Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:47 27/01/2012
TRƯƠNG DỰC ĐỨC NGUY HIỂM
Đời Hán triều có một thầy coi tướng đi đến triều yết kiến Lưu Huyền Đức, Lưu Huyền Đức bèn mời ông ta coi tướng cho mình, thầy coi tướng nói:
- “Tướng của bệ hạ rất tốt, mặt trắng và lòng cũng trắng”.
Lưu Huyền Đức lại mời ông ta coi tướng cho Quan Vân Trường, thầy coi tướng nói:
- “Tướng của Quan nhị gia cũng rất tốt, mặt đỏ và lòng cũng đỏ”.
Lưu Huyền Đức nghe đến đây, vội vàng nắm chặt tay của Trương Dực Đức nói:
- “Tam đệ nguy hiểm rồi, khỏi cần coi tướng nữa !”
Suy tư:
Dân gian có câu: “cục đất mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”, như thế mới biết người xưa cũng có kinh nghiệm về những gì là coi phong thủy, coi bói, coi tướng là điều không đúng trăm phần trăm, cho nên những ai tin vào tướng số thì sẽ có ngày…chết vì tướng số.
Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên con người và vũ trụ, vận mạng con người và sự tồn tại của vạn vật đều ở trong tay Ngài, cho nên tin vào thầy tướng số hơn tin vào Thiên Chúa là phủ nhận quyền năng của Thiên Chúa, là chối bỏ Thiên Chúa là Cha trên trời của mình. Nhưng cũng có một vài người Ki-tô hữu cũng tin vào thầy tướng số hơn tin vào Chúa, họ đi lễ ngày chúa nhật, những ngày rằm thì cũng vẫn đi chùa cúng với bạn bè; họ đi rước lễ và đọc kinh trước khi ăn cơm, nhưng lại thích đi chùa để coi bói, để dâng hương dâng quả cho phật thần phật và cầu xin cho gia đạo, cho tình duyên của mình, cầu xin cho được thăng quan tiến chức.v.v…họ coi ma quỷ bụt thần là chúa của họ, hơn là nhìn nhận Thiên Chúa là Cha của họ
Coi tướng mà cứ mặt trắng thì lòng trắng, mặt đỏ thì lòng đỏ như thế, thì thằng con nít vẫn nói được chứ đừng nói là thầy coi tướng, đúng là láo khoét, cho nên coi tướng như thầy coi tướng trên đây thì đúng là: “cục đất mà biết nói năng, thì ông coi tướng hàm răng chẳng còn”.
Mà đúng là như thế, ha ha ha…
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đời Hán triều có một thầy coi tướng đi đến triều yết kiến Lưu Huyền Đức, Lưu Huyền Đức bèn mời ông ta coi tướng cho mình, thầy coi tướng nói:
- “Tướng của bệ hạ rất tốt, mặt trắng và lòng cũng trắng”.
Lưu Huyền Đức lại mời ông ta coi tướng cho Quan Vân Trường, thầy coi tướng nói:
- “Tướng của Quan nhị gia cũng rất tốt, mặt đỏ và lòng cũng đỏ”.
Lưu Huyền Đức nghe đến đây, vội vàng nắm chặt tay của Trương Dực Đức nói:
- “Tam đệ nguy hiểm rồi, khỏi cần coi tướng nữa !”
Suy tư:
Dân gian có câu: “cục đất mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”, như thế mới biết người xưa cũng có kinh nghiệm về những gì là coi phong thủy, coi bói, coi tướng là điều không đúng trăm phần trăm, cho nên những ai tin vào tướng số thì sẽ có ngày…chết vì tướng số.
Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên con người và vũ trụ, vận mạng con người và sự tồn tại của vạn vật đều ở trong tay Ngài, cho nên tin vào thầy tướng số hơn tin vào Thiên Chúa là phủ nhận quyền năng của Thiên Chúa, là chối bỏ Thiên Chúa là Cha trên trời của mình. Nhưng cũng có một vài người Ki-tô hữu cũng tin vào thầy tướng số hơn tin vào Chúa, họ đi lễ ngày chúa nhật, những ngày rằm thì cũng vẫn đi chùa cúng với bạn bè; họ đi rước lễ và đọc kinh trước khi ăn cơm, nhưng lại thích đi chùa để coi bói, để dâng hương dâng quả cho phật thần phật và cầu xin cho gia đạo, cho tình duyên của mình, cầu xin cho được thăng quan tiến chức.v.v…họ coi ma quỷ bụt thần là chúa của họ, hơn là nhìn nhận Thiên Chúa là Cha của họ
Coi tướng mà cứ mặt trắng thì lòng trắng, mặt đỏ thì lòng đỏ như thế, thì thằng con nít vẫn nói được chứ đừng nói là thầy coi tướng, đúng là láo khoét, cho nên coi tướng như thầy coi tướng trên đây thì đúng là: “cục đất mà biết nói năng, thì ông coi tướng hàm răng chẳng còn”.
Mà đúng là như thế, ha ha ha…
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:51 27/01/2012
CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 1, 21-28
“Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền”.
Anh chị em thân mến,
Khi nghe có một linh mục nào đó nổi tiếng giảng hay về giảng phòng cho giáo xứ trong những dịp giáng sinh hay phục sinh, thì bảo đảm nhà thờ hôm đó chật ních người, vì các anh chị em thường hâm mộ những linh mục giảng hay, giảng thu hút mọi người, nhưng đến khi được hỏi anh chị em có nhớ những lời cha giảng không, thì hầu như hết 85% người trong anh chị em nói là...không nhớ gì cả.
1. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Ngài.
Họ sửng sốt cũng phải thôi, vì Đức Chúa Giê-su đã làm những điều mà những kinh sư và biệt phái không dám làm, đó là Ngài luôn giảng về sự thật trong khi thiên hạ cứ đua nhau nói dối, giảng dối để mị dân, để khoa trương tài học của mình.
Thiên hạ sửng sốt cũng phải thôi, vì Đức Chúa Giê-su giảng dạy không như những người biệt phái và kinh sư, vì họ giảng họ nói nhưng họ không làm, hoặc họ dạy những điều mà họ chưa bao giờ thực hành, do đó lời giảng dạy của họ chỉ như cái “phèng la” rổng tuếch, bay mất trong gió và làm chói tai người nghe.
Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Đức Chúa Giê-su cũng phải thôi, vì chính những người đi trước là các biệt phái và những người kinh sư đã không làm như Ngài đã làm: bênh vực cho người nghèo, kẻ bị áp bức. Ngài đứng về phía đám đông dân chúng nghèo khổ và những tâm hồn rộng mở để đón nhận lời giảng dạy từ miệng “Thiên Chúa phán ra”.
2. Thiên hạ sửng sốt vì người Kitô hữu không sống như lời Chúa dạy.
Ngày hôm nay có rất nhiều người thích nghe Lời của Thiên Chúa từ những con người mang trên mình danh hiệu Ki-tô hữu, nhưng những người này –trong đó có tôi, có anh chị, có em- đã không thực sự rao giảng Lời cho mọi người, bởi vì chúng ta chỉ thích phô trương bên ngoài những luận cứ học thuyết, bởi vì chúng ta không thực sự sống như lời chúng ta nói, lời chúng ta giảng, mà chúng ta chỉ thích phô trương tài hùng biện của mình mà thôi.
Ngày hôm nay có rất nhiều người thích nghe Lời của Thiên Chúa nơi những con người được chính Thiên Chúa uỷ thác rao giảng Lời của Ngài cho mọi người, đó là các linh mục và những người đã dâng mình làm tôi Chúa là các tu sĩ nam nữ, nhưng có những lúc, những người này đã làm y như những biệt phái và các kinh sư đã làm: họ đã chồng chất thêm gánh nặng lên tâm hồn con người thời nay –vốn đã thờ ơ với Lời Chúa- bằng những lời nói hống hách, bằng những thái độ kiêu ngạo không phù hợp với Tin Mừng, mà chính họ đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa qua Giáo Hội của Ngài.
3- Vì người giảng dạy như Đấng có uy quyền.
Thiên Chúa là Đấng rất uy quyền, uy quyền trong lời nói, uy quyền trong hành động. Đức Chúa Giê-su là Đấng rất uy quyền, uy quyền này không phải Ngài tự xác nhận, nhưng chính những con người đã được nghe lời Ngài giảng, được thấy việc Ngài làm đã to tiếng ca tụng quyền uy của Ngài.
Uy quyền của Ngài được bộc lộ ra không phải bằng khuôn mặt sát khí, cũng không phải hét la to tiếng, nhưng bằng sự chân thành mà rất mực uy nghiêm trong lời nói, lời giảng của Ngài.
Con người thời nay ai cũng thích uy quyền, ai cũng thích lên mặt “ta đây” với anh chị em của mình: có người càng tỏ ra mình có uy quyền thì càng lòi ra cái bản chất ngu dốt của mình; có người luôn mang một tâm trạng đầy ảo ảnh uy quyền nên lúc nào cũng la lối thoá mạ anh em để ra vẻ ta đây có uy có quyền; có người thích uy quyền đến nổi đi đe dọa người anh em chị em bằng những lời lẽ thiếu đức bác ái...
Ai cũng thích uy quyền để ngồi trên đầu trên cổ anh chị em, Đức Chúa Giê-su là Đấng rất có uy quyền, nhưng Ngài không la lối thoá mạ dân chúng để tỏ quyền uy, Ngài cũng không lên mặt “ta đây” với mọi người để mọi người nể phục. Ngài chỉ dùng quyền uy của mình để ban ơn cho người ta, để chữa lành những bệnh tật cho người ta, và để cứu sống người ta. Thứ uy quyền này, được thể hiện ra nơi lời giảng và hành động của Ngài: Ai làm lớn, thì phải phục vụ anh em.
Anh chị em thân mến,
Người có uy quyền thì rất oai, cho nên ai cũng thích quyền lực.
Người có uy quyền thì rất oai, cho nên ai cũng tìm cách để đạt cho được cái uy quyền ấy.
Nhưng Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta: nếu anh chị em có uy quyền thì nên phục vụ người khác; nếu anh chị em có uy quyền, thì nên đứng về phía người nghèo để bênh vực họ; nếu anh chị em có uy quyền, thì hãy dùng uy quyền của anh chị em để phục vụ Thiên Chúa trong mọi người, bởi vì Đức Chúa Giê-su là Đấng rất uy quyền, cũng đã từng làm như thế khi đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mc 1, 21-28
“Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền”.
Anh chị em thân mến,
Khi nghe có một linh mục nào đó nổi tiếng giảng hay về giảng phòng cho giáo xứ trong những dịp giáng sinh hay phục sinh, thì bảo đảm nhà thờ hôm đó chật ních người, vì các anh chị em thường hâm mộ những linh mục giảng hay, giảng thu hút mọi người, nhưng đến khi được hỏi anh chị em có nhớ những lời cha giảng không, thì hầu như hết 85% người trong anh chị em nói là...không nhớ gì cả.
1. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Ngài.
Họ sửng sốt cũng phải thôi, vì Đức Chúa Giê-su đã làm những điều mà những kinh sư và biệt phái không dám làm, đó là Ngài luôn giảng về sự thật trong khi thiên hạ cứ đua nhau nói dối, giảng dối để mị dân, để khoa trương tài học của mình.
Thiên hạ sửng sốt cũng phải thôi, vì Đức Chúa Giê-su giảng dạy không như những người biệt phái và kinh sư, vì họ giảng họ nói nhưng họ không làm, hoặc họ dạy những điều mà họ chưa bao giờ thực hành, do đó lời giảng dạy của họ chỉ như cái “phèng la” rổng tuếch, bay mất trong gió và làm chói tai người nghe.
Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Đức Chúa Giê-su cũng phải thôi, vì chính những người đi trước là các biệt phái và những người kinh sư đã không làm như Ngài đã làm: bênh vực cho người nghèo, kẻ bị áp bức. Ngài đứng về phía đám đông dân chúng nghèo khổ và những tâm hồn rộng mở để đón nhận lời giảng dạy từ miệng “Thiên Chúa phán ra”.
2. Thiên hạ sửng sốt vì người Kitô hữu không sống như lời Chúa dạy.
Ngày hôm nay có rất nhiều người thích nghe Lời của Thiên Chúa từ những con người mang trên mình danh hiệu Ki-tô hữu, nhưng những người này –trong đó có tôi, có anh chị, có em- đã không thực sự rao giảng Lời cho mọi người, bởi vì chúng ta chỉ thích phô trương bên ngoài những luận cứ học thuyết, bởi vì chúng ta không thực sự sống như lời chúng ta nói, lời chúng ta giảng, mà chúng ta chỉ thích phô trương tài hùng biện của mình mà thôi.
Ngày hôm nay có rất nhiều người thích nghe Lời của Thiên Chúa nơi những con người được chính Thiên Chúa uỷ thác rao giảng Lời của Ngài cho mọi người, đó là các linh mục và những người đã dâng mình làm tôi Chúa là các tu sĩ nam nữ, nhưng có những lúc, những người này đã làm y như những biệt phái và các kinh sư đã làm: họ đã chồng chất thêm gánh nặng lên tâm hồn con người thời nay –vốn đã thờ ơ với Lời Chúa- bằng những lời nói hống hách, bằng những thái độ kiêu ngạo không phù hợp với Tin Mừng, mà chính họ đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa qua Giáo Hội của Ngài.
3- Vì người giảng dạy như Đấng có uy quyền.
Thiên Chúa là Đấng rất uy quyền, uy quyền trong lời nói, uy quyền trong hành động. Đức Chúa Giê-su là Đấng rất uy quyền, uy quyền này không phải Ngài tự xác nhận, nhưng chính những con người đã được nghe lời Ngài giảng, được thấy việc Ngài làm đã to tiếng ca tụng quyền uy của Ngài.
Uy quyền của Ngài được bộc lộ ra không phải bằng khuôn mặt sát khí, cũng không phải hét la to tiếng, nhưng bằng sự chân thành mà rất mực uy nghiêm trong lời nói, lời giảng của Ngài.
Con người thời nay ai cũng thích uy quyền, ai cũng thích lên mặt “ta đây” với anh chị em của mình: có người càng tỏ ra mình có uy quyền thì càng lòi ra cái bản chất ngu dốt của mình; có người luôn mang một tâm trạng đầy ảo ảnh uy quyền nên lúc nào cũng la lối thoá mạ anh em để ra vẻ ta đây có uy có quyền; có người thích uy quyền đến nổi đi đe dọa người anh em chị em bằng những lời lẽ thiếu đức bác ái...
Ai cũng thích uy quyền để ngồi trên đầu trên cổ anh chị em, Đức Chúa Giê-su là Đấng rất có uy quyền, nhưng Ngài không la lối thoá mạ dân chúng để tỏ quyền uy, Ngài cũng không lên mặt “ta đây” với mọi người để mọi người nể phục. Ngài chỉ dùng quyền uy của mình để ban ơn cho người ta, để chữa lành những bệnh tật cho người ta, và để cứu sống người ta. Thứ uy quyền này, được thể hiện ra nơi lời giảng và hành động của Ngài: Ai làm lớn, thì phải phục vụ anh em.
Anh chị em thân mến,
Người có uy quyền thì rất oai, cho nên ai cũng thích quyền lực.
Người có uy quyền thì rất oai, cho nên ai cũng tìm cách để đạt cho được cái uy quyền ấy.
Nhưng Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta: nếu anh chị em có uy quyền thì nên phục vụ người khác; nếu anh chị em có uy quyền, thì nên đứng về phía người nghèo để bênh vực họ; nếu anh chị em có uy quyền, thì hãy dùng uy quyền của anh chị em để phục vụ Thiên Chúa trong mọi người, bởi vì Đức Chúa Giê-su là Đấng rất uy quyền, cũng đã từng làm như thế khi đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:52 27/01/2012
N2T |
13. Dù thế nào thì địa ngục cũng không thể làm cho người ta hiểu được sự bất hạnh khi mất thiên đàng.
(Thánh John Chrysostom)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:53 27/01/2012
BÀY ĐẶT NHIỀU CHUYỆN
Đức tổng sai một linh mục dòng làm cha phó của một giáo xứ lớn ở thành phố lớn.
Cha phó thánh thiện đạo đức, năng nổ hoạt động các hội đoàn, ngồi tòa bất kể giờ giấc theo nhu cầu của giáo dân, chứ không theo giờ giấc dán trên bảng thông cáo, cho nên giáo dân rất thích cha phó, dù rằng ngài mới đến ở giáo xứ.
Cha sở giáo xứ ấy đi nói với một vài người:
- “Mấy ông cha dòng lắm chuyện, bày đặt nhiều chuyện, rườm rà, phiền phức...”
Truyền giáo, hoạt động tông đồ, mà không “bày đặt nhiều chuyện” thì dứt khoác sẽ không kết quả.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Đức tổng sai một linh mục dòng làm cha phó của một giáo xứ lớn ở thành phố lớn.
Cha phó thánh thiện đạo đức, năng nổ hoạt động các hội đoàn, ngồi tòa bất kể giờ giấc theo nhu cầu của giáo dân, chứ không theo giờ giấc dán trên bảng thông cáo, cho nên giáo dân rất thích cha phó, dù rằng ngài mới đến ở giáo xứ.
Cha sở giáo xứ ấy đi nói với một vài người:
- “Mấy ông cha dòng lắm chuyện, bày đặt nhiều chuyện, rườm rà, phiền phức...”
Truyền giáo, hoạt động tông đồ, mà không “bày đặt nhiều chuyện” thì dứt khoác sẽ không kết quả.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Nhật ký 3 ngày Tết ở xứ truyền giáo Taiwan.... (tiếp theo và hết)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:56 27/01/2012
Mồng 3 tết
Hôm nay mồng 3 Tết, sáng nay trong thánh lễ mình nói với giáo dân là: ngày mồng 3 tết là ngày thánh hóa công việc làm ăn. Lễ xong có giáo dân nói với mình là rất có ý nghĩa khi đem công việc làm ăn của mình dâng cho Thiên Chúa để xin Ngài thánh hóa.
Trưa nay lớp dự tòng của giáo xứ có tổ chức buổi họp mặt đầu năm, bằng cách cùng nhau chia sẻ bữa cơm thân mật tại phòng sinh hoạt (lầu 3) của giáo xứ, nói là bữa cơm, nhưng thực ra là ăn lẫu thập cẩm, rất nhiều món ăn, và những người lớn tuổi thì khuyên nhau nên ăn ít thịt mà nên ăn nhiều rau, để sức khỏe tốt hơn, khách gồm có các dự tòng và gia đình con cái của họ, và các giáo dân trong giáo xứ, những người này mỗi chúa nhật sau thánh lễ xong là cùng với những người dự tòng vào học giáo lý dự tòng, cho nên họ cũng đến để chia sẻ niềm vui đầu năm với những anh chị em dự tòng. Sau khi ăn xong thì họ ngồi lại hát karaoke với nhau rất vui vẻ.
Buổi chiều, mình loay hoay với vài ba công việc, căn dặn một vài giáo dân những việc phải làm trong khi mình vắng nhà hai ngày, để tham dự buổi họp mặt mừng Xuân Nhâm Thìn của hội tu sĩ Việt Nam tại Taiwan.
Trên các đường freeway được thông báo là kẹt xe, có người ngồi trên xe cả 7, 8 tiếng đồng hồ, có người vì kẹt xe mà ra khỏi xe để ngồi hút thuốc.v.v... Mỗi năm tết đến là kẹt xe lớn, mặc dù các trạm thu phí đều miễn thu để cho xe chạy được dễ dàng và nhanh, vậy mà vẫn kẹt xe. Mình sợ kẹt xe nên mới 5 giờ chiều là đã lên đường đi đến địa điểm họp mặt là nhà thờ Mẫu Tâm Đức Mẹ tại thành phố Đào Viên do một cha Việt Nam làm cha sở, cha là người đã gắn bó ngay từ đầu với hội Tu Sĩ Việt Nam đang truyền giáo tại Taiwan, nhà thờ ngài ở ngay địa điểm rất thuận tiện cho việc giao thông, ga xe lữa lớn gần bên, bến xe bus gần bên, cho nên các linh mục và các thầy các sơ Việt Nam ai cũng thích đến đây để họp mặt trong các dịp lễ của Giáo Hội Việt Nam, như ngày lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày tết.v.v...
Mình tới địa điểm là gần bảy giờ tối, dù nhà mình cách địa điểm họp mặt không xa, lái xe chỉ khoảng 40 phút (nếu không kẹt xe).
Năm nay cha Trương Văn Phúc vừa là cha sở nhà thờ Mẫu Tâm Đức Mẹ vừa là quản lý của hội Tu Sĩ Việt Nam tại Taiwan, đã cho các cha và anh chị em tu sĩ tham dự mừng Xuân ngủ tại khách sạn sát một bên nhà thờ rất tiện lợi và thoải mái...
Đúng 8 giờ tối có bài chia sẻ của cha Thạch vừa chịu chức linh mục của dòng Chúa Thánh Thần chia sẻ linh đạo và đường hướng mục vụ của dòng, ngài chia sẻ ngắn gọn nhưng cũng làm cho các linh mục và các cha các thầy hiểu được tinh thần của dòng Chúa Thánh Thần, cha Thạch tuy mới chịu chức linh mục nhưng tuổi đời đã lớn (hơn 60 tuổi) và kinh nghiệm đời tu thì ít ai bằng, nghe ngài chia sẻ mà cảm tưởng như ngài còn trẻ bởi tính tự nhiên và vui tính của ngài. Sau phần chia sẻ của cha Thạch thì mọi người đánh “bầu cua cá cọp” lấy hên đầu năm cho vui. Mình thì không thích đánh bài và cũng không biết rành, đầu năm chơi “bầu cua” với các cha các thầy và các công nhân thì cũng vui, mình đứng hơn hai tiếng đồng hồ chơi “bầu cua” cuối cùng chỉ thua có năm mươi đồng, ha ha ha, vậy cũng là “hên” rồi vậy.
Mồng 3 tết năm nay mình được ăn tết với các linh mục và các tu sĩ nam nữ đang truyền giáo hoặc đang học tại Taiwan, năm nay tuy có một số các cha vá các sơ về ăn tết ở Việt Nam, nhưng cuộc gặp mặt vui Xuân Nhâm Thìn của hội tu sĩ Việt Nam rấ vui vẻ. Tạ ơn Chúa đã gìn giữ nhà thờ của mình trong hai ngày...vắng chủ nhà.
Kết
Mỗi năm Tết đến mọi người đều hân hoan vui tết, nhưng cuộc đời của một linh mục truyền giáo thì chỉ biết “ăn ké” tết mà thôi, nhất là những linh mục người ngoại quốc, bởi vì dù cho là người Việt chúng ta vẫn ăn tết như của người Trung Quốc, Taiwan, nhưng ở đây (Taiwan) không có truyền thống tết cha tết Chúa như ở Việt Nam, cho nên các linh mục người Việt cũng “ăn ké” tết mà thôi. Do đó, mà có các linh mục người Việt đi tìm niềm vui tết nơi các khu du lịch, hoặc thảnh thơi đi xem phong cảnh, hoặc đi thăm các linh mục bạn bè người Việt để cùng vui tết.
Mồng 1 Tết là ngày linh thiêng của các dân tộc có tết, cho nên trong thánh lễ Minh Niên thì nhất định phải có nghi thức tưởng niệm tổ tiên; qua mồng 2 tết thì không khí linh thiêng bớt đi một chút vì người ta rục rịch đi chơi; qua mồng 3 tết thì hết linh thiêng rồi, vì người ta đổ nhau ra đường đi chơi, đi du lịch, nên kẹt xe là chuyện thường.
Ba ngày tết năm nay của một linh mục truyền giáo ở Taiwan âm thầm lặng lẽ trôi qua trong cơn mưa và lạnh kéo dài. Nhưng bất chấp mưa lạnh và nỗi buồn trong những ngày đầu xuân, tinh thần truyền giáo vẫn cứ là động lực thúc đẩy các linh mục và các tu sĩ nam nữ mạnh dạn quên đi những nỗi buồn chóng qua của các ngày tết nhứt, để tiếp tục “chiến đấu” trên cánh đồng truyền giáo đầy khó khăn và gian khổ này.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Tết năm Nhâm Thìn 2012
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Hôm nay mồng 3 Tết, sáng nay trong thánh lễ mình nói với giáo dân là: ngày mồng 3 tết là ngày thánh hóa công việc làm ăn. Lễ xong có giáo dân nói với mình là rất có ý nghĩa khi đem công việc làm ăn của mình dâng cho Thiên Chúa để xin Ngài thánh hóa.
Trưa nay lớp dự tòng của giáo xứ có tổ chức buổi họp mặt đầu năm, bằng cách cùng nhau chia sẻ bữa cơm thân mật tại phòng sinh hoạt (lầu 3) của giáo xứ, nói là bữa cơm, nhưng thực ra là ăn lẫu thập cẩm, rất nhiều món ăn, và những người lớn tuổi thì khuyên nhau nên ăn ít thịt mà nên ăn nhiều rau, để sức khỏe tốt hơn, khách gồm có các dự tòng và gia đình con cái của họ, và các giáo dân trong giáo xứ, những người này mỗi chúa nhật sau thánh lễ xong là cùng với những người dự tòng vào học giáo lý dự tòng, cho nên họ cũng đến để chia sẻ niềm vui đầu năm với những anh chị em dự tòng. Sau khi ăn xong thì họ ngồi lại hát karaoke với nhau rất vui vẻ.
Buổi chiều, mình loay hoay với vài ba công việc, căn dặn một vài giáo dân những việc phải làm trong khi mình vắng nhà hai ngày, để tham dự buổi họp mặt mừng Xuân Nhâm Thìn của hội tu sĩ Việt Nam tại Taiwan.
Trên các đường freeway được thông báo là kẹt xe, có người ngồi trên xe cả 7, 8 tiếng đồng hồ, có người vì kẹt xe mà ra khỏi xe để ngồi hút thuốc.v.v... Mỗi năm tết đến là kẹt xe lớn, mặc dù các trạm thu phí đều miễn thu để cho xe chạy được dễ dàng và nhanh, vậy mà vẫn kẹt xe. Mình sợ kẹt xe nên mới 5 giờ chiều là đã lên đường đi đến địa điểm họp mặt là nhà thờ Mẫu Tâm Đức Mẹ tại thành phố Đào Viên do một cha Việt Nam làm cha sở, cha là người đã gắn bó ngay từ đầu với hội Tu Sĩ Việt Nam đang truyền giáo tại Taiwan, nhà thờ ngài ở ngay địa điểm rất thuận tiện cho việc giao thông, ga xe lữa lớn gần bên, bến xe bus gần bên, cho nên các linh mục và các thầy các sơ Việt Nam ai cũng thích đến đây để họp mặt trong các dịp lễ của Giáo Hội Việt Nam, như ngày lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày tết.v.v...
Mình tới địa điểm là gần bảy giờ tối, dù nhà mình cách địa điểm họp mặt không xa, lái xe chỉ khoảng 40 phút (nếu không kẹt xe).
Năm nay cha Trương Văn Phúc vừa là cha sở nhà thờ Mẫu Tâm Đức Mẹ vừa là quản lý của hội Tu Sĩ Việt Nam tại Taiwan, đã cho các cha và anh chị em tu sĩ tham dự mừng Xuân ngủ tại khách sạn sát một bên nhà thờ rất tiện lợi và thoải mái...
Đúng 8 giờ tối có bài chia sẻ của cha Thạch vừa chịu chức linh mục của dòng Chúa Thánh Thần chia sẻ linh đạo và đường hướng mục vụ của dòng, ngài chia sẻ ngắn gọn nhưng cũng làm cho các linh mục và các cha các thầy hiểu được tinh thần của dòng Chúa Thánh Thần, cha Thạch tuy mới chịu chức linh mục nhưng tuổi đời đã lớn (hơn 60 tuổi) và kinh nghiệm đời tu thì ít ai bằng, nghe ngài chia sẻ mà cảm tưởng như ngài còn trẻ bởi tính tự nhiên và vui tính của ngài. Sau phần chia sẻ của cha Thạch thì mọi người đánh “bầu cua cá cọp” lấy hên đầu năm cho vui. Mình thì không thích đánh bài và cũng không biết rành, đầu năm chơi “bầu cua” với các cha các thầy và các công nhân thì cũng vui, mình đứng hơn hai tiếng đồng hồ chơi “bầu cua” cuối cùng chỉ thua có năm mươi đồng, ha ha ha, vậy cũng là “hên” rồi vậy.
Mồng 3 tết năm nay mình được ăn tết với các linh mục và các tu sĩ nam nữ đang truyền giáo hoặc đang học tại Taiwan, năm nay tuy có một số các cha vá các sơ về ăn tết ở Việt Nam, nhưng cuộc gặp mặt vui Xuân Nhâm Thìn của hội tu sĩ Việt Nam rấ vui vẻ. Tạ ơn Chúa đã gìn giữ nhà thờ của mình trong hai ngày...vắng chủ nhà.
Kết
Mỗi năm Tết đến mọi người đều hân hoan vui tết, nhưng cuộc đời của một linh mục truyền giáo thì chỉ biết “ăn ké” tết mà thôi, nhất là những linh mục người ngoại quốc, bởi vì dù cho là người Việt chúng ta vẫn ăn tết như của người Trung Quốc, Taiwan, nhưng ở đây (Taiwan) không có truyền thống tết cha tết Chúa như ở Việt Nam, cho nên các linh mục người Việt cũng “ăn ké” tết mà thôi. Do đó, mà có các linh mục người Việt đi tìm niềm vui tết nơi các khu du lịch, hoặc thảnh thơi đi xem phong cảnh, hoặc đi thăm các linh mục bạn bè người Việt để cùng vui tết.
Mồng 1 Tết là ngày linh thiêng của các dân tộc có tết, cho nên trong thánh lễ Minh Niên thì nhất định phải có nghi thức tưởng niệm tổ tiên; qua mồng 2 tết thì không khí linh thiêng bớt đi một chút vì người ta rục rịch đi chơi; qua mồng 3 tết thì hết linh thiêng rồi, vì người ta đổ nhau ra đường đi chơi, đi du lịch, nên kẹt xe là chuyện thường.
Ba ngày tết năm nay của một linh mục truyền giáo ở Taiwan âm thầm lặng lẽ trôi qua trong cơn mưa và lạnh kéo dài. Nhưng bất chấp mưa lạnh và nỗi buồn trong những ngày đầu xuân, tinh thần truyền giáo vẫn cứ là động lực thúc đẩy các linh mục và các tu sĩ nam nữ mạnh dạn quên đi những nỗi buồn chóng qua của các ngày tết nhứt, để tiếp tục “chiến đấu” trên cánh đồng truyền giáo đầy khó khăn và gian khổ này.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Tết năm Nhâm Thìn 2012
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Cho phép
Lm Vũđình Tường
04:48 27/01/2012
Chúa Nhật thứ tư thường niên năm B
Mc 1, 21-28
Khi nghe đồn thổi có phép lạ người ta rủ nhau đến người thì xem cho biết, kẻ thì đến xin ơn riêng cho chính mình hoặc cho gia đình. Thế mới rõ nhu cầu vật chất dư thừa nhưng đói khát tâm linh. Con người có khả năng sáng chế ra đủ thứ mang lại tiện nghi cho cuộc sống nhưng tiện nghi không mấy hỗ trợ cho thiếu thốn tinh thần. Họ vẫn cần ơn lạ. Có một loại phép lạ xảy ra cho mọi lứa tuổi, mọi thành phần. Loại phép lạ này đôi khi gây ngạc nhiên cho người nghe. Lạ ở điểm người đó không có phép nhưng lại thích ban phép. Cho những gì mình không có mà vẫn muốn cho và đòi cho bằng được. Điểm đó mới là lạ, lạ hơn cả phép lạ.
Ai cũng biết gia đình có phép tắc gia đình; làng có phép làng; nước có phép nước. Nhưng không phải ai cũng có thẩm quyền cho các phép đó mà chỉ những ai được trao trách nhiệm mới có quyền. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp con người lạm dụng quyền hạn đến mức khó lường. Người có ưu thế đều tự ban cho mình quyền cho phép người làm việc này; cấm người kia làm việc nọ. Người ta lạm quyền ngay cả cho Đức Kitô.
Đức Kitô vào trong đền thờ giảng dậy, Người xua đuổi quỉ ra khỏi một người bị quỉ ám lâu năm. Ma quỉ kinh sợ, hét lên. Hỡi ông Giêsu, ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao. Chúng tôi biết ông là Con Đấng Tối Cao. Nhưng Đức Kitô cấm không cho chúng nói về Ngài.
Khi làm điều này Ngài tỏ ra là Đấng có thẩm quyền trên cả ma quỷ. Quyền này không phải chỉ thể hiện qua lời nói suông mà quyền đó được thể hiện bằng việc làm cụ thể. Trước mặt, không phải một nhóm nhỏ mà là đám đông dân chúng. Ngài ra lệnh và ma quỉ phải phục tùng. Thứ nhất ma quỷ vâng lời Ngài ra khỏi người kia mà không làm hại người đó. Thứ hai ma quỷ phải câm miệng, không được nói về Thiên Chúa, kể cả ca tụng hay nói điều tốt lành, cũng không được phép. Điều này cho thấy không phải bất cứ ai có kiến thức về Thiên Chúa đều có quyền nói về Ngài. Không phải như thế. Quyền rao giảng về Thiên Chúa dành riêng cho những ai dù không thuộc về Thiên Chúa, nhưng nếu yêu mến Thiên Chúa, mới có quyền nói về Thiên Chúa, rao giảng về nước Thiên Chúa. Bất cứ ai, dù ở bất cứ ngành nghề, giai cấp nào trong xã hội, một khi không yêu mến Thiên Chúa đều không có quyền nói về Thiên Chúa. Tiếng nói của họ là tiếng nói của kẻ lạm quyền, dù quyền đó không có nhưng vẫn lạm quyền. Đức Kitô ngăn cấm ma quỉ khi chúng nói về Ngài vì trong chúng không có tình yêu mến Thiên Chúa. Ma quỉ sợ Ngài nên nghe lệnh Ngài, người ta trái lại tự cho mình quyền không biết kính sợ Thiên Chúa nên nói về Ngài với lòng khinh dể, nhạo báng.
Không có lòng yêu mến Thiên Chúa thì không được phép nói về Ngài, ngay cả nói những điều tốt lành về Ngài cũng không được phép, nói chi đến những bài báo bài xích tôn giáo, chê trách Giáo Hội và công khai phỉ báng những người giao giảng Tin Mừng. Những loan tin nhằm bài xích, cách li, chia rẽ, đáng lừa công luận nhằm mục đích tuyên truyền không thể nào đến từ lòng yêu mến Thiên Chúa.
Đám đông dân chúng, trái lại, với lòng thành họ nghe Ngài giảng dậy thì tỏ lòng yêu mến, thể hiện thái độ thần phục, tâm phục, khẩu phục và thành tâm loan truyền niềm vui họ nhận được. Họ nói với nhau giáo lí của Ngài thì mới mẻ và Ngài giảng dậy như Đấng có quyền năng. Rõ ràng, sự thật là vậy. Ngài là Đấng có quyền, Ngài giảng dậy với quyền năng, quyền đó đến ngay cả ma quỉ còn phải thốt lên một sự thật - Ngài là Con Thiên Chúa.
Bài Phúc âm hôm nay nhóm chống đối Đức Kitô không dám lên tiếng vì sợ đám đông. Họ thầm bàn tán với nhau tại sao ông Giêsu lại làm việc này trong ngày Sabbath là ngày cấm làm việc. Việc ông ta phạm tội, lỗi luật ngày Sabbath không phải tại nơi đầu đường xó chợ, hay tư gia, chỗ kín đáo mà lại công khai phạm tội ngay giữa đền thờ là nơi thờ phượng. Điều này không thể bỏ qua, không thể tha thứ mà phải trừng trị đích đáng. Họ đã âm thầm họp kín với nhau để khi cơ hội thuận tiện ra tay như chúng ta biết sau này họ đã kết án Ngài về tội không giữ luật ngày hưu lễ.
Chúng ta cầu xin biết sống và rao giảng lời Chúa với tâm tình yêu mến. Đặc quyền này dành riêng cho người tôn kính, yêu mến Thiên Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mc 1, 21-28
Khi nghe đồn thổi có phép lạ người ta rủ nhau đến người thì xem cho biết, kẻ thì đến xin ơn riêng cho chính mình hoặc cho gia đình. Thế mới rõ nhu cầu vật chất dư thừa nhưng đói khát tâm linh. Con người có khả năng sáng chế ra đủ thứ mang lại tiện nghi cho cuộc sống nhưng tiện nghi không mấy hỗ trợ cho thiếu thốn tinh thần. Họ vẫn cần ơn lạ. Có một loại phép lạ xảy ra cho mọi lứa tuổi, mọi thành phần. Loại phép lạ này đôi khi gây ngạc nhiên cho người nghe. Lạ ở điểm người đó không có phép nhưng lại thích ban phép. Cho những gì mình không có mà vẫn muốn cho và đòi cho bằng được. Điểm đó mới là lạ, lạ hơn cả phép lạ.
Ai cũng biết gia đình có phép tắc gia đình; làng có phép làng; nước có phép nước. Nhưng không phải ai cũng có thẩm quyền cho các phép đó mà chỉ những ai được trao trách nhiệm mới có quyền. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp con người lạm dụng quyền hạn đến mức khó lường. Người có ưu thế đều tự ban cho mình quyền cho phép người làm việc này; cấm người kia làm việc nọ. Người ta lạm quyền ngay cả cho Đức Kitô.
Đức Kitô vào trong đền thờ giảng dậy, Người xua đuổi quỉ ra khỏi một người bị quỉ ám lâu năm. Ma quỉ kinh sợ, hét lên. Hỡi ông Giêsu, ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao. Chúng tôi biết ông là Con Đấng Tối Cao. Nhưng Đức Kitô cấm không cho chúng nói về Ngài.
Khi làm điều này Ngài tỏ ra là Đấng có thẩm quyền trên cả ma quỷ. Quyền này không phải chỉ thể hiện qua lời nói suông mà quyền đó được thể hiện bằng việc làm cụ thể. Trước mặt, không phải một nhóm nhỏ mà là đám đông dân chúng. Ngài ra lệnh và ma quỉ phải phục tùng. Thứ nhất ma quỷ vâng lời Ngài ra khỏi người kia mà không làm hại người đó. Thứ hai ma quỷ phải câm miệng, không được nói về Thiên Chúa, kể cả ca tụng hay nói điều tốt lành, cũng không được phép. Điều này cho thấy không phải bất cứ ai có kiến thức về Thiên Chúa đều có quyền nói về Ngài. Không phải như thế. Quyền rao giảng về Thiên Chúa dành riêng cho những ai dù không thuộc về Thiên Chúa, nhưng nếu yêu mến Thiên Chúa, mới có quyền nói về Thiên Chúa, rao giảng về nước Thiên Chúa. Bất cứ ai, dù ở bất cứ ngành nghề, giai cấp nào trong xã hội, một khi không yêu mến Thiên Chúa đều không có quyền nói về Thiên Chúa. Tiếng nói của họ là tiếng nói của kẻ lạm quyền, dù quyền đó không có nhưng vẫn lạm quyền. Đức Kitô ngăn cấm ma quỉ khi chúng nói về Ngài vì trong chúng không có tình yêu mến Thiên Chúa. Ma quỉ sợ Ngài nên nghe lệnh Ngài, người ta trái lại tự cho mình quyền không biết kính sợ Thiên Chúa nên nói về Ngài với lòng khinh dể, nhạo báng.
Không có lòng yêu mến Thiên Chúa thì không được phép nói về Ngài, ngay cả nói những điều tốt lành về Ngài cũng không được phép, nói chi đến những bài báo bài xích tôn giáo, chê trách Giáo Hội và công khai phỉ báng những người giao giảng Tin Mừng. Những loan tin nhằm bài xích, cách li, chia rẽ, đáng lừa công luận nhằm mục đích tuyên truyền không thể nào đến từ lòng yêu mến Thiên Chúa.
Đám đông dân chúng, trái lại, với lòng thành họ nghe Ngài giảng dậy thì tỏ lòng yêu mến, thể hiện thái độ thần phục, tâm phục, khẩu phục và thành tâm loan truyền niềm vui họ nhận được. Họ nói với nhau giáo lí của Ngài thì mới mẻ và Ngài giảng dậy như Đấng có quyền năng. Rõ ràng, sự thật là vậy. Ngài là Đấng có quyền, Ngài giảng dậy với quyền năng, quyền đó đến ngay cả ma quỉ còn phải thốt lên một sự thật - Ngài là Con Thiên Chúa.
Bài Phúc âm hôm nay nhóm chống đối Đức Kitô không dám lên tiếng vì sợ đám đông. Họ thầm bàn tán với nhau tại sao ông Giêsu lại làm việc này trong ngày Sabbath là ngày cấm làm việc. Việc ông ta phạm tội, lỗi luật ngày Sabbath không phải tại nơi đầu đường xó chợ, hay tư gia, chỗ kín đáo mà lại công khai phạm tội ngay giữa đền thờ là nơi thờ phượng. Điều này không thể bỏ qua, không thể tha thứ mà phải trừng trị đích đáng. Họ đã âm thầm họp kín với nhau để khi cơ hội thuận tiện ra tay như chúng ta biết sau này họ đã kết án Ngài về tội không giữ luật ngày hưu lễ.
Chúng ta cầu xin biết sống và rao giảng lời Chúa với tâm tình yêu mến. Đặc quyền này dành riêng cho người tôn kính, yêu mến Thiên Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục nên thánh
Lm. Trần Đức Anh OP
09:12 27/01/2012
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi huấn luyện các chủng sinh để họ trở thành những linh mục thánh thiện, điều mà thế giới ngày nay đang cần hơn bao giờ hết.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 26-1-2012 dành cho ban Giám đốc và các chủng sinh thuộc 3 đại chủng viện miền ở Italia, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập. Đó là các đại chủng viện miền Campania, Umbria, Calabria. Hiện diện tại buổi tiếp kiến còn có một số GM thuộc các giáo phận liên hệ.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC gợi lại những lợi điểm trong việc thành lập các đại chủng viện miền trên đây, với những thách đố mà Giáo Hội tại địa phương cũng như các Đại chủng viện ấy đang phải đáp ứng, đặc biệt là diễn đạt các truyền thống và lòng sùng mộ vững chắc cũng như cảm thức tôn giáo còn sinh động của các tín hữu qua việc truyền giảng Tin Mừng một cách mới mẻ;.. việc làm chứng tá của các cộng đồng Kitô ở địa phương phải để ý tới những nhu cầu cấp thiết về xã hội và văn hóa, như nạn thất nghiệp, đặc biệt là nơi giới trẻ, và hiện tượng các tổ chức bất lương.
Trong bối cảnh trên đây, ĐTC nhắc nhở cho các chủng sinh rằng việc học thần học phải luôn gắn liền mật thiết với đời sống cầu nguyện, làm sao để trong đời sống hoạt động như linh mục sau này, ”luôn có sự hội nhập hòa hợp giữa sứ vụ với bao nhiêu hoạt động đa diện và đời sống thiêng liêng... Đối với linh mục là người sẽ phải tháp tùng người khác suốt trong dòng đời và cho đến cánh cửa sự chết, điều quan trọng là chính linh mục phải thiết lập sự quân bình giữa con tim và trí tuệ, lý trí và tình cảm, thân xác và linh hồn, và thực sự là 'liêm chính' xét về mặt con người (Thư gửi các chủng sinh, 6).
ĐTC nói thêm rằng ”Ai muốn trở thành linh mục, thì trước tiên phải là một người của Thiên Chúa, như thánh Phaolô đã mô tả (1 Tm 6,11).. Vì thế điều quan trọng nhất trong hành trình tiến đến chức linh mục và trong suốt cuộc đời linh mục là quan hệ bản thân với Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô” (idem 1).
ĐTC cũng nhắc lại huấn dụ của Đức Chân Phước Gioan 23 khi tiếp ban giám đốc và các chủng sinh đại chủng viện miền Campania nhân kỷ niệm 50 năm thành lập rằng: ”Thế giới đang mong đợi các vị thánh... Họ muốn các linh mục thánh thiện và là người thánh hóa, trước khi là những linh mục thông thái, hùng biện, được cập nhật đổi mới”.
Và ĐTC nhận xét rằng: ”Những lời này vẫn còn vang dội rất thời sự, vì ngày nay trong toàn thể Giáo Hội, và đặc biệt tại các miền của anh em, đang cần có những người thợ của Tin Mừng, những chứng nhân đáng tin cậy và những người thăng tiến sự thánh thiện bằng chính đời sống của mình. Ước gì mỗi người trong anh em có thể đáp lại tiếng gọi ấy” (SD 26-1-2012)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 26-1-2012 dành cho ban Giám đốc và các chủng sinh thuộc 3 đại chủng viện miền ở Italia, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập. Đó là các đại chủng viện miền Campania, Umbria, Calabria. Hiện diện tại buổi tiếp kiến còn có một số GM thuộc các giáo phận liên hệ.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC gợi lại những lợi điểm trong việc thành lập các đại chủng viện miền trên đây, với những thách đố mà Giáo Hội tại địa phương cũng như các Đại chủng viện ấy đang phải đáp ứng, đặc biệt là diễn đạt các truyền thống và lòng sùng mộ vững chắc cũng như cảm thức tôn giáo còn sinh động của các tín hữu qua việc truyền giảng Tin Mừng một cách mới mẻ;.. việc làm chứng tá của các cộng đồng Kitô ở địa phương phải để ý tới những nhu cầu cấp thiết về xã hội và văn hóa, như nạn thất nghiệp, đặc biệt là nơi giới trẻ, và hiện tượng các tổ chức bất lương.
Trong bối cảnh trên đây, ĐTC nhắc nhở cho các chủng sinh rằng việc học thần học phải luôn gắn liền mật thiết với đời sống cầu nguyện, làm sao để trong đời sống hoạt động như linh mục sau này, ”luôn có sự hội nhập hòa hợp giữa sứ vụ với bao nhiêu hoạt động đa diện và đời sống thiêng liêng... Đối với linh mục là người sẽ phải tháp tùng người khác suốt trong dòng đời và cho đến cánh cửa sự chết, điều quan trọng là chính linh mục phải thiết lập sự quân bình giữa con tim và trí tuệ, lý trí và tình cảm, thân xác và linh hồn, và thực sự là 'liêm chính' xét về mặt con người (Thư gửi các chủng sinh, 6).
ĐTC nói thêm rằng ”Ai muốn trở thành linh mục, thì trước tiên phải là một người của Thiên Chúa, như thánh Phaolô đã mô tả (1 Tm 6,11).. Vì thế điều quan trọng nhất trong hành trình tiến đến chức linh mục và trong suốt cuộc đời linh mục là quan hệ bản thân với Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô” (idem 1).
ĐTC cũng nhắc lại huấn dụ của Đức Chân Phước Gioan 23 khi tiếp ban giám đốc và các chủng sinh đại chủng viện miền Campania nhân kỷ niệm 50 năm thành lập rằng: ”Thế giới đang mong đợi các vị thánh... Họ muốn các linh mục thánh thiện và là người thánh hóa, trước khi là những linh mục thông thái, hùng biện, được cập nhật đổi mới”.
Và ĐTC nhận xét rằng: ”Những lời này vẫn còn vang dội rất thời sự, vì ngày nay trong toàn thể Giáo Hội, và đặc biệt tại các miền của anh em, đang cần có những người thợ của Tin Mừng, những chứng nhân đáng tin cậy và những người thăng tiến sự thánh thiện bằng chính đời sống của mình. Ước gì mỗi người trong anh em có thể đáp lại tiếng gọi ấy” (SD 26-1-2012)
Đức Thánh Cha kêu gọi thực thi đại kết đúng đắn
Lm. Trần Đức Anh OP
09:13 27/01/2012
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng 27-1-2012, dành cho Bộ giáo lý đức tin, ĐTC kêu gọi các tín hữu Kitô hiểu và thực hành đúng đắn tiến trình đại kết, tìm về hiệp nhất trọn vẹn giữa các môn đệ Chúa Kitô.
Bộ giáo lý đức tin nhóm khóa họp toàn thể trong những ngày này tại Vatican về một số khía cạnh đạo lý liên quan tới hành trình đại kết của Giáo Hội với sự tham dự của 19 HY và 7 GM thành viên, cùng với nhiều chuyên gia và nhân viên của Bộ, tổng cộng là 70 người.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến những thành quả tốt đẹp của các cuộc đối thoại đại kết, nhưng đồng thời ngài cũng kêu gọi các vị chủ chăn của Giáo Hội hãy cảnh giác chống lại chủ trương hòa đồng (irénisme) cực đoan cũng như thái độ dửng dưng, hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Công đồng chung Vatican 2.
ĐTC nhận xét rằng hiện nay vấn đề chủ yếu trong các cuộc đối thoại đại kết ở đông cũng như tây phương Kitô giáo là đạo lý về Giáo Hội học. Vì thế, một nghĩa vụ cơ bản trong giai đoạn này của các cuộc đối thoại là làm sáng tỏ ý niệm về Giáo Hội, đào sâu các dữ kiện Kinh Thánh và sự đón nhận các dữ kiện này qua dòng lịch sử Kitô giáo. Ngoài ra, cần phải gia tăng nỗ lực đào sâu đức tin của Giáo Hội. Đây chính là nền tảng không thể thiếu được trong việc tìm kiếm sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô. Nếu không có đức tin thì toàn thể phong trào đại kết sẽ chỉ là một thứ ”khế ước xã hội” mà người ta chấp nhận vì ích lợi chung mà thôi.
Về phương pháp đối thoại đại kết, ĐTC đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải can đảm đề cập đến những vấn đề gây tranh luận, luôn giữ tinh thần huynh đệ và tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, điều quan trọng là cung cấp một sự giải thích đúng đắn về ”chức thánh hoặc phẩm trật” trong các chân lý của đạo lý Công Giáo, như được nêu lên trong Sắc lệnh của công đồng Vatican 2 về hiệp nhất (Unitatis redintegratio 11).
ĐTC nhắc nhở rằng các văn kiện chung, được công bố sau các cuộc đối thoại đại kết ở các cấp, có một tầm quan trọng lớn, không thể bỏ qua, vì đó là một thành quả quan trọng của sự suy tư chung, tuy đó chỉ là thành quả tạm thời. Các văn kiện đó là một đóng góp cho các Nhà Chức Trách có thẩm quyền của Giáo Hội, và chỉ có thẩm quyền này mới được kêu gọi thẩm định chung kết về các văn kiện ấy.
Trong ý hướng đó, ĐTC cảnh giác rằng: ”Gán cho các văn kiện ấy một giá trị có tính chất bó buộc hoặc coi chúng hầu như là giải đáp chung kết cho các vấn đề gai góc trong cuộc đối thoại, mà không có sự thẩm định cần thiết của Giáo quyền, thì xét cho cùng thái độ có không giúp ích cho hành trình tìm về hiệp nhất trọn vẹn trong đức tin”.
ĐTC không quên kêu gọi các tín hữu Kitô thuộc mọi hệ phái đạt tới một lập trường chung và có cùng một tiếng nói về những vấn đề luân lý quan trọng như sự sống con người, gia đình, tính dục, đạo đức sinh học, tự do, công lý và hòa bình. (SD 27-1-2012)
Bộ giáo lý đức tin nhóm khóa họp toàn thể trong những ngày này tại Vatican về một số khía cạnh đạo lý liên quan tới hành trình đại kết của Giáo Hội với sự tham dự của 19 HY và 7 GM thành viên, cùng với nhiều chuyên gia và nhân viên của Bộ, tổng cộng là 70 người.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến những thành quả tốt đẹp của các cuộc đối thoại đại kết, nhưng đồng thời ngài cũng kêu gọi các vị chủ chăn của Giáo Hội hãy cảnh giác chống lại chủ trương hòa đồng (irénisme) cực đoan cũng như thái độ dửng dưng, hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Công đồng chung Vatican 2.
ĐTC nhận xét rằng hiện nay vấn đề chủ yếu trong các cuộc đối thoại đại kết ở đông cũng như tây phương Kitô giáo là đạo lý về Giáo Hội học. Vì thế, một nghĩa vụ cơ bản trong giai đoạn này của các cuộc đối thoại là làm sáng tỏ ý niệm về Giáo Hội, đào sâu các dữ kiện Kinh Thánh và sự đón nhận các dữ kiện này qua dòng lịch sử Kitô giáo. Ngoài ra, cần phải gia tăng nỗ lực đào sâu đức tin của Giáo Hội. Đây chính là nền tảng không thể thiếu được trong việc tìm kiếm sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô. Nếu không có đức tin thì toàn thể phong trào đại kết sẽ chỉ là một thứ ”khế ước xã hội” mà người ta chấp nhận vì ích lợi chung mà thôi.
Về phương pháp đối thoại đại kết, ĐTC đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải can đảm đề cập đến những vấn đề gây tranh luận, luôn giữ tinh thần huynh đệ và tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, điều quan trọng là cung cấp một sự giải thích đúng đắn về ”chức thánh hoặc phẩm trật” trong các chân lý của đạo lý Công Giáo, như được nêu lên trong Sắc lệnh của công đồng Vatican 2 về hiệp nhất (Unitatis redintegratio 11).
ĐTC nhắc nhở rằng các văn kiện chung, được công bố sau các cuộc đối thoại đại kết ở các cấp, có một tầm quan trọng lớn, không thể bỏ qua, vì đó là một thành quả quan trọng của sự suy tư chung, tuy đó chỉ là thành quả tạm thời. Các văn kiện đó là một đóng góp cho các Nhà Chức Trách có thẩm quyền của Giáo Hội, và chỉ có thẩm quyền này mới được kêu gọi thẩm định chung kết về các văn kiện ấy.
Trong ý hướng đó, ĐTC cảnh giác rằng: ”Gán cho các văn kiện ấy một giá trị có tính chất bó buộc hoặc coi chúng hầu như là giải đáp chung kết cho các vấn đề gai góc trong cuộc đối thoại, mà không có sự thẩm định cần thiết của Giáo quyền, thì xét cho cùng thái độ có không giúp ích cho hành trình tìm về hiệp nhất trọn vẹn trong đức tin”.
ĐTC không quên kêu gọi các tín hữu Kitô thuộc mọi hệ phái đạt tới một lập trường chung và có cùng một tiếng nói về những vấn đề luân lý quan trọng như sự sống con người, gia đình, tính dục, đạo đức sinh học, tự do, công lý và hòa bình. (SD 27-1-2012)
Sứ Điệp của ĐTC Bênêđictô XVI nhân ngày Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo 2012
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:03 27/01/2012
“Được gọi là để ban ánh sáng của Lời Chúa và chân lý” (Tông Thư Porta Fidei, 6)
Dưới đây là bản dịch Sứ Điệp của ĐTC Bênêđictô XVI cho Ngày Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo, sẽ được cử hành vào ngày 21 tháng 10 năm 2012. Sứ Điệp này đưcợ ban hành ngày 25 tháng 1 năm 2012..
* * *
Anh chị em thân mến!
Việc cử hành ngày Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo năm nay mang một ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt. Việc mừng 50 năm kỷ niệm sắc lệnh Ad gentes của Công Đồng, việc khai mạc Năm Đức Tin và Thượng Hội Đồng Giám Mục với chủ đề Tân Truyền Giáo (Tân Phúc Âm Hóa) cùng xảy ra một lúc để tái khẳng định ước mong của Hội Thánh là tham gia với lòng can đảm và nhiệt thành hơn trong missio ad gentes (rao giảng cho muôn dân), ngõ hầu Tin Mừng có thể lan đến tận cùng trái đất.
Công Đồng Vaticanô II, với sự tham dự của các Giám mục Công giáo từ khắp nơi trên thế giới, là một dấu chỉ sáng ngời về tính phổ quát của Hội Thánh, đã tụ họp, lần đầu tiên, một số lớn các Nghị Phụ của Công Đồng đến từ Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Đại Dương. Các Giám Mục truyền giáo và Giám Mục gốc bản xứ, Mục Tử của các cộng đồng nằm rải rác giữa những dân ngoài Kitô giáo, các ngài mang đến cho các buổi họp của Công Đồng hình ảnh của một Hội Thánh hiện diện trong tất cả các Châu Lục, và các ngài làm cho mình trở thành những người giải thích những thực tại phức tạp của cái gọi là “thế giới thứ ba”. Giàu kinh nghiệm được rút ra việc làm những Mục Tử của những Hội Thánh trẻ trung và đang được hình thành và được phấn khởi bởi lòng say mê truyền bá Triều Đại Thiên Chúa, các ngài đã góp phần đáng kể trong việc tái khẳng định sự cần thiết và cấp bách của việc truyền giáo cho muôn dân, và như thế đem vào trung tâm của khoa Giáo Hội Học bản chất truyền giáo của Hội Thánh.
Việc Truyền Giáo trong Khoa Giáo Hội Học
Viễn tượng này ngày nay không thu nhỏ lại, nhưng đã trải qua một suy tư thần học và mục vụ hữu hiệu, và đồng thời, nó được tái đề nghị với sự cấp bách mới vì số lượng những người vẫn còn chưa biết Đức Kitô đã gia tăng: “Những người đang chờ đợi Đức Kitô vẫn còn rất nhiều”, Chân Phước Gioan Phaolô II khẳng định trong Thông điệp Redemptoris Missio về tinh hợp lệ thường trực của mệnh lệnh truyền giáo, và ngài nói thêm: “Chúng ta không thể yên tâm khi nghĩ đến hàng triệu anh chị em của mình, cũng được cứu chuộc bằng Máu Đức Kitô như chúng ta, đang sống mà chẳng biết gì đến tình yêu của Thiên Chúa” (số 86). Khi công bố Năm Đức Tin, tôi cũng viết rằng Đức Kitô “ngày nay cũng như ngày xưa, sai chúng ta ra đi trên các nẻo đường thế gian để công bố Tin Mừng của Người cho mọi dân tộc trên mặt đất “ (Tông thư. Porta Fidei, số 7). Việc công bố ấy, như Bậc Tôi Tớ của Thiên Chúa Phaolô VI đã trình bày trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi của ngài, “(việc trình bày sứ điệp Tin Mừng) đối với Hội Thánh không phải là một đóng góp tùy ý: Nó là một nhiệm vụ của Hội Thánh do lệnh truyền của Chúa Giêsu, để nhờ đó người ta có thể tin mà được cứu độ. Vâng, Sứ điệp này thực sự là cấn thiết. Nó là điều duy nhất. Nó không thể thay thế được” (số 5). Vì vậy chúng ta cần phải hồi phục cùng một lòng nhiệt thành làm việc tông đồ của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi, khi ấy tuy bé nhỏ và yếu thế, đã có thể truyền bá Tin Mừng khắp thế giới mà người ta biết vào thời ấy, với việc rao giảng và làm nhân chứng của họ.
Như thế, chúng ta không thắc mắc rằng Công Đồng Vaticanô II và Huấn Quyền Hội Thánh sau này luôn nhấn mạnh đặc biệt đến mệnh lệnh truyền giáo mà Đức Kitô trao phó cho các môn đệ của Người, và nó phải là quyết tâm của toàn thể Dân Thiên Chúa, Giám Mục, linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân. Sứ vụ công bố Tin Mừng khắp nơi trên thế giới tùy thuộc chính vào các Giám Mục, là những vị có trách nhiệm trực tiếp trong việc truyền giáo trên thế giới, hoặc như các thành viên của Giám Mục Đoàn, hoặc như những Mục Tử của các Hội Thánh địa phương. Thực ra, các ngài “đã được thánh hiến không chỉ cho một giáo phận, nhưng cho phần rỗi của toàn thế giới” (Gioan Phaolô II, TĐ. Redemptoris Missio, 63), “những sứ giả của đức tin, là những người dẫn các môn đệ mới đến cùng Đức Kitô” ( Ad gentes, 20) và làm cho “tinh thần và nhiệt tâm truyền giáo của Dân Chúa được thể hiện cách hữu hình, để toàn thể giáo phận trở thành truyền giáo” (ibid., 38).
Ưu Tiên của Việc Truyền Giáo
Cho nên đối với một Mục Tử, mệnh lệnh rao giảng Tin Mừng không bị giới hạn trong việc chăm lo cho phần Dân Thiên Chúa được ủy thác để chăm sóc mục vụ của các ngài, hay trong việc gửi đi một số linh mục triều và giáo dân nam nữ. Nó phải bao gồm tất cả các hoạt động của Hội Thánh địa phương và mọi lĩnh vực của nó, tóm tắt là toàn thể bản chất và công việc của nó. Công đồng Vaticanô II xác định rõ ràng và Huấn Quyền đã mạnh mẽ xác nhận. Điều này đòi hỏi phải điều chỉnh thường xuyên cách sống, các chương trình mục vụ và tổ chức giáo phận nhắm vào chiều kích cơ bản của việc là Hội Thánh ấy, đặc biệt trong thế giới không ngừng thay đổi của chúng ta. Và điều này cũng đúng cho các Dòng Tu và các Hiệp Hội Sống Đời Tông Đồ, cũng như các Phong Trào Hội Thánh: tất cả mọi thành phần của bức tranh ghép vĩ đại của Hội Thánh phải cảm thấy được lôi kéo cách mãnh liệt vào mệnh lệnh rao giảng Tin Mừng của Chúa, ngõ hầu Đức Kitô có thể được rao giảng khắp nơi. Chúng ta, các Mục Tử, các tu sĩ nam nữ và tất cả các tín hữu trong Đức Kitô, phải theo chân Thánh Tông Đồ Phaolô, người làm “tù nhân của Đức Kitô vì anh em, những Dân Ngoại” (Eph 3:1), đã làm việc, đã chịu đau khổ và chiến đấu để mang Tin Mừng đến giữa các Dân Ngoại (x. Eph 1:24-29), không tiếc năng lực, thời giờ và phương tiện để làm cho người ta biết đến sứ điệp của Đức Kitô.
Ngay cả ngày nay, sứ mệnh rao giảng cho muôn dân (ad gentes) phải là chân trời liên tục và mô hình của tất cả mọi hoạt động của Hội Thánh, vì chính căn tính của Hội Thánh được thiết lập bởi đức tin vào Mầu Nhiệm của Thiên Chúa, Đấng đã mặc khải chính Ngài trong Đức Kitô để đem ơn cứu độ đến cho chúng ta, và bởi sứ mệnh làm chứng và loan báo Người cho thế giới, cho đến khi Người trở lại. Giống như Thánh Phaolô, chúng ta phải chú ý đến những người chưa biết Đức Kitô và chưa cảm nghiệm được tình phụ tử của Thiên Chúa, trong ý thức rằng “sự hợp tác truyền giáo phải mở rộng ra cho những hình thức mới hiện nay bao gồm không những chỉ việc tài trợ kinh tế mà còn trực tiếp tham gia vào việc truyền giáo.” (Gioan Phaolô II, TĐ. Redemptoris Missio, 82). Việc cử hành Năm Đức Tin và Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Truyền Giáo sẽ là dịp hoàn hảo cho việc tái phát động sự hợp tác truyền giáo, đặc biệt là trong chiều kích thứ hai này..
Đức tin và Việc Rao Giảng
Sự say mê rao giảng Đức Kitô cũng dẫn chúng ta đến việc đọc lịch sử để nhận ra những vấn đề, những nguyện vọng và hy vọng của nhân loại, mà Đức Kitô phải chữa lành, thanh lọc và bổ sung với sự hiện diện của Người. Thật ra, sứ điệp của Người luôn luôn hiện diện, được đặt vào chính trung tâm của lịch sử và có khả năng đáp ứng những ưu tư thầm kín nhất của mỗi người. Vì lý do này mà Hội Thánh, trong tất cả các thành phần, phải ý thức rằng “những chân trời rộng lớn của việc truyền giáo của Hội Thánh, và sự phức tạp của tình hình hiện nay đòi hỏi phải có những cách thức mới để thông truyền Lời Chúa cách hiệu quả” (ĐTC Bênêđictô XVI, Tông Huấn Verbum Domini, 97). Điều này trên hết đòi hỏi một sự gắn bó mới của đức tin, cá nhân và cộng đồng, với Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô, “ở một thời điểm thay đổi sâu xa mà nhân loại đang sống” (Tông Thư Porta Fidei, số 8).
Thực ra, một trong những trở ngại cho việc hăng say Truyền Giáo là cuộc khủng hoảng đức tin, không những chỉ trong thế giới Tây Phương, mà còn trong hầu hết nhân loại, là những người đang đói khát Thiên Chúa và phải được mời vào cùng dẫn đến Bánh Hằng Sống và Nước Trường Sinh, như người phụ nữ Samaria, là người đến giếng Giacóp và đàm đạo với Đức Kitô. Như Thánh Ký Gioan kể lại, biến cố về người phụ nữ này là điều rất quan trọng (x. Ga 4:1-30): cô gặp Chúa Giêsu, là Đấng xin cô cho uống nước, nhưng sau đó nói với cô về nước mới, có khả năng làm thỏa mãn cơn khát mãi mãi. Lúc đầu người phụ nữ không hiểu vì vẫn còn suy nghĩ ở mức độ vật chất, nhưng dần dần được Chúa hướng dẫn để thực hiện một cuộc hành trình đức tin đưa cô đến việc nhận ra Người là Đấng Thiên Sai. Về điều này Thánh Augustinô nói: “Sau khi đón nhận Chúa Kitô trong lòng cô, thì [người phụ nữ này] còn có thể làm gì khác nếu không phải là bỏ lại cái bình và vội vã chạy đi công bố những Tin Mừng?” (Bài Giảng 15, 30). Cuộc gặp gỡ Đức Kitô như một Người sống làm thỏa mãn cơn khát của tâm hồn không thể không dẫn đến một ước muốn chia sẻ với những người khác niềm vui của sự hiện diện này, cùng làm cho tất cả mọi người biết đến và có thể cảm nghiệm nó.
Cần phải có một nhiệt tình mới để truyền đạt đức tin cũng như để cổ võ một Cuộc Tân Truyền Giáo của những cộng đồng và những quốc gia theo truyền thống Kitô giáo xưa kia, mà đang mất đi sự liên lạc với Thiên Chúa, để tái khám phá ra niềm vui của đức tin. Quan tâm truyền giáo không thể tiếp tục ở bên lề hoạt động của Hội Thánh và đời sống cá nhân của các Kitô hữu, nhưng phải được biểu thị một cách mạnh mẽ, qua ý thức về tình trạng đang là những người lãnh nhận, và đồng thời cũng là những nhà truyền giáo của Tin Mừng. Điểm chính của việc rao giảng vẫn luôn luôn là một: Việc công bố (kerygma) Cái Chết Và Phục Sinh của Đức Kitô để cứu độ thế gian, công bố tình yêu tuyệt đối và hoàn toàn mà Thiên Chúa dành cho mọi người, bất kể nam nữ, đạt đến cao điểm trong việc sai Con Một Hằng Hữu, là Chúa Giêsu, Người đã không ngần ngại mặc lấy sự nghèo hèn của bản tính loài người chúng ta, yêu thương và cứu nó khỏi tội lỗi và sự chết qua việc hiến mình trên Thánh Giá,.
Trong kế hoạch yêu thương được thực hiện bởi Đức Kitô, đức tin vào Thiên Chúa, trên hết, là một hồng ân và mầu nhiệm phải được đón nhận vào trung tâm và cuộc đời và vì nó chúng ta phải luôn luôn biết ơn Chúa. Tuy nhiên, đức tin là một hồng ân được ban cho chúng ta để chia sẻ; là một nén vàng nhận được ngõ hầu sinh hoa quả; là một ánh sáng không được tiếp tục che giấu, nhưng soi sáng cả nhà. Và đó là “món quà” quan trọng nhất được ban cho chúng ta trong cuộc đời mình và chúng ta không thể chỉ khăng khăng giữ cho mình.
Việc Rao Giảng Trở Thánh Đức Ái
Thánh Tông Đồ Phaolô nói: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng.” (1 Cor 9:16). Những lời này vang lên một cách mạnh mẽ cho mọi Kitô hữu và mọi cộng đoàn Kitô hữu trong tất cả các Châu Lục. Ngay cả những Hội Thánh trong những xứ Truyền Giáo, thường là những Hội Thánh trẻ trung, mới được thành lập, việc thực thi các hoạt động truyền giáo đã trở thành một chiều kích tự nhiên, dù chính chúng vẫn còn đang cần các nhà truyền giáo. Thực vậy, nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ, từ khắp nơi trên thế giới, nhiều giáo dân và ngay cả toàn thể gia đình rời bỏ quê hương của họ, những cộng đồng địa phương của họ, để đi đến các Hội Thánh khác để làm nhân chứng và rao giảng Danh Đức Kitô, mà trong Người nhân loại tìm thấy ơn cứu đô. Đây là một cách diễn tả sự hiệp thông sâu xa, sự chia sẻ và đức ái giữa các Hội Thánh, ngõ hầu mọi người có thể nghe thấy và nghe lại lời công bố có sức chữa lành và đến gần các bí tích, là nguồn mạch sự sống thật.
Cùng với dấu hiệu cao cả của đức tin được biến đồi thành đức ái, tôi xin nhắc đến và cám ơn những việc làm của các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, một công cụ cho việc hợp tác trong sứ vụ phổ quát của Hội Thánh trong thế giới. Qua việc làm của họ, việc công bố Tin Mừng cũng trở thành một sự can thiệp vào việc giúp đỡ tha nhân, đem lại công lý cho người nghèo, cơ hội giáo dục cho những làng mạc xa xôi nhất, chăm sóc y tế ở những nơi hẻo lánh, giải thoát khỏi nạn nghèo đói, phục hồi chức năng của những ai đang bị thiệt thòi, hỗ trợ việc phát triển các dân tộc, khắc phục những chia rẽ về chủng tộc, tôn trọng sự sống trong tất cả các giai đoạn của nó.
Anh chị em thân mến, tôi cầu xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ xuống trên công việc truyền giáo cho muôn dân, và đặc biệt những người đang truyền giáo, ngõ hầu ân sủng của Thiên Chúa tiến bước một cách vững chắc hơn trong lịch sử thế giới. Cùng với Chân Phước Gioan Henry Newman, tôi xin cầu nguyện: “ Lạy Chúa, xin đồng hành với các nhà truyền giáo của Chúa trong những xứ truyền giáo, xin đặt những lời đúng trên đôi môi của họ, làm cho cố gắng của họ có hiệu quả.” Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh và Ngôi Sao của việc Truyền Giáo, cùng đi với tất cả các nhà truyền giáo của Tin Mừng.
Làm tại Vatican, ngày 6 tháng 1 năm 2012, Lễ Hiển Linh.
+ Benedictus PP. XVI
Dưới đây là bản dịch Sứ Điệp của ĐTC Bênêđictô XVI cho Ngày Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo, sẽ được cử hành vào ngày 21 tháng 10 năm 2012. Sứ Điệp này đưcợ ban hành ngày 25 tháng 1 năm 2012..
Anh chị em thân mến!
Việc cử hành ngày Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo năm nay mang một ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt. Việc mừng 50 năm kỷ niệm sắc lệnh Ad gentes của Công Đồng, việc khai mạc Năm Đức Tin và Thượng Hội Đồng Giám Mục với chủ đề Tân Truyền Giáo (Tân Phúc Âm Hóa) cùng xảy ra một lúc để tái khẳng định ước mong của Hội Thánh là tham gia với lòng can đảm và nhiệt thành hơn trong missio ad gentes (rao giảng cho muôn dân), ngõ hầu Tin Mừng có thể lan đến tận cùng trái đất.
Công Đồng Vaticanô II, với sự tham dự của các Giám mục Công giáo từ khắp nơi trên thế giới, là một dấu chỉ sáng ngời về tính phổ quát của Hội Thánh, đã tụ họp, lần đầu tiên, một số lớn các Nghị Phụ của Công Đồng đến từ Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Đại Dương. Các Giám Mục truyền giáo và Giám Mục gốc bản xứ, Mục Tử của các cộng đồng nằm rải rác giữa những dân ngoài Kitô giáo, các ngài mang đến cho các buổi họp của Công Đồng hình ảnh của một Hội Thánh hiện diện trong tất cả các Châu Lục, và các ngài làm cho mình trở thành những người giải thích những thực tại phức tạp của cái gọi là “thế giới thứ ba”. Giàu kinh nghiệm được rút ra việc làm những Mục Tử của những Hội Thánh trẻ trung và đang được hình thành và được phấn khởi bởi lòng say mê truyền bá Triều Đại Thiên Chúa, các ngài đã góp phần đáng kể trong việc tái khẳng định sự cần thiết và cấp bách của việc truyền giáo cho muôn dân, và như thế đem vào trung tâm của khoa Giáo Hội Học bản chất truyền giáo của Hội Thánh.
Việc Truyền Giáo trong Khoa Giáo Hội Học
Viễn tượng này ngày nay không thu nhỏ lại, nhưng đã trải qua một suy tư thần học và mục vụ hữu hiệu, và đồng thời, nó được tái đề nghị với sự cấp bách mới vì số lượng những người vẫn còn chưa biết Đức Kitô đã gia tăng: “Những người đang chờ đợi Đức Kitô vẫn còn rất nhiều”, Chân Phước Gioan Phaolô II khẳng định trong Thông điệp Redemptoris Missio về tinh hợp lệ thường trực của mệnh lệnh truyền giáo, và ngài nói thêm: “Chúng ta không thể yên tâm khi nghĩ đến hàng triệu anh chị em của mình, cũng được cứu chuộc bằng Máu Đức Kitô như chúng ta, đang sống mà chẳng biết gì đến tình yêu của Thiên Chúa” (số 86). Khi công bố Năm Đức Tin, tôi cũng viết rằng Đức Kitô “ngày nay cũng như ngày xưa, sai chúng ta ra đi trên các nẻo đường thế gian để công bố Tin Mừng của Người cho mọi dân tộc trên mặt đất “ (Tông thư. Porta Fidei, số 7). Việc công bố ấy, như Bậc Tôi Tớ của Thiên Chúa Phaolô VI đã trình bày trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi của ngài, “(việc trình bày sứ điệp Tin Mừng) đối với Hội Thánh không phải là một đóng góp tùy ý: Nó là một nhiệm vụ của Hội Thánh do lệnh truyền của Chúa Giêsu, để nhờ đó người ta có thể tin mà được cứu độ. Vâng, Sứ điệp này thực sự là cấn thiết. Nó là điều duy nhất. Nó không thể thay thế được” (số 5). Vì vậy chúng ta cần phải hồi phục cùng một lòng nhiệt thành làm việc tông đồ của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi, khi ấy tuy bé nhỏ và yếu thế, đã có thể truyền bá Tin Mừng khắp thế giới mà người ta biết vào thời ấy, với việc rao giảng và làm nhân chứng của họ.
Như thế, chúng ta không thắc mắc rằng Công Đồng Vaticanô II và Huấn Quyền Hội Thánh sau này luôn nhấn mạnh đặc biệt đến mệnh lệnh truyền giáo mà Đức Kitô trao phó cho các môn đệ của Người, và nó phải là quyết tâm của toàn thể Dân Thiên Chúa, Giám Mục, linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân. Sứ vụ công bố Tin Mừng khắp nơi trên thế giới tùy thuộc chính vào các Giám Mục, là những vị có trách nhiệm trực tiếp trong việc truyền giáo trên thế giới, hoặc như các thành viên của Giám Mục Đoàn, hoặc như những Mục Tử của các Hội Thánh địa phương. Thực ra, các ngài “đã được thánh hiến không chỉ cho một giáo phận, nhưng cho phần rỗi của toàn thế giới” (Gioan Phaolô II, TĐ. Redemptoris Missio, 63), “những sứ giả của đức tin, là những người dẫn các môn đệ mới đến cùng Đức Kitô” ( Ad gentes, 20) và làm cho “tinh thần và nhiệt tâm truyền giáo của Dân Chúa được thể hiện cách hữu hình, để toàn thể giáo phận trở thành truyền giáo” (ibid., 38).
Ưu Tiên của Việc Truyền Giáo
Cho nên đối với một Mục Tử, mệnh lệnh rao giảng Tin Mừng không bị giới hạn trong việc chăm lo cho phần Dân Thiên Chúa được ủy thác để chăm sóc mục vụ của các ngài, hay trong việc gửi đi một số linh mục triều và giáo dân nam nữ. Nó phải bao gồm tất cả các hoạt động của Hội Thánh địa phương và mọi lĩnh vực của nó, tóm tắt là toàn thể bản chất và công việc của nó. Công đồng Vaticanô II xác định rõ ràng và Huấn Quyền đã mạnh mẽ xác nhận. Điều này đòi hỏi phải điều chỉnh thường xuyên cách sống, các chương trình mục vụ và tổ chức giáo phận nhắm vào chiều kích cơ bản của việc là Hội Thánh ấy, đặc biệt trong thế giới không ngừng thay đổi của chúng ta. Và điều này cũng đúng cho các Dòng Tu và các Hiệp Hội Sống Đời Tông Đồ, cũng như các Phong Trào Hội Thánh: tất cả mọi thành phần của bức tranh ghép vĩ đại của Hội Thánh phải cảm thấy được lôi kéo cách mãnh liệt vào mệnh lệnh rao giảng Tin Mừng của Chúa, ngõ hầu Đức Kitô có thể được rao giảng khắp nơi. Chúng ta, các Mục Tử, các tu sĩ nam nữ và tất cả các tín hữu trong Đức Kitô, phải theo chân Thánh Tông Đồ Phaolô, người làm “tù nhân của Đức Kitô vì anh em, những Dân Ngoại” (Eph 3:1), đã làm việc, đã chịu đau khổ và chiến đấu để mang Tin Mừng đến giữa các Dân Ngoại (x. Eph 1:24-29), không tiếc năng lực, thời giờ và phương tiện để làm cho người ta biết đến sứ điệp của Đức Kitô.
Ngay cả ngày nay, sứ mệnh rao giảng cho muôn dân (ad gentes) phải là chân trời liên tục và mô hình của tất cả mọi hoạt động của Hội Thánh, vì chính căn tính của Hội Thánh được thiết lập bởi đức tin vào Mầu Nhiệm của Thiên Chúa, Đấng đã mặc khải chính Ngài trong Đức Kitô để đem ơn cứu độ đến cho chúng ta, và bởi sứ mệnh làm chứng và loan báo Người cho thế giới, cho đến khi Người trở lại. Giống như Thánh Phaolô, chúng ta phải chú ý đến những người chưa biết Đức Kitô và chưa cảm nghiệm được tình phụ tử của Thiên Chúa, trong ý thức rằng “sự hợp tác truyền giáo phải mở rộng ra cho những hình thức mới hiện nay bao gồm không những chỉ việc tài trợ kinh tế mà còn trực tiếp tham gia vào việc truyền giáo.” (Gioan Phaolô II, TĐ. Redemptoris Missio, 82). Việc cử hành Năm Đức Tin và Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Truyền Giáo sẽ là dịp hoàn hảo cho việc tái phát động sự hợp tác truyền giáo, đặc biệt là trong chiều kích thứ hai này..
Đức tin và Việc Rao Giảng
Sự say mê rao giảng Đức Kitô cũng dẫn chúng ta đến việc đọc lịch sử để nhận ra những vấn đề, những nguyện vọng và hy vọng của nhân loại, mà Đức Kitô phải chữa lành, thanh lọc và bổ sung với sự hiện diện của Người. Thật ra, sứ điệp của Người luôn luôn hiện diện, được đặt vào chính trung tâm của lịch sử và có khả năng đáp ứng những ưu tư thầm kín nhất của mỗi người. Vì lý do này mà Hội Thánh, trong tất cả các thành phần, phải ý thức rằng “những chân trời rộng lớn của việc truyền giáo của Hội Thánh, và sự phức tạp của tình hình hiện nay đòi hỏi phải có những cách thức mới để thông truyền Lời Chúa cách hiệu quả” (ĐTC Bênêđictô XVI, Tông Huấn Verbum Domini, 97). Điều này trên hết đòi hỏi một sự gắn bó mới của đức tin, cá nhân và cộng đồng, với Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô, “ở một thời điểm thay đổi sâu xa mà nhân loại đang sống” (Tông Thư Porta Fidei, số 8).
Thực ra, một trong những trở ngại cho việc hăng say Truyền Giáo là cuộc khủng hoảng đức tin, không những chỉ trong thế giới Tây Phương, mà còn trong hầu hết nhân loại, là những người đang đói khát Thiên Chúa và phải được mời vào cùng dẫn đến Bánh Hằng Sống và Nước Trường Sinh, như người phụ nữ Samaria, là người đến giếng Giacóp và đàm đạo với Đức Kitô. Như Thánh Ký Gioan kể lại, biến cố về người phụ nữ này là điều rất quan trọng (x. Ga 4:1-30): cô gặp Chúa Giêsu, là Đấng xin cô cho uống nước, nhưng sau đó nói với cô về nước mới, có khả năng làm thỏa mãn cơn khát mãi mãi. Lúc đầu người phụ nữ không hiểu vì vẫn còn suy nghĩ ở mức độ vật chất, nhưng dần dần được Chúa hướng dẫn để thực hiện một cuộc hành trình đức tin đưa cô đến việc nhận ra Người là Đấng Thiên Sai. Về điều này Thánh Augustinô nói: “Sau khi đón nhận Chúa Kitô trong lòng cô, thì [người phụ nữ này] còn có thể làm gì khác nếu không phải là bỏ lại cái bình và vội vã chạy đi công bố những Tin Mừng?” (Bài Giảng 15, 30). Cuộc gặp gỡ Đức Kitô như một Người sống làm thỏa mãn cơn khát của tâm hồn không thể không dẫn đến một ước muốn chia sẻ với những người khác niềm vui của sự hiện diện này, cùng làm cho tất cả mọi người biết đến và có thể cảm nghiệm nó.
Cần phải có một nhiệt tình mới để truyền đạt đức tin cũng như để cổ võ một Cuộc Tân Truyền Giáo của những cộng đồng và những quốc gia theo truyền thống Kitô giáo xưa kia, mà đang mất đi sự liên lạc với Thiên Chúa, để tái khám phá ra niềm vui của đức tin. Quan tâm truyền giáo không thể tiếp tục ở bên lề hoạt động của Hội Thánh và đời sống cá nhân của các Kitô hữu, nhưng phải được biểu thị một cách mạnh mẽ, qua ý thức về tình trạng đang là những người lãnh nhận, và đồng thời cũng là những nhà truyền giáo của Tin Mừng. Điểm chính của việc rao giảng vẫn luôn luôn là một: Việc công bố (kerygma) Cái Chết Và Phục Sinh của Đức Kitô để cứu độ thế gian, công bố tình yêu tuyệt đối và hoàn toàn mà Thiên Chúa dành cho mọi người, bất kể nam nữ, đạt đến cao điểm trong việc sai Con Một Hằng Hữu, là Chúa Giêsu, Người đã không ngần ngại mặc lấy sự nghèo hèn của bản tính loài người chúng ta, yêu thương và cứu nó khỏi tội lỗi và sự chết qua việc hiến mình trên Thánh Giá,.
Trong kế hoạch yêu thương được thực hiện bởi Đức Kitô, đức tin vào Thiên Chúa, trên hết, là một hồng ân và mầu nhiệm phải được đón nhận vào trung tâm và cuộc đời và vì nó chúng ta phải luôn luôn biết ơn Chúa. Tuy nhiên, đức tin là một hồng ân được ban cho chúng ta để chia sẻ; là một nén vàng nhận được ngõ hầu sinh hoa quả; là một ánh sáng không được tiếp tục che giấu, nhưng soi sáng cả nhà. Và đó là “món quà” quan trọng nhất được ban cho chúng ta trong cuộc đời mình và chúng ta không thể chỉ khăng khăng giữ cho mình.
Việc Rao Giảng Trở Thánh Đức Ái
Thánh Tông Đồ Phaolô nói: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng.” (1 Cor 9:16). Những lời này vang lên một cách mạnh mẽ cho mọi Kitô hữu và mọi cộng đoàn Kitô hữu trong tất cả các Châu Lục. Ngay cả những Hội Thánh trong những xứ Truyền Giáo, thường là những Hội Thánh trẻ trung, mới được thành lập, việc thực thi các hoạt động truyền giáo đã trở thành một chiều kích tự nhiên, dù chính chúng vẫn còn đang cần các nhà truyền giáo. Thực vậy, nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ, từ khắp nơi trên thế giới, nhiều giáo dân và ngay cả toàn thể gia đình rời bỏ quê hương của họ, những cộng đồng địa phương của họ, để đi đến các Hội Thánh khác để làm nhân chứng và rao giảng Danh Đức Kitô, mà trong Người nhân loại tìm thấy ơn cứu đô. Đây là một cách diễn tả sự hiệp thông sâu xa, sự chia sẻ và đức ái giữa các Hội Thánh, ngõ hầu mọi người có thể nghe thấy và nghe lại lời công bố có sức chữa lành và đến gần các bí tích, là nguồn mạch sự sống thật.
Cùng với dấu hiệu cao cả của đức tin được biến đồi thành đức ái, tôi xin nhắc đến và cám ơn những việc làm của các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, một công cụ cho việc hợp tác trong sứ vụ phổ quát của Hội Thánh trong thế giới. Qua việc làm của họ, việc công bố Tin Mừng cũng trở thành một sự can thiệp vào việc giúp đỡ tha nhân, đem lại công lý cho người nghèo, cơ hội giáo dục cho những làng mạc xa xôi nhất, chăm sóc y tế ở những nơi hẻo lánh, giải thoát khỏi nạn nghèo đói, phục hồi chức năng của những ai đang bị thiệt thòi, hỗ trợ việc phát triển các dân tộc, khắc phục những chia rẽ về chủng tộc, tôn trọng sự sống trong tất cả các giai đoạn của nó.
Anh chị em thân mến, tôi cầu xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ xuống trên công việc truyền giáo cho muôn dân, và đặc biệt những người đang truyền giáo, ngõ hầu ân sủng của Thiên Chúa tiến bước một cách vững chắc hơn trong lịch sử thế giới. Cùng với Chân Phước Gioan Henry Newman, tôi xin cầu nguyện: “ Lạy Chúa, xin đồng hành với các nhà truyền giáo của Chúa trong những xứ truyền giáo, xin đặt những lời đúng trên đôi môi của họ, làm cho cố gắng của họ có hiệu quả.” Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh và Ngôi Sao của việc Truyền Giáo, cùng đi với tất cả các nhà truyền giáo của Tin Mừng.
Làm tại Vatican, ngày 6 tháng 1 năm 2012, Lễ Hiển Linh.
+ Benedictus PP. XVI
Tòa Thánh bênh vực sự công chính của nhân viên
Bùi Hữu Thư
11:12 27/01/2012
Và bênh vực khâm sứ tòa thánh tại Hoa Kỳ
ROME, ngày 26 tháng 1, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Tòa Thánh bênh vực sự công chính của nhân viên và bênh vực khâm sứ tòa thánh tại Hoa Kỳ đã bị một chương trình truyền hình tư nhân Ý tấn công.
Vai trò Khâm sứ Tòa Thánh tại Hoa Kỳ là "một trong những chức vị quan trọng nhất của ngoại giao đoàn Vatican" và sự kiện Đức Thánh Cha Benedict XVI đã lưa chọn và bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò "chứng tỏ sự kính trọng và tín nhiệm của ngài". Đây là lời tuyên bố của phát ngôn viên Tòa Thánh để ứng đáp một chương trình truyền hình tư nhân Ý.
Lời tuyên bố của linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Tòa Thánh, bầy tỏ sự "chua chát" và "phản đối" của Tòa Thánh sau khi có việc tiết lộ các tài liệu mật kín vào buổi chiều ngày thứ tư 25 tháng 1.
Linh mục Lombardi nhận xét là "phương pháp" và "các phương tiện truyền thông" được sử dụng có thể được "tranh luận". Cha nhận định là "Vatican và Giáo Hội Công Giáo" đã trở nên "cái đích của một thể loại truyền thông khiêu khích".
Cha tuyên bố là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh với tư cách là Thống đốc Quốc Gia Thánh Đô Vatican "sẽ áp dụng những biện pháp thích nghi", và "pháp lý" để "bảo vệ danh dự của các nhân vật bị tấn công trong chương trình phát hình này", nhất là các thành viên của Ủy Ban Tài Chánh của toà Đô Chính và Bộ Ngoại Giao Vatican.
Bản tuyên cáo tái xác nhận sự tín nhiệm rằng "đây là những nhân vật công chính", "có các đức tính chuyên môn" nổi tiếng và đã "phục vụ trung thành" Giáo Hội, Đức Thánh Cha và lợi ích chung.
Cha Lombardi nhấn mạnh là thành quả của Đức Cha Viganò với tư cách là Tổng Thư Ký của Tòa Đô Chánh (cho tới tháng 8, 2011) đã có những "khía cạnh tích cực", trợ giúp cho "việc điều hành nghiêm chỉnh", "quỹ tiết kiệm", và "việc phục hồi một tình trạng kinh tế hoàn vũ khó khăn".
Cuối cùng, phát ngôn viên Tòa Thánh kêu gọi phải có một "phân tích đầy đủ hơn" chú ý đến "sự biến chuyển của các tiêu chuẩn về đầu tư trong các năm vừa qua, và cũng xem xét đến các yếu tố quan trọng khác như những thành quả đáng kể Viện Bảo Tàng Vatican đã thực hiện, và cần nhớ đến những gì Quốc Gia Thánh Đô Vatican đã và đang đóng góp cho sứ mệnh của Giáo Hội hoàn vũ đòi hỏi phải chi tiêu các món tiền quan trọng."
ROME, ngày 26 tháng 1, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Tòa Thánh bênh vực sự công chính của nhân viên và bênh vực khâm sứ tòa thánh tại Hoa Kỳ đã bị một chương trình truyền hình tư nhân Ý tấn công.
Vai trò Khâm sứ Tòa Thánh tại Hoa Kỳ là "một trong những chức vị quan trọng nhất của ngoại giao đoàn Vatican" và sự kiện Đức Thánh Cha Benedict XVI đã lưa chọn và bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò "chứng tỏ sự kính trọng và tín nhiệm của ngài". Đây là lời tuyên bố của phát ngôn viên Tòa Thánh để ứng đáp một chương trình truyền hình tư nhân Ý.
Lời tuyên bố của linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Tòa Thánh, bầy tỏ sự "chua chát" và "phản đối" của Tòa Thánh sau khi có việc tiết lộ các tài liệu mật kín vào buổi chiều ngày thứ tư 25 tháng 1.
Linh mục Lombardi nhận xét là "phương pháp" và "các phương tiện truyền thông" được sử dụng có thể được "tranh luận". Cha nhận định là "Vatican và Giáo Hội Công Giáo" đã trở nên "cái đích của một thể loại truyền thông khiêu khích".
Cha tuyên bố là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh với tư cách là Thống đốc Quốc Gia Thánh Đô Vatican "sẽ áp dụng những biện pháp thích nghi", và "pháp lý" để "bảo vệ danh dự của các nhân vật bị tấn công trong chương trình phát hình này", nhất là các thành viên của Ủy Ban Tài Chánh của toà Đô Chính và Bộ Ngoại Giao Vatican.
Bản tuyên cáo tái xác nhận sự tín nhiệm rằng "đây là những nhân vật công chính", "có các đức tính chuyên môn" nổi tiếng và đã "phục vụ trung thành" Giáo Hội, Đức Thánh Cha và lợi ích chung.
Cha Lombardi nhấn mạnh là thành quả của Đức Cha Viganò với tư cách là Tổng Thư Ký của Tòa Đô Chánh (cho tới tháng 8, 2011) đã có những "khía cạnh tích cực", trợ giúp cho "việc điều hành nghiêm chỉnh", "quỹ tiết kiệm", và "việc phục hồi một tình trạng kinh tế hoàn vũ khó khăn".
Cuối cùng, phát ngôn viên Tòa Thánh kêu gọi phải có một "phân tích đầy đủ hơn" chú ý đến "sự biến chuyển của các tiêu chuẩn về đầu tư trong các năm vừa qua, và cũng xem xét đến các yếu tố quan trọng khác như những thành quả đáng kể Viện Bảo Tàng Vatican đã thực hiện, và cần nhớ đến những gì Quốc Gia Thánh Đô Vatican đã và đang đóng góp cho sứ mệnh của Giáo Hội hoàn vũ đòi hỏi phải chi tiêu các món tiền quan trọng."
Top Stories
Education, a priority for Vietnam’s youth
Thanh Thuy
10:09 27/01/2012
A survey indicates that the quality of education in the country is constantly declining. For Prof Hoàng Tuy, “Shortcomings in and harm to education have accumulated and reached an extreme level. We can no longer tolerate them. Now a total overhaul of education is the first order of business.”
Hanoi (AsiaNews) – Education for young Vietnamese is getting worse. A survey among high school students in Ho Chi Minh City shows that 32.2 per cent are disrespectful towards teachers, 38.8 per cent uses foul language often and 53.6 per cent does it sometimes.
Another survey indicates that from 2005 to the present the number of students involved in antisocial behaviour increased in both frequency and gravity. The rise in sexual abuse is another aspect of the broader moral decline among young people.
In 2011 alone, 1386 minors were sexually abused by adults, that is 11.8 per cent more than in 2010. Of these, 51 were killed, 427 raped, 495 forced to have intercourse with adults and 128 intentionally injured. Many children and teenagers have also become the victims of human trafficking through the border with China, Thailand and Cambodia.
AsiaNews spoke with Prof Hoàng Tuy, 84, who recently won the first Constantin Caratheodory Prize established by the International Society of Global Optimisation. He is very concerned about the state of education in Vietnam.
“Education is an urgent matter. Our life increasingly needs an overall reform of education if we do not want our country to remain backward . . . . Shortcomings in and harm to education have accumulated and reached an extreme level. We can no longer tolerate them. Now a total overhaul of education is the first order of business. Reality requires us to change the current state of education.”
When the educational level of a country reaches such a low level, it becomes imperative for society to wake up, the professor said, from ordinary citizens to its leaders.
“An enlightened education must begin with a true democratic spirit and determination to build a clean, just and civilised society, and train its leadership in view of this,” he said. “Today, the moral decline and unlawful behaviour by young people should alarm families, schools and universities. The sense of morality among young generations is going down.”
A decline in academic ethics as well as lying and dishonesty among public officials are among the reasons for this trend, the scholar noted. They affect young people in particular. On the other hand, university education appears to be the key to ensure an overall higher quality education, but for decades, policies in this area have been inadequate, touching the lives of millions of students.
“Education must be at the top of the nation’s priority list. The role of education is important and affects the country’s survival. It is the foundation of society and helps maintain and develop values.”
It is a social good and as such, “the government should create the conditions that allow religions and the Vietnamese people to participate in the education of younger generations. We need a healthy social environment free of corruption, respectful of human dignity, freedom of religion and human rights for all.”
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Education,-a-priority-for-Vietnam’s-youth-23813.html)
Hanoi (AsiaNews) – Education for young Vietnamese is getting worse. A survey among high school students in Ho Chi Minh City shows that 32.2 per cent are disrespectful towards teachers, 38.8 per cent uses foul language often and 53.6 per cent does it sometimes.
Another survey indicates that from 2005 to the present the number of students involved in antisocial behaviour increased in both frequency and gravity. The rise in sexual abuse is another aspect of the broader moral decline among young people.
In 2011 alone, 1386 minors were sexually abused by adults, that is 11.8 per cent more than in 2010. Of these, 51 were killed, 427 raped, 495 forced to have intercourse with adults and 128 intentionally injured. Many children and teenagers have also become the victims of human trafficking through the border with China, Thailand and Cambodia.
AsiaNews spoke with Prof Hoàng Tuy, 84, who recently won the first Constantin Caratheodory Prize established by the International Society of Global Optimisation. He is very concerned about the state of education in Vietnam.
“Education is an urgent matter. Our life increasingly needs an overall reform of education if we do not want our country to remain backward . . . . Shortcomings in and harm to education have accumulated and reached an extreme level. We can no longer tolerate them. Now a total overhaul of education is the first order of business. Reality requires us to change the current state of education.”
When the educational level of a country reaches such a low level, it becomes imperative for society to wake up, the professor said, from ordinary citizens to its leaders.
“An enlightened education must begin with a true democratic spirit and determination to build a clean, just and civilised society, and train its leadership in view of this,” he said. “Today, the moral decline and unlawful behaviour by young people should alarm families, schools and universities. The sense of morality among young generations is going down.”
A decline in academic ethics as well as lying and dishonesty among public officials are among the reasons for this trend, the scholar noted. They affect young people in particular. On the other hand, university education appears to be the key to ensure an overall higher quality education, but for decades, policies in this area have been inadequate, touching the lives of millions of students.
“Education must be at the top of the nation’s priority list. The role of education is important and affects the country’s survival. It is the foundation of society and helps maintain and develop values.”
It is a social good and as such, “the government should create the conditions that allow religions and the Vietnamese people to participate in the education of younger generations. We need a healthy social environment free of corruption, respectful of human dignity, freedom of religion and human rights for all.”
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Education,-a-priority-for-Vietnam’s-youth-23813.html)
Corée du Sud: Les religions s’engagent à unir leurs efforts en vue de lutter contre le harcèlement à l’école
Eglises d'Asie
10:57 27/01/2012
Le 26 janvier dernier, des représentants des six principales religions présentes en Corée (1) ont publié une lettre ouverte commune par laquelle ils s’engagent à unir leurs efforts en vue de lutter contre le harcèlement dont sont victimes certains élèves à l’école.
Présentée au Bureau pour l’éducation de Daegu, grande ville du sud-est du pays, la lettre présente un mea culpa des religions. ...
... « Chacun d’entre nous, nous regrettons nos manquements car nous avons négligé les souffrances des élèves et la violence à l’école », peut-on lire dans le document. Les responsables religieux s’engagent à réagir : « Aucun n’effort ne sera épargné pour trouver les manières de venir à bout de la violence en milieu scolaire. » Mgr Thaddeus Cho Hwan-kil, archevêque du diocèse catholique de Daegu, a ajouté : « Nous coopérerons ensemble afin d’instiller une culture du respect de l’autre et une entraide mutuelle afin de rendre plus fort un système éducatif qui forme des élèves dotés de meilleures qualités morales. »
La prise de position des responsables religieux prend place dans un pays où les religions sont très présentes dans l’enseignement. Sur une vingtaine de milliers d’établissements scolaires et universitaires, le secteur privé compte pour un tiers du total et ce pourcentage va croissant au fur et à mesure que l’on va vers l’enseignement supérieur (85 % des universités sont privées). Au sein du secteur privé, les Eglises chrétiennes sont très investies, l’Eglise catholique ayant la tutelle d’environ 320 établissements et les Eglises protestantes celle de 370 établissements.
Cette prise de position intervient aussi dans un contexte où les esprits ont été marqués par le récent suicide d’un jeune de 14 ans en décembre dernier. Si les suicides de jeunes ne sont pas rares en Corée (202 en 2009) (2), la mort du jeune Kim a fait la Une des journaux, notamment du fait que le jeune garçon a laissé une longue lettre à ses parents où il leur disait son amour pour eux et les raisons qui faisait qu’il choisissait de mettre fin à ses jours en se jetant par la fenêtre de l’appartement où il vivait. Il décrivait notamment le calvaire qu’il vivait du fait des brimades, coups et autres « tortures à l’eau » que lui faisaient subir deux de ses camarades.
L’affaire a fait grand bruit et a amené le pays à s’interroger sur l’étendue du phénomène du harcèlement à l’école et les raisons qui peuvent y conduire. Dans l’immédiat, le directeur du Bureau pour l’éducation de Daegu a annoncé qu’une campagne intitulée « Stop à la violence » allait être menée, promettant notamment de sévèrement punir ceux qui se livrent à des actes de harcèlement.
Plus profondément, la mort du jeune Kim est survenue à un moment où le pays s’interroge sur les limites que semble avoir atteint le système éducatif national. L’an dernier, l’ouvrage du professeur Kim Nan-do, de l’Université de Séoul, intitulé Cela fait mal parce que c’est la jeunesse, s’est vendu à plus de 1,3 million d’exemplaire.
Largement crédité des succès que rencontre la Corée sur le plan du développement économique, le système éducatif est critiqué pour la culture de la réussite à tout prix qu’il a imposé, avec pour conséquences une pression intense sur les bancs des écoles et une charge de travail exceptionnelle. Les conséquences sont connues : focalisation excessive sur l’examen d’entrée à l’université (le fameux sooneung, sésame décidant de l’orientation de toute la vie professionnelle future), poids exorbitant – tant financièrement qu’en termes de temps – des cours privés après l’école (55 000 hagwon dans le pays), apprentissage par cœur aux dépens de la créativité et de la réflexion personnelle, etc. Les autorités cherchent toutefois à corriger le tir. L’Institut coréen d’évaluation des programmes multiplie les propositions pour améliorer le système, en y introduisant plus de matières artistiques. Il semble cependant que le poids des habitudes et la réticence au changement, exprimée notamment par les parents, freinent les réformes.
Selon les sociologues, « l’hiver démographique » que connaît la Corée (1,15 enfant par femme en âge de procrée) est en partie dû à ce surinvestissement dans l’éducation. Face à un système qui induit une telle pression psychologique et de tels coûts financiers, les parents estiment qu’il ne leur est pas possible de mettre au monde plus d’un enfant, deux au maximum.
(1) Bouddhisme, catholicisme, confucianisme, protestantisme, bouddhisme Chondo-gyo et bouddhisme Won.
(2) Selon une récente étude, un collégien et lycéen sur cinq a pensé une fois à mettre fin à ses jours. Le taux de suicide pour cette tranche d’âge est élevé : 15 suicides pour 100 000 en Corée du Sud parmi les 15-24 ans (aux Etats-Unis, le chiffre est de 10, en Chine, de 7 et en Grande-Bretagne, de 5).
(Source: Eglises d'Asie, 27 janvier 2012)
Présentée au Bureau pour l’éducation de Daegu, grande ville du sud-est du pays, la lettre présente un mea culpa des religions. ...
... « Chacun d’entre nous, nous regrettons nos manquements car nous avons négligé les souffrances des élèves et la violence à l’école », peut-on lire dans le document. Les responsables religieux s’engagent à réagir : « Aucun n’effort ne sera épargné pour trouver les manières de venir à bout de la violence en milieu scolaire. » Mgr Thaddeus Cho Hwan-kil, archevêque du diocèse catholique de Daegu, a ajouté : « Nous coopérerons ensemble afin d’instiller une culture du respect de l’autre et une entraide mutuelle afin de rendre plus fort un système éducatif qui forme des élèves dotés de meilleures qualités morales. »
La prise de position des responsables religieux prend place dans un pays où les religions sont très présentes dans l’enseignement. Sur une vingtaine de milliers d’établissements scolaires et universitaires, le secteur privé compte pour un tiers du total et ce pourcentage va croissant au fur et à mesure que l’on va vers l’enseignement supérieur (85 % des universités sont privées). Au sein du secteur privé, les Eglises chrétiennes sont très investies, l’Eglise catholique ayant la tutelle d’environ 320 établissements et les Eglises protestantes celle de 370 établissements.
Cette prise de position intervient aussi dans un contexte où les esprits ont été marqués par le récent suicide d’un jeune de 14 ans en décembre dernier. Si les suicides de jeunes ne sont pas rares en Corée (202 en 2009) (2), la mort du jeune Kim a fait la Une des journaux, notamment du fait que le jeune garçon a laissé une longue lettre à ses parents où il leur disait son amour pour eux et les raisons qui faisait qu’il choisissait de mettre fin à ses jours en se jetant par la fenêtre de l’appartement où il vivait. Il décrivait notamment le calvaire qu’il vivait du fait des brimades, coups et autres « tortures à l’eau » que lui faisaient subir deux de ses camarades.
L’affaire a fait grand bruit et a amené le pays à s’interroger sur l’étendue du phénomène du harcèlement à l’école et les raisons qui peuvent y conduire. Dans l’immédiat, le directeur du Bureau pour l’éducation de Daegu a annoncé qu’une campagne intitulée « Stop à la violence » allait être menée, promettant notamment de sévèrement punir ceux qui se livrent à des actes de harcèlement.
Plus profondément, la mort du jeune Kim est survenue à un moment où le pays s’interroge sur les limites que semble avoir atteint le système éducatif national. L’an dernier, l’ouvrage du professeur Kim Nan-do, de l’Université de Séoul, intitulé Cela fait mal parce que c’est la jeunesse, s’est vendu à plus de 1,3 million d’exemplaire.
Largement crédité des succès que rencontre la Corée sur le plan du développement économique, le système éducatif est critiqué pour la culture de la réussite à tout prix qu’il a imposé, avec pour conséquences une pression intense sur les bancs des écoles et une charge de travail exceptionnelle. Les conséquences sont connues : focalisation excessive sur l’examen d’entrée à l’université (le fameux sooneung, sésame décidant de l’orientation de toute la vie professionnelle future), poids exorbitant – tant financièrement qu’en termes de temps – des cours privés après l’école (55 000 hagwon dans le pays), apprentissage par cœur aux dépens de la créativité et de la réflexion personnelle, etc. Les autorités cherchent toutefois à corriger le tir. L’Institut coréen d’évaluation des programmes multiplie les propositions pour améliorer le système, en y introduisant plus de matières artistiques. Il semble cependant que le poids des habitudes et la réticence au changement, exprimée notamment par les parents, freinent les réformes.
Selon les sociologues, « l’hiver démographique » que connaît la Corée (1,15 enfant par femme en âge de procrée) est en partie dû à ce surinvestissement dans l’éducation. Face à un système qui induit une telle pression psychologique et de tels coûts financiers, les parents estiment qu’il ne leur est pas possible de mettre au monde plus d’un enfant, deux au maximum.
(1) Bouddhisme, catholicisme, confucianisme, protestantisme, bouddhisme Chondo-gyo et bouddhisme Won.
(2) Selon une récente étude, un collégien et lycéen sur cinq a pensé une fois à mettre fin à ses jours. Le taux de suicide pour cette tranche d’âge est élevé : 15 suicides pour 100 000 en Corée du Sud parmi les 15-24 ans (aux Etats-Unis, le chiffre est de 10, en Chine, de 7 et en Grande-Bretagne, de 5).
(Source: Eglises d'Asie, 27 janvier 2012)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo đoàn CGVN liên Giáo phận Köln Aachen mừng mùa Xuân mới Nhâm Thìn
LM. Daminh Nguyễn Ngọc Long
14:37 27/01/2012
Hằng năm Giáo đoàn liên giáo phận Köln Aachen đều tổ chức Thánh lễ tất niên tạ ơn Thiên Chúa vào ngày cuối năm âm lịch. Năm nay ngày 28. Tháng Chạp năm Tân Mão, tức ngày thứ bảy 21.01.2012, Thánh lễ Tất niên chào mừng năm mới Nhâm Thìn được tỗ chúc ở nhà Dòng Ngôi Lời St. Augustin lúc 16.00 giờ.
Xem hình ảnh
Dù thời tiết trời mưa liên tục từ ba ngày, nhưng vẫn có hơn kém gần 800 người về tham dự dâng Thánh lễ tạ ơn cầu bình an cho năm mới Nhâm Thìn. Sau Thánh lễ mọi người ở lại cùng mừng mùa Xuân mới với những tiết mục văn nghệ do các anh chị em bạn trẻ trong Giáo đoàn tự đứng ra trình diễn.
Ngoài những tiết mục văn nghệ đón mừng mùa Xuân năm mới, còn có những gian hàng nhỏ bán những món ăn đầy hương vị ngày Tết như Bánh Chưng, mứt, Giò chả, chả giò, bún….cũng do các Cộng đoàn trong Giáo đoàn làm. Các em thiếu nhi có gian hàng vui chơi cho các em riêng.
Dịp mừng xuân mới Nhâm Thìn năm nay với chủ đề Về nguồn. Về nguồn trong tâm tình của ngưòi con hiếu thảo hướng tâm hồn về cội nguồn quê hương tổ quốc Việt Nam, về tổ tiên gia đình mình, về nền tảng đời sống đạo giáo đức tin của mình, về đời sống trong tương quan giữa con người với nhau trong cộng đoàn xã hội, và nhất là trong tâm tình nhớ tới biết ơn những người đã qua đời.
Vì thế, ngay đầu Thánh lễ trong nhà thờ, ba Vị đại diện đã dâng hương kính nhớ Tổ Tiên, và sau đó 12 Vị đã lần lượt thắp 12 cây nến lòng yêu nến cầu nguyện nhân ngày đầu năm mới theo tâm tình về nguồn:
"Theo luật tuần hoàn của vũ trụ, năm Tân Mão âm lịch đi vào qúa khứ . Và năm mới Nhâm Thìn âm lịch đang về với đất trời cùng với lòng con người.
Chúng ta, những người con dân đất nước Việt Nam, dù sinh sống nơi đâu trên thế giới, đều đón mừng mùa xuân năm mới Nhâm Thìn với tâm hồn vui mừng rộn rã. Đó là tập tục văn hóa đã khắc ghi trong dòng máu chúng ta. Và đó cũng là nếp sống đạo đức làm người trong tương quan với Đấng Tạo Hóa càn khôn, và với xã hội con người.
Đón mừng mùa Xuân năm mới, nhưng tâm hồn ta luôn hướng về cội nguồn Tổ tiên quê hương tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Trước bàn thờ Đấng Tạo Hóa càn khôn, và bàn thờ Tổ Tiên xin xin cùng thắp những nén nhang, và những cây nến tấm lòng yêu mến, cầu nguyện nhớ về cội nguồn của chúng ta.
1. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa Xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến tâm tình tạ ơn Đấng Tạo Hóa luôn hằng chúc phúc lành che chở cho chúng con thời gian năm cũ Tân Mão vừa qua.
2. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa Xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến lòng ái quốc cho quê hương tổ quốc, cho Tổ Tiên chúng con đã dầy công lao xây dựng, gìn giữ quê hương đất nước Việt Nam từ ngàn xưa.
3. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến chúc lành cho dân tộc Việt Nam chúng con, trong mọi hoàn cảnh luôn đặt niềm tin tưởng vào Đấng Tạo Hóa, Đấng là nguồn mạch mọi ân đức chúc phúc lành.
4. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến lòng hiếu thảo biết ơn Ông Bà Cha Mẹ chúng con, những người sinh thành nuôi dậy đào tạo chúng con nên người ở đời.
5. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến gia đình cho các gia đình được sống hòa thuận, phát triển tình yêu thương giữa các thành phần trong gia đình với nhau.
6. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến niềm vui tuổi xuân xanh cho con em bạn trẻ chúng con, cho họ sống khoẻ mạnh hồn xác, học hành tấn tới thành công trong việc làm, cùng tin tưởng vào ngày mai.
7. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến tình yêu cho các người trẻ đang trên đường đi tìm con đường đời sống, nhận ra tín hiệu ý Chúa muốn cho đời sống họ hôm nay và ngày mai.
8. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến hòa bình cho những đất nước trên thế giới đang sống trong những biến chuyển có nhiều đe dọa xáo trộn, được có nền hòa bình công lý trở lại.
9. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến niềm an ủi cho những người bị bệnh tật yếu đau, những người sống trong hoàn cảnh nghèo túng, trong thiên tai, nhận được sự trợ giúp tình người.
10. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến lòng nhân đạo cho những người bị đối xử phân biệt ngược đãi bất công, được tôn trọng phẩm gía là con người do Thượng Đế tạo dựng nên
11. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến niềm hy vọng cho những người sống trong thất vọng cô đơn tìm thấy ánh sáng vươn lên cho đời sống.
12. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến sự sống nơi cõi vĩnh hằng cho những người đã dấn thân hy sinh tính mạng gìn giữ bảo vệ tổ quốc quê hương Việt Nam chúng con, cho những ngưòi thân yêu trong gia đình chúng con, và cho những người đã sống làm ơn cho chúng con mà nay đã khuất núi ra đi về đời sau.”
Đón mừng mừng mùa Xuân năm mới với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, cùng xin ơn bình an chúc lành cho năm mới từ nơi Thiên Chúa, là sống lòng đạo đức chân nhận giới hạn cùng sự cần thiết cho đời sống làm người trong tương quan chiều thẳng đứng hướng lên trời cao tới Thiên Chúa.
Vui mừng đón mùa Xuân mới, nhưng luôn nhớ đến cội nguồn quê hương tổ quốc Việt Nam của mình, là sống cung cách lòng yêu mến gìn giữ bản sắc dân tộc của mình.
Lòng hân hoan mừng ngày đầu năm mới với tiếng nói cùng nụ cười rộn rã, với quần áo mới, với những tổ chức bền ngoài đầy ấn tượng, nhưng hình ảnh cùng tâm tình hướng về Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ vẫn ở trung tâm điểm, là cung cách sống lòng hiếu thảo biết ơn trong tương quan chiều ngang đường chân trời.
Xem hình ảnh
Dù thời tiết trời mưa liên tục từ ba ngày, nhưng vẫn có hơn kém gần 800 người về tham dự dâng Thánh lễ tạ ơn cầu bình an cho năm mới Nhâm Thìn. Sau Thánh lễ mọi người ở lại cùng mừng mùa Xuân mới với những tiết mục văn nghệ do các anh chị em bạn trẻ trong Giáo đoàn tự đứng ra trình diễn.
Ngoài những tiết mục văn nghệ đón mừng mùa Xuân năm mới, còn có những gian hàng nhỏ bán những món ăn đầy hương vị ngày Tết như Bánh Chưng, mứt, Giò chả, chả giò, bún….cũng do các Cộng đoàn trong Giáo đoàn làm. Các em thiếu nhi có gian hàng vui chơi cho các em riêng.
Dịp mừng xuân mới Nhâm Thìn năm nay với chủ đề Về nguồn. Về nguồn trong tâm tình của ngưòi con hiếu thảo hướng tâm hồn về cội nguồn quê hương tổ quốc Việt Nam, về tổ tiên gia đình mình, về nền tảng đời sống đạo giáo đức tin của mình, về đời sống trong tương quan giữa con người với nhau trong cộng đoàn xã hội, và nhất là trong tâm tình nhớ tới biết ơn những người đã qua đời.
Vì thế, ngay đầu Thánh lễ trong nhà thờ, ba Vị đại diện đã dâng hương kính nhớ Tổ Tiên, và sau đó 12 Vị đã lần lượt thắp 12 cây nến lòng yêu nến cầu nguyện nhân ngày đầu năm mới theo tâm tình về nguồn:
"Theo luật tuần hoàn của vũ trụ, năm Tân Mão âm lịch đi vào qúa khứ . Và năm mới Nhâm Thìn âm lịch đang về với đất trời cùng với lòng con người.
Chúng ta, những người con dân đất nước Việt Nam, dù sinh sống nơi đâu trên thế giới, đều đón mừng mùa xuân năm mới Nhâm Thìn với tâm hồn vui mừng rộn rã. Đó là tập tục văn hóa đã khắc ghi trong dòng máu chúng ta. Và đó cũng là nếp sống đạo đức làm người trong tương quan với Đấng Tạo Hóa càn khôn, và với xã hội con người.
Đón mừng mùa Xuân năm mới, nhưng tâm hồn ta luôn hướng về cội nguồn Tổ tiên quê hương tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Trước bàn thờ Đấng Tạo Hóa càn khôn, và bàn thờ Tổ Tiên xin xin cùng thắp những nén nhang, và những cây nến tấm lòng yêu mến, cầu nguyện nhớ về cội nguồn của chúng ta.
1. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa Xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến tâm tình tạ ơn Đấng Tạo Hóa luôn hằng chúc phúc lành che chở cho chúng con thời gian năm cũ Tân Mão vừa qua.
2. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa Xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến lòng ái quốc cho quê hương tổ quốc, cho Tổ Tiên chúng con đã dầy công lao xây dựng, gìn giữ quê hương đất nước Việt Nam từ ngàn xưa.
3. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến chúc lành cho dân tộc Việt Nam chúng con, trong mọi hoàn cảnh luôn đặt niềm tin tưởng vào Đấng Tạo Hóa, Đấng là nguồn mạch mọi ân đức chúc phúc lành.
4. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến lòng hiếu thảo biết ơn Ông Bà Cha Mẹ chúng con, những người sinh thành nuôi dậy đào tạo chúng con nên người ở đời.
5. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến gia đình cho các gia đình được sống hòa thuận, phát triển tình yêu thương giữa các thành phần trong gia đình với nhau.
6. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến niềm vui tuổi xuân xanh cho con em bạn trẻ chúng con, cho họ sống khoẻ mạnh hồn xác, học hành tấn tới thành công trong việc làm, cùng tin tưởng vào ngày mai.
7. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến tình yêu cho các người trẻ đang trên đường đi tìm con đường đời sống, nhận ra tín hiệu ý Chúa muốn cho đời sống họ hôm nay và ngày mai.
8. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến hòa bình cho những đất nước trên thế giới đang sống trong những biến chuyển có nhiều đe dọa xáo trộn, được có nền hòa bình công lý trở lại.
9. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến niềm an ủi cho những người bị bệnh tật yếu đau, những người sống trong hoàn cảnh nghèo túng, trong thiên tai, nhận được sự trợ giúp tình người.
10. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến lòng nhân đạo cho những người bị đối xử phân biệt ngược đãi bất công, được tôn trọng phẩm gía là con người do Thượng Đế tạo dựng nên
11. Kính lạy Đấng Tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến niềm hy vọng cho những người sống trong thất vọng cô đơn tìm thấy ánh sáng vươn lên cho đời sống.
12. Kính lạy Đấng tạo Hóa càn khôn là Chúa mùa xuân năm mới, xin dâng lên bàn thờ nén hương cùng cây nến sự sống nơi cõi vĩnh hằng cho những người đã dấn thân hy sinh tính mạng gìn giữ bảo vệ tổ quốc quê hương Việt Nam chúng con, cho những ngưòi thân yêu trong gia đình chúng con, và cho những người đã sống làm ơn cho chúng con mà nay đã khuất núi ra đi về đời sau.”
Đón mừng mừng mùa Xuân năm mới với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, cùng xin ơn bình an chúc lành cho năm mới từ nơi Thiên Chúa, là sống lòng đạo đức chân nhận giới hạn cùng sự cần thiết cho đời sống làm người trong tương quan chiều thẳng đứng hướng lên trời cao tới Thiên Chúa.
Vui mừng đón mùa Xuân mới, nhưng luôn nhớ đến cội nguồn quê hương tổ quốc Việt Nam của mình, là sống cung cách lòng yêu mến gìn giữ bản sắc dân tộc của mình.
Lòng hân hoan mừng ngày đầu năm mới với tiếng nói cùng nụ cười rộn rã, với quần áo mới, với những tổ chức bền ngoài đầy ấn tượng, nhưng hình ảnh cùng tâm tình hướng về Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ vẫn ở trung tâm điểm, là cung cách sống lòng hiếu thảo biết ơn trong tương quan chiều ngang đường chân trời.
LM Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong đi thăm gia đình anh Pherô Đoàn Văn Vươn
Nguyễn Thành Tâm
14:52 27/01/2012
Kể từ khi nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng cưỡng chế trái luật đối với khu đầm và phá nhà của gia đình anh Phero Đoàn Văn Vươn thì đã có rất nhiều cá nhân và tổ chức kêu gọi quyên góp để ủng hộ cho gia đình anh Vươn. Đây là một truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Linh mục Ngọc Nam Phong cũng từng là nạn nhân của bất công trong vụ việc Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, nên rất hiểu và cảm thông với hoàn cảnh của gia đình anh Vươn. Ngay khi xảy ra vụ việc Linh mục Nam Phong đã nhận định: “Tất cả cũng chỉ phát xuất từ lòng tham vô đáy của các quan chức nên mới có tiếng súng nổ”.
Điểm dừng chân đầu tiên của phái đoàn là ngôi nhà bà cụ thân sinh ra anh Pherô Đoàn Văn Vươn tại nhà thờ Súy Nẻo. Được biết bà cụ đã từng tham gia công việc xã hội với chức vụ phó thôn. Mọi người đã được bà cụ kể cho nghe đầu đuôi câu chuyện của anh Vươn và cuối cùng thì bà đã than rằng: “Bọn chính quyền nó tham lam và ác độc không thể tưởng tượng được”.
Muốn mọi người chứng kiến tận mắt, bà cụ đã dẫn mọi người ra thăm khu đầm của anh Vươn. Khi tới ngôi nhà đã bị chính quyền đổt phá, bà cụ tiến tới khu bàn thờ để đào bới đống tro tàn. Thấy bà cụ đào bới, Cha Phong có hỏi bà đào bới cái gì đó thì bà đã trả lời: “Con tìm bức tựơng Chúa Giesu bằng đồng”. Có lẽ bà cụ hy vọng bức tượng bằng đồng thì không bị cháy nhưng rất tiếc là bức tượng đã không còn.
Quan sát khu đầm mà anh Vươn đã bỏ công sức ra để tạo lập, mọi người đều cảm phục một con người tài năng, có tấm lòng rộng lớn và đã hết mình vì dân vì nước. Đáng ra anh phải được trọng thưởng như ông Nguyễn Công Trứ khi đi khai hoang lấn biển ở Ninh Bình. Nhưng rất tiếc là sự cống hiến của anh lại gặp phải đám quan chức độc ác và quá tham lam.
Vì ông Đỗ Trung Thoại - phó chủ tịch Hải Phòng có nói rằng: “Phá nhà anh Đoàn Văn Vươn là do dân bức xúc đến phá”, nên mọi người cũng đã để ý quan sát hiện trường và thấy được các vết của xe ủi và hố đất do máy ủi vục xuống vẫn còn nguyên vẹn. Điều này chắc chắn không phải là do dân phá mà là ông Đỗ Trung Thoại đang muốn bao che tội ác cho ông Hiền và đang muốn đánh lừa dư luận.
Sự hình thành và phát triển cơ sở khuyết tật Hoa Hồng Việt Nam
Nt Thanh Thúy, OP
19:53 27/01/2012
Chiều hôm nay bầu khí của Cơ Sở Khuyết Tật Hoa Hồng rộn rịp hẳn lên: chuẩn bị cho ngày Khánh Thành Trung Tâm do Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh của Giáo Phận Xuân Lộc - dưới sự coi sóc của các chị Nữ Tu thuộc dòng Đa Minh Thánh Tâm, Hố Nai - vào ngày mai thứ Bảy Mùng Sáu Tết - tức là 28 tháng 1 năm 2012 - Nhìn chị em quét dọn, cắm hoa cho khuôn viên Trung Tâm khang trang hơn cho ngày mai làm tôi hồi tưởng lại những ngày đầu tiên của khoảng 5 năm trước đây…
Vào năm 1997, trên đường đi thăm bà con, đồng bào, Dì Catarina Trần Thị Trí trông thấy một em bé bại liệt nằm trơ trụi 1 mình trên mảnh chiếu, trong 1 cái chuồng tre … Quá chạnh lòng, như người Samaritanô, Dì đã cưu mang, chăm sóc em…Cũng từ đây, Dì dần dần khám phá ra con số các em có hoàn cảnh đặc biệt ngày càng nhiều hơn chung quanh Dì, họ là những người đang rất cần được quan tâm, nâng đỡ. Dì đã xin phép Hội Dòng để chị em trong cộng đoàn cùng nhau chăm sóc các trường hợp này.
Với cái Tâm của người mẹ, chị em đã quy tụ các em về cộng đoàn để dưỡng dục. Nhưng khi quy tụ các em về, những khó khăn lại xuất hiện:
- Phòng học chật hẹp, bàn ghế thiếu thốn, giáo viên không chuyên môn. Vì thế khi có con tim mà kiến thức thiếu thốn, cũng không thể giúp các em phát triển tốt được.
Trước những nhu cầu cần thiết như thế, chị em đã được Thiên Chúa Quan phòng lo toan cho, ngay cả những chuyện chị em không dám nghĩ tới, thì Thiên Chúa đã và đang thực hiện cho Chị Em. 1. Trước tiên là đào tạo nhân sự: Năm 2000 Mẹ Hội dòng cử 2 người theo học về chuyên ngành giáo dục đặc biệt, năm 2002 có thêm 2 người nữa… và tiếp đó là hướng cho các em thỉnh sinh cũng theo học chuyên ngành này.
Chị em ghi ơn Mẹ Hội dòng đã kịp thời đáp ứng nhu cầu cần thiết cho chị em thi hành sứ vụ tông đồ. Qua 3 chữ T: Đó là cái Tâm (lòng mến) đi đầu, tiếp đến cái Tầm (tầm nhìn sâu rộng) sau cùng là cái Tài (kiến thức và kỹ năng để phục vụ). 2. Phương tiện đến trường Bản thân các em không thể tự đến trường, ba mẹ lo công ăn việc làm không có giờ đưa rước con.
Năm 2005 thầy Bề trên cùng quý thầy Dòng Sư Huynh Bác Ái đến thăm. Quá chạnh lòng thương, đầu năm 2006, quý thầy đã tặng cho các em một chiếc xe 16 chỗ. Từ đó các em được đưa rước đến trường trong niềm vui khôn tả. Xin tạ ơn Thiên Chúa muôn đời. 3. Cơ sở vật chất. Chúa đã thực hiện lời Ngài: “Chim trời không gieo không gặt, Cha trên trời vẫn lo cho chúng”
Tháng 9 năm 2007 phái đoàn của Linh mục Francis Lý văn Ca từ Úc qua thăm các em và cộng đoàn.
Nhìn thấy phòng lớp ẩm thấp chật hẹp, trông thấy cảnh các em đang ngủ phải ôm chiếu chạy vì mưa dột, mà cha… đau đớn lòng … Khi chia tay cha và phái đoàn đã để lại cho các em niềm hy vọng, ngày mai sẽ có một ngôi trường thoáng mát hơn.
Niềm hy vọng đó đã trở thành hiện thực, ngày 27 tháng 8 năm 2008 trong chuyến viếng thăm các em của Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey, Tổng Giám Mục Giáo phận Perth, và Linh mục Francis Lý văn Ca và một phái đoàn từ Perth, Úc Châu cùng với sự hiện diện của Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu Phụ Tá - lúc đó Ngài còn là thư ký của Tòa Giám Mục Xuân Lộc - Linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy Giám Đốc Caritas của Giáo Phận, cùng với Bề Trên Tổng Quyền của Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm Têrêsa Nguyễn Thị Bạch Tuyết, quý Dì trong Hội Dòng cùng toàn thể các em khuyết tật. Hai Đức cha đã ký kết bản giao ước giúp cho các em có một ngôi trường khang trang, tạo điều kiện tốt nhất để giúp các em học tập và hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, Bề Trên Tổng Quyền cũng đã lo liệu để các Chị Em có được nhà ở, với tiện nghi tương đối để các Chị Em an tâm phục vụ.
Do đó, công trình xây dựng được tiến hành rất tốt đẹp.
Khởi công từ ngày 10 tháng 11 năm 2009. Hoàn tất vào ngày 16 tháng 11 năm 2011.
Ngày 28 tháng 11 năm 2011, các em học sinh cảm thấy vô cùng vui mừng khi được quy tụ về, được học tập chăm sóc trong một ngôi nhà xinh đẹp, các em thật sự cảm thấy mình được thương yêu, quý phụ huynh cảm thấy an lòng khi con mình được diễm phúc đó. 4. Hoạt động hiện nay: Con số những người có hoàn cảnh đặc biệt mà Chị Em của Hội Dòng đang tiếp cận lên tới gần 200 người, tuổi từ 2 đến 50, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc.
Các em dưới nhiều dạng tật khác nhau: khuyết tật thính giác, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật thị giác, khuyết tật vận động, khuyết tật ngôn ngữ, đa tật. Đa số họ là những người nghèo khổ sống trải dài từ Huyện Trảng Bom tới Huyện Thống Nhất, Dầu Giây, thuộc tỉnh Đồng Nai, qua các xã Sông Thao, Bàu Hàm, Xuân Thạnh, Bốt Đỏ, Trung Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa, An Bình, Quảng Đà, An Viễn và Hưng Thịnh. Đặc biệt trong số đó, các Chị Em đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục cho 60 học sinh, có khả năng học tập, tuổi từ 3 đến 21 tuổi. Các học sinh được chia thành các lớp như sau: A. Những em khuyết tật thính giác có 3 lớp:
1 Lớp Mẫu giáo gồm 12 em khiếm thính từ 3 đến 4 tuổi (1 Dì)
1 Lớp Dự bị 1 gồm 8 em khiếm thính từ 5 đến 9 tuổi (1 Dì)
1 Lớp Ghép 12 em khiếm thính từ 12 đến 21 tuổi (đa trình độ, có 3 trình độ) (1 Dì) B. Những em khuyết tật trí tuệ và vận động có 3 lớp
1 Lớp 1A gồm 8 em (1 cô giáo)
1 Lớp 1B gồm 8 em (1 cô giáo)
1 Lớp 2 gồm 12 em (2 cô giáo)
Như vậy, có tất cả 6 lớp và 7 giáo viên. Gồm các phòng chức năng như:
2 Phòng Can Thiệp Sớm
1 Phòng Dạy Phát Âm
1 Phòng Hướng Nghiệp
1 Phòng Thư Viện và Tin Học
1 Phòng Thư Giãn.
Còn số đông những bệnh nhân khác, Chị Em thường xuyên thăm viếng, chuyện trò, chia sẻ tâm tình, giúp đỡ…Theo truyền thống, những dịp lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, Phục Sinh, Chị Em cũng quy tụ tất cả đến để cùng sinh hoạt chung 1 ngày. Trong những dịp này, việc tổ chức chương trình văn nghệ, giao lưu, quà tặng, nhằm góp thêm niềm vui cho những cảnh đời khó khăn. Cũng trong tâm tình chia sẻ, trong năm, vào những dịp lễ, tết, các bệnh nhân cũng được những đoàn từ thiện, các nhà hảo tâm đến thăm viếng và tặng quà khích lệ.
Hơn thế nữa, việc thăm viếng, chia sẻ những ưu tư, trăn trở và lo lắng của các bệnh nhân và gia đình của họ, nhằm nâng đỡ nhu cầu tâm linh và cuộc sống của những người anh chị em là một trong những hoạt động thường xuyên của chị em Đa Minh. Đó là những công việc Hội Dòng đang thực hiện.
Ngoài ra, Hội Dòng cũng có những kế hoạch và dự tính cho tương lai như sau:
+ Mở thêm mấy lớp học mẫu giáo cho các cháu bình thường, nhằm tạo môi trương thuận lợi giúp cho học sinh khuyết tật có thể dễ dàng hòa nhập và phát triển tốt hơn.
+ Để giúp trẻ khuyết tật phát huy khả năng còn lại của mình cách tốt nhất, Hội Dòng sẽ trang bị và thiết kế các phòng chức năng đúng quy cách phù hợp với các dạng tật của các em.
+ Thiết kế thêm 2 phòng chức năng là: Phòng Tâm Vận Động và Phòng Điều Hòa Cảm Giác.
+ Mở lớp hướng nghiệp để giúp cho tương lai các em có thể tự lực mưu sinh bằng chính nỗ lực của mình.
+ Đào tạo thêm nhân sự để việc phục vụ mang tính khoa học và đem lại hiệu quả tốt nhất
Các Chị Em Chuẩn Bị Ngày Khánh Thành
Là những nữ tu Đaminh Thánh Tâm Xuân Lộc, Chị Em mong ước chính mỗi chị em sẽ trở thành chiếc cầu nối để nối kết các em với nhiều tương quan xã hội, cụ thể trước hết với những người thân cận, với các công ty, xí nghiệp, xã hội, ước ao xã hội chung quanh các em sẵn sàng tiếp nhận và nâng đỡ các em như những thành viên bình đẳng và có quyền lợi như mọi người trước những nỗ lực của họ. Với trái tim thích yêu thương phục vụ, với nhiều ước vọng dựng xây… nhưng trước thân phận mỏng dòn, yếu đuối, với khả năng nhiều giới hạn, những ước mơ của Hội Dòng có thành hiện thực hay không, là nhờ vào sự yêu thương quan tâm của Giáo Phận, Quý Cha, Quý Bề Trên, Quý Ân Nhân rất nhiều. Hội Dòng tiếp tục xây hy vọng vì tin rằng: Lòng nhân hậu, tình thương và sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.
Hội Dòng cũng tin rằng: khi nhận được tình yêu thương quảng đại, những mảnh đời gian khổ sẽ nhận ra được tình yêu cao, sâu, dài, rộng của Thiên Chúa là Cha chúng ta cũng là Cha của các em.
Thay Lời Kết:
“Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương con vô bờ bến và Chúa đã không muốn con giữ lại cho riêng mình, nhưng là chia sẻ tình yêu ấy cho những người sống chung quanh con, đặc biệt là các em khuyết tật mà con đang chăm sóc. Xin cho con biết mở rộng tâm hồn để cảm thông, xin cho con biết mở rộng bàn tay để chia sẻ và săn sóc các em vì con luôn xác tín rằng Chúa đang hiện diện trong từng em như chính Chúa đang hiện diện trong chính con". Amen.
Trung Tâm Khuyết Tật Hoa Hồng, Bàu Cá
Ngày Mùng Năm Tết Nhâm Thìn
Tức là ngày 27 tháng Giêng 2012
Nữ Tu Thanh Thúy OP Thánh Tâm
Bài viết có liên quan đến Trung Tâm Khuyết Tật Hoa Hồng, Bàu Cá: "Những Mảnh Đời Bất Hạnh" - http://www.vietcatholic.org/News/Html/82245.htm
Vào năm 1997, trên đường đi thăm bà con, đồng bào, Dì Catarina Trần Thị Trí trông thấy một em bé bại liệt nằm trơ trụi 1 mình trên mảnh chiếu, trong 1 cái chuồng tre … Quá chạnh lòng, như người Samaritanô, Dì đã cưu mang, chăm sóc em…Cũng từ đây, Dì dần dần khám phá ra con số các em có hoàn cảnh đặc biệt ngày càng nhiều hơn chung quanh Dì, họ là những người đang rất cần được quan tâm, nâng đỡ. Dì đã xin phép Hội Dòng để chị em trong cộng đoàn cùng nhau chăm sóc các trường hợp này.
Với cái Tâm của người mẹ, chị em đã quy tụ các em về cộng đoàn để dưỡng dục. Nhưng khi quy tụ các em về, những khó khăn lại xuất hiện:
- Phòng học chật hẹp, bàn ghế thiếu thốn, giáo viên không chuyên môn. Vì thế khi có con tim mà kiến thức thiếu thốn, cũng không thể giúp các em phát triển tốt được.
Trước những nhu cầu cần thiết như thế, chị em đã được Thiên Chúa Quan phòng lo toan cho, ngay cả những chuyện chị em không dám nghĩ tới, thì Thiên Chúa đã và đang thực hiện cho Chị Em. 1. Trước tiên là đào tạo nhân sự: Năm 2000 Mẹ Hội dòng cử 2 người theo học về chuyên ngành giáo dục đặc biệt, năm 2002 có thêm 2 người nữa… và tiếp đó là hướng cho các em thỉnh sinh cũng theo học chuyên ngành này.
Chị em ghi ơn Mẹ Hội dòng đã kịp thời đáp ứng nhu cầu cần thiết cho chị em thi hành sứ vụ tông đồ. Qua 3 chữ T: Đó là cái Tâm (lòng mến) đi đầu, tiếp đến cái Tầm (tầm nhìn sâu rộng) sau cùng là cái Tài (kiến thức và kỹ năng để phục vụ). 2. Phương tiện đến trường Bản thân các em không thể tự đến trường, ba mẹ lo công ăn việc làm không có giờ đưa rước con.
Năm 2005 thầy Bề trên cùng quý thầy Dòng Sư Huynh Bác Ái đến thăm. Quá chạnh lòng thương, đầu năm 2006, quý thầy đã tặng cho các em một chiếc xe 16 chỗ. Từ đó các em được đưa rước đến trường trong niềm vui khôn tả. Xin tạ ơn Thiên Chúa muôn đời. 3. Cơ sở vật chất. Chúa đã thực hiện lời Ngài: “Chim trời không gieo không gặt, Cha trên trời vẫn lo cho chúng”
Tháng 9 năm 2007 phái đoàn của Linh mục Francis Lý văn Ca từ Úc qua thăm các em và cộng đoàn.
Nhìn thấy phòng lớp ẩm thấp chật hẹp, trông thấy cảnh các em đang ngủ phải ôm chiếu chạy vì mưa dột, mà cha… đau đớn lòng … Khi chia tay cha và phái đoàn đã để lại cho các em niềm hy vọng, ngày mai sẽ có một ngôi trường thoáng mát hơn.
Niềm hy vọng đó đã trở thành hiện thực, ngày 27 tháng 8 năm 2008 trong chuyến viếng thăm các em của Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey, Tổng Giám Mục Giáo phận Perth, và Linh mục Francis Lý văn Ca và một phái đoàn từ Perth, Úc Châu cùng với sự hiện diện của Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu Phụ Tá - lúc đó Ngài còn là thư ký của Tòa Giám Mục Xuân Lộc - Linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy Giám Đốc Caritas của Giáo Phận, cùng với Bề Trên Tổng Quyền của Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm Têrêsa Nguyễn Thị Bạch Tuyết, quý Dì trong Hội Dòng cùng toàn thể các em khuyết tật. Hai Đức cha đã ký kết bản giao ước giúp cho các em có một ngôi trường khang trang, tạo điều kiện tốt nhất để giúp các em học tập và hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, Bề Trên Tổng Quyền cũng đã lo liệu để các Chị Em có được nhà ở, với tiện nghi tương đối để các Chị Em an tâm phục vụ.
Do đó, công trình xây dựng được tiến hành rất tốt đẹp.
Khởi công từ ngày 10 tháng 11 năm 2009. Hoàn tất vào ngày 16 tháng 11 năm 2011.
Ngày 28 tháng 11 năm 2011, các em học sinh cảm thấy vô cùng vui mừng khi được quy tụ về, được học tập chăm sóc trong một ngôi nhà xinh đẹp, các em thật sự cảm thấy mình được thương yêu, quý phụ huynh cảm thấy an lòng khi con mình được diễm phúc đó. 4. Hoạt động hiện nay: Con số những người có hoàn cảnh đặc biệt mà Chị Em của Hội Dòng đang tiếp cận lên tới gần 200 người, tuổi từ 2 đến 50, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc.
Các em dưới nhiều dạng tật khác nhau: khuyết tật thính giác, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật thị giác, khuyết tật vận động, khuyết tật ngôn ngữ, đa tật. Đa số họ là những người nghèo khổ sống trải dài từ Huyện Trảng Bom tới Huyện Thống Nhất, Dầu Giây, thuộc tỉnh Đồng Nai, qua các xã Sông Thao, Bàu Hàm, Xuân Thạnh, Bốt Đỏ, Trung Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa, An Bình, Quảng Đà, An Viễn và Hưng Thịnh. Đặc biệt trong số đó, các Chị Em đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục cho 60 học sinh, có khả năng học tập, tuổi từ 3 đến 21 tuổi. Các học sinh được chia thành các lớp như sau: A. Những em khuyết tật thính giác có 3 lớp:
1 Lớp Mẫu giáo gồm 12 em khiếm thính từ 3 đến 4 tuổi (1 Dì)
1 Lớp Dự bị 1 gồm 8 em khiếm thính từ 5 đến 9 tuổi (1 Dì)
1 Lớp Ghép 12 em khiếm thính từ 12 đến 21 tuổi (đa trình độ, có 3 trình độ) (1 Dì) B. Những em khuyết tật trí tuệ và vận động có 3 lớp
1 Lớp 1A gồm 8 em (1 cô giáo)
1 Lớp 1B gồm 8 em (1 cô giáo)
1 Lớp 2 gồm 12 em (2 cô giáo)
Như vậy, có tất cả 6 lớp và 7 giáo viên. Gồm các phòng chức năng như:
2 Phòng Can Thiệp Sớm
1 Phòng Dạy Phát Âm
1 Phòng Hướng Nghiệp
1 Phòng Thư Viện và Tin Học
1 Phòng Thư Giãn.
Còn số đông những bệnh nhân khác, Chị Em thường xuyên thăm viếng, chuyện trò, chia sẻ tâm tình, giúp đỡ…Theo truyền thống, những dịp lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, Phục Sinh, Chị Em cũng quy tụ tất cả đến để cùng sinh hoạt chung 1 ngày. Trong những dịp này, việc tổ chức chương trình văn nghệ, giao lưu, quà tặng, nhằm góp thêm niềm vui cho những cảnh đời khó khăn. Cũng trong tâm tình chia sẻ, trong năm, vào những dịp lễ, tết, các bệnh nhân cũng được những đoàn từ thiện, các nhà hảo tâm đến thăm viếng và tặng quà khích lệ.
Hơn thế nữa, việc thăm viếng, chia sẻ những ưu tư, trăn trở và lo lắng của các bệnh nhân và gia đình của họ, nhằm nâng đỡ nhu cầu tâm linh và cuộc sống của những người anh chị em là một trong những hoạt động thường xuyên của chị em Đa Minh. Đó là những công việc Hội Dòng đang thực hiện.
Ngoài ra, Hội Dòng cũng có những kế hoạch và dự tính cho tương lai như sau:
+ Mở thêm mấy lớp học mẫu giáo cho các cháu bình thường, nhằm tạo môi trương thuận lợi giúp cho học sinh khuyết tật có thể dễ dàng hòa nhập và phát triển tốt hơn.
+ Để giúp trẻ khuyết tật phát huy khả năng còn lại của mình cách tốt nhất, Hội Dòng sẽ trang bị và thiết kế các phòng chức năng đúng quy cách phù hợp với các dạng tật của các em.
+ Thiết kế thêm 2 phòng chức năng là: Phòng Tâm Vận Động và Phòng Điều Hòa Cảm Giác.
+ Mở lớp hướng nghiệp để giúp cho tương lai các em có thể tự lực mưu sinh bằng chính nỗ lực của mình.
+ Đào tạo thêm nhân sự để việc phục vụ mang tính khoa học và đem lại hiệu quả tốt nhất
Các Chị Em Chuẩn Bị Ngày Khánh Thành
Là những nữ tu Đaminh Thánh Tâm Xuân Lộc, Chị Em mong ước chính mỗi chị em sẽ trở thành chiếc cầu nối để nối kết các em với nhiều tương quan xã hội, cụ thể trước hết với những người thân cận, với các công ty, xí nghiệp, xã hội, ước ao xã hội chung quanh các em sẵn sàng tiếp nhận và nâng đỡ các em như những thành viên bình đẳng và có quyền lợi như mọi người trước những nỗ lực của họ. Với trái tim thích yêu thương phục vụ, với nhiều ước vọng dựng xây… nhưng trước thân phận mỏng dòn, yếu đuối, với khả năng nhiều giới hạn, những ước mơ của Hội Dòng có thành hiện thực hay không, là nhờ vào sự yêu thương quan tâm của Giáo Phận, Quý Cha, Quý Bề Trên, Quý Ân Nhân rất nhiều. Hội Dòng tiếp tục xây hy vọng vì tin rằng: Lòng nhân hậu, tình thương và sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.
Hội Dòng cũng tin rằng: khi nhận được tình yêu thương quảng đại, những mảnh đời gian khổ sẽ nhận ra được tình yêu cao, sâu, dài, rộng của Thiên Chúa là Cha chúng ta cũng là Cha của các em.
Thay Lời Kết:
“Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương con vô bờ bến và Chúa đã không muốn con giữ lại cho riêng mình, nhưng là chia sẻ tình yêu ấy cho những người sống chung quanh con, đặc biệt là các em khuyết tật mà con đang chăm sóc. Xin cho con biết mở rộng tâm hồn để cảm thông, xin cho con biết mở rộng bàn tay để chia sẻ và săn sóc các em vì con luôn xác tín rằng Chúa đang hiện diện trong từng em như chính Chúa đang hiện diện trong chính con". Amen.
Trung Tâm Khuyết Tật Hoa Hồng, Bàu Cá
Ngày Mùng Năm Tết Nhâm Thìn
Tức là ngày 27 tháng Giêng 2012
Nữ Tu Thanh Thúy OP Thánh Tâm
Bài viết có liên quan đến Trung Tâm Khuyết Tật Hoa Hồng, Bàu Cá: "Những Mảnh Đời Bất Hạnh" - http://www.vietcatholic.org/News/Html/82245.htm
Dạ Tiệc mừng Xuân Nhâm Thìn 2012 tại Sydney
Diệp Hải Dung
19:52 27/01/2012
Tối thứ Sáu 27/01/2012 khoảng 650 người đã đến nhà hàng Crystal Palace ở Canley Heights tham dự buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Tết Nhâm Thìn do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức với mục đích bảo tồn nền Văn Hóa Việt Nam và tạo cơ hội giúp cho các bậc con em hiếu thảo nhớ đến ông bà cha mẹ trong dịp Xuân về.
Xin xem hình
Khai mạc buổi Dạ Tiệc với 3 hồi chiêng trống cổ truyền vang dội khắp nhà hàng, Mc Đinh Kiên Giang giới thiệu qúy Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Dương Thanh Liêm và Cha Đặng Đình Nên với trang phục truyền thống Việt Nam ra sân khấu chúc Tết mọi người. Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt quý Cha chúc Tết mọi người và nguyện xin Thiên Chúa chúc lành ban bình an cho Cộng Đồng trong Năm Mới Nhâm Thìn 2012 và đồng thời tất cả mọi người đều đứng lên hiệp với các bạn trẻ trong Cộng Đồng cùng hát bài Tán Tụng Hồng Ân cảm tạ Thiên Chúa đã ban ơn lành cho mọi người trong năm qua và thêm sự đoàn kết gắn bó thân thương trong tình yêu Chúa Giêsu KiTô nhân dịp mừng Năm Mới Nhâm Thìn 2012.
Kế tiếp Ban Thường Vụ và các vị Trưởng Ban của Giáo Đoàn Cabramatta, Fairfiled, Georges Hall, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, Revesby, và Trung Tâm Bringelly lên chúc Tết. Ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng chúc Tết quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và mọi được an khang thịnh vượng và bình an trong ơn Chúa và đồng ca bài Ly Rượu Mừng cùng đón Xuân về.
Sau khi chấm dứt nghi thức khai mạc là chương trình Văn Nghệ do Các Bạn Trẻ trong CĐCGVN TGP Sydney phụ trách với những tiết mục Múa Lân, Hoạt Cảnh, Hợp Ca, Song Ca, Đơn, Vũ với những nhạc phẩm Ca Khúc Mừng Xuân, Chúc Xuân Vui Vẻ, Đón Xuân, Những Kiếp Hoa Xuân, Mừng Xuân v..v..Cha Dương Thanh Liêm cũng giúp vui với câu vọng cổ miền Nam rất mùi tạo bầu khí trong nhà hàng thêm sự ấm cúng thân thương. Hai em Thảo Ngân,Thảo Trang với nhạc phẩm Bà Tôi được mọi người tán thưởng nồng nhiệt.
Lồng vào chương trình văn nghệ, là phần chúc Tết đến các Cụ Ông Cụ Bà và các vị Cao Niên được mời lên trước sân khấu. Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên Úy chúc Tết đến quý cụ cao niên, ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN Sydney thay mặt Hội Đồng Mục Vụ ngỏ lời chúc Tết quý cụ đồng thời Ban Tiếp Tân đẩy xe bánh Chưng, và Dưa Hấu ra mắt mọi người với chiếc bánh Chưng rất lớn 1 thước vuông do ông bà Tân và ông Bà Nguyễn Đức Nhân thực hiện ủng hộ buổi Dạ Tiệc. Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, ông Giang Hoan Chủ tịch và ông bà cao niên Nguyễn Văn Khi cùng cắt chiếc bánh Chưng, và ông bà Võ Công Lượng cùng cắt Dưa Hấu. Sau đó quý Cha phát quà Năm Mới cho các vị cao niên để được tràn đầy ơn lành của Thiên Chúa và Mẹ Maria, đặc biệt năm nay có Cha Cựu Tuyên úy Nguyễn Thái Hoạch lên nhận qùa đầu năm. Ngài năm nay đã trên 70 tuổi. Món quà đặc biệt năm nay rất ý nghĩa là di ảnh của Người Tôi Tớ Chúa Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận qùy giơ tay cầu nguyện trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam. Trong khi đó tất cả mọi người cùng hát bài Cầu Cho Cha Mẹ để tỏ lòng ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục. Đặc biệt trong đêm Dạ Tiệc có phần sổ xố mua vui may mắn trong Năm Mới do ông Trần Đăng Cao điều hợp rất là náo nhiệt và hào hứng.
Sau cùng anh Đinh Kiên Giang Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng ngỏ cám ơn quý Cha, quý quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Nhâm Thìn, đặc biệt cám ơn quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn, quý vị ân nhân đã đóng góp giúp đỡ cho Cộng Đồng tổ chức đêm Dạ Tiệc được thành công và tốt đẹp. Anh cũng ngỏ lời cám ơn chị Võ thị Bạch Huệ chủ nhân của nhà hàng Crystal Palace luôn giúp cho Cộng Đồng có những cơ hội tổ chức buổi tiệc. Sau đó buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Nhâm Thìn kết thúc vào khoảng 11pm.
Xin xem hình
Khai mạc buổi Dạ Tiệc với 3 hồi chiêng trống cổ truyền vang dội khắp nhà hàng, Mc Đinh Kiên Giang giới thiệu qúy Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Dương Thanh Liêm và Cha Đặng Đình Nên với trang phục truyền thống Việt Nam ra sân khấu chúc Tết mọi người. Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt quý Cha chúc Tết mọi người và nguyện xin Thiên Chúa chúc lành ban bình an cho Cộng Đồng trong Năm Mới Nhâm Thìn 2012 và đồng thời tất cả mọi người đều đứng lên hiệp với các bạn trẻ trong Cộng Đồng cùng hát bài Tán Tụng Hồng Ân cảm tạ Thiên Chúa đã ban ơn lành cho mọi người trong năm qua và thêm sự đoàn kết gắn bó thân thương trong tình yêu Chúa Giêsu KiTô nhân dịp mừng Năm Mới Nhâm Thìn 2012.
Kế tiếp Ban Thường Vụ và các vị Trưởng Ban của Giáo Đoàn Cabramatta, Fairfiled, Georges Hall, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, Revesby, và Trung Tâm Bringelly lên chúc Tết. Ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng chúc Tết quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và mọi được an khang thịnh vượng và bình an trong ơn Chúa và đồng ca bài Ly Rượu Mừng cùng đón Xuân về.
Sau khi chấm dứt nghi thức khai mạc là chương trình Văn Nghệ do Các Bạn Trẻ trong CĐCGVN TGP Sydney phụ trách với những tiết mục Múa Lân, Hoạt Cảnh, Hợp Ca, Song Ca, Đơn, Vũ với những nhạc phẩm Ca Khúc Mừng Xuân, Chúc Xuân Vui Vẻ, Đón Xuân, Những Kiếp Hoa Xuân, Mừng Xuân v..v..Cha Dương Thanh Liêm cũng giúp vui với câu vọng cổ miền Nam rất mùi tạo bầu khí trong nhà hàng thêm sự ấm cúng thân thương. Hai em Thảo Ngân,Thảo Trang với nhạc phẩm Bà Tôi được mọi người tán thưởng nồng nhiệt.
Lồng vào chương trình văn nghệ, là phần chúc Tết đến các Cụ Ông Cụ Bà và các vị Cao Niên được mời lên trước sân khấu. Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên Úy chúc Tết đến quý cụ cao niên, ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN Sydney thay mặt Hội Đồng Mục Vụ ngỏ lời chúc Tết quý cụ đồng thời Ban Tiếp Tân đẩy xe bánh Chưng, và Dưa Hấu ra mắt mọi người với chiếc bánh Chưng rất lớn 1 thước vuông do ông bà Tân và ông Bà Nguyễn Đức Nhân thực hiện ủng hộ buổi Dạ Tiệc. Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, ông Giang Hoan Chủ tịch và ông bà cao niên Nguyễn Văn Khi cùng cắt chiếc bánh Chưng, và ông bà Võ Công Lượng cùng cắt Dưa Hấu. Sau đó quý Cha phát quà Năm Mới cho các vị cao niên để được tràn đầy ơn lành của Thiên Chúa và Mẹ Maria, đặc biệt năm nay có Cha Cựu Tuyên úy Nguyễn Thái Hoạch lên nhận qùa đầu năm. Ngài năm nay đã trên 70 tuổi. Món quà đặc biệt năm nay rất ý nghĩa là di ảnh của Người Tôi Tớ Chúa Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận qùy giơ tay cầu nguyện trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam. Trong khi đó tất cả mọi người cùng hát bài Cầu Cho Cha Mẹ để tỏ lòng ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục. Đặc biệt trong đêm Dạ Tiệc có phần sổ xố mua vui may mắn trong Năm Mới do ông Trần Đăng Cao điều hợp rất là náo nhiệt và hào hứng.
Sau cùng anh Đinh Kiên Giang Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng ngỏ cám ơn quý Cha, quý quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Nhâm Thìn, đặc biệt cám ơn quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn, quý vị ân nhân đã đóng góp giúp đỡ cho Cộng Đồng tổ chức đêm Dạ Tiệc được thành công và tốt đẹp. Anh cũng ngỏ lời cám ơn chị Võ thị Bạch Huệ chủ nhân của nhà hàng Crystal Palace luôn giúp cho Cộng Đồng có những cơ hội tổ chức buổi tiệc. Sau đó buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Nhâm Thìn kết thúc vào khoảng 11pm.
Tháng 2: kính Thánh Gia Thất
Trầm Thiên Thu
08:26 27/01/2012
Ý chung: Cầu xin có nước. Xin Chúa ban cho mọi người có nước sạch và những thứ cần thiết khác cho cuộc sống thường nhật.
Ý truyền giáo: Cầu cho các nhân viên y tế. Xin Chúa nâng đỡ các nhân viên y tế khi họ giúp đỡ những bệnh nhân và những người già ở những vùng miền nghèo khổ nhất thế giới.
Theo truyền thống, Giáo hội Công giáo dành riêng tháng Hai để tôn kính Thánh Gia Thất, mẫu gương hoàn hảo về đời sống giáo dục đối với những người Kitô giáo. Khi cầu nguyện với Thánh Gia Thất, chúng ta suy niệm về mẫu gương của Thánh Gia Thất, cầu xin Thánh Gia Thất nâng đỡ và che chở các gia đình, đồng thời xin Thánh Gia Thất giúp mỗi thành viên gia đình biết trung thành với bổn phận của mình với lòng yêu thương.
Thật lành thánh khi cầu nguyện với Thánh Gia Thất hàng ngày, nhờ vậy mà luôn tập trung vào đời sống gia đình. Hiếu thảo là điều quan trọng vì đạo hiếu đã được Chúa chú trọng và đặt thành giới răn thứ tư: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Hc 3:1-16). Người ta có thể chọn lựa cho mình nhiều thứ, kể cả cách sống, nhưng không ai có thể chọn cha mẹ cho mình. Vì vậy, dù cha mẹ có thế nào thì con cái vẫn phải làm tròn chữ hiếu.
Không ai biết lúc nào mình từ giã cõi đời này, có thể chỉ trong vài giây phút nữa thôi. Hãy cầu nguyện với Chúa Giêsu, xin Ngài ban cho chúng ta được sự bảo vệ của Đức Mẹ Maria và của Đức Thánh Giuse khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng. Đó lời cầu nguyện cần thiết, nhất là mỗi tối trước khi chúng ta đi ngủ.
Chúa Giêsu có thể đến với chúng ta bằng nhiều cách, nhưng Thiên Chúa lại chọn cách sai Chúa Con sinh vào một gia đình nghèo. Như vậy, Ngài đã đặt Thánh Gia Thất làm mẫu gương cho tất cả chúng ta, và đề cao gia đình Kitô giáo hơn mức tự nhiên bình thường.
Mỗi người hãy dâng chính gia đình của mình cho Thánh Gia Thất, trong đó có người Con hoàn hảo, người Mẹ hoàn hảo và người Cha hoàn hảo. Hãy xin Chúa Giêsu giúp chúng ta sống vuông tròn bổn phận làm con cháu, xin Đức Mẹ giúp chúng ta sống tròn bổn phận làm mẹ và làm vợ, và xin Đức Thánh Giuse giúp chúng ta sống tròn bổn phận làm cha và làm chồng. Nhờ Thánh Gia Thất, chúng ta hy vọng cả gia đình mình sẽ được cứu độ và được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu nơi Thiên quốc.
ĐGH Leo XIII nói: “Thực sự không có gì có thể tốt lành và hiệu quả hơn đối với các gia đình Kitô giáo khi suy niệm về mẫu gương của Thánh Gia Thất, vì Thánh Gia Thất bao gồm các nhân đức gia đình”.
Ơn cứu độ không là hành động riêng tư. Chúa Giêsu ban ơn cứu độ cho nhân loại qua sự Giáng sinh, Tử nạn và Phục sinh của Ngài. Chúng ta phải cùng nhau làm cho ơn cứu độ trở nên hiệu quả, nhất là qua sự hợp tác gia đình. Chính thánh Augustinô quả quyết: “Chúa không cần hỏi ý kiến con khi Ngài dựng nên con, nhưng phải có sự hợp tác của con khi Ngài cứu độ con”.
Là một gia đình, là một tổ ấm, chúng ta muốn cùng nhau dùng bữa hoặc làm việc gì đó. Vậy chúng ta cũng hãy cùng nhau cầu nguyện mỗi tối để Ơn Thánh sưởi ấm gia đình chúng ta trở thành Tổ ấm đích thực. Sống đời gia đình là một Ơn Gọi, nhưng chúng ta chưa thực sự tôn trọng Ơn Gọi ấy đúng mức theo Tôn Ý Thiên Chúa, thậm chí đôi khi còn bị coi thường khi so sánh với các dạng Ơn Gọi khác!
Lạy Thánh Gia Thất, xin giúp chúng con luôn biết dấn thân, hy sinh và quên mình để biết yêu thương nhau, can đảm thực hiện đúng vai trò của mỗi thành viên gia đình cho đúng Ý Chúa. Chúng con cầu xin nhân danh Anh Hai Giêsu, Thiên Chúa của chúng con. Amen.
Ý truyền giáo: Cầu cho các nhân viên y tế. Xin Chúa nâng đỡ các nhân viên y tế khi họ giúp đỡ những bệnh nhân và những người già ở những vùng miền nghèo khổ nhất thế giới.
Theo truyền thống, Giáo hội Công giáo dành riêng tháng Hai để tôn kính Thánh Gia Thất, mẫu gương hoàn hảo về đời sống giáo dục đối với những người Kitô giáo. Khi cầu nguyện với Thánh Gia Thất, chúng ta suy niệm về mẫu gương của Thánh Gia Thất, cầu xin Thánh Gia Thất nâng đỡ và che chở các gia đình, đồng thời xin Thánh Gia Thất giúp mỗi thành viên gia đình biết trung thành với bổn phận của mình với lòng yêu thương.
Thật lành thánh khi cầu nguyện với Thánh Gia Thất hàng ngày, nhờ vậy mà luôn tập trung vào đời sống gia đình. Hiếu thảo là điều quan trọng vì đạo hiếu đã được Chúa chú trọng và đặt thành giới răn thứ tư: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Hc 3:1-16). Người ta có thể chọn lựa cho mình nhiều thứ, kể cả cách sống, nhưng không ai có thể chọn cha mẹ cho mình. Vì vậy, dù cha mẹ có thế nào thì con cái vẫn phải làm tròn chữ hiếu.
Không ai biết lúc nào mình từ giã cõi đời này, có thể chỉ trong vài giây phút nữa thôi. Hãy cầu nguyện với Chúa Giêsu, xin Ngài ban cho chúng ta được sự bảo vệ của Đức Mẹ Maria và của Đức Thánh Giuse khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng. Đó lời cầu nguyện cần thiết, nhất là mỗi tối trước khi chúng ta đi ngủ.
Chúa Giêsu có thể đến với chúng ta bằng nhiều cách, nhưng Thiên Chúa lại chọn cách sai Chúa Con sinh vào một gia đình nghèo. Như vậy, Ngài đã đặt Thánh Gia Thất làm mẫu gương cho tất cả chúng ta, và đề cao gia đình Kitô giáo hơn mức tự nhiên bình thường.
Mỗi người hãy dâng chính gia đình của mình cho Thánh Gia Thất, trong đó có người Con hoàn hảo, người Mẹ hoàn hảo và người Cha hoàn hảo. Hãy xin Chúa Giêsu giúp chúng ta sống vuông tròn bổn phận làm con cháu, xin Đức Mẹ giúp chúng ta sống tròn bổn phận làm mẹ và làm vợ, và xin Đức Thánh Giuse giúp chúng ta sống tròn bổn phận làm cha và làm chồng. Nhờ Thánh Gia Thất, chúng ta hy vọng cả gia đình mình sẽ được cứu độ và được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu nơi Thiên quốc.
ĐGH Leo XIII nói: “Thực sự không có gì có thể tốt lành và hiệu quả hơn đối với các gia đình Kitô giáo khi suy niệm về mẫu gương của Thánh Gia Thất, vì Thánh Gia Thất bao gồm các nhân đức gia đình”.
Ơn cứu độ không là hành động riêng tư. Chúa Giêsu ban ơn cứu độ cho nhân loại qua sự Giáng sinh, Tử nạn và Phục sinh của Ngài. Chúng ta phải cùng nhau làm cho ơn cứu độ trở nên hiệu quả, nhất là qua sự hợp tác gia đình. Chính thánh Augustinô quả quyết: “Chúa không cần hỏi ý kiến con khi Ngài dựng nên con, nhưng phải có sự hợp tác của con khi Ngài cứu độ con”.
Là một gia đình, là một tổ ấm, chúng ta muốn cùng nhau dùng bữa hoặc làm việc gì đó. Vậy chúng ta cũng hãy cùng nhau cầu nguyện mỗi tối để Ơn Thánh sưởi ấm gia đình chúng ta trở thành Tổ ấm đích thực. Sống đời gia đình là một Ơn Gọi, nhưng chúng ta chưa thực sự tôn trọng Ơn Gọi ấy đúng mức theo Tôn Ý Thiên Chúa, thậm chí đôi khi còn bị coi thường khi so sánh với các dạng Ơn Gọi khác!
Lạy Thánh Gia Thất, xin giúp chúng con luôn biết dấn thân, hy sinh và quên mình để biết yêu thương nhau, can đảm thực hiện đúng vai trò của mỗi thành viên gia đình cho đúng Ý Chúa. Chúng con cầu xin nhân danh Anh Hai Giêsu, Thiên Chúa của chúng con. Amen.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin gia đình ông Đoàn Văn Vươn cho biết đã bị mất số cá và cua trị giá 1,5 tỷ đồng sau vụ cưỡng chế.
BBC
10:04 27/01/2012
Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin gia đình ông Đoàn Văn Vươn cho biết đã bị mất số cá và cua trị giá 1,5 tỷ đồng sau vụ cưỡng chế.
Bà Phạm Thị Hiền, em dâu ông Đoàn Văn Vươn, xác nhận số tôm cá bị mất và nói người của gia đình chủ đầm gần đó đứng đằng sau vụ này.
Trang mạng của Đài tiếng nói Việt Nam chỉ nói tên chủ đầm này là T.K.
Bà Hiền và bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Vươn, mới được cho quay trở lại khu đầm và dựng lều ở tạm sau khi những người lạ mặt tới canh khu đất của gia đình rút đi trước dịp Tết.
"Khi em về thì người ta đã đánh bắt gần hết, trong đầm bây giờ em không thấy tăm cá, cua nào ngoi lên," bà Hiền nói.
"Chính những người từng mua cua, cá nhà em những năm trước đã đến đây mua của họ."
Một người dân địa phương được nêu tên là H. cũng được dẫn lời nói:
"Sáng hôm 6/1 tôi tỉnh dậy thì thấy đầm nhà anh Vươn đã bị tháo nước, hôm sau thì thấy nhiều người bắt cá, tôm,"
"Có hôm tôi thấy ba người dùng kích điện để bắt cá ở khu đầm này."
'Giải quyết nhanh'
Trong vụ cưỡng chế hơn 19 ha đất nuôi trồng thủy sản hôm 5/1, người trong gia đình ông Vươn đã bị cáo buộc dùng súng chống lại lực lượng chức năng làm bốn công an và hai quân nhân bị thương.
Bà Hiền nói với BBC bà không coi việc cưỡng chế đất là thi hành công vụ mà là một vụ "cướp" và cáo buộc chính quyền áp dụng sai luật và đã từng nhiều lần thu hồi đất để giao cho những người khác khai thác thay vì giao lại cho các chủ đầm cũ.
Chính quyền huyện Tiên Lãng Hải Phòng đã bị một số giới chỉ trích vì dùng bạo lực cưỡng chế đất, phá nhà của gia đình ông Vươn và việc thu hồi đất không rõ ràng trong việc áp dụng luật và mục đích thu hồi.
Một đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tới Hải Phòng trong những ngày trước Tết và tiếp xúc với chính quyền, người dân xã Vinh Quang và gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Gia đình ông Vươn nói đoàn hứa sẽ chuyển lời nhắn gửi của gia đình về chuyện muốn thân nhân được chăm sóc tốt trong trại giam và muốn sự việc được giải quyết nhanh tới chính quyền Hải Phòng và trung ương.
Trang mạng của Đài tiếng nói Việt Nam chỉ nói tên chủ đầm này là T.K.
Bà Hiền và bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Vươn, mới được cho quay trở lại khu đầm và dựng lều ở tạm sau khi những người lạ mặt tới canh khu đất của gia đình rút đi trước dịp Tết.
"Khi em về thì người ta đã đánh bắt gần hết, trong đầm bây giờ em không thấy tăm cá, cua nào ngoi lên," bà Hiền nói.
"Chính những người từng mua cua, cá nhà em những năm trước đã đến đây mua của họ."
Một người dân địa phương được nêu tên là H. cũng được dẫn lời nói:
"Sáng hôm 6/1 tôi tỉnh dậy thì thấy đầm nhà anh Vươn đã bị tháo nước, hôm sau thì thấy nhiều người bắt cá, tôm,"
"Có hôm tôi thấy ba người dùng kích điện để bắt cá ở khu đầm này."
'Giải quyết nhanh'
Trong vụ cưỡng chế hơn 19 ha đất nuôi trồng thủy sản hôm 5/1, người trong gia đình ông Vươn đã bị cáo buộc dùng súng chống lại lực lượng chức năng làm bốn công an và hai quân nhân bị thương.
Bà Hiền nói với BBC bà không coi việc cưỡng chế đất là thi hành công vụ mà là một vụ "cướp" và cáo buộc chính quyền áp dụng sai luật và đã từng nhiều lần thu hồi đất để giao cho những người khác khai thác thay vì giao lại cho các chủ đầm cũ.
Chính quyền huyện Tiên Lãng Hải Phòng đã bị một số giới chỉ trích vì dùng bạo lực cưỡng chế đất, phá nhà của gia đình ông Vươn và việc thu hồi đất không rõ ràng trong việc áp dụng luật và mục đích thu hồi.
Một đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tới Hải Phòng trong những ngày trước Tết và tiếp xúc với chính quyền, người dân xã Vinh Quang và gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Gia đình ông Vươn nói đoàn hứa sẽ chuyển lời nhắn gửi của gia đình về chuyện muốn thân nhân được chăm sóc tốt trong trại giam và muốn sự việc được giải quyết nhanh tới chính quyền Hải Phòng và trung ương.
Nông dân Bắc Giang bị công an đánh chết
TN Người Việt
08:37 27/01/2012
Nông dân Bắc Giang bị công an đánh chết
BẮC GIANG (NV) - Một nông dân ở tỉnh Bắc Giang chống lại lệnh cưỡng chế đất đã bị công an đánh thương tích trầm trọng rồi chết mấy ngày sau đó.
Theo BBC và RFA, nông dân Nguyễn Văn Hùng, 50 tuổi, ở thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã chết vào ngày mùng 4 Tết Nhâm Thìn, tức ngày Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012 dương lịch. Ðây là hậu quả của trận đòn mà công an hành hung khi ông chống lệnh cưỡng chế.
Tập đoàn Thạch Bàn là một công ty quốc doanh trực thuộc Bộ Xây Dựng Việt Nam.
Trong lời kể của bà Thân Thị Bình, vợ nạn nhân Nguyễn Văn Hùng, ông Hùng đã bị đánh khi cùng với các nông dân ngăn cản cưỡng chế đất ngày 10 tháng 1, 2012 vừa qua. Ông đã bị đám người cưỡng chế đánh bằng dùi cui, ăn không được, chỉ ho ra máu và đi tiểu cũng ra máu.
Tuy thương tích trầm trọng, bà Bình không dám đưa chồng đi bệnh viện chữa trị vì nhà nghèo, chỉ còn ít tạ thóc để ăn. Bán đi lấy tiền đi chữa thương tích cho ông thì gia đình không còn gì để ăn. Bởi vậy, gia đình chỉ mua cao về dán cho ông nên đã không qua khỏi.
Trước đó, công an và nhà cầm quyền địa phương cũng đã tổ chức cưỡng chế ngày 23 tháng 12, 2011.
Vụ cưỡng chế lấy đất cho công ty sản xuất gạch đẩy tất cả các gia đình nông dân vào đường cùng. Ðất ruộng của họ trồng hai vụ lúa và một vụ hoa màu ngắn hạn. Nếu bị lấy mất hết đất sản xuất, họ sẽ hết đường sinh sống.
Trước khi có vụ cưỡng chế lấy 25 ha đất cho tập đoàn Thạch Bàn, dân ở địa phương này cũng đã bị nhà nước cưỡng chế 3 đợt vào các năm 2003, 2005 và 2007, tổng cộng 60 ha đất cho các dự án của các công ty Vinashin và công ty kinh doanh nhà Hoàng Hải. Những khu đất này, suốt nhiều năm qua vẫn bị bỏ hoang trong khi nông dân mất đất sản xuất.
Người nông dân tuyệt vọng
Trong bản tin ngày 17 tháng 1, 2012 báo Dân Việt dẫn lời người nông dân tuyệt vọng vì chính sách cưỡng chế đất đai, triệt đường sống của người dân.
Ðưa ký giả báo Dân Việt đi thăm cánh đồng đang trồng khoai tây vụ Ðông sắp trở thành khu công nghiệp, ông Nguyễn Văn Biếm ở thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong (Yên Dũng) xót xa cho biết: “Từ 2003 đến nay đã có 3 dự án, lấy mất 4 sào ruộng nhà tôi, nếu tính cả dự án xây dựng nhà máy gạch của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn sẽ lấy tiếp 2 sào ruộng nữa thì gia đình chẳng còn đất canh tác. Giờ chúng tôi đã ngoài 50 tuổi rồi, chỉ biết làm ruộng nên nếu không còn đất cũng chẳng biết làm gì để sống.”
Lý do tại sao lại lấy đất sản xuất nông nghiệp của nông dân làm dự án sản xuất gạch trong khi 60 ha đất ruộng của nông dân đã cưỡng chế hiện vẫn đang bỏ hoang, Nguyễn Thế Cường - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn cho biết:
“Chúng tôi là doanh nghiệp nên cần tính toán tới lợi nhuận kinh tế, khi vào đầu tư, Thạch Bàn cũng có đàm phán với Vinashin và Hoàng Hải, nhưng họ đòi giá cao quá nên mới đề xuất lấy đất chưa giải phóng mặt bằng để giá thành rẻ hơn. Chúng tôi đề xuất và tỉnh đồng ý thì chúng tôi làm.”
Theo nhận định của báo Dân Việt, “Nghị quyết về việc giữ 3.8 triệu ha đất lúa của Quốc Hội bị UBND tỉnh Bắc Giang bỏ qua chỉ vì quá ‘chiều’ doanh nghiệp! Hơn 500 hộ dân tại xã Tiền Phong đang lâm vào cảnh mất đất canh tác bên những mảnh đất bị bỏ hoang.”
Bí thư tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang hiện nay là Nông Quốc Tuấn, con trai nguyên Tổng bí thư đảng CSVN Nông Ðức Mạnh.
Khi Nông Quốc Tuấn vừa được “cơ cấu” làm bí thư tỉnh ủy chưa được bao lâu thì xảy ra vụ công an huyện Tân Yên đánh chết một người dân.
Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, chạy xe máy không đội mũ “bảo hiểm” thì bị bắt về cơ quan giam giữ ngày 23 tháng 7, 2010 rồi chết ở đó với rất nhiều thương tích trên thân thể.
Gia đình đã đưa xác nạn nhân tới trụ sở “Ủy Ban Nhân Dân” tỉnh bắt vạ với hàng ngàn người biểu tình hậu thuẫn.
Trong năm 2011, công an đã đánh chết 9 người không kể nhiều người khác bị đánh thương tích trầm trọng. (TN)
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=143627&z=2)
Văn Hóa
Mùa xuân phó thác
Nguyễn thanh Trúc
14:55 27/01/2012
Gió xuân nhẹ vỗ, cánh tay trần
Đời con đã biết bao lần
Say xuân chợt thấy bâng khuâng tâm hồn
Nhưng xuân này không như xuân trước
Ngày đầu năm đẫm ướt vạn hồng ân
Con thấy hồn nhẹ lâng lâng
Tình yêu của Chúa đỡ nâng lối về
Có phải chăng tình Ngài đổi mới
Hẳn không! vì Ngài mãi yêu con
Nhưng vì con biết thiết tha
Với lòng cảm mến hoan ca ơn Trời
Ơn Chúa xuống trên con mọi lúc
Phủ nhận ơn Trời, con vô ơn
Đời con sẽ bớt cô đơn
Bám chặc vào Chúa không sờn lòng tin
Ngoài song cửa nắng vàng rộng sáng
Nhắc nhở con năm tháng hồng ân
Tràn trên khắp cả gian trần
Tình yêu Thiên Chúa vạn lần không phai
Phó thác đời con trong tay Chúa
Xuân này và cả những xuân sau
Tình Ngài rất đổi nhiệm mầu
Cho con say ngợp kinh cầu tạ ơn
Tạ ơn Chúa chuổi ngày con sống
Tri ân Ngài ngày tháng con mong
Như nai tìm đến suối trong
Hồn con luôn mãi vọng trông ơn Ngài
Vì không Ngài con đây tắt lối
Từng bước chân trong đêm tối đặc đen
Không Ngài con sẽ bao phen
Đắm trong ngục tối bon chen cuộc trần
Xuân đến đây, con lòng phó thác
Dâng lên Ngài trọn vẹn xác thân con
Xin Ngài thánh hóa đời con
Giúp con biết sống sắt son với Ngài.
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống
Trần Ngọc Mười Hai
16:00 27/01/2012
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống:
Suy niệm Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Thường Niên Năm B 05.02.2012
“Tôi cũng chưa đi hết dặm đường,”
“Đời dài, mới hết nửa sầu thương.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mc 1: 29-39
Dài ngắn đời người, làm sao anh đi hết. Sầu thương nửa vời, tôi nghĩ chỉ thế thôi. Có nghĩ hoặc có đi, cũng khó lường con đường Chúa đã đi qua như thánh Máccô vẫn ghi lại ở trình thuật.
Trình thuật thánh Máccô ghi, là ghi về chốn miền Chúa đặt chân đến. Trước nhất, là xóm làng nhỏ bé ở đó có dân con của Ngài sẻ san hết mọi sự, mà vui sống. Dân làng tuy rất nhỏ, nhưng vẫn cùng nhau lao động trên vạt đất không do mình sở hữu, bởi thế nên cũng nghèo. Và, giá trị phần đất lao động cũng lại tuỳ khoảng cách nơi mình sinh sống. Và, tuỳ đường dài rong ruổi ngày nhóm chợ. Và, vụ mùa đạt được, hầu hết là lúa hạt, dầu ăn và nho trái. Sản phẩm đạt được, hầu hết là hạt giống, dầu ăn với nho trái để làm rượu. Thành viên gia đình lao động đều rất vất vả thời cao điểm. Và, cao điểm thời làm lụng lại là lúc để người người vui tươi gặp gỡ. Bởi thế nên, mới có câu: “Ta hãy đi nơi khác, đến làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa.” (Mc 1: 38)
“Làng xã chung quanh”, là đất miền khá rộng, có dân cư tự mình quản cai, khai thác chuyên xử lý. Quản trị hay xử lý, không là việc độc quyền của riêng ai. Cũng chẳng là trọng trách chỉ lo mỗi chuyện đạo. Ở nơi đây, luôn có các buổi tập họp dân quê để làm những việc như thế. Ở nơi đó, cần có các nhà lãnh đạo (tức các kỳ mục mà tiếng Hy Lạp gọi là Komarkes) và đám trung gian (tức ký lục biết đọc và biết viết gọi là komogrammateis). Không phải làng nào cũng có những vị cùng một kiến thức như thế; nhưng, nhiều làng gộp lại mới có được một vị. Các vị này còn phải lo cả chuyện chính trị ở địa phương. Các vị ấy có quyền lập văn bản chính thức, cùng đạt thỉnh nguyện thư gửi giới chức có trọng trách về luật. Là, người trung gian/môi giới, chứng nhân lẫn kế toán, vv…
Có người hỏi: dân cư nơi ấy thế nào? Là dân làng không thay đổi, họ giống nhau ở nhiều điểm dù có khác biệt về văn hoá. Họ có mô hình hoặc mẫu mực văn hoá của dân quê. Đó là mẫu mực cuộc sống, chứ không phải sự việc do các nhà làm luật, ngôn sứ hoặc lĩnh đạo tôn giáo áp đặt lên mọi người mà họ vẫn muốn. Dân con miền Galilê, không có chứng tích viết bằng ngôn từ mình tạo dựng. Nhưng, vẫn sống mật thiết với đất đai và loài thú. Sống, là sống theo khuôn khổ gia đình. Có, sinh hoạt liên hồi tiếp diễn. Sống, là biết theo đường lối rất uyển chuyển. Biết tin tưởng lẫn nhau cũng như đặt nặng tương quan với người khác. Đôi lúc họ cũng ngây thơ, sống thành nhóm/thành tổ trong căn hộ nghèo nàn. Sống trong sinh hoạt hỗ tương với thôn làng khác, gần gũi với súc vật.
Rất nhiều lúc, họ cũng trở nên thuần thành do công việc có khuôn khổ. Có kỳ vọng tuy khá thấp nhưng cũng tạo kinh ngạc lạ lùng. Họ vẫn im lặng chấp nhận, tin tưởng. Con cháu trong nhà chỉ biết chơi đùa nghịch ngợm nhưng vẫn biết nguyện cầu cùng Đức Chúa. Vẫn có bệnh, vẫn nghỉ ngơi chung đụng với cha mẹ, nhà cửa cùng vật dụng, môi trường, cảnh trí nơi nào cũng ảnh hưởng lên chính họ. Chẳng ai còn bỏ làng xóm đi nơi khác nữa. Bởi, khi đã rời bỏ gia đình là có lỗi nặng với đất đai. Có gần khu thị tứ, nhiều người cũng chẳng cải thiện được cuộc sống hoặc thích nghi cuộc sống mới.
Quê miền đồng nội Do thái, khác hẳn thôn làng mọi xứ sở. Ở nơi đó, có khác biệt từ thẩm quyền, đến mức độ hiệu năng và khoảng cách. Thôn làng nào cũng cần nước để sống sót. Nơi nào có nước mưa, nước nguồn để uống, thì cuộc sống sẽ khá hơn. Chẳng ai có ý nghĩ cứng ngắc như đá tảng về “quê miền đồng nội”, hoặc thôn làng người khác sống. Lại có thời, Hội thánh vẫn sáng giá ở đồng quê. Đồng hồ nhà thờ ở giữa làng, là dấu chứng Chúa hiện diện. Có thánh hội tạo ảnh hưởng lên nếp sống của giáo dân.
Về chuyện này, nay nghĩ đến chốn miền nhiều nơi thiếu linh mục trầm trọng. Nhiều làng mạc thu gọn một mối với giáo xứ. Nhiều xứ đạo hoàn toàn do giáo dân trông nom, lâu lâu mới có linh mục ghé viếng. Chính vì thế, dân quê mới thấy mình như đàn con bị bỏ chợ. Có nơi, con cháu trong làng chẳng thiết gì đến Giáo hội. Tuổi trẻ nay để mất cả phương hướng lẫn tình thương. Và, cuộc sống nói chung không theo mẫu mực Giáo hội định ra nữa. Và, khi thế hệ nối tiếp lớn lên, từng đoàn và từng đoàn người cứ thế rời bỏ giáo hội lẫn thôn làng yêu dấu ấy.
Làm sao Chúa lại chọn thôn làng xứ miền Galilê để đặt chân đến?
Trong đời người, bao giờ cũng có nơi để người người chọn chỗ mà lui tới và sinh hoạt. Và quanh đó, còn có thôn làng kề cận, vẫn chung vui. Thật ra, nhiều người cũng chẳng biết hoặc chẳng nghĩ mình sẽ làm được gì như vẫn làm ở phạm vi nhà mình. Thành thử, chuyện ta cần nghĩ, là không nên nghĩ đến câu hỏi rất khó trả lời. Bởi, câu hỏi vượt tầm tay mình hiểu biết. Bởi, đó là ý nghĩ mênh mông không biên giới, như bầu trời. Chỉ mỗi điều, là: ở nơi đó, người người đều có cảm giác như vào rừng. Vào chốn miền mà mọi người có khuynh hướng gọi tên “thung lũng đầy tiếng khóc”. Chốn miền cần hát vang kinh Kính Mừng. Nam nhân thường coi đó như nơi nguyện cầu, để rồi khi thần chết đến, Chúa sẽ giúp mình kềm chế nó. Các nữ lưu cũng biết điều đó nên chỉ đến đó khi nam nhân ép mình lui tới hoặc ở lại.
Nhưng vấn đề là hỏi rằng: Chúa về miền thôn dã, để làm gì? Câu trả lời rõ nhất, chính là xứ miền quanh Galilê có người lui tới. Ngài đi quanh khắp chốn, và đến bất cứ nơi nào Cha gửi tới. Tức, xứ miền Chúa Cha muốn mọi người trở thành con của Ngài. Và chốn ấy, là nơi có thể chẳng người con nào thích đến. Chẳng ai muốn bén mảng hoặc tới lui như làng mạc hoặc rừng hoang thôn dã ta thanh tẩy. Chỉ nơi đó và nơi đó thôi, Chúa mới sờ chạm mọi người và đổi thay con người họ. Về nơi hoang dã, tất cả rồi ra sẽ là con cái Chúa.
Sách Xuất Hành kể truyện Môsê cũng có đoạn nói về nơi dân dã, chốn rất hoang. Có bụi rừng cháy sáng. Có, Môsê hỏi tên bụi rậm để định nghĩa rừng thiêng hoang dã, nhưng không thành. Và, chẳng ai tìm ra được tên gọi ấy. Đó, là bài sai Môsê nhận lĩnh ra đi mà kể lại cho người Ai Cập biết dân con người của Chúa sẽ trở về nơi hoang dã. Thế nên, khi Môsê nới với chốn hoang sơ bụi rừng rằng ông có là gì đâu mà phải như thế? Và, Bụi Rừng đáp trả, không bằng định nghĩa lý lịch Môsê, nhưng bằng hứa hẹn: Ta sẽ về với con, nên chớ sợ. Bởi, con không là người một mình sống đời hoang dã. Bởi, Ta cũng đến đó với con thôi.
Hoang dã hôm nay, tuy không là chốn miền người người sinh sống với lao động. Mà là biểu tượng của chốn miền mình am tường và cưỡng chống nhưng vẫn đến dù không rõ mình còn muốn ở đó nữa hay không. Chúa kêu gọi người người từ chốn bụi rừng bừng cháy để vào nơi dân dã. Là, chốn duy nhất mà chất giọng và lời Chúa được mọi người nghe biết. Ở đó, chẳng có gì để mình và người người khả dĩ tạo lập chính con đường để mình đi.
Hãy cứ đi và cứ vào nơi hoang dã, mà gặp Chúa!
Và, như nhà thơ ngoài đời cũng đã diễn tả ý tưởng cùng lập trường, rất tương tự:
“Tôi đến đêm xưa, em vắng nhà,
Trăng vàng, mây bạc, sầu như hoa.
Tôi từ viễn phố rời chân lại,
Chỉ thấy sương nhiều như lệ sa.”
(Đinh Hùng – Đường Khuya Trở Bước)
Nhà thơ đời ngâm nga lời ca trống vắng. Trăng vàng mây bạc cuốn lôi người “từ viễn phố, rời chân lại”, dù mưa sa. Kể ra, thì chưa đi chưa biết chốn dã hoang bừng cháy nỗi niềm Chúa mong đợi mọi người. Trông và đợi người người ra đi. Đó, cũng là ý niệm Chúa đi “hết dặm đường” để dân con người người rày cảm kích.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá phỏng dịch.
Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 5 thường niên năm B 05.02.2012
“Tìm mãi trên thung lũng hồng, thương yêu ngạt ngào,”
“Người hỡi cho ta suốt đời, một mình lẻ loi.”
(Phạm Mạnh Cương – Thung Lũng Hồng)
(Cv 15: 29)
Buổi vui hôm ấy, ngày đầu niên biểu 2012, bần đạo cùng với hai thành viên trong gia đình nhỏ bé bất chợt ghé viếng “thung lũng hồng” nước bạn nọ tìm “hương yêu ngạt ngào”, nhưng không cùng cung điệu mà nghệ sĩ trên từng nhấn mạnh ở ca từ: “Cho ta suốt đời, một mình lẻ loi.”
Theo bần đạo, sở dĩ nghệ sĩ “mình” thấy lẻ loi/đơn côi là bởi khi viết nhạc ông chỉ viết cho giới ưa ca hát như bần đạo đây, để rồi lại cứ ê a đôi ba lời hát rất lê thê/câu nệ vẫn như sau:
“Gọi gió lên thung lũng hồng, mây trôi bềnh bồng.
Hạt nắng lung linh tím dần mênh mông thu vàng.
Còn đó, Em yêu dỗi hờn long lanh lệ buồn,
Còn đó, sương vây kín đầy cho tình ngất ngây.”
(Phạm Mạnh Cương – bđd)
Với bần đạo, khi gọi nơi nào là “thung lũng hồng”, thì dù thấy “lung linh tím dần, mênh mông thu vàng” đi chăng nữa cũng chẳng nên kêu: “Sương vây kín đầy, cho tình ngất ngây!” Bởi, nơi “thung lũng hồng” ấy nay toàn những “hương yêu ngạt ngào” của ngày vui. Rất hôm ấy.
Ngày vui hôm nay hay hôm ấy đến với bần đạo là câu vẩn vơ từ một đồng nghiệp ở Úc thích viết lách khi biết bần đạo ghé chốn “thung lũng hồng” rất lạ lùng nơi xa xôi, bèn có lời hỏi:
“Này bạn qua đó, có thấy món bê thui mềm mại mà dân vọng ngoại cứ bảo: bê/bò xứ Ác-Hen-Ti-Na là bò/bê ngon nhất thế giới không? Nếu có, đừng quên cho bọn tớ dăm ba ý kiến/ý cò để so sánh nhá!”
Nghe hỏi, bần đạo hơi hụt hẫng vì bỗng dưng bạn bè dành cho mình dịp thuận để chạy thoát tình thế “vẫn như thế”, nay “thế thời” của những viết lách chuyện tu đức với đạo hạnh, đã qua đi trong phút giây. Được lời như cởi tấm lòng, bần đạo thay vì trực chỉ câu trả lời rất ư thật tình mình vẫn nghĩ, chỉ trở về với ca từ nghệ sĩ cứ ê a ba câu nữa:
Tình xa trên thung lũng hồng,
Tình nhớ trên trên thung lũng hồng,
Ngàn sau rồi sẽ khóc thầm,
tình yêu vụt theo lời gió.”
(Phạm Mạnh Cương – bđd)
Quả thật nghe hỏi, bần đạo những muốn “khóc thầm” nhớ lại tình huống khi xưa rất mê “thung lũng hồng” với bê/bò mềm béo chốn cao nguyên nhiều “thung lũng”, nay vắng mặt. Đặt chân đến chốn miền nhiều “thung lũng (rất) hồng” ở xứ miền rất Nam Mỹ mà lại hỏi về bê/bò mềm mại có là thứ thịt ngon nhất thế giới không, khác nào hỏi ông răng rụng khá rung rinh, rằng: lúc này ông thưởng thức món sườn nướng, thấy làm sao?
Hỏi bần đạo những câu tương tự, khác nào hỏi “người mù đi xem voi”, bởi lâu lắm rồi, bần đạo đây tuy không tu chùa/tu Phật, nhưng đã bỏ thịt thà, nên mỗi lần nghe hỏi bần đạo đến là rùng mình phát khiếp. Thôi thì bạn bè đã hỏi, bần đạo cũng đành mượn ý kiến với lập trường của đức thày nhà Đạo tên tuổi rất John Flader ở Sydney để cùng bầu bạn tản mạn đôi ba giòng chảy rất quen quen.
Quen quen chuyện hôm rày và hôm nay, không nhất thiết phải là triết/thần rất cứng ngắc của người nhà Đạo, cho bằng chuyện lạo xạo trong đời, của người đời, những ăn và uống chung quanh “thung lũng hồng” ở đây đó như sau:
“Trả lời câu hỏi của anh/chị: người Công Giáo có được phép ăn thịt “Halal” của người Hồi giáo hay không, tôi nghĩ trước tiên cũng nên xác định rõ thế nào gọi là thịt “Halal” của anh chị em đạo Hồi. “Halal”, tiếng Ả Rập, chỉ có nghĩa là “phù hợp với lề luật” thôi, nên “Halal” là thứ thịt mà người theo đạo Hồi đuợc phép ăn mà không sợ trái luật đạo do đấng Mohhamed tạo ra. “Halal” khác với “Haraam” là thứ thực phẩm bị cấm ngặt.
Đạo Hồi cấm người đi đạo ăn thịt heo, uống máu súc vật, cùng loài thú từng bị xiết cổ hoặc đánh đập cho đến chết. Đạo còn cấm mọi người uống rượu hoặc ăn thịt gì không nấu/nướng theo cung cách rất “đặc sản” của bổn Đạo… Thành thử, muốn trở thành “Halal” thịt của súc vật ấy phải được xẻ theo cách riêng biệt. Tức, loài thú bị xẻ thịt phải được cắt tiết; và người giết khi thi hành việc sát sinh phải hướng về Mecca và kêu tên cực trọng hoặc Allah hoặc Thiên Chúa.
Lò sát sinh nào chứng minh được là mình theo khuôn thức của Đạo Hồi, sẽ được cấp phép giấy hành nghề do giới chức trong Đạo cấp phát chứng nhận lò ấy có thể giết thú xẻ thịt để làm món “Halal”, theo cung cách rất bài bản. Khi thực hiện, người đạo Hồi chỉ ăn thịt “Halal” nào có phép tắc hẳn hòi, thôi.
Còn, người Công giáo thì sao? Có được ăn thịt thà thuộc loại này hay không? Để trả lời, việc đầu tiên nên hỏi là: Trong Kinh thánh có chỗ nào nói về chuyện này không? Thật ra, cũng có. Sách Tông Đồ Công Vụ, cũng đề cập đến việc Công Đồng Giêrusalem các thánh tông đồ và các đấng bậc đã gặp nhau bàn định xem có nên áp buộc các tín hữu ngoài Đạo vừa trở lại với Hội thánh Antiôkia không.
Ngoài ra, các thánh cũng nhấn mạnh: các tín hữu ngoài Đạo vừa trở lại đều được bảo “Hãy biết tự chế đừng nên ăn những gì đã tế hiến ngẫu thần; và cũng đừng uống máu ăn thịt thú nào bị xiết cổ cho chết rồi mới xẻ thịt” (Cv 15: 29). Người Do thái cũng như các vị theo đạo Hồi vẫn coi máu thú vật là sự sống của loài thú; và máu mủ mọi loài thú đều phải đặt dưới quyền định đoạt duy nhất từ Đức Chúa mà thôi. Bởi thế nên, họ không ăn thịt loài thú nào bị xiết cổ để xẻ thịt, bởi thịt đó vẫn còn dính máu, tức ô uế.
Thế nhưng, tại sao các thánh Giáo hội tiên khởi vẫn theo tập tục của người Do thái, rất giống hệt? Để trả lời, cũng nên nhớ rằng: lúc ấy là thời khởi đầu của Đạo Chúa và đó cũng là thời kỳ mà các tín hữu Hội thánh tiên khởi vẫn còn sống. Phần đông các ngài là tín đồ Do thái giáo mới trở lại. Nên, nhiều vị vẫn thấy ghê mỗi khi nhớ lại thời kỳ mình còn kiêng cữ các loại thịt nào còn dính máu vẫn bị luật Do thái cấm đoán (x. Lv 17: 10tt.) Cũng có thể, các thánh vẫn cứ kiêng không ăn thịt heo hoặc thịt có dính máu trong thời gian dài, là bởi người Do thái chẳng khi nào nhúng môi vào thịt này.
Về thức ăn đã hiến tế ngẫu thần, thánh Phalô có lần viết:
“Vậy, về việc ăn thịt cúng, chúng ta biết rằng ngẫu tượng chẳng là gì trên thế gian, và cũng chẳng có thần nào ngoài Thiên Chúa độc nhất.” (1Cr 8: 4)
Dù sao, dân con Đạo Chúa thuở ban đầu vẫn còn yếu về đạo đức chức năng, nên cứ nghĩ nếu mình ăn thịt gì có dính máu như thế ắt hẳn là có tội. Có vị tuy đã đồng bàn nhưng lại cứ nghĩ mình nên ăn kiêng như trước để không gây cớ vấp phạm hoặc có hành động trái với lương tâm, đạo đức. Thế nên, thánh Phaolô đã phải thêm:
“Nếu của ăn mà làm cớ cho anh em tôi sa ngã, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt nữa, để khỏi làm cớ cho anh em tôi sa ngã..” (1Cr 8: 13)
Vì lý do này mà Công Đồng Giêrusalem đã cấm cản tín hữu ngoài Đạo vừa trở lại không được ăn thịt gì đại loại như thế. Và vì thế, thánh Phaolô mới tóm tắt như sau:
“Không phải của ăn làm ta gần Thiên Chúa. Không ăn những thứ đó, ta chẳng thiệt thòi gì; dù có ăn, cũng chẳng lợi.” (1Cr 8: 8)
Ở chương sau, thánh Phaolô cũng gặp vấn nạn như anh/chị đặt ra hôm nay, tức vấn đề liên quan đến “Halal”, nên mới công bố như trước đó, rằng: chỉ ăn thịt ấy khi không thấy có vấn đề về lương tâm, thôi.
Vậy nên, để giúp tín hữu nên cẩn thận khi ra chợ mua thức ăn về mà không nắm chắc thịt ấy là thịt gì, chế biến thế nào, thánh Phaolô lại viết rõ ở đoạn khác:
“Tất cả những gì bán ngoài chợ, anh em cứ việc ăn, không cần phải đặt vấn đề lương tâm.” (1Cr 10: 25).
Và, để giúp dân con nhà Đạo biết phải làm gì khi được mời dự tiệc ở nhà người khác đạo, thánh nhân lại viết:
“Nếu có người ngoại nào mời anh em và anh em muốn đi, thì cứ ăn tất cả những gì người ta dọn cho anh em, không cần phải đặt vấn đề lương tâm.” (1Cr 10: 27)
Xem như thế, cũng nên áp dụng vào với trường hợp hôm nay khi có người đạo Hồi mời đi ăn. Tóm lại, rõ ràng Sách Thánh không có chương/đoạn nào cấm tín hữu Đức Kitô ăn thịt “Halal” do người ngoài Đạo Chúa thết đãi hoặc chế biến để bán buôn. Cả vấn đề thức ăn đã cúng thần nào khác cũng không áp dụng ở đây, dù có thành vấn đề với một số người. Nói thế là bởi: “Halal” là thực phẩm dâng cúng lên Allah, là Đức Chúa mà người đạo Hồi, Do thái giáo lẫn Đạo Chúa vẫn phụng thờ.” (x. Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 30/1/2011 tr. 11)
Như đã viết, hỏi chuyện ăn thịt súc vật ở đời mà lại hỏi đấng bậc chuyên tu trong Đạo, khác nào hỏi các vị khổ tu: có nên chăng ăn uống thả dàn, để “sống với đời”!
Và như bần đạo có trả lời bạn bè về bê/bò xứ miền rất Nam Mỹ: nếu cứ tìm thứ gì nhất hạng trong ăn uống, chắc cũng phải mất rất nhiều ngày, tiền bạc và công sức. Chi bằng, ta cứ thủng thỉnh như người nghệ sĩ vẫn ca và cứ hát những là “thung lũng hồng” ở đây đó, có ca từ vẫn hát như:
Còn nhớ, trên thung lũng này ru êm tình mềm.
Giọt nắng, cho mây trắng về, cho trôi câu thề.
Tìm mãi, trên thung lũng hồng hương yêu ngọt ngào.
Người hỡi, cho ta suốt đời, một mình lẻ loi.”
(Phạm Mạnh Cương – bđd)
Kể về đồ ăn hay thức uống rất hấp dẫn loại “nhất thế giới, nhì Đông Dương”, bần đạo xin kể thêm giai thoại về cái “tôi đáng ghét” như thế này: hôm ấy, lang thang nơi xứ miền cực Nam nước Chilê, rất đê mê bên thủ phủ mang tên Punta Arenas, bần đạo gặp quán nhỏ của người Nhật Bổn có bảng hiệu ghi rõ: “Too Much” (tức: “Quá trời nhiều!”). Bèn vào thử xem có gì gọi được là “nhiều đến thế”? Nhiều thịt, nhiều cá hay sao mà ghê gớm vậy. Vào rồi mới biết: thứ gì cũng được chủ quán mang ra có tí xíu, rất gọn nhẹ, thanh thanh như người lịch lãm vẫn ăn kiêng. Thế mới biết: “Too Much” có nghĩa cũng in ít, điệu nghệ.
Thế nên, mỗi lần nghĩ chuyện thịt thà/cá mắm, bần đạo đây luôn vẫn nhớ chuyện vui bên dưới để minh hoạ và minh chứng những lý luận “ăn cho lắm thịt thà mà làm gì”:
“Moskva vào những năm 1970. Mùa đông giá rét. Có tin đồn là ngày hôm sau cửa hàng bán thịt quốc doanh số 1 sẽ có thịt.
Ngay hôm đó, trước cửa hàng đã có hàng chục ngàn người với áo ấm, giày cao cổ, mang rượu và bàn cờ đứng thành hàng dài, không ngần ngại.
Đến 3 giờ chiều, người bán thịt đi ra và nói:
-Thưa các đồng chí,
Ban chấp hành trung ương vừa gọi xuống, thông báo rằng: ta không đủ thịt bán cho tất cả mọi người vì vậy, xin đề nghị bàn dân Do Thái nên về nhà, mà xử lý.
Người Do Thái nghe thế, bèn nhẫn nhục ra khỏi hàng. Mọi người khác vẫn tiếp tục đợi.
7 giờ tối, người bán thịt lại bước ra và nói:
-Thưa các đồng chí, Ban chấp hành trung ương vừa gọi xuống, thông báo rằng: hóa ra là không có thịt, vì vậy đề nghị bà con ta nên về nhà, mà lo tính.
Đám đông người mua bèn lố nhố ra về, vừa đi vừa lẩm bẩm/lầm bầm:
-Bọn Do Thái khốn nạn là thế mà sao lúc nào họ cũng gặp may!”
(x. Mười Chuyện tiếu lâm hay nhất thời Xô Viết, do báo The Times Anh Quốc bình chọn)
Sự thật về thịt, có thể không hẳn là như thế. Hoặc, sự thật về chuyện thịt “halal” hay “thịt còn dính máu” đối với người theo Đạo Hồi chắc chắn là như thế. Có như thế, hay không như thế cũng đâu là vấn đề để bạn và tôi, bà con mình cứ thế mà suy tư nghĩ ngợi.
Suy cho cùng, chỉ nên nói: gì gì đi nữa, thịt thà có “nhất thế giới nhì Đông Dương” hay không, hãy cứ thưởng thức đến khi nào không còn hưởng được nữa, mới thôi. Không hưởng và không ăn, nhất thứ vào Lễ Tro hoặc Thứ Sáu Tuần Thánh, rất ghi nhớ. Có ăn thịt hay không, dù thịt ấy là thịt bê mềm mại nhất thế giới hay “Halal” từ “thung lũng hồng” cũng còn tuỳ. Tuỳ chọn lựa của mỗi người. Có ăn hay không, dù thịt gì, cũng hãy làm để tôn vinh Chúa, trong mọi chuyện. Cả chuyện ăn và uống, rất hợp thời. Của con người.
Trần Ngọc Mười Hai
Lâu nay tuy không còn ăn thịt
dù thịt ấy có dính máu hay không
vẫn thấy vui.
Như bao giờ.
Suy niệm Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Thường Niên Năm B 05.02.2012
“Tôi cũng chưa đi hết dặm đường,”
“Đời dài, mới hết nửa sầu thương.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mc 1: 29-39
Dài ngắn đời người, làm sao anh đi hết. Sầu thương nửa vời, tôi nghĩ chỉ thế thôi. Có nghĩ hoặc có đi, cũng khó lường con đường Chúa đã đi qua như thánh Máccô vẫn ghi lại ở trình thuật.
Trình thuật thánh Máccô ghi, là ghi về chốn miền Chúa đặt chân đến. Trước nhất, là xóm làng nhỏ bé ở đó có dân con của Ngài sẻ san hết mọi sự, mà vui sống. Dân làng tuy rất nhỏ, nhưng vẫn cùng nhau lao động trên vạt đất không do mình sở hữu, bởi thế nên cũng nghèo. Và, giá trị phần đất lao động cũng lại tuỳ khoảng cách nơi mình sinh sống. Và, tuỳ đường dài rong ruổi ngày nhóm chợ. Và, vụ mùa đạt được, hầu hết là lúa hạt, dầu ăn và nho trái. Sản phẩm đạt được, hầu hết là hạt giống, dầu ăn với nho trái để làm rượu. Thành viên gia đình lao động đều rất vất vả thời cao điểm. Và, cao điểm thời làm lụng lại là lúc để người người vui tươi gặp gỡ. Bởi thế nên, mới có câu: “Ta hãy đi nơi khác, đến làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa.” (Mc 1: 38)
“Làng xã chung quanh”, là đất miền khá rộng, có dân cư tự mình quản cai, khai thác chuyên xử lý. Quản trị hay xử lý, không là việc độc quyền của riêng ai. Cũng chẳng là trọng trách chỉ lo mỗi chuyện đạo. Ở nơi đây, luôn có các buổi tập họp dân quê để làm những việc như thế. Ở nơi đó, cần có các nhà lãnh đạo (tức các kỳ mục mà tiếng Hy Lạp gọi là Komarkes) và đám trung gian (tức ký lục biết đọc và biết viết gọi là komogrammateis). Không phải làng nào cũng có những vị cùng một kiến thức như thế; nhưng, nhiều làng gộp lại mới có được một vị. Các vị này còn phải lo cả chuyện chính trị ở địa phương. Các vị ấy có quyền lập văn bản chính thức, cùng đạt thỉnh nguyện thư gửi giới chức có trọng trách về luật. Là, người trung gian/môi giới, chứng nhân lẫn kế toán, vv…
Có người hỏi: dân cư nơi ấy thế nào? Là dân làng không thay đổi, họ giống nhau ở nhiều điểm dù có khác biệt về văn hoá. Họ có mô hình hoặc mẫu mực văn hoá của dân quê. Đó là mẫu mực cuộc sống, chứ không phải sự việc do các nhà làm luật, ngôn sứ hoặc lĩnh đạo tôn giáo áp đặt lên mọi người mà họ vẫn muốn. Dân con miền Galilê, không có chứng tích viết bằng ngôn từ mình tạo dựng. Nhưng, vẫn sống mật thiết với đất đai và loài thú. Sống, là sống theo khuôn khổ gia đình. Có, sinh hoạt liên hồi tiếp diễn. Sống, là biết theo đường lối rất uyển chuyển. Biết tin tưởng lẫn nhau cũng như đặt nặng tương quan với người khác. Đôi lúc họ cũng ngây thơ, sống thành nhóm/thành tổ trong căn hộ nghèo nàn. Sống trong sinh hoạt hỗ tương với thôn làng khác, gần gũi với súc vật.
Rất nhiều lúc, họ cũng trở nên thuần thành do công việc có khuôn khổ. Có kỳ vọng tuy khá thấp nhưng cũng tạo kinh ngạc lạ lùng. Họ vẫn im lặng chấp nhận, tin tưởng. Con cháu trong nhà chỉ biết chơi đùa nghịch ngợm nhưng vẫn biết nguyện cầu cùng Đức Chúa. Vẫn có bệnh, vẫn nghỉ ngơi chung đụng với cha mẹ, nhà cửa cùng vật dụng, môi trường, cảnh trí nơi nào cũng ảnh hưởng lên chính họ. Chẳng ai còn bỏ làng xóm đi nơi khác nữa. Bởi, khi đã rời bỏ gia đình là có lỗi nặng với đất đai. Có gần khu thị tứ, nhiều người cũng chẳng cải thiện được cuộc sống hoặc thích nghi cuộc sống mới.
Quê miền đồng nội Do thái, khác hẳn thôn làng mọi xứ sở. Ở nơi đó, có khác biệt từ thẩm quyền, đến mức độ hiệu năng và khoảng cách. Thôn làng nào cũng cần nước để sống sót. Nơi nào có nước mưa, nước nguồn để uống, thì cuộc sống sẽ khá hơn. Chẳng ai có ý nghĩ cứng ngắc như đá tảng về “quê miền đồng nội”, hoặc thôn làng người khác sống. Lại có thời, Hội thánh vẫn sáng giá ở đồng quê. Đồng hồ nhà thờ ở giữa làng, là dấu chứng Chúa hiện diện. Có thánh hội tạo ảnh hưởng lên nếp sống của giáo dân.
Về chuyện này, nay nghĩ đến chốn miền nhiều nơi thiếu linh mục trầm trọng. Nhiều làng mạc thu gọn một mối với giáo xứ. Nhiều xứ đạo hoàn toàn do giáo dân trông nom, lâu lâu mới có linh mục ghé viếng. Chính vì thế, dân quê mới thấy mình như đàn con bị bỏ chợ. Có nơi, con cháu trong làng chẳng thiết gì đến Giáo hội. Tuổi trẻ nay để mất cả phương hướng lẫn tình thương. Và, cuộc sống nói chung không theo mẫu mực Giáo hội định ra nữa. Và, khi thế hệ nối tiếp lớn lên, từng đoàn và từng đoàn người cứ thế rời bỏ giáo hội lẫn thôn làng yêu dấu ấy.
Làm sao Chúa lại chọn thôn làng xứ miền Galilê để đặt chân đến?
Trong đời người, bao giờ cũng có nơi để người người chọn chỗ mà lui tới và sinh hoạt. Và quanh đó, còn có thôn làng kề cận, vẫn chung vui. Thật ra, nhiều người cũng chẳng biết hoặc chẳng nghĩ mình sẽ làm được gì như vẫn làm ở phạm vi nhà mình. Thành thử, chuyện ta cần nghĩ, là không nên nghĩ đến câu hỏi rất khó trả lời. Bởi, câu hỏi vượt tầm tay mình hiểu biết. Bởi, đó là ý nghĩ mênh mông không biên giới, như bầu trời. Chỉ mỗi điều, là: ở nơi đó, người người đều có cảm giác như vào rừng. Vào chốn miền mà mọi người có khuynh hướng gọi tên “thung lũng đầy tiếng khóc”. Chốn miền cần hát vang kinh Kính Mừng. Nam nhân thường coi đó như nơi nguyện cầu, để rồi khi thần chết đến, Chúa sẽ giúp mình kềm chế nó. Các nữ lưu cũng biết điều đó nên chỉ đến đó khi nam nhân ép mình lui tới hoặc ở lại.
Nhưng vấn đề là hỏi rằng: Chúa về miền thôn dã, để làm gì? Câu trả lời rõ nhất, chính là xứ miền quanh Galilê có người lui tới. Ngài đi quanh khắp chốn, và đến bất cứ nơi nào Cha gửi tới. Tức, xứ miền Chúa Cha muốn mọi người trở thành con của Ngài. Và chốn ấy, là nơi có thể chẳng người con nào thích đến. Chẳng ai muốn bén mảng hoặc tới lui như làng mạc hoặc rừng hoang thôn dã ta thanh tẩy. Chỉ nơi đó và nơi đó thôi, Chúa mới sờ chạm mọi người và đổi thay con người họ. Về nơi hoang dã, tất cả rồi ra sẽ là con cái Chúa.
Sách Xuất Hành kể truyện Môsê cũng có đoạn nói về nơi dân dã, chốn rất hoang. Có bụi rừng cháy sáng. Có, Môsê hỏi tên bụi rậm để định nghĩa rừng thiêng hoang dã, nhưng không thành. Và, chẳng ai tìm ra được tên gọi ấy. Đó, là bài sai Môsê nhận lĩnh ra đi mà kể lại cho người Ai Cập biết dân con người của Chúa sẽ trở về nơi hoang dã. Thế nên, khi Môsê nới với chốn hoang sơ bụi rừng rằng ông có là gì đâu mà phải như thế? Và, Bụi Rừng đáp trả, không bằng định nghĩa lý lịch Môsê, nhưng bằng hứa hẹn: Ta sẽ về với con, nên chớ sợ. Bởi, con không là người một mình sống đời hoang dã. Bởi, Ta cũng đến đó với con thôi.
Hoang dã hôm nay, tuy không là chốn miền người người sinh sống với lao động. Mà là biểu tượng của chốn miền mình am tường và cưỡng chống nhưng vẫn đến dù không rõ mình còn muốn ở đó nữa hay không. Chúa kêu gọi người người từ chốn bụi rừng bừng cháy để vào nơi dân dã. Là, chốn duy nhất mà chất giọng và lời Chúa được mọi người nghe biết. Ở đó, chẳng có gì để mình và người người khả dĩ tạo lập chính con đường để mình đi.
Hãy cứ đi và cứ vào nơi hoang dã, mà gặp Chúa!
Và, như nhà thơ ngoài đời cũng đã diễn tả ý tưởng cùng lập trường, rất tương tự:
“Tôi đến đêm xưa, em vắng nhà,
Trăng vàng, mây bạc, sầu như hoa.
Tôi từ viễn phố rời chân lại,
Chỉ thấy sương nhiều như lệ sa.”
(Đinh Hùng – Đường Khuya Trở Bước)
Nhà thơ đời ngâm nga lời ca trống vắng. Trăng vàng mây bạc cuốn lôi người “từ viễn phố, rời chân lại”, dù mưa sa. Kể ra, thì chưa đi chưa biết chốn dã hoang bừng cháy nỗi niềm Chúa mong đợi mọi người. Trông và đợi người người ra đi. Đó, cũng là ý niệm Chúa đi “hết dặm đường” để dân con người người rày cảm kích.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá phỏng dịch.
Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 5 thường niên năm B 05.02.2012
“Tìm mãi trên thung lũng hồng, thương yêu ngạt ngào,”
“Người hỡi cho ta suốt đời, một mình lẻ loi.”
(Phạm Mạnh Cương – Thung Lũng Hồng)
(Cv 15: 29)
Buổi vui hôm ấy, ngày đầu niên biểu 2012, bần đạo cùng với hai thành viên trong gia đình nhỏ bé bất chợt ghé viếng “thung lũng hồng” nước bạn nọ tìm “hương yêu ngạt ngào”, nhưng không cùng cung điệu mà nghệ sĩ trên từng nhấn mạnh ở ca từ: “Cho ta suốt đời, một mình lẻ loi.”
Theo bần đạo, sở dĩ nghệ sĩ “mình” thấy lẻ loi/đơn côi là bởi khi viết nhạc ông chỉ viết cho giới ưa ca hát như bần đạo đây, để rồi lại cứ ê a đôi ba lời hát rất lê thê/câu nệ vẫn như sau:
“Gọi gió lên thung lũng hồng, mây trôi bềnh bồng.
Hạt nắng lung linh tím dần mênh mông thu vàng.
Còn đó, Em yêu dỗi hờn long lanh lệ buồn,
Còn đó, sương vây kín đầy cho tình ngất ngây.”
(Phạm Mạnh Cương – bđd)
Với bần đạo, khi gọi nơi nào là “thung lũng hồng”, thì dù thấy “lung linh tím dần, mênh mông thu vàng” đi chăng nữa cũng chẳng nên kêu: “Sương vây kín đầy, cho tình ngất ngây!” Bởi, nơi “thung lũng hồng” ấy nay toàn những “hương yêu ngạt ngào” của ngày vui. Rất hôm ấy.
Ngày vui hôm nay hay hôm ấy đến với bần đạo là câu vẩn vơ từ một đồng nghiệp ở Úc thích viết lách khi biết bần đạo ghé chốn “thung lũng hồng” rất lạ lùng nơi xa xôi, bèn có lời hỏi:
“Này bạn qua đó, có thấy món bê thui mềm mại mà dân vọng ngoại cứ bảo: bê/bò xứ Ác-Hen-Ti-Na là bò/bê ngon nhất thế giới không? Nếu có, đừng quên cho bọn tớ dăm ba ý kiến/ý cò để so sánh nhá!”
Nghe hỏi, bần đạo hơi hụt hẫng vì bỗng dưng bạn bè dành cho mình dịp thuận để chạy thoát tình thế “vẫn như thế”, nay “thế thời” của những viết lách chuyện tu đức với đạo hạnh, đã qua đi trong phút giây. Được lời như cởi tấm lòng, bần đạo thay vì trực chỉ câu trả lời rất ư thật tình mình vẫn nghĩ, chỉ trở về với ca từ nghệ sĩ cứ ê a ba câu nữa:
Tình xa trên thung lũng hồng,
Tình nhớ trên trên thung lũng hồng,
Ngàn sau rồi sẽ khóc thầm,
tình yêu vụt theo lời gió.”
(Phạm Mạnh Cương – bđd)
Quả thật nghe hỏi, bần đạo những muốn “khóc thầm” nhớ lại tình huống khi xưa rất mê “thung lũng hồng” với bê/bò mềm béo chốn cao nguyên nhiều “thung lũng”, nay vắng mặt. Đặt chân đến chốn miền nhiều “thung lũng (rất) hồng” ở xứ miền rất Nam Mỹ mà lại hỏi về bê/bò mềm mại có là thứ thịt ngon nhất thế giới không, khác nào hỏi ông răng rụng khá rung rinh, rằng: lúc này ông thưởng thức món sườn nướng, thấy làm sao?
Hỏi bần đạo những câu tương tự, khác nào hỏi “người mù đi xem voi”, bởi lâu lắm rồi, bần đạo đây tuy không tu chùa/tu Phật, nhưng đã bỏ thịt thà, nên mỗi lần nghe hỏi bần đạo đến là rùng mình phát khiếp. Thôi thì bạn bè đã hỏi, bần đạo cũng đành mượn ý kiến với lập trường của đức thày nhà Đạo tên tuổi rất John Flader ở Sydney để cùng bầu bạn tản mạn đôi ba giòng chảy rất quen quen.
Quen quen chuyện hôm rày và hôm nay, không nhất thiết phải là triết/thần rất cứng ngắc của người nhà Đạo, cho bằng chuyện lạo xạo trong đời, của người đời, những ăn và uống chung quanh “thung lũng hồng” ở đây đó như sau:
“Trả lời câu hỏi của anh/chị: người Công Giáo có được phép ăn thịt “Halal” của người Hồi giáo hay không, tôi nghĩ trước tiên cũng nên xác định rõ thế nào gọi là thịt “Halal” của anh chị em đạo Hồi. “Halal”, tiếng Ả Rập, chỉ có nghĩa là “phù hợp với lề luật” thôi, nên “Halal” là thứ thịt mà người theo đạo Hồi đuợc phép ăn mà không sợ trái luật đạo do đấng Mohhamed tạo ra. “Halal” khác với “Haraam” là thứ thực phẩm bị cấm ngặt.
Đạo Hồi cấm người đi đạo ăn thịt heo, uống máu súc vật, cùng loài thú từng bị xiết cổ hoặc đánh đập cho đến chết. Đạo còn cấm mọi người uống rượu hoặc ăn thịt gì không nấu/nướng theo cung cách rất “đặc sản” của bổn Đạo… Thành thử, muốn trở thành “Halal” thịt của súc vật ấy phải được xẻ theo cách riêng biệt. Tức, loài thú bị xẻ thịt phải được cắt tiết; và người giết khi thi hành việc sát sinh phải hướng về Mecca và kêu tên cực trọng hoặc Allah hoặc Thiên Chúa.
Lò sát sinh nào chứng minh được là mình theo khuôn thức của Đạo Hồi, sẽ được cấp phép giấy hành nghề do giới chức trong Đạo cấp phát chứng nhận lò ấy có thể giết thú xẻ thịt để làm món “Halal”, theo cung cách rất bài bản. Khi thực hiện, người đạo Hồi chỉ ăn thịt “Halal” nào có phép tắc hẳn hòi, thôi.
Còn, người Công giáo thì sao? Có được ăn thịt thà thuộc loại này hay không? Để trả lời, việc đầu tiên nên hỏi là: Trong Kinh thánh có chỗ nào nói về chuyện này không? Thật ra, cũng có. Sách Tông Đồ Công Vụ, cũng đề cập đến việc Công Đồng Giêrusalem các thánh tông đồ và các đấng bậc đã gặp nhau bàn định xem có nên áp buộc các tín hữu ngoài Đạo vừa trở lại với Hội thánh Antiôkia không.
Ngoài ra, các thánh cũng nhấn mạnh: các tín hữu ngoài Đạo vừa trở lại đều được bảo “Hãy biết tự chế đừng nên ăn những gì đã tế hiến ngẫu thần; và cũng đừng uống máu ăn thịt thú nào bị xiết cổ cho chết rồi mới xẻ thịt” (Cv 15: 29). Người Do thái cũng như các vị theo đạo Hồi vẫn coi máu thú vật là sự sống của loài thú; và máu mủ mọi loài thú đều phải đặt dưới quyền định đoạt duy nhất từ Đức Chúa mà thôi. Bởi thế nên, họ không ăn thịt loài thú nào bị xiết cổ để xẻ thịt, bởi thịt đó vẫn còn dính máu, tức ô uế.
Thế nhưng, tại sao các thánh Giáo hội tiên khởi vẫn theo tập tục của người Do thái, rất giống hệt? Để trả lời, cũng nên nhớ rằng: lúc ấy là thời khởi đầu của Đạo Chúa và đó cũng là thời kỳ mà các tín hữu Hội thánh tiên khởi vẫn còn sống. Phần đông các ngài là tín đồ Do thái giáo mới trở lại. Nên, nhiều vị vẫn thấy ghê mỗi khi nhớ lại thời kỳ mình còn kiêng cữ các loại thịt nào còn dính máu vẫn bị luật Do thái cấm đoán (x. Lv 17: 10tt.) Cũng có thể, các thánh vẫn cứ kiêng không ăn thịt heo hoặc thịt có dính máu trong thời gian dài, là bởi người Do thái chẳng khi nào nhúng môi vào thịt này.
Về thức ăn đã hiến tế ngẫu thần, thánh Phalô có lần viết:
“Vậy, về việc ăn thịt cúng, chúng ta biết rằng ngẫu tượng chẳng là gì trên thế gian, và cũng chẳng có thần nào ngoài Thiên Chúa độc nhất.” (1Cr 8: 4)
Dù sao, dân con Đạo Chúa thuở ban đầu vẫn còn yếu về đạo đức chức năng, nên cứ nghĩ nếu mình ăn thịt gì có dính máu như thế ắt hẳn là có tội. Có vị tuy đã đồng bàn nhưng lại cứ nghĩ mình nên ăn kiêng như trước để không gây cớ vấp phạm hoặc có hành động trái với lương tâm, đạo đức. Thế nên, thánh Phaolô đã phải thêm:
“Nếu của ăn mà làm cớ cho anh em tôi sa ngã, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt nữa, để khỏi làm cớ cho anh em tôi sa ngã..” (1Cr 8: 13)
Vì lý do này mà Công Đồng Giêrusalem đã cấm cản tín hữu ngoài Đạo vừa trở lại không được ăn thịt gì đại loại như thế. Và vì thế, thánh Phaolô mới tóm tắt như sau:
“Không phải của ăn làm ta gần Thiên Chúa. Không ăn những thứ đó, ta chẳng thiệt thòi gì; dù có ăn, cũng chẳng lợi.” (1Cr 8: 8)
Ở chương sau, thánh Phaolô cũng gặp vấn nạn như anh/chị đặt ra hôm nay, tức vấn đề liên quan đến “Halal”, nên mới công bố như trước đó, rằng: chỉ ăn thịt ấy khi không thấy có vấn đề về lương tâm, thôi.
Vậy nên, để giúp tín hữu nên cẩn thận khi ra chợ mua thức ăn về mà không nắm chắc thịt ấy là thịt gì, chế biến thế nào, thánh Phaolô lại viết rõ ở đoạn khác:
“Tất cả những gì bán ngoài chợ, anh em cứ việc ăn, không cần phải đặt vấn đề lương tâm.” (1Cr 10: 25).
Và, để giúp dân con nhà Đạo biết phải làm gì khi được mời dự tiệc ở nhà người khác đạo, thánh nhân lại viết:
“Nếu có người ngoại nào mời anh em và anh em muốn đi, thì cứ ăn tất cả những gì người ta dọn cho anh em, không cần phải đặt vấn đề lương tâm.” (1Cr 10: 27)
Xem như thế, cũng nên áp dụng vào với trường hợp hôm nay khi có người đạo Hồi mời đi ăn. Tóm lại, rõ ràng Sách Thánh không có chương/đoạn nào cấm tín hữu Đức Kitô ăn thịt “Halal” do người ngoài Đạo Chúa thết đãi hoặc chế biến để bán buôn. Cả vấn đề thức ăn đã cúng thần nào khác cũng không áp dụng ở đây, dù có thành vấn đề với một số người. Nói thế là bởi: “Halal” là thực phẩm dâng cúng lên Allah, là Đức Chúa mà người đạo Hồi, Do thái giáo lẫn Đạo Chúa vẫn phụng thờ.” (x. Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 30/1/2011 tr. 11)
Như đã viết, hỏi chuyện ăn thịt súc vật ở đời mà lại hỏi đấng bậc chuyên tu trong Đạo, khác nào hỏi các vị khổ tu: có nên chăng ăn uống thả dàn, để “sống với đời”!
Và như bần đạo có trả lời bạn bè về bê/bò xứ miền rất Nam Mỹ: nếu cứ tìm thứ gì nhất hạng trong ăn uống, chắc cũng phải mất rất nhiều ngày, tiền bạc và công sức. Chi bằng, ta cứ thủng thỉnh như người nghệ sĩ vẫn ca và cứ hát những là “thung lũng hồng” ở đây đó, có ca từ vẫn hát như:
Còn nhớ, trên thung lũng này ru êm tình mềm.
Giọt nắng, cho mây trắng về, cho trôi câu thề.
Tìm mãi, trên thung lũng hồng hương yêu ngọt ngào.
Người hỡi, cho ta suốt đời, một mình lẻ loi.”
(Phạm Mạnh Cương – bđd)
Kể về đồ ăn hay thức uống rất hấp dẫn loại “nhất thế giới, nhì Đông Dương”, bần đạo xin kể thêm giai thoại về cái “tôi đáng ghét” như thế này: hôm ấy, lang thang nơi xứ miền cực Nam nước Chilê, rất đê mê bên thủ phủ mang tên Punta Arenas, bần đạo gặp quán nhỏ của người Nhật Bổn có bảng hiệu ghi rõ: “Too Much” (tức: “Quá trời nhiều!”). Bèn vào thử xem có gì gọi được là “nhiều đến thế”? Nhiều thịt, nhiều cá hay sao mà ghê gớm vậy. Vào rồi mới biết: thứ gì cũng được chủ quán mang ra có tí xíu, rất gọn nhẹ, thanh thanh như người lịch lãm vẫn ăn kiêng. Thế mới biết: “Too Much” có nghĩa cũng in ít, điệu nghệ.
Thế nên, mỗi lần nghĩ chuyện thịt thà/cá mắm, bần đạo đây luôn vẫn nhớ chuyện vui bên dưới để minh hoạ và minh chứng những lý luận “ăn cho lắm thịt thà mà làm gì”:
“Moskva vào những năm 1970. Mùa đông giá rét. Có tin đồn là ngày hôm sau cửa hàng bán thịt quốc doanh số 1 sẽ có thịt.
Ngay hôm đó, trước cửa hàng đã có hàng chục ngàn người với áo ấm, giày cao cổ, mang rượu và bàn cờ đứng thành hàng dài, không ngần ngại.
Đến 3 giờ chiều, người bán thịt đi ra và nói:
-Thưa các đồng chí,
Ban chấp hành trung ương vừa gọi xuống, thông báo rằng: ta không đủ thịt bán cho tất cả mọi người vì vậy, xin đề nghị bàn dân Do Thái nên về nhà, mà xử lý.
Người Do Thái nghe thế, bèn nhẫn nhục ra khỏi hàng. Mọi người khác vẫn tiếp tục đợi.
7 giờ tối, người bán thịt lại bước ra và nói:
-Thưa các đồng chí, Ban chấp hành trung ương vừa gọi xuống, thông báo rằng: hóa ra là không có thịt, vì vậy đề nghị bà con ta nên về nhà, mà lo tính.
Đám đông người mua bèn lố nhố ra về, vừa đi vừa lẩm bẩm/lầm bầm:
-Bọn Do Thái khốn nạn là thế mà sao lúc nào họ cũng gặp may!”
(x. Mười Chuyện tiếu lâm hay nhất thời Xô Viết, do báo The Times Anh Quốc bình chọn)
Sự thật về thịt, có thể không hẳn là như thế. Hoặc, sự thật về chuyện thịt “halal” hay “thịt còn dính máu” đối với người theo Đạo Hồi chắc chắn là như thế. Có như thế, hay không như thế cũng đâu là vấn đề để bạn và tôi, bà con mình cứ thế mà suy tư nghĩ ngợi.
Suy cho cùng, chỉ nên nói: gì gì đi nữa, thịt thà có “nhất thế giới nhì Đông Dương” hay không, hãy cứ thưởng thức đến khi nào không còn hưởng được nữa, mới thôi. Không hưởng và không ăn, nhất thứ vào Lễ Tro hoặc Thứ Sáu Tuần Thánh, rất ghi nhớ. Có ăn thịt hay không, dù thịt ấy là thịt bê mềm mại nhất thế giới hay “Halal” từ “thung lũng hồng” cũng còn tuỳ. Tuỳ chọn lựa của mỗi người. Có ăn hay không, dù thịt gì, cũng hãy làm để tôn vinh Chúa, trong mọi chuyện. Cả chuyện ăn và uống, rất hợp thời. Của con người.
Trần Ngọc Mười Hai
Lâu nay tuy không còn ăn thịt
dù thịt ấy có dính máu hay không
vẫn thấy vui.
Như bao giờ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Múa Lân Đầu Xuân
Nguyễn Bá Khanh
22:28 27/01/2012
MÚA LÂN ĐẦU XUÂN
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mỗi năm vào dịp xuân sang
Em về Triều Khúc xem làng hội xuân
Múa cờ, múa trống, múa lân
Nhớ ai trong hội có lần gọi em…
(Ca Dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mỗi năm vào dịp xuân sang
Em về Triều Khúc xem làng hội xuân
Múa cờ, múa trống, múa lân
Nhớ ai trong hội có lần gọi em…
(Ca Dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Thế giới nhìn từ Vatican 20/1 - 27/01/2012
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:31 27/01/2012
Giáo Hội là cộng đoàn nảy sinh từ lời cầu linh mục của Chúa Giêsu
Giáo Hội là cộng đoàn nảy sinh từ lời cầu linh mục của Chúa Giêsu và bao gồm những người được thánh hiến cho Thiên Chúa, hoàn toàn tùy thuộc Thiên Chúa và tất cả mọi người được sai ra đi để đem thế giới trở về với Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã khẳng định như trên với gần 5.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha trong đại thính đường Phaolô VI, sáng thứ tư 25 tháng Giêng.
Sau hàng loạt bài suy niệm về các kinh nguyện, Đức Thánh Cha đã đề cập đến lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trước cuộc Thương Khó.
Ngài nói "Chúa Giêsu, vị thượng tế và đồng thời là của lễ, cầu nguyện xin Chúa Cha tôn vinh Ngài trong giờ phút này, giờ của hy lễ hòa giải" cho tội lỗi của tất cả mọi người. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
“Lời cầu linh mục của Chúa Giêsu do đó có thể được xem như việc thiết lập Giáo Hội, cộng đoàn của các môn đệ, là những người thông qua niềm tin vào Ngài, được nên một và chia sẻ trong sứ vụ cứu độ của Ngài."
Trong bài suy niệm, Đức Thánh Cha cũng nói về tầm quan trọng của việc nhớ đến các nhu cầu của những người chung quanh ta và mọi người trên thế giới. Ngài cũng chỉ ra rằng mặc dù Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo đã trôi qua, ý hướng đó vẫn còn tiếp tục trong lời cầu nguyện của một người. Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta cũng cầu nguyện như đã làm trong Tuần Cầu Nguyện Hiệp Nhất Kitô Giáo, để hồng ân hiệp nhất của tất cả những người theo Chúa Kitô trở nên tỏ tường, để thế giới tin nơi Chúa Con và Chúa Cha là Đấng đã sai Ngài đến trong thế gian."
Do thời tiết giá lạnh, các buổi triều yết chung vẫn đang được tổ chức tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục. Buổi triều yết chung hôm nay có sự tham dự đông đảo của một nhóm đến từ Ba Lan.
Kết thúc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô
Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô bắt đầu ngày 18 tháng Giêng đã kết thúc với buổi hát Kinh Chiều trọng thể do Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 chủ sự tại Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành chiều Thứ tư 25 tháng Giêng.
Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô bắt đầu ngày 18 tháng Giêng đã kết thúc với buổi hát Kinh Chiều trọng thể do Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 chủ sự lúc 5 giờ 30 tại Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành chiều Thứ tư 25 tháng Giêng.
Hiện diện tại buổi cầu nguyện, ngoài 26 vị Hồng Y, còn có đông đảo các Giám Mục, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Roma, nhiều đại diện của các cộng đoàn Kitô khác, đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Ghennadios của Giáo Hội Chính Thống tại Italia và Malta, Kinh Sĩ Richardson, Đại diện Đức Tổng Giám Mục Canterbury, Giáo chủ Liên hiệp Anh Giáo, nhóm làm việc gồm nhiều đại diện các Giáo hội Kitô ở Ba Lan, là nhóm đã soạn tài liệu cho tuần cầu nguyện hiệp nhất năm nay, các sinh viên Học viện đại kết ở Bossey, Thụy Sĩ.
Trước khi kinh chiều bắt đầu, Đức Hồng Y Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã đại diện mọi người hiện diện chào mừng và cám ơn Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Kinh Chiều này. Đức Hồng Y ghi nhận sự hiện diện của đông đảo đại diện các tín hữu Kitô trong buổi hát kinh chứng tỏ lời mời gọi của Đức Thánh Cha cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô được nhiều người lắng nghe đón nhận.
Tưởng cũng nên nhắc lại là trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 15 tháng Giêng và trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 18 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã mời gọi các tín hữu sốt sắng hiệp ý cầu nguyện cho ngày hiệp nhất trọn vẹn giữa mọi tín hữu Kitô mau tới. Ngỏ lời với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến trong đại thính đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha đã nhắc lại lịch sử của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô.
Thói quen của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu đã được đưa ra vào năm 1908, bởi Cha Paul Wattson, sáng lập viên một cộng đoàn dòng tu Anh Giáo, sau đó gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Sáng kiến này được Đức Giáo Hoàng Pio thứ 10 chúc lành, được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thăng tiến và khuyến khích cử hành trong toàn Giáo Hội Công Giáo với Tông thư Romanorum Pontificum công bố ngày 25 tháng 2 năm 1916.
Tuần cầu nguyện đã được khai triển và hoàn bị trong thập niêm 1930 của thế kỷ vừa qua bởi linh mục Paul Couturier tỉnh Lyon, là người đã ủng hộ việc cầu nguyện “cho sự hiệp nhất Giáo Hội như Chúa Kitô muốn”.
Đề tài năm nay 2012 lấy từ thư thứ I gửi tín hữu Côrintô: “Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi bởi chiến thắng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”. Đề tài do một nhóm đại kết Kitô Ba Lan đề nghị muốn nhấn mạnh sức mạnh sự nâng đỡ của đức tin Kitô giữa các thử thách và đảo lộn của cuộc sống như trong trường hợp của lịch sử Ba Lan.
Chiến thắng của Chúa Kitô là chiến thắng đối với tình yêu khổ đau, đối với việc phục vụ nhau, sự trợ giúp, niềm hy vọng mới và sự an ủi cụ thể những người rốt hết, những người bị quên lãng và bị khước từ. Chúng ta có thể tham dự vào “chiến thắng” biến đổi đó, nếu chúng ta để cho mình được Thiên Chúa biến đổi.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng sự hiệp nhất tràn đầy và hữu hình của các tín hữu Kitô đòi buộc chúng ta phải để cho mình thay đổi, và ngày càng đồng hình đạng hoàn thiện hơn với hình ảnh của Chúa Kitô. Sự hiệp nhất mà chúng ta cầu xin đòi buộc một sự hoán cải nội tâm, trên bình diện cá nhân cũng như trên bình diện cộng đoàn. Nhiệm vụ đại kết là một trách nhiệm của toàn thể Giáo Hội và mọi tín hữu đã được rửa tội.
Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền Thông Năm 2012.
"Trong các cụm từ ngắn gọn, thường không quá một câu Kinh Thánh, những suy tư sâu sắc có thể được truyền đạt" Bênêđíctô thứ 16 đã nhấn mạnh như trên trong sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông năm 2012.
Ngài lưu ý rằng hiệu quả của truyền thông đòi hỏi một sự im lặng và suy tư. Đức Thánh Cha ghi nhận rằng ngày nay nhiều câu hỏi và câu trả lời quan trọng trong cuộc sống đang được tìm kiếm thông qua internet, nơi các câu hỏi và câu trả lời có thể trở nên một sự “dội bom” thông tin trên tư duy con người thông qua các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố hôm 24 tháng Giêng là lễ kính thánh Phanxicô đệ Salê, nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 46 sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 20 tháng 5 tới đây, với chủ đề “Thinh lặng và lời nói: con đường truyền giảng Tin Mừng”. Sứ điệp được Đức Tổng Giám Mục Claudio Marie Celli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về truyền thông xã hội, cùng với các vị phụ tá, giới thiệu trong cuộc họp báo lúc 11 giờ rưỡi sáng 24 tháng Giêng tại Phòng Báo chí Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng “thinh lặng và lời nói là hai yếu tố của truyền thông, phải được quân bình, nối tiếp và hội nhập với nhau để có thể có một cuộc đối thoại đích thực và sự gần gũi sâu xa giữa con người với nhau. Khi lời nói và thinh lặng loại trừ nhau, thì truyền thông bị suy thoái, hoặc nó tạo nên một sự choáng váng, hoặc trái lại, nó tạo nên một bầu không khí lạnh lùng”.
Theo Đức Thánh Cha, “Thinh lặng là thành phần của truyền thông và nếu không có nó thì sẽ không có những lời nói với nội dung xúc tích. Nơi nào các sứ điệp và thông tin dồi dào, thì thinh lặng càng trở nên thiết yếu để phân định điều gì là quan trọng và điều gì là vô ích hoặc phụ thuộc. Sự suy tư sâu xa giúp chúng ta khám phá quan hệ giữa các biến cố, thoạt nhìn chúng có vẻ không liên hệ với nhau. Nó cũng giúp thẩm định, phân tích các sứ điệp. Vì thế cần kiến tạo một môi trường thích hợp, giống như một hệ thống môi sinh biết giữ quân bình giữa thinh lặng, lời nói, hình ảnh và âm thanh”.
Cũng trong Sứ điệp, Đức Thánh Cha nhận xét rằng thinh lặng là điều quí giá để dễ dàng có sự phân định cần thiết giữa bao nhiêu điều kích thích và bao nhiêu câu trả lời mà chúng ta nhận được, để nhận ra và tập trung vào những câu hỏi thực sự quan trọng.
Ngài viết: “Con người không thể chỉ hài lòng với một sự trao đổi trong tinh thần bao dung về những ý kiến ngờ vực và về kinh nghiệm cuộc sống: tất cả chúng ta hãy trở thành những người tìm kiếm chân lý và chia sẻ ước muốn sâu xa này, nhất là trong thời này, “khi con người trao đổi thông tin với nhau, họ cũng đang trao đổi chính bản thân, vũ trụ quan, những hy vọng và lý tưởng của họ cho nhau”.
Trong chiều hướng đó, Đức Thánh Cha cũng đề cao các mạng Internet, các thảo chương và mạng xã hội có thể giúp con người ngày nay sống những lúc suy tư và tự hỏi đích thực, cũng như tìm được những khoảng thinh lặng, cơ hội cầu nguyện, suy niệm hoặc chia sẻ Lời Chúa. Nếu Thiên Chúa nói với con người cả trong lúc thinh lặng, thì con người cũng có thể khám phá trong thinh lặng khả năng nói với Thiên Chúa và về Thiên Chúa”.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Lời nói và thinh lặng, và việc tự giáo dục về truyền thông có nghĩa là học cách lắng nghe, chiêm niệm, ngoài lời nói, và điều này đặc biệt quan trọng đối với những ai rao giảng Tin Mừng. Thinh lặng và lời nói, cả hai đều là những yếu tố thiết yếu và bổ túc cho nhau trong hoạt động truyền thông của Giáo Hội, để loan báo Chúa Kitô một cách mới mẻ trong thế giới ngày nay”
Đức Thánh Cha chúc các Dân tộc mừng Tết Nguyên Đán một năm đầy Công lý và Hòa bình
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 22 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã ra cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Truyền Tin chung với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu. Nhân dịp Tân Xuân Nhâm Thìn Đức Thánh Cha đã chúc Tết các dân tộc Viễn Đông như sau:
Anh chị em thân mến, trong các ngày này nhiều dân tộc Viễn Đông tươi vui mừng Năm Mới Âm Lịch. Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội hiện nay tôi cầu chúc tất cả các dân tộc ấy một năm mới thực sự ghi dấu công lý và hòa bình, đem lại thoa dịu cho người khổ đau; tôi đặc biệt cầu chúc cho các bạn trẻ, với lòng hăng hái và sự thúc đẩy của lý tưởng, có thể cống hiến cho thế giới một niềm hy vọng mới.
Đức Giáo Hoàng chào đón hai con chiên đã được chúc lành vào ngày lễ Thánh Agnes
Sau khi được chúc lành tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Agnes, hai con chiên đã được đưa đến trước Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tại Điện Tông Tòa của Vatican.
Len chiên sẽ được sử dụng để làm những dây Pallium mà các vị Tổng Giám Mục chánh toà sẽ mặc vào ngày 29 Tháng Sáu, là ngày lễ kính Thánh Phêrô và Thánh Phaolô.
Dây Pallium hay Dây Quàng Cổ có hai dải phía trước và phía sau, quàng bên ngoài áo lễ, được dệt bằng lông chiên màu trắng có thêu 6 thánh giá mầu đen, hai dải cũng kết thúc bằng len mầu đen. Nó biểu hiệu cho sự hiệp nhất của các Tổng Giám Mục Trưởng các Giáo Tỉnh trên toàn thế giới với Đức Giáo Hoàng, Chủ Chăn của Giáo Hội Hoàn Vũ, cũng như biểu hiệu cho quyền bính trên các Giám Mục khác thuộc giáo tỉnh.
Truyền thống của Dây Quàng Cổ có từ thế kỷ thứ 4, và di tích các hình vẽ có từ thế kỷ thứ 5. Từ thế kỷ thứ 5 trở đi nó thuộc phẩm phục của Đức Giáo Hoàng và các Tổng Giám Mục Trưởng. Theo thời gian, đặc biệt trong thời Trung Cổ, các dây Pallium này biến dạng với các hình thánh giá khác nhau, có khi là mầu hồng ám chỉ Chúa Kitô là Chủ chiên lành kiếm tìm con chiên lạc và hối thúc đoàn chiên trở về. Trừ các Giáo Hội Công Giáo đông phương Maronít, Malankara và Malabar không dùng Dây Palliun, trong các Giáo Hội Đông Phương khác. Dây Pallium rộng tới hai vai và có hai dải phía trước và phía dài xuống tới chân, có thêu thánh gía mầu đen hay mầu hồng.
Vào thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị các chiên con được dâng trong dịp lễ Phục Sinh sẽ được giao cho các nữ tu dòng kín nuôi và lấy len của chúng để làm dây Pallium. Từ hậu bán thế kỷ thứ 9 trở đi các Tổng Giám Mục Trưởng Giáo Tỉnh có thói quen xin Dây Pallium này, trong thời gian 3 tháng sau khi được chỉ định làm Tổng Giám Mục. Ngày nay, nghi lễ trao dây Palllium được tổ chức tại Roma ngày 29 tháng 6 hàng năm nhân dịp lễ trọng kính hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô. Nếu vì lý do ngăn trở vị Tổng Giám Mục không thể đến Roma được, Dây Pallium sẽ được gửi tới cho đương sự.
Video nhân hội nghị thế giới gia đình: Các cặp vợ chồng thảo luận làm thế nào để giải quyết các vấn đề gia đình thường gặp
Tổng Giáo Phận Milan đã phát động một sáng kiến độc đáo để chuẩn bị cho Hội nghị Thế giới sắp tới về gia đình. Trong một loạt các videos, các gia đình đã nói về những vấn đề thường phải đối mặt trong đó các cặp vợ chồng tập trung cụ thể về cách họ giải quyết những vấn đề đó.
Loạt videos này có tựa đề là "Phong cách sống" và đã được thực hiện bằng tiếng Ý. Nhưng cuối cùng loạt videos này sẽ được dịch sang các ngôn ngữ khác. Cho đến nay, 5 videos trong tổng số 10 videos đã được thực hiện.
Một số trong những chủ đề bao gồm cách thế những cặp vợ chồng đối phó với việc mất công ăn việc làm, khám phá ra họ không thể có con, hoặc thậm chí việc gia đình ly tán gây ra bởi di cư.
Một trong các video có tiêu đề "Gia đình là bằng chứng sống." Trong đó, một cặp vợ chồng người Peru nói về sự tách biệt tình cảm họ cảm thấy giữa họ, sau khi chuyển đến Milan, Ý. Họ đã đề cập đến cách đối phó với vấn đề này, bao gồm cả những gì họ đã làm gì để vượt qua nó.
Một câu chuyện khác là của Leo. Sau khi làm việc 30 năm trong cùng công ty, ông bị mất việc làm. Trong video, ông nói về cách thích ứng với tình hình, và tác động của nó đã có với gia đình của mình.
Năm nay, Hội nghị thế giới các gia đình đang tập trung vào sự cân bằng giữa công việc, gia đình và thời gian nghỉ ngơi. Sáng kiến này sẽ cố gắng giúp đỡ các gia đình để họ có thể giải quyết, các vấn đề thông thường mỗi ngày theo chiều hướng Kitô Giáo.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 phê chuẩn Phụng Vụ khai tâm Kitô giáo của Con Đường Tân Dự Tòng
Tòa thánh Vatican đã phê chuẩn Phụng Vụ lễ khai tâm Kitô giáo của Con Đường Tân Dự Tòng. Biến cố này đã diễn ra trong một cuộc họp rất xúc động với Kiko Argüello và 7.000 thành viên Con Đường Tân Dự Tòng. Đức Thánh Cha đã giải thích các yếu tố của sắc lệnh mới. Ngài nói:
"Việc phê chuẩn này là một yếu tố nữa cho thấy Giáo Hội kiên trì đồng hành cùng các bạn trong một nhận thức sâu sắc để vừa giúp các bạn tăng trưởng vừa bảo vệ sự hiệp thông và hài hòa nội bộ trong toàn thể Giáo Hội."
Cùng với ông Kiko, người sáng lập Con Đường Tân Dự Tòng còn có các nhà lãnh đạo quốc tế khác như Carmen Hernandez và Mario Pezzi. Cùng tham dự còn có 5 Hồng Y và 50 vị Giám Mục.
Đức Thánh Cha sau đó thông báo rằng 18 gia đình trong phong trào Con Đường Tân Dự Tòng sẽ được gửi đến các địa điểm nơi ảnh hưởng Kitô Giáo đã bị phai tàn. Mỗi người trong số họ sẽ được đi kèm với một linh mục để giúp họ truyền giáo. Họ sẽ sớm lên đường đến với đất nước Gabon ở châu Phi, vùng Riviera của Pháp ở Marseille, và Venezuela. Đức Thánh Cha nhấn mạnh:
"Một trăm gia đình sắp tham gia công tác Truyền Giáo cho muôn dân. Tôi mời gọi các bạn đừng sợ, vì người loan báo Tin Mừng không bao giờ đơn độc. "
Ông Kiko đã cảm ơn Đức Thánh Cha vì tất cả các hỗ trợ mà ngài dành cho phong trào. Ông giải thích rằng những hỗ trợ này sẽ giúp phong trào có thêm điều kiện để giúp những người không có tiếp xúc với Giáo Hội biết đến Thiên Chúa và lớn lên trong đức tin. Ông nói:
"Các cử hành đã được phê chuẩn có một sức mạnh rất lớn. Hãy tưởng tượng chúng được tổ chức tại châu Phi, Madagascar, hay với các thổ dân. Chúng tôi đã có kinh nghiệm về động lực lớn lao này. Hôm nay Giáo Hội phê duyệt các lễ kỷ niệm này với tất cả các ý nghĩa lịch sử của nó đối với Con Đường Tân Dự Tòng"
Con Đường Tân Dự Tòng bắt đầu vào năm 1964, trong một khu ổ chuột của Madrid. Ngày nay, Con Đường có mặt tại 100 quốc gia và khoảng 6.000 giáo xứ.
Một thành viên Con Đường Tân Dự Tòng nói:
"Chúng tôi gia nhập Con Đường tháng ba năm ngoái và sau đó chúng tôi đến đây bởi vì Chúa đã kêu gọi chúng tôi. Cùng với gia đình tôi, con gái của tôi, các anh em trong cộng đồng, và với vợ tôi. "
Trong cuộc họp, các bài hát 'Sword' và 'Resurrexit' đã được trình bày bởi dàn nhạc giao hưởng Con Đường Tân Dự Tòng như một món quà đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi cho các chủng sinh hỗ trợ cho việc Tân Phúc Âm Hoá
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã gặp gỡ với các chủng sinh và linh mục trẻ đến từ Học Viện Capranica. Ngài nói rằng Giáo Hội hy vọng nhiều nơi họ "trong công tác rao giảng Tin Mừng và Tân Phúc Âm Hoá".
Ngài khích lệ các chủng sinh và linh mục hãy "gần gũi với tất cả mọi người, và không cho phép bất kỳ nền văn hóa nào trở nên một rào cản đối với Lời Hằng Sống mà tất cả anh em rao giảng dù phải trả giá ngay cả bằng mạng sống của mình".
Cuộc gặp gỡ đã quy tụ 70 đại diện của Học Viện Capranica tại Almo, một chủng viện của giáo phận Rôma đã có 555 năm lịch sử. Chủng viện đã được thành lập để đào tạo linh mục cho những chủng sinh không có khả năng kinh tế. Cựu sinh viên cũ của nó bao gồm cả các vị Giáo Hoàng như Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 và Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 15.
Đức Giáo Hoàng đề cập với các Giám Mục Hoa kỳ về chính trị, chủ nghĩa thế tục, và nền văn hóa Kitô giáo
Một nhóm các giám mục Mỹ đã gặp gỡ với Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 trong chuyến thăm Ad Limina của các ngài tại Rôma. Đức Hồng Y Donald Wuerl của Washington DC đã phát biểu thay mặt cho các giám mục và cám ơn Đức Thánh Cha dành cho các vị buổi tiếp kiến hôm 19 tháng Giêng.
Trong bài phát biểu của mình Đức Thánh Cha nói:
"Việc tách biệt đúng đắn giữa Giáo Hội và nhà nước không thể hiểu là Giáo Hội phải câm nín trước một số vấn đề, cũng không phải là Nhà nước có thể chọn không để tính đến, hoặc lờ đi, tiếng nói của các tín hữu trong việc xác định các giá trị định hình nên tương lai của dân tộc".
Đức Thánh Cha đã bày tỏ mối quan tâm của ngài về sự thù địch chống lại truyền thống Do Thái-Kitô giáo. Ngài nói "thật là cấp bách để toàn bộ cộng đoàn Công Giáo tại Hoa Kỳ nhận ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với chứng tá đạo đức công khai của Giáo Hội gây ra bởi một thứ chủ nghĩa thế tục cấp tiến đang ngày càng được thể hiện trong các lĩnh vực chính trị và văn hóa".
Đức Thánh Cha nói:
"Khi một nền văn hóa cố gắng ngăn chặn chiều kích siêu nhiên, và đóng kín với những sự thật minh bạch, nó chắc chắn sẽ trở thành nghèo nàn và trở thành mồi ngon cho các lạm dụng."
Đức Thánh Cha cũng hoan nghênh "nỗ lực để duy trì liên lạc với những người Công Giáo tham gia vào đời sống chính trị," và nói thêm rằng các chính trị gia Công Giáo cần phải tôn trọng các giá trị phò sinh, nhân phẩm con người, và nhân quyền.
Ngài lưu ý rằng một đức tin mạnh mẽ sẽ giúp người Công Giáo Hoa Kỳ đóng góp vào công cuộc đổi mới xã hội và các nỗ lực truyền giáo trong nền văn hóa Mỹ.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cũng ghi nhận tầm quan trọng của giáo dân trong việc đề cao viễn kiến Kitô giáo trong xã hội. Ngài nói rằng đó là một nhiệm vụ chính cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ.
Các giám mục trong chuyến thăm ad limina lần này đến từ Washington DC, Maryland, Delaware, Virginia, West Virginia, US Virgin Island, và Tổng Giáo Phận Quân Đội Mỹ bao gồm các cha tuyên úy cho tất cả các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16: "Sự hiệp nhất Kitô Giáo đòi hỏi sự kiên nhẫn"
Đức Thánh Cha đã tiếp một phái đoàn đại kết từ Phần Lan được dẫn đầu bởi Đức Giám Mục Công Giáo Teemu Sippo Helsinki và giám mục Seppo Häkkinen của giáo phận Mikkeli của giáo hội Lutheran.
Đức Thánh Cha đã nói rằng sự hiệp nhất Kitô giáo "đòi hỏi sự kiên nhẫn chờ đợi trong tín thác, không phải trong một tinh thần bất lực hoặc thụ động, nhưng với sự tin tưởng sâu sắc rằng sự hiệp nhất của tất cả các Kitô hữu trong một Giáo Hội thực sự là món quà của Thiên Chúa chứ không phải là một thành đạt riêng của chúng ta."
Cuộc họp này được tổ chức trong Tuần lễ Hiệp nhất Kitô giáo.
Eduardo Verastegui đã thu âm một bài hát dành riêng cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16
Diễn viên và nhà sản xuất phim Eduardo Verastegui đã thu một bài hát mới cho chuyến thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng tại Mễ Tây Cơ. Trong tháng ba, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ thực hiện chuyến tông du đầu tiên đến đất nước này. Ngay khi chương trình tông du chính thức cho chuyến thăm được xác nhận, tài tử chính trong bộ phim "Bella" đã muốn làm gì đó để chào đón Đức Thánh Cha.
Verastegui là một thành viên trong nhóm Kairo là nhóm cũng vừa phát hành một album những bài đơn ca. Trong quá khứ, ông đã hát cùng với các ca sĩ như Alejandro Sanz, Shakira và Gloria Estefan trong bài "Lần tạm biệt sau cùng ", một bài hát rất xúc động dành riêng cho các nạn nhân của các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9.
Giai điệu của bài hát dành riêng cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 vẫn còn trong vòng bí ẩn. Tuy nhiên, bài hát này dự kiến sẽ được phát hành trong một vài tuần tới và có lẽ sẽ trở thành một trong những bài hát phổ biến nhất trong âm nhạc Latin tháng Ba này.