Ngày 15-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tôi bước đi như một chú lừa (6)
ĐHY Roger Etchegaray/ LM Điệp
10:38 15/01/2011
Vào chay…để khỏi sa chước cám dỗ.

Hằng năm, Giáo Hội khai mạc Mùa Chay bằng tường thuật về cơn cám dỗ Chúa Giêsu trải qua trong hoang địa…Biến cố nhiệm mầu này, các tông đồ chỉ có thể biết được qua tâm sự của chính Chúa Giêsu …bởi vì nó đã xảy ra âm thầm và không có mặt của bất cứ một chứng nhân nào. Và nếu Chúa Giêsu đã có ý nói đến … là vì Ngài muốn cho chúng ta hiểu rằng nó như một thứ chìa khóa của toàn bộ sứ vụ của Ngài.

Với ba lần tấn công mà Ngài phải chịu đựng cũng như việc Ngài đã chọn lựa những lời trích từ Kinh Thánh để chống trả Satan, Đức Kytô đã muốn tự mình đi lại hành trình của Dân Thiên Chúa trong sa mạc. Và chúng ta biết rằng Satan đã trở lại … khi có thời cơ (Lc 4,13). “Bốn Mươi Ngày Chay Tịnh” – với Đức Kytô – chỉ là giai đoạn đầu của một cuộc chiến mà đỉnh điểm chính là giây phút, trên Golgotha, Ngài thảng thốt kêu lên lời van xin đau đớn và con người nhất: “Lạy Thiên Chúa !Lạy Thiên Chúa của con ! Sao Người bỏ con ?”(Mt 27,46). Cho nên cám dỗ vốn là điều kiện bình thường trong suốt cuộc đời Chúa Giêsu từ đầu cho đến cuối …Và dĩ nhiên …không phải là chuyện để mà cười …vì Chúa Giêsu hoàn toàn không vấp đụng những cơn cám dỗ ảo … mà là rất thật ! Chỉ có thể là người khi mặc lấy cho mình thân phận tội nhân, Chúa Giêsu đã đi đến giới hạn cùng đáy của cơn cám dỗ kinh khủng nhất …

Những cơn cám dỗ của Chúa Giêsu soi sáng những cơn cám dỗ của chính chúng ta. Theo Chúa Giêsu nghĩa là chấp nhận cũng một cuộc chiến như Ngài chống lại với Thần Ma Mãnh. Cám dỗ hoàn toàn không mang mùi vị ghê tởm … nhưng là một mời gọi được gửi đến cho chúng ta để chúng ta chứng tỏ tình yêu của mình với Thiên Chúa. Cho nên vấn đề là phải hiểu cho rõ lời cầu xin trong kinh Lạy Cha về cám dỗ. Một nhà chú giải đã đếm được chín mươi ba cách giải thích…và cái cách giải thích đúng từ đúng ngữ nhất lại là lời chú giải rõ ràng hơn cả: “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ” …Hãy gắn kết lời cầu xin ấy vào lời yêu cầu ở Gethsémani: “Hãy thức và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ” (Mt 26,41). Chúa Giêsu không muốn chúng ta cầu nguyện để không bị cám dỗ … nhưng là để chúng ta không thỏa hiệp với cám dỗ.

Thánh Phaolô quả quyết: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức, nhưng - khi để anh em bị thử thách – Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp … để anh em có sức chịu đựng”(1 Co 10,13). Và – để có được kết quả ấy – thì chỉ có một con đường do chính Chúa Giêsu đã vạch ra: đó là cầu nguyện và chay tịnh: cái thái độ của con người trong hoang địa – vứt bỏ mọi thứ ảo tưởng – và chỉ còn cậy dựa vào một mình Thiên Chúa mà thôi.

Chay tịnh …

Từ ngữ này cổ lỗ lắm rồi … Nó đến với chúng ta từ sâu thẳm của mọi thời và mọi tôn giáo xa xưa nhất, và – vì thế – một cách rất bình nhiên - Giáo Hội luôn luôn nhắc cho chúng ta sự cần thiết phải có nó …Chay tịnh là thành phần không thể thiếu của một tam thức bên cạnh cầu nguyện và bố thí ( hay chia sẻ). Một vị Giám Mục ở Ravenne vào thế kỷ V – Thánh Phêrô Chrysologue – đã từng nói rằng: chay tịnh, cầu nguyện và bố thí quấn quyện lấy nhau …Nếu người ta chỉ sống một việc trong ba … thì cũng có nghĩa là người ta chả sống gì hết”.

Chay tịnh … Nếu việc thực hành này ngày nay làm chúng ta sợ hay gây buồn cười … thì có nghĩa là chúng ta không còn ở trong làn gió của Thần Khí đã đưa đẩy Đức Kytô vào hoang địa để kinh qua một cuộc chay tịnh kéo dài bốn mươi ngày đêm nữa (Mt 4, 1- 11). Thời đại của chúng ta có cái nỗi khổ là thiếu vắng thứ chủ nghĩa hiện thực chân chính, thiếu vắng cái chủ nghĩa chân thực dám tạo nên cái khớp nối giữa hồn với xác và làm cho thế giới siêu nhiên quấn quyện đậm đà với thế giới của khả giác. Tại sao phải chay tịnh ? Sự chay tịnh không là một thứ khổ luyện nhằm tách hồn ra khỏi “ngục tù” của xác thân … nhưng hoàn toàn ngược lại, chay tịnh là một kinh nguyện mà người ta làm cho bật thốt lên từ chính thân xác như để khẳng định với chính mình là người ta không cần phải dài lời dài tiếng khi cầu nguyện. “ Nỗi đói và khát sự công chính” (Mt 5,6) – cốt lõi của hiện hữu kytô giáo – bắt rễ từ chính cái đói và cái khát … thế thôi: với sự nỗ lực mình có khi chay tịnh, con người tông đồ kiểm soát và tạo sức mạnh cho chính sự chân thật của khát vọng mình, tạo sức mạnh cho chính sự tinh tế của ước muốn mình.

Ý nghĩa sâu xa của chay tịnh không phải là để làm áp lực đối với Thiên Chúa để nài khẩn sự tha thứ hay một ân sủng của Người …Phải loại trừ ngay mọi thứ tư tưởng đạo đức mang tính thương mại hay xiểm nịnh, nhất là thứ ý tưởng nặng tính thành tích bên ngoài. Nếu người tín hữu được mời gọi để chay tịnh thì chính là vì – qua chay tịnh – họ công khai bày tỏ sự mở lòng với Thiên Chúa – Đấng duy nhất mà họ đợi chờ tất cả nơi Người. Họ quay về với Chúa cả hồn lẫn xác trong một thái độ lệ thuộc và phó thác hoàn toàn trong tay Người.

Tin Mừng nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu lui vào hoang mạc để “bị cám dỗ”, nghĩa là Ngài tự đặt mình trước những chọn lựa quyết liệt. Chay tịnh – với Ngài – là phương thế để có được một chọn lựa tự do nhất, đồng thời cũng là một chọn lựa đòi hỏi nhất, một chọn lựa hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Chúa Cha. Chúng ta không ý thức được về những cám dỗ tấn công chúng ta hay cả những cám dỗ mà chúng ta thoải mái rơi vào bởi vì chúng được hóa trang với một hấp lực của một thế giới mà tất cả đều mang tính quảng cáo. Chay tịnh: đó là làm tiêu tán cái ảo ảnh của những nhu cầu giả tạo và bẻ gãy tình trạng nô lệ những cũ mòn nơi chúng ta. Chay tịnh: đó là để cho mình biết đói … và cũng có nghĩa là biểu lộ sức lực của tự do con người và con Thiên Chúa.

“Ngài biến hình trước mặt các ông”

Xin đừng đợi chờ để mong nhìn thấy một cảnh tượng có cả tiếng nói lẫn ánh sáng ở đây – trong biến cố này … Tất cả đều xảy ra trong thâm tình … trước mắt của chỉ ba chứng nhân – những con người rồi sẽ cận kề bên Đức Kytô mãi cho đến cuộc thương khó của Ngài (Mt 26,37). Phêrô, Giacôbê và Gioan – ba cái con người linh hoạt: lành mạnh cả xác lẫn hồn này – đã không bịa chuyện: họ chỉ tường thuật lại biến cố lạ lùng nhất trong cuộc đời Đức Kytô … hoàn toàn không có ý khoa trương và cũng chẳng vay mượn chút màu mè nào. Và đây: Đức Giêsu thoáng thấy với một khuôn mặt rực rỡ như mặt trời và Ngài tỏa sáng: không phải là ánh sáng của thứ vinh quang xiên lệch trên Ngài nhưng là thứ vinh quang vốn là của chính Ngài … Và như để đáp ứng đề nghị ngây ngô của Phêrô là được dựng những căn lều … thì “một đám mấy rạng rỡ “(dấu chỉ Kinh Thánh dùng để cho biết sự hiện diện của Thiên Chúa) đã trùm phủ cả ba như một dạng mái trú, trong đó họ nghe được tiếng của Thiên Chúa: “Đây là Con Ta rất yêu dấu … Hãy nghe lời Ngài” (Mt 17, 5).

Tin Mừng của biến cố Biến Hình xảy ra giữa những loan báo về cuộc Thương Khó và sự Phục Sinh của Ngài đan xen với nhau là để nhắc lại rằng Đức Kytô được vinh hiển không phải sau cái chết của Ngài nhưng là ngay lúc ở trên Thánh Giá.

Ngày xưa, mọi thầy dòng ưa thích môn tiếu tượng học đã khai mào “nghệ thuật thánh” của mình bằng cách hoạ vẽ biểu tượng của biến cố Biến Hình. Với chúng ta cũng như với các tông đồ: thật là khó để mà hiểu được cái nghịch lý của “Vinh Quang và Thánh Giá”. Tôi nhớ lại bức hoạ tượng trưng ấy tại hành lang trưng bày ở Tretiakov, Moscou: trên cùng là Đức Kytô trên Thabor gần như bất động trong vinh quang của Ngài và tạo nên một vòng cung tròn trịa của thượng giới trong khi – ở ba góc – là ba chứng nhân hãi sợ vì cuộc xuất thần đột ngột – đang tìm cách để trốn chạy …

Trong hành trình leo dốc gian khổ của chúng ta về Jérusalem, chính trên khuôn mặt của Chúa mà chúng ta đọc ra được ý nghĩa của lịch sử mình, chúng ta khám phá ra được ý nghĩa của Thánh Giá mình mà đi theo Ngài. Với chúng ta – những con người sống trong đêm tối nhưng không thuộc đêm tối (x.1Thess 5,5-8) – sự Biến Hình của Đức Kytô luôn là chốt sáng của chúng ta.

Thánh Phaolô bảo rằng: “ Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương: như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cùng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như bởi tác động của Chúa là Thần Khí”(2 Co 3, 18) Hãy tập để mà đăng trình lên “núi thánh”.

“Ngày ấy, hãy nhảy mừng !”

Khi nào vậy nhỉ ? “Khi nào thì nhảy mừng ? “Khi vì Con Người mà người ta ghét, người ta loại trừ anh em. ” Và khi ấy thì ai dám nói đến niềm vui ? Dĩ nhiên là Đức Kytô rồi …(Lc 6,22 -23).

Nói đến niềm vui thì cũng khó y như khi nói đến khổ đau vậy ! Chẳng có gì là ngạc nhiên về điều đó cả: trong Tin Mừng, niềm vui rạng nở ngay dưới chân Thánh Giá. Nếu thực tại này không làm nổi bật thực tế kia lên được … thì chúng ta chỉ là những tay thợ đúc Lời Chúa giả tạo mà thôi…Đức Kytô mời gọi chúng ta nhảy mừng lên. Ngài kêu gọi chúng ta đi vào vòng luân vũ không ngừng của “niềm vui trọn hảo”.

Niềm vui này đã được gieo mầm khi Adam mới bừng mắt vào cuộc sống trong địa đàng huyền nhiệm của Đức Nữ Trinh Maria. Và cũng có một chú nhóc, ngay khi còn trong lòng mẹ mình, đã nhảy lên vui sướng trong biến cố Thăm Viếng (Lc 1, 44), và bản thân Đức Maria – qua bài ca Mangnificat – đã tặng ban dấu chỉ của niềm vui sướng cho toàn thể tạo dựng mà cho đến lúc đó vẫn còn mù mờ về ân sủng Thiên Chúa dành cho con người. Và rồi từ từ, cái vòng tròn hoan lạc được mở rộng đến cho mọi người: cho các mục đồng quanh vùng (Lc 2, 10), cho các Đạo Sĩ Đông Phương (Mt 2, 10), cho Gioan Tẩy Giả – “người bạn của Tân Lang” (Gio 3, 29), cho bảy mươi hai môn đệ trở về sau những chuyến đi rao giảng (Lc 10, 17), cho cái dân tộc can trường ngất ngưởng chiêm ngưỡng những gì Chúa đã làm (Lc 13, 17). Và con người – khi nhập vào luân vũ ấy – cũng thấy nỗi buồn của mình biến thành niềm vui (Gio 16,20).

Tại sao lại có những người hờ hững với lời mời gọi … nhảy vào niềm vui … như những đứa trẻ mà người ta thổi sáo … nhưng chúng lại không muốn múa nhảy gì hết vậy (Lc 7, 32) ? Thưa chính là do bởi vì người ta không thể thực sự “đi vào niềm vui của Chúa” mà không ra khỏi mình (Mt 25, 21 ) … Chúng ta phải vào trong niềm vui của Ngài … bởi vì chúng ta không thể đưa cái niềm vui ấy vào trong chúng ta: niềm vui ấy quá to so với những chiều kích con tim chúng ta ! Cho nên chúng ta phải vào trong niềm vui của Thiên Chúa và lăn đùng ra ở đấy. Niềm vui ấy sẽ bao trùm chúng ta như một ngọn lửa của vĩnh cửu … Và Đức Kytô nói với chúng ta rằng: niềm vui ấy, không ai có thể cướp nó đi khỏi chúng ta. (Gio 16, 22 ) … Sâu xa trong tâm hồn người kytô hữu luôn luôn có sự hoan lạc ngay cả giữa những nghịch cảnh: thánh Phaolô bảo rằng ngài dư dật niềm hoan lạc !(2 Co 7, 4).

Xin hãy lắng nghe - trong Claudel - lời của Người Cha khiêm tốn ( Đức Giáo Hoàng) ngỏ cùng người cháu của mình: “Con hãy làm cho họ hiểu rằng họ không có một bổn phận nào khác đối với thế giới này ngoài niềm vui !...Hãy làm cho họ hiểu rằng đấy không là một ngôn từ mơ hồ, một nơi chốn lạt lẽo như cái căn phòng mặc áo đàng sau cung thánh … nhưng là một thực tại siêu vượt, tuyệt đối, rạng rỡ và cũng vô cùng thống khổ ! Một điều gì đó khiêm tốn như tấm bánh mà người ta khao khát, như chén rượu mà người ta cảm thấy là tuyệt !...”

“Và ngày ấy, anh em hãy nhảy mừng !”

“Đừng sợ, Ta đã gọi con bằng chính tên của con !”

Gọi ai đấy bằng chính tên của họ – bên ngoài cái vòng thân tộc hay bằng hữu – thì là một quá trình của tin tưởng và của tình thân. Hơn nữa … đó còn là một cử chỉ sáng tạo gợi nhớ hành động của Thiên Chúa – Đấng mang lại cho muôn vật hiện hữu bằng chỉ một việc rất đơn giản: đặt tên cho chúng.

Nơi mọi dân tộc, cái tên của một con người luôn có một tầm quan trọng lớn. Nó quan trọng hơn cái nhãn nhằm để phân biệt người này với người kia nhiều, nó có một tương quan sâu đậm với người mang nó, nó là đặc thù của chính con người mang nó …Bóc vỏ cái tên “họ” của một ai đó tức là khám phá ra gốc gác của họ. Từ Abram thành Abraham, từ Simon thành Phêrô: thay đổi tên tuổi cũng có nghĩa là thay đổi cách sống, thay đổi nhiệm vụ. Cái tên được chọn cho mỗi con người được thanh tẩy diễn tả cuộc sống mới vừa được tái sinh của họ (Kh 3,12).

Sứ điệp của Thiên Chúa cốt tại việc mạc khải Tên của Người – một Danh Xưng phải được ca tụng, thánh hiến, yêu thương. Cái Tên này như một nguồn bất tận đến độ lòng đạo đức của người Hồi Giáo đã gom lại thành chín mươi chín “ những Danh Xưng đẹp nhất của Thiên Chúa”; Danh Xưng thứ một trăm là một Danh Xưng không thể diễn tả nổi bằng lời – một Danh Xưng mà chỉ những ai được Thiên Chúa cận kề mới có thể biết được mà thôi … Toàn bộ rao giảng của Tin Mừng đều nhằm mặc khải Danh Xưng bất ngờ của Thiên Chúa: Thiên Chúa là “Cha”. Hơn nữa – trong Đức Giêsu mà Danh Xưng có nghĩa là “Cứu Thế” – Thiên Chúa đã muốn đồng hóa với Danh Xưng ấy mỗi khi chúng ta nhận biết Người như là “Chúa”. Đó là “Danh Hiệu trổi vượt trên mọi danh hiệu”(Ph 2, 9). Những người kytô hữu là “những người nài khẩn Danh của Chúa”(1 Co 1, 3), những người sống, chấp nhận khổ đau và chết “vì Danh Ngài” ( Tđcv 5, 41; 9,16; 21, 13; Kh 2,3).

Một kiểu cách mới trong những tương giao đang được định hình. Cái kiểu cách này chối từ tình trạng vô danh của một xã hội được đặt nền trên những nhãn hiệu, những con số. Nó kiếm tìm một phong cách giao tiếp của “con người được định hình rõ ràng hơn” … và ngay cả với những con người có một sứ vụ nào đó thì cũng thế: trong rất nhiều công sở, tất cả mọi công nhân khi làm việc với người khác luôn phải mang một tấm thẻ với tên thật của mình được ghi rất rõ … Đàng khác, việc sử dụng tên riêng ngày càng phổ biến … trong khi đó – ngày xưa – tên “họ” xem ra chỉ phù hợp để nói đến phẩm chất hay một biệt danh thôi.

Giáo Hội luôn coi trọng sự đặc thù của tất cả mọi con người. Khi cộng đồng những người tin cầu nguyện cho một trong những con cái của mình, Giáo Hội nhắc đến tên thánh rửa tội của họ … để nói lên cái tương quan duy nhất giữa Thiên Chúa và mỗi người trong chúng ta.

Chính vì thế, Chúa nói: “ Đừng sợ, Ta đã gọi con bằng chính tên của con … Con thuộc về Ta” (Is 43,1). Người còn nhấn mạnh hơn nữa: “ Này Ta đã khắc tên ngươi trong lòng bàn tay Ta”(Is 49, 16).

“Hãy cho Ta uống”

“Hãy cho Ta uống” (Gio 1, 20): Đó là lời nài khẩn con người nhất, lời nài khẩn đụng đến cái phần xác phàm nhất trong con người … Thân xác của tôi – các ông thầy thuốc cho biết – vốn là một bị nước: nước chiếm tỷ lệ hai phần ba của tất cả trọng lượng tôi có ! Trọn vẹn đời sống con người xoay quanh chuyện nước. Người ta dập lửa bằng nước … và người ta gần như bó tay trước nước …Một người có thể tuyệt thực … nhưng người ta không thể nhịn uống được …

“Hãy cho Ta uống.” Ngài gần gũi tôi biết bao … cái con người xứ Galilê mỏi mệt ấy – vào một buổi trưa gắt nắng – đã xin một miếng nước nơi người đàn bà xứ Samaria, một người phụ nữ hoàn toàn lạ xa, một người phị nữ ngây ngô ! Ngài quá ư gần gũi với tôi … cái Ong Giêsu ấy – vốn là Con Thiên Chúa – đã ngồi lại trên miệng một cái giếng – ngồi và chờ ngay ở một trong những điểm mà người ta hay gặp gỡ và nhiều chuyện để ngồi lê đôi mách …

“Hãy cho Ta uống”: cuộc đối thoại khá thoải mái giữa Chúa Giêsu và người đàn bà xứ Samari diễn ra trên bình diện hai chiều, với đầy những ngộ nhận, và người đàn bà kín nước ấy cũng không dễ dàng gì để có thể đụng “trần” mà Chúa Giêsu muốn khi trao cho chị ta chiếc chìa khoá để có thể phân biệt được “nước hằng sống” với thứ nước trong cái gàu chị múc lên …Ngài hoàn toàn không có ý “diễn kịch” với cái vẻ làm như mình khát …và – trên Thánh Giá – khi Ngài diễn tả cái khát khủng khiếp, cái khát của kẻ sắp chết (Gio 19, 28), thì lại càng không là chuyện “kịch cỡm” ở đây ! Tuy nhiên đàng sau những lời khô ráp ấy vẫn có cái ý nghĩa ẩn chứa của nó chứ: cái ý nghĩa nhằm tìm cho ra sự thật … chứ không chỉ là thứ nước dưới đáy một cái giếng … Thánh Augustinô nói với chúng ta rằng: “ Đấng xin nước uống … thì – tiên vàn và nhất là – Ngài khát Đức Tin của người thiếu phụ ấy. Ngài xin được uống đồng thời Ngài cũng cho uống. Ngài chấp nhận thân phận của kẻ có nhu cầu nhưng đồng thời Ngài cũng thỏa mãn mọi nhu cầu như Đấng ở trong sự dồi dào, phong phú. ”

Thế nhưng cái con người mà – từ sâu thẳm cơn khát rất ư tự nhiên ấy - đã đưa ra cho chúng ta thứ nước hằng sống có sức thỏa mãn mọi cơn khát: Ngài là ai ?

Phải, Ngài là ai ? nếu Ngài không là một con người gây chế nhạo như một tên hề trật trật trạo trạo, con người méo mó mặt mũi vì Cuộc Thương Khó, thì chắc chắn Ngài phải la con người vô cùng đẹp, bởi vì chính trong giây phút khổ đau mà Thiên Chúa tự mặc khải nét đẹp của Người. Một hoạ sĩ lớn chuyên vẽ những tên hề – Georges Rouault – cũng là tay họa sĩ tài ba đã vẽ nên những “kytô” của nỗi khổ đau. Vinh quang của Đấng Phục Sinh: đó chính là những vết thương của Thánh Giá - từ đó – tuôn trào giòng máu trộn nước của tình yêu Ngài dành cho con người.

“Này Bạn … nếu Bạn biết được ân sủng Thiên Chúa dành cho Bạn …”
Bạn là con người vẫn ngại sợ những câu hỏi của Ngài,
Bởi vì Bạn ngại sợ phải đưa ra những câu trả lời !!!
Bạn … ngần ngại đi đường …
Bởi vì Bạn biết quá rõ đích tới !!!
Bạn ngại sợ đích tới,
Bởi vì Bạn không biết rõ đường đi !!!
“Nếu Bạn biết ân sủng Thiên Chúa dành cho Bạn …”
Với trái tim người mẹ nơi Ngài – một trái tim luôn luôn tốt cách mù quáng –
Với cái nhìn của Ngài … luôn luôn thấy Bạn lúc nào cũng mới …
Với bàn tay … Ngài trao cho Bạn … trang vở lúc nào cũng trắng bung …
“Nếu Bạn biết được ân sủng của Thiên Chúa dành cho Bạn …”
Với sự tồi tệ ở nơi Bạn … và Ngài làm cho Bạn nên một vị thánh,
Qua cái kẽ nẻ bí ẩn nơi Bạn … Ngài len lỏi vào sâu tận đáy lòng Bạn …
Ngài nhận điều Bạn dâng cho Ngài … nhưng Ngài lại muốn tất cả những gì Bạn có …
“Lạy Chúa, xin cho con thứ nước ấy,
Để con không bao giờ còn khát nữa !”
Con không tha thiết lắm với một Đức Kytô cầu kỳ,
Đức Kytô kín cổng cao tường …
Không ! Con muốn Đức Kytô của thánh Giuse và Đức Maria,
Đức Kytô của các Tông Đồ, của Da-kêu,
Của Nicôđêmô, của Lazarô và của Maria Mađalêna.
“Lạy Chúa, xin cho con thứ nứơc ấy,
Để con không còn khát nữa !”
Con không chỉ mơ ước một cuốn sách – dù đó là cuốn sách rất đạo đức đi chăng nữa …
Nhưng cũng có thể làm cho … nhạt nhẽo đi sứ điệp của Ngài !
Con muốn khám phá ra khuôn mặt của Ngài, ở trong nhà Ngài,
Theo Ngài trên tất cả mọi nẻo đường của Tin Mừng.
“Lạy Chúa, xin cho con thứ nước ấy,
Để con không còn khát nữa !”
Con không muốn tự coi mình như …
Đã hoàn tất chuyện in ấn hay sao chép lại …
Nhưng con luôn ước muốn tự mình viết ra … Tin Mừng của riêng con …:
Tin Mừng thứ năm: thứ Tin Mừng làm cho Chúa trở thành người bạn đồng hành với con.
“Lạy Chúa, xin cho con thứ nước ấy,
Để con không bao giờ khát nữa !”
Và – nơi chính bản thân con – ngay cả trong những ngõ nghách nhỏ bé nhất,
Vẫn luôn vang lên lời tán tụng: Thiên Chúa hằng sống ! Thiên Chúa hằng sống !

Đức Kitô ở trên thuyền.

Người ta bảo rằng: sự sợ hãi là một cố vấn tồi … vậy mà – ngày nay – sự sợ hãi lại len lỏi khắp nơi, khắp chốn … và còn đe dọa hơn cả chuyện nước tràn vào một con thuyền. Trong một bầu không khí bất ổn, người ta trượt rất mau từ sợ hãi đến nhát đảm… để rồi mạnh ai nấy chạy ! Nỗi hãi sợ làm hao mòn sức đề kháng của con người đến độ làm cho tất cả sức lực của họ tiêu tán và họ bị rơi vào sự đơn độc khủng khiếp. Bạn đã nhìn thấy một con người bị nỗi hãi sợ khuynh loát chưa ? Anh ta không còn là một con người nữa !

Bạn đã nhìn thấy một người kytô hữu … bị nỗi hãi sợ xâm chiếm chưa ? Anh ta không còn là một người con của Giáo Hội nữa ! Bạn hãy đọc lại cái trình thuật về cơn bão được dẹp yên này đi (Mt 8, 23 – 27). Lắng nghe đi Bạn: như từ dưới cuối cái vỏ sò nhỏ bé ấy, một giọng nói trầm đục ẩn chứa niềm hy vọng của Đấng như có vẻ đang ngủ – hay đúng hơn – là tự thả mình trong một giấc ngủ say: “Sao các con lại hãi sợ như thế – hỡi những người yếu lòng tin ?”. Đức Kytô đang ở trên thuyền … và chỉ cần như thế là đủ …Ngài thức hay Ngài ngủ: vấn đề không quan trọng !

Có vẻ như có một số người thích chuyện rêu rao những tin đồn xấu nhằm làm lay chuyển Giáo Hội bằng cách cường điệu những tin đồn ấy lên hoặc bịa đặt những thứ loại tin đồn này nọ …Người ta còn đi đến chỗ bảo rằng: các tin đồn càng có vẻ không thể tin được … thì lại trở thành dễ được chấp nhận trong một ngày bão tố nào đó ! Khi đang có chuyện râm ran khá khờ khạo cho rằng tôi có ý muốn nâng cái căn hầm Nhà Thờ Notre – Dame – de – la – Garde (Nhà Thờ Đức Bà Hằng Cứu Giúp) thành một “khung vòm … kiểu Đền Thờ Hồi Giáo”, một Cha Xứ muốn khôi hài chút chút ( việc phải làm sau cùng trong lần gặp gỡ đó!) trước một quý bà đang sừng sộ: “Thì bà đừng có nghĩ ngợi gì đến chuyện Đức Tổng làm nữa …bởi vì chuyện ấy có nhằm nhò gì đâu … so với cái chuyện Ngài vừa bán bức tượng vàng ở tháp chuông cho người Mỹ và thay vào đó là bức tượng Nữ Thần Tự Do !”…Và thưa các Bạn … thế là tôi đã nhận được cả mươi mười lăm lá thư phản đối dữ dội …

Đức Kitô ở trên thuyền … Các bạn hãy nhìn đi …Đường lối của Ngài không phải là đường lối của chúng ta – tiên tri Isaia đã từng nói như thế. Và rồi xin cũng đừng bao giờ quên điều này là: khi Đức Kytô ở trên thuyền, Ngài luôn luôn phát hiện … chuyện bão tố nổi dậy. Đó cũng là dấu chỉ Ngài hiện diện ở đấy – Ngài –Đắng vốn có mặt như dấu chỉ của nghịch lý. Thánh Phêrô cảnh báo chúng ta: “Anh em thân mến, anh em đang bị lửa thử thách: đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em”( 1 P 4, 12).

“Đừng sợ !”: đấy là câu nói chìa khóa mà Chúa luôn nói đến với Mẹ Ngài, với các Tông Đồ, vơi mỗi người chúng ta …từ biến cố Truyền Tin cho đến biến cố Phục Sinh. Này nỗi hãi sợ, hãy lui xa ra, Đức Kytô đang ở trên thuyền.

“Hãy xem chim trời …”

Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy xem chim trời … chứ không phải là những chú chim bị nhốt trong lồng. “ Chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho … thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ?” ( Mt 6, 26). Sau đó là kết luận như một thứ điệp ca: “Anh em đừng quá lo lắng như thế !”

Chúa Giêsu đã phải khó khăn lắm để làm cho những người đồng bào của mình nghe mình – những người mà Ngài cảm thấy như bị gặm nhấm bởi cơn đói khát tiền bạc đến cào ruột cào gan. Những nền văn minh ở trong sự giàu sang hay những xã hội sống hưởng thụ không có độc quyền trong chuyện thèm muốn quyền lực: chỉ cần một cái đinh thôi là tinh thần chiếm hữu đã bám ngay vào đó rồi. Phải chăng là để “thức tỉnh” thính giả của mình mà Chúa Giêsu đưa ra một loạt những hình ảnh khá là thi vị trong đó chen lẫn cả những lương thực thường dùng và y phục thường mang với những cánh chim trời hay những đóa huệ ngoài đồng.

Nhưng con tim chúng ta, vì quá vướng bận, nên đã cãi bướng cãi bỉnh cho rằng Chúa đưa ra một bài học mơ hồ về sự tiên liệu hay như Renan đã mỉa mai: “ thật là một giấc mơ êm đềm ở Galilée !”. Chúng ta sẽ đi đến đâu nếu sống cái mệnh lệnh chung ấy từng chữ từng nghĩa để rồi tung tăng như chim trời ? Còn sự khuyến khích nào hơn cho một cuộc sống an nhàn ! Còn sự khích lệ nào hơn cho chuyện chủ trương “ở ẩn” và vô trách nhiệm … rất ít tương hợp với tinh thần liên đới giữa con người với con người ! Và thế là – thêm một lần nữa – chúng ta lại phải tìm cách để làm cho lời Tin Mừng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Vậy thì đâu là ý nghĩa thật đàng sau cái bối cảnh thơ mộng ấy ? Chúng ta hãy đến với một quang cảnh có thật và cũng mang cùng một nội dung huấn giáo: trong ngôi nhà thân thương ở Bêtania, Chúa Giêsu đã trả lời cho chị chủ nhà siêng sắn rằng: “Matta ! Matta ! Con lo lắng và bối rối nhiều chuyện quá ! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi…” (Lc 10, 41 – 42 ). Ngài không dạy cái môn kinh tế chính trị … nhưng chỉ mời gọi từng con người biết làm cho những tài năng của mình ngày càng thêm phong phú (Mt 25, 14 -30), Ngài chỉ đơn giản khuyên bảo người ta đừng phí cả cuộc sống, đừng tiêu hao mọi lẽ đời … vào những chuyện ăn, mặc … như thế … ngược lại: “ trước hết hãy lo kiếm tìm Nước Trời và đức công chính của Thiên Chúa … Còn tất cả những thứ kia … thì rồi Người sẽ thêm cho …” (Mt 6, 33 ).

Những lo âu của chúng ta trong cuộc sống đời thường rất có thể là dấu chỉ của một tình trạng phóng đãng: không đủ đức tin nơi Thiên Chúa và quá tin tưởng vào Mammon (hình ảnh của tiền bạc được nhân cách hoá). Hơn nữa, những lo âu ấy còn là dấu chỉ của một sự quên lãng chuyện kiếm tìm điều cần thiết duy nhất: quên lãng việc kiếm tìm Nước Trời vốn sẽ mang lại cách dồi dào tất cả những gì cần thiết còn lại cho chúng ta… kể cả sức mạnh giúp chúng ta lên tiếng trước những quan tòa (Mt 13,11) và sự can đảm để bước đi trên mặt nước (Mt 14, 29 – 31).

Tôi nghĩ đến một cách đảo ngược lời dạy của Tin Mừng mà Mauriac đã khá thô thiển khi đưa ra: “ Đừng kiếm tìm Nước Thiên Chúa … và tất cả mọi sự … sẽ được cất đi … sạch trơn !”

Bạn nghe thấy đấy chứ ?

“Thầy là cây nho thật” (Gio 15,1-8)

Cây nho: chúng ta biết đấy: chúng dẫy đầy trên những triền dốc miền Provence và ở nhiều nơi khác nữa khắp đất Pháp ! Và – vì thế – Đức Kytô buộc chúng ta – những người Pháp – chúng ta phải trách nhiệm hơn về Tin Mừng nói đến cây nho – đặc biệt là các Giám Mục …Ngày xưa – khi nghĩ đến chuyện được tuyển chọn làm Giám Mục – người ta sẽ được thừa kế một cây nho đẹp nhất Giáo Phận ! Rồi hết cây nho này đến cây nho khác … và đây – giờ phút này – chính là lúc trở thành cây nho xinh xắn nhất !

Khi dân Israel chuẩn bị rời sa mạc để vào Đất Hứa, những nhánh nho huyền hoặc, kẽo kẹt trên vai những người khiêng, là biểu tượng sự phong phú của vùng đất đai ấy. Sau này thì lại chính là Israel được các tiên tri trình bày như một cây nho do Thiên Chúa – Đấng đă đặt để tất cả tình yêu, tất cả hy vọng của Người vào đó – để đích thân Người trồng. Thế nhưng bài tình ca êm ả ấy đôi khi lại biến thành những âm điệu rên rỉ nặng u buồn: tình yêu … có chút thất vọng … khiến đành phải ra tay với cây nho được tuyển nhưng chỉ mang lại thứ nước chua chát ! Đừng quên rằng Thiên Chúa – để diễn tả nỗi niềm đam mê trong tình yêu của Người dành cho chúng ta - đã dùng cái hình ảnh choáng váng, ngất ngây của cây nho.

Thiên Chúa không chỉ là người chủ vườn nho … mà chính Người là cây nho, “ cây nho thật”, và chúng ta là cành của cây ấy: Chúa Giêsu đã công bố như thế trên con đường đưa đến Gethsémani với dẫy đầy những cây nho bọc quanh – nơi mà Ngài tự nguyện đi vào cùng với các môn đệ của Ngài – những con người vai chen vai như cùng với Ngài làm thành một nhánh nho duy nhất. Và cành nho ấy càng được cắt tỉa thì càng trĩu nặng hoa trái … bởi vì nó đã chịu phó thác trong tay người cắt tỉa nó.

Chỉ người nào gắn kết với thân mới mang lại hoa trái …Sự tương cận song phương ấy được thể hiện nơi bí tích Thánh Thể. “Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa.”(Mc 14, 25), thứ rượu được chuẩn bị cho tiệc cưới ở Cana, thứ rượu mang lại niềm hoan lạc tâm hồn người kytô hữu, thứ rượu tô hồng khuôn mặt của Giáo Hội. Giáo Hội ủ rượu Thánh Thể của mình trong men của niềm vui: Giáo Hội đếm từng ngày hiện hữu của mình qua bầu khí lễ hội của việc cử hành Thánh Thể ở mỗi một ngày mới.

Tin Mừng về cây nho đưa chúng ta đến với vinh quang của Thiên Chúa. Không có một sự đào thoát nào về phía những vườn nho đỏ thắm. Không một giọng hát vang vọng của những người hái nho. Thiên Chúa - chỉ một mình Thiên Chúa trong vinh quang của Người – Người nâng niu từng chùm trong yêu thương và hái hoa trái của Giao Ước giữa Người vơi con người. Và – khi đó – trong thinh lặng của mặt đất, vang lên bài ca hoan lạc của Đấng Yêu Thương dành cho cây nho – cây nho xinh đẹp của Người mà mỗi chúng ta là cành.

“Phúc thay những người xây dựng hoà bình !”

Khúc khởi đầu của cái mà người ta gọi là Bài Giảng trên núi mang máng giai điệu của một thứ điệp ca ngâm nga hay nói đúng hơn là một giòng nhạc “boléro” được lặp đi lặp lại: tám lần tất cả: Phúc thay ! Phúc thay ! Sau mỗi mối Phúc, giọng ngâm nga quay lại với dấu nhạc đầu, nó nhẹ nhàng ca tụng cùng một nỗi niềm hạnh phúc ấy … để rồi – mơn man trong niềm hoan lạc nếm nghiệm và chuẩn bị dồn dập cho một mối phúc khác … chan hòa niềm vui …Mỗi một giai điệu củahạnh phúc ngang qua chen lẫn những suy tư đón nhận được, lật đổ những ngẫu nhiên cỗi già, lay chuyển núi non và giúp khám phá những chân trời mới.

Tám Mối Phúc kêu gọi chúng ta thực hiện điều đối nghịch với những gì chúng ta vẫn làm: Đức Kytô dạy cho chúng ta phải nhìn thế giới ở bề mặt bên kia … và nhận ra ý nghĩa thật của nó. Điều nghịch chướng ấy – chủ nghĩa sống không giống với đa số ấy – có thể nhận ra ngay qua chuyện đề cập đến sự nghèo khó, tình trạng bất bạo động, những giọt nước mắt, việc bị bách hại … nhưng nghịch chướng lại có vẻ … ít gây tranh cãi hơn trong mối Phúc đề cập đến hòa bình …Bởi vì – ngay ở thoáng đầu tiếp cận - việc công bố “phúc cho những ai xây dựng hòa bình” có vẻ như chẳng có gì mới lạ: người ta không cảm nhận cú chích nhẹ nhàng của một điều gì đó đòi buộc một hành động trái chiều.

Thế nhưng – xin hãy nghiệm cho kỹ: Mối Phúc về hòa bình là một Mối Phúc cũng gây choáng váng y những Mối Phúc khác –một Mối Phúc cũng làm chúng ta nhảy dựng y như những Mối Phúc khác …Hòa bình mà Đức Kytô để lại cho chúng ta như gia sản … thì không là thứ hòa bình theo kiểu của con người: còn hơn thế nữa: đó là thứ hòa bình mang sự sắc nhọn của “cung kiếm” như Đức Kytô dạy (Mt 10,34), thứ hòa bình buộc chúng ta phải ở trong tình trạng chiến tranh với tất cả những thứ hòa bình giả tạo … cả bên trong lẫn về phương diện chính trị. Hoà bình thực sự rất đắt giá đối với kytô hữu … và chúng ta không bao giờ có thể thoát ra khỏi cuộc chiến ấy mà toàn thân nhưng dẫy đầy những vết tích của Đức Kytô chịu đóng đinh …y như thánh Phanxicô thành Assisi – vị thánh vĩ đại của nền hòa bình nhân loại.

“Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”(Gio 14,27). Shalom là từ lịch lãm nhất của Kinh Thánh – từ duy nhất có thể thỏa mãn con người – bởi vì nó đụng đến con người trọn vẹn cả xác lẫn hồn, nó làm cho con người nên hoàn toàn, bất khả xúc phạm, công minh, hài hòa với Thiên Chúa, với tha nhân, với thiên nhiên, với chính mình. Trong ý nghĩa đó, mối Phúc xây dựng hòa bình là mối phúc tràn ngập niềm hoan lạc thần thiêng nhất. Từ đấy mà chúng ta hiểu được tại sao cái con người lo xây dựng hòa bình … thì được gọi là “con Thiên Chúa”: Cha nào con nấy mà !

Lễ Lá: Con Người ấy: Ngài là Ai ?

Phải, cái con người trên lưng một con lừa con đang ngất ngưởng trên triền đồi Cây Dầu hướng về Giêrusalem ấy – Ngài là Ai ? Ngài chẳng công bố gì, Ngài chẳng yêu cầu gì … giữa những “Hosanna” và tiếng la hét vinh thắng. Một cách đơn giản, Ngài nhận lấy cương vị của Ngài – cương vị trung tâm – cương vị chúa tể.

Vẫn mãi tồn tại một cuộc chiền dài lâu chống lại cơn cám dỗ của Thiên Chúa và sự dữ nơi con người, chống lại sự vô tín của những người này và não trạng thuần nghi thức nơi những người khác. Rồi sẽ xảy ra cái khô khốc, cái kinh khủng, cái huyền nhiệm của cuộc chiến trong cuộc Thương Khó và Tử Nạn. Thế nhưng – hôm nay – trong ngày Lễ Lá – với quyền lực của mình – Ngài sắp xếp tất cả: Ngài đặt để ai vào chỗ nấy … bằng cách chính Ngài thể hiện cái cương vị phải có của Ngài. Vâng, điều vô cùng quan trọng là mỗi người phải biết đâu là chỗ của mình trong cuộc sống cũng như trong một nhóm đoàn tuỳ tùng. Hôm nay, Chúa Giêsu – dù im lặng – Ngài vẫn dạy cho chúng ta biết rằng: chỗ của chúng ta chỉ có thể có được trong tương quan với Ngài mà thôi.

Dĩ nhiên là Ngài biết rất rõ cái vinh quang hò hét ấy …mong manh biết bao và sự tôn vinh dành cho Ngài lúc ấy cũng quá ư mơ hồ…thế mà Ngài – Đấng từ rất lâu vẫn ẩn dấu danh hiệu đích thực của mình – thì bây giờ lại công khai đón nhận những tung hô … và cả ngộ nhận nữa !

“Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!”.Với chúng ta – khi chúng ta đến với người khác – thì hoặc là nhân danh nhu cầu nào đó mà chúng ta cần đến họ hay nhu cầu của họ mà họ cần đến chúng ta. Nhưng Ngài, Ngài đến nhân danh Chúa với một tình yêu trong sáng và nhưng không nhất. Và còn lớn hơn cả cái chuyện ở trong tình trạng vô danh tiểu tốt nữa … Ngài đón nhận cái nguy cơ trở thành kẻ bị hiểu lầm … thậm chí là kẻ giả danh ! Thế nhưng … đấy lại là Chương Trình của Thiên Chúa: đó là ẩn ẩn hiện hiện – rất rõ ràng nhưng cũng vô cùng nhiệm mầu.

Niềm vui của ngày Lễ Lá hoàn toàn không là một miếng mồi nhử … nhưng là một niềm đợi trông. Vương Triều của Chúa Giêsu không là một ảo ảnh nhưng là một lời hứa.

Sự hoan hỉ của dân chúng cởi bỏ áo sống của mình quăng xuống lót đường Chúa Giêsu đi từ Betania vào Giêrusalem thoáng cho chúng ta thấy cái hành vi lột bỏ tất cả mà con người thật của ngày Lễ Lá đã trở thành Ecce Homo của ngày Thứ Sáu Thánh.
 
Cuộc sống khi vắng Chúa
Hồng Hương
10:57 15/01/2011
Sau biến cố 11.9.2005 tại Mỹ, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và người hướng dẫn chương trình đã hỏi cô ấy như sau:

- Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy ?

Với giọng xác tín, cô trả lời:

- Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Nhưng từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi gia đình, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là « quân tử » nên đã lẳng lặng rút lui. Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài hãy để mặc chúng ta một mình?

Rồi khẽ nhún vai, cô nói tiếp:

- Về những biến cố mới xảy ra, như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh, v.v., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không muốn để đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý. Rồi một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: « Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu chính bản thân mình, v.v. », và chúng ta cũng đã đồng ý. Sau đó bác sĩ Benjamin Spock lại nói là chúng ta không được đánh con mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách bé nhỏ của chúng và làm cho chúng không biết tự quý trọng bản thân mình nữa. (Con trai của chính vị bác sĩ ấy khốn thay đã tự tử). Họ nói rằng một chuyên viên chắc chắn phải biết mình nói gì, còn ông ấy nói với chúng ta điều gì thì cũng chẳng quan trọng, và chúng ta cũng đồng ý luôn.

Và cô kết luận:

- Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta không có lương tâm, tại sao chúng không phân biệt được thiện ác, và tại sao chúng có thể nhẫn tâm giết chết một người lạ, một người thân hay chính mình. Có thể sau khi suy nghĩ chín chắn, chúng ta đi đến kết luận là điều này có liên quan đến nguyên tắc: chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả nấy.

….…o0o……

Có thể bạn sẽ cho là câu trả lời trên có vẻ khó chấp nhận. Thế nhưng, câu trả lời thật là thâm thúy của thiếu nữ này đáng để chúng ta suy nghĩ. Trong cuộc sống, tôi và bạn cũng thường xuyên than trách Chúa khi gặp điều không như ý mình rằng: « Chúa đang ở đâu mà không thấy tôi đau khổ để cứu giúp?. Hoặc tại sao Chúa im lặng trước những bất công. v.v. ». Thậm chí chúng ta có thể đổ lỗi cho Chúa đã tạo ra thập giá cho chúng ta nữa. Nhưng Thiên Chúa không tạo ra thập giá. Ngài chỉ chấp nhận để mọi sự diễn ra chính vì tôn trọng quyền tự do mà Ngài đã ban cho con người. Tất cả những điều tệ hại đang diễn ra ngày nay đều xuất phát từ việc con người đã đẩy Chúa ra khỏi cuộc sống của mình, muốn tự mình giải quyết mọi sự. Nói cách khác, con người đang cố làm cho cuộc sống của mình vắng bóng Thiên Chúa. Nhưng khi vắng bóng Thiên Chúa, vắng mặt Đấng là Suối Nguồn Tình Yêu, thì cuộc sống sẽ chỉ còn là những đắng cay, hận thù và nước mắt...

Tôi và bạn, chúng ta hãy mời Thiên Chúa đến và ở lại trong cuộc sống của chúng ta. Rồi chúng ta sẽ mang Chúa đến mọi nơi mình đến, trao Chúa cho những người đang khao khát được yêu thương và thiếu vắng Chúa. Khi ngập tràn trong ánh sáng tình yêu của Chúa, ta sẽ vượt qua được những thách thức cam go nhất. Và cho dù có gặp thất bại trong cuộc sống, chúng ta vẫn giữ được sự bình an trong tâm hồn. Sự bình an đích thực từ Thiên Chúa chứ không phải thứ bình an giả tạo của thế gian. Khi đó, mọi người sẽ khám phá ra được niềm vui đích thực của chính đời mình và cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, bạn nhé !
 
Trời mới, đất mới
Lm. Phêrô Hồng Phúc
19:29 15/01/2011
TRỜI MỚI, ĐẤT MỚI

Phép Rửa của Gioan Tẩy Giả vẫn là một đề tài lớn cho cả những người Pharisiêu và cho cả Chúa Giêsu. Với những người Pharisiêu, họ coi phép Rửa của Gioan Tẩy Giả như là báo hiệu Nước Thiên Chúa đã đến và họ mong chờ một Đấng Messia như ý của họ. Bởi vậy, phép Rửa của Gioan Tẩy Giả cũng gây cho họ một sự chú ý cao độ. Còn với Chúa Giêsu, đó là khởi đầu sứ vụ của Ngài. Ngài chú ý là bởi vì phép Rửa của Gioan Tẩy Giả là chính sứ vụ mà Chúa Giêsu sẽ thể hiện nơi giòng sông Jordan mà Ngài đến dìm mình và sẽ thánh hóa giòng sông ấy, để rồi sau khi bước lên khỏi giòng sông, Thiên Chúa Ba Ngôi hiện diện một cách sống động và mọi người có thể được chứng kiến một cách rõ ràng: là đám mây trong tiếng của Chúa Cha, là Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đỗ xuống trên Đức Giêsu – Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người. Nhưng hai sự quan tâm khác nhau:

- Những người luật sĩ, những người Pharisiêu quan tâm tới phép Rửa của Gioan Tẩy Giả là bởi vì họ đang mơ ước được giải phóng khỏi ách nô lệ của đế quốc Roma;

- Nhưng với Đức Giêsu thì là giải thoát nhân loại khỏi ách nô lệ của Satan.

Thời gian sẽ tới khi những người Pharisiêu thấy sứ mệnh của Chúa Giêsu tỏ hiện khác hẳn với ý của họ mong muốn, họ đã bắt đầu quay lại hạch hỏi Chúa Giêsu: “Ông lấy quyền nào mà làm như vậy?”. Đức Giêsu đã trả lời họ bằng một câu hỏi gối: “Ta cũng hỏi các ngươi: Phép Rửa của Gioan bởi trời hay bởi người ta?”. Những người luật sĩ, Pharisiêu vốn quan tâm tới phép Rửa này nhưng lại không dám nói rõ, vì họ bàn với nhau rằng: “Nếu nói 'từ trời' thì ông ta sẽ bảo: 'Thế sao các ngươi không tin?'”(x.Mt 21,25). Còn nếu nói là “người ta” thì họ sẽ bị phản đối, nặng có thể họ sẽ bị truy kết tội vì ai cũng tôn trọng Gioan là vị tiên tri. Vì thế, họ đã trở lời với Chúa Giêsu bằng con đường quanh co, rằng: “Chúng tôi không biết”. Như vậy, những gì đã diễn ra ở giòng sông Jordan hôm nay như là một dấu hiệu, để nhờ vào dấu hiệu ấy người ta nhận biết một Đấng Mesia đến trong quyền năng của Thiên Chúa giải thoát con người khỏi ách nô lệ Satan, hay là người ta theo Pharisiêu ước muốn một vị giải phóng dân tộc mang mầu sắc chính trị, giải thoát dân Do Thái khỏi ách thống trị của đế quốc Roma. Nói một cách dễ hiểu hơn, phép Rửa của Gioan Tẩy Giả hôm nay chỉ là khởi đầu để những ai đến bên giòng sông Jordan nhận được một sứ mệnh từ trời cao hay là chỉ là do ý muốn của con người. Bởi vậy Gioan đã làm chứng cụ thể về Chúa Giêsu Gioan là người đã phân biệt rất rõ ràng, ông tuyên bố: “Người đến sau tôi nhưng cao trọng hơn tôi. Tôi rửa anh em bằng nước. Nhưng Người sẽ rửa anh em trong nước và Thánh Thần”(Ga 1,30). Và đó mới là điều quan trọng. Bởi vì rửa trong nước và Thánh Thần, đó là sức mạnh từ trời cao, đó là một phép Rửa để giải thoát con người khỏi ách nô lệ của Satan. Còn phép Rửa của Gioan bằng nước là một lời kêu gọi sám hối. Phép Rửa này, có nhiều dân tộc đã từng làm để họ thể hiện lòng khiêm tốn của họ với thần minh mà họ mong muốn, hoặc là để được ơn tha tội, hoặc là để cầu những ơn phúc lợi mà họ mong vị thần minh của họ nhìn xuống. Nhưng rửa trong Thánh Thần thì chỉ có Thiên Chúa và vì vậy, Gioan đã chỉ cho mọi người thấy rất rõ dấu hiệu từ trời hay là dấu hiệu đến từ con người. Không phải những người luật sĩ Pharisiêu không nghe thấy. Những người Pharisiêu là những người theo sát Gioan hơn bất cứ ai, nhưng họ đang xây dựng một Đấng Messia theo như ý tưởng tượng phong phú của họ. Nói như ngôn ngữ của thời hiện đại ngày nay. Ngày xưa Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Chúa, còn ngày nay con người luôn muốn dựng nên Thiên Chúa giống hình ảnh của mình. Những người luật sĩ, Phari siêu này cũng đang muốn dựng nên một Đấng Mesia theo như hình ảnh của họ tưởng tượng.

Vì thế, bên giòng sông Jordan là một trắc nghiệm: Thiên Chúa Ba Ngôi hiện diện một cách cụ thể để làm chứng và để sai đi. Làm chứng về một Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể làm người và sứ mệnh được sai đi từ giòng sông Jordan này. Trời mở ra cho tất cả mọi người. Còn những người luật sĩ và Pharisiêu hay là những người Do Thái quá khích, họ không mong đợi trời mở ra nhưng họ mong muốn mở ra cho họ một thế giới tự do. Trong khi trời mở ra, Gioan Tẩy Giả đòi phải sám hối, đòi phải canh tân và Đức Giê su Kitô cũng đòi hỏi gắt gao như vậy: “Hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến”(Mt 3,2). Còn mở ra theo óc tưởng tượng của những người luật sĩ và Pharisiêu hay là những người Do Thái quá khích thì không phải sám hối, và như vậy, cái nhìn từ trời hay là cái nhìn từ đất bắt đầu khác nhau ở chỗ đó. Có Thánh Thần và không có Thánh Thần. Thánh Thần chính là tình yêu của Thiên Chúa, vì vậy, những người đón nhận phép rửa trong Thánh Thần là trong tình yêu của Thiên Chúa. Còn những người mà muốn đón nhận phép rửa như là tiền đề cho một Đấng Messia, một vị giải phóng thì vũ khí của họ là chính trị.

Ngày hôm nay, mỗi người chúng ta được mời gọi đến cùng với Gioan Tẩy Giả để trắc nghiệm. Gioan là người đã chỉ cho chúng ta thấy rất rõ, rằng: “Tôi đã thấy Thánh Thần như chim câu đỗ xuống trên Người”(Ga 1,32) để làm chứng cho toàn thế giới biết đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa tội trần gian. Và những ai hôm nay chịu phép rửa thì cùng lúc ấy họ cũng sẽ được Thánh Thần ngự xuống. Thánh Thần ngự xuống như đã ngự xuống trên Đức Giêsu Kitô và vì thế từ đây chúng ta được mang danh là Kitô hữu. Gioan và các tiên tri ngày xưa không được mang danh Kitô hữu. Người Kitô hữu hôm nay hạnh phúc vì được mang danh của chính Đức Giê su Kitô và Thánh Thần đỗ xuống trên Đức Kitô hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi. Bởi vậy, những người đã lãnh nhận phép Rửa bởi Thánh Thần là những người lãnh nhận sứ vụ của Đức Kitô là đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân, giải thoát họ khỏi ách nô lệ của Satan và đem họ trở lại tình trạng làm nghĩa tử, con cái của Thiên Chúa. Với một đời sống mới này, người Kitô hữu sẽ thấy trời mở ra như Gioan Tẩy Giả đã thấy trời mở ra và Thánh Thần như chim bồ câu đỗ xuống trên Đức Giêsu Kitô. Người Kitô hữu hôm nay không cần phải được Gioan chỉ cho biết nữa. Họ cũng đã thấy trời mở ra thực sự khi mà họ bước vào một cuộc sống mới với Đức Kitô. Họ là những người mà từ hôm nay mang trong mình một sứ mệnh. Sứ mệnh ấy là họ sẽ chiến thắng ách nô lệ của Satan, chiến thắng tội lỗi và chiến thắng những đam mê của trần tục. Tất nhiên, không phải là chúng ta cứ rửa tội xong, rồi yên trí cho đến chết. Lúc rửa tội xong, chúng ta thực sự là những người thánh thiện và Chúa Thánh Thần ngự tới làm cho chúng ta trở thành một con người mới, nhưng rồi cho dù Giáo Hội, qua nghi thức mặc áo trắng tinh tuyền, dạy chúng ta đừng làm nhơ bẩn áo, khuyên chúng ta hãy mang áo trắng tinh tuyền cho đến khi ra trước tòa Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa, nhưng vì bản tính yếu đuối hư hèn, chúng ta vẫn sa ngã, chúng ta vẫn phạm tội, chúng ta vẫn lỗi lầm. Bởi vậy, bí tích Rửa tội còn cộng thêm bí tích Giải tội. Bí tích Giải tội là lòng thương xót của Thiên Chúa tiếp tục theo đuổi chúng ta để tẩy sạch tội lỗi cho chúng ta. Người Kitô hữu không ai dám nói rằng “Tôi đã rửa tội và bây giờ linh hồn tôi trong sáng”, nhưng người Kitô hữu nói rằng: “Linh hồn tôi trong sáng bởi vì tôi đã được lãnh các bí tích tha tội gồm có rửa tội và giải tội”. Người Kitô hữu bước đi trong Thánh Thần tình yêu của Chúa là sức mạnh, là khôn ngoan và người Ki tô hữu hôm nay bước đi trong thời đại mới, thời đại của Chúa Kitô không cho phép họ trở lại con đường cũ. Có nghĩa là một đời sống ngay thẳng, yêu thương, dấn thân và phục vụ. Họ giữ được như thế là họ giữ được áo trắng tinh tuyền cho đến khi họ ra trước tòa Đức Giêsu Kitô.

Ước gì đã một lần chúng ta được bước lên khỏi nước. Trời đã một lần mở ra cho chúng ta. Thánh Thần như chim bồ câu đã ngự xuống trên chúng ta thì đừng có ai trở lại con đường cũ nữa.

Lạy Chúa Giê su Ki tô,
Bên giòng sông Jordan,
trời mở ra không chỉ là dành riêng cho Chúa
nhưng cho mọi thời đại, cho mọi thế hệ.
Xin cho những người Kitô hữu chúng con hôm nay
cũng được bước vào trời mới đất mới.
Bởi lẽ chỉ có ở nơi đây
chúng con mới thấy được tình yêu,
chúng con mới thấy được hạnh phúc và sự sống đích thật.
Trong dịp xuân mới đang về,
mỗi người chúng con đang nao nức hướng về xuân mới.
Xin Chúa cho tâm hồn mỗi người chúng con
được hưởng trời mới đất mới
như Đức Giêsu Ki tô bên giòng sông Jordan. Amen.
 
Hạnh các Thánh
Trầm Thiên Thu
19:34 15/01/2011
Thánh Charles Sezze (1613-1670)

Charles nghĩ rằng Thiên Chúa gọi mình đi truyền giáo ở Ấn độ, nhưng ngài không bao giờ đến đó. Thiên Chúa có điều khác tốt hơn cho người kế vị Juniper hồi thế kỷ 17.

Charles sinh tại Sezze, Đông Nam Rôma, được cuộc đời của Salvator Horta và Paschal Baylon đánh động trở thành tu sĩ dòng Phan Sinh năm 1635. Ngài cho chúng ta biết trong tự truyện của ngài: “Thiên Chúa đặt trong tâm hồn tôi một quyết định trở thành tu sĩ với ước muốn sống khó nghèo và hành khất vì tình yêu Thiên Chúa”. Ngài làm việc nấu ăn, khuân vác, lo việc phòng thánh (sacristan), làm vườn và hành khất ở nhiều tu viện tại Ý. Bằng nhiều cách, ngài là “tai họa ngẫu nhiên”. Có lần ngài làm lửa cháy lớn trong nhà bếp vì dầu phi hành bốc cháy.

Có một chuyện về cách ngài hoàn toàn theo tinh thần thánh Phanxicô. Bề trên sai ngài — lúc đó là phu khuân vác — đem thức ăn cho những người hành khất đến xin ở cửa nhà dòng. Ngài vâng lời đem cho thì đồ ăn cho các tu sĩ giảm. Ngài thuyết phục bề trên hai việc có liên quan. Khi các tu sĩ tiếp tục bố thí cho những người xin ngoài cửa, thức ăn cho các tu sĩ lại tăng.

Theo ý cha giải tội, ngài viết cuốn tự truyện The Grandeurs of the Mercies of God (Sự cao thượng của Lòng Chúa Xót Thương). Ngài còn viết vài cuốn sách về tâm linh khác. Ngài giúp ích cho những người hướng dẫn tinh thần trong nhiều năm. Họ giúp ngài nhận biết những gì là tư tưởng hoặc ước vọng của mình đến từ Thiên Chúa. Người ta tìm được những lời khuyên tâm linh ở ngài. Khi đang hấp hối, ĐGH Clement IX gọi ngài đến bên giường để chúc lành.

Thánh Charles vững tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Cha Severino Gori nói: “Bằng lời nói và gương lành, Charles đã triệu hồi các nhu cầu theo đuổi vĩnh hằng” (Leonard Perotti, St. Charles of Sezze: An Autobiography, trang 215). Ngài qua đời tại San Francesco ở Rôma và được an táng tại đó. ĐGH Gioan XXIII phong hiển thánh cho ngài năm 1959.

(Chuyển ngữ từ AmericanCatholic.org)
 
Ánh Sáng: câu chuyện nhiều tập
Lm Jos. Trương Đình Hiền
21:36 15/01/2011
Ánh Sáng: câu chuyện nhiều tập

1. Để chúng con được Ánh sáng:

Trong Lịch Sử cứu rỗi và trong đời sống của người Kitô hữu hôm nay, quả thật “Ánh Sáng và bóng tối’ là một câu chuyện dài, nói hoài không bao giờ cũ.

Kể từ khi “ánh sáng của vườn địa đàng tắt đi” vì tội lỗi của tổ tông loài người, thế giới phải lặn ngụp đi qua một con đường dài mênh mang phủ đầy bóng tối:

- Bóng tối của huynh đệ tương tàn (Cain giết Aben)
- Bóng tối của hận thù chia rẽ (Tháp Ba ben)
- Bóng tối của thiên tai địch họa (Đại hồng thủy)
- Bóng tối của nô lệ lưu đầy (Nô lệ Ai cập, lưu đầy Babylon)
- Bóng tối của tội lỗi và sự trừng phạt (Sô đô ma)
- Bóng tối bịnh hoạn tật nguyền (Gióp)
- Bóng tối của sự chết, mất mát đau thương (...)

Trong bối cảnh tăm tối lầm than đó, Thiên Chúa đã liên tiếp gióng lên hồi chuông hy vọng qua miệng các sứ ngôn. Đại để là loan báo một Tin Vui: Rồi sẽ có ngày bóng tối sẽ lùi xa để nhường chỗ cho một thế giới mới ngập tràn ánh sáng. Chúng ta đã được nghe sứ ngôn Isaia loan báo trong dịp đại lễ Giáng Sinh: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, đám người người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi…” (BĐ 1).

Và các sứ ngôn cũng đã xác quyết rằng: ánh sáng đến từ Thiên Chúa trong ngôi vị Đấng Emmanuel, trong thân phận của “một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta, một Người Con được ban tặng cho chúng ta”…không phải loại ánh sáng loè lẹt tầm thường của trần gian, mà đó chính là:

- Ánh sáng của hồng ân cứu độ: “Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân để ngươi mang ơn cứu độ đến toàn thế giới”.(BĐ 1)
- Ánh sáng của tự do và giải thoát: “Ta đã thấy nổi khổ của dân ta bên Ai Cập và ta muốn giải thoát chúng”
- Ánh sáng của hòa bình, công lý...: “gươm đao thành cuốc thành cày, giáo mác nên liềm hái”
- Ánh sáng của sự thật, chân lý ngự trị “sự nhận biết Thiên Chúa như nước tràn đầy đại dương”.
- Ánh sáng của sự phục hồi, chữa lành: “ThiênChúa sẽ lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt và cất đi mọi vành khăn tang chế”.

Và Đức Giêsu-Kitô, Đấng là “Ánh sáng thật chiếu soi vào đêm tối trần gian”, là “Lời nhập thể làm người, là “Ánh sáng thật đến thế gian và chiếu soi mọi người...” (Ga 1, 5.9.14),Ngài đã đến và đã hiện thực hóa mọi lời các sứ ngôn tiên báo như chính Ngài đã lolng trọng xác quyết: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,21)

- Ngài là Ánh sáng sự sống phục sinh con người từ trong bóng tối cõi chết (La-gia-rô chết 4 ngày, con trai bà góa Naim...)
- Ngài là Ánh sáng của tình yêu tha thứ phục hồi nhân phẩm cho tội nhân để con người đứng lên giã từ bóng tối của tội lỗi lầm lạc mà bước vào đời sống mới trong ánh sáng tin yêu hy vọng (Gia-kê, Lê vi, Người đàn bà ngoại tình, tên trộm bên phải thánh giá, “Người cha nhân hậu đón đợi con về...”)
- Ngài là Ánh sáng chân thiện mỹ chữa lành sự cùi hũi, đui mù, què quặt, điếc lác của tâm hồn và thân xác: để nhân loại từ đây ngẫng cao đầu bước đi trong thân phận cao cả mang ảnh hình Thiên Chúa…

Thế nhưng để thực sự và vĩnh viễn mang lại “ánh sáng cứu độ cho loài người”, chính Ngài lại chọn con đường chấp nhận “chìm sâu trong bóng tối” của thân phận sự chết, hay theo sự giới thiệu của Thánh Gioan Tiền hô hôm nay, Ngài phải trở thành “Con Chiên gánh tội trần gian”:

- “Con Chiên” đó đã chấp nhận sinh ra làm người giữa hang súc vật trong đêm tăm tối mùa Đông và rồi phải vội vã di cư trốn tránh trước sự truy sát bạo tàn của quyền lực chính trị.
- “Con Chiên” đó đã chấp nhận chen vai sát cánh cùng những người tội lỗi bước xuống dòng sông Gio-đan để Gioan làm phép rửa.
- “Con Chiên” đó đã chấp nhận “đồng bàn gần gụi” với những người tội lỗi bị xã hội lên án khinh chê để chén thù chén tạc với họ mà không một chút phân biệt tỵ hiềm.
- “Con Chiên” đó đã chấp nhận nỗi sầu cô độc tái tê trong đêm tối nơi vườn Cây Dầu khi đối diện với thảm sầu thập giá.
- “Con Chiên” đó cuối cùng đã chấp nhận đêm tối thảm sầu kinh khủng của sự chết khi nhắm mắt xuôi tay phó dâng Thần Khí khi bị đóng đinh chết trên cây Thánh giá…

Chị Chiara Lubich, người sáng lập phong trào Tổ ấm (Folcolare) đã có những cảm nhận sâu sắc về chân lý nầy được diễn tả sống động qua kinh nguyện sau đây:

Để chúng con được ánh sáng, Chúa đã trở nên mù loà.
Để chúng con được hiệp nhất, Chúa đã chịu xa cách Chúa Cha.
Để chúng con được khôn ngoan, Chúa đã trở nên "dốt nát".
Để chúng con được trở nên vô tội, Chúa đã trở thành người "tội lỗi".
Để chúng con hy vọng, Chúa đã hầu như tuyệt vọng.
Để Thiên Chúa ở trong chúng con, Chúa đã cảm nghiệm tình trạng bị xa cách Thiên Chúa.
Để chúng con chiếm hữu thiên đàng, Chúa đã cảm nghiệm hoả ngục.
Để cho chúng con được vui sống trên mặt đất nầy giữa hàng trăm anh chị em, Chúa đã chịu cảnh bị gạt bỏ khỏi trời đất, khỏi loài người và thiên nhiên.

Chúa là Thiên Chúa, là Thiên Chúa của con, là Thiên Chúa của tình yêu thương vô bờ bến của chúng con (CNHV trg. 148-149).

Thế nhưng, cũng chính từ “đêm tối của Ngày Thứ Sáu định mệnh” ấy, đã bừng lên ánh sáng phục sinh, ánh sáng của niềm vui cứu độ:

Mừng vui lên hỡi khắp miền dương thế,
Bốn bề đang rực rỡ ánh hào quang.
Vua vĩnh cửu nay rạng ngời chiếu sáng,

Đẩy lùi xa bóng tối của trần gian (Bài ca Exultet, Mừng vui lên trong lễ Vọng Phục Sinh)

Vâng, Ngài chính là Ánh sáng cứu độ, ánh sáng của Tin Mừng Phục Sinh, ánh sáng sự giải thoát, ánh sáng của tái tạo sự sống mới: “Ai tin ta sẽ được ánh sáng ban sự sống”

Nhưng thế giới hôm nay vẫn còn đầy bóng tối giăng mắc khắp nơi. Chiến tranh, khủng bố, hận thù sắc tộc-tôn giáo, tranh dành quyền lực chính trị và kinh tế, những con bệnh trầm kha, những tội ác tày trời, những thiên tai kinh khiếp...Bóng tối của những thế lực chính trị độc tài áp bức, bóng tối của sự quyến rũ ham mê tiền bạc và sắc dục, bóng tối của sự phóng túng xem thường mọi quy luật luân lý để buông thả cho cái tôi ích kỷ, hẹp hòi, tham lam và hưởng thụ. Bóng tối đang đe doạ sự êm ấm và thuỷ chung của hôn nhân - gia đình bằng căn bệnh ly dị, ly thân và sự tháo thứ hưởng thụ tính dục. Bóng tối của bất công, tham nhũng, bóc lột và sự lôi cuốn bệnh hoạn của sì ke, ma tuý, rựou chè, cờ bạc…

Thế giới đó đang cần được cứu rỗi, đang cần thứ ánh sáng Giêsu để phục hồi tất cả: cần Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu để từng bước hình thành một “Vương quốc Thiên Chúa đầy tràn công chính và tình yêu”.

Ngài chính là ánh sáng phục hồi lại những giá trị thánh thiêng của gia đình bằng những “lít rượu ngon Cana” chính là hồng ân của nhiệm tích Hôn Phối;

Ngài chính là ánh sáng hy vọng và lý tưởng để phục hồi niềm tin yêu cho muôn thế hệ người trẻ khi dạy cho họ can đảm thực thi “những con đường của Tám Mối phúc thật”, can đảm yêu thương bằng mối tình dám sẵn sàng cho đi và tận hiến, can đảm bước đi trên nẻo đường hẹp của Tin Mừng bằng sự quảng đại “rửa chân cho anh em” và luôn sẵn sàng tha thứ….

Ngài chính là ánh sáng tình thương trao ban cho một nhân loại đói khát chân lý và nghèo nàn tình thương bằng “những chiếc Bánh và những con cá của tình yêu phục vụ và hiệp thông” là chính “Thân Mình Ngài” được bẻ ra” để không ngừng trao ban trong Nhiệm Tích Thánh Thể.

Ngài chính là ánh sáng cứu độ dẫn đưa nhân loại tới hạnh phúc bất diệt bằng sức mạnh của Thần Khí...

Và đó chính là sự cần thiết cho mỗi người chúng ta bây giờ và hôm nay cũng như cho toàn thể thế giới. Chúng ta, những người Kitô hữu, những kẻ đã từng được chính thức trao ban ánh sáng Chúa Kitô trong ngày lãnh nhận nhiệm tích Rửa Tội: “Hãy nhận lấy ánh sáng Chúa Kitô”, chúng ta phải tìm lại “Ánh sáng rạng ngời” mà có lẽ chúng ta đã bao lần dập tắt vì bao nhiêu tội lỗi và bất trung. Phải để ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi vào mọi ngỏ ngách tối tăm của cõi lòng chúng ta để xua đi những thứ bóng tối của ích kỷ, nhỏ nhen, tham lam, chia rẽ. Phải tiến bước trên lộ trình của ánh sáng Phục sinh khi can đảm từng ngày chết đi cho tăm tối tội lỗi để bước đi trên con đường của ánh sáng Lời Chúa.

Và một khi đã nhận được ánh sáng, mỗi người chúng ta lại phải lên đường để chiếu dãi ánh sáng đó cho muôn người còn nằm trong bóng tối sự chết…Đó chính là sứ mệnh chứng nhân, tông đồ, ngôn sứ mà Đức Kitô đã ân cần ký thác: “các con là ánh sáng thế gian…các con là muối ướp đời…các con là men trong bột…các con là chứng nhân của Thầy”

2. Để chúng con thành ánh sáng.

Chúng ta biết rằng, lời chứng của Gioan phát sinh từ kinh nghiệm bản thân, sống động và sâu sắc được Tin Mừng diễn tả qua hai tác động “đã nghe” và “đã thấy”.

- Đã nghe: "Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Đấng làm phép Rửa trong Chúa Thánh Thần".
- Đã thấy: "Tôi đã thấy Thánh Thần như chim bồ câu từ trời đáp xuống và ngự trên Ngài”.

Muốn đạt hiệu quả, lời chứng của người Kitô hữu cũng phải là lời chứng phát sinh từ kinh nghiệm đức tin sống động về Đức Giêsu là Cứu Chúa.

Không ai có thể dẫn ta vào kinh nghiệm cao cả đó ngoài Thánh Thần Thiên Chúa như thánh Phaolô khẳng định: "Không ai có thể tuyên xưng Đức Kitô là Chúa mà không do Thánh Linh". Chứng từ của những vị thánh nổi tiếng như Phaolô và Âutinh, hay của nhiều người khác trong thời đại chúng ta (Đức Gioan-Phaolô II, Mẹ Têrêsa Calcutta, Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận…) đã quá đủ để nói lên tác động mãnh liệt của Thánh Thần trong việc dẫn lối vào kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa.

Tuy nhiên, cùng với tác động của Thánh Thần, mỗi người cũng cần có thái độ thích hợp. Đó là suy niệm, chiêm ngắm và học hỏi. Trong sách Giáo lý Chung của Hội Thánh đã khẳng định: “Bài học của lịch sử là: Những thời kỳ mạnh về giáo lý là những thời kỳ Giáo Hội được canh tân. Hãy nhìn lại thời đại của các Giáo phụ với những vị Giám mục hiến mình cho công việc này: Thánh Cyrilô thành Giêrusalem, Gioan Kim Khẩu, Ambrôsiô, Augustinô và nhiều giáo phụ khác và những tác phẩm giáo lý của các ngài vẫn còn là mẫu mực" (Catéchisme de L’eglise catholique, số 8). Giáo lý giúp canh tân Giáo Hội và Giáo Hội được canh tân cũng có nghĩa là Giáo Hội mạnh mẽ trên đường chứng tá, giới thiệu Đức Giêsu cho người khác cách sắc bén và xác tín hơn.

Như vậy chúng ta có thể tóm tắt nội dung cốt yếu của sứ điệp Lời Chúa hôm nay đó chính là: Tin nhận Đức Giêsu để được ánh sáng cứu độ và được giải thoát khỏi bóng tối tội lỗi, như cắt nghĩa thâm thúy của hiến chế mục vụ của công đồng Vatican II: "Thực vậy mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Bởi vì Ađam, con người đầu tiên đã là hình bóng của Ađam sẽ đến là Chúa Kitô. Chúa Kitô, Ađam mới, trong khi mặc khải về Chúa Cha và tinh yêu của Ngài, đã cho con người biết rõ về chính con người và tỏ cho họ biết thiên chức cao cả của họ. Bởi vậy tất cả những chân lý về con người đều tìm thấy nguồn gốc và đạt tới tột điểm nơi Đức Giêsu Kítô" (MV. 22).

Chút nữa đây, trước khi cho rước lễ, linh mục nâng cao Mình Thánh Chúa và mời gọi cộng đoàn: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian...". Khi chúng ta rước lễ, phải chăng đó chính là ăn Thịt Chiên Thiên Chúa, một tác động cụ thể diễn tả niềm tin đón nhận Đức Giêsu, nguồn sống và sự sáng, đồng thời đón lấy ơn cứu độ Ngài ban. Và như thế, chúng ta lại tiếp bước lên đường theo dấu chân của những người mang thân phận “Ngôn Sứ”, thân phận của những Gioan Tiền Hô, Phaolô, Phêrô, sẵn sàng khép mình “nhỏ lại để Chúa Giêsu được lớn lên”. Amen.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh thành lập Giáo Hạt tòng nhân đầu tiên cho các tín hữu cựu Anh giáo
LM Trần Đức Anh OP
09:38 15/01/2011
LUÂN ĐÔN -. Hôm 15-1-2011, Bộ giáo lý đức tin đã thành lập Giáo hạt tòng nhân đầu tiên tại Anh quốc để đón nhận các tín hữu cựu Anh giáo gia nhập Công giáo và ĐTC bổ nhiệm bổ nhiệm LM Keith Newton làm vị Bản quyền đầu tiên của giáo hạt này.

Giáo hạt tòng nhân Đức Bà Walsingham tại Anh và miền Wales được thành lập theo Tông hiến ”Các nhóm Anh giáo” (Anglicanorum coetibus) do ĐTC Biển Đức 16 ban hành ngày 4-11-2009 và sau khi tham khảo ý kiến sâu rộng với HĐGM Anh quốc. Giáo hạt có vị bổn mạng là Chân phước John Henry Newman.

Đây là một cơ cấu giáo luật giúp các tín hữu Công Giáo cựu Anh giáo duy trì truyền thống đáng kính của mình về phụng vụ, linh đạo và mục vụ. Và vì các lý do đạo lý, Giáo Hội không thể chấp nhận truyền chức GM cho những người có gia đình, nhưng trong một số trường hợp, Tông hiến của ĐTC dự trù việc truyền chức LM Công Giáo cho các cựu GM và Mục Sư Anh giáo có gia đình.

Vì thế, hôm 15-1-2011, Đức Cha Vincent Nichols, TGM giáo phận Westminster ở Luân Đôn, đã truyền chức LM Công Giáo cho 3 cựu GM Anh giáo là Andrew Burham, Keith Newton và John Broadhurst.

Cha Keith Newton được ĐTC bổ nhiệm làm vị Bản quyền đầu tiên của giáo hạt tòng nhân này. Năm nay ngài 59 tuổi (1952), đã thành hôn với bà Gill Donnison hồi năm 1973 và có 3 người con. Ngài thụ phong GM Anh giáo hồi năm 2002 và coi sóc giáo phận Richborough. Ông bà đã được nhận vào Giáo hội Công Giáo ngày 1-1 vừa qua.

Hai LM Công Giáo, cựu GM Anh giáo, Burnham và Broadhurst sẽ phụ giúp cha Newton trong việc coi sóc giáo hạt tòng nhân tân lập.

ĐHY Levada, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, đã gửi sứ điệp chúc mừng 3 tân LM Công Giáo, đặc biệt là cha Newton. Ngài lấy làm tiếc vì bận gặp gỡ các GM và các nhà thần học Ấn độ tại Bangalore nên không thể đến dự lễ truyền chức của 3 tân chức.

Thông cáo của Bộ giáo lý đức tin nhấn mạnh rằng ”qui luật về Giáo hạt tòng nhân là điều phù hợp với quyết tâm của Giáo Hội Công Giáo trong việc đối thoại đại kết. Sáng kiến đưa tới việc công bố Tông Hiến ”Các nhóm tín hữu Anh giáo” và việc thành lập Giáo hạt tòng nhân đến từ các nhóm Anh giáo. Họ tuyên bố chia sẻ đức tin chung của Công Giáo như được trình bày trong ”Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo” và nhìn nhận sứ vụ Phêrô như chính Chúa Kitô đã muốn cho Giáo Hội. Đối với họ nay đã đến lúc biểu lộ sự hiệp nhất mặc nhiên ấy qua hình thức hữu hình của sự hiệp thông trọn vẹn”. (SD 15-1-2011)
 
Các giám mục Âu Châu và Bắc Mỹ thúc giục kết thúc đàm phát Israel - Tòa Thánh Vatican
Lã Thụ Nhân
10:02 15/01/2011
Các giám mục Âu Châu và Bắc Mỹ thúc giục kết thúc đàm phát Israel - Tòa Thánh Vatican

Ban Điều Hợp Thánh Địa than phiền rằng "diễn từ của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du của ngài năm 2009 nhằm cho phép hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo dễ dàng hoạt động dường như chưa hề được nghe thấy". Các giám mục nhắn nhủ với các Kitô hữu từ khắp thế giới rằng "mỗi chuyến viếng thăm Thánh Địa mang lại lợi ích cho cả người hành hương và những người sinh sống nơi đây, nhất là cộng đoàn Kitô giáo"

Giêrusalem - Theo hãng tin AsiaNews, Ban Điều Hợp Thánh Địa, tập hợp các giám mục từ Âu Châu và Bắc Mỹ, đã tổ chức phiên họp lần thứ 11 tại Giêrusalem, nơi mà họ gặp gỡ với các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo địa phương. Trong thông cáo đúc kết, các giám mục thừa nhận một số diễn tiến tích cực nhưng cũng có một số yếu tố tiêu cực theo tình hình trong khu vực. Họ cũng đưa ra cam kết về những hành động trong tương lai. Một trong những cam kết đó là khuyến khích các Kitô hữu từ khắp thế giới đến viếng thăm Thánh Địa bằng cuộc hành hương. Tuyên bố cho hay: "Chúng tôi tin rằng mỗi chuyến thăm Thánh Địa mang lại lợi ích cho cả người hành hương và những người sinh sống nơi đây, nhất là cộng đoàn Kitô giáo".

Trong lời kêu gọi mạnh mẽ của mình, các giám mục mời gọi Israel kết thúc các cuộc đàm phán với Tòa Thánh về tình trạng của các cộng đồng tôn giáo. "Dù có một số cải thiện rõ rệt trong việc cấp thị thực, một lần nữa chúng tôi đau đớn nhận thấy cảm giác thất vọng của một số giáo sĩ Công Giáo và các tu sĩ có nhiệm vụ thường nhật bị khó khăn bởi hạn chế về hoạt động của họ. Những anh em giám mục của chúng tôi nói trong nỗi buồn rằng diễn từ của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du của ngài năm 2009 nhằm cho phép hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo dễ dàng hoạt động dường như chưa hề được nghe thấy. Chúng tôi mạnh mẽ thúc giục một kết cuộc cho các đàm phán kéo dài giữa Tòa Thánh và Nhà nước Israel".

Các giám mục thực sự ý thức về những khó khăn của cuộc sống tại Thánh Địa "của những khổ đau nơi những người có cuộc hôn nhân bị đặt dưới tình trạng căng thẳng rất lớn bởi những đòi hỏi "an ninh" và những khác biệt tôn giáo, bởi các cá nhân và cộng đồng có đất và tài sản đã bị hư hại hoặc bị lấy đi từ họ, kể cả bằng lộ trình và xây dựng bức tường, và bởi những người sống rất khó khăn bởi hoàn cảnh nơi họ sinh sống ở Gaza".

Mặc dù Thủ tướng Fayyad của Palestine nói với các giám mục rằng nhiều người Palestine đang quay trở lại hơn là ra đi, nhưng "quan ngại sâu sắc rất nhiều trường hợp nơi mà phẩm giá con người là bị bỏ qua hoặc bị xúc phạm".

Hồi giáo Pakistan với Đức Giáo Hoàng về tự do tôn giáo và bãi bỏ luật phỉ báng

Các thầy tế và học giả chống lại các quy chuẩn chỉ được sử dụng "để giải quyết tranh chấp cá nhân". Để ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan cần có một hệ thống tư pháp có chức năng tốt và nhà nước thế tục. Nhắc lại Salman Taseer, người đã chết vì muốn "giúp đỡ một phụ nữ Kitô giáo".

Lahore - Tôn trọng diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đánh giá cao về lời mời gọi của ngài nhằm bãi bỏ luật phỉ báng – được sử dụng để "giải quyết những tranh chấp cá nhân" - và bảo vệ Kitô hữu thiểu số, nạn nhân của bạo lực và ngược đãi, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các học giả Hồi giáo ở Pakistan - cùng với các nhà hoạt động nhân quyền và các thành viên của xã hội dân sự - đã tách mình khỏi các mối đe dọa quá khích chống lại Đức Giáo Hoàng, và đánh giá cao các vận động của ngài cho "tự do tôn giáo đầy đủ". Họ giải thích với Hãng thông tấn AsiaNews rằng các vấn đề trung tâm xoay quanh các nhà nước thế tục và chức năng của hệ thống tư pháp, vốn cần phải thực thi luật pháp và ngăn chặn các phần tử cực đoan.

Cùng với các nhà hoạt động nhân quyền và các thành viên của xã hội dân sự, Mullah Mehfuz Ahmed, người đứng đầu Hội đồng Hồi giáo ở Islamabad, cũng đã hoan nghênh diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: "Đó là thời điểm để có những vị thế vững chắc và thăng tiến tự do tôn giáo. Tôi cũng ủng hộ diễn từ của Đức Giáo Hoàng để hủy bỏ luật phỉ báng, vì nó chỉ được sử dụng để giải quyết tranh chấp cá nhân".

Mullah Mushararf Husain, một chuyên gia về luật Hồi giáo và thầy tế của thánh đường Hồi giáo Jamia tại Rawalpindi bày tỏ "sự tôn trọng diễn từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI" và đánh giá cao "những nỗ lực đối với luật phỉ báng". Ông cũng nhắc lại tình yêu của Salman Taseer đối với tiên tri Muhammad và cho hay: "Tội lỗi duy nhất của ông" là giúp một phụ nữ Kitô giáo, bị kết tội phỉ báng. Vị thầy tế nói thêm đây là thời điểm để các đảng chính tham gia các nỗ lực nhổ tận gốc trào lưu tâm lý quá khích", một bước cần thiết để "cứu đất nước" ra khỏi bờ vực.

Muhammad Asad Shafique, người đứng đầu Khoa nghiên cứu Hồi giáo tại Đại Học Quaid-e-Azam cho hay "tuyên bố của Đức Giáo Hoàng đến trong một thời điểm quyết định" vì chính phủ "đã bị kiệt sức do áp lực từ các nhóm Hồi giáo". Vị học giả chỉ ra rằng bản án Qadri - kẻ sát hại Thống đốc Punjab - là "một trường hợp thử nghiệm cho hệ thống công lý" vì trước hết tất cả các thẩm phán phải xác định "liệu Salman Taseer có phạm vào tội báng bổ hay không". Theo quan điểm của ông, quyết định về trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến "việc giải thích luật".

Học giả Hồi giáo Ali Waqas Wasti nhớ lại người sáng lập của Pakistan, Muhammad Ali Jinnah, và bình luận: "Nếu ông sống trong thời đại ngày nay, ông sẽ không tồn tại lâu dài" vì ông sẽ bị sát hại" bởi những phần tử cực đoan quy trách nhiệm sai về báng bổ". Ông giải thích rằng các thành phần quá khích xem diễn từ của Đức Giáo Hoàng là "cuộc tấn công", họ "không đọc kỹ lưỡng", ông cũng nhắc lại rằng "có những tòa án phải quyết định ai để trừng phạt hoặc phóng thích " và chỉ trích luật "không là những người ăn nói báng bổ".
 
Được tôn vinh lên Á Thánh
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:11 15/01/2011
Được tôn vinh lên Á Thánh

Hôm thứ sáu ngày 14.01.2011 Thánh Bộ phụ trách Phong Thánh của Tòa Thánh Vatican loan báo: ngày Chúa nhật thứ nhất sau lễ Phục sinh 01.05.2011, cũng là ngày lễ kính Lòng thương xót Chúa, Tôi Tớ đáng kính của Thiên Chúa, Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị sẽ được tôn vinh lên Á Thánh trong Giáo hội ở Roma.

Tin này đã mang đem đến niềm vui mừng lớn lao cho mọi người Công Gíao, và có khi còn cho cả người không Công giáo nữa, nhất là cho dân tộc nước Balan, nơi là quê hương của vị Á Thánh tương lai.

Nhưng tin vui mừng này cũng gợi cho chúng ta nhớ về người đã qúa cố.

1. Nhớ về kỷ niệm xưa

Tin vui mừng này làm ta nhớ lại đời sống cùng việc tông đồ của vị Giáo Hòang vĩ đại với hơn 26 năm đảm nhận trọng trách đứng đầu Giáo Hội Chúa Giêsu ở trần gian.

Tin vui mừng này gợi lại hình ảnh sống động về ngày lễ an táng long trọng cảm động, nhưng cũng chan chứa tâm tình đạo đức cùng khiêm cung của một người tôi tớ Chúa ở vào địa vị cao sang thể hiện qua cỗ áo quan.

1.1. Hơn 26 năm đức cố Thánh Cha Gioan Phaolo sống là người mục tử hy sinh trọn sức lực thể xác lẫn tinh thần và dồn tất cả mọi thời giờ cho Giáo hội công giáo thế giới và nổi tiếng hầu như ai cũng nghe biết đến ngài. Nhưng khi qua đời lại chọn cho mình „chiếc giường – chiếc áo quan “ đơn sơ bằng gỗ mộc mạc.

Một gương mẫu đời sống hy sinh khiêm nhường không chỉ lúc còn sống mà cả lúc đã chết!

1.2. Hơn 26 năm là vị thủ lãnh đạo Công giáo hoàn cầu có quốc gia Vatican riêng. Nhưng khi khuất núi lại mong muốn được chôn trong trong lòng đất mẹ như tất cả mọi người, không muốn được đặt trong một lăng tẩm bằng đá cẩm thạch nổi trên mặt đất.

Một đời sống tâm niệm nhìn nhận mình là tạo vật của Ðấng Tạo Hóa: Từ bụi đất con đã được tạo thành. Và giờ đây con cũng trở về với đất bụi.

1.3. Hơn 26 năm là người kế vị Thánh Phero, thay mặt Chúa ở trần gian, có đủ mọi quyền hành tháo cởi, trói buộc cao cả. Nhưng khi chết lại mong muốn được khiêng đặt nằm trên nền đất trước bàn thờ Thiên Chúa.

Một đời sống không chỉ lúc còn sống, mà cả lúc xuôi hai tay nằm xuống cũng muốn hằng tuyên xưng: Trong tay Ngài, lạy Chúa, con xin phó thác đời con!

1.4. Hơn 26 năm phục vụ Giáo hội vì tình yêu Thiên Chúa và con người. Nhưng lúc chết lại chọn cho mình chiếc áo quan đóng theo một hình chữ nhật phẳng lì, không chạm trổ góc cạnh, sơn phết, không cờ quạt bông hoa bao phủ.

Một đời sống chân thành không muốn để mình bị những lớp hào nhoáng bóng bẩy che lấp, làm lu mờ xa Thiên Chúa và xa con người.

1.5. Hơn 26 năm là Giáo hoàng của Giáo hội được kính trọng, được tung hô vạn tuế. Nhưng lúc qua đời lại mong muốn chỉ có cây Thánh Gía Chúa Giêsu đóng gắn trên mặt tấm áo quan và cây nến Chúa Giêsu Phục sinh duy nhất dựng bên cạnh chiềc áo quan của mình.

Một đời sống thấm nhuần đức tin vào Thánh giá và ánh sáng Chúa Phục sinh không chỉ tuyên xưng lúc còn sống, nhưng cả lúc chết cũng hằng trung tín với. Ánh sáng Chúa Phục sinh soi đường dẫn lối trong cuộc đời và cũng ánh sáng đó dẫn đưa trở về nhà Cha trên trời.

1.6. Hơn 26 năm đi tìm kiếm đến với con người, sống làm chứng cho tình yêu của Chúa. Nhưng lúc chết không muốn có một vòng hoa, một dòng chữ băng vải tưởng niệm nào chăng mắc xung quanh quan tài mình. Chỉ có cuốn Phúc âm của Chúa đặt nằm bên trên

Một đời sống dấn thân hoàn toàn cho Chúa khi còn sống cũng như lúc đã qua đời. Bầu khí không bông hoa đèn nến trướng vải có vẻ khô khan cứng lạnh. Nhưng những trang trí hình thức đó không cần thiết, không thêm gì cho tình yêu Chúa. Phúc âm mới là nền tảng cho đời sống ra khơi làm nhân chứng.

1.7. Hơn 26 năm thu hút hấp dẫn người trẻ khắp thế giới. Nhưng lúc qua đời chỉ có tấm hình Chúa Giêsu sống lại căng trên đỉnh đầu chiếc áo quan.

Một đời sống chỉ biết làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh (xx. Cv 1,22). Chính Chúa phục sinh gây lòng hào hứng phấn khởi cho người Trẻ hôm qua, hôm nay và ngày mai. Vị Giáo hoàng chỉ là dụng cụ được Ngài dùng để sống và nói với người trẻ về Ngài.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolo qua đời rồi mà vẫn muốn gần gũi, muốn sống tình liên đới với thiên nhiên, với con người như khi lúc còn sống. Sức sống chân thành nội tâm đó có sức cảm hóa thu hút lòng người. Ðây là một người, như xưa kia Chúa Giêsu đã nói với Nathanael „ có lòng dạ đơn sơ chân thành ngay thẳng“ ( Ga 1, 47)

2. Đài kỷ niệm

„Những gì khắc ghi sâu đậm trong tâm hồn người khác là (đài)kỷ niệm đẹp nhất của một người để lại.“ (Albert Schweitzer)

Trong di chúc để lại, đức cố Thánh Cha Gioan Phaolô viết: „ Cha không để lại tài sản nào cần thiết phải phân chia“.

Nhưng ngài đã để lại rất nhiều: Một gia sản tinh thần khổng lồ!

Những bài suy tư, những bài giảng, những thư ngài viết, những câu nói chân thành đạo đức tình người, những thông điệp tông huấn, cả những nụ cười, những lời nói vui đùa của ngài với hết mọi lớp người trong những cuộc gặp gỡ. Những lời của ngài để lại hướng dẫn chỉ đường và theo đó con người có thể phác họa một nếp sống đức tin vào Chúa và tình người với nhau.

Và ngài còn để lại một mẫu đài kỷ niệm tuyệt vời: Hình ảnh chiếc áo quan bằng gỗ đơn sơ mộc mạc, trong đó ngài nằm xuôi hai tay!

Hai kỷ niệm này ghi khắc sâu đậm mãi mãi trong trái tim tâm hồn con người.

Trăm nghìn triệu Bạn trẻ đến với ngài, muốn cùng thông cảm sự đau khổ lúc ngài trên giường bệnh hấp hối và ngày lễ an táng. Vì họ cảm thấy ngài và họ cùng liên kết trong tình nghĩa cha con. Họ cảm thấy mang nợ với ngài

Xưa kia ngài đã đi tìm kiếm đến thăm họ. Giờ đây họ có nghĩa vụ tinh thần đến thăm ngài, đến tiễn đưa ngài.

Xưa kia ngài chỉ dẫn họ cách sống đức tin cách cầu nguyện ở những kỳ Ðại hội Giới Trẻ thế giới. Giờ đây họ đến trước sân nhà ngài chắp tay đốt nến đọc kinh cho ngài.

Xưa kia ngài giơ vòng tay ra phía trước rộng mở đón chào họ. Giờ đây nghe đến tên ngài, nhìn thấy quan tài bao bọc ngài, họ dùng đôi bàn tay vỗ thành tiếng âm vang như muốn gào lên: Chúng con xin chào cha!

Xưa kia ngài hằng cổ võ tinh thần họ: các con Bạn Trẻ là tương lai của xã hội và Giáo hội! Giờ đây họ căng biểu ngữ viết lên tâm tình: „ Santo Subio“ Xin hãy tôn vinh phong thánh cho đức thánh cha của chúng ta!

Ðức cố Thánh cha Gioan Phaolo đã đến với con người, với người trẻ bằng trái tim vui tươi niềm nở, đã nói với họ bằng ngôn ngữ tình yêu đơn giản dễ hiểu.

Bây giờ chết rồi, ngài cũng còn nói bằng ngôn từ dễ hiểu nhất: chiếc quan tài bằng gỗ đơn sơ mộc mạc đặt nằm trên nền đất.

Hình ảnh (đài) kỷ niệm này ghi khắc sâu đậm nhất trong trái tim lòng người hơn cả.

3. Santo Subio

„Vox Populi, Vox Dei“ – Ý dân là ý Trời!“ không biết thành ngữ tiếng Latinh này có đúng cho hết mọi hoàn cảnh trường hợp không. Nhưng trong thánh lễ an táng đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị những người trẻ đã trương căng rừng biểu ngữ viết thành chữ cùng lớn tiếng hô lên Santo Subio – Xin hãy phong Thánh cho đức Giáo hòang của chúng ta!

Tiếng nói cùng lời viết trên những biểu ngữ đã được Giáo Hội lắng nghe thâu nhận với tâm tình vui mừng tạ ơn Thiên Chúa, cùng nhanh chóng đưa vào nghị trình thực hiện như ý con người cầu mong kêu xin.

Ngay trong Thánh lễ an táng, trước cỗ áo quan của đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II., ngước mắt lên trời đồng thời nhìn về phía cửa sổ của ngôi nhà, nơi Đức Giáo Hoàng đã ở từ 26 năm cho tới khi qua đời, Đức Hồng Y Giuse Ratzinger, người chủ sự Thánh lễ, bây giờ là đương kim Giáo Hòang Benedictô thứ 16, trong bài giảng đã nói lên tâm tình tương tự: „ Chúng ta có thể tin chắc rằng, Đức Giáo Hoàng thân yêu của chúng ta giờ đây đang đứng nơi cửa sổ ngôi nhà Thiên Chúa Cha chúng ta trên trời, ngài đang nhìn chúng ta và chúc lành cho chúng ta.“

Vị Giáo Hoàng vĩ đại Gioan Phaolô đệ nhị qua đời ngày 02.04.2005, theo luật lệ thông thường trong Giáo Hội, 05 năm sau khi qua đời, người đó mới được mở vụ án phong Chân phước. Nhưng Giáo Hội lần này đã theo ngoại lệ luật trừ. Nên ngay ngày 28.06.2005 đã bắt đầu mở tiến trình thu thập hồ sơ chứng cớ phong Á Thánh cho ngài.

Ngày 02.06.2005 Nữ Tu Marie Simon Pierre Normand được chữa lành bệnh Parkinson nhờ lời bầu cử của đức cố Giáo Hoàng Phaolô đệ nhị. Phép lạ này đã có tiếng vang trong Giáo Hội và toàn thế giới và được ủy ban y khoa chứng minh công nhận. Và Giáo Hội sau khi đã khảo nghiệm suy xét, đã công nhận phép lạ này do Thiên Chúa đã thực hiện qua lời bầu cử của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị cho con người trên trần gian.

Ngày 19.09.2009 Đức Giáo Hoàng Benedictô 16. đã nâng ngài lên hàng Venerabilis Dei servus – Tôi Tớ đáng kính của Chúa, vì nhân đức anh hùng của ngài. Đây là bước thứ nhất chuẩn bị cho việc tôn phong lên bậc Á Thánh trong Giáo Hội Chúa ở trần gian.

Sau cùng ngày 11.01.2011 trong Hội nghị các Hồng Y và các Giám Mục của Thánh Bộ Phong Thánh đã đồng thanh công nhận sự kiện nữ tu Marie Pierre Simon Normand được chữa lành bệnh Parkinson là phép lạ được giới khoa học công nhận, qua lời bầu cử của Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị., vị Giáo Hoàng được vị nữ tu này cùng nhiều người tín hữu tin tưởng cầu xin kêu van.

Thánh Bộ đã đệ trình Đức Giáo Hoàng Benedicto 16. xin phong Á Thánh cho Tôi Tớ đáng kính của Chúa, Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị vào ngày 01.05.2011 tới.

Vị Giáo Hoàng vĩ đại Gioan Phaolô đệ nhị của thế kỷ 20. và 21, đã trở về với cát bụi từ hơn 05 năm nay. Nhưng hình ảnh cùng công việc làm, tư tưởng tâm tình của ngài đã đi vào lịch sử con người, vào tận trái tim lòng người.

Giáo Hội Công Giáo đã chọn ngày Chúa Nhật 01.05.2011 sau lễ Phục sinh, ngày lễ kính Lòng thương xót Chúa phong ngài lên bậc Á Thánh.

Ngày lễ kính Lòng Thương xót Chúa do chính ngài lúc còn sinh thời đã lập ra. Và ngài đã được Chúa gọi trở về đời sau cũng vào buổi chiều tối trước ngày Chúa nhật lễ kính Lòng thương xót Chúa năm 2005.

Đây không hẳn chỉ là sự trùng hợp, là một kỷ niệm tốt lành thánh đức, nhưng còn mang ý nghĩa sâu đậm về đức tin đạo giáo nữa: Lòng thương xót Chúa vẫn luôn hằng bao phủ đời sống con người trên trần gian.

Ký gỉa Peter Seewald trong cuộc đàm thọai với Đức Giáo Hoàng Benedictô 16. đã đặt câu hỏi: „Thánh nữ Faustina Kowalska, người đã được Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị tuyên phong lên hàng các Thánh trong Giáo Hội. Ngày xưa khi vị nữ tu này còn sinh thời trong một thị kiến đã được nghe tiếng Chúa Giêsu nói chỉ dạy: Con chuẩn bị cho thế giới về ngày trở lại của Ta“. Chúng ta có phải cho những lời đó là khẩn thiết không?

Đức Giáo Hoàng Benedictô 16. trả lời: „ Nếu người ta theo biên niên sử, như bây giờ chúng ta nghĩ hiểu là phải sắp sửa cho sự trở lại của ngài, như thế không đúng. Nếu người ta hiểu theo nghĩa đạo đức tinh thần, Thiên Chúa luôn luôn sẽ đến và chúng ta luôn hằng sửa soạn cho việc ngài đến, ngay khi nếu chúng ta dựa vào lòng thương xót của Ngài và để cho Ngài dậy dỗ uốn nắn chúng ta, thì việc này đúng. Để cho lòng thương xót Chúa uốn nắn đào tạo như sức mạnh chống lại sự nhẫn tâm không có lòng thương xót trong đời sống ở trần gian – như thế có thể nói được là sự chuẩn bị sửa soạn cho sự trở lại của Chúa và cho lòng thương xót của Ngài.“

Benedickt XVI., Licht der Welt, Ein Gespräch mit Peter Seewald, Herder Freiburg im Breigau 2010, 2. Auflage, Seite 210.

Tôn phong Đức cố Gíao Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị vĩ đại lên bậc Á Thánh cũng đồng thời là việc cổ võ đời sống đức tin vào Lòng thương xót Chúa.

Düsseldorf, ngày 11. Tháng Chạp năm Canh Dần.
 
Nam Hàn: Giáo phận Incheon xây dựng thị trấn cho người Công giáo cao tuổi
Tiền Hô
11:03 15/01/2011
Nam Hàn, 14 Tháng Giêng 2011 (UCANEWS) - Giáo phận Incheon ở Nam Hàn đã công bố kế hoạch xây dựng và quản lý một thị trấn dành cho người Công giáo cao tuổi, để đáp ứng lại số lượng người cao tuổi đang gia tăng tại quốc gia này.

"Đây là lần đầu tiên tại Nam Hàn, một giáo phận xây dựng thị trấn riêng dành cho người cao tuổi", Justina Kang - người phụ trách quan hệ công chúng của thị trấn tương lai này nói. Ông Kang còn cho biết rằng, giáo phận đã lên kế hoạch là vào năm 2013 sẽ thiết lập một thị trấn cao cấp dành cho người cao tuổi Công giáo từ 60 tuổi trở lên, thị trấn có tên gọi là "Đức Mẹ Sao Mai" (Mary Stella), đấng quan thầy của các giáo phận ven biển.

Ủy ban giáo phận về thị trấn này cho biết, việc trọng tâm là cung cấp chăm sóc mục vụ cho người Công giáo cao tuổi và tập trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo kế hoạch, sẽ có một nhà thờ được xây dựng cùng với một linh mục đặc trách, dạy các chương trình đời sống tâm linh cho các cư dân trong thị trấn.

Thị trấn cao cấp này có thể chứa đến 237 gia đình với không gian sống từ 80 mét vuông trở lên. Các cư dân sống tại đây sẽ phải chi trả một khoản tiền 18 triệu won Nam Hàn (khoảng 16,150 Mỹ Kim) cho mỗi 3.3 mét vuông diện tích và trả tiền thuê mỗi tháng là 1.7 triệu won.

Theo số liệu thống kê của Nam Hàn vào năm 2005, người từ 65 tuổi trở lên chiếm 10% trong tổng số 48 triệu dân Nam Hàn. Dự kiến tới năm 2020, con số này sẽ tăng lên đến hơn 15%. Bên cạnh đó, Hội đồng Giám mục Công giáo Nam Hàn cũng cho biết vào năm 2009, số người trên 60 tuổi chiếm 19.2% trong tổng số 5,120,092 người Công giáo tại quốc gia này.
 
Trung Quốc: Chủng viện Hà Bắc có hiệu trưởng mới
Tiền Hô
11:04 15/01/2011
Thạch Gia Trang, 15 Tháng Giêng 2011 (AsiaNews) - Các chủng sinh Hà Bắc đã hoan nghênh việc bổ nhiệm một vị giám mục làm hiệu trưởng mới của chủng viện, loại trừ đi việc chính trị hóa trong ban giám hiệu. Tháng Mười Một và Tháng Mười Hai năm ngoái, 100 chủng sinh đã tổ chức đình công và biểu tình nhằm yêu cầu loại bỏ ông Tang Zhaojun, một chính trị gia địa phương làm phó hiệu trưởng của chủng viện (xem bài: Trung Quốc: chủng sinh phản đối chính phủ can thiệp vào nhân sự chủng viện - VietCatholic http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=85525).

Hôm 13 Tháng Giêng, đã có thông báo về sự ra mắt của một ban giám hiệu mới. Hiệu trưởng mới là Đức Cha Feng Xinmao, giám mục Hành Thủy. Ngài sẽ thay thế cho giám mục bất hợp thức Ma Yinglin của giáo phận Côn Minh - người mà đầu Tháng Mười Hai vừa qua được bầu làm chủ tịch Hội đồng các giám mục Trung Quốc, đây là một tổ chức không được Tòa Thánh công nhận vì không dung hoà với đức tin Công Giáo. Đức Giám Mục Fang Jianping của Đường Sơn được bổ nhiệm làm giám đốc và Đức Giám Mục Sun Jigen của Hàm Đan làm tổng thư ký.

Hội đồng quản trị chủng viện bao gồm các giám mục và các đại biểu cho mỗi giáo phận ở tỉnh Hà Bắc. Đức Giám mục Fang Jianping nay thay thế Đức Giám Mục Liu Jing của Đường Sơn. Ngỏ lời cám ơn Đức Cha Liu vì những công việc của ngài trong quá khứ, Đức Cha Fang cho biết, ban giám hiệu mới của chủng viện sẽ tiếp tục sứ mệnh của Giáo Hội là đào tạo ra những người kế nhiệm.

Một chủng sinh nói với AsiaNews rằng, ban giám hiệu mới muốn biết về tất cả các lớp học và lắng nghe ý kiến của chủng sinh, anh nói thêm, "Chúng tôi hy vọng điều này sẽ dẫn đến một sự phát triển và một nền giáo dục tốt hơn".

Theo tờ "Đức Tin" - một tờ báo Công Giáo của Thạch Gia Trang, Đức Cha Feng nói với các chủng sinh rằng ngài mong muốn phục vụ như là một cầu nối giữa các chủng viện và ban giám hiệu, và sẽ đến thăm cơ sở giáo dục này thường xuyên để lắng nghe tiếng nói của chủng sinh.

Được thành lập vào năm 1984, cho đến nay, chủng viện Hà Bắc đã đào tạo 472 chủng sinh, trong đó có 427 người đã trở thành linh mục. Hiện nay có 116 chủng sinh trong sáu lớp học và trên 30 giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng.
 
Một linh mục thuộc giáo phận Buffalo, N.Y. đã tiến thêm một bước trên đường phong thánh
Bùi Hữu Thư
19:15 15/01/2011
VATICAN (CNS) – Một linh mục giáo phận Buffalo, Đức Ông Nelson H. Baker, đã vượt qua giai đoạn đầu trên tiến trình được phong thánh.

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã ký sắc lệnh chính thức công nhận ngày 14 tháng 1 là Đức Ông Baker, qua đời năm 1936, hưởng thọ 94 tuổi, đã anh dũng sống các nhân đức Kitô và xứng đáng được tôn vinh.

Đức Ông Baker, một binh sĩ thời Nội Chiến Hoa Kỳ, và là một nhà buôn ngũ cốc, đã trở thành một linh mục triều năm 1876. Ngài đã phục vụ với tư cách chánh xứ nhà thờ Đức Mẹ Vinh Thắng (Our Lady of Victory) tại Lackawanna, Nữu Ước, trên 50 năm.

Tại nhà thờ Our Lady of Victory, bây giờ được nâng lên hàng Vương Cung Thánh Đường, Đức Ông Baker đã tổ chức bếp nấu súp nuôi người nghèo và thành lập một bệnh viện, cũng như nhà nuôi dưỡng các bà mẹ không có chồng, các người vô gia cư và các trẻ em có vấn đề, cũng như những em bé bị bỏ rơi,

Đức Thánh Cha vẫn còn phải công nhận một phép lạ được gán cho sự bầu cử của Đức Ông Baker trước khi ngài được phong chân phước. Ngoài ra còn cần một phép lạ nữa trước khi ngài được phong hiển thánh.
 
Top Stories
John Paul II's Body to Be Placed in Vatican Basilica
Zenit
10:29 15/01/2011
VATICAN CITY, JAN. 14, 2011 (Zenit.org).- John Paul II's remains will be moved from the Grotto located beneath St. Peter's Basilica to a chapel in the main Church, the Vatican revealed.

"The transportation of the coffin will take place without exhumation," reported the semi-official Vatican newspaper L'Osservatore Romano, "hence Pope [John Paul II's] body will not be exposed."

The newspaper reported that the body of John Paul II will be "enclosed" and that the placement of his body will be marked "by a simple marble stone engraved with: Beatus Ioannes Paulus II."

The Pope's body will be placed in the Chapel of St. Sebastian, which is located between the Chapel of the Pieta and the Chapel of the Blessed Sacrament.

The chapel houses the remains of Blessed Innocent XI (1676-1689), and is named after the main figure in the mosaic above the altar, which was completed by Pier Paolo Cristofari. Statues of Pius XI and Pius XII flank the right and left sides of the altar, respectively.
 
Rome scrambles to ready for 2 million pilgrims
Frances D' Emilio /AP
17:14 15/01/2011
Vatican City— Crowd control experts were rushing to ready Rome for an estimated 2 million pilgrims for Pope John Paul II's beatification on May 1, when the city will be thronged with Easter week tourists.

No tickets or invitations will be necessary — as many faithful who want to be there to see the Polish-born pontiff beatified, the last formal step before possible sainthood, can come, a Vatican spokesman, the Rev. Ciro Benedettini, said Saturday.

"We don't give estimates" of the size of the crowds who will come, Benedettini. But Italian news reports say authorities in Rome were planning for 2 million pilgrims.

With St. Peter's Square and the boulevard leading from the Tiber to the Vatican able to hold a few hundred thousand people, large video screens are expected to be set up in nearby streets so the spillover crowd can watch the ceremony led by Pope Benedict XVI.

The last turnout so big in Rome was the 3 million mourners for John Paul's funeral and other ceremonies following his death in April 2005 after he struggled for years with Parkinson's disease.

Even the more popular ceremonies in his papacy didn't come near to drawing so many faithful. When an ailing John Paul beatified Mother Teresa in 2003 in St. Peter's Square, 300,000 pilgrims attended. Padre Pio's sainthood ceremony, led by John Paul in June 2002, saw about 200,000 faithful swelter the square in one of the larger turnouts in his 26-year-long papacy.

In 2000, about 700,000 young Catholics streamed into Rome for church World Youth Day events stretched out over several days at locations throughout the city as well as at the Vatican.

La Stampa, an Italian daily, said the national civil protection agency personnel hope to rein in any chaos by meeting pilgrims' buses and channeling the faithful down selected streets to the square.

Easter falls on April 24, meaning Rome's hotels will be brimming with Easter week tourists, when many students are on school break and families pour into Italy, so organizers might look to Romans to open their homes to pilgrims.

May 1 is also national labor day, and traditional May Day concerts near St. John in Lateran Basilica usually draw hundreds of thousands of young people from throughout Italy to enjoy the free music.

On Friday, Benedict set the date for beatification after declaring that a French nun's recovery from Parkinson's disease was the miracle needed for John Paul to be beatified. A second miracle, attributed to John Paul's intercession after the beatification ceremony, will be needed for the widely popular pontiff to be honored with sainthood.

Once he is beatified, John Paul will be given the title "blessed" and can be publicly venerated.

Veneration is the word commonly used to refer to that worship given to saints, either directly or through images or relics, which is different in kind from the divine worship given to God only, according to reference work, the Catholic Encyclopaedic Dictionary.

John Paul's entombed remains, currently in the grotto underneath St. Peter's Basilica, will be moved upstairs to a chapel just inside a main entrance for easier access by throngs of admirers.

(Source: http://detnews.com/article/20110115/LIFESTYLE04/101150376/Rome-scrambles-to-ready-for-2-million-pilgrims#ixzz1B9Gb8Dzh)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức TGM Hà Nội thăm mục vụ Trung tâm Hành hương Sở Kiện
Gioan Đình Sơn
11:02 15/01/2011
SỞ KIỆN - Sáng nay, ngày 15 tháng 1 năm 2011, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội thăm mục vụ và dâng lễ tạ ơn tại trung tâm hành hương Sở Kiện. Sở Kiện là nơi đã diễn ra lễ khai mạc năm thánh 2010 tại Việt Nam, là một trong bốn điểm trong Giáo phận được bề trên chọn làm điểm hành hương để lĩnh ơn toàn xá trong năm thánh.

Xem hình ảnh

Khoảng 9 giờ 30, Đức Tổng Giám Mục đã bắt đầu Thánh lễ với hơn hai chục linh mục, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo bà con giáo dân. Ngài dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, ngỏ lời cảm ơn cha xứ và quý cha phó, cảm ơn tất cả bà con tín hữu nơi đây đã góp công, góp của để sự kiện năm thánh được diễn tiến tốt đẹp. Trong năm 2010, trung tâm hành hương Sở Kiện đã là nơi được tổ chức nhiều sự kiện lớn: khai mạc năm thánh 2010, ngày hội ngộ linh mục miền Bắc và đại hội thiếu nhi thánh thể. Những dịp đó và những dịp khác anh chị em đã mở rộng tâm hồn của mình, mở rộng ngôi nhà của mình để có thể đón tiếp và biến ngôi nhà của mình thành nơi gặp gỡ, nơi cầu nguyện và chia sẻ, lời Đức Tổng Giám Mục đã nói trước khi bước vào Thánh lễ.

Giảng lễ qua đoạn Phúc Âm Mc 2, 13- 17, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh đến tình thương của Thiên Chúa qua ơn gọi của ông Lê-vi, người thu thuế trong bài Tin Mừng. Ngài nói, Vào thời Chúa Giêsu thì làm nghề thu thuế thường bị người ta khinh bỉ; vì đối với sự công bằng thì người thu thuế luôn tìm cách tăng thuế lên và giữ cho mình phần thừa thãi. Vì vậy, mọi người nhìn người thu thuế như kẻ bóc lột và họ ghét cay ghét đắng; ngay cả việc người thu thuế đến đền thờ thì họ không chấp nhận đồng tiền đó, họ cho đó là đồng tiền nhơ bẩn… Nhưng trên thực tế ở mỗi con người, cho dù có tồi tệ thế nào đi nữa thì vẫn có cái gì đó tốt nơi thâm sâu tâm hồn họ. Chúng ta thường nhìn bên ngoài thì không thể thấu hết được. Nhưng đối với Chúa thì Ngài có thể dò thấu thâm sâu tâm hồn họ. Chính vì thế nên Chúa không nhìn ông Lê-vi bằng cái nhìn khinh bỉ. Ngược lại, Ngài nhìn ông bằng cái nhìn cảm thông, cái nhìn mời gọi; Ngài đã nhẹ nhàng gọi mời ông “Hãy theo Tôi”. Đối với ông Lê-vi, chưa bao giờ nghe được một giọng nói ngọt ngào như vậy, chưa bao giờ nhìn được cặp mắt yêu thương như thế, và cũng chưa một lần nhận được cử chỉ thân quen nên ông đã bị đánh động, lập tức đứng lên và đi theo Chúa.

Qua hình ảnh ông Lê-vi trong bài Tin Mừng, chúng ta thấy rõ tình thương đã làm thay đổi lòng dạ con người. Ngày hôm nay Chúa cũng đang nhìn chúng ta, yêu thương chúng ta, mời gọi chúng ta mỗi khi chúng ta cử hành các Bí Tích của Giáo Hội. Ngài đang chờ đợi chúng ta sẵn sàng, tức khắc từ bỏ con đường tội lỗi để đi theo Chúa và trở nên môn đệ của Ngài.

Cuối Thánh lễ, cha An-tôn Giám đốc trung tâm hành hương Sở Kiện thay lời cha xứ Gia-cô-bê và cộng đoàn cảm ơn Đức Tổng Giám Mục, quý cha đồng tế, ngài nói: Hôm nay chúng con được đón vị cha chung của giáo phận về thăm mục vụ và chủ sự Thánh lễ tạ ơn kết thúc năm thánh, đây thực sự là một ngày vui và chắc chắn sẽ là nguồn động viên rất lớn cho đời sống đức tin nơi cộng đoàn giáo xứ chúng con... Sau lời cảm ơn, cha báo cáo với Đức Tổng Giám Mục về tình hình trung tâm hành hương Sở Kiện trong năm thánh qua. Những con số theo bản báo cáo: 151 đoàn hành hương, tổng số gần 37 nghìn (37.000) lượt người và 88 Thánh lễ hành hương. Trong đó có quý Đức cha đến từ Pháp quốc, Hàn quốc; quý Đức cha của giáo phận Bắc Ninh, Hưng Hóa; các cha từ Mĩ, Thụy Sĩ, Úc, Canada, Trung Quốc… và nhiều phái đoàn khác.

Sau cùng, quý cha và cộng đoàn thể hiện tình con thảo qua việc chúc tết Vị cha chung của Giáo phận là mừng tuổi ngài, từ những cụ già đi không còn vững cho đến những em nhỏ chập chững bước đi đầu đời đã lần lượt lên chúc mừng và mong nhận phép lành từ Vị cha chung đáng kính.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kinh tế Việt Nam năm 2010 (1)
Hà Minh Thảo
10:33 15/01/2011
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2010

CỔNG VÀO

1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được Quốc hội khóa VIII nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15.04.1992 và Chủ tịch Nông đức Mạnh ký, qui định:

Điều 4
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Điều 15
Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một hệ thống kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam áp dụng Việt Nam từ thập niên 1990, nhưng chỉ có những giải thích hạn chế và chung chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tại hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30.01.2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để nói một cách dễ hiểu, kinh tế thị trường hoạt động theo định luật cung cầu (loi d’offre et et demande) tức xí nghiệp sản xuất (cung) hàng hóa khi có người mua (cầu). Giá hàng hoá cũng được tự động khi hàng có nhiều hay ít. Đầu mùa sầu riêng, trái chín còn ít, giá mắc. Giữa mùa trái chín nhiều, giá bán sầu riêng rẽ hơn. Khi có đơn đặt hàng, xí nghiệp mướn công nhân, không thì cho thôi việc bớt. Kinh tế thị trường là cơ chế áp dụng tại các quốc gia gọi là tư bản chủ nghĩa.

Trái lại, các nước xã hội chủ nghĩa áp dụng kinh tế hoạch định do Nhà nước chủ đạo: Quốc hội ấn định các chỉ tiêu, chính phủ theo đó thực hiện. Các xí nghiệp quốc danh, thường không có cần tính cách cạnh tranh, vì được ngân sách quốc gia, tức tiền thuế dân đóng, hỗ trợ vốn. Tại Việt Nam, cũng có nền kinh tế tư nhân, phần lớn là người ngoại quốc, rất nhỏ, thường bị bóp chẹt.

Do đó, khi gia nhập gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (Organisation Mondiale de Commerce, tiếng Pháp, và World Trade Organization, tiếng Anh, viết tắt WTO) năm 2007, Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn 31.12.2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu chứng minh được với đối tác nào đó là kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ ‘phi thị trường’. Chế độ ‘phi thị trường’ nói trên chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù (là cơ chế khác với cơ chế chung trong WTO mà một số nước có nền kinh tế phi thị trường khi gia nhập WTO phải chịu) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kể cả trong thời gian bị coi là nền kinh tế phi thị trường.

Điều khoản này được hoan nghinh bởi các doanh nghiệp nhà nước vì còn có cơ hội tiếp tục bòn rút ngân sách quốc gia mà Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là trường hợp điển hình, trong khi, các xí nghiệp tư nhân lo sợ các vụ kiện chống bán phá giá. Hậu quả các vụ kiện này, thường các xí nghiệp Việt Nam bị thất kiện vì nền kinh tế phi thị trường (được cho là có nhà nước trợ cấp và phải chịu bách phân thuế quan cao.

2. Vài dòng hiện tình kinh tế Việt Nam.

Năm 2010 vừa chấm dứt, nhiệm kỳ của chính phủ đương nhiệm cũng sắp chấm dứt, tuy nhiên cũng chỉ trên lý thuyết vì Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng có rất nhiều khả năng vẫn còn tại chức và đảng Cộng sản vẫn là đảng độc nhất như điều 4 Hiến pháp qui định.

Năm 2010 cũng khép lại một chu kỳ năm năm mà Việt Nam đã hội nhập thế giới. Từ năm 2006, Việt Nam lần lượt trở thành thành viên bình thường của các định chế quốc tế quan trọng, từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (Fonds monétaire international (FMI), tiếng Pháp, và International monetary fund (IMF), tiếng Anh), Ngân hàng Thế giới (Banque mondiale, tiếng Pháp, và World Bank (WB), tiếng Anh), cho tới WTO và cũng là thành viên của các tổ chức mang nhiều tính chính trị hơn như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (Association des nations de l’Asie du Sud-Est, tiếng Pháp, và Association of South East Asian Nations, tiếng Anh), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu - Thái Bình Dương (Coopération économique pour l'Asie-Pacifique, tiếng Pháp và Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC), tiếng Anh), kể cả việc được bầu làm thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Việt Nam cũng đã là nước tổ chức hội nghị APEC và chủ tịch ASEAN.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng 6,78% so với năm 2009, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội đề ra là 6,5%. Tuy nhiên, lạm phát năm 2010 cũng tăng tới 11,75%. Việc chỉ số tiêu dùng năm 2010 lên hai con số tạo nên bão giá, lãi suất cho vay tăng vọt khiến doanh nghiệp và người dân đều gặp khó khăn. Cán cân thương mại vẫn khiếm hụt, dự trữ ngoại hối giảm thấp. Đây là những đề tài mà chúng tôi lần lượt sẽ viết.

3. Người Việt lạc quan nhất thế giới.

Cuối năm 2010, hệ thống viện thống kê Gallup International Association (Hoa kỳ) và BVA (Pháp) đã thực hiện một cuộc thăm dò dân ý về chỉ số lạc quan của người dân tại 53 quốc gia và đã hỏi 64.203 người từ 18 đến 65 tuổi, trong thời gian từ ngày 11.10 đến 13.12.2010. Riêng tại Việt Nam, cuộc thăm dò được thực hiện từ ngày 20 đến 27.10.2010 và đã vấn đáp đối diện 1.000 người.

Kết quả được công bố ngày 03.01.2011 cho thấy: Quốc gia có chỉ số bi quan nhất thế giới là Pháp với 61% trong số 979 người được hỏi qua điện thoại trong thời gian từ ngày 30.11 đến 01.12.2010 và được công bố trên báo ‘Le Parisien’. Tiếp theo là Anh quốc (52% trong số 2.011 người được hỏi), Tây Ban Nha là (48% trong số 1.243 người được hỏi) và Ý (41% trong số 1.027 người được hỏi). [Số người được hỏi (mẫu số, sample, tiếng Anh và échantillon, tiếng Pháp) càng lớn thì kết quả càng chính xác.]

Trái lại, đứng hạng nhất trong số các nước lạc quan trong các quốc gia lạc quan là Việt Nam với tỷ lệ hơn 61% số người được phỏng vấn, đã vượt xa ba quốc gia cùng về nhì đồng ở mức 49%, nhưng Ba tây với 2.002 người được phỏng vấn, Pérou với 1.204 người và Trung quốc với 1.000 người. Các nhà phân tích của viện BVA và Gallup cho đó là sự kỳ diệu á châu về kinh tế, yếu tố nâng cao tinh thần với mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2010 trên 6,78% so với 2009. Đáp lời phỏng vấn của báo Le Figaro (Pháp), bà Celine Bracq, Phó giám đốc viện BVA giải thích: « Đó là do cuộc khủng hoảng kinh tế tác động mạnh ở các quốc gia Tây phương khiến các nước này cứ nghèo dần, đã đánh mất niềm tin vào mô hình kinh tế của mình và có cảm giác chính nó đang gây trì trệ. Trái lại ở các quốc gia đang phát triển, đang nổi lên, tăng trưởng cứ tiếp tục tăng bất chấp khủng hoảng. »

Nhắc đến bản tin này, có người trong nước nói: « Người nghèo ở đô thị và dân quê có đời sống giản dị. Một chủ gia đình chỉ mong ước một ngày kiếm đủ vài ba ngàn nhét túi, tối về có bửa cơm thanh đạm và ly rượu gạo, rồi leo lên giường ôm vợ. Họ bằng lòng với chỉ số hạnh phúc đó ». Trái lại, người khác thì bày tỏ niềm lo trước kết quả về chỉ số niềm tin ‘nhất thế giới’ của người Việt vì dễ bằng lòng với thực tại mà ít đòi hỏi quyết liệt cho những thay chuyển lớn.

Tiếp theo, khi hỏi thứ 2 như sau: « Theo bạn, so với năm nay, bạn nghĩ năm 2011 sẽ là một năm thịnh vượng kinh tế, khó khăn kinh tế hay giống như hiện nay ? ». Chúng ta đã có những câu trả lời sau:

a.- 30% tổng số người đáp lời phỏng vấn trên thế giới cho biết, theo họ, năm 2011 sẽ là một năm thịnh vượng kinh tế với các chi tiết như sau:
- Nigéria 72%
- Việt Nam 70%
- Trung quốc 58%
- Các nước Bắc Mỹ 25%
- Các nước Tây Âu 15% (trong đó: Thụy điển 38% và Đức 25%)
- Pháp quốc, cuối cùng, 3%

b.- 28% tổng số người đáp lời phỏng vấn trên thế giới cho biết, theo họ, năm 2011 sẽ là một năm khó khăn kinh tế hơn năm 2010;

c.- 36% tổng số người đáp lời phỏng vấn trên thế giới cho biết, theo họ, năm 2011 sẽ nền kinh tế giống như năm 2010;

d.- 36% tổng số người đáp lời phỏng vấn trên thế giới cho biết họ không có ý kiến.

(Còn tiếp)
 
Tin Đáng Chú Ý
WikiLeaks tiết lộ nhận định của Bộ ngoại giao Mỹ về lãnh đạo VN
Người Việt
11:07 15/01/2011
LONDON (The Guardian) - Hôm Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011, đúng ngày đảng CSVN khai mạc đại hội thứ 11, nhật báo The Guardian ở London Anh Quốc, một trong 5 tờ báo được WikiLeaks chọn để tiết lộ những tài liệu mật của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận xét về các lãnh đạo của đảng CSVN.

WikiLeaks đã thu thập được 251,287 công điện trao đổi giữa bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và 250 cơ sở ngoại giao trên thế giới, trong số đó 2,235 của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, với cấp độ từ không bí mật tới tối mật.

Tài liệu mà WikiLeaks vừa tiết lộ gồm hai công điện của Đại sứ Michael Michalak gởi từ Hà Nội về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Michael Michalak là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ tháng 8 năm 2007, sắp mãn nhiệm và sẽ được thay thế bởi tân Đại sứ David Shear.

Công điện gởi ngày 20 tháng 1 năm 2010 nói lên sự quan tâm đối với các hành động đàn áp của chính quyền Việt Nam.

Công điện gởi ngày 10 tháng 9 năm 2010 đề cập tới việc thay đổi nhân sự lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ được định đoạt ở Đại Hội Đảng kỳ thứ 11 họp từ ngày 12 đến 19 tháng 1 năm 2011.

Công điện thứ nhì của đại sứ Michalak trong phần tóm lược nói rằng “Dự kiến có tới 6 trong 15 Ủy viên bộ Chính trị sẽ nghỉ hưu, bao gồm Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch Nhà nước, Chủ tich Quốc hội” và những giới am hiểu dự đoán là “''Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là hai ứng viên hàng đầu để thay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh”.

Nếu Nguyễn Tấn Dũng không nắm chức vụ Tổng Bí Thư thì nhiều triển vọng ông ta sẽ tiếp tục là Thủ tướng”.

Hai ứng viên khác được coi là có thế mạnh là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, và Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng, Tô Huy Rứa, ủy viên mới nhất trong Bộ Chính trị.

Hai nhân vật sáng giá

Đại sứ Michalak trình bày tiếp: “Dũng và Sang đều là ủy viên bộ Chính trị từ 1996, đã thu gom được ảnh hưởng rộng lớn trong guồng máy lãnh đạo đảng - nhà nước Việt Nam và là hai nhân vật quyền lực nhất trong nước hiện nay. Nhưng trong thế tranh đua, hai người lại rất giống nhau, cả hai đều là người miền Nam và cựu Bí thư thành ủy Sài Gòn. Vì vậy theo quan niệm của những người vẫn coi nặng yếu tố phân liệt địa phương, thì một trong hai người, có vẻ là Sang, sẽ không thăng tiến được năm nay.’

‘Như vậy nếu Dũng tiếp tục ở chức vụ Thủ tướng thì hai ứng viến sáng giá nhất vào vị trí Tổng Bí thư Đảng là đương kim Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng và triệt để hơn nữa có thể là Tô Huy Rứa, mới được bầu năm 2006 vào Ủy viên bộ Chính trị khóa 10, đang giữ chức vụ Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương”.

Tính cách ‘thực dụng’

Qua trình bày tình hình tóm lược, đại sứ Michalak đưa ra nhận định:

“Cả Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang không ai nhiệt tình với cải cách chính trị như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhưng mọi người đều biết họ về những tính cách thực dụng, chủ trương kinh tế thị trường và tán thành sự tăng tiến vững chắc trong mối quan hệ với Hoa Kỳ”.

Về Nguyễn Phú Trọng và Tô Huy Rứa, sự đánh giá viết trong công điện: “Trong vai trò Chủ tịch Quốc Hôi, Trọng cũng theo một cách tiếp cận tương tự nhưng Rứa thì có thể là hoàn toàn khác biệt. Rứa lên tới vị trí Ủy viên bộ Chính trị vừa phản ánh vừa khẳng định khuynh hướng bảo thủ càng ngày càng hiển nhiên kể từ vụ trừng trị các ký giả đã tường trình vụ tham nhũng tai tiếng PMU-18 hơn một năm trước.

Như vậy vai trò của Rứa trong sự chuyển hóa lãnh đạo ở Việt Nam sẽ cho thấy được là tự do hóa chính trị, mà hiện nay đang ngưng, có thể nào sẽ được tái tục sau 2011 hay là vẫn bị bóp nghẹt.’

Ngoài ra cũng nên lưu ý thêm là trong một diễn biến có thể có nhiều ý nghĩa vừa đây, trong cuộc họp báo hôm Thứ Hai, 10 tháng 1, hai ngày trước đại hội, ông Tô Huy Rứa, như để cảnh cáo những ai hy vọng có thay đổi về lý luận, đã nói rằng Ðảng kiên quyết bác bỏ “nhu cầu đa nguyên” về chính trị tại Việt Nam.

Giàn lãnh đạo già nua

Bức công điện ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Đại sứ Mỹ đề cập đến tình trạng già nua trong giới lãnh đạo đảng CSVN: “Ðại Hội 9 (năm 2001) ấn định hạn tuổi tối đa cho một đảng viên được bầu vào bộ Chính Trị lần đầu tiên là 60 và 65 cho những người được tái nhiệm. Tới trước Ðại Hội 10 (2006) hạn tuổi sau này được tăng lên 67 để cho Nông Ðức Mạnh, khi ấy 66 tuổi, có thể tiếp tục làm Tổng bí thư... Theo quy định ấy, tới 2011 Nông Ðức Mạnh (71), Nguyễn Minh Triết (69), Nguyễn Phú Trọng (67), Phạm Gia Khiêm (67), Trương Vĩnh Trọng (69), Nguyễn Văn Chi (66) đều ngang hoặc quá hạn tuổi hạn định. Nguyễn Phú Trọng còn có thể ở trong bộ Chính Trị nếu được bầu làm tổng bí thư.”

Về sự già nua và thiếu khả năng của Nông Ðức Mạnh, bức công điện tiết lộ một chuyện: “Ðại Sứ Mitsuo Sakaba tháp tùng Mạnh trong chuyến thăm viếng Nhật Bản hồi tháng 4, 2010, kể lại với chúng tôi rằng ông Tổng bí thư khi hội kiến với Thủ Tướng Taro Aso tỏ ra không nhập cuộc gì hết, đọc một phát biểu viết sẵn trong 30 phút với giọng đơn điệu buồn nản và chỉ thật sự tỏ ra quan tâm thích thú khi được đưa đến thăm một khu nông nghiệp gần Tokyo.”

Trong điều kiện ấy những ứng viên Tô Huy Rứa (64 tuổi), Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng là những ứng viên có điều kiện thuận lợi vào chức vị lãnh đạo đảng mà theo bình luận của Ðại Sứ Michalak thì Sang và Dũng có nhiều khả năng và triển vọng hơn hết nếu đại hội này vượt qua lề lối nhân sự phải được chia đủ cho cả ba miền Bắc-Trung-Nam.

'Bạo lực quá mức' với tôn giáo

Ðây là đề tài báo cáo trong bản công điện từ tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội gởi về ngày 20 tháng 1 năm 2010.

Phần tóm lược nói rằng sự ứng phó yếu kém của Việt Nam đối với sự việc của Làng Mai ở chùa Bát Nhã cũng như tại giáo xứ Ðồng Chiêm tuần trước (so với thời điểm công điện này được viết) - đặc biệt là sự sử dụng bạo lực quá mức - là gây ra rắc rối và tỏ lộ dấu hiệu chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền vào thời gian sắp tới đại hội đảng lần thứ 11 tháng 1 năm 2011.

Công điện viết: “Tuy nhiên căn nguyên đầu tiên của tình trạng này là việc tranh chấp đất đai, không liên hệ với đòi hỏi theo quy định của đạo luật Tự do Tín ngưỡng Quốc tế năm 1998, và không làm lệch hướng ghi nhận của chúng ta là đã có những thành quả tốt trong sự nới rộng tự do tôn giáo mà Việt Nam thực hiện kể từ khi Hoa Kỳ rút bỏ quy chế CPC (quốc gia cần quan tâm đặc biệt) hồi tháng 11 năm 2006.

Những thành quả ấy bao gồm sự thừa nhận thêm nhiều tôn giáo mới, thực hiện một khung pháp lý mới cho sinh hoạt tôn giáo đồng thời với những chương trình huấn luyện ở cấp địa phương và toàn quốc. Các cộng đoàn Công Giáo và Tin Lành, kể cả những cộng đoàn ở vùng cao nguyên miền Bắc và Tây Bắc, tiếp tục báo cáo về những sự cải thiện, cũng như các tín đồ Hồi Giáo, Baha'i, Cao Ðài trên toàn quốc. Sự trấn áp tôn giáo một cách phổ biến và có hệ thống như đã xảy ra trước năm 2004 khi Việt Nam bị đưa vào CPC đã không còn tồn tại nữa.

Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội đề nghị bộ Ngoại Giao không tái chỉ định Việt Nam vào danh sách này và thay vào đó dùng những cơ hội can thiệp ở cấp cao để thúc đẩy Việt Nam tiếp tục mở rộng tự do tôn giáo.

Sau khi tường trình những kết quả tốt đã đạt được từ 2006 khi Việt Nam không còn bị đặt trong danh sách các quốc gia cần quan tâm (CPC), bức công điện ngày 20 tháng 1 năm 2010 cũng nhấn mạnh là hãy còn nhiều việc cần làm:

“Thành tích cải thiện tự do tôn giáo ở Việt Nam đã bị bôi đen vì vụ bạo hành tín đồ Công Giáo ở Ðồng Chiêm và việc trục xuất cưỡng bách gần 400 sư sãi ở hai ngôi chùa Bát Nhã và Phước Huệ thuộc tỉnh Lâm Ðồng.

Những vụ trục xuất bằng bạo lực là tiếp theo nhiều tháng hăm dọa và tấn công vào cá nhân. Nhà nước độc đảng Việt Nam vẫn còn vạch lằn ranh với những gì mà họ coi là tôn giáo xen lẫn với chính trị. Ðiều ấy giải thích vì sao chính quyền đã đối xử rất mạnh tay với Linh Mục Nguyễn Văn Lý cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất và cái gọi là Giáo Hội Tin Lành Dega ở Tây nguyên. Ngoài ra vẫn còn một số những trường hợp đơn lẻ về sự gây phiền hà với tín đồ Thiên Chúa Giáo.”

(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=125578)
 
Công điện của Ðại sứ Mỹ: Sang và Dũng có nhiều quyền lực
Hà Tường Cát (tổng hợp)
11:10 15/01/2011
Công điện của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam gởi về Washington DC rò rỉ trên WikiLeaks cho thấy, hai nhân vật người miền Nam là Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng sẽ có nhiều quyền lực trong bộ máy của đảng CSVN sau đại hội 11.

Trước mỗi kỳ đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam, dự đoán về nhân sự lãnh đạo mới bao giờ cũng là đề tài được bàn luận nhiều nhất.

Tuy nhiên đối với giới am hiểu tình trạng ở các chế độ Cộng Sản thì thay đổi bình thường chỉ có nghĩa là sắp xếp lại nhân sự, chưa hứa hẹn một triển vọng thay đổi đường lối đáng kể.

Thứ nhất, quyền lực tối cao nằm ở Bộ Chính Trị là một tập thể chứ không phải cá nhân và không thể chờ đợi chuyển biến mau chóng khi mà giữa những thành viên trong tập thể đó luôn luôn vẫn còn phải thủ thế với nhau. Thứ nhì, những nhân vật có điều kiện để nắm giữ những quyền lực cao không bao giờ là người mới, phải có một quá trình ở vị trí lãnh đạo, nói cách khác vấn đề trẻ hóa lãnh đạo không thể đột ngột xảy ra.

Chính theo chiều hướng này mà ở công điện của Ðại Sứ Michalak do WikiLeaks tiết lộ người ta chỉ thấy đề cập đến những nhân sự cũ vào 4 vị trí quan trọng nhất là tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc Hội. Có thể Ðại Sứ Michalak còn báo cáo với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về những nhân vật nào khác hay không là điều chưa được biết, WikiLeaks chưa đưa ra hoặc không có.

Công điện của Ðại Sứ Michalak cho biết có tới năm ủy viên Bộ Chính Trị quá giới hạn tuổi 67 do đại hội 10 ấn định (Nông Ðức Mạnh 71, Nguyễn Minh Triết 69, Nguyễn Phú Trọng 67, Phạm Gia Khiêm 67, Trương Vĩnh Trọng 69). Công điện không đưa ra dự đoán năm người sẽ thay thế có thể là ai, và với giới hạn vừa nói, sự xếp đặt người vào bốn vị trí đứng đầu đảng trở nên rất bị gò bó hạn hẹp.

Về vị trí tổng bí thư, công điện cho rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và thường trực ban bí thư Trương Tấn Sang là hai đối thủ hàng đầu. “Cả hai người đều đã chiếm vị trí vượt trội ở hai cánh mà nhiều người coi là tranh đoạt ảnh hưởng lẫn nhau trong đảng, một bên là chính phủ và nắm quyền kiểm soát các đại công ty quốc doanh, một bên là quyền lực trong nội bộ đảng.”

“Hai ông Dũng và Sang cũng có thế thuận lợi nhất cho sự liên tục trong lãnh đạo mà đảng vẫn kiên định là cần thiết. Hai người vào Bộ Chính Trị năm 1996 và như thế sẽ là thâm niên nhất trong bất cứ các ủy viên nào khác sau năm 2011. Ðồng thời, ở tuổi 60, họ tương đối còn trẻ và có thể đảm nhận hai nhiệm kỳ tổng bí thư.”

Nguyễn Tấn Dũng (trái), Trương Tấn Sang (phải), theo Đại sứ Michalak, hai nhân vật này sẽ có nhiều quyền lực sau đại hội đảng 11. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Trương Tấn Sang hơn Nguyễn Tấn Dũng

Ðại Sứ Michalak tỏ ra thiên về nhận định cho rằng ông Sang sẽ nắm chức tổng bí thư. Ông nêu lên những lợi thế của Sang như vẫn được coi là người hợp lý nhất để thay thế Nông Ðức Mạnh vì đã từng quen với trách nhiệm điều động mọi việc của đảng, tạo được vị trí đáng kể với các ủy ban trong Ban Chấp Hành Trung Ương. Dù phần nào bị rắc rối vì chuyện băng đảng Năm Cam khi làm bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh nhưng bây giờ Sang được nhìn nhận là người có khả năng dàn xếp mọi chuyện cho đảng trong nhiều lãnh vực kể cả kinh tế. Khi họp với các phái đoàn kinh doanh Hoa Kỳ và ASEAN, Sang tỏ ra nắm vững nội dung và có quyền năng giải quyết vấn đề. Theo trình bày của Ðại Sứ Michalak căn cứ trên những nguồn tin đáng tin cậy thì trong thực tế Mạnh đã trao cho Sang trách nhiệm nhiều việc.

Còn về ông Dũng, do một loạt những thất bại mà tham vọng tiến lên vị trí cao nhất trong đảng có thể bị hỏng, như chuyện bênh vực quá sớm việc cho Trung Quốc đầu tư khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Trong hội nghị của trung ương đảng gần đây Dũng bị nhiều phê phán về kết quả đối phó với tham nhũng và các vấn đề giáo dục, y tế. (Khi Ðại Sứ Michalak viết báo cáo này, vụ Vinashin chưa nổ lớn.) Nhưng sâu xa hơn hết thì “Chỗ yếu nhất của Dũng là căn bản của quyền lực xuất phát từ nỗ lực tạo vai trò mạnh cho chính phủ và do đó làm xa lánh nhiều người trong ban bí thư và các ủy ban ban chấp hành trung ương đảng vốn là trung tâm quyền lực của đảng. Ðó là nhận định của những nhà ngoại giao Ðông Âu có quan hệ thường xuyên với đảng viên các cấp.”

“Hầu hết những tham khảo ý kiến đều đi đến kết luận Dũng có điều kiện tốt để tiếp tục ở vị trí thủ tướng và có thể ông ta sẽ chọn hướng này. Ông là một cựu bộ đội quân y thời chiến và sĩ quan công an, có sự ủng hộ mạnh mẽ từ Bộ Quốc Phòng và An Ninh, sự ủng hộ có vẻ được gia tăng qua những vụ đàn áp đối lập mới đây.”

Hai vị trí quyền lực nhất là người miền Nam

Công điện đi tới kết luận: “Do đó nếu như vượt được thông lệ địa phương tính, thì phe nhân sự miền Nam có thể lần đầu tiên chiếm hai vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu đảng-nhà nước và sẽ tiếp tục như vậy thêm 10 năm nữa, một tình trạng không chấp nhận được trên quan niệm miền Bắc điều phối quyền lực. Kể từ khi Lê Duẩn chết năm 1986, tổng bí thư luôn luôn là dân miền Bắc, thủ tướng miền Nam và vị trí thứ ba, Chủ tịch nước, không thiết yếu lắm nhưng có thể tốt nhất là miền Trung”.

Ðại Sứ Michalak giải thích thêm: “Có nhiều nguồn tin cho biết giữa những người miền Nam Sang, Dũng và Triết tất cả đều là cựu bí thư thành ủy Hồ Chí Minh song chưa hẳn đã là đồng minh. Ðại hội đảng 2006 đưa tới chỗ chủ tịch nước và thủ tướng đều là miền Nam, một viên thuốc đắng với nhiều người phe miền Bắc và đã chỉ có thể nuốt được do vị trí cao nhất, tổng bí thư là người miền Bắc (Nông Ðức Mạnh). Do đó để hai vị trí tổng bí thư và thủ tướng đều về người miền Nam có lẽ không phải là chuyện được nhiều người tán thành”.

Ở đây, bản công điện thêm một chú giải: “Nên hiểu rằng phe phái, trong đó yếu tố địa phương đóng vai trò quan trọng, không còn do từ ý thức hệ mà là vấn đề quyền hành, vai vế và tiền tài”.

Công điện đưa ra lập luận: “Dũng hay Sang sẽ đều chẳng nhượng bộ mà không tranh chấp, nhưng nếu một trong hai bị buộc phải hy sinh tham vọng thì có lẽ sẽ là Sang. Nếu Sang không được chức tổng bí thư thì nhân vật được nói đến nhiều nhất là Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng, người đã có thành tích đưa Quốc Hội đến chỗ xác định được vai trò của mình hơn. Trọng 67 tuổi và như vậy có thể trong đại hội đảng sẽ phải đi đến chỗ chấp nhận không có giới hạn tuổi 67 cho 4 vị trí ‘cột trụ’: Tổng Bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội.”

Tô Huy Rứa là ‘ẩn số’

Tiếp theo, để giải bài dự đoán khó khăn ít ẩn số nhưng nhiều thông số này, bức công điện của Ðại Sứ Michalak nêu tên ông Tô Huy Rứa, mặc dù nói rằng “sẽ là bất thường khi một nhân vật vừa được bầu bổ sung vào Bộ Chính Trị đã tiến ngay lên vị trí tổng Bí thư”. Tô Huy Rứa sinh năm 1947 tại Thanh Hóa, tốt nghiệp khoa Toán đại học tổng hợp Hà Nội và tiến sĩ triết học Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô. Ông từng giữ các chức vụ giám đốc Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, bí thư thành ủy Hải Phòng và từ 2007 là trưởng ban Văn hóa-Tư tưởng Trung ương của đảng Cộng Sản Việt Nam, đồng thời là đại biểu Quốc Hội.

Công điện tòa đại sứ Hoa Kỳ viết: “Chúng tôi không có thông tin để xác định rằng Rứa là một đồng minh của Sang như học giả người Úc Carlye Thayer cho biết. Nhưng bộ mặt của Rứa trước công chúng đã gia tăng rất nhiều gần đây. Rứa có đầy đủ tín nhiệm về nắm vững lý luận chính trị, chủ trương, quan điểm, chính sách của đảng và thêm kinh nghiệm đã từng điều khiển một thành phố quan trọng, Hải Phòng”.

‘Giải pháp’ Nguyễn Sinh Hùng

Về phần Nguyễn Tấn Dũng, công điện nhận xét “Nếu không giữ được ghế thủ tướng trong khi Sang tiến lên tổng bí thư thì sẽ xảy tới trường hợp một người miền Bắc làm thủ tướng. Nhưng trường hợp này sân chơi lại hẹp hơn nữa. Từ 20 năm qua, một phó thủ tướng luôn luôn tiến lên vị trí thủ tướng, tuy nhiên trong năm phó thủ tướng hiện nay chỉ có ba người là ủy viên Bộ Chính Trị và hai đã đến tuổi hưu sau 2011. Còn lại Nguyễn Sinh Hùng là dân miền Bắc, kinh tế gia, và có tiếng là người thường mạnh mẽ bất đồng ý kiến với Dũng. Tuy nhiên Hùng lại không phải là người thu được nhiều cảm tình của các đảng viên; khi Quốc Hội thi hành một thủ tục chỉ có tính cách tượng trưng năm 2007 là biểu quyết chấp thuận nội các, Hùng chỉ được 58% phiếu tán thành của một Quốc Hội mà 92% là đảng viên.”

Tóm lại tiết lộ của WikiLeaks giúp người ta hiểu được phần nào sự đánh giá của tòa đại sứ Hoa Kỳ về giới lãnh đạo hiện nay cũng như tình hình chính trị Việt Nam tương lai, trong đó không có dấu hiệu mong đợi về sự thay đổi đường lối mới hay ở những nhân vật mới. Quan tâm chính trong công điện của Ðại Sứ Michalak tập trung vào tổng bí thư là vị trí quan trọng nhất của một đảng Cộng Sản. Trên một khía cạnh nào đó những nhận định này mặc nhiên không đánh giá cao vai trò và thành tích của Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh qua hai nhiệm kỳ, nhưng đặt vấn đề về người kế vị sau Ðại Hội 11.

‘Quan hệ vững chắc với Hoa Kỳ’

Trong bốn nhân vật dự đoán có thể làm tổng bí thư thì ba người - các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng - được xem là có khuynh hướng thuận lợi với quan điểm thực dụng, chủ trương gắn bó với kinh tế thị trường và “thiên về đường lối tăng tiến quan hệ vững chắc với Hoa Kỳ”. Cũng nên lưu ý là trong công điện không có một lời lẽ nào đề cập đến Trung Quốc. Còn về trường hợp Tô Huy Rứa thì có vẻ hãy còn là một ẩn số, công điện viết: “Vai trò của ông này trong sự chuyển đổi lãnh đạo tại Việt Nam sẽ cho thấy là chiều hướng tự do hóa chính trị hiện nay đang ngưng lại có sẽ tái tục sau năm 2011 hay vẫn tồn tại lì ra như thế”.

Từ một hướng nhìn khác, Giáo Sư Martin Gainsborough, chuyên gia về chính trị Việt Nam tại Ðại Học Bristol, Anh Quốc, trong một bài phỏng vấn của BBC, tin rằng “việc họp đại hội tự nó không phải là sự kiện quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam”.

Theo lời ông: “Thường có khoảng cách lớn giữa chính sách và việc thực hiện. Tại đại hội người ta chỉ bàn đến hướng đi về bề rộng mà thôi. Người ta sẽ quyết định nhân sự cho đảng và cho chính phủ nhưng điều chủ yếu là sau đó người ta sẽ làm việc với nhau như thế nào và các quyết định hàng ngày mà quan chức đảng và nhất là chính phủ đưa ra sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, hiện nay đang tiếp tục tăng trưởng nhưng gặp phải nhiều cản trở”.

Về lãnh vực chính trị, Giáo Sư Gainsborough cho là “sẽ chưa có sự hình thành một hệ thống đa đảng vì đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục chỉ đạo và kiên quyết ngăn chặn điều đó”. Nhưng theo ông: “Chính sự chuyển biến xã hội tại Việt Nam sẽ tạo ra sức ép lên đảng và thúc đẩy hệ thống từng bước một. Ðấy chính là cách mà Việt Nam đã phải thực hiện các chuyển đổi chính trị trong những năm qua”.

(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=125699)
 
CPJ: Hà Nội siết chặt quyền tự do báo chí
Người Việt
11:12 15/01/2011
NEW YORK (NV) - Nhà cầm quyền Cộng Sản tại Việt Nam ngày càng bóp chặt hơn quyền tự do báo chí của người dân.

Ngày 6 tháng 1, 2011 vừa qua, chế độ Hà Nội đã ra một nghị định mới gia tăng phạt vạ đến 40 triệu đồng (khoảng $2,000 USD) cho những bài viết, bản tin “trái phép” hay không phải “lợi ích của nhân dân.”

Nghị định số 02/2011/NÐ-CP được đưa ra ít ngày trước khi có đại hội đảng, sẽ có hiệu lực từ ngày 25 tháng 2, 2011 tới đây, như một lời cảnh cáo không những những người viết lách thông tin “lề trái” mà còn cả những người kiếm cơm phục vụ tuyên truyền cho nhà nước ở “lề phải.”

Nghị định mới nhằm “đưa thông tin điện tử vào cùng một sự kiểm duyệt với truyền thông truyền thống (lề phải).” Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) trụ sở ở New York nhận xét.

Nghị định nói trên dọa phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng nếu “xuất bản” báo chí, cả báo giấy đến báo điện tử, không có giấy phép xuất bản.

Rất nhiều người ở Việt Nam đã mở blogs điện tử để viết bài, đưa tin về chính họ hoặc về tình hình thời sự vì không thể phổ biến trên hệ thống báo “lề phải.”

“Trên hết, nghị định mới của nhà cầm quyền nhằm gia tăng kiểm soát truyền thông vốn đã quá chặt, quá áp chế.” Ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp của CPJ ở Á Châu phát biểu.

“Lời lẽ trong nghị định quá mông lung và tượng trưng cho những biện pháp mới nhất mà nhà cầm quyền sử dụng luật pháp để giới hạn quyền tự do báo chí, kể cả Internet.” Ông Crispin viết trong bản tuyên bố.

Nghị định đưa ra mức trừng phạt đến 5 triệu đồng nếu bài viết không tiết lộ nguồn tin. Nếu tài liệu liên quan đến một vụ án đang điều tra có thể bị phạt đến 20 triệu đồng (khoảng $1,000 USD).

CPJ cho hay những sự trừng phạt nằm trong cái nghị định mới nhằm đánh thẳng vào những người viết blogs hiện rất phổ biến ở Việt Nam. Rất nhiều người đã dùng bút hiệu đặc biệt để viết bài, đưa tin vì không muốn bị nhà cầm quyền trả thù, sách nhiễu khủng bố.

Tất cả các loại hình báo chí ở Việt Nam đều do nhà cầm quyền các cấp đẻ ra để độc quyền kiểm soát thông tin, phổ biến tin tức một chiều phục vụ nhu cầu tuyên truyền của nhà nước.

Tuy không dám ra mặt chống đối cái nghị định mới, báo Thanh Niên dẫn lời luật sư Trịnh Thanh ở Sài Gòn nói rằng ký giả có bổn phận phải bảo vệ nguồn tin khi viết về các vấn đề nhạy cảm, thí dụ tham nhũng.

Năm 2008, ký giả của báo Thanh Niên và báo Tuổi Trẻ bị kết tội “lợi dụng quyền hạn chức vụ” vì viết hăng hái quá đáng về vụ án tham nhũng ở Bộ Giao Thông Vận Tải liên quan đến tướng tá công an.

Nhờ những bài viết này, lấy nguồn từ cơ quan điều tra, người ta thấy chân dung lem luốc của nhiều viên chức cao cấp bộ GTVN, kể cả bộ trưởng, thứ trưởng đến tổng giám đốc liên quan đến các dự án cầu đường đầy bê bối. Tướng tá công an dính trong vụ này vì ăn tiền “chạy án.”

Mạng lưới điện tử thông tin toàn cầu và quyền tự do phát biểu của người dân ở Việt Nam đã bị xâm phạm nghiêm trọng và bị siết chặt trong năm 2010. Mạng facebook bị chặn, nhiều blogs và báo điện tử “lề trái” bị tin tặc phá sập trong khi luật lệ thông tin tại Việt Nam thì siết chặt hơn, theo lời Ðại Sứ Mỹ Michael Michalak phát biểu hồi tháng trước ở Hà Nội.

CPJ từng xếp Việt Nam là nước tồi tệ hạng thứ sáu trên thế giới về siết cổ giới viết blogs. Hiện có ít nhất 5 bloggers viết bài liên quan đến thời sự chính trị trong số hàng chục người vận động dân chủ đang bị giam giữ vì bị tố cáo tội “tuyên truyền chống Nhà nước” hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ.”

(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=125686&z=2)
 
Văn Hóa
Tâm Thơ Dâng Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:55 15/01/2011
Con muốn thân thưa hai tiếng: Cha yêu !
Người đã lái thuyền Giáo hội qua bao ghềnh sóng
Dù Cha không còn giữa dòng đời biến động
Nhưng vẫn sống: tinh thần Gioan Phaolô II

Cha đã đi một chặng đường rất dài
Lắm chông gai nhưng không hề sợ hãi
Cha đã bước đồng hành cùng nhân loại
Trong nỗi trở trăn: mong thế giới thái bình

Triều đại của Cha, bừng sáng bình minh
Thời hy vọng tan màn đêm Thần Dữ
Thời nối kết những vòng tay đệ huynh
Trong tình thương và phúc lành Thiên Chúa

Nhân loại vui hơn khi có Cha đứng giữa
Làm trung gian tháo gỡ những bất hòa
Làm mục tử xích lại những khoảng xa
Dẫn đoàn chiên ly tan về chung lối

Cha đã đi khắp nẻo đường thế giới
Để cảm thông, chia sớt với người nghèo
Để học sâu hơn bài học thương yêu
Biết chấp nhận và nâng niu khác biệt

Đẹp con tim Cha tháng ngày mải miết
Tìm hướng đi cho người trẻ hôm nay:
Không bị cuốn theo “văn minh sự chết”
Đang tràn lan đe dọa từng ngày

Giáo Hội vững vàng trước thời thế cuồng quay
Cha khôn ngoan và trung thành chèo lái
Vẫn hùng hồn lời xưa: Đừng sợ hãi !
Khích lệ chúng con và cả nhân loại, Cha ơi !

Tâm thơ dâng sao diễn hết thành lời
Kính phục Cha, xứng ngai tòa Giáo Hội
Cám ơn Cha, đã mở đường đi tới
Cho thứ tha cho hòa giải yêu thương !

ĐCV Vinh Thanh 15 – 1 – 2011