Ngày 29-01-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhìn lầm
Lm Vũđình Tường
00:14 29/01/2010
Nhìn lầm hay nhận định sai là việc thường xảy ra trong cuộc sống. Khó ai tránh khỏi có lần nhìn sai người, nhớ lầm tên, chọn sai món hàng. Nhận định sai việc thường tình, xót xa ít nhiều rồi nguôi. Nhận định sai việc quan trọng có khi hối hận cả đời. Nhận định sai liên quan đến đức tin nguy hại hơn cả vì ảnh hưởng đến sự sống trường sinh.

Đức Kitô về quê nhà. Dân chúng mong gặp Ngài vì danh tiếng Ngài lan rộng khắp vùng. Từ thành đến quê, đâu đâu cũng nghe danh, ca tụng Đức Kitô.

Bất bình

Đức Kitô không gây được cảm tình sâu đậm với người cùng làng, chung xóm. Phút đầu gặp nhau tình cảm quyến luyến, yêu quí sớm biến thành tình thù. Chỉ một thời gian ngắn sau khi gặp mặt, người ta chê trách, phản đối và xua đuổi Ngài ra khỏi làng. Kẻ quá khích còn lập mưu kế, xô Ngài xuống vực thẳm giết chết cho thoả dạ.

Thay lòng đổi dạ

Có nhiều lí do giải thích con người thay lòng đổi dạ. Từ ước ao, ca tụng, chuyển sang bất mãn, mạ lị, khai trừ.

Lí do thứ nhất

Mong gặp Đức Kitô không phải vì tin theo. Người ta mong gặp Ngài để được xem phép lạ như Người đã làm tại Capernaum. Động lực thúc đẩy đến gặp Đức Kitô không do lòng tin, mà do tò mò, muốn xem dấu lạ.

Lí do thứ hai

Lòng ước mong không đuợc đáp ứng. Mắt không được xem nhưng tai lại phải nghe. Một số có uy tín trong hội đường phàn nàn, giáo huấn quả khó nghe, chói tai. Kẻ lãnh đạo khởi xướng, đám đệ tử hùa theo, chộp cơ hội, truyền miệng, buôn điều, đồn thổi. Kết quả toàn hội đường xì xèo, bàn tán. Vào hùa, a dua, phe nhóm tạo thành phong trào bất mãn.

Lí do thứ ba

Người ta xua đuổi vì Đức Kitô không làm theo ý đại chúng, thoả mãn điều yêu cầu, mong đợi bấy lâu. Nếu ý con được thể hiện có lẽ họ đã ăn mừng, ca ngợi. Ý con không được thể hiện nên bất mãn.

Lí do thứ tư

Có gì lạ đâu. Ông này không phải là con ông Giuse bác thợ mộc thì còn là con ai nữa. Thái độ khinh thường chiếm chỗ của những tán tụng ban đầu. Câu một phê bình. Câu hai chỉ trích. Câu ba phản đối. Câu bốn kết án trước khi cả đám đông ngậu lên, bất mãn, xua đuổi. Con ông Giuse không làm được những gì như lời thiên hạ đồn thổi.

Lí do thứ năm

Họ biết Đức Kitô là con ông Giuse, không nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa tối cao. Họ muốn Đức Kitô làm theo ý họ. Đức Kitô trái lại làm theo ý Chúa Cha. Ngài nói rõ điều này với hai ông bà Giuse – Maria trong tường thuật Đức Mẹ dâng con vào đền thờ và bị lạc ba ngày.

Cha mẹ không biết là Con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? Lc 2,49.

Đối với Đức Kitô liên hệ với Chúa Cha và thực thi ý Chúa Cha quan trọng hơn cả hiến thân chịu chết.

Lí do thứ sáu

Đức Kitô không chủ trương về quê để làm phép lạ. Ngài về quê để rao giảng Tin Mừng, kêu gọi con người thống hối. Người chung làng, cùng xóm không đón nhận.

Từ chối

Không đón nhận Đức Kitô vì không có đức tin. Không đức tin; không có phép lạ. Phép lạ dành riêng cho kẻ có đức tin và để củng cố đức tin. Không đức tin lấy chi để củng cố. Phép lạ không ban đức tin; phép lạ giúp củng cố đức tin.

Đức tin đòi thống hối, ăn năn. Thiếu ăn năn vì thiếu khiêm nhường. Không khiêm nhường không thể nhận biết Chúa. Vì thế không có phép lạ nơi quê hương Đức Kitô. Không thống hối ăn năn vì từ chối nghe lời rao giảng. Từ chối lời rao giảng sẽ không nhận biết Chúa. Chối lời Chúa rao giảng lại tin vào tin đồn. Cùng tin, cùng đồn, cùng tích cực phản đối Chúa. Thiếu khiêm nhường học hỏi sai lầm sanh sai lầm.

Lầm lẫn

Lầm lẫn vì phán đoán dựa vào tin đồn. Nghe tin đồn rồi phán đoán, kết luận. Không cần kiểm chứng nguồn gốc, đúng sai.

Người ta nhận biết tin đồn chứa nhiều gian dối nhưng mấy ai khôn ngoan, sáng suốt đủ tránh khỏi ảnh hưởng tin đồn. Không những đã ảnh hưởng mà còn loan tin đồn đến tai người khác. Không cẩn thận có thể vừa là nạn nhân của tin đồn vừa là đệ tử của tin đồn.

Ngăn trở lớn nhất nhân loại từ chối không chấp nhận Đức Kitô là Đấng Cứu Thế vì nhận định, vóc dáng bề ngoài Đức Kitô không đúng với hình ảnh họ định sẵn trong đầu. Đấng Cứu Thế không đúng hình ảnh họ tưởng tượng ra họ sẽ không tin.

Chúng ta xin ơn khôn ngoan để nhận biết Đức Kitô là Thiên Chúa thật.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:46 29/01/2010
HOÀNG ĐẾ

N2T


Một hoàng đế người Ấn Độ mời một người đến giảng về cuộc đời của Chúa Giê-su cho ông ta nghe.

Khi ông ta nghe được Chúa Giê-su khi còn ở Na-da-rét bị bà con thân thuộc khinh bỉ chê bai, bèn kinh ngạc kêu lên:

- “Một kinh sư của mọi người, nếu không nghĩ đem kinh sư này đuổi ra ngoài thành, thì vị kinh sư ấy không phải là kinh sư.”

Khi ông ta được biết Chúa Giê-su bị xử tử là do đám kinh sư ấy, thì không nhịn được bèn thở dài, nói:

- “Sa-tan không dễ gì dẫn dắt cả thế giới, cho nên nó sai khiến các giáo sĩ mà nó tin cậy ở khắp mọi nơi trên thế giới, phục vụ thay cho nó.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Ngày xưa, cách đây hơn hai ngàn năm sa-tan không làm gì được Chúa Giê-su nên đã xúi giục những kinh sư –là những người tự cho mình nhân danh Thiên Chúa- kết án và giết Chúa Giê-su trên thập giá.

Ngày nay, sa-tan vẫn dùng chiêu thức cũ của ngày xưa ấy để tiếp tục giết Chúa Giê-su trong mỗi tâm hồn các tín hữu, nghĩa là nó vẫn dùng chính các linh mục của Ngài (những linh mục quên mất căn tính của mình là tế lễ Thiên Chúa, yêu thương tha nhân, khiêm tốn phục vụ), để giết Ngài trong các cộng đoàn mà Ngài đã trao phó cho các linh mục ấy coi sóc. Chẳng hạn như có những mục tử ấy:

- Bỏ ra rất nhiều thời gian để giải trí hơn là cầu nguyện,

- thích bỏ tiền ra kinh doanh hơn là bố thí cho người nghèo,

- thích đua đòi hưởng thụ hơn là hãm mình chịu khó,

- thích chửi rủa giáo dân hơn nói lời yêu thương,

- thích khoe mình với các linh mục bạn hơn là chia sẻ mục vụ với nhau,

- thích khoe khoang học vị của mình hơn là khiêm tốn hòa đồng.v.v...

Sa-tan đã nhờ tay các kinh sư và biệt phái để đóng đinh Chúa Giê-su trên thập giá như thế nào, thì ngày nay chính nó cũng dùng những linh mục như thế, để giết Chúa Giê-su trong tâm hồn của các tín hữu.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:48 29/01/2010
CHỦ NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Lc 4, 21-30

“Như các ngôn sứ Ê-li-a và Ê-li-sa, Đức Giê-su không phải chỉ được sai đến với dân Do Thái mà thôi.”


Bạn thân mến,

Khi bạn có người thân từ ngoại quốc về thì láng giềng hàng xóm có hai thái độ: một là vui vẻ tiếp đón như người làng thuở xưa, hai là thờ ơ lạnh nhạt và có khi khinh bỉ, vì biết rõ lý lịch của người ấy trước đây không ra gì khi còn ở trong làng xóm mình. Chúa Giêsu cũng lâm vào hoàn cảnh như thế khi Ngài trở về quê hương...

Chúa Giê-su không phải là đứa con đi hoang trở về, Ngài cũng không phải là người tội lỗi hối cải ăn năn trở về, nhưng Ngài là một thành viên trong làng xóm về thăm quê nhà sau những năm tháng đi xa, cuộc trở về của Ngài đáng lẽ phải là một niềm vui cho làng xóm mới phải, nhưng vì thành kiến, vì kiêu ngạo và vì mặc cảm mà người làng đã từ chối tình cảm chân thành của Ngài dành cho họ, và như thế là họ khước từ luôn cả ơn cứu độ mà Ngài đem đến cho họ.

Chắc chắn những người khước từ Chúa Giê-su không phải vì ghét Ngài hay thù oán với Ngài hoặc gia đình của Ngài, nhưng là vì lòng ghen ghét đã làm cho mắt họ mờ đi không nhận ra được tình cảm thân thương mà Chúa Giê-su đã dành cho họ, và như thế họ trở nên người xa lạ với Đấng đã đến không phải để luận phạt, nhưng là để cứu chữa...

Thái độ vui vẻ đón tiếp là nói lên tính cách của một con người lịch sự và hiểu biết, những người này chính là những con người yêu chuộng và thích kiến tạo hoà bình: hoà bình trong tâm hồn của chính họ, hòa bình trong làng xóm, trong cộng đoàn của họ, bởi vì phúc cho những ai có tâm hồn hoà bình, vì họ là những người được gọi là con của Thiên Chúa.

Thái độ từ chối là bày tỏ một tâm hồn ghen ghét và kiêu ngạo, bởi vì chỉ có những ai có tâm hồn ghen ghét và kiêu ngạo mới đành lòng khước từ một tình cảm chân thành, và một sự thật quá rõ ràng khi mà hết mọi người đều ca tụng và thán phục.

Bạn thân mến,

Tâm hồn của bạn và tôi là đền thờ của Thiên Chúa, và nói được là quyền sở hữu của Ngài, thế nhưng khi Ngài đến thì chúng ta từ chối đón tiếp Ngài, chúng ta cười nhạo Ngài là “Thiên Chúa xa vời thực tế” không giúp ích gì được cho mình khi mà cuộc sống mình cứ lao đao lận đận; bạn và tôi cũng đã nhiều lần khước từ “những Giê-su con bác thợ mộc” nghèo nàn đến xin chúng ta giúp đỡ vì gia đình họ đang gặp khó khăn...

Khi chúng ta thành tâm yêu mến rước Chúa Giê-su Thánh Thể vào trong tâm hồn của mình, thì chúng ta cũng nên thành tâm giang tay đón nhận mọi anh chị em -bất kể họ là ai, nghèo hay giàu- khi họ cần đến chúng ta, đó chính là tiếp đón Chúa Giê-su vậy.

Gợi ý:

1. Tâm trạng của anh chị em thế nào khi bị người ta từ chối chê bai giữa đám đông ?

2. “Tiếp đón tha nhân” là một niềm vui, anh chị em có vui không, khi tiếp đón một người nghèo bệnh hoạn ?


Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:51 29/01/2010
N2T


14. Vì yêu Chúa Giê-su là duyên cớ mà thương yêu người nghèo khổ, thì lớn hơn tự mình xót thương Chúa Giê-su.

(Thánh nhân)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:52 29/01/2010
N2T


355. Trên thế gian không có hoàn cảnh tuyệt vọng, chỉ có đối với người tuyệt vọng.

 
Dưới chân tượng Mẹ La Vang
Việt Linh
10:04 29/01/2010
Mỗi sáng nguyện đường, con quỳ đây
Dưới chân Mẹ yêu, hoa nến dâng đầy
Chênh chao lòng trần dăm ba phút
Ngước nhìn lên Mẹ hồn ngất ngây

Mẹ kể con nghe chuyện ngày xưa
Mẹ sinh con Chúa chốn hang lừa
Đêm đông dạ xót nhìn con trẻ
Sưởi hơi bò lừa, dúm cỏ thưa

Chuyện Mẹ ngỡ Giêsu lạc đường
Tất tả tìm con khắp muôn phương
Vui mừng khôn xiết khi gặp Chúa
Ngồi giảng Thánh Kinh giữa giáo đường

Rồi Mẹ lên đồi Gongotha
Theo Chúa liêu xiêu giữa chiều tà
Lưỡi đòng sâu nát vào tim Mẹ
Mẹ vẫn lặng thầm, xin thứ tha

Giờ Mẹ đã về bên Chúa Cha
Hạnh phúc đầy dư chốn an hòa
Mẹ vẫn đoái nhìn người dương thế
Thiện ác các con đều con ta

Mẹ hỏi con về xứ La Vang
Xưa Mẹ cứu dân khỏi trận càn
Có nghe tiếng hờn vương trong gió
Xơ xác còn không rừng lá vằng

Muốn kể Mẹ nghe về Đồng Chiêm
Tội ác đang gieo khắp các miền
Giáo hội này giờ đang tan tác
Nhưng. ..
Nước mắt con nhòe hay lệ Mẹ rơi ?
 
Lời thật thì chói tai
Tuyết Mai
10:12 29/01/2010
"Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật với các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Elia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Elia không được sai đến cùng một nguời nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Elisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria ". (Lc 4, 21-30).

Quả thật, Lời chân thật thì thường nghe chói tai lắm thưa anh chị em! Sỡ dĩ chúng ta hay cho là chói tai, vì lẽ rất thường tình là chúng ta không thích được nghe những Lời chân thật. Vì sao!? Thưa vì chúng ta khi không có Ơn Chúa, thì không một sự việc gì chúng ta suy nghĩ, nói, hay làm mà được đúng đắn hay ngay thẳng cả! Chúng ta hay đi vòng quanh!? Chúng ta hay nói thiếu suy xét!? Chúng ta hay vơ đũa cả nắm!? Chúng ta hay lên mặt dậy đời!? Chúng ta thích gom góp tích lũy, đầy vào túi tham không đáy của chúng ta!? Cho nên không một sự việc gì chúng ta làm mà đúng với Điều Răn và Giới Luật của Thiên Chúa. Ai cũng thuộc làu và nằm lòng 10 Điều Răn của Thiên Chúa đấy chứ, nhưng trong tấm lòng của chúng ta, thường lấy cớ, hay rất nhiều lúc chúng ta không mời Chúa sống cùng với chúng ta suốt 24 tiếng đồng hồ. Hình như rất nhiều người Công Giáo của chúng ta thường chỉ đến với Chúa 1 giờ đồng hồ vào ngày Chúa Nhật tại Thánh Lễ, thế thôi! Mà có nhiều anh chị em cũng lấy cớ để không đến với Chúa nữa đấy!??

Chúa không ở với chúng ta thường nhật, thưa là vì sao vậy anh chị em!? Bởi thường nhật chúng ta phải lo kiếm cơm kiếm áo, nên kiếm cơm một cách trung thực thì chẳng bán được cho ai, mà lại còn thua lỗ, bởi ngoài chợ đời thì thường chẳng ai làm ăn cho chân thật cả! Đồ dổm thì bán đầy ngoài chợ nhưng cứ khoác lác cam đoan là đồ thật, tất cả mọi mặt hàng, không biết tôi nói có quá lắm không? Nhưng đây là những điều thật tôi được đọc từ các linh mục viết bài, tôi thiết nghĩ là họ nói thật. Rồi thì cái cân cũng làm cho nặng hơn thêm, để thay vì lời ít thì thành lời nhiều, có thể thế mà hình như chỉ có người VN mình đi đến đâu cũng trả giá, mà người ngoại quốc họ không làm như vậy! Giá cả thì có để rõ ràng trên mặt hàng, người ngoại quốc họ đi mua sắm thấy giá cao nếu họ thích thì họ vẫn cứ mua, mà giá có rẻ mà họ không thích thì họ cũng chẳng mất thời giờ để đứng xem, nhưng người mình thì hay lắm! Giá đã rẻ mà còn cứ đứng trả giá kỳ kèo không chịu đi, làm tôi cũng khó chịu không dám đứng gần vì. ... (mắc cở).

À rồi thì VN chúng ta cũng thỉnh thoảng có nghe câu, "Đồng Hương ăn Hiếp Đồng Hương", có nghĩa là mang tiếng là chợ VN chúng ta phải giúp đỡ người đồng hương của chúng ta, nhưng sự thật thì hàng, họ bán cao hơn giá những chợ Tầu nhiều, tôi không hiểu vì sao!? Rồi thì những nơi như sửa xe, nhà hàng, và mọi dịch vụ, càng gọi là thân thương, quen biết nhiều tình cảm nhiều, thì lại lấy giá thật cao, hơn cả những nơi mình không quen biết bao giờ, sao vậy nhỉ!?? Có phải đó là điều thật lạ lùng, hình như họ biết rằng càng tình cảm bao nhiêu thì mình lại ngại mồm ngại miệng về vấn đề giá cả bấy nhiêu, cho nên họ nói bao nhiêu thì mình cứ đưa bấy nhiêu, cho đến khi mình có dịp biết được giá cả ở chỗ khác như thế nào, rẻ hơn nhiều nơi mình thân quen, thưa anh chị em! Đấy, đấy chỉ là nói làm ăn thương mại với nhau mà đã là như thế! Cứ làm như thương và quý hóa mình lắm đấy! Chẳng qua là chỉ muốn lấy tiền của mình một cách dễ dàng như vậy mà thôi! Cho nên vợ chồng chúng tôi học được bài học là mang danh Kitô Giáo là khác mà người Kitô Giáo là khác. Thưa khác lắm anh chị em!

Bởi người mang danh Kitô Giáo, thì nguy hiểm lắm! Họ chẳng giữ giới luật của Chúa đâu! Nhất là trong giới buôn bán (tôi không vơ đũa cả nắm đâu nhé!). Tôi có dịp được quen rất nhiều người mang danh Kitô Giáo để họ buôn thần bán thánh lắm! Y như quang cảnh mà chúng ta có thể tưởng tượng ở cái cảnh mà dân Do Thái họ buôn bán làm chợ ngay trong Nhà Thờ Phượng của Chúa. Nên Chúa Giêsu mới nổi nóng và giận dữ đánh hất tung tất cả những hàng quán của họ, và đuổi tất cả ra ngoài.

Mang danh Kitô Giáo, không phải mới đây chúng ta mới có, mà là đã có từ thời của Chúa Giêsu kia! Chúa luôn trách mắng những dân sống đạo đức giả này là ai thưa anh chị em!? Có phải họ là những pharisêu, biệt phái, và những nhà thông luật Chúa. Có phải họ càng thông luật Chúa thì họ lại càng xa Chúa vì những hành động và việc làm rất là bỉ ổi của họ, để che đậy mọi công việc sai quấy của họ, ngay cả lợi dụng Lời của Chúa mà đi dụ dỗ hết tiền của những bà già góa nghèo hay không? Thành phần mang danh Kitô Giáo nhiều lắm thưa anh chị em.

Nhưng cũng không thiếu những anh chị em là người Kitô Giáo chính hiệu. Họ sống một cuộc sống hằng ngày đủ dùng, không tham lam, không ghen ghét, không hận thù, không bon chen, bình an, tươi vui, hạnh phúc, và luôn tha thứ, không điều gì có thể làm họ mích lòng mà để bụng cả! Luôn có tấm lòng giúp đỡ những anh chị em có nhu cầu. Cuộc sống hằng ngày của họ là luôn cần đến Chúa. Bởi họ biết chỉ có Chúa duy nhất hằng sống là đem cho họ nguồn vui và hạnh phúc đích thực. Họ biết Chúa lo lắng quan tâm đến họ. Chúa biết họ cần gì, nghĩ gì, lo toan điều gì, và cần gì! Họ phó mặc cho Chúa lo liệu tất cả! Bởi tính toán của con người thì làm sao tốt đẹp cho bằng để Chúa lo liệu và an bài. Những anh chị em này thay vì thời giờ làm những chuyện vô bổ, tranh dành, cướp giựt, hay tranh chấp hơn thua, hay làm những chuyện gây thương tích cho anh chị em mình, thì họ dành nhiều thời giờ để Cầu Nguyện và nói chuyện cùng Chúa. Họ lắng nghe tiếng Chúa để Chúa đem đến cho họ những công việc làm, là khí cụ cho Chúa trong việc đem Tin Mừng của Ngài đến khắp cùng thế giới. Bởi không có Chúa thì chúng ta chỉ là những thứ vô dụng không đáng kể trong một thế giới mà mọi sự tầm thường, không giúp chúng ta đến được sự sống vĩnh cửu là Nhà Cha của chúng ta trên Nước Thiên Đàng.

Vâng, người Kitô Giáo là những con người chúng ta có thể nhận ra họ ngay khi có dịp được tiếp xúc. Họ không khoe khoang, không tự cao tự đại, không lo lắng, không bất an, không dễ bất bình, không hay giận hờn, hay thương cảm, dễ xúc động, và dễ cho đi khi nghe có anh chị em nào đang túng thiếu đang cần đến sự giúp đỡ. Cuộc sống của những anh chị em này rất an bình, từ tốn từ lời ăn tiếng nói đến sự suy nghĩ và việc làm của họ, không hấp tấp, không cầu kỳ, và câu nệ, và v.v.v.

Người Kitô Giáo chính hiệu, chúng ta dễ nhận ra họ lắm thưa anh chị em, bởi họ nói thì ít, mà làm thì nhiều. Họ thường lắng nghe hơn là dành nói. Trách cứ là điều mà họ ít làm và rất tránh, bởi trách mắng hay càm ràm là điều làm cho mọi người chung quanh không cảm thấy thoải mái. Họ nhờ Ơn Chúa mà tánh tình của họ rất nhẫn nại, chịu đựng giỏi, và biết dùng những lời hay mà khuyên lơn, thay vì dậy đời thiên hạ, ngay cả với con cái họ cũng rất tế nhị và tránh né những điều không hay. Họ biết chịu đựng để có mà dâng lên cho Chúa. Họ biết thứ tha để xin Chúa tha thứ tội cho họ. Họ biết làm việc cực nhọc không ươn lười không lợi dụng tiền của và thời giờ của người khác một cách không đúng và không công bằng.

Lời của Chúa thì là Lời Hằng Sống, ai biết lắng tai nghe và đem ra thực hành Lời Chúa, thì là con cái của Chúa ngay tại đời này và cả đời sau. Còn ai nghe Lời của Chúa mà không nghe thì cũng giống như hạt rơi trên sỏi đá không đâm rễ được, mà lại xem chừng như nghe rất Chói Tai. Ai có tai thì nghe.

Thế cho nên Lời của Chúa trong bài Phúc Âm của tuần này có được đón nhận hay không là tùy ở mỗi người chúng ta mà thôi! Chúng ta là người mang danh Kitô Giáo thì sẽ không đón tiếp Chúa, nhưng nếu chúng ta là người Kitô Giáo, thì chẳng những nghe Lời Chúa, mà còn đem ra thực hành, để công trình của Chúa vẫn được tiếp tục trên trần gian này, vì có phải chúng ta tất cả là con cái Chúa và được Chúa tạo dựng nên? Thiên Chúa Ngài thương yêu chúng ta vô cùng và Thánh Giá đã nói lên điều ấy! Amen.
 
Được Chúa tạo thành
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:49 29/01/2010
Được Chúa tạo thành

Nhiều cha mẹ trẻ nói lên tâm sự: sau bao ngày tháng chờ đợi cầu xin khấn khứa, Chúa đã ban cho chúng tôi được người con đầu lòng kháu khỉnh khoẻ mạnh và sau này có thêm hai cháu nữa. Xin tạ ơn Chúa với tấm lòng vui mừng biết ơn!

Có những cha mẹ trẻ nói lên tâm tình: Khi có con, hai vợ chồng chúng tôi dần dần nhận ra thế nào là tình yêu thương cha mẹ cho con mình, và đứa con là kho tàng qúy báu thế nào cho đời chúng tôi!

Mỗi người con là một con người không do vợ chồng chúng tôi đúc nặn tạo thành, nhưng được Trời cao ban cho.

Từ ngàn xưa con người đã có tâm tình tin tưởng về nguồn gốc đời sống mình.

Họ thân thưa cùng Thiên Chúa: Lạy Chúa, Chúa là người đưa con ra khỏi cung lòng mẹ, trong vòng tay mẹ bồng ẵm, Chúa luôn gìn giữ che chở con. Từ trong cung lòng mẹ Chúa là Chúa của con. ( Tv 22, 10-11)

Họ cất lời chúc tụng: Lạy Chúa, từ thuở sơ sinh, con nương tựa Chúa, Chúa đã đưa con ra khỏi cung lòng mẹ. Con ca tụng Chúa chẳng khi ngơi. ( Tv 71,6)

Và thành tâm họ khấn nguyện: Lạy Chúa, tạng phủ thân xác con chính Ngài đã tạo thành, dệt thành hình hài trong cung lòng thân mẫu con. Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài thật bao kỳ diệu. ( Tv 139,13-14)

Tiên tri Giêremia đã nói lên lòng tin tưởng của mình: Thiên Chúa đã kêu gọi tôi từ khi tôi thành hình sự sống trong cung lòng mẹ. Khi tôi còn trong cung lòng mẹ Thiên Chúa đã gọi đặt tên tôi.( Geremia 1, 4-5)

Người tín hữu Chúa Kitô ngày hôm nay cũng có lòng tin tưởng về nguồn gốc đời sống con người như những tâm tình của những tâm hồn thời ngày xưa: Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên thân xác trí khôn con người cùng cho phát triển lớn lên ngay từ trong cung lòng mẹ và trong suốt dọc đời sống làm người trên trần gian.

Và theo lòng tin tưởng xác tín của Tiên Tri Geremia, Thiên Chúa không chỉ tạo thành hình ảnh sự sống con người ngay từ trong cung lòng mẹ, mà Ngài còn ngay từ lúc đó đã tuyển chọn kêu gọi

người đó rồi. Ngài phú ban cho mỗi người một hình ảnh sống động theo như Ngài mong muốn tạo thành.

Tiên Tri Geremia xác tín, Thiên Chúa tuyển chọn ông là hằng cùng đồng hành với từ giây phút đầu tiên thành hình sự sống trong cung lòng mẹ. Ngài hằng ở cùng ông và rồi trong suốt dọc đời sống Thiên Chúa vẫn đi bên cạnh ông gìn giữ che chở mình. Ngài kêu gọi ông làm nhiệm vụ tiên tri rao giảng Lời Ngài cho dân chúng. Ngài cũng ban cho ông khả năng tương xứng. Thiên Chúa ở bên cạnh nâng đỡ giúp Ông, cho dù khi người ta không muốn nghe ông rao giảng Lời Thiên Chúa.

Con người chúng ta hướng về cha mẹ mình với tâm tình biết ơn, vì công lao ơn nghĩa sinh thành các ngài đã ban cho đời mình. Nhưng cha mẹ chúng ta là người đón nhận sự sống con cái từ Thiên Chúa ban cho. Thiên Chúa mới là Đấng tạo thành sự sống con người từ giây phút đầu tiên trong cung lòng mẹ và trong suốt thời gian sinh sống trên trần gian.

Thiên Chúa, như Tiên Tri Geremia tin tưởng xác tín, đã tạo dựng cho mỗi người một hình ảnh về thân xác lẫn trí khôn tinh thần, Ngài còn kêu gọi họ sống làm nhiệm vụ nhất định trong đời sống, cùng thánh hóa đời sống họ cho hôm nay cùng ngày mai.

Với tâm tình con mắt đức tin, chúng ta muốn nhìn vào đời sống mình, và tìm hiểu ý Chúa muốn mình sống như thế nào là mẹ, là cha, là con, là anh chị em bạn bè với nhau, là những người cùng chung sống trong Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô, trong một quê hương đất nước và trong lịch sử thời gian năm tháng.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican rất hân hoan: Thượng Phụ Serbie mời Đức Thánh Cha năm 2013
Bùi Hữu Thư
16:20 29/01/2010
Thượng Phụ S.B Irénée muốn tổ chức một cuộc hội ngộ đại kết lớn

Rôma, Thứ Sáu 29 tháng 1, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Vatican đã chào mừng lời mời “rất khuyến khích của vị Tân Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thống Serbie gửi Đức Thánh Cha Benedict XVI để mời ngài tham dự một Hội Nghị Đại Kết năm 2013.

Linh Mục Federico Lombardi, giám đốc Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh đã tuyên bố với nhật báo Blic của nước Serbie rằng đây là một lời tuyên bố “chúng tôi rất hân hoan đón mừng.”

Được bầu lên ngày 22 tháng 1 vừa qua, Thượng Phụ Irénée của Serbe, đã nhắc đến cơ hội để Đức Thánh Cha Benedict XVI viếng thăm Nis, thành phố nơi mới đây ngài còn là một giám mục, nhân dịp kỷ niệm 1700 năm Nghi Định Milan. Nis nằm ở phía đông nam nước Serbie, là nơi Đại Đế Constantin sanh trưởng và là người ban bố Nghi Định Milan năm 313.

Nghị Định này thiết lập tự do tôn gáo trong toàn thể Đế Quốc Rôma, và chấm dứt các cuộc bách hại bởi chính quyền đối với một số các nhóm tôn giáo, đặc biệt là Kitô giáo.

Đối với linh mục Lombardi, đây là một dấu hiệu khẳng định rằng “việc đối thoại đã được khởi sự bởi Thượng Phụ Phaolô (vị tiền nhiệm là người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Serbie,) sẽ tiếp tục với vị tân thượng phụ.”

Cha cũng ước mong có “một bước tiến phụ trội để có thể gặp gỡ và duyệt xét các sự hợp tác có thể thực hiện.”

Theo lời phát ngôn viên của Toà Thánh, hãy còn hơi sớm để hoạch định các chương trình và các buổi họp, nhưng theo cha, Toà Thánh theo dõi rất mật thiết biến cố quan trọng này đối với Giáo Hội Serbie.

Theo vị thương phụ, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Serbie “có thể là cơ hội để hai giáo hội thiết lập một mối liên hệ đầu tiên, và nếu may mắn thì có thể tiếp tục những tiếp xúc này và để tiến bước trên một con đường mới.”.

Theo buổi họp báo lịch sử này – cho đến nay chưa từng có một thượng phụ nào đã lựa chọn phương tiện truyền thông kiểu này– Cha Lombardi tiếp: “Con đường mới này phải thật sự có tính cách Kitô, và chân thành, với ước muốn tạo dựng một Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô.”

i
 
Công bố các hoạt động kỷ niệm 25 năm thành lập Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ cho Nhân viên Y tế
Peter Nguyễn Minh Trung
16:51 29/01/2010
VATICAN, 28-01-2010 (CNA) -- Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ cho Nhân viên Y tế vừa công bố chi tiết một loạt những sự kiện sẽ được tổ chức để kỷ niệm năm thứ 25 thành lập hội đồng, mà tâm điểm là một Thánh lễ được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cử hành vào ngày 11-02.

Ngày 11 Tháng 02 cũng là Ngày Thế Giới Cầu Cho Bệnh Nhân.

Sự kiện đầu tiên sẽ diễn ra vào 09-02 tại Đại Thính Đường Phaolô VI ở Vatican, với cuộc trưng bày 28 tác phẩm nghệ thuật được danh họa Francesco Guadagnuolo vẽ. Chủ đề chính của những bức tranh, được vẽ bằng nhiều loại kỹ thuật khác nhau, là Đấng Đáng Kính Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người 25 năm trước đã thành lập Hội đồng này và cũng là người trong suốt cuộc đời chịu biết bao nỗi đau về thể xác, nhưng vẫn giữ được niềm tin vững vàng cách trọn vẹn cho đến giây phút cuối.

Đức Tổng Giám Mục Jose Redrado, Tổng thư ký Hội đồng, giải thích rằng cuộc triễn lãm là một phần của các cử hành tôn giáo được chuẩn bị trong dịp kỷ niệm 25 năm. Triễn lãm sẽ diễn ra trong 3 ngày và tập trung vào thông điệp của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI: “Giáo hội yêu thương, phục vụ những ai đau khổ.”

Cũng trong tinh thần ấy, một buổi hòa nhạc sẽ được tổ chức vào 10-02 tại Đại Thính Đường Phaolô VI do Đức Hồng Y Claudia Koll chủ trì và có sự tham gia diễn xuất của nghệ sĩ pianô lừng danh Rolf-Peter Wille đến từ Đức, nghệ sĩ Lina Yeh đến từ Đài Loan, cùng một dàn hợp xướng của Ca đoàn Nhà thờ Thánh Cecilia tại Rôma.

Trong hai ngày 09 và 10 tháng 02, một cuộc hội nghị chuyên đề quốc tế sẽ diễn ra tại Tân Đại Thính Đường Công Nghị để thảo luận về hai văn kiện Tông Đồ, đó là Tông Thư “Salvifici Doloris” (Khổ Đau Cứu Độ) của Đức Gioan Phaolô II và Tự Sắc “Dolentium Hominum” (Đau Khổ Của Con Người) cũng do ngài ban hành cho riêng Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ cho Nhân viên Y tế.

Vào sáng 11-02, Ngày Thế Giới Cầu Cho Bệnh Nhân lần thứ 18, thánh tích của Thánh nữ Bernadette Soubirous sẽ đến Rôma và Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ cử hành thánh lễ đại triều tại Quãng trường Thánh Phêrô. Sau thánh lễ, Đức Giáo Hoàng sẽ đến chào thăm các bệnh nhân hiện diện tại quãng trường.
 
Tư liệu mật thời Đức Piô XII được sắp xếp lại tới 2015
Peter Nguyễn Minh Trung
17:13 29/01/2010
VATICAN, 29-01-2010 (CNA) -- Tư liệu liên quan đến các hoạt động của Tòa Thánh dưới triều đại Giáo hoàng của Đức Piô XII sẽ được sắp xếp lại tại Văn Khố Mật Vatican trong 5 năm. Vị đứng đầu Kho Tư Liệu Mật cho biết đây chỉ là một biện pháp “kỹ thuật” để giữ các hồ sơ quan trọng đó phục vụ cho nghiên cứu.

ĐGH Piô XII
Trong cuộc phỏng vấn bằng tiếng Italia với tờ Il Messaggero (Người Đưa Tin), Chủ tịch Văn Khố Mật Vatican, Đức cha Sergio Pagano, cho biết công việc trên đang được tiến hành để phân chia mục và sắp xếp lại 16 triệu trang tài liệu của Tòa Thánh từ năm 1939 đến 1958.

Đức cha Pagano nói việc các học giả chưa thể tiếp cận với Hồ sơ Mật thời Đức Piô XII hoàn toàn không dính đến bất kỳ động cơ chính trị nào. Ngài còn nói rằng việc đó hiện thời chưa thể vì lý do “kỹ thuật”. Vấn đề này xuất phát từ khó khăn trong việc kiểm kê lại “hàng loạt tài liệu khổng lồ trong 19 năm Giáo hoàng của Đức Piô XII.”

Đức cha Pagano ước tính “sự chuẩn bị kỹ thuật” cho các hồ sơ mật thời vị Giáo hoàng của Thế chiến Thứ hai sẽ hoàn tất trong khoảng năm 2014 đến 2015. “Quyết định công bố hồ sơ mật hoàn toàn tùy thuộc vào Đức Thánh Cha”, Đức cha Pagano nói thêm.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI luôn được thông tin về tiến trình sắp xếp các hồ sơ này.

Giới hàn lâm trên khắp thế giới từ lâu đã rất nóng lòng mong muốn việc mở kho tư liệu thời Đức Piô XII để nghiên cứu. Vì đó là vị Giáo hoàng dẫn dắt Giáo hội trong suốt Thế Chiến Hai, và các học giả còn muốn tìm hiểu chi tiết các hoạt động nội bộ Vatican trong thời kỳ này. Đặc biệt, các lãnh đạo Do Thái và giới hàn lâm còn rất quan tâm khám phá những chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Piô XII liên quan đến việc giúp người Do Thái thoát khỏi sự bách hại của quân Phát xít.
 
Sứ điệp Mùa Chay 2010 chuẩn bị được công bố
Peter Nguyễn Minh Trung
17:15 29/01/2010
VATICAN, 28-01-2010 (CNA) -- Ngày 04 tháng 02 tới, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ ban hành Sứ điệp chính thức của ngài cho Mùa Chay năm nay. Tựa đề của Sứ điệp năm 2010 cho Mùa Chay là: “Sự công bằng của Thiên Chúa được biểu lộ qua Lòng tin vào Đức Kitô” ("The Righteousness of God has been manifested through Faith in Christ").

Cuộc họp báo giới thiệu Sứ điệp này, tại Đại Thính Đường Gioan Phaolô II của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, sẽ được Đức Hồng Y Paul Josef Cordes, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Đồng Tâm, chủ sự.

Tham gia vào buổi giới thiệu Sứ điệp Mùa Chay năm nay còn có sự hiện diện của Tiến sĩ Hans-Gert Pöttering, nguyên Chủ tịch Nghị viện Châu Âu và Đức ông Giampietro Dal Toso, Phó tổng thư ký Hội đồng Đồng Tâm.

Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng lấy chủ đề từ Sách Các Vua. Mùa Chay năm nay bắt đầu từ ngày 17-02.
 
Tổng giám mục Chaput thảo luận về sự hiện diện cuả Satan trong thế giới ngày nay
Trần Mạnh Trác
18:07 29/01/2010
(CNA) Roma, ngày 28 tháng 1 2010 - Thứ tư vừa qua, tại hội nghị thường niên của Cộng đồng Emmanuel ở Roma, đức Tổng giám mục Charles Chaput của Denver đã phát biểu về nhiệm vụ truyền giáo trong nền văn hóa hiện đại và vấn đề mà ngài gọi là sự kiện các nhà lãnh đạo tôn giáo 'tránh né thảo luận về sự hiện diện của Satan.’

Vị tổng giám mục người Mỹ đã phát biểu nửa giờ tại trường Đại học Lateran Pontifical trước một cử toạ nhiều thành phần, từ những sinh viên đại học cho đến những vị cao niên ở lứa tuổi 70. Bài phát biểu có tiêu đề “The Prince of this World and the Evangelization of Culture,” ("Vị Quân Vương cuả Thế giới và Việc Cảm Hoá Văn hóa",) là một phần của một hội nghị chuyên đề kéo dài từ ngày 25 tới ngày 27 tháng 1, dành riêng cho các "Linh Mục và Giáo Dân trong Khu Vực Truyền Giáo."

Tổng giám mục Chaput đã bắt đầu bằng cách phản ánh về những mong muốn về cái đẹp và cái siêu việt của con người.

"Chúng ta là những sinh vật được tạo ra để sống ở trên Trời, nhưng chúng ta lại đang phải sống ở dưới Đất này. Chúng ta yêu thích vẻ đẹp của thế giới này, nhưng chúng ta vẫn có cảm giác là còn có cái gì đó tốt hơn đằng sau vẻ đẹp đó. Cái khao khát về cái gì đó ‘lôi kéo chúng ta vượt ra bên ngoài chính mình,’ "

Xem xét những gì Thiên Chúa cho phép con người được làm khi tạo ra nó, vị tổng giám mục Denver quan sát rằng "Thiên Chúa cho phép chúng ta được biết, được yêu và làm cho thế giới cao thượng qua việc làm phát xuất từ tài năng cuả con người ( “God licenses us to know, love and ennoble the world through the work of human genius”). Những sáng tạo của những thụ tạo như chúng ta là phản ảnh cái vinh quang cuả chính Thiên Chúa."

Tuy nhiên, "chúng ta sống trong một thời gian mà, bất chấp tất cả các thành tựu của chúng ta, sự tàn bạo và vô cảm của thế giới cũng chưa bao giờ lớn hơn," vị tổng giám mục ghi nhận về các nền văn hóa hiện đại mà các Kitô hữu đang được mời gọi để cảm hoá.

"Thiên Chúa chưa bao giờ bị bỏ quên như ngày hôm nay. Chúng ta sống trong một thời đại mà hầu như mọi tiến bộ khoa học đều đi kèm với sự tăng gia về tàn ác trong cách giải trí, vô cảm trong chính trị, vô minh về quá khứ, tham lam khi tiêu thụ, những vụ diệt chủng giả danh dưới những 'quyền' như trong việc cổ động phá thai, và một sự nhầm lẫn cơ bản về những gì tạo nên ý nghiã làm 'người'. "

Tổng giám mục Chaput sau đó đã cảnh báo về sự nguy cơ do tài năng sáng tạo mang tới, đó là thành tựu của con người có thể thu hút chúng ta vào một "ý chí cầm quyền" trong lãnh vực chính trị và khoa học và thúc đẩy một "tinh thần tự hào" trong nghệ thuật và văn hóa.

"Tài năng nẩy sinh ra kiêu căng tự phụ. Và kiêu căng tự phụ nẩy sinh ra đau khổ và xung đột."

Cội rễ của kiêu căng tự phụ, vị tổng giám mục giải thích, có nguồn gốc từ câu nói "Non Serviam!” (“tôi không phụng sự! tôi bất tuân!”) đầu tiên mà Satan thốt lên.

Đề cập đến những do dự của các nhà lãnh đạo tôn giáo khi đề cập đến Satan, Tổng giám mục Chaput nói, "Thật là lạ khi mà chúng ta chứng kiến một thế kỷ đẫm máu nhất trong lịch sử - một thế kỷ mà hàng chục triệu con người đã bị bắn, bỏ đói, chết ngạt và thiêu cháy một cách khéo léo quá sức tưởng tượng cuả con người – vậy mà nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo vẫn xấu hổ để nói chuyện về ma quỷ. "

"Trong thực tế," ngài quan sát, "điều đó không chỉ là lạ mà thôi. Nó tiết lộ cho biết một sự bí ẩn đằng sau."

Việc giết người hàng loạt và tổ chức tàn ác tinh vi không chỉ là một ''vấn đề bệnh tâm thần nặng”, ngài tiếp tục. "Đó là những tội lỗi đang kêu thấu trời đòi công lý, và những tội lỗi này mang dấu tay của một nhân vật thông minh, nhiều năng khiếu, đầy tính toán và mạnh mẽ."

Vị tổng giám mục nhắc lại rằng vào cuối thập niên 1920, khi "một chế độ độc tài sát nhân bắt đầu nổi lên ở Châu Âu," Raissa Maritain đã viết một bài tham luận, "Vị Quân Vương cuả thế giới này," trong đó bà mô tả hoạt động của Satan:

"Lucifer đã tung ra một mạng lưới ảo bền chắc nhưng vô hình trên chúng ta. Hắn làm cho người ta yêu chuộng những sự chóng qua hơn những sự vĩnh cửu, những điều không chắc chắn trên sự thật. Hắn thuyết phục chúng ta rằng chúng ta chỉ có thể yêu sinh vật bằng cách thần thánh hoá chúng. Hắn ru ngủ chúng ta (và hắn diễn giải những giấc mơ của chúng ta); thúc đẩy chúng ta làm việc. Sau đó ấp ủ tinh thần của con người trên một vùng nước ứ đọng. Chiến thắng của ma quỉ không chỉ là thuyết phục nghệ sĩ và thi sĩ rằng hắn là cần thiết, là cộng sự viên không thể thiếu và là người giám hộ cho sự vĩ đại của họ. Khi đã cho hắn điều đó, thì không lâu sau, bạn sẽ đồng ý với hắn rằng Kitô giáo là không thực tiễn. Và vì thế hắn sẽ trị vì thế giới này. "

Vị tổng giám mục thêm: "Nếu chúng ta không tin vào ma quỷ, sớm hay muộn chúng ta sẽ không tin vào Thiên Chúa". Ma quỉ là "tác giả đầu tiên của niềm tự hào và nổi loạn, và người quyến rũ tuyệt vời. Nếu không có hắn thì mầu nhiệm nhập thể và cứu chuộc không hợp lý, và thập giá là vô nghĩa. "

"Satan là có thực. Không có cách nào ngoài sự thật đơn giản đó. "

Tổng giám mục Chaput sau đó ca ngợi ĐGH Benedict XVI đã thường đề cập và mạnh mẽ chống lại các nền văn hóa "của quan niệm tương đối" và kêu gọi các tín đồ Công Giáo hoàn thành ơn gọi của họ.

"Người Công giáo chúng ta có một nghĩa vụ là phải nghiên cứu và hiểu được thế giới xung quanh chúng ta", vị tổng giám mục nói. "Chúng ta có một nhiệm vụ không chỉ để xâm nhập và tham gia vào thế giới xung quanh, nhưng để chuyển đổi nó vào Chúa Giêsu Kitô. Đó là nghiã vụ thuộc về tất cả chúng ta: giáo sĩ, giáo dân và tu sĩ. "

"Chúng ta là những nhà truyền giáo", ngài tiếp tục. "Đó chính là ơn gọi của chúng ta, gắn liền vào danh tính Kitô hữu. Thiên Chúa kêu gọi mỗi người phục vụ dưới nhiều hình thức khác nhau trong Giáo hội. Nhưng chúng ta đều bình đẳng trong phép rửa tội.Và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một sứ mệnh là đưa Tin Mừng cho thế giới, và đưa thế giới đến Tin Mừng."

Tổng giám mục Chaput kết luận bài phát biểu bằng cách khuyến khích giáo hữu không nên lo ngại tiếp cận một số nhiệm vụ khó khăn "Chúng ta không nên sợ tin tưởng và yêu thương. Ngay cả một vị thánh tuyệt vời như thánh Augustine, nửa đời đã phải than thở rằng 'Tôi yêu Người thật là muộn màng, Vẻ Đẹp thật cũ và thật là mới; Tôi yêu Người thật là muộn màng! "

"Thiên Chúa kêu gọi chúng ta làm môn đồ cho mọi quốc gia khi rời khỏi nơi đây," Vị chủ chăn đưa ra lời cổ vũ. "Nhưng Ngài gọi chúng ta yêu Ngài trước tiên. Nếu chúng ta làm được điều đó, và làm điều đó cách nhiệt thành, với tất cả trái tim của chúng ta – thì phần còn lại sẽ tự động theo sau. "
 
Top Stories
Letter of the provincial from Warsaw to the provincial of the Vietnamese Province
Fr. Ryszard Bożek, C.Ss.R.
12:42 29/01/2010
Warsaw, January 29, 2010
L.dz. 33/01/10

Very Reverend Father Vincent Phạm Trung Thành, C.Ss.R.
Vietnam

Dear Father Provincial,

On behalf of all the Confreres of the Province of Warsaw I would like to express our solidarity and support toward the Vietnamese Confreres. The history of my country allows me to understand perfectly your present situation. My country, just like yours today, went through the time of discrimination of the most fundamental human rights like: religion freedom and similar.

Our guide toward freedom was John Paul II. We still remember his words spoken in Gdansk in 1987, in which he defined a proper model of social relations. His words were connected with the words of Saint Paul from the letter to Galatians: Bear one another's burdens (Ga 6, 2). He said: Solidarity means to bear one another's burdens. And that burden has to be carried together, in community. So it means that this burden should never be carried one against the other. It also means that the man who carries this burden should never be abandoned in his loneliness.

We are united with you during this difficult time. We know about discriminations and persecutions that are directed against you and the Catholic Church by the State Authorities in Vietnam. Once again let us remember John Paul II and his words expressed on January 1, 1988 during the celebration of the World Day of Peace: In the first place, religious freedom, an essential requirement of the dignity of every person, is a cornerstone of the structure of human rights, and for this reason an irreplaceable factor in the good of individuals and of the whole of society (…) Moreover, every violation of religious freedom, whether open or hidden, does fundamental damage to the cause of peace.

Please give my regards to Brother Anthony, who was beaten by the police in the last days. Assure him about my support and prayer.

As the results of the recent persecutions taking place in your country we decided to start a “campaign of information” about the situation of the Catholic Church in Vietnam.

As the Province of Warsaw, in a special way, we would like to remember our Vietnamese Confreres on February 2, 2010. On that day in all the Redemptorists communities in Poland we will pray for you during the Novena Prayer to Our Lady of Perpetual Help. Moreover, a day later, together with all the member of the Provincial Chapter, we will pray for you during the Eucharist.

We hope that the day of freedom for the Church in Vietnam is near. I pray for that together with my Confreres and I entrust your Province to the intersession of the Servant of God, Marcel Van.

In Christ the Redeemer

Fr. Ryszard Bożek, C.Ss.R.
Provincial Superior of the Province of Warsaw
 
Police use sledge hammers on home of lawyer who denounced the Vietnamese premier
Asia-News
16:52 29/01/2010
The lawyer accused the prime minister of having violated the law, allowing Chinese companies to exploit the bauxite deposits in the Central Highlands. The incident takes place in a climate of violent repression by the authorities also against Catholics, among whom there is a growing concern.

Hanoi (AsiaNews) - Police and regime activists who carry out beatings and destruction with slogans and threats shouted from loud speakers. This increasingly appears to be the chosen path of the Vietnamese authorities to resolve disputes or "respond" to criticism.

Thus, on 27 January, in broad daylight, a large group of police agents and activists, led by Le Van Dinh, president of the People's Committee of Dien Bien Phu, surrounded the house lawyer Cu Huy Ha Vu, blocked the street and with sledge hammers broke down the wall to his house. Slogans were shouted against the victim through loud speakers, to prevent the possible intervention of neighbours and increase the threat of what was happening.

Interviewed by Radio Free Asia, the lawyer attributed the attack to Prime Minister Nguyen Tan Dung. "The deputy president of the People's Committee of Dien Bien Phu, Nguyen Trong Khanh – he revealed - told my relatives that he did not want to do what he did, but that the Prime Minister gave the order to the Committee."

At the origins of the episode, an unprecedented initiative in Vietnam that sees a private citizen, the same lawyer Cu Huy Ha Vu, denouncing the prime minister, accusing him of having seriously breached the law by signing the decree 167, that allows a Chinese company to start digging to extract bauxite in the lush Central Highlands (pictured). He appealed to the premier to reconsider his decision and realise the disadvantage to the environment that would wipe-out any economic advantage. This, he wrote, "is clearly demonstrated by evidence and testimony from the scientific community that opposed the decree 167". The irreversible damage to the environment that extraction causes were highlighted, in fact, in a seminar in April 2009, that was attended by over 50 scientists.

A legendary figure in the history of Vietnam, General Vo Nguyen Giap, commander of the soldiers who defeated the French and Americans and minister of defence after unification was also against the government decision. Then 97, the General expressed his concerns about the presence of a large number of Chinese in the highlands, a strategic spot in the country.

In fact, the first two bauxite mines, already operative, were contracted to Chalco, China's mining company, and have seen the arrival of thousands of Chinese miners.

The case of the bauxite mines has also given space to attacks against the Redemptorists, who were accused of "inciting rebellion" for their firm opposition to the project.

The charges are only one chapter in the litany of episodes that involve Vietnamese Catholics, who are increasingly concerned that there is no end to discrimination against them.

"What happened in recent days in the parish of Dong Chiem - a young Hanoi Catholic tells AsiaNews - is an important event for us. Is not a 'small mistake' of local authorities, but is part of a series of religious discrimination. There is an offensive against faith. The rulers are acting to defend their privileges and their position in society. They do not have faith and do not care about the role of religion in the development of the person. They have forgotten the contribution made by Catholics to the country".

In the view of some Catholic intellectuals, what happened to Dong Chiem is a phenomenon of "government violence" and "state terrorism". A commitment to destroy the unity, morality and human values brought by religion, which results in social injustice in human development in the country. "The success of the Communist Party in Vietnam - says a priest of Hanoi - is due to the contribution of the people. Today they have forgotten the expectations of the people. "
 
Picconate della polizia contro la casa del legale che ha denunciato il premier vietnamita
Asia-News
16:53 29/01/2010
L’avvocato accusa il primo ministro di aver violato la legge, concedendo a società cinesi di sfruttare I depositi di bauxite degli Altipiani centrali. L’accaduto rientra nel clima di repressione violenta istaurato dalle autorita anche contro I cattolici, tra i quali cresce la preoccupazione.

Hanoi (AsiaNews) – Poliziotti e attivisti di regime che picchiano e distruggono, altoparlanti che urlano slogan e minacce. Appare sempre più essere questa la strada scelta dalle autorità vietnamite per risolvere le controversie o “rispondere” alle critiche.

Così, il 27 gennaio, in pieno giorno, un folto gruppo di agenti a attivisti, guidati da Le Van Dinh, presidente del Comitato del popolo di Dien Bien Phu, è affluito intorno alla casa dell’avvocato Cu Huy Ha Vu, ha bloccato la strada e ha cominciato ad abbattere a picconate il muro di cinta della sua casa. Altoparlanti lanciavano slogan contro la vittima, per prevenire l’eventuale intervento dei vicini e rendere più minaccioso quanto stava avvenendo.

Intervistato da Radio Free Asia, l’avvocato ha attribuito l’attacco subito al primo ministro Nguyen Tan Dung. “Il vicepresidente del Comitato del popolo di Dien Bien Phu, Nguyen Trong Khanh - ha rivelato – ha detto ai miei parenti che non voleva fare ciò che ha fatto, ma che il Primo ministro ha dato l’ordine al Comitato”.

All’origine della vicenda, c’è l’iniziativa, senza precedenti in Vietnam, che ha visto un privato cittadino, lo stesso avvocato Cu Huy Ha Vu, denunciare il capo del governo, accusandolo di aver gravemente violato la legge, firmando il decreto 167, che consente a una società cinese di cominciare a scavare per estrarre bauxite nei verdeggianti Altipiani centrali (nella foto) chiedeva al premier di riconsiderare la decisione presa, rendendosi conto che lo svantaggio procurato all’ambiente avrebbe superato ogni vantaggio economico. Ciò, scriveva “è chiaramente dimostrato con prove e testimonianze dalla comunità scientifica che si è opposta al decreto 167”. I danni irreversibili all’ambiente che procurerà l’estrazione sono stati evidenziati, infatti, anche da un seminario che, nell’aprile 2009, ha visto la presenza di oltre 50 scienziati.

Contro la decisione governativa si schierò anche una figura leggendaria della storia del Vietnam, il generale Vo Nguyen Giap, comandante dei soldati che hanno sconfitto francesi e americani e ministro della difesa dopo l’unificazione. L’ora 97enne generale ha espresso le sue preoccupazioni sulla presenza di un gran numero di cinesi negli Altipiani, luogo strategico del Paese.

In effetti, le prime due miniere di bauxite, già in via di realizzazione, sono state affidate alla Chalco, compagnia mineraria cinese, e hanno visto l’arrivo di migliaia di minatori cinesi.

La vicenda delle miniere di bauxite ha dato anche spazio ad attacchi contro i redentoristi, accusati di “istigazione alla rivolta” per la loro ferma opposizione al progetto.

Le accuse ai religiosi sono solo un capitolo delle vicende che vedono coinvolti i cattolici vietnamiti, sempre più preoccupati del fatto che non accennano ad aver fine le discriminazioni nei loro confronti.

“Quanto accaduto negli ultimi giorni alla parrocchia di Dong Chiem - dice ad AsiaNews un giovane cattolico di Hanoi – è un evento importante per noi. Non è un ‘piccolo errore’ delle autorità locali, ma è parte di una serie di discriminazioni religiose. C’è un’affensiva contro la fede. I governanti agiscono per difendere I loro privilegi e la loro posizione nella società Non hanno fede e non si preoccupano del ruolo delle religioni nello sviluppo integrale della persona. Hanno dimenticato il contributo dato dai cattolici al Paese”.

A giudizio di alcuni intellettuali cattolici, quanto accaduto a Dong Chiem è un fenomeno di “violenza di governo” e “terrorismo di Stato”. Un impegno a distruggere l’unità, la moralità e i valori umani portati dalla religione, che causa ingiustizie sociali nello sviluppo umano del Paese. “Il successo del partito comunista in Vietnam – dice un sacerdote di Hanoi - è dovuto al contributo del popolo. Oggi hanno dimenticato le attese della gente”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Việt Nam: Mời tham dự Đại hội Tu sĩ toàn quốc lần IV
+ GM Giuse Hoàng Văn Tiệm
10:21 29/01/2010
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
UỶ BAN TU SĨ


THƯ MỜI THAM DỰ
ĐẠI HỘI TU SĨ TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV
“Xuất phát lại từ Đức Kitô - Sống Năm Thánh 2010
Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ”


Toà Giám Mục Bùi Chu, 8 – 10/3/2010

Trọng kính các Cha đặc trách tu sĩ các giáo phận,
Trọng kính các Bề Trên các cộng đoàn tu sĩ nam nữ,

Trước tiên con xin gửi lời chào thăm và cầu chúc bình an.

Nhân dịp Năm Linh Mục và Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Uỷ ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ tổ chức ĐẠI HỘI TU SĨ TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV để học hỏi về Huấn thị Phát xuất lại từ Đức Kitô của Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ.

* Địa điểm: Toà Giám Mục Bùi Chu
* Thời gian: Ngày 9 và 10 tháng 3 năm 2010

* Thành phần tham dự:
- 2 đại biểu của mỗi giáo phận
- 2 đại biểu của mỗi dòng tu, tu hội và tu đoàn.

Chúng con hân hạnh được đón tiếp.

Kính chúc Quý Cha, Quý Bề Trên, Quý Tu sĩ Nam Nữ dồi dào ân sủng và niềm vui bên thềm Xuân Canh Dần.

+ Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm
Chủ tịch UBTS

N.B. Xin vui lòng hồi âm trước ngày 1/3/2010, theo địa chỉ:
Toà Giám Mục Bùi Chu
Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
Tel: 0350 388 7514 (Văn Phòng)
Email: tgmbc@hn.vnn.vn
* Xe đón tại sân bay Nội Bài: ngày 8/3/2010 (lúc 11g sáng và 3g chiều).
Xin liên hệ với Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Tính, cell: 098 443 5150
 
Cursillo Việt Nam GP San Jose tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam và Giáo Xứ Đồng Chiêm.
Joseph Huỳnh Quốc Thu
21:04 29/01/2010
Phong Trào Cursillo, Ngành Việt Nam, Giáo Phận San Jose

Kính Thông Báo: Thánh Lễ Cầu Nguyện Đặc Biệt Cho Giáo Hội Việt Nam

Trọng kính quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, cùng quý anh chị trong Cộng Đồng Dân Chúa

Chúng ta đang cùng Giáo Hội Mẹ Việt Nam, bước vào năm mới Canh Dần, trong niềm hân hoan cử hành năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo Phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, và 50 năm thiết lập hàng Giáo Phẩm Chính Tòa Việt Nam. Tạ ơn Thiên Chúa vì bao nhiêu ân huệ Ngài ban cho Giáo Hội Mẹ và cho chúng ta

Với tâm tình hiệp thông, chúng ta cùng chia sẻ nỗi đau buồn đang xảy ra cho Giáo Hội Mẹ, qua các việc ở Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, và mới đây tại Giáo Xứ Đồng Chiêm. Chúng con thuận theo đông đảo các Cha Linh Hướng và quý anh chị trong phong trào, với sự đồng ý của Cha Linh Hướng Phong Trào, với sự quan tâm đến tình trạng và tương lai Giáo Hội Việt Nam, Phong Trào Cursillo, Ngành Việt Nam, thuộc Giáo Phận San Jose sẽ tổ chức một Thánh Lễ cầu nguyện đặc biệt cho Giáo Hội Việt nam nói chung và Giáo Xứ Đồng Chiêm nói riêng.

Điạ điểm: Nhà Thờ St. Victor,
3150 Sierra Road, San Jose
Thời gian: Thứ Năm, ngày 4 tháng 2, 2010
Vào lúc 8:00 giờ tối


Kính mời và rất mong sẽ gặp lại đông đủ quý Cha, quý Tu Sĩ nam Nữ, quý Ông Bà và Anh Chị Em trong Công Đồng Dân Chúa, qua những lời cầu xin tha thiết và ý nguyện chân thành của chúng ta, những người con dù sống xa, nhưng vẫn luôn yêu mến Quê Hương và Giáo Hội, nguyện xin mọi điều tốt lành nhất sẽ sớm đến với Quê Hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam chúng ta.

Kính thông báo
TM. PT Cursillo, VN-SJ
Joseph Huỳnh Quốc Thu
 
Dòng Thánh Phaolô de Chartres: Đại lễ tạ ơn mừng 150 năm hiện diện tại VN (1860-2010)
Xuân Thái & Ngọc Đức
21:59 29/01/2010
SAIGÒN - Vào lúc 9 giờ sáng ngày 25/01/2010, tại Hội dòng Thánh Phaolô, số 4 Tôn Đức Thắng, Quận 1, Sài Gòn một thánh lễ long trọng đã được cử hành nhân dịp Năm Thánh và cũng là dịp Nhà Giám tỉnh Tỉnh dòng Sàigòn đón nhận Năm Toàn xá của Tòa Thánh từ ngày 25/1/2010 đến ngày 25/01/2011.

Hình Đại lễ tạ ơn Dòng Thánh Phaolô thành Chartres mừng 150 năm hiện diện tại Việt Nam

Thành phần tham dự gồm:

1/ Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đàlạt, Chủ tịch HĐGM Việt Nam.
2/ Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn, TGM TGP Sài Gòn.
3/ Đức Giám mục Michel Pansard, Giám mục Giáo phận Chartres, Pháp, nơi phát xuất Hội dòng Thánh Phaolô.
4/ Quý Đức Giám mục nơi các chị em Nữ tu Phaolô Việt Nam đang phục vụ:
- Giáo tỉnh Hà Nội: Hà nội, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Thái Bình, Thanh Hóa.
- Giáo tỉnh Huế: Huế, Ban mê Thuột, Đà Nẵng, Kontum, Qui Nhơn, Nha Trang.
- Giáo tỉnh Sài Gòn: Sài Gòn, Bà Rịa, Cần Thơ, Đà Lạt, Long Xuyên, Mỹ Tho, Phan Thiết, Phú Cường, Vĩnh Long và Xuân Lộc.
5/ Quý Cha Tổng đại diện các Giáo phận
6/ Quý cha bề trên các dòng tu.
7/ Đức ông Karel Josef Kasteel, Tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng Dồng Tâm (Vatican)
8/ Quý cha Đại chủng viện Thánh Giuse và Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn.

Ngoài ra, đến chia sẻ niềm vui trong dịp trọng đại này còn có sự hiện diện của:

1/ Mẹ Myriam Kitcharoen, Bề trên Tổng quyền dòng Thánh Phao lô thành Chartres.
2/ Quý chị Tổng Cố vấn.
3/ Quý chị Bề trên Giám tỉnh, Miền và địa hạt của Dòng thánh Phaolô trên toàn thế giới.
4/ Quý Bề trên các dòng tu.
5/ Quý chị đại diện các chị em nữ tu Phaolô của ba Tỉnh dòng tại Việt Nam.

Diễn tiến cuộc rước và Đại lễ:

Đại lễ được mở đầu bằng Nghi thức tưởng niệm Mẹ Benjamin đáng kính với phần ôn lại công lao và tâm tình của Mẹ, vì lòng mến Chúa, mến Hội dòng và yêu thương tha nhân, đã đến một đất nước xa lạ để phục vụ người nghèo.

Ngày 20/5/1884, Mẹ đã trút hơi thở cuối cùng tại chính ngôi nhà này. Mẹ hưởng thọ 63 tuổi, 43 năm tu dòng và 25 năm truyền giáo. Thi hài Mẹ được tẩm liệm trong một quan tài bằng chì, bọc ngoài bằng thứ gỗ không mục, được an táng nơi tầng hầm dưới cung thánh Nhà nguyện.

Sau những phút thinh lặng của phần tưởng niệm, Mẹ Tổng quyền đọc lời nguyện kết và đoàn rước được khởi đầu từ Nhà Truyền thống, với thứ tự đặc biệt được ghi nhận như sau:

1/ Thánh giá - nến cao.
2/ Cờ Huy hiệu của Hội dòng.
3/ Các chị em thanh tuyển.
4/ Quý chị phụ trách 3 Tỉnh dòng.
5/ Cờ rước của:
- Tỉnh dòng Sàigòn được thành lập năm 1860.
- Tỉnh dòng Đà Nẵng, năm 1960.
- Và tỉnh dòng Mỹ Tho, năm 1964 cùng 12 chị em rước cờ đại diện các cộng đoàn mỗi tỉnh dòng.
6/ Logo mừng Đại lễ 150 năm.
7/ Ngọn nến cháy sáng mừng 150 năm với 2 chị Nữ tu Phaolô ôm 2 bó lúa của vùng đất xứ Beauce.
8/ Di ảnh Mẹ Benjamin.
9/ Quý chị Bề trên thượng cấp:
- Quý chị Tổng cố vấn.
- Quý chị Bề trên Giám tỉnh của 3 Tỉnh dòng Việt Nam.
- Mẹ Tổng quyền.

Trong nắng sớm ban mai đầu ngày thật đẹp, với những bước chân thanh thoát, khoan thai, qua các loa phóng thanh với hệ thống âm thanh rất tốt, các nữ tu và mọi người trong đoàn rước đã có dịp được nghe và ôn lại trang sử 150 năm sứ vụ của các Nữ tu dòng Thánh Phaolô thành Chartres tại Sàigòn. Đó là một trang sử cảm động của Giáo hội Hoàn vũ mà năm nay chúng ta cử hành Năm Thánh tại Việt nam.

Trang sử ấy đã được khai mở năm 1860, lúc đó, Đức cha Dominique Lefebre, đại diện Tông tòa Đông Phương mời gọi và Mẹ Benjamin đã gởi 2 Nữ tu Phaolô đầu tiên từ Hồng kong đến Sàigòn để chăm sóc các trẻ mồ côi, các người bị thương vì chiến tranh và các nạn nhân của cuộc cấm đạo.

Năm 1861, Mẹ Benjamin được gởi tới Sàigòn trong chức vụ Bề trên chính miền Viễn đông. Là một Nữ tu giầu nghị lực và bác ái, năng nổ và được điều động bởi Thần linh Chúa, Mẹ đã mau chóng làm phát triển công cuộc phục vụ người nghèo qua việc mở ra Viện Thánh nhi và những cộng đoàn tiên khởi.

Năm 1866, Tập viện Sài gòn đã được thành lập để huấn luyện những thiếu nữ Việt Nam ước muốn dâng mình cho Chúa qua Hội dòng Phaolo. Quyết định sáng tạo nhưng cũng rất táo bạo này đã góp phần lớn lao vào việc phát triển truyền giáo tại Việt Nam và cả vùng Á Châu sau này.

Từ Sài gòn, Chị em dòng Thánh Phao lô đã được sai đến rao giảng tại những nước lân cận: Nhật Bản năm 1878, Hàn quốc năm 1988, Thái Lan năm 1898, Philipin năm 1904.

Hiện nay, các nữ tu Dòng Thánh Phao lô người Á Châu có mặt trên 13 Tỉnh dòng, 7 Địa hạt và 4 Miền của Hội Dòng thuộc 36 quốc gia trên thế giới.

Riêng chị em nữ tu Phaolô Việt Nam gồm hơn 80 chị em đang phục vụ tại 13 quốc gia và hơn 1000 nữ tu Phaolo khác đang phục vụ tại 3 Tỉnh dòng Sài gòn, Đà Nẵng, Mỵ Tho trên khắp 3 miền đất nước.

Lúc đoàn rước tới cửa nhà khách Nhà Giám Tỉnh, một thầy cầm bình hương dẫn đầu tiếp theo đoàn rước cùng với linh mục đoàn, quý Đức Cha, Đức Hồng Y cùng tiếp bước. Khi linh mục đoàn đến hàng ghế đầu trong Nguyện đường, tất cả đứng lại.
Mẹ Tổng quyền và ba chị Giám Tỉnh Việt Nam nhận các nén hương để bắt đầu nghi thức Niệm hương.

Sau phát biểu của Đức cha chủ tịch HĐGM / VN, Đức Hồng Y đã ngỏ lời chào mừng Hội dòng Nữ tu Thánh Phaolô trong ngày trọng đại nhiều ý nghĩa hôm nay. Ngài nhắc đến một quãng lịch sử ngắn của Hội Dòng để thêm lòng biết ơn Chúa về những kỳ công đã được thực hiện qua hội dòng.

Đức cha Pansard tuyên bố khai mạc Năm Thánh.

Thánh lễ bắt đầu, sau khi Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng đọc Sắc lệnh khai mạc Năm Thánh.

Trong phần giảng lễ, Đức cha Bùi Văn Đọc đã nhấn mạnh đến Thiên ý và Thiên mệnh qua vị Tông đồ dân ngoại Phaolô. Đức Kitô đã chiếm hữu thánh Phaolô như chiếm hữu một người tình, người tình ấy đã đáp lại bằng tất cả con tim, khối óc và toàn bộ con người mình qua câu nói thời danh: Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, song là Đức Kitô đang sống trong tôi.

Đức Kitô không chỉ đổi thay 180 độ con người Phaolô, từ một kẻ đầy ác cảm với đạo Chúa luôn săn lùng và bắt bớ giết hại trở thành một người đầy xác tín thâm sâu, để cuối cùng, là một trụ cột vững vàng của đạo Chúa qua mọi thời đại.

Sau những lời cám ơn rất cảm động của chị Giám Tỉnh Sàigòn, cộng đoàn đã được nhận Phép lành cuối lễ.

Và sau khi các vị khách quí tham quan Nhà Truyền thống, Đại lễ Tạ ơn đã kết thúc hồi 13 giờ cùng ngày, bằng một bữa tiệc buffet thật ấm lòng giữa những người con của Hội Dòng Nữ tử Phaolô đến từ hơn 30 quốc gia và vùng miền thế giới.

Nắng Sàigòn hôm nay thật mát, không chỉ nhờ những tàng cây cao của đường Tôn Đức Thắng, nhưng chính là những dịu mát đang có ở ngay trong lòng những ai đã được tham dự Đại lễ đáng nhớ này.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thông tin cập nhật về hiện tình giáo xứ Cồn Dầu
Cồn Dầu
07:09 29/01/2010
ĐÀ NẴNG - Vào lúc 9g30 sáng nay, ngày 29.1.2010, một toán công an, an ninh và cán bộ chính quyền đến nhà ông Thái Văn Liên, với thái độ hung hăng, nhưng không có ông Liên ở nhà. Vợ của ông là bà Nguyễn Thị Kim Cúc ra gặp và hỏi: “Việc gì mà các ông đến nhà chúng tôi”.

Với thái độ hung hăng áp bức, cán bộ các cấp chính quyền đòi phải kiểm định cho được nhà ông bà. Bà Cúc đã dùng hết lời lẽ êm dịu để nói lên tâm tư nguyện vọng của bà với ông Chung, phó công an quận Cẩm Lệ và các cấp chính quyền. Nhưng họ vẫn để ngoài tai và bắt buộc phải kiểm định. Đôi bên giằng co và lớn tiếng với nhau. Hàng xóm nghe thấy tiếng la lớn của bà Cúc, bèn chạy đến tìm hiểu sự việc ra sao. Bà Cúc vì qúa khiếp sợ hành vi của các vị có chức quyền hà hiếp, áp bức nên đã ngất xỉu và được bà con hàng xóm đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Tôi là người giáo dân Cồn Dầu chứng kiến sự việc và cảm thấy bất công. Chính lúc thấy mẹ mình bị quỵ ngã nằm dưới nền sân nhà, con gái bà là cô Hậu liền rút điện thoại gọi cho ông Liên, nhưng đã bị công an giật phăng ngay lập tức.

Là một người dân thường, tôi cảm thấy rất bức xúc trước những việc làm bất nhân của chính quyền và cán bộ các cấp đối với gia đình ông Thái Văn Liên. Không biết hậu quả sau này sẽ ra sao?
 
Cha Giám Tỉnh DCCT Việt Nam trả lời phỏng vấn của các thông tấn xã Công Giáo
Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành
09:33 29/01/2010
Ngày 29/01/2010, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành đã trả lời phỏng vấn của các Thông Tấn Xã Công Giáo về những vấn đề liên quan đến Đồng Chiêm và Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

Kính thưa cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, chúng con đau lòng khi nhận được những thông tin về bạo lực tại Đồng Chiêm, đặc biệt là biến cố một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, thầy Antôn Nguyễn Văn Tặng bị công an Việt Nam đánh đập tàn nhẫn.

Trước hết, xin cha cho chúng con biết về tình trạng hiện nay của thầy Antôn Nguyễn Văn Tặng.


Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành: Thay mặt cho anh em tôi, cách riêng thầy Antôn Nguyễn văn Tặng xin chân thành cám ơn mọi người đã chia sẻ nỗi khổ đau và đồng cảm với anh em chúng tôi trong các biến cố, đặc biệt là biến cố Đồng Chiêm. Hiện nay thầy Tặng đã được đưa về an dưỡng trong tu viện Thái Hà, sức khỏe thầy đã khá hơn, các vết thương đã có dấu hiệu lành, tuy nhiên thầy còn bị choáng váng, chưa thể tự di chuyển xa được, mệt mỏi, việc ăn uống cũng chưa bình thường.

Qua các liên lạc, thầy xin cám ơn mọi người và xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho thầy. tinh thần của thầy rất lạc quan, vẫn vui vẻ và vẫn tin mạnh mẽ vào quyền năng của Chúa.

Những người đánh đập thầy có nghiệp vụ khá vững, họ gây nội thương hơn là ngoại thương, vì thế việc chữa trị sẽ khá lâu dài.

Sau khi vụ đánh đập tàn nhẫn này xảy ra nhà cầm quyền Việt Nam có tiếp xúc với cha không? Theo như cha được biết thì họ có nỗ lực nào điều tra vụ tấn công này để đưa vụ việc ra ánh sáng cũng như những đưa ra những lời xin lỗi và bồi hoàn thỏa đáng không?

Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành: : Thưa không. Không một ai trong chính quyền tiếp xúc với tôi. Cho đến nay theo chúng tôi biết, không hề xúc tiến điều tra, dĩ nhiên không có xin lỗi và bồi thường. Ngược lại, báo Hà Nội Mới (cơ quan thông tin của Đảng bộ Hà Nội) kết án anh em chúng tôi tại Thái Hà là những người xách động, cùng với báo này, trang web của cơ quan mang tên là “Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo” của chính quyền còn phụ họa và quãng diễn lời kết án này nữa.

Điều này chúng tôi không lạ, vì qua các biến cố trước, Khâm Sứ, Thái Hà, Loan Lý, Tam Tòa, Bát Nhã, … luôn đi kèm với các biến cố này là sự hình thành một tổ chức mà chính quyền và báo chi nhà nước gọi là “quần chúng tự phát”, tổ chức này rất hung hãn, có tổ chức rõ ràng, đánh đập bất kể là linh mục tu sĩ hay giáo dân, đánh rất có nghiệp vụ và được sự bảo vệ của công an, sau khi xong nhiệm vụ đánh đập, nhóm này “tự giải tán’ nhẹ nhàng, rối báo chí lên tiếng đó là “quần chúng tự phát”. Pháp luật VN không có điều khoản nào nói về nhóm này.

Trước khi vụ Đồng Chiêm xảy ra, chúng con được biết là UBND Quận 3 ở TP Hồ Chí Minh đã đưa ra một văn bản kết án các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế tại địa phương. Biến cố này diễn ra gây ngỡ ngàng cho nhiều người vì chỉ 2 tuần trước đó đã xảy ra cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI và ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Biến cố Đồng Chiêm còn gây ngỡ ngàng hơn nữa. Theo cha nghĩ thì có mối tương quan nào giữa hai biến cố này không?

Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành: Anh em chúng tôi không ngỡ ngàng, chúng tôi có kinh nghiệm về những người anh em cộng sản, trước đây trong các cuộc chiến dành độc lập cho đất nước cũng như cuộc chiến hai miền nam bắc, một chiến lược rất tài tình và chiếm được dư luận thế giới, đó là “vừa đánh vừa đàm”.

Theo đánh giá của cha thì đâu là nguyên nhân dần đến vụ Đồng Chiêm?

Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành: Nếu phải trả lời câu hỏi này trong những ngày cao điểm ở Đồng Chiêm thì xem ra hơi khó, nhưng cho đến nay, qua các bài báo và các văn thư của chính quyền Hà Nội, chúng tôi nhận ra có một ý chính, đó là lôi kéo Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và anh em Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà vào cuộc cho bằng được, chờ đợi phản ứng bạo động để có lý giải quyết mạnh tay, hoặc chí ít là tạo dịp để bắt lỗi.

Nói rộng ra, thì đâu là những nguyên nhân sâu xa của những vụ như tại Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, Tam Tòa.. .

Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành: Chính quyền Việt Nam cho đến nay nói chung không chấp nhận các nguyên tắc về công bằng xã hội và nhân quyền theo quan điểm của tôn giáo, cách riêng Công giáo.

Cha có hy vọng gì về một giải pháp nhằm cải thiện mối tương quan giữa GH và nhà nước không?

Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành: Tôi rất hy vọng và tôi vẫn hy vọng. Lý do:

- Tôi tin vào lương tâm của mỗi người, bất kỳ người đó là ai, tin hay không tin Thiên Chúa, nơi đáy lòng họ luôn luôn có sự đợi chờ Thiên Chúa, Đấng là SỰ THẬT.

- Tôi tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện và sự bình an, điều mà chúng tôi đã đeo đuổi và sẽ tiếp tục đeo đuổi suốt hành trình của mình đi tìm công lý.

- Tôi tin vào lương tâm và sự hiệp thông của nhân loại, của con người, của hết thảy mọi người trên toàn thế giới.

- Và tôi tin vào Đức Giêsu Kito, Ngài là Chúa của lịch sử này, Ngài sẽ dẫn lịch sử này đến nơi Ngài muốn.

Xin cám ơn quí vị, xin tiếp tục cầu nguyện và hiệp thông với chúng tôi.

Vincent Phạm Trung Thành, dcct.
 
Cộng đoàn CGVN tại Đài Loan suy tôn Thánh giá hiệp thông cầu nguyện cho Đồng Chiêm
Thanh Anh
10:48 29/01/2010
ĐÀI LOAN - Vào chiều Chúa Nhật ngày 24 tháng 1 năm 2010 lúc 6:30, tại giáo xứ Trái Tim Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đào Viên, địa phận Tân Trúc, Đài Loan, cộng đoàn Công Giáo Việt Nam đã cùng nhau dâng thánh lễ và thắp nến suy tôn Thánh Giá hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm, Tổng Giáo phận Hà Nội.

Hình ảnh buổi cầu nguyện

Ngay sau bài ca nhập lễ, cha Hùng Cường đã xin mọi người cùng hiệp ý dâng thánh lễ để cầu nguyện cho quý cha, quý anh chị giáo dân đang bị bách hại vì đạo Chúa trong biến cố đau lòng khi nhà nước ngang nhiên đập phá thánh giá trên núi Thờ của giáo xứ Đồng Chiêm. Trong bài giảng cha chia sẻ vai trò ngôn sứ trong việc nói lên sự thật để bênh vực công lý và lẽ phải và đó lá sứ vụ của mỗi Kitô hữu chứ không riêng của ai.

Sau rước lễ, có nghi thức đốt nến và suy tôn Thánh Giá hiệp thông cầu nguyện cho quý cha và quý anh chị em giáo dân tại xứ Đồng Chiêm đang phải gánh chịu đau khổ vì niềm tin của mình. Các đèn trong nhà thờ được tắt. Mọi người cầm nến sáng trên tay. Sau đó, lá thư của văn phòng Tổng Giáo Phận Hà Nội được long trọng tuyên đọc. Rồi đến các lời nguyện. Trước hết là cầu nguyện cho quý cha, quý anh chị em giáo dân xứ Đồng Chiêm luôn cảm nghiệm thấy sức mạnh Chúa Thánh Thần và tình yêu của Thiên Chúa để can trường làm chứng cho Đức Tin; rồi đến lời nguyện cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được can đảm lên tiếng bênh vực cho sự thật và công lý, chống lại những bất công đang xẩy ra trên mảnh đất thân yêu Việt Nam và nhất là đối với anh chị em giáo dân tại Đồng Chiêm. Cũng không quên cầu nguyện cho Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt để ngài được mạnh khoẻ, khôn ngoan và can trường tiếp tục dẫn dắt tổng giáo phận trong cơn bách hại thử thách trăm bề. Sau cùng là lời cầu nguyện cho quê hương để tự do và công lý được thực sự hiển trị trên mảnh đất yêu dấu Việt Nam.

Đến phần suy tôn Thánh Giá, mọi người lần lượt đưa nến lên và xếp những ngọn nến thành hình cây Thánh Giá ngay trước bàn thờ. Trong khi đó mọi người cùng hát Kinh Hoà Bình. Sau đó, cha Cường hướng dẫn anh chị em về ý nghĩ của Thánh Giá như biểu tượng của tình yêu, của ơn cứu độ, của niềm tin, của hy vọng, của sự phục sinh. Cha cũng nhắc nhở mọi người thành tâm thống hối vì bao lần đã thờ ơ, lãng quên hay chối bỏ Thánh Giá trong đời mình. Cuối cùng cha xin anh chị em hãy yêu quý và khắc ghi Thánh Giá trong trái tim của mỗi người và đừng bao giờ phản bội lại Đức Tin của mình; trái lại hãy can đảm tuyên xưng đức tin qua cuộc sống chứng tá nơi quê người và mạnh dạn can đảm lên tiếng cho sự thật.

Trước khi kết thúc thánh lễ, cha cũng mời gọi mọi người hãy tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm, cho Giáo Hội Việt Nam và cho quê hương Việt Nam.

Đào Viên ngày 29 tháng 1 năm 2010
 
Kỉ niệm về Cồn Dầu
Hoa
17:04 29/01/2010
Tôi không sinh ra tại Cồn Dầu, nhưng Cồn Dầu rất quen thuộc với tôi.

Hình như Cậu thứ bảy của tôi là Linh Mục Việt Nam đầu tiên đến nhận Giáo Xứ này, và Ông làm Cha chánh xứ nơi ấy mấy mươi năm, cho đến ngày luống tuổi phải về hưu.

Từ ngày còn rất nhỏ tôi đã thường xuyên đi về Cồn Dầu. Tất cả người dân Cồn Dầu là con chiên xóm Đạo của Cậu tôi. Họ biết chúng tôi rất rỏ.

Ngày Ba Mẹ tôi còn sống, ngày Tết, ngày Lễ đều phải về thăm Cậu. Rồi đến chúng tôi, cũng đều phải rủ nhau qua lại nơi ấy thường xuyên.

Đường đi về xóm Đạo ấy, luôn luôn cách trở bởi phải qua một con đò. Đò ngày còn nhỏ, nhỏ lắm, chỉ một ít người đi, nên đò thoăn thoắc qua, thoăn thoắc lại để đưa người qua lại bến đò.

Bến sông quê ta nơi nào cũng có cây đa, chỉ cần thấy bóng dáng cây đa là tôi biết mình sắp đến bến đò. Và cũng nhờ bóng mát cây đa ấy mà người chờ đò không mấy nóng lòng, khi đứng dưới tàn bóng đa để nhận những làn gió mát trong lành từ gió sông thổi vào.

Không đếm được bao nhiêu lần tôi đã qua lại con sông ấy? Người chèo đò cũng quen mặt, mà dân làng cũng biết rỏ về chúng tôi. Cậu tôi sống với họ quá nhiều năm, đến nổi họ biết tất cả anh em của Cậu tôi. Và cho đến hàng cháu như tôi đây, họ đều biết là con của người con nào trong gia đình của Ông Bà Ngoại tôi.

Những ngày Ba Mẹ đưa đi, rồi những ngày đi học cấp hai, cấp ba, cho đến những năm có chồng, có con, cũng bến Đò Xu ấy, con đò mỗi ngày một lớn hơn, qua đò không còn lội bộ vào làng, mà có thể đưa xe lên đò để khỏi đi bộ thật xa mới đến Nhà Thờ.

Tuy đi xe vào làng nhanh hơn, nhưng mất cái thú chào hỏi của người làng.

- Về thăm Cậu hả?
- Con mới về hả?
- Con của Cô tám phải không?
- Ba Mẹ nó mất hồi nó còn bé tý, nay đã ra như thế này!
- Con có việc làm chưa?
- Chị dâu con hả? Người ở đâu vậy?
- Chồng con đây sao?
- Mau quá, tụi nó lớn khôn hết rồi!

Không bao giờ mà chúng tôi đi qua, không phải trả lời câu nào, cho đến gần hết làng mới thấy bóng dáng Nhà Thờ.

Rồi thật nhiều năm xa quê hương, ngày về bến đò đã khác xưa, bên lỡ bên bồi cây đa cũ không còn nữa.. Họ cất lên một chòi tranh cho người trú mưa trú nắng chờ đò, rồi thay đổi hằng năm mỗi khi mùa bão lụt lại về.

Bây giờ thì đường vào làng không còn “độc lộ” nữa, dân làng đã bỏ công bỏ sức, đắp đê đắp đập cho làng một con đường thứ hai, không cần phải qua sông lụy đò. Đường khởi đầu cho xe hai bánh, nhưng dần dần xe hơi đã chạy được vào làng.

Tất cả những công trình ấy đều có bàn tay đóng góp thật nhiều của Cậu tôi. Mà cho dù tiến bộ có nhanh như thế nào, thì các khách lạ vào làng, hay bà con, con cháu của Cậu tôi mỗi khi vào làng đều đã được theo dõi từ xa.

Tuổi đời có chồng chất, khuôn mặt có đổi thay thì họ vẫn nhận ra mà hỏi:

- Đi đâu lâu quá mới về thăm Cậu đó hả?

Và cho dù không nhận ra được ai, tôi vẫn không quên câu trả lời:

- Dạ, con mới về.

Tình người dân làng ấy là thế, họ đạo hạnh và rất yêu quý vị Linh Mục thân thương đã sống với họ suốt chiều dọc bốn thế hệ của họ đi qua. Đời Ông, đời Con, đời Cháu, đời Chắt của họ. Cậu tôi không bỏ sót một gia đình nào. Ông nhớ và biết tâm tính từng con chiên của Cậu.

Rồi năm ông 80 tuổi, Giáo Hội mới cho ông về hưu. Ông từ gĩa những gì gần gũi, gắn bó và thân thương nhất của cuộc đời Ông để về hưu dưỡng trong nhà Ông Bà Ngoại tôi là làng An Ngãi cách đó không bao xa cũng là một làng rặt người Công Giáo.

Vài năm sau Cậu tôi bị bịnh nhồi máu cơ tim mà qua đời. Trước ngày Cậu mất 3 ngày, giáo dân Cồn Dầu thuê một chiếc xe năm mươi chỗ và một số honda lên thăm Cậu, ông biết trước nên đã nhờ con cháu rửa cho Ông một số hình chân dung, ông tặng cho mỗi người một tấm, thậm chí nhờ chuyển luôn cho người hôm đó không đến được và nói:

- Cha sẽ chết vào tuần Chay Thánh này, hãy cầu nguyện cho cha, cha tặng mỗi nhà một tấm hình để làm kỷ niệm, nhớ sống cho tốt và cầu nguyện cho cha, rồi Chúa sẽ cho cha phù hộ cho các con.

Lời nói như trối trăn ấy, làm người dân Cồn Dầu hôm ấy khóc sướt mướt. Họ bịn rịn mãi mới từ giã Ông mà lên xe về lại Cồn Dầu. Để rồi hai hôm sau đúng vào tối thứ Hai Tuần Chay Thánh, Ông đi về với Chúa.

Rồi năm nào cũng thế, họ kéo nhau về nhà Ông Bà Ngoại tôi tham dự đám Giỗ Cha Sở của họ.

Năm vừa rồi, 2009 họ xin dòng tộc nhà tôi, cho họ được làm giỗ Cậu tôi ngay tại Giáo Xứ Cồn Dầu, sau ba năm nhường cho dòng họ nhà tôi cáng đáng ngày Giỗ của Cậu.

Tôi được tin cũng từ Sài Gòn về tham dự.

Họ làm một đám Giỗ thật lớn và long trọng, có Đức Cha và rất nhiều các cha trong Giáo Phận về tham dự. Trong sự yêu thương dạt dào của họ với người Cậu quá cố của tôi, chúng tôi chỉ biết khóc mà nhận tấm lòng của họ.

Hình ảnh người cha già bạc trắng mái đầu vẫn ở trong tâm trí họ như tấm hình họ sang thật lớn treo bên góc Nhà Thờ để nhắc nhở giáo dân Cồn Dầu luôn khắc dạ ghi tâm.

Trong buổi tiệc gặp gỡ, tôi gặp được rất nhiều người thân quen, hỏi thăm về dự án nhà nước đòi giải tỏa trắng Giáo Xứ Cồn Dầu?

Họ đồng lòng trả lời: “Không bao giờ họ đồng ý bỏ làng, bỏ Nhà Thờ ra đi, sống chết họ vẫn bám lấy mảnh đất này. Biết bao nhiêu thế hệ của họ, đã sống với vài công ruộng, vài sào đất hoa màu sống thanh thản cho đến ngày nay.

Nay sao lại bỏ quê Cha, đất Tổ đi sinh sống nơi khác?


Họ mạnh mẽ từ chối sự đền bù phi lý của nhà nước, và lấy làm bất mãn vài ba người trong số giáo dân của họ muốn đứng về phe chính quyền.

Họ còn nói: Nếu Cha già còn sống, Cha già cũng không chấp thuận sự tước đoạt Giáo Xứ của Cha già như thế đâu.

Gần đây tin dữ từ VietCatholic đưa về, tôi không biết Giáo dân của Cậu tôi có được bình yên không? Nhìn cánh đồng hoa màu xanh mơm mởm của người dân hiền lành nơi ấy, mà không hiểu tham vọng của các đề án ấy sẽ đem lại hạnh phúc đến cho ai?

- Cho dân nghèo?

- Hay cho những kẻ dư tiền bạc không có chổ cất giữ?

Kẻ chưa có hạnh phúc sao không để họ tự tạo hạnh phúc cho riêng mình. Mà kẻ dư đầy tiền bạc sung sướng nhà nước còn phải cất công đi tìm hạnh phúc thêm cho họ?

- Quản lý như thế đã chặc chẽ chưa?

- Đã quan tâm sâu sắc đến đời sống ấm no, hạnh phúc của dân lành chưa?

Sao dân lành nơi đâu cũng than thở, buồn đau, sự mất đất, mất nhà, sự đói kém mất mùa, dịch bệnh, nhiễm bệnh. Sự tham ô, cửa quyền, sự thâm lạm, cắt xén …

Sao không làm một đề án thật lớn để gấp rút sửa đổi điều ấy? để truy thu lại những thất thoát không nhỏ của dân lành?

Mà lại tạo điều kiện cho bọn tham ô, cắt xén, hợp thức hóa được nguồn tài sản to lớn đã trộm cắp?

Hãy nhìn thật kỹ, thật rõ ràng, nơi đâu có giải tỏa, có di dời, có khu dân cư mới, khu đô thị sầm uất mới, là có những tên tham nhũng hợp pháp bỏ tiền ra mua trước tiên.

Bọn gian bao giờ cũng hợp pháp, mà dân lành thì cứ phải kêu oan.

(Sài Gòn những ngày cuối năm Kỷ Sửu, nhớ Xóm Đạo Cồn Dầu)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Đông Tỉnh Nhỏ
Sr. Theresa Thanh Thảo
22:46 29/01/2010

NGÀY ĐÔNG TỈNH NHỎ



Ảnh của Sr. Theresa Thanh Thảo, CMRM, Nebraska.

Còng lưng gánh mùa đông chôn kỷ niệm

Nhưng quê hương xa lắc dễ gì quên …

(Trích thơ của Mạc Đình Phương)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền