Ngày 16-01-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chiên xóa tội trần gian
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
04:00 16/01/2020


Chúa Nhật II Thường Niên năm A
Is 49,3.5-6; 1 Cr 1,1-3; Ga 1,29-34


Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật II thường niên năm A, chúng ta nghe thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu khi nói rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Khi nghe những lời giới thiệu này, những người Do Thái nghĩ gì? Và cả chúng ta nữa, những lời này có nghĩa là gì?

1- Chiên đối với người Do Thái

Chúng ta biết chiên là một loài động vật, tự bản chất, rất hiền lành, hơi nhút nhát nhưng lại dễ gần. Nó khác với con hổ và con chó vì con hổ thường dữ tợn, hay gây hấn, làm người ta sợ; còn con chó thường hay sủa, hay cắn. Con chiên thì hiền lành và yên tĩnh. Chiên chính là con cừu con. Ở Châu Đại Dương , người ta nuôi cừu rất nhiều để lấy lông và làm thịt. Lông cừu được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm quý như áo quần. Còn thịt cừu là một món thịt rất béo và ngon. Chăn nuôi chiên và cừu mang lại những lợi nhuận kinh tế đáng kể.

Theo Kinh Thánh, con chiên là biểu tượng của sự vô tội, hay nói cách khác, con chiên tượng trưng cho của lễ và sự hy sinh. Vì thế, người Do Thái dùng chiên làm lễ tế để cử hành lễ Vượt Qua của họ. Trước khi lên đường, trong bữa ăn tối lễ Vượt Qua, Môsê đã truyền cho người Do Thái phải giết chiên để ăn lễ Vượt Qua. Chiên phải là chiên đực, dưới một tuổi, không tì vết, thịt thì ăn, còn máu thì bôi trên cửa nhà mình. Chiên là của lễ dâng lên Chúa. Hằng năm, người Do Thái cử hành lễ Vượt Qua để nhớ lại biến cố Thiên Chúa giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập trở về đất hứa (x. Xh 12,3-14).

2- Chiên xóa tội trần gian

Tân Ước áp dụng hình ảnh con chiên cho Chúa Kitô. Nên khi Đức Giêsu đi qua, thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu với dân chúng rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29).

Khi thánh Gioan Tẩy Giả dùng hình ảnh con chiên để giới thiệu về Chúa Giêsu, người Do Thái hiểu ngay ý nghĩa của nó vì họ rất quen thuộc với hình ảnh và ý nghĩa của con chiên. Họ hiểu rằng: Chiên là hình ảnh ám chỉ Đấng Mêsia mà các tiên tri trong Cựu Ước đã dùng, đặc biệt tiên tri Isaia. Trong bài ca về người Tôi Tớ đau khổ, tiên tri đã ví người tôi tớ đó như “con chiên hiền lành bị đem đi giết” (x. Is 53,7). Chiên được dùng để làm của lễ dâng lên Thiên Chúa và gánh lấy những lỗi lầm của con người.

Bởi thế, khi nghe nói về chiên, các Tông Đồ và các Giáo Phụ của Giáo Hội giải thích: Con chiên là biểu tượng của sự trong sạch, đơn sơ, hiền lành, ôn hòa, vô tội v.v… Những đặc tính này được áp dụng cho Chúa Giêsu, Người là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống trần gian, như Con Chiên trong sạch, hiền lành và vô tội. Người chính là Chiên Thiên Chúa đến để xóa bỏ tội trần gian và mang lại ơn cứu độ cho chúng ta nhờ cái chết và phục sinh của Người. Bởi thế, thánh Phêrô quả quyết rằng: “Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô” (1 Pr 1,18-19). Và thánh Gioan trong sách Khải Huyền ba lần dùng từ “con chiên” để nói về Chúa Kitô và mô tả bữa tiệc cánh chung của Thiên Chúa với loài người như là tiệc cưới Con Chiên. Đó là ngày vui vì ơn cứu độ của toàn thể nhân loại được thành toàn (x. Kh 19,8-9).

3- Chúa Giêsu xóa tội qua các bí tích

Qua các bí tích, Chúa Giêsu tiếp tục tha thứ và xóa bỏ tội lỗi của chúng ta khi chúng ta đón nhận các bí tích, đặc biệt là bí tích Rửa Tội và bí tích Hòa Giải. Bí tích Rửa Tội xóa bỏ tội nguyên tổ và các tội riêng chúng ta phạm. Phép Rửa là “cửa dẫn vào các bí tích.” Chúa Giêsu xóa bỏ tội lỗi của chúng ta trong bí tích Hòa Giải khi chúng ta đến xưng thú tội lỗi với các linh mục.

Đó là lý do tại sao Giáo Hội lấy lại những lời tuyên xưng của Gioan làm lời cầu nguyện trong thánh lễ. Trong Kinh Vinh Danh, khi thưa với Chúa Con, chúng ta cầu xin rằng: “Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Con Ðức Chúa Cha, Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con, Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn.” Đặc biệt, trước khi rước lễ, linh mục công bố: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.”

Như thế, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta rằng tội lỗi là một thế lực thống trị chúng ta. Tự sức mình, chúng ta không thể tự giải thoát khỏi tội lỗi. Chỉ nhờ Chúa Kitô, là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, mới có thể giúp chúng ta chiến thắng tội lỗi, trở thành con cái của Nước Trời, và sống sự công chính của Người trên trần gian.

Bởi vậy, chúng ta hãy siêng năng lãnh nhận bí tích Hòa Giải, tham dự thánh lễ và năng rước Chúa Giêsu Thánh Thể, để nhờ Người, chúng ta có sức mạnh chống trả các chước cám dỗ và sống thánh thiện trước nhan Thiên Chúa. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Chúa Nhật II Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
16:57 16/01/2020


Isaia 49: 3, 5-6; T.vịnh 39; 1 Côrintô 1: 1-3; Gioan 1: 29-34

Đoạn trích từ sách ngôn sứ Isaia hôm nay là bài ca thứ 2 về Người Tôi Trung. Bài này ở giữa đoạn 40 và 55. Bài hôm nay được gởi tới người Israel đang bị lưu đày ở Babylon. Từ "ngươi" có ý nghĩa rất mơ hồ, phải chăng có nghĩa là như thế. Bởi đó, một cách nghe bài ca như là bài nói với chính mỗi người trong chúng ta. Nhưng, từ "ngươi" đó có thể nói với dân Israel. là họ được Chúa chọn. Họ đã tỏ ra không trung thành với lời giao ước với Đức Chúa nên họ đã phải chịu hậu quả của việc họ làm. Quân đội nước Babylon chiếm đóng đất nước Israel và đã bắt một số đông những người có học thức và có tài năng đi lưu đày. Chỉ còn để lại những người yếu đuối. Các thành phố bị phá hủy và đất đai bị tàn phá.

Nhưng, trong khi dân chúng đã quên Đức Chúa, Ngài vẫn không quên họ. Mặc dù dân chúng tỏ ra không xứng đáng, Đức Chúa vẫn đến với họ. Dường như không có gì có thể làm cho Đức Chúa không còn yêu thương họ và Ngài vẫn luôn luôn mời gọi chúng ta. Đức Chúa cùng đi lưu đày với chúng ta. Ngài nhắc lại lời Ngài đã hứa là Ngài vẫn trung tín, là sẽ giải thoát chúng ta ra khỏi nơi xa lạ và dẫn dắt chúng ta trên hành trình trở về quê nhà. Ngài đồng hành với chúng ta trong từng bước đường đi về (thi sĩ Francis Thompson diễn tả Đức Chúa luôn luôn theo dõi những linh hồn đã sai lạc, trong bài "The Hound of Heaven", Con chó săn đi tìm Thiên đàng).

Dân Israel sẽ được trở về quê hương, nhưng, những việc Đức Chúa đang làm cho họ choáng ngộp không dừng tại đó. Người Tôi Trung sẽ có nhiệm vụ khác vì Đức Chúa còn dự định chương trình lớn hơn cho dân chúng: Họ phải trở nên "ánh sáng cho muôn dân". Và nơi đó sẽ không còn biên giới, chủng tộc, quốc gia, dòng họ và tôn giáo. Đức Chúa muốn cứu thoát tất cả mọi người, toàn thế giới phải ra khỏi nơi lưu đày và giam cầm của tội lỗi. Tất cả mọi dân tộc, không chỉ người Do thái mà thôi; nhưng được bao gồm mọi người trong chương trình của Đức Chúa. (Trích thơ thánh Phaolô loan báo ca ngợi chương trình của Đức Chúa cứu người ngoại).

Ở Hoa Kỳ, lời "Tuyên thệ trung thành" diễn tả chúng ta là "Một quốc gia dưới quyền Thiên Chúa". Nếu chúng ta nghĩ bản tính của chúng ta qua nhản quan của ngôn sứ Isaia, chúng ta có một nhiệm vụ lớn lao. Không chỉ với mọi công dân trong nước chúng ta mà còn cả với toàn thế giới. Mối quan tâm của chúng ta là phải tìm được sự an toàn cho người khác hơn là hạnh phúc của chúng ta. Khi những người được gọi là tôi tớ, hãy quan sát mọi người qua nhản quan của Thiên Chúa. Chúng ta cần phải đến với những người trong lao tù, trong bóng tối của sự nghèo khó, của bệnh tật, của chán nản, của chiến tranh v.v... ở bất kỳ nơi nào và với bất kỳ người nào.

Chúng ta còn phải đi một chặng đường khá dài phía trước chúng ta, khi một quốc gia, có thể được gọi là tôi tớ của Đức Chúa, phải có hành vị thông cảm có tính hòa bình của Thiên Chúa trên thế giới. Chúng ta có thể cầu xin cho đất nước chúng ta trước bích tích Thánh Thể hôm nay: Xin Ngài giúp chúng ta biết nghe Lời Chúa để được biến đổi nên như những điều chúng ta nghe, để chúng ta có thể trở thành ánh sáng cho những người trong bóng tối, cho quốc gia chúng ta, cho dân chúng trên thế giới và cho cả hành tinh của chúng ta nữa.

Các Kitô hữu trong Giáo hội Tiên khởi được thu hút bởi bài ca Người Tôi Trung của ngôn sứ Isaia. Họ nhận thấy họ là một dân tộc được giải thoát ra khỏi nơi lưu đày nhờ Chúa Giêsu là người Tôi Trung của Thiên Chúa. Chúa Giêsu là dấu chỉ của lòng thương xót và sự công chính của Thiên Chúa cho tất cả mọi dân tộc. "để đem ơn cứu độ của Thiên Chúa đến tận cùng trái đất". Những Kitô hữu đó cũng cảm nhận được họ đang ở trong vị thế của ngôn sứ là người tôi tớ của Thiên Chúa. Họ được mời gọi và được thách thức để nên một dân tộc của ánh sáng: dấu chỉ của Thiên Chúa dến với tất cả mọi người ở trong bóng tối, bất cứ dưới hình thức nào.

Và đó cũng chính là chúng ta, những Kitô hữu hôm nay phải có chăng? Qua Chúa Giêsu chúng ta được gọi để nên "ánh sáng cho muôn dân", để ơn cứu độ của Thiên Chúa được đem "đến tận cùng trái đất" phải không? Được gọi là "ánh sáng cho muôn dân" không chỉ để tập chú cho những hoạt động tông đồ như một Giáo hội. Nếu chúng ta là ánh sáng thì chúng ta luôn được soi chiếu mãi mãi. Chúng ta là một cộng đoàn tín hữu, và cách chúng ta giao tiếp với nhau, cũng sẽ trở nên một thông điệp cho những người đang bị lưu đày, mời gọi họ ra khỏi bóng tối, đến một cộng đoàn đức tin đầy yêu thương. Nếu chúng ta trung thành với lời mời gọi của chúng ta, sống như thánh Phaolô diễn tả hôm nay: chúng ta những người "đã được thánh hiến trong Đức Giêsu Kitô, được gọi là thánh ...", thì chúng ta sẽ là người phục vụ như Isaia mô tả "ánh sáng cho muôn dân".

Phúc âm hôm nay nói rõ hơn. Cho đến bây giờ chúng ta nghe Phúc âm nói về ông Gioan Tẩy Giả, người tiền hô của Chúa Giêsu. Và bây giờ qua phép Rửa, chúng ta thấy được sự nối tiếp từ ông Gioan Tẩy Giả qua Chúa Giêsu. Nhưng trước khi chúng ta thực hiện sự nối tiếp đó, xin hãy ở lại lâu hơn với ông Gioan Tẩy Giả.

Hãy tưởng tượng những điều ông Gioan Tẩy Giả phải qua trong sứ vụ của ông ta. Nó được ông ta bắt đầu thực hiện tử khi ông được gọi để làm tiền hô cho người sẽ đến sau ông, sẽ lớn hơn ông ta. Hôm nay ông Gioan Tẩy Giả gọi người đó là "Chiên Thiên Chúa" và đây là người sẽ xóa "tội trần gian". Lúc đầu ông Gioan Tẩy Giả không biết người đến sau là ai. Ông ta sẽ phải đợi bao lâu để được mặc khải như ông ta nói "Lúc đầu tôi đã không biết người đó là ai"

Thật ra thì ông Gioan Tẩy Giả đã chấp nhận 2 lần "tôi đã không biết Người. Ông ta phải đợi để thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuông và ngự trên Người". Khi điều đó xãy ra thì ông Gioan Tẩy Giả biết thật Đấng ông ta trông đợi, và đã sữa soạn dân chúng đón Người. Đấng đó chính là "Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần ..."

Ông Gioan Tẩy Giả phải làm việc trong bóng tối trong một thời gian. Ông ta được kêu gọi lần đầu, và phải chờ đợi. Nhưng, trong lúc chờ đợi ông ta không ngồi yên và không làm gì cả. Ông ta bận rộn và làm việc theo lời gọi của ông ta, tin tưởng là khi thời giờ đến ông ta sẽ được thấy Sứ vụ của ông ta được thực hiện. Và Thiên Chúa sẽ chỉ cho ông ta làm gì khác. Ông Gioan Tẩy Giả làm chúng ta nhớ đến các nhà Chiêm Tinh. Họ được báo tin khi họ trông thấy ngôi sao lần đầu tiên trên trời. Họ đáp lại tin đó, bỏ nhà ra đi để theo tin của ngôi sao. Nhưng, họ cũng như ông Gioan Tẩy Giả, phải đi một chặng đường dài trước khi họ đến mục đích và nhìn nhận Chúa Giêsu.

Chúng ta, những người đã chịu phép rửa, chúng ta đã được tham dự vào Sứ vụ. Một số ít trong chúng ta được gọi làm "chức vụ chính thức" trong Giáo hội. Những người khác đáp lại ơn gọi để phục vụ những nhu cầu xung quanh họ... Mỗi người trong chúng ta đã được ơn kêu gọi để phục vụ. Đời sống chúng ta được chứng tỏ bởi các nhiệm vụ đó để giúp những người cần đến chúng ta. Nhưng, trong nhiều cách khác nhau như ông Gioan Tẩy Giả và các nhà Chiêm Tinh, chúng ta làm việc trong bóng tối. Không chỉ bóng tối của thế gian mà cả bóng tối của lời gọi của chúng ta. Chúng ta dấn thân trong điều gì chúng ta biết, và chúng ta phải làm. Nhưng, chúng ta luôn luôn có câu hỏi: còn bao lâu nữa tôi phải tiếp tục phục vụ như thế này? Tôi có phục vụ đúng chỗ hay không với tài năng của tôi? Làm sao những việc tôi làm sẽ được nhìn nhận chính đáng? Tôi nghĩ những năm phục vụ tôi đã gây ảnh hưởng nhiều. Nhìn về quá khứ, tôi có được gọi hay không, hay tôi tưởng tượng, hay tự khoe khoang?

Tôi nghĩ những câu hỏi đó là điều xa lạ đối với ông Gioan Tẩy Giả. Ông ta có một cảm nhận rõ là ông được kêu gọi. Nhưng, ông lại phải làm việc cho đến khi ông nhận được dấu chỉ tiếp theo, đó là dấu chỉ cho thấy được danh tính của Chúa Giêsu. Cũng như các nhà Chiêm Tinh, và cũng như với một số người trong chúng ta. Họ ra đi mà không biết kết quả cuối cùng của việc họ sẽ làm. Nhưng, họ biết trước Thiên Chúa sẽ không bỏ họ, và Ngài sẽ đồng hành với họ vào thời điểm thích hợp để giúp họ dấn thân bước tiếp để thực hiện.

Có một thời gian cuối cùng đang chờ đợi chúng ta: đó là thời gian chúng ta sẽ nhìn thấy tận nhan thánh Thiên Chúa, và Ngài ở đó không còn trong bóng tối nữa. Chúng ta hy vọng trong việc này. Cho đến lúc chúng ta tiếp tục phục vụ nhân danh Thiên Chúa, chúng ta trung thành với cộng đoàn đức tin của chúng ta. Nhất là khi chúng ta cùng nhau họp lại để mừng bí tích Thánh Thể. Chúng ta cũng tìm gặp Chúa chúng ta trong lời kinh nguyện.

Nếu chúng ta sẽ thực hiện nhiều thay đổi như các nhà Chiêm Tinh khăn gói đi tìm, hay như ông Gioan Tẩy Giả tìm thực hiện sứ vụ của ông ta, chúng ta sẽ cần được hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ của chúng ta. Sau đó chúng ta sẽ đặt mình trong tâm trạng lắng nghe trong thinh lặng theo lời kinh nguyện thầm lặng, trong khi đọc sách và suy ngắm, và cả trong khi chúng ta tìm lời khuyên bảo của người khôn ngoan có thể giúp chúng ta nhận thấy ơn Thần Khí xuống trong những lúc quan trọng biến đổi đời sống chúng ta. Cảm tạ ai đó đã giúp tôi nói lên "tôi thấy Thần Khí như chim bồ câu đáp xuống". Với bạn, những người đó là ai? Chúng ta hãy cảm tạ.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


2nd Sunday in Ordinary Time (A)
Isaiah 49: 3, 5-6; Psalm 40; 1 Corinthians 1: 1-3; John 1:29-34

The passage from Isaiah today is the second of four Servant Songs located between chapters 40-55. Today’s song was addressed to the Israelites in Babylonian exile. The "you" being addressed is ambiguous – perhaps intentionally. Thus, one way of hearing the message is as a personal address to each of us. But, the "you" could also to be addressed to the nation of Israel. As God’s chosen servant she had been unfaithful to her covenant with God and had suffered the consequences. Babylonian armies had overrun the country and taken the most educated and talented citizens off into exile. They left the feeble behind, the cities destroyed and the land in ruins.

But while the people had given up on God, God had not given up on them. Even though the people proved unworthy, God still reached out to them. It seems nothing can squelch God’s love and on-going quest for us. God joins us in the exiles of our own making, renews the promise of fidelity, draws us out of the foreign places we find ourselves and shows us the way home – accompanying us each step of the journey. (The poet Francis Thompson described God’s constant pursuit of the lost soul in, "The Hound of Heaven.")

Israel will be brought back from exile, but God’s wonders will not stop there. The Servant will be given another mission, for God has still bigger plans for the people: they are to be a "light to the nations." There are to be no national, racial, ethnic or religious boundaries. God wants to rescue all people, the whole world, from exile and imprisonment. All nations, not just the Jews, are included in God’s plan. (In his letters Paul will proclaim, with amazement, God’s saving plan for the Gentiles.)

In our country’s "Pledge of Allegiance" we describe ourselves as "one nation under God." If we were to view our national identity through Isaiah’s eyes, we would have quite a responsibility, not only to our own people, but to the world. Our concern should be for more than our own well-being. As those called to be servants and looking through God’s eyes, we must reach out to people imprisoned in the darkness of poverty, disease, depression, war, etc, – whomever and wherever they might be.

We have a long way to go before we, as a nation, can be called a servant of God’s compassion and peace in the world. We could pray at this Eucharist for our country, asking God to help us hear God’s Word and be converted by what we hear, so that we can be a light to people living in the dark – our nation, the people of the world and our planet itself.

Early Christians were drawn to the Servant Songs of Isaiah and they saw themselves as a people called out of exile through Jesus, God’s obedient servant. Jesus was the sign of God’s compassion and justice to all nations – "that my salvation may reach to the ends of the earth." The same Christians also saw themselves in the prophetic role of God’s servant, called and challenged to be a people of light; a sign of God’s outreach to all who dwell in any kind of darkness.

And isn’t that who we modern Christians are as well? In Jesus, we are called to be a "light to the nations,"so that God’s saving salvation may be felt "to the ends of the earth?" Being called a "light to the nations" doesn’t just emphasize our missionary activities as a church. If we are lights then we are on display all the time. Who we are as a faith community and how we interact among ourselves, will also be a message to those in exile, calling them out of their darkness into a loving community of faith. If we are faithful to our call, living as Paul describes us today, those "who have been sanctified in Christ Jesus, called to be holy...," then we will be the servant people Isaiah envisioned, a "light to the nations."

The gospel today makes a shift. Until now we have been focusing on John, Jesus’ precursor. Now the gospel, through the Baptist’s testimony, passes us from John to Jesus. But before we make that move, let’s linger a moment longer with John.

Imagine what John the Baptist had to go through in his ministry. It started when he received a call to announce the one coming after him who would be greater than he; one John names today as, "the Lamb of God." This was the one who would take away the "sin of the world." At first, John didn’t know who this one coming would be. He had to wait for a further revelation, as he testifies today, "At first, I did not know him…."

In fact, twice John admits, "I did not know him." John had to wait to see the Spirit descend "like a dove" and remain on Jesus. When that happened, then John would finally know the one he had been expecting and preparing the people to receive – the one who would "baptize with the Holy Spirit."

John had to work blind for a while. He received his initial call, then had to wait. But his waiting didn’t mean he sat down and did nothing. He got busy and acted on his call, trusting that when the moment came to see the fulfillment of his ministry God would show him what to do next. John reminds us of the Magi. They received a message when they first saw the star in the night sky. They responded, leaving home, to follow the message of the star. But they, like John, had to go a while before they arrived at their goal and recognized Jesus.

As the baptized, we are all involved in ministry. Some of us have "official positions" within the church, others respond privately to the needs around us. Each of us has heard a call to serve. Our lives are marked by these ministries and by the people who need us. But, in many ways, like John and the Magi, we work in the dark. Not only the in darkness of our world, but also in the darkness of our call. We invest ourselves in what we know we must do, but we have questions along the way: How much longer shall I continue to minister in this way? Am I in the right ministry for my talents? Why doesn’t what I do in service receive more official recognition? I thought after these years of ministry I would have made more of an impact. Looking back, did I receive a call at all, or was it my imagination, or vanity?

I don’t think some of these questions were foreign to the Baptist. He did have a keen sense of having been called. But then, he had to work until he got the next sign; the one indicating Jesus’ identity. Like the Magi, and like some of us, he journeyed without knowing the end results of his labors. But he anticipated that God would not leave him but would be there for him, at the appropriate time, to reveal the next step to take.

There is an end awaiting us; a time when we will see God face to face and there will be no more darkness. On this, we place all our hope. Until then, we continue our service in the Lord’s name. We stay committed to our faith community, especially when we gather in Eucharistic celebration. We also seek the Lord in regular times of prayer.

If we are to make significant changes – like the Magi’s packing up to begin a search or, like John’s fulfilling his mission – we will need guidance in our ministry. Then, we shall place ourselves in a more intensive listening mode through quiet prayer; reflective reading and even seeking the counsel of a wise person who can help us identify the call of the Lord in our lives. I am grateful to such people who helped me notice the descent of the Spirit at important and transitional moments of my life. Thankfully, someone was there to help me say, "I saw the Spirit come down like a dove…." Who are those people for you? Let us give thanks.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:58 16/01/2020

37. Nhẫn nại làm cho người giàu có bị đè nén, nhưng lại khiến người nghèo được khôn ngoan.

(Thánh Cyprianus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


--------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:06 16/01/2020
19. CHỦ KHÁCH KỲ LẠ

Trong thành Cô Tô có Tương thị là một gia tộc lớn, có một nhi đồng mới tám tuổi muốn tìm thầy nổi tiếng để học.

Gia trưởng đi Quảng Đông mời thi nhân Dương Thiết Nhai, họ Dương thoả thích non nước nói:

- “Ngài có thể tuân theo ba điều kiện của tôi thì tôi sẽ đi dạy cho con trai của ngài, tiền dạy học tôi có thể miễn phí. Một là không hạn định bài vở học trong ngày; hai là cung cấp cho tôi tiền chơi bời; ba là dùng mười biệt thự để cho người nhà ở”. Tương thị vui vẻ giữ lời hứa.

Dương Thiết Nhai dạy học mười năm, con của họ Tương quả nhiên trở thành người nổi tiếng, chuyện chủ khách kỳ lạ này thật là ngàn năm có một.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 19:

Trong Giáo Hội Công Giáo có rất nhiều sư phụ và học trò nổi tiếng, nhưng thời danh phải nói là phải nói đến một đôi sư phụ và đệ tử rất nổi tiếng vang lừng thế giới, đó là thánh sư phụ Gioan Bos-cô và thánh đệ tử trẻ Đa-minh Sa-vi-ô, hai thầy trò này trở nên nổi tiếng là vì sư phụ có phương pháp dạy đệ tử biết cách rèn luyện để trở nên người kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân, là vì đệ tử biết nghe lời và cố gắng thực hành lời thầy dạy...

Thầy đã trở nên nhà mô phạm cho những người làm thầy, trò đã trở nên mẫu gương sáng cho những người học trò, cả hai đã trở thành nhà mô phạm cho nền giáo dục hiện nay.

Đức Chúa Giê-su là sư phụ của chúng ta, mọi vị thầy chân chính trên trần gian đều phải học nơi Ngài sự hiền lành và khiêm tốn, bởi vì làm thầy mà không hiền lành thì học trò chỉ sợ mà không yêu mến, vị thầy không khiêm tốn thì chỉ dạy cho học trò những kiêu ngạo và yêu thích những hư danh mà thôi.

Ông chủ đã nhìn thấy cái tài giỏi nơi thầy nên không từ chối những yêu sách của thầy giáo, dù yêu sách ấy xem ra quá lố; Đức Chúa Giê-su cũng đã nhìn thấy nơi chúng ta những bất toàn để trở nên những học trò thân tín của Ngài, nên đã ban cho chúng ta những ơn đặc biệt trong các bí tích, nhất là bí tich Hoà Giải và Thánh Thể.

Tôi đã làm gì để xứng đáng là học trò ngoan của Ngài ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 2 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:08 16/01/2020
Chúa Nhật 2 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Ga 1, 29-34.

“Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian”.


Anh chị em thân mến,

Trước tiên chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã gởi đến cho chúng ta một vị đại tiên tri, đó là thánh Gioan Tiền Hô, chính ngài đã giới thiệu Đức Chúa Giê-su cho chúng ta: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, nhờ đó mà chúng ta biết được Đức Chúa Giê-su là Đấng cứu độ nhân loại, là Đấng đã lập bí tích Rửa Tội để chúng ta được tái sinh làm con Thiên Chúa, và hòa giải chúng ta với Ngài qua bí tích Giải Tội.

Để trở thành người chuẩn bị đường cho Đức Chúa Giê-su đến, thánh Gioan Tiền Hô đã có đủ ba điều kiện: được chọn, được sai đi và làm chứng.

Mỗi người Ki-tô hữu đang hiện diện trong xã hội hôm nay cũng là những người được chọn -không phải để chuẩn bị- nhưng là để làm chứng cách sống động cho tình yêu của Thiên Chúa ngay trong cuộc sống của mình, và như thế, mỗi người Ki-tô hữu cũng đã có ba điều kiện trên đây để làm chứng cho Tin Mừng.

Thiên Chúa đã chọn chúng ta không như đã chọn thánh Gioan Tiền Hô: công khai kèm theo dấu lạ, nhưng Ngài đã chọn chúng ta qua đức tin của cha mẹ, qua hoàn cảnh của cuộc sống, qua bao thăng trầm của đời người, để chúng ta càng hiểu thấu đáo hơn về tình yêu của Ngài đối với chúng ta.

Thiên Chúa đã chọn chúng ta và sai chúng ta đi làm chứng cho tình yêu hy sinh trên Thập Giá của Con Một Ngài là Đức Chúa Giê-su. Ngài sai chúng ta đi vào trong những nơi phố chợ ồn ào náo nhiệt, nhưng ở đó có nhiều người tâm hồn đã lạnh tanh vì thiếu vắng tình yêu thương chân thật; Ngài sai chúng ta vào nơi công sở để rao giảng tin mừng Nước Trời bằng chính sự phục vụ chân tình của chúng ta; và cũng như thánh Gioan Tiền Hô đã vào trong hoang địa để suy tư tìm hiểu sứ mệnh của mình, Thiên Chúa cũng đưa chúng ta vào trong an tịnh của tâm hồn, không phải trong hoang địa, nhưng là sau những lần rước Thánh Thể hoặc viếng Thánh Thể, để qua xét mình kiểm thảo dưới ánh sáng Lời của Ngài chúng ta thấy mình rõ hơn...

Thiên Chúa đã chọn chúng ta và đã sai chúng ta đi, để sống những gì mình đã cảm nghiệm được trong đức tin của mình. Thánh Gioan Tiền Hô đã lấy mạng sống của mình để trả giá cho cuộc đời chứng nhân cho sự thật, ngài đã chết anh dũng như ngài đã sống can đảm giữa tội ác và thế lực của bạo chúa Hê-ro-đê.

Để sống những gì mình đã tin thì khó hơn là rao giảng bằng lời nói, bởi vì đức tin thì không thấy được, mà con người thời nay thì chỉ muốn thấy cho tường tận mới tin. Cho nên đời sống chứng nhân của người Ki-tô hữu rất quan trọng, do đó mà, khi con người thời nay đòi những dấu lạ mới tin, thì chúng ta đều có thể làm dấu lạ cách kỳ diệu, dấu lạ đó chính là sống yêu thương và phục vụ tha nhân cách chân thành, đó chính là dấu lạ như bài ca Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô Khó Nghèo: đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm... đó chính là đức tin được thể hiện bằng hành động vậy.

Anh chị em thân mến,

Ngày xưa, thánh Gioan Tiền Hô đã giới thiệu Đức Chúa Giê-su cho các môn đệ của mình, thì ngày nay, mỗi người chúng ta giới thiệu Chúa Giê-su cho người anh em chị em của chúng ta, không chỉ bằng lời nói mà thôi, nhưng còn là bằng đời sống của chính mình: đời sống yêu thương và phục vụ, đó chính là cách giới thiệu khoa học nhất và rõ ràng nhất, mà chính các thánh đã thực hành trong cuộc sống của mình.

Câu hỏi gợi ý:

- Bạn có lần nào giới thiệu Đức Chúa Giê-su cho người khác chưa ? Nếu có thì bằng cách nào ?

- Giả sử bạn là một người Ki-tô hữu nhưng rất lơ là với đức tin của mình, bạn có giật mình khi thấy có người nhắc nhở bạn là người Ki-tô hữu không ?

- Có lúc nào bạn muốn mình là thánh Gioan Tiền Hô không ?


Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

--------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Vạch Mặt, Chỉ Tên Rồi Xoá Bỏ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:23 16/01/2020
Vạch Mặt, Chỉ Tên Rồi Xoá Bỏ

(Chúa Nhật II TN A)

“Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian”(Ga 1,29). Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu với đám đông dân chúng thời bấy giờ là những người ít nhiều quen thuộc hình ảnh con chiên. Nói đến chiên thì người ta dễ liên tưởng đến việc gánh tội. Hình ảnh con dê tế thần hay con chiên gánh tội vốn dĩ khá quen thuộc với nhiều người thuộc nhiều môi trường xã hội, nhất là với người Do Thái.

Chúng ta không nghi ngờ gì về một trong những sứ mạng của Chúa Kitô khi đến trần gian đó là tẩy xoá tội lỗi con người. Và một trong những cách thế chính yếu mà Người xóa tội lỗi nhân gian đó là vạch mặt, chỉ tên tội lỗi và đầu mối của tội lỗi là thần dữ. Người đã từng minh nhiên vạch trần khuôn mặt của thần dữ hay là ma quỷ như sau: “Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối” (Ga 8,44). Có thể khẳng định hai đặc tính của thần dữ là gian dối và độc ác. Thánh Gioan tông đồ đã nói với chúng ta rằng tội lỗi là sự gian ác. Ai phạm tội là làm điều gian ác và họ là người của ma quỷ (x.1Ga 3,8-10).

Chính khi trong phận con chiên hiền lành gánh lấy án hình khổ giá cách bất công và nhục nhã là lúc Chúa Kitô cho chúng ta thấy chân tướng của sự tội. Do bởi ganh tương đố kỵ mà các lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ đã kết án Chúa Kitô cách bất công với nhiều chứng cứ gian dối (x.Mt 26,59). Ngay cả Philatô cũng thừa biết rõ chính vì “ganh tị mà họ nộp Người” (Mt 27,18). Ông đã khẳng định là không tìm thấy lý do nào để kết tội Chúa Kitô và dù ông đã tìm nhiều cách để cứu Người mà chẳng thể làm được vì ông nhát đảm, sợ cái ghế lung lay, mất chức, mất quyền (x.Ga 19,8-16). Thập giá Chúa Kitô cho chúng ta thấy rõ tội lỗi chính hành vi gian dối và ác độc.

Hình ảnh người tôi trung của Thiên Chúa mà ngôn sứ Isaia loan báo vừa là người sẵn sàng “đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu, không che mặt khi bị người ta phỉ nhổ (Is 51,8), vừa là người “làm ánh sáng muôn dân để đưa ơn cứu độ của Thiên Chúa đến tận cùng cõi đất” (Is 49,6). Chúa Kitô chính là người tôi trung đích thực của Thiên Chúa. Khi đón nhận sự gian ác của con người thì chính là lúc Người soi sáng cho chúng ta thấy rõ khuôn mặt của sự tội. Biết rõ chân tướng của tội lỗi là tiền đề ắt có để thoát ra khỏi vòng kiềm toả của nó vậy.

Ở trong sự thật, sống trong chân lý thì chúng ta sẽ chiến thắng thần dữ, cha của sự gian dối. Khẳng khái trước Philatô, Chúa Kitô đã tuyên bố một trong những sứ mạng của Người khi vào trần gian đó là làm chứng cho sự thật, ai hâm mộ sự thật thì hãy nghe theo Người, và sự thật sẽ giải thoát nhân loại chúng ta (x.Ga 18,37; 8,32).

Sống trong tình yêu thì chúng ta sẽ chiến thắng thần dữ, tên sát nhân, nguồn cội của những hành vi ác độc. Một trong những sứ mạng của Đấng Cứu Độ khi vào trần gian đó là mạc khải tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu tòan diện và đến cùng. “Con Người đến thế gian không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”(Mt 20,28). Quả thật, không có tình yêu nào cao cả cho bằng tình của người sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13).

Chúa Kitô vạch mặt, chỉ tên tội lỗi và nguồn gốc của nó để rồi xoá bỏ nó bằng việc trao ban Thánh Thần. Thánh Gioan Tẩy Giả đã xác nhận và làm chứng: “Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần”. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” (G1,33-34). Khi chịu tử nạn trên thập giá, Trái Tim cực thánh Chúa Kitô đã bị đâm thâu, máu cùng nước đã chảy ra và Thánh Thần, Thần Chân Lý và là Nguồn Tình Yêu được trao ban (x.Ga 19,31-37; 16,13).

“Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người” (Ga 1,51). Khi gợi nhớ cho Philipphê và Natanael về hình ảnh chiếc thang bắc từ đất lên trời mà tổ phụ Giacop ngày xưa mơ thấy (x.St 28,10-22), thì Chúa Kitô đã khẳng định Người chính là con đường dẫn đưa nhân loại về trời. Dẫn đưa nhân loại về trời cũng có nghĩa là giải thoát nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi, khỏi vòng kiềm toả của thần dữ. Có thể nói rằng hai thanh đứng của chiếc thang chính là sự thật và tình yêu. Sự liên kết mật thiết của tình yêu và sự thật sẽ trở thành khí cụ tiêu diệt tội lỗi và dĩ nhiên sẽ dẫn đưa chúng ta về với nguồn hạnh phúc đích thật, vĩnh cửu. Nếu chúng ta biết yêu thương nhau bằng việc làm với lòng chân thật và nếu chúng ta biết sống trong sự thật để yêu thương nhau, thì chúng ta sẽ được bình an vì Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta, ở trong chúng ta (x.1Ga 3,11-24).

Xin cùng nhìn lên thập giá để nhớ về người gian phi bị treo bên phải Chúa Giêsu. Cũng cất lời khẩn xin Chúa Giêsu cứu thoát mình như người bị treo bên trái, nhưng anh này đã khiêm tốn ở trong sự thật khi nhìn nhận mình đáng chịu hình phạt khổ giá vì tội đã phạm, đồng thời anh ta cũng có chút tấm lòng với Chúa Giêsu khi bào chữa rằng Ngài đây đâu có làm điều gì sai trái (x.Lc 23,39-43). Chính nhờ có chút tấm lòng và biết sống trong sự thật nên lời khẩn xin của anh đã được nhậm lời và anh ta đã được về trời ngay hôm ấy.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Để Trở Thành Người Mang Ánh Sáng
LM. Giuse Trương Đình Hiền
21:26 16/01/2020
ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI MANG ÁNH SÁNG

Chúa Nhật II THƯỜNG NIÊN (NĂM A 2020)

Trong những ngày cuối năm Kỷ Hợi (2019), bỗng dưng thế giới gợn lên những “đám mây buồn” làm cho bầu trời thế giới như sầm tối lại:

- Máy bay không người lái của Mỹ sát hại tướng quân cao cấp Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cũng như Abu Mahdi Muhandis, phó chỉ huy một nhóm dân quân người Shiite của Iraq gần sân bay quốc tế Baghdad hôm 3/1.

- Chưa đầy một tuần lễ sau (8/01), các tên lửa của Iran đã tới tấp nã vào các căn cứ của Mỹ tại Iraq như một “đòn thù” để rửa hận.

- Cũng trong thời gian đó, chuyến bay số hiệu PS752 của hãng Ukraine International Airlines đã rơi ngay sau khi cất cánh từ Tehran trên đường tới Kiev sớm 8/1, bị chính hoả tiển của quân đội Iran tấn công, cướp mạng sống của toàn bộ 176 hành khách và thành viên phi hành đoàn…

- Trong khi đó, tại “quê hương chuột túi”, hàng triệu hecta rừng, với hàng tỉ sinh vật đã bị thiêu cháy trong cuộc “đại hoả hoạn” kinh thiên động địa.

Bầu trời thế giới là thế. Còn Việt Nam chúng ta thì sao?

Lại một chuyện đáng buồn của những ngày cuối năm, những ngày mà đáng lẽ, đồng bào Việt Nam, từ thành thị đến thôn quê, đang nô nức chuẩn bị đón xuân sang, thì một câu chuyện thương tâm lại được ghi thêm vào trang sử đen của chế độ: Đêm 9/01, thôn Hoành, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, cách thủ đô Hà Nội chẳng bao xa, đã bị lực lượng Công An tấn công lúc trời chưa kịp sáng. Nguyên do đến từ những mâu thuẩn tranh chấp đất đai giữa đồng bào địa phương và chính quyền. Cụ lão Kình, nhân vật được cho là “cây cao bóng cả” bị giết chết cùng với một số người khác mà cho đến nay nghi án về cái chết của cụ vẫn còn nằm trong “vũng tối” đầy âm u bí mật!...

Thì ra, cái vũ trụ đáng lẽ ngập tràn ánh sáng của ngày sáng tạo kể từ khi Lời Thiên Chúa phát lệnh đầu tiên: “Phải có ánh sáng." (St 1,1-5), thì sau biến cố sa ngã của Tổ Tông Ađam-Eva, oái ăm thay, bóng tối lại “lên ngôi”.

- Bóng tối của huynh đệ tương tàn (Cain giết Aben)

- Bóng tối của hận thù chia rẽ (Tháp Ba ben)

- Bóng tối của thiên tai địch họa (Đại hồng thủy)

- Bóng tối của nô lệ lưu đầy (Nô lệ Ai cập, lưu đầy Babylon)

- Bóng tối của tội lỗi và sự trừng phạt (Sô đô ma)

- Bóng tối bịnh hoạn tật nguyền (Gióp)

- Bóng tối của sự chết, mất mát đau thương (Người mẹ trước cuộc tử đạo của 7 người con)…

Thế nhưng, như câu ngạn ngữ của người Anh: “Every dark cloud has a silver lining” (Đám mây đen nào cũng có viền ánh bạc).

Trong bối cảnh tăm tối lầm than đó, Thiên Chúa đã liên tiếp gióng lên hồi chuông hy vọng qua miệng các sứ ngôn mà nội dung cốt yếu chính là một Tin Vui ngập tràn ánh sáng: Sẽ tới ngày bóng tối lùi xa để nhường chỗ cho một thế giới mới ngập tràn ánh sáng: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.” (Is 9,1).

Và đó chính là:

- Ánh sáng cứu độ” gắn liền với một Đấng Thiên sai đến từ trời: “Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân để ngươi mang ơn cứu độ đến toàn thế giới”.(BĐ 1).

- Ánh sáng giải thoát: “Ta đã thấy nỗi khổ của dân ta bên Ai Cập và ta muốn giải thoát chúng”;

- Ánh sáng của hoà bình công lý ngự trị: “gươm đao thành cuốc thành cày, giáo mác nên liềm hái”.

- Ánh sáng của phục hồi và chữa lành: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt và cất đi mọi vành khăn tang chế”…

- Ánh sáng bao dung và lòng thương xót: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.”…

Và rồi, sau bao ngàn năm mong đợi, ánh sáng đã bừng lên giữa cánh đồng Bêlem, ánh sáng dẫn đưa các mục đồng, các nhà đạo sĩ Phương Đông đến chiêm bái Hài Nhi mang tên Giêsu và là Đấng Emmanuel mà ngôn sứ Isaia đã từng loan báo.

Tuy nhiên, phải đợi đến 30 năm sau, khi chàng thợ mộc đến từ Nadarét lội xuống dòng sông Gio-đan cho ông Gioan làm phép rửa, và sau đó bước lên bờ, thì lời tiên báo thuở nào của Isaia “Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân để ngươi mang ơn cứu độ đến toàn thế giới”, mới trở thành hiện thực cách dứt khoát.

Thật vậy, đó là ngày mà Gioan Tẩy Giả, chứng nhân trực tiếp của cuộc “Hiển Linh” đặc biệt bên bờ sông Gio-đan đã long trọng đoan quyết, như trích đoạn Tin Mừng thứ 4 vừa được công bố: “Tôi đã thấy Thánh Thần như chim bồ câu từ trời đáp xuống và ngự trên Ngài. Về phần tôi, tôi đã không biết Ngài. Nhưng Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: ‘Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Đấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần’. Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa”.

Và khởi sự từ buổi sáng lung linh diệu kỳ với sự xuất hiện của cả “Ba Ngôi Thiên Chúa” bên bờ sông Gio-đan đó, ánh sáng cứu độ đã bắt đầu đẩy lùi bóng tối của sự chết, của tội lỗi, của đau buồn thất vọng, của thần dữ và nền văn hoá bị thần dữ khống chế…

- Đó là ánh sáng phục sinh đem con người trong âm u cõi chết bước vào cõi sống (La-gia-rô chết 4 ngày năm trong mộ tối, con trai bà góa Naim đang nằm trong quan tài trên đường ra nghĩa địa...)

-Đó là ánh sáng của tình yêu tha thứ để tội nhân từ bỏ con đường tối tăm tội lỗi để quay gót trở về và bước đi trong lộ trình của ánh sáng ân sủng (Gia-kê, Lê vi, Người đàn bà ngoại tình, tên trộm bên phải thánh giá, “Người cha nhân hậu đón đợi con về...”)

- Đó là ánh sáng chân thiện mỹ chữa lành sự cùi hủi, đui mù, què quặt, điếc lác của tâm hồn và thân xác, để con người ngẫng cao đầu làm lại cuộc đời trong hy vọng tin yêu...

- Đó là ánh sáng của niềm hy vọng và hạnh phúc vĩnh hằng chiếu dọi vào những nỗi đau ngút ngàn của thập giá bách hại, trù dập, hận thù, phản bội và muôn ngàn gánh nặng đau thương…(Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính…)

Nhờ ánh sáng của Đấng Phục Sinh bước ra từ mồ trống, đêm tối của những “Ngày Thứ Sáu” loang máu” khắp nơi trên địa cầu, những ngày thứ sáu của chiến tranh tàn khốc, của huynh đệ tương tàn, của đau thương bách hại…, đã bừng lên ánh sáng của niềm vui cứu độ, ánh sáng của sự sống, của niềm hy vọng:

Mừng vui lên hỡi khắp miền dương thế,

Bốn bề đang rực rỡ ánh hào quang.

Vua vĩnh cửu nay rạng ngời chiếu sáng,

Đẩy lùi xa bóng tối của trần gian… (Bài ca Exultet, Mừng vui lên trong lễ Vọng Phục Sinh).

Thế nhưng, công cuộc đẩy lùi bóng tối và “mang ánh sáng cứu độ” đến cho thế giới không là chuyện của một sớm một chiều; và Thiên Chúa cũng không muốn “Con Một” độc quyền làm thay nhân loại. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra Chân lý nầy trong những lời tự sự của Thánh Tông đồ Phaolô nhắn gởi cộng đoàn Côrintô mà chúng ta vừa được nghe lại trong Bài đọc 2: “Phaolô, do thánh ý Chúa, được kêu gọi làm Tông đồ của Chúa Giêsu Kitô, và Sôtênê, anh em chúng tôi, kính chào Hội Thánh Chúa ở Côrintô, những người được thánh hoá trong Chúa Giêsu Kitô, được kêu gọi nên thánh, làm một với tất cả mọi người khắp nơi đang kêu cầu thánh danh Đức Giêsu Kitô”.

Và tiếp bước Phaolô, Sôtênê…, Hội Thánh trong cuộc lữ hành về vĩnh cửu, đã có hàng hàng lớp lớp những người con trai con gái mang ánh sáng Tin Mừng của Đấng phục sinh thắp sáng mọi miền thế giới: từ những hoang mạc khô cằn châu Phi, Ấn Độ, đến những vùng rừng rậm của thổ dân của Nam Mỹ, Úc Châu, hay tới những cánh đồng, những thảo nguyên bao la của Á Châu…cùng với bao thị thành thôn ấp, đâu đâu cũng rực sáng lên những ngọn đuốc của Tin Mừng, ánh sáng của khai hoá, văn minh, xây dựng và kiến tạo những con người và xã hội mang ảnh hình của Thiên Chúa, mang ánh sáng Chúa Kitô.

Những “người mang ánh sáng” đó phải chăng là những bác học lừng danh luôn trung thành với căn cước và thực hành niềm tin Kitô như Blaise Pascal (1623-1662), Isaac Newton (1642-1727), Rene Descartes (1595-1650), Johanner Kepler (1571-1630), Galileo Galilei (1564-1642), Antoine Lavoisier (1743-1794), Alessadro Volta (1745-1827), Michael Faraday (1791-1867), Andre Marie Ampere (1775-1836), Louis Pasteur (1822-1895)…; đó cũng là những vị thánh Giáo hoàng như Gioan 23, Gioan-Phaolô 2, những nữ tu như mẹ thánh Têrêsa Calcutta, những linh mục, Giám mục như thánh Maximilien Kolbe, Thánh Óscar Romero…

Nếu dân Việt chúng ta không có những nhà thừa sai như Buzomi, Cristoforo Borri, Pina, Alexandre De Rhodes… mang ánh sáng Tin Mừng cho vùng đất nầy, thì làm gì có được chữ quốc ngữ như hôm nay.

Dĩ nhiên, một người, để trở thành “chứng nhân của ánh sáng”, ngoài sự tác động, chọn gọi của Thiên Chúa, phải thấm nhuần và thể hiện hai nhân tố cơ bản của Thánh Gioan Tẩy Giả, là chứng nhân ánh sáng đích thực, khi giới thiệu Đức Kitô cho dân Do Thái: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian.”. Hai nhân tố đó chính là: “đã nghe” và “đã thấy”.

- Nghe Thiên Chúa phán, nghe Lời Chúa: "Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Đấng làm phép Rửa trong Chúa Thánh Thần".

- Thấy Thiên Chúa, gặp gỡ đích thân với Thiên Chúa: "Tôi đã thấy Thánh Thần như chim bồ câu từ trời đáp xuống và ngự trên Ngài”.

Thật vậy, muốn đạt hiệu quả, lời chứng của người Kitô hữu luôn phải là lời chứng phát sinh từ kinh nghiệm đức tin sống động về Đức Giêsu, một đức tin để “Đức Kitô xuyên thấu cuộc đời mình”, một đức tin luôn “thấp thoáng bóng hình Đức Kitô” qua cách ăn nết ở…

Chút nữa đây, trước khi cho rước lễ, linh mục nâng cao Mình Thánh Chúa và mời gọi cộng đoàn bằng chính những lời của Gioan Tẩy Giả ngày xưa: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian...". Khi chúng ta rước lễ, phải chăng đó chính là ăn Thịt Chiên Thiên Chúa, một tác động cụ thể diễn tả niềm tin đón nhận Đức Giêsu, nguồn sống và sự sáng, đồng thời đón lấy ơn cứu độ Ngài ban. Và như thế, chúng ta lại tiếp bước lên đường theo dấu chân của những người mang thân phận “ngôn sứ”, những người mang ánh sáng Đức Kitô, mang Tin Mừng cứu độ cho thế giới…; thân phận của những Gioan Tiền Hô, Phaolô, Phêrô, Sôtênê…sẵn sàng khép mình “nhỏ lại để Chúa Giêsu được lớn lên”, như hạt lúa mì mục nát trong tối tăm lòng đất để bừng lên cánh đồng rực sáng tin yêu; hay, như cái nhìn đầy lạc quan hy vọng của người Anh: làm viền sáng bạc (silver lining) bao quanh những đám mây đen (Every dark cloud has a silver lining). Amen.

Trương Đình Hiền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
National Catholic Register: Phải chăng Đức Bênêđíctô bị áp lực buộc phải rút lại tư cách đồng tác giả?
Đặng Tự Do
01:56 16/01/2020
Edward Pentin, phóng viên thường trú tại Rôma của tờ National Catholic Register, là tờ báo của hệ thống truyền hình Công Giáo EWTN, lớn nhất Hoa Kỳ. Anh cho rằng có lẽ Đức Bênêđíctô đã bị áp lực rất lớn buộc phải rút lại tư cách đồng tác giả.

Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ phúc trình của Edward từ Rôma. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây.


Unpacking the Benedict XVI-Cardinal Sarah Book Fiasco
Edward Pentin
Giải mã tình huống lúng túng của cuốn sách Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah viết


Việc giới thiệu cuốn sách đã gây ra phản ứng dữ dội chống lại việc ghi tên Đức Bênêđíctô với tư cách là đồng tác giả của cuốn sách, mặc dù có vẻ như vị Giáo Hoàng Danh Dự trước đó đã đưa ra ít nhất một sự chấp thuận ngầm đối với bản thảo đầy đủ.

THÀNH PHỐ VATICAN - Cuộc tranh cãi liên quan đến cuốn sách về chức tư tế và luật độc thân linh mục với các phần được chấp bút bởi Đức Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Robert Sarah đã tạo ra nhiều sức nóng nhưng không có nhiều ánh sáng.

Vì vậy, đâu là những sự thật chắc chắn, mà chúng ta biết cho đến nay? Có lẽ nơi đầu tiên để tìm kiếm chính xác là những gì Đức Hồng Y Sarah và Đức Bênêđíctô trước đó đã đồng ý với nhau liên quan đến cuốn sách mang tên “Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi: Chức tư tế, luật độc thân linh mục và Cuộc khủng hoảng của Giáo Hội Công Giáo.”

Bắt đầu với tuyên bố của Đức Hồng Y Sarah, được công bố vào ngày 14 tháng Giêng, chúng ta biết rằng:

Vào ngày 5 tháng 9 năm ngoái, sau khi thăm Đức Bênêđíctô XVI tại tu viện Mẹ Giáo Hội, Đức Hồng Y Sarah đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Danh Dự để yêu cầu ngài viết một văn bản về chức tư tế, đặc biệt là về cuộc sống độc thân linh mục.

Đức Hồng Y nói với Đức Bênêđíctô rằng ngài không mong đợi Đức Bênêđíctô đồng ý vì “những cuộc bút chiến” mà những suy tư như thế “có khả năng khuấy động trong giới truyền thông” nhưng ngài “tin tưởng rằng toàn thể Giáo Hội cần món quà này” và có thể được công bố vào dịp Giáng sinh.

Vào ngày 20 tháng 9, Đức Bênêđíctô trả lời, nói rằng ngài thực sự đã bắt đầu viết một văn bản về chủ đề này và thư của Đức Hồng Y Sarah đã khích lệ ngài hoàn thành công việc này.

Vào ngày 12 tháng 10, Đức Bênêđíctô đưa cho ngài một “văn bản dài” và Đức Hồng Y Sarah nghĩ rằng nó quá sâu sắc và quá dài đối với một tờ báo. Vì thế, ngài “đề nghị vị Giáo Hoàng [Danh Dự] cho công bố dưới dạng một cuốn sách, tích hợp các văn bản của ngài cũng như của tôi.”

Sau “một số trao đổi để hình thành cuốn sách,” ngày 19 tháng 11, ngài đã gửi một “bản thảo hoàn chỉnh” cho Đức Bênêđíctô, “như chúng tôi đã cùng nhau quyết định, bao gồm trang bìa, một giới thiệu chung và kết luận, văn bản của Đức Bênêđíctô XVI và văn bản của riêng tôi.”

Vào ngày 25 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Danh Dự bày tỏ “sự hài lòng tuyệt vời của ngài liên quan đến các phần chuẩn bị chung” và đã viết một câu quan trọng: “Về phần tôi, văn bản có thể được công bố dưới hình thức mà bạn đã hoạch định.”

Vào ngày 03 tháng 12, ngài đến thăm Đức Bênêđíctô để giải thích rằng “cuốn sách của chúng ta” sẽ được in trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh và phát hành vào ngày 15 tháng Giêng và ngài sẽ “mang đến cho Đức Bênêđíctô xem thành quả công việc vào đầu tháng sau, khi trở lại sau một chuyến về thăm quê hương”

Sau khi cuốn sách được công bố lần đầu tiên trên tờ báo Pháp Le Figaro vào ngày 12, một cơn bão chỉ trích đã dấy lên ngay lập tức chống lại Đức Hồng Y và Đức Giáo Hoàng danh dự, mô tả cả hai vị là mâu thuẫn với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và chỉ trích Đức Hồng Y “lợi dụng” sự lẩn thẩn của Đức Bênêđíctô. Đức Hồng Y Sarah, là người được nhiều người coi là một người trung thực và liêm chính, cho biết trong tuyên bố của ngài: “Cuộc bút chiến nhằm bôi nhọ tôi suốt nhiều tiếng đồng hồ bằng cách ngụ ý rằng Đức Bênêđíctô đã không hề được thông báo về sự xuất hiện của cuốn sách ‘Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi’ là hoàn toàn đáng khinh bỉ.” Ngài cũng nói rằng ngài “chân thành tha thứ cho những ai vu khống tôi và những kẻ mong muốn đặt tôi đối lập với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

“Lòng gắn bó của tôi với Đức Bênêđíctô vẫn còn nguyên vẹn, và lòng vâng phục hiếu thảo của tôi với Đức Thánh Cha Phanxicô là tuyệt đối.”

Trong những lá thư Đức Bênêđíctô gởi cho Đức Hồng Y Sarah, cũng được Đức Hồng Y công bố vào ngày 13, chúng ta có lời xác nhận từ Đức Bênêđíctô rằng trước khi nhận được bức thư của Đức Hồng Y, Đức Bênêđíctô đã bắt đầu “một vài suy tư về chức tư tế” nhưng thể lực của ngài không còn cho phép ngài biên soạn một văn bản thần học.

Ghi nhận “sự chú ý đặc biệt đến luật độc thân linh mục” của Đức Hồng Y, ngài bèn nói là lá thư của Đức Hồng Y đã thúc giục ngài “tiếp tục công việc của mình” trên các suy tư và sau đó “trao cho bạn văn bản này” một khi nó được dịch từ tiếng Đức sang tiếng Ý. Đức Bênêđíctô viết: “Tôi để tùy ý bạn [quyết định] xem những luận điểm này, mà tôi cảm thấy một cách mạnh mẽ là còn thiếu sót, có thể được sử dụng cách này cách khác hay không”.

Đức Bênêđíctô cũng lặp lại cùng một tình cảm tương tự trong bức thư đề ngày 12 tháng 10 của ngài gởi cho Đức Hồng Y đi kèm với văn bản của ngài, nói rằng “Tôi để tùy nghi cho bạn nếu bạn thấy có thể sử dụng những suy nghĩ nghèo nàn của tôi.”

Trong một bức thư thứ ba gởi cho Đức Hồng Y vào ngày 25 tháng 11, Đức Bênêđictô bày tỏ lời cảm ơn chân thành của ngài đối với “tất cả công việc bạn đã làm” liên quan đến các phần viết chung, tức là lời nói đầu và kết luận.

Đức Bênêđíctô viết: “Tôi cảm động sâu sắc là bạn hiểu ý định cuối cùng của tôi: Tôi thực sự đã viết 7 trang làm rõ phương pháp luận trong văn bản của tôi và tôi thực sự rất vui khi thấy bạn có thể tóm tắt ý tưởng thiết yếu trong nửa trang. Vì thế, tôi không thấy cần phải gửi cho bạn 7 trang, vì bạn đã bày tỏ được những điều cốt yếu trong nửa trang”.

Sau đó, ngài cho biết thêm: “Về phần tôi, văn bản có thể được công bố dưới hình thức mà bạn đã trù liệu.”

Trong một tweet kèm theo các lá thư, Đức Hồng Y Sarah nhận xét rằng các cuộc tấn công chống lại ngài, cho rằng ngài và Đức Bênêđíctô không phải là đồng tác giả, “dường như ngụ ý cho rằng tôi nói dối,” và nhận xét rằng thêm rằng những “lời phỉ báng này là đặc biệt nghiêm trọng.”

Trong một tweet tiếp tục vào ngày 14, ngài viết: “Tôi long trọng khẳng định rằng Đức Bênêđíctô XVI biết dự án của chúng tôi sẽ mang hình thức của một cuốn sách. Tôi có thể nói rằng chúng tôi đã trao đổi một số các kiểm tra để sửa chữa. Tôi sẽ đưa ra một tuyên bố chi tiết hơn vào sáng nay để làm rõ vấn đề.”

Một yếu tố nữa trong câu chuyện này là một bài bình luận của Andrea Tornielli, tổng biên tập của Vatican News, người đã viết ngày 13 tháng Giêng rằng cuốn sách “mang chữ ký” của cả hai Đức Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Sarah, cũng như hai vị đã viết chung lời giới thiệu và kết luận. Trong một nhận định có tính trung lập, Tornielli nhận xét rằng cuốn sách đã được viết “trong sự vâng phục con thảo đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô” và các tác giả “đang tìm kiếm sự thật” trong “một tinh thần yêu mến sự hiệp nhất của Giáo Hội”. Sau đó ông đã nhắc lại tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô về luật độc thân linh mục.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau tuyên bố buổi sáng ngày 14 của Đức Hồng Y Sarah, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói với hãng tin ANSA của Ý rằng: “Tôi có thể khẳng định rằng sáng nay tôi đã hành động theo những chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Danh Dự và tôi đã yêu cầu Đức Hồng Y Robert Sarah tiếp xúc với các nhà xuất bản của cuốn sách và yêu cầu họ xóa tên Đức Bênêđíctô XVI với tư cách là đồng tác giả của cuốn sách, và xóa chữ ký của ngài khỏi phần giới thiệu và cả phần kết luận nữa.”

Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói tiếp rằng: “Đức Giáo Hoàng Danh Dự biết rằng Đức Hồng Y đang chuẩn bị một cuốn sách và đã gửi cho ngài một văn bản về chức tư tế cho phép ngài sử dụng nó theo ý muốn. Tuy nhiên, ngài không chấp nhận một dự án cho một cuốn sách đồng tác giả và ngài đã không nhìn thấy hoặc đồng thuận với tờ bìa. Đó là một sự hiểu lầm, và không có gì để nghi ngờ về lòng trung thành tốt lành của Đức Hồng Y Sarah.”

Đức Hồng Y Sarah sau đó đã tweet rằng: “Xét vì những cuộc bút chiến gây ra bởi việc công bố cuốn sách ‘Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi’, tên tác giả của cuốn sách cho các ấn phẩm trong tương lai đã được quyết định là: ‘Đức Hồng Y Sarah, với sự đóng góp của Đức Bênêđictô XVI’. Tuy nhiên, toàn văn vẫn hoàn toàn không thay đổi.”

Đánh giá từ những lá thư do Đức Hồng Y Sarah cung cấp trong vài ngày qua, quan hệ giữa tất cả các bên dường như tương đối hài hòa cho đến khi tin tức về cuốn sách nổ ra rằng Đức Giáo Hoàng Danh dự và Đức Hồng Y Sarah là đồng tác giả. Hai nguồn đáng tin cậy đã nói với tờ National Catholic Register rằng Tornielli đã gọi điện cho Đức Tổng Giám Mục Gänswein vào ngày 13 tháng Giêng và 14 tháng Giêng để thảo luận về cuốn sách.

Như thế chuyện gì đã xảy ra? Phải chăng Đức Bênêđíctô đã lùi lại trước cơn cuồng nộ của một số thành phần nào đó khi tên của ngài xuất hiện trong cuốn sách khiến ngài phải tránh xa dự án này? Phải chăng Nicolas Diat, biên tập viên của cuốn sách, đã quá vội vàng khi đưa Đức Bênêđíctô làm đồng tác giả, mặc dù Đức Bênêđíctô đã nhìn thấy tiêu đề và trang bìa mà không bày tỏ sự chống đối trước đó?

Hay Đức Tổng Giám Mục Gänswein cảm thấy bị áp lực bởi phản ứng dữ dội mà cuốn sách đã gây ra trên các phương tiện truyền thông, Vatican và Santa Marta (có lẽ thông qua Tornielli), và vì thế Đức Bênêđíctô đã bị thuyết phục rút lại sự tham gia của ngài?

National Catholic Register đã yêu cầu cả Đức Tổng Giám Mục Gänswein và Nicolas Diat cho biết ý kiến. Đức Tổng Giám Mục Gänswein vẫn chưa trả lời, nhưng vào ngày 15 tháng Giêng, Diat đã xác nhận bản tóm tắt các sự kiện do Đức Hồng Y Sarah đưa ra là đúng, đáng chú ý nhất là Đức Hồng Y đã cho Đức Bênêđíctô xem bản sao của trang bìa trong một buổi tiếp kiến riêng.

Diat giải thích: “Đức Hồng Y Sarah gửi một bức thư riêng [cho Đức Bênêđíctô] vào ngày 19 tháng 11 với đầy đủ các văn bản. Các kiểm tra [lỗi chính tả, hình ảnh …] đã hoàn thành: lời giới thiệu, hai văn bản, và kết luận. Sau đó, vào ngày 3 tháng 12, ngài đã cho thấy dự thảo của tờ bìa trong một cuộc hội kiến với Đức Bênêđictô XVI.”

Diat cũng xác nhận rằng gần đây nhất là thứ Năm tuần trước, 09 Tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Gänswein có nói chuyện với Davide Cantagalli, là người đang làm việc trên phiên bản tiếng Ý, và trong suốt cuộc nói chuyện, Đức Tổng Giám Mục Gänswein “đã ủng hộ tất cả công việc các biên tập viên người Ý đang làm.” Cantagalli không xác nhận với National Catholic Register ý kiến của Diat nhưng không cung cấp thêm chi tiết khi được hỏi thêm.


Source:National Catholic Register
 
Tô Cách Lan có 700,000 tín hữu nhưng chỉ có 3 vị ẩn sỉ. Chẳng may, cả ba vừa bị vạ tuyệt thông sau khi chỉ trích Đức Thánh Cha.
Đặng Tự Do
03:04 16/01/2020
Ba ẩn sĩ sống trên một hòn đảo trong quân đảo Orkney của Tô Cách Lan đã bị trục xuất khỏi Giáo Hội sau khi buộc tội Đức Giáo Hoàng Phanxicô là dị giáo.

Nhóm ba vị ẩn sĩ này có tên là “Black Hermits of Westray in Orkney” bao gồm Cha Stephen de Kerdrel, nữ tu Colette Roberts và Thầy Damon Kelly - đã nhận được thông báo về vạ tuyệt thông từ Giáo phận Argyll and Isles vào đúng ngày lễ Giáng sinh.

Hành động của giáo phận là để đáp lại lời tuyên bố “được ký bởi các ẩn sĩ vào tháng Tư năm 2019, trong đó họ tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo đã bị biến đổi thành một Giáo Hội Lầm Lạc” và Đức Giáo Hoàng, qua “những phát ngôn, hành vi, giáo huấn và hành động của ngài,” đã cho thấy ngài là một kẻ dị giáo trầm trọng.

Vạ tuyệt thông của ba ẩn sĩ có nghĩa là họ sẽ không thể nhận được các bí tích một cách thành sự cho đến khi nào họ chịu hòa giải với Giáo Hội.

Giáo phận giải thích rằng khi các ẩn sĩ này đưa ra tuyên bố nói rằng họ rút lại sự vâng phục với Đức Thánh Cha Phanxicô và cắt đứt sự hiệp thông với Tòa Thánh, thì về mặt giáo luật mà nói, nhóm này đã tự tuyên bố tuyệt thông.

Đức Cha Brian McGee, là Giám mục Argyll và Isles, đã viết thư cho các ẩn sĩ cảnh báo họ về điều này và kêu gọi họ xem xét lại.

Nhóm Black Hermits được Cha Stephen De Kerdrel thành lập vào năm 1999. Cha Kerdrel nguyên là một cha giáo dòng Capuchin, phụ trách giúp các tập sinh, “những chàng trai trẻ tìm kiếm một dạng sống nguyên thủy hơn”. Ngài cũng là người điều hành Blog cho cả nhóm.

Nhóm này đã gây ra nhiều tranh cãi trong quá khứ. Chẳng hạn như năm 2015, Giáo phận Northampton đã yêu cầu họ dọn ra khỏi một trong những tài sản của giáo phận sau những phàn nàn về những hành vi của họ.

Thầy Damon Kelly đã bị lôi thôi hơn một chục lần với cảnh sát, bao gồm việc gửi những lá thư với lời lẽ hằn học cho một linh mục Anh Giáo nổi tiếng và phá đám hai buổi lễ của Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão. Những vụ này đều có liên quan đến lập trường của thầy Kelly chống việc phong chức cho người đồng tính.

Các ẩn sĩ hiện đang sống ở Westray, một hòn đảo trong quân đảo Orkney với dân số khoảng 600 người.


Source:The Tablet
 
Giám mục Portland xin giáo dân đừng bắt tay chúc bình an giữa dịch cúm. Ai bị bệnh ở nhà xem lễ trực tuyến cũng được.
Đặng Tự Do
03:05 16/01/2020
Đức Cha Robert Deeley của giáo phận Portland, thuộc tiểu bang Maine, ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, giáp giới với Canada đã ban hành một chỉ thị vào hôm thứ Năm đình chỉ việc cho rước lễ dưới hình rượu, và yêu cầu anh chị em không bắt tay trong khi trao ban bình an để đối phó với dịch cúm ở bang này.

Chỉ thị có hiệu lực từ cuối tuần 11 và 12 tháng Giêng và tiếp tục cho đến khi kết thúc mùa cúm. Các linh mục trong toàn giáo phận cũng được yêu cầu thông báo cho anh chị em nào có các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm có thể ở nhà tham dự các Thánh Lễ trực tuyến như một cách để hoàn thành luật buộc dự lễ ngày Chúa Nhật. Bên cạnh yêu cầu đình chỉ việc cho rước lễ dưới hình rượu, các thừa tác viên Thánh Thể ngoại thường cũng được yêu cầu thực hiện các biện pháp vệ sinh bổ sung.

Kể từ tháng 12 vừa qua, đã có 6 người đã chết vì cúm ở tiểu bang Maine. Từ ngày 28 tháng 12 đến ngày 4 tháng Giêng, đã có 368 trường hợp mới, tức là tăng đến 40% so với tuần trước. Ngoài ra, 90 người đã phải nằm bệnh viện vì các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm.

Đã có hơn 1,200 xét nghiệm cúm cho kết quả dương tính ở Maine kể từ đầu mùa cúm này. Các quan chức y tế nói rằng có khả năng nhiều người đã bị cúm, nhưng không biết mình đã bị lây nhiễm.

Tuyên bố khuyến khích những người có nguy cơ lây lan hãy tránh xa các cuộc gặp gỡ ở nhà thờ như là một bước bổ sung nhằm bảo vệ sức khỏe của họ. Đức Cha cho biết các hướng dẫn này đã được đưa ra sau khi xem xét các báo cáo từ các cơ quan y tế nhà nước.

Thay vì bắt tay trong khi chúc bình an, các tín hữu ở Maine được khuyến khích đưa ra các câu chào hỏi bằng lời nói, nụ cười hoặc cúi đầu. Hospitality ministers, tức là những anh chị em giáo dân được phân công đứng ở cửa nhà thờ chào hỏi, tiếp đón, được khuyến khích không nên bắt tay những người bước vào nhà thờ. Họ cũng được khuyến khích rửa tay bằng nước sát trùng trước và sau Thánh lễ.

Chỉ thị cho biết thêm “Trong các thánh lễ anh chị em không nên nắm tay nhau trong khi đọc kinh Lạy Cha.”

Trong thánh lễ, chén thánh sẽ chỉ được phân phát cho những người không thể rước Mình Thánh Chúa, chẳng hạn như những người mắc bệnh celiac (bệnh nhạy cảm với gluten) hoặc các chứng dị ứng với gluten khác. Đức Cha Deeley khuyến khích, nhưng không yêu cầu, người Công Giáo nên rước lễ trên tay thay vì trực tiếp trên lưỡi.

Chỉ thị tuyên bố rằng tất cả các thừa tác viên rước lễ sẽ được yêu cầu làm vệ sinh tay trước và sau khi phân phát Mình Thánh Chúa, và các thừa tác viên Thánh Thể được yêu cầu không chạm vào lưỡi hoặc tay của người rước Mình Thánh Chúa.

Bất kỳ miếng bọt biển nào được tìm thấy trong giếng rửa tội hay bình đựng nước thánh đều phải bị loại bỏ.

Trong mỗi Thánh lễ, cụ thể trong phần lời nguyện giáo dân, sẽ có một lời cầu nguyện đặc biệt cho những người bị cúm hoặc các bệnh khác, những người chăm sóc họ và cộng đồng nói chung.

Một tuyên bố từ Giáo phận Portland nói rằng các giao thức mới này giống như các giao thức đã được thiết lập trong các mùa cúm nghiêm trọng khác và chúng sẽ có hiệu lực cho đến khi có thông báo mới.

Giáo phận Portland là giáo phận Công Giáo duy nhất ở tiểu bang Maine, Hoa Kỳ.


Source:Catholic News Agency
 
Cha Raymond J. de Souza: Đức Phanxicô, Đức Bênêđíctô và ‘Huấn quyền bí mật’
Đặng Tự Do
06:42 16/01/2020
Linh mục Raymond J. de Souza, chủ bút tập san Convivium của Canada có bài nhận định sau được đăng trên tờ National Catholic Register của hệ thống truyền hình EWTN của Hoa Kỳ hôm 15 tháng Giêng. Nguyên ngữ tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:

Pope Francis, Pope Emeritus Benedict and the ‘Secret Magisterium’

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđíctô và ‘Huấn quyền bí mật’

Cha Raymond J. de Souza


Bình luận: Tại sao một số báo chí Công giáo cho rằng Đức Giáo Hoàng Danh dự đang lũng đoạn Đức Giáo Hoàng về luật độc thân linh mục trong khi hai người đồng ý với nhau?

Một thỏa thuận mạnh mẽ đã nổ ra ở Rôma, có đủ cả những màn cay đắng và tố cáo. Cuốn sách mới của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Robert Sarah – hay sau đó là Đức Hồng Y Sarah với sự đóng góp của Đức Bênêđíctô XVI – đã gây nên biết bao những cuộc tranh luận về ai là tác giả. Edward Pentin duyệt qua chuyện đó ở đây.

Nhưng câu hỏi khó hiểu hơn là: Tại sao báo chí Công giáo cấp tiến cho rằng Đức Bênêđíctô đang thao túng Đức Giáo Hoàng Phanxicô về luật độc thân linh mục trong khi hai người đồng ý với nhau? Những chống đối của những người được coi là có những mối liên hệ nội bộ với Đức Thánh Cha Phanxicô như Austen Ivereigh, tác giả hai cuốn tiểu sử về Đức Thánh Cha; Gerard O'Connell của tạp chí American, cùng với vợ, là nhà báo người Á Căn Đình Elisabetta Piqué, đã là bạn của Đức Giáo Hoàng ngay cả trước cuộc bầu cử ngài lên ngôi Giáo Hoàng cho rằng việc Đức Bênêđíctô bảo vệ luật độc thân linh mục đang làm trở ngại cho chương trình nghị sự của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đây không phải là lần đầu tiên điều này xảy ra. Một số người gần gũi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như nghĩ rằng những gì ngài nói không phải là những gì ngài nghĩ. Do đó, đồng ý với các tuyên bố công khai của ngài thực sự lại là bất đồng với những suy nghĩ riêng tư của ngài; là đối kháng với một ‘huấn quyền bí mật’ mà chỉ một số ít được đặc quyền biết đến.

Ơn cứu rỗi nhờ có một kiến thức bí mật là chủ trương của một dị giáo cổ xưa gọi là bè Ngộ Đạo. Vào năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành một đoạn dài trong Tông huấn về sự thánh thiện, Gaudete et Exultate – Mừng rỡ Hân hoan – để lên án các hình thức mới của thuyết Ngộ Đạo.

Ngài viết: “Thuyết Ngộ Đạo là một trong những hệ tư tưởng nham hiểm nhất, bởi vì, nó vừa tán dương một kiến thức hoặc một kinh nghiệm cụ thể, vừa coi cái nhìn riêng ấy về thực tại là tiêu biểu cho sự hoàn thiện. Như thế, có thể là người theo hệ tư tưởng này không hề ý thức được điều ấy, cứ tự loay hoay với mình, đến độ ngày càng trở nên thiển cận hơn.” (số 40)

Nhưng đó chỉ là những gì ngài viết trong một tài liệu giảng dạy chính thức. Có thể đó không phải là những gì ngài nghĩ, và những người ủng hộ ngài ồn ào trên các phương tiện truyền thông mới biết rõ những gì ngài thực sự nghĩ. Họ không phải là những kẻ ý thức hệ hay thiển cận, nhưng là những người sở hữu cái nhìn sâu sắc hơn của một thiểu số có đặc quyền. Có thể Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự ủng hộ thuyết Ngộ Đạo và các nhà báo tiến bộ có được cái giác ngộ ấy.

Những người chỉ trích cuốn sách của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah về luật độc thân linh mục đã đi xa đến mức cho rằng Đức Giáo Hoàng Danh dự đang đưa ra một “huấn quyền song song”. Đó là một tuyên bố quá mạnh; cùng lắm Đức Bênêđíctô chỉ đưa ra một “sự tăng cường cho huấn quyền” trao ra chiều sâu thần học tuyệt vời của ngài để củng cố lập luận mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một cách thoáng qua.

Chính những nhận xét – trên chuyến bay trở về từ Panama vào tháng Giêng năm 2019 và gần đây hơn khi kết thúc Thượng Hội Đồng Amazon vào tháng 10 – đã được Văn phòng Báo chí Tòa Thánh trích dẫn để trả lời trực tiếp về cuốn sách của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah. Đức Thánh Cha Phanxicô đã mượn câu nói nổi tiếng của Thánh Phaolô Đệ Lục, rằng ngài “thà mất mạng” hơn là thay đổi đòi buộc độc thân linh mục.

Đức Thánh Cha Phanxicô có thể cho phép một ngoại lệ được tạo ra cho những vùng xa xôi – Quần đảo Thái Bình Dương là ví dụ mà ngài đề cập đến – nhưng ngài phản đối biến độc thân thành một tùy chọn cho các linh mục.

Đức Bênêđíctô XVI, cũng như người tiền nhiệm của ngài là Thánh Gioan Phaolô II, đã đưa ra một ngoại lệ, cho các cựu giáo sĩ Tin lành đã kết hôn muốn trở thành linh mục Công giáo. Đức Bênêđíctô cũng cho phép ngoại lệ đặc biệt được thực hiện trong các “giáo hạt tòng nhân” được thiết lập cho các cựu tín hữu Anh giáo.

Vì thế, nếu Đức Bênêđíctô ủng hộ Đức Phanxicô và chính các quan chức truyền thông của Tòa Thánh cũng đưa ra quan điểm đó, thì tại sao có sự kích động trong giới báo chí Công giáo cấp tiến cho rằng Đức Bênêđíctô mâu thuẫn với những gì Đức Phanxicô thực sự nghĩ trong huấn quyền bí mật của ngài?

Có bốn lý do: Tiến trình công nghị tại Đức; Tông huấn Amoris Laetitia; vấn nạn lạm dụng tình dục; và vấn đề đồng tính luyến ái – trong tất cả các trường hợp này một số người tin rằng có một thứ huấn quyền bí mật đang hoạt động.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã minh định rất rõ vào tháng Sáu năm ngoái – và sau đó trong mùa hè được các cơ quan của Vatican khuếch đại thêm – rằng ngài không muốn thấy “tiến trình công nghị” ở Đức hiện đang được tiến hành như một “công nghị có hiệu quả ràng buộc”, trong đó người Đức sẽ tân trang giáo lý Công giáo và kỷ luật một cách độc lập với Giáo hội hoàn vũ. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, là Đức Hồng y Reinhard Marx của Munich, đã gặp Đức Giáo Hoàng và xua tan những lo ngại của ngài như các âu lo vô căn cứ. Công nghị tại Đức đã được tiến hành. Đức Giáo Hoàng chính thức chống lại nó; nhưng Đức Hồng Y Marx tuyên bố rằng ngài bí mật OK với nó.

Trong các Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình trước khi công bố Tông huấn Amoris Laetitia vào năm 2016, Đức Thánh Cha đã nói rõ rằng tín lý sẽ không bị thay đổi. Bản thân tài liệu không thay đổi bất kỳ tín lý nào. Các giám mục được yêu cầu cung cấp các hướng dẫn cho các giáo phận của các ngài. Một số đã làm như vậy trong sự liên tục với giáo lý và kỷ luật Công giáo. Những người khác bị thu hút bởi một chú thích mơ hồ đã tách biệt khỏi cùng một giáo lý và kỷ luật. Những người trước thì dõi theo huấn quyền; còn những người sau dường như cảm thấy mình phải đi theo huấn quyền bí mật.

Lạm dụng tình dục liên quan nhiều đến việc quản trị hơn là giáo huấn của huấn quyền, nhưng nguyên tắc tương tự có thể được áp dụng. Đã có một số sáng kiến được thông báo mà sau đó không được thực hiện. Các quan chức đã làm theo những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành bằng văn bản, hay những gì ngài bí mật mong muốn?

Vấn đề đồng tính luyến ái đã đưa ra một tương đương với khẩu hiệu “Đừng sợ” của Thánh Gioan Phaolô II cho triều đại giáo hoàng này: “ Tôi là ai mà phán xét?” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhiều lần nói rằng giáo huấn trong sách Giáo Lý cũng là giáo huấn của ngài và đã mạnh mẽ lên án những gì ngài gọi là “ý thức hệ giới tính”. Tuy nhiên, những người ủng hộ cái ý thức hệ giới tính ấy như Cha James Martin, linh mục Dòng Tên, tuyên bố Đức Thánh Cha có cảm tình với chủ trương ủng hộ tích cực cho ‘LGBT’ của mình, trong đó tuyên bố rằng ngôn ngữ của sách Giáo lý là sai lầm. Chữ “T” của transgender [người chuyển giới] không thể tìm thấy một âm tiết hỗ trợ nào trong mọi ý kiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự nghĩ gì? Báo chí cấp tiến nại đến huấn quyền bí mật của ngài để nói ngược lại với những gì Đức Thánh Cha thực sự nói.

Báo chí cấp tiến đang làm cho Đức Thánh Cha trở thành một mâu thuẫn rất lớn, khiến người ta nghĩ rằng ngài đang lừa đảo hoặc thao túng hoặc lừa dối, dạy một điều ở nơi công cộng và thúc đẩy một điều khác trong chốn riêng tư. Chúng ta phải trân trọng ngài hơn khi tin rằng Đức Thánh Cha nói những gì ngài tin là đúng.

Không có cái gọi là huấn quyền bí mật. Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah hoàn toàn phù hợp với giáo huấn Công giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng vậy.


Source:National Catholic Register
 
ĐGH Phanxicô bổ nhiệm một phụ nữ làm Thứ Trưởng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Nguyễn Long Thao
12:23 16/01/2020
Ngày 16 tháng 1 năm 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm một phụ nữ vào chức vụ quan trọng của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Đó là Tiến sĩ Francesca Di Giovanni, sinh năm 1953, từng làm việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong 27 năm và nay được bổ nhiệm vào chức vụ Thứ Trưởng Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đặc trách vấn đề ngoại giao. Bà là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào chức vụ quan trọng này.

Được biết Phủ Quốc Vụ Khanh là phủ quan trọng nhất của Tòa Thánh. Phủ có hai bộ là Thường Vụ và Ngoại Giao. Thường Vụ xét duyệt các công việc thường ngày của giáo triều. Ngoại giao lo về các quan hệ giữa Tòa Thánh với các chính quyền dân sự và các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc.

Bà Francesca Di Giovanni là một luật gia từng đặc trách vấn đề người di dân và tỵ nạn.

Bà tuyên bố: “ Tôi rất ngạc nhiên được biết ĐGH bổ nhiệm tôi vào chức vụ Thứ Trưởng.Tôi thực sự chưa bao giờ nghĩ rằng Ngài tin tưởng và trao trách nhiệm đó cho tôi”

Giáo Hội Công Giáo vẫn có truyền thống là các chức vụ lãnh đạo đều được trao cho nam giới, nhưng dưới triều đại ĐGH Phanxicô, Ngài có ước vọng muốn bổ nhiệm phụ nữ vào những chức vụ quyêt định chính sách của Giáo Hội.

Ngoài bà Di Giovanni, những người phụ nữ nổi bật khác trong các vị trí lãnh đạo của Vatican là Barbara Jatta, giám đốc Bảo tàng Vatican và Cristiane Murray, phó giám đốc văn phòng báo chí của Vatican

Trước việc ĐGH bổ nhiệm bà Francesca Di Giovanni làm Thứ trưởng, truyền thông quốc tế ca ngợi quyết định của ĐGH, gọi đó là một việc chưa từng xẩy ra. Nữ giáo sư thần học Hinsdale của Đại Học Boston College phát biểu với cơ quan truyền thộng National Catholic Reporter rằng:

Tôi hy vọng quyết định của ĐGH sẽ là tín hiệu trong tương lai cho việc bổ nhiệm những phụ nữ có khả năng vào các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan của giáo triều Roma.

Nguyễn Long Thao
 
Về cuốn sách chung của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Sarah: Y như đã diễn ra hay không y như đã diễn ra
Vũ Văn An
16:06 16/01/2020
Từ lúc chưa ra đời trọn vẹn, mới chỉ được tờ Le Figaro cho đăng một số trích đoạn, cuốn sách của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Robert Sarah đã gây nên một cuộc tranh luận gay gắt trên các phương tiện truyền thông, nhất là truyền thông Công Giáo.



Phần lớn sự gay gắt này phát xuất từ những người ủng hộ điều họ tự gọi là khuynh hướng cấp tiến của Đức Phanxicô, hay nói theo Cha Raymond J. de Souza, chủ nhiệm tập san Convivium, “huấn quyền bí mật” của ngài.

Huấn quyền bí mật

Trong bài Pope Francis, Pope Emeritus Benedict and the ‘Secret Magisterium’, Cha de Souza tự hỏi: tại sao một số báo chí Công Giáo lại cho rằng Đức Giáo Hoàng Hưu Trí ngầm phá hoại Đức Đương Kim Giáo Hoàng về vấn đề độc thân linh mục khi ngài nhất trí với vị sau?

Lý do sâu xa được Cha de Souza đọc ra là: “một số người thân cận với Đức Phanxicô dường như nghĩ rằng điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói không phải là điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô suy nghĩ. Cho nên, nhất trí với các tuyên bố công khai của ngài thực sự là bất đồng với lối suy nghĩ riêng tư của ngài. Là mâu thuẫn với huấn quyền bí mật mà chỉ một số người có diễm phúc [như họ] biết mà thôi”.

Theo Cha de Souza, cứu rỗi nhờ biết được bí nhiệm là một lạc giáo có tên là Ngộ Đạo. Năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cực lực lên án các hình thức mới của Ngộ Đạo trong tông huấn Gaudete et Exultate (về việc nên thánh): “Ngộ Đạo là một trong các ý thức hệ nham hiểm hơn hết, trong khi đề cao không đúng cách nhận thức hay kinh nghiệm chuyên biệt, nó coi viễn kiến riêng của mình về thực tại như là hoàn hảo. Do đó, có lẽ một cách vô thức, ý thức hệ này tự nuôi chính mình và thậm chí trở nên cận thị nhiều hơn”.

Nhưng đó chỉ là điều ngài viết trong một văn kiện giáo huấn chính thức. Có lẽ đó không phải là điều ngài nghĩ, và những người ủng hộ ngài trong giới truyền thông biết rõ điều ngài thực sự nghĩ. Họ không ý thức hệ cũng không cận thị, nhưng sở đắc một hiểu biết sâu sắc lớn hơn mà chỉ một thiểu số có diễm phúc, như họ, mới có được. Có lẽ Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự ủng hộ Ngộ Đạo và các nhà báo tiến bộ có được nhận thức bí mật (gnosis) ấy.

Có thể đó chỉ là một suy đoán của Cha de Souza. Chỉ có điều, suy đoán này dựa vào ít nhất 4 điển hình cụ thể. Trước nhất là “con đường đồng nghị” có tính trói buộc ở Đức, bị Đức Phanxicô công khai bác bỏ vì đã dám định hình lại tín lý và kỷ luật Kitô giáo độc lập với Giáo Hội hoàn vũ. Nhưng hội đồng ở Đức vẫn cứ diễn ra. Đức Giáo Hoàng chính thức chống lại, Đức Hồng Y Marx và bè nhóm cấp tiến nghĩ rằng ngài “bí mật” ủng hộ họ.

Điển hình thứ hai; Tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia) năm 2016. Trước khi công bố, Đức Phanxicô nói rõ sẽ không có thay đổi gì về tín lý. Quả thế, văn kiện này không hề thay đổi tín lý. Ngài chỉ yêu cầu các Giám Mục cung cấp các hướng dẫn áp dụng cho các giáo phận của mình. Một số vị làm thế trong tinh thần tôn trọng tín lý và kỷ luật Công Giáo. Một số vị dựa vào 1 ghi chú mơ hồ trong văn kiện để đi trệch ra ngoài tín lý và kỷ luật Giáo Hội. Các vị trên theo huấn quyền. Các vị sau theo huấn quyến bí mật!

Điển hình thứ ba là cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Đây là việc thuộc lãnh vực cai quản hơn là giáo huấn của huấn quyền. Một số sáng kiến được công bố nhưng sau đó không được thực thi. Các viên chức tuân theo điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố bằng văn kiện, hay theo điều ngài muốn “một cách bí mật”?

Điển hình thứ bốn là vấn đề đồng tính luyến ái. Rất nhiều lần, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rõ giáo huấn của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng là giáo huấn của riêng ngài và ngài cực lực lên án điều ngài gọi là “ý thức hệ phái tính”. Nhưng phe cấp tiến mà cụ thể là linh mục James Martin, Dòng Tên, chuyên dựa vào câu bất hủ “tôi là ai mà dám phê phán?” của ngài để cho rằng ngài “bí mật” ủng hộ nghị trình đồng tính của mình.

Và nay, việc nại đến “huấn quyền bí mật” diễn ra rõ ràng nhất trong vụ xuất bản cuốn sách chung của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí và Đức Hồng Y Robert Sarah. Người được đọc trọn tác phẩm ấy là Ký già Guènois của tờ Le Figaro quả quyết: cuốn sách không chứa “bất cứ lời gây hấn hay bút chiến” nào chống Đức Phanxicô. “Trái lại”, ký giả này cho hay, cả hai tác giả “đều tự trình bầy mình như hai Giám Mục” vâng phục Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “trân qúi sự thật” và hành động “trong tinh thần yêu thương đối với sự hợp nhất của Giáo Hội”. Chỉ có một lời thỉnh cầu duy nhất ngỏ cùng Đức Phanxicô là câu “Con khiêm cung nài xin Đức Giáo Hoàng che chở chúng con một cách dứt khoát khỏi một biến cố như thế, bằng cách phủ quyết chống lại bất cứ việc làm suy yếu nào luật độc thân linh mục, dù chỉ giới hạn tại vùng này hay vùng nọ”. “Con” ở số ít đây ai cũng hiểu là Đức Hồng Y Sarah, chứ không phải Đức Giáo Hoàng Hưu Trí. Và đó là một lời thỉnh cầu con thảo, không hẳn phê phán chỉ trích.

Đại diện Tòa Thánh là Giám đốc Xã luận của bộ Truyền Thông, Andrea Tornielli, và Giám đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, Matteo Bruni, đều đã trích dẫn và nhấn mạnh các tương đồng về quan điểm giữa Đức Đương Kim Giáo Hoàng và Đức Giáo Hoàng Hưu trí.

Nhưng phe cấp tiến Công Giáo vẫn cứ cho rằng Đức Giáo Hoàng Hưu Trí muốn đưa ra một “huấn quyền song hành”, trong khi cùng lắm, ngài chỉ “tăng cường” huấn quyền của Đức Phanxicô bằng sự sâu sắc thần học của ngài mà thôi. Sở dĩ như thế, vì họ vẫn tin họ nắm rõ đâu mới thực sự là suy nghĩ của Đức Phanxicô.

Làm như thế, họ chỉ hạ giá Đức Phanxicô như một giáo hoàng bất nhất: dạy một đàng làm một nẻo!

“Y như đã diễn ra”

Trong khi ấy, có chuyện nói đi nói lại về việc làm đồng tác giả cuốn sách. Các tin đầu tiên cho hay: đây là một tác phẩm viết chung ít nhất ở hai phần dẫn nhập và kết luận, và viết riêng ở những phần còn lại. Và do đó, tác giả cuốn sách là Đức Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Robert Sarah. Chỉ sau đó 1 hay 2 ngày, có tin là Đức Giáo Hoàng Hưu Trí không nhận các phần nói là viết chung, nhất là tư cách đồng tác giả cuốn sách, chỉ nhận đã viết phần có tên mình. Đức Hồng Y Sarah đồng ý “tác giả cuốn sách trong các ấn bản tương lai sẽ là “Đức Hồng Y Sarah, với sự đóng góp của Đức Bênêđíctô XVI”.

Thiển nghĩ như thế vẫn không làm vừa lòng phe Công Giáo cấp tiến, vì người xuất bản chung hay góp tay với Đức Hồng Y Sarah, theo họ, phải là “Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđictô XVI”, hay đơn giản chỉ là “Joseph Ratzinger”. Đúng là không ưa dưa có giòi, chính danh còn hơn đệ tử Khổng Tử!

Bản thân chúng tôi vẫn nghĩ: đúng như Đức Hồng Y Sarah và ông Nicolas Diat, người chịu trách nhiệm in bản tiếng Anh của cuốn sách, quả quyết: Đức Bênêđíctô đã duyệt bản thảo dưới dạng y như đã được phát hành và đã đồng ý với nó (xin xem bài Unpacking the Benedict XVI-Cardinal Sarah Book Fiasco, của Edward Pentin). Họ không nói sai. Nhưng đối với Đức Giáo Hoàng Hưu Trí, một thần học gia sáng chói, các chi tiết được phe cấp tiến cực lực suy diễn để chỉ trích không quan yếu cho bằng nội dung các bài viết: đúng thánh kinh, thánh truyền và cảm thức đức tin tín hữu. Hãy căn cứ vào đó, đừng căn cứ vào cảm tính hay bất cứ ý thức hệ nào để phê phán ngài.

Nói về chuyện này, ký giả John Allen của tập san Crux cho ta một câu truyện lý thú vốn từng xẩy ra với Thánh Gioan Phaolô II. Đó là câu truyện “y như đã diễn ra” (xem In tempest over Benedict XVI and book on celibacy, ‘It is as it was’).

Chúng tôi tạm dịch như thế câu nói bất hủ của Thánh Gioan Phaolô II sau khi xem cuốn phim của Mel Gibson “The Passion of Christ”. Theo vị thư ký riêng của ngài, là Đức Cha Dziwisz, Đức Gioan Phaolô II chỉ vỏn vẹn nói một câu duy nhất được dịch sang tiếng Anh là “it is as it was”.

Theo Allen, cuốn phim “The Passion of the Christ” của Gibson gây chấn động lúc ấy. Nó lập tức phân rẽ ý kiến Công Giáo: người thì cho là một mô tả hấp dẫn nỗi thống khổ và cái chết của Chúa Kitô, kẻ thì cho là quá bạo lực và rõ ràng phản Do Thái.

Có lẽ vì thế, Đức Gioan Phaolô II quyết định xem riêng cuốn phim ấy. Thế là người ta sắp xếp để ngài xem nó trong hai đêm, vì thể lực của ngài lúc đó đã xuống thấp, không đủ sức tập trung coi trong một đêm. Sau đó, các tường trình báo chí cho rằng với câu nhận xét ngắn gọn, sau khi xem phim,“it is as it was”, Đức Gioan Phaolô đã ủng hộ cuốn phim vì cho nó đã mô tả trung thành trình thuật của Tin Mừng.

Trên tờ The Wall Street Journal ngày 17 tháng 12 năm 2003, Peggy Noonan cho biết chi tiết về lần chiếu cuốn phim của Gibson này như sau:

Đức Gioan Phaolô II biết rõ cuộc tranh cãi quanh cuốn phim của Gibson, nhưng vẫn muốn coi nó. Nhà sản xuất Steve MvEveety, dù không được mời, đã bay tới Rome để chiếu cuốn phim cho càng nhiều viên chức càng hay. Ông trao cuốn DVD cho Đức Cha Dziwisz hôm thứ sáu, 5 tháng 12. Và Đức Giáo Hoàng đã coi cuốn DVD này với Đức Cha Dziwisz tại phòng riêng vào đêm hôm, vì ngài rất bận trong ngày.

Sau đó, Đức Cha Dziwisz đã cho ông McEveety hay phản ứng của Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng thấy nó rất mạnh mẽ, và ủng hộ nó. Đức Cha Dziwisz nói thêm: Đức Giáo Hoàng nói với ngài, khi gần hết cuốn phim, 5 chữ mà ngài muốn chuyển cho ông: “it is as it was”. Theo nghĩa cuốn phim đã kể câu truyện giống như nó đã diễn ra.

Noonan cho hay: với câu nói đó, không ai có thể tố cáo Đức Gioan Phaolô II là người chống Do Thái được. Vì không có vị Giáo Hoàng nào phò người Do Thái bằng ngài kể từ ngày ngài còn ở Ba Lan và trong suốt triều Giáo Hoàng lâu dài của ngài. Bà cũng trích dẫn Michael Novak, một học giả chuyên nghiên cứu về ngài. Ông này cho rằng cuộc đời Đức Gioan Phaolô II nổi bật “cảm thức sâu sắc về tính phi lý và tàn bạo giáng xuống người Do Thái trong Thế chiến II, những điều ngài trông thấy và trải nghiệm, những điều thẩm thấu ý muốn của ngài sau đó được sống cạnh người Do Thái”.

Nhưng theo Allen, việc Đức Gioan Phaolô ủng hộ cuốn phim đã tạo ra làn sóng phản đối dữ dội ở một số giới, nhất là những người ủng hộ Do Thái, khiến Đức Cha Stanislaw Dziwisz phải ra một tuyên bố chủ yếu nói rằng Đức Giáo Hoàng đã không nói câu ấy. Đúng là "y như đã diễn ra" mà không y như đã diễn ra. Tuyên bố này khiến người ta không biết đường nào mà mò, không hiểu, thực ra, Đức Gioan Phaolô II nói gì về cuốn phim, mặc tình cho hai bên ủng hộ và đả đảo ngài tha hồ đồ đoán.

Nay, ta gặp trường hợp tương tự. Một lần nữa, một cuộc tranh cãi lớn lại diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo, lần này là về vấn đề độc thân giáo sĩ và quyết định sắp tới của Đức Phanxicô đối với khuyến cáo phong chức linh mục cho những người đàn ông có vợ của Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon.

Một lần nữa, một vị Giáo Hoàng được tri nhận là đứng về một phe trong cuộc tranh luận, chỉ có điều, vị Giáo Hoàng này đã về hưu. Cũng một lần nữa, vị thư ký của vị Giáo Hoàng đã cố gắng đặt một khoảng cách giữa ông xếp của mình và cuộc tranh cãi, và một lần nữa, những người khác (chủ yếu là Đức Hồng Y Sarah) cho rằng vị Giáo Hoàng đã được thông tri đầy đủ. Cũng một lần nữa, thường dân bối rối chẳng biết đường nào mà mò.

Tuy nhiên, theo Allen, nhiều người tham gia cuộc tranh luận lần này, phần lớn trên các phương tiện truyền thông xã hội, xem ra ít quan tâm đến các sự kiện, và phần lớn miệt mài trong việc làm cho phía bên kia trông vó vẻ tồi tệ thêm.

Allen hy vọng rằng tất cả các phản ứng này rồi ra cũng chỉ là những màn trình diễn phụ chẳng liên quan chi (irrelevant sideshow). Giống như số phận cuốn phim của Mel Gibson, đâu có lên xuống vì câu nói của Đức Gioan Phaolô II. Điều chắc chắn những gì Đức Phanxicô quyết định sẽ làm về các linh mục có vợ sẽ không lệ thuộc điều cuốn sách mới muốn nói theo chiều người ta cho là trái ngược. Dù gì, Đức Giáo Hoàng Hưu Trí và Đức Hồng Y Sarah vẫn một lòng con thảo vâng phục. Góp ý là bổn phận của các ngài cũng vì một lòng con thảo ấy.
 
Báo chí công khai bức thư mật của ĐHY Claudio Hummes chuẩn bị cho việc công bố Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon
Đặng Tự Do
17:05 16/01/2020
Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng tường trình viên của Thượng Hội Đồng Amazon vào tháng 10 năm ngoái, đã viết một lá thư cho các giám mục Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon của Đức Thánh Cha dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng này hoặc đầu tháng Hai.

Bức thư, tìm cách chuẩn bị cho các giám mục trước khi công bố Tông huấn này, đưa ra cho các ngài một số gợi ý để “kín đáo giúp ngài, như một đấng bản quyền, trong tình hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô,” theo một bản sao của ký giả chuyên về Vatican, Aldo Maria Valli, và được tờ National Catholic Register kiểm chứng là xác thực.

Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.




Vatican 13 tháng Giêng, 2020

Thưa Đức Hồng Y, Đức Cha

Đức Thánh Cha đang chuẩn bị một Tông huấn mới, trình bày những kết luận từ Thượng Hội Đồng Amazon với chủ đề Con đường mới cho Giáo hội và một Hệ Sinh thái Tích hợp diễn ra dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần vào tháng 10 năm ngoái.

Dự thảo hiện đang được xem xét và chỉnh sửa và sẽ được dịch ra nhiều ngôn ngữ sau đó. Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng có thể công bố Tông huấn này vào cuối tháng Giêng hoặc đầu tháng Hai.

Tông huấn được háo hức chờ đợi chắc chắn sẽ khơi dậy sự quan tâm và các phản ứng khác nhau. Do đó, như đã từng được thực hiện với Laudato Sí (2015), Amoris Laetitia (2016), Gaudete et Exultate (2018) và Christus Vivit (2019), Đức Thánh Cha muốn các vị bản quyền địa phương nhận được văn bản trực tiếp, trước khi nó được công bố và báo chí bắt đầu bình luận. Như thế, các vị bản quyền địa phương có thể cùng với ngài trình bày Tông huấn này và làm cho nó có thể đến được với các tín hữu, những người nam nữ thiện chí, giới truyền thông, các nhà khoa bảng và những người khác là những người nắm giữ các vị trí quyền lực và nổi bật..

Với mục đích thúc đẩy một sự chuẩn bị thích hợp, một số gợi ý sẽ được đưa ra trong lá thư đầu tiên này. Mục đích không phải để phô trương ầm ĩ hay thu hút sự chú ý. Trái lại, là nhằm kín đáo giúp ngài, với tư cách là Đấng bản quyền địa phương, trong tình hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi ngài đọc Tông huấn và truyền đạt cho dân Chúa trong thẩm quyền của ngài. Do đó, với tự do tối đa, các đề xuất có thể được sử dụng nếu thấy chúng có vẻ hữu ích.

Một cách hữu ích để sẵn sàng là hãy đọc một số tài liệu trước đây liên quan đến chủ đề này, được cung cấp dưới đây trong phần các tài nguyên đính kèm. Trong vòng 10 ngày hoặc lâu hơn, ngài sẽ nhận được một lá thư thứ hai với những gợi ý thêm.

Khi ngày ban hành đến gần, ngài sẽ nhận được Tông huấn bằng e-mail nhưng không được công bố. Trong ngày công bố, sẽ có một sự kiện kỷ niệm và buổi trao đổi trong cùng Hội trường Thượng Hội Đồng nơi công việc diễn ra vào tháng Mười.

Ngài cũng có thể bắt đầu lên kế hoạch cho một cuộc họp báo hoặc các sự kiện khác càng sớm càng tốt sau khi ban hành Tông huấn. Ví dụ, nếu thấy thích hợp ngài có thể trình bày Tông huấn này cùng với một đại diện của người bản địa, nếu điều đó là khả thi trong khu vực của ngài, một chuyên viên mục vụ giàu kinh nghiệm (linh mục, tu sĩ, hay giáo dân), một chuyên gia về các vấn đề sinh thái và một người trẻ tham gia vào việc chăm sóc mục vụ giới trẻ.

Xin giữ bí mật bức thư này và chỉ chia sẻ nó với những người liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị trong giáo phận cho việc xuất bản Tông huấn, đừng cho những người khác và giới truyền thông biết. Hãy tôn trọng các hướng dẫn này một cách cẩn thận. Đồng thời, xin vui lòng tha thứ nếu bạn nhận được nhiều hơn một bản sao của bức thư này - nguy cơ trùng lặp dẫu sao cũng còn tốt hơn là không đến được một số giáo phận do kết nối internet kém.

Với hy vọng rằng bức thư này sẽ hữu ích, chúng ta hãy kết hợp cầu nguyện chân thành với Cha đầy Lòng Thương Xót của chúng ta xin Ngài chúc phúc cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tất cả các giám mục trong việc ban hành Tông huấn và xin cho dân Chúa trong khu vực Amazon và trên khắp thế giới đón nhận Tông huấn này với niềm tin, hy vọng, thông minh và hiệu quả.

Trân trọng trong Chúa Kitô,

+ Đức Hồng Y Claudio Hummes, OFM
Tổng tường trình viên Thượng Hội Đồng Amazon
Chủ tịch Mạng lưới Giáo hội Liên vùng Amazon (REPAM)



Source:Aldo Maria Valli
 
Người sáng lập ra một phong trào Tin lành trở lại đạo Công Giáo
Trần Mạnh Trác
19:32 16/01/2020
Punalur, Ấn Độ, ngày 15 tháng 1 năm 2020 ( CNA ) .- Người sáng lập ra một phong trào Tin Lành nổi tiếng ở Ấn Độ đã trở lại với đạo Công Giáo, là đạo mà ông đã được rửa tội khi còn bé, sau hơn một thập kỷ làm mục sư cuả phái Ngũ tuần và đi rao giảng nhiều nơi.

Mục sư Sajith Joseph, 36 tuổi, được tái nhận vào Giáo Hội Công Giáo ngày 21 tháng 12 năm 2019 tại nhà thờ St. Mary ở Punalur thuộc bang Kerala miền nam Ấn Độ. Cả gia đình ông và gần 50 thành viên khác cuả phong trào cũng được gia nhập cùng một lúc.

(Ms) Joseph lãnh đạo Grace Community Global, được thành lập tại Kerala năm 2011.

Bây giờ, phong trào cuả ông sẽ được đặt dưới thẩm quyền của Đức cha Selvister Ponnumuthan của giáo phận Punalur như là một hiệp hội Công Giáo, sau khi được phép của Thánh Bộ Giáo dân Gia đình và Sư Sống. Trang Facebook của (Cựu Mục sư) Joseph mô tả Grace Community Global là một phong trào đại kết theo nghi thức Latinh của Giáo Hội Công Giáo.

Phong trào có khoảng 2 triệu người ghi danh ở 30 quốc gia và tiếp cận với nhiều người khác nữa thông qua các chương trình truyền giáo.

Linh mục Prasad Theruvath, OCD, được chỉ định làm tuyên úy cho phong trào; ngài từng là thư ký của giáo phận Kerala về các chương trình đại kết.

Cha Theruvath cho biết đang thực hiện một chương trình góp ý giữa các thành viên của Grace Community Global để xem họ muốn tiếp tục như thế nào. Hầu hết các thành viên là Tin Lành, nhưng cũng có những thành viên Chính thống Đông phương, Ấn giáo và Hồi giáo.

Những người nào không muốn tiếp tục theo bản sắc Công Giáo (mới) thì họ sẽ trở lại với giáo hội (cũ) của họ, nhưng hiện nay thì có nhiều người đã ngỏ ý muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo, cha Theruvath nói.

Chúng tôi cố gắng tiến hành một cách thận trọng, Cha Theruvath giải thích. Chúng tôi đang trong giai đoạn đầu, còn có rất nhiều việc phải làm.

Về tương lai của Grace Community Global, (cựu Ms) Joseph nói rằng tổ chức đã thay đổi, nhưng các thể thức vẫn giữ như trước. Theo sự chỉ đạo của các giám mục Kerala, nhóm sẽ tiếp tục các hội nghị và các cuộc họp vào những ngày Chúa Nhật.

(Cựu Ms) Joseph nói rằng ông ấy thành lập Grace Community Global khi giảng dạy tại một chủng viện Tin lành. Ông nói rằng sau khi nghiên cứu, ông thấy có sự khác biệt thần học giữa Công Giáo và Tin lành, đặc biệt là về lịch sử cuả Giáo hội lúc khởi thủy.

Ông suy nghĩ rất nhiều về sự hiệp nhất Kitô giáo, và ông thành lập nhóm không có giáo phái này, cố ý gọi nó là một cộng đồng chứ không phải là một giáo phái hay nhà thờ.

Tôi đã cố gắng hết sức để mang lại sự thống nhất cho các nhóm Ngũ Tuần thông qua Grace Community Global, ông Joseph giải thích, và thêm rằng cuối cùng ông nhận ra sự hợp nhất này là không thể được vì sự khác biệt về học thuyết.

Ông nhận thấy lịch sử cuả Tin lành có một khoảng trống không thể lấp đầy được ngoại trừ bằng cách trở thành một phần của Giáo hội tông truyền.

Nghiên cứu về lịch sử Kitô giáo làm cho tôi suy nghĩ về niềm tin mà tôi đã có. Từ những suy tư về Giáo hội, thần học, sự hiệp nhất, tôi đã nghĩ lại về đức tin Công Giáo.

Từ đó ôn đã bỏ ra bốn năm để thảo luận với các giám mục cuả Kerala, với các giáo sĩ, với các nhà thần học và cuối cùng tới tận Vatican, ông Joseph nói.

Ông Joseph sinh ra trong một gia đình Công Giáo, nhưng khi lên 16, cha mẹ ông bỏ Công Giáo và gia nhập Assemblies of God (Cộng Đồng Thiên Chúa,) thuộc giáo hội Ngũ Tuần.

Ông Joseph học làm một nhà thuyết giáo; khi lên 19, ông bắt đầu thuyết giảng cho các nhóm nhỏ ở Kerala.

Ông học thần học Tin lành và trở thành mục sư của một cộng đồng Assemblies of God. Ông dạy chủng viện Tin lành trong một thời gian, và bắt đầu đi du thuyết.

Năm 2011, ông thành lập Grace Community Global, mà sau nhiều năm ông phát hiện ra rằng sự hiệp nhất mà ông tìm kiếm chỉ có thể tìm thấy được ở Giáo Hội Công Giáo.

Trong khi ông thành lập Grace Community Global vào lúc 28 tuổi, ông nhận được một thị kiền mạnh mẽ trong lúc cầu nguyện, ông nói, ông nhìn thấy cảnh tượng đóng đinh và một bàn thờ, mà ông tin là Chúa Kitô chịu thương khó trên thập giá, và sự hiện diện của Người trong Bí tích Thánh Thể.

Là một mục sư Tin lành, tôi không thể tiêu hóa những hình ảnh đó [của một bàn thờ], ông nói, ông tự hỏi tại sao Chúa lại cho ông thấy điều này.

Theo ông Joseph, thị kiến này đã giúp ông trở thành táo bạo để cầu nguyện cho người bệnh, và ông bắt đầu sứ vụ chữa lành.

Cha Theruvath cho biết rằng ông Joseph có một ân sủng chữa lành, một đặc sủng phi thường nhận được nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Vị linh mục nói rằng Chúa Thánh Thần đang hoạt động thông qua việc này.

Thiên Chuá đang làm nên những điều tuyệt vời ở đây!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phái đoàn ngoại giao của các nước Canada, Úc, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Anh, Đức và Liên Minh Châu Âu đến thăm và làm việc với Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam..
Lê Quang Hiền
16:52 16/01/2020
Hôm nay, ngày 16 tháng 1 năm 2020, vào lúc 09h, tại chùa Giác Hoa, Nơ Trang Long, Bình Thạnh, Sài Gòn, một phái đoàn ngoại giao của các nước Canada, Úc, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Anh, Đức và Liên Minh Châu Âu đến thăm và làm việc với Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam..

Xem Hình

Thành phần tham dự gồm:

-ông Robert Bisset, Tham Tán Chính Trị Đại Sứ Quán Canada tại VN.

-Cô Josefine Wallat, Tổng Lãnh Sự, Tổng Lãnh Sự Quán Đức tại Sài Gòn.

-Cô Martine Bisenius, Quan Chức Chính Trị Phái đoàn Liên Minh Châu Âu tại VN.

-Cô Bird Collier, Tham Tán Đại Sứ Quán Úc tại VN.

-Ông Roberto Cajari, Tổng Lãnh Sự, Tổng Lãnh Sự Quán Ý tại Sài Gòn.

-Ông Miguel Moro Aguilar, Phó Đại Sứ Đại Sứ Quán Tây Ban Nha tại VN.

-Ông Stephen Taylor, Bí Thư Thứ 2 Đại Sứ Quán Anh tại VN.

-Ông Geatan Damberg-Ott, Quan Chứ Chính Trị, Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

-Ông Trần đức, Cán Bộ Chính Trị, Đại Sứ Quán Úc tại VN.

Về phía Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam gồm có:

-Hòa Thượng Thích Không Tánh, ĐCT, Phật Giáo.

-Chánh Trị Sự Hứa Phi, ĐCT, Cao Đài.

-Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa, ĐCT, Tin Lành.

-Đạo Huynh Lê Văn Sóc, ĐCT, Phật Giáo Hòa Hảo.

-Linh Mục Lê Xuân Lộc, Thành viên, Công Giáo.

-Đạo Huynh Lê Quang Hiển, TTK, Phật Giáo Hòa Hảo.

-Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng, Thủ Quỷ, Cao Đài.

-Thượng Tọa Thích Vĩnh Phước, Thành Viên, Phật Giáo.

-Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân, Thành Viên, Cao Đài.

-Đạo Hunh Hà Văn Duy Hồ, Thành Viên, Phât Giáo Hòa Hảo.

-Chánh Trị Sự Lê Thị Nho, Thành Viên, Cao Đài.

Mở đầu, ông Robert Bisset, Tham Tán Chính Trị Đại Sứ Quán Canada tại VN, trưởng đoàn nói rằng chúng tôi là nhóm các nước yêu thích Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền, Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền là ưu tiên hàng đầu về chính sách ngoại giao của chúng tôi. Mục đích cuộc gặp các đại diện các tôn giáo độc lập là tìm hiểu về những khó khăn và lắng nghe những gì mà HĐLTVN gặp phải bởi nhà nước VN gây ra.

Tiếp theo Hòa Thượng Thích Không Tánh đại diện cho HĐLTVN yêu cầu mọi người đứng lên dành một phút mặc niệm và cầu nguyện cho hòa bình và tự do tôn giáo trên toàn thế giới, tưởng nhớ những người đã khuất vì lý tưởng này.và Hòa Thượng cho rằng ngày 30/4/75 không phải là ngày chiến thắng và hòa bình cho VN mà đó là ngày cộng sản cưỡng chiếm miền nam và hiện nay Trung Quốc đang thực hiện âm mưu hán hóa trên đất nước VN, trong lúc ngày xưa Mỹ hiện diện trên đất nước VN không có ý định Mỹ hóa đất nước VN, và sau 30/4/75, csVN quốc doanh hóa mọi tôn giáo và 5 tôn giáo độc lập hiện diện nơi đây là nạn nhân của chế độ.

Về nhân quyền, hiện có 239 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ, gần nhất là vụ án xảy ra tại Đồng Tâm, yêu cầu nhà nước minh bạch vụ án, cực lực lên án nhà cầm quyền csVN đã đưa khoảng 3000 quân vô trấn áp nhân dân xã Đồng Tâm vào lúc 04h sáng ngày 09/01/2020 và sát hại cụ Lê Đình Kình, 1 ông già 84 tuổi và vụ nhà báo Lê Anh Hùng bị đưa vô trại tâm thần tại Hà Nội, yêu cầu đưa nhà báo ra khỏi trại tâm thần vì đây là một cách trả thù hèn hạ.Hòa Thượng cũng yêu cầu nhà nước Vn cho bầu cử tự do và đa nguyên, đa đảng có sự giám sát quốc tế và thả tất cả tù nhân lương tâm vô điều kiện.

Ông Robert Bisset cho biết những thông tin và ý kiến của HĐLTVN chúng tôi lắng nghe và HĐLTVN nên tiếp tục đưa lên những vấn đề về Tự Do Tôn Giáo và Nhân quyền tại VN.

Ông Miguel Moro Aguilar, Phó Đại Sứ Tây Ban Nha hòi: Những khó khăn của HĐLTVN gặp phải khi không được nhà nước công nhận, Chánh Trị Sự Hứa Phi trả lời rằng Sau 1975, cộng sản quyết điều hành tôn giáo theo ý họ,, csVN muốn lừa bịp thế giới nên đã lập ra những tôn giáo quốc doanh để nói rằng VN có tự do tôn giáo, vì lẽ đó chúng tôi phải đứng lên để giữ lại truyền thống cho tôn giáo mình, các tôn giáo tuân theo luật của tôn giáo mình đặt ra chứ không theo luận của csVN đặt ra.

Cô Martine Bisenius, Quan Chức Chính Trị Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu cho biết rằng đây là thời điểm vì ngày 17/2/2020 sắp tới, Chúng tôi sẽ có cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam và cám ơn HĐLTVN đã trình bày, Hòa Thượng Thích Không Tánh cho biết khi Quý Vị ký hiệp định với chánh phủ VN thì quý vị vô tình làm tổn hại nhân dân VN, ông Lê Văn Sóc cho biết luật Tôn Giáo được đưa ra thì chính nhà nước tự mâu thuẩn chính mình, các tôn giáo tại VN có tư cách pháp nhân nhưng tại sao làm mọi việc gì phải xin phép vậy Tự Do Tôn Giáo nằm ở đâu?, đề nghị khi lien hệ với VN phải đặt tự do tôn giáo lên hàng đầu để nhà nước VN thấy rằng tôn giáo là nền tảng của dân tộc.

Linh Mục Lê Xuân Lộc: csVN không chấp nhận tôn giáo nhưng không thể loại trứ nên họ lập ra những giáo hội quốc doanh, sau 75, tài sản của các Giáo Hội đều bị tịch thu và mãi cho đến năm 2019, những vi phạm nầy vẫn còn tồn tại. Cô Josefine Wallat, Tổng Lãnh Sự Đức tại Sài Gòn hỏi LM Lộc xin nói rõ về nhóm bị phân biệt và nhóm được ưu đãi, LM Lộc cho biết trong cùng môt mục đích, cùng một tôn giáo nhưng các chức sắc nào lên tiếng về những bất công trong xã hội thì sẽ bị phân biệt đối xử, còn những ai không lên tiếng thì sẽ được ưu đãi.

Ông Stephen Taylor, bí thư thứ 2 Đại Sứ Quán Anh hỏi có sự phân biệt về chính sách giữa Trung ương và địa phương không? Ông Lê Văn Sóc cho biết không có sự phân biết ví tất cả đều do đãng lãnh đạo

Mục Sư Hoa cho biết sinh hoạt các tôn giáo độc lập rất khó khăn, khi có luật tôn giáo thì không có gì đổi mới mà ngày càng siết chặt hơn vì cơ chế xin cho và ông nhờ phái đoàn cứu giúp cho 2 vị Mục Sự đang ở trong tù là Mục Sư Đinh Diêm với bản án 16 năm và Mục Sư Nguyễn Trung Tôn với bản án 12 năm đang bịnh nặng trong tù, sức khỏe ngày càng tồi tệ.

Trưởng doàn Robert Bisset, Tham tán Chính Trị Đại Sứ Quán Canada cho biết vì thời gian có hạn, phái đoàn cám ơn HĐLTVN đã tiếp đón và chia sẽ những tin tức cho phái đoàn, và nói rằng chúng tôi rất trân trọng về những vấn đề này.

Buổi gặp mặt kết thúc vào lúc 10h45 cùng ngày.

Trân trọng kính tường trình.

Việt Nam, ngày 16 tháng 01 năm 2020.

LÊ QUANG HIỂN

Tổng Thư Ký HĐLTVN
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cô Đơn/Lonely
Robert Helfman
22:37 16/01/2020
CÔ ĐƠN/LONELY
Ảnh của Robert Helfman

Một mình chẳng nhớ chẳng mong
Một mình tình cứ lòng vòng rồi xa.
(Trích thơ của Trần Thị Thuỷ)
 
VietCatholic TV
Bức thư van xin thống thiết của ĐHY Trần Nhật Quân trước tình cảnh bi đát của Giáo Hội tại Hoa Lục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:30 16/01/2020


1. Giám mục Portland xin giáo dân đừng bắt tay chúc bình an giữa dịch cúm. Ai bị bệnh ở nhà xem lễ trực tuyến cũng được.

Đức Cha Robert Deeley của giáo phận Portland, thuộc tiểu bang Maine, ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, giáp giới với Canada đã ban hành một chỉ thị vào hôm thứ Năm đình chỉ việc cho rước lễ dưới hình rượu, và yêu cầu anh chị em không bắt tay trong khi trao ban bình an để đối phó với dịch cúm ở bang này.

Chỉ thị có hiệu lực từ cuối tuần 11 và 12 tháng Giêng và tiếp tục cho đến khi kết thúc mùa cúm. Các linh mục trong toàn giáo phận cũng được yêu cầu thông báo cho anh chị em nào có các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm có thể ở nhà tham dự các Thánh Lễ trực tuyến như một cách để hoàn thành luật buộc dự lễ ngày Chúa Nhật. Bên cạnh yêu cầu đình chỉ việc cho rước lễ dưới hình rượu, các thừa tác viên Thánh Thể ngoại thường cũng được yêu cầu thực hiện các biện pháp vệ sinh bổ sung.

Kể từ tháng 12 vừa qua, đã có 6 người đã chết vì cúm ở tiểu bang Maine. Từ ngày 28 tháng 12 đến ngày 4 tháng Giêng, đã có 368 trường hợp mới, tức là tăng đến 40% so với tuần trước. Ngoài ra, 90 người đã phải nằm bệnh viện vì các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm.

Đã có hơn 1,200 xét nghiệm cúm cho kết quả dương tính ở Maine kể từ đầu mùa cúm này. Các quan chức y tế nói rằng có khả năng nhiều người đã bị cúm, nhưng không biết mình đã bị lây nhiễm.

Tuyên bố khuyến khích những người có nguy cơ lây lan hãy tránh xa các cuộc gặp gỡ ở nhà thờ như là một bước bổ sung nhằm bảo vệ sức khỏe của họ. Đức Cha cho biết các hướng dẫn này đã được đưa ra sau khi xem xét các báo cáo từ các cơ quan y tế nhà nước.

Thay vì bắt tay trong khi chúc bình an, các tín hữu ở Maine được khuyến khích đưa ra các câu chào hỏi bằng lời nói, nụ cười hoặc cúi đầu. Hospitality ministers, tức là những anh chị em giáo dân được phân công đứng ở cửa nhà thờ chào hỏi, tiếp đón, được khuyến khích không nên bắt tay những người bước vào nhà thờ. Họ cũng được khuyến khích rửa tay bằng nước sát trùng trước và sau Thánh lễ.

Chỉ thị cho biết thêm “Trong các thánh lễ anh chị em không nên nắm tay nhau trong khi đọc kinh Lạy Cha.”

Trong thánh lễ, chén thánh sẽ chỉ được phân phát cho những người không thể rước Mình Thánh Chúa, chẳng hạn như những người mắc bệnh celiac (bệnh nhạy cảm với gluten) hoặc các chứng dị ứng với gluten khác. Đức Cha Deeley khuyến khích, nhưng không yêu cầu, người Công Giáo nên rước lễ trên tay thay vì trực tiếp trên lưỡi.

Chỉ thị tuyên bố rằng tất cả các thừa tác viên rước lễ sẽ được yêu cầu làm vệ sinh tay trước và sau khi phân phát Mình Thánh Chúa, và các thừa tác viên Thánh Thể được yêu cầu không chạm vào lưỡi hoặc tay của người rước Mình Thánh Chúa.

Bất kỳ miếng bọt biển nào được tìm thấy trong giếng rửa tội hay bình đựng nước thánh đều phải bị loại bỏ.

Trong mỗi Thánh lễ, cụ thể trong phần lời nguyện giáo dân, sẽ có một lời cầu nguyện đặc biệt cho những người bị cúm hoặc các bệnh khác, những người chăm sóc họ và cộng đồng nói chung.

Một tuyên bố từ Giáo phận Portland nói rằng các giao thức mới này giống như các giao thức đã được thiết lập trong các mùa cúm nghiêm trọng khác và chúng sẽ có hiệu lực cho đến khi có thông báo mới.

Giáo phận Portland là giáo phận Công Giáo duy nhất ở tiểu bang Maine, Hoa Kỳ.

https://www.catholicnewsagency.com/news/maine-bishop-suspends-chalice-amid-flu-outbreak-89722

2. Quốc Hội Hoa Kỳ nhận định: Tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc tồi tệ hơn sau thỏa thuận Vatican - Trung Quốc

Một báo cáo mới của chính phủ Hoa Kỳ cho biết tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn trong năm ngoái, 2019, và đặc biệt nhấn mạnh đến việc leo thang các cuộc đàn áp nhắm vào người Công Giáo sau khi Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Vatican vào năm 2018.

“Trong suốt năm báo cáo 2019 [kéo dài từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019], Ủy ban Thường trực của Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc phát hiện ra rằng tình hình nhân quyền đã xấu đi và việc tôn trọng luật pháp ngày càng tệ hại hơn, khi chính phủ và Đảng cộng sản Trung Quốc ngày càng thích sử dụng các quy định và sắc luật tùy tiện để khẳng định quyền kiểm soát chính trị và xã hội,” báo cáo hàng năm của ủy ban, được công bố hôm thứ Tư, cho biết như trên.

Báo cáo cho biết sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc ký thỏa thuận với Tòa thánh vào tháng 9 năm 2018, mở đường cho việc thống nhất các cộng đoàn Công Giáo thầm lặng và cộng đoàn do nhà nước chi phối, chính quyền tại các địa phương của Trung Quốc đã gia tăng việc đàn áp các tín hữu Công Giáo như phá hủy các nhà thờ, triệt hạ thánh giá, và tiếp tục giam giữ tùy tiện và vô thời hạn hàng giáo sĩ thầm lặng.

Khung thời gian của báo cáo bao gồm các vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc kéo dài từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019. Ủy ban được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 2000, khi Trung Quốc muốn xin gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới, gọi tắt là WTO. Mục đích của ủy ban là báo cáo tình trạng vi phạm nhân quyền ở nước này và thu thập dữ liệu về các tù nhân chính trị.

Theo báo cáo của Quốc Hội Hoa Kỳ, kế hoạch 5 năm nhằm “Trung Hoa hóa” các tôn giáo đang được tiến hành ráo riết nhằm thiết lập sự kiểm soát của nhà nước đối với các tôn giáo. Các học giả và các nhóm nhân quyền quốc tế đã mô tả cuộc bách hại tôn giáo đang diễn ra ở Trung Quốc trong năm qua là ráo riết và trắng trợn chưa từng thấy kể từ sau cuộc Cách mạng Văn hóa.

Các phúc trình cho thấy Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các nhóm và các sự kiện tôn giáo trong năm 2020.

Những hạn chế mới được thiết lập, và sẽ có hiệu lực thi hành vào tháng 2, bao gồm các nhiệm vụ mà các nhóm tôn giáo phải tuân thủ “nhằm thi hành chặt chẽ các chỉ thị về tôn giáo ở Trung Quốc, cổ vũ các giá trị của chủ nghĩa xã hội, và thúc đẩy các nguyên tắc và chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Trong một chỉ thị, đảng cộng sản “yêu cầu chính quyền các cấp phải tham gia vào việc lựa chọn các chức sắc tôn giáo và tham gia vào các cuộc tranh luận trong nội bộ các tôn giáo.” Các cộng đoàn thầm lặng và các “nhà thờ tại gia” bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018 về việc bổ nhiệm các giám mục nhằm mục đích mang lại sự hợp nhất giữa cộng đoàn công khai do Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc lãnh đạo và Giáo Hội thầm lặng hiệp thông với Rôma. Tuy nhiên, cuộc đàn áp Giáo Hội thầm lặng vẫn tiếp tục và, theo một số người, lại còn dã man hơn trước đó.

Theo báo cáo của Quốc Hội Hoa Kỳ, số người Công Giáo ở Trung Quốc ước tính là hơn 10 triệu tín hữu. Các số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc nói chỉ có 6 triệu người Công Giáo ở quốc gia này và phần lớn thuộc về cộng đoàn quốc doanh.

Các quan sát viên và các tín hữu Công Giáo bày tỏ lo ngại rằng thỏa thuận này chẳng mang lại ích lợi gì cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc. Một số học giả còn chỉ ra rằng chính sách khủng bố của chính quyền đối với cả cộng đoàn Công Giáo thầm lặng và chính thức đã thực sự gia tăng trong năm qua dưới chiêu bài “Trung Hoa hóa” các tôn giáo.

Báo cáo của Quốc Hội Hoa Kỳ nêu một thí dụ là: “Mùa xuân năm 2019, chính quyền đã bắt giữ ba linh mục thầm lặng của giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua, 宣化) ở tỉnh Hà Bắc(Hebei, 河北).”

Trên cơ sở báo cáo này, Ủy ban khuyến nghị chính phủ Hoa Kỳ gia tăng áp lực đối với bọn cầm quyền Bắc Kinh để người Công Giáo có thể được lãnh đạo bởi các giáo sĩ được chọn theo đúng những tiêu chuẩn của Giáo Hội Công Giáo.

Bản báo cáo cũng nhấn mạnh đến việc chính phủ Trung Quốc gia tăng bách hại các cộng đồng tôn giáo khác, đặc biệt là người Hồi Giáo tại Tân Cương (Uyghur,新疆).

https://catholicherald.co.uk/news/2020/01/08/catholic-persecution-worse-after-vatican-china-deal-congress-finds/

3. Thư của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân gởi cho các Hồng Y trên thế giới

Ủy ban Thường trực của Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc đã công bố một báo cáo theo đó tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn trong năm ngoái, 2019, và đặc biệt nhấn mạnh đến việc leo thang các cuộc đàn áp nhắm vào người Công Giáo sau khi Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Vatican vào năm 2018.

Theo sau báo cáo này, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã yêu cầu các cơ quan truyền thông Công Giáo công bố một lá thư ngài gởi cho tất cả các Hồng Y trên thế giới mấy tháng trước đây.

Thiết tưởng ngài là một vị Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo và ngài là một người Trung Hoa. Cho nên, tiếng nói của ngài về vấn đề này nên được lắng nghe. Vì thế, chúng tôi dịch toàn văn lá thư của ngài sang Việt Ngữ.

Ngày 27 tháng 9 năm 2019

Đức Hồng Y thân mến,

Xin tha thứ cho tôi vì sự quấy rầy bức thư này sẽ gây ra cho ngài. Tôi viết thư cho ngài bởi vì, theo lương tâm, tôi tin rằng vấn đề mà tôi đang trình bày không chỉ liên quan đến Giáo Hội ở Trung Quốc, mà là toàn Giáo Hội, và các Hồng Y chúng ta có trách nhiệm nghiêm trọng trong việc giúp đỡ Đức Thánh Cha hướng dẫn Giáo Hội.

Bây giờ, dựa trên phân tích của tôi về Tài liệu của Tòa thánh (công bố ngày 28 tháng 6 năm 2019) có tựa đề “Hướng dẫn mục vụ của Tòa thánh liên quan đến việc ghi danh dân sự của các giáo sĩ ở Trung Quốc”, tôi thấy rõ ràng là tài liệu này khuyến khích các tín hữu ở Trung Quốc tham gia vào một Giáo Hội ly giáo (độc lập với Đức Giáo Hoàng và tuân theo lệnh của Đảng Cộng sản).

Vào ngày 10 tháng 7, tôi đã trình bày bản “dubia” của mình cho Đức Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha, vào ngày 30 tháng 7, đã hứa với tôi rằng ngài sẽ quan tâm đến tài liệu đó, nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn chưa nghe thấy gì.

Đức Hồng Y Parolin nói rằng khi chúng ta nói về Giáo Hội độc lập ngày nay, chúng ta đừng nên tiếp tục ám chỉ rằng sự độc lập này là tuyệt đối, bởi vì thỏa thuận này công nhận vai trò của Đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội Công Giáo.

Trước hết, tôi không thể tin rằng có một tuyên bố như vậy trong thỏa thuận và tôi vẫn chưa hề được nhìn thấy nó (giữa những điều khác, tại sao một thỏa thuận như vậy phải bí mật và thậm chí không được trao cho tôi, một Hồng Y Trung Quốc, để xem qua? ), nhưng, thậm chí còn rõ ràng hơn, toàn bộ tình huống sau khi thỏa thuận được ký kết cho thấy rằng trong thực tế không có gì thay đổi.

Đức Hồng Y Parolin trích dẫn một cụm từ trong thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô hoàn toàn nằm ngoài ngữ cảnh, đến mức nó trái ngược hoàn toàn với ý nghĩa của đoạn văn [từ đó được trích dẫn].

Sự thao túng tư tưởng của Đức Giáo Hoàng Danh dự là một sự thiếu tôn trọng rất nghiêm trọng; thật vậy, đó là một sự xúc phạm tồi tệ đối với nhân vị của vị Giáo Hoàng hiền lành vẫn còn sống.

Nó cũng làm tôi căm phẫn khi họ thường tuyên bố rằng những gì họ đang làm là liên tục với suy nghĩ của vị Giáo Hoàng trước, trong khi thực tế thì ngược lại như thế. Tôi có lý do chính đáng để tin (và tôi hy vọng rằng một ngày nào đó tôi sẽ có thể chứng minh điều đó bằng các tài liệu lưu trữ) rằng thỏa thuận đã được ký là y chang với một thỏa thuận mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã từ chối không chịu ký.

Đức Hồng Y thân mến, lẽ nào chúng ta lại có thể chứng kiến một cách thụ động việc giết chết Giáo Hội ở Trung Quốc này từ phía những người lẽ ra phải bảo vệ và bênh vực Giáo Hội ấy trước các kẻ thù? Tôi quỳ gối xuống van xin ngài, người anh em của ngài.

Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, S.D.B.

Cardinal Joseph Zen To His Brother Cardinals: The Church is Being Killed In China

https://onepeterfive.com/cardinal-joseph-zen-to-his-brother-cardinals-the-church-is-being-killed-in-china/

4. Cuộc hành hương Thánh Ðịa thường niên của các Giám Mục Âu Châu và Mỹ Châu.

Từ ngày 11 đến 16 tháng 01 năm 2020, phái đoàn 13 Giám Mục thuộc các nước Âu châu và Bắc Mỹ đã thực hiện một chuyến viếng thăm liên đới với các Kitô hữu tại Thánh Ðịa.

Ðây là cuộc gặp gỡ hàng năm đã được bắt đầu cách đây 22 năm, cụ thể là từ năm 1988. Chủ đề của cuộc hành hương năm nay là “Thăng tiến đối thoại và hòa bình tại Thánh Ðịa”, một vùng căng thẳng cực độ về kinh tế chính trị và xã hội.

Trong chuyến hành hương năm 2020, phái đoàn gặp gỡ các cộng đoàn miền đông Giêrusalem, Ramallah và dải Gaza. Theo chương trình, những hoạt động tâm điểm của các Giám Mục là gặp gỡ và chăm sóc mục vụ cho một thiểu số Kitô hữu, một thực thể bé nhỏ nhưng mạnh mẽ hơn các bức tường và những cấm đoán. Họ là những người hầu như không được quyền cử hành lễ Giáng sinh tại Bêlem trong những tuần vừa qua. Các cuộc gặp gỡ chính thức, thăm viếng người cao niên, các bệnh nhân và người khuyết tật là những hoạt động của hành trình bao gồm 4 chữ P, đó là: Pray, Pilgrim, Persuade và Present, nghĩa là cầu nguyện, hành hương, thuyết phục và hiện diện.

Các Giám Mục cũng thăm một ngôi nhà nơi các nữ tu của Mẹ Teresa chăm sóc người già và tàn tật, và sẽ gặp những người trẻ ở Ramalla và đông Giêrusalem. Trong số các sự kiện chính thức sẽ có Thánh lễ và hội nghị bàn tròn tại Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh dưới sự chủ tọa của Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa - Giám quản tông tòa, và Sứ thần Tòa Thánh – là Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli.

Sự hiện diện của các Giám mục Âu Mỹ giúp cho thế giới nhận ra tiếng nói và các vấn đề của các Kitô hữu trong vùng, một thực tại thường nằm ở bên lề và buộc phải sống giữa thật nhiều những khó khăn. Cuộc thăm viếng cũng giúp các tín hữu trên thế giới biết nhiều hơn về nơi Chúa Kitô đã sinh ra và đã sống, ủng hộ chính sách căn bản “đến và quan sát” để giúp các cộng đồng ở Thánh Ðịa tồn tại.

Trong những năm qua, các Giám Mục Âu Mỹ đã lên án chính sách chiếm hữu bất hợp pháp của Israel, các bức tường ngăn cách và đàn áp. Các ngài không ngừng kêu gọi người Israel và Palestine chấm dứt bạo lực và xung đột, và tìm kiếm hòa bình lâu dài.

5. Tô Cách Lan có 700,000 tín hữu nhưng chỉ có 3 vị ẩn sỉ. Chẳng may, cả ba vừa bị vạ tuyệt thông sau khi chỉ trích Đức Thánh Cha.

Ba ẩn sĩ sống trên một hòn đảo trong quân đảo Orkney của Tô Cách Lan đã bị trục xuất khỏi Giáo Hội sau khi buộc tội Đức Giáo Hoàng Phanxicô là dị giáo.

Nhóm ba vị ẩn sĩ này có tên là “Black Hermits of Westray in Orkney” bao gồm Cha Stephen de Kerdrel, nữ tu Colette Roberts và Thầy Damon Kelly - đã nhận được thông báo về vạ tuyệt thông từ Giáo phận Argyll and Isles vào đúng ngày lễ Giáng sinh.

Hành động của giáo phận là để đáp lại lời tuyên bố “được ký bởi các ẩn sĩ vào tháng Tư năm 2019, trong đó họ tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo đã bị biến đổi thành một Giáo Hội Lầm Lạc” và Đức Giáo Hoàng, qua “những phát ngôn, hành vi, giáo huấn và hành động của ngài,” đã cho thấy ngài là một kẻ dị giáo trầm trọng.

Vạ tuyệt thông của ba ẩn sĩ có nghĩa là họ sẽ không thể nhận được các bí tích một cách thành sự cho đến khi nào họ chịu hòa giải với Giáo Hội.

Giáo phận giải thích rằng khi các ẩn sĩ này đưa ra tuyên bố nói rằng họ rút lại sự vâng phục với Đức Thánh Cha Phanxicô và cắt đứt sự hiệp thông với Tòa Thánh, thì về mặt giáo luật mà nói, nhóm này đã tự tuyên bố tuyệt thông.

Đức Cha Brian McGee, là Giám mục Argyll và Isles, đã viết thư cho các ẩn sĩ cảnh báo họ về điều này và kêu gọi họ xem xét lại.

Nhóm Black Hermits được Cha Stephen De Kerdrel thành lập vào năm 1999. Cha Kerdrel nguyên là một cha giáo dòng Capuchin, phụ trách giúp các tập sinh, “những chàng trai trẻ tìm kiếm một dạng sống nguyên thủy hơn”. Ngài cũng là người điều hành Blog cho cả nhóm.

Nhóm này đã gây ra nhiều tranh cãi trong quá khứ. Chẳng hạn như năm 2015, Giáo phận Northampton đã yêu cầu họ dọn ra khỏi một trong những tài sản của giáo phận sau những phàn nàn về những hành vi của họ.

Thầy Damon Kelly đã bị lôi thôi hơn một chục lần với cảnh sát, bao gồm việc gửi những lá thư với lời lẽ hằn học cho một linh mục Anh Giáo nổi tiếng và phá đám hai buổi lễ của Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão. Những vụ này đều có liên quan đến lập trường của thầy Kelly chống việc phong chức cho người đồng tính.

Các ẩn sĩ hiện đang sống ở Westray, một hòn đảo trong quân đảo Orkney với dân số khoảng 600 người.

Hermits excommunicated after accusing Pope of heresy

https://www.thetablet.co.uk/news/12352/hermits-excommunicated-after-accusing-pope-of-heresy
 
Giám mục Hoa Kỳ: Bộ phim The Two Popes là một bức tranh biếm họa bôi bác Đức Bênêđíctô thứ 16
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:55 16/01/2020
Nhiều người đã thẳng thắn lên tiếng phê bình bộ phim The Two Popes. Chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em bài phê bình sau đây của một vị Giám Mục Hoa Kỳ.

Đức Cha Robert Emmet Barron (sinh 19 tháng 11 năm 1959) là Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Los Angeles, kể từ ngày 08 tháng 9 năm 2015. Trước đó, ngài là Giám Đốc chủng viện Mundelein của Tổng Giáo Phận Chicago. Đức Cha Barron là một thần học gia, một tác giả, một nhà truyền giáo nổi tiếng với chương trình Word On Fire (Lời Bừng Cháy).

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


The One Pope
by Bishop Robert Barron, January 2, 2020


Cuốn phim Một Vị Giáo Hoàng
Giám mục Robert Barron, ngày 2 tháng Giêng 2020


Bộ phim mới The Two Popes - Hai Vị Giáo Hoàng - được quảng cáo rất ồn ào của Netflix, lẽ ra phải được gọi là The One Pope – Một Vị Giáo Hoàng, vì trong khi nó thể hiện một bức chân dung có sắc thái, kết cấu và cảm thông về Đức Jorge Mario Bergoglio (Đức Giáo Hoàng Phanxicô), nó lại là một bức tranh biếm họa hoàn toàn về Đức Joseph Ratzinger (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI). Sự mất cân bằng này làm tổn hại nghiêm trọng đến bộ phim, mà mục đích của nó, dường như, là để cho thấy rằng Đức Bênêđíctô già nua gắt gỏng, vụ luật đã tìm thấy định hướng tâm linh của mình thông qua những trợ giúp của Đức Phanxicô thân thiện, có tầm nhìn hướng tới tương lai. Nhưng một quỹ đạo theo chủ đề như vậy cuối cùng chà đạp cả hai vị, và biến những gì lẽ ra là một nghiên cứu nhân vật cực kỳ thú vị thành một lời xin lỗi có thể dự đoán trước và thật tẻ nhạt của nhà làm phim về phiên bản của đạo Công Giáo mà ông ta ưa thích.

Sự kiện chúng ta đang đối diện với một bức tranh biếm họa về Đức Ratzinger trở nên rõ ràng ngay trong những phút đầu của bộ phim, Đức Hồng Y xứ Bavaria được trình bày như đang hoạch định một âm mưu đầy tham vọng để bảo đảm thắng lợi cho cuộc bầu cử mình thành Giáo hoàng vào năm 2005. Thực ra, ít nhất ba lần, Đức Hồng Y Ratzinger đã thực sự cầu xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho phép ngài rút lui khỏi vị trí người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin để tiếp tục cuộc sống nghiên cứu và cầu nguyện. Ngài ở lại chỉ vì Đức Gioan Phaolô II kiên quyết từ chối các thỉnh cầu này. Và vào năm 2005, sau cái chết của Đức Gioan Phaolô II, ngay cả những người chống đối ý thức hệ của Đức Ratzinger cũng thừa nhận rằng vị Hồng Y bảy mươi tám tuổi bây giờ không muốn gì hơn là trở về Bavaria và viết các khảo luận về Kitô học của mình. Cố nhiên, phải có âm mưu tham vọng cho đúng tuồng tích của bức tranh biếm họa về một giáo sĩ “bảo thủ”, nhưng nó hoàn toàn không liên quan gì đến Đức Joseph Ratzinger bằng xương bằng thịt. Hơn nữa, trong cái cảnh miêu tả cuộc gặp gỡ tưởng tượng giữa Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và Đức Hồng Y Bergoglio trong các khu vườn tại Castel Gandolfo, vị Giáo Hoàng già nua đã cau mày đả kích đồng nghiệp người Á Căn Đình của mình, chỉ trích cay đắng thần học của vị Hồng Y này. Một lần nữa, ngay cả những người thường gièm pha Đức Joseph Ratzinger cũng phải thừa nhận rằng “Rottweiler của Thiên Chúa” [tiếng Việt thường gọi là “Con chó nhà Đức Chúa Trời” – xuất phát từ hình ảnh con chó ngậm bó đuốc sáng rực biểu hiệu cho các nhà thuyết giáo, hỗ trợ vị Mục Tử Giêsu, canh chừng cho đoàn chiên khỏi sói rừng. Thuật ngữ này thường được nhắc đến trong thời gian ngài đảm trách chức vụ tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin – chú thích của người dịch] trong thực tế luôn là người từ ái, ăn nói nhỏ nhẹ, và dịu dàng khi giao tiếp với người khác. Một lần nữa hình ảnh một nhà tư tưởng đang sủa là một bức tranh biếm họa thường được dùng nhưng nó không gần gũi chút nào với con người thực của Đức Ratzinger.

Nhưng sự bôi nhọ tính cách nhân vật nghiêm trọng nhất xảy ra vào cuối cuốn phim khi một Đức Bênêđíctô bị mất tinh thần, quyết tâm từ chức giáo hoàng, thừa nhận rằng ngài đã ngừng nghe tiếng nói của Chúa và ngài chỉ bắt đầu nghe lại được tiếng nói ấy qua tình bạn mới được tìm thấy nơi Đức Hồng Y Bergoglio! Xin nói ngay với anh chị em là khi nói những điều sau đây tôi không có ý muốn thể hiện một sự thiếu tôn trọng đối với con người thật của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng cho rằng một trong những người Công Giáo thông minh và nhạy bén về mặt siêu nhiên nhất trong một trăm năm qua mà phải cần đến sự can thiệp của Đức Hồng Y Bergoglio để nghe thấy tiếng nói của Thiên Chúa thì quá sức vô lý. Từ đầu đến cuối sự nghiệp của ngài, Đức Ratzinger/Bênêđíctô đã tạo ra một số kiệt tác thần học sáng ngời nhất trong truyền thống vĩ đại. Đến năm 2012, ngài mệt mỏi và ốm yếu về thể chất, và ngài cảm thấy không có khả năng cai quản bộ máy vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo, vâng, tất nhiên là như thế. Nhưng cho rằng ngài mất tinh thần thì xạo quá. Một lần nữa, một số người khuynh tả hoang tưởng rằng “những người bảo thủ” che dấu sự phá sản tinh thần của họ đằng sau một lớp vỏ các luật lệ và thói độc đoán, nhưng cố mà áp đặt cái lối diễn giải này lên Đức Joseph Ratzinger thì khó đấy.

Phần hay nhất của bộ phim này là những đoạn hồi tưởng về những giai đoạn trước trong cuộc đời của Đức Jorge Bergoglio, đã làm sáng tỏ đáng kể sự phát triển tâm lý và tâm linh của vị Giáo Hoàng tương lai. Cảnh mô tả cuộc gặp gỡ mạnh mẽ của ngài với một cha giải tội chết vì ung thư là đặc biệt xúc động, và cũng không thể chê vào đâu được là cảnh ngài đối phó với hai linh mục Dòng Tên thuộc thẩm quyền của mình trong “Cuộc Chiến Bẩn Thỉu” tại Á Căn Đình đã đi được một chặng đường dài nhằm giải thích sự dấn thân của ngài đối với người nghèo và sự đơn sơ của ngài trong cuộc sống. Điều có thể cải thiện rất lớn cho bộ phim, theo đánh giá khiêm tốn của tôi, là một cách đối xử tương tự đối với Đức Joseph Ratzinger. Ước chi bộ phim có một đoạn hồi tưởng về cậu bé mười sáu tuổi xuất thân trong một gia đình chống phát xít quyết liệt, lại bị ép buộc thi hành nghĩa vụ quân sự trong những ngày tàn của Đệ tam Quốc xã, thì chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn về sự nghi ngờ sâu sắc của Đức Ratzinger đối với chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa toàn trị, và những nhóm cuồng tín suy tôn cá nhân. Phải chi bộ phim có một đoạn hồi tưởng lại vị linh mục trẻ, cố vấn thần học cho Đức Hồng Y Frings, lãnh đạo phe tự do tại Công Đồng Vatican II và háo hức muốn từ bỏ chủ nghĩa bảo thủ tiền Công Đồng, chúng ta sẽ hiểu rằng ngài không phải là người nhắm mắt bảo vệ cho bằng được hiện trạng. Giá mà bộ phim có một đoạn hồi tưởng về vị giáo sư tại Đại Học Tübingen, kinh hoàng trước một thứ chủ nghĩa cực đoan hậu Công Đồng đang gây hại cho thần học, chúng ta có thể hiểu sự thận trọng của ngài đối với các chương trình ủng hộ cho những thay đổi chỉ vì muốn có sự đổi thay. Ước chi bộ phim có một đoạn hồi tưởng về vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin sáng tác một tài liệu đầy sắc thái, vừa phê phán lại vừa đánh giá sâu sắc về Thần học Giải phóng, chúng ta có thể hiểu rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô không hề thờ ơ với hoàn cảnh của người nghèo.

Bây giờ, tôi nhận ra rằng nếu làm như thế thì bộ phim sẽ dài hơn rất nhiều, nhưng ai quan tâm chuyện đó? Tôi đã sẵn sàng bỏ ra ba tiếng rưỡi đồng hồ xem bộ phim khá tẻ nhạt The Irishman. Tôi sẽ rất vui khi bỏ ra bốn tiếng xem một bộ phim chân thực và sâu sắc về Đức Joseph Ratzinger cũng như về Đức Jorge Mario Bergoglio. Đó không chỉ là một nghiên cứu tâm lý hấp dẫn, mà còn là một cái nhìn sáng sủa về hai quan điểm giáo hội khác nhau nhưng bổ sung sâu sắc cho nhau. Nếu không, chúng ta lại chỉ có thêm một phim biếm họa.


Source:Word On Fire
 
EWTN - Phải chăng Đức Bênêđíctô bị áp lực rất lớn buộc phải rút lại tư cách đồng tác giả?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:04 16/01/2020
Edward Pentin, phóng viên thường trú tại Rôma của tờ National Catholic Register, là tờ báo của hệ thống truyền hình Công Giáo EWTN, lớn nhất Hoa Kỳ. Anh cho rằng có lẽ Đức Bênêđíctô đã bị áp lực rất lớn buộc phải rút lại tư cách đồng tác giả.

Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ phúc trình của Edward từ Rôma. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây.


Unpacking the Benedict XVI-Cardinal Sarah Book Fiasco
Edward Pentin
Giải mã tình huống lúng túng của cuốn sách Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah viết


Việc giới thiệu cuốn sách đã gây ra phản ứng dữ dội chống lại việc ghi tên Đức Bênêđíctô với tư cách là đồng tác giả của cuốn sách, mặc dù có vẻ như vị Giáo Hoàng Danh Dự trước đó đã đưa ra ít nhất một sự chấp thuận ngầm đối với bản thảo đầy đủ.

THÀNH PHỐ VATICAN - Cuộc tranh cãi liên quan đến cuốn sách về chức tư tế và luật độc thân linh mục với các phần được chấp bút bởi Đức Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Robert Sarah đã tạo ra nhiều sức nóng nhưng không có nhiều ánh sáng.

Vì vậy, đâu là những sự thật chắc chắn, mà chúng ta biết cho đến nay? Có lẽ nơi đầu tiên để tìm kiếm chính xác là những gì Đức Hồng Y Sarah và Đức Bênêđíctô trước đó đã đồng ý với nhau liên quan đến cuốn sách mang tên “Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi: Chức tư tế, luật độc thân linh mục và Cuộc khủng hoảng của Giáo Hội Công Giáo.”

Bắt đầu với tuyên bố của Đức Hồng Y Sarah, được công bố vào ngày 14 tháng Giêng, chúng ta biết rằng:

Vào ngày 5 tháng 9 năm ngoái, sau khi thăm Đức Bênêđíctô XVI tại tu viện Mẹ Giáo Hội, Đức Hồng Y Sarah đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Danh Dự để yêu cầu ngài viết một văn bản về chức tư tế, đặc biệt là về cuộc sống độc thân linh mục.

Đức Hồng Y nói với Đức Bênêđíctô rằng ngài không mong đợi Đức Bênêđíctô đồng ý vì “những cuộc bút chiến” mà những suy tư như thế “có khả năng khuấy động trong giới truyền thông” nhưng ngài “tin tưởng rằng toàn thể Giáo Hội cần món quà này” và có thể được công bố vào dịp Giáng sinh.

Vào ngày 20 tháng 9, Đức Bênêđíctô trả lời, nói rằng ngài thực sự đã bắt đầu viết một văn bản về chủ đề này và thư của Đức Hồng Y Sarah đã khích lệ ngài hoàn thành công việc này.

Vào ngày 12 tháng 10, Đức Bênêđíctô đưa cho ngài một “văn bản dài” và Đức Hồng Y Sarah nghĩ rằng nó quá sâu sắc và quá dài đối với một tờ báo. Vì thế, ngài “đề nghị vị Giáo Hoàng [Danh Dự] cho công bố dưới dạng một cuốn sách, tích hợp các văn bản của ngài cũng như của tôi.”

Sau “một số trao đổi để hình thành cuốn sách,” ngày 19 tháng 11, ngài đã gửi một “bản thảo hoàn chỉnh” cho Đức Bênêđíctô, “như chúng tôi đã cùng nhau quyết định, bao gồm trang bìa, một giới thiệu chung và kết luận, văn bản của Đức Bênêđíctô XVI và văn bản của riêng tôi.”

Vào ngày 25 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Danh Dự bày tỏ “sự hài lòng tuyệt vời của ngài liên quan đến các phần chuẩn bị chung” và đã viết một câu quan trọng: “Về phần tôi, văn bản có thể được công bố dưới hình thức mà bạn đã hoạch định.”

Vào ngày 03 tháng 12, ngài đến thăm Đức Bênêđíctô để giải thích rằng “cuốn sách của chúng ta” sẽ được in trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh và phát hành vào ngày 15 tháng Giêng và ngài sẽ “mang đến cho Đức Bênêđíctô xem thành quả công việc vào đầu tháng sau, khi trở lại sau một chuyến về thăm quê hương”

Sau khi cuốn sách được công bố lần đầu tiên trên tờ báo Pháp Le Figaro vào ngày 12, một cơn bão chỉ trích đã dấy lên ngay lập tức chống lại Đức Hồng Y và Đức Giáo Hoàng danh dự, mô tả cả hai vị là mâu thuẫn với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và chỉ trích Đức Hồng Y “lợi dụng” sự lẩn thẩn của Đức Bênêđíctô. Đức Hồng Y Sarah, là người được nhiều người coi là một người trung thực và liêm chính, cho biết trong tuyên bố của ngài: “Cuộc bút chiến nhằm bôi nhọ tôi suốt nhiều tiếng đồng hồ bằng cách ngụ ý rằng Đức Bênêđíctô đã không hề được thông báo về sự xuất hiện của cuốn sách ‘Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi’ là hoàn toàn đáng khinh bỉ.” Ngài cũng nói rằng ngài “chân thành tha thứ cho những ai vu khống tôi và những kẻ mong muốn đặt tôi đối lập với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

“Lòng gắn bó của tôi với Đức Bênêđíctô vẫn còn nguyên vẹn, và lòng vâng phục hiếu thảo của tôi với Đức Thánh Cha Phanxicô là tuyệt đối.”

Trong những lá thư Đức Bênêđíctô gởi cho Đức Hồng Y Sarah, cũng được Đức Hồng Y công bố vào ngày 13, chúng ta có lời xác nhận từ Đức Bênêđíctô rằng trước khi nhận được bức thư của Đức Hồng Y, Đức Bênêđíctô đã bắt đầu “một vài suy tư về chức tư tế” nhưng thể lực của ngài không còn cho phép ngài biên soạn một văn bản thần học.

Ghi nhận “sự chú ý đặc biệt đến luật độc thân linh mục” của Đức Hồng Y, ngài bèn nói là lá thư của Đức Hồng Y đã thúc giục ngài “tiếp tục công việc của mình” trên các suy tư và sau đó “trao cho bạn văn bản này” một khi nó được dịch từ tiếng Đức sang tiếng Ý. Đức Bênêđíctô viết: “Tôi để tùy ý bạn [quyết định] xem những luận điểm này, mà tôi cảm thấy một cách mạnh mẽ là còn thiếu sót, có thể được sử dụng cách này cách khác hay không”.

Đức Bênêđíctô cũng lặp lại cùng một tình cảm tương tự trong bức thư đề ngày 12 tháng 10 của ngài gởi cho Đức Hồng Y đi kèm với văn bản của ngài, nói rằng “Tôi để tùy nghi cho bạn nếu bạn thấy có thể sử dụng những suy nghĩ nghèo nàn của tôi.”

Trong một bức thư thứ ba gởi cho Đức Hồng Y vào ngày 25 tháng 11, Đức Bênêđictô bày tỏ lời cảm ơn chân thành của ngài đối với “tất cả công việc bạn đã làm” liên quan đến các phần viết chung, tức là lời nói đầu và kết luận.

Đức Bênêđíctô viết: “Tôi cảm động sâu sắc là bạn hiểu ý định cuối cùng của tôi: Tôi thực sự đã viết 7 trang làm rõ phương pháp luận trong văn bản của tôi và tôi thực sự rất vui khi thấy bạn có thể tóm tắt ý tưởng thiết yếu trong nửa trang. Vì thế, tôi không thấy cần phải gửi cho bạn 7 trang, vì bạn đã bày tỏ được những điều cốt yếu trong nửa trang”.

Sau đó, ngài cho biết thêm: “Về phần tôi, văn bản có thể được công bố dưới hình thức mà bạn đã trù liệu.”

Trong một tweet kèm theo các lá thư, Đức Hồng Y Sarah nhận xét rằng các cuộc tấn công chống lại ngài, cho rằng ngài và Đức Bênêđíctô không phải là đồng tác giả, “dường như ngụ ý cho rằng tôi nói dối,” và nhận xét rằng thêm rằng những “lời phỉ báng này là đặc biệt nghiêm trọng.”

Trong một tweet tiếp tục vào ngày 14, ngài viết: “Tôi long trọng khẳng định rằng Đức Bênêđíctô XVI biết dự án của chúng tôi sẽ mang hình thức của một cuốn sách. Tôi có thể nói rằng chúng tôi đã trao đổi một số các kiểm tra để sửa chữa. Tôi sẽ đưa ra một tuyên bố chi tiết hơn vào sáng nay để làm rõ vấn đề.”

Một yếu tố nữa trong câu chuyện này là một bài bình luận của Andrea Tornielli, tổng biên tập của Vatican News, người đã viết ngày 13 tháng Giêng rằng cuốn sách “mang chữ ký” của cả hai Đức Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Sarah, cũng như hai vị đã viết chung lời giới thiệu và kết luận. Trong một nhận định có tính trung lập, Tornielli nhận xét rằng cuốn sách đã được viết “trong sự vâng phục con thảo đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô” và các tác giả “đang tìm kiếm sự thật” trong “một tinh thần yêu mến sự hiệp nhất của Giáo Hội”. Sau đó ông đã nhắc lại tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô về luật độc thân linh mục.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau tuyên bố buổi sáng ngày 14 của Đức Hồng Y Sarah, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói với hãng tin ANSA của Ý rằng: “Tôi có thể khẳng định rằng sáng nay tôi đã hành động theo những chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Danh Dự và tôi đã yêu cầu Đức Hồng Y Robert Sarah tiếp xúc với các nhà xuất bản của cuốn sách và yêu cầu họ xóa tên Đức Bênêđíctô XVI với tư cách là đồng tác giả của cuốn sách, và xóa chữ ký của ngài khỏi phần giới thiệu và cả phần kết luận nữa.”

Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói tiếp rằng: “Đức Giáo Hoàng Danh Dự biết rằng Đức Hồng Y đang chuẩn bị một cuốn sách và đã gửi cho ngài một văn bản về chức tư tế cho phép ngài sử dụng nó theo ý muốn. Tuy nhiên, ngài không chấp nhận một dự án cho một cuốn sách đồng tác giả và ngài đã không nhìn thấy hoặc đồng thuận với tờ bìa. Đó là một sự hiểu lầm, và không có gì để nghi ngờ về lòng trung thành tốt lành của Đức Hồng Y Sarah.”

Đức Hồng Y Sarah sau đó đã tweet rằng: “Xét vì những cuộc bút chiến gây ra bởi việc công bố cuốn sách ‘Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi’, tên tác giả của cuốn sách cho các ấn phẩm trong tương lai đã được quyết định là: ‘Đức Hồng Y Sarah, với sự đóng góp của Đức Bênêđictô XVI’. Tuy nhiên, toàn văn vẫn hoàn toàn không thay đổi.”

Đánh giá từ những lá thư do Đức Hồng Y Sarah cung cấp trong vài ngày qua, quan hệ giữa tất cả các bên dường như tương đối hài hòa cho đến khi tin tức về cuốn sách nổ ra rằng Đức Giáo Hoàng Danh dự và Đức Hồng Y Sarah là đồng tác giả. Hai nguồn đáng tin cậy đã nói với tờ National Catholic Register rằng Tornielli đã gọi điện cho Đức Tổng Giám Mục Gänswein vào ngày 13 tháng Giêng và 14 tháng Giêng để thảo luận về cuốn sách.

Như thế chuyện gì đã xảy ra? Phải chăng Đức Bênêđíctô đã lùi lại trước cơn cuồng nộ của một số thành phần nào đó khi tên của ngài xuất hiện trong cuốn sách khiến ngài phải tránh xa dự án này? Phải chăng Nicolas Diat, biên tập viên của cuốn sách, đã quá vội vàng khi đưa Đức Bênêđíctô làm đồng tác giả, mặc dù Đức Bênêđíctô đã nhìn thấy tiêu đề và trang bìa mà không bày tỏ sự chống đối trước đó?

Hay Đức Tổng Giám Mục Gänswein cảm thấy bị áp lực bởi phản ứng dữ dội mà cuốn sách đã gây ra trên các phương tiện truyền thông, Vatican và Santa Marta (có lẽ thông qua Tornielli), và vì thế Đức Bênêđíctô đã bị thuyết phục rút lại sự tham gia của ngài?

National Catholic Register đã yêu cầu cả Đức Tổng Giám Mục Gänswein và Nicolas Diat cho biết ý kiến. Đức Tổng Giám Mục Gänswein vẫn chưa trả lời, nhưng vào ngày 15 tháng Giêng, Diat đã xác nhận bản tóm tắt các sự kiện do Đức Hồng Y Sarah đưa ra là đúng, đáng chú ý nhất là Đức Hồng Y đã cho Đức Bênêđíctô xem bản sao của trang bìa trong một buổi tiếp kiến riêng.

Diat giải thích: “Đức Hồng Y Sarah gửi một bức thư riêng [cho Đức Bênêđíctô] vào ngày 19 tháng 11 với đầy đủ các văn bản. Các kiểm tra [lỗi chính tả, hình ảnh …] đã hoàn thành: lời giới thiệu, hai văn bản, và kết luận. Sau đó, vào ngày 3 tháng 12, ngài đã cho thấy dự thảo của tờ bìa trong một cuộc hội kiến với Đức Bênêđictô XVI.”

Diat cũng xác nhận rằng gần đây nhất là thứ Năm tuần trước, 09 Tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Gänswein có nói chuyện với Davide Cantagalli, là người đang làm việc trên phiên bản tiếng Ý, và trong suốt cuộc nói chuyện, Đức Tổng Giám Mục Gänswein “đã ủng hộ tất cả công việc các biên tập viên người Ý đang làm.” Cantagalli không xác nhận với National Catholic Register ý kiến của Diat nhưng không cung cấp thêm chi tiết khi được hỏi thêm.


Source:National Catholic Register