Ngày 06-02-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Căn tính và sứ vụ của môn đệ Chúa Giêsu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:09 06/02/2020


Chúa Nhật V Thường Niên
Is 58,7-10; 1Cr 2,1-5; Mt 5,13-16

Kitô hữu hay người môn đệ Chúa Kitô có căn tính và sứ vụ đặc biệt khi sống trong thế gian, được Chúa mời gọi trở nên như là ánh sáng cho thế gian và là muối cho đời. Điều này được nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay. Huấn từ tiếp tục bài giảng Trên Núi mà chúng ta đã suy niệm trong Chúa Nhật vừa rồi.

Với ba cách ngôn vắn gọn, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta biết ba dấu chỉ mà người môn đệ Chúa cần trở nên: đó là muối cho đời, ánh sáng cho trần gian và là thành trì ở trên núi cao. Cả ba hình ảnh đều quy về một hướng: chứng tá bằng đời sống để phục vụ tha nhân, như chính Chúa Giêsu đã làm.

1- Muối cho đời

Trước hết là hình ảnh muối: Muối là một trong những hình ảnh mà Chúa Giêsu dùng để định nghĩa căn tính của người môn đệ Chúa. Muối là một yếu tố gần gũi với hầu hết các nền văn hóa đời sống con người, bởi vì muối thường được dùng để ướp thực phẩm, bảo vệ thực phẩm không bị hư thối, làm cho các món ăn ngon hơn; muối còn dùng để tẩy rửa vết bẩn và sát trùng. Muối đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực ăn uống, bởi vì nếu thức ăn không có muối, thì nó đánh mất hương vị của nó, trở nên nhạt nhẽo. Sự hiện diện của muối ở trong thức ăn thường không nhìn thấy được, nhưng nếu thức ăn không có muối, thì người ta dễ nhận ra. Đó là cách thức hiện diện của muối: tác động một cách ẩn dấu, không thể quan sát được, nhưng có hiểu quả rất quan trọng.

Vì thế, muối là một biểu tượng rất đẹp, giàu ý nghĩa biểu đạt để nói về căn tính và sứ vụ của người môn đệ Chúa Giêsu giữa lòng xã hội. Kitô hữu chính là muối cho đời. Giống với muối, chúng ta hiện diện khiêm tốn, hòa nhập, tác động từ bên trong, biến đổi âm thầm. Cũng như muối, người môn đệ Chúa sống trong xã hội, có sứ vụ giữ gìn xã hội cho sạch, tẩy xóa những xấu xa, dơ bẩn và biến đổi xã hội, đời sống con người nên tốt hơn, nhân bản hơn, lành mạnh hơn theo các giá trị Tin Mừng. Sự ảnh hưởng này không nhìn thấy, nhưng lại rất cần thiết. Đây sự biến đổi nên tốt lành và công chính từ bên trong lòng con người và xã hội.

Để làm tốt chức năng muối ướp, muối phải luôn mặn, nếu nó nhạt đi, tự nó không còn khả năng nữa, nó bị biến chất. Cũng thế, để có thể biến đổi đời, chúng phải luôn giữ đúng căn tính mình, có phẩm chất thực sự của người môn đệ Chúa Kitô.

Chúng ta có sứ vụ phải khám phá khuôn mặt đích thực và ẩn dấu của Thiên Chúa và giúp người khác cũng khám phá điều đó trong đời sống. Vai trò đó thật cao cả: chúng ta là muối, là hương vị của đời sống, là ân sủng, là hy vọng cho người khác. Chúng ta có nhiệm vụ làm lan tỏa vẻ đẹp và giá trị Tin Mừng cho những người xung quanh, biến đổi nếp sống con người, xã hội bằng chính đời sống của mình. Đó là “chức năng muối” của người môn đệ trong thế giới.

2- Ánh sáng cho trần gian

Bước theo Đức Giêsu, người môn đệ Chúa còn là ánh sáng cho trần gian. Biểu tượng ánh sáng được dùng rất nhiều trong Kinh Thánh: từ trang đầu tiên của sách Sáng Thế, Kinh Thánh đã mô tả việc tạo thành ánh sáng, rồi nói đến cột lửa hướng dẫn dân Do Thái trong cuộc xuất hành khỏi Ai Cập, rồi các tiên tri tiếp tục dùng hình ảnh ánh sáng để nói về thời đại cứu thế, cuối cùng thời kỳ viên mãn của ánh sáng, sự mạc khải của Chúa Kitô đã đến. Chính Người quả quyết: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8,12).

Trong mỗi thời đại và văn hóa, con người luôn đi tìm ánh sáng chân lý, ánh sáng của chính mầu nhiệm con người, và của sự khốn cùng sâu thẳm của nó. Đây là câu trả lời cho những thắc mắc của con người mọi thời: “Giáo Hội tin rằng Chúa Kitô đã chết và đã sống lại cho mọi người. Vì thế, qua Thánh Thần của Người, Người ban cho con người ánh sáng và sức mạnh để con người có thể đáp lại thiên chức cao cả của mình… Giáo Hội cũng tin rằng đầu mối, trung tâm và cùng đích của toàn thể lịch sử nhân loại đều ở trong Đức Kitô là Chúa và là Thầy của Giáo Hội” (GS 10,2).

Đức tin vào Chúa Giêsu Nadarét, Thiên Chúa thật và người thật, là ánh sáng của Kitô hữu. Ánh sáng này chiếu soi từng ngày cho đời sống mỗi người chúng ta, từ khi chúng ta cúi xuống nhận Phép Rửa cho đến khi đón nhận Ánh Sáng Chúa Kitô Phục Sinh vinh hiển. Ánh sáng đó soi sáng kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta, biến đổi căn tính Kitô hữu, qua các bí tích đồng hành với chúng ta trong hành trình dương thế này.

Từ Ánh Sáng Chúa Kitô, đến lượt chúng ta cũng được mời gọi trở nên ánh sáng cho người khác, để soi chiếu cho họ thấy ánh sáng sự thật, ánh sáng ơn cứu độ và hạnh phúc đích thực; đồng thời chúng ta phải giúp họ chống lại những bóng tối tội lỗi, sai lạc và bất hạnh của con người.

3- Một sứ vụ phải hoàn tất

Để hoàn tất sứ vụ là muối và ánh sáng cho đời, nghĩa là làm chứng cho Tin Mừng, chúng ta phải tránh hai cám dỗ được nói ở bài đọc I và II của Chúa Nhật này: đó là cái nhìn méo mó về đức tin bị tha hóa và lối đánh giá duy hiệu quả bên ngoài.

Trước hết, chúng ta cần phải tránh sự ảo tưởng về một đức tin bị tha hóa, chỉ chạy theo những nghi lễ và vụ hình thức, mà không có những thực hành tôn giáo và bác ái đối với những người xung quanh. Trái lại, lòng đạo đức phải gắn liền với những việc làm cụ thể đối với tha nhân. Bởi Chúa dạy: “Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục. Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông” (Is 58,7-8).

Chúng ta được mời gọi trở thành chứng tá của ánh sáng. Không ai thắp đèn lên rồi dấu nó đi, nhưng là để nó chiếu soi mọi người và để họ thấy những việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em trên trời. Đó là bổn phận hằng ngày của mỗi người trong gia đình, trong tương quan vợ chồng, cha mẹ với con cái, với người già và người trẻ, trong môi trường làm việc và nơi công cộng.

Chúng ta cũng tránh rơi vào cám dỗ đánh giá theo kiểu “duy hiệu quả bề ngoài” và cám dỗ dùng những cách thức thế gian để đạt được những hiệu quả cho Tin Mừng. Tuy nhiên, thánh Phaolô dạy: “Khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa…” (1 Cr 2,1-5); không dùng sức mạnh của tiền bạc, tầm ảnh hưởng, mệnh lệnh, sự nổi tiếng, hay sự ưu đãi, nhưng trái lại, tôi chỉ nhờ sự khôn ngoan của Chúa Kitô chịu đóng đanh, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần để nâng đỡ cho chúng ta một sự khiêm nhường lạc quan mà chắc chắn, một sự vững vàng khi chúng ta biết dựa vào Thiên Chúa, dựa vào hiệu quả thập giá và sự phục sinh của Chúa Kitô.

Nguyện xin Chúa giúp chúng ta trở nên những môn đệ đích thực của Chúa Kitô để chúng ta có thể trở thành muối và ánh sáng cho trần gian. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:36 06/02/2020

15. Hiền lành, từ ái, khiêm tốn có năng lực kỳ lạ chiếm lĩnh tâm hồn con người, có thể làm cho họ tiếp nhận cái đáng ghét nhất của tính con người.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


--------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:45 06/02/2020
36. GIẾT CHA LÀ CÓ THỂ

Tư Mã Triệu tấn phong Nguyễn Tịch làm thừa tướng nước Đông Bình.

Nguyễn Tịch cỡi lừa đến Đông Bình, đem các bức bình phong trong phủ xá quăng hết, khiến cho người trong ngoài nhà đều có thể thấy nhau. Khi nghe bàn ý kiến về chính trị thì không làm theo tình cảm riêng, không giả dối, không lâu sau đó thì phong tục tập quán của nước Đông Bình rất tốt.

Tư Mã Triệu lại tấn phong Nguyễn Tịch làm trung lang đại tướng quân. Có quan tư thượng báo cáo:

- “Có người giết mẹ.”

Nguyễn Tịch nói:

- “Ái dà, giết cha thì còn có thể, sao lại giết mẹ chứ !”

Người bên cạnh nghe được liền trách Nguyễn Tịch nói tầm bậy, Nguyễn Tịch nói:

- “Loài cầm thú chỉ biết mẹ chứ không biết cha. Giết cha thì giống như loài cầm thú, giết mẹ thì cầm thú cũng không thể như thế !”

Nghe đến đây mọi người mới gật đầu khen phải.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 36:

Chỉ có loài cầm thú mới không biết cha cho nên có thể giết cha, nhưng giết mẹ thì loài cầm thú nào cũng không làm, như thế người giết mẹ thì tệ hơn cả loài cầm thú, mà hơn loài cầm thú thì chỉ có...ma quỷ mà thôi.

Thời nay cũng có người không những giết cha mà còn chém mẹ, đó là những đứa con hư từ nhỏ đã không biết nghe lời cha mẹ dạy bảo, con cái giết cha mẹ là vì cha mẹ không đáp ứng nhu cầu nhậu nhẹt, hút sách và cờ bạc của chúng nó; con cái giết cha mẹ là vì con cái đã trở thành con cái của ma quỷ, tức là con cái của sự tối, vì bóng tối cũng có nghĩa là nơi ở của ma quỷ và loài thú dữ.

Cha và mẹ tuy hai nhưng là một, cho nên con cái không thể giết cha và cũng không thể giết mẹ, bởi vì cả cha lẫn mẹ đều là những người thay mặt Thiên Chúa nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta, cho nên –có thể nói- khi con cái giết cha mẹ là chúng nó giết luôn cả Thiên Chúa ngay trong tâm hồn của chúng nó...

Loài cầm thú thì không giết mẹ nhưng có thể giết cha vì chúng nó không có trí óc để suy nghĩ như con người, hơn nữa nó cũng không biết cha là ai khi lớn lên, còn người Ki-tô hữu thì luôn luôn đặt nền tảng đạo đức gia đình lên trên tất cả mọi tổ chức, cho nên con cái cần phải chăm sóc cha mẹ khi các ngài còn sống cũng như đã qua đời.

Đó chính là đạo hiếu của người Ki-tô hữu vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật V Thường Niên A
Lm Jude Siciliano, OP
11:57 06/02/2020


Isaia 58: 7-10; Tvịnh 111;I Côrintô 2: 1-5; Mátthêu 5: 13-16

Có người nói là họ rất khó giải thích Kinh Thánh, nhất là Kinh Thánh có văn bản tiếng Do thái. Họ thường đề cập đến nhũng tên và địa danh khó phát âm và những phong tục tập quán cổ xưa của các nhân vật trong Kinh Thánh. Thật thế, không cần phải là những chuyên viên về Kinh Thánh để giải thích và áp dụng những lời dạy dổ trong các bài sách của các ngôn sứ như bài sách ngôn sứ Isaia đọc hôm nay.

Những người trước kia bị đi lưu đày nay đã từ nước Babylon trở về. Và họ có bổn phận xây dựng lại quê hương, nhất là Kinh đô Giêrusalem và Đền Thờ thân mến của họ. Đặt trọng tâm đến đời sống đức tin, văn hóa và thờ phượng. Với dự định phục hồi trạng thái cũ. Người ta mong đợi ngôn sứ Isaia nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tuân giử đúng các điều khoản văn hóa. Trái lại, ngôn sứ nói đến việc đó nhưng Ông nhắc lại những điều đầu tiên mà trước đây khi Thiên Chúa dựng xây dân ngài.

Trước đó ngôn sứ Isaia chỉ trích dân chúng về việc thờ phượng trống rổng. Ông ta đe dọa họ là cứ chỉ thờ phượng phải đi đôi với việc làm là phải giúp đở người yếu đuối nhất. "Tuy vậy ngày các ngươi ăn chay. Các ngươi làm theo ý các ngươi muốn lợi dụng những người làm công... Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: Mở xiềng xích bất công và bạo lực, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người không nơi trú ngụ? (Is 58: 3b, 6-7).

Bài trích sách Isaia hôm nay tiếp tục tin của ngôn sứ với lời mở đầu tóm tắt tất cả "Đây là lời phán của Đức Chúa: chía bánh cho người đói...” Ngôn sứ loan báo là Thiên Chúa đã khẳng định thông điệp của mình qua lời loan báo của ngôn sứ: “Đây là lời Thiên Chúa”, không phải là lời ngôn sứ với tấm lòng của Thiên Chúa và sự quan tâm của Ngài đối với những người bé mọn nhất trong xã hội.

Đó là lời Chúa của Cựu Ước nói với chúng ta hôm nay. Và trong lời giảng dạy của Chúa Giêsu cũng chỉ là thông điệp của “Đức Chúa trong Tân Ước”, Thật vậy vì là một Đức Chúa với tấm lòng lo lắng và cảm thông. Nếu chúng ta muốn sống đức tin toàn vẹn, chúng ta phải lo lắng cho những người bé mọn nhất. Nếu chúng ta làm như thé thì ngôn sứ nói "ánh sáng của anh em sẽ tỏa ra như ánh sáng rạng đông, và vết thương của anh em sẽ được mau chóng được chữa lành". Sự chữa lành đến với những ai hướng mắt nhìn về những người đang túng thiếu cần được giúp đở trong những lúc khó khăn.

Có thể những vết thương mà chúng ta đang mắc phải là do bởi tính ích kỷ chỉ quan tâm đến những sở thích của chúng ta, và sự mù lòa không nhìn thấy người xung quanh chúng ta cần được giúp đở hay sao? Có thể cũng là một vết thương đang phát tán trên đất nước và trong xã hội chúng ta đang dựa vào sự ưu việt về sự thịnh vượng riêng của chúng ta, trong khi chúng ta lãng quên những người nghèo khó nhất ở giữa chúng ta và trong thế giới. Họ đang thiếu sự chăm soc y tế, thiếu dinh dưởng, thiếu giáo dục và thiếu an toàn an toàn lao động đúng cách?

Bài Phúc âm hôm nay kết nối từ bài trích sách ngôn sứ Isaia, khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ theo Ngài. "Chính anh em là ánh sáng cho trần gian". Có vẽ còn hơi sớm trong phúc âm thánh Mátthêu, và các môn đệ của Ngài đang còn mới ở thời kỳ huấn luyện. Chúa Giêsu nói lên những dấu chỉ đặc biệt của họ trong thế giới. Vì tùy theo cách họ sống và cách họ đối xử với những người khác, nhất là với những người bé mọn nhất, họ sẽ là "muối cho đời" và là "ánh sáng cho trần gian".

Chúng ta hãy bắt đầu từ chỗ Isaia đến với chúng ta. Sự hiện diện của Thiên Chúa sẽ được biết giữa những tín hữu thật sự của Israel, vì họ có lòng trắc ẩn và rộng lượng. Và kết quả họ sẽ là ánh sáng trong bóng tối âm u của tham vọng. của sự thờ ơ, của hận thù và bạo lực. Với những người theo Chúa Giêsu cũng thế. Mỗi người và tất cả chúng ta được phúc bởi Thần Khí của Chúa Giêsu, sẽ là ánh sáng cho trần gian. Bởi thế Chúa Giêsu theo phong tục của những ngôn sứ Do thái, loan báo những ai làm theo thánh ý của Thiên Chúa và lo lắng cho những người bé mọn nhất là "ánh sáng của trần gian".

Bài Phúc âm hôm nay được trích từ bài giảng trên núi của Chúa Giêsu. Từ "anh em" là Ngài muốn nói đến các môn đệ. Chúa Giêsu không nói vói đám đông dân chúng, nhưng với những người sẽ bị bách hại vì Ngài vì họ là những môn đệ theo Ngài. Và họ vẫn là "ánh sáng cho trần gian" Ánh sáng đó sẽ chiếu giãi như thế nào? Nên "ánh sáng cho trần gian" không phải là một khẩu hiệu mà chúng ta mang trên áo, hay gắn phía sau lưng của áo khoác. Đó cũng không phải là một chức vị hay chỉ là những tiêu đề trong bài ca vịnh, nhưng là một lời mời gọi để thắp sáng cho trần gian bằng những hành động bày tỏ tình cảm vượt lẻ thông thường để yêu thương tha nhân. Đối với Chúa Giêsu từ "tha nhân" bao gồm tất cả những kẻ thù của chúng ta. Nếu đó là những hành vi xuất phát từ đời sống chúng ta, thì dân chúng sẽ biết chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu là "muối cho đời" và là "ánh sáng cho trần gian"

Chúng ta đến nhà thờ hằng tuần. không phải lúc nào cũng là "ánh sáng cho trần gian". Thế nên chúng ta luôn bắt đầu Thánh Lể với lời nguyện xin tha thứ 3 lần, vì những cử chỉ và việc làm chúng ta đã thêm vào bóng tối sự dữ những việc như: không biết tha thứ và khoan dung cho kẻ ăn năn. không cảm thương với sự chia rẻ trong giáo hội chúng ta, thờ ơ với cách đối xử khác biệt giũa chúng ta với người nhập cư lạ về chủng tộc, về màu da nước tóc, về giới tính, về sự định hướng, về tôn giáo hay xu hướng chính trị, vì không khuyến khích hành vi sự thánh thiện của đời sống, vì phung phí những món quà của Thiên Chúa ban cho con người chúng ta trong môi trường thiên nhiên. Vì vậy, khi chúng ta bắt đầu phụng vụ hôm nay chúng ta có bao nhiêu lý do để xin ơn tha thứ 3 lần "Xin Chúa thương xót chúng con, xin Chúa Kitô thương xót chúng con, xin chúa thương xót chúng con".

Sau khi chúng ta được lãnh ơn tha thứ, chúng ta nghe lời Chúa. Hôm nay chúng ta nghe lời tin của các tổ phụ Do thái và của Chúa Giê u về đời sống chúng ta. Chúng sẽ phải là ánh sáng ở những nơi bóng tối âm u của những người cần được giúp đở nhất. Đó là lời thách thức hôm nay để giúp chúng ta sống theo cách chúng ta luôn khao khát lãnh nhận Đấng sẽ là "muối cho đời, và là ánh sáng cho trần gian". Chúng ta ăn và uống để chúng ta có thể thi hành lời kêu gọi mà Chúa Giêsu đã làm.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


5TH SUNDAY (A)
Isaiah 58: 7-10; Psalm 112;I Corinthians 2: 1-5; Matthew 5: 13-16

Some people claim they have a hard time interpreting the Bible, especially the Hebrew texts. They mention all those difficult-to-pronounce names and places and the ancient and strange customs of the biblical characters. Well, it does not take a biblical scholar to interpret and apply the teachings in today’s Isaiah reading.

The former exiles have returned from their Babylonian captivity and have the task of rebuilding their ruined homeland; especially their capital Jerusalem and their beloved Temple, the focus of their faith and cultic life. With the prospects of the restoration one would expect Isaiah to emphasize the importance of observing proper cultic practices. Instead, the prophet puts first things first.

Previously, Isaiah criticized the people for their empty rituals, warning them that their acts of worship had to be accompanied by good deeds towards the neediest. "Yet on the day of your fasting, you do as you please and exploit your workers….Is not this the kind of fasting I have chosen: to loose the chains of injustice and untie cords of the yoke, to set the oppressed free and break every yoke? Is it not to share your food with the hungry and to provide the poor wanderer with shelter...?" (58: 3b, 6-7).

Today’s text continues Isaiah’s message and our opening verse sums it up, "Thus says the Lord; share your bread with the hungry…." The prophet claims God’s very voice to emphasize his message, "Thus says the Lord…." It is not just the prophet’s preference, but God’s heart and concern are for society’s neediest.

It is the "God of the Old Testament" speaking out to us today. And, in Jesus’ preaching, it’s the same message from the "God of the New Testament." Yes, one-and-the-same God, with the same passionate concern. If we want to practice our faith in all its integrity we must care for the least. If we do so, Isaiah says, "Then your light shall break forth like the dawn, and your wound shall be quickly healed...." Healing comes for those who turn their eyes to the needy and help them in their dire straits.

Is it possible that the wounds we carry come as a result of our selfish concerns for our own desires and our blindness to the needy around us? Is it also possible that a gashing wound in our country and society comes from our emphasis on our own prosperity, while we ignore the poorest in our midst and our world who lack proper healthcare, nutrition, education and work safety?

Today’s Gospel picks up on Isaiah’s message, as Jesus proclaims to his followers "You are the light of the world." It is still early in Matthew’s Gospel and his disciples are very much in their neophyte stage. Jesus is spelling out what will be their distinguishing marks in the world. Because of how they live and reach out to others, especially the least, they will be "salt of the earth," and "light of the world."

Let us pick up from where Isaiah brought us: God’s presence will be known among the true believers of Israel because of their expansive compassion. As a result, they shall be shining lights in an otherwise dark world of greed, indifference, hatred and violence. So too, for the observant followers of Jesus: each and every one of us, blessed with Jesus’Spirit, will be a light in the world. Thus, Jesus, following the tradition of the Jewish prophets, announces those who do God’s will and care for the least, as "lights of the world."

Today’s Gospel passage is taken from the Sermon on the Mount. The "you" Jesus is addressing are his disciples. He is not speaking to the general crowds, but to those, whom he has said, will suffer persecution because they are his followers. Still, they are to be "light of the world." How will that light shine out? Being "light for the world" is not a slogan we wear on T-shirts and the backs of our jackets. It is not a title of status, or just words in a hymn, but a call to light the world with extraordinary acts of compassion and love for neighbor – and for Jesus, "neighbor" includes even our enemies. If those characterize our lives, then people will know us as Jesus’ disciples, "salt of the earth, light of the world."

We come to church each week not always glowing as "lights of the world." That is why we begin our Eucharist with a triple plea for forgiveness, for the ways in which we have added to the dark by: withholding forgiveness, and compassion to those in obvious need; adding to the divisions in our church; being indifferent towards the stranger and newcomers in our midst; accentuating the differences among us of race, gender, orientation, religion and political preferences; not speaking out about the sanctity of human life; wasting the precious gifts God had given us in nature. So, as we began our worship today, we had plenty of reason to pray our triple plea for forgiveness, "Lord have mercy, Christ have mercy, Lord have mercy."

After we received forgiveness, we listened to the proclaimed Word. Today we hear a unified message from our Jewish ancestors and Jesus; our lives are to be light in the dark world of the neediest among us. That’s the challenging Word today and to help us live that way we come hungry to receive the very One who was "salt of the earth and light of the world." We eat and drink so we can fulfill our calling the way Jesus did his.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị Giám mục cao niên nhất nước Pháp đã qua đời.
Đặng Tự Do
16:29 06/02/2020
Vị giám mục cao niên nhất nước Pháp, Ðức Cha Georges-Hilaire Dupont đã từ trần hôm 29 tháng Giêng năm 2020 tại tỉnh Manche miền Normandie, hưởng thọ 100 tuổi.

Đức Cha Dupont sinh ngày 16 tháng 11 năm 1919 tại Virey, nước Pháp. Ngài gia nhập dòng thừa sai Hiến Sinh Ðức Mẹ Vô Nhiễm, gọi tắt là OMI, và được thụ phong linh mục ngày 9 tháng Năm, 1943.

Ngài đi truyền giáo tại nhiều nước Phi châu. Ngài đã từng tham dự Công đồng chung Vatican II (1962-1965). Ngày 16 tháng Giêng, 1964, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm ngài làm giám mục giáo phận Pala của Cộng hòa Tchad. Ngài được tấn phong Giám Mục vào ngày 1 tháng Năm, 1964.

Ngài từ chức vào ngày 28 tháng Sáu, 1975, và trở về Pháp làm cha sở miền quê, trước tiên tại đảo Corse, rồi đến miền Vaucluse, và sau cùng tại miền Normandie.

Năm 2012, Ðức cha Dupont tham gia phái đoàn 12 giám mục và linh mục tham dự Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tiếp kiến.


Source:La Croix

 
Ý chỉ cầu nguyện tháng Hai của Đức Thánh Cha: Hãy lắng nghe tiếng kêu cầu của người di cư.
Thanh Quảng sdb
16:52 06/02/2020
Ý chỉ cầu nguyện tháng Hai của Đức Thánh Cha: "Hãy lắng nghe tiếng kêu cầu của người di cư".

Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm vừa qua đã phát đi một thông điệp video nói lên ý cầu nguyện của ngài trong tháng Hai này là "Hãy lắng nghe tiếng kêu cầu của người di cư" mà nhiều người trong số họ là nạn nhân của nạn buôn người.
Đây là truyền thống hàng tháng, Đức Thánh Cha Phanxicô phát đi một thông điệp video nói lên ý cầu nguyện của ngài.

Đây là toàn văn ý chỉ của Đức Thánh Cha:
Người di cư thường là nạn nhân của tội phạm buôn bán người.
Trong số các nguyên nhân khác, là nạn tham nhũng của những người sẵn sàng làm bất cứ điều gì nhằm đem lại lợi ích tài chính cho họ!
Tiền kiếm được từ việc kinh doanh bỉ ổi, ngấm ngầm của họ chính là tiền máu. Cha không phóng đại: lợi tức đó kiếm được bằng máu của người khác.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những tiếng kêu than của những làn sóng di cư, của những nạn nhân của tội phạm buôn bán người được lắng nghe và đáp trả...
Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu cho công cuộc Tông đồ cầu nguyện được phát sóng qua "Video của Đức Thánh Cha" để phổ biến cho toàn thể Giáo hội ý chỉ hàng tháng của Đức Thánh Cha liên quan đến những thách đố mà nhân loại đang phải đối diện.
 
Đại hội Giáo dục Toàn cầu sẽ diễn ra tại Vatican vào mùa Xuân tới
Thanh Quảng sdb
18:34 06/02/2020
Đại hội Giáo dục Toàn cầu sẽ diễn ra tại Vatican vào mùa Xuân tới

Một sự kiện kéo dài hai ngày tại Vatican sẽ được khai mở với chủ đề “Đại hội Giáo dục Toàn cầu” sẽ diễn ra vào mùa xuân tới nhằm liên kết toàn cầu xây dựng tương lai cho nhân loại và cho ngôi nhà chung của chúng ta.
(Linda Bordoni – Tin Vatican)

Đại hội Giáo dục Toàn cầu là một sáng kiến, được thúc đẩy bởi Tòa thánh và Đức Thánh Cha Phanxicô, kêu mời các nhà lãnh đạo các tôn giáo toàn cầu, các tổ chức quốc tế và các tổ chức nhân đạo cũng như đại diện tất cả các tổ chức xã hội dân sự hướng về tương lai nhân loại bằng vượt lên trên những thiển cận cá nhân hầu cùng nhau xây dựng tương lai và chăm sóc cho hành tinh chúng ta đang sinh sống...
Đại hội sẽ diễn ra khi nào và ở đâu?
Đại hội sẽ được khai mạc vào ngày là 14 tháng 5 năm 2020, và địa điểm là Vatican. Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời mời trong một thông điệp được phát tán đi vào tháng 9 năm 2019, trong đó ngài nói: Chưa bao giờ chúng ta cần phải hợp nhất những nỗ lực của chúng ta trong một liên đới giáo dục rộng lớn, để kết tụ những nỗ lực cá nhân vượt qua những chia rẽ và đối kháng, mà dựng xây những mối quan hệ vì lợi ích chung của một nhân loại đại đồng rộng lớn.
Nhân dịp kỷ niệm 5 năm Tông Thư ‘Laudatio Sì’ của Đức Thánh Cha Phanxicô được phát hành tiếp theo sau là một loạt các cuộc hội thảo chuyên đề đã được tổ chức liên quan đến nhân quyền, xây dựng hòa bình, đối thoại liên tôn cũng như các vấn đề liên quan trực tiếp về Hiệp ước giáo dục.

'Giáo dục’, một thế giới được thu gọn
Học viện Khoa học Xã hội Giáo hoàng mới tổ chức vào ngày 6 và 7 tháng 2 này với chủ đề “Giáo dục, một thế giới được thu gọn’’.
Cuộc hội thảo đa dạng này thu hút nhiều tham dự viên bất luận nam hay nữ, những người giầu kinh nghiệm trong tất cả các cấp bậc của ngành giáo dục tại các nước đang phát triển cũng như các quốc gia giàu có. Các bài tham luận tập trung vào cách làm sao cho việc giáo dục trong các trường sở được nhân bản và công bằng hơn, hấp dẫn và hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với nhu cầu khác biệt của các nền kinh tế và xã hội trên thế giới.
Đại hội được xem như là một hứa hẹn tương lai của một nền công nghệ tiếp cận và thu hút trẻ em hiện có ít hoặc chưa có cơ hội học hành và giải quyết các bất bình đẳng ngày càng tăng, cũng như nạn biến đổi khí hậu qua việc giáo dục như là công cụ để gây ý thức và bảo tồn hành tinh chúng ta đang sống...

Đầu tư vào tài năng của tất cả
Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích, Giáo dục toàn cầu là một nền giáo dục trực tuyến, một hiệp ước giáo dục nhằm đầu tư tài năng của mọi người, để nâng cao nhận thức và tạo ra một trào lưu trách nhiệm vì lợi ích chung của nhân loại, bắt đầu từ những người trẻ và luôn luôn đặt con người là trọng tâm.
Đức Thánh Cha giải thích một mặt, đây là cơ hội để nâng cao nhận thức và mang lại giá trị cho những gì mà rất nhiều người và nhiều tổ chức đang nỗ lực thực hiện trên thế giới; mặt khác, nó là điểm khởi đầu để khám phá và chia sẻ các mục tiêu chung mang lại sự sống cho các dự án mới, nhằm thúc đẩy các mô hình bảo tồn và phát huy những dự án nhắm tới một xã hội biết nâng cao giá trị con người và một xã hội ắp đầy hy vọng...
Tất cả những người được tham dự đều được mời gọi đóng góp theo vai trò tương ứng của mình, kết tạo thành một mạng lưới nhân bản gồm nhiều mối quan hệ rộng mở.
Cuối cùng, để liên minh tăng góp tình huynh đệ không phân biệt đối xử như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: bước đầu tiên là xây dựng lòng can đảm biết đặt con người là trọng tâm.
 
Nhận định của người sáng lập Cộng Đồng Sant’Egidio về ly giáo, thánh lễ cũ và Đức Phanxicô
Vũ Văn An
20:32 06/02/2020
Cộng đồng Sant’Egidio là một hiệp hội giáo dân Công Giáo chuyên lo dịch vụ xã hội, được thành lập năm 1968, dưới sự lãnh đạo của Andrea Riccardi.



Theo từ điển mở Wikipedia, Nhóm này phát triển nhanh và năm 1973, được cấp trụ sở là đan viện Cátminh cũ và Nhà Thờ Sant’Egidio ở Rôma. Năm 1986, nó được Tòa Thánh công nhận là một hiệp hội quốc tế của các tín hữu. Hoạt động của nó bao gồm cùng nhau cầu nguyện mỗi tối tại nhà thờ như một trợ lực cho việc phục vụ người túng thiếu trong mọi lãnh vực: “người cao niên cô đơn và không tự lực được, di dân và người vô gia cư, người bệnh giai đoạn cuối và các bệnh nhân HIV/AIDS, trẻ em có nguy cơ lầm đường và bị hắt hủi, các người du mục và khuyết tật về thể lý và tinh thần, người ghiền ma túy, nạn nhân chiến tranh, và các tù nhân”. Cộng đồng cũng nổi tiếng trong lãnh vực thương thuyết hòa bình, giải quyết đại dịch AIDS tại Châu Phi và phản đối án tử hình. Phương thức của nó là đại kết trong mọi việc làm.

Riêng trong lãnh vực kiến tạo hòa bình, Cộng đồng đã tham dự nhiều cuộc thương thuyết thành công: tại Albania năm 1987 trong các cuộc bầu cử; tại Mozambique các năm 1989-1992 đưa đến hiệp ước hòa bình; tại Algeria năm 1995, hợp nhất các nhóm chính trị; tại Guatemala năm 1996, trung gian giải quyết nội chiến; tại Kosovo trong các năm 1996-1998, thương thuyết với Serbia; tại Congo năm 1999, đối thoại toàn quốc; tại Burundi trong các năm 1997-2000 đưa đến hiệp ước hòa bình. Nổi tiếng nhất là làm trung gian đưa đến Hiệp Ước Hòa Bình cho Mozambique ngày 4 tháng 10 năm 1992, chấm dứt 6 năm nội chiến tại nước này, khiến tờ Washington Post ca ngợi Cộng đồng là “một trong các nhóm giải quyết tranh chấp gây ảnh hưởng hơn hết trên thế giới”.

Không lạ gì, Cộng đồng nhanh chóng phát triển trên toàn thế giới. Hiện nay, Cộng đồng này có mặt tại 73 quốc gia, nhiều nhất ở Châu Phi (29) và thứ nhì là Âu Châu (23), với tổng số hội viên lên đến 50,000 người năm 2006.

Theo lịch sử, Riccardi, lúc còn là 1 thiếu niên, tụ họp một nhóm học sinh tại Trung Học Virgil ở Rôma và thành lập ở đó cộng đồng Tông Đồ Công Vụ và Thánh Phanxicô Assisi. Khởi đầu, cộng đồng này chuyên dạy trẻ em nghèo sống tại các khu ổ chuột Rôma. Rồi Trường Bình Dân được thành lập, nay gọi là Trường Hòa Bình, có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Thập niên 1990, Xứ Sở Cầu Vồng ra đời, một phong trào dành cho thiếu nhi và người trẻ học biết tôn trọng người khác và thiên nhiên. Nó có thể dẫn tới cam kết sống trọn dời trong Cộng Đồng. Ngoài ra, vụ sát hại một người tị nạn Nam Phi năm 1989 đã thúc đẩy lập ra sáng kiến gọi là Người Của Hòa Bình chủ yếu giúp đỡ các di dân nhưng cũng bao gồm cả người nghèo và người cao niên.

Không ai không lưu ý việc Đức Đương Kim Giáo Hoàng đánh giá cao Cộng đồng này khi, năm 2019, ngài bổ nhiệm Mateo Bruni, một hội viên nổi tiếng của Cộng Đồng, làm Giám đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh. Và cùng năm ấy, ngài nâng lên hàng Hồng Y Đức Tổng Giám Mục Matteo Zuppi của Bologna, một hội viên chủ chốt của cộng đồng trong các cuộc thương thảo hòa bình trong nội chiến Mozambique đầu thập niên 1992.

Điều đáng lưu ý là nhân dịp ấy, có tin đồn Đức Phanxicô sẽ ban tước Hồng Y cho Andrea Riccardi, người sáng lập ra Cộng đồng, dù ông chỉ là một tín hữu giáo dân. Paolo Gambi của tờ Catholic Herald của Anh, khi thuật lại tin đồn này, cho hay đây là “một dấu chỉ lòng qúy mến cao độ Vatican dành cho ông”. Ông vốn là một giáo sư sử học trong nhiều thập niên, từng giữ chức quốc vụ khanh về hợp tác quốc tế trong chính phủ Monti của Ý trong các năm 2011-2013.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 23 tháng Giêng năm nay, Riccardi cho Gambi biết nhận định của ông về một số vấn đề thời sự trong Giáo Hội Công Giáo thời Đức Phanxicô.

Được hỏi điều gì đang diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo, ông cho rằng hiện đang có sự ngạc nhiên nơi người Công Giáo. Thật ra thì đây là sự ngạc nhiên chung của người ta trước hiện tượng hoàn cầu hóa với các mới mẻ của truyền thông, nối kết, “con người kỹ thuật số”, di dân và nhất là bất trắc. “Thế giới không còn trật tự của quá khứ nữa”.

Được hỏi liệu các ý thức hệ thế tục có đã du nhập vào Giáo Hội hay không, ông bảo chúng đã thẩm thấu mạnh mẽ vào thế giới Công Giáo kể từ sau Thế Chiến II cho tới năm 1989, với chủ nghĩa Mácxít, phong trào duy xã hội ở Châu Mỹ Latinh, Châu Âu, và Châu Phi. Nhưng có thế nào chúng đã tìm được nơi ẩn náu trong Giáo Hội chưa, thì ông bảo chưa. Ông nghĩ chỉ vì tâm trí chúng ta quá thiên về ý thức hệ nên đã “đọc các sự việc diễn ra trong Giáo Hội như thể có liên quan tới ý thức hệ dù chúng không phải thế”.

Ông đơn cử trường hợp chọn người nghèo của Đức Phanxicô: chúng ta thấy mình ở trong luồng tư duy vĩ đại Kitô giáo, lấy người nghèo làm trung tâm; luồng tư duy này khởi đi từ Tin Mừng Mátthêu. Ông tin rằng đạo Công Giáo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang đi tìm một cách khó khăn nhưng đầy sáng tạo một tổng hợp mới mẻ, một viễn kiến mới mẻ trong đó mới liên kết với cũ. Điều không may, theo ông, là “chúng ta đang trong thời hiếm viễn kiến, nên nếu chỉ còn một cây đứng vững, thì sét phải đánh vào nó thôi”.

Đối với tai tiếng ấu dâm, ông cho đây là vấn đề hệ trọng, khiến giảm lòng tin vào hàng giáo sĩ, làm yếu hàng giáo sĩ trong hoạt động của các ngài. Đây có lẽ là một yếu tố đàng sau việc từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, hoặc ít nhất đàng sau các khó khăn của triều giáo hoàng của ngài dù ngài đã giải quyết vấn đề này một cách rất chính xác từ lúc còn là bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Được hỏi tri nhận về tai tiếng tài chánh, ông cho hay “quản trị tài chánh tồi”, thêm vào đó, các khó khăn trong việc vận hành của hệ thống Vatican, nên được nhìn trong khuôn khổ mới: Vatican đã thay đổi khá nhiều. “Nay là một tổ chức quốc tế và thường có ít từ vựng chung trong việc phán đoán tình hình. Có vấn đề truyền thông, vấn đề từ vựng. Giáo Hội là nhân loại. Trước đây, là một thế giới. Nay, có một sự phức tạp lớn lao. Có câu hỏi việc quản trị trung ương của Giáo Hội có nghĩa gì. Cuộc cải tổ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô mới chỉ bắt đầu, và tôi tin chúng ta phải làm cho Vatican chìm ngập trong Giáo Hội Rôma, Giáo Hội mà Đức Giáo Hoàng là Giám Mục. Vatican không phải là đại bản doanh Liên Hiệp Quốc ở New York”.

Ông cho rằng tuy cộng đồng quốc tế ý thức việc Giáo Hội Công Giáo gặp nhiều khó khăn và một số đang lợi dụng cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội, nhưng Tòa Thánh vẫn còn là một tham chiếu vững chãi, cụ thể là Đức Thánh Cha vẫn được người ta tìm kiếm và mời tới viếng thăm.

Còn về viễn ảnh ly giáo thì sao? Theo ông, rất có thể đang có thứ ly giáo thầm lặng nho nhỏ. Như các “Petites Églises” (Giáo Hội nho nhỏ) sau Cách Mạng Pháp, hay Người Công Giáo Cũ. Có lẽ phong trào của Đức Tổng Giám Mục Lefebre đáng lưu ý hơn vì họ là “cánh ngoài của một điều gì đó vẫn còn trong cơ thể Giáo Hội”.

Về những người Công Giáo có xu hướng bảo thủ, Riccardi nói ta đừng sợ. Lý do, “Trước nhất, người Công Giáo chúng ta luôn tin tưởng Đức Giáo Hoàng, bất kể ngài là ai. Có những vị Giáo Hoàng được chúng ta cảm nhận rất gần gũi với cảm quan của chúng ta, các vị khác ít gần gũi hơn. Nhưng vẻ đẹp của Đạo Công Giáo là “vặn cùng đài” (tune in) với Đức Giáo Hoàng. Điều này làm chúng ta vừa truyền thống vừa hiện đại hơn. Nếu không, liều mình chúng ta bị khô cứng (crystallized) mất. Tôi vốn kinh hoàng bởi những người cấp tiến trong quá khứ vốn bị khô cứng trong các lập trường của họ nhưng nay thấy mình thành người bảo thủ. Tôi nghĩ ta nên tin tưởng Đức Giáo Hoàng và cùng bước đi với ngài. Có thể có cảm tưởng hàm hồ trong Giáo Hội cả đối với quyền tự do tranh luận. Và đừng quên chúng ta đang sống trong kỷ nguyên truyền thông xã hội, chủ nghĩa chủ quan cao độ về truyền thông, vốn cũng là căn bệnh của người Công Giáo. Tôi nghĩ khuôn mặt vĩ đại Newman nói với chúng ta nhiều điều theo chiều hướng này: trung thành với Đức Giáo Hoàng, với truyền thống, trung thành với văn hóa Anh, và cũng trung thành với truyền thống Giáo Hội Anh. Ngài biết cách tạo ra một tổng hợp hiện nay vẫn đáng ca ngợi, một tổng hợp được đánh dấu bằng sự thánh thiện. Không phải thứ thánh thiện trên không khí, anh hùng, không thể thực hiện đối với chúng ta, các Kitô hữu khốn khổ tầm thường; nhưng là một sự thánh thiện kiểu Anh, nối kết với cuộc sống hằng ngày, với tính đương thời, với văn hóa”.

Về thánh lễ cũ mới, Riccardi cho hay: ông rước lễ lần đầu trong Thánh Lễ cũ, giúp Thánh Lễ cũ tại giáo xứ của ông, ông biết “vẻ đẹp của phụng vụ Latinh, sự long trọng của nó, khúc hát bình ca. Tôi không bác bỏ những điều này. Thế rồi, tôi trải nghiệm việc khám phá ra Thánh Lễ hậu Công Đồng của Đức Phaolô VI khi ngài du nhập nó, dù với những bất trắc của nó, các hạ giá của nó, nhưng một cách hân hoan vì được nghe chính ngôn ngữ của tôi vang lên. Tôi không sợ tính đa dạng của nghi lễ - Tại Ý, chúng tôi còn có Nghi Lễ Ambrôsiô và tôi không biết liệu có phải là một ý tưởng tốt hay không khi đức Piô IX bãi bỏ nghi lễ Pháp. Nhưng tính đa dạng của các nghi lễ đề cao sự hợp nhất của Giáo Hội. Nó không phải là con đường dẫn tới óc bè phái”.

Nhưng sao có lần ông nói đến “Đạo Công Giáo quốc gia”. Ông nói: đúng, “tại nhiều quốc gia... đang nổi lên đòi hỏi phải có “một đạo Công Giáo quốc gia”, nặng bản sắc quốc gia. Và ông nhận thấy điều này “lạ lùng vì nó xẩy ra tại các quốc gia rất duy tục, như ở Hung Gia Lợi, nhưng ở cả Ý, Tây Ban Nha hay Ba Tây. Đòi hỏi 'Đạo Công Giáo Quốc Gia' này nhắc tôi nhớ đến phong trào 'Hành Động Pháp Quốc” của Charles Maurras, bị Đức Piô IX kết án là Công Giáo và duy quốc gia hơn, nhưng kém Kitô giáo và duy phổ quát hơn. Mọi vị Giáo Hoàng đều nhắc nhở chúng ta rằng Đạo Công Giáo có tính phổ quát và khuyên chúng ta chống lại cơn cám dỗ duy quốc gia vốn giam hãm Giáo Hội dù các ngài thừa nhận giá trị của quốc gia. Karol Wojtyła gần như đã viết cả một nền thần học về quốc gia, nhưng trong gia đình các quốc gia, ngài khuên quốc gia Ba Lan nên gia nhập Liên Hịệp Âu Châu dù các vị Giám Mục không muốn điều này. Đức Phanxicô không hẳn là người canh tân về chủ đề này... Đức Piô XII từng viết về chủ đề này trong tông hiến Exsul Familia năm 1952, nhưng triệt để hơn. Sử gia nhìn sự vật trong tính liên tục và nhiều lần, điều mới nhưng thực ra không mới như ta nghĩ, dù khoảnh khắc lịch sử có thay đổi”.

Tóm lại, ông nhận định “khi thấy thời hỗn mang của chúng ta, tôi nói rằng nếu Giáo Hội Công Giáo không hiện hữu, chúng ta phải phát minh ra nó! Nó đề cập tới hợp nhất, hoà bình. Nó đem lại cho chúng ta hòa bình trong thế giới đầy lo âu này”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ Virus Vũ Hán Đến Virus Cộng Sản
Phạm Trần
09:55 06/02/2020

Nhân dân Việt Nam đã rất cảnh giác và năng động trong nỗ lực ngăn chận Virus Corona Vũ Hán, Trung Quốc, nhưng lại quên rằng Virus Cộng sản mới là thảm họa của nhân loại.

Bệnh viêm phổi Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, xẩy ra vào tháng 12 năm 2019, nhưng Trung Hoa đã không báo động đỏ cho đền khi Vũ Hán phải đóng cửa ngày 23/1 (2020). Đến đầu tháng 2/2020 dịch Vũ Hán đã làm chết gần 500 người, trong số hơn 23,000 người nhiễm bệnh ở tỉnh Hồ Bắc. Có lối 160 người mắc bệnh tại 26 nước trên Thế giới do lây nhiễm trực tiếp ở Vũ Hán, hay do tiếp xúc với người có bệnh từ Vũ Hán nhập cảnh.

Riêng tại Việt Nam đã ghi nhận có người thứ 10 nhiễm bệnh sau khi trở về từ Vũ Hán, nhưng chưa có ai tử vong. Riêng tại Nha Trang, số người bị cách ly là 268 người

vì nghi nhiễm vi trùng từ cuộc tiếp xúc với khách du lịch người Hoa đến từ Vũ Hán.

Nên nhớ 17 năm trước, giữa tháng 11 năm 2002 và tháng Bảy năm 2003, bệnh dịch SARS (Severe acute respiratory syndrome (SARS), xuất phát từ miền Nam Trung Hoa cũng đã gây cho 5,300 người mắc bệnh và 349 người chết.

Tổng số người mắc bệnh SARS tại 17 nước trên thế giới là 8,422, gây tử vong hơn 900 người.

Tại Việt Nam, SARS chính thức xâm nhập ngày 26/2/2003 với bệnh nhân đầu tiên là ông Johnie Chun Cheng nhập viện tại Bệnh viện Việt - Pháp với những triệu chứng sốt cao, ho khan và đau cơ. Trước khi tới Hà Nội, doanh nhân này đã qua Hong Kong (Trung Quốc).

Ngày 8/4/2003, Việt Nam không xuất hiện bệnh nhân SARS mới, nhưng cũng đã có 63 người mắc, trong đó có 5 người chết.

BỆNH UNG THƯ

Ngoài những bệnh dịch bất thường, bệnh ung thư cũng đã giết ngót 8,000 người mỗi năm trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của WHO (World Health Organization, số người mắc ung thư đã tăng lên mỗi năm

“từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.” (theo VietnamNet, ngày 24/09/2018)

Báo cáo viết tiếp:”Nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỉ lệ mắc của Việt Nam không cao, tuy nhiên tỉ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ 104,4/100.000 dân. Vào năm 2016, tỉ lệ tử vong của Việt Nam ở mức 110/100.000 dân.”

“Tính chung cả 2 giới, 5 loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Ung thư gan, hơn 25.000 ca (15,4%), kế đó là ung thư phổi (14,4%), ung thư dạ dày (10,6%), ung thư vú, ung thư đại tràng.

5 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt gồm: Ung thư phổi (21,5%), ung thư gan (18,4%), ung thư dạ dày, ung thư đại tràng; ung thư hầu họng. Ở nữ giới, hàng đầu vẫn là ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan.”

Ô NHIỄM-CHẤT ĐỘC

Bên cạnh ung thư, người dân Việt Nam còn phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong nước và nạn chất độc hóa học trong thực phẩm xuất phát từ Trung Hoa.

Theo một báo cáo của Tổ chức Hòa bình xanh (GreenPeace), được Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN (VUSTA) công bố hồi tháng 3/2019 thì “Hà Nội đứng thứ 2 còn TP.HCM đứng thứ 15 về mức độ ô nhiễm không khí ở khu vực Đông Nam Á.” ( báo Thanh Niên, ngày 08/04/2019)

Mặc dù Việt Nam không đồng ý với báo cáo này, nhưng Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Võ Tuấn Nhân đã thừa nhận: “Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội và đặc biệt tại một số thời điểm diễn biến rất phức tạp. Tại Hà Nội, các thông số đo đạc được từ các trạm quan trắc cho thấy chỉ số bụi PM 2,5 vượt ngưỡng an toàn theo Quy chuẩn của VN, đặc biệt là trong 3 tháng đầu năm 2019.”

Báo Thanh Niên còn cho biết:” Theo nguồn từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và chuẩn ô nhiễm không khí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì riêng quý 1 năm nay và quý 3/2018, số ngày không khí vượt chuẩn an toàn của Hà Nội đã lên tới 120 ngày. Cụ thể, Báo cáo chất lượng không khí quý 1/2019 do GreenID tổng hợp và phân tích cho thấy: Có đến 91% số ngày trong 3 tháng đầu năm, mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội vượt tiêu chuẩn cho phép của WHO. Báo cáo quý 3/2018 cho biết thêm: Nồng độ PM 2.5 trung bình tính theo ngày 30,2 μg/m3 (microgam trên mét khối), thấp hơn Quy chuẩn quốc gia và chỉ có 1 ngày nồng độ PM 2.5 vượt Quy chuẩn quốc gia. Nhưng nếu so với hướng dẫn của WHO thì quý 3/2018, Hà Nội có 41 ngày nồng độ bụi PM 2.5 vượt giới hạn 25 μg/m3.”

Vì nhà nước Cộng sản Việt Nam đã không quan tâm đến bảo vệ môi trường, trong khi tìm mọi cách để đạt kế hoạch phát triển kinh tề bằng mọi giá nên người dân đã gánh hết hậu quả.

Theo một tin của Đài Phát thanh Á châu tự do (RFA, Radio Free Asia) ngày 25/12/2019 thì:”Một báo cáo mới đây của quốc tế cho thấy có hơn 71.300 người đã chết vì nguyên nhân ô nhiễm môi trường ở Việt Nam trong năm 2017, trong đó khoảng hơn 50.000 người chết vì ô nhiễm không khí.

Đây là số liệu mới nhất về ô nhiễm và các chỉ số sức khoẻ do Global Alliance công bố, dựa theo các dữ liệu của Viện Đánh giá các Chỉ số Sức khoẻ của Quỹ Bill and Melinda Gate. (Global, Regional, and Country Analysis December 2019)

Các dữ liệu được chia ra làm 4 mục là: không khí, nước, nghề nghiệp và chì.

Theo báo cáo, số người chết do các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm không khí là 50.232 người, số người chết vì ô nhiễm nước là 3.097 người; 9.809 người chết vì ô nhiễm nghề nghiệp và có 8.227 người chết vì ô nhiễm chì.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí đã khiến khoảng 60.000 người chết ở Việt Nam trong năm 2016.”

THỰC PHẨM BẨN-ÔNG TRỌNG ĐÂU?

Sau không khí bẩn, nước bẩn là chuyện thực phẩm bẩn lan tràn khắp nơi khắp chốn mà chả thấy ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước quan tâm. Người ta chỉ thấy ông hồ hởi tự ca “hết thắng lợi này đền thắng lợi khác” và thành công vượt chỉ tiêu nhân dịp đảng kỷ niệm 90 năm ngày ra đời (3/2/1930 – 3/2/2020)

Hãy đọc quan sát của Greenfeed ngày 16/08/2018:”Thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ 35% trong số các nguyên nhân” TS Hoàng Đình Chân, GĐ Bệnh viện ung bướu Hưng Việt nhận định.”

“Bàn về thực phẩm trong thời đại hiện nay”, Greenfeed viết tiếp, “ ăn bẩn sống lâu” giờ được xem như là một sự thỏa hiệp, bất lực của người tiêu dùng khi thực phẩm “tẩm” hóa chất độc hại xuất hiện trong từng bữa cơm từ miếng thịt, rau củ cho đến gia vị,… gây ra những tác hại cho sức khỏe mà chúng ta không thể ngờ tới. Về lâu dài, các chất hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trọng,… trong thực phẩm bẩn sẽ từ từ ngấm vào tế bào, cơ thể sau đó tích tụ lại, gây các bệnh mãn tính và có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào.”

“Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng cao nhất trên thế giới, chiếm tới 35%.

Trong quý I năm 2016, cả nước có 969 người bị ngộ độc thực phẩm trong đó 669 người nhập viện, 2 người tử vong.

Số ca bị ngộ độc thực phẩm hàng năm trong khoảng 250 – 500, 7.000 – 10.000 người nhập viện và 100 – 200 người tử vong.

Mỗi năm, Việt Nam dành 0,22% GDP chi trả cho 6 căn bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do thực phẩm bẩn.”

Trong khi đó,Eurofins Sắc Ký Hải Đăng - Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm, giám định sản phẩm và quan trắc môi trường hàng đầu Việt Nam, viết :” Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2019, hàng loạt vụ tiêu thụ thực phẩm bẩn quy mô lớn được điều tra, phát hiện. Trong đó, khu vực miền Bắc đang là tâm điểm của thị trường tiêu thụ thực phẩm bẩn:

• Theo báo Người lao động, tháng 3 năm 2019, dư luận sôi sục bất bình vì hàng trăm em học sinh ở Thuận Thành, Bắc Ninh có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh sán lợn gạo, nghi do ăn phải thực phẩm bẩn lâu ngày tại trường. Khi vụ việc được phát hiện, thức ăn của trẻ là phần thịt đông lạnh lâu ngày đã nát vụn. Được biết thêm, cơ sở cung cấp nguồn thực phẩm bẩn này còn cung cấp thức ăn cho hơn 19 trường mầm non khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

• Báo 24h đưa tin, chiều ngày 14/5 khi bất ngờ kiểm tra đột xuất cơ sở chế biến thực phẩm An Phát, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, đoàn kiểm tra đã phát hiện tại kho sân của cơ sở này đang tập kết 10 bao tải dứa bên trong có chứa 800 kg lòng lợn đã chuyển màu đen, chảy nước, bốc mùi hôi thối, không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Toàn bộ số hàng hóa này đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, không có tem vệ sinh thú y và cũng không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật.

• Cũng theo 24h, tối ngày 9/1, Công an môi trường và Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Hải Phòng đột kích bất ngờ vào cơ sở sản xuất hải sản tại quận Hải An, Hải Phòng phát hiện có hơn 60 kg tôm đã được bơm tạp chất xếp trong các thùng xốp ướp đá cùng 1 máy nén khí nối liền hệ thống van bơm và 12 xi lanh đã qua sử dụng, 15 xi lanh mới chưa bóc, 3 túi bột màu trắng, mỗi túi 1 kg và một số gói bột. Chủ cơ sở sản xuất này cho hay hằng ngày người này đi mua tôm chết trên địa bàn quận Hải An, quận Đồ Sơn, quận Dương Kinh mang về bơm tạp chất làm tăng trọng lượng rồi đem bán.

• Vào những ngày cận Tết Nguyên Đán 2019, Vietnamnet cũng đưa tin một phóng sự của VTV về quá trình hô biến lợn chết thành những món đặc sản thịt lợn hun khói, thịt trâu gác bếp, lạp xưởng… tại một cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khiến dư luận vô cùng hoang mang. Chỉ sau 1 đêm, những con lợn lở mồm long móng, chết thâm đen, bốc mùi hôi thối nồng nặc đã được lột da, lọc lấy phần thịt nạc chưa bị thối rữa. Sau khi thái lát và trộn thêm đủ loại gia vị tạo mùi thơm, ngâm tẩm trong khoảng 2 giờ, số thịt này được cho vào lò sấy. 48 tiếng sau, những miếng thịt lợn sấy khô, thơm phức ra lò và không còn bất kỳ dấu vết nào của thịt lợn chết được chất lên xe tải, chở thẳng về Hà Nội.

Và còn rất, rất nhiều những vụ việc liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm bẩn gây rúng động dư luận trong thời gian dài.”

Toàn là những chuyện chết dân mà ông Trọng chỉ biết mơ màng nói đổng:” Chín mươi năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, thế và lực của nước ta đã được tăng cường, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là một quốc gia kinh tế - văn hóa phát triển, chính trị - xã hội ổn định, có nhiều triển vọng tốt... Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ to lớn, vai trò và vị thế cao như ngày nay.” (Phỏng vấn của TTXVN --Thông tấn xã Việt Nam, 03/01/2020)

Tại lễ kỷ niệm ở Hà Nội ngày 3/2/ (2020), người đứng đầu đảng còn vênh vang:”Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tuỵ, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên.”

Hay:”Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có thể nói rằng: "Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng!".

Nhưng với sức khỏe của dân, tương lai của thế hệ trẻ (là rường cột của đất nước) đang suy yếu, bạc nhược vì phải hít thở không khí bẩn, uống nước bẩn và ăn thực phẩm bẩn, với hóa chất từ Trung Quốc, thì chỉ tàn lụi nhanh chóng trước bất cứ cuộc xâm lăng nào của Bắc Kinh.

Như vậy thì đảng đang “dẫn dắt dân tộc đi lên”, hay đi xuống dưới đáy tầng địa ngục?

Vậy mà thảm hại thay cho đất nước, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn kên kên :”Cần quán triệt tinh thần: Dứt khoát phải đổi mới, song đổi mới mà không xa rời những vấn đề có tính nguyên tắc, không chệch hướng, đổi màu; chủ động và tích cực hội nhập mà vẫn giữ vững bản sắc của dân tộc.”

Câu nói hoa mỹ, lấp lửng này đã được ông Trọng nói khác đi từ chủ trương “đổi mới nhưng không đổi mầu, hội nhập mà không hòa tan”

PHẠM ĐÌNH TRỌNG-NGUYỄN ĐĂNG QUANG

Nhưng ông Trọng và cả đảng CSVN hãy khoan vội mặc áo thụng vái nhau mà hãy bình tĩnh nghe Đại tá, Nhà văn Phạm Đình Trọng phát biểu trong bài viết “90 Năm Đảng Búa Liềm”.

Ông nói:”Đảng búa liềm Việt Nam chọn ngày 3.2.1930 là ngày khai sinh tổ chức của họ. Từ đó, sau khi cướp được chính quyền và cướp được một vùng lãnh thổ để vỗ ngực xưng hùng xưng bá và ngạo ngược cưỡi đầu cưỡi cổ dân, hàng năm, cứ đến ngày sinh của đảng búa liềm, cả hệ thống truyền thông dối trá, lừa bịp của nhà nước búa liềm lại chạy hết công suất kể công lao tưởng tượng của họ. Nhờ có đảng, đất nước mới có độc lập, người dân mới có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Ngoài những tội ác man rợ với người dân, đảng búa liềm khát máu đã để lại những trang đau thương đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngoài những tội tày trời với quá khứ dựng nước và giữ nước vẻ vang của cha ông, đảng búa liềm ô nhục đã xẻ hàng ngàn cây số vuông đất biên cương, hàng vạn hải lí biển dâng cho vương triều búa liềm Đại Hán. Đảng búa liềm Việt Nam còn tội ác thăm thẳm không thể định lượng, không thể cân đo bằng đại lượng vật chất mà chỉ có thể tính bằng đại lượng vô giá là thời gian, bỏ phí thời gian vàng phát triển, giết hại, đọa đày, uổng phí những thế hệ vàng người Việt.”

Nhà văn Phạm Đình Trọng, hiện cư ngụ tại Sài Gòn là người vào đảng CSVN ngày 19/05/1970 và ra khỏi đảng ngày 20/11/2009.

Đến phiên Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang, người mới bị Huyện ủy Cầu Giấy (Hà Nội) xóa tên khỏi danh sách đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam “do đã vi phạm quy định chuyển sinh hoạt Đảng”, cũng lên tiếng ngày đảng sinh nhật 90.

Ông viết:”Các đảng viên ĐCSVN, khi nhận quyết định nghỉ hưu, thường họ không chuyển giấy sinh hoạt cho các đảng bộ địa phương, mà lặng lẽ cất kỹ dưới đáy tủ như kỷ niệm của “một thời đáng quên!”. Họ lặng lẽ, âm thầm thực hiện hành động đó, không ồn ào và công khai với bất cứ ai, trừ khi là bạn rất thân của nhau. Đến nay, đã bao nhiêu đảng viên cộng sản chọn cách này để “tạm biệt” Đảng, không một ai có thể biết chính xác, bởi Đảng giấu rất kỹ. Nhưng theo nhiều người dự đoán, con số này ước khoảng 45%! “

Về chuyện ông Trọng khoe đã tiến được một bước trong công tác chống tham nhũng, Đại tá Quang trả lời:”Thực trạng tham nhũng ở nước ta rất khủng khiếp. Bản chất thể chế chính trị của ta là sinh ra tham nhũng, ngược lại, bọn tham nhũng ra sức bảo vệ cho cơ chế đã sinh ra chúng tồn tại. Đảng chỉ giỏi chống tham nhũng trên giấy, và chỉ chống tham nhũng bằng các nghị quyết sáo rỗng. Càng hô hào chống tham nhũng, thì tham nhũng càng lớn mạnh. Trong suốt 30 năm qua, ĐCSVN chỉ giỏi nói mồm, giỏi tuyên truyền, kêu gọi “toàn Đảng, toàn dân” diệt trừ tham nhũng. Tưởng rằng tham nhũng sẽ sớm “toi đời”, nhưng chẳng hiểu sao, cứ sau mỗi kỳ Đại hội Đảng, tệ nạn này lại càng sống khỏe. Từ chỗ chỉ là một vài con sâu đơn lẻ, chúng đã sớm trở thành một bầy sâu, và nay đã lớn mạnh thành những tập đoàn sâu, chúng ăn của dân “không chừa một thứ gì” thì hỏi làm sao không “chết cái đất nước này”?.

Để kết luận trong ngày đảng thọ 90, Đại tá Quang nói thẳng:”ĐCSVN ngày nay đang tha hóa, biến chất và suy thoái toàn diện. Có thể khẳng định,100% các “con sâu cỡ bự” này đều là đảng viên cao cấp của ĐCSVN. Người viết bài này xin nói thật điều sau đây: “ĐCSVN sẽ khó tránh khỏi số phận sụp đổ như các ĐCS ở các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô trước đây. Lý do duy nhất là nó đã và đang dung dưỡng cả một bầy sâu bọ tham nhũng trong lục phủ ngũ tạng của mình”! Vâng, câu “Sư tử thân trung trùng thực sư tử nhục” là rất nhỡn tiền, bởi đây là quy luật hoàn toàn tự nhiên và khách quan.”

100 TRIỆU NẠN NHÂN CỘNG SẢN

Tại sao ông Quang có thể khẳng định như thế, bởi vì Cộng sản Việt Nam đã phạm ngập đầu tội ác với dân tộc trong suốt 90 năm qua. Từ 10 đến 50,000 người dân vô tội đã bị giết oan trong 3 năm Cải cách ruộng đất (1953-1956) ở miền Bắc đến khoảng 5,000 người bị quân Cộng sản hành quyết khi họ tấn công vào Huế, dịp Tết Mậu Thân năm 1968.

Ngoài ra còn có từ 2 đến 4 triệu người Việt Nam bị thiệt mạng trong 30 năm chiến tranh (1945-1975), trong đó tàn bạo nhất là cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng hòa từ năm 1960, do đảng CSVN chủ động, theo lệnh của Nga-Tầu.

Vì vậy mà một Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản đã được dựng lên ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn ngày 12/06/2007 có mục đích: "để lịch sử về sự tàn bạo của cộng sản sẽ được dạy cho các thế hệ tương lai"[1], và được ghi nhận là "để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản".

Trong buổi lễ khánh thành, Tổng thống Geogr W. Bush đã nêu ẩn danh của những người từng là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản: "Họ gồm có các nạn nhân Ukraina bị chết đói trong Nạn đói Vĩ đại dưới thời Stalin; hoặc những người Nga bị giết trong các cuộc thanh trừng của Stalin; những người Litva, Latvia và Estonia bị quăng lên xe chở trâu bò và bị đầy khổ sai trong các trại tử thần vùng giá rét của chủ nghĩa Cộng sản Xô Viết. Họ bao gồm những người Trung Hoa bị giết chết trong Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa; những người Campuchia bị tàn sát trong những cánh đồng chết của Pol Pot; những người Đông Đức bị bắn chết trong lúc cố trèo qua Bức tường Berlin để tìm tự do; những người Ba Lan bị tàn sát tại rừng Katyn; và những người Ethiopia bị tàn sát trong cuộc "Khủng bố Đỏ"; những người da đỏ Miskito bị giết chết bởi chế độ độc tài Sandinista ở Nicaragua; và những người Cuba, Việt Nam bị chết chìm trong lúc vượt thoát bạo quyền.”

Tổng thống Bush cũng nói: "Thủ đô Hoa Kỳ chưa từng có đài tưởng niệm nào cho nạn nhân của chế độ cộng sản" và "Trước sự hiện diện của những người, nam cũng như nữ, đã đấu tranh cưỡng lại cái ác và tiếp tay đưa đến sự sụp đổ của đế quốc cộng sản, tôi hãnh diện nhận lấy Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản, thay mặt cho nhân dân Hoa Kỳ".

Như vậy, nếu dich Virus Vũ Hán đang là nỗi lo âu hàng đầu ở Việt Nam thì người dân Việt cũng nên nhớ Chủ nghĩa Cộng sản và đảng CSVN còn nguy hiểm gấp ngàn lần hơn với tiền đồ Tổ quốc. -/-

Phạm Trần

(02/020)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bài Giáo Lý 2 Của ĐTC Phanxicô Về Bát Phúc
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ.
09:52 06/02/2020
Bài Giáo Lý 2 Của ĐTC Phanxicô Về Bát Phúc

Bài 2 - Phúc Thay Ai Có Tâm Hồn Nghèo Khó

Kể từ Thứ Tư 29 tháng 1, năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý về Bát Phúc hay Tám Mối Phúc Thật. Dưới đây là bản dịch Bài Giáo Lý thứhai của Đức Thánh Cha được ban hành trong buổi Triều Yết Chung tại Rôma hôm Thứ Tư vừa qua, ngày 5 tháng 2 năm 2020. Trong bài này chúng tôi dịch Bài Tóm Tắt bằng Tiếng Anh ngắn để tiện cho các giáo xứ đăng trên các bản tin và bài Giáo Lý chính và dàitừ bản tiếng Ý được đăng trong website của Toà Thánh (http://www.vatican.va).

Bài Tóm Tắt bằng Anh Ngữ

Anh chị em thân mến: Trong bài giáo lý tiếp tục của chúng ta về các Mối Phúc Thật trong Tin Mừng Thánh Matthêu, chúng ta bàn đến lời công bố thứ nhất trong tám lời công bố: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5: 3). Tường thuật của Thánh Mathêu, khác của Thánh Luca, nói về người có tâm hồn (hay tinh thần) nghèo khó. Ở đây, “tinh thần” nhắc lại hơi thở sựsống mà Thiên Chúa ban cho ông Ađam, đề cập đến phần sâu thẳm nhất của con người chúng ta. Người có tâm hồn nghèo khó cảm nhận được sự nghèo túng và lệ thuộc của họ vào Thiên Chúa ở mức độ sâu thẳm này, trong khi người kiêu căng coi mình như tự túc tự cường, không ưa bất cứ điều gì nhắc nhở họ về sự mong manh của tình trạng con người. Nghèo khó về tinh thần là ý thức được sự yếu đuối của mình, chấp nhận những sai lầm của mình và có thể xin người khác tha thứ. Như thế, nó trở nên một dịp cho ân sủng dẫn chúng ta đến Nước Thiên Chúa. Trái ngược với sức mạnh của thế gian, sức mạnh của Thiên Chúa được thấy trong lòng trắc ẩn yêu thương. Chính Đức Kitô đã cho thấy điều này bằng cách mong muốn sự tốt lành cho người khác, thậm chí đến mức đổ máu cho chúng ta. Chúng ta sẽ được chúc phúc nếu chúng ta chấp nhận sự nghèo khó của bản thân mình, và cố gắng noi gương sự nghèo khó của Chúa Giêsu để phục vụ tha nhân.

Bài Chính bằng Tiếng Ý

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta đối diện với phúc thật thứ nhất trong Tám Mối Phúc Thật của Tin Mừng Thánh Matthêu. Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng con đường hạnh phúc của Người bằng một công bố nghịch lý: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”(5:3). Một con đường đáng kinh ngạc và một đối tượng kỳ lạ của hạnh phúc, sự nghèo khó.

Chúng ta phải tự hỏi: "nghèo khó" ở đây có nghĩa gì? Nếu Thánh Matthêu chỉ sử dụng từ này, thì nó chỉ có ý nghĩa đơn thuần về kinh tế, tức làám chỉ những người có ít tiền của hoặc không có phương tiện nuôi thân và cần sự giúp đỡ của người khác.

Nhưng Tin Mừng Thánh Mathêu, khác Tin Mừng Thánh Luca, nói về "tâm hồn nghèo khó". Điều ấy có nghĩa gì? Tinh thần (hay tâm hồn), theo Thánh Kinh, là hơi thở sự sống mà Thiên Chúa đã truyền cho ông Ađam; đó là chiều kích sâu thẳm nhất của chúng ta, tức là chiều kích tâm linh, sâu thẳm nhất, chiều kích lảm cho chúng ta trở thành những con người, cốt lõi sâu xa của con người chúng ta. Như thế, "người có tâm hồn nghèo khó" là những người nghèo và cảm thấy nghèo, những người ăn xin trong tận đáy lòng của con người họ. Chúa Giêsu tuyên bố họ có phúc, vì Nước Trời thuộc về họ.

Đã bao lần chúng ta được người ta bảo ngược lại! Bạn phải là một cái gì đó trong đời, bạn phải trở nên một nhân vật nào đó... Bạn phải làm cho mình nổi danh... Đó chính là nguồn gốc của sự cô đơn và bất hạnh: nếu tôi phải là "một nhân vật nào đó", thì tôi phải cạnh tranh với người khác và sống trong nỗi lo âu ám ảnh về cái tôi của mình. Nếu tôi không chấp nhận nghèo khó, thì tôi ghét mọi điều nhắc nhở tôi vềsự mong manh của mình. Bởi vì sự mong manh này ngăn cản tôi trở nên một nhân vật quan trọng, giàu có, không những chỉ về tiền của mà còn về danh vọng và mọi sự.

Tất cả mọi người, trước chính mình, đều biết rõ rằng, dù cố gắng đến đâu đi nữa, mình luôn hoàn toàn không đầy đủ và dễ bị tổn thương. Không có sự hoá trang nào có thể che đậy tình trạng bất lực này. Mỗi người chúng ta đều dễ bị tổn thương bên trong. Chúng ta phải thấy ở đâu. Nhưng nếu bạn chối từ những giới hạn của mình thì bạn sẽ sống khổ sở như thế nào! Bạn sống khổ sở. Giới hạn không bị tiêu hóa, nó vẫn ở đó. Những kẻ kiêu căng không xin người khác giúp đỡ, họ không thể xin người khác giúp đỡ, họ không xin người khác giúp đỡ vì họ phải tự chứng minh rằng mình tự túc tự cường. Và có bao nhiêu người trong họ cần sự giúp đỡ, nhưng tính kiêu ngạo ngăn cản họ xin giúp đỡ.

Và thật khó biết bao khi nhận lỗi và xin được tha thứ! Khi tôi khuyên các cặp vợ chồng mới cưới, là những cặp hỏi tôi làm cách nào để sống tốt đời sống hôn nhân của họ, tôi bảo họ: "Có ba lời thật kỳ diệu: làm ơn (xin phép), cảm ơn và xin lỗi". Đây là những lời xuất phát từ tâm hồn nghèo khó. Bạn không cần phải bắt người khác chịu đựng mình, nhưng xin phép: "Làm điều này có vẻ tốt không?", như thế có đối thoại trong gia đình, cô dâu và chú rể đối thoại. "Anh (em) đã làm điều này cho em (anh), cảm ơn anh (em), em (anh) cần nó." Sau đó, bạn luôn sai lỗi, bạn lỡ phạm: "Xin lỗi". Và các cặp vợ chồng, các cặp tân hôn, những người ở đây và nhiều người khác, thường nói với tôi: "Điều thứ ba là điều khó nhất", xin lỗi, xin người khác tha thứ. Bởi vì những kẻ tự cao tự đại không thể làm điều ấy. Anh ấy không thể xin lỗi: anh ấy luôn luôn đúng. Đó không phải là có tâm hồn nghèo khó. Thay vào đó, Chúa không bao giờ biết mệt khi tha thứ; vô phúc thay, chính chúng ta là những người mệt mỏi trong việc xin được tha thứ (xem Kinh Truyền Tin, ngày 17 tháng 3 năm 2013). Sự mệt mỏi trong việc cầu xin sự tha thứ: đây là một căn bệnh tồi tệ!

Tại sao khó xin tha thứ? Bởi vì nó làm nhục hình ảnh đạo đức giả của mình. Tuy nhiên, sống trong khi nỗ lực che đậy những thiếu sót của mình là điều làm cho mình mệt mỏi và khổ sở. Đức Chúa Giêsu Kitô bảo chúng ta: nghèo khó là dịp cho ân sủng; và chỉ cho chúng ta cách thoát ra khỏi nỗ lực này. Chúng ta được Chúa ban cho quyền nghèo khó về tinh thần, vì đây là con đường của Nước Thiên Chúa.

Nhưng có một điều cơ bản cần được nhắc lại: chúng ta không phải biến đổi mình thành người nghèo về tinh thần, chúng ta không phải làm bất cứ biến đổi nào vì chúng ta đang nghèo! Chúng ta nghèo... hoặc rõ ràng hơn: chúng ta "nghèo" về tinh thần! Chúng ta cần tất cả mọi sự. Tất cả chúng ta đều nghèo về tinh thần, chúng ta là những kẻ ăn mày. Đó là tình trạng của con người.

Nước Thiên Chúa thuộc về những người có tâm hồn nghèo khó. Có những người có vương quốc của thế gian này: họ có của cải và tiện nghi. Nhưng đó là những vương quốc sẽ chấm dứt. Sức mạnh của con người, ngay cả của những đế quốc vĩ đại nhất, cũng qua đi và biến mất. Nhiều lần chúng ta thấy trên tin tức hoặc báo chí rằng nhà lãnh đạo quyền uy này, hoặc chính phủ nọ đã có ngày hôm qua và ngày hôm nay không còn nữa đã sụp đổ. Sự giàu sang của thế gian này không còn nữa, và tiền của cũng vậy. Các bậc lão thành dạy chúng ta rằng tấm vải liệm không có túi. Đó là sự thật. Tôi chưa bao giờ thấy một chiếc xe vận tải di chuyển đằng sau một đám tang: không ai mang theo được bất cứ gì. Những sự giàu có này có vẫn còn ở đây.

Nước Thiên Chúa thuộc về những người có tâm hồn nghèo khó. Có những người có vương quốc của thế gian này, có của cải và có tiện nghi. Nhưng chúng ta biết họ kết thúc ra sao. Những người biết yêu sự tốt lành thật hơn chính mình là những người thực sự cai trị. Và đó là quyền năng của Thiên Chúa.

Đức Kitô chứng tỏ quyền năng của Người bằng điều gì? Bởi vì Người đã có thể làm điều mà các vua chúa trần gian không làm: hiến mạng sống mình cho nhân loại. Và đây là sức mạnh thực sự. Sức mạnh của tình huynh đệ, sức mạnh của lòng bác ái, sức mạnh của tình yêu, sức mạnh của lòng khiêm nhường. Điều này Đức Kitô đã làm.

Đây là sự tự do thực sự: bất cứ ai có sức mạnh này của lòng khiêm nhường, phục vụ và tình huynh đệ thì người ấy được tự do. Phục vụ cho sự tự do này là sự nghèo khó được Bát Phúc ca ngợi.

Bởi vì có một sự nghèo khó mà chúng ta phải chấp nhận, đó là sự nghèo khó của chúng ta và sự nghèo khó mà chúng ta phải tìm kiếm, một điều cụ thể, từ những điều của thế giới này, để được tự do và có thể yêu thương. Chúng ta phải luôn luôn tìm kiếm sự tự do của tâm hồn, là tự do bắt nguồn từ sự nghèo khó của chính mình.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ.

Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200205_udienza-generale.html
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Sáng
Sr. Huyền Trân
22:32 06/02/2020
ÁNH SÁNG
Ảnh của Sr. Huyền Trân (SSpS)

"Ngài ánh sáng dân ngoại!
Là vinh quang chói ngời!
Dân bước trong đêm tối!
Đã thấy ánh hào quang!"
(NTTây)
 
VietCatholic TV
Ấn Giáo cực đoan lợi dụng dịch bệnh cấm người Công Giáo rước lễ. 7 cách phòng coronavirus của WHO
Giáo Hội Năm Châu
15:51 06/02/2020
Trong khi số người tử vong vì coronavirus tiếp tục tăng, các nhóm Ấn Giáo cực đoan đã tìm cách lợi dụng tình hình để tấn công người Công Giáo tại bang Kerala.

Hiệp hội các bác sĩ y khoa tư nhân ở bang Kerala miền nam Ấn Độ, đã đệ đơn lên tòa án tối cao nói rằng việc trao Mình Thánh Chúa dưới hình Bánh, và đặc biệt dưới hình Rượu là không lành mạnh và gây nguy hiểm nghiêm trọng cho công chúng. Họ đề nghị cấm không cho người Công Giáo rước lễ trong tất cả các thánh lễ cho đến khi dịch bệnh được khống chế.

Thông tấn xã Công Giáo UCANews cho biết nhóm bác sĩ này đã nộp đơn lên tòa án rất sớm, cụ thể là ngay sau khi trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Kerala được ghi nhận. Hôm 30 tháng Giêng, một sinh viên y khoa ở Kerala, trở về từ Vũ Hán, được ghi nhận là trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona tại Kerala.

Tòa án tối cao miền nam Ấn Độ, có trụ sở tại Kerala, đã bác bỏ yêu sách này của các bác sĩ cực đoan trên.

Khi bác bỏ yêu sách này, các thẩm phán nói rằng: “Việc rước Mình Thánh Chúa là một vấn đề của đức tin, và là sự lựa chọn tự do của các Kitô hữu. Các linh mục không bắt buộc ai phải rước lễ nên tòa án không có cơ sở để can thiệp.”

Các thẩm phán nói tiếp rằng “Hơn thế nữa, những người khởi kiện không trưng dẫn được bất cứ một trường hợp nào trong đó có người đã nhiễm coronavirus vì rước lễ, hay bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào khác và do đó, tòa án từ chối không can thiệp vào tập quán đã có từ hàng bao nhiêu thế kỷ này.”

Đây không phải là lần đầu tiên các nhóm Ấn Giáo cực đoan tìm cách tấn công vào các thực hành của người Công Giáo. Ngày 26 tháng 7, 2018, Rekha Sharma chủ tịch Hội Phụ Nữ Ấn cũng đã lớn tiếng kêu gọi tòa án tối cao cấm các linh mục không được giải tội cho nữ giới để tránh lạm dụng tính dục. Đề nghị này đã thất bại.

Theo các báo cáo của nhà cầm quyền Trung Quốc, số người chết vì coronavirus mới đã tăng lên tới 490 người ở Hoa lục. Con số thực sự là bao nhiêu không ai được biết vì Trung Quốc coi đó như bí mật quốc gia.

Tại Hương Cảng, trường hợp tử vong đầu tiên đã được ghi nhận. Bệnh nhân bị nhiễm coronavirus khi đến thăm Vũ Hán trong dịp Tết Canh Tý. Khi trở lại Hương Cảng, người này lây cho mẹ mình và cuối cùng anh ta chết trong một cơn nhồi máu cơ tim.

Tại Phi Luật Tân, trường hợp tử vong đầu tiên cũng đã được ghi nhận

Hiện có 24,505 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận trên toàn thế giới, trong đó 24,292 trường hợp là ở Trung Quốc.

Hôm thứ Ba 4 tháng Hai, 10 người trên một con tàu du lịch neo đậu ngoài khơi Yokohama ở Nhật Bản đã thử nghiệm dương tính với virus này. Chiếc tàu Diamond Princess, vì thế, đã bị cấm vào bờ. Những người nhiễm bệnh đã được đưa đến một bệnh viện trên bờ để điều trị. Con tàu và tất cả những người trên tàu đang bị cách ly ít nhất 14 ngày.

Một chiếc tàu khác là chiếc World Dream cũng đã bị từ chối nhập cảnh vào cảng phía nam Đài Loan vào hôm thứ Ba và phải cập cảng Hương Cảng vào hôm thứ Tư.

United và American Airlines đã đình chỉ các chuyến bay đến hay xuất phát từ Hương Cảng.

Trong khi đó, gần 200 người - chủ yếu là người Tân Tây Lan và Úc - đang trên đường đến Auckland trên một chiếc máy bay đặc biệt từ Vũ Hán.

Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, sau khi công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn thế giới cho biết, đã xuất hiện cơ may ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này. Tổ chức này đưa ra các lời khuyên sau.

Thứ nhất là rửa tay. Cách hay nhất theo WHO là rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và thoa xà phòng. Đặt bàn tay của bạn, bao gồm cả lưng bàn tay, chà xát kỹ giữa các ngón tay và dưới móng tay trong ít nhất 20 giây. Sau đó lau khô đi.

Thứ hai là che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hay hắt hơi, sau đó ném khăn giấy vào thùng và đi rửa tay ngay. Nếu không có khăn giấy, hãy ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay thay vì vào lòng bàn tay. Bạn phải tránh dùng tay dụi mắt, móc ngón tay vào lỗ mũi hay đặt tay vào miệng.

Thứ ba là đeo các khẩu trang y tế. Các khẩu trang này có thể giúp ngăn chặn các giọt chất lỏng. Tuy nhiên, đừng quá tin vào khẩu trang. Chúng không thể ngăn chặn các hạt aerosol nhỏ hơn có thể đi qua vật liệu của khẩu trang. Hơn thế nữa, có bằng chứng cho thấy một số loại virus có thể lây nhiễm qua mắt người.

Thứ tư là hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế sớm hết sức có thể nếu bạn bị sốt, ho và khó thở và xin báo cho các nhân viên y tế biết lịch sử những vùng bạn đã đi du lịch gần đây.

Thứ năm, nếu ghé qua các chợ bán thú vật sống, hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với thú vật, và đừng đụng vào các bề mặt đã tiếp xúc với động vật.

Thứ sáu, nếu bạn đang ở trong khu vực bị ảnh hưởng, hãy tránh ăn các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín.

Thứ bẩy, nếu bạn trở về từ một khu vực bị ảnh hưởng ở Trung Quốc trong hai tuần qua, hãy ở trong nhà và tránh tiếp xúc với người khác trong 14 ngày. Điều này có nghĩa là không đi làm, không đến trường học hoặc các khu vực công cộng. Nếu bạn trở về từ một khu vực bị nhiễm bệnh và bị sốt cao, ho, sổ mũi, đau họng hoặc khó thở, đừng rời khỏi nhà cho đến khi bạn được bác sĩ tư vấn.
 
Phép lạ liên tiếp diễn ra tại Đền Thánh Knock, Đức Mẹ đang chữa lành dân nước Ái Nhĩ Lan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:06 06/02/2020
Ái Nhĩ Lan là quốc gia vẫn thường được xem là một nước Công Giáo sùng đạo. Tuy nhiên, từ ngày 1 tháng Giêng năm ngoái 2019, phá thai được hợp pháp hóa tại quốc gia này sau cuộc trưng cầu ý kiến hồi tháng Năm, 2018. Trong tất cả các quốc gia trên thế giới, việc hợp pháp hóa phá thai là do một phán quyết của tòa án, hay do việc thông qua các dự luật tại Quốc Hội. Ái Nhĩ Lan là quốc gia đầu tiên và duy nhất cho đến nay, trong đó 66.4% dân số đồng thanh ủng hộ phá thai, mặc dù quốc gia này có đến 78.3% trong tổng số 5.2 triệu dân nhận mình là người Công Giáo. Báo chí gọi diễn biến bi đát này là một vụ bội giáo tập thể.

Bên cạnh đó còn có tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ; và Ái Nhĩ Lan còn phải vật lộn với tỷ lệ trầm cảm và tự tử cao nhất trong các nước Âu Châu.

Tuy nhiên, trong bộ phim Hope, nghĩa là Hy Vọng, do đài truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ thực hiện, Cha Richard Gibbons, giám đốc Đền Thánh Quốc Gia Knock, khẳng định rằng Đức Mẹ đang cứu nước Ái Nhĩ Lan qua các phép lạ liên tiếp tại Đền Thánh này.

Cha Gibbons nói rằng Đền Thánh Knock, được xây dựng trên địa điểm xảy ra cuộc hiện ra của Đức Mẹ vào năm 1879, là nơi nhiều người tìm thấy sự chữa lành và bình an trong tâm hồn khi nhận lãnh các bí tích. Ngài cho biết, trung bình có 4,000 người đến xưng tội mỗi tuần tại đền thờ này.

Vì thế, Aidan Gallagher, Giám đốc điều hành của EWTN Ireland nói với thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng: “Chúng tôi muốn đưa Our Lady, Đức Mẹ của chúng ta, ra trước những người Ái Nhĩ Lan và thế giới như một ngọn hải đăng của hy vọng. Chúng tôi muốn bộ phim này là một thông điệp hy vọng cho mọi người.”

Cuốn phim kể lại câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại Knock, và các phép lạ cho đến nay.

Vào một ngày mưa gió dữ dội, cụ thể là ngày 21 tháng 8 năm 1879, 15 nhân chứng tận mắt chứng kiến Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse, Thánh Sử Gioan, các thiên thần và Chúa Giêsu Kitô ở đầu hồi phía nam của ngôi nhà thờ ở thị trấn Knock, được gọi là nhà thờ Thánh Gioan Tông Đồ Thánh Sử. Trong khoảng thời gian khoảng hai giờ, đám đông 15 người này đã tụ tập để thờ phượng, chiêm ngưỡng sự lạ này và đọc kinh Mân côi. Mặc dù mưa bão, mặt đất xung quanh đầu hồi phía nam không bị ướt.

Không giống như hầu hết các lần hiện ra khác, Đức Mẹ im lặng trong suốt thời gian này và không đưa ra thông điệp hay lời tiên tri nào. Một số người đã đưa ra giả thuyết rằng Đức Mẹ im lặng do những thay đổi văn hóa xảy ra ở Ái Nhĩ Lan vào thời điểm đó - người già nhất trong số 15 nhân chứng này chỉ có thể nói được tiếng Ái Nhĩ Lan, trong khi người trẻ nhất, chỉ mới sáu tuổi, chỉ biết nói tiếng Anh.

Sau các cuộc điều tra nghiêm nhặt, Tòa Thánh thấy câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại Knock là “đáng tin cậy và lời khai của các nhân chứng là thỏa đáng” sau hai ủy ban điều tra riêng biệt; vào năm 1879 và một lần nữa vào năm 1936.

Bộ phim mới được đặt trong bối cảnh những đau khổ mà người dân Ái Nhĩ Lan phải chịu đựng trong thế kỷ 19, đặc biệt là ở quận Mayo, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn đói khoai tây.

Nạn đói lớn kéo dài từ năm 1845 đến năm 1849 đã tàn phá Ái Nhĩ Lan dẫn đến cái chết của khoảng 1 triệu người, và khiến 1 triệu người khác quyết tâm di cư khỏi đất nước này vào năm 1851.

Lý do họ quyết tâm di cư bằng mọi giá là vì nạn đói tái diễn nhiều lần đã làm thối chí người Ái Nhĩ Lan trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là ở phía tây bắc. Năm 1879, khi Đức Mẹ hiện ra cũng là “một năm đói kém” của người dân Ái Nhĩ Lan.

Đạo diễn Gallagher nói:

“Khi Đức Maria hiện ra tại Knock vào năm 1879, Mẹ đã mang ánh sáng và hy vọng cho người dân Ái Nhĩ Lan, và Mẹ đã làm như vậy tại một thời khắc đen tối của lịch sử dân tộc này.”

“Vì thế, hôm nay, khi chúng ta có thể nói rằng đang có một nạn đói về tâm linh, là một tai họa đang tàn phá Ái Nhĩ Lan, cùng với những vấn đề lớn như nạn tự tử, trầm cảm, thì Đức Mẹ cũng đang hiện ra giúp chúng ta đương đầu với cuộc khủng hoảng quốc gia này.”

Ái Nhĩ Lan có tỷ lệ trầm cảm mãn tính cao nhất trong số những người trẻ tuổi ở các nước Âu Châu. Thống kê mới nhất của Eurofound cho biết 12% người Ái Nhĩ Lan trong độ tuổi từ 15 đến 24 mắc chứng trầm cảm kinh niên.

Bắc Ireland, là nơi có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới, thậm chí cao hơn cả tại Nhật Bản.

Bộ phim cũng kể lại câu chuyện về một sự chữa lành kỳ diệu liên quan đến việc chầu Thánh Thể xảy ra tại Đền Knock vào năm 1989 và được chính thức công nhận vào tháng 9 năm 2019.

Phép lạ diễn ra cho Marion Carroll rất ngoạn mục vì giống hệt như các phép lạ chính Chúa Giêsu đã thực hiện như được tường thuật trong Kinh Thánh. Người được chữa lành tức khắc khỏi bệnh một cách triệt để đứng dậy và đi lại ngay lập tức như một người bình thường.

Marion Carroll đã được đưa đến đền thờ trên một chiếc cáng vào ngày 1 tháng Chín, năm 1989 vì bệnh đa xơ cứng, các bác sĩ đã bó tay, và chỉ cho bà uống các liều thuốc giảm đau trong khi chờ chết.

Marion Carroll, lúc đó đang ở lứa tuổi 30, đã thưa với Đức Mẹ trong một lời cầu nguyện mà cô nói rằng “không giống ai”. Cô nói với Đức Mẹ rằng:

“Đức Mẹ cũng là một người mẹ và Mẹ biết con cảm thấy thế nào khi phải lìa bỏ chồng và con mình.”

Marion Carroll nói với cộng đoàn rằng:

“Đó không phải là một lời cầu nguyện, cũng chẳng phải là một lời tuyên bố, nhưng đó là một người phụ nữ đang trò chuyện với một người phụ nữ khác.”

“'Ngay lúc đó tôi có cảm giác rất tuyệt vời - một cảm giác thật lạ như có một làn gió thì thầm nói với tôi rằng tôi đã được chữa khỏi. Tôi có một cảm giác thật tuyệt vời như có ai nói với tôi rằng tôi có thể đứng dậy và bước đi.”

Và Marion Carroll trỗi dậy bước đi. Những người khiêng cáng là những người đầu tiên há hốc mồm trước một phép lạ nhãn tiền trước mắt họ.

Người đứng đầu Văn phòng Y tế tại đền thờ Knock, Tiến sĩ Diarmuid Murray, nói với RTÉ News rằng phải mất 30 năm để xác định rằng không thể giải thích về mặt y khoa cho việc chữa lành ngoạn mục này. Đồng thời cần phải có thời gian để có thể khẳng định rằng phép lạ là triệt để, chữa lành hoàn toàn, và bệnh nhân không mắc trở lại bệnh cũ.

“Trong những tình huống như thế này, Giáo hội phải luôn luôn thận trọng. Phép lạ này được chứng thực và được công nhận bởi thực tế là ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi điều này diễn ra, và trong suốt thời gian này các kiểm tra của Cục Y tế chứng minh rằng không có lời giải thích nào về mặt y khoa cho việc chữa lành này.”