“Cha mẹ Chúa Giêsu đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị! Với mỗi vòng xoay, chiếc kính sẽ cho thấy từ hình ảnh này đến hình ảnh khác. Ống kính ‘Dâng Chúa Trong Đền Thờ’ xoay nhẹ, vòng đầu tiên, đó là lễ Thanh Tẩy Của Đức Mẹ; tiếp tục xoay, nó được gọi là lễ Gặp Gỡ Của Chúa, Thiên Chúa đến gặp dân Người, một lễ Hiển Linh của anh em Đông Phương; và xoay nữa, đó là lễ Nến, Ngài là ánh sáng xua tan bóng tối
Tuy nhiên, đằng sau tất cả những tên gọi giàu ý nghĩa ấy, Tin Mừng Luca coi biến cố ‘Chúa vào nhà thờ’ là việc chu toàn lề luật thánh của cha mẹ Ngài sau bốn mươi ngày sinh con; Luca còn nói đến việc ‘Chúa vào nhà thờ’ lần nữa khi Ngài còn là một cậu bé và sau đó, trưởng thành, Ngài vẫn vào. Chúa Giêsu còn coi thân xác Ngài như một đền thờ mà Ngài sẽ dựng lại trong ba ngày. Như thế, ngay từ đầu đời cho đến cuối đời, cuộc sống của Chúa Giêsu là một sự tự hiến liên lỉ cho Thiên Chúa Cha; cha mẹ Ngài không mang con trai lên núi, xuống suối hay tìm đến một khu rừng huyền diệu, nhưng chính trong đền thờ, nơi Thiên Chúa hiện diện, các ngài đã tìm đến, để từ đây, Thiên Chúa không chỉ hiện diện trong đền thờ nhưng chính trong Con Một Người.
Ngôi đền tráng lệ huy hoàng ở Giêrusalem, nơi Chúa Giêsu được Thánh Giuse và Mẹ Maria hiến dâng, đã bị thiêu huỷ bởi Titus năm 70; nó không bao giờ được xây dựng lại. Đền thờ trần gian bị phá hủy, nhưng Đền Thờ Thân Thể Đức Kitô sẽ tồn tại muôn đời. Kitô giáo chưa bao giờ chỉ có một nơi thiêng thánh tương đương với đền thờ của người Do Thái hay Kaaba của người Hồi Giáo ở Mecca. Đức tin của chúng ta có tính lịch sử, nhưng có phạm vi toàn cầu; nó không cho được phép gieo trồng ở một nền văn hoá hoặc chỉ ở một địa điểm; Chúa Kitô được định sẵn cho mọi nền văn hóa và mọi thời đại. Mỗi nhà thờ Công Giáo với bí tích Thánh Thể, có Mình Thánh Chúa, nơi thể hiện đầy đủ những bí ẩn sâu xa nhất của niềm tin. Không cần phải hành hương đến Rôma hoặc Giêrusalem một lần trong đời, nhưng chúng ta phải hành hương đến nhà thờ giáo xứ mình ít nữa mỗi tuần một lần để tham dự Thánh Lễ.
Giáo Hoàng của chúng ta không sống ở Giêrusalem, chiếc nôi lịch sử của đức tin; Thánh Phêrô thấy không nhất thiết phải ở lại đó mới thể hiện lòng trung thành với Thầy mình. Chúa Kitô ở đâu, Giáo Hội ở đó; Chúa Kitô ở trong Giáo Hội và Chúa Giêsu Thánh Thể ở khắp mọi nơi. Bởi thế, chúng ta đến nhà thờ vì Chúa sẽ ‘là Chúa hơn’ trong không gian linh thánh ấy; trải nghiệm một Thiên Chúa đích thực, chúng ta trải nghiệm con người thực của mình, nghĩa là, chúng ta sẽ là ‘chúng ta hơn’ khi Chúa là ‘Thiên Chúa hơn’. Trong nhà thờ, Chúa Giêsu được bảo vệ khỏi sự hiểu sai; Ngài được bao quanh và bảo vệ bởi các thánh, các linh mục, các bí tích, thánh nhạc, nghệ thuật và sự thờ phượng. Trong nhà thờ, Chúa mặc cẩm bào, trang thiết bị và mão giáp; Ngài không thể bị hiểu lầm. Vì vậy, lễ ‘Chúa vào nhà thờ’ nhắc chúng ta đi tìm Chúa Giêsu ở đó, hiến thân cho Ngài ở đó; và cũng ở đó, đón nhận Ngài qua Mình Máu Thánh Ngài.
Charles Swindoll nhận định, “Sự bận rộn ức hiếp các mối tương quan. Nó thay thế sự điên cuồng nông cạn cho một tình bạn sâu sắc; nó nuôi sống cái tôi nhưng lại bỏ đói con người bên trong; nó lấp đầy lịch nhưng phá vỡ một gia đình; nó vun trồng một chương trình vốn cày xới các ưu tiên. Nhiều nhà thờ tự hào về chương trình dày đặc của mình, ‘Một điều gì đó mỗi tối trong tuần cho mọi người’. Xấu hổ làm sao! Việc tập hợp với mục đích tốt có thể tạo bầu khí mà nó được thiết kế ‘để hạn chế’; hạn chế việc yêu mến và ước ao gặp gỡ Đấng ngự trong nhà thờ, Đấng ngự trong lòng người đến nhà thờ và cả trong lòng những người ở ngoài nhà thờ”.
Anh Chị em,
Swindoll thật có lý, Chúa Giêsu Thánh Thể đang đợi chúng ta. Lễ ‘Chúa vào nhà thờ’ nhắc chúng ta rằng, Chúa Giêsu đang ở đó, ước ao chúng ta tiếp nhận chính Ngài. Từ đó, ra khỏi nhà thờ, chúng ta tiếp tục đón Ngài, yêu mến Ngài trong anh chị em. ‘Chúa vào nhà thờ’ còn nói rằng, chúng ta là ‘Đền Thờ sống động và di động’ của Ngài. Mỗi ngày, Ngài đến trong chúng ta để chúng ta ngày càng ‘Thiên Chúa hơn’; qua chúng ta, Ngài sẽ ở giữa dân Ngài, Ngài gặp gỡ dân Ngài và qua chúng ta, Giêsu, “Ánh Rạng Ngời Chân lý” đang soi tỏ trần gian, xua tan bóng tối.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘Chúa vào nhà thờ’ ngày còn đỏ ỏng, con được mẹ ẵm đến đó từ thuở mới sinh, đúng với thư Do Thái hôm nay, “Người phải nên giống anh em mình mọi đàng”. Trong mọi đấng bậc, xin giúp con tận hiến cho Chúa mỗi ngày như Chúa đã hiến mình cho Thiên Chúa Cha”, Amen.
(Tgp. Huế)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở đất Sở (1) người ta gọi con hổ là “lão trùng”.
Một lần nọ, có người đất Sở đi đến Lâu Đông (2) và ở qua đêm ở quán trọ, vừa mới thổi tắt đèn muốn đi ngủ thì nghe tiếng lá khô xào xạt, người đất Sở mới hỏi tiếng gì vậy, người gác cổng nói:
- “Đó là lão trùng”.
Người đất Sở hoảng hồn chuẩn bị đường chạy, vội vàng hỏi:
- “Ở trong thành sao lại có mãnh thú như thế?”
Người gác cổng nói:
- “Không mãnh thú nào cả, đó là con chuột đấy”.
Người đất Sở trong bụng chưa hết sợ, hỏi:
- “Tại sao gọi con chuột là lão trùng?”
Người gác cổng trả lời:
- “Đây là cách gọi quen thuộc của người Cô Tô (3)đấy”.
(Tuyết Đào tiểu thuyết)
Suy tư 53:
Người nước Sở gọi con hổ là “lão trùng”, người Cô Tô gọi con chuột cũng là “lão trùng”, cả hai “lão trùng” đều không giống nhau về hình dáng, nhưng giống nhau một điểm là hại người và hại mùa màng.
Có người coi cơn cám dỗ như là ác thú nên tránh, có người coi cơn cám dỗ như là một dịp để tôi luyện tâm hồn thêm mạnh mẽ, nhưng dù muốn dù không thì cám dỗ cũng vẫn cứ là do ma quỷ, và người khôn ngoan thì không nên đùa với cơn cám dỗ khi “nội công tu đức” của mình chưa thành tựu...
Con hổ thì ăn thịt người và thịt động vật khác, con chuột thì phá hoại mùa màng và vật dụng trong nhà của con người, cả hai con vật đều bị con người kiêng kỵ vì sự nguy hiểm của nó.
Cũng vậy, cám dỗ nào cũng có nguy cơ làm cho linh hồn mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, cho nên đừng có đem cái bản lãnh của xác thịt ra để thử thách với cám dỗ, nhưng phải luôn cậy nhờ ơn Thiên Chúa giúp để tránh nó, mà nếu không tránh được thì cần phải anh hùng chiến đấu với lời cầu nguyện và làm các việc hy sinh hãm mình cũng như đón nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể...
(1) Nay là dãy đất Hồ Bắc-Trung quốc.
(2)Nay là Thái Thương-Trung quốc.
(3)Nay là Tô Châu-Trung quốc.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
PHÚC ÂM: Mc 6, 7-13
“Người bắt đầu sai các ông đi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế. Và Người truyền các ông đi đường đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo. Người lại bảo: “Đến đâu, các con vào nhà nào, thì ở lại đó cho đến khi ra đi. Ai không đón tiếp các con, cũng không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi đó, phủi bụi chân để làm chứng tố cáo họ”. Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.
Đó là lời Chúa.
Vị Giám Mục Phụ Tá kêu gọi các linh mục cũng nên đặc biệt cảnh giác: “Vì lý do an ninh, các cha nên cảnh giác và kiểm soát những người vào khu vực nhà thờ”. Để duy trì sự nhất quán và mạch lạc trong thông tin, các linh mục, tu sĩ được yêu cầu “không đưa ra các tuyên bố riêng lẻ”, vì điều này có thể gây ra mâu thuẫn và do đó tạo thêm sự hoang mang và sợ hãi. Các linh mục được mời “quan tâm đặc biệt đến việc cử hành các nghi thức phụng vụ và khuyến khích tất cả các tín hữu cầu nguyện sốt sắng cho hòa bình ở Miến Điện”.
Nhận thức được rằng tình hình xã hội có thể trở nên nguy cấp, Đức Cha Phụ Tá cũng kêu gọi “dự trữ lương thực để tránh tình trạng thiếu hụt” và “cũng dự trữ thuốc men để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho người dân”. Cuối cùng, đối với bất kỳ tình huống cụ thể, báo động hoặc các trường hợp khẩn cấp, tất cả các cộng đồng giáo hội trong khu vực được khuyến khích liên hệ với Đức Cha Gioan Saw Yaw Han ngay lập tức.
Trên web site của tổng giáo phận Yangon vẫn còn thấy một lời kêu gọi bảy điểm đã được công bố cách đây vài ngày, bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo của các cộng đồng khác nhau trong phong trào “Các tôn giáo vì hòa bình ở Miến Điện”, và được ký bởi Đức Hồng Y Charles Maung Bo, thay mặt cho Liên Hội đồng Giám mục Châu Á. Văn bản kêu gọi các nhà cầm quyền, các nhà lãnh đạo dân tộc, chính trị và quân sự, và tất cả những người có thiện chí, “làm việc chăm chỉ hơn cho hòa bình và hòa giải”.
Theo UCANews, ngay sau cuộc đảo chính, nhiều cuộc biểu tình của các phong trào bảo vệ Phập pháp và dân tộc với chủ trương ủng hộ quân đảo chính, bài trừ các tôn giáo, cũng như các sắc dân thiểu số đã nổ ra tại Yangon. Đó là một điều rất đáng lo ngại.
Tuy nhiên, anh Giuse Kung Za Hmung, giám đốc Gloria News Journal, có trụ sở tại Yangon, nói với thông tấn xã Fides ngày 1 tháng 2 rằng sau khi tình trạng khẩn cấp được ban hành và Tướng Min Aung Hlaing tuyên bố lãnh đạo quốc gia, “không có biểu tình hoặc tụ tập trên đường phố Yangon. Các đường dây điện thoại bị cô lập trên khắp đất nước, và chúng chỉ hoạt động ở Yangon và thủ đô Naypyitaw”.
“Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy phản ứng mạnh mẽ từ những người trên mạng xã hội”, ông nói thêm.
Bắt đầu từ 4 giờ sáng ngày 1 tháng 2, các xe bọc thép đã tuần tra trung tâm Yangon và Naypyitaw, nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc quốc hội vào ngày 2 tháng Hai sau cuộc bầu cử tháng 11 vừa qua. Tân Quốc Hội đã bị giới quân nhân Miến Điện giải tán.
Anh Hmung nói: “Hiện tại, người dân đang chờ đợi, vì người ta lo ngại rằng một cuộc biểu tình lớn có thể nổ ra, và có khả năng cuộc đảo chính này sẽ khiến các tướng lĩnh nắm quyền trong nhiều thập kỷ, chấm dứt kinh nghiệm của nền dân chủ”
Chế độ quân sự ở Myanmar kéo dài từ năm 1962 đến năm 2011 trước khi quay trở lại với cuộc đảo chính mới nhất hôm thứ Hai 1 tháng Hai.
Bộ Quốc phòng Australia tuyên bố sẽ xem xét lại các chương trình đào tạo và giáo dục của mình dành cho quân đội Miến Điện sau khi họ chi gần 1,5 triệu đô la cho các lực lượng vũ trang của nước này trong 5 năm qua.
Đảng Lao động đang kêu gọi chính phủ Morrison xem xét lại các hiệp ước với Miến Điện và đưa ra các biện pháp trừng phạt sau khi quân đội nước bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi trong một cuộc đảo chính và tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm.
Các nhà phân tích thời sự cho biết, một quyết định cấm vận đối với các tướng lãnh Miến Điện có thể là một điều khả thi nhưng một quyết định cấm vận toàn bộ đối với Miến Điện chỉ đẩy nước này vào tay Trung Quốc, với các hậu quả khôn lường một khi Trung Quốc mở được con đường từ Vân Nam ra thẳng Ấn Độ Dương.
Source:Fides
Yangon - Thông tấn xã Fides cho hay: Trong giai đoạn khó khăn và quan trọng này trước tương lai của đất nước "chúng ta phải cảnh giác và cầu nguyện", đặc biệt là cầu nguyện cho hòa bình. Với lời kêu gọi này, Đức Giám Mục John Saw Yaw Han, Phụ tá của TGP Yangon, đã trấn an các tín hữu Công Giáo, đang cùng với dân chúng lo ngại cho tương lai và vận nước trước cuộc đảo chánh của quân đội và việc ban bố tình trạng thiết quân luật. Trong khi Đức Hồng Y Charles Maug Bo, Tổng Giám mục Yangon, đang thăm viếng mục vụ tại Tiểu bang Kachin, nên Đức Giám Mục Phụ Tá Saw Yaw Han phải thân thưa với cộng đồng dân Chúa.
Đức cha nói các linh mục cần đặc biệt lưu ý: "Vì lý do an ninh, các cha nên cảnh giác và kiểm soát những người ra vào nhà thờ". Để duy trì sự thống nhất và chặt chẽ trong Giáo hội, các linh mục, tu sĩ và giáo xứ được yêu cầu "không đưa ra bất cứ một tuyên cáo riêng lẻ nào cả!", vì điều này có thể tạo ra mâu thuẫn và hiểu lầm. Các linh mục được mời "gọi cử hành phụng vụ và khích lệ tất cả các tín hữu sốt sắng cầu nguyện cho hòa bình ở Myanmar".
Nhận thức được tình trạng xã hội có thể trở nên nguy cấp, nên ngài cũng kêu gọi "nên tiết kiệm lương thực, dự trữ nó hầu tránh tình trạng thiếu hụt, cũng như dự trữ thuốc men cho sức khỏe của dân chúng". Cuối cùng, trong bất kỳ tình huống cụ thể, báo động hoặc khẩn cấp nào, tất cả các cộng đoàn giáo xứ trong Giáo phận cần phải thông báo với Đức Giám Mục John Saw Yaw Han ngay lập tức.
Trong khi đó, lời kêu gọi về bảy điểm đã được công bố cách đây vài ngày, do các nhà lãnh đạo các Tôn giáo, của các cộng đồng khác nhau, các thành viên của "Các tôn giáo vì hòa bình Myanmar", được ký bởi Đức Hồng Y Charles Maung Bo, thay mặt cho Liên Hội đồng Giám mục Châu Á. Văn bản kêu gọi các nhà cầm quyền, các nhà lãnh đạo dân tộc, chính trị và quân sự, và tất cả những người thiện chí, "hãy cùng nhau hoạt động cho hòa bình và hòa giải dân tộc" (xem Fides, 26/1/2021) (PA) (Agenzia Fides, 1/2 / 2021)
Trong tuần đầu tiên nắm quyền, Joe Biden đã ban hành 24 sắc lệnh hành pháp - nhiều hơn bất kỳ tổng thống Hoa Kỳ nào.
Tổng thống Donald Trump ký bốn, Barack Obama ký năm và George W Bush không ký sắc lệnh hành pháp nào trong bảy ngày đầu tiên.
Vậy tại sao ông Biden lại ký nhiều như vậy? Và tại sao chúng tồn tại?
Sắc lệnh hành pháp là gì?
Sắc lệnh hành pháp, tiếng Anh là Executive Order, chỉ dài vài trang nhưng có trọng lượng rất lớn.
Các sắc lệnh này chỉ đạo các cơ quan liên bang, tức là những cơ quan có trách nhiệm giải trình với tổng thống, thay vì với vị thống đốc của tiểu bang sở tại, cách thức sử dụng các tài nguyên của họ và cách thực hiện các luật của Quốc hội.
Các sắc lệnh hành pháp có thể bao gồm gần như mọi thứ từ việc nhập khẩu kim cương của Sierra Leone, tài trợ phá thai trong nước và hải ngoại, đến việc cho phép những người chuyển giới phục vụ trong quân đội. Tuy nhiên, các sắc lệnh hành pháp không thực sự là luật và chúng có những giới hạn nhất định. Tuyên bố chiến tranh hoặc đặt ra các loại thuế mới không thể được thực hiện bằng các sắc lệnh hành pháp. Ngoài ra, chúng có thể bị đảo ngược nếu Quốc hội ban hành một luật mới, hoặc có ai đó thách thức chúng tại tòa án, mặc dù khả năng này rất mong manh. Và tất nhiên, chúng có thể bị đảo ngược bởi tổng thống tiếp theo.
Tại sao chúng tồn tại?
Chúng có nguồn gốc từ hiến pháp Hoa Kỳ, trong đó nói rằng quyền hành pháp thuộc về tổng thống. Chúng thường được sử dụng để qua mặt một Quốc hội thù địch. Chúng không lâu dài như luật pháp, nhưng đôi khi chúng cần thiết.
Bryan Cranston, giảng viên chính trị Hoa Kỳ tại Đại học Swinburne, cho biết trong khi Quốc hội đưa ra luật, hành pháp, cụ thể là tổng thống thực hiện chúng và có thể sử dụng những sắc lệnh hành pháp này để thúc đẩy chương trình nghị sự của họ.
“Mọi tổng thống đều làm điều đó”, Cranston nói.
“Các vị tổng thống được trao một mức độ hợp lý trong cách họ giải thích luật”.
“Sau đó, nếu Quốc hội không thích những điều ông ấy đã làm, thì Quốc hội sẽ quay lại và thông qua luật mới để kiềm chế một số yếu tố”.
Tại sao Joe Biden lại ký nhiều lệnh điều hành như vậy?
Đảng Dân chủ hiện có quyền kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện, nhưng quyền lực của họ vẫn chưa được bảo đảm.
Ông Cranston nói: “Sự kiểm soát của đảng Dân Chủ Thượng viện là rất mỏng manh, sự kiểm soát của Hạ viện cũng hơi mong manh. Trong tất cả những lần họ nắm được Hạ viện, đây là lần đầu tiên họ chiếm được một đa số ít nhất”.
“Chỉ cần một thượng nghị sĩ đảng Dân chủ duy nhất bỏ phiếu chống lại luật là dẫn đến thất bại”.
“Có một số thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ đang ở trên đỉnh cao đó, chẳng hạn như Joe Manchin từ Tây Virginia. Tôi luôn nghĩ trong lòng rằng một lúc nào đó anh ta có thể chuyển đảng, trở thành một đảng viên Cộng hòa”.
Thành ra ông Biden đang cố gắng tung ra càng nhiều càng tốt các sắc lệnh hành pháp, đặc biệt là các sắc lệnh liên quan đến phá thai mà ông đã hứa với các tổ chức phò phá thai, là những người đã chi ra các khoản tiền khổng lồ cho ông tranh cử.
Source:ABC News Australia
Đời sống Giáo hội tại Ý đã không có nhiều thay đổi kể từ khi làn sóng COVID-19 thứ hai xảy ra vào mùa thu. Tuy nhiên, các giám mục Ý đã thực hiện một vài điều chỉnh nhỏ trong các Thánh lễ.
Những thay đổi này được Hội đồng Giám mục Ý, gọi tắt là CEI, công bố hôm thứ Tư sau phiên khoáng đại trực tuyến ngày 26 tháng Giêng và sẽ có hiệu lực vào ngày 14 tháng Hai, một ngày mà phần lớn thế giới kỷ niệm Ngày lễ tình nhân.
Các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự đã bị đình chỉ trong thời gian 3 tháng đóng cửa ở Ý khi coronavirus tấn công lần đầu tiên vào mùa xuân năm ngoái.
Sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ, các nhà thờ được phép dâng thánh lễ trở lại, miễn là tuân thủ các quy tắc nhất định, bao gồm không có nước thánh, không trao bình an bằng cách bắt tay, ôm hoặc hôn lên má, và với điều kiện là những người tham dự Thánh lễ phải giữ khoảng cách xã hội, sử dụng khẩu trang và nước rửa tay, và rước lễ trên tay, mà không tiếp xúc với các ngón tay của linh mục trao Mình Thánh Chúa.
Trong hầu hết các trường hợp, cử chỉ trao bình an trong Thánh lễ đã bị bỏ qua hoàn toàn. Tuy nhiên, tại một số giáo xứ, các tín hữu được mời thực hiện những cử chỉ như vẫy tay hoặc gật đầu.
Ở nhiều nơi trên thế giới, một cú thúc cùi chỏ đã trở thành một điều bình thường khi chào hỏi ai đó, vì bắt tay đã bị cấm hoặc bị khiển trách nghiêm trọng do các yêu cầu về khoảng cách xã hội, kể cả trong Thánh lễ.
Trong tuyên bố của các ngài, Hội Đồng Giám Mục Ý nói rằng chưa có mốc thời gian rõ ràng về thời điểm Thánh lễ có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, các ngài khuyến khích việc lặp lại các cử chỉ trao bình an, nhưng khẳng định rằng bất cứ điều gì liên quan đến đụng chạm thể chất - bao gồm cả cú thúc cùi chỏ - đều không được phép.
“Trong bối cảnh phụng vụ, hoàn toàn không thích hợp để thay thế việc bắt tay hoặc ôm bằng một cái thúc cùi chỏ. Thành ra, trong thời điểm này, việc nhìn vào mắt nhau và chúc nhau món quà bình an bằng một cái cúi đầu đơn giản có thể đầy đủ và ý nghĩa hơn”, các giám mục nói.
Khi linh mục nói với các tín hữu “anh chị em hãy chúc bình an cho nhau” trong Thánh lễ, “việc quay mắt lại để gặp gỡ ánh mắt của những người lân cận và cúi đầu chào đáp có thể diễn tả một cách hùng hồn, tự tin và nhạy cảm việc tìm kiếm khuôn mặt của tha nhân, để chào đón và trao đổi ân sủng bình an, là nền tảng của mọi tình huynh đệ”.
Tử vong tại Ý, tính đến ngày thứ Sáu 29 tháng Giêng, đã lên đến 87,858 người, trong số 2,529,070 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ của ngày thứ Sáu, Ý đã ghi nhận 14,361 trường hợp mới nhiễm coronavirus và 492 trường hợp tử vong vì coronavirus. Điều này báo hiệu rằng mặc dù khoảng 1.5 triệu người đã được tiêm phòng nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi đại dịch kết thúc.
Source:Crux
Một vị Hồng Y trong giáo triều Rôma đã bày tỏ sự “kinh ngạc” trước tuyên bố của một nhóm các nhà thần học Tin lành và Công Giáo ở Đức.
Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hiệp nhất Kitô Giáo, đã đưa ra nhận xét đáp lại tuyên bố của Nhóm Nghiên cứu Đại kết gồm các nhà Thần học Tin lành và Công Giáo, được biết đến với tên viết tắt tiếng Đức là ÖAK.
ÖAK đã công bố tuyên bố dài 26 trang vào ngày 24 tháng Giêng để đáp lại đánh giá quan trọng của Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, gọi tắt là CDF, về đề xuất của nhóm liên quan đến “lòng hiếu khách có đi có lại trong bí tích Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.
Đức Hồng Y Kurt Koch nói với CNA Deutsch, đối tác tin tức bằng tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng ngài đã ngạc nhiên tột cùng trước giọng điệu và cách lựa chọn từ ngữ trong tuyên bố, cũng như nội dung và thời điểm của nó.
Vị Hồng Y người Thụy Sĩ cũng đặt câu hỏi liệu các tác giả trong bản tuyên bố này có chân thành kêu gọi thảo luận thêm với Rôma hay không.
“Sau hơn 20 trang đã được dành để phản bác rằng, trên thực tế, không có yêu cầu nào của Bộ Giáo lý Đức tin về tài liệu của ÖAK là chính đáng, người ta tự hỏi mức độ nghiêm túc mà các tác giả bản tuyên bố này bày tỏ sự sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận sâu hơn thực sự có ý nghĩa hay không”, ngài nói.
CDF đã nêu quan ngại vào tháng 9 năm ngoái về một tài liệu năm 2019 do ÖAK soạn thảo có tựa đề “Cùng nhau nơi Bàn tiệc của Chúa”, dự kiến một “chia sẻ Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.
Trong một lá thư gửi cho Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, CDF nói rằng đề xuất này không phù hợp với sự hiểu biết của người Công Giáo về Giáo hội, Thánh Thể và bí tích Truyền chức thánh.
CDF nhấn mạnh rằng những khác biệt đáng kể vẫn còn giữa những người Tin lành và Công Giáo về Bí tích Thánh Thể và chức tư tế.
Tài liệu của CDF vạch rõ rằng: “Những khác biệt về tín lý vẫn còn rất quan trọng đến mức những khác biệt này đang loại trừ khả năng tham gia đối ứng trong Bữa Tiệc Ly của Chúa và Thánh Thể”.
CDF gợi ý rằng văn bản ÖAK nên truyền cảm hứng cho các cuộc thảo luận thần học hơn nữa, nhưng cảnh báo trước bất kỳ bước nào hướng tới sự hiệp thông giữa người Công Giáo và các thành viên của Giáo hội Tin lành ở Đức (EKD), một tổ chức đại diện cho 20 nhóm Tin lành.
CDF đã cảnh cáo nghiêm khắc về những hệ lụy tức khắc của sự hiệp thông Thánh thể giữa Công Giáo và Tin lành, và chỉ ra rằng:
“Việc Giáo Hội Công Giáo mở ra mối tương giao bữa tiệc Thánh Thể với các giáo hội Tin lành thành viên của EKD trong tình trạng thảo luận thần học hiện nay nhất thiết sẽ mở ra những rạn nứt mới trong cuộc đối thoại đại kết với các Giáo hội Chính thống, không chỉ ở Đức mà thôi”.
Đức Hồng Y Koch nói với CNA Deutsch rằng ngài đã hết sức ngạc nhiên trước nội dung tuyên bố mới của ÖAK.
“Trong đó, cũng như trong tài liệu gốc, chắc chắn có nhiều nhận định tốt, tuy nhiên, chúng vẫn còn trong lĩnh vực hoàn toàn là những suy tư và không được liên kết trở lại thực tại giáo hội cụ thể”, ngài nói.
“Nếu chúng được dựa trên thực tế cụ thể này, nhiều tuyên bố, được trình bày như một sự đồng thuận, chắc chắn sẽ bị đặt thành vấn đề. Thực tế là nền tảng này đã không xảy ra ở một diện rộng càng làm người ta kinh ngạc hơn nữa vì ÖAK cứ liên tục đề cao tính ưu việt của thực hành, trong khi phần lớn trong bản tuyên bố đã bỏ qua theo điều đó”.
CNA Deutsch trước đây đã báo cáo rằng ÖAK đã thông qua tài liệu hiệp thông Thánh thể dưới sự đồng chủ tịch của Giám Mục Bätzing và Martin Hein, Giám mục Lutheran đã nghỉ hưu.
ÖAK được thành lập vào năm 1946 để tăng cường mối quan hệ đại kết. Nó độc lập với cả hội đồng giám mục Công Giáo Đức và EKD, nhưng thông báo cho cả hai cơ quan về những suy tư của nó.
Đức Hồng Y Koch đưa ra câu hỏi về thời gian phát hành bản tuyên bố, là ngày 21 tháng 12.
“Bộ Giáo lý Đức tin đã gửi thư tới chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức. Do đó, chúng tôi mong đợi câu trả lời từ ở Rome chúng tôi đang mong đợi câu trả lời của ngài”.
Đức Hồng Y Koch nói rằng, theo hiểu biết tốt nhất của ngài, Giám Mục Bätzing đã yêu cầu ÖAK đưa ra một tuyên bố để giúp ông hình thành phản ứng của mình với CDF.
“Tại sao tuyên bố của các nhà lãnh đạo của ÖAK được công bố giữa các cuộc họp của ủy ban đại kết và ủy ban đức tin và trước cuộc họp toàn thể của hội đồng giám mục Đức là điều tôi không hiểu”, ngài nhận xét.
“Dẫu sao, thời điểm công bố đặt ra rất nhiều câu hỏi”.
Source:Catholic News Agency
Lúc 5 giờ 30 chiều ngày thứ Ba 2 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ Đức Mẹ Dâng Chúa vào Đền Thánh, kỷ niệm Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới lần thứ 25 bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đây là ngày kỷ niệm đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết định vào năm 1997.
Trong thông điệp Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới lần thứ nhất, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II giải thích rằng ngày này có ba mục đích:
Trước hết, đó là cơ hội để chúng ta ngợi khen Chúa một cách trang trọng và cám tạ Ngài vì hồng ân lớn lao của cuộc sống thánh hiến đã và đang làm phong phú cũng như linh hoạt các cộng đoàn Kitô với vô số đặc sủng và các hoa trái của rất nhiều cuộc sống hoàn toàn được tận hiến cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
Thứ hai, ngày này nhằm mục đích quảng bá các kiến thức về đời sống tận hiến và lòng yêu mến cuộc sống thánh hiến trong toàn thể dân Chúa.
Lý do thứ ba liên quan trực tiếp đến những người tận hiến. Các vị được mời gọi cử hành cùng nhau một cách long trọng những điều kỳ diệu mà Chúa đã thực hiện trong họ, khám phá ra những tia sáng từ tôn nhan Thiên Chúa đang dõi chiếu đường đời của họ và có một ý thức sinh động hơn về sứ mệnh không thể thay thế của họ trong Giáo Hội và trên thế giới. Trong một thế giới thường bị kích động và mất tập trung, những người tận hiến cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến để trở lại nguồn mạch ơn gọi của họ, và để tái khẳng định cam kết hiến dâng cuộc sống cho Chúa.
Theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong năm Phụng Vụ, không có ngày lễ nào thích hợp hơn để cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới cho bằng ngày Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh. Ngài nhận xét rằng “Việc dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh là một biểu tượng hùng hồn cho sự hiến dâng trọn vẹn cuộc sống của tất cả những ai được kêu gọi để trình bày trong Giáo Hội và trước thế giới các nét đặc trưng của Chúa Giêsu – đó là trong sạch, khó nghèo và vâng phục.”
Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ, có Đức Hồng Y João Aviz de Braz, người Ba Tây, Tổng Trưởng Bộ các Dòng Tu, Đức Tổng Giám Mục Tổng thư ký José Rodríguez Carballo, các chức sắc của Bộ này, một số các cha Bề trên Tổng quyền, và các linh mục dòng, cùng sự hiện diện của một số nhỏ các tu sĩ nam nữ và giáo dân vì hoàn cảnh đại dịch coronavirus.
Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm phép nến và một cuộc rước tiến lên bàn thờ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Sự kiên nhẫn của Simeon. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn sự kiên nhẫn của vị bô lão đó. Cả đời ông, ông đã chờ đợi, thực thi sự kiên nhẫn của con tim. Trong lời cầu nguyện của mình, ông Simeon đã học được rằng Thiên Chúa không đến trong những sự kiện bất thường, nhưng hoạt động giữa sự đơn điệu nhàm chán trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong nhịp điệu thường xuyên buồn tẻ của các hoạt động của chúng ta, trong những điều nhỏ nhặt mà chúng ta đạt được với sự bền đỗ và khiêm tốn, trong nỗ lực của chúng ta để làm theo thánh ý Ngài. Khi kiên trì nhẫn nại như thế, ông Simeon đã không mệt mỏi theo thời gian. Giờ đây ông đã là một ông già, nhưng ngọn lửa nhiệt tình vẫn cháy sáng trong tim ông. Trong cuộc đời dài đằng đẵng của mình, chắc chắn đã có lúc ông bị tổn thương, bị thất vọng, nhưng ông không mất hy vọng. Ông Simeon đã tin tưởng vào lời hứa, và không để bản thân bị tiêu hao bởi sự hối tiếc về những khoảng thời gian đã qua hoặc cảm giác thất vọng có thể đến khi chúng ta đến gần buổi hoàng hôn của cuộc đời mình. Niềm hy vọng và sự trông đợi của ông được thể hiện qua sự kiên nhẫn hàng ngày của một người đàn ông, bất chấp mọi thứ, vẫn luôn tỉnh thức, cho đến khi “chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ” mà Chúa đã hứa (x. Lc 2,30).
Tôi tự hỏi mình: Simeon học được sự kiên nhẫn như vậy ở đâu? Tôi nghĩ rằng nó được sinh ra từ sự cầu nguyện và lịch sử dân tộc của ông, vốn luôn thấy nơi Chúa “một Thiên Chúa nhân hậu và nhân từ, chậm bất bình và dư dật tình yêu kiên vững và trung tín” (Xh 34: 6). Ông nhận ra Chúa Cha, Đấng, ngay cả khi đối mặt với sự từ khước và bất trung, không bao giờ từ bỏ, nhưng vẫn “kiên nhẫn hết năm này sang năm khác” (xem Nkm 9:30), để không ngừng trao ra khả năng hoán cải.
Vì thế, sự kiên nhẫn của Simeon là tấm gương phản chiếu sự kiên nhẫn của chính Thiên Chúa. Từ lời cầu nguyện và lịch sử dân tộc mình, Simeon đã học được rằng Thiên Chúa thực sự kiên nhẫn. Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng với sự kiên nhẫn đó, Ngài “dẫn chúng ta đến sự ăn năn” (Rm 2: 4). Tôi thích nghĩ đến Romano Guardini, người đã từng nhận xét rằng kiên nhẫn là cách Chúa đáp lại sự yếu đuối của chúng ta và cho chúng ta thời gian cần thiết để hoán cải (xem Glaubenserkenntnis, Würzburg, 1949, 28). Hơn ai hết, Đấng Mêsia, là Chúa Giêsu, là Đấng mà ông Simeon ôm trong tay, cho chúng ta thấy sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, là Cha nhân từ, Đấng luôn kêu gọi chúng ta, cho đến giờ cuối cùng của chúng ta. Thiên Chúa, Đấng không đòi hỏi sự hoàn hảo, nhưng đòi chúng ta phải có lòng nhiệt thành, là Đấng mở ra những khả năng mới khi tất cả dường như mất. Ngài là Đấng muốn mở ra một đột phá trong trái tim chai cứng của chúng ta. Ngài là Đấng để cho hạt giống tốt mọc lên mà không cần nhổ hết cỏ lùng. Đây là lý do cho hy vọng của chúng ta: đó là Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi chờ đợi chúng ta. Khi chúng ta quay đi, Ngài đến tìm chúng ta; khi chúng ta ngã quỵ, Ngài nâng chúng ta lên; khi chúng ta quay trở lại với Ngài sau khi lầm đường lạc lối, Ngài chờ đợi chúng ta với vòng tay rộng mở. Tình yêu của Ngài không áp lực chúng ta theo não trạng tính toán của con người, nhưng hào phóng ban cho chúng ta can đảm để bắt đầu lại. Điều này dạy cho chúng ta tính kiên cường, và lòng can đảm để luôn có thể bắt đầu lại mỗi ngày. Hãy luôn luôn bắt đầu lại sau khi chúng ta vấp ngã vì Chúa luôn kiên nhẫn.
Chúng ta hãy nhìn vào sự kiên nhẫn của chính mình. Chúng ta hãy nhìn vào sự kiên nhẫn của Thiên Chúa và sự kiên nhẫn của ông Simeon khi chúng ta xem xét đời sống thánh hiến của chính mình. Chúng ta có thể tự hỏi sự kiên nhẫn thực sự liên quan đến điều gì. Chắc chắn nó không chỉ đơn giản là chịu đựng khó khăn hay thể hiện sự kiên định khi đối mặt với gian truân. Kiên nhẫn không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà là sức mạnh của tinh thần giúp chúng ta “mang gánh nặng”, chịu đựng, gánh vác sức nặng của các vấn đề cá nhân và cộng đồng, chấp nhận những người có ý kiến khác với mình, kiên trì hướng thiện khi tất cả dường như đã mất, và để tiếp tục tiến lên ngay cả khi bị đè nặng bởi mệt mỏi và bơ phờ.
Hãy để tôi chỉ ra ba “khung cảnh” mà sự kiên nhẫn có thể trở nên cụ thể.
Đầu tiên là cuộc sống cá nhân của chúng ta. Đã có lúc chúng ta đáp lại lời mời gọi của Chúa, và với lòng nhiệt thành và quảng đại hiến dâng mạng sống của mình cho Người. Trên đường đi, cùng với những lời an ủi, chúng ta đã có những chia sẻ về những thất vọng và chán nản. Đôi khi, công việc khó khăn của chúng ta không đạt được kết quả như mong muốn, những hạt giống chúng ta gieo dường như không kết trái đủ, lòng hăng hái cầu nguyện của chúng ta tàn lụi và chúng ta không phải lúc nào cũng tránh được sự khô cằn tâm linh. Trong cuộc sống của chúng ta với tư cách là những người nam nữ được thánh hiến, có thể xảy ra rằng niềm hy vọng từ từ mất đi do những kỳ vọng không được đáp ứng. Chúng ta phải kiên nhẫn với chính mình và chờ đợi trong hy vọng thời gian và địa điểm của chính Thiên Chúa, vì Ngài luôn trung tín với những lời hứa. Đây là viên đá tảng: Ngài trung tín với những lời hứa của mình. Ghi nhớ điều này có thể giúp chúng ta tìm lại các bước của mình và hồi sinh những ước mơ, thay vì phó mặc cho nỗi buồn và sự chán nản nội tâm. Thưa anh chị em, trong chúng ta, những người nam nữ thánh hiến, nỗi buồn nội tâm là một con sâu, một con sâu ăn thịt chúng ta từ bên trong. Hãy trốn khỏi nỗi buồn nội tâm!
Một khung cảnh thứ hai mà sự kiên nhẫn có thể trở thành cụ thể là đời sống cộng đồng. Tất cả chúng ta đều biết rằng các mối quan hệ của con người không phải lúc nào cũng êm đềm, đặc biệt là khi chúng liên quan đến việc chia sẻ một dự án cuộc sống hoặc một hoạt động tông đồ. Có những lúc xung đột nảy sinh mà không thể lường trước được giải pháp tức thời, và cũng chẳng có những đánh giá nhanh chóng. Thời gian là cần thiết để lùi lại, để gìn giữ hòa bình và chờ đợi một thời điểm tốt hơn ngõ hầu có thể giải quyết các tình huống trong đức ái và sự thật. Chúng ta đừng để cho mình bị xao xuyến trước những cám dỗ. Trong Sách Nhật Tụng, dành cho giờ Kinh Sách ngày mai, có một đoạn văn hay về sự phân định tâm linh của Diodochus thành Photice. Ông nói: “Một vùng biển yên tĩnh cho phép người đánh cá nhìn thấu tận đáy. Không con cá nào có thể trốn ở đó và thoát khỏi tầm mắt của anh ta. Tuy nhiên, vùng biển có bão sẽ trở nên âm u khi bị gió thổi mạnh”. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể phân định rõ ràng, để nhìn thấy sự thật, nếu lòng chúng ta bị kích động và thiếu kiên nhẫn. Không bao giờ. Các cộng đồng của chúng ta cần loại kiên nhẫn với nhau này: là khả năng nâng đỡ, nghĩa là, tự gánh trên vai mình cuộc sống của một trong những anh chị em của chúng ta, bao gồm cả những điểm yếu và thất bại của người ấy, tất cả những điều đó. Chúng ta hãy nhớ rằng Chúa không kêu gọi chúng ta trở thành nghệ sĩ độc tấu - chúng ta biết trong Giáo hội có rất nhiều người - chúng ta không được kêu gọi trở thành nghệ sĩ độc tấu mà là một phần của dàn hợp xướng mà đôi khi có thể bỏ sót một hoặc hai nốt nhạc, nhưng phải luôn cố gắng hát đồng thanh với nhau.
Cuối cùng, khung cảnh thứ ba là mối quan hệ của chúng ta với thế giới. Ông Simeon và bà Anna ấp ủ hy vọng đã được các tiên tri tiên báo, mặc dù nó chậm được ứng nghiệm và phát triển một cách âm thầm giữa sự vô đạo và những tàn phá của thế giới chúng ta. Họ không phàn nàn những điều này sai trái ra sao, nhưng kiên nhẫn tìm kiếm ánh sáng chiếu trong bóng tối của lịch sử. Để tìm kiếm ánh sáng tỏa sáng trong bóng tối của lịch sử; để tìm kiếm ánh sáng chiếu trong bóng tối của chính cộng đồng của chúng ta, chúng ta cũng cần sự kiên nhẫn đó, để không rơi vào cái bẫy của sự phàn nàn ta thán. Một số người là bậc thầy về phàn nàn, tiến sĩ của việc ta thán, họ rất giỏi trong việc phàn nàn! Đừng, anh chị em, phàn nàn giam hãm chúng ta: quá thường chúng ta nghe những điều như “thế giới không còn lắng nghe chúng ta nữa” hoặc “chúng ta không còn ơn gọi nữa, vì vậy chúng ta phải đóng cửa nhà dòng”, hoặc “đây không phải là thời điểm dễ dàng”, “à, đừng nói với tôi!”. Và thế là cuộc song ca phàn nàn bắt đầu. Có thể xảy ra rằng cho dù Thiên Chúa kiên nhẫn vun xới mảnh đất lịch sử và trái tim của chúng ta, chúng ta vẫn tỏ ra thiếu kiên nhẫn và muốn đánh giá mọi thứ ngay lập tức: bây giờ hoặc không bao giờ, bây giờ, bây giờ, bây giờ. Bằng cách này, chúng ta đánh mất đức tính “nhỏ bé” nhưng cao đẹp nhất là hy vọng. Tôi đã thấy nhiều người nam nữ thánh hiến mất hy vọng, chỉ đơn giản là do thiếu kiên nhẫn.
Sự kiên nhẫn giúp chúng ta có lòng thương xót trong cách chúng ta nhìn nhận bản thân, cộng đồng và thế giới của chúng ta. Trong cuộc sống của chính mình, chúng ta có đón nhận sự kiên nhẫn của Chúa Thánh Thần không? Trong cộng đồng của mình, chúng ta có chịu đựng lẫn nhau và làm rạng rỡ niềm vui của đời sống huynh đệ không? Trên thế giới, chúng ta có kiên nhẫn cung cấp sự phục vụ của mình hay đưa ra những phán xét khắc nghiệt? Đây là những thách đố thực sự đối với đời sống thánh hiến của chúng ta: chúng ta không thể cứ mãi mắc kẹt trong hoài niệm về quá khứ hoặc đơn giản là cứ lặp đi lặp lại những điều cũ kỹ hay những lời phàn nàn hàng ngày. Chúng ta cần kiên nhẫn và can đảm để tiếp tục thăng tiến, khám phá những con đường mới và đáp lại sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Và làm như vậy với sự khiêm tốn và giản dị, không cần phải tuyên truyền hay quảng cáo rầm rộ.
Chúng ta hãy chiêm ngưỡng sự kiên nhẫn của Thiên Chúa và cầu xin sự kiên nhẫn đáng tin cậy của ông Simeon và bà Anna. Bằng cách này, xin cho đôi mắt của chúng ta cũng có thể nhìn thấy ánh sáng của ơn cứu rỗi và mang ánh sáng đó đến với toàn thế giới, giống như hai người cao niên này đã làm trong bài tụng ca của họ.
Source:Holy See Press Office
Ngày 2 tháng Hai, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố Sắc lệnh về việc cử hành chung lễ ba Thánh Mátta, Maria và Lagiarô trong lịch Phụng Vụ.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Sắc lệnh về việc cử hành chung lễ ba Thánh Mátta, Maria và Lagiarô trong Lịch Rôma chung
Trong ngôi nhà ở Bethany, Chúa Giêsu đã trải nghiệm tình gia đình và tình bạn với Mátta, Maria và Lagiarô, và vì lý do này, Phúc âm Thánh Gioan nói rằng Ngài yêu mến họ. Mátta quảng đại tiếp đón ngài, Maria chăm chú lắng nghe lời Ngài và Lagiarô nhanh chóng bước ra khỏi mồ theo lệnh của Đấng đã làm nhục cái chết.
Truyền thống của Giáo hội Latinh không chắc chắn về danh tính của [ba người phụ nữ cùng có tên] Maria – bà Maria Mađalêna mà Chúa Kitô đã hiện ra sau khi Ngài sống lại, Maria em gái của Mátta, và bà Maria là một người tội lỗi đã được Chúa tha thứ - nên đã quyết định dành ngày ngày 29 tháng 7 kính riêng Mátta trong Lịch Rôma. Nhưng nghi vấn này đã được giải quyết trong các nghiên cứu gần đây, như được chứng thực bởi Tử đạo thư Rôma, trong đó kính nhớ Maria và Lagiarô vào chung ngày đó. Hơn nữa, trong một số lịch cụ thể, ba chị em đã được nhớ đến cùng một ngày.
Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô, sau khi xem xét chứng tá Phúc âm quan trọng mà họ đã đưa ra khi chào đón Chúa Giêsu vào nhà mình, và chăm chú lắng nghe Ngài, với niềm tin rằng Ngài là sự sống lại và là sự sống, đã chấp nhận đề nghị của Bộ này, và ra quyết định rằng ngày 29 tháng 7 được chỉ định trong Lịch Rôma chung là Lễ Nhớ các Thánh Mátta, Maria và Lagiarô.
Do đó, Lễ Nhớ phải xuất hiện dưới tiêu đề này trong tất cả các Lịch và Sách Phụng vụ dành cho việc cử hành Thánh lễ và các Giờ kinh Phụng vụ; các biến thể và bổ sung sẽ được đưa vào các bản văn phụng vụ, kèm theo sắc lệnh này, phải được dịch, chấp thuận và, sau khi được xác nhận bởi Bộ này, sẽ được công bố bởi Hội đồng Giám mục.
Sắc lệnh này bãi bỏ bất kể điều gì trái ngược.
Từ Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, ngày 26 tháng Giêng năm 2021, Lễ Nhớ Các Thánh Timothêô và Titô, Giám mục.
+ Đức Hồng Y Robert Sarah
Tổng trưởng
+ Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche
Thư ký
Source:Holy See Press Office
Regis Martin là Giáo sư Thần học và Phó Khoa trưởng tại Trung tâm Veritas về Đạo đức học trong Đời sống Công của Đại học Steubenville (Dòng Phanxicô). Ông có bằng thạc sĩ và tiến sĩ thần học của Giáo hoàng Đại học St. Thomas Aquinas ở Rôma. Martin là tác giả của một số cuốn sách, trong đó có Still Point: Loss, Longing, and Our Search for God (2012) và The Beggar's Banquet (do nhà Emmaus Road xuất bản). Cuốn sách gần đây nhất của ông, cũng được xuất bản bởi Emmaus Road, có tên là Witness to Wonder: The World of Catholic Sacrament. Ông cư ngụ tại Steubenville, Ohio, với vợ và mười người con.
Gần đây, thấy một số Giám Mục Hoa Kỳ phát biểu ý kiến bênh vực việc cho Biden rước lễ dù ông công khai và trơ trẽn chống lại các tín lý cốt lõi của Giáo Hội liên quan đến sự sống con người, Martin viết một bài trên tạp chí Crisis, khuyên các ngài, đặc biệt Hồng Y Tổng Giám Mục Gregory Wilton, hãy bắt chước Đấng Đáng Kính Fulton Sheen, nhấc máy điện thoại gọi cho Biden: “Phải Tổng Thống không? Tôi cần nói chuyện với ông. Về linh hồn ông” (nguyên văn xem tại https://www.crisismagazine.com/2021/when-salvation-is-a-phone-call-away).
Chắc hẳn ít ai từng được nghe nói về Heywood Broun, nhưng ông ta từng là một nhà báo nổi tiếng và là một người viết chuyên mục có nhiều nối kết trên báo chí. Việc ông viết về thế giới khá có tính nghi hoặc, nhất là khi viết về chủ đề tôn giáo có tổ chức, điều mà ông khá coi thường. Nhưng ai ai cũng nghe nói về Fulton Sheen, nhà truyền giảng tin mừng trên truyền hình đầu tiên và nổi tiếng nhất thế giới, người mà việc xếp hạng trên truyền hình gần bằng với Milton Berle và Frank Sinatra. Berle từng nói: “Nếu tôi sắp sửa bị bất cứ ai đó hất khỏi việc đứng đầu bảng, thì tốt hơn tôi nên thua Đấng mà Giám Mục Sheen đang nói về”.
Ngoài hàng chục cuốn sách, khóa tĩnh tâm và tất nhiên, vô số chương trình truyền hình, Sheen còn nổi tiếng là một người sản xuất ra người trở lại, trong số những cuộc chinh phục này, người ta thấy những người nổi tiếng như nhà viết kịch Clare Booth Luce, nhà kỹ nghệ Henry Ford II, nghệ sĩ violon và nhà soạn nhạc Fritz Kreisler. Nhưng có lẽ hạt khó đập bể nhất là Heywood Broun, người mà người ta khó tìm thấy bất cứ điều gì xa xôi liên hệ tới tôn giáo. Một ngày nọ, Sheen đơn giản gọi cho ông ta và nói rằng ngài muốn gặp ông ta. "Về điều gì?" Broun hỏi, một cách cộc cằn thường lệ. Sheen trả lời “về linh hồn của ông”.
Một cuộc họp sau đó đã được sắp xếp và kỳ lạ là chỉ trong vài phút, Broun đã thổ lộ toàn bộ cuộc sống của mình, tiết lộ bí mật sâu xa nhất, đen tối nhất: "Tôi không muốn chết trong tội lỗi của tôi". Tất nhiên, điều làm cho vấn đề này trở nên khẩn cấp một cách đặc biệt là việc ông không còn sống được bao lâu nữa. Vì vậy, đâm thẳng vào cuộc đua và sau một hoặc hai phiên gặp gỡ, Sheen đã nhận ông vào Giáo Hội Công Giáo - Giáo hội “duy nhất”, như Lenny Bruce, một người hoài nghi khác, đã nói nhiều năm sau đó. Trong vòng vài tháng Broun qua đời, và Cha Sheen nhận thuyết giảng trong Tang Lễ của ông, diễn ra tại Nhà thờ Chính tòa Saint Patrick vào tháng 12 năm 1939. Đúng 40 năm cùng tháng sau đó, chính Sheen cũng sẽ đối diện với cùng một lệnh triệu hồi.
Khi nghĩ về việc trở lại của Broun, điều quan trọng là chúng ta không nên quên sự kiện này: Sheen tự cảm thấy một điều rất cấp bách là phải vươn tay ra, phải nối vòng tay lớn, phải cố gắng giành lấy linh hồn của người đàn ông này cho Thiên Chúa. Dĩ nhiên, sứ mệnh của ngài trực tiếp phát xuất từ Chúa Kitô, Đấng mà ngài đã hiến dâng cả cuộc đời và việc phục vụ trong chức linh mục của mình. Ngài từng đặt câu hỏi “Nếu Chúa Giêsu Kitô khao khát các linh hồn, há một Kitô hữu lại không khao khát hay sao? Nếu Ngài đến để đốt lửa lên trái đất, há một Kitô hữu lại không nhóm lửa lên hay sao?”
Đó gần như là người không có đầu óc, phải không? Há đó chẳng phải là bản mô tả việc làm của mọi Kitô hữu hay sao? Chắc chắn đó là mô tả đối với các linh mục và giám mục. Ai trong số các vị lại không muốn rời khỏi thế giới này sau khi gửi được một số lượng lớn tới thiên quốc trước hết? Thật vậy, để được đọc điếu văn bằng những từ ngữ rất giống những lời lẽ mà Thánh Gioan Kim Khẩu đã nói trong ngày lễ kính cuộc tử đạo của Thánh Inhaxiô thành Antiôkia — rằng đây là “một linh hồn sôi sục tình yêu (eros) thần thánh”? Liệu có cách nào khác, đáng tin cậy hơn để làm chứng cho ơn được thụ phong linh mục hay không? Còn có gì khác để thắp lửa cho trí tưởng tượng và việc làm của một linh mục và một giám mục, nếu không phải là cứu các linh hồn? Sheen vốn nói: “Trừ phi các linh hồn được cứu, không có gì được cứu cả”.
Các vị chắc chắn không được chọn vì các nhiệm vụ hành chính hoặc quản trị.
Hoặc để trao đổi các vui đùa trống rỗng về đồ uống với các chính trị gia quyền thế.
Do đó, có phải là quá đáng hay không khi yêu cầu một hoặc hai vị trong số các vị nên bắt đầu với Joe Biden? Ngoài việc là tổng thống của các vị, ông ta còn là anh em của các vị trong Chúa Kitô, kẻ đang đứng trước nguy cơ mất linh hồn vì việc bác bỏ - một cách cả ương ngạnh lẫn lâu dài - bảo vệ sự sống nhân bản vô tội, chưa sinh. Há Joe Biden không có số điện thoại để các vị có thể dùng gọi cho ông ấy hay sao? Ai biết được, có lẽ bắt gặp ông ta ngay trong lần tới khi anh ta vội vàng xuất hiện trong Thánh lễ?
"Tổng thống phải không? Tôi cần nói chuyện với ông. Về linh hồn của ông".
Liệu điều đó có sớm xảy ra không, qúy vị nghĩ sao? Câu trả lời nếu không — thì điều này sẽ cho qúy vị biết mọi điều cần biết về tình trạng của Giáo hội ở đất nước này; về mức độ lãnh đạo tiên tri của giám mục đoàn.
Chẳng hạn, Đức Hồng Y-Tổng Giám mục của Washington, D.C. sẽ phải trả giá nào để thực hiện cú điện thoại đó? Để lên lịch trình cho một cuộc gặp mặt trong đó ngài, người trưởng chăn chiên — dù sao họ cũng sống trong cùng một khu phố — ngồi xuống với một thành viên trong đoàn chiên của ngài, người đã lạc lối và cố gắng đưa ông ta trở lại mối liên hệ đúng đắn với Thiên Chúa Toàn năng? Có thể một giờ trong ngày của ngài, để (như người ta thường nói trong các giới công bằng xã hội) nói lên sự thật trước quyền lực? Và không chỉ để cứu linh hồn ông ta, là điều vốn vô cùng quý giá, nhưng còn để chấm dứt một vụ tai tiếng đang ngày càng trầm trọng hơn.
Nếu ngài thành công, việc này, ngoài việc trở lại của Joe Biden, còn đẩy nhanh ngày những em nhỏ được an toàn trong bụng mẹ. Và, xin Chúa đừng để xẩy ra, nếu ngài thất bại, thì Đức Hồng Y-Tổng Giám Mục mất gì? Chắc chắn không phải linh hồn của ngài, linh hồn mà Thiên Chúa chắc chắn sẽ chúc phúc vì đã làm tất cả những gì bất cứ mục tử tốt lành nào nên làm; tức là, chu toàn việc làm quan trọng nhất mà ngài đã được giao phó.
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ Chúa dâng mình vào đền thánh, được coi là Ngày Thế giới về Đời sống Thánh hiến. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ nam nữ hãy kiên tâm và can đảm thăng tiến, khám phá những con đường mới, và đáp lại ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần.
(Tin Vatican)
Trong lễ dâng Chúa vào đền thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào lời của ông Simeon nói về “nỗi chờ mong ơn cứu độ của Israel” (Lc 2,25).
Đức Thánh Cha giải thích rằng ông Simeon, đã nhận ra Hài Nhi Giêsu là “ánh sáng soi chiếu cho muôn dân:” Ông là một người lão thành, đã kiên nhẫn chờ đợi sự hiện thực lời hứa của Chúa.
Sự kiên tâm của ông Simeon
“Chúng ta hãy chiêm ngưỡng sự kiên tâm của ông Simeon,” Đức Thánh Cha nói, “Trong suốt cuộc đời, ông đã chờ đợi, trong sự kiên tâm của tâm hồn.” ĐTC lưu ý rằng “Ông Simeon đã ý thức được rằng Chúa không đến trong những sự bất thường, nhưng Ngài hoạt động giữa những đơn điệu của cuộc sống thường ngày của chúng ta, trong những nhịp điệu thường xuyên bình lặng của các sinh hoạt của chúng ta, trong những cái nhỏ nhặt tầm thường, qua những việc làm kiên trì và âm thầm, chúng ta cố gắng thể hiện theo ý Chúa.”
ĐTC nói tiếp, Ông Simeon đã không nản chán dù trong quãng đời dài của ông chắc chắn đã có những lúc đau thương và khó khăn, nhưng ông không hề thất vọng: “ngọn lửa vẫn cháy sáng trong tim ông”.
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: Bằng niềm tin sắt son vào lời hứa của Chúa, ông đã không để mình nản chí thất vọng ngay cả lúc tuổi đời ông đã xế chiều cạn kiệt!
“Niềm hy vọng và sự kỳ vọng của ông được thể hiện qua sự kiên tâm hàng ngày, đợi chờ cho đến phút cuối “mắt ông ấy đã nhìn thấy ơn cứu độ đã được hứa ban”.
Một tấm gương phản ánh sự kiên tâm của chính Thiên Chúa
Đức Thánh Cha tiếp tục nhận xét rằng sự kiên tâm của ông Simeon là tấm gương phản chiếu sự kiên nhẫn của chính Thiên Chúa. Thật vậy, từ lời cầu nguyện và lịch sử dân tộc của mình, ông Simeon đã học được cách nhìn thấy nơi Chúa “một Thiên Chúa từ nhân và đôn hậu, chậm bất bình và dồi dào tình yêu thương và lòng thành tín”.
ĐTC đã suy tư về lá thư của Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Roma, trong đó thánh nhân nói lòng kiên tâm “dẫn chúng ta đến sự ăn năn”, và ĐTC trích dẫn lời của một linh mục, một học giả người Đức, Romano Guardini, người đã từng nhận xét rằng sự kiên nhẫn là cách Thiên Chúa đáp lại sự yếu hèn của chúng ta, Chúa cho chúng ta thời gian để chúng ta hoán cải, Đức Thánh Cha nói “Hơn ai hết, Đấng Mêsia, Chúa Giêsu, Đấng mà ông Simeon đã ôm trong tay, cho chúng ta thấy sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, Cha nhân từ, Đấng luôn mời gọi chúng ta, ngay cả phút giây cuối đời của chúng ta."
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại, Thiên Chúa không đòi hỏi sự hoàn hảo, nhưng Ngài luôn chờ mong một sự trở về ngay cả lúc tưởng chừng chúng ta đã hư đi, với một chờ mong biến đổi của trái tim chai cứng của chúng ta.
Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi chờ đợi chúng ta
“Đây là lý do cho niềm hy vọng của chúng ta: Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi chờ đợi chúng ta,” Đức Thánh Cha thêm rằng “khi chúng ta ngoẳn mặt đi, thì Ngài đến tìm chúng ta; khi chúng ta vấp ngã, thì Ngài nâng chúng ta dậy; khi chúng ta quay trở về với Chúa sau khi lạc đường, Chúa vẫn chờ chúng ta với vòng tay rộng mở. Tình yêu của Chúa không đặt để trên sự cân bằng của những tính toán con người, nhưng trong tình yêu vô điều kiện Thiên Chúa cho chúng ta can đảm để bắt đầu lại. "
Sự kiên tâm của chúng ta
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi những người nam và nữ thánh hiến hãy nhìn vào sự kiên nhẫn của Thiên Chúa và sự kiên tâm của ông Simeon khi họ nhìn lại đời sống tận hiến của chính họ.
ĐTC nói, kiên nhẫn không chỉ đơn giản là chịu đựng khó khăn hay chịu đựng lẫn nhau, “nó không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà là sức mạnh của tinh thần giúp chúng ta có thể “chấp nhận” các vấn đề cá nhân và cộng đoàn, để chấp nhận những khác biệt của nhau, để kiên tâm xây dựng những rạn nứt, vượt thắng những mỏi mệt và thất bại...”
ĐTC đề ra cái mà ngài gọi là ba “nguyên lý” cho sự kiên tâm được hiện thực hóa cách cụ thể:
Cuộc sống cá nhân
Cuộc sống cá nhân của chúng ta, qua đó chúng ta đáp trả lại lời mời gọi của Chúa không phải lúc nào cũng êm thắm vì có những thất vọng, bực bội và cảm giác bất lực.
“Trong cuộc sống của chúng ta với tư cách là những người dâng hiến, có lúc niềm hy vọng bị mai một đi do những kỳ vọng không được đáp ứng. Chúng ta phải kiên nhẫn với chính mình và chờ đợi trong niềm hy vọng vào Thiên Chúa, Đấng luôn thành tín với những lời Chúa hứa. Hãy ghi nhớ điều này hầu giúp chúng ta tìm lại các bước tiến của mình và làm hồi sinh các ước mơ của mình, thay vì chịu đựng trong nỗi buồn chán nản!”
"Các con thân mến," Đức Thánh Cha cho hay, "nỗi buồn nội tâm trong chúng ta, những người thánh hiến, nó giống như một con sâu: một con sâu, gậm nhấm chúng ta từ nội tâm bên trong. Hãy giết chết nỗi buồn đó đi!"
Đời sống cộng đoàn
Đức Thánh Cha nói tiếp, khung cảnh thứ hai mà sự kiên nhẫn có thể thể hiện cụ thể được là đời sống cộng đoàn.
ĐTC cho hay các mối quan hệ con người không phải lúc nào cũng êm đềm, nhất là khi chúng ta cùng nhau làm việc và chia sẻ một dự án trong cuộc sống hoặc trong hoạt động tông đồ: Có những lúc xung đột nảy sinh mà không có giải đáp ngay thì cũng không nên vội vàng phán đoán...
Đức Thánh Cha nói, thời gian cần có để giao hòa và chờ đợi một thời điểm chín mùi để giải quyết các khúc mắc trong đức ái và sự thật, và ĐTC kêu gọi những tu sĩ nam nữ hãy trau dồi lòng kiên nhẫn này: "khả năng hỗ trợ, nghĩa là, tự chia sẻ với nhau cuộc sống của anh chị em chúng ta, bao gồm cả những ưu khuyết điểm của nhau.”
“Chúng ta hãy nhớ rằng Chúa không kêu gọi chúng ta trở thành những nghệ sĩ đơn độc,” và ĐTC thừa nhận có nhiều người như vậy trong Giáo hội, mà ĐTC gọi chúng ta “là một thành phần trong dàn hợp xướng, mà đôi khi, dàn nhạc có thể bỏ lỡ nhịp một hai nốt nhạc, nhưng dàn nhạc vẫn phải cố gắng hát lên hoặc tấu lên những khúc nhạc hay”.
Mối quan hệ của chúng ta với thế giới
Khung cảnh thứ ba được Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả liên quan đến mối quan hệ của chúng ta với thế giới.
Nhớ lại cách ông Simeon và bà Anna ấp ủ niềm hy vọng mà các nhà tiên tri đã loan báo, "mặc dù những lời tiên tri đó dần dần được hoàn thành và phát triển một cách âm thầm giữa những thăng trầm của thế giới chúng ta sinh sống."
ĐTC nói "Ông Simeon và bà Anna đã không phàn nàn về những điều sai trái, nhưng kiên nhẫn tìm kiếm ánh sáng tỏa chiếu trong bóng tối của lịch sử," và ĐTC nhấn mạnh rằng "chúng ta cũng cần sự kiên tâm đó, để không rơi vào những chán chường than trách! "thế giới không còn lắng nghe chúng ta nữa", hoặc "ơn gọi của chúng ta không còn thích hợp nữa", "đây thực sự không phải là một thời điểm dễ dàng gì cả!..."
Sự kiên tâm giúp chúng ta có lòng thương xót
ĐTC Phanxicô kết thúc bài giảng của mình bằng nhìn nhận rằng “sự kiên nhẫn giúp chúng ta có lòng thương xót theo cách chúng ta nhìn vào bản thân, cộng đồng và thế giới của chúng ta.”
Ngài mời gọi những người nam nữ thánh hiến và tất cả các tín hữu đừng bao giờ ngừng đón nhận sự kiên nhẫn của Chúa Thánh Thần, đừng bao giờ ngừng nâng đỡ lẫn nhau và sống niềm vui của đời sống chung huynh đệ, đừng bao giờ thôi phục vụ: “Đây là những thách đố thực sự trong đời sống thánh hiến của các con: các con không thể cứ ngồi đó mà hoài niệm về quá khứ hay đơn giản là cứ lặp đi lặp lại những nếp sống cũ. Chúng ta cần kiên tâm và can đảm tiến lên, khám phá những con đường mới, và đáp lại sự thôi thúc của Chúa Thánh Thần.”
Hãy chấm dứt nói hành nói tỏi nhau, nhưng hãy khích lệ nhau!
Cuối Thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn Đức Hồng Y João Braz de Aviz, Tổng Trưởng Thánh Bộ về Đời sống Thánh hiến và chào thăm tới những người hiện diện.
ĐTC lưu ý rằng trong thời đại dịch này, rất cần sự kiên nhẫn để tiến tới “dâng Chúa cuộc sống của chúng ta”.
Đức Thánh Cha khuyên hãy đừng nói xấu nhau nhưng hãy lạc quan tươi vui: “Hãy biết bông đùa, cho nhau nụ cười giữa những thăng trầm cuộc đời… với một trái tim đôn hậu!”
Đức Thánh Cha kết luận, “Cha cám ơn các con, vì những gì chúng con đã và đang làm cho Giáo hội, cảm ơn những chứng tá của các con. Cảm ơn chúng con vì những nỗ lực vượt thắng những khó khăn, cách chúng con khắc phục những hoàn cảnh thiếu hụt ơn gọi: hãy can đảm lên, Thiên Chúa vĩ đại, Ngài yêu thương chúng ta. Chúng ta hãy vững tâm theo Chúa!”
Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Đời sống Thánh hiến được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thiết lập vào năm 1997. Lễ kỷ niệm này được gắn liền với Lễ dâng Chúa vào đền thánh mùng 2 tháng Hai. Việc cử hành Ngày Thế giới về đời Sống thánh hiến được chuyển sang Chúa nhật tiếp theo để làm nổi bật hồng ân thánh hiến cho toàn thể Giáo hội.
Ảnh của Sr. Huyền Trần (SSpS)
Người ta tiệm rộng phố sang
Tôi đây một túp xuềnh xoàng ngõ sau
(bt)
Những ai tương đối hóa cam kết rõ ràng đối với sự thánh thiêng của cuộc sống mỗi con người dựa trên các sở thích chính trị bằng các thủ đoạn chiến thuật và các hình thái ngụy biện đang công khai chống lại đức tin Công Giáo. Giờ đây, chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden, với quyền lực chính trị, truyền thông và sức mạnh kinh tế tập trung trong tay, đang đi đầu trong một chiến dịch tàn bạo tinh vi nhất trong thời gian 100 năm trở lại đây nhằm triệt hạ Kitô Giáo khỏi văn hóa Tây Phương. Đó là những ý tưởng chính Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Công Giáo Áo Kath.Net.
Nguyên bản tiếng Đức có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Hồng Y Gerhard Müller: Một Giám Mục Công Giáo được phân biệt với các chính trị gia quyền thế và những người vận động cho một ý thức hệ bởi sự tuân phục của ngài đối với Lời Chúa được mặc khải. Ngài sẽ là một môn đệ lầm đường lạc lối nếu ngài tương đối hóa luật luân lý tự nhiên vì lợi ích chính trị của ngài hoặc vì lợi ích của bên này hoặc bên kia. Vì mọi người đều nhận ra những đòi hỏi của [luật luân lý tự nhiên] trong lương tâm của mình trên cơ sở lý trí của họ. Vào thời các thánh tông đồ, khi những nhà cai trị chính trị và tôn giáo muốn cấm các ngài rao giảng giáo huấn của Chúa Kitô bằng cách đe dọa trừng phạt các ngài, các tông đồ trả lời đã trả lời rằng: ‘Chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa hơn là con người’ (Cv 5:29)”
Những ai tương đối hóa cam kết rõ ràng đối với sự thánh thiêng của cuộc sống mỗi con người dựa trên các sở thích chính trị bằng các thủ đoạn chiến thuật và các hình thái ngụy biện đang công khai chống lại đức tin Công Giáo. Công đồng Vatican II và tất cả các giáo hoàng cho đến Đức Phanxicô đã mô tả việc cố ý giết một đứa trẻ trước và sau khi sinh là sự vi phạm nghiêm trọng nhất các điều răn của Thiên Chúa.
Kath.net Đức Tổng Giám Mục Gomez, Chủ tịch USCCB giải thích với Tổng thống Joe Biden trong tuyên bố công khai của ngài rằng: “Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã dạy, chúng tôi không thể im lặng khi gần một triệu sinh mạng ở đất nước chúng ta bị hủy hoại do phá thai”. Giáo Hội dạy thế nào về vấn đề phá thai, thưa Đức Hồng Y?
Đức Hồng Y Gerhard Müller:: “Vì Chúa, là Thiên Chúa là Chúa sự sống, đã trao cho con người nhiệm vụ cao cả là bảo tồn sự sống, và họ phải chu toàn bổn phận ấy cách xứng hợp với con người. Do đó, sự sống ngay từ lúc thụ thai phải được giữ gìn hết sức cẩn thận; phá thai và sát nhi là những tội ác ghê tởm” (Vatican II, Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới Hiện đại Gaudium et Spes, 51).
Kath.net Không chỉ trong ngày nhậm chức mà thôi nhưng nhiều lần tổng thống Joe Biden đã tự xưng là một tín hữu Công Giáo sùng đạo. Nhưng việc tuyên xưng này lại đi kèm với hàng loạt các tuyên bố phò phá thai, mới đây nhất là tuyên bố chính thức của ông ta vào lễ kỷ niệm 38 năm phán quyết Roe kiện Wade trong đó ông ấy nói rằng “Trong bốn năm qua, quyền được phá thai đã bị tấn công cực kỳ nghiêm trọng” và đưa ra lời loan báo rằng “Chúng tôi sẽ lại hỗ trợ lớn, cả về mặt tài chính, cho việc phá thai ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới”. Trong mắt Đức Hồng Y, việc tuyên xưng niềm tin Công Giáo như thế có đáng tin cậy không?
Đức Hồng Y Gerhard Müller: Có những người Công Giáo, từ các giáo dân tốt cho đến những nhân vật cao nhất ở Vatican, là những người bị ảnh hưởng bởi não trạng chống Trump mù quáng, đang chấp nhận hoặc tìm cách hạ thấp mọi thứ hiện đang được dùng để khởi động một chiến dịch chống lại các tín hữu Kitô và tất cả những người có thiện chí ở Hoa Kỳ.
Giờ đây, chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden, với quyền lực chính trị, truyền thông và sức mạnh kinh tế tập trung trong tay, đang đi đầu trong một chiến dịch tàn bạo tinh vi nhất trong thời gian 100 năm trở lại đây nhằm triệt hạ Kitô Giáo khỏi văn hóa Tây Phương
Thực tế là cuộc sống của hàng triệu trẻ em hiện đang trở thành nạn nhân của chiến dịch phá thai được phối hợp toàn cầu dưới cách nói hoa mỹ là ‘quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản’ bằng cách đổ tội cho những khiếm khuyết trong tính cách của Tổng thống Trump”
Một người anh em rất đáng kính đã trách móc tôi không nên giản lược mọi chuyện vào vấn đề phá thai mà thôi. Bởi vì với sự phế truất của Trump rốt cuộc việc lật đổ Trump đã ngăn chặn nguy cơ lớn hơn nhiều rằng kẻ điên khùng này có ngày sẽ nhấn nút hạt nhân”. Nguy cơ ấy không còn nữa. Nhưng tôi tin rằng đạo đức cá nhân và xã hội phải được ưu tiên hơn chính trị. Ranh giới đã bị vượt qua khi niềm tin và đạo đức bị bán đứng cho những tính toán chính trị. Tôi không thể ủng hộ một chính trị gia ủng hộ việc phá thai vì ông ta xây nhà tế bần, và không thể vì những điều tốt đẹp tương đối, mà phải chấp nhận cái ác tuyệt đối.
Kath.net Có những Giám Mục ở Hoa Kỳ nói công khai rằng Biden không hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo vì những tuyên bố và hành động công khai của ông ta liên quan đến phá thai, chẳng hạn như Đức Tổng Giám Mục Denver, Samuel J. Aquila, và Đức Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Philadelphia, là Đức Cha Charles Chaput. Đức Tổng Giám Mục Chaput khẳng định rằng Biden không nên rước lễ vào lúc này. Ngược lại, Đức Hồng Y Wilton D. Gregory, Tổng Giám Mục Washington DC, nói rằng ngài sẽ cho Biden rước lễ bất kể chính sách ủng hộ phá thai nào mà Biden sẽ áp dụng từ Phòng Bầu dục. Thưa Đức Hồng Y, ngài đánh giá thế nào về điều này?
Đức Hồng Y Gerhard Müller: Một ý kiến ngớ ngẩn đã len lỏi, ngay cả trong những người Công Giáo, rằng đức tin chỉ đơn thuần là một vấn đề riêng tư và những điều xấu xa có thể được cho phép, chấp thuận và quảng bá trong cuộc sống công cộng.
Trong hành động thực tế cụ thể, các Kitô hữu trong quốc hội hoặc chính phủ có thể không phải lúc nào cũng thành công trong việc thực thi luật luân lý tự nhiên ở mọi khía cạnh. Nhưng họ không bao giờ được tham gia, dù chủ động hay thụ động, vào cái ác. Ít nhất, họ phải phản đối nó và – trong chừng mực có thể – chống lại nó, ngay cả khi họ bị phân biệt đối xử vì làm như vậy.
Bất cứ ai, với tư cách là một Kitô hữu, có lập trường chống lại khuynh hướng tuyên truyền của truyền thông chính mạch về LGBT, phá thai, hợp pháp hóa sử dụng ma túy, xóa bỏ sự khác biệt giới tính nam nữ, đều bị chỉ trích cay nghiệt là ‘cực hữu’ hoặc thậm chí là ‘Đức quốc xã’, mặc dù chính những người theo chủ nghĩa xã hội với hệ tư tưởng xã hội và sinh học Darwin của họ mới chính là những người mâu thuẫn công khai nhất với hình ảnh con người theo Kitô giáo.
Những người chống lại Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo ra con người theo hình ảnh Ngài và giống Ngài – có nam có nữ - thường dễ dàng tập hợp lại với nhau, cấu kết chống lại những người công chính.
Kath.net Về cơ bản, các Giám Mục Mỹ có thể tin tưởng vào Đức Thánh Cha Phanxicô là ngài sẽ hoàn toàn ủng hộ dấn thân phò sinh của các ngài không, và có thể có những bất đồng ở hàng lãnh đạo cao nhất không trước sự nhạy cảm trong việc đối phó với một tổng thống đương nhiệm?
Đức Hồng Y Gerhard Müller: Đức Thánh Cha không bao giờ bỏ qua những lời rõ ràng nhất chống lại việc phá thai là tội giết người được tính toán trước, nếu không ngài đã bị lạm dụng thậm tệ bởi những người hoan hỉ viện dẫn ngài để đối lập với các giáo huấn trước đó của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Tôi hy vọng rằng sẽ không có ai chấp nhận ý tưởng phá thai và an tử như một sự trả giá cho việc chấp nhận người nhập cư và di cư ở biên giới với Mễ Tây Cơ, và từ đó chấp nhận những tội ác kinh tởm chống lại loài người với “sự im lặng”.
Kath.net Người Công Giáo Hoa Kỳ có thể và có nên chấp nhận quan điểm ủng hộ việc phá thai của tân tổng thống, như một nhượng bộ ngõ hầu có thể “đoàn kết” và “chữa lành vết thương” quốc gia không, thưa Đức Hồng Y?
Đức Hồng Y Gerhard Müller: Hòa giải là ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô. Đối với các Kitô hữu, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, đây cũng phải là tiêu chuẩn cho lời nói và hành động của họ. Nhưng sự chia rẽ ý thức hệ trong xã hội không được khắc phục bằng cách một bên đẩy bên kia đến bờ vực, hình sự hóa và phá hủy họ, để cuối cùng tất cả các định chế từ truyền thông đến các tập đoàn quốc tế chỉ bị chi phối duy nhất bởi những đại diện của ý chí chủ đạo tư bản - xã hội chủ nghĩa.
Ở Hoa Kỳ, như trường hợp hiện nay ở Tây Ban Nha, chắc chắn rằng các trường học Công Giáo, các bệnh viện và các tổ chức phi lợi nhuận khác được tài trợ bởi công quỹ sẽ bị buộc phải thực hiện các hành vi trái đạo đức hoặc bị đóng cửa nếu vi phạm. Giờ đây, trước khi quá muộn, ngay cả những người ngây thơ nhất cũng cần phải nhận ra cuộc nói chuyện về hòa giải trong xã hội có ý nghĩa nghiêm túc hay đó chỉ là một thủ đoạn tuyên truyền.
Đặc biệt những người hô hào về sự hiệp nhất trong xã hội lớn tiếng nhất nên tự vấn lương tâm một cách nghiêm túc về những đóng góp của họ cho sự chia rẽ. Phương châm “Nếu bạn không muốn trở thành anh em với tôi, tôi sẽ đập đầu bạn” không phải là cách đúng đắn để đạt được sự hòa giải và tôn trọng lẫn nhau.
Kath.net Theo Đức Hồng Y, có thể có những phản ứng quyết liệt chống lại chính sách phò phá thai ở các khu vực nói tiếng Đức, như ở Áo, Đức và Thụy Sĩ không?
Đức Hồng Y Gerhard Müller: Sau một thời kỳ dài sống trong các chế độ chuyên chế, chúng ta đã có một truyền thống đáng buồn là có những giáo hội nhà nước trong Công Giáo Pháp, Áo và Bavaria kể từ thế kỷ 18 (tiêu biểu là các chủ thuyết Gallic, Febroni, và Josephin) [Các chủ thuyết này cổ vũ niềm tin cho rằng quyền lực dân sự - thường được đại diện bởi chế độ quân chủ hoặc nhà nước - đối với Giáo Hội Công Giáo tương đương với quyền lực của Đức Giáo Hoàng. Ta vâng phục Đức Giáo Hoàng thế nào thì cũng phải vâng phục các vua, chúa, quan quyền như thế. Đối lập với các thuyết này là thuyết Ultramontanism – Độc tôn Rôma – chỉ vâng phục Đức Giáo Hoàng – chú thích của người dịch]
Giáo Hội không còn được xác định bởi sứ mệnh thiêng liêng của mình là cứu rỗi tất cả loài người, nhưng bằng các việc phục vụ được phép hoạt động trong khuôn khổ công ích, tùy thuộc vào tình trạng của xã hội. Chúng ta chỉ có một cuộc Kulturkampf - đấu tranh văn hóa - chống lại chủ nghĩa chuyên chế của nhà nước Phổ và chống lại các hệ tư tưởng toàn trị, sự phản kháng này được đưa ra nhân danh sứ mệnh cao cả của các giáo sĩ (Pius XI., Thông điệp về các quan tâm cháy bỏng) [Kulturkampf là tiếng Đức, nghĩa là “đấu tranh văn hóa”. Đó là cuộc xung đột diễn ra từ năm 1872 đến năm 1878 giữa triều đình Phổ do Otto von Bismarck lãnh đạo và Giáo Hội Công Giáo do Đức Giáo Hoàng Pius IX lãnh đạo. Xung đột giữa hai bên là quyền kiểm soát hệ thống giáo dục Công Giáo và các bổ nhiệm trong nội bộ Giáo Hội – chú thích của người dịch]
Kể từ đó, mọi người đã công khai phục tùng các mục tiêu của nhà nước thế tục (cái gọi là sự liên quan mang tính hệ thống) và chỉ dám đối phó trong bầu khí cá nhân với tình trạng triệt hạ một cách hung hãn Kitô Giáo trong xã hội. Một Giám Mục ở Trung Âu ngày nay phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc tồn tại bằng cách tuân thủ các trào lưu xã hội hoặc bị những kẻ ngu dốt gán cho nhãn hiệu là một người cuồng tín, cực đoan.
Kath.net Trong khi ở Hoa Kỳ, tuyệt đại đa số các Giám Mục Công Giáo đều tham gia vào các hoạt động phò sinh, ví dụ như tại cuộc tuần hành phò sinh lớn nhất thế giới ở Washington DC; thì hầu như đã trở thành một thông lệ ở Đức là số các Giám Mục đến với các cuộc tuần hành phò sinh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đức Hồng Y nhận định về điều này như thế nào?
Đức Hồng Y Gerhard Müller: Tôi không ở vị trí có thể đưa ra phán xét về hành vi của các Giám Mục riêng lẻ. Tôi luôn bị ấn tượng bởi Đức Cha Clemens August von Galen, người được tấn phong Giám Mục của giáo phận Münster vào ngày 18 tháng 10 năm 1933. Khẩu hiệu Giám Mục của ngài là: Nec laudibus-ne timore. Chúng ta không nên bị lung lay trước những lời khen ngợi hay phê bình của mọi người.
Kath.net Ở Ba Lan, các Giám Mục ở đó nổi bật với các hoạt động phò sinh. Đức Hồng Y có đánh giá cao nỗ lực của các ngài không?
Đức Hồng Y Gerhard Müller: Người Ba Lan đã phải chịu đựng đau khổ và chiến đấu cam go cho nền dân chủ pháp quyền và cho đức tin Công Giáo hơn bất kỳ dân tộc Âu châu nào khác trong 200 năm.
Tuy nhiên, có những định kiến ác ý đối với đất nước này. Ngay cả trong Giáo Hội cũng có những người chấp nhận một cách không phê phán những chỉ trích tào lao và các định kiến này. Sự cam kết phò sinh của các Giám Mục, linh mục và giáo dân Ba Lan bị gán cho là cuồng tín, và hành động theo một cảm giác về cơ bản là chủ nghĩa truyền thống quốc gia. Cách hành động của họ bị phê bình một cách ác ý là vẫn chưa chín muồi cho nền dân chủ sau một thời gian dài bị chế độ độc tài Cộng sản và Xã hội chủ nghĩa thống trị, theo sau sự cai trị lâu dài của ngoại bang.
Trớ trêu thay, những lời khuyên bảo dành cho người Ba Lan về các vấn đề dân chủ và cách đối phó với một xã hội thế tục hóa lại đến từ Đức và Áo, là những nơi thất bại nhất, đầu hàng nhanh nhất chủ nghĩa thế tục. Chúng ta nên cố ý thể hiện tình đoàn kết hơn nữa với anh chị em Công Giáo của chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau những điều quan trọng và cùng nhau làm những điều tốt cho Giáo Hội Công Giáo trong thế giới ngày nay.
Source:Kath.net
1. Lạ lùng: Nổ tung nhà nguyện, nhà xứ, sập 4 dãy lầu, nhà tạm bể nát nhưng thánh thể vẫn còn nguyên
Tổng giáo phận Madrid của Tây Ban Nha, cho biết lính cứu hỏa và các đội dọn dẹp đã tìm thấy các bánh thánh còn nguyên vẹn giữa đống đổ nát còn sót lại sau vụ nổ của một tòa nhà bên cạnh giáo xứ Virgen de la Paloma. Các bánh thánh này đã được thánh hiến và được đặt trong một nhà tạm. Nhà tạm bị hư hại rất nặng nhưng các bánh thánh vẫn còn nguyên.
Vụ nổ ngày 20 Giêng do rò rỉ khí đốt đã phá hủy 4 tầng của tòa nhà nơi dùng làm nhà nguyện, nhà xứ, và trung tâm Caritas. Sức công phá mạnh đến mức đã ảnh hưởng đến viện dưỡng lão Los Nogales do giáo xứ quản lý và trường học lân cận.
Theo đài phát thanh COPE của Tây Ban Nha, Thánh Thể được tìm thấy nguyên vẹn, mặc dù nhà tạm đã bị vỡ.
Một phát ngôn viên của giáo xứ Virgen de la Paloma nói với đài phát thanh rằng “Nhà tạm nằm trong nhà nguyện trên tầng sáu, liền kề với nhà xứ.”
Ông cũng xác nhận rằng các bánh thánh được tìm thấy nguyên vẹn là các bánh thánh đã được thánh hiến.
Tổng giáo phận Madrid thông báo rằng “nhà tạm bị hỏng đã được đưa đến Tòa Giám Mục để sửa chữa, trong khi thánh thể đã được truyền phép được đặt trong nhà tạm tại Nhà thờ Santa María la Real de la Almudena” để các tín hữu đến kính viếng.
Theo cuộc điều tra ban đầu vụ nổ xảy ra gần khu phố Puerta de Toledo ở trung tâm Madrid vào khoảng 3 giờ chiều theo giờ địa phương ngày 20 tháng Giêng.
Tổng giáo phận nói rằng các linh mục sống trên hai tầng của tòa nhà, nơi cũng được sử dụng làm văn phòng giáo xứ và Caritas.
Tổng giáo phận đã xác định một trong những người thiệt mạng trong vụ nổ là David Santos Muñoz, 35 tuổi, một giáo dân và là cha của 4 đứa con, là người đã đến tòa nhà “để giúp một tay”.
Một nạn nhân khác là một phụ nữ 85 tuổi. Tám người khác được cho là đã bị thương, hai người được đưa đến bệnh viện.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức điện vào ngày 20 tháng Giêng, bày tỏ sự gần gũi của ngài với những người bị ảnh hưởng bởi vụ nổ kinh hoàng này.
Source:Catholic News Agency
2. Joe Biden đã ký một loạt các sắc lệnh hành pháp trong tuần đầu tiên của mình, vượt xa bất cứ tổng thống nào. Tại sao bây giờ ông ta ký nhiều thế?
Trong tuần đầu tiên nắm quyền, Joe Biden đã ban hành 24 sắc lệnh hành pháp - nhiều hơn bất kỳ tổng thống Hoa Kỳ nào.
Tổng thống Donald Trump ký bốn, Barack Obama ký năm và George W Bush không ký sắc lệnh hành pháp nào trong bảy ngày đầu tiên.
Vậy tại sao ông Biden lại ký nhiều như vậy? Và tại sao chúng tồn tại?
Sắc lệnh hành pháp là gì?
Sắc lệnh hành pháp, tiếng Anh là Executive Order, chỉ dài vài trang nhưng có trọng lượng rất lớn.
Các sắc lệnh này chỉ đạo các cơ quan liên bang, tức là những cơ quan có trách nhiệm giải trình với tổng thống, thay vì với vị thống đốc của tiểu bang sở tại, cách thức sử dụng các tài nguyên của họ và cách thực hiện các luật của Quốc hội.
Các sắc lệnh hành pháp có thể bao gồm gần như mọi thứ từ việc nhập khẩu kim cương của Sierra Leone, tài trợ phá thai trong nước và hải ngoại, đến việc cho phép những người chuyển giới phục vụ trong quân đội. Tuy nhiên, các sắc lệnh hành pháp không thực sự là luật và chúng có những giới hạn nhất định. Tuyên bố chiến tranh hoặc đặt ra các loại thuế mới không thể được thực hiện bằng các sắc lệnh hành pháp. Ngoài ra, chúng có thể bị đảo ngược nếu Quốc hội ban hành một luật mới, hoặc có ai đó thách thức chúng tại tòa án, mặc dù khả năng này rất mong manh. Và tất nhiên, chúng có thể bị đảo ngược bởi tổng thống tiếp theo.
Tại sao chúng tồn tại?
Chúng có nguồn gốc từ hiến pháp Hoa Kỳ, trong đó nói rằng quyền hành pháp thuộc về tổng thống. Chúng thường được sử dụng để qua mặt một Quốc hội thù địch. Chúng không lâu dài như luật pháp, nhưng đôi khi chúng cần thiết.
Bryan Cranston, giảng viên chính trị Hoa Kỳ tại Đại học Swinburne, cho biết trong khi Quốc hội đưa ra luật, hành pháp, cụ thể là tổng thống thực hiện chúng và có thể sử dụng những sắc lệnh hành pháp này để thúc đẩy chương trình nghị sự của họ.
“Mọi tổng thống đều làm điều đó”, Cranston nói.
“Các vị tổng thống được trao một mức độ hợp lý trong cách họ giải thích luật”.
“Sau đó, nếu Quốc hội không thích những điều ông ấy đã làm, thì Quốc hội sẽ quay lại và thông qua luật mới để kiềm chế một số yếu tố”.
Tại sao Joe Biden lại ký nhiều lệnh điều hành như vậy?
Đảng Dân chủ hiện có quyền kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện, nhưng quyền lực của họ vẫn chưa được bảo đảm.
Ông Cranston nói: “Sự kiểm soát của đảng Dân Chủ Thượng viện là rất mỏng manh, sự kiểm soát của Hạ viện cũng hơi mong manh. Trong tất cả những lần họ nắm được Hạ viện, đây là lần đầu tiên họ chiếm được một đa số ít nhất”.
“Chỉ cần một thượng nghị sĩ đảng Dân chủ duy nhất bỏ phiếu chống lại luật là dẫn đến thất bại”.
“Có một số thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ đang ở trên đỉnh cao đó, chẳng hạn như Joe Manchin từ Tây Virginia. Tôi luôn nghĩ trong lòng rằng một lúc nào đó anh ta có thể chuyển đảng, trở thành một đảng viên Cộng hòa”.
Thành ra ông Biden đang cố gắng tung ra càng nhiều càng tốt các sắc lệnh hành pháp, đặc biệt là các sắc lệnh liên quan đến phá thai mà ông đã hứa với các tổ chức phò phá thai, là những người đã chi ra các khoản tiền khổng lồ cho ông tranh cử.
Source:ABC News Australia
3. Các giám mục Ý không tán thành việc thúc cùi chỏ như cử chỉ chúc bình an trong Thánh lễ
Đời sống Giáo hội tại Ý đã không có nhiều thay đổi kể từ khi làn sóng COVID-19 thứ hai xảy ra vào mùa thu. Tuy nhiên, các giám mục Ý đã thực hiện một vài điều chỉnh nhỏ trong các Thánh lễ.
Những thay đổi này được Hội đồng Giám mục Ý, gọi tắt là CEI, công bố hôm thứ Tư sau phiên khoáng đại trực tuyến ngày 26 tháng Giêng và sẽ có hiệu lực vào ngày 14 tháng Hai, một ngày mà phần lớn thế giới kỷ niệm Ngày lễ tình nhân.
Các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự đã bị đình chỉ trong thời gian 3 tháng đóng cửa ở Ý khi coronavirus tấn công lần đầu tiên vào mùa xuân năm ngoái.
Sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ, các nhà thờ được phép dâng thánh lễ trở lại, miễn là tuân thủ các quy tắc nhất định, bao gồm không có nước thánh, không trao bình an bằng cách bắt tay, ôm hoặc hôn lên má, và với điều kiện là những người tham dự Thánh lễ phải giữ khoảng cách xã hội, sử dụng khẩu trang và nước rửa tay, và rước lễ trên tay, mà không tiếp xúc với các ngón tay của linh mục trao Mình Thánh Chúa.
Trong hầu hết các trường hợp, cử chỉ trao bình an trong Thánh lễ đã bị bỏ qua hoàn toàn. Tuy nhiên, tại một số giáo xứ, các tín hữu được mời thực hiện những cử chỉ như vẫy tay hoặc gật đầu.
Ở nhiều nơi trên thế giới, một cú thúc cùi chỏ đã trở thành một điều bình thường khi chào hỏi ai đó, vì bắt tay đã bị cấm hoặc bị khiển trách nghiêm trọng do các yêu cầu về khoảng cách xã hội, kể cả trong Thánh lễ.
Trong tuyên bố của các ngài, Hội Đồng Giám Mục Ý nói rằng chưa có mốc thời gian rõ ràng về thời điểm Thánh lễ có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, các ngài khuyến khích việc lặp lại các cử chỉ trao bình an, nhưng khẳng định rằng bất cứ điều gì liên quan đến đụng chạm thể chất - bao gồm cả cú thúc cùi chỏ - đều không được phép.
“Trong bối cảnh phụng vụ, hoàn toàn không thích hợp để thay thế việc bắt tay hoặc ôm bằng một cái thúc cùi chỏ. Thành ra, trong thời điểm này, việc nhìn vào mắt nhau và chúc nhau món quà bình an bằng một cái cúi đầu đơn giản có thể đầy đủ và ý nghĩa hơn”, các giám mục nói.
Khi linh mục nói với các tín hữu “anh chị em hãy chúc bình an cho nhau” trong Thánh lễ, “việc quay mắt lại để gặp gỡ ánh mắt của những người lân cận và cúi đầu chào đáp có thể diễn tả một cách hùng hồn, tự tin và nhạy cảm việc tìm kiếm khuôn mặt của tha nhân, để chào đón và trao đổi ân sủng bình an, là nền tảng của mọi tình huynh đệ”.
Tử vong tại Ý, tính đến ngày thứ Sáu 29 tháng Giêng, đã lên đến 87,858 người, trong số 2,529,070 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ của ngày thứ Sáu, Ý đã ghi nhận 14,361 trường hợp mới nhiễm coronavirus và 492 trường hợp tử vong vì coronavirus. Điều này báo hiệu rằng mặc dù khoảng 1.5 triệu người đã được tiêm phòng nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi đại dịch kết thúc.
Source:Crux
4. Đức Hồng Y Kurt Koch bày tỏ kinh ngạc trước tuyên bố đại kết của các nhà thần học Đức
Một vị Hồng Y trong giáo triều Rôma đã bày tỏ sự “kinh ngạc” trước tuyên bố của một nhóm các nhà thần học Tin lành và Công Giáo ở Đức.
Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hiệp nhất Kitô Giáo, đã đưa ra nhận xét đáp lại tuyên bố của Nhóm Nghiên cứu Đại kết gồm các nhà Thần học Tin lành và Công Giáo, được biết đến với tên viết tắt tiếng Đức là ÖAK.
ÖAK đã công bố tuyên bố dài 26 trang vào ngày 24 tháng Giêng để đáp lại đánh giá quan trọng của Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, gọi tắt là CDF, về đề xuất của nhóm liên quan đến “lòng hiếu khách có đi có lại trong bí tích Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.
Đức Hồng Y Kurt Koch nói với CNA Deutsch, đối tác tin tức bằng tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng ngài đã ngạc nhiên tột cùng trước giọng điệu và cách lựa chọn từ ngữ trong tuyên bố, cũng như nội dung và thời điểm của nó.
Vị Hồng Y người Thụy Sĩ cũng đặt câu hỏi liệu các tác giả trong bản tuyên bố này có chân thành kêu gọi thảo luận thêm với Rôma hay không.
“Sau hơn 20 trang đã được dành để phản bác rằng, trên thực tế, không có yêu cầu nào của Bộ Giáo lý Đức tin về tài liệu của ÖAK là chính đáng, người ta tự hỏi mức độ nghiêm túc mà các tác giả bản tuyên bố này bày tỏ sự sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận sâu hơn thực sự có ý nghĩa hay không”, ngài nói.
CDF đã nêu quan ngại vào tháng 9 năm ngoái về một tài liệu năm 2019 do ÖAK soạn thảo có tựa đề “Cùng nhau nơi Bàn tiệc của Chúa”, dự kiến một “chia sẻ Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.
Trong một lá thư gửi cho Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, CDF nói rằng đề xuất này không phù hợp với sự hiểu biết của người Công Giáo về Giáo hội, Thánh Thể và bí tích Truyền chức thánh.
CDF nhấn mạnh rằng những khác biệt đáng kể vẫn còn giữa những người Tin lành và Công Giáo về Bí tích Thánh Thể và chức tư tế.
Tài liệu của CDF vạch rõ rằng: “Những khác biệt về tín lý vẫn còn rất quan trọng đến mức những khác biệt này đang loại trừ khả năng tham gia đối ứng trong Bữa Tiệc Ly của Chúa và Thánh Thể”.
CDF gợi ý rằng văn bản ÖAK nên truyền cảm hứng cho các cuộc thảo luận thần học hơn nữa, nhưng cảnh báo trước bất kỳ bước nào hướng tới sự hiệp thông giữa người Công Giáo và các thành viên của Giáo hội Tin lành ở Đức (EKD), một tổ chức đại diện cho 20 nhóm Tin lành.
CDF đã cảnh cáo nghiêm khắc về những hệ lụy tức khắc của sự hiệp thông Thánh thể giữa Công Giáo và Tin lành, và chỉ ra rằng:
“Việc Giáo Hội Công Giáo mở ra mối tương giao bữa tiệc Thánh Thể với các giáo hội Tin lành thành viên của EKD trong tình trạng thảo luận thần học hiện nay nhất thiết sẽ mở ra những rạn nứt mới trong cuộc đối thoại đại kết với các Giáo hội Chính thống, không chỉ ở Đức mà thôi”.
Đức Hồng Y Koch nói với CNA Deutsch rằng ngài đã hết sức ngạc nhiên trước nội dung tuyên bố mới của ÖAK.
“Trong đó, cũng như trong tài liệu gốc, chắc chắn có nhiều nhận định tốt, tuy nhiên, chúng vẫn còn trong lĩnh vực hoàn toàn là những suy tư và không được liên kết trở lại thực tại giáo hội cụ thể”, ngài nói.
“Nếu chúng được dựa trên thực tế cụ thể này, nhiều tuyên bố, được trình bày như một sự đồng thuận, chắc chắn sẽ bị đặt thành vấn đề. Thực tế là nền tảng này đã không xảy ra ở một diện rộng càng làm người ta kinh ngạc hơn nữa vì ÖAK cứ liên tục đề cao tính ưu việt của thực hành, trong khi phần lớn trong bản tuyên bố đã bỏ qua theo điều đó”.
CNA Deutsch trước đây đã báo cáo rằng ÖAK đã thông qua tài liệu hiệp thông Thánh thể dưới sự đồng chủ tịch của Giám Mục Bätzing và Martin Hein, Giám mục Lutheran đã nghỉ hưu.
ÖAK được thành lập vào năm 1946 để tăng cường mối quan hệ đại kết. Nó độc lập với cả hội đồng giám mục Công Giáo Đức và EKD, nhưng thông báo cho cả hai cơ quan về những suy tư của nó.
Đức Hồng Y Koch đưa ra câu hỏi về thời gian phát hành bản tuyên bố, là ngày 21 tháng 12.
“Bộ Giáo lý Đức tin đã gửi thư tới chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức. Do đó, chúng tôi mong đợi câu trả lời từ ở Rome chúng tôi đang mong đợi câu trả lời của ngài”.
Đức Hồng Y Koch nói rằng, theo hiểu biết tốt nhất của ngài, Giám Mục Bätzing đã yêu cầu ÖAK đưa ra một tuyên bố để giúp ông hình thành phản ứng của mình với CDF.
“Tại sao tuyên bố của các nhà lãnh đạo của ÖAK được công bố giữa các cuộc họp của ủy ban đại kết và ủy ban đức tin và trước cuộc họp toàn thể của hội đồng giám mục Đức là điều tôi không hiểu”, ngài nhận xét.
“Dẫu sao, thời điểm công bố đặt ra rất nhiều câu hỏi”.
Source:Catholic News Agency
Lúc 5 giờ 30 chiều ngày thứ Ba 2 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ Đức Mẹ Dâng Chúa vào Đền Thánh, kỷ niệm Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới lần thứ 25 bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đây là ngày kỷ niệm đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết định vào năm 1997.
Trong thông điệp Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới lần thứ nhất, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II giải thích rằng ngày này có ba mục đích:
Trước hết, đó là cơ hội để chúng ta ngợi khen Chúa một cách trang trọng và cám tạ Ngài vì hồng ân lớn lao của cuộc sống thánh hiến đã và đang làm phong phú cũng như linh hoạt các cộng đoàn Kitô với vô số đặc sủng và các hoa trái của rất nhiều cuộc sống hoàn toàn được tận hiến cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
Thứ hai, ngày này nhằm mục đích quảng bá các kiến thức về đời sống tận hiến và lòng yêu mến cuộc sống thánh hiến trong toàn thể dân Chúa.
Lý do thứ ba liên quan trực tiếp đến những người tận hiến. Các vị được mời gọi cử hành cùng nhau một cách long trọng những điều kỳ diệu mà Chúa đã thực hiện trong họ, khám phá ra những tia sáng từ tôn nhan Thiên Chúa đang dõi chiếu đường đời của họ và có một ý thức sinh động hơn về sứ mệnh không thể thay thế của họ trong Giáo Hội và trên thế giới. Trong một thế giới thường bị kích động và mất tập trung, những người tận hiến cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến để trở lại nguồn mạch ơn gọi của họ, và để tái khẳng định cam kết hiến dâng cuộc sống cho Chúa.
Theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong năm Phụng Vụ, không có ngày lễ nào thích hợp hơn để cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới cho bằng ngày Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh. Ngài nhận xét rằng “Việc dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh là một biểu tượng hùng hồn cho sự hiến dâng trọn vẹn cuộc sống của tất cả những ai được kêu gọi để trình bày trong Giáo Hội và trước thế giới các nét đặc trưng của Chúa Giêsu – đó là trong sạch, khó nghèo và vâng phục.”
Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ, có Đức Hồng Y João Aviz de Braz, người Ba Tây, Tổng Trưởng Bộ các Dòng Tu, Đức Tổng Giám Mục Tổng thư ký José Rodríguez Carballo, các chức sắc của Bộ này, một số các cha Bề trên Tổng quyền, và các linh mục dòng, cùng sự hiện diện của một số nhỏ các tu sĩ nam nữ và giáo dân vì hoàn cảnh đại dịch coronavirus.
Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm phép nến và một cuộc rước tiến lên bàn thờ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Sự kiên nhẫn của Simeon. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn sự kiên nhẫn của vị bô lão đó. Cả đời ông, ông đã chờ đợi, thực thi sự kiên nhẫn của con tim. Trong lời cầu nguyện của mình, ông Simeon đã học được rằng Thiên Chúa không đến trong những sự kiện bất thường, nhưng hoạt động giữa sự đơn điệu nhàm chán trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong nhịp điệu thường xuyên buồn tẻ của các hoạt động của chúng ta, trong những điều nhỏ nhặt mà chúng ta đạt được với sự bền đỗ và khiêm tốn, trong nỗ lực của chúng ta để làm theo thánh ý Ngài. Khi kiên trì nhẫn nại như thế, ông Simeon đã không mệt mỏi theo thời gian. Giờ đây ông đã là một ông già, nhưng ngọn lửa nhiệt tình vẫn cháy sáng trong tim ông. Trong cuộc đời dài đằng đẵng của mình, chắc chắn đã có lúc ông bị tổn thương, bị thất vọng, nhưng ông không mất hy vọng. Ông Simeon đã tin tưởng vào lời hứa, và không để bản thân bị tiêu hao bởi sự hối tiếc về những khoảng thời gian đã qua hoặc cảm giác thất vọng có thể đến khi chúng ta đến gần buổi hoàng hôn của cuộc đời mình. Niềm hy vọng và sự trông đợi của ông được thể hiện qua sự kiên nhẫn hàng ngày của một người đàn ông, bất chấp mọi thứ, vẫn luôn tỉnh thức, cho đến khi “chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ” mà Chúa đã hứa (x. Lc 2,30).
Tôi tự hỏi mình: Simeon học được sự kiên nhẫn như vậy ở đâu? Tôi nghĩ rằng nó được sinh ra từ sự cầu nguyện và lịch sử dân tộc của ông, vốn luôn thấy nơi Chúa “một Thiên Chúa nhân hậu và nhân từ, chậm bất bình và dư dật tình yêu kiên vững và trung tín” (Xh 34: 6). Ông nhận ra Chúa Cha, Đấng, ngay cả khi đối mặt với sự từ khước và bất trung, không bao giờ từ bỏ, nhưng vẫn “kiên nhẫn hết năm này sang năm khác” (xem Nkm 9:30), để không ngừng trao ra khả năng hoán cải.
Vì thế, sự kiên nhẫn của Simeon là tấm gương phản chiếu sự kiên nhẫn của chính Thiên Chúa. Từ lời cầu nguyện và lịch sử dân tộc mình, Simeon đã học được rằng Thiên Chúa thực sự kiên nhẫn. Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng với sự kiên nhẫn đó, Ngài “dẫn chúng ta đến sự ăn năn” (Rm 2: 4). Tôi thích nghĩ đến Romano Guardini, người đã từng nhận xét rằng kiên nhẫn là cách Chúa đáp lại sự yếu đuối của chúng ta và cho chúng ta thời gian cần thiết để hoán cải (xem Glaubenserkenntnis, Würzburg, 1949, 28). Hơn ai hết, Đấng Mêsia, là Chúa Giêsu, là Đấng mà ông Simeon ôm trong tay, cho chúng ta thấy sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, là Cha nhân từ, Đấng luôn kêu gọi chúng ta, cho đến giờ cuối cùng của chúng ta. Thiên Chúa, Đấng không đòi hỏi sự hoàn hảo, nhưng đòi chúng ta phải có lòng nhiệt thành, là Đấng mở ra những khả năng mới khi tất cả dường như mất. Ngài là Đấng muốn mở ra một đột phá trong trái tim chai cứng của chúng ta. Ngài là Đấng để cho hạt giống tốt mọc lên mà không cần nhổ hết cỏ lùng. Đây là lý do cho hy vọng của chúng ta: đó là Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi chờ đợi chúng ta. Khi chúng ta quay đi, Ngài đến tìm chúng ta; khi chúng ta ngã quỵ, Ngài nâng chúng ta lên; khi chúng ta quay trở lại với Ngài sau khi lầm đường lạc lối, Ngài chờ đợi chúng ta với vòng tay rộng mở. Tình yêu của Ngài không áp lực chúng ta theo não trạng tính toán của con người, nhưng hào phóng ban cho chúng ta can đảm để bắt đầu lại. Điều này dạy cho chúng ta tính kiên cường, và lòng can đảm để luôn có thể bắt đầu lại mỗi ngày. Hãy luôn luôn bắt đầu lại sau khi chúng ta vấp ngã vì Chúa luôn kiên nhẫn.
Chúng ta hãy nhìn vào sự kiên nhẫn của chính mình. Chúng ta hãy nhìn vào sự kiên nhẫn của Thiên Chúa và sự kiên nhẫn của ông Simeon khi chúng ta xem xét đời sống thánh hiến của chính mình. Chúng ta có thể tự hỏi sự kiên nhẫn thực sự liên quan đến điều gì. Chắc chắn nó không chỉ đơn giản là chịu đựng khó khăn hay thể hiện sự kiên định khi đối mặt với gian truân. Kiên nhẫn không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà là sức mạnh của tinh thần giúp chúng ta “mang gánh nặng”, chịu đựng, gánh vác sức nặng của các vấn đề cá nhân và cộng đồng, chấp nhận những người có ý kiến khác với mình, kiên trì hướng thiện khi tất cả dường như đã mất, và để tiếp tục tiến lên ngay cả khi bị đè nặng bởi mệt mỏi và bơ phờ.
Hãy để tôi chỉ ra ba “khung cảnh” mà sự kiên nhẫn có thể trở nên cụ thể.
Đầu tiên là cuộc sống cá nhân của chúng ta. Đã có lúc chúng ta đáp lại lời mời gọi của Chúa, và với lòng nhiệt thành và quảng đại hiến dâng mạng sống của mình cho Người. Trên đường đi, cùng với những lời an ủi, chúng ta đã có những chia sẻ về những thất vọng và chán nản. Đôi khi, công việc khó khăn của chúng ta không đạt được kết quả như mong muốn, những hạt giống chúng ta gieo dường như không kết trái đủ, lòng hăng hái cầu nguyện của chúng ta tàn lụi và chúng ta không phải lúc nào cũng tránh được sự khô cằn tâm linh. Trong cuộc sống của chúng ta với tư cách là những người nam nữ được thánh hiến, có thể xảy ra rằng niềm hy vọng từ từ mất đi do những kỳ vọng không được đáp ứng. Chúng ta phải kiên nhẫn với chính mình và chờ đợi trong hy vọng thời gian và địa điểm của chính Thiên Chúa, vì Ngài luôn trung tín với những lời hứa. Đây là viên đá tảng: Ngài trung tín với những lời hứa của mình. Ghi nhớ điều này có thể giúp chúng ta tìm lại các bước của mình và hồi sinh những ước mơ, thay vì phó mặc cho nỗi buồn và sự chán nản nội tâm. Thưa anh chị em, trong chúng ta, những người nam nữ thánh hiến, nỗi buồn nội tâm là một con sâu, một con sâu ăn thịt chúng ta từ bên trong. Hãy trốn khỏi nỗi buồn nội tâm!
Một khung cảnh thứ hai mà sự kiên nhẫn có thể trở thành cụ thể là đời sống cộng đồng. Tất cả chúng ta đều biết rằng các mối quan hệ của con người không phải lúc nào cũng êm đềm, đặc biệt là khi chúng liên quan đến việc chia sẻ một dự án cuộc sống hoặc một hoạt động tông đồ. Có những lúc xung đột nảy sinh mà không thể lường trước được giải pháp tức thời, và cũng chẳng có những đánh giá nhanh chóng. Thời gian là cần thiết để lùi lại, để gìn giữ hòa bình và chờ đợi một thời điểm tốt hơn ngõ hầu có thể giải quyết các tình huống trong đức ái và sự thật. Chúng ta đừng để cho mình bị xao xuyến trước những cám dỗ. Trong Sách Nhật Tụng, dành cho giờ Kinh Sách ngày mai, có một đoạn văn hay về sự phân định tâm linh của Diodochus thành Photice. Ông nói: “Một vùng biển yên tĩnh cho phép người đánh cá nhìn thấu tận đáy. Không con cá nào có thể trốn ở đó và thoát khỏi tầm mắt của anh ta. Tuy nhiên, vùng biển có bão sẽ trở nên âm u khi bị gió thổi mạnh”. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể phân định rõ ràng, để nhìn thấy sự thật, nếu lòng chúng ta bị kích động và thiếu kiên nhẫn. Không bao giờ. Các cộng đồng của chúng ta cần loại kiên nhẫn với nhau này: là khả năng nâng đỡ, nghĩa là, tự gánh trên vai mình cuộc sống của một trong những anh chị em của chúng ta, bao gồm cả những điểm yếu và thất bại của người ấy, tất cả những điều đó. Chúng ta hãy nhớ rằng Chúa không kêu gọi chúng ta trở thành nghệ sĩ độc tấu - chúng ta biết trong Giáo hội có rất nhiều người - chúng ta không được kêu gọi trở thành nghệ sĩ độc tấu mà là một phần của dàn hợp xướng mà đôi khi có thể bỏ sót một hoặc hai nốt nhạc, nhưng phải luôn cố gắng hát đồng thanh với nhau.
Cuối cùng, khung cảnh thứ ba là mối quan hệ của chúng ta với thế giới. Ông Simeon và bà Anna ấp ủ hy vọng đã được các tiên tri tiên báo, mặc dù nó chậm được ứng nghiệm và phát triển một cách âm thầm giữa sự vô đạo và những tàn phá của thế giới chúng ta. Họ không phàn nàn những điều này sai trái ra sao, nhưng kiên nhẫn tìm kiếm ánh sáng chiếu trong bóng tối của lịch sử. Để tìm kiếm ánh sáng tỏa sáng trong bóng tối của lịch sử; để tìm kiếm ánh sáng chiếu trong bóng tối của chính cộng đồng của chúng ta, chúng ta cũng cần sự kiên nhẫn đó, để không rơi vào cái bẫy của sự phàn nàn ta thán. Một số người là bậc thầy về phàn nàn, tiến sĩ của việc ta thán, họ rất giỏi trong việc phàn nàn! Đừng, anh chị em, phàn nàn giam hãm chúng ta: quá thường chúng ta nghe những điều như “thế giới không còn lắng nghe chúng ta nữa” hoặc “chúng ta không còn ơn gọi nữa, vì vậy chúng ta phải đóng cửa nhà dòng”, hoặc “đây không phải là thời điểm dễ dàng”, “à, đừng nói với tôi!”. Và thế là cuộc song ca phàn nàn bắt đầu. Có thể xảy ra rằng cho dù Thiên Chúa kiên nhẫn vun xới mảnh đất lịch sử và trái tim của chúng ta, chúng ta vẫn tỏ ra thiếu kiên nhẫn và muốn đánh giá mọi thứ ngay lập tức: bây giờ hoặc không bao giờ, bây giờ, bây giờ, bây giờ. Bằng cách này, chúng ta đánh mất đức tính “nhỏ bé” nhưng cao đẹp nhất là hy vọng. Tôi đã thấy nhiều người nam nữ thánh hiến mất hy vọng, chỉ đơn giản là do thiếu kiên nhẫn.
Sự kiên nhẫn giúp chúng ta có lòng thương xót trong cách chúng ta nhìn nhận bản thân, cộng đồng và thế giới của chúng ta. Trong cuộc sống của chính mình, chúng ta có đón nhận sự kiên nhẫn của Chúa Thánh Thần không? Trong cộng đồng của mình, chúng ta có chịu đựng lẫn nhau và làm rạng rỡ niềm vui của đời sống huynh đệ không? Trên thế giới, chúng ta có kiên nhẫn cung cấp sự phục vụ của mình hay đưa ra những phán xét khắc nghiệt? Đây là những thách đố thực sự đối với đời sống thánh hiến của chúng ta: chúng ta không thể cứ mãi mắc kẹt trong hoài niệm về quá khứ hoặc đơn giản là cứ lặp đi lặp lại những điều cũ kỹ hay những lời phàn nàn hàng ngày. Chúng ta cần kiên nhẫn và can đảm để tiếp tục thăng tiến, khám phá những con đường mới và đáp lại sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Và làm như vậy với sự khiêm tốn và giản dị, không cần phải tuyên truyền hay quảng cáo rầm rộ.
Chúng ta hãy chiêm ngưỡng sự kiên nhẫn của Thiên Chúa và cầu xin sự kiên nhẫn đáng tin cậy của ông Simeon và bà Anna. Bằng cách này, xin cho đôi mắt của chúng ta cũng có thể nhìn thấy ánh sáng của ơn cứu rỗi và mang ánh sáng đó đến với toàn thế giới, giống như hai người cao niên này đã làm trong bài tụng ca của họ.
Source:Holy See Press Office