Ngày 20-01-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm 21/1: Hãy đến với Chúa với tâm hồn yêu mến Người. Lm. Giuse Nguyễn Xuân Hiếu, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:57 20/01/2021


PHÚC ÂM: Mc 3, 7-12

“Các thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng: ‘Ngài là Con Thiên Chúa’, nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ lui về bờ biển, đám đông từ Galilêa theo Người, và từ Giuđêa, Giêrusalem, Iđumê, bên kia sông Giođan, miền Tyrô và Siđon, nhiều kẻ đến cùng Người, khi nghe biết tất cả những việc Người đã làm. Vì đông dân chúng, nên Người bảo các môn đệ liệu cho Người một chiếc thuyền, kẻo họ chen lấn Người. Vì chưng, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, nên bất cứ ai mắc bệnh tật gì đều đến gần để động đến Người. Và những thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng: “Ngài là Con Thiên Chúa”, nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người.

Đó là lời Chúa.
 
Hãy theo Thầy
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
06:08 20/01/2021
CN 3 B

“Hãy theo Thầy”



Đọc Phúc Âm ta nghe âm vang lời mời gọi “Hãy theo Thầy”. Tiếng gọi của Chúa Giêsu luôn để lại những âm vang làm chuyển biến cuộc đời. Những ngư phủ đã trở thành Tông đồ. Những kẻ chuyên nghề đánh bắt cá đã trở nên người chuyên nghiệp bủa lưới các tâm hồn.

Tin Mừng hôm nay kể chuyện: Chúa đi ngang qua, Chúa thấy, Chúa gọi, bốn môn đệ đầu tiên đang làm công việc hàng ngày như mọi ngày, và họ đã bỏ mọi sự mà đi theo Chúa.

Bốn môn đệ đầu tiên là hai cặp anh em: Simon và Anrê, Giacôbê và Gioan. Chúa gọi các môn đệ đang lúc họ chài lưới và vá lưới trong thuyền. Có lẽ, loanh quanh làng quê, chưa bao giờ các ông đưa mắt nhìn xa quá tầm mắt quen thuộc với những công việc thường ngày. Bây giờ Chúa Giêsu đến mời gọi các ông nhìn lên cao hơn và xa hơn. Ngài chỉ cho các ông thấy thế giới như biển cả mênh mông, phải vượt khắp đó đây để thực thi sứ mệnh đem các linh hồn về cho Chúa.

Tại sao Chúa Giêsu gọi bốn người môn đệ đầu tiên toàn là dân làm nghề lưới cá? Và công việc Chúa sẽ trao cho họ cũng được ví như việc đánh cá: “lưới người”.

Họ là những người làm nghề chài lưới "ăn với sóng, nói với gió", họ quen chịu giá rét biển khơi, từng trải giữa sóng gió. Vì cuộc hành trình theo Chúa sẽ có rất nhiều chướng ngại và thử thách đang chờ đợi phía trước. Là ngư phủ lăn lộn với sóng gió ngày đêm, với kinh nghiệm ngư trường, họ phải vượt qua mọi khó khăn vất vả để có thể thu hoạch được nhiều cá tôm. Người ngư phủ có phẩm chất là không ngại gian truân, sẵn sàng hy sinh trong mọi công việc hàng ngày. Vì thế, Chúa đã gọi đã chọn những ngư phủ làm môn đệ.

Ở lại với Chúa và được Chúa sai đi, làm nên hai chiều kích căn bản của đời sống người môn đệ. Cầu nguyện và hoạt động là hai chiều kích đan xen vào nhau trong mỗi ngày sống của những người theo Chúa.

Vậy để có thể theo Chúa cho trọn vẹn, người môn đệ cần phải đi theo hành trình ba bước.

1. Hiểu Biết Chúa

Người đời thường nói: “vô tri bất khả mộ”, không biết thì không mộ mến. Nếu không biết Chúa, thì làm sao mộ mến và theo Chúa được? Vì thế, điều kiện để theo Chúa thì phải hiểu biết Chúa. Nhưng hiểu biết Chúa thì khác với sự hiểu biết về một con người bình thường. Hiểu biết Chúa ở đây có nghĩa là đã gặp gỡ Chúa, cảm nghiệm thấy chính Ngài là sự cuốn hút họ, là sức sống của họ, và họ không muốn tách rời khỏi Ngài.

Sự hiểu biết này Thánh Phaolô coi trọng đến độ ngài sẵn sàng đổi mọi sự trên trần đời để có được nó như chính lời ngài đã thốt lên: “những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thời. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thời so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người, được thông phần những đau khổ của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết.” (P1 3,7-10).

2. Yêu Mến Chúa

Có hiểu biết thì dễ đưa đến yêu mến và yêu mến thì dễ hiểu biết. Một bằng chứng cụ thể là hai người yêu mến nhau thì chỉ cần một cái nháy mắt là người ta hiểu nhau muốn những gì. Cũng vậy, môn đệ không thể yêu mến Chúa nếu không hiểu biết Ngài. Sự hiểu biết của môn đệ với Chúa càng thâm sâu thì lòng mến càng nồng nàn. Yêu mến và hiểu biết luôn tỉ lệ thuận với nhau. Không hiểu Thầy, không gặp Thầy, không mến Thầy thì làm sao có thể theo Thầy. Việc theo Thầy bao hàm một thái độ tin yêu, mến phục thì mới quyết tâm theo Thầy. Vì vậy, việc theo Thầy là kết quả của một sự tin yêu biến thành hành động và tất yếu là một cuộc thuộc trọn về người mình yêu mến.

3. Đi Theo Chúa

Nghe tiếng Chúa kêu gọi, các ông đáp lại ngay và sẵn sàng từ bỏ mọi sự, kể cả những gì thiết thân nhất trong đời sống như nghề nghiệp và phương tiện sinh sống cùng với những mối liên hệ ruột thịt tự nhiên. Từ nay các ông sẽ có những bận tâm khác với những lo lắng trước đây. Các ông rời bỏ quê hương làng xóm, nơi chôn nhau cắt rốn, để đi đến những nơi Thầy sẽ sai đến. Quê hương các ông bây giờ là thế giới. Ai muốn theo Chúa thì phải dứt khoát: “Đã cầm cày không có ngoái cổ lại”; “Ai không sẵn sàng từ bỏ cha mẹ, anh em, ruộng vườn…thì không xứng đáng là môn đệ Thầy”; “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết”... Tất cả những điều này cho thấy Chúa muốn những ai theo Chúa phải thuộc về Chúa. Theo Chúa cần thiết: “Phải từ bỏ mình, vác thập giá mà theo”.



Các môn đệ đi theo Chúa với niềm xác tín và không cần phải hỏi xem Ngài sẽ dẫn mình đi đâu và tương lai sẽ thế nào. Các môn đệ đi theo Chúa và đồng lao cộng khổ với Ngài. Các môn đệ đi theo Chúa để lãnh nhận lời giáo huấn, lấy đó làm mẫu mực cho đời sống mình, tuyên xưng đức tin và truyền bá Tin Mừng cho mọi người. Đọc các thư Thánh Phaolô chúng ta đều thấy một tâm hồn sung mãn niềm vui vì được theo Chúa Kitô dầu có phải trăm ngàn nguy khốn.

Ơn gọi phát xuất từ sáng kiến của Chúa Giêsu, chính Ngài gọi và gọi các môn đệ ngay trong môi trường làm việc của họ, trong lúc họ đang làm việc thường nhật. Người được gọi đã đáp bằng việc từ bỏ tất cả để theo Ngài. “Hãy theo Thầy”, Chúa Giêsu gọi các môn đệ không phải trong khuôn khổ một lễ hội tôn giáo hoặc một hoạt động tâm linh, nhưng ở giữa đời sống mỗi ngày của họ, trong lúc họ đang làm công việc nghề nghiệp. Bốn tông đồ đầu tiên nói riêng và tất cả các tông đồ nói chung, đã đáp trả lời mời gọi ấy của Chúa Giêsu một cách trọn vẹn. Các ông đã đi theo Chúa, sống bên Chúa, chứng kiến mọi việc Chúa làm, ghi nhớ những lời Chúa giảng dạy. Và khi Chúa về trời, các ông nhiệt thành rao giảng về Chúa và giáo huấn của Chúa cho đến chết. Đó là đường lối mà các tông đồ đầu tiên và các thế hệ tông đồ kế tiếp nhau đã làm đổi thay bộ mặt thế giới cho tới ngày nay.

Lời mời gọi “Hãy theo Thầy” ngân vang trong nhịp sống Giáo hội và là thông điệp gửi đến chúng ta hằng ngày. Thực tế chúng ta có quan tâm lắng nghe và đáp trả không? Mỗi người được Chúa gọi rất nhiều lần trong cuộc đời! Ngài gọi chúng ta qua tiếng lương tâm, qua các dấu chỉ, qua những sự kiện, biến cố, qua những người này hay người kia...Ngài mời gọi chúng ta thi hành bác ái, yêu thương người nghèo, hoán cải, sống công chính và trung thành với đức tin... Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta đã không nhạy bén đủ, hay cũng có những lúc không muốn đáp lại lời mời gọi đó và viện đủ mọi lý do để khước từ!

Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta là Kitô hữu. Sống ơn gọi cao cả ấy là tin những điều Giáo hội dạy, giữ những điều răn Chúa và Giáo hội truyền, và thực hành đức ái. Dù ở bậc sống nào, dù ở bất cứ nơi đâu, chúng ta cũng là những tông đồ của Chúa qua cuộc sống chứng nhân của mình.Đời sống tốt đẹp làm thay đổi được nếp sống của những người chung quanh, có thể thay đổi được vận mệnh của người khác giup cho họ biết Chúa, yêu mến và tôn thờ Ngài.

Theo Chúa là một hành trình của tình yêu. Chúa Giêsu có một sức hút lạ thường lôi kéo chúng ta về phía Ngài. Nếu để cho Ngài lôi kéo, chắc chắn cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên tuyệt diệu. Ơn Chúa có thể đến bất cứ từ nơi đâu, trong mọi cảnh huống cuộc đời, lúc vui mừng hay đau khổ, lúc thành công hay khi thất bại. Ðiều quan trọng là chúng ta biết nhận ra đó là ân ban của Chúa. “Hãy theoThầy” là tiếng gọi âm vang trong suốt hành trình cuộc đời mỗi người.
 
Một trái tim khô khốc
Lm. Minh Anh
06:15 20/01/2021
MỘT TRÁI TIM KHÔ KHỐC
“Người ta để ý quan sát Ngài”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sự ghen tỵ của những người biệt phái đã che khuất suy nghĩ của họ về Chúa Giêsu; họ theo dõi hành vi, cử chỉ và ngôn từ của Chúa Giêsu để tìm cớ bắt lỗi Ngài. Thực tế đáng buồn trong hành động của họ là, họ đã quá mù quáng vì ác ý. Bầu khí đố kỵ bao trùm họ, khiến họ không nhận ra, họ đang thực sự hành động một cách vô lý; bởi lẽ, họ mang trong mình ‘một trái tim khô khốc’.

Đã từ lâu, giới biệt phái cho mình là những thầy dạy lịch duyệt, đáng được trọng vọng; thế nhưng, kể từ khi Chúa Giêsu xuất hiện, họ mất ảnh hưởng. Dân chúng trước đây nghe họ, nay quay sang Chúa Giêsu và đi theo Ngài; bởi lẽ, họ kinh ngạc trước thẩm quyền và giáo huấn của Ngài. Vì thế, sẽ không ngạc nhiên, Chúa Giêsu vấp phải một sự phản đối gay gắt của những con người ghen tỵ này. Nơi họ, ghen tỵ giờ đây đã trở nên tội, một tội đang phá huỷ đời sống tâm linh của họ; đó là tội kiêu hãnh, tỵ hiềm, giận dữ và lạnh lùng. Một khi bị nung nấu bởi một trong những tội này, con người thậm chí không nhận ra mình trở nên phi lý đến mức nào.

Bối cảnh Tin Mừng hôm nay đặt Chúa Giêsu vào một tình huống mà Ngài phải chọn lựa giữa nệ luật và xót thương; Ngài chọn điều thứ hai khi chữa lành cho một người bại tay trong ngày Sabbat. Đây là một hành động của lòng thương xót được thực hiện trong ngày Luật cấm làm; nhưng đó là điều ‘được phép’ đối với Thiên Chúa. Với Chúa Giêsu, luật của lòng thương xót phải đặt trên mọi giới luật; và dẫu đây là một phép lạ khó tin bắt nguồn từ một trái tim mẫn cảm của Ngài; thế nhưng, tâm trí rối loạn và mù quáng của những con người tỵ hiềm lại biến hành vi xót thương này thành hành vi tội lỗi. Một suy nghĩ không thể kinh khủng hơn! Chính tỵ hiềm khiến lòng người biệt phái ra tối tăm, làm hỏng mối quan hệ của họ với Thiên Chúa, huỷ hoại sự nhân đạo của họ với đồng loại; vậy mà sự cứng cỏi của trái tim thậm chí còn gây tổn hại hơn, vì lẽ, nó vĩnh viễn làm trái tim họ trở nên ‘một trái tim khô khốc’, nếu không nói là một trái tim hoá đá.

Chúa Giêsu đau buồn trước sự cứng lòng của biệt phái, sự đau buồn này đã nhen lên trong Ngài một cơn giận thánh, một cơn giận không khiến Ngài bộc phát những lời đắng cay nhưng là những lời yêu thương; Ngài ôn tồn giải thích, cùng lúc, chữa lành người bệnh trước sự chứng kiến của họ với hy vọng, may ra họ mềm lòng và tin. Buồn thay, điều đó không xảy ra! Tin Mừng ghi nhận, “Lập tức, những người biệt phái đi ra bàn tính với những kẻ thuộc phái Hêrôđê và tìm cách hại Người”. Giới biệt phái là kẻ thù cay đắng của những ai thuộc phe Hêrôđê, những người cộng tác với vua và La Mã; vậy mà Tin Mừng cho biết một sự thật ớn lạnh rằng, hai nhóm này đã hợp lực để âm mưu giết Ngài; họ liên kết với nhau không phải bởi sức mạnh nội tại của điều thiện, nhưng bởi sự thâm độc và cứng cỏi của ‘một trái tim khô khốc’ vốn cùng một nhịp đập với điều ác.

Có hai cách để xử lý áp lực. Một, được minh họa bằng hình ảnh một tiềm thuỷ cầu, một loại tàu ngầm thu nhỏ được sử dụng để khám phá đại dương ở những nơi sâu đến mức áp lực nước có thể đè dẹp một tàu ngầm thông thường như một lon nhôm; tiềm thuỷ cầu được đắp bằng một tấm thép dày vài phân, giúp giữ nước nhưng cũng khiến nó trở nên nặng và khó di chuyển. Bên trong, các nhà hải dương học không đơn độc. Khi đèn bật lên, họ nhìn qua cửa kính dày; họ thấy gì? Cá! Minh hoạ thứ hai. Những con cá này đối phó với áp lực cực lớn của nước theo một cách hoàn toàn khác. Chúng không cần lớp da dày; thế mà chúng vẫn dẻo dai và tự do. Cá ở môi trường này bù đắp áp suất bên ngoài bằng áp suất bên trong; cân bằng và ngược chiều. Tương tự như thế, giữa lòng thế giới, người môn đệ của Chúa Giêsu không cần phải cứng cỏi và da phải dày, miễn sao họ thích hợp với quyền năng của Thiên Chúa, lắng nghe tiếng Người để cân bằng áp lực cuộc sống với một trái tim mềm mại dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần.

Anh Chị em,

Thiên Chúa đã đặt vào trong thân xác mỗi người một trái tim; đó là nơi ngự trị của tình yêu và lòng thương xót. Thời Cựu Ước, qua miệng Êzêkiel, Thiên Chúa ước mong, “Ta sẽ cất khỏi xác các ngươi quả tim bằng đá và ban cho các ngươi quả tim bằng thịt”. Những người có trái tim bằng đá thường không cởi mở với sự thật rằng, họ là người cứng lòng. Họ kiên định và bướng bỉnh, và đôi khi, tự cho mình là đúng. Vì vậy, khi mắc phải căn bệnh tinh thần này, họ rất khó thay đổi. Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta nhìn vào trái tim mình với sự trung thực; nhìn ‘tấm gương mờ’ của những ‘biệt phái nghèo nàn’ để nhìn lại bản thân. Mong sao chúng ta không thuộc hạng người có ‘một trái tim khô khốc’ của những ai thực sự mắc chứng bệnh tâm linh này.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin ân sủng Thánh Thần Chúa đổ xuống trên con, để trong con, không còn ‘một trái tim khô khốc’; những thay đổi như thế thật là khó, nhưng phần thưởng sẽ là khôn lường. Xin cho con đừng ngần ngại và không ngừng chờ đợi Chúa; vì cuối cùng, dẫu đau đớn, nhưng việc thay đổi con tim đáng cho con phải trả giá”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Theo Chúa Giêsu, sám hối để hiệp nhất
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
11:59 20/01/2021
Theo Chúa Giêsu, sám hối để hiệp nhất

Suy niệm Chúa nhật III - Năm B

(Mc 1, 14-20)

Bước vào Chúa nhật thứ III thường niên, chúng ta thấy Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giorđan xong, được Gioan giới thiệu cho mọi người biết Người là : "Chiên Thiên Chúa" (Ga 1, 29). Ông bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa, một hành động diễn tả sự liên tục giữa Giao ước cũ với Giao ước mới, với sứ điệp : "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm" (Mc 1, 14).

Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến

Viên cai ngục của Hêrôđê tra tay bắt Gioan Tẩy Giả tống ngục. Sứ mạng, lời rao giảng cũng như phép rửa của Gioan chấm dứt, thời giờ đã mãn, Đức Giêsu xuất hiện. Không như Gioan, Chúa Giêsu không đến để thay đổi phép rửa thống hối, sứ mệnh của Người là loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa. Tin Mừng Người loan báo không phải là "tin mới" hay tin mừng như bao tin mừng. Chúa Giêsu nhân danh Thiên Chúa loan báo Tin Mừng, Người chính là Tin Mừng, là Lời Thiên Chúa, Lời cứu rỗi, là sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa loài người.

Gioan loan báo thời mới sẽ đến, thời viên mãn. ‘Thời khác’ là chính Chúa Giêsu, thời của Gioan và thời của Chúa Giêsu nối liền với nhau không có sự gián đoạn.

Gioan đã lãnh nhận sức thiêng khi Chúa Giêsu bước xuống dòng sông Giorđan. Thánh Thần Thiên Chúa ngự xuống trên Chúa Giêsu khi Gioan đổ nước. Chúa Cha chứng nhận Chúa Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Ngài.

Từ " gần đến " phải được hiểu là : " Ở bên anh em ". Người ở giữa chúng ta. Chúa Giêsu đã nói với một viên ký lục khi hỏi Chúa về hai điều răn trọng nhất: " Ngươi không còn xa Nước Thiên Chúa đâu " (Mc 12, 34).

Hãy theo Ta

Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển. Chúa gọi hai ông, biến các ông thành những người cộng tác. Chúa không chỉ ủy thác cho họ một học thuyết, nhưng biến họ, những người lưới cá thành những kẻ lưới người, quăng Lời Chúa vào thế gian để đánh bắt người, đưa người ta lên bờ cho Chúa, đúng như lời Chúa Giêsu nói: "Ta sẽ làm cho các người trở thành những kẻ chài lưới người" (Mc 1, 17).

Giacôbê và Gioan đang xếp lưới trong thuyền với cha mình cùng với các người làm công. Một sự tương phản Marcô đã quan sát và làm nổi bật. Simon và Anrê đã bỏ lưới. Giacôbê và Gioan đã bỏ cha. Hai người con bỏ lại cha với những người đang làm việc không phải vì tình nghĩa con cái hay gia đình, nhưng là vì đồng tiền bát gạo. Marcô sử dụng thuật ngữ " người làm thuê " mà chúng ta dịch là "người làm công". Hai người con " bỏ cha", thay vì ở bên cha, nay thay bằng " theo sau Chúa Giêsu" (x. Mc 1, 20).

Những ngư phủ đến với Chúa Giêsu, đã trở thành những kẻ đánh bắt người như lời Chúa phán : " Này Ta sai ngư phủ đến … và họ sẽ (vung) lưới bắt chúng" (Gr 16, 16). Nếu Chúa sai những người khôn ngoan tới, họ sẽ thuyết phục dân, hoặc bắt lấy dân. Nếu Chúa gửi những người giầu đến, họ sẽ dùng tiền mua chuộc dân và thống trị dân. Nếu Chúa gửi những người khỏe mạnh đến, họ sẽ dùng sức mạnh dụ dỗ dân và cưỡng bức dân bằng bạo lực.

Không có ai trong số các tông đồ là những người ấy. Simon Phêrô là một bằng chứng. Ông nhút nhát, đến nỗi sợ cả một đầy tớ nữ; ông nghèo không có gì, thậm trí cả tiền thuế cũng không có (Mt 17, 24). Phêrô nói: "Bạc vàng tôi không có " (Cv 3,6). Và ông là người ít học, nên từ khi chối Chúa, ông cũng chẳng biết rút ra bài học.

Những kẻ đánh cá được Chúa Giêsu chọn và sai đi, họ ra đi và đã mang lại kết quả mĩ mãn hơn cả những kẻ mạnh, người giầu có và khôn ngoan. Với giáo lý Chúa dạy, họ đã thu hút nhiều người mà không cần bạo lực; phận nghèo khó, họ đã dạy dỗ những kẻ giàu có; là người dốt nát, họ huấn giáo những kẻ khôn ngoan.

Bước theo Chúa Giêsu cần phải sám hối để hiệp nhất

Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình "ăn năn sám hối"(Mc 1, 15). Sám hối là đi từ đời sống tội lỗi sang đời sống con cái Chúa, từ tuyệt vọng đến hy vọng, từ chán nản đến vui mừng, từ bóng tối ra ánh sáng. "Sám hối vì nước Thiên Chúa đã gần đến" (Mc 1, 15) vẫn luôn có tính chất thời sự của Tin Mừng. Quyết tâm sám hối trở về cùng Chúa là con đường dẫn đưa Giáo Hội đến sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn vào thời kỳ Thiên Chúa thiết định.

Ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta mang vào thế giới sứ điệp sự thật và tình thương của Chúa. Hãy sẵn sàng tham gia vào sứ mạng này và nhất là cầu xin Chúa đừng để những chia rẽ và tranh chấp giữa các tín hữu Kitô làm lu mờ khả năng chiếu tỏa của Tin Mừng. Các cuộc gặp gỡ đại kết trong thời gian gần đây gia tăng trên thế giới là một dấu chỉ chứng tỏ điều đó.

Trước giờ Kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 23/1/2011, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đưa ra lời kêu gọi sau đây : " Ngày nay cũng vậy, để trở thành dấu chỉ và phương thế kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa trong thế giới, các tín hữu Kitô chúng ta phải xây dựng cuộc sống trên 4 cột trụ, đó là: cuộc sống trên nền tảng đức tin của các Tông Ðồ được chuyển lại trong Truyền Thống sinh động của Giáo Hội, tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và kinh nguyện. Có thế, Giáo Hội mới được kết hiệp bền vững với Chúa Kitô và chu toàn sứ mạng của mình, dù có những chia rẽ như thánh Phaolô Tông Ðồ nói đến: "Hỡi anh em, tôi khuyên nhủ anh em tất cả hãy đồng tâm hiệp ý trong lời nói, để không có sự chia rẽ nơi anh em, nhưng hãy kết hiệp trọn vẹn trong tư tưởng và cảm thức" (1 Cr 1,10). Thực ra thánh nhân đã biết trong cộng đoàn Kitô ở Côrintô, đã nảy sinh những bất thuận và chia rẽ; vì vậy, ngài nghiêm nghị viết thêm rằng: "Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ sao?" (1,13). Ngài quả quyết mọi chia rẽ trong Giáo hội là làm xúc phạm đến Chúa Kitô, Thủ Lãnh duy nhất và là Chúa, chúng ta luôn luôn có thể tái hiệp nhất, nhờ sức mạnh vô tận của ơn thánh Chúa.

Theo giáo huấn của thánh Phaolô, chúng ta được mời gọi loại bỏ gương mù chia rẽ nơi chúng ta để mang sứ điệp của Chúa Kitô Phục Sinh cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa cho sớm đến ngày Giáo Hội được hoàn toàn hiệp nhất. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Chúa Nhật III Thuờng Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
14:25 20/01/2021
CHÚA NHẬT III TN (B)
Giôna 3: 1-5, 10; Tvịnh 24; I Côrintô 7: 29-31 Macco 1: 14-20

Chúng ta có thể nhìn sơ qua câu mở đầu đơn giản của bài Phúc âm hôm nay. Nói về một người bị cám dỗ để "bắt đầu câu chuyện", và chú trọng đến cách dùng những cụm từ đơn sơ trong câu mở đầu: “Sau khi ông Gioan Tẩy Giả bị nộp, Đức Giêsu đến miền Galilê để rao giảng tin mừng của Thiên Chúa...” Bây giờ ông Gioan Tẩy Giả đã bị bắt, theo lệnh của vua Hêrôđê. Bởi thế, trong toàn cảnh lúc bấy giờ, những ai theo ông Gioan Tẩy Giả điều thấy sợ hải cho thân phận của mình. Nếu ông Gioan Tẩy Giả, một người rất nổi tiếng mà còn bị bắt vào tù và rồi bị giết, thì Chúa Giêsu có là gì để có thể thoát khỏi cảnh này, Vậy Ngài muốn điều gì vậy?

Khi người dẫn đầu không còn xuất hiện nữa, thì bây giờ người ta chú ý đến người mà ông Gioan Tẩy Giả đã loan báo "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi". Điều Chúa Giêsu rao giảng là nói về triều đại của Thiên Chúa đã đến, thì chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của những người chờ đợi Thiên Chúa đến giúp họ; Đó là những người nghèo, người sống bên lề xã hội, người tội lỗi, và người bị bỏ rơi. Nhưng, thông tin đó cũng sẽ thu hút sự phẩn nộ của những lãnh đạo tôn giáo và các chính trị gia là những người không muốn uy quyền của họ bị đe dọa. Những ánh mắt chống đối và nghi ngờ sẽ sớm tập trung vào người rao giảng vừa mới nổi lên này, và hình như vị đó cũng đã đi vào vết chân của ông Gioan Tẩy Giả từ khắp các nơi ở Galilêa.

Sau đó, trong đoạn Phúc âm của thánh Máccô nói là trong vườn Ghết-sê-ma-ni. "có điều sợ hải và chán nản" (Mc 14:34). Ở đó tác giả phúc âm kể Chúa Giêsu cầu nguyện "xin cho bản thân con rời xa giờ ấy nếu có thể được" (Mc 14: 35), rồi Ngài nói “Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (14:36). Theo đó thì sự đau khổ trong vườn Ghết-sê-ma-ni. chỉ nói ngắn gọn. Điều đó cho thấy phản ứng của mổi cá nhân khi bản thân đứng trước cái chết đầy đau khổ. Chúa Giêsu có thể ra khỏi vườn, và ra khỏi sứ vụ của Ngài. Nhưng, Ngài đã được tự do tránh khỏi sứ vụ của Ngài trước khi quyết định vào vườn Ghết-sê-ma-ni. Chúa Giêsu chọn lựa việc Ngài sẽ chấp nhận điều gì sẽ xãy đến cho Ngài.

Ngài biết những lời Ngài nói và việc Ngài làm đã gây tức giận cho những vị lãnh đạo tôn giáo có liên hệ với chính quyền đô hộ là đế quốc La mã. Mỗi lần khi Ngài quyết định rao giảng những thông tin về việc Thiên Chúa luôn đón chào người tội lỗi; mỗi lần Ngài ăn uống với những người sống bên lề xã hội và khi Ngài gọi các kinh sư và các người Pharisêu là những kẻ giả hình; đó là yếu tố khiến Chúa Giêsu xác quyết là Ngài cũng đang bước tới một bước nữa là Ngài sẽ bị trấn áp bởi các quyền thế. Vậy Ngài chỉ còn một bước quyết định nữa là việc Ngài tự đưa mình vào trong vườn Ghết-sê-ma-ni, để chấp nhận điều gì sẽ xãy đến cho Ngài.

Suốt đời chúng ta, chúng ta phải quyết định nhiều chuyện. Những chuyện này thường là những chuyện nhỏ, hằng ngày và hính như không có ảnh hưởng gì đến bức tranh tổng thể của đời sống chúng ta. Nhưng, thật ra, những quyết định hằng ngày là những quyết định quan trọng. Chúng xác định những đường lối sống của chúng ta, hay đưa chúng ta từng bước một ra khỏi đời sống của chúng ta. Đối với người Kitô hữu đã nghe lời mời gọi "Hãy theo Ta", quyết định hằng ngày hoặc là chỉ định bản tính của chúng ta có là môn đệ theo Chúa Giêsu hay không. Nếu chúng ta muốn sống một đời sống "theo lẻ thường tình" không bao giờ nói một lời phản bác lại, khi có sự việc thiếu công bằng hay không công lý xãy đến; không bao giờ chịu đứng ra bênh vực những người bị vu cáo hay một điều có yếu tố thiêng liêng; không bao giờ mạo hiểm trong tình thương - rồi từng bước một chúng ta quyết định là bỏ qua lời mời gọi trở nên môn đệ của Chúa Giêsu.

Nhiều người trong chúng ta, tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống, sẽ phải đưa ra một quyết định lớn cho việc đúng hay sai, cho sự tròn vẹn hay giải thể. Khi trường hợp đó xãy ra, cách chúng ta lựa chọn để quyết định như thế nào; từng ngày sẽ có thái độ gì của bản thân trong cuộc thử thách lớn. Chúa Giêsu quyết định đi vào thế gian và thi hành ơn gọi bất chấp rủi ro. Xem ra như đó không phải là một trường hợp lớn lao được ghi trong Phúc âm thánh Máccô, Chúa Giêsu: Ngài đã không trình bày trước đám đông dân chúng ở Giêrusalem. Ngài vẫn là "trong thiểu số người". Nhưng, Ngài đã sẵn sàng thưa "xin vâng" lần cuối cùng trong vườn Ghết-sê-ma-ni. Chúng ta thường nói "đừng toát mồ hôi cho những việc nhỏ". Nói nột cách khác, chúng ta nên làm những việc nhỏ để nó giúp chúng ta sửa soạn phương án cho những lúc lớn lao khi mọi sự xãy đến.

Chúa Giêsu ra khỏi nơi hoang mạc và bắt đầu rao giảng trong các làng phố. Ngài không phải là một thầy ẩn tu sống khổ hạnh khi Ngài vào hoang mạc để tránh khỏi những "tệ nạn của xã hội". Trái lại, Ngài đến nơi dân chúng sống và làm việc. Đó là lúc Ngài gọi ông Simeon, ông Andrew, ông Giacôbê và ông Gioan. Ngài gọi họ ra khỏi nơi họ đang làm việc. Còn chúng ta, chúng ta nghĩ Chúa Giêsu sẽ gọi chúng ta ở nơi nào? Nơi biển cả, hay lúc chúng ta chiêm ngưỡng cảnh núi rừng? Chúng ta nghĩ chúng ta sẽ được mgọi để sống một đời sống mới, hay một đời sống dấn thân nhiều hơn ("hãy ăn năn và tin tưởng") - khi trong một buổi tĩnh tâm đầy yên lặng? Chúa biết chúng ta có thể dùng những lúc có nhiều thì giờ như thế! Nhưng, hầu hết trong cuộc sống của chúng ta, không có nhiều thì giờ để ngắm nhìn biển cả, hay núi rừng, và chúng ta cũng không có nhiều dịp để có nhiều khoản lắng đọng trong tâm hồn để nghe "tiềng nói tâm hồn". Những ngày có dịch covid này đã là những ngày quá căng thẳng cho dân chúng và gia đình. Những, có vài người nói đã là những lúc phúc lành cho họ. Họ đã có những lúc yên tỉnh để đọc sách và cầu nguyện. Thật là họ có may mắn tìm thấy phúc lộc ấy trong những bối rối và lo âu!

Ngay từ đầu, Chúa Giêsu đã đưa ra quyết định hằng ngày phải làm theo thánh ý của Thiên Chúa và loan báo triều đại Thiên Chúa đang thống trị. Ngay từ đầu, Ngài chắc đã biết là những quyết định hằng ngày là có trách nhiệm trung thành với sứ vụ của Ngài. Cuối cùng sẽ đưa đến sự chống đối của các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị.

Lúc đầu, trong Phúc âm thánh Máccô, chúng ta đáp lại lần nữa cho lời kêu gọi để theo Chúa Giêsu và làm nhân chứng cho Ngài trong thế gian. Trong bí tích Thánh Thể này, chúng ta nên xin Chúa Thánh Thần đã xuống trên Chúa Giêsu nơi sông Giôđan khi Ngài chịu phép rửa bởi ông Gioan Tẩy Giả. Thần khí đó sẽ tiếp thêm năng lực và xác định điều chúng ta quyết tâm theo Chúa Giêsu. Bởi chính chúng ta có thể đi theo những con đường ngắn đầy cám dỗ; nên cho dù Thánh Thần có khuyên chúng ta mỗi ngày, và rồi sẽ đến lúc chúng ta đi theo tiếng gọi đi nẽo khác. Nhưng, với ơn Chúa Thanh Thần là Đấng dẩn dắt chúng ta, chúng ta sẽ tập đi theo từng bước để dẩn đưa chúng ta đến đáp lại lời mời của Chúa Giêsu rằng "hãy sám hối và đón nhận tin mừng".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

3rd SUNDAY (B) -
Jonah 3: 1-5, 10; Psalm 25; I Cor 7: 29-31 Mark 1: 14-20

The simple opening lines to today’s gospel might be passed over too lightly. One is tempted to "get to the story." But we "get to the story" by paying attention to what may seem like a simple introductory phrase: "After John had been arrested, Jesus came to Galilee proclaiming the gospel of God...." Now that the Baptist is arrested we know what, by Herod’s order, will soon happen to him. So, the atmosphere is froth with danger for anyone who follows after John. If the popular and influential John could be scooped up, immobilized and then executed – what could Jesus expect?

With the precursor gone, the attention now shifts to the one about whom John has been proclaiming: "One mightier than I is coming after me." What Jesus is announcing about the reign of God being at hand, certainly will attract the attention of those waiting for God to come to their aid – the poor, outcasts, sinners and the neglected. But the message will also attract the ire of religious and political powers who don’t want their world of privilege threatened. Hostile and suspicious eyes will soon focus on this upstart preacher who seems to have stepped into John’s shoes coming from, of all places, Galilee.

Later in this gospel, in Gethsemani, Mark says Jesus was, "filled with fear and distress" (14:34). There, the evangelist narrates, Jesus prayed, "If it were possible this hour might pass him by" (14: 35) and he beseeched, "Abba, you have the power to do all things. Take this cup away from me" (14:36). As is Mark’s custom, the agony in the garden is succinctly narrated. It shows a human’s reaction to an approaching painful death. Jesus could have left the garden and his mission behind. But he was free to withdraw from his mission long before the choice placed before him in the garden. Jesus made choices all during his ministry to accept what was coming.

He had to notice how his words and deeds were infuriating religious leaders who had connections with the Roman occupying forces. Each time he decided to keep teaching his message of God’s welcome to sinners; each time he ate with outcasts and called the scribes and Pharisees hypocrites, Jesus was deciding again to be faithful to his call to proclaim God’s reign. But he was also taking another step that would seal his fate with the authorities – another step towards his big decision in Gethsemani, to accept what awaited him.

Throughout our lives we each face many decisions. These choices are often small, daily and seeming inconsequential in light of the overall picture of our lives. But, in reality, the daily choices are important; they either further confirm our life’s path, or they take us away from it – one step at a time. For Christians, who have heard the invitation, "Come after me...," the daily choices either identity us as Jesus’ followers, or they don’t. If we spend our lives "going with the flow," never speaking a contrary word when an issue of fairness, or justice is raised; never taking a stand to defend a person wronged, or a cause we hold sacred; never risking love – then, step after step, we have pretty well decided to ignore the call to be Jesus’ followers.

Many of us, at some moment our lives, will have to make a big decision for right or wrong; for integrity, or dissolution. When that moment comes, how we have been choosing on a daily basis, will determine how we hold up under the big test. Jesus makes a decision to enter the public arena and fulfill his calling, despite the risks. It may not seem like a big event at this moment in Mark’s gospel; he hasn’t gone before the crowds in Jerusalem, he is still in the "little leagues." But he is already preparing for his final "Yes" in the garden. We say in the colloquial, "Don’t sweat the small stuff." In a way we should, for the little things we do prepare us for the bigger moments when more is on the line.

Jesus left the wilderness area and began preaching in the towns and villages. He is not an ascetical hermit who retreats to the wilderness to rid himself of "the evils of society." Rather, he goes to where people live and work. That’s where Simon, Andrew, James and John were, at work. There he delivers his invitation. Where do we expect to hear God’s call? At the ocean, or contemplating a mountain panorama? Where do we expect to hear the call to live a new, or more committed life ("Repent and believe...") – only on a silence-filled retreat? Lord knows we could use more of those moments! But most of our lives don’t provide a lot of time for gazing at the ocean or a mountain; nor do we have the luxury of a lot of silence to hear our "inner voices." These pandemic days have been a terrible strain on people and families. But some say there has been a surprised blessing for them. They have had some time for quiet, reading and prayer. How fortunate to have found that blessing in all this mess and anguish!

From the beginning, Jesus made daily decisions to follow God’s will and proclaim the reign of God. From the beginning he would also have known that his daily decision to be faithful to his mission would eventually put him on a collision course with the authorities of religion and state.

Here, early in Mark’s gospel, we are responding once again to the invitation to follow Jesus and be his witnesses in the world. At this Eucharist, we ask for the Spirit that came upon Jesus in the Jordan when he was baptized by John. This Spirit will strengthen and confirm our resolve to follow Jesus; for on our own, we might take the short cuts that tempt us each day and that eventually get us to follow another voice on another path. But with the Spirit as our guide, we will take the steps that lead us to respond daily to Jesus’ invitation, "Repent and believe in the gospel."
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 20/01/2021

26. Nếu con biết hối cải, cải quá tự tân, thì Thiên Chúa cũng sẽ chuyển tâm hồi ý tha thứ tội và thi ân cho con.

(Ambrosius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:31 20/01/2021
41. NGHE NHẦM TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG

Mới đến nhậm chức tuần phủ là người ngoài huyện.

Một ngày nọ, ông ta dùng ngôn ngữ của cố hương mình nói với sai dịch:

- “Mày đi mua cho ta cây tre (竹竿)” (1).

Sai dịch nghe nhầm là “gan heo (豬肝)” (2), bèn đi mua gan heo về, lại còn mua thêm một quả tim heo cho mình, đưa lên cho tuần phủ và nói:

- “Đại nhân, gan heo mua được rồi ạ”.

Tuần phủ vừa thấy, không tài nào cười được, nổi giận nói anh ta làm việc không dùng não:

- “Tim của mày ở đâu?”

Sai dịch vội vàng lấy trong tay áo ra quả tim heo, trả lời:

- “Đại nhân, tim ở đây !”

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 41:

Nghe lầm, nói lầm và giết lầm là cái ngộ nhận to lớn của con người, nó càng lớn hơn khi người ta cố ý làm điều xấu rồi đổ tội cho nghe lầm, nói lầm và giết lầm để che đậy tội lỗi của mình.

Nghe lầm thì đưa ra những lời tuyên bố sai lầm, nghe lầm cũng là nguyên nhân đưa đến những hành động sai lầm khác, mà hành động sai lầm to lớn nhất chính là giết lầm người vô tội, làm cho người khác không còn tin tưởng vào ngôn hành của mình hay của tập thể nữa.

Đức Chúa Giê-su đã xin Đức Chúa Cha tha tội cho những người đóng đinh mình trên thập giá vì họ không biết việc họ làm (Lc 23, 34), nhưng việc làm của họ thì muôn đời vẫn bị người ta lên án.

Có một vài người Ki-tô hữu “thích” nghe lầm, tức là thích giải thích lời nói của người khác thành nhiều nghĩa, để “vô tư” làm theo ý của mình rồi sau đó nói lời xin lỗi vì đã nghe lầm, những kiểu nghe lầm này dù có đi xưng tội cũng không được tha -nếu không thành thật xin lỗi- vì đã làm mất danh dự hoặc làm thiệt hại cho người khác bằng sự “nghe lầm” của mình, bởi vì sai lầm thì không có tội hoặc tội nhẹ, nhưng cố ý sai lầm thì tội nặng gấp nhiều lần.

Nghe lầm thì sẽ nói lầm và nói lầm có khi làm thiệt hại phần xác cũng như phần hồn của người khác, do đó mà người Ki-tô hữu càng phải lắng nghe cách chính xác hơn để ngôn hành của mình rõ ràng chính xác, đó là cách thế để truyền giáo trong đời sống hôm nay vậy !

(1) 竹竿 nghĩa là cây tre, phát âm là “zhu can”.

(2) 豬肝cũng phát âm tương tự như là “zhu can” nghĩa là gan heo, đồng âm khác nghĩa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Sáu 22/1: Ơn gọi người mộn đệ: Ở lại với Chúa Giêsu - Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
20:40 20/01/2021


Video bắt đầu lúc 7g tối 21/1 theo giờ Việt Nam

PHÚC ÂM: Mc 3, 13-19

“Người gọi những kẻ Người muốn gọi để họ ở cùng Người”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và họ đến cùng Người. Người chọn mười hai vị để theo Người, và sai các ông đi giảng và ban cho các ông quyền trừ quỷ. Mười hai vị ấy là: Simon mà Người đặt tên là Phêrô, Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan là em Giacôbê, (cả hai được Người đặt tên là Boanerges, nghĩa là con của sấm sét), rồi đến Anrê, Philipphê, Bartôlômêô, Matthêu, Tôma, Giacôbê con ông Alphê, Tađêô, Simon nhiệt tâm, và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người.

Đó là lời Chúa.
 
Trộn sự thật với dối trá
Lm. Minh Anh
23:18 20/01/2021
TRỘN SỰ THẬT VỚI DỐI TRÁ
“Ngài nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Ngài”.

Kính thưa Anh Chị em,

Trong những ngày qua, Marcô kể cho chúng ta nghe những cuộc đối đầu giữa Chúa Giêsu và giới biệt phái; không ai trong nhóm trí thức đó nhận ra con người thật của Ngài. Thì hôm nay, thật bất ngờ, ma quỷ vừa bái phục Ngài, vừa nói cho biết; đúng hơn, nó tuyên xưng, “Ngài là Con Thiên Chúa!”. Thế nhưng, sẽ bất ngờ hơn, khi “Ngài nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Ngài”. Tại sao? Phải chăng Ngài biết, chúng là một chuyên gia ‘trộn sự thật với dối trá?’.

Chúa Giêsu ra lệnh cho các thần ô uế giữ im lặng về Ngài; bởi lẽ, lời chứng của chúng không đáng tin, nhất là một lời chứng về sự thật Ngài là ai. Điều quan trọng chúng ta cần hiểu ở đây là, ma quỷ thường lừa dối người khác bằng cách nói ra một số sự thật theo một cách thức pha lẫn dối trá. Vì thế, không thể tin chúng được; chúng luôn ‘trộn sự thật với dối trá’; chúng không xứng đáng để nói bất cứ một sự thật nào về Chúa Giêsu.

Ma quỷ tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhưng lại đi nghịch với Tin Mừng của Ngài; Nó bái phục, nhưng lại tìm mọi cách để cám dỗ Ngài đi theo đường lối nó. Đây là điều Ngài đã cảnh báo, “Dân này kính ta bằng môi miệng, nhưng lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng thờ kính Ta cách giả dối”. Chúa Giêsu muốn chúng ta sống sự thật, chọn sự thật và làm chứng cho sự thật.

Sống trong thời đại internet, thật không dễ để chúng ta phân biệt giữa sự thật và dối trá; giữa thế giới thực và thế giới ảo; đâu là ý kiến dẫn dắt con người, đâu là thao túng lương tri. Cách chung, Tin Mừng hôm nay sẽ cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về việc lắng nghe. Được lắng nghe, được rao giảng là một điều tốt, nhưng không phải mọi điều chúng ta nghe, đọc hoặc xem… đều đáng tin cậy; vì lẽ, sẽ có vô số ý kiến, lời khuyên, thầy dạy mà đôi khi những người thuyết giảng sẽ nói một điều gì đó khá đúng; nhưng sau đó, vô tình hoặc cố ý, họ ‘trộn sự thật với dối trá’, dù thoạt đầu, những sai sót ấy xem ra rất nhỏ. Điều này sẽ gây thiệt hại lớn và dẫn đến lầm lạc. Vì vậy, phải luôn lắng nghe, đọc và xem một cách cẩn thận, hầu phân biệt điều đó có hoàn toàn phù hợp với những gì Chúa Giêsu đã bày tỏ không. Đây là lý do mà chúng ta phải luôn dựa vào giáo huấn của Chúa Giêsu qua huấn quyền của Hội Thánh; Chúa Giêsu bảo đảm, chân lý của Ngài được nói qua Hội Thánh. Do đó, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, cuộc đời các thánh và sự khôn ngoan của Đức Thánh Cha và các giám mục phải luôn luôn được sử dụng làm nền tảng cho tất cả những gì chúng ta thụ huấn.

Thứ đến, trong mọi đấng bậc, chúng ta là những người rao giảng; chúng ta chịu trách nhiệm về điều mình rao giảng. Lời rao giảng của chúng ta phải đặt nền tảng trên thẩm quyền của Hội Thánh, cụ thể là đấng bản quyền; nội dung chúng ta rao giảng là Chúa Giêsu, Lời Ngài và Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. Nhờ hiệp thông với Hội Thánh và cầu nguyện, những gì chúng ta rao giảng phải được phân định và chiếu soi bởi Thánh Thần. Từ đó, chúng ta đọc, nghe và nói Lời Thiên Chúa trên ‘đầu gối’ của Hội Thánh và không được phép nhập nhằng ‘trộn sự thật với dối trá’ dù là vô tình; bởi lẽ, một phần sự thật, hoặc sự thật không toàn phần, không phải là sự thật.

Ngày kia, Satan đang đi cùng một trong những thuộc hạ của nó; cả hai nhìn thấy một người đàn ông đi trước nhặt một thứ gì đó bóng loáng. Thuộc hạ của Satan hỏi, “Không biết người ấy nhặt được cái gì?”; “Một mảnh của sự thật”, Satan trả lời. “Ngài không lấy làm tiếc và khó chịu khi người ấy chỉ tìm được một mảnh của sự thật sao?”, thuộc hạ hỏi. Satan trả lời, “Không! Ta sẽ giúp nó, ta sẽ ‘trộn sự thật với dối trá’ và tạo nên một tôn giáo mới từ mảnh chân lý quý giá ấy”.

Anh Chị em,

Thật may mắn, Mẹ Hội Thánh của chúng ta không nhặt được một mảnh của sự thật, nhưng được trao ban một chân lý toàn vẹn bởi một Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống; đó là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, vị “Thượng Tế thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, tách biệt khỏi kẻ tội lỗi và đã được nâng cao trên các tầng trời” như thư Do Thái hôm nay nói đến. Ngài là “Ánh Rạng Ngời Chân Lý” như tên của một thông điệp mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết; chân lý của Ngài không bao giờ ‘trộn sự thật với dối trá’.
Đang ở trong tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Giáo Hội Kitô, chúng ta cầu xin Thánh Thần ban cho các Giáo Hội được hiệp nhất trong đức tin, hiệp nhất trong chân lý vẹn toàn, hiệp nhất trong Lời Chúa và hiệp nhất với Thánh Thần trong thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã cho con làm con Hội Thánh; qua Hội Thánh và thẩm quyền Hội Thánh, một Hội Thánh không hề ‘trộn sự thật với dối trá’, con được Chúa giáo huấn rõ ràng và toàn vẹn. Xin cho con luôn tin tưởng thẩm quyền này và tuyệt đối vâng phục trong yêu mến”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Xã luận của Tòa Thánh: Thời hàn gắn các vết thương tại Hiệp Chúng Quốc
Vũ Văn An
00:12 20/01/2021

Nhân dịp lễ tuyên thệ của Joe Biden, VaticanNews cho đăng tải bài xã luận sau đây của Alessandro Gisoti:



Hiệp Chúng Quốc vẫn còn dao động bởi những gì diễn ra ngày 6 tháng Giêng trong cuộc tấn công trên Đồi Capitol, gây cho 5 người chết. Đó là một biến cố chưa từng có cho thấy một cách bi thảm các chia rẽ hiện có trong xã hội Hoa Kỳ, và các chia rẽ này vượt quá chiều kích chính trị. Sự phân cực này đã trở nên sâu xa hơn trong những năm gần đây và nhiều nhà quan sát cho rằng nó sẽ không biến mất trong một thời gian ngắn.

Do đó, không phải ngẫu nhiên mà chủ đề được tân tổng thống Joe Biden chọn cho buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của mình là "Nước Mỹ đoàn kết". Nhu cầu đoàn kết quốc gia này được người Mỹ cảm nhận rộng rãi, nhiều người trong số họ ý thức rằng chỉ có đoàn kết mới có thể đối đầu với đại dịch và các cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng xảy ra vì nó.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nhấn mạnh giá trị của sự đoàn kết Hoa Kỳ vốn được ghi trên huy hiệu của quốc gia: E Pluribus Unum. Trong cuộc Tông du Hoa Kỳ năm 2015, ngài là Giáo hoàng đầu tiên phát biểu tại một phiên họp chung của Quốc hội. Nhân dịp đó, ngài đã đọc một bài diễn văn - qua các nhân vật như Abraham Lincoln, Dorothy Day, Thomas Merton và Martin Luther King Jr - nhấn mạnh điều làm cho nền dân chủ Mỹ trở nên độc đáo. Từ bài phát biểu cách đây 5 năm đến lời lẽ của ngài tại Buổi Đọc Kinh Truyền Tin ngày 10 tháng Giêng về những gì xảy ra trên Đồi Capitol bốn ngày trước đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn khuyến khích người ta bác bỏ các khuynh hướng phá rối, và làm việc với sự kiên nhẫn và can đảm để hòa giải và đoàn kết. Đáng chú ý, trong một thông điệp gửi đi ngày hôm qua - nhân Ngày Martin Luther King - ngài đã kêu gọi người Mỹ “quay trở lại” với giấc mơ của nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi. Hoa Kỳ cần hiện thực hóa giấc mơ chưa hoàn thành đó là "hòa hợp và bình đẳng". Một giấc mơ “luôn luôn có liên quan” và thực sự trở nên cấp thiết hơn ở một đất nước, nơi mặc dù có những cơ hội kinh tế tuyệt vời, nhưng vẫn còn những bất công và xung đột xã hội nay đã trở nên trầm trọng hơn do đại dịch. Do đó, đây là thời điểm để cái “chúng ta” thắng thế cái “tôi”, chữa lành các vết thương và tìm kiếm một sự đoàn kết mới dựa trên những nguyên tắc luôn nâng đỡ nền dân chủ Mỹ và làm họ trở thành người chủ đạo trên trường quốc tế.

Chính vấn đề hòa giải quốc gia sẽ là thách thức khó khăn nhất, đặc biệt trong giai đoạn đầu của nhiệm kỳ tổng thống Biden. Một số người đã nhận xét rằng, bắt đầu với Phó Tổng thống Kamala Harris, chưa bao giờ các thành phần của một chính quyền lại đa chủng tộc đến như vậy. Bên cạnh chủ đề nội bộ là “hàn gắn” xã hội Hoa Kỳ, còn có mặt trận bên ngoài, mặt trận mà lưu ý quốc tế sẽ tập chú vào. Thực vậy, sau nhiều năm thường được đánh dấu bằng các quyết định đơn phương hoặc các thỏa thuận song phương, người ta kỳ vọng nhiều sẽ có việc “trở lại” với chủ nghĩa đa phương trong chính sách đối ngoại và khôi phục mối quan hệ tin cậy với các tổ chức quốc tế, bắt đầu với Liên Hiệp Quốc. Một số biện pháp theo hướng này đã được công bố trong những tuần gần đây, chẳng hạn như việc Hoa Kỳ trở lại Hiệp định Khí hậu Paris. Động thái này giao thoa với cam kết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ủng hộ việc chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta được phát biểu trong thông điệp Laudato si'.

Khi Joe Biden chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, điều đã xảy ra trên Đồi Capitol trong những ngày gần đây nhắc nhở chúng ta rằng nền dân chủ và các định chế của nó là điều quý giá và không nên coi là điều đương nhiên chỉ vì chúng vốn hiện hữu từ rất lâu.

Ý thức trên không nên chỉ là một câu nói xuông nhưng - như thông điệp Fratelli tutti từng nói, - đòi hỏi một nỗ lực cụ thể ở mọi bình diện. Nó đòi hỏi một cam kết không những của các nhà lãnh đạo chính trị, mà của mọi người dân, và các phong trào của họ, nhằm cổ vũ lợi ích chung và củng cố dân chủ. Điều này càng đúng hơn cho ngày nay, trong một giai đoạn lịch sử trong đó bất chấp các thế lực ly tâm và lợi ích duy dân tộc, đại dịch đã cho thấy một cách cảm kích rằng “không ai được cứu vớt một mình”.
 
Tuyên bố của Tòa Thánh về tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm nay của Giáo triều Rôma
Đặng Tự Do
05:36 20/01/2021
Tuần tĩnh tâm của giáo triều Rôma đã được khởi xướng từ năm 1929 dưới triều Đức Giáo Hoàng Piô XI. Trong thời gian đầu giáo triều dự tĩnh tâm vào Mùa Vọng. Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã đổi sang tĩnh tâm vào tuần thứ nhất Mùa Chay.

Theo thông lệ dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh sẽ rời Vatican đi tĩnh tâm tại trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” (Casa Divin Maestro) của tu đoàn thánh Phaolô ở Ariccia, cách Roma khoảng 30 cây số về hướng nam.

Tuy nhiên, năm nay do đại dịch coronavirus vẫn tiếp tục kéo dài, hôm thứ Tư 20 tháng Giêng, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã ra thông báo cho biết như sau:

Do tình trạng khẩn cấp về sức khỏe vẫn còn kéo dài, năm nay sẽ không thể sinh hoạt chung trong các buổi tĩnh tâm của Giáo triều Rôma tại trung tâm Nhà Thầy Chí Thánh ở Ariccia. Do đó, Đức Thánh Cha đã mời các vị Hồng Y cư trú tại Rôma, các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, và các vị Bề trên trong Giáo triều Rôma tự tĩnh tâm cầu nguyện, từ chiều Chúa nhật 21 đến Thứ Sáu ngày 26 tháng 2.

Tất cả các chương trình của Đức Thánh Cha sẽ bị đình chỉ trong tuần đó, kể cả buổi Tiếp kiến Chung vào ngày Thứ Tư 24 tháng Hai.


Source:Holy See Press Office
 
Lửa thiêu rụi ngôi nhà của hàng nghìn người ở trại tị nạn Rohingya
Đặng Tự Do
05:38 20/01/2021


Caritas Bangladesh cho biết một đám cháy lớn đã càn qua các trại tị nạn Rohingya ở miền nam nước này thiêu rụi nhà cửa của hàng nghìn người.

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 550 nơi trú ẩn cho khoảng 3,500 người đã bị phá hủy toàn bộ hoặc một phần trong vụ hỏa hoạn. Bên cạnh đó còn có 150 cửa hàng và cơ sở thuộc một tổ chức phi lợi nhuận.

Những bức ảnh và video do một người Rohingya tị nạn ở Trại Nayapara cung cấp cho Reuters cho thấy các gia đình bao gồm cả trẻ em đang sàng lọc những tấm tôn cháy khét để xem họ có vớt được gì từ ngôi nhà vẫn đang cháy âm ỉ của họ hay không. Nhưng hầu hết khu trại, nơi đã tồn tại hàng chục năm nay, chẳng còn gì ngoài những cột bê tông và các cột nhà cháy.

“Khối E hoàn toàn bị thiêu rụi,” người tị nạn Mohammed Arakani nói. “Không còn gì cả. Không còn gì sót lại lưu. Mọi thứ đều bị thiêu rụi”.

“Mọi người đều khóc”, anh nói. “Họ bị mất hết đồ đạc. Họ mất tất cả, bị thiêu rụi hoàn toàn, họ mất hết hàng hóa”.

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết họ đang cung cấp chỗ ở, vật liệu, quần áo mùa đông, bữa ăn nóng và chăm sóc y tế cho những người tị nạn phải di dời do thiên tai tại khu trại ở quận Cox's Bazar, một vùng đất giáp ranh với Miến Điện ở đông nam Bangladesh.

“Các chuyên gia an ninh đang liên lạc với các nhà chức trách để điều tra về nguyên nhân hỏa hoạn”, cơ quan này cho biết và nói thêm rằng không có thương vong nào được báo cáo.

Mohammed Shamsud Douza, phó quan chức chính phủ Bangladesh phụ trách người tị nạn, cho biết lực lượng cứu hỏa đã dành hai giờ để dập lửa nhưng đã bị cản trở bởi vụ nổ của những chiếc xe đạp chạy bằng gas bên trong các ngôi nhà.

Ông cho biết vẫn chưa có quyết định về việc các nơi trú ẩn sẽ được xây dựng lại hay những người tị nạn phải chuyển đi nơi khác.

Chính phủ Bangladesh đã chuyển vài nghìn người Rohingya đến một hòn đảo hẻo lánh trong những tuần gần đây, bất chấp sự phản đối từ các nhóm nhân quyền, những người nói rằng việc di dời là bị ép buộc.

Hơn một triệu người Rohingya sống trong các trại đất liền ở miền nam Bangladesh, phần lớn đã chạy trốn khỏi Miến Điện vào năm 2017 trong một cuộc đàn áp do quân đội chỉ đạo mà Liên Hiệp Quốc cho rằng đã bị hành quyết với ý định diệt chủng, Miến Điện phủ nhận các cáo buộc này.

Theo những người tị nạn, ngọn lửa đã phá hủy một phần khu trại sinh sống của người Rohingya đã chạy trốn khỏi Miến Điện sau một chiến dịch quân sự trước đó. Các chi tiết này cho thấy đây có thể là một vụ cháy được đạo diễn để ép buộc người Rohingya phải ra sống trong các hoang đảo.


Source:Reuters
 
Làm lễ cầu an cho Tổng thống Trump, linh mục Mỹ bị mất giải thưởng cao quý
Đặng Tự Do
05:40 20/01/2021


Vì nhiều lý do, “đặc biệt là liên quan đến tình hình chính trị” ở Hoa Kỳ, trường Đại Học của dòng Đạo Binh Chúa Kitô ở Rôma sẽ không tôn vinh Cha Frank Pavone - là giám đốc quốc gia của phong trào Linh mục Phò Sinh - Khoa trưởng khoa đạo đức sinh học của trường đại học cho biết như trên.

Khoa đạo đức sinh học của Đại Học Giáo hoàng Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ đã thông báo hôm 7 tháng Giêng trên trang web của trường đại học rằng họ sẽ trao cho Cha Pavone Giải thưởng “Một cuộc sống phò sinh” và một hiệp hội có trụ sở tại Thụy Sĩ sẽ cung cấp một giải thưởng bằng tiền mặt “để công nhận và hỗ trợ sứ mệnh của Cha Pavone”.

Chưa đầy một tuần sau, phó hiệu trưởng trường đại học đưa ra một tuyên bố nói rằng, “Tính đến các yếu tố không được xem xét tại thời điểm quyết định ban đầu, Khoa Đạo đức Sinh học sẽ thôi không trao giải thưởng cho Cha Frank Pavone nữa”.

“Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì những hiểu lầm và phản đối mà tình huống này gây ra”, tuyên bố, được ký bởi Cha David Koonce của dòng Đạo Binh Chúa Kitô, viết.

Khi được hỏi những “yếu tố” mới xuất hiện là những yếu tố nào đã khiến trường Đại Học hành xử trẻ con như thế, Cha Gonzalo Miranda, chủ nhiệm khoa đạo đức sinh học, nói với Catholic News Service ngày 14 tháng Giêng rằng “Đó là một tổng thể các yếu tố, đặc biệt là các yếu tố không chỉ liên quan đến tình hình chính trị, mà còn liên quan đến Giáo Hội nữa”.

Kế hoạch ban đầu là Cha Pavone, một linh mục của Giáo phận Amarillo, Texas, sẽ nhận giải thưởng vào ngày 25 tháng Giêng trong một sự kiện trực tuyến.

Khi công bố giải thưởng, trường đại học cho biết họ trao giải thưởng này nhằm công nhận “nhiều thập kỷ phục vụ của vị linh mục trong việc thúc đẩy văn hóa sự sống”, và vai trò của ngài với tư cách là người sáng lập và giám đốc của phong trào Linh mục vì sự sống”. Thông báo ban đầu cho biết thêm “Ngoài ra, giải thưởng này nhằm ghi nhận sự tích cực của ngài trong việc bảo vệ thai nhi”.

Tất cả những lý do mà nhà trường nêu ra để trao giải cho Cha Pavone không có gì thay đổi. Tại sao trường Đại học này lại đảo ngược quyết định tôn vinh công việc phò sinh của Cha Frank Pavone? Câu trả lời khá đơn giản: vì Cha Frank Pavone là người nồng nhiệt ủng hộ Tổng thống Trump. Đáng tiếc là một trường Đại Học thanh thế như vậy lại hành xử như đứa trẻ con!


Source:Crux
 
Đức Hồng Y Timothy Dolan hô hào người Công Giáo phải chống phá thai mạnh hơn nữa dưới thời Joe Biden
Đặng Tự Do
05:41 20/01/2021


Hồng Y Timothy Dolan của New York đã giải thích lý do tại sao người Công Giáo không nên cảm thấy xấu hổ khi bị các phương tiện truyền thông gán cho cái tội “quá bị ám ảnh” về phá thai, đặc biệt là trong bối cảnh chính quyền mới của ông Joe Biden.

Đức Hồng Y nói rằng trong một cuộc trò chuyện với một chính trị gia, người này đã hỏi ngài “tại sao người Công Giáo các ông lại quá bận tâm về việc phá thai”. Đức Tổng Giám Mục của New York giải thích trong một chuyên mục ngày 13 tháng Giêng trên tờ Catholic New York rằng “thực ra, chúng tôi bị ám ảnh bởi phẩm giá của con người và sự thánh thiêng của tất cả cuộc sống con người! Vâng, không chỉ cuộc sống vô tội, bơ vơ của đứa bé còn trong bụng mẹ, mà còn là cuộc đời của người tử tù, người nhập cư, người già yếu, người nghèo và bệnh tật”.

Đức Hồng Y Dolan nói: “Trên thực tế, đây không phải là một vấn đề Công Giáo thôi, mà còn là một trong những quyền con người. Chúng tôi biết rằng phá thai là điều kinh khủng trong các lớp học về tôn giáo, nhưng chúng tôi còn biết điều đó là kinh khủng trong các lớp sinh học, và cả trong các khóa học về quyền bất khả xâm phạm trong lịch sử truyền thống của Hoa Kỳ”.

“Làm thế nào chúng ta có thể duy trì một nền văn hóa đang suy thoái trước bạo lực, loại trừ, tự sát, phân biệt chủng tộc, bất công và nhẫn tâm đối với những người cần được giúp đỡ, nếu chúng ta lại đi hoan nghênh, cho phép, trả tiền và thúc đẩy sự giết hại những đứa trẻ bất lực nhất, những thai nhi còn trong bụng mẹ “

Đức Hồng Y Dolan cũng viết rằng “những người ủng hộ việc phá thai đã trấn an chúng ta cách đây bốn mươi tám năm” rằng việc phá thai sẽ được giữ an toàn, hợp pháp và hiếm gặp. “Có rất nhiều thứ bảo đảm! Nhưng chúng ta gần như chẳng thấy gì cả. Phá thai vẫn là vấn đề nóng nhất trong chính trị của chúng ta, với các cuộc thăm dò cho thấy hầu hết người Mỹ muốn hạn chế phá thai và không muốn tiền đóng thuế của họ phải trả cho phá thai.”

“Giờ đây, chúng ta thậm chí còn bị 'ám ảnh' hơn nữa, khi tổng thống mới của chúng ta, là người mà chúng ta cầu chúc cho ông nhiều may mắn, là người đã từng nói với sự nhạy cảm đáng ngưỡng mộ về việc bảo vệ quyền của những người yếu nhất và bị đe dọa nhất, nhưng đã theo đuổi một cương lĩnh ủng hộ nhiệt tình hình phạt tử hình khủng khiếp này dành cho những thai nhi vô tội”


Source:Catholic News Agency
 
Hội Đồng GM Hoa Kỳ phát hành bản công bố kêu gọi Biden tránh mở rộng phá thai
Trần Mạnh Trác
15:17 20/01/2021
Washington DC, ngày 20 tháng 1 năm 2021 ( CNA ).- Sau khi tạm hoãn bản công bố nhân dịp nhậm chức tổng thống của ông Joe Biden, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) cuối cùng cũng đã phát hành bản tuyên bố ấy vào lúc xế trưa ngày thứ Tư.

Theo The Pillar (báo Công Giáo) thì các quan chức Bộ Ngoại giao Tòa thánh Vatican đã ngăn chặn việc công khai bản công bố này, đáng lẽ được phát hành vào lúc 9 giờ sáng Thứ Tư, có lẽ để chờ cho đến khi buổi lễ Nhậm Chức kết thúc.

Sau khi lệnh hoãn lúc 9 giờ được dỡ bỏ. USCCB đã công bố toàn văn bản tuyên bố ấy ngay lúc xế trưa cùng ngày.

“Các cam kết của chúng tôi về các vấn đề tình dục và gia đình, cũng như các cam kết của chúng tôi trong mọi lĩnh vực khác - chẳng hạn như bãi bỏ án tử hình hoặc tìm kiếm một hệ thống chăm sóc sức khỏe và một nền kinh tế thực sự phục vụ con người - đều được hướng dẫn bởi điều răn yêu thương vĩ đại của Đấng Kitô. và đoàn kết với anh chị em của chúng ta, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, ” Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, viết.

Trong bàn tuyên bố, ĐTGM Gomez cho biết ngài cầu nguyện rằng Chúa có thể ban cho tổng thống sắp tới sự khôn ngoan và can đảm trong việc theo đuổi sự thống nhất, hàn gắn, tự do và bình đẳng.

ĐTGM Gomez nhấn mạnh rằng vai trò của các giám mục Công Giáo không phải là tán thành các đảng phái hay các ứng cử viên, mà là đưa ra các nguyên tắc hướng dẫn cho lương tâm.

Ngài nói: “Các giám mục Công Giáo không phải là những người tham gia đảng phái chính trị của quốc gia. “Chúng tôi là những mục tử chịu trách nhiệm về linh hồn của hàng triệu người Mỹ và chúng tôi là những người ủng hộ nhu cầu của tất cả những người hàng xóm của chúng tôi”.

Ngài cho biết, Hội đồng Giám mục đã làm việc trong nhiều năm để giải quyết nhiều vấn đề, bao gồm phá thai, trợ tử, án tử hình, hòa bình và phát triển kinh tế, phân biệt chủng tộc, nhập cư, nghèo đói, môi trường và cải cách tư pháp hình sự.

Ngài nói: “Về những vấn đề này và những vấn đề khác, nghĩa vụ yêu thương và nguyên tắc đạo đức của chúng ta dẫn chúng tôi đến những phán đoán và lập trường thận trọng không phù hợp với các phạm trù chính trị của cánh tả hoặc cánh hữu hoặc các cương lĩnh của hai đảng chính trị lớn của chúng ta”.

“Trong một số vấn đề, chúng tôi thấy mình đứng về phía đảng Dân chủ nhiều hơn, trong khi ở những vấn đề khác, chúng tôi thấy mình đứng về phía đảng Cộng hòa. Ưu tiên của chúng tôi không bao giờ là đảng phái. Trước hết, chúng tôi là những người Công Giáo, chỉ tìm cách trung thành theo Chúa Giêsu Kitô và để giao giảng giáo lý của Ngài về tình huynh đệ cuả nhân loại và cộng đồng ”.

ĐTGM Gomez lưu ý rằng hội đồng giám mục làm việc với mọi tổng thống và Quốc hội, nhưng nói thêm rằng làm việc với ông Biden sẽ là duy nhất, vì "ông là vị tổng thống đầu tiên đã tuyên xưng niềm tin Công Giáo cuả chúng tôi sau 60 năm."

Tổng giám mục cho biết ngài tìm thấy hy vọng và cảm hứng từ việc ông Biden dựa vào đức tin trong những thời điểm khó khăn và sự cam kết với người nghèo.

Tuy nhiên, ĐTGM nói, “Tổng thống mới của chúng tôi đã cam kết theo đuổi các chính sách phát triển các sự vô luân (moral evils) và đe dọa sự sống và nhân phẩm của con người, nghiêm trọng nhất là trong lĩnh vực phá thai, tránh thai, kết hôn và giới tính. Mối quan tâm sâu sắc là quyền tự do của Giáo hội và quyền tự do của các tín đồ để sống theo lương tâm của họ ”.

Nhấn mạnh rằng các giám mục phải rao giảng chân lý của Tin Mừng ngay cả khi việc làm đó không được ưa chuộng, ĐTGM Gomez nói rằng vấn đề phá thai đáng được chú ý đặc biệt như là một tệ nạn nghiêm trọng trong xã hội.

Ngài nói: “Đối với các giám mục của quốc gia, việc tiếp tục phá thai bất công vẫn là“ ưu tiên hàng đầu ”, và nói thêm rằng“ ưu tiên không có nghĩa là “duy nhất”, vì còn rất nhiều thách thức và đe dọa đối với phẩm giá con người mà đất nước đang phải đối mặt hôm nay."

Ngài nói: “Phá thai là một cuộc tấn công trực tiếp vào sự sống, đồng thời gây tổn thương cho người phụ nữ và phá hoại gia đình. “Nó không chỉ là một vấn đề riêng tư, nó đặt ra những câu hỏi cơ bản và rắc rối về tình huynh đệ, tình liên đới, và sự hòa nhập trong cộng đồng nhân loại. Đó cũng là vấn đề công bằng xã hội. Chúng ta không thể bỏ qua một thực tế rằng tỷ lệ phá thai ở những người nghèo và người thiểu số cao hơn nhiều, và thủ thuật này thường xuyên được sử dụng để loại bỏ những đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật. "

Các giám mục Hoa Kỳ sẽ tham gia với tổng thống với hy vọng bắt đầu “một cuộc đối thoại để giải quyết các yếu tố văn hóa và kinh tế phức tạp đang thúc đẩy phá thai và làm suy yếu nền tảng gia đình,” ĐTGM Gomez nói.

Ngài lên tiếng hy vọng rằng Biden sẽ sẵn sàng làm việc với Giáo hội và tránh mở rộng việc phá thai và tránh thai.

“Tôi cũng hy vọng là chúng ta có thể làm việc với nhau để cuối cùng đưa ra một chính sách gia đình chặt chẽ cho đất nước này, một chính sách thừa nhận tầm quan trọng của hôn nhân bền chặt và việc nuôi dạy con cái cho hạnh phúc con trẻ và sự ổn định của cộng đồng,” ĐTGM nói. “Nếu Tổng thống, với sự tôn trọng hoàn toàn đối với quyền tự do tôn giáo của Giáo hội, tham gia vào cuộc đối thoại này, thì sẽ có một chặng đường dài hướng tới việc khôi phục sự cân bằng dân sự và hàn gắn các nhu cầu của đất nước chúng ta.”

ĐTGM Gomez ca ngợi lời kêu gọi hàn gắn và đoàn kết của ông Biden, nói rằng việc hàn gắn như vậy là “cần thiết khi chúng ta phải đối mặt với những chấn thương ở đất nước do đại dịch coronavirus và sự cô lập xã hội đã làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, dữ dội và âm ỉ lâu dài, giữa các công dân."

Đức Tổng Giám Mục nói, việc chữa lành đích thực chỉ có thể đến từ Đức Chúa Trời, đòi hỏi sự tha thứ và đối thoại.

Ngài nói thêm: “Tình yêu Kitô giáo kêu gọi chúng ta yêu kẻ thù của mình và chúc phúc cho những người chống lại chúng ta, cũng như đối xử với người khác với lòng trắc ẩn mà chúng ta muốn cho chính mình.

Vị Chủ tịch hội đồng giám mục kết thúc bằng việc giao phó sự thay đổi của đất nước cho Đức Trinh Nữ Maria.

Ngài nói: “Mong Đức Mẹ hướng dẫn chúng ta đi theo con đường hòa bình và mang lại cho chúng ta sự khôn ngoan cũng như ân sủng của một lòng yêu nước chân chính và tình yêu đất nước.

Toàn văn tuyên bố của USCCB về lễ nhậm chức của Joe Biden:

Tuyên bố về việc Nhậm chức cuả ông Joseph R. Biden, Jr., Tổng thống thứ 46 Hoa Kỳ

Tổng Giám Mục José H. Gomez

Giám Mục Los Angeles, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ

ngày 20 tháng 1 năm 2021

Lời cầu nguyện của tôi hôm nay dành cho vị tân Tổng thống và gia đình của ông.

Tôi đang cầu nguyện rằng xin Chúa ban cho ông sự khôn ngoan và lòng can đảm để lãnh đạo quốc gia vĩ đại này và xin Chúa giúp ông vượt qua thử thách của thời đại này, để chữa lành những vết thương do đại dịch gây ra, để giảm bớt sự chia rẽ chính trị và văn hóa dữ dội của chúng ta, và mang đến cho mọi người một sự cam kết mới cho các mục đích khai quốc cuả nước Mỹ, trở thành một quốc gia dưới quyền của Chúa, cam kết bảo vệ tự do và bình đẳng cho tất cả mọi người.

Các giám mục Công Giáo không phải là những người tham gia đảng phái chính trị của quốc gia chúng ta. Chúng tôi là những mục tử chịu trách nhiệm về linh hồn của hàng triệu người Mỹ và chúng tôi là những người ủng hộ nhu cầu của tất cả những người hàng xóm của chúng tôi. Trong mọi cộng đồng trên khắp đất nước, các giáo xứ, trường học, bệnh viện và mục vụ Công Giáo hình thành một nền văn hóa thiết yếu về lòng nhân ái và chăm sóc, phục vụ phụ nữ, trẻ em và người già, người nghèo và bệnh tật, người bị tù đày, người di cư và người bị gạt ra ngoài lề xã hội, không phân biệt chủng tộc hoặc tôn giáo của họ.

Khi chúng tôi nói về các vấn đề trong đời sống công cộng của Mỹ, chúng tôi cố gắng hướng dẫn lương tâm và đưa ra các nguyên tắc. Những nguyên tắc này bắt nguồn từ Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô và các giáo lý xã hội của Giáo Hội của Ngài. Chúa Giêsu Kitô đã bày tỏ kế hoạch yêu thương của Đức Chúa Trời đối với sự sáng tạo và tiết lộ sự thật về con người, là người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, được ban cho phẩm giá, quyền và trách nhiệm do Đức Chúa Trời ban cho, và được gọi đến một số phận siêu việt.

Dựa trên những lẽ thật này, được phản ánh trong Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn Nhân quyền, các giám mục và tín hữu Công Giáo thực hiện điều răn của Chúa Kitô là yêu Chúa và yêu người lân cận bằng cách làm việc cho một nước Mỹ bảo vệ phẩm giá con người, mở rộng bình đẳng và cơ hội cho mọi người, và rộng lòng đối với những người đau khổ và yếu đuối.

Trong nhiều năm nay, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã cố gắng giúp đỡ những người Công Giáo và những người có thiện chí khác trong những suy tư về các vấn đề chính trị thông qua một ấn phẩm mà chúng tôi gọi là Hình thành Lương tâm Công dân cho giáo dân (Forming Consciences for Faithful Citizenship.) Ấn bản gần đây nhất giải quyết một loạt các mối quan tâm. Trong số đó: phá thai, trợ tử, án tử hình, nhập cư, phân biệt chủng tộc, nghèo đói, quan tâm đến môi trường, cải cách tư pháp hình sự, phát triển kinh tế và hòa bình quốc tế.

Về những vấn đề này và những vấn đề khác, bổn phận yêu thương và các nguyên tắc đạo đức của chúng ta hướng dẫn chúng tôi đến những phán đoán và lập trường thận trọng không phù hợp với các phạm trù chính trị của cánh tả hoặc cánh hữu hoặc cương lĩnh của hai đảng chính trị lớn của chúng ta. Chúng tôi làm việc với mọi Tổng thống và mọi Quốc hội.

Trong một số vấn đề, chúng tôi thấy mình đứng về phía Đảng Dân chủ, trong khi ở những vấn đề khác, chúng tôi thấy mình đứng về phía Đảng Cộng hòa. Ưu tiên của chúng tôi không bao giờ là đảng phái. Trước hết, chúng tôi là những người Công Giáo, chỉ tìm cách trung thành theo Chúa Giêsu Kitô và để nâng cao giáo lý của Người về tình huynh đệ nhân loại và cộng đồng.

Tôi mong được làm việc với Tổng thống Biden và chính quyền của ông ấy, cũng như với Quốc hội mới. Như với mọi chính quyền, sẽ có những lĩnh vực mà chúng ta đồng ý và hợp tác chặt chẽ với nhau và những lĩnh vực mà chúng ta sẽ có bất đồng về nguyên tắc và phản đối nhau mạnh mẽ.

Tuy nhiên, làm việc với Tổng thống Biden sẽ là duy nhất, vì ông là vị tổng thống đầu tiên tuyên xưng đức tin Công Giáo của chúng tôi trong 60 năm. Trong thời điểm chủ nghĩa thế tục ngày càng phát triển và gay gắt trong nền văn hóa Mỹ, khi các tín đồ tôn giáo phải đối mặt với nhiều thách thức, thì sẽ thật là sảng khoái khi được giao lưu với một vị Tổng thống, là người hiểu rõ, một cách sâu sắc và cá nhân, tầm quan trọng của đức tin và thể chế tôn giáo. Lòng đạo đức và câu chuyện cá nhân của ông Biden, là nhân chứng cảm động về đức tin đã mang lại niềm an ủi cho ông như thế nào trong thời kỳ tăm tối và bi ai, cam kết lâu dài của ông đối với ưu tiên của Phúc Âm cho người nghèo - tất cả những điều này làm tôi thấy hy vọng và đầy cảm hứng.

Đồng thời, với tư cách là các mục tử, các giám mục của quốc gia được giao nhiệm vụ loan báo Tin Mừng bằng tất cả sự thật và quyền năng của họ, dù hợp mùa hay trái mùa, ngay cả khi sự giảng dạy đó không thuận tiện hoặc khi các lẽ thật của Tin Mừng đi ngược lại với các hướng dẫn của xã hội và văn hóa rộng lớn hơn. Vì vậy, tôi phải chỉ ra rằng Tổng thống mới của chúng ta đã cam kết theo đuổi một số chính sách có thể phát triển sự vô luân và đe dọa sự sống và nhân phẩm của con người, nghiêm trọng nhất là trong các lĩnh vực phá thai, tránh thai, hôn nhân và giới tính. Mối quan tâm sâu sắc là quyền tự do của Giáo hội và quyền tự do của các tín đồ sống theo lương tâm của họ.

Các cam kết của chúng tôi về các vấn đề tình dục con người và gia đình, cũng như các cam kết của chúng tôi trong mọi lĩnh vực khác - chẳng hạn như bãi bỏ án tử hình hoặc tìm kiếm một hệ thống chăm sóc sức khỏe và nền kinh tế thực sự phục vụ con người - được hướng dẫn bởi điều răn lớn của Chúa Giêsu là thương yêu và đoàn kết với anh chị em của chúng ta, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất. Đối với các giám mục của quốc gia, việc tiếp tục phá thai bất công vẫn là “ưu tiên hàng đầu”. Ưu tiên hàng đầu không có nghĩa là “duy nhất”. Chúng tôi vẫn có những lo ngại sâu sắc về nhiều mối đe dọa đối với sự sống và phẩm giá con người trong xã hội của chúng ta. Nhưng như Đức Thánh Cha Phanxicô dạy, chúng ta không thể im lặng khi gần một triệu sinh linh chưa chào đời đang bị gạt sang một bên trên đất nước chúng ta năm này qua năm khác do nạn phá thai.

Phá thai là một cuộc tấn công trực tiếp vào sự sống, cũng là vết thương cho người phụ nữ và phá hoại gia đình. Nó không chỉ là một vấn đề riêng tư, nó đặt ra những câu hỏi cơ bản và rắc rối về tình huynh đệ, tình liên đới và sự hòa nhập trong cộng đồng nhân loại. Đó cũng là vấn đề của công bằng xã hội. Chúng ta không thể bỏ qua thực tế rằng tỷ lệ phá thai ở người nghèo và dân tộc thiểu số cao hơn nhiều, và thủ thuật này thường được sử dụng để loại bỏ những đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật.

Thay vì áp đặt mở rộng hơn nữa việc phá thai và tránh thai, như ông đã hứa, tôi hy vọng rằng Tổng thống mới và chính quyền của ông sẽ làm việc thiện chí với Giáo hội và những người khác. Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể bắt đầu một cuộc đối thoại để giải quyết các yếu tố kinh tế và văn hóa phức tạp đang thúc đẩy phá thai và làm nản lòng các gia đình. Tôi cũng hy vọng rằng chúng ta có thể làm việc cùng nhau để cuối cùng đưa ra một chính sách gia đình chặt chẽ ở đất nước này, một chính sách thừa nhận tầm quan trọng cốt yếu của hôn nhân bền chặt và nuôi dạy con cái cho hạnh phúc của con trẻ và sự ổn định của cộng đồng. Nếu Tổng thống, với sự tôn trọng hoàn toàn đối với quyền tự do tôn giáo của Giáo hội, tham gia vào cuộc đối thoại này, thì sẽ có một chặng đường dài hướng tới việc khôi phục sự cân bằng dân sự và hàn gắn các nhu cầu của đất nước chúng ta.

Lời kêu gọi hàn gắn và đoàn kết dân tộc của Tổng thống Biden được hoan nghênh ở tất cả các cấp. Điều này là cấp thiết khi chúng ta đối mặt với những đau thương ở đất nước do đại dịch coronavirus gây ra và sự cô lập xã hội chỉ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ dữ dội và âm ỉ lâu dài giữa các đồng bào của chúng ta.

Là những người tin Chúa, chúng ta hiểu rằng sự chữa lành là một món quà mà chúng ta chỉ có thể nhận được từ bàn tay của Đức Chúa Trời.

Chúng ta cũng biết rằng sự hòa giải thực sự đòi hỏi sự kiên nhẫn lắng nghe những người không đồng ý với chúng ta và sẵn sàng tha thứ và vượt ra ngoài mong muốn được trả thù. Tình yêu thương của Kitô giáo kêu gọi chúng ta yêu kẻ thù của mình và chúc phúc cho những người chống lại chúng ta, và đối xử với người khác với lòng trắc ẩn như chúng ta muốn cho chính mình.

Tất cả chúng ta đều ở dưới sự giám sát của Đức Chúa Trời, Đấng chỉ mình Ngài biết và có thể phán đoán ý định của lòng chúng ta. Tôi cầu nguyện rằng Chúa sẽ ban cho tân Tổng Thống của chúng ta, và tất cả chúng ta, ân sủng để tìm kiếm lợi ích chung với tất cả lòng chân thành.

Tôi giao phó tất cả hy vọng và lo lắng của chúng ta trong thời điểm mới này vào trái tim dịu dàng của Đức Trinh Nữ Maria, mẹ Chúa Kitô và là đấng bảo trợ của quốc gia đặc biệt này. Xin Mẹ chỉ dẫn cho chúng ta con đường hòa bình và ban cho chúng ta trí tuệ và ân sủng của một lòng yêu nước chân chính và tình yêu đất nước.
 
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Cầu nguyện cho sự hợp nhất Kitô Giáo
Vũ Văn An
18:03 20/01/2021


Theo VarticanNews, trong buổi yết kiến hàng tuần vào Thứ Tư, 20 tháng Giêng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở các Kitô hữu rằng hợp nhất chỉ có thể đạt được bằng ơn thánh của Thiên Chúa, chứ không phải bằng ý lực của riêng ta.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của Đức Thánh Cha, phát trực tuyến từ Thư viện Tông Tòa, dựa theo Bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Trong bài giáo lý này, chúng ta sẽ suy gẫm về lời cầu nguyện cho sự hợp nhất Kitô giáo. Thực thế, tuần lễ từ ngày 18 đến ngày 25 tháng Giêng được dành riêng cho việc này: cầu xin Thiên Chúa ban cho hồng phúc hợp nhất để vượt qua tai tiếng chia rẽ giữa các tín hữu của Chúa Giêsu. Sau Bữa Tiệc Ly, Người đã cầu nguyện cho các tín hữu của Người, “để tất cả chúng nên một” (Ga 17:21). Đây là lời cầu nguyện của Người trước cuộc Khổ nạn, chúng ta có thể gọi đó là chúc thư tinh thần của Người. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý điều này: Chúa không ra lệnh các môn đồ của Người phải hợp nhất. Không, Người đã cầu nguyện. Người cầu nguyện với Chúa Cha cho chúng ta, để chúng ta nên một. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể đạt được sự hợp nhất bằng chính sức mình. Trên hết, sự hợp nhất là một hồng phúc, nó là một ơn thánh cần được cầu xin qua lời cầu nguyện.

Mỗi người trong chúng ta đều cần nó. Thực thế, chúng ta biết chúng ta không có khả năng duy trì sự hợp nhất ngay trong chính chúng ta. Ngay cả Thánh tông đồ Phaolô cũng cảm thấy mâu thuẫn đau đớn trong bản thân: muốn điều thiện nhưng lại nghiêng về điều ác (xem Rm 7:19). Nhờ thế, ngài đã nắm được gốc rễ của rất nhiều chia rẽ bao quanh chúng ta - giữa người ta, trong gia đình, trong xã hội, giữa các quốc gia và thậm chí giữa các tín hữu - và bên trong chúng ta. Công đồng Vaticanô II đã tuyên bố, “sự mất cân bằng mà thế giới đang lao khổ được liên kết với sự mất cân bằng căn bản hơn vốn bắt nguồn từ trái tim con người. Vì nơi con người, nhiều yếu tố đang vật lộn với nhau. […] Do đó, họ phải chịu đựng nhiều chia rẽ nội bộ, và từ những chia rẽ này phát sinh ra nhiều bất hòa lớn lao trong xã hội” (Gaudium et spes, 10).

Vì vậy, giải pháp cho các chia rẽ này là không nên chống lại một ai, bởi vì sự bất hòa sẽ phát sinh ra nhiều bất hòa hơn. Phương thuốc thực sự bắt đầu bằng cách cầu xin Thiên Chúa ban hòa bình, hòa giải, hợp nhất.

Và điều này có giá trị, trước hết, đối với các Kitô hữu. Sự hợp nhất chỉ có thể đạt được như một kết quả của việc cầu nguyện. Các nỗ lực ngoại giao và đối thoại học thuật là những điều không đủ. Những điều này đã được thực hiện, nhưng chúng vẫn chưa đủ. Chúa Giêsu biết điều này và đã mở đường cho chúng ta bằng cách cầu nguyện. Như vậy, lời cầu nguyện cho hợp nhất của chúng ta là tham dự khiêm tốn nhưng đầy tin tưởng vào lời cầu nguyện của Chúa, Đấng đã hứa rằng bất cứ lời cầu nguyện nào nhân danh Người sẽ được Chúa Cha lắng nghe (xem Ga 15: 7). Tại thời điểm này, chúng ta có thể tự hỏi: "Tôi có cầu nguyện cho sự hợp nhất không?" Đó là ý muốn của Chúa Giêsu, nhưng nếu chúng ta kiểm tra các ý định được chúng ta cầu nguyện cho, có lẽ chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta đã cầu nguyện rất ít, có lẽ không bao giờ, cho sự hợp nhất Kitô giáo. Ấy thế nhưng, đức tin của thế giới phụ thuộc vào nó; thật vậy, Chúa đã cầu xin cho chúng ta nên một “để thế gian tin” (Ga 17:21). Thế giới sẽ không tin vì chúng ta thuyết phục được họ bằng những lý lẽ xác đáng, nhưng nếu chúng ta làm chứng cho tình yêu vốn hợp nhất chúng ta, vốn kéo chúng ta lại gần nhau, thì đúng: thế giới sẽ tin.

Trong thời gian khó khăn nghiêm trọng hiện nay, lời cầu nguyện này càng cần thiết hơn để sự hợp nhất thắng thế các cuộc xung đột. Điều cấp thiết là chúng ta phải để qua một bên các sở thích để cổ vũ ích chung, và vì vậy gương tốt của chúng ta là điều căn bản: điều chủ yếu là các Kitô hữu theo đuổi con đường hướng tới sự hợp nhất hữu hình hoàn toàn. Trong những thập niên qua, nhờ ơn Thiên Chúa, đã có nhiều bước tiến tới nhưng chúng ta vẫn cần phải kiên trì trong yêu thương và cầu nguyện, không thiếu tin tưởng hay mệt mỏi. Đó là con đường mà Chúa Thánh Thần đã làm phát sinh trong Giáo hội, trong các Kitô hữu và trong chúng ta, không quay đầu khỏi con đường này. Mãi mãi tiếp tục tiến bước.

Cầu nguyện có nghĩa là đấu tranh cho sự hợp nhất. Vâng, hãy chiến đấu, vì kẻ thù của chúng ta, là ma quỷ, là kẻ gây chia rẽ, như chính từ ngữ đã nói. Chúa Giêsu xin Chúa Thánh Thần ban ơn hợp nhất, tạo nên sự hợp nhất. Ma quỷ luôn chia rẽ. Nó luôn luôn chia rẽ vì chia rẽ rất thuận tiện đối với nó. Nó cổ vũ cho sự chia rẽ ở mọi nơi và bằng mọi cách, trong khi Chúa Thánh Thần luôn kết hợp trong hợp nhất. Nói chung, ma quỷ không cám dỗ chúng ta bằng thần học cao siêu, nhưng bằng sự yếu đuối của anh chị em chúng ta. Nó rất tinh ranh: nó phóng đại các sai lầm và khuyết điểm của người khác, gieo rắc mối bất hòa, kích động chỉ trích và tạo bè phái. Thiên Chúa hành động cách khác: chúng ta có thế nào, Người đón nhận chúng ta như thế, Người yêu chúng ta rất nhiều, nhưng chúng ta như thế nào, Người yêu chúng ta như vậy, và chúng ta ra sao, Người đón nhận chúng ta như thế; Người đón nhận những người khác nhau trong chúng ta, Người đón nhận người tội lỗi, và Người luôn thúc đẩy chúng ta tiến tới sự hợp nhất. Chúng ta có thể tự đánh giá bản thân và tự hỏi mình xem tại những nơi chúng ta đang sống, chúng ta nuôi dưỡng xung đột hay đấu tranh cho việc gia tăng sự hợp nhất bằng các công cụ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta: cầu nguyện và tình yêu. Thay vào đó, điều thúc đẩy xung đột là những câu chuyện ngồi lê đôi mách, luôn nói sau lưng mọi người. Ngồi lê đôi mách là vũ khí tiện dụng nhất mà ma quỷ có để chia rẽ cộng đồng Kitô giáo, chia rẽ các gia đình, chia rẽ bạn bè, chia rẽ luôn luôn. Chúa Thánh Thần luôn linh hứng sự hợp nhất.

Chủ đề của Tuần Cầu Nguyện này đặc biệt nói về tình yêu: “Hãy ở trong tình yêu của Thầy và anh em sẽ sinh nhiều hoa trái” (x. Ga 15: 5-9). Gốc rễ của hiệp thông và yêu thương là Chúa Kitô, Đấng làm cho chúng ta vượt qua các định kiến của mình để luôn nhìn ra nơi người khác một người anh chị em để luôn được yêu thương. Sau đó, chúng ta sẽ khám phá ra rằng các Kitô hữu của các tuyên tín khác - với các truyền thống, và lịch sử của họ - là hồng phúc của Thiên Chúa, họ là hồng phúc hiện diện trong lãnh thổ các cộng đồng giáo phận và giáo xứ của chúng ta. Chúng ta hãy bắt đầu cầu nguyện cho họ và khi có thể, với họ. Nhờ đó, chúng ta sẽ học được cách yêu thương và đánh giá cao họ. Công đồng nhắc nhở chúng ta rằng cầu nguyện là linh hồn của mọi phong trào đại kết (xem Unitatis redintegratio, 8). Vì vậy, xin cho việc cầu nguyện trở thành khởi điểm giúp Chúa Giêsu biến ước mơ của Người thành sự thực: để tất cả chúng nên một. Cảm ơn anh chị em.
 
Tổng thống Trump viết thư để lại cho ông Joe Biden
Đặng Tự Do
19:08 20/01/2021
Theo thông lệ, vị tổng thống sắp ra đi sẽ để lại một bức thư viết tay cho tổng thống sắp tới. Theo truyền thống, lá thư cho người kế nhiệm sẽ được đặt trên Resolute Desk, nơi tổng thống thường ký các văn bản. Đây là điều đầu tiên mà tân tổng thống sẽ nhìn thấy khi ngồi xuống bàn làm việc của ông trong Phòng Bầu dục.

Truyền thống này bắt đầu từ ba thập kỷ trước. Đó là ngày 20 tháng Giêng năm 1989, khi tổng thống Ronald Reagan trao quyền tổng thống lại cho vị phó tổng thống của mình là George H.W. Bush. Trước khi rời Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Reagan đã viết một lá thư.

Khi chuyển quyền sang cho Tổng thống Trump, Tổng thống Barack Obama đã giữ truyền thống này và viết trong bức thư của mình gửi cho Tổng thống Trump rằng “Chúc mừng bạn đã có một thành tích đáng chú ý. Hàng triệu người đã đặt hy vọng của họ vào bạn và tất cả chúng ta, bất kể đảng phái nào, đều nên hy vọng vào sự thịnh vượng và an ninh được mở rộng trong nhiệm kỳ của bạn”.

Tổng thống Trump đã từ chối tham dự lễ nhậm chức của ông Joe Biden. Tuy nhiên, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc là Judd Deere quả quyết với các phóng viên rằng Tổng thống Trump thực sự giữ truyền thống viết lá thư cho người kế nhiệm mình.

Đương nhiên, internet chụp ngay tin tức này. Chỉ trong vài giờ, hàng chục triệu tweets và re-tweets và cơ man các posts trên Facebook, Instagram tung lên internet phóng ảnh một bức thư được cho là Tổng thống Trump viết cho ông Joe Biden trong đó chỉ có một dòng chữ: “Joe, you know I won”, nghĩa là “Joe, ông biết tôi thắng mà”.

Bức thư này hầu chắc chỉ là chuyện đùa cho vui, vì theo truyền thống, thư phải được viết tay, chứ không phải là đánh máy.


Source:Today
 
Các giám mục Mỹ cầu nguyện cho ông Biden, ca ngợi TGM Gomez nói ra những bất đồng
Trần Mạnh Trác
19:08 20/01/2021
TGM Blase Cupich cuả Chicago đã phản đối không muốn có những lời lẽ bất đồng với chủ trương phá thai trong bản tuyên bố mới nhất cuả HĐGM HK gửi cho ông Biden, nhưng các giám mục HK hôm nay, trong khi dâng lời cầu nguyện cho vị tân tổng thống, đã công khai khen ngợi đức TGM Gomez có những lời lẽ ôn hoà và can đảm trong việc phát huy tín lý cuả Hội Thánh.

Washington DC, ngày 20 tháng 1 năm 2021 ( CNA ).- Khi ông Joe Biden nhậm chức tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ vào thứ Tư, các giám mục Hoa Kỳ riêng lẻ đã đưa ra những lời phát biểu cầu nguyện và chúc mừng.

Đức Hồng Y Timothy Dolan của Tổng giáo phận New York đã tweet, “Hôm nay cũng như mọi ngày, chúng ta vẫn là một quốc gia dưới quyền của Chúa. Chúng ta tin vào Chúa. Chúng tôi cầu nguyện với và cho Tổng thống [Joe Biden] và cầu xin Chúa Thánh Thần mang đến cho ông sự khôn ngoan và hướng dẫn. "

Đức Hồng Y Blase Cupich của Tổng Giáo Phận Chicago cũng tweet, “Hãy cùng tôi cầu nguyện cho Tổng Thống Joseph Biden và Phó Tổng Thống Kamala Harris, nhậm chức hôm nay. Xin Chúa ban cho họ và tất cả các quan chức được sức mạnh và trí tuệ cần thiết để hàn gắn quốc gia này và xây dựng công ích”.

Đức Hồng Y Joseph Tobin của Tổng Giáo Phận Newark tweet: “Lạy Chúa, hãy để ánh sáng của Ngài chiếu rọi chúng con khi chúng con bắt đầu một chương mới trong lịch sử quốc gia của chúng con. Chữa lành vết thương của chúng con. Hãy đoàn kết chúng con trong công lý, bác ái và hòa bình cho tất cả mọi người ”.

Trước đó, vào buổi sáng, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã dự kiến sẽ công bố một bản tuyên bố của chủ tịch Tổng Giám mục Jose Gomez của Los Angeles, dâng lời cầu nguyện cho Biden và lưu ý các lĩnh vực thỏa thuận nhưng cũng kể ra những bất đồng với chính quyền sắp tới.

Tuyên bố này đã không được công bố cho đến buổi chiều, sau khi Biden tuyên thệ nhậm chức và vào khoảng thời gian khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố một thông điệp cho vị tổng thống mới.

“Vào thời điểm mà những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà gia đình nhân loại chúng ta phải đối mặt đòi hỏi những phản ứng có tầm nhìn xa và đoàn kết, tôi cầu nguyện rằng các quyết định của ông (tổng thống) sẽ được hướng dẫn bởi mối quan tâm xây dựng một xã hội được đánh dấu bằng công lý và tự do đích thực, cùng với sự tôn trọng không ngừng đối với các quyền và phẩm giá của mọi người, đặc biệt là những người nghèo, những người dễ bị tổn thương và những người không có tiếng nói, ” Đức Thánh Cha nói hôm 20/1.

Như CNA đã đưa tin, văn bản tuyên bố của ĐTGM Gomez - bày tỏ quan ngại đặc biệt về một số chính sách công của Biden về phá thai, hôn nhân, giới tính và tránh thai - đã nhận được một số phản đối trong hội đồng.

Đức Tổng Giám Mục Gomez nói: “Lời cầu nguyện của tôi hôm nay dành cho vị tân Tổng thống và gia đình của ông,” và nói thêm rằng ngài mong“ được làm việc với Tổng thống Biden và chính quyền của ông, cũng như với Quốc hội mới ”.

Ngài nói: “Như với mọi chính quyền, sẽ có những lĩnh vực mà chúng ta đồng ý và hợp tác chặt chẽ với nhau và những lĩnh vực mà chúng ta sẽ có bất đồng và phản đối mạnh mẽ”.

Nhiều giám mục khác cũng đã dâng lời cầu nguyện cho ông Biden trong khi cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Đức Tổng Giám Mục Gomez.

Đức Giám Mục Thomas John Paprocki của Giáo phận Springfield ở Illinois cho biết trong một tuyên bố rằng, “Đúng là Giáo Hội Công Giáo chia sẻ mối quan tâm của Tổng thống đối với công lý trong các vấn đề kinh tế, chăm sóc sức khỏe và nhập cư,” nhưng có một số chính sách của tổng thống “mâu thuẫn với giáo huấn Công Giáo về phẩm giá và tính toàn vẹn của sự sống con người.”

“Về vấn đề này, trong khi ông Tổng thống vẫn công khai tuyên bố có sự hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội, thì tôi rất vui vì Đức Tổng Giám Mục Gomez đã thay mặt cho tất cả các giám mục của Hoa Kỳ phát biểu (ra những mậu thuẩn trên).” ĐGM Paprocki nói.

“Tôi cùng với Đức Tổng Giám Mục Gomez và các giám mục anh em của tôi cầu nguyện rằng Tổng thống Biden sẽ là một nhà lãnh đạo hiệu quả và nhân đức của quốc gia vĩ đại của chúng ta và rằng ông ấy sẽ thực sự tìm kiếm sự hàn gắn và hiệp nhất, điều này nhất thiết sẽ bao gồm sự tôn trọng đối với sự tự do do Đức Chúa Trời ban cho những người có đức tin để thực hành tôn giáo của họ một cách tự do, ”ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục Nelson Perez của Philadelphia cũng tweet rằng “Tôi chia sẻ cảm xúc về tuyên bố của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ thông qua Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez.”

Đức Giám Mục Michael Burbidge của Giáo phận Công Giáo Arlington cho biết trong một tuyên bố, "Tôi yêu cầu những người Công Giáo và những người có thiện chí cầu nguyện cho tất cả các nhà lãnh đạo khi họ nhận nhiệm vụ thực hiện công việc của quốc gia."

“Chúng tôi cũng cầu nguyện cho hòa bình, phép lịch sự và thống nhất trong quốc gia của chúng ta. Sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ là một dấu ấn của lịch sử phi thường của nước Mỹ chúng ta và rất quan trọng đối với sự trường tồn của nền cộng hòa đang phát triển mạnh mẽ của chúng ta, ” ĐGM Burbidge nói.

ĐGM Burbidge cũng cầu nguyện cho sự huấn cải của Biden trên quan điểm công khai của ông ấy về vấn đề phá thai.

“Xin hãy cầu nguyện rằng vị Tổng thống mới của chúng ta sẽ giữ vững những sự thật được tiết lộ và công bố trong Đức tin Công Giáo mà ông ấy tuyên xưng. Cầu xin Chúa ban cho ông sự khôn ngoan và lòng từ bi để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là những đứa trẻ chưa sinh; tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người; đề cao gia đình truyền thống là nền tảng của xã hội; bảo vệ nguyên tắc tự do tôn giáo mà quốc gia này được thành lập; và ủng hộ quyền của người nghèo, ”ngài nói.

Đức Giám Mục Robert Deeley của Giáo phận Portland, Maine, đã nói trong một tuyên bố, “Mỗi ngày chúng ta nên tạ ơn Chúa vì những ân phước cuả nền tự do, sự tự do và dân chủ (liberty, freedom, and democracy)”.

“Đây là những đặc điểm của lịch sử Hoa Kỳ được trưng bày đầy đủ ngày hôm nay tại thủ đô của quốc ta với lễ nhậm chức của Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, Joseph R. Biden, Jr.” ĐGM Deely cho biết. “Tôi cùng với các giám mục anh em của mình chúc mừng sự đắc cử và nhậm chức của ông. Lễ nhậm chức là một sự khởi đầu. Điều đó thực sự có nghĩa là công việc của tất cả chúng ta chỉ mới bắt đầu khi chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước của mình ”.

Sau đó vào chiều thứ Tư, Đức Hồng Y Cupich lại đưa ra một tuyên bố mở rộng thêm những lời cầu nguyện và "những lời chúc nồng nhiệt nhất" tới Biden.

“Chỉ hai tuần trước, thế giới chứng kiến nền dân chủ của chúng ta bị tấn công. Hôm nay, chúng ta đã chứng minh khả năng phục hồi của nó, ” Hồng Y Cupich tuyên bố.

(Có vẻ để xoa dịu những bất đồng với HĐGM HK sáng nay,) ĐHY Cupich tuyên bố thêm: “Chúng tôi cầu xin rằng mọi sự sống đều được quý trọng, bảo vệ và nuôi dưỡng khi chúng ta xây dựng lại một quốc gia cống hiến cho những lý tưởng sáng lập về tự do và công lý cho tất cả mọi người.

Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver cũng đã cầu nguyện cho Tổng thống Biden, ủng hộ Tổng giám mục Gomez, và hy vọng rằng Biden sẽ chống chọi (stand up) với đảng của mình khi đảng này “tìm cách thúc đẩy ‘các tệ nạn vô luân và đe dọa tính mạng và phẩm giá con người, nghiêm trọng nhất là trong lĩnh vực phá thai, tránh thai, hôn nhân và giới tính '. "

“Cho rằng một người có thể có một sự mâu thuẫn trực tiếp giữa niềm tin cá nhân và lập trường công khai của mình, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến mạng sống hoặc bóp méo kế hoạch của Đức Chúa Trời về tính dục, thì không phải là một dấu hiệu của sự chính trực và phát huy một tấm lòng ngay thẳng (calls for conversion of heart) ”ĐTGM Aquila nói.
 
Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục Mỹ gửi các thông điệp nhiều nghĩa cho Biden nhân ngày tuyên thệ nhậm chức
Vũ Văn An
21:15 20/01/2021

Trên đây là tựa đề bài báo của Christopher Altieri trên tờ Catholic Herald của Công Giáo Anh.



Theo ký giả trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chúc mừng Tổng thống Hoa Kỳ, Joseph R. Biden, nhân ngày tuyên thệ nhậm chức và cầu nguyện cho sự thành công của ông trong chức vụ mới đồng thời hy vọng rằng sự lãnh đạo của ông sẽ phát huy “hiểu biết, hòa giải, và hoà bình” tại Hoa Kỳ và khắp thế giới.

Trong thông điệp trên Đức Giáo Hoàng viết “Nhân dịp ngài tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống thứ 46 của Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, tôi xin ngỏ những lời cầu chúc thân ái tốt đẹp và đoan chắc lời cầu nguyện của tôi xin Thiên Chúa Toàn Năng ban cho ngài sự khôn ngoan và sức mạnh để thực thi chức vụ cao quí của ngài”.

Đức Giáo Hoàng viết thêm: “Dưới sự lãnh đạo của ngài, mong sao nhân dân Hoa Kỳ tiếp tục rút tỉa được sức mạnh từ các giá trị chính trị đạo đức và tôn giáo cao quí vốn gợi hứng cho quốc gia từ ngày thành lập”.

Đức Giáo Hoàng cầu nguyện “Tôi cũng cầu xin Thiên Chúa, nguồn mọi khôn ngoan và sự thật, hướng dẫn các cố gắng của ngài nhằm phát huy hiểu biết, hòa giải và hòa bình bên trong Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu và giữa các quốc gia trên thế giới, để thăng tiến ích chung phổ quát”.

Đức Giáo Hoàng viết tiếp: “vào lúc các cuộc khủng hoảng trầm trọng, mà gia đình nhân loại chúng ta đang đối đầu, kêu gọi phải có các giải đáp xa rộng và đoàn kết, tôi cầu xin để các quyết định của ngài được hướng dẫn bởi việc quan tâm xây dựng một xã hội đánh dấu bằng công lý và tự do chân chính, cùng với việc liên tục tôn trọng các quyền và phẩm giá mọi người, nhất là người nghèo, người dễ bị tổn thương và những người không có tiếng nói”.

Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, đã phản ảnh các tâm tình trên trong một tuyên bố vào Hôm Thứ Tư.

Trong tuyên bố trên, Đức Tổng Giám Mục Gomez trích dẫn “lòng đạo đức và lịch sử bản thân [của ông Biden], chứng tá cảm động của ông về việc đức tin đã mang đến cho ông niềm an ủi ra sao trong những lúc đen tối và thảm kịch, cam kết lâu đời của ông đối với ưu tiên của Tin Mừng dành cho người nghèo”, ngài nói, tất cả những điều này đem lại “hy vọng và gợi hứng”.

Đức Tổng Giám Mục Gomez cũng nhắc lại sự chống đối của các Giám Mục đối với nhiều chính sách và hứa hẹn lập pháp của Ông Biden.

Ai cũng biết Biden “cam kết sẽ đeo đuổi một số chính sách nhằm đẩy mạnh các điều xấu xa về luân lý và đe dọa sự sống và phẩm giá con người, nghiêm trọng nhất trong các lãnh vực phá thai, ngừa thai, hôn nhân, và phái tính”.

Đức Tổng Giám Mục Gomez tiếp tục viết rằng “quyền tự do của Giáo Hội và quyền tự do của các tín hữu được sống theo lương tâm họ” là những vấn đề “quan tâm sâu sắc” đối với ngài và các Giám Mục Hoa Kỳ.

Ngài nhắc lại “Bất công phá thai liên tiếp vẫn là ‘ưu tiên trổi vượt’”.

Đức Tổng Giám Mục Gomez kêu gọi Tổng thống Biden làm việc với Giáo Hội và những người thiện chí khác về một loạt vấn đề; ngài hy vọng rằng Biden sẽ bắt đầu “đối thoại” với các đối tác này “để giải quyết các nhân tố văn hóa và kinh tế phức tạp đang thúc đẩy việc phá thai và làm nản lòng các gia đình”.

Ngài nhấn mạnh “Nếu tổng thống, với lòng tôn trọng trọn vẹn quyền tự do tôn giáo của Giáo Hội, chịu dấn thân vào cuộc đối thoại này, thì đây sẽ là bước tiến xa hướng tới việc tái lập thế cân bằng dân chính và việc hàn gắn các nhu cầu của đất nước ta”.
 
Đức Thánh Cha gửi đến Tổng Thống Biden lời cầu chúc và sứ điệp: Hãy thúc đẩy hòa bình và hòa giải cho Hoa Kỳ và thế giới
Thanh Quảng sdb
22:27 20/01/2021
Đức Thánh Cha gửi đến Tổng Thống Biden lời cầu chúc và sứ điệp: Hãy thúc đẩy hòa bình và hòa giải cho Hoa Kỳ và thế giới

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp tới Tổng thống Joe Biden, kêu gọi Tổng thống hãy trở thành người mang hòa bình và hòa giải cho Hoa Kỳ và cho toàn thế giới.
(Tin Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu thông điệp gửi cho Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden như sau: "Nhân dịp ngài nhậm chức Tổng thống thứ bốn mươi sáu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tôi xin gửi tới ngài những lời nguyện chúc tốt đẹp kèm theo những lời nguyện xin Thiên Chúa Toàn năng ban cho ngài sự khôn ngoan và sức mạnh trong sứ vụ quan trọng của ngài".

Vào khoảng trưa thứ Tư, theo giờ miền Đông, hai ứng viên đảng Dân chủ là Joseph R Biden và Kamala Harris đã nhậm chức và lần lượt tuyên thệ nhận chức tổng thống thứ 46 và phó tổng thống. Lễ nhậm chức của Tổng thống Biden diễn ra vào thời điểm đang có sự chia rẽ trầm trọng ở Hoa kỳ. Hai tuần trước đây, mùng 6 tháng 1, khi Quốc hội đang họp để quyết định về kết quả cuộc bầu cử tổng thống, thì những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã xông vào Tòa nhà Quốc Hội (Capitol) ở Washington DC, chiếm giữ tòa nhà trong vài giờ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án hành động bạo lực này trong giờ kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật ngày 10 tháng 1.

Sau cuộc tấn công vào Điện Capitol, làm 5 người thiệt mạng, Hạ viện đã luận tội Donald Trump với tội danh 'kích động quần chúng.' Mặc dù không còn là tổng thống, nhưng khả năng Thượng viện sẽ luận xử tội này, bất chấp trên thực tế Tổng thống Trump không còn là tổng thống nữa.
Trong thông điệp gửi Tổng thống Biden hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng "dưới sự lãnh đạo của Tổng thống, dân tộc Hoa Kỳ không ngừng phát huy các giá trị chính trị, đạo đức và tôn giáo tốt đẹp đã được khơi nguồn từ ngày lập quốc". Hoa Kỳ đã kỷ niệm 244 năm nền dân chủ kể từ khi lập quốc vào năm 1776.

Đức Thánh Cha kêu gọi người Mỹ bảo vệ nền dân chủ và phát huy sự hài hòa, hòa giải
Tổng thống Joe Biden đã nhậm chức giữa lúc đất nước đang phải chiến đấu với một trong những khủng hoảng coronavirus lớn nhất toàn cầu. Thật khích lệ cho những người Mỹ đang theo dõi nghi lễ trực tuyến, đây là nghi lễ nhận chức lần thứ 59 bao gồm cả việc tưởng niệm những người đã thiệt mạng trong trận đại dịch này - và nhìn nhận sự thể hiện dấn thân yêu thương dành cho những người đang gặp khó khăn.

Cho đến nay, 402 nghìn người đã chết vì Covid-19 ở Hoa Kỳ - và hơn 24 triệu người được xác nhận đã bị nhiễm vi khuẩn.
“Vào thời điểm những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà cả gia đình nhân loại chúng ta đang phải đối phó, đòi hỏi những nỗ lực có tầm nhìn xa trông rộng và đoàn kết,” Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong thông điệp: “Tôi cầu nguyện cho các quyết định của Tổng thống sẽ được soi dẫn bởi mối quan tâm xây dựng một xã hội công bằng, công lý và tự do đích thực, cùng với sự tôn trọng không ngừng dành cho các quyền lợi và phẩm giá con người, đặc biệt những người nghèo, những người dễ bị tổn thương và những người không có tiếng nói. "

Kết thúc thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: "Tôi cầu xin Thiên Chúa, nguồn của mọi sự khôn ngoan và chân lý, hướng dẫn các nỗ lực của Tổng thống hầu Tổng thống cổ súy sự hiểu biết, hòa giải và hòa bình tại Hoa Kỳ và giữa các quốc gia trên thế giới nhằm mưu cầu cho công ích. Với tâm tình cảm mến, tôi cầu chúc Tổng thống, gia đình của Tổng thống và nhân dân Hoa Kỳ lời cầu chúc an bình muôn hồng ân của Thiên Chúa."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video thánh lễ tạ ơn khánh thành Nhà Chung giáo phận Phát Diệm
GP. Phát Diệm
22:31 20/01/2021
 
VietCatholic TV
Đòn cuối ngoạn mục của Tổng thống Trump: Trung Quốc đã phạm vào tội diệt chủng chống nhân loại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:10 20/01/2021


1. Hành động ngoại giao cuối cùng của chính quyền Tổng thống Trump: Cáo buộc Bắc Kinh tội diệt chủng và tội chống lại loài người.

Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng các hành động của bọn cầm quyền Trung Quốc chống lại người dân Duy Ngô Nhĩ là tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người.

“Tôi đã xác định rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang phạm tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương, Trung Quốc, nhắm vào người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại Giao được đăng ngay sau trưa ngày 19 tháng Giêng.

“ Những hành động này là một sự sỉ nhục đối với người dân Trung Quốc và các quốc gia văn minh ở khắp mọi nơi”, ông Pompeo nói trong ngày cuối cùng của ông trên cương vị ngoại trưởng. “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”.

Bọn cầm quyền Trung Quốc đã thừa nhận vào tháng 10 năm 2018 rằng các “trại cải tạo” dành cho các thành viên của cộng đồng Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã được thành lập ở Tân Cương(Xingjiang, 新疆). Các trại này lần đầu tiên được phát hiện trên hình ảnh vệ tinh vào năm 2017.

Con số ước tính cao nhất được đưa ra là 3 triệu người trong các trại này, cộng với khoảng nửa triệu trẻ em vị thành niên trong các trường nội trú đặc biệt được thành lập cho mục đích “cải tạo”. Những người sống sót cho biết họ đã bị tẩy não, cưỡng bức phá thai, đánh đập, cưỡng bức lao động và tra tấn trong các trại.

Trong một tuyên bố được công bố trên trang web của Bộ Ngoại giao, ông Pompeo đã vạch rõ thêm những cáo buộc của ông đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

“ Sau khi xem xét cẩn thận các dữ kiện có sẵn, tôi đã xác định rằng kể từ ít nhất là tháng 3 năm 2017, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã thực hiện các tội ác chống lại loài người. Người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo và các thành viên khác của các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo ở Tân Cương”, ông Pompeo nói.

Ông đặc biệt trích dẫn “việc bỏ tù tùy tiện” hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ; việc tiếp tục sử dụng cưỡng bức triệt sản, tra tấn và cưỡng bức lao động; và “việc áp đặt những hạn chế hà khắc đối với tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, tự do ngôn luận và tự do đi lại”.

Ông Pompeo cho biết ông tin rằng “cuộc diệt chủng này đang diễn ra và chúng ta đang chứng kiến nỗ lực tiêu diệt người Duy Ngô Nhĩ có hệ thống của đảng và nhà nước Trung Quốc”.

“Các cơ quan quản lý của đất nước hùng mạnh thứ hai về kinh tế, quân sự và chính trị trên trái đất đã tuyên bố rõ ràng rằng họ đang tham gia vào việc cưỡng bức đồng hóa và xóa sổ một nhóm dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương và các tôn giáo, ngay cả khi họ đồng thời khẳng định đất nước của họ đóng vai trò lãnh đạo toàn cầu và cố gắng tái tạo hệ thống quốc tế theo hình ảnh của họ”, ông nói.

Ông Pompeo, thay mặt cho Hoa Kỳ, kêu gọi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa “ngay lập tức trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ tùy tiện” và “bãi bỏ hệ thống các trại cải tạo, các trại giam, chế độ quản thúc tại gia và lao động cưỡng bức; ngừng các biện pháp cưỡng chế kiểm soát dân số, bao gồm cưỡng bức triệt sản, cưỡng bức phá thai, cưỡng bức kiểm soát sinh sản và đuổi trẻ em ra khỏi gia đình; chấm dứt mọi sự tra tấn và ngược đãi ở những nơi giam giữ; chấm dứt cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên khác của các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số ở Tân Cương và các nơi khác ở Trung Quốc, đồng thời tạo điều kiện cho người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số bị bức hại khác được tự do đi lại và di cư”.

Ngoại trưởng cũng yêu cầu “ tất cả các cơ quan tư pháp đa phương và thích hợp có liên quan làm việc cùng với Hoa Kỳ để thúc đẩy trách nhiệm giải trình đối với những người chịu trách nhiệm về những hành vi tàn bạo này”. Ông hy vọng Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục điều tra tình hình ở Tân Cương, và sẽ trưng ra bằng chứng cho các cơ quan chức năng khác nữa.

Ông Pompeo cho biết các biện pháp trừng phạt chống lại những kẻ đang thúc đẩy các hành động tàn bạo ở Tân Cương phải được giữ nguyên.

“Hoa Kỳ đã làm việc triệt để đưa ra ánh sáng những gì Đảng Cộng sản và Tổng bí thư Tập Cận Bình muốn che dấu thông qua các hành vi che đậy, tuyên truyền, và ép buộc”, ông Pompeo nói.

“Những hành động tàn bạo của Bắc Kinh ở Tân Cương thể hiện sự căm ghét tột độ đối với người Duy Ngô Nhĩ, người dân Trung Quốc và những người văn minh ở khắp mọi nơi. Chúng ta sẽ không giữ im lặng. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc được phép thực hiện tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người đối với chính nhân dân của mình, hãy tưởng tượng những gì họ sẽ được khuyến khích để gây ra cho thế giới tự do, trong một tương lai không xa”, ông nói.

Chính quyền Tổng thống Trump trong những tháng gần đây đã hạn chế gắt gao các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị nghi ngờ là được sản xuất bằng lao động cưỡng bức.

Theo thông lệ khi chuyển tiếp sang một chính quyền mới, guồng máy chính phủ Hoa Kỳ sẽ thay thế khoảng 4,000 vị trí, trong đó có khoảng 1,200 vị trí cần được Thượng Viện Hoa Kỳ xác nhận – sau khi các cơ quan an ninh kiểm tra lý lịch của các ứng viên. Ngoại trưởng Mike Pompeo và các vị trong hàng tổng trưởng và thứ trưởng là những người buộc phải làm đơn từ chức. Các vị thứ trưởng có thể được yêu cầu tiếp tục giữ các chức vụ hiện nay trong một thời gian ngắn nữa. Tuy nhiên, các vị tổng trưởng như ông Pompeo bị ngưng chức từ trưa ngày 20 tháng Giêng.

Đối với Tòa Thánh, ngay khi một vị Giáo Hoàng qua đời hay tuyên bố thoái vị, các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh lập tức bị ngưng chức, trừ ra vị Hồng Y Nhiếp Chính, là người sẽ phối họp với Hồng Y Đoàn trong việc quản trị Giáo Hội trong giai đoạn trống toà.

2. Lửa thiêu rụi ngôi nhà của hàng nghìn người ở trại tị nạn Rohingya

Caritas Bangladesh cho biết một đám cháy lớn đã càn qua các trại tị nạn Rohingya ở miền nam nước này thiêu rụi nhà cửa của hàng nghìn người.

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 550 nơi trú ẩn cho khoảng 3,500 người đã bị phá hủy toàn bộ hoặc một phần trong vụ hỏa hoạn. Bên cạnh đó còn có 150 cửa hàng và cơ sở thuộc một tổ chức phi lợi nhuận.

Những bức ảnh và video do một người Rohingya tị nạn ở Trại Nayapara cung cấp cho Reuters cho thấy các gia đình bao gồm cả trẻ em đang sàng lọc những tấm tôn cháy khét để xem họ có vớt được gì từ ngôi nhà vẫn đang cháy âm ỉ của họ hay không. Nhưng hầu hết khu trại, nơi đã tồn tại hàng chục năm nay, chẳng còn gì ngoài những cột bê tông và các cột nhà cháy.

“Khối E hoàn toàn bị thiêu rụi,” người tị nạn Mohammed Arakani nói. “Không còn gì cả. Không còn gì sót lại lưu. Mọi thứ đều bị thiêu rụi”.

“Mọi người đều khóc”, anh nói. “Họ bị mất hết đồ đạc. Họ mất tất cả, bị thiêu rụi hoàn toàn, họ mất hết hàng hóa”.

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết họ đang cung cấp chỗ ở, vật liệu, quần áo mùa đông, bữa ăn nóng và chăm sóc y tế cho những người tị nạn phải di dời do thiên tai tại khu trại ở quận Cox's Bazar, một vùng đất giáp ranh với Miến Điện ở đông nam Bangladesh.

“Các chuyên gia an ninh đang liên lạc với các nhà chức trách để điều tra về nguyên nhân hỏa hoạn”, cơ quan này cho biết và nói thêm rằng không có thương vong nào được báo cáo.

Mohammed Shamsud Douza, phó quan chức chính phủ Bangladesh phụ trách người tị nạn, cho biết lực lượng cứu hỏa đã dành hai giờ để dập lửa nhưng đã bị cản trở bởi vụ nổ của những chiếc xe đạp chạy bằng gas bên trong các ngôi nhà.

Ông cho biết vẫn chưa có quyết định về việc các nơi trú ẩn sẽ được xây dựng lại hay những người tị nạn phải chuyển đi nơi khác.

Chính phủ Bangladesh đã chuyển vài nghìn người Rohingya đến một hòn đảo hẻo lánh trong những tuần gần đây, bất chấp sự phản đối từ các nhóm nhân quyền, những người nói rằng việc di dời là bị ép buộc.

Hơn một triệu người Rohingya sống trong các trại đất liền ở miền nam Bangladesh, phần lớn đã chạy trốn khỏi Miến Điện vào năm 2017 trong một cuộc đàn áp do quân đội chỉ đạo mà Liên Hiệp Quốc cho rằng đã bị hành quyết với ý định diệt chủng, Miến Điện phủ nhận các cáo buộc này.

Theo những người tị nạn, ngọn lửa đã phá hủy một phần khu trại sinh sống của người Rohingya đã chạy trốn khỏi Miến Điện sau một chiến dịch quân sự trước đó. Các chi tiết này cho thấy đây có thể là một vụ cháy được đạo diễn để ép buộc người Rohingya phải ra sống trong các hoang đảo.


Source:Reuters

3. Tại sao Đại học Rôma đảo ngược quyết định tôn vinh công việc phò sinh của Cha Frank Pavone?

Vì nhiều lý do, “đặc biệt là liên quan đến tình hình chính trị” ở Hoa Kỳ, trường Đại Học của dòng Đạo Binh Chúa Kitô ở Rôma sẽ không tôn vinh Cha Frank Pavone - là giám đốc quốc gia của phong trào Linh mục Phò Sinh - Khoa trưởng khoa đạo đức sinh học của trường đại học cho biết như trên.

Khoa đạo đức sinh học của Đại Học Giáo hoàng Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ đã thông báo hôm 7 tháng Giêng trên trang web của trường đại học rằng họ sẽ trao cho Cha Pavone Giải thưởng “Một cuộc sống phò sinh” và một hiệp hội có trụ sở tại Thụy Sĩ sẽ cung cấp một giải thưởng bằng tiền mặt “để công nhận và hỗ trợ sứ mệnh của Cha Pavone”.

Chưa đầy một tuần sau, phó hiệu trưởng trường đại học đưa ra một tuyên bố nói rằng, “Tính đến các yếu tố không được xem xét tại thời điểm quyết định ban đầu, Khoa Đạo đức Sinh học sẽ thôi không trao giải thưởng cho Cha Frank Pavone nữa”.

“Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì những hiểu lầm và phản đối mà tình huống này gây ra”, tuyên bố, được ký bởi Cha David Koonce của dòng Đạo Binh Chúa Kitô, viết.

Khi được hỏi những “yếu tố” mới xuất hiện là những yếu tố nào đã khiến trường Đại Học hành xử trẻ con như thế, Cha Gonzalo Miranda, chủ nhiệm khoa đạo đức sinh học, nói với Catholic News Service ngày 14 tháng Giêng rằng “Đó là một tổng thể các yếu tố, đặc biệt là các yếu tố không chỉ liên quan đến tình hình chính trị, mà còn liên quan đến Giáo Hội nữa”.

Kế hoạch ban đầu là Cha Pavone, một linh mục của Giáo phận Amarillo, Texas, sẽ nhận giải thưởng vào ngày 25 tháng Giêng trong một sự kiện trực tuyến.

Khi công bố giải thưởng, trường đại học cho biết họ trao giải thưởng này nhằm công nhận “nhiều thập kỷ phục vụ của vị linh mục trong việc thúc đẩy văn hóa sự sống”, và vai trò của ngài với tư cách là người sáng lập và giám đốc của phong trào Linh mục vì sự sống”. Thông báo ban đầu cho biết thêm “Ngoài ra, giải thưởng này nhằm ghi nhận sự tích cực của ngài trong việc bảo vệ thai nhi”.

Tất cả những lý do mà nhà trường nêu ra để trao giải cho Cha Pavone không có gì thay đổi. Tại sao trường Đại học này lại đảo ngược quyết định tôn vinh công việc phò sinh của Cha Frank Pavone? Câu trả lời khá đơn giản: vì Cha Frank Pavone là người nồng nhiệt ủng hộ Tổng thống Trump. Đáng tiếc là một trường Đại Học thanh thế như vậy lại hành xử như đứa trẻ con!


Source:Crux

4. Đức Hồng Y Timothy Dolan hô hào người Công Giáo phải chống phá thai mạnh hơn nữa dưới thời Joe Biden

Hồng Y Timothy Dolan của New York đã giải thích lý do tại sao người Công Giáo không nên cảm thấy xấu hổ khi bị các phương tiện truyền thông gán cho cái tội “quá bị ám ảnh” về phá thai, đặc biệt là trong bối cảnh chính quyền mới của ông Joe Biden.

Đức Hồng Y nói rằng trong một cuộc trò chuyện với một chính trị gia, người này đã hỏi ngài “tại sao người Công Giáo các ông lại quá bận tâm về việc phá thai”. Đức Tổng Giám Mục của New York giải thích trong một chuyên mục ngày 13 tháng Giêng trên tờ Catholic New York rằng “thực ra, chúng tôi bị ám ảnh bởi phẩm giá của con người và sự thánh thiêng của tất cả cuộc sống con người! Vâng, không chỉ cuộc sống vô tội, bơ vơ của đứa bé còn trong bụng mẹ, mà còn là cuộc đời của người tử tù, người nhập cư, người già yếu, người nghèo và bệnh tật”.

Đức Hồng Y Dolan nói: “Trên thực tế, đây không phải là một vấn đề Công Giáo thôi, mà còn là một trong những quyền con người. Chúng tôi biết rằng phá thai là điều kinh khủng trong các lớp học về tôn giáo, nhưng chúng tôi còn biết điều đó là kinh khủng trong các lớp sinh học, và cả trong các khóa học về quyền bất khả xâm phạm trong lịch sử truyền thống của Hoa Kỳ”.

“Làm thế nào chúng ta có thể duy trì một nền văn hóa đang suy thoái trước bạo lực, loại trừ, tự sát, phân biệt chủng tộc, bất công và nhẫn tâm đối với những người cần được giúp đỡ, nếu chúng ta lại đi hoan nghênh, cho phép, trả tiền và thúc đẩy sự giết hại những đứa trẻ bất lực nhất, những thai nhi còn trong bụng mẹ “

Đức Hồng Y Dolan cũng viết rằng “những người ủng hộ việc phá thai đã trấn an chúng ta cách đây bốn mươi tám năm” rằng việc phá thai sẽ được giữ an toàn, hợp pháp và hiếm gặp. “Có rất nhiều thứ bảo đảm! Nhưng chúng ta gần như chẳng thấy gì cả. Phá thai vẫn là vấn đề nóng nhất trong chính trị của chúng ta, với các cuộc thăm dò cho thấy hầu hết người Mỹ muốn hạn chế phá thai và không muốn tiền đóng thuế của họ phải trả cho phá thai.”

“Giờ đây, chúng ta thậm chí còn bị 'ám ảnh' hơn nữa, khi tổng thống mới của chúng ta, là người mà chúng ta cầu chúc cho ông nhiều may mắn, là người đã từng nói với sự nhạy cảm đáng ngưỡng mộ về việc bảo vệ quyền của những người yếu nhất và bị đe dọa nhất, nhưng đã theo đuổi một cương lĩnh ủng hộ nhiệt tình hình phạt tử hình khủng khiếp này dành cho những thai nhi vô tội”


Source:Catholic News Agency

5. Đừng để bị lừa: Chúa Kitô cấm các hành vi đồng tính luyến ái, và Giáo Hội không thể dạy ngược lại

Như chúng tôi đã loan tin, trong một hành động thật đại nghịch bất đạo, linh mục James Martin, đã luận tội các Hồng Y, Giám Mục chống lại ông Joe Biden, cố gắng gán ghép cho các ngài tội tung ra các diễn từ thù hận, mà chung cuộc là dẫn đến cuộc bạo loạn tại Tòa Nhà Quốc Hội tại Washington DC.

Đức Ông Charles Pope là giáo sư Kinh Thánh đang giảng dạy tại các chủng viện ở tổng giáo phận Washington DC và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngài cũng là niên trưởng linh mục đoàn của tổng giáo phận Washington.

Trong một tweet ngài cảnh báo linh mục James Martin đang có tham vọng trở thành một linh mục cung đình như trong thời Trung Cổ sau khi đã lập được công lớn là vận động người Công Giáo ủng hộ Biden bất kể các chống đối quyết liệt của các Hồng Y, Giám mục và linh mục.

James Martin đang muốn lợi dụng tình hình mới này để cổ võ cho chương trình nghị sự đồng tính luyến ái của ông ta.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bài viết sau của Đức Ông Charles Pope trên tờ National Catholic Register với nhan đề “Do Not Be Deceived: Christ Forbids Homosexual Acts, and the Church Cannot Teach Otherwise” nghĩa là “Đừng để bị lừa: Chúa Kitô cấm các hành vi đồng tính luyến ái, và Giáo Hội không thể dạy ngược lại”

“Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng (x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1 Tm 1,10), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: ‘Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’ (x. Bộ Giáo Lý Đức Tin, tuyên ngôn “persona humana” 8). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này là không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.” (GLCG 2357)

Cuộc cách mạng tình dục đang từng bước tiến sâu vào một sự hoang mang ngày càng sâu sắc khiến nhiều người Công Giáo và những Kitô hữu khác bị bối rối. Nhưng không thể lầm lạc và cũng không ai, dù là giáo dân hay giáo sĩ, được phép bất đồng chính kiến đối với các giáo huấn của Giáo Hội về tính dục con người. Cả Kinh Thánh và giáo lý của Giáo Hội đều rất rõ ràng rằng tất cả các hình thức kết hợp tình dục bất chính, dù là ngoại tình, tà dâm hay các hành vi đồng tính luyến ái, đều là tội lỗi và không thể được chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào.

Một số người Công Giáo chính thức bất đồng chính kiến với Giáo Hội vì nhận thức và thái độ cố ý bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội của họ, nhưng số người như thế không nhiều bằng những người bất đồng chính kiến với Giáo Hội vì sự lầm lạc gây ra bởi một nền văn hóa ồn ào và một bục giảng câm nín.

Đặc biệt đáng trách là bất kỳ phó tế, linh mục hoặc giám mục nào gieo rắc lầm lạc bằng những tuyên bố trực tiếp, hay cố ý nói mơ hồ hoặc đưa ra những chính sách sai lầm quảng bá lòng thương xót mà không đề cập gì đến sự ăn năn cần thiết. Chăm sóc cho mọi người tội lỗi là công việc liên tục của Giáo Hội. Tất cả những người tội lỗi đều đáng được yêu thương và chăm sóc mục vụ cẩn thận, với một niềm tôn trọng. Nhưng những gì Thiên Chúa đã mạc khải là tội lỗi, mà dám gọi là tốt hay cho rằng đó chỉ là chuyện thường tình, dù bằng lời nói trực tiếp hay bằng sự ngụy biện, đều không phải là chăm sóc mục vụ; nhưng là một lỗi nặng. Tất cả chúng ta, giáo sĩ và giáo dân, đều được kêu gọi trở thành tiên tri của Thiên Chúa, truyền bá giáo huấn của Ngài; và chúng ta phải nhớ rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ phải giải trình với Ngài.

Trước đây tôi đã viết về nhiều khía cạnh lầm lẫn khác nhau liên quan đến tính dục trong nền văn hóa của chúng ta, ví dụ như tà dâm, ngoại tình, tránh thai, chuyển giới, cuộc chiến chống lại dục vọng, hôn nhân, ly hôn và Rước lễ, và các nạn nhân của cuộc cách mạng tình dục. Trong bài này, tôi đặc biệt tập trung vào giáo huấn của Thiên Chúa liên quan đến hành vi đồng tính luyến ái.

Đáng buồn thay, trong những tháng gần đây, một số giáo sĩ đã truyền bá những quan niệm phiến diện và đôi khi sai lầm nghiêm trọng rằng những hành vi đó có thể được chấp nhận. Chúng không thể được chấp nhận.

Do đó, một lần nữa tôi cảm thấy bị bắt buộc phải giảng dạy về vấn đề này, xác nhận lại Kinh Thánh và giáo lý của Giáo Hội. Kinh Thánh rất rõ ràng khi mô tả một cách rõ ràng và dứt khoát hoạt động đồng tính luyến ái như một tội lỗi nghiêm trọng và một sự rối loạn luân lý. Một số người cố gắng giải thích lại Kinh Thánh để nói khác đi, nhẹ nhất tôi phải nói rằng các cố gắng ấy là hoang đường. Họ thường đưa ra những lý thuyết bẻ cong luận lý và đưa ra những quan điểm lịch sử lừa đảo để loại bỏ chính ý nghĩa rất đơn giản của các văn bản.

Tôi muốn chia sẻ với anh chị em một vài đoạn Kinh Thánh này, nhưng trước khi thực hiện điều này, tôi muốn mô tả bối cảnh của bài suy tư này và làm rõ hai điều rất quan trọng.

Bối cảnh - Những suy tư của tôi hướng đến những Kitô hữu đồng đạo, do đó tôi sử dụng Kinh Thánh làm điểm xuất phát chính, vì tất cả chúng ta cùng chia sẻ niềm tin vào vị thế chuẩn mực và thẩm quyền của Lời Chúa. Trong các bối cảnh khác, chẳng hạn khi đề cập đến thế giới thế tục, các lập luận dựa trên Luật Tự nhiên sẽ phù hợp hơn. Nhưng, trong bài viết này, Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo Hội là nền tảng. Người Công Giáo, những người nên chấp nhận rằng Kinh Thánh được Thiên Chúa soi sáng và giảng dạy không chút sai lầm về đức tin và đạo đức, phải có sự hiểu biết rõ ràng về Kinh Thánh, nếu không chúng ta lại sa vào sự lầm lạc đang lan rộng trên thế giới.

Minh xác thứ nhất: Hoạt động tình dục đồng giới phải bị lên án, nhưng chúng ta không lên án những người có khuynh hướng tình dục đồng giới. Một số cá nhân bị thu hút bởi các thành viên cùng giới tính. Tại sao điều này lại xảy ra hoặc nó xảy ra như thế nào vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng dù sao thì đó cũng là một cuộc đấu tranh trong nội tâm đối với một số người. Bởi vì xu hướng tình dục thường không phải là vấn đề được lựa chọn trực tiếp hoặc thậm chí là được kiểm soát ngay lập tức, bản thân nó không phải là đối tượng bị lên án về mặt đạo đức. Bị cám dỗ phạm tội không làm cho người ta trở nên tội lỗi, hay xấu xa, họ thậm chí không có tội vì cơn cám dỗ đó. Đúng hơn, chính sự đầu hàng cơn cám dỗ mới là điều khiến người ta trở thành kẻ tội lỗi.

Nhiều người đồng tính luyến ái sống trong sạch. Dù bị cám dỗ thực hiện các hành vi quan hệ tình dục đồng giới nhưng họ không làm như vậy. Đây là điều can đảm, thánh thiện và đáng khen ngợi. Tuy nhiên, đáng buồn thay, những người khác bị thu hút đồng giới không chỉ phạm tội hoạt động tình dục đồng giới mà còn công khai phô trương nó và bác bỏ các văn bản Kinh Thánh rõ ràng ngăn cấm điều đó. Chúng ta chỉ có thể hy vọng và cầu nguyện cho sự hoán cải của họ. Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt giữa xu hướng tình dục đồng giới và hoạt động tình dục đồng giới.

Minh xác thứ hai: Chúng ta không nên xem hoạt động tình dục đồng giới như thể đó là tội lỗi tình dục duy nhất bị Thiên Chúa lên án. Những người dị tính luyến ái cũng được mời gọi sống thuần khiết trong tình dục. Kinh Thánh lên án hoạt động đồng tính luyến ái, và chính Kinh Thánh cũng lên án một cách rõ ràng những hành vi ngoại tình và tà dâm. Kinh Thánh mô tả đây là những tội lỗi nghiêm trọng có thể loại trừ con người khỏi dân Chúa và Nước Trời (xem Eph 5:5-7; Gal 5:16-21; Rev 21:5-8; Rev. 22:14-16; Mt. 15:19-20; 1 Cor 6:9-20; Col 3:5-6; 1 Thess 4:1-8; 1 Tim 1:8-11; Heb 13:4). Đáng buồn thay, ngày nay nhiều người đang sống trong tình trạng công khai vi phạm giáo huấn của Kinh Thánh. Nhiều người tham gia vào các quan hệ tình dục trước hôn nhân, và nói rằng điều đó là OK vì “ai cũng làm thế mà”. Điều này, giống như hoạt động đồng tính luyến ái, là tội lỗi và cần được ăn năn ngay lập tức.

Do đó, hoạt động tình dục đồng giới không phải là tội lỗi duy nhất Kinh Thánh và các Kitô hữu chỉ ra. Mỗi con người, không có ngoại lệ, dù dị tính hay đồng tính luyến ái, đều được mời gọi đến với sự thuần khiết về tình dục, sống khiết tịnh và tự chủ. Mọi sự vi phạm điều này đều là một tội lỗi. Nói một cách tích cực hơn, mệnh lệnh của Thiên Chúa về sự khiết tịnh có nghĩa là với ân sủng của Thiên Chúa, mọi người đều có thể thuần khiết về tình dục. Thiên Chúa ban ân sủng cho chúng ta để có thể thi hành những lệnh truyền của Ngài!

Với bối cảnh và những minh định này trong trí, giờ đây chúng ta có thể hướng sự chú ý của mình sang lời dạy trong Kinh Thánh về đồng tính luyến ái.

Như đã trình bày ở trên, Kinh Thánh lên án rõ ràng và mạnh mẽ các hành vi đồng tính luyến ái. Ví dụ:

Ngươi không được nằm với đàn ông như nằm với đàn bà: đó là điều ghê tởm (Lv 18:22)

Người đàn ông nào nằm với một người đàn ông khác như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm (Lv 20:13)

Tương tự như vậy, câu chuyện về sự hủy diệt thành Xơ-đôm và Gô-mô-ra, trong số những thứ khác, miêu tả tội lỗi hoạt động đồng tính luyến ái. Quá dài dòng để sao chép lại toàn bộ ở đây, nhưng anh chị em có thể đọc trong chương thứ 19 Sách Sáng thế ký. Một số người đã cố truyền bá một cách lầm lạc rằng câu chuyện của Xơ-đôm và Gô-mô-ra chỉ là câu chuyện về “lòng tốt”, và tôi đã viết về chủ đề đó ở đây: Tội lỗi của Xơ-đôm và Gô-mô-ra. Và mọi người Công Giáo hãy lưu ý rằng Sách Giáo lý nêu bật chương thứ 19 Sách Sáng thế ký như là cơ sở Kinh Thánh trong việc cấm các hành vi đồng tính luyến ái.

Từ trời, Thiên Chúa mặc khải cơn thịnh nộ của Người chống lại mọi thứ vô luân và bất chính của những người lấy sự bất chính mà giam hãm chân lý. Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ...qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được, vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. Trái lại, đầu óc họ suy luận viển vông và tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội. Họ khoe mình khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ…Bởi thế, Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục tình đồi bại. Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên. Đàn ông cũng vậy, không quan hệ với đàn bà theo lẽ tự nhiên, mà lại đem lòng thèm muốn lẫn nhau: đàn ông bậy bạ với đàn ông. Như vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình. Vì họ đã không thèm nhận biết Thiên Chúa, nên Người đã để mặc họ theo trí óc lệch lạc mà làm những điều bất xứng (Rm 1: 18-29).

Nào anh em chẳng biết rằng những kẻ bất chính sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp sao? Anh em đừng lầm. Những kẻ dâm đãng, thờ ngẫu tượng, ngoại tình, truỵ lạc, kê gian, những kẻ trộm cướp, tham lam, say sưa rượu chè, quen chửi bới, sẽ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp (1 Cr 6: 9-10).

Chúng ta biết rằng Lề Luật là tốt, nếu người ta sử dụng cho đúng cách. Thật vậy, Lề Luật có đó, không phải cho người công chính, mà là cho hạng người sống ngoài lề luật và bất phục tùng, vô luân và tội lỗi, phạm thánh phạm thượng, giết cha giết mẹ, sát nhân, dâm dật, kê gian, buôn người, nói dối, bội thề, và những kẻ sống ngược với giáo lý lành mạnh. Đó là giáo lý phù hợp với Tin Mừng đã được giao phó cho tôi, Tin Mừng về vinh quang của Thiên Chúa chí tôn. (1 Tim 1: 8-11).

Anh chị em hãy lưu ý rằng trong những văn bản này, hoạt động tình dục đồng giới, hay còn gọi là kê gian, được liệt kê là một trong số các tội phạm tình dục khác; nó không phải là tội lỗi tình dục duy nhất. Vậy thì đây là điều Kinh Thánh dạy: hoạt động tình dục đồng giới là tội lỗi, cũng như các tội lỗi tình dục khác như tà dâm và ngoại tình. Đúng là không có nhiều văn bản nói về hoạt động đồng tính luyến ái, nhưng bất cứ khi nào đề cập đến các hành vi đồng tính, thì các hành vi này đều bị lên án rõ ràng và không khoan nhượng. Hơn nữa, sự kết án này xảy ra ở mọi giai đoạn của mặc khải trong Kinh Thánh, từ đầu đến cuối.

Một số người nói rằng Chúa Giêsu chưa từng đề cập đến đồng tính luyến ái. Vâng, Ngài cũng chưa từng đề cập đến hiếp dâm, loạn luân hay, lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, nhưng sự “im lặng” của Ngài trong những vấn đề này chắc chắn không phải là một sự tán thành. Hơn nữa, Chúa Giêsu nói rằng ai nghe các môn đệ của Ngài thì nghe Ngài (xin xem Luca 10:16), và các Thư chung của các Tông Đồ đề cập rõ ràng đến các hành vi đồng tính luyến ái và lên án chúng cùng với tà dâm, ngoại tình và tất cả những gì là ô uế tình dục.

Đáng buồn thay, ngày nay nhiều người đã bỏ qua một bên những giáo huấn này về hoạt động đồng tính luyến ái. Họ không chỉ tuyên bố rằng điều đó không phải là tội lỗi, mà họ còn cử mừng, và chúc phúc cho nó như thể đó là một điều tốt đẹp. Những người ngoại đạo làm điều này đã là tồi tệ lắm rồi, nhưng thật là quá bi thảm hơn bội phần khi những người tự xưng mình là Công Giáo và là Kitô hữu mà lại làm ra những điều như vậy.

Anh chị em đừng để bị lừa. Những kẻ nào tán thành hành vi đồng tính luyến ái hoặc bất kỳ hành vi tình dục bất hợp pháp nào khác đang bỏ qua Lời Đức Chúa Trời hoặc đang diễn giải lại Lời Chúa cho phù hợp với chương trình nghị sự của họ. Thánh Vịnh 2:1 than thở “Sao chư dân lại ồn ào náo động? Sao vạn quốc dám bày kế viển vông” Chúa Giêsu biết rằng một số người sẽ lợi dụng Ngài để thúc đẩy các chương trình nghị sự sai trái của họ, và vì vậy Ngài đã cảnh báo rằng: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị người ta lừa gạt. Sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: ‘Chính Ta đây!’, và họ sẽ lừa gạt được nhiều người.” (Mc 13:5-6) Thánh Phaolô cũng biết rằng một số sẽ xuyên tạc đức tin Kitô: “Tôi biết rằng khi tôi đi rồi, thì sẽ có những sói dữ đột nhập vào anh em, chúng không tha đàn chiên. Ngay từ giữa hàng ngũ anh em sẽ xuất hiện những người giảng dạy những điều sai lạc, hòng lôi cuốn các môn đệ theo chúng.” (Cv 20:29-30).

Chúng ta phải nói sự thật đến từ Thiên Chúa và sau đó sống với sự thật ấy. Kìm hãm sự thật dẫn đến xuyên tạc, lầm lạc và đau khổ. Tình trạng tháo thứ tình dục trong thời đại của chúng ta đã dẫn đến những đau khổ lớn: những bệnh lây truyền qua đường tình dục, AIDS, nạo phá thai, mang thai ở tuổi vị thành niên, hôn nhân tan vỡ, ly hôn, làm cha mẹ đơn thân, nghiện các nội dung khiêu dâm, lạm dụng tình dục, ngộ nhận về tình dục và suy giảm văn hóa. Kinh Thánh chép rằng: “Họ gieo gió thì sẽ gặt gió lốc” (Hs 8: 7). “Anh em đừng có lầm tưởng: Thiên Chúa không để cho người ta nhạo báng đâu! Thật vậy, ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy. Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịt là sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được kết quả của Thần Khí là sự sống đời đời” (Gl 6:7-8). Nền văn hóa của chúng ta chắc chắn đang gặt hái những tác động tàn phá của cuộc cách mạng tình dục. Như mọi khi, chính những đứa trẻ phải trả giá cao nhất cho những hành vi sai trái của người lớn.

Một số người phản đối giáo huấn của Kinh Thánh và Giáo Hội đã chụp mũ những ai có quan điểm khác với họ là “hận thù” và “cố chấp”. Chúng ta là những người có đức tin phải tuyên bố rằng sự phản đối của Giáo Hội đối với hành vi đồng tính luyến ái bắt nguồn từ Lời Chúa, mà chúng ta phải ngoan ngoãn vâng theo. Chúng ta không thể nói và dạy gì khác hơn là những gì Thiên Chúa đã mạc khải một cách nhất quán trong Lời Ngài. Chúng ta không bao giờ được phép nói dối người khác hoặc tán thành những thực hành sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ hoặc ơn cứu rỗi đời đời của họ. Khẳng định cho rằng một số tầng lớp hoặc một số hạng người nhất định, trong trường hợp này là những người có sức hấp dẫn đồng giới, không thể sống một cách hợp lý theo lời dạy của Kinh Thánh mới chính là một hình thức cố chấp.

Có lẽ tốt nhất nên kết thúc bằng một tuyên bố từ Sách Giáo lý, thể hiện sự rõ ràng về giáo huấn của Giáo Hội nhưng cũng yêu thương tôn trọng những người có sức hấp dẫn đồng giới:

Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Đồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này. Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng (x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1 Tm 1,10), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn” (x. Bộ Giáo Lý Đức Tin, tuyên ngôn “persona humana” 8). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.

Đừng quên một số người đã có khuynh hướng đồng tính luyến ái thâm căn. Đối với đa số những người này, khuynh hướng lệch lạc ấy là một thử thách. Chúng ta phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhị, tránh đối xử bất công. Cả những người này cũng được mời gọi thực hiện ý Chúa trong cuộc sống, và, nếu là Ki-tô hữu, họ được kêu gọi kết hợp những khó khăn họ có thể gặp phải do hoàn cảnh của mình với hy lễ thập giá của Chúa.

Những người đồng tính luyến ái cũng được mời gọi sống khiết tịnh. Họ có thể và phải cương quyết tiến dần đến sự toàn thiện Ki-tô Giáo nhờ kinh nguyện và ân sủng bí tích, nhờ biết tự chủ để củng cố tự do nội tâm và nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi. (GLCG 2357-2359).

Tôi viết bài này hôm nay với hy vọng rằng anh chị em sẽ không bao giờ sa vào sự lầm lạc của thời đại chúng ta. “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.” (xem Rm 12: 2). Sự chăm sóc mục vụ thích hợp cần thiết ngày nay là làm sáng tỏ và củng cố mọi người trong đức tin tông truyền được ủy thác cho Giáo Hội. Vì mục đích đó, tôi hy vọng anh chị em thấy bài viết này hữu ích. Xin cho tất cả chúng ta, các giáo sĩ và giáo dân, các vị tiên tri qua phép rửa tội, dám nói ra sự thật với lòng yêu mến, bền đỗ và can đảm.


Source:National Catholic Register
 
Tổng thống Trump ký sắc lệnh tôn vinh các vị Thánh Công Giáo trong khu vườn của các anh hùng Mỹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:04 20/01/2021


1. Sắc lệnh hành pháp cuối cùng của tổng thống Trump tôn vinh các vị Thánh Công Giáo trong khu vườn của các anh hùng Mỹ

National Garden of American Heroes, hay Vườn Quốc Gia Các Anh Hùng Hoa Kỳ, sẽ bao gồm các bức tượng của nhiều nhân vật Công Giáo nổi bật, bao gồm năm vị thánh và rất nhiều người đang trong tiến trình tuyên thánh.

Tổng thống Donald Trump đã thông báo như trên trong một sắc lệnh hành pháp cuối cùng vào ngày 18 tháng Giêng rằng một khu vườn sẽ được xây dựng để “phản ánh vẻ đẹp lộng lẫy tuyệt vời của những con người kiệt xuất bất diệt của đất nước chúng ta”, và để đáp ứng với tình trạng phá hoại nhiều bức tượng trong mùa hè năm 2020.

“Trên mảnh đất của Vườn Quốc gia, sự tàn phá và bất hòa của thời điểm này sẽ được khắc phục với tình yêu tổ quốc và lòng yêu nước trường tồn”, tổng thống Trump nói. “Nước Mỹ đang phản ứng lại sự lật đổ bi thảm các tượng đài của thế hệ sáng lập và những vĩ nhân trong quá khứ của chúng ta bằng cách bắt đầu một dự án quốc gia mới để trùng tu, tôn kính và kỷ niệm các vĩ nhân này”.

Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump bao gồm một danh sách những vĩ nhân sẽ được giới thiệu trong công viên; Tổng thống Trump gọi những nhân vật này là những người thể hiện “tinh thần táo bạo và bất chấp của người Mỹ, sự xuất sắc và mạo hiểm, lòng dũng cảm và sự tự tin, lòng trung thành và tình yêu”.

“Làm kinh ngạc thế giới bởi sức mạnh tuyệt đối trong tấm gương của các ngài, mỗi vị trong danh sách này đã đóng góp vào lịch sử cao quý của nước Mỹ, và những chương hay nhất vẫn còn tiếp diễn”.

Trong số những vị được tưởng niệm trong Vườn Quốc gia của các Anh hùng Hoa Kỳ có Thánh Elizabeth Ann Seton, vị thánh đầu tiên của Hoa Kỳ; Thánh Katharine Drexel, công dân Hoa Kỳ được sinh ra trên đất Mỹ đầu tiên được phong thánh; Thánh John Neumann; và Thánh Junipero Serra, vị thánh đầu tiên được phong thánh trên đất Hoa Kỳ.

Bậc đáng kính Fulton Sheen và Bậc đáng kính Augustus Tolton, một trong những linh mục da đen đầu tiên ở Hoa Kỳ, cũng như Tôi Tớ Chúa Dorothy, sẽ được vinh danh.

Danh sách các vị được vinh danh cũng bao gồm Đức Tổng Giám Mục John Carroll, tổng giám mục Công Giáo đầu tiên ở Hoa Kỳ, người sáng lập Cuộc Tuần Hành Phò Sinh Nellie Gray, Cha Thomas Merton, nhà thơ và nhà hoạt động và Cha John P. Washington, một tuyên úy quân đội Hoa Kỳ đã hy sinh khi cứu những người lính trên tàu Dorchester bị chìm trong Thế chiến thứ hai.

Không phải tất cả mọi người trong danh sách đều là công dân Hoa Kỳ, hoặc thậm chí đã sống ở nơi ngày nay là Hoa Kỳ. Christopher Columbus hay Kha Luân Bố, mà những bức tượng của ngài thường được nhắm đến trong mùa hè năm 2020, sẽ được vinh danh trong Vườn quốc gia của các anh hùng Mỹ.

Tổng thống Trump nói trong sắc lệnh hành pháp rằng: “Vườn Quốc gia sẽ ghi danh những anh hùng xứng đáng được vinh danh, ghi nhận và được tôn vinh lâu dài vì những trận chiến mà họ đã giành chiến thắng, những ý tưởng mà họ vô địch, những căn bệnh mà họ đã chữa khỏi, những sinh mạng mà họ đã cứu được, những đỉnh cao mà họ đạt được và những hy vọng họ đã truyền lại cho tất cả chúng ta - một dân tộc Mỹ tin tưởng vào Chúa, không có thách thức nào không thể vượt qua và không có giấc mơ nào nằm ngoài tầm với của chúng ta,”


Source:Catholic News Agency

2. Joe Biden mời các nhà lãnh đạo Quốc Hội đến tham dự buổi lễ ở nhà thờ trước lễ nhậm chức

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết ông Joe Biden đã mời các nhà lãnh đạo quốc hội cả Dân chủ lẫn Cộng hòa tham dự một buổi lễ với ông vào sáng thứ Tư trước lễ nhậm chức.

Buổi lễ diễn ra tại nhà thờ chính tòa Thánh Matthêu Tông Đồ ở trung tâm thủ đô Washington. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Lãnh đạo thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy, Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell, và Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer tham gia trong buổi lễ này.

Biden là người Công Giáo thứ hai giữ chức tổng thống Hoa Kỳ, sau John F. Kennedy. Bản thân Pelosi cũng là một người Công Giáo.

Người phát ngôn của Tổng giáo phận Washington đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của CNA, đặc biệt là câu hỏi rằng buổi lễ này có phải là một thánh lễ hay không. Tổng giáo phận Washington chỉ nói mơ hồ đây là một “church service”, một từ tổng quát có thể hiểu là một thánh lễ hay một buổi Phụng Vụ Lời Chúa. Câu hỏi này cho thấy các quan sát viên quan tâm đến vấn đề là liệu ông Joe Biden có được cho rước lễ hay không trong buổi lễ này.

Mary FioRito của Trung Tâm Đạo Đức và Chính Sách Công Cộng giải thích lý do cho mối quan tâm này như sau: “Vấn đề không chỉ đơn thuần là một kỷ luật bí tích của Giáo Hội bị phá vỡ. Nó còn đi xa hơn nữa.”

Đối với tuyệt đại đa số các tín hữu Kitô, các giới răn Chúa có tính khách quan và phổ quát. Bất kể tôi là ai, tôi phải thảo kính cha mẹ, tôi không được gian dâm, tôi không được muốn vợ chồng người.

Tuy nhiên, có một thiểu số Kitô hữu, những người theo thuyết Neo-Pelagian, tiếng Việt gọi là Tân Pelagiô, cho rằng Thiên Chúa không thể thử thách con người những gì là không thể. Những người nhiệt thành bênh vực cho những hành động đồng tính, chẳng hạn. Họ nói những người này chịu hấp lực đồng tính, bắt họ kiêng khem tình dục đồng giới là điều không thể. Thiên Chúa không thể thử thách con người những gì là không thể nên hành vi tình dục đồng giới của họ là OK.

Biden cũng có cùng một cách nhận thức như thế. Ông ta cho rằng có những hoàn cảnh nhất định mà người phụ nữ không thể không phá thai: nghèo túng, đông con, có thai ngoài hôn nhân, có thai vì ngoại tình…Trong những trường hợp như thế giữ cái thai là điều không thể. Thiên Chúa không thể thử thách con người những gì là không thể nên phá thai trong các trường hợp như thế là OK.

Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần chỉ ra sai lầm của thuyết Tân Pelagiô là họ không đánh giá cao ân sủng là điều có thể giúp chúng ta tuân giữ luật Chúa ngay cả trong các hoàn cảnh khó khăn. Họ tìm cách tương đối hóa luật Chúa, đưa ra một lòng thương xót giả mạo, mà chung cuộc giết chết phần hồn của người ta, và thảm sát các thai nhi vô tội.

Trong khi đó, những người như Biden và linh mục James Martin cho rằng cách nghĩ của họ là “nhân văn”, tiến bộ, giàu lòng thương xót; còn cách nghĩ của người Công Giáo tuân giữ giới răn Chúa là “giáo điều”, vụ luật. Chính vì thế, hy vọng ông Joe Biden không cuồng nhiệt phò phá thai là một hy vọng không có cơ sở. Ông ấy xác tín như thế là đúng nên không lấn cấn trong lương tâm. Khó khăn của chúng ta còn nằm ở chỗ luận lý của họ rất được giới trẻ tán thưởng.

Vì thế, Mary FioRito cảnh báo rằng cho ông Joe Biden rước lễ không chỉ đơn thuần là vi phạm một kỷ luật bí tích của Giáo Hội, mà nó còn là một hình thức “chuẩn y” luận lý tai hại của thuyết Tân Pelagiô.

McConnell và Schumer sẽ chuyển đổi vai trò lãnh đạo Thượng viện sau khi đảng Dân chủ giành được đa số tại Thượng viện. Hai Thượng nghị sĩ Dân chủ mới đắc cử của Georgia là Jon Ossoff và Raphael Warnock sẽ tuyên thệ nhậm chức tại Thượng viện vào thứ Tư, cùng với Alex Padilla của California, người được bổ nhiệm thay thế Kamala Harris tại Thượng viện.


Source:Catholic News Agency

3. Những sắc lệnh hành pháp đầu tiên của ông Joe Biden là gì?

Hôm thứ Bẩy 16 tháng Giêng, trong thông báo được phát cho giới báo chí, Ron Klain, tân chánh văn phòng của ông Joe Biden cho biết trong ngày đầu tiên, Joe Biden sẽ ký khoảng một tá các sắc lệnh nhằm hủy bỏ các di sản của Tổng thống Donald Trump.

Các hành động được thực hiện vào thứ Tư bao gồm việc tái gia nhập hiệp định khí hậu Paris, đảo ngược lệnh cấm đi lại đối với một số quốc gia có đa số dân là người Hồi Giáo, cũng như bắt buộc đeo khẩu trang y tế trong khi du lịch liên tiểu bang và tại các cơ sở liên bang.

Hầu hết các biện pháp là đảo ngược các chính sách mà Tổng thống Trump theo đuổi nhưng không cần sự phê chuẩn của quốc hội.

Như đã từng hứa hẹn trong khi tranh cử, ngay trong tuần lễ đầu tiên, ông Joe Biden cũng sẽ huỷ bỏ Chính Sách Mexico City, một chính sách phò sinh ở bình diện quốc tế.

Chính Sách Mexico City do Tổng Thống Donald Reagan đưa ra vào năm 1984, và được công bố tại Hội Nghị Quốc Tế về Dân Số, họp tại Mexico City. Chính Sách Mexico City minh định rằng các tổ chức phi chính phủ ở ngoại quốc không được nhận tài trợ của liên bang nếu họ thi hành hay cổ vũ các vụ phá thai như một phương pháp kế hoạch hóa gia đình.

Mất nguồn tài trợ lớn lao này là một tổn thất rất lớn đến mức đe dọa sự sống còn của các tổ chức phá thai, cho nên các tổ chức này thường đặt điều kiện là phải hủy bỏ chính sách này nếu muốn nhận được tài trợ của họ khi tranh cử.

Nói một cách tổng quát, các tổng thống vừa nhậm chức thường hủy bỏ hay tái lập chính sách này ngay trong tuần lễ đầu mới nhậm chức, để biểu lộ chủ trương của mình về phá thai hay chống phá thai.

Tổng Thống Bill Clinton đã hủy bỏ chính sách này ngày 22 tháng Giêng, 1993. Tổng Thống George W. Bush tái lập nó ngày 22 tháng Giêng. Tổng Thống Barack Obama một lần nữa đã hủy bỏ nó ngày 23 tháng Giêng, 2009, bất chấp các chỉ trích nặng nề của Vatican.

Ngày thứ Hai, 23 tháng Giêng, 2017, tức Ngày Cầu Nguyện cho việc Bảo Vệ Các Trẻ Em Chưa Sinh Ra, và một ngày sau ngày kỷ niệm phán quyết phá thai Roe v. Wade, Tổng Thống Trump đã ký sắc lệnh phục hồi Chính Sách Mexico City.


Source:Reuters

4. Linh mục Công Giáo ở Nigeria đã chết sau khi bị bắt cóc

Thi thể của một linh mục Công Giáo được phát hiện ở Nigeria hôm thứ Bảy 16 tháng Giêng, chỉ một ngày sau khi ngài những kẻ có vũ trang bắt cóc.

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã báo cáo vào ngày 18 tháng Giêng rằng Cha John Gbakaan “được cho là đã bị hành quyết bằng một con dao rựa một cách tàn bạo đến mức rất khó mới nhận dạng được là ngài”.

Vị linh mục của giáo phận Minna, thuộc Vành đai Trung Bộ Nigeria, đã bị tấn công bởi những người vũ trang không rõ danh tính vào tối ngày 15 tháng Giêng. Ngài đang đi cùng em trai mình dọc theo con đường từ Lambata đến Lapai ở bang Niger sau chuyến về thăm mẹ của hai anh em ở Makurdi, Bang Benue.

Fides báo cáo rằng những kẻ bắt cóc lúc đầu yêu cầu 30 triệu naira (khoảng 70,000 Mỹ Kim) để trả tự do cho hai anh em, sau đó giảm con số xuống còn 5 triệu naira (khoảng 12,000 Mỹ Kim).

Truyền thông địa phương cho biết thi thể của vị linh mục được tìm thấy bị trói vào gốc cây vào ngày 16 tháng Giêng. Chiếc xe của ngài, một chiếc Toyota Venza, cũng đã được tìm thấy. Em trai của ngài đến nay vẫn chưa tìm được tung tích.

Sau vụ sát hại Cha Gbakaan, các nhà lãnh đạo Kitô Giáo đã kêu gọi chính phủ liên bang Nigeria hành động để ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào các giáo sĩ.

Truyền thông địa phương dẫn lời Linh mục John Joseph Hayab, Phó chủ tịch Hiệp hội Kitô Giáo Nigeria ở miền bắc Nigeria, cho biết: “Chúng tôi chỉ đơn giản là cầu xin chính phủ liên bang và tất cả các cơ quan an ninh làm bất cứ điều gì có thể để đưa tệ nạn này đến chỗ dừng lại”.

“Tất cả những gì chúng tôi đang yêu cầu từ chính phủ là bảo vệ chúng ta khỏi những kẻ xấu xa đang hủy hoại cuộc sống và tài sản của công dân”.

Vụ việc này là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ bắt cóc các giáo sĩ ở quốc gia đông dân nhất Phi châu.

Vào ngày 27 tháng 12, Đức Cha Moses Chikwe, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Owerri, đã bị bắt cóc cùng với người lái xe của mình. Ngài được thả sau năm ngày bị giam cầm.


Source:Catholic News Agency

5. Tuyên bố của Tòa Thánh về tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm nay của Giáo triều Rôma

Tuần tĩnh tâm của giáo triều Rôma đã được khởi xướng từ năm 1929 dưới triều Đức Giáo Hoàng Piô XI. Trong thời gian đầu giáo triều dự tĩnh tâm vào Mùa Vọng. Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã đổi sang tĩnh tâm vào tuần thứ nhất Mùa Chay.

Theo thông lệ dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh sẽ rời Vatican đi tĩnh tâm tại trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” (Casa Divin Maestro) của tu đoàn thánh Phaolô ở Ariccia, cách Roma khoảng 30 cây số về hướng nam.

Tuy nhiên, năm nay do đại dịch coronavirus vẫn tiếp tục kéo dài, hôm thứ Tư 20 tháng Giêng, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã ra thông báo cho biết như sau:

Do tình trạng khẩn cấp về sức khỏe vẫn còn kéo dài, năm nay sẽ không thể sinh hoạt chung trong các buổi tĩnh tâm của Giáo triều Rôma tại trung tâm Nhà Thầy Chí Thánh ở Ariccia. Do đó, Đức Thánh Cha đã mời các vị Hồng Y cư trú tại Rôma, các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, và các vị Bề trên trong Giáo triều Rôma tham dự tuần tĩnh tâm cầu nguyện, từ chiều Chúa nhật 21 đến Thứ Sáu ngày 26 tháng 2, do ngài đích thân hướng dẫn.

Tất cả các chương trình của Đức Thánh Cha sẽ bị đình chỉ trong tuần đó, kể cả buổi Tiếp kiến Chung vào ngày Thứ Tư 24 tháng Hai.


Source:Holy See Press Office<
 
Giã từ Tòa Bạch Ốc trong lễ nghi quân cách trọng thể, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ sớm trở lại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:30 20/01/2021


Tổng thống Trump Donald đã rời Tòa Bạch Ốc và lên chiếc trực thăng Marine One lần cuối cùng với tư cách là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Vài phút trước 8 giờ sáng thứ Tư 20 tháng Giêng theo giờ địa phương Washington, tức là gần 8 giờ tối giờ Việt Nam, trực thăng của tổng thống đã hạ cánh xuống bãi cỏ phía Nam để đón Tổng thống Trump và phu nhân.

Trước khi lên chiếc trực thăng, phát biểu trước giới truyền thông, tổng thống nói:

“Thật là một vinh dự lớn lao, danh dự của một đời cho tôi khi được làm tổng thống của các bạn.”

“Chúng tôi yêu mến người dân Mỹ và… đó là một điều gì đó rất đặc biệt. Và tôi chỉ muốn nói lời tạm biệt, nhưng hy vọng đó không phải là lời tạm biệt lâu dài. Chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau”.

Trực thăng của tổng thống Trump đã hạ cánh ngay sau đó tại Căn cứ Liên hợp Không quân Andrews ở ngoại ô Maryland, nơi tổng thống được chào đón với thảm đỏ, ban quân nhạc và 21 phát đại bác được bắn ra từ 4 khẩu đại bác.

Trong diễn từ tại đây, tổng thống nói:

Cảm ơn các bạn rất nhiều, và chúng tôi yêu mến các bạn. Và tôi có thể nói với các bạn rằng từ tận đáy lòng mình, đây là bốn năm thật đáng kinh ngạc. Chúng ta đã hoàn thành rất nhiều cùng với nhau. Tôi muốn cảm ơn tất cả gia đình, bạn bè và nhân viên của tôi, và rất nhiều người khác đã ở đây. Tôi muốn cảm ơn các bạn vì sự cố gắng, nỗ lực của các bạn. Mọi người không biết gia đình này đã làm việc chăm chỉ như thế nào. Họ đã làm việc. Và họ đã làm việc cho các bạn. Họ có thể đã có một cuộc sống dễ dàng hơn nhiều, nhưng họ đã làm một công việc tuyệt vời, tôi chỉ muốn cảm ơn tất cả các bạn, tất cả mọi người. Tôi muốn cảm ơn Mark Meadows, người đang ở một nơi nào đó ngay tại đây. Tôi muốn cảm ơn Mark. Nhưng đó là một điều gì đó rất đặc biệt. Chúng ta đã hoàn thành rất nhiều. Đệ nhất phu nhân của chúng ta là một người phụ nữ rất duyên dáng, xinh đẹp với nhiều phẩm hạnh.

Cảm ơn, Melania.

Và rất được người dân thương mến. Thật vậy, rất được lòng người dân. Em có muốn nói vài lời không?

Bà Melania Trump nói:

Được trở thành đệ nhất phu nhân của các bạn là vinh dự lớn nhất của tôi. Cảm ơn các bạn đã yêu mến và ủng hộ. Các bạn sẽ ở trong suy nghĩ và lời cầu nguyện của tôi. Xin Chúa phù hộ cho tất cả các bạn, xin Chúa phù hộ cho gia đình các bạn, và xin Chúa phù hộ cho đất nước xinh đẹp này.

Còn gì để nói nữa không? Nhưng những gì chúng ta đã làm... Đó là sự thật. Các bạn đã làm rất tốt. Những gì chúng ta đã làm là tuyệt vời theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Chúng ta đã xây dựng lại quân đội Hoa Kỳ. Chúng ta đã tạo ra một lực lượng mới gọi là Lực lượng Không gian. Điều đó tự nó đã là một thành tựu lớn đối với một chính quyền thông thường. Chúng tôi không phải là một chính quyền thông thường. Chúng tôi đã chăm sóc các cựu chiến binh, tỷ lệ tán thành lên đến 91%. Họ chưa bao giờ có điều đó trước đây. Các cựu chiến binh đã cho chúng tôi đánh giá này, các cựu chiến binh đã cho chúng tôi một thứ hạng tán thành chưa từng có trước đây. Chúng tôi chăm sóc các cựu chiến binh và là các cựu chiến binh xinh đẹp của chúng ta. Họ đã bị đối xử rất tệ trước khi chúng tôi đến. Và như các bạn biết đấy, chúng tôi mang đến cho họ các dịch vụ tuyệt vời và chúng tôi trả các hóa đơn cho họ, và họ có thể ra ngoài và có thể gặp bác sĩ nếu họ phải đợi lâu. Chúng tôi thực hiện điều đó để có thể loại bỏ những người đối xử tệ bạc với các cựu chiến binh của chúng ta. Họ không được có bất kỳ quyền nào như thế trước khi tôi đến. Vì vậy, các cựu chiến binh của chúng ta rất vui. Người dân chúng ta hạnh phúc. Quân đội của chúng ta phấn khởi.

Chúng tôi cũng cắt giảm thuế, một đợt cắt giảm và cải cách thuế lớn nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta cho đến nay. Tôi hy vọng họ không tăng thuế đối với các bạn, nhưng nếu họ làm vậy, thì các bạn nhớ tôi đã từng báo trước với các bạn. Và nếu các bạn nhìn vào các quy định, mà tôi cho rằng việc cắt giảm các quy định thậm chí còn quan trọng hơn, thì các bạn hiểu được lý do tại sao chúng ta có những công việc tốt và có số lượng công việc tốt nhiều như vậy. Và con số công việc đã hoàn toàn đáng kinh ngạc. Khi chúng tôi bắt đầu, nếu chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi đại dịch, chúng tôi sẽ có những con số chưa từng thấy. Hiện tại, con số của chúng ta là tốt nhất từ trước đến nay. Nếu bạn nhìn vào những gì đã xảy ra cho đến tháng Hai năm ngoái, các con số của chúng ta ở mức chưa ai từng thấy trước đây. Và thậm chí bây giờ, chúng ta thực sự đã xây dựng nó gấp đôi. Chúng tôi đã bị đánh trúng. Không ai có thể trách chúng tôi về điều đó. Cả thế giới đều bị ảnh hưởng, và sau đó chúng tôi tái xây dựng nó. Và bây giờ thị trường chứng khoán thực sự cao hơn đáng kể so với thời điểm trước đại dịch. Vì vậy, thực sự, các bạn có thể nói rằng chúng tôi đã xây dựng gấp đôi. Và các bạn sẽ thấy những con số đáng kinh ngạc bắt đầu xuất hiện, nếu mọi thứ được để yên. Hãy cẩn thận, rất phức tạp, hãy cẩn thận, nhưng các bạn sẽ thấy một số điều khó tin xảy ra.

Và hãy nhớ đến chúng tôi khi bạn thấy những điều này xảy ra, nếu các bạn muốn. Hãy nhớ đến chúng tôi bởi vì tôi đang xem xét các yếu tố của nền kinh tế của chúng ta được thiết lập để trở thành một tàu tên lửa bay lên. Đó là một con tàu tên lửa. Chúng ta có một đất nước vĩ đại nhất trên thế giới. Chúng ta có nền kinh tế vĩ đại nhất thế giới. Và khi đại dịch ập đến, chúng ta đã bị ảnh hưởng nặng nề giống như toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Những nơi mà họ nghĩ rằng họ đã thoát khỏi nó, vẫn không thoát khỏi nó. Họ đang đau khổ ngay bây giờ.

Chúng ta đã làm một việc thực sự được coi là một phép màu y học. Họ gọi đó là một phép màu. Và đó là vắc xin. Chúng ta đã phát triển vắc-xin trong 9 tháng thay vì 9 năm, 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn. Phải mất một thời gian dài, rất nhiều năm để phát triển một loại vắc xin. Chúng ta có hai loại vắc xin được tung ra, chúng ta có một loại khác đến gần như ngay lập tức, và đó thực sự là một thành tích tuyệt vời. Vì vậy, các bạn sẽ bắt đầu thấy những con số thực sự tốt trong vài tháng tới. Tôi nghĩ các bạn sẽ thấy những con số nhiễm bệnh thực sự giảm xuống. Và tôi chỉ có thể nói điều này. Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ. Chúng tôi đã để lại tất cả, như các vận động viên sẽ nói, chúng tôi đã để lại tất cả trên sân. Chúng tôi sẽ không cần nói gì trong một tháng, khi chúng tôi ngồi ở Florida, chúng tôi sẽ không nhìn nhau và nói, “Anh biết đấy, nếu chúng ta chịu khó làm việc hơn một chút”. Thực sự không thể làm việc chăm chỉ hơn.

Và chúng tôi đã gặp rất nhiều trở ngại, chúng tôi đã vượt qua những trở ngại và chúng tôi vừa nhận được 75 triệu phiếu bầu. Và đó là một kỷ lục trong lịch sử của các tổng thống đương nhiệm. Đó là một kỷ lục mọi thời đại với rất nhiều, hàng triệu phiếu bầu, trong lịch sử của các tổng thống đương nhiệm. Đó thực sự là một vinh dự. Và một trong những điều chúng tôi rất, rất tự hào là việc lựa chọn gần 300 thẩm phán liên bang và ba thẩm phán Tối Cao Pháp Viện vĩ đại. Đó là một con số rất lớn. Đó là một con số thiết lập kỷ lục. Chúng tôi đã làm rất nhiều, và vẫn còn nhiều việc phải làm.

Điều đầu tiên chúng tôi phải làm là bày tỏ lòng kính trọng và tình yêu của chúng tôi đối với những con người và gia đình đáng kinh ngạc đã phải chịu đựng rất nhiều bởi Virus Trung Quốc. Đó là một điều khủng khiếp đã gây ra cho thế giới. Tất cả chúng ta đều biết nó đến từ đâu, nhưng đó là một điều kinh khủng, khủng khiếp. Vì vậy, hãy rất cẩn thận, rất, rất cẩn thận. Nhưng chúng tôi muốn dành một tình yêu lớn, tình yêu lớn cho tất cả những người đã phải chịu đựng, bao gồm cả những gia đình đã phải chịu đựng quá thê thảm. Nói điều đó, tôi chỉ muốn nói rằng các bạn là những người tuyệt vời. Đây là một đất nước tuyệt vời. Đó là vinh dự và đặc ân lớn nhất của tôi khi được làm tổng thống của các bạn.

Đám đông đáp lại:

HOA KỲ. HOA KỲ. HOA KỲ. HOA KỲ. HOA KỲ. HOA KỲ. HOA KỲ. HOA KỲ. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump. Cảm ơn Trump.

Tôi sẽ luôn chiến đấu vì các bạn. Tôi sẽ quan sát. Tôi sẽ lắng nghe. Và tôi sẽ nói với các bạn rằng tương lai của đất nước này chưa bao giờ tốt hơn. Xin chúc chính quyền mới nhiều may mắn và thành công. Tôi nghĩ họ sẽ thành công rực rỡ. Họ có nền tảng để làm một điều gì đó thực sự ngoạn mục. Và một lần nữa, chúng tôi đã đặt quốc gia ở một vị trí như chưa từng có trước đây, bất chấp bệnh dịch tồi tệ nhất đã xảy ra, tệ hơn dịch bệnh năm 1917, hơn một trăm năm trước. Và bất chấp điều đó, bất chấp điều đó, những điều chúng ta đã làm được thật đáng kinh ngạc và tôi không thể làm được nếu không có các bạn. Vì thế, xin nói một lời tạm biệt. Chúng tôi yêu mến bạn. Chúng tôi sẽ trở lại cách này cách khác.

Và một lần nữa, khi rời khỏi đây, tôi muốn cảm ơn Phó tổng thống của chúng tôi, Mike Pence, và Karen. Tôi muốn cảm ơn Quốc hội, bởi vì chúng tôi thực sự đã làm việc tốt với Quốc hội, ít nhất là một số thành phần nhất định của Quốc hội. Chúng tôi thực sự đã làm được. Chúng tôi đã làm rất nhiều việc mà không ai nghĩ là có thể thực hiện được, vì thế tôi muốn cảm ơn Quốc hội. Và tôi muốn cảm ơn tất cả những người tuyệt vời của Washington, DC. Tất cả những người mà chúng tôi đã làm việc cùng để tạo nên điều kỳ diệu này. Chúc một cuộc sống tốt. Chúng ta sẽ sớm gặp lại các bạn. Cảm ơn các bạn. Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn rất nhiều.

Tổng thống Trump không tham dự lễ nhậm chức của Joe Biden. Đây là lần đầu tiên sau hơn một thế kỷ một tổng thống đương nhiệm đã từ chối truyền thống tham dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm.

Vào thời điểm ông Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, Tổng thống Trump đã về đến tư gia của mình tại Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida.