Ngày 19-01-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:28 19/01/2009
CÁCH SỐNG CÁCH CHẾT

N2T


Hôm nay là ngày sinh nhật của một đệ tử.

Sư phụ nói: “Con muốn quà tặng là gì ?”

Đệ tử trả lời: “Bất cứ thứ gì có thể xúc tiến thành công khai ngộ cho con.”

Sư phụ cười lớn, nói: “Suy nghĩ coi, bé con, khi con sinh ra ở trong thế gian, con giống như một vì sao trên bầu trời giáng lâm, lại còn giống như một ngọn lá từ trên cây rơi xuống.”

Các đệ tử mù mịt trước vấn đề kỳ quặc này. Cuối cùng anh ta bổng nhiên rộng thoáng ra và tâm sáng rõ ràng.

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Một em bé ra đời là niềm vui của cả gia đình, là một vị sao trên trời sa xuống làm người, là vị thiên thần giáng thế của cha mẹ, em bé là niềm vui của cả gia đình, bởi vì em sẽ là sợi dây nối kết tình yêu của cha mẹ thêm chặt hơn, và bởi vì em là món quà đẹp nhất mà Thiên Chúa ban cho cha mẹ.

Khi còn nhỏ ngày sinh nhật là ngày vui của mình, khi lớn khôn ngày sinh nhật là ngày hạnh phúc, nhưng khi đã thành nhân lăn lộn giữa đời, thì ngày sinh nhật sẽ không còn là ngày vui nữa, mà là ngày lo lắng cho cuộc sống tương lai: thêm một tuổi, gần đất thêm một bước, và bỗng nhiên thấy cuộc sống sao quá nhiều lo toan...

Người Ki-tô hữu là người có niềm tin vào Thiên Chúa, cho nên họ xác tín rằng, mọi ngày trong cuộc sống của mình đều là ngày của Chúa, ngày sinh nhật là ngày mà họ giác ngộ ra rằng Thiên Chúa quá yêu thương họ, ban cho họ được thêm một tuổi, để họ chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cữu mai sau của mình trên thiên đàng với Thiên Chúa.

Món quà lớn nhất trong ngày sinh nhật của người Ki-tô hữu chính là: nhận ra (giác ngộ) được tình yêu của Thiên Chúa ban cho mình trong cuộc sống...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:34 19/01/2009
N2T


66. Lạy Chúa, hôm nay con thừa nhận, và suốt đời thừa nhận thượng trí an bài của Ngài, bất kỳ mạnh khỏe, bệnh hoạn, vui vẻ, buồn phiền, đối với hình dáng tinh thần của chúng con đều có chỗ diệu dụng

.
(Thánh nữ Justa)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:36 19/01/2009
N2T


10. Không có một vận động quá độ trong cuộc sống thường ngày, thì không thể có mạnh khỏe luôn.

 
Giao Thừa
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
03:38 19/01/2009
Giao Thừa

Giao thừa được hiểu là giây phút chuyển giao giữa cũ và mới. Giữa hiện tại và tương lai. Đó là giây phút lịch sử. Giây phút mà người ta vẫn chờ đợi những gì tốt lành nhất đến với mọi nhà, mọi người.

Đối với truyền thống Việt Nam đây là giây phút đoàn tụ gia đình, và cũng là giây phút để đón nhận những lời chúc phúc tốt đẹp nhất từ ông bà, cha mẹ. Từ những người thân thương nhất của mình. Có lẽ, đó cũng là giây phút cô đơn nhất của những ai xa nhà, những ai không có một mái ấm gia đình thực sự. Ngày xưa mỗi độ xuân về, mà nghe lời hát “Xuân này con vắng nhà” là một lần nghe lòng tái tê, là một lần nhắc nhở mỗi người hãy nhớ rằng mình còn có một mái ấm gia đình. Hãy nhớ mình còn có những người thân thương đang ngóng trông. “Con nhớ xuân này mẹ chờ tin con. Khi pháo giao thừa rộn ràng muôn nơi. Năm trước con hẹn mùa xuân sẽ về. Trông bánh chưng chờ đợi sáng. Đỏ hây hây như đôi má hồng”.

Vâng, mỗi khi nghe giai điệu bài hát này ai cũng cảm thấy lòng bồi hồi gợi nhớ lại bao kỷ niệm thân thương về một đêm giao thừa đoàn tụ với cha, với mẹ trong nôi ấm gia đình. Và ai cũng mong muốn được trở về với gia đình, được đoàn tụ với những người thân yêu trong giây phút linh thiêng nhất của một năm.

Giây phút đó, giờ đây đang dần đến với chúng ta. Ai cũng mong được hạnh phúc trong giây phút đầu năm. Ai cũng mong được sống đoàn tụ quây quần với những người thân yêu trong giây phút hết sức linh thiêng này. Giây phút này chúng ta mới thấy cần có một mái ấm gia đình. Giây phút này chúng ta mới thấy gia đình là một quà tặng thật qúy giá mà Thiên Chúa đã tặng ban cho chúng ta. Thế mà đã bao lần chúng ta lại muốn ly tán gia đình! Đã bao lần chúng ta gây nên biết bao thương tổn cho những người thân yêu nhất của chúng ta! Đã bao lần chúng ta đã sống khờ dại như cha ông ta vẫn nói: “khôn nhà dại chợ”. Đã bao lần chúng ta sống thiếu trách nhiệm với gia đình, trở thành gánh nặng cho gia đình, vì lười biếng, vì “ăn cơm nhà đi vác tù và hàng tổng”, hay “việc nhà thì nhác, việc cô bác thì siêng”.

Có lẽ đây là giây phút thật thuận tiện để chúng ta xin lỗi về cả một quá khứ. Về những việc chúng ta đã làm có lỗi với nhau. Về những việc chúng ta đã quá thiếu sót với nhau. Về cả những lời nói mà chúng ta đã xúc phạm đến nhau.. . Đây là giây phút lịch sử để chúng ta làm lại cuộc đời. Giây phút này không ai muốn làm phiền lòng nhau và càng không muốn phiền hà đến ai. Chúng ta hãy dành những cử chỉ, những lời nói tốt đẹp nhất cho nhau. Hãy chân thành chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, một năm tràn đầy hồng ân Chúa.

Song song với tinh thần đoàn tụ gia đình, truyền thống Việt Nam còn có một thói quen là xông nhà. Chúng ta ao ước có một người tốt phúc tới xông nhà, để cầu phước cho một năm làm ăn thuận buồm xuôi gió, cho một năm an bình thịnh vượng. Tôi ước mong qúy ông bà và anh chị em hãy mời Chúa đến “xông nhà” chúng ta. Hãy lắng nghe Chúa chúc phúc cho gia đình chúng ta. Năm nay với chủ để “Giáo dục kytô cho xã hội hôm nay và ngày mai”, với điểm nhấn của năm nay là giáo dục từ gia đình, chúng ta hãy nguyện xin Chúa chúc phúc cho gia đình chúng ta đựơc sống hiệp nhất yêu thương nhau, mỗi người biết sống phục vụ lẫn nhau trong tinh thần trách nhiệm và tròn bổn phận. Thiên Chúa là tình yêu, nguyện xin tình yêu Chúa ở lại luôn mãi trong các gia đình, để tình yêu của Ngài được thể hiện qua từng ngôn ngữ, từng hành vi mà chúng ta dành cho nhau. Vì chưng, giá trị của một con người không hệ tại ở sự giầu có, không hệ tại ở chức vụ quyền qúy cao sang, mà hệ tại ở tư cách của một con người biết sống kính trên nhường dưới, biết sống trên thuận dưới hoà và biết sống yêu thương mọi người. Vì thế, một gia đình hạnh phúc không hệ tại ở giầu sang phú quý mà hệ tại ở một cuộc sống trên thuận, dưới hoà, người người biết yêu thương nhau.

Và cuối cùng trước thềm một năm mới, nguyện xin Chúa luôn cư ngụ trong mỗi gia đình, xin Ngài chúc lành cho các gia đình được hưởng những giây phút giao thừa thắm được tình Chúa, tình người. Amen
 
Mùng Một Tết - Phước Lộc Ơn Trời Năm Mới
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
03:44 19/01/2009
Phước Lộc Ơn Trời Mới

Có một câu chuyện kể về một linh mục qua đời, ngài được đưa đến cổng thiên đàng, gặp thánh Phêrô giữ cửa. Thánh Phêrô hỏi:

- Con muốn vào thiên đàng phải không? Con phải kể cho cha biết khi ở trần gian con đã làm được những gì.

Linh mục trả lời:

- Thưa thánh Phêrô, con đã mở được một nhà mồ côi chăm sóc trẻ con bị bỏ rơi hoặc cha mẹ chết sớm.

- Tốt. Con được một điểm. Còn gì nữa?

- Thưa thánh Phêrô, con đã xây được một nhà thờ làm nơi giáo hữu đến dâng của lễ và cầu nguyện sốt sắng.

- Tốt. Được thêm một điểm nữa. Con còn gì nữa không?

- Thưa thánh Phêrô, con đã viết sách viết báo hướng dẫn cho người ta biết Chúa và sống ngay lành.

- Tốt, được thêm một điểm nữa. Con còn gì nữa không?

Linh mục gãi đầu:

- Thưa thánh Phêrô, vậy bao nhiêu điểm mới được vào thiên đàng cơ ạ?

-100 điểm.

Linh mục bối rối:

- Con chỉ có bấy nhiêu việc. Còn thì mọi sự đều do ơn Chúa cả.

Thánh Phêrô nói ngay:

- Vậy thì con đủ 100 điểm để vào thiên đàng rồi.

Câu truyện trên nói lên một phần nào thân phận giới hạn của con người. Nếu không có sự trợ giúp của Đấng Tối cao, những gì con người làm cũng chỉ là “muối bỏ bể” so với vũ trụ bao la rộng lớn. Đôi khi những công trình của con người, nếu không nhờ ơn Trời cũng chỉ là “dã tràng xe cát biển đông”. Vì “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, nghĩa là: tính toán là của con người, nhưng thành đạt hay không còn do ơn Trời. Đây cũng là niềm tin chung của người dân Việt Nam qua bao thời. Người bình dân thấy rõ được việc làm ăn vất vả lam lũ cấy cầy, nhưng Ông Trời không phù hộ thì cũng uổng công. Chính vì thế mà vừa làm lụng canh tác, cha ông ta vừa cầu xin qua lời ca dao mộc mạc:

Ơn Trời mưa nắng phải thì,

Nơi thì bừa cạn nơi thì cầy sâu.

Ngày nay với trào lưu duy vật, con người muốn loại trừ Thiên Chúa. Con người lại một lần nữa muốn làm chủ vận mạng cuộc đời mình. Con người không cần Thiên Chúa, thế nên, con người cứ loay hoay chống bão, chống lũ, nhưng làm sao với sức người nhỏ bé mà có thể chống lại trước những phong ba bão tố của thiên nhiên. Có một thời người ta tưởng rằng có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Con người kiêu hãnh đến độ muốn một tay che cả bầu trời.

Ta về ta dựng mây lên

Trời xe mây lại một bên hòn Lèn.

Người ta còn toan tính muốn thay trời làm mưa. Nhưng lực bất tòng tâm. Thực tế vẫn không thay đổi được vận trời. Mỗi năm đều nghe nói về thiên tai, hạn hán. Nơi thì hạn hán mất mùa, nơi thì thiên tai lũ lụt tàn phá. Con người vẫn phải loay hoay đối phó với thiên nhiên. Nói rằng đối phó chứ thực ra chỉ là công tác phòng vệ để cơn bão bớt tàn phá và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Trong năm vừa qua, Việt Nam đã bị tổn thất tài sản, hoa màu và con người thật nặng nề bởi thiên tai, hạn hãn và lũ lụt.. Mỗi cơn bão đi qua đã làm cho hàng triệu con người sống trong cảnh đói nghèo, bần cùng cơ hàn.

Xem ra con người của thế kỷ 21 vẫn bó tay trước sức mạnh của thiên nhiên. Thế giới mà chúng ta đang sống vẫn luôn lo sợ trước những nguy cơ tàn phá của thiên nhiên như: động đất, thiên tai lũ lụt. . Nhìn trời, nhìn đất, nhìn những gì đang và sẽ diễn ra cho chúng ta thấy một tương lai không mấy sáng sủa cho con người. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, con người thật nhỏ bé tầm thường. Con người không làm chủ được vận mạng của mình. Bên trên con người còn có một Đấng an bài mọi sự. Đấng mà chúng ta vẫn tuyên xưng Ngài là Thiên Chúa. Đấng đó vẫn mời gọi chúng ta đừng nhìn xem trời đất mà đoán vận trời, để tránh, để né nhưng hãy khiêm tốn nhìn nhận có một vì Thiên Chúa là Đấng tác sinh muôn loài. Nhìn nhận Thiên Chúa để quy phục Ngài. Nhìn nhận để sống dưới cái nhìn của Ngài. Sống nghiêm túc với luân thường đạo lý. Sống cho hợp lẽ trời. Có như vậy mới thực sự là kẻ khôn ngoan. Khôn ngoan để sống đúng với đạo lý tam tài của tiền nhân: “Thiên thời địa lợi nhân hoà”. Khôn ngoan để sống đúng với tinh thần phúc âm mà Chúa đã dạ y: “Mến Chúa – yêu người”. Vì thế, “tiên vàn hãy tìm kiếm Thiên Chúa còn những chuyện khác Ngài sẽ ban cho sau”.

Người dân Việt chúng ta trong ngày đầu năm thường mời nhau ăn miếng bánh chưng, bánh dầy với nguyện ước, cầu chúc cho nhau một năm mới mọi sự đều vuông tròn, làm ăn phát đạt. Bánh chưng hình Vuông chỉ đất. Bánh dầy hình Tròn chỉ trời. Chúng ta nguyện ước cùng Đấng tạo thành trời đất ban phước lành cho một năm an lành và thịnh vượng. Bên cạnh đó, nhiều gia đình thường có thói quen chưng bốn thứ trái cây trong ngày tết: măng cầu, dừa, đu đủ và xoài. Nghĩa là cầu xin ơn trời cho một năm: "cầu vừa đủ sài."

Như vậy, xét theo phong tục của ông bà tổ tiên để lại, ngày tết người ta luôn hướng về trời, luôn cầu xin ơn trời cho một năm nhiều may mắn và thành đạt. Hôm nay, chúng ta quy tụ nhau nơi đây đẻ cầu chúc cho nhau một năm được mọi sự như ý. Chúng ta phó dâng những công việc, dự dịnh cho Thiên Chúa. Xin Chúa chúc lành cho mọi công việc và dự định từ khởi sự đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen
 
Mùng Hai Tết - Uống Nước Nhớ Nguồn
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
03:48 19/01/2009
Uống Nước Nhớ Nguồn

Đạo Hiếu Việt Nam dạy rằng:

“Chim có tổ.

Nước có nguồn

Con người có tổ có tông

Có cha có mẹ rồi sau có mình”.

Là con cháu Lạc Hồng ai cũng cảm thấy tình cha nghĩa mẹ như núi non cao vời, như sông sâu biển rộng. Ai cũng cảm thấy bổn phận phải sống sao cho trọn chữ hiếu. Ai cũng cảm thấy cần phải sống đển đáp ân nghĩa sinh thành vì:

“Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nuồn chảy ra

Một lòng thờ kính mẹ cha

Cho tròn chữ hiếu mời là đạo con”.

Với lòng thành kính nhớ ơn tổ tiên, người Việt Nam thường đặt bát hương trước bài vị, hay di ảnh ông bà tổ tiên. Có thể nói, bát hương là một vật linh thiêng nhất trong các gia đình Việt Nam xưa. Với gia đình nghèo người ta dùng chén ăn cơm với lưng chén gạo làm thành bát hương để rồi có thể cắm vào đó vài cây nhang tỏ lòng thành kính tổ tiên. Bát hương không nói lên lời nhưng với hành vi thắp nén hương nó gửi gắm biết bao điều yêu mến tổ tiên. Với gia đình nghèo bát hương là chiếc bát đẹp nhất trong gia đình. Thế nhưng, dù cho có nghèo đến đâu, vẫn không bao giờ oán trách tổ tiên. Và cũng chẳng bao giờ vì nghèo mà quên tổ quên tông. Khi hái được trái cây đầu mùa, người dân Việt vẫn dành dâng kính tổ tiên vì “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là những hình ảnh rất đẹp của văn hoá dân tộc Việt Nam. Nó đẹp bởi vì tấm lòng tri ân thẳm sâu của con cháu đối với tổ tiên. Nó đẹp bởi vì cho dẫu có nghèo khó vẫn giữ được sạch, dẫu rách vẫn giữ cho thơm, cho nét gia phong của gia tộc được duy trì từ đời này đến đời khác. Đó là cái đẹp mộc mạc, chân chất tựa như cuộc đời chân lấm tay bùn của cha của mẹ đã lận đận lao đao nuôi con khôn lớn nên người. Cha mẹ không mong gì nơi con, chỉ mong cho con “đói cho sạch rách cho thơm”. Gia tài cha mẹ để lại cho con không đặt trên giá trị vật chất để có thể cân đo đong đếm, mà là cái đức của người làm cha làm mẹ, sống một đời lam lũ chỉ mong để đức lại cho con.

Đạo Hiếu của dân tộc Việt nam còn dạy rằng: “sống ở trên đời cần có một tấm lòng”. Tấm lòng nhân nghĩa thay cho mọi lễ vật dâng tặng mẹ cha. Không có tấm lòng nhân nghĩa thì mọi hình thức phô trương bên ngoài chỉ là giả dối và trống rỗng như cha ông ta vẫn nói: “Khi sống chẳng cho ăn - Đến khi thác xuống làm văn tế ruồi”.

Hôm nay ngày Mồng Hai Tết Giáo hội mời gọi chúng ta hãy dành trọn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà cha mẹ. Vì trong đời một người, không ai có công lao với mình bằng cha mẹ. Và càng không có ai dám hy sinh một đời vì chúng ta ngoài cha mẹ. Ơn sinh thành, công dưỡng dục của cha mẹ thật lớn lao đến nỗi việc hiếu kính tổ tiên đã trở thành đạo của cả dân tộc Việt Nam:

“Tu đâu cho bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.

Chân tu hiểu là sống đúng với lương tri con người. Không vì tình mà quên nghĩa. Không vì tiền mà vong ân. Người chân tu phải biết sống ân nghĩa với cha với mẹ. Sống tốt với gia đình. Sống đẹp lòng mẹ cha. Đó là nền tảng đạo đức để sau này tung cánh vào đời, trở thành kẻ có ích cho người, cho đời. “Tu thân tích đức, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Lòng hiếu thảo, đạo làm con ấy được Thiên Chúa quy định trong giới răn thứ tư: “Ngươi hãy thảo kính cha mẹ ngươi”. Đây là giới răn duy nhất trong 10 giới răn nhận được lời chúc phúc nếu tuân giữ một cách trọn vẹn sẽ được sống lâu trên mặt đất. “Hãy thảo kính cha mẹ ngươi thì ngươi sẽ được sống lâu trên mặt đất”.

Năm nay năm “giáo dục gia đình theo giáo huấn thánh Phao-lô. Giáo hội mời gọi các gia đình sống yêu thương nhau theo lời dạy thánh Phaolo”. Hãy biết sống yêu thương nhau. Hãy biết chịu đựng lẫn nhau trong tha thứ và bao dung. Gia đình cũng cần phải có sự yêu thương và phục vụ của từng thành viên trong gia đình mới mang lại một mái ấm yên vui đầm ấm. Gia đình không có yêu thương sẽ biến ngôi nhà thành hoả ngục. Gia đình không có tinh thần phục vụ sẽ biến cuộc đời mình thành gánh nặng cho những người thân yêu trong gia đình.

Bên cạnh đó, lòng yêu thương và tinh thần phục vụ sẽ dạy chúng ta phải thảo kính cha mẹ, phải dấn thân để làm sao cho gia đình chúng ta được an khang hạnh phúc. Lòng yêu thương và tinh thần phục vụ cho tròn chữ hiếu còn là cái đức chúng ta để lại cho đời và cho con cháu mai sau: “Đời trước đắp nấm, đời sau đắp mồ”. Nếu không sống đúng với đạo làm con, thì chính mình mai sau sẽ lãnh lấy hậu quả của một cuộc đời bất hiếu vong ân vì: “sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó”. Amen
 
Giây phút thiêng liêng - Thánh Lễ Giao Thừa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:48 19/01/2009
THÁNH LỄ GIAO THỪA

Mt 5, 1-10

Cứ mỗi giao thừa, tôi lại có những cảm nghiệm về giây phút linh thiêng, giây phút bàn giao giữa năm cũ và năm mới. Mà sao không lạ lùng và hồi hộp khi năm cũ nhường bước cho những giây phút linh thiêng nhất, giây phút đẹp nhất cho một năm mới khởi đầu. Và Hàn Mạc Tử đã không ngần ngại viết những câu thơ thật truyền cảm, nhẹ nhàng như đưa hồn cao người vào chốn linh thiêng, tuyệt diệu: ” Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu. Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ ! Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt. Như đón từ xa một ý thơ “.

GIÂY PHÚT LINH THIÊNG CỦA MỘT ĐÊM KHAI MÀO NĂM MỚI:

Sự linh thánh của đêm giao thưa như gợi trong trí của mỗi người về giây phút hết sức huyền diệu, giây phút hết sức linh thánh, giây phút đong đưa giữa cái cũ và cái mới. Lời thánh vịnh: ” Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion “ ( Tv 133, 3 ).

Lời thánh vịnh này là lời khẩn cầu Thiên Chúa tưới xuống muôn hồng ân để con người, mỗi người được sống trong niềm vui, hạnh phúc và sự an bình.Giây phút giao thừa vẫn là giây phút đẹp, giây phút thiêng liêng, giây phút mà mỗi người đều cảm thấy như có một cái gì đó thôi thúc, như có một cái gì đó níu kéo con người và làm cho con hướng tâm hồn lên cao, hướng tâm hồn lên Thiên Chúa để xin Thiên Chúa gia ân giáng phúc cho cho mọi người, mọi nhà hầu con người được sống trong hòa bình và sống trong yêu thương. Đêm giao thừa, người ta vẫn có tục lệ khấn vái cầu xin ơn trên đổ muôn ơn hồng phúc xuống cho con người.Đối với với người công giáo, đêm giao thừa sẽ là đêm người Kitô hữu ngước mặt lên Chúa và cầu khẩn nguyện xin: ” Trong giờ phút giao thừa này, chúng con hướng tâm hồn lên Chúa. Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Thánh “. Giây phút giao thừa là giây phút trời đất giao hòa: Năm cũ nhường cho năm mới. Một năm mới đã mở ra và mọi người sống giây phút này trong niềm tin, trong hy vọng và sống trong sự yêu thương bởi chính Thiên Chúa là tình yêu.

GIÂY PHÚT GIAO HÒA GIỮA THIÊN CHÚA VÀ CON NGƯỜI:

Trong đêm giao thừa, trong giây phút linh thiêng, con người đứng trước bàn thờ, dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân vì muôn vàn hồng ân Thiên Chúa đã ban cho con người, đã ban cho từng người trong suốt một năm qua. Giây phút giao hòa trời đất là giây phút con người gặp gỡ Thiên Chúa, con người gặp gỡ Đấng vô cùng thánh thiện. Thiên Chúa đang ở với con người, sống với con người và sống vì con người.Trong giây phút Thiên Chúa gặp con người và con người đối diện với Thiên Chúa. Con người hiệp với Hội Thánh ca tụng tình thương vô biên của Thiên Chúa: ” Lạy Cha Chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng con. Trong Cha chúng con được hiện hữu, được sống và hoạt động. Ngay trên cõi đời này, chẳng những chúng con hằng nghiệm thấy hiệu quả tình thương của Cha, mà còn nhận bảo chứng sự sống muôn đời. Quả vậy, chúng con được nhận lãnh ân huệ mở đầu là Chúa Thánh Thần, nhờ Người, Cha đã cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết; do đó, chúng con hy vọng, muôn đời được sống lại từ cõi chết” (Lời Tiền Tụng Chúa Nhật IV thường niên ). Giây phút Thiên Chúa và con người là giây phút thánh thiêng, giây phút hạnh phúc nhất vì Thiên Chúa là Tình Yêu, là Mùa Xuân vĩnh cửu.

MUÔN ĐỜI VẪN LÀ LỜI CẢM TẠ:

Cảm tạ là một hồng ân. Chính vì thế, con người, mỗi người luôn phải nói lời tri ân cảm tạ. Bởi vì, Thiên Chúa không cần lời cảm tạ của chúng ta, nhưng nói lên lời cảm tạ lại là một hồng ân Chúa ban.

Chúng ta cảm tạ Chúa vì Chúa ban sự sống cho chúng ta.

Chúng ta cảm tạ Chúa vì phép lạ lớn nhất Thiên Chúa đang làm cho chúng ta là cho chúng ta còn sống tới giờ phút này.

Chúng ta cảm tạ Chúa vì Chúa còn cho chúng ta thấy ngày khởi đầu của một năm mới.

Chúng ta cảm tạ Chúa vì Chúa còn cho chúng ta gặp gỡ mọi người.

Tình thương của Chúa đời con ca tụng (Tv 88 ). Lời Thánh vịnh này luôn thúc bách chúng ta hãy tạ ơn tình thương vô biên, tình thương tuyệt vời của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, trong giây phút giao thừa linh thiêng đêm nay, xin củng cố đức tin cho chúng con, để chúng con luôn nhìn ra tình thương tuyệt vời của Chúa và để chúng con nhận ra những giây phút mở đầu của ngày mới là giây phút quý hóa nhất cho một năm mới tốt đẹp và trong lành. Amen.
 
Hãy tìm nước Thiên Chúa - Ngày Mồng Một Tết
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
11:00 19/01/2009
THÁNH LỄ MINH NIÊN: CẦU BÌNH AN NĂM MỚI

Mt 6, 25-34

Lại một mùa xuân qua đi nhường chỗ cho những ngày mới khai mởmột năm mới với biết bao ước vọng, với biết bao dự kiến, biết bao mơ ước và những kế hoạch, dự phóng cho một năm mới. Ngày xuân với bao lời chúc tụng cho nhau, chúc nhau an bình, thịnh vượng, may mắn. Đối với người Công giáo, ngày xuân ngoài những lời nguyện chúc bình thường mà bất cứ người nào cũng có thể chúc tụng nhau được thì người Kitô hữu còn chúc cho nhau được tràn đầy ơn Chúa, giữ vững đức tin và luôn sống đời sống của Chúa như Thầy đã yêu ( Ga 15, 12 ).

ĐỔI MỚI VÀ MÃI MÃI ĐỔI MỚI:

Năm cũ đã qua: năm con chuột đi vào quá khứ với những niềm vui, nỗi buồn. Năm con chuột có nhiều biến cố tốt đẹp nhưng cũng có những điều chưa được đối với từng người, đối với mọi người. Nhưng phải công nhận năm Mậu tý qua đi bình dị và vui tươi, hạnh phúc.Năm mới hy vọng với những ước mơ, với những dự tính xem ra sáng sủa và tốt đẹp hơn. Con người sẽ đẹp nếu họ biết quay trở về với chính mình để sửa đổi, để vươn tiến. Cuộc đời chỉ đẹp khi con người biết vươn lên, biết sửa đổi, biết làm cho cuộc đời sáng tươi, trong sáng. Năm con trâu với sự cần cù của loài vật đã có nhiều thập kỷ trở thành công cụ lao động quí hóa và mang lại nhiều lợi ích cho con người khi con người biết dùng sức lao động của con vật này trở nên bạn với người nông dân. Đã có một thời “ Con trâu đi trước, cái cầy đi sau “ luôn luôn gần gũi với người lao động Việt Nam. Bây giờ với thời đại khoa khoa, văn minh đi lên, con trâu không còn là công cụ duy nhất để cùng với người nông dân làm ra của cải. Ngày nay đã có máy móc, đã có khoa học kỹ thuật, người ta luôn đổi mới và luôn mãi mãi đổi mới để làm cho việc lao động mang lại nhiều của cải cho con người, cho loài người.

HÃY TÌM KIẾM NƯỚC TRỜI:

Bài Tin Mừng của thánh Mathêu 6, 25-34 trình bầy cho mọi người một quan niệm. một tư tưởng, một lối đi chúng ta phải chọn lựa: “ chọn Chúa hay tiền của “. Đã chọn rồi, chúng ta phải sống theo điều đã chọn lựa. Nếu chúng ta chọn Chúa, chúng ta phải lo phụng sự Chúa, lo lắng làm những điều Chúa dạy, Chúa làm. Tuy nhiên, nếu đã chọn tiền của, con người sẽ làm tôi ma quỉ, làm tôi Mammôn và như thế con người sẽ xa Chúa và mất Chúa. Con người chọn Chúa sẽ được hai phần: được Chúa và Chúa ban cho con người tùy theo nhu cầu của con người. Do đó, suốt bài Tin Mừng, Chúa dạy con người đừng lo lắng thái quá về những điều phụ thuộc, không chính yếu lắm như của ăn, của mặc, nhưng phải tin tưởng và phó thác nơi Chúa. Để làm nổi bật ý tưởng này, Chúa dùng hai hình ảnh rất thực tế như chim trời và hoa huệ ngoài đồng. Chim trời và hoa huệ ngoài đồng không lo lắng gì cả nhưng Thiên Chúa vẫn luôn chăm sóc chúng. Chúa dạy chúng ta hãy nhìn vào chim trời và hoa huệ để bắt chước, để học bài học quan phòng của Thiên Chúa. Chúa minh chứng và xác nhận con người cao quý hơn chim trời hơn hoa huệ nhiều vì con người có trí khôn, lý trí, có lương tâm, có đạo đức để phân biệt lành và dữ, biết phân biệt hạnh phúc và sự xấu số vv…Chim trời, hoa huệ vẫn làm việc vì không bay đi để kiếm ăn, không hút nước, hút tinh hoa trong lòng đất, hoa huệ sẽ chết. Chính vì thế, Chúa không khuyên chúng ta đừng làm việc, nhưng Ngài dạy chúng ta phải cần mẫn làm việc và phó thác tất cả cho Chúa để Chúa hướng dẫn và chỉ bảo.

NĂM MỚI VỚI NHỮNG ƯỚC MƠ MỚI :

Năm mới mở ra cho con người, cho mỗi người hãy sống và hãy phục vụ với tình yêu, với đức tin. Chúa luôn yêu thương con người và dạy con người phải yêu thương như Ngài đã yêu. Bởi vậy, năm mới ai cũng có dự phóng, cũng có những ước mơ nhưng tất cả còn tùy thuộc nơi sự quan phòng của Chúa. Điều gì Chúa thấy cần, Ngài sẽ ban cho con người chúng ta. Chúa bảo”đừng lo “ không có nghĩa là Chúa bảo đừng làm việc, đừng lao động, đừng lo cho nhu cầu phần xác và trần gian, nhưng Ngài nói hãy cần cù lao động theo ý Chúa và phó thác thành công và thất bại nơi Chúa.Ước mơ luôn là mơ ước nhưng chính Chúa mới là người định đoạt: ” Bạn hãy ký thác đường đời cho Chúa. Chúa, Chúa chính Chúa Ngài sẽ ra tay “.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:

Xuân đem lại những gì tốt đẹp cho con người nếu con người biết thánh hóa những ngày xuân và năm mới.Tuy nhiên, còn nhiều người chưa chắc đã được hưởng một ngày xuân ấm áp, đẹp tươi: những mảnh đời tang thương, những mảnh đời rách nát. Chúng ta được diễm phúc hơn những hạng người nghèo khổ.Chúng ta hãy mở lòng để giúp đỡ những mảnh đời đau thương và cố gắng sưởi ấm tâm hồn họ.Năm mới, chúng ta cầu xin Chúa ban bình an để cuộc đời mỗi người, mỗi gia đình luôn đầy ắp tình thương và ân huệ của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu là Mùa Xuân vĩnh cửu, xin ban cho chúng con luôn biết phó thác nơi bàn tay yêu thương của Chúa. Amen.
 
Ngày đầu năm
Radio Veritas
15:55 19/01/2009
Tâm tình tạ ơn và phó thác trong cuộc sống.

Một nhà tư tưởng người Ðức sống vào thế kỷ thứ 14 được tôn làm bậc tôn sự đưa ra khuôn vàng thước ngọc như sau:

- Người quan trọng nhất trong lúc này là người đối diện với ta.
- Giờ phút quan trọng nhất đối với ta lúc này là giờ phút hiện tại.
- Công việc quan trọng nhất là công việc bác ái yêu thương.

Chỉ chú ý vào người đối dịện, vào giờ phút hiện tại vào công việc ta đang làm. Ðó là bí quyết sống hạnh phúc.

Người Nga cũng có một châm ngôn tương tự:

- Chỗ quan trọng nhất là chỗ bạn đang đứng này đây.
- Con người quan trọng nhất là con nguời đang đứng trước mặt bạn và đang cần bạn.

Ðầu năm mới, có lẽ ai trong chúng ta cũng có một quyết tâm. Có người quyết tâm bỏ thuốc lá. Có người quyết tâm bỏ uống rượu. Có người quyết tâm dành thêm tiền bạc để đi buôn, để xây nhà,v.v... Có người quyết tâm hăng hái học hành để chuẩn bị cho một tương lai sáng lạn. Có quyết tâm và có quyết tâm, nhưng lắm khi sức người có hạn, chúng ta lại bỏ cuộc giữa đàng, đâu lại vào đó, con sâu của chán nản, của thất vọng lúc nào cũng chực sẵn để gậm nhấm tâm hồn chúng ta.

- Hãy sống giây phút hiện tại với tất cả tâm tình lạc quan và phó thác. Ðó phải là quyết tâm mà chúng ta có thể làm tức khắc trong giây phút này.
- Hãy hưởng nếm những niềm vui nhỏ trong cuộc sống như ân tình diệu vợi của Chúa.
- Hãy trao vào tay Ngài mọi sầu muộn lắng lo. Chúng ta hãy để cho mọi lo âu lắng đọng xuống.

Chúng ta hãy chấm dứt mọi bài ca than vãn của thất vọng để chỉ còn lại một tâm tình duy nhất xứng hợp với người có lòng tin: Ðó là tâm tình phó thác và tri ân.

- Tạ ơn Chúa đã ban cho ta chào đón năm mới.
- Tạ ơn Chúa đã luôn có mặt trong cuộc sống của chúng ta để dẫn dắt chúng ta trong từng phút giây của cuộc sống.
- Tạ ơn Chúa đã giữ vững chúng ta trong niềm tin vào Tình Yêu của Ngài.
- Tạ ơn Chúa cho riêng chúng ta. Tạ ơn Chúa cho tất cả mọi người.
- Tạ ơn Chúa chúng ta cũng không quên tạ ơn người:
- Tạ ơn ông bà tổ tiên đã cho chúng ta được sinh ra làm người Việt Nam. Tạ ơn cha mẹ đã sinh ra và giáo dục chúng ta nên người. Tạ ơn những người thân thương ruột thịt đã đùm bọc chúng ta. Tạ ơn những người bạn tốt đã nâng đỡ chúng ta bằng muôn nghìn cách thể hiện của tình yêu. Tạ ơn những người vô danh mà sự hiện diện và âm thầm đồng hành đã giúp chúng ta được sống như con người. Tạ ơn tất cả những người khốn khổ kém may mắn hơn chúng ta: Nhờ đó tiếng gọi sống yêu thương huynh đệ liên đới còn vang vọng trong tâm hồn chúng ta. Tạ ơn nhiều người mà chúng ta thù ghét. Tạ ơn những người thù ghét chúng ta. Tạ ơn tất cả bởi vì cách này hay cách khác họ vẫn luôn luôn là tiếng gọi để chúng ta sống tinh thần Kitô hữu nhiều hơn.

Với tất cả tâm tình tạ ơn. Chúng ta hãy dâng lên Chúa một năm mới.

Xin đâng lên Ngài tất cả niềm cảm mến tri ân của chúng ta.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo hội Công giáo ký hiệp định với Cộng Hòa Liên Bang Đức về giáo dục Công giáo
Peter Nguyễn Minh Trung
08:13 19/01/2009
VATICAN (CNA) - Thỏa thuận giữa Tòa Thánh Vatican và một trong những bang của Cộng hòa Liên bang Đức đã được công bố rộng rãi vào chiều thứ tư qua. Thỏa thuận mới được ký này tạo ra sự hiểu biết về các hoạt động mà Giáo hội Công giáo điều hành như trường học, bệnh viện và các tổ chức, thể chế khác của Giáo hội.

Thỏa thuận này ký ngày 12/01/2009 vừa qua ở Kiel (Đức) đã chính thức công nhận vai trò của Giáo hội Công giáo trong bang Schleswig-Holstein. Đức Tổng Giám mục Jean-Claude Perisset, Sứ thần Tòa Thánh tại Đức, đã ký thay cho Tòa Thánh. Về phía chính quyền có ông Peter Harry Carstensen, thống đốc bang Schleswig-Holstein ký kết cho nhà nước.

Trong một thông cáo do văn phòng báo chí Tòa Thánh công bố có nói: "Trong số những điều khác mà thỏa thuận đã thiết lập có công nhận việc dạy về Công giáo trong các trường học của bang; tiểu bang cũng công nhận việc Giáo hội điều hành các trường học; giáo dục hệ đại học; hoạt động của Giáo hội trong các lĩnh vực như chăm sóc mục vụ, công tác xã hội, chăm sóc y tế và từ thiện; thuế và việc tu bổ, bảo trì các nhà thờ, công trình tôn giáo mang tính di tích, tưởng niệm."

Schleswig-Holstein là bang cực bắc của nước Cộng hòa Liên bang Đức (bao gồm 16 tiểu bang). Bang này nằm giữa Biển Bắc và Biển Baltic. Thủ phủ của tiểu bang là Kiel (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai), trước đó là Schleswig. Bang Schleswig-Holstein có biên giới nằm về phía bắc với Đan Mạch và phía nam giáp với các bang Niedersachsen, Mecklenburg-Vorpommern, Hamburg.

(Nguồn: http://catholicnewsagency.com/new.php?n=14784)
 
Cha xứ cao niên nhất Hoa Kỳ nghỉ hưu ở tuổi 97
Peter Nguyễn Minh Trung
08:25 19/01/2009
PHILADELPHIA (CNA) - Sau thời gian làm mục vụ ở Olyphant, tiểu bang Pennsylvania trong hơn 50 năm, Đức ông Stephen Hrynuck - 97 tuổi - đã nghỉ hưu vì lý do sức khỏe.

Mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, cậu bé Hrynuck được người chú chăm sóc, người chú luôn ước mơ cho cậu bé học hành ở đại học và trở thành một bác sĩ. Thế nhưng, một người bạn của cha mẹ quá cố Hrynuck lúc bấy giờ thuyết phục cậu đến gặp vị Giám mục Philadelphia và nói với ngài rằng ước mơ của cậu là trở thành một giáo sĩ.

Hai tuần sau khi gõ cửa văn phòng của Giám mục Philadelphia, cậu bé Hrynuck đã trên máy bay hành trình tới Italia. Hrynuck được thụ phong Linh mục tại Rome hơn 70 năm trước vào mùa xuân năm 1938, ngày 03/04.

Sau khi được thụ phong Linh mục, cha Hrynuck trở về Hoa Kỳ và phục vụ ở Minneapolis cũng như một vài chủng viện. Sau đó, cha Hrynuck nhận bài sai đi Washington, D.C, nơi đây cha đã khiêm nhường phục vụ tại một thị trấn nhỏ ở phía bắc Scranton tên là Olyphant.

Thời gian sau vì những công trạng của cha, Đức Thánh Cha đã ban tước Đức ông cho Hrynuck.

Đức ông Hrynuck nói rằng: "Tôi nói với họ (các tín hữu của tôi), trong 57 năm, tôi đã cố gắng đưa các bạn tới gần Chúa hơn và tôi hy vọng các bạn sẽ luôn bên Chúa."

Đức ông Hrynuck đã thông báo mình sẽ về hưu vài tháng trước vì các vấn đề về sức khỏe. Gần đây, sức khỏe ngài đã xấu đi nhiều và ngài coi đó như một dấu chỉ. Đức Tổng Giám mục Stefan Soroka của Tổng Giáo phận Philadelphia nói rằng Đức ông Hrynuck là một trong những cha xứ phục vụ lâu đời nhất tại Hoa Kỳ.
 
ĐTC triệu tập Công Nghị Giám Mục để bầu Đức Thượng Phụ mới cho Giáo hội CG Syrie
Peter Nguyễn Minh Trung
08:42 19/01/2009
VATICAN (CNA) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã triệu tập một Công nghị các Giám mục đến từ Giáo hội Công giáo Syrie diễn ra tại Rome từ ngày 17 đến 23/01/2009 để bầu Đức Thượng Phụ mới miền Antioch của toàn Syrie và vùng phía Đông.

Chức vụ Giáo chủ tối cao của Giáo hội Công giáo Syrie đã bị bỏ trống kể từ khi Đức Thánh Cha Benedict XVI chấp thuận cho Đức Thượng Phụ Ignace Pierre VIII Abdel-Ahad về hưu vào tháng 02/2008 theo luật định. Đức Ignace Pierre VIII Abdel-Ahad đảm nhận chức vụ Thượng phụ Giáo chủ Giáo hội Syrie từ năm 2001.

Trong một phát biểu từ Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích rằng Công nghị Giám mục "sẽ bắt đầu bằng hai ngày cầu nguyện và tĩnh tâm, sau đó là Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Thánh bộ các Giáo hội Đông Phương, chủ sự các diễn biến tiếp theo."

Tiểu sử của Đức Thượng Phụ Ignace Pierre VIII Abdel-Ahad:
- 28/06/1930: Sinh tại Alep
- 17/10/1954: Thụ phong Linh mục
- 29/06/1996: Được Đức Thánh Cha John Paul II bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá Antiochia, Lebanon với hiệu tòa Batnae dei Siri
- 21/06/1997: Được tấn phong Giám mục
- 16/02/2001: Thượng phụ Giáo chủ Giáo hội Công giáo Syrie
- 20/02/2001: Chính thức được Đức Thánh Cha John Paul II chỉ định làm Thượng phụ Giáo chủ Syrie
- 02/02/2008: Nghỉ hưu theo Giáo luật định ở tuổi 78

Tưởng cũng nên nhắc lại về chức vụ Thượng Phụ Giáo Chủ trong phẩm trật của Giáo hội Công giáo: Đây là một tước hiệu có từ thế kỷ thứ VI và chỉ được dành riêng cho các vị Giám mục của 5 Tòa lớn trong các Cộng đoàn Kitô giáo ở Rome, Constantinople, Antioch, Alexandria và Jerusalem. Về sau, tước hiệu này phổ biến hơn và dùng cho một số Tòa quan trọng khác ở các Giáo hội Đông Phương như ở Lisbon, miền Đông Ấn Độ, Tây Ấn Độ và cả thành Venice (Italia). Đức Thượng Phụ Giáo Chủ chính là thủ lãnh của tất cả các tín hữu thuộc nghi lễ mà ngài đảm trách ở mọi nơi trên thế giới. Đức Thượng Phụ Giáo Chủ có quyền bính tối cao trong Giáo hội của mình, chỉ sau Đức Giáo Hoàng (Thượng Phụ Giáo Chủ Tây Phương).

Theo Annuario Pontificio (Niên Giám Tòa Thánh) năm 2003, tất cả các Thượng Phụ lúc đó bao gồm: Đức Giáo Hoàng John Paul II - Thượng phụ Giáo chủ Tây Phương và toàn thế giới; Đức Thượng Phụ Stephanos II Ghattas của miền Alexandria và của người Coptic; Đức Hồng Y Ignace Moussa I Daoud - Tổng trưởng Thánh Bộ các Giáo hội Đông Phương; Đức Thượng Phụ Ignace Pierre VIII Abdel-Ahad của miền Syrie; Đức Thượng Phụ Grégoire III Laham của người Hy Lạp Melkite; Đức Thượng Phụ Ignace Antoine II Hayek; Đức Hồng Y N. Pierre Sfeir của miền Antioch và của người Maronites; Đức Thượng Phụ Michael Sabbah của vùng Đất Thánh miền Jerusalem và của người theo nghi lễ Latin; Đức Thượng Phụ Raphặl I Bidawid của miền Babylon và của người Chaldé; Đức Thượng Phụ Nerses B. XIX Tarmouni của người Cicilia; Đức Thượng Phụ Jean Pierre XVIII Kasparian của miền Cilicia và của người Armenia (Giáo hội Armenia Tông truyền); Đức Thượng Phụ Raul Nicolau Gonsalves của Đông Ấn Độ; Đức Thượng Phụ José da Cruz Policarpo của Lisbon, và cuối cùng là Đức Hồng Y Angelo Scola - Thượng phụ Thành Venice (Italia).
 
Thiếu vắng sự hiện diện của Đức Thánh Cha tại Đại Hội Gia Đình
Bùi Hữu Thư
15:59 19/01/2009

Thiếu vắng sự hiện diện của Đức Thánh Cha tại Đại Hội Gia Đình



MEXICO CITY, ngày 18 tháng 1, 2009
(Zenit.org).- Tổng Thống Mễ Tây Cơ cho hay rất tiếc Đại Hội Thế Giới về Gia Đình lần thứ VI thiếu vắng sự hiện diện của Đức Thánh Cha Benedict XVI.

Felipe de Jesus Calderón Hinojosa Tổng Thống Mễ Tây Cơ
Tổng Thống Felipe Calderón bầy tỏ cảm nghĩ của ông ngày thứ bẩy vừa qua với Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh của Đức Thánh Cha và là đại biểu tham dự biến cố quốc tế này. Hai vị đã gặp gỡ tại tư dinh của Tổng Thống, có tên là Los Pinos.

Tổng Thống Calderón cam đoan với Hồng Y Bertone là Đức Thánh Cha sẽ được đón tiếp hết sứ nồng nhiệt nếu ngài đến thăm Mễ Tây Cơ, và tất cả mọi người đã cảm thấy thiếu vắng sự hiện diện của ngài tại đại hội các gia đình rất nhiều.

Một bản tin do văn phòng Tổng Thống phổ biến cho hay Tổng Calderón "xác nhận tầm quan trọng Mễ Tây Cơ dành cho các liên hệ với Tòa Thánh,” và Đức Hồng Y Bertone "đã chuyển tiếp một điện văn của cá nhân Đức Thánh Cha Benedict XVI chào mừng toàn dân Mễ Tây Cơ,” và bầy tỏ tâm tình quý mến của ngài đối với quốc gia này.

Bản tin thêm rằng hai giới chức đã thảo luận về nhiều đề tài đặc biệt quan trọng đối với Mễ Tây Cơ và Tòa Thánh, như “cải tổ Liên Hiệp Quốc, cuộc chiến chống nạn nghèo đói, việc tôn trọng nhân quyền và bảo vệ người di cư và gia đình của họ."
 
Kỷ niệm 25 năm mối liên lạc ngoại giao giữa Hoa kỳ và Tòa thánh
Phụng Nghi
17:18 19/01/2009
VATICAN CITY (CNS) - Trung tuần tháng giêng năm nay, Tòa thánh Vatican và Hoa kỳ đã lặng lẽ mừng buổi lễ bạc đánh dấu 25 năm ngày thiết lập các quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai bên.

Nhân dịp này, Tòa Đại sứ Hoa kỳ cạnh Tòa thánh đã tổ chức một buổi hội thảo chuyên đề và bữa cơm tối. Trong bữa tiệc, khoảng 50 quan khách đã cùng nâng ly chúc mừng một chặng đường cam go, tuy ngày nay ai cũng cho là chuyện cần thiết, nhưng trước đây tưởng đã không thể thực hiện được.

Bà đại sứ Mary Ann Glendon của Hoa kỳ cạnh Vatican - người sáu hôm nữa sẽ rời nhiệm sở để trở về dạy học lại tại trường đại học Havard – đã làm cho cử tọa trong bữa tiệc bật cười khi bà đọc một đoạn trong lá thư viết năm 1865 mô tả nhiệm sở tại Roma là chức vụ hoàn toàn để nghe ngóng.

Vào thời gian đó, viên tổng thư ký tại công sứ quán Hoa kỳ cạnh Tòa thánh viết cho giới chức cấp trên tại Washington xin cho thêm tiền vào ngân sách để ông có thễ tổ chức “những buổi tiếp tân tuy nhỏ nhưng rất thường có” để khoản đãi các nhà ngoại giao khác cũng như các giám mục đứng đầu các phân bộ của Tòa thánh.

Ông ta viết: “Chính sách ngoại giao ở châu Âu được thực hiện trong các bữa tiệc tùng – chỉ ở đó mới lượm lặt được tin tức chứ không phải ở đâu khác.”

Nhìn vào các thực khách, gồm các nhà ngoại giao và hàng giáo sĩ, người ta thấy họ gật đầu tán thành câu chuyện vừa kể.

Nhưng cái ý tưởng đặt một vị đại sứ thường trực tại Vatican dường như không phải là chuyện lúc nào cũng dễ làm. Năm 1984, Tổng thống Ronald Reagan quyết định chuyển đổi vị thế một từ “một đại diện cá nhân” lúc có lúc không thành những mối quan hệ ngoại giao đầy đủ và thường trực với Tòa thánh. Quyết định đó ít nhất cũng đã gây ra bao nhiêu tranh cãi.

Những người theo đạo Baptist, Seventh-day Adventists và các tổ chức đạo Tin Lành chỉ trích bước tiến đó. Tổ chức Americans United for Separation of Church and State (Liên hiệp người Mỹ chủ trương tách rời Giáo hội và Nhà nước) và ngay cả National Council of Churches (Hội đồng Toàn quốc các Giáo hội) đã đưa ra những lời phản đối. Mục sư Jerry Falwell, nay đã quá vãng, lúc đó lãnh đạo Phong trào Đa số về Luân lý (Moral Majority movement), đã phản ứng gay gắt: ông đặt câu hỏi là còn bao lâu nữa thì sẽ có yêu cầu tương tự từ thánh địa Mecca của Hồi giáo xin đặt quan hệ ngoại giao với Hoa kỳ.

Và dĩ nhiên đã có những đơn kiện lên tòa án, tuy tất cả sau đó bị bác bỏ.

Lý luận từ lâu thường được đưa ra để chống lại mối liên hệ ngoại giao giữa Hoa kỳ và Vatican, đó là, về phương diện kỹ thuật, “Tòa thánh” trước nhất và trên hết là một giáo hội, không phải là một quốc gia, và do đó không nên được hưởng ưu đãi bằng mối quan hệ ngoại giao.

Ngay trước Thế chiến II, Tổng thống Franklin Roosevelt đã chỉ định một vị đại diện đầu tiên đến Vatican. Nhưng đến năm 1951, khi Tổng thống Harry Truman cố gắng chỉ định một người kế nhiệm thì bị một làn sóng phản đối dữ dội khiến cho chiếc ghế này bị bỏ trống suốt gần 20 năm. Quyết định của Tổng thống Ronald Reagan nâng chức vụ này thành đại sứ được coi là một hành động can đảm và có thể có hại cho sự nghiệp chính trị của ông.

Phải đợi một thời gian dài những lời chỉ trích mới nhạt dần đi. Một lý do chính là vì dưới thời Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, Người chỉ trích mạnh mẽ chế độ Cộng sản ở Đông Âu, thì quyền lợi của Hoa kỳ và Vatican được người ta coi là trùng hợp nhau.

Đó không chỉ là vấn đề hỗ trợ về luân lý đạo đức mà còn là chia sẻ với nhau những tin tức nữa. Vào một thời điểm rất quan trọng trong lịch sử, chỉ vài giờ sau khi Đức giáo hoàng tiếp kiến Tổng thống Liên sô Mikhail Gorbachev năm 1989, trong một bản định giá mật, Vatican cho Hoa kỳ hay rằng Gorbachev có thể được tin cậy như là một nhà cải cách chân chính.

Thế giá của Đức cố giáo hoàng, được coi là một người bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm, cùng với nhiều chuyến tông du tới Hoa kỳ của ngài, cũng làm cho Vatican được coi như là một đồng minh tự nhiên hơn là một hành tinh xa lạ.

Sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Vatican đã ủng hộ phản ứng của quân sự Mỹ vào Afghanistan bằng cách phát cho nhân viên tòa đại sứ huy hiệu gắn trên áo có hình cờ Hoa kỳ và Tòa thánh.

Hiện nay Hoa kỳ có một trong những tòa đại sứ lớn nhất và hoạt động nhất cạnh Tòa thánh, và đã đưa ra những dự án hợp tác chung với Vatican trong các lãnh vực như tệ nạn buôn người, và tự do tôn giáo.

Tuy vậy cũng đã có những điểm gay go, hầu hết trong lãnh vực quốc tế.

Trong lúc đang tham dự thánh lễ nửa đêm Giáng sinh năm 1989 tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Roma, đại sứ Hoa kỳ Thomas Melady được các viên phụ tá mời ra bên ngoài nhà thờ để thông báo rằng nhà độc tài nước Panama là Manuel Noriega đã trốn thoát sự canh giữ của quân đội Mỹ và đang trốn trong tòa khâm sứ Tòa thánh ở Panama City. Còn đang trong thánh lễ, Melady liền chuyển đến Đức Hồng y Agostino Casaroli lúc đó là Bộ trưởng Ngoại giao của Tòa thánh, một lời thông báo viết tay, mở đầu cho những vòng đàm phán tế nhị lâu đến 10 ngày và chấm dứt bằng hành động ra đầu hàng của Noriega.

Chính quyền của Tổng thống Bill Clinton đã đụng độ với Tòa thánh trên các chính sách quốc tế về kiểm soát dân số và phá thai – đó là một sự rạn nứt mà đại sứ Hoa kỳ lúc đó, ông Raymond Flynn, một người Công giáo, đã không thể hàn gắn được.

Việc tung ra hai cuộc chiến tranh tại Iraq, năm 1991 và 2003, có lẽ là những thử thách gay go nhất trong mối liên lạc ngoại giao giữa Hoa kỳ và Tòa thánh. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô cực lực chống lại những cuộc can thiệp quân sự trong cả hai trường hợp. Năm 2003, ngài gửi một đặc sứ là Đức Hồng y Pio Laghi đến Mỹ nhằm thuyết phục Tổng thống George W. Bush tránh đi cuộc chiến tranh này.
Đức Hồng y Pio Laghi


Đức Hồng y Pio Laghi gặp Tổng thống Bush và thấy rằng ông Bush đã quyết định xâm lăng Iraq rồi. Đức hồng y cực lực chỉ trích quyết định của Mỹ khởi động cuộc chiến này và nhiều năm sau ngài đã không hối tiếc vì đã phát biểu như thế.

Tuy vậy, Đức Hồng y Pio Laghi, vị sứ thần đầu tiên của Tòa thánh tại Hoa kỳ trong thập niên 1980, vẫn tự coi là một người bạn thân của Mỹ. Bằng cách này hay cách khác, Ngài là dấu hiệu tượng trưng những thời điểm tốt đẹp cũng như thời kỳ khó khăn trong mối liên lạc ngoại giao giữa Hoa kỳ và Tòa thánh. Ngài mới qua đời hôm 10 tháng giêng, thọ 86 tuổi, đúng vào lúc mà 25 năm trước đây Hoa kỳ và Vatican tuyên bố thiết lập các liên lạc ngoại giao.

Trước bữa tiệc mừng kỷ niệm 25 năm ngoại giao tại toà đại sứ Hoa kỳ, các vị chủ khách đã tưởng nhớ ngài bằng một lời kinh thầm lặng.
 
Tòa thánh Vatican trên mạng YouTube
Phụng Nghi
17:48 19/01/2009
ROME (The Deacons Bench) – Tòa thánh sẽ tiến một bước nhảy vọt vào kỹ thuật truyền thông mới:

Nguồn tin từ Vatican hôm thứ Bẩy cho biết Tòa thánh sẽ có kênh (channel) riêng biệt trên mạng YouTube, nơi tín hữu Công giáo hoặc những ai tò mò có thể nhìn được Đức giáo hoàng Bênêđictô hay các biến cố, các hoạt động của Giáo hội. YouTube là một trang web chia sẻ video nơi người dùng có thể tải lên, xem và chia sẻ các video clip.

Các chi tiết của thỏa thuận này sẽ được trình bầy vào thứ Sáu sắp tới trong một cuộc họp báo với sự tham dự của các viên chức Tòa thánh cũng như của ông Henrique de Castro, giám đốc điều hành các giải pháp truyền thông thuộc Google, công ty hiện đang sở hữu trang web YouTube.

Sáng kiến này sẽ liên quan đến các chủ thể Google, Trung tâm Truyền hình Vatican và Đái Phát thanh Vatican.

Đây sẽ là biến cố đánh dấu bước đi sâu nhất của Tòa thánh vào kỹ thuật truyền thông thời đại mới. Cũng nên nhắc lại là Vatican đã mở trang web site lần đầu 14 năm trước đây, năm 1995, đó là www.vatican.va.
 
Top Stories
Catholic Church signs agreement with German federal state
CNA
08:13 19/01/2009
Vatican City, Jan 15, 2009 / 11:32 am (CNA).- An agreement between the Holy See and one of Germany’s federal states was made public on Wednesday afternoon. The agreement creates an understanding about the operation of Catholic schools, hospitals and other Church entities.

The agreement, which officially recognizes the role of the Church in the German state of Schleswig-Holstein was signed on January 12 in Kiel, Germany. Archbishop Jean-Claude Perisset, apostolic nuncio to Germany, signed for the Holy See and Peter Harry Carstensen, the minister-president of Schleswig-Holstein, signed for the state.

A communiqué issued by the Vatican’s press office says that, “Among other things it establishes norms for the teaching of Catholic religion in State schools; State recognition of Church-run schools; university education; Church activity in the fields of pastoral care, social work, healthcare and charity; ecclesiastical tax and the maintenance of church buildings which have the status of monuments.”

Schleswig-Holstein is the northernmost of Germany’s 16 states and is located between the North Sea and the Baltic Sea.

(Source: http://catholicnewsagency.com/new.php?n=14784)
 
Vietnam: Bishops voice concern over gap between rich and poor
Independent Catholic News
13:37 19/01/2009
In statements issued to mark the Lunar New Year (commonly known as Tet), Vietnam's Catholic bishops have written about the widening gap between rich and poor in the country and urge Catholics to help their needy brothers.

Referring to the parable of 'Lazarus and the rich man' the bishops describe, how along the crowded streets of Hanoi and Saigon, there are rich men dressed in 'purple and fine linen', driving the most luxurious cars in the world, feasting sumptuously every day in splendid hotels, while at the gates of these hotels lie numerous beggars. Most of them are poor peasants forced to leave their villages for economic reasons.

In a report on how businessmen and rich officials buy luxurious cars to show off their wealth, a state-run media outlet, disclosed an order for a 1.5-million Bugatti Veyron. According to Vietnam Net, the car was bought by a young man, son of an official, who already had a collection of five similar ones.

Despite the fact that owners incur an 80% tax on imported cars, the local press has reported that car ownership has increased significantly since 2007. With sea ports heavily congested, some impatient car owners are even willing to pay more to have their vehicles flown in. On average, it can cost three times more to buy a car in Vietnam compared with an identical model in the United States. Even so, car imports have increased four-fold in recent years. In an unprecedented move, a director of a real estate company even bought a 7-million 12-seater Beechcraft King Air 350.

At the end of the spectrum, Vietnam still relies heavily on foreign aid from Western governments, donor agencies, and non-governmental organizations to support millions of people living in poverty. Local press reports that on 2008, average monthly wage for state employees is VND 600,000 (about USD 34). Low-skilled workers have to struggle with an average monthly wage of VND 450,000 (about USD 25).

In their pastoral letters for the Lunar New Year, most bishops express their concern that the widening gap between rich and poor will cause more social crimes and disturbances.

"Social crimes have increased at an alarming rate," wrote Bishop Joseph Vu Van Thien of Hai Phong. "More and more young people join gangs to steal, rob and murder for money," he said.

Bishop Joseph Nguyen Chi Linh of Thanh Hoa specifically warns his flock of drug use and HIV. "I specifically remind you to be highly vigilant against the risk of drug addiction and HIV."

In other dioceses, bishops raise the concern that so many people in Vietnam have to suffer more in Tet when everything costs much more than normal. They fear that some even do not have enough food for their daily meals.
 
Vietnam: L’association officielle des journalistes décerne le premier prix aux médias ayant publié des nouvelles mensongères sur les fidèles de Thai Ha
Eglises d'Asie
15:36 19/01/2009
Il est difficile de voir là une simple coïncidence. Alors que deux fidèles de la paroisse de Thai Ha (Hanoi) ont déposé une plainte pour informations erronées contre le journal Ha Nôi Moi (organe du Parti communiste pour la capitale) et une chaîne de télévision nationale (1), ces deux médias officiels viennent de recevoir, pour les articles mis en cause dans la plainte, la plus haute récompense décernée par la très officielle « Association des journalistes », à l’occasion de la nouvelle année.

Il est en effet de tradition que le prix Ngô Tât Tô (du nom d’un célèbre écrivain mort en 1959) soit attribué aux meilleures productions parues dans la presse de la capitale durant l’année écoulée. Cette récompense est remise à ses bénéficiaires au cours d’une réunion organisée par l’association des journalistes de Hanoi. Celle-ci a eu lieu, cette année, le 15 janvier, à la Bibliothèque nationale, sous le haut patronage du secrétaire de la section du Parti communiste pour la capitale, Pham Quang Nghi, membre du Bureau politique. Les deux premiers prix ont été attribués à deux reportages concernant les deux affaires de terrains opposant la communauté catholique à la municipalité de Hanoi, à savoir l’affaire de la propriété de l’ancienne Délégation apostolique et celle du terrain de la paroisse de Thai Ha. C’est ainsi qu’une récompense a été attribuée au journaliste Anh Quang du journal Ha Nôi Moi pour l’article intitulé « Combat contre une tentative de récupération des terres au 43, rue Nha Chung (adresse de l’ancienne Délégation apostolique) et au 178 Nguyên Lương Bang (adresse de la paroisse de Thai Ha) ». Le second premier prix est allé récompenser un groupe de journalistes de la chaîne de télévision de la capitale pour une série de reportages sur les deux mêmes affaires.

Dans le pays, personne ne s’y est trompé: sans nul doute, ces distinctions ont davantage récompensé la fidélité des journalistes à la version officielle et imposée des affaires que le talent qu’ils ont pu déployer dans leurs productions. La raison officielle de cette récompense est dépourvue d’ambiguïté: « pour avoir positivement suivi le droit chemin ». Sur les 19 prix attribués ce jour-là, la presse officielle, qui a largement évoqué le prix Ngô Tât Tô, n’a mentionné que ces deux premiers prix (2).

Cet événement a semé la consternation dans la communauté catholique, tout en confirmant les convictions de celle-ci à propos du degré d’indépendance des journaux autorisés à paraître. Ses sentiments se sont exprimés sans détour dans un article mis en ligne sur VietCatholic News (3), intitulé « La Récompense du mensonge ». Il considère que les autorités n’ont fait que récompenser les loyaux services de ces deux médias dans les deux affaires qui ont défrayé la chronique de l’année dernière. Ce sont eux en effet qui ont diffusé les premiers les propos déformés et cités hors contexte de l’archevêque de Hanoi au sujet de la nationalité vietnamienne. Tout au long de l’année, ils n’ont cessé de transformer la réalité et de faire apparaître dans les colonnes du journal et sur le petit écran le témoignage de faux témoins, dont certains étaient déjà morts depuis quelques années.

En conclusion, l’article affirme que cette remise de prix à des journalistes sans conscience est une honte pour un pays où, pourtant, le mensonge est déjà un fléau national. Elle constitue un défi lancé à tous les citoyens honnêtes.

(1) Voir EDA 499. Le dépôt de cette plainte a bénéficié d’un certain retentissement dans la presse internationale (voir AFP, 12 janvier 2009).
(2) Le 15 janvier, l’ensemble de la presse nationale et régionale a évoqué cette remise de prix et, le 16 janvier, un article a paru dans le Nhan Dân. Le sujet a été davantage développé dans Thê Gioi và Viêt Nam et dans les organes de la presse locale comme An Ninh Thu Dô ou Ha Nôi Moi.
(3) VietCatholic News, 18 janvier 2009.

(Source: Eglises d'Asie, 19 janvier 2009)
 
Le feste per il Tēt aggravano il divario tra ricchi e poveri
Asia-News
16:07 19/01/2009
Nelle strade di Hanoi e Ho Chi Minh City, accanto agli alberghi di lusso, frequentati dai ricchi, vivono accattoni, in gran parte contadini poveri che hanno dovuto lasciare la loro terra. Alcuni vescovi esprimono preoccupazioni e raccomandano solidarietà con chi ha bisogno.

Hanoi (AsiaNews) – L’approssimarsi delle feste per il Tēt (il nuovo ano lunare), aggrava in Vietnam il divario tra ricchi e poveri e ciò sta suscitando preoccupazione in alcuni vescovi, che chiedono ai cattolici di dare aiuto ai confratelli che hanno bisogno e che stanno regolarmente crescendo in numerose zone del Paese.

Nelle affollate strade di Hanoi e Ho Chi Minh City, si vedono uomini ricchi vestiti “di porpora e fine lino”, alla guida delle automobili più lussuose del mondo, e che ogni giorno fanno festa in alberghi di lusso. Accanto alle porte degli stessi alberghi, ci sono tanti accattoni. La maggior parte di loro sono poveri contadini, costretti ad abbandonare i loro villaggi per vari motivi.

In un articolo su come imprenditori e alti funzionari comprano auto di lusso per esibire la loro ricchezza, un media statale ha rivelato un’ordinazione per una Bugatti-Veyron da 1,5 milioni di dollari. Secondo Vietnam.net, l’auto è stata acquistata da un giovane, figlio di un funzionario, che ha già una collezione di altre cinque auto simili.

A parte il fatto che c’è una tassa dell’80% sulle auto importate, la cui importazione è in crescita dal 2007, fonti locali hanno raccontato che, data la congestione dei porti, i proprietari di automobili importate, pagano per averle prima. Alla fine, uno di questi veicoli importati finisce per costare in Vietnam anche il triplo di quanto lo stesso modello si paga negli Stati Uniti.

Per completare in quadro, va ricordato che il Vietnam ancora fa forte assegnamento su aiuti da parte di governi occidentali, agenzie umanitarie e organizzazioni non governative per mantenere milioni di persone che vivono in povertà. La stampa locale riporta che nel 2008 lo stipendio medio mensile di un impiegato statale è stato di 600mila VND (circa 34 dollari). Lavoratori di basso livello guadagnano 450mila VND, circa 25 dollari al mese.

Il divario tra ricchi e poveri sta facendo crescere la criminalità e il disagio sociale. Lo denuncia il vescovo di Haiphong, mons. Joseph Vu Van Thien. “Un numero crescente di giovani – scrive in una lettera pastorale in vista del nuovo anno – si unisce a bande che rubano, rapinano e uccidono per denaro”. E “i crimini sociale stanno crescendo in modo allarmante”. Da parte sua, mons. Joseph Nguyen Chi Linh di Thanh Hoa mette in guardia in particolare contro l’uso della droga e il pericolo dell’Aids. “Vi ricordo in particolare- scrive – di essere attenti contro i rischi legati alla droga ed all’Aids”. In altre diocesi, i vescovi esprimono la loro preoccupazione per il fatto che durante il Tet tutto costa di più e tanta gente potrebbe non avere neppure il modo di comprarsi da mangiare.
 
Celebrations for Tết widen gap between rich and poor
Asia-News
20:55 19/01/2009
In the streets of Hanoi and Ho Chi Minh City, next to luxury hotels frequented by the rich, live beggars, many of them poor farmers who have had to leave their land. Some of the bishops are expressing concern, and urging solidarity with those in need.

Hanoi (AsiaNews) - The approach of the celebrations for the Tēt (lunar new year) in Vietnam is widening the gap between rich and poor, and this is causing concern among some of the bishops, who are asking Catholics to help their brethren in need, whose numbers are growing steadily in many areas of the country.

In the crowded streets of Hanoi and Ho Chi Minh City, elegantly dressed men can be seen driving the most luxurious cars in the world, and carousing every day in the luxury hotels. Next to the doors of these same hotels, there are many beggars. Most of them are poor farmers, forced to leave their villages for various reasons.

In an article about how entrepreneurs and high officials are buying luxury automobiles to flaunt their wealth, a state media outlet has published news of the order for a Bugatti-Veyron, at 1.5 million dollars. According to Vietnam.net, the car was bought by the son of an official, who already has a collection of five similar cars.

Apart from the fact that there is an 80% tax on imported automobiles, the importing of which has grown since 2007, local sources say that, given the congestion of the ports, the owners of imported automobiles are paying extra to get them early. In the end, one of these imported vehicles ends up costing three times as much in Vietnam as in the United States. To complete the picture, it should be recalled that Vietnam still depends on aid from Western governments, humanitarian agencies, and nongovernmental organizations in order to support millions of people living in poverty. The local press reports that in 2008, the average monthly salary for a state employee was 600,000 Vietnamese dollars (about 34 U.S. dollars). Low-level workers earn 450,000 Vietnamese dollars, about 25 U.S. dollars, per month.

The gap between rich and poor is increasing the level of crime and social distress. The charge comes from the bishop of Haiphong, Joseph Vu Van Thien. "More and more young people join gangs to steal, rob and murder for money," he writes in a pastoral letter for the new year. And "social crimes have increased at an alarming rate." For his part, Joseph Nguyen Chi Linh, bishop of Thanh Hoa, warns against the use of drugs and the danger of AIDS. "I specifically remind you," he writes, "to be highly vigilant against the risk of drug addiction and HIV." In other dioceses, the bishops are expressing their concern over the fact that during the Tēt, everything costs more, and many people are unable to buy food.
 
农历新年突显贫富悬殊
Asia-News
20:57 19/01/2009
河内和胡志明市富豪云集的豪华酒店旁,生活着无数被迫放弃自己土地的劳苦大众。一些主教充分表达对这一现状的忧虑、要求对有需要的人表示关怀互助

河内(亚洲新闻)—随着农历新年的临近,越南国内的贫富悬殊现象也日益突显。为此,国内教会部分主教感到十分焦虑,呼吁天主教徒向有需要的同胞兄弟伸出援助之手。目前,越南社会中的贫困人口呈现出有节奏的增长趋势。

首都河内和胡志明市衣着考究、驾驶着世界顶级香车狂奔的富豪们,在豪华酒店中夜夜歌舞升平。而在这些富豪云集的豪华酒店不远处,便是出于种种原因被迫离开自己土地的贫困农民。

一官方媒体撰文透露,富豪和高官们争相购买炫耀豪车,预订一辆爱马仕和布加迪联合推出的超豪华跑车Bugatti-Veyron的价格是150万美元。另据越南新闻Vietnam.net报道,一名已经收集了五辆此类豪车的高官儿子已经买下了一辆。

尽管此类高级名车的进口税高达80%,但二OO七年以来进口量迅速递增。当地消息来源指出,鉴于港口和购买豪车的人都是重要人物,都会提前付款以先享为快。最终,在越南购买此类豪车要比在美国贵上三倍。

不仅如此,越南仍需要西方国家、人道主义机构和非政府组织的大力帮助,从而援助处在贫困状态中的数百万贫民。地方媒体报道,二OO八年,国家公务员的月薪平均为34美元。而低水平的工人,每月只能拿到大约25美元。

贫富悬殊现象正在导致越南社会犯罪活动增加、社会不满情绪愈演愈烈。海防教区主教在新年牧函中指出,“越来越多的年轻人加入城市帮派团伙,参与绑架、劫持活动。甚至会为劫财而杀人害命”。“社会犯罪正在以令人担忧的方式急剧增加”。清化教区主教提醒人们高度重视抵制毒品问题以及艾滋病的危害,强调,“我要特别提醒大家注意因艾滋病和吸毒而产生的连带危险”。其它教区主教也纷纷在新年牧函中告诫教友们,关怀那些无法填饱肚子的同胞们。
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Tuyên Khấn Dòng Trinh Vương Úc Châu
Diệp Hải Dung
04:07 19/01/2009
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật 18/01/2009 Cộng Đồng Công Giáo Úc-Việt và các hội đoàn, đoàn thể đã đến tham dự Lễ Tuyên Khấn của quý Sơ Dòng Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương Úc Châu tại thánh đường Chúa Ba Ngôi Grandville Sydney, do Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Giuseppe Lazzarotto chủ tế.
Xem hình ảnh lễ khấn

Sơ Mary Clare Đặng Thị Thu Hương (Khấn Trọn Đời)
Sơ Maria Đoàn Thị Ngọc Diệp (Tuyên Lại Lời Khấn)
Sơ Maria Đoàn Thanh Thảo Gia Nhập Tập Viên (Mặc Áo Dòng)

Trong bài giảng Đức Khâm Sứ nói về 2 Môn Đệ gặp Đức Giêsu, Ngài liền nói với 2 Môn Đệ “Hãy Đến Mà Xem” (Ga. 1: 35-42) và 2 người đã theo Chúa. Ngài nói với 3 Sơ Tuyên Khấn ngày hôm nay cũng “Hãy Đến Mà Xem” và hãy nghe theo tiếng gọi của Chúa để bước theo Ngài chọn sự an lành và niềm hạnh phúc vĩnh cửu.

Sau bài giảng và lời chúc mừng của Đức Khâm Sứ gởi đến chúc mừng quý Sơ Tuyên Khấn ngày hôm nay. Kế tiếp là nghi thức Tuyên Khấn do Đức Khâm Sứ chủ tọa. Quý Sơ lên quỳ trước bàn thờ và tay phải đặt lên Sách Phúc Âm và tuyên đọc 3 lời khấn “ Khiết Tịnh, Vâng Lời và Khó Nghèo” Quý Sơ quyết tâm tận hiến dâng trọn cuộc đời cho Chúa để phục vụ cho Giáo Hội và phục vụ cho tha nhân qua những sứ vụ Chúa giao phó.

Đặc biệt Sơ Mary Clare Đặng Thị Thu Hương Khấn Trọn Đời đã được Đức Khâm Sư làm phép Nhẫn và xỏ vào tay Sơ để làm dấu chứng Tình Yêu Chúa Giêsu KiTô mà Sơ Đặng Thị Thu Hương đã quyết tâm trọn đời tận hiến cho Chúa. Đồng thời Đức Khâm Sứ trao chứng nhận Phép Lành Tòa Thánh cho Sơ Đặng Thị Thu Hương. Kế tiếp Sơ Maria Đoàn Thị Ngọc Diệp tuyên khấn lại. Sau cùng Sơ Bề Trên Giám Tỉnh Chanel Đinh Thị Hoài nhận Sơ Maria Đoàn Thanh Thảo vào Nhà Tập, Đức Khâm Sứ làm phép Áo Dòng, Thánh Giá, và Hiến Pháp Dòng để trao cho Sơ.

Sau khi chấm dứt nghi thức Tuyên Khấn là phần dâng Thánh lễ tạ ơn do Đức Khâm Sứ cùng với 10 Linh Mục Úc Việt đồng tế.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Sơ Mary Clare Đặng Thị Thu Hương lên ngỏ lời cám ơn Đức Khâm Sứ Giuseppe Lazzarotto, quý Cha, quý Thầy, quý Sơ quý quan khách Úc-Việt và tất cả mọi người đã thương mến đến tham dự và cầu nguyện cho quý Sơ trong ngày Lễ Tuyên Khấn hôm nay. Đặc biệt cám ơn Ba Mẹ đã sinh thành dưỡng dục yêu thương. Mặc dù Ba Mẹ ở một nơi rất xa xôi tại miền Tây Úc (Perth) nhưng vẫn luôn cầu nguyện khuyến khích nâng đỡ con phải hết lòng phục vụ theo tiếng gọi của Chúa để xứng đáng là người con thảo.Sơ cũng không quên tỏ lòng biết ơn quý Sơ trong Hội Dòng vì sự nâng đỡ, khuyến khích và cầu nguyện cho Sơ có được ngày hôm nay. Sơ cũng xin tất cả mọi người cầu nguyện cho quý Sơ luôn bền vững và trung thành với Thiên Chúa trong Ơn Gọi.

Sau cùng Cha Paul Roberts Chính xứ Granville ngỏ lời chúc mừng quý Sơ và Dòng Trinh Vương Úc Châu.

Sau khi kết thúc Thánh lễ, quý Sơ cũng đã ngỏ lời mời Đức Giám Mục cùng tất cả mọi người ở lại tham dự bữa tiệc thân mật tại khuôn viên trường học của nhà thờ để chung vui cùng các Sơ. Và buổi lễ bế mạc vào lúc 1.30pm.
 
Ngày truyền thống Hội đồng Giáo xứ giáo phận Thanh Hóa
Văn Sơn
05:21 19/01/2009
THANH HÓA - Ngày 16-01-2009 vừa qua, nhằm ngày 21 tháng chạp Âm lịch, trên 600 quí chức Hội đồng giáo xứ và trùm họ đại diện cho 135 ngàn giáo dân của 51 giáo xứ thuộc giáo phận Thanh hoá, cùng với các cha chánh phó xứ, quí quan khách, tạo thành một cuộc họp mặt 820 người, đã tuôn về nhà chung Thanh hoá để cử hành ngày đại hội truyền thống Hội Đồng Giáo Xứ toàn giáo phận. Gọi là truyền thống vì đây là một sinh hoạt tổ chức hàng năm vào cuối tháng chạp. Mục đích là để tổng kết quá trình hoạt động một năm, bồi dưỡng thêm kiến thức mới và chia sẻ bữa ăn tất niên toàn giáo phận.



Phải chăng đây là hình ảnh tuyệt vời và cao cấp nhất của một cộng đoàn Dân Chúa, khi chủ chăn và con chiên đầu đàn quây quần bên nhau dưới một mái nhà chung để chia sẻ tình thân ái ? Phải chăng đó là lý do để đại hội mang mang chủ đề “Vì một giáo phận Thanh Hóa hiệp nhất” ?

Thật vậy Hiệp nhất chính là lời tâm nguyện tha thiết nhất của Chúa Giêsu trước khi ngài từ giã môn đệ để lên đường thụ nạn (Ga 17, 21. Và từ đó, hiệp nhất trở thành bổn phận của tất cả những ai tin vào Ngài. Thành phần có trách nhiệm cao nhất để thể hiện tình hiệp nhất, chính là giới lãnh đạo, trong đó, quí chức Hội đồng Giáo xứ giữ vai trò hàng đầu. Chính vì thế mà trong khoá huấn luyện Hội đồng Giáo xứ sơ cấp ngày 22.8.2008, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã khẳng định: “Trong lịch sử Giáo phận Thanh Hóa, quí chức Hội đồng Giáo xứ chính là thành phần chủ lực duy trì sức sống, đưa Giáo phận vượt qua mọi khó khăn, nhiễu nhương của thời thế. Con số trên dưới mười ngàn quí chức (Hội đồng Giáo xứ) của Giáo phận Thanh hoá bị bắt bớ trong thời cấm cách, với gần 5.000 người được phúc tử đạo là một bằng chứng hùng hồn hiển hách cho tinh thần đó”.

Hôm nay, từ khắp các nẻo đường giáo phận, thế hệ đương thời có một cơ hội quý báu để tái khẳng định quyết tâm “tiếp tục truyền thống và sự nghiệp hào hùng của các bậc cha anh tiền bối”.

Cuộc họp mặt diễn ra trong không khí lạnh lẽo mùa đông đất Bắc ở 12 độ C, nhưng ai nấy đều cảm thấy lòng ấm áp khác thường. Ấm áp bởi vì đây là dịp gặp gỡ hiếm hoi mỗi năm chỉ có một vài lần. Ấm áp bởi vì cha con bạn bè được ở bên cạnh nhau khi Xuân sắp về. Ấm áp bởi vì ngày mai trên đường sứ mệnh họ sẽ luôn cảm thấy an tâm khi liên tưởng đến anh em bạn bè cùng chung chí hướng đang cùng với mình chung xây Giáo Hội và giáo phận.

Thủ tục đón tiếp, đăng ký được thực hiện ngay từ sáng sớm. Niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt, từng phái đoàn đến nhận thẻ đại biểu, dâng quà cho nhà chung và nhanh chóng tiến về nhà thờ chính toà để chuẩn bị tiến hành đại hội. Đúng 9g sáng, dưới sự chủ trì của Đức cha giáo phận Giuse Nguyễn chí Linh, Cha Tổng Đại diện Phêrô Vũ tiến Phúc, quí cha hạt trưởng, với sự tham dự của các cha chánh cha phó xứ và Hội đồng Giáo xứ, cha Phaolô Trịnh quang Tịnh, Tân chủ tịch Uỷ Ban Giáo Dân đã long trọng tuyên bố khai mạc đại hội truyền thống 2009 của Hội đồng Giáo xứ Giáo Phận Thanh hoá.

Sau vũ khúc chào mừng của dòng Mến Thánh Giá Thanh hoá hợp tác với ứng sinh Lê bảo Tịnh, Đức Giám Mục Giáo Phận đã nói chuyện với đại hội về “Hiện tình các Hội đồng Giáo xứ giáo phận Thanh Hoá”. Với một lược đồ rất đơn giản, ngài đối chiếu hoạt động của quí chức Hội đồng Giáo xứ qua ba chặng đường kế tiếp: quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong phần kết luận ngài mở ra một viễn ảnh đầy lạc quan: một quá khứ thương đau, một hiện tại rộng mở phải đưa đến một tương lai thăng tiến.

Để các quí chức HĐGX ý thức rõ rệt và cụ thể hơn về sứ mệnh của mình, cộng tác với các linh mục để điều hành giáo xứ một cách hiệu quả hơn, cha Giuse Vũ Thanh Long - Trưởng Ban Thường vụ TCV Lê Bảo Tịnh đã trình bày về “Cơ cấu HĐGX”.

Cuối buổi thuyết trình, tất cả các tham dự viên cùng nắm tay đưa lên cao, mượn lời bài Ca phục vụ của nhạc sĩ Mi Trầm, bày tỏ quyết tâm: “Đoàn ta cất bước theo Chúa đi vào đời. Hành trang ta mang nặng vai phục vụ mọi nơi...”. Hình ảnh những khuôn mặt nhiệt thành hăng say hoạt động cho sự nghiệp chung trên mọi nẻo đường giáo phận khiến lòng tôi rộn ràng phấn khởi.

Cuộc họp mặt còn ghi đậm tâm tình cảm tạ tri ân vào những ngày năm cùng tháng tận. Trước Thánh Thể Chúa Giêsu, Giám mục, Linh mục, nam nữ tu sĩ, đại diện giáo dân toàn giáo phận sốt sắng dâng lời ca tiếng hát, xin lỗi Chúa về những bất cập năm qua và xin Ngài ban bình an cho năm mới của giáo phận.

Đại hội kết thúc bằng một bữa ăn tự chọn (buffet) đầy màu sắc. Tất cả tập trung tại tiền sảnh toà nhà Lê Bảo Tịnh. Cha Tổng đại diện đã thay lời Đức cha Giáo phận chúc tết toàn thể mọi người. Bánh chưng “Bánh tét, dưa hành câu đối đỏ...” thôi thì đủ thứ bày la liệt chung quanh bếp lửa hồng nấu nướng tại chỗ, trong mùi hương thơm phức và trong tiếng nói cười huyên náo của gần một vạn thực khách. Lợn quay, bò xào các món đặc sản được các chú ứng sinh và nữ tu Mến thánh giá mang đồng phục nhà hàng chặt, thái, dọn, tiếp tại hiện trường...tạo ra một không khí rộn ràng vui tươi hiếm có. Nhiều vị trùm quản phát biểu rằng đây là lần đầu tiên trong đời được về dự tiệc tại nhà chung cùng với Đức cha và các cha trong giáo phận.

Sau lời cám ơn của Ông chánh Trương Giáo xứ chính toà. Mọi người tạm biệt bằng cách lại nắm tay nhau đưa lên cao, cùng hát to vang bài ca hiệp nhất. Ai nấy đều cảm nghiệm cách sâu sắc rằng: “Hiệp nhất là di sản ngàn đời của giáo phận Thanh Hóa".
 
Giáo xứ Phú Hạnh, Saigòn, nuôi heo đất cho người nghèo
Lê Kim
16:09 19/01/2009
SÀI GÒN: Trong những ngày cận Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu 2009, dạo qua một vòng các chợ Tết ở Sài Gòn tôi nhận thấy không khí Tết năm nay chẳng như mấy năm trước với những người đi sắm Tết “tay xách, nách mang” thật nhiều hàng hóa nào là: Bánh mức đủ loại, lạp xưởng các loại, rồi những món ăn khô thật nhiều không thể nào kể hết… Năm nay, do ảnh hưởng chung của tình hình thế giới đang bị khủng hoảng về kinh tế, người đi sắm Tết không nhiều, hơn nữa vật giá
LM Trương Kim Hương
cũng lên thang mà tiền thưởng cuối năm lại không tăng nên nhiều người nhất là những thành phần công nhân họ chẳng màng gì đến “Tết nhất!”

Sáng nay đã là 24 Tết, ngang qua nhà thờ Phú Hạnh, hạt Phú Nhuận thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn, bất chợt tôi nhìn thấy khoảng mấy chục người đang đứng trong khuôn viên nhà thờ có vẻ như đang chờ đợi một điều gì đó, vòng xe vô gặp một chị dáng người gầy còm, khắc khổ hỏi thăm chị mấy câu được biết chị tên Nguyễn thị Hoa năm nay 56 tuổi, nhà gần nhà thờ Phú Hạnh dù gia đình chị theo đạo Phật, nhưng từ mấy năm nay, năm nào chị cũng chờ đợi để được nhận những món quà Tết từ cha xứ Đaminh Trương Kim Hương để mong thêm được một niềm vui cho các con trong nhà…nói với tôi mấy câu mà nước mắt chị Hoa rưng rưng!!!

Nghe có vẻ lạ tôi bèn gửi xe và vô trong nhà xứ bắt gặp những hình ảnh thật cảm động! một số cụ bà khoảng sáu, bảy chục tuổi, có cả những người trẻ hơn (đa phần có vẻ gầy gò, ốm yếu) ngồi bên mái hiên nhà thờ trên tay cầm thư mời của cha chánh xứ để được nhận quà Tết!

Tôi được chị Liên là một ca trưởng coi sóc 2 ca đoàn trong giáo xứ Phú Hạnh, người lo chuẩn bị quà Tết cho người nghèo cùng với các anh chị trong Ban Mục Vụ GX cho biết: Từ 12 năm nay, cha Đaminh Trương Kim Hương đã phát động phong trào nuôi Heo Đất trong giáo xứ, cứ mỗi độ xuân về (trước Tết khoảng một tuần) cha thông báo cho mỗi gia đình trong xứ để thu hoặch Heo Đất, giáo xứ có 4.650 giáo dân. Mỗi gia đình khi đến giao Heo Đất đã “cho ăn” trong suốt cả năm thì lại nhận một con Heo Đất mới khác sửa soạn cho năm tới… Những ngày trước đây cha Đaminh Kim Hương nghĩ có lẽ năm nay không thu hoặch được bao nhiêu vì tình hình khó khăn chung, nhưng cha cũng hy vọng với tinh thần chia sẻ với người bất hạnh thì có lẽ không thể nào ít hơn năm ngoái. Thật vậy, cứ mỗi năm số tiền thu từ Heo Đất càng tăng thêm dần, năm nay nhiều hơn năm trước!

Một cụ già nhận được bao thư
Năm đầu tiên cách đây 12 năm thu được 32.000.000 $ VN năm 2007, tiền nuôi Heo Đất là 203.900.000$ VN. Năm nay tưởng sẽ ít hơn ai ngờ đến giờ chót thu được 214.843.000& VN mọi người rất phấn khởi lo mua sắm quà tết cho 200 gia đình sinh sống chung quanh giáo xứ không kể lương, giáo mỗi phần quà gồm 10 kg gạo, 1 bịch lạp xưởng và một phong bì 100.000& VN, ngoài ra cha Đaminh Kim Hương còn chia sẻ quà cho các trại phong cùi ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam, Trung Tâm Mai Hòa nơi nuôi các bệnh nhân HIV Aids thời kỳ cuối ở Củ Chi, 400 bệnh nhân ung bướu ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định, các em thiếu nhi khiếm thị Ánh Minh ở Bình Hưng Hòa, các cụ già neo đơn ở Bình Lợi…

Vậy đó, lo cho mọi người cùng được hưởng tết giống như bao người khác như cha Đaminh Trương Kim Hương quả thật đáng trân trọng và rất cảm động!
 
Ủy ban Giáo dân HĐGMVN hướng đến Năm Thánh 2010
Đồng Nhân
16:37 19/01/2009
SÀI GÒN - Ngày 9-1-2009, tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (P.15, Q.10), đã diễn ra phiên họp của Ủy ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Cuộc họp do Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu chủ trì với sự tham dự của Cha Tổng Thư ký Giuse Tạ Huy Hoàng và gần 30 linh mục, tu sĩ, giáo dân, đặc biệt có sự tham gia của cha GB Võ Văn Ánh, đại diện đặc trách giáo dân của Đức Hồng y, Tổng giám mục TGP Sài Gòn.

Mở đầu, Đức cha Chủ tịch trình bày những nhiệm vụ chủ yếu của Ủy ban Giáo dân. Đức cha nói: “Đối tượng chính chúng ta không thể và không được bỏ qua, đó là người giáo dân trong Giáo Hội. Chúng ta sẽ hướng vào những chủ điểm sau: Quan tâm đến đời sống tâm linh cũng như đời sống vật chất của giáo dân, lấy đức ái làm nền tảng; bồi dưỡng lòng khao khát loan báo Tin Mừng nơi người giáo dân, phát huy sự tham gia của họ vào sứ mạng của Giáo Hội ở các cấp giáo xứ, giáo hạt, giáo phận, quốc gia; luôn tìm cách giúp người giáo dân sống Phúc âm giữa lòng dân tộc, nên thánh giữa đời thường theo ơn gọi của mình”.

Đức cha đề nghị trong thời gian tới, các cộng tác viên hợp tác với Ủy ban kiện toàn các văn bản về quy chế Hội đồng Mục vụ giáo xứ và hội đoàn; đồng thời mở các lớp huấn luyện, đào tạo nhân sự...

Về việc kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức cha cho biết Ủy ban năm thánh 2010 đã xây dựng kế hoạch thực hiện công trình nghiên cứu về các lãnh vực mục vụ với những định hướng và đề tài cụ thể cho mỗi ủy ban. Do đó, Ủy ban Giáo dân đảm nhận một bài viết với chủ đề “Vai trò của người giáo dân trong Giáo hội”.

Tiếp theo, cha Giuse Tạ Huy Hoàng, Tổng thư ký Ủy ban Giáo dân, đồng thời là linh mục chính xứ giáo xứ Thánh Tống Viết Bường, giới thiệu sơ lược tình hình sinh hoạt của Ủy ban Giáo dân, trình bày cụ thể về nhiệm vụ của Ban thư ký, giới thiệu vị thủ quỹ của Ủy ban: chị Anna Trần Thị Thu Hương. Cha Tổng thư ký cũng trình bày những hoạt động của Ủy ban liên quan đến tổ chức, soạn thảo các văn bản, biên soạn các tài liệu, mở lớp huấn luyện. Đồng thời cha cũng đã giới thiệu bản Đề cương về Quy chế Hội đồng Mục vụ Giáo xứ (HĐMVGX). Việc soạn thảo bản Quy chế nhằm góp phần định hướng và hỗ trợ các sinh hoạt mục vụ cho giáo dân.

Cuộc họp đã dành phần lớn thời gian cho việc thảo luận bản Đề cương “Vai trò của người giáo dân trong Giáo hội”.

Các tham dự viên đã chia thành ba tổ thảo luận các phần trong Đề cương: (1) Nhìn lại vai trò người giáo dân trong 50 năm qua (2) Nhận định về vai trò của người giáo dân Việt Nam (3) Đề xuất định hướng cho tương lai.

Tại cuộc thảo luận chung, linh mục Gioan Baotixita Võ Văn Ánh, Đại diện Giám mục Đặc trách giáo dân TGP Sài Gòn, phát biểu: “Tôi hằng mơ ước một nền thần học được xây dựng ở Việt Nam. Cùng với Hội thánh, tôi luôn suy tư về công việc truyền giáo, phải làm sao để đẩy mạnh công tác truyền giáo? Tôi nghĩ rằng: các đoàn thể trong giáo xứ là những nhân tố giúp chúng ta có thể chu tất nhiệm vụ của mình, do đó luôn chú ý nâng cao và bồi dưỡng cho họ”. Cha cũng cho biết sẽ tổ chức Đại hội Giáo dân về vấn đề truyền giáo. Hiện ở Tổng Giáo phận Sài Gòn có 17 đoàn thể và 4 giới: giáo chức công giáo, giới trẻ công giáo, giới y tế công giáo, giới nghệ sĩ công giáo.

Kết thúc buổi làm việc, Đức cha Chủ tịch phát biểu: “Đây là cuộc họp lần đầu tiên của Ủy ban Giáo dân và chúng ta có thể đánh giá thành công tốt đẹp. Thời điểm của giáo dân đã đến. Rất mong các anh chị em giáo dân có thêm nhiều đóng góp cho Ủy ban nói riêng và cho Giáo hội tại Việt Nam nói chung”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Xem quả biết cây: Xem Nhà Nước CSVN hành động cụ thể để biết: nói có đi đôi với việc làm không?
Đỗ Hữu Nghiêm
04:11 19/01/2009
1. Nhà nước Cộng Sản Việt Nam đang tìm hết mọi cách xoay xở để đối phó với những xáo trộn liên tục xảy ra trong nước và hải ngoại đối với các tập thể dân chúng. Haành động ấy càng tạo điều kiện nhận thức cho các tập thể dân chúng phải biết kết hợp thành một lực lượng đối kháng với nhà nước chuyên chính càng lên cao và có hiệu quả.

Cứ xem những cách đối xử của nhà nước Việt Nam hiện nay đối với các tôn giáo và tập thể tín đồ quần chúng thì thấy rõ:

Đối Với Phật Giáo: kích thích Phật Giáo quốc doanh bên ngoài qua tổ chức linh đình lễ Vesak. Nhà nước cho tổ chức đón tiếp những cuộc thuyết giáo trình diễn bên ngoài của một số giáo hội Phật Giáo trong nước và quốc tế và hoạt động của nhóm Chùa Làng Mai do Thích Nhất Hạnh chủ trì thì lại bộc lộ thái độ tráo trở bất nhất phản trắc đối với sự kiệntrưng thu cụm tài sản Làng Mai ở Lâm Đồng, và nhất là cách kỳ thị để chia rẽ Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Chính Thống với nhóm Phật Giáo Việt Nam Thồng Nhất Quốc Doanh

Đối với Công giáo, đã có những chuỗi ngày viếng thăm linh đình bề ngoài của Hồng Y Sepe tại Việt Nam với những hứa hẹn tay bắt mặt mừng giữa Roma và Hà Nội của Thủ Tường Nguyễn Tấn Dũng tại Vatican. Nhưng đàng sau những hiện tượng bên ngoài ấy, trong nước hàng loạt những hành động đối xử ngược ngạo với Công giáo hiện lên rõ rệt ở nhiều nơi.

Ta chỉ kể đến một số vụ nổ cộm như Vụ nhà nước đối xử trong biến cố Thái Hà và Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội, vụ nhà nước tranh chấp đất của Dòng SVD tại Nha Trang, vụ chiếm đất của Dòng Thiên An, vụ giáo xứ An Bằng, tại Huế, vụ Nhà Trẻ Nguyễn Thị Diệu tại Sàigòn, vụ ký túc xá tại Giáo Phận Vĩnh Long, vụ tổ chức lể Giáng Sinh 2008 tại vùng Bắc Việt Nam như Sơn La Lai Châu, Hờa Bình…

Đối với Tin Lành, nhiều giáo phái như Mennonite hay Ngũ Tuần bị sách nhiễu tại Quận 8 Tp HCM, hay tại nhiều nơi ở Tây Nguyên Việt Nam, tại Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam

Đối với Cao Đài, Hòa Hảo, nhà nước đều có những hành động trù dập căng thẳng bao vây cô lập và tìm cách can thiệp sâu vào tổ chức sinh hoạt và giáo lý của các tôn giáo khác nhau này.

Đối với giới trí thức và giới trẻ trong phong trào tự do, dân chủ nhân quyền, nhà nước chỉ áp dụng chính sách đàn áp cô lập trù dập bằng nhiều công cụ bạo lực – nhà tù, công an, thông tin tuyên truyền xuyên tạc, gây hoang mang, chia rẽ bằng thủ đoạn cài đặt lén lút phá hoại từ bên trong, vũ khí, luật pháp bất minh, du côn dấu mặt hay công khai, hành vi lừa đảo tráo trở - "lùi một bước tiến hai ba bước"

Nhà nước CSVN kỳ thị di ứng, nghi kị, chuyên đoán, không cho các tôn giáo và các đoàn thể chính trị tham gia rộng rãi vào các lĩnh vực sinh hoạt quốc gia như giáo dục xã hội, kinh tế, quân sự,… Tôn giáo không chỉ bị coi là là duy tâm như CSVN cố tình hiểu mà lý tưởng tôn giáo phải nhập thể vào cuộc sống cá nhân và xã hội, biến đổi con người và xã hội trở nên tốt hơn, hài hòa và chân thật hơn mãi.

Tuyên bố mới đây nếu thành thực trên đài BBC của Tôn Nữ Thị Ninh, một nữ trí thức đại học từ châu Âu về nước hoạt động trong quốc hội chuyên trách đối ngoại, về vấn đề giáo dục của các tôn giáo như Công giáo là một thí dụ.

2. Xem việc làm cụ thể để biết ý đồ thực sự trong cách ứng xử của nhà nước CSVN đối với việc ban hành và tôn trọng quyền tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền cụ thể trong các sinh hoạt của nhiều cá nhân và tập thể tại nhiều nơi.

"Hãy xem kỹ những việc CSVN làm chứ đừng tin những gì CSVN nói".

Luật lệ ban hành một đàng nhưng khi thi hành cán bộ mỗi địa phương thi hành một nẻo, bất nhất một cách có chủ ý với nhà nước trung ương với địa phương, rồi dung bạo lực trí trá trả lời hay trấn áp bằng bạo lực hay cưỡng chế cho có lệ, cho xong chuyện để hòng lừa bịp công luận trong và ngoài nước.

3. Đứng trước tình hình ấy, các tôn giáo, các tập thể tín đồ thuộc bất kỳ tôn giáo nào hay các thành viên của bất kỳ tập thể tôn giáo hay chính trị xã hội nào nên đoàn kết với nhau để đấu tranh. Chắc chắn không nên đi theo một thứ dân chủ rẻ tiền, giả mạo, thiếu thống nhất, không có hiệu quả, như viết lách chửi bới mạ lỵ cá nhân này hay đoàn thể nọ một các vô ý thức và vô trach nhiệm và nhận xét thiếu trung thục.

Tự do dân chủ và nhân quyền đúng đắn không phải là ăn nói viết lách và hành động bừa bãi như một số người thể hiện ngày nay, nhưng là làm tất cả những việc đó một cách thống nhất có tổ chức, có kỷ luật và có hiệu quả. Có như thế các phong trào đấu tranh trong nước hay hải ngoại mới nâng cao nhận thức trưởng thành, và mang lại kết quả thực tế là thay đổi triệt để xã hội Việt Nam một cách căn bản, có hệ thống, có trật tự và có nền tảng lâu dài bền vững.
 
Chúc Tết Tuổi trẻ Việt nam
Trương Phú Thứ
04:13 19/01/2009
Các bạn trẻ qúy mến,

Lại một năm mới sắp đến. Các bạn đang trông ngóng đón chờ giây phút giao mùa, một mùa Xuân mới và ngày Tết với những phong tục lễ nghi truyền thống. Cho dù tâm tư các bạn vẫn từng giây từng phút thao thức với sinh mệnh của quê hương và dân tộc nhưng hoa lá mùa Xuân và những nhộn nhịp rộn ràng của ngày Tết cũng phần nào giúp các bạn nguôi ngoai. Tôi thân mến chúc các bạn năm mới Kỷ Sửu sức khỏe dồi dào, nghị lực phấn đấu và mọi sự được như sở nguyện.

Các bạn là vốn liếng của quê hương, là tài sản trân quí của dân tộc và là hy vọng của tổ quốc. Các bạn là những người nắm giữ vận mệnh của chính các bạn và tám mươi triệu đồng bào ruột thịt. Đất nước chúng ta giầu hay nghèo, tự do hay ngục tù tất cả đều do các bạn quyết định. Quê hương chúng ta văn minh tiến bộ hay vẫn còn nằm trong danh sách của những nước nghèo khổ nhất thế giới cũng chính là sự chọn lựa của các bạn. Đồng bào ta còn bị áp bức và ngụp lặn trong nghèo đói ngu dốt và bệnh tật cũng chính là

sự chấp nhận của các bạn.

Các bạn đang phải học tập và làm việc trong những điều kiện hết sức nghiệt ngã. Hệ thống và chương trình giáo dục lạc hậu, bằng cấp được mua bán bằng tiền hay thế lực. Những người cầm quyền của bộ máy cai trị Hà Nội bằng cấp học vị đầy người nhưng cũng không đủ tri thức biết rằng cái bản văn ngụy tạo linh mục Vũ Ngọc Bích chuyển nhượng dâng cúng đất đai của giáo xứ Thái Hà cho nhà nước được sọan thảo bằng nhu liệu Microsoft Word chỉ được sáng tạo ra đến vài chục năm sau ngày có chữ ký giả mạo của vị tu hành này. Đến khi bị phanh phui lại tìm đủ lý lẽ gian giảo để lấp liếm mà không biệt nhục nhã hay giữ được chút liêm sỉ tối thiểu. Một nền giáo dục què quặt thô lỗ đã đào tạo nên những con người như vậy thì còn hy vọng gì ở tương lai.

Các bạn đã nước mắt ngắn dài mang tấm thân còm cõi yếu ớt phục vụ bọn lưu manh quốc tế trong các hãng xưởng hòan tòan không có chút tiêu chuẩn vệ sinh và an tòan mà lại còn bị xỉ nhục đánh đập tàn tệ cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Bọn cán bộ chức quyền đã ăn tiền đút lót của đám con buôn ngừơi nước ngòai để tự tung tự tác bóc lột hành hạ sức lao động của các bạn. Một người lao động bị cai thầu Đài Loan hay Hàn quốc đánh đập là cả dân tộc Việt Nam bị xỉ nhục. Con cháu vua Hùng oai hùng lẫm liệt có đời nào lại khốn khổ nhục nhã đến như thế.

Bọn cán bộ chức quyền mang đảng tính của đảng cộng sản Việt Nam bao che nhau nhũng lạm đục khóet công qũy và các ngân khỏan viện trợ sống xa hoa phung phí bên cạnh đa số quần chúng cật lực vất vả phấn đấu để sống còn. Giáo viên sống ngấp ngỏai nhưng thường xuyên bị nợ lương trong khi các quan chức vẫn hả hê liên hoan đình đám. Binh sĩ, công an cảnh sát còm cõi chật vật nhưng các thủ trưởng vẫn thay nhau đi du hí nước ngòai. Con cái ông to bà lớn đốt những bó bạc Mỹ kim ở các sòng bạc Macau, Las Vegas nhởn nhơ vô tội. Hệ thống cầm quyền của những người cộng sản đã tạo nên một thiểu số đảng viên rất giầu có trong khi đại đa số quần chúng vẫn hàng ngày phấn đấu với miếng cơm manh áo nhưng vẫn bị những thủ thuật của của đám đại gia đỏ bóc lột. Khỏang cách giữa những đảng viên giầu có và quần chúng nghèo khổ càng ngày càng to lớn và sẽ tạo nên nhiếu nan đề xã hội. Nhiều người trẻ sẽ bước vào con đường nghiện ngập đĩ điếm và nạn trộm cướp còn tệ hại hơn. Xã hội hỗn lọan còn đâu lễ nghĩa đạo đức.

Các bạn đang bị kềm kẹp trong chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng, một mớ lý thuyết rác rưởi lấy bạo lực và hận thù làm phương tiện chiếm đọat quyền hành để cai trị. Người dân nước Nga, tuổi trẻ của các quốc gia đông Âu đã đứng lên xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản và bây giờ họ đang vui hưởng ánh sáng của lý tưởng tự do dân chủ và những thành quả của một hệ thống kinh tế nhân bản. Các bạn trẻ Việt Nam, hâu duệ của Quang Trung kiêu hùng, con cháu Trưng Triệu liệt oanh chẳng lẽ khoanh tay nhắm mắt nhìn quê hương mình bị dầy xéo, dân tộc mình bị đầy đọa bởi chủ nghĩa cộng sản mà cựu Tổng Bí Thư của đảng cộng sản Liên Bang Sô Viết Gorbachev đã khẳng định rằng lý thuyết và chủ nghĩa cộng sản phải bị tiêu diệt.

Tương lai của tổ quốc, tiền đồ của dân tộc nằm trong tay các bạn là những người đang nắm giữ chìa khóa của một nườc Việt Nam không còn hận thù, không còn cảnh người bóc lột người nhưng là một nước Việt Nam thanh bình thịnh vượng. Các bạn là niềm hy vọng là tự hào của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam phải được sống trong không khí của tự do dân chủ, nhân quyền và dân quyền phải được thực sự đề cao và tôn trọng.

Các bạn là những sinh viên ở trường đại học, là công nhân ở các xí nghiệp, là binh sĩ trong các đơn vị quân đội, là chiến sĩ của các bộ phận công an cảnh sát. Các bạn hãy ngạo nghễ đứng lên vì quê hương vì dân tộc. Các bạn có bổn phận và nhiệm vụ mang một mùa xuân mới với hoa trái xinh tươi trong chan hòa nắng ấm đến từng mảnh vườn tấc đất, từng nhà từng người trên quê hương Việt Nam mến yêu.
 
Sớ tâu Ngọc Hoàng Tết Kỷ Sửu
Song Hà - chép lại
05:36 19/01/2009
Muôn tâu Ngọc Hoàng
Một năm qua, dưới hạ trần có nhiều biến động
Táo Việt Nam xin tâu chỉ vài việc liên quan
Một năm qua, đầy vất vả cơ hàn
Bởi thiên tai và nhân tai vô kể.

Về lao động:
Đất nước này được ngợi ca là “tiền rừng bạc bể”
Nhưng bây giờ đang nhục nhã, đau thương
Người thất nghiệp đang đứng đầy đường
Công ăn việc làm đã không, mà cơm ăn lại càng không có
Trong nước, nơi nơi công nhân đình công, la ó
Bởi đồng lương không nuôi nổi miệng mình
Lấy đâu ra để nuôi sống gia đình
Rồi con cái lo cửa nhà, chồng, vợ
Những cuộc đình công gia tăng ngày càng đáng sợ
Mà công nhân đâu có muốn đình công!

Công việc không, bảo hiểm cũng không
Họ như những cái phao bơi dật dờ giữa biển
Họ được mệnh danh là giai cấp tiên tiến
Của “đảng ta” nhưng đảng đã làm lơ
Mặc họ thiếu ăn, thân xác vật vờ
Bị bóc lột đến kiệt cùng trong tay những người ngoại quốc
Trẻ không được đến trường, mẹ già ốm đau không có thuốc
Họ chỉ biết lặng nhìn nuốt nước mắt vào trong.

Liên minh với họ là những nhà nông
Cũng chẳng khá hơn chi bởi ruộng đất bị dần hô “biến”
Đất nông dân được đền bù với giá như rác rến
Làm dự án, làm khu công nghiệp bán giá gấp trăm lần
Khốn cùng thay hoàn cảnh của nông dân
Không ruộng cày, không việc làm nên họ lưu vong ngay giữa xóm làng mình đang sống
Những đoàn dân oan càng trở nên sôi động
Kéo nhau về thủ phủ kêu oan
Họ đi cùng nhau, thành nhóm, thành đoàn
Hay họ chỉ ngậm ngùi âm thầm đợi chờ cán cân công lý
Nhưng tiếng kêu của họ đâu có được đám đầy tớ nào để ý
Đón tiếp họ là cảnh sát, dùi cui
Là hẹn hứa bao lần sẽ giải quyết xong xuôi
Nhưng thực sự chỉ là trò “cá trê chui ống”.

Khi trong nước không còn phương để sống
Họ được nhà nước mình đem bán sức khắp năm châu
Mòn mỏi sức người khắp đất Á, trời Âu
Đâu cũng thấy người Việt Nam bị đoạ đày bóc lột.

Về đời sống:
Giá cả năm qua luôn luôn tăng đột ngột
Biến động nhiều nhưng chỉ theo hướng tăng lên
Hết giá điện đến giá xăng dầu tăng cứ triền miên
Nhưng khi giảm thì không, vì chỉ “sợ nhân dân bị sốc”?
Mỉa mai thay hô “lấy dân làm gốc”
Nhưng gốc càng ngày càng khô héo bởi ngọn quá nhiều
Mà phân gio chẳng có bao nhiêu
Nên hẹn ngày gốc mục nát và gãy ùm xuống đất.

Về giáo dục:
Càng ngày, người dân càng bất lực
Giáo dục nước nhà vào cơn khốn đốn triền miên
Cải cách tràn lan, biến mấy thế hệ khắp ba miền
Thành những đàn chuột bạch trong phòng thí nghiệm
Đạo đức người thầy và lương tâm trách nhiệm
Là những từ mà ý nghĩa đã bay xa
Tết nhất đến nơi mà ông bộ trưởng phải kêu la
“Hơn một triệu giáo viên bây giờ không có tết”
Học trò đánh thầy, cô giáo mang xăng đốt giết
Cả gia đình nhà chồng là chuyện không lạ ở Việt Nam
Thầy giáo cưỡng hiếp nữ sinh rồi chuyện nhũng chuyện tham
Chuyện dạy thêm, chuyện phụ thu là chuyện thường ngày trên đất Việt
Dù bộ nọ, sở kia luôn mồm quán triệt
Hết hai không rồi lại bốn không
Nhưng tổng kết lại rồi thì chỉ được một không
Đó là kết quả chất lượng tiến dần đến con số không tròn trĩnh
Nhìn các thế hệ đào tạo ra mà nhân dân ngán ngẩm
Học xong đại học rồi mà không viết nổi cái đơn
Không học cấp hai, mà có thể làm tiến sỹ như không
Thế mới lạ cho ngành giáo dục nước nhà đương đại
Ông Bộ trưởng nước nhà còn nói lại
Chấp nhận người thất học nhiều vì học phí sẽ tăng
Tâu Ngọc Hoàng, dân chỉ biết cắn răng
Nhìn con cái không được học hành gia nhập phường vô lại.

Về Y tế:
Một năm qua là năm có nhiều điều đáng ngại
Cho sức khoẻ người dân, nền y tế nước nhà
Dịch tả hoành hành không được gọi tên ra
Lại sáng tác cho cái tên mĩ miều là “tiêu chảy cấp”
Khi dịch tràn đến những khu dân cư đông đúc
Ông Y tế tìm không được nguyên nhân thì đổ tại mắm tôm
Báo hại nhân dân thiệt đơn thiệt kép vô ngần
Hàng ngàn người dân sản xuất moi và thịt chó chỉ nhìn nhau mếu máo.
Mới đây thôi ông Bộ còn ra một quy định rất táo
Thi bằng lái xe phải đo vòng ngực trước tiên
Báo hại chị em suýt tốn biết bao tiền
Bơm ngực, mua phụ tùng để có thể lấy bằng mà di chuyển
Lại cái vụ Melamine mới đây làm rung chuyển
Những nông dân nuôi bò sữa khắp nơi
Sữa làm ra đem đổ xuống sông trôi
Mẹ nhìn con ứa nước mắt bởi những đòn tai bay vạ gió
Lời hứa của ông Bộ trưởng khi mới lên còn đó
Chỉ một vài năm mỗi người bệnh một giường
Trọn năm rồi ông Bộ trưởng đáng thương
Mới cãi rằng: “Tôi đâu có nói thế”.
Những bệnh nhân ngủ ngồi trên ghế
Dọc hành lang, ghép ba bốn càng nhiều
Thế mới hay lời hứa năm nào
Cũng chỉ để cho dân mình thêm một lần ăn bánh vẽ.

Về Giao thông:
Thật có quá nhiều nội dung mà thần không thể kể
Bởi nói ra thì giấy mực tốn quá nhiều
Chỉ Tâu lên để Ngọc Hoàng Thương đế cao siêu
Hiểu cho là mỗi năm hàng chục ngàn người lên đây chầu Người… rất đông đúc
Con số người bỏ mạng hàng ngày cứ đều đều mấy chục
Theo cái đà năm sau tăng hơn năm trước
Chục người bạn của thần mà thần rất mực kính yêu
Cũng đã bỏ mạng vì tai nạn giao thông mất ba còn bảy
Cái nạn này xem chừng còn nan giải.

Khắp Sài Gòn mọc lô cốt nơi nơi
Trẻ rơi xuống hố ga, bố mẹ kêu Trời
Người kẹt xe là chuyện thường ngày ở các quận
Đời sống người dân vô cùng lận đận
Mong có ngày đường rộng phố quang
Rồi mới đây lại có tin kinh hoàng
Nước Nhật xa xôi nổi khùng cúp viện trợ
Thần không thể kể ra đầu dây mối nhợ
Chung quy là vì nạn tham nhũng lan tràn
Người dân bây giờ chỉ biết kêu than
Sao cái bọn giặc giời kia không bị Trời tru đất diệt?

Tâu Ngọc Hoàng, nói vậy thần xin Người tha tội chết
Trách Ngọc Hoàng là chuyện trách oan
Ở nơi dương gian, có chính phủ đàng hoàng
Còn không thể kêu nói chi nơi Thiên giới
Tâu Ngọc Hoàng hiện nay nơi Hạ giới
Cầu sập đằng cầu, đường chờ lún khắp nơi
Chính phủ nói ra những kế hoạch động trời
Tăng giá đăng ký xe, rồi tăng thu lệ phí
Tất cả đều được ngợi ca hết ý.

Nhưng cuối cùng thì chỉ là chuyện… ba voi
Cảnh sát tăng cường đông đảo khắp nơi
Nhưng họ chỉ rình, chỉ chụp những người dân vô tội
Chuyện mãi lộ không còn là chuyện mới
Giờ đã thành chuyện đương nhiên có, khi đi đường
Khắp nơi nơi đầy những tiếng kêu thương
Của nhà xe, rồi đổ lên đầu dân đen tất cả
Những ngày qua thần cũng thật là vất vả
Vì thiếu mấy chục ngàn hối lộ để lên đến nơi đây
(Cá chép của thần đã lặn tận trời tây
Vì ô nhiễm môi trường không còn đất mà sống)
Đã bao năm nay chính phủ kiên quyết chống
“Cảnh sát nhận năm ngàn thì bị đuổi việc ngay”
Nhưng cuộc đời cũng lắm sự chua cay
Năm ngàn mất công thổi còi thì có ai thèm nhận?

Về đất đai tôn giáo:
Một điều mà thần vô cùng ân hận
Là không thể nào tâu kịp với Ngọc Hoàng
Chuyện năm rồi đất đai của Nhà Chung
Và của giáo xứ Thái Hà đã đương nhiên bị mất
Khi đó tất cả sóng điện thoại đều bị cắt
Cả một đoàn người và chó đông vô vàn
Chắn cả đường để làm dự án “vườn hoang”
Sức mạnh chính quyền được dịp phô đến đám xã hội đen cũng còn phải nể
Bên hàng rào sắt, cả ngàn giáo dân mặc kệ
Vẫn cất cao tiếng hát lời kinh
Những ngọn nến thơm, hương toả đến Thiên đình.

Nên thần biết Ngọc Hoàng đã nổi giận
Một trận mưa trái mùa nước trút xuống bất tận
Nhấn chìm cả thủ đô sau chỉ có một ngày
Dân bất lực rồi thì Tạo hoá đã ra tay
Để đám mất tính người kia một bài học cho sáng mắt
Thật buồn cười trong đám những “người ưu việt”
Có cả bằng Tiến sỹ là bộ trưởng hẳn hoi
Lại phun ra những câu nói động trời:
“Dân bây giờ khác dân ngày xưa, cứ ỷ vào nhà nước”
Nhân dân nơi nơi bừng lên cơn phẫn uất
Buộc ông ta lên xin lỗi, thế mới hay.

Nhưng xin chưa xong ông lại nói câu này:
“Đây là cuộc diễn tập lớn cho tương lai nước Việt”
Mấy chục mạng người dân đen đã chết
Để ông lấy làm trò diễn tập mua vui?
Không hiểu ai đã đặt vào miệng ông những lời
Không thể nói từ nào hợp hơn là: “Ngu xuẩn”.
Tâu Ngọc Hoàng, đây là những lời bất nhẫn
Được thốt ra bởi những lòng dạ bất nhân
Tất cả tội tình, thiên tai đổ hết lên đầu dân
Chỉ có công mới là tại thiên tài của đảng
Toà Khâm sứ, Thái Hà làm không yên lòng đảng
Cả bộ máy tuyên truyền xúm vào đánh hội đồng cụ Tổng Giám mục Giuse
Dân Việt Nam được trận cười thoả thuê
Kẻ chơi dao đã đứt tay mấy bận
Uy tín cụ Tổng vì thế mà tăng lên bất tận
Nhận uy tín bọn vô thần xuống đến tận bùn đen
Quả là Ngọc Hoàng ở cao nhưng lại rất minh
Soi cho toàn dân biết những gương mặt láng trơn mà đểu cáng
Người dân rỉ tai nhau: “Thế mới là xứng đáng
Cho những kẻ chuyên ngậm máu phun người”
Những oan hồn dân đen nơi chín suối ngậm cười
Kẻ thủ ác đã đến ngày trả giá.

Khắp thế giới danh từ Việt Nam liền với tính từ Nhục nhã
Do mọi cán bộ chức quyền của đảng gây ra
Từ vụ buôn sừng tê ở đất nước rất xa
Đến vụ ăn cắp hàng trong siêu thị Nhật
Rồi tính mạng người Việt nơi nơi được xem như là rác
Cấm vào nước này, đuổi khỏi nước khác như chơi
Những bé thơ khờ dại nơi quê người
Được đem làm trò chơi cho những tên bệnh hoạn
Không thể làm gì trước cảnh trớ trêu khốn nạn
Dân Việt Nam lại chỉ biết kêu Trời
Dân Việt bây giờ tứ tán khắp nơi
Nhưng Trời ở xa nên họ chẳng còn ai để cầu cứu nữa.

Tâu Ngọc Hoàng:
Chuyện này nói không thể nào hết cả
Vui nhất là trò đem giáo dân đi xử ở cửa quan
Cả hàng ngàn người đi trong trên đường phố đàng hoàng
Ăn mặc đẹp tuyệt vời như họ chính là người đi xử án
Những âm thanh đến giờ thần còn nghe vang vọng
“Xét xử công bằng, Thả người vô tội, án oan…”
Bên hàng rào sắt cả nghìn cảnh sát dàn ngang
Roi điện, dùi cui, chó, cán bộ và rất nhiều thứ khác
Có những thứ dân vừa thấy đã hồn xiêu phách lạc
Được đem ra trình diễn hòng doạ nạt giáo dân
Nhưng giáo dân vẫn kiên quyết vững tâm…
Giờ đứng tâu mà nghĩ đến chuyện này thần cũng đang phát hoảng.

Tâu Ngọc Hoàng:
Qua một năm dưới trần có nhiều chuyện lạ
Những tiếng nói công tâm chống tham nhũng đã bị vào tù
Cả đất nước này mấy trăm tờ báo có mắt như mù
Hôm nay là kẻ thù thì hôm sau là bạn
Thật không thể nào kể hết những trò khốn nạn
Của bọn đĩ mồm mang tên “báo Việt Nam”
Chúng bán cơ đồ, bán cả lương tâm
Để phục vụ một bọn người chuyên đi cướp đoạt
Cũng không thể nào nói ra đây những trò đốn mạt
Dùng xảo thuật cắt ghép, rồi dùng cả giáo gian
Và biết bao những xảo trá gian ngoan
Được huy động tối đa, chỉ trừ sự thật
Tất cả được nhà nước này chỉ đạo thường xuyên sàn sạt
Bất chấp mọi lẽ tự nhiên, mọi công lý ở đời
Nhưng càng vậy thì người dân càng hiểu đến ơn Trời
Rất công thẳng, phân minh và có ngày kẻ ác phải ngồi tính tội
Giáo dân Thái Hà đang ngày đêm mong đợi
Phiên toà sắp tới đây phúc thẩm mấy dân oan
Cũng như vụ kiện báo đài, dân có căn cứ đàng hoàng
Đã làm cho nhà nước đau đầu làm sao để không còn lộ ra mặt chuột.

Tâu Ngọc Hoàng:
Sớ này của thần chỉ vài lời viết vội
Vì hôm qua nhà thần bị mất điện ngang xương
Rồi hôm nay phải giấu dưới gầm giường
Nếu công an mà cầm được tờ này thì thần phải vào tù vì bị quy là phản động
Vì cái tội mà dù ai có thông minh tài cao học rộng
Cũng không thể nào hiểu được là “lợi dùng quyền dân chủ tự do”
Những cái mà người dân đang chỉ ước mơ
Lấy đâu ra để dùng mà đòi “lợi dụng”
Nhưng miệng lưỡi nhà quan là tiếng xích sắt kêu xủng xoảng
Nên dù Ngọc Hoàng nghe cũng hoảng, huống chi thần
Thần đã nghe những người là cộng sản lâu năm
Rằng nếu nhà tù đế quốc giống của ta thì đã tiệt nòi cộng sản
Những lời đe doạ kia làm thần phát hoảng
Nên vội vàng ba chân bốn cẳng chạy lên đây
Dù sớ của thần có chưa đủ, chưa hay
Xin Ngọc Hoàng xá tội cho thần vì hoàn cảnh này đặc biệt
Xin Ngọc Hoàng thương mà tha cho tội chết
Vì Việt Nam bây giờ đâu có được bình thường
Người dân Việt giữa quê mình mà phải tha hương
Huống chi thần chỉ là công cán nơi đất khách quê người trú ngụ
Nếu không được sự hài lòng của chính phủ
Thì dù đến Thái Lan rồi cũng không được cấp Visa
Ông dân biểu châu Âu còn kia đâu thần dám nói điêu ngoa
Thế nên thần phải giữ mồm giữ miệng
Xin Ngọc Hoàng nghe sớ này rồi cũng xin kín tiếng
Kẻo công an, cảnh sát phải nhọc công
Họ nhìn thần như quạ nhìn công
Khổ cho cái thân thần chắc gì đã an toàn tính mạng
Nếu không tin, xin Ngọc Hoàng đến nơi có Cộng sản
Người sẽ biết rõ ràng sự suy đồi xuất phát từ đâu.

Ngày Táo về trời 23 tháng chạp năm Mậu Tí
 
Con kiến đi kiện củ khoai!
An Dân
05:47 19/01/2009
THÁI HÀ - Tại Việt Nam, việc người dân kiện các cơ quan truyền thông một chiều vu khống, thông tin sai sự thật là chuyện xưa nay hiếm, là chuyện mò kim đáy bể.

Về vụ giáo dân Thái Hà kiện các cơ quan truyền thông nhà nước, nhiều người tặc lưỡi bảo: “Kiến kiện củ khoai. Kiện các cơ quan truyền thông là kiện Nhà nước, bởi trong tất cả các vụ việc nhạy cảm như vụ Thái Hà, cơ quan truyền thông đều được Đảng chỉ đạo và chỉ có nhiệm vụ nói theo Đảng”.

Khó thật! Nhưng, để đạt tới sự thật thì bao giờ chẳng khó.

Các giáo dân - nguyên đơn khởi kiện các báo đài trung ương và địa phương thông tin sai sự thật về vụ án oan xét xử họ ngày 8/12/2008 vừa qua, cho biết: dù biết rằng kiện báo đài là “con kiến kiện củ khoai”, nhưng họ vẫn khiếu kiện để bảo vệ danh dự và quyền lợi của mình, nhất là để các cơ quan truyền thông một chiều một lần ý thức về nhiệm vụ nói thật của mình. Họ không hy vọng thắng kiện, nhưng với tất cả bằng chứng và các nhân chứng sẽ làm chứng cho họ, thì dù thua hay thắng, chân lý vẫn đứng về phía họ và đó là điều khó xử đối với nhà cầm quyền Việt Nam – một chính thể không có sự thật và luôn sợ sự thật.

Sự thật là, ngày 8 tháng 1 năm 2009 vừa qua, khi họ tới nộp đơn khởi kiện Báo Hà Nội Mới và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) tại Tòa án quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, thì được nhân viên ở các tòa án này cho biết: “Đây là lần đầu tiên họ tiếp nhận một vụ khiếu kiện như vậy”. Do đó, họ cần phải xin ý kiến cấp trên và hẹn tới 15 tháng 1 năm 2009 sẽ trả lời có thụ lý vụ án hay không.

Ngày 15 tháng 1 năm 2009, đúng hẹn, các giáo dân tới nhận kết quả thì được trả lời: “Đây là vụ việc nhạy cảm nên để sau phiên tòa phúc thẩm sẽ cứu xét”. Sau khi bị các nguyên đơn phản đối về lề lối làm việc tắc trách, quan liêu, thiếu tôn trọng người dân, bao che cho những sai trái, coi thường pháp luật, đánh lận con đen… tòa án tiếp tục hẹn các giáo dân ngày 5 tháng 2 năm 2009 sẽ cho biết kết quả.

Quả là khó xử cho các cơ quan pháp luật khi phải xứ lý một vụ việc như vậy. Nếu xử cho dân thắng thì đảng thua muối mặt mà xử dân thua thì đảng không những không thắng lại còn bị mất mặt. Cứ lẽ thường tình, với những bằng chứng và nhân chứng các giáo dân đang có trong tay, thì giáo dân sẽ là người thắng kiện.

Khó thật!

Chưa biết vụ án có được thụ lý hay không và thụ lý lúc nào, nhưng ngay từ bây giờ, việc giáo dân Thái Hà khiếu kiện các cơ quan truyền thông nhà nước thông tin sai sự thật đang được công luận chú ý. Người ta chú ý bởi sự hy hữu của nó chỉ một phần, điều quan trọng hơn là có rất nhiều người dân, thậm chí cả doanh nghiệp, là nạn nhân của truyền thông một chiều, thứ truyền thông chuyên cố tình dựng chuyện, bóp méo sự thật, đang chờ xem sự thể vụ này sẽ đi đến đâu. Liệu qua vụ này có le lói cho họ một chút hy vọng vào công lý hay không?

Còn nhớ cách đây chưa lâu, Báo Vietnamnet cũng bị chủ nhà hàng Phố Núi kiện ra Tòa án quận Đống Đa. Bà chủ nhà hàng Phố Núi yêu cầu VNN phải đăng cải chính trên trang nhất và bồi thường 300 triệu đồng. Đúng 5 tháng sau, Vietnamnet phải đăng tin cải chính, xin lỗi và bồi thường (theo cách nói hoa mĩ của báo chí Việt Nam là “hỗ trợ”) cho nhà hàng này 120 triệu đồng. Tất nhiên, Vietnamnet đã phải chạy đôn chạy đáo thu xếp để phiên tòa không diễn ra! Nhưng đó chỉ là chuyện giữa Vietnamnet và nhà hàng Phố Núi.

Vụ việc các giáo dân đòi các cơ quan truyền thông tôn trọng sự thật thực ra cũng không khác vụ việc các giáo dân đòi hỏi sự thật về khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng. Có thể gọi đây là vụ án: “Công lý phần ba” (phần một đòi đất, phần hai kêu oan, phần ba đòi quyền lợi và danh dự).

Nhiều ý kiến cho rằng nhà nước sẽ không đủ can đảm để thụ lý vụ án này, bởi họ thừa biết thủ phạm chính là họ. Nhà nước sẽ chỉ đạo không thụ lý vụ án này bởi nếu thụ lý thì Đảng sẽ mất đi sự tiếp tay của cả một hệ thống báo chí nô dịch, bồi bút vốn từ xưa tới nay đã và đang là chiến lũy cuối cùng bảo vệ đảng và đảng đang và đã ra sức bảo vệ.

Nhà nước sẽ chỉ đạo không thụ lý vụ án, còn bởi nếu thụ lý vụ án này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ lại phải ra tiếp một thông tư như vừa rồi đã phải ra một Thông tư về “Quản lý đất đai tôn giáo”. Hoặc Quốc hội sẽ phải ra một nghị quyết số 23 phẩy/NQQH trong đó nói rõ: “Nhà nước không xem xét việc xét xử báo đài nhà nước đã vu cáo bôi nhọ, đưa tin sai sự thật hoặc kết tội những công dân có nguồn gốc là công giáo trong quá trình thực hiện các chính sách về tuyên truyền trong giai đoạn phục vụ lên án giáo dân và tu sĩ Thái Hà và Tòa Khâm sứ”.

Hay thật!

Chuyện tưởng nhỏ mà lại hóa to.

Các nhà báo có lương tri, yêu mến sự thật, yêu mến dân tộc, nên nhân vụ việc này, can đảm đòi lại “quyền nói sự thật của mình”, “quyền tự do ngôn luận”, “quyền tự do báo chí”, giúp dân tộc tiến dần tới một xã hội dân sự, phát triển ổn định, bền vững.

Các vị lãnh đạo tôn giáo nên ủng hộ mạnh mẽ các giáo hữu của mình trong công cuộc đi tìm sự thật cho bản thân cũng là tìm về một nền công lý và hòa bình đích thực cho dân tộc. Hơn 60 năm qua, các tôn giáo, cách riêng Giáo hội Công giáo Việt Nam đã là nạn nhân của nền báo chí độc quyền, vì thế đã tới lúc cần lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi của Giáo hội, của dân tộc và của những dân oan không có tiếng nói.

Cơ hội chỉ có một.

Biết rằng kiến kiện củ khoai! Nhưng, nếu không lên tiếng thì ai nào lên tiếng!
 
Chuyện hài cuối năm Mậu Tý: Giải thưởng cho sự dối trá
Gioan Nguyễn Thạch Hà
05:48 19/01/2009
HÀ NỘI - Thông tin phóng viên Nguyễn Việt Chiến được đặc xá trước thời hạn khiến cho những ai yêu mến sự thật, yêu mến một nhà báo dám nói thật, vui mừng và nghĩ rằng nhà cầm quyền cũng đã biết trân trọng sự thật và sự thật đang khuấy động lương tâm của những kẻ cầm quyền.

Thế nhưng, việc Hội Nhà báo Hà Nội quyết định trao giải thưởng cho Báo Hà Nội Mới và Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội vì đã “tích cực đi bên lề phải”, cung cúc tận tụy làm nô dịch trong vụ việc Thái Hà – Tòa Khâm sứ và nhất là đã cắt xén cách bất lương và “đưa tin sớm nhất về các phát biểu của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt liên quan tới tấm hộ chiếu Việt Nam mà sau này truyền thông Việt Nam nhân rộng thành chiến dịch” (BBC), khiến mọi người chưng hửng.

Còn nhớ vụ nhà giáo ưu tú Đỗ Việt Khoa được Bộ Giáo dục trao tặng bằng khen vì đã dám “chống tiêu cực trong thi cử”, khiến nhiều người có lương tri phải thốt lên: “Việc nói lên tiếng nói sự thật là trách nhiệm của con người. Trao tặng bằng khen cho một người dám nói thật thì chẳng hóa ra việc nói sự thật bây giờ đang trở thành thứ quý hiếm trong xã hội hay sao?”

Việc Hội Nhà báo Hà Nội trao giải nhất cho Báo Hà Nội Mới và Đài Truyền hình Hà Nội mới thật là một cú sốc, là sự phỉ báng pháp luật và chân lý.

Những ai theo dõi vụ việc Thái Hà và Tòa Khâm sứ thì đều nhớ những bài báo bịa đặt, dựng chuyện, bóp méo sự thật của Báo Hà Nội Mới, những màn dàn dựng để phỏng vấn các giáo dân giả, bắt các cựu chiến binh tháo huy chương làm giáo dân cốt cán hay những giáo dân đã chết cách đây cả chục năm đưa lên truyền hình.

Kinh tởm nhất là vụ các cơ quan truyền thông nhà nước, cách đặc biệt là Báo Hà Nội Mới và Đài Truyền hình Hà Nội, đã hè nhau đánh hội đồng, đấu tố Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt khi cắt xén cách ác ý câu nói của ngài.

Việc nhà cầm quyền trơ trẽn trao giải thưởng cho các nhà báo bất chấp lương tâm, bất chấp đạo đức của người làm báo quả là một nỗi nhục cho dân tộc và là thách thức tất cả những ai có lương tri.

Không biết những nhà báo được trao giải khi nhận giải thưởng có cảm thấy nhục không nhỉ??? Phần thưởng hôm nay họ nhận có khiến lương tâm họ cắn rứt không??? Con cái họ khi nhìn thấy giải thưởng này chúng có tự hào về người thân của chúng không???

Chuyện dối trá ở Việt Nam đã trở thành quốc nạn. Nhưng trao giải thưởng cho những nhà báo có thành tích nói láo thì chỉ có ở Việt Nam và chỉ có ở dưới chế độ Cộng sản.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Hòa bình chỉ có khi công lý và sự thật được nhìn nhận”.

Con đường tìm công lý và hòa bình cho dân tộc đang vấp phải một thử thách lớn khi nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục bẻ cong công lý bằng cách trao giải thưởng cho những ngòi bút nô dịch, "chuyên đi bên lề phải" và nhất là trao giải thưởng cho những cá nhân và tập thể nhà báo đã có thành tích nói láo trong vụ Tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái Hà.

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2009
 
Vụ Tết Mậu Thân (1968), bóng tối lịch sử đã sáng dần?
Nguyễn Đức Cung
05:56 19/01/2009
Năm ngoái, tại buổi lễ tổ chức kỷ niệm 40 năm “Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” tại Dinh Độc Lập cũ ngày 01-02-2008, có sự tham dự của Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhiều quan chức CS cao cấp khác, Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính Trị và là Bí thư Thành ủy Sài Gòn đã vẫn theo một luận điệu huênh hoang cũ rích khi cho rằng: “Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ lên một bước mới, tạo ra bước ngoặt lớn, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, làm rung động nước Mỹ và vang xa ra cả thế giới... Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân là một biểu tượng sáng ngời về ý chí cách mạng quật cường của quân và dân, biểu thị tinh thần độc lập, sáng tạo, tài trí, mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng. Xuân Mậu Thân đã để lại cho các thế hệ mai sau nhiều bài học có ý nghĩa sâu sắc mang giá trị vĩnh cửu...” 1

Trong chiến tranh Việt Nam (The Vietnam War), Biến cố Tết Mậu Thân (1968) mà sử sách của chế độ cộng sản Hà Nội gọi là Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa (TCK-TKN) đã được các sử gia ngoại quốc xem là một bước ngoặc lớn trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Biến cố Mậu Thân đã để lại nhiều ấn tượng xen lẫn kỷ niệm tang thương, đau lòng trong rất nhiều đồng bào Việt Nam tại Huế – Thừa Thiên cũng như đồng bào Miền Nam vì cái chết của biết bao người thân trong gia đình, bạn hữu, quân dân chính các cấp, các tu sĩ tôn giáo, các giáo sư đại học ngoại quốc và dân lành vô tội.

Hơn bốn thập niên trôi qua, nhiều bí ẩn do biến cố Mậu Thân vẫn còn tồn đọng khiến cho giới nghiên cứu sử học cũng phần nào băn khoăn đúng như có người đã cho rằng: “Tết Mậu Thân vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Từ một mức độ nào đó, có người sẽ nghĩ họ đã có cái nhìn toàn diện về Tết Mậu Thân, nhưng ở một góc độ khác, nhiều người sẽ vẫn không thể hiểu và giải thích sự kiện này.” 2

Tuy vậy, ngày nay với sự lên tiếng của rất nhiều giới có liên quan tới biến cố Tết Mậu Thân, ngay những người sống trong hàng ngũ Cộng Sản cho đến các thân nhân các nạn nhân còn sống ở hải ngoại, sự thật lịch sử đã được phơi bày ra ánh sáng và mặc dù chính quyền Cộng Sản trong nước cố kéo níu cán cân lịch sử về phía mình, tập trung nỗ lực khai thác cái gọi là chiến thắng Mậu-Thân của họ, sự thật vẫn là sự thật và dĩ nhiên tội ác lịch sử do chính họ gây ra đối với đồng bào Huế nói riêng và nhân dân Miền Nam nói chung trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân cũng vẫn còn nằm trong bản cáo trạng nặng nề không thể nào xóa sạch vết nhơ được.

1.- Tết Mậu Thân, điểm mốc nhìn về quá trình nỗ lực xây dựng Miền Nam và cuộc tranh chấp quyền bính trong đảng Cộng Sản Miền Bắc.

1.1. Nỗ lực xây dựng một Miền Nam trù phú và tự do.

Theo hiệp định Genève ký ngày 20.7.1954, nước Việt Nam phải chia làm hai tại vĩ tuyến 17 mà miền bắc thuộc về chế độ Cộng Sản và miền nam thuộc về chế độ quốc gia. Người Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ cho rằng đáng lẽ ra họ phải được chia từ vĩ tuyến 11 hay 13 tức tại Nha Trang nhưng vì áp lực của phái đoàn Trung Quốc do Chu Ân Lai cầm đầu nên phải tạm thời chấp nhận đường ranh của sông Bến Hải tại Quảng Trị. Dĩ nhiên Việt Minh không thể dễ dàng chấp nhận phần thua thiệt cho mình. Họ đã gài cán bộ lại Miền Nam, chôn cất vũ khí, một số cán bộ CS được lệnh lập gia đình để lại vợ con với mục tiêu tính chuyện đáo hồi Miền Nam. Tám mươi ngàn cán binh CS tập kết ra Bắc năm 1954, sau hiệp định Genève được hứa hẹn tạm thời ổn định cuộc sống tại Miền Bắc, cũng sẵn sàng để trở lại địa bàn hoạt động cũ.

Cũng theo hiệp định Genève, sau hai năm sẽ có hiệp thương tổng tuyển cử giữa hai miền nam bắc để thống nhất đất nước nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bác bỏ đề nghị tổng tuyển cử của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng khi ông cho rằng Việt Nam Cộng Hòa không ký vào bản hiệp định Genève nên không bị ràng buộc bởi văn kiện này. Đây là lý do để Miền Bắc nhất quyết nuôi tham vọng thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực.

Trong cuộc chiến giữa hai miền nam và bắc Việt Nam, vai trò hệ tư tưởng là một khâu quan trọng và trong khi Miền Bắc sống trong ý thức hệ Cộng Sản thì tại Miền Nam, các nhà lãnh đạo thời Đệ I Cộng Hòa đã đưa ra chủ thuyết Nhân Vị (Personalism) làm đòn bẩy cho các hoạt động xây dựng các cơ chế dân chủ, xã hội của mình, ngoài những thành công trong nỗ lực xóa bỏ tàn tích của chế độ thực dân, định cư cho gần một triệu đồng bào từ Bắc vào.

Một sử gia ngoại quốc, Robert Scigliano, thuộc Viện Đại Học Michigan đã nhận xét: “Chủ nghĩa Nhân Vị nhấn mạnh đến sự điều hòa những ước vọng vật chất cũng như tinh thần của cá nhân với các nhu cầu xã hội của cộng đồng và các nhu cầu chính trị của quốc gia. Nó nhằm tìm kiếm một con đường trung dung giữa chủ nghĩa cá nhân tư bản và chủ nghĩa tập thể mác xít.”3

Về phương diện tổ chức đời sống xã hội, nhất là ở nông thôn, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng hàng chục ngàn khu trù mật và ấp chiến lược, mà như Tiến sĩ Lâm Thanh Liêm đã mô tả “Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đấy sinh sống trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng thống Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ với “Việt Cộng”, giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được.”4

Sử gia Robert Scigliano cho biết Cộng Sản Hà Hội ầm ĩ phản đối chính sách Khu Trù Mật vì ngoài việc ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu Trù Mật được xây dựng tại những địa điểm chiến lược chẳng hạn dọc theo một trục giao thông chính hay một trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản.

Về quốc sách Ấp chiến lược, nữ ký giả Suzanne Labin đã ghi nhận: “Nông dân sống rải rác dọc theo các con kênh, được yêu cầu dời chuyển để qui tụ lại thành nhiều làng, tập trung theo kiểu Âu châu... Mỗi làng được rào vững chắc bằng hàng rào kẽm gai hoặc hàng rào tre vót nhọn đằng sau có tăng cường hệ thống hào rộng gài mìn để chận đúng Việt Cộng mò vào ban đêm.”5

Chính sách Ấp chiến lược được thực hiện từ năm 1961 với sự cố vấn của Sir Robert Thompson, chuyên viên về chiến thuật phản nổi dậy người Anh cùng với hai người bạn là Desmond Palmer và Dennis Duncanson.

Nhận dịnh tổng quát về chính sách Ấp chiến lược, tác giả Nguyễn Văn Châu khẳng định: “Quốc sách Ấp chiến lược sau hai năm đã thành công trong việc ngăn chặn làm cho Việt Cộng không còn sống bám rút bòn nhân dân. Vấn đề an ninh làng ấp được vững vàng hơn, quân đội chính quy quốc gia trở thành lực lượng hành quân chủ lực gây cho du kích cộng sản nhiều thất bại đáng kể, khiến cho các lực lượng du kích rơi vào thế bị động và mất thăng bằng sau khi đã mất hạ tằng cơ sở. Tinh thần quân đội quốc gia lên cao, dân chúng được bảo vệ an ninh và du kích Việt Cộng càng ngày càng hồi chánh về đầu thú với chính quyền Việt Nam cộng Hòa.”6

Bà Suzanne Labin nhắc lại câu nói mang tính cách cô đọng về chính sách phản du kích của Tổng Thống Ngô Đình Diệm rằng: “...để nghiền nát quân thù giữa CÁI BÚA của sức mạnh cơ động và HÒN ĐE của các ấp chiến lược.” 7

Ngoài ra cũng phải kể đến nền kinh tế Miền Nam lên rất cao, dân chúng có cuộc sống sung túc, xã hội ổn cố, đạo đức được cổ xúy, đề cao, tệ nạn xã hội biến mất dần.

Thêm vào đó, cán bộ hoạt động trong ngành an ninh tình báo của quốc gia có lý tưởng, nhiệt tâm và kế hoạch nhờ đó tiêu diệt được hầu hết hạ tầng cơ sở của Việt Cộng. Các đợt tố cộng, đặt CS ra ngoài vòng pháp luật với sắc luật10/59 đã khiến CS miền bắc ầm ĩ phản đối.

Nhưng chỉ vài ngày sau cuộc đảo chính 1-11-1963, giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, Dương Văn Minh và nhóm tướng lãnh cầm quyền, những kẻ mà chính Tổng thống Hoa Kỳ Johnson đã gọi một cách khinh bỉ là “lũ côn đồ ác ôn đáng nguyền rủa ( a goddamn bunch of thugs)”, đã cho lệnh phá bỏ 16.000 ấp chiến lược, thả các cán bộ tình báo của CS, buông lỏng nông thôn cho VC mặc sức hoành hành, bỏ tổ chức nghĩa quân, dân vệ. Khi được tin ông Diệm bị lật đổ và bị giết, Hồ Chí Minh đã nói với ký giả thân Cộng Wilfred G. Burchett: “Tôi không ngờ tụi Mỹ ngu đến thế.” 8 Sử gia Ellen J. cho biết: “Đài phát thanh Hà Nội đã trích dẫn báo Nhân Dân nói rằng do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu, tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao năm để xây dựng.”9

1.2. Tranh chấp quyền bính ở Miền Bắc trong xã hội chuyên chính vô sản.

Năm 1956, tại Miền Bắc, quyền lực lẽ ra phải lọt vào tay Võ Nguyên Giáp thì lại chuyển về tay Lê Duẩn vốn là khuôn mặt rất bình thường, sau khi Trường Chinh vì thất bại trong Cải cách Ruộng đất đã mất chức Tổng Bí Thư. Cả Hồ Chí Minh cũng như một số nhân vật lãnh đạo cao cấp chung quanh ông có thể rất ngại phải trao quyền lực cho Võ Nguyên Giáp vì với hào quang sáng chói của Điện Biên Phủ, Giáp sẽ trở thành người khó sai khiến. Từ năm 1956 đến 1960, Hồ Chí Minh là Chủ Tịch Đảng kiêm Tổng Bí Thư. Đại Hội III vào tháng chín năm 1960 đã bầu Lê Duẩn vào thay chỗ Trường Chinh. Lê Đức Thọ với chức Trưởng ban Tổ chức Đảng là người trợ giúp đắc lực cho Lê Duẩn trong việc thâu tóm quyền lực.

Với chủ trương “trí phú địa hào, đào tận gốc, tróc tận rễ”, Đảng Lao Động VN đã thành công trong việc loại hết các chướng ngại vật trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc qua năm đợt cải cách ruộng đất, giết hại khoảng 172.008 người mà trong đó có 123.266 người bị chết oan (nghĩa là khoảng 71, 66%). Một số văn nghệ sĩ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm như Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Văn Cao, Nguyễn Mạnh Tường v.v... chủ trương đòi tự do sáng tác cho văn nghệ đã bị thẳng tay đàn áp, đưa đi cải tại ở nông thôn. Tôn giáo cũng bị cấm cản triệt để với việc tịch thu đất đai, các bất động sản, nơi thờ phượng của các tôn giáo.

Theo Tiến sĩ Liên Hằng T. Nguyễn, giáo sư khoa Sử trường đại học Kentucky: “Khi cuộc chiến thứ hai ở Đông Dương vừa bắt đầu, trong nội bộ Đảng nổi lên những phe chống đối nhau, có thể tạm chia thành hai phe đối lập nhưng không đồng nhất như sau: Phe thứ nhất gồm những người muốn tập trung xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và phe thứ hai gồm những người muốn tiến hành chiến tranh cách mạng ở miền Nam.” 10 Với việc xuất hiện của Lê Duẩn trong vai trò Tổng Bí Thư, các nỗ lực của phe chủ chiến nhằm vào việc thanh lý nội bộ, loại trừ các nhóm thuộc khuynh hướng chủ hòa. Một số các nhân vật miền Nam như Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm hoặc bị coi là có tư tưởng thân Liên Xô như Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Trần Minh Việt, Đặng Kim Giang, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Văn Doãn, Nguyễn Văn Vịnh v.v... đã bị bắt hoặc bỏ trốn sang Liên Xô.

Một chuyên gia nước ngoài như giáo sư Douglas Pike đã ghi nhận sự cạnh tranh và khác biệt trong tư tưởng quân sự giữa hai tướng Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Vịnh tức Nguyễn Chí Thanh. Trong một bài viết năm 1966 Võ Nguyên Giáp cho rằng cuộc xung đột ở Miền Nam là một cuộc chiến kéo dài và rằng chiến lược quân sự có thể mất nhiều năm để đạt thắng lợi. Tướng Giáp nói rằng ông không tin vào các trận đánh sử dụng đơn vị chính quy lớn vì điều này có lợi cho chiến lược của kẻ thù. Tướng Nguyễn Chí Thanh đã có phản ứng ngay lập tức. Trong một bài viết đăng trên tạp chí Học Tập, tướng Thanh cho rằng chiến lược tấn công ở miền Nam là con đường đúng dẫn đến thắng lợi và nói thêm rằng lập luận của những người chỉ trích là không lô-gic. Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh đã trở thành đồng minh gần gũi nhau là vì ngay từ đầu hai người cùng có quan điểm rằng con đường dẫn đến thắng lợi ở miền Nam phụ thuộc vào quân sự. 11 Nguyễn Chí Thanh được cử giữ chức vụ Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị và được điều vào miền Nam làm Chỉ Huy Trung Ương Cục Miền Nam. Theo lời của giáo sư Pierre Asselin của một đại học ở Honolulu, “bằng cách đề bạt và tạo điều kiện cho sự nghiệp của tướng Nguyễn Chí Thanh, ông Lê Duẩn thành công trong việc tạo nên một thần tượng mới trong quân đội.” 12

Ngoài ra có một điểm quan trọng mà tác giả Liên Hằng T. Nguyễn không quên nhắc tới đó là: “Đến năm 1963, nhờ vào tình hình biến động ở Sài Gòn và Bắc Kinh, phe chủ chiến có cơ hội đẩy mạnh chiến tranh. Với mối rạn nứt ngày càng lớn trong thế giới cộng sản, phe chủ chiến nhân cơ hội đó tăng cường chiến tranh tại miền Nam đang ngày một nóng bỏng.” 13

2.- Các yếu tố tạo nên bước ngoặc trong vụ Tết Mậu Thân, các chiến thuật sử dụng trong chiến tranh.

Đưa một người có kinh nghiệm nhiều năm với Nam bộ và tương đối có thành tích ở tù lâu như Lê Duẩn lên làm TBT và Lê Duẩn đã tìm được một đồng minh mới trong quân đội là Nguyễn Chí Thanh, rõ ràng con đường đảng Lao Động Việt Nam lựa chọn chính là biện pháp lật đổ Miền Nam bằng quân sự.

2.1. Một phương án đã chọn và viện trợ quân sự của phe CS.

Giai đoạn những năm cuối cùng của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, Miền Nam với sự hữu hiệu của hệ thống Ấp Chiến Lược và các Khu Trù Mật, an ninh nông thôn đã được bảo đảm, cuộc sống người dân no ấm, có tương lai rõ ràng cho nên các lực lượng Cộng Sản không hoạt động kiến hiệu nhất là các lực lượng du kích địa phương. An ninh của nông thôn Miền Nam chính là trở lực cản đường tiến Cộng quân và dĩ nhiên muốn tiến CS phải tìm cách vượt chướng ngại vật nghĩa là rẽ theo một hướng khác. May mắn cho Hà Nội khi chính Hoa Kỳ ra tay tháo gỡ khó khăn do chế độ của Cố TT Ngô Đình Diệm gây ra. Tháng 11 năm 1963, sau cái chết của hai anh em ông Diệm và John F, Kennedy, Hà Nội có trước mắt hai giải pháp phải chọn lựa đó là thương thuyết với chính quyền mới ở miền Nam và củng cố những thắng lợi vũ trang của quân nổi dậy ở nông thôn hoặc dốc toàn lực quân sự để giành chiến thắng cấp tốc trước khi Hoa Kỳ có thể can thiệp. Giáo sư Liên Hằng T. Nguyễn cho biết: “Trong phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Ủy Ban trung Ương bắt đầu ngày 22 tháng 11 năm 1963, Hà Nội chọn phương án gia tăng chiến tranh. Nói cách khác, phe chủ chiến đạt được ủng hộ tuyệt đối năm 1963, điều mà họ từng mong muốn trong năm 1959: huy động cả miền Bắc tập trung vào cuộc chiến, gia tăng số lượng gửi quân và khí giới về hướng Nam của vĩ tuyến 17. Cũng trong phiên họp này đã xuất hiện những ý kiến chiến lược được coi là phôi thai cho cuộc tấn công TMT sau này. Áp dụng một số điểm trong học thuyết quân sự của Mao với những thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của Việt Nam. Hà Nội tuyên bố rằng cuộc chiến ở miền Nam đòi hỏi một “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy”mà không nhất thiết phải theo đúng ba bước mà chiến lược của Mao đề ra.” 14

Don Oberdorfer trong tác phẩm Têt, the turning point in the Vietnam War cho biết chiến lược của Mao là: “Trong giai đoạn đầu, lực lượng cách mạng còn yếu nên phải rút về nông thôn để phát triển mạnh lên. Kẻ thù buộc phải phân tán mỏng lực lượng để truy kích thì cách mạng bắt đầu dùng du kích tiêu diệt để làm suy yếu địch. Cuối cùng là giai đoạn Tổng Công kích cũng gọi là Tổng Phản công mà theo lý thuyết của Mao, giai đoạn này là một diễn tiến dài.”15

Trong tác phẩm Việt Nam 1945-1995, chiến tranh, tị nạn, bài học lịch sử, tập I, Giáo sư Lê Xuân Khoa viết rằng: “Từ năm 1965 đến cuối 1967, Quân Đội Giải Phóng Miền Nam (QĐGPMN) gồm cả bộ đội chủ lực từ miền Bắc đã không thể đương đầu với hỏa lực và tính di động của quân đội Mỹ và có nguy cơ thất bại nếu kéo dài tình trạng cầm cự bằng chiến tranh tiêu hao. Vì vậy Bộ Chính Trị ở Hà Nội thấy cần phải sớm chấm dứt cuộc chiến bằng một trận đánh quyết định như trận Điện Biên Phủ năm 1954. Theo cựu đại tá Bùi Tín, “đến cuối năm 1967,quân đội Sài Gòn và quân đội Mỹ hoạt động mạnh, mở nhiều chiến dịch tiến công, quân Bắc Việt thường ở thế đối phó, giữ lực lượng, rút ra xa và mất nhiều khu vực đông dân. Vì thế, năm 1968 họ cần một đợt hoạt động mạnh để giành lại thế chủ động, cải tiến thế trận.”16

Yếu tố thứ hai tạo nên chướng ngại vật lần này không phải là cơ cấu tổ chức của nông thôn Miền Nam nhưng là sức mạnh chiến tranh của Hoa Kỳ. Trong bài Từ Xuân Kỷ Sửu 2009 nhìn về: Những điều chưa giải mã trong trận Mậu Thân 1968, (Web Thông Luận, ngày 13.01.2009), bình luận gia Trần Bình Nam có nhắc đến việc cuối năm 1965 khi tướng Giáp đưa các sư đoàn thiện chiến của Bắc Việt thử lửa với sư đoàn kỵ binh không vận của Hoa Kỳ (một sư đoàn di chuyển hoàn toàn bằng trực thăng) và cuối cùng đánh không lại phải chạy thoát thân qua bên kia biên giới Căm Bốt, ông biết quân đội Bắc Việt không thể đánh trực diện với quân đội Hoa Kỳ. Theo ông Giáp cuộc chiến đấu để chiếm miền Nam chỉ có thể thực hiện bằng chiến tranh hao mòn cho đến khi Hoa Kỳ mệt mỏi. Nhưng bộ ba Lê Duẩn, Trường Chinh và Nguyễn Chí Thanh (đại tướng ngang cấp với Võ Nguyên Giáp) cho rằng cần đánh mạnh đánh mau và đánh một cách liều lĩnh mới hy vọng chuyển đổi thế cờ.

Tháng giêng năm 1967, Tướng Nguyễn Chí Thanh đề xuất chiến dịch TCK-TKN để thay thế chiến tranh tiêu hao của Bộ trưởng Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp và đề xuất này đã được Bộ Chính Trị chấp thuận.

Nhân dịp kỷ niệm Cách Mạng Tháng 10 Liên Xô, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Duy Trinh đã lên đường qua Moscow vào cuối tháng 10 năm 1967 để dự lễ. Phái đoàn này trên đường đi đã ghé qua Bắc Kinh để xin quân viện. Bắc Kinh đã hứa gửi 300.000 lính phòng không và công binh, cung cấp hỏa tiễn 107 và 240 ly, các thứ quân dụng, lương khô, thuốc men. 17

Tại Liên Xô, phái đoàn được hứa cấp thêm đại bác 130 ly, chiến xa, T, phản lực cơ Mig 21 và các loại vũ khí nặng khác.

Việc xây dựng đường Trường Sơn do Binh đoàn Trường Sơn 559 cũng gọi là đường mòn Hồ Chí Minh nằm trong nỗ lực tăng viện người và vũ khí cho các chiến trường Miền Nam. Theo John Prados trong tác phẩm The Blood Road, The Ho Chi Minh Trail and the Vietnam War, ngay từ năm 1964, Tướng Nguyễn Chí Thanh cũng đã vào miền Nam qua con đường này. 18

Một biến cố quan trọng xảy ra có liên quan rất mật thiết với cuộc TCK-TKN đó là cái chết đột ngột của Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Trong tác phẩm Tet, the turning point in the Vietnam War, Don Oberdorfer đưa ra thuyết thứ nhất dẫn nhiều nguồn tin của các giới chức quân sự Hoa Kỳ cho rằng Nguyễn Chí Thanh bị thương nặng tại miền Nam, được chuyển qua Căm-pu-chia và đưa về Bắc bằng máy bay, điều trị tại bệnh viện 108 và chết. Thuyết thứ hai của Judy Stowe thuộc đài phát thanh BBC cho biết tướng Nguyễn Chí Thanh dự cuộc họp của Bộ Chính Trị tại Hà Nội, và ngày 6-7-1967, trong buổi tiệc sau đó, Tướng Thanh bị ngộ độc chết (có nguồn tin nói ông bị hãm hại). Tướng Thanh chết lúc 53 tuổi.

Trong tác phẩm The Tet offensive, Intelligence failure in war, James J. Wirtz cho rằng mặc dù có nhiều ý kiến bất đồng về nguyên nhân và thời điểm liên hệ đến cái chết của Tướng Nguyễn Chí Thanh, nhưng rõ ràng là ông chết vào nửa đầu 19 năm 1967. Trong chú thích số 1, trang 51, sách đó, James J. Wirtz cho biết “ trong chiến tranh, các viên chức cộng sản cho rằng Tướng Thanh chết vì bệnh tim. Tướng Westmoreland nói rằng Tướng Thanh chết sau khi được chuyển ra Hà Nội vì các vết thương ở ngực do một trận oanh kích của B-52 trên đất Căm-pu-chia vào tháng Bảy 1967. Dave Richard Palmes đồng ý với Westmoreland về thời điểm và nguyên nhân cái chết của Tướng Thanh. Robert Shaplen viết rằng Thanh chết thời gian đầu năm 1967 do bị thương vì B-52 tại tỉnh Tây Ninh (có lẽ Shaplen không biết những trận oanh kích B-52 trên Căm-pu-chia khi ông viết sách của ông). Trái lại, Stanley Karnow cho rằng Thanh chết vì ung thư tại một bệnh viện ở Hà Nội trong mùa hè 1967.”

2.2. Một nghị quyết chính trị mang đầy tính lừa đảo.

Tháng 1 năm 1968, Đảng CSVN đã đưa ra một nghị quyết gọi là Nghị Quyết 14 nhằm vẽ ra trước mắt dân và quân miền Bắc một viễn tượng chiến thắng hết sức lạc quan như sau mà thực chất chỉ là một xảo thuật nhằm đánh lừa nhân dân miền Bắc. Nhà báo Phạm Trần đã vạch rõ tính lừa đảo trong bản nghị quyết đó và cho rằng đây là bằng chứng hùng hồn nhất của sự đánh lừa dân và quân miền Bắc.

Về mặt chính trị, Nghị quyết đã chủ quan khi viết rằng:

“Quần chúng nhân dân ở các thành thị và những vùng còn tạm bị địch chiếm ở miền Nam đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa với những hình thức khác nhau. Hàng triệu quần chúng đang sục sôi cách mạng và sẵn sàng vùng lên, sẵn sàng hy sinh tất cả để giành cho được độc lập, tự do, hòa bình, cơm áo, ruộng đất. Nhân dân lao động miền Nam, nhất là công nhân ở Sài Gòn – Chợ Lớn, đang vùng dậy mạnh mẽ, mở ra mợt khí thế mới đấu tranh quyết liệt chống Mỹ và tay sai trong các thành thị.”

“... Cuộc tiến công của các lực lượng vũ trang trên các chiến trường chính và sự nổi dậy của nhân dân ở các thành thị lớn là hai mũi tiến công chính kết hợp chặt chẽ với nhau, trợ lực lẫn nhau và thúc nay toàn bộ cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa khắp cả ba vùng thành thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi. Đặc biệt, cuộc tiến công của các lực lượng vũ trang và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân ở các thành thị lớn là mũi nhọn thọc vào yết hầu của địch, có tầm quan trọng quyết định đối với toàn bộ chiến trường và toàn cuộc chiến tranh... Vì vậy, tất cả những cuộc công kích và khởi nghĩa ở các vùng khác trên chiến trường miền Nam đều có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các thành thị và trợ lực đầy đủ cho các cuộc công kích và khởi nghĩa ở các thành thị lớn.”

Nhận định về mặt quân sự, Nghị quyết đã láo khoét cho rằng: “Về mặt quân sự, địch còn trên một triệu quân và một tiềm lực chiến tranh lớn, nhưng đội quân đó đã liên tiếp thất bại về chiến lược và chiến thuật, quân số tuy đông nhưng tinh thần bạc nhược và bắt đầu suy sụp; về mặt chính trị, địch đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng, chúng tỏ ra không thể thống trị nhân dân miền Nam được nữa và nhân dân miền Nam cũng không chịu sống dưới ách thống trị của chúng nữa.”

Bản nghị quyết của Ủy Ban trung Ương còn nói tiếp: “Trong những điều kiện như vậy, về phương pháp, ta chủ trương không chỉ phát động tổng công kích, mà còn đồng thời phát động tổng khởi nghĩa, tức là dùng lực lượng vũ trang mạnh của ta đánh vào các binh đoàn chủ lực của địch, đánh mạnh vào “đô thành” và các thành phố khác, tạo điều kiện cho hàng triệu quần chúng ở thành thị và các vùng nông thôn còn tạm bị chiếm nổi dậy khởi nghĩa, phối hợp với lực lượng vũ trang của ta để tiêu diệt và làm tan rã quân địch, đánh đổ các cơ quan đầu não của ngụy quyền, làm rối loạn và tê liệt đên tận gốc bộ máy chiến tranh của Mỹ và ngụy, biến hậu phương và dự trữ chiến lược của địch thành hậu phương và dự trữ chiến lược của ta, vừa liên tục tiến công tiêu diệt địch, vừa không ngừng phát triển lực lượng ta về chính trị và quân sự, làm thay đổi mau chóng lực lượng so sánh một cách có lợi cho ta, không có lợi cho địch và giành thắng lợi quyết định về ta.”20

2.3. Chính sách của Hoa Kỳ và Chiến thuật “đánh lạc hướng” của Việt Cộng thời gian trước Tết Mậu Thân.

Trong bài Những điều chưa giải mã trong trận Mậu Thân, tác giả Trần Bình Nam đã viết rằng: “Theo Henry Kissinger (Diplomacy: ch. 26: “Vietnam on the Road to Despair”, Easton Press, 1994, trang 660) trên nguyên tắc có hai chiến lược để thắng một cuộc chiến tranh du kích: Thứ nhất, bảo đảm an ninh cho dân chúng, không cho địch tổ chức nhân dân bằng tuyên truyền và khủng bố để thành lập một chính quyền. Thứ hai, là tấn công vào hậu phương và đường tiếp vận của địch, trong trường hợp Việt Nam có nghĩa là mở rộng chiến tranh qua Lào, Cam Bốt và nếu cần đánh ra Bắc Việt.” 21

Nhận định của Henry Kissinger chắc chắn học lại những bài học lịch sử mà các nhà lãnh đạo Đệ Nhất Cộng Hòa đã giảng dạy qua quốc sách Ấp Chiến Lược và quan điểm chiến lược của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu trong vấn đề trung lập hóa Lào, vấn đề đã gây tranh cãi dữ dội giữa Cố vấn Ngô Đình Nhu và Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Averell Harriman đến đỗi trở thành mối cừu hận khiến nhà ngoại giao Hoa Kỳ này phải ra tay thanh toán hai đối thủ chính trị và khiến cả một chế độ của Miền Nam Việt Nam phải sụp đổ.

Nguyên tắc thứ nhất mà Kissinger đã đưa ra trong tác phẩm nói trên đã được chiến lược gia Ngô Đình Nhu đưa ra hơn ba mươi năm về trước, được thực hiện hữu hiệu với hệ thống 8000 Ấp Chiến Lược đã thành hình cộng thêm 4000 Ấp nữa sẽ được thực hiện trong toàn quốc cần thiết để bảo vệ cả nước. Chính Suzanne Labin, trong tác phẩm Vietnam, an eye-witness account đã cụ thể hóa phần vụ của các thành phần cư dân trong cơ cấu tổ chức này: “Người dân làng được đoàn ngũ hóa theo tuổi tác, giới tính, và tùy theo khả năng mà được giao cho một phần vụ đặc biệt. Lực lượng tự vệ và thanh niên cộng hòa là những đơn vị chiến đấu; những dân làng khỏe mạnh khác thì tham gia công tác phòng vệ, thanh thiếu niên thì vót chông. Người có nhiệm vụ chiến đấu được cấp vũ khí cá nhân luôn mang bên mình ngay cả khi ở nhà. Nhiều làng mạc được trang bị thêm xe thiết giáp hoặc súng liên thanh. Máy truyền tin được cung cấp giúp cho các người bảo vệ ấp chiến lược có thể gọi ngay lực lượng chính quy đến một khi bị tấn công. Nhiệm vụ chính của làng là cầm chân kẻ thù, vô hiệu hóa chúng ngoài vành đai của ấp, cố ngăn chúng không lủi mất vào rừng trong khi lực lượng chính quy kéo tới. Bấy giờ, Việt Cộng thấy quá khó khăn khi xâm nhập một vùng dân cư có phòng thủ và ngay cả rút lui cũng thấy nhiều trở ngại.” 22 Chế độ Cộng Sản Bắc Việt đã phải lồng lộn, hầm hét, kêu gào đến tuyệt vọng trước sự hữu hiệu của hệ thống Ấp chiến lược. Trong bài báo nhan đề “40 năm ngày đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm: Cái nhìn từ Hà Nội, tác giả Bùi Tín, cựu Đại tá Quân đội Nhân Dân Việt Nam, Phó chủ nhiệm tờ Nhân Dân Chủ Nhật của chế độ CS đã phải xác nhận ưu thế của quốc sách Ấp Chiến Lược từng gây cho lực lượng xâm lăng của Cộng Sản nhiều khó khăn và thất bại trước đây, đã thẳng thắn bày tỏ rằng: “Cùng với thời gian và sự tìm hiểu những tư liệu lịch sử, tôi thấy cần phải trả lại lẽ công bằng cho nhân vật lịch sử này... Tôi cho rằng ông Diệm là một nhân vật chính trị đặc sắc, có lòng yêu nước sâu sắc, có tính cương trực thanh liêm, nếp sống đạm bạc giản dị.”23

Nguyên tắc thứ hai là ý kiến của Kissinger là mở rộng chiến tranh qua Lào, Căm Bốt và nếu cần đánh ra Bắc Việt chính là điều làm bùng nổ bất bình giữa Averell Harriman và ông Ngô Đình Nhu. Chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cố vấn Ngô Đình Nhu và Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower đã thấy rõ sự quan trọng của Lào nên đã chống lại việc trung lập hóa Lào. Chính cựu Tổng Thống Eisenhower trước khi rời Bạch Cung đã khuyến cáo ông tổng thống trẻ tuổi Kennedy là mở rộng cuộc chiến tranh tại Lào để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt nhưng Kennedy vì mới thất bại trong vụ Vịnh Con Heo (Cuba) đã không dám tiến hành một bước liều lĩnh khác. 24

Trong tác phẩm mới xuất bản có tên Ngô Đình Diệm và chính nghĩa dân tộc, tác giả Minh Võ đã viết: “Harriman là người thù ông Diệm vì vụ trung lập hóa Ai Lao. Ông Diệm, cũng như cựu Tổng Thống Dwight Eisenhower, đều coi Ai Lao như cửa ngõ để CS Bắc Việt xâm nhập miền Nam Việt Nam. Ông cực lực chống việc trung lập hóa Ai Lao vì biết chắc chắn Bắc Việt sẽ không bao giờ tôn trọng hiệp ước đã ký. Chúng sẽ để quân lại, đem thêm quân vào như chúng đã vi phạm thỏa ước Genève 1954. Còn các nước Tây phương thì vì lương tâm, vì tính lương thiện sẽ không dám vi phạm, không dám đem quân vào đuổi Cộng quân Bắc Việt đi. Như vậy coi như thế giới tự do mất Ai Lao cho Cộng Sản.” 25 Cứ tưởng tượng Lào quốc như là nút chận cổ một cái phễu, chận ở đó hay gây trở ngại ở đó thì chất lỏng không chảy xuống được. Sử dụng các lực lượng quốc gia ở Lào để tấn công phe cánh tả (đa số là quân Cộng Sản Bắc Việt trá hình) chính là làm nút chận ở một cái phễu không cho ngọn trào xâm lược của Cộng Sản đổ xuống. Vị tổng thống sắp mãn nhiệm kỳ của Mỹ, Eisenhower đã khẳng định rằng Lào chính là chìa khóa của toàn vùng (the key to the entire area) bởi vì các nhà chiến lược quân sự Hoa Kỳ đã khẳng quyết rằng Bắc Việt hay Trung Quốc hoặc cả hai nếu tung ra một cuộc tấn công, họ sẽ chuyển quân từ Lào xuống theo thung lũng sông Mêkong, vào Thái Lan và có thể cả Miến Điện từ đó Nam Việt Nam sẽ là đấu trường thứ hai để các sư đoàn Bắc Việt thọc dao vào cổ họng Sài Gòn 26.

Tuy nhiên, nếu ông Tổng thống Kennedy của đảng Dân Chủ đã vụng về nghe theo Thứ Trưởng Ngoại Giao Averell Harriman trung lập hóa Ai Lao vì cứ tin vào sự hứa hẹn can thiệp của Liên Xô đối với Bắc Việt, thì sau khi chế độ TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ và Cộng Sản mặc sức bành trướng ở nông thôn Miền Nam, cũng lại một vị tổng thống của đảng Dân Chủ, Johnson đã có những tuyên bố làm an lòng các nhà lãnh đạo Bắc Việt. Tổng thống Johnson trong diễn văn đọc trước American Alumni Council ngày 12-7-1966 đã đoan hứa rằng: “Chúng ta không có ý tiêu diệt Bắc Việt. Chúng ta không có ý thay đổi chính quyền tại đó. Chúng ta không có định thiết lập căn cứ quân sự vĩnh viễn tại miền Nam. Chúng ta đưa quân đến Nam Việt Nam cốt để thuyết phục Bắc Việt nên chấm dứt xâm lăng các nước lân bang, và chứng tỏ cho Hà Nội biết rằng chiến tranh du kích là do nước này gây ra chống nước kia sẽ không thể có kết quả. Chúng ta cần Bắc Việt biết giá xâm lăng của họ sẽ rất cao để họ chọn lựa giữa thương thuyết hay đơn phương chấm dứt cuộc xâm lăng.” 27

Năm 1966, chiến cuộc Việt Nam leo thang với sự hiện diện quân Đồng Minh lên 280.000 người và quân đội miền Nam tăng lên 750.000 kể luôn địa phương quân và cảnh sát. Trong khi bộ đội cộng sản tại Miền Nam cuối năm 1966 gồm 270.000 gồm 45.000 quân chính quy Bắc Việt (điều trần của McNamara trước Thượng nghị viện ngày 23/1/67). An ninh của nông thôn Miền Nam trở lại sáng sủa hơn cùng với ổn định chính trị được tái lập kể từ năm 1963. Nói chung tình hình dân chúng Hoa Kỳ (khoảng 61%) vẫn còn muốn chiến đấu mặc dù đã manh nha nhiều hoạt động của các nhóm phản chiến.

Để đánh lừa Hoa Kỳ, Bộ Chính Trị CS cho tổ chức các trận đánh ở biên giới từ giữa đến cuối năm 1967 tại Khe Sanh, Cồn Tiên, Lộc Ninh và Dak To làm như đó là các mặt trận gọi là điểm mục đích để dụ quân Đồng Minh và QLVNCH rút bớt quân phòng thủ các đô thị đông dân ra các vùng gần biên giới và khu giới tuyến quân sự. Ngày 20 tháng giêng năm 1968, Võ Nguyên Giáp đem các sư đoàn 325C, 304 và 308 vào mặt trận Khe Sanh, tăng quân số Bắc Việt nơi này lên từ 20,000 đến 30,000 quân. Khe Sanh là một vị trí chiến lược nằm cách giới tuyến sông Bến Hải 24 km, cách biên giới Lào 10 km điuợc thành lập từ năm 1962 do Lực lương Đặc biệt Mỹ trú đóng. Quân số Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến thay thế quân số đồn trú lên đến 6.000 người gồm 2 Trung đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và 1 Tiểu đoàn Biệt Động Quân Việt Nam. Không lực Hoa Kỳ đã dội bom vào các vị trí đóng quân của CSBV trên 5000 lần với hơn 100,000 tấn bom trút xuống trong khoảng chưa đầy 5 dặm vuông. Chiến lược của Hà Nội là muốn đánh lừa đề Hoa Kỳ tưởng rằng Khe Sanh có thể trở thành một Điện Biên Phủ thứ hai, để họ dồn tất cả binh lực vào đó mà để trống các thành phố, các thị xã ven biển của các tỉnh miền Trung.

Trước hết về kế hoạch “đánh lạc hướng” hay “điệu hổ ly sơn” nghĩa là dụ cho Hoa Kỳ và QLVNCH dồn tất cả lực lượng về phía các mặt trận biên giới và giới tuyến để CS có thể dễ dàng đưa quân vào chiếm các thành phố, thị xã, nhưng Bộ Chính Trị CSVN đã không thành công với kế hoạch này vì lực lượng cơ động của Hoa Kỳ đã đi chuyển linh hoạt và mau chóng với phương tiện vận chuyển rất dồi dào. Tại mặt trận Khe Sanh, Cộng quân đã gánh chịu những tổn thất nặng nề với lực lượng phi pháo của Hoa Kỳ, và đã thất bại trong cố gắng biến Khe Sanh thành mợt Điện Biên Phủ thứ hai.

Ngoài ra khoảng tháng 7 năm 1967, Hà Nội tung hỏa mù trong giới ngoại giao bằng cách triệu tập tất cả các đại sứ của họ về nước, ra lệnh sau khi đáo nhiệm sở trở lại họ phải thông báo cho các nước sở tại biết Hà Nội đang muốn thương thuyết với Hoa Kỳ để chấm dứt chiến tranh. Điều kiện thương thuyết là Hoa Kỳ phải ngưng dội bom Bắc Việt. Hà Nội dùng ông Raymond Aubrac, một người Pháp đã từng giúp Hồ Chí Minh nhiều từ năm 1946, lúc này đang tiếp xúc với Kissinger để chuyển giao thông điệp của Hà Nội. Hồ Chí Minh, qua Raymond Aubrac, nhắn rằng Hà Nội sẵn sàng thương thuyết nếu Hoa Kỳ ngưng dội bom Bắc Việt, và Hoa Kỳ có thể tiếp xúc với Mai Văn Bộ, đại diện ngoại giao của Hà Nội tại Paris. Mắc mưu Hồ Chí Minh, ngày 29-9 Tổng thống Johnson tuyên bố tại Houston, Texas rằng không quân Hoa Kỳ sẽ ngưng dội bom Bắc Việt nếu việc này dẫn tới một cuộc thương thuyết hữu ích. 28

Tài liệu của giáo sư Lê Xuân Khoa cho biết: “Tình báo quân sự Mỹ được tin tức về những vụ chuyển quân của cộng sản và dự đoán sẽ có những cuộc tấn công trước hay sau Tết nhưng không lượng định được rằng đây là trận đánh quyết định ở mức độ toàn diện. Ngày 10 tháng Giêng, Tướng Frederick C. Weyand, Tư lệnh Lực lượng Chiến trường vùng II, được sự chấp thuận của Tổng tư lệnh Westmoreland, bắt đầu chuyển quân chiến đấu về vòng đai Sài Gòn, tăng cường lực lượng bảo vệ thủ đô từ 14 lên 27 tiểu đoàn. Theo đề nghị của Tướng Westmoreland, Tổng thống Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên giảm thời gian hưu chiến ngày Tết từ 48 tiếng xuống 36 tiếng và duy trì 50 phần trăm quân đội trong tình trạng báo động.” 29

2.4. Từ việc đổi lịch đến quyết định dời ngày tấn công TMT và bài thơ giết người.

Trong cuốn sách Án tích Cộng Sản Việt Nam, Trần Gia Phụng đã dựa trên ý kiến của Don Oberdorfer mà nhắc đến việc thay đổi âm lịch ở Bắc Việt theo quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), và ông cho rằng có liên hệ đến cuộc TCK-TKN vào dịp Tết Mậu Thân 1968.

Căn cứ trên Lời giới thiệu của Nha Khí tượng trong cuốn Lịch thế kỷ XX (1901-2000), Trần Gia Phụng cho biết “theo âm lịch mới của VNDCCH (Bắc Việt), năm Đinh Mão không có ngày 30 tháng Chạp, mà chỉ đến 29 tháng Chạp, nghĩa là tháng Chạp thiếu. So sánh với dương lịch, năm Đinh Mão của Bắc Việt từ ngày thứ Năm 9-2-2967 đến ngày Chủ nhật 28-1-1968. Trong khi đó theo âm lịch cũ, cũng là lịch Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, Nam Việt) đang sử dụng, trong năm Đinh Mão, tháng Chạp đủ 30 ngày. So sánh với dương lịch, năm Đinh Mão của Nam Việt từ ngày thứ Năm 9-2-1967 đến ngày thứ Hai 29-1-1968. Như thế, theo âm lịch mới của Bắc Việt, ngày mồng một Tết Mậu Thân là ngày thứ Hai 29-1-1968, còn ở Nam Việt là ngay thứ Ba 30-1-1968. Điều này có nghĩa là Bắc Việt ăn Tết trước Nam Việt một ngày.”30

Tác giả Trần Gia Phụng cho rằng: “Giờ tấn công định vào giờ Giao thừa ở trong Nam. Nếu đã định vào giờ Giao thừa, mà đọc thơ chúc Tết sáng 30 tháng chạp thì sẽ bị chú ý ngay, vì đây là một hiện tượng bất thường chưa hề xảy ra về trước. Phải đọc thơ chúc Tết đúng đêm giao thừa và được lập lại nhiều lần sáng mồng Một ở Hà Nội bình thường như mọi năm, mới tránh được sự nghi ngờ mọi phía. Vậy chỉ có biện pháp duy nhất là sửa lịch thế nào cho miền Bắc là mồng Một mà miền Nam vẫn là Ba mươi, tức là miền Bắc trước miền Nam 24 giờ. Như thế ông Hồ đọc thơ chúc Tết đêm Giao thừa và lập lại sáng mồng Một ở Bắc Việt (trước Giao thừa Nam Việt 24 giờ) cũng là truyền lệnh tấn công theo đúng ý đồ đã định của cộng sản, hầu có thể khởi sự tổng công kích vào đêm Giao thừa tức đêm Ba mươi ở Nam Việt (sau đêm Giao thừa Bắc Việt 24 giờ).” 31

Thật ra việc sửa lịch để áp dụng cho một mục tiêu quân sự cũng không phải là điều khó hiểu hay chưa từng được nước nào thực hiện (tôi nghĩ rằng đã có trường hợp như vậy, tuy nhiên tôi vẫn chưa có cứ liệu riêng để chứng minh). Nhưng, như trong trường hợp quân Tây Sơn trong việc kéo ra Bắc đánh quân Thanh năm 1789, đã được lệnh chủ tướng Quang Trung ăn Tết Kỷ Dậu trước 5 ngày cũng nằm trong kế hoạch quân sự. Nhưng nếu lập luận như tác giả Trần Gia Phụng nêu ra ở trên thì phải nghĩ làm sao khi chính Võ Nguyên Giáp đã đưa ra sáng kiến hoãn lại một ngày lệnh tấn công TMT để trong khi có 5 tỉnh ở Miền Trung tấn công trước tức vào đêm ba mươi Tết thì các tỉnh khác lại khai hỏa vào tối mồng Một Tết, và sự kiện này đã phá mất tính bất ngờ toàn bộ của TCK-TKN. Nếu Tướng Võ Nguyên Giáp đã có thể dễ dàng thay đổi thời điểm tấn công như vậy thì việc sửa lịch rõ ràng đâu cần thiết và đâu có nằm trong kế hoạch tấn công bất ngờ của Bộ Chính trị ĐCSVN qua biến cố TMT?

Sau đây là bài thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh đọc trên đài phát thanh Hà Nội trong Tết Mậu Thân 1968 như sau:

Mừng xuân 1968

Xuân nay hơn hẳn mấy xuân qua,

Thắng trận tin vui khắp mọi nhà.

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”
32

3.- Tết Mậu Thân, vấn đề tình báo, tương quan tổn thất và các mặt trận chính.

Cuộc TCK-TKN của CSBV diễn ra từ khi khai hỏa đến lúc kết thúc khoảng 25 ngày tại Huế và trong khoảng thời gian ngắn, vài ngày hoặc vài giờ tại một số trên 40 tỉnh và thị xã toàn Miền Nam. Hai địa điểm mà CS lựa chọn để tiến hành cuộc TCK-TKN tức là tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng là đô thành Sài Gòn và thành phố Huế, cho nên ở đây chúng tôi sẽ nói rõ hơn về hai mặt trận Sài Gòn và Huế mà đề cập rất khái quát các nơi khác.

3.1. Vấn đề tin tức tình báo trong biến cố TMT.

Theo giáo sư Lê Xuân Khoa, tình báo quân sự Mỹ được tin tức về những vụ chuyển quân của cộng sản và dự đoán sẽ có những cuộc tấn công trước hay sau Tết nhưng không lượng định được rằng đây là trận đánh quyết định ở mức toàn diện. 33 Như vậy, người Mỹ không có đủ dữ kiện để khẳng định rằng các cuộc chuyển quân đó là để tấn công vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân.

Trong một cuốn sách viết về Võ Nguyên Giáp có tên Victory at nay cost, The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, tác giả Cecil B. Currey cho rằng cơ quan MACV đã ước tính sai lầm khi dự đoán rằng cuộc hưu chiến Tết Mậu Thân là dịp để Cộng quân chuyển vận các vật dụng hậu cần vào miền Nam hơn là tung ra các cuộc tấn công. 34

Trong bài báo trên Tạp chí Thế Kỷ 21 có tên Tóm lược về Tết Mậu Thân 1968, tác giả Trọng Đạt cho biết: “Thiếu tá Cảnh sát Liên Thành, cựu Phó ty cảnh sát Thừa Thiên 1968, cho biết trước Tết ta đã nhận được nhiều dấu hiệu cho thấy VC sẽ tấn công, tiểu đoàn đặc công K1 của VC đã đột nhập Huế, ông bèn trình lên Tỉnh trưởng rồi cả ông và Tỉnh trưởng cùng đến Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 1 trình bày Tướng Trưởng nhưng tin tức không được chú ý. Tại Quân khu 1, sáng mồng 1 Tết (30-1) Đại tá Nguyễn Duy Hinh, Xử lý thường vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn 1 đã nhấc điện thoại báo cáo Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Vùng 1 khi VC pháo kích gần tư thất ông nhưng Tướng Lãm không tin cắt ngang cuộc điện đàm. Ngoài ra Trung Tướng Stone Tư lệnh Sư đoàn 4 BB Mỹ ở Cao Nguyên thu được tài liệu của VC nói về kế hoạch tấn công Pleiku, ông vội thông báo cho Trung Tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng 2 nhưng ông này không tin và bỏ về Sài Gòn ăn Tết.” 35

Trong tác phẩm Vietnam at war, the history 1946-1975, sử gia Philip B. Davidson cho biết rằng: “Trong một luận văn viết năm 1978, một đại tá của miền Nam, ông Hoàng Ngọc Lung từng phục vụ nhiều năm ở cơ quan J-2 JGS đã nói rằng: ‘Một tuần lễ trước khi xảy ra cuộc tổng tiến công, quân lực VNCH bất ngờ đã có được một tài liệu tình báo từ trước đến nay chưa hề có trong người một tù nhân cấp cao. Ông ta tên Nam Đông, chính ủy của đơn vị MR-6 (MR-6 là Chủ Lực Miền 6 gồm cả Sài Gòn và vùng phụ cận) bị bắt trong một cuộc phục kích khi ông ta trên đường trở về sau một cuộc họp của Trung ương Cục miền Nam. Sau một cuộc thẩm vấn căng thẳng kéo dài trong vài tuần lễ, Nam Đông đã tiết lộ rằng Bắc Việt đã nhanh chóng chuyển chiến lược của họ từ cuộc chiến tranh trường kỳ sang tổng tiến công – tổng nổi dậy...”36

Tiết lộ của Hoàng Ngọc Lung cũng có đôi chỗ làm cho sử gia Philip B. Davidson băn khoăn khi ông muốn hỏi rằng Nam Đông nói cho những kẻ bắt ông về kế hoạch tiến công vào dịp Tết trước hay sau khi xảy ra các trận đánh. Chúng ta cũng thấy rằng Nam Đông bị bắt một tuần lễ trước Tết và nếu cuộc thẩm vấn kéo dài đến vài tuần lễ thì khi ông này tiết lộ thì sự việc tấn công đã xảy ra cả tuần lễ rồi.

Một số những điều Philip B. Davidson nhắc đến ở trên là do Hoàng Ngọc Lung, cựu Trưởng Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu viết trong luận văn Tổng tấn công 1968-69; ông cũng xác định tình báo quân đội VNCH có bản “nghị quyết 13 của bộ chính trị cộng sản Việt Nam” và ngày 25/10 1967 có thêm một tài liệu khác (“Tài liệu hướng dẫn để hiểu rõ tình hình mới và công tác mới của ta”) thu được ở Tây Ninh. Phe đồng minh ngày 03.11.1967 thu được tại Dakto tài liệu của chiến trường B-3 nhằm tấn công vào cao nguyên, ngày 04.01.1968, quân báo Mỹ lại bắt được tài liệu “Lệnh hành quân số 1”:Tấn công Pleiku trước Tết. Giữa tháng Giêng 1968, một tài liệu khác của Trung đoàn 273, Sư doằn 9 cộng sản thu được ở vùng III chiến thuật: Kế hoạch tấn công Phú Cường, Bình Dương v.v... (Trần Giao Thủy, Web Đàn Chim Việt, ngày 16.03.2008).

Một tác giả Hoa Kỳ, James J. Wirtz, đã viết cuốn The Tet offensive, Intelligence failure in war gần 300 trang để chứng minh rằng các cơ quan tình báo Việt Mỹ đã thất bại trong việc tiên đoán khả năng tấn công của VC trong Tết Mậu Thân. Ở đầu chương 6 (Reacting to the Tet Offensive), ông này viết rằng: “Mặc dù nhiều người Mỹ tính trước chuyện CS tấn công vào đêm 30-31 tháng Giêng, nhưng rõ ràng họ đã không nhìn thấy trước cường độ, khuôn khổ và bản chất của cuộc tiến công.”37

Trong một đoạn khác, tác giả Wirtz cũng khẳng định rằng: “Lịch sử cũng chứng tỏ rằng các tổ chức tình báo Hoa Kỳ đã thất bại trong việc ước đoán một cách chính xác và đúng lúc ý đồ và khả năng của kẻ thù trước khi xảy ra cuộc chiến.” 38

Trong cuốn hồi ký Công và tội, tác giả Nguyễn Trân cho biết: “Tháng 11 năm 1967, Tướng Abrams báo cáo bắt được tài liệu gần Dak-Tô nói đến một nỗ lực tấn công phối hợp trên toàn cõi miền Nam, trong lúc Sư đoàn Dù 101 bắt được một tài liệu nói về một tấn công quy mô giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến...” 39. Cũng ở đoạn dưới ông Nguyễn Trân ghi thêm: “Ngày 28 tháng 1, An ninh Quân đội lục soát một nhà gần Qui Nhơn bắt được 11 Việt Cộng với máy ghi âm. Chúng thú nhận sẽ đánh Qui Nhơn và các thị trấn khác trong ngày Tết. Các băng ghi âm thúc giục dân chúng nổi dậy và kêu gọi quân đội theo “lực lượng nhân dân chiến đấu cho hòa bình và chủ quyền quốc gia để hạ phát-xít Thiệu Kỳ”40.

Trong cuốn sách Gọng kìm lịch sử, ông Bùi Diễm, cựu Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ đã cho biết: “Cũng vào thời gian ấy, tin tức tình báo cho biết rằng Bắc Việt đang chuyển quân trên đường mòn Hồ Chí Minh. Phối kiểm những tin đó với những trận đánh ở Lộc Ninh và Dakto, các chuyên viên phân tích tình hình quân sự ở Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn tiên đoán rằng Bắc Việt đang sửa soạn một cuộc tấn công đị quy mô và đưa ra nhiều dự đoán về kế hoạch của địch. Tướng Westmoreland thì cho rằng địch sẽ tấn công với số quân tập trung ở miền phi quân sự ngay trên vĩ tuyến 17 và xâm nhập trên đường mòn Hồ Chí Minh và thung lũng Khe Sanh, địch quân sẽ tấn công miền Trung. Để đề phòng, ông cho tăng cường lực lượng Hoa Kỳ đặc biệt ở Khe Sanh bằng những đơn vị thiện chiến của thủy quân lục chiến. Song cấp hữu trách quân sự Hoa Kỳ và Việt Nam hầu như không để ý gì đến một số tài liệu tịch thu được sau một cuộc hành quân ở miền Trung. Những tài liệu này cho thấy địch quân sửa soạn một cuộc tấn công hoàn toàn khác hẳn những tiên liệu của phía Việt Mỹ, một cuộc tấn công đại quy mô vào tất cả những đô thị trên khắp lãnh thổ miền Nam, phối hợp với một cuộc tổng khởi nghĩa của dân chúng miền Nam. Chiến lược đó đã được trù hoạch táo bạo và liều lĩnh đến mức độ khó tin. Nhưng mãi đến tết Mậu Thân, các nhà chức trách quân sự Việt Mỹ mới nhận là địch quân đã hành động đúng như các tài liệu bắt được cho thấy rõ.” 41

3.2. Tương quan tổn thất tổng quát và mặt trận Sài Gòn.

Trong cuộc TCK-TKN, Hà Nội điều động khoảng 100 tiểu đoàn chia ra như sau: 35 tiểu đoàn và 18 đại đội tại Vùng I, 28 tiểu đoàn tại Vùng II, 15 tiểu đoàn tại Vùng III, 19 tiểu đoàn tại Vùng IV, tổng cộng 84,000 người hầu hết thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Cuộc tổng tấn công TMT xảy ra trên phạm vi 44 tỉnh và thành phố Miền Nam, ở đâu cũng có sự tổn thất của địch và của ta với sự ghi nhận tổng quát của Bộ Tổng Tham Mưu QCVNCH. Trong tháng 2-1968, VC bị giết 41,180 người, tháng 3-68 bị bắn hạ 17,192 người tổng cộng 58,372 người, bị bắt làm tù binh toàn bộ 9,461 người. Trong số 84,000 cán binh được đưa vào trận Tổng công kích chỉ còn 16,168 tên chạy thoát, chưa tới 20%, vũ khí bị ta và Đồng minh tịch thu là 17,439 khẩu súng đủ các loại. Phía VNCH có 4,950 người tử trận, 926 người bị mất tích, 15,097 người bị thương. Phía Đồng minh có 4,120 người tử trận, 19,265 người bị thương, 600 người mất tích, về vũ khí ta mất hơn 2,000 khẩu súng, 63 máy bay bị tiêu hủy, 154 cái bị hư hại nặng, 99 chiếc bị hư hại nhẹ. Đồng minh có 60 máy bay bị tiêu hủy, 60 cái bị hư hại nặng, 116 cái hư hại nhẹ. Thường dân chết trên toàn quốc có tới 14,300 người, bị thương 24 ngàn, tị nạn 627 ngàn người 42.

Tại Sài Gòn, mặt trận nổ ra từ 2 giờ sáng ngày mồng 2 Tết tức 31-1-1968 và chấm dứt đầu tháng 2 Âm lịch 28-2-1968 gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn một: Từ mồng 2 Tết đến 9 Tết (31-1 đến 7-2) đặc công đánh dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Đài phát thanh, Bộ TTM, Phi trường Tân Sơn Nhất, các lực lượng chủ lực không kết hợp được với đặc công.

- Giai đoạn hai: từ 7-2 đến 28-2 VC đưa các đơn vị chủ lực vào trận chiến, nhưng lúc này ta đã chuẩn bị kỹ càng đánh trả ác liệt.

Lực lượng VC chỉ độ một nửa so với VNCH và Đồng minh, hỏa lực thua kém, chúng không có vũ khí nặng như xe tăng đại bác, tuy nhiên VC được trang bị vũ khí cá nhân tối tân như AK, B-40. Địch có ưu thế chủ động tấn công, mặt trận Sài Gòn là trọng điểm. Phạm Hùng bí thư Trung Ương Cục miền Nam chỉ định Nguyễn Văn Linh tức Mười Cúc làm bí thư toàn vùng. Võ Văn Kiệt phó bí thư. Các đơn vị CS tham gia gồm Công trường 9 có 3 Trung đoàn, Công trường 7, 3 Trung đoàn, Công trường 5 có 2 Trung đoàn.

Tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, 19 tên đặc công bắn thủng tường tràn vào, bị các quân cảnh Mỹ phản công hạ sát hết.

Tại dinh Độc lập, 18 tên đặc công dùng B-40 đánh sập cổng tràn vào sân bị Cảnh sát, an ninh bắn hạ.

Tại Bộ TL Hải quân, 16 đặc công tiến sát vào hàng rào nhưng bị binh sĩ hải quân tràn ra bắn hạ 10 tên, bắt sống 2 tên, 4 tên chạy thoát.

Tại Bộ TTM, 27 đặc công tấn công bị đẩy lui, chúng lẩn vào chùa Long hoa và bị tiêu diệt hết. Một tiểu đoàn VC tấn công Bộ TTM, chiếm trường Sinh ngữ Quân đội, bị Dù đánh bật ra khỏi trận địa. Hai tiểu đoàn địch tấn công Trung tâm Huấn luyện Quang Trung nhưng bị quân phòng vệ nay lui, giết 40 tên bỏ xác tại trận.

Tại Gò Vấp, Trung đoàn Quyết thắng CS tấn công trại Phù Đổng (thiết giáp), trại Cổ Loa (pháo binh), quân ta chỉ có 40 người bị chiếm dễ dàng.

Tại mặt trận phía Đông, VC tấn công Trường Bộ binh Thủ Đức, Hàng Xanh.

Tại mặt trận phía tây, phi trường Tân Sơn Nhất, 2 tiểu đoàn VC tới bà Quẹo đặt bộ chỉ huy tại hãng dệt Vinatexco tràn qua bãi đất trống đầu phi đạo nhưng bị một đại đội Dù, một số sĩ quan Không quân dùng hai chiến xa M-48 chận địch lại.

Tại phía Nam, hai tiểu đoàn VC tiến vào ngoại vi quận 7, quận 8, dân chúng bỏ chạy lánh nạn ồ ạt. 43

Sau đây là nhận định của Giáo sư Lê Xuân Khoa: “Trận công kích Sài Gòn bị thất bại mau chóng vì giới lãnh đạo Bắc Việt quá chủ quan, tin tưởng quân giải phóng sẽ chiếm giữ hay phá hủy được những cơ sở trọng yếu về hành chánh và quân sự của VNCH và Hoa Kỳ, nhất là chiếm được Dinh Độc Lập và tòa Đại sứ Mỹ để gây tiếng vang quốc tế, trong khi dân chúng thủ đô sẽ ồ ạt xuống đường biểu tình ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng chống ngụy quyền và đế quốc Mỹ. Tất cả những mục tiêu của cuộc tấn công đều không đạt được, trừ việc đốt phá một phần kho đạn ở Long Bình, cách Sài Gòn khoảng 20 dặm. Quân giải phóng không lọt được vào Dinh Độc Lập, toán tấn công Tòa Đại sứ quán Mỹ thì bị tiêu diệt khi mới lọt vào sân trước. Trung đoàn 101 chiếm được kho dự trữ Gò Vấp, nhưng các chiến xa ở đây đã được chuyển đi nới khác. Mười hai cỗ súng đại bác 105 ly để lại không sử dụng được vì bộ phận khai hỏa đã bị quân VNCH tháo ra đem đi mất. Những toán quân đã lọt vào thành phố không liên lạc được với nhau và bị tiêu diệt hay phải rút lui vào Chợ Lớn. Một trung đội C-10 chiếm được Đài phát thanh có chuyên viên đem theo cuộn băng thâu sẵn của Bộ chỉ huy chiến dịch TCK-TKN nhưng không phát thanh được vì tuyến truyền thanh đã bị chuyên viên kỹ thuật của đài vô hiệu hóa bằng tín hiệu từ xa. Tại Chợ Lớn, quân giải phóng chiếm được trường đưa ngựa Phú Thọ làm trung tâm chỉ huy các cuộc chiến đấu với các lực lượng phòng vệ thủ đô, nhưng đến ngày 7 tháng Ba cũng phải bỏ chạy.” 44

3.3. Mặt trận Huế và các cuộc thảm sát.

Chỉ đạo mặt trận Huế là Khu Ủy Trị Thiên với hai trung đoàn chủ lực E6 và E9, 4 tiểu đoàn bộ binh của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, 4 tiểu đoàn đặc công và các lực lượng pháo binh, công binh. Lực lượng này còn quá yếu nên Trung đoàn 9 được tăng cường. Gần ngày Tết, Trung Ương lại tăng cường thêm Trung đoàn 2 của Sư đoàn 324, Trung đoàn 8 của Sư đoàn 325, rồi thêm Trung đoàn 3/325 và Trung đoàn 1/325. Sau khi chiếm được Huế, Bộ cho tăng cường thêm Trung đoàn 141. Như vậy Trung Ương đã tăng cường cho Huế 5 Trung đoàn với quân số khoảng 7,500 quân. 45

Tư lệnh Quân Khu Trị Thiên-Huế là Thiếu Tướng Trần Văn Quang, Phụ tá kiêm Trưởng ban An ninh là Đại Tá Lê Minh, Phó Bí thư Khu Ủy trị Thiên Huế được cử làm Chính Ủy là Lê Chưởng.

3.3.1. Diễn tiến mặt trận sơ khởi và các tổ chức chính trị – hành chính – an ninh.

Mặt trận Bắc Huế: Đặc công phá cửa Chinh tây cho một tiểu đoàn chính qui CS vào thành nội đêm mồng một Tết. Cộng quân tấn công vào đồn Mang Cá nơi đóng bản doanh Bộ Tư lệnh Sư Đoàn I, sân bay Tây Lộc, khu cột cờ Đại Nội, khu Gia Hội, khu chợ Đông Ba. VC gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của lực lượng trú phòng Đồn Mang Cá nên không làm gì được. Mặt trận Thành Nội do Đại Tá Lê Trọng Đấu chỉ huy.

Mặt trận Quận Nhì (tả ngạn sông Hương) do Chính Ủy Hoàng Lanh chỉ huy.

Mặt trận Nam Huế: Do Tướng Thân Trọng Một chỉ huy thuộc hữu ngạn sông Hương, Nguyễn Vạn làm chính ủy. Đơn vị này tiến chậm vì bị phi cơ thám thính Mỹ phát hiện và bị pháo kích.

Trong thời gian đầu bị tấn công bất ngờ, QLVNCH vẫn giữ được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I, cơ sở MACV, Tiểu Khu Thừa Thiên, Đài phát thanh Huế, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải quân.

* Về tổ chức chính trị, ngày mồng 3 Tết (tức 1-2-1968) Hà Nội cho công bố thành lập Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình tại Huế do Tiến sĩ Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch với Phó chủ tịch là bà Tuần Chi (tên thật là Đào Thị Xuân Yến, chị vợ của Nguyễn Cao Thăng), Hiệu trưởng trường Nữ Trung Học Đồng Khánh và Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, đương kim Chánh đại diện Phật Giáo miền Vạn Hạnh. Tổng thư ký của Liên Minh là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thành phần cốt cán trong đó gồm có: Nguyễn Đóa (cựu giám thị Trường Quốc Học), Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Duy Nhân, Phạm Thị Xuân Quế, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Hanh...

Liên Minh của Lê Văn Hảo là một bộ phần nằm trong Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình của Trịnh Đình Thảo.

* Về guồng máy hành chính, Khu Ủy Trị Thiên – Huế cho thành lập Ủy Ban Nhân Dân Cách mạng và giao cho Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, bà Tuần Chi (tức Đào Thị Xuân Yến) và Hoàng Phương Thảo, Thường vụ Thành ủy, làm Phó Chủ tịch. Mọi quyền hành ở trong tay Hoàng Phương Thảo, còn các người kia chỉ là bù nhìn.

Ủy ban Nhân dân trong Thành Nội gồm hai quận: Quận I do Nguyễn Hữu Vấn (giáo sư âm nhạc) làm Chủ tịch, quận 2 do Nguyễn Thiết (sinh viên đại học luật khoa) làm Chủ tịch.

Tại phía hữu ngạn, VC chỉ lo lùng bắt giết các cán bộ, công chức của chính quyền VNCH nên chưa kịp tổ chức Ủy Ban Nhân dân.

* Về hệ thống an ninh, gồm các đại đội đặc công, võ trang tuyên truyền và các toán an ninh dưới sự điều động của Đại Tá Lê Minh, Phụ tá Bộ Tư Lệnh Quân Khu kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu.

Chỉ huy các toán an ninh là Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy (tức là Bảy Khiêm) mà địa bàn tổng quát được chia ra 4 Khu:

Khu I tức Thành Nội (quận I); Khu 2 là quận 2 thuộc tả ngạn sông Hương (từ cầu Gia Hội kéo lên hướng tây, qua cầu Bạch Hổ, xuống An Vân; Khu 3 tức quận 3 thuộc hữu ngạn sông Hương gồm luôn giáo xứ Phủ Cam thuộc quận hương Thủy; Khu 4 từ cầu Gia Hội đến Cồn Hến. Tống Hoàng Nguyên phụ trách Khu I và Khu 2, Nguyễn Đình Bảy phụ trách Khu 3 và Nguyễn Đắc Xuân phụ trách Khu 4.

Sau đây là một số nét tổng quát về nỗ lực phản công của QLVNCH và Đồng Minh.

Ngày mồng 3 Tết, đã bắt đầu diễn ra cuộc phản công của QLVNCH và Đồng Minh. Ngày mồng 5 Tết, binh chủng Nhảy Dù tái chiếm cửa An Hòa, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ Bến tàu Hải quân. VC sợ cánh quân Hoa Kỳ kéo từ hữu ngạn sang tả ngạn nên ngày mồng 9 Tết đã đánh sập cầu Trường Tiền. Quân đội VNCH và Hoa Kỳ phản công mãnh liệt. Ngày 14-2 tình hình hữu ngạn được ổn định, bộ chỉ huy của Thân Trọng Một lẩn tránh tại vùng lăng Tự Đức cho đến ngày 25-2. Ngày 12-2 lực lượng Việt Mỹ đổ bộ lên bến Bao Vinh, trên bờ sông đào dọc đường Huỳnh Thúc Kháng gần đồn Mang Cá, mở chiến dịch Sóng Thần. Ngày 18-2, TQLC Hoa Kỳ chiếm được cửa Đông Ba. Ngày 8 Tết, cộng quân thấy rõ thất bại nên tính chuyện rút lui. Ngày mồng 8 Tết (6-2), cộng sản bắt đầu di chuyển thương binh, chiến lợi phẩm ra khỏi Huế. Ngày 15-2, Hà Nội gửi công điện cho Cộng Sản tại Thừa Thiên nội dung “Phải giữ Thành Nội, không được rút ra ngoài để phục vụ nhiệm vụ chính trị chung cả nước.” 46

Ngày 22-2, hai tiểu đoàn BĐQ của QLVNCH giải tỏa khá trễ khu vực Gia Hội nên Cộng Sản có cơ hội tàn sát đồng bào nhiều nhất tại nơi đây.

3.3.2. Các cuộc thảm sát và số nạn nhân tại Huế.

Trong cuốn Công và tội ông Nguyễn Trân cho biết: “Về phía dân chúng, có 5.800 người chết, trong đó có 2.800 người bị Việt Cộng giết và chôn tập thể: 790 hội viên các Hôi đồng tỉnh, thị cxã và xã bị gán tội “cường hào ác bá”, 1892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, hàng trăm thanh niêntuổi quân dịch, một linh mục Việt (Bửu Đồng), hai linh mục Pháp, một bác sĩ Đức và vợ, và một số người Phi Luật Tân.”47

Trong Encyclopedia of the Vietnam War, David Zabecki cho biết số nạn nhân tìm được trong các hố chôn tập thể là 2.810 người và hàng ngàn người bị mất tích.

Trong cuốn The Vietcong Massacre at Hue (Vintage, New York, 1976), một nhân chứng có mặt tại Huế trong biến cố Tết Mậu Thân, Bác sĩ Elje Vannema cho biết tài liệu kiểm kê được qua 22 mồ chôn tập thể, số nạn nhân bị Cộng quân giết là 2.326 người, chia ra như sau:

Trường Gia Hội: 203 người; Chùa Theravada [Gia Hội]: 43; Bãi Dâu [Gia Hội] 26; Cồn Hến (Gia Hội): 101; Tiểu Chủng Viện: 6; Quận Tả Ngạn: 21; Phía đông Huế: 25; Lăng Tự Đức và Đồng Khánh: 203; Cầu An Ninh: 20; Lăng Gia Long: 200; Chùa Từ Quang: 4; Đồng Di: 110; Vinh Thái: 135; Phù Lương: 22; Phú Xuân: 587; Thượng Hòa: 11; Thủy Thanh – Vinh Hưng: 70; Khe Đá Mài: 428.

Trong cuốn Vietcong Strategy of Terror, Giáo sư Douglas Pike cho biết qua vụ Tết Mậu Thân ở Huế, có khoảng 7.600 nạn nhân của Cộng Sản, trong đó 1.946 người bị mất tích.

Tạp chí Time ngày 31-10-1969 trong số nạn nhân bị giết tại Khe Đá Mài có 390 người là giáo dân Phủ Cam.

Tư liệu của hai linh mục Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi cho thấy hành vi bạo tàn, độc ác của VC đối với người dân vô tội lọt vào tay chúng cũng không thua gì bọn Phát xít Đức đối với người Do-Thái trong Thế chiến II. Khi kiểm soát được Huế, Cộng quân đã áp dụng nhiều hình thức để giết người, trước hết đó là trả thù cá nhân vì những chuyện ân oán ngày trước và muốn giết là giết liền không cần chứng cớ hoặc tòa án. Đa số các nạn nhân bị đánh bằng cán cuốc, bị đâm bằng lưỡi lê, nhất là bị chôn sống, rất ít người hưởng ân huệ được bắn vì theo lời tên Hồ Ty tức Sơn Lâm bị ta bắt đã nói rằng: “Các anh phải biết rằng, chúng tôi không có đạn, đạn phải để dành để đánh nhau với các anh chứ đạn đâu mà bắn tù, lệnh trên bảo dùng phương tiện cuốc sẻng, dao búa để thanh toán.”48

Có trường hợp nạn nhân bị tùng xẻo như Thiếu Tá Từ Tôn Kháng, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Xây Dựng Nông Thôn Thừa Thiên, đảng viên Đại Việt Cách Mạng trốn trên mái nhà nên vợ con ông bị đe dọa nếu ông không ra trình diện thì vợ con sẽ bị bắn ngay. Thiếu Tá Kháng bèn ra hàng. Ông bị cột vào một chiếc cọc đóng giữa sân nhà và bị Cộng Sản dùng dao cắt tai, xẽo mũi cho đến khi nạn nhân chết. 49 Trường hợp khác là ông Trần Ngọc Lộ, Bí thư Đại Việt Cách Mạng quận bộ Phú Thứ, võ sư Thất Sơn Thần Quyền bị bắt và bị giết cùng toàn gia đình vợ con tại một xã ở quận này. Có khoảng 300 đảng viên Đại Việt Cách Mạng bị bắt giết tại Huế cùng với vài chục đảng viên của VNQDĐ.

Cũng có trường hợp một vài cá nhân được ra trước cái gọi là tòa án nhân dân nhưng cũng chỉ là hình thức trước khi nhận bản án tử hình cũng là một cách gọi là có ra trước tòa án. Tất cả các nạn nhân trước khi bị giết đã bị CS lừa một lần nữa bằng cách tự lột tất cả tư trang của họ như vàng bạc, đồng hồ, nhẫn cưới, dây chuyền “gởi cho Cách Mạng giữ dùm” theo tư liệu của hai linh mục Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi ghi lại theo lời kể của một nhân chứng đã thoát chết.

Những tên nằm vùng CS như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, v.v... vốn là những cán bộ CS núp trong hàng ngũ Phật Giáo trong cuộc biến động miền Trung năm 1964 và 1966. Sau khi bị chính quyền VNCH lùng bắt năm 1966, bọn chúng bỏ trốn lên núi theo VC và nay chúng bám chân bọn cán binh BV trở lại thành phố Huế nên đã có trong tay một số danh sách những người chúng biết là nhân vật trong chính quyền, đảng phái quốc gia hay cán bộ XDNT.

Bên cạnh đó còn có những tên CS nằm vùng làm đủ mọi thứ nghề nghiệp nhưng đa số là nghề lao động tay chân đã có thì giờ mai phục, len lỏi khắp các phường khóm trong thành phố như trường hợp tên Bé vô học có nghề thợ nề được đưa lên làm chủ tịch khu phố Gia Hội, hay tên Linh, người Quảng Ngãi làm nghề thầy bói.

Thực hiện chính sách thà giết lầm hơn bỏ sót mà tên VC Hồ Ty đã nói thẳng với Phó Ty Cảnh Sát Liên Thành ở Huế, Cộng quân bắt giết ba linh mục VN là cha Nguyễn Phúc Bửu Đồng, cha Hoàng Ngọc Bang, cha Lê Văn Hộ, ba linh mục người Pháp là Guy, Cressonnier, Valour, giết sư huynh Dòng Thánh Tâm Huế, Mai Thịnh (Martin, thầy dạy của tác giả bài này khi còn ở Đồng Hới, Quảng Bình năm 1953 đến khi vào Huế năm 1954), tu sĩ Héc-man, và Bá Long thuộc Dòng Thánh Tâm (Sacré Coeur) tu viện Phường Đức, và một số thầy đại chủng sinh như Nguyễn Văn Thứ (bạn tu cùng lớp Tiểu Chủng Viện Huế năm 1955 với người viết bài này), Phạm Văn Vụ và Nguyễn Lương, hai sư huynh dòng Lasan là Agribert và Sylvestre.

Ngoài ra VC còn giết một số các giáo sư đại học người Đức mà chúng nghi là CIA như Bác sĩ và bà Hort Gunther Krainick, Bác sĩ Raimund Discher, và Bác sĩ Alois Alterkoster.

Trong tác phẩm Tet, the turning point in the Vietnam War, Don Oberdorfer đã ghi lại câu trả lời của Tướng Võ Nguyên Giáp lúc còn là bộ trưởng quốc phòng năm 1969, khi được hỏi về biến cố Tết Mậu Thân: “Chúng tôi không dính gì tới chuyện đó. Chuyện đó do Mặt Trận [Dân Tộc Giải Phóng] thực hiện.”(We had nothing to do with it. The [National Liberation] put it on). 50

Giải thích về hành động giết người tập thể của VC tại Huế, nhà báo Bùi Tín, nguyên Đại tá quân đội cộng sản BV, nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân Dân Chủ Nhật trước năm 1990, đã viết rằng: “Cho nên những vụ tàn sát có tính chất tập thể có thể đã xảy ra ở các tiểu đoàn đang hành quân rút lui. Giữa cảnh hỗn loạn khi có lệnh rút lui... Một số đơn vị nảy ra hành động thủ tiêu tù binh để bảo đảm không lộ bí mật, không bị nguy hiểm, “nhẹ gánh”, “khỏi vướng chân”, “sẽ chết cả nut”... Cuối cùng cũng còn một số ít tù binh giải về căn cứ, được dùng để đào ham hố, khuân vác... một số về sau được thả về.”51

Nói như vậy thì nhà báo Bùi Tín giải thích như thế nào về các hố chôn tập thể xảy ra khắp trong thành phố Huế (tại Gia Hội) và phía nam Nam Giao khi chưa có lệnh rút lui?

Trong cuộc phỏng vấn dành cho bà Thụy Khê, Hoàng Phủ Ngọc Tường “lên án” vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế: “Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng. Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải chính sách toàn cục của cách mạng. Bởi vì tình trạng giết chóc bừa bãi như vậy, đã không xảy ra ở địa phương khác trong Mậu Thân, ngay cả trên một địa bàn rộng lớn với tình trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối địch rất phức tạp như ở Sài Gòn thời ấy.”52

Xin lấy một vài ý kiến của ông Trần Gia Phụng để vạch trần luận điệu giải thích chạy tội của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Một là: cuộc chiến tranh do cộng sản gây ra không phải là “chiến tranh cách mạng” nhưn là cuộc chiến ý thức hệ do tham vọng quyền lực và bành trướng của cộng sản BV.

Hai là: cách đổ lỗi cho cấp dưới để chạy tội cho cấp trên là thói thường trong xã hội cộng sản không thể chấp nhận được.

Ba là: không nơi nào cộng sản chiếm lâu như Huế để có thể xảy ra như Huế. Cộng sản đã giết biết bao tín hữu Cao Đài ở Quảng Ngãi, chôn sống nhóm Đệ tứ Quốc tế ở vùng Lòng Sông tỉnh Bình Thuận, giết Cao Đài, Hòa Hảo ở trong Nam, giết người vô tội mà có tài để trừ hậu hoạn (mà CS gọi là “giết tiềm lực”). 53

Trong một bài viết có tên Bi kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường của Ngô Minh biện hộ cho Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng ông bị họa vì ông quá nổi tiếng nên bị ghét từ nhiều phía nhất là dư luận cộng đồng người Việt hải ngoại. Ngô Minh viết rằng:: ”Từ gần 20 năm nay, một số cây bút ở hải ngoại không biết do thù oán, hay do ganh tỵ tiếng tăm với Hoàng Phủ khi anh đã nổi tiếng ở trong nước, đã viết bài đổ tội cho Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân với những lời lẽ vô cùng đao búa như gọi là “đồ tể giết 2000 người Huế trong dịp Tết Mậu Thân, “thủ phạm chính của cuộc tàn sát”, “các hung thần can dự tới bữa tiệc máu.”54

Năm 1968, ông Ngô Minh tuổi tác bao nhiêu chúng tôi không biết nhưng có một điều chắc chắn chúng tôi biết là ở hải ngoại chẳng có ai dư thì giờ để “ganh tỵ tiếng tăm” với Hoàng Phủ Ngọc Tường. Trình độ của Tường thì cũng “thường thường bậc trung”, viết lách cũng “tàm tạm” nếu không nói là rất thiên lệch trong chiều hướng “tán cộng”. Rất nhiều ông thầy dạy Tường còn sống tại Âu châu, Mỹ và chắc chắn họ không phải là những kẻ ganh tỵ với Tường. Nhân chứng vụ Mậu Thân còn sống rất nhiều ở trong nước, tại Huế và hải ngoại, đã chứng kiến tận mắt việc làm của những người mà ông Ngô Minh muốn làm thầy cãi dùm.

Bí thư Thừa Thiên – Huế, Lê Minh đã thú nhận việc giết tù binh và tàn sát thường dân ở Huế là có thật và ông tuyên bố nhận trách nhiệm nhưng chống chế rằng cộng quân “đã ở trong một hoàn cảnh quá khó khăn, đến không thể nào kiểm soát nổi những hành động thô bạo”. Chẳng cần phải có hoàn cảnh thô bạo thì công sản mới hành động thô bạo. Bản chất sản sinh, hoàn cảnh nuôi dưỡng, chính sách hướng dẫn cộng sản đều mang tính chất thô bạo nên cộng sản luôn luôn hành động thô bạo.

Theo Trần Gia Phụng, năm 1988 Lê Minh có xuất bản cuốn hồi ký nói nhiều về Mậu Thân, sách bị thu hồi, bản thân ông bị thất sủng, cô lập.

4.- Tổng công kích – tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân, các quan điểm nhận định về thành bại.

4.1. Nhận định của các viên chức trong chính quyền Hoa-Kỳ.

Đối với các giới chức hành chánh và quân sự Hoa Kỳ lúc đó như Tổng Thống Johnson, Cố vấn An ninh Quốc gia Walt Whitman Rostow, Đại sứ Hoa Kỳ tại VNCH là Bunker, Thống Tướng Westmoreland chẳng hạn, các vị này đều cho rằng qua biên cố Tết Mậu Thân, Cộng Sản đã thất bại trong việc đạt tới sự bất ngờ mang tính chiến lược trong dịp Tết (strategic surprise) bởi vì một cuộc tấn công lớn của CS đã được dự đoán là có khả năng xảy ra vào dịp nghỉ Tết nên Hoa Kỳ và QLVNCH đã dự phòng phần nào. Tuy nhiên họ cũng cho rằng cuộc tấn công của Tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã đạt được sự bất ngờ mang tính chiến thuật (tactical surprise). Đối với Tướng Westmoreland, thắng lợi của Quân đội Hoa Kỳ và QLVNCH trong cuộc TCK-TKN là một sự kiện hiển nhiên.

Ngoài ra chiến thuật dương đông kích tây của Võ Nguyên Giáp đã không thành công tại Khe Sanh, nghĩa là không dụ được Hoa Kỳ và QLVNCH dồn về các mặt trận cao nguyên, biên giới hay ở giới tuyến mà bỏ trống các đô thị.

Việc Võ Nguyên Giáp bất thần hoãn cuộc tấn công lại 24 tiếng đồng hồ đã làm mất tính bất ngờ, vì có mộtsố tỉnh từ Quảng Nam trở vào và cao nguyên đã bị tấn công đêm giao thừa TMT nên các tỉnh khác đã kịp chuẩn bị kháng cự.

Thất bại quan trọng nhất mà CSBV gặp phải đó là sự thờ ơ nếu không nói là kinh hãi của nhân dân Miền Nam đối với chế độ CS qua biến cố Tết Mậu Thân. Điều này là lẽ đương nhiên bởi vì chính nhân dân miền Nam, nhất là tại thủ đô Sài Gòn làm sao có thể nghe theo lời CS nổi dậy đi biểu tình chống lại chính quyền VNCH được? Rất nhiều nơi dân chúng đã bỏ nhà cửa, tài sản chạy đi khi Cộng quân kéo đến. Nhiều người dân tình nguyện chỉ nơi ẩn trốn hoặc nơi có VC để quân đội VNCH hành quân tiêu diệt. Rõ ràng Nghị quyết 14 của CSVN chỉ là bản văn lừa bịp và thực tế đã vạch trần bản chất bịp bợm đó.

Trong sách The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, sử gia Cecil B. Currey cho rằng: “Thất bại lớn nhất của cuộc tổng tấn công Tết không phải là của Giáp mà rõ hơn là của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Giáp đã chống đối dự án ngay từ khởi đầu nhưng các luận cứ của Thanh và Lê Duẩn đã thuyết phục được Hồ Chí Minh rằng cuộc tiến công phải được thực hiện. Sự việc cho biết Cộng quân đã phải chịu nhiều tổn thất lớn lao. Dân chúng miền Bắc đã quá mệt mõi vì các trận mưa bom của Mỹ. Hoa Kỳ có thể sẽ phải quyết định xâm lược miền Bắc. Một trận đánh mang đầy kịch tính ở miền Nam bộc lộ khả năng yếu kém của chính quyền ở đây và bó buộc Hoa Kỳ phải rút lui. Giáp đã phải miễn cưỡng tuân theo mọi quyết định. Kết quả đó đã không làm cho ông ta ngạc nhiên khi lực lượng quân sự Hoa Kỳ đã chứng tỏ rất đỗi thích hợp và có khả năng ứng biến hơn là Thanh và Lê Duẩn tiên đoán.”55

Trong cuốn hồi ký Cuộc Chiến Dang Dở, trang 260, 26, Tướng Trần Văn Nhật cho biết: “Tướng Westmoreland vào cuối năm 1995, trong buổi tiếp tân và phỏng vấn tại nhà tôi ông nói “ông đã biết trước các âm mưu của CSBV sẽ tấn công VNCH vào dịp Tết Mậu Thân 1968, nhưng ông không thể “bật mí” vì có ý định nhử Cộng quân tập trung vào các thành phố để tiêu diệt dễ hơn là tìm đánh chúng trong rừng núi”. Theo ông nhờ chiến thuật này nên sau Tết Mậu Thân, toàn bộ các đơn vị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đều bị loại khỏi vòng chiến”.56

4.2. Quan điểm của các nhân vật lãnh đạo Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam.

Trước hết, Tướng Trần Văn Trà đã thú nhận: “Các mục tiêu quân sự trong dịp Tết vượt qua sức mạnh của chúng ta. Tất cả đều nằm trong ước muốn chủ quan của những người vạch ra kế hoạch. Vì vậy sự tổn thất của chúng ta đã rất lớn lao về vũ khí cũng như nhân sự. Và chúng ta không thể lấy lại được những gì chúng ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta đã phải vượt qua biết bao nhiêu khó khăn trở ngại trong các năm 1969, 1970.”57

Theo nữ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, một thành viên lãnh đạo của MTDTGPMN, “Hà Nội đã có tội khi đưa ra những tính toán sai lầm làm tiêu phí hết sức mạnh của miền Nam.”58

Sau đây là ý kiến của Trần Độ, một vị tướng chỉ huy mặt trận Sài Gòn bên cạnh Trần Văn Trà: “Thành thật mà nói chúng ta đã không hoàn thành được mục tiêu chính của chúng ta. Việc gây nên một ảnh hưởng lớn đối với Hoa Kỳ thật ra không phải là ý định của chúng ta nhưng điều đó đã trở nên một kết quả do may mắn mà tới.”59

Trong cuốn hồi ký Ở chiến trường Long An, ông Huỳnh Công Thân tức Tư Thân, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Long An năm 1968, được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1980 khi đang làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An. Năm 1998 ông Huỳnh Công Thân được trao tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang”.

Trong hồi ký có đoạn ông viết: “Tình hình quần chúng ở Sài Gòn và sinh viên, học sinh như thế nào mà lúc đó lại có nhận định: hàng triệu quần chúng đang sục sôi khí thế cách mạng sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập tự do! Khi chúng tôi vào Sài Gòn, thực tế tình hình không phải như thế. Quần chúng chán ghét chế độ Mỹ – ngụy bóp nghẹt dân sinh, dân chủ nhưng chưa đến mức “sục sôi” và chưa “sẵn sàng hy sinh tất cả” để có thể xuống đường đối đầu với súng đạn địch để lật đổ ngụy quyền trung ương Sài Gòn, thiết lập chính quyền cách mạng.” 60 Nhận định của tác giả này chứng minh sự thất bại trong cái gọi là “tổng khởi nghĩa” qua biến cố Tết Mậu Thân.

Một bộ trưởng của Mặt Trận Giải Phóng nói cuộc Tổng công kích đã mang lại nhiều hậu quả tai hại không ngờ cho Mặt Trận và CSBV. Hoàng Văn Hoan, cựu bộ trưởng công an BV trốn sang Tầu năm 1979 nói CS đã bị tổn thất nặng nề trong Tết Mậu Thân. Sir R. Thompson, một chuyên viên về du kích chiến cho rằng Hà Nội muốn “nướng” hết lực lượng của mặt Trận Giải Phóng để BV có cớ đưa quân vào. Tướng Weyand phân tích cuộc Tổng công kích nói: “Việt Cộng dẫn đầu cuộc tấn công và bị tiêu diệt để bảo đảm thống nhất do BV thống trị”, ngoài ra một Thượng tá VC cũng có nói “Nó cho nướng sạch VC để sau này Bắc Kỳ vào thay thế hết”. 61

Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Nguyễn Hùng của đài BBC ngày 15.1.2008, nhà báo Bùi Tín hiện sống ở Paris đã trả lời một số câu hỏi xin trích vài đoạn như sau:

Hỏi: - Tết Mậu Thân, ý định chiến lược của cuộc tiến công là gì?

Trả lời: - Các cuộc tiến công đồng loạt, bất ngờ vào các thành phố, thị trấn, căn cứ, sở chỉ huy Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, với mục đích cuối cùng là sự nổi dậy rộng khắp của dân chúng, là cuộc Tổng khởi nghĩa toàn miền Nam kết thúc cuộc chiến.

Hỏi: - Mục đích ấy có đạt không thưa ông?

Trả lời: - Rõ ràng là không. Hoàn toàn không có nổi dậy, không có khởi nghĩa. Đó chỉ là ảo tưởng chủ quan. 62

4.3. Luận điểm của truyền thông và giới sử học Hoa Kỳ.

Đối với biến cố Tết Mậu Thân, một số báo chí Hoa Kỳ và cơ quan truyền thông đã có luận điểm ngược lại khi cho rằng đó là sự thất bại của Hoa Kỳ và Đồng Minh mà đại diện cho khuynh hướng phê phán này là Walter Conkrite. Ông này cho rằng mấy tháng trước đây chính quyền Hoa Kỳ đã nhiều lần cho dân chúng biết là Hoa Kỳ đang trên đà thắng lợi tại VN nhưng đột nhiên lại có biến cố Tết Mậu Thân với sự xuất hiện của VC trên khắp nhiều thành phố tại Miền Nam, đặc biệt là VC đã lẻn vào được Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Sài Gòn, như vậy là rõ ràng Hoa Kỳ đang thất bại. 63 Dư luận Hoa Kỳ sôi nổi khiến cho Tổng Thống Johnson đã nhanh chóng hủy bỏ ý định ra tranh cử Tổng Thống, chịu mở ngay hội đàm Paris, từ chối tăng quân cho tướng Westmoreland, rồi Nixon sau đó quyết định rút hết quân, Việt Nam hóa chiến tranh... Nhà báo Bùi Tín cũng cho rằng “không ngờ báo chí, truyền hình Mỹ nhìn chung ngây thơ đến vậy, nhất là không ngờ Quốc hội Mỹ “quyết tâm” bỏ cuộc sớm đến thế.”64

Thêm vào đó, Gareth Porter trong bài “The 1968 Hue massacre” đăng trên “Indochina Chronicle”, số 33 ngày 24 tháng 6, 1974 đã dựa trên tài liệu của đảng CSVN để bác bỏ các con số sự thật về nạn nhân bị VC giết và dùng lời tường thuật của Alje Vennema, bác sĩ giám đốc bệnh viện trị lao phổi của Canada ở Quảng Ngãi cho đến tháng 8 năm 1968 để bênh vực cho luận điểm của mình. Porter cũng cho rằng việc phát hiện các mồ chôn tập thể đều là thành tích của sĩ quan chiến tranh tâm lý nghĩa là bịa đặt, hay thổi phồng! Đây là tiếng nói lạc điệu giữa rất nhiều tác giả, nhà báo công tâm khác viết về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân như Stewart Harris của tờ Times London (bài đăng ở trang 4, New York Times, 28.3.1968), Stanley Karnow (Vietnam: A History, trang 530-531), Don Oberdoefer (“Executions, Extrajudicial”) hay Jack Shulimson (US Marines in Vietnam: 1968, The Defining Year)... 65

Dĩ nhiên cũng phải có người thấy rõ được thái độ xuyên tạc sự thật của Gareth Porter và đã công khai điểm lại sách của Porter, đó là Stephen J. Morris, một chuyên viên nghiên cứu tại Viện Chính sách Ngoại giao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học John Hopkins; ông này viết như sau:

“Một trong những khuyết điểm cơ bản của những khảo cứu của Porter là dùng những tài liệu lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam làm bằng chứng đáng tin để lý giải về dự tính, động cơ và hành động thực sự của ban lãnh đạo Đảng CSVN. Porter không hiểu rằng họ viết những nguồn tài liệu đó chỉ để biện minh cho sự kiện đã xẩy ra chứ không phải là những phân tích nhận định lương thiện. Lối viết này của Porter mang dấu ấn bắt đầu từ hơn 30 năm trước, và đính chặt với khuynh hướng cùng đồng cảm chính trị của ông (với Đảng Cộng Sản Việt Nam – TGT) 66

Tuy nhiên, chín năm sau Tết Mậu Thân, một tác phẩm có tên The Big Story: How the American Press and Television Reported and Interpreted the Crisis of Tết in Vietnam and Washington, được xuất bản năm 1977, do tác giả là Peter Braestrup (1929-1997), phóng viên tại Sài Gòn và sau này là Giám đốc Truyền thông của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Sách này được tái bản năm 1983, 1986 và ấn bản sau cùng, 632 trang, do Presidio Press phát hành năm 1994 được đánh giá là “góp phần không nhỏ làm sáng tỏ trang lịch sử Mậu Thân lấy dữ kiện thay cho ấn tượng, thay lời phỏng đoán bằng những phân tích không thiên vị. Cuốn sách là một nghiên cứu đồ sộ về vai trò của giới truyền thông trong sự kiện quân sử quan trọng của Việt.”67 Trong cuộc phỏng vấn dành cho Ted Gittinger, tác giả The Big Story nói về kinh nghiệm của ông khi là phóng viên chiến trường của tờ Washington Post tại Việt Nam. Trước khi sang Việt Nam, Braestrup nhận chỉ thị từ chủ nhiệm Benjamin Bradlee rằng: “Tôi chỉ muốn một phóng viên viết thẳng và anh viết những gì anh thấy.”

Theo Peter Braestrup, “một trong những “vấn đề” của giới truyền thông Mỹ tại Việt Nam khi cộng sản mở cuộc tấn công Mậu Thân là nhân sự. Số ký giả tại chiến trường quá ít, nhân sự không được như cuộc tấn công mùa hè 1972, do đó thông tin, phân tích, nhận định không phong phú như tin tức chiến trường hè 1972. Về biến cố Mậu Thân, tạp chí Time là cơ sở truyền thông có cố gắng lớn nhất, thực hiện những phân tích dựa theo thông tin từ chiến trường khắp miền Nam Việt Nam. Cả tháng trời sau ngày Việt Cộng mở cuộc tổng tấn công, ký giả Hoa Kỳ vẫn không có đủ dữ liệu về kết quả thực sự của chiến trường để xác định “Tổng tiến công, tổng nổi dậy” là thất bại lớn của quân cộng sản Việt Nam về mặt quân sự. Trong thời gian đó, người duy nhất cho rằng Việt Cộng đã thất bại quân sự là Đại sứ Bunker; ngay cả Tướng Westmoreland cũng chỉ xác định quân cộng sản thua lớn (như Đức thua ở trận Ardennes, năm 1944) trong một cuộc trả lời phỏng vấn với AP vào 22 tháng 2, 1968. Cùng lúc, đa số ký giả Mỹ, dù không đủ thông tin, đã đưa tin và nhận định về tình hình chiến sự Mậu Thân rất bi quan và bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và đồng minh.”

Một “vấn đề” khác của truyền thông Mỹ tại Sài Gòn, theo Braestrup, là giới truyền hình. Braestrup cho rằng trong nhóm truyền hình Mỹ tại Việt Nam chỉ có vài người đáng được gọi là ký giả. Giới truyền hình Mỹ, nói chung, chỉ muốn làm “phim chiến tranh” với giọng thuyết minh đầy kịch tính. Cuộc chiến Việt Nam trên màn hình TV Mỹ là sản phẩm như của Holywood; Đồng lương to, studio mới, ngoại hình bắt mắt quan trọng hơn là sự thực ở chiến trường.”

Giới truyền thông Mỹ thất bại trong trách nhiệm thông tin về cuộc “Tổng tiến công, Tổng nổi dậy” vì cách sử dụng thông tin đã có, do thiếu thông tin cần phải có lúc đó, và do không có thông tin nhưng vẫn làm như đã có, v.v...”68

4.4. Trường hợp của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan.

Nói đến biến cố Tết Mậu Thân mà không nhắc tới Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một thiếu sót lớn nếu không nói là đắc tội với ông.

Vài ngày trước khi biến cố này xảy ra ở Sài Gòn vào đêm mồng 1 Tết, ông Loan đã ra lệnh cho Tổng Nha CS và các Ty, các Chi cảnh sát đào giao thông hào, sắp bao cát chuẩn bị, như thế nghĩa là ông nắm vững tin tình báo CS sẽ tấn công vào dịp Tết.

Khi vụ Mậu Thân xảy ra ở Sài Gòn, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về Mỹ Tho ăn Tết, nên Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã điều động cuộc chiến phản công tại thủ đô.

Một tên VC mặc đồ dân sự tên Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp tại mặt trận Chợ Lớn đã giết rất nhiều thường dân và cả gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn gồm cả mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống. Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục. Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được báo cáo về những hành động giết người dã man của Nguyễn Văn Lém và chính ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường.

Tất cả diễn tiến vụ tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công VC Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp đều được ghi vào ống kính của Eddie Adams. Cũng có một người VN, ông Võ Sửu của đài NBC quay được cảnh đó, nhưng chỉ có bức hình của Adams là được các báo trên thế giới đăng tải. Admas kể lại lúc Tướng Loan bắn Bảy Lốp như sau: “Lúc đầu, tôi tưởng Lém được dẫn đến để Tướng Loan thẩm vấn. Khi ông rút súng chĩa vào Lém, tôi cũng vẫn còn tưởng là ông chỉ dọa thôi. Hóa ra, ông bắn thật.”

Sau khi bắn Bảy Lốp, Tướng Loan nói với Eddie Adams: “ Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi.” Tướng Loan cũng nói với các ký giả: Những tên này đã giết vô số dân chúng và tôi nghĩ rằng Đức Phật sẽ tha thứ cho tôi.”

Nhóm phản chiến tại Hoa Kỳ đã tận lực khai thác bức ảnh để làm phương tiện đòi chấm dứt ngay tức khắc cuộc chiến tranh VN. Bức ảnh này đã đem lại cho Eddie Adams hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo chỉ một năm sau, 1969. Phong trào phản chiến tiếp tục nổ ra khắp nơi khiến chính quyền Hoa Kỳ tìm mọi cách rút ra khỏi VN khiến cho VNCH chết tức tưởi vào ngày 30-4-1975.

Sự kiện bi đát của Miền Nam đã làm cho Eddie Adams hối hận.

Ông thuật lại rằng: “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”

Sau này, Eddie Adams thường nói: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”

Ngày 5-5-1968, Tướng Loan bị trọng thương cả hai chân trên cầu Phan Thanh Giản khi CS mở cuộc tổng công kích lần thứ hai. Ông được đưa qua Úc chữa trị nhưng công luận Úc phản đối nên lại được đưa qua Hoa Kỳ tại bệnh viện Walter Reed Army Medical Center ở Washington D.C.

Năm 1975, khi Miền Nam mất, Tướng Loan đến Hoa Kỳ. Nữ dân biểu New York Elizabeth Holtzman yêu cầu trục xuất ông với sự đồng ý của Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ. Nhưng Tổng Thống Jimmy Carter đã lên tiếng can thiệp và cho ông định cư tại Hoa Kỳ. Ông và gia đình lập nghiệp tại thành phố Springfield, VA mở tiệm Pizza. Eddie Adams đã tìm tới tiệm này gặp thăm Tướng Loan và nhắc lại tấm hình oan nghiệt năm xưa nhưng Tướng Loan an ủi Eddie Adams: “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi.”

Tướng Nguyễn Ngọc Loan chết ngày 14-7-1998 vì bị bệnh ung thư, thọ 68 tuổi để lại vợ, bà Mai Chính, 5 người con và 9 cháu nội ngoại. Nhận được tin này, Eddie Adams đã viết bản điếu văn đầy nước mắt đăng trên tạp chí TIME số phát ngày ngày 27-7-1998:

“ Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết: Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết tên Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là: “Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vào vị trí của ông Tướng, vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một tên gọi là ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ?”

Tướng Loan là một mẫu người có thể được gọi là chiến binh đúng nghĩa và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông Tướng đã làm là đúng, nhưng người ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông. Tấm ảnh không hề diễn tả được rằng ông Tướng đã tận tụy dành nhiều thì giờ đến các bệnh viện để thăm hỏi những nạn nhân chiến cuộc. Tấm ảnh này đã thực sự làm đảo loan cuộc đời ông. Ông chẳng hề phiền trách gì tôi. Ông nói với tôi rằng: Nếu tôi không chụp tấm ảnh, thì sẽ có người khác làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy bứt rứt xốn xang về ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi vẫn thường liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện với nhau đã xảy ra hồi sáu tháng trước, vào lúc ông đã bị bệnh rất nặng.”

Trong một đoạn khác, Eddie Adams tỏ ra rất ân hận về bức ảnh:

“Trong đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.” 69

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11-2-1930 tại Huế, tốt nghiệp Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Đức, thụ huấn phi công tại Hoa Kỳ năm 1953. Năm 1964 ông vinh thăng Đại Tá, giữ chức Tư Lệnh Phó Không Quân VNCH. Trong chiến dịch Mũi tên Lửa (Flamming Dart), ngày 11-2-1965, ông dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A 1 Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 bắn phá miền Bắc VN. Sau đó ông làm Tổng Giám Đốc CSQG kiêm Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, phụ trách Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Ông có biệt danh Sáu Lèo. Lực lượng CSQG dưới thời ông có những thay đổi mới về khả năng và tinh thần phục vụ.

Một bài viết mới đây của Liên Thành có tên “Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan” 70 dựa trên bài viết của Tiến sĩ Trần An Bài để minh xác lại việc làm của Tướng Loan trong việc xử tử tên VC Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp và cung cấp cho độc giả nhiều mẩu chuyện anh hùng, ái quốc qua con người ông Loan. Trong tác phẩm Biến Động Miền Trung, Những bí mật chưa tiết lộ giai đoạn 1966-1968-1972, sách dày 463 trang, xuất bản năm 2008, tác giả Liên Thành đã dành trên 100 trang sách để nói về biến cố Tết Mậu Thân cùng các sự kiện lịch sử khác ở Thừa Thiên – Huế. Thiết tưởng bạn đọc nên tìm đọc cuốn sách này để biết sự kiện nóng hổi từ một chứng nhân lịch sử.

Phần kết.

Tại cuộc Hội thảo Thế giới tổ chức ở Hà Nội từ 18 tháng 6 đến 27 tháng 7 năm 2007 do Viện đại học Princeton tổ chức, khi bị sinh viên Zachary Ruchman chất vấn về việc VC giết đồng bào tại Huế Tết Mậu Thân, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Lê đã chối quanh và nói rằng “Cuộc thảm sát này do Mỹ ngụy tạo rồi đổ lỗi cho Việt Cộng đã giết người...”71

Năm ngoái, trong bài báo đăng trên tờ báo Tết Thanh Niên Xuân Mậu Tý, Phan Duy Nhân (tức Phan Chánh Dinh, bí danh Nguyễn Chính, học sinh cùng lớp Đệ Tam C Trường Trung học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng năm 1959 với tôi và Trần Vinh Anh, Lam Hồ, Luân Hoán), cán bộ CS nằm vùng hoạt động qua các phong trào biến động miền Trung 1964, 1966, bị tù Côn đảo, nguyên quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, nghỉ hưu tại Sài Gòn, người Huế, đã trơ tráo khi cho rằng: “Từ sự kiện Mậu Thân, chúng ta đã thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc thành công nhất, ngoạn mục nhất.”72

Vụ thảm sát Tết Mậu Thân trong đó già có, trẻ có, dân thường có, quân cán chính có, linh mục có, tu sĩ có, kể cả các giáo sư đại học người ngoại quốc phải chăng là phản ảnh chính sách đại đoàn kết dân tộc của cộng sản? Sự kiện Mậu Thân thành công nhất phải chăng là chính sách lừa bịp của CS được thực hiện rất nhiều lần đối với các nạn nhân của chúng: dân Huế được kêu tới phường, khóm kê khai tên tuổi rồi cho về, ít ngày sau kêu lại và giữ luôn đưa đi thủ tiêu; trước khi đưa dân vô tội đi giết,cán bộ cộng sản còn đánh lừa một lần chót: “ chúng ta sắp đến trại học tập rồi. Vậy trong anh em ai có một là vàng, hai là tiền, ba là đồng hồ, bốn là bật lửa thì nộp lại để Cách mạng giữ cho, học xong ba ngày sẽ trả. Kẻo vào trại, ăn cắp lẫn nhau rồi lại đổ lỗi cho Cách mạng, nói xấu cán bộ. ” 73 Sự kiện Mậu Thân được kể là ngoạn mục nhất, theo Phan Duy Nhân, phải chăng chính là hình ảnh hàng loạt người dân Huế đói khát, bơ phờ bị trói giật hai cánh tay đàng sau, xâu lại từng xâu bằng dây kẽm gai, rướn mình đi dưới mưa bụi và tiếng hò hét của cán binh cộng sản về một bìa rừng, con suối ở Khe Đá Mài hay trên động cát ở Vinh Thái, trước những chiếc hố dài do họ tự đào lấy được phĩnh là để làm chỗ núp bom đạn và dẫn nước cho dân cày cấy để rồi nhận lấy những cán cuốc bổ vào đầu, bị đâm chém bằng dao búa, hoặc bị chôn sống âm thầm mà tức tưởi khôn nguôi ?

Nhân nói về vụ Mậu Thân (1968) thiết tưởng cũng cần ghi lại ở đây những việc đồng bào Huế nhất là các chiến sĩ Xây dựng Nông thôn Thừa Thiên đã làm trong công tác truy tầm, khai quật, cải táng hàng nghìn bộ hài cốt nạn nhân Tết Mậu Thân để nói lên lòng biết ơn của chúng ta, một sự việc ít thấy ai nhắc nhở đến.

Nước sông Hương chứng tích hờn căm,

Gạch thành Huế dấu xưa phẫn nộ
.

Trên đây là hai câu thơ mà anh Nguyễn Đức Viên (1920-2005), Bí thư Thành Ủy VNQDĐ Huế một cán bộ lãnh đạo cao cấp của Việt Nam Quốc Dân Đảng (người đã từng bị Việt Minh bắt giam tại Trại Đưng, Hà Tĩnh, 1947-1754, bị chế độ Ngô Đình Diệm cầm tù từ 1957-1963 và sau 30-4-1975 bị CS tập trung cải tạo từ 1975-1988), người anh em kết nghĩa với tôi, đã đọc cho tôi nghe trong trại tù Nam Hà (Hà Nam Ninh) cùng kể lại những lần anh tổ chức tưởng niệm nạn nhân vụ Tết Mậu Thân tại Huế trước năm 1975 với niềm cảm xúc lắng đọng. Đây là hai câu thơ được viết bằng chữ thật lớn sơn đen trên nền trắng dọc theo kỳ đài trước cửa Ngọ Môn nói về tội ác của CSBV trong biến cố bạo tàn này.

Trong Tết Mậu Thân, cán bộ VNQDĐ bị CS giết có Giáo sư Phạm Đức Phác, ông Lê Ngọc Kỳ, và tài liệu VC có ghi bắt được 50 đảng viên VQ, nhưng riêng Đại Việt Cách Mạng Đảng đã chịu nhiều thiệt hại về nhân sự (khoảng 300 đảng viên) như việc ông Từ Tôn Kháng, Tỉnh Đoàn Trưởng XDNT Thừa Thiên bị VC sát hại chung với nhiều đồng bào trong các hố chôn tập thể, và các ông Trần Ngọc Lộ, cũng là một cán bộ của ĐVCM cùng vợ con bị VC thẳng tay giết chết tại xã Phú Lưu, hoặc Nguyễn Thiết bị đánh bằng bọng cuốc, hoặc như sinh viên Trần Mậu Tý (ĐVCM) bị nhóm Nguyễn Đắc Xuân trả thù hành hạ cho đến chết. Ngoài ra còn có các ông Hồ Đắc Cam, nhân viên nhà đèn, Kim Phát, anh Liên, sĩ quan cảnh sát, Võ Văn Tửu, Phó thẩm sát viên cảnh sát, cụ Trần Điền, cựu tỉnh trưởng Quảng Trị, Thượng nghị sĩ VNCH, thân hữu của nhiều cán bộ cao cấp Đại Việt... cũng bị VC giết.

Việc ông Từ Tôn Kháng bị VC giết có nhiều tư liệu nói khác nhau như chúng tôi có đề cập ở phần trên. Sau khi ông Từ Tôn Kháng bị bắt có dư luận cho rằng VC đã thiết lập một tòa án để xử ông vì không chịu ra trình diện, sau 5, 6 ngày trốn trên gác thượng (mà dân Miền Trung thường gọi là “cái tra”), nhưng dân chúng tham dự phiên tòa đều nhất loạt xin tha cho ông. Dĩ nhiên bọn VC đời nào chịu. Theo lời bà Nguyện, vợ của ông Kháng kể lại thì trước đó ngày nào bọn du kích nằm vùng cũng tới lục soát trong nhà để tìm ông nhưng không tìm được. Có lúc bọn đó dọa bắt mấy đứa con gái của ông hãy còn nhỏ, lúc khác bọn chúng lại dọa đốt nhà, vì nhà của ông bà Từ Tôn Kháng là một cơ ngơi rộng rãi gồm ba, bốn nhà ngói ở chung trong một khu vườn lớn của tổ tiên để lại. Bị đe dọa riết cuối cùng bà Nguyện phải chỉ nơi ông Kháng trốn nên VC bắt ông dẫn đi, đi đâu thì chính bà Nguyện cũng không biết. Sau này, anh em cán bộ XDNT tìm được chỗ VC giết ông Kháng là một cái hố nông. Ông Kháng là người to con, bị trói tay chân ngồi sụp xuống hố và VC chôn sống ông có lẽ cũng không sâu lắm. Trong người ông còn để lại giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước bọc nhựa, Chứng minh thư Tỉnh Đoàn Trưởng XDNT, bằng lái xe v.v...

Sau khi ông Từ Tôn Kháng chết, ông Nguyễn Ngọc Cứ (cán bộ ĐVCM) vốn là Trưởng Phòng 3 Tỉnh Đoàn được đưa lên làm Tỉnh Đoàn Trưởng, cùng một số nhân viên như Mai Đức Th., Lê Hữu B., Phạm Văn Nghi, Lê Quang T., Lê Châu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Di, Hoàng Xuân Khiết, Hồ Đức Hiệt, Phan V., Phan Xuân Hiếu v.v... là những người từng đóng góp nhiều công sức, cùng với các tổ chức khác, trong việc truy tầm các mồ chôn tập thể và tổ chức cải táng các nạn nhân trong vụ Tết Mậu Thân. Nhiệm vụ của cán bộ XDNT lúc bấy giờ ngoài việc hỗ trợ cho Quân đội VNCH và Đồng Minh tái chiếm lại Thành phố Huế còn là việc giúp dân chúng ổn định cuộc sống, làm các công tác dân vận như an ninh thôn ấp, sửa trường học, đào giếng, giúp dân sửa nhà cửa, thăm hỏi các gia đình nạn nhân CS, thống kê lại danh sách dân chúng trong thôn ấp, phường khóm xem ai còn, ai mất.

Ngày 9 tháng 4 năm 1968, quân đội và cán bộ Xây dựng Nông thôn Thừa Thiên đã khám phá ra nhiều mồ chôn tập thể tại Lang Xá Cồn, cách An Cựu chừng 5 cây số thuộc quận Hương Thủy. Một người con nuôi trong gia đình nghị sĩ Trần Điền đã đi theo đoàn người đi tìm thân nhân, đến tại Lang Xá Cồn và nhận ra xác của nghị sĩ trong một mồ chôn tập thể. Ông bị chôn chung với một số người khác, áo quần còn nguyên vẹn, mặt ông nằm úp xuống, dính với lớp đất sét ướt, Vì là mùa đông, mưa lạnh, nên xác của nạn nhân vẫn còng nguyên vẹn, chưa bị thối rữa. 74

Vào khoảng tháng 3 năm 1969, ông Phan Xuân Hiếu, Trung đội trưởng Nghĩa quân TTH/100 (sau làm Xã Trưởng xã Phú Xuân cho đến ngày mất nước) trong một cuộc hành quân phối hợp với quân đội Hoa Kỳ, khi qua vùng Núi Cát đã phát hiện một chiếc nạng gỗ lòi ra trên mặt đất nên toàn trung đội đã dừng lại và cùng với lực lượng Đồng Minh đào bới chỗ đó vốn thuộc phạm vi làng Đông Sơn, xã Phú Xuân, quận Phú Thứ, phát hiện được bảy hầm, mỗi hầm có khoảng 7, 8 xác người bị chôn sống, đầu bị đấp vỡ sọ, tay chân bị trói, và hai giao thông hào gồm khoảng 50 xác chết cũng với tình trạng như trên. Đến đây tưởng cũng nên nhắc lại là trong vụ Tết Mậu Thân, VC chiếm xã Phú Xuân, tập trung dân chúng trong xã lại tại nhà ông Phan Xuân Hiếu vì đây là một căn nhà ngói ở vùng quê có vườn rộng rãi. Trong số dân xã bị bắt có ông Lê Chinh (làng An Hạ, xã Phú Xuân) là Ấp trưởng, ông Phan Duy (làng An Hạ) và Lê Khâm (làng Xuân Hổ) là hai ấp phó an ninh, một người nữa là Phan Huề, thường dân. Cũng may là ông Hiếu lúc bấy giờ đang dẫn đầu trung đội hành quân tại một địa điểm khác nên không bị VC bắt.

Sau mấy ngày giam giữ dân làng trong khu nhà đó, VC nói là đưa lên “xanh” (tức là vào trong núi) để đi học tập vài ngày rồi sẽ cho về lại yên tâm làm ăn. Trước khi dẫn đi, VC cho trói tất cả dân làng lại với nhau cứ chục người một toán bằng dây kẽm gai hoặc dây điện thoại, và cho tịch thu tất cả mọi giấy tờ tùy thân của những người bị bắt nói là chuẩn bị để lội qua sông sợ giấy tờ của đồng bào bị ướt. Ai cũng nghĩ rằng VC đang tính quỷ kế gì đây vì dân làng ở đây đã lâu năm đều biết rõ xung quanh đây làm gì có sông! Chỉ toàn là bãi cát, đồi đất mà thôi! Khi bị giải đi, các ông Lê Chinh, Phan Duy, Lê Khâm, Phan Huề đã tìm cách cởi trói và thoát được vì biết đường đi tại địa phương. Số còn lại không dám mạo hiểm nên phải lãnh những cái chết rất thương tâm.

Sau khi Trung đội trưởng Phan Xuân Hiếu báo tin tìm được hầm chôn người, các ông Chinh, Duy, Khâm, Huề đã là những người chỉ đường để lực lượng XDNT, Nhân Dân Tự Vệ trong xã Phú Xuân tiếp tục tìm được thêm các hầm khác cách xa xã Phú Xuân hơn một cây số. Ông Phân Xuân Hiếu liền báo cáo cho Chi khu Phú Thứ và Chi khu báo về Tiểu Khu. Ông Nguyễn Ngọc Cứ lập tức điều động anh em về Phú Thứ lo đào bới các vùng nghi ngờ có dấu chôn người, các toán khác lo nhận dạng hoặc liên lạc với thân nhân để thông báo tin tức. Ông Mai Đức Th., Trưởng Phòng 5 Tỉnh Đoàn tiếp nhận tin tức, viết bài tường thuật đưa lên Đài phát thanh, Truyền hình Huế đề dân chúng theo dõi biết tin tức thân nhân bị bắt và thảm sát trong vụ Tết Mậu Thân. Cả một thành phố đau thương, tức tưởi với hàng chục ngàn người chạy đôn chạy đáo từ chỗ nọ sang chỗ kia dò hỏi tin tức. Sau đó các thi hài nạn nhân được đưa về tập trung tại trường trung học La San Phú Thứ, số được thân nhân nhận diện sẽ theo họ về cải táng tại quê nhà, những ai được ghi nhận là Phật giáo hay Công giáo được để riêng ra hai bên. Sau đó anh em cán bộ XDNT đã đặt riêng từng thi hài cuộn lại trong vải nylon màu đen để trên từng chiếc võng và cứ hai người khiêng một võng đi bộ hàng chục cây số cùng với thân nhân và chính quyền, đoàn thể, đảng phái, tôn giáo tỉnh Thừa Thiên lên chôn ở núi Ba Tầng, Ba Đồn phía sau núi Ngự Bình. Tang tóc thực sự một lần nữa phủ lên thành phố Huế trước những hình ảnh đau thương đó.

Các địa điểm khai quật khác như Khe Đá Mài thuộc quận Nam Hòa, Vinh thái, Phú Lương, Đông Di, Bãi Dâu, Gia Hội, Chợ Thông, chùa Tường Vân v.v... cũng là những chỗ ghi dấu hình ảnh người cán bộ XDNT tận tụy trong công tác tìm kiếm lại di hài các nạn nhận xấu số bị VC sát hại dã man trong biến cố Tết Mậu Thân. Sau ngày chiếm Huế, VC đã san bằng hai địa điểm Ba Tần và Ba Đồn này để cố tẩy xóa dấu vết tội lỗi của chúng.

Xin tâm thành ghi ơn các anh em cán bộ XDNT, Nhân Dân Tự Vệ, bà con trong khắp thôn ấp, khóm phường Thừa Thiên – Huế đã hy sinh, chịu đựng hôi hám, không chỉ một vài giờ mà hàng tuần, hàng tháng, vất vả trong công tác từ thiện cải táng hàng ngàn đồng bào bị thảm sát dưới tay bọn VC đã mất hết nhân tính. Một đảng viên ĐVCM tên Trọng, khi ở trại tù Bình Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên, bất ngờ đã gặp một tên cán bộ Cộng Sản gốc người Nghệ An bị giam vì tội tham nhũng. Khi đã quen thân với ông Trọng, tên VC này thú nhận rằng chính hắn là kẻ đã từng nhúng tay vào máu nạn nhân vụ Tết Mậu Thân tại Huế. Ông Trọng hỏi tên này: “Thật sự anh đã giết bao nhiêu người?” Tên kia đáp: “Trên một trăm người, toàn dùng cuốc và báng súng thôi.” Ông Trọng hỏi: “Sao anh ác dữ vậy?” Hắn thản nhiên nói: “Đó là lệnh trên, vì để an toàn bí mật quân sự và cũng để tiết kiệm đạn.”

Trong bài Huế hôm nay viết sau Tết Mậu Thân 1968, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có nhận xét về người xứ Huế lúc bấy giờ: “Nhìn vào Huế tháng Hai, tôi thấy một bộ mặt sụp đổ của thành phố cổ kính. Tôi nghe giọng buồn nhất ở khắp nơi trong địa ngục kéo dài suốt tháng này. Họ là những người còn sống sót trong những cuộc chém giết, dường như họ chỉ còn xác mà không hồn. Nỗi buồn trốn mất khi nỗi đau khổ quá lớn. Tất cả dân Huế cùng với nhau suốt khoảng thời gian nguy hiểm nhất, đều đã thở bầu không khí bẩn thỉu nhất của trại tị nạn. Tất cả đều đã biết được sự tận cùng của đau khổ... Máu đã chảy và thấm xuống đất thành phố... Những ngôi mộ ở chùa Áo Vàng, tại Bãi Dâu, tại Kim Long, tại Long Thọ là những dấu vết của một bạo lực hung ác không thể quên được trong tâm hồn những người còn sống.”75 Xin để lịch sử phán xét người nhạc sĩ tài hoa nhưng khá ngây thơ này của xứ Huế, đã một đời “nối dáo cho giặc” tuy nhiên cũng xin dùng những lời trên đây làm kết từ cho bài viết này. Chính sách của Cộng Sản Việt Nam là gian trá kết hợp nhuần nhuyễn với bạo lực. Buồn thay, người nhạc sĩ tuy thấy được bộ mặt của bạo lực nhưng vẫn nhắm mắt đi theo gian trá để lại bao tiếc rẻ cho nhiều người. *

New Jersey 20.03.2008 - 17.01.2009

Nguyễn Đức Cung

CHÚ THÍCH:

1.- Tạp chí Thế Kỷ 21, số 227 tháng Ba năm 2008, trang 88.

2.- Trích quan điểm của nhà nghiên cứu sử học Hồ Khang, Liên-Hằng T.Nguyễn, Bộ Chính trị chiến tranh: Đường lối chính trị và ngoại giao của Bắc Việt trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, bản Anh ngữ do Vy Huyền dịch, Talawas ngày 22.2.2007.

3.- Robert Scigliano, South Vietnam, Nation under Stress, under the editorship of Dayton D. McKean, University of Colorado, Houghton Mifflin Company, Boston, tr. 76.

4.- Lâm Thanh Liêm, Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1994), Nxb Nam Á, Paris, 1995, tr. 55.

5.- Suzanne Labin, Révélation d’un témoin (bản tiếng Pháp), An Eye-Witness Account (bản tiếng Anh), Crestwood Book, Virginia, 1964, tr. 55.

6.- Nguyễn Văn Châu, Ngo Dinh Diem, en 1963: Une autre paix manquée, bản tiếng Việt Ngô Đình Diệm và Nỗ lực hòa bình dang dở, Nguyễn Vy Khanh dịch, Nxb. Xuân Thu, 1989, tr. 155.

7.- Suzanne Labin, Sđd, tr. 57.

8.- Ellen J. Hammer, A death in November, Ameriaca in Vietnam, 1963, Oxford University Press, New York, Oxford, 1987, tr. 310.

9.- Ellen J. Hammer, Sđd, tr. 310.

10.- Liên-Hằng T. Nguyễn, Bài đã dẫn.

11.- Bản tin Việt ngữ đài BBC ngày 19 tháng 5 năm 2006.

12.- Bản tin BBC đã dẫn.

13.- Liên-Hằng T. Nguyễn, Bđd.

14.- Liên-Hằng T. Nguyễn, Bđd.

15.- Don Oberdorfer, Tet, The turning point of the Vietnam War, A Da Capo Paperback, 1971, tr. 47.

16.- Lê Xuân Khoa, Việt-Nam 1945-1995, Chiến tranh, Tị nạn, Bài học lịch sử, Tập I, Tiên Rồng 2004, tr. 293.

17.- Hoàng Lạc, Hà Mai Việt, Nam Việt-Nam, 1954-1975, những sự thật chưa hề nhắc tới, Texas, 1990, tr. 77. (dẫn lại theo Trần Gia Phụng, Án tich Cộng sản Việt nam, bản in lần hai, Nxb. Non Nước, Toronto, Canada, 2001, tr. 327.)

18.- John Prados, The Blood Road, The Ho Chi Minh Trail and the Vietnam War, John Wiley & Sons, Inc. 1999, tr. 86.

19.- James J. Wirtz, The Tet Offensive, Intelligence failure in war, Cornell University Press, Ithaca and London, 1991, tr. 51.

20.- Phạm Trần, Hà Nội làm to chuyện Mậu Thân để làm gì ? Web Thông Luận, ngày 11-01-2008.

21.-Trần Bình Nam, Từ Xuân Kỷ Sửu 2009 nhìn về: Những điều chưa giải mã trong trận Mậu Thân 1968, Báo điện tử Thông Luận ngày 13.01.2009).

22.-Suzanne Labin, Vietnam, Révélation d’un témoin (bản tiếng Pháp), Vietnam, An eye-witness account (bản tiếng Anh) Crestwood Book, Virginia, 1964, tr. 55.

23.- Bùi Tín, 40 Năm ngày đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm: cái nhìn từ Hà Nội, Tạp chí Thông Luận số 174, tháng 10-2003.

24.- Ellen Hammer, A death in November, America in Vietnam 1963, Oxford University Press, New York, Oxford, 1987, trang 28.

25.- Minh Võ, Ngô Đình Diệm và chính nghĩa dân tộc, Nxb. Hồng Đức 2008, trang 88.

26.- Ellen Hammer, Sđd, trang 28.

27.- Trần Bình Nam, Bài đã dẫn.

28.- Johnson papers, 1968, Vol II, trang 879; Trần Bình Nam, Từ Xuân Kỷ Sửu 2009 nhìn về: Những điều chưa giải mã trong trận Mậu Thân 1968, Báo điện tử Thông Luận ngày 13.01.2009.Trong bài Tàn sát Mậu Thân tại Huế, đăng trên Báo điện tử Đàn Chim Việt ngày 04.03.2008, tác giả Trần Gia Phụng có cho biết: “Để làm lạc hướng dư luận và sự tính toán của giới lãnh đạo Hoa Kỳ cũng như VNCH, cộng sản dịu giọng vào đầu năm 1968. Vào dịp Tết dương lịch 1968, bộ trưởng NGọai giao Bắc Việt là Nguyễn Duy Trinh tuyên bố muốn mở các cuộc hòa đàm và tiếp xúc mật với Hoa Kỳ. Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng (1906-2000) cũng ngỏ ý sẵn sàng hòa đàm nếu Mỹ ngưng ném bom, và ông Đồng còn nhờ một viên đại diện Romania làm trung gian dàn xếp giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt.” (Hoàng Lạc, Hà Mai Việt, Nam Việt-Nam, 1954-1975, những sự thật chưa hề nhắc tới, Texas, 1990, tr. 77-78.

29.- Lê Xuân Khoa, Sđd, tr. 295.

30.- Trần Gia Phụng, Sđd, tr. 271.

31.- Trần Gia Phụng, Sđd, tr. 278.

32.- Bài thơ theo nhiều nguồn tư liệu có đôi chỗ khác nhau, thí dụ câu hai “Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà”.

33.- Lê Xuân Khoa, Sđd, tr. 295.

34.- Cecil B. Currey, Victory at any cost, The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, Brassey’s, Inc., Washington, London, 1997, tr. 267.

35.- Trọng Đạt, Tóm lược về Tết Mậu Thân 1968, Thế Kỷ 21, số 227, tháng Ba, năm 2008, trang 50.

36.- Phillip B. Davidson, Vietnam at war, The history 1946-1975, Oxford University Press, New York, Oxford, 1988, tr. 480.

37.- James J. Wirtz, Sđd, tr. 224.

38.- James J. Wirtz, Sđd, tr. 252.

39.- Nguyễn Trân, Công Và Tội, Hồi ký lịch sử chính trị Miền Nam Việt Nam, 1945-1975, Nxb. Xuân Thu, 1992, tr. 638.

40.- Nguyễn Trân, Sđd, tr. 639.

41.- Bùi Diễm, Gọng Kìm Lịch Sử, Hồi ký chính trị, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, 2000, tr. 352.

42.- Trọng Đạt, Bài đã dẫn, tr. 60.

43.- Trọng Đạt, Bài đã dẫn, tr. 58.

44.- Lê Xuân Khoa, Sđd, tr. 295.

45.- Tú Gàn, Về quyết định thảm sát, Webmail.aol, ngày 5-2-2008.

46.- Chính Đạo, Mậu Thân, 68: thắng hay bại?, Nxb. Văn Hóa, Houston, 1998, bản in lần hai, tr. 146; dẫn lại theo Trần Gia Phụng, Tàn sát Mậu Thân tại Huế 1968, Báo điện tử Đàn Chim Việt, 05-03-2008.

47.- Nguyễn Trân, Sđd, tr. 642.

48.- Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Hướng về lễ kỷ niệm 40 năm Mậu Thân: Cuộc Thảm Sát tại Khe Đá Mài và Bài đã dẫn của Trọng Đạt, Thế Kỷ 21, số 227, tháng Ba năm 2008, trang 69-75 và tr. 55.

49.- Phong trào Giáo dân Việt nam Hải ngoại sưu tập, Thảm Sát Mậu Thân ở Huế, The 1968 Massacre at Hue, bài Mậu Thân ở Huế của Nguyễn Lý Tưởng, bản in lần thứ ba tại Hoa Kỳ, 2008, trang 86.

50.- Don Oberdorfer, Sđd, tr. 45.

51.- Bùi Tín, dẫn theo Trần Gia Phụng, Tàn sát Tết Mậu Thân, Báo điện tử Đàn Chim Việt, ngày 07-03-2008.

52.- Trần Gia Phụng, Bài đã dẫn.

53.- Trần Gia Phụng, Bài đã dẫn.

54.- Ngô Minh, Báo điện tử Talawas, ngày 2-3-2008.

55.- Cecil B. Currey, Sđd, tr. 268.

56.- Trọng Đạt, Bài đã dẫn, tr. 61.

57.- Peter Macdonald, Giap, The victor in Vietnam, W.W. Norton & Company, New York, London, 1993, tr. 268.

58.- Peter Macdonald, Sđd, tr. 268.

59.- Peter Macdonald, Sđd, tr. 260.

60.- Thế Kỷ 21, số 227, bài “Lần đầu tiên một viên tướng Cộng Sản thú nhận, “Cuộc Tổng tấn công vànổi dậy Xuân Mậu Thân”là một thảm bại”, (quan điểm của Huỳnh Công Thân, trong hồi ký “Ở chiến trường Long An”, Nxb. Quân đội Nhân dân ấn hành 1994.).

61.- Trọng Đạt, Bài đã dẫn, tr. 61.

62.- Thế kỷ 21, số 227, bài 40 năm Tết Mậu Thân BBC phỏng vấn nhà báo Bùi Tín, tr. 67.

63.- Philip B. Davidson, Sđd, tr. 486.

54.- Bùi Tín, Bài đã dẫn, tr. 67.

65.- Trần Giao Thủy, Tết Mậu Thân – 40 năm sau (1968-2008), Báo điện tử Đàn Chim Việt, ngày 16-03-2008.

66.- Trần Giao Thủy, Bài đã dẫn, ngày 16.03.2008

67.- Trần Giao Thủy, Tết Mậu Thân – 40 năm sau (1968-2008), Báo điện tử Đàn Chim Việt, ngày 15-03-2008.

68.- Trần Giao Thủy, Bài đã dẫn.

69.- Những trích đoạn nói về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan được dẫn từ bài viết của Tiến sĩ Trần An Bài, Tướng Nguyễn Ngọc Loan trong biến cố Tết Mậu Thân, Báo điện tử Vietcatholic, ngày 07-02-2008.

70.- Báo điện tử Đàn Chim Việt, ngày 11.01.2009.

71.- Trà Mi, Cuộc thảm sát (của Mỹ) ở Huế, 04/1968, Báo điện tử Đàn Chim Việt, ngày 03-03-2008.

72.- Báo Thanh Niên Xuân Mậu Tý, 2008, Hoàng Hải Vân, bài Chiến thắng Mậu Thân vẫn là thời sự, tr. 4.

73.- Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi, Bài đã dẫn, tr. 73.

74.- Phong trào Giáo dân Việt nam Hải ngoại, Sđd, bài Vài nét về cuộc đời cố nghị sĩ Trần Điền của Nguyễn Lý Tưởng, trang 163.

75.- Trịnh Công Sơn, Huế hôm nay, Báo điện tử Talawas, ngày 22-9-2004.

* Đây là bài nói chuyện đã được người viết trình bày trong cuộc lễ tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân, do Nhóm thân hữu tại Cộng Đồng Việt Nam Philadelphia và Phụ Cận tổ chức khoảng đầu tháng 4. 2008 tại Philadelphia, đã được bổ sung thêm nhiều tư liệu và cập nhật hóa nội dung.
 
Đánh thuế 10% tiền Việt kiều gởi về?
Lữ Giang
08:24 19/01/2009
Ngày 16.1.2009 đài BBC và đài RFA đã đưa hai bản tin gây khá nhiều hoang mang trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Bản tin của đài BBC đặt câu hỏi “VN có thể thu 10% VAT tiền ngoại hối”. Bản tin của đài RFA cũng đưa ra nghi vấn tương tự: “Gởi Tiền Về Việt Nam Bị Đánh Thuế 10%?”. Nhiều báo, websites, đài phát thanh và đài truyền hình Việt ngữ đã phổ biến hai bản tin này.

Chúng ta cần đọc lại kỹ hai bản tin nói trên để đoán xem chuyện gì đã xẩy ra. Thuế VAT hay Thuế TVA hay Thuế Giá Trị Gia Tăng là thuế gì? Có thể dùng loại thuế này để đánh trên các số tiền Việt kiều gởi về cho các thân nhân và các tổ chức bất vụ lợi ở Việt Nam hay không? Nếu nhà cầm quyền cương quyết đánh thuế, hậu quả sẽ như thế nào?

BẢN TIN CỦA ĐÀI BBC

Đài BBC có ghi rõ rằng bản tin này do “Vũ Quí Hạo Nhiên viết riêng cho BBC từ Little Saigon, California”. Sau đây là nguyên văn của bản tin:

Một số doanh nghiệp cho biết Hải quan Việt Nam trong ngày 16/01 bắt đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng VAT 10% đối với kiều hối ngoại tệ gởi về.

Theo đó, cứ 100 USD Việt kiều gởi về, thân nhân bị đánh thuế 10 USD và chỉ nhận được 90 USD nếu nhận bằng ngoại tệ (đô la hoặc euro).

Một ngân hàng tại Việt Nam khi đi lãnh tiền mặt bằng ngoại tệ để phân phát cho khách hàng đã bị ép phải ký giấy nợ 10% thuế.

Nhân viên ngân hàng Đông Á, với văn phòng chính tại quận Phú Nhuận, TPHCM, cho biết Hải quan từ chối xuất ngoại tệ và đặt điều kiện ngân hàng phải “ký vào tờ giấy nợ 10%.”

Thông tư 131

Người này yêu cầu giấu tên và kể lại rằng nhân viên Hải quan cũng nói “đây là luật mới”.

Số tiền thuế 10% được dựa trên Thông tư số 131/2008/TT-BTC của Bộ Tài chánh, mang tên “Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng.”

“Thông tư này ấn định suất thuế VAT trên “giấy bạc (tiền giấy), được đấu thầu hợp pháp” là 10%, và đã được Hải quan áp dụng cho kiều hối gởi về.

Tại các nước khác, việc chuyển tiền không bị thuế giá trị gia tăng vì giá trị không gia tăng trong công đoạn gởi tiền.

Ước tính năm ngoái Việt kiều gửi về nước khoảng 8 tỷ USD

Ngược lại, với hạng mục thuế VAT mà hải quan Việt Nam áp dụng, tại các nước khác hạng mục này chỉ áp dụng cho giá trị của hợp đồng in tiền.

Giải nghĩa văn bản

Phản ứng với số tiền thuế bất ngờ và khổng lồ này, ngân hàng Đông Á đã gởi văn thư đến các đối tác chuyển tiền tại ngoại quốc, trong đó có nhiều công ty chuyển tiền tại Mỹ, và cho biết nếu không giải quyết được vấn đề này trước ngày 17/01, từ ngày đó trở đi ngân hàng Đông Á sẽ chuyển ngân bằng tiền Đồng Việt Nam thay vì bằng ngoại tệ.

Một trong những đối tác của ngân hàng Đông Á tại California là ông Phú Nguyễn từ công ty Hoa Phát cho biết:

“Chi phí gởi tiền ở California thường là 1% tới 3%. Nếu vẫn giữ thuế suất 10% này,” ông Phú nói, “chi phí gởi tiền sẽ tăng vụt lên 11% hay 13%, một mức gia tăng gấp mười lần, không khách nào chịu nổi.”

Số thuế 10% ngoại hối đến vào một thời điểm bất tiện cho người Việt tại hải ngoại.

Ngân hàng Đông Á: Từ 17/01 sẽ chuyển đổi và giao bằng tiền đồng theo tỷ giá hàng ngày.

Mùa Tết là lúc người ta gởi tiền về nhiều nhất cho thân nhân; theo ước tính, gần 30% số tiền gởi về Việt Nam là gởi vào dịp Tết Nguyên Đán.

Ông Long Nguyễn, sống ở Westminster, California là người thường xuyên gởi tiền về Việt Nam cho gia đình và ngạc nhiên với quyết định của Hải quan Việt Nam:

“Người ta gởi tiền về thì Việt Nam có lợi chứ sao lại ngăn.”

Ông tỏ ra không thích giải pháp nhận tiền Đồng Việt Nam và cho hay “nếu đường chuyển tiền chính thức không được nhận đô-la nữa, tôi sẽ phải gởi qua đường chui. Sẽ là dịp làm ăn cho giới gởi tiền chợ đen.”

Theo trang web bộ ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết năm 2008 lượng kiều hối gửi về nước ước đạt 8 tỷ USD. (Hết trích dẫn)

2.- BẢN TIN CỦA ĐÀI RFA

Dưới đầu đề “Gởi Tiền Về Việt Nam Bị Đánh Thuế 10%?”, phóng viên Thiện Giao của đài RFA đã ghi nhận như sau:

Một văn thư của Ngân Hàng Đông Á tại Việt Nam gởi cho các công ty chuyển tiền ở nước ngoài cho biết Hải Quan Việt Nam sẽ đánh thuế 10% lên ngoại tệ gởi về Việt Nam kể từ ngày 17 tháng Giêng.

Điều này liệu có phù hợp với tinh thần một công văn mà Bộ Tài Chánh Việt Nam ban hành cuối năm 2008 hay không?

Ông Nguyễn Trọng Phú, đại diện công ty Hoa Phát chuyển tiền về Việt Nam, có văn phòng tại miền Nam California, cho biết, hiện phía Việt Nam chưa có quyết định dứt khoát về điều này. Nhưng, cũng theo lời ông Phú, một bức thư từ ngân hàng Đông Á gởi cho các công ty chuyển tiền ở nước ngoài ngày 15 tháng Giêng cho thấy bắt đầu từ ngày 17 tháng Giêng, tiền mà người Việt ở nước ngoài gởi về cho thân nhân tại Việt Nam sẽ bị đánh thuế 10%.

Luật thuế 10% trên kiều hối sẽ gây rối loạn

“Sáng hôm nay, chúng tôi nhận được thư của ngân hàng Đông Á. Văn thư có nói, bắt đầu từ ngày 17 tháng Giêng, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Bộ Tài Chánh sẽ đánh thuế 10% số tiền gởi về trong nước.

Tuy nhiên, qua xác định với Văn Phòng Quản Lý Kiều Hối, thì văn phòng này nói thông tin ấy có thể không chính xác và họ sẽ có cuộc họp ngay trong ngày hôm nay để làm sáng tỏ việc này. Ngay bây giờ thì chúng tôi cũng không biết điều này có đúng hay không? Chúng tôi đang chờ đợi.”

Bức thư của ngân hàng Đông Á, có số hiệu 29, gởi đi ngày 15 tháng Giêng với chữ ký của ông Phó Tổng Giám Đốc Lê Trí Thông.

Bức thư được gởi cho các công ty chuyển tiền ở nước ngoài, có đoạn viết rằng “chiếu theo thông tư 131/2008/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chánh, Hải Quan Việt Nam sẽ đánh thuế giá trị gia tăng 10% lên tiền nước ngoài nhập vào Việt Nam.”

Ông Nguyễn Trọng Phú cũng xác định thêm rằng Hải Quan đã bắt đầu đánh thuế từ ngày 14 tháng Giêng, khi nhân viên ngân hàng Đông Á đến Hải Quan nhận tiền được chuyển vào trong nước.

“Ngân Hàng Đông Á vào ngày hôm qua đến Hải Quan nhận số tiền được gởi vào trong nước, thì Hải Quan nói Ngân Hàng Đông Á phải đóng 10% thuế. Phía Đông Á không chịu. Phía Hải Quan yêu cầu ký tờ nợ, phía Đông Á không chịu.

“Sau đó thì các công ty chuyển tiền ở nước ngoài nhận được thư của Đông Á, nói rằng tiền gởi về trong nước có thể bị đóng 10% thuế.”

Thông Tư của Bộ Tài Chánh có nội dung căn cứ trên Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng ban hành tháng 6 năm 2008 cùng với Nghị Định do chính phủ Việt Nam ban hành tháng 12 năm ngoái.

Trong số hàng mấy trăm loại hàng hóa được liệt kê chi tiết trong thông tư của Bộ Tài Chánh, thì mặt hàng được mô tả là “Giấy Bạc (tiền giấy), được đấu thầu hợp pháp” sẽ bị đánh thuế giá trị gia tăng 10%.

Một luật sư Việt Nam nói rằng, đánh thuế giá trị gia tăng lên tiền của người Việt ở nước ngoài gởi về trong nước sai ở hai phương diện. Thứ nhất là loại thuế được áp dụng, và thứ hai là khái niệm “giá trị gia tăng” của ngoại hối, hay nói chung là của tiền.

Trong số hàng mấy trăm loại hàng hóa được liệt kê chi tiết trong thông tư của Bộ Tài Chánh, thì mặt hàng được mô tả là “Giấy Bạc (tiền giấy), được đấu thầu hợp pháp” sẽ bị đánh thuế giá trị gia tăng 10%.

“Tiền mà người trong nước là thu nhập đột xuất. Luật thuế thu nhập có đề cập điều này. Nhưng thu nhập đột xuất cũng có định mức, từ bao nhiêu trở lên mới thu thuế, và dựa trên đó áp dụng thuế xuất.”

Luật sư này cũng nhận định, rằng áp dụng thuế thu nhập lên thu nhập loại này có thể hợp lý hơn là thuế giá trị gia tăng.

“Khoản tiền mà người nước ngoài chuyển cho thân nhân trong nước mang tính chất quà tặng. Nếu là quà tặng thì không có tính lưu thông. Quà tặng là thu nhập bất ngờ, ngoài thu nhập cố định. Áp dụng thuế thu nhập cá nhân lên thu nhập bất ngờ sẽ hợp lý hơn là thuế giá trị gia tăng.”

Văn thư của Ngân Hàng Đông Á gởi các công ty chuyển tiền ở nước ngoài có đoạn, là “chính sách thuế mới này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp chuyển tiền.” Ngân hàng này đưa ra giải pháp trong công văn. Thứ nhất, họ sẽ tiếp tục trao ngoại tệ cho khách hàng Việt Nam cho đến ngày 16 tháng Giêng. Nhưng đúng vào ngày 17, ngày có hiệu lực của Thông Tư Bộ Tài Chánh, thì Ngân Hàng Đông Á sẽ trả bằng tiền đồng dựa theo tỷ giá hối đoái hàng ngày của họ.

Thông tư được đề cập, theo nguyên bản, đáng lẽ ra đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng vừa rồi.

Khuyến khích việc chuyên ngân lậu

Ông Nguyễn Trọng Phú, đại diện Hoa Phát, hay còn gọi là Saigon Central Post, với 30 chi nhánh trên khắp nước Mỹ, nhận định rằng luật thuế 10% trên kiều hối sẽ gây rối loạn nhiều cộng đồng ở nước ngoài và cả trong nước, nhất là vào thời điểm Tết đang đến.

Ông Phú đưa ra một so sánh, và nhận định rằng luật thuế 10% là vô lý: “Hiện văn phòng tính phí khách hàng chỉ 1 hay 2% thôi. Mà trong nước thì tính thuế đến 10%.”

Một số người thường gởi tiền về cho thân nhân trong nước nhận định rằng luật thuế mới đánh trên kiều hối sẽ kích thích tình trạng chuyển ngân lậu, làm khó thêm khả năng kiểm soát ngoại tệ của chính phủ, làm giảm số tiền gởi về trong nước, và qua đó làm giảm nguồn thu ngân sách của chính phủ Việt Nam.

Nguồn kiều hối gởi về Việt Nam tăng mạnh liên tục và đạt đến hơn 8 tỷ Mỹ kim trong năm 2008. Trong số này, một tỷ lệ không nhỏ đến từ người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

Theo nhận định của một luật sư, thì luật thuế giá trị gia tăng trên kiều hối sẽ đặt ra rất nhiều thắc mắc. Chẳng hạn, liệu tiền đồng Việt Nam có giá trị gia tăng hay không? Tiền tệ nói chung, trong vòng luân chuyển của kinh tế, có sự gia tăng giá trị hay không? Liệu việc áp dụng luật này có nhầm lẫn giữa chi phí làm ra tiền tệ và giá trị mà các Ngân Hàng Trung Ương gán cho tiền tệ hay không?

Tuy nhiên, điều trước mắt, là nếu lượng kiều hối 8 tỷ Mỹ kim, với thuế suất 10%, hàng năm chính phủ Việt Nam sẽ thu được 800 triệu đô la

Và hiển nhiên, điều này chỉ đúng khi người gởi tiền không tìm cách khác để chuyển tiền về Việt Nam! (Hết trích dẩn)

CHỈ THỊ THI HÀNH

Bản tin của đài BBC cũng như RFA đều nói rằng số tiền thuế 10% được thâu dựa trên Thông Tư số 131/2008/TT-BTC của Bộ Tài Chánh, mang tên “Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng.”

Thật ra, đây là Thông Tư của Bộ Tài Chánh ban hành ngày 26.12.2008 có tên là “Thông tư số 131/2008/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hoá của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài Chính ban hành.”

Chúng tôi chưa tìm ra toàn văn của thông tư nầy để biết chắc trong danh mục hàng hoá của biểu thuế nhập khẩu có ghi số tiền do Việt kiều hải ngoại gởi về hay không. Chúng tôi chỉ đọc được bản tóm lược của thông tư này ở trên báo hanoimoi.com ngày 19.12.2008, dưới đầu đề “Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng”. Chúng tôi đăng lại để độc giả theo dõi:

Ngày 08/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế.

Về thời điểm xác định thuế GTGT: đối với hàng hóa, thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua; đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Hàng hóa, dịch vụ (HHDV) sử dụng cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ; nếu sử dụng cho sản xuất, kinh doanh HHDV không chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ. Trường hợp HHDV sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của HHDV sử dụng cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ, nếu không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ % giữa doanh số chịu thuế so với tổng doanh số HHDV bán ra…

Về hoàn thuế GTGT, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, chủ dự án hoặc nhà thầu chính thức, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với HHDV mua ở Việt Nam để sử dụng cho dự án…

Ngoài ra, Nghị định cũng hướng dẫn cụ thể về đối tượng không chịu thuế như: đối với kinh doanh chứng khoán bao gồm các hoạt động môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; Bảo hiểm nhân thọ bao gồm cả bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn con người trong gói bảo hiểm nhân thọ…

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2009. (Hết trích dẫn)

THUẾ GTGT LÀ THUẾ GÌ?

Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) tiếng Pháp gọi là “Taxe sur la Valeur Ajoutée” viết tắt là TVA, còn tiếng Anh gọi là “Value Added Tax” viết tắt là VAT. Dưới thời VNCH, thuế này được gọi là Thuế Trị Giá Gia Tăng, nay nhà cầm quyền Việt Nam đổi lại thành Thuế Giá Trị Gia Tăng.

Thuế GTGT là một loại thuế thương vụ được coi là tân tiến nhất, vì người thọ thuế không bị đánh thuế hai hay ba lần như thuế Sale Tax của Mỹ. Thuế Giá Trị Gia Tăng được áp dụng đầu tiên tại Pháp từ năm 1954 do sáng kiến của Thanh Tra Tài Chánh Pháp Maurice Lauré để thay thế các sắc thuế tiêu thụ (impôts sur la consommation). Sau đó thuế này được dần dần áp dụng cho các nước trong Liên Hiệp Pháp và ngày nay tại Âu Châu.

Chúng tôi xin đưa một thí dụ rất giản dị để giúp độc giả hiểu thế nào là thuế GTGT và có thể đánh thuế GTGT trên số tiền Việt kiều gởi về cho gia đình không:

Một hảng sản xuất giường nệm bán ra cho người bán lẻ mỗi cái là 1.500 USD. Người bán lẻ sẽ chịu thuế (chẳng hạn 10%) trên giá hàng mua và nộp thuế 150 USD. Người bán lẽ bán lại cho khách hàng mỗi cái 2.000 USD. Theo nguyên tắc người mua giường phải trả thuế 200 USD, nhưng vì người bán lẻ đả trả 150 USD rồi, nên người mua hàng chỉ phải trả thêm 50 USD mà thôi. Khoảng cách giữa giá hàng bán sĩ và giá hàng bán lẻ là 500 USD. Số tiền 500 USD này được gọi là “Giá trị gia tăng” “Valeur Ajoutée” hay “Value added” và thuế đã đánh trên giá trị gia tăng này.

Năm 1974, chính phủ VNCH đã thử đem áp dụng loại Thuế GTGT tại miên Nam để thay thế thuế gián thâu, nhưng không thành công, vì chưa tổ chức được các cơ cấu căn bản. Năm 1997, nhà cầm quyền CSVN cho đem áp dụng tại Việt Nam.

Ngày 10.5.1997 Quốc Hội CSVN ban hành Luật số 2/1997/QH9 quy định Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT). Điều 1 của luật này định nghĩa Thuế GTGT như sau:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Ngày 3.6.2008, Quốc Hội lại ban hành Luật số 13/2008/QH12 hủy bỏ các luật về Thuế GTGT cũ và ấn định Thuế GTGT mới. Nhưng điều 2 của luật mới này cũng định nghĩa Thuế GTGT như luật cũ năm 1997.

Nói tóm lại, theo luật cũ hay luật mới của Việt Nam, Thuế GTGT ở Việt Nam từ 1997 đến nay được đánh “trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG

Khi cho áp dụng Thuế GTGT trên các số tiền biếu tặng do các Việt kiều gởi về, nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm hai sai lầm nghiêm trọng:

1.- Sai lầm về việc áp dụng luật pháp

Điều chắc chắn số tiền Việt kiều gởi về tặng cho thân nhân hay các tổ chức bất vụ lợi không phải là “giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” như luật đã định nghĩa, nên không thể đánh Thuế GTGT được.

Như chúng tôi đã nói ở trên, Thuế TGGT đã được áp dụng tại Pháp từ năm 1954, sau đó lan ra các nước trong Liên Hiệp Pháp rồi đến các nước Âu Châu. Từ đó đến nay, không nước nào áp dụng Thuế GTGT trên số tiền biều tặng này.

Luật Thuế GTGT được áp dụng tại Việt Nam từ 1997 và nhà cầm quyền đã không áp dụng thuế này trên các số tiền biếu tặng do Việt kiều gởi về, tại sao kể từ 1.1.2009 nhà cầm quyền lại cho áp dụng, mặc dầu định nghĩa của luật không thay đổi? Phải chăng nhà cầm quyền đã giải thích luật tùy tiện?

Có thể kể từ nay nhà cầm quyền muốn đánh thuế trên các dịch vụ chuyển tiền. Nếu thế thì nhà cầm quyền chỉ có thể thâu Thuế GTGT trên các số tiền mà các cơ quan cung cấp dịch vụ đã hưởng (như 0,5%, 1%, 2% hay 3% chẳng hạn) chứ không thể đánh trên tổng số tiền Việt kiều đã biếu tặng được.

2.- Sai lầm về chính sách

Trong những năm qua, nhà cầm quyền đã cho hợp thức hoá việc chuyển số ngoại tệ của Việt kiều từ hải ngoại gởi về là để số ngoại tệ này không bị thất thoát.

Mặc dầu dịch vụ chuyển tiền chính thức đã hoạt động, nhưng các dịch vụ chuyển tiền chui vẫn còn tồn tại vì các lý do sau đây: (1) Không muốn cho chính quyền biết người gởi cũng như người nhận số tiền đã gởi. (2) Khi cần chuyển một số tiền lớn. Luật Hoa Kỳ bắt buộc mỗi khi chuyển ra ngoại quốc một số tiền từ 3.000 USD trở lên đều phải trình báo, nên nhiều Việt kiều đã phải chia số tiền gởi ra nhiều lần để gởi, hoặc gởi chui.

Dịch vụ gởi tiền chui cũng an toàn không kém gì dịch vụ chuyển tiền chính thức. Với những tổ chức gởi tiền và nhận tiền có uy tín, những người làm dịch vụ chuyển tiền chui sẵn sàng đưa tiền trước ở Việt Nam và sau khi có biên nhận, mới nhận tiền của người gởi ở hải ngoại.

Với những đường dây chuyển tiền chui có hệ thống và có uy tín như vậy, khi chính quyền đánh thuế 10% trên số tiền chuyển về, đa số Việt kiều sẽ gởi tiền qua hệ thống chui để khỏi phải đóng thuế, lúc đó chính quyền sẽ bị mất một số ngoại tệ đáng kể. Nếu so sánh sự mất mát này với số thuế thu được, phần thiệt hại chắc chắn sẽ về phía chính quyền.

Chúng ta đang chờ đợi chính quyền có văn kiện chính thức về vấn đề này.
 
Giải thưởng Báo chí Thủ đô 2008: Nếu Ngô Tiên sinh còn sống, ông sẽ khen ai?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
08:38 19/01/2009
HÀ NỘI - Ngày 15/1/2009 vừa qua trên tờ Hà Nội Mới có bài “Tự hào hơn, say mê hơn” viết về Hội báo Xuân Kỷ Sửu 2009, trong đó có đoạn “… Đối với người trong nghề, một trong những hoạt động được chờ đón trong buổi lễ khai mạc Hội Báo Xuân sẽ trao giải thưởng Ngô Tất Tố cho các tác phẩm xuất sắc của báo chí Thủ đô năm 2008. … Giải thưởng Ngô Tất Tố nhiều năm nay đã trở thành sinh hoạt nghiệp vụ quen thuộc của báo giới Thủ đô. Năm 2008, BTC đã chọn được 18 tác phẩm xuất sắc để trao giải, trong đó báo Hànộimới có 9 giải (một giải nhất, hai giải nhì, một giải ba và 4 giải khuyến khích….”

Lãnh đạo HN mừng vì ‘tai qua nạn khỏi’?
Mặc dù bản tin này không cho biết “tác phẩm xuất sắc” là tác phẩm nào, nhưng theo BBC Vietnamese trong bài ‘Báo được khen trong vụ Thái Hà - Nhà Chung’ thì:

Hội Nhà báo thành phố Hà Nội vừa quyết định trao Giải thưởng báo chí hàng năm mang tên Ngô Tất Tố cho các nhà báo, phóng viên "có tác phẩm chất lượng cao" được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thành phố.

Hai giải nhất được trao cho xã luận “Đấu tranh chống lại vụ đòi đất tại 42 Nhà chung và 178 Nguyễn Lương Bằng” của tác giả Anh Quang (Báo Hà Nội Mới) và Chùm bài về giáo xứ Thái Hà và Nhà Chung của nhóm phóng viên thời sự Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Báo Hà Nội Mới và Đài PT-TH Hà Nội là hai cơ quan tham gia đưa tin về các vụ tranh chấo đất đai liên quan tới giáo xứ Nhà Chung và Thái Hà đầu tiên, với hàng chục tin bài mỗi vụ.

Báo đài này cũng đưa tin sớm nhất về các phát biểu của Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt liên quan tấm hộ chiếu Việt Nam mà sau này được truyền thông trong nước nhân rộng thành 'chiến dịch'.

Hôm 8/1/2009 Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội chính thức thụ lý vụ án tám giáo dân Thái Hà xin phúc thẩm bản án mà tòa sơ thẩm công bố một tháng trước đó. Tám người này đã bị Tòa án Nhân dân quận Đống Đa kết án treo vì tội "gây rối trật tự công cộng" và "phá hoại tài sản".

Hai trong số đó là bà Nguyễn Thị Việt và bà Ngô Thị Dung cũng đã đâm đơn kiện báo Hà Nội Mới và kênh VTV1 về việc "tường thuật không đúng sự thật" phiên xử các giáo dân.

Hiện chưa rõ đơn kiện này đã được thụ lý ra sao. (hết trích)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090116_press_award.shtml

Trước hết, sự né tránh không nêu chi tiết về giải thưởng mà nếu BBC không đưa tin dư luận đã không biết, cho thấy chính quyền Tp.Hà Nội đã cảm thấy hơi ‘ngán’ đụng đến vụ Thái Hà và TKS do họ đuối lý. Tuy nhiên, vụ giáo dân Thái Hà bị khởi tố vẫn chưa kết thúc, vì thế có mấy đề cần phải làm rõ về giải thưởng này như sau:

1./ Vì sao vụ ‘Thái Hà và Phố Nhà Chung’ lại đoạt giải nhất?

- Cả hai “tác phẩm xuất sắc” nhất đều thuộc về vụ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ mà không phải những hình ảnh thước phim có một không hai về cảnh lụt ấn tượng lội Hà Nội cuối năm qua, cho chúng ta thấy trong suy nghĩ của chính quyền họ đã quan trọng hóa hai vụ việc này đến đâu.

Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói trong buổi khai mạc “Báo chí Thủ đô là kênh thông tin quan trọng cho lãnh đạo thành phố” và theo tờ An Ninh Thủ Đô thì “Đồng chí Bí thư Thành ủy đã bùi ngùi dừng lại rất lâu trước videoclip ghi lại hình ảnh Thủ đô chìm trong nước và hình ảnh người dân Hà Nội chống chọi với trận mưa lũ lịch sử trong năm vừa qua”. Xem và thấy “bùi ngùi” nhưng lại im lặng bỏ đi là vì sao? Chắc xúc động quá nên quên trao giải nhất cho phóng viên tác giả video clip này chăng?

(http://www.anninhthudo.vn/TIANYON/Index.aspx?ArticleID=40815&ChannelID=3)

Chính xác mà nói thì Hội báo Xuân năm nay là lễ hội ‘ăn mừng’ thoát nạn của chính quyền Hà Nội trên mặt trận báo chí, vì thế mới tuyên dương công trạng cho các bồi bút và bồi phim liên quan thứ hạng cao nhất.

Tuyệt phẩm video “Cán bộ giả dạng giáo dân” đoạt giải nhất !
- Kèm theo hai giải nhất này chắc chắn không thể thiếu khoản tiền “lì xì” trao cho bồi bút Anh Quang của tờ Hà Nội Mới và nhóm bồi phim của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, vì đã có công gồng mình bẻ cong ngòi bút, bóp méo ông kính trong vụ Thái Hà – TKS, tường thuật toàn những chuyện không có thật, xuyên tạc tu sĩ giáo dân Hà Nội như đoạn video phóng sự đài THVN quay một quí ông cán bộ lão thành ‘thuê’ được được đâu đó, rồi dẫn ông vào công viên cùng nhau phụ giúp ông ta tháo huân chương ra đặng nhập vai giáo gian cho ‘đúng người đúng việc’ phát biểu chỉ trích giáo hội bị phóng viên VietCatholic phát hiện chụp hình tung lên mạng.(http://www.youtube.com/watch?v=Pp8OVEhVu4Y ) Trước đó, cũng một cán bộ khác giả dạng giáo gian bị giáo dân Thái Hà phát hiện, ông này bẽ mặt bèn lủi mất http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=57567

Ngoài ý nghĩa trả ơn, tiền ‘lì xì’ còn là khoản ‘đặt cọc’ cho việc chuẩn bị đối phó với tám giáo dân Thái Hà đồng loạt kháng án và khởi kiện tờ Hà Nội Mới, Đài THVNN vì đưa tin sai sự thật về việc họ “cúi đầu nhận tội” tại phiên tòa hôm 8/12. Vụ việc đang đặt nhà cầm quyền VN vào thế rất khó xử, có thể nói họ đang bị rơi vào tình trạng lấy “gậy ông đập lưng… mình” khi miệng luôn hô hào “sống làm việc theo pháp luật” còn họ lại hành xử rất phi pháp, sẽ hứa hẹn nhiều chuyện ly kì. Thiết nghĩ dân oan cả nước cũng nên dõi theo vụ việc để học cách làm sao giúp nhà nước ‘hội nhập’ với thế giới văn minh được tử tế hơn.

Ngô Tất Tố (1894-1954)
2./ Nếu Ngô Tiên sinh còn sống, ông sẽ khen ai?

Ngô Tất Tố như chúng ta biết là nhà văn, nhà báo nhiều trăn trở trước những bất công do sự cách biệt về giàu nghèo gây nên trong xã hội ông sống vào đầu thế kỷ 20. Tác phẩm ‘Tắt đèn’ (1939) với gia cảnh éo le vây quanh Chị Dậu, tiêu biểu cho hàng triệu cảnh đời cùng khổ của dân chúng Việt Nam khi ấy, là lời tuyên án của ông trước những bất công.

Gần đây nhà văn Vương Trí Nhàn viết về Ngô Tất Tố như sau:

“…nơi báo quán Ngô Tất Tố làm việc cũng là nơi những anh Dậu, chị Dậu ở quê hương ông đến than thở một vài điều oan ức, vay một hào, hoặc nhờ xem lại ít chữ nghĩa trong các đơn kiện… ông như một thứ đại sứ đặc biệt sống ở giữa Hà thành này để phát ngôn hộ cho những người nông dân nghèo khổ. (http://vuongdangbi.blogspot.com/2008/10/ng-tt-t.html)

Một Ngô Tất Tố hào hiệp tựa Don Quichotte nếu còn sống ở thời đại chúng ta, trước những bất công xảy ra cho giáo xứ Thái Hà, chắc chắn nhà văn phải đứng về phiá các Cha dòng Chúa Cứu Thế và 8 giáo oan của họ đạo này. Vậy mà chính quyền VN lại lấy tên tuổi ông ra để vinh danh những tay bồi bút của tờ Hà Nội Mới, ‘bồi phim’ của đài phát thanh truyền hình VN. Thật trớ trêu! Làm thế có khác gì chủ đi ăn cướp tớ lại được tuyên dương?

Lý do của cái việc ‘mượn đầu heo nấu cháo’ này là do từ sau lớp sĩ phu thành danh như Ngô Tất Tố, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua mà csvn vẫn không tài nào ‘nặn’ ra nổi một nhà văn, nhà thơ nào tầm cỡ ông được mọi người Việt dù cộng sản hay tự do thừa nhận để đặt tên cho giải thưởng ‘cao quí’ này. Những người có Tài thật sự, vì ‘vướng’ chữ Đức, chữ Tâm mà không thể thành danh dưới chế độ của họ, nơi mà ngày nay bắt báo chí chỉ được phép “đi bên lề phải”, nơi mà chỉ những ai cam chịu làm bồi bút mới được họ trọng dụng.

Một trong những ‘ngôi sao sáng’ trên bầu trời văn học XHCN là Tố Hữu, chúng ta hãy xem anh ‘bồi bút’ này viết gì?

“…Anh tìm Lê nin vĩ đại / Tinh hoa trái đất, chất kim cương / Con người đẹp nhất trong nhân loại / Trí tuệ, tình yêu của bốn phương / Lê nin ơi, Người thầy, Người Cha / Niềm tin trong sáng mãi lòng ta … (trích bài thơ ‘Nhớ lời Di chúc, theo chân Bác’) “đỉnh cao” văn học XHCN cao tới cỡ đó là cùng!

3./ Vấn đề khai thác trái phép tên tuổi người khác

Jane (Fonda) Hanoi khi 'thấm thiá' cộng sản thì đã quá muộn!!!
Việc lợi dụng tên tuổi những người nổi tiếng của cộng sản từ lâu đã là sách lược của họ:

- Gần hai thế kỷ trước, nhà khoa học nổi tiếng của nước Anh Charles Darwin (1809-1882) tác giả quyển "Nguồn gốc muôn loài" (The Origin of Species) là căn bản cho “Thuyết Tiến Hoá” đã bị cộng sản lợi dụng xuyên tạc để đả kích tôn giáo. (xem thêm “Vì sao cộng sản sợ tôn giáo?” http://vietcatholic.net/News/Html/56146.htm)

- Khi cuộc chiến VN bước vào giai đoạn khốc liệt 1972, cô ca sĩ Jane Fonda của Mỹ đến Hà Nội chụp hình dưới dàn cao xạ Việt Cộng chỉ để bày tỏ “phản chiến” nhưng Hà Nội lại nhìn sự việc ấy bằng con mắt khác hoàn toàn “Cô bé háo danh và ngây thơ này sắp biếu không cho chúng ta những bàn thắng trên mặt trận tuyến truyền thông” và những gì diễn ra đã đúng như vậy sau đó.

Năm 2005, khi trả lời phỏng vấn chương trình 60 phút của kênh truyền hình CBS, Jane đã nói rằng: "Tôi sẽ ân hận về điều này cho đến tận ngày xuống mồ. Hình ảnh Jane Fonda, Barbarella, con gái của Henry Fonda ngồi trên nòng súng cao xạ của quân đội Bắc Việt là một sự phản bội, giống như tôi đang trêu ghẹo đất nước đã dành cho tôi nhiều đặc ân vậy” .

(http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/women_JaneFonda_TMi-20050516.html)

Việc lấy tên Ngô Tất Tố ra đặt cho giải thưởng chẳng những không có một chút giá trị cả về văn hoá lẫn thời sự, đã thế lại còn gian dối, không biết hậu duệ của nhà văn có ai quan tâm để ý đến hành vi tráo trở này của Hội Nhà báo thành phố Hà Nội và quan trọng hơn nữa có dám lên tiếng phản đối họ để bảo vệ thanh danh cho dòng họ không?

Bởi đâu phải hễ cứ là nhân tài tự dưng tên tuổi người ấy bỗng trở thành tài sản quốc gia, tổ chức nào muốn sử dụng vào mục đích gì tốt xấu ra sao cũng đều được sao? Năm 2007, ông Cù Huy Hà Vũ, với tư cách người thừa kế của nhà thơ Xuân Diệu đã từng khởi kiện Bộ VHTT về việc liên quan đến Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội cũng vì sự lạm dụng tên tuổi thân phụ ông. Về phương diện này, có lẽ chính quyền VN phải ‘đóng học phí’ vài lần ở các tòa án quốc tế như vụ huấn luyện viên LeTard, vụ Vietnam Airline… may ra họ mới trở nên ‘sáng mắt’ hơn.

Đó là chưa nói đến khả năng nếu Ngô Tất Tố không mất năm 1954, số phận ngòi bút ngay thẳng này liệu có khác gì những Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung v.v… trong vụ "Nhân Văn Giai Phẩm" đàn áp bỏ tù văn nghệ sĩ miền Bắc mở màn vào hai năm sau đó (1956) để nay lấy đâu ra cái tên Ngô Tất Tố ra vinh danh cho dám bồi bút, bồi phim trong vụ TKS- Thái Hà?

Nói chung với một chế độ luôn lấy sự lươn lẹo làm kim chỉ nam hành động, nếu mai này gió đổi chiều buộc họ phải che chắn lại mà đổi tên giải thưởng báo chí hằng năm từ “Ngô Tất Tố” thành ra “Giải thưởng Nguyễn Việt Chiến” chúng ta cũng chẳng lấy đó làm lạ!

Sàigòn, 19/01/2009
 
Xuân Công Lý
Hiền Thạch
15:53 19/01/2009
Việt Nam khao khát xuân-công-lý
Như những em thơ khát sữa nồng
Như những người già thèm hơi ấm
Như những chinh phu thiếu hương chồng

Việt Nam quằng quại đã bao năm
Từ khi " liềm búa " dìm núi sông...
Vào cơn chiến loạn: dân ly tán!!!
Bốn biển, năm châu thấm lệ-Hồng....

Việt Nam còn đợi, còn ngóng mong:
Tự do, dân chủ và nhân văn...
Họ đem " bánh vẽ " " vời ": ảo mộng!!!
Việt Nam một lòng Tin Thác Cậy Trông. Amen
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiệp thông nhân vị và quản lý tạo vật (3): Con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa
Nguyễn Kim Ngân
18:56 19/01/2009

HIỆP THÔNG NHÂN VỊ và QUẢN LÝ TẠO VẬT (3): Con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa



II. Thời Mới phê phán nền thần học về ‘Imago Dei’

18. Nền thần học về ‘imago Dei’ vẫn giữ được vị trí trọng tâm trong khoa nhân học thần học mãi cho tới buổi hừng đông của thời mới. Suốt dòng lịch sử tư tưởng Kitô giáo, trọng lực và sự hấp dẫn của chủ đề này vững chãi cho đến độ nó có thể trơ gan trước những phê phán lẻ tẻ (tỉ như trong chủ trương bài trừ thánh tượng) cho rằng tính chất nhân hình của nó đã đưa đến việc tôn thờ ngẫu tượng. Thế nhưng, trong thời đại mới, nền thần học về ‘imago Dei’ đã gặp phải những chỉ trích nặng ký hơn và có hệ thống hơn.

19. Vũ trụ quan mà khoa học tân thời ủng hộ đã làm thay đổi ý niệm cổ điển về một vũ trụ được tạo thành theo hình ảnh Thiên Chúa, và vì thế, cũng làm rung chuyển một phần quan trọng cái khung quan niệm vốn hỗ trợ cho nền thần học về ‘imago Dei.’ Thế là chủ đề này bị các nhà thực nghiệm coi là không phù hợp với kinh nghiệm, còn các nhà duy lý lại cho là hàm hồ. Thế nhưng, đáng sợ hơn nữa là quan niệm cho rằng con người chính là một chủ thể tự lập, tự tại, không hề có tương quan gì với Thiên Chúa cả. Do đó, khái niệm về ‘imago Dei’ không thể nào chấp nhận được. Chỉ còn một bước nhỏ nữa là người ta sẽ đi đến chỗ lật ngược lại khoa nhân học kinh thánh, dưới nhiều dạng thức khác nhau, như kiểu tư duy của Ludwig Feuerbach, Karl Marx và Sigmund Freud: không phải con người được tạo nên theo hình ảnh Thiên Chúa, mà ngược lại, chính Thiên Chúa mới là hình ảnh do con nguời dọi phóng ra. Rốt cuộc, chủ nghĩa vô thần tất nhiên phải nẩy sinh nếu con người muốn tự lập tự tại..

20. Thoạt tiên, bầu khí của nền thần học phương Tây trong thế kỷ hai mươi chẳng hề mang lại chút thuận lợi nào cho chủ đề ‘imago Dei.’ Với những tư tưởng đã manh nha từ thời thế kỷ 19 như vừa nói, có thể nói rằng không thể tránh được một vài hình thức thần học biện chứng, coi chủ đề này như là cách biểu tỏ tính tự phụ của con người khi so sánh và đặt mình ngang hàng với Thiên Chúa. Chính vì nhấn mạnh đến biến cố gặp gỡ Thiên Chúa, nền thần học hiện sinh đã làm xói mòn khái niệm về mối tương giao vững bền và vĩnh viễn với Thiên Chúa, vốn là kết quả của khoa đạo lý về ‘imago Dei.’ Nền thần học tục hóa thì phi bác khái niệm về một điểm quy chiếu khách quan trong thế giới vốn xác nhận việc con người được định vị trong tương quan với Thiên Chúa. “Vị Thiên Chúa vô phẩm tính” hay nói khác đi, một Thượng Đế vô ngã vị do một vài nhánh thần học tiêu cực tạo ra không bao giờ có thể được coi là kiểu mẫu con người được tạo dựng theo hình ảnh Ngài. Trong khoa thần học chính trị, vốn chú trọng đến trực tác, thì chủ đề ‘imago Dei’ bị đẩy lùi vào quên lãng. Sau cùng, các phê phán dù mang tính tục hóa hay thần học đều chỉ trích nền thần học về ‘imago Dei’ là đã khinh miệt thiên nhiên và lợI ích của loài vật.

III. ‘Imago Dei’ thời CĐ Vaticanô II và khoa thần học hiện đại

21. Cho dù chạm phải những trào lưu thiếu thuận lợi như vừa nói, nền thần học về ‘imago Dei’ vẫn dần dần được quan tâm hồi phục trong suốt khoảng giữa thế kỷ hai mươi. Việc nghiên cứu công phu về Thánh Kinh, các Giáo Phụ cũng như các thần học gia lớn đã gây được một ý thức canh tân về tính phổ thông và tầm quan trọng của chủ đề về ‘imago Dei.’ Sự khôi phục này có thể thấy được nơi các thần học gia Công giáo trước CĐ Vaticanô II. CĐ đã đưa ra một đòn bẩy mới cho nền thần học về ‘imago Dei,’ nhất là trong Hiến Chế về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, ‘Gaudium et Spes’ (GS).

22. Khi gợi lại chủ đề hình ảnh Thiên Chúa, GS đoạn 12 đã xác nhận phẩm giá của con người như đã nói trong Sáng Thế 1:26 và Thánh Vịnh 8:6. Trong cái nhìn của Vaticanô II, ‘imago Dei’ chính là xu hướng căn bản của con người hướng về Thiên Chúa, điều làm nền tảng cho phẩm giá cũng như các quyền bất khả nhượng của con người. Mỗi con người, nếu đã là hình ảnh Thiên Chúa, thì không thể làm đầy tớ phục vụ cho bất kỳ một hệ thống hay mục tiêu trần thế nào. Quyền vượt trổi trên toàn vũ trụ, khả năng sống hợp quần trong xã hội, cùng sự hiểu biết và yêu mến Tạo Hoá, tất cả đều đâm rễ sâu trong hữu thể con người đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Căn bản giáo huấn của CĐ chính là khía cạnh Kitô học của hình ảnh: chính Chúa Kitô là hình ảnh Thiên Chúa vô hình (Col 1:15) (GS 10). Chúa Con chính là Con Người hoàn hảo, đã phục hồi sự tương đồng với Thiên Chúa nơi những con cái Ađam vốn đã bị tội nguyên tổ làm thương tổn (GS 22). Được mạc khải bởi Thiên Chúa là đấng tạo dựng con người theo hình ảnh mình, chính Chúa Con đã vạch cho con người thấy các câu trả lời cho các vấn nạn về ý nghĩa sự sống và sự chết (GS 41).

23. CĐ còn nhấn mạnh đến cơ cấu tam vị của hình ảnh: khi sống hòa hợp với Chúa Kitô (Rm 8:29) và nhờ các ân huệ Chúa Thánh Thần (Rm 8:23), một con người mới được tạo thành, có khả năng làm tròn giới răn mới (GS 22). Các bậc thánh nhân là những vị đã được hoàn toàn cải hoá trong hình ảnh Thiên Chúa (x. 2 Cor 3:18); chính nơi các ngài mà Thiên Chúa đã tỏ lộ sự hiện diện và ân sủng của mình như là dấu chỉ của nước Chúa (GS 24). Dựa trên căn bản đạo lý về hình ảnh Thiên Chúa, CĐ dậy rằng sinh hoạt của con người thì phản ảnh tính sáng tạo của Thiên Chúa xét như mẫu mực (GS 34), và phải được quy hướng về công bình cũng như tình tương thân của con người ngõ hầu xây dựng nên một gia đình trong đó tất cả đều là anh chị em với nhau (GS 24).

24. Sự quan tâm phục hồi nền thần học ‘imago Dei’ vốn đươc khai sinh từ CĐ Vaticanô II được phản ảnh trong nền thần học hiện đại, nơi đó có thể ghi nhận nhiều bước phát triển trong các lãnh vực khác nhau. Trước hết, các thần học gia đang nỗ lực chứng minh rằng nền thần học về ‘imago Dei’ đã soi sáng như thế nào cho mối quan hệ giữa khoa nhân học với khoa Kitô học. Không những không hề chối bỏ ân sủng độc đáo đã đến với con người qua cuộc nhập thể, các thần học gia còn muốn nhìn nhận giá trị nội tại của việc con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Các khả thể mà Chúa Kitô mở ra cho con người không hề bao hàm việc tiêu diệt thực tại con người trong tạo vật tính của nó, mà bao hàm sự cải hóa và hiện thực hóa theo hình ảnh hoàn hảo của Chúa Con. Hơn nữa, chính sự canh tân hiểu biết về mối dây liên kết giữa khoa Kitô học và khoa nhân học đã đem đến sự thấu hiểu sâu xa hơn về tính năng động của ‘imago Dei.’ Không hề chối bỏ ân huệ con người được đặc biệt tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, các thần học gia còn muốn nhìn nhận chân lý này: trong ánh sáng lịch sử con người cũng như sự tiến hóa của văn hóa loài người, có thể nói rằng ‘imago Dei’ thực sự vẫn ở trong tiến trình hình thành. Hơn thế nữa, nền thần học về ‘imago Dei’ còn liên kết khoa nhân học với khoa thần học luân lý, bằng cách chứng minh rằng, tự nơi hữu thể mình, con người đã sở hữu sẵn sự thông phần vào quy luật của Thiên Chúa. Luật tự nhiên này hướng dẫn con người đi tìm sự thiện hảo trong hành động của mình. Sau cùng, ‘imago Dei’ còn mang một chiều kích hữu đích và cánh chung nói lên khía cạnh lữ hành của con người (homo viator), hướng về ngày thế mạt (parousia) cũng như ngày hoàn thành kế hoạch mà Thiên Chúa đặt định cho vũ trụ như được thể hiện trong lịch sử ân sủng nơi cuộc đời mỗi người cũng như trong lịch sử của toàn thể nhân loại.

Source: Communion and Stewardship: Human Persons Created in the Image of God, by International Theological Commission, www.catholicculture.org
 
Văn Hóa
Xuân trên đỉnh bình yên
Tú Nạc
04:14 19/01/2009
Em vẫn về đúng hẹn,
Có bao giờ em quên,
Em về mang hương sắc,
Cho trần thế thêm duyên.

Nắng ngủ suốt mùa đông,

Hôm nay má ửng hồng,
Dài tay vời đón gió,
Về hôn trên tóc bồng.

Muôn loài hoa khoe sắc,
Chúm chím cười đưa hương,
Lả lơi trong gió nhẹ,
Lời thì thầm yêu thương.

Cúc màu áo hoàng hoa,
Đào làm duyên hồng thắm,
Mai e ấp gấm vàng,
Hồng nhung phấn kiêu sa.

Muôn loài chim tung cánh,
Vang tiếng hát bình minh,
Én dập dìu vũ khúc,
Theo vạt nắng lung linh.

Biết em về đúng hẹn,
Nhưng ta vẫn mong chờ,
Bước chân em nhẹ đến,
Đan tay dưới trời thơ.

Cùng đi khắp mọi miền,
Xuân ơi, em nhớ đến,
Nơi đông héo triền miên,
Sưởi ấm hồn giá lạnh.

Bởi còn những mảnh hồn,
Vắng trời xuân Thánh Thiện,
Tha thiết đón Chúa Xuân,
Về trên đỉnh bình yên.
 
Hôm nay ông Táo về Trời
Gioan Lê Quang Vinh
04:22 19/01/2009
Hai muơi ba tháng chạp, ông Táo về Trời. Buổi sáng mở máy tính, tôi gặp chuyện vừa buồn cười vừa bực mình. Một chị Hồng Nhung và anh Trầm Hương nào đó gửi email tới, dạng báo chí chuyền tay với tên gọi rất kêu. Trong đó có câu trả lời cho anh sinh viên Đại Học Bách Khoa về việc người Công Giáo có nên cúng giao thừa không. Và chị Hồng Nhung hăng hái trả lời y với thái độ y như Đấng Bản Quyền Công giáo với nội dung giống… tôn giáo khác. Tôi bỏ qua phần giữa không đọc, chạy vội đến trang cuối xem thử họ viết cái gì. Hoá ra là một truyện cười nói về việc sinh con. Một truyện cười vừa vô duyên vừa coi thường sự sống. Và nếu được theo chân ông Táo, tôi xin bẩm báo về chuyện báo chí kiểu này. Một năm quá mệt mỏi với báo chí, khiến tôi quyết định không mua báo từ nhiều tháng nay, bây giờ lại gặp loại báo không đặt mà có này, lấy danh nghĩa tôn giáo, tâm linh! Ở đây, tôi không nói về việc chị này chị nọ trả lời câu hỏi liên quan đến giáo lý về việc “cúng” (tôi cho rằng việc trả lời công khai các vấn nạn liên quan đến giáo lý không phải bất kỳ ai cũng làm được). Ở đây, tôi chỉ xin được nói đôi điều liên quan đến “chuyện cười về sự sống”(!)

Chuyện ông Táo về Trời hiển nhiên là chuyện giả tưởng, nhưng ý nghĩa của sự kiện ông Táo thì thật sâu xa. Ông Táo là chủ cái bếp trong mỗi gia đình Việt nam. Bếp lửa, dù là bếp củi, bếp trấu, bếp ga hay bếp điện, đều thể hiện hai ý nghĩa: sưởi ấm cho cả nhà và nấu ăn, củng cố cho sự sống, giúp sự sống phát triển. Do đó ông Táo về Trời là hình tượng cho thấy những ngày cuối năm là dịp con người thưa với Thượng Đế Tạo Hoá về những thăng trầm biến đổi của cõi nhân gian chung quanh bếp lửa, chung quanh cái nôi sự sống. Ngày xưa khi con người còn được sống an bình, không bị quấy rối bởi bao nhiêu biến cố về thời cuộc, về kinh tế và về chính sự sống, họ quây quần quanh bếp lửa vào những bữa ăn và vào những lúc trời lạnh giá. Thời ấy những suy tính chung quanh bếp lửa chắc là không có chen vào các mưu mô chiếm đoạt, các ý nghĩ chèn ép hay các toan tính huỷ diệt sự sống. Dó đó mà sớ Táo quân qua nhiều thời kỳ vẫn chỉ thấy những điều hay lẽ phải, nếu có khiếm khuyết thì cũng chỉ là lỗi lầm khó tránh khỏi của những con người ngụp lặn trong biển đời lắm khi sóng cả gió to. Rồi ngày hết Tết đến, bình an lại xuất hiện như hồng ân Trời dành cho những con người vốn quí trọng sự sống là quà tặng cao quí được ban cho trước đó.

Chuyện cười vô duyên và vô tâm trong email tôi vừa nhận được, kể lại việc đứa bé hỏi bố về nguồn gốc sự sống của mình. Một câu hỏi tất nhiên, rất ngây thơ, lẽ ra phải được trả lời nghiêm túc với ý thức bảo vệ và tôn trọng sự sống. Rất tiếc, không biết vì ý gì mà người ta đưa vào mục chuyện cười với những câu trả lời “dễ sợ”. Dễ sợ hơn nữa khi email này được gửi cho nhiều người. Chỉ ngày mai thôi, không xa đâu, các tin nhắn Yahoo Messenger và các diễn đàn lại gửi cho nhau những lời chế nhạo và cười cợt này về một điều linh thiêng cao quí. Trong chuyện cười ấy, người ta dùng những lời lẽ dung tục mà tôi không dám trích lại ở đây. Nhưng cái đáng nói là trong đó, người viết coi việc thụ thai là một điều không lấy gì làm trân trọng, họ so sánh điều ấy với virus máy tính và thản nhiên dùng ngôn ngữ máy tính để nói về việc quên ngừa thai! Có một câu rất đau đớn “Bố mẹ format lại ổ nhưng không kịp. Vậy là sau 9 tháng 10 ngày con ra đời”. Kinh khủng thật! Họ cho là muốn giết thai nhi chăng? Có ông bố nào nhẫn tâm và lạnh lùng khi nói với con mình về sự sống như thế! Không lẽ tất cả những nỗ lực bảo vệ sự sống lại bị chế giễu đến mức này sao?

Mấy tuần trước đây, trong một buổi họp mặt, Cha Quang Uy đưa đến một cặp vợ chồng trẻ, bị bác sĩ đề nghị bỏ thai vì họ nghĩ thai nhi có dấu hiệu bị hội chứng Down. Hai anh chị rất buồn nhưng vẫn không chấp nhận giết bỏ con mình. Và mọi người cùng cầu nguyện cho anh chị. Trên đời này có bao nhiêu những cặp vợ chồng nhân ái và cao thượng như thế không ai biết, nhưng chắc chắn họ sẽ được bao ơn huệ để hoàn tất cuộc hành trình vì sự sống và tình thương. Vậy mà vẫn có nhiều người vung tay giết thai nhi như format một chiếc đĩa máy tính! Đọc chuyện cười lạnh lùng tàn nhẫn này trong lúc bao người đang sợ hãi dự luật cho phép phá thai ở Hoa Kỳ (Việt nam thì có từ lâu rồi), và bao người đang hoang mang vì những qui định về số con trong mỗi gia đình, tôi cảm cái đáng sợ vẫn là ý thức sai lạc về sự sống.

Dĩ nhiên chẳng ai tin có một ông Táo thật đang cưỡi cá chép bay lên Trời. Nhưng lương tri dạy mọi người rằng ông Trời đang nhìn xuống để tính sổ những việc con người làm trong một quãng đời đã qua. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy rằng trong ngày sau hết Đấng Quan Án chí công và nhân hậu sẽ xét xử con người về cách họ đối xử với anh em mình. Chắc chắn lúc đó những hài nhi vô tội bị giết oan ức sẽ đứng lên cùng với các thánh Anh Hài ở Bêlem xưa. Và có thể Chúa sẽ nói với những người giết thai nhi, ủng hộ và cộng tác vào việc giết thai nhi, rằng “khi xưa Ta yếu ớt, nhỏ bé và lặng lẽ, các ngươi đã giết bỏ va vứt Ta đi như một mảnh vỡ thuỷ tinh, không hề thương xót…”.
 
Đồng cảm với nỗi đau của người nhiễm HIV
Sông Hương
04:29 19/01/2009
HÀ NỘI - Ngày 17/01/2009 vừa qua, nhóm Emmau - làm công tác truyền thông và chăm sóc các bệnh nhân nhiễm HIV đã họp mặt tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội để tổng kết sau gần một năm hoạt động. Chương trình được bắt đầu với việc tổng kết hoạt động trong năm qua và đưa và phương hướng hoạt động trong năm tới do sơ Bông và sơ Sáng đảm trách. Tiếp đó là thánh lễ tạ ơn do Đức Tổng chủ sự. Sau bữa cơm trưa thân mật, các thành viên trong nhóm chia thành hai đoàn: một đoàn đi làm công tác truyền thông ở Hà Nam và số còn lại đi thăm và tặng quà cho các bệnh nhân HIV trên địa bàn Hà Nội.

Sự ra đời và hoạt động của nhóm trong năm qua

Nhóm Emmau có phôi thai từ tháng 6 năm 2007, khi đó được sự khích lệ và cho phép của Đức Tổng, hai chị Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế đã đến Hà Nội để chuẩn bị cho công tác truyền thông cũng như chăm sóc các bệnh nhân HIV. Từ đó các hoạt động này dần được khởi sắc và chính thức đi vào hoạt động có tổ chức từ tháng 02 năm 2008 đến nay. Trong năm qua nhóm đã có 40 thành viên, chưa tính 20 thành viên ở Thái Hà mới sát nhập. Với sự hoạt động tích cực của mình nhóm đã truyền thông được 158 cuộc (3500 người) và thường xuyên chăm sóc 100 bệnh nhân. Mục đích mà mỗi buổi truyền thông đạt được là mọi người đều nắm được cơ bản về HIV/AISD và những khái niệm có liên quan. Hiểu rõ tác hại của sự kì thị và phân biệt đối xử với người bệnh. Từ đó giảm bớt sự kì thị với người bệnh trong gia đình và cộng đồng. Động viên an ủi người bệnh về tinh thần, vật chất....

Đồng cảm với nỗi bất hạnh của các bệnh nhân

Mỗi lần đến thăm và tặng quà cho các bệnh nhân nhiễm HIV, các thành viên trong nhóm mới thật sự thấy được nỗi bất hạnh của những người bệnh, từ đó mỗi người có sự cảm thông, chia sẻ với những con người xấu số này. Những bệnh nhân nhiễm HIV không chỉ thiếu thốn về vật chất do “không thể” tự mình kiếm sống mà còn chịu sự kì thị khắc nghiệt của xã hội.

Chị Trang (28 tuổi), quê ở Hải Phòng cho biết: Hiện chị đang bị nhiễm bệnh do lây từ chồng. Chị đã có 5 đứa con, trong đó có 1 đứa bị nhiễm bệnh đang ở tại một trung tâm chăm sóc trẻ nhiễm HIV. Đời sống của chị thật cực khổ, chị chia sẻ: “trước kia, khi bệnh chưa nặng mình xin được vào khoa điều trị bệnh HIV ở bệnh viện Đống Đa để chăm sóc các bệnh nhân. Ở đó tuy vất vả nhưng còn có chỗ ăn ở và ít tiền gửi về cho con. Nhưng giờ bệnh nặng hơn nên họ không cho mình làm việc ở đó nữa. Hiện tại, ban ngày mình vừa học vừa làm may ở một “trung tâm” với đồng lương là 145000đ/tháng, còn đêm thì phải ra công viên ngủ. Tết này mình chẳng có tiền về quê vì hôm qua trung tâm đã cho nghỉ tết nhưng tiền trợ cấp cho mỗi người được có 150000đ nên tết này mình sẽ phải phải lang thang....”

Những người lớn khi nhiễm bệnh dù sao cũng đã hiểu rõ nguyên nhân và trách nhiệm của mình khi họ mắc bệnh nhưng còn những đứa trẻ, chúng còn ngây thơ đâu làm gì nên tội mà cũng chịu chung cái án “cực hình” như vậy.

Chị Hải (chủ nhiệm câu lạc bộ Bồ Câu) là mẹ của cháu Phúc (đang nhiễm bệnh), ở Hạ Đình, Thanh Xuân cho biết: “cháu Phúc đang học cấp I tại một trường trong Thành phố. Từ khi biết cháu có bệnh các bạn bè trong lớp không ai dám tới gần cũng như chơi đùa với cháu. Vậy nên cháu phải ngồi một mình một bàn. Các giờ ngoại khóa khi các bạn được thoải mái nắm tay nhau nô đùa thì cháu không được tham gia. Mặc dù cháu đã nói với các bạn “bệnh này không dễ lây như các bạn nghĩ đâu, nó chỉ lây qua 3 con đường: từ mẹ sang con, từ tiêm chích chung và từ đánh răng chung bàn chải” nhưng các bạn cháu vẫn sợ. Nhà trường và phụ huynh còn nhiều lần đề nghị không cho cháu được tiếp tục tới trường...”

Nguyên nhân đẩy những người bệnh vào đường cùng

Để người nhiễm HIV lâm vào đường cùng của sự khổ ải về vật chất cũng như tinh thần thì có nhiều. Có thể do người bệnh không đủ sức khỏe để tự lao động nuôi sống mình. Hay do người bệnh không được sự quan tâm chăm sóc của gia đình và cộng đồng. Nhưng có lẽ lí do chính yếu đẩy người bệnh vào đường cùng cần kể đến đó là sự thiếu quan tâm của nhà nước, của các cấp chính quyền. Như nhận định của chị Hà - một thành viên tích cực trong nhóm: “Các bệnh nhân nhiễm HIV phải khổ sở như vậy là do “các ông lớn” trong xã hội thiếu lương tâm, vì như chúng tôi biết có rất nhiều các nhà tài trợ nước ngoài đã rót rất nhiều tiền vào Việt Nam để hỗ trợ cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nhưng điều quan trọng là số kinh phí đó có đến được tận tay các bệnh nhân hay không”. Chị cho biết thêm: “hôm trước, nhóm chúng tôi có đến trại 09 ở Cầu Bươu để thăm và tặng quà cho các bệnh nhân HIV. Nhưng đến nay đã là 4 ngày rồi mà quà chúng tôi mang tới vẫn chưa đến được tay bệnh nhân. Hôm đó, chúng tôi muốn trao quà tận tay cho từng bệnh nhân nhưng giám đốc trung tâm ở đó nói chỉ cho 10 người đại diện lên nhận và họ đảm bảo sẽ đưa quà tới những bệnh nhân còn lại...”

Hay như lời của anh Hải, một bệnh nhân quê ở Hà Đông: “Em là người nhiễm HIV, em đã đi nhiều trung tâm nhưng thấy không được. Nhiều khi thấy bức xúc quá, muốn lên tiếng nhưng đâu có dễ vì mình chịu sự quản lý của trung tâm về mọi mặt. Chúng em vẫn biết có rất nhiều người hảo tâm đã giúp chúng em nhưng chúng em đâu được hưởng. Chúng em chỉ là những “con cờ” để các vị cấp cao hưởng thụ thôi”.

Trước tình hình phức tạp trên, các thành viên trong nhóm đang nỗ lực tìm mọi cách để đến được với từng người bệnh “cho dù mất công mất việc chúng em cũng muốn đem được những món quà nhỏ bé của mình lẫn nỗi lòng cảm thông sâu sắc tới từng bệnh nhân” - Sơ Thúy tâm sự. Nhưng để thực hiện được ước nguyện này nhóm còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt từ vật chất tới nhân lực.

Lạy Chúa Giesu! Xưa Chúa đã tận tâm để mắt tới những người hèn mọn bị xã hội bỏ rơi, khinh miệt. Xin cho chúng con, đặc biệt các thành viên trong nhóm Emmau biết học nhân đức của Người, biết quan tâm tới những bất hạnh trong xã hội bằng tinh thần hăng say phục vụ quên mình.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Cánh Chim
Sen K.
06:07 19/01/2009

MỘT CÁNH CHIM



Ảnh của Sen K. – Philippines

Bao năm say giấc mộng,

Con chim mãi ngũ yên.

Một hôm chợt thức dậy,

Hát lên bài cậy trông!

(Sen K.)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền