Ngày 16-01-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chiên Thiên Chúa
Lm Vũđình Tường
03:59 16/01/2014
Gioan Tẩy Giả và Đức Kitô quen biết nhau từ thuở thiếu thời. Sinh cùng thời, có họ hàng, bà con thân thích và cùng trang lứa vì thế chúng ta có thể xác quyết là Đức Kitô và Gioan Tẩy Giả biết nhau rất rõ. Điều chúng ta khẳng định lại là điều Gioan Tẩy Giả phủ nhận. Ngôn từ trong bài phúc âm hôm nay dường như nói Gioan Tẩy Giả biết rất ít về Đức Kitô.

Tôi đã không biết Người .c 33.

Gioan biết rất rõ về Đức Kitô nhưng điều Gioan xác quyết không biết thuộc về sứ mạng đặc biệt của Đức Kitô. Câu 33 có thể hiểu là Gioan không biết rõ về sứ mạng của Người. Sứ mạng đó Gioan được mặc khải ít nhiều nhưng không nắm vững trong những điều được mặc khải cho biết. Chính vì thế mà Gioan nói không biết Người.

Là con của một thầy tư tế, cha của Gioan là Zacharia nên ngay từ nhỏ Gioan đã chứng kiến cảnh lễ tế chiên trong đền thờ. Óc con trẻ thường thắc mắc và có lẽ Gioan cũng có lần hỏi cha mình sao lại tế lễ chiên như thế. Zachaira giải thích về í nghĩa việc việc dùng chiên làm lễ vật và í nghĩa của con chiên tượng trưng cho điều muốn diễn tả ghi lại trong sách tiên tri Is 53. Hình ảnh con chiên diễn tả về Đấng Cứu Thế chịu đau khổ và hình ảnh đó cũng diễn tả Đấng Cứu Thế khải hoàn qua đau khổ. Hai điều quan trọng trên nói đến một Đấng Cứu Thế duy nhất nhưng Ngài có hai sứ mạng: Sứ mạng đau khổ thay cho nhân loại và sứ mạng Phục Sinh vinh hiển để ban sự sống trường sinh cho nhân loại. Một hình ảnh khác cũng được nhắc nhớ là hình ảnh trước ngày vượt qua Biển Đỏ ráo chân, thoát ách nô lệ của Pharaoh. Trong đêm đó chiên được giết và máu chiên được bôi vào cửa nhà nào nhà đó sẽ được sống. Như thế máu của Chiên Thiên Chúa cũng ban sự sống trường sinh cho những ai lãnh nhận Chiên Thiên Chúa.

Khi giới thiệu Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa cho các môn đệ chúng ta không thể đoán biết Gioan nghĩ gì khi ông giới thiệu Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa. Điểu chắc chắn là Gioan biết và hiểu rất rõ về sứ mạng cứu độ của Chiên Thiên Chúa dựa theo hiểu biết từ cha mình. Và ông cũng biết Đức Kitô có một sứ mạng đặc biệt nhưng đặc biệt như thế nào hình như Gioan không nắm chắc nên ông mới nói là không biết Người.

Câu Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian cũng gây nên nhiều tranh biện. Điều các học giả Kinh Thánh tranh biện giữa hai tư tưởng: một là hành động hay việc xoá bỏ tội trần gian và một tư tưởng khác là thời gian để Ngài làm điều đó thì việc nào quan trọng hơn. Nhiều người nghiêng về tư tưởng hành động xoá bỏ tội của Đấng Cứu Thế là chính và quan trọng hơn thời gian vì đó là sứ mạng của Đấng Cứu Thế. Việc xoá bỏ tội hiện đang xảy ra và còn xảy ra trong tương lai. Gioan cho biết hành động và lời nói của Đấng Cứu Thế rất là quan trọng bởi vì chính ông đã nhìn thấy Thánh Thần Chúa dưới hình chim bồ câu xuống và đậu trên Đấng Cứu Thế. Như thế Gioan quả quyết lời nói và việc làm của Đấng Cứu Thế quan trọng vô cùng, quan trọng đến độ ông không xứng đáng làm đầy tớ cho Ngài. Điều Ngài nói, việc Ngài làm đều có Thánh Thần Chúa hướng dẫn, hỗ trợ. Nói cách khác Thánh Thần Chúa liên kết với Đấng Cứu Thế về mọi phương diện. Thánh Thần Chúa đến ngự trên Ngài và ở lại với Đấng Cứu Thế trong sứ mạng cứu độ của Ngài. Gioan nhận biết điều này và sau này đám đông dân chúng cũng nhận ra điều đặc biệt nơi Đấng Cứu Thế khi họ nói với nhau:

Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư Mc 1,22.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô
Nguyễn Trung Tây, SVD
06:16 16/01/2014
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô


□ ...Tương tự như Phù Đổng Thiên Vương, ngôn sứ Gioan Tiền Hô là một người cũng không màng danh lợi, không có những uẩn khúc về cái tôi, cái bản ngã...


Vào đời Hùng Vương thứ 6, người Ân từ phương Bắc kéo xuống tấn công vương quốc Văn Lang của người Việt Nam. Thế giặc mạnh như chém sắt chẻ tre, người Ân đi tới đâu, làng mạc biến thành bình địa tới đó. Nếu không có chú bé ba tuổi của làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh, vươn mình, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, một mình một ngựa xông thẳng vào giặc Ân, hiện tình của nước Việt Nam ngày nay có thể đã thay đổi. Điểm lạ lùng là sau khi phá tan giặc ngoại xâm, Phù Đổng Thiên Vương không ghé vào thủ đô Phong Châu diện kiến Vua Hùng Vương. Nhưng thiên tướng cưỡi ngựa sắt lên núi Sóc Sơn, rồi biến mất. Cả một vương quốc Văn Lang không ai được dịp mở lời tri ân tới người hùng tuổi trẻ tài cao.

Chú bé ngày xưa của làng Phù Đổng là một thiên tướng với nhiều đặc điểm lạ kỳ. Một trong những điểm lạ kỳ nhất là chú không màng lợi danh, không để chữ tôi của mình lấn áp chữ tôi của đại cuộc. Chú xuất hiện trong một khoảng thời gian của lịch sử lập quốc. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của người trai thời loạn, chú yên lặng bỏ đi. Vua Hùng Vương mến tài, tri ân người hùng lập đền thờ ở làng Phù Đổng. Nhân gian xưng tụng, gọi tên Thánh Gióng.

Vào thời Đức Giêsu, người Do Thái bị gót giầy đô hộ của người La Mã chà đạp. Vào năm 63 B.C., dưới vó ngựa sắt của đoàn quân viễn chinh La Mã, thống tướng Pompey đặt những bước chân đầu tiên tiến vào kinh thành Giêrusalem. Tình hình chính trị của vùng đất thánh lật sang một trang sử mới, trang sử bị bảo hộ dưới bàn tay sắt bọc nhung của Hoàng Đế Cêsar. Sống trong tình trạng bị ngoại bang đô hộ dầy xéo, người Do Thái vào những năm đầu tiên của công nguyên đêm ngày mong chờ Giavê Thiên Chúa sẽ sai một Đấng Xức Dầu tới. Đấng Xức Dầu này, tương tự như Vua Đavít, sẽ đứng lên lãnh đạo dân chúng đánh đuổi người La Mã ra khỏi vùng đất hứa. Dấu hiệu báo cho dân Do Thái biết Đấng Xức Dầu đã gần đến là sự tái xuất hiện của ngôn sứ Elijah, người đã được đưa về trời bằng một cỗ xe lửa (2Các Vua 2:11). Theo niềm tin, ngôn sứ Elijah sẽ tái xuất hiện, làm người tiền phong, mở đường dẫn lối cho Đấng Xức Dầu đến với dân Do Thái (Malaki 3:1, 23).

Ngày đó rồi cũng đã tới, xuất hiện trong sa mạc qua hình ảnh của ngôn sứ Elijah, ngôn sứ Gioan Tiền Hô mặc áo lạc đà (2Các Vua 1:8), sống bằng mật ong và châu chấu của hoang địa. Tự xưng mình là tiếng kêu trong sa mạc, ngôn sứ Tiền Hô kêu gọi dân chúng thay đổi đời sống, chuẩn bị con đường cho Đấng Xức Dầu. Tiếng kêu gọi của người ngôn sứ đã đánh động lương tâm của nhiều người Do Thái. Đáp trả lại lời mời gọi của tiếng kêu âm vang từ sa mạc, người người từ khắp các làng mạc của miền Nam Giuđê và kinh thành Giêrusalem tiếp tục kéo về vùng đất sỏi, nhận phép thanh tẩy bằng nước sông Giođan từ hai bàn tay của người ngôn sứ sa mạc. Thanh thế của Gioan vào năm thứ nhất Công Nguyên rất lớn. Ngay cả vua Hêrôđê Antipas cũng phải kính nể ngôn sứ Tiền Hô, mặc dầu bản thân của nhà vua bị người ngôn sứ công kích lên án về cuộc hôn nhân giữa ông với người chị dâu Hêrodias.

Bởi vị thế khá đặc biệt của ngôn sứ thanh tẩy, có người lầm tưởng Gioan chính là Đấng Kitô mà họ đang mong đợi (Luca 3:15). Nhưng Gioan Tẩy Giả thẳng thắn lắc đầu phủ nhận. Không những thế, ông còn khẳng định một điều, ông chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, tiếng kêu dọn đường cho Đấng Kitô (Máccô 1:2-3).

Tương tự như Phù Đổng Thiên Vương, ngôn sứ Gioan Tiền Hô là một người cũng không màng danh lợi, không có những uẩn khúc về cái tôi, cái bản ngã. Cả hai, Thánh Gióng và Gioan Tiền Hô đều hiểu rõ lý do tại sao mình đã xuất hiện trên cõi đời này. Cả hai đều biết nhiệm vụ mình sẽ phải thi hành trong một khoảng thời gian ngắn ngủi của trăm năm trong cõi trần gian. Bởi hiểu và biết, cả hai đều không chết đuối trong dòng sông với cái bản ngã của riêng mình. Nhưng sau khi hoàn thành sứ mệnh do trời cao trao tặng, cả hai yên lặng bỏ đi. Trong khi Phù Đổng bay lên núi Sóc Sơn rồi biến mất, Gioan Tiền Hô nhún nhường lên tiếng khẳng định thân thế của Đấng Xức Dầu Giêsu qua câu nói, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, ngay khi nhận ra bóng dáng của Đức Giêsu (Gioan 1:29). Chưa hết, ngày hôm sau, lại một lần nữa, thấy Đấng Mêsia Giêsu đi ngang qua, ngôn sứ Gioan Tiền Hô tái xác nhận với hai người môn đệ về thân thế “Chiên Thiên Chúa” của Ngài. Bởi chứng từ của sư phụ, hai người môn đệ quyết định rời bỏ môn phái Tiền Hô, gia nhập môn phái Giêsu. Thấy hai người môn đệ đi theo những dấu chân của mình, Chiên Thiên Chúa quay lại hỏi, “Các anh đi tìm chi thế?” Anrê và người môn đệ kia trả lời, “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Và bắt đầu từ giây phút đó, cả hai người môn đệ của Gioan trở thành hai tân môn đệ của Đức Giêsu (Gioan 1:35-39).



Suy Niệm

Bạn,

Làm người, ai chẳng có bản ngã. Cái tôi của bạn và cái tôi của tôi, cả hai đều được Thiên Chúa ban tặng ngay khi mình vừa được thụ thai trong lòng mẹ. Nhưng nếu tôi không khéo sử dụng cái bản ngã của riêng mình, chữ tôi có thể trở thành con dao hai lưỡi, nguy hại đến tính mạng tâm hồn của người đang sở hữu lưỡi dao.

Khi biết sử dụng cái bản ngã của mình để làm sáng danh Thiên Chúa, hoặc vào những công tác vô vị lợi để xây dựng giáo xứ, hoặc làm việc bác ái lợi ích cho những người anh chị em thiếu may mắn hơn mình, đó là một cái Bản ngã Thiên Đàng, cái bản ngã của Thánh Gióng và của Ngôn Sứ Gioan. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng cái tôi cho những sở thích cá nhân của mình, không màng chi đến những lợi ích của tha nhân và của xã hội, cái tôi này không phải là cái bản ngã của Thánh Gióng và Ngôn Sứ Gioan. Cái tôi này chính là cái Bản ngã Hỏa Ngục của người nhà giàu trong câu chuyện dụ ngôn Ông Nhà Giàu và Lazarô của Tin Mừng Luca 16:19-31.

Bởi Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô đều sử dụng cái bản ngã của mình cho tha nhân, cho xã hội, và cho đại cuộc, cái tôi của họ là cái Bản ngã Thiên Đàng. Thánh Gióng một mình một ngựa, dẹp tan giặc Ân, đem lại thanh bình, tiếng cười tiếng nói, tiếng chầy giã gạo đêm trăng, và tiếng hát quan họ Bắc Ninh tới vương quốc Văn Lang. Ngôn sứ Tiền Hô, nếu để cái tôi của ngài lên trên đại cuộc, thay vì dẫn người ta đến với Đấng Kitô, ông sẽ làm lơ không giới thiệu Chiên Thiên Chúa đến cho môn đệ của môn phái Tiền Hô và đám đông dân chúng đang lầm tưởng Gioan là Đấng Mêsia; hoặc ông sẽ giơ cao tay ngăn cản hai người môn đệ, trước khi họ có dịp cất bước ra đi lần theo vết chân của Chiên Thiên Chúa. Không! Ngôn sứ Gioan đã không làm như vậy. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếng kêu dọn đường trong hoang địa, người ngôn sứ không ngần ngại, không tiếc nuối, nhưng chấp nhận biến mất sau bức màn nhung sân khấu để Chiên Thiên Chúa Giêsu bước lên khán đài chính.

Đẹp thay những cái Bản ngã Thiên Đàng của Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô.


Lời Nguyện

Lạy Chúa, xin dạy con biết sử dụng cái tôi của riêng con để làm sáng danh Thiên Chúa, sáng danh Thiên Đàng, và sáng danh Đức Kitô.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Giới thiệu Đức Giêsu là con Chiên Thiên Chúa
Lm. Đan Vinh
10:56 16/01/2014
Chúa Nhật 2 THƯỜNG NIÊN A

Is 49,3.5-6; 1 Cr 1,1-3; Ga 1,29-34


GIỚI THIỆU ĐỨC GIÊ-SU LÀ CON CHIÊN Thiên Chúa

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 1,29-34

(29) Hôm sau, ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian. (30) Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, vì có trước tôi. (31) Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước”. (32) Ông Gio-an còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. (33) Tôi không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. (34) Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.

2. Ý CHÍNH:

Đây là lời chứng thứ hai của Gio-an Tẩy Giả về Đức Giê-su. Ông xác nhận Đức Giê-su là Con Chiên của Thiên Chúa, Đấng cứu độ trần gian. Người là Đấng mà ông có sứ mệnh đi trước dọn đường. Gio-an nhận ra Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai nhờ dấu chỉ mà Thiên Chúa đã cho biết như sau: “Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần”. Ông đã thấy điều ấy nơi Đức Giê-su khi làm phép rửa cho Người tại sông Gio-đan, và ông đã làm chứng rằng: “Người thực là Con Thiên Chúa”.

3. CHÚ THÍCH:

- C 29-30: + Đây là Chiên Thiên Chúa: Chiên Thiên Chúa hay Chiên Vượt Qua thời kỳ Xuất Hành (x. Xh 12,3-46). Tin Mừng Gio-an đề cập đến ba điểm liên quan giữa Đức Giê-su và Chiên Vượt Qua: Một là tòa án Phi-la-tô xét xử Đức Giê-su vào Giờ Thứ Sáu (tức 12 giờ trưa) trong ngày áp lễ Vượt Qua (x. Ga 9,14), đó là lúc các tư tế bắt đầu giết chiên để mừng lễ Vượt Qua tại Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Hai là cành hương thảo: Người Do thái lấy một bó hương thảo, nhúng vào chậu đựng máu chiên và quét lên khung cửa nhà. Điều này tương ứng với một tên lính lấy miếng bọt biển thấm giấm, buộc vào cành hương thảo đưa lên miệng Đức Giê-su (x. Ga 19,29). Ba là chỉ thị không được đánh gãy xương con chiên Vượt Qua đã được ứng nghiệm nơi Đức Giê-su, khi quân lính không đánh dập ống chân Người (x. Ga 19,34). + Đấng xóa bỏ tội trần gian: Thánh Gio-an thường dùng chữ “xóa” theo nghĩa “làm mất đi” (x. 1 Ga 3,5). Và như vậy “xóa tội” ở đây có nghĩa là giải thoát khỏi tội lỗi. Trong cuộc Vượt Qua, nhờ máu chiên được sát tế và quét lên khung cửa nhà mà các con trai đầu lòng của người Do thái được khỏi phải chết (x. Xh 12,23). Cũng vậy, nhân loại nhờ việc Đức Giê-su chịu chết sẽ được giải thoát khỏi ách tội lỗi, giống như bỏ đi cái gánh nặng đang phải mang vác. + Có người đến sau tôi, vì có trước tôi: Xét về thời gian: Đức Giê-su sinh sau Gio-an 6 tháng (x. Lc 1,24.26). Nhưng xét về bản tính Thiên Chúa: Người vẫn hằng có trước khi Gio-an ra chào đời. Nói câu này Gio-an gián tiếp ám chỉ Thần tính của Đức Giê-su.

- C 31-32: + Tôi đã không biết Người: Kiểu nói “không biết” có nghĩa là Gio-an đã không nhận ra Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. Cái “không biết” của Gio-an cũng giống như sự “không biết” của người Do thái trong câu Gio-an nói: “Ở giữa các ông có Đấng mà các ông không biết” (Ga 1,26). + Nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en: Việc Gio-an làm phép rửa cho Đức Giê-su chính là cơ hội để Người tỏ mình là Đấng Thiên Sai cho dân Do thái nhận biết. + Ông Gio-an còn làm chứng: Do những dấu chỉ “Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người”, mà Gio-an đã nhận ra Đức Giê-su chính là “Con Thiên Chúa”, là “Đấng Thiên Chúa đã tuyển chọn”. + Thánh Thần như chim bồ câu: Kiểu nói này không khẳng định Thánh Thần hiện ra dưới hình của chim bồ câu, nhưng đáp xuống trên Đức Giê-su giống như tiếng rung nhè nhẹ của loài chim ấy. + Và ngự trên Người: Việc “Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và lưu lại trên Đức Giê-su” tượng trưng cho hiệu quả của việc tuôn đổ ơn Thánh Thần, ban sự sống để thiết lập một dân Ít-ra-en mới là Hội Thánh. Cũng vậy, trong ngày lễ Hiện Xuống, “Lưỡi Lửa” không trực tiếp tượng trưng cho Chúa Thánh Thần, nhưng tượng trưng cho việc các Tông Đồ được Thánh Thần ban cho “nói tiếng lạ” để công bố Tin Mừng khắp thế gian.

- C 33-34: + Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Câu này được lặp lại để nhấn mạnh việc Gio-an không tự nhận biết Đức Ki-tô là Con Thiên Chúa nhưng do Thiên Chúa là Đấng sai ông làm phép rửa đã dạy. + Đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần: Làm phép rửa trong Thánh Thần là một thành ngữ ám chỉ công việc chính của Đức Giê-su là “xóa bỏ tội lỗi” bằng cách tuôn đổ ơn Thánh Thần xuống trên những kẻ tin và lãnh nhận phép rửa để được tha tội (x. Ga 3,5-8). + Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn: Gio-an xác định việc ông làm chứng “Đức Giê-su là Đấng Thiên Chúa đã tuyển chọn” là do Thiên Chúa soi sáng. “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa”, như lời sấm của ngôn sứ I-sai-a: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn…” (Is 42,1). Việc Đức Giê-su được Thiên Chúa tuyển chọn gắn liền với việc Người được ban Thần Khí để chu toàn sứ mạng Thiên Sai.

4. CÂU HỎI: 1) Nội dung lời chứng thứ hai của Gio-an Tẩy Giả về Đức Giê-su như thế nào ? 2) Ba điều Tin Mừng Gio-an nêu ra chứng minh Đức Giê-su là con chiên cứu độ là gì ? 3) Gio-an muốn nói gì khi giới thiệu Đức Giê-su là “Đấng xóa bỏ tội trần gian” ? 4) Gio-an lớn hơn Đức Giê-su 6 tháng, mà sao ông lại nói Người đã có trước ông ? 5) Từ “Không biết” trong câu “Tôi đã không biết Người” có ý nghĩa thế nào ? 6) “làm phép rửa trong Thánh Thần” là gì ? 7) “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa” trong lời tuyên sấm nào của Ngôn sứ I-sai-a ?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: Gio-an thấy Đức Giê-su tién về phía mình liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trằn gian”… Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,29.33-34).

2. CÂU CHUYỆN: ĐƯỢC SỐNG NHỜ CON CHIÊN

Một anh thợ nề kia đang làm việc trên mái nhà thờ Verden nước Đức. Khi anh đang đu mình trên tường cao để sửa lại phần mái của nhà thờ để chống dột thì dây an toàn anh đang mang đã bị đứt do sử dụng lâu ngày bị mục nên anh thợ bị rơi từ độ cao 20 mét xuống sàn nhà thờ. Nhưng rất may một con chiên đang ăn cỏ ở vườn sau nhà thờ, đột nhiên chạy đến ngay chỗ anh thợ đang làm việc ở phía trên, và anh ta đã thoát chết nhờ ngã đè lên con chiên ấy. Về sau, để tỏ lòng biết ơn con chiên ấy, người ta đã làm một bức tranh tượng bằng đá quý khắc hình con chiên với hàng chữ “Con Chiên Cứu Độ”. Hiện nay bức tranh tượng bằng đá nói trên vẫn được gắn tren tường nhà thờ Verden để kỷ niệm câu chuyện cảm động nói trên. Tuy nhiên hình ảnh con chiên mói trên chỉ là hình bóng của Đức Giê-su là Con Chiên Thiên Chúa, Đấng đã bị sát tế trên bàn thờ thập giá để tẩy xóa tội lỗi trần gian chúng ta.

3. SUY NIỆM:

Trong Tin mừng hôm nay ông Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Đức Giê-su với các môn đệ của ông như sau: “Đây Chiên Thiên Chúa. Đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Qua đó, Gio-an đã giới thiệu Đức Giê-su chính là Con Chiên cứu độ và là lễ vật đền tội thay thế lễ vật chiên cừu theo Luật Mô-sê:

1) Đức Giê-su là Con Chiên lễ Vượt Qua:

Thời kỳ Xuất Hành, để thi hành sứ mạng giải phóng con cái Ít-ra-en khỏi ách nô lệ cho người Ai Cập, ông Mô-sê đã phải thi thố mười dấu lạ trước mặt triều thần Ai Cập. Nhưng phải đến dấu lạ thứ mười, Pha-ra-ô Ai Cập mới chịu khuất phục và bằng lòng cho con cái Ít-ra-en ra đi. Mô-sê liền truyền cho mỗi nhà Ít-ra-en giết một chiên đực một tuổi để ăn thịt chiên với bánh không kịp ủ men. Họ phải lấy máu con chiên đó quét lên thành cửa nhà mình. Đêm hôm ấy, thần sứ hủy diệt của Đức Chúa sẽ đánh phạt các con đầu lòng của người Ai-cập và vượt qua nhà có bôi máu chiên là nhà con cái It-ra-en. Như vậy các con đầu lòng con cái Ít-ra-en đã được cứu khỏi phải chết nhờ máu con chiên Vượt Qua đã chịu chết thay. Về sau, tông đồ Phao-lô đã ví con chiên lễ Vượt Qua là hình bóng của Đức Giê-su là Con Chiên Thiên Chúa như sau: “Quả vậy, Đức Ki-tô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế chúng ta đừng lấy men cũ là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng Đại lễ” (1 Cr 5,7-8).

2) Đức Giê-su là Đấng xóa bỏ tội trần gian:

Theo Luật Mô-sê, mỗi ngày hai lần sáng và chiều, các tư tế phải giết một con chiên trước bàn thờ làm lễ vật hiến tế dâng cho Đức Chúa để đền tội thay cho con cái It-ra-en (x. Xh 29,38). Nhưng máu bò, máu dê cừu thực sự không thể xóa bỏ được tội lỗi nên Con Thiên Chúa đã chấp nhận xuống thế làm người, trở nên Con Chiên mới của Thiên Chúa, đổ máu mình ra để tẩy rửa tội lỗi trần gian. Khi giới thiệu Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa (x. Ga 1,29), Gio-an Tẩy Giả cho thấy Người mới là lễ vật hoàn hảo được dâng lên Thiên Chúa để thay thế lễ vật chiên cừu thời Cựu Ước (x. Ds 28,3-8). Tác giả thư Do thái đã diễn tả về việc đền tội này như sau: “Trước hết, Đức Ki-tô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền. Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ” (Dt 10,8-10). Ngày nay trong thánh lễ sau bài Vinh Tụng Ca, chủ tế cũng giới thiệu Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa như Gio-an: “Đây Chiên Thiên Chúa, Đây Đấng xóa bỏ tội trần gian”.

3) Kết hiệp với Đức Giê-su Chiên Thiên Chúa để góp phận cứu độ trần gian:

-Ngôn sứ I-sai-a đã ví Người Tôi Tớ của Đức Gia-vê hiền lành và khiêm nhường như con chiên bị đem đi làm thịt mà không kêu lên một tiếng. Gioan Tẩy giả trong Tin mừng hôm nay cũng giới thiệu Người Tôi Tớ của Đức Chúa đó chính là Đức Giê-su con chiên cứu độ: ”Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Con chiên là con vật hiền lành, ngoan ngoãn sống theo bầy đàn và vâng lời người mục tử chăn dắt chúng. Chiên còn hy sinh để phục vụ sự sống của chủ chiên. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã tố cáo các mục tử dân Ít-ra-en tội ích kỷ khi họ chỉ lo tìm hưởng lợi nơi đàn chiên mà lại tỏ ra vô trách nhiệm đối với sự an nguy của chúng như sau: “Sữa chiên các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt” (Ed 34,3). Thời Mô-sê con chiên cũng được chỉ định dùng làm lễ vật để sát tế dâng cho Đức Chúa và làm lễ vật đền tội thay cho dân chúng trong lễ xá tội.

-Ngày nay Hội Thánh chính là đoàn chiên của Thiên Chúa cũng được mời gọi kết hiệp với Đức Giê-su là Con Chiên Vượt Qua cứu độ nhân loại. Nhờ bí tích thánh tẩy, mỗi tín hữu được trở thành chi thể của Chúa Giê-su và được tham phần vào chức vụ tư tế của Người nên chúng ta cũng được mời gọi làm con chiên đền tội, để cùng với Người, chúng ta dâng trót đời mình làm hy lễ cứu rỗi thế gian. Mỗi tín hữu cần luôn hiệp thông với Chúa Giê-su bằng việc mỗi ngày chu toàn việc bổn phận, dâng lên Chúa các việc hy sinh hãm mình, việc bác ái, các đau khổ gặp phải khi bị người chung quanh hiểu lầm chống đối… để kết hiệp với của lễ trên bàn thờ là Chúa Giê-su Con Chiên Thiên Chúa, Đấng đã chịu chết trên bàn thờ thập giá để xin ơn tha tội cho mọi người. Hình bóng của con chiên Cựu Ước đã được nên trọn trong Đức Giê-su Chiên Thiên Chúa thời Tân Ước.

4. THẢO LUẬN:

1) Tước hiệu Chiên Thiên Chúa gợi lên tình yêu, sự hy sinh và sự khải hoàn. Bạn sẽ làm gì để xứng đáng nhận được ơn cứu độ mà Con Chiên Thiên Chúa là Đức Giê-su Ki-tô, đã vì yêu thương sẵn sàng chịu chết để đem lại sự sống đời đời cho bạn ? 2) Khi bị hiểu lầm, bị vu khống oan uổng, bạn sẽ làm gì để noi gương Đức Giê-su ?

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết noi gương thánh Gio-an Tẩy Giả biết giới thiệu Chúa là Con Chiên Thiên Chúa bằng lời nói và hành động trước mặt mọi người. Mỗi lần dự lễ, xin giúp chúng con biết dâng lên Thiên Chúa những sự hy sinh vất vả, những công việc tông đồ bác ái để kết hiệp với lễ vật Mình Máu Chúa Giê-su là Chiên Thiên Chúa, Đấng cứu độ trần gian. Nhờ đó chúng con hy vọng sẽ được tẩy xóa tội lỗi và được hưởng ơn cứu độ của Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:37 16/01/2014
HỎI TRỜI
N2T

Một nhà tu hành hỏi sư phụ: “Trời đất, sông núi và tinh tú, từ đâu mà có ?”
Sư phụ trả lời: “Câu hỏi của con từ đâu mà có ?”

Suy tư:
Có những người hỏi để thử tài năng của người khác, đây là cái hỏi để thử sức nhau; có người hỏi để tìm cách bắt bẻ anh em, đây là cái hỏi của lòng kiêu ngạo; lại có người hỏi để tìm tòi học hỏi, đây là cái hỏi để mở mang kiến thức và cầu tiến...
Trời đất muôn vật và các tinh tú bởi đâu mà có, nếu sư phụ trả lời thì hóa ra công lao học hỏi lâu năm với sư phụ giống như khói lam chiều bay mất tiêu, nên cứ tự mình tìm hiểu và trả lời thì vừa xác tín vừa chắc chắn không sợ đánh mất niềm tin, bởi vì khi tự mình xác tín, thì niềm tin này sẽ là sức mạnh vô song giúp họ vượt qua nhiều trở ngại trong cuộc sống.
Có những người Ki-tô hữu thích hỏi ông Thiên Chúa (ông Trời) tại sao con khổ thế này, tại sao cuộc sống quá bất công, tại sao ông Chúa nên con làm gì để con chịu nhiều bất hạnh ?
Thiên Chúa vẫn không lên tiếng, bởi vì từng giây từng phút trong cuộc sống của họ, Thiên Chúa đã trả lời với họ rồi, có điều là con mắt đức tin của họ chưa đủ sáng để nhìn thấy mà thôi.
----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:40 16/01/2014
N2T

8. Cầu nguyện đối với linh mục thì giống như nước với cá, không khí với loài chim, nguồn nước với loài nai.

(Thánh Don Bosco)
-----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội của trần gian
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
20:10 16/01/2014
Phụng vụ Chúa Nhật II thường niên A làm cho chúng ta nhớ lại chủ đề của tuần trước, Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Nhưng Isaia trình bày về người Tôi Tớ cách mới mẻ hơn (Bài đọc I) và Phúc Âm cũng thế, nói về phép rửa của Chúa Giêsu nhưng trong bản văn của Gioan. Tại sao có sự lặp lại này, khi chúng ta bước vào một mùa phụng vụ mới?

Có lúc chúng ta cần phải nghe một lần nữa, để bổ sung hay làm sáng tỏ các mầu nhiệm. Tuần trước, lời Chúa mời gọi chúng ta sống chức phận làm con. Đó là điều cần thiết. Tuần này, lời Chúa mời gọi chúng ta đặt mình vào vị trí của Gioan Tẩy Giả để thấy được kế hoạch của Thiên Chúa đối với nhân loại.

Tin Mừng hôm nay trình bày nhân vật Gioan Tẩy Giả như sau: " Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình" (Ga 1, 29). "Thấy Chúa Giêsu tiến về mình", đây là một hành động tương lai, tiếng Hy bá còn diễn tả ‘ngày mai’. Nhưng tương lai này có sự liên tục với Giao Ước cũ, vì Gioan Tẩy Giả đã không nói về chính mình, lời của ông được rút ra từ Cựu Ước đan vào nhau để làm sáng tỏ các mầu nhiềm. Bằng từ ‘ngày mai’, chúng ta cử hành một ngày mới bắt đầu, Năm Phụng vụ mới bắt đầu. Gioan Tẩy Giả thấy sự huy hoàng rực rỡ của Giao Ước mới tiến lên thì nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian."

Đây là Chiên Thiên Chúa

Gioan Tẩy Giả khẳng định, Chúa Giêsu là Chiên duy nhất chết thay cho đoàn chiên là nhân loại chúng ta. Không những thế, Ngài còn phục hồi tất cả những người sống trên trần gian này và cứ chuộc mang về cho Thiên Chúa Cha. Một người chết thay cho toàn dân, để tất cả vâng phục Thiên Chúa; chỉ một mình Người đã chịu chết để cứu chuộc muôn người… Thật thế, con người đã trở nên hư hỏng, sống trong tội lỗi và đây là lý do tại sao Chúa Cha đã cho Con của Ngài tới làm giá chuộc tội cho toàn dân ( Ga 3,16; Mc 10, 45), vì Người là đầu và tất cả mọi sự ở trong Người. Để tất cả chúng ta sống trong Người, Người đã vui lòng chịu chết và hiến tế vì chúng ta, Người đã chết thay cho chúng ta, và sống lại vì chúng ta. Ngài là Chiên thật xóa bỏ tội trần gian.

Đấng xóa tội trần gian

Tội lỗi là nguồn gốc và là căn nguyên của sự chết, làm thế nào thoát khỏi cái chết đời đời ? Chắc chắn phải hủy diệt sự chết. Con Chiên đã chịu chết và sống lại, mầm mống sự chết bị tiêu tan, tội lỗi được tẩy xóa, còn tội nào khiền chúng ta phải chết nữa không ? Khi cử hành lễ hy sinh của Con Chiên trong niềm vui, thánh Phaolô nói rằng: "Hỡi sự chết, chiến thắng của ngươi ở đâu ? Hỡi sự chết, nọc đâu của người ở đâu ? "(1 Cor 15,55; Os 13,14... " Ðức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật " (Gal 3, 13), để chúng ta có thể thoát khỏi lời nguyền của tội lỗi.

Gioan là mẫu người đi tìm Chúa

Gioan Tẩy Giả là một tiên tri, biết nhận ra Thiên Chúa giữa loài người. Nhưng làm thế nào ông biết Thiên Chúa ẩn tàng trong nhân loại? Ông thừa nhận là: "Tôi đã không biết Ngài". Tuyên bố của ông thật là lạ, vì Chúa Giêsu và Gioan là anh em họ hàng với nhau, hai bà mẹ đã viếng thăm nhau, Chúa Giêsu và Gioan đã gặp nhau, ấy vậy mà ông vấn lặp đi lặp lại cách khẳng định điệp từ: "Tôi đã không biết Người."

Có hai yếu tố: Gioan biết phân biệt ngày hoàn tất lời các ngôn và ngày Giêsu người anh em họ với mình tỏ mình là Chiên Thiên Chúa. Ông quan sát dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần. Gioan không phải là người lặp lại lời ngôn sứ Isaia. Ông đọc đi đọc lại Thánh Kinh và sách các ngôn sứ, nhưng ông đã làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần: "Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi". Quả thật, Ngôi Lời Thiên Chúa lần đầu tiên mặc khải trong xác phàm, vậy là câu Gioan nói "Tôi đã không biết Người", cho thấy, trước khi biết Đấng hoàn tất lời hứa, cần phải đón nhận lời các ngôn sứ và Thánh Kinh. Gioan đã thất bại khi tuyên xưng: "Tôi đã không biết Người". Ông bối rối khi vẫn chưa chính thức công nhận người thực hiện lời hứa, ông xác định rõ ràng Chúa Giêsu là Ngôi Lời làm người, lời hứa của Thiên Chúa để cứu chuộc nhân loại. Thì ra, khi con người bất lực, ân sủng của Chúa Thánh Thần là ngọn đuốc chiếu sáng tâm linh. Gioan quả là mẫu người lý tưởng trong sự nhận biết và đi tìm Chúa. Ông đã trở thành "Tẩy Giả" thực hiện đầy đủ ơn gọi của mình, ông không nói như là tiếng vọng của tiên tri Isaia, Gioan đã viết lời tiên tri một lần nữa và tham gia trong việc thực hiện lời hứa. Có như vậy, ông mới thực sự biết Thiên Chúa và sống đến cùng ơn gọi của mình và làm chứng cho mọi người biết rằng: "Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian".

Gioan là người lồng tiếng truyền đi sứ điệp mà ông đã được ủy thác. Sứ điệp Gioan truyền thật là một công thức đẹp và độc đáo, được lặp đi lặp lại ở tất cả các Bí tích Thánh Thể, được thể hiện dưới ánh mắt thân mật và yêu thương nhất của Thiên Chúa. "Đây là Chiên Thiên Chúa". Đây sự tuyển chọn Abraham và giao ước với nhà Đavid, đây là người Tôi Tớ đau khổ và là Chiên Vượt Qua. Đây là Đấng Cứu Thế muôn dân mong đợi. Đây là Con Thiên Chúa.

Gioan kết luận: "Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Người là Con Thiên Chúa". Đó là lời chứng và cũng là lời giải thích của Gioan về sự nhận biết và tôn thờ cũng như đón nhận Lời Chúa để thông phần vinh quan với Người; hành động đức tin biến chúng ta thành người tôi tớ hợp nhất với người môn đệ dưới chân Thánh Giá: "Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian." Ngôi Lời bị ăn, vị linh mục dương cao Mình Thánh Chúa lên cho chúng ta thờ lạy, chúng ta sẵn sàng công bố: "Đây là mầu nhiệm đức tin."...

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Sống và làm chứng để loan báo Đức Giêsu
Jos.Vinc. Ngọc Biển
20:10 16/01/2014
Trong một dịp ghé thăm điểm truyền giáo của các cha dòng Chúa Cứu Thế tại Chư Sê - Gia Lai, tôi được gặp một linh mục đáng kính cả về tuổi đời lẫn tuổi truyền giáo tại khu vực này. Trong buổi chia sẻ, ngài nói: “Tôi nhớ những năm đầu tiên đến điểm truyền giáo này, tôi gặp phải không ít khó khăn ở đây. Có những khó khăn rất tế nhị. Nhưng có lẽ khó khăn hơn cả là lòng dân ở đây sẵn có tục lệ và tín ngưỡng lâu đời, nên họ khó chấp nhận một tôn giáo mới. Tuy nhiên, dần dần, một phần vì tò mò, một phần vì cảm nghiệm được lối sống của các vị thừa sai, nên có một người anh em dân tộc đến hỏi về đạo”. Họ hỏi: “Tại sao ông lại sống như thế?” Vị linh mục trả lời: “Tao sống như vậy là vì Chúa của tao dậy tao sống thế!” Họ hỏi tiếp: “Vậy Chúa của mày là ai? Có thương bọn tao không?” Ngài trả lời: “Có chứ!” Anh bạn đó tiếp: “Vậy Chúa của mày là ai?” Không chần trừ, vị thừa sai trên Miền Thượng này đã đưa cho họ hình ảnh cây Thánh Giá có tượng Chúa chịu đóng đinh và nói: “Chúa của tao đây. Vì yêu thương, Ngài luôn bênh vực những người nghèo, chống lại những kẻ áp bức, bóc lột, nên bị chết như thế này đấy”. Anh bạn người dân tộc đó gật gù và nói: “Nếu Chúa của mày tốt như thế và yêu thương bọn tao thì tao sẽ về và nói cho bản của tao, nó đến và mày giới thiệu về Chúa của mày cho chúng nó nghe nhé”. Vị linh mục đó nói “Sẵn sàng”, và một ngày gần đó, ngài đã rửa tội cho hàng ngàn người. Tính đến thời điểm này, mỗi vị thừa sai trên Miền Thượng từ những giai đoạn đầu đến nay đã rửa tội được khoảng trên dưới 40.000 người.

Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy một vị ngôn sứ mà có lẽ không ai mà không biết đến, ông đã giới thiệu cho dân chúng về Đấng luôn yêu thương họ, Đấng ấy đã được tiên báo từ lâu, Ngài là: “Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29). Vị ngôn sứ đó là chính Gioan.

1. Chiên Thiên Chúa là ai?

Chiên Thiên Chúa mà Gioan hôm nay loan báo chính là vị Tôi Tớ, hiền lành, khiêm nhường và chịu đau khổ mà trong Cựu Ước, tiên tri Isaia đã tiên báo. Ngài được ví như: “Con chiên bị đem đi giết mà không một lời oán trách thở than".

Còn tiên tri Giêrêmia thì dùng chính hình ảnh của mình để tiên trưng về một Đấng Mêsia, là Cứu Chúa của nhân loại khi nói: “Tôi giống như con chiên trung tín bị đem đi giết, và tôi không hề biết họ đang trù tính những điều ác chống lại tôi”.

Hình ảnh con chiên gợi lên sự hiền lành, dễ dạy, thậm chí có vẻ quá yếu đuối và dễ bị đàn áp.

Những lời loan báo và hình ảnh đó hôm nay được Gioan vén mở cho dân thấy khi nói: “Đây chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”(Ga 1,29). Ngài quả là Ðức Giêsu, Người Tôi Tớ Ðau Khổ của Giavê.

Gioan mạnh dạn và giới thiệu cho dân chúng về sứ vụ của Đấng Mêsia như vậy là vì ông đã được mặc khải cho biết: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người ấy chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần”. Ngài đến để cứu chuộc con người và là Đấng xóa tội trần gian.

Tuy nhiên, để hiểu được Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa bỏ tội trần gian, thì trước tiên phải hiểu được hình ảnh con chiên trong Cựu Ước.

Con chiên trong Cựu Ước được biết đến như là một lễ vật để đền tội thay cho dân. Trong sách Xuất Hành, con chiên được nói đến nhiều hơn cả. Theo truyền thống Tư tế, thì hằng ngày, người ta sát tế hai con chiên, một con buổi sáng và một con ban chiều. Khi sát tế như thế, họ dâng nó lên Giavê để cầu xin ơn tha tội cho mình và đồng loại (x. Xh 29,38-42). Hình ảnh con chiên mang tội của dân được diễn tả khi kẻ có tội tiến đến bên cạnh con chiên chuẩn bị để làm của lễ, úp hai tay mình lại và đặt lên đầu chúng. Sau đó, vị Tư tế đại diện cho người có tội sẽ sát tế con chiên đó hoặc thả chúng vào rừng. Trong truyền thống của người Do Thái thì đây là hình thức xóa tội cho mình và anh em: “Suốt thời gian sắp tới, mỗi ngày các ngươi hãy hiến tế trên bàn thờ hai con chiên tuổi được một năm, một con hiến tế vào buổi sáng , con kia vào buổi chiều”(Xh 29,38-39).

Khi giới thiệu Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”, một mặt Gioan muốn nói đến sứ vụ của Đức Giêsu là Đấng đền tội cho dân, mặt khác, ngài muốn nói đến vai trò cứu chuộc của Đức Giêsu nữa. Dưới tước hiệu “Chiên của Thiên Chúa”, Đức Giêsu chính là Đấng vô tội và thánh thiện, dưới tước hiệu “Đấng xóa tội trần gian”, Ngài chính là Đấng đã được Cựu ước loan báo như là Vị Tôi Tớ đau khổ, trung thành và chết thay và đền tội cho dân.

Nếu Đức Giêsu không phải là Chiên vô tội thì không thể cứu chuộc được nhân loại. Ngài là Đấng thánh thiện, tinh tuyền, khiêm tốn và tự hủy cho nên Ngài đã trở thành Vị Tôi Tớ của Giavê mà tiên tri Isaia đã loan báo, là Đấng xóa bỏ tội trần gian.

Chính nhờ Đấng Trung Gian đã giao hòa thế gian với Thiên Chúa bằng chính cái chết của mình nên Ngài đã trở thành Ađam mới, đã hoàn tất sứ mạng của mình bằng con đường hy sinh, gánh lấy tội lỗi của cả nhân loại để rồi đem lên trên cây thập giá và cùng với của lễ là chính bản thân để đền tội và tẩy xóa cho nhân loại.

2. Sứ điệp Lời Chúa

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Gioan được hiện lên như là một nhân chứng vĩ đại của Đức Giêsu, bởi vì ông đã thấy và ông xin làm chứng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”.

Mỗi người Kitô hữu chúng ta cũng được đón nhận sứ mạng ngôn sứ này ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Vì thế, chúng ta cũng phải giới thiệu Chúa cho người khác.

Thật vậy, mỗi người mỗi hoàn cảnh, chẳng ai giống ai, nhưng chúng ta đều chung một sứ mạng là làm chứng cho Chúa. Lời chứng ấy cũng có thể bằng gương sáng, là men là muối trong đời sống thường ngày.

Thật vậy, nếu là ông chủ, hãy cư xử với nhân viên cách công bằng; nếu là công nhân, hãy làm việc vì bổn phận và tránh sự bất cẩn để thiệt hại cho người khác; nếu là bác sĩ, hãy sống đúng với lương tâm một vị: “Lương y như từ mẫu”. Đừng vì tiền, vì chiếc ghế chức quyền mà đi ngược lại với bản chất để đang tâm giết chết những thai nhi vô tội; nếu là thầy cô giáo, hãy dạy cho con em sự thật thà, thay vì nói dối, dạy cho con em: “Tiên học lễ - hậu học văn”; nếu là quan trường thì hãy yêu thương dân, không đàn áp, bóc lột và tham nhũng để dân phải đói khổ và ân hận...

Tuy nhiên, hãy học cách giới thiệu của Gioan, ông đã luôn sống sự khiêm nhường thẳm sâu để cho Đức Kitô được nổi bật lên. Chúng ta cũng vậy, muốn chu toàn sứ vụ tốt đẹp, chúng ta cũng không còn cách nào khác bằng cách khiêm tốn, hiền hậu để khuôn mặt của Đức Giêsu được lộ hiện lên trên khuôn mặt, qua những công việc của chính chúng ta. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ Rửa Tội cho các em bé, tất cả mọi em bé tại Nhà Nguyện Sixtine .
Pt Huỳnh Mai Trác
11:41 16/01/2014

Ngày Chúa Nhật 12 tháng 1, trong một buổi lễ trong Nhà Nguyện Sixtine có 32 em bé được Đức Thánh Cha rửa tội, gồm có một em bé con của một bà mẹ không có chồng và một em bé khác con của một cặp vợ chồng không làm phép cưới trong nhà thờ .

Theo truyền thống lễ Rửa tội trong nhà nguyện Sixtine chỉ dành riêng cho con cái các nhân viên địa phương, nhưng lần này thì Đức Thánh Cha cho nhận một số em bé đến từ những nơi khác .Bởi vậy nên có một cặp vợ chồng nhà binh người Ý trong ngày triều kiến chung đã xin Đức Thánh Cha rửa tội con gái họ, em bé Guilia, và Ngài đã nhận lời .

Theo như lời kể của họ với báo chí là khi họ gởi hồ sơ đến Vatican, thì họ khai là chỉ có làm đám cưới đời mà thôi không làm đám cưới theo phép đạo. Điều này cũng không ngăn cản việc con họ được Đức Thánh Cha rửa tội, Guilia, thêm vào đó là con của một người mẹ độc thân vì người tình bỏ trốn nên cô này định phá thai nhưng khi trình bày trong thư gởi đến Vatican thì Đức Thánh Cha đồng ý khuyên cô ấy giử con và Đức Thánh Cha sẽ rửa tội cho con của cô .

“Những em bé này là những cái vòng trong sợi giây xích . Các anh chị là cha mẹ, đem con đến rửa tội nhưng trong tuơng lai chúng cũng lại sẽ đem con của chúng đến rửa tội. Sợ xích của đức tin là như vậy cần liên tục ! Như vậy có ý nghĩa gì ? Tôi muốn nêu lên điều này : Các bạn là những người lưu truyền đức tin, những người truyền lại, các bạn là những người có nhiệm vụ truyền lại đức tin cho con cháu của các bạn .

Đó chính là gia sản quý báu các bạn lưu lại cho con cháu : đức tin ! Chỉ cần có điều này : Khi trở về các bạn chỉ cần nhớ điều này : Hãy lưu truyền đức tin lại cho con cháu !

Đức Thánh Cha đã nói đùa về tiếng la ré và tiếng khóc ồn ào của các em bé . “Hôm nay chúng ta có một ban hát lễ thật hay “.

Ngài cũng khuyến khích các bà mẹ cứ tự nhiên cho các con ăn bú . Chúng khóc vì chúng đang đói, nếu chúng đói thì tự nhiên cho chúng thỏa mãn cơn đói .(Nguồn tin:VIS)
 
Đức Thánh Cha tố giác những tư tế hư hỏng
LM. Trần Đức Anh OP
12:42 16/01/2014
VATICAN. Đức Thánh Cha tái lên tiếng tố giác những tư tế hư hỏng, thay vì trao bánh sự sống cho dân thánh của Chúa, thì lại cho những lương thực có thuốc độc!

ĐTC đưa ra nhận định trên đây trong bài giảng thánh lễ lúc 7 giờ sáng ngày 16-1-2014 tại nguyện đường nhà trọ thánh Marta ở Vatican. Chú giải bài đọc thứ I trong ngày và thánh vịnh đáp ca, kể lại sự thất trận của quân Israel trước quân Philistin, ĐTC nhận xét rằng dân Chúa thời ấy đã bỏ Chúa. Lúc ấy Lời Chúa ”khan hiếm”, Tư tế Elia già nua thì ”nguội lạnh” và các con cái của ông thì ”hư hỏng, làm dân chúng kinh hoàng và hành hạ họ”. Để chiến đấu chống quân Philistin, dân Israel dùng ”hòm bia giao ước” như một vật ma thuật, một điều bên ngoài. Và thế là họ bị thất trận, hòm bia giao ước bị địch quân chiếm. Không có niềm tin đích thực nơi Thiên Chúa, nơi sự hiện diện thực sự của Ngài trong cuộc sống.”

ĐTC nói: ”Đoạn Kinh Thánh này làm cho chúng ta suy nghĩ xem quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với Lời Chúa như thế nào: phải chăng đó chỉ là một quan hệ hình thức, hời hợt, một quan hệ xa lạ? Lời Chúa có đi vào, có thay đổi tâm hồn chúng ta hay không, có quyền năng hay không? Nhưng tầm hồn lại khép kín đối với Lời Chúa. Điều này làm chúng ta nghĩ đến bao nhiêu thất bại trong Giáo Hội, bao nhiêu chiến bại của Dân Chúa chỉ vì họ không cảm thấy Chúa, không tìm Chúa, không để cho Chúa tìm họ! Và rồi sau khi thảm trạng xảy ra, người ta cầu nguyện: Lạy Chúa, làm sao điều ấy xảy ra được? Chúa đã làm cho chúng con bị các lân bang coi rẻ... Chúa biến chúng con thành sự nhạo cười của những dân quanh chúng con”.

Đề cập đến những gương mù, những xì căng đan trong Giáo Hội, ĐTC đặt câu hỏi: ”Chúng ta có xấu hổ không? Có bao nhiêu gương mù mà tôi không muốn nêu riêng rẽ ở đây, nhưng tất cả chúng ta đều biết, chúng ta biết chúng ở đâu. Những xì căng đan mà một số người đã bắt phải trả bao nhiêu tiền.. Thật là một ô nhục cho Giáo Hội. Chúng ta xấu hổ vì những xì căng đan, những chiến bại của các linh mục, giám mục, giáo dân? Lời Chúa trong những xì căng đan ấy thật là hiếm hoi!. Họ không có quan hệ với Thiên Chúa! Họ có một địa vị trong Giáo Hội, một địa vị quyền lực, và thoải mái. Nhưng lời Chúa thì họ không có. Họ biện minh: ”Nhưng tôi có huy chương mà! Tôi có mang thánh giá mà!.. Đúng vậy, cũng như những người Israel xưa kia mang hòm bia giao ước vậy! Nhưng mà họ không có quan hệ sinh động với Thiên Chúa và với Lời Chúa!

ĐTC nói: ”Tôi nghĩ đến Lời Chúa Giêsu nói về những kẻ gây gương mù gương xấu.. và nơi đây xì căng đan đã xảy ra: tất cả sự sa đọa của dân Chúa, cho đến sự yếu nhược, sự hư hỏng của các tư tế”.

Và ĐTC kết luận bài giảng, nghĩ đến Dân Chúa: ”Tội nghiệp dân! Tội nghiệp dân! Chúng ta không cho họ bánh sự sống để ăn; chúng ta không cho họ chân lý! Thậm chí chúng ta cho họ ăn bánh bị nhiễm độc, bao nhiêu lần!. . Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta đừng bao giờ đên Lời Chúa, Lời hằng sống, xin cho Lời Chúa đi vào tâm hồn chúng ta và không bao giờ quên dân thánh trung thành của Chúa, đang xin chúng ta bánh mạnh mẽ!” (SD 16-1-2014)
 
Tấm gương sáng của cộng đồng Kitô hữu Nhật Bản
Bùi Hữu Thư
15:57 16/01/2014
Vatican ngày 16/1/2014 (Zenit.org)

Bài giáo lý về phép rửa của Đức Thánh Cha

Các bạn thân mến,

Hôm thứ tư vừa qua, chúng ta đã khởi sự một chu kỳ ngắn về giáo lý các bí tích, bắt đầu bằng Phép Rửa. Và hôm nay tôi muốn tiếp tục về đề tài này, để nhấn mạnh về một hoa quả rất quan trọng của bí tích này: vì khiến cho chúng ta trở nên những thành phần của Nhiệm Thể Chúa Kitô và của Dân Chúa.

Thánh Tôma Aquinô khẳng định rằng ai lãnh nhận phép rửa là được sát nhập vào Chúa Kitô như chính một thành phần của Người, và được gia nhập vào cộng đồng các tín hữu (Xem Summa Theologica, III, q.69, art.5; q.70, art.1), nghĩa là thuộc Dân Chúa. Theo Công Đồng Vatican II, ngày nay chúng ta nói là phép rửa làm cho chúng ta được gia nhập vào Dân Chúa, và trở thành những phần tử của một dân đang hành trình, một dân đang tiến bước trong lịch sử.

Thực vậy, cũng như đời sống được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, ân sủng cũng được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua sự nẩy sinh tại các giếng rửa tội, và người dân Kitô tiến bước trong thời gian với ân sủng này, như giòng sông tưới bón cho trái đất và làm cho phúc lành của Thiên Chúa lan tràn trên thế giới. Từ khi Chúa Giêsu nói với chúng ta điều chúng ta đã nghe trong Phúc Âm, các môn đệ đã đi làm phép rửa; và từ lúc đó cho đến nay, đã có một sợi giây xích trong việc chuyển tiếp đức tin qua phép rửa. Và mỗi người chúng ta là những mắt xích; luôn luôn tiến lên một bước; như một giòng sông chuyển nước cho ruộng đồng. Đó là ân sủng của Chúa và là đức tin của chúng ta, mà chúng ta phải chuyển tiếp cho con cháu chúng ta, để khi chúng trưởng thành, chúng lại có thể chuyển tiếp cho con cháu chúng nó. Đó chính là phép rửa. Tại sao? Vì phép rửa làm cho chúng ta được gia nhập đoàn dân Chúa để chuyển tiếp đức tin. Qua phép rửa, chúng ta trở nên những môn đệ truyền giáo, được mời gọi đem Phúc Âm đến cho toàn thế giới (Tông Huấn Evangelii gaudium, 120). “Mỗi người đã chịu phép rửa, bất cứ đang giữ vai trò nào trong Giáo Hội và ở đẳng cấp giảng dậy nào về đức tin, phải là một thành phần năng động cho việc phúc âm hoá … Tân phúc âm hóa đòi hỏi mỗi người đã chịu phép rửa phải là một tác viên với phong cách mới.” (như trên), tất cả, tất cả dân Chúa, mỗi người đã rửa tội đều phải là những tác viên với phong cách mới. Dân Chúa là một dân của các môn đệ - vì nhận lãnh đức tin – và là những nhà truyền giáo – vì họ phải chuyển tiếp đức tin. Và chính phép rửa làm cho chúng ta trở nhên như vậy: phép rửa ban cho chúng ta ân sủng và chuyển tiếp đức tin. Trong Giáo Hội, chúng ta tất cả đều là các môn đệ, và luôn luôn là môn đệ trong suốt cuộc đời; và chúng ta là những nhà truyền giáo, mỗi người ở địa vị được Chúa Kitô chỉ định. Tất cả, kể cả những người nhỏ bé nhất cũng là nhà truyền giáo; và những ai có vẻ lớn hơn sẽ là những môn đệ. Nhưng sẽ có vài người trong các bạn sẽ nói: “các giám mục không phải là các môn đệ, các giám mục đã biết hết tất cả; giáo hoàng cũng biết hết mọi sự, và không phải là môn đệ.” Không phải như vậy, các giám mục và giáo hoàng cũng phải là các môn đệ, vì nếu không phải là môn đệ, thì không làm được gì tốt cả, họ không thể là những nhà truyền giáo, họ không thể chuyển tiếp đức tin. Tất cả chúng ta đều là các môn đệ và các nhà truyền giáo.

Có một mối liên kết không thể xóa mờ giữa chiều kích thần bí và chiều kích truyền giáo của ơn gọi Kitô, cả hai đều bắt rễ trong phép rửa. “Khi tiếp nhận đức tin và phép rửa, Kitô hữu nhận lãnh tác động của Thánh Thần hướng dẫn để tuyên xưng rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và được phép gọi Thiên Chúa là “Abba”, Lạy Cha! Tất cả mọi người đã chiụ phép rửa, và tất cả những người đã rửa tội thuộc Châu Mỹ La Tinh và quần đảo Caraïbes đều được mời gọi để sống và chuyển tiếp sự hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, vì truyền giáo là một lời kêu gọi tham gia vào sự hiệp thông với Ba Ngôi” (Aparecida, số157).

Không một ai có thể tự cứu mình. Chúng ta là một cộng đồng tín hữu, chúng ta là dân Chúa, và trong cộng đồng này, chúng ta được nếm vẻ đẹp của việc chia xẻ kinh nghiệm về một tình yêu đi trước chúng ta, đồng thời đòi hỏi chúng ta trở nên các “máng chuyển” ân sủng cho nhau, mặc dầu chúng ta có giới hạn và tội lỗi. Chiều kích cộng đồng không chỉ là một “tập thể”, nhưng là chính đời sống Kitô, là làm nhân chứng và phúc âm hóa. Đức tin Kitô nẩy sinh và sống trong Giáo Hội, và trong phép rửa, các gia đình và giáo xứ ăn mừng việc sát nhập một thành phần mới vào Chúa Kitô và vào nhiệm thể của người là Giáo Hội (Như trên số175b).

Về phần quan trọng của phép rửa đối với dân Chúa, lịch sử của cộng đồng Kitô Nhật Bản là một tấm gương. Cộng đồng này đã bị đàn áp dữ dội vào đầu thế kỷ XVII. Có tất nhiều vị tử đạo, các giáo sĩ bị trục xuất và hàng vạn tín hữu bị sát hại. Không còn một linh mục nào, vì tất cả đã bị trục xuất. Cộng đồng này đã phải lẩn trốn, và giữ gìn đức tin và việc cầu nguyện trong khi chui trốn. Mỗi khi có đứa trẻ mới sanh, người cha hay mẹ rửa tội cho nó, vì trong các trường hợp đặc biệt, tất cả mọi tín hữu đều có thể rửa tội. Khoảng hai thế kỷ rưỡi sau đó, 250 năm sau, các nhà truyền giáo mới trở lại Nhật Bản, hàng trăm ngàn Kitô hữu đã xuất đầu lộ diện và Giáo Hội đã có thể triển nở. Họ đã sống sót nhờ vào phép rửa! Thật là vĩ đại! Dân Chúa đã chuyển tiếp đức tin, họ đã rửa tội cho con trẻ và tiến bước. Và họ đã duy trì, trong sự chui dấu, một tinh thần truyền giáo vững mạnh, vì phép rửa đã làm cho họ trở thành cùng một thân thể trong Chúa Kitô; họ đã bị cô lập hóa và ẩn dấu, nhưng họ vẫn luôn luôn là những thành phần của Dân Chúa, của Giáo Hội. Chúng ta có thể học hỏi nơi lịch sử của họ rất nhiều! Chân thành cám ơn các bạn.
 
Ukraine: Yanukovych bắt nạt Giáo Hội không được thì đấu dịu
Đặng Tự Do
22:07 16/01/2014
Anh chị em giáo dân biểu tình tại quảng trường Maidan
Các linh mục tại quảng trường Maidan
Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk
Hôm 15/1/2014, tổng thống Viktor Yanukovych của Ukraine nói "chúng ta cần phải du di các yêu cầu pháp luật và bảo đảm rằng các tín hữu được tạo cơ hội để cầu nguyện bất cứ nơi nào họ muốn."

Đây là diễn biến mới nhất liên quan đến tình trạng căng thẳng giữa Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine và chính quyền nước này.

Trong thời Liên Sô, Nga đã đưa sang Ukraine một số đông dân và đã tạo ra những nạn đói kinh hoàng trong âm mưu diệt chủng hay ít nhất cũng để làm suy yếu Ukraine hầu thực hiện một chính sách thống trị lâu dài quốc gia này. Tiêu biểu là nạn đói 1921-1922 cướp đi hơn một triệu sinh mạng dân Ukraine, và nạn đói 1932-1933 giết chết thêm 7 triệu người nữa.

Cuối năm 1991, Liên Sô sụp đổ và Ukraine trở thành một quốc gia độc lập như ngày nay. Tuy vậy, ngày nay người Nga (chiếm ¼ dân số) vẫn tiếp tục nắm giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy công quyền và trong các hoạt động xã hội. Cả về mặt tôn giáo, Ukraine cũng còn chịu nhiều ảnh hưởng của Nga.

Từ tháng Mười Một năm ngoái những người dân Ukraine muốn hội nhập vào Liên Hiệp Châu Âu và đoạn tuyệt với Nga đã tổ chức những cuộc biểu tình khổng lồ tại quảng trường Maidan Nezalezhnosti để chống lại Tổng thống Viktor Yanukovych và những hậu duệ Nga, là những người muốn đưa đất nước trở lại quỹ đạo của Mạc Tư Khoa.

Các linh mục thuộc Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, là Giáo Hội lớn nhất trong số các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương, đã cử hành những thánh lễ quy tụ hàng vạn người tại các cuộc biểu tình này.

Những thánh lễ này ngày càng gây những ảnh hưởng rất lớn trong dân chúng, kể cả những người không phải là tín hữu Công Giáo. Vì thế, đầu tuần này, vụ trưởng tôn giáo vụ Ukraine là ông Mykhailo Moshkola nói rằng “Các linh mục không có quyền cử hành các thánh lễ tại các cuộc biểu tình. Thái độ xem thường luật pháp một cách có hệ thống này cần phải bị trừng trị”.

Ông Mykhailo Moshkola đã đe dọa rút giấy phép hoạt động của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine và đặt Giáo Hội ra ngoài vòng pháp luật.

Tuy nhiên, lời đe dọa nghiêm trọng này xem ra chẳng dọa được hàng giáo phẩm Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine.

Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo cao nhất của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương nói:

“Mặc dù Giáo Hội không làm chính trị, nhưng Giáo Hội không thể khoanh tay đứng nhìn khi các tín hữu yêu cầu chăm sóc tinh thần.

Giáo Hội của chúng tôi luôn luôn đứng về phía sự thật và sẽ vẫn như vậy vì sứ mệnh tương lai đã được Chúa Kitô Đấng Cứu Thế giao phó, bất chấp tất cả các mối đe dọa. Chúng tôi đã nghĩ rằng thời áp bức đã trôi qua, nhưng lá thư này khiến chúng tôi đâm ra nghi ngờ. Chúng tôi không xấu hổ về sự hiện diện của chúng tôi tại quảng trường Maidan và sẽ tiếp tục ở lại đó"

Quảng trường Maidan Nezalezhnosti là quảng trường trung tâm của thủ đô Kiev nơi đang diễn ra những cuộc biểu tình chống khuynh hướng ngả về phía Nga của Tổng thống Viktor Yanukovych.

Tuyên bố đầy vẻ hòa hoãn và thân thiện của tổng thống Viktor Yanukovych cho thấy chính quyền nước này đã thay đổi thái độ. Không bắt nạt được thì quay ra đối thoại.
 
Top Stories
Pope Francis: scandals happen when there is no true relationship with God
Vatican Radio
12:31 16/01/2014
2014-01-16 Vatican- Scandals in the Church happen because there is no living relationship with God and His Word. Thus, corrupt priests, instead of giving the Bread of Life, give a poisoned meal to the holy people of God: that’s what Pope Francis affirmed in his homily Thursday morning during the Mass celebrated in the Santa Marta guesthouse.

Commenting on the day 's reading and responsorial Psalm which recount the crushing defeat of the Israelites by the Philistines, the Pope notes that the people of God at that time had forsaken the Lord . It was said that the Word of God was "uncommon" at that time . The old priest Eli was "lukewarm" and his sons "corrupt; they frightened the people and beat them with sticks." In their battle against the Philistines, the Israelites brought with them the Ark of the Covenant, but as something “magical,” "something external ." And they are defeated : the Ark is taken from them by their enemies. There is no true faith in God, in His real presence in life:

"This passage of Scripture,” the Pope says, “makes us think about what sort of relationship we have with God, with the Word of God: is it a formal relationship? Is it a distant relationship? The Word of God enters into our hearts, changes our hearts. Does it have this power or not? Is it a formal relationship? But the heart is closed to that Word! It leads us to think of the so many defeats of the Church, so many defeats of God's people simply because they do not hear the Lord, do not seek the Lord, do not allow themselves to be sought by the Lord! And then after a tragedy, the prayer, this one: ' But, Lord , what happened ? You have made ​​us the scorn of our neighbors. The scorn and derision of those around us. You have made us the laughing stock (it: favola) among nations! All the nations shake their heads about us. '"

And of the scandals in the Church, Pope Francis said:

"But are we ashamed? So many scandals that I do not want to mention individually, but all of us know...We know where they are! Scandals, some who charged a lot of money.... The shame of the Church! But are we all ashamed of those scandals, of those failings of priests, bishops, laity? Where was the Word of God in those scandals; where was the Word of God in those men and in those women? They did not have a relationship with God! They had a position in the Church, a position of power, even of comfort. But the Word of God, no! 'But, I wear a medal,' ‘I carry the Cross ' ... Yes, just as those bore the Ark! Without the living relationship with God and the Word of God! I am reminded of the words of Jesus about those for whom scandals come ... And here the scandal hit: bringing decay (it: decadenza) to the people of God, including (it: fino alla) the weakness and corruption of the priests."

Francis Pope concluded his homily, turning his thoughts to the people of God, saying:

"Poor people! We do not give the Bread of Life to eat; we do give – in those cases - the bread of Truth! And many times, we even offer a poisoned meal! ‘Awaken! Why do you sleep, Lord?' Let this be our prayer! ‘Awaken! Do not reject us forever! Why do you hide Your face? Why do You forget our affliction and oppression?' We ask the Lord that we never forget the Word of God, which is alive, so that it enters into our hearts and never to forget the holy people faithful to God who ask us to nourish and strengthen them. "
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tam Trang - Những công trình ước nguyện
PM Hoà Thắng
10:57 16/01/2014
GP VINH - Năm 2013 với những trận bão lũ liên tiếp oằn xéo lên dải đất miền Trung vừa đi qua, nhưng nỗi âu lo, thấp thỏm dường như vẫn còn đó, vẹn nguyên trong nghĩ suy của nhiều người…

Phải làm sao cho bà con bớt nguy hiểm và được an toàn hơn mỗi khi mùa lũ đến là nỗi trăn trở bấy lâu nay của Bề trên Giáo phận Vinh? Với sự quảng đại của nhiều tấm lòng, nỗi trăn trở ấy đang dần được vơi bớt bởi những chương trình thiết nghĩa đang được triển khai.

Xem hình

Sáng ngày 13.01.2014, giáo xứ Tam Trang (Quảng Bình), nơi đã hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề bởi những trận bão lũ liên hoàn thời gian vừa qua, đã bắt đầu xây dựng công trình ngôi nhà xứ theo mô hình nhà vượt lũ, với thánh lễ đặt viên đá đầu tiên. Thánh lễ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự, cùng với quý cha trong và ngoài giáo hạt Nguồn Son, quý chủng sinh, tu sỹ và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.

Tam Trang, một giáo xứ vùng sâu, bà con sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với chỉ một vụ lúa mỗi năm, và nghề đốn củi trên rừng núi. Sự khó khăn đó như càng nhân lên vì những trận bão lũ hoành hành. Trong mấy tháng cuối năm 2013 vừa qua, nơi đây chứng kiến sự tàn khốc bởi những cơn bão lũ liên hoàn. Rất nhiều căn nhà vốn sơ sài, tạm bợ của bà con đã bị sập đổ. Họ đã phải đào hầm để trú bão, vì căn nhà của mình không đủ an toàn. Nhà thờ giáo họ Thuận Trang bị tốc mái hoàn toàn và bị xô đẩy xiêu vẹo. Cơn lũ kéo theo sau cơn bão số 10 và 11 đã làm cho hầu hết các căn nhà trong giáo xứ bị ngập nước, riêng ngôi nhà xứ tạm cũng bị ngập. Bà con muốn đến trú ngụ cũng không thể.

Chính vì thế, mong mỏi của cha quản xứ và cộng đoàn nơi đây không chỉ là một căn nhà đủ an toàn làm trung tâm mục vụ mà còn là nơi để bà con có thể đến trú ngụ qua cơn nguy hiểm mỗi khi bão lũ tới. Tuy phải tốn kém nhưng một căn nhà theo mô hình vượt lũ là điều cấp thiết và thích hợp đối với hoàn cảnh nơi đây.

Một công trình được khởi công nhất là đối với một nơi như Tam Trang thực sự là nỗi lo không nhỏ. Sự thành tựu của nó thiết nghĩ có lẽ phải trông chờ nơi những tấm lòng hảo tâm hơn là tự sức của bà con. Và niềm hy vọng đó đã bắt đầu hé mở. Ngay sau khi Đức Cha Phaolô làm phép và chính thức đặt viên đá đầu tiên, thì quý cha hiện diện, quý ân nhân hảo tâm đã tiếp nối bằng những viên đá "quảng đại" của mình. Tuy nó còn khá khiêm tốn so với tổng kinh phí dự toán cho công trình, nhưng đó sẽ là "niềm tin" cho giáo xứ can đảm, cố gắng cho công trình đang nguyện ước này.

Giáo xứ Tam Trang cũng vui mừng khánh thành cây cầu "Tình Thương" bắc qua suối Làng. Đó là tất cả sự cố gắng của người dân nghèo nơi đây, cũng như sự thiết yếu của nó. Cha quản xứ Phêrô Trần Trung Năng cho biết, ngày ngày thấy bà con mấy hộ bên kia phải lội suối đi tham dự thánh lễ, nhất là thấy họ lội suối với thúng ngô khoai đội trên đầu để đến chợ, rất tội nghiệp và nguy hiểm. Từ đó, ngài quyết tâm cùng với bà con làm cho bằng được cây cầu. Đức Cha Phaolô đã bày tỏ tâm tình trước khi cắt băng khánh thành: "Đây không chỉ là niềm mong mỏi quyết tâm của cha quản xứ và bà con giáo xứ Tam Trang mà còn ghi dấu sự quảng đại của nhiều tấm lòng vì bà con nghèo khổ.”

Tại giáo xứ còn nhiều khó khăn này, nước sinh hoạt và nước uống thực sự là một điều nan giải. Nhờ sự quan tâm của Bề trên Giáo phận và sự giúp đỡ của quý ân nhân, một nhà máy lọc nước trị giá gần 80 triệu đồng đã được xây dựng, phục vụ cho hơn 9000 người dân lương giáo trên địa bàn xã Lâm Trạch và vùng phụ cận. Vì bà con nghèo, nên cha xứ chỉ để một "thùng tiền điện" để bà con tự nguyện bỏ vào tuỳ ý mỗi lần đến lấy nước. Hôm nay, nhà máy lọc nước đã được Đức Cha Phaolô làm phép, xin Chúa thánh hoá dòng nước cho bà con sử dụng.

Tam Trang là một giáo xứ kỳ cựu ở Quảng Bình, được thành lập năm 1886, tách ra từ xứ mẹ Hoà Ninh. Giáo xứ hiện với hơn 2300 giáo dân thuộc 3 giáo họ này đang dần được chứng kiến những bước chuyển mình, vươn lên khỏi cuộc sống khó khăn, nghèo khổ. Tuy nhiên, sự khởi sắc đó chưa được bao nhiêu, bởi phải hứng chịu nhiều khắc nghiệt của thiên tai, cũng như sự khó khăn về điều kiện để phát triển kinh tế.

Ước mong rằng, nhờ ơn Chúa, với sự quảng đại của nhiều tấm lòng hảo tâm, những nguyện ước, quyết tâm và cố gắng của cha quản xứ và cộng đoàn Tam Trang sẽ sớm được thành tựu.

PM Hoà Thắng
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tương lai đảng CSVN và chế độ đã đặt trên bàn cân
Phạm Trần
10:59 16/01/2014
Tương lai chính trị của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã được đặt lên bàn cân để do lường sự mất còn của chế độ sau biến cố Trung Cộng tăng cường kiểm soát Biển Đông.

Chuyện này xẩy ra vào đúng thời điểm kỷ niệm 40 năm ngày quân Trung Cộng cưỡng chiếm các đảo còn lại phía Tây nam quần đảo Hòang Sa ngày 19/01/1974, khi ấy thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa và vào lúc Khóa đảng XI chuẩn bị tổ chức các Đại hội đảng địa phương vào giữa nhiệm kỳ để chọn nhân sự cho Đại hội tòan quốc Khóa đảng XII diễn ra vào đầu năm 2016.

Cần nên nhắc lại vào năm 1956, khi Quân Pháp rút khỏi Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chưa kịp đem quân ra Hòang Sa thì Phía Trung Cộng đã đem quân chiếm đảo lớn nhất Phú Lâm và một số đảo thuộc nhóm An Vĩnh phía Đông bắc của quần đảo Hòang Sa.

Vậy Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng phải hành động ra sao với chuyện nóng này để ông tiếp tục được tín nhiệm lãnh đạo thêm nhiệm kỳ 2, hay sẽ phải từ chức để người khác lên làm tốt hơn ?

Để đối phó với Trung Cộng, nước láng giềng có nhiều ảnh hưởng sống còn với Việt Nam về an ninh chính trị và kinh tế, ông Trọng phải làm sao cho 3.5 triệu đảng viên và 93 triệu người dân tin chắc rằng Quân đội, cảnh sát biên phòng và cảnh sát biển có đủ khả năng giữ vững biên cương lãnh thổ và chủ quyền quốc gia trên đất liền và biển đảo trước đe dọa “xâm lăng” mỗi ngày một trắng trợn của Trung Cộng.

Nếu ông Trọng không “phá vỡ” được lệnh cấm đánh bắt mới đơn phương và bất hợp pháp của Chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Cộng, có hiệu lực từ ngày 01/01 (2014) trên vùng biển 2.5 triệu cây số vuông Biển Đông, bao gồm cả 2 vùng biển Hòang Sa và Trường Sa và để mất ngư trường truyền thống của Việt Nam thì không những tương lai chính trị của riêng ông mà cả tương lai cầm quyền của đảng CSVN cũng bị đe dọa.

NUỐT LỜI HỨA

Theo lệnh mới của Tỉnh Hải Nam được chấp thuận ngày 29/11, công bố ở Trung Cộng ngày 3/12/2013 sau khi được Chính quyền Trung ương đồng ý thì chỉ còn khỏang 1 triệu cây số vuông ở Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi quyết định mới, nhưng lại là những vùng khó đánh bắt hay không có nhiều cá.

Vùng biển bị cấm đánh bắt hay điều nghiên nằm gọn trong hình Lưỡi bò, còn được gọi là “đường 9 đọan” đã do Trung Cộng “tự chế ra” từ năm 1947 và được lập lại năm 2009 khi Bắc Kinh đệ nạp quyền chủ quyền của họ trên Biển Đông cho Liên Hiệp Quốc.

Và từ đó, Trung Cộng đã gia tăng áp lực như ngăn cấm, tấn công, đánh đập tàn nhẫn và giết hại các ngư dân Việt Nam hành nghề cá quanh hai vùng biển Hòang Sa và Trường Sa. Hàng năm Trung Cộng cũng ngang nhiên ra lệnh cấm đánh bắt từ tháng 5 đến tháng 8 nhưng lại đem các tầu Hải giám và Kiểm ngư có võ trang yểm trợ cho hàng ngàn tầu cá Trung Cộng tự do đánh cướp tài sản của Việt Nam.

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nóng lên từ đó đã thu hút Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Nam Dương và cả Đài Loan (đang chiếm đóng đảo Ba Bình trong chuỗi Trường Sa) vào cuộc với Trung Cộng và Việt Nam.

Theo thông tấn xã Xinhua (Tân Hoa Xã) của Trung Cộng, tu chính mới lệnh của Hải Nam buộc “người nước ngòai và thuyền đánh cá nước ngòai phải được phép của chính quyền Trung Ương trước khi được phép vào vùng biển ấn định” (The amended regulations require foreigners and foreign fishing vessels to obtain approval from the central government to enter waters under its jurisdiction.)

Nếu vi phạm, thuyền đánh cá nước ngòai sẽ bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và người vi phạm sẽ bị phạt đến 500.000 nhân dân tệ, hay khoảng 82.600 đôla Mỹ.

Thông tấn xã Xinhua còn nói rằng “tàu đánh cá vi phạm sẽ bị trục xuất, có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn sẽ bị truy tố theo luật pháp của Trung Cộng”.

Như vậy rõ ràng là Trung Cộng đã vi phạm những cam kết quốc tế mà họ đã đặt bút ký với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002 tại Nam Vang.

Điểu thứ bốn của Tuyên bố về ứng xử này của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là Tuyên bố DOC, Declaration of Conduct) viết : “

Các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Tuyên bố đặc biệt nhấn mạnh việc kiềm chế không đưa người lên các đảo, bãi hiện nay không có người ở. Thực hiện cam kết này vừa tạo điều kiện cho việc tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị giữa các nước trong khu vực vừa tạo tiền đề cần thiết cho các nước có tranh chấp ở Biển Đông từng bước tìm kiếm các giải pháp cho các tranh chấp. Hoà bình và ổn định ở Biển Đông cũng gắn với hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới. Do đó việc thực hiện cam kết này cũng chính là để đóng góp tích cực cho việc duy trì hoà bình của khu vực và trên thế giới.”

Và chắc ông Nguyễn Phú Trọng cũng dư biết Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường đã nuốt hứa trong Tuyên bố chung với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 15-10-2013, theo đó : “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.”

Vào ngày 03/01 (2014), ba ngày sau khi lệnh cấm đánh bắt của Hải Nam có hiệu lực, lính Trung Cộng đi trên Tàu kiểm ngư đã tấn công dã man và cướp của tầu đánh cá của ông Phạm Quang Thạch, ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi trong vùng Hòang Sa.

Ông Thạch kể: “Họ dùng roi điện, dùi cui khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ, nhiên liệu trên tàu (gồm một Icom, 1 máy dò cá, 1 định vị, 4 bành dây hơi, 2 thúng chai, 200 lít dầu diesel)….sau khi hùng hục đập phá, thu giữ máy móc, Kiểm ngư Trung Quốc bắt 5 ngư dân xuống khoang tàu, chọn lựa số cá chất lượng nhất, lấy hơn 5 tấn, chuyển sang tàu của Kiểm ngư Trung Quốc.”

Tuy nhiên, phải đợi đến 10 ngày sau lệnh của Hải Nam có hiệu lực và 7 ngày sau khi thuyền cá của ông Phạm Quang Thạch gặp nạn, người Phát ngôn của Bộ Ngọai giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị mới phân phối lập trường của Bộ Ngọai giao, nhưng lại không phải là một “Tuyên bố” phản đối nghiêm chỉnh như Chính phủ Phi Luật Tân đã làm.

Phản ứng viết: “Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không phù hợp với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực”.

Tất nhiên Trung Cộng không trả lời Việt Nam như họ vẫn làm từ trước với tất cả nhữn g “lời phản đối và xác nhận bằng nước bọt” về chủ quyền của Việt Nam trrên 2 quần đào Hòang Sa và Trường Sa.

Trước hành động “lấn tới” không khoan nhượng và trắng trợn mới nhất của Trung Cộng, nhiều cựu viên chức cao cấp của Chính quyền CSVN, điển hình như nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Tiến sỹ Trần Cộng Trục đã thúc giục Việt Nam kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế như Chính phủ Phi Luật Tân đã làm, nhưng lời khuyên này đã bị bỏ ngoài tai !

HOÀNG SA CỦA AI ?

Chuyện “gỉa điếc” để làm tròn nghĩa vụ “đại cục” với Trung Cộng của nhà nước CSVN còn được chứng minh trong dịp kỷ niệm 40 năm Hòang Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm ngày 19/01/1974.

Trên bình diện Chính phủ, nhà nước CSVN đã không dám tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày Hòang Sa bị Trung Cộng chiếm đóng bất hợp pháp. Chính phủ cũng làm ngơ trước yêu cầu của nhiều tầng lớp dân chúng muốn tổ chức Lễ truy điệu và ghi ơn 74 Chiến sỹ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thồ tại Hòang Sa.

Cho đến khi bài này được gửi đi (16/01/2014) chỉ có một Cuộc Triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam” đợt 1 đã khai mạc ngày 9/01 (2014) tại trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng.

Theo báo Quân đội Nhân dân (09/01/2014) đã có trên 70 hình ảnh, tư liệu, hiện vật liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được các nhà nghiên cứu, các cơ quan, đơn vị, học giả trong nước và quốc tế sưu tầm, trong đó có nhiều bản đồ do chính Trung Quốc phát hành.

Và “lần đầu tiên 12 tư liệu lịch sử có giá trị liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được công bố.”

Tuy nhiên những Tài liệu lịch sử về trận chiến Hòang Sa năm 1974 và cuộc chiến đấu anh dũng bảo vệ lãnh thổ của Quân đội VNCH cùng hình ảnh và danh sách 74 Chiến sỹ Hải quân VNCH đã hy sinh tại Hòang Sa không được trưng bầy tại cuộc Triễn lãm.

Ba cơ quan tổ chức Cuộc triển lãm là Bảo tàng, Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa, Sở ngoại vụ Đà Nẵng không có lời giải thích nào về thiếu sót này.

Vì vậy Báo Dân Trí, Cơ quan Trung ương của Hội khuyến học Việt Nam ngày 11/01/2014) đã phê bình : “Đã nói đến lịch sử thì phải rõ ràng, khách quan, đầy đủ. Cho nên, khi nói về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa không thể thiếu trận hải chiến của hải quân quân đội Việt Nam Cộng hòa. 40 năm trước, ngày 19/1/1974, Trung Quốc tấn công cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa. Những người lính của Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ lãnh thổ của tổ tiên và đã hy sinh.

Tư liệu, hình ảnh về các chiến hạm Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Nhật Tảo, Lý Thường Kiệt… tham gia bảo vệ Hoàng Sa, tên tuổi các binh lính, sĩ quan tử trận trong trận hải chiến này còn đó. Dù họ khoác màu áo nào, nhưng họ đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ đất nước, bảo vệ giang sơn của cha ông để lại thì họ cũng là những dũng sĩ.”

Dân Trí khẳng định : “ Cuộc tấn công cưỡng chiếm của Trung Quốc và trận hải chiến đẫm máu trong 30 phút vào ngày 19/1/1974 cần phải được trưng bày, giới thiệu. Sinh viên, các bạn trẻ cần tiếp nhận đầy đủ thông tin, hiểu rõ về lịch sử, tôn trọng sự thật của lịch sử.”

Riêng Thành phố Đà Nẵng, nơi Huyện Hòang Sa trực thuộc dự trù có 4 hoạt động đã được loan báo:

1) Vào tối 18/01, từ 17h đến 21h, tại Công viên Biển Đông sẽ diễn ra chương trình ca nhạc hát về biển, đảo quê hương và “thắp nến tri ân” do UBND huyện Hoàng Sa chủ trì tổ chức.

Ban Tổ chức không cho biết liệu 74 Chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa hy sinh tại chiến trường Hòang Sa có được tri ân hay không ?

2) Ngày 19/01, tại Bảo tàng Đà Nẵng sẽ khai mạc chương trình triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” (kéo dài đến ngày 25/01) do Bộ TT-TT chủ trì tổ chức.

3) Chiều 19/01, tại khách sạn Hoàng Sa (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) sẽ diễn ra chương trình lớn thứ 3 trong tổng thể chương trình “Hướng về Hoàng Sa”. Đó là cuộc hội thảo quốc gia về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa do Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng chủ trì tổ chức.

4) Chương trình lớn thứ 4 là cuộc đối thoại trực tiếp trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng (DRT) lúc 20h00 tối 19/01 về sự kiện ngày 19/01/1974, do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng chủ trì tổ chức. 5 vị khách mời tham dự cuộc đối thoại trực tiếp này là ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa; ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng; Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã; Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng và một nhân chứng lịch sử Hoàng Sa.

TẠI SAO VÀ TẠI SAO ?

Như thế rõ ràng đảng và nhà nước CSVN đã chỉ dám bật đèn xanh cho Thành phố Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm ngày mất Hòang Sa vào tay Trung Cộng. Nhưng việc làm của một địa phương làm sao có thể nói thay cho cả nước hay một Chính phủ ?

Nếu có ai đó trong Lãnh đạo Việt Nam chưa bị điếc thì họ hãy banh tai ra mà nghe những lời tâm huyết của Tiến sỹ Trần Cộng Trục:

“Những tuyên bố của chính quyền VNCH bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa, những người lính miền Nam chiến đấu ở Hoàng Sa ngã xuống phải được ghi nhận, đó là bằng chứng của quá trình Nhà nước Việt Nam thực thi chủ quyền liên tục đối với quần đảo này trong suốt chiều dài lịch sử.

Sắp tới năm 2014 là tròn 40 năm ngày Hoàng Sa bị TQ thôn tính bất hợp pháp, chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn vai trò và sự hy sinh của những người lính miền Nam bảo vệ Hoàng Sa, về mặt pháp lý đó là bằng chứng Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực thi chủ quyền một cách hòa bình và liên tục và đầy đủ đối với quần đảo này. Chúng ta tri ân các liệt sĩ anh dũng hy sinh để bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988 thì cũng không thể quên rằng, năm 1974 những người con đất Việt của chúng ta đã ngã xuống để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước họng súng của TQ.

Đó là thực tế không ai phủ nhận được. Chúng ta phải quan tâm và vinh danh những người lính đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa bởi họ là những người Việt Nam, đại diện cho Việt Nam để gìn giữ chủ quyền. Chúng ta không được quên điều đó, đó mới chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân các thế hệ cha anh của người Việt, đó cũng mới là cách thiết thực nhất để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền Trường Sa trong bối cảnh hiện nay.

Nếu chúng ta không quan tâm đầy đủ và đúng mực đối với vấn đề Hoàng Sa 1974 và vai trò đại diện cho Việt Nam thực thi, bảo vệ chủ quyền quần đảo này của những người lính miền Nam, chúng ta sẽ mất đi một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn và quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà hiện nay ta đang rất cần. Về pháp lý, đó chính là bằng chứng sống động của việc thực thi chủ quyền hòa bình, liên tục của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, có sức nặng rất lớn trong công tác đấu tranh ngoại giao và pháp lý bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, đồng thời bác bỏ các yêu sách vô lý và thủ đoạn chia rẽ nội bộ ta trong vấn đề Biển Đông từ phía đối phương chỉ vì những khác biệt về mặt nhận thức.” (Báo Giáo Dục Việt Nam, 25/12/2013)

Như vậy nếu bỏ qua “tính liên tục pháp lý chủ quyền” trên Hòang Sa thì nhà nước và đảng CSVN sẽ trả lời ra sao nếu có một người Trung Quốc hỏi:”Các ông nói Hòang Sa của Việt Nam nhưng các ông có bao giờ nhìn nhận 74 người Việt bị chúng tôi bắn chết ở Hòang Sa ngày 19/01/1974 là người của các ông đâu mà bây giờ các ông lại tranh cãi với chúng tôi ?”

Tuy Lịch sử không biết nói, nhưng ngòai những “kẻ làm tay sai cho ngọai bang” thì bất kỳ một công dân của Việt Nam, dù ở bất cứ chân trời góc bể nào trên Thế giới cũng biết rõ Hòang Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Hy vọng ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN cũng nhớ rõ như thế. -/-

Phạm Trần

(01/014)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tình dục, ma túy và tự do tôn giáo
Vũ Văn An
04:39 16/01/2014
Hôn nhân đồng tính rất có thể đặt ra mối đe dọa trầm trọng đối với tự do tôn giáo, nhưng các điều kiện và giả thuyết văn hóa khiến các đe dọa này thành khả thể đã bắt nguồn từ tác phong dị tính luyến ái và từ ý niệm cho rằng mọi người đều có quyền hưởng sự thân mật tính dục mà không cần chịu hậu quả.

Tháng Mười Một vừa qua đánh dấu 20 năm ngày ban hành Đạo Luật Tái Tạo Tự Do Tôn Giáo (Religious Freedom Restoration Act) tại Hoa Kỳ. Trong một buổi sinh hoạt do Newseum và Ủy Ban Hỗn Hợp Baptist về Tự Do Tôn Giáo điều hợp, các người tranh đấu cho Đạo Luật RFRA này chia sẻ nhiều câu truyện liên quan tới việc đạo luật này đã thành hình ra sao và những bước khó khăn nào nó từng vượt qua được. Dù không ai nên tự bằng lòng với các thành quả của mình, nhưng nói chung, ai cũng thấy mình đã làm được một điều gì đó.

Thế rồi Douglas Laycock, một trong các kiến trúc sư chính của Đạo Luật RFRA, bắt đầu lên tiếng. Ông cảnh cáo rằng hàng triệu người Hoa Kỳ coi tự do tôn giáo là kẻ thù vì họ không ưa việc tôn giáo can thiệp vào cuộc sống tính dục của họ. Cho dù RFRA là một “siêu đạo luật”, nó vẫn chỉ có thể đem tới cho các tín hữu rất ít che chở nếu quốc gia quay qua chống lại tự do tôn giáo. Đạo luật nào cũng có thể bị thâu hồi. Các tòa án rất có thể làm chúng mất hết ý nghĩa.

Lời cảnh cáo của Laycock xem ra có vẻ hơi quá đáng, tuy nhiên ta hãy nhìn một số sự kiện say đây. Tại New Mexico, nhiều cơ quan của chính quyền tiểu bang cho rằng một nhiếp ảnh gia Kitô Giáo đã vi phạm luật khi từ chối không chụp hình cho một đám cưới đồng tính. Tại Colorado, một chủ lò bánh đã bị kiện vì từ khước không chịu nướng bánh ngọt cho một đám cưới đồng tính khác và tại tiểu bang Washington, một tiệm bán hoa cũng đã bị kiện vì cùng lý do. Các y tá Kitô hữu tại New Jersey được đòi phải trợ giúp các vụ phá thai nếu không sẽ bị mất việc. Và dĩ nhiên, còn có chỉ thị ngừa thai toàn quốc của Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Bản (HHS).

Tại sao ra cớ sự này? Người ta thường đổ lỗi cho phong trào đồng tính đòi quyền lợi. Quả thực, việc đụng độ giữa sự buông tuồng tính dục và tự do tôn giáo thường được nhìn trong bối cảnh tranh đấu quyền lợi đồng tính. Nhưng xin hãy lùi lại thời gian đôi chút. Năm 2012, trong một cuộc thăm dò 120,000 người trưởng thành Hoa Kỳ, Viện Gallup thấy chỉ có 3.4 phần trăm là tự nhận mình là LGBT (lesbian, gay, bisexual, and transgender). Một nhóm nhỏ như thế làm sao thay đổi được công luận hiện hành?

Câu trả lời có thể nằm trong lời phát biểu của Laycock: người Hoa Kỳ ghét điều bị coi như can thiệp của tôn giáo vào đời sống tính dục của họ. Chủ tịch tập đoàn Barna Group, một cơ quan nghiên cứu thị trường của Tin Lành, mới đây nhận định rằng “điều giới trẻ thường hay ta thán nhất… là các Giáo Hội quá chú ý tới các vấn đề tính dục”. Các hậu quả của hôn nhân đồng tính có thể tạo đe dọa trầm trọng nhất cho tự do tôn giáo, nhưng các điều kiện và giả thuyết văn hóa khiến cho việc đe dọa này thành khả hữu bắt nguồn ngay từ tác phong dị tính luyến ái.

Đây là một thái độ khá lạ lùng, vì không có tôn giáo nào tại Hoa Kỳ có khả năng pháp luật buộc bất cứ ai, dù là tín hữu hay không, phải theo các giáo huấn của họ về luân lý tính dục hay bất cứ điều gì khác. Một tín hữu Tin Lành có thể làm cho cô bạn gái của anh ta mang bầu mà vẫn giữ nguyên được chiếc đầu khỏi rời khỏi cổ, không như tình huống của Claudio trong Measure for Measure (đong đấu nào chịu đấu đó). Một người Công Giáo có thể mua một lố bao cao su tại một tiệm thuốc địa phương. Người bán không hề yêu cầu được kiểm soát căn cước tôn giáo của anh ta trước khi bán hàng. Và các phụ nữ của bất cứ tuyên tín tôn giáo nào cũng có thể phá thai trong suốt 50 tiểu bang Hoa Kỳ.

Như thế, tại sao càng ngày càng có nhiều người Hoa Kỳ nhìn tự do tôn giáo với con mắt nghi ngờ, nếu không muốn nói là thù nghịch thẳng thừng? Vấn đề ở đây thực ra là nhiều người Hoa Kỳ bị xúc phạm vì sự hiện diện của một quan điểm trái ngược. Sự kiện một ai đó, tại một nơi nào đó, dám lên tiếng không chấp thuận tác phong tính dục của họ là một sự kiện hiện nay xem ra tự nó đã là một cuộc tấn công rồi. Chủ nghĩa bất phê phán (non-judgmentalism), từng được nghiên cứu nhiều, vốn là một trong các đặc điểm của nền văn hóa Hoa Kỳ hiện nay, trong đó bất cứ sự sai lệch nào ít nhất cũng bị coi như vụng về, và thông thường thì bị coi như một tấn công bất hợp pháp vào cá nhân. Hoài nghi ư, bạn thử nói với nhóm những người thế tục chừng 30 tuổi rằng bạn tin việc sống chung là điều lầm lẫn thử coi, họ sẽ trả lời bạn ra sao.

Buông thả tính dục là một quyền căn bản

Cuộc cách mạng về luật lệ bắt đầu với vụ Griswold v. Connecticut, một vụ phán quyết rằng luật lệ ngăn cấm việc sử dụng thuốc ngừa thai của tiểu bang Connecticut là vi phạm quyền tư riêng được hiến pháp thừa nhận của các cặp vợ chồng.

Và chỉ 7 năm sau, trong vụ Eisenstadt v. Baird , tòa án đã phán quyết rằng hạn chế việc bán các thuốc ngừa thai cho các cặp vợ chồng là vi phạm điều khoản Equal Protection Clause. Chánh án Brennan, khi bác bỏ lý lẽ trước đây về tư cách đặc biệt của hôn nhân, đã viết rằng “cặp hôn nhân không phải là một thực thể độc lập có tâm có trí riêng, mà là một hiệp thể gồm hai cá thể”.

Carissa Mulder, một luật gia tại Hoa Thịnh Đốn, cho rằng không nên ngăn cấm thuốc ngừa thai. Tiểu bang có thời thi hành vai trò duy trì luân lý công cộng, nhưng vai trò này đã bị các vụ xử của Tối Cao Pháp Viện trên đây xâm hại. Các vụ xử này là các chiến thắng đầu tiên của một phong trào đầy ý thức hệ nhằm ban đặc ân cho các chủ nghĩa buông thả và bất phê phán về tính dục.

Chủ nghĩa bất phê phán này đạt tới cao điểm với các vụ phá thai Roe v. Wade, Doe v. Bolton, và Planned Parenthood v. Casey, trong đó, quyền thoát khỏi các hậu quả tự nhiên của sinh hoạt tính dục đã lấn lướt một quyền sống khác của con người. Luật lệ là một ông thầy và vụ Griswold and Eisenstadt dạy người ta bài học này “không ai có quyền phê phán các lựa chọn tính dục của bạn”.

Tổng hợp lại, các vụ xử trên không những dạy người ta rằng họ có quyền đối với sự xuồng xã tính dục, mà còn cho họ hay họ có quyền đối với sự xuồng xã tính dục và miễn chịu hậu quả.

Một khi những người dị tính luyến ái với những sở thích tính dục tương đối hợp truyền thống nay ủng hộ ý niệm cho rằng họ có quyền hưởng sự xuồng xã tính dục mà khỏi chịu hậu quả, thì chỉ còn một bước rất ngắn để người ta nối dài quyền ấy cho những người có sở thích tính dục ít thông thường hơn. Lối lý luận và các thái độ văn hóa đứng sau vụ Lawrence v. Texas đương nhiên bước chân theo các vụ Griswold, Eisenstadt, và Casey. Nếu những người lớn thuận tình có quyền hưởng sự xuồng xã tính dục mà không sợ bị phê phán hay bất cứ hậu quả nào, thì chả có lý do nào để chỉ giới hạn quyền ấy cho sự xuồng xã dị tính.

Tương tự như thế, phán quyết gần đây của tòa liên bang cấp quận trong vụ Brown v. Buhman (chị em cùng làm vợ một người) tức vụ thừa nhận quyền được bước vào đa hôn vì lý do tôn giáo cũng bắt nguồn từ cùng những trường hợp và ý thức hệ như thế. Tòa nhấn mạnh rằng nhà nước không trừng phạt người đàn ông đã bỏ rơi người vợ hợp pháp của anh ta, dọn tới ở với một người đàn bà khác và gọi người đàn bà thứ hai này là vợ mình. Như thế, tại sao nhà nước lại phải trừng phạt một người đàn ông muốn tự chứng tỏ mình là người kết hôn với cả hai người đàn bà cùng một lúc? Bao lâu người này không cố ý kết ước nhiều cuộc hôn nhân theo luật cùng một lúc, thì theo hiến pháp, anh ta có quyền sống với nhiều người đàn bà cùng một lúc, và coi họ như là vợ mình.

Sự thù nghịch giữa các qui luật văn hóa và giáo huấn tôn giáo

Như thế, đâu có gì ngạc nhiên khi những người mà hệ thống niềm tin của họ bị lung lay bởi những thứ triết lý như vụ Casey hay phim truyện Modern Family ngoảnh mặt làm ngơ đối với nền luân lý khắt khe của các tôn giáo độc thần. Điều này càng trầm trọng hơn do việc Kitô Giáo cổ truyền nhất định không chịu tuân theo tinh thần thời đại, mà cũng không chịu chịu bỏ đi và giữ câm lặng. Việc mất dần vai trò duy trì luân lý công cộng của nhà nước vừa báo hiệu vừa dẫn tới việc văn hóa bác bỏ quyền của tôn giáo được phê phán tính hợp luân hay tính phi luân của một số hành vi.

Người Tin Lành vẫn còn lớn tiếng công bố rằng người ta nên “chờ cho tới lúc thành hôn” dù giới điều này phần lớn đang bị vi phạm. Giáo Hội Công Giáo chưa hề nới lỏng việc ngăn cấm ngừa thai, dù rất nhiều tín hữu đang làm ngơ giáo huấn này và thậm chí còn lớn tiếng phản đối nó nữa. Cả Tin Lành lẫn Công Giáo đang vật lộn với nền văn hóa thế tục trên nhiều trận tuyến: cầu nguyện bên ngoài các bệnh xá phá thai, tham dự Tuần Hành Phò Sự Sống, phản đối Cơ Quan Quản Trị Dược Phẩm (FDA) cho phép thuốc phá thai, phản kháng văn hóa khiêu dâm v.v… Tóm lại, họ tiếp tục là gai nhọn cạnh sườn một nền văn hóa mỗi ngày một buông thả hơn trong suốt hơn 40 năm qua.

Thái độ văn hóa trên đã dẫn tới tình thế đấu tranh hiện nay cho tự do tôn giáo. Các vị giám mục Công Giáo dạy ngừa thai là có tội phải không? Đừng nghe các ngài. Phải buộc các cơ quan bác ái do các ngài giám sát cung cấp phương tiện ngừa thai và phá thai miễn phí cho các nhân viên. Ngừa thai đã sẵn có từ hơn 40 năm qua, nhưng nay, ta phải bắt các chủ nhân kinh doanh và các dòng tu tôn giáo cung cấp thuốc men và dụng cụ bị họ tin là tội lỗi.

Những người chủ đạo trong cuộc cách mạng tình dục đã thành công trong việc thuyết phục nhà nước ủng hộ các quan điểm của họ. Nay, họ tìm cách sử dụng quyền lực nhà nước để buộc các các cá nhân tư vi phạm các niềm tin tôn giáo của họ và sống phù hợp với nền luân lý mới.

Để minh họa mức độ xâm phạm tới lương tâm tôn giáo, tự do tôn giáo, các người tranh đấu thường so sánh chỉ thị ngừa thai với việc đòi các chủ tiệm thịt nguội Do Thái phải cung cấp bánh mì thịt heo hay đòi mọi chủ nhân kinh doanh Hồi Giáo phải trả hóa đơn cho nhân viên của ông ta mua rượu vang đỏ có lợi cho tim. Sự so sánh này chính đáng, nhưng người Hoa Kỳ trung bình thường nghĩ rằng “ôi, chính phủ có bao giờ làm thế đâu”. Và họ đúng; chính phủ đâu có làm như vậy. Tại sao? Vì thực phẩm bị coi là không quan trọng đến phải bận tâm, ngược lại, việc làm tình không chịu hậu quả đã trở thành một thứ vật tổ (totem) của người Hoa Kỳ.

Chỉ thị ngừa thai là cuộc đánh phá của phe cách mạng tính dục chống lại phe luân lý tính dục cổ truyền. Như Douglas Laycock từng nhận định tại hội nghị RFRA, trong 40 năm qua, người Hoa Kỳ đã thỏa hiệp nhau trong vấn đề ngừa thai: họ có quyền mua nó, nhưng họ không có quyền bắt người khác trả tiền cho nó. Bỗng nhiên, thỏa hiệp này chấm dứt: mọi kế hoạch sức khỏe, kể cả các kế hoạch được trả tiền bởi các chủ nhân chống lại một số hay chống lại mọi loại phương tiện ngừa thai hay phá thai về phương diện tôn giáo, phải cung cấp các loại thuốc này. Các gợi ý cho rằng chính phủ phải đơn thuần cung cấp các phương tiện ngừa thai, hay tìm các cách cung cấp phương tiện ngừa thai khác mà không bắt người thụ hưởng phải trả tiến, đều bị để ngoài tai. Không thi hành chỉ thị này sẽ gây thiệt hại lớn lao cho các chủ nhân. Hiện nay, chỉ thị này đang bị rất nhiều vụ tranh tụng: Tối Cao Pháp Viện đã đến lúc phải nghe hai vụ lớn trong mùa Xuân này.
Ta không thể làm ngơ trước việc đại bộ phận những người chống lại tự do tôn giáo đã bị thúc đẩy bởi sự thù ghét đối với các qui luật luân lý cổ truyền. Và như Douglas Laycock từng cảnh cáo, điều này có thể là thách đố khó khăn nhất đang đặt ra cho các tín hữu tôn giáo.

Theo Carissa Mulder, một luật gia tại Washington, DC., www.thepublicdiscourse.com, The Witherspoon Institute, 6 Jan. 2014.
 
Văn Hóa
Nhạc phẩm: Dâng Mẹ Mùa Xuân''
Phạm Trung
11:20 16/01/2014
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Đông Đà Lạt Xưa
Nguyễn Ngọc Liên
22:15 16/01/2014
NGÀY ĐÔNG ĐÀ LẠT XƯA
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Ở buổi sáng, một mùa đông Đà Lạt
Tôi lặng ngắm chập chùng thông bát ngát
Vùng núi đồi trùng điệp một màu xanh
Tấm lụa vàng là màu nắng long lanh.
(Trích ca khúc của Yên Sơn)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 10/01 - 16/01/2014 - Công Nghị tấn phong Hồng Y, làn sóng bách hại Kitô Giáo tại Indonesia và Malaysia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:31 16/01/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn

Tiếp nối truyền thống lâu đời của Tòa Thánh, lúc 11 giờ sáng thứ Hai 13 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến đoàn ngoại giao gồm đại diện của 180 quốc gia có quan hệ cấp đại sứ cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới. Đây là dịp để Đức Thánh Cha kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự.

Sau lời chào mở đầu của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, là Đại Sứ Jean-Claude Michel của Tiểu vương quốc Monaco, Đức Thánh Cha đã lên tiếng chào thăm tất cả các vị đại sứ và cám ơn vị niên trưởng ngoại giao đoàn. Ngài đã đặc biệt nhắc đến và chào mừng các vị đại sứ mới đến trình ủy nhiệm thư.

Vấn đề đầu tiên Đức Thánh Cha muốn đề cập đến là gia đình, bao gồm cả nạn thất nghiệp, nạn đói và nền văn hóa loại bỏ trong đó ngài đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng phá thai lan tràn.

Đức Thánh Cha nói:

“Thật là kinh hoàng khi nghĩa đến có những trẻ em không bao giờ được chào đời, nạn nhân của nạn phá thai hoặc những trẻ em bị sử dụng như những binh sĩ, bị hãm hiếp hoặc bị giết trong các cuộc xung đột võ trang hoặc trở thành hàng hóa trong hình thức kinh khủng là nạn nô lệ tân thời, là nạn buôn người, nó là một tội ác chống lại nhân loại.”

Ngài đề cập đến con số gia tăng các gia đình chia rẽ và bị xâu xé, không những vì trong thế giới ngày nay, cảm thức thuộc về gia đình của con người bị suy yếu, nhưng còn vì những điều kiện khó khăn mà nhiều gia đình đang phải chịu đựng, đến độ họ thiếu cả những thương tiện sinh sống cần thiết. Vì thế, ta thấy cần có những chính sách thích hợp để nâng đỡ, trợ giúp và củng cố gia đình.

Đức Thánh Cha đã nhắc đến những thảm trạng của nhiều người buộc lòng phải chảy trốn những cuộc chiến tranh đang gieo kinh hoàng tại Syria, A Phú Hãn, Iraq và Phi Châu, cũng như nạn hạn hán hoặc bạo lực, nạn cường quyền, nhất là tại Vùng Sừng ở Phi châu và tại miền Đại Hồ. Nhiều người trong số họ đang sống trong các trại tị nạn và tản cư nơi họ không còn được coi như con người, nhưng chỉ đơn giản là những con số vô danh. Những người khác, hy vọng một cuộc sống tốt đẹp hơm, thực hiện một cuộc xuất hành bấp bênh, và nhiều khi họ gặp những tai nạn bi thảm.

Ngài buồn phiền nhận xét rằng:

“Rất tiếc là có một sự dửng dưng của nhiều người trước những thảm trạng như vậy, đó là dấu hiệu thê thảm về sự đánh mất cảm thức trách nhiệm huynh đệ vốn là nền tảng của mỗi xã hội dân sự.”

Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi các chính phủ hãy đưa ra những quyết định dũng cảm dẫn đến hòa bình và đối thoại, đặc biệt là trước những cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra ở Trung Đông và châu Phi. Ngài cũng kêu gọi hòa bình giữa Nam và Bắc Triều Tiên, và đòi hỏi các Kitô hữu ở châu Phi và châu Á phải được quyền tự do thờ phượng.

Ngài cũng kêu gọi sự tôn trọng và bảo vệ môi trường bởi vì:

“Thiên Chúa luôn tha thứ, chúng ta đôi khi tha thứ, nhưng thiên nhiên, công trình tạo dựng, không bao giờ tha thứ khi nó bị ngược đãi!”

Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao chính thức với 180 quốc gia, gần đây nhất là với Nam Sudan. Tuy không có bất kỳ mối quan hệ nào với Saudi Arabia, Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên, Tòa Thánh vẫn có những tiếp xúc với các nước này thông qua các cơ quan quốc tế như Liên Hợp Quốc.

2. Đức Thánh Cha công bố danh sách các vị tân Hồng Y và viết thư cho từng vị

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 12 tháng Giêng, là Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo danh sách 19 Tân Hồng Y sẽ được vinh thăng trong Công Nghị ngày 22 tháng 2 tới đây.

Cùng ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết thư cho 19 vị đã được chọn để trở thành các thành viên mới của Hồng Y Đoàn. Trong thư , Đức Giáo Hoàng nói trở thành một Hồng Y không phải là một "sự thăng chức", nhưng là sự mở rộng sứ vụ phục vụ Thiên Chúa. Vì thế, nếu các tân Hồng Y ăn mừng biến cố này, hãy làm điều đó với niềm vui trong "sự thắt lưng buộc bụng và thanh bần".

Công nghị tấn phong 19 tân Hồng Y sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 2. Các tân Hồng Y đến từ 12 quốc gia, phần lớn là từ thế giới thứ ba.

Trong 19 vị, có 16 vị dưới 80. Ba vị trên 80 đến từ Ý, Tây Ban Nha và St. Lucia được tấn phong Hồng Y vì những đóng góp to lớn của các ngài cho Giáo Hội.

Với 16 tân Hồng Y dưới 80, Giáo Hội sẽ có 120 Hồng Y cử tri cho đến tháng Năm.

Đông nhất trong số 16 vị Hồng Y là các vị thuộc Mỹ Châu La Tinh bao gồm các tổng giám mục của các thành phố lớn là Managua , Santiago de Chile, Rio de Janeiro và Buenos Aires; và một vị là Tổng Giám Mục Quebec, Canada.

Đáng chú ý nhất là Đức Tổng Giám Mục Chibly Langois của Les Cayes. Vào ngày 22 tháng Hai này, ngài sẽ trở thành vị Hồng Y đầu tiên của Haiti.

Như thế, Giáo Hội sẽ có 19 Hồng Y cử tri thuộc Mỹ Châu La Tinh.

Châu Á và châu Phi mỗi nơi sẽ có 2 tân Hồng Y. Hàn Quốc sẽ có vị Hồng Y thứ hai là Đức Tổng Giám Mục Andrew Yeom Soo Jung của Hán Thành. Đây là đất nước tự hào vì có tỷ lệ người gia nhập đạo Công Giáo cao nhất thế giới liên tục trong suốt một thập niên qua. Cùng với ngài, Á Châu sẽ có thêm một Hồng Y nữa là Đức Tổng Giám Mục Orlando Quevedo của tổng giáo phận Cotabato, một khu vực ở miền nam Phi Luật Tân nơi đang gánh chịu bạo lực thường xuyên bởi một nhóm Hồi giáo ly khai.

Hai tân Hồng Y khác sẽ đến từ các thành phố nghèo ở Tây Phi, nơi cũng đang diễn ra những cuộc xung đột đẫm máu là Đức Tổng Giám Mục Jean-Pierre Kutwa của Abdijan ở Bờ Biển Ngà, và Đức Tổng Giám Mục Philippe Nakellentuba Ouédraogo của tổng giáo phận Ouagadougou thuộc Burkina Fasso.

Như thế, Châu Phi sẽ có 14 Hồng Y cử tri và châu Á sẽ có 12 vị.

Bên ngoài giáo triều Rôma, chỉ có hai tổng giám mục châu Âu sẽ được phong Hồng Y. Đầu tiên, hoàn toàn theo đúng dự kiến của nhiều người, là Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols của Westminster tại Anh. Thứ hai là Đức Tổng Giám Mục Gualtiero Bassetti của tổng giáo phận Perugia-Città della Pieve bên Ý. Điều này được xem là bất ngờ với nhiều người vì theo “thông lệ” hai vị Tổng Giám Mục ở Turin và Venice thường được phong Hồng Y trước những nơi khác.

Bốn thành viên trong giáo triều sẽ được phong Hồng Y gồm Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh; Đức Tổng Giám Mục Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, Đức Tổng Giám Mục Gerhard Ludwig Müller, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin; và Đức Tổng Giám Mục Beniamino Stella, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ.

3. Báo Quan Sát Viên Rôma có thêm mục thần học về phụ nữ

Từ tháng Giêng năm nay, báo Quan Sát Viên Rôma có thêm mục thần học về phụ nữ dưới tựa đề "Phụ nữ trong Giáo Hội" (Donna Chiesa Mondo).

Sáng kiến này nhằm đáp ứng lời kêu gọi đã được Đức Thánh Cha Phanxicô lặp đi lặp lại nhiều lần liên quan đến sự tái duyệt "thần học về phụ nữ" trong Giáo Hội.

Chủ bút Lucetta Scaraffia giải thích trong một bài xã luận trong số tháng Giêng rằng mỗi tháng một nhà thần học nam hay nữ sẽ phân tích "câu hỏi trung tâm của Giáo Hội ngày nay" như một phương tiện để "phong phú hóa các thảo luận" về những đóng góp và vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội.

Nhà thần học, cũng là một nhà văn và là một nhà soạn nhạc người Ý là Đức Ông Pierangelo Sequeri đã là người đầu tiên viết trong mục này.

Bên cạnh đó Báo Quan Sát Viên Rôma cũng có thêm một mục về gia đình, là trọng tâm của Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng Mười năm nay.

4. Đức Thánh Cha rửa tội cho 32 trẻ sơ sinh

Lúc 9:30 sáng Chúa Nhật 12 tháng Giêng, Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ ban bí tích Rửa Tội cho 32 trẻ em trong nhà nguyện Sistina gồm 18 bé gái và 14 bé trai, con của các giáo dân nhân viên Tòa Thánh.

Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Cha Konrad Krajewski, đặc trách các hoạt động từ thiện của Đức Thánh Cha, Đức Cha Giampietro Gloder, Giám Đốc Trường ngoại giao Toà Thánh, và Đức Cha Fernando Vergez là Tổng thư ký Phủ Thống Đốc Tòa Thánh.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:

"Tôi muốn nhấn mạnh một điều. Anh chị em đang thông truyền đức tin. Anh chị em có trách nhiệm về đức tin của con cái anh chị em. "

Massimo Cara, một hiến binh tại Vatican và vợ là Cristina, đã vui mừng thấy đứa con gái 4 tháng tuổi của họ được Đức Giáo Hoàng Phanxicô rửa tội đúng vào ngày Giáo Hội mừng kính Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa

Anh Massimo Cara nói:

"Tôi nghĩ rằng đức tin của chúng tôi là sự kế thừa quan trọng nhất mà chúng tôi có thể truyền lại cho con cái mình."

Ông nói rằng bài giảng của Đức Thánh Cha ngắn, nhưng trực tiếp và thông điệp của ngài thực sự gây cho anh xúc động.

Anh nói:

"Khi bạn có hồng ân đức tin, tất cả mọi thứ khác, đặc biệt là vật chất, chỉ là những thứ phụ thuộc."

Trong sáu năm, người lính cứu hỏa Paolo de Angelis đã làm việc tại Vatican. Mặc dù, quen với việc nhìn thấy Đức Thánh Cha Phanxicô, anh vẫn thấy xúc động khi gia đình anh được quây quần quanh Đức Thánh Cha.

Anh Paolo De Angelis nói:

"Con gái tôi là Francesca đang ngủ và khi Đức Thánh Cha rửa tội, nó mở mắt ra và nhìn thẳng vào Đức Giáo Hoàng mỉm cười."

Trong buổi lễ, Đức Thánh Cha nói thêm:

“Hôm nay ca đoàn hát, nhưng mà ca đoàn đẹp nhất là ca đoàn các em bé ồn ào. Một vài em sẽ khóc vì không thoải mái, hay vì các em đói. Các bà mẹ hãy cho con ăn. Cứ tự nhiên vì các em là ‘tác nhân chính’ ở đây.”

Anh Paolo De Angelis nhận xét:

"Tôi nghĩ rằng tuyên bố đó là những gì nổi bật nhất trong buổi lễ. Có lẽ một trong những lời gây xúc động nhất của Đức Thánh Cha."

5. Buổi tiếp kiến chung thứ Tư 15 tháng Giêng.

Thông qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta trở nên “những môn đệ truyền giáo”

Trong buổi tiếp kiến chung sáng Thứ Tư 15/01/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tầm quan trọng của bí tích rửa tội: đó là một bí tích đặc biệt chào đón các Kitô hữu vào cuộc hành trình đức tin. Ai đón nhận Bí Tích này thì trở nên một môn đệ Chúa và một nhà truyền giáo.

Bí Tích Rửa Tội cũng là một liên kết nối liền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến ,

Tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về Bí Tích Rửa Tội, hôm nay chúng ta hãy suy tư về cách thế qua Bí Tích Rửa Tội chúng ta trở thành những thành viên của nhiệm thể Chúa Kitô, là Giáo Hội.

Trong mỗi thế hệ, nhờ Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được tái sinh trong cuộc sống mới của ân sủng và được kêu gọi để làm chứng nhân cho Tin Mừng trước thế giới. Bí tích Rửa tội làm cho chúng ta trở nên "những môn đệ truyền giáo" trong sự hiệp thông với Giáo Hội. Có một sự liên kết chặt chẽ giữa sự tái sinh của chúng ta trong nước và Thánh Thần với trách nhiệm của chúng ta phải sống cuộc sống mới này trong Giáo Hội, trong gia đình và trong giáo xứ của chúng ta, cũng như sứ vụ mang Tin Mừng đến cho những người khác; để chúng ta trở nên các con kênh mang ân sủng Chúa đến cho muôn dân.

Chúng ta có thể nhìn vào lịch sử đáng chú ý của Giáo Hội tại Nhật Bản, nơi các cộng đồng tín hữu nhỏ bé đã sống sót bí mật trong hơn hai thế kỷ nhờ ân sủng của Bí Tích Rửa Tội. Xin cho gương sáng này giúp chúng ta đánh giá đầy đủ hơn chiều kích huyền nhiệm, cộng đoàn và truyền giáo sâu xa của phép rửa chúng ta đã lãnh nhận.

6. Buổi đọc kinh Truyền Tin lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa

Thời tiết lạnh lẽo đã không ngăn được hàng ngàn người đến với Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 12 tháng Giêng, lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa.

Cuộc sống có mùi vị biết bao, khi chúng ta để cho tình yêu của Thiên Chúa tràn ngập, để biết chia sẻ và lo lắng cho nỗi khốn khó và khổ đau của người anh em. Đó là con đường dấn thân của đức tin và tình bác ái, mà bí tích Rửa Tội vạch ra cho từng người trong chúng ta.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin.

Đức Thánh Cha nói:

“Khi Chúa Giêsu nhận phép rửa thống hối từ Gioan Tẩy Giả, như một dấu chỉ liên đới với dân sám hối mặc dù Người là Đấng vô tội và không cần hoán cải; Chúa Cha đã cho chúng ta nghe tiếng của Người phán từ trời: ‘Này là Con Ta yêu dấu, rất đẹp lòng ta mọi đàng’. Đức Giêsu nhận sự phê chuẩn của Chúa Cha trên Trời, là Đấng đã gửi Người đến để chia sẻ điều kiện sống và sự nghèo khó của chúng ta. Chia sẻ là phương thế yêu thương đích thật. Chúa Giêsu không xa cách chúng ta, Người coi chúng ta như em và chia sẻ với chúng ta. Và như thế Người khiến cho chúng ta trở thành Con của Thiên Chúa Cha với Người. Đó là mạc khải và là suối nguồn tình yêu đích thật.”

Đức Thánh Cha cũng nhắc tới lẽ nghi ban bí tích rửa tội cho 32 em bé trước đó và nói:

“Mỗi trẻ em sinh ra là một ơn của niềm vui và hy vọng, và mỗi trẻ em được rửa tội là một sự kỳ diệu của đức tin và một lễ cho gia đình của Thiên Chúa.”

Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu hiện diện tại quảng trường đặc biệt các cha mẹ có con được rửa tội trong ngày Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa cũng như các cha mẹ đang chuẩn bị cho con cái họ lãnh bí tích Rửa Tội.

7. Tình hình tại Nam Darfur vẫn rất tồi tệ

Thiếu máu, thương hàn, tiêu chảy và ho là những nguyên nhân gây ra hàng ngàn trường hợp tử vong ở Nam Darfur trong năm qua. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giáo cho biết như trên trong bản tin ngày 10 tháng Giêng.

Đặc biệt nghiêm trọng là tại Gireida, phía Nam Darfur, nơi tình hình đang ở mức báo động vì số lượng tử vong cao ở phụ nữ mang thai vì xuất huyết và thiếu máu trầm trọng. Cơ quan y tế địa phương nói với đài phát thanh Dabanga rằng tại thị trấn Gireida, các phụ nữ mang thai thường không tìm được chỗ trong bệnh viện địa phương nơi các bệnh nhân thương hàn và tiêu chảy do điều kiện vệ sinh kém đang nằm la liệt để chờ đến lượt được các bác sĩ khám.

Việc tìm kiếm các nữ hộ sinh hay y tá tại địa phương rất khó khăn; đồng thời chi phí để vận chuyển các sản phụ từ Gireida đến Nyala là quá cao.

8. Hội nghị của Tòa Thánh về tình hình tại Syria

Hôm thứ Hai 13 tháng Giêng, Hàn Lâm Viện Khoa Học của Tòa Thánh đã tổ chức một hội nghị chuyên viên với chủ đề “Syria: với con số tử vong 126,000 người và 300,000 trẻ mồ côi trong 36 tháng chiến tranh, liệu ta có thể tiếp tục dửng dưng được không?”

Hội nghị đã bàn đến các đề nghị như: thứ nhất “một cuộc ngưng bắn để việc trợ giúp nhân đạo có thể thực hiện được” tại Syria. Thứ hai, chấm dứt “các cuộc bách hại các Kitô hữu để khích lệ cuộc đối thoại liên tôn”. Thứ ba: “một thẩm quyền chuyển tiếp để tổ chức các cuộc tuyển cử và một chính phủ quốc gia thống nhất có trách nhiệm cả về quân đội lẫn an ninh”. Thứ bốn, chấm dứt nạn buôn người và đĩ điếm tại quốc gia tan nát vì chiến tranh này.

Hội nghị này được sự tham dự của nhiều chuyên gia thượng thặng. Hai chuyên gia người Mỹ là Giáo Sư kinh tế gia Jeffrey Sachs, người rất tích cực trong cuộc chiến đấu chống nghèo đói trên thế giới, và ông Thomas Walsh, chủ tịch quốc tế của Liên Minh Hòa Bình Hoàn Vũ và là chuyên viên về liên tôn xây dựng hòa bình và an ninh. Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, người Pháp, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn sẽ đọc diễn văn khai mạc hội nghị.

Các chuyên gia và nhà lãnh đạo khác được mời tham dự hội nghị là Tony Blair, sáng lập viên Qũy Đức Tin Tony Blair và Đại Biểu chính thức của Nhóm Bốn Tổ Chức Về Trung Đông, tức LHQ, Liên Hiệp Âu Châu, Nga và Hiệp Chúng Quốc; Mohamed ElBaradei, cựu Phó Tổng Thống Ai Cập, cựu tổng giám đốc Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế, khôi nguyên Giải Hòa Bình Nobel 2005, và là nhân vật chính trong cuộc cách mạng chống hai tổng thống Hosni Mubarak và Mohammed Morsi; Pyotr Stegny, Đại Sứ Đặc Nhiệm và Toàn Quyền của Liên Bang Nga và là chuyên viên về chính sách ngoại giao thuộc Hội Đồng Quốc Tế Sự Vụ Nga; Joseph Maila, một chuyên viên người Libăng về Trung Đông, Hồi Giáo và chính trị; Miguel Angel Moratinos, nhà ngoại giao Tây Ban Nha và thành viên quốc hội phục vụ 7 năm trong tư cách đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Âu Châu trong diễn trình hòa bình cho Trung Đông; Thierry de Montbrial, kinh tế gia người Pháp và là chuyên viên về liên hệ quốc tế.

9. Đức Thánh Cha có nên tiếp tổng thống François Hollande người đang bị tai tiếng ái tình hay không?

Hôm 9 tháng Giêng, phòng báo chí Tòa Thánh đã xác nhận Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp tổng thống Pháp, ông François Hollande, tại điện Tông Tòa của Vatican vào ngày 24 tháng Giêng.

Diễn biến này đang gây quan ngại sâu xa vì tạp chí Closer của Anh, trong ấn bản tiếng Pháp số ra một ngày sau đó, tức là ngày thứ Sáu 10 tháng Giêng đã phơi bày trước công chúng Pháp những hình ảnh liên quan đến tai tiếng ái tình của tổng thống François Hollande với nữ diễn viên Julie Gayet.

François Hollande, sinh năm 1954, đã từng là người Công Giáo nhưng sau đó bỏ đạo. Ông kết hôn với bà Ségolène Royal, và sinh được 4 người con trong thời gian chung sống 30 năm. Ông hiện sống với nữ ký giả Valérie Trierweiler của tờ Paris Match, người đã công khai dọn vào sống chung với ông tại điện Élysée, và vẫn thường tháp tùng ông trong những cuộc công du chính thức.

Ông François Hollande đã được bầu làm vị tổng thống Pháp vào ngày 6/5/2012.

Vụ tai tiếng với nữ diễn viên Julie Gayet cùng với những thất bại trong việc cải thiện tình trạng thất nghiệp tại Pháp có thể sẽ khiến ông không còn chút hy vọng tranh cử một nhiệm kỳ thứ hai. Trong thời gian gần đây, sự ủng hộ ban đầu dành cho François Hollande đang dần biến mất với những chỉ trích như thái độ thiếu quyết đoán trong các chính sách về kinh tế và xã hội. Cả câu chuyện trong chuyến công du đầu tiên ra nước trong tư cách tổng thống hôm 15/5/2012, máy bay của ông bị sét đánh phải quay đầu bay trở lại cũng được khai thác như một điềm gở cho quốc gia này.

10. Trước làn sóng khủng bố của chính quyền Aceh, người Công Giáo chỉ còn giữ được 3 nhà thờ

Thủ phủ Aceh ở phía Bắc Sumatra khét tiếng tại Nam Dương như là trọng điểm của các phong trào thánh chiến Hồi Giáo, và là nơi đầu tiên áp dụng một phần của luật Sharia. Hôm 10 tháng Giêng, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, trích thuật các báo cáo của "Aceh Human Rights Coalition" tức là Liên Minh Nhân Quyền Aceh cho biết từ năm 2012 cho đến nay tại thủ phủ này ít nhất 26 nhà thờ và các nơi thờ phượng của các tôn giáo không phải là Hồi Giáo đã bị đóng cửa.

Những hình ảnh quý vị đang xem cho thấy các Kitô hữu đang quỳ gối van xin đừng san bằng nhà thờ của họ nhưng chính quyền vẫn dùng xe ủi đất để phá sập cơ ngơi mà họ đã vất vả dựng lên.

Indonesia, hay còn gọi là Nam Dương, với dân số 251,160,000 người, trong đó 86.1% theo Hồi Giáo là đất nước có đông người Hồi Giáo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo tại nước này tỏ ra ôn hòa và thực tiễn. Họ không chấp nhận áp dụng luật Sharia bất chấp những áp lực của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo và của các tổ chức Hồi Giáo cực đoan. Họ e ngại những điều luật cực đoan của Sharia như cấm phụ nữ không được làm việc chung với nam giới sẽ đưa Indonesia đến chỗ tụt hậu so với các quốc gia trong vùng.

Thủ phủ Aceh là một trường hợp cá biệt. Ông Zulfikar Muhammad, điều hợp viên của Liên Minh Nhân Quyền Aceh, một tổ chức bao gồm 30 tổ chức đấu tranh cho nhân quyền, nói với Fides rằng vị thống đốc tại đây là một người Hồi Giáo quá khích đã đưa ra “những luật lệ giới hạn quyền tự do thực hành niềm tin của những nhóm thiểu số và đi ngược lại Hiến Pháp của Indonesia”.

Theo ông Zulfikar Muhammad, năm 2006, Bộ Nội Vụ Indonesia quy định rằng để có thể được cấp giấy phép xây dựng nơi thờ phượng thì cần có đủ chữ ký của tối thiểu là 90 thành viên trong cộng đoàn tôn giáo ấy và ít nhất là 60 chữ ký của người dân địa phương không thuộc tôn giáo này.

Tuy nhiên, vị thống đốc tại Aceh lại quy định rằng cần có đủ chữ ký của tối thiểu là 150 thành viên trong cộng đoàn và 120 chữ ký của dân địa phương. Dưới áp lực và sự đe doạ của các nhóm Hồi Giáo cực đoan, không có dân địa phương nào dám ký. Hậu quả là từ đó đến nay không có ngôi nhà thờ mới nào được xây dựng.

Năm 2012, Zaini Abdullah, một thủ lĩnh Hồi Giáo quá khích được bầu làm thống đốc. Ông này tuyên bố một chương trình Hồi Giáo hóa toàn diện Aceh. Luật xây dựng năm 2007 của Aceh lại được tái xét và cho thêm tính chất hồi tố. Chính vì thế, 26 nhà thờ và các nơi thờ phượng của Kitô Giáo và Phật Giáo lần lượt bị đóng cửa, thậm chí bị san bằng.

Theo số liệu điều tra năm 2010, trong tổng số 4.5 triệu dân tại Aceh các tín hữu Kitô chiếm 1.2% dân số. Người Công Giáo tại đây chỉ còn giữ được 3 nhà thờ tại những điạ điểm có khách du lịch nước ngoài.

11. Cựu thủ tướng Do Thái qua đời

Tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 11 tháng Giêng cho biết cựu thủ tướng Israel, thành viên của đảng Likud và người sáng lập đảng Kadima, là ông Ariel Sharon , đã qua đời hôm 11 tháng Giêng tại một bệnh viện ở Tel Aviv. Ông đã ở trong tình trạng hôn mê kể từ ngày 04 tháng Giêng năm 2006, do xuất huyết não nghiêm trọng.

Ông Ariel Sharon, sinh ngày 26 Tháng Hai năm 1928, là một trong những nhà lãnh đạo chính trong lịch sử của nhà nước Israel. Ông dính líu trong tất cả các cuộc chiến của Israel từ năm 1948. Trong tư cách là Bộ Trưởng Quốc Phòng, ông bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm cá nhân về vụ thảm sát người tị nạn Palestine ở Sabra và Shatila thuộc Li Băng năm 1982. Tuy nhiên, ông lại chính là người đã quyết định đơn phương rút Israel khỏi dải Gaza vào năm 2005.

12. Đức Tổng Giám Mục Jacques Behnan Hindo than thở: Những nhóm phiến quân “hiền nhất” cũng muốn biến Syria thành quốc gia Hồi Giáo

Trong buổi điện đàm dành cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm 8 tháng Giêng, Đức Cha Jacques Behnan Hindo , là Tổng Giám Mục Hassaké-Nisibi của Công Giáo nghi lễ Syria, bày tỏ ước ao của ngài rằng Hội Nghị Geneva II đừng biến Syria thành một quốc gia Hồi Giáo.

“Các Kitô hữu sẽ rất vui mừng nếu cái gọi là cách mạng này mở ra con đường dẫn đến dân chủ và tự do. Nhưng bây giờ đây ngay cả những nhóm phiến quân có liên hệ với Quân Đội Syria Tự Do – thường được xem là ôn hoà so với những tổ chức thánh chiến Hồi Giáo – cũng tụ tập dưới ngọn cờ Hồi Giáo, và họ nói rằng nước Syria mới phải áp dụng luật Sharia, vì đó là ý muốn của đa số. Đây là một viễn ảnh mà các Kitô hữu không thể chấp nhận được.”

13. Giáo Hội Phi Luật Tân chú trọng đến các yếu tố tâm lý nơi các nạn nhân của trận bão Hải Yến

Hai tháng sau khi trận bão Hải Yến kinh hoàng tàn phá miền trung Phi Luật Tân, các nạn nhân đang tiếp tục xây dựng lại cuộc sống của họ. Nhưng giữa các nỗ lực cứu trợ tập trung vào việc cung cấp thực phẩm và nhà cửa, Giáo Hội tại Phi Luật Tân cũng chú ý đến những chấn thương tâm lý mà nhiều người đã phải chịu trong thiên tai này. Nhiều người không chỉ bị mất đi ngôi nhà của mình, mà còn mất cả nhiều người thân trong gia đình của họ nữa.

Cha Carlos Ronquillo là giám đốc Học Viện Thần Học và Truyền Giáo Thánh Anphongsô nói:

“Có những nụ cười loé lên khi nhận được hàng cứu trợ, nhưng ngay sau đó tắt ngấm đi trên những khuôn mặt thất thần. Có những người lui vào chính mình, câm nín không bao giờ kể lại những câu chuyện của họ.”

Cha Carlos, là linh mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, tin rằng giờ đây những nỗ lực cứu trợ cũng cần phải cung cấp, điều mà ngài gọi là một sự can thiệp tâm lý, để giúp các nạn nhân vượt qua được những đau buồn và mất mát của họ.

Cha Carlos nói: "Đó là một phần không thể thiếu trong bất kỳ nỗ lực nào được thực hiện bởi Giáo Hội trong khi ứng phó với các tình huống thiên tai."

Trận bão Hải Yến đã cướp đi sinh mạng của 6,000 người, và ước tính có khoảng 4,1 triệu người vẫn đang sống trong những nơi trú ẩn tạm thời.

14. Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga nói thế tục hóa ngày lễ Giáng Sinh là khuynh hướng nguy hiểm

Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga và các Giáo Hội nghi lễ Đông Phương đã cử hành lễ Giáng Sinh theo lịch Julian vào ngày 6 tháng Giêng vừa qua.

Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Interfax của Nga, Đức Thượng Phụ Kirill Đệ Nhất đã đưa ra nhận xét rằng “Việc hạ thấp ý nghĩa tôn giáo đích thực của Lễ Giáng sinh là một xu hướng rất nguy hiểm. Đây là một hành động chính trị, một hành động cố ý nhằm lật đổ các giá trị Kitô giáo, kể cả các ngày lễ Kitô Giáo khỏi cuộc sống của con người.”

Đề cập đến Tây Âu, Đức Thượng Phụ Kirill nói rằng "không có chút hồ nghi gì xu hướng chính trị nói chung, đường lối chung của giới lãnh đạo chính trị là chống Kitô giáo và bài tôn giáo."

"Chúng tôi đã trải qua một kỷ nguyên của chủ nghĩa vô thần và chúng tôi muốn hét lên cho cả thế giới nghe: dừng lại đi, chúng tôi biết con đường đó sẽ dẫn đến cuộc sống như thế nào."

15. Đại Giáo Trưởng Hồi Giáo Trung Phi tị nạn nơi Tòa Giám Mục, tổng thống sợ tội bỏ trốn

Nhà lãnh đạo Hồi Giáo tại thủ đô nước Cộng Hòa Trung Phi đã xin tá túc trong Tòa Giám Mục Bangui sau khi bị quân Hồi Giáo Séléka tìm giết. Trong khi đó, hôm thứ Sáu 10 tháng Giêng, tổng thống bất hợp hiến Michel Djotodia, người đã được quân Hồi Giáo Séléka đưa lên sau cuộc đảo chính hồi tháng Ba năm ngoái đã bất ngờ tuyên bố từ chức và đào vong ở nước ngoài.

Đức Tổng Giám Mục Dieudonné Nzapalainga của thủ đô Bangui nói với phóng viên của Channel 4, một đài truyền hình Anh, rằng Đại Giáo Trưởng Hồi Giáo Oumar Kobine Layama, là người đã cùng với ngài đưa ra tuyên bố chung hôm 31 tháng 12 nhằm chấm dứt cuộc xung đột quốc gia đã phải xin tị nạn nơi Tòa Giám Mục của ngài sau khi bị phiến quân Hồi Giáo Séléka tìm giết.

Cuộc xung đột tại Cộng Hòa Trung Phi đã khởi sự từ ngày 10 tháng 12 năm 2012 giữa quân đội nước này và phiến quân Hồi Giáo Séléka.

Do các yếu tố bất ngờ, đến cuối tháng 12 năm 2012, quân Hồi Giáo đã chiếm được nhiều thành phố và ngày 24 tháng Ba năm 2013 chiếm được thủ đô Bangui. Lãnh đạo phiến quân là Michel Djotodia được đưa lên làm tổng thống.

Quân Hồi Giáo Séléka bắt tay ngay vào việc cướp bóc, hãm hiếp, và thủ tiêu các tín hữu Kitô. Báo cáo của Human Rights Watch hồi tháng 8/2013 ghi nhận khoảng 212,000 người đã phải bỏ trốn vào rừng sâu để tránh bị quân Hồi Giáo thảm sát. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cảnh cáo Michel Djotodia đang biến Trung Phi thành một mối đe doạ cho sự ổn định của khu vực với một tình trạng vô luật lệ.

Tháng 9/2013, thấy trước nguy cơ bị cáo buộc là tội phạm chống nhân loại, Michel Djotodia tuyên bố giải tán quân Hồi Giáo Séléka và cắt đứt mọi quan hệ với nhóm này. Tuy nhiên, trong thực tế quân Hồi Giáo Séléka vẫn tồn tại và ngày càng hung bạo hơn.

Chỉ trong tháng 12 vừa qua, ước tính có khoảng 1,000 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh giữa quân Hồi Giáo Séléka với lực lượng Anti-Balaka trung thành với tổng thống François Bozizé, quân đội Pháp và lực lượng gìn giữ hòa bình của Châu Phi.

Hôm thứ Sáu 10 tháng Giêng, tại cuộc họp thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Phi Châu ở thủ đô N'Djamena của Cộng Hòa Chad, tổng thống Michel Djotodia đã bất ngờ tuyên bố từ chức và đào vong ở nước ngoài. Chỉ có một lý do biện minh cho hành động này là Michel Djotodia sợ bị đưa ra tòa án quốc tế về những tội ác diệt chủng do quân Séléka mà ông ta là thủ lĩnh gây nên.

Chiến cuộc tại Cộng Hòa Trung Phi vẫn ác liệt sau quyết định đào vong của Michel Djotodia.