Ngày 27-01-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vụ Ân Sủng
Lm. Minh Anh
05:34 27/01/2021
VỤ ÂN SỦNG
“Người gieo hạt là gieo Lời Chúa”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ rất bất ngờ khi dụ ngôn người gieo giống hôm nay được nhìn dưới lăng kính một kế hoạch bị phá hoại, kế hoạch của người gieo giống. Với hạt Lời Chúa, Thiên Chúa cũng có một kế hoạch vãi gieo; bất chấp sự phá hoại của bất cứ ai, Người vẫn kiên định gieo Lời để kịp ‘vụ ân sủng’.

Hẳn không ai gieo giống mà lại gieo hạt xấu; cũng thế, những gì Thiên Chúa gieo vào lòng chúng ta thì luôn luôn tốt; Thiên Chúa biết, chỉ có điều tốt mới có thể đơm hoa kết trái và đó là niềm hy vọng trong kế hoạch yêu thương của Người. Thế mà, qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy kế hoạch gieo Lời cho ‘vụ ân sủng’ của Thiên Chúa luôn có nguy cơ bị phá hoại; một ai đó, một người nào đó đã không muốn chúng sinh hoa kết quả. Kẻ phá hoại ở đây chính là ma quỷ, nó tìm cách lấy đi sự tốt lành từ cuộc sống; nó lôi kéo chúng ta bằng điều ác, lấp đầy tâm hồn con người bằng ích kỷ, khiến chúng ta vô tâm trước những chuyển động bên trong của ân sủng. Như chim trời chực sà xuống cướp lấy không chỉ hạt rơi bên vệ đường, chúng còn thèm thuồng cả những hạt gieo trong đất tốt, những hạt nằm khơi khơi không chịu đâm rễ sâu trong đất.

Thiên Chúa thừa biết ‘vụ ân sủng’ của Người sẽ rất khó khăn bởi sự phá hại quy mô đó; nhưng Người vẫn gieo, gieo cách kiên quyết, gieo cách kiên trì; Thiên Chúa gieo với một nhận thức rõ ràng rằng, không phải hạt nào cũng sẽ sinh hoa kết quả. Và đây cũng là một sự thật mà chúng ta phải chấp nhận; sự thật là, rất thường xuyên, Lời Chúa được gieo vào lòng chúng ta ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác nhưng xem ra không mấy kết quả. Tại sao? Vì lẽ, tâm hồn chúng ta vẫn còn một ‘khối đá’ nào đó; chúng ta chưa cộng tác đủ với ân sủng, Lời Chúa chưa đâm rễ sâu và như thế, tạo dịp cho ma quỷ sà xuống cướp đi điều tốt đẹp.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta từ bỏ Satan, biết phân định trong trường hợp thấy mình mất phương hướng, thậm chí bị đánh bại bởi những cám dỗ; từ đó, định hướng ý muốn về lại sự tốt lành trong kế hoạch xót thương của Chúa Trời. Hãy tự hỏi bản thân rằng, liệu tảng đá của sự lười biếng, ươn hèn có còn đó và lớn nhỏ làm sao; xác định những gai góc và gọi chúng bằng tên; can đảm để cải tạo đất đai lòng mình, đem đá và gai của linh hồn đến với Chúa qua bí tích giải tội và gia tăng cầu nguyện. Có như thế, chúng ta cộng tác với ân sủng để làm cho rãnh sâu tâm hồn được sâu hơn, cộng tác với ân huệ Chúa bằng cách mở lòng cho mưa móc tưới gội và nắng mới sưởi ấm của Thánh Thần. Không chiến đấu, làm sao giành được vương miện chiến thắng; không cố gắng, làm sao có thể bội thu trong ‘vụ ân sủng’ mà Thiên Chúa đã lên kế hoạch.

Một lão nông đã cày quanh ‘một tảng đá lớn’ trên cánh đồng của mình trong nhiều năm; ông đã hư hao không biết bao nhiêu lưỡi cày và dàn xới trên đó. Ngày kia, sau khi làm gãy một lưỡi cày khác và một cú ngã, ông nhớ lại tất cả những rắc rối mà tảng đá đã gây ra cho mình suốt nhiều năm; cuối cùng, ông quyết tâm làm một điều gì đó để giải quyết nó. Khi đặt chiếc xà beng dưới tảng đá, ông đã rất ngạc nhiên khi phát hiện rằng, tảng đá chỉ dày chưa tới 20 phân và ông có thể đập vỡ nó dễ dàng. Khi bẫy nó đi, ông phải mỉm cười, vì nhớ lại bao vất vả nó đã gây cho ông trong suốt nhiều năm; ông lấy làm tiếc vì đã không loại bỏ nó sớm hơn.

Anh Chị em,

Thông thường chúng ta bị cám dỗ bỏ qua những trở ngại nhỏ khi đang vội vã giải quyết một vấn đề lớn; đơn giản, chúng ta không muốn dừng lại và dành thời gian để giải quyết nó ngay. Như lão nông, chúng ta ‘cày xới’ loanh quanh. Cũng rất thông thường, chúng ta tự nhủ sẽ quay lại với nó sau, và điều thường xảy ra là chúng ta không bao giờ làm. Cũng thế, trong linh hồn, một tội lỗi nào đó vẫn đang làm tắc nghẽn dòng suối ân sủng của Thiên Chúa tuôn chảy vào; bí tích giải tội là chiếc đòn bẫy mạnh nhất giúp chúng ta giải quyết tình trạng linh hồn mình. Và bấy giờ, hạt giống Lời Chúa sẽ có cơ may tươi tốt để sinh hoa kết quả, không chỉ hạt ba mươi, hạt sáu mươi nhưng hạt một trăm và nhiều hơn; bấy giờ, ‘vụ ân sủng’ của Thiên Chúa quả là bội thu.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giúp con can đảm đem đá và gai góc của linh hồn mình đến với Chúa trong bí tích giải tội. Con biết, Chúa sẽ vui lòng làm những việc còn lại, Chúa sẽ thanh tẩy tâm hồn con sạch trong bằng lửa Thánh Thần; bấy giờ, Lời Ngài sẽ không còn chết ngạt hoặc bị lấy đi và chắc chắn, ‘vụ ân sủng’ của ‘Chủ Mùa’ sẽ là một mùa vui, mùa hân hoan”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:20 27/01/2021
2. Các bạn không phải cầu sự khoan thứ nơi tôi, nhưng các bạn phải cầu xin sự tha thứ nơi Thiên Chúa. (Thánh Catharina)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 27/01/2021
48. ĐAU ĐẾN NHÀ HÀNG XÓM

Trong thôn có một người bị một mụn nhọt nơi chân sưng tấy lên đau nhức nhối không chịu được, bèn nói với người trong nhà:

- “Mấy anh lấy búa đục trên tường cho tôi cái lỗ”.

Cái lỗ đục xong, người ấy bèn đem cái chân bị nhọt bỏ vào trong cái lỗ thâu qua nhà hàng xóm hơn một thước Tàu.

Người nhà kinh ngạc nói:

- “Anh làm gì vậy?”

Người đau chân trả lời:

- “Để cho nó đau phía bên người hàng xóm, không can gì đến tôi cả !”

(Tuyết Đào tiểu thuyết)

Suy tư 48:

Người có tính ích kỷ khi hưởng lợi thì hưởng một mình không chia cho ai, nhưng khi cái bất lợi đến thì đổ lỗi cho người này người nọ chứ không phải tại mình.

Người Ki-tô hữu có tinh thần tu đức thì đau khổ dành cho mình và niềm vui thì chia sẻ với tha nhân, bởi vì họ biết rằng, được chấp nhận và chịu đựng những đau khổ là chia sẻ sự đau khổ với Đức Chúa Giê-su, cũng như để đền tội của mình. Có những người mới chịu đau khổ một chút thì đã rên trách người này kẻ nọ; có người cứ đem cái khổ của mình để than vãn với người khác, nhưng đau khổ vẫn cứ khổ đau, thế là họ cau có với người khác và đem đau khổ lại cho mình, đau khổ dồn thêm đau khổ.

Đem đau khổ và lỗi lầm đổ cho người khác thì đau khổ vẫn cứ đau khổ, lầm lỗi lại thêm lầm lỗi, nhưng đem đau khổ bỏ vào tay Đức Chúa Giê-su với tâm tình phó thác thì đau khổ trở thành hạnh phúc, hoan lạc và bình an.

Đó là người có sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Vâng lệnh Chúa truyền
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
21:25 27/01/2021


(Suy niệm Tin mừng Mác-cô (1, 21-28) trích đọc vào Chúa nhật 4 thường niên)

Ngày sa-bát, Chúa Giê-su vào hội đường giảng dạy. Tại đây, có một người bị thần ô uế nhập, la lên rằng: "Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!" Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này!" Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta.”

Quỷ đã vâng lệnh Chúa Giê-su tức khắc, không chần chừ.

Đây không phải là trường hợp duy nhất mà chỉ là một trong rất nhiều trường hợp khác, chẳng hạn như:

“Khi Chúa Giê-su và các môn đệ sang tới bờ bên kia Biển Hồ, vùng đất của dân Ghê-ra-sa. Ngài vừa ra khỏi thuyền, thì từ đám mồ mả, có một kẻ bị thần ô uế ám liền ra đón Ngài. Anh này thường sống trong đám mồ mả và không ai có thể trói anh ta lại được, dầu phải dùng đến cả xiềng xích. Thật vậy, nhiều lần anh bị gông cùm và bị xiềng xích, nhưng anh đã bẻ gãy xiềng xích, và đập tan gông cùm. Và không ai có thể kiềm chế anh được. Suốt đêm ngày, anh ta cứ ở trong đám mồ mả và trên núi đồi, tru tréo và lấy đá đập vào mình.”

Có cả một cơ binh quỷ sứ đã nhập vào anh và đã hành hạ anh như thế. Thế rồi, khi nghe lời Chúa Giê-su truyền dạy, cả đoàn quỷ dữ này liền xuất khỏi anh ta và lao xuống biển. (Mc 5, 1-20).

Cả bốn sách Tin mừng đã nhiều lần thuật lại việc Chúa Giê-su trừ nhiều thứ quỷ xâm nhập và hãm hại nhiều người. Ngài chỉ dùng lời quyền năng của Ngài truyền cho quỷ phải xuất ra và chưa từng có con quỷ nào kháng cự hay bất tuân.

Trong mọi trường hợp, quỷ luôn luôn vâng lệnh Chúa Giê-su, răm rắp làm theo lời Chúa Giê-su truyền dạy.

Ma quỷ là loài bị người ta khinh dể nhất, cho là đồ yêu tinh, là đồ quỷ sứ, là loài yêu quái… vậy mà chúng biết vâng phục lời Chúa truyền dạy, rất ngoan ngoãn và ngay lập tức.

Thế nhưng khi Chúa Giê-su dùng lời Ngài phán bảo con người: Các người đừng gian tham,

thì người ta tiếp tục gian tham; Chúa bảo đừng trộm cắp, đừng ngoại tình, thì người ta vẫn cứ trộm cướp, ngoại tình; Chúa bảo đừng giận hờn, ghen ghét… thì nhiều người vẫn trơ trơ như đá, chẳng vâng lời Chúa phán dạy. Những người như thế còn cứng đầu, chai đá hơn ma quỷ nhiều.

Điều đáng cho chúng ta suy nghĩ là:

Không con quỷ nào mà không vâng lời Chúa Giê-su;

Không con quỷ nào kháng cự lại Chúa Giê-su;

Quỷ nào cũng răm rắp vâng lệnh Chúa Giê-su truyền…

Ma quỷ còn biết vâng lệnh Chúa, lẽ nào chúng ta lại cứ trơ trơ!

Lạy Chúa Giê-su,

Chúng con là con yêu quý của Thiên Chúa Cha, được Thiên Chúa Cha tuyển chọn và yêu mến; là người được Chúa đổ máu ra mà cứu chuộc, được tháp nhập vào Thân Mình Chúa để trở nên chi thể của Ngài, được Chúa Thánh Thần là Thầy dạy thường xuyên soi sáng và dạy dỗ… lẽ nào chúng con không bằng ma quỷ trong việc vâng lệnh Chúa truyền sao!


 
Chúa Giêsu, Đấng chiến thắng ma quỷ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:45 27/01/2021
CHÚA NHẬT IV MÙA THƯỜNG NIÊN

Đnl 18,15-20; 1 Cr 7,32-35; Mc 1,21-28

Chúa Giêsu, Đấng chiến thắng ma quỷ

Ngày nay có nhiều người không còn tin vào hiện tượng quỷ ám và trừ quỷ. Tuy nhiên, nhờ phát triển của y học giúp người ta khám phá nhiều trường hợp được cho là bị quỷ ám nhưng thực tế là do bệnh tâm lý hay tâm thần. Thẩm quyền để chữa trị những bệnh này thuộc khoa phân tâm và y khoa. Nhưng có những trường hợp vượt khỏi thẩm quyền của y khoa và tâm lý, người ta phải nhìn nhận do quỷ ám và cần có sự can thiệp của nhà trừ quỷ.

Ngày hôm nay, chúng ta còn tin vào sức mạnh và sự thống trị của ma quỷ nữa không? Ma quỷ có hiện hữu không? Trong thánh lễ này, chúng ta cần tìm hiểu về vấn đề này dưới ánh sáng của Lời Chúa soi sáng.

1. Ma quỷ có hiện hữu không?

Gần đây, khi trả lời phỏng vấn cho báo El Mundo, cha Juan José Gallego, một chuyên gia trừ quỷ thuộc tổng giáo phận Barcelona ở Tây Ban Nha, cho biết: “Khi người ta bị quỷ ám, họ mất hết ý thức, họ nói những thứ tiếng lạ, họ mạnh mẽ lạ thường, họ cảm thấy thực sự rất tệ, bạn có thể thấy họ nôn mửa và phỉ báng người ta.” Ký giả hỏi cha: “Thưa cha, thế cha có bao giờ sợ hãi không?” Cha Gallego trả lời: “Lúc đầu tôi sợ lắm chứ. Khi tôi đang thực hành việc trừ quỷ, tôi đang nói: “Ta ra lệnh cho ngươi! Ta yêu cầu ngươi!”… và tên quỷ hét lớn phản lại tôi rằng: ‘Galleeeego, mày đang làm quá đấy.’ Điều ấy làm tôi bị sốc.” Tuy nhiên, cha biết rằng, ma quỷ không thể mạnh hơn Thiên Chúa, vì ma quỷ cũng chỉ là một thụ tạo mà thôi. Điều đó làm cho ngài không còn sợ nữa.

Kinh Thánh nói nhiều đến quyền lực của chúng thống trị trên con người và thế giới. Tin Mừng hôm nay là một chứng tá trong số đó. Thánh Máccô cho biết: khi Đức Giêsu giảng dạy ở Caphácnaum:

“Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên rằng: ‘Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!’ Nhưng Đức Giêsu quát mắng nó: ‘Câm đi, hãy xuất khỏi người này!’ Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: ‘Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền...’” (Mc 1,23-27).

2. Chúa Giêsu, Đấng chiến thắng ma quỷ

Đây là phép lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu thực hiện sau khi Người giảng dạy. Với phép lạ này, Máccô có dụng ý trình bày với độc giả của mình vốn là những người Kitô hữu gốc dân ngoại biết rằng: Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa, là Đấng Mêsia, Người nắm giữ quyền năng thần linh. Đến nỗi ai nghe lời Người và chứng kiến việc Người làm đều phải thán phục, ngạc nhiên. Chúa Giêsu thể hiện quyền năng trổi vượt hơn hẳn các kinh sư.

Trong sứ vụ của mình, Chúa Giêsu còn nhiều lần làm phép lạ trừ quỷ, chẳng hạn như trong trình thuật Mc 9,14-29, Máccô kể lại câu chuyện một người có đứa con trai bị quỷ câm ám, quỷ hành hạ đứa bé. Chúa Giêsu chạnh lòng thương và trừ quỷ cho đứa bé. Các môn đệ không có khả năng trừ được loại quỷ này. Các ông hỏi Chúa làm sao để trừ được nó, Chúa trả lời: “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi” (Mc 9,29).

Như thế, thánh Máccô muốn lưu ý rằng: con người luôn bị quyền lực ma quỷ thống trị và quấy phá. Đức Giêsu đến để cứu độ và giải phóng con người khỏi mọi sự thống trị và quấy phá của ma quỷ bằng lời nói, phép lạ và hành động của Người. Theo đó, trừ quỷ là một phần sứ vụ cứu độ của Đức Giêsu. Đồng thời, Người cũng trao quyền trừ quỷ cho các Tông Đồ và Giáo Hội. Về điểm này, thánh Máccô cho biết:

“Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” (Mc 3,14-15).

Thánh Mátthêu triển khai nội dung sai đi:

“Rồi Đức Giêsu gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” (Mt 10,1; x. Mc 16,9-18).

Thánh Phaolô trong thư Êphêsô diễn tả việc trừ quỷ mang tính đặc thù của Kitô giáo:

“Chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chống trời cao” (Ep 6,10-12).

Liên quan đến sứ vụ này, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong cuốn sách Đức Giêsu thành Nadarét viết:

“Vì thế giới đang bị quyền lực sự xấu thống trị, nên việc rao giảng cũng đồng thời là một cuộc đấu tranh với các quyền lực này. Điểm chính yếu cho các sứ giả Đức Giêsu là phải bước theo Người để trừ quỷ ra khỏi thế giới nhờ đó thiết lập một hình thức sống mới trong Chúa Thánh Thần, hình thức này được giải phóng mọi thứ thống trị ám ảnh. Như Henri de Lubac cho thấy, trong thực tế, thế giới cổ cảm nghiệm việc phổ biến niềm tin Kitô giáo được xem như sự giải phóng khỏi nỗi sợ ma quỷ, sự sợ hãi này thống trị tất cả mặc dù có thuyết hoài nghi và thuyết thiên cảm” (tr. 240).

Ở phương diện này, Kitô Giáo tự bản chất là giải phóng, chữa lành con người khỏi những thế lực của ma quỷ và sự ác thống trị. Ngày xưa, thiên chức linh mục có bảy chức nhỏ, trong đó có chức trừ quỷ. Từ Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội đã bỏ chức trừ quỷ cùng với một số chức nhỏ khác, nhưng đặc sủng trừ quỷ thì vẫn còn. Giáo Hội nhìn nhận rằng Chúa vẫn tiếp tục ban cho một số người đặc ân của Chúa Thánh Thần để trừ quỷ. Vì thế, Giáo Luật điều 1172 nói rằng không phải ai cũng được trừ quỷ. Bản Quyền sở tại chỉ ban quyền trừ quỷ cho những linh mục đạo đức, có học thức và khôn ngoan.

3. Tỉnh thức trước mưu ma chước quỷ

Để chiến đấu với những thế lực này, Chúa Giêsu dạy phải cầu nguyện, còn thánh Phaolô mời gọi chúng ta:

“Anh em hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Người. Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa để có thể đứng vững trước những mưu chước ma quỷ” (Ep 6,10-12).

Ma quỷ luôn hoạt động và chúng không bao giờ ngủ. Thành công nhất của ma quỷ là làm cho con người hôm nay không còn tin, ý thức về sự hiện diện và hoạt động của chúng nữa. Như thế, ma quỷ tha hồ ru ngủ, lừa dối và cám dỗ mà chúng ta không hề biết. Ma quỷ vẫn tiếp tục hoạt động một cách tinh vi và xảo quyệt trong đời sống hằng ngày. Quyền lực của chúng vẫn chiếm giữ và thống trị nhiều tâm hồn; chúng dìm chúng ta vào bóng tối sự dữ và điều xấu. Vì thế, thánh Phêrô mời gọi ta phải tỉnh thức:

“Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1 Pr 5,8-9).

Làm sao để chống cự chúng? Chỉ có một cách thức tốt nhất để chiến thắng ma quỷ là hãy tin vào Chúa Giêsu Kitô, hãy tiến lại với Người, hãy để cho Người chiếm giữ và bảo vệ chúng ta. Vì chỉ có Người mới có quyền lực chiến thắng ma quỷ và mọi thế lực của chúng. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Ngạc nhiên, một thái độ của Đức Tin
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:48 27/01/2021
CHÚA NHẬT IV MÙA THƯỜNG NIÊN
Đnl 18,15-20; 1 Cr 7,32-35; Mc 1,21-28

Ngạc nhiên, một thái độ của Đức Tin

Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ xảy ra làm chúng ta phải ngạc nhiên. Có những ngạc nhiên làm chúng ta bối rối thắc mắc. Có những ngạc nhiên làm chúng ta thất vọng. Nhưng cũng có những ngạc nhiên làm chúng ta thú vị, vì nó đưa chúng ta tới những chân trời mới để khám phá những điều mới mẻ và kỳ diệu của cuộc sống. Chính vì thế, triết gia Platôn cho rằng trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần biết ngạc nhiên và ông gọi đó là sự “ngạc nhiên triết học,” sự ngạc nhiên giúp nhận ra chân lý.

Một cách tương tự, trong đời sống đức tin, chúng ta cũng cần phải biết ngạc nhiên trước mầu nhiệm và tình yêu Thiên Chúa để có thể hiểu biết và yêu mến Người hơn. Tôi gọi đó là sự “ngạc nhiên của đức tin.”

Thánh Máccô trong bài Tin Mừng hôm nay nói nhiều đến thái độ ngạc nhiên của dân chúng trước Con Người, lời giảng dạy và giáo lý của Chúa Giêsu. Máccô kể:
“Tại thành Caphácnaum, ngày Sabát, Đức Giêsu vào hội đường và giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư” (Mc 1,22).

Sau đó Chúa Giêsu thấy một người bị thần ô uế ám, Người truyền lệnh cho nó phải xuất ra khỏi người này. Thần ô uế phải tuân phục Chúa. Thấy thế, mọi người đều sững sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau:
“‘Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh.’ Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi” (Mc 1,27-28).

Quả thế, dân chúng ngạc nhiên về Chúa Giêsu bởi vì họ nhận ra Đức Giêsu chính là vị ngôn sứ đã được Môsê tiên báo mà họ chờ đợi. Người là sự thành toàn của các lời hứa. Người là vị Môsê mới, có uy quyền và trỗi vượt hơn các ngôn sứ. Người là Đấng Thiên Sai, Người là Tin Mừng cần tin, tiếp nhận và thông truyền cho mọi người biết để họ cũng được Người cứu độ. Họ nhìn thấy nơi Chúa Giêsu “một niềm hy vọng mới,” bởi vì cách ứng xử và giảng dạy của Người chạm đến con tim của họ, đến tâm hồn họ. Giáo huấn của Người mới mẻ vì là giáo lý đến từ Thiên Chúa, đó là Tin Mừng giải thoát và có sức mạnh của Thánh Thần. Khi mọi người nhìn thấy Chúa Giêsu và nghe giáo huấn của Người, họ cảm thấy một cái gì đó khuấy động bên trong - chính là Chúa Thánh Thần đang khuấy động tâm hồn họ. Họ đi đến gặp Đức Giêsu và tin vào Người.

Để hiểu biết, bước theo và yêu mến Thiên Chúa của Đức Giêsu, chúng ta cần có thái độ ngạc nhiên của đức tin như thái độ của dân Chúa trong Tin Mừng hôm nay. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cho rằng: “Trước huyền nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, có lẽ là nỗi ngạc nhiên sững sờ là hình thức và lời tuyên xưng đúng nhất về Thiên Chúa.”

Bởi vì, Thiên Chúa của Đức Giêsu là Thiên Chúa của ngạc nhiên. Người luôn có những cách thế, đường lối và ân sủng làm chúng ta phải ngạc nhiên. Vì Người là tình yêu và luôn yêu ta trước nhất. Người chờ đợi chúng ta với một sự ngạc nhiên. Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta hãy để cho mình được Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên. Chúng ta cần tránh một thứ “tâm lý tự cho mình là đầy đủ” khi nghĩ rằng chúng ta đã biết hết. Đông thời, chúng ta cũng được mời gọi đừng sống đức tin như một thứ máy móc mà mọi thứ đã được cài đặt sẵn. Theo ý nghĩa đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gần đây dạy:
“Nếu chúng ta không biết ngạc nhiên, không linh hoạt hồng ân này của Thiên Chúa là đức tin, nhưng cứ để đức tin chúng ta suy yếu, tan loãng, thì kết cục đức tin chỉ còn là một thứ văn hóa. ‘Vâng, tôi là một Kitô hữu, đúng lắm’ – nhưng chỉ là một thứ văn hóa – một kiến thức ngộ đạo thuyết, hay một dạng chuyên biệt của kiến thức. ‘Vâng, tôi biết rõ tất cả các khía cạnh của đức tin, tôi rành rẽ giáo lý.’”

Vì thế, Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hãy biết ngạc nhiên. Ngài cho rằng: điều trọng yếu là phải linh hoạt hồng ân này mỗi ngày: phải đưa nó vào cuộc sống.

Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta vào những đường lối mới mẽ của Thiên Chúa để chúng ta cũng ngạc nhiên, khiêm tốn, chúc tụng và chiêm ngắm huyền nhiệm tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta mỗi ngày. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Đong bằng đấu xót thương
Lm. Minh Anh
22:06 27/01/2021
ĐONG BẰNG ĐẤU XÓT THƯƠNG
“Đèn đốt lên là để đặt trên giá.
Các ngươi đong đấu nào, thì người ta sẽ đong đấu ấy cho các ngươi”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật bất ngờ, Lời Chúa hôm nay nói đến một cái gì rất trừu tượng nhưng cũng rất thiết thực, đó là việc cho đi ánh sáng, và ánh sáng này được ‘đong bằng đấu xót thương’. Thú vị thay! Ai tặng trao ánh sáng, sẽ được Thiên Chúa trao tặng lại bằng đấu đã đong và nhiều hơn gấp bội.

Tác giả thư Do Thái hôm nay cũng nói đến ánh sáng được ‘đong bằng đấu xót thương’; ánh sáng đây là chính Chúa Kitô, niềm hy vọng và lòng bác ái của Ngài, “Chúng ta hãy kiên trì tuyên xưng niềm hy vọng của mình; hãy thúc giục nhau thực thi bác ái và làm việc thiện”; họ là những người đi theo Chúa Giêsu, “Đó là dòng dõi người tìm kiếm Chúa” như Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng.

Kitô hữu được mời gọi trở nên đèn sáng đặt trên giá để chiếu soi mọi người; họ phải trong suốt tinh anh như ánh sáng, trong ngời như Thiên Chúa, Đấng là Ánh Sáng, Đấng rọi chiếu và nhìn thấy con cái Người. Đây là một sự thật đơn giản, nhưng là một sự thật vô cùng mạnh mẽ; Kitô hữu được Chúa nhìn thấy với tình yêu và lòng xót thương. Chúng ta không thể trốn tránh Thiên Chúa, trốn tránh chính mình, càng không thể trốn tránh những người khác. Sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa, chúng ta để cho ánh sáng của Người chiếu soi cuộc sống mình; nhờ đó, có thể nhìn thấy sự thật về mình và không cần phải xấu hổ khi người khác nhìn thấy sự thật của chúng ta. Ấy thế, cuộc sống của chúng ta không chỉ dành riêng cho mình; nhưng còn được kêu gọi để trở thành quà tặng cho người khác, quà tặng dẫn đưa tha nhân đến với Chúa. Và đây là điều ý nghĩa nhất của đời người Kitô hữu; chúng ta được mời gọi để cho đi ánh sáng, cho đi sự sống. Được mời gọi tham dự vào mùa ân sủng của Chúa, chúng ta khai sáng, giúp người khác bước ra ánh sáng bằng cách chân thành tự mình đi về phía ánh sáng Giêsu mỗi ngày. Ánh sáng Giêsu toả ra từ cuộc sống chúng ta sẽ tạo nên một hiệu ứng thực sự trong tâm hồn người khác.

Chúa Giêsu nói thêm, “Các ngươi đong bằng đấu nào, thì người ta sẽ đong lại cho các ngươi bằng đấu ấy”. Mầu nhiệm thay! Chắc hẳn, tất cả chúng ta đều ước được Thiên Chúa đối xử với lòng xót thương của Người; Chúa Giêsu tiết lộ, chúng ta sẽ được chính Người đong lại như cách chúng ta đong cho anh em; Người sẽ đong gấp bội để trả lại khi chúng ta biết ‘đong bằng đấu xót thương’, đấu nhân ái. Mặc dù điều này có thể đặt ra một ‘nỗi sợ hãi thánh thiện’ nhất định trong lòng, nhưng nó lại khuyến khích chúng ta hành động nhiều hơn; kêu gọi chúng ta cho đi tình yêu và lòng trắc ẩn một cách dồi dào hơn nữa. Thử tưởng tượng, nếu chúng ta dành cả cuộc đời để nỗ lực tha thứ, yêu thương, hoà giải, giúp đỡ những người khác, nhất là những ai hoạn nạn… chúng ta có thể yên tâm rằng, những quà tặng này sẽ được ban cho mình ngay bây giờ và ngày sau hết; rằng, Thiên Chúa sẽ không giữ lại bất cứ điều gì, Người là Cha vốn không bao giờ thua lòng quảng đại của một ai. Người sẽ vui lòng đổ cho chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta có thể mong đợi hoặc hy vọng; Người ban cho chúng ta cả sự sống đời đời.

Ngày kia, Rufus Jones, một học giả rất nổi tiếng, có một buổi thuyết trình trước một cử toạ đông đảo; ông đã trình bày đề tài, “Tầm Quan Trọng Của Việc Có Một Vẻ Mặt Rạng Rỡ”. Sau buổi thuyết trình, một phụ nữ ‘có khuôn mặt mộc mạc đến khó tin’ tìm gặp ông và hỏi, “Ông sẽ làm gì nếu có một khuôn mặt kém may mắn như tôi?”. Sau một thoáng bối rối, học giả Rufus Jones trả lời, “Như cô, tôi cũng có những rắc rối riêng của mình thuộc loại đó, nhưng tôi đã phát hiện ra rằng, nếu bạn có thể thắp sáng nó từ bên trong, để cho đi ánh sáng, thì bất cứ khuôn mặt cũ nào của bạn, của tôi, cũng đủ rạng rỡ”.

Anh Chị em,

Rufus Jones thật có lý, nếu chúng ta có thể thắp sáng đời mình từ bên trong với ‘ánh sáng Giêsu’; từ đó, có thể chia sẻ và cho đi chính Ngài thì cuộc sống và khuôn mặt chúng ta sẽ rạng rỡ. Hãy nhìn ngắm khuôn mặt của người Samaritanô nhân hậu ‘muôn đời vô danh’! Hãy nhìn ngắm khuôn mặt của Mẹ Têrêxa! Chắc hẳn ở đó, chúng ta sẽ gặp thấy sự rạng rỡ và huy hoàng của ‘ánh sáng Giêsu’, ánh sáng vinh quang muôn đời của Thiên Chúa, Đấng sẽ đổ đầy muôn phần gấp bội cho ai dám cho đi ánh sáng bên trong của mình khi họ biết ‘đong bằng đấu xót thương’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, với ánh sáng của Ngài, xin thắp sáng con từ bên trong, để con cũng có thể ‘đong bằng đấu xót thương’ ‘ánh sáng Giêsu’ cho anh em con và cho đi chính Ngài, Đấng sẽ đổ vào vạt áo con những đấu đã dằn đã lắc”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Chúa Nhật IV Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
22:27 27/01/2021
CHÚA NHẬT IV TN (B)
Đệ Nhị Luật 18: 15-20; T. vịnh 95; 1Côrintô 7: 32-35; Mácco 1: 21-28

Người thời xưa tin rằng loài người không thể đến tiếp cận trực diện Thiên Chúa. Họ sẽ không thể tồn tại được trước mặt Đấng Uy Quyền và Thánh Thiện. Chúng ta nghe điều đó trong bài đọc thứ nhất của sách Đệ Nhị Luật. Dân chúng xin ông Môsê: “Chúng tôi không dám nghe tiếng Dức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa. Chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết". Rồi họ xin ông Môsê làm trung gian thay mặt cho họ với Thiên Chúa. Thiên Chúa chấp nhận sự kính trọng của dân chúng và Ngài lại còn làm hơn nữa là Ngài hứa sẽ có một ngôn sứ lớn như ông Môsê từ dòng tộc của họ, ngôn sứ đó sẽ đem lời Thiên Chúa đến cho dân chúng.

Sau 400 năm không có ngôn sứ. Chúa Giêsu xuất hiện trong hoàn cảnh thông thường. Thường thì các ngôn sứ bắt đầu lời nói bằng câu "Thiên Chúa đã phán". Nhưng, trong suốt các Phúc âm; Chúa Giêsu khởi sự rao giảng với lời "Tôi nói với anh em" như là lời người có quyền uy. Hôm nay Chúa Giêsu dùng quyền uy đuổi quỷ dữ ra khỏi một người và sau đó dùng lời của Ngài chữa lành. Tất cả những việc tốt lành đó đã mạc khải quyền chữa lành của Thiên Chúa. Hôm nay ngài đã loại bỏ một thế lực tà ác. Đấy là một ngày mới - ngày có sự hiện diện ơn cứu độ của Thiên Chúa. Sau khi Chúa Giêsu sống lại, các môn đệ của Ngài sẽ thấy là Ngài không chỉ là một ngôn sứ như ông Môsê, nhưng Ngài đích thật là sự hiện diện thực sự trong cá thể của đấng thiêng liêng đang làm việc ở giữa họ.

Mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa lại còn được thể hiện qua quyền năng của lời Ngài. Như lời Đức Chúa phán “Hãy có ánh sáng”, và lời phán của Chúa Giêsu đã mang lại ánh sáng, xua tan bóng tối âm u do tội lỗi gây ra. Lời của Ngài vang trong hội đường “hãy lặng thinh” đã mở mắt cho người mù, mở tai người điếc, và cho người chết sống lại. Lời của Thiên Chúa qua lời rao giảng của Chủa Giêsu đã mang đến ánh sáng trong bóng tối âm u của tâm hồn con người vì sự thiếu hiểu biết và hậu quả của tội lỗi gây ra.

Hôm nay, thánh Máccô cho thấy rõ ràng là Chúa Giêsu đã thực hiện lời hứa của Thiên Chúa với ông Môsê và cho toàn dân chúng. Nói qua lời ông Môsê Thiên Chúa hứa: "Ta sẽ ban cho các anh em một ngôn sứ giống như ông Môsê qua dòng họ của anh em và Ta sẽ đặt lời Ta vào miệng ngôn sứ đó...” Chúng ta đã thấy trong suốt Phúc âm này, dân chúng đã có những phản ứng chậm chạp như thế nào trong việc đáp lại lời Thiên Chúa đã nói: "một ngôn sứ như ông Môsê". Nhưng, trong bài Phúc âm hôm nay, chúng ta đã thấy các ác thần đã nhanh chóng nhận ra quyền uy cúa Chúa Giêsu và đáp lại lời Ngài nói "hãy im đi! hãy ra khỏi người này". Chúa Giêsu không để quỷ dữ nói về Ngài, vì lời của quỷ dữ không xuất phát từ đức tin, nhưng là bởi sự ghen tỵ và chống đối.

Hãy nhớ rằng ông Gioan Tẩy Giả đã hứa là một Đấng sẽ đến sau ông, sẽ có quyền năng hơn ông ta, và sẽ làm phép rửa qua Chúa Thánh Thần (Mc 1:8). Trong hội đường, thánh Máccô cho thấy là Chúa Giêsu đã đến bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần để chiến thắng sự dữ, và những thần ô uế mà chúng ta phải gặp hằng ngày trong những việc nhỏ và việc lớn do chúng đã bày ra. Mạng xã hội, tin tức trên truyền hình cáp, trên các trang nhất của báo chí cho thấy vô số những biểu hiện của các ác trong xã hội chúng ta và trên toàn thế giới, Như việc gì? Hãy nhớ việc bạo hành xông vào toà nhà quốc hội hôm 6 tháng1; sự nghiện ngập ma tuý đã làm cho hàng triệu người Hoa kỳ bị nô lệ; sự bất công kỳ thị chủng tộc trong xã hội chúng ta; số đông người nghèo đã sống cơ cực trong tù túng và chật hẹp - và còn bao nhiêu điều khác nữa!

Ngoại trừ các quỷ dữ trong thế gian, những thần ngỗ nghịch không theo một luật lệ đã phá rối đời sống cá nhân của chúng ta phải không? Nếu Chúa Giêsu cứu chúng ta ra khỏi các quỷ dữ, đời sống chúng ta sẽ thay đổi như thế nào, và sự thay đổi đó sẽ nói với người khác về quyền năng của Chúa Giêsu phải không? Vậy chúng ta có nên quay về Chúa Giêsu, và một lần nữa xin Ngài nói lời quyền uy để giải thoát chúng ta ra khỏi các quỷ dử đã chiếm đoạt chúng ta, hay một phần trong đời sống chúng ta ngay bây giờ phải không?

Khi dân chúng trong hội đường chứng kiến quyền năng của Chúa Giêsu trên các quỷ dữ họ rất ngạc nhiên và khâm phục. Nhưng, ngạc nhiên và khâm phục không làm cho họ trở nên môn đệ của Chúa Giêsu. Chứng kiến sự biểu lộ uy quyền và sức mạnh của Chúa Giêsu đòi hỏi nhiều nghĩ suy cho những người có mặt ở đó. Thật ra, trong Phúc âm thánh Máccô những người kinh ngạc bởi những việc làm lớn lao của Chúa Giêsu đã gán cho Ngài uy quyền có được đó là của quỷ dử, còn những người khác sẽ cho là Chúa Giêsu là "người điên rồ". Vậy thì lời giảng dạy và uy quyền của Chúa Giêsu đã thách thức những người đang có mặt ở đây yếu tố về đức tin trong Ngôi Lời như thánh Máccô đã loan báo ngay từ đầu Phúc âm là "Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa" thì sao. Thật đáng buồn cười là trong phần cuối của Phúc âm thánh Máccô, chính viên đại đội trưởng La mã đứng dưới chân thập tự đã nói lên sự thật mà Phúc âm đã loan báo từ đầu "quả thật, người này là Con Thiên Chúa" thì sao (Mc 15:39).

Đám đông dân chúng kinh ngạc khi chứng kiến những việc lớn lao Chúa Giêsu làm và nghe lời Ngài giảng dạy, họ hỏi: "Điều đó là gì?" (hay "Điều ấy có ý nghĩa gì?). Phúc âm cũng đặt nơi chúng ta câu hỏi đó, và thách thức các môn đệ của Chúa Giêsu là chúng ta có chấp nhận Ngài hay không chấp nhận Ngài theo lối sống của Ngài không? Và nếu chúng ta chấp nhận, chúng ta có sẽ thật lòng dấn thân sâu vào sinh hoạt với Ngài? Chúng ta có chấp nhận làm đúng với lời dạy của Chủa Giêsu về lòng tha thứ và thương yêu tha nhân, nhất là những đang khốn khó cần được giúp đở giữa chúng ta không? Khi Phúc âm loan báo, đây là "một lời dạy dổ đầy quyền uy", chúng ta có tiếp tục suy ngẫm về lời Chúa Giêsu giảng dạy, chấp nhận uy quyền của lời đó để chúng ta có thể trưởng thành như môn đệ của Ngài không?

Nhiều người rụt rè khi chia sẻ đức tin của mình với kẻ khác. Nếu chúng ta nói lên điều gì Chúa Giêsu đã giảng dạy cho chúng ta vậy chúng ta có được quyền của Ngài xức dầu trên chúng ta không? Những lời có thể phá tan bóng tối âm u và sợ hãi và đồng thời chữa lành cho tâm hồn đau khổ không? Nếu chúng ta sống như là môn đệ của Chúa Giêsu thì chúng ta sẽ chia sẻ truyền sức sống trong lời giảng dạy của Ngài cho tất cả mọi người không? Nói cách khác, các môn đệ của Chúa Giêsu là dấu chỉ uy quyền về Triều Đại Thiên Chúa, quyền lực của Ngài trong thề giới.

Chúng ta tin tưởng vào lời Chúa Giêsu, chúng ta tin tưởng là Ngài sẽ tiếp tục trung thành với chúng ta trong khi Ngài gởi các ngôn sứ thời nay để dạy chúng ta lối sống của Ngài qua lời họ nói và gương mẫu họ làm. Theo ánh sáng Phúc âm chúng ta hỏi: Ai nói vói chúng ta với uy quyền? Đức Thánh Cha, vị Tổng Thống, một giáo viên, một người thân thương, các thánh hay các giáo sư thần học v.v...? Ai là những người giúp chúng ta hình thành lương tâm và cho chúng ta thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống cúa chúng ta và trên thế giới? Ai giúp chúng ta giải thích ý muốn của Thiên Chúa? Chúng ta cần những người thầy, các chức sắc tôn giáo và thế tục; để giúp chúng ta tạo dựng khuôn mẫu cuộc sống theo Chúa Giêsu, quyền lực của sự dữ luôn hiện hữu trên trần gian. Nhưng, quyền uy của Thiên Chúa qua Thần Khí của Chúa Giêsu có thể giúp chúng ta chiến thắng quỷ dữ.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

4th SUNDAY (B)
Deuteronomy 18: 15-20; Psalm 95; 1Corinthians 7: 32-35; Mark 1: 21-28

Ancient people believed that mere humans could not approach God face to face. They would not survive the encounter with the all-powerful and holy One. We hear this reflected in our first reading from Deuteronomy. The people request of Moses, "Let us not again hear the voice of the Lord, our God, nor see this great fire anymore lest we die." So, they asked Moses to act as their intermediary with God. God accepts their reverential awe and even goes further, promising them another great prophet who, like Moses, will bring God’s word to the people.

After 400 years without a prophet Jesus appears on the scene. Normally prophets begin speaking with the words, "Thus says the Lord." But throughout the gospel Jesus begins his preaching with, "I say to you." As we plainly see in today’s gospel his words are effective, doing what they say. His words have authority – Jesus has authority. Today he casts out an evil power, later his word will bring about healings. All these good works reveal the saving presence of God. It is a new day – the day of the Lord. After the resurrection, Jesus’ disciples will come to realize he wasn’t just another prophet like Moses, but was the real and personal presence of the divine at work in their midst.

Jesus’ relationship to God is also shown by the power of his words. Just as God said, "Let there be light," so Jesus’ word brings light, driving out the darkness caused by sin. The word he speaks in the synagogue, "Be quiet," will later calm the storm. His words will open the eyes of the blind, the ears of the deaf and raise the dead to life. God’s word in Jesus’ teaching also brings light into the darkness of people’s minds caused by ignorance and sin.

Today Mark clearly shows that Jesus is the fulfillment of God’s promise to Moses and the people. Speaking through Moses God had promised, "I will raise up for them a prophet like you from among their kin and will put my words into his mouth…." We will note throughout this gospel how slow the people are to respond to this "one like Moses." But, as today’s passage shows, the evil spirits are quick to recognize Jesus’ authority and respond to his word, "Quiet! Come out of him." He will not let them speak about him because their words will not flow from faith, but from rivalry and hostility.

Remember that John the Baptist had promised the one who was to come after him would be mightier than he and would baptize with the Holy Spirit (1:8). In the synagogue Mark shows that Jesus has come with the promised power of the Spirit to overcome evil and the unclean spirits we face daily in their small, or large manifestations. The Internet, cable news and the front pages of our newspapers show us the myriad manifestations of evil in our society and world. Like what? Recall the violent displays in our Capitol on January 6; the addiction that enslaves millions in our country; the racial injustices throughout our systems; the disproportionate numbers of the poor in our prisons...and so much more.

Besides the unclean spirits in our world, what unruly spirits disrupt our personal lives? If Jesus would deliver us from them how would our lives change and what would that change say to others about Jesus’ power and authority? Shall we turn to him again and ask him to speak a powerful word to free us from whatever spirits are claiming all, or parts of our lives, right now?

When the people in the synagogue witnessed Jesus’ power over the evil spirit they were astonished. But amazement and admiration do not disciples make. Witnessing the manifestation of Jesus’ authority and power required more from those present. In fact, in Mark’s gospel, the very same people who were astonished by his powerful deeds will attribute his power to the devil, others will claim that he is "out of his mind." So, Jesus’ teachings and acts of power challenged those present, and us who hear the gospel today, to make an act of faith in the one Mark announced from the very opening of his gospel as, the "Son of God." Isn’t it ironic that at the end of Mark’s gospel it is the soldier at the foot of the cross who voices the truth that the gospel has been proclaiming from the beginning, "Truly, this man was the Son of God." (15:39).

The stunned crowd who witnessed Jesus’ powerful work and heard his teaching asked, "What is this?" (Or, "What does this mean?") The gospel poses the same question to us, challenging Jesus’ disciples, whether or not we accept him and his way of life? And if we do, how deeply committed are we to him? Are we true to his teachings about forgiveness and love of neighbor, especially the neediest among us? Since the gospel announces what is being introduced is "a new teaching with authority," do we continue to reflect on his teachings, accept their authority so we can grow as his disciples?

Many are timid about sharing their faith with another. If we speak out of what Jesus has taught us our words will also have his anointing power; words that can drive out darkness and fear and bring healing to distressed spirits If we live as Jesus’ disciples then we will communicate the authority and life his teachings have for all people. In other words, Christ-living disciples are powerful signs of God’s kingdom, God’s authority in the world.

We have confidence in Jesus’ words. We trust he will continue to be faithful to us as he sends us modern prophets to teach us his ways by their words and example. In light of the gospel we ask: who speaks to us with authority? The Pope, the president, a teacher, a loved one, the saints, theologians, etc.? Who are those who help us form our conscience and show us the presence of God in our lives and in the world? Who helps us interpret God’s will? We need teachers, religious and even secular, to help us pattern our lives on Jesus. The power of evil is very present in our world, but God’s power through the Spirit of Jesus can help us overcome it.
 
29/1: Hãy để Nước Thiên Chúa lớn lên trong đời sống chúng ta - Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
23:11 27/01/2021


PHÚC ÂM: Mc 4, 26-34

“Người kia đã gieo hạt xuống đất, rồi đi ngủ, hạt giống mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa”.

Người còn phán: “Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được”. Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông.

Đó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội đồng Giám mục Benin mong ước Đối thoại để bầu cử tự do và minh bạch
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
10:56 27/01/2021
“Hội đồng Giám mục Benin kêu gọi tất cả các đảng phái và thể chế chính trị liên quan đến cuộc bầu cử đối thoại cởi mở cho một cuộc bầu cử tổng thống trong hòa bình, thực sự toàn diện, dân chủ và minh bạch", các Giám mục Benin bầy tỏ mong ước như trên trong một tuyên bố chung vào cuối Hội nghị toàn thể thường lệ lần hai, được tổ chức từ ngày 19 đến ngày 22 tháng Giêng. Giáo Hội Công Giáo tại Benin chiếm 25.5 % dân số, với 1,646,00 tín hữu, 1166 tu sĩ nam nữ, 513 linh mục coi sóc 212 giáo xứ thuộc 10 giáo phận.

Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 11 tháng 4 năm 2021, bầu không khí trong nước căng thẳng, đó là lý do tại sao Hội đồng Giám mục bày tỏ "quan ngại về những xung đột ngày càng tăng giữa các chủ thể chính trị" và lo ngại về danh sách bầu cử, lịch bầu cử và các khoản tài trợ".

Theo luật bầu cử được sửa đổi vào tháng 11 năm 2019, một ứng cử viên cho chức vụ tổng thống phải có sự ủng hộ của 10% thị trưởng và (hoặc) thành viên Quốc hội. Tuy nhiên, thành phần hiện tại của Quốc hội, bao gồm toàn bộ các nghị sĩ từ Đảng của Tổng thống, đặt ra câu hỏi về sự đa dạng của các ứng cử viên tiềm năng cho cuộc bầu cử năm nay. Điều này đã bị phe đối lập chỉ trích, trong khi Tổng thống đương nhiệm Patrice Talon có lẽ sẽ không giữ lời hứa hồi tháng 4 năm 2016 rằng ông chỉ muốn phục vụ một nhiệm kỳ.

Các ứng cử viên có đến ngày 4 tháng 2 để có được sự chấp thuận cần thiết và nộp đơn đăng ký sau khi Tòa án Hiến pháp Benin không tuân thủ yêu cầu bãi bỏ hệ thống hiện tại dành cho các ứng cử viên vào chức vụ tổng thống.

Một yêu cầu được chia sẻ bởi tổ chức Quan sát Tín hữu Công Giáo về Chính Quyền - Observatoire Chrétien Catholique de la Gouvernance (OCCG), chịu trách nhiệm về sự đồng hành mục vụ của các thành viên và quan chức chính phủ Công Giáo, đã kêu gọi bãi bỏ hệ thống tài trợ hiện tại vào ngày 4 tháng 12. "Tổ chức Quan sát Tín hữu Công Giáo về Chính Quyền yêu cầu Quốc hội và Tòa án Hiến pháp thực hiện các biện pháp cần thiết đối với việc bãi bỏ trợ giúp pháp lý vì trong bối cảnh hiện tại, nó đặt ra các vấn đề gây khó khăn cho việc áp dụng và tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống minh bạch, đáng tin cậy và hòa bình." Vào tháng 12 năm 2020, phe đối lập phản đối thành phần của các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức cuộc bỏ phiếu. Năm 2019, các đảng đối lập tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: Agenzia Fides
 
Tuyên bố của các Giám Mục Hoa Kỳ phản đối việc cổ vũ ý thức hệ giới tính của ông Joe Biden
Đặng Tự Do
16:00 27/01/2021


Bối cảnh tuyên bố của các Giám Mục Hoa Kỳ phản đối việc cổ vũ ý thức hệ giới tính của ông Joe Biden

Gerald Bostock, một người đồng tính, là một nhân viên của Quận Clayton, của tiểu bang Georgia trong khu vực đô thị Atlanta. Đầu năm 2013, anh tham gia một giải đấu bóng mềm dành cho người đồng tính nam và quảng bá nó tại nơi làm việc. Vào tháng 4 năm 2013, Clayton County đã tiến hành kiểm toán các quỹ do Bostock kiểm soát và sa thải anh ta vì “hành vi không phù hợp với một nhân viên của quận”. Bostock cho rằng mình bị đuổi không phải vì tham ô nhưng vì anh ta là người đồng tính.Với sự giúp đỡ của các tổ chức LGBT, anh ta kiện đến Tối Cao Pháp Viện sau khi đã thất bại ở các tòa án cấp dưới.

Tối Cao Pháp Viện xử cho Bostock thắng Quận Clayton và truyền rằng Đạo Luật Về Quyền Dân Sự công bố năm 1964 trong đó cấm phân biệt đối xử dựa trên niềm tin tôn giáo, chủng tộc, mầu da, quốc tịch gốc, giới tính [sinh học] sẽ bao gồm thêm việc cấm phân biệt đối xử dựa trên bản sắc và khuynh hướng giới tính.

Tuy nhiên, khi đưa ra phán quyết, Thẩm Phán Neil Gorsuch nói rõ lo ngại của Tối Cao Pháp Viện rằng phán quyết này có thể bị diễn dịch sai lầm, tạo ra một tiền lệ sâu rộng có nguy cơ bác bỏ các thực hành truyền thống. Ông nói: “Họ nói rằng nhà vệ sinh, phòng thay quần áo và các quy tắc ăn mặc tách biệt giới tính sẽ không thể tồn tại sau quyết định của chúng tôi ngày hôm nay nhưng khi xem xét vụ kiện này, chúng tôi không xem xét bất cứ luật nào khác; chúng tôi đã không có hứng thú trong việc lật lại ý nghĩa của các thuật ngữ, và chúng tôi không giả định bất kỳ vấn đề nào như vậy ngày nay”.

Trong sắc lệnh hành pháp ngày 20 tháng Giêng, nhằm cổ vũ ý thức hệ giới tính, ông Joe Biden đã cố tình diễn dịch sai phán quyết Bostock và truyền rằng học sinh có thể vào nhà vệ sinh, phòng thay quần áo nào chúng muốn; và người lớn muốn ăn mặc thế nào tùy thích.

Ông viết như sau:

“Trẻ em sẽ có thể học mà không phải lo lắng về việc liệu chúng có bị từ chối vào nhà vệ sinh, phòng thay quần áo hay các môn thể thao ở trường hay không. Người lớn phải có thể kiếm sống và theo đuổi một công việc trong khi biết rằng họ sẽ không bị sa thải, giáng chức hoặc bị ngược đãi vì về nhà của ai hoặc vì cách họ ăn mặc không phù hợp với định kiến về giới tính”.

Tuyên bố của các Giám Mục Hoa Kỳ

Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York, chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB; Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của Thành phố Oklahoma, chủ tịch Ủy Ban Công Lý Quốc Nội Và Phát Triển Nhân Văn; Đức Cha Michael C. Barber, Giám Mục của Oakland, chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo; Đức Cha Shelton J. Fabre Giám Mục Houma-Thibodaux, chủ tịch Ủy Ban Đặc Ứng Chống Phân Biệt Chủng Tộc; và Đức Cha David A. Konderla Giám Mục Tulsa, chủ tịch Tiểu Ban Thăng Tiến Và Bảo Vệ Hôn Nhân, đã đưa ra một tuyên bố đáp lại lệnh hành pháp của Tổng thống Biden ngày 20 tháng Giêng đề cập đến quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ năm ngoái liên quan đến vụ Bostock kiện Clayton County, Georgia.

Tuyên bố chung của các ngài như sau:

Mọi người đều có quyền có được việc làm, giáo dục và các dịch vụ cơ bản của con người mà không bị phân biệt đối xử bất công. Quyền đó cần được bảo vệ. Tuy nhiên, quyết định Bostock của Tòa Án Tối Cao không nhất thiết có nghĩa là bác bỏ tính thống nhất trong việc Chúa tạo ra hai giới tính bổ sung cho nhau, là nam và nữ, với luận lý coi các giới tính này là vô nghĩa.

Lệnh hành pháp hôm thứ Tư về phân biệt đối xử ‘giới tính’ vượt quá quyết định của Tòa án. Nó có nguy cơ xâm phạm quyền của những người thừa nhận sự thật về sự khác biệt giới tính và những người ủng hộ thể chế hôn nhân suốt đời giữa một người nam và một người nữ. Điều này có thể gây hại trong các nghĩa vụ, ví dụ, nó làm xói mòn các quyền lương tâm trong việc chăm sóc sức khỏe hoặc các không gian và hoạt động cần thiết và phù hợp thời gian theo từng giới tính chuyên biệt. Ngoài ra, Tòa án cũng cẩn trọng lưu ý rằng phán quyết Bostock chưa tính đến những tác động rõ ràng của nó đối với tự do tôn giáo. Lệnh hành pháp vừa nêu không thận trọng như vậy.

Chúng tôi đánh giá cao những hành động của chính quyền mới đối với vấn đề nhập cư và khí hậu, cũng như về một sắc lệnh hành pháp khác, là sắc lệnh ‘Nâng cao công bằng chủng tộc’, nhằm mục đích rõ ràng là xác định và khắc phục sự phân biệt chủng tộc cũng như tác động của nó đối với xã hội và trong chính phủ. Thật không may là mục tiêu bình đẳng chủng tộc lại bị che lấp một phần với việc áp đặt những thái độ mới và những lý thuyết sai lầm về tình dục con người có thể gây ra những tác hại cho xã hội.

Chúng tôi chia sẻ mục tiêu chấm dứt sự phân biệt đối xử bất công và ủng hộ phẩm giá của mỗi con người, và do đó chúng tôi lấy làm tiếc về cách tiếp cận sai lầm trong sắc lệnh hôm thứ Tư liên quan đến phán quyết Bostock.


Source:USCCB
 
Tòa Thánh đang giảm dần việc trợ cấp cho một số miền truyền giáo
Đặng Tự Do
16:01 27/01/2021


Đầu tháng này, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã gửi một lá thư tới các giám mục của khoảng 1,100 lãnh thổ Công Giáo và thông báo về việc giảm dần hỗ trợ tài chính mà họ thường xuyên nhận được từ Vatican.

Các miền Phủ Doãn Tông tòa và các miền Giám Quản Tông Tòa được Vatican coi là lãnh thổ truyền giáo, nên chúng thuộc quyền quản lý của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và đại đa số đều ở những nơi nghèo nhất trên thế giới.

Theo truyền thống, Vatican ủng hộ các khu vực pháp lý này thông qua “Quỹ Liên Đới Toàn cầu” của các Hiệp hội Giáo hoàng Truyền giáo. Nguồn thu nhập chính của quỹ đến từ các khoản đóng góp vào Ngày Chúa Nhật Khánh Nhật Truyền Giáo, được tổ chức hàng năm vào Chúa Nhật thứ hai đến Chủ nhật cuối cùng của tháng Mười. Quỹ này độc lập với Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Nhưng một số hội đồng giám mục ở Châu Mỹ Latinh cho biết các sứ thần địa phương đã thông báo việc cắt giảm đáng kể hỗ trợ tài chính của Vatican và đã yêu cầu các giám mục địa phương từ các vùng lãnh thổ không truyền giáo bù đắp khoản chênh lệch.

Tình trạng đại dịch coronavirus là yếu tố chính gây ra thảm cảnh này.


Source:Catholic News Agency
 
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Cầu nguyện bằng Sách Thánh
Vũ Văn An
18:31 27/01/2021

Theo VaticanNews, ngày 27 tháng Giêng, từ Thư viện Tông Tòa trong Điện Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Cầu Nguyện, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Sách Thánh đối với đời sống cầu nguyện.

Theo Zenit, ấn bản tiếng Pháp, Đức Giáo Hoàng khuyên các tín hữu không nên kiếm tìm trong Sách Thánh điểm tựa cho viễn kiến triết học hay luân lý của riêng mình mà là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Hôm nay tôi muốn tập chú vào lời cầu nguyện mà chúng ta có thể bắt đầu bằng một đoạn Kinh Thánh. Những lời trong Sách Thánh không được viết ra để mãi bị giam cầm trên giấy cói, giấy da hay giấy thường, nhưng để được người cầu nguyện tiếp nhận, làm chúng đơm hoa trong lòng mình.

Lời Thiên Chúa đi vào cõi lòng ta.

Sách Giáo lý khẳng định rằng: “cầu nguyện nên đi kèm với việc đọc Sách Thánh” - không nên đọc Kinh thánh như một cuốn tiểu thuyết, mà phải kèm theo lời cầu nguyện - “để cuộc đối thoại diễn ra giữa Thiên Chúa và con người” (số 2653). Đây là nơi việc cầu nguyện dẫn anh chị em tới, vì nó là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Câu Kinh Thánh đó cũng được viết cho tôi, cách đây nhiều thế kỷ, để mang lời Chúa đến với tôi. Nó được viết cho mỗi người chúng ta. Kinh nghiệm này xảy ra cho mọi tín hữu: một đoạn Kinh thánh, đã nghe nhiều lần rồi, bất ngờ, một ngày nào đó, nói với tôi, và soi sáng một hoàn cảnh sống của tôi. Nhưng điều cần thiết là tôi, ngày hôm đó, phải có mặt trong cuộc hẹn với Lời Chúa đó. Tôi phải ở đó, lắng nghe Lời Chúa. Mỗi ngày Thiên Chúa đi qua và gieo một hạt giống vào thửa đất cuộc đời chúng ta. Chúng ta không biết hôm nay liệu Người sẽ tìm thấy đất khô, đất cằn, hay đất tốt làm cho hạt giống đó mọc lên (xem Mc 4: 3-9). Việc chúng trở thành Lời hằng sống của Thiên Chúa cho chúng ta tùy thuộc vào chúng ta, vào lời cầu nguyện của chúng ta, vào tấm lòng rộng mở mà chúng ta dùng tiếp cận Kinh thánh. Đức Chúa Trời đi qua, liên tục và thông qua Kinh thánh. Và ở đây tôi xin trở lại với những gì tôi đã nói tuần trước, với những gì Thánh Augustinô đã nói: “Tôi sợ Thiên Chúa khi Người đi qua”. Tại sao ngài sợ? Sợ rằng ngài không lắng nghe Người. Sợ rằng tôi không nhận ra rằng Người là Chúa.

Qua lời cầu nguyện, một sự nhập thể mới diễn ra. Và chúng ta là “nhà tạm” nơi lời của Thiên Chúa muốn được chào đón và lưu giữ, để chúng có thể đến thăm thế giới. Đây là lý do tại sao chúng ta phải tiếp cận Kinh Thánh mà không có động cơ thầm kín, không khai thác nó. Tín hữu không biến Kinh Thánh thành điểm tựa cho quan điểm triết học và luân lý của riêng họ, nhưng vì họ hy vọng một cuộc gặp gỡ; người tín hữu biết rằng những lời đó được viết ra trong Chúa Thánh Thần, và do đó cũng trong cùng một Chúa Thánh Thần này, chúng phải được đón nhận và hiểu biết, để cuộc gặp gỡ có thể diễn ra.

Tôi hơi khó chịu khi nghe các Kitô hữu đọc những câu Kinh thánh như những con vẹt. “Ồ, vâng… Ồ, Chúa nói… Người muốn điều này…”. Nhưng anh chị em có gặp được Chúa, với câu đó hay không? Đó không phải là vấn đề chỉ thuộc về trí nhớ: đó là vấn đề thuộc ký ức của trái tim, nhằm mở cửa để anh chị em bước vào cuộc gặp gỡ với Chúa. Và lời đó, câu đó, dẫn anh chị em đến cuộc gặp gỡ với Chúa.

Do đó, chúng ta đọc Kinh thánh vì chúng “đọc chúng ta”. Và đó là một ơn thánh để có thể nhận ra chính mình trong đoạn văn ấy hoặc trong nhân vật ấy, trong tình huống này hoặc tình huống nọ.

Kinh thánh không được viết cho nhân loại cách chung, nhưng cho chúng ta, cho tôi, cho anh chị em, cho những người đàn ông và đàn bà bằng xương bằng thịt, những người đàn ông và đàn bà có tên riêng và tên họ, như tôi, như anh chị em. Và Lời Thiên Chúa, lời đầy Chúa Thánh Thần, khi được đón nhận với tấm lòng rộng mở, không để các sự vật y hệt như trước đây: không bao giờ. Một điều gì đó đang thay đổi. Và đó là ơn thánh và sức mạnh của Lời Thiên Chúa.

Truyền thống Kitô giáo rất phong phú về kinh nghiệm và suy tư về việc cầu nguyện bằng Sách Thánh. Đặc biệt, phương pháp “Lectio divina” đã được thành lập; nó bắt nguồn từ các giới đan sĩ, nhưng hiện nay nó cũng đã được thực hành bởi các Kitô hữu thường xuyên đi lại với các giáo xứ của họ. Trước hết, nó là vấn đề đọc một đoạn Kinh thánh một cách chăm chú: đây là Lectio divina, trước hết và quan trọng nhất là đọc đoạn Kinh thánh một cách chăm chú, hoặc hơn thế nữa: Tôi muốn nói với “một vâng phục” bản văn, để hiểu ý nghĩa trong và của chính nó. Sau đó, người ta bắt đầu đối thoại với Kinh thánh, để những lời đó trở thành một nguyên nhân cho việc suy gẫm và cầu nguyện: trong khi trung thành với bản văn, tôi bắt đầu tự hỏi nó “nói gì với tôi”. Đây là một bước tế nhị: chúng ta không được sa vào những giải thích chủ quan, nhưng chúng ta phải là một phần của lối sống Truyền thống, vốn liên kết mỗi chúng ta với Sách Thánh. Bước cuối cùng của Lectio divina là chiêm niệm. Ở chỗ này, các lời lẽ và suy nghĩ phải nhường chỗ cho tình yêu, như giữa những người yêu nhau đôi khi nhìn nhau trong im lặng. Bản Văn Kinh thánh vẫn còn đó, nhưng giống như một tấm gương, giống như một ảnh tượng để được chiêm niệm. Và nhờ cách này, có sự đối thoại.

Qua lời cầu nguyện, Lời Thiên Chúa đến ở trong chúng ta và chúng ta ở trong nó. Lời Chúa gợi hứng cho các ý định tốt và nâng đỡ hành động; nó đem lại cho chúng ta sức mạnh và sự thanh thản, và ngay cả lúc thách thức chúng ta, nó mang lại cho chúng ta sự bình yên. Vào những ngày "kỳ lạ" và khó hiểu, nó bảo đảm cho trái tim một cốt lõi tin tưởng và yêu thương bảo vệ nó khỏi các cuộc tấn công của kẻ ác.

Nhờ cách đó, Lời của Thiên Chúa trở thành xác thịt – tôi xin dùng kiểu nói này - nó trở thành xác thịt nơi những người tiếp nhận nó trong cầu nguyện. Trong một số bản văn cổ đại, có trực giác cho rằng các Kitô hữu đồng nhất hoàn toàn với Lời Chúa đến nỗi, ngay cả khi mọi Sách thánh bị thiêu rụi, "khuôn" của chúng vẫn được lưu giữ vì dấu ấn mà nó đã để lại trong cuộc đời các vị thánh. Quả là một phát biểu đẹp đẽ.

Đời sống Kitô hữu vừa là công trình vâng phục vừa là công trình sáng tạo. Một Kitô hữu tốt phải biết vâng phục, nhưng họ phải sáng tạo. Vâng phục, vì lắng nghe Lời Thiên Chúa; sáng tạo, bởi vì họ có Chúa Thánh Thần bên trong, Đấng thúc đẩy họ trở thành như vậy, dẫn dắt họ đi lên. Ở cuối một trong những dụ ngôn của Người, Chúa Giêsu đưa ra sự so sánh sau đây - Người nói, “bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình – cõi lòng mình - cả cái mới lẫn cái cũ” (Mt 13:52). Sách Thánh là một kho tàng vô tận. Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ơn biết rút ra nhiều điều hơn nữa từ đó, qua việc cầu nguyện.
 
Turkey – Một nhà thờ cổ của người Armenia ở Kütahya bị san bằng
Thanh Quảng sdb
19:41 27/01/2021
Turkey – Một nhà thờ cổ của người Armenia ở Kütahya bị san bằng

Kütahya - Theo Thông tấn xã Fides ngày 27-1-2021 cho hay thì ngôi nhà thờ kính thánh Torus ở Kütahya rất lâu đời của người Armenia, có từ trước thế kỷ XVII, đã bị hư hại vì chiến tranh, đã bị san bằng sau khi một tư nhân mua lại.

Theo tờ Agos, một tờ báo song ngữ Armenia-Thổ Nhĩ Kỳ, có trụ sở tại Istanbul, trích dẫn các nguồn địa phương cho hay người Armenia Arshag Alboyaciyan, đã xây dựng ngôi nhà thờ này vào đầu thế kỷ 17, sau khi ngôi nhà thờ nguyên thủy bị hỏa hoạn thiêu rụi. Nhà thờ được xây dựng trên một tảng đá, mà theo truyền thuyết địa phương, phiến đá đó có dấu chân con ngựa của thánh Torus. Theo nghiên cứu về phong tục tập quán địa phương, thì các phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian dịch bệnh, họ từng đến ngồi trên tảng đá đó và cầu xin cho được chữa lành bệnh tật! Họ xin các linh mục Armenia đọc Kinh thánh cho họ nghe và cầu xin Chúa chữa lành bệnh tật cho họ...

Trước năm 1915, có khoảng 4.000 người Armenia cư trú tại thành phố Kütahya - Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố Kütahya có tới ba nhà thờ Armenia, nhưng sau thảm kịch diệt chủng người Armenia, và theo đăng ký kiểm tra dân số vào năm 1931 họ chỉ còn vỏn vẹn 65 người. Trong những thập kỷ qua, một số người Armenia ở Kütahya đã rời về thủ đô Istanbul hoặc di cư ra nước ngoài sinh sống. Nhà thờ thánh Torus, trước khi bị phá bình địa, đã được sử dụng trong một thời gian dài để làm rạp chiếu phim hoặc làm hội trường tổ chức tiệc cưới, nhưng luôn được bảo quản như một di sản văn hóa của vùng Kütahya. (GV) (Agenzia Fides, 27/1/2021)

Nguồn: http://www.fides.org/en/news/69484-ASIA_TURKEY_Ancient_Armenian_church_of_Kuetahya_razed_to_the_ground
 
Tại sao phản ứng đối với Pelosi của Đức Tổng Giám Mục Cordileone lại quan trọng?
Đặng Tự Do
20:05 27/01/2021

Trong chương trình “Bạn và tôi đều ủng hộ Hillary Clinton” ngày 18 tháng Giêng, bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, đã mạt sát 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump là một “tai họa cho nước Mỹ” và quyết liệt đổ lỗi cho những cử tri phò sinh đã gây ra cái tai họa ấy và gọi họ là những người phản bội nền dân chủ Mỹ.

Đáp lại những nhận xét này của bà Pelosi, Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone của tổng giáo phận San Francisco đã đưa ra một tuyên bố thẳng thắn quở trách bà Pelosi.

Ed. Condon, chủ biên của The Pillar, có bài nhận định sau.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Why Cordileone’s Pelosi response matters

By Ed. Condon

Tại sao phản ứng đối với Pelosi của Đức Tổng Giám Mục Cordileone lại quan trọng?


Tuần trước, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco đã đưa ra lời quở trách công khai Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi về vấn đề phá thai.

Sự can thiệp cụ thể của Đức Tổng Giám Mục, nhắm đến cá nhân một chính trị gia Công Giáo cấp cao, có thể báo hiệu một sự thay đổi trong mối quan hệ đang phát triển giữa các giám mục Hoa Kỳ và các chính trị gia Công Giáo về vấn đề phá thai, và chỉ ra một vấn đề có thể xác định mối quan hệ giữa các giám mục với nhau về chủ đề này.

Hôm thứ Năm, Đức Tổng Giám Mục Cordileone đã đáp lại những lời bình luận của Pelosi vào đầu tuần, trong đó bà ta mô tả những cử tri ủng hộ cuộc sống là “sẵn sàng bán đứng toàn bộ nền dân chủ xuống sông về một vấn đề [phá thai]”.

Trong một podcast với Hilary Clinton, Pelosi đã cho rằng những lá phiếu ủng hộ tổng thống Donald Trump vào năm 2016, là điều mà bà ta nói “mang lại cho tôi sự đau buồn lớn với tư cách là một người Công Giáo”.

Trả lời Pelosi, Đức Tổng Giám Mục Cordileone, là Giám Mục bản quyền của bà chủ tịch Hạ Viện, nói rằng nước Mỹ “thấm đẫm máu những người vô tội vì phá thai, và nó phải dừng lại”. Ngài nói thêm rằng “Không người Công Giáo nào có lương tâm trong sáng lại có thể ủng hộ phá thai”.

Đức Tổng Giám Mục cho biết điều bà Pelosi nói “mâu thuẫn trực tiếp với quyền cơ bản của con người mà giáo huấn Công Giáo đã luôn ủng hộ trong 2,000 năm qua”.

Làm sáng tỏ giáo huấn của Giáo hội và đưa ra lời chỉ trích thẳng thắn đối với tuyên bố của Pelosi, là người nói mình “là một người Công Giáo” trong khi lại bảo vệ việc phá thai, phản ứng thẳng thừng của Đức Tổng Giám Mục Cordileone đối với Pelosi có thể được hiểu là một lời cảnh cáo chính thức và công khai đối với bà ta về một vấn đề giáo huấn thiết yếu của Giáo hội. Đó là một động thái đi trước việc cấm nhà lập pháp này không được rước lễ.

Giáo hội dạy rằng hành động phá thai là hành động tự nguyện lấy đi mạng sống vô tội của con người, sự vô luân nghiêm trọng trong hành động này là giáo huấn mà người Công Giáo bắt buộc phải “tin với đức tin thiêng liêng và Công Giáo”, nghĩa là một đòi buộc thuộc lĩnh vực cao nhất trong huấn quyền.

Điều 915 của Bộ Giáo luật quy định rằng những người “cố chấp kiên trì phạm tội trọng cách tỏ tường thì không được rước lễ”. Theo một bản ghi nhớ năm 2004 được ban hành bởi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, khi đó là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, các chính trị gia Công Giáo - như Pelosi - những người “liên tục vận động và bỏ phiếu cho việc hợp phá hóa phá thai và an tử đã tham gia vào việc “thể hiện” và “hợp tác chính thức” trong tội trọng.

Nhưng, Bộ Giáo Lý Đức Tin khuyến nghị rằng trước khi công khai cấm một chính trị gia Công Giáo rước lễ, “mục tử của người ấy phải gặp đương sự, hướng dẫn đương sự về giáo huấn của Giáo Hội, thông báo cho đương sự biết rằng đương sự không được lên Rước Lễ cho đến khi đương sự chấm dứt hoàn cảnh tội lỗi khách quan, và cảnh báo đương sự rằng nếu cứ lên rước lễ, đương sự sẽ bị từ chối Thánh Thể”.

Sự khiển trách công khai của Đức Tổng Giám Mục Cordileone đối với chủ tịch Hạ Viện có thể được hiểu là một nỗ lực hướng dẫn bà ta tuân theo giáo huấn của Giáo hội trước khi cấm rước lễ, phù hợp với bản ghi nhớ của Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Nếu Đức Tổng Giám Mục Cordileone thực sự có ý định thúc ép và từ chối việc cho Pelosi rước lễ tại quê quán của bà, là Tổng giáo phận San Francisco, quyết định của ngài sẽ có tác động đến quan hệ giữa các giám mục Hoa Kỳ, vốn đang đối mặt với sự chia rẽ trong cách tiếp cận của họ với chính quyền Biden.

Tuần trước, vào ngày lễ nhậm chức của Biden, chủ tịch USCCB là Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez đã công bố một lá thư nhắc lại “ưu tiên tối thượng” của Giáo hội là phản đối và kêu gọi chấm dứt việc hợp pháp phá thai.

Trong khi đa số các giám mục lên tiếng về tuyên bố của Đức Cha Gomez đã ủng hộ cách tiếp cận của ngài, Hồng Y Blase Cupich của Chicago gọi việc công bố tuyên bố này là một chuyện thiếu suy xét và không có tiền lệ. Có thông tin rộng rãi rằng Hồng Y Cupich đã tìm kiếm sự can thiệp của Vatican để ngăn chặn việc đưa ra tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez, và cố gắng thu hút sự ủng hộ cho một văn bản thay thế mang tính nhượng bộ hơn với tân chính quyền.

Những tranh chấp trong tương lai dường như không thể tránh khỏi giữa một bên đa số các giám mục Hoa Kỳ, là các vị cam kết đặt ưu tiên phản đối phá thai lên hàng đầu ngay cả khi các ngài hợp tác với chính quyền mới trong các vấn đề khác; và một một bên là nhóm thiểu số các vị xem ra thích thấy sự bất đồng với Biden vì vấn đề phá thai bị hạ thấp xuống, và ủng hộ một giọng điệu hợp tác hơn trong các lĩnh vực thỏa thuận chung với chính quyền.

Dù tốt hơn hay tệ hơn, bất kỳ hành động nào đối với Pelosi đều có thể thúc đẩy sự bất đồng giữa hai nhóm bùng phát.

Mặc dù Đức Tổng Giám Mục Cordileone là giám mục của Pelosi, bà ta dành nhiều thời gian ở Washington, DC hơn là ở San Francisco. Trong khi quyết định từ chối Rước lễ đối với Pelosi ở California sẽ là tin tức quốc gia, các nhà quan sát của Giáo hội có thể sẽ đặc biệt tò mò liệu Hồng Y Wilton Gregory của Washington có chấp nhận và thực thi quyết định do Tổng Giám Mục của bà Peolosi đưa ra khi bà ấy ở Washington.

Hồng Y Gregory đã nói rằng, bất kỳ chính sách ủng hộ phá thai nào mà Biden sẽ áp dụng từ Phòng Bầu dục, ngài sẽ không từ chối cho ông Biden rước lễ, để có thể đối thoại với tân tổng thống về các vấn đề đồng thuận.

Trong khi Hồng Y Gregory được tự do đưa ra quyết định liên quan đến một tổng thống đang cư trú chính thức trong tổng giáo phận của mình và thuộc quyền của ngài, việc ngài chỉ thị cho các giáo sĩ của mình nên tôn trọng hay không quyết định của Tổng Giám Mục bản quyền của Pelosi là một quyết định có thể ảnh hưởng không chỉ đến linh hồn của Pelosi, mà còn là sự hiệp thông của các giám mục Hoa Kỳ.


Source:The Pillar
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Giáo phận Hà Tĩnh : Hội Nghị Thường Niên năm 2020
Đa minh Tiến Khởi
10:32 27/01/2021
Caritas Giáo phận Hà Tĩnh : Hội Nghị Thường Niên năm 2020

Trong tinh thần “Liên đới – Thăng tiến và phục vụ trong yêu thương”, Sáng ngày 26/1/2021, Ban Bác ái xã hội Caritas giáo phận Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị thường niên tổng kết công tác hoạt động Caritas năm 2020, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu cho năm 2021 và trong những chặng đường tiếp theo.

Về dự Hội nghị có Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận, Cha Phê rô Hoàng Biên Cương, Phó chủ tịch Hội đồng Linh mục giáo phận, Cha GB Nguyễn Huy Tuấn, Giám đốc chương trình Caritas giáo phận cùng Quý Cha quản hạt, quý Cha đặc trách Caritas các giáo hạt, quý Cha trưởng các Tiểu Ban thuộc Caritas giáo phận, quý Souer Văn phòng Caritas, Sour Chuyên trách cùng đông đảo anh chị em Cộng tác viên, các đại diện Caritas và Hội đồng mục vụ một số giáo xứ.

Xem Hình

Đây là kỳ Hội nghị có tính chất rất quan trọng, then chốt, là tiền đề cho sự phát triển của hoạt động Caritas trong thời gian tới với những bài học kinh nghiệm đáng quý mà Ban Caritas đã thực hiện sau một năm có quá nhiều biến cố, quá nhiều tai ương, nhiều nỗi gian nan, vất vả không chỉ trong giáp phận mà trên toàn thế giới để rồi kéo theo rất nhiều hệ lụy, nhất là về nguồn lực và tài chính.

Mở đầu Hội nghị, Đức Cha Phao Lô đã có những lời huấn từ, chỉ đạo hết sức sâu sắc, sát thực. Ngài đã đánh giá cao các hoạt động của Caritas trong thời gian qua với những kết quả đạt được, những hướng đi đúng, phù hợp với thực tế. Ngài nói; “Chúng ta biết rằng, mảnh đất của giáo phận chúng ta vốn đã nghèo, đã khổ lại luôn phải gồng mình gánh chịu những hậu quả nặng nề của Thiên tai và cả Nhân tai. Chính vì thế mà Hoạt động Caritas là một trong những chương trình, hành động hết sức quan trọng trong sự phát triển của quê hương, của giáo phận, là sự sẻ chia, sự nâng đỡ và hướng dẫn để người dân chúng ta đỡ vất vả hơn, những mảnh đời bất hạnh được vui hơn, được an nhiên hơn trong cuộc sống. Chúng ta phải làm thể nào để rồi mỗi chương trình đưa ra là một chiếc chìa khóa để mở ra một cánh cửa rộng hơn, sáng lạn hơn, tốt hơn…”

Sau lời huấn từ của Đức Cha Giám mục giáo phận, Cha GB Nguyễn Huy Tuấn, Giám đốc Caritas giáo phận đã trình bày bản báo cảo hoạt động năm 2020 và bản phương hướng, nhiệm vụ cho năm 2021 và trong cả tương lai. Qua bản báo cáo đầy đủ, súc tích, sâu, sát và thực tiễn, Hội nghị đã hết sức đồng tình và đánh giá cao, nhất là những thành quả đã đạt được bằng sự nổ lực không biết mệt mỏi của các Tiểu Ban, của Quý Cha và quý Sour Văn phòng cũng như anh chị em chuyên viên, cộng tác viên Caritas. Sau khi nghe bản báo cáo và phương hướng nhiệm vụ, Đức Cha Phao lo đã đưa ra những định hướng cụ thể như việc trồng rau sạch, giúp nhau tiêu thụ, đặc biệt là Ngài đề cao việc định hướng nghề nghiệp cho người đi xuất khẩu lao động hợp pháp sang Đài Loan, tìm kiếm liên đới để giảm được nguồn chi phí, tạo mọi điều kiện có thể giúp người dân sang Đài Loan làm ăn.

Phát biểu tại Hội nghị, Cha Phê rô Hoàng Biên Cương, Phó chủ tịch Hội đồng Linh mục giáo phận đã bày tỏ sự đồng tình cao về những thành quả mà Ban Caritas đã đạt được và có những chia sẻ rất sát thực, cụ thể trong định hướng của Đức Cha Phao lô về việc liên kết để giúp người dân đi xuất khẩu lao động, việc trồng và tiêu thụ rau sạch cũng như trong nhiều vấn đề thiết thực của người dân và của giáo phận, Ngài đã đề nghị Caritas giáo phận thực hiện cụ thể bằng những mô hình mẫu, mô hình thí điểm để từ đó rút ra kinh nghiệm cho thực tế.

Hội nghị đã diễn ra hết sức sôi nổi, tích cực với những ý kiến thảo luận sâu, sát với các lĩnh vực như Bảo trợ người khuyết tật, xây dựng Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật, bữa ăn tình thương, mái ấm tình thương, phòng khám đa khoa, xây dựng nhà vượt lũ đa năng ở một số giáo xứ, nhà ở giúp dân nghèo và công tác cứu trợ dài hạn, nhất là bàn về công tác phát triển Hội viên, mở rộng mạng lưới hoạt động của Caritas. Tại đây, Hội nghị đã nghe được nhiều chia sẻ cả Quý Cha, quý vị đại biểu về những thuận lợi, khó khăn của Hoạt động Caritas từ các giáo xứ, từ đó đúc rút những kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn. Đây cũng là vấn đề được Đức Cha Phaolo đặc biệt quan tâm, bởi việc phát triển Hội viên và mở rộng mạng lưới Caritas là hết sức cần thiết và Ngài cũng đã có những định hướng, chỉ đạo rất cụ thể nhằm nâng cao ý thức cho người dân sống cuộc sống công bình, bác ái và yêu thương theo tinh tinh thần Phúc Âm.

Đúc kết Hội nghị, Cha GB Nguyễn Huy Tuấn, Giám đốc Caritas giáo phận đã bày tỏ niềm vui, sự hứng khởi và ghi nhận những ý kiến phát biểu, những chia sẻ hữu ích để đưa vào bản phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. Ngài nói; “Con rất vui và hết lòng cảm ơn Đức Cha, Cha Phó chủ tịch Hội đồng Linh mục giáo phận, quý Cha quản hạt, quý Cha Đặc trách, quý Cha các Tiểu Ban đã đồng hành với chúng con, giúp đỡ chúng con, chia sẻ và đóng góp những ý kiến hết sức quý giá cho chúng con. Chúng con coi đây là những bảo bối để rồi đưa vào thực tiễn hầu giúp được nhiều người nghèo hơn, nhiều mảnh đời bất hạnh hơn, giải quyết được nhiều hậu quả hơn cho người dân chúng ta được đỡ khổ, đỡ vất vả, đỡ cơ cực hơn... Con mong muốn được Đức Cha, Quý Cha cũng như tất cả quý vị tiếp tục giúp đỡ chúng con, đồng hành cùng chúng con để công việc của Caritas thu được nhiều kết quả tốt đẹp…”. Tại đây, Ngài đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đức Cha, quý Cha cùng tất cả anh chị em chuyên viên, cộng tác viên đã luôn ủng hộ, đồng hành cùng Ban Caritas và hứa sẽ quyết tâm thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra cũng như sẽ kịp thời giải quyết tốt những biễn cố có thể xảy ra trong thời gian tới.

Hội nghị khép lại trong tinh thần liên đới, thăng tiến, đoàn kết và yêu thương bằng lời kinh sáng danh và lời ca tình bác ái.

Đa minh Tiến Khởi

Truyền thông Caritas
 
Ở Đây, Mẹ Mãi Là Bóng Mát
LM. Trương Đình Hiền
11:00 27/01/2021
Một thoáng cảm nhận nhân ngày làm phép tượng “Đức Mẹ Thuỷ Điện Đăkre”- 25.01.2021

Trên kênh truyền hình VTV8 phát ngày 24.9.2019, BTV Đức Chung đã có một thiên phóng sự mang tựa đề “LẠ LÙNG THUỶ ĐIỆN ĐĂKRE” để vinh danh một công trình thuỷ điện của tập đoàn Thiên Tân Group, một trong số hiếm hoi, nếu không nói là “có một không hai”, nhà máy thuỷ điện mà “không phải di dời dân (600 hộ), không ảnh hưởng đến diện tích sản xuất (140 ha lúa nước), nhất là, “hạn chế đến mức thấp nhất diện tích rừng ảnh hưởng” (Thấp hơn 9,5 lần theo mức quy định) …

Để có được một công trình thuỷ điện “lạ lùng” như thế, ngoài những yếu tố cơ bản thông thường như kinh tế, chính trị, xã hội… mà bất cứ công trình phúc lợi nào đều phải tính đến, ở đây muốn ghi nhận thêm một “nhân tố quyết định” và cũng là một nhãn quan về chiều kích “nhân sinh” của lãnh đạo và của nhóm “CEO của Tập đoàn Thiên Tân Group”: PHỤC VỤ CON NGƯỜI VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN THEO TINH THẦN KITÔ GIÁO.

Thật vậy, trong cương vị lãnh đạo Tập đoàn Thiên Tân Group, ông Phaolô Huỳnh Kim Lập, và người em trai Giám đốc điều hành, Phêrô Huỳnh Bảo Linh, đều là những Kitô hữu, những kẻ vẫn được giáo dục thường xuyên trong một nền giáo lý “tôn trọng sự sống, bảo vệ môi trường, thăng tiến thế giới bằng lối sống, các mô hình sản xuất và tiêu thụ” (x. Laudato Sí, Thông điệp “Chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta” của ĐGH Phanxico).

Quan niệm về thế giới và nhân sinh đó thật ra đã cắm rễ sâu trong mạc khải Thánh Kinh Cựu cũng như Tân Ước; đặc biệt, đó chính là hệ quả tất yếu của một học thuyết giáo lý, một nền linh đạo truy nhận Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá đang quan phòng trên mọi thụ tạo và tin nhận Một Đức Kitô phục sinh, nhờ Người mà mọi loài được thăng tiến và viên mãn.

Cũng chính từ nhãn quan đức tin Công Giáo truyền thống đó, công trình thuỷ điện Đăkre đã chọn Đức Trinh Nữ Maria, Người Mẹ dịu hiền, bóng mát của đoàn con, như “Vị Bổn Mạng”, như điểm quy chiếu về trách nhiệm và vai trò “chăm sóc, bảo vệ” người “mẹ thiên nhiên”, “Mẹ trái đất”, mà từ hơn mười thế kỷ trước vị “Thánh Bổn Mạng môi trường” Phanxicô Assisi đã từng hát lên: “Lạy Thiên Chúa của con, Chúc tụng Chúa qua người Chị của chúng con là Mẹ Trái Đất, người nuôi dưỡng và chi phối chúng con, là người sản sinh hoa trái phong phú với biết bao hoa thơm cỏ lạ”.

Vâng, tượng “Đức Mẹ Ban Ơn” bằng đá cẩm thạch sừng sững trên ngọn đồi phủ cỏ xanh trong khuôn viên trụ sở chính của nhà máy thuỷ điện Đăkre tại xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi như một dấu chỉ sống động của “Người Mẹ thiêng liêng đang hiện diện để bảo vệ cho công trình và vùng đất xa xôi hiểm trở nầy”. Bức tượng đã được Đức Giám Mục Matthêô Nguyễn Văn Khôi làm phép thánh hiến vào chính ngày lễ “Thánh Phaolô trở lại”, kết thúc Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu (25.01.2021), cùng với đông đảo các linh mục, tu sĩ, giáo dân, công nhân viên chức thuỷ điện, cùng bà con trong gia đình của anh Phaolô Huỳnh Kim Lập, lãnh đạo tập đoàn Thiên Tân Group. Bàn tiệc Thánh lễ tiếp liền sau “nghi thức làm phép” như một “Lời Tạ Ơn” trọn hảo để hiến dâng công trình thuỷ điện tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ con người, cùng với tất cả những giọt mồ hôi, nước mắt của bao nhiêu bàn tay, khối óc đã đóng góp để cho vùng đất vốn hoang vu, nghèo nàn, cách trở… đang bừng sáng lên niềm tin yêu hy vọng; và để cho những mầm xanh của cây rừng vươn lên và càng ngày càng xanh lá; hay như ngôn ngữ của Laudato Sí, để “Những bông hoa ngoài đồng và những cánh chim trời mà Ngài đã chiêm ngắm giờ đây được mặc lấy sự hiện diện đầy vẻ uy linh của Ngài.”.

Vâng, “ở đây và từ đây, Mẹ mãi là bóng mát”.

LM. Trương Đình Hiền

 
Văn Hóa
Điểm sách: Hãy dám ước mơ! Tự tin để vượt qua khủng hoảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Đỗ Kim Thêm
10:42 27/01/2021
Tác phẩm

Trận đại dịch COVID-19 là một thảm hoạ chung cho nhân loại, làm cho mọi suy tưởng của chúng ta lung lay đến tận cùng. Khi khoẻ mạnh, ai cũng có nhiều mơ ước, ngược lại, hiện nay, chúng ta mong có một điều duy nhất là còn sống trong an lành sau khi dịch bịnh chấm dứt. Tin vui chung là thuốc chủng đã được tìm ra, dù việc phân phối chưa nhiều và việc tiêm chủng vừa khởi động, nhưng cũng là dịp để chúng ta lại có thể sống trong những giấc mơ xưa hay khởi đầu cho những ước mơ mới.

Không hẳn, trước mắt, ít nhất, chúng ta có thể sẽ có niềm vui đơn giản hơn: sẽ gặp lại nhau trong một bữa ăn thịnh soạn tại một nhà hàng, cùng nhau chung vui trong hồ bơi, đến rạp xem phim và bàn về chuyến đi hè trong kỳ nghỉ năm nay.

Nghĩ gì và làm gì trong cơn khủng hoảng? Để trả lời chung cho vấn đề này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề ra những ý tưởng cụ thể trong tác phẩm mới nhất: Hãy dám ước mơ! Tự tin để vượt qua khủng hoảng, (Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise NXB Kösel-Verlag, München, 2020) mà bài viết sau đây sẽ giới thiệu.

Tác giả

Đức Giáo Hoàng Francis tên thật là Jorge Mario Bergoglio, sinh năm 1936 tại Buenos Aires, Argentina, trong một gia đình di dân gốc Ý có năm anh em. Ngày 11 tháng 3 năm 1958, ông gia nhập Dòng Tên ở Argentina, đến năm 1969, được thụ phong Linh mục và sau đó đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong Giáo hội. Từ năm 1998, ông trở thành Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Buenos Aires. Đến năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II tấn phong cho ông làm Hồng Y, Giám tỉnh Dòng Tên tại Argentina năm 1973 -1979, và Tổng Giám mục Buenos Aires từ năm 1998-2013. Sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị vào ngày 28 tháng 2, trong cuộc Mật nghị Hồng Y ngày 13 tháng 3 năm 2013, Ngài được bầu làm Giáo hoàng.

Nội dung

Khủng hoảng là cơ hội

Trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống Joe Biden, người Mỹ đang mong là dịch bịnh chấm dứt, hồi phục kinh tế nội địa và thanh danh là siêu cường trong cộng đồng thế giới.

Nhân dịp đầu năm 2021, mọi người khắp nơi đều mơ ước được sống trong kỷ nguyên mới của thanh bình và thịnh vượng.

Cùng trong ý nghĩ như vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết: “Từ trong cuộc khủng hoảng, chúng ta có thể tạo ra điều mới lạ, vươn lên thăng tiến hoặc tụt hậu tồi tệ hơn. Điều mà chúng ta cần hiện nay là cơ hội để thay đổi, tạo ra không gian cho những gì cần thiết bây giờ. (Papst Franziskus, Wage zu träumen!, trang 11)

Nhưng điều gì xem ra là "cần thiết"? Trong cuộc khủng hoảng COVID-19, Ngài đã nhiều lần rao giảng và thậm chí phát biểu trong một thông điệp, tất cả đã được tổng hợp thành tác phẩm "Fratelli tutti", Bàn về tình anh em và tình bạn trong xã hội, được xuất bản vào tháng 10 năm 2020.

Vi-rút làm tê liệt thế giới

Trong vòng hai tháng qua, các lời rao giảng của Đức Giáo Hoàng có sức nặng như một thông điệp và sau đó được in thành sách Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise.

Cả hai cuốn sách đều nói về những vấn đề cơ bản mà Ngài quan tâm, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bịnh Corona, khi "các phạm trù và cách suy nghĩ và ưu tiên của con người bị lung lay và thách thức." (Sách đã dẫn, trang 7)

Vỉ đâu nên nổi? Ngài giải thích: “Chúng ta đã chạy theo thế giới hiện nay với tốc độ tối đa và có cảm giác mạnh mẽ là có khả năng làm bất cứ điều gì. Trong khi theo đuổi lợi nhuận, chúng ta đã hoàn toàn bị mê hoặc bởi những đòi hỏi về vật chất và sự vội vàng làm chúng ta tê liệt. Chiến tranh tàn phá và sự bất công toàn cầu đã không làm cho chúng ta lay chuyển, không lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và quan tâm đến việc trái đất đang lâm bệnh nặng. Chúng ta đã tin tưởng mãnh liệt rằng trong một thế giới bệnh tật, chúng ta sẽ luôn khỏe mạnh." (Thông điệp ngày 27 tháng 3 năm 2020 tại Peterplatz)

Vi-rút thường là một nguyên nhân cho một căn bệnh, nhưng lần này, nó làm cho cả thế giới bệnh hoạn, không chỉ về mặt y tế, mà ngay cả về mặt kinh tế, xã hội và trong mối quan hệ của con người với nhau đều tê liệt.Trong một số khía cạnh nào đó, dịch bệnh gây ít nhiều ảnh hưởng cho đời sống chúng ta, thậm chí có ảnh hưởng phát sinh trước khi dịch Corona bộc phát.

Như vậy, trong môi trường hiện nay, vấn đề là điều gì giúp cho chúng ta có thể vượt qua khủng hoảng? Đức Giáo Hoàng Phanxicô trình bày ước mơ của Ngài về thời kỳ hậu Corona.

Thông điệp là di sản

Chỉ trong vài trăm trang sách, Ngài mang cho chúng ta một thông điệp. Thực ra, về nội dung, Ngài đã không khám phá điều gì mới lạ, mà lặp lại một số điều đã nói và viết trước đó.

Đối với Ngài, hậu quả của tiến trình toàn cầu hóa làm cho nhiều người bị bóc lột và lãng quên. Công bằng xã hội, phẩm giá con người không còn được tôn trọng. Bảo vệ sự sống cho mọi người dù là thai nhi hay những người tị nạn sống lầm than khắp nơi, thí dụ như trại Mória, Hy Lạp, là các vấn đề quan trọng. Nó liên hệ đến nền kinh tế có trách nhiệm tạo ra điều kiện làm việc tốt hơn, nhằm mang đến cho chúng ta cơ hội để đối thoại liên tôn, đó là những chủ đề trong tương lai trong khi bóng tối của một thế giới biệt lập, chủ nghĩa dân túy hẹp hòi đang ngày càng đe doạ cho đất đai, không gian sống và công việc." (Sách đã dẩn, trang 155, 163).

Theo Ngài, cách chung sống sau thời kỳ dịch bịnh Corona như thế nào cũng là vấn đề, nhất là khi sự phân hoá trong xã hội ngày càng rõ ràng hơn. Nhìn chung, tất cả các chủ đề này đều quan trọng như nhau.

Chính vì thế, Ngài có tham vọng muốn tổng hợp mọi thách thức của thời đại vào trong một thông điệp chung với nội dung giáo huấn toàn diện mà chúng ta xem đó như một di sản tinh thần quý báu.

Đôi khi, chúng ta có cảm tưởng là Ngài nói những lời chung chung và đôi khi rất là đặc biệt. Thí dụ như chúng ta phải biết quyết liệt nói Không cho phép chiến tranh bùng nổ, Không cho phép án tử hình, Không cho phép phá hủy các điều kiện môi sinh, bảo vệ toàn diện cho cuộc sống và chấp nhận cuộc sống chúng ta.

Như thế, trong thông điệp, Ngài muốn né tránh loại kết luận như một kiến thức kinh viện thần học. Trong tác phẩm này, một lần nữa, Ngài trình bày vấn đề đơn giản hơn.

“Hãy dám ước mơ! Tự tin để thoát khỏi khủng hoảng" là một tác phẩm thuộc loại trần tình và tự sự dễ đọc, không gây rối rắm với các chú thích dày đặt. Tuy thế, khi muốn giúp cho độc giả nắm bắt những luận đề sôi bỏng của thời đại: hệ sinh thái lành mạnh, nền kinh tế công bình, tinh thần chung sống trong đại đoàn kết, Ngài trình bày một hình ảnh gần gũi nhất trong thông điệp Lautadio Si ngày 25 tháng 5 năm 2015, mà Ngài lặp lại rất nhiều lần là, khi cùng chung sống trên trái đất, chúng ta nên “chăm sóc ngôi nhà chung và làm tất cả những điều có thể để tạo ra một nơi sống tốt cho tất cả mọi người.”

Lời huấn thị

Ngài đề ra một quy trình ba bước đã được thử nghiệm: nhận thức, phân biệt và quyết định, và sau đó là hành động: "Xem, chọn, hành động", Ngài nói thật đơn giản, thực ra nội dung này là lý tưởng của Ignatius of Loyola, Giáo sĩ sáng lập dòngTên mà Ngài theo đuổi để tu tập.

Ngài đặt ra những câu hỏi: Tôi cần gì, những người khác cần gì? Tôi có thể tiết chế gì và muốn chia sẻ gì? Điều gì đối với tôi là thiêng liêng và sẽ giúp tôi phát triển như một con người? Hoặc là trong một lối diễn đạt khác hơn: Tôi mơ cuộc đời mình ở đâu? Tôi sẽ sống ở đâu với ước mơ của mình?

Trong tầm nhìn của Ngài, có ba chìa khóa chính cần phải tìm ra để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, nó cần mở ra cho thời gian sắp tới, đó là đối thoại, đoàn kết và tự tin.

Tiếp tục đối thoại

Trước hết, sự hiểu lầm đã có thể xảy ra, Ngài viết: “Cuộc đối thoại thường bị nhầm lẫn với một cái gì đó hoàn toàn khác, cụ thể là trong một cuộc trao đổi quan điểm sôi nổi trên mạng xã hội, thường bị ảnh hưởng bởi thông tin không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Đây chỉ là những cuộc độc thoại song có thể thu hút sự chú ý của người khác bằng giọng điệu hung hăng. Nhưng độc thoại không bắt buộc ai, vì vậy mà nội dung thường mang tính cơ hội và mâu thuẫn.”( Fratelli tutti, trang 200)

Thực ra, theo Ngài, đối thoại mang nhiều sắc thái hơn độc thoại. Ngay trong môi trường chung, Ngài kêu gọi chúng ta nên luôn duy trì tinh thần đối thoại khi có các ý kiến khác nhau. Ngài thể hiện điều đó theo một cách thực tế, chẳng hạn trong chủ đề "đối thoại liên tôn". Ngay trong thông điệp, Ngài trích dẫn khá chi tiết lời của Ahmad al-Tayyib, bậc Đại sư Hồi giáo ở Cairo, và Ngài có ý chia sẻ ý tưởng "... vì sự chung sống hòa bình trên thế giới" (Tuyên bố chung với Abu Dhabi ngày 4. Februar 2019).

Ngài tiếp nối truyền thống của Thánh Phanxicô Assis, vị thánh mà Ngài mang tên, người đã đặt nền móng cho mối hợp tác giữa Cơ đốc giáo và Hồi giáo trong thời gian diễn ra các cuộc Thập tự chinh với Quốc vương Cairo, trong khi những người cuồng tín ở cả hai bên đều đánh giết nhau.

Đoàn kết vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo

Để hiểu giấc mơ của Ngài, chúng ta cần có chìa khóa thứ hai, đó là sự đoàn kết. Ở đây, Ngài cũng không muốn bị hiểu lầm:

“Khi tôi nói đến đoàn kết, tôi nghĩ nhiều hơn là chỉ lo quảng bá cho các công việc từ thiện hoặc trợ cấp cho những người không có gì. Bởi vì đoàn kết không phải là chia sẻ những dư thừa trên bàn ăn của chúng ta, mà có nghĩa là tạo ra cho mọi người một chỗ ngồi trong bàn ăn."( Sách đã dẫn, trang 142)

Tinh thần cộng đồng

Chúng ta nên nghĩ xa hơn phạm vi tháp nhà thờ và ngoài đĩa đồ ăn của mình. Không nên tự cao để bị giam chặt trong ranh giới của chủ nghĩa dân tộc, thậm chí về mặt tinh thần, chúng ta không để bị ngăn chặn do thế giới xấu xa bên ngoài phong tỏa. Thay vào đó: chúng ta hãy nhìn vào những nguyên nhân chính của sự nghèo đói và bất công, hãy để lòng mình nơi đó và không bỏ chạy theo khi đám đông diễu hành. Cụ thể, Ngài cũng nói với một số nhóm đang hoạt động trên toàn thế giới, những người bóp méo sự đoàn kết theo cách dân túy và chỉ nhìn theo chủ nghĩa của riêng họ: “Các nhóm dân túy khép kín đã bóp méo từ 'nhân dân' (...) Một dân tộc theo chủ trương dân túy năng động cho tương lai là con người luôn cởi mở những tổng hợp mới bằng cách tiếp thu những gì khác biệt, (...) bằng cách này, mới có thể phát triển hơn. "( Fratelli tutti, trang160).

Sự đoàn kết là chìa khóa dẫn đến cuộc sống tốt đẹp cho mọi người mà Đức Thánh Cha Phanxicô hằng mơ ước.

Duy trì sự tự tin

Chìa khóa thứ ba cũng quan trọng như hai chìa khóa khác: Sự tự tin. Ngay cả khi Đức Giáo Hoàng không đề cập rõ ràng từ “tự tin” trong thông điệp thì đó là động cơ cho tất cả các dòng chữ và cũng là phụ đề trong sách.

Trong thông điệp, Đức Giáo Hoàng đã dùng tương tự từ "hy vọng" trong nhiều lần: “Tôi mời gọi hy vọng. (...) Hy vọng nồng nàn. Hy vọng biết cách nhìn chân trời xa hơn là sự thoải mái cá nhân, những yên tâm nhỏ bé và những bù đắp thu hẹp, để mở lòng ra với những lý tưởng lớn lao làm cho cuộc sống tươi đẹp và xứng đáng hơn. Chúng ta hãy cùng nhau tiến lên với đầy hy vọng! (Fratelli tutti, trang 55)

Tự tin là hy vọng được biện minh, bất chấp mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Đức Giáo Hoàng làm rạng rỡ hy vọng. Tháng 3 năm ngoái, trong đợt phong tỏa đầu tiên, với những dấu hiệu đầy ấn tượng trong sự cô đơn ở Quảng trường Thánh Peter, Ngài cầu nguyện cho thế giới và ban lời chúc phúc "urbi et orbi".

Đối với một số người, điều đó là một dấu hiệu bất lực, khi một mình Ngài trên Quảng trường St. Peter's đang mưa: Thực ra, nó không hề ảm đạm.

Với điều này, Đức Giáo Hoàng đã cho thấy một dấu hiệu rằng trong cô đơn và trong những cơn bão của cuộc sống, niềm tin mạnh mẽ đến từ trong đức tin. Ngài cũng sử dụng một hình ảnh trong Kinh Thánh:

Khi các môn đồ hoảng sợ trong cơn bão trên hồ, Chúa Giê-su trấn an họ bằng cách thử thách lòng tin, sự tự tin của họ, với lời hứa rằng Thiên Chúa sẽ không để ai một mình. Đức Giáo Hoàng cũng nhắc nhở về điều này trong các cơn bão của thời kỳ Corona: "Chúa thử thách chúng ta và giữa cơn bão tố, Ngài mời gọi chúng ta đánh thức và kích hoạt tình đoàn kết và hy vọng mang lại sự vững chắc, hỗ trợ và ý nghĩa cho những giờ phút mà mọi thứ dường như đang trong chìm đắm." (Thông điệp ngày 27 tháng 3 năm 2020 tại Peterplatz).

Mỹ từ trên giấy?

Đối thoại, đoàn kết và tin tưởng vào niềm hy vọng có cơ sở, các điều này sẽ định hướng cho chúng ta trong thời gian sắp tới: Những gì Giáo hoàng viết ra là một tầm nhìn, một giấc mơ hay tất cả chỉ là mơ mộng ngây thơ? Tất nhiên, cũng có những lời chỉ trích về “giấc mơ” của Ngài.

Đối với một số người, Ngài đi quá xa khi chính trị hoá vấn đề để kêu gọi chính phủ các nước chu cấp cho tất cả mọi người một loại "thu nhập cơ bản phổ biến, vô điều kiện" một đề xuất nhằm tạo ra công bằng hơn cho xã hội, (Sách đã dẫn, trang 169).

Đối với những người khác, họ có vẻ gay gắt hơn, tại sao Ngài không lo giải quyết các vấn đề nội bộ của Giáo hội như về nữ quyền trong các dòng tu, lạm dụng tình dục, quyền lực và công lý cho các hàng giáo phẩm.

Đâu chỉ có giấc mơ? Giáo hoàng hành động cho một giáo hội và thế giới tốt đẹp, công bằng, đoàn kết hơn? Có thể ban đầu đó chỉ là những lời nói. Nhưng lời nói có thể trở thành việc làm, điều gì đó có thể phát triển. Ngài cũng biết điều đó. "Hai từ xuất hiện trong tâm trí tôi: tự tôn trọng bản thân, nghĩa là vượt ra khỏi chính mình và vượt lên trên."(Sách đã dẫn, trang 171)

Không chỉ xoay quanh bản ngã, mà là xa rời bản ngã và trưởng thành. Để làm được điều này, Ngài sử dụng hình ảnh của một người hành hương: bởi lòng khao khát, người lên đường, bỏ lại những điều quen thuộc, có mục tiêu trong tâm trí và mở rộng tầm nhìn.

Bất cứ ai trong chúng ta đã từng đi hành hương đều biết rằng chuyến đi làm thay đổi lòng mình. Không ai trở lui lại như cách họ đã ra đi. Những quan điểm và chân trời mới mở ra cũng là niềm hy vọng cho những gì cuộc khủng hoảng Corona có thể thay đổi tốt hơn và siêu việt hơn. Có thể "trở lại một tình trạng bình thường" không phải là cách tốt nhất. Có lẽ những cách thức mới, sáng tạo trong tương lai sẽ xuất hiện trong thời kỳ khủng hoảng và rất nhiều phụ thuộc vào những gì làm cho khủng hoảng. Chúng ta không cần phải đợi những người khác. Sau đó, mọi người có thể sống trong giấc mơ của mình về một thế giới tốt đẹp hơn hôm nay.

Sự mơ tưởng hay tầm nhìn? Trong mọi trường hợp, Đức Giáo Hoàng khuyến khích sự đoàn kết và tự tin: “Hãy để bản thân được cuốn hút, lay chuyển và được thử thách! (...) Có thể đó sẽ là một viện dưỡng lão gần nhà hoặc trung tâm tiếp nhận người tị nạn hoặc dự án tái tạo sinh thái mời gọi bạn tham gia. Hoặc có thể đó là những người cao niên đang ở nhà, họ đang cần bạn đến giúp. (...) Và sau đó hành động. (...) Có thể nói thí dụ rằng bạn muốn trở thành một phần của thế giới tốt đẹp hơn và bạn nghĩ rằng đây sẽ là một khởi đầu tốt." (Sách đã dẫn, trang 174)

Nhận xét

Một điều bất ngờ cho những Phật tử là trận đại dịch COVID-19 cũng là một cơ hội cho các tôn giáo cùng nhau thảo luận về thảm hoạ chung của nhân loại. Tất cả các dị biệt về giáo lý không còn được đặt ra để tranh chấp nhau, mà ngược lại, cùng có một nỗ lực chung để đối phó.

Trong khi giới chuyên khoa lo tìm phương thức trị liệu, chính giới giải quyết vấn đề tiêm chủng và tìm cách khắc phục các hậu quả về các tác hại vật chất, thì giới lãnh đạo tinh thần cũng theo một hướng đi chung.

Trong thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày 3 tháng 5 năm 2020, Ngài cũng tóm tắt số những ý nghĩ tương tự như Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi đề cập tới trong tác phẩm Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise.

"Chính trong những lúc như thế này, chúng ta cần phải tập trung vào những điều mà có thể giúp đoàn kết chúng ta lại như những thành viên của một gia đình nhân loại. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm đến với nhau bằng lòng Từ Bi. Là con người, tất cả chúng ta đều như nhau. Chúng ta đều phải trải qua những nỗi sợ hãi, những niềm hy vọng và những điều bất trắc như nhau; nhưng chúng ta cũng lại được gắn bó với nhau bởi một khát vọng hạnh phúc. Năng lực con người của chúng ta là dùng để suy nghĩ một cách hợp lý và thấu đáo, để nhìn thấy mọi thứ một cách thực tế, rõ ràng, và cho chúng ta khả năng để chuyển hoá những khó khăn thành cơ hội.

Cuộc khủng hoảng này và hậu quả của nó đã đóng vai trò như một lời cảnh báo rằng - chỉ khi nào đến với nhau bằng tinh thần đoàn kết và hợp tác toàn cầu, thì chúng ta mới đương đầu được với những thách thức to lớn chưa từng có mà chúng ta đang gặp phải. Nguyện cầu cho tất cả chúng ta đều lưu tâm đến “Lời Kêu Gọi Đoàn Kết” này!

***

Đỗ Kim Thêm

Papst Franziskus, Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise, Kösel-Verlag München 2020.
 
VietCatholic TV
Diễn từ xuất sắc bênh vực Tổng thống Trump từ Thượng nghị sĩ Rand Paul. Chia rẽ chỉ lợi cho Bắc Kinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:54 27/01/2021


Chiều thứ Ba 26 tháng Giêng theo giờ Washington D,C., tức là rạng sáng thứ Tư 27 tháng Giêng, theo giờ Việt Nam. Thượng nghị sĩ Rand Paul của Đảng Cộng Hòa đơn vị Kentucky đã có một bài diễn văn nẩy lửa kêu gọi chấm dứt trò hề luận tội Tổng thống Trump. Quốc gia chia rẽ chỉ có lợi cho bành trướng Bắc Kinh.

Việc luận tội này không gì khác hơn là một mưu lược phe phái được thiết kế để chia rẽ đất nước hơn nữa.

Các đảng viên Dân chủ tuyên bố muốn thống nhất đất nước, nhưng việc luận tội một cựu tổng thống - một công dân tư nhân - là phản nghĩa của sự thống nhất.

Các đảng viên Dân chủ đã trâng tráo, khi chỉ định một đảng viên Dân chủ phò luận tội làm chủ tọa phiên tòa. Điều đó không công bằng, không khách quan, và hầu như không khuyến khích bất kỳ hình thức đoàn kết nào ở nước ta.

Không, sự thống nhất trái ngược với trò hề mà chúng ta sắp chứng kiến.

Nếu chúng ta định luận tội một tổng thống, thì Chánh án ở đâu?

Nếu người bị buộc tội không còn là tổng thống, thì thẩm quyền luận tội ông ta ở đâu?

Các công dân tư nhân không bị đàn hặc. Đàn hặc là cách chức, người bị cáo trong trường hợp này đã rời nhiệm sở.

Các đảng viên Đảng Dân chủ siêu phe đảng sắp kéo đất nước vĩ đại của chúng ta rơi xuống vực thẳm của sự tàn bạo và độc tài, những thứ chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc chúng ta.

Thay vì thực hiện các công việc của quốc gia với đa số mới mà họ nắm được ở Hạ Viện, Thượng viện và cả Hành pháp, các đảng viên Dân chủ đang lãng phí thời gian của quốc gia vào một cuộc đấu tranh đảng phái chống lại một người đàn ông không còn tại vị.

Nó gần như thể họ không có khả năng làm bất cứ điều gì khác hơn là chống lại Donald Trump.

Họ cứ phải tiếp tục dùng ông ta như là con ngáo ộp để hù người dân, vì nếu không họ phải làm luật, và phải thực sự thuyết phục người Mỹ rằng các quy định chính sách của họ là đúng đắn.

Các đảng viên Đảng Dân chủ sắp làm điều gì đó mà chưa một Thượng nghị sĩ tự trọng nào có thể làm được.

Các đảng viên Đảng Dân chủ nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử thực sự vẫn chưa kết thúc, và vì vậy họ kiên quyết nhắc đi nhắc lại sự cay đắng của họ trong cuộc bầu cử.

Trò hề mà họ sắp tung ra này chưa từng được trắc nghiệm chín chắn. Tại sao?

Bởi vì những cái đầu bình tĩnh thường chiếm ưu thế trong lịch sử của chúng ta, và cho phép dư luận đổ lỗi cho những nơi đáng bị đổ lỗi.

Một cuộc luận tội giả mạo này có vẻ như sẽ đặt câu hỏi liệu tổng thống có kích động hành vi đáng trách và bạo lực vào ngày 6 tháng Giêng hay không, khi ông nói, “ Tôi biết mọi người ở đây sẽ sớm đi bộ đến Điện Capitol để làm cho tiếng nói của các bạn được lắng nghe một cách ôn hòa và yêu nước”.

“Ôn hòa” và “yêu nước”: những từ như thế làm sao có thể là những lời kích động bạo lực.

Nhưng những lời của Đảng Dân chủ là gì? Đảng Dân chủ kích động bạo lực ra sao?

Không một đảng viên Đảng Dân chủ nào dám thành thật hỏi liệu Bernie Sanders có xúi giục kẻ nổ súng suýt giết Steve Scalise và một huấn luyện viên tình nguyện hay không. Tôi đã ở đó và kẻ xả súng gần như đã gây ra một vụ thảm sát bởi vì anh ta nhiệt thành tin vào những luận điệu sai trái và kích động do Bernie và các đảng viên Dân chủ khác đưa ra chẳng hạn cho rằng “kế hoạch chăm sóc sức khỏe của Đảng Cộng hòa cho những người không có bảo hiểm là bạn sẽ chết”.

Khi người ủng hộ Bernie cuồng nhiệt này bắn Scalise, suýt giết chết anh ta, và bắn một trong các huấn luyện viên và hai hoặc ba nhân viên của chúng tôi, anh ta hét lên, “Đây là để chăm sóc sức khỏe”.

Hãy hỏi tôi hoặc bất cứ ai xem đó có phải là sự kích động không.

Sẽ không có đảng viên Đảng Dân chủ nào dám hỏi liệu Cory Booker có kích động bạo lực hay không khi ông kêu gọi những người ủng hộ mình “đứng lên đối mặt với các thành viên Quốc Hội” - một sự kích động rất trực quan và cụ thể.

Không một đảng viên Đảng Dân chủ nào dám hỏi liệu Maxine Waters có kích động bạo lực hay không khi cô ấy nói với những người ủng hộ mình theo nghĩa đen: “Khi bạn nhìn thấy một thành viên của Chính quyền Trump tại một nhà hàng, tại một cửa hàng bách hóa, tại một trạm xăng hay bất kỳ nơi nào, bạn hãy tạo ra một đám đông và bạn xô đẩy họ quay lại”. Đó không phải là xúi giục sao?

Vợ tôi và tôi bị xô đẩy, bao vây và la hét bởi cùng một kiểu đám đông mà Maxine thích truyền cảm hứng.

Thật kinh hoàng khi có một đám đông đe dọa giết bạn, chửi bới bạn và bắt bạn làm con tin theo đúng nghĩa đen cho đến khi cảnh sát đến giải cứu bạn.

Đêm đó chúng tôi bị đám đông hành hung, tôi không chắc liệu chúng tôi có sống sót được hay không dù có cảnh sát bảo vệ.

Không một đảng viên Đảng Dân chủ nào từng xem xét việc luận tội Maxine vì những lời hùng biện bạo lực của cô ấy. Trên thực tế, với uy tín của chúng tôi, các đảng viên Cộng hòa chưa bao giờ nghĩ rằng việc chính thức kiểm duyệt hoặc luận tội những đảng viên Dân chủ này là hợp pháp.

Không có đảng viên Cộng hòa nào tìm cách sử dụng chính phủ để buộc những đảng viên Dân chủ này phải chịu trách nhiệm về bạo lực Antifa và Black Lives Matter đã phá hủy các thành phố của chúng ta suốt mùa hè, dẫn đến hơn một tỷ đô la bị phá hủy, cướp bóc và thiệt hại tài sản.

Không một đảng viên Cộng hòa nào nói: “Hãy luận tội đảng Dân chủ đang xúi giục điều này”, bởi vì điều đó thật nực cười.

Nhiều người của Đảng Dân chủ đã cổ vũ cho những kẻ làm loạn.

Kamala Harris trở nên nổi tiếng với đề nghị thanh toán tiền phạt cho những người bị bắt.

Tôi tự hỏi liệu cô ấy có bị buộc tội kích động bạo lực vì bây giờ cô ấy là phó tổng thống không.

Kamala Harris có nên bị luận tội vì đã đề nghị trả tiền cho những kẻ bạo lực để thoát khỏi nhà tù, những kẻ đã đốt phá các thành phố của chúng ta? Không. Và không có đảng viên Cộng hòa nào đề nghị điều đó bởi vì chúng tôi không đi theo con đường mà đảng Dân chủ đã quyết định, đó là con đường luận tội hèn hạ vì các phát biểu chính trị của người ta.

Đảng Cộng hòa có nên luận tội Thị trưởng Seattle của Đảng Dân chủ, người đã kích động và dung túng bạo lực bằng cách gọi việc chiếm đóng vũ trang một phần thành phố của cô ấy là “mùa hè của tình yêu?”

Có đảng viên Cộng hòa nào cố gắng luận tội cô ấy không?

Vào ngày 8 tháng 6, tờ New York Post, trích dẫn số liệu thống kê của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã báo cáo rằng hơn 700 nhân viên thực thi pháp luật đã bị thương trong cuộc bạo loạn Antifa và Black Lives Matter. Có ít nhất 19 vụ giết người, bao gồm cả cảnh sát 77 tuổi về hưu David Dorn.

Tuy nhiên, các đảng viên Đảng Dân chủ nhất quyết áp dụng một phiên tòa về tội kích động đối với một đảng viên Cộng hòa là người đã không áp dụng những phiên tòa như thế đối với chính họ.

Tôi muốn các viên Đảng Dân chủ hãy giơ tay lên nếu họ từng phát biểu rằng “Hãy tái chiếm lại. Hãy chiến đấu cho đất nước của các bạn”.

Ai đã không sử dụng từ “chiến đấu” theo nghĩa bóng. Và chúng ta sẽ tống hết mọi chính trị gia nói như thế vào tù à? Có phải chúng ta sẽ luận tội mọi chính trị gia đã sử dụng từ “chiến đấu” theo nghĩa bóng trong một bài phát biểu?

Xấu hổ. Thật xấu hổ cho kẻ máu me đảng phái đến điên loạn đang đưa ra bản luận tội giả tạo này, tung ra từ lòng căm thù của họ đối với vị cựu tổng thống.

Xấu hổ cho những kẻ tìm cách đổ lỗi và trả thù và những kẻ đã làm băng hoại quy trình hiến pháp để làm như vậy.

Tôi muốn cơ quan này trả lời – đến người cuối cùng ở đây: Đây có phải là cách các bạn nghĩ chính trị là phải như thế?

Hãy nhìn xem, chúng ta đã có những kẻ máu me đảng phái điên cuồng ở phía bên kia của lối đi đang cố gắng kiểm duyệt và loại bỏ hai trong số các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa cho vì các quan điểm chính trị của họ.

Bây giờ hãy xem, tôi không đồng ý. Tôi không nghĩ rằng Quốc hội nên lật ngược cử tri đoàn. Nhưng với việc luận tội hoặc kiểm duyệt hoặc trục xuất một thành viên Quốc hội mà các bạn không đồng ý thì xin hỏi sự thật có hẹp đến mức chỉ có bạn mới biết sự thật không?

Giờ đây, các phương tiện truyền thông đứng về phía bạn nói rằng chỉ có một tập hợp các sự kiện, một tập hợp sự thật và bạn chỉ có thể giải thích theo cách này.

Bây giờ chúng tôi có bảy thượng nghị sĩ ở phía bên kia đang cố gắng trục xuất, kiểm duyệt hoặc xử phạt hai thượng nghị sĩ phía bên này. Và tôi bênh vực họ, không phải vì tôi bảo vệ quan điểm của họ - tôi không đồng ý với lập trường của họ - nhưng bạn không thể luận tội, kiểm duyệt, trục xuất những người mà bạn không đồng ý.

Điều này sẽ dẫn tới điều gì?

Trong một vài phút nữa, tôi sẽ nhấn mạnh vào một cuộc bỏ phiếu để khẳng định rằng thủ tục mà chúng ta sắp tham gia là vi hiến, rằng việc luận tội một công dân tư nhân là bất hợp pháp và về cơ bản là một dự luật ngoài vòng pháp luật và rằng không có cảm thức công bằng hoặc quy trình hợp pháp nào sẽ cho phép thẩm phán trong quá trình tố tụng lại là một đảng viên Đảng Dân chủ là người đã ủng hộ sẵn bản luận tội trước rồi.

Một sự giả tạo, đây là một trò hề. Một vết đen trong lịch sử của đất nước này.

Tôi kêu gọi các đồng nghiệp của tôi xem xét lại tòa án kangaroo này và tiến tới tranh luận về những vấn đề lớn hơn trong thời đại của chúng ta.


Source:Life Site News
 
Biden xung đột lớn với Hội Đồng Giám Mục. Năm Hồng Y và Giám Mục Mỹ phê phán Biden là quá cực đoan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:57 27/01/2021


1. Tuyên bố của các Giám Mục Hoa Kỳ lên án việc cổ vũ ý thức hệ giới tính của ông Joe Biden

Bối cảnh tuyên bố của các Giám Mục Hoa Kỳ phản đối việc cổ vũ ý thức hệ giới tính của ông Joe Biden

Gerald Bostock, một người đồng tính, là một nhân viên của Quận Clayton, của tiểu bang Georgia trong khu vực đô thị Atlanta. Đầu năm 2013, anh tham gia một giải đấu bóng mềm dành cho người đồng tính nam và quảng bá nó tại nơi làm việc. Vào tháng 4 năm 2013, Clayton County đã tiến hành kiểm toán các quỹ do Bostock kiểm soát và sa thải anh ta vì “hành vi không phù hợp với một nhân viên của quận”. Bostock cho rằng mình bị đuổi không phải vì tham ô nhưng vì anh ta là người đồng tính.Với sự giúp đỡ của các tổ chức LGBT, anh ta kiện đến Tối Cao Pháp Viện sau khi đã thất bại ở các tòa án cấp dưới.

Tối Cao Pháp Viện xử cho Bostock thắng Quận Clayton và truyền rằng Đạo Luật Về Quyền Dân Sự công bố năm 1964 trong đó cấm phân biệt đối xử dựa trên niềm tin tôn giáo, chủng tộc, mầu da, quốc tịch gốc, giới tính [sinh học] sẽ bao gồm thêm việc cấm phân biệt đối xử dựa trên bản sắc và khuynh hướng giới tính.

Tuy nhiên, khi đưa ra phán quyết, Thẩm Phán Neil Gorsuch nói rõ lo ngại của Tối Cao Pháp Viện rằng phán quyết này có thể bị diễn dịch sai lầm, tạo ra một tiền lệ sâu rộng có nguy cơ bác bỏ các thực hành truyền thống. Ông nói: “Họ nói rằng nhà vệ sinh, phòng thay quần áo và các quy tắc ăn mặc tách biệt giới tính sẽ không thể tồn tại sau quyết định của chúng tôi ngày hôm nay nhưng khi xem xét vụ kiện này, chúng tôi không xem xét bất cứ luật nào khác; chúng tôi đã không có hứng thú trong việc lật lại ý nghĩa của các thuật ngữ, và chúng tôi không giả định bất kỳ vấn đề nào như vậy ngày nay”.

Trong sắc lệnh hành pháp ngày 20 tháng Giêng, nhằm cổ vũ ý thức hệ giới tính, ông Joe Biden đã cố tình diễn dịch sai phán quyết Bostock và truyền rằng học sinh có thể vào nhà vệ sinh, phòng thay quần áo nào chúng muốn; và người lớn muốn ăn mặc thế nào tùy thích.

Ông viết như sau:

“Trẻ em sẽ có thể học mà không phải lo lắng về việc liệu chúng có bị từ chối vào nhà vệ sinh, phòng thay quần áo hay các môn thể thao ở trường hay không. Người lớn phải có thể kiếm sống và theo đuổi một công việc trong khi biết rằng họ sẽ không bị sa thải, giáng chức hoặc bị ngược đãi vì về nhà của ai hoặc vì cách họ ăn mặc không phù hợp với định kiến về giới tính”.

Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York, chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB; Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của Thành phố Oklahoma, chủ tịch Ủy Ban Công Lý Quốc Nội Và Phát Triển Nhân Văn; Đức Cha Michael C. Barber, Giám Mục của Oakland, chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo; Đức Cha Shelton J. Fabre Giám Mục Houma-Thibodaux, chủ tịch Ủy Ban Đặc Ứng Chống Phân Biệt Chủng Tộc; và Đức Cha David A. Konderla Giám Mục Tulsa, chủ tịch Tiểu Ban Thăng Tiến Và Bảo Vệ Hôn Nhân, đã đưa ra một tuyên bố đáp lại lệnh hành pháp của Tổng thống Biden ngày 20 tháng Giêng đề cập đến quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ năm ngoái liên quan đến vụ Bostock kiện Clayton County, Georgia.

Tuyên bố chung của các ngài như sau:

Mọi người đều có quyền có được việc làm, giáo dục và các dịch vụ cơ bản của con người mà không bị phân biệt đối xử bất công. Quyền đó cần được bảo vệ. Tuy nhiên, quyết định Bostock của Tòa Án Tối Cao không nhất thiết có nghĩa là bác bỏ tính thống nhất trong việc Chúa tạo ra hai giới tính bổ sung cho nhau, là nam và nữ, với luận lý coi các giới tính này là vô nghĩa.

Lệnh hành pháp hôm thứ Tư về phân biệt đối xử ‘giới tính’ vượt quá quyết định của Tòa án. Nó có nguy cơ xâm phạm quyền của những người thừa nhận sự thật về sự khác biệt giới tính và những người ủng hộ thể chế hôn nhân suốt đời giữa một người nam và một người nữ. Điều này có thể gây hại trong các nghĩa vụ, ví dụ, nó làm xói mòn các quyền lương tâm trong việc chăm sóc sức khỏe hoặc các không gian và hoạt động cần thiết và phù hợp thời gian theo từng giới tính chuyên biệt. Ngoài ra, Tòa án cũng cẩn trọng lưu ý rằng phán quyết Bostock chưa tính đến những tác động rõ ràng của nó đối với tự do tôn giáo. Lệnh hành pháp vừa nêu không thận trọng như vậy.

Chúng tôi đánh giá cao những hành động của chính quyền mới đối với vấn đề nhập cư và khí hậu, cũng như về một sắc lệnh hành pháp khác, là sắc lệnh ‘Nâng cao công bằng chủng tộc’, nhằm mục đích rõ ràng là xác định và khắc phục sự phân biệt chủng tộc cũng như tác động của nó đối với xã hội và trong chính phủ. Thật không may là mục tiêu bình đẳng chủng tộc lại bị che lấp một phần với việc áp đặt những thái độ mới và những lý thuyết sai lầm về tình dục con người có thể gây ra những tác hại cho xã hội.

Chúng tôi chia sẻ mục tiêu chấm dứt sự phân biệt đối xử bất công và ủng hộ phẩm giá của mỗi con người, và do đó chúng tôi lấy làm tiếc về cách tiếp cận sai lầm trong sắc lệnh hôm thứ Tư liên quan đến phán quyết Bostock.


Source:USCCB

2. Nhận định của Cựu chủ tịch Hạ viện, Newt Gingrich về ý thức hệ giới tính của ông Joe Biden

Cựu chủ tịch Hạ viện, Newt Gingrich, một người theo đạo Công Giáo khi kết hôn với bà Callista Gingrich, nguyên Đại Sứ Mỹ cạnh Tòa Thánh, đã chỉ ra rằng cả ông Joe Biden và bà Nancy Pelosi đều tự xưng là người Công Giáo nhưng khi chủ trương phò phá thai họ không tuân giữ luật Chúa và không hiệp thông với Giáo Hội trong các giáo huấn Công Giáo. Với ý thức hệ giới tính, họ cũng phủ nhận cả Kinh Thánh.

Ý thức hệ giới tính của họ cực đoan đến mức điên loạn. Thật thế, trong lễ khai mạc Quốc Hội thứ 117 của Hoa Kỳ vào hôm Chúa Nhật 3 tháng Giêng vừa qua, Dân Biểu Dân Chủ Emmanuel Cleaver, nguyên là một mục sư Tin Lành, đã đọc lời cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho Tân Quốc Hội sức mạnh để thắng vượt lòng vị kỷ, thiên kiến và ý thức hệ, và hàn gắn các chia rẽ đảng phái trong năm 2020”.

Đầu tiên ông ta nói rất đúng bài bản các lời cầu nguyện thường được đọc trong các nghi thức khai mạc Quốc Hội.

Đoạn cuối cùng hết sức bôi bác và dị thường. Ông mục sư dân biểu này đã tự ý thay đổi lời kết đã thành truyền thống của Kitô giáo hoàn cầu khi ông long trọng đọc: “Chúng con cầu xin nhân danh Thiên Chúa độc thần, Brahma, và vị Thiên Chúa được biết đến dưới nhiều danh xưng, bởi nhiều tín ngưỡng khác nhau. Amen và Awomen”

Thật đáng tiếc, những lời cầu nguyện tốt đẹp ấy đã bị phá hủy bởi lời kết hoàn toàn có tính bôi bác của một dân biểu mục sư.

Nhiều người thuộc các giới tính khác nhau cười nhạo cố gắng tỏ ra phi giới tính của ông dân biểu mục sư Emmanuel Cleaver, vì hai từ cuối cùng “Amen và Awomen”.

Chữ “Amen”, được dùng để kết thúc các lời cầu nguyện thông thường, bắt nguồn từ tiếng Do Thái, có nghĩa là “chắc chắn,” “sự thật” và “Ước gì được như vậy”. Đó là cách giải thích theo nguyên ngữ được giải thích không phải bởi một từ điển, mà là tất cả các sách có thể gọi là tự điển trên thế giới này. Chữ này được bao gồm trong tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp trước khi sau cùng trở thành một phần của tiếng Anh, và mọi ngôn ngữ trên thế giới, bao gồm cả tiếng Việt của chúng ta.

Các nhà phê bình đã tấn công những lời cuối cùng của mục sư dân biểu Cleaver trong phiên khai mạc của Quốc hội, với nhiều chuyên gia đã chỉ trích trên Twitter rằng tính chất cực đoan của đảng Dân Chủ Mỹ đã đi quá trớn đến mức đảng Dân Chủ của Joe Biden đang dẫn dắt nước Mỹ đến chỗ làm trò cười cho thiên hạ

Chủ tịch Hạ viện vừa được bầu lại là Nancy Pelosi, một người tự xưng là Công Giáo, nhưng có thể coi là một thứ giáo gian, gần đây đã đưa ra các quy tắc mới yêu cầu phải có một ngôn ngữ có tính chất phi giới tính trong các tài liệu của Hạ viện. Theo một tuyên bố của Pelosi, các quy tắc sẽ thay đổi việc đề cập đến các đại danh từ và các liên hệ gia đình để chúng trung lập về giới tính.

Các thay đổi nhắm các hạn từ như “con gái”, “đàn ông” và ombudsman, nghĩa là “thanh tra”, nhưng bà ta vẫn còn biết dừng lại không đề cập gì đến chữ “Amen”.

Các nhà phê bình cáo buộc mục sư Emmanuel Cleaver đã đẩy những quy định mới đó đi quá trớn. Cố nhiên, ông ta là một mục sư, ông ta phải biết ý nghĩa của chữ Amen là gì. Khi thêm từ ngữ Awomen, ông ta đã đi quá xa trong một đoạn clip dài 13 giây đã được xem hơn 6 triệu lần.

“Đó không phải là một hạn từ chỉ giới tính”, Dân biểu Guy Reschenthaler, một đảng viên Đảng Cộng hòa, đã tweet như thế cùng với đoạn clip hôm Chúa nhật. Ông viết thêm: “Bất hạnh thay, đối với những người cấp tiến, họ không còn đoái hoài gì đến sự thật. Thật không thể nào tin được”.

Ông Newt Gingrich, tố cáo động thái của Cleaver, như một bằng chứng mới nhất cho thấy Đảng Dân Chủ đã trở nên tả khuynh đến mức cực đoan: “‘Amen và Awomen’ lời cầu nguyện của dân biểu mục sư Hạ viện tập chú hoàn toàn vào sự bình đẳng giới tính đến mức điên loạn.”.

Cleaver đã chia sẻ video cầu nguyện đầy đủ trên tài khoản Twitter của riêng mình hôm Chúa nhật, trong đó, hàng nghìn người đổ dồn vào để chế nhạo những lời kết thúc của ông ta.

LindaRae của Fox News nhận xét “Nói theo kiểu Cleaver, mì Ramen cũng phải là mì Rawomen”.

“Thật là một việc làm ngu xuẩn. Quả buồn khi thấy điều đó diễn ra và biết kết quả cuối cùng là Hiệp Chúng Quốc sẽ tuột khỏi địa vị siêu cường thế giới để chỉ còn là một quốc gia phá sản.”


Source:Global News

3. Tòa Thánh đang giảm dần việc trợ cấp cho một số miền truyền giáo

Đầu tháng này, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã gửi một lá thư tới các giám mục của khoảng 1,100 lãnh thổ Công Giáo và thông báo về việc giảm dần hỗ trợ tài chính mà họ thường xuyên nhận được từ Vatican.

Các miền Phủ Doãn Tông tòa và các miền Giám Quản Tông Tòa được Vatican coi là lãnh thổ truyền giáo, nên chúng thuộc quyền quản lý của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và đại đa số đều ở những nơi nghèo nhất trên thế giới.

Theo truyền thống, Vatican ủng hộ các khu vực pháp lý này thông qua “Quỹ Liên Đới Toàn cầu” của các Hiệp hội Giáo hoàng Truyền giáo. Nguồn thu nhập chính của quỹ đến từ các khoản đóng góp vào Ngày Chúa Nhật Khánh Nhật Truyền Giáo, được tổ chức hàng năm vào Chúa Nhật thứ hai đến Chủ nhật cuối cùng của tháng Mười. Quỹ này độc lập với Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Nhưng một số hội đồng giám mục ở Châu Mỹ Latinh cho biết các sứ thần địa phương đã thông báo việc cắt giảm đáng kể hỗ trợ tài chính của Vatican và đã yêu cầu các giám mục địa phương từ các vùng lãnh thổ không truyền giáo bù đắp khoản chênh lệch.

Tình trạng đại dịch coronavirus là yếu tố chính gây ra thảm cảnh này.


Source:Catholic News Agency