Ngày 26-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:29 26/01/2011
QUAN MỚI ĐẾN HỎI THÔNG LỆ

N2T


Quan huyện mới đến nhậm chức, hỏi quan lại của mình:

- “Làm việc của quan thì sự thể phải như thế nào ?”

Quan lại trả lời:

- “Năm đầu nên thanh liêm, năm thứ hai có thể thanh liêm một nửa, năm thứ ba thì có thể lẫn lộn”.

Quan huyện nghe xong, thở dài nói:

- “Ái dà, làm sao ta có thể chịu đựng ba năm chứ !”

Suy tư:

Làm quan thì có nhiều loại quan: có loại quan thanh liêm, có loại quan tham ô, có loại quan tham nhũng, có loại quan dê cụ, có loại quan ăn chơi trác táng.v.v...

Quan thanh liêm thì rất ít, bởi vì họ làm quan là vì hạnh phúc của bá tánh và phồn vinh của xã hội, cho nên họ để lại nhiều tiếng tốt cho đời. Còn lại các quan khác như quan tham ô tham nhũng, quan dê cụ, quan ăn chơi.v.v...là những người làm quan không vì dân, mà vì bản thân và gia đình hoặc phe cánh của mình mà thôi, cho nên khi họ đang làm quan thì đục khoét công quỷ, lấy tiền công quỷ để bao gái, để nhậu nhẹt, và quyền lợi thì chỉ dành cho mình, cho gia đình mình, cho nên khi họ chết đi thì tiếng xấu để lại khó mà rửa sạch.

Càng cao danh vọng, càng nhiều gian nan.

Các linh mục cũng là những người được gọi là “công hầu khanh tướng” của Chúa Giê-su Ki-tô, nếu các ngài không sống đúng với chức vụ và bổn phận của mình, không làm gương tốt để dẫn dắt đoàn chiên theo đường lối của Chúa, thì trên thiên đàng không có chỗ của ngài, trong luyện ngục cũng không có chỗ của ngài, và chỗ của ngài chắc chắn là ở tầng thứ mười tám của địa ngục (nếu địa ngục có 18 tầng).

Ghê sợ thật, đúng là càng cao danh vọng càng nhiều gian nan.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:32 26/01/2011
N2T


15. Trong tất cả những việc thiêng liêng, tốt nhất là hợp tác với Thiên Chúa, để cho tội nhân trở về.

(Thánh Daniel)
 
Những ca viên sống lời yêu thương.
Hồng Hương
00:11 26/01/2011
“Trong những giây phút đau khổ nhất, các chị trong ca đoàn luôn bên cạnh để vực tôi dậy bằng nhiều cách, tôi chỉ biết tạ ơn Chúa vì Người đã ban cho tôi quà tặng tuyệt vời là những người bạn vô cùng tốt lành”, chị Nguyễn Thị Đường, giáo xứ Chính Tâm - Phan Thiết, tâm sự như vậy. Rồi chị lại khóc, nhưng giờ đây là những giọt nước mắt của hạnh phúc vì biết mình được bao bọc trong tình yêu thương.

* Những người bạn quý

Câu chuyện về những ca viên sinh hoạt trong một ca đoàn gắn bó với nhau không chỉ trong việc hát những bài Thánh ca ca ngợi Chúa để phục vụ cộng đoàn, mà còn tận tâm lo lắng cho nhau khi hoạn nạn được bà con nhắc đến nhiều trong ngày đầu năm Tân Mão. Đó là các ca viên Ca đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo Giáo xứ Chính Tâm, hạt Đức Tánh, Gp Phan Thiết.

“Em không có gì phải ngại ngùng hết, bất kể lúc nào, cần gì cứ “Alô” là tụi mình sẽ đến giúp ngay!”. “Đừng nói ơn nghĩa với tụi mình, vừa nằm dưỡng bệnh, vừa đọc kinh cầu nguyện xin Chúa và Đức Mẹ cứu chữa cho mình mau khỏi bệnh kìa !”. Và còn nhiều, nhiều nữa những lời động viên, nhắn nhủ của những người bạn trong Ca đoàn như chị Tuyết, chị Huệ, chị An, chị Vân. .. đến chị Đường, thành viên trong Ca đoàn trong thời gian chị bị nằm liệt trên giường vì chấn thương cột sống sau tai nạn.

Là một phụ nữ mới qua tuổi 40, chị Đường đã phải gánh chịu cảnh goá bụa khi chồng đột ngột qua đời, để lại cho chị 5 đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Gần 5 năm trôi qua, với sự giúp đỡ của gia đình và của những chị em trong ca đoàn, chị đã cố gắng vượt qua nỗi đau để tiếp tục sống, làm việc chăm chỉ để nuôi đám con. Hiểu được gia cảnh của mình và thương mẹ, tụi nhỏ luôn cố gắng học hành chăm chỉ. 3 đứa vào Đại Học trong Sài Gòn, vừa học vừa làm thêm để đỡ đần cho mẹ và tự nuôi nhau. Chỉ còn 2 đứa nhỏ ở nhà với chị.

Đầu tháng 12. 2010, trong khi leo cây hái lá cho dê ăn, chị bị té từ trên cao xuống. Kết quả chấn thương cột sống, chưa biết khi nào đi lại được như trút hết mọi sức lực của chị. Đau đớn, thất vọng, buồn khổ … bao nhiêu tâm tư chồng chất khiến nước mắt chị tưởng chừng cạn kiệt. Thế rồi các chị bạn trong ca đoàn đến cùng san sẻ khó khăn với chị. Đi bệnh viện, liên hệ bác sĩ, ăn uống, vệ sinh … tất cả mọi việc đều được các chị thay nhau làm. “Tạ ơn Chúa quan phòng, một chị kể, khi đến bệnh viện Chợ Rẫy, tình trạng của Đường rất tệ, chúng tôi đã vô cùng lo lắng thì may mắn gặp được bác sĩ Huỳnh Văn Khoa chuyên về cơ xương khớp, cảm thông trước tình cảnh của chị ấy, bác sĩ nhận chữa trị tại viện và theo dõi tại nhà, vợ chồng bác sĩ ấy còn giúp luôn thuốc đặc trị cho Đường nữa”. Khi có kết quả bác sĩ chỉ định chị Đường phải nằm yên một chỗ để vết thương được cố định thì các chị trong ca đoàn thay nhau đến tận nhà chăm sóc, lo lắng đến cả bữa ăn cho cả hai đứa con của chị. “Không được khóc nhiều, phải giữ sức khoẻ để mau lành bệnh còn lo cho con cái, những việc khác gia đình và mọi người sẽ tìm cách giải quyết thay cậu”, mọi người khuyên chị.

* Sống lời yêu thương đã hát

Gần Tết, tôi nhận được tin vui là chị Đường đã có thể tự ngồi dậy được và đang tập đi lại. Đó như một quà tặng của Chúa Xuân cho nỗ lực của mọi người. Nhưng thật khó để hỏi về việc các chị đã làm, chị nào cũng bảo đâu có gì để kể. Sau một hồi thuyết phục, chị Tuyết, người mà nhóm giới thiệu là vất vả nhất trong khâu chăm sóc cho bệnh nhân cười hiền lành nói với chúng tôi: “Có gì để nói đâu, ai cũng bận rộn với gia đình, con cái cả, nhưng thấy cảnh đơn thân của Đường thì thương và cố sắp xếp đến với nó, sinh hoạt với nhau trong ca đoàn lâu rồi, chị em luôn vui buồn có nhau”. Chị Huệ, người nhanh nhẹn trong nhóm vui vẻ nói: “Ca đoàn của mình hát nhiều về tình yêu thương của Chúa với con người rồi, bây giờ mới sống thật sự lời yêu thương của mình với chị em, nên mọi người đều thấy rất vui và qua đó gắn bó với nhau hơn”. Chị An bật mí: “Sau biến cố của Đường, đã có một số chị khác xin gia nhập ca đoàn mình đấy”.

Từ con tim đến bàn tay là một khoảng cách rất ngắn nhưng lại rất dài. Nói yêu thương thì dễ nhưng sống yêu thương thì không dễ chút nào. “Các cô các chị ấy đang biến những lời ca ngợi tình yêu của mình thành hành động cụ thể”, một ông cụ trong xứ đã nói như vậy. Các ông chồng thì nói: “Các bà ấy giờ khác lắm, không chỉ nhiệt tình tham gia các hoạt động của giáo xứ, mà còn theo học khóa Canh Tân Đặc Sủng, và sống dễ thương hơn”.

Từ niềm vui này, bước vào năm mới, Ca đoàn Các Bà Mẹ Chính Tâm bắt đầu lên kế hoạch cho những công việc bác ái khác trong tầm tay của các chị. Tôi nhớ đến lời Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống trong Ngày Thánh Nhạc Giáo Phận Phan Thiết 17.12.2010 nhắn gởi các ca viên. Ngài nói rằng ca viên trước hết hãy làm tông đồ cho chính ca viên bằng việc làm thiết thực, chỉ có công việc bác ái phục vụ cụ thể thì lời hát Thánh ca mới có tác động thực sự đến cộng đoàn. Và thật sự, những chị ca đoàn Các Bà Mẹ Chính Tâm ấy đã “sống” lời yêu thương mà mình đã hát.
 
Hạnh Phúc là Tình Yêu và là Sự Sống
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:21 26/01/2011
Chúa nhật 4 thường niên A

Là con người, ai cũng mong muốn hạnh phúc và nổ lực đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc là khát vọng ngàn đời của mỗi người. Khi con người chiều theo cơn cám dỗ của loài rắn, đó chính là lúc hạt mầm hạnh phúc không còn đủ “thiên thời địa lợi” để đơm hoa kết trái. Bất hạnh và gian dối theo về, ùa vào cuộc đời, chảy xuôi dòng lịch sử. Con người bắt đầu dệt những ước mơ, chắt chiu từng kỷ niệm, hồi tưởng về quá khứ, một quá khứ in đầy dấu chân hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì giữa đa đoan và trắc trở, giữa bền vững và mong manh, giữa ích kỷ và bao dung?

1. Quan niệm về hạnh phúc.

Có người cho rằng hạnh phúc là có thật nhiều tiền của, nhiều vàng bạc, lúa thóc đầy kho; hạnh phúc là quyền lực, địa vị danh vọng. Có người nghĩ hạnh phúc là có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con thơ, ruộng vườn thẳng cánh cò bay. Có người lại quan niệm hạnh phúc là sức khoẻ, là sự bình an thư thái của tâm hồn; hạnh phúc là sự hoà hợp giữa thể xác và tâm hồn, giữa cá nhân và cộng đồng xã hội, giữa cái tôi và vũ trụ bao la.

Theo truyền thống Ấn Giáo, hạnh phúc là Sukha, đó là trạng thái giống như một bánh xe mà trong đó mọi sự đều ăn khớp với nhau: vành xe, ổ trục và các đũa xe đều tốt và nằm đúng vị trí, hoà hợp với các thành phần khác do đó mà bánh xe chạy trơn tru. Còn đau khổ là Dukha, đó là tình trạng một bánh xe trục trặc vì có những thành phần hư hỏng hay không ăn khớp với những thành phần khác.

Tần Thuỷ Hoàng cho xây vạn lý trường thành, sai người đi tìm thuốc trường sinh bất tử để mong thoả ước mơ được hạnh phúc, được sống bất tử. Với Nhà văn Philippe Delerm, hạnh phúc là điều thật đơn giản, là tổng cộng các niềm vui nhỏ gộp lại. Năm phút nằm dài trên bãi cỏ xanh nhìn mây trời lãng đãng trôi, hớp ngụm bia ngon, thưởng thức một bản nhạc hay…đều có thể làm hưng phấn, tạo được niềm vui hạnh phúc. Kim Thánh Thán, nhà phê bình Trung Hoa đã từng có 33 phút vui tinh thần mà ông cho đó là phút giây thực sung sướng trong đời. Thú vui đó là thưởng thức thiên nhiên, dưới ánh trăng non, tay bầu rượu túi thơ, cùng bạn hữu trao đổi kinh sử văn thơ, cùng uống trà để quên đi sự huyên náo của phồn hoa, lòng thấy thanh thản (x. quan niệm về hạnh phúc, nội san chia sẽ số 23).

Theo Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc: Hạnh phúc là niềm vui, khi người ta vui thì hạnh phúc, khi người ta hạnh phúc thì người ta vui. Rất đơn sơ, rất dễ hiểu. Niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Hạnh phúc là niềm vui của mỗi người và mọi người trong gia đình chung sống với nhau. Những niềm vui làm thành cuộc đời. Niềm vui làm cho mỗi tâm hồn trở nên ấm cúng. Niềm vui chỉ thực sự có khi có tình yêu. Khi không có tình yêu thì không có niềm vui thực sự. Và đặc biệt khi có tình yêu không ngừng được tình yêu của Thiên Chúa tiếp sức thì con ngươì ta lúc nào cũng có thể rạng rỡ tươi cười, mặc dù có khó khăn mặc dù có đau khổ, gương mặt luôn biểu lộ hạnh phúc bởi vì lúc nào trái tim cũng dào dạt yêu thương. (Bài giảng tại Nhà thờ Hạnh Thông Tây, Lễ Thánh Gia, 125 gia đình mừng kỷ niệm hôn phối, mp3, http://tgpsaigon.org).

Đối với nhạc sĩ Trần Tiến: “Hạnh phúc quá đơn sơ, đời tôi đâu có ngờ” (Lời bài ca: Mặt trời bé con). Hạnh phúc quá đơn sơ. Chỉ có con người phức tạp hóa hạnh phúc khi mơ tưởng đứng vào hàng ngũ những kẻ giàu sang phú qúy và danh giá nhất. Cuộc chạy đua tranh dành tiền tài, danh lợi, lạc thú làm người ta bất hạnh. Tham sân si chẳng bao giờ để người ta có được một giây phút hạnh phúc thật sự.

Có muôn lối nhìn về hạnh phúc tuỳ theo quan niệm mỗi người.

2.Đi tìm về hạnh phúc.

Hạnh phúc không như bông hoa có thể dễ dàng hái được ở bên đường, không giống như chiếc áo, chiếc xe đạp hay cái nhà có thể vẽ ra thành hình hài màu sắc có thể mua bán. Hạnh phúc là điều cảm thấy được trong tâm hồn, nó thuộc chiều sâu cõi lòng tuỳ thuộc thái độ sống đối với cuộc đời. Con người phải ra công chăm sóc vun trồng thì cây hạnh phúc mới đơm hoa kết trái.

Hạnh phúc chính là khát khao được sống, được hiện diện, được yêu thương. Đi tìm hạnh phúc cũng là đi tìm sự sống. Sống là tồn tại, có tồn tại mới có yêu thương, có tương quan, có sinh trưởng. Đi tìm hạnh phúc cũng như đi tìm tình yêu. Khi người ta yêu nhau, mọi sự đều trở nên nhẹ nhàng, tốt đẹp “yêu nhau yêu cả đường đi; yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; yêu nhau mấy núi cũng trèo mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”. Hạnh phúc là tình yêu. Tình yêu nối dài những ước mơ, ước mơ thường hướng con người về hạnh phúc.

Hạnh phúc chính là sự sống và là tình yêu. Tình yêu và sự sống như đôi cánh đưa con người bay vào khung trời hạnh phúc.

3. Tám mối phúc thật.

Đức Phật Thích Ca mở đầu bài thuyết pháp đầu tiên tại Bênarêch bằng câu: Vạn sự vô thường vạn sự thường, nghĩa là mọi sự thay đổi không ngừng nên mọi sự chỉ là khổ. Sinh lão bệnh tử, con người sinh ra để rồi già yếu, bệnh tật và cuối cùng là phải chết. Đời là bể khổ, muốn có hạnh phúc, ra khỏi bể khổ, cần diệt lòng tham sân si. Khổ diệt lòng tham muốn mới thoát khỏi bến mê, khỏi u minh chốn hồng trần.

Đức Kitô trên “Núi Bát Phúc” đã thuyết giảng điệp ca hạnh phúc “Tám mối phúc thật”: Phúc cho ai… (Mt 5, 1-12).

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ. Đức Phật coi đời là bể khổ. Đức Giêsu nhìn thấy màu hồng trong cái thanh bạch của tâm hồn nghèo khó.

Lm Thiện Cẩm đã nhận định rằng: Người ta đã tốn khá nhiều giấy mực và thời gian, sức lực để nghiên cứu suy tư bàn cãi về hai bài giảng đầu tiên của Đức Phật và của Đức Giêsu. Tuy nhiên, có lẽ chẳng mấy ai hiểu chính xác nội dung ý nghĩa hai bài giảng có tính cách ngôn sứ ấy. Vì thực ra cả Đức Phật và Đức Giêsu đều không chú ý đề ra một lý thuyết về vấn đề hạnh phúc và đau khổ mà chỉ chia sẻ cho anh em nhân loại chính kinh nghiệm sống của mình. Kinh nghiệm của Đức phật là kinh nghiệm của một người đã đạt tới chân như, vượt ra ngoài thế giới vô thường của những đam mê mù quáng, của sự phân chia đối kháng. Còn kinh nghiệm của Đức Giêsu là kinh nghiệm của một người thấy được cái tồn tại trong cái mất mát, thấy được sự sống trong cái chết.

Điệp ca trên núi của Chúa Giêsu đã trở thành Hiến Chương Nước Trời: Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho ai hiền lành. Phúc cho ai… điệp ca vang vọng mãi ở trên núi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho các môn đệ và cho nhân loại qua muôn thế hệ.

Tất cả Tám Mối Phúc đều có hai vế: vế thứ nhất là nhân, vế thứ hai là quả;vế thứ nhất là gieo, vế thứ hai là gặt; vế thứ nhất là mình vì người khác, vế thứ hai là người khác vì mình;vế thứ nhất là đau khổ, vế thứ hai là hạnh phúc. Các mệnh đề trong vế một phải hiểu ngầm là vì Chúa, vì tha nhân, nghèo vì tha nhân, hiền lành đau khổ vì tha nhân. Nếu không do tự nguyện vì Chúa, vì tha nhân thì sự nghèo, sự hiền lành, sự đau khổ, bách hại ta phải chịu đều là đau khổ chứ không phải là phúc đức. Chẳng hạn, mối phúc thứ nhất là nghèo vì người khác, sống nghèo cho người khác thì mới là phúc thật, còn sống nghèo để dành dụm tiền của ngày càng nhiều thì đó là trọc phú, là hà tiện chứ không phải là sống nghèo theo Tin mừng. Cái nghèo mà Đức Giêsu nói đến là nghèo vì yêu thương tha nhân. Nghèo vì cho đi vì muốn làm lợi ích cho người khác thì cái nghèo đó mới gọi là Đức Khó Nghèo. Vì thế giữa Đức Khó Nghèo và Đức Bác Ai có tương quan với nhau. Khó nghèo để bác ái, khó nghèo mà không bác ái thì trở thành hà tiện, hà tiện là một trong bảy mối tội đầu. Vì thế tâm hồn nghèo khó của Tin Mừng là tâm hồn sẵn sàng chấp nhận mất mát thời giờ, vật chất, sức lực, của cải, tài năng vì yêu thương tha nhân, vì mưu cầu hạnh phúc cho người khác. Một người có tinh thần phục vụ cao, dám hy sinh cho người khác, chắc chắn người đó sẽ được mọi người quý trọng, yêu mến, được tín nhiệm, được giao những trọng trách. Một người như vậy thì Nước Trời trong lòng họ, tinh thần họ luôn bình an, hạnh phúc, tràn đầy niềm vui vì sống cho hạnh phúc của người khác.

Kinh nghiệm trong cuộc sống cho thấy, những người ích kỷ suốt ngày chỉ nghỉ tới mình, tới hạnh phúc hay nổi đau của mình đều là những người đau khổ nhất. Còn những người có tâm hồn vị tha, chỉ nghĩ đến người khác, đến hạnh phúc và đau khổ của người khác, không còn thời giờ để nghĩ đến mình thì những người ấy luôn luôn hạnh phúc thoải mái trong tâm hồn và thành công trong cuộc đời.

Người Kitô hữu chúng ta cần tập thói quen sống vì Chúa, vì tha nhân và thường xuyên tìm đủ mọi cách để người xung quanh mình được hạnh phúc. Sống như thế không những được hạnh phúc ở đời này mà còn đời sau nữa. Đường lên thiên đàng thì nhỏ và chật hẹp,vất vả hơn đường xuống hoả ngục đầy thênh thang bóng mát. Chọn lựa theo Chúa Giêsu là đón nhận cho đời mình chính nguồn hạnh phúc chân thật và sự sống phong phú dồi dào.

Đức Giêsu là Thiên Chúa làm người để giúp con người sống hạnh phúc. Sau khi sống lại, Người mở đường dẫn lối cho chúng ta đi về hạnh phúc viên mãn trong Thiên Chúa Tình Yêu và Sự Sống.
 
Phúc Thật
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:39 26/01/2011
1. Sự Thánh Thiện

Ai cũng yêu mến sự thánh thiện và các thánh. Mọi người đều muốn nên tốt lành và sống thánh đức. Ai trong chúng ta cũng muốn và thích được người khác khen là có lòng đạo đức, sống tốt lành thánh thiện, từ tâm quảng đại và dễ thương dễ mến. Muốn nên thánh chúng ta cần có một đời sống nội tâm sâu xa để đạt tới sự thánh thiện. Sống thánh thiện là sống thân mật với Chúa và cảm mến mọi người. Chúa mời gọi chúng ta bước vào con đường trọn lành qua Tám Mối Phúc Thật. Thực hành Tám Mối là cố gắng vượt trên những ước mơ hạnh phúc và giá trị trần thế của con người. Con đường Phúc Thật dẫn chúng ta vào hưởng niềm vui NướcTrời. Mục đích tối hậu của cuộc sống của chúng ta là sẽ được dự phần phúc thật trên nước thiên đàng.

Sự tốt lành thánh thiện thì ai cũng muốn nhưng thực hành sự tốt lành thì lại thường trễ nải và ngại ngùng. Thánh Phaolô chia sẻ: Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không (Rm. 7, 18). Người đời thường nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Nói sự thật thì hay mất lòng, nhưng chỉ có sự thật mới có thể giải thoát. Trong đời sống hằng ngày, nếu có ai đó nói sự thật để góp ý sửa đổi hay phê bình những điểm tiêu cực của chúng ta như là ba phải, mê tín dị đoan, lười biếng, keo kiệt, hà tiện, kiêu căng, tự phụ, gian dối và tội lỗi thì chúng ta lấy làm khó chịu lắm lắm. Đôi khi chúng ta phản ứng lại một cách nóng nảy và giận dữ. Chúng ta đâu muốn người khác nói không tốt về mình. Chúng ta tìm mọi cách để biện hộ và bảo vệ cách hành xử của chính mình. Đôi khi chúng ta rơi vào sự chối từ (denial). Chúng ta không dám nhìn nhận sự thật về chính mình.

2. Nên Thánh

Để sống tốt lành thánh thiện, chúng ta cần lắng nghe sự dạy bảo khôn ngoan của Chúa, của Giáo Hội và của người khác. Biết rằng ai nói cũng hay. Vị nào giảng cũng như mật ngọt rót vào tai. Ai khuyên bảo cũng hợp tình hợp lý. Ai viết lách cũng đầy lý tưởng và đạo đức. Nhưng lời nói và câu viết phải đi đôi với thực hành mới là điều cần thiết. Tôi vẫn đấm ngực ăn năn xét mình vì sự bất cập của mình. Vì khả năng chuyên môn, sự hiểu biết và thông thái chưa bảo đảm cho chúng ta vào vui hưởng Nước Trời. Chúng ta biết rằng giữa lời nói, lời giảng dạy, lời cố vấn và khuyên bảo đi tới việc làm còn một khoảng cách xa. Điều quan trọng là chúng ta biết lắng nghe và đem ra thực hành những điều được Chúa dạy bảo. Thánh Luca ghi lại lời của Chúa Giêsu: Nhưng Người đáp lại: "Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa."(Lk. 11,28).

Sống là phải tranh đấu không ngừng. Chúng ta đã phải tranh dành, phấn đấu và đôi khi còn muốn loại trừ nhau để tiến bước. Có khi chúng ta cố gắng hết sức mình tranh đấu để rồi không đạt tới đích nào cả. Chúa Giêsu đã giới thiệu cho chúng ta những con đường nên hoàn thiện. Những con đường này xem ra dễ nhưng lại có ít người muốn đi. Đây chính là con đường Phúc Thật. Muốn nên thánh chúng ta phải phấn đấu mỗi ngày với bản thân mình. Chúng ta phải lội ngược dòng về bến vĩnh cửu. Lội ngược dòng đòi hỏi một cố gắng không ngừng nghỉ. Đã vào cuộc đua là chúng ta phải chạy đến cùng đường, như thánh Phaolô đã chỉ dạy: Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin (2Tm. 4,7).

Bài phúc âm hôm nay nói về Tám Mối Phúc Thật. Đây là tám con đường dẫn chúng ta tìm gặp gỡ Thiên Chúa và tha nhân. Chúa Giêsu đã rao giảng và Ngài đã hoàn tất thực hành mọi lời giảng dạy. Mỗi mối phúc thật là một hướng đi lên bậc trọn lành và là một lời mời gọi chúng ta nên thánh. Đi vào thực hành, chúng ta thấy phúc thật nào cũng đòi hỏi một sự dấn thân và từ bỏ chính mình. Dấn thân cả cuộc đời chứ không phải tùy hứng hay chỉ theo mùa. Con đường lên thiên đàng đã là thiên đàng. Con đường nên thánh giúp chúng ta trở nên thánh mỗi ngày. Không phải ai cũng may mắn như anh trộm lành được Chúa cứu độ ở giây phút cuối của cuộc đời như thánh Luca đã diễn tả: Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng."(Lc. 23,43)

3. Khó Nghèo Và Hiền lành

Người giầu có của cải vẫn có thể giữ tâm hồn khó nghèo. Đã có biết bao nhiêu người rời bỏ mọi sự để đi theo Chúa và phục vụ tha nhân. Chúng ta có thể nhìn thấy nơi các Dòng Tu Nam Nữ. Các tu sĩ đã hy sinh cuộc sống riêng tư và mọi sự có, đều là của chung. Họ tiến gần đến phúc thật trong tâm hồn khó nghèo. Không phải tất cả mọi người nghèo khổ, đói ăn, thiếu mặc, túng bấn hay vô gia cư là những người có tâm hồn nghèo khó cả đâu. Tinh thần nghèo khó là một nhân đức. Phải có ý thức chọn lựa và sống trong tinh thần này. Sống tinh thần nghèo khó là biết phó thác trọn vẹn trong sự quan phòng của Chúa. Chúa Giêsu dạy: Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt. 5,3). Chúng ta cũng biết không phải tất cả mọi tu sĩ đều đạt được nhân đức khó nghèo. Đôi khi cuộc sống đầy đủ tiện nghi đã dẫn chúng ta đến cách sống khó mà nghèo.

Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp (Mt. 5,4). Người ta nói người ăn chay trường, không ăn thịt, thường biểu hiện cuộc sống hiền lành. Có sự hiền lành tự bản tính. Nhân chi sơ tính bản thiện. Họ sống rất đơn sơ, hiền lành và đôn hậu. Sự hiền lành này bắt nguồn từ sự nhịn nhục và khiêm hạ. Hiền từ và đơn sơ như chim bồ câu. Lòng họ thanh thản, khuôn mặt dễ mến, đôi mắt hiền dịu và cử chỉ, ăn nói nhã nhặn. Tâm hồn họ cuốn hút nhiều người. Họ sống nhân đức hiền lành và đối xử nhân hậu đối với mọi người. Thật an vui khi được tiếp xúc với họ. Họ chính là nguồn đem niềm yêu thương và cảm mến cho mọi người. Họ đã chiếm được gia nghiệp nước trời.

4. Sầu Khổ và Công Chính

Cuộc đời là bể khổ. Sinh, lão, bệnh và tử đều là khổ. Khổ đau đi với nước mắt. Chúa Giêsu phán: Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an (Mt 5,5). Những cái khổ nào mới là phúc thật? Nghèo đói là khổ. Tỵ nạn quê người là khổ. Bị bách bớ là khổ. Bị tẩy chay là khổ. Bị chống đối là khổ. Bị chia ly cách biệt là khổ. Bị sơ tán, chạy lọan là khổ. Bị cáo gian cũng khổ. Bị đánh đòn, khặc nhổ trên mặt là khổ. Bị gai nhọn đâm thâu và lưỡi đòng đâm thấu trái tim là khổ. Vác thánh giá nặng ngã qụy trên đường là khổ. Đóng đinh trên thánh giá là khổ. Chết trần trụi là khổ. Mẹ ôm xác con là khổ. Còn có điều nhục nhã khổ đau nào mà Chúa không phải chịu. Mọi đau khổ Chúa Giêsu phải chịu đều là giá ơn cứu độ. Nhiều người trong chúng ta cũng đang chia phần đau khổ với Chúa. Khổ vì cửa mất nhà tan. Sầu khổ vì bị mất con, mất vợ, mất chồng, mất của cải và bị đau yếu bệnh tật. Hỡi những ai sầu khổ, hãy tìm đến với Chúa Giêsu trên thập giá, Ngài sẽ ủi an nâng đỡ và giang tay ôm ấp chúng ta vào lòng. Nơi trái tim Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy phúc thật: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt.11,28).

Phúc thay ai khát khao điều công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng (Mt. 5,6). Có bản dịch viết là “Phúc thay ai khao khát trở nên người công chính”. Chúa Giêsu đã dạy rằng ai xin thì sẽ được. Ai khao khát lẽ công chính, Ngài sẽ cho toại lòng. Nên công chính như thánh Giuse, bạn của đức trinh nữ Maria. Ngài đã vâng phục và chu toàn bổn phận của mình là cha nuôi của Chúa Giêsu. Ngài đã trở nên công chính giữa những thử thách nghi nan của cuộc đời. Trong niềm phó thác và cậy trông, Ngài đã hoàn thành ơn gọi làm người. Khao khát lẽ công chính không chỉ bằng ước muốn nhưng bằng hành động. Những ai khao khát điều công chính cần xả thân xây dựng công lý và hòa bình trong yêu thương và tha thứ.

5. Xót Thương Và Trong sạch

Lòng thương xót cảm mến cần có tình yêu vị tha. Thương người như thể thương thân. Tình yêu phát xuất từ con tim biết rung động. Sống bác ái và chia sẻ với tha nhân. Chúa Giêsu phán rằng: Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương (Mt. 5,7). Có qua có lại. Chúng ta có lòng nhân ái với người khác, Chúa sẽ xót thương chúng ta. Lời hứa của Chúa Giêsu có phần lợi nhiều cho chúng ta. Thiên Chúa là Cha nhân từ và hay thương xót. Tình yêu Chúa bao la như vũ trụ, chúng ta sẽ được ngụp tràn trong biển tình xót thương.

Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt. 5,8). Hãy tìm lại tâm hồn thanh sạch như các trẻ thơ. Trẻ thơ là các thiên thần của Chúa. Rời nôi mẹ, chúng ta phát triển không ngừng cả hồn lẫn xác. Chúng ta lớn lên và bước vào đời. Khi chúng ta nhiễm mùi đời thì cùng lúc tâm hồn của chúng ta bị lu mờ và vẩn đục bởi các ước muốn trần tục. Ước muốn thỏa mãn nhu cầu của thân xác và cuộc sống hưởng thụ lôi kéo chúng ta rời xa Chúa và chìm đắm trong vũng tội. Tâm hồn và thân xác bị kéo lôi vào điều sai trái và phạm tội nhơ bẩn. Có nhiều khi sự tốt lành chúng ta muốn mà chúng ta không làm. Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm này: Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm (Rm. 7, 19). Chúng ta hãy gột tẩy linh hồn trong nguồn ơn cứu độ của Chúa Giêsu. Chúng ta sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.

6. Hòa Bình và Bách Hại

Chúa xuống trần đem sự bình an cho nhân loại. Chúa chúc phúc cho những ai xây dựng hòa bình. Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa (Mt. 5,9). Sự bình an phải đi từ lòng người. Sự bình an đích thực là sự bình an của giới luật yêu thương. Sự bình an từ bên ngoài, từ môi miệng, từ sự trao đổi hay khế ước chỉ là bình an giả tạo và không bền vững. Chúng ta chỉ tìm được sự an vui đích thực khi bình an đến từ trong tâm hồn. Xây dựng hòa bình trong lòng mình, trong gia đình, trong cộng đoàn và trong xã hội, chúng ta sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa (Mt.5,11-12). Phúc thật sau cùng này xem ra bị phản chứng. Nhiều người trong chúng ta không còn tìm ra được chân lý của mối phúc thật này. Chúng ta thường xem đây là một sự bất công và gây thù hận, rồi từ đó chúng ta gây gỗ, đổ lỗi và kết án nhau. Đây là một con đường khó khăn nhất để nên hoàn thiện. Chúng ta phải tìm ra được nguyên lý của sự bách hại vì lẽ công chính này. Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã tìm ra được lối thoát đó chính là con đường hy vọng. Ngài lấy tình yêu đáp trả sự oán ghét và thù hận. Ngài dùng tình yêu vị tha từ trái tim nhân hậu để cảm hóa lòng người. Ngài đang bước tới ngưỡng cửa của việc phong chân phước.

Tóm lại, chúng ta gọi Tám Mối Phúc Thật là Hiến Chương Nước Trời. Đây là những Phúc Thật nồng cốt và tinh túy nhất mà Chúa Giêsu đã ban tặng cho nhân loại. Qua lịch sử Giáo Hội, chúng ta chứng kiến có biết bao nhiêu vị tiền nhân anh dũng đã bước theo và thực hành Hiến Chương này. Chúng ta cũng được mời gọi bước vào con đường Chúa đã đi xưa. Biết rằng con đường tìm kiếm hạnh phúc Nước Trời có nhiều chông gai, nhưng chúng ta luôn có niềm hy vọng. Niềm hy vọng của chúng ta không tùy thuộc nơi sự thành công thắng lợi ở đời để được nhiều khen thưởng của con người. Nhưng là niềm vui mừng hy vọng vào ơn cứu độ: Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời."(Lc. 10,20). Chỉ có một hướng đi lên sự trọn lành nhưng có nhiều con đường. Mỗi người chúng ta có thể chọn một con đường thích hợp và đi cho trọn tới cùng đường. Chúng ta sẽ được chung hưởng niềm vui hạnh phúc Nước Trời.

Bronx, New York.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Truyền Thông xã hội lần thứ 45
LM Trần Đức Anh OP
10:29 26/01/2011
VATICAN -. Hôm 24-1-2011, lễ thánh Phanxicô đệ Salê, bổn mạng các ký giả Công Giáo, Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày thế giới truyền thông xã hội lần thứ 45 đã được công bố với chủ đề: ”Sự thật, việc loan báo và đời sống chân chính trong thời đại kỹ thuật số (digital)”.

Ngày Thế giới truyền thông xã hội sẽ được cử hành vào chúa nhật 5-6-2011.

Trong sứ điệp, ĐTC phân tích những điểm tích cực và những rủi ro, nguy hiểm cũng như những thái độ cần tránh trong thời đại thông tin kỹ thuật số, đặc biệt là đối với những người sử dụng mạng xã hội (Social Network). Sự truyền thông qua các phương tiện tối tân này đang có xu hướng không phải chỉ là sự trao đổi dữ kiện, nhưng ngày càng trở thành một sự chia sẻ. Trong sự thông tin ấy, có một số giới hạn, đó là tính chất không khách quan giữa sự giao tác, xu hướng chỉ thông truyền một số khía cạnh trong thế giới nội tâm của mình, nguy cơ rơi vào một loại kiến tạo hình ảnh bản thân có thể đưa tới sự tự mãn nguyện”.

Trong bối cảnh đó, ”người trẻ ngày nay sống sự thay đổi truyền thông với tất cả những lo âu, những mâu thuẫn và sự sáng tạo vốn là một đặc điểm của những người hăng hái và tò mò cởi mở đối với những kinh nghiệm mới trong cuộc sống”.

Sứ điệp của ĐTC có đoạn viết: ”Sự hiện diện trong các môi trường tiềm thể của các mạng xã hội có thể là một dấu chỉ sự tìm kiếm thành thực những cuộc gặp gỡ giữa bản thân với tha nhân, nếu ta quan tâm tránh những nguy hiểm, những người trốn chạy trong một thứ thế giới song song, hoặc nghiện ngập thế giới tiềm thể”.

ĐTC ghi nhận rằng kỹ thuật mới làm cho con người gặp nhau vượt lên trên những ranh giới của không gian và văn hóa, khơi mào một thế giới hoàn toàn mới mẻ của những tình bạn tiềm thể.. Nhưng cơ may lớn này cũng bao gồm một sự ý thức về những rủi ro có thể xảy ra. Ai là tha nhân của tôi trong thế giới mới như thế? Phải chăng có nguy cơ bớt hiện diện với những người chúng ta gặp gỡ trong đời sống hằng ngày của ta? Phải chăng có nguy cơ lãng trí hơn, vì sự chú ý của chúng ta bị phân tán và bị thu hút vào một thế giới ”khác” với thế giới chúng ta đang sống?”

ĐTC nhắc nhở rằng ”Cả trong thời đại kỹ thuật số, mỗi người được đặt trước sự cần thiết phải là một chân thành và suy tư.. có một cách thức hiện diện theo tinh thần Kitô cả trong thế giới kỹ thuật số: lối sống ấy được cụ thể hóa trong sự thông truyền lương thiện và cởi mở, có tinh thần trách nhiệm và tôn trọng tha nhân. Thông truyền Tin Mừng qua các phương tiện truyền thông mới có nghĩa là không những đưa các nội dung tôn giáo rõ ràng vào trong các diễn đàn của các phương tiện khác nhau, nhưng còn có nghĩa là làm chứng tá phù hợp với cuộc sống, với căn tính của mình trên mạng, và trong cách thức thông truyền, chọn lựa, những sở thích ưu tiên, những phán đoán hoàn toàn phù hợp với Tin Mừng, cả khi người ta không nói về Tin Mừng một cách minh nhiên”.

Trong việc làm chứng tá Tin Mừng trên Internet, ĐTC nhắc nhở: ”Trước tiên chúng ta phải ý thức rằng chân lý mà chúng ta tìm cách chia sẻ không kín múc giá trị từ sự ”nổi tiếng” hoặc từ số lượng sự chú ý nó thu hút được. Chúng ta phải phổ biến chân lý trọn vẹn, toàn diện, thay vì làm cho nói được người ta chấp nhận bằng cách “bọc đường” cho nó. Chân lý phải trở thành lương thực hằng ngày chứ không phải chỉ là một sự thu hút nhất thời. Chân lý Tin Mừng không phải là điều có thể trở thành đồ vật tiêu thụ, hoặc một sự vui hưởng hời hợt, nhưng là một hồng ân đòi phải có sự tự nguyện đáp trả.” (SD 24-1-2011)
 
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2011
LM Trần Đức Anh OP
10:30 26/01/2011
VATICAN -. Hôm 25-1-2011, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố sứ điệp của ĐTC nhân ngày thế giới truyền giáo sẽ được cử hành vào chúa nhật 23-10 năm nay với chủ đề ”Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21).

Trong sứ điệp, ĐTC nhắc đến tính chất thời sự và cấp thiết của sứ vụ truyền giáo mà Chúa Kitô đã ủy thác cho Giáo Hội. Sứ vụ này vẫn chưa được hoàn tất... Ngài viết: ”Một cái nhìn chung về nhân loại cho thấy sứ mạng ấy vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu và chúng ta phải hết sức dấn thân phục vụ sứ mạng ấy” (J.P. II, RM 1). Chúng ta không thể tiếp tục an tâm khi nghĩ rằng sau 2 ngàn năm, vẫn còn những dân tộc không biết Chúa Kitô và chưa được nghe sứ điệp cứu độ của Chúa”.

”Không những vậy, ngày càng gia tăng đoàn ngũ những người, tuy đã đón nhận việc loan báo Tin Mừng, nhưng nay đã quên lãng và rời bỏ, không còn nhìn nhận mình ở trong Giáo Hội nữa; và trong nhiều môi trường, cả trong những xã hội Kitô theo truyền thống, ngày nay cũng không muốn cởi mở đối với lời đức tin”.

ĐTC nhận xét rằng ”Ngày nay đang có một sự thay đổi văn hóa, được trào lưu hoàn cầu hóa nuôi dưỡng, cùng với những phong trào tư tưởng và chủ thuyết duy tương đối, một sự thay đổi đưa tới một não trạng và một lối sống xa rời Sứ điệp Tin Mừng, sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, và đề cao việc tìm kiếm sự sung túc, kiếm tiền dễ dàng, công danh sự nghiệp và thành công như mục đích của cuộc sống, và gây thiệt hại cho các giá trị luân lý”.

ĐTC nhấn mạnh trách nhiệm của tất cả các tín hữu phải liên tục quan tâm tới sứ mạng truyền giáo. ”Tin mừng không phải là một thiện ích dành riêng cho người lãnh nhận, nhưng là một hồng ân cần phải được chia sẻ, một tin vủi cần phải thông truyền. Hồng ân - Nghĩa vụ này được ủy thác không phải chỉ cho vài người, nhưng cho tất cả các tín hữu đã chịu phép rửa, họ là ”giòng dõi được tuyển chọn,. . là những người thánh thiện, là dân mà Thiên Chúa đã thủ đắc cho mình” (1 Pr 2,9), để công bố những kỳ công của Chúa”.

”Việc truyền giáo phải ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động của Giáo Hội. Sự quan tâm và cộng tác vào công cuộc truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong thế giới không thể chỉ giới hạn vào một số thời điểm hoặc cơ hội đặc biệt, và cũng không thể chỉ được coi như một trong bao nhiêu hoạt động mục vụ: chiều kích truyền giáo của Giáo Hội là điều thiết yếu, vì thế cần luôn luôn để ý tới chiều kích này”.

ĐTC không quên kêu gọi các tín hữu ”chú ý tới và hỗ trợ các Hội Giáo Hoàng truyền giáo trong tinh thần liên đới. Cụ thể là nâng đỡ các tổ chức cần thiết để thiết lập và củng cố Giáo Hội qua các giáo lý viên, các chủng viện, các linh mục; ngoài ra cũng cần đóng góp để cải tiến điều kiện sống của những người tại những quốc gia đang phải chịu hiện tượng nghèo đói, suy dinh dưỡng, nhất là nơi các trẻ em, bệnh tật, thiếu thốn các dịch vụ y tế, và giáo dục. Những hoạt động tương trợ như thế cũng thuộc về sứ mạng của Giáo Hội”. (SD 25-1-2011)
 
Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều bế mạc Tuần Hiệp Nhất
LM Trần Đức Anh OP
10:31 26/01/2011
ROMA - Lúc 5 giờ rưỡi chiều 25-1-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành ở Roma, để bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.

Hiện diện tại buổi cầu nguyện, ngoài 15 HY, còn có các GM, giáo sĩ và giáo dân Roma, còn có nhiều đại diện của các cộng đoàn Kitô khác, đặc biệt là phái đoàn 20 người của 8 Giáo Hội Tin Lành Luther ở Đức và Đức TGM Ghennadios của Giáo Hội Chính Thống tại Italia và Malta.

Trước khi kinh chiều bắt đầu, ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã đại diện mọi người hiện diện chào mừng ĐTC và cám ơn ngài đến chủ sự Kinh Chiều này, để chứng tỏ rằng việc cầu nguyện cho sự hiệp nhất là linh hồn của toàn thể phong trào đại kết. Trong số những vị hiện diện, ĐHY Koch đặc biệt nhắc đếncác thành viên của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo hội Công Giáo khai diễn khóa họp từ ngày 25-1-20110.

Trong bài giảng, ĐTC diễn giải về đề tài tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô ”Họ kiên trì trong giáo huấn của các tông đồ, và trong sự hiệp thông, bẻ bánh và cầu nguyện” (Cv 2,42). Ngài nhận xét rằng: ”Giáo huấn của các Tông Đồ, tình hiệp thông huynh đệ, bẻ bánh và cầu nguyện là những hình thức cụ thể trong cuộc sống của cộng đồng Kitô tiên khởi ở Jerusalem, được hoạt động của Chúa Thánh Linh tụ tập lại, nhưng đồng thời đó cũng là những đặc tính thiết yếu của mọi cộng đoàn Kitô trong mọi thời đại và ở mọi nơi. Nói khác đi, chúng ta có thể nói đó là những chiều kích cơ bản của sự hiệp nhất Thân Mình Giáo Hội”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Chúng ta phải nhìn nhận mình còn ở xa sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã cầu nguyện và chúng ta thấy phản ánh trong cộng đoàn đầu tiên ở Jerusalem. Sự hiệp nhất mà Chúa Kitô, qua Thánh Linh của Ngài, kêu gọi Giáo Hội, không phải chỉ thể hiện trên bình diện các cơ cấu tổ chức, nhưng được diễn tả ở bình diện sâu xa hơn nhiều, như một sự hiệp nhất được biểu lộ qua việc tuyên xưng cùng một đức tin, trong sự cử hành chung việc phụng tự và trong sự hòa hợp huynh đệ của gia đình Thiên Chúa” (UR 2). Vì thế, việc tìm cách tái lập sự hiệp nhất của các tín hữu Kitô bị chia rẽ không thể chỉ thu hẹp vào việc nhìn nhận những khác biệt của nhau và sống an bình với nhau: điều mà chúng ta khao khát chính là sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã cầu nguyện và tự bản chất nó được biểu lộ trong sự hiệp thông đức tin, các bí tích và sứ vụ”.

Trong ý hướng trên đây, ĐTC kêu gọi vượt thắng cám dỗ cam chịu và bi quan, là thái độ thiếu tin tưởng nơi quyền năng của Chúa Thánh Linh. Ngài nói: 'Nghĩa vụ của chúng ta là hăng sau tiếp tục con đường tiến về mục đích hiệp nhất, qua một sự đối thoại nghiêm túc và mạnh mẽ, để đào sâu gia sản chung về thần học, phụng vụ và linh đạo; qua nhìn nhận lẫn nhau, huấn luyện cho các thế hệ trẻ về đại kết, và nhất là qua sự hoán cải và cầu nguyện... Hành trình tiến về sự hiệp nhất như thế phải được cảm nghiệm như một mệnh lệnh luân lý, một lời đáp trả tiếng gọi rõ ràng của Chúa. (SD 25-1-2011)
 
Giáo Hội, dân nước Ba Lan và lễ phong Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô II
Linh Tiến Khải
10:33 26/01/2011
Phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Dziwicz, Tổng Giám Mục Cracovia, về lễ phong Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô II

Ngày Chúa Nhật mùng 1 tháng 5 tới đây, lễ kính Lòng Thương Xót Chúa, đồng thời cũng là Ngày Lao Động Quốc Tế, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ chủ sự thánh lễ phong Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô II, vị tiền nhiệm của người.

Kể từ lúc biết tin vui trọng đại này, hàng trăm ngàn tín hữu Ba Lan đã tuốn đến các nhà thờ chính tòa, các quảng trường lớn mọi thành phố, cũng như mọi nhà thờ vùng quê và trung tâm mục vụ lớn nhỏ trên toàn nước để tham dự các lễ nghi tạ ơn, vì vị Giáo Hoàng Ba Lan đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội hoàn vũ và trong lịch sử Ba Lan sắp được phong Chân Phước. Trước hết là các người trẻ, được gọi là ”thế hệ Gioan Phaolô II” đã sinh ra và lớn lên dưới bóng các giáo huấn và chứng tá của Đức Karol Wojtila cao cả. Họ đã huy động nhau đáp lại lời mời của Tổ chức ”Ngàn Năm Mới”, do Hội Đồng Giám Mục Ba Lan thành lập, nhằm xây dựng một ”đài kỷ niệm sống” dâng kính Đức Gioan Phaolô II, người đã mời gọi toàn thế giới ”Đừng sợ hãi” mở toang cửa cho Chúa Kitô.

Tại Cracovia, người trẻ Ba Lan đã tụ tập nhau tại quảng trường trước tòa Tổng Giám Mục, dưới cửa sổ, nơi mỗi lần viếng thăm mục vụ Ba Lan, Đức Gioan Phaolô II đã ra bao lơn nói chuyện với họ. Trong thủ đô Varsava, giới trẻ đã tụ tập nhau tại quảng trường Chiến Thắng, nơi trong lần đầu tiên viếng thăm Ba Lan hồi tháng 6 năm 1979, Đức Gioan Phaolô II đã thu hút tín hữu và khiến cho quyền lực cộng sản hoảng sợ.

Theo Đức Hồng Y Kazimierz Nycz, Tổng Giám Mục Varsava, tín hữu Ba Lan phải chuẩn bi tinh thần cho ngày lễ phong chân phước và nhất là phải học hiểu nghiên cứu các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II nhiều hơn. Sau trưa ngày 14-1-2011, khi nghe tin Đức Gioan Phaolô II sẽ được phong Chân Phước ngày mùng 1 tháng 5, chuông của mọi nhà thờ thủ đô Varsava đã đồng loạt đổ hồi vang rền, bầy tỏ niềm vui sướng của Giáo Hội và toàn dân Ba Lan. Ngày mùng 1 tháng 5 tới đây qủa chuông ”Sigismondo” trên đỉnh đồi Wawel trong thành phố Cracovia sẽ đổ vang, khi thánh lễ phong chân phước diễn ra tại quảng trường Thánh Phêrô ở Roma. Qủa chuông này đã luôn luôn được gióng lên trong những biến cố quan trọng nhất dọc đài lịch sử của dân nước Ba Lan.

Nguyên tổng thống Lech Walesa đã bầy tỏ niềm vui lớn của mình, bởi sự kiện hiển nhiên đối với người dân Ba Lan, tức sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II, đã được chính thức thừa nhận. Ông cho biết bao nhiêu tín hữu hằng ngày vẫn khẩn cầu sự bầu cử của Đức Gioan Phaolô II. Ngày 14-1-2011 tín hữu Ba Lan đã cảm thấy họ trở thành trung tâm sự chú ý của toàn thế gíới.

Bản tin đầu tiên của mọi chương trình phát thanh truyền hình trên thế giới đã là tin Đức Gioan Phaolô II sẽ được phong Chân Phước vào ngày mùng 1 tháng 5 tới đây.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Stanislaw Sziwicz, Tổng Giám Mục Cracovia, nguyên bí thư của Đức Gioan Phaolô II trong hơn 40 năm trời, về biến cố trọng đại này.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y có cảm tưởng gì, khi được tin Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ chủ sự lễ phong Chân Phước cho Đức Gioan Phaolo II?

Đáp: Tôi vô cùng hạnh phúc, nhưng đồng thời cũng cảm thấy nhút nhát, khi nghe loan tin này. Niềm vui của tôi càng lớn hơn, khi biết Đức Thánh Cha đã muốn chọn ngày mùng 1 tháng 5 để cử hành lễ phong Chân Phước, là ngày Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa.

Hỏi: Người ta nói rằng chính Đức Hồng Y đã gợi ý cho Đức Thánh Cha chọn ngày mùng 1 tháng 5, có đúng thế không?

Đáp: Vâng, đúng thế. Tôi đã xin Đức Thánh Cha điều đó, và tôi rất biết ơn người về quyết định này. Nhưng còn có một lý do tinh thần: đó là toàn cuộc sống dương thế của Vị Tôi Tớ Chúa, Đức Karol Wojtila, đã là sự phó thác cho Lòng Thương Xót Chúa và đã kết thúc ngày áp lễ này, mà chính người đã thiết lập.

Nhờ lễ phong chân phước của người, lòng lành của Thiên Chúa đối với con người sẽ lại rạng ngời lên một cách quyền năng hơn nữa. Thế rồi còn có một lý do trần thế nữa: đó là năm nay lễ kính Lòng Thương Xót Chúa đúng vào ngày mùng 1 tháng 5, gần với quốc lễ của Ba Lan ngày mùng 3 tháng 5 và là dịp nghỉ bắc cầu dài. Nó sẽ cho phép tín hữu Ba Lan sang Roma tham dự lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II rất thương mến của chúng tôi.

Hỏi: Có cái gì thay đổi sau việc loan báo tin lễ phong chân phước nói trên không, thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Tôi đã luôn luôn xác tín về sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II, và trong nghĩa đó, tôi coi tin phong chân phước cho người như là một dấu ấn có uy tín đối với những gì tôi đã trông thấy và đã sống bên cạnh người. Giờ đây chúng ta tất cả đều được phép hướng về người, để người bầu cử cùng Thiên Chúa cho chúng ta. Từ khi người qua đời cho tới nay, ngày nào tôi cũng cầu khẩn người, và từ nay trở đi tôi lại càng khẩn cầu người một cách sâu đậm và với nhiều lòng sùng kính hơn nữa.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, đâu đã là bí mật sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II?

Đáp: Đức Gioan Phaolô II đã là một người đắm chìm trong Thiên Chúa. Có lần Đức Ratzinger, là cộng sự viên thân tín và gần gũi nhất với Đức Gioan Phaolo II, đã định nghĩa người như là một người chiêm niệm và là nhà truyền giáo. Chính đó là bí quyết cuộc sống và triều đại của người: trong kiểu người cầu nguyện, tại khắp nơi, trong mọi điều kiện, với sự đơn sơ và tự nhiên lớn lao. Chính từ đó phát xuất ra khả năng hoạt động của người cũng như sức hấp dẫn nhân bản và tinh thần của người.

Hỏi: Xem ra chúng ta hầu như biết hết mọi sự về Đức Gioan Phaolô II. Theo Đức Hồng Y có còn điều gì cần phải khám phá nữa hay không?

Đáp: Tôi đã được may mắn sống bên cạnh Đức Gioan Phaolô II hơn 40 năm, nhưng tôi phải thú nhận rằng tôi chưa biết tất cả sự phong phú nội tâm của người. Chúng ta chỉ nghĩ tới các cử chỉ là Giáo Hoàng của người thôi. Sau bao nhiêu năm chúng ta tái khám phá ra các giá trị của chúng, không phải chỉ đối với các tín hữu, mà đối với toàn thể nhân loại.

Hỏi: Có phải Đức Hồng Y ám chỉ cuộc gặp gỡ liên tôn mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ có với các vị lãnh đạo các tôn giáo trên thế giới tại Assisi nhân kỷ niệm 25 năm cuộc gặp gỡ đầu tiên do chính Đức Gioan Phaolô II triệu tập hay không?

Đáp: Đây là một thí dụ rất điển hình của gia tài mà Đức Gioan Phaolo II đã để lại cho chúng ta. Không đúng là hồi đó Đức Hồng Y Ratzinger đã chống lại sáng kiến này, trái lại Đức Ratzinger đã có cùng cái nhìn như cái nhìn của Đức Gioan Phaolô II. Và giờ đây người xác nhận điều đó, bằng cách triệu mời tất cả mọi vị lãnh đạo các tôn giáo tham dự buổi cầu nguyện liên tôn, trong một thời điểm đặc biệt khó khăn đối với biết bao nhiêu kitô hữu bị bách hại tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới như hiện nay.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, người ta đang nói tới thánh tích của Đức Gioan Phaolô II. Có đúng là có một lọ đựng máu của người không?

Đáp: Vâng, có đúng như vậy. Ngày mùng 2 tháng 4 năm 2005, ít lâu trước khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, tôi đã xin các bác sĩ nhà thương bách khoa Gemelli cho tôi lọ đựng máu của người. Đây là một thánh tích qúy báu, mà tín hữu có thể kính viếng tại Trung Tâm dâng kính người đang được xây cất tại Cracovia.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, có người muốn rằng qủa tim của Đức Gioan Phaolô II được đưa về Ba Lan, như qủa tim của nhạc sĩ Chopin, người Ba Lan. Đức Hồng Y nghĩ sao?

Đáp: Riêng cá nhân tôi, thì tôi chống lại việc lấy các cơ phận của Đức Gioan Phaolô II. Thi hài của người phải được lưu giữ trong Đền Thờ Thánh Phêrô ở Roma như là thánh tích cho tất cả mọi tín hữu kính viếng.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, lễ phong Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô II sẽ là loại biến cố nào đây, theo Đức Hồng Y?

Đáp: Tôi nghĩ rằng nó sẽ là một ngày đại lễ của sự hiệp thông của Dân Chúa và là một chứng tá của niềm vui và niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại.

(Avvenire 15-1-2011)
 
Hàng trăm người Anh Giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo tại Anh
Paul Bùi Nguyên Tâm
11:02 26/01/2011
London, 25 Tháng một,2011 (EWTN News) - Cộng đoàn Anh giáo lớn nhất nước Anh đã quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo thông qua một cơ cấu đặc biệt Giáo phận tòng nhân do Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thiết lập.

Bảy linh mục Anh giáo và 300 thành viên của sáu giáo đoàn sẽ tham gia vao thẩm quyền mới của Giáo Hội Công giáo. Nhóm này bao gồm ba giáo xứ ở phía đông London và ba ở Essex.

Một số các linh mục đang đào tạo để trở thành phó tế Công giáo.

Thông qua tông hiến "Anglicanorum Coetibus," Đức Giáo Hoàng tạo ra các cơ cấu Giáo Hội cho người Anh Giáo muốn trở thành Công Giáo trong khi vẫn có thể giữ nhiều truyền thống của họ. Trong nhiều thập kỷ Cộng đồng Anh giáo đã bị chia nhỏ do những tranh cãi về các vấn đề thần học và luân lý như là phong chức linh mục cho nữ và đạo đức tình dục.

Giám mục Công giáo Thomas McMahon nói với BBC rằng lúc đầu Anh giáo đã không hài lòng khi các tín đồ Anh Giáo rời xa dần các truyền thống để một lần được chia sẻ với người Công giáo.

Tuy nhiên, quyết định trên là "một động thái rất lớn."

"Nó đòi hỏi niềm tin rất lớn và tin tưởng rất lớn bởi vì tương lai mà không phải là nhất định," ông nói.

Giám mục Anh giáo Stephen Cottrell của Chelmsford cho biết ông thất vọng khi 300 thành viên nhà thờ ở Essex đã được chuyển sang Công giáo.

"Mặc dù tôi xin lỗi những người này đang rời đi, tôi tôn trọng quyết định của họ," ông nói với BBC News. "Nhưng nó là một nhóm nhỏ của người dân. Giáo hội Anh vẫn là nhà thờ cho mọi người. "

Các giám mục Công giáo của Anh và xứ Wales đã thiết lập một thời gian biểu cho các giáo sĩ Anh giáo cũ và các nhóm tín đồ có nhu cầu nhập cơ cấu mới sẽ được ghi danh vào đầu Mùa Chay. Họ sẽ được nhận vào Giáo hội và khẳng định, rất có thể là trong Tuần Thánh.

Trong một bức thư chung công bố ngày 14 tháng 1, Giám mục và Giám mục Cottrell McMahon nói rằng Chúa Giêsu Kitô "chờ đợi" cho sự thống nhất giáo hội và sự thống nhất cho tất cả mọi người của Thiên Chúa. Trong khi nó luôn luôn là một nguyên nhân cho sự quan tâm nếu thống nhất giáo hội bị đe dọa hoặc bị phá vỡ, hai giám mục nói rằng họ không thấy sự xuất hiện của các cơ cấu là mối đe dọa như vậy.

Đã có lần khi các cá nhân và nhóm đã quyết định chuyển từ cộng đoàn này sang cộng đồng khác, họ nói.

"Tại thời điểm này có một số linh mục và nhân dân trong Giáo hội Anh vì lý do lương tâm Kitô giáo tin rằng cuộc hành trình tốt nhất của họ có thể tiếp tục trong cộng đồng Công giáo La Mã.Chúng tôi cảm ơn vì những đóng góp của họ vào đời sống của Giáo hội Anh, và chúng tôi cầu nguyện cho sự sống mới mà họ sẽ có và các món quà mà họ sẽ mang lại cho Giáo Hội Công Giáo, "các giám mục nói.

"Cuối cùng chúng tôi hy vọng rằng những phát triển sẽ thu hút chúng tôi gần nhau hơn". Giám mục McMahon và Cottrell trích dẫn tuyên bố của Giáo hoàng Benedict rằng cơ cấu mới giúp tái tập trung vào các "mục tiêu cuối cùng" của sự phục hồi sự hiệp thông trọn vẹn giữa Giáo hội Anh và Giáo Hội Công Giáo.

Có thể có "năm hoặc sáu" nhóm Anh giáo đã được xem xét gia nhập. Họ yêu cầu các nhóm này liên hệ với họ để không làm cản trở "tình hữu nghị, đoàn kết và truyền giáo."
 
Vatican sẽ khởi xướng cuộc đối thoại với người ngoại vào tháng Ba
Bùi Hữu Thư
17:48 26/01/2011
Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi
Vatican, ngày 26 tháng 1, 2011 / 02:03 pm (CNA/EWTN News).- Cuộc đối thoại giữa Vatican và những người theo thuyết vô tri (agnostics) và vô thần sẽ được tổ chức tại một điạ điểm mới vào mùa Xuân năm nay.

Dự án “Nội Viên của Người Ngoại” (Courtyard of the Gentiles) tác phẩm của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và vị chủ tịch Hội Đồng này là Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, sẽ được chính thức trình bầy tại Ba Lê, Pháp trong hai ngày 24 và 25 tháng Ba.

Đức Hồng Y Ravasi trước tiên đã loan báo kế hoạch của ngài về việc khai trương “Nội Viên” (Sân Trong) năm ngoái, nhưng các chi tiết khác mới được phổ biến gần đây trong một bản tin của Hội Đồng này ngày 2 tháng 1.

Hội Đồng Văn Hóa của Vatican dự trù đây là “cơ cấu thường trực của Tòa Thánh để thúc đẩy việc đối thoại và tiếp xúc giữa các tín hữu và người ngoại.”

Việc khai trương tại Ba Lê sẽ bao gồm một loạt các chương trình được tổ chức trong hai ngày.

Các bài thuyết trình về chủ đề “Tôn giáo, minh giải và luận lý chung” sẽ được trình bầy tại trụ sở của UNESCO (Tổ Chức Giáo Dục và Khoa Học của Liên HIệp Quốc), Đại Học Sorbonne và Học Viện Pháp Quốc.

Một hội thảo bàn tròn sẽ được tổ chức tại Đại Học Bernardins vào lúc bế mạc ngày 25 tháng 3. Các chương trình văn nghệ gồm có âm nhạc, kịch nghệ, và ánh sáng sẽ tiếp diễn bên ngoài Nhà Thờ Chánh Tòa Notre Dame.

Trong hai ngày thảo luận về chủ đề “Bước vào Nội Viên của sự Vô Tri,” nhà thờ chánh tòa sẽ mở cửa để mọi người cầu nguyện và suy niệm.

Như đã được báo Ý La Repubblica loan tin tháng Năm vừa qua, Đức Hồng Y Ravasi đã giải thích là “dự án” sẽ khởi sự với một nền tảng rộng lớn để thảo luận về “một hình ảnh toàn vẹn của con người.”

Ngái nói: Dự án sẽ không bỏ qua các chủ đề khác như phá thai, đồng tính luyến ái, và làm dụng tính dục trẻ em, nhưng các vấn đề này sẽ được đề cập tới trong cuộc đối thoại vào “lúc thích nghi.”
 
Giòng thủy triều đã chuyển: Roe V. Wade
Trần Mạnh Trác
19:54 26/01/2011
Có những biến cố mà chỉ sau khi đã xảy ra rồi người ta mới thấy tầm quan trọng của nó.

Ngày kỷ niêm phán quyết Roe v. Wade thứ 38 vừa qua là một trường hợp như thế.

Báo chí Hoa Kỳ dường như cố tình tránh né đề cập đến dịp này, coi như là một kỷ niệm mà mỗi năm sự hăng say mỗi phai nhạt theo đà mái tóc hoa râm của những người tham dự.

Nhưng chỉ sau khi các đường phố đã dọn sạch dấu vết của những tờ truyền đơn thì giới truyền thông mới giật mình nhận ra là một biến cố lịch sử đã xảy ra ở khắp nơi, một tiếng 'sấm dội' đã làm rung động nước Mỹ dù cho báo chí có muốn nghe thấy hay không.

Người ta không thể ngờ, tại trung tâm thành phố 'pro-abortion và pro-gay' nhất hòan cầu là San Francisco, một con số kỷ lục hơn 40 ngàn người đã tuần hành vì sự sống và cầu nguyện chấm dứt nạn phá thai.

"Chúng tôi tới đây để phá vỡ các ràng buộc của nền văn hóa sự chết," là lời tuyên bố của bà Dolores Meehan, đồng chủ tịch của cuộc tuần hành.

Bà Meehan mô tả đây là một ngày "tuyệt vời" có sự tham dự của nhiếu diễn giả có công xuất cỡ lớn như Mary Poirer, Abby Johnson và Brian Walker.

"Không có gì là quá lớn mà Thiên Chúa không thể tha thứ", bà Poirer, một giáo dân Công giáo nói khi kể lại ba lần phá thai của bà.

"Các bạn là thế hệ mới của phong trào phò sự sống, và tôi có thể nói cho các bạn biết là tổ chức Planned Parenthood đã bị dằn mặt", Abby Johnson, một cựu giám đốc cũa Planned Parenthood quả quyết như thế.

Còn ông Walker kể chuyện về việc mình đã hỗ trợ vợ đi phá thai, ông nói với đám đông là tuy ông là một người đàn ông sống trong nhà nhưng ông đã không phải là một đấng nam nhi thực sự của nhà mình. Ông thách thức mọi người đàn ông hãy sống xứng đáng là "một đấng nam nhi."

"Thật là tuyệt vời khi có tiếng nói của một người đàn ông cho quí ông", Bà Meehan lưu ý đây là lần đầu tiên cuộc tuần hành có loại bài nói chuyện dành cho nam giới như thế.

Khi cuộc tuần hành đi đến tầm nhìn của cây cầu Golden Gate Bridge thì một bất ngờ cảm động đã xảy ra. Một cánh buồm trắng xuất hiện với một biểu ngữ lớn: "Nạn phá thai gây tổn thương cho phụ nữ."

Cánh buồm đó là của một tư nhân không liên hệ với tổ chức tuần hành.

Đã không có một cuộc biểu tình nào chống lại cuộc tuần hành, điều này làm cho bà Meehan lên giọng: "Đây có phải là San Francisco không, đây có phải là trung tâm của nạn phá thai không, thế mà sao họ đã không thể huy động được một người nào chống lại chúng ta."

Trong khi bờ biển Tây hân hoan như thế thì ở bờ biển phía Đông, Florida, cũng chứng kiến một thành công lớn.

"Cuộc tuần hành có nhiều người trẻ hơn bao giờ hết." là báo cáo cuả bà Lorraine Allaire, giám đốc văn phòng Gia Đình của giáo phận Thánh Augustinô.

Hơn 1.850 người đã tham gia vào các nghi lễ mà khởi đầu là một buổi tối "Sống Kinh Mân Côi" với hàng trăm người bao quanh cây Thánh Giá tại Mission Nombre de Dios, là nơi Thánh Lễ đầu tiên được cử hành tại Hoa Kỳ.

Đặc biệt người ta thấy xuất hiện một đòan phụ nữ mang tên "Chúng Tôi Không Thể Câm Nín Được Nữa" (Silent No More) do các phụ nữ đã từng phá thai dẫn đầu cuộc tuần hành.

Tại quảng trường, Đức Giám mục Victor Galleone hướng dẫn buổi cầu nguyện mà chủ đề là đức tinh khiết và thanh tịnh, là phương cách giải quyết nguyên nhân gốc của phá thai.

Tại giữa lòng đất nước Hoa Kỳ, Dallas, nơi mà Roe v. Wade đã bắt đầu, đám đông của 'ngày sự sống' đạt tới 10.000. Là con số gấp đôi kích thước của số tham gia năm trước. Hồi đó Đức Giám mục Kevin Farrell đã đưa ra một lời nguyền "Roe v. Wade đã khởi đầu ở đây thì cũng sẽ chấm dứt ở đây", và người ta đã nghe theo lời kêu gọi đó với một 'con sông người' có khi lên tới hàng 10, chạy dài từ nhà thờ chánh tòa cho tới tòa án nơi xử vụ Roe V. Wade.

"Có nhiều người trẻ tham dự hơn bao giờ hết, họ đang đáp trả lời kêu gọi của đức giám mục" là báo cáo của bà Karen Garnett, giám đốc điều hành Uỷ ban Pro-Life Công giáo vùng Bắc Texas.

Toàn bộ lớp thêm sức của Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Mỹ) đã tham gia.

Các em Thiếu Nhi Thánh Thể của Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (VN) cũng có mặt.

Những người tham dự lễ tưởng niệm do Đức Giám mục Farrell và hai GM phụ tá của Dallas và Đức Giám Mục Kevin Vann của Forth Worth, đã đứng chật nhà thờ, tràn qua hội trường giáo xứ và cả lều bên ngoài.

Trước Thánh lễ, 800 người đã tụ tập để tưởng niệm Wade ngay phía trước trung tâm lớn Planned Parenthood Center.

Song song với nghi lễ Công Giáo, một số lượng lớn tín đồ Tin Lành đã họp nhau cầu nguyện tại nhà thờ First Baptist Church của Dallas.

Sau Thánh lễ, mọi người đi ngang qua First Baptist trên đường đến tòa án, và những tín đồ Tin Lành cũng nhập cuộc, họ mang theo một đòan xe của trẻ em nhưng trống rỗng (empty strollers) để tượng trưng cho những em nhỏ đã bị phá thai.

Khi đòan người tiến đến tòa án, lô đất đã thuê không đủ chứa hết mọi người và cảnh sát đã phải chỉ định một đường phố để chứa thêm.

Bà Garnett với giọng hân hoan nói "Sức bật của phong trào phò sự sống như thế này là chưa từng thấy. "

Em Catherine Buskmiller 15 tuổi tâm sự "Tôi rất có ấn tượng bởi số lượng đông người và đồng thời bởi số lượng giới trẻ tham gia", em nói thêm "Điều này báo hiệu thế hệ này là thế hệ phò sự sống, và chúng tôi trông đợi một sự thay đổi."

Nhưng mọi con mắt vẫn đổ dồn về Washington DC trong dịp này. Năm nay hàng trăm ngàn người đã tụ tập để tuần hành vào ngày 24. Dân chúng ở mọi lứa tuổi đứng đầy đường phố, với một số lượng lớn là giới trẻ.

Các trường cao đẳng Công Giáo từ khắp nơi đã có đại diện, cộng thêm các nhóm phò sự sống của các trường đại học thế tục.

Ngoài việc tuần hành, những người trẻ cũng được khuyến khích tham gia một cuộc thăm dò toàn quốc bằng cách 'texting' trên điện thọai di động để trả lời các câu hỏi về phá thai.

Lacy de la Garza, 22 tuổi, đã tổ chức chuyến đi với một nhóm bạn cùng lớp tại trường Đại học Dallas cho biết "Tôi thực sự cảm thấy như mọi thứ đang trở nên nóng hơn trong hệ thống pháp luật và trong các tòa án, tôi muốn sinh viên Đại học Dallas có thể tham gia."

Cô De la Garza đã tham dự cuộc tuần hành này ba lần và tin rằng sự kiện tuần hành hàng năm đã đem lại một sự thay đổi ở Mỹ. "Tôi nghĩ rằng các phương tiện truyền thông đã không chú ý đến cuộc tuần hành một cách đầy đủ, nhưng tôi nghĩ rằng DC đã bị 'sốc' khi chứng kiến tầm vóc quan trọng này, và tôi nghĩ đó là bước đầu tiên của sự thay đổi."

Gniewek Grace, 18 tuổi, là một trong nhiều sinh viên đến từ Christendom College. Trường đại học của Virginia này đã đóng cửa trong ngày, hủy bỏ tất cả các lớp và thuê xe buýt để vận chuyển toàn bộ sinh viên đến đây. Gniewek nói rằng cô và các bạn cùng lớp đã "cho thấy rằng chúng tôi có cùng một trái tim và một tâm trí, và chúng tôi sẽ không dung thứ cho những bất công."

Bình luận về sự hồ hởi tòan quốc qua những cuộc tuần hành cho sự sống, Dân Biểu Eric Cantor, thủ lãnh đa số, nói rằng sau khi lặng tiếng ở Capitol Hill trong vài năm qua, những cổ động viên phò sự sống tại Quốc hội và trên bình diện quốc gia đã được phục hồi sinh lực sau khi cuộc bầu cử năm ngóai mang lại "số lượng lớn nhất các dân biểu phò sự sống trong lịch sử."

"Giòng Thủy Triều đã chuyển," Cantor nói trong bài phát biểu tại cuộc mít tinh.

Hạ viện sẽ đưa trở lại lệnh cấm việc sử dụng quỹ liên bang cho phá thai, Cantor cho biết, tuy nhiên ông cũng thừa nhận rằng bất kỳ một dự luật phò sự sống nào cũng sẽ phải đối mặt với một trận chiến khó khăn tại Thượng viện và với Tổng thống Barack Obama, một người ủng hộ việc phá thai hợp pháp.

Như vậy, ngọai trừ có một phép lạ, cuộc chiến Roe V. Wade sẽ còn phải đấu thêm nhiều năm nữa.
 
Danh sách 50 nước bách hại người Kitô hữu nhiều nhất: Việt Nam hạng 18
AFP
19:40 26/01/2011
Danh sách 50 nước bách hại người Kitô hữu nhiều nhất: Việt Nam hạng 18

Trang web www.portesouvertes.fr, có mục đích “phục vụ các Kitô hữu bị bách hại » trên thế giới, đã công bố một danh sách 50 nước mà chính quyền bách hại các kitô hữu nhiều nhất trên thế giới.

Đây là một tổ chức Kitô giáo phi chính phủ được sư huynh André thành lập từ năm 1955. Cơ sở quốc tế của nó được đặt tại Hà Lan. Tổ chức « Open Doors» (Portes Ouvertes) hoạt động ở 60 nước trên thế giới.

Bắc Hàn vẫn là quốc gia đứng hàng đầu bách hại các kitô hữu theo một bản báo cáo của Open Doors quốc tế, được trình bày cho Hội Đồng Nghị Viện Châu Âu, ở Strasbourg, hôm thứ Ba 25/01/2011. Bản báo cáo này cũng ghi nhận có một sự cải tiến hoàn cảnh ở Trung Quốc (từ vị trí 13 đến vị trí 16) nơi mà « có ít bắt bớ hơn, chắc chắn do việc mở cửa kinh tế ». Việt Nam xếp ở vị trí thứ 18, tăng lên ba bậc so với bảng xếp hạng cũ (vị trí 21).

Theo chỉ số bách hại năm 2011, « hàng trăm kitô hữu đã bị bắt bớ » vào năm 2010 ở Bắc Hàn. « Một số đã bị giết, một số khác bị gởi đến các trại dành cho tù nhân chính trị ». Bắc Hàn đứng đầu danh sách này kể từ năm 2007.

Xếp vị trí thứ hai là Iran. Sau đây là thứ tự 50 nước:

1. Bắc Hàn
2. Iran
3. Afganistan,
4. Ả-rập Saudi,
5. Somali
6:Maldives,
7. Yêmen,
8. I-rắc,
9. Ubêkistan,
10. Lào.
11. Pakistan
12. Erythrée
13. Mauritani
14. Bu-tan
15. Turmékistan
16. Trung Quốc
17. Qatar
18. Việt Nam
19. Ai Cập
20. Tchétchénie
21. Comores
22. Algéri
23. Nigéria (Bắc)
24. Azerbaïdjan
25. Libya
26. Oman
27. Miến Điện
28. Koweit
29. Brunei
30. Thổ Nhĩ Kỳ
31. Marốc
32. Ấn Độ
33. Tadjikistan
34. Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập thống nhất
35. Soudan (Bắc)
36. Iles Zanzibar
37. Tunisie
38.Syrie
39. Djibouti
40. Jordanie
41. Cuba
42. Biélorussie
43. Ethiopie
44. Territoires palestiniens
45. Bahreïn
46. Kirghizistan
47. Bangladesh
48. Inđônêsia
49. Sri Lanka
50. Nga

Bản danh sách này được soạn thảo theo những bảng câu hỏi được gởi đến cho các nhóm Open Doors nơi các nước liên quan, theo những tiêu chuẩn chung trước khi được hợp thức hóa bởi các chuyên viên độc lập.

Theo AFP
 
Top Stories
Vietnam: Le procès en appel confirme les sentences portées contre les six paroissiens de Côn Dâu
Eglises d'Asie
11:35 26/01/2011
Le procès en appel des six paroissiens de Côn Dâu a débuté ce matin, 26 janvier, aux alentours de 7h45, au Tribunal populaire de Da Nang. Il ne s’est pas prolongé longtemps et s’est achevé à 10h20 (heure locale). Le tribunal s’est contenté de confirmer les sentences prononcées en première instance contre les six accusés, à savoir des peines de prison avec sursis pour quatre d’entre eux et des peines de prison ferme pour les deux autres.

Seuls les quatre premiers, qui s’étaient retrouvés libres après le procès en première instance, MM. Nguyên Huu Liêm, Lê Thanh Lâm, Tran Thanh Viêt et Mme Nguyên Thi Thê, avaient eu la possibilité de faire appel de leur procès par écrit. Les deux autres condamnés à des peines de prison ferme lors de ce premier procès étaient restés internés. De leur prison, ils n’avaient pas eu la possibilité de faire parvenir leur demande d’appel aux autorités judiciaires. Cependant, ces deux accusés, M. Nguyên Huu Minh et Mme Nhan, étaient également présents lors du procès en appel au tribunal populaire de Da Nang. La seconde avait achevé la peine prescrite en première instance. Le premier avait encore trois mois de prison à purger. Par décision du tribunal, les deux ont été remis en liberté à l’issue du procès.

Selon les premiers témoignages reçus, on a assisté à une parodie de procès. Même, si cette fois-ci, un avocat, Me Huynh Van Dong, était présent au procès, les droits de la défense n’ont guère été davantage respectés que lors du procès de première instance. Avant le procès du 27 octobre dernier, un cabinet d’avocats n’avait pu obtenir l’autorisation d’assurer la défense des accusés. Son directeur, Cu Huy Ha Vu, a même été arrêté très rapidement après. Cette fois-ci, c’est Me Huynh Van Dông qui devait assurer les plaidoiries pour les accusés en appel. La cour, composée d’une juge et d’un procureur, accompagnés d’un greffier, s’est contentée d’accomplir la mission qui lui avait été confiée, faire en sorte que les six victimes soient condamnées, malgré leurs déclarations d’innocence.

Dans un certain nombre de déclarations faites la veille du procès, l’avocat avait déclaré qu’il démontrerait l’innocence totale des six accusés et mettrait en relief que les accusations portées contre ses clients avaient été dictées par la volonté des autorités municipales de s’emparer du territoire de la paroisse afin d’y réaliser leurs projets immobiliers. Il avait amené pour cela un certain nombre de preuves matérielles, en particulier des déclarations de témoins et des vidéos prises au mois de mai, lors de l’altercation des participants du convoi funéraire avec la police. Cependant, la cour n’a fait aucun cas de ces preuves matérielles et les a laissés sans examen.

Selon les premiers témoignages, il semble que l’avocat a été interrompu de très nombreuses fois au cours du procès et que la cour s’est montrée ignorante d’un certain nombre de dispositions législatives citées par la défense. Par ailleurs, le secrétaire de l’avocat a été amené en lieu sûr par des agents de la Sécurité au début du procès, peut-être parce qu’il avait pris un certain nombre de photos à l’intérieur de la salle d’audience. Il a été relâché aux alentours de 12h30 (heure locale) (1).

Ce procès en appel avait suscité une grande émotion et beaucoup de solidarité dans la paroisse de Côn Dâu et chez de nombreux catholiques vietnamiens, à l’intérieur comme à l’extérieur du pays. Dans la paroisse même, malgré menaces et pressions policières, la confiance des fidèles impliqués dans le procès n’a jamais faibli. Dans les jours qui ont précédé le procès, dans les familles des accusés comme dans les maisons environnantes, des réunions de prière ont été organisées. Dans la paroisse de Thai Ha à Hanoi, au soir du 25 janvier, une réunion de prière de communion avec les fidèles de Côn Dâu avait rassemblé des centaines de paroissiens qui se souvenaient d’un procès du même type intenté contre huit catholiques locaux.

(1) On pourra trouver de nombreux renseignements sur le déroulement du procès dans une émission de Radio Free Asia en langue vietnamienne du 26 janvier 2011.Voir http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Appellate-court-Con-dau-parishioners-ends-with-predetermined-the-verdict-01262011070518.html

(Source: Eglises d'Asie, 26 janvier 2011)
 
Amnesty International statement: Viet Nam activist prison sentence condemned
Amnesty International
11:43 26/01/2011
AMNESTY INTERNATIONAL - 26 January 2011 - Amnesty International has condemned the eight-year prison sentence handed down to a Vietnamese pro-democracy activist and former Communist Party official for posting articles on the internet calling for democracy.

Vi Duc Hoi was convicted of "spreading anti-government propaganda" by a court in northern Lang Son province on Wednesday. He was also sentenced to five years of house arrest after his prison term.

Hoi, a member of the Bloc 8406 network of pro-democracy and human rights activists, had written extensively about corruption and injustice in Viet Nam.

He was arrested on 27 October 2010. Before his arrest public security officials had raided his home on 7 October.

"This verdict and sentence is a shocking testament to how the Vietnamese authorities show complete disregard for freedom of expression when it comes to people who peacefully challenge government policies," said Donna Guest, Amnesty International's Asia-Pacific Deputy Programme Director.

Vi Duc Hoi joins at least 30 other peaceful dissidents currently serving long prison terms; others are awaiting trial. Amnesty International said it considers all of them prisoners of conscience.

"It is difficult to understand why the authorities feel so threatened by peaceful dissidents such as Vi Duc Hoi. Rather than locking them up, they should be allowed to contribute to civil society and promote free speech and human rights,” said Donna Guest.

Hoi joined the Communist Party in 1980 and held key positions within the organization. But he was expelled from the party in 2007 after he started calling for democratic reforms.

Vi Duc Hoi was previously arrested in April 2008 for his part in protesting the Beijing Torch Relay in Viet Nam, and was publicly denounced by a 300-strong party rally the following June.

Article 88 of the national security section of Viet Nam’s 1999 Penal Code is frequently used to imprison peaceful dissidents and government critics.

"The Penal Code is long overdue for reform to bring it into line with international treaties which Viet Nam has ratified, and claims to uphold," said Donna Guest.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle gói bánh đón xuân Tân Mão.
Nguyễn An Quý
00:06 26/01/2011
Seattle. Hàng năm, khi những nụ mai vàng bắt đầu chớm nở trên quê hương Việt Nam thì những người Công giáo Việt Nam cư ngụ chung quanh thành phố Seattle và các vùng phụ cận đã cùng nhau chuẩn bị cho việc đón một cái Tết mang truyền thống Việt Nam, nhất là để tạo bầu khí Tết cho nhau khi xa quê hương, đó là việc thực hiện gói bánh chưng bánh tét. Những ngày bà con tập trung gói bánh chưng bánh tét chuẩn bị đón Xuân cũng là dịp để bà con trong họ đạo gặp nhau hàn huyên tâm sự, và cũng là dịp góp phần đóng góp công sức vào việc đem lại nguồn lại cho Giáo xứ

Năm nay trong sự vui mừng của người Công giáo Việt Nam tại Seattle khi Cộng Đồng Công giáo Việt Nam nơi đây được nâng lên hàng giáo xứ từ ngày 19 tháng 11 năm 2010 vừa qua. Trong niềm vui mới nên khi vừa nghe cha Chánh xứ Gioakim Đào Xuân Thành và cha Phó Phanxicô Nguyễn Sơn Miên lên tiếng mời gọi việc tham gia gói bánh đón Xuân, nhiều giáo dân đủ mọi lứa tuổi đã đến tham gia việc gói bánh khá đông đảo, hằng ngày tuy nhiều người bận đi làm nhưng thường xuyên có khoảng bảy tám chục người đến giúp công việc gói bánh, người lau lá, kẻ lo lột hành, người này lo việc cắt thịt, vài vị khác lo đậu xanh, nếp…

Cách tổ chức việc gói bánh cũng được sắp xếp khá ngăn nắp. Bước vào Hội trường nhà thờ, nơi dùng làm khu vực để gói bánh, bạn thấy ngay một dảy bàn dài dùng làm nơi để các ông, các bà chuyên trách việc buộc dây vào các đòn bánh tét, hàng ngày có khoảng từ 14 đến 16 vị chuyên lo chuyện buộc dây. Công việc này cũng đòi hỏi sự khéo tay của từng người mới tạo nên được những chiếc bánh đẹp.

Nhìn qua phía bờ tường bên tay phải, đây là khu vực dành riêng gói bánh chưng gồm một dảy bàn dài, bạn sẽ thấy chừng sáu bảy vị gồm các ông, các bà chuyên lo công việc cắt lá theo kích thước đã qui định, bốn năm vị khác chuyên xếp lá vào khung dùng để gói bánh chưng, nhìn xa hơn theo dảy bàn này, vài ba vị chuyên lo việc đổ nép đậu, thịt vào khung bánh với dung lượng đã được qui định, và vài ba vị khác đặt trách việc gói lại và buộc dây để hoàn thành chiếc bánh, dĩ nhiên đây là giai đoạn cuối muốn có những chiếc bánh được đẹp thì cũng cần phải có người khéo tay mang tính chuyên môn.

Phía chính giữa Hội trường là những cái bàn được xếp thành ba hàng dài, đây là khu vực có nhiều người tham gia vì không cần khéo tay và ai cũng có thể tham dự phần vụ này một cách thoải mái, đó là việc dùng khăn lau lá cho thật khô, sau khi toàn bộ lá đã được rữa sạch sẽ.

Quay về phiá trái của Hội trưòng, một dảy bàn dài dùng làm nơi gói bánh tét, gồm ba bộ phận được tổ chức rõ ràng. Đầu bàn từ phía sân khấu của Hội trường, hàng ngày có chừng năm sáu bà chuyên lo việc xếp lá thành từng tập một để sẵn sàng cho người gói. Bộ phận gói bánh cũng được chia ra làm hai, người chuyên lo việc đổ nép đậu thịt vào từng xấp lá đã được xếp sẳn với cân lượng đều đặn, vài ba người chuyên lo việc hoàn chỉnh từng chiếc bánh, sau đó có người phụ trách vận chuyển qua khu vực buộc dây. Cách gói bánh tét có phần tương đối khó, nên muốn có những chiếc bánh trông đẹp mắt thì cần phả có những bàn tay khéo có vẻ nhà nghề…

Không khí của những ngày Tết hình như có vẻ đến sớm với người Công giáo Việt Nam quanh thành phố Seattle. Sáng Chúa nhật 23 tháng 01 năm 2011, tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle đã có những quầy bán bánh chưng bánh tét trong sân nhà thờ. Sau các Thánh Lễ, giáo dân đã tụ họp trước các quầy bán bánh để mua trông khá nhộn nhịp tưởng như ngày Tết đến nơi rồi. Chương trình gói bánh kéo dài khoảng gần 3 tuần lễ, hằng ngày số lượng bánh gói được khoảng chừng hơn năm trăm cái vừa bánh chưng, vừa bánh tét. Ai đến tham quan những ngày gói bánh cũng rất cảm động khi nhìn thấy hình ảnh của những cụ ông, cụ bà chăm chỉ làm việc từ sáng đến tối, nhất là các vị lo công việc chuẩn bị nào nếp, nào đậu, nào hành cho ngày kế tiếp. Điều cảm động nhất là hàng đêm vì giới trẻ đều bận đi làm các công sở, hảng xưởng nên nhiều cụ già phải thay phiên nhau đến túc trực canh gác việc nấu bánh suốt đếm từ 6 giờ chiều cho đến 6 giờ sáng mai.

Đặc biệt trong những ngày giáo dân tụ họp gói bánh, để giúp cho sự vui nhộn, cha chánh xứ còn có sáng kiến thực hiện vài buổi văn nghệ bỏ túi làm cho việc tham gia gói bánh tăng thêm hào hứng.

Khi bắt đầu phổ biến và mời gọi gói bánh trong giáo xứ, cha chánh xứ đã nhận được nhiều bài thơ Xuân của nhiều giáo dân gởi tặng giáo xứ. Người viết thấy có bài thơ này hay hay. Thơ không đề tên tác giả đã được cha xứ phổ biến trên tờ thông tin của giáo xứ, xin trích vài đoạn của bài thơ Tết nghe rất phù hợp với sự đổi mới nơi đây:

“Giáo dân người Việt đón tin vui

Giáo xứ tòng nhân sắc phong rồi

Chấp chính Cha Thành tân chánh xứ…

……………………..

Mừng xuân Tân Mão bắt đầu với,

Mong đợi từ lâu nay đến rồi

Truyền thống dân Việt ta đắp bồi

Tinh hoa nước Việt toả khắp nơi

Tài năng giới trẻ xin mời tới

Góp sức vào ắt sẽ thành công

Người người góp sức chung lòng”

Già trẻ gái trai ta đồng chung tay”.

Trước khi kết thúc tường trình công việc gói bánh đón Xuân Tân Mão tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2011, người viết xin gởi đến quý vị một công thức để nấu món ăn rất đặt biệt cho ba ngày Tết và có thể để dành ăn cho cả năm Tân Mão. Đây là công thức món ăn được cha xứ sưu tầm và đã phổ biến trên tờ Niềm Tin vào Chúa Nhật ngày 23-01-2011.

CÔNG THỨC NẤU MÓN ĂN NGÀY TẾT ( có thể kéo dài cả năm hay lâu hơn).

1. Lấy toàn thể 12 tháng trong năm đem rửa sạch các mùi cay đắng, ghen tị, giận hờn, thù oán…rồi để cho ráo nước.

2. Tuần tự cắt mỗi tháng ra làm, 28, 30 hay 31 phần.

3. Đem trộn đều với: - Một chút TIN YÊU- một chút KIÊN NHẪN- một chút CAN ĐẢM-một chút CỐ GẮNG- một chút HY VỌNG- một chút TRUNG THÀNH

4. Ướp thêm chút gia vị gồm lạc quan- tự tin và hài hước.

5. Rồi đem ngâm một lát trong dung dịch” Những điều tâm niệm của mình”

6. Vớt ra, xay thật nhỏ, đoạn đổ tất cả vào “ Nồi Yêu Thương” và nấu với lửa “ Vui Mừng”

7. Đem ra ăn với “ Nụ Cười” trong chén” Bao Dung”

Hy vọng quý vị sẽ có được món ăn thật lý thú khi đón Xuân Tân Mão với sự an bình của Đức Kitô.

Trong niềm hy vọng đầy lạc quan trước sự đổi mới, mọi người hăng say làm việc trong gần 3 tuần lễ gói bánh, trước để tạo bầu khí vui Xuân đón Tết, sau để gây quỹ cho Giáo xứ.

Seattle, những gói bánh đón xuân Tân Mão
 
Thiệp Chúc Mừng Năm Mới của ĐGM giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng
Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân
04:30 26/01/2011
 
Lễ Bế mạc Năm Thánh Dòng Thánh Phaolô thành Chartres
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:27 26/01/2011
SAIGÒN - Giữa lòng Sài gòn phồn hoa náo nhiệt, Tu viện Saint Paul cổ kính, thanh tĩnh tọa lạc tại số 4 Tôn Đức Thắng, Quận I, Tp Sài gòn. Trong nắng sớm ngày 25/1/2011, các Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô hân hoan đón chào quý khách đến dự Thánh lễ Tạ ơn, Bế mạc Năm Thánh của Hội Dòng. Với màu trắng tinh tuyền của tu phục, cùng nụ cười thân thiện luôn nở trên môi và với nét duyên thánh thiện, các Soeur Saint Paul như những thiên thần mang mùa xuân dịu mát cho mọi người. Được đón tiếp ân cần niềm nở, bao nhiêu mệt mỏi trong tôi sau chuyến đi xa đều tan biến. Lòng thấy ấm áp rộn lên niềm vui.

Xem hình ảnh

Trước thánh lễ, chúng tôi đi hướng dẫn tham quan nhà truyến thống, nơi lưu dấu những sinh hoạt chính yếu của Hội Dòng qua hành trình 150 năm hiện diện tại quê hương Việt Nam. Mẹ Benjamin, vị nữ tu đầy thần khí và nhiệt huyết theo tinh thần Thánh Phaolô đã khai lối đi vào cánh đồng truyền giáo ở phương Đông, thành lập các tỉnh dòng Á Châu. Trong năm thánh, Hội dòng đã tổ chức tại nhiều nơi các Thánh lễ tạ ơn. Các Nữ Tu trong Hội Dòng đến từ 39 nước trên thế giới, các thân nhân, thân hữu, và các thanh thiếu niên được chung niềm tạ ơn.

9g sáng, đoàn kiệu nổi bật với sắc cờ nhiều màu biểu tượng cho ba tỉnh dòng và các địa hạt, các cộng đoàn từ nhà khách qua tiền sảnh tiến vào nguyện đường.

Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, chủ tế và giảng lễ. 52 linh mục đồng tế là những vị có liên hệ với Hội Dòng trong công tác huấn luyện, và các hoạt động tông đồ mục vụ giáo xứ. Đông đảo các Nữ Tu của Tỉnh Dòng Sài gòn đang phục vụ trong 38 cộng đoàn tại 6 giáo phận cùng hòa chung lời tạ ơn.

Đức cha Phêrô ngỏ lời gợi lên tâm tình tạ ơn. Chúng ta họp nhau nơi đây để cử hành lễ bế mạc năm thánh đặc biệt của Hội Dòng Thánh Phaolô Thành Chartres. Cùng nhau dâng lên Chúa lời tạ ơn về biết bao hồng ân Chúa ban cho Hội Dòng trong năm vừa qua. Những hồng ân thiêng liêng trong mỗi tâm hồn và trong cộng đoàn. Cùng với tâm tình tạ ơn chúng ta dâng lời cầu nguyện cho Hội Dòng. Cử hành lễ bế mạc Năm Thánh không phải để chấm dứt mà là để mở ra, để mang năng lực mới, một đường hướng mới cho công cuộc loan báo Tin Mừng trên quê hương đất nước Việt Nam theo gương Thánh Phaolô.

Trong bài giảng lễ, Đức cha suy niệm về cuộc trở lại của Thánh Phaolô. Trở lại để gắn bó với Chúa Giêsu. Nhờ đó Phaolô nhiệt thành loan báo Tin Mừng. Gắn bó và sống kết hiệp với Chúa Giêsu chính là sức mạnh cho việc rao giảng Tin Mừng.

Năm Thánh đặc biệt của Hội dòng cách nào đó lại trùng hợp với Năm Thánh đặc biệt của Giáo hội Việt Nam. Trong Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam có lễ khai mạc, lễ bế mạc và đại hội dân Chúa. Sứ điệp của đại hội Dân Chúa nói đến hình ảnh: Năm Thánh bế mạc để mở ra những bước chân hy vọng. Tôi nghĩ đây cũng chính là tâm tình của các Chị trong Hội dòng Thánh Phaolô. Chúng ta cử hành lễ bế mạc Năm Thánh đặc biệt của Hội dòng không có nghĩa là chấm dứt, mà là mở ra, mở ra cho một giai đoạn mới, với một năng lực mới với một định hướng mới.

Lễ Thánh Phaolô tông đồ trở lại hôm nay gợi ý cho chúng ta suy nghĩ.

Trước hết với cuộc trở lại của Phaolô. Phaolô trở lại là trở lại với ai, trở lại với cái gì? Đức Hồng Y Gioan Baotixita thích kể câu chuyện: một người tân tòng đến thăm Đức Hồng Y. Ngài hỏi cô ấy: Thế con trở lại hồi nào? Cô ta trả lời: Thưa Đức Cha, con đâu có trở lại đâu, con đi tới đấy chứ. Từ ngữ trở lại trong nhà Đạo của mình, người ngoài chưa hiểu. Từ trở lại trong nhà Đạo hay gắn với từ ăn năn “ăn năn trở lại”. Cho nên khi nói đến trở lại là người ta hình dung ra một người có đời sống đạo đức bê bối, bây giờ mới trở lại với Chúa. Nhưng nếu mình áp dụng cách hiểu này cho thánh Phaolô thì tội nghiệp quá. Phaolô có bê bối đâu. Ngài là một người theo đạo Do thái rất nhiệt thành. Trong thư Galata có lần ngài từng nói: Tôi nhiệt thành hơn nhiều người trong việc tuân giữ lề luật và truyền thống của cha ông. Cho nên đâu phải là vì bê bối quá mức mà bây giờ trở lại, đâu phải là cuộc trở lại theo nghĩa luân lý. Vậy có phải chăng Phaolô trở lại là trở lại với tư tưởng hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Chắc không phải vậy.

Phaolô trở lại là trở lại với một con người, với Đấng mà trước đây ngài coi như thù nghịch của truyền thống lề luật và tôn giáo của cha ông. Nhưng bây giờ thì ngài khám phá ra Đấng ấy là kho tàng vô giá đến nổi nói được rằng: “Tôi coi mọi sự là bất lợi so với cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu Chúa tôi, và được thuộc về Người”. Phaolô trở lại là trở lại với một Đấng, và vì đó là sự trở lại với một Đấng cho nên trở lại cũng có nghĩa là mỗi một ngày đi sâu hơn vào trong sự kết hợp mật thiết với Đấng mà mình tin tưởng, đến nổi có thể nói được rằng: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi”; đến nổi có thể nói được rằng “Đối với tôi, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi”. Sự gắn bó với Đấng ấy bắt đầu soi sáng cho Phaolô về mặt nhận thức để đi sâu hơn bằng những suy tư, để trình bày Kitô giáo bằng cả một hệ thống đức tin. Sự gắn bó với Đấng ấy đã trở thành nguồn sức mạnh thúc đẩy và đường đi tới cho công cuộc loan báo Tin mừng “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc âm”.Tôi càng yêu mến Đức Giêsu bao nhiêu thì tôi càng mong muốn cho nhiều người nhận biết Ngài bấy nhiêu, tôi càng mong muốn giới thiệu Ngài cho nhiều người biết bấy nhiêu.

Bài Tin mừng của ngày lễ Thánh Phaolô Tông đồ trở lại nhấn mạnh đến mệnh lệnh rao giảng Tin mừng. Và chắc chắc đó cũng là mệnh lệnh mà Hội dòng đón nhận một cách đặc biệt trong ngày lễ hôm nay. Cử hành Năm Thánh như vậy để đón nhận một năng lực mới cho công cuộc loan báo Tin mừng. Thiết nghĩ, có hai thái cực mà chúng ta phải quan tâm. Thái cực thứ nhất: nói đến rao giảng Tin mừng là chỉ nhấn mạnh đến việc rao giảng bằng lời nói mà coi thường việc rao giảng bằng chứng tá của đời sống dấn thân phục vụ. Thái cực khác là nhấn mạnh đến việc phục vụ con người: công tác bác ái, công tác giáo dục, công tác xã hội đến độ cho là không cần thiết phải loan báo Danh Chúa Giêsu và Tin mừng của Ngài cho bất cứ ai.

Chúng ta được mời gọi cảnh giác trước cả hai thái cực ấy trong sứ mạng loan báo Tin mừng của Chúa Giêsu. Và câu hỏi quan trọng là để mạnh mẽ trong sứ mạng loan báo Tin mừng thì các Linh mục, các nữ tu, kín múc nguồn sức mạnh ở đâu? Chiêm ngắm thánh Phaolô hôm nay giúp chúng ta khám phá ra rằng sức mạnh đó chính là chiều sâu gắn bó kết hợp với Chúa Giêsu mà chúng ta gọi là chiều kích thần bí. Trên bình diện nhận thức, có hai loại kiến thức: Kiến thức khoa học lịch sử và kiến thức tâm linh. Đối với mọi kiến thức khoa học lịch sử, người ta có thể chuyển giao, truyền thông cho người khác mà bản thân mình không có chút kinh nghiệm nào. Cũng giống như nhiều lúc giáo viên dạy sử cho các học sinh, có thể kể chuyện chiến tranh thế giới lần thứ hai nghe như thật nhưng lúc ấy họ chưa sinh ra. Nhưng đối với kiến thức tâm linh thì chúng ta không thể chuyển giao cho người khác kiến thức tâm linh, nếu bản thân ta không có một chút kinh nghiệm tâm linh trong đời sống. Thế nên bản thân mình đào sâu kinh nghiệm tâm linh, kinh nghiệm gặp gỡ Chúa, kinh nghiệm sống gắn bó kết hợp với Chúa, chính ở đó là nguồn năng lực, là nguồn sức mạnh cho việc thi hành sứ mạng rao giảng Tin mừng một cách đúng nghĩa nhất.

Hôm nay Hội Dòng cử hành lễ bế mạc Năm Thánh đúng vào ngày lễ thánh Phaolô tông đồ trở lại. Chiêm ngắm và suy nghĩ một chút về cuộc trở lại của Ngài, là cơ hội rất tốt để giúp cho chúng ta khám phá lại ơn gọi, sự hiện diện, và sứ mạng của mình trong xã hội này, trên quê hương đất nước này. Nếu hiểu trở lại về mặt đạo đức, luân lý thì tôi nghĩ Hội dòng Thánh Phaolô làm gì phải trở lại, bởi vì các Soeurs đạo đức quá, các Soeurs sống tốt lành quá, thật lòng là như vậy, cần gì phải trở lại. Nhưng nếu trở lại là đi vào cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô mỗi một ngày sâu sắc hơn thì chắc chắn, tất cả chúng ta đều cần trở lại. Một cuộc trở lại liên lỉ trong cuộc đời hiến dâng. Mỗi một ngày mình cần đi sâu hơn vào cuộc gặp gỡ, kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu, vun trồng chiều sâu nội tâm và đào sâu kinh nghiệm tâm linh, kinh nghiệm gắn bó và sống kết hiệp với Chúa Giêsu như là sức mạnh cho việc rao giảng Tin Mừng.

Cuối Thánh Lễ, Bề trên Giám tỉnh tỉnh Dòng Sài Gòn, Nữ Tu Marie Ngô Thị Mai Anh, dâng lời cảm tạ. Tri ân Đức Cha Phêrô đã nhận lời chủ tế thánh lễ. Sự hiện diện của Đức Cha nơi đây, trong những ngày cuối năm đầy bận rộn này, nói lên lòng ưu ái của Đức Cha đối với Tỉnh Dòng. Ngôi nguyện đường tồn tại suốt 150 năm, đã từng được nghe tiếng Đức Cha dâng lễ và giảng dạy trong những thời gian dài như một cha xứ với đông đảo các con chiên từ nhiều xứ quy tụ lại. Đức Cha cũng là người đã góp phần vào việc chia sẽ lịch sử của chúng con. Hôm nay trong bài giảng, Đức Cha cho chúng con chiêm ngắm thánh Phaolô, quan thầy của chúng con, một người đã trở lại với Đức Kitô. Với lòng say mê Đức Kitô đã biến Ngài thành một Ngôn Sứ nỗ lực rao giảng Tin Mừng, sống Tin Mừng. Đó cũng là tâm niệm mà chị em Dòng Thánh Phaolô chúng con cần phải biết cách đi trong những bước đi sắp tới để trở thành những con người sống đời tận hiến và những ngôn sứ của Thiên Chúa như lòng Giáo Hội và Hội Dòng chúng con mong ước.

Hôm nay cũng là ngày cuối năm Canh Dần. Chú cọp mạnh mẽ oai hùng nhường chỗ cho chú mèo hiền lành dễ thương. Chúng con cũng xin được dâng lên Đức Cha những lời chúc tốt đẹp. Xin Chúa ban cho Đức Cha một năm mới đầy phước lộc nhất là ơn sức khỏe và ơn khôn ngoan của Thần Khí để Đức Cha tiếp tục sứ mệnh được giao trong giáo phận.

Hôm nay chúng con cũng được hân hạnh chào đón quý cha, quý cha xứ, quý cha giáo, quý cha phó giáo xứ là những người đã tham gia vào việc huấn luyện chị em chúng con bằng việc khấn giao ước trong những thời gian chị em chúng con còn sống nơi đất lạ xứ người và chỉ bảo chúng con khi tham gia công tác tạo giáo xứ đem đến cho chúng con những mầm non ơn gọi để nối tiếp dòng chảy lịch sử. Nhìn lại bước đường đã qua, chúng con không thể quên công ơn đồng hành, chỉ dẫn của quý cha. Chúng con cũng xin kính chúc quý cha một năm mới đầy tràn hồng ân Thiên Chúa và sức khỏe để gánh vác công việc mà Giáo Hội đang giao phó. Trong giây phút này, chúng con cũng tưởng nhớ đến công ơn của Đức Cha Tôma, các vị mục tử, các chị em Dòng Thánh Phaolô, các cộng tác viên, các ân nhân còn sống cũng như đã qua đời. Nguyện xin Thiên Chúa toàn năng cho những người đã qua đời mỗi ngày thêm sung mãn hơn trong việc diện kiến tôn nhan.

Kính xin Đức Cha, quý Cha tiếp tục cầu nguyện và đồng hành với chúng con trong những bước đường đi tới để chúng con luôn sống như những người con, những đặc sủng về ân ban cho Giáo Hội để tiếp bước với Đức Giêsu trong việc sống kết hợp với Thiên Chúa trong Thánh Thần của Người. Ngõ hầu trở nên những ngôn sứ của Thiên Chúa, biểu lộ tình thương của Thiên Chúa, lòng tốt của Giáo Hội trong việc giáo dục các trẻ em, các thiếu nữ, phục vụ những người nghèo khổ, đau yếu, bất hạnh.

Hội dòng dâng lên Đức Cha bó hoa tươi để tỏ lòng biết ơn và một chút lộc xuân của năm thánh.

Sau thánh lễ, Đức Cha Phêrô mở sâm banh khai mạc “Lễ hội ẩm thực”, bữa tiệc ấm áp tình huynh đệ. Những món ăn đặc trưng của các vùng miền, nơi các nữ tu phục vụ đem về góp thành sự phong phú của bữa tiệc ngon chan chứa niềm vui gặp gỡ.

Lược sử Dòng Thánh Phaolô Thành Chartres được tóm kết đôi nét trong cuốn sách “Dấu ấn 350 năm Giáo hội Công giáo Việt Nam, Ủy ban Văn hóa HĐGMVN, năm 2010”.

- Dòng được thành lập vào năm 1696 do linh mục Louis Chauvet, chánh xứ một họ đạo nhỏ vùng Beauce nước Pháp cách Chartres 40 km. Marie Micheau, Barbe Foucault và Marie Anne de Tilly là những vị đồng sáng lập.

- Năm 1708, Đức Giám Mục Paul Godet des Marais công nhận dòng và chuyển về Chartres, lấy thánh hiệu của Ngài để đặt tên cho dòng mới: Dòng chị em nữ tu Thánh Phaolô.

- Năm 1848, các nữ tu dòng thánh Phaolô đặt chân đến Hồng Kông. Đến năm1860, theo lời mời của Đức Cha Dominique Lefèbvre, hai nữ tu từ Hồng Kông được gửi đến Việt Nam, lúc đó không khí chiến tranh đang bao trùm khắp miền nam. Năm 1861, nữ tu Benjamin đến Việt Nam và được bổ nhiệm làm bề trên chính miền Viễn Đông đặt trụ sở tại Sài Gòn. Bà cũng là người khởi công xây dựng ngôi nguyện đường cổ kính và trang nghiêm tại số 4 Tôn Đức Thắng, ngày nay được xếp vào công trình di tích được bảo tồn. Từ Sài gòn, chị em dòng Thánh Phaolô được sai đi đến Hà nội, Hải phòng (1883) và các nước lân cận như Nhật (1878), Thái Lan (1898), (Philippines (1904)…

Linh đạo: Các thư của Thánh Phaolo, nhất là biến cố trở lại của Ngài là nền tảng cho đời sống thiêng liêng và truyền giáo của hội dòng. Theo đó:Đời sống thiêng liêng quy về Chúa Kitô, được phô diễn bằng lòng mến Chúa sâu đậm và nhiệt tâm tha thiết với Tin Mừng của Người.Đời sống thiêng liêng theo mầu nhiệm Phục Sinh và Hiện Xuống.

• Sứ mệnh: Nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của những người chung quanh qua việc giáo dục thanh thiếu niên, chăm sóc các bệnh nhân và những người bất hạnh trong tinh thần đơn sơ, khiêm tốn và dũng cảm.

Bổn Mạng: Lễ Thánh Phao lô trở lại (25-1) và lễ hai Thánh Tông Đồ Phê rô và Phao lô (29-6).

Nhân sự: Đáp lời mời gọi của Giáo Hội, hơn 4000 nữ tu hội dòng Chị Em thánh Phaolô thành Chartres hiện đang phục vụ trong hơn 30 quốc gia trên khắp năm châu.

Hội Dòng tại Việt Nam: Hiện nay, hơn 1000 nữ tu Phaolô hiện diện và phục vụ trên khắp mọi miền đất nước từ Bắc chí Nam với ba tỉnh dòng: Sài Gòn, Đà Nẵng và Mỹ Tho.

- Tỉnh Dòng Sài Gòn: gồm 36 cộng đoàn với 403 nữ tu, hoạt động trong năm giáo phận: Tp. HCM, Bà Rịa, Xuân Lộc, Phú Cường và Đà Lạt:
Trụ sở: Số 04 Tôn Đức Thắng, P. BếnNghé, Q. 1, Saigon. ĐT: (08) 822 3387; E-mail: spc-saigon@hcm.vnn.vn

- Tỉnh dòng Đà Nẵng:gồm 56 cộng đoàn với 469 nữ tu, hoạt động trong 12 giáo phận (Miền Bắc và Miền Trung)
Trụ sở: số 47 Yên Bái, Đà Nẵng.ĐT: (0511) 382 4735.Email: spcdnvn@yahoo.fr

- Tỉnh Dòng Mỹ Tho:gồm 24 cộng đoàn với 165 nữ tu, hoạt động tại các giáo phận Miền Tây: Mỹ Tho, Vĩnh Long, Long Xuyên, Tp.HCM.
Trụ sở: số 14 Hùng Vương, P.7,TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đt: 073 873589.Email: phaolomytho@gmail.com

Bế mạc Năm Thánh là cùng nhìn lại để rồi tiếp tục viết thêm những trang sử mới. Bế mạc để mở ra những hướng đi mới với tinh thần sáng tạo, trong sự tôn trọng đặc sủng và linh đạo đã được ân ban qua các Đấng Sáng lập. Hồng ân Năm Thánh là niềm vui nối dài của đời sống dâng hiến. Cầu chúc các Nữ Tu Saint Paul luôn sống lý tưởng thánh Phaolô “Đối với tôi, sống chính là Đức Kitô”, thao thức truyền giáo với động lực: “Tình Yêu Đức Kitô thúc bách tôi”.
 
Đại Hội Đồng Mục Vụ Cộng đồng CGVN tại TGP Sydney
Diệp Hải Dung
11:33 26/01/2011
SYDNEY - Chiều thứ Tư 26/01/2011 quý anh chị em thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Brinbelly Sydney tham dự buổi Đại Hội Đồng Mục Vụ đầu năm.

Xem hình ảnh

Khai mạc Đại Hội Đồng Mục Vụ là nghi thức Chầu Thánh Thể Chúa KiTô, tất cả mọi người cùng quỳ hướng về Thánh Thể Chúa đồng thời Sơ Miariam Vũ Lành Hải và Cha Phêrô Dương Thanh Liêm dâng lời nguyện lên Chúa “ Chúng con muốn dùng giây phút này để nhìn lại một khía cạnh trong đời phục vụ Cộng Đoàn Dân Chúa. Chúa đang muốn nói với chúng con rằng trong đời phục vụ con hãy luôn biết chọn Chúa, chứ không phải chọn công việc của Chúa… Vì lòng thương xót Chúa gọi con theo Chúa làm con Chúa, làm môn đệ Chúa. Rồi Chúa trao cho con một sứ mạng. Không ai giống ai, nhưng cùng một mục đích làm tông đồ, làm chứng nhân cho Chúa… (Trích lời của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)

Sau khi chấm dứt giờ Chầu Thánh Thể, ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney báo cáo tài chánh và lịch trình sinh hoạt của Cộng Đồng trong 6 tháng vừa qua và 6 tháng sắp tới. Kế tiếp Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên úy Ngỏ lời cám ơn HộI Đồng Mục Vụ đặc biệt các anh chị em thiện nguyện viên đã đóng góp giúp cho công trình xây dựng 14 Chặng Đàng Thánh Giá và Lễ Đài trên hồ nước được hoàn thành rất mỹ mãn tốt đẹp, Cha Nguyễn Văn Tuyết thông báo về sinh hoạt của Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Cha Đặng Đình Nên thông báo về sinh hoạt của các em Thiếu Nhi Cung Thánh và Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Cha Dương Thanh Liêm thông báo gây quỹ giúp Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 tại Madrid Tây Ban Nha và sau cùng Cha Paul Văn Chi thông báo về sự sinh hoạt của Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh.

Trước khi kết thúc Đại Hội, quý Cha trả lời những câu hỏi thắc mắc của quý thành viên trong ban Mục Vụ và sau đó tất cả mọi người cùng ở lại tham dự buổi tiệc BBQ liên hoan mừng Tất Niên 2011 tại trung tâm và kế thúc bế mạc trong tình đoàn kết yêu thương của Chúa Giêsu KiTô.
 
Chia sẻ tình thương và thăm viếng bệnh nhân phong Ba Sao
Phủ Lý
11:41 26/01/2011
HÀ NỘI - Thực thi Lời Chúa: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em ” ( Ga 15,12 ) và để tỏ tình liên đới, động viên chia sẻ với các bệnh nhân khi chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc.

Xem hình ảnh

Sáng ngày 26/01/2011 (tức 23 tháng Chạp), cha chính xứ Phủ Lý Phêrô Bùi Ngọc Tuấn và Qúy thầy, Qúy sơ, Ban trùm, ca đoàn họ Trái Tim xứ Phủ Lý cùng một số bà con giáo dân trong xứ đã đi thăm và tặng quà tết cho bệnh nhân khu điều dưỡng bệnh nhân phong Ba Sao huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.

Đúng 9h phái đoàn đã có mặt tại hội trường của khu điều dưỡng. Đón tiếp phái đoàn là Ban Giám đốc và một số đông các bệnh nhân đã tề tựu đông đủ.

Ông Lê Ngọc Mão - Chủ tịch hội đồng bệnh nhân thay mặt cho khu diều dưỡng Ba Sao đã có lời chào mừng phái đoàn và giới thiệu sơ qua về tình hình chung của khu điều dưỡng.

Tiếp đến, cha xứ Phủ Lý giới thiệu các thành viên trong đoàn và chúc tết tặng quà Ban lãnh đạo và trao 93 phần quà tết cho các bệnh nhân (mỗi phần quà trị giá 100.000đ)

Cuối cùng, ông Nguyễn Kim Bảng - Giám đốc khu điều dưỡng thay mặt cán bộ công nhân viên và các bệnh nhân đang điều trị tại trại phong Ba Sao cảm ơn cha xứ Phủ Lý cùng phái đoàn. Sau đó, các thành viên trong đoàn đã có những giây phút tình cảm đầm ấm, chan chứa tình người khi lần lượt đến từng giường bệnh để trao các phần quà cho các bệnh nhân nặng. Các bệnh nhân vui tươi mừng rõ thể hiện trên từng khuôn mặt làm xoá đi những nếp nhăn của tuổi già và những đau đớn hành hạ của bệnh tật.

Sau phần thăm và tặng quà cho các bệnh nhân. Vào hồi 10h00 cha trưởng đoàn đã dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho các bệnh nhân tại nhà nguyện nhỏ bé nằm trong khuôn viên khu điều dưỡng. Thánh lễ diễn ra trang nghiêm và sốt sắng trong sự tham dự của phái đoàn và các bệnh nhân.

Một chuyến đi mang đầy tình nhân ái, tình Chúa, tình người. Đối với những bệnh nhân trong khu điều dưỡng Ba Sao họ cảm thấy như mùa xuân năm nay đến sớm hơn mọi năm. Bà Nghệ tâm sự: “ Tôi vào đây đã được gần 2 năm nay nhưng chưa bao giờ lại cảm thấy vui như ngày hôm nay. Tôi đã được rước Chúa vào tâm hồn tôi, tôi cảm thấy không còn đau đớn của bệnh tật nữa. Xin tri ân cha và phái đoàn”.

Và đối với mỗi người trong đoàn chúng tôi, tuy đã ra về được già nửa quãng đường nhưng hình ảnh những bệnh nhân vẫn còn đọng mãi trong tâm trí chúng tôi. Hy vọng khu điều dưỡng Ba Sao sẽ nhận được thật nhiều tấm lòng quảng đại của nhiều quý ân nhân xa gần trong dịp đón xuân Tân Mão sắp tới.
 
Giáo phận Thái Bình ăn Tất Niên, đón chào Năm Mới Tân Mão
Trường Giang
11:52 26/01/2011
THÁI BÌNH - Sáng nay, 26/01/2011 (23 tháng Chạp năm Canh Dần), quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý cố (cha mẹ sinh thành của các cha, các tu sĩ, chủng sinh và tu sinh), quý thân nhân, ân nhân và quý viên chức hội đồng giáo xứ, giáo họ toàn giáo phận, tề tựu về Tòa giám mục cùng ăn tất niên với Đức cha giáo phận. Vào lúc 7h30 tại nhà hội của Tòa giám mục, Đức cha giáo phận gặp gỡ anh em chủng sinh đang học tại Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội.

Xem hình ảnh

8h00: Đức cha gặp gỡ anh em linh mục giáo phận. Đầu tiên hết đức ông Hieronimo Nguyễn Phúc Hạnh - Tổng đại diện giáo phận thay mặt anh em linh mục tặng hoa và cầu chúc Đức cha những điều tốt lành trong Năm Mới 2011. Đức cha cám ơn anh em linh mục đã nhiệt tình cộng tác với ngài điều hành giáo phận suốt một năm qua. Kế đến, ngài nêu lên một vài hoạt động của giáo phận trong thời gian tới. Sau đó ngài gợi ý các cha hướng đến ngày lễ mừng 75 năm thành lập giáo phận, cũng như mừng thọ Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang tròn 80 tuổi, bằng lời cầu nguyện và tìm ra phương cách tổ chức, sao cho đời sống Đức Tin của người tín hữu trong giáo phận được tăng thêm.

9h00, Đức cha gặp gỡ quý nam nữ tu sĩ, quý ông bà cố, quý thân nhân, ân nhân và quý viên chức hội đồng giáo xứ, giáo họ, tại nhà thờ Chính Tòa. Trong buổi gặp gỡ thân tình và ấm áp này, Đức cha cám ơn sự hiện diện của các cha và tất cả quý vị, mặc dù đường xa và thời tiết quá lạnh. Sau đó, Đức cha thông qua một vài sự kiện của giáo phận, nổi bật như đại lễ bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được diễn ra tốt đẹp, tại thánh địa La Vang, Tổng giáo phận Huế. Giáo phận Thái Bình hiệp thông và đóng góp một phần nhỏ bé với sự hiện diện của Đức cha giáo phận, nhiều linh mục, chủng sinh Thánh Tâm Mỹ Đức, anh em tu sinh và một đội trống hùng hậu. Dưới chân Mẹ La Vang, Đức cha dâng giáo phận Thái Bình lên Đức Mẹ, xin Mẹ phù trì nâng đỡ các Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và từng gia đình, từng người tín hữu trong giáo phận.

Theo đường hướng sứ điệp của đại hội Dân Chúa trong Năm Thánh vừa qua, Đức cha kêu gọi sự hiệp nhất, yêu thương trong mỗi gia đình toàn giáo phận, hướng đến ngày đại lễ kỷ niệm 75 năm thành lập giáo phận Thái Bình, bằng các việc làm thiết thực như: Các hội đoàn trong giáo phận hành hương, tĩnh tâm, xưng tội và chầu Thánh Thể suốt năm, tại nhà nguyện của nhà thờ Chính Tòa. Giáo phận sẽ có một phòng truyền thống, tôn vinh các thánh Tử Đạo (19 vị) của giáo phận Thái Bình và trưng bày các chứng tích lịch sử tổ tiên đã để lại. Cuối buổi gặp gỡ này Đức cha đề cập đến “nguồn ơn gọi” của giáo phận Chúa ban cho thật dồi dào, phong phú đang được bề trên và cả giáo phận quan tâm. Nhân đây Đức giám mục kêu mời mọi người thêm lời cầu nguyện và mở rộng tấm lòng, cũng như bàn tay quảng đại, để cộng tác với Đức cha trong việc nuôi dưỡng và đào tạo ơn gọi cho giáo phận nói riêng và Giáo Hội nói chung.

9h45 thánh lễ đồng tế, do Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục chính tòa chủ sự. Đồng tế với ngài có sự hiện diện của Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục giáo phận Thái Bình và các cha trong giáo phận. Trước khi vào thánh lễ, đức ông Hieronimo Hạnh, đại diện các linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và giáo dân chúc mừng hai Đức cha. Kế đến, đại diện cho các hội dòng trong giáo phận dâng tặng hoa tươi lên hai Đức cha. Ông Thomas Phan Văn Thuần, chủ tịch hội đồng giáo xứ toàn giáo phận, đại diện cộng đoàn tín hữu giáo phận chúc mừng các cha xứ - những vị mục tử, là cánh tay nối dài của Đức giám mục ngày đêm gần gũi và ban phát những ân huệ của Chúa cho đoàn chiên. Trong ngày họp mặt gia đình giáo phận, Đức cha tiền nhiệm Phan Sang cũng nói lên tâm tình của mình với Đức cha giáo phận, ngài nói: “Xin Chúa giữ Đức cha Phê rô ở lại mãi với giáo phận Thái Bình chúng con. Xin Thiên Chúa đóng đinh tình yêu của Ngài trên Đức cha Phê rô để ngài ở mãi với chúng con”.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức cha giáo phận quảng diễn sự hiệp nhất trong Giáo Hội, đặc biệt là hiệp nhất trong gia đình giáo phận Thái Bình. Sự hiệp nhất ấy được bắt nguồn cách sâu xa từ chính Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Giê su đã dạy: “Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy” (Ga 15,4). Và “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Đức cha kêu mời các viên chức hội đồng giáo xứ, giáo họ cộng tác nhiệt tình với các cha xứ trong mọi công việc. Các gia đình trong giáo xứ và giáo phận sống hòa thuận, thương yêu và hiệp nhất với nhau, chu toàn bổn phận vai trò cha mẹ và con cái trong gia đình. Kết thúc bài giảng Đức cha dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã ban cho gia đình giáo phận Thái Bình muôn ơn lành trong suốt năm qua. Xin Chúa Xuân chúc lành và ở lại mãi trong các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và mỗi gia đình trong giáo xứ, giáo hạt và giáo phận.

Sau khi nhận phép lành trọng thể, quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh, quý cố, quý thân nhân, ân nhân và quý viên chức hội đồng giáo xứ, giáo họ chụp ảnh lưu niệm với Đức cha giáo phận tại quảng trường nhà thờ Chính Tòa. Sau đó, cộng đoàn tiến về nhà vòm và khuôn viên Tòa giám mục, để cùng chung chia niềm vui với đại gia đình giáo phận trong bữa cơm thân mật. Trong khi dùng bữa, một chương trình đặc sắc “táo quân trình tấu ngọc hoàng”, do các anh em tu sinh đang học tại Tòa giám mục thể hiện rất thành công, xua tan đi cái giá lạnh căm căm, cả hội trường đầy ắp những tiếng cười, thật là “ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sồng vui vầy bên nhau” (TV 133,1).
 
Nam Úc - Rộn Rã Gói Bánh Chưng Đón Tết
Jos. Vĩnh SA
17:35 26/01/2011
Mừng Xuân, Đón Tết với Bánh Chưng Việt Hương - Nam Úc

Không khí chuẩn bị đón Tết của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại TP Adelaide, Nam Úc đang rộn rã sôi nổi.

Bắt đầu kể từ sáng sớm thứ Hai ngày 24/01/2011, hàng trăm thiện nguyện viên từ trẻ đến già, lớp lớp kéo nhau đến trung tâm Đức Mẹ Thuyển Nhân của CĐCGVN – NU. Người thì đến bằng xe Van, xe nhà chở tới, lớp thì đi bộ, đạp xe rủ nhau qui tụ về hội quán Việt Hương để gói bánh chưng, chuẩn bị đón Tết Tân Mão 2011.

Theo Ban Tổ Chức cho biết: Năm nay Cộng Đồng sẽ gói trên 5,000 bánh chưng xanh, tung ra thị trường địa phương và nhiều tiểu bang để bà con đồng hương có bánh chưng đón Tết, vui Xuân, tưởng nhớ về quê hương trong 3 ngày Tết Nguyên Đán.

Được biết hàng năm CĐCGVN Nam Úc đều có tổ chức rầm rộ gói bánh chưng nhằm nhiều mục đích:

1. Bảo tồn và phát huy nền văn hóa phong tục tập quán Tết cổ truyền Việt Nam, cho con cháu học hỏi và noi theo

2. Để bà con có dịp gặp gỡ, hàn huyên vui xuân, đón Tết với nhau trong bầu không khí ấm tình người và tình quê hương.

3. Cùng nhau góp một bàn tay, gây quỹ xây dựng, phát triển và bảo trì, trùng tu các cơ sở trong trung tâm sinh hoạt của Cộng Đồng CG tại Nam Úc

Xem Hình Click Nơi Đây

Mỗi năm chỉ có một lần. Đặc biệt vào dịp các học sinh ở vùng Nam Bán Cầu đang nghỉ hè, nên các em nhỏ cũng theo Bố Mẹ, Ông Bà đến tham gia, phụ giúp gói bánh chưng.

Người thì vo gạo, ngâm gạo, kẻ thì rửa lá, lau lá, người thì gói bánh, luộc bánh, vớt bánh, ép bánh, từng nhóm một làm việc rất rôm rả và vui vẻ, ai nấy đều hăng hái thi đua làm việc với những câu chuyện tiếu lâm, cùng nhau cười

nói, hò hét rộn vang khắp nơi trong hội quán, tạo nên một bầu khí thật vui.

Trung bình mỗi ngày Việt Hương sản xuất được trên 600 bánh chưng và chuyển tới các Shop thực phẩm Á Châu trong thành phố Adelaide, bán cho các đồng hương, mua về cúng giỗ tổ tiên, ông bà và vui xuân.

Bánh chưng nhãn hiệu Việt Hương của CĐCG Nam Úc đã nổi tiếng từ lâu và độc quyền gần 3 thập niên đến nay, trên thị trường TP Adelaide, Nam Úc và dẫn đầu về các loại Bánh Téc và Bánh Chưng khác, đang có mặt vào dịp Tết Nguyên Đán tại Nam Úc.

Bánh chưng Việt Hương xuất lò tới đâu, bán hết đến đó. Các shop liên tục gọi phone cho thủ kho, chở bánh đến shop gấp, đồng hương đang chờ.

Hàng năm cứ đến 28 Tết là bánh đã bán hết, cho nên các đồng hương của chúng ta, khi nghe tin có bánh chưng Việt Hương xuất lò là mua ngay, sợ chậm trễ sẽ hết.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngày Tình Yêu
Trâm Thiên Thu
00:29 26/01/2011
Valentine Card 1883
Valentine's Day (Ngày Tình Yêu) hay Saint Valentine's Day (Lễ Thánh Valentine) là ngày nghỉ được nhiều người trên thế giới kỷ niệm vào ngày 14/2. Tại các nước nói tiếng Anh, đây là ngày truyền thống để những người yêu nhau bày tỏ tình yêu bằng cách gởi thiệp Valentine, tặng hoa hoặc tặng bánh kẹo cho nhau. Ngày lễ đặt theo tên của 2 vị trong số nhiều vị tử đạo Thiên Chúa giáo thời sơ khai tên là Valentine. Các vị thánh được tưởng nhớ ngày 14/2 là Valentine thành Rôma (Valentinus presb. m. Romae) và Valentine thành Terni (Valentinus ep. Interamnensis m. Romae). Thánh Valentine thành Rôma là linh mục, tử đạo khoảng năm 269 và được an táng tại Via Flaminia. Hài cốt của ngài để ở nhà thờ thánh Praxed tại Rôma và ở nhà thờ Carmelite trên đường Whitefriar tại Dublin, Ai-len. Thánh Valentine thành Terni là giám mục giáo phận Interamna (nay là Terni) khoảng năm 197, tử đạo trong thời bách đạo của hoàng đế Aurelian, cũng được an táng ở Via Flaminia nhưng khác địa điểm với thánh Valentine thành Rôma. Hài cốt của thánh Valentine thành Terni để ở nhà thờ chính tòa thánh Valentine tại Terni (Basilica di San Valentino).

Sách Catholic Encyclopedia (Bách khoa Công giáo) cũng nói về vị thánh thứ ba tên Valentine được tôn kính ngày 14/2. Ngài chịu tử đạo ở Phi châu với các bạn khác, nhưng người ta không biết gì hơn về ngài. Không có yếu tố lãng mạn nào thể hiện trong tiểu sử các vị tử đạo này thời Trung cổ sơ khai. Khi thánh Valentine được liên quan sự lãng mạn hồi thế kỷ 14, sự khác biệt giữa thánh Valentine thành Rôma và thánh Valentine thành Teri hầu như không còn.

Ngày này được kết hợp với tình yêu lãng mạn theo chu kỳ Geoffrey Chaucer thời Trung cổ, khi mà truyền thống yêu thương phong nhã phát triển mạnh, và được kết hợp chặt chẽ với việc trao nhau những lời chúc yêu thương theo kiểu Valentine.

Các biểu tượng Valentine hiện đại gồm nét vẽ hình trái tim, chim bồ câu và hình Thần ái tình có cánh. Từ thế kỷ 19, các lời chúc viết tay phổ biến rộng rãi dẫn đến việc sản xuất hàng loạt các thiệp chúc. Việc gởi thiệp Valentine rất pổ biến ở Anh lúc đó. Năm 1847, Esther Howland kinh doanh phát đạt ở Worcester, Massachusetts, về sản xuất thiệp Valentine làm thủ công theo kiểu Anh. Thiệp Valentine cũng phổ biến ở Mỹ hồi thế kỷ 19, việc tặng thiệp ngày nay vẫn phổ biến hơn là trực tiếp tỏ tình, tiên báo ngành thương nghiệp hóa các ngày lễ ở Mỹ. Ngày Tình Yêu được coi là một trong các ngày lễ tiêu chuẩn. Hiệp hội Thiệp Hoa kỳ ước tính mỗi năm có khoảng 1 tỷ thiệp Valentine được gởi, chỉ sau lễ Noel với khoảng 2,6 tỷ thiệp được gởi.

Valentine Card 1910
Lịch Công giáo Rôma năm 1969, lễ thánh Valentine vào ngày 14/2 được chuyển từ Công lịch Rôma sang lịch riêng (địa phương hoặc quốc gia) với lý do: “Dù lễ thánh Valentine đã xưa, được chuyển sang lịch địa phương, ngoài danh xưng của ngài, không ai biết gì hơn ngoài việc an táng ngài tại Via Flaminia vào ngày 14/2”. Lễ này vẫn được cử hành ở Balzan (Malta), nơi tìm thấy hài cốt ngài, và cũng được các tín đồ Công giáo Truyền thống (Traditionalist Catholics, những người theo lịch cũ từ trước Công đồng Vatican II) cử hành.

Người ta cho rằng thánh Valentine chịu tử đạo do chính hoàng đế Claudius II hành quyết. Ông bị Valentine ám ảnh và đã tranh luận với ngài, muốn ngài bỏ đạo để bảo toàn mạng sống. Ngài cương quyết từ chối và còn thuyết phục Claudius gia nhập đạo, vì vậy mà ngài bị xử tử. Trước khi bị hành quyết, hoàng đế bắt ngài phải làm phép lạ chữa khỏi mù cho con gái viên cai ngục.

Truyền thuyết khác cho rằng hoàng đế thấy thanh niên độc thân thì làm binh sĩ tốt hơn nên ông cấm thanh niên lấy vợ sớm. Tuy nhiên, linh mục Valentine thấy vô lý và vẫn bí mật cử hành lễ hôn phối cho các thanh niên. Claudius biết chuyện liền ra lệnh bắt và tống giam Valentine. Trước giờ hành quyết, Valentine viết tấm thiệp Valentine đầu tiên gởi cho con gái viên cai ngục bày tỏ sự quý mến thân hữu, ký tên Valentine, và ngài bị xử trảm.

Theo lịch Athen cổ, thời gian giữa tháng Giêng và tháng Hai là tháng Gamelion, thời gian dành cho hôn nhân thánh của Thần Zeus và Thần Hera. Theo lịch La mã cổ, lễ Lupercalia được cử hành từ 13–15/2, nghi lễ cổ này liên quan sự sinh sản. Đây là lễ hội địa phương của thành Rôma. Lễ hội phổ biến hơn là lễ hội Juno Februa, nghĩa là “Thần thanh tẩy Juno” hoặc “Thần trinh khiết Juno”, được cử hành vào 13–14/2. Giáo hoàng Gelasius I (492–496) đã thành lập lễ này năm 946 để tưởng nhớ “những người mà tên họ được tôn kính trong nam giới, nhưng hành động của họ chỉ có Chúa biết, trong đó có Valentine”.

Nhiều người cho rằng có thể giáo hội Công giáo muốn Công giáo hóa lễ hội Lupercalia của dân ngoại. Theo William M. Green, giáo hội Công giáo không thể loại bỏ tận gốc lễ hội Lupercalia nên đã dành riêng một ngày kính Đức Mẹ Maria.

Năm 1717, một nhà xuất bản ở Anh xuất bản cuốn The Young Man’s Valentine Writer, gồm những câu thơ đầy cảm xúc dành cho những người trẻ đang yêu không thể tự sáng tác. Họ còn sản xuất một số thiệp có ghi những câu thơ và hình vẽ, từ đó người ta có thói quen dùng thiệp trao đổi nặc danh. Đó là lý do đột nhiên xuất hiện những câu thơ sinh động thời nữ hoàng Victoria.

Thiệp Valentine bằng giấy phổ biến ở Anh vào đầu thập niên 1800. Những tấm thiệp đẹp có dây đăng ten và nơ, giữa thập niên 1800 xuất hiện thêm dây đăng ten bằng giấy.

Từ giữa thế kỷ 20, việc tặng thiệp được mở rộng thành việc tặng quà ở Mỹ, thường là nam tặng cho nữ. Các món quà như vậy chủ yếu là hoa hồng và sôcôla gói trong giấy bóng đỏ theo hình trái tim. Vào thập niên 1980, công nghệ kim cương phát triển khiến cho Ngày Tình Yêu là dịp để tặng đồ trang sức. Theo kiểu trào phúng, Ngày Tình Yêu còn là Ngày Nhận thức Độc thân (Singles Awareness Day). Tại một số trường tiểu học Bắc Mỹ, học sinh trang trí lớp học, tặng thiệp cho nhau và cùng ăn kẹo. Tthiệp của các học sinh thường ngụ ý đánh giá cao về nhau.

Sự phát triển của Internet càng nâng cao và tạo các truyền thống mới, đó là thói quen tặng e-card (thiệp điện tử) cho nhau. Dù sao thì truyền thống và thói quen này vẫn tốt, rất nên duy trì.

Cứ mỗi lần tháng Hai về, khắp nơi đều thấy xuất hiện nhiều sôcôla, kẹo, hoa và những người yêu nhau tặng quà cho nhau nhân danh Thần Tình Yêu – Thánh Valentine. Ai là vị thánh đó và tại sao người ta kỷ niệm ngày này?

Nguồn gốc Ngày Tình Yêu (Valentine's Day) còn là bí ẩn. Nhưng chúng ta biết rằng tháng Hai được coi là tháng lãng mạn. Ngày lễ thánh Valentine, như chúng ta biết ngày nay, có dấu tích của truyền thống Thiên Chúa giáo và La mã xưa. Vì vậy, ai là thánh Valentine và ngài được kết hợp với nghi lễ cổ này thế nào? Ngày nay, giáo hội Công giáo thấy có ít nhất 3 vị thánh khác tên Valentine hoặc Valentinus, các vị này đều tử đạo.

Một truyền thuyết cho rằng thánh Valentine là một linh mục hồi thế kỷ thứ ba ở Rôma. Khi hoàng đế Claudius II nhận định rằng các đàn ông độc thân là binh sĩ tốt hơn các đàn ông có vợ con, ông đã cấm nam giới kết hôn khi còn trẻ. Nhận thấy sự bất công của sắc lệnh, Valentine bất chấp và vẫn bí mật cử hành nghi lễ hôn phối cho những người trẻ. Việc làm của Valentine bại lộ, Claudius ra lệnh tử hình Valentine.

Các chuyện khác nói rằng Valentine có thể bị giết vì cố gắng giúp các tín đồ Thiên Chúa giáo trốn khỏi lao tù của đế quốc Rôma để khỏi bị hành hạ. Khoảng năm 498, giáo hoàng Gelasius đã công bố ngày 14 tháng Hai là lễ thánh Valentine.

Theo một truyền thuyết khác, Valentine đã gởi thiệp Valentine đầu tiên. Khi ở trong nhà tù, người ta cho rằng Valentine đã yêu một cô gái trẻ – có thể là con gái của cai tù, và cô đã đến thăm Valentine khi ông bị tù. Trước khi chết, người ta cho rằng ông đã viết một lá thư và ký tên Valentine, ngày nay cách bày tỏ này vẫn được dùng. Dù sự thật về Valentine vẫn mơ hồ, nhưng các câu chuyện chắc chắn nhấn mạnh vẻ quyến rũ của ông như một nhân vật anh hùng, cảm thông và lãng mạn. Không lạ gì ở thời Trung cổ, Valentine là một trong các vị thánh nổi tiếng ở Anh và Pháp.

Trong khi một số người tin rằng Ngày Tình Yêu được cử hành vào trung tuần tháng Hai, cụ thể là ngày 14, là để tưởng nhớ ngày qua đời hoặc ngày an táng Valentine – có thể vào khoảng năm 270. Một số người lại cho rằng có thể giáo hội Công giáo cử hành lễ thánh Valentine vào giữa tháng Hai để “Kitô hóa” (christianize) các dịp kỷ niệm của lễ hội Lupercalia của người không theo đạo. Thời La mã cổ, tháng Hai là khởi đầu mùa xuân và được coi là thời gian thanh tẩy (tẩy trần, tẩy uế). Nhà cửa được lau chùi sạch sẽ, rồi rắc muối và rắc loại lúa mì spenta (bột rất mịn) khắp trong nhà.

Lupercalia là lễ hội sinh sản, cử hành ngày 15 tháng Ba, tưởng nhớ thần Faunus (thần chăn nuôi của người Rôma), cũng tưởng nhớ những người sáng lập Rôma là Romulus và Remus. Bắt đầu lễ hội, các thành viên của Luperci – một phẩm trật trong các tư tế Rôma – họp nhau tại hang thánh (sacred cave), nơi mà hai trẻ Romulus và Remus được Sói Mẹ nuôi dưỡng. Các tư tế hiến tế một con dê – chứng tỏ sự sinh sản, và một con chó – chứng tỏ sự thanh tẩy.

Sau đó, các đàn ông cắt da dê thành từng mảnh, nhúng da vào máu hiến tế và đem ra đường, đập nhẹ dây da dê vào các phụ nữ và phần vụ thu hoạch. Không sợ hãi, các phụ nữ Rôma vui mừng được chạm vào bằng da dê vì họ tin rằng các dây da dê sẽ làm họ có thể sinh con vào năm sau. Cuối ngày, cũng theo truyền thuyết, các phụ nữ trẻ trong thành phố sẽ đặt giấy ghi tên mình vào một chiếc bình nhỏ. Các đàn ông độc thân sẽ rút thăm một tên trong chiếc bình đó và sẽ kết đôi với phụ nữ đã chọn được, thường thì kết thúc bằng một đám cưới.

Cách “rút thăm” để cặp đôi lãng mạn của người La mã tưởng chừng không mang tính Thiên Chúa giáo và không theo luật pháp. Sau đó, thời Trung cổ, người Anh và Pháp tin rằng ngày 14 tháng Hai là bắt đầu mùa chim giao phối, điều này thêm vào ý tưởng cho rằng giữa tháng Hai (Ngày Tình Yêu) nên là ngày dành cho sự lãng mạn.

Bài thơ cổ nhất có tên là Valentine vẫn còn ngày nay, bài thơ này của Charles – công tước Orleans – làm tặng vợ khi ông bị tù ở Tower of London sau khi bị bắt trong trận Agincourt. Lời chúc, được viết năm 1415, là một phần trong số di cảo được lưu trữ tại Thư viện Anh quốc ở London. Vài năm sau, người ta cho rằng Vua Henry V đã thuê một người tên là John Lydgate biên soạn lời chú thích gởi cho Catherine of Valois.

Tại Anh, Ngày Tình Yêu bắt đầu phổ biến rộng rãi khoảng thế kỷ VII. Khoảng giữa thế kỷ VIII, ngày này phổ biến đối với bạn bè và những người yêu nhau trong mọi tầng lớp xã hội, họ trao tặng nhau các kỷ vật yêu mến hoặc thư từ cho nhau. Cuối thế kỷ VIII, người ta in những tấm thiệp thay cho thư từ nhờ kỹ thuật in ấn tiến bộ. Thiệp chúc là cách để người ta dễ bày tỏ tình cảm hơn là nói trực tiếp. Thập niên 1700, người Mỹ tặng nhau những tấm thiệp tự làm. Thập niên 1840, Esther A. Howland bắt đầu bán những tấm thiệp đầu tiên ở Mỹ. Howland được coi là mẹ của Valentine.

Theo Hiệp hội Thiệp, ước tính mỗi năm có khoảng 1 tỷ thiệp được gởi vào dịp Ngày Tình Yêu, chỉ đứng thứ nhì so với việc gởi thiệp Noel – khoảng 2,6 tỷ tấm thiệp được gởi trong dịp Noel. Xấp xỉ 85% thiệp Valentine do phụ nữ mua. Ngày Tình Yêu cũng được kỷ niệm ở Canada, Mexico, Anh, Pháp và Úc. Ngày nay, hầu như nước nào trên thế giới cũng kỷ niệm Ngày Tình Yêu.

(Chuyển ngữ từ History.com)

Valentine Card 1883 Valentine Card 1910
 
Tản mạn truyện tết cổ truyền
ThS. Đặng Quốc Minh Dương
11:27 26/01/2011
Đất trời đang giao thời chuyển từ mùa đông giá rét sang tiết xuân âm áp. Như vậy là một năm nữa sắp qua đi! Những lo lắng, những gian lao, những bươn chải của năm củ đã khép lại. Giờ là lúc chúng ta “quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Giờ là lúc ta được nghỉ ngơi, vui thỏa. Giờ là lúc chúng ta sum vầy, đoàn viên.

Trong không khí này, bài viết xin chia sẻ vài tâm tình về ngày Tết cổ truyền người Việt.

1. Không khí đón tết

Tôi thích không khí đón tết hơn là không khí tết. Bởi 3 ngày xuân, bên cạnh niềm vui còn có nỗi lo nơm nớp vì sợ…hết tết. Không khí đón tết, niềm háo hức bóc từng tờ lịch để mong chờ ngày tết đến thật tuyệt vời. Cuộc sống như dài thêm, niềm vui sống và làm việc như tăng thêm trong những ngày này. Nói về không khí đón tết, tôi điểm qua một số nét chính sau:

Tảo mộ. "Tảo mộ" theo từ hán việt nghĩa là sửa sang lại mộ cho mới! Theo phong tục tập quán của người Việt nam ta, hàng năm cứ đến tháng 12 âm lịch thì nhà nhà kéo nhau đi tảo mộ. Sau khi sửa sang lại mộ chí thì khấn mời tổ tiên về ăn tết với con cháu! Ngày xưa, các nấm mồ được đắp bằng đất nên chỉ sau một thời gian ngắn cỏ mọc um tùm. Cỏ mọc nên cần phát quang, dọn dẹp. Ngay nay, ngôi mộ đã được bê tông hóa nên việc tảo mộ cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Quê tôi nói riêng và người công giáo Việt Nam nói chung, tối thiểu có hai dịp “tảo mộ” trong năm là trước tháng Linh hồn (tháng 11) và trước ngày tết nguyên đán. Như đã nói, do ngôi mộ đã được bê tông hóa nên dịp này con cháu chỉ phải nhổ vài cây cỏ, lau chùi ít bụi bám trên nấm mộ, cắm hoa và đặc biệt nhất là thắp hương cho người quá cố. Nơi giáo xứ tôi sinh sống và các vùng lân cận thường có một thánh lễ khá đặc biệt, rất trang trọng và xúc động vào chiều mồng 2 Tết – ngày kính nhớ tổ tiên tại nghĩa trang. Cũng cần phải nói thêm rằng, trước đây, khi đạo công giáo mới du nhập vào Việt Nam, do hiểu nhầm nên những người bài công giáo đưa việc kính nhớ tổ tiên để tẩy chay tôn giáo này! Do vậy, một thời gian dài, nhiều người vẫn không có thiện cảm với đạo công giáo. Việc dành hẳn một trong ba ngày Tết – đặc biệt nguyên cả tháng 11, tháng linh hồn để chúng ta tưởng nhớ tổ tiên, cầu nguyện cho người đã chết là nét đẹp đầy tính nhân văn, là câu trả lời cho sự hoài nghi trên.

Dọn nhà cửa. Song song với việc tảo mộ - ngôi nhà của kẻ đã khuất, việc dọn nhà cửa của người sống cũng luôn được chú trọng. Nhà người Việt thường không rộng, lại là tam tứ đại đồng đường – nhiều thế hệ, nhiều người chung sống dưới một mái nhà. Chính vì thế, nhà cửa thường rất bề bộn, không ngăn nắp. Thôi thì thời thế, thế thời thời phải thế! Nhưng đó là chuyện trong năm, còn dịp Tết thì phải khác. Những ngày giáp Tết nhà nào cũng tất bật dọn dẹp trong nhà ngoài ngõ. Cánh đàn ông thì sơn phết lại tường, lau chùi mạng nhện, kê lại bàn ghế…Cánh chị em thì tổng vệ sinh, lau chùi ly chén rồi trang hoàng lại ngôi nhà cho đẹp mắt. Gom nhặt rác thải, vật dụng không cần thiết rồi đem đốt. Về các vùng quê những ngày này chúng ta hay thấy bàng bạc một màu khói trắng. Một không khí rất riêng nhưng cũng rất đặc trưng của các vùng nông thôn. Hồi ức mùi khói này đã làm cay xè ánh mắt của những người xa xứ những ngày Xuân về!

Chợ Tết. Không khí tết thể hiện rõ nhất là văn hóa chợ tết. Cho dù kinh tế khó khăn hay bão giá, siêu bão giá mọi người, mọi nhà đều phải mua sắm tết. Tết về vai mẹ thường oằn thêm một chút, tóc mẹ bạc thêm nhiều sợi. Bởi tết có lẽ là dịp mẹ phải lao trí, lao lực nhất. Mẹ phải tính toán để đảm bảo thức ăn ngon cho cả gia đình trong ngày tết. Mẹ phải toan tính để mua cho các thành viên trong gia đình mỗi người một bộ đồ mới. Me vừa phải lo chi phí ngày xuân vừa phải cân đối chi phí cho cả 365 ngày sắp tới! Tôi còn nhớ, những ngày cận Tết ở Việt Nam mẹ ngày nào cũng phải đi chợ. Mẹ hay nói đùa “mua hết chợ rồi mà thấy vẫn còn thiếu”. Thế mới hiểu được tình mẹ bao la, thế mới biết được giá trị của cuộc sống. Nhắc đến vấn đề này lại nhớ bài thơ Chợ tết nổi tiếng của Đoàn Văn Cừ:

Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;

Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.

Vài cụ già chống gậy bước lom khom

…Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.

Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.

Pháo Tết. Tôi còn nhớ không khí của những đêm ba mươi tiếng pháo râm ran trong ngõ ngoài phố. Khắp không gian hương trầm quyện với khói pháo tạo nên một mùi hương nồng nàn, xao xuyến. Sáng mùng một tết, nằm trong chăn nghe tiếng pháo lác đác xa gần, ra đường xác pháo đỏ vương khắp nơi, tiếng trẻ con nô đùa nghịch pháo làm cho những kẻ thích ngủ nướng cũng phải bung chăn mà thức dậy. Tất cả làm nên một không khí đặc trưng mà chỉ ngày tết mới có. Từ năm 1994, theo quy định của Chính Phủ, lệnh cấm đốt pháo đã được ban hành. Ừ thì luật thì phải thi hành nhưng vẫn thấy đâu đây cảm giác luyến tiếc, hoài cổ.

Ngoài những điều trên, không khí đón tết còn phải kể thêm như không khí đêm giao thừa, tiệc tất niên, mùi hương, mùi bánh tét…

2. Ẩm thực ngày Tết

Người Việt khá thực tế, họ luôn xác định “có thực mới vực được đạo”. Tết là lễ hội nhưng họ cũng không quên đến chuyện ăn uống. Với người Việt, ăn tết luôn chú ý đến vấn đề an toàn, đủ chất dinh dưỡng và hơn nữa, thức ăn còn mang đến cho họ nhiều hy vọng thành công trong năm mới. Ẩm thực truyền thống của ngày tết cổ truyền là bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, các loại bánh gia truyền và rượu…Đó là cái nền chung. Khi tìm hiểu từng vùng miền của đất nuớc, chúng ta sẽ thấy có vô vàn phong vị tết hiện ra thật đặc sắc, lôi cuốn. Chúng tôi điểm qua đặc sản của ba vùng miền.

Đến Sa Pa, trong cái lạnh tê tái, bạn sẽ có dịp lót dạ bằng một gói xôi gấc đỏ ửng, ngọt lịm. Nơi đây còn có món trứng vịt... nướng mà có cố tìm đến mấy cũng không có ở dưới xuôi. Nhưng thú vị nhất vẫn là món thịt lợn xông khói của bà con người dân tộc Dao đỏ ở trong bản Tả Phìn. Nếu gặp may sẽ được họ mời một bữa cơm tết thịnh soạn với “thịt lợn rừng cắp nách” hay thịt hoẵng. Ngoài ra, nơi đây còn có các món rau như: ngồng su hào, đọt su su luộc ngọt lừ.

Về Cần Thơ có món chả lụa, lạp xưởng, tôm khô, củ kiệu chua - nhất là những đòn bánh tét lá cẩm tím. Cần Thơ cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ thường gói bánh chưng, bánh tét bằng nhân chuối, đậu đỏ hoặc nhân đỗ xanh có vị ngọt. Món ăn vẫn được xem là thực đơn vĩnh cửu trong mâm cơm ngày Tết của người Nam bộ là món canh khổ qua nhồi thịt, thịt heo kho rệu, nhà khá giả có thêm thịt gà luộc xé phay trộn gỏi, đĩa bì cuốn. Nhiều người nhận xét, trong mâm cơm ngày Tết có hết thảy các vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng. Năm vị này tượng trưng cho ngũ hành vần xoay.

Nói đến văn hóa ẩm thực là nói đến Huế. Ngoài bánh tét, bánh chưng, người Huế còn thích ăn một số bánh khác như bánh su sê (phu thê), bánh măng, bánh sen chấy, bánh dừa mận... Các món ăn mặn cũng được các mệ, các o chuẩn bị chu đáo từ vài hôm trước tết. Trong các món ăn, dưa món là thứ không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của người Huế. Dưa món gồm dứa (thơm) và củ cải thái miếng đem phơi săn trộn với ớt chín, cà muối, đu đủ, tỏi, cà rốt, nước mắm và đường. Món này phải làm trước tết độ vài tuần lễ cho ngấm. Ngoài ra, danh mục ẩm thực tết nơi đây còn có các món chả tôm, nem bò lụi, chả da, xà lách gân bò, chả tré, hành dầm dấm, chả lụa...

Cùng với thức ăn, trên bàn ăn ngày tết cũng không thể thiếu các thức uống. Người trẻ thì nâng chén rượu, ly bia. Rượu phổ biến là rượu trắng, rượu nếp và rượu thuốc. Ngày nay, các loại bia đang chiếm ưu thế trong thực đơn ngày Tết. Các nhà khá giả thì có thêm rượu ngoại. Dịp này, các cụ già ngồi lại bên nhau ôn chuyện củ và nhâm nhi chén trà

3. Chúc tết hay mừng tuổi?

Lâu nay, có hai khái niệm hay bị sử dụng nhầm lẫn là “Mừng tuổi” và “chúc tết”. Rất nhiều con – cháu, khi chúc tết cha mẹ, ông bà đều nói “chúng con mừng tuổi ông bà/cha mẹ”. Thực ra, đây là một ngộ nhận đáng tiếc! Chỉ có ông bà, cha mẹ (bậc trên, hơn tuổi) mới mừng tuổi cho con cháu: mong cháu con thêm một tuổi thêm lớn khôn, thêm trưởng thành. Do vậy, con cháu phải chúc tết ông bà cha mẹ chứ không phải mừng tuổi. Tâm lý thường tình, khi con người về già, ai cũng sợ năm hết tết đến vì thêm một năm mới đến là giảm một năm được vui sống với cháu con!

Nhắc đến chuyện chúc tết, mừng tuổi cũng là nhắc đến các câu chúc tết. Tết nhất, người ta hay chúc nhau sức khỏe, giàu sang và thành đạt. Tuy nhiên, cùng với thời gian, cùng bấy nhiêu nội dung nhưng những câu chúc đó đã được các thế hệ tiếp tục “nhuận sắc” thêm, trau chuốt thêm về lời văn, bồi đắp thêm yếu tố thời cuộc, cụ thể hơn về lời chúc. Chúng tôi điểm qua một số câu “ấn tượng” như:

1. Trẻ mãi không già, mặn mà nhan sắc.

2. Chúc năm mới: 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 chỗ!

3. Tống cựu nghênh tân. Vạn sự cát tường. Toàn gia an phúc!

4. Đong cho đầy Hạnh phúc. Gói cho tròn Lộc tài. Giữ cho mãi An Khang. Thắt cho chặt Phú quý.

5. Chúc bạn năm mới làm ăn tấn tới, nhiều tiền nhiều bạc để... cho tui vay!

6. Ngàn lần như ý. Vạn lần như mơ. Triệu sự bất ngờ. Tỷ lần hạnh phúc.

7. Tết tới tấn tài. Xuân sang đắc lộc. Gia đình hạnh phúc. Vạn sự cát tường!

8. Năm Mão sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!

9. 10. Cùng chúc nhau Như ý. Hứng cho tròn An Khang. Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc.

11. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều!

12. Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong... tất cả mọi lĩnh vực.

13. Chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng.

14. Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như... heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như đàn châu chấu tràn về.

15. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở. Chúc vui vẻ!

16. Năm hết tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la, một nhà không đủ. Vàng bạc đầy tủ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai, sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. An lành thịnh vượng!

17. Chúc bạn 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây VẠN SỰ NHƯ Ý.

18. Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn được ngọt ngào. Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ mình luôn kiên cường. Vừa đủ MUỘN PHIỀN để thấy mình thật sự là một con người. Vừa đủ HI VỌNG để thấy mình Hạnh Phúc. Vừa đủ THẤT BẠI để giữ mình mãi khiêm nhường. Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ mình mãi nhiệt tâm. Vừa đủ BẠN BÈ để bớt cảm giác cô đơn. Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống. Vừa đủ NHIỆT TÌNH để có thể chờ đợi trong hân hoan. Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại!

Câu đối tết. Câu đối ngày xuân là thú chơi tao nhã cho mọi người, mọi nhà. Chính vì thế, ngày xuân nếu thiếu một đôi câu đối đỏ treo trong nhà chắc hẳn là ngày tết chưa toàn vẹn. Đôi câu đối khiến người ta cảm thấy tết cổ truyền trở nên thiêng liêng hơn, trang trọng hơn, và đặc biệt hơn những ngày bình thường khác. Câu đối tết thường viết vào giấy màu đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, phù hợp với không khí thiêng liêng của ngày tết cổ truyền. Màu đỏ chống được hơi sương, cái khí ẩm của mùa đông buốt giá. Những người chơi câu đối lâu năm khi chọn câu đối là cả một quá tình nghệ thuật. Câu đối thường gắn liền với hình ảnh ông đồ già. Xin điểm qua một số câu đối “vang bóng một thời”.

Tối ba mươi khép cánh Càn Khôn, nịch thật chặt kẻo Ma vương đưa quỷ tới/Sáng mồng một lỏng then Tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào. Câu đối này trông có vẻ bác học, nào là Càn Khôn, nào là Tạo hóa, nhưng vẫn có cái nghịch ngầm của các cụ - khi sử dụng hình ảnh thiếu nữ đón xuân vào.

Nguyễn Khuyến có một câu đối nói được cả cái cảnh nhà bần hàn, nhưng lòng vẫn phơi phới sắc xuân khi đón tết – một bức tranh thật của gia đình ông cũng như nhiều gia đình làng quê Việt Nam bao đời nay: Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa/Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà. Ngoài câu này, Nguyễn Khuyến còn được mọi người nhắc đến bởi câu đối: Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái/Tết ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân (Nguyễn Khuyến).

Tết là ngày vui nhưng cũng có những câu đối chua chát, kiểu như cụ Tế Xương: Thiên hạ xám rồi, còn đốt pháo/Nhân tình bạc thế, lại bôi vôi. Vẫn hình ảnh ngày Tết, pháo đỏ, vôi bôi trước cửa đuổi tà ma, nhưng đọc lên nghe chua chát, cay nghiệt… Nghe như cuộc đời thực của các nhà nho bất phùng thời!

Có thể xem các câu đối trên là câu đối chơi, câu đối phi chính thống. Đây là một số câu đối chính thống – những câu đối được dán bên bàn thờ: Phước thâm tự hải/Lộc cao như sơn hay Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ/Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường.

Chơi xuân. Sẽ thiếu sót khi nhắc đến tết mà không nói đến các trò chơi ngày xuân. Các dân tộc như Mường, Tày, H’mông, Thái…nổi tiếng với trò chơi ném còn. Với người Việt, kho tàng trò chơi xuân cũng rất phong phú, có thể kể đến như đánh đu, đánh đáo, tổ tôm, cờ cá ngựa, cờ tướng – cờ người, chọi gà, đấu vật…sau này còn có thêm các trò chơi lô tô, xì dzách, tôm cua cá bầu…Xin điểm lại một trò chơi rất phổ biến những năm 80 của thế kỷ trước, đó là trò đánh đáo. Đây là trò chơi rất phổ biến ở các vùng quê xưa. Thú vui đánh đáo không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả đối với người lớn bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi và lại còn có tâm lý ăn thua kích thích (dù chỉ là rất ít). Trò chơi được diễn ra trên một bãi đất bằng phẳng. Tùy theo quy định của người chơi mà khoét lỗ. Dễ thì khoét lỗ to, khó thì khoét lỗ nhỏ. Ngoài lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng ném tiền xu về phía lỗ đáo. Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định, càng xa thì càng khó. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy, lần lượt tới người tiếp theo, đến khi nào không còn xu nữa thì hết ván...

Lì xì tết. Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Theo nhà nghiên cứu Cao Sơn thì: “Lì xì tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành "Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán. Ở Việt Nam, "lì xì" được hiểu một cách đơn giản là "tiền mừng tuổi ". Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc người nhận quanh năm sung mãn, may mắn. Như vậy, khi lì xì, ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc con cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Tiếc là hiện nay văn hóa lì xì đang bị nhiều người lợi dụng, làm biến tướng, làm giảm đi ít nhiều giá trị của nét văn hóa này.

***

Tết là dịp để “ôn cố tri tân”. Xin ghi lại vài dòng tản mạn có tính chất hồi tưởng, hồi cố để mong gặp sự đồng cảm nơi những người cao niên, để như một sự mời gọi, nhắc nhớ cho người trẻ. Ước mong sao cuộc sống sẽ thay đổi nhưng những giá trị truyền thống, linh thiêng của ngày tết cổ truyền vẫn được bảo lưu và gìn giữ.
 
Sân chơi ngày tết
ThS. Đặng Quốc Minh Dương
11:31 26/01/2011
Thu nhập bình quân trên đầu người ở Việt Nam không ngừng được cải thiện. Khi điều kiện kinh tế đủ đầy hơn thì nhu cầu vui chơi, giải trí cũng tăng lên. Tết cổ truyền là dịp mà nhu cầu vui chơi, giai trí tăng cao. Vấn đề đặt ra là: liệu các sân chơi có đáp ứng được nhu cầu này? Chúng tôi thử làm một cuộc “du xuân” để tìm hiểu thực trạng này.

NGÀY XƯA YÊU DẤU…

Ngày xưa, ngày tết gắn liền với các trò chơi dân gian như đánh đu, đánh đáo, tổ tôm, cờ cá ngựa, cờ tướng, chọi gà, đấu vật, …Các trò chơi này vừa phong phú về thể loại, vừa phù hợp với tâm sinh lý của từng độ tuổi khác nhau. Trẻ em hồn nhiên, vui tươi với trò chơi đánh đáo; Người trẻ - đôi lứa yêu nhau thì hòa cùng không khí của trò đánh đu; Thanh niên trai trẻ thì túm tụm với trò chơi đá gà, đấu vật; Các bậc cao niên thì đánh tổ tôm, chơi cờ tướng… Nhớ về ngày xưa, ông Bùi Hân (Nghệ An) nhận xét: “các trò chơi dân gian không nặng tình ăn thua mà chỉ có ý nghĩa vui chơi, giải trí. Bên cạnh niềm vui, các trò chơi này còn giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo cũng như trí thông minh”. Cụ Hoàng Trường (Huế) còn phát hiện được những giá trị khác của trò chơi dân gian. Cụ cho rằng “Đặc điểm chung của các trò chơi dân gian là mang tính tập thể. Ngày xưa, các trò chơi này thường được chơi ở không gian công cộng như sân đình, chùa hoặc trong nhà thờ. Do đặc điểm này mà nó vừa có tính chất cố kết cộng đồng vừa có tính cạnh tranh cao. Chính vì thế mà các trò chơi này đã “sống” được cùng dân tộc suốt một thời gian dài”. Tiếc rằng, những trò chơi ý nghĩa này đang dần bị quên lãng nơi các người trẻ hôm nay! Chính vì thế, bác Trần Văn (Thanh Hóa) tiếc nuối: “Nói thật, tôi không phải là người bảo thủ. Nhưng khi quan sát các trò chơi của lớp trẻ bây giờ, tôi chưa thấy an tâm. Trong lúc cái mới chưa được “kiểm định” thì cũng nên bảo lưu những vốn cũ của cha ông lắm chứ”. Những ưu tư của bác cũng là vấn đề mà chúng tôi muốn đặt ra với các cơ quan hữu quan trước vấn nạn lớp trẻ đang ghiền các trò chơi games online bạo lực.

VUI XUÂN BÂY GIỜ: NGHÈO NÀN VÀ ĐƠN ĐIỆU

Ngày nay, trong khi nhu cầu vui chơi, giải trí của con người tăng lên thì buồn thay sân chơi trong các lễ hội – đặc biệt ngày tết chưa đáp ứng được nhịp tiến này. Trong lúc trò chơi cũ đã bị mai một mà trò chơi mới lại chưa thu hút, chưa thích nghi được người chơi. Thực tế này thể hiện rõ nhất nơi các thành thị nhỏ cũng như của các vùng nông thôn. Anh Tấn Hùng (Thị xã Buôn Hồ) cho hay: “Mang tiếng là thị xã nhưng nơi tôi sống các hình thức giải trí ngày tết của người dân gần như không có gì! Sau khi làm xong nhiệm vụ chúc tết người thân, bạn bè rồi cũng chẳng biết làm gì ngoài chuyện nhậu nhẹt, đánh bài…”. Ở giáo xứ anh Hữu Tuấn (Đồng Nai) thì tình hình có vẻ buồn tẻ hơn. Anh Tuấn cho hay: trước tết nguyên đán, cha xứ ra thông cáo cấm các trò chơi đỏ đen. Là con chiên nên anh đành phải nghe lời cha xứ nên ba ngày xuân của anh chỉ biết….“trăm phần trăm” và…ngủ thôi!

Tội nhất là cánh chị em. Sân chơi dành cho phận nữ nhi đã hiếm, công việc bếp núc, nội trợ lại tăng thêm. Là dịp để nghỉ ngơi, vui chơi nhưng thực tế cho thấy ngày hội này, công việc của cánh chị em không giảm tí nào, trái lại còn tăng nữa là khác! Chị Bích Hòa (Nha Trang) bộc bạch: “Từ sáng đến tối, cứ có khách là tôi phải dọn thức ăn – đồ uống tiếp khách cho chồng, bố chồng, rồi khi khách về là vật lộn với đống chén bát”. Chị Trâm Anh (Bảo Lộc) lại giải bày “Cánh đàn ông thì còn có bàn tiệc làm vui, lớp trẻ thì được vui chơi đây đó. Còn chị em chúng tôi thì không lẽ cũng chơi bài, cũng bù khú? Nhiều lúc nghĩ cũng tủi thân nhưng chẳng biết làm sao cả”.

Với những người khá giả thì tết là dịp để họ đi du xuân, đi du lịch đây đó. Ngày xuân là dịp để gia đình đoàn tụ, sum vầy. Do vậy, du xuân nên các thành viên gia đình tản mát mỗi người một nơi. Việc này ít nhiều làm mất đi ý nghĩa của lễ hội này. Chị Nguyên Hương (Tp. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Tôi bị say xe nên rất sợ đi lại. Trong lúc đó, chồng con thì nhất mực tết phải đi du lịch Đà Lạt hoặc Mũi né hay Campuchia…Năm trước, tôi chiều chồng con nên đi cùng. Sau chuyến đi, tôi phải nghỉ thêm cả tuần mới lại sức. Năm rồi đây, tôi kiên quyết ở nhà nên ba ngày tết tôi phải thui thủi một mình trong nhà! Lạ lắm, mới mồng 2 tết mà mong sao cho mau hết tết để được gặp chồng con!”

VÀI HƯỚNG ĐI

Thời gian gần đây, khá nhiều giáo xứ đã tổ chức hội chợ để vừa tạo sân chơi lành mạnh cho người dân vừa kiếm thêm nguôn kinh phí cho giáo xứ. Đây là một hoạt động rất hữu ích, thiết thực nên được mọi người ủng hộ. Ông Nguyễn Đình Hương – chủ tịch Hội đồng giáo xứ Vinh Đức (Ban Mê Thuật) cho hay: “Giáo xứ chúng tôi đã tổ chức hội chợ xuân được gần 10 năm nay. Từ ngày có thêm sân chơi này, giáo xứ đã có thêm nguồn ngân quỹ để xây dựng các công trình cần thiết. Và đặc biệt, khi sân chơi này mở ra, các tệ nạn đỏ đen trong giáo xứ giảm hẳn”. Tuy nhiên, sân chơi này cũng cần có những điều chỉnh để đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của mọi người. Anh Quốc Toản (Lagi) nhận xét: “Các trò chơi ở hội chợ xuân giáo xứ tôi còn khá đơn điệu, nghèo nàn. Năm nào cũng lặp lại một số trò chơi nhất định”. Anh Duy Quang (Cam Ranh) thì lại cho rằng “tôi có cảm giác rằng, các trò chơi này chỉ phù hợp với trẻ con hơn là người lớn. Các giải thưởng là chai dầu, chai nước ngọt, cuốn tập, hộp bánh…nên người lớn không hứng thú tham gia”. Về việc này, tôi nhận thấy một số giáo xứ ở Ban Mê Thuật như giáo xứ Vinh Đức, Vinh Hòa, Châu Sơn…đã bắt đầu có những điều chỉnh. Các giáo xứ nơi đây thường có các quầy lô tô sổ các loại hàng hóa là các vật tư nhà nông như các loại phân, dầu nhớt, các phương tiện nhà nông hay dùng như máy cắt cỏ, bình phun thuốc sâu, các loại máy nông nghiệp, xe gắn máy…Chính vì đáp ứng nhu cầu “khách hàng” mà các quầy hàng này luôn đông khách – đặc biệt là các khách thuộc lớp trung niên.

Ngoài việc tổ chức hội chợ xuân, một số giáo xứ còn tổ chức các phòng trà, các tụ điểm văn nghệ. Sân chơi này luôn được các bạn trẻ hưởng ứng. Đến đây, họ vừa được gặp nhau, chuyện trò lại vừa được thể hiện mình qua lời ca, tiếng hát.

Ở Tp. Hồ Chí Minh, tôi còn thấy một sân chơi rất ấm áp tình người. Đó là việc các giáo xứ thường xuyên tổ chức các cuộc thăm viếng, chúc tết các cụ già ở viện dưỡng lão hoặc các bệnh nhân không có điều kiện về ăn tết với gia đình. Đây là một nghĩa cử rất cao quý, rất đáng biểu dương và nhân rộng. Chị Thanh Bình (Gò Vấp) – người có thâm niên trong việc này chia sẻ: “Trong lúc chúng ta được vui vầy bên gia đình thì họ lại thui thủi một mình. Nghĩ đến cảnh này mà…gần 10 năm nay, tôi thường xuyên ghé thăm các cụ - đặc biệt là dịp tết cổ truyền”.

***

“Du xuân” một vòng để thấy rằng sân chơi ngày tết của chúng ta còn khá nghèo nàn và đơn điệu. Đã thế, sân chơi này cũng chưa có “tính dân chủ” – cánh chị em chưa được hưởng trọn niềm vui này. Hy vọng từ thực trạng này và từ những hướng đi gợi mở trên, những người có trách nhiệm sẽ quan tâm hơn đến sân chơi ngày tết cho mọi thành phần để ngày tết sẽ xứng đáng là ngày đại lễ, ngày lễ hội của mọi người, mọi nhà.
 
Thời gian biểu khoa học cho ngày tết
ThS. Đặng Quốc Minh Dương
11:33 26/01/2011
Lâu nay, chúng ta vẫn thường có quan niệm Tết là thời gian vui chơi thỏa thích. Đã là vui chơi nên…xả láng, không cần kế hoạch hay thời gian biểu gì cả. Thực tế cho thấy, do không ý thức được việc trên nên các thành viên trong gia đình hay có những “đụng độ”, ít nhiều ảnh hưởng đến niềm vui xuân.

“Điểm mặt” xung khắc

Ngày tết, nhu cầu đi lại của các thành viên trong gia đình rất nhiều: Nào là đi thăm hỏi bạn bè, đi chúc tết bà con. Đó là chưa kể nhu cầu du xuân, đi du lịch đây đó. Nhu cầu đi lại tăng mà phương tiện trong nhà – đặc biệt là các gia đình vùng nông thôn luôn có hạn. Do vậy, đã có không ít cảnh cha mẹ - con cái hoặc anh em với nhau hục hặc về chuyện phương tiện đi lại. Ông Phương Minh Châu (Quảng Ngãi) cho hay: “Gia đình tôi có 5 thành viên đủ tuổi lái xe và có nhu cầu đi lại bằng xe máy. Nhưng ngặt nỗi, cả nhà có mỗi 2 chiếc xe máy. Tết năm nào cũng vậy, giải quyết “bài toán” đi lại mà…đau cả đầu”. Mua thêm xe thì…không đơn giản! Vợ chồng tôi đã chấp nhận hy sinh cho con cái vậy. Nhưng tình thế chỉ mới được được cải thiện chứ chưa giải quyết hoàn toàn vì…cung không đủ cầu!”.

Nhà ông Phan Tất Bình ở Tp. Buôn Ma Thuật tương đối khá giả. Mỗi người có một chiếc xe máy để đi nhưng do không có kế hoạch nên lắm lúc nhà ông phải “khép phòng văn” cả ngày. Bà Diễm – vợ ông nhận xét rằng: “Ngày tết ở nhà tôi còn buồn và vắng hơn cả ngày thường, vì các cháu đi chơi suốt ngày”. Do vậy, đã hơn một lần gia đình bà bị mấy người bạn trách cứ vì không chịu ở nhà tiếp khách! Chẳng những thế, Tết năm vừa rồi, nhà bà còn bị trộm viếng và khoắng đi khá nhiều tiền của. Những điều trên cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến không khí Tết của gia đình ông.

Đó là ở tiểu gia đình, con ở cấp đại gia đình, gia tộc cũng thế. Ông Huỳnh Công Lập (Nghê An) kể, gia tộc ông thường có truyền thống gặp mặt con cái vào ngày đầu năm mới tại nhà ông bà nội. Tuy nhiên, do không thông báo rõ thời gian nên kẻ đến trước người tới sau. Người đến trước mỏi mòn chờ người sau, rồi quay qua xầm xì, cáu bẳn vô cớ. Ông nghĩ nếu không khắc phục được vấn đề này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hòa khí chung ngày xuân. Trong vai trò là con trưởng, ông đã quy định giờ giấc và phần công việc cụ thể cho buổi gặp mặt. Từ đó, cuộc gặp mặt truyền thống gia tộc trở nên nhẹ nhành, vui tươi.

Thời gian biểu “đặc biệt”

Để làm việc hiệu quả, khoa học, trước mỗi thời điểm, các công sở, doanh nghiệp thường lên trước kế hoạch cho thời gian tới. Tết là thời điểm rất quan trọng trong năm nên chúng ta cũng hãy lên một kế hoạch thật…đặc biệt cho ngày này. Kế hoạch vui chơi này phải được đầu tư từ khi năm củ sắp khép lại. Bố mẹ phải sắp xếp thời gian biểu cụ thể cho từng thành viên một cách “dân chủ”, công khai và khoa học.

Là dịp để nghỉ ngơi, vui chơi nhưng thực tế cho thấy ngày hội này, công việc của cánh chị em không giảm tí nào, trái lại còn tăng nữa là khác! Bích Trâm (Nha Trang) còn nhớ năm đầu mới về làm dâu: “Từ sáng đến tối, cứ có khách là tôi phải dọn thức ăn – đồ uống tiếp khách cho chồng, bố chồng, rồi khi khách về là vật lộn với đống chén bát”. Rất may là bố chồng cô biết vấn đề nên cũng đã lên một thời gian biểu rõ ràng về việc nội trợ ngày xuân. Lệnh “trảm” xuống, các thành viên trong gia đình chồng phải thi hành. Tưởng tôi chưa tin, cô còn nói, nều ghé nhà cô dịp Tết, mọi người sẽ thấy một tờ giấy ghi rõ ràng lịch nội trợ cho các thành viên trong gia đình.

Gia đình ông Đình Lân (Bình Dương) có ba đứa con (2 trai, 1 gái). Trước Tết, ông thường cho các con đăng ký lịch thăm bạn bè, đi chơi. Ông nói “Vợ chồng tôi có 2 chiếc xe gắn máy nên phải ưu tiên cho tụi trẻ đi lại. Có năm, chúng tôi đành phải đi thăm bà con, bạn bè trước hoặc sau Tết. Mọi người biết và hiểu cho nhau cả”. Ông cho hay nhờ cách “lách luật”, cách điều phối đó mà gần bà năm nay, gia đình ông tránh được những xung khắc cố hữu ngày xuân.

Ý nghĩa đích thực của ngày tết là dịp gặp gỡ, đoàn viên, hội ngộ. Do vậy, phụ huynh hãy chú ý khi lên thời gian biểu và xem những khoảng thời gian sum họp gia đình là thời gian cứng – thời gian mà mọi thành viên đều phải có mặt. Đã là thời gian quan trọng thì cần sắp xếp thật phù hợp cho mọi người. Chẳng hạn, biết đêm giao thừa thế nào các con cũng sẽ thức khuya nên không nên xếp thời gian sinh hoạt gia đình vào sáng sớm ngày mồng Một. Hay cũng không nên xếp vào giờ chiều tối của các ngày tết vì rất có khả năng, gặp gỡ bạn bè, thế nào “quý tử” nhà mình cũng làm vài chén. Đã có chén, có men thì không còn đủ tỉnh táo để tâm tình, để hàn huyên tâm sự nữa. Về việc này, ông Khánh Hoàng (Tp. Hồ Chí Minh) còn lưu ý thêm rằng: “Khi lên thời gian biểu cho ngày Tết, phụ huynh nên nhớ rằng đây là thời gian vui chơi, nghỉ ngơi nên tính ngẫu hứng rất cao. Do vậy, chúng ta cũng đừng quá bất ngờ và nản chí vì chuyện vỡ kế hoạch. Hãy luôn sẵn sàng và…vui vẻ điều chỉnh kế hoạch hàng ngày”. Ông còn cho biết, gia đình ông thực hiện “chính sách” này gần 10 năm nay và nhiều khi phải điều chỉnh kế hoạch nhưng không thể vì thế mà không lên thời gian biểu cho ngày xuân.

***

Như vậy, tuy là dịp nghỉ ngơi, vui chơi nhưng nếu lên kế hoạch khoa học, rõ ràng thì chúng ta vẫn được vui xuân…khoa học mà lại không sợ mất ý nghĩa ngày xuân. Hơn nữa, việc lên kế hoạch cũng là cách tạo điều kiện cho viêc vui chơi được “hanh thông”, giúp tăng “tính dân chủ” cho mọi thành viên trong gia đình – đặc biệt là cánh chị em. Ngoài ra, việc làm trên còn là cách nhắc nhớ con cái “vui xuân không quên nhiệm vụ” với gia đình và người thân.
 
Văn Hóa
Xuân và tuổi trẻ
mr.cao
00:22 26/01/2011
Hi!

Xuân ơi ! Con chào Chúa!

Chúa là Xuân ! Là Chúa của Trời Xuân!

Bình minh tươi năm mới đến gần

Là Chúa đến mang cho con xuân mới



Hi! Chúa ơi! Hai bàn tay con với

Tít trên cao đón Lộc Thánh Xuân yêu

Con say sưa trong nhựa sống phong nhiêu

Trái nhiệt huyết có hạt mầm từ Chúa



Hi! Chúa ơi! Tuổi đời con rực lửa

Xin nhen lên một đóm lửa Thần Linh

Con sẽ đi trong bóng sáng Thập hình

Để con về trong thiên duyên Phụ Tử



Hi! Chúa ơi! Đường tuổi con tình tứ

Con đi tìm Thần tượng rất nên thơ

Chúa biết không! Chúa lại rất Idol

Nhiều người chưa biết! nhưng tim con cứ nhớ!



Hi! Chúa ơi! Chúa biểu con: “ Đừng sợ”

Tuổi vào đời con cứ mãi ngu ngơ

Ngày mai kia, quá khứ hay bây giờ

Con đang muốn trái tim mình thiện hảo



Phố thị ngoài kia đang một mùa giông bão

Xã hội bây giờ đang vạn nẻo chông chiêng

Tuổi xuân con điều mơ ước đầu tiên

Là Chúa đến trong xuân và tuổi trẻ.





Xuân đang đến!

Chúa ơi!

Tuổi trẻ còn sôi nổi!

Xin niềm tin cháy sáng lớpThanh xuân

Xin cho con thấy Chúa thật gần

Nhịp sống trẻ với lòng yêu mến Chúa





26-01-2011

 
Valentine đáng nhớ
Trâm Thiên Thu
00:31 26/01/2011
Khi bạn nhìn vào cuộc đời mình, hạnh phúc lớn nhất là hạnh phúc gia đình (Dr. Joyce Brothers)

Cách nay không lâu, vợ tôi và tôi cùng nhau tận hưởng ngày Valentine thứ 10, một ngày mà tôi ngẫm nghĩ tôi hạnh phúc biết bao khi có được người bạn đời thật tuyệt vời. Một ngày để tỏ lòng biết ơn đối với số phận đã đem đến cho tôi một tình yêu mà thường chỉ có trên phim ảnh và trong các ca khúc của Air Supply. Một ngày mà hằng năm tôi làm những gì cần thiết để nàng biết tôi thực sự quan tâm nàng biết bao.

Mặc dù đã lên kế hoạch một ngày lãng mạn cho chúng tôi, năm nay đánh dấu một sự thay đổi nhiều. Thoạt đầu chỉ có một từ tôi nghĩ ngay là thất bại.

Khác với những năm trước, không có bữa tối lãng mạn hoặc bữa trưa ăn ngoài. Hoa cũng chẳng có vào ngày trọng đại này. Không có sô-cô-la cũng chẳng có nến. Không có món quà nhỏ cho nàng, không dây chuyền, không vòng tay, không nhẫn. Không xe sang trọng đưa nàng đi chơi, không vé xem phim, không vé xem ca nhạc hay kịch. Không CD nhạc với những ca khúc cả hai yêu thích. Không thơ lãng mạn thể hiện tình yêu được giấu kín để nàng tự phát hiện. Nói chung là hầu như không có gì hết.

Có một chuyến đi – dù không là chuyến đi dự định. Chuyến đi không ra biển, không lên núi, không đi đâu cả. Chuyến đi này đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi. Chúng tôi cần câu trả lời sớm.

Chỉ mới một tuần qua đi từ khi cuộc sống bình thường của chúng tôi bị xáo trộn. Đứa con trai 18 tháng của chúng tôi được xét nghiệm máu theo định kỳ. Dữ liệu khác thường nên phải xét nghiệm thêm lần nữa, rồi lần nữa, kết quả vẫn chưa khả quan. Cần chụp cộng hưởng từ (MRI) ngay.

Các bác sĩ và các y tá cố gắng tỏ ra bình tĩnh, nhưng sự vội vã và cấp bách của họ khiến chúng tôi quan ngại. Con trai nhỏ bé của chúng tôi vẫn không hề biết cha mẹ nó rất lo sợ. Vì kết quả khác nhau từ những lần xét nghiệm trước, bác sĩ muốn kiểm tra thêm. Suốt ngày chúng tôi như con thoi đến phòng X quang, phòng thử máu, rồi các phòng chuyên khoa khác. Hầu như cả ngày chúng tôi cứ lưỡng lự giữa siêu thực và tự động. Qua những lần đánh giá, chúng tôi cố gắng tạo một buổi chiều bình thường và bình tĩnh hết sức vì con trai mình. Những tấm thiệp Valentine được trao nhau trên Freeway 405. Bữa ăn trưa được thay thế bằng bữa ăn ngồi dưới bóng cây trong bệnh viện. Những món quà nhỏ được trao nhau tại phòng chờ nơi chụp X quang.

Một thực tế khả dĩ thay đổi và đầy kịch tính trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy. Không có những câu nói tỏ sự quan tâm, chỉ có những ý nghĩ dành cho con trai.

Những ngày Valentine trước, tôi vẫn cảm ơn người giao hoa đúng giờ hoặc bữa ăn đặt trước đúng giờ. Năm nay, tôi biết ơn những cô y tá vui vẻ đã làm cho con trai tôi cười, các phòng khám sẵn sàng xét nghiệm, và giám đốc sẵn sàng cho một người cha lo lắng được nghỉ việc khi mới làm được ít ngày.

Tôi cảm ơn bác sĩ thử máu có thể tìm ra tĩnh mạch nhỏ trên cánh tay con trai nhỏ của chúng tôi ngay trong lần cố gắng đầu tiên. Tôi cảm ơn các bác sĩ đã tin tưởng mọi chuyện sẽ ổn và không chờ đợi khi hành động. Tôi cảm ơn các chuyên viên đã cảm thấy như thể con trai chúng tôi là bệnh nhân quan trọng nhất trong ngày vậy.

Sau một buổi chiều hoang mang và căng thẳng, chúng tôi có thể thoải mái trở về nhà. Khi mặt trời bắt đầu lặn sau một ngày rất dài, vào khoảng thời gian mà vợ chồng có thể ăn bữa tối lãng mạn, vợ chồng tôi cùng nằm dài trên ghế sofa cố gắng tạo một ngày có ý nghĩa. Rõ ràng đây là Ngày Tình Yêu mà chúng tôi không thể quên cho đến cuối đời. Một ngày qua đi và không biết chuyện gì ở phía trước.

Cũng có một khoảnh khắc sáng sủa. Điều đó xảy ra với tôi là các phương diện “thương mại” của ngày lễ vốn dĩ vô nghĩa. Hoa, nến, và quà cáp đã trở thành quy ước mỗi ngày 14/2, không có lý do cho ngày lễ. Đó chỉ là biểu tượng của ngày lễ.

Cuối cùng, có thể Ngày Tình Yêu là ngày dành cho những người mình yêu thương nhất đời. Có thể đó là cố gắng làm mọi thứ để làm nguôi đứa bé đang khóc thét. Có thể là vợ chồng “nhìn lại” cách sống chung của mình, và biết rằng không ai trong hai người có thể sống thiếu nhau. Có thể là tái đánh giá những quyền ưu tiên của mình, và chắc chắn rằng bạn không bao giờ quá bận rộn đến nỗi không họp mặt với gia đình được.

Và nếu Ngày Tình Yêu thực sự là những điều như vậy, có thể đó không là sự thất bại, nhưng có thể đó lại là Ngày Tình Yêu thành công nhất trong đời tôi.

(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul)
 
Chuyện liên quan Abraham Lincoln
Trâm Thiên Thu
00:34 26/01/2011
Thomas Lowry, người nghiên cứu nhiều về cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, ở Woodbridge, Va., thú nhận là đã sửa đổi ngày tháng trong bản xin lỗi của tổng thống Abraham Lincoln, một phần bản này hiện nay thuộc bộ sưu tập của Văn khố Quốc gia Hoa kỳ (U.S. National Archives).

Patrick Murphy, một binh sĩ trong quân đội đồng minh Hoa kỳ đã bị ra tòa án quân sự vì tội đào ngũ, đã được tổng thống Lincoln xin lỗi ngày 14/4/1864. Tuy nhiên, Lowry đã thay đổi ngày tháng thành 14/4/1865, ngày John Wilkes Booth ám sát vị tổng thống thứ 16 của Hoa kỳ tại Nhà hát Ford ở Washington, D.C.

Bằng cách sửa đổi ngày tháng trên tư liệu, Lowry đã làm cho lời xin lỗi này là một trong các hành động chính thức của tổng thống Lincoln khi còn đương chức.

Lowry thú nhận việc sửa đổi sau khi nhân viên Văn khố Quốc gia Trevor Plante tường trình những điểm bất thường trong tư liệu. Với hành động này, Lowry đã bị sa thải khỏi Văn khố Quốc gia. Các chuyên viên bảo quản tại Văn khố Quốc gia sẽ xem xét để chỉnh lại tư liệu cho đúng ngày tháng gốc.

(Chuyển ngữ từ Discovery News)
 
Văn khấn tưởng niệm Tiền Nhân đã qua đời trong Giáo Xứ
Vu Lan
11:47 26/01/2011

Đọc trong nghi thức tưởng nhớ Tổ tiên - Thánh lễ Mồng Hai Tết

Cùng kính cẩn cúi mình / trước Ba Ngôi Thiên Chúa
Xin thành tâm dâng lời / lên đấng bậc Tổ Tiên
Mãi mãi tri ân - Tiền nhân dựng nước
Đời đời ngưỡng vọng - Tiên tổ khai cơ
** * // /
Nhớ linh xưa

Vượt núi, vượt truông / tiến về Nam mở rộng cõi bờ
Nuôi con, nuôi cháu / mong chờ Trời ban muôn phúc lộc
Nuôi giòng giống Lạc Hồng
lấy lòng nhân ái, yêu thương làm trọng
Dạy con cháu Vua Hùng
giữ đức tín trung, thảo thơm là gốc
* * / /
Nào lắm ước vọng, nào lắm lo âu, nào lắm đêm dài, ngày ngắn/
bao trăn trở băn khoăn / quyết xây dựng cơ đồ
Kể chi trí tuệ, kể chi mồ hôi, kể chi xương trắng, máu đào/
chỉ mong mỏi ước ao / được truyền trao con cháu
* /
Nay chúng con xin thề trước vong linh Tiên Tổ

Dẫu biết rằng/ quê hương thực / chính là nơi Thiên quốc
Chẳng đoái hoài hư danh / không màng chi lợi lộc
Nhưng trộm nghĩ/ nguồn cội sinh/ rày bởi ở Tiền Nhân
Nên quyết diệt lòng tham / dám ngó dòm xã tắc.
* * / /
Quật cường quá! Tổ tiên ta ngàn đời bất khuất
Tự hào thay! Con cháu này vạn kiếp tri ân

/ / * / * /*/*/*/*/

Nay cháu con đây trước vong linh Tiền Nhân xin bày tỏ

Đã là Người
phải có Tổ, có Tông
có Ông, có bà
có Cha, có Mẹ
Có một cõi linh thiêng, có nguồn cội để tìm về
Có một chốn để tri ân, để dâng niềm thảo hiếu.

Nào phải loài
buộc quên Thánh, quên Hiền
quên Thiêng, quên Lễ
quên lề, quên thói
Quên cả đức hiếu sinh, quên gốc rễ được sinh ra
Quên cả nơi phải cúi đầu, phải quỳ xin lạy tạ…
* * / /
Ông bà ạ, sao kể hết bao hy sinh cao cả
Mẹ cha ơi, nào đếm được những vất vả gian lao
Kìa núi Thái không sánh được/ tình Cha dưỡng dục
Nọ biển Đông chẳng rộng bằng/ nghĩa Mẹ mớm nuôi

Cho dù có đi /cùng trời cuối đất
Cho dù thủ đắc lắm bạc vàng, danh vọng, cao sang
Làm sao trả nỗi /tình cha, nghĩa mẹ
Làm sao báo đáp bao nhọc nhằn, mang nặng, đẻ đau

Ôi, nhắc lại chín chữ cù lao / mà lòng thêm thẹn!
Rày, có đến ngàn đời báo đáp / sao dạ được an?


Ôi cảm thương thay !
Nhớ những ngày tay bế, tay mang,
gạt nước mắt / giã biệt bàn thờ cha ông /ngậm ngùi lê bước
Thương bao lần mắt cay, mắt ướt
nát tâm can /ngoái nhìn ruộng vườn hương hỏa /lặng lẽ bôn ba
* /

Chạy trốn cơn bách hại/ nộ khí, ác tà
Tìm đến niềm ủi an/ tin yêu, thiện hảo

Sắt son cùng đạo Chúa/
buộc lòng phải bỏ đất Ông, Cha…

Khiếp hãi với vô thần/
quyết tâm phó theo niềm tin, cậy…

Quy tụ về đây, cùng nhận quê hương/ yêu thương trong Tình Mến
Tản mác qua rồi, hết phận tha phương / sốt mến giữa Tin Mừng

* * // * /
Nay ngày Xuân / Cộng đoàn chúng con cùng một lòng dâng nén nhang thiêng/ theo làn hương trầm gửi tấm lòng tri ân chân thành đến các bậc tiền nhân / đã dày công khai sinh, vun đắp Giáo xứ này.

Cầu xin Cha trên Trời vì công nghiệp lúc sinh thời đối với Giáo xứ và Giáo hội Người/ mà thương ban đoái nhìn đến các linh hồn nhiệt thành, là Ông, Bà, Cha mẹ đã ly trần trong tình yêu tại Giáo xứ chúng con.

** // * / * /*/*/*/*/ */*/*/….

Cúi xin Tiên tổ, Ông Bà phù hộ

Cho lớp hậu sinh được bền đỗ đến cùng
Vẹn niềm tin son sắt, kiên trung
Trước thờ Thiên Chúa một lòng
Sau biết trọng kính Ông bà
thảo hiền cùng cha mẹ

Cho cháu con trọng lẽ phải điều ngay
Để dân ngoại nhìn vào biết đấy là hậu duệ của những người đi theo Chúa

Cho thế hệ này và muôn thế hệ về sau nữa
Ngẫng cao đầu cao rao trước thiên hạ danh Chúa toàn năng
Biết phẫn nộ với bất công, tranh đấu cho sự công bằng, biết hy sinh mạng mình để chứng minh chân lý

Đừng vì chút hư danh, mà trao xác thân cho quỹ
Đừng vì chút lợi lộc phù vân mà hũy hoại linh hồn

Bởi rằng:

Thân xác này là thân xác của cha ông trao lại
Linh hồn này là linh hồn của Thiên Chúa ban cho

/ / * / * /*/*/*/*/…….




Nay, chúng con xin được ước nguyện rằng

Giòng máu nhân đức tinh tuyền, xin lưu truyền cho miêu duệ
Gương sáng tiết liệt nhân hiền, muôn thế hệ nguyện noi theo


Tha thiết dâng lời
Chút hiếu thảo đầy vơi
Trước nhan Chúa Trời
Mong tiền nhân chứng giám

Thượng hưởng


Giáo xứ Gia Phước- Đà Nẵng - Tháng 1/2011
 
Xuân tha hương
Nguyễn thanh Trúc
16:10 26/01/2011
Xuân đầu nơi chốn tha hương

Không như chốn cũ vấn vương hôm nào

Xuân nay vắng bóng cành đào

Tim ta thổn thức dạt dào xuân xưa

Xuân nay đã đến hay chưa

Mai vàng không có sao vừa lòng ta

Hương xuân trải rộng bao la

Đất trời nhộn nhịp nhà nhà hân hoan

Ta đây vẫn một lòng son

Hướng về quê Mẹ vẫn còn lòng đau

Mẹ quê ngày tháng như nhau

Cho dù Tết đến nỗi đau vẫn còn

Đau vì cuộc sống héo hon

Đau vì quê Mẹ vẫn còn thê lương

Nhìn vào mảnh đất quê hương

Thua xa trăm nước, Thiên Đường mù khơi

Xuân về buồn bã mắt môi

Xuân về Mẹ vẫn chơi vơi tháng ngày

Xuân về nào có vui vầy

Chỉ là khắc khoải trên tay nỗi sầu

Xuân nay dấu ái còn đâu

Mùa xuân tẻ nhạt ghi sâu nỗi sầu

Hằn lên trán Mẹ da nhăn

Hằn lên nỗi xót lăn tăn cuộc đời

Ôi xuân xa xứ của tôi

Xuân không đầm ấm đơn côi cõi lòng

Xuân này con cháu nhớ mong

Xuân này chưa đến đã xong xuân rồi
 
Chuyện phiếm Canada: Tết Làng Tôi
Trà Lũ
19:43 26/01/2011
Chuyện phiếm Canada: TẾT LÀNG TÔI

Làng An Hạ chúng tôi đã ăn tết trong hai tuần lễ, theo đúng truyền thống cha ông ngày xưa, nghĩa là ngay từ ngày cúng ông Táo về Trời cho tới ngày hạ nêu mồng Bảy. Người làm cho cả làng luôn đầy tiếng cười là ông Từ Hoè. Các cụ còn nhớ ông hội viên viễn cư đáng yêu này của chúng tôi chứ. Cái ông ngày xưa đi hành quân bắt được một chú chính ủy VC, ông đem chú về trại rồi ông và chú tranh luận chính tà mấy ngày liền, khi thấy chú đưối lý thì ông thả chú về rừng. Sau 1975, chú vào Saigon và giống y như bà Dương Thu Hương, chú mở mắt và tỉnh mộng. Chú tìm cách cứu được ông Từ Hoè ra khỏi trại cải tạo rồi cùng ông vượt biên. Hai người kết nghĩa anh em, thề từ nay sống chết có nhau. Bây giờ hai anh em kết nghĩa sống ở miền trung Canada. Tuy bỏ làng đi theo người em nhưng ông Từ Hoè tết nào cũng về làng. Tết con mèo này ông đã về làng sớm hơn thường lệ. Ông bảo ông phải về sớm để kịp làm cỗ cúng ông Táo.

Năm nay ông đem về con cá chép và một thùng bánh chưng. Cá chép do ông đánh bắt được ở hồ, còn bánh chưng do chú em kết nghĩa tự tay gói lấy để tết làng. Các cụ có biết con cá chép ông mang về to cỡ nào không ? Thật không thể tưởng tượng được, nó bự và nặng hơn10 kí lô. Ông Từ Hoè phải cắt khúc, để đông lạnh và đóng thùng. Ông chỉ con cá chép rồi cười hà hà: giống cá này mới xuất hiện ở Ngũ Đại Hồ giáp giới Mỹ và Canada. Tên nó là Asian Carp, cá chép Á Châu. Các nhà đại dương học cho biết loại cá này ở Á Châu thì chỉ cân nặng tối đa là 2 kí lô, nay không biết tại sao nó bơi sang được Canada, tự nhiên nó phát tướng, con nào con nấy to đùng và nặng từ 10 kí trở lên. Các nhà khoa học không biết tại sao con cá chép này bơi sang được Canada, chứ tôi thì tôi biết tại sao. Nó sang được tới đây vì nó có gốc Việt Nam. Nó nhớ người VN, nó vượt biên. Người VN sang đây gặp đất tốt, đất thiên đàng, nên ai cũng làm ăn thành công và phát đạt, bao nhiêu là bác sĩ kỹ sư luật sư, bao nhiêu là thiên tài, ngay thế hệ thứ nhất này. Con cá chép cũng vậy, nó gặp môi trường thiên đàng, nó to ra, nó béo ra, nó nặng ra, là thế.

Chắc ông Từ Hoè này khi còn trong bụng mẹ đã có sao văn trong miệng. Ông ăn nói có duyên lạ lùng. Chính cụ B.95 đã thốt ra ngay từ năm xưa: Nghe bác nói thì con rắn trong lỗ cũng phải bò ra. Anh John đã mê ông ngay từ phút đầu. Hai cô Huế thì khỏi nói, đã quên ăn quên ngủ.

Xưa nay lúc bình thường làng tôi có một bồ chữ là ông ODP, không khí làng đã vui lắm rồi, nay dịp tết làng lại có thêm một bồ chữ nữa là ông Từ Hoè, thì các cụ có thể tưởng tượng chúng tôi vui biết là chừng nào. Làng lúc nào cũng như đang mở hội.

Trong bữa cúng ông Táo, ông Từ Hoè kể chuyện con cá chép xong thì quay vào phe liền ông rồi nói lớn: Này, xin truyền kinh nghiệm bản thân cho anh em nha: Cỡ tuổi như anh em chúng mình thì ai cũng phải ‘ kiêng 4 EM’ nha. Anh H.O. nghe xong liền thưa ngay: 1 Em đã đủ chết, nói gì tới 4 Em, cái này đàn anh khỏi phải dạy. Phe các bà cũng ngạc nhiên lắm về câu ‘4 Em’ này. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng hỏi: Vậy ra xưa nay ông Từ Hoè đã có những 4 em, rồi bây giờ ông mới nghiệm ra là nguy hiểm và mới kiêng sao ? Không khí làng tôi tự nhiên sôi động hẳn lên. Để cho dân làng xôn xao ồn ào một chập ông mới nói: Tôi chưa nói hết ý mà. Em đây không phải là em mèo, em đây là tiếng phát âm của chữ M. 4 Em của tôi là 4 chữ M, 4 chữ đầu cũa Mỡ, Mặn, Mèo và ham Muốn. 4 Em thì chỉ có 1 Em mèo là người mà thôi. Dân già chúng tôi thì ai cũng phải kiêng mỡ, mặn, mèo và ham muốn, phải không nào? Tôi nói có đúng không ạ ? Đấy, miệng lưỡi cái ông Từ Hoè này như thế đấy, các cụ ạ, có mê không chứ.

Rồi ông Từ Hoè quay vào ông ODP: Xin đàn anh nói sang chuyện khác giúp tôi, chứ để mình tôi nói thì chắc sẽ gây hiểu lầm thêm rồi đêm nay gây khó ngủ cho mọi người. Ông ODP liền nhận lời ngay. Ông bảo chúng ta đang trong mùa tết con Mèo, xin bỏ con Mèo của Anh Từ Hoè mà chuyển sang con mèo dân gian. Xét về hệ tộc thì dòng họ nhà mèo lớn lắm. Con mèo là bà con với con cọp, con sư tử, con báo leopard, con báo đốm jaguar, con báo nâu cougar, và con linh miêu. Gia tộc mèo, bất luận đực hay cái đều có râu. Kỳ ha ! Năm mới này người VN chúng ta chọn biểu tượng là con mèo, còn người Trung Hoa thì chọn con thỏ. Tàu và ta chỉ khác nhau về năm Mão này mà thôi. Trong văn chương bình dân của ta có bài thơ con mèo trèo cây cau, ai cũng thuộc ngay thời còn bé:

Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đàng xa

Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo

Trong bài thơ, mèo bị gọi là ‘con’, còn chuột thì được kêu là ‘chú’, rõ ràng có phân biệt về sự tôn kính, và rõ ràng ta thấy bài thơ có ý chửi xéo con mèo. Xưa nay tôi vẫn thắc mắc là không biết cha ông ta có ý ám chỉ việc gì qua mấy câu thơ này. Gần đây đọc Từ Điển Văn Học Việt Nam của LM Trần Văn Kiệm, tôi thấy tác giả giải thích: con mèo cũng có tên là con mãn. Con mèo trong bài thơ chỉ quân Mãn Thanh năm xưa kéo vào thành Thăng Long của ta, và con chuột, chỉ quân ta phải tạm rút về đèo Tam Điệp để chờ vua Quang Trung từ miền Trung tiến ra lãnh đạo việc tổng tấn công diệt giặc. À, ra thế. Bây giờ thì rõ rồi. À, mà bốn câu thơ trên đây nếu áp dụng vào việc thời sự bây giờ ở Việt Nam thì cũng đúng qúá, các cụ cứ nghẫm mà coi. Người trong nước ai cũng đang chờ minh chúa Quang Trung xuất hiện để đuổi quân Tàu. Hiện nay con mèo đã dám chiếm rừng, chiếm đất, chiếm biển của ta. Nhất định chúng ta phải sống chết với chúng, theo đúng gương tiền nhân.

Ông ODP vừa ngưng thì ông Từ Hoè hướng ngay vào anh John: Này anh Hai John, cả năm nay tôi thèm nói chuyện với anh, tôi thèm nghe anh nói về việc anh học tiếng Việt, tiếng Việt quê hương vợ anh có hay lắm không?

Anh John trả lời ngay lập tức: Tiếng Việt Nam không những chỉ hay sơ sơ mà hay vô cùng, tôi có thể nói về đề tài này cả ngày không hết. Nó ở khắp nơi. Chẳng hạn đĩa cà bung ở trên bàn đây nó nhắc tôi bao nhiêu chuyện. Riêng trái cà, tiếng anh là egg plant. Sở dĩ người Anh gọi nó là egg vì nó giống quả trứng. Tiếng Việt trong tự điển dịch là trái cà tím. Đó là cách nói thanh lịch vì chỉ nói tới màu tím. Người bình dân Việt Nam thì không nhìn nó đơn sơ như vậy mà diễn tả nó chính xác và rõ ràng hơn nhiều, egg plant người bình dân gọi là ‘cà dái dê’. Đúng và hay hết sức vậy đó. Tôi chưa hề thấy tiếng nước nào tả trái egg plant chính xác như vậy. Đấy là mặt chữ nghĩa. Về mặt âm thanh thì tiếng VN cũng vô cùng tuyệt diệu. Làm gì trên thế gian này có tiếng nước nào mà giầu âm thanh như tiếng VN, những 8 thanh cơ mà. Nói mà như hát. Nhiều sách vở nói tiếng VN có 6 thanh là nói sai vì dấu sắc và dấu nặng cho 4 thanh khác nhau tùy phụ âm đi theo, như đán/đắt, đạn/đạt... Riêng dấu ngã thì nghe hay quá cỡ. Nó nũng nịu, nó bẽn lẽn, nó lãng đãng mãi mãi không thôi... Dấu ngã nghe như là tổng hợp của dấu huyền và dấu sắc.

Các bác còn muốn nghe nữa chứ? Ai cũng gật đầu lia lịa. Anh tiếp: Xin nói về ý nghĩa. Trong tiếng Việt, nhiều chữ có nghĩa trái ngược hẳn nhau nhưng trong vài trường hợp lại đồng nghĩa với nhau, mới ghê chứ, như

- Quân ta đánh thắng quân Tàu = Quân ta đánh bại quân Tàu (thắng=bại)

- Máy bay ném bom trúng nhà dân = máy bay ném bom lầm nhà dân (trúng=lầm)

- Mùa đông phải mặc áo ấm = mùa đông phải mặc áo lạnh ( ấm=lạnh)

Mà thôi, tôi xin tạm ngưng bài diễn văn của anh John để trình các cụ việc gói bánh chưng bánh tét. Phe liền ông chúng tôi phụ trách bánh chưng, phe liền bà dưới sự lãnh đạo của chị Ba Biên Hòa phụ trách bánh tét. Mỗi phe đều lái xe đi chợ sắm hàng riêng.

Và ngày trọng đại đã đến, dân làng tụ họp tại nhà Cụ Chánh. Phòng khách nhà cụ đã được xử dụng làm xưởng gói bánh. Cụ Chánh và cụ B.95 làm cố vấn tối cao. Ông ODP và ông Từ Hoè lãnh đạo việc gói bánh chưng, anh H.O., anh John và tôi chạy vòng ngoài phụ tá. Hai ông như cặp bài trùng, hợp ý nhau hết sức. Hai ông gói bánh chưng mà không cần khuôn, các ông gói buông tay mà đồng bánh vẫn vuông vức. Gạo nếp có rắc chút xíu bột ngọt các cụ ạ, hai chủ tướng bảo bột ngọt nếu dùng đúng liều lượng sẽ tăng thêm hương vị chứ không có độc hại gì. Rồi nhân thì có đậu xanh, và thịt heo đã ướp tiêu hành nước mắm, đây là thịt mông gồm cả da cả mỡ cả thịt nạc. Ông Từ Hoè cười hà hà. Cả năm mình kiêng mỡ kiêng mặn, ngày tết phá giới một chút không sao, sẽ uống thuốc bù. Nghe cũng có lý phải không cơ. Còn phe các bà cũng vui vẻ náo nhiệt lắm. Bánh chưng gói bằng lá giong, bánh tét gói bằng lá chuối. Gạo cũng thêm chút xíu bột ngọt, nhân thì vừa đâu xanh, đậu đen đậu đỏ, vừa thịt heo vai đã ướp tiêu đường nước mắm, và gói thành đòn dài.

Dân làng vừa gói bánh vừa chuyện trò râm ran. Chúng tôi đã nói bao nhiêu thứ chuyện. Tiếng cười rộn rã có lúc tưởng chừng vỡ nhà. Đề tài muôn thuở ‘ nam nữ yêu đương’ lại được khơi lên. Ông Từ Hoè xin được đọc bài thơ nói về tính nghĩa hạnh phúc vợ chồng như sau:

Ta Mình hai đứa một đôi

Lâu lâu giận dỗi mỗi nơi một người

Làm lành hai đứa lại cười

Xáp vào lại hóa hai người một đôi

Ngọt ngào cất tiếng ‘ Mình ơi’

Trên đời đẹp nhất là tôi với mình

Đôi khi có chuyện bất bình

Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau

Nhưng mà giận chẳng được lâu

Giận nhau hôm trước hôm sau lại hoà

Nhìn mình tôi lại cười xòa

Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi

Chúng mình như đũa có đôi

Có đôi để gọi ‘ Mình ơi, Mình à’

Ai cũng cho bài thơ mùi mẫn qúa. Tình nghĩa vợ chồng là phải thế. Cụ B.95 lên tiếng góp ý: Nãy giờ dân làng chỉ toàn nói chuyện tiếng cười Viêt Nam. Xin cho tôi nghe chuyện cười Canada xem nào. Anh John đâu, xin cho nghe chuyện nào thât đặc sắc Canada. Anh nhớ kể chuyện nào không có đề tài ‘ấy’ mà vẫn gây được tiếng cười nha.

Cái anh John này thật đa tài, cái gì cũng như có sẵn trong túi. Anh nói ngay: Tôi xin kể 2 chuyện. Chuyện thứ nhất được chấm giải là chuyện ngắn nhất và ý nghĩa nhất. Đây là mẩu đối thoại giữa Adam và Eve. Nhưng trước khi vào chuyện xin cho tôi có đôi lời giới thiệu 2 nhân vật này. Khởi đầu sách Kinh Thánh là phần nói về việc Chúa tạo dựng ra trời đất và con người. Adam là nhân vật đầu tiên được chính tay Chúa tạo nên và sau đó Chúa lấy xương sườn của Adam mà tạo ra Eve. Adam và Eve là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất. Ông Adam thọ tới 930 tuổi. Và câu chuyện thứ nhất như thế này:

Một buổi đẹp trời kia, tại vườn địa đàng, Eve mới hỏi Adam: Anh có yêu em không? Adam đáp ngay: Ủa, anh có sự chọn lựa sao?

Xin hết chuyện thứ nhất. Các bạn có thấy cái anh chồng Adam này ghê không? Và đây là chuyện thứ hai: Mike và Jim là hai bạn thân nhau từ nhỏ. Bữa đó sau buổi học hai chàng thấy trời đẹp bèn nổi hứng rủ nhau vào công viên chơi. Mike thấy một thiếu nữ rất đẹp đang ngồi trên ghế đá, dưới chân là một con chó vàng. Anh liền nổi máu tếu nên anh đố bạn: Tao đố mày dám đến gần cô gái đẹp kia và nói một câu gì mà có thể làm cho người đẹp cười liền, rồi sau đó nói một câu gì làm cho cô ấy nổi giận liền, Dám không? Mày mà làm được thì tao xin bao một chầu cà rem. Bị Mike nói khích, Jim làm ngay. Jim liền chạy đến trước mắt cô gái, xin được vuốt ve con chó, rồi Jim khoanh tay nói với con chó: Con chào Ba! Cô gái nghe vậy liền cười hắc hắc. Rồi Jim đột ngột đứng lên, cung kính nói với cô gái: Con chào Má. Nghe xong, cô gái giật mình rồi nổi giận. Cô la Jim là người mất dạy và định kêu cảnh sát.

Anh John kể xong hai chuyện, không thấy Cụ B.95 cười như mọi khi liền hỏi: Cụ thấy hai chuyện Canada này có hay không? Cụ đáp: Chuyện đầu tôi chả hiểu gì cả. Sao mà chuyện Canada khó hiểu làm vậy! Còn chuyện thứ hai thì tôi hiểu, nhưng không thấy hay, chắc nó thiếu mắm thiếu muối.

Vừa nghe đến đây, anh H.O. lên tiếng ngay: A, rõ ràng nha, rõ ràng cụ cũng thích chuyện mặn nha. Vậy xin phép cho cháu nói chuyện mặn một tí nha. Tôi xin được đố cả làng hai câu:

- Cái gì có chân mà không có đầu?

Câu đố này nghe mơ hồ mung lung qúa, chưa ai biết ý của anh. Đang lúc cả làng suy nghĩ thì anh tự trả lời: Đó là cái ghế. Làng thua tôi 1-0 nha. Tôi xin đố câu thứ hai:

- Con gì có đầu mà không có chân?

Làng vẫn tắc. Cả hai bồ chữ ODP và Từ Hoè cũng chịu. Hai cô Huế thì cho rằng câu đố này vô lý, làm gì trên đời này có con vật nào có đầu mà lại không có chân. Cuối cùng thì làng xin chịu. Anh H.O. bèn cười tồ tồ rồi nói:

- Đó là con c...

Nghe đến đây thì phe liền ông phá ra cười, vừa cười vừa đập bàn đập ghế. Phe các bà thì cười bò lăn, vừa đấm nhau thùm thụp vừa la ‘Đồ qủy! Đồ qủy!’

Các cụ đã thấy không khí nấu bánh chưng của làng tôi có vui không? Vui qúa chứ. Rồi bếp lửa được nhóm lên. Dân làng vây quanh hai nồi bánh lửa cháy rừng rực. Bao nhiêu chuyện, bao nhiêu tâm sự, bao nhiêu kỷ niệm thời xưa được khơi dậy bên hai nồi bánh này.

Ông ODP thấy mình như đang sống lại những ngày xưa thân ái ở Saigon. Theo ông thì con hẻm lớn nhà ông có nhiều kỷ niệm đáng yêu đáng nhớ nhất. Này nha, cứ đúng 6 giờ sáng là anh bán bánh mì cất tiếng ‘ bánh mì nóng dòn đây’. Anh là cái đồng hồ đánh thức cả ngõ dậy. Rồi sau đó là bà bán cháo sườn. Nồi cháo thơm lừng cả hẻm. Chừng nửa giờ sau là bà bán xôi. Rồi gánh hàng của bà bán bún riêu. Lúc sau là bà bán bánh cuốn. Đến 9 giờ là con hẻm trở lại yên tĩnh hoàn toàn. Rồi đến trưa, khoảng 1 giờ thì có tiếng rao giọng Nam Kỳ đặc: Ai đậu xanh nước dừa đường cát.. .hôn... Cái bà bán chè này nấu chè rất ngon và bán hàng rất mát tay. Bà đến đây bán chè từ thời con gái. Bà lập gia đình, bà có con rồi có cháu, bà vẫn đến đây, vẫn gánh hàng chè này. Tay bà đã nuôi được một đàn con ăn học thành tài. Sau bà bán chè là tiếng lốc cốc của ông Tàu bán mì gõ. Khoảng 1 giờ 30, lúc các ông công chức chuẩn bị đi làm ca chiều thì xe hàng bán trái cây ướp lạnh đến. Nào đu đủ, nào mía, nào dứa, nào củ đậu. Rồi ngõ hẻm được trả lại sự yên tĩnh cho tới tối. Khoảng 8 giờ thì con hẻm lại tưng bừng nhộn nhịp, lại vang lên tiếng ồn ào của hàng cháo vịt, cháo huyết, cháo mực. Có cả vịt lộn, cả bún bò. Người đến sau cùng là ông Tàu bán chè mè đen ‘chí mã phù’.

Nói đến đây rồi ông ODP tặc lưỡi: Sao thời xưa các món này ăn ngon thế, và mình sung sướng thế! Mà đây mới chỉ là một ngõ hẻm, chứ những ngã ba ngã tư còn náo nhiệt hơn nhiều. Dân nhậu thành phố hẹn hò nhau cứ đến tối là tới đây biến khu vực này thành khu ăn uống dã chiến ồn ào và đa dạng vô cùng. Bàn ghế cái nào cũng thấp lè tè. Người đứng người ngồi. Tiếng gọi khô mực, khô bò, vịt lộn, bò kho, bê thui, lòng heo, la de, trà đá vang lên một cõi. Râm ran náo nhiệt tới qúa nửa đêm.

Ông Từ Hoè thì không nhớ những bàn nhậu bên đường bằng mấy quán ăn bình dân như quán bà Bà Ba Bủng, quán ông Cả Cần, quán Bà Cả Đọi. Ông cho biết ông thích quán Bà Cả Đọi nhất. Thực ra tên nguyên thủy chỉ là Quán Bà Cả mà thôi. Cái tên Đọi nghe nói là do cái ông nhạc sĩ Trường Kỳ thêm vào. Sở dĩ ông Trường Kỳ gọi như thế vì thuở xưa khi ông ta chưa rủng rỉnh, lúc trong túi không có tiền, ông và bạn bè vẫn kéo đến đây và Bà Cả vẫn cho ăn chịu. Ông Từ Hoè tỏ ra biết rất rõ về quán này. Ban đầu quán của bà ở Chợ Cũ Saigon. Vì phát đạt nên quán bành trướng ra qúa nhiều lề đường, thế là cảnh sát bắt dẹp. Bà rút về một con hẻm đường Nguyễn Huệ. Không những trong hẻm mà thôi, mà còn rút lên gác nữa nới khiếp, thế nhưng dân nhậu Bắc Kỳ vẫn kéo đến nườm nượp. Khách hàng thường xuyên nhất là nhóm báo Sống của ông Chu Tử. Ôi cái hương vị Bắc kỳ, những tô canh rau đay nấu cua, những đĩa cà pháo chấm mắm tôm, đĩa dưa cải chua, đĩa thịt đông, đĩa rau muống xào, đĩa đậu rán, sao mà ngon thế, sao mà quê hương thế. Quán không có thực đơn. Khách đứng xem các món bày ngay tủ kính lối vào rồi chỉ. Đúng là cơm chỉ. Quán không hề đăng quảng cáo. Tiếng lành đồn xa. Rồi Bà Cả đủ tiền mua nhà ở đường Trương Định và Tôn Thất Hiệp. Lần này thì có quán khang trang, lại có cả bảng hiệu Đồng Nhân. Đồng Nhân là làng sinh quán của bà Cả.

Nói đến đây xong, ông Từ Hoè ngưng để chiêu một ngụm nước trà và ăn một miếng bánh ngọt. Cái gốc Bắc Kỳ của ông rõ ràng quá. Các cụ có để ý viêc này không, là người Bắc uống trà rồi lai rai với bánh ngọt, bánh đậu xanh, còn người Nam thì uống trà và nhâm nhi với khô cá thiều khô cá mực.

Rồi Ông Từ Hoè chỉ anh John đang ngồi bên. Ông bảo ông già rồi nên hay nói chuyện ngày xưa nhất là chuyện ăn uống. Lâu nay bọn ông hay bắt anh nói chuyện hoc tiếng Việt. Bữa nay xin anh đổi đề tài, xin anh nói về món ăn VN. Anh có ý kiến gì về những thứ nhậu nhẹt của cái bếp VN không?

Anh John bị hỏi bất ngờ nên suy nghĩ một chập rồi mới phát biểu: Tôi thấy người Việt Nam khi gặp nhau thường ăn uống. Món đầu tiên bao giờ cũng là món gỏi, đây là món khai vị. Đơn sơ thì món này gồm cà rốt, củ cải trắng, dưa leo, bắp cải thái nhỏ, trộn với dấm chanh đường và rau răm rau quế với một chút đậu phọng rang. Sang hơn một chút thì thêm thịt heo, bao tử, tôm, mực luộc thái mỏng. Nhưng điều quan trọng là các thứ này phải dòn, và nhậu ngay khi vừa trộn. Đĩa gỏi mà để lâu là mất ngon ngay. Vừa nhậu gỏi, vừa nhâm nhi la de, vừa nói chuyện tục tĩu thì thật là tuyệt vời. Sau món gỏi khai vị này thì có thể đến các món kế tiếp như bún thịt nướng, bún thang, bún mọc, bánh bèo. Cái bếp VN rất nhiều món bún. Người Bắc thì ăn bún thang, bún ốc, bún mọc, bún riêu, bún ngan, bún đậu, bún sườn. Người Trung thì bún bò Huế, người Nam thì bún bì, bún chả giò, bún thịt nuớng, bún cà ri, bún gỏi gà...

Nghe anh John nói về các món bún dân làng ai cũng thấy đói bụng. Đúng lúc đó thì phe các bà dọn bữa ăn tối ra. Ai ngờ trong khi các nhà quân tử chúng tôi đưa nhau về thời ăn uống xa xưa thì các bà lúi húi trong bếp. Các bà giỏi thât. Loáng một cái mà đã xong một nồi cơm và một nồi thịt heo kho với cả cá lóc cả hột vịt nước dừa. Chị Ba Biên Hòa tuyên bố: “ Đây là bữa ăn cuối năm. Các ông xơi xong thì xin các ông cứ bàn tiếp các chuyện quan trọng trong nước cũng như trên thế giới. Khi nào nồi bánh chín, chúng tôi sẽ mời các ông xơi bánh chưng chấm với mật, bánh tét với tôm khô củ kiệu ạ.”

Các cụ đã thấy Chị Ba vợ anh John này giỏi chưa. Chị là một nội tướng tài ba số một. Làng tôi đã ăn một bữa ăn cuối năm thật là ngon và vui vẻ như thế đấy.

Trong phần ăn tráng miệng và uống nước trà, anh H.O. cao hứng nói thêm chuyện vui. Anh lại đố làng nữa: Xin đố cả làng khi nào thì ta biết con trai con gái bước vào mùa xuân cuộc đời, tức là vào giai đoạn dậy thì ? Cụ Chánh bảo cả làng vừa ăn no nên khó nghĩ ra câu trả lời, do vậy cụ đề nghị anh hỏi và đáp luôn cho làng sung sướng. Anh xin tuân lệnh cụ tiên chỉ và nói: Thưa khi đến tuổi dậy thì anh con trai vỡ tiếng, tiếng nói ồ ồ, còn cô con gái thì mặt có mụn, và thích soi gương. Rồi tuổi xuân đến, tuổi yêu đương đến. Tình yêu miên man sấm nổ. Vậy cho tới khi nào thì ta biết đàn bà đàn ông hết tuổi yêu đương mà đi vào tuổi hồi xuân? Thưa, khi người đàn bà bắt đầu nghĩ tới việc tân trang trên dưới, và khi người đàn ông nghĩ tới xuân dược Viagara.

Làng lại phá ra cười. Không ngờ cái anh H.O. này hóm hỉnh như vậy

Rồi Cụ chánh tiên chỉ được mời nóí chuyện ngày xưa. Cụ vừa nói, mắt cụ lim dim như nhìn về dĩ vãng: Lão không nhớ chuyện nhậu nhẹt nhưng nhớ sinh quán. Làng lão khi xưa có cánh đồng cò bay thẳng cánh, con đường làng lát gạch bát tràng, đi lên xóm trên, đi xuống xóm dưới, đâu đâu cũng là nhà bà con họ hàng, đêm nằm nghe rõ gà gáy sang canh, sáng có con chim chích choè con chim chìa vôi bay nhảy trên cành cây, trưa nghe rõ tiếng con cu gáy trên ngọn cau, tiếng chó sủa bên hàng xóm, chiều nghe tiếng chuông chùa ngân nga...Ngày nay làng của lão không còn nữa, tất cả đã thành biển dâu. Đó là chuyện qúa khứ, vì các bạn muốn nghe nên lão khơi lại vậy thôi.

Bây giờ lão xin chúc tết.

Lão vừa đọc được chuyện này trên liên mạng, xin trình bà con:

Một buổi sáng đầu mùa đông, tại ga điện ngầm L’Enfant Plaza ở thù đô Washington, người ta thấy một nhạc sĩ dạo đứng kéo vĩ cầm. Anh kéo đàn rất say sưa. Anh trình diễn những nhạc khúc bất hủ của Bach, của Shubert của Massenet. Bấy giờ là 8 giờ sáng, thời gian cao điểm đông người qua lại. Một ông cụ đi ngang qua và bỏ vào cái nón của anh nhạc sỉ đồng bạc đầu tiên. Sau đó là một phụ nữ. Bà ta đứng lại nghe một chút rồi mở ví cho một đồng bạc. Mấy phút sau thì có một thanh niên đi ngang qua, nhìn thấy nhạc sĩ nhưng làm lơ đi tiếp, sau đó một phút anh quay lại bỏ vào cái nón xin tiền mấy đồng tiền lẻ rồi vội vã đi ngay như sợ trễ giờ tới sở. Rồi người ta chú ý tới một em bé chừng ba tuổi. Em níu tay mẹ để đứng lại xem và nghe nhạc. Mẹ em cố kéo em đi, nhưng càng kéo em càng ghì lại. Em nhìn nhạc sĩ một cách say đắm. Mẹ em phải bế em lên và bồng em đi. Mắt em bé vẫn ngoái lại. Sau 45 phút kéo đàn, người nhạc sĩ vĩ cầm đã nhận được 35 đôla. Chẳng ai dừng lại để khen chàng một câu. Chẳng ai nóí với chàng một tiếng.

Nào có ai ngờ nhạc sĩ chơi đàn này chính là Joshua Bell, một thiên tài vĩ cầm nổi danh nhất thế giới. Ông đã chơi nhạc bằng cây đàn Stradivarius 1713 trị giá 3 triệu 500 ngàn đô la tại những đại sảnh như Boston và vé vào cửa tối thiểu 100 đô la. Báo Washington Post đã chủ ý tạo ra biến cố bất ngờ này để khảo sát về khả năng cảm nhận và khiếu thưởng ngoạn cũng như những ưu tiên hành động của công chúng. Tờ báo đã suy ra điều này: Chúng ta thường không nhận ra nhiều điều tuyệt mĩ, không nhìn thấy nhiều điều tuyệt hảo chung quanh ta.

Từ chuyện này suy ra: trong cuộc đời chúng ta có biết bao nhiêu việc kỳ diệu mà vì vô tình, vì bất ngờ, vì vô minh mà ta đã không nhìn thấy. Hằng ngày chung quanh ta có biết bao nhiêu là những thiên tài vĩ cầm Joshua Bell xuất hiện mà ta đâu có thấy. Năm mới, lão xin thành tâm kính chúc dân làng nhìn ra những điều vĩ đại và kỳ diệu đang xảy ra quanh chúng ta và cho chính chúng ta.

Kính chúc các cụ Năm Mới đầy tiếng cười và nhận ra nhiều Hạnh Phúc mình đang có.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mưa Sau Vườn
Nguyễn Trung Tây
21:19 26/01/2011
MƯA SAU VƯỜN

Ảnh của Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD

Mưa rơi rơi ướt sân vườn,

Mái hiên Chúa đứng, yêu thương đợi chờ.

(Nguyễn Trung Tây, SVD)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền