Ngày 24-01-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cú ngã ngựa lịch sử
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
03:34 24/01/2019
Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại

Đọc lại cuộc đời Thánh Phaolô, ta nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.

Đọc Công vụ Tông đồ từ chương 8 trở đi, ta sẽ bắt gặp một Saolô, ở Tacxô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem. Saolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Têphanô và rong ruổi mọi đường Đamát truy lùng các Kitô hữu.

Được ơn trở lại qua cú ngã ngựa trên đường Đamat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô, Tông Đồ dân ngoại. Từ đây cuộc đời của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Thiên anh hùng ca của vị Tông Đồ đã sống và đã chết cho Đức Kitô.

Cuộc sống bôn ba vì Nước Trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo?... Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 8, 35-39).

Đức Cố Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống đã viết rằng: nét đẹp nhất nơi Phaolô là cú ngã ngựa lịch sử. Cuộc đời Thánh Phaolô có nhiều hình ảnh đẹp. Chẳng hạn khi ngài xuất thần thì được đưa lên tầng trời thứ ba; chẳng hạn khi ngài ứng khẩu rao giảng Tin Mừng nơi Nghị viện Hy lạp; chẳng hạn khi Ngài lênh đênh trên biển đi tìm vùng đất mới đem về cho Chúa bao nhiêu linh hồn; và còn rất nhiều hình ảnh đẹp khác nữa. Nhưng tại sao Giáo Hội không chọn trong số những hình ảnh đẹp ấy, mà lại lấy hình ảnh ngã ngựa để đem mừng kính trong một ngày lễ? Thưa vì đó là một biến cố quan trọng phân chia cuộc đời ngài ra làm hai nửa theo hai hướng đối nghịch nhau, nhưng cùng làm nên một cuộc đời có tội lỗi và ân sủng, có yếu đuối và sức mạnh, đồng thời cũng có thất bại và thành công.

Hai hình ảnh ấy dường như hội tụ lại trong chân dung thánh Phaolô ngã ngựa mà Giáo hội mừng kính hôm nay.

1. Cú ngã ngựa chia đôi cuộc đời.

- Về danh xưng, nửa đời trước là Saolô với một câu hỏi "tại sao?" đang cưỡi ngựa vút lao đi tìm giải đáp cho cuộc đời; còn nửa đời sau là "Phaolô" đã trở thành chiếc phao cứu tử cho cả lô linh hồn ngài gặp trên đường truyền giáo.
- Về vị thế, nửa đời trước là một người Biệt phái chính cống, được giáo dục đường hoàng bởi ông thầy trứ danh Gamaliel, nhiệt thành với truyền thống cha ông; còn nửa đời sau là một vị Tông đồ thông minh uyên bác, vô cùng nhiệt thành với tình yêu Thiên Chúa, như ngài thú nhận "tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi"
- Về hoạt động, nửa đời trước là một chàng thanh niên tin tưởng cuồng nhiệt vào luật lệ Do Thái, tự tay vấy máu trong những cuộc bách hại Kitô hữu, cụ thể là cộng tác vào việc ném đá Stêphanô và tự ý đến xin các Thượng tế cấp giấy phép cho mình được quyền bắt bớ bất cứ ai tin vào Chúa Kitô nơi Hội đường Do Thái; thế mà nửa đời sau lại trở thành một người hăng say can đảm tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô mà ông đã bách hại trước đó, bất kể ánh nhìn e dè nghi ngại của những người Kitô hữu và bất kể sự nguy hại tính mạng do những người Biệt phái cũ của ông.
- Về tình cảm, nửa đời trước là một Saolô mù quáng hận thù, nhưng từ khi gặp được ánh sáng Chúa Kitô bao phủ, ông đã bị choáng ngợp mù lòa, để cặp mắt mình được thanh tẩy, mở đầu cho một nửa đời khác bước đi trong ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa.
- Về hướng đi bản thân, nửa đời trước là một Saolô kiêu căng tin vào sức mạnh của con người, đang xây dựng những mưu đồ tiến thân của mình, bất kể những khổ đau của người khác; nhưng nửa đời sau là một Phaolô bị quật ngã biết mình yếu đuối, nên chỉ tin vào sức mạnh của Thiên Chúa, đang gieo bước hân hoan trong ý hướng hiến thân phụng sự Thiên Chúa bất kể những đau khổ mình phải chịu: "Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng là sức mạnh tôi".
Tóm lại, biến cố ngã ngựa là một tổng hợp tiêu biểu cho cuộc đời Thánh Phaolô. Nó nói lên sự thất bại của mưu đồ của con người và xác định sự thành công trong ý hướng Thiên Chúa. (x Bài giảng Chúa Nhật, TGP Sàigòn, tháng 01. 2008).

2. Cú ngã ngựa, một dấu ấn không phai.

Biến cố ngã ngựa đã ghi dấu đậm nét trong cuộc đời Phaolô. Sách Công vụ Tông đồ kể lại: thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó. Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô. Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì "Những điều kể được như lợi lộc cho tôi đó, tôi đã coi là thua lỗ bất lợi vì Đức Kitô. Mà chẳng những thế, tôi còn coi mọi sự hết thảy là thua lỗ, là bất lợi cả, vì cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi. Vì Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự và coi là phân bón cả, để lợi được Đức Kitô, và được thuộc về Ngài, không có sự sông chính của riêng tôi, sự công chính nại vào Lề luật, song là sự công chính nhờ vào lòng tin của Đức Kitô... ( Pl 3, 7-9). Từ đó trở đi, Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người: "vì anh em, phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do thái hay Hy lạp; không còn nô lệ hay tự do; không còn nam hay nữ; vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu" (Gal 3, 27-28). Vì Đức Kitô là "tất cả mọi sự và trong mọi người" ( Cl 3, 11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cr 9, 3-18; 2Cr 11, 8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những "... lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết, năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một, ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tàu, một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi"; Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi "phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng" (2Cor 11, 23-27). Phaolô ra vào tù nhiều lần. Có lần Ngài viết từ ngục thất cho Timôthê, người môn đệ có khi không khỏi nao núng:" anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, là kẻ bị tù vì Ngài". Phaolô không hổ thẹn vì tôi biết tôi đã tin vào ai... (2 Tim 1, 8-12). Vì đức Kitô "tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi, nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích" (2Tim 2, 9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình "Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành" (2Cor 12, 9). Không gì có thể làm nao núng lòng tin ấy "chúng tôi bị dồn ép mọi mặt nhưng không bị nghẽn; lâm bĩ nhưng không mạt lộ; bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt" (2Cor 4, 8-9) Phaolô nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức "Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng" (1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài " tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi"(Gal 2, 20).

3. Những cú "ngã ngựa" trong đời tín hữu.

Biến cố ngã ngựa đã chia đôi cuộc đời Thánh Phaolô. Từ một kẻ thù, Chúa đã biến ngài thành một người bạn, một người tình. Từ một người đi lùng bắt những Kitô hữu, Chúa đã biến ngài trở thành người rao giảng về Người và sẵn sàng chết vì Người.

Phaolô đã viết những lời thật cảm động: "Không có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô. Dù là gian truân, bĩ cực, đói khát trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo.... Tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, dù quyền năng, dù chiều cao hay chiều sâu hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng yêu mến Thiên Chúa được thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (x. 2 Tm 4, 6-8; Rm 8, 18-19. 32. 33. 38. 39)

Nhìn vào biến cố "ngã ngựa" của Thánh Phaolô để rồi nhìn lại cuộc đời mình, biết đâu ta cũng gặp thấy rất nhiều những cú "ngã ngựa". Có những cú "ngã ngựa" trong đời sống thiêng liêng liên hệ với Chúa; có những cú "ngã ngựa" trong đời sống tình cảm liên hệ với tha nhân; có những cú "ngã ngựa" trong đời sống chiến đấu nội tâm; và có những cú "ngã ngựa" trong đời sống xác thân bên ngoài như công ăn việc làm, học hành, danh dự, tình yêu, tương lai, hạnh phúc, sức khỏe...

Nhưng điều quan trọng là đừng nhìn "ngã ngựa" chỉ như một thất bại để rồi cuốn theo thất vọng quỵ ngã không gượng dậy được. Hãy nhìn "ngã ngựa" như một thất bại cho một thành công lớn hơn trong ơn thánh. Ăn trái cấm là một thất bại của Ađam - Evà trong quyền làm chủ, nhưng lại là một điều kiện bật mở chương trình cứu độ với việc Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. "Tội hồng phúc" là thế. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một thất bại đau đớn trước mặt trần thế, lại là một thành công trong chiến thắng cứu độ vinh quang.

Và cú "ngã ngựa" của Thánh Phaolô hôm nay là một thất bại chấm dứt cuộc đời săn bắt Kitô hữu, nhưng lại là một thành công mở đầu cuộc sống lên đường truyền giáo của vị Tông đồ dân ngoại.

Như vậy người ngã ngựa không chỉ nhìn vào mình để cay cú cuộc đời, mà nhìn vào Chúa để tìm sức mạnh đứng lên trong ánh sánh niềm tin. Nếu "ngã ngựa" là điều không thể tránh được, thì điều quan trọng là luôn sẵn sàng để biết đứng dậy. Không phải khi ngã người ta trở nên mạnh mẽ mà là khi biết đứng dậy người ta mới chứng minh được bản lĩnh mạnh mẽ của mình.


 
Lời Quyền Năng Là Thần Trí Và Là Sự Sống
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:18 24/01/2019
Lời Quyền Năng Là Thần Trí Và Là Sự Sống

Chúa Nhật III TN C

Mở cuốn Thánh Kinh, chúng ta thấy ngay sức mạnh của Lời, đó là tạo dựng nên vũ trụ vạn vật. “Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng…” (x.St 1). Thánh Gioan khởi đầu Tin Mừng bằng những dòng tuyên tín về tính siêu việt, sự tiền hữu cũng như quyền năng của Ngôi Lời: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).

Thành thật cám ơn anh em Tin Lành đã góp phần một cách nào đó để rồi trong Công Đồng Vatican II Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ khẳng định rằng Giáo Hội luôn tôn kính Lời Chúa ngang hàng với Thánh Thể Chúa Kitô (x. MK số 21). Với các bài Thánh Kinh trích đọc trong Chúa Nhật III TN C này, cách riêng bài đọc thứ nhất, Thánh Vịnh đáp ca và bài Tin Mừng, khiến chúng ta dễ nhận ra chủ đề là Lời Chúa và hiệu năng của Lời.

Khi khẳng định mình luôn tôn kính Lời Chúa như Thánh Thể Chúa Kitô, thì Giáo Hội tuyên tín rằng Lời Chúa không chỉ là những gì được Chúa phán dạy mà còn chính là một Hữu thể, một Ngôi vị siêu việt, có từ đời đời và đầy quyền năng. Và Lời quyền năng ấy cũng là Lời Tình Yêu. Chính vì thế hiệu quả của Lời được tuyên ban luôn là những sự tốt đẹp cả về sự hiện hữu lẫn cách thế hiện hữu (x. St 1). “Lạy Chúa, Lời Chúa là thần trí và là sự sống” (Đáp ca). Qua bài trích Tin Mừng thánh Luca của Chúa Nhật III TN C, chúng ta cùng xem xét một vài hiệu quả của Lời được tuyên ban vốn đã được Chúa Giêsu minh nhiên khẳng định “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,21).

Lấy lại lời Ngôn sứ Isaia, Chúa Giêsu minh định rằng Thánh Thần ngự trên Người, xức dầu tấn phong cho Người để Người loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Và những hiệu quả của Lời Người loan báo đó là: “công bố cho kẻ bị giam cầm được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4,18-19).

Công bố năm hồng ân của Thiên Chúa: Đây là năm toàn xá đã được Thiên Chúa thiết lập trong Cựu Ước. Cuối một chu kỳ bảy năm là năm Sabat, thì phải để cho đất đai được nghỉ ngơi, không canh tác. Các nô lệ cũng được trả tự do …(x. Xh 21,2; Lv 25,1-7). Cuối chu kỳ bảy lần bảy năm và bắt đầu ngày mồng mười tháng bảy năm thứ bốn mười chín thì khởi đầu một năm toàn xá (x.Lv 25,8-54). Trong năm này đặc biệt cần phải thực thi ân tình cách khoáng đạt với người nô lệ, người nghèo, khách ngụ cư…như tha nợ, trả tự do, trả lại đồ cầm cố… Những quy định của năm toàn xá không nguyên chỉ để tái lập sự công bằng theo nghĩa công bằng phân phối, vì “ai giàu ba họ, ai lại khó ba đời!”, mà còn nói lên lòng nhân hậu vô biên của Thiên Chúa, đặc biệt dành cho những người nghèo hèn, bé mọn, cô thân, yếu thế. Tự sức mình, những người này như bất lực để giải thoát mình khỏi cảnh bần hàn, túng khổ. Và chỉ có Thiên Chúa mới có thể giải thoát họ.

Khi công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, Chúa Giêsu muốn nói đến tình yêu vô điều kiện của Cha trên trời, Đấng đã yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một để cho thế gian được sống và sống dồi dào (x.Ga 3,16). Sự kiện Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta là một hồng ân vô giá, vượt quá mọi công trạng của loài người. Đấng Siêu Việt mà xưa dân Chúa rất đỗi kính sợ và cả kinh sợ, vì bất cứ ai thấy long nhan thảy đều phải chết, thì nay hiện diện giữa loài người và người ta có thể diện kiến, tiếp xúc, đụng chạm cách trực tiếp để được lãnh nhận ân phúc (x.1Ga 1,1).

Cho người mù được sáng mắt: Quả thật Chúa Giêsu đã dùng lời quyền năng của Người cho một vài người mù trong dân Israel thời bấy giờ được nhìn thấy ánh sáng. Tuy nhiên chắc chắn vẫn còn đó nhiều người về thể lý lúc bấy giờ chưa được lãnh nhận ân phúc. Như thế việc công bố Lời ở đây không nhắm đến sự mù hay sáng của đôi mắt thể lý. Chúa đến để công bố Lời giúp nhân loại nhìn thấy chân lý. Chân lý ấy chính là Người, Giêsu Kitô, cuộc sống, các hoạt động và những lời giảng dạy của Người. “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chúng cho sự thật” (Ga 18,37).

Chân lý nền tảng mà Chúa Giêsu đã từng long trọng khẳng định lại lời Kinh Thánh đó là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là Đấng dựng nên mọi sự và là Cha chung của mọi người. Chúng ta phải tôn thờ, yêu mến Người hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực. Yêu mến Chúa thì phải thực thi lời người phán dạy. Vì thế chúng ta phải yêu mến tha nhân như chính bản thân mình, dù họ thương ta hay ghét ta, dù họ làm ơn cho chúng ta hay bách hại chúng ta (x.Mc 12,28-34; Mt 5,43-48). Chính khi bước đi trong ánh sáng chân lý thì chúng ta sẽ được tự do. Sự thật sẽ giải thoát chúng ta khỏi cảnh tình nô lệ.

Giải thoát, trả tự do cho người bị áp bức, kẻ bị giam cầm: Chúng ta chớ quên rằng khi Chúa Giêsu công bố những lời này và khẳng định chúng đang ứng nghiệm thì người anh em họ của Chúa là Gioan Tẩy Giả đang ở trong ngục tù. Khi sai các môn đồ đến hỏi Chúa Giêsu rằng Người có phải là Đấng phải đến chăng, thì có lẽ Gioan Tẩy Giả đang băn khoăn và ít nhiều cũng đang ở trong đêm tối của đức tin (x.Lc 7,18-23).

“Thật, tôi bảo thật các ông: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội. Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi. Vậy, nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do”(Ga 8,34-36). Những lời khẳng định trên của Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu rõ sứ mạng của Người. Người đến thế gian là để giải phóng chúng ta khỏi cảnh nô lệ thần dữ, khỏi cảnh ngục tù của tội lỗi. Các bức tường gỗ đá của chốn lao tù vẫn không thể cướp đi sự tự do của tâm hồn. Chính tội lỗi mới làm cho chúng ta thành người nô lệ, mặc dù chân vẫn thong dong ngoài đời. Sau lời tuyên phán “Ta truyền cho anh: Hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà” đôi chân của người bất toại được giải phóng. Nhưng rồi phải đến ngày đôi chân ấy lại bất động vì bệnh tật hay vì tuổi tác. Chính lời truyền phán: “ Tội lỗi anh được tha” mới là lời giải thoát người bất toại khỏi cảnh nô lệ, giam cầm (x. Mc 2,1-12).

Vì yêu thương nhân loại, Thiên Chúa đã ban Ngôi Lời. Ngôi Lời là Ánh Sáng thế gian. Ánh sáng chân lý dẫn đưa con người thoát cảnh nô lệ tội lỗi đến cảnh đời tự do của phận người con được sống và sống mãi trong tình Cha trên trời. Hãy lắng nghe lời của Esdra: Đừng sầu thảm khóc lóc, nhưng hãy hân hoan vui mừng đón nhận Lời giải thoát, Lời yêu thương. Vậy hãy xét xem, bạn, tôi, chúng ta đã tham dự phần Phụng Vụ lời Chúa trong các Thánh Lễ, đặc biệt Thánh Lễ Chúa Nhật ra sao? Cũng hy vọng rằng các thừa tác viên của Lời trên giảng đài chớ quên rằng những chia sẻ của mình là một phần của Phụng Vụ Lời Chúa. Mong sao những lời ấy cũng có “quyền năng” vì là thần trí và là sự sống.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Attachments area
 
Sứ Mạng Ơn Cứu Độ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:48 24/01/2019
Chúa Nhật III THƯỜNG NIÊN
SỨ MẠNG ĐẤNG CỨU ĐỘ
Nkm 8,2-4a.5-6.8-10; 1Cr 12,12-30; Lc 1,1-4; 4,14-21
Với Chúa Nhật III thường niên năm C, phụng vụ Lời Chúa giới thiệu với chúng ta về sứ mạng của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ. Sứ mạng đó được Chúa giao phó cho Giáo Hội để chuyển thông ơn cứu độ của Chúa cho mọi người qua mọi thời đại. Chúng ta lần lượt tìm hiểu ý nghĩa Lời Chúa hôm nay qua từng bài đọc.

1- Sứ mạng Đấng Cứu Độ
Trong bài Tin Mừng, chúng ta nghe thánh Luca tường thuật sự kiện Chúa Giêsu trở về quê hương. Trong ngày Sabát, như thường lệ, Người vào hội đường và đọc Sách Thánh. Người mở sách tiên tri Isaia và gặp đoạn này: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ sẽ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa. Đọc xong, Người ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà quý vị vừa nghe” (Lc 4,16-21). Những lời này có ý nghĩa gì? Chúa Giêsu muốn nói gì khi nhắc lại lời hứa của Cựu Ước?
Trước hết, chúng ta chú ý đến thành ngữ mà Chúa Giêsu dùng: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà quý vị vừa nghe” (Lc 4,21). Điều này muốn diễn tả Chúa Giêsu mang lại sự viên mãn của ơn cứu độ. Tất cả lời hứa về ơn cứu độ nay đã được thực hiện nhờ Chúa Giêsu bởi vì Người là Đấng Mêsia được chờ đợi từ lâu trong Cựu Ước, được Chúa Cha sai đến để hoàn tất lời hứa. Vì thế, thánh Luca rất thích dùng từ “hôm nay”: “Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho chúng ta” (Lc 2,11; x. 19,9).
Trong lời công bố này, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta biết sứ mạng của Đấng Cứu Thế: Người đến để thực hiện những lời tiên tri Isaia loan báo trong Cựu Ước. Người được Chúa Cha xức dầu và được đổ tràn đầy Thánh Thần để đi loan bao Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, giải thoát những kẻ bị giam cầm, chữa lành người bị mù lòa, trả lại tự do cho người bị áp bức. Người tái lập trật tự xã hội trong đó, công lý, hòa bình và yêu thương phải ngự trị. Quả thật, qua lời nói, hành động và toàn bộ con người của mình, Đức Giêsu Nazarét thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa và sức mạnh cứu độ con người. Bởi thế, khi các môn đệ của Gioan Tẩy Giả đến hỏi Người có phải là Đấng Cứu Thế không, Người đã bảo họ về kể lại cho ông Gioan biết những gì Người đã làm: người mù được thấy, người què được đi, người điếc được nghe, người câm nói được v.v... đúng như lời tiên tri Isaia tiên báo (x. Lc 7,20-22).
Nhưng tại sao ngày hôm nay vẫn còn người nghèo, vẫn còn người bị áp bức, vẫn còn nhiều nhà tù, vẫn còn đó nhiều người mù lòa? Như thế, phải chăng điều Chúa công bố ngày hôm nay vẫn còn chưa được thực hiện?
Để hiểu được ý nghĩa của những lời trên, chúng ta cần phải tiếp cận theo cái nhìn tâm linh. Theo đó, Đức Giêsu loan báo về Nước Thiên Chúa đã hiện diện trên trái đất này. Nước Thiên Chúa đã đến với sự hiện diện của Người. Những ai tin vào Người thì thuộc về Nước Trời. Những ai tin vào Người thì được ơn giải thoát khỏi sự mù lòa tâm linh. Người khai sáng và ban cho họ có khả năng nhìn thấy đường đi, sự thật và sự sống. Những ai bị cầm giữ bởi tội lỗi, nô lệ cho Satan, thì được Người giải thoát nhờ Lời và các phép lạ của Người làm, đặc biệt là nhờ các bí tích mà Người thiết lập, nhất là bí tích Rửa Tội và Giải Tội, giải phóng chúng ta khỏi mọi sự nô lệ của tội lỗi. Nhờ đó chúng ta được trở thành con cái Chúa, được gia nhập Giáo Hội và được thừa hưởng hạnh phúc Nước Trời. Hiểu như thế, ngày hôm nay Chúa Kitô đang thực hiện sứ mạng cứu độ này trong thế giới qua Giáo Hội.

2- Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô
Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần đã thiết lập Giáo Hội để tiếp tục sứ mạng cứu độ con người trên trần gian. Giáo Hội bao gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng hiệp nhất nên một với nhau nhờ một Thánh Thần. Bởi vì, Giáo Hội là Nhiệm Thể Đức Kitô.
Trong bài đọc II, thánh Phaolô ví Giáo Hội như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau. Mỗi chi thể có một vai trò khác nhau nhưng bổ túc cho nhau và phục vụ cho lợi ích chung: Như chân không thể nói với tay: “Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể,” hay các bộ phận khác cũng thế. Mỗi bộ phận có sự lớn nhỏ, mạnh yếu khác nhau nhưng để giúp đỡ nhau.
Trong thân thể Giáo Hội cũng vậy, Thiên Chúa đặt người làm Tông Đồ, người làm ngôn sứ, kẻ làm thầy dạy, người được ơn làm phép lạ, người được ơn chữa bệnh để giúp kẻ khác, để quản trị, để nói tiếng lạ… Tất cả đều đến từ một Chúa Thánh Thần. Đó là những đặc sủng khác nhau nhưng đều có một mục đích chung là phục vụ lợi ích của Giáo Hội (x. 1 Cr 12,12-30).
Như trong một giáo xứ, có linh mục, có thừa tác viên, có hội đồng mục vụ, có giúp lễ, có ca đoàn, có nam nữ tu sĩ, có giáo dân… Đây là những chi thể làm nên một thân thể Giáo Hội của Chúa Kitô. Mỗi người có một vai trò, một sứ mạng riêng nhưng chúng ta đều có chung mục đích là để phục vụ Chúa và Giáo Hội.
Như một vườn hoa với đủ loại hoa màu khác nhau, mỗi loài hoa làm nên vẻ đẹp phong phú của vườn hoa, trong cộng đoàn Giáo Hội có nhiều ơn gọi và chức vụ khác nhau để làm cho Giáo Hội muôn sắc muôn màu. Hay như một dàn hợp xướng, có nhiều ca viên, người đánh đàn, người thổi sáo, người đánh trống, người kéo violon v.v… Mỗi người phải theo sự hướng dẫn của người điều khiển, và mỗi người làm tốt vai trò của mình, thì sẽ tạo ra một bản hòa tấu tuyệt diệu. Cũng thế, trong Giáo Hội, mỗi người có một vị trí khác nhau nhưng hiệp nhất với nhau và cộng tác với nhau để tạo nên một bản nhạc tuyệt vời ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa.
Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta thường có cám dỗ không chấp nhận sự khác biệt của người khác và muốn bắt người khác phải giống mình. Vì thế, chúng ta được mời gọi biết tôn trọng sự khác biệt, đặc sủng và tài năng của người khác, đồng thời phải biết nhìn nhận rằng sự khác biệt là sự giàu có và mỗi đặc sủng Chúa ban là để phục vụ thiện ích chung.

3- Sứ mạng của mỗi Kitô hữu
Những gì Chúa Giêsu công bố và đã được ứng nghiệm nhờ sự hiện diện, lời nói và việc làm của Người. Đó cũng là những gì mà ngày hôm nay chúng ta được mời gọi để sống và thực hiện cho những người xung quanh. Chúa Kitô trao sứ mạng của Người cho mỗi người thực hiện.
Qua suốt chiều dài lịch sử, Giáo Hội luôn nỗ lực thực hiện sứ mạng của Chúa Kitô là loan báo Tin Mừng cho mọi người. Trên thế giới, Giáo Hội đã khai sinh biết bao nhiêu bệnh viện, trường học, các cô nhi viện, các trại cùi, trại tế bần, nhà dưỡng lão… Giáo Hội đã không ngừng dấn thân trong công tác từ thiện, bác ái, xã hội, văn hóa để mang lại cho biết bao nhiêu con người sống xứng đáng với phẩm giá của mình. Đặc biệt, Giáo Hội thực thi sứ vụ cứu độ con người qua việc cử hành các bí tích do Chúa Kitô ủy thác.
Với sứ vụ này, hôm nay mỗi người Kitô hữu được mời gọi dành những nghĩa cử, lời nói, thăm hỏi người nghèo khổ, loan báo tự do cho những ai bị trói buộc bởi các hình thức nô lệ mới trong xã hội hiện đại, phục hồi phẩm giá cho tất cả những ai bị đánh mất nhân phẩm. Nếu chúng ta thực hiện được những điều này, thì lời công bố của Chúa trở thành hiện thực và ứng nghiệm nhờ chứng tá đời sống chúng ta. Ước gì những lời của thánh Phaolô hướng dẫn chúng ta: “Ai làm những việc bác ái, thì hãy làm những điều ấy trong hân hoan” (Rm 12,8).
Lạy Chúa, Chúa đến khai mở Nước Thiên Chúa giữa trần gian và thực hiện lời hứa cứu độ cho con người. Xin cho chúng con luôn ý thức và trân quý những hồng ân Chúa ban, đồng thời biết cộng tác với Chúa và với nhau trong việc cứu rỗi các linh hồn. Amen!


 
Chúa Nhật III Thường Niên -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
23:39 24/01/2019

Nơkhemia 8: 2-4a, 5-6, 8-10; Psalm 18; 1 Cor 12: 12-30; Luca 1: 1-4, 4: 14-21

Bắt đầu Mùa Vọng chúng ta bước vào một năm phụng vụ mới. Năm nay chúng ta nghe phúc âm thánh Luca. Có bao nhiêu phúc âm tuần trước đã trích dẫn từ nhiều tác giả khác làm chúng ta mất định hướng. Nhưng, hôm nay, chúng ta thấy là đang bắt đầu nghe phúc âm thánh Luca cho đến hết năm phụng vụ này. Vì thế hôm nay chúng ta nghe đọc phần mở đầu của phúc âm thánh Luca, tường thuật về bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu khi bắt đầu đi rao giảng. Đó là sự khởi đầu sứ vụ truyền giáo cống khai của Chúa Giêsu và cũng là của chúng ta.

Tôi phải thú nhận là ý nghĩ đầu tiên của tôi về bài phúc âm này là "chúng ta lại bắt đầu trở lại!" Tôi đã từng qua sự thay đổi này nhiều lần rồi. Với tư cách là người rao giảng, và là tín hữu, tôi tự hỏi "tôi có thể nhận được yếu tố hửu ích nào thêm nữa qua phúc âm này?" Lòng trí tôi có cách nào cảm nghiệm điều gì mới qua chuyện này không? Với tư cách là người rao giảng tôi lại tự hỏi, nếu tôi cảm nghiệm được điều gì mới, nhiệt tình hưởng ứng thông qua việc thay đổi này lần nữa hay không? Có ai cũng nghĩ như tôi không?

Có thể thánh Luca nghĩ rằng các người đọc phúc âm của ông cũng nghĩ như vậy. Luca nói với Thêôphilô "nhiều người đã ra công biên soạn bản tường thuật về những điều đã được thực hiện giữa chúng ta". Nhưng, Luca nói ông đã quyết định cũng nên viết một cách có "trình tự" để Thêôphilô nhận thức được rằng bài giáo huấn mà ông đã học được có nền tảng thật vững chắc". Vậy cộng đoàn của thánh Luca có quen thuộc với câu chuyện của Chúa Giêsu không? Câu chuyện có nhàm chán hay đó chỉ là câu chuyện quảng cáo về tôn giáo trên giấy dán tường, được xem như là một phần của cuộc sống bận rộn hay không?

Với lời mở đầu của phúc âm thánh Luca, chúng ta cũng như những người ra đi một cuộc hành trình sẽ đưa chúng ta đến nhiều nơi khác lạ, và sẽ được gặp nhiều người khác nhau. Nhiều người chúng ta sẽ gặp là những người cần được giúp đỡ và họ đi tìm kiếm. Có người thì vui vẻ giúp đở chúng ta trên cuộc hành trình. Trong khi đó có những người khác không màn đến, và gây nghi ngờ, chống đối trên đường chúng ta đi. Chúng ta sẽ thay đổi trong khi chúng ta đi theo chặng đường của phúc âm thánh Luca. Những câu chuyện sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề nan giải đang khởi phát trên thế giới và trong đời sống riêng của chúng ta từ khi chúng ta đã nghe những đoạn này từ ba năm về trước. Mặc dù trong đời sống chúng ta mọi sự xem như bình thường, nhưng, thật ra không có gì như đầu năm 2016.

Nhưng, Lời Chúa không tồn đọng. Không phải là một câu chuyện củ rích nói về những ngày đã qua thời xưa. Lời văn của phúc âm nghe như trong "thì quá khứ", nhưng, thật sự là thuộc về "thì hiện tại" Ít nhất là thì hiện tại cho những người có cặp mắt và tai có đức tin. Bởi thế nếu năm phụng vụ khởi đầu với điều đã nghe thấy thì đây là thời bắt đầu. Và chúng ta cần được chúc lành trước khi chúng ta lên đường đi suốt chuyến hành trình này. Thật ra thì việc đi qua phúc âm thánh Luca là sự vui trong phụng vụ năm nay. Cuộc hành trình này không phải là chuyến đí của người du lịch, mà là chuyến đi của người hành hương. Chúng ta đi qua đất thánh, có chỗ nghỉ ngơi, và có chỗ để cầu nguyện. Và cũng như đi hành hương, chúng ta cần sự chúc lành.

Bắt đầu chuyến hành hương, chúng ta cần sự chúc lành để được một đời sống mới và hăng hái, vui vẻ, vui mừng trong đức tin của chúng ta trong lúc đi. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần một cách đặc biệt trong khi chúng ta nghe người rao giảng loan báo lời Chúa Giêsu "Thần Khí Thiên Chúa xuống trên tôi..." Trong khi chúng ta sửa soạn nghe lời phúc âm năm nay chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần đốt lửa kính mến, ban ân sũng và năng lực hăng say cho thế giới. Xin Chúa Thánh Thần giúp chúng con cảm nhận lửa của Lời Chúa đang đốt cháy trong lòng trí chúng con để hăng say loan báo lời Chúa trong tâm hồn chúng con từ "trong mùa lễ và đến ngoài mùa lễ".

Điều chúng ta nói về các người rao giảng cũng là điều cần cho tất cả các người đã chịu phép rửa tội. Tất cả chúng ta đều được mời gọi loan báo "Tin Vui Mừng" qua lời nói và hành vi của chúng ta. Thật ra, phúc âm này không phải dành cho người rao giảng, nhưng là cho tất cả những ai đã chịu phép rủa, và đã và đang hiệp nhất với Chúa Kitô trong sự sống, sự chết và sự sống lại của Ngài. Nếu chúng ta trung thành nghe lời phúc âm thánh Luca chúng ta sẽ được thêm năng lực về cũng cố ơn gọi của chúng ta, nhờ đó chúng ta sẽ được mời gọi ra đi loan báo triều đại Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã bảo 72 môn đệ ra đi rao giảng (Lc 10:9)

Bài trích phúc âm thánh Luca hôm nay bày tỏ tất cả những sự thật trong sứ vụ của Chúa Giêsu xãy ra dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Chúng ta nghe ông Gioan Tẩy Giả nói là Đấng đến sau tôi sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần. Hôm nay Chúa Giêsu nói rõ là hành vi của Chúa Thánh Thần đó là để chúng ta tránh khỏi tội lỗi và tất cả những o ép của sức cám dỗ. Chúa Giêsu rao giảng bằng cách dùng những hình ảnh quen thuộc được rút ra từ các chủ đề quen thuộc hằng năm của người Do thái: như những người nghèo, người bị tù tội và áp bức đang mong đợi được thực hiện trong Chúa Giêsu như "một năm hồng ân của Chúa". Năm hồng ân đã được công bố. Là niềm hy vọng cho người Do thái đã được thực hiện trong Chúa Kitô. Những nơi trống rỗng đa được đầy tràn. Trong khi chúng ta nghe bài phúc âm chúng ta có nhận thấy đang ở thì "hiện tại" cho lòng trí chúng ta. Đó là điều xãy ra cho chúng ta ngay bây giờ. Trong bài giảng "khai trương" Chúa Giêsu nói đến một ngày sẽ đến trong tương lai của thế giới sẽ đến và sẽ được chấp nhận những gì cần thiết. Thật ra, Chúa Giêsu nói, những gì cần thiết đang được chú ý đến. Chúa Giêsu nói về cả hai phương diện: phần thể xác và phần thiêng liêng, trong khi Ngài công bố "một năm hồng ân của Chúa”. Hình ảnh về năm hồng ân được trích từ sách Leviticus (25: 8-55) và không một người Do thái nào không hiểu ý nghĩa đó.

Đôi khi chúng ta có thể xem Kinh Thánh một cách quá thiêng liêng. Dân chúng mong đợi khi năm hồng ân được ông bố là năm họ được giải thoát những gì áp bức cho cá nhân cũng như cho cộng đoàn. Áp lực vật chất cũng như áp lực tinh thần. Chúa Giêsu công bố sự giải thoát hoàn toàn. Chúa Giêsu nói đến hành động đã bắt đầu với ngày Ngài đến. Và thánh Luca kêu gọi cộng đoàn của ông ta hãy ý thức sự giải thoát như thế trong giáo hội thời đó. Thánh Luca nói đến nhũng hành động giải thoát, và hy vọng là những điều đó khuyến khích cộng đoàn cộng tác vào các hành động đó để giải thoát dân chúng ra khỏi những gì kiềm hãm, áp chế họ. Khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ Ngài, điều Ngài loan báo sẽ xãy ra trong thời gian này cho chúng ta nữa. Một vị tổng thống mới ở Hoa kỳ, trong bài diễn văn khai mạc, ông ta trình bày chương trình ông ta sẽ làm trong nhiệm kỳ ông làm việc. Nhưng, bài diễn giải mở đầu của Chúa Giêsu không những loan báo những điều sẽ xãy ra trong thời kỳ Ngài thi hành sứ vụ, nhưng là cả những điều mà chúng ta sẽ xãy đến trong đời sống hiện nay của những người đang theo Ngài nữa.

Trong khi chúng ta sống qua năm phụng vụ này với thánh Luca, chúng ta sẽ thấy những dấu chỉ thực tế mà Chúa Giêsu loan báo trong đền thờ ở Nadarét hôm đó: người nghèo sẽ nhận được Tin Mừng giữa họ. Chúng ta, những người rao giảng, và giáo dân đến thực hiện nghi thức phụng vụ, chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Chúa Thánh Thần mở miệng lưỡi và lòng trí chúng ta để cùng với thánh Luca, chúng ta có thể rao giảng điều chúng ta nghe hôm nay và suốt năm phụng vụ này.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



3rd SUNDAY -C-
Nehemiah 8: 2-4a, 5-6, 8-10; Psalm 19; 1 Cor 12: 12-30; Luke 1: 1-4, 4: 14-21

In Advent we began a new liturgical year with a focus on Luke’s gospel. There have been enough exceptions since then to distract us. But today, you will have noticed, we are beginning our "year of Luke" in earnest. From now till the end of this liturgical year we will move through Luke in a more-or-less sequential fashion. So, today’s gospel reading starts with the prologue and an account of Jesus’ first preaching. We are at the beginning of his public ministry and, in a way, ours as well.

I have to confess my first thought on seeing today’s gospel – "here we go again." I have been though this cycle before – many times before. As a preacher and worshiper I wonder, "What new message and insights can I possibly gain from this gospel? What new ways can my heart, mind and spirit be moved by this all-too familiar account? From a preacher’s perspective I wonder if I can find a fresh approach and, yes, enthusiasm to do this cycle again? Anyone else feel the way I do?

Maybe Luke thinks his readers are in a similar frame of mind. There have been, he says to Theophilus, many who have attempted "to compile a narrative of the events that have been fulfilled among us." But, he says, he has decided to write this "orderly sequence" so that Theophilus "...may realize the certainty of the teachings you have received." Was Luke’s community also too familiar with the story of Jesus? Did the story lack freshness and was it just part of their religious wallpaper – there – but taken for granted in the daily rush of life?

At the beginning of Luke we are like people setting out on a journey that will take us to different places and introduce us to a variety of people. Many we meet will be needy and searching; others will be friendly and help us on our way; while still others, will be hostile and try to toss doubts and objections along our path. We will change as we travel through Luke’s gospel. The narratives will nurture us and address issues that have arisen in the world and our personal lives since we last heard these passages in our assembly three years ago. Even if our lives seem to be pretty much the same, in truth, nothing is as it was early in 2016.

But the Word of God is not stagnant. It isn’t an old story for and about days long gone. The grammar of the gospel may sound "past tense," but it is very much "present tense." At least it can be present tense for faithful eyes and ears. So, if the liturgical year starts on a note of "deja vu, all over again" (to borrow Yogi Berra’s phrase), then we may need a blessing before we start out on our journey. Actually, our travels through Luke and this year’s liturgical celebrations, are less tourist adventures and more pilgrimage. We are traveling to a holy place with rest and prayer stops along the way. And, just as the pilgrims of old, we travel together.

We pilgrims begin our travels invoking a blessing – for a breath of new life and a yearning for renewed enthusiasm, joy and celebration in our faith walk. We invoke the Spirit in a special way as we read about the preacher Jesus’ proclamation that, "the Spirit of the Lord is upon me...." As we prepare for this cycle of preaching, we ask that the Spirit set a fire that reignites our preaching gifts and enthusiasm for the Word. O Holy Spirit, help us feel the fire of the Word in our belly and the passion to proclaim it in our hearts, "in season and out of season."

What we say about preachers applies to all the baptized. All are called by our baptism to proclaim "glad tidings" by our words and actions. This gospel, after all, is not only for preachers, but for all who have entered the waters and been united with Christ in his life, death and resurrection. A faithful hearing of Luke’s gospel will reinforce our call as we again receive the mandate to proclaim the reign of God that Jesus will give later in the gospel to the seventy two (10:9).

Today’s passage shows what is true in all of Luke: Jesus’s ministry is under the movement and activity of the Holy Spirit. We heard John the Baptist say that the one who was to come would baptize with the Spirit. The work of that Spirit, Jesus makes plain today, is that of freedom from sin and all forms of imprisonment. Jesus preaches using images drawn from familiar Jewish jubilee themes. What the poor, imprisoned and oppressed have yearned for, has become a reality in Jesus, "a year acceptable to the Lord," a jubilee, has been proclaimed. What was a hope in the hearts of the Jewish people has become a reality in Christ. Emptiness has been fulfilled. As we hear the text we take its present-tense timing to heart. It is meant for us – now. In his "inaugural speech" Jesus is not saying that someday in the future the forgotten of the world will be recognized and their needs addressed. Rather, he says, these needs are presently being addressed. Jesus is speaking of both physical and spiritual release as he announces a "year acceptable to the Lord." The jubilee imagery is drawn from Leviticus (25: 8-55) and no Jew would miss the implications.

At times we can over-spiritualize the scriptures. What the people anticipated when a jubilee year was proclaimed, was a release from whatever oppressed a person or community – be it spiritual, or material enslavement. Jesus declares total release. He is speaking of actions that have begun to take place with his arrival and Luke is inviting his community to notice a similar release and freedom happening in the church of his time. Luke is pointing to such liberating acts and in telling this account hoping to encourage his community’s participation in actions that free people from whatever enslaves, or weighs them down. What Jesus announced as arriving with his ministry, is supposed to be happening in our time as well. A new president of the U.S. gives an inaugural speech which outlines what are supposed to be the policies and actions during the president’s administration. Jesus’ inaugural speech announces not only what will happen during his "term of office," but what will characterize the lives of his followers as well.

As we go through this year with Luke we will see concrete signs of what Jesus announced in the Nazareth synagogue that day – the poor have glad tidings announced and enacted in their midst. We preachers and worshipers gather and we pray for the Spirit to loosen our tongues and enliven our hearts so that we preach and live what we hear today and throughout the days of the "year of Luke."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng gọi bức tường biên giới là dấu hiệu 'sợ sệt', nói ngài muốn thăm Iraq
Vũ Văn An
05:02 24/01/2019
TRÊN CHUYẾN MÁY BAY CHỞ Đức Giáo Hoàng- Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn đến Iraq, đã xác nhận ngài sẽ du hành tới Nhật Bản vào tháng 11 và mô tả bức tường được xây ở biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ là kết quả của nỗi sợ hãi khiến mọi người hành động phi lý.



Đức Phanxicô đang trên đường đến Panama, và mặc dù ngài thường không trả lời các cuộc phỏng vấn chính thức hoặc các cuộc họp báo trên các chuyến bay đi ra của mình, vào thứ Tư, ngài đã cung ứng một số lời tuyên bố với một số nhà báo đi cùng ngài khi ngài đích thân chào hỏi từng người họ.

Nói chuyện với một nhà báo người Ý gần đây có tới Tijuana, Mễ Tây Cơ và là người nói với Đức Giáo Hoàng rằng bức tường đề xuất của chính quyền Trump được dự kiến sẽ nới ra tới tận đại dương, mô tả nó như là một "chuyện điên", Đức Giáo Hoàng đã trả lời: "nỗi sợ khiến chúng ta ra hóa khùng."

Crux đã gửi cho Đức Phanxicô một thông điệp từ tổng giám mục mới được phong chức của Mosul, Irak, người muốn xin Đức Giáo Hoàng đến thăm đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

Ngài nói với một nụ cười "Có, nhưng chính họ nói với tôi bây giờ không phải lúc. Chắc chắn, họ đã đánh nhau. Nhưng đó là lý do tại sao tôi gửi Quốc vụ khánh tới đó... Tôi muốn đi, và trong lúc chờ đợi, tôi theo dõi tình hình chặt chẽ".

[Đức Phanxicô đang nhắc đến một chuyến đi vào dịp Giáng Sinh đến Iraq của Đức Hồng Y người Ý Pietro Parolin, Quốc vụ Vatican và phụ tá ngoại giao hàng đầu của ngài.]

Một trong những thành viên trong đoàn tùy tùng của ngài đã nói với Crux ngay sau đó "để đưa ra một dấu hiệu hòa bình, Đức Giáo Hoàng dám lên cả mặt trăng".

Đức Tổng Giám Mục Michael Najeeb Mousa đã được Đức Hồng Y Raphael Sako tấn phong vào Thứ Sáu tuần trước, và việc bổ nhiệm ngài được coi là một dấu hiệu hy vọng. Tuy nhiên, 95% thành phố đã bị ISIS phá hủy, điều này có nghĩa là Đức Cha Mousa không còn nơi nào để sống và không còn nhà thờ nào còn lành lặn. Ngài nói với Crux rằng ngài có kế hoạch sống ở Karamles gần đó cho đến khi ngài có thể có sẵn "một phòng".

Trò chuyện với một nhà báo Nhật Bản, Đức Phanxicô đã xác nhận điều mà lâu nay người ta đồn đại: ý định đến thăm Nhật Bản vào tháng 11. Tuy nhiên, ngài không đưa ra bình luận nào về việc dừng lại ở Bắc Triều Tiên, giống như ngài đã làm ở Cuba trên đường tới Mễ Tây Cơ vào tháng 2 năm 2016 để tổ chức một cuộc họp lịch sử với Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga.

Người ta cũng biết rõ: Đức Giáo Hoàng quan tâm đến tình hình ở bán đảo Triều Tiên và khi ngài đến thăm Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2014, người ta cũng đồn rằng ngài có thể đến gần biên giới chia cắt hai quốc gia.

Cristina Cabrejas, một nhà báo người Tây Ban Nha của hãng tin EFE, đã trình bầy với Đức Phanxicô một miêu tả của báo tranh trẻ em về cậu bé 14 tuổi xuất phát từ Mali bị chết đuối năm 2015, trong một trong những vụ đắm tàu tệ hại nhất ở Địa Trung Hải. Từ lâu, Đức Phanxicô vốn quan tâm đến số phận của những người di cư, vì chuyến đi đầu tiên của ngài là đến đảo Lampedusa của Ý, cảng nhập cảnh vào châu Âu của nhiều người chạy trốn khỏi Châu Phi và Trung Đông. Nó diễn ra ngay sau khi một con tàu bị chìm vào năm 2013, khiến Đức Giáo Hoàng xúc động tận cõi lòng.

Mặc dù có thể là không đáng tin, nhưng có tin đồn nói rằng Đức Phanxicô đã yêu cầu Quốc vụ khanh tổ chức chuyến đi đó và được cho biết là rất phức tạp, vì ngài đang chuẩn bị phải tới Brazil dự Ngày Giới trẻ Thế giới ngay sau đó. Tuy nhiên, người ta cho rằng Đức Giáo Hoàng đã từ chối không chấp nhận câu trả lời không và đã mua cho mình một vé máy bay tới Lampedusa dưới tên riêng của ngài, là Jorge Mario Bergoglio. Alitalia, hãng hàng không theo lịch sử vốn đưa Đức Giáo Hoàng thực hiện các chuyến đi nước ngoài, đã cho Vatican biết chuyện và chuyến đi trở nên không phức tạp.

Cậu bé trong bức ảnh được trình bày trước Đức Giáo Hoàng, gần đây được nhận dạng bởi một bác sĩ pháp y (forensic) người Ý đang làm việc để nhận dạng các thi thể của các vụ tai nạn xảy ra, đã khâu điểm học bạ của mình vào túi quần, nghĩ rằng, vì chúng tốt, chúng sẽ phục vụ em như một hộ chiếu và mở cho em cánh cửa đến một cuộc sống mới.

Cabrejas đã đưa cho Đức Giáo Hoàng một cuốn sách của bác sĩ pháp y, và khi ngài đưa nó cho một người giúp ngài, Đức Phanxicô đã yêu cầu vị này "giữ nó ở một nơi thuận tiện, vì tôi muốn nói về điều này trên đường về".

Giáo hoàng rất thoải mái và có tâm trạng tốt, dành thời gian cho từng nhà báo, thậm chí ký một tấm bưu thiếp cho con trai của một phóng viên, một em bé sẽ lãnh nhận phép thêm sức từ tay ngài vào thứ Bảy khi cha em vắng mặt.

Một dấu hiệu khác cho thấy tâm trạng tốt của ngài là nhiều câu chuyện vui mà ngài đã kể trong gần một giờ chào hỏi mọi người. Một trong số chuyện vui đó là với phóng viên kiêm nhiếp ảnh người Mỹ Scott King of Fox, người đã nói với Đức Giáo Hoàng "chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha", nghe thế, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra câu đáp hài hước rất tiêu chuẩn của ngài: "Cho tôi hay chống lại tôi?"

Được Crux yêu cầu tránh đi du lịch vào tháng 1 năm sau và thay vào đó là vào tháng 2, vì truyền thống đi du lịch đầu năm mới làm gián đoạn thời gian nghỉ hè của gia đình, Đức Phanxicô cười, xin lỗi và nói "tôi không chắc mình sẽ còn sống tới năm sau hay không", một điều ngài đã nói nhiều lần trước đây.









 
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn Panama
J.B. Đặng Minh An dịch
13:02 24/01/2019

Xem hình ảnh

Hôm thứ Năm, 24 tháng Giêng, ngày đầy đủ đầu tiên của ngài tại quốc gia Trung Mỹ Panama, Đức Thánh Cha đã nói chuyện với chính quyền, đại diện của xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại dinh tổng thống Palas de las Garzas ở thủ đô Panama. Phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha, là tiếng mẹ đẻ của ngài, Đức Thánh Cha đã gợi lên hình ảnh của một “tổ quốc vĩ đại” như Simon Bolivar đã hình dung khi ngắm nhìn Panama như một vùng đất của sự hội tụ và của những giấc mơ.

Đức Thánh Cha nói:


Thưa tổng thống,
Các vị hữu trách,
Kính thưa quý vị,


Tôi cám ơn Tổng thống, vì những lời chào mừng và lời nói ưu ái của ngài mời tôi đến thăm đất nước này. Qua tổng thống, tôi xin gởi lời chào và cám ơn đến tất cả người dân Panama, từ Darién đến Chiriquí và Bocas del Toro, đã nỗ lực tuyệt vời để chào đón đông đảo những người trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới. Cám ơn các bạn đã mở rộng cánh cửa nhà của các bạn cho chúng tôi.

Tôi bắt đầu cuộc hành hương của mình trong khu vực lịch sử này, nơi Simón Bolívar đã tuyên bố rằng “nếu thế giới phải chọn thủ đô của mình, Isthmus của Panama chắc chắn sẽ được chọn cho sứ mệnh vĩ đại này”, và đã thuyết phục các nhà lãnh đạo vào thời đó hãy thực hiện giấc mơ thống nhất Tổ quốc vĩ đại. Đó là một lời hiệu triệu giúp chúng ta nhận ra rằng các dân tộc của chúng ta có thể tạo ra, trui rèn và trên hết là mơ về một tổ quốc vĩ đại có thể bao gồm sự tôn trọng và đón nhận sự phong phú đa văn hóa của mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa. Lấy cảm hứng này, chúng ta có thể nhìn Panama như một vùng đất của hội tụ và của những giấc mơ.

1. Một vùng đất hội tụ

Điều này đã được nhìn thấy trong Công Nghị Panama [vào thời đó] và cả ngày nay trong sự hiện diện của hàng ngàn người trẻ mang theo hy vọng và mong muốn được gặp gỡ và cử mừng với nhau.

Nhờ vào vị trí thuận lợi của mình, đất nước của các bạn là vùng đất chiến lược không chỉ đối với khu vực mà còn đối với toàn thế giới. Panama là cầu nối giữa các đại dương và là vùng đất tự nhiên cho sự gặp gỡ. Quốc gia hẹp nhất trong toàn lục địa Mỹ Châu này là biểu tượng cho sự bền vững phát sinh ra từ khả năng tạo ra các mối liên kết và các liên minh. Năng lực này hình thành nên tâm hồn của dân tộc Panama.

Mỗi người trong các bạn đều có một vị trí đặc biệt trong việc xây dựng quốc gia, và được mời gọi để bảo đảm rằng vùng đất này có thể sống theo ơn gọi của mình là một vùng đất của hội tụ và gặp gỡ. Điều này liên quan đến các quyết định, những cam kết và nỗ lực hàng ngày để bảo đảm rằng tất cả mọi người đều có cơ hội để cảm thấy rằng họ là những tác nhân của vận mệnh chính mình, gia đình và cả quốc gia nữa. Không thể nghĩ đến tương lai của một xã hội nếu không có sự tham gia tích cực – chứ không phải chỉ là trên danh nghĩa mà thôi - của mỗi thành viên, theo một cách thế mà nhân phẩm của người ấy được thừa nhận và bảo đảm thông qua khả năng tiếp cận với một nền giáo dục có phẩm chất cao, và những công ăn việc làm xứng đáng. Hai thực tế này giúp chúng ta có thể nhận ra và đánh giá cao tài năng và sự năng động sáng tạo của dân tộc này. Cũng thế, chúng là thuốc giải độc tốt nhất cho bất kỳ hình thái “bảo hộ” nào hạn chế quyền tự do của các công dân, buộc họ phải tùng phục hay xem thường phẩm giá của họ, đặc biệt của những người nghèo nhất.

Tài năng của những vùng đất này được ghi dấu bằng sự phong phú của các dân tộc bản địa như những người bribri, bugle, emberá, kuna, Nasoteribe, ngäbe và waunana, là những dân tộc có rất nhiều điều để liên hệ đến và nhắc nhớ về văn hóa và tầm nhìn của họ đối với thế giới. Tôi chào họ và tôi cảm ơn họ. Trở thành một vùng đất hội tụ có nghĩa là cử mừng, thừa nhận và lắng nghe điều gì là đặc thù của từng dân tộc này và của tất cả những người nam nữ đang tạo nên bộ mặt của Panama và đang làm việc để xây dựng một tương lai hy vọng. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ thiện ích chung và đặt chúng vượt lên trên tư lợi của một cá nhân hoặc chỉ một vài người khi chúng ta có một quyết định quyết liệt muốn chia sẻ trong công lý thiện ích của ta.

Thế hệ trẻ, với niềm vui và sự nhiệt tình, với tự do, sự nhạy cảm và năng lực phê phán, đòi hỏi người lớn, và đặc biệt là tất cả những người thực hiện vai trò lãnh đạo trong cuộc sống công cộng, phải sống một cuộc sống xứng hợp với phẩm giá và quyền bính mà họ nắm giữ và đã được trao phó cho họ. Họ được mời gọi sống đơn sơ và minh bạch, với tinh thần trách nhiệm rõ ràng đối với người khác và đối với thế giới của chúng ta. Họ được mời gọi sống một cuộc sống minh chứng rằng công bộc của dân là một từ đồng nghĩa với trung thực và công lý, và phản nghĩa với tất cả các hình thái tham nhũng. Những người trẻ tuổi đòi hỏi một cam kết trong đó tất cả - bắt đầu từ những người trong chúng ta tự xưng mình là Kitô hữu – hãy có gan dạ để xây dựng một nền chính trị nhân văn thực sự (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, 73) khiến cho con người trở thành trung tâm và con tim của mọi thứ. Đó là một nền chính trị hoạt động để xây dựng một nền văn hóa minh bạch hơn trong chính phủ, trong khu vực tư nhân và toàn dân, theo lời cầu nguyện của bạn cho đất nước mình: “Xin cho chúng tôi lương thực hàng ngày: xin cho chúng con có thể dùng bữa trong nhà mình, và trong một tình trạng sức khỏe xứng đáng với con người.”

2. Vùng đất của những giấc mơ

Trong những ngày này, Panama sẽ không chỉ được đề cập đến như một trung tâm trong khu vực hoặc một địa điểm chiến lược về phương diện thương mại, hay là nơi quá cảnh của con người: nó sẽ biến thành một trung tâm của hy vọng. Đó là một điểm gặp gỡ nơi những người trẻ đến từ khắp năm châu, tràn ngập ước mơ và hy vọng, sẽ ăn mừng, gặp gỡ nhau, cầu nguyện và khơi dậy mong muốn và cam kết của họ để xây dựng một thế giới nhân bản hơn. Qua đó, họ sẽ thách thức những quan điểm thiển cận và ngắn hạn, bị quyến rũ bởi sự cam chịu hoặc lòng tham lam, hay đang bị làm mồi ngon cho não trạng sùng bái kỹ thuật, tin rằng cách duy nhất tiến lên là tuân theo luật cạnh tranh, mạnh được yếu thua, trong đó kẻ mạnh ăn trên lưng của kẻ yếu (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, 53). Tin như thế là đóng cửa tương lai, khép kín một viễn tượng mới của nhân loại. Khi chào đón những giấc mơ của những người trẻ tuổi này, Panama một lần nữa lại trở thành vùng đất của những ước mơ thách thức rất nhiều những định kiến trong thời đại chúng ta và mở ra những chân trời thiết yếu có thể làm phong phú con đường phía trước thông qua một cái nhìn tôn trọng và từ bi với người khác. Trong những ngày này, chúng ta sẽ chứng kiến việc mở ra các kênh giao tiếp và hiểu biết mới, các kênh liên đới, sáng tạo và hỗ trợ lẫn nhau; các kênh của tình nhân loại thúc đẩy những dấn thân và vượt qua tình trạng vô danh và cô lập, cho một cách kiến tạo lịch sử mới.

Một thế giới khác là điều có thể! Chúng ta biết điều này và những người trẻ tuổi thúc giục chúng ta dự phần vào việc xây dựng thế giới đó, để giấc mơ của chúng ta không còn là phù du hay phù phiếm, mà có thể thúc đẩy một giao ước xã hội trong đó mọi người đều có cơ hội mơ về một ngày mai. Quyền tương lai cũng là một nhân quyền.

Hướng về chân trời này, những lời của Ricardo Miró dường như trở nên sống động. Khi hát về quê hương yêu dấu của mình, anh nói: “Khi họ nhìn thấy quê hương của tôi, họ có thể nói rằng miền đất này được hình thành bởi thánh ý Thiên Chúa, để dưới ánh mặt trời chiếu soi, cả nhân loại có thể hội tụ trên dải đất này” (Patria de mis amores).

Một lần nữa tôi cám ơn các bạn vì tất cả những gì các bạn đã làm để biến cuộc gặp gỡ này thành hiện thực và tôi bày tỏ với ngài, thưa Tổng thống, và tất cả những người có mặt ở đây, cũng như tất cả những ai tham gia cùng chúng ta qua các phương tiện truyền thông, những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi cho niềm hy vọng và niềm vui mới trong sự phục vụ thiện ích chung.

Cầu xin Đức Mẹ Santa Maria La Antigua, chúc phúc và phù hộ Panama.

Source Libreria Editrice Vaticana MEETING WITH THE AUTHORITIES, WITH THE DIPLOMATIC CORPS AND WITH REPRESENTATIVES OF SOCIETY ADDRESS OF HIS HOLINESS Palacio Bolivar – Ministry of Foreign Affairs (Panama) Thursday, 24 January 2019
 
Huấn từ của Đức Thánh Cha với các bạn trẻ trong cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama
J.B. Đặng Minh An dịch
20:20 24/01/2019


Xem hình

Lúc 9 giờ 45 sáng thứ Năm 24 tháng Giêng, nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha đã diễn ra tại Phủ Tổng Thống. Sau các nghi thức này, Đức Thánh Cha đã hội kiến với Tổng thống Juan Carlos Varela, và đã gặp chính quyền dân sự và đại diện các tầng lớp văn hóa xã hội Panama và ngoại giao đoàn tại dinh Bolivar.

Hoạt động tiếp theo của Đức Thánh Cha là cuộc gặp gỡ các Giám Mục Trung Mỹ tại nhà thờ Thánh Phanxicô thành Assisi vào lúc 11 giờ 15.

Hoạt động cuối cùng của ngài là cuộc gặp gỡ đầu tiên trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama với các bạn trẻ tại Cánh đồng Santa Maria la Antigua vào lúc 5 giờ 30 chiều.

Trong bài huấn từ với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói:


Các bạn trẻ thân mến, chào buổi tối!

Thật hay biết bao khi lại được gặp nhau, lần này ở một vùng đất tiếp đón chúng ta thật rạng rỡ và ấm áp! Khi chúng ta tụ tập ở Panama, Ngày Giới trẻ Thế giới một lần nữa là một cử hành của niềm vui và hy vọng cho toàn Giáo Hội; và, đối với thế giới, đó là một chứng tá đức tin.

Tôi nhớ rằng ở Krakow, một số người hỏi liệu tôi có đến được Panama không, và tôi nói với họ: “Tôi không biết, nhưng chắc chắn Phêrô sẽ ở đó. Phêrô sẽ có mặt ở đó”. Hôm nay tôi rất vui được nói với các bạn: Phêrô đang ở bên các các bạn, để cử mừng và canh tân các bạn trong đức tin và hy vọng. Phêrô và Giáo Hội cùng đi với các bạn, và chúng tôi muốn nói với các bạn rằng đừng sợ hãi, hãy tiếp tục đưa ra những chứng tá thuyết phục hơn cho Tin Mừng với cùng năng lượng tươi mới và sự bồn chồn giúp chúng ta hạnh phúc hơn và sẵn sàng hơn. Để tiến bước, đừng tạo ra một Giáo Hội song song “vui” hơn, hay “hấp dẫn” hơn, bằng một sự kiện giới trẻ đẹp mắt, như thể đó là tất cả những gì các bạn cần đến hay muốn có. Lối suy nghĩ đó sẽ không tôn trọng cả các bạn lẫn mọi thứ mà Thánh Linh đang nói qua các bạn.

Hoàn toàn không phải như thế! Với các bạn, chúng ta muốn tái khám phá và đánh thức sự tươi mới và trẻ trung không ngừng của Giáo Hội, đồng thời mở lòng chúng ta ra cho một Lễ Ngũ Tuần mới (x. Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, Tài liệu cuối cùng, 60). Như chúng ta đã trải nghiệm tại Thượng Hội Đồng Giám Mục này, điều đó chỉ có thể xảy ra nếu, qua lắng nghe và chia sẻ, chúng ta khuyến khích nhau tiếp tục tiến bước và làm chứng bằng cách công bố Chúa qua việc phục vụ những anh chị em của chúng ta một cách cụ thể.

Tôi biết rằng đến được nơi đây không phải là dễ [đối với nhiều người trong các bạn]. Tôi biết các bạn cần cơ man những nỗ lực và hy sinh để có thể tham gia vào Ngày giới trẻ này. Nhiều tuần làm việc và dấn thân, nhiều cuộc gặp gỡ suy tư và cầu nguyện, đã khiến cho cuộc hành trình tự nó đã là một phần thưởng. Một môn đệ không chỉ đơn thuần là một người đi đến một nơi nào đó, mà là một người cất bước lên đường một cách quả quyết, không ngại mạo hiểm và tiếp tục tiến bước. Đây là niềm vui lớn: đó là tiếp tục tiến bước. Các bạn không sợ mạo hiểm và tiếp tục lữ hành. Hôm nay, tất cả chúng ta có thể đến được khu vực này bởi vì trong một thời gian, tại các cộng đồng khác nhau của chúng ta, tất cả chúng ta đã cùng nhau “lên đường”.

Chúng ta đến từ các nền văn hóa và dân tộc khác nhau, chúng ta nói các ngôn ngữ khác nhau và chúng ta ăn mặc khác nhau. Mỗi dân tộc của chúng ta đã có một lịch sử khác nhau và sống qua những tình huống dị biệt. Chúng ta khác nhau theo nhiều cách! Nhưng không điều nào trong số những điều đó có thể ngăn chúng ta gặp nhau và vui mừng được ở bên nhau. Chúng ta biết lý do là vì có một cái gì đó hợp nhất chúng ta. Ai cũng là một người anh em với chúng ta. Hỡi các bạn, những người trẻ thân yêu, đã hy sinh nhiều thứ để có thể gặp nhau và bằng cách này, các bạn đã trở thành những thầy dạy đích thực và những thợ xây thực sự của nền văn hóa gặp gỡ. Qua hành động và đường lối của các bạn, qua cách thức các bạn nhìn nhận sự việc, những mong muốn của các bạn và trên hết là sự nhạy cảm của các bạn, các bạn đang bác bỏ cái lối nói chuyện có ý định gieo rắc sự chia rẽ, loại trừ hoặc từ khước những ai “không giống như chúng ta”. Đó là vì các bạn có bản năng nhận biết một cách trực giác rằng tình yêu đích thực không loại bỏ những khác biệt chính đáng, nhưng hòa hợp chúng trong một thể thống nhất ưu việt hơn (Đức Bênêđíctô XVI, Bài giảng ngày 25 tháng Giêng năm 2006). Mặt khác, chúng ta biết rằng cha đẻ của những lời dối trá ưa chuộng những kẻ chia rẽ nhau, và thích cãi vã với những người đã học cách làm việc cùng nhau.

Các bạn dạy chúng tôi rằng gặp gỡ nhau không có nghĩa là phải nhìn cho giống nhau, hay suy nghĩ giống nhau hay làm những điều tương tự như nhau, nghe cùng một bản nhạc hoặc mặc cùng một chiếc áo túc cầu. Không, hoàn toàn không phải như thế. Văn hóa gặp gỡ là một lời mời gọi chúng ta dám sống một giấc mơ chung. Vâng, một giấc mơ tuyệt vời, một giấc mơ trong đó ai cũng có một chỗ dành cho mình. Vì ước mơ ấy mà Chúa Giêsu đã hiến mạng sống trên thập giá, mà Thánh Linh Thiên Chúa đã được tuôn tràn vào ngày Lễ Ngũ Tuần và mang ngọn lửa đến con tim của mọi người nam nữ, con tim của các bạn và của tôi, với hy vọng tìm được không gian để lớn lên và tăng trưởng. Một giấc mơ mang tên Giêsu, được Chúa Cha gieo vào lòng người với niềm tin rằng nó sẽ lớn lên và sống động trong mọi trái tim. Một giấc mơ chạy trong huyết quản của chúng ta, làm rung động con tim chúng ta và khiến chúng nhảy mừng bất cứ khi nào chúng ta nghe lệnh truyền này: “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13: 34-35).

Một vị thánh đến từ những vùng đất này thích nói rằng: “Kitô Giáo không phải là một tập hợp những sự thật cần phải tin, những quy tắc cần phải tuân theo hoặc những điều cấm đoán. Nhìn theo cách đó làm nản chí chúng ta. Kitô giáo là một người yêu tôi vô biên, là người đòi hỏi và cầu xin tình yêu của tôi. Kitô giáo là Chúa Kitô” (xem Thánh Oscar Romero, Bài giảng ngày 6 tháng 11 năm 1977). Kitô Giáo nghĩa là theo đuổi giấc mơ mà vì đó Ngài hiến mạng sống mình, là yêu bằng chính tình yêu mà Người đã yêu thương chúng ta.

Chúng ta có thể hỏi: Điều gì khiến chúng ta hiệp nhất với nhau? Tại sao chúng ta lại hiệp nhất với nhau? Điều gì khiến chúng ta gặp gỡ nhau? Đó là sự xác tín rằng chúng ta đã được yêu bằng một tình yêu sâu sắc mà chúng ta không thể, và cũng không muốn giữ im lặng trước một tình yêu thách thức chúng ta đáp lại theo cùng một cách: đó là yêu thương. Chính tình yêu của Chúa Kitô thúc giục chúng ta (xem 2 Cor 5:14).

Đó là một tình yêu không đè nặng hay áp chế, không gạt sang một bên hay làm câm nín, không làm nhục hay độc đoán. Đó là tình yêu của Chúa, một tình yêu hàng ngày, kín đáo và tương kính; một tình yêu tự do và giải phóng, một tình yêu chữa lành và vực dậy. Tình yêu của Chúa nâng cao hơn là hạ gục, hòa giải hơn là cấm đoán, đưa ra những đổi mới hơn là lên án, hướng đến tương lai hơn là quá khứ. Đó là tình yêu thầm lặng của một bàn tay chìa ra để phục vụ, một dấn thân mà không có ý muốn thu hút sự chú ý đến chính mình.

Các bạn có tin vào tình yêu này không? Đó có phải là một tình yêu có ý nghĩa không?

Đây cũng là cùng một câu hỏi và cùng một lời mời đã được gửi đến Đức Maria. Thiên thần hỏi Mẹ có muốn mang giấc mơ này trong cung lòng Mẹ và ban sự sống cho nó, để biến nó thành xác thịt. Mẹ đáp lại: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền.” (Lc 1:38). Đức Maria tìm thấy sự can đảm để nói tiếng xin vâng. Mẹ tìm thấy sức mạnh để mang lại sự sống cho giấc mơ của Chúa. Thiên thần đang hỏi điều tương tự nơi mỗi người trong các bạn và chính tôi. Các bạn có muốn giấc mơ này trở nên sống động không? Các bạn có muốn làm cho nó có xương có thịt bằng đôi tay, đôi chân, ánh mắt, và con tim các bạn không? Các bạn có muốn tình yêu của Chúa Cha mở ra những chân trời mới cho các bạn và đưa các bạn đi theo những con đường chưa hề nghĩ đến hay hy vọng, chưa hề mơ ước hay mong đợi, khiến cho trái tim chúng ta vui mừng, ca hát và nhảy múa không?

Liệu chúng ta có đủ can đảm để nói với thiên thần, như Đức Maria đã nói: Này tôi là tôi tớ Chúa; xin cứ làm cho tôi như lời đã phán hứa?

Các bạn trẻ thân mến, kết quả đầy hy vọng nhất của Ngày giới trẻ này sẽ không phải là một tài liệu cuối cùng, một lá thư chung hay một chương trình sẽ được thực hiện. Kết quả tràn đầy hy vọng nhất của cuộc gặp gỡ này sẽ là khuôn mặt của các bạn và một lời cầu nguyện. Mỗi bạn sẽ trở về nhà với sức mạnh mới phát sinh từ mỗi cuộc gặp gỡ với những người khác và với Chúa. Các bạn sẽ trở về nhà tràn đầy Chúa Thánh Thần, để các bạn có thể nâng niu và giữ cho sống động giấc mơ khiến chúng ta trở thành anh chị em với nhau, và chúng ta không được để cho sự giá băng phát triển trong lòng thế giới chúng ta. Bất cứ nơi nào chúng ta có thể có mặt và bất cứ điều gì chúng ta có thể làm, chúng ta hãy luôn có thể nhìn lên và nói “Lạy Chúa, xin dạy con yêu, như Chúa đã yêu chúng con”. Các bạn hãy lặp lại những lời đó với tôi nhé: “Lạy Chúa, xin dạy con yêu như Chúa đã yêu chúng con”

Chúng ta không thể kết thúc cuộc gặp gỡ đầu tiên này mà không đưa ra lời cám ơn. Cám ơn tất cả những người đã chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới này với rất nhiều tâm huyết. Cám ơn các bạn đã khuyến khích nhau xây dựng và chào đón, và cám ơn vì đã nói tiếng “xin vâng” với giấc mơ của Thiên Chúa muốn thấy các con trai và con gái của Ngài tụ họp lại với nhau. Xin cám ơn Đức Tổng Giám Mục Ulloa và các cộng tác viên của ngài đã giúp Panama ngày hôm nay không chỉ là một kênh đào nối liền các đại dương, mà còn là một kênh nơi giấc mơ của Chúa tiếp tục tìm ra những dòng chảy mới cho phép nó phát triển, nhân lên và lan rộng đến khắp cùng bờ cõi trái đất

Các bạn thân mến, xin Chúa Giêsu chúc phúc cho các bạn và Đức Mẹ Antigua luôn đồng hành cùng các bạn, để chúng ta có thể nói mà không sợ hãi, như Mẹ đã từng nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền.”


Source: Vatican News Pope Francis' speech at WYD 2019 opening ceremony: Full text
 
Nguyên văn bài nói chuyện của Đức Phanxicô với các giám mục Trung Mỹ
Vũ Văn An
22:03 24/01/2019


Xem Hình

Đức Phanxicô đã nói chuyện với các vị thuộc Văn Phòng Thư Ký Các Giám Mục Trung Mỹ, nhắc nhớ lịch sử vinh quang của Giáo Hội trong vùng từng có rất nhiều người nam nữ, linh mục, người thánh hiến và giáo dân, đã tận hiến đời mình, thậm chí đổ máu mình để giữ cho tiếng nói tiên tri sống động trước các bất công, nghèo đói lan tràn và lạm quyền.

Ngài cũng đề cập tới các chủ đề khó khăn, trong đó có các vấn đề di dân và bạo lực kinh niên.



Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài:

Các hiền huynh thân mến,

Tôi xin cám ơn Đức Tổng Giám Mục José Luis Escobar Alas của San Salvador về những lời nghinh đón nhân danh mọi người. Tôi rất vui khi được ở bên các hiền huynh và chia sẻ một cách gần gũi và trực tiếp hơn những hy vọng, dự án và ước mơ của các hiền huynh trong tư cách các mục tử mà Chúa đã giao phó sự chăm sóc cho dân thánh của Người. Cảm ơn các hiền huynh đã chào đón tôi trong tình huynh đệ.

Gặp gỡ các hiền huynh cũng cho tôi cơ hội để ôm hôn các dân tộc của các hiền huynh và cảm thấy gần gũi hơn với họ, để thực hiện các khát vọng của riêng tôi, nhưng cũng là sự thất vọng của họ, và trên hết là đức tin không thể lay chuyển, vốn luôn khôi phục hy vọng và khuyến khích bác ái. Cảm ơn các hiền huynh đã cho tôi gần gũi với đức tin đơn giản nhưng được thử nghiệm đó, được nhận rõ trên các khuôn mặt của người dân các hiền huynh, những người, dù nghèo, nhưng biết rằng “Thiên Chúa đang ở đây; Người không ngủ, Người hoạt động, Người trông chừng và giúp đỡ (Thánh OSCAR ROMERO, Bài giảng, 16 tháng 12 năm 1979).

Cuộc gặp gỡ này nhắc chúng ta nhớ đến một biến cố giáo hội quan trọng. Các giám mục của khu vực này là những người đầu tiên ở Mỹ Châu đã tạo ra một phương tiện hiệp thông và tham gia, vẫn đang tiếp tục sinh hoa kết trái: Văn Phòng Thư ký Các Giám Mục Trung Mỹ (SEDAC). Nó đã cung cấp một diễn đàn để chia sẻ, biện phân và thỏa thuận nhằm nuôi dưỡng, tái lên sinh lực và làm phong phú các Giáo hội của các hiền huynh. Các giám mục biết nhìn xa đã đưa ra một dấu hiệu cho thấy, không phải chỉ có tính lập trình, mà là tương lai của Trung Mỹ - hoặc của bất cứ khu vực nào trên thế giới - nhất thiết phải phụ thuộc vào suy nghĩ rõ ràng và khả năng mở rộng các chân trời và cùng nhau tham gia vào một nỗ lực kiên nhẫn và quảng đại để lắng nghe, hiểu biết, dấn thân và can dự. Và, như một kết quả, để biện phân các chân trời mới mà Chúa Thánh Thần đang dẫn dắt chúng ta đi tới (xem Evangelii Gaudium, 235).

Trong bảy mươi lăm năm qua kể từ khi thành lập, Văn Phòng Thư ký Các Giám Mục Trung Mỹ đã tìm cách chia sẻ trong vui buồn, những cuộc đấu tranh và giấc mơ của các dân tộc Trung Mỹ, nơi có lịch sử đan xen và đào luyện bởi một lịch sử đức tin của mình. Nhiều người nam nữ, các linh mục, người thánh hiến và giáo dân, đã tận hiến đời mình, thậm chí đổ máu mình để giữ cho tiếng nói tiên tri được sống động trước các bất công, nghèo đói lan tràn và lạm quyền. Họ nhắc nhở chúng ta rằng “những người thực sự muốn dành vinh quang cho Thiên Chúa bằng cuộc sống của họ, những người thực sự mong muốn lớn lên trong sự thánh thiện, được kêu gọi phải cùng một tâm trí và ngoan cường trong việc thực hành các công việc của lòng thương xót (Gaudete et Exsultate, 107 ). Và điều này, không chỉ đơn giản là bố thí, mà là một ơn gọi thực sự.

Trong số những thành quả tiên tri này của Giáo hội ở Trung Mỹ, tôi rất vui được đề cập đến Thánh Oscar Romero, người mà gần đây tôi có đặc ân được phong thánh trong thời gian có Thượng hội đồng về giới trẻ. Cuộc đời và những lời dạy của ngài vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho các Giáo hội của chúng ta và, một cách đặc biệt, cho chúng ta là các giám mục. Phương châm giám mục của ngài, được ghi trên bia mộ của ngài, thể hiện rõ ràng nguyên tắc hướng dẫn cuộc đời ngài như một mục tử: suy nghĩ với Giáo hội. Đó là la bàn cho cuộc sống và lòng trung thành của ngài, cả trong thời kỳ có những biến động lớn.

Di sản của ngài có thể trở thành một nhân chứng tích cực và mang lại sự sống cho chúng ta, những người cũng được kêu gọi tử đạo hàng ngày trong việc phục vụ dân chúng của chúng ta, và trên căn bản đó, tôi muốn đặt sự suy niệm mà tôi sắp chia sẻ với các hiền huynh. Tôi biết rằng một số người trong chúng ta đích thân biết Đức Tổng Giám Mục Romero, như Đức Hồng Y Rosa Chávez. Thưa Đức Hồng Y, nếu Đức Hồng Y nghĩ rằng tôi nhầm lẫn trong bất cứ đánh giá nào của tôi, Đức Hồng Y có thể sửa chữa giùm! Nại tới nhân vật Romero là nại tới sự thánh thiện và đặc tính tiên tri hiện hữu trong DNA của các Giáo hội đặc thù của các hiền huynh.

Suy nghĩ với Giáo hội

1. Nhìn nhận và biết ơn



Khi Thánh Inhaxiô đặt ra các quy tắc để suy nghĩ với Giáo hội, ngài cố gắng giúp người dự tĩnh tâm vượt qua bất cứ loại lưỡng phân giả tạo nào hoặc đối kháng nào có thể giản lược sự sống của Chúa Thánh Thần thành cơn cám dỗ thường xuyên muốn biến lời Chúa thành dụng cụ phục vụ lợi ích của chúng ta. Điều này có thể mang lại cho người dự tĩnh tâm ơn thánh để nhìn nhận rằng họ là một phần của cơ thể tông đồ lớn hơn chính họ, đồng thời ý thức được các điểm mạnh và khả năng của họ: một ý thức không yếu đuối cũng không lựa lọc hay hấp tấp. Cảm nhận một phần của một toàn bộ vốn luôn lớn hơn tổng số các phần của nó (xem Evangelii Gaudium, 235), và được liên kết với một Thánh Nhan luôn vượt quá họ (x. Gaudete et Exsultate, 8).

Vì vậy, tôi muốn tập trung suy nghĩ sơ khởi này với Giáo hội, cùng với Thánh Oscar, vào việc tạ ơn và lòng biết ơn đối với mọi phước lành nhưng không mà chúng ta đã nhận được. Thánh Romero, như do bản năng, biết cách hiểu và đánh giá cao Giáo hội, vì đối với ngài, Giáo Hội sâu đậm như nguồn suối đức tin của ngài. Nếu không có tình yêu sâu đậm này, sẽ rất khó hiểu được câu chuyện ngài hồi hướng. Chính tình yêu đó đã dẫn ngài đến phúc tử đạo: một tình yêu phát sinh từ việc tiếp nhận một ơn phúc hoàn toàn nhưng không, một ơn phúc không thuộc về chúng ta mà thay vào đó giải phóng chúng ta khỏi mọi sự cao ngạo hoặc cơn cám dỗ muốn nghĩ rằng chúng ta là chủ sở hữu hoặc người giải thích duy nhất của nó. Chúng ta đã không phát minh ra Giáo hội; Giáo Hội không sinh ra với chúng ta và Giáo hội sẽ tiếp tục hoạt động mà không có chúng ta. Thái độ này, không hề khuyến khích sự lười biếng, nhưng đánh thức và nâng đỡ lòng biết ơn vô biên và không thể tưởng tượng được. Phúc tử đạo không liên quan gì đến sự yếu lòng hay thái độ của những người không yêu cuộc sống và không thể nhận ra giá trị của nó. Trái lại, vị tử đạo là một người có khả năng hiện thân cho và sống trọn vẹn hành động tạ ơn này.

Thánh Romero đã “suy nghĩ với Giáo hội”, vì trước mọi điều khác, ngài yêu Giáo hội như một bà mẹ đã sinh hạ ngài trong đức tin. Ngài cảm thấy mình như một thành viên và một phần của Giáo Hội.

2. Một tình yêu lên hương vị bởi người ta

Tình yêu, lòng trung thành và lòng biết ơn này đã khiến ngài chấp nhận một cách say mê nhưng cũng với sự chăm chỉ và học tập, các luồng tư duy đổi mới do Công đồng Vatican II đề xuất một cách đầy thẩm quyền. Ở đó, ngài tìm được một hướng dẫn vững chắc cho việc làm môn đệ Kitô giáo. Ngài không phải là một người ý thức hệ cũng không có ý thức hệ; hành động của ngài được phát sinh từ sự thân quen triệt để với các văn kiện của Công đồng. Đối với Thánh Romero, trước chân trời giáo hội này, suy nghĩ với Giáo hội có nghĩa là chiêm ngưỡng Giáo hội như dân Chúa. Vì Chúa không muốn cứu chúng ta một mình và tách biệt với những người khác, nhưng thiết lập một dân tộc biết tuyên xưng Người trong sự thật và phục vụ Người trong sự thánh thiêng (x. Lumen Gentium, 9). Một dân tộc, như một toàn thể, sở hữu, bảo vệ và cử hành “lễ xức dầu của Đấng Thánh” (sđd., 12), và là Đấng mà thánh Romero hằng lắng nghe cẩn thận, để không bị tước mất cảm hứng của Thần Khí (x. THÁNH OSCAR ROMERO, Bài giảng, ngày 16 tháng 7 năm 1978). Bằng cách này, Thánh Romero cho chúng ta thấy: để tìm kiếm và khám phá Chúa, mục tử phải học cách lắng nghe nhịp tim đập của dân mình. Ngài phải ngửi “Mùi” của chiên, tức những người đàn ông và đàn bà ngày nay, cho đến khi ngài chìm đắm trong niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và sự lo lắng của họ (x. Gaudium et Spes, 1), và khi làm thế, suy ngẫm lời của Thiên Chúa (x. Dei Verbum, 13). Ngài phải là một phương thức sẵn sàng lắng nghe những người đã được giao phó cho sự chăm sóc của mình, đến mức đồng nhất với họ và từ họ khám phá ra ý muốn của Thiên Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta (xem Diễn văn tại Cuộc họp các Gia đình, ngày 4 tháng 10 năm 2014). Một phương thức không có sự lưỡng phân hoặc đối kháng sai lầm, vì chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có khả năng tích hợp mọi tình yêu của chúng ta trong một tâm tư và ánh mắt duy nhất.

Tóm một lời, đối với Thánh Romero, suy nghĩ với Giáo hội có nghĩa tham gia vào vinh quang của Giáo hội, đó là sống, bằng cả trái tim lẫn linh hồn, kenosis (tức việc tự hủy) của Chúa Kitô. Trong Giáo hội, Chúa Kitô sống giữa chúng ta, và vì thế Giáo hội phải khiêm nhường và nghèo khó, vì một Giáo hội xa cách, kiêu căng và tự mãn không phải là Giáo hội của kenosis (x. THÁNH OSCAR ROMERO, Bài giảng, 1 tháng 10 năm 1978).

3. Sống, bằng cả trái tim lẫn linh hồn, kenosis (sự tự hủy) của Chúa Kitô

Đây không phải chỉ là vinh quang của Giáo hội, mà còn là một ơn gọi, một lệnh triệu tập để biến nó thành vinh quang bản thân và con đường thánh thiện của chúng ta. Kenosis của Chúa Kitô không phải là một điều của quá khứ, mà là một cam kết hiện tại mà chúng ta có thể cảm nhận và khám phá sự hiện diện của Người đang làm việc trong lịch sử. Một sự hiện diện mà chúng ta không thể và không muốn dập tắt, vì chúng ta biết bằng kinh nghiệm rằng một mình Người là “Đường, là Sự thật và là Sự sống”. Kenosis của Chúa Kitô nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa cứu rỗi trong lịch sử, trong cuộc sống của mỗi người, và đây cũng là lịch sử của riêng Người, mà từ đó Người đã đến để gặp gỡ chúng ta (x. Thánh OSCAR ROMERO, Bài giảng, 7/12/1978). Thưa các hiền huynh, điều quan trọng là chúng ta đừng sợ đến gần và chạm vào các vết thương của người dân chúng ta, những vết thương đó cũng là những vết thương của chúng ta, và làm điều này giống như cách chính Chúa đã làm. Một mục tử không thể đứng cách xa các đau khổ của dân mình; chúng ta còn có thể nói rằng trái tim của một mục tử được đo bằng khả năng của ngài bị cảm kích bởi nhiều cuộc sống đang bị tổn thương hoặc bị đe dọa. Làm điều này như Chúa làm, có nghĩa là cho phép sự đau khổ này có một tác động đến các ưu tiên và sở thích của chúng ta, trong việc sử dụng thời gian và tiền bạc của chúng ta, và thậm chí cả cách cầu nguyện của chúng ta. Nhờ cách này, chúng ta sẽ có thể xức dầu cho mọi sự và mọi người bằng tình bạn an ủi của Chúa Giêsu Kitô bên trong cộng đồng đức tin biết chứa đựng và không ngừng mở rộng một chân trời mới mang lại ý nghĩa và hy vọng cho đời sống (x. Evangelii Gaudium, 49). Kenosis của Chúa Kitô liên quan đến việc từ bỏ cách sống và nói “ảo”, để lắng nghe các âm thanh và tiếng khóc lặp đi lặp lại của những con người thực đang thách thức chúng ta xây dựng các mối liên hệ. Xin cho phép tôi nói điều này: các mạng lưới có giúp xây dựng các mối liên hệ, nhưng không xây dựng các gốc rễ; chúng không có khả năng đem lại cho chúng ta cảm thức thuộc về, khiến chúng ta cảm thấy mình như một phần của một dân tộc đơn nhất. Không có cảm thức này, mọi lời nói, mọi cuộc gặp gỡ, mọi cuộc tụ họp và viết lách của chúng ta sẽ là dấu hiệu của một đức tin không đồng hành với kenosis của Chúa, một đức tin dừng lại ở giữa đường.

Kenosis của Chúa Kitô có tính trẻ trung



Ngày Giới trẻ Thế giới này là cơ hội duy nhất để ra đi gặp gỡ và tiếp cận gần hơn với những trải nghiệm của người trẻ chúng ta, lòng đầy hy vọng và mong muốn, nhưng cũng có nhiều tổn thương và vết sẹo. Với họ, chúng ta có thể diễn giải thế giới của mình theo một cách mới và nhận ra các dấu chỉ thời đại. Vì như các nghị phụ Thượng hội đồng đã khẳng định, người trẻ là người của “các nguồn thần học”, trong đó Chúa làm chúng ta biết một số kỳ vọng và thách thức của Người trong việc lên khuôn tương lai (x. Thượng Hội Đồng về Giới Trẻ, Tài liệu cuối cùng, 64). Với họ, chúng ta sẽ có thể tạo viễn kiến làm sao cho Tin Mừng trở nên hiển thị và đáng tin cậy hơn trong thế giới chúng ta đang sống. Họ giống như một hàn thử biểu để biết chúng ta đang đứng ở đâu như một cộng đồng và một xã hội.

Người trẻ mang theo với họ sự bồn chồn mà chúng ta cần đánh giá cao, tôn trọng và đồng hành. Điều này tốt cho chúng ta, vì nó làm chúng ta bất an và nhắc nhở chúng ta rằng một mục tử không bao giờ ngừng làm một môn đệ và một kẻ lên đường. Sự bồn chồn lành mạnh này vừa thúc đẩy vừa đi trước chúng ta. Các nghị phụ Thượng hội đồng đã nhận ra điều này: “Người trẻ, trong một số khía cạnh, đi trước các mục tử của họ (ibid., 66). Chúng ta nên vui mừng khi thấy hạt giống gieo không rơi vào những lỗ tai điếc. Nhiều mối quan tâm và hiểu biết của họ bắt nguồn từ gia đình, được khuyến khích bởi một người bà hoặc một giáo lý viên, hoặc trong giáo xứ, trong các chương trình giáo dục hoặc các chương trình thanh thiếu niên. Sau đó, họ đã lớn lên nhờ việc nghe Tin Mừng bên trong các cộng đồng đức tin sống động và nhiệt thành, nơi cung cấp đất đai phong phú để họ có thể triển nở. Làm sao chúng ta không biết ơn khi có những người trẻ quan tâm đến Tin Mừng! Nó kích thích mong muốn của chúng ta được giúp đỡ họ lớn lên bằng cách cung cấp cho họ nhiều cơ hội hơn và tốt hơn để trở thành một phần trong giấc mơ của Thiên Chúa. Giáo hội tự nhiên là một Người mẹ, và trong tư cách ấy, Giáo hội đã hạ sinh sự sống, mang nó trong dạ và che chở nó khỏi tất cả những gì đe dọa sự phát triển của nó: một “việc mang thai” diễn ra trong tự do và vì tự do. Vì vậy, tôi thúc giục các hiền huynh cổ vũ các chương trình và trung tâm giáo dục nhằm có thể đồng hành, hỗ trợ và tăng lực cho người trẻ của các hiền huynh. Chộp lấy họ từ các đường phố trước khi văn hóa chết chóc có thể lôi kéo tâm trí người trẻ của chúng và bán họ cho khói thuốc và gương soi, hoặc cung ứng các “giải pháp” hư ảo của nó cho mọi vấn đề của họ. Hãy làm như vậy không phải theo cung cách cha chú, nhìn từ trên cao nhìn xuống, vì đó không phải là điều Chúa yêu cầu nơi chúng ta, nhưng như những người cha và người anh em thực sự đối với mọi người. Giới trẻ là khuôn mặt của Chúa Kitô đối với chúng ta và chúng ta không thể đến với Chúa Kitô bằng cách đi xuống từ trên cao, nhưng bằng cách vươn lên từ bên dưới (x. Thánh OSCAR ROMERO, Bài giảng, ngày 2 tháng 9 năm 1979).

Đáng buồn thay, nhiều người trẻ đã được dẫn khởi bởi những câu trả lời dễ dàng mà cuối cùng họ phải trả giá cao. Như các Nghị phụ Thượng hội đồng đã ghi nhận, họ thấy mình bị đóng khung và thiếu cơ hội, giữa các tình huống xung đột cao không có giải pháp nhanh chóng: bạo lực gia đình, giết phụ nữ - lục địa của chúng ta đang gặp phải một tai họa về vấn đề này - các băng đảng vũ trang và tội phạm, buôn bán ma túy, bóc lột tình dục trẻ vị thành niên và những người trẻ, v.v. Thật đau đớn khi quan sát thấy tận gốc rễ của nhiều tình huống này là kinh nghiệm “trở thành mồ côi”, thành quả của một nền văn hóa và một xã hội vận hành điên cuồng. Thông thường các gia đình bị tan vỡ bởi một hệ thống kinh tế vốn không dành ưu tiên cho con người và lợi ích chung, nhưng biến đầu cơ thành “thiên đường” của nó, mà không hề lo lắng chi về việc cuối cùng ai sẽ phải trả giá. Và vì vậy, chúng ta thấy người trẻ của chúng ta không có nhà, không có gia đình, không có cộng đồng, không có cảm thức thuộc về, dễ dàng trở thành con mồi cho các lang băm đầu tiên xuất hiện với họ.

Chúng ta đừng quên rằng “nỗi đau thực sự của con người trước nhất thuộc Thiên Chúa” (George Bernanos, Nhật ký của một linh mục đồng quê). Chúng ta đừng phân rẽ những gì Người muốn hợp nhất trong Con của Người.

Tương lai đòi hỏi chúng ta tôn trọng hiện tại, bằng cách làm nó nên cao thượng và chịu làm việc để coi trọng và bảo tồn văn hóa của các dân tộc các hiền huynh. Ở đây cũng vậy, nhân phẩm đang bị đe dọa: trong việc tự trọng về văn hóa. Dân tộc của các hiền huynh không phải là “sân sau” của xã hội hay của bất cứ ai. Nó có một lịch sử phong phú cần được sở hữu, trân trọng và khuyến khích. Hạt giống Nước Trời đã được gieo ở những vùng đất này. Chúng ta phải nhận ra chúng, quan tâm đến chúng và trông chừng chúng, để không một điều tốt đẹp nào mà Chúa đã gieo trồng sẽ mòn mỏi, làm mồi cho những lợi ích giả tạo gieo rắc thối nát và làm người giàu lớn mạnh bằng cách cướp bóc người nghèo. Chăm sóc những gốc rễ này có nghĩa là chăm sóc các di sản lịch sử, văn hóa và tinh thần phong phú mà vùng đất này trong nhiều thế kỷ đã hòa hợp. Hãy tiếp tục lên tiếng chống lại việc hoang địa hóa văn hóa và tinh thần nơi các thị trấn của các hiền huynh từng gây ra cảnh nghèo đói triệt để, vì nó làm suy yếu sức đề kháng của họ, khả năng miễn dịch cần thiết và quan trọng từng giúp bảo vệ phẩm giá của họ trong những thời điểm khó khăn lớn lao.

Trong Thư Mục vụ gần đây nhất của mình, các hiền huynh đã chỉ ra rằng, “khu vực của chúng ta gần đây đã bị ảnh hưởng bởi một loại di dân mới, đồ sộ và có tổ chức. Điều này đã gợi sự chú ý tới các lý do buộc người ta phải di dân và những nguy hiểm mà nó mang theo đối với phẩm giá con người. (SEDAC, Thông điệp gửi dân Chúa và Mọi người có thiện chí, ngày 30 tháng 11 năm 2018).

Nhiều di dân có khuôn mặt trẻ; họ đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn cho gia đình họ. Họ cũng không sợ mạo hiểm và bỏ lại mọi thứ ở phía sau để cung cấp cho họ những điều kiện tối thiểu cho một tương lai tốt đẹp hơn. Nhận ra điều này không đủ; chúng ta cần phải công bố rõ ràng một thông điệp nói rằng đó là “tin mừng”. Giáo hội, nhờ vào tính phổ quát của mình, có thể cung cấp sự hiếu khách và chấp nhận huynh đệ có thể cho phép các cộng đồng gốc và cộng đồng đến đối thoại với nhau và giúp vượt qua nỗi sợ hãi và nghi ngờ, và do đó củng cố các mối liên kết mà di dân - trong trí tưởng tượng tập thể - có nguy cơ bị phá vỡ. “Nghinh đón, bảo vệ, cổ vũ và tích hợp”, có thể là bốn từ ngữ mà Giáo hội, trong tình huống di cư hàng loạt này, phát biểu tình mẫu tử của mình trong lịch sử thời đại chúng ta (x. Thượng Hội Đồng về Giới Trẻ, Tài liệu cuối cùng, 147).

Mọi nỗ lực đưa ra để xây dựng các cây cầu giữa các cộng đồng giáo hội, giáo xứ và giáo phận, và giữa các hội đồng giám mục của các hiền huynh, sẽ là một cử chỉ tiên tri về phía Giáo hội, một cử chỉ, trong Chúa Kitô, là “một dấu hiệu và công cụ của cả sự hiệp thông với Thiên Chúa lẫn sự thống nhất của toàn bộ nhân loại” (Lumen Gentium, 1). Điều này sẽ giúp loại bỏ cám dỗ chỉ muốn đơn giản kêu gọi sự chú ý đến vấn đề, và thay vào đó trở thành một lời tuyên xưng sự sống mới mà Chúa đã ban cho chúng ta.

Chúng ta hãy nhớ lại những lời của Thánh Gioan: “Nếu có ai có của cải trên thế giới và thấy người anh em mình cần, nhưng lại khép kín trái tim mình đối với họ, làm thế nào Tình yêu Thiên Chúa ở trong họ được? Hỡi các con, chúng ta đừng yêu bằng lời nói hay diễn từ mà bằng việc làm và sự thật” (1 Ga 3: 17-18).

Tất cả những tình huống này đặt ra nhiều câu hỏi; chúng là những tình huống mời gọi chúng ta cải đổi, liên đới và cương quyết nỗ lực trong việc giáo dục các cộng đồng của chúng ta. Chúng ta không thể mãi thờ ơ được (xem Thượng Hội Đồng về Giới Trẻ, Tài liệu cuối cùng, 41-44). Trong khi thế giới loại bỏ con người, như chúng ta vốn ý thức một cách đau lòng, thì Kenosis của Chúa Kitô không như vậy. Chúng ta đã trải nghiệm điều này, và chúng ta tiếp tục trải nghiệm nó bằng chính xác thịt của mình thông qua sự tha thứ và cải đổi. Sự căng thẳng này đòi hỏi chúng ta phải liên tục tự hỏi mình, “chúng ta muốn đứng ở đâu?”

Kenosis của Chúa Kitô có tính linh mục



Tất cả chúng ta đều biết về tình bạn của Đức Tổng Giám Mục Romero, với Cha Rutilio Grande, và vị này đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi vụ ngài bị ám sát. Nó làm đau lòng vị này như một con người, như một linh mục và một mục tử. Thánh Romero không phải là người quản lý các tài nguyên nhân bản; đó không phải là cách ngài đối phó với các cá nhân hay tổ chức, mà như một người cha, một người bạn và một người anh em. Tuy nhiên, ngài có thể phục vụ như một thước đo, bất cứ khiến người ta nản chí ra sao, giúp chúng ta đo lường chính trái tim của mình như các giám mục và tự hỏi, “Cuộc sống của các linh mục của tôi ảnh hưởng đến tôi như thế nào? Tôi đã tự để mình bị ảnh hưởng đến bao nhiêu bởi những gì họ trải qua, đau buồn khi họ đau khổ và cử hành niềm vui của họ? Phạm vi của chủ nghĩa duy chức năng và giáo sĩ trị trong Giáo Hội- những thứ đại diện cho một biếm họa và đồi trụy về thừa tác vụ - có thể bắt đầu được đo lường bằng những câu hỏi này. Điều này không liên quan tới các thay đổi về phong cách, thói quen hay ngôn ngữ - tất cả chắc chắn đều rất quan trọng - nhưng trên hết là với thời gian mà các giám mục chúng ta dành cho việc tiếp đón, đồng hành và nâng đỡ các linh mục của chúng ta, “thời gian có thực chất” để chăm sóc họ. Đó là điều làm chúng ta thành những người cha tốt.

Các linh mục của chúng ta thường là những người có tinh thần trách nhiệm trong việc làm cho đàn chiên của họ trở thành dân Chúa. Họ đứng ở tiền tuyến. Họ vác gánh nặng và sức nóng trong ngày (x. Mt 20,12), bị đối diện với vô số tình huống hàng ngày có thể làm họ suy sụp. Vì vậy, họ cần sự gần gũi, sự hiểu biết và khuyến khích của chúng ta, tình phụ tử của chúng ta. Kết quả của công việc mục vụ, truyền giảng Tin Mừng và truyền giáo của chúng ta không phụ thuộc vào các phương tiện và tài nguyên vật chất tùy ý chúng ta sử dụng, hoặc vào số lượng các biến cố và hoạt động của chúng ta, nhưng vào tính trung tâm của lòng cảm thương: đây là một trong những điều độc đáo mà chúng ta như một Giáo hội có thể cung cấp cho anh chị em của chúng ta.

Kenosis của Chúa Kitô là biểu hiện tối cao của lòng từ bi Chúa Cha. Giáo hội của Chúa Kitô là Giáo hội của lòng cảm thương, và điều này bắt đầu từ trong nhà. Điều luôn luôn tốt là tự hỏi mình như các mục tử, “cuộc sống của các linh mục của tôi ảnh hưởng đến tôi như thế nào? Tôi có thể trở thành một người cha, hay tôi tự hài lòng với việc chỉ là một giám đốc điều hành? Tôi có để mình bị làm phiền không? Tôi nghĩ lại điều Đức Bênêđictô XVI đã nói với các đồng bào của ngài khi bắt đầu triều giáo hoàng của ngài: “Chúa Kitô không hứa với chúng ta một cuộc sống dễ dãi. Những người tìm kiếm sự thoải mái đã quay số sai. Thay vào đó, Người chỉ cho chúng ta con đường đến những điều tuyệt vời, đến với sự tốt lành, đến một cuộc sống đích thực của con người. (Đức Bênêđictô XVI, Diễn văn cho những người hành hương Đức, 25 tháng 4 năm 2005).

Chúng ta biết rằng công việc của chúng ta, các chuyến viếng thăm và các cuộc hội họp của chúng ta - đặc biệt tại các giáo xứ - có một thành tố nhất thiết có tính hành chính. Đây là một phần trách nhiệm của chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên dành tất cả thời gian giới hạn cho các nhiệm vụ hành chính. Khi đi thăm, điều quan trọng nhất - điều duy nhất chúng ta không thể ủy nhiệm - là “lắng nghe”. Nhiều nhiệm vụ hàng ngày của chúng ta nên ủy thác cho người khác. Tuy nhiên, điều chúng ta không thể ủy thác là khả năng lắng nghe, khả năng theo dõi sức khỏe tốt và cuộc sống của các linh mục. Chúng ta không thể ủy thác cho người khác cánh cửa mở rộng cho họ. Một cánh cửa mở rộng mời gọi sự tín thác hơn là sự sợ hãi, sự chân thành hơn là đạo đức giả, một cuộc trao đổi thẳng thắn và tôn trọng hơn là một lời độc thoại nghiêm khắc.

Tôi nhớ lại những lời của Rosmini: “Không còn nghi ngờ gì nữa, chỉ có những người vĩ đại mới có thể đào tạo những người vĩ đại khác... Trong những thế kỷ đầu, nhà giám mục là chủng viện đào tạo các linh mục và phó tế. Sự hiện diện và cuộc sống thánh thiện của vị giám mục của họ trở thành một bài học rạng rỡ, liên tục và cao siêu, trong đó, người ta học lý thuyết từ những lời lẽ thâm thúy và thực hành của ngài nhờ việc tiếp cận mục vụ cần mẫn của ngài. Athanaius trẻ tuổi đã học được từ Alexander như thế, và rất nhiều người khác theo cách thức tương tự”(ANTONIO ROSMINI, Năm vết thương của Thánh Giáo Hội).

Điều quan trọng là linh mục chánh xứ gặp được một người cha, một người chủ chăn mà nơi vị này ngài có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình, không phải là một quản trị viên quan tâm đến việc “duyệt đoàn quân”. Điều quan trọng là, bất chấp các quan điểm khác nhau và cả những bất đồng và tranh luận gây sóng gió (là điều bình thường và được mong chờ), các linh mục nên coi giám mục của mình là một người không sợ phải liên lụy, đối đầu với họ, khuyến khích họ và là một bàn tay giang rộng khi họ bị sa lầy. Một người biết biện phân có thể hướng dẫn và tìm ra những cách thực tiễn và khả thi để tiến về phía trước trong những thời kỳ khó khăn trong cuộc sống của mỗi người.

Chữ “thẩm quyền” có nguồn gốc từ chữ Latinh augere: “tăng gia, phát huy, tiến triển”. Thẩm quyền của một mục tử dựa trên khả năng của ngài trong việc giúp đỡ người khác phát triển, dành ưu tiên cho các linh mục của ngài hơn là chính mình (vì điều đó đơn giản làm ngài trở thành một người độc thân được xác nhận). Niềm vui của một người cha và mục tử nằm ở chỗ được nhìn thấy con cái mình lớn lên và sinh hoa kết trái. Thưa các hiền huynh, Anh em hãy để điều đó trở thành thẩm quyền của chúng ta và là dấu hiệu của sự hữu hiệu của chúng ta.

Kenosis của Chúa Kitô có tính nghèo khó

Thưa các hiền huynh, suy nghĩ với Giáo hội có nghĩa là suy nghĩ với các tín hữu giáo dân của chúng ta, dân đau khổ và đầy hy vọng của Thiên Chúa. Nó có nghĩa nhận ra rằng bản sắc thừa tác vụ của chúng ta phát sinh và được hiểu dưới ánh sáng của cảm thức độc đáo và cấu thành này của bản sắc chúng ta. Ở đây tôi xin nhắc lại với các hiền huynh các lời lẽ Thánh Inhaxiô đã viết cho các tu sĩ Dòng Tên: “Khó Nghèo là một người mẹ và là một bức tường”; nó sinh con và nó bao bọc con. Một người mẹ, vì nó đòi hỏi chúng ta phải sinh hoa trái, cho đi sự sống, có khả năng tự hiến mình theo cách mà những cõi lòng ích kỷ hay tham lam không thể làm được. Một bức tường vì nó che chắn chúng ta khỏi một trong những cám dỗ tinh tế nhất mà chúng ta có thể đươung đầu trong tư cách những người đã được thánh hiến. Đó là tính thế gian tâm linh, là tính đặt một lớp sơn tôn giáo và “đạo đức” lên lòng khao khát quyền lực, phù phiếm và cả lòng kiêu căng và ngạo mạn. Một bức tường và một người mẹ có thể giúp chúng ta trở thành một Giáo hội ngày càng tự do vì tập trung vào kenosis của Chúa mình.

Một Giáo hội không muốn sức mạnh của mình trở thành - như Đức Tổng Giám Mục Romero từng nói – người ủng hộ các nhà lãnh đạo quyền lực hoặc chính trị - nhưng tiến lên với sự dứt bỏ cao quý, chỉ dựa vào sức mạnh đích thực phát sinh từ việc ôm lấy Chúa Giêsu bị đóng đinh. Điều này chuyển dịch thành các dấu hiệu rõ ràng và thực tế, nó thách thức chúng ta và kêu gọi chúng ta xét lương tâm của chúng ta về các quyết định và ưu tiên của chúng ta trong việc sử dụng các tài nguyên, ảnh hưởng và chứ vụ của chúng ta. Nghèo đói là một người mẹ và một bức tường vì nó giữ cho trái tim của chúng ta không rơi vào những nhượng bộ và thỏa hiệp rút hết sự tự do và lòng can đảm mà Chúa vốn đòi hỏi nơi chúng ta.

Thưa các hiền huynh, nay, lúc chúng ta sắp kết thúc, chúng ta hãy đặt mình dưới tà áo của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc. Cùng nhau chúng ta hãy xin ngài trông chừng trái tim của chúng ta như các mục tử. Xin ngài giúp chúng ta trở thành những người phục vụ càng ngày càng tốt hơn cho nhiệm thể của Con mình, dân thánh thiện và trung tín của Thiên Chúa đang hành trình, sống và cầu nguyện ở đây, ở Trung Mỹ này.

Xin Chúa Giêsu ban phước lành cho các hiền huynh và xin Đức Mẹ che chở cac hiền huynh. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi.

Cảm ơn các hiền huynh rất nhiều.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Truyền Thông Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm Xuân Lộc
Nữ Tu Ngọc Lễ , OP
10:42 24/01/2019
Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm: Tràn trào niềm vui Ngày Truyền Thống Dòng với “7 trong 1”

Người ta vẫn thường nói “Gia đình vẫn là nơi tuyệt vời nhất” để về nhà. Đúng thôi! Bởi nơi đó, ta gặp lại những thành viên yêu thương của gia đình, nơi mà tình yêu thương được lên ngôi rõ nét nhất, tuyệt diệu nhất.Và điều này thật đúng và thật ý nghĩa khi mà từng chị, từng em trong Hội Dòng mong lắm, thích lắm có được nhiều ngày “về nhà” để họp mặt, cùng cười, cùng vui, cùng ăn, cùng uống…và dĩ nhiên cùng bên nhau để Tạ ơn- Chúc tụng và Ngợi khen Thiên Chúa.

Và trong biết bao dịp về nhà ấy, có một ngày mà từ chị lớn đến em bé đều khoái chí, tí toét không ngừng, đùa vui rộn ràng, được nhãn mắt xem văn nghệ Xuân, cùng với những chương trình vui Tất niên thay đổi “áo cánh” hằng năm, cũng như niềm hân hoan như trẻ nhỏ khi lãnh tiền lì xì…:Đó là Ngày Truyền Thống của Dòng vẫn diễn ra hằng nằm vào tháng 1, dịp sinh nhật Dòng.Một ngày “7 trong 1”thật nhộn nhịp nào là Mừng Sinh Nhật Hội Dòng, Thánh Lễ Tạ Ơn- Cầu Bình An Năm Mới, Chúc Thọ, Lễ hội Ẩm thực Xuân (hay gian hàng hội chợ Xuân), Chúc Xuân- Hái Lộc Thánh và Lãnh bao lì xì.

Năm nay, Ngày Truyền Thống được tổ chức vào ngày Thứ Bảy, 19/1/2019 với sự hiện diện của gần hết các thành viên lớn nhỏ của Hội Dòng.

Dù có nhiều chương trình hấp dẫn trong Ngày Truyền Thống, nhưng bao giờ cũng vậy,ngày lễ hội này luôn khởi đầu bằng nghi thức viếng mộ các tiền nhân, đọc kinh và dâng hương tưởng nhớ quý Chị đã qua đời. Đó là những nghĩa cử “Uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhớ mỗi chị em, đặc biệt các thế hệ trẻ luôn mang trong mình tâm tình tri ân quý chị, quý dì đã dày công vun xới cho Hội Dòng có được ngày hôm nay.

Phần sinh hoạt buổi sáng tiếp tục với phần điểm tin năm qua, nhìn lại những hoạt động chính yếu, nổi bật của Hội Dòng trong năm 2018. Một năm với bao sự kiện lớn nhỏ, những chương trình đậm dấu ấn Hồng Ân Ngọc Khánh Thành lập Hội Dòng (21/1/1958).

Tiếp sau đó, Bề trên Tổng quyền Maria Madalena Phạm Thị Huy đã chia sẻ tâm thư của ngài trong dịp Mừng Ngày Truyền Thống và Mừng Tân Niên Kỷ Hợi. Khởi đi từ Bản Định Hướng “Rượu mới bầu da mới” của Bộ các Hội Dòng thánh hiến và Tu đoàn tông đồ, phát hành chính thức năm 2017, Bề trên Tổng quyền đã đưa ra một định hướng Năm Mới cho đời sống Hội Dòng trong năm 2019. Định hướng này gồm ba điểm chính: Sinh động hóa lòng trung tín trong Thánh Thần; Quan tâm đến việc đào tạo thường xuyên và “văn hóa thường huấn”; Sống Tin Mừng trong các mối tương quan: với Thiên Chúa, với bản thân (nhận ra giá trị bản thân) và tương quan với tha nhân.

Cũng trong chương trình buổi sáng, Bề Trên Tổng quyền đã chúc Thọ quý Chị bước vào tuổi 70, cũng như quý chị cao niên của Hội Dòng. Những giỏ quà với sắc màu đỏ làm cho những khuôn mặt quý chị như hồng hào hơn trong tình yêu của Thiên Chúa và của Hội Dòng.

Thánh Lễ Đồng tế Tạ ơn Tất Niên và cầu Bình an cho Năm Mới cho Hội Dòng do Cha Giuse Nguyễn Văn Hòa, Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh tại Việt Nam, chủ tế. Cùng đống tế với Cha Giuse là Cha Giuse Hà Đăng Định, Chánh xứ Giáo xứ Thánh Tâm, Cha Phêrô Lâm Phước Hùng, cùng cha Nguyên Giám Tỉnh Giuse Đinh Châu Trân, và đặc biệt có sự hiệp thông dâng Thánh Lễ thật sốt sắng của mọi chị em trong Hội Dòng.

Trong Thánh Lễ, dựa trên ý lễ, Cha Giám Tỉnh Giuse đã mời gọi chị em cảm thức về kho tàng thời gian mà Chúa ban. Trong chặng thời gian đó, mỗi người làm những gì mà Thiên Chúa, hay trong kế hoạch của mình. Vì thế, cần tận dụng quỹ thời gian hiện tại để làm tốt sứ vụ. Bên cạnh đó, Cha Giuse gợi nhớ lại chẳng hành trình 60 năm của Hội Dòng, với biết bao kỷ niệm thăng trầm,…để trong khoảng khắc “Ôn cố tri tân” này, từng chị em sẽ tạ ơn Chúa vì biết bao ân huệ Thiên Chúa đã ban cho Hội Dòng. Từ đó, với tuổi mới61 của Hội Dòng và mỗi người, từng chị emnên cam kêt cố gắng sống tốt hơn, làm cho Hội Dòng thêm thăng tiến vơi ân lộc của Chúa luôn tràn tuôn trên Hội Dòng.

Liền sau Thánh Lễ, tất cả các gian hàng ẩm thực bắt đầu rộn ràng và tất bật, dù đã chuẩn bị từ trước. Để thức ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn cũng cần phải có chút điệu đà trong khâu tổ chức nên cũng có phần khai mạc, cắt băng, đeo dây danh dựcho Cha Giám Tỉnh Giuse, Cha PhêrôHùng, Bề Trên Tổng quyền, quý bề trên và quý chị cao niên. Mọi người cảm thấy phấn khích và dường như thấy bao tử mình bị kích thích nhiều hơn…

Từ những “món ngon nhà làm” đậm chất Việt như bún riêu đến, bánh chưng, chả giò chiên,lagu, gỏi tôm thịt … đến các món ăn vặt như bắp xào, cơm cháy, xoài lắc, chè trôi nước,...thôi thì đủ cả. Các khúc nhạc chế, câu vè chế thật dí dỏm…nhằm quảng cáo món ăn thi nhau ca hát…cũng như cảnh người bán bận rộn, người mua tấp nập khiến quý Cha, quý khách và mọi chị em lớn bé đều thích thú đi mua và thưởng thức.

Sau khi nghỉ ngơi đôi chút, chương trình ngày Truyền Thống được tiếp tục vào buổi chiều với phần văn nghệ Xuân đầy sắc màu rực rỡ, thật hay, thật lạ và thật vui, khiến ai nấy đều ngả nghiêng cười với sự duyên dáng, dí dỏm, hài hước của “Ngọc Hoàng, Tiên nữ, Nam Tào, Bắc đẩu, các Táo”, khi báo cáo thật hay về những gì Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm làm được trong năm qua.

Liền kề sau đó, đại diện cho chị em, Chị Maria Nguyễn Thị Túy Phượng, Tổng Phụ Tá đã xin được cùng Bề Trên Tổng quyền để tạ ơn Chúa về những gì Ngài đã thương ban cho Hội Dòng trong Năm 2018, cũng như hướng về tương lai với niềm hy vọng những điều tốt đẹp Chúa sẽ thương ban. Đồng thời, chị TPT cũng gửi lời tri ân đến Bề Trên Tổng quyền về tất cả những gì Bề trên đã quan tâm, lo lắng thực hiện cho Hội Dòng và chị em, đặc biệt trong Năm Ngọc Khánh Hội Dòng vừa qua, để sự hiện diện của Hội Dòng hôm nay thực sự xứng tầm với tên gọi và khuôn mặt của Hội Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm. Cùng với tâm tình trước khi Xuân Mới đến, chị TPT đã chúc Tết Bề trên Tổng quyền, mong ước nhiều điều tốt đẹp của Năm Mới sẽ đến Ngài.

Và biết bao lời chúc Xuân ý nghĩa cũng đã được gởi đến chị Tổng phụ Tá Maria, chị Maria Trần Thị Sâm, Nguyên Bề Trên Tổng quyền, cũng như toàn thể chị em…

Phần lì xì của Bề Trên Tổng quyền đến với chị em toàn Hội Dòng bao giờ cũng lĩnh chiếm được tiếng cười, vỗ tay, reo hò…bởi… “ ‘bé’ lớn rồi, ‘bé’ vẫn thích… lì xì!”.

Trước khi kết thúc Ngày Truyền Thống, Bề trên Tổng quyền và mọi chị em đã rút Lộc Thánh, xin Lời Chúa soi dẫn cho hành trình sống của từng người trong Năm Mới Kỷ Hợi này.

Tin và hình ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
 
Hình ảnh Cha Đồng Minh Quang và phái đoàn tham dự Đại Hội GTTG Panama
VietCatholic
15:34 24/01/2019
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cộng sản VN bị UPR quay như con dế
Phạm Trần
10:15 24/01/2019
Việt Nam Cộng sản đã bị quay như con dế trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (NQLHQ) về những vi phạm nhân quyền và chính sách đàn áp tự do, dân chủ ngày càng tồi tệ.

Việc này đã diễn ra tại Geneve, Thụy Sỹ, ngày 22/01/2019 khi LHQ kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR-UNIVERSAL PERIODIC REVIEW) việc thi hành các khuyến nghị về quyền con người đã được LHQ trao cho Việt Nam năm 2014. Ngoài Việt Nam còn 12 nước khác cũng phải kiểm điểm trong thời gian từ 21/01 đến ngày 01/02/2019.

Theo quy định của LHQ, việc kiểm điểm được thi hành đối với tất cả thành viên quốc gia nhằm tạo cơ hội cho mỗi nước tự chọn hành động để tăng cường tình hình nhân quyền tại quốc gia mình, và đồng thời để chu toàn những cam kết về nhân quyền.

(The Universal Periodic Review (UPR) is a unique process which involves a review of the human rights records of all UN Member States. The UPR is a State-driven process, under the auspices of the Human Rights Council, which provides the opportunity for each State to declare what actions they have taken to improve the human rights situations in their countries and to fulfil their human rights obligations. --UPR)

Theo tin LHQ có 122 nước tham dự cuộc đối thoại để nghe Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hoài Trung dẫn đầu phái đoàn, trình bầy về “Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc”. Để hậu thuẫn cho ông Trung bảo vệ thành công cho điều được gọi là “thành tích bảo vệ quyền con người”, Việt Nam còn gửi theo các Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

VIỆT NAM LÊN TIẾNG

Một bản tin của Bộ Ngoại giao CSVN tự khoe:”Với chủ trương coi con người là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới toàn diện và phát triển đất nước, kể từ lần rà soát trước (năm 2014), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt trên các lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền, kiện toàn hệ thống pháp luật về quyền con người, xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí và hội nhập quốc tế.”

Ngoài ra Bộ Ngoại giao cũng tự biên rằng các nước đã:” Ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo và quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, bảo đảm việc tiếp cận y tế, giáo dục của người dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Phiên họp diễn ra trong không khí đối thoại cởi mở, thẳng thắn và thực chất.”

Cuối cùng, phía Việt Nam còn khoe các nước đã :”Đánh giá Báo cáo quốc gia và phần trình bày của Đoàn Việt Nam có chất lượng tốt, cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; cho rằng Việt Nam đã có cách tiếp cận tích cực, cởi mở và minh bạch trong quá trình soạn thảo Báo cáo UPR.” (Tin Bộ Ngọai giao, ngày 23/01/2019)

TUỒNG DỞ-DIỄN TỒI

Nếu chỉ nghe thôi thì làm sao mà biết Cộng sản Việt Nam đã dùng Luật An ninh mạng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, để triệt hạ quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng của người dân như thế nào. Từ ngày này, trên 90 triệu người Việt Nam ở trong nước không những chỉ bị khóa miệng mà ngót 60 triệu người đang sử dụng Internet chẳng những bị đe dọa khóa sổ sử dụng các mạng lưới thông tin toàn cầu mà Luật An ninh mạng còn cho phép các cơ quan an ninh mạng xâm phạm trắng trợn vào đời sống riêng tư như đã được ngăn cấm trong Điều 21 Hiến pháp (2013).

Điều này viết rằng:”

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”

Vì vậy khi Bộ Ngoại giao Việt Nam khoe các thành tựu kể từ lần rà soát năm 2014, trên các lĩnh vực như “bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng”, “phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí “ thì trong thực tế các tổ chức Tôn giáo không chịu gia nhập các tổ chức Tôn gíao quốc doanh như Giáo hội Phật giáo Việt Nam hay Ủy ban đoàn kết Công Giáo Việt Nam thì thường bị đối xử không công bằng hay bị chén ép và gây nhiều khó khăn.

Bằng chứng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có tên quen thuộc trước 1975 là Phật giáo Ấn Quang, đã bị kìm kẹp và Đức Tăng thống Thích Quảng Độ bị đầy đọa là một chứng minh không chối cãi được.

Các Tôn giáo nhỏ khác như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành, tuy được nới lỏng hoạt động trong mấy năm gần đây nhưng vẫn khó phát triển vì thiếu nhân lực và bị phân hóa, đôi khi có bàn tay khuấy phá của chính quyền địa phương.

Trong lĩnh vực báo chí và các tổ chức chính trị-xã hội, nhà nước đã nhốt chúng vào Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngoại vi của đảng, để kiểm soát và biến chúng thành công cụ tuyên truyền cho chính sách cai trị độc tài và để bảo vệ quyền lợi cho đảng cầm quyền.

Chính Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói Việt Nam không cần đa đảng chính trị. Ông cũng đã chỉ thị cho Công an “không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa” (báo Công an Nhân dân, CAND, ngày 28/11/-2018). Bộ Chính trị, cơ chế nắm quyền toàn diện, cũng đã quyết định không cho tư nhân ra báo.

Luật báo chí năm 2016 còn minh định trong khoản “b” Điều 25 rằng nhà báo có nghĩa vụ “ Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm.”

THẾ GIỚI LÊN TIẾNG

Vì vậy mà trong cuộc đối thoại về Nhân quyền tại Geneve ngày 22/01/2019, trưởng đoàn Việt Nam Lê Hoài Trung và đoàn tùy tùng đã bị quay như con dế trên cái thớt với nhiều câu hỏi chất vấn bóc da, vỡ thịt của các nước Tây phương và Hoa Kỳ.

Sau đây là một số câu hỏi (tài liệu Liên hiệp quốc):

(UNITED KINGDOM OF GREAT BRITAIN AND NORTHERN IRELAND)

How will the Government of Viet Nam address the findings of the report by the UN Committee against Torture on Viet Nam of November 2018,that flagged serious concerns about the interrogation and ill treatment of prisoners by police to extract confessions, death in custody, and the treatment of death row prisoners, including the use of shackles? ∙ What steps will be taken by the Government to meet its obligations under the ICCPR ( The International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) ) in establishing an independent media, including by addressing the blocking of news media websites and by decriminalising defamation? ∙ What plans does the Government have to enhance protection of, and respect for, the right to freedom of assembly, including by reviewing the guidelines for security personnel in managing peaceful protest, to ensure implementation is transparent? ∙ What steps is the Government taking to foster a safe environment for civil society, including by investigating instances of force against activists? ∙ Is the Government considering to extend a standing invitation to all Special Procedures of the Human Rights Council, and to respond positively to the visit request by the UN Special Rapporteur on Freedom of Assembly?

(Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Aqi Nhĩ Lan)

Tạm dịch:”Chính phủ Việt Nam giải thích như thế nào về những phát giác của Ủy ban Liên hiệp quốc về tra tấn ở Việt Nam tháng 11/2018 cho thấy đã có tình trạng bức khảo và đối xử tàn tệ những tù nhân bởi Công an để tù nhân phải nhận tội, chết trong nhà giam, tình trạng đối xử với những phạm nhân tử hình, kể cả xiềng xích họ.

Những bước đi nào chính phủ sẽ thi hành để chu toàn những cam kết đã quy định trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) để thành lập một hệ thống truyền thông độc lập, kể cả việc ngăn chặn những website thông tin và không hình sự hóa hành động xúc phạm.

Chính phủ Việt Nam có kế hoạch nào để bảo vệ và tôn trọng quyền tự do hội họp, kể cả việc duyệt xét những chỉ đạo cho lực lượng an ninh trong việc duy trì các cuộc chống đối bất bạo động, và bảo đảm là việc thực hành được minh bạch.

Những bước nào sẽ được Chính phủ áp dụng để đưa đến một xã hội an toàn, bao gồm cả việc điều tra ngay lập tức những hành động chống những người bất đồng

Liệu Chính phủ có sẵn sàng gửi lời mời những chuyên gia đặc biệt của Hội đồng nhân quyền, và đáp ứng khả thi về yêu cầu thăm Việt Nam của một Đặc ủy viên về tự do hội họp không ?

GERMANY ∙ Death Penalty: How many people sentenced to death are currently in detention? What substances are used to execute people sentenced to death? Is the government considering allowing international humanitarian organisations or international diplomats to visit individuals sentenced to death? ∙

When does Vietnam plan to adopt a law on assembly/demonstrations to implement the constitutional right to freedom of assembly? ∙ Why does the Press Act 2016 grant the right to establish press agencies only to the organisations listed under Article 14, and not to private persons or organizations?

Câu hỏi của Đại diện nước Đức :

Tạm dịch:” Về vấn đế án tử hình: Có bao nhiêu người bị án tử hình đang bị giam giữ ? Chất liệu gì được dùng để xử chết người chịu án ? Liệu chính phủ có dự tính cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế, hay những nhà ngoại giao quốc tế đến thăm những tù nhân bị án tử hình không ?

Khi nào thì Việt Nam mới có luật về hội họp và biểu tình để thi hành quy định tự do tập hợp ghi trong Hiến pháp ? Tại sao Luật báo chí năm 2016 lại chỉ cho phép các tổ chức liệt kê trong Điều 14, mà không dành cho một cá nhân hay tổ chức tư nhân ?

Nguyên văn Điều 14. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí, gồm:

1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.

2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.

SWEDEN ∙ There have been numerous reports of human rights defenders and representatives of independent civil society being arbitrarily denied leaving Vietnam. How will the Government of Vietnam secure free and unrestricted travel for all its citizens? ∙ What measures will the Government of Vietnam take in order to ensure freedom of assembly and peaceful demonstration in line with ICCPR, including promoting a legal, administrative and fiscal framework in which non-profit organizations can be created and perform their activities without any obstacles? …”

Câu hỏi của Đại diện Thụy Điển:

Tạm dịch:”Có rất nhiều tin tức cho biết những người bảo vệ nhân quyền và đại diện của xã hội dân sự độc lập bị ngăn cấm rời Việt Nam. Làm sao để chính phủ bảo đảm cho mọi công dân được tự do và không hạn chế ra nước ngoài ?

Giải pháp nào sẽ được nhà nước thi hành để bảo đảm quyền tự do hội họp và biểu tình bất bạo động, theo đúng với tiêu chuẩn đã ghi trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), kể cả việc việc đưa ra một quy trình hợp pháp để cho những tổ chức bất vụ lợi có thể hoạt động mà không gặp trở ngại nào ?...”

MỸ-VIỆT NAM

UNITED STATES OF AMERICA ∙ The United States recognizes that Vietnam ratified the Convention Against Torture in 2015. We note, however, that prison conditions remain harsh, including credible reports of physical abuse and denied or inadequate medical care, in particular for prisoners convicted under national security laws. Furthermore, we note reports that individuals in detention have been subject to physical abuse and torture, which has led to some deaths in custody. Will Vietnam commit to ensuring that all prisoners are detained in a manner consistent with Vietnam’s obligations under the International Covenant on Civil and Political Rights as well as the requirements of the Convention Against Torture? Will Vietnam develop a police oversight mechanism to investigate claims of mistreatment, torture, and deaths in custody?

Article 21 of the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam is a party, protects the right of peaceful assembly. Nevertheless, Vietnam detained dozens of peaceful protestors during countrywide protests in June. Vietnamese authorities charged several under vague national security provisions including “abusing freedoms and democratic rights to infringe upon the State’s interests or lawful rights and interests of organizations or individuals,” which carries a sentence of up to seven years imprisonment and “producing, storing, spreading or disseminating information, documents or objects to oppose the State,” which carries a sentence of up to 20 years imprisonment. Will Vietnam drop all charges against individuals detained for peacefully assembling in order to express dissent against the government? ∙ Vietnam is a party to the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), but continues to severely restrict freedom of expression in law and in practice. Will Vietnam halt the use of vague provisions of national security law to silence dissent? Will Vietnam release those individuals who are imprisoned for exercising their freedom of expression?

Đại diện Mỹ hỏi Việt Nam:

Tạm dịch:” Hoa kỳ thừa nhận Việt Nam đã thông qua Công ước chống tra tấn năm 2015. Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận là những điều kiện giam cầm ở Việt Nam rất bạo tàn, kể cả những tin rất đáng tin cậy về tình trạng xúc phạm thể xác và không cho phép được điều trị, đặc biệt đối với những tù nhân bị án về an ninh quốc gia.

Chúng tôi cũng ghi nhận là nhiều tù nhân đã bị lạm dụng và hành hạ, đưa đến một số người chết trong tù. Liệu Việt Nam có bảo đảm là tất cả tù nhân bị giam giữ phải được ở trong tình trạng phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự (ICCPR)và Chính trị, cũng như Công ước chống tra tấn ?

Liệu Việt Nam có thành lập một cơ quan Cảnh sát có thẩm quyền để điều tra những than phiền về bị đối xử bất nhẫn, tra tấn và chết trong nhà giam ?

Điều 21 của ICCPR mà Việt Nam là một thành viên, bảo vệ quyền được hội họp ôn hòa. Tuy nhiên, Việt Nam đã bắt giam hàng chục người trong các cuộc biểu tình khắp nước hồi tháng Sáu (2018). Việt Nam đã truy tố một số người với những điều khoản mơ hồ như là “lạm dụng quyền tự do dân chủ để chống lại lợi ích nhà nước hoặc quyền lợi hợp pháp của những cá nhân và tổ chức”, để kết án đền 7 năm tù, hay là “đã phổ biến, tang trữ, phát tán và tung ra những tin bịa đặt, tài liệu hoặc dụng cụ chống lại nhà Nước, đưa đến bản án tới 20 năm.

Liệu Việt Nam có hủy bỏ tất cả nhưng bản án chống tất cả nhữ người đã tụ họp ôn hòa để bày tỏ bất bình với chính phủ ?

Việt Nam là quốc gia thành viên của ICCPR, nhưng lại tiếp tục hạn chế tự do và quyền được bày tỏ trong luật và trong hành động là nhằm để bịt miếng những người chống đối ? Liệu Việt Nam có thả những người bị vào tù chỉ vì muốn thực thi quyền được tự do bày tỏ của mình… ?

AN NINH MẠNG-LAO ĐỘNG

∙ What steps will the Vietnamese government take to ensure that any cybersecurity law does not infringe on users’ privacy, freedom of expression, or ability to access information? Can the Vietnamese government elaborate on how locally stored data would be used, housed, and protected,,,?

“…How will the Vietnamese government enact and implement laws to meet internationally recognized labor standards on freedom of association, collective bargaining, forced labor, child labor and employment nondiscrimination? ∙ Will Vietnam allow the formation of independent labor unions, in part by ratifying the core ILO convention on freedom of association (87) by 2023, elimination of forced labor (105) by 2020, and the right to collective bargaining (98) in 2019?

Tạm dịch:”Về Luật An ninh mạng, Đại diện Mỹ chất vấn:” Những bước nào Chính phủ Việt Nam sẽ thi hành để bảo đảm bất kỳ Luật an ninh mạng nào cũng không xâm phạn quyền riêng tư của người sử dụng, quyền tự do diễn đạt, hay khả năng tìm kiếm thông tin.

Có thế nào Chính phủ Việt Nam giải thích việc lưu giữ dữ liệu ở Việt Nam sẽ được sử dụng, quản lý và bảo vệ ?

Về Tổ chức lao động độc lập, Đại diện Mỹ hỏi tiếp:”Làm thế nào để chính phủ Việt Nam xây dựng và thi hành các luật cho phù hợp với những tiêu chuẩn của lao động quốc tế về tự do tập hợp, quyền tài phán, cưỡng bách lao động, lao động trẻ em và bất kỳ thị trong việc làm ?

Liệu Việt Nam sẽ cho phép được thành lập các tổ chức Lao độc độc lập, như một phần vụ của việc thông qua các Quy ước cốt lõi của Tổ chức Lao Động Quốc tế (ILO, International Labor Organization) về quyền tự do tập hợp (số 87) vào năm 2023, loại bỏ cưỡng chế lao động (số 105) vào năm 2020, và quyền tài phán (số 98) vào năm 2019 ?”

Với những câu hỏi trực diện và quan trọng nhất của các Đại biểu Tây phương và Hoa Kỳ, liệu phía Việt Nam có thỏa mãn được không hay lại tìm mọi cách để chống chế như bấy lâu nay ?

Nhưng dù có nại ra trăm ngàn lý do nào chăng nữa thì cũng thấy là Việt Nam Cộng sản độc tài đã bị quay như có dế mỗi khi chạm đến vấn đề quyền con người ở bất cứ đâu và thời gian nào. -/-

Phạm Trần

(01/019)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Riêng Tư
Cây Viết Chì Nhỏ
21:41 24/01/2019
PHÚT RIÊNG TƯ
Ảnh của Cây Viết Chì Nhỏ
Cuối năm ngồi tính sổ đời.
Ngày qua tháng lại giữa đời đảo điên.
Chúa ơi con lắm ưu phiền.
Bao năm lạc lối, vô biên mù loà,
Lỗi lầm chồng chất lối ra.
Từ nay xin nguyện ý Cha trên trời.
Trao ban bác ái tình người
Cầu xin khắp chốn vui đời bình an.
(cvcn)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 24/1/2019: ĐTC tới Đại hội Giới Trẻ Thế Giới tại Panama
VietCatholic Network
02:47 24/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Đức Thánh Cha lên đường đi tham dự Đại hội Giới Trẻ Thế Giới tại Panama ngày 23 tháng 1, 2019.

2- Thông điệp Đức Thánh Cha gửi Cuộc Tụ Tập Tuổi Trẻ bản địa tại Soloy, Panama.

3- Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi sử dụng ứng dụng “Click To Pray”.

4- Đức Thánh Cha bãi bỏ Ủy ban ”Ecclesia Dei” và nhập vào Bộ Giáo Lý Đức Tin.

5- Lần đầu tiên Đức Thánh Cha giải tội cho các tù nhân trẻ trong kỳ Đại hội Giới Trẻ Thế Giới.

6- Ban nhạc rock “The Sun”, với tinh thần Kitô trình diễn tại Panama.

7- Hoa Kỳ có 12,000 người và 34 Giám mục lên đường tham dự Đại hội Giới Trẻ Thế Giới.

8- 11 giáo phận Mễ Tây Cơ bị lừa, 400 bạn trẻ đi tham dự Đại hội Giới Trẻ Thế Giới lang thang ở phi trường.

9- Tội ác lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ làm phương hại đến chứng tá phò sinh của Giáo Hội.

10- Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc khai giảng khóa đào tạo Giáo viên Mầm Non, bậc Đại Học.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Đức Thánh Cha hùng hồn ca ngợi Panama trong cuộc gặp gỡ chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:05 24/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm thứ Năm, 24 tháng Giêng, ngày đầy đủ đầu tiên của ngài tại quốc gia Trung Mỹ Panama, Đức Thánh Cha đã nói chuyện với chính quyền, đại diện của xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại dinh tổng thống Palas de las Garzas ở thủ đô Panama. Phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha, là tiếng mẹ đẻ của ngài, Đức Thánh Cha đã gợi lên hình ảnh của một “tổ quốc vĩ đại” như Simon Bolivar đã hình dung khi ngắm nhìn Panama như một vùng đất của sự hội tụ và của những giấc mơ.

Đức Thánh Cha nói:

Thưa tổng thống,
Các vị hữu trách,
Kính thưa quý vị,


Tôi cám ơn Tổng thống, vì những lời chào mừng và lời nói ưu ái của ngài mời tôi đến thăm đất nước này. Qua tổng thống, tôi xin gởi lời chào và cám ơn đến tất cả người dân Panama, từ Darién đến Chiriquí và Bocas del Toro, đã nỗ lực tuyệt vời để chào đón đông đảo những người trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới. Cám ơn các bạn đã mở rộng cánh cửa nhà của các bạn cho chúng tôi.

Tôi bắt đầu cuộc hành hương của mình trong khu vực lịch sử này, nơi Simón Bolívar đã tuyên bố rằng “nếu thế giới phải chọn thủ đô của mình, Isthmus của Panama chắc chắn sẽ được chọn cho sứ mệnh vĩ đại này”, và đã thuyết phục các nhà lãnh đạo vào thời đó hãy thực hiện giấc mơ thống nhất Tổ quốc vĩ đại. Đó là một lời hiệu triệu giúp chúng ta nhận ra rằng các dân tộc của chúng ta có thể tạo ra, trui rèn và trên hết là mơ về một tổ quốc vĩ đại có thể bao gồm sự tôn trọng và đón nhận sự phong phú đa văn hóa của mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa. Lấy cảm hứng này, chúng ta có thể nhìn Panama như một vùng đất của hội tụ và của những giấc mơ.

1. Một vùng đất hội tụ

Điều này đã được nhìn thấy trong Công Nghị Panama [vào thời đó] và cả ngày nay trong sự hiện diện của hàng ngàn người trẻ mang theo hy vọng và mong muốn được gặp gỡ và cử mừng với nhau.

Nhờ vào vị trí thuận lợi của mình, đất nước của các bạn là vùng đất chiến lược không chỉ đối với khu vực mà còn đối với toàn thế giới. Panama là cầu nối giữa các đại dương và là vùng đất tự nhiên cho sự gặp gỡ. Quốc gia hẹp nhất trong toàn lục địa Mỹ Châu này là biểu tượng cho sự bền vững phát sinh ra từ khả năng tạo ra các mối liên kết và các liên minh. Năng lực này hình thành nên tâm hồn của dân tộc Panama.

Mỗi người trong các bạn đều có một vị trí đặc biệt trong việc xây dựng quốc gia, và được mời gọi để bảo đảm rằng vùng đất này có thể sống theo ơn gọi của mình là một vùng đất của hội tụ và gặp gỡ. Điều này liên quan đến các quyết định, những cam kết và nỗ lực hàng ngày để bảo đảm rằng tất cả mọi người đều có cơ hội để cảm thấy rằng họ là những tác nhân của vận mệnh chính mình, gia đình và cả quốc gia nữa. Không thể nghĩ đến tương lai của một xã hội nếu không có sự tham gia tích cực – chứ không phải chỉ là trên danh nghĩa mà thôi - của mỗi thành viên, theo một cách thế mà nhân phẩm của người ấy được thừa nhận và bảo đảm thông qua khả năng tiếp cận với một nền giáo dục có phẩm chất cao, và những công ăn việc làm xứng đáng. Hai thực tế này giúp chúng ta có thể nhận ra và đánh giá cao tài năng và sự năng động sáng tạo của dân tộc này. Cũng thế, chúng là thuốc giải độc tốt nhất cho bất kỳ hình thái “bảo hộ” nào hạn chế quyền tự do của các công dân, buộc họ phải tùng phục hay xem thường phẩm giá của họ, đặc biệt của những người nghèo nhất.

Tài năng của những vùng đất này được ghi dấu bằng sự phong phú của các dân tộc bản địa như những người bribri, bugle, emberá, kuna, Nasoteribe, ngäbe và waunana, là những dân tộc có rất nhiều điều để liên hệ đến và nhắc nhớ về văn hóa và tầm nhìn của họ đối với thế giới. Tôi chào họ và tôi cảm ơn họ. Trở thành một vùng đất hội tụ có nghĩa là cử mừng, thừa nhận và lắng nghe điều gì là đặc thù của từng dân tộc này và của tất cả những người nam nữ đang tạo nên bộ mặt của Panama và đang làm việc để xây dựng một tương lai hy vọng. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ thiện ích chung và đặt chúng vượt lên trên tư lợi của một cá nhân hoặc chỉ một vài người khi chúng ta có một quyết định quyết liệt muốn chia sẻ trong công lý thiện ích của ta.

Thế hệ trẻ, với niềm vui và sự nhiệt tình, với tự do, sự nhạy cảm và năng lực phê phán, đòi hỏi người lớn, và đặc biệt là tất cả những người thực hiện vai trò lãnh đạo trong cuộc sống công cộng, phải sống một cuộc sống xứng hợp với phẩm giá và quyền bính mà họ nắm giữ và đã được trao phó cho họ. Họ được mời gọi sống đơn sơ và minh bạch, với tinh thần trách nhiệm rõ ràng đối với người khác và đối với thế giới của chúng ta. Họ được mời gọi sống một cuộc sống minh chứng rằng công bộc của dân là một từ đồng nghĩa với trung thực và công lý, và phản nghĩa với tất cả các hình thái tham nhũng. Những người trẻ tuổi đòi hỏi một cam kết trong đó tất cả - bắt đầu từ những người trong chúng ta tự xưng mình là Kitô hữu – hãy có gan dạ để xây dựng một nền chính trị nhân văn thực sự (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, 73) khiến cho con người trở thành trung tâm và con tim của mọi thứ. Đó là một nền chính trị hoạt động để xây dựng một nền văn hóa minh bạch hơn trong chính phủ, trong khu vực tư nhân và toàn dân, theo lời cầu nguyện của bạn cho đất nước mình: “Xin cho chúng tôi lương thực hàng ngày: xin cho chúng con có thể dùng bữa trong nhà mình, và trong một tình trạng sức khỏe xứng đáng với con người.”

2. Vùng đất của những giấc mơ

Trong những ngày này, Panama sẽ không chỉ được đề cập đến như một trung tâm trong khu vực hoặc một địa điểm chiến lược về phương diện thương mại, hay là nơi quá cảnh của con người: nó sẽ biến thành một trung tâm của hy vọng. Đó là một điểm gặp gỡ nơi những người trẻ đến từ khắp năm châu, tràn ngập ước mơ và hy vọng, sẽ ăn mừng, gặp gỡ nhau, cầu nguyện và khơi dậy mong muốn và cam kết của họ để xây dựng một thế giới nhân bản hơn. Qua đó, họ sẽ thách thức những quan điểm thiển cận và ngắn hạn, bị quyến rũ bởi sự cam chịu hoặc lòng tham lam, hay đang bị làm mồi ngon cho não trạng sùng bái kỹ thuật, tin rằng cách duy nhất tiến lên là tuân theo luật cạnh tranh, mạnh được yếu thua, trong đó kẻ mạnh ăn trên lưng của kẻ yếu (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, 53). Tin như thế là đóng cửa tương lai, khép kín một viễn tượng mới của nhân loại. Khi chào đón những giấc mơ của những người trẻ tuổi này, Panama một lần nữa lại trở thành vùng đất của những ước mơ thách thức rất nhiều những định kiến trong thời đại chúng ta và mở ra những chân trời thiết yếu có thể làm phong phú con đường phía trước thông qua một cái nhìn tôn trọng và từ bi với người khác. Trong những ngày này, chúng ta sẽ chứng kiến việc mở ra các kênh giao tiếp và hiểu biết mới, các kênh liên đới, sáng tạo và hỗ trợ lẫn nhau; các kênh của tình nhân loại thúc đẩy những dấn thân và vượt qua tình trạng vô danh và cô lập, cho một cách kiến tạo lịch sử mới.

Một thế giới khác là điều có thể! Chúng ta biết điều này và những người trẻ tuổi thúc giục chúng ta dự phần vào việc xây dựng thế giới đó, để giấc mơ của chúng ta không còn là phù du hay phù phiếm, mà có thể thúc đẩy một giao ước xã hội trong đó mọi người đều có cơ hội mơ về một ngày mai. Quyền tương lai cũng là một nhân quyền.

Hướng về chân trời này, những lời của Ricardo Miró dường như trở nên sống động. Khi hát về quê hương yêu dấu của mình, anh nói: “Khi họ nhìn thấy quê hương của tôi, họ có thể nói rằng miền đất này được hình thành bởi thánh ý Thiên Chúa, để dưới ánh mặt trời chiếu soi, cả nhân loại có thể hội tụ trên dải đất này” (Patria de mis amores).

Một lần nữa tôi cám ơn các bạn vì tất cả những gì các bạn đã làm để biến cuộc gặp gỡ này thành hiện thực và tôi bày tỏ với ngài, thưa Tổng thống, và tất cả những người có mặt ở đây, cũng như tất cả những ai tham gia cùng chúng ta qua các phương tiện truyền thông, những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi cho niềm hy vọng và niềm vui mới trong sự phục vụ thiện ích chung.

Cầu xin Đức Mẹ Santa Maria La Antigua, chúc phúc và phù hộ Panama.

Source Libreria Editrice Vaticana MEETING WITH THE AUTHORITIES, WITH THE DIPLOMATIC CORPS AND WITH REPRESENTATIVES OF SOCIETY ADDRESS OF HIS HOLINESS Palacio Bolivar – Ministry of Foreign Affairs (Panama) Thursday, 24 January 2019
 
Dân chúng Panama nồng nhiệt chào đón Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:21 24/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Như chúng tôi đã tường trình, Đức Thánh Cha đã rời phi trường quốc tế Fumicino của Rôma lúc 9 giờ 30 sáng thứ Tư, 23 tháng Giêng để sang Panama chủ sự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Sau 13 giờ bay, ngài đã tới phi trường Tocumen của thủ đô Panama vào lúc 4 giờ 30 chiều cùng ngày, theo giờ địa phương.

Sau các nghi thức tiếp đón, Đức Thánh Cha đã lên xe cùng với Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta của tổng giáo phận Panama City.

Hai vị đã đến một địa điểm ngay bên ngoài thành phố Panama. Sau đó, hai vị đã lên chiếc Pope Mobile để chào thăm dân chúng đứng vẫy chào nhiệt liệt hai bên đường trên lộ trình về tòa Sứ Thần Tòa Thánh, là nơi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ nghỉ đêm.

Nhân đây, chúng tôi cũng thưa với quý vị và anh chị em một vài thông tin mới nhận từ Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama.

Trong thông cáo báo chí gởi cho các ký giả tham gia tường thuật Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 34 diễn ra tại Panama, ban tổ chức cho biết:

Tính cho đến 7 giờ tối ngày 22 tháng Giêng năm 2019, hơn 100,000 người hành hương từ 156 quốc gia đã ghi danh tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

480 Giám Mục đã ghi danh, nhưng cho đến nay chỉ mới có 48% các vị hiện diện tại Panama. Trong khi đó, theo dự trù 380 Giám Mục sẽ phụ trách các lớp giáo lý tại 137 trung tâm giáo lý, bằng 25 ngôn ngữ.

20,000 tình nguyện viên Panama và 2,445 tình nguyện viên quốc tế đang phục vụ.

Các quốc gia có số lượng tình nguyện viên quốc tế nhiều nhất là Colombia, Brazil, Costa Rica, Mễ Tây Cơ và Ba Lan.

2,500 nhà báo tham gia tường thuật Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Theo niên giám 2017 của Tòa Thánh, tổng giáo phận thủ đô Panama có 1,729,000 tín hữu, 96 giáo xứ, 205 linh mục trong đó có 84 linh mục triều và 121 linh mục dòng, 68 phó tế vĩnh viễn, 236 nam tu sĩ không có chức linh mục, 256 nữ tu và 67 chủng sinh.

Hai vị Tổng Giám Mục của tổng giáo phận Panama là Đức Tổng Giám Mục José Dimas Cedeño Delgado và Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta.

Đức Tổng Giám Mục José Dimas Cedeño Delgado, 85 tuổi, là Tổng Giám Mục Hiệu tòa của tổng giáo phận thủ đô Panama, và Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta, 62 tuổi, là Tổng Giám Mục đương chức của tổng giáo phận này, và cũng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Panama.

Tổng giáo phận thủ đô Panama còn có hai vị Giám Mục Phụ Tá là Đức Cha Pablo Varela Server, 76 tuổi và Đức Cha Uriah Ashley, 74 tuổi.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đây là quang cảnh chào đón Đức Thánh Cha tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Chúng tôi thấy các em bé đang múa hát khi xe Đức Thánh Cha tiến vào tòa Sứ Thần.

Từ năm 1923, Tòa Thánh và Panama đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, và Đức Tổng Giám Mục Angelo Rotta là Sứ Thần Tòa Thánh tiên khởi tại Panama.

Vị Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Mirosław Adamczyk, người Ba Lan, 56 tuổi.

Đức Cha Mirosław Adamczyk sinh ngày 16 tháng 7 năm 1962. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 16 tháng 5 năm 1985. Sau khi tốt nghiệp trường ngoại giao Tòa Thánh, ngài được tấn phong Tổng Giám Mục vào ngày 27 tháng Tư năm 2013. Ngài đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Giambia và Sierra Leone trước khi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Panama vào ngày 12 tháng 8, 2017.
 
WYD - 250,000 bạn trẻ chào đón Đức Thánh Cha tại Cánh đồng Santa Maria la Antigua
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:14 24/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 9 giờ 45 sáng thứ Năm 24 tháng Giêng, nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha đã diễn ra tại Phủ Tổng Thống. Sau các nghi thức này, Đức Thánh Cha đã hội kiến với Tổng thống Juan Carlos Varela, và đã gặp chính quyền dân sự và đại diện các tầng lớp văn hóa xã hội Panama và ngoại giao đoàn tại dinh Bolivar.

Hoạt động tiếp theo của Đức Thánh Cha là cuộc gặp gỡ các Giám Mục Trung Mỹ tại nhà thờ Thánh Phanxicô thành Assisi vào lúc 11 giờ 15.

Hoạt động cuối cùng của ngài là cuộc gặp gỡ đầu tiên trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama với các bạn trẻ tại Cánh đồng Santa Maria la Antigua vào lúc 5 giờ 30 chiều.

Trong bài huấn từ với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói:


Các bạn trẻ thân mến, chào buổi tối!

Thật hay biết bao khi lại được gặp nhau, lần này ở một vùng đất tiếp đón chúng ta thật rạng rỡ và ấm áp! Khi chúng ta tụ tập ở Panama, Ngày Giới trẻ Thế giới một lần nữa là một cử hành của niềm vui và hy vọng cho toàn Giáo Hội; và, đối với thế giới, đó là một chứng tá đức tin.

Tôi nhớ rằng ở Krakow, một số người hỏi liệu tôi có đến được Panama không, và tôi nói với họ: “Tôi không biết, nhưng chắc chắn Phêrô sẽ ở đó. Phêrô sẽ có mặt ở đó”. Hôm nay tôi rất vui được nói với các bạn: Phêrô đang ở bên các các bạn, để cử mừng và canh tân các bạn trong đức tin và hy vọng. Phêrô và Giáo Hội cùng đi với các bạn, và chúng tôi muốn nói với các bạn rằng đừng sợ hãi, hãy tiếp tục đưa ra những chứng tá thuyết phục hơn cho Tin Mừng với cùng năng lượng tươi mới và sự bồn chồn giúp chúng ta hạnh phúc hơn và sẵn sàng hơn. Để tiến bước, đừng tạo ra một Giáo Hội song song “vui” hơn, hay “hấp dẫn” hơn, bằng một sự kiện giới trẻ đẹp mắt, như thể đó là tất cả những gì các bạn cần đến hay muốn có. Lối suy nghĩ đó sẽ không tôn trọng cả các bạn lẫn mọi thứ mà Thánh Linh đang nói qua các bạn.

Hoàn toàn không phải như thế! Với các bạn, chúng ta muốn tái khám phá và đánh thức sự tươi mới và trẻ trung không ngừng của Giáo Hội, đồng thời mở lòng chúng ta ra cho một Lễ Ngũ Tuần mới (x. Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, Tài liệu cuối cùng, 60). Như chúng ta đã trải nghiệm tại Thượng Hội Đồng Giám Mục này, điều đó chỉ có thể xảy ra nếu, qua lắng nghe và chia sẻ, chúng ta khuyến khích nhau tiếp tục tiến bước và làm chứng bằng cách công bố Chúa qua việc phục vụ những anh chị em của chúng ta một cách cụ thể.

Tôi biết rằng đến được nơi đây không phải là dễ [đối với nhiều người trong các bạn]. Tôi biết các bạn cần cơ man những nỗ lực và hy sinh để có thể tham gia vào Ngày giới trẻ này. Nhiều tuần làm việc và dấn thân, nhiều cuộc gặp gỡ suy tư và cầu nguyện, đã khiến cho cuộc hành trình tự nó đã là một phần thưởng. Một môn đệ không chỉ đơn thuần là một người đi đến một nơi nào đó, mà là một người cất bước lên đường một cách quả quyết, không ngại mạo hiểm và tiếp tục tiến bước. Đây là niềm vui lớn: đó là tiếp tục tiến bước. Các bạn không sợ mạo hiểm và tiếp tục lữ hành. Hôm nay, tất cả chúng ta có thể đến được khu vực này bởi vì trong một thời gian, tại các cộng đồng khác nhau của chúng ta, tất cả chúng ta đã cùng nhau “lên đường”.

Chúng ta đến từ các nền văn hóa và dân tộc khác nhau, chúng ta nói các ngôn ngữ khác nhau và chúng ta ăn mặc khác nhau. Mỗi dân tộc của chúng ta đã có một lịch sử khác nhau và sống qua những tình huống dị biệt. Chúng ta khác nhau theo nhiều cách! Nhưng không điều nào trong số những điều đó có thể ngăn chúng ta gặp nhau và vui mừng được ở bên nhau. Chúng ta biết lý do là vì có một cái gì đó hợp nhất chúng ta. Ai cũng là một người anh em với chúng ta. Hỡi các bạn, những người trẻ thân yêu, đã hy sinh nhiều thứ để có thể gặp nhau và bằng cách này, các bạn đã trở thành những thầy dạy đích thực và những thợ xây thực sự của nền văn hóa gặp gỡ. Qua hành động và đường lối của các bạn, qua cách thức các bạn nhìn nhận sự việc, những mong muốn của các bạn và trên hết là sự nhạy cảm của các bạn, các bạn đang bác bỏ cái lối nói chuyện có ý định gieo rắc sự chia rẽ, loại trừ hoặc từ khước những ai “không giống như chúng ta”. Đó là vì các bạn có bản năng nhận biết một cách trực giác rằng tình yêu đích thực không loại bỏ những khác biệt chính đáng, nhưng hòa hợp chúng trong một thể thống nhất ưu việt hơn (Đức Bênêđíctô XVI, Bài giảng ngày 25 tháng Giêng năm 2006). Mặt khác, chúng ta biết rằng cha đẻ của những lời dối trá ưa chuộng những kẻ chia rẽ nhau, và thích cãi vã với những người đã học cách làm việc cùng nhau.

Các bạn dạy chúng tôi rằng gặp gỡ nhau không có nghĩa là phải nhìn cho giống nhau, hay suy nghĩ giống nhau hay làm những điều tương tự như nhau, nghe cùng một bản nhạc hoặc mặc cùng một chiếc áo túc cầu. Không, hoàn toàn không phải như thế. Văn hóa gặp gỡ là một lời mời gọi chúng ta dám sống một giấc mơ chung. Vâng, một giấc mơ tuyệt vời, một giấc mơ trong đó ai cũng có một chỗ dành cho mình. Vì ước mơ ấy mà Chúa Giêsu đã hiến mạng sống trên thập giá, mà Thánh Linh Thiên Chúa đã được tuôn tràn vào ngày Lễ Ngũ Tuần và mang ngọn lửa đến con tim của mọi người nam nữ, con tim của các bạn và của tôi, với hy vọng tìm được không gian để lớn lên và tăng trưởng. Một giấc mơ mang tên Giêsu, được Chúa Cha gieo vào lòng người với niềm tin rằng nó sẽ lớn lên và sống động trong mọi trái tim. Một giấc mơ chạy trong huyết quản của chúng ta, làm rung động con tim chúng ta và khiến chúng nhảy mừng bất cứ khi nào chúng ta nghe lệnh truyền này: “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13: 34-35).

Một vị thánh đến từ những vùng đất này thích nói rằng: “Kitô Giáo không phải là một tập hợp những sự thật cần phải tin, những quy tắc cần phải tuân theo hoặc những điều cấm đoán. Nhìn theo cách đó làm nản chí chúng ta. Kitô giáo là một người yêu tôi vô biên, là người đòi hỏi và cầu xin tình yêu của tôi. Kitô giáo là Chúa Kitô” (xem Thánh Oscar Romero, Bài giảng ngày 6 tháng 11 năm 1977). Kitô Giáo nghĩa là theo đuổi giấc mơ mà vì đó Ngài hiến mạng sống mình, là yêu bằng chính tình yêu mà Người đã yêu thương chúng ta.

Chúng ta có thể hỏi: Điều gì khiến chúng ta hiệp nhất với nhau? Tại sao chúng ta lại hiệp nhất với nhau? Điều gì khiến chúng ta gặp gỡ nhau? Đó là sự xác tín rằng chúng ta đã được yêu bằng một tình yêu sâu sắc mà chúng ta không thể, và cũng không muốn giữ im lặng trước một tình yêu thách thức chúng ta đáp lại theo cùng một cách: đó là yêu thương. Chính tình yêu của Chúa Kitô thúc giục chúng ta (xem 2 Cor 5:14).

Đó là một tình yêu không đè nặng hay áp chế, không gạt sang một bên hay làm câm nín, không làm nhục hay độc đoán. Đó là tình yêu của Chúa, một tình yêu hàng ngày, kín đáo và tương kính; một tình yêu tự do và giải phóng, một tình yêu chữa lành và vực dậy. Tình yêu của Chúa nâng cao hơn là hạ gục, hòa giải hơn là cấm đoán, đưa ra những đổi mới hơn là lên án, hướng đến tương lai hơn là quá khứ. Đó là tình yêu thầm lặng của một bàn tay chìa ra để phục vụ, một dấn thân mà không có ý muốn thu hút sự chú ý đến chính mình.

Các bạn có tin vào tình yêu này không? Đó có phải là một tình yêu có ý nghĩa không?

Đây cũng là cùng một câu hỏi và cùng một lời mời đã được gửi đến Đức Maria. Thiên thần hỏi Mẹ có muốn mang giấc mơ này trong cung lòng Mẹ và ban sự sống cho nó, để biến nó thành xác thịt. Mẹ đáp lại: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền.” (Lc 1:38). Đức Maria tìm thấy sự can đảm để nói tiếng xin vâng. Mẹ tìm thấy sức mạnh để mang lại sự sống cho giấc mơ của Chúa. Thiên thần đang hỏi điều tương tự nơi mỗi người trong các bạn và chính tôi. Các bạn có muốn giấc mơ này trở nên sống động không? Các bạn có muốn làm cho nó có xương có thịt bằng đôi tay, đôi chân, ánh mắt, và con tim các bạn không? Các bạn có muốn tình yêu của Chúa Cha mở ra những chân trời mới cho các bạn và đưa các bạn đi theo những con đường chưa hề nghĩ đến hay hy vọng, chưa hề mơ ước hay mong đợi, khiến cho trái tim chúng ta vui mừng, ca hát và nhảy múa không?

Liệu chúng ta có đủ can đảm để nói với thiên thần, như Đức Maria đã nói: Này tôi là tôi tớ Chúa; xin cứ làm cho tôi như lời đã phán hứa?

Các bạn trẻ thân mến, kết quả đầy hy vọng nhất của Ngày giới trẻ này sẽ không phải là một tài liệu cuối cùng, một lá thư chung hay một chương trình sẽ được thực hiện. Kết quả tràn đầy hy vọng nhất của cuộc gặp gỡ này sẽ là khuôn mặt của các bạn và một lời cầu nguyện. Mỗi bạn sẽ trở về nhà với sức mạnh mới phát sinh từ mỗi cuộc gặp gỡ với những người khác và với Chúa. Các bạn sẽ trở về nhà tràn đầy Chúa Thánh Thần, để các bạn có thể nâng niu và giữ cho sống động giấc mơ khiến chúng ta trở thành anh chị em với nhau, và chúng ta không được để cho sự giá băng phát triển trong lòng thế giới chúng ta. Bất cứ nơi nào chúng ta có thể có mặt và bất cứ điều gì chúng ta có thể làm, chúng ta hãy luôn có thể nhìn lên và nói “Lạy Chúa, xin dạy con yêu, như Chúa đã yêu chúng con”. Các bạn hãy lặp lại những lời đó với tôi nhé: “Lạy Chúa, xin dạy con yêu như Chúa đã yêu chúng con”

Chúng ta không thể kết thúc cuộc gặp gỡ đầu tiên này mà không đưa ra lời cám ơn. Cám ơn tất cả những người đã chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới này với rất nhiều tâm huyết. Cám ơn các bạn đã khuyến khích nhau xây dựng và chào đón, và cám ơn vì đã nói tiếng “xin vâng” với giấc mơ của Thiên Chúa muốn thấy các con trai và con gái của Ngài tụ họp lại với nhau. Xin cám ơn Đức Tổng Giám Mục Ulloa và các cộng tác viên của ngài đã giúp Panama ngày hôm nay không chỉ là một kênh đào nối liền các đại dương, mà còn là một kênh nơi giấc mơ của Chúa tiếp tục tìm ra những dòng chảy mới cho phép nó phát triển, nhân lên và lan rộng đến khắp cùng bờ cõi trái đất

Các bạn thân mến, xin Chúa Giêsu chúc phúc cho các bạn và Đức Mẹ Antigua luôn đồng hành cùng các bạn, để chúng ta có thể nói mà không sợ hãi, như Mẹ đã từng nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền.”


Source: Vatican News Pope Francis' speech at WYD 2019 opening ceremony: Full text