Một Ngày Mới
Ngày ra mắt tại hội đường ở Caphanaum, Chúa Giêsu đã biểu lộ uy quyền trong lời giảng dạy và chứng tỏ quyền năng trong việc chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ. Sau đó, ra khỏi hội đường, Chúa Giêsu đi về nhà ông Simon. Ở đây, bà mẹ vợ ông Simon đang bị cơn sốt nên nằm liệt giường. Lập tức họ nói cho Ngài biết tình trạng của bà. “Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy”. Cách xử sự của Chúa Giêsu hoàn toàn khác khi đuổi thần ô uế; Ngài ân cần “lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy”. Hiệu quả tức khắc: “cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài”. Uy quyền của Chúa Giêsu không chỉ biểu lộ trong hội đường mà ngay trong nhà, không chỉ đuổi thần ô uế mà xua tan được cả cơn sốt.
Tiếng vang truyền đi rất nhanh. Đoạn kết Tin Mừng tuần trước: “lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Galilê”.Vì thế “người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai”.
Chúa Giêsu như bị cả một đoàn người đau thương và bần khốn vây quanh; họ đặt niềm hy vọng nơi Ngài. Và Ngài đã ra tay giúp đỡ.Vì thế, dân chúng muốn giữ Ngài lại để luôn luôn họ có sự trợ giúp của Ngài. Nhưng Chúa Giêsu không để cho người ta cầm giữ lại. Ngài biết rằng nhiệm vụ của mình không phải là trợ giúp thường xuyên dân Caphácnaum, nhưng là loan báo trong toàn miền Galilê rằng Triều Đại Thiên Chúa đã gần kề.
1. Một Ngày Mới
“Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó”.
Bắt đầu một ngày mới. Ưu tiên số một của Chúa Giêsu là cầu nguyện, sau đó là công việc rao giảng và chữa lành bệnh tật cho dân chúng. Đó là khuôn mẫu cho tất cả các môn sinh trong nhịp sống thường ngày.
a. Cầu nguyện:
“Sáng sớm, Chúa Giêsu tìm nơi thanh vắng cầu nguyện”. Suốt ngày lo toan với bao nhiêu là công việc, tiếp xúc đủ thứ hạng người, Chúa Giêsu dành buổi sáng tinh mơ để tâm sự trao đổi với Cha. Cầu nguyện là nhu cầu thật sự của Chúa Giêsu. Ngài cần có thời gian sống riêng tư một mình. Ngài cần sống bên Cha, tâm sự về gánh nặng công việc, về nỗi đau khổ của loài người, về cuộc chiến chống Satan. Ngài thấy mình cần được Cha cảm thông và nâng đỡ, cần ánh sáng và nghị lực để làm tròn sứ mạng. Ngài cầu nguyện vì yêu mến, khao khát được kết hiệp với Cha. Một ngày mới khởi đầu như thế để múc nguồn sức mạnh cho hoạt động truyền giáo.
b. Rao giảng
Việc quan trọng thứ hai là rao giảng Tin mừng “Ngày Sabát, Chúa Giêsu vào hội đường giảng dạy” (1,21). Người đọc Sách Thánh và giải nghĩa: “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền” (1,22). Cả phương pháp và bầu khí giảng dạy của Ngài đều như một sự mạc khải mới mẻ. Chúa giảng với một uy quyền vượt xa các luật sĩ kinh sư thời đó. Chúa giảng như Đấng có thẩm quyền của chính Thiên Chúa tối cao. Chúa hoàn toàn độc lập khi giảng dạy. Ngài không trích dẫn, không dựa vào thế giá một chuyên viên nào. Vì thế, giáo lý của Chúa mới mẻ, người nghe đón nhận như luồng gió mát dịu từ thiên đàng thổi tới, lòng người cảm mến hân hoan, tâm hồn rộng mở hướng về trời cao với Chúa Cha.
c. Chữa lành thể xác tâm hồn.
Lời giảng dạy thể hiện bằng hành vi yêu thương. Lời nói đi đôi với việc làm. Đó chính là yếu tố làm cho lời nói có sức thuyết phục: “Ra khỏi hội đường, Chúa Giêsu vào nhà ông Simon… Bà nhạc của ông Simon đang bị sốt. Chúa Giêsu đến bên giường, cầm tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài”. Chúa Giêsu làm một cử chỉ thân ái là cầm lấy tay bà và nâng dậy, như có lần Người cầm tay đứa con gái ông trưởng hội đường, một cô bé mười hai tuổi đã chết lại đứng dậy được (Mc 5,41), lần khác Người cầm tay cậu bé bị động kinh nằm trên đất, nâng cậu dậy và cho cậu đứng lên (Mc 9,27).
“Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người”. Căn nhà ông Simon nhỏ hẹp, các bệnh nhân phải đứng thành nhiều vòng bên ngoài chờ đợi đến lượt mình. Tất cả đều được Chúa chữa lành.
Tác giả Thánh vịnh trong bài đáp ca cũng có cùng một cảm nghiệm đó khi nói: “Chính Người chữa những kẻ dập nát tâm can, và băng bó vết thương tâm của họ”. Thánh Phêrô trong sách Công vụ Tông đồ cũng đã làm chứng: “Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người” (Cv 10,38).
Bệnh tật đeo đuổi con người như hình với bóng. Người ta tìm ra phương cách chữa được bệnh này thì bệnh khác lại xuất hiện. Càng ngày nhiều căn bệnh mới càng khó trị và bất trị cho dù y học hiện đại tiến bộ vượt bậc. Chúa Giêsu đụng chạm đến biển khổ của nhân loại. Ngài không mong múc cạn, chỉ mong làm vơi đi, chỉ mong cùng chia sẻ và ban cho nó một ý nghĩa.
2. Chúa Giêsu tiếp tục lên đường
Sau một ngày thành công tại Capharnaum với việc giảng dạy, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỷ, Chúa Giêsu nhận được sự khen ngợi và kinh ngạc của dân thành. Người ta muốn giữ Chúa Giêsu lại cho họ. Thế nhưng Ngài phải lên đường để tiếp tục sứ vụ theo thánh ý Cha: “Hãy đi đến những làng, những thành lân cận”. Đây mới là trọng tâm của sứ mạng. Ngài đến không phải để tìm thành công mà để rao giảng Tin Mừng. Ngài không chỉ đến lo cho một số người, mà cho mọi người. Ngài thuộc về mọi người không trừ ai.
Chúa Giêsu biết rằng nhiều nơi khác cũng đang rất cần sự hiện diện yêu thương của Ngài. Như thế, tình thương bao giờ cũng là sự thúc đẩy lên đường và biết mở rộng con tim cho hết mọi người mà không dừng lại ở những vinh quang ca tụng. Do đó, không ai được quyền chiếm hữu và giữ riêng Chúa Giêsu, nhưng có sứ mạng đem Chúa đến cho mọi người.
3. “Cầu nguyện thế nào thì sống như vậy”
Khởi đầu ngày mới bằng cầu nguyện, Chúa Giêsu tìm kiếm và nhận ra thánh ý Chúa Cha muốn gì cho đời sống hoạt động tông đồ của mình. Ngài nhận ra con đường mà Chúa Cha muốn Ngài đi và những công việc mà Chúa Cha muốn Ngài thực hiện. Chính qua việc cầu nguyện, gặp gỡ với Chúa Cha, Chúa Giêsu như tiếp thêm năng lượng cho sứ vụ. Kết thúc một ngày làm việc bằng cầu nguyện, Chúa Giêsu lại đặt trọn công việc đã làm và cả ngày sống của mình cho Thiên Chúa Cha.
Một ngày sống của Chúa Giêsu đầy ắp những hoạt động vì con người, nhưng cũng không thiếu những phút giây sâu lắng bên Chúa Cha. Hoạt động và cầu nguyện là hai nhịp luôn đong đưa, hòa quyện, làm thành cuộc sống sung mãn của Chúa Giêsu nơi thế trần. Một ngày làm việc của Ngài với bao vất vả, nhọc nhằn nhưng lại làm vơi đi đau khổ và đem niềm vui đến cho nhiều người. Theo gương Chúa Giêsu, mỗi người Kitô hữu cũng được mời gọi hãy biết sử dụng thời gian sống của mình cách hữu ích cho bản thân qua việc gắn bó với Chúa, dành thời gian cầu nguyện với Chúa; đó là động lực để thúc đẩy chúng ta dùng thời gian có ích cho tha nhân bằng đời sống yêu thương và phục vụ.
Một ngày mới của Chúa Giêsu đều đầy ắp niềm vui cầu nguyện và hoạt động. Đó chính là khuôn mẫu cho mọi tín hữu.Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu nói đến đời sống cầu nguyện và hoạt động của mọi tín hữu: Muốn có một đời sống Kitô hữu đích thực, mọi người cần xác tín rằng: việc truyền giáo vừa là một hoạt động có chiêm niệm, vừa là một chiêm niệm có hoạt động (số 23). Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo xác định: “cầu nguyện thế nào thì sống như vậy” (số 2725).
Các phóng viên rất thắc mặc tại sao Mẹ thánh Têrêsa Calcutta lại có thể làm được những việc mà nhiều người khác không thể làm được? Ngay từ sáng sớm cho đến chiều tối, có những ngày quên ăn quên ngủ, Mẹ Têrêsa cùng với các chị em trong Dòng đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm của thành phố Calcutta để tìm kiếm những người đau yếu, bệnh tật, bị bỏ rơi. Có nhiều lần Mẹ đem về nhà những người nằm dưới cống hoặc bị bỏ bê lâu ngày hôi thối, bẩn thỉu, bị mọi người tránh xa. Mẹ ôm những người ấy vào lòng, đem về đặt trên gường của mình để săn sóc. Mẹ giải thích : Vì tôi muốn họ được chết như một con người chứ không như con vật. Khi được hỏi tại sao Mẹ và các chị em của mẹ có thể làm được như thế? Mẹ trả lời : Một ngày của chúng tôi được bắt đầu từ Thánh lễ. Chính từ Thánh Thể, chúng tôi có nguồn sức mạnh và có nguồn năng lượng cho một ngày làm việc. Các chị em trong Dòng chúng tôi mỗi ngày có ít nhất một giờ bên Thánh Thể Chúa, đó là sức mạnh cho chúng tôi. Cuộc sống thiêng liêng của người tín hữu cần phải được thường xuyên nạp năng lượng thì mới có thể sống và hoạt động tốt được.
Một ngày sống khởi đầu với kinh nguyện, thánh lễ, chúng ta được gia tăng lòng Tin Cậy Mến, nhờ đó mà nhiệt thành làm mọi việc trong ngày sáng danh Chúa.
“Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria sao?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Trình thuật Tin Mừng hôm nay bất ngờ tiết lộ một sự thật thú vị, đó là ơn gọi của Chúa Giêsu; trước hết, Ngài ‘được gọi để ẩn dật’, Ngài đã ẩn dật những ba mươi năm; vì lẽ dân thành Nazareth đã quá sững sờ trước con người của Ngài khi lần đầu tiên, Ngài trở lại quê nhà.
Rõ ràng, những người cùng quê của Chúa Giêsu không hề hay biết Ngài là một con người đặc biệt. Điều này được thể hiện rõ ràng khi họ lắng nghe những lời quyền năng Ngài nói, chứng kiến những việc lạ lùng Ngài làm; họ đã rất bối rối và kinh ngạc. Không bao giờ họ ‘mong đợi’ tất cả những điều này lại có thể đến từ một Giêsu, đồng hương của họ. Như thế, trong suốt ba mươi năm đầu đời, rõ ràng, Chúa Giêsu đã sống một cuộc sống thường nhật thật ‘bình dị’ và rất đỗi ‘bình thường’; và như vậy, ơn gọi của Ngài khi đến trần gian thoạt tiên là ‘được gọi để ẩn dật’.
Chúng ta có thể rút ra điều gì từ cái nhìn sâu sắc này? Trước hết, sự thật này cho biết, đôi khi, ý muốn của Thiên Chúa dành cho chúng ta là sống một cuộc sống ‘bình thường’ với một nếp sống ‘bình dị’ như Chúa Giêsu; và hầu hết mọi người đều như vậy, chúng ta ‘được gọi để ẩn dật’. Thật dễ dàng khi nghĩ rằng chúng ta nên làm một điều gì đó ‘vĩ đại’ cho Chúa; vâng, đó là sự thật. Thế nhưng, điều vĩ đại Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đôi khi xem ra là để nên giống Chúa Giêsu, sống cuộc sống bình lặng mỗi ngày, một cuộc sống dung dị, và đôi khi chỉ đơn giản chỉ là sống tốt. Không chút nghi ngờ, suốt quảng đường dài của Chúa Giêsu, Ngài đã sống một đời sống thánh thiện, nhân đức và tốt lành. Vậy mà nhiều người cùng quê với Ngài đã không nhận ra đức tính này, đức tính mà Ngài chưa cần phải thể hiện rõ cho họ khi chưa đến thời đến buổi.
Thứ đến, tuỳ theo ngày giờ của Chúa Cha, một lúc nào đó, mọi sự có thể thay đổi. Điều này được thấy nơi Chúa Giêsu, khi Thiên Chúa Cha có một quyết định mới trên Ngài, thì tại một thời điểm trong đời, Chúa Giêsu đột nhiên bước ra ánh sáng, Ngài tỏ mình cho công chúng; và khi điều này xảy ra, mọi người đã chú ý. Thực tế này cũng đúng với chúng ta. Hầu hết chúng ta xem ra cũng ‘được gọi để ẩn dật’ ngày này qua ngày khác theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa; đây là khoảng thời gian mà mỗi người được kêu gọi để trưởng thành trong nhân đức, cho đi những điều nhỏ bé tốt lành ẩn tàng và tận hưởng nhịp sống yên tĩnh của một cuộc sống bình thường. Nhưng nên biết rằng, đến một lúc nào đó, Thiên Chúa có thể kêu gọi chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn của mình để thi hành sứ mệnh Người trao một cách công khai hơn. Điều quan trọng là chúng ta phải sẵn sàng, lưu tâm đến ý muốn và kế hoạch của Người; sẵn sàng phó mình để Thiên Chúa sử dụng chúng ta theo một cách thức mới mẻ nếu đó là ý muốn thiêng liêng của Người.
Thiên Chúa muốn gì ở chúng ta ngay hôm nay? Người đang kêu gọi tôi bước ra khỏi vùng an toàn để sống một cuộc sống công khai hơn, hay Người đang kêu gọi tôi tiếp tục ẩn dật hơn để trưởng thành hơn trong đàng nhân đức? Hãy biết ơn Thiên Chúa về bất cứ điều gì Người muốn cho tôi và dành cho tôi ngay lúc này; và tôi sẽ ôm nó thật chặt bằng cả trái tim.
Anh Chị em,
Nếu phần lớn cuộc đời của chúng ta được chụp lại với kỹ thuật Time-lapse thì chắc hẳn đoạn phim này sẽ huyền nhiệm hơn đoạn phim chụp loài ong gấp bội. Chính tay Thiên Chúa đã can dự vào cuộc sống chúng ta từng ngày, dù đó là những ngày mà chúng ta ‘được gọi để ẩn dật’. Hãy nên như Chúa Giêsu, luôn sống cho thánh ý Chúa Cha, một chỉ muốn làm đẹp lòng Người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cám ơn Chúa vì kế hoạch hoàn hảo Chúa dành cho cuộc đời con. Con cám ơn Chúa vì Chúa đã gọi con phụng sự Chúa cho dù đó là những ngày tháng con ‘được gọi để ẩn dật’ hay ngay lúc này, để làm một điều đó. Xin giúp con luôn cởi mở với ý muốn của Chúa và mỗi ngày, sẵn sàng thưa “xin vâng” bất kể Chúa muốn con làm gì”, Amen.
(Tgp. Huế)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giữa năm Thiên Thuận, làm ở bộ hiến là Trần Trí có tính rất nóng nảy. Một lần nọ, ông ta cầm cái khoan để đục bỏ những chỗ dơ, vì lơ đểnh nên cái khoan rơi xuống đất, ông ta rất giận dữ, bèn cầm cái khoan đến chỗ đất cứng và đập cho đến khi mũi khoan cùn mới thôi.
Lại có một lần, ông ta ở nơi phòng khách của văn phòng, có một con ruồi cứ bay vù vù trước mặt, ông ta rất tức giận ra lệnh cho người ở vây bắt nó, người ở cố ý chạy đông chạy tây, làm dáng dấp như bắt cầm thú, cho đến khi thấy ông ta nguôi giận mới thôi.
Có người khuyên ông Trần Trí nên thay đổi tính tình nóng nảy cộc cằn ấy, ông ta bèn viết trên cây thước gỗ ba chữ “sửa đổi tính nóng” và bỏ trên bàn tự răn mình.
Nhưng một ngày kia, có một đầy tớ phạm một lỗi nhỏ, ông ta lại dằn không được bèn cầm lấy cây thước gỗ ấy lăm le đánh nó.
Ái dà, cái khoan, con ruồi đều là vật không có trí khôn, chúng ta giận dữ với những thứ ấy, thì những thứ ấy có nhận được những tổn thất gì nào, nhưng chính bản thân mình lại chuốc thêm buồn bực mà thôi.
(Tuyết Đào tiểu thuyết)
Suy tư 54:
Có một vài người có tính nóng vội nên họ ít có bạn bè thân thiết, bởi vì tính nóng nảy vội vàng của họ làm cho bạn bè cảm thấy mình bị xúc phạm.
Người nóng nảy vội vàng thì thường hay làm những chuyện vô lý theo tính nóng vội của mình để rồi sau đó lại hối hận; cấp trên mà có tính nóng nảy thì hay quát tháo dù đúng sai chưa biết, do đó mà thuộc hạ của họ không dám đến gần nên thường báo cáo sai, báo cáo bậy để khỏi bị cấp trên chửi và để họ khỏi đến gần cấp trên của mình...Có người khi nóng nảy thì đá con chó, có người khi nóng nảy thì đập bàn đập ghế, có người khi nóng nảy thì quăng đồ đạt trong nhà.v.v...tất cả các thái độ ấy đều bày tỏ một tâm hồn không ổn định, và có khi bày tỏ tính cách kiêu ngạo của mình trong tính nóng nảy vội vàng.
Người Ki-tô hữu học theo gương của Đức Chúa Giê-su là lấy sự hiền lành và khiêm nhượng để kiềm chế tính nóng nảy vội vàng bất lợi cho mình, để cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội nơi mình đang sống và làm việc được phát triển.
Nóng nảy thì phá đổ, nhưng hiền lành thì xây dựng và hàn gắn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Từ 'nâng dậy, đỡ dậy' đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử cứu độ. Nhân loại sa ngã do tội bất phục tòng gây nên thời tổ phụ Adong. Đức Kitô xuống thế, giải thoát, nâng con người lên, trở về tình trạng nguyên thủy, thời khởi đầu Chúa tạo dựng con người. Những ai tin theo, Đức Kitô ban cho cuộc sống mới, biến họ trở thành Kitô hữu. Ngài nâng đỡ từng người một và cuối cùng cứu độ, nâng toàn thể nhân loại đứng dậy, làm hoà cùng Thiên Chúa.
Một hôm có viên sĩ quan tên Jairus đến xin Đức Kitô chữa bệnh cho con gái ông đang hấp hối tại nhà. Khi ông còn đang nài van thì người nhà đến báo tin buồn là. Đừng làm phiền Đức Kitô nữa, con gái ông đã chết. Đức Kitô an ủi ông, 'Đừng sợ, vững lòng tin thì sẽ được' Mk 5,36. Ngài vào nhà ông, 'Người cầm lấy tay nó và nói. Này bé, Thầy truyền cho con trỗi dậy' Mk 5,41. Cháu bé đứng dậy đi lại bình thường như chưa hề mắc bệnh. Đức Kitô ban cho cháu bé cuộc sống mới, bởi lòng tin vững chắc của cha cô. Chính Đức Kitô cũng chỗi dậy từ cõi chết sau ba ngày chôn cất trong mồ. Đức Kitô đỡ con người dậy, còn chính Ngài thì Ngài chỗi dậy, không cần ai nâng dậy.
Đoạn Phúc Âm hôm nay cho biết Đức Kitô nâng bà mẹ vợ ông Simon dậy mang í nghĩa thể chất, và í nghĩa tâm linh. Về phương diện thể chất, bà hoàn toàn bình phục. Về phương diện tâm linh, bà trở thành môn đệ Đức Kitô. Có lẽ bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành môn đệ Đức Kitô. Điều này thể hiện qua việc bà hãnh diện được phục vụ Đức Kitô và phái đoàn. Tâm hồn bà hân hoan, tràn ngập niềm vui vì được hạnh phúc đón Đức Kitô vào trong gia đình bà. Đây là một thiên ân Đức Kitô dành riêng cho gia đình mẹ vợ ông Simon. Từ một bệnh nhân thành người mạnh khoẻ, từ kẻ xa lạ trở thành thân hữu trong nhóm của Đức Kitô, từ một người ít ai biết đến bà trở thành người toàn thế giới biết đến về hành động bác ái. Về cuối đời bà còn được Đức Kitô đón nhận vào nước Thiên Chúa hằng sống. Đức kitô có hai nhóm môn đệ. Nhóm thứ nhất cùng Ngài đi nơi này, nơi khác, nghe Ngài giảng dậy và chữa bệnh. Nhóm thứ hai là các môn đệ không cùng đi đây đó với Đức Kitô nhưng ở tại nơi họ đang sống. Đại đa số chúng ta thuộc nhóm thứ hai.
Bệnh tật gây khổ đau cho con người, nhất là những gia đình nghèo khó. Khi có người nhà mắc bệnh, tình trạng kinh tế gia đình khủng hoảng, chạy tiền, mang công, mượn nợ có tiền chạy thuốc. Người đó đã không tiếp tục sinh hoạt bình thường, còn cần người mạnh khoẻ chăm sóc. Mọi sinh hoạt từ gia đình, đến xóm làng, đến cộng đoàn đều đình trệ. Đôi khi bệnh nguy hiểm còn tạo nên mối lo cho toàn làng.
Chữa bệnh và khai trừ ma quỷ là hai công việc Đức Kitô thực hiện trong lúc rao giảng. Khi chữa bệnh cho ai, Đức Kitô đụng chạm vào người đó. Tuy nhiên khi trừ ma quỉ, Đức Kitô không đụng chạm đến, nhưng ra lệnh cho ma quỉ xuất khỏi người và chúng vâng phục Ngài. Dù Ngài không đụng chạm đến ma quỉ mà kẻ chống đối Ngài cũng có lần khoác lác, ma quỉ vâng phục Đức Kitô vì Ngài là tướng quỉ. Điều vu khống, bịa đặt trên hoàn toàn do tưởng tượng mà ra, không hề có một chút sự thật nào. Đức Kitô đã không đụng chạm đến ma quỉ và Ngài còn ngăn cấm chúng không được mở miệng. Xua đuổi ma quỉ chỉ là bước đầu trong chương trình cứu độ. Bước cuối cùng là tiêu diệt sức mạnh đen tối của chúng. Chính ma qủi nhận biết điều này nên chúng than khóc, kêu la,
'Ông Giesu Nazareth, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi' Mk 1,24.
Đức Kitô loan báo 'Nước Trời đã đến gần'. Nước trời đến gần là tin vui, tin khải hoàn, chiến thắng cho môn đệ Đức Kitô, và những ai yêu mến Ngài. Nước trời đến gần lại là tin buồn, tin chết, cho ma quỉ, chúng sắp bị tiêu diệt. Nước trời đến gần lại gây khủng hoảng, thất vọng cho những kẻ chống đối Đức Kitô.
Là môn đệ Đức Kitô chúng ta chung lời cảm tạ ơn trường sinh Ngài ban, và cùng giúp nhau tiến về nhà Cha khi cuộc đời trần thế hoàn tất.
TiengChuong.org
Raise Up
Jesus went with James and John to visit the house of Simon's mother -in -law. She was in bed with fever. Jesus took her hand to raise her up. The fever left her, and she began to wait on them. Her service confirmed that she was fully recovered. She was well enough to cook for the whole household. Probably she was the best cook in the house! Jesus' healing touch required her to have neither convales nor recuperating period. Serving others was one of the major themes in Jesus' public ministry. Jesus himself claimed 'I come to serve, not to be served' Mk 10,45. Serving became the 'trade mark' of Jesus' disciples.
The word 'raise up' plays a significant role in the salvation history. It means Jesus raised up each individual to a level of the creation's original state, and His final goal was to raise up the whole human race. It means Jesus gives each one of His disciples a new life in Him, a life of faith. For Simon's mother in law, it was a life of faith. Jairus came to Jesus pleading Him to save his daughter; she was seriously sick. While they were talking, Jairus' servant arrived with the bad news, that his daughter had died. Hearing that Jesus told Jairus, 'Do not be afraid; only have faith' Mk 5,36. Jesus raised her up from dead. He gave her a new life, because of her father's faith. Jesus himself was raised up from His own death. The word 'raise her up' in today's passage meant Jesus elevated Simon's mother-in-law to different levels: from a bed-ridden situation to fully recovered, from an unknown person to befriend, the inner circle of Jesus, and finally Jesus will raise her up on the last day. Simon's mother in law probably was the very first female who became Jesus' disciple. There were two kinds of disciples: the ones who with Him travelled from place to place, and the other ones who travelled not with Him, but encamped at homes.
Sickness stopped Simon's mother-in-law from doing her daily chores; it prevented her showing hospitality to others; it prevented her from taking part in her community's activities. For Jesus, healing was not simply about getting well again; it was more about restoration a person's vocation. It meant regaining a life of value; it meant engaging in social interactions, and it meant engaging in community activities. Sickness often put enormous pressure on a family's budget. It caused grave concern for the loved ones, and sometimes it created fear for the whole community.
Healing the sick, and casting out devils were the two themes of Jesus' public ministry. Healing a sick person, Jesus touched that person. Casting out devils, Jesus refused to touch devils. His opponents claimed, devils obeyed Jesus because He was the Prince of devils. Such a claim was a baseless allegation, a sheer fantasy. Jesus prohibited devils to speak. He gave a command, and devils obeyed Him. Casting out devils was a first step in Jesus' ministry. His final act was triumph over the power of darkness. Devils lamented 'Have you come to destroy us? Mk 1,24. The coming of God's kingdom became the Good News for those who loved Jesus and became His disciples. It was terror for devils and a threat for His opponents.
Simon's mother in law was honoured to be the first female who welcomed Jesus, and His company in her own home. It was her great joy, and privilege to show hospitality toward the distinguished guests. Her generosity became well known worldwide, and Jesus will raise her up on the last day.
“Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật bất ngờ, Tin Mừng hôm nay cho thấy đâu là sức mạnh đích thực của công cuộc truyền giáo, sức mạnh đó phát xuất từ đâu? Câu trả lời là, từ Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là trung tâm quy chiếu ưu tiên hàng đầu cho sứ vụ truyền giáo. Thánh Marcô hôm nay cho biết, Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ đến với Ngài; từ đó, sai các ông đi, Ngài là ‘điểm quy tụ cũng là điểm xuất phát’.
Thật là ý tứ khi Marcô kể ra một loạt động từ mà Chúa Giêsu là chủ ngữ, “Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ”, “Sai từng hai người đi”, “Ban cho các ông quyền trên các thần ô uế”, “Truyền các ông đi đường đừng mang gì”. Công việc của nhóm mười hai dường như toả ra từ một trung tâm; đúng hơn, một con người, chính Chúa Giêsu. Sự quy chiếu này tái khẳng định sự hiện diện và hành động của Chúa Giêsu trên tất cả các hoạt động truyền giáo của các tông đồ. Sự thật này chứng tỏ rằng, các tông đồ không có gì riêng để tuyên bố, cũng không có một khả năng nào để biểu lộ từ tài trí của mình; họ chỉ nói và hành động như ‘những đặc phái viên’, những sứ giả của Chúa Giêsu, được sai đi để nói Lời của Ngài, ‘điểm quy tụ cũng là điểm xuất phát’.
Điều đáng nói là chính Chúa Giêsu đã ‘triệu tập’ nhóm mười hai, Ngài đã đưa các ông đến với Ngài; theo một nghĩa nào đó, việc nhóm họp này được gọi là một cuộc gặp gỡ riêng tư giữa Ngài với họ. Thế nhưng, nếu có một cái nhìn sâu sắc hơn, chúng ta thấy trong việc triệu tập này, trên thực tế không chỉ quy tụ một cuộc họp; đúng hơn, Chúa Giêsu đã lôi kéo chính họ đến với Ngài, “Đến cùng Đấng trung gian của giao ước mới” như tác giả thư Do Thái hôm nay đề cập; Ngài mời gọi họ đến với con người-Thiên Chúa của Ngài, ‘điểm quy tụ’. Trong hành động này, các tông đồ đã đích thân gặp gỡ một Thiên Chúa làm người, họ nhận được ân sủng và quyền năng của Ngài; để từ đó, được biến đổi, biết mình được thương xót; chính họ sẽ thốt lên, “Ôi Thiên Chúa, chúng con tưởng nhớ lại lòng thương xót của Chúa” như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay,
Chúa Giêsu “sai từng hai người đi”, điều này cũng đáng kể, Ngài là ‘điểm xuất phát’. Ngài biết yếu đuối của mỗi người, Ngài biết một người chiến đấu sẽ dễ thất bại; với sự hỗ trợ của một đồng đội, môn đệ sẽ được củng cố rất nhiều. Điều này cho thấy sứ mệnh của Ngài không phải là việc cá nhân, nhưng là một sứ vụ mang tính cộng đồng; mỗi người là một mảnh trong sứ mệnh. Để hoàn thành sứ mệnh đó, chúng ta cần sự yêu thương và hỗ trợ của người khác; xông vào chiến trận thì hai luôn luôn tốt hơn một; cũng thế, hai cái đầu, theo sự thường, sẽ tốt hơn.
Tin Mừng còn nói, “Ngài ban cho các ông quyền trên các thần ô uế”. Đây không chỉ là một số sức mạnh siêu nhiên để đuổi quỷ; nó rộng hơn nhiều. Đó là sức mạnh của bác ái Kitô; lòng nhân ái hay tình yêu thương sẽ chiến thắng quỷ dữ. Vị tha, hy sinh, khiêm tốn, đức tin, chân lý… là một trong những vũ khí mạnh nhất trong chiến trận; quỷ dữ không biết phải đối phó làm sao với những vũ khí này. Chúng ta sẽ chiến thắng trong cuộc sống Kitô của mình, một cuộc sống có Chúa Kitô là ‘điểm quy tụ cũng là điểm xuất phát’; và chính Ngài sẽ làm tất cả những gì còn lại.
Anh Chị em,
Hơn cả Thomas Jefferson, Chúa Giêsu không chỉ là ‘điểm quy tụ cũng là điểm xuất phát’, tập hợp và sai chúng ta đi; Ngài không chỉ giúp chúng ta vượt sông nhưng còn cùng chúng ta chiến đấu. Tuyệt vời hơn, Ngài còn là điểm trở về! Trên hành trình chiến đấu ở chốn dương gian của mỗi người, cũng như mỗi người khi lìa xa cõi tạm này, Chúa Giêsu luôn luôn tỏ ra ‘Có’; Ngài luôn có mặt. “Trong Ngài, chúng ta sống, cử động và hiện hữu”. Chỉ ngần ấy cũng đủ cho chúng ta sống trong niềm vui. Hãy đến với Ngài, múc lấy nguồn sức mạnh; Ngài đang đợi chúng ta!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trong mọi đấng bậc, xin ban cho con tình yêu, lòng can đảm và sức mạnh để con ra đi cho vinh quang Chúa; xin cho con biết, con được chính Chúa, ‘điểm quy tụ cũng là điểm xuất phát’, nơi con ra đi và nhất là, trở về mỗi ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
Hàng chục lãnh đạo chính phủ bao gồm Tổng thống Win Mynt, Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, bộ trưởng của tất cả bảy tiểu bang và bảy khu vực, các nghị sĩ, nhà hoạt động nhân quyền và lãnh đạo sinh viên đã bị bắt giữ trong các cuộc đột kích vào sáng sớm ngày 1 tháng 2 khi lãnh đạo quân đội Tướng Min Aung Hlaing nắm quyền kiểm soát đất nước sau khi ban hành tình trạng khẩn cấp trong một năm.
Mạng lưới điện thoại, truyền hình và internet đã bị đóng trên khắp Miến Điện khi các binh sĩ xuống đường ở thủ đô Naypyitaw, trung tâm thương mại Yangon và các trung tâm lớn khác.
“Vụ bắt giữ bà Aung San Suu Kyi, các quan chức cấp cao và các nhân vật chính trị khác là cực kỳ đáng báo động. Trừ khi những người bị bắt giữ có thể bị buộc tội hình sự theo các quy tắc được luật pháp quốc tế công nhận, họ phải được trả tự do ngay lập tức”, Phó giám đốc khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế Ming Yu Hah cho biết trong một tuyên bố.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói: “Những diễn biến này là một đòn giáng nghiêm trọng vào các cải cách dân chủ”.
Trong khi Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức nào về cuộc đảo chính, phó giáo sư Đại học Deakin và chuyên gia về Miến Điện Antony Ware tin rằng sự hậu thuẫn của Trung Quốc là một con át chủ bài đối với quân đội.
“Nếu quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với họ, điều đó không tạo ra bao nhiêu khác biệt. Đơn giản là họ sẽ chuyển sang Trung Quốc nhiều hơn”, ông nói.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc là Vương Nghị đã viếng thăm Miến Điện chỉ hai tuần trước.
Không chỉ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Trung Quốc, là nước duy nhất ủng hộ giới quân nhân bị ảnh hưởng nặng bởi chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông từ năm 1962 cho đến nay, các thế lực quân phiệt nước này còn có sự hậu thuẫn mạnh của giới Phật Giáo cực đoan tại quốc gia này.
Theo thông tấn xã Công Giáo UCANews, nhà sư theo chủ nghĩa cực đoan Ashin Wirathu, người nổi tiếng với những luận điệu chống Hồi giáo, gần đây đã xuất hiện trở lại trước công chúng ở Miến Điện sau khi lẩn trốn trong 18 tháng.
Nhà sư này đã bị truy nã với tội danh kích động bằng lời nói các cuộc tấn công vào nhà lãnh đạo của Miến Điện, Aung San Suu Kyi và chính phủ của bà sau một lệnh truy nã được đưa ra vào tháng 7 năm 2019.
Năm ngoái, Wirathu nói rằng ông ta sẽ đối mặt với vụ kiện nhưng rồi đã lẩn trốn kể từ đó cho đến khi ông ta xuất hiện tại đồn cảnh sát ở Yangon vào ngày 2 tháng 11.
Sự xuất hiện trở lại của Wirathu diễn ra chỉ sáu ngày trước cuộc tổng tuyển cử quan trọng vào ngày 8 tháng 11 của Miến Điện. Cuộc tổng tuyển cử này được coi là một phép thử cho quá trình chuyển đổi sang dân chủ của đất nước.
Các nhà quan sát địa phương cho rằng động thái này không phải là ngẫu nhiên nhưng là một nỗ lực nhằm làm tăng sức nóng chính trị đối với chính phủ của bà Suu Kyi và đảng NLD của bà.
Sau khi xuất hiện trở lại, Wirathu tích cực sử dụng các mạng truyền thông xã hội cáo buộc chính phủ của bà Suu Kyi buộc ông phải bỏ trốn và ông nói với những người ủng hộ ông đừng bỏ phiếu cho đảng “chim ác”, tức là đảng NLD của bà Suu Kyi. Đảng kỳ của NLD có biểu tượng là một con công, mà ông ta gọi là con “chim ác”.
Cùng ngày với sự xuất hiện trở lại của nhà sư ở Yangon, những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Mandalay và Yangon đã phát truyền đơn kêu gọi công chúng bỏ phiếu cho Đảng Đoàn kết và Phát triển có chủ trương kỳ thị những người không phải gốc Miến Điện hay không theo Phật Giáo.
Ashin Wirathu là ai?
Ashin Wirathu, sinh năm 1968, đến năm 14 tuổi thì bỏ học để đi tu, là nhân vật đã được tờ Times trong số ra ngày 20 tháng Sáu năm 2013, đưa lên trang bìa với nhan đề “The Face of Buddhist Terror”, nghĩa là “Bộ mặt của khủng bố Phật giáo”; trong đó tờ này cáo buộc ông là người đứng đằng sau tất cả những biến loạn đang diễn ra tại Miến Điện.
Nhà sư Ashin Wirathu là người nổi tiếng tại Miến Điện với những bài phát biểu nẩy lửa đầy hận thù kêu gọi các Phật tử nước này hãy thức tỉnh trước nguy cơ bị Hồi Giáo hóa, mặc dù trong tổng số 57 triệu dân 88% là Phật tử và người Hồi Giáo chỉ có 4.3%. Các Kitô hữu chiếm 6.3%.
Ông là nhà lãnh đạo của phong trào 969, ngày càng có ảnh hưởng lớn tại một quốc gia với 90% dân số theo đạo Phật. Phong trào đã được hình thành từ năm 2001 sau khi quân Hồi giáo Taliban tàn phá những pho tượng Phật cổ ở Bamiyan, Afghanistan và nhất là sau hai vụ khủng bố tấn công ở New York 11 tháng 9 năm đó.
Tên gọi của phong trào, 969, là một chuỗi số tương ứng với Tam bảo của đạo Phật. Đó là Phật - Pháp -Tăng. Người Miến Điện rất mê số học, tu sĩ Wirathu xem chuỗi số này là biểu tượng đoàn kết của những người theo đạo Phật để đối kháng với cộng đồng người theo đạo Hồi.
Vào năm 2001, nhà sư Wirathu đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở Mandalay và nhiều người đã là nạn nhân của những đợt biểu dương lực lượng đó. Nhà sư này đã bị chính quyền quân sự Miến Điện thời bấy giờ bắt giam và bị kết án 25 năm tù. Năm 2011 tu sĩ Wirathu được trả tự do trong khuôn khổ tiến trình cải tổ chính trị do tổng thống dân sự Thein Sein khởi xướng. Thế là Wirathu lại tiếp tục huy động các phật tử biểu tình chống lại người theo đạo Hồi. Xung đột tôn giáo đẫm máu vào mùa hè 2001 ở miền Tây Miến Điện đã xảy ra giữa người Rakhine theo đạo Phật và người Hồi giáo Rohingya lại càng tạo thêm uy tín cho phong trào 969.
Năm 2003, ông đã bị kết án 25 năm tù giam vì chủ xướng ra vụ xung đột chống lại người Hồi Giáo này, nhưng được trả tự do vào năm 2010 cùng với các tù nhân chính trị khác.
Sau khi ra tù, Wirathu sử dụng rất thành công các phương tiện truyền thông xã hội. Ông truyền bá thông điệp chống Hồi Giáo của mình bằng cách đăng các bài giảng trên YouTube và Facebook, thu hút hàng trăm ngàn người theo dõi và nhanh chóng được tôn vinh là nhà lãnh đạo tinh thần cao nhất của tất cả các nhóm bảo vệ Phật pháp.
Bài giảng của ông chủ yếu dọa các Phật tử về nguy cơ bị Hồi Giáo hóa. Ông lặp đi lặp lại các tuyên bố vô căn cứ về tỷ lệ sinh sản của người Hồi Giáo và tổ chức các cuộc biểu tình kêu gọi tống cổ người Rohingya sang một nước thứ ba.
Ông cũng tuyên bố rằng phụ nữ Phật giáo đang bị người Hồi Giáo buộc cải đạo bằng vũ lực và dẫn đầu các cuộc biểu tình rầm rộ đòi sửa đổi hiến pháp nhằm ngăn chặn phụ nữ Phật giáo Miến Điện không được kết hôn với nam giới thuộc các tôn giáo khác mà không có sự cho phép chính thức của các nhà sư.
Ít ai dám chống lại ông vì ông chủ trì một tu viện Phật giáo có tới 2,500 nhà sư tại Mandalay; và được sự hậu thuẫn tuyệt đối của quân đội, của những tướng tá cùng một quan điểm với ông là Phật giáo tại Miến Điện đang bị lâm nguy, và người dân Miến Điện cần phải có một quân đội hùng mạnh để bảo vệ Phật pháp.
Một chính phủ trên danh nghĩa là dân sự nhưng sau gần nửa thế kỷ bị cai trị bởi quân đội, vẫn chưa hoàn toàn tự chủ, nên nếu quân đội ủng hộ ông thì chính quyền cũng chẳng có ai dám chống lại ông. Hơn thế nữa, nhiều người tin rằng chính quyền Miến Điện để yên cho Wirathu, vì ông nói lên chính quan điểm của họ, về người Rohingya, và về đạo Hồi, mà họ không thể tự mình nói lên vì những lý do ngoại giao.
Không những nổi tiếng tại Miến Điện, Nhà sư Wirathu còn nổi tiếng trên thế giới vì đã dám chửi đặc phái viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc là bà Yanghee Lee bằng những từ rất hạ cấp.
Việc bắt giữ các chính trị gia và cắt giảm các dịch vụ thông tin liên lạc vào sáng sớm thứ Hai 1 tháng Hai là những tín hiệu đầu tiên cho thấy kế hoạch cướp chính quyền đã bắt đầu. Tuy nhiên, trước đó những dấu hiệu đảo chính đã có thể thấy rõ trong cuộc biểu tình của giới Phật Giáo thân quân đội tại chùa Shwedagon.
Ngay buổi sáng, khi xảy ra cuộc đảo chính, các lực lượng Phật Giáo đã xuống đường biểu tình ủng hộ quân đội và ca ngợi hành động này là bảo vệ dân tộc và Phật pháp. Đó có thể là một phần trong các tính toán của giới quân nhân Miến Điện. Tuy nhiên, chắc chắn rằng Trung Quốc không quan tâm gì đến chuyện bảo vệ Phật pháp của các chư tăng Miến Điện. Họ chỉ muốn thao túng quốc gia này để mở con đường chạy thẳng từ Vân Nam ra Ấn Độ Dương trong ước mơ hình thành con đường tơ lụa vòng quanh thế giới của họ
Source:UCANews
Đức Hồng Y Charles Bo, tiếng nói can đảm của Miến Điện, một tiếng nói thẳng thắn cho nhân quyền trong những năm gần đây, đã về tới Yangon. Ngài đang viếng thăm mục vụ tiểu bang Kachin khi cuộc đảo chính xảy ra. Trong tuyên bố đầu tiên của ngài gời đến nhân dân Miến Điện, phe đảo chính và chính quyền dân sự đang bị bắt giam, Đức Hồng Y kêu gọi lên án cuộc đảo chính này là một bước lùi cho nền dân chủ tại Miến Điện. Đồng thời, ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế đừng vội vàng đưa ra các biện pháp cấm vận vì chỉ có lợi cho bọn cầm quyền Bắc Kinh. “Những biện pháp cứng rắn này đã chứng tỏ là một phước lành to lớn đối với những siêu cường đang để mắt đến tài nguyên của chúng tôi”
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Ngày: 3 tháng 2 năm 2021
Bạn bè thân yêu của tôi,
Tôi viết những dòng này với tư cách là một nhà lãnh đạo tinh thần, đồng cảm với tâm tư của hàng triệu người lúc này. Tôi viết thư cho những người thân yêu của tôi, các nhà lãnh đạo dân sự, Tatmadaw (giới quân nhân Miến Điện) và cộng đồng quốc tế. Tôi đã buồn bã theo dõi những khoảnh khắc tăm tối trong lịch sử của chúng ta và theo dõi với hy vọng về sự kiên cường của nhân dân chúng ta trong cuộc đấu tranh vì nhân phẩm của họ. Chúng ta đang hành trình vượt qua hầu hết các thời điểm thử thách trong lịch sử của chúng ta. Tôi viết với tình yêu hướng đến tất cả, tìm kiếm một giải pháp lâu dài, cầu nguyện cho sự chấm dứt vĩnh viễn cho bóng tối từng nơi từng lúc đang bao trùm đất nước thân yêu của chúng ta.
1. Gửi những đồng bào Miến Điện thân yêu nhất của tôi
Tôi chia sẻ tình đồng bào sâu sắc với tất cả các bạn trong thời điểm này khi các bạn vật lộn với những sự kiện bất ngờ, gây sốc đang diễn ra trên đất nước chúng ta. Tôi kêu gọi mỗi người, hãy bình tĩnh, đừng bao giờ trở thành nạn nhân của bạo lực. Chúng ta đã đổ máu đủ rồi. Đừng đổ máu nữa trên mảnh đất này. Ngay cả trong thời điểm thử thách nhất này, tôi tin rằng hòa bình là con đường duy nhất, hòa bình là có thể. Luôn có những cách thức bất bạo động để thể hiện sự phản đối của chúng ta. Các sự kiện đang diễn ra là kết quả đáng buồn của sự thiếu vắng đối thoại và giao tiếp cũng như các tranh chấp đa dạng về quan điểm. Chúng ta đừng tiếp tục hận thù vào lúc này khi chúng ta đấu tranh cho phẩm giá và sự thật. Cầu xin cho tất cả các nhà lãnh đạo cộng đồng và các nhà lãnh đạo tôn giáo cầu nguyện và thúc đẩy cộng đồng phản ứng hòa bình với những sự kiện này. Cầu cho tất cả, xin cho tất cả, tránh những dịp khiêu khích.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ đại dịch. Các nhân viên y tế dũng cảm của chúng ta đã cứu sống nhiều người. Chúng tôi hiểu nỗi đau của các bạn. Một số đã từ chức để phản đối, nhưng tôi cầu xin các bạn, đừng bỏ rơi những người đang cần đến các bạn vào lúc này.
2. Gửi đến các Tướng lĩnh Tatmadaw và Gia đình của họ:
Thế giới đã phản ứng với sự bàng hoàng và đau đớn trước những gì đã xảy ra. Vào năm 2015, khi quân đội tiến hành một quá trình chuyển đổi hòa bình sang chính phủ dân sự được dân bầu, Tatmadaw đã giành được sự ngưỡng mộ của thế giới. Ngày nay, thế giới cố gắng hiểu những gì đã xảy ra trong những năm tiếp theo. Có phải đã thiếu đối thoại giữa các cơ quan dân sự được bầu và Tatmadaw không?
Chúng tôi đã thấy rất nhiều nỗi đau trong các cuộc xung đột. Bảy thập kỷ đổ máu và sử dụng bạo lực không mang lại kết quả gì. Tất cả các bạn đều hứa hẹn hòa bình và dân chủ thực sự. Dân chủ là hy vọng giải quyết các vấn đề của đất nước từng rất giàu có này. Lần này hàng triệu người đã bỏ phiếu cho nền dân chủ. Nhân dân chúng tôi tin tưởng vào sự chuyển giao quyền lực trong hòa bình.
Bây giờ Tatmadaw đã đơn phương nắm chính quyền. Điều này đã khiến cả thế giới và người dân Miến Điện bàng hoàng. Các cáo buộc về sự bất thường trong cuộc bỏ phiếu có thể được giải quyết bằng đối thoại, với sự hiện diện của các quan sát viên trung lập. Một cơ hội tuyệt vời đã bị mất. Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã lên án và sẽ lên án động thái gây sốc này.
Bây giờ anh em hứa hẹn một nền dân chủ lớn hơn - sau cuộc điều tra và một cuộc bầu cử khác. Người dân Miến Điện mệt mỏi với những lời hứa suông. Họ sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ lời hứa giả mạo nào. Anh em cũng hứa sẽ tổ chức bầu cử đa đảng sau một năm. Làm thế nào anh em sẽ đạt được sự tin tưởng của người dân của chúng tôi? Họ sẽ chỉ tin tưởng khi lời nói đi đôi với hành động chân thành.
Sự đau khổ và thất vọng của họ phải được hiểu. Hành động của anh em cần chứng minh rằng anh em yêu mến họ, quan tâm đến họ. Một lần nữa, tôi cầu xin các anh em, hãy đối xử với họ trong niềm tôn trọng nhân phẩm thật sự và hòa bình. Không để xảy ra bạo lực với những người dân Miến Điện thân yêu của chúng ta.
Đáng buồn thay, các đại diện dân cử của chúng tôi thuộc đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, gọi tắt là NLD, đang bị bắt. Nhiều nhà văn, nhà hoạt động và thanh niên cũng bị bắt. Tôi mong các anh em, tôn trọng nhân quyền của họ và trả tự do sớm nhất cho họ. Họ không phải là tù nhân chiến tranh; họ là tù nhân của một quá trình dân chủ. Anh em hứa hẹn hứa dân chủ; vậy thì anh em bắt đầu với việc giải phóng họ. Thế giới sẽ hiểu anh em.
3. Gửi tới Chị Aung San Suu Kyi và Tổng thống U Win Myint cùng tất cả các nhà lãnh đạo yêu quý của chúng ta.
Kính gửi các nhà lãnh đạo NLD: Anh chị em đang ở trong hoàn cảnh này trong cuộc đấu tranh không ngừng của anh chị em để mang lại nền dân chủ cho quốc gia này. Những biến cố bất ngờ đã khiến anh chị em trở thành tù nhân. Chúng tôi cầu nguyện cho anh chị em và kêu gọi tất cả những người liên quan trả tự do cho anh chị em sớm nhất.
Chị Aung San Suu Kyi thân mến, chị đã sống cho nhân dân chúng ta, hy sinh cuộc sống của mình cho nhân dân của chúng ta. Chị sẽ luôn là tiếng nói của nhân dân chúng ta. Đây là những ngày đau khổ. Chị đã biết bóng tối, chị đã biết ánh sáng trong quốc gia này. Chị không chỉ là người con gái yêu mến của người cha của quốc gia, Tướng quân Aung San. Chị là Amay Suu cho quốc gia. Sự thật sẽ thắng. Thiên Chúa là trọng tài cuối cùng của sự thật. Nhưng Chúa vẫn đợi. Vào lúc này, tôi xin bày tỏ sự cảm thông với hoàn cảnh của chị và cầu nguyện rằng chị có thể một lần nữa bước đi giữa những người thân yêu của chị, và nâng cao tinh thần của họ.
Đồng thời, tôi muốn xác nhận rằng biến cố này xảy ra do thiếu ĐỐI THOẠI và giao tiếp và thiếu sự chấp nhận lẫn nhau. Chúng ta hãy lắng nghe người khác.
4. Đối với Cộng đồng Quốc tế:
Chúng tôi biết ơn sự quan tâm của các bạn và đánh giá cao cảm giác kinh ngạc của các bạn. Chúng tôi rất biết ơn vì sự đồng hành đầy cảm thông của các bạn vào lúc này. Điều đó rất quan trọng.
Nhưng lịch sử đã chỉ ra một cách đau đớn rằng những kết luận và phán xét đột ngột cuối cùng không có lợi cho dân tộc nào cả. Các biện pháp trừng phạt và lên án không mang lại nhiều kết quả, thay vào đó chúng đóng cửa và không đối thoại. Những biện pháp cứng rắn này đã chứng tỏ là một phước lành to lớn đối với những siêu cường đang để mắt đến tài nguyên của chúng tôi. Chúng tôi cầu xin các bạn đừng buộc những người có liên quan đến bước đường cùng là bán rẻ chủ quyền của chúng tôi. Cộng đồng quốc tế cần tiếp xúc với thực tế, hiểu rõ về lịch sử và kinh tế chính trị của Miến Điện. Các lệnh trừng phạt có nguy cơ làm sụp đổ nền kinh tế, đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói. Thu hút các tác nhân tham gia vào tiến trình hòa giải là con đường duy nhất.
Những gì đã xảy ra thật đau đớn. Nó đã làm tan nát con người của chúng tôi. Tôi viết điều này với mong muốn an ủi họ. Tôi viết không phải với tư cách một chính trị gia. Tôi tin rằng tất cả các bên liên quan ở đất nước này đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho người dân của chúng ta. Tôi viết với những lời cầu nguyện và hy vọng rằng quốc gia vĩ đại của chúng tôi, mảnh đất vàng của một dân tộc đầy ân sủng này sẽ bước vào sân khấu toàn cầu như một cộng đồng hòa giải của hy vọng và hòa bình. Hãy để chúng tôi giải quyết mọi tranh chấp thông qua đối thoại.
Hòa bình là có thể. Hòa bình là con đường duy nhất. Dân chủ là ánh sáng duy nhất cho con đường đó.
Hồng Y Charles Maung Bo
Tổng giám mục Yangon Myanmar
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar
Chủ tịch Liên Hội đồng các Giám mục Á Châu
Đồng chủ tịch phong trào Các Tôn Giáo Vì Hòa Bình Miến Điện
Source:Archdiocese of Yangon
Chính quân đội Miến Điện, thường được gọi là Tatmadaw, đã khởi xướng 10 năm cải cách vừa qua và giám sát tiến trình này rất chặt chẽ. Tatmadaw đã viết hiến pháp, bảo đảm rằng nó kiểm soát ba bộ chủ chốt: Nội vụ, Hải quan, và Quốc phòng - và dành một phần tư số ghế quốc hội cho quân đội. Nó đã kẹp chặt đôi cánh của Suu Kyi, ngăn cản bà trở thành tổng thống, sử dụng bà như một bức tường lửa để thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về tội ác chống lại loài người, đồng thời giữ quyền kiểm soát ngân sách và lợi ích kinh doanh của nó. Nói cách khác, Tatmadaw đã nắm quyền trước ngày 1 tháng 2, vậy tại sao họ lại trực tiếp nắm quyền và đưa Miến Điện trở lại chế độ độc tài quân phiệt?
Một trong những động lực đằng sau chương trình cải cách cách đây một thập kỷ là các tướng lĩnh không chịu nổi các áp lực liên tục của Trung Quốc, và họ biết cách duy nhất để làm loãng ảnh hưởng của Bắc Kinh là cải cách để thu hút sự tham gia của cộng đồng quốc tế.
Điều đó đã có tác dụng trong một vài năm, dẫn đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, các chuyến thăm liên tiếp của Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton, Tổng thống Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron và các nhà lãnh đạo thế giới khác. Đến năm 2014, Miến Điện đã hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm đất nước này.
Các vị tướng đã đạt được tất cả những điều này mà không phải nhượng bộ bao nhiêu. Trái lại, họ còn được hưởng nhiều lợi thế. Mối quan hệ giữa Tatmadaw và bà Suu Kyi đã phát triển trong những năm gần đây, đến mức bà đã đến The Hague để bảo vệ các tướng lĩnh trước cáo buộc diệt chủng. Bà đã phải phá vỡ danh tiếng quốc tế của mình vì họ.
Thành ra, cuộc đảo chính này là vô nghĩa và bất ngờ đối với nhiều người, nếu chúng ta không nhìn nó từ góc độ của Tướng Min Aung Hlaing. Ông ta phải nghỉ hưu, giã từ tư cách tổng tư lệnh quân đội vào tháng 6 tới đây. Gia đình ông ta có nhiều lợi ích kinh doanh, ông ta bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh, ông ta muốn trở thành tổng thống nhưng đảng của ông ta đã thua đậm trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11.
Không bằng lòng với việc nghỉ hưu để đọc hoặc viết sách, chăm sóc vườn tược hay vẽ tranh như những người khác đã làm, và không an tâm tin tưởng rằng tài sản của mình sẽ được bảo vệ, ông ta đã ra tay sau khi có những hứa hẹn từ bọn cầm quyền Trung Quốc, được thể hiện cụ thể qua chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Ngoại Giao Bắc Kinh Vương Nghị.
Kết quả là người dân Miến Điện sẽ bị thiệt hại. Tất cả những ai muốn tự do, đã tận hưởng sự mở cửa của thập kỷ trước, giờ đây lại bị rơi vào một kỷ nguyên mới đầy những sợ hãi và nguy hiểm. Và trên hết, các sắc dân thiểu số và các tôn giáo thiểu số của đất nước đang gặp nhiều nguy hiểm hơn.
Việc quân đội, được sự ủng hộ mạnh mẽ của hàng lãnh đạo Phật Giáo cực đoan, trở lại quyền kiểm soát trực tiếp chính phủ chỉ có thể là tin xấu đối với các sắc dân thiểu số - xung đột leo thang, tăng cường các cuộc tấn công và tiếp tục các hành động tàn bạo.
Về tự do tôn giáo, nó đẩy Miến Điện sâu hơn vào bầu không khí của chủ nghĩa dân tộc tôn giáo, khiến cuộc sống đa dạng trở nên khó khăn hơn. Cuộc sống của người Công Giáo, một thiểu số chỉ có 6.4% tại quốc gia này sẽ vô cùng khó khăn.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với cuộc đảo chính này cần phải rất thận trọng để dừng đẩy Miến Điện rơi ngược trở lại tầm kiểm soát của Trung Quốc như trong các thập niên trước.
Đức Hồng Y Charles Bo đã chỉ ra rằng: “những kết luận và phán xét đột ngột cuối cùng không có lợi cho dân tộc nào cả... Những biện pháp cứng rắn này đã chứng tỏ là một phước lành to lớn đối với những siêu cường đang để mắt đến tài nguyên của chúng tôi. Chúng tôi cầu xin các bạn đừng buộc những người có liên quan đến bước đường cùng là bán rẻ chủ quyền của chúng tôi”.
Source:UCANews
Đức Cha Naumann, Chủ Tịch Ủy Ban về Các Hoạt Động Phò Sinh thuộc Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã đưa ra nhận xét của ngài như trên vào hôm thứ Năm vừa qua trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình EWTN.
Khi được hỏi ngài muốn nói điều gì với Tổng Thống Biden, Đức Cha Naumann trả lời: “Tôi sẽ nói: ‘Tỉnh lại đi. Hãy nghĩ về những gì ông đang thực sự làm ở đây’. Ý tôi muốn nói, linh hồn của ông ấy đang gặp nguy hiểm, tôi tin là như vậy”.
“Anh biết đấy, họ đã sử dụng lối nói uyển ngữ hay nói trại đi, khi đang vi phạm các quyền cơ bản của con người thì họ sử dụng các uyển ngữ để nói rằng đây là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người nghèo”.
“Thủ tục y tế gì mà có hai người vào làm, khi trở ra thì một người chết, người còn lại mang vết thương tâm hồn, tinh thần và đôi khi cả thể xác?”
Ngài còn nói thêm rằng: “Bất cứ ai làm điều này đều là một thảm kịch nếu, nhưng tình hình còn thê thảm hơn khi người ấy lại xưng mình là người Công Giáo. Tôi nghĩ điều đó rất trái ngược với những gì ông ấy vận động với tư cách là một tổng thống của sự đoàn kết. Ý tôi muốn nói, rõ ràng là ông ta đã mắc nợ các thế lực ủng hộ phá thai trong đảng của ông và ông chỉ đang làm theo ý họ”.
“Tôi ước gì ông ấy cũng chính thống trong đức tin Công Giáo của mình, hệt như những gì ông ấy đang làm theo hướng dẫn của tổ chức phá thai Planned Parenthood.”
Nhận xét của Đức Cha Naumann được đưa ra khi Biden hủy bỏ chính sách Mexico City, một chính sách đã ngăn chặn không cho tiền viện trợ của Hoa Kỳ đến các nhóm tài trợ việc cung cấp hoặc thúc đẩy hoạt động phá thai ở các quốc gia khác.
Source:News Max
Theo VaticanNews, hôm thứ Tư, ngày 3 tháng 2, năm 2021, lúc 9 giờ 30, từ Thư viện Tông tòa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trực tuyến phát đi loạt bài giáo lý hàng tuần của ngài, lần này, nhấn mạnh tới việc cầu nguyện trong phụng vụ.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý, căn cứ vào bản Tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Trong lịch sử Giáo Hội, thường có cơn cám dỗ muốn thực hành một Kitô giáo thân mật tư riêng (intimist Christianity), vốn không thừa nhận tầm quan trọng thiêng liêng của các nghi thức phụng vụ công cộng. Thông thường, khuynh hướng này chủ trương đặc tính họ cho là thuần khiết hơn của một lòng đạo không phụ thuộc vào các nghi lễ bên ngoài, vốn bị coi là gánh nặng vô ích hoặc có hại. Trọng tâm của sự chỉ trích này không phải là một hình thức nghi lễ đặc thù, hay một cách thức cử hành đặc thù nào, mà là chính phụng vụ, hình thức phụng vụ của cầu nguyện.
Thật vậy, trong Giáo Hội, người ta có thể tìm thấy một số hình thức linh đạo đã không hòa nhập được thời điểm phụng vụ một cách thỏa đáng. Nhiều tín hữu, mặc dù siêng năng tham dự phụng vụ, nhất là Thánh Lễ Chúa Nhật, nhưng thay vào đó, họ đã rút tỉa nguồn nuôi dưỡng đức tin và đời sống thiêng liêng của họ từ các nguồn khác, thuộc loại sùng kính.
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã thực hiện được nhiều điều. Hiến chế Sacrosanctum Concilium của Công đồng Vatican II đã trình bầy một điểm mấu chốt trong cuộc hành trình lâu dài này. Nó tái xác nhận một cách toàn diện và hữu cơ tầm quan trọng của phụng vụ thánh đối với đời sống của các Kitô hữu, những người nhận thấy ở đó sự trung gian khách quan phải có do sự kiện Chúa Giêsu Kitô không phải là một ý niệm hay một tình cảm, mà là một Ngôi vị sống động, và Mầu nhiệm của Người là một sự kiện lịch sử. Lời cầu nguyện của Kitô hữu phải nhờ các trung gian hữu hình: Sách Thánh, các Bí tích, các nghi thức phụng vụ, cộng đoàn.
Trong đời sống Kitô hữu, lãnh vực thể xác và vật chất không thể được miễn chước, vì trong Chúa Giêsu Kitô, nó đã trở thành con đường cứu rỗi. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta cũng phải cầu nguyện bằng thân thể mình: thân thể chúng ta đi vào việc cầu nguyện.
Do đó, không có linh đạo Kitô giáo nào không bén rễ vào việc cử hành các mầu nhiệm thánh. Sách Giáo lý viết: “Sứ mạng của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần là công bố, hiện thực và thông truyền mầu nhiệm cứu độ trong Phụng vụ của Hội Thánh; sứ vụ ấy được tiếp nối nơi tâm hồn người cầu nguyện (2655). Phụng vụ, tự nó, không chỉ là lời cầu nguyện tự phát, mà là một điều gì đó ngày càng độc đáo hơn: nó là một hoạt động làm nền tảng cho toàn bộ kinh nghiệm Kitô giáo và do đó, cả việc cầu nguyện nữa. Nó là biến cố, nó đang xảy ra, nó là sự hiện diện, nó là cuộc gặp gỡ. Nó là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúa Kitô tự làm Người hiện diện trong Chúa Thánh Thần qua các dấu chỉ bí tích: do đó, các Kitô hữu chúng ta cần phải tham dự vào các mầu nhiệm Thiên Chúa. Tôi dám khẳng định rằng một Kitô giáo nếu không có phụng vụ là một Kitô giáo không có Chúa Kitô. Không có Chúa Kitô cách trọn vẹn. Ngay trong một nghi thức sơ sài nhất, chẳng hạn như nghi thức mà một số Kitô hữu đã cử hành và tiếp tục cử hành ở những nơi bị giam giữ, hoặc khi phải trú ẩn trong một căn nhà thời bách hại, Chúa Kitô thực sự hiện diện và ban chính Người cho các tín hữu của Người.
Phụng vụ, chính vì chiều kích khách quan của nó, đòi phải được cử hành cách sốt sắng, để ơn thánh được tuôn đổ trong nghi thức không bị phân tán nhưng thay vào đó vươn tới cảm nghiệm của mọi người. Sách Giáo lý giải thích điều đó rất hay; nó viết: “Cầu nguyện nội tâm hóa và đồng hóa với phụng vụ trong khi và sau khi được cử hành” (sđd). Nhiều lời cầu nguyện của Kitô giáo không bắt nguồn từ phụng vụ, nhưng tất cả những lời cầu nguyện đó, nếu muốn là Kitô giáo, đều giả định phụng vụ, nghĩa là qua trung gian bí tích của Chúa Giêsu Kitô. Mỗi khi chúng ta cử hành Phép Rửa, hoặc truyền phép bánh và rượu trong Phép Thánh Thể, hoặc xức dầu thánh cho thân thể của một người bệnh, thì Chúa Kitô ở đấy! Chính Người hành động và hiện diện giống như khi Người chữa lành chân tay yếu ớt của một người bệnh, hoặc khi, trong Bữa Tiệc Ly, Người đã ban giao ước của Người là sẽ cứu rỗi thế giới.
Lời cầu nguyện của Kitô hữu biến sự hiện diện bí tích của Chúa Giêsu thành của riêng họ. Điều ở bên ngoài chúng ta trở thành một phần của chúng ta: phụng vụ phát biểu điều này cả bằng cử chỉ ăn uống rất tự nhiên. Thánh lễ không thể chỉ là việc “lắng nghe”: cũng không chính xác khi nói, “Tôi đi nghe Thánh lễ”. Thánh lễ không thể chỉ được lắng nghe, như thể chúng ta chỉ là khán giả của một điều gì đó trôi tuột đi mà không có sự tham gia của chúng ta. Thánh lễ luôn được cử hành, và không những bởi linh mục chủ tế mà thôi, mà còn bởi tất cả các Kitô hữu đang trải nghiệm nó. Và trung tâm là Chúa Kitô! Tất cả chúng ta, trong sự đa dạng của các ơn phúc và thừa tác vụ, tham dự vào hành động của Người, bởi vì Người, Chúa Kitô, vốn là Nhân vật chủ đạo của phụng vụ.
Khi các Kitô hữu đầu tiên bắt đầu thờ phượng, họ đã làm như vậy bằng cách hiện thực hóa các việc làm và lời nói của Chúa Giêsu, với ánh sáng và quyền năng của Chúa Thánh Thần, để cuộc sống của họ, đạt được nhờ ơn thánh đó, sẽ trở thành của lễ thiêng liêng dâng lên Thiên Chúa. Cách tiếp cận này là một “cuộc cách mạng” thực sự. Thánh Phaolô viết trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người” (12: 1). Cuộc sống được mời gọi trở thành việc thờ phượng Thiên Chúa, nhưng điều này không thể xảy ra nếu không có việc cầu nguyện, nhất là việc cầu nguyện của phụng vụ. Ước gì suy nghĩ này giúp ích tất cả chúng ta khi tham dự Thánh lễ: Tôi đi cầu nguyện trong cộng đoàn, tôi đi cầu nguyện với Chúa Kitô đang hiện diện. Chẳng hạn, khi chúng ta đi cử hành Phép Rửa, thì chính Chúa Kitô, Đấng hiện diện ở đó, làm Phép Rửa. “Nhưng thưa Cha, đây là một ý tưởng, một kiểu nói ví von”: không, đây không phải là kiểu nói ví von. Chúa Kitô hiện diện, và trong phụng vụ, anh chị em cầu nguyện với Chúa Kitô, Đấng ở bên cạnh anh chị em.
Có những Giám Mục ở Hoa Kỳ nói thẳng thắn rằng ông Joe Biden không hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo vì những tuyên bố và hành động công khai của ông ta liên quan đến tệ nạn phá thai. Các ngài khẳng định rằng, vì phần rỗi linh hồn của mình, Biden không nên rước lễ vào lúc này cho đến khi ông ta chấm dứt hoàn cảnh tội lỗi khách quan.
Thánh Phaolô viết cho các tín hữu thành Côrintô: “Bất cứ ai ăn Bánh hay uống chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình”. (1 Cr 11:27-29).
Ngược lại, cũng có các vị nói rằng sẽ cho Biden rước lễ bất kể chính sách ủng hộ phá thai nào mà ông ta sẽ áp dụng từ Phòng Bầu dục. Hành động như thế đang gây ra một tai tiếng rất lớn cho Giáo Hội. Các vị ấy đương nhiên biết phá thai là một tội ác nghiêm trọng. Nếu đã biết như thế mà không nói thẳng với ông Joe Biden thì các vị ấy đang đưa ra cho thế giới thấy hình ảnh thảm hại của một Giáo Hội không có lòng thương xót, chỉ biết chạy theo các lợi thế chính trị của mình bất kể phần linh hồn của ông Joe Biden và sinh mạng của hàng triệu thai nhi vô tội.
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa có bài nhận định sau đăng trên tờ First Things ngày 3 tháng Hai. 2021 với nhan đề “The Challenge of Eucharistic Coherence”, nghĩa là “Thách Đố Về Sự Mạch Lạc Thánh Thể”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
by George Weigel
Thách Đố Về Sự Mạch Lạc Thánh Thể
Trong thông điệp Ecclesia de Eucharistia - Giáo Hội trong mối tương quan với Thánh Thể, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã mời gọi người Công Giáo “khơi dậy” cảm thức của chúng ta về “sự kinh ngạc trước Thánh Thể”, vì “Giáo hội kín múc sự sống của mình từ Bí tích Thánh Thể”, điều này “tóm lược trọng tâm của mầu nhiệm Giáo hội”: Chúa Kitô được tôn vinh, luôn hiện diện với, trong và qua dân Ngài, và thực hiện lời hứa của Ngài là ở lại với chúng ta “cho đến tận thế” (Mt 28:20). Trong Bí tích Thánh Thể, Giáo hội gặp gỡ Chúa của mình “với một sự mãnh liệt độc đáo”. Như vậy, việc cử hành Bí tích Thánh Thể không phải chỉ là điều Giáo hội làm; nhưng việc cử hành Bí tích Thánh Thể còn thể hiện một cách độc đáo điều Giáo hội là.
Câu hỏi về tính mạch lạc của Thánh Thể đã trở thành rõ nét ở Hoa Kỳ kể từ khi một người anh em Công Giáo của chúng ta, là Joseph R. Biden Jr., nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Chưa đầy 48 giờ sau khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống, Tòa Bạch Ốc đã ban hành một tuyên bố nhân kỷ niệm 48 năm vụ án Roe kiện Wade, dẫn đến phán quyết của Tòa án Tối cao năm 1973, mà nói một cách tóm tắt là cấp giấp phép cho nạn phá thai ngày nay ở Mỹ — đó là một trong những quyết định cực đoan nhất trên thế giới. Tuyên bố của Tòa Bạch Ốc cũng cam kết rằng chính quyền sẽ luật hóa giấy phép phá thai của Roe trong luật liên bang. Thách thức đối với tính nhất quán trong Thánh Thể ở đây là gì?
Từ quan điểm đạo đức Công Giáo, phán quyết Roe kiện Wade là quyết định tồi tệ nhất của Tòa án Tối cao kể từ vụ Dred Scott kiện Sandford năm 1857 — vì cùng một lý do tương tự như thế. Phán quyết Dred Scott tuyên bố những người da đen nằm ngoài cộng đồng được pháp luật bảo vệ; còn phán quyết Roe tuyên bố không thể chối cãi rằng có những con người, trong trường hợp này là những thai nhi chưa chào đời, nằm ngoài ranh giới bảo vệ của luật pháp. Do đó, cả Dred Scott và Roe đều vi phạm nguyên tắc công bằng xã hội cơ bản của Công Giáo về phẩm giá bất khả xâm phạm của cuộc sống mỗi con người; cả hai phán quyết đều dựa trên các tuyên bố — sai lầm về mặt sinh học và không thể biện minh về mặt đạo đức — rằng những sinh mạng được đề cập đến không thực sự là con người. Chúng ta không thể vừa là một người Công Giáo liêm chính, lại vừa có thể khẳng định sự hạ giá nhân phẩm con người mà phán quyết Roe kiện Wade đã đưa ra.
Và những người Công Giáo không mạch lạc khi rước lễ tạo ra một Giáo hội không mạch lạc về phương diện Thánh thể, và do đó, là một Giáo Hội không thuyết phục trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
Sự bất nhất này là sản phẩm phụ đáng buồn của nhiều yếu tố: việc dạy giáo lý không đầy đủ và việc đào tạo thiếu sót đức tin Công Giáo; những bất đồng chính kiến thần học đối với các xác tín Công Giáo đã được thiết định; phụng vụ thô tục làm giảm uy nghiêm của Bí tích Thánh Thể; một ý thức yếu ớt về ý nghĩa của việc cần phải sống trong “tình trạng ân sủng” để xứng đáng được rước lễ; áp lực phải tuân theo các quan niệm méo mó về trao quyền cho phụ nữ; những thất bại của các giám mục trong việc thách thức một sự hoán cải sâu xa hơn hướng về Chúa Kitô nơi những người đang được các ngài chăm sóc mục vụ; nơi những người Công Giáo không tuân theo lệnh truyền của Chúa trong Phúc Âm Matthêu chương 18 từ câu 15 đến câu 16 về việc sửa lỗi những người Công Giáo anh em sống bất nhất với niềm tin [“Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân” (Mt 18:15-16)]. Thuật ngữ “khủng hoảng” ngày nay được lạm dụng quá mức. Nhưng nếu tính thống nhất Thánh Thể trong một Giáo Hội “kín múc sự sống của mình từ Thánh Thể” đang bị phương hại mà không phải là một cuộc khủng hoảng, thì là cái gì?
Nhóm Công tác của các Giám mục Hoa Kỳ về Phương Thế Làm Việc Với Chính Quyền Mới đã đề xuất một “tài liệu giảng dạy” về “tầm quan trọng của sự mạch lạc hoặc nhất quán trong Bí tích Thánh Thể”. Tài liệu đó sẽ được xuất bản vào thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, cuộc sống của Giáo hội không thể bị ngưng trệ cho đến lúc đó. Thời điểm khủng hoảng này cũng là thời điểm đem lại các cơ hội, và các giám mục địa phương nên nắm bắt các cơ hội đó để cổ vũ tính thống nhất Thánh Thể của Giáo Hội: nhất là bằng cách xem xét lại việc dạy giáo lý của giáo phận mình một cách trọn vẹn về chân lý Thánh Thể, qua các trường Công Giáo, các chương trình khai tâm Kitô Giáo, các chương trình mục vụ đại học, thuyết giảng, các mạng xã hội và các hệ thống internet, cũng như các thư mục vụ.
Các giám mục địa phương cũng nên đích thân gặp gỡ để thuyết phục các quan chức công quyền xưng mình là người Công Giáo nhưng lại đang tạo điều kiện cho những tệ nạn đạo đức nghiêm trọng. Khuyên bảo họ xem xét lại và trở thành những nhà vô địch của nền văn hóa sự sống. Việc tiếp cận mục vụ như vậy sẽ mất nhiều thời gian. Nhưng phải bắt đầu ngay từ lúc này, vì chuyện ăn ở bất nhất với niềm tin như thế đã kéo dài quá lâu. Phúc lợi thiêng liêng của con cái các giám mục trong Chúa Kitô đang bị đe dọa. Và mặc dù sự bất nhất đối với niềm tin trong cách hành xử của người Công Giáo không chỉ giới hạn trong những người Công Giáo nắm giữ các chức vụ công quyền, nhưng nó có những hậu quả đặc biệt làm suy giảm tính thống nhất Thánh Thể của Giáo hội.
Sự thật luôn phải được nói ra trong tình bác ái. Tuy nhiên, điều đó phải được nói ra, và hậu quả của việc cố chấp, cố ý không tuân theo Công Giáo phải được làm rõ. Đây không phải là chính trị. Đây là sự đoàn kết và chăm sóc mục vụ của các Kitô hữu.
Source:First Things
Cuốn sách điều tra nguồn gốc của một “não trạng chống lại Đức Mẹ” trong đó cổ vũ cho phá thai và sự hủy hoại cuộc sống của vô số đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Gần đây, cuốn sách đã có xu hướng trở thành sách bán chạy hàng đầu trong số các sách đề cập đến lý thuyết nữ quyền trên Amazon.
Gress chia sẻ trên trang Instagram của mình rằng Facebook đã triệt hạ các bài đăng trên nhiều tài khoản Facebook đề cập đến cuốn sách, và Instagram, thuộc sở hữu của Facebook, cũng đã cấm Gress bán cuốn sách này. Không mạng xã hội nào giải thích tại sao cuốn sách vi phạm chính sách thương mại của họ.
Amazon gần đây cũng đã thôi không làm trung gian bán cuốn sách này, nhưng sau đó đã khôi phục cuốn sách vào cửa hàng của mình sau khi nhà xuất bản của Gress liên hệ với họ nhiều lần.
Sự quan tâm đến cuốn sách đã tăng vọt sau khi người dùng mạng xã hội biết rằng nó đang bị cấm. Nhà phân phối sách Công Giáo theo truyền thống TAN Books tiết lộ rằng chỉ vài ngày sau khi có tin về việc kiểm duyệt cuốn sách, kho sách của họ đã bán hết.
Không rõ tại sao cuốn sách đã bị từ chối và bị cấm trên nhiều mạng xã hội khác nhau. Một số người đã suy đoán rằng ít nhất một thuật toán nào đó phải chịu trách nhiệm một phần trong việc kiểm duyệt này. Nếu đúng như thế, nó đặt ra câu hỏi và những lo ngại về cách thức hoạt động của một chính sách như vậy. Tính đến thời điểm bài báo này được đăng tải, Facebook chưa phản hồi yêu cầu của LifeSiteNews về việc giải thích thông báo vi phạm.
Gress giải thích trong phần giới thiệu của cô ấy về cuốn sách rằng hai phần đầu tiên của cuốn sách được dành để tiết lộ “danh tính và những biểu hiện cố ý che đậy” của não trạng bài Đức Mẹ, cũng như vạch trần xuất xứ của chúng. Khi thảo luận về điều này, cô đề cập đến:
Chủ nghĩa nữ quyền cực đoan có liên quan đến những sai lầm của nước Nga như thế nào, mà năm 1917, Đức Mẹ Fatima đã cảnh báo sẽ lan rộng khắp thế giới nếu nước Nga không được thánh hiến cho Trái tim Vô nhiễm của Mẹ.
Sự tham gia và ảnh hưởng của phong trào nữ thần và những điều huyền bí
Ảnh hưởng của các “nữ quỷ”, như Lilith và Jezebel
Những kiến trúc sư trưởng của chủ nghĩa nữ quyền cực đoan
Những nhóm phụ nữ có học vấn dấn thân cổ vũ phá thai, kiểm soát suy nghĩ của hầu hết phụ nữ thông qua truyền thông, chính trị, Hollywood, thời trang và các trường đại học.
Các gã khổng lồ trong lĩnh vực truyền thông xã hội đều thường xuyên bị chỉ trích gay gắt vì những gì mà nhiều người chê bai là không nhất quán, thiếu mạch lạc hoặc thực thi chính sách kiểm duyệt không chính đáng.
Riêng Facebook đã có một lịch sử lâu dài trong việc kiểm duyệt các tổ chức và cá nhân dựa trên đức tin. Gã khổng lồ truyền thông xã hội đã buộc phải xin lỗi vì nhiều trường hợp triệt hạ các nội dung bảo thủ hoặc liên quan đến niềm tin Kitô, cáo buộc một cách vô lý là “gây thù hận” hoặc không phù hợp. Chỉ vài năm trước, Facebook đã kiểm duyệt hình ảnh ông già Noel quỳ gối trước Chúa Hài Đồng Giêsu, và gọi đó là có “nội dung bạo lực”.
Source:Life Site News
Cảnh sát liên bang Úc, gọi tắt là AFP, cho biết trong một tuyên bố vào ngày 3 tháng 2 rằng “không có hành vi phạm tội nào được xác định cho đến nay.”
AFP khẳng định tất cả số tiền chuyển ngân được sử dụng cho các chi phí hợp pháp, chẳng hạn như đi lại, tiền lương và trả lương hưu.
Đến đây đã hoàn toàn rõ ràng rằng câu chuyện Hồng Y Becciu gởi tiền sang Úc hại chết Hồng Y Pell là hoàn toàn hoang đường.
Ngày 7 tháng 4 năm ngoái, 2020, Tối Cao Pháp Viện Úc, bao gồm bảy thẩm phán, đã đồng thanh nhất trí Đức Hồng Y Pell vô tội trong trò cáo gian lạm dụng tính dục, đồng thời mạnh mẽ phê phán phán quyết của các tòa dưới. Đức Hồng Y liền được ra tù ngay lập tức, sau 400 ngày bị giam giữ.
Các thế lực thù địch thù hận đức tin Công Giáo tại Úc vẫn chưa nản chí trong cố gắng bôi nhọ Giáo Hội Công Giáo.
Ngày 24 tháng 9, Đức Thánh Cha đã buộc Hồng Y Becciu từ chức tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh và từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y. Tuy nhiên, chủ yếu chỉ liên quan đến vụ mua bán bất động sản tại Luân Đôn.
Sau khi bị buộc phải từ chức, Đức Hồng Y Becciu lập tức bị rơi vào tầm ngắm: Câu chuyện Hồng Y Becciu gởi tiền sang Úc hại chết Hồng Y Pell bắt đầu được dàn dựng.
Họ tung tin giả ngay tại Thượng Viện Úc về các vụ chuyển ngân đáng ngờ từ Vatican sang Australia trong thời gian có vụ xét xử Đức Hồng Y Pell với thâm ý vu cáo cho Đức Hồng Y Becciu và chung cuộc là sỉ nhục Giáo Hội Công Giáo.
Hơn thế nữa, những kẻ nghĩ ra mưu độc này là những kẻ cực kỳ hiểm ác. Sau những kỳ đóng cửa dài hạn các nhà thờ vì đại dịch coronavirus, ngân sách của từng giáo xứ, giáo phận, và Tòa Thánh đã rất thê thảm. Tung ra tin giả các Hồng Y lấy tiền các tín hữu dâng cúng để hãm hại lẫn nhau là đòn chí tử đánh vào một Giáo Hội đã tơi tả vì coronavirus.
Trong phiên điều trần của ủy ban Thượng viện Úc vào ngày 20 tháng 10, giám đốc điều hành Trung tâm Báo cáo và Phân tích Giao dịch Úc, gọi tắt là AUSTRAC, là bà Nicole Rose, đã được hỏi về các cáo buộc rằng quỹ của Giáo hội đã được gửi đến Úc theo lệnh của Hồng Y Becciu với mục đích ảnh hưởng đến phiên tòa xét xử của Hồng Y George Pell về tội lạm dụng tình dục.
Thượng nghị sĩ Concetta Fierravanti-Wells đã hỏi Rose về các báo cáo chuyển tiền “được cho là từ quỹ của Vatican cho một người hoặc nhiều người ở Úc.”
“Có, tôi có thể xác nhận AUSTRAC đã xem xét vấn đề và chúng tôi đã cung cấp thông tin cho Cảnh sát Liên bang Úc và Cảnh sát Victoria,” Rose nói với Ủy ban Hiến pháp và Pháp chế Sự vụ.
Theo tờ The Australia, AUSTRAC đã thông báo với Thượng viện Australia về một “đánh giá chi tiết” liên quan đến khoảng 1.8 tỷ Mỹ Kim, tức là 2.3 tỷ Úc Kim đã được chuyển từ Vatican đến Australia trong khoảng 47,000 lần chuyển tiền riêng biệt kể từ năm 2014.
Tòa Thánh làm gì có nhiều tiền như thế. Do đó, Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính của Vatican, gọi tắt là ASIF, đã làm việc với AUSTRAC. Kết quả cuối cùng là chỉ có 362 lần chuyển tiền từ Vatican đến Úc từ năm 2014 đến năm 2020, chứ không phải là 47,000 lần chuyển tiền; và số tiền chỉ lên đến 7.4 triệu Mỹ Kim tức là 9.5 triệu Úc Kim mà thôi, chứ không phải là 2.3 tỷ Úc Kim.
Hôm thứ Tư 13 Giêng, tờ The Australian cho biết Cơ Quan Giám Sát Tội Phạm Tài Chính của Úc đã phải nhìn nhận họ đã tính toán quá sai sự thật các khoản chuyển ngân của Vatican; và giải thích việc tính toán sai lầm kinh hoàng này là do “computer coding error”, nghĩa là do lỗi của thảo chương điện toán. Những ai có chút kiến thức điện toán đều hiểu rằng lỗi thảo chương điện toán, nếu có, phải có tính chất đại trà, sai lầm với nhiều người chứ không thể nào chỉ nhắm vào Vatican mà sai lầm!
Source:Catholic News Agency
Xin phép* Chúa – ngày cuối năm êm ả
Kề bên con – con bên Chúa thầm thì
Lại năm nữa sắp trôi vào dĩ vãng
Bóng hoàng hôn dần phủ xuống bên đời
Bao năm con làm được gì cho Chúa?
Cho nhân sinh cũng chẳng đáng là bao!
Xin lỗi* Chúa bụi trần gian phủ kín
Vì những ngày con xa Chúa bơ vơ
Theo dòng xoáy con trôi vào dục lạc
Những ước mơ vui thú của trần gian
Quên mất Chúa dù Ngài luôn mời gọi
Đã bao phen con lần nữa chối từ
Tạ ơn* Chúa năm đã qua nhìn lại
Sống trần gian thêm nữa một tuổi đời
Xin tích đức, thêm công, cầu phúc
Đón mùa Xuân vĩnh viễn nơi quê Trời
Ngày cuối năm bỗng dưng hồn xao xuyến
Xin thương con, lạy Chúa rất nhân từ.
*Khi trong một gia đình người ta không xâm lấn nhau, nhưng biết xin phép. Khi trong một gia đình người ta không ích kỷ, nhưng tập nói tiếng cám ơn. Khi trong một gia đình người ta nhận ra mình đã làm điều xấu và biết xin lỗi, thì trong gia đình ấy có an bình và niềm vui. (ĐGH Phanxicô)
Mười ba năm sau khi chấp nhận đưa Miến Điện vào con đường dân chủ và chỉ ba tháng sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11, quân đội nước này đã đảo ngược hướng đi bằng cách thực hiện một cuộc đảo chính vào tảng sáng thứ Hai 1 tháng Hai.
Hàng chục lãnh đạo chính phủ bao gồm Tổng thống Win Mynt, Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, bộ trưởng của tất cả bảy tiểu bang và bảy khu vực, các nghị sĩ, nhà hoạt động nhân quyền và lãnh đạo sinh viên đã bị bắt giữ trong các cuộc đột kích vào sáng sớm ngày 1 tháng 2 khi lãnh đạo quân đội Tướng Min Aung Hlaing nắm quyền kiểm soát đất nước sau khi ban hành tình trạng khẩn cấp trong một năm.
Mạng lưới điện thoại, truyền hình và internet đã bị đóng trên khắp Miến Điện khi các binh sĩ xuống đường ở thủ đô Naypyitaw, trung tâm thương mại Yangon và các trung tâm lớn khác.
“Vụ bắt giữ bà Aung San Suu Kyi, các quan chức cấp cao và các nhân vật chính trị khác là cực kỳ đáng báo động. Trừ khi những người bị bắt giữ có thể bị buộc tội hình sự theo các quy tắc được luật pháp quốc tế công nhận, họ phải được trả tự do ngay lập tức”, Phó giám đốc khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế Ming Yu Hah cho biết trong một tuyên bố.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói: “Những diễn biến này là một đòn giáng nghiêm trọng vào các cải cách dân chủ”.
Trong khi Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức nào về cuộc đảo chính, phó giáo sư Đại học Deakin và chuyên gia về Miến Điện Antony Ware tin rằng sự hậu thuẫn của Trung Quốc là một con át chủ bài đối với quân đội.
“Nếu quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với họ, điều đó không tạo ra bao nhiêu khác biệt. Đơn giản là họ sẽ chuyển sang Trung Quốc nhiều hơn”, ông nói.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc là Vương Nghị đã viếng thăm Miến Điện chỉ hai tuần trước.
Không chỉ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Trung Quốc, là nước duy nhất ủng hộ giới quân nhân bị ảnh hưởng nặng bởi chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông từ năm 1962 cho đến nay, các thế lực quân phiệt nước này còn có sự hậu thuẫn mạnh của giới Phật Giáo cực đoan tại quốc gia này.
Theo thông tấn xã Công Giáo UCANews, nhà sư theo chủ nghĩa cực đoan Ashin Wirathu, người nổi tiếng với những luận điệu chống Hồi giáo, gần đây đã xuất hiện trở lại trước công chúng ở Miến Điện sau khi lẩn trốn trong 18 tháng.
Nhà sư này đã bị truy nã với tội danh kích động bằng lời nói các cuộc tấn công vào nhà lãnh đạo của Miến Điện, Aung San Suu Kyi và chính phủ của bà sau một lệnh truy nã được đưa ra vào tháng 7 năm 2019.
Năm ngoái, Wirathu nói rằng ông ta sẽ đối mặt với vụ kiện nhưng rồi đã lẩn trốn kể từ đó cho đến khi ông ta xuất hiện tại đồn cảnh sát ở Yangon vào ngày 2 tháng 11.
Sự xuất hiện trở lại của Wirathu diễn ra chỉ sáu ngày trước cuộc tổng tuyển cử quan trọng vào ngày 8 tháng 11 của Miến Điện. Cuộc tổng tuyển cử này được coi là một phép thử cho quá trình chuyển đổi sang dân chủ của đất nước.
Các nhà quan sát địa phương cho rằng động thái này không phải là ngẫu nhiên nhưng là một nỗ lực nhằm làm tăng sức nóng chính trị đối với chính phủ của bà Suu Kyi và đảng NLD của bà.
Sau khi xuất hiện trở lại, Wirathu tích cực sử dụng các mạng truyền thông xã hội cáo buộc chính phủ của bà Suu Kyi buộc ông phải bỏ trốn và ông nói với những người ủng hộ ông đừng bỏ phiếu cho đảng “chim ác”, tức là đảng NLD của bà Suu Kyi. Đảng kỳ của NLD có biểu tượng là một con công, mà ông ta gọi là con “chim ác”.
Cùng ngày với sự xuất hiện trở lại của nhà sư ở Yangon, những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Mandalay và Yangon đã phát truyền đơn kêu gọi công chúng bỏ phiếu cho Đảng Đoàn kết và Phát triển có chủ trương kỳ thị những người không phải gốc Miến Điện hay không theo Phật Giáo.
Ashin Wirathu là ai?
Ashin Wirathu, sinh năm 1968, đến năm 14 tuổi thì bỏ học để đi tu, là nhân vật đã được tờ Times trong số ra ngày 20 tháng Sáu năm 2013, đưa lên trang bìa với nhan đề “The Face of Buddhist Terror”, nghĩa là “Bộ mặt của khủng bố Phật giáo”; trong đó tờ này cáo buộc ông là người đứng đằng sau tất cả những biến loạn đang diễn ra tại Miến Điện.
Nhà sư Ashin Wirathu là người nổi tiếng tại Miến Điện với những bài phát biểu nẩy lửa đầy hận thù kêu gọi các Phật tử nước này hãy thức tỉnh trước nguy cơ bị Hồi Giáo hóa, mặc dù trong tổng số 57 triệu dân 88% là Phật tử và người Hồi Giáo chỉ có 4.3%. Các Kitô hữu chiếm 6.3%.
Ông là nhà lãnh đạo của phong trào 969, ngày càng có ảnh hưởng lớn tại một quốc gia với 90% dân số theo đạo Phật. Phong trào đã được hình thành từ năm 2001 sau khi quân Hồi giáo Taliban tàn phá những pho tượng Phật cổ ở Bamiyan, Afghanistan và nhất là sau hai vụ khủng bố tấn công ở New York 11 tháng 9 năm đó.
Tên gọi của phong trào, 969, là một chuỗi số tương ứng với Tam bảo của đạo Phật. Đó là Phật - Pháp -Tăng. Người Miến Điện rất mê số học, tu sĩ Wirathu xem chuỗi số này là biểu tượng đoàn kết của những người theo đạo Phật để đối kháng với cộng đồng người theo đạo Hồi.
Vào năm 2001, nhà sư Wirathu đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở Mandalay và nhiều người đã là nạn nhân của những đợt biểu dương lực lượng đó. Nhà sư này đã bị chính quyền quân sự Miến Điện thời bấy giờ bắt giam và bị kết án 25 năm tù. Năm 2011 tu sĩ Wirathu được trả tự do trong khuôn khổ tiến trình cải tổ chính trị do tổng thống dân sự Thein Sein khởi xướng. Thế là Wirathu lại tiếp tục huy động các phật tử biểu tình chống lại người theo đạo Hồi. Xung đột tôn giáo đẫm máu vào mùa hè 2001 ở miền Tây Miến Điện đã xảy ra giữa người Rakhine theo đạo Phật và người Hồi giáo Rohingya lại càng tạo thêm uy tín cho phong trào 969.
Năm 2003, ông đã bị kết án 25 năm tù giam vì chủ xướng ra vụ xung đột chống lại người Hồi Giáo này, nhưng được trả tự do vào năm 2010 cùng với các tù nhân chính trị khác.
Sau khi ra tù, Wirathu sử dụng rất thành công các phương tiện truyền thông xã hội. Ông truyền bá thông điệp chống Hồi Giáo của mình bằng cách đăng các bài giảng trên YouTube và Facebook, thu hút hàng trăm ngàn người theo dõi và nhanh chóng được tôn vinh là nhà lãnh đạo tinh thần cao nhất của tất cả các nhóm bảo vệ Phật pháp.
Bài giảng của ông chủ yếu dọa các Phật tử về nguy cơ bị Hồi Giáo hóa. Ông lặp đi lặp lại các tuyên bố vô căn cứ về tỷ lệ sinh sản của người Hồi Giáo và tổ chức các cuộc biểu tình kêu gọi tống cổ người Rohingya sang một nước thứ ba.
Ông cũng tuyên bố rằng phụ nữ Phật giáo đang bị người Hồi Giáo buộc cải đạo bằng vũ lực và dẫn đầu các cuộc biểu tình rầm rộ đòi sửa đổi hiến pháp nhằm ngăn chặn phụ nữ Phật giáo Miến Điện không được kết hôn với nam giới thuộc các tôn giáo khác mà không có sự cho phép chính thức của các nhà sư.
Ít ai dám chống lại ông vì ông chủ trì một tu viện Phật giáo có tới 2,500 nhà sư tại Mandalay; và được sự hậu thuẫn tuyệt đối của quân đội, của những tướng tá cùng một quan điểm với ông là Phật giáo tại Miến Điện đang bị lâm nguy, và người dân Miến Điện cần phải có một quân đội hùng mạnh để bảo vệ Phật pháp.
Một chính phủ trên danh nghĩa là dân sự nhưng sau gần nửa thế kỷ bị cai trị bởi quân đội, vẫn chưa hoàn toàn tự chủ, nên nếu quân đội ủng hộ ông thì chính quyền cũng chẳng có ai dám chống lại ông. Hơn thế nữa, nhiều người tin rằng chính quyền Miến Điện để yên cho Wirathu, vì ông nói lên chính quan điểm của họ, về người Rohingya, và về đạo Hồi, mà họ không thể tự mình nói lên vì những lý do ngoại giao.
Không những nổi tiếng tại Miến Điện, Nhà sư Wirathu còn nổi tiếng trên thế giới vì đã dám chửi đặc phái viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc là bà Yanghee Lee bằng những từ rất hạ cấp.
Việc bắt giữ các chính trị gia và cắt giảm các dịch vụ thông tin liên lạc vào sáng sớm thứ Hai 1 tháng Hai là những tín hiệu đầu tiên cho thấy kế hoạch cướp chính quyền đã bắt đầu. Tuy nhiên, trước đó những dấu hiệu đảo chính đã có thể thấy rõ trong cuộc biểu tình của giới Phật Giáo thân quân đội tại chùa Shwedagon.
Ngay buổi sáng, khi xảy ra cuộc đảo chính, các lực lượng Phật Giáo đã xuống đường biểu tình ủng hộ quân đội và ca ngợi hành động này là bảo vệ dân tộc và Phật pháp. Đó có thể là một phần trong các tính toán của giới quân nhân Miến Điện. Tuy nhiên, chắc chắn rằng Trung Quốc không quan tâm gì đến chuyện bảo vệ Phật pháp của các chư tăng Miến Điện. Họ chỉ muốn thao túng quốc gia này để mở con đường chạy thẳng từ Vân Nam ra Ấn Độ Dương trong ước mơ hình thành con đường tơ lụa vòng quanh thế giới của họ.
Fides không liên lạc được với Đức Hồng Y Charles Bo
Trong giai đoạn khó khăn và quan trọng này đối với tương lai của đất nước “chúng ta phải sống trong tinh thần cảnh giác và cầu nguyện”, đặc biệt là cầu nguyện cho hòa bình. Đức Cha Saw Yaw Han, Giám Mục Phụ Tá của Yangon, đã ngỏ lời như trên với các tín hữu Công Giáo, trong khi người dân lo ngại và mất phương hướng trước sự can thiệp của quân đội và việc ban bố tình trạng khẩn cấp.
Vị Giám Mục Phụ Tá kêu gọi các linh mục cũng nên đặc biệt cảnh giác: “Vì lý do an ninh, các cha nên cảnh giác và kiểm soát những người vào khu vực nhà thờ”. Để duy trì sự nhất quán và mạch lạc trong thông tin, các linh mục, tu sĩ được yêu cầu “không đưa ra các tuyên bố riêng lẻ”, vì điều này có thể gây ra mâu thuẫn và do đó tạo thêm sự hoang mang và sợ hãi. Các linh mục được mời “quan tâm đặc biệt đến việc cử hành các nghi thức phụng vụ và khuyến khích tất cả các tín hữu cầu nguyện sốt sắng cho hòa bình ở Miến Điện”.
Nhận thức được rằng tình hình xã hội có thể trở nên nguy cấp, Đức Cha Phụ Tá cũng kêu gọi “dự trữ lương thực để tránh tình trạng thiếu hụt” và “cũng dự trữ thuốc men để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho người dân”. Cuối cùng, đối với bất kỳ tình huống cụ thể, báo động hoặc các trường hợp khẩn cấp, tất cả các cộng đồng giáo hội trong khu vực được khuyến khích liên hệ với Đức Cha Gioan Saw Yaw Han ngay lập tức.
Trên web site của tổng giáo phận Yangon vẫn còn thấy một lời kêu gọi bảy điểm đã được công bố cách đây vài ngày, bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo của các cộng đồng khác nhau trong phong trào “Các tôn giáo vì hòa bình ở Miến Điện”, và được ký bởi Đức Hồng Y Charles Maung Bo, thay mặt cho Liên Hội đồng Giám mục Châu Á. Văn bản kêu gọi các nhà cầm quyền, các nhà lãnh đạo dân tộc, chính trị và quân sự, và tất cả những người có thiện chí, “làm việc chăm chỉ hơn cho hòa bình và hòa giải”.
Theo UCANews, ngay sau cuộc đảo chính, nhiều cuộc biểu tình của các phong trào bảo vệ Phập pháp và dân tộc với chủ trương ủng hộ quân đảo chính, bài trừ các tôn giáo, cũng như các sắc dân thiểu số đã nổ ra tại Yangon. Đó là một điều rất đáng lo ngại.
Tuy nhiên, anh Giuse Kung Za Hmung, giám đốc Gloria News Journal, có trụ sở tại Yangon, nói với thông tấn xã Fides ngày 1 tháng 2 rằng sau khi tình trạng khẩn cấp được ban hành và Tướng Min Aung Hlaing tuyên bố lãnh đạo quốc gia, “không có biểu tình hoặc tụ tập trên đường phố Yangon. Các đường dây điện thoại bị cô lập trên khắp đất nước, và chúng chỉ hoạt động ở Yangon và thủ đô Naypyitaw”.
“Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy phản ứng mạnh mẽ từ những người trên mạng xã hội”, ông nói thêm.
Bắt đầu từ 4 giờ sáng ngày 1 tháng 2, các xe bọc thép đã tuần tra trung tâm Yangon và Naypyitaw, nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc quốc hội vào ngày 2 tháng Hai sau cuộc bầu cử tháng 11 vừa qua. Tân Quốc Hội đã bị giới quân nhân Miến Điện giải tán.
Anh Hmung nói: “Hiện tại, người dân đang chờ đợi, vì người ta lo ngại rằng một cuộc biểu tình lớn có thể nổ ra, và có khả năng cuộc đảo chính này sẽ khiến các tướng lĩnh nắm quyền trong nhiều thập kỷ, chấm dứt kinh nghiệm của nền dân chủ”
Chế độ quân sự ở Myanmar kéo dài từ năm 1962 đến năm 2011 trước khi quay trở lại với cuộc đảo chính mới nhất hôm thứ Hai 1 tháng Hai.
Bộ Quốc phòng Australia tuyên bố sẽ xem xét lại các chương trình đào tạo và giáo dục của mình dành cho quân đội Miến Điện sau khi họ chi gần 1,5 triệu đô la cho các lực lượng vũ trang của nước này trong 5 năm qua.
Đảng Lao động đang kêu gọi chính phủ Morrison xem xét lại các hiệp ước với Miến Điện và đưa ra các biện pháp trừng phạt sau khi quân đội nước bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi trong một cuộc đảo chính và tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm.
Các nhà phân tích thời sự cho biết, một quyết định cấm vận đối với các tướng lãnh Miến Điện có thể là một điều khả thi nhưng một quyết định cấm vận toàn bộ đối với Miến Điện chỉ đẩy nước này vào tay Trung Quốc, với các hậu quả khôn lường một khi Trung Quốc mở được con đường từ Vân Nam ra thẳng Ấn Độ Dương.
Source:Fides
Source:UCANews
1. Linh mục Brazil đang cử hành thánh lễ thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.
Tổng giáo phận Vitória, Brazil, cho biết một linh mục đang cử hành thánh lễ Chúa Nhật thứ 4 Mùa Quanh Năm hôm 31 tháng Giêng đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Đoạn video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây ghi lại toàn bộ diễn biến này.
Một viên đạn lạc đã xuyên thủng mái tôn của một nhà thờ ở Brazil khi một linh mục Công Giáo đang cử hành thánh lễ. Giáo phận địa phương coi vụ này là dấu chỉ của bạo lực đáng lo ngại trong khu vực.
Cha Robinson de Castro Cunha đang cử hành Thánh lễ Chúa Nhật tại giáo xứ San José ở bang Vitória vào ngày 31 tháng Giêng. Ngài đang chuẩn bị kết thúc bài giảng của mình thì một viên đạn bắn trúng vào nhà thờ.
Giáo xứ báo cáo rằng viên đạn xuyên qua mái nhà tôn của nhà thờ vào khoảng 7:37 tối, và “rơi ngay dưới chân của linh mục”. Trong lúc giảng, vị linh mục có thói quen đi qua đi lại chứ không đứng nguyên một chỗ. Nếu ngài đứng yên một chỗ, có thể ngài đã qua đời. Thật vậy, vị trí viên đạn rơi xuống là chỗ ngài vừa đứng cách đó chỉ vài mươi giây. Nếu ngài không bước qua một bên, viên đạn có lẽ đã rơi trúng đầu ngài.
Cha Robinson đã nhặt viên đạn lên và giao cho điều phối viên cộng đồng, và tiếp tục cử hành Thánh lễ như bình thường.
Vụ việc đã được ghi lại trên camera và được chia sẻ rộng rãi ở nhiều nơi ở Brazil và Mỹ Latinh.
Tổng giáo phận Vitória đã đưa ra một tuyên bố than phiền về tình trạng thiếu an ninh trong khu vực.
“Ngay cả những ai không sống trong khu vực đang xảy ra các hình thái bạo lực dữ dội cũng cảm thấy bị đe dọa và bị ảnh hưởng bởi các hình thức bạo lực không ngừng,” tuyên bố cho biết.
Phát biểu với trang web “A Gazeta”, giám đốc truyền thông giáo xứ San José là cô Elaine Butter cho biết ngay khi xảy ra vụ việc, Cha Robinson nói với những người giúp lễ cứ bình tĩnh, và thánh lễ là quan trọng hơn hết.
“Bất chấp mọi thứ, ngài đã tiếp tục Thánh lễ như bình thường,” cô nói.
Cô Butter cũng nói rằng đạn lạc và bạo lực đang trở nên đe dọa hơn tại giáo xứ “vì giáo xứ phục vụ các khu vực lân cận như Bairro da Penha và Morro do Macaco,” là những điểm nóng đang diễn ra các hình thái bạo lực băng đảng và ma túy.
Tổng giáo phận Vitória, nằm cách Rio de Janeiro 524km về phía Tây Bắc, đã được Đức Giáo Hoàng Lêô thứ 13 thành lập vào ngày 15 tháng 11, 1895 như một giáo phận trực thuộc giáo tỉnh Rio de Janeiro.
Ngày 16 tháng Hai, 1958, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 nâng lên hàng tổng giáo phận như hiện nay.
Theo niên giám 2017 của Tòa Thánh, tổng giáo phận có 1,050,000 người Công Giáo trong tổng số 1,924,500 dân, chiếm 55%. Tổng giáo phận hiện có 133 linh mục, gồm 81 linh mục triều và 52 linh mục dòng, coi sóc 82 giáo xứ, với sự hỗ trợ của 68 nữ tu và 70 nam tu sĩ không có chức linh mục. Bên cạnh đó còn có 44 phó tế vĩnh viễn.
Source:Catholic News Agency
2. Sắc lệnh về việc cử hành chung lễ ba Thánh Mátta, Maria và Lagiarô của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích
Ngày 2 tháng Hai, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố Sắc lệnh về việc cử hành chung lễ ba Thánh Mátta, Maria và Lagiarô trong lịch Phụng Vụ.
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích
Sắc lệnh về việc cử hành chung lễ ba Thánh Mátta, Maria và Lagiarô trong Lịch Rôma chung
Trong ngôi nhà ở Bethany, Chúa Giêsu đã trải nghiệm tình gia đình và tình bạn với Mátta, Maria và Lagiarô, và vì lý do này, Phúc âm Thánh Gioan nói rằng Ngài yêu mến họ. Mátta quảng đại tiếp đón ngài, Maria chăm chú lắng nghe lời Ngài và Lagiarô nhanh chóng bước ra khỏi mồ theo lệnh của Đấng đã làm nhục cái chết.
Truyền thống của Giáo hội Latinh không chắc chắn về danh tính của ba người phụ nữ cùng có tên Maria – đó là bà Maria Mađalêna mà Chúa Kitô đã hiện ra sau khi Ngài sống lại, Maria em gái của Mátta, và bà Maria là một người tội lỗi đã được Chúa tha thứ - nên đã quyết định dành ngày ngày 29 tháng 7 kính riêng Mátta trong Lịch Rôma. Nhưng nghi vấn này đã được giải quyết trong các nghiên cứu gần đây, như được chứng thực bởi Tử đạo thư Rôma, trong đó kính nhớ Maria và Lagiarô vào chung ngày đó. Hơn nữa, trong một số lịch cụ thể, ba anh chị em đã được nhớ đến cùng một ngày.
Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô, sau khi xem xét chứng tá Phúc âm quan trọng mà họ đã đưa ra khi chào đón Chúa Giêsu vào nhà mình, và chăm chú lắng nghe Ngài, với niềm tin rằng Ngài là sự sống lại và là sự sống, đã chấp nhận đề nghị của Bộ này, và ra quyết định rằng ngày 29 tháng 7 được chỉ định trong Lịch Rôma chung là Lễ Nhớ các Thánh Mátta, Maria và Lagiarô.
Do đó, Lễ Nhớ phải xuất hiện dưới tiêu đề này trong tất cả các Lịch và Sách Phụng vụ dành cho việc cử hành Thánh lễ và các Giờ kinh Phụng vụ; các biến thể và bổ sung sẽ được đưa vào các bản văn phụng vụ, kèm theo sắc lệnh này, phải được dịch, chấp thuận và, sau khi được xác nhận bởi Bộ này, sẽ được công bố bởi Hội đồng Giám mục.
Sắc lệnh này bãi bỏ bất kể điều gì trái ngược.
Từ Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, ngày 26 tháng Giêng năm 2021, Lễ Nhớ Các Thánh Timothêô và Titô, Giám mục.
+ Đức Hồng Y Robert Sarah
Tổng trưởng
+ Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche
Thư ký
Source:Holy See Press Office
3. Linh hồn Biden đang chờ cú điện thọai để được cứu rỗi
Có những Giám Mục ở Hoa Kỳ nói công khai rằng Biden không hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo vì những tuyên bố và hành động công khai của ông ta liên quan đến phá thai, chẳng hạn như Đức Tổng Giám Mục Denver, Samuel J. Aquila, và Đức Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Philadelphia, là Đức Cha Charles Chaput. Đức Tổng Giám Mục Chaput khẳng định một cách thẳng thắn rằng Biden không nên rước lễ vào lúc này.
Ngược lại, Đức Hồng Y Wilton D. Gregory, Tổng Giám Mục Washington DC, nói rằng ngài sẽ cho Biden rước lễ bất kể chính sách ủng hộ phá thai nào mà Biden sẽ áp dụng từ Phòng Bầu dục. Trong ngày nhậm chức của ông Joe Biden, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, chúc mừng ông nhưng các ngài đã bày tỏ sự chỉ trích mạnh mẽ đối với chính sách phá thai của ông. Hồng Y Blase Cupich của Chicago, đã phản kháng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và vận động Tòa Thánh chặn đứng tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Mỹ.
Hành động của hai Hồng Y Wilton D. Gregory và Blase Cupich gây ra một tai tiếng rất lớn cho Giáo Hội. Hai vị ấy đương nhiên biết phá thai là một tội ác nghiêm trọng. Nếu không biết như thế, họ đừng làm Hồng Y. Nếu đã biết như thế mà không nói thẳng với ông Joe Biden thì các vị ấy chứng tỏ cho thế giới thấy hình ảnh thảm hại của một Giáo Hội không có lòng thương xót, chỉ biết chạy theo các lợi thế chính trị của mình bất kể phần linh hồn của ông Joe Biden và sinh mạng của hàng triệu thai nhi vô tội.
Regis Martin là Giáo sư Thần học và Phó Khoa trưởng tại Trung tâm Veritas về Đạo đức học trong Đời sống Công của Đại học Steubenville của Dòng Phanxicô. Ông có bằng thạc sĩ và tiến sĩ thần học của Giáo hoàng Đại học St. Thomas Aquinas ở Rôma. Martin là tác giả của một số cuốn sách, trong đó có những cuốn bán rất chạy như Still Point: Loss, Longing, and Our Search for God, và The Beggar's Banquet, do nhà Emmaus Road xuất bản. Cuốn sách gần đây nhất của ông, cũng được xuất bản bởi Emmaus Road, có tên là Witness to Wonder: The World of Catholic Sacrament. Ông cư ngụ tại Steubenville, Ohio, với vợ và mười người con.
Gần đây, thấy một số Giám Mục Hoa Kỳ phát biểu ý kiến bênh vực việc cho Biden rước lễ dù ông ta công khai và ương ngạnh chống lại các tín lý cốt lõi của Giáo Hội liên quan đến sự sống con người, tiến sĩ Martin viết một bài trên tạp chí Crisis, khuyên hai Hồng Y trên, đặc biệt Hồng Y Tổng Giám Mục Gregory Wilton, hãy bắt chước Đấng Đáng Kính Fulton Sheen, nhấc máy điện thoại gọi cho Biden: “Phải Tổng Thống không? Tôi cần nói chuyện với ông về phần linh hồn của ông”
Trái lại ai ai cũng nghe nói về Fulton Sheen, nhà truyền giảng tin mừng trên truyền hình đầu tiên và nổi tiếng nhất thế giới, người mà việc xếp hạng trên truyền hình gần bằng với Milton Berle và Frank Sinatra. Berle từng nói: “Nếu tôi sắp sửa bị bất cứ ai đó hất khỏi việc đứng đầu bảng, thì tốt hơn tôi nên thua Đấng mà Giám Mục Sheen đang nói về”.
Ngoài hàng chục cuốn sách, khóa tĩnh tâm và tất nhiên, vô số chương trình truyền hình, Đức Tổng Giám Mục Sheen còn nổi tiếng là một người mang ơn hoán cải đến cho nhiều người, trong số những ơn hoán cải này, người ta thấy những người nổi tiếng như nhà viết kịch Clare Booth Luce, nhà kỹ nghệ Henry Ford II, nghệ sĩ violon và nhà soạn nhạc Fritz Kreisler. Nhưng có lẽ cái hạt khó đập bể nhất là Heywood Broun, người mà khó ai có thể tìm thấy bất cứ một liên hệ nào tới tôn giáo, dù là rất xa xôi. Một ngày nọ, Cha Sheen, lúc ấy vẫn chưa làm Giám Mục, gọi cho Heywood Broun và nói rằng ngài muốn gặp ông ta. “Về điều gì?” Broun hỏi, một cách cộc cằn như thường lệ. Cha Sheen trả lời “về phần linh hồn của ông”.
Một cuộc gặp gỡ sau đó đã được sắp xếp và kỳ lạ là chỉ trong vài phút, Broun đã thổ lộ toàn bộ cuộc sống của mình, tiết lộ bí mật sâu xa nhất, đen tối nhất: “Tôi không muốn chết trong tội lỗi của tôi”. Tất nhiên, điều làm cho vấn đề này trở nên khẩn cấp một cách đặc biệt là việc ông không còn sống được bao lâu nữa. Vì vậy, Cha Sheen nhào thẳng vào cuộc đua và sau một hoặc hai phiên gặp gỡ, ngài đã nhận ông vào Giáo Hội Công Giáo - Giáo hội “duy nhất” có ơn cứu rỗi, như Lenny Bruce, một người hoài nghi khác, đã nói nhiều năm sau đó. Trong vòng vài tháng Broun qua đời, và Cha Sheen nhận thuyết giảng trong Tang Lễ của ông, diễn ra tại Nhà thờ Chính tòa Saint Patrick vào tháng 12 năm 1939. Đúng 40 năm sau, trong cùng tháng 12 đó, chính Đức Tổng Giám Mục Sheen cũng sẽ đối diện với cùng một lệnh triệu hồi về với Chúa.
Khi nghĩ về việc trở lại của Broun, điều quan trọng là chúng ta không nên quên sự kiện này: Cha Sheen tự cảm thấy một điều rất cấp bách là phải vươn tay ra, phải nối vòng tay lớn, phải cố gắng giành lấy linh hồn của người đàn ông này cho Thiên Chúa. Dĩ nhiên, sứ mệnh của ngài trực tiếp phát xuất từ Chúa Kitô, Đấng mà ngài đã hiến dâng cả cuộc đời và việc phục vụ trong chức linh mục của mình. Ngài từng đặt câu hỏi “Nếu Chúa Giêsu Kitô khao khát các linh hồn, há một Kitô hữu lại không khao khát hay sao? Nếu Ngài đến để đốt lửa lên trái đất, há một Kitô hữu lại không nhóm lửa lên hay sao?”
Không nhóm lửa lên trong trường hợp đó gần như là người không có đầu óc, bởi vì, chẳng phải đó là bản mô tả việc làm của mọi Kitô hữu hay sao? Chắc chắn đó là mô tả còn chi tiết và đòi buộc hơn nữa đối với các linh mục và giám mục. Ai trong số các vị lại không muốn rời khỏi thế giới này sau khi đã gửi được một số đông đảo các linh hồn tới thiên quốc trước? Thật vậy, để được đọc điếu văn bằng những từ ngữ rất giống những lời lẽ mà Thánh Gioan Kim Khẩu đã nói trong ngày lễ kính cuộc tử đạo của Thánh Inhaxiô thành Antiôkia — rằng đây là “một linh hồn sôi sục tình yêu thần thánh”? Liệu có cách nào khác, đáng tin cậy hơn để làm chứng cho ơn được thụ phong linh mục hay sao? Còn có gì khác để thắp lửa cho trí tưởng tượng và việc làm của một linh mục và một giám mục, nếu không phải là cứu các linh hồn? Cha Sheen vốn nói: “Trừ phi các linh hồn được cứu, không có gì được cứu cả”.
Các vị chắc chắn không được chọn vì các nhiệm vụ hành chính hoặc quản trị.
Hoặc để trao đổi các câu chuyện vui đùa trống rỗng, ăn uống bỡn cợt với các chính trị gia quyền thế.
Do đó, có phải là quá đáng hay không khi yêu cầu một hoặc hai trong số các vị nên bắt đầu với Joe Biden? Ngoài việc là tổng thống của các vị, ông ta còn là anh em của các vị trong Chúa Kitô, kẻ đang đứng trước nguy cơ mất linh hồn vì việc bác bỏ - một cách ương ngạnh và lâu dài – việc bảo vệ sự sống các thai nhi vô tội. Chẳng lẽ Joe Biden không có số điện thoại để các vị có thể gọi cho ông ấy hay sao? Thậm chí các vị còn có thể bắt gặp ông ta ngay trong lần tới khi ông ta vội vàng xuất hiện trong Thánh lễ?
“Tổng thống phải không? Tôi cần nói chuyện với ông. Về linh hồn của ông”.
Liệu điều đó có sớm xảy ra không, qúy vị nghĩ sao? Nếu câu trả lời là không thì điều này sẽ cho qúy vị biết mọi thông tin về tình trạng của Giáo hội ở đất nước này; về mức độ lãnh đạo tiên tri của giám mục đoàn.
Đức Hồng Y-Tổng Giám mục của Washington, D.C. sẽ phải trả giá bao nhiêu để thực hiện cú điện thoại đó? Để lên lịch trình cho một cuộc gặp mặt trong đó ngài, trong tư cách là mục tử sống trong cùng một khu phố, ngồi xuống với một thành viên trong đoàn chiên của ngài, người đã lạc lối và cố gắng đưa ông ta trở lại mối liên hệ đúng đắn với Thiên Chúa Toàn năng? Ngài có thể bỏ ra một giờ trong ngày để nói lên sự thật trước quyền lực không? Không chỉ để cứu linh hồn ông ta, là điều vốn vô cùng quý giá, nhưng còn là để chấm dứt một vụ tai tiếng đang ngày càng trầm trọng hơn.
Nếu ngài thành công, thì ngoài việc trở lại của Joe Biden, ngài còn mang lại sự an toàn cho các thai nhi trong bụng mẹ. Và, nếu ngài thất bại, xin Chúa đừng để xẩy ra điều này, thì thưa Đức Hồng Y-Tổng Giám Mục, ngài mất cái gì nào? Chắc chắn không phải linh hồn của ngài, linh hồn mà Thiên Chúa chắc chắn sẽ chúc phúc vì đã làm tất cả những gì bất cứ mục tử tốt lành nào cũng nên làm; là chu toàn nghĩa vụ quan trọng nhất mà ngài đã được giao phó.
Source:Crisis Magazine