Ngày 08-01-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ơn gọi là Hồng ân và Sứ vụ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:16 08/01/2024

CHÚA NHẬT II MÙA THƯỜNG NIÊN
1 Sm 3,3b-10.19; 1 Cr 6,13c-15a.17-20; Ga 1,35-42
ƠN GỌI LÀ HỒNG ÂN VÀ SỨ VỤ

Bước vào mùa Thường Niên với Chúa Nhật II, phụng vụ năm B, chúng ta suy niệm về một chủ đề rất ý nghĩa mà Lời Chúa hôm nay gợi lên, đó là: “Ở lại trong Chúa để có thể làm chứng cho Chúa.”

1. Được gọi cho một lý tưởng

Trong bài đọc I, chúng ta nghe lại câu chuyện về ơn gọi của Samuen. Cậu bé ở trong nhà Đức Chúa, trong đền thánh Chúa, cậu sống ở đó với Chúa. Tại môi trường đó, cậu có thể phân định tiếng Chúa kêu gọi nhờ sự đồng hành và giúp đỡ của tư tế Êli. Cậu đã lắng nghe Chúa gọi cậu ba lần trong giấc ngủ. Cậu cứ tưởng là Êli gọi. Nhưng sau đó, nhờ Êli, cậu mới nhận ra tiếng đó là tiếng Chúa gọi cậu. Và cậu đã đáp trả tiếng Chúa gọi: “Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe” (1 Sm 3,10). Cậu đã trở thành một tiên tri vĩ đại của Ítraen. Sau thời gian ở lại với Chúa, sống bên Chúa, bây giờ, Samuen trở thành người nói về Thiên Chúa như một tiên tri; và để thi hành sứ vụ của mình như một ngôn sứ, ông phải ở lại trong Chúa nếu không sứ vụ của ông không thể thực hiện tốt (x. 1 Sm 3,3b-10.19).

Trong bài đọc II (1 Cr 6,13-15.17-20), thánh Phaolô nhắc nhở các tín hữu ở Côrintô và cả chúng ta nữa hãy dùng chính thân xác mình để sống cho một lý tưởng cao cả và xa rời những nếp sống tội lỗi:
“Thưa anh em, thân xác con người không phải để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác… Thân xác chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong lòng chúng ta. Vậy chúng ta hãy tôn vinh Thiên Chúa trong thân xác chúng ta.”

Anh em hãy ở lại trong Chúa. Anh em hãy ở lại trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, là Giáo Hội. Anh em hãy ở lại trong Thần Khí của Đức Kitô và hãy kết hiệp với Nhiệm Thể Chúa Kitô là Đầu chúng ta, và với Chúa Thánh Thần, Đấng được đổ vào lòng chúng ta, để chúng ta có thể làm chứng cho thế giới về bằng một đời sống công chính, ngay thẳng và thánh thiện. Một cách đặc biệt, chúng ta làm chứng cho thế giới qua thân xác của chúng ta. Bởi vì thân xác của chúng ta là một phần của Nhiệm Thể Chúa Kitô.

Như thế, sứ mạng làm chứng này chỉ có thể mang lại kết quả tốt đẹp khi chúng ta biết ở lại và kết hiệp với Chúa Giêsu.

2. Được gọi để làm chứng cho Chúa

Bài Tin Mừng trình thuật về sự kiện khi Gioan Tẩy Giả đang đứng với hai người môn đệ trong nhóm môn đệ của ông, họ thấy Đức Giêsu đi ngang qua. Gioan Tẩy Giả lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36). Đây là người đến từ Thiên Chúa và Người là Con Chiên giống như con chiên trong Cựu Ước, con chiên đó sẽ hiến mình để tội lỗi thế gian được tẩy xóa. Giống như Êli trong bài đọc I, Gioan Tẩy Giả hướng dẫn và giới thiệu các môn đệ của mình đến với Chúa Giêsu. Ông đã giúp họ phân định họ phải đi tới đâu. Ông không chiếm giữ họ. Ông không nói với họ rằng: Hãy ở lại với tôi, hãy ở bên tôi. Không! Ông không làm như thế. Ông chỉ tay về phía Chúa Giêsu và nói với họ: Đây là Con Chiên đích thật. Đây là Đấng Mêsia mà chúng ta mong đợi. Hãy đến gặp Người. Và họ đã đến gặp Chúa Giêsu.

Khi thấy họ đến với mình, Chúa Giêsu muốn họ bước theo Người mà không bị một sự áp đặt nào cả. Nên Người đơn giản hỏi họ: “Các anh tìm gì thế?” Họ trả lời: “Thầy ở đâu?” Người trả lời: “Hãy đến mà xem.” Tin Mừng không nói cho chúng ta biết Chúa Giêsu đang ở đâu cả. Có phải Người ở trong nhà? Có phải Người ở trong một cái lều, hay Người ở ngoài trời? Chúng ta không biết Người ở đâu cả. Đây là dụng ý của tác giả Tin Mừng. Nơi Người ở không phải là vấn đề nhà cửa, nơi chốn. Nhưng Người luôn ở trong sứ vụ của mình. Người là Con Thiên Chúa được Chúa Cha sai đến và Người mời gọi các môn đệ Gioan đến mà xem. Họ đã đến và ở lại với Người suốt ngày hôm đó. Khi ở với Người, họ biết Người, nhìn thấy sứ vụ của Người và được mời gọi cộng tác với Người.

Giờ đây, đến lượt họ, ông Anrê đi gặp người anh mình là ông Simon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia.” Chúng tôi đã đến ở với Người và có kinh nghiệm về sứ vụ của Đấng Cứu Thế. Rồi sau đó, ông Anrê đưa người anh của mình tới Chúa Giêsu và chứng kiến việc Chúa Giêsu đặt cho Simon một tên gọi mới, đó là “Phêrô, nghĩa là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy.” Như thế, những ai đã ở với Chúa Giêsu rồi đều được mời gọi chia sẻ chính sứ vụ của Chúa Giêsu. Anrê và Phêrô, cả hai đều trở thành những chứng nhân cho Chúa Giêsu. Nhưng trước hết họ phải ở lại với Chúa và biết Người.

3. Đến lượt chúng ta

Chúng ta biết rằng Tin Mừng là nguồn mạch gợi hứng lớn lao đối với tất cả mọi người. Đặc biệt, đối với những ai được Chúa kêu gọi hiến mình cho Chúa và tha nhân để sống đời độc thân dâng hiến. Vì thế, chúng ta cần phải khám phá ơn gọi của mỗi người chúng ta:
Tiên vàn, chúng ta được mời gọi hãy ở lại với Chúa. Nếu không có những giây phút kết hợp thân tình với Chúa, chúng ta có thể chia sẻ với người khác điều gì về Chúa? Chúng ta không thể cho điều mình không có. Vì thế, chúng ta cần ở lại với Người, sống kết hợp thân tình với Chúa.

Thứ đến, ở lại với Chúa không có nghĩa là chúng ta khép kín chính mình chỉ trong tương quan với Chúa, làm chúng ta lãng quên thế giới và tha nhân. Không! Chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu, chúng ta ở lại với Người để chúng ta có thể đi ra gặp gỡ người khác và làm chứng cho Chúa.

Thứ ba, khi làm chứng cho Chúa, chúng ta không lôi kéo người khác về với mình, chúng ta không thành lập những nhóm cận vệ để phục vụ mình, cũng không chiêu mộ những fan hâm mộ để ca tụng mình. Chúng ta thiết lập Nhiệm Thể Chúa Kitô và cũng giống như Êli, Gioan Tẩy Giả và thánh Phaolô, chúng ta không nói dân chúng hãy ở lại trong tôi, hãy đến với tôi. Không! Nhưng chúng ta mời gọi họ hãy đến với Chúa Giêsu và hãy để cho họ tự do đến với Chúa giống như Anrê và tất cả những Tông Đồ vĩ đại khác đã làm.

Trong Chúa Nhật này, chúng ta hãy nhớ đến rất nhiều người đã phục vụ như là người hướng dẫn, giống với Gioan Tẩy Giả, đã dẫn dắt chúng ta đến với Chúa Giêsu và ở lại với Người, đó là cha mẹ chúng ta, thầy cô giáo, hay những ai đã gợi hứng cho chúng ta trong việc theo đuổi ơn gọi và thi hành sứ vụ của mình. Đồng thời, chúng ta cũng phải trở thành những chứng nhân cho Chúa Giêsu.

Đồng thời, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho Giáo Hội có nhiều ơn gọi thiên triệu. Bởi “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít.” Vì càng ngày, càng thiếu những người trẻ dám theo đuổi ơn gọi tu trì. Mỗi người chúng ta có bổn phận cổ võ ơn thiên triệu và đóng góp phần mình cho công cuộc đào tạo linh mục và tu sĩ của Giáo Hội. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:33 08/01/2024
Chương 12:

THÁNH THỂ



"Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” (Ga 6, 58)

THÁNH THỂ (1)



1. Lợi ích của một lần rước Thánh Thể thì vượt qua cả một tuần ăn chay.

(Thánh Vincent)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:43 08/01/2024
47. THÁI THÚ ĐÁNH NHẦM

Lúc Hứa Giới Ngôn làm thái thú ở Lang Da, một hôm, có người báo cáo:

- “Tù nhân thắt cổ chết trong tù”.

Thái thú nổi giận lập tức triệu tên quan coi ngục năm ngoái sửa chữa nhà lao đến đánh cho một trận.

Tên quan coi ngục một mực kêu oan, nói:

- “Tiểu nhân nắm chức sửa chữa nhà tù, nếu nhà tù chưa sửa tốt thì đương nhiên nhận hình phạt đánh bằng trượng, nhưng nếu như hôm nay tù phạm treo cổ chết trong tù đối với tôi thì có quan hệ gì chứ?”

Hứa Giới Ngôn giống như lửa đổ thêm dầu, giận dữ chửi:

- “Súc sinh, mày đã làm thư lại rồi lại còn làm cai ngục mà tội phạm treo cổ chết trong tù, không đánh mày thì đánh ai hử?”

Cai ngục chợt hiểu, té ra là tên thái thú “cao minh” này đem “coi ngục” là một chức danh giải thích thành hai chữ “thư lại” và “cai ngục” để hại mình, lại còn bị đánh một trận nữa chứ.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 47:

Đổ lỗi cho người khác thường là những người có địa vị chức tước trong xã hội, khi thành công thì họ hớn hở vui mừng cười toe toét kể công kể trạng, nhưng khi thất bại thì hết chửi người này ngu, người kia làm ăn tắc trách, chứ không bao giờ nhận lỗi về mình, đó là những con người chỉ biết đến người khác khi thành công và quên mất người khác khi thất bại.

Ki-tô hữu là người thấm nhuần tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su, cho nên họ không đổ lỗi cho ai khi làm sai, nhưng trái lại họ sẽ thành thật nhận lỗi về mình, vì họ biết rằng thành thật thú nhận tội mình hôm nay, thì ngay sau sẽ không phải xấu hổ khi tội của mình bị phơi bày ra trước mặt thiên hạ.

Tên thái thú tự cho mình là người cao minh đã đánh người vô tội chỉ vì thích đổ lỗi cho người khác, người Ki-tô hữu không đem Lời Chúa giải thích theo ý mình, rồi đổ lỗi cho người khác để che giấu tội của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tôi đang là tôi
Lm. Minh Anh
15:00 08/01/2024

TÔI ĐANG LÀ TÔI
“Tôi chỉ thổ lộ tâm can trước nhan Đức Chúa!”.

Một giáo sư hỏi một thiếu nữ tân tòng, “Có phải cô là một tội nhân trước khi tin nhận Chúa?”; “Vâng, thưa ngài!”. “Bây giờ, cô vẫn là một tội nhân?”; “Vâng, hơn bao giờ hết, tôi cảm thấy mình là một tội nhân!”. “Vậy có gì thay đổi đâu?”; “Có chứ! Tôi không biết giải thích làm sao?”, cô nói; “Ngoại trừ tôi đã từng là một tội nhân ‘chạy theo tội lỗi’; nhưng giờ đây, một tội nhân ‘chạy trốn tội lỗi!’. ‘Tôi đang là tôi!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

“‘Tôi đang là tôi’, một tội nhân!”. Sẽ khá bất ngờ khi cả hai bài đọc hôm nay cho thấy điều cô gái thú nhận cũng là điều Thiên Chúa chờ đợi nơi bạn và tôi, sự chân thành! Cả Anna lẫn người bị thần ô uế ám ‘đang chính là họ’; cũng thế, Chúa Giêsu ‘đang chính là Ngài!’.

Bài đọc Samuel kể chuyện bà Anna, một người cùng đường. Với bà, cầu nguyện đâu cần chỉn chu; nó có thể bộc phát cách mộc mạc. Từ sâu thẳm nỗi đau, bà nỉ non với Chúa bằng những lời đứt đoạn. Thầy cả Êli nghĩ rằng, bà say. Không phải! Bà đang trút giận lên Chúa. Vì lẽ, bà héo hắt; vô phước bởi vô sinh! Vậy mà Chúa thích sự công kích này, Ngài ‘khoái’ khi bà cau có. Cầu nguyện đâu cần chải chuốt; chẳng cần quanh co! Chúa ‘đỡ tốt’ với bất cứ ‘đòn nào’ con người đánh vào Ngài. Vì thế, không lời cầu nào là thô lậu, kệch cỡm nơi một người chứng tỏ ‘tôi đang là tôi’ trước Chúa. Và Ngài đã nhậm lời, ban cho Anna một mụn con, Samuel. Bà đã cất lên Magnificat - Thánh Vịnh đáp ca - mà rồi đây, Maria sẽ làm vọng lại, “Tâm hồn con hoan hỷ vì Chúa, là Đấng cứu độ con!”.

Tương tự như thế, trong bài Tin Mừng, người bị quỷ ám nói với Chúa Giêsu theo cùng một cách. Anh ném vào Ngài, “Ông Giêsu Nazareth, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi?”. Đó là những lời giận dữ tạt vào Ngài. Tuy nhiên, như ‘Đấng ngự trong đền thờ’ không ‘lấy làm điều’ và không ‘hề gì’ trước oán trách của Anna, Chúa Giêsu, ‘Đấng là đền thờ’ cũng không ‘làm lớn chuyện’ với cơn thịnh nộ ma quái nơi con người khốn khổ này. Sau đó, Ngài răn đe, giải thoát anh khỏi quỷ ám. Bất cứ khi nào bạn mở lòng, tiết lộ cho Chúa Giêsu những gì đang có, kể cả những cảm xúc đen tối, bạn sẽ trải nghiệm sự hiện diện và xoa dịu chữa lành đầy xót thương của Ngài.

Chúa Giêsu trừ quỷ, mọi người kinh ngạc, “Thế nghĩa là gì? Lời dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền?”. Nhận xét của dân chúng ở đây cũng rất thật, họ đang là họ. Và bản thân Chúa Giêsu cũng thế, lời Ngài nói, việc Ngài làm cho thấy Ngài như muốn tiết lộ, ‘Tôi đang là tôi!’. Bởi lẽ, Ngài đang thể hiện quyền năng để mặc khải Ngài là ai, đến để làm gì? Ngài là Thiên Chúa, ban Lời quyền năng, Lời biến đổi và Lời làm cho sống.

Anh Chị em,

“‘Tôi đang là tôi’, một tội nhân!”. Đó là ‘mệnh căn’ không suy suyển của bạn và tôi; đó là lý do Chúa Giêsu xuống thế làm người; và đó cũng là ý thức cốt lõi tiên thiên nơi mỗi người để Ngài có thể cứu họ. Ý thức mình là tội nhân, có nghĩa là tôi đang cần Chúa. Bởi lẽ, đến bao giờ chúng ta mới hết cần Ngài? Vậy, liệu bạn và tôi có là chính mình hay ‘đang là một ai khác’, nhất là khi cầu nguyện? Đừng quên, trước Ngài, không ai xứng đáng nhưng là một tội nhân không hơn không kém, kể cả các thánh. Chính lúc đó, Thiên Chúa mới có thể làm một điều tương tự như Ngài đã làm cho Anna, cho người quỷ ám.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con chạy theo tội lỗi; cho con biết chạy trốn tội lỗi!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuốn sách vừa được tìm ra của Hồng Y Fernández có những đoạn văn nhầy nhụa dục tình với những hình ảnh khiêu dâm
J.B. Đặng Minh An dịch
18:18 08/01/2024
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình nhan đề “Rediscovered book by Cardinal Fernández features graphic erotic passages on ‘spirituality and sensuality’”, nghĩa là “Cuốn sách vừa được tái khám phá của Hồng Y Fernández có những đoạn văn khiêu dâm bằng hình ảnh về 'tâm linh và nhục dục'“. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Một cuốn sách năm 1998 của Hồng Y Victor Manuel Fernández có các chủ đề mang tính khiêu dâm, khơi gợi tình dục đã được tái bản, có khả năng tăng thêm sự xem xét kỹ lưỡng đối với vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican vốn đang bị nghi kỵ sau các lệch lạc trong Tuyên ngôn Fiducia Supplicans.

Với tựa đề “Niềm đam mê huyền bí: Tâm linh và nhục dục”, tác phẩm 26 tuổi này bao gồm những mô tả sinh động về quan hệ tình dục của con người và thảo luận về điều mà nhà thần học người Á Căn Đình mô tả là “cực khoái thần bí”.

Cuốn sách dài gần 100 trang cũng mô tả chi tiết cuộc gặp gỡ gợi tình tưởng tượng với Chúa Giêsu Kitô trên bờ biển Galilê, mà Fernández cho biết là dựa trên trải nghiệm tâm linh được một cô gái 16 tuổi tiết lộ cho ngài.

Cuốn sách, ban đầu được xuất bản ở Mễ Tây Cơ, đã thu hút sự chú ý mới vào ngày 8 Tháng Giêng bởi Caminante Wanderer, một blog Công Giáo theo chủ nghĩa truyền thống có trụ sở tại Á Căn Đình, mô tả “Niềm đam mê huyền bí” là “sự thiếu thận trọng” và “một dịp tội lỗi” đối với những độc giả tiềm năng.

Tương tự, trang web theo chủ nghĩa truyền thống của Ý Messa in Latino, hay thánh lễ Tiếng Latinh, cho biết cuốn sách “thực sự gây tai tiếng và báng bổ”.

Hồng Y Fernández đã không trả lời yêu cầu bình luận của EWTN News trước khi chúng tôi đăng bài này.

Đây không phải là lần đầu tiên một cuốn sách tập trung vào tình dục do nhà thần học người Á Căn Đình xuất bản trước đây đã gây tranh cãi.

Khi Tổng Giám Mục Fernández được bổ nhiệm làm nhà lãnh đạo Bộ Giáo lý Đức tin vào tháng 7 năm 2023, cuốn sách “Chữa lành tôi bằng miệng: Nghệ thuật hôn” năm 1995 của ngài lại xuất hiện và là chủ đề bị chỉ trích đáng kể.

Cuốn sách bị chỉ trích vì chủ đề và những mô tả khiêu dâm, đồng thời nhiều người cho rằng tác phẩm này không phù hợp với một linh mục độc thân.

Về phần mình, Tổng Giám Mục Fernández cho biết ngài không hề hối hận khi viết “Heal Me With Your Mouth”, mà ngài mô tả là “bài dạy giáo lý của mục tử dành cho thanh thiếu niên”, “không phải là một cuốn sách thần học”.

Tương tự như “Heal Me With Your Mouth”, cuốn “Mystical Passion” hay “Niềm đam mê huyền bí” không xuất hiện trong danh sách chính thức các ấn phẩm của Fernández được Vatican lưu hành khi ngài được công bố là nhà lãnh đạo mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Phần lớn cuốn “Niềm đam mê huyền bí” tập trung vào truyền thống của Giáo Hội về tình yêu Thiên Chúa, nhưng đặc biệt tập trung vào cách cảm nhận trạng thái xuất thần thần linh không chỉ về mặt tinh thần mà còn về mặt thể xác. Tổng Giám Mục Fernández trích dẫn rất nhiều từ các vị thánh và các nhà thần bí như Thánh Augustinô, Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh Teresa thành Ávila, và Chân phước Angela thành Foligno.

Tổng Giám Mục Fernández viết: “Lời chứng của các nhà thần bí cho chúng ta thấy rằng mối quan hệ với Chúa cũng có thể ảnh hưởng có lợi đến mức độ tình dục của con người, cho đến tính dục của người ấy”.

Tương quan [mang tính ngụ ngôn] giữa quan hệ thân mật của con người và sự thân mật của chúng ta với Thiên Chúa đã được khám phá từ lâu trong Giáo Hội Công Giáo, kể cả trong các tác phẩm như thần học về thân xác của Thánh Gioan Phaolô II.

Tuy nhiên, tác phẩm của Fernández nổi bật vì những mô tả đồ họa và sự tập trung vào khoái cảm tình dục không chỉ mang tính ngụ ngôn cho sự kết hợp thiêng liêng mà là một phần cấu thành nên nó, đặc biệt là trong các chương sau của tác phẩm.

Mô tả của Fernández về “một trải nghiệm về tình yêu, một cuộc gặp gỡ say đắm với Chúa Giêsu, mà một cô gái mười sáu tuổi đã kể cho tôi nghe,” nằm trong chương thứ sáu của cuốn sách, “Người đẹp của tôi, hãy đến”.

Đoạn văn nói về cuộc gặp gỡ Chúa Kitô ở Biển hồ Galilee khi Người tắm và nằm trên cát, đồng thời bao gồm một đoạn mô tả dài dòng về những nụ hôn và những vuốt ve cơ thể Người từ đầu đến chân.

Thật khó có thể tưởng tượng ra một cô gái mười sáu tuổi lại có thể kể cho một linh mục nghe một cách chi tiết về những cử chỉ dục tình như thế. Cũng thật khó có thể cho rằng một mô tả như thế không hề có tính cách báng bổ.

Xuyên suốt đoạn văn, Đức Mẹ được miêu tả là đứng bên cạnh và chấp thuận cho phép cuộc gặp gỡ diễn ra.

Phần cuối cùng của cuốn sách tập trung vào cực khoái của con người và mối liên hệ của nó với sự gần gũi thiêng liêng, thường sử dụng những mô tả đầy hình ảnh, và khiêu khích.

Ví dụ, trong một chương có tựa đề “Cực khoái của nam và nữ”, Fernández cung cấp một mô tả chi tiết, sâu rộng về quan hệ tình dục, đưa ra đánh giá của ngài về sự khác biệt trong sở thích và trải nghiệm cực khoái của nam và nữ.

Tuy nhiên, Fernández tiếp tục kết luận rằng “trong trải nghiệm huyền bí, Thiên Chúa chạm đến trung tâm tình yêu và niềm vui sâu sắc nhất, một trung tâm mà việc chúng ta là nam hay nữ không quan trọng lắm”.

Trong chương “Con đường dẫn đến cực khoái”, Fernandez gợi ý [một cách báng bổ] rằng các vị thánh đã trải qua khoái cảm tình dục khi kết hợp thần bí với Chúa.

“Một số vị thánh bắt đầu có những trải nghiệm say sưa về Thiên Chúa ngay sau khi họ hoán cải, hoặc trong cùng một lần hoán cải; những người khác, như Thánh Teresa thành Ávila, đã đạt được những kinh nghiệm này sau nhiều năm khô hạn về mặt thiêng liêng. Thánh Têrêsa thành Lisieux, mặc dù cảm thấy được Thiên Chúa yêu thương dịu dàng, nhưng chưa bao giờ có những cảm nghiệm rất 'gợi cảm' về tình yêu của Ngài, và dường như thánh nữ chỉ đạt được niềm vui tràn ngập và say đắm vào lúc chết, khi khuôn mặt của ngài được biến đổi và ngài đã nói những lời cuối cùng: ‘Lạy Chúa, ôi Chúa ơi, con yêu mến Chúa!'”

Vị Hồng Y dường như cũng đề cập đến mối quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính.

Sau khi viết rằng trải nghiệm về tình yêu thiêng liêng không nhất thiết “có nghĩa là, chẳng hạn, một người đồng tính nhất thiết sẽ không còn là đồng tính nữa,” Fernández lưu ý rằng “ân sủng của Chúa có thể cùng tồn tại với những yếu đuối và thậm chí với tội lỗi, khi có một điều kiện rất mạnh mẽ. Trong những trường hợp đó, người ta có thể làm những điều tội lỗi một cách khách quan, mà không cảm thấy tội lỗi, và không đánh mất ân sủng của Thiên Chúa hay cảm nghiệm về tình yêu của Ngài.”

Sau khi suy ngẫm về cách con người có thể đạt đến “một loại cực khoái viên mãn trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa”, Hồng Y viết trong chương “Thiên Chúa trong cơn cực khoái của một cặp” cho rằng Thiên Chúa có thể hiện diện “khi hai con người yêu nhau và đạt đến cực khoái; và cảm giác cực khoái đó, được trải nghiệm trước sự hiện diện của Chúa, cũng có thể là một hành động thờ phượng Chúa cao cả.”

Trong khi Fernández nói về “các cặp” trong mô tả của ngài về quan hệ tình dục, ngài hiếm khi đề cập một cách rõ ràng đến những cuộc hôn nhân thành sự, là điều mà Giáo hội dạy là bối cảnh duy nhất trong đó quan hệ tình dục là hợp pháp.

Trong một đoạn văn khác, nhà lãnh đạo Bộ Giáo Lý Đức Tin hiện nay lên án thủ dâm là ích kỷ nhưng mô tả các mối quan hệ tình dục đích thực chỉ là “cởi mở với người khác” một cách mơ hồ mà không đề cập đến việc cởi mở trong việc tạo ra cuộc sống mới.

Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng các quan hệ tình dục trong hôn nhân “vẫn luôn hướng tới việc sinh sản sự sống con người” và mô tả cả ý nghĩa hiệp nhất và sinh sản là “cả hai đều vốn có trong hành vi hôn nhân”.

Trong một đoạn văn đặc biệt sinh động, Fernández trích dẫn nhà thần học Hồi giáo thế kỷ 15 Al Sounouti, người đã ca ngợi Chúa vì đã tạo ra cơ quan sinh sản của nam giới “cứng và thẳng như những ngọn giáo” để họ có thể “gây chiến” với các bộ phận cơ thể tương ứng của phụ nữ.

Cuộc thảo luận về cuốn sách năm 1998 của Fernández diễn ra vào thời điểm mà sự lãnh đạo của vị Giám Mục người Á Căn Đình đối với Bộ Giáo Lý Đức Tin đang bị giám sát chặt chẽ sau khi xuất bản hướng dẫn ngày 18 tháng 12 về khả năng ban phước cho các cặp đồng giới. Tài liệu của Vatican, Fiducia Supplicans, đã bị chỉ trích rộng rãi vì sự mơ hồ và không hề tham khảo ý kiến rộng rãi hơn với các giám mục thế giới trước khi xuất bản.

Vào ngày 4 Tháng Giêng, Hồng Y Fernández đã đưa ra một thông cáo báo chí dài chưa từng có đến 2.000 từ làm rõ về Fiducia Supplicans. Việc làm rõ được đưa ra sau sự phản đối trên toàn thế giới, với toàn bộ hội đồng giám mục ở Phi Châu và Đông Âu cũng như các giám mục cá nhân ở Mỹ Châu Latinh, Âu Châu và Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ không cho phép các phép lành được mô tả trong khu vực pháp lý của họ.

Là cố vấn thần học lâu năm cho Giáo hoàng Phanxicô, Fernández được Đức Giáo Hoàng phong làm Hồng Y vào ngày 30 tháng 9 năm 2023, ngay sau khi ngài bắt đầu nhiệm vụ của mình tại Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trong lá thư thông báo về việc bổ nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng ngài mong đợi Fernández sẽ thúc đẩy “kiến thức thần học” hơn là tập trung vào việc kỷ luật “những sai lầm về giáo lý”.


Source:Catholic News Agency
 
Trong cuộc nói chuyện với các nhà ngoại giao, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án tội ác chiến tranh ở Gaza và Ukraine, kêu gọi cấm mang thai hộ
Vũ Văn An
20:43 08/01/2024
Gerard O'Connell thuộc tạp chí America, ngày 08 tháng 1, 2024, tường trình rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành bài diễn văn Năm mới của mình cho các đại sứ của 184 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Tòa thánh để thảo luận về nhu cầu cấp thiết về hòa bình và chấm dứt xung đột vũ trang trên thế giới ngày nay. Ngài cũng kêu gọi chấm dứt điều mà ngài gọi là hành vi mang thai hộ “đáng khinh”.

“Con đường dẫn đến hòa bình kêu gọi tôn trọng sự sống, sự sống của mỗi con người, bắt đầu từ sự sống của thai nhi trong bụng mẹ, sự sống không thể bị đàn áp hoặc biến thành đối tượng buôn bán”, Đức Giáo Hoàng nói như thế. Về vấn đề này, ngài lên án “việc thực hành điều gọi là làm mẹ thay thế” và kêu gọi cộng đồng quốc tế “cấm thực hành này trên toàn thế giới”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập đến chữ “hòa bình” 27 lần trong bài diễn văn dài và có lời lẽ mạnh mẽ, trong đó Đức Phanxicô một lần nữa kêu gọi ngừng bắn và chấm dứt các cuộc chiến ở Gaza và Ukraine. Ngài nói rằng các cuộc chiến tranh đang "tấn công bừa bãi vào dân thường" và dẫn đến "tội ác chiến tranh".

Trong số 193 quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc, 184 quốc gia hiện có quan hệ ngoại giao với Tòa thánh. Trong số những nước vắng mặt đáng chú ý có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ả Rập Saudi, Afghanistan và Triều Tiên.

Đức Phanxicô nói với các đại sứ: “Thế giới của chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều xung đột đang dần dần biến điều mà tôi thường gọi là ‘một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba diễn ra từng phần’ thành một cuộc xung đột hoàn cầu thực sự”. Trong bối cảnh này, ngài nói, “trách nhiệm của Tòa thánh trong cộng đồng quốc tế là trở thành tiếng nói tiên tri và kêu gọi lương tâm”.

Đức Giáo Hoàng nói: “Các sự kiện ở Ukraine và Gaza là bằng chứng rõ ràng của điều này”.

Ngài nói với các đại sứ và chính phủ của họ: “Chúng ta không được quên rằng những hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế là tội ác chiến tranh, và việc vạch mặt chúng chưa đủ mà còn cần phải ngăn chặn chúng”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực bảo vệ luật nhân đạo, ngài nói với các đại sứ:

“Chúng ta cần nhận thức rõ ràng hơn rằng nạn nhân dân sự không phải là ‘thiệt hại tài sản gián tiếp hàng ngang’ mà là những người đàn ông và đàn bà, có họ có tên, đang thiệt mạng. Họ là những đứa trẻ mồ côi và bị tước đoạt tương lai. Họ là những cá nhân phải chịu đói, khát và lạnh, hoặc bị què quặt do sức mạnh của chất nổ hiện đại. Nếu chúng ta có thể nhìn thẳng vào mắt từng người, gọi tên họ và tìm hiểu điều gì đó về lịch sử cá nhân của họ, chúng ta sẽ thấy chiến tranh thực sự là như thế nào: không gì khác hơn là một thảm kịch to lớn, một 'cuộc tàn sát vô ích', một cuộc tàn sát xúc phạm nhân phẩm của mỗi con người trên trái đất này.”

Sau đó, dường như đề cập đến cuộc chiến của Israel ở Gaza, Đức Phanxicô nói: “Khi người ta giải quyết quyền tự vệ hợp pháp, việc duy trì sử dụng vũ lực một cách cân xứng là điều không thể thiếu”.

Phát biểu bằng tiếng Ý tại Sảnh Chúc Lành, nơi có sự hiện diện của các đại sứ Israel và Palestine, Đức Giáo Hoàng nói về “mối quan tâm sâu sắc” của ngài trước những gì đang xảy ra “ở Israel và Palestine”.

Đức Giáo Hoàng nói: “Tất cả chúng ta vẫn còn bị sốc trước cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 nhằm vào người dân Israel, trong đó rất nhiều người vô tội bị thương, bị tra tấn và sát hại một cách khủng khiếp, và nhiều người bị bắt làm con tin”.

“Tôi xin nhắc lại sự lên án của tôi đối với hành động này cũng như mọi trường hợp khủng bố và cực đoan. Đây không phải là cách giải quyết tranh chấp giữa các dân tộc; những tranh chấp đó chỉ trở nên trầm trọng hơn và gây đau khổ cho mọi người”, Đức Giáo Hoàng nói thế.

Ngài nhắc lại rằng cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 “đã kích động phản ứng quân sự mạnh mẽ của Israel ở Gaza, dẫn đến cái chết của hàng chục nghìn người Palestine, chủ yếu là dân thường, bao gồm nhiều thanh niên và trẻ em, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo đặc biệt nghiêm trọng và đau khổ không thể tưởng tượng được.”

Sau đó phát biểu trước “tất cả các bên” liên quan, Đức Phanxicô kêu gọi ngừng bắn “trên mọi mặt trận”, thả các con tin đang bị giam giữ ở Gaza và bảo vệ “các bệnh viện, trường học và nơi thờ phượng” trong vùng chiến sự.

Rồi nhìn về “ngày sau” chiến tranh, Đức Phanxicô bày tỏ hy vọng về giải pháp hai nhà nước ở Israel và Palestine “cũng như một quy chế đặc biệt được quốc tế đảm bảo cho Thành phố Jerusalem”.

Ngài lưu ý rằng “cuộc xung đột hiện tại ở Gaza càng làm mất ổn định một khu vực mong manh và đầy căng thẳng” đồng thời thu hút sự chú ý đến tình hình thảm khốc ở Syria, nơi người dân nước này đang “sống trong tình trạng bất ổn kinh tế và chính trị trầm trọng hơn do trận động đất hồi tháng 2 năm ngoái”. Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế “khuyến khích các bên liên quan thực hiện một cuộc đối thoại mang tính xây dựng và nghiêm túc cũng như tìm kiếm các giải pháp mới để người dân Syria không còn phải chịu đựng các lệnh trừng phạt quốc tế nữa”.

Sau đó, Đức Phanxicô chuyển sang cuộc chiến ở Ukraine, cuộc chiến mà ngài hết sức quan tâm kể từ cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Cuộc chiến tàn khốc đã gây ra đau khổ to lớn cho dân thường và khiến hàng triệu người Ukraine phải di dời. Ngài nói, “Thật đáng buồn, sau gần hai năm chiến tranh quy mô lớn do Liên bang Nga tiến hành chống lại Ukraine, nền hòa bình vô cùng mong muốn vẫn chưa thể bén rễ trong trí khôn và trái tim, bất chấp số lượng nạn nhân rất lớn và sự tàn phá to lớn.”

Ngài cũng kêu gọi chấm dứt cuộc chiến này và nói rằng: “Người ta không thể cho phép sự tồn tại dai dẳng của một cuộc xung đột tiếp tục di căn, gây thiệt hại cho hàng triệu người”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột nội bộ ở Myanmar, quốc gia mà ngài đã đến thăm vào năm 2017, và đừng bỏ qua “tình trạng khẩn cấp nhân đạo” đối với người Rohingya.

Chuyển sang Châu Phi, ngài kéo sự chú ý đến “sự đau khổ của hàng triệu người” ở nhiều quốc gia cận Sahara do khủng bố, biến đổi khí hậu, đảo chính quân sự và tham nhũng gây ra. Ngài cầu xin những nỗ lực quốc tế nhằm mang lại hòa bình cho Sudan “nơi đáng buồn là sau nhiều tháng nội chiến không có lối thoát” và giúp đỡ những người tị nạn Sudan ở Cameroon, Mozambique, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan, những nơi ngài đã đến thăm năm ngoái.

Vị Giáo Hoàng đầu tiên của Châu Mỹ Latinh lưu ý rằng mặc dù “không có cuộc chiến tranh công khai nào ở Châu Mỹ”, nhưng vẫn có “những căng thẳng nghiêm trọng” giữa một số quốc gia, bao gồm cả Venezuela và Guyana. Ngài bày tỏ mối quan ngại trước “tình hình rắc rối” ở Nicaragua, nơi “một cuộc khủng hoảng kéo dài với những hậu quả đau đớn” đang đe dọa toàn thể xã hội Nicaragua, và đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Hàng chục linh mục và giám mục đã bị giam giữ tại quốc gia Trung Mỹ này và những người khác đã bị tước quyền công dân và buộc phải sống lưu vong.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi các chính phủ “theo đuổi chính sách giải trừ vũ khí”, ngài hỏi: “Có bao nhiêu sinh mạng có thể được cứu với các nguồn tài nguyên mà ngày nay đang bị hướng sai sang vũ khí?”

Một lần nữa, ngài tố cáo việc “sản xuất và sở hữu vũ khí hạt nhân” là “vô đạo đức” và bày tỏ sự ủng hộ việc nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran.

Con đường dẫn đến hòa bình

Đức Giáo Hoàng nói: “Để theo đuổi hòa bình, việc loại bỏ các phương tiện chiến tranh thôi thì chưa đủ; nguyên nhân gốc rễ của nó phải được loại bỏ.” Ngài liệt kê một số vấn đề, bao gồm nạn đói, nạn bóc lột môi trường và người lao động.

Trong bài phát biểu của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nói về “cuộc khủng hoảng khí hậu và môi trường” vốn là chủ đề của hội nghị COP28 ở Dubai vào tháng trước, mà ngài rất tiếc vì không thể tham dự. Ngài ca ngợi việc hội nghị thông qua văn kiện cuối cùng là “một bước tiến đáng khích lệ” và nói, “nó cho thấy rằng, trước nhiều cuộc khủng hoảng ngày nay, chủ nghĩa đa phương có thể được đổi mới thông qua việc quản lý vấn đề khí hậu hoàn cầu trong một thế giới nơi môi trường, các vấn đề xã hội và chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.” Ngài cho biết tại COP28, điều đã trở nên rõ ràng là “thập niên hiện tại rất quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu” và bày tỏ hy vọng rằng những gì được thông qua ở Dubai sẽ dẫn đến “sự tăng tốc mang tính quyết định của quá trình hoán cải sinh thái” thông qua “hiệu năng năng lượng; các tài nguyên có thể tái tạo; việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch; và giáo dục về lối sống ít phụ thuộc vào loại nhiên liệu vừa kể.”

Đức Giáo Hoàng một lần nữa nhấn mạnh cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan đến di dân: “Chiến tranh, nghèo đói, sự ngược đãi ngôi nhà chung của chúng ta và việc khai thác tài nguyên liên tục, dẫn đến thiên tai, cũng khiến hàng ngàn người phải rời bỏ quê hương để tìm kiếm tương lai hòa bình và an ninh.” Đối đầu với một thảm kịch to lớn như vậy, ngài nói, “chúng ta có thể dễ dàng khép kín trái tim mình, cố thủ trong nỗi sợ hãi về một ‘cuộc xâm lược’. Chúng ta nhanh chóng quên rằng chúng ta đang đối xử với những người có khuôn mặt và tên tuổi”.
Khi đối đầu với thách thức này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “không một quốc gia nào nên bị bỏ mặc, cũng như bất cứ quốc gia nào cũng không thể nghĩ đến việc giải quyết vấn đề một cách cô lập thông qua luật pháp hạn chế và đàn áp hơn được thông qua đôi khi dưới áp lực của sự sợ hãi hoặc theo đuổi sự đồng thuận bầu cử”.

Ngài nhấn mạnh rằng “con đường dẫn đến hòa bình kêu gọi tôn trọng nhân quyền, phù hợp với công thức đơn giản nhưng rõ ràng trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà chúng ta vừa kỷ niệm 75 năm”. Tuy nhiên, ngài cho rằng “trong những thập niên gần đây, những nỗ lực đã được thực hiện nhằm đưa ra các quyền mới không hoàn toàn phù hợp với những quyền được xác định ban đầu và cũng không phải lúc nào cũng được chấp nhận” và “đã dẫn đến những trường hợp thực dân hóa ý thức hệ, trong đó lý thuyết giới tính đóng vai trò trung tâm.” Đức Phanxicô đã tố cáo điều vừa kể là “cực kỳ nguy hiểm, vì trong chủ trương của mình, nó hủy bỏ những khác biệt để làm cho mọi người đều bình đẳng như nhau”. Hơn nữa, ngài nói, “Những trường hợp thực dân hóa ý thức hệ này gây tổn hại và tạo ra sự chia rẽ giữa các quốc gia, thay vì thúc đẩy hòa bình.”

Vì hòa bình, Đức Phanxicô nói, “cần phải khôi phục lại cội nguồn, tinh thần và các giá trị” đã dẫn đến việc tạo ra các cơ cấu ngoại giao đa phương sau Thế chiến thứ hai. Ngài nói, “Các tổ chức được thành lập để thúc đẩy an ninh, hòa bình và hợp tác không còn có khả năng đoàn kết tất cả các thành viên của mình xung quanh một bàn hội nghị.”

Lưu ý rằng sẽ có các cuộc bầu cử ở nhiều quốc gia vào năm 2024, Đức Giáo Hoàng nói: “Điều quan trọng là các công dân, đặc biệt là những người trẻ sẽ bỏ phiếu lần đầu tiên, hãy coi đó là một trong những nhiệm vụ chính của họ để đóng góp cho sự tiến bộ của ích chung thông qua việc tham gia bầu cử một cách tự do và có hiểu biết.”

Đức Phanxicô nhắc nhở các đại sứ rằng “con đường dẫn đến hòa bình” cũng phải trải qua cuộc đối thoại liên tôn, vốn “đòi hỏi phải bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tôn trọng các nhóm thiểu số”. Ngài cho “rằng ngày càng nhiều quốc gia đang áp dụng các mô hình kiểm soát tập trung đối với tự do tôn giáo, đặc biệt là bằng việc sử dụng kỹ thuật một cách rộng rãi”. Ở những nơi khác, “các cộng đồng tôn giáo thiểu số… có nguy cơ bị tuyệt chủng do sự kết hợp của chủ nghĩa khủng bố, các cuộc tấn công vào di sản văn hóa của họ và các biện pháp tinh vi hơn như phổ biến luật chống cải đạo, thao túng các quy tắc bầu cử và hạn chế tài chính”.

Ngài cũng bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng các hành động bài Do Thái trong những tháng gần đây và tuyên bố: “Tai họa này phải được loại bỏ khỏi xã hội, đặc biệt là thông qua giáo dục tình huynh đệ và sự chấp nhận người khác”.

Ngài cũng bày tỏ mối quan ngại trước “sự gia tăng bách hại và phân biệt đối xử đối với các Kitô hữu, đặc biệt là trong 10 năm qua. Đôi khi, điều này liên quan đến những trường hợp bất bạo động nhưng có ý nghĩa xã hội về việc dần dần bị gạt ra ngoài lề và loại trừ khỏi đời sống chính trị và xã hội cũng như khỏi việc thực hiện một số ngành nghề nhất định, ngay ở những vùng đất có truyền thống Kitô giáo”. Ngài nói rằng “tổng cộng hơn 360 triệu Kitô hữu trên khắp thế giới đang phải chịu sự phân biệt đối xử và đàn áp ở mức độ cao vì đức tin của họ, với ngày càng nhiều người trong số họ bị buộc phải rời bỏ quê hương”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận bằng cách nhắc lại rằng Giáo Hội Công Giáo đang chuẩn bị cho Năm Thánh sẽ bắt đầu trước lễ Giáng sinh tới và nói: “Hôm nay, có lẽ hơn bao giờ hết, chúng ta cần một Năm Thánh”. Ngài nói Năm Thánh là “một lời công bố rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Người” và theo truyền thống Do Thái-Kitô giáo, “[đó] là mùa ân sủng giúp chúng ta cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa và hồng ân bình an của Người. Đó cũng là mùa của sự công chính, trong đó tội lỗi được tha thứ, sự hòa giải chiến thắng sự bất công, và trái đất được yên nghỉ. Đối với tất cả mọi người – những người Kitô giáo cũng như những người không Kitô giáo – Năm Thánh có thể là thời điểm mà gươm đao biến thành lưỡi cày, thời điểm mà một dân tộc sẽ không còn giơ gươm lên chống lại dân tộc khác, cũng như không còn học chiến tranh nữa (x. Is 2:4). ”

Khi ngài kết thúc bài phát biểu, các đại sứ đã đáp lại bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt. Sau đó Đức Giáo Hoàng chào từng người một.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tạ ơn và xin lỗi
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
17:59 08/01/2024

TẠ ƠN VÀ XIN LỖI

Những ngày cuối cùng của năm, bloc lịch mỏng dần và nhường chỗ cho những tờ lịch năm mới. Một năm lại trôi qua với biết bao ơn lành Chúa ban xuống trên ta. Dù trong cuộc sống cũng có không ít những thăng trầm, nhưng dường như mọi chuyện vẫn đâu vào đấy, cũng qua đi cách nhẹ nhàng. Nhưng như con thuyền đi trên dòng sông, không phải khi nào nước cũng thuận dòng để ta xuôi chèo mát mái. Có những khoảnh khắc, ta phải gắng sức vượt qua thác ghềnh. Có những quãng, tuy mặt sông phẳng lặng nhưng lại ẩn chứa những đợt sóng ngầm đầy nguy hiểm. Ít ra, cho đến giây phút này, ta vẫn còn được sống, được bình an, được vui hưởng thêm một khoảng thời gian nữa trên cõi đời.

Công ăn việc làm có thể không như ta mong đợi, nhưng ngày ba bữa cơm, Chúa vẫn ban cho đủ. Tứ thời bát tiết, ta vẫn có cái để mặc cho ấm thân. Suốt một năm qua, biết bao lần Chúa che chở cho ta cách âm thầm mà ta không hề biết. Biết đâu có lần nào đấy, ta suýt bị tai nạn giao thông, nhưng may mà không sao cả. Có lần ta mắc một căn bệnh thập tử nhất sinh, nhưng Chúa đã cho tai qua nạn khỏi. Có lần gia đình lục đục, cãi vã tưởng sẽ dẫn đến những rạn vỡ hay chia ly, nhưng cuối cùng mọi chuyện cũng qua đi. Bàn tay của Chúa vẫn bao bọc và dẫn đưa ta vượt qua muôn khó khăn, bất trắc.

Bên cạnh đó còn có biết bao điều ta làm gây tổn thương cho người khác, lỗi nghĩa cùng Chúa, khiến cho cuộc sống ta chẳng mấy khi bình an. Dường như ta không mặn mà mấy với chuyện thiêng liêng đạo nghĩa. Dường như ta có phần chểnh mảng chăm lo chuyện tham dự Thánh lễ, đọc kinh cầu nguyện. Dường như có lúc ta còn lo cho mình hơn là hy sinh cho gia đình, cho người bạn đời và cho những đứa con yêu dấu. Phút lắng lòng để ta chợt hiểu vòng xoáy mưu sinh, những cuộc gặp gỡ tiệc tùng … đã chiếm hữu thời gian của chúng ta quá nhiều. Và thời gian dành cho cha mẹ, người thân yêu thật “khiêm tốn” làm sao!

Biết đâu cũng có vài lần ta vô tình nói những điều khiến bố mẹ phải phiền lòng. Rồi lắm khi ta ham chơi, không chịu nghĩ đến những hy sinh gia đình dành cho mà học tập, làm việc cho nghiêm túc. Ta còn sa đà vào những đam mê xấu, những trò trụy lạc mà đám bạn xấu rủ rê. Có lúc ta còn không kiềm chế cảm xúc nóng giận của mình mà gây gỗ với người hàng xóm, làm tương quan giữa hai nhà bỗng trở nên căng thẳng, nặng nề. Ta cũng đã đánh mất đi nhiều cơ hội làm những điều tốt lành giúp tha nhân. Ta đã không dám đưa tay ra nâng đỡ những người anh chị em đang gặp túng thiếu. Ta vẫn còn co cụm trong thế giới riêng của mình, không dám bung mình ra để nói một lời an ủi, một lời yêu thương.

Năm cũ khép lại, nhắc ta sống chậm hơn một chút, nhìn lại ngày tháng cũ để biết trân quý khoảng thời gian nối tiếp. Có những khoảnh khắc ta bỏ lỡ sẽ không bao giờ quay lại. Biết đâu, một năm qua, có người quen nào đó của ta về với Chúa mà ta không kịp tiễn đưa, và giờ đây, ta thấy trong lòng nuối tiếc. Phút lắng lại để ta hiểu thêm về lẽ vô thường, nay gần - mai xa, nay yêu - mai ghét.... Nhìn lại một năm, đó không phải là khoảnh khắc ta lôi ra những gì đã xảy ra trong quá khứ để dày vò bản thân. Nhưng đó là cơ hội để ta thêm một lần nữa nhận ra hình bóng của Chúa vẫn song hành bên ta trong từng bước đi của cuộc sống, để tạ ơn, để xin lỗi, để tâm sự, để kể cho Người những nỗi niềm của ta.

Dòng thời gian trôi hoài không ngừng nghỉ. Qua mỗi giây phút, mỗi ngày sống, chúng ta lại tiến gần hơn đến cùng đích của cuộc đời như lời Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Mỗi người tín hữu hãy dựa trên nền tảng Kinh Thánh, để thấy thời gian, không mang tính tuần hoàn, mà là một đường thẳng. Thời gian là con đường dẫn đến chung cuộc”.

Quả vậy, mỗi một năm trôi qua lại đánh dấu một nấc thang mới trong cuộc đời của người tín hữu. Đó là bước đi để hoàn tất lịch sử, cứu cánh của nhân loại. Thời gian đi và không trở lại nên người tín hữu cần biết sống trọn từng giây từng phút trong cuộc đời để sinh hoa kết trái cho Nước Trời. Chúng ta cũng hãy điểm lại những điều đã xảy ra trong năm qua để tạ ơn cũng như tạ lỗi với Chúa.
“Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.” (Tv 106,1)

Tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh là một trong những biểu hiện tinh tuyền nhất của đức tin. Khi hoàn cảnh không như ý, không ai có thể chân thành nói lời cám ơn Chúa nếu không thật lòng tin vào tình thương dấn dắt của Người. Tạ ơn là một cách tuyên xưng sự hiện diện đầy quan phòng của Chúa trong cuộc đời mình, là nhìn nhận rằng mình tùy thuộc vào Thiên Chúa. Tạ ơn là một lời tuyên xưng rằng Chúa lớn lao cao cả hơn chúng ta bội phần và Người có quyền yêu thương chăm sóc chúng ta theo cách của Người. Tạ ơn là thưa với Chúa rằng: chúng ta luôn tin tưởng vào tình thương của Chúa dù nhiều khi trí óc ta không thể hiểu và lòng chúng ta không hề thích điều đang diễn ra.

Thời gian là của Chúa và lịch sử ở trong tay Người. Chúng con xin phó dâng cho Chúa tất cả: ngày hôm qua đã không còn nữa, ngày mai chưa biết ra sao rồi sẽ tới mà chúng con chỉ có ngày hôm nay để sống và làm việc. Xin Chúa giúp chúng con biết nỗ lực lo cho tương lai bằng cách sống trọn ngày hôm nay trong giây phút hiện tại này. Xin Chúa đừng để chúng con lãng quên những ân huệ mà Người đã ban cho chúng con. Xin Chúa ban thêm lòng tin, cậy, mến cho chúng con.

Chúng con xin cảm tạ Chúa vì 365 ngày chúng con được hiện hữu là 365 hồng ân sự sống và nhiều ơn lành khác nữa. Hồng ân sự sống là một trong những điều mà chúng con phải không ngừng phải tạ ơn vì Chúa đã ban và gìn giữ chúng con đến giờ phút này. Từng người chúng con xin cám ơn Chúa vì “từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng con đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.” (Ga 1,16).

Đặc biệt là ơn bình an, phần hồn cũng như phần xác, mà Chúa đã ban cho mỗi người chúng con, cho gia đình, cho giáo xứ và cho đoàn thể chúng con trong suốt năm qua. Chúng con muốn được cùng nhau bày tỏ lòng tri ân cảm tạ Thánh Tâm Chúa suốt một năm qua đã ban cho đất nước, Giáo Hội Việt Nam, GĐPTTT thân yêu, cộng đoàn giáo xứ và mỗi người chúng con được mọi sự an bình và hạnh phúc. Chúng con nài xin Chúa thương tiếp tục tuôn đổ Thánh Thần tình yêu Chúa tràn ngập trên tất cả mọi người chúng con. Để chúng con trở nên thánh thiện và thanh tẩy tâm hồn hầu xứng đáng tôn thờ, ngợi khen và cảm tạ Chúa.

Chúng con cũng xin lỗi Chúa vì trong một năm qua không ít lần chúng con chưa dám sống căn tính thật của người Kitô hữu, chúng con chưa quản lý tốt những hồng ân Chúa ban: về thời gian, sức khỏe và những ân ban khác mà Chúa đã tuôn đổ trên chúng con. Chúng con thật có lỗi với Chúa và với mọi người. Xin Chúa tha thứ và ban thêm nghị lực cho chúng con trong năm mới để chúng con can đảm sống đúng với lời mời gọi làm tông đồ của Thánh Tâm Chúa.
 
Giám Mục người cùi - Gioan Cassaigne
Pt Phạm Bá Nha
18:22 08/01/2024

Đức Cha GIOAN CASSAIGNE SANH
Giám Mục người cùi tại Việt Nam (1895 - 1973)

Khi về lại Di Linh, năm 1955, Đức Cha Cassaigne đến Tân Phát, ghé cô nhi viện tặng thực phẩm.
Khu mục vụ của cha xứ, trải dài từ Di Linh đến Đà Lạt.

Gioan Cassaigne sinh ngày 30.01.1895, tại Grenade-sur-l’Adour, Landes (miền 40), giáo phận Air et Dax, Pháp.
Tên trong khai sinh : Maria Pierre Jean Cassaigne. Con trai duy nhất của ông Joseph Cassaigne (1842-1948) làm nghề thợ và bán rượu và bà Nelly Cassaigne (1852-1907).
Gia đình còn bà ngoại tên Héloise Cassaigne, qua đời khi cha Cassaigne ở Di Linh (22.4.1929).
Là con một, nên được mẹ và bà ngoại chăm sóc giáo dục cẩn thận. Chính mẹ đã dạy con học, đọc kinh, lần chuỗi và dẫn con đi nhà thờ, ghi tên cho con vào nhóm trẻ giúp lễ. Gioan thích và chăm chỉ mỗi khi giúp lễ.
Khi còn nhỏ, Gioan theo học nội trú ở trường Saint Bernard, ở Bayonne và sau chuyển qua trường San Sabastien ở Tây Ban Nha.
Gioan giỏi Toán, tiếng Pháp, và đứng đầu về thể thao. Năm Gioan 12 tuổi mẹ mất (18.8.1907) và khi đang làm Giám Mục Sàigòn thì cha mất (15.01.1950).
Sau khi mẹ mất Gioan phải bỏ học 3 năm, về nhà phụ cha bán rượu cho tới 1911. Gioan buồn vì phải bỏ học Latin để học tiếng Tây Ban Nha, cho tiện buôn bán.
Ơn gọi của Gioan đến trong trường hợp sau :
Thời đó, nhiều gia đình đọc Journal des Voyages của cha Alexandre de Rhodes (1653), và Annales de la Propagation de la foi. Trong đó có nhiều tin tức về công việc truyền giáo ở Ấn Độ, Phi Châu và Đông Dương. Gioan thích ngồi bên mẹ và bà ngoại sau khi đọc báo, nghe kể lại những chuyện bên các xứ truyền giáo, tò mò hỏi bà ngoại về những danh từ Latin.
Gioan say mê tiểu sử thày giảng Anrê Phú Yên, vị tử đạo đầu tiên của VN.
Một hôm, vào 1906, Gioan thấy được một carte postale, từ Tonkin, con dấu tròn của bưu điện ghi ngày 18 Juin 1906. Bên cạnh dấu Bưu Điện có ghi : 200. TONKIN - Kebao - Village sur Pilotis en baie d’Along. Gioan nói với mẹ : Con muốn trở thành linh mục và nhà truyền giáo. Bà ngoại hay chuyện này. Nhưng quyết định là do người cha và phải học tiếng Latin. Gioan cất kỹ carte postale này và luôn kẹp vào sách Missel. Ơn gọi luôn ấp ủ trong lòng cậu bé ngoan, tốt lành.
Năm 1908, áp lễ các linh hồn, bà ngoại nói với Gioan : Mai là lễ các linh hồn, cháu nhớ cầu cho mẹ nhiều nhé. Hôm sau tại nhà thờ, Gioan mở Missel ra, có kẹp ảnh mẹ. Gioan đăm chiêu cầu nguyện. Qua Phúc Âm lễ, Gioan linh cảm mẹ đã ‘‘yên vui và hoan lạc trên Quê Trời Cõi Phúc’’ và chứng dám cho ơn gọi của mình. Gioan vui sướng như ý Chúa đã thành. Nhưng biết đến bao giờ, ngày nào, làm gì bây giờ? Thế rồi, một hôm tại trường học, trong lớp Gioan làm rớt Carte Postale, sư huynh giám thị Zéphyrin lượm được. Qua trao đổi, thày Zéphyrin biết ý định đi tu truyền giáo ở Tonkin của Gioan. Và nhà giáo dục trẻ này đã giúp Gioan đạt ý nguyện.
Năm 1913, Gioan vào tu học trường Sư Huynh tại Saint-Lo. Từ 1914, Gioan 19 tuổi, nhập ngũ và phục vụ trong sư đoàn 6 ở Vincennes. Gioan đã tham dự tác chiến ở Saint Michel, ở Bar-le-Duc.
Trong quân ngũ, Gioan làm việc trong bệnh xá chung với Hội Hồng Thập Tự. Ít nguy hiểm mà đỡ dơ bẩn. Nhưng Gioan thích và sốc vác công việc. Áo blouse trắng lúc nào cũng dính đầy máu. Nhiều khi không có băng-ca, Gioan đã cõng hay vác bệnh nhân chạy, tránh bom đạn.

Sau khi giải ngũ, từ 1919-1925 Gioan nhập học chủng viện Thừa Sai Paris và thụ phong linh mục ngày 19.12.1925. Ngày 06.04.1926, Cha mới từ giã bố mẹ tại ga Lyon đi Marseille lấy tàu qua Việt Nam, và tới Sàgòn, 05.05.1926, học tiếng Việt ở Cái Mơn và chọn tên VN là Gioan Sanh. Ngày 24.01.1927, Đức Cha Isidore Marie Joseph Dumortier Đượm (MEP. 1869. 1893. 1925-1940) cử Ngài làm cha sở họ Di Linh (Djiring). Thánh lễ đầu tiên gồm Cha, chú giúp lễ đem từ Sàgòn, ông bõ Mười điếc xin theo từ Cái Mơn và vợ chồng người Mọi.

Viên Đá Đầu Tiên

Vào một ngày thứ Năm, cuối 5.1927, khi đi săn kiếm thức ăn, Cha gặp một phụ nữ cùi rên la, bị gia đình bỏ mặc trong một chòi lá cao, cho chết. Cha trèo lên đến sát bên an ủi. Hôm sau Cha đem thuốc và đồ ăn tới. Cha tiếp tục thăm và chăm sóc, và rửa tội cho bà, được hai tuần bà chết, ngày 08.12.1927, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm.Trước khi nhắm mắt, bà nói: Ông Lớn ơi, con sẽ nhớ đến Ông Lớn, khi con về Nước Trời. Đó là viên đá đầu tiên trong đời truyền giáo của Cha. Cha đã dâng thánh lễ tạ ơn sốt sắng như lễ mở tay. Nhờ đó Cha biết có nhiều người cùi lang thang trong rừng. Cha tiếp tục tìm kiếm, thuyết phục họ về sống chung, gần ngài. Từ từ Cha tập trung họ sống thành làng. Cuối tháng 3.1927, cất nhà nguyện bằng lá, bắt đầu có thánh lễ mới Chúa nhật. Tháng 7.1927, ban ngày mở lớp học cho trẻ em, vừa dạy học vừa giáo lý. Ban đêm cho người lớn. Ngày 19.3.1929, chọn lễ thánh Giuse, làm ngày khai sinh làng cùi, rửa tội cho người thượng, đầu tiên tên Giuse Braé (K’Brai). Làng được 23 bệnh nhân cả nam nữ, tại đồi Kala, ở trong 6 nhà lá. Noel 1930, một gia đình được rửa tội, khánh thành tháp chuông. Tiếng chuông đầu tiên vang lên thay cho tiếng còng. Một mình coi xứ đạo, và làm đủ việc : y tá có khi đỡ đẻ, chạy gạo và thuốc men cho dân làng cùi. Từ đây, Cha nhuốm bệnh sốt rét và lao phổi. Một năm bị sốt tới 10 tháng, như cha nói: ‘‘Trong 12 tháng, tôi bị sốt hết 10 tháng. Nhưng tôi không thể nằm nghỉ, vì không chút yên lòng và không người Pháp đến giúp. Làng cùi đã có tới 100 người.

Cha học và nói thông thạo tiếng thượng Koho và xuất bản tự điển thượng ngữ Koho-Pháp-Việt (1929), và Giáo lý (1938) và phong tục Thượng (1937), in tại Tân Định. Vào thập niên 60, chính cha tổ chức và phát thanh trên đài phát thanh Đà Lạt chương trình tiếng Koho. Khu vực mục vụ của Cha rất rộng, chåy dài cả 100 cây số dọc theo đường từ Di Linh ngược lên tới Bắc Hội, Cầu Đất, Bảo Lộc, Kala, Công Hinh... Cha làm việc kiệt sức, không chịu nghỉ, người ta bắt đem cha vào nhà thương Đà Lạt (1929), có giai đoạn lại đem Cha về Sàigòn (1930) và bắt Cha phải về Pháp chữa trị (1931). Ở Pháp cha vẫn nóng lòng: ‘‘Mau mau cho tôi về Việt Nam với những đứa con Thượng của tôi. Vì tôi không thể bỏ chúng một mình’’.

Cha tả về tình trạng con cái người như sau: Giữa họ có rất nhiều người mắc bệnh cùi mà thiếu ăn nên chết đói. Thiếu thuốc chữa, thiếu nhà ở nên bị bỏ rơi, phải chui rúc dưới bụi cây, ở trong hang hốc, đau ốm, đói khổ rồi chết (1965)...Cha phúc trình về Pháp : Khi còn làm việc được thì người cùi còn được sống trong gia đình. Khi thân tàn ma dại vì bệnh cùi, nhất là khi các ung thối bắt đầu phá: miệng lở loét, mủ máu vảy đầy người, không tắm rửa, khiến người chung quanh nhờm gớm kinh tởm không chịu đùợc. Lúc ấy dân làng đưa họ vào xó rừng, cho họ ở lại đó một mình, sống chết sao mặc kệ. Rồi yếu liệt trong túp lều hiu quånh, đói khổ, mà chết dần chết mòn... Không kể trường hợp bị cọp tha đi... Người cùi là người biết mình đang chết, thân thể đau nhức rã dần, nhìn rõ ràng những xình thúi rúc rỉa của chóm bọ sâu...

Giám Mục Đơn Nghèo

Ngày 20.02.1941, đang lúc băng bó vết thương cho bệnh nhân, Cha nhận được thư Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Sàigòn. Ngài nói : ‘‘Lần thứ ba, nước mắt lại đến với tôi: mất mẹ, bỏ cha và nay lại xa các con tôi’’. Được tin này, Ngài viết thư cho bố: Con chỉ mong ước làm vị truyền giáo tầm thường, nghèo là vui thỏa lắm rồi. Nay người ta lại đổi áo, đổi chỗ cho con trong Giáo Hội. Khẩu hiệu Giám Mục là Bác Ái và Tình Yêu (Caritas et Amor).
Ngày lễ thụ phong giám mục (24.06.1941) người ta lấy làm lạ vì có đoàn con chiên cùi vây quanh Ngài. Cha con vui vẻ.
Thời bấy giờ, địa phận Sàigòn rất quen với hình ảnh của Ngài là ‘‘Đức Cha đi xe đạp’’ có khi Ngài đi vespa đi đến các họ đạo, len lỏi vào khu dân cư, qua Bình An.
Trong thời gian làm Giám Mục, Sàigòn trải qua nhiều bi đát, chết chóc do cuộc đảo chính của người Nhật 19.3.1945, Việt Minh nổi dậy tuyên bố độc lập 2.9.1945 và chiến tranh Đông Dương kết thúc bằng hiệp định Genève 20.7.1954. Sàigòn đón nhận 6.000 người di cư từ Bắc vào Nam....
Tòa Giám mục luôn mở cửa đón nhận và lắng nghe tiếng kêu cứu, nguyện vọng mọi người, từ mọi nơi. Ngài luôn có mặt tại những nơi hỏa hoạn, giúp đỡ lo cơm, áo mặc cho người tỵ nạn và dân nghèo.

Cả đời, từ khi chịu chức linh mục cho tới khi qua đời, Ngài sống hết sức đơn nghèo. Ngài thường nói : Nghèo khó là ngọn gió thiêng thổi của chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Linh đạo của Ngài là sống nghèo. Vì thế Ngài thương người nghèo. Ngài luôn khước từ những cái dư thừa, chỉ dùng những cái cần thiết. Khi còn làm giám mục ở Sài gòn, Ngài đã xin các cha giúp ngài có lễ để làm, lấy tiền mua vé tàu thủy đi triều yết Đức Giáo Hoàng Pio XII vào ngày 17.10.1947. Sau Roma, Đức Cha về Pháp thăm trụ sở MEP, về quê thăm bố đã 85 tuổi. Hai cha con đi hành hương Lộ Đức. Đồ đạc quần áo hành hương, Ngài để gọn trong chiếc rương mà Hội Thừa Sai Paris đã cho khi qua VN. Gia tài chỉ có thế.
Trước khi di Roma, vì thấy Ngài không có quần áo nào tốt có thể mặc được. Nên cha quản lý đã may cho Ngài ít quần áo mới cho Ngài mang theo. Nhưng cha này sợ Ngài không nhận, nên cha đã gói những quần áo mới này vào trong một bọc riêng, và nhờ Ngài khi tới Marseille chuyển cho linh mục Fabre. Khi Ngài đi rồi, cha quản lý viết thư nói rằng gói quần áo đó cho Đức Cha dùng, chứ không phải gửi cho cha Fabre nào đâu.
Ba tuan sau, Ngài viết thư về : Cám ơn con, nhưng con đã làm không vừa ý Cha. Khi trở lại Sàigòn, Ngài nói số quần áo đó Ngài đã để lại cho những người khác cần hơn mình. Có lần ở Di Linh, Ngài không có tiền để vá bánh xe. Cha sở đưa cho Ngài 100 đồng. Vá xe hết 50 còn 50 đồng, Ngài trả lại cho cha sở. Ai đến thăm Ngài ở Di Linh thì thấy căn phòng Ngài rộng 14 m2, là 1 trong 38 phòng của trại, chẳng có gì đáng kể : 1 giường gỗ loại bệnh viện, 1 tủ gỗ nhỏ, 1 bàn với hai ghế thô sơ, 1 rương sắt đem từ Pháp qua. Về già, Ngài tự nấu bữa ăn sáng và tối. Trưa thì nhận phần cơm nhà thương như bệnh nhân khác. Sài gòn vào năm 1951, Ngài đã tổ chức đại Hội Thánh Thể rất lớn, lôi cuốn hàng trăm ngàn người trong giáo phận về tham dự.

Làm việc ở Sàigòn mà vẫn nhớ tới con chiên ở Di Linh. Tạm rời Kala về Sàigòn làm giám mục, nhưng Đức Cha vẫn nhớ và hướng về con cháu cùi của mình trên cao nguyên giá lạnh. Nơi mà nhiều sách viết gọi là ‘‘Thiên Đàng của Tình Thương và Hoan Lạc’’ (La cité de l’Amour et de la Joie). Ngài lo lắng và đi ‘‘ăn xin’’ cho đàn con xấu số. Với tư cách là giám møc, lời kêu cầu của Ngài có thế lực và hiệu quả tốt. Chính quyền đương thời nhận trực tiếp giúp để, mở mang trại cùi. Làng cùi được chuyển từ chân lên ngọn đồi, diện tích gần 5 mẫu. Mỗi người cùi được trợ cấp mỗi ngày là 0$50.

Sau 14 năm làm Giám mục, bệnh cùi phát hiện trong người. Ngày 23.6.1943, áp lễ quan thày của Ngài, Ngài đem mở bao thơ ghi kết quả của viện thí nghiệm ngài mắc bệnh Hansen và nói với các cha đến chúc mừng rằng : Đây là quà lễ quan thầy của tôi. Quà mà tôi vừa tiếp nhận. Thật là đẹp. Một cha đọc thấy ghi ‘‘Positif’’, liền chạy trước mặt và thưa : “Ôi, Đức Cha bị bệnh cùi rồi’’. Đức Cha cười và đáp : Pas du tout ‘‘bị’’ mais c’est ‘‘được’’ (đâu phải bị mà được chứ). Với kết quả này, Đức Cha tuyên bố : Tôi bị bệnh phong cùi rồi, Đức Thánh Cha không có lý do gì từ chối đơn xin từ nhiệm cûa tôi. Trong những ngày ở Di Linh, khi tìm kiếm người cùi, Cha đã từng nói: Tôi muốn được cùi để có thể hiểu và thương người cùi nhiều hơn.

Chọn Việt Nam Làm Quê Hương

Nguyện vọng và vận động của Đức Cha Gioan Sanh là muốn có giám mục VN thay Ngài. Ngày 30.11.1955, Đức Cha trao quyền cho Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (1906-1973). Ngày 03.12.1955, Đức Cha Sanh sung sướng và vui vẻ trở về làng Kala tiếp tục sống rồi qua đời bên những người con cùi. Cha con lại gặp nhau, niềm vui khôn tả. Cha lại tiếp nối con đường cũ, mở rộng làng cùi, có trường học, trạm xá, đường tráng nhựa.

Đề cập đến bệnh nhân cùi, Đức Cha thường khuyên các sơ trẻ mới tiếp xúc với bệnh nhân : Họ quá đau khổ, đừng làm hay có cử chỉ gì khiến họ đau khổ hay buồn tủi thêm. Họ là những người đáng qúi, đáng thương và tha thứ. Phải băng bó họ cả hai vết thương một lúc, thể xác và tinh thần. Ngài kể lại, ngày đầu mới băng vết thương cho người cùi, chưa quen, cha súyt nữa ói mửa. Cha đã chạy vội vào lùm cây bên cạnh nói là đi cầu. Đi xong, lau mặt, cha trở ra tiếp tục băng bó. Làm như vậy, để cho người cùi bớt tủi hổ, vì mình dơ bẩn. Đức Cha rất mực thương bệnh nhân, người giàu, có học hay nghèo, đối xử như nhau. Không qủa mắng hay nặng lời với bất cứ bệnh nhân nào. Một hôm vào dịp tết, có hai anh vì say, đánh nhau, Đức Cha đến can, nhưng bị một anh xô té. Người đứng dậy, tươi cười đến vỗ vai anh ta không chút giận hờn. Sợ các sơ biết sẽ qủa anh này, Đức Cha đã giữ kín chuyện này. Sau này có người kể lại cho một sơ. Sơ đã hỏi Đức Cha. Đức Cha trả lời : Đâu có gì đáng trách với người bệnh hoạn tật nguyền. Con đừng để ý nữa. Cha muốn vậy. Tội cho cả cha lẫn họ.
Lần khác, môt bệnh nhân bị một sơ qủa nặng lời, vì anh phạm lỗi. Đức Cha nghe thấy, liền lên tiếng trách sơ trước mặt bệnh nhân. Sau đó, Ngài đi tìm xin lỗi sơ và nói : Hôm qua cha trách con, cốt ý để cho bệnh nhân đừng tủi, mặc dầu con đã làm phải. Cha đến xin con đừng buồn. Chúng ta không thể làm Chúa Giêsu buồn, thì cũng đừng làm cho người cùi buồn. Vì họ là con Chúa, là hình ảnh Chúa Cứu Thế đau khổ trên Thập Giá. Ba nữ tu VN tên tây, cánh tay đắc lực, giúp Ngài điềieu hành làng cùi là : Céleste, Josephine và Angélique. Đức Cha hay nói với các sơ rằng : Cha là người Pháp, nhưng có trái tim Việt Nam.

Đức Cha luôn nghĩ và lo cho bệnh nhân. Hài lòng, thích, cười hả hê và vui khi thấy con cái được chăm sóc chu đáo. Biết ý, nên người phụ trách nhà bếp khi mua được cá hay thịt đều báo cho người hay. Vì quanh năm, trong trại chỉ được ăn cá khô, muối. Năm 1968, hồi Tết Mậu Thân, thiếu gạo, chạy mãi mới mua được 15 bao, ngài mong và vui cười cả ngày, mặc dầu trong người đang sốt nặng. Các dịp lễ lớn, tết, cả làng được ăn thịt trâu, thịt heo, một loại thực phẩm hiếm. Cha con vui, nhả múa tưng bừng, như đại hội. Bên cạnh phòng Đức Cha là trại trẻ em. Ngài thương đã dành bánh kẹo cho các em, để các em nô đùa ngay trước cửa phòng. Có lần Ngài bị đau nặng, các em chơi to tiếng, các sơ còn la rầy chúng để Ngài nghỉ ngơi. Ngài biết và nói với sơ : Con hãy để chúng vui tự nhiên. Trông chúng vui vẻ là cha đủ nghỉ ngơi rồi. Hãy để chúng đến gần để cha được an ủi. Đức Cha nói tiếp: Nơi nào có trẻ là có Chúa. Không giống như chúng không vào được Nước Chúa. Nếu Chúa tha hình phạt cho thế gian, phần lớn là nhờ sự có mặt của những linh hồn thơ ấu như vậy. Già yếu cần sữa, nhưng mỗi tuần Ngài chỉ dùng một hộp sữa, mà bao giờ cũng để lại một phần cho cậu bé kéo chuông vào cuối tuần. Cứ chiều thứ bảy, cha để sẵn phần sữa ngoài hiên nhà, chú bé kéo chuông đến lấy. Ngài vui khi thấy cậu húp phần sữa này. Một hôm Ngài đi hớt tóc trên Di Linh, để phòng trống. Sơ đến phòng đã thấy phòng sạch không cần làm gì, vì ngài tự làm lấy hết. Sơ đã thay cái mền quá cũ rách. Trở về, thấy vậy, Đức Cha bảo cất mền đi, cho bệnh nhân, và phát trả lại mền cũ cho Ngài.

Về đời sống thiêng liêng. Ngài là gương sáng về lòng sùng kính Đức Mẹ, Thánh Giuse và Thánh Têrêsa. Về tinh thần phó thác cho Đức Mẹ, Ngài nói : Tình tôi yêu mến Đức Mẹ là một tình vô tả, Mẹ chưa bao giờ từ chối một điều gì tôi xin. Năm 12 tuổi, sau khi mẹ chết, Đức Cha kể lại : Lúc ấy tôi dau xót vô lường, rồi nước mắt ngưng khô, vì đã được Đức Mẹ lau sạch. Vì Mẹ đã ''xuống'' ở với tôi thay thế cho mẹ. Đức Cha kể tiếp : Vào buổi chiều mùa Thu trên đất Pháp, Gioan nhớ mẹ quá, mới chạy đến qùi dưới núi Đức Mẹ khóc và kêu gào : Mẹ đứng đó làm gì. Mẹ hãy bỏ núi về nhà con, sống với con. Con mất mẹ và đang cần đến Mẹ thay thế. Đức Cha luôn lần chuỗi Mân Côi. Ba kỷ vật Đức Cha để lại làm kỷ niệm là một Thánh Giá bằng gỗ qúi, quyển Manuale Christianum, và chuỗi Mân Côi. Trong sách có kẹp câu kinh: Lạy Chúa, là Chúa Trời con, từ bây giờ con bằng lòng và sẵn sàng nhận lãnh bởi tay Chúa cái chết bất cứ cách nào tùy theo Thánh ý Chúa, với nỗi bồi hồi, khốn bức và trần phiền đau đớn nữa. Amen.

Đức Cha có lòng sùng kính đặc biệt Thánh Giuse. Ngài thường gọi thánh Giuse là ''Cha Thánh Giuse'', để thay người cha trần gian. Ngài nói: Cha tôi là ông Joseph Cassaigne thương tôi vô cùng, cho tôi tất cả. Nhưng tôi còn một Cha Giuse khác, Cha này thương tôi nhiều hơn. Một nữ tu kể lại : Đức Cha luôn chạy đến với Thánh Cả Giuse. Mỗi khi thấy làng cùi thiếu, hết lương thực, Ngài lại xin với Thánh Giuse. Và không lần nào xin mà không được. Khi nào báo hết gạo, Ngài đáp : Không sao đâu, để cha xin. Rồi Ngài chạy đến khấn xin dưới chân Thánh Giuse. Vài hôm sau là được như ý.

Gương nên thánh của Đức Cha là sống bằng ba tinh thần ''dâng hiến, chấp nhận và phó thác'' của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, quan thầy truyền giáo.

Con dường tu thân tích đức cûa Thánh Phanxico Xavie là mẫu mực thánh thiện của vị tông đồ người cùi xứ thượng VN. Hàng năm tới ngày lễ Thánh Phanxico, Đức Cha cũng dành một ngày tĩnh tâm và cầu nguyện.

Từ 1972, Đức Cha không còn đủ sức làm việc vì các cơn bệnh hoành hành Cha từ lâu : bệnh sốt rét (từ 1929), cùi (1943), lao xương (1957) và lao phổi (1964). Đời Đức Cha đã bắt chước và hay kể lại gương của thánh Gioan: Một hôm, Thánh Gioan gặp một người cùi lở loét đầy mình, thối tha ghê tởm, Thánh nhân liền ghé lưng cõng anh về nhà riêng, chăm sóc băng bó vết thương. Sáng ra, người cùi biến mất. Thánh nhân cho đó là Chúa Giêsu.

Đức Cha rất quí mến Việt Nam và nói: ‘‘Quê hương Việt Nam chính là quê hương tôi’’ (La patrie Vietnamienne, c’est ma patrie à moi). Vì Chúa đã định như vậy... Tại quê hương này, Cha sung sướng sống giữa các con cái Việt Nam của Cha, dầu cha phải chấp nhận tất cả cực hình về thể xác như hiện giờ. Ngài hay nói: Cha yêu con cái Việt Nam, nhất là người Việt đau khổ. Cha lần chuỗi cho các con. Cha cầu nguyện mỗi ngày cho Việt Nam chúng con. Cha cầu nguyện luôn mãi như vậy. Suốt 48 năm dài, cha đã sống tại Việt Nam, cha đã sống giữa các con và đã dâng hiến tất cả! Giờ đây, Cha không tiếc điều gì về sự dâng hiến toàn diện này’’

Đức Cha gởi lại cả tâm tình cho người VN khi nói: "Nơi tôi có 3 ước nguyện: Tôi ao ước được đau khổ vì Chúa và vì người anh em. Tôi ao ước được đau khổ như vậy lâu dài, suốt đời và được vững lòng chịu đựng. Tôi ao ước được an nghỉ giữa con cái người cùi của tôi. Đối với người VN Đức Cha hứa: "Trên Thiên Đàng, Cha sẽ được biết nhiều. Sẽ rõ hơn về những nhu cầu hồn xác chúng con. Khi ấy Cha sẽ cầu nguyện đắc lực gấp bội cho chúng con."

Di chúc ngày 24.9.1968, để lại có ghi: Khi cha qua đời, hãy chôn cất cha như một người cùi đã được chôn tại đây. Không được tốn kém thêm, nếu đơn giản hơn thì càng tốt. Cha ao ước nằm giữa con cái của cha. Mộ phần bằng đất đỏ của miền Thượng mến yêu này sẽ là phần mộ mà cha đã hằng mong ước từ bấy lâu, từ khi nhận lãnh chức vụ Tông Đồ Truyền Giáo, từ ngày cha phải bỏ tất cả mọi người quyến thuộc và cả quê hương. Thánh Giá cắm nơi mộ phần của cha sẽ là một Thập Gía bằng gỗ thô sơ, như Thánh Gíá Chúa Giêsu đã phải vác lấy ngày xưa. Hãy dành mọi chi phí an táng cha để nuôi nấng các con cái của cha. Họ rất đáng thương, họ đang túng thiếu và để sÓng. Về nghi thức Giáo Hội dành cho cha khi qua đời cha muốn thật đơn giản.

Vào tháng 3.1973, sau một cơn đau mê, ngài tỉnh và nói lời trối cuối cùng: Chúng tôi rất nghèo và rất cần sự giúp đỡ của những người có trái tim. Cha hiện đau đớn tột cùng của thể xác. Nhưng cha vui mừng được đau đớn như vậy bởi vì Chúa muốn. Cha xin dâng tất cả đau đớn đó, để Chúa ban cho con cái cha bớt đau đớn và sớm được phục hồi, để Chúa ban cho chúng mãi mãi được no ấm. Cha cám ơn tất cả những ân nhân của làng cùi, cám ơn hết lòng, lòng của một vị thừa sai.

Đức Cha qua đời ngày 31.10.1973. Thánh lễ an táng ngày 5.11.1973 do Đức TGM Nguyễn Văn Bình của lễ với sự hiện diện cûa Ông Phụ Tá đặc biệt đại diện Tổng Thống VNCH, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, cha Bề Trên miền MEP, một số Gíam Mục, đông linh mục và tu sỹ và khoảng 3.000 người. Linh cữu để trong nhà thờ 5 ngày cho mọi người kính viếng. Dân làng Kala Trong diễn văn tiễn biệt, thay cho bệnh nhân, có nói : Gần hai năm đau liệt giường, người kêu lên sự đau đớn thể xác, đau đớn tột cùng. Nhưng tiếng kêu đó lúc nào cũng được xướng lên trong ‘‘niềm vui đức tin’’ và hòa cùng hai câu ‘‘ngợi khen Chúa’’ (Magnificat) và ‘‘Xin vâng ý Chúa’’ (Fiat). Ngài không còn đứng lên được, để cùng con cái dâng thánh lễ thường nhật, thánh lễ hiến dâng (offectoire) của người không chỉ diễn ra trong vài mươi phút mà đã thực sự kéo dài suốt gần nửa thế kỷ, trong cực hình thể xác mà, người đã diễm phúc dâng hòa cùng khổ hình Thập Giá của Chúa Giêsu xưa kia, trên đồi Golgotha vì phần rỗi thế gian. Nhưng các hình thể xác đó, bút phàm khó mô tả. Dẫu vậy, Đức Cha Gioan luôn luôn vui và vững lòngv chấp nhận.

Theo di chúc trên, Đức Cha Gioan Sanh ‘‘Mong được an nghỉ dưới tháp chuông người phung’. Phần mộ ngài còn ở Di linh, dưới chân tháp làng cùi Kala. Trên mộ ghi : JEAN CASSAIGNE. 1895-1973. Caritas et Amor.

Những năm sau khi Ngài qua đời, trẻ em cắp sách đi hoc, hay bất cứ ai qua lại phần mộ Ngài, đều dừng chân đọc kinh nguyện cầu. Như tất cả các vị Thừa Sai, Ngài muốn gửi thân xác mình bên cạnh đoàn chiên yêu dấu của mình.

Đức Cha Gioan Sanh xứng đáng với danh hiệu ‘‘Tông Đồ Người Cùi’’ (Apôtre des Lépreux) như Linh Mục Damien de Veuster (Bỉ, 1840-1889), ở Molokai, được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Chân Phước, 1995. Ngày 12.01.1972, trên giường bệnh, Chính phủ VNCH đã tặng Ngài huy chương cao nhất là ‘Đệ Tứ Bảo Quốc Huân Chương’. Trong bản văn trao tặng huy chương có viết : Tông Đồ Bác Ái. Đức Giám Mục Jean Cassaigne thuộc hàng Giáo Phẩm Công Giáo. Ngay từ khi đặt chân tới VN đã quan tâm phục vụ lớp người nghèo khó, giúp đỡ tinh thần và vật chất cho các sắc dân thiểu số... Sau 14 năm làm giám mục Sàigòn... Ngài trở về băng bó vết thương tinh thần và vật chất cho những người con của Ngài ở làng Kala... Công nghiệp, gương sáng và chí lớn của Đức Giám Mục Jean Cassaigne xứng đáng được dân VN tri ơn và ghi nhớ mãi mãi. Hôm ấy Đức Cha vui vẻ, tỉnh táo đón nhận và nói : Tôi chỉ biết đáp ơn bằng lời cầu nguyện mà thôi.

Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình (1919-1995) đã nói về Ngài : Đức Cha Gioan Cassaigne hoàn toàn hy sinh coi mình vì Chúa và người anh em. Ngài là gương sáng phản chiếu trung thực cuộc đời Chúa Cứu Thế. Chớ gì mọi Kitô hữu nhìn vào gương sáng ấy để sống chứng nhân của Thầy Chí Thánh (9.6.1973). Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (1909-1973) khi thấy người Cùi Thượng vui tươi, đã xác nhận công trạng của người có công vun trồng : Họ đói thì Đức Cha Gioan cho ăn. Bị bệnh thì Đức Cha băng bó, cho thuốc và chăm sóc. Khi chết được về Trời. Còn gì họ sung sướng bằng.

Từ năm 1972, ở cuối nhà thờ Đức Mẹ Faima Bình Triệu người ta thấy trên bàn nhỏ có bức tượng nhỏ, khoảng 25cm ‘‘Một giám mục tay trái cầm Thánh Giá, tay phải ôm ngang vai một người cùi, dưới chân trái có em bé khỏe mạnh, cả ba đều ngước mắt lên trời cao’’. Dưới bệ tượng có ghi : Đức Cha Gioan Cassaigne. Ngày nay, bức tượng ấy không còn nữa. Nhưng trên bức tường ngoài hiên của nhà thờ, có nhiều bảng ghi ‘‘Tạ Ơn Giám Mục Gioan Sanh’’ (Mercie Mgr Jean Cassaigne). Một chứng nhân khác là Lm Chung Viết Cư, 1973, trong khi chờ khách, đọc báo thấy Đc Sanh chết. Cha Cư đi tu làm Lm phục vụ ở Kontum qua đời ở Phú Nhuận. Như vậy, chứng tỏ Đức Cha Gioan Cassaigne Sanh còn sống mãi trong lòng từng người Việt Nam.¡
______________

Tài liệu viết bài :

-Louis & Madeleine Raillon, Jean Cassaigne La lèpre & Dieu, Saint Paul, Paris, 1993.
-Collection Dieu est amour, No 182, 2001. ‘‘Mon coeur est au Viet Nam’ Mgr. Cassaigne, Missionaire et évêque lépreux de Saigon.
-Lm. Phùng Thanh Quang. Lạc Quan Trên Miền Thượng. Sài gòn, 1981.
-Micae Nguyễn Thanh Vân. Niềm Vui Trong Chúa. (diễn văn trong tang lễ)
-Florence Eibl. Mgr. Cassaigne ‘‘Grand Monseigneur’’. France Ctholique, N.2867, 31-01-2003
 
Văn Hóa
Trường ca Anh Hùng Nữ Kiệt Đất Việt
Đinh văn Tiến Hùng
17:07 08/01/2024

Trường Ca Lục Bát
Anh Hùng Nữ Kiệt Đất Việt


1-Hai Bà Trưng :

Mở đầu Lịch Sử Nước ta,
Trưng Trắc Trưng Nhị xông pha trận tiền,
Quần hồng nợ Nước thù nhà,
Khiến giặc xâm lược bàng hòang thất kinh,
Thái Thú Tô Định giật mình,
Nữ Kiệt quật khởi hùng binh vang trời,
Cao trào phấn khởi khắp nơi,
Môt kỷ nguyên mới muôn người đợi trông.

2-Triệu Thị Trinh :

Anh thư tuổi trẻ quên mình,
Thốt lời khảng khái hồi sinh muôn người,
Cùng anh Quốc Đạt cứu đời,
Giành quyền tự chủ, phục hồi Giang San,
Cỡi voi áo vàng hiên ngang,
Xông vào trận địa phá tan quân thù,
Sử xanh ghi mãi ngàn thu,
Liệt nữ oanh liệt diệt thù xâm lăng.

3-Hưng Đạo Vương ( Trần Quốc Tuấn )

Hưng Đạo chiến thắng ba lần.
Uy hùng dẹp giặc giữ an cõi bờ,
Khiến giặc Nguyên Mông sững sờ,
Hàm Tử Chương Dương bất ngờ vùi thây,
Vạn Kiếp Bạch Đằng bị vây,
Khổ nhục khiếp sợ phải quay đầu hàng,
Lòng dân phấn khởi dâng tràn,
Nghe như trong gió âm vang reo mừng.

4-Lý Thường Kiệt

Nực cười châu chấu đá xe,
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.
Khí hùng Non Nước linh thiêng,
Bài thơ Nam Quốc lưu truyền sử xanh,
Lý Thường Kiệt điều binh,
Đem quân thần tốc tấn công đất thù,
Công danh để lại ngàn thu,
Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư muôn đời.

5-Quang Trung- Nguyễn Huệ

Anh hùng uy dũng Quang Trung,
Đem quân Bắc tiến quyết lòng dẹp Thanh,
Sứ mệnh phấn đấu đồng lòng,
Vui Xuân Mới đất Thăng Long reo mừng,
Quân thù trốn chạy khốn cùng,
Quang Trung quét sạch trong vòng phút giây,
Thanh bình trở lại từ đây,
Giang Sơn cẩm tú dựng xây thanh bình.

6-Ngô Quyền

Ngô Vương xứng bậc anh hào,
Công Tiễn bị diệt nơi thành Đại La,
Bạch Đằng chiến thắng vang xa,
Hoàng Thao sinh mệnh thật là bi thương,
Non sông rực rỡ ánh dương,
Ngô Quyền công sức mở đường phục hưng,
Toàn dân phấn khởi reo mừng,
Ngàn năm Bắc thuộc phải ngừng từ đây.

7-Lê Lợi

Lời xưa ca ngợi lưu truyền,
‘Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần’
Mười năm gian khổ luyện quân,
Nguyễn Trãi theo phò trở thành quân sư,
Tướng tài cùng dựng cơ đồ,
Lê Lai cứu chúa bất ngờ hiến thân,
Giang sơn phấn khởi dựng xây,
Sức sống Dân tộc từ nay huy hoàng.

8-Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi trí đức anh tài,
Bao năm gian khổ miệt mài phò vua,
Mười năm xây dựng cơ đồ,
Ngô vương vững dạ quân sư bên mình,
‘Bình Ngô Đại Cáo’ xuất trình,
Chiến pháp huấn luyện tinh binh tuyệt vời,
Đức, nhân, trí dũng sáng ngời,
Quân Minh hoảng sợ ý trời rút quân.

9-Trần Bình Trọng

Trần Bình Trọng danh tướng Trần,
Xông pha chiến trận hiên ngang oai hùng,
Chẳng sợ gian khổ vẫy vùng,
Kinh bang tế thế chấn hưng cho đời,
Vào tay giặc vẫn sáng ngời,
Quát to từ chối lời mời công danh:
‘Ta thà làm quỉ nước Nam,
Chẳng thèm làm vương đất Bắc.’

10-Nguyễn Thái Học

Thái Học đảng trưởng uy hùng,
Người sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng,
Quyết chí dẹp Pháp xâm lăng,
Khởi nghĩa Yên Bái đồng lòng hiến dâng,
Dù quyết tử việc không thành,
Bị bắt lên đoạn đầu đài hô vang :
‘Chết vì Tổ Quốc-Cái chết vinh quang,
Lòng ta sung sướng- Trí ta nhẹ nhàng ! ‘

Đinh văn Tiến Hùng- Tổng hợp
 
Church Documents
Thủy 08 Jan 2024
Giáo Hội Năm Châu
04:39 08/01/2024
1. Phòng không Nga vô tình bắn vào lính dù của chính mình

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Air Defense Accidentally Fires at Own Paratroopers: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy: Phòng không Nga vô tình bắn vào lính dù của chính mình.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Theo một báo cáo địa phương, lực lượng phòng không Nga đã vô tình bắn chết lính dù của Mạc Tư Khoa gần biên giới Ukraine.

Vụ việc xảy ra trong một cuộc tập trận tại khu huấn luyện quân sự Kuzminsky ở khu vực Rostov của Nga, kênh Telegram của Nga Cẩm Linh Snuffbox đưa tin hôm Chúa Nhật. Người ta nói rằng người điều khiển súng phòng không ZU-23-2 đã nhầm cuộc tập trận là cuộc xâm lược của Ukraine và đã nổ súng. Phạm vi nằm khoảng 30 dặm từ biên giới với Ukraine.

Kết quả là hai quân nhân Nga đã thiệt mạng, theo kênh này và nói rằng “may mắn thay, hầu hết các phát súng đều trượt”.

Newsweek không thể xác minh độc lập các báo cáo và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email vào thứ Hai.

Một cuộc điều tra đã được tiến hành về vấn đề này. Điện Cẩm Linh Snuffbox cho biết, trước khi xảy ra vụ việc, người điều khiển súng phòng không ZU-23-2 đã làm nhiệm vụ “ít nhất 14 giờ” và mới trở về từ Ukraine, nơi anh ta đang tham gia vào cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào lãnh thổ Ukraine.

“Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi kẻ nổ súng vừa trở về từ vùng chiến tranh, nơi anh ta được khen thưởng vì đã làm việc hiệu quả. Người chết không có thời gian để phản ứng trước các phát súng”, kênh này cho biết.

Trong một sự việc rõ ràng khác trong tháng này, một máy bay Nga đã vô tình thả một hỏa tiễn xuống một thị trấn ở vùng Voronezh phía tây nước Nga, phá hủy nhiều ngôi nhà, các quan chức cho biết.

Trong một lần thừa nhận hiếm hoi, Bộ Quốc phòng Nga hôm 2 Tháng Giêng, cho biết một trong những chiến đấu cơ của nước này đã thả chất nổ xuống làng Petropavlovka, làm hư hại ít nhất 6 tòa nhà thuộc sở hữu tư nhân. Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một miệng hố lớn trên mặt đất do vụ nổ gây ra và các mảnh vỡ vương vãi khắp nơi.

Bộ Quốc phòng cho biết trong một tuyên bố: “Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 2 Tháng Giêng, khi một máy bay của lực lượng không quân đang bay qua làng Petropavlovka ở vùng Voronezh, đã xảy ra vụ thả khẩn cấp đạn dược hàng không”.

“Một cuộc điều tra đang được tiến hành về hoàn cảnh của vụ việc. Một ủy ban đang làm việc tại chỗ để đánh giá bản chất thiệt hại và hỗ trợ khôi phục các tòa nhà”, Bộ Quốc phòng cho biết thêm.

Và kênh Telegram Crimea Wind hôm 2 Tháng Giêng, đưa tin lực lượng phòng không Nga đã tấn công một trong những chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Mạc Tư Khoa, là máy bay phản lực Su-35 của Nga, gần Krasnoperekopsk, một thị trấn ở phía bắc Crimea bị sáp nhập.

Theo dữ liệu do Newsweek tổng hợp và phân tích vào cuối tháng 8 năm 2023, hơn 20% số thiệt hại về máy bay có người lái và trực thăng được biết đến của Nga kể từ khi Putin phát động cuộc chiến ở Ukraine vào tháng 2 năm 2022 là do chính họ tự gây ra.

2. Cây cầu hỏa xa quan trọng nối Mariupol bị tạm chiếm với lục địa Nga nổ tan tành

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Destroys Key Rail Bridge Connecting Occupied Mariupol to Russia”, nghĩa là “Ukraine phá hủy cây cầu hỏa xa quan trọng nối Mariupol bị tạm chiếm với Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Theo một quan chức Ukraine, lực lượng Ukraine đã phá hủy một tuyến hậu cần mới quan trọng của Nga nằm sâu trong lãnh thổ do Mạc Tư Khoa nắm giữ, điều này có thể là một đòn giáng mạnh vào khả năng vận chuyển tài nguyên đến và đi từ miền nam Ukraine trong tương lai của Nga.

Petro Andriushchenko, cố vấn của thị trưởng lưu vong Mariupol, cho biết hôm Chúa Nhật rằng các chiến đấu cơ Ukraine đã tấn công một cây cầu hỏa xa vẫn đang được xây dựng ở miền nam Donetsk hôm thứ Bảy.

Andriushchenko cho biết Nga đã mất “cây cầu hỏa xa đang xây dở” cùng với các thùng nhiên liệu xung quanh làng Hranitne, phía đông bắc Mariupol. Ông cho biết cây cầu này được dự định là một phần của “tuyến hỏa xa trực tiếp từ Nga”.

Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến cuộc tấn công vào khu vực hậu cần của nước này vào thứ Bảy hoặc Chúa Nhật. Cuối tuần qua, Mạc Tư Khoa cho biết lực lượng của họ đã tấn công quân đội Ukraine xung quanh thị trấn Vuhledar bị phá hủy, cũng như Novomykhailivka và Staromaiorske, ở phía tây bắc Hranitne. Nga đã tấn công hơn 10 khu định cư, trong đó có Vuhledar và Staromaiorske, trong ngày hôm trước, quân đội Ukraine cho biết hôm Chúa Nhật.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Andriushchenko đã đăng thông tin về cây cầu vào cuối tháng 9, cho biết nó sẽ là một phần của mạng lưới hỏa xa nối thành phố cảng phía nam Mariupol, thành phố Volnovakha của Donetsk ở phía bắc Mariupol và thủ phủ khu vực Thành phố Donetsk ở phía đông bắc. Vào thời điểm đó, ông cho biết tuyến mới sẽ kết nối với các thành phố Taganrog và Rostov-on-Don phía tây nam nước Nga.

Nga sử dụng hỏa xa để vận chuyển quân đội và thiết bị lên xuống lãnh thổ Ukraine mà nước này kiểm soát, và Ukraine đã nhiều lần tấn công vào những tuyến đường này. Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào tháng 10 năm 2023: “Hậu cần hỏa xa tiếp tục là một thành phần quan trọng trong việc duy trì cuộc xâm lược của Nga”.

Chính phủ Anh đánh giá vào mùa thu: “Mạng lưới hỏa xa ở vùng Ukraine bị tạm chiếm phần lớn vẫn khả thi nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp lẻ tẻ của pháo binh, hỏa tiễn phóng từ trên không và các hoạt động phá hoại của Ukraine”.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết thêm: “Nga gần như chắc chắn sẽ tiếp tục duy trì và cải thiện các tuyến hỏa xa liên lạc ở Ukraine và đang xây dựng một tuyến hỏa xa mới tới Mariupol, điều này sẽ giảm thời gian di chuyển để tiếp tế cho mặt trận Zaporizhzhia”.

Ông Andriushchenko nói thêm rằng cây cầu sẽ làm giảm đáng kể sự phụ thuộc của Nga vào các tuyến hỏa xa thông qua Cầu Crimea.

Đẩy mạnh qua “cầu đất liền” từ tiền tuyến hiện tại ở Donetsk đến thành phố Mariupol do Nga kiểm soát, nằm trên Biển Azov, là một trong những mục tiêu của Kyiv trong cuộc phản công mùa hè. Nhưng bất chấp một số chiến thắng cục bộ, Ukraine cuối cùng vẫn chưa đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, bao gồm cả việc giành lại quyền kiểm soát của Nga đối với Melitopol và Berdiansk.

“Cầu đất liền” của Nga là một vùng lãnh thổ do Mạc Tư Khoa kiểm soát ở phía đông nam Ukraine, trải dài từ phía đông Donbas đến Crimea do Nga sáp nhập.

Ngay sau khi Mạc Tư Khoa sáp nhập Crimea vào năm 2014, nước này đã xây dựng Cầu Crimea, còn được gọi là Cầu Kerch. Đây là tuyến đường quan trọng để cung cấp quân sự đi qua bán đảo và duy trì nỗ lực chiến tranh của Điện Cẩm Linh ở miền nam Ukraine.

Cầu Kerch đã nhiều lần bị hỏa tiễn tầm xa Ukraine tấn công.

3. Tuyên truyền viên trên TV hàng đầu của Putin bất đắc kỳ tử

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Mystery As Putin's Top Propagandist Found Dead After Suspected 'Poisoning'“, nghĩa là “Bí ẩn nhà tuyên truyền hàng đầu của Putin được phát hiện đã chết sau khi bị nghi 'đầu độc'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Các quan chức cho biết Zoya Konovalova, nhà lãnh đạo một trong những kênh truyền hình nhà nước của Putin, được phát hiện đã chết sau một vụ nghi ngờ bị đầu độc.

Konovalova, 48 tuổi, tổng biên tập Công ty Phát thanh và Truyền hình Nhà nước Kuban, được tìm thấy cùng với thi thể của chồng cũ, 52 tuổi, tại một ngôi nhà ở vùng Krasnodar vào ngày 5 Tháng Giêng.

“Nhà lãnh đạo nhóm Internet của Công ty Phát thanh và Truyền hình Nhà nước Kuban Zoya Konovalova đã qua đời. Đồng nghiệp của chúng tôi đã 48 tuổi”, kênh truyền hình này cho biết trong một tuyên bố.

Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin không có vết thương nào được tìm thấy trên thi thể của Konovalova và chồng cũ.

“Nguyên nhân cái chết được cho là do bị đầu độc”, kênh truyền hình này cho biết và cho biết thêm rằng cô bỏ lại một con gái và con trai 15 tuổi.

Konovalova sinh ra ở Murmansk ở tây bắc nước Nga và làm việc ở thủ đô Mạc Tư Khoa trước khi chuyển đến Lãnh thổ Krasnodar vào năm 2003. Trong năm qua, Konovalova đã lãnh đạo phòng biên tập kỹ thuật số của Công ty Phát thanh và Truyền hình Nhà nước Kuban, địa phương. Các phương tiện truyền thông Nga cho biết như trên.

4. Các giám mục Pháp chỉ thị các linh mục không được chúc phúc cho các cặp đồng tính luyến ái

Chín giám mục từ Pháp đã chỉ thị cho các linh mục trong giáo phận của các ngài rằng các linh mục có thể ban phước cho những người đồng tính luyến ái với tư cách cá nhân nhưng không nên ban phép lành cho các cặp đồng giới, theo Tuyên ngôn Fiducia Supplicans.

Tổng giáo phận Rennes, do Đức Tổng Giám Mục Pierre d'Ornellas lãnh đạo, đã đưa ra tuyên bố vào ngày 1 Tháng Giêng thay mặt cho các giám mục của Giáo tỉnh Rennes.

Các giám mục nói: “Trong xã hội của chúng ta, nơi hôn nhân đã bị tầm thường hóa bằng cách trở thành một khái niệm của luật dân sự, bỏ qua đặc điểm nền tảng của sự khác biệt giới tính, chúng ta có sứ mệnh khẳng định một cách tiên tri vẻ đẹp tuyệt vời trong kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng đã tạo ra con người, có nam có nữ.”

“Trong bối cảnh này, thật thích hợp để chúc lành một cách tự phát, riêng lẻ cho mỗi người trong hai người đang hợp thành một cặp, bất kể xu hướng tính dục của họ, những người xin Chúa chúc lành với lòng khiêm nhường và với ước muốn ngày càng tuân theo thánh ý Người.”

Việc xuất bản tuyên bố Fiducia Supplicans của Vatican là chủ đề của những cách giải thích trái ngược nhau, với một số giám mục ở Phi Châu và Đông Âu cấm các phép lành được đề xuất trong khu vực pháp lý của họ trong khi những người khác coi tài liệu này như một sự khẳng định về nỗ lực thay đổi của họ.

Các giám mục Pháp khẳng định rằng Fiducia Supplicans không bắt buộc phải ban phép lành cho các cặp đồng tính mà thay vào đó cho phép “khả năng” tùy thuộc vào nhận thức của các linh mục và giám mục rằng những phép lành đó sẽ không gây ra tai tiếng hoặc nhầm lẫn về lập trường của Giáo hội đối với hôn nhân.

Các giám mục Pháp cho biết: “Các tiêu chuẩn để phân định là sự khiêm nhường và mong muốn thực hiện thánh ý của Thiên Chúa”.

Các giám mục không đồng tình với việc tuyên bố nhấn mạnh đến việc ban phép lành cho “các cặp”.

Một cặp không phải là 2 người mà thôi. Một cặp nghĩa là 2 người và mối quan hệ giữa hai người đó. Thành ra, khi chúc phúc cho một cặp, không phải là chúc phúc cho 2 cá nhân riêng lẻ nhưng là chúc phúc cho mối quan hệ giữa hai người, hình thành nên khái niệm “cặp”.

Khi mối quan hệ giữa hai người không theo kế hoạch của Thiên Chúa hay bất hợp lệ việc chúc phúc được kể là một hành vi báng bổ vì Thiên Chúa không thể chúc phúc cho tội lỗi.

Vị linh mục khi chúc phúc cho các trường hợp như thế, không kêu cầu Chúa, nhưng kêu cầu một lực lượng nào đó chống lại Chúa, chúc dữ cho những người tin rằng họ đang được chúc lành. Vị linh mục ấy không còn là linh mục của Chúa, nhưng là một thứ đạo sĩ đang triệu hồi các thứ hồn phách ma quỷ. Chúc lành như thế không những làm phương hại đến phần rỗi các linh hồn của những người xin, mà còn gây nguy hiểm đến phần rỗi của chính vị linh mục Công Giáo mà giờ đây đã biến thành một đạo sĩ của ma quỷ.

Các Giám Mục nhấn mạnh rằng “Hơn cả trong quá khứ, xã hội tục hóa của chúng ta đã mất đi sự hiểu biết về ý nghĩa đáng ngưỡng mộ của sự khác biệt giới tính. Hôn nhân phải được coi như một sự đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa. Đó là một ơn gọi,” họ tiếp tục.

“Chúng ta hãy vui vẻ đặt mình với lòng bác ái để phục vụ các cặp vợ chồng đang chuẩn bị kết hôn hoặc đã kết hôn. Chúng ta hãy cẩn thận đồng hành cùng những người đang vật lộn, những người đang lãng quên hoặc không còn biết cách chăm sóc cho tình yêu của mình”, tuyên bố tiếp tục.

5. Nhật Ký Trừ Tà số 273: Satan có kế hoạch

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #273: Satan Has A Plan”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 273: Satan có kế hoạch”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Satan và tay sai của hắn không làm điều “ngẫu nhiên”. Ác ma có một kế hoạch, giống như bất kỳ chỉ huy quân sự nào cũng có. Nhìn vào thế giới xung quanh chúng ta, không khó để nhận ra một số yếu tố chính trong kế hoạch của chúng:

1. Phá hủy gia đình. Những cuộc tấn công vào sự toàn vẹn của gia đình chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế. Gia đình là “giáo hội tại gia”, theo giáo huấn của Giáo hội và là nền tảng của một xã hội lành mạnh và thánh thiện. Tôi vô cùng ngưỡng mộ những gia đình can đảm ngày nay đang sống Tin Mừng giữa những cuộc tấn công liên tục. Xin Thánh Gia cầu thay cho gia đình chúng ta và giữ cho họ được mạnh mẽ!

2. Tấn Công Giáo Hội. Tương tự như vậy, Giáo hội là người loan báo sứ điệp của Chúa Kitô và là công cụ thánh hóa thế giới. Phải thừa nhận rằng nhiều cuộc tấn công chống lại Giáo hội có thể xảy ra do tội lỗi thực sự của hàng giáo sĩ, mà chúng ta phải ăn năn và cầu xin sự tha thứ. Tuy nhiên, kể từ tháng 5 năm 2020, đã có khoảng 300 vụ việc chống lại các Giáo Hội Công Giáo bao gồm việc phá hủy các tượng tôn giáo, đốt nhà thờ, làm xấu bia mộ và các hình thức phá hoại khác. Tôi biết không có tiền lệ tương tự nào như thế trong thời hiện đại.

3. Phá hủy niềm tin. Cuối cùng, chính niềm tin vào Thiên Chúa và Chúa Giêsu đã nâng đỡ con người và thế giới này. Sự hiện diện của đức tin cho phép Chúa Giêsu thực hiện các phép lạ trong cuộc sống của chúng ta và việc thiếu đức tin sẽ cản trở điều đó (Mt 13:58). Không có gì bí mật rằng đức tin trong Giáo Hội chúng ta đang bị xói mòn một cách lớn lao và đều đặn. Các bậc cha mẹ Công Giáo thường nói với tôi rằng họ rất đau buồn khi con cái họ lớn lên trong môi trường Công Giáo lại quay lưng lại với đức tin. Và nhiều người khác không hề được dạy về đức tin. Nghiên cứu khảo sát cho thấy sự sụt giảm mạnh mẽ và đều đặn về số lượng thành viên nhà thờ ở Hoa Kỳ, lần đầu tiên hiện dưới 50%. Và nó cho thấy sự gia tăng nhanh chóng ở những người không tuyên xưng tôn giáo nào, hiện ở mức 30%.

4. Tích lũy một đội quân thực hành pháp thuật và theo dõi. Sự gia tăng nhanh chóng của những người thực hành phép thuật phù thủy, wicca, những điều huyền bí, ngoại giáo và chủ nghĩa Satan là đáng kinh ngạc. Ví dụ: WitchTok đã có hơn 18,7 tỷ lượt xem tính đến tháng 10 năm 2022. Satan đang tích lũy một đội quân theo dõi. Một số người trong số họ cố tình đi theo Ma quỷ, nhưng hầu hết đều vô tình trói buộc mình làm nô lệ cho Satan bằng cách làm phép, tham gia vào những điều huyền bí và thờ phượng các vị thần ngoại giáo.

5. Thay thế đời sống/giá trị Kitô giáo bằng chương trình nghị sự về cái chết. Sự an tử đang gia tăng. Hợp pháp hóa ma túy và quá liều liên quan đến ma túy rất nhiều. Việc phá thai vẫn tiếp tục được thực hiện và hiện nay nó được những người theo đạo Satan công khai ủng hộ. Sự nhầm lẫn tình dục ngự trị. Buổi cầu nguyện ở trường bị gạt “ra ngoài” và sau giờ học là các nhóm Satan “vào”. Các bức tượng tôn giáo đang bị phá hủy và tượng Baphomet xuất hiện ở những nơi công cộng. Tỷ lệ tự tử ở Mỹ đang gia tăng đều đặn.

6. Lan truyền xung đột, hỗn loạn và bạo lực. Diễn ngôn công khai hợp lý, tôn trọng đã không còn nữa. Bạo lực đang lan rộng trong các thành phố của chúng ta và sự chia rẽ trong đất nước chúng ta và thế giới của chúng ta. Ví dụ, các vụ khủng bố ở Hoa Kỳ khiến tâm trí chúng ta bối rối. Năm mươi năm trước không ai đến nơi công cộng và ngẫu nhiên giết hại những người vô tội. Ngày nay nó là chuyện bình thường. Đây là dấu hiệu của một xã hội đã trở nên vô cùng sai lầm.

Tóm lại, kế hoạch của Satan là biến trái đất này thành địa ngục. Điều đáng chú ý là Ma quỷ đang tấn công dữ dội vào tất cả sáu mặt trận trên cùng một lúc. Một số người suy đoán rằng thời kỳ cuối cùng đã gần kề. Tôi không biết. Nhưng tôi tin rằng “100 năm”* của ma quỷ đã sắp hết và như Kinh thánh nói: “Thời gian còn ngắn ngủi” (1 Cô-rinh-tô 7:29). Chắc chắn chúng ta đang ở trong một trận chiến quyết định với Satan, kẻ đang ở cuối sợi dây của hắn. Như thể toàn bộ địa ngục đã trống rỗng cho một trận chiến lớn.

Tôi có thể hiểu những người bi quan. Nhìn từ bên ngoài thì mọi thứ có vẻ tồi tệ và ngày càng tồi tệ hơn. Chắc chắn Sa-tan nghĩ hắn đang thắng. Tôi nghi ngờ Sa-tan và tay sai của hắn dám nghĩ rằng chúng đã thắng khi Chúa Giêsu chết trên thập tự giá.

Những lời trong Nghi thức Trừ quỷ nói lên Sự thật với Satan: “Vậy tại sao ngươi lại đứng lên chống cự, dù biết rằng Chúa Kitô sẽ phá hủy kế hoạch của ngươi?” Và chúng ta, được truyền cảm hứng từ những lần Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, nhớ lại câu nói thường được trích dẫn: “Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Ta sẽ chiến thắng”.
 
Thủy News GH 09 Jan 2024
VietCatholic Media
18:04 08/01/2024
1. Cuốn sách vừa được tái bản của Hồng Y Fernández có những đoạn văn nhầy nhụa dục tình với những hình ảnh khiêu dâm

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình nhan đề “Rediscovered book by Cardinal Fernández features graphic erotic passages on ‘spirituality and sensuality’”, nghĩa là “Cuốn sách vừa được tái khám phá của Hồng Y Fernández có những đoạn văn khiêu dâm bằng hình ảnh về 'tâm linh và nhục dục'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một cuốn sách năm 1998 của Hồng Y Victor Manuel Fernández có các chủ đề mang tính khiêu dâm, khơi gợi tình dục đã được tái bản, có khả năng tăng thêm sự xem xét kỹ lưỡng đối với vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican vốn đang bị nghi kỵ sau các lệch lạc trong Tuyên ngôn Fiducia Supplicans.

Với tựa đề “Niềm đam mê huyền bí: Tâm linh và nhục dục”, tác phẩm 26 tuổi này bao gồm những mô tả sinh động về quan hệ tình dục của con người và thảo luận về điều mà nhà thần học người Á Căn Đình mô tả là “cực khoái thần bí”.

Cuốn sách dài gần 100 trang cũng mô tả chi tiết cuộc gặp gỡ gợi tình tưởng tượng với Chúa Giêsu Kitô trên bờ biển Galilê, mà Fernández cho biết là dựa trên trải nghiệm tâm linh được một cô gái 16 tuổi tiết lộ cho ngài.

Cuốn sách, ban đầu được xuất bản ở Mễ Tây Cơ, đã thu hút sự chú ý mới vào ngày 8 Tháng Giêng bởi Caminante Wanderer, một blog Công giáo theo chủ nghĩa truyền thống có trụ sở tại Á Căn Đình, mô tả “Niềm đam mê huyền bí” là “sự thiếu thận trọng” và “một dịp tội lỗi” đối với những độc giả tiềm năng.

Tương tự, trang web theo chủ nghĩa truyền thống của Ý Messa in Latino, hay thánh lễ Tiếng Latinh, cho biết cuốn sách “thực sự gây tai tiếng và báng bổ”.

Hồng Y Fernández đã không trả lời yêu cầu bình luận của EWTN News trước khi chúng tôi đăng bài này.

Đây không phải là lần đầu tiên một cuốn sách tập trung vào tình dục do nhà thần học người Á Căn Đình xuất bản trước đây đã gây tranh cãi.

Khi Tổng Giám Mục Fernández được bổ nhiệm làm nhà lãnh đạo Bộ Giáo lý Đức tin vào tháng 7 năm 2023, cuốn sách “Chữa lành tôi bằng miệng: Nghệ thuật hôn” năm 1995 của ngài lại xuất hiện và là chủ đề bị chỉ trích đáng kể.

Cuốn sách bị chỉ trích vì chủ đề và những mô tả khiêu dâm, đồng thời nhiều người cho rằng tác phẩm này không phù hợp với một linh mục độc thân.

Về phần mình, Tổng Giám Mục Fernández cho biết ngài không hề hối hận khi viết “Heal Me With Your Mouth”, mà ngài mô tả là “bài dạy giáo lý của mục tử dành cho thanh thiếu niên”, “không phải là một cuốn sách thần học”.

Tương tự như “Heal Me With Your Mouth”, cuốn “Mystical Passion” hay “Niềm đam mê huyền bí” không xuất hiện trong danh sách chính thức các ấn phẩm của Fernández được Vatican lưu hành khi ngài được công bố là nhà lãnh đạo mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Phần lớn cuốn “Niềm đam mê huyền bí” tập trung vào truyền thống của Giáo Hội về tình yêu Thiên Chúa, nhưng đặc biệt tập trung vào cách cảm nhận trạng thái xuất thần thần linh không chỉ về mặt tinh thần mà còn về mặt thể xác. Tổng Giám Mục Fernández trích dẫn rất nhiều từ các vị thánh và các nhà thần bí như Thánh Augustinô, Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh Teresa thành Ávila, và Chân phước Angela thành Foligno.

Tổng Giám Mục Fernández viết: “Lời chứng của các nhà thần bí cho chúng ta thấy rằng mối quan hệ với Chúa cũng có thể ảnh hưởng có lợi đến mức độ tình dục của con người, cho đến tính dục của người ấy”.

Tương quan [mang tính ngụ ngôn] giữa quan hệ thân mật của con người và sự thân mật của chúng ta với Thiên Chúa đã được khám phá từ lâu trong Giáo hội Công giáo, kể cả trong các tác phẩm như thần học về thân xác của Thánh Gioan Phaolô II.

Tuy nhiên, tác phẩm của Fernández nổi bật vì những mô tả đồ họa và sự tập trung vào khoái cảm tình dục không chỉ mang tính ngụ ngôn cho sự kết hợp thiêng liêng mà là một phần cấu thành nên nó, đặc biệt là trong các chương sau của tác phẩm.

Mô tả của Fernández về “một trải nghiệm về tình yêu, một cuộc gặp gỡ say đắm với Chúa Giêsu, mà một cô gái mười sáu tuổi đã kể cho tôi nghe,” nằm trong chương thứ sáu của cuốn sách, “Người đẹp của tôi, hãy đến”.

Đoạn văn nói về cuộc gặp gỡ Chúa Kitô ở Biển hồ Galilee khi Người tắm và nằm trên cát, đồng thời bao gồm một đoạn mô tả dài dòng về những nụ hôn và những vuốt ve cơ thể Người từ đầu đến chân.

Thật khó có thể tưởng tượng ra một cô gái mười sáu tuổi lại có thể kể cho một linh mục nghe một cách chi tiết về những cử chỉ dục tình như thế. Cũng thật khó có thể cho rằng một mô tả như thế không hề có tính cách báng bổ.

Xuyên suốt đoạn văn, Đức Mẹ được miêu tả là đứng bên cạnh và chấp thuận cho phép cuộc gặp gỡ diễn ra.

Phần cuối cùng của cuốn sách tập trung vào cực khoái của con người và mối liên hệ của nó với sự gần gũi thiêng liêng, thường sử dụng những mô tả đầy hình ảnh, và khiêu khích.

Ví dụ, trong một chương có tựa đề “Cực khoái của nam và nữ”, Fernández cung cấp một mô tả chi tiết, sâu rộng về quan hệ tình dục, đưa ra đánh giá của ngài về sự khác biệt trong sở thích và trải nghiệm cực khoái của nam và nữ.

Tuy nhiên, Fernández tiếp tục kết luận rằng “trong trải nghiệm huyền bí, Thiên Chúa chạm đến trung tâm tình yêu và niềm vui sâu sắc nhất, một trung tâm mà việc chúng ta là nam hay nữ không quan trọng lắm”.

Trong chương “Con đường dẫn đến cực khoái”, Fernandez gợi ý [một cách báng bổ] rằng các vị thánh đã trải qua khoái cảm tình dục khi kết hợp thần bí với Chúa.

“Một số vị thánh bắt đầu có những trải nghiệm say sưa về Thiên Chúa ngay sau khi họ hoán cải, hoặc trong cùng một lần hoán cải; những người khác, như Thánh Teresa thành Ávila, đã đạt được những kinh nghiệm này sau nhiều năm khô hạn về mặt thiêng liêng. Thánh Têrêsa thành Lisieux, mặc dù cảm thấy được Thiên Chúa yêu thương dịu dàng, nhưng chưa bao giờ có những cảm nghiệm rất 'gợi cảm' về tình yêu của Ngài, và dường như thánh nữ chỉ đạt được niềm vui tràn ngập và say đắm vào lúc chết, khi khuôn mặt của ngài được biến đổi và ngài đã nói những lời cuối cùng: ‘Lạy Chúa, ôi Chúa ơi, con yêu mến Chúa!'”

Vị Hồng Y dường như cũng đề cập đến mối quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính.

Sau khi viết rằng trải nghiệm về tình yêu thiêng liêng không nhất thiết “có nghĩa là, chẳng hạn, một người đồng tính nhất thiết sẽ không còn là đồng tính nữa,” Fernández lưu ý rằng “ân sủng của Chúa có thể cùng tồn tại với những yếu đuối và thậm chí với tội lỗi, khi có một điều kiện rất mạnh mẽ. Trong những trường hợp đó, người ta có thể làm những điều tội lỗi một cách khách quan, mà không cảm thấy tội lỗi, và không đánh mất ân sủng của Thiên Chúa hay cảm nghiệm về tình yêu của Ngài.”

Sau khi suy ngẫm về cách con người có thể đạt đến “một loại cực khoái viên mãn trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa”, Hồng Y viết trong chương “Thiên Chúa trong cơn cực khoái của một cặp” cho rằng Thiên Chúa có thể hiện diện “khi hai con người yêu nhau và đạt đến cực khoái; và cảm giác cực khoái đó, được trải nghiệm trước sự hiện diện của Chúa, cũng có thể là một hành động thờ phượng Chúa cao cả.”

Trong khi Fernández nói về “các cặp” trong mô tả của ngài về quan hệ tình dục, ngài hiếm khi đề cập một cách rõ ràng đến những cuộc hôn nhân thành sự, là điều mà Giáo hội dạy là bối cảnh duy nhất trong đó quan hệ tình dục là hợp pháp.

Trong một đoạn văn khác, nhà lãnh đạo Bộ Giáo Lý Đức Tin hiện nay lên án thủ dâm là ích kỷ nhưng mô tả các mối quan hệ tình dục đích thực chỉ là “cởi mở với người khác” một cách mơ hồ mà không đề cập đến việc cởi mở trong việc tạo ra cuộc sống mới.

Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo dạy rằng các quan hệ tình dục trong hôn nhân “vẫn luôn hướng tới việc sinh sản sự sống con người” và mô tả cả ý nghĩa hiệp nhất và sinh sản là “cả hai đều vốn có trong hành vi hôn nhân”.

Trong một đoạn văn đặc biệt sinh động, Fernández trích dẫn nhà thần học Hồi giáo thế kỷ 15 Al Sounouti, người đã ca ngợi Chúa vì đã tạo ra cơ quan sinh sản của nam giới “cứng và thẳng như những ngọn giáo” để họ có thể “gây chiến” với các bộ phận cơ thể tương ứng của phụ nữ.

Cuộc thảo luận về cuốn sách năm 1998 của Fernández diễn ra vào thời điểm mà sự lãnh đạo của vị Giám Mục người Á Căn Đình đối với Bộ Giáo Lý Đức Tin đang bị giám sát chặt chẽ sau khi xuất bản hướng dẫn ngày 18 tháng 12 về khả năng ban phước cho các cặp đồng giới. Tài liệu của Vatican, Fiducia Supplicans, đã bị chỉ trích rộng rãi vì sự mơ hồ và không hề tham khảo ý kiến rộng rãi hơn với các giám mục thế giới trước khi xuất bản.

Vào ngày 4 Tháng Giêng, Hồng Y Fernández đã đưa ra một thông cáo báo chí dài chưa từng có đến 2.000 từ làm rõ về Fiducia Supplicans. Việc làm rõ được đưa ra sau sự phản đối trên toàn thế giới, với toàn bộ hội đồng giám mục ở Phi Châu và Đông Âu cũng như các giám mục cá nhân ở Mỹ Châu Latinh, Âu Châu và Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ không cho phép các phép lành được mô tả trong khu vực pháp lý của họ.

Là cố vấn thần học lâu năm cho Giáo hoàng Phanxicô, Fernández được Đức Giáo Hoàng phong làm Hồng Y vào ngày 30 tháng 9 năm 2023, ngay sau khi ngài bắt đầu nhiệm vụ của mình tại Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trong lá thư thông báo về việc bổ nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng ngài mong đợi Fernández sẽ thúc đẩy “kiến thức thần học” hơn là tập trung vào việc kỷ luật “những sai lầm về giáo lý”.

2. Hồng Y Fernández đáp lại sự phẫn nộ về cuốn sách khiêu dâm: 'Tôi chắc chắn sẽ không viết nó bây giờ'

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình nhan đề “Cardinal Fernández responds to uproar over sexually explicit book: ‘I certainly would not write [that] now’”, nghĩa là “Hồng Y Fernández đáp lại sự phẫn nộ về cuốn sách khiêu dâm: 'Tôi chắc chắn sẽ không viết nó bây giờ'”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Hồng Y Víctor Manuel Fernández, một trong những người quyền lực nhất ở Vatican, đã đáp lại những lời chỉ trích về cuốn sách ngài viết vào những năm 1990 về tâm linh và nhục dục.

“Tôi chắc chắn sẽ không viết như thế bây giờ,” Fernández, người phục vụ với tư cách là bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, nói với Crux, đồng thời lưu ý rằng ông đã viết cuốn sách khi còn trẻ.

Fernández nói với Crux: “Rất lâu sau cuốn sách đó, tôi đã viết những cuốn nghiêm chỉnh hơn nhiều như 'Sức mạnh chữa lành của chủ nghĩa thần bí' và 'Sức mạnh biến đổi của chủ nghĩa thần bí'”.

Vị Hồng Y lưu ý rằng ngài đã hủy bỏ cuốn sách có chủ đề tình dục ngay sau khi nó được xuất bản và “không bao giờ cho phép nó được tái bản”. Ông nói thêm rằng ông viết nó cho những cặp vợ chồng trẻ “muốn hiểu rõ hơn về ý nghĩa tinh thần trong mối quan hệ của họ” nhưng sau đó nhận ra rằng nó “có thể bị hiểu sai”.

Fernández nói: “Đó là lý do tại sao tôi không nghĩ việc lan truyền nó vào lúc này là một điều tốt. Trên thực tế, tôi chưa cho phép và nó trái với ý muốn của tôi.”

Cuốn sách năm 1998 mô tả sự tương tác nhục dục tưởng tượng giữa Chúa Kitô và một thiếu nữ, trong đó liên hệ cực khoái của con người với sự thân mật thiêng liêng, và nói về các hoạt động tình dục trái phép được thực hiện theo cách “không phạm tội và không đánh mất ân sủng của Thiên Chúa hoặc cảm nghiệm về tình yêu của Ngài”.

Trong chương thứ bảy của cuốn sách, Fernández đề cập đến chủ đề khiêu dâm và kích thích tình dục, nói rằng “phụ nữ… ít bị thu hút hơn đàn ông khi xem những bức ảnh có cảnh bạo lực tình dục, hình ảnh tình dục bầy đàn, v.v. Điều này không có nghĩa là cô ấy cảm thấy ít bị kích thích bởi nội dung khiêu dâm nặng hơn mà thay vào đó cô ấy thích và coi trọng điều này ít hơn.

Văn bản tiếp tục thảo luận về “khả năng đạt được một loại cực khoái thỏa mãn trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, điều này không ngụ ý quá nhiều thay đổi về thể chất, mà chỉ đơn giản là Thiên Chúa có thể chạm vào trung tâm khoái cảm của tâm hồn-thể xác, để thỏa mãn bao gồm toàn bộ con người được trải nghiệm.”

Trước đó, trong chương thứ sáu, cuốn sách mô tả “một trải nghiệm về tình yêu, một cuộc gặp gỡ say đắm với Chúa Giêsu, mà một cô gái mười sáu tuổi đã kể cho tôi nghe.” Văn bản thảo luận về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô tại Biển hồ Galilê khi Người tắm và nằm trên cát. Nó bao gồm một mô tả dài về những cái hôn và những vuốt ve cơ thể Ngài từ đầu đến chân khi Đức Mẹ đứng bên cạnh và chấp thuận cho phép cuộc gặp gỡ như thế diễn ra.

[Các nhà bình luận cho rằng tác giả nói dối quá trắng trợn vì có lẽ không một cô gái mười sáu tuổi nào có thể mô tả cho một linh mục một cách chi tiết những cử chỉ dục tình sống sượng như thế. Nhiều người cũng nói rằng những mô tả này là quá sức báng bổ. Trong khi những người khác bày tỏ lo ngại rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin của Giáo Hội Công Giáo hiện nay đang được lãnh đạo bởi một người bị ám ảnh bởi tình dục]

Đây không phải là lần đầu tiên Fernández phải đối mặt với những chỉ trích vì các văn bản khiêu dâm. Năm ngoái, cuốn sách đầu năm 1995 của ông “Chữa lành vết thương cho tôi bằng miệng: Nghệ thuật hôn” đã xuất hiện trở lại, cũng có chủ đề khiêu dâm. Ông cũng bảo vệ cuốn sách đó, khi nói rằng cuốn sách khiêu dâm đó là “sách giáo lý dành cho thanh thiếu niên của mục tử” và “không phải là một cuốn sách thần học”.

Vào giữa tháng 12 năm 2023, Bộ Giáo lý Đức tin, do Fernández đứng đầu, đã công bố một tuyên bố cho phép các linh mục ban phép lành mục vụ “tự phát” cho “các cặp đồng giới” và các cặp vợ chồng khác trong “những hoàn cảnh bất thường”. Tuy nhiên, nó không cho phép ban phép lành phụng vụ, công nhận sự kết hợp dân sự, hoặc bất kỳ hành động nào làm cho việc ban phép lành giống như một cuộc hôn nhân.

Tuyên bố này đã nhận được những phản ứng trái chiều từ các giám mục trên khắp thế giới, trong đó các giám mục Phi Châu đưa ra một số lời chỉ trích gay gắt nhất.

3. Đồng minh của Putin có thể sớm nắm quyền tại Hội đồng Âu Châu

Các nhà lãnh đạo Liên minh Âu Châu đang gấp rút ngăn cản Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán nắm quyền lãnh đạo cơ quan quyền lực hướng dẫn chương trình nghị sự chính trị của khối, khi nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy tiếp tục cản trở các nỗ lực tập thể nhằm ủng hộ Ukraine và kiềm chế Nga.

Chủ tịch hiện tại của Hội đồng Âu Châu Charles Michel đã bắt đầu cuộc tranh giành người thay thế ông, khi tuyên bố ý định tranh cử vào Nghị viện Âu Châu vào tháng 6.

Michel nói: “Nếu tôi đắc cử, tôi sẽ ngồi vào ghế của mình. Hội đồng Âu Châu có thể dự đoán và chỉ định người kế nhiệm vào cuối tháng 6, đầu tháng 7.”

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ có thời gian đến giữa tháng 11 - khi nhiệm kỳ của Michel sắp kết thúc - để thay thế nhân vật người Bỉ này. Nếu họ không thể đồng thanh về một chủ tịch Hội đồng thường trực mới, chức vụ này sẽ được chuyển cho quốc gia thành viên giữ chức chủ tịch luân phiên sáu tháng. Từ ngày 1 tháng 7, đó sẽ là Hung Gia Lợi, để Orbán trên thực tế nắm quyền kiểm soát cơ quan chủ trì các cuộc họp Hội đồng và thành lập Ủy ban Âu Châu mới.

Nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi, thân cận với Tổng thống Vladimir Putin từ lâu và thường bị chỉ trích là Con ngựa thành Troy của Điện Cẩm Linh ở Âu Châu và NATO, đã liên tục cản trở các nỗ lực của Âu Châu nhằm trang bị vũ khí và tài trợ cho Ukraine khi Kyiv chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Orbán đã nhiều lần kêu gọi đàm phán hòa bình ngay lập tức và Ukraine phải nhượng bộ, chẳng hạn như ông ta khẳng định vào tháng 10 rằng: “Rõ ràng là không có chiến thắng nào cho những người Ukraine tội nghiệp trên chiến trường”. Vào tháng 12, nhà lãnh đạo cánh hữu đã chặn khoảng 55 tỷ Mỹ Kim tài trợ của Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine.

Michel đã tìm cách xoa dịu nỗi lo về việc Budapest tiếp quản. “Tôi muốn nói rõ rằng trong mọi trường hợp, vào tháng 6, quyết định sẽ được đưa ra đối với người kế nhiệm của tôi và quyết định của quốc hội sẽ diễn ra vào tháng 7 để hội đồng dễ dàng quyết định, dự đoán người kế nhiệm của tôi sẽ nhậm chức,” ông ta nói vào Chúa Nhật. “Có rất nhiều công cụ nếu chúng ta có ý chí chính trị để tránh Viktor Orbán.”

Orbán muốn duy trì các mối quan hệ kinh tế sinh lợi với Mạc Tư Khoa - đặc biệt là khí đốt, dầu mỏ và nhiên liệu hạt nhân giá rẻ mà nền kinh tế Hung Gia Lợi vẫn phụ thuộc vào - trong khi cố gắng thúc đẩy Liên Hiệp Âu Châu giải phóng hàng tỷ Mỹ Kim vốn bị đóng băng do lo ngại của các nhà lãnh đạo về chế độ cai trị trong luật pháp ngày càng xấu đi ở quốc gia Trung Âu này.

Brussels đã giải ngân gần 11 tỷ Mỹ Kim tiền tài trợ bị giữ lại vào tháng 12, nhưng Orbán muốn nhiều hơn thế. Balázs Orbán, giám đốc chính trị của thủ tướng Hung Gia Lợi nói: “Chúng tôi không nhận được tiền của mình. Tại sao chúng ta lại có thêm cơ sở tài chính nào nữa?” ông nói, cáo buộc các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu “tống tiền Hung Gia Lợi trong nhiều năm”.

Bất kể động cơ của anh ta là gì, việc Orbán kiểm soát Hội đồng sẽ là một tin xấu đối với Kyiv. Các nhà lãnh đạo Ukraine đang thúc đẩy các đối tác phương Tây duy trì và mở rộng nguồn viện trợ quân sự và tài chính quan trọng cho sự sống còn của đất nước.

Kyiv đã cảnh báo về một cuộc chiến tranh lâu dài và tốn kém để giải phóng lãnh thổ được quốc tế công nhận của mình khi các cuộc thăm dò và chiến dịch bầu cử trên khắp Âu Châu và ở Mỹ đang làm nổi bật sự “mệt mỏi về Ukraine” nhất định của công chúng phương Tây.

Việc Orbán tiếp tục phản đối nguồn tài trợ của Ukraine đã khiến ông không có bạn bè ở Kyiv, nơi nhiều năm căng thẳng song phương về quyền của người thiểu số Hung Gia Lợi ở Ukraine và mối quan hệ chặt chẽ của thủ tướng với Điện Cẩm Linh đã khiến mối quan hệ trở nên xấu đi.

Oleksandr Merezhko, một thành viên quốc hội Ukraine và chủ tịch ủy ban đối ngoại của cơ quan, nói với Newsweek vào tháng 12: “Tất nhiên, thật khó chịu khi Orbán đang hành động như một kẻ bắt giữ con tin để vắt tiền ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu”. “Liên Hiệp Âu Châu không nên khuyến khích hành vi chính trị như vậy. nó không nên chịu sự tống tiền của Orbán.”

Kataryna Wolczuk, một cộng sự tại tổ chức tư vấn Chatham House của Anh, nói với Newsweek rằng Orbán “sẽ không thay đổi hướng đi”. Bà nói, đặc biệt là về việc mở rộng khối, nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi đã thể hiện rõ quan điểm phản đối của mình.

Orbán đã không sử dụng quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Âu Châu của Hung Gia Lợi để ngăn chặn quyết định tháng 12 về việc mở các cuộc đàm phán thành viên với Ukraine, nhưng ông đã ngay lập tức nhấn chìm gói tài trợ khổng lồ. Ngay cả khi ủng hộ các cuộc đàm phán về tư cách thành viên, Orbán đã tính toán rằng Budapest sẽ có khoảng 75 cơ hội để ngăn cản tư cách thành viên trong tương lai của Kyiv.

Wolczuk nói: “Tôi thực sự đã xem xét thủ tục mở rộng và nó còn hơn thế nữa. Về việc mở rộng, anh ta rất rõ ràng. Anh ta không muốn điều đó xảy ra.”

Bỉ bắt đầu luân phiên chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu vào Tháng Giêng năm 2024

Budapest có thể vẫn đóng một vai trò nào đó trong việc tìm kiếm người thay thế Michel. “Orbán rất thông minh,” Wolczuk nói. “Anh ta có thể chơi trò chơi. Anh ta có thể chặn một ứng cử viên giỏi, hoặc một ứng cử viên đồng thuận, để bảo đảm không có ai được bổ nhiệm, hoặc khiến họ khó bổ nhiệm. Hoặc sẽ có ứng cử viên thỏa hiệp sẽ yếu thế hơn”.

“Ông ấy không muốn có các thể chế Liên Hiệp Âu Châu mạnh mẽ. Vì vậy, rất có thể ông ấy sẽ làm hỏng bất kỳ bổ nhiệm hợp lý nào.”

Ngay cả khi tìm được người thay thế Michel kịp thời, khối này sẽ cần phải vượt qua chế độ chủ tịch luân phiên của Hung Gia Lợi. Các tổ chức và quốc gia Liên Hiệp Âu Châu phải đối mặt với một chương trình nghị sự “lớn” bao gồm tài trợ cho Ukraine, cải cách quá trình mở rộng và tiến hành các cuộc bầu cử Nghị viện Âu Châu vào tháng 6. Khối “cần phải tiếp tục chương trình nghị sự này càng sớm càng tốt,” Wolczuk nói. Tuy nhiên, Orbán “về cơ bản có thể làm tê liệt Liên Hiệp Âu Châu trong sáu tháng”.

“ May mắn thay, chức chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu không còn quan trọng như trước nữa”, Wolczuk nói thêm. “Một quốc gia rất năng động, cần cù có thể làm được nhiều việc, nhưng mặt khác chủ yếu là về tổ chức và quản lý.” Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của một Budapest đầy mâu thuẫn hoặc độc ác, “chúng ta đang nói về một chút khoảng trống quyền lực”.

Wolczuk nói: “Có một vị tổng thống không quan tâm đến việc thực hiện bất cứ điều gì, liên quan đến cải cách nội bộ của liên minh, về thay đổi thể chế, về ngân sách và về chính sách mở rộng, không phải là điềm báo tốt”..
 
Thu TRinh News 09 Jan 2024
Đặng Tự Do
19:23 08/01/2024
1. Nga báo cáo Ukraine tấn công xuyên biên giới vào khu vực Bryansk

Alexander Bogomaz, Thống đốc khu vực Bryansk của Nga, báo cáo rằng 8 tòa nhà dân cư, nhà phụ và 3 xe hơi đã bị hư hại trong cuộc pháo kích của lực lượng vũ trang Ukraine vào khu vực Bryansk.

Ông nhấn mạnh rằng “hơn mười quả đạn pháo đã được bắn vào các mục tiêu dân sự”.

Ông cho biết hệ thống đèn đường bị hư hỏng một phần và các đội cấp cứu đang làm việc tại chỗ. Không có báo cáo về bất kỳ thương vong nào.

Trước đó, hôm Chúa Nhật 31 Tháng Mười Hai, Bogomaz cho biết một đứa trẻ đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào “các các cơ sở hạ tầng dân sự” ở hai thị trấn. Bogomaz không nêu rõ thời điểm các cuộc tấn công diễn ra.

Bogomaz cho biết: “Những kẻ khủng bố Ukraine đã pháo kích vào các làng Kister và Borshchovo, quận Pogarsky.”

“Hơn 10 quả đạn pháo đã được bắn từ hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt vào các mục tiêu dân sự. Thật không may, một đứa trẻ sinh năm 2014 đã chết vì một vụ tấn công khủng bố. Tôi xin gửi lời chia buồn chân thành tới gia đình người đã khuất. Mọi sự hỗ trợ cần thiết cho gia đình sẽ được cung cấp.”

2. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảm ơn sự hỗ trợ của Kuwait

Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối 8 Tháng Giêng, Volodymyr Zelenskiy đã cảm ơn Kuwait vì đã “ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như các nghị quyết quan trọng của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, cũng như cung cấp viện trợ năng lượng và máy phát điện kịp thời cho giai đoạn mùa đông”.

Tổng thống Ukraine cho biết ông đã nói chuyện với Sheikh Meshal al-Ahmad al-Sabah, người đã trở thành tiểu vương Kuwait vào tháng trước sau cái chết của Sheikh Nawaf al-Ahmad al-Sabah.

3. Thống đốc vùng Zaporizhzhia của Ukraine thông báo rằng 5 người đã bị thương, một người bị thương nặng trong các cuộc không kích của Nga hôm thứ Hai.

Suspilne, đài truyền hình nhà nước Ukraine, dẫn lời Yury Malashko nói: “Tính đến giờ này, được biết có 5 người bị thương do vụ pháo kích. Một người đàn ông đang trong tình trạng nghiêm trọng sau khi bị cắt cụt chi”.

Nhà lãnh đạo khu vực cho biết Nga đã sử dụng hỏa tiễn Iskander và S-400 trong cuộc tấn công buổi sáng.

Zaporizhzhia là một trong những khu vực của Ukraine mà Liên bang Nga đã đơn phương tuyên bố sáp nhập.

Suspilne, đài truyền hình nhà nước Ukraine, đưa tin hôm nay một trung tâm cấp cứu động vật ở Kharkiv đã bị hư hại do các cuộc tấn công của Nga làm vỡ cửa sổ. Một công nhân tại địa điểm này, Yaryna Vintonyuk, nói với Suspilne rằng bốn con chó chạy khỏi trung tâm vì sợ hãi đã bị bắt lại. Vintoniuk nói với hãng tin: “Không có nơi nào để di dời họ, vì vậy hôm nay chúng tôi dự định bịt kín các cửa sổ để giữ nhiệt”.

4. Ukraine đã xuất khẩu 15 triệu tấn hàng hóa qua hành lang vận chuyển Hắc Hải

Phó thủ tướng phụ trách phục hồi của nước này, Oleksandr Kubrakov, cho biết Ukraine đã xuất khẩu 15 triệu tấn hàng hóa qua hành lang vận chuyển Hắc Hải, bao gồm 10 triệu tấn hàng nông sản.

Ukraine đã triển khai hành lang ôm lấy bờ biển phía Tây Hắc Hải gần Rumani và Bulgaria vào tháng 8 năm ngoái ngay sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Hắc Hải do Liên Hiệp Quốc làm trung gian năm 2022 và đe dọa coi tất cả các tàu là mục tiêu quân sự tiềm năng.

Kubrakov cho biết trong một tuyên bố: “Trong 5 tháng hoạt động của hành lang, 469 tàu mới đã ghé các cảng Ukraine của chúng tôi để bốc hàng.

Ông cho biết 39 tàu đang được xếp hàng tại các cảng Odesa, Chornomorsk và Pivdennyi, trong khi 83 tàu khác đã xác nhận sẵn sàng ghé cảng và xuất khẩu 2,4 triệu tấn hàng hóa khác nhau, Reuters đưa tin.

5. Lực lượng không quân Ukraine cho biết lực lượng Ukraine đã phá hủy 18 trong số 51 hỏa tiễn được phóng trong đợt không kích của Nga hôm thứ Hai.

Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết Nga đã phóng 32 hỏa tiễn hành trình trong đêm cũng như 8 máy bay không người lái “Shahed” và tất cả các máy bay không người lái này đã bị bắn hạ.

Ông cho biết: “Các cơ sở hạ tầng quan trọng, cơ sở công nghiệp dân sự và quân sự đã bị tấn công. Tại khu vực phía đông Kharkiv, một phụ nữ lớn tuổi được kéo ra khỏi đống đổ nát của ngôi nhà ở thành phố Zmiiv đã qua đời.”

Ông nhấn mạnh rằng Ukraine đang phải hứng chịu một số làn sóng đe dọa từ hỏa tiễn hành trình và hỏa tiễn đạn đạo ở một số khu vực.

Các quan chức quân sự Ukraine ở các thành phố khác, bao gồm Dnipropetrovsk và Khmelnytskyi cũng cho biết các thành phố của họ đang bị Nga “tấn công hỏa tiễn quy mô lớn”.
 
VietCatholic TV
Ukraine thắng lớn, Nga mất 36 hệ thống pháo binh, 22 xe thiết giáp. Áp lực Đức gởi hỏa tiễn Taurus
VietCatholic Media
03:53 08/01/2024


1. Nga mất 36 hệ thống pháo binh, 22 xe APV một ngày: Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 36 Artillery Systems, 22 APVs in a Day: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Nga mất 36 hệ thống pháo binh, 22 xe xe thiết giáp chuyển quân trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy,

Trong báo cáo chiến đấu hàng ngày mới nhất, quân đội Ukraine hôm Chúa Nhật tuyên bố rằng lực lượng Nga đã mất hàng chục hệ thống pháo binh chỉ trong một ngày.

Putin lần đầu tiên phát động cuộc xâm lược nước láng giềng Ukraine vào cuối tháng 2 năm 2022, và cuộc xung đột kể từ đó đã kéo dài hơn hầu hết mọi người từng dự đoán khi gần đến ngày kỷ niệm hai năm. Theo ước tính của quân đội Ukraine, lực lượng Nga đã thiệt mạng hơn 360.000 người trong cuộc chiến cũng như vô số tổn thất về khí tài quân sự.

Theo báo cáo mới nhất được công bố hôm Chúa Nhật, lực lượng Nga được cho là đã chịu tổn thất về vũ khí đáng kể vào ngày thứ Bảy, bao gồm 36 hệ thống pháo binh, 24 máy bay không người lái và 22 xe thiết giáp. Báo cáo cũng cho biết lực lượng Nga đã mất 4 xe tăng trong cùng khoảng thời gian.

Về mặt nhân sự, báo cáo cho biết Nga có 860 người chết vào thứ Bảy. Điều này đã nâng tổng số binh sĩ Nga thiệt mạng của quân đội Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột lên 364.730.

“Tấn công kẻ xâm lược! Hãy cùng nhau giành chiến thắng! Sức mạnh của chúng tôi nằm ở sự thật!” phát ngôn nhân Bộ Tổng tham mưu nói.

Trong một báo cáo gần đây, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Hoa Kỳ tuyên bố rằng Putin đang cố gắng mở rộng phạm vi của cuộc xung đột ở Ukraine để coi đây là một cuộc đối đầu với các lực lượng phương Tây, nhằm biện minh cho việc xây dựng quân đội lớn hơn và tổn thất ngày càng gia tăng trên chiến trường. Nhu cầu về một “sự biện minh về mặt ý thức hệ” như vậy xuất hiện sau khi Nga không đạt được những lợi ích lãnh thổ đáng kể trong năm 2023 mặc dù phải chịu thương vong nặng nề về quân đội và có thể là dấu hiệu cho thấy ý định tham gia vào một cuộc xung đột vĩnh viễn của nước này.

Báo cáo của ISW nêu rõ: “Tuyên bố của Putin có thể gợi ý rằng ông ấy đang chuẩn bị một lý do lâu dài để duy trì lực lượng được huy động và tham gia chiến đấu nhằm bảo vệ vĩnh viễn chủ quyền của Nga trước phương Tây”. “Putin có thể cố tình và sai lầm coi Ukraine là con tốt không có tác nhân trong cuộc xung đột Nga-phương Tây để che giấu các mục tiêu theo chủ nghĩa bành trướng và theo chủ nghĩa tối đa của ông là thiết lập quyền kiểm soát hoàn toàn hiệu quả của Nga đối với Ukraine.”

2. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến Rosgvardia, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Rosgvardia, hay Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, đang tăng cường nguồn lực và nhân sự sau những biến động trong bối cảnh an ninh nội bộ của Nga sau cuộc chiến ở Ukraine.

Các thành phần của công ty quân sự tư nhân Wagner Group trực thuộc Rosgvardia từ tháng 10 năm 2023, tiếp theo là vào ngày 3 Tháng Giêng năm 2024, Tiểu đoàn “Vostok” của Cộng hòa Nhân dân Donetsk cũng được thêm vào. Mạc Tư Khoa cũng đang thúc đẩy nỗ lực giải tán nhóm “Kaskad” của DNR, là nhóm chuyên thực hiện các hoạt động bằng máy bay không người lái; và đưa các bộ phận trực thuộc của nhóm này vào Rosgvardia.

Vào tháng 7 năm 2023, Duma Quốc gia Nga đã ủy quyền cho Rosgvardiya sử dụng vũ khí hạng nặng hơn. Các khả năng mới, cùng với việc tăng cường thêm các cựu chiến binh giàu kinh nghiệm từ các nhóm khác, có thể sẽ mang lại sự gia tăng đáng kể về hiệu quả chiến đấu.

3. Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa cho biết trong chuyến thăm Kyiv.

“Nhật Bản quyết tâm tiếp tục hỗ trợ Ukraine để hòa bình có thể trở lại với Ukraine”, Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba.

Bà nói thêm: “Tôi có thể cảm nhận được tình hình ở Ukraine hiện nay căng thẳng đến mức nào.

Nhật Bản đã tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga và cung cấp vũ khí cho Kyiv.

“Ngoại trưởng Yoko Kamikawa đã đến Ukraine”, đại sứ quán Nhật Bản cho biết và cho biết thêm: “Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của bà trong năm nay”.

Kamikawa đã đến Bucha, gần Kyiv, nơi các lực lượng Nga bị cáo buộc gây ra vụ thảm sát dân thường năm 2022, cũng như đến Irpin, nơi từng xảy ra giao tranh ác liệt.

Một quan chức của Bộ cho biết, bà đã đến thăm Ukraine để gặp Ngoại trưởng Dmytro Kuleba và nhấn mạnh sự hỗ trợ liên tục của Tokyo đối với đất nước này.

Một quan chức của Bộ cho biết Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa đã đến thăm Ukraine hôm Chúa Nhật để gặp người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba để thể hiện sự hỗ trợ liên tục của Tokyo.

Chuyến thăm không báo trước là sự thay đổi so với kế hoạch du lịch hai tuần ban đầu của bà là thăm Ba Lan, Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Mỹ, Canada, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ từ thứ Sáu, AFP đưa tin.

Trong chuyến thăm của mình, Kamikawa “đã một lần nữa nhắc lại với phía Ukraine rằng chính sách nhất quán của Nhật Bản trong việc sát cánh và hỗ trợ Ukraine vẫn không thay đổi”, tuyên bố của Bộ cho biết.

Bà cũng thông báo cho phía Ukraine chi tiết về các dự án hỗ trợ mà Nhật Bản sẽ cung cấp cho Kyiv.

Nhật Bản có kế hoạch tổ chức một hội nghị nhằm thúc đẩy tái thiết kinh tế Ukraine tại Tokyo vào tháng 2, với sự có mặt của Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal.

Tuyên bố của Bộ cho biết thêm, Kamikawa sẽ tham khảo ý kiến phía Ukraine về các chi tiết của hội nghị và sẽ tham dự “lễ bàn giao thiết bị liên quan đến năng lượng quy mô lớn để hỗ trợ mùa đông”.

Tuyên bố nói rằng trong chuyến thăm của Kamikawa là để thể hiện quyết tâm của Nhật Bản trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên 'pháp quyền' từ góc độ không thể chấp nhận những hành động đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, chẳng hạn như việc Nga gây hấn với Ukraine.

4. Đức chịu áp lực ngày càng tăng về việc gửi hỏa tiễn Taurus tới Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Germany Under Increasing Pressure To Send Taurus Missiles to Ukraine”, nghĩa là “Đức chịu áp lực ngày càng tăng về việc gửi hỏa tiễn Taurus tới Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Áp lực đang đè nặng lên Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong việc bật đèn xanh cho hỏa tiễn tầm xa Taurus, vốn sẽ là một sự thúc đẩy đáng kể cho kho vũ khí của Kyiv để tấn công các tài sản quan trọng của Nga ở xa chiến tuyến.

“ Thủ tướng phải tiếp tục tự hỏi liệu ông ấy có đang thực hiện đúng mục tiêu đã nêu là làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn Nga đạt được một nền hòa bình thắng lợi hay không”.

Ông nói: “Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại do dự trong việc cung cấp những vũ khí này và các loại vũ khí khác”.

Các lời kêu gọi cam kết cam kết cung cấp hỏa tiễn Taurus cho đảng của Scholz ngày càng tăng trong nhiều tháng. Đức trước đây đã cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard, 90 xe chiến đấu bộ binh Marder và hai hệ thống phòng không Patriot.

Nhưng Berlin đã từ chối chuyển hỏa tiễn phòng không sang hỏa tiễn hành trình Taurus phóng từ trên không mà Ukraine yêu cầu vào tháng 5 năm 2023.

Markus Söder, thủ tướng bang Bavaria và chủ tịch đảng Liên minh xã hội Kitô giáo ở bang Đức, cho biết hỏa tiễn Taurus sẽ giúp Ukraine phòng thủ trước “các cuộc tấn công liên tục của máy bay không người lái và hỏa tiễn”, theo truyền thông Đức.

Sara Nanni, phát ngôn nhân quốc hội về chính sách quốc phòng của Đảng Xanh của Đức, cho biết: “Việc chuyển giao hỏa tiễn hành trình Taurus cho Ukraine đã quá hạn từ lâu.

Marie-Agnes Strack-Zimmermann, chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Bundestag, nói với hãng truyền thông Đức t-online hồi đầu tháng này: “Ukraine cần thêm đạn dược, nhiều phụ tùng thay thế và xe Taurus”. Bà nói rằng chúng phải được chuyển đến Kyiv “ngay lập tức”.

Strack-Zimmermann trước đó đã nói trong một bài đăng trên mạng xã hội vào tháng 9 năm 2023 rằng “chỉ có ông Scholz là đang ngăn chặn quyết định này” trong liên minh cầm quyền của Berlin.

Hỏa tiễn Taurus có tầm bắn hơn 300 dặm và nhìn chung tương tự như hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp và hỏa tiễn SCALP của Pháp.

Các chuyên gia trước đây đã đề xuất với Newsweek rằng hỏa tiễn Taurus có thể giúp Ukraine giành được lợi thế trong việc tranh giành quyền kiểm soát của Nga ở Crimea.

Mặc dù Storm Shadows có thiết kế rất giống với Taurus, nhưng “thiết kế đầu đạn được cải tiến một chút” của nó sẽ khiến nó trở thành vũ khí tốt hơn để tấn công vào các cây cầu, chẳng hạn như cầu Kerch, Fabian Hoffmann, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oslo ở Na Uy, nói với Newsweek vào tháng 8 năm 2023.

Cầu Kerch là tuyến đường cung cấp quan trọng nối bán đảo Crimea với đất liền Nga.

Việc gửi Taurus sẽ tăng cường khả năng tấn công tầm xa của Ukraine, giúp Kyiv có thêm vũ khí để tấn công sâu vào phía sau chiến tuyến vào lãnh thổ do Nga nắm giữ từ các máy bay phản lực ở vị trí xa hệ thống phòng không của Nga.

Những cuộc tấn công này có thể tạo ra sự khác biệt thực sự cho Ukraine sau khi cuộc phản công mùa hè của nước này không thể thay đổi đáng kể các chiến tuyến hiện đang tĩnh lặng chạy qua phía đông và phía nam của đất nước.

5. Charles Michel sẽ tranh cử vào cuộc bầu cử Âu Châu năm 2024

Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel, được tường trình sẽ ra tranh cử với tư cách ứng cử viên cho cuộc bầu cử nghị viện Âu Châu vào tháng 6, nghĩa là các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ phải nhanh chóng thống nhất về người kế nhiệm đảm nhận chức vụ còn trống trong hội đồng của ông.

Michel nói với tờ De Standardaard của Bỉ: “Tôi đã quyết định tham gia cuộc bầu cử Âu Châu vào năm 2024.

“Nếu tôi đắc cử, tôi sẽ ngồi vào ghế của mình. Hội đồng Âu Châu có thể dự đoán và chỉ định người kế nhiệm vào cuối tháng 6, đầu tháng 7.”

Phát ngôn nhân của Michel đã xác nhận thông báo này với Politico, trong đó đưa tin:

Michel có kế hoạch đảm nhận ghế trong quốc hội Âu Châu vào giữa tháng 7 nếu ông đắc cử, có nghĩa là các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ phải nhanh chóng thống nhất người kế nhiệm cho vị trí còn trống trong hội đồng của ông.

Nếu không, thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán, quốc gia sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu vào tháng 7, sẽ chủ trì các cuộc họp - vai trò môi giới thường do chủ tịch Hội đồng Âu Châu đảm nhận.

Kịch bản đó - một Orbán không được kiểm soát sẽ cai trị Hội đồng trong sáu tháng ngay sau cuộc bầu cử ở Âu Châu năm 2024 - là điều mà 26 nhà lãnh đạo khác của các nước Liên Hiệp Âu Châu sẽ cố gắng tránh.

Michel, 48 tuổi, là cựu thủ tướng Bỉ và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu, nhóm lãnh đạo chính phủ của 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu, kể từ cuối năm 2019.

De Standaard cho biết ông sẽ tranh cử với tư cách là ứng cử viên hàng đầu cho đảng Cải cách Phong trào trung hữu ở Bỉ của mình.

Thông báo này được đưa ra sau khi Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng trước không phê duyệt khoản viện trợ an ninh trị giá 50 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine do các nhà đàm phán không đạt được thỏa thuận.

Ukraine đang chờ để nhận gói trị giá 50 tỷ euro (43,5 tỷ bảng Anh) từ Liên Hiệp Âu Châu, việc giao gói hàng này có vẻ không chắc chắn sau khi Hung Gia Lợi chặn Liên Hiệp Âu Châu phê duyệt viện trợ.

6. Tổng thống Zelenskiy nhận định rằng phải 'đưa Nga trở lại trong khuôn khổ luật pháp quốc tế'

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể bị đánh bại.

“Nga phải được đưa trở lại trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Sự xâm lược của nó có thể bị đánh bại”. Tổng thống Zelenskiy cho biết như trên tại một hội nghị ở Thụy Điển qua liên kết video vào Chúa Nhật.

Ông cho biết thêm tình hình chiến trường vẫn tương đối ổn định.

7. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin lặng lẽ vào bệnh viện không cho Tổng thống Biden biết

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Lloyd Austin Leaving Biden in Dark Over Hospitalization Raises Questions”, nghĩa là “Nhiều câu hỏi được đặt ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin lặng lẽ vào bệnh viện không cho Tổng thống Biden biết.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bí mật vào bệnh viện Lloyd Austin đã đặt ra một số câu hỏi sau khi các quan chức cao cấp của Mỹ, bao gồm cả Tổng thống Joe Biden, không biết gì trong nhiều ngày về tình trạng của quan chức quốc phòng cao cấp nhất nước này.

Austin được đưa vào Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed vào ngày 1 Tháng Giêng, thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Thiếu tướng Pat Ryder, cho biết hôm thứ Sáu. Ryder cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn rằng Ông Austin đã bị “các biến chứng sau một thủ tục y tế tự chọn gần đây”.

Một quan chức Mỹ nói với Reuters rằng tổng thống đã được thông báo vào tối thứ Năm, vài ngày sau khi Austin vào bệnh viện. Một quan chức chính quyền Tổng thống Biden nói với CBS News rằng Cố vấn An ninh Quốc gia, Jake Sullivan và Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc đã được thông báo vào sáng thứ Năm.

Những ngày giữ bí mật đã đặt ra những câu hỏi cấp bách về mức độ nghiêm trọng của bệnh tình của Bộ trưởng Quốc phòng, tại sao các quan chức chính phủ khác không được thông báo và kế hoạch dự phòng nào đã được áp dụng trong thời gian Austin nằm bệnh viện.

Việc không tiết lộ thông tin với các quan chức cao cấp khác đi ngược lại thông lệ đã có từ lâu và xảy ra vào thời điểm căng thẳng quốc tế và yêu cầu đối với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày càng gia tăng.

Ngũ Giác Đài không công khai sự vắng mặt của Austin vì lý do y tế và quyền riêng tư, Bộ Quốc phòng cho biết hôm thứ Bảy, theo hãng tin AP.

Hiệp hội Báo chí Ngũ Giác Đài, một tổ chức đại diện cho các thành viên của giới truyền thông liên quan đến việc đưa tin của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, mô tả việc trì hoãn tiết lộ việc Bộ trưởng Quốc phòng vào bệnh viện là đáng “phẫn nộ”.

“Vào thời điểm các mối đe dọa ngày càng tăng đối với các quân nhân Mỹ ở Trung Đông và Mỹ đang đóng vai trò an ninh quốc gia quan trọng trong các cuộc chiến ở Israel và Ukraine, điều đặc biệt quan trọng là công chúng Mỹ phải được thông báo về tình trạng sức khỏe và khả năng ra quyết định của người lãnh đạo quốc phòng hàng đầu”, hiệp hội viết trong một lá thư gửi các quan chức hàng đầu của Ngũ Giác Đài.

“Bộ Quốc phòng đã cố tình giấu kín tình trạng sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng trong nhiều ngày. Điều đó là không thể chấp nhận được,” Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Roger Wicker, người có chân trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện, cho biết. “Chúng tôi đang tìm hiểu thêm mỗi giờ về sự bất chấp pháp luật gây sốc của bộ.”

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Arkansas Tom Cotton cho biết “sự việc gây sốc này chắc chắn sẽ gây ra hậu quả”, đồng thời cho biết thêm rằng Austin là “mắt xích quan trọng trong chuỗi chỉ huy giữa tổng thống và quân đội, bao gồm cả chuỗi chỉ huy hạt nhân, khi những quyết định quan trọng nhất phải được đưa ra trong vài phút.”

Tổng thống Biden là tổng tư lệnh quân đội Mỹ, tiếp theo là Austin làm bộ trưởng quốc phòng.

Austin cho biết hôm thứ Bảy rằng anh ta “hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định của mình về việc tiết lộ thông tin”, đồng thời nói thêm: “Tôi cũng hiểu những lo ngại của giới truyền thông về tính minh bạch và tôi nhận ra rằng mình có thể đã làm tốt hơn việc bảo đảm công chúng được cung cấp thông tin phù hợp”.

“Tôi cam kết sẽ làm tốt hơn,” ông nói thêm trong một tuyên bố. “Tôi rất vui mừng được bình phục và mong sớm được trở lại Ngũ Giác Đài.”

Ngũ Giác Đài cho biết Thứ trưởng Quốc phòng Kathleen Hicks đã sẵn sàng đứng ra bảo vệ Austin “mọi lúc”.

Hicks đang đi nghỉ ở Puerto Rico trong thời gian Austin bị bệnh. CNN dẫn lời hai quan chức Mỹ cho biết, cô đã đến hòn đảo này trước khi Austin vào bệnh viện và “định kỳ đảm nhận” nhiệm vụ của anh trong những ngày kể từ đó.

Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng nói với Newsweek hôm Chúa Nhật rằng Austin vẫn đang ở bệnh viện, nhưng đang “hồi phục tốt” và tiếp tục thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình. Phát ngôn nhân từ chối cung cấp bất kỳ thông tin cập nhật nào về thời điểm Austin sẽ được xuất viện.

Mỹ đang dẫn đầu trong việc hỗ trợ quân sự liên tục của phương Tây cho Ukraine và đang dẫn đầu các nỗ lực quốc tế nhằm bảo vệ các tuyến vận chuyển thương mại qua Biển Đỏ sau một loạt cuộc tấn công vào các tàu của phiến quân Houthi có trụ sở tại Yemen.

Hoa Kỳ cũng cam kết hỗ trợ Israel khi nước này chiến đấu với nhóm chiến binh Palestine Hamas ở Dải Gaza.

Lực lượng Mỹ đồn trú ở Iraq và Syria cũng liên tục bị tấn công trong những tháng gần đây, và vào ngày 4 Tháng Giêng, quân đội Mỹ đã thực hiện một cuộc tấn công “tự vệ” ở Iraq.

Ngũ Giác Đài cho biết cuộc tấn công đã tiêu diệt Mushtaq Jawad Kazim al-Jawari, “thủ lĩnh của nhóm khủng bố Harakat al-Nujaba do Iran hậu thuẫn” và “tích cực tham gia lập kế hoạch và thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào nhân viên Mỹ”.

8. 5 trẻ em trong số 11 người thiệt mạng trong vụ tấn công hỏa tiễn của Nga vào Pokrovsk

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 8 Tháng Giêng, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết có 5 trẻ em nằm trong số 11 người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng hỏa tiễn của Nga nhằm vào và xung quanh thành phố Pokrovsk phía đông Ukraine hôm thứ Bảy.

Cô cho biết lực lượng Nga đã tiến hành “cuộc pháo kích hàng loạt” vào Pokrovsk vào khoảng 3 giờ chiều.

Hậu quả của vụ tấn công dã man này là 11 người thiệt mạng, trong đó có 5 trẻ em từ 3 đến 17 tuổi.

Mười người bị thương. Hoạt động cấp cứu đang tiếp tục. Gần đến sáng chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về con số cuối cùng của những người bị thương.

Đáp lại các báo cáo về vụ tấn công, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã cho biết: “Nga phải cảm thấy – luôn cảm thấy – rằng không có cuộc tấn công nào như vậy sẽ diễn ra mà không gây hậu quả cho nhà nước khủng bố”.

9. Thụy Điển cho biết nhiệm vụ chính sách đối ngoại chính của họ trong những năm tới là hỗ trợ Ukraine

Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom phát biểu tại một hội nghị quốc phòng rằng nhiệm vụ chính trong chính sách đối ngoại của Thụy Điển trong những năm tới sẽ là hỗ trợ Ukraine.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ sẽ phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển trong những tuần tới, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết hôm thứ Bảy.

Hôm 27 Tháng Mười Hai, Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, do Đảng Công lý và Phát triển, gọi tắt là Đảng AK, cầm quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan kiểm soát, đã bỏ phiếu ủng hộ nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển, sau khi nước này nộp đơn vào năm ngoái ngay sau khi Nga xâm chiếm Ukraine.

Bước tiếp theo là cuộc bỏ phiếu của toàn thể quốc hội, trong đó Đảng AK và các đồng minh chiếm đa số. Tư cách thành viên NATO của Thụy Điển dự kiến sẽ được thông qua và sau đó biện pháp này sẽ được chuyển đến tay ông Erdogan. Nếu ký nó thành luật, ông sẽ kết thúc một quá trình kéo dài gần hai năm và khiến một số đồng minh của Ankara ở phương Tây thất vọng.

Trong tuyên bố sau khi được ủy ban phê duyệt, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cho biết Thụy Điển hoan nghênh động thái này và mong muốn được gia nhập NATO.

Nhà lãnh đạo NATO Jens Stoltenberg cũng hoan nghênh sự chấp thuận của ủy ban quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.

“Tôi hoan nghênh cuộc bỏ phiếu của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ về việc phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển,” ông Stoltenberg nói, đồng thời kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Hung Gia Lợi hoàn tất việc phê chuẩn của họ “càng sớm càng tốt”.

Tất cả các thành viên NATO, hiện nay là 31, được yêu cầu phê duyệt tư cách thành viên mới.

Ông Erdogan đã phản đối vào tháng 5 năm ngoái đối với yêu cầu gia nhập liên minh của cả Thụy Điển và Phần Lan vì điều mà ông nói là việc hai nước này bảo vệ những người mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là “khủng bố” cũng như việc họ bảo vệ các lệnh cấm vận thương mại.

Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn đề xuất của Phần Lan vào tháng 4 nhưng vẫn để Thụy Điển chờ cho đến khi nước này thực hiện thêm các bước để trấn áp các thành viên địa phương của Đảng Công nhân người Kurd, là nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh Âu Châu và Hoa Kỳ liệt vào danh sách nhóm khủng bố.
 
Hi hữu: Lính Dù Nga nhảy từ máy bay xuống, phòng không Putin bắn lên xối xả. Israel tấn công Bờ Tây
VietCatholic Media
17:01 08/01/2024


1. Phòng không Nga vô tình bắn vào lính dù của chính mình

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Air Defense Accidentally Fires at Own Paratroopers: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy: Phòng không Nga vô tình bắn vào lính dù của chính mình.”

Theo một báo cáo địa phương, lực lượng phòng không Nga đã vô tình bắn chết lính dù của Mạc Tư Khoa gần biên giới Ukraine.

Vụ việc xảy ra trong một cuộc tập trận tại khu huấn luyện quân sự Kuzminsky ở khu vực Rostov của Nga, kênh Telegram của Nga Cẩm Linh Snuffbox đưa tin hôm Chúa Nhật. Người ta nói rằng người điều khiển súng phòng không ZU-23-2 đã nhầm cuộc tập trận là cuộc xâm lược của Ukraine và đã nổ súng. Phạm vi nằm khoảng 30 dặm từ biên giới với Ukraine.

Kết quả là hai quân nhân Nga đã thiệt mạng, theo kênh này và nói rằng “may mắn thay, hầu hết các phát súng đều trượt”.

Newsweek không thể xác minh độc lập các báo cáo và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email vào thứ Hai.

Một cuộc điều tra đã được tiến hành về vấn đề này. Điện Cẩm Linh Snuffbox cho biết, trước khi xảy ra vụ việc, người điều khiển súng phòng không ZU-23-2 đã làm nhiệm vụ “ít nhất 14 giờ” và mới trở về từ Ukraine, nơi anh ta đang tham gia vào cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào lãnh thổ Ukraine.

“Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi kẻ nổ súng vừa trở về từ vùng chiến tranh, nơi anh ta được khen thưởng vì đã làm việc hiệu quả. Người chết không có thời gian để phản ứng trước các phát súng”, kênh này cho biết.

Trong một sự việc rõ ràng khác trong tháng này, một máy bay Nga đã vô tình thả một hỏa tiễn xuống một thị trấn ở vùng Voronezh phía tây nước Nga, phá hủy nhiều ngôi nhà, các quan chức cho biết.

Trong một lần thừa nhận hiếm hoi, Bộ Quốc phòng Nga hôm 2 Tháng Giêng, cho biết một trong những chiến đấu cơ của nước này đã thả chất nổ xuống làng Petropavlovka, làm hư hại ít nhất 6 tòa nhà thuộc sở hữu tư nhân. Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một miệng hố lớn trên mặt đất do vụ nổ gây ra và các mảnh vỡ vương vãi khắp nơi.

Bộ Quốc phòng cho biết trong một tuyên bố: “Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 2 Tháng Giêng, khi một máy bay của lực lượng không quân đang bay qua làng Petropavlovka ở vùng Voronezh, đã xảy ra vụ thả khẩn cấp đạn dược hàng không”.

“Một cuộc điều tra đang được tiến hành về hoàn cảnh của vụ việc. Một ủy ban đang làm việc tại chỗ để đánh giá bản chất thiệt hại và hỗ trợ khôi phục các tòa nhà”, Bộ Quốc phòng cho biết thêm.

Và kênh Telegram Crimea Wind hôm 2 Tháng Giêng, đưa tin lực lượng phòng không Nga đã tấn công một trong những chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Mạc Tư Khoa, là máy bay phản lực Su-35 của Nga, gần Krasnoperekopsk, một thị trấn ở phía bắc Crimea bị sáp nhập.

Theo dữ liệu do Newsweek tổng hợp và phân tích vào cuối tháng 8 năm 2023, hơn 20% số thiệt hại về máy bay có người lái và trực thăng được biết đến của Nga kể từ khi Putin phát động cuộc chiến ở Ukraine vào tháng 2 năm 2022 là do chính họ tự gây ra.

2. Định nghĩa của sự điên rồ là gì? Người Nga thử cùng một cuộc tấn công xe tăng thất bại bảy lần trên cùng một bãi mìn.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ đặt ra câu hỏi khi cuộc tấn công cơ giới hóa của bạn xuyên qua một bãi mìn và xuyên qua khu vực tiêu diệt máy bay không người lái và pháo binh nhằm vào lực lượng địch đã cố thủ không thành công với tổn thất nặng nề, bạn sẽ làm gì tiếp theo?

Nếu bạn là quân đội Ukraine, bạn sẽ xem xét lại chiến thuật của mình và thử lại theo cách khác—như đã xảy ra khi nhóm tấn công của Lữ đoàn cơ giới số 47 bị mắc kẹt trong một bãi mìn của Nga ở phía nam Mala Tokmachka vào tháng 6, sau đó chuyển sang tấn công bộ binh bên sườn.

Nếu bạn là quân đội Nga, bạn chỉ cần lặp lại cuộc tấn công thất bại... vài lần nữa. Ít nhất đó là đường lối của Lữ đoàn súng trường cơ giới hóa độc lập số 25 và 138 xung quanh Synkivka ở đông bắc Ukraine vào tháng trước.

Người Nga liên tục điều động các đoàn xe tăng, xe chiến đấu BMP và bộ binh vào một khu vực rải mìn nằm giữa giao lộ của những con đường rừng cách Synkivka nửa dặm về phía bắc. Các Lữ đoàn cơ giới số 14 và 30 của Ukraine lần lượt phá hủy từng đoàn xe, dường như đã rải lại mìn và thiết lập lại hệ thống phòng thủ giữa các cuộc tấn công.

Có bằng chứng trực quan về ít nhất bảy cuộc tấn công thất bại của Nga qua cùng một khu vực chết chóc trong khoảng thời gian từ ngày 14 tháng 12 đến ngày 28 tháng 12. Trận cuối cùng có thể là thảm khốc nhất đối với các lữ đoàn Nga.

Trong cuộc tấn công ban ngày, một cặp xe tăng dẫn đầu một cặp BMP, mỗi chiếc chở đầy bộ binh. Người Nga phải vượt qua những phương tiện bị bắn cháy và miệng núi lửa từ các cuộc tấn công thất bại trước đó, để họ biết điều gì đang chờ đợi họ khi họ xuất hiện từ khu rừng.

Trong khi một máy bay không người lái của Lữ đoàn 30 Ukraine theo dõi, chiếc xe tăng dẫn đầu của Nga đã trúng phải mìn hoặc ăn phải hỏa tiễn chống tăng và phát nổ. Những người sống sót trong kíp lái ba người đã thoát ra ngay trước làn đạn đại bác của Ukraine, có vẻ như là từ một chiếc BMP được đào sẵn.

Ba phương tiện còn nguyên vẹn của Nga nhanh chóng tập trung lại phía sau chiếc xe tăng đang bốc cháy, lúc đó quân Ukraine đã làm điều thông minh - và tấn công phương tiện cuối cùng trong cột, một chiếc BMP, bằng máy bay không người lái phát nổ góc nhìn thứ nhất.

Bộ binh cưỡi trên những chiếc BMP của Nga đã lao ra và tiến đến hàng cây liền kề. Chiếc xe tăng không bị hư hại và chiếc BMP cố gắng di chuyển ra khỏi vùng tiêu diệt - và cả hai đều trúng phải mìn. Người Ukraine lại ném một quả đạn pháo vào đống đổ nát đang cháy và bộ binh chạy tán loạn.

Không rõ có bao nhiêu người Nga đã chết và liệu có ai trốn thoát được hay không. Vào ngày 1 Tháng Giêng, Lữ đoàn 30 đã bắt được một số bộ binh Nga ngay phía nam cuộc giao tranh ngày 28 tháng 12.

Khi mùa đông kéo dài dọc theo chiến tuyến dài 600 dặm của cuộc chiến kéo dài 23 tháng của Nga với Ukraine và Nga phát động các cuộc tấn công truyền thống vào đầu mùa đông, các cuộc đụng độ như thế xung quanh Synkivka đang trở nên thường xuyên hơn.

Kết quả hầu như luôn giống nhau: Quân Nga tấn công, bị tiêu diệt bởi sự kết hợp của mìn, máy bay không người lái, pháo binh và hỏa lực tầm gần, sau đó rút lui. Vài ngày sau, họ thử lại, lại bị thất bại và lại rút lui.

Các khu vực duy nhất mà người Nga đang tiến lên là những khu vực mà họ tập trung hàng chục ngàn quân và hàng ngàn phương tiện—Avdiivka và Bakhmut—và nơi các chỉ huy Nga sẵn sàng chịu thương vong hàng ngàn người và mất hàng trăm phương tiện để tiến lên một hoặc hai dặm.

3. Bộ trưởng cho biết Anh 'sẽ không trả tiền chuộc cho Putin về nhiên liệu hạt nhân'

Vương quốc Anh cho biết họ có kế hoạch chi 300 triệu bảng Anh cho một chương trình mới nhằm sản xuất nhiên liệu hạt nhân tiên tiến phù hợp với thế hệ lò phản ứng phát điện tiếp theo, đồng thời một bộ trưởng cảnh báo rằng Vladimir Putin sẽ không thể bắt Anh “trả tiền chuộc về nhiên liệu hạt nhân”.

Vương quốc Anh, cùng với các quốc gia bao gồm Mỹ, Pháp và Nam Hàn, gần đây đã ký cam kết tăng gấp ba công suất hạt nhân toàn cầu vào năm 2050 như một phần trong nỗ lực quốc tế nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon gây hại cho khí hậu.

Hôm Chúa Nhật, Vương quốc Anh cho biết khoản đầu tư mới của họ sẽ giúp hỗ trợ sản xuất uranium làm giàu thấp, gọi tắt là HALEU, trong nước – một loại nhiên liệu hiện chỉ được Nga sản xuất ở quy mô thương mại.

Cơ quan an ninh năng lượng cho biết trong một tuyên bố: “Việc khởi động chương trình HALEU sẽ cho phép Vương quốc Anh cung cấp cho thế giới nhiên liệu hạt nhân chuyên dụng và cô lập hơn nữa nước Nga của Putin”.

Bộ trưởng Ngoại giao về an ninh năng lượng, Claire Coutinho, nói thêm:

Chúng tôi đã đứng lên chống lại Putin trên thị trường dầu khí và tài chính, chúng tôi sẽ không để ông ấy bắt chúng tôi phải trả tiền chuộc về nhiên liệu hạt nhân.

Nước Anh đã mang đến cho thế giới nhà máy điện hạt nhân đầu tiên đang hoạt động và bây giờ chúng tôi sẽ là quốc gia đầu tiên ở Âu Châu ngoài Nga sản xuất nhiên liệu hạt nhân tiên tiến.

Điều này sẽ rất quan trọng đối với an ninh năng lượng trong và ngoài nước và được xây dựng dựa trên lợi thế cạnh tranh lịch sử của Anh.

4. Máy bay F-16 của Đan Mạch tới Ukraine sẽ bị trì hoãn vài tháng

Tờ báo Đan Mạch Berlingske dẫn lời Bộ Quốc phòng nước này đưa tin việc Đan Mạch tặng chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine sẽ bị trì hoãn tới 6 tháng.

Kyiv từ lâu đã lập luận rằng họ cần chiến đấu cơ để đạt được tiến bộ quân sự đáng kể chống lại Nga, quốc gia đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Bỉ tuyên bố họ sẵn sàng gửi F-16 do Mỹ sản xuất tới Kyiv.

“Việc lựa chọn các phi công đang được tiến hành, quá trình đào tạo sắp bắt đầu và vào khoảng năm mới, nhóm máy bay đầu tiên hy vọng sẽ rời Đan Mạch đến Ukraine - khoảng sáu chiếc. Hy vọng rằng 8 chiếc máy bay khác sẽ được gửi đến Ukraine vào năm tới và năm năm sau nữa”, Thủ tướng Đan Mạch cho biết vào tháng 8 năm ngoái.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen cho biết vào tháng 10 rằng những chiếc máy bay phản lực đầu tiên sẽ được gửi đi vào tháng 4 năm 2024.

Đan Mạch là một trong những quốc gia đầu tiên cam kết cung cấp chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất cho Kyiv và là một trong những quốc gia đóng góp lớn nhất cho hoạt động phòng thủ chiến tranh của Ukraine.

Chính phủ Na Uy thông báo trong tuần này rằng các phi công Ukraine sẽ bắt đầu huấn luyện trên hai chiến đấu cơ F-16 do Na Uy tài trợ ở Đan Mạch.

5. Lực lượng đặc nhiệm giúp tiêu diệt nhóm địch ở ngoại ô Avdiivka

Lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã phá hủy hệ thống trinh sát pháo binh tiên tiến nhất của đối phương 1K148 Yastreb-AV ở khu vực phía Nam và đã tiêu diệt một nhóm quân xâm lược ở ngoại ô Avdiivka.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 8 Tháng Giêng, Đại Tá Georgi Gleba, phát ngôn nhân lực lượng đặc biệt nói:

“Tại khu vực Avdiivka, kẻ thù không từ bỏ nỗ lực tiến lên. Tuy nhiên, các lực lượng của chúng tôi, phối hợp với các đơn vị bạn của Lực lượng Phòng vệ, tiếp tục kìm chân kẻ thù, gây ra tổn thất đáng kể”

Trung đoàn biệt động số 8 của Lực lượng Tác chiến Đặc biệt khi quan sát vào ban đêm đã phát hiện sự di chuyển của một nhóm địch.

“Chúng tôi liên tục theo dõi các hướng nguy hiểm nhất trong khu vực trách nhiệm của mình bằng cách sử dụng máy bay không người lái có khả năng chụp ảnh nhiệt và đêm. Trong một chuyến bay thường xuyên qua lãnh thổ trong khu vực Avdiivka, một nhóm kẻ thù đã được phát hiện. Các xạ thủ súng cối đã phản ứng ngay lập tức và trong vài phút, họ đã tiêu diệt hoàn toàn nhóm địch bằng một đòn đánh thẳng vào giữa nhóm địch”

6. Nếu những chiếc Leopard 2 của Ukraine rời Avdiivka, những chiếc T-64 cũ sẽ lấp đầy khoảng trống về hỏa lực

Theo Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ Lữ đoàn cơ giới số 47 của quân đội Ukraine, đang chiến đấu quanh Avdiivka ở miền đông Ukraine, có thể đã cắt giảm những chiếc xe tăng Leopard 2A6 do Đức sản xuất còn sót lại trong số 21 chiếc nhận được từ Đức và Bồ Đào Nha cho Lữ đoàn cơ giới số 21, đang trấn giữ các vị trí xung quanh Kreminna, cách đó 70 dặm về phía Bắc.

Việc chuyển giao sẽ có ý nghĩa: Lữ đoàn 21 chỉ có 10 xe tăng Strv 122—biến thể Leopard 2A5 của Thụy Điển—và đã mất ít nhất một chiếc.

Việc gửi 10 chiếc Leopard 2A6 tham gia cùng số Strv 122 còn lại sẽ phát triển đơn vị thiết giáp của Lữ đoàn 21 từ một đại đội thành một tiểu đoàn nhỏ — và sẽ hợp nhất những chiếc Leopard 2 tốt nhất của Ukraine thành một đơn vị duy nhất.

Nhưng động thái này sẽ tước đi một số hỏa lực mạnh của lực lượng đồn trú ở Avdiivka khi lực lượng này đang tiến hành một chiến dịch phòng thủ khốc liệt chống lại một lực lượng lớn hơn nhiều của Nga mà kể từ đầu tháng 10, đã cố gắng – và cho đến nay hầu như thất bại – trong nỗ lực bao vây Avdiivka.

Rõ ràng là nhóm lực lượng Tavriya ở Avdiivka—sáu lữ đoàn cơ giới và một lữ đoàn xe tăng cùng với một số bộ binh, máy bay không người lái và pháo binh trực thuộc—đã bù đắp cho sự mất mát rõ ràng của một số hoặc tất cả những chiếc Leopard 2 của họ. Lữ đoàn cơ giới 116 đang triển khai xe tăng T-64BV.

Chiếc T-64BV nặng 42 tấn, dành cho ba người với súng 125 ly, hệ thống quang học nâng cấp và các lớp giáp phản ứng không phức tạp như Leopard 2A6, nhưng nó không phải là một chiếc xe tăng tồi—và có hàng trăm chiếc xe tăng như thế trong kho vũ khí Ukraine. Lữ đoàn 116 và 47 cùng các nhóm máy bay không người lái hỗ trợ của họ đã cùng nhau xây dựng các chiến thuật tận dụng tối đa chiếc T-64 cũ kỹ nhưng dồi dào.

Máy bay không người lái hoặc bộ binh hướng dẫn xe T-64 đột kích nhanh vào vùng đất vắng người giữa các vị trí của Ukraine và Nga xung quanh Avdiivka. Xe tăng bắn vài phát vào bộ binh Nga, thường ở cự ly thẳng, sau đó tăng tốc quay trở lại tuyến phòng thủ tương đối an toàn.

Nếu bộ binh Lữ đoàn 47 hoặc 116 gặp rắc rối, một chiếc T-64 có thể đến giải cứu — lao vào giữa cuộc đọ súng và trấn áp quân Nga bằng hỏa lực đại bác và súng máy trong khi bộ binh leo lên thân xe tăng để đi về nhà.

Theo nghĩa đó, T-64 chủ yếu hoạt động như phương tiện hỗ trợ bộ binh—”súng di động,” nếu bạn muốn — mặc dù đã có ít nhất một cuộc giao tranh giữa xe tăng T-64 của Ukraine với xe tăng Nga, có thể là T-72B3. Xe tăng Nga rút lui sau khi bị máy bay không người lái đi cùng T-64 gây sát thương.

Những đội thiết giáp và bộ binh này là điển hình của nhóm lực lượng Tavriya, mặc dù họ không phải lúc nào cũng bao gồm T-64. Lữ đoàn 47 vẫn còn hầu hết các xe chiến đấu M-2 do Mỹ sản xuất. Những chiếc M-2 với pháo tự động 25 ly bắn nhanh đã tàn phá bộ binh Nga xung quanh Stepove, trên sườn phía bắc của Avdiivka.

Nhưng một chiếc M-2 nặng 34 tấn dù được bọc giáp phản ứng nổ bên hông nhưng lại được bảo vệ nhẹ so với một chiếc T-64 nặng hơn, nên ít nhất một lần một chiếc T-64 đã phải giải cứu và kéo đi đến nơi an toàn, một chiếc xe bất động. M-2.

Việc sư đoàn 47 và 116 đã thành công trong việc phối hợp lực lượng của họ sẽ không làm ai ngạc nhiên. Cả hai lữ đoàn đã cùng nhau chiến đấu ở miền nam Ukraine vào mùa hè này. Đội 47 là đội đầu tiên tái triển khai từ Robotyne ở phía nam tới Avdiivka ở phía đông vào tháng 10. Lần thứ 116 tiếp theo vào tháng 11.

Không có dấu hiệu nào từ bất kỳ đồng minh nào của Ukraine cho thấy có thêm Leopard 2A6 hoặc Strv 122 đang được triển khai. Lực lượng Kyiv đã đưa vào sử dụng 31 xe tăng M-1 do Mỹ sản xuất có thể thay thế xe tăng Leopard trong tiểu đoàn thiết giáp của Lữ đoàn 47, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy đó là kế hoạch.

Vì vậy, vào thời điểm hiện tại, những chiếc T-64 của Lữ đoàn 116 là xe tăng chủ lực của Ukraine trong khu vực được cho là quan trọng nhất trong mùa đông thứ ba của cuộc chiến rộng lớn hơn.

7. Belgorod: Hơn 100 cư dân thành phố biên giới Nga di tản

Tại Nga, hơn 100 cư dân của thành phố biên giới Belgorod của Nga đã di tản đến một khu vực xa Ukraine hơn, các quan chức địa phương cho biết.

Vyacheslav Gladkov, Thống đốc khu vực Belgorod của Nga, cho biết: “Chúng tôi đã gặp những cư dân Belgorod đầu tiên quyết định chuyển đến nơi an toàn nhất. Hơn 100 người đã được đưa vào các trung tâm lưu trú tạm thời của chúng tôi.”

Belgorod chỉ cách biên giới với Ukraine hơn nửa giờ lái xe, khiến nơi đây trở thành điểm dừng quan trọng trong các tuyến tiếp tế của Nga. Thành phố này đã phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng pháo kích và máy bay không người lái trên diện rộng trong nhiều tháng.

Các quan chức địa phương cho biết các cuộc tấn công của Ukraine vào Belgorod vào ngày 30 tháng 12 đã giết chết 25 người, với các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái tiếp tục trong suốt tuần này, hãng tin AP đưa tin.

8. Không quân Ukraine cho biết họ đã bắn hạ 21 trong số 28 máy bay không người lái tấn công do Nga phóng qua đêm

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 8 Tháng Giêng, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết hệ thống phòng không của họ đã bắn hạ 21 trong số 28 máy bay không người lái tấn công do Nga phóng chỉ trong đêm.

Ông cho biết Nga tấn công chủ yếu vào phía nam và phía đông Ukraine, với 3 hỏa tiễn hành trình cũng được cho là đã phóng vào Ukraine trong đêm.

Ông nói tiếp rằng lực lượng phòng không Ukraine đã hoạt động trên các khu vực Zaporizhzhia, Mykolaiv, Odesa, Kirovohrad, Vinnytsia và Cherkasy trong đêm.

Không có thiệt hại hoặc thương vong nào được chính quyền quân sự và dân sự báo cáo.

Bộ Quốc phòng Anh hôm qua cho biết Nga đang tiếp tục đấu tranh để thiết lập ưu thế trên không đối với Ukraine.

9. Các cuộc tấn công của Israel giết chết 7 thường dân ở Bờ Tây, 2 nhà báo ở Gaza

Theo Bộ Y tế Palestine, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Israel vào thành phố Jenin ở Bờ Tây bị tạm chiếm đã giết chết ít nhất 7 thường dân vào rạng sáng Chúa Nhật.

Vụ tấn công diễn ra sau cuộc đột kích của quân đội Israel vào thành phố Jenin và một trại tị nạn, Al Jazeera đưa tin. Cảnh sát Israel cho biết một sĩ quan cảnh sát biên giới cũng thiệt mạng trong chiến dịch này.

Cuộc tấn công đã nâng số người Palestine thiệt mạng ở Bờ Tây bị tạm chiếm lên 332 người kể từ khi bắt đầu cuộc chiến hiện tại ở Gaza.

Các quan chức cho biết vào sáng Chúa Nhật, một cuộc không kích khác nhằm vào phía nam Dải Gaza, giết chết hai nhà báo Palestine trên một chiếc xe. Phía nam Gaza là nơi đang diễn ra các hoạt động quân sự căng thẳng nhất và là nơi hơn một nửa người dân Gaza tập trung vào nơi được cho là an toàn.

Các cuộc tấn công diễn ra sau thông báo của Đề đốc Lực lượng Phòng vệ Israel Daniel Hagari hôm thứ Bảy, trong đó ông tuyên bố Israel đã “xóa bỏ” quyền lãnh đạo quân sự của Hamas ở phía bắc Gaza. Tuy nhiên, tình trạng thù địch vẫn chưa kết thúc vì Israel hiện dự kiến sẽ chuyển sự chú ý sang miền trung và miền nam Gaza.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại Nội các: “Chiến tranh không được dừng lại cho đến khi chúng ta hoàn thành tất cả các mục tiêu của mình - loại bỏ Hamas, trao trả tất cả các con tin của chúng ta và lời hứa rằng Gaza sẽ không còn là mối đe dọa đối với Israel”. cuộc họp vào ngày Chúa Nhật.

Trong số các phóng viên thiệt mạng ở miền nam Gaza có Hamzah Al Dahdouh, con trai của Wael Dahdouh, trưởng văn phòng Al Jazeera ở Gaza, người trước đây đã mất nhiều người thân trong một cuộc tấn công khác. Hàng chục nhà báo đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Israel-Hamas vào đầu tháng 10. “Là một nhà báo, mức độ sợ hãi ở Gaza là rất lớn, nguy cơ còn lớn hơn. Chúng tôi có bị đe dọa không? Đúng, chúng tôi biết mình là mục tiêu”, nhà báo Hani Mahmoud của Al Jazeera đưa tin từ miền nam Gaza cho biết hôm Chúa Nhật.

Cùng ngày, Bộ trưởng an ninh quốc gia cực hữu của Israel, Itamar Ben-Gvir, nhắc lại với đài phát thanh quốc gia rằng “khuyến khích di cư tự nguyện” của người Palestine khỏi Gaza “là giải pháp đúng đắn”. Đây là nhận xét mới nhất trong một loạt nhận xét của các quan chức Israel đề nghị người Palestine nên được chuyển ra khỏi Gaza và người Israel nên được tái định cư ở Dải Gaza.

Tuy nhiên, việc di dời cưỡng bức cấu thành tội ác chiến tranh theo luật pháp quốc tế, điều mà các quan chức Liên Hiệp Âu Châu và Anh đã lên án.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, người gặp Vua Abdullah II của Jordan hôm Chúa Nhật, “nhấn mạnh sự phản đối của Hoa Kỳ đối với việc buộc người Palestine phải di dời khỏi Bờ Tây và Gaza cũng như nhu cầu cấp thiết phải bảo vệ thường dân Palestine ở Bờ Tây khỏi bạo lực của người định cư cực đoan, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết, theo báo cáo của Haaretz.

Tổng thư ký LHQ António Guterres cảnh báo trong một báo cáo gửi các thành viên Hội đồng Bảo an vào tối thứ Sáu rằng, cộng với số người chết ngày càng tăng ở Gaza - vốn đã vượt quá 22.000 dân thường - “nạn đói lan rộng” đang rình rập vùng đất này.

“Hơn nửa triệu người - một phần tư dân số - đang phải đối mặt với tình trạng mà các chuyên gia phân loại là mức độ đói thảm khốc”, báo cáo đề ngày 5 tháng 1 và được Al Jazeera thu được cho biết.

Guterres nói thêm rằng “một thảm họa sức khỏe cộng đồng đang phát triển nhanh chóng” khi “các bệnh truyền nhiễm đang lây lan nhanh chóng tại những nơi trú ẩn quá đông đúc. Điều kiện vệ sinh rất kinh khủng, có ít nhà vệ sinh và nước thải tràn ngập. Khi mùa đông đến, các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm sẽ tăng đột biến.”

Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cũng đã gặp các quan chức quân đội Li Băng vào Chúa Nhật để thảo luận về tình hình dọc biên giới với Israel.

Nhóm chiến binh Li Băng Hezbollah hôm thứ Bảy đã bắn hàng chục quả hỏa tiễn vào Israel sau một cuộc tấn công vào tuần trước giết chết thủ lĩnh Hamas Saleh al-Arouri, làm dấy lên lo ngại rằng cuộc xung đột sẽ lan sang các nước láng giềng.

“Tôi đề nghị Hezbollah nên học những gì Hamas đã học được trong những tháng gần đây: không có kẻ khủng bố nào là miễn nhiễm,” ông Netanyahu nói hôm Chúa Nhật. Ông nói thêm: “Nếu có thể, chúng tôi sẽ thực hiện điều đó thông qua các biện pháp ngoại giao, còn nếu không, chúng tôi sẽ hành động theo những cách khác”.
 
Thánh Ca
TV 39
Lm. Thái Nguyên
04:32 08/01/2024

 
Hãy đến mà xem
Lm. Thái Nguyên
04:33 08/01/2024

 
Những khát mong
Lm. Thái Nguyên
04:34 08/01/2024