Ngày 06-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bí tích Rữa tội: Khởi đầu hành trình rao giảng của chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
00:50 06/01/2011
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA (A)

Isaia 42: 1-4,6-7; Thánh vịnh 42; Cv 10: 34-38; Matthêu 3: 13-17

Người Do Thái đã chờ đợi lời hứa của Thiên Chúa trở thành hiện thực trong nhiều thế kỷ. Họ đã trải qua nhiều thử thách truân chuyên: Quê hương bị xâm lăng nghiền nát, toàn dân bị lưu đày ở Babylon, chung quanh họ là những dân tộc đa thần giáo, khiến giới trẻ bị cám dổ và bị lung lạc xa rời Thiên Chúa từ bỏ đức tin nơi Thiên Chúa của dân Israel.

Hôm nay Chúa Giêsu đến giữa dân người đang bị đau khổ. Họ hưởng ứng lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả là: Hảy ăn năn sám hối để sửa soạn đón Chúa đến sống giữa họ. Việc Chúa Giêsu chịu phép rữa là dịp nhắc lại lời Thiên Chúa qua ngôn sứ Isaia được thánh Matthêu mô tả Ngài chịu phép rữa là để hoàn thành nhiệm vụ của người tôi tớ đau khổ; vì lúc đó bầu trời được mở ra và thần khí Chúa xuất hiện dưới hình chim bồ câu trên Chúa Giêsu và có tiếng từ trời phán như nhắc tới người tôi tớ huyền nhiệm theo lời ngôn sứ Isaia mô tả.

Bài đọc 1 hôm nay (là bài thứ nhất trong bốn bài ca nói về Người Tôi Tớ của Isaia), trong đó mô tả Thiên Chúa như người tôi tớ hiền lành. Quyền năng của người tôi tớ được thể hiện dưới một vóc dáng yếu ớt Thế nhưng đây lại là: "Một ánh sáng đến cho dân tộc ngươi, để mở mắt cho kẻ mù, đem tù nhân ra khỏi nơi giam giử, chiếu ánh sáng cho người sống nơi tăm tối."

Chúa Giêsu là người con yêu dấu. Đời sống của Ngài diễn tả sự tha thiết tuân theo đường lối của Thiên Chúa, với sự hổ trợ của thần khí Thiên Chúa (trong hình dáng chim bồ câu) để cải hoá loài người. Ngay cả khi sứ vụ của Chúa Giêsu có vẻ như thất bại, khi Ngài chịu sự xỉ báng mạ lỵ trong cơn đau khổ tột cùng. Thế nhưng Ngài đã vượt qua trong sức mạnh của Thần khí Thiên Chúa; với niềm tin tuyệt đối vào Chúa Cha mà chúng ta nghe phán từ trời hôm nay:”Đây là con yêu dấu của ta, ta hài lòng về người”.

Ngôn sứ Isaia hứa là người tôi tớ của Đức Chúa sẽ “đưa tù nhân; là cư dân của bóng tối; ra khỏi nơi giam cầm”. Nơi giam cầm ở đây không mang ý nghĩa là căn nhà có chấn song sắt mà đó là bóng tối của tội lỗi bao bọc lấy chúng ta từ trong lòng mẹ và theo chúng ta đến ngày hôm nay và phủ quanh thế giới chúng ta đang sống. Thế nên trong chúng ta có nhiều người luôn mang ngục thất này theo mình.

Khi Chúa Giêsu bước xuống sông Jordan để chịu phép rữa chính là lúc Ngài bước vào trong bóng tối tội lỗi đang bao phủ chúng ta; Ngài chính là đấng mà ngôn sứ Isaia đã loan báo: ”Người sẽ đưa tù nhân ra khỏi nơi giam cầm…”; và đời sống chúng ta đang bị tội lỗi giam cầm xâu xé. Chính Chúa Giêsu. Ngài không đứng trên bờ cao để khuyên dạy chúng ta, mà Ngài đến trong cuộc sống chúng ta nơi chúng ta đang là tù nhân của tội lổi, cho chúng ta đối mặt với bóng tối và các mánh khoé mà tội lỗi dễ xâm nhập vào để khuyên dạy và đưa chúng ta ra khỏi đó như Đức Chúa đã hứa với ngôn sứ Isaia xưa kia.

Phép rữa của Chúa Giêsu hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến ngày chịu phép rữa tội. Ngày mà chúng ta được thông hiệp với Ngài. Tôi chắc rằng một số đông trong chúng ta không ai nhớ được ngày rữa tội của mình! Bí tích rữa tội làm cho chúng ta cùng chết với Đức Giêsu Kitô và được sống lại trong một cuộc sống mới (Rm. 6). Người đã được rữa tôi là đã được sáp nhập vào thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúng ta được mời gọi làm theo và sống như Chúa đã làm và sống, như thánh Phaolô đã nói: ”Hãy đi làm việc công chính…” Chúng ta không cần sách chỉ dẫn cách làm nhưng vì nhờ đã nhận lảnh bí tích rữa tội nên có thần khí của Chúa Giêsu tác động làm chúng ta khôn ngoan hơn và làm tốt hơn.

Chúa Kitô không tránh khỏi sự đau khổ của Người tôi tớ của Thiên Chúa. Ngay sau khi Chúa chịu phép rữa, Ngài bị cám dỗ trong sa mạc phép rữa rỏ ràng là không đem đến cho Ngài một chút dể dàng gì trong cuộc sống. Vì thế khi chúng ta chịu phép rữa, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong đời sống của người phục vụ như Chúa Giêsu đã sống.

Trong một số nhà thờ, tôi thấy có giếng rữa tội nằm cạnh lối đi giữa, ngay khi bước qua cửa chính là chúng ta thấy ngay. Khi đưa tay chấm nước thánh để làm dấu thánh giá là nhắc chúng ta đã được gọi để theo chân Người Tôi Tớ Trung Thành của Đức Chúa. Anh chị em khi chịu phép rữa tội có nghỉ là chúng ta được giáo hội mời gọi thực hiện những gì nói trong bí tích rữa tội. Nơi giếng rữa tội có thể nhắc chúng ta nhớ đến việc chúng ta đã bắt đầu đời sống đức tin thế nào. Khi đưa tay chấm nước thánh để làm dấu thánh giá hảy nhớ là chúng ta đang khởi đầu thực hiện lời mời gọi của người tôi tớ trung thành của Đức Chúa.

Thần khí mà chúng ta lãnh nhận khi chịu phép rửa tội sẽ liên tục thúc đẩy và khuyến khích chúng ta làm theo lời Chúa cho đến lúc này khi chúng ta làm dấu thánh giá với nước thánh. Khi được rữa tội, không chỉ chúng ta nhận một tên mới mà thôi mà chúng ta còn lãnh nhận căn tính và sứ vụ mà chúng ta phải làm để được gọi là: ”con yêu mến“ và được mời gọi theo từng bước chân của Chúa Giêsu đã đi qua. Qua cuộc sống, căn tính và sứ vụ của chúng ta sẽ được hoàn thiện hơn vì chúng ta đã cố gắng hết mình để phục vụ Thiên Chúa.

Một số người coi bí tích rữa tội như một thủ tục của gia đình, thậm chí họ còn xin chịu bí tích rữa tội ngoài thánh lễ ngày Chúa nhật. Họ không hiểu được rằng Bí Tích rữa tội hoàn toàn không phải là chuyện riêng tư nhưng là là chuyện của cộng đoàn Kitô hữu. Chúa Giêsu không đòi Gioan Tẩy Giả rữa tội cho Ngài ở một nơi nào khác trên sông Jordan với cha mẹ Ngài, và vài thân hữu có mặt là đủ rồi. Phép rữa của Chúa Giêsu là giữa công chúng và với công chúng. Chúng ta cũng vậy, Phép rữa tội là Bí Tích mời gọi chúng ta sống đời kitô hữu giữa công chúng và không có gì riêng tư cả.

Đôi khi chúng ta không cảm nhận được Bí tích Rữa tội làm chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa và Thiên Chúa yêu mến và hài lòng khi chúng ta khi cố gắng sống trong tình yêu mến của Ngài. Bí tích rữa tội đem đến cho chúng ta ân sủng để sống một cuộc sống mới mà Thiên Chúa đã chia sẻ với chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô. Nhờ ân sũng đã làm chúng ta trở nên tôi tớ sống đời trong sáng trong bóng tối âm u: “Để mở mắt cho kẻ mù loà, đưa tù nhân ra khỏi ngục thất” Điều này đã được chứng nhận trên giấy rữa tội của chúng ta

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:17 06/01/2011
NGẢI NGẢI

N2T


Thời tam quốc, trong các danh tướng tiến công Thục Hán, có người tên là Đặng Ngải.

Đặng Ngải dẫn một chi đội tinh binh, đầu tiên tấn công Giang Du, đoạt lấy Miên Trúc, trực tiếp bức bách thành đô là thủ đô của Thục Hán, hậu chúa của Thục Hán vốn không muốn đánh lại, lại còn tự trói hai tay, dẫn đầu bá quan văn võ ra khỏi thành đầu hàng.

Mặc dù Đặng Ngải tác chiến thế mạnh như chẻ tre, nhưng lại nói chuyện không được thông suốt như điều binh khiển tướng, bởi vì ông ta mắc bệnh nói lắp. Mỗi khi ông ta có việc bẩm tấu, và khi báo tên của mình, thì vẫn cứ lặp đi lặp lại chữ “ngải ngải”.

Một hôm, Tấn Văn đế tư mã Chiêu thật tình không nhịn được, bèn cười ông ta, nói: “Ông vẫn cứ nói ngải ngải, nói cho cùng thì có mấy ngải ?”

Về sau, người ta dùng “ngải ngải” để hình dung người nói lắp.

(Thế thuyết tân ngữ, ngôn ngữ)

Suy tư:

Nói lắp có khi là tật bẩm sinh từ lúc mới sinh ra, cũng có khi là do thói quen hay chế nhạo người nói lắp mà trở thành tật. Người có tật nói lắp cũng khổ lắm, bởi vì không diễn tả được ý tưởng của mình cách lưu loát.

Nhưng có một loại người nói lắp còn khổ hơn trăm ngàn lần, đó là hạng người nói dối, hạng người trong lòng không bao giờ biết nói sự thật, cho nên họ thường ấp úng khi nói đến sự thật, họ thường nói lắp khi bị người khác nhìn thấy sự dối gian của họ.

Chúa Giê-su Ki-tô đã dạy chúng ta rằng, có thì nói có, không thì nói không, thêm điều bịa đặt là do ma quỷ mà ra. Cho nên, nói dối cũng là một tội to lớn, bởi vì khi nói sai sự thật là có thể làm hại đến cuộc sống và mạng sống của người khác, cho nên những người thường nói dối là những người hay nói lắp, thật tội nghiệp và khốn nạn cho họ.

Người nói lắp bẩm sinh và người nói lắp vì gian dối thì khác nhau lắm, cho nên người ta thường bênh vực người nói lắp vì tật bẩm sinh, mà chê ghét những người nói lắp vì dối trá...

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:18 06/01/2011
N2T


2. Khi con người ta quay đầu trở lại khóc lóc sám hối tội của mình thì cảm thấy có sự an ủi rất lớn.

(Thánh Augustine)
 
Giáo Hội đồng hành với thế giới hôm nay
GB. Trần Ngọc Long, svd
10:54 06/01/2011
DẪN NHẬP

Trải qua suốt chiều dài lịch sử kitô giáo, Giáo hội được Chúa Kitô thiết lập vẫn đồng hành với con người, cho dù Giáo hội đã trải qua bao nhiều khó khăn và thử thách, trải qua bao nhiều sống gió cả bên trong lẫn bên ngoài, nhưng Giáo hội vẫn luôn đứng vững để chèo chống con thuyền của mình về tới bến cùng với sứ mệnh mà Đức Giêsu Kitô đã giao phó cho Giáo hội.

Từ Công đồng Trentô (1545-1563), để chống lại các phong trào cải cách, Giáo hội đã có một cuộc canh tân triệt để, đổi mới hàng ngủ lãnh đạo, định tín một số vấn đề liên quan đến Tín lý, mục vụ và kỷ luật. Đến Công đồng Vaticanô II (1962-1965), Giáo hội như được thổi bởi một luồng gió mới, đem lại sức sống cho Giáo hội. Giáo hội như mở tung hết các cánh cửa đã bị khoá lâu ngày cho Thần Khí Thiên Chúa hoạt động, đồng thời Giáo hội ý thức được vai trò và sứ mệnh của mình là đồng hành với con người trong thế giới ngày ngay. Mặt khác, Giáo hội được thúc đẩy bời Thần Khí dám nhìn lại mình để mà canh tân và đổi mới, nhưng Giáo hội cũng đủ can đảm để nhìn vào thế giới, nhìn vào xã hội con người đang sống để rung lên những hồi chuông thức tĩnh trước sức biến đổi và phát triển của thế giới ngày nay.

Đức Gioan XXIII, muốn canh tân Giáo hội theo tinh thần Phúc âm, Ngài đã đi con đường mở rộng trước thế giới, vì Giáo hội có sứ mệnh cứu vớt con người, vì bổn phận chính yếu của Giáo hội mà Đức Kitô, Đấng sáng lập đã uỷ thác cho, là phải tìm cách đến với mọi người để đem Chúa Kitô vào và hoán cải tâm hồn họ.

Như vậy, để hiểu được Giáo hội là ai chúng ta tìm về căn tính của Giáo hội, và để hiểu được tại sao Giáo hội phải đồng hành với con người, chúng ta phải tìm về sứ mệnh và đường lối hoạt động của Giáo hội trong thế giới ngay nay.

I. GIÁO HỘI ĐỒNG HÀNH VỚI CON NGƯỜI

Thật ra, Giáo hội vẫn đồng hành với nhân loại như Đức Kitô vẫn đồng hành với các môn đệ trên đường Emmau cho đến tận cùng thời gian, thì Giáo hội với sứ mạng của mình vẫn luôn đồng hành với con người qua mọi thời đại và luôn làm Ngôn sứ cho nhân loại này. Tuy nhiên Giáo hội cần phải nhìn lại chính mình để hiểu mình là ai và từ đó xác định sứ mệnh của mình trong thế giới ngày nay.

1. Giáo hội nhìn lại để hiểu chính mình

Thời Công đồng Trentô, để chống lại các phong trào cải cách, Giáo hội đặt vị trí ưu việt cho quyền lực của một bộ máy phẩm trật, bắt đầu từ vị trí của Giáo hoàng trên chóp đỉnh của Kim tự tháp, rồi đến hàng giáo sĩ, đến tu sĩ và cuối cùng là giáo dân. Do đó, người ta nghĩ đến Giáo hội “giáo sĩ trị” và độc nhất với một cơ chế hữu hình, một societas perfecta, nghĩa là một xã hội có nơi mình tất cả các phương thế cần thiết để đạt tới cùng đích của mình. Ý hướng này được nhấn mạnh trong câu định nghĩa của Robert Bellarminô về Giáo hội: “Giáo hội là một cộng đồng gồm những con người được hiệp nhất vì tuyên xưng cùng một đức tin và hiệp nhất trong cùng các bí tích dưới sự cai quản của những mục tử hợp pháp và nhất là của một vị đại điện của Chúa Kitô trên trần gian, Đức giáo chủ Rôma”. Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ nhấn mạnh đến Thân Mình của Giáo hội, nghĩa là đến bản chất bên ngoài của Giáo hội mà quên đi đời sống nội tâm của các phần tử trong Giáo hội. Vì thế, chúng ta sẽ nhìn thấy Giáo hội trong Công đồng Vaticanô II đúng với bản chất của Giáo hội hơn, mặc lấy tinh thần của Chúa Kitô nhiều hơn.

Với Công đồng Vaticanô II, hình ảnh Giáo hội đã đổi khác, Giáo hội không còn là thực tại của hàng giáo sĩ nữa mà của toàn thể Dân Chúa, hết thảy mọi người đã được Rửa Tội đều thuộc về Giáo hội. Vì thế, Giáo hội đã giữ lại và thay đổi cùng thích nghi bộ áo mới thay cho bộ áo củ (luật pháp), Giáo hội cần một diện mạo mới (vẽ đẹp của chân lý). Hay nói cách khác Giáo hội cần phải đổi mới bộ mặt của mình, làm tươi trẻ lại các cơ cấu và đem lại nhựa sống cho thân thể xem ra đã già nua của Giáo hội, sao cho hợp với nhựa sống luôn mới mẽ của Phúc Âm. Vì thế, đã đến lúc Giáo hội phải nhìn lại chính mình để nghiên cứu, đào sâu và diễn tả chân lý về chính mình cho mọi người và cho Thế giới.

Vậy Giáo hội là ai ? Để trả lời câu hỏi này, Công đồng Vaticanô II đã đưa ra nhiều hình ảnh khác nhau về Giáo hội, mỗi hình ảnh về Giáo hội là phản ánh một thực tại mà Giáo hội đang có và được lấy từ trong Thánh Kinh. Chúng ta có thể rảo qua một chút về những hình ảnh này, trước hết Giáo hội là Dân Thiên Chúa, định nghĩa này bao hàm các khía cạnh xã hội và lịch sử của Giáo hội. Giáo hội là Thân Thể Chúa Kitô, vì Giáo hội muốn làm nổi bật khía cạnh Kitô học, và huyền nhiệm của mình. Giáo hội là Nước Thiên Chúa nhằm để diễn tả tính cách cánh chung, và một số hình ảnh khác được ám chỉ Giáo hội như Đoàn Chiên của Chúa Kitô, Cánh Đồng, Công Trình Kiến Trúc, Gia Đình của Thiên Chúa, Đền Thờ của Chúa Thánh Thần…v..v. Sau hết, Giáo hội được quan niệm như Hiền Thê của Chúa Kitô. Tất cả các hình ảnh trên nói lên các chiều kích của Giáo hội với vị Hôn Phu là Chúa Giêsu Kitô.

Khi nói Giáo hội nhìn lại để hiểu chính mình, có nghĩa là Giáo hội muốn xác định căn tính của mình dựa trên các thực tại mà Giáo hội đang có. Do đó, trong tất cả các hình ảnh trên, hình ảnh có tính chất phổ quát và bao trùm hết thảy mọi thành phần trong Giáo hội, đó là hình ảnh Giáo hội là Dân Thiên Chúa. Vì chúng ta nhận thấy trong ý định ban đầu của Thiên Chúa, Người muốn cứu độ tất cả mọi người, điều này được diễn ta như sau: “Vi Thiên Chúa không muốn thánh hoá và cứu rỗi loài người cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn qui tụ họ thánh một dân tộc để họ nhận biết chính Ngài trong chân lý và phụng sự Ngài trong thánh thiện”. Tuy nhiên, Giáo hội là Dân Thiên Chúa đang trên đường lữ hành qua lịch sử thánh, bắt đầu từ lúc Israel được Thiên Chúa gọi đi tới Giáo hội Chúa Kitô với những chiều hướng phổ quát của cuộc hoàn tất trong sự hiệp thông với Chúa Ba Ngôi. Như vậy, chúng ta nhìn thấy hai chiều kích then chốt trong hình ảnh này. Một là sự liên tục lịch sử trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, thực hiện trong mầu nhiệm Giáo hội như là dân mới của Tân Ước, với đặc tính đón nhận mọi người. Hai là Cộng đoàn sống trong đức tin của tất cả những nhóm và những hạng người tạo thành Dân Thiên Chúa.

Giáo hội tuy xuất phát từ ý định Chúa Cha và được thực hiện qua Chúa Con và được thánh hoá bởi Chúa Thánh Thần, nhưng Giáo hội ấy vẫn mang trong mình yếu tố nhân loại và yếu tố thần linh, hay nói cách khác Giáo hội vừa là thánh thiện nhưng cũng là vừa ôm ấp trong mình những con người tội lỗi. Vì thế Giáo hội thánh thiện thật nhưng một trật cũng luôn đòi được thanh tẩy, vì tội lỗi vẫn tồn tại trong Giáo hội, nhưng Giáo hội lại được Chúa Thánh Thần thánh hoá sâu xa. Chính điều này nói lên hình ảnh rất thực về Giáo hội, “Đó là Giáo hội độc nhất của Chúa Kitô mà chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.

Tóm lại, Giáo hội là một cộng đoàn của đức tin, đức cậy và đức mến đồng thời là một cơ cấu khả giác, một xã hội phẩm trật và nhiệm thể Chúa Kitô, một nhóm người hữu hình và một cộng đoàn thiêng liêng, hiện hữu trên trần gian và được ban những ân huệ thiên quốc.

2. Giáo hội nhìn quanh để hiểu con người

Đối với Hiến Chế Lument Gentium Giáo hội khởi đi từ trên xuống, vì Chúa Kitô là ánh sáng muôn dân, ánh sáng đó đã chiếu vào thế gian và quy tụ hết thảy mọi người vào trong một dân, mà chính Người là Thủ Lãnh của Dân Thiên Chúa. Còn trong Hiến Chế Gaudium et Spes Giáo hội khởi đi từ thực tại, khởi đi từ những bối cảnh con người đang sống trong đó, những ưu tư lo lắng của con người, một thế giới mà con người cảm thấy mất bình an khi phải đối diện với chính nó. Tất cả những ưu tư lo lắng của con người thì cũng chính là ưu tư lo lắng của Giáo hội, vì họ là Dân Thiên Chúa, họ là cộng đoàn Chúa Kitô. Chúng ta nhận thấy điều này rất rõ trong Gaudium et Spes số 1 như sau: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cùng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ”. Vì thế, Giáo hội mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại, cho nên Giáo hội cần phải hiểu rõ con người và nhu cầu của họ trong thế giới ngày nay.

Khi xác định được mối tương quan mật thiết giữa cộng đoàn Môn đệ với gia đình nhân loại, Giáo hội thấy sự cần thiết phải tìm hiểu xã hội loài người chung quanh như hiên nay để tiến tới gần con người hơn, tôn trọng con người một cách chính đáng, nhập vào xã hội con người đang sống để phục vụ và trao cho con người sứ điệp Phúc Âm. Chính Giáo hội được thiết lập để đến với con người chứ không phải để chỉ sống cho riêng mình mà thôi. Giáo hội phải đối thoại với con người, đưa vào thế giới con người đang sống ánh sáng đức tin đã được trao phó cho Giáo hội. Như thế, Giáo hội góp phần vào công việc chung nhằm cứu độ con người và cải thiện xã hội.

Tại sao Giáo hội phải tìm hiểu con người ? Vì con người là hình ảnh Thiên Chúa, có phẩm giá thiêng liêng, nhưng bị tội lỗi làm tổn thương, có cùng đích cao siêu nhưng phải vượt qua nhiều ngăn trở. Một thế giới mà con người đang sống có vẽ bất ổn, nhân loại vẫn thấy lo lắng và thắc mắc về sự tiến hoá hiện nay của thế giới, về chổ đứng và vai trò của con người trong vũ trụ, về ý nghĩa của những cố gắng cá nhân cũng như tập thể, và sau hết về cùng đích của con người và muôn loài. Mặt khác, nhìn vào thận phận con người trong thế giới ngày nay Giáo hội quả quyết: “Nhân loại ngày nay đang sống vào một giai đaọn mới trong lịch sử của mình. Đó là giai đoạn chất chứa những đổi thay sâu xa và mau chống đang dần dần lan rộng tới toàn thế hoàn cầu ”. Để chu toàn nhiệm vụ ấy, lúc nào Giáo hội cũng có bổn phận tìm hiểu tường tận những dấu chỉ của thời đại và giải thích dưới ánh sáng Phúc Âm. Một mặt, Giáo hội cần phải nhận biết và thấu hiểu thế giới con người đang sống với những chờ đợi, mong ước và cả tính chất bi thẳm của nó. Mặt khác, Giáo hội có sứ mệnh là phải cứu rồi con người và canh tân xã hội loài người. Giáo hội một phần nào đó tự xưng mình là tôi tớ của loài người. Do đó Giáo hội quả quyết rằng: “phải biết con người nếu muốn biết Thiên Chúa”.

3. Giáo hội nhìn tới để hướng dẫn con người trong Thần khí và Sự thật

Lập trường của Giáo hội trong thế giới ngày nay hướng đến việc đem tinh thần Kitô giáo cho mọi người và mọi tổ chức. Giáo hội cũng giới thiệu cho thế giới ý tưởng nền tảng của mình về mọi vấn đề lớn lao đang xảy ra trong thế giới ngày nay. Do đó, Đức Phaolô VI đã nói như sau: “Giáo hội phải là dấu chỉ giữa các dân tộc để hướng dẫn mọi người tiến về chân lý và sự sống”.

Thật vậy, khi nói Giáo hội nhìn tới để hướng dẫn con người, có nghĩa là Giáo hội bằng những nổ lực của mình để đồng hành với con người trong thân phận lữ hành, nhưng đồng thời Giáo hội củng phải đọc ra các dấu chỉ thời đại để từ đó hướng dẫn nhân loại đi trong Ánh Sáng của Chúa Kitô. Điều này chúng ta nhận thấy rất rõ trong Gaudium et Spes, số 11 như sau: “Đáp ứng những thúc bách của Chúa Thánh Thần. Dân Thiên Chúa, nhờ đức tin mà tin rằng mình được Thánh Thần Thiên Chúa là Đấng bao phủ mặt đất hướng dẫn, cố gắng nhận định đâu là những dấu chỉ thực sự về sự hiện diện hoặc ý định của Thiên Chúa trong mọi biến cố, mọi yêu sách và ước vọng của họ dự phần với những người đương thời.”

Mặt khác, chúng ta thấy Giáo hội không chỉ đứng một mình, mà có sự hoạt động của cả Ba Ngôi trong đó. Do ý định ban đầu của Thiên Chúa. Giáo hội được khai sinh từ ý định tự do của Chúa Cha hằng hữu, ý định đó được thực hiện qua sứ mệnh của Chúa Con và được thánh hoá bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Như vậy, chúng ta thấy rõ Giáo hội được xây dựng trên nền tảng Thiên Chúa Ba Ngôi, và điều đó càng khẳng định bản chất của Giáo hội, “Vì Giáo hội ở trong Chúa Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại. Cho nên, Giáo hội muốn làm sáng tỏ bản tính và sứ mệnh phổ quát của mình cho tín hữu và toàn thế giới”. Như thế, Giáo hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Giáo hội trở thành bí tích để cứu rổi nhân loại.

Như vậy, một đàng Giáo hội là Dân Thiên Chúa, Giáo hội qui tụ hết thảy những con người đã được Rửa Tội vào một Vương quốc có Thủ Lãnh là Chúa Kitô. Đàng khác, Giáo hội đồng hành với toàn thể nhân loại, muốn chỉ cho nhân loại thấy con đường đích thực dẫn tới sự sống, đó chính là Chúa Kitô. Giáo hội tin rằng Chúa Kitô đã chết và đã sống lại cho mọi người. Vì thế, qua Thánh Thần của Người, Người ban cho con người ánh sáng và sức mạnh để con người có thể đáp lại thiên chức cao cả của mình. Cho nên, một lần nữa Giáo hội quả quyết: “Trung tâm và cùng đích của toàn thể lịch sử nhân loại đều ở trong Đức Kitô là Chúa và là Thầy của Giáo hội. Hơn nữa, Giáo hội còn xác nhận rằng qua mọi thay đổi, có nhiều điều vẫn không thay đổi vì nền tảng cuối cùng của những điều không thay đổi này là Chúa Kitô, Đấng hôm qua, hôm nay và mãi mãi”.

II. SỨ MỆNH CỦA GIÁO HỘI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

Giáo hội với tư cách là Hiền Thê và Nhiệm Thể của Đức Kitô, chia sẻ sứ mạng của Người để thi ân giáng phúc cho toàn thể Dân Chúa. Giáo hội vừa trưởng thành, đã thực thi trọn vẹn các sứ mạng cao cả ấy, nhất là sứ mạng vương đế, tư tế và giảng dạy, do đó người dân Chúa có cơ may được đưa dẫn đến mạch nước hằng sống là Đức Giêsu Kitô, chính Người là nguồn sống sung mãn và đầy tràn sức sống dồi dào của Thần Linh như trong Tin Mừng Gioan đã viết: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào ”( Ga 10,10).

1. Giáo hội trở thành chuyên viên về con người

Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã mời gọi các Giám mục phải nhìn thấy xã hội con người “đang đi vào một trật tự mới của các sự vật” và phải tín thác vào “những chương trình huyền nhiệm của Thiên Chúa quan phòng, qua bước tiến thời gian và những nổ lực của con người, và thường vượt quá sự kỳ vọng của họ, chương trình này đang đạt đến mục tiêu của chúng và khôn ngoan sắp xếp mọi sự, vì phần ích của Giáo hội, ngay cả những biến cố mâu thuẫn của nhân loại”. Như vậy, nhiệm vụ của Giáo hội càng được xác định rõ hơn trong sứ mệnh của mình. Giáo hội không thể bỏ mặc con người, không thể để con người đánh mất chính mình, ngược lại Giáo hội phải hiểu con người rõ hơn ai hết, hiểu rõ bản tinh con người, đời sống tâm sinh lý, đời sống xã hội, để từ đó nhân loại được soi sáng bởi các chân lý mà Giáo hội đưa ra.

Giáo hội trở thành chuyên viên con người khi Giáo hội hiểu rõ về con người, các nhu cầu cần thiết của con người và về thế giới mà con người đang sống. Hay nói cách khác Giáo hội đồng hành với con người trên mọi nẻo đường, chăm lo cho họ về tình thần và đời sống xã hội, hướng dẫn họ đi trong Chân lý và Ánh Sáng của Chúa Kitô. Vì thế, Học Thuyết Xã Hội Công Giáo dạy rằng: “Giáo Hội không thể giữ thái độ thờ ơ đối với các vấn đề xã hội”, Mặt khác “Giáo Hội có quyền rao giảng những nguyên tắc luân lý mọi nơi mọi lúc, bao gồm cả những nguyên tắc có liên quan tới trật tự xã hội, và có quyền đưa ra các lời phê phán về bất cứ việc làm nào của con người chừng nào các quyền căn bản của con người hay việc cứu độ các linh hồn đòi hỏi”.

Giáo hội có sứ mệnh đưa con người trở về với mục đích ban đầu của Thiên Chúa, vì con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Người, có lý trí, ý chí và tự do. Con người có Lương Tâm để nghe được tiếng nói sâu kín nhất của Thiên Chúa, luôn khao khát sự Thiện. Tuy nhiên, con người đã bị tội lỗi làm tổn thương, gây chia rẽ trong chính nội tại, làm giảm khả năng hướng thiện và bị dục vọng thống trị. Mặt khác, thế giới con người đang sống cũng bị đảo lộn, các giá trị tình thần được thay thế bởi yếu tố vật chất. Đứng trước thực trạng như vậy, Giáo hội hơn bao giờ hết, phải đưa con người trở về ý định của Thiên Chúa, giải thoát con người khỏi mọi thứ nô lệ, trả lại cho con người tự do đích thực.

Vì thế, Giáo hội không ngần ngại giới thiệu cho tất cả mọi người trên thế giới một con người lý tưởng, một gương mẫu tuyệt với, phẩm giá và tư cách của con người được làm nổi bật, đó chính là Đức Giêsu Kitô, là Con Người Mới. Điều này càng được làm sáng tỏ khi Giáo hội khẳng định: “Thật vậy, mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể”. Vì chính Ngài đã cho con người biết rõ về chính con người và tỏ cho họ biết thiên chức và phẩm giá rất cao cả của họ, và lại nơi Người bản tính nhân loại đã được mặc lấy chứ không bị tiêu diệt, và cả nơi chúng ta nữa bản tính ấy được nâng lên tới một phẩm giá siêu việt. Mặt khác, Đức Giêsu là con người thật sự, vì “Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người, đã yêu mến bằng quả tim con người”. Như vậy, chỉ trong Chúa Kitô chúng ta mới tìm thấy hình ảnh về con người đích thực của chúng ta, hình ảnh con người được trả lại đúng với hình ảnh ban đầu mà Thiên Chúa tạo dựng, được gọi Thiên Chúa là Cha và được sống trong tình yêu của Người.

2. Giáo hội ôm ấp con người như người Mẹ

Trong ánh sáng mặc khải, Giáo hội trở thành Dân Thiên Chúa, Dân được Thiên Chúa tuyển chọn, dân đó được qui tụ vào trong một Vương Quốc, vương quốc đó đang hiện diện ngay trong trần thế này dưới một thủ lãnh là Chúa Kitô. Trong đường lối phục vụ cho Dân Thiên Chúa, Giáo hội là hình ảnh người tôi tớ phục vụ con người vì Đức Giêsu là mẫu gương đó. Mặt khác, Giáo hội cũng là hình ảnh Người Mẹ, ôm ấp con cái mình vào trong lòng, chăm lo cho từng thành viên trong đại gia đình, canh chừng và trong coi chúng kẻo sợ chúng bị lạc đường, không còn đi đúng con đường mà Mẹ Giáo hội đã chỉ cho chúng, đó là con đường mà Chúa Giêsu Kitô đã đi, con đường Thập giá để tiến tới vinh quang.

Giáo hội như Người Mẹ nhìn vào thế giới con người đang sống, một thế giới phải được con cái Mẹ xây dựng và phát triển. Thế giới đó tức là thực tại thế tục có giá trị và những qui luật riêng biệt của nó. Vả lại mọi giá trị và qui luật ấy phải phục dịch con người toàn diện, dó đó thích hợp với luân lý và tôn giáo. Chính lịch sử do con người tạo nên, nhưng lịch sử hướng về Chúa Kitô là trung tâm điểm và là cùng đích. Dó đó Giáo hội quả quyết: “Khi công bố thiên chức cao cả của con người và xác nhận con người mang trong mình một mầm mống thần linh. Giáo hội muốn thiết lập một tình huynh đệ đại đồng phù hợp với thiên chức ấy. Không bị một tham vọng trần thế nào thúc đẩy, Giáo hội chỉ nhắm một điều là dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, Giáo hội tiếp tục công cuộc của chính Chúa Kitô, Đấng đã đến thế gian để làm chứng nhân cho chân lý, để cứu rỗi chứ không luận phạt, để phục vụ chứ không để được phục vụ”. Như vậy, Giáo hội muốn rằng tất cả mọi người phải làm thành một gia đình và đối xử với nhau bằng tình huynh đệ. Giáo hội mong muốn hết thảy mọi người trên thế giới đều được hưởng ơn cứu độ, và sứ mênh Mẹ Giáo hội nhận lãnh từ Chúa Kitô là đem ơn cứu độ đến cho toàn thể nhân loại.

3. Giáo hội mong muốn con người trở thành con cái Thiên Chúa

Như chúng ta đã phân tích ở trên, Giáo hội nhìn lại để hiểu mình là ai, đồng thời Giáo hội xác định căn tính của mình. Giáo hội được Chúa Kitô thiết lập và trao cho sứ mệnh qui tụ Dân Chúa và cứu rồi con người. Một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Giáo hội đó vừa có bản chất là thánh nhưng vẫn ôm trong mình những con người tội lỗi, Giáo hội là Nước Thiên Chúa nhưng đồng thời Giáo hội đang lữ hành, Giáo hội vừa hiện thực lại vừa thiêng liêng. Tuy nhiên, Giáo hội không đứng một mình mà có Thiên Chúa đồng hành cùng, vì Thiên Chúa là Đấng khởi xướng mọi sự. Theo như thánh Irênê nói: “Vinh quang Thiên Chúa là con người được sống và sống một cách dồi dào”. Vì thế, Thiên Chúa muốn cho con người sống và sống một cách viên mãn trước mặt Ngài, sống trong mối tình thâm sâu của tình yêu mà được Đức Giêsu mặc khải đó là tình Cha con.

Do đó, trong mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa là trung gian Giáo hội. Vì thế, Giáo hội có vai trò đặc biệt với sứ mệnh cao cả của mình là dẫn đưa con người về với Thiên Chúa trong Thần Khí và Sự Thật. Sứ mệnh riêng biệt mà Chúa Kitô đã uỷ thác cho Giáo hội Người không thuộc phạm vi chính trị, kinh tế hay xã hội, mục đích Người ấn định cho Giáo hội thuộc phạm vi tôn giáo. Như vậy, nhiệm vụ hàng đầu của Giáo hội là phục vụ sự hiện diện của Đức Kitô giữa lòng các dân tộc, phải là một dấu chỉ mang tính phổ quát của ơn cứu chuộc Kitô giáo. Đó là hiệu quả của mầu nhiệm vượt qua, trong đó ơn cứu độ không chỉ dành cho các tín hữu mà còn dành cho hết thảy mọi người, và được Công đồng diễn tả như sau: “Điều đó không những áp dụng cho người tin vào Chúa Kitô nhưng còn cho mọi người thiện chí, ơn Thánh đang âm thầm hoạt động trong lòng họ. Chúa Kitô đã chết cho mọi người, vì thế chúng ta tin Chúa Thánh Thần ban cho mọi người phương thế để họ có thể thông phần trong mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô, cách nào chỉ có Thiên Chúa biết thôi”.

Chúng ta có thể nhận ra ý định rất thiết thực của Thiên Chúa là Ngài muốn thiết lập một Vương Quốc ngay ở giữa thế gian này, ở đó vì mục tiêu của Vương Quốc mà vai trò của Giáo hội trở thành Dân Thiên Chúa, Dân được tuyển chọn. Thật vây, “phát sinh từ tình yêu Chúa Cha vĩnh cửu, do Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc thiết lập trong thời gian, được qui tụ trong Chúa Thánh Thần, Giáo hội có mục đích cứu rỗi và cánh chung. Mục đích này chỉ có thể thành tựu trọn vẹn trong thời kỳ sẽ đến”.

Mặt khác, Dân Thiên Chúa vốn là bí tích của sự hiện diện Chúa Kitô trong thế giới, là cùng một Giáo hội mà là sự hiệp thông trong mầu nhiệm của Thiên Chúa, và sự hiệp thông với Thiên Chúa và giữa những con người vốn cấu thành thực tại đặc biệt là Giáo hội, và việc mà Giáo hội cử hành nơi hành vi thờ phượng cốt yếu của mình là điều mà dân tộc lữ hành phải mang đến cho thế giới bằng cách công bố mầu nhiệm ấy qua lời và nhập thể nó trong đời sống và phục vụ. Vì thế, Giáo hội mà thế giới cần là là Giáo hội vốn phải rõ nét về chính mình, về điều phân biệt Giáo hội là điều vốn làm cho Giáo hội liên hệ với thế giới của lịch sử con người một cách rõ ràng và trực tiếp nhất. Mầu nhiệm của Giáo hội được hiện thực trong lịch sử của thế giới.

KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu đề tài “Giáo hội đồng hành với con người trong thế giới ngay nay” qua một số tài liệu, đặc biệt trong hai Hiến Chế Lument Gentium và Gaudium et Spes, chúng ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

Trước hết, Giáo hội đồng hành với con người trong thế giới ngày nay là một Giáo hội phải hiểu rõ chính mình hơn ai hết, hiểu rõ căn tính và sứ mạng của mình để rồi từ đó Giáo hội hiểu rõ con người và đồng hành với họ trên đường về quê hương đích thực. Giáo hội đồng hành với con người cũng có nghĩa Giáo hội được “Nhập Thể”, là một cộng đoàn bắt đầu từ Ngôi Lời đã trở nên Xác Phàm, bởi một Thiên Chúa đã chọn con đường nhập thể vào lịch sử nhân loại và dẫn đầu đoàn dân hành hương đi trên con đường xuyên qua lịch sử ấy.

Thứ đến, qua Công đồng Vaticanô II, chúng ta nhận thấy Giáo hội đã mở những cánh cửa sổ của mình và đưa vào nguồn không khí trong lành làm dịu mát những tâm hồn trong Giáo hội và cũng là niềm hy vọng cho những con người chưa thuộc Giáo hội. Giáo hội tiến tới việc nhận ra thế giới là bạn đồng hành của mình trên con đường cứu rỗi. Vì thế, góp phần vào việc xây dựng xã hội nhân loại tốt đẹp hơn, Giáo hội được ví như “một loại men và linh hồn của xã hội loài người”. Như vậy, Giáo hội một cách nào đó làm chứng cho thế giới về tính phổ quát của ơn cứu chuộc, một sự hiện diện đặc biệt của Kitô giáo trong thế giới.

Tóm lại, Dân Thiên Chúa là những phần tử của Giáo Hội, không thể không biết Giáo Hội nghĩ gì về con người và Giáo Hội làm gì cho con người. Phải chăng họ đã được Giáo Hội “sai đi” như những chứng nhân. Giáo Hội mời gọi tất cả các phần tử của mình chân thành dấn thân để cho mọi người được tăng trưởng và xây dựng một xã hội công bằng, bác ái và huynh đệ. Giáo Hội không hề muốn thay thế các thể chế xã hội hoặc hoạt động của con người, cá nhân hay tập thể, Giáo Hội chỉ mong ước được thi hành sứ mạng đặc thù của mình. Nhưng qua các phần tử, trong tinh thần đối thoại và cộng tác huynh đệ, Giáo Hội muốn tham gia chính đáng vào đời sống con người, để phục vụ toàn thể các dân tộc trên thế giới và nâng cao tinh thần liên đới, bác ái và tình huynh đệ giữa các thành phần của của xã hội. Khi tham gia tích cực vào việc phát triển nhân bản và tinh thần của con người, theo chỗ đứng và ơn gọi riêng của mình, Giáo Hội "không phải chỉ thông truyền sự sống Thiên Chúa cho con người, nhưng còn chiếu giải ánh sáng của đời sống ấy cách nào đó trên toàn thế giới, Giáo Hội tái lập và thăng hoa phẩm giá con người, củng cố sự đoàn kết của xã hội nhân loại và thấm nhuần cho hoạt động thường nhật của con người một chiều hướng và ý nghĩa sâu xa hơn". Vì thế, xây dựng Giáo hội và hoàn tất sứ mênh của Giáo hội trong thế giới là công việc của toàn thể các tín hữu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Thánh Công Đồng Chung Vatican II, Bản Dịch của Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, năm 1972.

2 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của GHCG, Nxb Tôn Giáo, năm 2007.

3 Maureen Sullivan, 101 Câu Hỏi và Trả Lời Về Công đồng Vaticanô II, do Trương Văn Khoa dịch, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2004.

4 Đức Hồng Y Renard, Tinh Thần Công Đồng Cởi Mở Với Đời, Huy Hà dich, Saigon 1970.

5 Nguyễn Thế Thoại, Giáo Hội Đi Trong Nhân Loại. Tài Liệu Lưu Hành Nội Bộ, Nxb ?, Năm 1991

6 Nhiều Tác giả, Yves Congar, Con Người và Tư Tưởng, Trung Tâm Học Vấn Đaminh, năm 2005
 
Từ Dòng Sông Gio-đan Đến Dòng Đời
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
13:02 06/01/2011
Việc Đức Giêsu chịu phép rửa được nhắc đến trong Tin Mừng Lc (3, 15 – 16.21 – 22) gợi lên trong chúng ta một biểu tượng đẹp và sinh động, có ý nghĩa tiên báo về cuộc đời của Đấng nhập thể trong sứ vụ cứu độ con người.

1. Bước xuống dòng sông Gio-đan

“Khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giêsu cũng chịu phép rửa” (Lc 3, 21a).

Việc Đức Giêsu chịu phép rửa dưới dòng sông Gio-đan nhờ bàn tay Gio-an không còn là một hành vi bình thường như bao người khác muốn chứng tỏ lòng sám hối. Không bình thường là vì Ngài chính là Thiên Chúa toàn hảo, cao trọng trội vượt trên muôn loài, lại hạ mình đứng vào hàng tội nhân vốn mang trong mình những bất toàn. Điều đó cho thấy phẩm cách của Đức Giêsu trong vai trò đồng hành với đối tượng đang được Thiên Chúa đặt làm trung tâm của chương trình cứu độ.

Đức Giêsu bước xuống dòng sông Gio-đan chịu phép rửa, vì Ngài muốn gột tẩy đi khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người. Con người không còn là kẻ thù của Thiên Chúa bởi tội lỗi mà họ đã xúc phạm đến Ngài. Con người luôn là đối tượng được Thiên Chúa yêu thương, và Ngài đã chủ động đi bước trước, khi Ngôi Hai hạ sinh làm một con người để cứu độ muôn người. Chính Ngôi Hai lại tự nguyện bước xuống giữa đoàn lũ những tội nhân để cảm thông và nâng họ dậy từ những yếu hèn cố hữu. Khoảng cách giữa cõi siêu nhiên của Thiên Chúa với con người không còn là “một vực thẳm vô tận” như nhiều người vẫn tưởng nghĩ; mà nó đã được xích lại trong mối tương liên giao hảo Thiên Chúa – con người.

Đức Giêsu bước xuống dòng sông Gio-đan chịu phép rửa nói lên sứ mạng cứu thế của Ngài. Sứ mạng này là cuộc tận hiến cao cả, dám gánh lấy đau khổ do tội lỗi con người gây nên, như lời Thánh Phêrô: “Tội lỗi chúng ta Ngài đã mang lấy vào thân hầu đưa lên cây thập giá” (1Pr 2, 24). Dòng sông Gio-đan như là lời tiên báo cho hành trình thập giá của Đức Giêsu. Việc Ngài bước xuống dòng sông Gio-đan là hình ảnh sinh sinh động, được nghiệm thấu trên mỗi bước đi của chặng đường thập giá. Vinh quang cứu độ mà Ngài đem đến cho nhân loại được gột rửa bởi khổ đau, nhục nhã của một phàm nhân.

2. Bước xuống dòng đời

Có người ví cuộc đời này “như một dòng chảy”, hay “như một dòng sông”. Ý tưởng này thật chí lý khi nối kết với vấn đề liên hệ được đặt ra từ sự kiện Đức Giêsu chịu phép rửa.

Việc Đức Giêsu bước xuống dòng sông Gio-đan chịu phép rửa mở ra cho chúng ta con đường khiêm hạ để luôn biết nhìn nhận con người tội lỗi của mình trước mặt Thiên Chúa, và có thái độ phù hợp trong mối tương giao với anh em.

Đức Giêsu đã bước xuống dòng đời thực sự khi Ngài đảm nhận thân phận con người bất toàn để cảm hoá và vực dậy nhân loại đang chìm ngập giữa dòng yếu đuối phàm tục. Ngài muốn con người tiếp tục cộng tác với Ngài trong công cuộc đồng hành, vực dậy những tâm hồn đang đắm mình trong vũng bùn tội lỗi. Quá trình này phải bắt đầu từ việc chúng ta có sẵn sàng chấp nhận gột rửa con người đầy tham vọng của ta để can đảm “bước xuống” dòng đời hôm nay.

Những hố sâu ngăn cách trong cuộc sống hiện tại có nguy cơ làm cho con người ngày càng tách biệt nhau, lạnh nhạt với nhau hơn. Đó là khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Đó là khoảng cách về trình độ nhận thức, khả năng tiếp nhận giữa các bộ phận quần chúng, các cá nhân…, mà nguyên nhân là do các chính sách kinh tế, chế độ an sinh chưa đảm bảo, phù hợp, các quyền lợi tối thiểu chưa được đáp ứng thoả đáng.

Đức Giêsu đã bước xuống dòng sông Gio-đan để xoá đi khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người. Ước chi nhân loại chúng ta, mỗi người chúng ta, biết “bước xuống” giữa dòng đời để cùng nhau chung tay lấp đầy những khoảng cách kia. Ước chi, chúng ta cũng biết đưa mắt nhìn xuống bao kiếp đời đang vật lộn giữa dòng thác dữ của bất hạnh, bi kịch. Ước chi, chúng ta cũng biết đến với họ bằng lời sẻ chia chân thành, bằng một hy sinh dù rất nhỏ bé có thể giúp họ hướng về bến bờ hy vọng, hạnh phúc.

Như Đức Kitô, chúng ta hãy khiêm hạ nhìn nhận những bất toàn của bản thân trước Thiên Chúa và anh em. Nhờ đó, ta biết phát triển và canh tân đời sống mỗi ngày, đồng thời biết đồng hành cùng anh em trong tư cách người bạn và người phục vụ.
 
Sức Nước
Lm Vũđình Tường
20:33 06/01/2011
Không có nước không có sự sống. Nước mang lại sự sống, tươi mát cho con người và thảo mộc. Nước biến khí trời đang nóng bức, oi ả thành mát mẻ. Nước làm cho thảo mộc xanh tươi. Nước cuốn đi bụi bặm dính cành cây, kẽ lá, mái nhà. Nước quyét sạch lá rừng, làm sạch mặt đất. Nước có thể sơn đen bầu trời bằng đám mây mù che phủ. Nước cũng có thể phản chiếu làm cho ánh nắng tăng nhiệt độ. Ánh nắng phản chiếu trên nước tạo nên cầu vòng màu sắc rực rỡ vắt vẻo, lơ lửng ngang trời. Giọt nước treo đầu cánh hoa trong vắt như hạt kim cương óng ánh trước nắng sớm. Nước che lấp lối đi bằng cách giăng những làn khói mù sương trùng điệp. Nước hữu dụng và cần thiết cho sự sống. Mặt khác nước cũng có sức tàn phá khủng khiếp.

Nước chảy đá mòn

Những ngày qua tin tức liên quan đến nạn lụt tại Queensland, Úc Châu, mỗi ngày đều chiếu nhiều hình ảnh dấu tích nước tàn phá. Chứng tích thành quách nghiêng ngả, cây cổ thụ bật gốc, dọc đại lộ vết loang lổ dòng thác lũ đi qua cuốn theo tất cả những gì cản đường, ngăn lối. Một thoáng nước đi qua để lại di tích tàn phá công trình xây đắp nhiều năm. Một thoáng nước đi qua để lại hình ảnh hoa màu tan tác, cành lá xác xơ, cây bật gốc rễ. Hình ảnh gây cảm xúc mạnh cho người xem. Nước dễ tách thành giọt, chảy thành sợi, mềm mại, thích hợp mọi chai, bình thế mà có sức mạnh ngoài sức tưởng. Nước lũ cuốn trôi đường rầy xe lửa, bẻ cong, uốn queo thành hình con rắn sắt chỏng chơ giữa đồng. Toa xe lửa đầy ắp than, đen thui ngả nghiêng do sức nước xô đẩy. Nước tràn vào nơi nào mọi ngóc ngách lớn nhỏ nước đều có mặt. Nước ép con rắn lục nằm sâu dưới lòng đất ngoi lên thoát chạy. Nước bắt con dán sợ ánh sáng chui ra từ chỗ tối tăm, nổi trôi lềnh bềnh trên sóng nước. Nước cuốn phăng chiếc xe, lật bốn bánh lên trời nằm chơ vơ nơi đồng vắng. Nước cuốn theo những gốc cây khổng lồ, mục nát, tưởng chừng phải dùng đến xe cẩu hạng nặng di chuyển thế mà nuớc vất chúng ngay giữa lối đi. Nước chảy đến, người ta biết trước, người ta tiên đoán được hướng nó tiến nhưng sức người bất lực, không sao cản nổi. Bít hướng này, nó rẽ hướng khác, vít đầu này nước phá đầu kia. Chặn cứng lại nước trào lên mờ mà tiến. Giòng thác lũ tiến gây tiếng vang rền, thông báo nước đến để con người tránh lối. Cản đường sẽ lãnh hậu quả tử sinh. Khi đi nước lại âm thầm, lặng lẽ rút.

Đại hồng thuỷ

Sách Sáng Thế Kí chương 6 ghi lại chuyện lụt Đại Hồng Thủy. Yavê Thiên Chúa dùng nước thanh tẩy mặt đất, làm đổi mới bộ mặt trái đất. Mặt địa cầu đổi mới đã rõ nhưng tâm hồn con người sống sót sau trận lụt còn trong sáng hơn nhiều. Sau cơn Đại Hồng Thuỷ toàn thể được đổi mới từ mặt đất đến tận tâm, thâm sâu lòng người cũng được tẩy rửa. Tất cả được đổi mới, thanh luyện nên tinh tuyền.

Sách Xuất Hành chương 14 ghi nhớ chuyện Môse dẫn dân Chúa chọn ra khỏi đất Ai Cập, tránh nanh vuốt vua Pharaô cho thấy nước có sức mạnh phá tan đạo binh, cùng chiến mã. Đoàn quân bách chiến đắm chìm trong Biển Đỏ chứng tỏ sức mạnh oai hùng của nước. Yavê Thiên Chúa, dùng nhu thắng cương, dùng nước chặn đứng bước chân Pharaô. Dùng nước khống chế tính hung hãn, tính kiêu ngạo của con người đầu đội trời nhưng khinh trời; chân đạp đất mà coi thường đất. Yavê Thiên Chúa không dùng trời cũng chẳng dùng đất mà dụng nước mềm khống chế tính kiêu, cao ngạo, làm mềm lòng bướng bỉnh quân thù. Cánh tay oai hùng của Môse giang rộng trên nước thanh tẩy những tâm hồn nghi ngờ sức mạnh vô song của Yavê Thiên Chúa. Địch quân khiếp đảm kinh hồn, tháo chạy. Dân Chúa chọn vang lời ca ngợi.

Nước hằng sống

Cơn mưa trong tay Thiên Chúa có sức mạnh oai hùng. Đức Chúa làm chủ cơn mưa cho rơi xuống trên mọi người. Ngài dùng nước dậy bài học thanh tẩy. Chính Ngài, Đấng vô tội không cần thanh tẩy, tự nguyện nhận phép thanh tẩy nơi tay Gioan. Gioan không hiểu được ý định của Thiên Chúa. Ông từ chối, tự nhận mình không xứng đáng rửa cho Đức Kitô. Phép rửa của Gioan là dấu chỉ thống hối, ăn năn. Gioan đâu hiểu rằng Đức Kitô chịu phép rửa để thánh hoá phép rửa của ông. Phép rửa của Gioan mang sức thánh hoá, thanh tẩy tâm hồn để nhận ơn tái sinh. Đức Kitô nhận thanh tẩy dấu chỉ Ngài tự nguyện gánh tội trần gian. Từ sau ngày Đức Kitô nhận phép rửa từ tay Gioan, phép rửa đó không đơn thuần rửa bằng nước mà có Thánh Thần Chúa cùng lửa kèm theo.

Thánh Thần dưới hình chim bồ câu và tiếng vang vọng từ trời cao xuất hiện sau khi Chúa nhận phép rửa của Gioan. Phải chăng Chúa loan báo cho nhân loại biết phép rửa nơi tay Gioan được lửa Thánh Thần thánh hoá. Ngày nay linh mục ban Bí Tích Thanh Tẩy, bí tích đó do Lửa Thánh Thần thánh hoá, biến đổi tâm hồn người thành tâm nhận thành con Chúa. Ai lãnh nhận phép rửa, thành tâm, thống hối ăn năn sẽ được nghe lời Chúa phán xưa vang vọng từ không trung

Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người Mat 3,17

Nhận phép rửa để trở thành con yêu dấu và Chúa Cha hài lòng. Thiên Chúa dùng quyền năng và xức dầu tấn phong thành dân riêng của Chúa. Dân riêng được Chúa giáng phúc, thi ân.

Đức Kitô không tội, tự nguyện gánh tội gian trần để tiêu diệt nọc chết của tội. Đức Kitô bỏ trời cao tự nguyện sống chung với người tội lỗi để thánh hoá tội nhân. Đức Kitô sống giữa nhân loại trở thành muối men ướp đời nhân loại. Những ai chấp nhận đường lối Chúa, để muối men Chúa ướp đời họ sẽ trở thành dưỡng tử, đồng thừa hưởng sự sống trường sinh của Chúa. Đức Kitô không cần nhận phép rửa của Gioan, Ngài tự nguyện chịu phép rửa để thánh hoá phép rửa của Gioan. Điều Đức Kitô thánh hoá được Chúa Cha thánh hoá. Ai lắng nghe lời Ngài sẽ làm đẹp lòng Chúa cha.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:27 06/01/2011
GIÓ THOẢNG NGOÀI TAI

N2T


Ngô vương Thọ Mộng thời xuân thu có bốn con trai: Các Phàn, Dư Tế, Dư Muội, Quý Trát.

Mặc dù Quý Trát tuổi nhỏ nhất, nhưng có đức độ tài năng nhất, Ngô vương muốn đem ngôi báu truyền lại cho ông ta, nhưng Quý Trát không muốn làm vua, thế là sau khi Ngô vương qua đời thì Các Phàn tạm thời kế vị ngôi vua.

Các Phàn cũng muốn nhường ngôi lại cho Quý Trát, nhưng Quý Trát lại trốn trong nông trang trồng để ruộng. Về sau, vương vị họ Ngô lại truyền cho Dư Tế, Dư Muội. Sau khi Dư Muội qua đời, thì nhất định phải truyền ngôi lại cho Quý Trát, nhưng Quý Trát lại không muốn nhận.

Mọi người cảm thấy kỳ lạ, tại sao Quý Trát không cần phú quý giàu sang ? Quý Trát nói, bởi vì phú quý giàu sang đối với ông ta thì giống như gió thu thoáng thổi qua tai mà thôi, hoàn toàn không lọt vào tai, cũng là không nghe thấy.

(Ngô Việt xuân thu, Ngô vương Thọ Mộng truyện)

Suy tư:

Trên đời này, kẻ không tham giàu sang phú quý thì có mấy người ? Kẻ coi phú quý như gió thồi thoáng qua thì có mấy người ? Thưa, có nhiều lắm, họ là các thánh nam nữ đang ở trên thiên đàng hưởng phúc với Thiên Chúa, bởi vì các ngài coi sự giàu sang phú quý ở đời này thì như gió mùa thu thổi thoáng qua bên tai mà thôi, cho nên các ngài được phần thưởng phú quý vinh phúc trên trời.

Giàu sang phú quý ở đời này không phải là tội, nhưng là cơ hội mà Thiên Chúa ban cho ai, là để họ nhờ sự giàu sang phú quý ấy để giúp đỡ, phục vụ và đem hạnh phúc đến cho mọi người. Nhưng giàu sang phú quý ở đời này cũng là cửa rộng đi xuống hỏa ngục, là ngọn lửa hình phạt khốn nạn cho những ai dùng sự giàu sang phú quý để ăn chơi đàng điếm, để hại người, để làm gương mù gương xấu cho người khác…

Mọi người đều hiểu điều ấy, nhưng mấy ai coi phú quý giàu sang là như gió mùa thu thổi thoáng ngoài tai ?

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:29 06/01/2011
N2T


3. Giáo dân nguội lạnh trở lại thì dễ, nhưng người tu sĩ nguội lạnh trở lại thì rất khó.

(Thánh Ambrose)
 
Tấc cả được mời gọi dưới trướng từ bi ân sủng
Jos. Tú Nạc, NMS
23:20 06/01/2011
Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa – Năm A (Isaiah 42: 1-4, 6-7; Psalm 29; Acts 10: 34-38; Matthew 3: 13-17)

Như thế nào để trở thành một đầy tớ đích thực của Thiên Chúa? Nhiều người đòi hỏi là phải lên tiếng và hành động bảo vệ và ủng hộ Thiên Chúa, nhưng thường tất cả những lời lẽ và hành động không mang lại danh dự cho Thiên Chúa. Có những lúc khi mà Thiên Chúa có thể thực hiện mà không cần đến loài người “biệt đãi”.

Đoạn trích từ Isaiah gợi ý cho chúng ta một mô hình về con người được đẹp lòng trong tầm nhìn của Thiên Chúa. Cá nhân trong nghi vấn và đặc điểm nhận dạng không ai biết – là một người bất bạo động nhưng người ấy không bao giờ mắc sai lầm vì nhu nhược hay thụ động. Anh ta không phải cần đến những lời lẽ giận dữ và gây tổn thương hoặc những hành động hiếu chiến cho quyền lực của mình là một mệnh lệnh khác và xuất phát từ mạch nguồn cao hơn, tinh thần của Thiên Chúa. Hình ảnh người đấy tớ có một cam kết kiên định và say mê trước công lý và hòa bình củng như khao khát khai tâm và khai trí của tha nhân. Có nhiều mô hình dành cho những nhà cải cách, những nhà cách mạng và những người năng động, và họ tất cả đều có năng lực sử dụng của mình. Nhưng đoạn trích cung cấp mô hình thiêng liêng thánh thiện, những người làm đẹp lòng Chúa. Thiên Chúa thực sự hoan hỷ với bất ký ai thậm chí người mà tạo ra sự cố gắng để sống theo những tiêu chuẩn này.

Những lời của Thánh Phê-rô quả thật khó khăn khi ông phải nói ra. Phải qua hai lần mặc khải từ Chúa Thánh Thần (Acts 10: 28, 44-48) để dẫn đến mục đích quan điểm: không ai là không được thanh tẩy hoặc bị loại trừ vì sắc tộc, tôn giáo hoăc vị trí xã hội của họ. Những người được xác định bởi những gì đang diễn ra tự bên trong: những người thực thi công lý, nhân hậu, từ tâm và những ai tôn kính Thiên Chúa khi họ đã hiểu biết về Người đều có thể được chấp nhận bất kể nguồn gốc của họ là gì.

Isaiah đã nói lên trước sự ý thức phát triển về tình chất phổ quát của Thiên Chúa và sự mặc khải tiếp tục được phô diễn trong những trang của sách Tông Đồ Công Vụ: tinh thần được đổ ra cho tất cả mọi người và tất cả được gọi mời dưới tán từ bi ân sủng của Thiên Chúa. Điều này cũng chỉ ra cách cho sư hợp tác và đối thoại hiệu quả với những đức tin tôn giáo khác.

Phép rửa của Chúa Giê-su dưới bàn tay của Thánh Gio-an Tẩy Giả đã gây hoang mang cho nhiều Ki-tô hữu thế kỷ thứ nhất. Tại sao Người cần phải rửa tội, đặc biệt khi phép rửa của Thánh Gio-an là một trong những sự hối cải? Mỗi người trong bốn nhà viết phúc âm trong Kinh Thánh đã luận giải biến cố này một cách khác nhau. Mat-thêu đã dùng những chú giải Thánh Kinh (midrash ‘Heb.’ – written between the beginning of the Exile and c.A.D 1200) – sự giải thích giàu trí tưởng tượng Do Thái – để cung cấp một câu trả lời. Vì trong tất cả những Tin Mừng, Mat-thêu đã nhấn mạnh vai trò phụ hoặc thứ hai của Gio-an Tẩy Giả, một điều gì đó không minh bạch đối với Ki-tô hữu thuộc thế kỷ thứ nhất. Trong cuộc đối thoại gữa Chúa Giê-su và Thánh Gio-an điều đó hiển nhiên rằng Chúa Giê-su thực sự không phải hiện diện ở đó, nhưng là vì bước theo con đường nhân loại một cách mật thiết và định hướng một điền hình. Và thay vì giọng nói từ trời cao trực tiếp nói với Chúa Giê-su như trong Tin Mừng của Thánh Lu-ca và Thánh Mac-cô (con là con của ta) thì Thánh Mat-thêu lại trình bày nó thuộc ngôi thứ ba (đây là con của ta). Rõ ràng đó là lời công bố chung cho tất cả Israel.

Thánh Mat-thêu tiếp tục khắc họa chân dung Chúa Giê-su như Moses mới và là người phiên dịch dứt khoát về truyền thống Do Thái và cũng là người thể hiện mức độ tối ưu về sự công bình và tuân thủ Lề Luật. Đây là thời điểm xức dầu thiêng liêng bởi Thiên Chúa và nó hiển nhiên rằngThiên Chúa mừng vui trong Chúa Giê-su như trong đoạn trích từ Isaiah đã mô tả. Đối với Chúa Giê-su phép rửa là giây phút kiên tín và mặc khải. Từ thồi điểm này, sứ vụ công khai của Người bắt đầu.

Cả hai phép rửa của Thánh Gio-an và sự việc của cộng đồng Ki-tô giáo sơ khai được cho là những khoảnh khắc quan trọng với những hậu quả suốt đời, không phải chỉ là những nghi thức xã hội hoặc thậm chí là một chiếc vé lên thiên đàng. Đó là một nghi thức của sự cam kết chung để cùng bước trên một con đường mà Chúa Giê-su đã bước qua. Đó không phải là cái gì đó thoáng qua – một số người trong Giáo Hội phôi thai đợi đến lúc tuổi trung niên (hoặc thậm chí trên gường chờ chết!) mới rửa tội vì họ không chắc chắn khả năng của họ sống được theo những yêu cầu của nó.

Phép rửa của chính chúng ta cũng phải trực tiếp hướng ngoại về phía tha nhân và thế giới, và nên xác định mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta. Khi chúng ta lập lại những lời tuyên thệ phép rửa không pải là một nghi thức trống rỗng mà là một cam kết chung nhiệt thành cho sự phục vụ từ bi, mưu cầu một thế giới công bằng và hòa bình.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một vị lãnh đạo Công Giáo Ai Cập cho hay người Hồi giáo bầy tỏ lòng thương cảm sau vụ bom nổ
Bùi Hữu Thư
09:09 06/01/2011
BEIRUT (CNS) -- Một vị lãnh đạo Công Giáo Ai Cập cho hay ngài đã nhận được rất nhiều điện văn ủng hộ của người Hồi giáo sau vụ bom nổ tại một nhà thờ Công Giáo Chính Thống ngày 1 tháng 1, làm thiệt mạng trên 20 người.

Các lãnh đạo Công Giáo tại Trung Đông cũng gửi điện văn ủng hộ các tín đồ Kitô giáo bạn hữu. Giám đốc Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo tại Ai Cập nói ông lo sợ rằng vụ gài bom là dấu hiệu của một sự tái hồi của các vụ bạo hành chống các nhóm thiểu số.

Đức Giám Mục Coptic Công Giáo Coptic Catholic Bishop Youhannes Zakaria ở Luxor, Egypt, nói với hãng thông tấn Catholic News Services trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại: “Chúng ta phải cầu nguyện. Chúng ta phải cầu nguyện cho hòa bình.”

Ngài cho hay đã tiếp kiến nhiều người Hồi giáo -- thường dân và chính khách, kể cả vị thống đốc – họ bầy tỏ lòng thương cảm và tương trợ sau vụ tấn công nhà thờ Coptic Chính thống tại Alexandria, Ai Cập. Ngài nói: Những người Hồi giáo này không chấp nhận bạo lực.

Đức giám mục Zakaria nói ngài sẽ dâng Thánh Lễ Giáng Sinh theo tục lệ của người Công giáo Coptic vào ngày 7 tháng 1, và ông thống đốc cũng sẽ lên tiếng về tầm quan trọng của tình thân hữu và đối thoại giữa các tôn giáo và dân tộc.

Tại một vài quốc gia Trung Đông, người Công giáo và Chính Thống giáo đã thỏa thuận cử hành các nghi lễ tôn giáo lớn vào cùng một ngày để tránh cho các tin hữu khỏi bị bối rối.

Tại Cairo, Jason Belanger, vị đại diện tại đây của Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói: cảnh sát đã dựng các hàng rào ngăn cản không cho xe đậu gần các nhà thờ Thiên Chúa giáo chính, và đã chăng giây ngăn khu vực chung quanh để kiểm xoát sự lưu thông của khách bộ hành, để chuẩn bị cho đại lễ Giáng Sinh Chính Thống giáo. Ông Belanger nói: “Đây là một phương thức khủng khiếp để khai mạc tân niên 2011, thật là ghê sợ!”
 
Trưng Cầu Dân Ý ở Nam Sudan và vai trò của Giáo Hội Công Giáo
Trần Mạnh Trác
11:51 06/01/2011
Giáo Hội Công Giáo đã đóng một vai trò trọng yếu để duy trì hòa bình trong những tháng qua trước cuộc Trưng Cầu Dân Ý tại Nam Sudan.

Cuộc Trưng Cẩu Dân Ý này sẽ có thể phân chia quốc gia lớn nhất của châu Phi thành 2, sẽ tạo ra nhiều hệ lụy tới 9 quốc gia lân bang và nhiều người lo ngại rằng vùng Bắc Phi có thể bùng nổ vì chiến tranh hoặc tệ hơn nữa sẽ đưa Trung Cộng và khối Hồi Giáo vào một cuộc chiến đối đầu với Mỹ và Tây Âu.

"Đây là trường hợp mà Giáo Hội đã cung cấp một viễn kiến rất hữu hiệu," ông Dan Griffin, cố vấn Sudan Catholic Relief Services, có trách nhiệm điều hợp các cơ quan tại Hoa Kỳ với các nhân viên ở Sudan. Trong cuộc chạy đua đến ngày trưng cầu dân ý, ông nói, "Giáo Hội đang dẫn đầu, đưa ra một viễn tượng của một nước Sudan chưa hề tồn tại - kêu gọi người dân tham gia và đóng góp vào việc xây dựng một quốc gia."

Hai miền Nam Bắc Sudan khác biệt nhau từ địa dư cho đến chủng tộc và tôn giáo. Yếu tố tôn giáo và chủng tộc đã gây ra hai cuộc nội chiến đẫm máu từ năm 1955 cho đến 1972, và một lần nữa từ năm 1983 đến 2005 - đã gây tử vong cho khoảng 2,5 triệu người, và thất bại trong việc giải quyết tranh chấp chính trị kéo dài hơn một thế kỷ.

Người miền bắc Sudan, chủ yếu là dân Ả Rập và theo Hồi giáo, đã cố gắng kiểm soát miền nam giàu tài nguyên. Những khát vọng của họ thường dẫn đến xung đột vũ trang với miền nam, nơi có vô số các bộ tộc không thuộc giống Ả Rập và thực hành Kitô giáo hoặc tôn giáo truyền thống địa phương.

"Hiện nay, chính phủ ở Khartoum (thủ đô) mô tả Sudan là một quốc gia Hồi giáo và Ả Rập," Griffin nói. "Thực tế là, Sudan đa dạng hơn." Dù cho trong lịch sử đã có một số phe phái miền Nam chiến đấu cho mục tiêu của một Sudan thống nhất mà không bị Hồi giáo cai trị, nhưng gần đây họ đã tập trung vào việc đạt được độc lập, vì miền Bắc rõ ràng cam kết áp dụng luật Sharia.

Mặc dù sự khác biệt tôn giáo đã thường xuyên gây ra các xung đột, Griffin đã chỉ ra rằng có "nhiều lý do" khác với tôn giáo. Sự xung đột sâu sắc hơn là "giữa kẻ có quyền và người bất lực." Hiện nay, quyền lực chỉ tập trung tại Khartoum, còn các khu vực "ngoại vi của Sudan bị loại trừ."

Dù cho miền nam Sudan đạt được một biện pháp tự trị chính trị trong hiệp ước hòa bình năm 2005, khu vực đã không đạt được tiến bộ vì nhiều vấn đề riêng của nó. Thí dụ như không có hạ tầng cơ sở, nghèo đói cùng cực, mù chữ và tham nhũng, thậm chí nhiều nơi không có chính quyền cấp địa phương. Các điều kiện này, Griffin cho biết, đã buộc Giáo Hội dấn thân vào vai trò lãnh đạo.

"Tại nhiều nơi ở miền nam Sudan," ông nói, "có một lịch sử lâu dài là kém phát triển và bị bỏ rơi, Giáo Hội. .. là di tích thực sự cuối cùng của một xã hội dân sự." Trong các bộ phận của miền Nam, Giáo Hội đã giao tiếp và làm việc xuyên qua ranh giới sắc tộc và địa lý dễ dàng hơn so với chính quyền.

Tại các khu vực như vậy, người ta nhờ vào Giáo hội để "cung cấp thông tin chính xác kịp thời về vấn đề trưng cầu dân ý." Trong lãnh vực này, Griffin nói: "Giáo Hội đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì sự đáng tin cậy dưới con mắt của người dân."

Các giám mục Công giáo Sudan đã không đưa ra một quan điểm chính trị trên câu hỏi nên có độc lập hay thống nhất. Thay vào đó, ưu tiên của các giám mục là giúp cử tri hiểu rõ tác động của quyết định của họ, và để đảm bảo rằng trưng cầu dân ý diễn ra một cách hòa bình, công bằng, và đúng lịch trình. Mục tiêu lớn hơn, Griffin nói, là để đảm bảo rằng cuộc bỏ phiếu và kết quả của nó sẽ không khơi lại các cuộc xung đột.

Các nhà lãnh đạo Giáo Hội, ông nói, đã "rất lo ngại rằng chiến tranh có thể xảy ra," và coi như là một nghĩa vụ đạo đức để ngăn chặn một cuộc nội chiến thứ ba. "Chúng tôi đã đi ra ngòai và can thiệp vào nhiều vấn đề, như là chuẩn bị những dịch vụ khẩn cấp, giảm thiểu những lý do tạo ra xung đột, và thúc đẩy hòa bình. Chúng tôi đã làm điều này hơn một năm, thông qua các mạng lưới của Giáo Hội. "

"Đây không phải là một chuyện bất ngờ như một thảm họa thiên nhiên, chúng ta biết chính xác khi nào thì cuộc trưng cầu dân ý được diễn ra. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị nhân sự cho việc này. Chúng ta không thể đứng và để cho một thảm họa nhân tạo với kích thước như thế diễn ra, ở bất cứ nơi nào trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi. "

Griffin nhắc lại rằng trong suốt Mùa Vọng năm 2010, các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã liên tục tìm cách nhắc nhở là "cực kỳ quan trọng cho người dân phải có một tầm nhìn khác hơn là" phản kháng, dạy cho người dân sự bình tĩnh và kiên nhẫn, thay vì trở lại với bạo lực, "để xây dựng sự tự tin rằng miền Nam Sudan có thể theo đuổi quyền lợi và quyền tự quyết bằng phương pháp phi bạo lực."

Trong khi Nội chiến vẫn là nỗi ám ảnh lớn nhất, nó không phải là điều duy nhất mà các nhà lãnh đạo Sudan và các quan sát viên quốc tế lo ngại. Chính phủ ở Khartoum gần đây cho biết rằng họ sẽ tìm cách củng cố bản sắc Hồi giáo của mình là gia tăng việc áp dụng luật Sharia. Trong trường miền Nam ly khai, sự giận dữ phổ biến cũng có thể đổ lên đầu các dân tộc và tôn giáo "miền Nam" đang sống ở phía bắc.

Qua con đường ngọai giao và các cơ quan quốc tế, các giám mục Sudan đã tìm cách "bảo đảm an ninh, không chỉ là quyền của người dân ở phía bắc, nhưng còn là an ninh thể lý của họ", Griffin nói. Những bảo đảm như vậy là tối khẩn trương và cần thiết, bởi vì "Hiện tại không có một lực lượng nào bảo vệ cho 1.5 đến 2 triệu người miền Nam sống ở phía bắc."

Trong trường hợp không có sự bảo vệ như vậy, một số lượng người rất lớn khoảng 2.000 một ngày, sẽ di chuyển về phía nam, tạo ra một sự nghiêm trọng trong việc xử lý những dòng người tị nạn.

Một lần nữa, các Giáo Hội địa phương, phối hợp với các cơ quan như Catholic Relief Services và Caritas sẽ phải cung cấp bất cứ điều gì có thể, vào những nơi chính phủ không tới được.

"Cho đến khi miền Nam có một xã hội dân sự mạnh mẽ, tôi nghĩ nhiều nơi sẽ trông đợi vào Giáo Hội," Griffin nói. Ông cũng ghi nhận rằng chính quyền miền nam Sudan đã phải đối mặt với những thách thức to lớn khi "di chuyển từ một phong trào du kích nổi dậy, để trở thành một chính quyền dân chủ tập trung" chỉ trong vòng có 5 năm.

Một số nhà quan sát cho rằng miền Nam đã không xử lý tốt việc chuyển tiếp này cho nên không nên triệt để tiến tới độc lập. Nhưng các nhà lãnh đạo Giáo Hội, là những người hiểu biết tường tận những thiếu sót của chính quyền miền Nam qua kinh nghiệm, đã đánh giá rằng cuộc bỏ phiếu độc lập cần phải được thực hiện.

Trưng cầu dân ý là, trong số những thứ khác, một điều kiện trọng tâm của thỏa thuận hòa bình 2005 giữa miền bắc và phía nam, và như vậy nó phải diễn ra để tiến trình hòa bình được tiếp tục. "Không có gì đảm bảo rằng người dân ở miền nam Sudan sẽ có thể tiến tới hòa bình và thành công," Griffin thừa nhận. Nhưng theo hiệp ước hòa bình ", họ có quyền cố gắng."

"Mọi người cảm thấy rằng họ đã kiệt sức trong bất kỳ nỗ lực đoàn kết nào," ông nói. "Những người dân ở miền nam Sudan có ý chí và quyết tâm để xoay chuyển vận mạng. Họ cảm thấy mình là một người tự do và độc lập, và họ đang chờ đợi để khẳng định sự tự do và độc lập đó. "

Tổng thống Omar al-Bashir thăm Nam Sudan trước ngày bầu cử, cam kết sẽ tôn trọng kết quả
Dù cho cuộc trưng cầu dân ý có kết quả rõ ràng và hợp pháp, nó sẽ không thực sự có hiệu lực đầy đủ cho đến tháng Bảy năm 2011. Dù kết quả là thế nào, Griffin nói, "chúng ta biết rằng Sudan sẽ hoàn toàn khác" sau ngày 9 tháng một.

"Vì không biết điều gì sẽ xảy ra buộc chúng tôi phải chuẩn bị cho điều xấu nhất," ông nói, "và đó chính xác là những gì mà Giáo Hội Sudan và các nhà lãnh đạo Giáo Hội quốc tế đã làm từ lâu và tiếp tục đang làm bây giờ."
 
Buổi tiếp kiến chung đầu tiên của Đức Thánh Cha trong năm 2011
LM Trần Đức Anh OP
12:27 06/01/2011
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến chung sáng ngày 5-1-2011, ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi thanh tẩy lễ Giáng Sinh khỏi những quan niệm duy luân lý và đi sâu vào ý nghĩa mầu nhiệm này.

Theo phủ Giáo Hoàng, trong năm 2011 vừa qua, đã có 493 ngàn người tham dự 45 buổi tiếp kiến chung của ĐTC vào những ngày thứ 4 hàng tuần.

Trong buổi tiếp kiến chung đầu tiên trong năm nay của ĐTC, đã có hơn 7 ngàn người thuộc nhiều quốc tịch tham dự tại Đại thính đường Phaolô 6 ở nội thành Vatican. Họ đã nồng nhiệt reo hò chào đón ĐTC khi ngài tiến vào đây vào lúc 10 giờ rưỡi để bắt đầu buổi tiếp kiến.

Trong bầu không khí của mùa Giáng Sinh, ĐTC đã tạm gác lại loạt bài trình bày các tác giả nổi bật của Giáo Hội để trình bày về mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa. Ý chính của bài tiếng Ý này sau đó đã được ĐTC tóm lược bằng một số ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, bằng tiếng Pháp ngài nói:

”Anh chị em thân mến

”Tôi vui mừng đón tiếp anh chị em vào đầu năm mới này và gửi những lời cầu chúc nồng nhiệt tới anh chị em và thân quyến. Trong bầu không khí vẫn còn đượm niềm vui của lễ Giáng Sinh và được đại lễ này thu hút, tất cả chúng ta đều cảm thấy sự giáng sinh của Chúa Giêsu có một liên hệ với những khát vọng sâu xa nhất của con người. Sự xuất hiện của Thiên Chúa trong xác phàm là một kiến cố biểu lộ Chân Lý trong lịch sự. Qua các buổi cử hành phụng vụ, chúng ta đã sống một cách huyền nhiệm nhưng thực sự cuộc nhập thế của Con Thiên Chúa. Mỗi buổi lễ là một sự hiện diện trong hiện tại của mầu nhiệm Chúa Kitô và qua đó lịch sử cứu độ được kéo dài: Mầu nhiệm được cử hành trở nên hữu chiệu cho chúng ta ngày nay. Trong Cựu Ước, những dấu chỉ biểu lộ sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa. Nhưng từ cuộc Nhập Thể trở đi, sự tiếp xúc cứu độ với Thiên Chúa hoàn toàn được biến đổi một cách sâu đậm nhất: chính xác thể trở thành ”trục” của công trình cứu độ. Ngôi Lời đã trở thành xác thể! Và hang đá máng cỏ đã loan báo trước Cuộc Vượt Qua vì Con Thiên Chúa nhập thể là Đấng Cứu Chuộc. Trong viễn tượng nhất thống về Mầu Nhiệm Chúa Kitô như thế, cuộc viếng thăm hang đá hướng về Thánh Thể trong đó chúng ta gặp Chúa Kitô hằng sống, chịu đóng đang và sống lại, Ngài hiện diện dưới một thể thức thực sự.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn thân mến, ước gì chúng ta có thể khám phá rằng ngày nay cũng như xưa kia, Thiên Chúa tỏ mình ra và ban cho chúng ta ơn cứu độ trong xác thể, nghĩa là trong ”thân thể sinh động” của Giáo Hội lữa hành trong thời gian và trong các bí tích!

Những ý tưởng cô đọng trên đây đã được ĐTC quảng diễn trong bài giáo lý dài bằng tiếng Ý trước đó, trong đó có đoạn ngài nói:

”Cần thanh tẩy mùa Giáng Sinh này khỏi lớp áo có tính chất quá duy luân lý và tình cảm. Việc cử hành Lễ Giáng Sinh không chỉ đề nghị cho chúng ta những tấm gương cần noi theo như sự khiêm nhường và nghèo khó của Chúa, lòng từ nhân và tình thương của Ngài đối với loài người; nhưng đúng hơn đó là một lời mời gọi chúng ta hãy để cho mình được hoàn toàn biến đổi nhờ Đấng đã đi vào thân phận làm người của chúng ta. Thánh Lêô Cả đã thốt lên: ”Con Thiên Chúa. . đã liên kết với chúng ta và liên chúng chúng ta với Ngài đến độ sự hạ mình của Thiên Chúa xuống thân phận làm người của chúng ta trở thành một sự nâng cao con người lên cao độ của Thiên Chúa” (Bài giảng lễ Giáng Sinh của Chúa 27.2). Sự biểu lộ của Thiên Chúa nhắm cho chúng ta tham phần vào sự sống của Chúa, thể hiện nơi chúng ta mầu nhiệm nhập thể. Mầu nhiều này là sự hoàn thành ơn gọi của con người. Thánh Lêô Cả cũng giải thích tầm quan trọng cụ thể và luôn thời sự của mầu nhiệm Giáng Sinh đối với đời sống Kitô: ”Những lời Tin Mừng và các ngôn sứ làm cho tinh thần của chúng ta trở nên nồng nhiệt và dạy chúng ta hiểu sự Giáng Sinh của Chúa, mầu nhiệm Ngôi Lời làm người, không phải như kỷ niệm một biến cố quá khứ, nhưng như một sự kiện đang diễn ra dưới mắt chúng ta. . như thể trong lễ trọng hôm nay, chúng ta lại được loan báo: ”Tôi báo cho anh em một tin vui lớn và cũng sẽ là tin vui cho toàn dân: Ngày hôm nay, trong thành của Vua Đavít, một Vị Cứu Thế đã sinh ra cho anh em, đó là Chúa Kitô” (Bài giảng về lễ Giáng Sinh của Chúa 29,1). Và thánh nhân nói thêm rằng: Hỡi Kitô hữu, hãy nhìn nhận phẩm giá của mình và được tham phần vào bản tính Thiên Chúa, bạn hãy chú ý đừng để mình tái sa ngã, qua cách cư xử bất xứng, rời xa sự cao cả dường ấy để rơi trở lại sự thấp hèn xưa kia” (Bài giảng I về lễ Giáng Sinh của Chúa, 3).

Trong phần chào thăm các nhóm tín hữu hành hương, ĐTC đặc biệt nhắc đến một số đoàn như các sinh viên thuộc Học viện Cao đẳng về LHQ ở Marseille và một nhóm chủng sinh thuộc tổng giáo phận Paris được ĐHY TGM bản quyền, André Vingt-Trois, tháp tùng.

Bằng tiếng Anh, ĐTC chào các các giáo sư và sinh viên thuộc đại học Helsinki Phần Lan, các chủng sinh thuộc Học viện Giáo Hoàng Josephinum ở Mỹ.
 
ĐTC bổ nhiệm ĐHY Phạm Minh Mẫn làm thành viên Hội Đồng Tòa Thánh về các nhân viên y tế
LM Trần Đức Anh OP
12:28 06/01/2011
VATICAN - Hôm 5-1-2011, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Biển Đức 16 đã bổ nhiệm ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, làm thành viên Hội đồng Tòa Thánh về các nhân viên y tế.

Cùng được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng này còn có 2 HY khác là ĐHY Georg Pell, TGM Sydney (Úc) và DHY Stanislaw Dziwisz, TGM Cracovia (Ba Lan), 5 GM, 3 LM, 2 nữ tu và 5 giáo dân nam nữ.

Hội đồng này hiện do Đức TGM Zygmunt Zimoski, người Ba Lan, làm Chủ Tịch.

ĐHY Phạm Minh Mẫn cũng là Thành viên của Bộ truyền giáo và Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích. (SD 5-1-2011)
 
Đức Thánh Cha cử hành lễ Chúa Hiển Linh
LM Trần Đức Anh OP
12:28 06/01/2011
VATICAN - Sáng 6-1-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp lễ Hiển Linh. Ngài mời gọi các tín hữu hãy để cho ngôi sao đích thực là Lời Chúa hướng dẫn trên con đường tìm đến sự sống.

Hiện diện trong thánh lễ có 20 HY trong đó có 2 vị tháp tùng ĐTC như Hồng Y phó tế, hơn 30 GM và khoảng 9 ngàn tín hữu trong đó có nhiều vị thuộc ngoại giao đoàn. Đặc tính hoàn vũ của Giáo Hội được biểu lộ qua sự kiện hàng chục đại chủng sinh trường Truyền Giáo thuộc nhiều nước Á Phi đã giúp lễ.

Trong bài giảng, ĐTC đã lần lượt phân tích thái độ của vua Hêrôđê, của các chuyên gia về Kinh Thánh và ý nghĩa ngôi sao trong trình thuật của Tin Mừng và mời gọi các tín hữu đặt những câu hỏi cho cuộc sống bản thân của mình. Ngài nói:

Vua Hêrôđê là người quan tâm bảo vệ quyền lực của mình, chỉ nhìn thấy nơi người khác một đối thủ cần loại trừ. ”Chúng ta cần tự hỏi: có một cái gì đó của Hêrôđê nơi chúng ta hay không?.. Có lẽ nhiều khi chúng ta cũng coi Thiên Chúa như một thứ đối thủ? Có lẽ cả chúng ta cũng tỏ ra mù quáng không thấy các dấu chỉ của Chúa, giả điếc trước những lời của Chúa, vì chúng ta nghĩ rằng Chúa đặt những hạn chế cho cuộc sống chúng ta và không để chúng ta tự do sử dụng cuộc sống tùy ý chúng ta?”

”Những chuyên gia Kinh Thánh mà Hêrôđê tham khảo, biết rõ Sách Thánh và những lời giải thích, nhưng như thánh Augustinô quả quyết, ”họ thích làm hướng đạo cho người khác, nhưng không hành trình, họ bất động. Đối với họ, Kinh Thánh trở thành một thứ bản đồ cần đọc một cách tò mò, để thảo luận những ý niệm.. Chúng ta cũng phải tự hỏi: phải chăng nơi chúng ta ta chẳng có cám dỗ coi Kinh Thánh như một đối tượng nghiên cứu và thảo luận, hơn là cuốn sách chỉ đường để đạt tới sự sống?”

Về ngôi sao, ĐTC nhắc đến những lý thuyết người ta đưa ra để giải thích sự khai sinh của vũ trụ và ngài cảnh giác rằng ”Chúng ta đừng để mình bị giới hạn tâm trí vì những lý thuyết chỉ đi tới một điểm nào đó nhưng không thể giải thích ý nghĩa sau cùng của thực tại. Trong vẻ đẹp của thế giới, trong mầu nhiệm, trong sự cao cả và hữu lý của nó, chúng ta không thể không đọc thấy lý trí vĩnh cửu và không thể không để mình được lý trí ấy hướng dẫn đến Thiên Chúa duy nhất, Đấng dựng nên trời đất này”.

ĐTC cũng nhắn nhủ các tín hữu hãy để cho Lời Chúa là ngôi sao đích thực hướng dẫn: ”Chúng ta hãy bước theo vì sao ấy trong cuộc sống, hành trình với Giáo Hội, nơi mà Ngôi Lời đã cắm lều của Ngài. Như thế, hành trình của chúng ta sẽ luôn được chiếu tỏ nhờ một ánh sáng mà không dấu hiệu nào có thể cho chúng ta. Và chính chúng ta cũng có thể trở thành ngôi sao cho tha nhân, phản ảnh ánh sáng mà Chúa Kitô đã chiếu dọi trên chúng ta”.

Kinh Truyền Tin

Sau thánh lễ, lúc gần 12 giờ rưỡi trưa, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh truyền tin với lối 80 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Hiện diện tại đây, đặc biệt có đoàn Ba Đạo Sĩ cùng với đoàn tùy tùng từ thành phố Castello và Alta Valle cùng với các gia đình. Họ mặc y phục truyền thống, có xe ngựa, ban nhạc và cờ xí.

Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC cũng nói về ý nghĩa của lễ Hiển Linh và nhấn mạnh rằng biến cố Chúa tỏ mình ra cho 3 Đạo Sĩ báo trước sự cởi mở hoàn vũ của Giáo Hội, ơn gọi của Giáo Hội rao giảng Tin Mừng cho mọi dân nước. Nhưng lễ này cũng nói cho chúng ta về cách thức Giáo Hội thực hiện sứ mạng ấy: bằng cách phản chiếu ánh sáng của Chúa Kitô và loan báo Lời Chúa. Các tín hữu Kitô được kêu gọi noi theo việc phục vụ mà Ngôi Sao dành cho các Đạo Sĩ. Họ phải chiếu sáng như những người con của ánh sáng, để thu hút mọi người về vẻ đẹp của Nước Chúa. Và họ phải trao tặng Lời Chúa cho những người tìm kiếm chân lý, chính Lời Chúa dẫn đến sự nhìn nhận nơi Đức Giêsu là ”Thiên Chúa thật và là sự sống vĩnh cửu” (1 Ga 5,20).

Sau kinh Truyền Tin và phép lành cho các tín hữu, ĐTC gởi lời chúc mừng đến các anh chị em tín hữu thuộc các Giáo Hội Đông phương mừng lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 7-1 hôm nay. Ngài nói: ”Ước gì lòng nhân từ của Thiên Chúa, được tỏ lộ trong Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, củng cố nơi tất cả mọi người, niềm tin cậy mến và ban ơn an ủi cho các cộng đoàn đang ở trong thử thách.”

ĐTC cũng nhắc lại rằng Lễ Hiển Linh là Ngày Truyền giáo của các trẻ em do Hội Giáo Hoàng Thánh Nhi đề nghị. Ngài khích lệ các em cộng tác vào sứ mạng của Giáo Hội qua lời cầu nguyện và sự dấn thân.

Sau kinh Truyền Tin, Ba Đạo Sĩ và một số người tùy tùng đã vào dinh Tông Tòa để dâng quà cho ĐTC, 3 món quà diễn tả lịch sử và đặc tính văn hóa của các thành phố liên hệ, trong đó có một khăn trải bàn thờ bằng vải gai, dệt bằng tay theo kỹ thuật truyền thống của miền Umbria, một bộ sách hai cuốn nói về nghệ thuật của thành phố Castello (Città del Castello) một bảng bằng bạc, sao nguyên tấm bảng được Đức Giáo Hoàng Celestino II trao tặng cho thành phố Castello vào năm 1142 để gắn trước bàn thờ (SD 6-1-2011)
 
Top Stories
Vietnam: un diplomate américain qui tentait de rendre visite au P. Nguyên Van Ly, a été brutalisé par les forces de Sécurité
Eglises d'Asie
07:56 06/01/2011
Des agents de la Sécurité brutalisent un diplomate américain tentant de rendre visite à Huê au P. Nguyên Van Ly

Eglises d'Asie - Dans un communiqué diffusé à Washington, le 5 janvier 2011, le département d’État américain proteste officiellement contre les mauvais traitements infligés par les services de la Sécurité publique vietnamienne à un fonctionnaire de l’ambassade des Etats-Unis à Hanoi, alors que celui-ci tentait de rendre visite au célèbre dissident, le P. Thaddée Nguyên Van Ly dans sa résidence à l’archevêché de Huê (1).

Dans l’après-midi du 4 janvier 2011, le père Ly avait informé les médias étrangers que les agents de Sécurité avaient brutalement empêché M. Christian Marchant, conseiller politique auprès de l’ambassade des Etats-Unis à Hanoi, de parvenir à sa résidence de l’archevêché de Huê pour le rencontrer.

Selon le récit du prêtre (2), en résidence surveillée à Huê pour traitement médical, le fonctionnaire américain avait fait le voyage depuis Hanoi par avion, puis s’était rendu de l’aérodrome de Ohu Bai à la résidence du prêtre en voiture de location. Mais bien avant son arrivée, des agents avaient été postés devant la porte de l’appartement du prêtre pour empêcher cette visite. Lors de son arrivée, M. Marchant a été bousculé, frappé et repoussé sous le regard de centaines de témoins.

À Washington, le 5 janvier en milieu d’après-midi, un communiqué émanant du département d’Etat faisait part de la profonde émotion éprouvée par les autorités américaines devant cet incident concernant un agent de l’ambassade des Etats-Unis. Elles protestaient auprès du gouvernement vietnamien et avertissaient ce dernier qu’il était de son devoir d’assurer la protection physique des diplomates étrangers contre toute attaque extérieure.

Le P. Nguyên Van Ly est toujours en principe, sur le coup d’une sentence le condamnant à une peine de huit ans de prison (3). Elle lui avait été infligée, le 30 mars 2007, par le tribunal populaire de Huê. Après les premières années de son séjour au centre pénitentiaire de Ba Sao au nord du Vietnam, de graves troubles de santé dus à une attaque cérébrale avaient obligé les autorités à l’hospitaliser puis à lui permettre d’interrompre momentanément sa peine afin de suivre un traitement médical au sein de l’archevêché de Huê où il réside maintenant depuis le 16 mars 2010. Il n’a pour le moment accompli que trois ans de sa peine. Sept ans lui restent donc encore à purger... Cependant le 28 août 3010, le haut fonctionnaire chargé de la publication de la liste des amnistiés pour la fête nationale, le général Lê Thê Tiêm, a expliqué que, bien que le nom du P. Ly ne figurât pas sur la liste, celui-ci serait dispensé de purger le reste de sa condamnation, en raison des progrès qu’il avait accomplis durant son séjour de quelques mois à l’archevêché. Rien par la suite, n’est venu confirmer cette déclaration.

Le P. Ly est loin d’être resté silencieux depuis sa libération provisoire du 16 mars dernier. De nombreux textes, dénonciations et pamphlets signés de son nom ont été envoyés à diverses instances internationales et ont circulé sur le réseau Internet. Vieil habitué des prisons communistes, le P. Ly totalise quelque 18 ans d’internement (4).

(1) http://www.reuters.com/article/idUSTRE7050CR20110106
(2) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-embassy-officer-got-beaten-by-police-in-vietnam-dhieu-01052011113036.html
(3) Voir EDA 536.
(4) Pour l'ensemble des faits, consulter EDA 321, 322, 323, 324, 325, 326, 327, 330, 331, 332, 335, 337, 340, 357, 358

(Source: Eglises d'Asie, 6 janvier 2011)
 
Pope brings toys, books to kids in Rome hospital
AP
11:45 06/01/2011
ROME – Pope Benedict XVI has brought stuffed animals, books and candy to children with spina bifida who are being treated at a Rome hospital.

Benedict brought the gifts to mark Epiphany, when Catholics believe the three kings brought gifts to the newborn Jesus. Benedict told the children and their families that he wanted to be like the kings and give the children gifts to show his love and affection.

The children, many in wheelchairs, gave Benedict little statues of the three kings and some drawings they'd made. He marveled at the artwork, kissed the children and blessed the babies who were brought to him.

The visit took place Wednesday at Rome's Gemelli hospital, which has a pediatric center for spina bifida, the spinal birth defect.

(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20110105/ap_on_re_eu/eu_italy_pope_2;_ylc=X3oDMTEwY2E0OHBpBF9TAzIwMjM4Mjc1MjQEZW1haWxJZAMxMjk0Mjc4Njc0)
 
Like the Magi, we seek the light that shows the path to take in life, Pope says
Asia-News
11:47 06/01/2011
Vatican City (AsiaNews) – The universe was not created randomly “as some would have us believe”. It bears “God’s signature” for his “criteria” are different from those of men. He became a babe in a grotto to save the world and did not show his power by creating, for example, a system in which everyone could have what they wanted because in so doing he would have taken away men’s freedom. During the Angelus, Benedict XVI referred to Jesus again in his wishes “to the brothers and sisters of the Eastern Churches who will celebrate Christmas tomorrow. May God’s goodness, which appeared in Jesus Christ, the Word incarnate, strengthen the faith, hope and charity in everyone, and give comfort to the communities that are currently under pressure.”

As Benedict XVI noted during Mass in Saint Peter’s Basilica and later during the Angelus, to follow the Magi, who arrive today in the grotto, provides a number of topics to reflect upon, starting with the “universal destination and meaning” of Jesus’ birth. The son of God in fact “came not only for the People of Israel, represented by the shepherds of Bethlehem, but also for humanity as a whole, represented by the Magi.” The latter were “wise men who watched the sky, not to ‘read’ the future in the stars, and eventually gain from it. They were men on a ‘quest’ for something greater; they were seeking the true light that shows the way to journey in life.”

“Epiphany,” the Holy Father told the 40,000 people present in Saint Peter’s Square for the Angelus, which was enlivened by shouts of ‘Viva la Befana’, “heralds the universal openness of the Church, its call to evangelise among the nations. Epiphany also tells how the Church carries out this mission, by reflecting the light of Christ and announcing his Word. Christians are called to imitate the service the star provided the Magi. They must shine like sons of light to attract everyone to the beauty of the Kingdom of God. To those who seek the truth, they must offer the Word of God that leads to recognise that Jesus “is the true God and eternal life (1 John, 5:20).

The Magi’s journey, “their desire to be guided by God’s signs,” which the Pope followed step by step during the Mass, begins with the meeting with Herod. The King is “a man of power who sees in the other only a rival to oppose. In the end, if we think about it, even God appears to him to be a rival, one who is especially dangerous, who tries to deprive men of their vital space, autonomy and power. He is a rival that shows the way to take in life and prevents us from doing all that we want.”

Herod’s “only thought is about the throne. Hence, God himself must be blotted out and people must be reduced to pawns to be moved around in the great game of power. [.. . ] However, we should ask ourselves whether there is a bit of Herod in each of us? Perhaps, sometimes we too see God as some kind of rival. Perhaps we too are blind to his signs, deaf to his words, because we think he limits our life and does not allow us to dispose of it as we see fit?”

“The Magi met scholars, theologians and experts who knew all about the Holy Scriptures, their possible interpretations, who were able to quote them chapter and verse and so were a precious help to those who wanted to journey on God’s path. But, as Saint Augustine noted, they loved to guide others, point the road, but they did not move or walk. For them, the Scriptures were like an atlas to read with curiosity, a collection of words and concepts to be intelligently examined. Yet, we may wonder whether we too are not tempted to view the Holy scriptures, this rich and vital treasure for the faith of the Church, as an object of study and discussion for specialists rather than the Book that tells us how to reach life?”

“Now we come to the star. What type of star did the magi see and follow? Over the centuries, astronomers discussed the question. [.. . ] Of course, that is interesting but it does not lead us to what is essential to understand the star. We must go back to the fact that those men were looking for God’s tracks; that they were trying to read his “signature” in creation. They knew that “The heavens declare the glory of God” (Ps, 19:2).

“The universe was not created randomly as some would have us believe. As we look upon it, we are invited to read something deeper into it, namely the Creator’s wisdom, God’s inexhaustible imagination, his infinite love for us. We should not allow ourselves to be limited by theories that go only so far and that, if we look at them carefully, whilst not in competition with faith are unable to explain the ultimate meaning of reality. We cannot but read eternal rationality in the world’s beauty, its mystery, greatness and rationality; we cannot avoid being led by it to the One God, creator of heaven and earth. If we see things this way, we shall see the One who created the world, the One who was born in a grotto in Bethlehem, the One who continues to live among us in the Eucharist. They are the same living God, who calls upon us, loves us and wants to lead us to eternal life.”

“The Magi’s journey leads to a reflection. The ‘king’ is not in Jerusalem, is not at the court. [.. . ] The star led them to Bethlehem, a small town; it led them to the poor and the humble to find the King of the world. God’s criteria are different from those of men. God does not show itself in the power of this world, but in the humility of his love, the love that calls on our freedom to be received to transform us and make us capable to reach the One who is Love. For us too, things are not so different from the way they were for the Magi. If someone asked for our opinion on how God could save the world, we might say that he would manifest his power in order to give the world a more just economic system, in which everyone has all they need. In reality, this would be a form of violence against man because it would deprive him of the fundamental elements that characterise him. In fact, our freedom and our love would not be involved. God’s power manifested itself in a very different way in Bethlehem, where we can see the apparent powerlessness of his love. That is where we must go, and where we can find God’s star.”

“A final and important element in the Magi story is clear. The language of creation allows us to cover a good deal of the path towards God, but it does not provide us with the ultimate light. In the end, it was necessary for the Magi to listen to the voice of the Holy Scriptures. Only they could show the way. Given the uncertainty of human discourses, God’s word is the true start that offers us the immense splendour of divine truth.

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Like-the-Magi,-we-seek-the-light-that-shows-the-path-to-take-in-life,-Pope-says-20435.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Diễn văn chào mừng của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
+ TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn,
02:59 06/01/2011
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010
Diễn văn chào mừng của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

Kính thưa Đức Hồng Y Ivan Dias, Đặc sứ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Tổng Trưởng Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân tộc của Tòa Thánh,
Kính thưa Ngài Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân và chính quyền các cấp hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị,
Kính thưa quý Đức Tổng Giám Mục và quý Đức Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và các Hội Đồng Giám Mục anh em,
Kính thưa quý vị Bề Trên của các Hội Dòng,
Kính thưa quý vị Thượng khách,
Kính thưa quý vị và anh chị em thân mến,

1. Hôm nay, tại Linh Địa La Vang, trong thời điểm cử hành đại lễ bế mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công giáo Việt Nam, năm kỷ niệm hai sự kiện lịch sử trọng đại: 350 năm Tòa Thánh thiết lập hai Địa phận Đại Diện Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong, 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Công giáo tại Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam cùng với mọi thành phần Dân Chúa trên Quê hương thân yêu, cũng như đang sống ở hải ngoại, xin mặc lấy tâm tình của Mẹ Maria trong kinh tạ ơn, để dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ tự đáy lòng: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi” (Lc 1, 46-47).

2. Hội đồng Giám mục Việt Nam cảm nhận biết bao hồng ân của Thiên Chúa trong suốt dòng lịch sử của Giáo Hội mình, một Giáo Hội đã được sinh ra và lớn lên từ dòng máu của các chứng nhân đức tin, nguyện tiếp nối truyền thống tuyệt vời của tổ tiên, hân hoan sống tình hiệp thông với Đấng kế vị Thánh Tông đồ Phêrô, Đức Thánh Cha BÊNÊĐICTÔ XVI, qua sự hiện diện của Vị Đặc sứ khả kính, Đức Hồng Y IVAN DIAS, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc cùng Phái đoàn Tòa thánh, và sự hiện diện đầy tình nghĩa của các Dòng Tu, các Tổ chức quốc tế và các Phái đoàn công giáo tại nhiều quốc gia.

3. Hội đồng Giám mục Việt Nam trân trọng sự hiện diện của Ngài Phó Thủ tướng Chính Phủ cùng với quý vị đại diện Chính quyền các cấp, từ trung ương đến địa phương; xin trân trọng sự hiện diện của các vị đại diện các Tôn giáo bạn và tổ chức xã hội tại địa phương.

4. Cử hành Năm thánh là dịp Giáo hội nhìn lại và lắng nghe bài học lịch sử: sự xuất hiện của Đạo Công giáo tại quê hương Việt Nam, Đạo Phúc Âm, Đạo của Yêu thương và Phục vụ, không nhằm mục đích nào khác hơn là muốn mang đến cho Đất Nước và Dân tộc Việt Nam sứ điệp Tin Mừng: Thiên Chúa yêu thương và cứu độ con người. Lịch sử Dân tộc cho thấy đức bác ái của đạo Công giáo đã gặp gỡ lòng từ bi bao la của Phật giáo, cảm thức tâm linh sâu sắc của Đạo giáo, triết lý xã hội thực tiễn của Khổng giáo và lòng mộ đạo bẩm sinh của người dân Việt, luôn tôn kính Trời-Phật, luôn thực hành đạo hiếu, để bày tỏ lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành, cũng như đối với các bậc anh hùng dân tộc. Sự gặp gỡ lịch sử giữa những giá trị tâm linh ấy góp phần làm nên chiều sâu cho nền văn hóa Việt Nam. Lịch sử cho thấy rằng: bên cạnh những đóng góp rất đáng trân trọng của các tôn giáo bạn, đạo Công giáo đã mang lại cho Dân tộc chúng ta những hoa quả văn hóa tốt lành, như chữ Quốc ngữ, thi ca, thánh ca, giáo dục, kiến trúc Công giáo, và sự dấn thân nhiệt tình của nhiều thế hệ người Việt Nam Công giáo nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng.[1] Những công dân Công giáo hôm nay và ngày mai tiếp tục làm cho đạo Phúc Âm sinh nhiều hoa quả tốt lành hơn nữa, bởi lẽ Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam ý thức rất rõ về sứ vụ của mình là “loan báo Phúc Âm và làm chứng về Chúa Kitô như nét đặc thù và việc phục vụ cao nhất mà mình có thể hiến tặng cho đồng bào, và qua đó góp phần vào việc phát triển nhân bản và tâm linh của con người, đồng thời đóng góp cho sự phát triển đất nước”. [2]

5. Nhìn lại Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, chúng ta có thể ghi nhận những nét nổi bật: Lễ khai mạc tại Sở Kiện thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, nhằm ngày lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 24 tháng 11 năm 2009; Đại Hội Dân Chúa từ ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 2010 tại Trung Tâm Mục Vụ Saigon của Tổng Giáo phận Thành phố Hồ chí Minh; và hôm nay, đại lễ bế mạc Năm Thánh tại Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc La Vang thuộc Tổng Giáo phận Huế. Đất nước Việt Nam liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, là một quốc gia thống nhất; Giáo Hội của Chúa Kitô tại Việt Nam cũng là một Giáo Hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền, có chung một sứ vụ, là “loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa, tiếp nối sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, góp phần kiến tạo nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trên quê hương đất nước này”. [3]

6. Tôi xin được thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam và thay mặt Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam nói lên lời cám ơn chân thành với Đức Hồng Y Ivan Dias:

- Đức Hồng Y đã đến thăm chúng con với danh nghĩa là Vị Đặc sứ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: điều đó chứng minh Giáo Hội Công giáo Việt Nam luôn sống hiệp thông với Đấng kế vị Thánh Phêrô ở trần gian và qua ngài, hiệp thông với Giáo Hội Công giáo toàn cầu;

- Đức Hồng Y còn đến với chúng con trong tư cách là Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc: chúng con biết ơn Đức Hồng Y và nhân cơ hội này, chúng con muốn nói lên lòng hiếu thảo, tri ân đối với Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc, và với tất cả những ai, vì yêu mến Chúa và Phúc Âm của Chúa, đã quảng đại hy sinh và giúp đỡ chúng con.

Chúng con hãnh diện có Đức Hồng Y ở giữa chúng con để chủ tế Thánh Lễ bế mạc Năm Thánh và chia sẻ Lời Chúa cho Dân Chúa.

Kính xin Đức Hồng Y đệ trình lên Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lòng biết ơn, yêu mến và trung thành của mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam đối với Vị Đại Diện Chúa Kitô. Các lời giáo huấn và sứ điệp của Ngài luôn là nguồn cảm hứng, khích lệ lớn lao và hướng dẫn sáng suốt cho Giáo Hội Việt Nam chúng con.

7. Tôi chân thành cám ơn Ngài Phó Thủ Tướng Chính Phủ và các vị đại diện Chính quyền các cấp, đã đến tham dự lễ bế mạc Năm Thánh của cộng đồng Công giáo Việt Nam tại linh địa La Vang này. Chúng tôi nguyện luôn đồng hành cùng Dân tộc mình, góp phần vào sự nghiệp chung: “xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng”. [4]

8. Tôi cũng chân thành cám ơn các Vị Khách quý đến từ các Giáo Hội Công giáo thuộc nhiều châu lục, cám ơn các Dòng Tu, các tổ chức quốc tế; cám ơn Quý vị Đại diện các tôn giáo bạn đã bày tỏ sự liên đới với chúng tôi.

Sau hết, xin chân thành cám ơn mọi thành phần Dân Chúa đã đóng góp bằng lời cầu nguyện, bằng sự hy sinh thầm lặng, bằng ý kiến xây dựng, và bằng cả chia sẻ vật chất để cho các cuộc lễ trong Năm Thánh này được diễn ra tốt đẹp.

9. Giờ đây, chúng ta hướng lòng về Đức Mẹ La Vang, để gửi gắm những tâm tình và quyết tâm của chúng ta cho Đức Mẹ, là người Mẹ hiền đầy lòng nhân ái, luôn cứu giúp và che chở đoàn con cái chạy đến cùng Mẹ:

“Lạy Đức Mẹ La Vang, xin Mẹ đồng hành với chúng con trong cuộc hành trình đức tin bước theo dấu chân Chúa Giêsu, sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đích thực và sự phát triển toàn diện của tất cả mọi đồng bào Việt Nam thân yêu của chúng con. Amen”.

La Vang, ngày 05 tháng 01 năm 2011

Tổng Giám mục Hà Nội,
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

------------------------------------------------------------
[1] Xem Huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI ngỏ với HĐGMVN ngày 27-06-2009 tại Roma.
[2] Xem Huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI ngỏ với HĐGMVN ngày 27-06-2009 tại Roma.
[3] Xem Sứ điệp của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010, các số 2, 6 và 8.
[4] Xem Huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI ngỏ với HĐGMVN ngày 27-06-2009 tại Roma.

(Nguồn: hdgmvietnam.org)
 
Thánh lễ bế mạc Năm Thánh 2010 tại La Vang ngày 6-1-2011 - Bài giảng của ĐHY Ivan Dias
+ ĐHY Ivan Dias
03:03 06/01/2011
Lễ bế mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam
tại Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc La Vang
Ngày 6-1-2011, Lễ Hiển Linh


Bài giảng của ĐHY Ivan Dias

WHĐ (6.1.2011) – Sáng nay 6-1-2011, Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam đã chính thức khép lại với Thánh lễ trọng thể tại Lễ đài của Trung tâm Thánh Mẫu La Vang. Thánh lễ do Đức Hồng y Ivan Dias – Bộ trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc, Đặc sứ của Đức Thánh Cha, chủ tế cùng với 35 giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, 7 giám mục thuộc các Hội đồng Giám mục anh em và khoảng 1200 linh mục. Hơn 500.000 tu sĩ và giáo dân khắp nơi trong nước và ngoài nước đã tham dự Thánh lễ đặc biệt long trọng này.

Lúc 7g đoàn rước bắt đầu tiến ra Lễ đài trong tiết trời khá đẹp. Thánh lễ khởi sự lúc 8g. Mở đầu bài giảng, ĐHY Dias chúc mừng Giáo Hội Việt Nam nhân dịp kỷ niệm hai đại lễ: 350 năm thành lập hai giáo phận Tông tòa đầu tiên và Kim Khánh thành lập hàng giáo phẩm Công giáo tại Việt Nam. Ngài điểm qua các cử hành chính trong Năm Thánh và nêu bật ý nghĩa của việc bế mạc Năm Thánh vào ngày Lễ Hiển linh hôm nay, ngày lễ ý nghĩa nhất của sứ mệnh Giáo Hội: đó là sự tỏ mình của Chúa Giêsu cho các Dân các Nước. ĐHY mời gọi mọi người cảm tạ Chúa về mọi hồng ân đã lãnh nhận trong quá khứ và trong Năm Thánh này, nhờ sự hy sinh quảng đại của các nhà truyền giáo. Kết thúc bài giảng, ngài nguyện xin cho mọi người noi gương 3 nhân đức của Đức Mẹ: Fiat, vâng theo ý Chúa – Magnificat, ca ngợi cảm tạ Chúa và Stabat, nhẫn nại và bền đỗ.

Thánh lễ kết thúc lúc 10g40. Lúc này trời đã đổ mưa như hồng ân Chúa tuôn đổ trên Giáo Hội Việt Nam.

Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Hồng y Ivan Dias, sứ của Đức Thánh Cha

“Đây là ngày Thiên Chúa đã dựng nên,
Chúng ta hãy ca mừng và hãy vui lên!"


Anh chị em thân mến trong Chúa Giêsu Kitô,

1. Chúng ta họp nhau đây để cử hành Năm Thánh của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, kỷ niệm 350 năm thành lập hai địa phận tông tòa đầu tiên “Đàng Trong và Đàng Ngoài” và Kim Khánh thành lập hàng giáo phẩm Công giáo tại Việt Nam. Tôi hết lòng chúc mừng hai đại lễ kỷ niệm này. Phụng vụ Thánh Thể hôm nay muốn là một cử hành tạ ơn trọng thể của toàn Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam.

2. Sau những chuẩn bị lâu dài và các lễ nghi khai mạc trọng thể tại Sở Kiện trong Tổng giáo phận Hà Nội ngày 24 tháng 11 năm 2009, Giáo Hội Việt Nam đã phát động ở cấp giáo phận và cấp giáo xứ nhiều cử hành, hành hương, sáng kiến mục vụ và đạo đức, và sau cùng là Đại hội Dân Chúa diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 11 vừa qua. Năm Thánh đến hồi kết thúc và đạt đỉnh cao nhất trong đại lễ Hiển Linh, dưới cái nhìn âu yếm hiền mẫu của Đức Trinh Nữ rất thánh Maria, Đức Bà La Vang, Mẹ của chúng ta ở trên trời. Giáo Hội Việt Nam, dưới sự dẫn dắt khôn ngoan của Hội đồng Giám mục, đã muốn bế mạc Năm Thánh trong ngày lễ ý nghĩa nhất của sứ mệnh Giáo Hội: đó là sự tỏ mình của Chúa Giêsu cho các Dân các Nước.

Thiên Chúa là Tình Yêu (x. 1Ga 4,8) đã tỏ mình trong người Con duy nhất của mình, ở Bêlem cách đây hai ngàn năm và còn tiếp tục tỏ mình cho chúng ta và cho tất cả những ai biết nhận ra Người trong đời sống hằng ngày. Thật vậy, “những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,12).

3. Hiệp nhau quanh bàn thánh này được dựng lên giữa trời và đất, chúng ta tiến dâng Thiên Chúa “hy lễ ca tụng” (x. Dt 13,15), để cảm tạ Người về mọi hồng ân đã lãnh nhận trong quá khứ và trong Năm Thánh này. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa, Cha nhân hậu của chúng ta, về tình yêu vô biên đối với chúng ta, vì Người đã chọn chúng ta, không do công nghiệp gì của chúng ta, giữa gần 7 tỉ người sống trên trái đất này.

Nhờ sự giảng dạy quảng đại và can đảm của các thừa sai đến từ các nước xa xôi, chúng ta được biết Tin Mừng của Chúa Kitô, Đấng Cứu thế duy nhất của thế giới, và trong Người chúng ta tuyên xưng đức tin với lời tuyên xưng của Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16).

Chúa Giêsu là quà tặng lớn nhất và quý nhất mà Thiên Chúa, Cha chúng ta ở trên trời, đã ban cho mỗi người chúng ta và cho toàn thể nhân loại.Vì thế lễ Hiển Linh phải khơi động trong chúng ta và trong mọi tín hữu, tâm tình ngợi khen và cảm tạ về hồng ân đức tin, và mời gọi chúng ta chia sẻ món quà vô giá này cho các anh chị em ngoài Kitô giáo, cầu nguyện và làm việc “ngõ hầu mọi người trong vũ trụ trở thành Dân Chúa, Thân thể Đức Kitô và Đền thờ Chúa Thánh Thần” (LG, 17).

4. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì các ân phúc dồi dào đã đổ xuống trên Giáo Hội tại Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua, từ ngày Tin Mừng được rao giảng trên Đất nước này. Với lòng tri ân thẳm sâu chúng ta nhớ lại tất cả những người đã góp phần xây dựng và làm phát triển Giáo Hội này bằng chính mồ hôi và xương máu của họ. Đồng thời chúng ta cũng nắm bắt cơ hội đặc biệt mà Năm Thánh cống hiến, để tự vấn lương tâm - trong tư cách cộng đồng Giáo Hội cũng như trong tư cách cá nhân – chúng ta có thể sống đức tin thế nào cho tốt hơn và có thể thực hành khá hơn sứ mệnh chúng ta đã nhận lãnh từ Chúa Giêsu Chúa chúng ta: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28, 19-20). Huấn lệnh nây ngày nay rất khẩn trương và nghiêm khắc hạch hỏi lương tâm chúng ta, khi chúng ta nghĩ đến 94% người Việt chưa biết Chúa Giêsu.

5. Việc cử hành Năm Thánh mời gọi chúng ta nghe lại lời Đức Gioan Phaolô II: “Tôi khuyến khích các mục tử Giáo Hội địa phương, được hỗ trợ và tham dự của các thành phần Dân Chúa khác nhau, tin tưởng vạch ra các giai đoạn cho con đường tương lai, hòa hợp với các lựa chọn của các cộng đoàn giáo phận, với các lựa chọn của các Giáo Hội láng giềng và của Giáo Hội toàn cầu” (NMI, 29). Vì thế, cần phải “bắt đầu lại từ Chúa Kitô”, một Chúa Kitô cần được biết, yêu mến, bắt chước, loan báo, để sống trong Người đời sống ba ngôi và để nâng cao với Người, lịch sử Đất nước này (x. Nt).

Tôi chắc rằng các đề nghị của Đại hội Dân Chúa đã diễn ra trong tháng 11 vừa qua, sẽ vạch ra những hướng đi mục vụ và truyền giáo cụ thể cho Giáo Hội này trong những năm sắp đến, làm nổi bật bản tính của Giáo Hội, đời sống cầu nguyện cá nhân được nuôi dưỡng bởi sự tham dự hiệu quả phụng vụ và các bí tích, nhất là Thánh Thể, bởi việc đọc, suy niệm Lời Chúa; việc nên thánh, đức ái, việc thăng tiến con người toàn diện, các công tác bác ái xã hội, thánh hóa gia đình, giáo dục giới trẻ, hội nhập văn hóa, cổ võ khắp nơi lòng sùng kính Thánh Thể và Đức Mẹ Maria, và truyền giáo trong ý nghĩa rộng rãi nhất của nó.

6. Tôi cầu nguyện để sau các cử hành đẹp đẽ này, mỗi người trong anh chị em đang làm thành 6 triệu người công giáo Việt Nam, từ các giám mục, linh mục, đến người giáo dân sau cùng, quyết định dấn thân cách nghiêm túc để hoán cải và thánh hóa bản thân, cho vinh quang Chúa, cho việc truyền bá đức tin và cho hương thơm Chúa Giêsu Kitô tỏa lan qua công việc làm và qua chứng tá đời sống cá nhân.

Thực vậy, nếu Giáo Hội Việt Nam hãnh diện có 117 Thánh tử đạo được phong hiển thánh, cầu bầu cho mình cạnh tòa Chúa, Giáo Hội Việt Nam hơn bao giờ hết cần sự thánh thiện của con trai con gái mình, vốn sống bình thường nhưng can đảm bên cạnh những người anh em đồng bào trong xã hội, trong môi trường làm việc, trong hãng xưởng, ở học đường, nơi bàn giấy, trong nhà máy, ngoài đường phố, trên xe buýt, giữa chợ đời.

“Chính anh em là muối cho đời… Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13-14). Dù ở bất cứ nơi đâu, chúng ta phải thánh hóa bản thân, thánh hóa việc làm hoàn hảo hóa nó để dâng lên Chúa, thánh hóa môi trường làm cho nó lành mạnh hơn, nhân bản hơn, liêm chính hơn, công bằng hơn. Chính nhờ sống yêu thương nhau mà người ta nhận ra chúng ta là môn đệ Đức Kitô (x. Ga 13,35). Chúa Kitô đã thắng thế gian, Người cũng muốn chúng ta cùng thắng với Người, với Người và trong Người.

Thưa anh chị em, đó là những tâm tình và những lời cầu chúc chân thành nhất tôi muốn gửi đến anh chị em ngày cữ hành bế mạc Năm Thánh này, dưới chân Đức Mẹ La Vang. Chúng ta nhớ lại với lòng biết ơn Đức Trinh Nữ đã hiện ra nơi đây năm 1798 để an ủi những tín hữu dầu tiên lánh nạn trong rừng, chịu đau khổ vì bách hại, vì đói khát, vì thời tiết khắc nghiệt. Đức Mẹ đã nói với những người công giáo bị lùng bắt bấy giờ rằng: “Các con hãy vững tâm, hãy cam lòng chịu đau khổ: Mẹ đã nghe lời cầu các con. Từ nay về sau tất cả những ai đến đây cầu nguyện, sẽ thấy ước nguyện của họ được khấng nhậm”.

Tôi xin phó thác Nước Việt Nam thân yêu này cho Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Mẹ La Vang, và tôi cầu nguyện với anh chị em, cho sự phồn thịnh vật chất và thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

Nguyện cầu Đức Trinh Nữ Maria thương cho anh chị em biết sống gương mẫu đời sống Kitô và biết bắt chước ba nhân đức lớn của Mẹ, đó là: FIAT-MAGNIFICAT-STABAT. FIAT bằng cách chấp nhận luôn luôn và không dè dặt ý muốn của Thiên Chúa. MAGNIFICAT bằng cách ca ngợi và cảm tạ Chúa về các ân sủng và ơn lành lớn nhỏ mà Người ban cho. STABAT bằng cách sống nhẫn nại và bền đỗ những thách đố và khó khăn của cuộc sống hằng ngày cho hơi thở cuối cùng.

“Lạy Đức Mẹ La Vang, xin cầu cho chúng con. Amen.”

(Nguồn: hdgmvietnam.org)
 
Tường thuật Đại Lễ Bế mạc Năm Thánh tại La Vang
Ban Thông Tin
03:09 06/01/2011
TƯỜNG THUẬT ĐẠI LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH
Ngày 06/01/2011

  • 7giờ 00 tiếng trống kèn nổi lên rộn rã báo hiệu một Đại lễ sắp diễn ra trên Lễ đài La Vang.
  • 7g15: Các đoàn đại biểu 26 Giáo Phận và đại diện cộng đồng Công giáo Hải ngoại, cùng quý tu sĩ nam nữ, vào các vị trí ở phía trước Lễ đài.
  • 7g45: MC mời gọi mọi người hướng tâm hồn lên đón mừng Đại lễ Bế mạc Năm Thánh. Tiếng trống, kèn, tiếng đàn du dương tấu lên khúc nhạc “Đêm Thánh Vô Cùng”.


Đoàn rước Đức Hồng Y Ivan Dias, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha Chủ lễ, cùng 42 Giám mục, gần 1.000 Linh mục đồng tế khởi đi từ hai bên Nhà Nguyện ra quảng trường Lễ đài chính. Ca đoàn tổng hợp cất lên bài ca nhập lễ “Niềm vui dâng cao” của Mi Trầm, mọi người cùng hoà theo trong niềm vui, phấn khởi. Vâng, Chúa Cứu Thế đã đến, Ngài là Vua Vinh Quang, Vua Thái Bình. Chính vì thế, ca đoàn lại chuyển sang ca khúc: “Trăm triệu lời ca” của Nguyễn Văn Hoà. Tạ ơn Chúa vì “hôm nay muôn dân đã được thấy ánh sáng” – Ánh sáng toả rạng từ Mầu Nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa làm người. Ánh sáng từ tình yêu bao la, cao xa và tuyệt diệu của Thiên Chúa dành cho con người, đặc biệt là cho toàn thể con dân Việt Nam hôm nay, trong dịp Đại lễ Bế mạc Năm Thánh này – Bài ca “Ngày Ánh Sáng” của Nguyên Kha.

Đức Cha Giuse NGUYỄN CHÍ LINH, Phó Chủ tịch HĐGM/VN giới thiệu Đức Hồng Y Ivan Dias, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha và Phái đoàn Tòa thánh… Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Chủ Tịch HĐGM/V, Đức Cha Philip Wilson DD, Tổng Giám Mục giáo phận Adelaide, kiêm chủ tịch HĐGM Úc Châu, ĐGM GUY DE KÉRIMEL, GP. Grenoble (Pháp ); ĐGM MANGKHANEKHOUN, LING Giám quản Tông Toà Pakse, LÀO Chủ tịch CELAC; ĐGM OLIVIER SCHMITTHAEUSLER - Giám quản Tông Toà Phnom Penh, Cambodia, MEP, người Pháp. Đại diện cho MEP trong dịp Đại lễ Bế mạc Năm Thánh này; LM GHEZZI MARIO, Đại Diện Tông Toà Phnom Penh; Đức Cha Đa minh Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo Phận Orange, bang California, Hoa Kỳ… cùng tất cả các vị thượng khách, các vị đại diện HĐGM ngoại quốc, HĐGM Việt Nam, Quý Đan Viện Phụ, Quý Đức Ông… về tham dự Đại lễ Bế mạc Năm Thánh.

MC mời Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Tổng thư ký HĐGM/VN tuyên đọc Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI.

Cộng đoàn lại đồng thanh cất cao lời ca nhập lễ “Niềm vui dâng cao”.

Đức Hồng Y làm dấu thánh lễ bắt đầu Thánh Lễ.

- Bài đọc I: trích sách tiên tri Is 60,1-6 do một Giáo dân nữ, Giáo Phận Phát Diệm tuyên đọc.
- Đáp ca: Lạy Chúa, khắp bàn dân thiên hạ sẽ đến thờ lạy Ngài. Tv 71, 2. 7-8. 10-11a. 12-13 của Xuân Thảo.
- Bài đọc II: trích thư của Thánh Phaolô gởi tín hữu Ep 3,2-3a.5-6 do một Giáo dân Giáo Phận Phát Diệm tuyên đọc.
- Alléluia: Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện ở Phương Đông và chúng tôi đến để triều bái Người. (Xuân Thảo)
- Bài Tin Mừng theo Thánh Mt 2,1-12 do một Linh mục Giáo Phận Phát Diệm công bố.

Bài giảng lễ của Đức Hồng Y Ivan Dias, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha:

Trước hết Đức Hồng Y dùng câu Thánh vịnh: “Đây là ngày Thiên Chúa dựng nên, chúng ta vui mừng hoan hỷ” để nói lên niềm vui của ngày Đại lễ.

Ngài chào mọi người và biểu tỏ niềm vui vì được hiện diện giữa cộng đoàn dân Chúa hôm nay.

Ngài chúc mừng HĐGM/Việt Nam đã tổ chức Đại lễ Bế mạc Năm Thánh thành công, tốt đẹp.

Đức Hồng Y tạ ơn Chúa vì Giáo Hội Việt Nam đang được điều khiển dưới sự khôn ngoan của HĐGM/Việt Nam.

Ngài mời gọi tất cả cộng đoàn cảm tạ Thiên Chúa về Hồng Ân Năm Thánh, về sự tuyển chọn của mỗi người trong dân Thánh. Ngài nhắc lại công ơn của các Vị Thừa Sai, chính nhờ lời rao giảng của các Thừa Sai mà chúng ta đón nhận được đức tin.

Ngài khẳng định: Chúa Kitô là quà tặng lớn nhất và duy nhất mà Thiên Chúa Cha đã ban tặng cho nhân loại. Vì thế, lễ Hiển Linh khơi dậy cho chúng ta hồng ân được lãnh nhận đức tin. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì các ơn phúc dồi dào Ngài đổ xuống cho dân tộc Việt Nam trong suốt những thế kỷ qua. Ngài nhắc nhớ lại công đức cao dày của các Vị đã xây dựng Giáo Hội Việt Nam bằng chính xương máu của mình. Ngài khuyên mọi người cố gắng sống sao cho tốt hơn để xứng với những gì mình đã lãnh nhận và ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa.

Ngài cũng mong muốn qua việc cử hành Năm Thánh này mỗi người tin tưởng vạch ra con đường tương lai cho mình, cho Giáo phận… nhưng tất cả cần xuất phát lại từ Đức Kitô.

Đức Hồng Y tin chắc Đại lễ Bế mạc Năm Thánh làm nổi bật đặc tính của Giáo Hội hiệp nhất, yêu thương. Chính Thánh Thể là đỉnh cao, là mối dây nhất sự hiệp nhất, yêu thương này.

Ngài cầu nguyện cho Đại lễ và cho mỗi người, từ các Giám mục, Linh mục, đến giáo dân được có một quyết định dấn thân truyền bá đức tin trong đời sống cá nhân của mình.

Ngài cũng cho thấy Giáo Hội Việt Nam hãnh diện nhờ có 117 vị Thánh Tử đạo. Ngài mong muốn mỗi người cũng sẽ là muối đất cho đời hôm nay, luôn thánh hoá bản thân, môi trường nhân bản hơn, liêm khiết hơn…

Ngài khẳng định rằng Chúa Kitô đã thắng thế gian, Người cũng muốn chúng ta cùng thắng với Người, nhờ Người và trong Người.

Rất nhiều tâm tình sâu sắc, đầy tình thương mà Đức Hồng Y muốn gởi đến tất cả cộng đoàn dân Chúa hôm nay.

Ngài cũng nhắc lại lời mời gọi của Mẹ La Vang: Các con hãy thành tâm cầu nguyện, Mẹ đã nghe lời các con. Ngài trao phó đất nước Việt Nam thân yêu cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria. Ngài mong muốn mỗi người bắt chước Mẹ qua ba tiếng: Fiat - chấp nhận mọi nghịch cảnh, Magnificat luôn ca ngợi hồng ân Thiên Chúa và Stabat chấp nhận đau khổ đến cuối cuộc đời để đạt ơn Cứu Rỗi như Mẹ dưới chân Thánh Giá.

Sau bài giảng lễ, MC cho biết Đức Thánh Cha ưu ái ban cho Giáo Hội Việt Nam chúng ta một Chén Thánh. Đức Hồng Y nói rằng ngài rất vinh dự mang đến đây món quà này và Chén Thánh sẽ được mang lên dâng trong Thánh lễ hôm nay.

Cộng đoàn vỗ tay vui mừng, cảm tạ.

Đức Cha Chủ Tịch HĐGM/Việt Nam xướng kinh Tin Kính và cộng đoàn cùng rập ràng tuyên xưng.

Lời nguyện giáo dân với các ý như sau:

  • Đức Thánh Cha đã thương ban cho Giáo Hội Việt Nam một Năm Thánh và gởi Đức Hồng Y đến với chúng ta hôm nay. Chúng ta cùng cầu xin cho Đức Thánh Cha và Đức Hồng Y Đặc Sứ được đầy Thánh Thần, trở nên ánh sáng hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống hôm nay.
  • Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã xả thân yêu thương, phục vụ mọi người. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mọi Kitô hữu nhiệt thành loan báo Tin Mừng trên quê hương Việt Nam theo gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
  • Năm Thánh mời gọi các tín hữu phát triển Mầu Nhiệm - Hiệp Thông- Sứ Vụ. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần xuống trên mỗi người và cho gia đình của chúng ta, để chúng ta sống được những gì như Giáo Hội mong muốn
  • Năm Thánh kết thúc đầy tin yêu hy vọng, cầu xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ cho anh chị em hành hương trong, ngoài nước được hiệp nhất yêu thương, vui sống để trở nên ánh sáng Tin Mừng của Chúa.

Tổng nguyện: Lạy Chúa là Cha nhân ái, cảm tạ Cha đã ban muôn hồng ân cho chúng con trong Năm Thánh này, xin tiếp tục ban ơn trợ giúp chúng con trong suốt cuộc đời chúng con.

- Đoàn dâng lễ gồm nhiều thành phần dân Chúa khắp nơi, từ Thái Lan, Lào… tiến dâng lễ vật lên Ba Ngôi Thiên Chúa: “Khói hương trầm quyện bay nơi Bàn Thánh, nến tôn thờ toả lan ánh huyền siêu…” Xin dâng về Ba Ngôi Bánh Rượu, nhọc nhằn lao công của chúng con. Khấn xin Ba Ngôi thương nhận của lễ với cả tâm tình tạ ơn chúc tụng Ngài. Cộng đoàn hợp với lời ca tiếng hát của ca đoàn tổng hợp với ca khúc “Lễ Vật dâng Chúa Hài Nhi” của Phương Anh, và ca khúc “Dâng Ba Ngôi” của Thế Thông, có nhạc cụ dân tộc hoà điệu râm ran, tuyệt vời.

Phần Hiệp lễ:

Ban Trật tự mở đường để quý Linh mục trao Mình Thánh Chúa. Ca đoàn tổng hợp cất muôn lời ca “Đêm Bình An” của Ngô Duy Linh; “Tình Yêu Của Chúa” của Ngọc Linh (kết hợp dàn Nhạc cụ dân tộc); “Cao Vời Khôn Ví” của Hùng Lân; “Hãy Ngợi Khen Chúa” của Ngô Duy Linh.

Trời bắt đầu đổ mưa nhẹ, ban tổ chức đã có sự chuẩn bị sẵn áo mưa và dù. Áo mưa cho tất cả mọi thành phần dân Chúa còn dù cho quý Linh mục và các chú đem phân phát cho tất cả mọi người tham dự.

Sau lời nguyện hiệp lễ:

Linh Mục Quản Nhiệm La Vang mời Đức Hồng Y Đặc Sứ, Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch HĐGM/VN, Đức Tổng Giám Mục Huế cùng đến nơi làm phép Viên Đá Đầu Tiên xây dựng Vương Cung Thánh Đường La Vang.

- Đức Hồng Y Đặc Sứ của Đức Thánh Cha làm phép Viên đá đầu tiên và 27 viên đá tượng trưng 26 giáo phận và cộng đồng Việt Nam hải ngoại.

• đọc Lời nguyện ( tiếng latinh)
• rảy nước thánh lên các viên đá và tấm bia

- Đặc Sứ mở tấm lụa phủ bia kỷ niệm Năm Thánh 2010.

Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế long trọng tuyên đọc nội dung trên bia như sau:

MỪNG KỶ NIỆM
350 năm thiết lập 2 Giáo phận Tông Tòa
Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659- 2009)
50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam ( 1960- 2010),
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO VIỆT NAM
cử hành

ĐẠI LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010
ngày 24 tháng 11 năm 2009 tại Sở Kiện
Tổng Giáo phận Hà Nội

ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 2010
tại Trung Tâm Mục Vụ
Tổng Giáo phận Sài Gòn

ĐẠI LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH 2010
cũng là ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG LẦN THỨ 29
ngày 04 đến 06 tháng 01 năm 2011
tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang
Tổng Giáo phận Huế

Để muôn đời cảm tạ tri ân
lòng thương xót của Thiên Chúa
ơn phù hộ của Mẹ Maria La Vang
và các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Trước sự hiện diện của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
và Cộng đoàn hành huơng
trong Đại lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 ngày 06 tháng 01 năm 2011
Đặc sứ của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI
Đức Hồng Y Ivan Dias Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo
làm phép Viên đá đầu tiên và 27 viên đá
tượng trưng 26 Giáo phận
và Cộng đồng Công giáo Việt Nam Hải ngoại
để xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.

Mọi người vỗ tay, trống kèn trổi lên trong niềm vui tràn trào, vỡ lỡ.

MC trân trọng kính mời Đức Tổng Giám Mục Huế lên đọc diễn văn Bế mạc Năm Thánh.

Cộng đoàn lại vỗ tay tạ ơn Hồng Ân Chúa như mưa, như mưa đang tuôn đổ trên đoàn con. Thật đúng như vậy, bầu trời lất phất mưa rơi

Đức Hồng Y Đặc Sứ của Đức Thánh Cha ban Phép lành Tòa Thánh nhân dịp Đại lễ Bế mạc Năm Thánh và Đại Hội Hành Hương La Vang lần thứ 29.

Ban tổ chức tặng quà cho các Linh mục trước khi ra về. Quà tặng của ban tổ chức thật đầy ý nghĩa, lưu ghi nhiều kỷ niệm của cuộc Đại lễ Bế mạc Năm Thánh trong mưa.

Mọi người cùng hợp lòng hoà vang khúc ca “Cùng Mẹ ra khơi”

Trên bầu trời giờ đây đang tung bay 28 lá phướn viết tên của các Giáo Phận:

1. Tổng Giáo phận Hà Nội
2. Giáo phận Bắc Ninh
3. Giáo phận Bùi Chu
4. Giáo phận Hải Phòng
5. Giáo phận Hưng Hoá
6. Giáo phận Lạng Sơn
7. Giáo phận Phát Diệm
8. Giáo phận Thái Bình
9. Giáo phận Thanh Hoá
10. Giáo phận Vinh
11. Tổng Giáo phận Huế
12. Giáo phận Ban Mê Thuột
13. Giáo phận Đà Nẵng
14. Giáo phận Kontum
15. Giáo phận Nha Trang
16. Giáo phận Qui Nhơn
17. Tổng Giáo phận Sài Gòn
18. Giáo phận Bà Rịa
19. Giáo phận Cần Thơ
20. Giáo phận Đà Lạt
21. Giáo phận Long Xuyên
22. Giáo phận Mỹ Tho
23. Giáo phận Phan Thiết
24. Giáo phận Phú Cường
25. Giáo phận Vĩnh Long
26. Giáo phận Xuân Lộc
27. Cộng đồng Công giáo Hải ngoại
28. Vương Cung Thánh Đường La Vang - Lễ Bế mạc Năm Thánh và làm phép Viên đá đầu tiên.

MC nói lời từ giã 26 giáo phận và cộng đồng công giáo hải ngoại.

Kính chúc mọi người ra về trong an bình. Hẹn tái ngộ.

Tạ ơn Chúa, cám ơn Mẹ La Vang đã ban cho đoàn con một Đại lễ Bế mạc Năm Thánh thành công tuyệt vời. Ai cũng lưu luyến với Mẹ không muốn chia tay giã từ ra về. Xin Mẹ tiếp tục cầu cùng Chúa ban bình an cho chuyến trở về của con cái Mẹ trong dịp Đại lễ này.
 
Tường trình tóm lược về Đại lễ Bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam
Trương Trí
12:53 06/01/2011
Như những thông báo của Ban Tổ chức về thời tiết khắc nghiệt của miền Trung, đặc biệt thời tiết của Huế và Quảng trị. Vào mùa sau lễ Giáng sinh, năm nào cũng mưa dầm và rét buốt. Thế nhưng, trước những ngày diễn ra Đại lễ, trời nắng ấm: tất cả mọi sự chuẩn bị đều tốt đẹp. Ngày khai mạc, hình như Mẹ muốn thử thách tấm lòng của con cái Mẹ, trời đổ mưa và trở lạnh. Sáng ngày 5.1. trời vẫn mưa nhẹ, đến trưa thì bắt đầu tạnh ráo. Trên hai con đường từ quốc lộ 1 vào Thánh địa La vang, dòng người và xe cộ vẫn tấp nập tiến vào. Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền, quản nhiệm Trung tâm Thánh Mẫu La Vang với nét mặt luôn đầy ưu tư, lo lắng về thời tiết, ngài vẫn hết lòng phó dâng cho Mẹ định liệu. Thực tế, ngài cũng đã hết lòng với Mẹ từ khi Tổng giáo phận Huế đảm nhận việc tổ chức lễ Bế mạc Năm Thánh tại La vang. Và Mẹ không phụ lòng tin tưởng của con cái, trời tạnh ráo và ấm áp. Từ khi đón tiếp Đặc sứ của Tòa Thánh: Tổng trưởng Thánh bộ Rao giảng Tin Mừng: Đức Hồng Y Ivans Dias và phái đoàn, cũng như phái đoàn đại diện chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Cho đến sáng hôm nay 6.1, Thánh lễ bế mạc thời tiết vẫn tạnh ráo, khi chuẩn bị kết thúc mọi nghi thức quan trọng, bầu trời trở lại u ám và bắt đầu mưa rơi, dần nặng hạt. Sau khi bế mạc trời lại mưa dầm và trở lạnh như thông lệ của mùa đông xứ Huế.

Lễ Đức Mẽ đi viếng Bà Thánh Isave: khởi đầu của việc “Loan báo tin mừng”.

Vào lúc 10 giờ sáng 5.1, Đức Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản chủ tế thánh lễ Kính Đức Mẹ đi viếng bà Isave.

Mặc dù trời đang mưa nhẹ, ban tổ chức vẫn quyết định thánh lễ diễn ra tại Linh đài Đức Mẹ. Đoàn đồng tế được rước trang trọng lên Linh đài trong tiếng trống tưng bừng và trong nhịp kèn vang dội hòa với bài ca chúc tụng Mẹ: “ Kính mừng Nữ vương! Nữ vương hòa bình…”

Trong bài giảng lễ, Đức cha chủ tế đã nhấn mạnh đến niềm tin của cộng đoàn, của những người con thảo hiếu không quản ngại gió mưa, rét mướt để được đến bên Mẹ trong những ngày đại lễ được diễn ra tại Thánh địa La Vang này. Chính nơi đây, Mẹ đã hiện ra với các tín hữu gặp khốn khó gian nan trong thời ly loạn cấm cách. Trong giai đoạn này, ông cha chúng ta đã phải đổ máu đào để minh chứng cho Đức tin. Ngài tỏ bày sự kính phục về lòng mến mộ của cộng đoàn đối với Đức Mẹ. Đối với thời tiết khắc nghiệt, dù mưa dầm gió rét, mỗi một người phải tự xoay sở cho việc sinh hoạt để được cầu nguyện với Mẹ. Lòng nhiệt thành của cộng đoàn đã đánh động tâm tư của ngài về dòng máu anh hùng tử đạo của ông cha, dòng máu ấy vẫn luôn tuôn trào trong tâm hồn mỗi một người chúng ta. Ngài cầu khẩn Mẹ La vang ban nhiều ơn lành cho cộng đoàn đã vượt qua biết bao gian nan thử thách để đến được với Mẹ trong dịp đại lễ Bế mạc Năm Thánh của giáo hội Việt Nam.

Cuối thánh lễ, cha G.B. Lê Quang Hòa đã đọc sắc lệnh của Tòa Thánh về việc lãnh nhận phép lành Tòa Thánh. Cộng đoàn nghiêm trang và cung kính đón nhận do Đức cha chủ tế ban.

Đón phái đoàn Đặc sứ của Đức Thánh Cha và các thượng khách:

Theo chương trình, ban tổ chức sẽ đón tiếp các phái đoàn lúc 15giờ30. Nhưng từ lúc 14giờ30, tất cả các hội đoàn đã chỉnh tế trong hàng ngũ. Suốt con đường từ cổng Tam Quan vào đến trước Tháp cổ, những tà áo dài xanh của hội Legio với nón lá chuẩn bị vẫy chào đoàn, những huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể với khăn quàng và đồng phục truyền thống trong tư thế nao nức chờ đợi. Lực lượng trật tự tất bật với công việc giữ gìn an ninh. Các đội trống và đội kèn đồng tấu khúc: “ Từ bốn phương trời con về bên Mẹ…”

Đúng 15giờ30các vị đại diện Nhà Nước cùng đoàn tùy tùng là đại diện chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị đăạt chân đến Linh địa Đức Mẹ La Vang.

Xe của Đức Hồng Y Ivan Dias xuất hiện trong tiếng trống chào mừng và tiếng vỗ tay nồng nhiệt của cộng đoàn dân Chúa.

Đức Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội chủ tịch HĐGM Việt Nam Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể trưởng ban tổ chức Đại lễ Bế mạc Năm Thánh hân hoan đón tiếp và tặng hoa trước những nụ cười tươi vui của các vị Giám mục.

Sau nghi thức đón tiếp, toàn thể các Giám mục, Tổng Giám mục và linh mục cùng với phái đoàn nhà nước cùng tiến ra Linh đài Đức Mẹ.

Nghi thức làm phép tượng Đức Mẹ La Vang mới:

Đức Hồng Y Đặc sứ đã long trọng làm phép bức tượng Đức Mẹ La Vang mới bằng đá quý, một loại thạch anh được đưa về từ Pakistan, riêng phần tượng đã cao 2m90. Mắt và miệng được cẩn bằng hồng thạch.

Sau nghi thức làm phép tượng, Đức Tổng Giám mục chủ tịch HĐGM Việt Nam đã dâng hương lên Mẹ.

Kết thúc nghi thức làm phép tượng phái đoàn tiến ra lễ đài, chính thức khai mạc Đại lễ Bế mạc Năm Thánh.

Mở đầu là Vũ điệu trống chào mừng phái đoàn rất điêu luyện của các thanh tuyển sinh thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Huế biểu diển. Tiếng trống hào hùng lúc trầm lúc bổng kéo dài trước sự thán phục của mọi người.

Rước Cờ của 26 giáo phận và Diễn văn chào mừng:

Chấm dứt tiếng trống, đoàn rước long trọng 26 lá cờ của 26 giáo phận tiến lên lễ đài và đến vị trí.

Lễ thượng cờ bắt đầu với bài hát “ Kìa bà nào đang tiến lên như rạng đông…”.Một tuyệt tác của cố linh mục nhạc sĩ Hoàng Diệp, linh mục thuộc dòng Chúa Cứu thế Huế. 26 lá cờ từ từ được kéo lên trong niềm cảm xúc dâng trào của trên 50 vạn người tham dự. Qua mỗi lời ca, cảm giác Mẹ La Vang đang hiện diện và hòa chung niềm vui với giáo hội Việt Nam, với cộng đoàn hiện diện trên Linh địa hôm nay.

Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, phó chủ tịch HĐGM Việt Nam giới thiệu phái đoàn Tòa Thánh: Đức Hồng Y Ivan Dias Tổng trưởng Thánh bộ Loan báo Tin mừng, Đặc sứ của Đức Thánh Cha. Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương Chánh văn phòng bộ của Đức Hồng Y, hai thành viên là linh mục Antôn Dương Quỳnh, Chưởng ấn Tòa Tổng Giám mục Huế và cha F.X. Vũ Phan Long Bề trên giám tỉnh dòng Phanxicô tại Việt Nam. Các Giám mục đến từ Lào, Campuchia, Thái Lan. Các Tổng Giám mục và Giám mục thuộc HĐGM Việt Nam. Các thượng khách là đại diện Nhà Nước và đại diện lãnh đạo hai chính quyền hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Đức Tổng Giám mục chủ tịch HĐGM Việt Nam Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đọc diễn văn chào mừng, nhân dịp Đại lễ Bế mạc Năm thánh giáo hội Việt Nam. Một sự kiện lịch sử trọng đại, kỷ niệm 350 năm thiết hai giáo phận tông tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài, 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Ngài mời gọi mọi thành phần dân Chúa, trong nước cũng như hải ngoại, hãy mặc lấy tâm tình của Đức Kitô: “ Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và lòng trí tôi vui mừng trong Chúa, Đấng cưứ độ tôi.” Giáo hội Việt Nam đã lãnh nhận biết bao hồng ân của Thiên Chúa, một giáo hội được sinh ra và lớn lên trong dòng máu Đức Tin của tổ tiên. Hân hoan sống trong tình hiệp thông của Đức Thánh Cha Bênêđictô 16, Đấng kế vị Thánh Tông đồ Phêrô, qua sự hiện diện của Đức Hồng Y Đặc sứ Ivan Dias. Ngài cũng trân trọng cảm ơn sự hiện diện của ông phó Thủ tướng chính phủ và đại diện chính quyền hai tỉnh Quảng Trị và Thừa thiên Huế, các tôn giáo bạn, các tổ chức xã hội. Ngài mời gọi cộng đoàn hướng lòng về Mẹ La Vang để gởi gắm những tâm tình và quyết tâm cho người Mẹ hiền đầy lòng nhân ái luôn che chở con cái Mẹ: “ Lạy Đức Mẹ La Vang, xin Mẹ đồng hành với chúng con trong cuộc hành trình Đức tin bước theo dấu chân Chúa Giêsu, sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đích thực và sự phát triển toàn diện của tất cả mọi đồng bào Việt Nam thân yêu của chúng con. Amen.”

Sau bài diễn văn chào mừng của Đức Tổng Giám mục Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Đức Hồng Y Ivan Dias Tổng trưởng Thánh bộ Loan báo Tin Mừng, Đặc sứ của Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 đã có diễn văn đáp từ. Trước hết Ngài tỏ bày lòng cảm ơn chân thành đến cộng dân Chúa đã dành cho Ngài sự đón tiếp nồng nhiệt, trong tư cách là Đặc sứ của Đức Thánh Cha dịp Bế mạc Năm Thánh giáo hội Việt Nam này.

Ngài cũng chân thành cảm ơn Đức cha chủ tịch HĐGM Việt Nam về những ân cần mà giáo hội Việt Nam đã dành cho phái đoàn Tòa Thánh, trong đó có hai thành viên người Việt Nam là cha Antôn Dương Quỳnh chưởng ấn tòa Tổng Giám mục Huế kiêm quản xứ nhà thờ chính tòa Phủ Cam, và cha F.X. Vũ Phan Long Bề trên Giám tỉnh dòng Phanxicô, tổng thư ký Ủy ban Kinh Thánh của HĐGM Việt Nam.

Ngài rất vinh dự gởi đến cộng đoàn dân Chúa lời chào thăm nồng nhiệt nhất của Đức Thánh Cha, đồng thời mang đến cho mọi người phép lành của Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 mà Ngài sẽ cùng với các vị Giám mục sẽ ban cho cộng đoàn sau thánh lễ bế mạc.

Bằng tiếng Việt mà Ngài phát âm lơ lớ và mộc mạc, Ngài nói:

- Đức Thánh Cha chào thăm anh chị em.
- Đức Thánh cha yêu mến anh chị em.
- Đức Thánh cha yêu mến nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam.

Toàn thể quãng trường vang rền tiếng vỗ tay hoan hỉ hòa với tiếng trống cổ vũ nồng nhiệt.

Ngài nói tiếp bằng tiếng Việt với một chất giọng rất trìu mến:
- Tôi yêu mến giáo hội Việt Nam.
- Tôi kính chào anh chị em.

Ngài nói: “Tôi rất sung sướng có mặt tại Linh địa La Vang này. Nơi mà Đức Trinh nữ đã hiện ra cách đây 213 năm để an ủi những người chịu đau khổ vì Đức Tin. Giấc mơ của tôi đã thành hiện thực. Hành hương về nơi linh thiêng này, tôi cầu nguyện cho anh chị em, với anh chị em, và theo ý chỉ của anh chị em một cách đặc biệt cho xứ sở xinh đẹp này được an vui và thịnh vượng cả vật chất lẫn tinh thần. Xin Đức Mẹ La Vang chúc lành cho dân tộc Việt Nam yêu quý và cho giáo hội tại Việt Nam.”

Bài diễn văn của Ngài kết thúc trong tiếng trống vang rền và những tràng vỗ tay vang dội cả quãng trường.

Sau cùng, gần 100 thanh tuyển sinh của Hội dòng Mến Thánh Giá biễu diễn vũ khúc “ Cùng Mẹ tạ ơn” kết thúc chương trình đón tiếp và lễ thượng kỳ 26 giáo phận.

Đêm Diễn nguyện Về bên Mẹ La Vang:

Chỉ còn một đêm nữa thôi, ngày mai là Đại lễ bế mạc. Chính vì thế, đây là cao điểm của dòng người tuôn đổ về Thánh địa La vang này. Khuôn viên của Trung tâm đã được mở rộng và thành quách được xây dựng gọn gàng sạch sẽ. Quãng trường Thánh Tâm trước đây, bây giờ là Lễ đài rộng 3000m2 với quãng trường rộng 4 hecta. Thế mà người người chen chúc dày đặc, theo ước lượng của phóng viên, có khoảng 600 ngàn người tham dự trong đêm diễn nguyện này.

Theo chương trình thì 19giờ30 sẽ khai mạc. Tuy nhiên chỉ mới hơn 18giờ, mọi người đã tập trung đông đảo. Ban trật tự phải ngược xuôi để lo giữ gìn an ninh, rất đông anh chị em tình nguyện đi dọn dẹp vệ sinh do mọi người xả ra sau bữa ăn tối.

Đúng 19giờ30, hai MC là thi sĩ Lê Đình Bãng và linh mục nhạc sĩ Giuse Tiến Lộc mời gọi mọi người ổn định để chương trình bắt đầu.

Cha Tiến Lộc mở đầu bằng lời kinh Đức Mẹ La Vang: “ Lạy Mẹ Maria, Thánh mẫu La vang, đầy muôn ơn phước,…Cảm ơn Mẹ đã quy tụ chúng con về đây nhân dịp 350 năm Hồng ân, 50 năm phúc lộc. Chúng con từ khắp 26 giáo phận và cả hải ngoại về bên Mẹ để được cùng sống lại ký ức La Vang. Biến cố Mẹ đến với dân tộc Việt Nam chúng con năm 1798.”

Hoạt cảnh “ Sự tích Đức Mẹ La Vang” do dòng Thánh Phaolô thể hiện. Tường thuật lại cảnh giáo dân chạy loạn trong thời cấm cách, trăm bề khốn khổ. Nỗi sợ hải của cha ông giữa rừng núi hoang vu, lo bệnh tật do nước độc rừng thiêng, lo dã thú rình rập gầm hú. Hòa với tiếng trống dập dồn tạo cho khan giả có cảm giác thật sự hải sợ. Trong cảnh kinh hoàng đó, Đức Mẹ đã hiện ra để ủi an và chở che cho con cái Mẹ.

Hoạt cảnh Đức Giêsu Kitô xuống thế. Thiên Chúa thực hiện lời hứa với nhân loại, đó là cho con một của Người được sinh ra bởi Đức Trinh nữ Maria. Tiết mục do các em thiếu nhi thể hiện.

Một hoạt cảnh đòi hỏi số lượng người rất đông, chỉ riêng thiên thần cũng đã gần cả 100 em, với vài trăm em cầm nến sáng khi Đức Mẹ xuất hiện bồng Chúa Giêsu trên tay.

Hoạt cảnh diễn lại cảnh nhân loại chìm trong bóng tối. Khi Thiên Chúa sinh ra thì bừng sáng lên, vì ánh sáng chiếu soi trần gian đã đến, pháo hoa sáng lên giữa bầu trời. Các thiên thần múa hát mừng con Thiên Chúa đã được sinh ra bởi phép Thánh Thần.

Đức Mẹ thật dịu dàng, đầy trìu mến và âu yếm, bồng Chúa Hài đồng trao cho nhân loại do các em mặc sắc phục của các sắc tộc đại diện.

Ba nhà đạo sĩ xuất hiện bái phục và dâng tặng báu vật.

Cộng đoàn cất cao lời kinh hòa bình với nến sáng trên tay. Thể hiện việc đón nhận tin mừng cứu độ, qua Thánh Thể. Và kết thúc bằng cung nghinh Thánh Thể do Đức cha chủ tịch HĐGM chủ sự.

Đêm diễn nguyện hoành tráng, tạo nhiều cảm xúc. Lúc hồi hộp, lúc sợ hải, lúc vui mừng theo bối cảnh xuất hiện.

Thánh lễ Bế mạc và làm phép viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung thánh đường La vang:

Suốt cả đêm, dòng người tiếp tục đổ về La Vang. Nhất là số người ở Đà Nẵng, Huế và các vùng phụ cận. Họ đi bằng xe máy trong đêm lạnh lẻo để được đến tham dự đại lễ long trọng này.

Chỉ mới hơn 7 giờ sáng, mọi khoảng trống có thể nhìn về lễ đài đều không còn.

Đúng 7giờ45’, đoàn đồng tế gồm 42 vị Giám mục trong và ngoài nước, chừng 1000 linh mục từ nhà nguyện tiến ra lễ đài theo hai con đường hai bên. Đoàn rước long trọng đi giữa muôn màu sắc rực rở của cờ xí, tiếng trống và kèn vang dội núi rừng La Vang báo hiệu giờ phút trọng đại đã đến. Đức Hồng Y Đặc sứ tiến ra lễ đài trên xe ô tô giữa hai hàng lọng. Xe Ngài đi đến đâu, những tràng pháo tay chào mừng vang rền.

Lúc này, khắp nơi trên Linh địa đều dày đặc người, theo ước tính của phóng viên cùng với cha Trưởng ban truyền thông Tổng giáo phận Huế, con số người tham dự phải lên đến trên 600 ngàn người.

Mở đầu, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh giới thiệu Đức Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ Loan báo tin mừng cho các dân tộc IVAN DIAS, Đặc sứ của Đức Thánh cha và phái đoàn Tòa Thánh gồm Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương chánh văn phòng bộ, cha Antôn Dương Quỳnh chưởng ấn tòa Tổng Giám mục Huế, quản xứ chính tòa Phủ Cam,cha F.X. Vũ Phan Long giám tỉnh dòng Phanxicô tổng thư ký Ủy ban Kinh thánh HĐGM việt Nam.

Tiếp theo, Đức cha phó chủ tịch giới thiệu Đức Tổng Giám mục Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tịch HĐGM Việt Nam và các giám mục giáo tỉnh Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể, trưởng ban tổ chức Đại lễ bế mạc Năm Thánh, và các Giám mục thuộc giáo tỉnh Huế. Đức Hồng Y Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn vắng mặt vì lý do sức khỏe, ngài giới thiệu các Giám mục thuộc giáo tỉnh Sài Gòn.

Ngài hân hạnh giới thiệu sự tham dự của các vị Giám mục thuộc các HĐGM các nước gồm Pháp, Úc, Lào, Campuchia và Đức Giám mục phụ tá giáo phận Orange Đaminh Mai Thanh Lương.

Tiếp đến, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt Tổng thư ký HĐGM Việt Nam tuyên đọc Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô 16.

Thánh lễ bắt đầu bằng hai thứ tiếng Latin và Việt Nam do Đức Hồng Y Đặc sứ và Đức Giám mục chủ tịch HĐGM Việt Nam chủ tế.

Trong bài giảng lễ, Đức Hồng Y đã chúc mừng giáo hội Việt Nam tổ chức tốt đẹp Đại lễ Bế mạc Năm Thánh. Ngài cũng tạ ơn Chúa vì giáo hội Việt Nam được dìu dắt dưới sự khôn ngoan của HĐGM Việt Nam.

Ngài mời gọi cộng đoàn dân Chúa về Hồng ân Năm Thánh mà giáo hội Việt Nam được lãnh nhận. Ngài cũng nhắc lại công lao của các vị Thừa sai đã đem Tin Mừng của Chúa đến cho giáo hội Việt Nam. Ngài cũng nêu bật giáo hội Việt Nam hãnh diện vì có 117 vị anh hùng Tử đạo.

Đồng thời, Ngài vinh dự mang đến chén Thánh do Đức Thánh Cha gởi tặng, và sẽ được sử dụng trong thánh lễ này. Toàn thể cộng đoàn dân Chúa ai nấy đều vui mừng hoan hỷ vỗ tay.

Cuối cùng Ngài dụng tiếng Việt để chào cộng đoàn, với âm giọng chỉ qua một đêm, Ngài phát âm rất chuẩn và rõ ràng, một sự thông minh chỉ có Chúa Thánh Thần soi sáng mà thôi.

Trong phần dâng lễ vật, gồm những lễ vật tượng trưng cho những công sức của con người gặt hái được, dâng lên Thiên Chúa làm của lễ. Đoàn dâng lễ vật gồm nhiều thành phần dân Chúa cảu Việt Nam, Lào và Thái Lan.

Sau thánh lễ, linh mục quản nhiệm La Vang Giacôbê Lê Sĩ Hiền thỉnh cầu Đức Hồng Y Đặc sứ làm phép viên đá xây dựng Vương cung Thánh đường và 27 viên đá tượng trưng cho 26 giáo phận và cộng đồng công giáo Việt Nam tại hải ngoại. Đồng thời ngài khai mở tấm bia kỷ niệm Năm Thánh giáo hội Việt nam.

Đức Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Huế F.X. Lê Văn Hồng công bố nội dung được khắc trên bia như sau.

Mừng kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận tông tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong ( 1659-2009 ).
50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam (1960-2010)
Hội Thánh công giáo Việt Nam cử hành:
Đại lễ Khai mạc Năm Thánh 2010 ngày 24.11.2009 tại Sở Kiện, Tổng giáo phận Hà Nội.
Đại hội dân Chúa từ 21 đến 25.11.2010 tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Sài gòn.
Đại lễ Bế mạc Năm Thánh cũng là Đại hội Hành hương Đức Mẹ La vang lần thứ 29 ngày 4 đến ngày 6.1.2011 tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La vang Tổng giáo phận Huế.
Để muôn đời cảm tạ tri ân lòng thương xót của Thiên Chúa, ơn phù hộ của Mẹ Maria La vang và các Thánh Tử đạo Việt Nam.
Trước sự hiện diện của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và cộng đoàn hành hương trong Đại lễ Bế mạc Năm Thánh ngày 6 tháng 1 năm 2011.
Đặc sứ Đức Thánh Cha Bênêđictô 16, Đức Hồng Y Ivan Dias Tổng trưởng bộ Truyền giáo làm phép viên đá đầu tiên và 27 viên đá tượng trưng 26 giáo phận và cộng đồng công giáo Việt Nam hải ngoại để xây dựng Vương Cung Thánh đường Đức Mẹ La vang.


Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể, trưởng ban tổ chức Đại lễ Bế mạc Năm Thánh đọc Diễn văn bế mạc: Ngài thay mặt cộng đoàn dân Chúa tỏ lòng tri ân Đức Thánh Cha đã ưu ái đối với giáo hội Việt nam. Tri ân Đức Hồng y Đặc sứ, các Giám mục thuộc các nước, các tôn giáo bạn, cảm ơn ông bà Tổng Lãnh sự Hòa kỳ, các giám mục, các linh mục, tu sĩ nam nữ và mọi thành phần dân Chúa đã quy tụ về bên Mẹ La vang để tham dự Đại lễ Bế mạc Năm Thánh giáo hội Việt Nam cũng là Đại hội Hành hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 29 nhân kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận Tông tòa Đàng Ngoài và Đang Trong, 50 năm thiết hàng giáo phẩm Việt Nam. Ngài cũng cảm ơn Lãnh đạo nhà nước, chính quyền các cấp hai tỉnh Quảng trị và Thừa Thiên Huế, huyện Hải Lăng và xã Hải Phú đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức Đại lễ, đồng thời đã đến tặng hoa chúc mừng.

Đại lễ kết thúc với phép lành Toàn xá của Tòa Thánh cộng với bao Hồng Ân Chúa đã ban cho mọi người trong dịp Đại lễ này.

Trời bắt đầu đổ mưa nặng hạt, kèm theo giá rét như vốn dĩ Mùa Đông xứ Huế. Ai cũng cảm nhận được rằng đây chính là một sự chở che của Mẹ hiền La Vang. Cha quản nhiệm La vang cũng như Ban tổ chức đều phấn khởi và tạ ơn những việc kỳ diệu của Mẹ.
 
Thánh hiến Đài Đức Mẹ La Vang và Kỷ Niệm 25 Năm GX La Vang tại Houston Texas
Ban Tổ chức
14:32 06/01/2011
HOUSTON - Ngày 1 tháng 1 năm 2011 ngày Lễ Kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa giáo xứ Đức Mẹ La Vang tại Houston đã long trọng tổ chức Thánh Lễ Thánh Hiến Linh Đài và Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang, đồng thời kỷ niệm Ngân Khánh ngày thành lập giáo xứ.

Xem hình ảnh

Đúng vào lúc 10 giờ sáng khoảng gần 3000 người gồm có quý Sơ, các Đoàn Thễ Công Giáo Tiến Hành, qua các bộ đồng phục và phù hiệu, đại diện 12 Chi Tộc được chia theo vùng của giáo xứ và toàn thể cộng đoàn giáo dân cùng quan khách tập trung trước Linh Đài Đức Mẹ La Vang để đón đòan rước cử hành nghi thức khánh thành.

Dẫn đầu đoàn rước là đoàn Hiệp Sĩ Knight of Columbus, quý Phó Tế, quý Linh Mục trong Tổng Giáo Phận Galveston-Houston, Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Cha Giuse Trần Trung Liêm Bề Trên Phụ Tĩnh Dòng Đa Minh, Cha chánh xứ Đa Minh Trịnh Thế Huy, O. P., 2 cha phó xứ, Giuse Đỗ Văn Chung, O.P và Gioan Baotixita Đoàn Bình Minh, O.P, và Đức Hồng Y Daniel DiNardo thuộc Tổng Giáo Phận Galveston-Houston, phái đoàn Linh Mục tiến lên Lễ Đài được đặt dưới chân tượng Đức Mẹ La vang cao 14 feet, đứng trên Cây Đa La Vang cao 40 feet.

Một dàn chào của các em Thiếu Nhi Thánh Thể và Hướng Đạo bao gồm 25 em cho mỗi đoàn tượng trưng con số 25 năm thành lập giáo xứ. Các em đứng làm hàng chào đón đoàn rước trong bộ đồng phục của mình trông rất nghiêm trang. Ca Đoàn tổng hợp trên 150 anh chi cất tiếng hát thật thanh thót và điêu luyện qua các bài hát để chúc tụng Mẹ La Vang trong Thánh Lễ thật sốt sáng.

Trước phần phụng vụ Thánh Thể, Đức Hồng Y đã long trọng cử hành nghi thức Thánh Hiến và xức Dầu. Vì được xây dựng để dành riêng cho việc tập họp dân Chúa và cử hành các màu nhiệm Thánh, nên Linh Đài Đức Mẹ Lavang và Nguyện Đường phải được Thánh Hiến để trở thành Nhà của Thiên Chúa. Bàn thờ là nơi cử hành hy tế thập giá của Chúa Kitô, đồng thời cũng là bàn tiệc Thánh Thể mà dân Chúa được mời đến tham dự khi dâng Thánh Lễ nên cũng phải được thánh hiến một cách long trọng. Sau nghi thức Thánh Hiến và Xức Dầu, Thánh Lễ tiếp tục trong sự hân hoan và thành kính của cộng đoàn.

Trứớc khi ban phép lành kết Lễ, Cha Đaminh Trịnh Thế Huy O.P đại diện giáo xứ cám ơn Đức Hồng Y, và Ngài cũng nhắc tới công lao của các vị cựu chánh xứ tiên khởi như: Cha Giuse Phạm Văn Tuynh, Cha Cố Vinh Sơn Nguyễn Hữu Dụ, Cha Anthony Đào Quang Chính, quý Cha,,quý Sơ và quý Thầy. Ngài cũng không quên bài tỏ tâm tình tri ân và biết ơn tới mọi người trong và ngoài giáo xứ đã hy sinh đóng góp công sức và tài chánh cho giaó xứ trong suốt 25 năm qua điển hình nhất là giúp xây dựng và hoàn thành Nguyện Đường và Linh Đài Đức Mẹ La Vang nơi mà sau này Đức Mẹ La Vang sẽ được giới thiệu tới cho nhiều người Hoa Kỳ tại Houston và vùng phụ cận.

Sau Thánh Lễ Đức Hồng Y và quý Cha cùng tất cả mọi người ở lai thăm viếng Linh Đài, Nhà Nguyện và dùng bửa tiệc nhẹ. Nhân dịp kỷ niệm Ngân Khánh giáo xứ đã chuyên chở tâm tình tri ân qua tấm phong hình Đức Mẹ La Vang và cuốn lịch 2011 tới quý vi quan khách và các gia đình trong giáo xứ.

Tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ La Vang đã luôn chúc lành và đồng hành với chúng con trong suốt quảng đường 25 năm qua. Xin Thiên Chúa tiếp tục ban muôn ơn lành xuống trên những người đã nâng đỡ và giúp đở giáo xứ Đức Mẹ La Vang tại Houston Texas.
 
Cảm nhận từ La Vang
+GM Giuse Vũ Văn Thiên
14:53 06/01/2011
Từ thời xa xưa, vào năm 1798, tại nơi này, Đức Mẹ đã hiện ra để gặp gỡ an ủi những tín hữu đang lánh nạn vì cuộc bắt đạo tàn khốc… Câu chuyện La Vang xưa mà không cũ. La Vang là sự kiện của quá khứ nhưng cũng là của hiện tại, là chuyện của hôm qua mà cũng là chuyện của hôm nay. Thực thế, tình mẫu tử của mẹ dành cho con có bao giờ là xưa cũ. Tình hiền phụ của cha đối với con có bao giờ là lỗi thời, giống như lời ru ầu ơ của mẹ từ thuở còn nằm nôi, đơn sơ là thế, mà đã cùng với ta đi suốt cuộc đời. Mỗi dịp Đại Hội Thánh Mẫu La Vang, việc Đức Mẹ hiện ra để an ủi các tín hữu đang chịu bách hại lại được tái diễn, ấy vậy mà mỗi lần diễn lại, câu chuyện ấy vẫn mới, vẫn làm nao lòng người. Đó là câu chuyện của ngày xưa, nhưng lại ảnh hưởng đến những vui buồn nhân thế hôm nay. Mỗi dịp Đại Hội, câu chuyện ấy lại mang một nét mới, lại để lại những dấu ấn, những cảm nghiệm rất riêng tư và sâu đậm nơi lòng người tham dự.

Cách đây 213 năm, Đức Mẹ đã đến thăm con dân Việt Nam trước khi Mẹ đến Lộ đức (1858), trước khi Mẹ đến Fatima (1917). Điều này cho thấy Mẹ Thiên Chúa đã dành cho Giáo Hội và Dân tộc Việt Nam những ưu ái đặc biệt. Trước những đau khổ của các tín hữu công giáo Việt Nam, Mẹ đã đến để an ủi và nâng đỡ họ. Dấu ấn của Mẹ như còn đậm nét đâu đây, vì vậy mỗi người hành hương đến nơi này đều cảm nhận những điều rất thiêng liêng và thấy lòng ấm cúng lạ thường.

Với sự trình diễn của 2000 diễn viên gồm nữ tu, ca viên, và đại diện các thành phần dân Chúa về những năm tháng đau thương nhưng hào hùng của lịch sử Giáo Hội Việt Nam lại được tái hiện vào tối 5.1.2011 tại miền đất linh thiêng này. Sự phối hợp giữa ánh sáng, âm thanh và cử điệu đã tạo nên một màn trình diễn đầy ấn tượng. Mọi người tham dự được mời gọi trở về với thời xa xưa, với những nông dân nghèo lam lũ nhưng an vui với cuộc sống thôn dã, sớm chiều lần hạt mân côi, cầu nguyện và sống đức tin. Thế rồi cơn bách hại xảy đến, đàn chiên nhỏ bé tan tác chạy trốn vào núi rừng. Bệnh tật, sợ hãi, đói khát… đã làm nhiều người quỵ ngã. Chính trong cảnh tan tác này, Mẹ đã đến như gà mẹ ấp ủ đàn con dưới cánh. Mẹ đã khích lệ họ, ban cho họ sức mạnh để họ vươn lên giữa những thử thách đau thương. Năm 1798 đã ghi đậm dấu chân Mẹ thăm viếng tại nơi linh thiêng này.

Và thế rồi, đã hơn hai trăm năm qua đi, từng đoàn người hành hương từ khắp ba Miền đất nước cũng như từ Hải ngoại vẫn tuôn về bên Mẹ mỗi dịp Đại Hội. La Vang cũng là nơi đón tiếp quanh năm các con cái của Mẹ muốn đến đây cầu nguyện. Nhiều người đã được ăn năn trở lại, nhiều người tìm thấy niềm tin nơi cuộc sống, nhất là được trở về với Chúa trong tình yêu mến và cậy trông. Hai tiếng La Vang đã trở nên linh thiêng nơi lòng mọi người dân Việt.

Nhân dịp bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010, La Vang được chọn để cử hành biến cố quan trọng này. Việc cử hành lễ Bế mạc Năm Thánh tại La Vang mang ý nghĩa quan trọng: Giáo Hội Công giáo Việt Nam vào thời điểm kết thúc Năm Thánh muốn phó thác mọi dự tính tương lai của mình nơi Mẹ Thiên Chúa. Nói cách khác, những gì đã được khởi đầu trong Năm Thánh, chỉ có thể tiếp tục và chỉ sinh hiệu quả, nếu có Mẹ cầu bầu. Mọi tín hữu hành hương đến nơi này đều thấy mình được vững vàng trong đức tin, đức cậy và đức mến.

– Mẹ La Vang củng cố chúng ta trong đức tin: những tín hữu lánh nạn vào rừng La Vang để giữ gìn một đức tin trọn vẹn. Vì trung thành với Chúa mà họ từ bỏ gia đình, quê hương và tài sản để đến nơi hoang sơ này. Khách hành hương hôm nay tìm được nơi đây sự kiên vững trong đức tin, mặc cho những chao đảo điên cuồng của cuộc sống. Nhiều chứng từ cho thấy tại nơi này, Mẹ đã đem lại nghị lực cho bao người, giúp họ vững đức tin vào Chúa và tìm lại niềm tin vào con người.

– Mẹ La Vang hướng lòng chúng ta trong đức cậy: những tín hữu công giáo thời xa xưa bị dồn đến chỗ cùng cực: bách hại, đói khát, bệnh tật, nhưng họ không nản lòng. Họ vẫn hy vọng. Tràng hạt mân côi vẫn trên tay. Mẹ đã đến đem cho họ niềm hy vọng. Núi rừng La Vang đã chở che họ. Lá cây La Vang đã chữa họ lành. Người tín hữu hành hương hôm nay cũng tìm được hướng đi cho mình noi gương các tín hữu của thời bách hại. Kiên trì cầu nguyện, nhẫn nại trong gian nan, hy vọng và phó thác… đó là bài học mà Đức Mẹ đang dạy chúng ta.

– Mẹ La Vang khích lệ chúng ta trong đức mến: Mẹ đến thăm con dân Việt Nam xuất phát từ lòng yêu mến đối với các môn đệ của Con Mẹ. Mẹ không dạy hận thù, nhưng dạy tình yêu thương. Tình mến là chìa khóa để mở được mọi cánh cửa. Tình yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc. Mẹ đang hiện diện nơi đây, tại La Vang, để dang rộng vòng tay đón khách hành hương, để dạy chúng ta tuân giữ Lời Chúa như Mẹ đã tuân giữ. Mẹ muốn nhắc chúng ta lời của Chúa Giêsu: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương anh em”

“Với Mẹ La Vang, chúng ta cùng lên đường loan báo Tin Mừng”. Đây chính là chủ đề của lễ Bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, cũng là Đại Hội La Vang lần thứ 29. Được vững mạnh trong đức tin, đức cậy và đức mến, nhờ lời bầu cử của Mẹ La Vang, chúng ta hãy lên đường. Chắc chắn Mẹ cũng lên đường với chúng ta, đến mọi nẻo đường của cuộc sống hôm nay.

La Vang, ngày 6-1-2011
Giám mục Hải Phòng
 
Bài suy niệm về Sự Tích Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang năm 1798
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
20:47 06/01/2011
Vài lời chứng nhân lịch sử của linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang:

Ngày 15 tháng 8 năm 1975 là ngày có ngay Cuộc Hành Hương lần thứ nhất về Ðức Mẹ La Vang tại Linh Ðịa La Vang sau Ngày Đất Nước thống nhất.

Trong những đêm trước Ngày Hành Hương Lịch Sử nầy, một mình trước Linh Ðài Ðức Mẹ La Vang, giữa ba cây đa nhân tạo vẫn còn đứng vững sau chiến cuộc 1972, tôi lặng lẽ suy niệm về sự tích Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang.

Trong bài suy niệm nầy, tôi đã đặt mình trong hoàn cảnh đau thương bi đát của các giáo hữu lúc đó đang ẩn trốn tại La Vang.

Vậy tôi xin ghi lại đây bài suy niệm nầy.

Bài suy niệm nầy gồm có 6 phần:

1. Cơn Bắt Ðạo năm 1798
2. Cơ cực trăm bề
3. Giữa cảnh bơ vơ
4. Ðức Mẹ nhậm lời và hiện ra
5. Ðức Mẹ ban ơn
6. Lời cầu nguyện của người hành hương tại La Vang

1. CƠN BẮT ÐẠO NĂM 1798

Năm 1798, đang lúc đóng đô ở Phú Xuân, Thừa Thiên, Vua Cảnh Thịnh, Nhà Tây Sơn, ra sắc chỉ cấm Ðạo Công-giáo.

Lệnh vua vừa ban ra, quân lính đua nhau nổ lực tầm nã người công giáo để bắt bớ, hành hạ và chém giết.

Ðể tránh cơn bắt Ðạo độc ác nầy, hầu được trung thành giữ Ðạo, theo Chúa cho đến cùng, các bổn đạo thuộc tỉnh Quảng Trị tìm cách chạy trốn vào một nơi rừng sâu nước độc, cách xa tỉnh thành hơn sáu cây số. Ðây là khu rừng núi La Vang độc địa, hẻo lánh, đầy những thú dữ đủ loại.

2. CƠ CỰC TRĂM BỀ

Lên ẩn núp tại núi rừng La Vang để tránh nguy hiểm bị bắt bớ, bị chém giết vì Ðạo, người công giáo lúc bấy giờ phải lâm vào sáu cơ cực tầy trời sau đây.

Cơ cực thứ nhất: núi rừng độc địa

Lúc bấy giờ, núi rừng La Vang âm u, rậm rạp, lạnh lẽo, không có ánh sáng mặt trời chiếu vào, gây nên chướng khí độc địa, làm cho những người công giáo ẩn náu tại đây phải kiệt lực, mất sức, trở thành mồi ngon cho bệnh tật, chết yểu.

Cơ cực thứ hai: thú dữ tứ phía

Núi rừng La Vang lúc bấy giờ hoang vu rậm rạp, cọp, beo, heo rừng và những thú dữ đủ loại, ngày đêm xông xáo đi tìm mồi. Chúng sẵn sàng vồ giết bất cứ ai cả gan xâm phạm lãnh thổ của chúng.

Núi rừng La Vang lúc bấy giờ có tiếng rất nguy hiểm vì đầy thú dữ, nên muốn vào đây đốt than, kiếm củi, đốn gỗ, người ta phải đi theo nhau từng đoàn, vừa đi vừa hò hét la vang, vừa khua lên những tiếng rộn ràng để xua đuổi các thú dữ.

Vì thế, người công giáo vào ẩn trốn tại La Vang lúc bấy giờ, rất dễ biến thành mồi ngon cho thú dữ phanh thây, ăn thịt.

Cơ cực thứ ba: thiếu hụt lương thực

Khi nghe tin bắt Ðạo, người công giáo vội vã lìa nhà lìa cửa, bỏ hết mọi sự để chạy trốn, chỉ vơ vét đem theo vài chục lon gạo, vài chút lương khô.

Khi lên ẩn náu tại rừng núi La Vang, họ không liên lạc được với ai để xin giúp đỡ vì không có chợ, không có quán ăn, không có gia đình nào ở trong chổ rừng rú nầy.

Họ cũng không trồng trọt được cây ăn quả nào, cũng không chăn nuôi được con vật gì, vì ban ngày, họ cũng phải lo trốn lánh ẩn núp kẻo bị lộ diện.

Vì phải trốn lánh ẩn núp lâu ngày, lương thực họ bới theo, đã hao mòn, lương thực họ kiếm được đôi chút trong rừng núi, cũng không đủ thiếu gì. Vì thế, họ lâm vào tình cảnh thiếu lương thực rất trầm trọng.

Cơ cực thứ tư: cuộc sống héo hon tàn tạ

Vì lo âu, vì khí độc, vì sợ bị bắt, vì sợ thú dữ phanh thây, vì thiếu hụt lương thực trầm trọng, những người công giáo đang ẩn núp tại rừng núi La Vang lúc bấy giờ, càng ngày càng héo hon tàn tạ, da bọc xương, kiệt lực, mất sức, gầy còm, ốm o.

Cơ cực thứ năm: bệnh tật lan tràn

Kiệt lực, mất sức, mang đủ mầm mống của bệnh tật, không có gì ăn để bồi dưỡng, không có thuốc men để chữa bệnh, không được ai săn sóc giúp đỡ, những người công giáo ẩn núp tại rừng núi La Vang lúc bấy giờ, không ai mà thoát khỏi bệnh tật dày vò: họ mắc đủ thứ bệnh tật đau đớn.

Cơ cực thứ sáu: tình cảnh bất an

Lệnh bắt Ðạo do Vua Cảnh Thịnh ban ra lúc đó, thật gắt gao. Quân lính đi lùng quanh rừng, tìm cách bắt nộp người công giáo để được lãnh thưởng.

Trong tình hình quá bất an như vậy, dù ban ngày, những người công giáo đang trốn tại rừng núi La Vang lúc bấy giờ cũng không dám tự do đi lại, không dám xuất đầu lộ diện, nhưng phải luôn luôn ẩn núp trong những lùm cây, hốc đá.

Dầu vậy, thật đáng khâm phục thay!

Giữa những cơ cực tư bề như thế, những người công giáo lúc bấy giờ vẫn không hề buồn phiền thất vọng, nhưng họ vẫn luôn giữ một lòng tin cậy vào Chúa và Mẹ.

3. GIỮA CẢNH BƠ VƠ

Giữa cảnh bơ vơ cơ cực trăm bề, những người công giáo lúc bấy giờ tại núi rừng La Vang thúc đẩy nhau hãy đặt hết lòng trông cậy vào Ðức Mẹ đoái thương. Ban ngày, họ tản mác tìm chổ ẩn núp trốn tránh. Ban đêm, họ tìm gặp nhau nơi gốc ba cây đa để lần hột, thiết tha kêu xin Ðức Mẹ đoái thương cho họ được sống can trường, theo Chúa kiên trung, dù phải lao lung, dù phải khốn cùng, vẫn không ngại ngùng chồn bước lui chân.

Mặc cho bệnh tật đau đớn dày vò, mặc cho núi rừng độc khí cướp mất sức lực của họ, mặc cho sự thiếu hụt lương thực làm cho họ rã rời, mặc cho thú dữ rình rập nguy hiểm, trong đêm tối âm u của rừng sâu lạnh lẽo, trong những tiếng vang lên yếu ớt vì kiệt sức, những người công giáo lúc bấy giờ sốt sắng lần hột, kêu xin Ðức Mẹ cho họ được lòng tin Chúa cho mạnh, lòng cậy Chúa cho bền, lòng kính mến Chúa cho sốt sắng.

Kính mừng Maria đầy ơn phước! (Trong đêm tối rợn rùng của núi rừng độc địa, chúng con xin dâng lên lời kính chào Mẹ đầy ơn phước!)

Ðức Chúa Trời ở cùng Bà! (Trong khi tâm hồn chúng con đầy lo âu dằn vặt, chúng con vẫn ngợi khen Mẹ là Ðấng Hạnh Phúc có Chúa ở cùng Mẹ!)

Bà có phước lạ hơn mọi người nữ! (Trong khi chúng con đang nằm la liệt trong đêm tối, trên đất lạnh, vì bệnh tật trầm trọng, vì đói lã kiệt sức, chúng con vẫn tung hô Mẹ đầy ơn phước lạ hơn tất cả mọi người.)

Và Giêsu, Con lòng Bà, gồm phước lạ! (Trong khi chúng con sợ hãi vì tình cảnh bất an, có thể bị bắt, bị giết bất cứ lúc nào, chúng con vẫn hết lòng ngợi khen Chúa Giêsu, Con của Mẹ, đầy tràn phước lạ.)

Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời! (Giữa bao nguy biến khổ đau nặng nề, chúng con vẫn hết lòng trông cậy kêu đến Mẹ, vì Mẹ là Mẹ của Ðức Chúa Trời, nhưng Mẹ cũng là Mẹ của chúng con.)

Cầu cho chúng con là kẻ có tội! (Chúng con đang lao đao cực khổ, bỏ cửa bỏ nhà, bỏ ruộng đát tài sản, mạng sống đang phải bấp bênh nguy hiểm vì lòng tin Chúa, vì muốn trung thành theo Chúa. Chắc Chúa và Mẹ thương chúng con lắm ! Dầu vậy, chúng con vẫn nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình và thành thật xưng mình là kẻ có tội, để được Chúa và Mẹ thương hơn nữa.)

Khi nầy, và trong giờ lâm tử! (Khi nầy - khi chúng con đang chìm ngập trong tang tóc, đau khổ, hiểm nguy -, chúng con đang sống cũng như chết, vì chúng con đang chết mòn, đang chết dần, đang kiệt lực mất sức vì bệnh tật, vì đói khổ, vì bị bắt bớ, nhưng xin Mẹ thương giúp chúng con sống theo thánh ý Chúa như Mẹ ngày xưa. Và trong giờ lâm tử, - giờ lâm tử, giờ chết đang treo lơ lững trên đầu chúng con -, sau khi chúng con chết, xin Mẹ đưa chúng con về Nước Trời bên Chúa muôn đời.)

Amen! (Xin Mẹ nhậm lời chúng con cầu nguyện!)

Những lời van xin Ðức Mẹ trong hoàn cảnh đau thương như thế, thật quá cảm động!

Người mẹ trần thế nầy, khi thấy con mình gặp cơn hoạn nạn, không đợi con mở miệng kêu xin, đã vội chạy đến giúp con, đã có mặt ngay bên cạnh con. Huống nữa Ðức Mẹ là Bà Mẹ trên trời! Kìa, đoàn con Mẹ đang thi nhau kêu xin tha thiết trong đêm tối rùng rợn, trên đất núi rừng La Vang lạnh hiu! Vì thế, Ðức Mẹ ra tay cứu giúp ngay!

4. ÐỨC MẸ NHẬM LỜI VÀ HIỆN RA

Thấy đoàn con trong đêm tối ở núi rừng La Vang quyết một dạ sắt son theo Chúa, quyết hết lòng trông cậy vào Chúa, Ðức Mẹ Maria liền hiện ra an ủi.

Trong đêm tối rừng sâu La Vang, giữa những lời cầu nguyện sốt sắng của những người công giáo lúc bấy giờ, Ðức Mẹ Maria liền hiện ra, tay bồng Chúa Giêsu Hài Ðồng cho họ thấy, vì chính Chúa Giêsu là Ðấng mà họ quyết trung thành đi theo cho đến cùng.

Ðối với Ðức Mẹ Maria, điều quan trọng nhất, là phải làm sao cho con cái Mẹ ở trần gian phải trung thành theo Chúa Giêsu cho đến cùng.

Vì thế, Ðức Mẹ khuyên những người công giáo lúc bấy giờ hãy bền gan giữ Ðạo Chúa Trời, dẫu sống giữa đời gặp nhiều thử thách.

Bền gan theo Chúa cho đến cùng!

Trung kiên theo Chúa, không bao giờ nao núng!

Ðó là ân huệ đặc biệt và quý báu nhất, Ðức Mẹ Maria ban cho đoàn con mình tại núi rừng La Vang lúc bấy giờ.

Nếu không bền đỗ theo Chúa cho đến cùng, thì ngay cả những sự gian khổ lớn lao vì Chúa lúc ban đầu, cũng vô ích.

Và đây là điểm nổi bật nhất của sứ điệp Ðức Mẹ ban ra tại La Vang khi hiện ra năm 1798 cho đoàn con mình:

Hãy chịu khó vì Chúa!

Hãy chịu khó vì Ðạo!

Hãy bền đỗ theo Chúa cho đến cùng!

Chúa và Mẹ không bao giờ bỏ rơi những ai đặt hết lòng trông cậy vào các Ngài!

5. ÐỨC MẸ BAN ƠN

Thấy đoàn con đang sốt sắng cầu nguyện trong đêm tối, kẻ thì thoi thóp hấp hối, người thì quằn quại giữa những đau đớn bệnh tật, kẻ thì kiệt lực vì đói lả lâu ngày, người thì lết qua lết lại, Ðức Mẹ Maria quá cảm động: sau khi khuyên đoàn con giữ vững đức tin và theo Chúa cho đến cùng, Ðức Mẹ bắt tay ngay vào việc chữa lành các bệnh tật.

Và trong dịp hiện ra tại La Vang năm 1798 nầy, Ðức Mẹ Maria phán dạy lời đặc biệt mà những người công giáo lúc bấy giờ đã truyền lại cho con cháu cho đến ngày hôm nay:

"Mẹ đã nhậm lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu Mẹ tại chốn nầy, Mẹ sẽ nhậm lời theo như ý nguyện."

6. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI HÀNH HƯƠNG TẠI LA VANG

Lạy Mẹ La-Vang, xin xuống ơn tràn cho gia đình chúng con.

Trong chốn khách đầy trần gian nầy, gia đình nào trong chúng con mà không mang nhiều gánh nặng đau thương, mà không có nhiều thánh giá Chúa gởi đến.

Xin Mẹ thánh hóa mọi thành phần trong gia đình chúng con, cho tất cả chúng con biết sống vâng theo thánh ý Chúa như Mẹ ngày xưa.

Xin Mẹ cho gia đình chúng con biết cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ, mỗi sáng sau khi thức dậy, cầu nguyện và cám ơn Chúa trước và sau mỗi bữa ăn, đọc ba lần kinh Truyền Tin sáng trưa chiều tối, để gia đình chúng con vang lên lời cầu nguyện như một nhà thờ kính Chúa.

Xin Mẹ giúp cha mẹ, vợ chồng, con cái trong gia đình chúng con siêng năng giữ ngày của Chúa là Ngày Chúa Nhựt, để gia đình chúng con được phước nghe Lời Hằng Sống của Chúa và để được nuôi dưỡng bằng Bánh Hằng Sống của Chúa.

Lạy Mẹ La Vang, xin xuống ơn tràn cho giáo xứ chúng con.

Giáo xứ chúng con là nơi chúng con được chịu phép Rửa Tội để trở thành con Chúa và con Mẹ.

Giáo xứ chúng con là nới chúng con hy vọng sẽ chết tại đó để được chôn vào Ðất Thánh của giáo xứ.

Nhà Thờ của giáo xứ chúng con là thiên đàng trên trần gian nầy, nơi đây, chúng con gặp được Chúa Giêsu Thánh Thể, Con của Mẹ và là Nguồn Hạnh Phúc trên hết của chúng con.

Giáo xứ chúng con là nơi chúng con được nghe dạy về đức tin để chúng con biết không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà nhất là phải sống bằng Lời Hằng Sống của Chúa.

Giáo xứ chúng con là nơi chúng con có Cha Sở, Vị Cha thiêng liêng Chúa thương ban để lo phần rỗi cho chúng con.

Chúng con cũng xin Mẹ đoái thương nhiều giáo xứ không có linh mục, nhiều giáo xứ quá xa xôi hẻo lánh, không liên lạc được với linh mục, nhiều giáo xứ mà người công giáo chúng con quá ít ỏi.

Xin Mẹ thương ban cho các giáo xứ chúng con sống đức tin mạnh mẽ, sống luôn trông cậy vào Chúa và Mẹ, sống hiệp nhất yêu thương nhau.

Lạy Mẹ La-Vang, xin xuống ơn tràn cho giáo phận Huế chúng con, giáo phận mà Mẹ đã thương chọn làm nơi hiện ra năm 1798, giáo phận mà ngay từ đầu, đã được dâng kính cho Trái Tim Vẹn Sạch Ðức Từ Mẫu trên trời, giáo phận được diễm phúc thay mặt các giáo phận Việt Nam để bảo trì phần hương hỏa Ðức Mẹ La Vang trong đại gia đình công giáo Việt Nam.

Cúi xin Mẹ đoái thương ban bình an và ơn hồn xác đầy tràn cho hàng Giáo Phẩm Huế, cho hàng linh mục, cho giới tu sĩ và mọi giáo dân trong Giáo Phận Huế của Mẹ.

Xin Mẹ thương chúc lành và ban nhiều ơn cho những đồng bào không công giáo trong Giáo Phận Huế.

Lạy Mẹ La Vang, xin xuống ơn tràn cho Giáo Hội Việt Nam chúng con, Giáo Hội mà Tin Mừng Phúc Âm của Con Mẹ đã lan tràn đến cách đây hơn 300 năm, Giáo Hội mà do máu đổ ra của biết bao nhiêu Tiền Nhân Cha Ông Tử Ðạo chúng con làm cho vươn mạnh lên.

Xin Mẹ hãy ban cho Giáo Hội Việt-Nam chúng con luôn mạnh mẽ trong đức tin, thẳm sâu trong đức cậy, rạng ngời trong đức mến.

Xin Mẹ hãy cho đồng bào Việt Nam chúng con biết Chúa và biết Mẹ, để Giáo Hội Việt Nam càng ngày càng thêm đông số những người con của Chúa và của Mẹ.

Lạy Mẹ La Vang, xin xuống ơn tràn cho Tổ Quốc Việt Nam chúng con.

Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng con đã có từ hơn bốn ngàn năm nay.

Tổ Quốc Việt Nam thân yêu chúng con là nơi chúng con được phước sinh ra khi chào đời, là nơi chúng con được hạnh phúc chôn cất khi lìa đời, là nơi chúng con được diễm phúc làm người Việt-Nam da vàng, đầu đen.

Xin Mẹ hãy cúi xuống chúc lành cho từng bụi cây Việt Nam, từng khóm tre Việt Nam, từng mái nhà Việt Nam, từng luống cày Việt Nam, từng thửa ruộng Việt Nam, từng dòng sông Việt Nam, từng người một Đồng Bào Việt Nam chúng con.

Lạy Mẹ La Vang!
Xin cho chúng con
Một dạ sắt son
Trung thành theo Chúa
Như Cha Ông xưa ở rừng núi La Vang nầy.
Xin Mẹ nhậm lời đoàn con khẩn nguyện.
Amen!

(Suy niệm dưới chân Mẹ La Vang, tại Linh Ðài, trong những đêm của tháng 8 năm 1975, trước Ngày Hành Hương Lịch Sử, ngày 15.8.1975)


(Nguồn: tonggiaophanhue.net)
 
Lễ khai mạc Khóa Ca Trưởng Cấp 2 Gíao Phận Huế
PM. Cao Huy Hoàng
23:30 06/01/2011
Dư hương tuyệt vời của Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 là niềm vui của muôn ơn lành nhận được từ trời cao, như những hạt mưa vẫn nhẹ vẫn còn bay khắp trời TGP Huế.

Mưa rất Huế.

Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm TGP Huế sáng hôm nay lại thêm một niềm vui tuyệt lạ: Khóa Ca Trưởng Cấp 2 được khai mạc lúc 7g30 tại Hội Trường Nhà Dòng.

Ban Giảng Huấn gồm có: Nhạc Sư Phạm Đức Huyến (qua 114 khóa Huấn Luyện) Cô Kim Dung (người bạn đời chí của Ns Huyến), Ns Hoàng Bổn, Ns Văn Duy Tùng, Ns Nguyễn Đức Kỳ, Nhạc Sĩ Phạm Trung và ca trưởng Phạm Thị Quí, ca trưởng Lê Hùng, Viên Bích Hòa, Nguyễn Thị Kim Anh, Minh Tâm và Cô trợ lý Viên Thủy.

Phía học viên, có 62 học viên gồm 50 nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, và 12 Nữ Tu dòng MTG TGP Huế. Tất cả các nữ tư đang vui mừng và sẵn sàng cho khóa học nầy đáp sự ưu ái đặc biệt của Mẹ Bề Trên và Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc TGP Huế, Dominic Minh Anh, và Ban Giảng Huấn.

Sau những ngày vất vả với Đêm Diễn Nguyện “Cùng Mẹ ra Khơi” và chương trình Hát Lễ Bế Mạc của ca Đoàn Tổng Hợp Huế, Cha Minh Anh không đẽn dự được buổi khai mạc, nhưng mọi sáng kiến độc đáo cho khóa học đã được lên chương trình.

Khóa học sẽ kéo dài chỉ trong 3 ngày với một lịch làm việc 10 tiết/ ngày. Trong khóa học nầy, các học viên nữ tu sẽ nhận được nhiều bài học quí giá về kỷ thuật đánh nhịp, kỷ thuật tập hát, bình ca, tiêt tấu bình ca, xướng âm bình ca, ngũ cung Việt Nam, Hòa âm…. Tất cả sẽ dược chuyển tải trong tinh thần sẻ chia lửa mến yêu Thiên Chúa, sẻ chia lời ca tụng tạ ơn, sẻ chia niềm vui thanh thoát của những người đã một thời dành trọn ý chí, trái tim, lời ca cho Vinh Danh Thiên Chúa.

Bên ngoài, bầu trời Huế, vẫn đang mưa rất Huế. Lời kinh dâng Mẹ Lavang hôm qua, với bao điều khấn nguyện hiến dâng, nay đang thành bài ca rộn vang trong nhà Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, đang thành những khúc uyển chuyển dịu dàng trên đôi tay cung tiến niềm yêu mến.

Được biết Khóa Huấn Luyện thứ 115 của Nhạc Sư Phạm Đức Huyến cũng sẽ diễn ra tại TGP Huế với 300 học viên cấp 1 vào ngày 10-1-2010 tới đây, tại Trung Tâm Mục Vụ TGP.

Quả là, không chỉ hát “Cùng Mẹ ra khơi” trên môi trên miệng trong ngày Đại Lễ, mà Ban Thánh Nhạc TGP đã có kế hoạch “Cùng Mẹ Ra Khơi” liền ngay sau ca khúc Cùng Mẹ Ra Khơi vang rộn, tung bay khắp trời Lavang rực rỡ.

Nguyện Chúa chúc lành hai khóa học của TGP Huế thành công. Bài ca yêu mến, ca tụng, tri ân Thiên Chúa và Mẹ Lavang sẽ nối tiếp đến muôn thế hệ.

Huế 7-1-2010
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bổn phận con cái đối với cha mẹ
Tuyết Mai
10:58 06/01/2011
Cha mẹ biết là rất nhiều khi các con buồn lòng vì cách cư xử nông cạn của cha mẹ, một cách mạnh bạo vì đã dùng hết quyền lực làm cha mẹ của mình để nện trên các con hay nhồi nén vào đầu non nớt chúng con một cách rất là bạo tàn; nhưng con ơi! Có phải cha mẹ nào cũng có trường để mà đến học tất cả những điều kiện học biết bổn phận làm cha mẹ hoàn hảo ra làm sao đâu con!. Cha mẹ học được tất cả những gì mà cha mẹ đã nhận lãnh được từ nơi ông bà, cha mẹ, cô chú, dì dượng, và qua bạn bè. Suốt thời gian còn nhỏ cha mẹ đã chứng kiến được những gì từ nơi cha mẹ của mình; gạn lọc những điều hay điều tốt mà dậy dỗ các con; nhưng các con phải biết và hiểu rằng cái trường mà cha mẹ được học chính là cái trường Tình Thương mà cả cha lẫn mẹ đều có bằng cấp được ban từ Thiên Chúa mà ra. Bởi cả cha lẫn mẹ được về ở với nhau là do Thiên Chúa chúc phúc và chúc lành, để cả hai trở nên một, và trở thành một mái ấm gia đình.

Con đừng tưởng rằng trên đời này gia đình nào cũng được hoàn hảo đâu con! Không một mái ấm gia đình nào mà giống như những chuyện thần thoại mà con tưởng tượng trong cái đầu non nớt của con. Mẹ tưởng rằng các con cũng đã trưởng thành ít nhiều rồi chứ!? Bởi các con cũng có bạn trai, tìm hiểu tư cách của mỗi người, và cách sử xự của từng người đều khác nhau!. Nhưng thật phải khi các con đang ở giai đoạn tìm hiểu, thích và hợp thì chơi còn không hợp thì thôi; không gì gọi là ràng buộc ngoài những món quà trao gởi cho nhau vào những ngày sinh nhật và đại lễ. Thấy khác xa nhau quá thì nghỉ chơi thật dễ dàng. Hai sự việc khác xa nhau lắm con ạ!. Gia đình là gì các con hiểu chứ!? Gia đình là khi hai người đã kết hợp với nhau xem nhau như một, có con cái, để trở thành một gia đình Thánh Gia, sống tốt lành theo thánh ý Chúa.

Con người là nhân vô thập toàn con phải hiểu thế!. Cha mẹ không phủ nhận rằng cha mẹ hoàn toàn không bao giờ không có lỗi với các con. Nhiều là đàng khác. Làm cha mẹ cũng ảnh hưởng thật nhiều những gì cha mẹ được học từ trong quá khứ mà ra. Có nhiều cha mẹ thuở nhỏ không có ai hết, chẳng được biết cha mẹ mình là ai?. Có nhiều cha mẹ thuở nhỏ chỉ biết sống có ông, hay có bà, cha, hoặc mẹ; hoặc lang thang không nhà không cửa. Nhưng không có nghĩa con cấm tất cả những người như thế không được quyền yêu nhau, lấy nhau, để trở thành một mái ấm gia đình mà biết bao lâu họ thèm khát để có cho chính họ?. Nhiều gia đình xuất thân từ gia đình danh giá vọng tộc, nhưng không có thể bảo vì vậy mà gia đình họ luôn êm thắm mà không có chuyện gì xảy ra?. Con không thể nói vậy được con ạ!. Như gương của Gia Đình Thánh Gia, con thấy thế nào?. Có phải các Ngài cũng bị gượng ép khi về chung sống với nhau?. Đức Mẹ đã phải Xin Vâng với thánh ý Chúa để về chung sống với Thánh Cả Giuse, và ngược lại Thánh Cả Giuse cũng phải Xin Vâng, ép mình mà nhận Đức Mẹ làm người bạn đời của mình; cho cùng một mục đích cao cả và trọng đại do Thiên Chúa Cha muốn vậy!. Con thử nhìn xem các Ngài phải trải qua một cuộc đời rất là cùng khổ, nghèo, không đâu là nhà, bao nhiêu phen phải di tản vì sự an toàn của Chúa Con Giêsu. Con có thể nghĩ rằng trong sự khổ nghèo đó mà gia đình vẫn luôn được hạnh phúc hay không?. Thời buổi ngày nay hầu hết con người ai nấy đều chạy theo đồng tiền là trước tiên, là bảo hiểm, và là sự sống còn của họ. Tình yêu, trọng trách, chữ tín, và lời hứa chỉ là thứ yếu mà thôi!. Lấy nhau khi có tiền thì còn tình còn nghĩa, nhưng khi vợ hay chồng thất nghiệp, lúc mà cả hai cần đến nhau, thì đem nhau ra tòa ly dị. Các con để ý mà xem, đi đến đâu người ta cũng khoe nhau về nhà, xe, chức phận, và tất cả những thành công gặt hái của họ, trên những gì họ đang sở hữu, mặc, hay đeo trên người. Họ không cần nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là gì!?. Họ mặc xác tất cả mà chỉ sống ích kỷ cho riêng họ mà thôi!.

Xã hội ngày hôm nay một gia đình phải trải qua rất nhiều vấn đề. Tệ nạn vẫn là con cái bỏ nhà ra đi theo băng đảng, hút sách, phá thai, và mang bệnh hiểm nghèo là bệnh Aids, và bao nhiêu nghiện ngập khác có thể làm chết người. Cha mẹ ước ao, các con sống với nhau và còn sống trong mái nhà của cha mẹ, hãy nhìn kỹ những sự cố gắng của cha mẹ, tuy không hoàn hảo, mà rất nhiều khi không như chúng con đòi hỏi; nhưng tất cả đó là sự cố gắng hết sức, để tạo nên một mái ấm gia đình hoàn hảo trong khả năng và sự hiểu biết của cha mẹ. Như người xấu mà còn biết cho con của họ những thứ tốt thì hà huống chi cha mẹ không tin rằng mình xấu. Các con nghĩ rằng cha mẹ sống ích kỷ cho riêng mình, nhưng có phải các con đánh giá cha mẹ qua những gì cha mẹ không có thể cung cấp cho các con hay không? Chứ tình yêu của cha mẹ dành cho các con thì đầy tràn cơ mà!. Để có một mái ấm gia đình thì thật khó con ạ! Bây giờ các con còn non nớt lắm chưa thấu đáo mọi vấn đề được đâu, đợi khi con có một mái ấm cho riêng con, lúc bấy giờ các con sẽ hiểu, cái khó nó như thế nào!???.

Trong tờ báo Register ở phần Dear Abby, có một cô gái gởi thư hỏi bà làm sao để ba của cô dành thời giờ cho cô, vì ông luôn bận với công việc; khi có giờ rảnh lại chơi vui với những thú vui riêng của ông. Cô rất buồn vì cô không thiếu tiền bạc nhưng lại thiếu tình thương của ba. Bà khuyên cô rằng hãy đi nhờ ông bà nội nói vô dùm để giúp cô được thỏa mãn!??. Trong khi ba của con đây lúc nào con cần ba giúp thì ông luôn bên cạnh, có điều con không hỏi vì ngại, biết rằng tánh ba khó không cởi mở với những tư tưởng vượt quá tuổi trưởng thành của con. Mẹ hiểu ba vì ông muốn các con lúc nào cũng còn thơ dại trong vòng tay và dưới mái nhà của ông. Nhưng không phải thế rồi các con đi trách móc ba cho được. Nhưng dù gì đi chăng nữa các con phải luôn luôn mời Chúa ngự trong cung lòng của các con, thì sóng gió có ba đào, có kinh khủng như thế nào đi chăng nữa; Chúa biết sức và truyền cho tất cả phải trả lại sự yên lặng cho các con được tiếp tục sống, và sống dồi dào trong Ơn Nghĩa Chúa đời này và cả ở đời sau.
 
Thông Báo
Mời tham dự Chuyên đề lần thứ 100 - Ban Mục Vụ Gia Đình
Chương trình Chuyên Đề
10:30 06/01/2011
Kính thưa quý vị và các bạn,

Sau hơn 2 năm hoạt động trong sứ vụ của mình, Chương Trình Chuyên Đề (CTCD) đã vượt qua nhiều khó khăn, luôn nỗ lực để tồn tại, phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi, và mưu cầu lợi ích cho học viên, cũng như quý độc giả gần xa.

Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tri ân quý vị diễn giả, khán giả trực tiếp, độc giả gần xa và anh chị em cộng tác viên, CTCD dành buổi chiều thứ 7 ngày 08/01/2010 để kỷ niệm buổi nói chuyện chuyên đề lần thứ 100 (CD 100). Ban Tổ Chức chúng con xin trân trọng kính mời tất cả quý diễn giả đã từng nói chuyện tại CTCD từ tháng 11/2008, cùng với tất cả khán giả thân thương của CTCD, đến tham dự buổi lễ kỷ niệm CD 100, tại giảng đường Phanxico X. Nguyễn Văn Thuận, Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Saigòn, vào lúc 14g15 – 17h30, ngày 08/01/2010, vào cổng tự do. Nếu được, xin vui lòng mang theo ít nhất một món quà nho nhỏ, ý nghĩa để trao tặng cho diễn giả, cộng tác viên (CTV) mà quý vị quý mến, hoặc trao đổi cho nhau trong trò chơi giao lưu.

Tất cả quý khách tham dự, sẽ nhận được những món quà đặc biệt từ BTC và từ một số diễn giả khác. Tính đến thời điểm hiện tại, có Mục Sư Dương Quang Vinh và Đại Đức Tiến sĩ Thích Quang Thạnh hoan hỉ tặng quà cho mọi người.

Hiện nay, danh sách diễn giả đăng ký tham dự CD 100 gồm có:
1. Lm Giuse Lê Quang Uy, DCCT
2. Lm. Giacobe Vũ Thế Hanh, OP
3. Lm. F X. Nguyễn Minh Thiệu, SDB
4. Lm. GB. Nguyễn Quang Tuyến, TTMV Tổng Gp Tp HCM
5. Nt. Maria Nguyễn Thị Ngọc Lan, FMM
6. Mục sư Dương Quang Vinh
7. Đại Đức Ts Thích Quang Thạnh
8. Luật sư Phanxico Nguyễn Văn Miếng, trưởng văn phòng Luật Sư Luật Hồng Đức
9. Gv. Giuse Mai Thanh Hoài – Chuyên gia đào tạo nguồn nhân lực và Kỹ Năng Sống
10. Gv. Martin Lê Duy Quang, Chuyên gia tư vấn và đào tạo về Quản trị
11. Bà Maria Têrêxa Phạm Thị Thái Quý
12. Ths. Phạm Thị Thúy, Chuyên viên tư vấn tâm lý
Ngoài ra, còn có sự hiện diện của cặp MC Đông Quân – Minh Khoa và nhiếp ảnh gia Thanh Phong.

BTC chúng con vẫn tiếp tục kính mời, chờ đợi và hoan nghênh sự hiện diện của tất cả quý diễn giả còn lại, đến tham dự kỷ niệm CD 100. Để thuận tiện cho việc tổ chức và tiếp đón, xin quý vị vui lòng báo cho chúng con biết trước, qua số điện thoại: 090 911 76 96 (chị Bạch Vân)

Chương trình mang tính tri ân, giao lưu, chia sẻ trong bầu khí cởi mở và thân thiện. Nội dung chương trình bao gồm:
• Báo cáo sơ lược sau hơn 2 năm hoạt động của nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế - Đặc trách CTCD
• Đôi lời phát biểu của Linh mục Luy Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng BMVGD
• Phần phát biểu cảm tưởng của các CTV
• Quý diễn giả, ân nhân, khán giả giao lưu và trả lời phỏng vấn
• 30 phút tĩnh nguyện với ánh nến và tiếng đàn guitar, do linh mục Giuse Lê Quang Uy, DCCT phụ trách.
• Đan xen là các tiết mục sinh hoạt, múa cử điệu của các bạn lớp Kỹ Năng Sống.

Để công việc phục vụ khán giả trực tiếp cũng như độc giả trong và ngoài nước được hiệu quả, xin quý vị vui lòng gửi cho chúng con những cảm nhận và ý kiến đóng góp, qua những câu gợi ý trong file đính kèm. Và xin gởi về địa chỉ email: ctchuyende@gmail.com

BTC xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính mời!

CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ - BAN MỤC VỤ GIA ĐÌNH
TỔNG GIÁO PHẬN
6 bis Tôn Đức Thắng,
P. Bến Nghé, Q. 1, Tp. HCM
ĐT: (08) 3911 8406 hoặc (08) 3911 8407
Email: ctchuyende@gmail.com
 
Thông báo của Ban Thánh Nhạc Huế về Khóa Ca Trưởng ngày 10-16/01/2011
Lm Minh Anh
17:19 06/01/2011
THÔNG BÁO CỦA BAN THÁNH NHẠC
VỀ KHOÁ CA TRƯỞNG NGÀY 10-16/01/2011


Kính thưa Quý Cha, Quý Bề Trên các Cộng Đoàn và Quý học viên,

Để chuẩn bị cho Ngày Khai Mạc Khoá Ca Trưởng Cấp I, Đợt I từ 10-16/01/2011 do Tổng Giáo Phận Huế tổ chức, chúng con kính xin Quý Cha, Quý Bề Trên Cộng Đoàn thông báo cùng tất cả các học viên đã ghi danh, về tại Trung Tâm Mục Vụ (6 Nguyễn Trường Tộ, Huế) lúc 7g00 ngày thứ Hai, 10/01/2011 để kịp ghi danh, nhận tài liệu, bảng tên… và chuẩn bị đón Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Phụ Tá, Quý Cha, Quý Bề Trên cùng Ban Giảng Huấn.

Sau phần khai mạc, học viên sẽ đi vào thời khoá biểu của mình.

Kính báo,

Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo Phận
 
Văn Hóa
Những bài thơ Xuân
Trầm Thiên Thu
11:38 06/01/2011
BỒI HỒI CUỐI NĂM
Trăng rằm sáng mượt vô thường
Đêm quê Mẹ ngỡ thiên đường quanh đây
Gió hiu hiu, mắt sè cay
Nghe lòng luyến nhớ những ngày xa xưa
Bao người thân khuất bóng xa
Bùi ngùi đơn độc – Giấc mơ bàng hoàng
Bồi hồi thắp mấy nén nhang
Cầu mong Xuân đến thênh thang diệu kỳ.

QUA NGÕ NHÀ EM
Chiều nay qua ngõ nhà em
Chợt lòng còn vướng sợi duyên thuở nào
Xôn xao khúc hát ca dao
Xôn xao điệu lý thương nhau, ơi tình!
Trăm năm vẫn một bóng hình
Nghìn năm thương nhớ vẫn nghìn năm yêu
Sóng xưa lại vỗ rì rào
Da trắng, má đào, mắt biếc, môi thơm

Chiều nay qua ngõ nhà em
Bâng khuâng chân bước dắt buồn vào thơ
Hình như em đứng lặng chờ
Kiếp sau còn nợ hẹn thề tơ duyên
Khách thơ nặng trĩu nỗi niềm
Xuân về anh ngỡ cùng em giao thừa.

XUÂN LÃNG DU
Loay hoay mãi đã nửa đời
Chợt khóc, chợt cười, chợt nhớ, chợt quên
Ta đang tỉnh hay đang điên
Mà sao cứ mãi gọi tên xa vời?
Loay hoay mãi đã nửa đời
Hồn gầy guộc lặng dưới trời lãng du
Hết mùa Hạ, hết mùa Thu
Rồi Đông cũng hết, Xuân về xênh xang
Nửa đời mỏi gối chồn chân
Chợt thấy mai vàng – Thảng thốt thi ca!

DUYÊN XUÂN
Cành xuân biếc lộc, thắm hoa
Lòng anh tự hỏi: Xuân gìa hay non?
Niềm vui cuồn cuộn trong hồn
Hỏi em có biết xuân non hay già?
Đất trời chung kết duyên hoa
Xuân về anh lóng ngóng chờ xuân em.

HỒI XUÂN
Đóa mai nở vội cuối mùa
Cội già thắc thỏm mặn mà nét xuân
Thời con gái cứ qua dần
Mơ vòng tay ấm ân cần yêu thương
Khát khao một nụ hôn nồng
Đời hoa hoài vọng ngược dòng về xuân..

LÍ LẮC MÙA XUÂN
Xuân tô thêm chút son môi
Để cho mọng đỏ đôi môi căng tròn
Xuân thoa them chút phấn hồng
Gọi là làm dáng cho nồng nàn xuân
Xuân mà mượt mái tóc huyền
Cài hoa gìn giữ nét duyên ngọc ngà
Xuân mặc áo trắng ước mơ
Gót hài lí lắc cho ngơ ngẩn đời
Xuân mơ mộng nét tuyệt vời
Làm sao không đắm say lời tình xuân..

KHÚC VALSE MÙA XUÂN
Xuân óng mượt như tóc em xanh biếc
Nghe cõi lòng rộn khúc ca Xuân tình
Xuân tươi thắm trời Việt Nam hòa bình
Dáng Xuân hiền lung linh trong ánh nắng
Tim xuyến xao nhịp yêu thương thầm lặng
Giữa mùa Xuân niềm hạnh phúc bất ngờ
Khúc Valse lướt nhẹ nhàng những ước mơ
Ngưỡng vọng Xuân đây hồn thiêng sông núi.

NHỚ MẸ NGÀY XUÂN
Xuân đi rồi xuân lại về
Xuân đến rồi xuân lại đi
Ngày xưa một thời xa ngái
Con nhớ Mẹ lắm, Mẹ ơi!

Khói chiều bay lên trắng bếp
Mẹ vẫn quạnh quẽ thân cò
Thương Mẹ chưa hết lận đận
Buồn lòng con nỗi xa quê

Loanh quanh mãi chuyện cơm áo
Bôn ba vì chuyện công danh
Con đã hoá thành lỗi đạo
Đánh vần chữ hiếu không thành

Con sống nhờ nước mắt Mẹ
Đời con yếu đuối, đam mê
Khóc từ khi con còn nhỏ
Mẹ khóc trôi ngày tháng qua

Cứ mỗi độ xuân trở lại
Con thao thức nỗi ưu tư
Xuân về không còn Mẹ nữa
Bồi hồi kỷ niệm ngày xưa!

TÀ XUÂN
Tuổi em mới tròn trăng
Tà xuân bay nhẹ nhàng
Duyên sao mà duyên thế
Bên những cánh mai vàng

Du dương khúc xuân sang
Trong lụa nắng tơ vàng
Em theo mẹ lễ hội

Giữa trời độ xuân sang
Miệng em nhỏen nụ duyên
E ấp nón che nghiêng
Bàn tay tiên năm ngón
Nâng suối tóc nhung mềm

Ôi, dáng xuân thon thả
Óng ả nét xuân riêng.

XUÂN TẠ ƠN
Chúa tặng ban mùa Xuân
Xin cảm tạ Hồng ân
Như mai vàng trong nắng
Hồn ngây ngất vô ngần
Xuân ngan ngát hương hoa
Xuân bao la Tình Chúa
Xưng tụng Ngài muôn thuở
Dù phận con yếu hèn
Xuân êm đềm thanh khiết
Xuân rộn rã tưng bừng
Hy vọng và hạnh phúc
Chúc tụng Chúa muôn trùng.

TRẦM NGUYỆN CUỐI NĂM
Trăng rằm sáng mượt vô thường
Đêm quê Mẹ ngỡ thiên đường quanh đây
Gió hiu hiu, mắt sè cay
Nghe lòng luyến nhớ những ngày xa xưa
Bao người thân khuất bóng xa
Bùi ngùi đơn độc – Giấc mơ bàng hoàng
Bồi hồi thắp mấy nén nhang
Cầu mong Xuân đến thênh thang diệu kỳ
Nguyện xin Thiên Chúa từ bi
Thương xót Ông Bà, Cha Mẹ chúng con
Dẫn đưa họ tới Thiên Đường
Hưởng Tôn Nhan Chúa Yêu Thương muôn đời.

XUÂN TÂM LINH
Xuân về gợi mở tâm linh
Nảy mầm thánh đức say tình Giêsu
Xuân hồng ân đẹp thiên thu
Thi ca êm ả nhẹ ru lòng người
Xuân về ấm áp đất trời
Hương kinh thánh thiện sáng ngời đức tin
Hoa lòng dâng kính trọn niềm
Vui Xuân dương thế, vọng Xuân Thiên Đường.

GIÁO ĐƯỜNG MÙA XUÂN
Mùa Xuân thắm sắc mai vàng
Bình minh tỏa ánh nắng vàng lung linh
Giáo đường vang vọng lời kinh
Hồi chuông đổ nhịp ân tình ngàn năm
Tin yêu nở giữa mùa Xuân
Hồng ân Cứu độ tuôn tràn bao la…
 
Tết
Kha Đông Anh
11:38 06/01/2011
TẾT

Anh trùm mền kín mít
Tuyệt vời lắm, em ơi!
Anh chẳng thèm ngủ vùi
Nhớ em, thế mới… “đã”!

Anh chẳng cần gì nữa
Đi chơi – Anh không ham
Rượu chè – Anh không thèm
Nhớ em là tuyệt nhất

Mẹ tưởng anh ốm liệt
Cứ trở ra, trở vào
Anh cười: “Không sao đâu!
Mẹ ơi, con đang… tết”

XUÂN MẸ

Mẹ ơi, mùa Xuân đến
Con chạnh nhớ lời ru
Ngọt ngào và nồng ấm
Bên cánh võng ngày thơ.

Lời ca dao tha thiết
Cò lặn lội đồng sâu
Cả sớm chiều mải miết
Vai gầy trĩu thương yêu.

Đã bao mùa Xuân lạ
Cành thay lá đơm hoa
Dòng thời gian lặng lẽ
Dòng tóc Mẹ phai nhòa.

Đóa mai tươi sắc lạ
Nở từ cội mai già
Tiếng cười con hớn hở
Nhờ tình Mẹ bao la.

Cảm ơn Mùa-Xuân-Mẹ
Cho con trọn niềm vui
Cảm ơn Đại-Dương-Mẹ
Đưa thuyền-con vượt khơi.
 
Cuối năm nói chuyện… Nợ!
lykhách
14:34 06/01/2011
Loay hoay mới đấy lại cuối năm
Thời gian cứ như…nợ rượt chân
Thư nhận phần nhiều nhắc nợ còn lắm
Ừ, trả thì trả, trả kiểu…dần dần!

Thì thế, tiền đâu mà trả hết một lần?
Đã bảo nợ theo…dai như nàng Xuân
Dù năm nàng chỉ đến một bận
Tặng thêm một tuổi già (ai bảo tuổi xuân?!)

Thì có xài cũng phải có trả
Lẽ tự nhiên nếu chẳng muốn mất nhà
Hoặc muốn giữ chiếc xe tàng thổ tả
Có mà đi đây đó với người ta

Nợ một đồng phải trả hơn một đồng
Lãi nữa, chứ ai cho mượn không
Lương tháng tháng chỉ điền vào chỗ trống
Để trả cái có, có như không

Sống vay-trả, trả-vay kinh bảo thế
Nẽo đi cũng chính nẽo quay về
Bởi thế khi buồn chẳng mấy mắt lệ
Khi vui - có cười, cũng chẳng mấy hả hê

Cuối năm sao nhớ chuyện nợ nần?
Còn cái nợ này làm phân vân
Dù trả hay không cũng lấn cấn
Ai mượn? mượn hồi nào hổng biết
Ai trả? trả ai? ai cũng nợ…một phần!

Nợ này thực chẳng đòi lãi lời
Ai thích thì trả, không thì thôi
Bởi trong nước còn ít kẻ nhớ tới
Huống chi kẻ góc biển chân trời!

Xuân tới nhớ nợ, lại cười cười
Nợ này khó trả đất nước ơi
Mấy ngàn năm trước còn nhắc tới
Mấy chục năm sau chắc xù nợ rồi!

Muốn trả cũng chẳng biết làm sao trả
Trả ai? ai trả? chẳng ai đòi
Thời thế bây giờ còn nhắc tới
Nợ non nước, nợ tình nhà…thiên hạ bảo…dở hơi!

Mấy nghìn năm khóc cười nghiêng ngửa
Theo vận non sông mãi nổi trôi
Không khóc chung thì khóc riêng từng đứa
Khóc theo đứa mất-khóc, khóc giùm đứa được-cười

Thôi…tống cựu nhưng không tống nợ
Sẽ…nghinh tân nhưng không nghinh mặt với đời
Nợ chưa trả nghĩa là còn nhớ nợ
Xuân đến thì đón, mặc buồn vui

Muốn xổ thêm vài câu tiếng Nôm
Ý là nỗi buồn ấy còn ôm chặc (như khi đi xe ôm)
Chữ nghĩa nhiều khi cũng cà chớn
Nói khó ra hết - chẳng nói được càng buồn hơn!

Thôi năm nữa, Xuân ơi khất nợ nhé
Sang năm, biết đâu trẻ lại lòng
Nợ sẽ gắng trả, để nàng Xuân vui vẻ
Dù chút ít gì thì cũng…có còn hơn không!
 
Thánh Vịnh 139 (138)
Ngô xuân Tịnh, CVK
20:01 06/01/2011
Lạy Chúa,
Ngài dò xét con Ngài biết rõ
Biết tỏ tường con đứng con ngồi
Lòng con Ngài tỏ khúc nhôi
Con đi con đứng Ngài thời xét xem


Đường con đi Ngài quen thuộc cả
Mọi bước đường tất tả ngược xuôi
Miệng con chưa thốt nên lời
Ngài am tường hết cả rồi còn chi


Thân con thì Ngài bọc trước sau
Bàn tay mau Ngài đặt lên con
Diệu kỳ tri thức siêu phàm
Qúa cao vời vợi con làm sao vươn



Thần khí Ngài con đâu thoát khỏi
Chạy nơi nào cho khỏi thánh nhan
Lên trời Ngài ngự ở tên
Âm ty con gặp Ngài liền đó thôi


Đôi cánh bay hừng Đông xuất hiện
Tận chân trời góc biển phương Tây
Dẫn đưa Ngài vẫn ra tay
Tay Ngài hùng mạnh khôn tày giữ con



Còn tạng phủ tay Ngài cấu tạo
Dệt hình hài vào dạ mẹ con
Lôi ra lòng mẹ vuông tròn
Cho con ngày tháng lớn khôn làm người



Tạ ơn Ngài dựng con kỳ diệu
Công trình Ngài cao siêu nhiệm lạ
Hồn con đích thực Ngài đà
Mười mươi biết rõ mặm mà yêu thương



Xương cốt con Ngài không lạ lẫm
Khi hình thành trong nơi bí ẩn
Dệt thêu lòng đất thẳm sâu
Nhiệm mầu ôi cả sắc mầu huyền vi



Khi bào thai mắt Ngài đã thấy
Mọi ngày đời dành sẵn cho con
Sổ sách Ngài vẫn ghi tròn
Trước ngày đầu của đời con khởi đầu



Tư tưởng Ngài làm sao thấu hiểu
Tính chung vào làm sao kể xiết
Đếm thì hết nổi vì là
Nhiều hơn hạt cát của sa mạc hồng
Nhưng mà khi đã đếm xong
Chung quy con vẫn ở trong với Ngài



Lòng của con xin Ngài xét rõ
Xem thử con cảm nghĩ điều gì
Ác gian nếu lạc đường đi
Ngàn đời chính lộ kéo về cho mau



Tạ ơn ân huệ cao sâu
Dưỡng nuôi con suốt nhịp cầu thời gian (Mt 7,9-11)
Dìu con khắp nẻo không gian
Hồng ân Ngài đổ ngập tràn mưa săMt 6,31-33)







 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Những Giọt Mưa Rơi
Thérésa Nguyễn
09:52 06/01/2011
NHỮNG GIỌT MƯA RƠI

Ảnh của Thérésa Nguyễn

Lặng nghe những giọt mưa rơi

Giọt reo hạnh phúc, giọt khời đắng cay

Gió ơi ! gió thổi mưa bay

Giọt vui ta giữ, cho vay giọt buồn.

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Đẹp Mùa Đông
Dominic Đức Nguyễn
21:34 06/01/2011
NGÀY ĐẸP MÙA ĐÔNG

Ảnh của Dominic Đức Nguyễn

Ngoài kia tuyết trắng ngợp trời

cổ thi ta lật tìm người đời xưa

củi khô lách tách gió lùa,

tưởng tim ai vỡ giữa mùa tuyết bay.

(Trích thơ của Ryòkan Bụt sĩ Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền