PHÚC ÂM: Mt 16, 13-19
“Con là Đá, Cha sẽ trao cho con chìa khoá nước trời”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến miền Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: “Người ta bảo Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một trong các tiên tri!” Chúa Giêsu nói với các ông: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được”.
Đó là lời Chúa.
“Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa…; chịu Satan cám dỗ”.
Kính thưa Anh Chị em,
Bước vào Chúa Nhật I Mùa Chay, Lời Chúa nói đến việc Chúa Giêsu trải qua bốn mươi đêm ngày chiến đấu thiêng liêng trong hoang địa. Marcô tóm tắt sự kiện này chỉ trong một câu, “Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ”. Điều thú vị ở đây là chính Thánh Thần dẫn dụ Ngài! Phải chăng Lời Chúa muốn nói với chúng ta rằng, ‘chay tịnh, công việc của Thánh Thần’.
Trước hết, vai trò của Thánh Thần trong cuộc chiến đấu thiêng liêng này. Cả ba thánh sử nhất lãm đều nói đến việc Chúa Thánh Thần dẫn Chúa Giêsu đi vào hoang địa; ở đó, Ngài chiến đấu với Satan. Tin Mừng nhất lãm không mảy may nói đến sự vùng vằng của Chúa Giêsu; Ngài không lấy làm cực lòng khi đi vào cuộc chiến này. Ngài vào hoang địa cách tự do và tự nguyện; Ngài vào đó theo ý muốn của Chúa Cha và theo sự dẫn dắt của Thánh Thần. Đang khi Matthêu và Luca đưa ra nhiều chi tiết, thì Marcô, chỉ nói đến sự kiện này cách vắn tắt với vai trò của Ngôi Ba, “Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa”. Phải, ‘chay tịnh, công việc của Thánh Thần’.
Thứ đến, cuộc chiến thiêng liêng của Chúa Giêsu với Satan diễn ra ngay sau khi Ngài chịu phép rửa; và dẫu với Ngài, phép rửa này không cần thiết về mặt tâm linh, nhưng hai sự kiện liên tiếp này lại có một ý nghĩa lớn lao đối với chúng ta. Sự thật là khi chúng ta bước theo Chúa Kitô và sống Bí tích Rửa tội của mình, chúng ta sẽ nhận được một sức mạnh mới để chống lại sự dữ. Đó là ân sủng của Bí tích Rửa tội. Là một tạo vật mới trong Chúa Kitô, chúng ta có đủ mọi ân sủng cần thiết để chiến thắng ma quỷ, tội lỗi và các cám dỗ. Chuỗi hai sự kiện này nói với chúng ta rằng, cả chúng ta, chúng ta cũng có thể chiến thắng ma quỷ và những lời nói dối gian của nó khi khôn ngoan lắng nghe sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần vốn đã được ban qua Bí tích Rửa tội. Vậy, chính Thánh Thần với hình chim bồ câu ngự xuống trên Chúa Giêsu ngày Ngài chịu phép rửa, cũng là Đấng đã dẫn Ngài đi vào cuộc chiến thế nào; thì cũng thế, Thánh Thần được ban trong Bí tích Rửa tội cũng sẽ dẫn dắt chúng ta trong cuộc chiến đấu với ma quỷ mỗi ngày như thế.
Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định, Satan không phải là sản phẩm của tưởng tượng nhưng là một tạo vật thật có thể gây ra những tàn phá nghiêm trọng cho mỗi người và cho Giáo Hội, “Hoàng tử của thế gian này là Satan không muốn chúng ta nên thánh; nó không muốn chúng ta đi theo Đức Kitô; Satan sẽ tấn công và nếu không cậy vào ơn Chúa, chúng ta sẽ bị nó đánh bại”. Với sức mạnh của Thánh Thần và Lời Chúa, Chúa Giêsu đã chiến thắng; cũng thế, với Thánh Thần và Lời Chúa, chúng ta cũng sẽ chiến thắng. Mùa Chay, mùa chiến đấu với ma quỷ nhờ Thánh Thần; và như thế, rõ ràng, ‘chay tịnh, là công việc của Thánh Thần’.
Anh Chị em,
Đi vào sa mạc của những ngày Mùa Chay và đi vào sa mạc cuộc đời mỗi ngày, chúng ta có một người dẫn đường là Chúa Thánh Thần, Ngài tinh tường hơn người dẫn đường Arabia ngàn lần. Tin Mừng nói, khi Chúa Giêsu chiến đấu trong hoang địa, “các thiên thần hầu hạ Người”. Điều này cũng đúng với chúng ta. Chúa Thánh Thần không để chúng ta một mình giữa những ngày Mùa Chay và những cám dỗ của cuộc sống hàng ngày; đúng hơn, Ngài sẽ luôn gửi cho chúng ta ‘những thiên thần’ để phục vụ và phù giúp chúng ta đánh bại kẻ thù chung này.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, những ngày Mùa Chay, các cuộc chiến của con xem ra gay gắt hơn; xin cho con biết, ân sủng Bí tích Rửa tội luôn đủ cho con; cho con xác tín, ‘chay tịnh, công việc của Thánh Thần’; từ đó, con biết luôn cậy trông, yêu mến và ngày đêm van xin Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Cửa địa ngục sẽ không thắng được”.
Kính thưa Anh Chị em,
Vui nhường nào khi chúng ta biết, “Cửa địa ngục sẽ không thắng được” Giáo Hội của Chúa Kitô. Đó là một chân lý thắp sáng lại niềm tin nơi chúng ta nhân ngày mừng kính Lập Tông Toà Thánh Phêrô; đó cũng là một thực tế ‘khiến cho thế giới phải kinh ngạc’.
Hơn 2000 năm, không phải lúc nào Giáo Hội cũng duy trì được một sự lãnh đạo đúng đắn. Trên thực tế, lịch sử cho thấy tham nhũng và những xung đột nội bộ nghiêm trọng đã hiển nhiên có mặt trong Giáo Hội từ những thế kỷ đầu. Một vài giáo hoàng đã sống một cuộc sống lầm lạc, một số Hồng Y và giám mục cũng thế, một số linh mục đã phạm tội nặng; nhiều dòng tu đã vật lộn với tình trạng chia rẽ nghiêm trọng. Thế nhưng, chính Giáo Hội, Hiền Thê kiều diễm thánh thiện của Chúa Kitô, như một thể chế không thể sai lầm vẫn còn và tiếp tục hiện diện cho đến tận thế; bởi lẽ, Giáo Hội được xây dựng trên đá tảng vững bền là Đức Kitô và Phêrô được mặc khải để tuyên tín. Chúa Kitô đã bảo đảm điều đó; bởi lẽ, Giáo Hội một thực thể trần thế được dựng xây trên một thực tại thần linh vô hình không bao giờ tàn lụi. Và đây là một thực thể ‘khiến cho thế giới phải kinh ngạc’.
Với phương tiện truyền thông hiện đại, mọi tội lỗi và sai lầm của các thành viên trong Giáo Hội đều có thể được nhiều thế lực ‘mổ xẻ’ và phổ biến tức khắc cho thế giới, thì nơi chúng ta, có thể nảy sinh một cám dỗ tự nhiên là coi thường Giáo Hội. Những vụ bê bối, chia rẽ, tranh cãi và những điều tương tự có thể gây chấn động niềm tin của chúng ta đến tận cốt lõi; từ đó, một số người đặt lại vấn đề về sự dấn thân và tham gia liên tục của họ trong Giáo Hội. Vậy mà sự thật là, mọi yếu nhược, sai lầm của các thành viên trong Giáo Hội thực sự phải là nguyên nhân và là cơ hội để chúng ta canh tân và đào sâu đức tin của mình vào chính Giáo Hội, mẹ chúng ta. Chúa Giêsu không hứa, các lãnh đạo của Giáo Hội sẽ là những vị thánh, nhưng Ngài hứa, “Cửa địa ngục sẽ không thắng được”. Vì thế, hãy an tâm, hãy an tâm! Thánh Thần luôn hoạt động để canh tân Hội Thánh, canh tân mỗi người, hầu chúng ta mãi thánh thiện, tinh tuyền, không vết nhăn, không tì ố.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Chúng ta hãy yêu mến Giáo Hội, bất chấp rất nhiều vấn đề đang tồn tại trong Giáo Hội, cũng như bất chấp những nghịch cảnh và bất chấp việc có rất nhiều tội nhân trong đó. Vì Giáo Hội là thánh, là Hiền Thê của Chúa Kitô với bao nhiêu điều tốt lành thánh thiện; thế nhưng chúng ta, những người con của Giáo Hội lại là những tội nhân, một số rất lớn trong chúng ta là tội nhân. Chúng ta hãy yêu mến Giáo Hội, như Giáo Hội là, chúng ta không huỷ hoại Giáo Hội bằng việc dè bỉu như đang là mốt của thời đại. Không, chúng ta yêu mến! Ai yêu mến Giáo Hội, người ấy có thể tha thứ, vì người ấy biết, chính bản thân mình cũng là một tội nhân đang cần ơn tha thứ của Thiên Chúa”. Mỗi người hãy cầu nguyện và ra sức nên thánh, tiếp tục yêu mến Giáo Hội và đó cũng là điều ‘khiến cho thế giới phải kinh ngạc’.
“Christiano Nomine Deleto”, “Danh Kitô hữu đã bị xoá sạch”, đó là những lời đắc thắng được khắc vào đồng tiền thời bách hại đầu thế kỷ thứ tư đời hoàng đế Diocletianus. Hoàng đế này đã chết, đế quốc vô địch Rôma đã tan, nhưng Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt cho đến hôm nay. Đó chẳng phải là điều ‘khiến cho thế giới phải kinh ngạc’ sao?
Anh Chị em,
Là con người trần thế, đầy yếu đuối, mỏng manh và tội lỗi nhưng chúng ta vẫn là con cái của Giáo Hội. Qua phép rửa, trong Giáo Hội, chúng ta xây dựng đời mình trên nền tảng vững chắc là Đức Kitô; vậy, nền móng đã là thánh thì cả tòa nhà là chính mỗi người chúng ta cũng phải thánh. Chúng ta phải nên thánh mỗi ngày cho xứng với Đấng đang sống, đang yêu, đang hoạt động trong chúng ta là Đấng thánh. Và quả thật, đây là điều ‘khiến cho thế giới phải kinh ngạc’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Hội Thánh Chúa gồm các thánh nhân xen lẫn tội nhân; và dẫu Hội Thánh có thế nào đi nữa, xin cho con vẫn yêu mến, vì Hội Thánh là mẹ của con. Con sẽ tiếp tục ‘khiến cho thế giới phải kinh ngạc’ khi con ra sức nên thánh mỗi ngày, nhất là những ngày Mùa Chay này”, Amen.
(Tgp. Huế)
12. Bất cứ tội ác nào trên thế giới này thì không có một tội nào mà tôi không phạm; nếu là tội mà tôi chưa phạm, thì hoàn toàn thuộc về sự nhân từ của Thiên Chúa.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người rất thích nịnh người khác, nhìn thấy một người lạ liền hỏi:
- “Họ gì?”
Người ấy trả lời:
- “Họ Trương”.
Anh ta mặt mày tươi cười khen ngợi:
- “Cái họ này của anh rất hay rất tốt !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 70:
Chỉ mới gặp nhau và chỉ mới hỏi hai câu xã giao mà đã khen người ta có cái tên họ rất tốt, thì đúng là người biết khen và biết trò chuyện.
Có những người biết Đức Chúa Giê-su đã lâu nhưng lại làm như không biết và không muốn trò chuyện với Ngài, nên cuộc sống của họ khô khan cằn cỗi trước những đau khổ của tha nhân; có những người mang tên Ki-tô hữu đã lâu nhưng lại không nhớ mình là người Ki-tô hữu, nên cuộc sống của họ không phản ảnh lại được khuôn mặt Đức Chúa Giê-su; lại có người biết Đức Chúa Giê-su, nhưng coi Ngài như là một ông chủ khắc nghiệt của mình, khi gặp làm ăn thất bại, gia đình tan nát, con đi bụi đời.v.v…thì mới cần đến Ngài, nhưng khi xong việc thì lại để Ngài trên giàn khói bếp, cho nên cuộc sống của họ chỉ là những chuỗi ngày mập mờ mất phương hướng…
Tên của Đức Chúa Giê-su thì đẹp vô cùng, cho nên đã là người Ki-tô hữu thì không ai là không yêu mến trong lòng danh thánh này, và luôn ca ngợi danh thánh này trên môi trong suốt cuộc đời của họ…
Chỉ có những người nô lệ cho vật chất, ca ngợi vật chất mới không ca ngợi danh thánh Đức Chúa Giê-su mà thôi…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hôm Chúa Nhật 21 tháng Hai, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 1 Mùa Chay, bài Tin Mừng thuật lại cho chúng ta câu chuyện Chúa chịu Satan cám dỗ và các Thiên Thần hầu hạ Người.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người.
Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: “Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Thứ Tư tuần trước, với nghi thức xức tro sám hối, chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Chay. Hôm nay, Chúa nhật đầu tiên của mùa phụng vụ này, Lời Chúa chỉ cho chúng ta con đường để sống hiệu quả trong bốn mươi ngày dẫn đến việc cử hành lễ Phục sinh hàng năm. Đó là cách mà Chúa Giêsu đã dõi theo, mà Phúc Âm, với phong cách tóm lược các điều cốt yếu của Thánh Sử Máccô, tóm tắt bằng cách nói rằng trước khi bắt đầu rao giảng, Ngài đã rút vào sa mạc trong bốn mươi ngày, nơi Ngài bị Satan cám dỗ (x. Mc 1: 12-15). Thánh sử nhấn mạnh rằng “Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa” (c. 12). Thánh Linh đã ngự xuống trên Ngài ngay sau khi Ngài lãnh nhận phép Rửa từ Gioan ở Sông Giođan; cùng một Thánh Linh ấy giờ đây thúc giục Ngài đi vào sa mạc, đối mặt với tên Cám Dỗ, chiến đấu với ma quỷ. Toàn bộ cuộc sống của Chúa Giêsu được đặt dưới dấu chỉ của Thánh Linh Thiên Chúa, Đấng làm sống động, soi sáng và hướng dẫn Ngài.
Nhưng chúng ta hãy nghĩ đến sa mạc. Chúng ta hãy dừng lại một chút về môi trường tự nhiên và mang tính biểu tượng này, vốn rất quan trọng trong Kinh thánh. Sa mạc là nơi Thiên Chúa nói với trái tim của con người, và là nơi mà cầu nguyện là câu trả lời, nghiã là trong sa mạc của sự cô độc, khi trái tim không còn dính bén đến những thứ khác, và trong sự vắng vẻ đó chúng ta mở lòng ra cho Lời Chúa. Nhưng sa mạc cũng là nơi thử thách và cám dỗ, nơi tên Cám Dỗ, lợi dụng sự yếu đuối và nhu cầu của con người, nói mập mờ tiếng nói dối trá của hắn, giả dạng tiếng nói của Chúa, khiến chúng ta thấy một con đường khác, một con đường sai lầm. Kẻ Cám Dỗ quyến rũ. Thật vậy, trong bốn mươi ngày Chúa Giêsu ở trong sa mạc, “cuộc đọ sức” giữa Chúa Giêsu và ma quỷ đã bắt đầu, và sẽ kết thúc bằng cuộc Khổ nạn và Thập giá. Toàn bộ sứ vụ của Chúa Kitô là một cuộc đấu tranh chống lại Kẻ Ác trong nhiều biểu hiện của nó: chữa lành bệnh tật, xua đuổi người bị quỷ ám, tha thứ tội lỗi. Đó là một cuộc đấu tranh. Sau giai đoạn đầu mà Chúa Giêsu chứng tỏ rằng Ngài nói và hành động với quyền năng của Thiên Chúa, thì đến giai đoạn mà dường như ma quỷ chiếm thế thượng phong, khi Con Thiên Chúa bị từ chối, bị bỏ rơi và cuối cùng bị bắt và bị kết án tử hình. Dường như ma quỷ là kẻ đã chiến thắng. Tuy nhiên, Chúa Giêsu mới là người chiến thắng. Trên thực tế, cái chết là “sa mạc” cuối cùng Người phải vượt qua để cuối cùng đánh bại Satan và giải thoát tất cả chúng ta khỏi quyền lực của nó. Và như thế, Chúa Giêsu đã chiến thắng trong sa mạc của sự chết chóc, để vươn đến chiến thắng Phục sinh.
Mỗi năm, vào đầu Mùa Chay, Tin Mừng này về những cám dỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời của người Kitô hữu, theo bước chân của Chúa, là một trận chiến chống lại ác thần. Nó cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu sẵn sàng đối mặt với tên Cám Dỗ, và đánh bại hắn; đồng thời nó nhắc nhở chúng ta rằng ma quỷ cũng có khả năng hành động trên chúng ta, với những cám dỗ của nó. Chúng ta phải nhận thức được sự hiện diện của kẻ thù quỷ quyệt này, kẻ đang tìm kiếm sự thất bại của chúng ta, và sự lên án chúng ta đời đời, để chuẩn bị tự vệ chống lại hắn và chiến đấu với hắn. Ân sủng của Thiên Chúa bảo đảm với chúng ta rằng với đức tin, lời cầu nguyện và sám hối, chúng ta sẽ chiến thắng kẻ thù. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh một điều: trong những khi bị cám dỗ, Chúa Giêsu không bao giờ đối thoại với ma quỷ, không bao giờ. Trong cuộc đời của mình, Chúa Giêsu chưa bao giờ đối thoại với ma quỷ, không bao giờ. Hoặc là Ngài trục xuất nó khỏi người bị ám hoặc Ngài kết án nó, hoặc Ngài vạch trần ác tâm của nó, nhưng không bao giờ đối thoại. Và trong sa mạc dường như có một cuộc đối thoại vì ma quỷ đã đưa ra ba đề nghị và Chúa Giêsu đã phản ứng lại. Nhưng Chúa Giêsu không đáp lại bằng lời của Người. Ngài trả lời bằng Lời Chúa, với ba đoạn Kinh thánh. Và điều này là bài học cho tất cả chúng ta. Khi kẻ dụ dỗ đến gần, hắn bắt đầu dụ dỗ chúng ta: Nó nói “Nhưng hãy nghĩ đến điều này, hãy làm điều kia…”, cám dỗ ở đây là đối thoại với hắn, như bà Êvà đã làm. Bà Êvà nói: “Nhưng bạn không thể, bởi vì chúng ta…” và bắt đầu đối thoại. Và nếu chúng ta đối thoại với ma quỷ, chúng ta sẽ bị đánh bại. Hãy ghi nhớ điều này trong đầu và trong lòng bạn: bạn không bao giờ có thể đối thoại với ma quỷ, không đối thoại được. Chỉ có Lời Chúa.
Trong Mùa Chay, Chúa Thánh Thần cũng thúc đẩy chúng ta vào sa mạc như Chúa Giêsu. Như chúng ta đã thấy, nó không phải là một nơi chốn thể lý, mà là một chiều kích hiện sinh, trong đó chúng ta có thể im lặng và lắng nghe lời Chúa, “để một sự hoán cải thực sự có thể được thực hiện trong chúng ta” (Lời nguyện đầu lễ, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay năm B, bản tiếng Ý). Đừng sợ sa mạc, hãy tìm kiếm những giây phút cầu nguyện nhiều hơn, im lặng hơn, để đi vào trong chúng ta. Đừng sợ. Chúng ta được mời gọi đi theo bước chân của Thiên Chúa, đổi mới lời hứa trong Phép Rửa: đó là từ bỏ Satan, mọi công việc và mọi lời hứa rỗng tuếch của hắn. Kẻ thù đang rình rập ở đó, hãy cẩn thận. Nhưng đừng bao giờ đối thoại với nó. Chúng ta hãy phó thác vào lời chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói tiếp:
Anh chị em thân mến,
Tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt tới tất cả anh chị em, những người Rôma và những người hành hương. Đặc biệt, tôi xin chào các tín hữu Ba Lan đang ở đây trước mặt tôi. Hôm nay suy nghĩ của tôi hướng đến Đền thờ Płock ở Ba Lan, nơi chín mươi năm trước, Chúa Giêsu đã hiện ra với Thánh nữ Faustina Kowalska, giao một thông điệp đặc biệt về lòng thương xót của Người cho chị. Thông qua Thánh Gioan Phaolô II, thông điệp này đã đến với toàn thế giới, và đó không gì khác hơn là Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và sống lại, và là Đấng ban cho chúng ta lòng thương xót của Cha Ngài. Chúng ta hãy mở rộng trái tim mình, và nói trong đức tin: “Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy nơi Ngài”.
Tôi chào các bạn trẻ và người lớn của nhóm Talitha Kum thuộc giáo xứ San Giovanni dei Fiorentini ở Rôma. Cảm ơn sự hiện diện của các bạn, và hãy tiếp tục với niềm vui trong những việc tốt của các bạn.
Và tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật đẹp, chan hòa ánh nắng và một ngày Chúa Nhật nhiều may mắn!
Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc các bạn bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt!
Source:Holy See Press Office
Thành phố Sydney đã ra lệnh xóa một hình ảnh của nhà thờ chính tòa Đức Bà của tổng giáo phận Sydney để quảng cáo cho một buổi hòa nhạc dành cho người LGBT sau khi Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher mô tả hành động này là một một hành vi khiêu khích và xúc phạm tình cảm tôn giáo.
Nhóm Heaps Gay đã tổ chức một chương trình tạp kỹ “Live and Queer” vào tối thứ Bảy 20 tháng Hai tại tiền đường nhà thờ chính tòa Đức Bà như một phần của chuỗi biểu diễn ngoài trời để cổ vũ cho ý thức hệ LGBTQ.
Trong một bài đăng trên Facebook hôm Thứ Tư Lễ Tro, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher đã viết rằng vì Quảng trường Nhà thờ là đất của hội đồng thành phố, nên “rất tiếc quyết định về việc tổ chức buổi hòa nhạc và quảng cáo của nó không đến lượt chúng ta quyết định”.
“Chúng tôi đã yêu cầu Thành phố Sydney xóa hình ảnh Nhà thờ khỏi những quảng cáo”, ngài viết.
“Thật là buồn bực và khó chịu khi nhà thờ chính tòa Đức Bà, nhà thờ mẹ của Úc, đã được sử dụng một cách khiêu khích để quảng bá sự kiện này và sự nhạy cảm đối với những người có đức tin đã không được thể hiện”.
“Trong Mùa Chay trọng đại này, chúng ta cần cầu nguyện để cầu xin Chúa để tại thành phố Sydney vĩ đại và 'khoan dung' của chúng ta, niềm tin tôn giáo được tôn trọng và bảo vệ và tất cả chúng ta sẽ khám phá lại sự trân trọng đối với những gì thánh thiêng”.
Một phát ngôn viên của Thành phố Sydney đã xác nhận vào tối thứ Tư rằng tài liệu quảng cáo sử dụng hình ảnh nhà thờ đã bị xóa để “tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào “.
Người phát ngôn bảo vệ quyết định của hội đồng về việc tổ chức chuỗi buổi hòa nhạc, mà họ cho rằng sẽ giúp hỗ trợ sự phục hồi kinh tế của Sydney từ đại dịch COVID-19.
Thị trưởng Sydney Clover Moore đã tấn công Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher và cho biết Sydney tự hào về sự đa dạng và hòa nhập, và lặp lại một khẩu hiệu mà ta có thể nghe thấy ở bất cứ nơi nào diễn ra một chuyện tương tự.
“ Không có chỗ cho thù hận, bất khoan dung và chia rẽ”, bà ta nói.
Source:https://www.abc.net.au/news/2021-02-18/sydney-archbishop-ou
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles hôm thứ Sáu đã khuyến khích cầu nguyện và hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi một cơn bão mùa đông kinh hoàng đang tung hoành trên khắp miền nam Hoa Kỳ.
“Cùng với các giám mục anh em, tôi cầu nguyện cho tất cả những người đã chết và bị thương trong những cơn bão mùa đông gần đây. Chúng tôi đặc biệt cầu nguyện cho những người không có điện hay không có hệ thống giữ ấm và những người phản ứng đầu tiên đang cung cấp sự trợ giúp cho những người có nhu cầu khẩn cấp”, Đức Tổng Giám Mục, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cho biết như trên hôm 19 tháng 2.
“Trong việc bố thí Mùa Chay, chúng ta hãy tìm những cách cụ thể để giúp đỡ anh chị em của chúng ta. Tôi xin phó thác những ai đang đau khổ cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ Maria. Cầu mong Đức Mẹ ban cho tất cả mọi người ơn an ủi và bình an”.
Các giám mục Hoa Kỳ đang tổ chức viện trợ thông qua các Tổ chức Bác ái Công Giáo Hoa Kỳ.
Ảnh hưởng của cơn bão đã được cảm nhận nặng nhất ở Texas. Ít nhất 24 người đã chết.
Tình trạng mất điện ở Texas đã gây ra tình trạng thiếu năng lượng, thực phẩm và nước, buộc khu vực này phải tạm ngừng các lớp học, tạo ra các “trung tâm sưởi ấm” cho người già và đưa ra cảnh báo đun sôi nước máy vì các nhà máy khử trùng nước bị mất điện.
Các nhà thờ Công Giáo ở một số giáo phận trong tiểu bang Texas, bao gồm San Antonio và Fort Worth, đã mở cửa để phục vụ như những nơi trú ẩn ấm áp.
Đức Cha Daniel Flores của Brownsville đã ra thông báo chuẩn chước cho các tín hữu nghĩa vụ kiêng thịt vào Thứ Sáu sau Thứ Tư Lễ Tro, trong khi Đức Cha Michael Olson của Fort Worth đã tweet rằng “Nếu mọi người phải đối mặt với những chiếc tủ đông không có điện và thịt có nguy cơ hư hỏng hoặc trong điều kiện đường xá nguy hiểm, hoặc các cửa hàng trống rỗng vì thời tiết. Họ nên tự coi mình là người không có nghĩa vụ kiêng thịt vào Thứ Sáu sau Thứ Tư Lễ Tro”.
Source:Catholic News Agency
CHÚA GIÊSU MỈM CƯỜI
(Nguyên bản: Le Sourire de Jésus
par Pierre Descouvemont
Bản tiếng Việt của Vũ Văn An)
3. Lạy Chúa Giêsu, nụ mỉm cười của con làm chứng cho Chúa
Có cần phải nói thêm rằng không phải ta chỉ mỉm cười với Thiên Chúa mà thôi không? Chúng ta cũng phải mỉm cười với người khác nữa. Bằng khuôn mặt và trọn tác phong ta, ta phải là các nhân chứng sống động của Nụ Mỉm Cười yêu thương mà Thiên Chúa đã đặt nơi thế gian. Như Odette Vercruysse từng hát, con người tìm trên khuôn mặt ta, một khuôn mặt nói lên tận cùng trái tim ta, một phản chiếu của khuôn mặt Người (63).
Nụ mỉm cười cũng là việc làm tông đồ mạnh mẽ, vì nó khuyến khích những ai làm chứng nhân cho nó phục vụ một cách hân hoan và hết sức độ lượng vị Thiên Chúa đang ban bình an và hân hoan giữa muôn ngàn công việc và khắc khổ. Ai đã không được nâng đỡ bởi nụ mỉm cười khiêm nhường và bình an của một đấng đáng kính xưa?
Dom Godefroid Belorgey, L’humilité bénédictine,
Cerf, 1948, p.254.
Ba mươi năm sau Charles de Foucauld, Godefroid Belorgey nhập trường kỵ binh Saumur, như một thú y. Buổi khởi đầu của ngài trong quân đội không sáng chói như buổi đầu của người đi trước đầy sáng chói. Sau một cuộc trở lại nhanh như chớp, ngài gia nhập làm đan sĩ tại Đan viện Trappe ở Chimay (Bỉ) và trở thành đan viện trưởng dòng Xitô trong 20 năm (1932-1952).
Đó cũng là sứ điệp Mẹ Têrêxa thích nhắc lại không biết mệt mỏi : « Nhiều người đến Calcutta và, trước khi ra về, đã hỏi tôi: ‘mẹ cho chúng con biết điều gì giúp chúng con sống tốt hơn’. Tôi nói với họ : ‘Hãy mỉm cười với từng người ! Hãy mỉm cười với vợ ông ! Hãy mỉm cuời với chồng bà ! Hãy mỉm cười với con cái ông bà ! Hãy mỉm cười với mỗi người, bất kể họ ra sao ! Đó là điều sẽ giúp qúy ông bà lớn lên trong tình yêu hỗ tương’, một người trong số họ hỏi tôi : ‘Mẹ có chồng không?’ và tôi đáp, ‘có, và đôi khi tôi thấy khó mỉm cười với Chúa Giêsu’. Đúng thế, Chúa Giêsu cũng có thể rất đòi hỏi, chính trong những lúc Người đòi hỏi gắt gao như thế mà thực là tuyệt diệu khi Người cho ta một nụ mỉm cười rạng rỡ » (64).
Một cách khác, trong nơi cung cấm của mình, Nữ tu Têrêxa thành Lisieux sống cùng ước nguyện được tỏa sáng Yêu thương. Thánh nữ viết « Đức ái không mãi tự giam mình tận đáy cõi lòng : Chúa Giêsu từng nói, không ai đốt đèn mà để ở dưới chiếc đấu, nhưng để trên giá đèn, để nó soi sáng mọi người trong nhà. Đối với con, dường như ngọn đèn này tượng trưng cho đức ái, một đức ái biết soi sáng, làm vui không những các người thân thiết đối với con, mà là TẤT CẢ những ai ở trong nhà, không trừ ai » (65).
Thực thế, thánh Têrêxa cố gắng mỉm cười với mọi người trong mọi hoàn cảnh. Thí dụ, người ta biết rõ thánh nữ đã thành công làm nguôi tính khí khó khăn của một nữ tu già mà thánh nữ có nhiệm vụ mỗi chiều phải dẫn tới nhà ăn. Thánh nữ thú nhận một cách đơn sơ « tôi chỉ biết điều đó sau này vì, sau khi bà cắt bánh, trước khi tạm biệt, tôi đã ngỏ với bà nụ mỉm cười đẹp nhất của tôi » (66).
Người ta cũng biết cách thánh nữ phản ứng sự ác cảm không thôi thánh nữ phải chịu đến suốt đời đối với nữ tu Têrêxa Thánh Augustinô : « khi con bị cám dỗ đáp lại chị ấy một cách khó chịu, con đã bằng lòng dành cho chị ấy nụ mỉm cười dễ thương nhất của con » (67).
Cho nên, nụ mỉm cười của thánh Têrêxa không phải chỉ là nói lên sự nhẹ nhàng đối với Thiên Chúa, không cần phải có dáng vẻ tự thoả mãn trước mặt Người, nó cũng nói lên đức ái chị em nữa. Thánh nữ nhận định « Một lời nói, một nụ mỉm cười đáng yêu đôi khi đủ để làm cho một linh hồn buồn bã nở hoa » (68).
Và thánh Têrêxa thành công trong việc này một cách tuyệt diệu. Như bức chân dung nữ tu Maria Các Thiên Thần vẽ về thánh nữ, hồi tháng 4 tháng 5 năm 1893 trong một bức tranh vẽ cả cộng đoàn để trưng bầy tại Visitation du Mans đã cho thấy : « Chị Têrêxa Hài Đồng Giêsu, hai mươi tuổi, tập sinh và kỳ công của đan viện, em Benjamin qúy yêu của chị. Nhiệm vụ vẽ mà chị thành thạo dù chưa bao giờ học bài học nào ngoại trừ thấy Mẹ Đáng Kính của chúng tôi (Agnès) vốn là chị qúy yêu của chị làm việc. Lớn và khỏe mạnh với dáng một em bé, một giọng nói, phát biểu cũng thế, dấu ẩn trong đó một sự khôn ngoan, một sự hoàn hảo, một sự sáng suốt của người 50 tuổi. Linh hồn lúc nào cũng thanh thản, hoàn toàn tự chủ trong mọi sự và với mọi người. Vị thánh nhỏ không đụng vào bất cứ ai người ta muốn dâng cho Thiên Chúa tốt lành mà không xưng tội nhưng nón đội thì đầy những ranh mãnh» (69).
Tự tạo cho mình một linh hồn thân thiện là một phương thế tốt đẹp. Không phải là nụ mỉm cười mỉa mai hay châm chọc, nụ mỉm cười nửa môi, chuyên phán xét và hạ thấp người ta.
Nhưng là nụ mỉm cười khoát đạt, thẳng thắn, nụ mỉm cười hướng đạo có dáng hoa cười.
Biết mỉm cười : quả là một sức mạnh ! Sức mạnh hòa dịu, sức mạnh dịu dàng, thanh thản, sức mạnh tỏa sáng.
Một người mẫu phản ảnh trên khuôn mặt... bạn đang vội vã... bạn đang bước qua... nhưng bạn hãy mỉm cười, hãy mỉm cười thật khóat đạt. Nếu nụ mỉm cười bạn thẳng thắn, vui tươi, người mẫu của bạn cũng sẽ mỉm cười... và biến cố sẽ kết thúc trong bình an... Bạn hãy thử đi.
Bạn muốn dành cho người bạn một phê bình mà bạn cho là cần thiết, dành cho họ một lời khuyên mà bạn tin là hữu ích. Phê bình, lời khuyên, đều là những điều khó nuốt.
Nhưng những nụ mỉm cười, bù lại được cái cứng cỏi của từ ngữ bằng sự âu yếm trong cái nhìn của bạn, nụ mỉm cười trên môi bạn, với trọn diện mạo hân hoan của bạn.
Và lời phê bình, lời khuyên của bạn (cũng) sẽ tốt hơn... vì chúng không gây thương tích.
Có những lúc, đứng trước một số niềm đơn chiếc tuyệt vọng, không nói lên lời, lời lẽ ủi an không muốn ra khỏi miệng... Bạn hãy mỉm cười với hết tâm hồn, với hết linh hồn hay cảm thương của bạn. Bạn đã đau khổ và nụ mỉm cười câm lặng của một người bạn đã phấn chấn bạn. Bạn không thể không có kinh nghiệm này. Bạn hãy hành động y hệt đối với người khác.
Jacques d’Amoux vốn cầu nguyện «Lạy Chúa Kitô, khi cây gỗ thánh thiêng của Chúa làm con mệt nhoài và xé nát con, xin ban cho con ngay lúc đó sức mạnh để làm việc bác ái là nở một nụ mỉm cười ».
Vì nụ mỉm cười quả là một việc bác ái.
Hãy mỉm cười với người nghèo kia, người mà bạn vừa tặng hai đồng xu..., với bà kia, người mà bạn vừa nhường chỗ... với ông kia, người xin lỗi vì đã đạp nát chân bạn khi băng qua.
Đôi khi cảm thấy khó tìm được lời lẽ chính đáng, thái độ đúng đắn, cử chỉ thích hợp. Nhưng hãy mỉm cười ! Rất dễ... và điều này dàn xếp được biết bao chuyện !
Tại sao không sử dụng và lợi dụng phương thế hết sức đơn giản này?
Nụ mỉm cười phản ảnh niềm vui. Nó là nguồn tạo niềm vui. Và ở đấy, niềm vui ngự trị, tôi muốn nói niềm vui đích thực, niềm vui sâu xa và trong sáng của linh hồn, cũng ở đấy triển nở « linh hồn thân thiện » kia, thứ linh hồn mà Schaeffer năng nói đến.
Hướng đạo sinh thanh niên, chúng ta hãy là những người mang nụ mỉm cười, và qua đó, những người gieo niềm vui.
Guy de La Rigaudie
Étoile au grand large, Seuil, 1943, p.15-16
Làm việc tông đồ bằng nụ mỉm cười như thế hiện cần hơn bao giờ hết. Trong một cuộc tập họp người trẻ tại Côme ngày 14 tháng 5 năm 1996, Đức Gioan Phaolô II nói với họ rằng : «Ngày nay, các tín hữu, và nhất là người trẻ, có bổn phận khẩn thiết phải chu toàn : duy trì nụ mỉm cười của thế giới, một thế giới đôi khi nổi sùng, thất vọng hoặc chán nản, cần được gặp những người tẻ vui tươi, tươi cười và có một tương lai ».
Rất nhiều Kitô hữu đang cố gắng một cách hữu hiệu sống trọn cuộc sống họ bằng cách tự để mình được rạng sáng nhờ Cái Nhìn và nụ mỉm cười của Chúa Giêsu. Do đó, họ sửa lại Thánh vịnh 80 bằng cách thưa rằng:
« Lạy Chúa, xin Chúa làm rạng rỡ trên chúng con nụ mỉm cười của Chúa,
Và chúng con sẽ được cứu rỗi,
Cứu rỗi khỏi buồn sầu, bóng đêm và tội lỗi ».
Nụ mỉm cười, đó là nhìn một người khác bằng đôi mắt Chúa Kitô : nụ mỉm cười là tia sáng long lanh phát xuất từ khuôn mặt Thiên Chúa. Là nói với người xa lạ : họ được nhìn nhận, được chấp nhận như một người anh em.
Tôi luôn ngạc nhiên lời này của Thánh Têrêxa nói về trời và ngài nói : « Ở trên trời, sẽ không còn những cái nhìn dửng dưng nữa ». Tương phản xiết bao ở trên cao ấy với đoàn lũ người ta bắt gặp dưới thế này, đoàn người căng thẳng, cứng cỏi, dửng dưng. Chúng ta hãy là những người gieo niềm vui. Nụ mỉm cười tạo ra các dây liên kết giữa người ta, dựng nên những cây cầu, tạo ra những người quen biết, nghĩa là biến cộng đồng con người thành một đại gia đình, lôi kéo người ta, dù chỉ trong một giây, ra khỏi sự vô danh thù nghịch và lạnh lùng.
Nụ mỉm cười là tiền vị (avant-goût) của thiên đàng. Nó giống như phản chiếu của một thế giới khác. Có những nụ mỉm cười chiến thắng. Ai mà không giữ được kỷ niệm về một nụ mỉm cười của người bệnh này hay người bệnh nọ, của người hấp hối này hay người hấp hối kia mà niềm vui là chiến thắng can đảm chấp nhập trong thử thách? Ước chi ta nghĩ tới nụ mỉm cười của thánh Bernadette, nụ mỉm cười làm tất cả những người đồng thời với ngài ngạc nhiên và là nụ mỉm cười đến thẳng với ngài từ nụ mỉm cười của chính Đức Mẹ, đấng đã in dấu mãi mãi nơi ngài.
Nụ mỉm cười là quên mình vì lợi ích người khác, là trong suốt đối với Thiên Chúa : chính vì thế mà người ta hết sức nhậy cảm với nó, họ mỉm cười theo bản năng khi cúi xuống cái nôi trẻ thơ, một trong những cảnh tượng đẹp đẽ nhất mà trái đất có thể cung ứng cho con người, một cảnh tượng phát xuất thẳng từ đường trời.
Người ta tự nhiên mỉm cười với trẻ nhỏ, người mà họ cảm nhận sự tươi mát, sự tự nhiên, nét ngây thơ.
Khi mỉm cười với người ta, việc này đi trước điều những người này mang tốt hơn trong họ, nó đánh thức đứa trẻ trong người lớn, nó giải tỏa tính tự phát nấp dưới sự cứng ngắc của chủ nghĩa duy hình thức, và tự do nấp dưới các trói buộc. Sinh ích biết bao nhiêu !
Một chút hài hước, một biến thể của nụ mỉm cười, là hình thức của lòng nhân có năng lực làm dịu nhiều tình huống tức tối và ổn định lại nhiều sự việc. Nó giống như cơn gió mát ở một nơi nóng bức : người ta hít thở hoạt bát hơn. Có nhiều việc quên mình nấp dưới sự hài hước này có khả năng « tương đối hóa » sự việc. Theo Bergson, nếu nụ mỉm cười phát sinh từ tương phản, từ sự bất ngờ của hoàn cảnh, thì Kitô hữu, người mà theo định nghĩa, vốn cảm thức được thể tuyệt đối, hẳn phải dễ dàng hơn người khác trong việc cảm thức được thể tương đối và không bi thảm hóa nó. Tận đáy lòng, con người thường tốt lành hơn là dáng bề ngoài của họ và họ biết ơn bạn khi bạn cư xử với họ xứng hợp theo.
Nụ mỉm cười là một lời mời tự ngỏ với cái tôi sâu xa của họ, với cái tôi mà Thiên Chúa vốn nhìn khi Người cúi xuống con người, với cái tôi theo đó chúng ta muốn được phán xét. nụ mỉm cười là lời mời bước vào trạng thái ơn thánh; vả lại, nó tự giải tỏa giống một bông hoa nở từ thân cây. Biết yêu người và cả nụ mỉm cười của họ, khi cần, qua dòng nước mắt của ta, là đã tiếp nhận bầu khí trên trời nơi ngự trị một tình anh em trong sáng, trong niềm vui độc đáo không thôi và phát xuất từ chính Thiên Chúa.
Đức Hồng Y Joseph Suenens,
Vie quotidienne, vie chrétienne, 1961, p.72-74
Để kết thúc, xin trưng dẫn hai chứng từ. Một là của một nữ tu sĩ tại một xứ truyền giáo, viết vào cuối một cuộc tĩnh tâm : «Cố gắng tôi sắp làm để mỉm cười trong các tuần lễ sắp tới sẽ là cách rất đơn giản để sống trước nụ mỉm cười Muôn Thuở của Chúa Giêsu vốn đặt trên tôi ngày đêm. Hiển nhiên, nụ mỉm cười của tôi không thể vĩnh cửu, nhưng nụ mỉm cười của Người thì mãi mãi không thay đổi ! Và nó rất gần với tôi ! Gần hơn chính cái vùng cảm giới của hữu thể tôi, vẫn còn bị phó mặc hết lúc này đến lúc khác cho những cơn giông bão khủng khiếp của kẻ đạo đức giả ».
Để có thể mỉm cười, Thánh Têrêxa cần phải nghĩ tới Cái Nhìn này và tới nụ mỉm cười Chúa Giêsu không ngừng ngỏ cùng thánh nữ:
« Để chịu được cảnh lưu đầy trong thung lũng nước mắt,
Con cần Cái Nhìn của Đấng Cứu Rỗi thần thánh của con.[...]
Cái nhìn của Thiên Chúa, nụ mỉm cười rạng rỡ của Người,
Đó là Trời của riêng con !... »
Đúng, trời có thể có trên trái đất, cả khi người ta lao vào đêm tối. Với điều kiện sống mỗi ngày một lần:
« Lạy Chúa, xin ban cho con nụ mỉm cười của Chúa,
Chỉ cho ngày hôm nay mà thôi ! »
« Lạy Chúa, xin làm cho nụ mỉm cười của con phản ảnh nụ mỉm cười của Chúa, như đã xẩy ra cho vũng nước nhỏ phản chiếu sao trời. Nhưng chúng con đâu phải vũng nước và, lạy Chúa Giêsu, Khuôn mặt Chúa đâu có xa xôi ngàn dặm ! »
Chứng từ kia phát xuất từ một nữ y tá 50 tuổi, người biết mình sắp chết vì chứng ung thư lan rộng, đã cầu cùng thánh Têrêxa những lời này : « Lạy Thánh Têrêxa, xin ban cho con đang sắp chết một nụ mỉm cười đẹp hơn nụ mỉm cười con đang cố gắng dành cho các bệnh nhân trong đời con ». Lời cầu xin này đã được khứng nhận (70).
***
Xin thánh Têrêxa cầu bầu cho chúng con ơn sống ngày hôm nay trong đời và giờ chết của chúng con dưới Cái Nhìn của Chúa Giêsu, đáp lại nụ mỉm cười của Người. Nhờ thế, chúng con có thể hát thực sự rằng :
«Lạy Chúa Giêsu Kitô, trên Khuôn Mặt Chúa,
Sáng tỏa mãi mãi niềm vui thế giới !
Chúng con muốn thấy tỏ tường
Sự rạng rỡ sáng láng của Khuôn Mặt Chúa.
Trong ngày hôm nay tiếng Chúa gọi,
Hãy chuẩn bị trong chúng con cuộc tương phùng mặt giáp mặt »
Chúng ta đừng quên rằng nền linh đạo mỉm cười này, chúng ta có thể và phải sống nó dưới nụ mỉm cười của Thánh Têrêxa, vì ngài đã ra đi sống mãi trong Thánh Nhan đáng tôn thờ của Chúa mình và đang tham dự vào nụ mỉm cười Muôn Thuở của Người.
Nụ mỉm cười thực sự ngài ngỏ cùng chúng ta đẹp bất tận hơn nụ mỉm cười mà các hình chụp ngài đã giữ cho chúng ta. Như thánh nữ từng viết cho tu viện trưởng Bellière, ít tháng trước khi qua đời : «em trai thân yêu, em hãy tin rằng nếu bức hình của chị không mỉm cười với em, thì linh hồn chị sẽ không ngừng mỉm cười với em, khi nó ở gần em» (71).
Cầu mong ngàn vạn vì sao đang lấp lánh trên trời về đêm trở thành cho chúng con biểu tượng của ngàn vạn nụ mỉm cười trên thiên đàng ấy, khuyến khích chúng con sống hành trình dương thế của mình, mắt hướng lên Đấng không ngừng mỉm cười với chúng con (72).
Và với Thánh Têrêxa, chúng ta hãy ca lên rằng :
«Nụ mỉm cười của Chúa đủ lau nước mắt của con ! » (73)
«Và nếu Chúa bỏ rơi con,
Lạy Kho Tàng thần thánh của con,
Tước hết mơn trớn của Chúa,
Con vẫn muốn được mỉm cười » (74).
Được mời đọc diễn văn dịp Đại Hội Thánh Thể ở Vienne, Edmond Michelet nhớ lại, ngày 5 tháng 8 năm 1970, ít ngày trước khi qua đời, trải nghiệm hết sức mủi lòng ông đã trải qua tại Dachau, lúc ông bí mật đem Mình Thánh tới cho những người tù đang hấp hối :
Ông viết « Điều tôi sẽ nhớ mãi tới ngày cuối cùng của đời tôi là nụ mỉm cười rạng rỡ, khuôn mặt sáng ngời một niềm vui, một niềm vui không còn phải là của chúng ta nữa, của những người hấp hối những người mà tôi sắp sửa đặt giữa môi họ bánh thánh đã truyền phép mà một người bạn linh mục của tôi đã rộng lượng ủy thác, người đồng lõa... »
Nó là
-Nguyên nhân mẫu mực: Nụ mỉm cười của Chúa Giêsu là mẫu mực hoàn hảo cho nụ mỉm cười Người muốn thấy nở rộ trên khuôn mặt ta.
-Nguyên nhân tác thành: Nụ mỉm cười của Chúa Giêsu hiển dung chúng ta, khi chúng ta tin tưởng để mình tiếp xúc với ánh quang của nó.
-Nguyên nhân cứu cánh : Chính để làm vui lòng Chúa Giêsu, để làm Người mỉm cười chúng ta mới giữ khuôn mặt tươi cười, phù hợp với lệnh truyền của Người « Các con hãy luôn vui tươi ».
« Ôi Chúa Hài Đồng, Kho báu duy nhất của con,
Con không muốn niềm vui nào khác
Ngoài niềm vui làm cho Chúa cười »
Têrêxa (Pri 14)
Jubilate Deo, omnis terra.
Hãy vui mừng hớn hở cho Chúa, tất cả địa cầu
Trong tiếng Latinh, « Deo » ở tặng cách (datif).
Chính để Thiên Chúa, để làm cho Người vui lòng, để làm cho Người vui mừng hớn hở, mà chúng ta vui mừng hớn hở hết lòng và hết sức.
Nỗi vui mừng hớn hở của chúng ta là tặng phẩm đẹp nhất chúng ta có thể dâng lên Người.
Hãy vui mừng hớn hở vì Chúa
1.Để xướng lên một ca khúc
Không đến quá cổ điển
Ta hãy dùng thể nhạc
Allégro đẹp đẽ
Để đàn dây đàn sáo
Vang vang khắp đó đây
Và nhờ thế vọng lại
Khúc ngợi ca Đấng Tối cao !
2. Niềm vui là khúc hát Kitô giáo
Và Thiên Chúa muốn nó trở lại
Ru chúng ta như khúc hát xưa
Chúa Giêsu từng hát trước nhất.
Hãy quét hết nỗi buồn ta
Tất cả hãy cất tiếng alleluia.
Đức bà đầy hoan lạc,
Chúng con nhẩy mừng với Mẹ !
3. Không phải luôn luôn dễ dàng
Làm một linh hồn hớn hở
Chính nhờ đọc sách Tin Mừng
Ta trở thành vui tươi mãi.
Chúa Giêsu triển khai quan phòng
Trợ giúp những người khốn khổ
Và nhờ thánh nhan dịu dàng
Thiên Chúa được đầy lòng ta.
4. Khi anh em ta đánh nhau
Xây dựng lên những bức tường
Tệ hơn nữa, bắn súng nhau,
Chúng ta đừng có thất vọng.
Rào cản trên biên giới ta
Sẽ tự động sụp đổ cả
Khi nhận lời ta cầu nguyện
Thiên Chúa làm chúng đổ sập.
5. Muốn giữ lòng luôn can đảm
Vào mọi giờ mọi thời đại
Chúng ta hãy lo quay mặt
Hướng về Chúa Giêsu Cứu thế
Người làm vui bằng nụ mỉm cười
Những ai tự nhận tội lỗi
Và ta biết Người thán phục
Những ai yêu Người hết lòng.
6.Hôm nay ta hãy mở hội
Để đầu trần mà ca hát :
Mỗi người phải rất sẵn sàng
Ca hát như một sẻ Âu.
Chính Chúa kêu mời chúng ta
Rời bỏ nhà tù nhà ngục
Vì Thần khí ngụ trong ta
Mở rộng mọi chân trời ta.
Lời của Cha Descouvenont
Để hát theo bài Ca Khúc Niềm Vui của Beethoven
Kỳ tới: Kết luận, Nụ cười độc đáo của mỗi người
1. Đáng buồn: Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Robert Sarah
Hôm thứ Bảy 20 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Robert Sarah trong chức vụ tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.
Đức Hồng Y Sarah đã bước sang tuổi 75 vào ngày 15 tháng 6 năm ngoái 2020, và theo luật định, ngài đã làm đơn từ chức. Đức Hồng Y Sarah là giám mục người Phi Châu cao cấp nhất tại Vatican, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm người đứng đầu Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích vào tháng 11 năm 2014.
Vị Hồng Y người Guinea đã viết một bộ ba cuốn sách được đọc rộng rãi trên khắp thế giới Công Giáo: “God or Nothing” - “Có Chúa hay chẳng còn gì” xuất bản năm 2015, “The Power of Silence” - “Sức mạnh của sự im lặng” xuất bản năm 2016, và “The Day Is Now Far Spent” - “Ngày đã tàn” xuất bản năm 2019.
Trong một Tweet vào hôm thứ Bẩy 20 tháng 2, Đức Hồng Y cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức sau sinh nhật lần thứ 75 của ngài.
Trong nhiệm kỳ của mình tại Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Đức Hồng Y Sarah đã tạo dựng được danh tiếng với những bình luận thẳng thắn về Giáo hội và thế giới.
Năm 2016, ngài khuyến khích các linh mục cử hành Thánh lễ quay mặt về hướng đông, khiến một phát ngôn viên của Vatican nói rằng những lời của ngài đã “bị hiểu sai”.
Trong Thượng Hội Đồng đầu tiên về Gia đình vào năm 2014, Đức Hồng Y Sarah đã phản đối những gì ngài nói là những nỗ lực của giới truyền thông nhằm “thúc đẩy Giáo hội thay đổi đạo lý của mình” về các kết hiệp đồng tính.
Tại Thượng Hội Đồng Gia Đình năm 2015, ngài nói về những đe dọa đối với thể chế hôn nhân và gia đình rằng “những gì chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa cộng sản đã làm trong thế kỷ 20, là những gì ý thức hệ đồng tính luyến ái và phá thai của Tây phương và chủ nghĩa cuồng tín Hồi giáo đang làm ngày nay”.
Cuốn sách “Từ sâu thẳm trái tim chúng ta”, viết chung với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 vào tháng Giêng năm 2020, đã là trung tâm của những tranh cãi rất lớn trong giới Công Giáo, và chỉ được dập tắt bởi đại dịch coronavirus.
Cuốn sách, có phụ đề là “Chức linh mục, luật độc thân và cuộc khủng hoảng của Giáo Hội Công Giáo” được đưa ra vào thời điểm Đức Thánh Cha Phanxicô đang sắp đưa ra quyết định về việc phong chức linh mục cho các viri probati, tức là những người nam đã có gia đình và có đức hạnh trong các cộng đoàn vùng Amazon.
Đức Hồng Y Claudio Hummes, người cổ vũ hăng hái cho việc phong chức cho các viri probati, đã sắp xếp cả một kế hoạch rất công phu, được báo chí gọi là kế hoạch đảo chính luật độc thân linh mục, và đã gởi một lá thư cho các Giám Mục trong vùng Amazon.
Bức thư, tìm cách chuẩn bị cho các giám mục trước ngày công bố Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Amazon, đưa ra cho các ngài một số gợi ý để “kín đáo giúp các ngài, như một đấng bản quyền, trong tình hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô,” trong ngày xảy ra vụ đảo chính luật độc thân linh mục.
Cuốn sách “Từ sâu thẳm trái tim chúng ta” bị những người ủng hộ viri probati cáo buộc là sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 vào quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Bất chấp những chuẩn bị ráo riết của Đức Hồng Y Claudio Hummes, trong Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon được công bố ngày 12 tháng 2, 2020 có tựa đề Querida Amazonia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không tán thành đề xuất phong chức cho những người đàn ông đã có gia đình.
Đức Hồng Y Sarah đã từng được coi là một papabile, tức là ứng viên sáng giá cho chức giáo hoàng, trong mật nghị năm 2013 bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Sinh năm 1945 tại Guinea thuộc Pháp, Đức Hồng Y Sarah được thụ phong linh mục ngày 20 tháng 7 năm 1969 cho Giáo phận Conakry, sau thời gian tu học tại Bờ Biển Ngà, Guinea, Pháp, Senegal, Rôma và Jerusalem.
Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng giám mục Conakry năm 1979, ở tuổi 34, một vị trí mà ngài giữ cho đến năm 2001, kể cả trong thời kỳ độc tài của Ahmed Sékou Touré.
Đức Hồng Y Sarah đã được ca ngợi vì đã chống lại chế độ độc tài Mác xít của Sékou Touré và vì đã duy trì sự thống nhất của Giáo hội như một thể chế độc lập khi các giáo sĩ và giáo dân Công Giáo bị đàn áp.
Năm 2001, ngài được Thánh Giáo Hoàng bổ nhiệm làm thư ký Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng “Cor Unum” nghĩa là “Ðồng Tâm”, và thăng ngài làm Hồng Y phó tế hiệu tòa Ðền thờ Gioan Bosco ở Via Tuscolana.
Ngày 23 tháng 11 năm 2014, Ðức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.
Trong đại dịch coronavirus vào tháng 4 năm 2020, Đức Hồng Y Sarah cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí “Valeurs Actuelles” nghĩa là “Các Giá Trị Hiện Tại” của Pháp, rằng những người bệnh và sắp chết không thể bị từ chối sự trợ giúp bí tích của một linh mục.
Ngài nói: “Các linh mục phải làm mọi cách để luôn gần gũi với các tín hữu. Các ngài phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để hỗ trợ những người sắp chết, mà không làm phức tạp thêm nhiệm vụ của những người chăm sóc và chính quyền dân sự”.
“Nhưng không ai có quyền tước đi sự trợ giúp thiêng liêng của một linh mục. Đó là một quyền tuyệt đối và bất khả xâm phạm”.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Angelo Comastri
Hôm thứ Bẩy 20 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của hai vị Hồng Y. Đức Hồng Y Robert Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích; và Đức Hồng Y Angelo Comastri, giám quản Đền Thờ Thánh Phêrô.
Ngài đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Mauro Gambetti, O.F.M. Conv., kế nhiệm Đức Hồng Y Angelo Comastri với tư cách là Giám Quản Đền Thờ Thánh Phêrô và là tổng đại diện của Quốc Gia Thành Vatican.
Đức Hồng Y Comastri, năm nay 77 tuổi, đã đảm nhiệm chức vụ này từ năm 2005.
Đức Hồng Y Gambetti, vừa được nâng lên hàng Hồng Y vào tháng 11 năm 2020, là bề trên tu viện trực thuộc Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô ở Assisi từ năm 2013 đến năm 2020.
Cùng với các chức vụ Giám Quản Đền Thờ Thánh Phêrô và là tổng đại diện của Quốc Gia Thành Vatican, Đức Hồng Y Gambetti cũng được bổ nhiệm làm chủ tịch Fabbrica di San Pietro, là văn phòng chịu trách nhiệm bảo trì Đền Thờ Thánh Phêrô.
Năm nay 55 tuổi, Đức Hồng Y Gambetti là thành viên trẻ thứ ba của Hồng Y đoàn.
Ngài là thành viên của Dòng Anh Em Hèn Mọn từ năm 1992, và là tu sĩ dòng Phanxicô đầu tiên trở thành Hồng Y kể từ năm 1861.
Chào đời tại một thành phố nhỏ bên ngoài Bologna vào năm 1965, ngài đã lấy bằng kỹ sư cơ khí tại Đại học Bologna – là trường đại học lâu đời nhất trên thế giới - trước khi gia nhập Dòng Phanxicô ở tuổi 26.
Ngài khấn trọn năm 1998 và thụ phong linh mục năm 2000. Sau khi thụ phong linh mục, ngài phục vụ trong mục vụ giới trẻ ở vùng Emilia Romagna của Ý trước khi được bầu làm Bề trên Dòng Phanxicô ở tỉnh Bologna vào năm 2009.
Vị Giám Quản Đền Thờ Thánh Phêrô phụ trách việc thờ phượng và hoạt động mục vụ của đền thờ. Chức vụ này đã có từ lâu đời và luôn được giao cho một vị Hồng Y. Kể từ năm 1991, Giám Quản Đền Thờ Thánh Phêrô cũng là đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Quốc Gia Thành Vatican.
Vị Giám Quản Đền Thờ Thánh Phêrô là một trong những cộng tác viên thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng, đồng thời quản lý và tổ chức việc thờ phượng đền thánh mang tính biểu tượng nhất trong thế giới Công Giáo, với 45 bàn thờ và 11 nhà nguyện, cùng với các nhà nguyện bổ sung bên dưới đền thờ.
Lịch trình Thánh lễ của Đền Thờ Thánh Phêrô thường bao gồm sáu thánh lễ vào các ngày trong tuần và năm thánh lễ vào ngày Chúa Nhật. Bên cạnh lịch trình thông thường, các linh mục và giám mục có thể dâng thánh lễ tại mọi nhà nguyện của Đền Thờ Thánh Phêrô, có thể được đặt trước bởi các nhóm hoặc cá nhân hành hương.
Đức Hồng Y Comastri là một nhà thuyết giáo nổi tiếng. Trong đại dịch coronavirus ở Ý vào mùa xuân năm 2020, ngài bắt đầu chủ sự một buổi phát trực tiếp hàng ngày lần chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho đại dịch sớm kết thúc.
Từ một thị trấn ở miền nam Tuscany, ngài được thụ phong linh mục năm 1967. Vị trí đầu tiên của ngài tại Vatican là vào năm 1968 với tư cách là một quan chức trong Bộ Giám mục.
Ba năm sau, ngài trở lại giáo phận của mình để lãnh đạo chủng viện của giáo phận. Sau đó, ngài đã trải qua 11 năm làm cha sở của một giáo xứ trước khi được phong làm giám mục của Massa Marittima-Piombino vào năm 1990.
Năm 1994, ngài phải từ chức giám mục vì bệnh tim đột ngột, nhưng sau khi hồi phục hai năm sau đó, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Loreto và đại diện Đức Giáo Hoàng tại Vương cung thánh đường Loreto.
Đức Hồng Y Comastri đã giảng tuần tĩnh tâm Mùa Chay 2003 cho Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Giáo triều Rôma.
Source:Catholic News Agency
3. Vắc xin lắm nỗi éo le: Hai cô trẻ đẹp giả làm bà già để chích thuốc
Trong một sắc lệnh ban hành hồi đầu tháng này, vị Hồng Y đứng đầu Quốc Gia Thành Vatican nói rằng những nhân viên từ chối tiêm vắc-xin COVID-19 khi được cho là cần thiết cho công việc của họ có thể phải đối mặt với hình phạt là mất việc làm.
Sắc lệnh ngày 8 tháng 2 từ Hồng Y Giuseppe Bertello, chủ tịch Phủ Thống Đốc Quốc Gia Thành phố Vatican, đã ban hành cho các nhân viên, công dân và quan chức của Vatican các quy định của Giáo triều Rôma nhằm kiểm soát sự lây lan của coronavirus trên lãnh thổ Vatican, chẳng hạn như đeo khẩu trang y tế và duy trì khoảng cách xã hội.
Một trong những biện pháp bao gồm trong sắc lệnh này là quy trình chích vắc xin COVID của Vatican. Vào tháng Giêng, Tòa Thánh đã bắt đầu cung cấp vắc-xin Pfizer-BioNtech cho các nhân viên, người dân và các quan chức Tòa Thánh. Tuy nhiên, một số viên chức đã cố ý né tránh không chịu chích ngừa.
Ngược lại, các quan chức y tế Florida cho biết, hai phụ nữ đã hăng hái chích ngừa đến mức cố gắng cải trang thành “bà già” trong một nỗ lực không thành công để tiêm liều vắc-xin COVID-19 thứ hai.
Những người phụ nữ đến Trung tâm Hội nghị Quận Cam của Florida, nơi đang được dùng làm địa điểm tiêm phòng, trên cùng một xe hơi. Họ đeo mũ, găng tay và kính - “mọi thứ,” Pino nói. Theo ty Cảnh sát Quận Cam, họ ở độ tuổi 30 và 40, điều này sẽ khiến họ không đủ điều kiện để nhận vắc-xin trừ ra họ đang trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe khẩn cấp hoặc dài hạn.
Cả hai đều có thẻ tiêm chủng hợp lệ từ lần tiêm đầu tiên, nhưng trong lần chích thứ hai, giấy phép lái xe của họ có vấn đề, Pino nói.
Họ trang phục như bà già nhưng khi chuẩn bị chích, các nhân viên y tế thấy rằng họ có làn da không chút nhăn nheo như những người ở lứa tuổi trên 70.
Khi được yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe, các nhân viên y tế thấy rằng ngày sinh của họ “không khớp với ngày sinh họ dùng để ghi danh chích vắc-xin”, ty cảnh sát Quận Cam cho biết trong một tuyên bố. “Tuy nhiên, những cái tên hoàn toàn khớp.”
Ty cảnh sát xác định những người phụ nữ này là Olga Monroy-Ramirez, 44 tuổi và Martha Vivian Monroy, 34 tuổi.
“Không có hành động thực thi pháp luật nào khác được thực hiện”, ty cảnh sát cho biết. Hai cô trẻ đẹp này đã bị xài xể. Một viên chức y tế đã lên tiếng nhắc nhở hai người vì “sự ích kỷ khi ăn cắp vắc xin” và gọi vụ việc là “nực cười”.
“Các bạn có biết mình đã làm gì không? Các bạn đã đánh cắp một loại vắc-xin từ ai đó cần nó hơn các bạn”, người y tá nói. “Và bây giờ các bạn sẽ không nhận được liều thứ hai. Thật là một sự lãng phí thời gian cho việc này”.
Khi đứng bên ngoài xe, người ta có thể thấy hai người phụ nữ đeo khẩu trang và găng tay. Một cô còn có tấm che mặt, mũ và khăn choàng dài.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, tính đến thứ Năm 18 tháng Hai, Florida đã tiêm khoảng 3.8 triệu liều vắc xin COVID-19.
Source:ABC News
4. Chính phủ Iraq áp đặt các hạn chế COVID vài tuần trước chuyến thăm của Giáo hoàng
Chưa đầy ba tuần trước chuyến đi dự kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq, chính phủ Iraq đã công bố các hạn chế mới vì COVID-19, bao gồm việc đóng cửa tất cả các nơi thờ tự,
Hôm 14 tháng 2, Bộ Y tế Iraq đã viết rằng chính phủ sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm toàn quốc, bên cạnh đó còn có việc đóng cửa tất cả các trường học, nhà hàng, đền thờ Hồi Giáo và những nơi thờ tự khác.
Các biện pháp này được đưa ra trong những tuần trước chuyến đi từ ngày 5 đến 8 tháng 3 của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq. Lịch trình tông du của Đức Giáo Hoàng bao gồm một thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse ở Baghdad vào ngày 6 tháng 3 và chuyến thăm Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Bakhdida vào ngày 7 tháng 3.
Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ vào ngày 6 tháng 3
Hầu hết các biện pháp chống mới nhằm chống sự lây lan coronavirus sẽ có hiệu lực từ ngày 18 tháng 2 cho đến ngày 4 tháng 3, nhưng việc đóng cửa các nơi thờ tự sẽ có hiệu lực “cho đến khi có thông báo mới”. Lệnh giới nghiêm toàn quốc sẽ được giữ nguyên cho đến ít nhất là ngày 8 tháng 3.
Sứ thần Tòa Thánh tại Baghdad, là Đức Tổng Giám Mục Mitja Leskovar, đã gặp Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi vào ngày 14 tháng 2 để thảo luận về việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng.
Al-Kadhimi nói trong cuộc họp rằng chính phủ Iraq hoan nghênh chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng và những nỗ lực của ngài nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan ở nước này.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ gặp Al-Kadhimi ngay sau khi ngài đến Baghdad vào ngày 5 tháng 3 trước khi đến dinh tổng thống để thăm Tổng thống Iraq Barham Salih.
Chuyến đi của Đức Thánh Cha đã vấp phải một số phản đối ở Iraq. Giáo sĩ dòng Shiite /si-ai/ theo chủ nghĩa dân túy Muqtada al-Sadr đã phê bình sự phản đối này:
“Tôi nghe nói có những người phản đối chuyến thăm của Đức Thánh Cha tới Iraq thân yêu của chúng ta. Tôi nói rằng sự cởi mở đối với các tôn giáo là điều chúng ta mong muốn và chuyến thăm này được chào đón. Najaf là thủ đô của các tôn giáo, vì vậy Đức Thánh Cha được chào đón như một người yêu hòa bình.” al-Sadr viết. Vị Giáo sĩ có hơn 1.3 triệu người theo dõi trên Twitter.
Trong chuyến thăm Iraq, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến gặp Ali al-Sistani, thủ lĩnh của người Hồi giáo dòng Shiite /si-ai/ ở Iraq, tại Najaf vào ngày 6 tháng 3.
Sau đó, Giáo hoàng sẽ đến đồng bằng Ur /ơ/ ở miền nam Iraq, nơi được Kinh thánh ghi lại là nơi sinh của Abraham. Tại Ur, Đức Giáo Hoàng sẽ có bài phát biểu tại một cuộc họp liên tôn.
Một linh mục ở Iraq đã lưu ý rằng các hạn chế quốc gia về coronavirus ở Iraq không nên áp dụng cho khu vực tự trị phía bắc Kurdistan của Iraq, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm vào ngày cuối cùng của chuyến tông du.
Các nhà chức trách tôn giáo và dân sự của người Kurdistan ở Iraq sẽ chào đón Đức Thánh Cha tại sân bay Erbil vào ngày 7 tháng 3 trước khi đến Mosul để cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh tại quảng trường Hosh al-Bieaa.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm các cộng đồng Kitô Giáo ở Đồng bằng Nineveh và sẽ dâng thánh lễ tại một sân vận động ở Erbil. Các cộng đồng này đã phải chịu đựng rất nhiều dưới sự chiếm đóng của quân khủng bố Hồi Giáo IS từ năm 2014 đến năm 2016, khiến nhiều Kitô hữu phải chạy trốn khỏi khu vực. Đức Giáo Hoàng đã nhiều lần bày tỏ sự gần gũi của mình với những Kitô hữu bị bách hại này.
Chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Iraq sẽ là chuyến công du quốc tế đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô trong hơn 15 tháng gián đoạn do đại dịch coronavirus.
Source:National Catholic Register
5. Edward Pentin: Phe cấp tiến ở Đức tỏ ra quyết liệt hơn với những người chống đối. Nạn nhân đầu tiên là ĐHY Rainer Woelki
Các nguồn tin ở Đức nói rằng chiến dịch chống lại Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Köln là nhằm loại bỏ ngài ngõ hầu Tiến Trình Công Nghị có thể tiến hành mà không bị phản kháng.
Ký giả Edward Pentin của tờ National Catholic Register có bài tường trình nhan đề “Is Cardinal Woelki Being Targeted Because of His Concerns About Germany’s Synodal Path?” nghĩa là “Phải chăng Đức Hồng Y Woelki đang bị tấn công vì các mối quan ngại của Ngài đối với Tiến Trình Công Nghị của Đức?”
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong vài tháng qua, Đức Tổng Giám Mục của Köln đã phải hứng chịu những cuộc tấn công dữ dội từ các hội đồng giáo xứ, các linh mục và gần đây nhất là hội đồng giáo phận về việc giải quyết một cáo buộc lạm dụng tính dục. Đức Hồng Y cũng không thể phụ thuộc vào sự ủng hộ của người đứng đầu Hội Đồng Giám Mục Đức, là Đức Cha Georg Bätzing của Limburg, là người đã nói vào tháng 12 rằng “cuộc khủng hoảng đã không được quản lý tốt”.
“Áp lực là rất lớn”, một linh mục người Đức nói với tờ National Catholic Register với điều kiện giấu tên. “Đức Hồng Y Woelki và những người khác chống lại Tiến Trình Công Nghị đang bị các chiến dịch báo chí bẩn thỉu triệt hạ”.
Trung tâm của các cáo buộc là tuyên bố cho rằng vị Hồng Y đã không công khai kết quả của một cuộc điều tra của Tổng Giáo Phận, đã được hoàn tất, về tình trạng lạm dụng tình dục dưới thời các nhà lãnh đạo hiện tại và trước đây. Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y, báo cáo đã phải bị chặn lại vì những lo ngại về pháp lý và “những khiếm khuyết về phương pháp luận của nó”.
Ngài cũng bị cho là có lỗi vì không điều tra các cáo buộc nghiêm trọng chống lại một linh mục ở Düsseldorf bị cho là đã lạm dụng một cậu bé ở độ tuổi mẫu giáo vào cuối những năm 1970. Sau khi Đức Hồng Y Woelki được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Köln vào năm 2014, ngài đã quyết định không thực hiện thêm những hành động hoặc thông báo cho Rôma, vì linh mục này “không thể bị thẩm vấn” do chứng mất trí nhớ nghiêm trọng. Linh mục ấy đã chết vì nguyên nhân tự nhiên. Nạn nhân cũng được cho là từ chối không ra làm chứng, mặc dù điều này có thể bị tranh cãi.
Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 4 tháng 2, vị Hồng Y thừa nhận rằng một ủy ban mà ngài đã thành lập để điều tra các trường hợp lạm dụng và nêu tên công khai những kẻ lạm dụng đã “mắc sai lầm”, rằng “chúng tôi đã giao tiếp không tốt” và ngài phải chịu “trách nhiệm cuối cùng” đối với các vấn đề. Nhưng ngài khẳng định mục tiêu của ủy ban không thay đổi: đó là “làm rõ tình hình” và làm mọi thứ có thể để giúp đỡ các nạn nhân bị lạm dụng tình dục bởi các giáo sĩ ở Tổng giáo phận Köln.
“Tôi thực sự lấy làm tiếc vì những người bị ảnh hưởng lại phải chịu đựng những đau khổ mới, có thể nói như vậy, vì những gì chúng tôi đã làm ở đây, cũng như tất cả các anh chị em trong các giáo phận khác”, ngài nói. Đức Hồng Y đã cam kết sẽ ban hành một báo cáo mới về những phát hiện của cuộc điều tra vào ngày 18 tháng 3 và báo cáo ấy sẽ “nêu tên những người chịu trách nhiệm”.
Vào tháng 12, Đức Hồng Y Woelki đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô xem xét những cáo buộc chống lại ngài. Vào ngày 7 tháng 2, Welt am Sonntag báo cáo rằng trường hợp của linh mục Düsseldorf đã được chuyển đến Bộ Giáo Lý Đức Tin, gọi tắt là CDF. CDF đã giải tỏa mọi vấn đề liên quan đến Đức Hồng Y, và kết luận rằng ngài đã “hành động đúng theo giáo luật”.
Trong khi đó, Giám mục Felix Genn của Münster, người rõ ràng không đồng ý với Đức Hồng Y Woelki về Tiến Trình Công Nghị, đã nói rằng ngài đang xem xét liệu có nên tiến hành các cuộc điều tra giáo luật chống lại vị Hồng Y này hay không.
Các nguồn tin trong Giáo hội ở Đức, nói với tờ Register với điều kiện giấu tên, cho rằng tính chất dữ dội của các cuộc tấn công chống lại Đức Hồng Y là nhằm mục đích loại bỏ ngài, tốt nhất là trước khi báo cáo được công bố vào ngày 18 tháng 3, để Tiến Trình Công Nghị có thể tiến hành mà không bị phản kháng.
Thật vậy, những lời chỉ trích gay gắt đối với Đức Hồng Y Woelki xảy ra đồng thời với việc tái tục Tiến Trình Công Nghị - một quá trình kéo dài hai năm bắt đầu vào tháng Giêng năm 2020 để giải quyết “các vấn đề chính” phát sinh từ cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục giáo sĩ. Các nhà phê bình cho rằng khẩu hiệu “giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục giáo sĩ” chỉ là chiêu bài các Giám Mục Đức cấp tiến đưa ra nhằm mục đích rõ rệt là cải tổ Giáo hội ở Đức, theo chiều hướng phù hợp với văn hóa thế tục, đặc biệt là trong các vấn đề về đạo đức tình dục, cơ cấu quyền lực và bình đẳng giới tính.
Trong số những người chỉ trích Tiến Trình Công Nghị có Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, là người đã mô tả nó như một nỗ lực “sửa lại Lời Chúa”.
Đức Hồng Y Woelki cũng vậy. Ngài là một nhà phê bình thẳng thắn về tiến trình này trong hàng giáo phẩm Đức. Vào tháng 9, ngài cảnh báo rằng “kết quả tồi tệ nhất” sẽ xảy ra nếu “Tiến Trình Công Nghị dẫn đến ly giáo” và “điều tồi tệ nhất sẽ là một Giáo Hội quốc gia Đức được thành lập ở đây”.
Phần lớn sẽ phụ thuộc vào cách Đức Giáo Hoàng quyết định phản ứng như thế nào, nhưng dường như ít có khả năng làm lung lay hầu hết hàng giáo phẩm Đức và các đồng minh của họ, những người tỏ ra quyết tâm thúc đẩy các cải cách theo đường lối thượng hội đồng.
Cho đến nay, Đức Thánh Cha đã gửi các tín hiệu lẫn lộn. Ngài đưa ra một bức thư ngỏ cảnh báo các giám mục Đức hồi tháng Sáu 2019 và bày tỏ sự “ưu tư sâu xa” đối với với quá trình này, nhưng ngay sau đó lại bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với tiến trình này vào mùa hè năm ngoái.
Bộ Giám mục và Ủy ban Giáo Hoàng Về Giải Thích Văn Bản Luật cũng đã gửi một lá thư cho các giám mục Đức vào tháng 9 năm 2019, cảnh báo rằng kế hoạch của họ tiến hành một tiến trình thượng hội đồng có hiệu quả ràng buộc là “không có giá trị về mặt giáo hội học”. Nhưng cho đến nay, những người tham gia vào Tiến Trình Công Nghị dường như hoàn toàn coi thường các hướng dẫn từ Vatican.
Tài liệu Tiến Trình Công Nghị
Những gì đang bị đe dọa đã nổi lên vào tuần trước khi một “Tài liệu Cơ bản” trình bày chi tiết một trong bốn diễn đàn của Tiến Trình Công Nghị, về việc cải tổ các cơ cấu quyền lực trong Giáo hội, bị rò rỉ cho báo chí và một bản sao đã được tờ Register thu được.
Bản báo cáo dài 66 trang, được một nhóm công tác của Công Nghị này thông qua vào ngày 3 tháng 12, lập luận rằng Giáo hội đang gặp khủng hoảng và cần phải có nhiều cải cách khác nhau, bao gồm cả các cải tổ cơ cấu quyền lực.
Báo cáo đề xuất rằng “Cần có những thay đổi cụ thể”, bao gồm việc loại bỏ “những hạn chế đối với quyền tiếp cận các hoạt động mục vụ của Giáo hội”.
Tài liệu cũng kêu gọi một số biện pháp nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình và do đó giảm thiểu nguy cơ lạm dụng, bao gồm “phân quyền” đến mức cho phép các giám mục bị kiểm soát. Nó tạo ra các điều kiện cho tính đồng nghị cao hơn (về cơ bản là một Giáo hội tập thể hơn), sự tham gia mạnh mẽ của giáo dân, và dân chủ hóa Giáo hội, và tranh luận về sự minh bạch trong việc ra quyết định. Ngoài ra, nó còn tranh luận về những nỗ lực phối hợp hơn nữa nhằm đạt được bình đẳng giới tính, dưới vỏ bọc bề ngoài là hướng đến “mục tiêu chung” là thúc đẩy truyền giáo.
Đáng chú ý nhất là tài liệu này kêu gọi đời sống độc thân linh mục bắt buộc phải được “xem xét lại theo quan điểm của những thách thức mục vụ”, và nói thêm rằng một thay đổi được đề xuất như vậy “sẽ dẫn đến một cuộc bỏ phiếu ở Đức, được gửi tới Tòa Thánh để các tình huống mục vụ khác nhau có thể được trả lời theo những cách khác nhau tại địa phương”.
Báo cáo coi việc phong chức cho phụ nữ là một “vấn đề về quyền lực và sự phân chia quyền lực”, và tuyên bố rằng phán quyết rõ ràng năm 1994 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rằng phụ nữ không được thụ phong linh mục “thường bị chất vấn”. Báo cáo tiếp tục rằng “Cần thiết phải kết nối lại một lần nữa Kinh Thánh và Truyền Thống với những dấu chỉ của thời đại”. Tài liệu kết luận rằng Tiến Trình Công Nghị cũng nên bỏ phiếu về vấn đề phụ nữ được phong chức linh mục Công Giáo.
Một linh mục người Đức, nói chuyện với tờ Register với điều kiện giấu tên, đã chỉ trích tài liệu này là “kế hoạch tổng thể cho việc phản đối Giáo hội” và nói rằng Giáo hội nên “thức tỉnh” trước những gì “hiện đang được sản xuất ở Đức, nếu không chúng ta sẽ có Cải cách 2.0”.
Giống như phần còn lại của Tiến Trình Công Nghị, tài liệu cuối cùng sẽ được toàn thể hội đồng bỏ phiếu thông qua (Giám mục Bätzing đã xác nhận việc bỏ phiếu về Tiến Trình Công Nghị sẽ diễn ra vào tháng 9), nhưng theo Vatican, bất kỳ kết luận nào đạt được và bất cứ quyết nghị nào được thông qua đều sẽ không có tính ràng buộc. Tuy nhiên, các kiến trúc sư của Tiến Trình Công Nghị lại nghĩ khác và coi đó là ràng buộc đối với Giáo hội địa phương, và có khả năng ảnh hưởng cả đến Rôma nữa.
Source:National Catholic Register
1. Ơn Chúa quan phòng cứu Nhà thờ chính tòa Đức Bà North West Portland khỏi bị đốt
Cha sở mới tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội của North West Portland cho biết ngài cảm thấy sự hiện diện của Chúa ở đó vào đầu ngày Thứ Tư Lễ Tro khi đối đầu với một tên trộm bên trong nhà thờ Công Giáo ở Tây Bắc Portland.
Sự việc diễn ra vào Thứ Tư Lễ Tro có một ý nghĩa đặc biệt đối với Đức Ông Gerard O'Connor.
“Đó là một sự kiện kỳ lạ và đáng kinh ngạc”, ngài nói hôm thứ Năm. “Nó diễn ra vào đầu Mùa Chay, mùa sám hối. Đó không phải là một khởi đầu tốt”
Đức Ông O'Connor đã chính thức đảm nhận chức vụ Cha sở nhà thờ chính tòa vào ngày 1 tháng Giêng tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Được xây dựng vào năm 1926, tòa nhà đóng vai trò là trung tâm của Tổng giáo phận Portland.
Đức Ông O'Connor sống trong khuôn viên nhà thờ, cho biết ngài bị đánh thức vào khoảng 3:30 sáng bởi tiếng ai đó la hét trong tòa nhà. Ngài bước xuống cầu thang và thấy một người lạ trong nhà thờ.
Cùng đi với Đức Ông O'Connor còn có 2 linh mục trong khu vực Portland. Các ngài cũng đã nghe thấy những tiếng náo động. Các vị đã đến nghỉ qua đêm tại nhà xứ của nhà thờ chính tòa sau khi bị mất điện tại giáo xứ của các vị.
Đức Ông O'Connor, trang bị một cây gậy cricket, đã gặp phải một người đàn ông đang cầm một một lưỡi dao cạo.
Đức Ông cho biết người đàn ông đã phá cửa sổ để đột nhập vào nhà thờ và ném đồ đạc khắp nơi.
“Anh ta đã hét lên những điều vô nghĩa,” ngài nói. “Nhưng anh ấy vẫn là một con người, được tạo ra theo hình ảnh của Chúa và có điều gì đó không ổn”.
Khi các viên chức cảnh sát xuất hiện, họ bảo các linh mục ra ngoài nhà thờ trong khi khám xét tòa nhà. Khi kẻ đột nhập cố gắng trốn thoát, anh ta đã bị cảnh sát đóng quân bên ngoài tòa nhà bắt giữ.
Christopher Colletta, 44 tuổi, bị bắt, bị tình nghi ăn trộm, phá hoại nơi thờ phượng và chống lại các nhân viên thi hành công vụ. Anh ta đã được đưa đến Trung tâm giam giữ Hạt Multnomah.
Vài giờ sau đó, trong bài giảng Thứ Tư Lễ Tro, Đức Ông O'Connor kêu gọi anh chị em giáo dân cầu nguyện cho hung thủ Colletta.
“Anh ấy đang bị thương. Anh ấy không có sự bình an trong lành. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa giúp anh ta”. Cha O'Connor cho rằng ơn Chúa Quan Phòng đã cho 2 linh mục bị mất điện đến nghỉ đêm tại nhà xứ của ngài.
Source:Oregon Live
2. Cảnh sát Đức đột kích 20 địa điểm của các băng nhóm tội phạm có tổ chức
Người dân Đức cảm thấy an tâm hơn sau khi hàng trăm cảnh sát và lực lượng đặc nhiệm đã đột kích hơn 20 địa điểm ở Berlin và Brandenburg hôm thứ Năm trong khuôn khổ cuộc điều tra bọn tội phạm có tổ chức, buôn bán vũ khí và ma túy và tống tiền.
Cuộc đột kích là kết quả của cuộc điều tra của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang và các cơ quan điều tra thuế ở Berlin và Brandenburg sau cuộc đụng độ giữa các nhóm Ả Rập và Chechnya vào tháng 11 năm ngoái.
Tạp chí Spiegel đưa tin hai người đã bị giam giữ. Trọng tâm của cuộc điều tra là các thành viên của gia tộc Remmo, là những kẻ điều hành một mạng lưới buôn bán vũ khí và ma túy, bắt cóc và tống tiền.
Source:Reuters
3. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher phẫn nộ về việc sử dụng một cách 'khiêu khích' nhà thờ chính tòa Sydney trong các quảng cáo hòa nhạc của LGBT
Thành phố Sydney đã ra lệnh xóa một hình ảnh của nhà thờ chính tòa Đức Bà của tổng giáo phận Sydney để quảng cáo cho một buổi hòa nhạc dành cho người LGBT sau khi Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher mô tả hành động này là một một hành vi khiêu khích và xúc phạm tình cảm tôn giáo.
Nhóm Heaps Gay đã tổ chức một chương trình tạp kỹ “Live and Queer” vào tối thứ Bảy 20 tháng Hai tại tiền đường nhà thờ chính tòa Đức Bà như một phần của chuỗi biểu diễn ngoài trời để cổ vũ cho ý thức hệ LGBTQ.
Trong một bài đăng trên Facebook hôm Thứ Tư Lễ Tro, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher đã viết rằng vì Quảng trường Nhà thờ là đất của hội đồng thành phố, nên “rất tiếc quyết định về việc tổ chức buổi hòa nhạc và quảng cáo của nó không đến lượt chúng ta quyết định”.
“Chúng tôi đã yêu cầu Thành phố Sydney xóa hình ảnh Nhà thờ khỏi những quảng cáo”, ngài viết.
“Thật là buồn bực và khó chịu khi nhà thờ chính tòa Đức Bà, nhà thờ mẹ của Úc, đã được sử dụng một cách khiêu khích để quảng bá sự kiện này và sự nhạy cảm đối với những người có đức tin đã không được thể hiện”.
“Trong Mùa Chay trọng đại này, chúng ta cần cầu nguyện để cầu xin Chúa để tại thành phố Sydney vĩ đại và 'khoan dung' của chúng ta, niềm tin tôn giáo được tôn trọng và bảo vệ và tất cả chúng ta sẽ khám phá lại sự trân trọng đối với những gì thánh thiêng”.
Một phát ngôn viên của Thành phố Sydney đã xác nhận vào tối thứ Tư rằng tài liệu quảng cáo sử dụng hình ảnh nhà thờ đã bị xóa để “tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào “.
Người phát ngôn bảo vệ quyết định của hội đồng về việc tổ chức chuỗi buổi hòa nhạc, mà họ cho rằng sẽ giúp hỗ trợ sự phục hồi kinh tế của Sydney từ đại dịch COVID-19.
Thị trưởng Sydney Clover Moore đã tấn công Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher và cho biết Sydney tự hào về sự đa dạng và hòa nhập, và lặp lại một khẩu hiệu mà ta có thể nghe thấy ở bất cứ nơi nào diễn ra một chuyện tương tự.
“ Không có chỗ cho thù hận, bất khoan dung và chia rẽ”, bà ta nói.
Source:https://www.abc.net.au/news/2021-02-18/sydney-archbishop-ou
4. Thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về tình trạng giá băng khẩn cấp ở miền Nam Hoa Kỳ
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles hôm thứ Sáu đã khuyến khích cầu nguyện và hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi một cơn bão mùa đông kinh hoàng đang tung hoành trên khắp miền nam Hoa Kỳ.
“Cùng với các giám mục anh em, tôi cầu nguyện cho tất cả những người đã chết và bị thương trong những cơn bão mùa đông gần đây. Chúng tôi đặc biệt cầu nguyện cho những người không có điện hay không có hệ thống giữ ấm và những người phản ứng đầu tiên đang cung cấp sự trợ giúp cho những người có nhu cầu khẩn cấp”, Đức Tổng Giám Mục, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cho biết như trên hôm 19 tháng 2.
“Trong việc bố thí Mùa Chay, chúng ta hãy tìm những cách cụ thể để giúp đỡ anh chị em của chúng ta. Tôi xin phó thác những ai đang đau khổ cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ Maria. Cầu mong Đức Mẹ ban cho tất cả mọi người ơn an ủi và bình an”.
Các giám mục Hoa Kỳ đang tổ chức viện trợ thông qua các Tổ chức Bác ái Công Giáo Hoa Kỳ.
Ảnh hưởng của cơn bão đã được cảm nhận nặng nhất ở Texas. Ít nhất 24 người đã chết.
Tình trạng mất điện ở Texas đã gây ra tình trạng thiếu năng lượng, thực phẩm và nước, buộc khu vực này phải tạm ngừng các lớp học, tạo ra các “trung tâm sưởi ấm” cho người già và đưa ra cảnh báo đun sôi nước máy vì các nhà máy khử trùng nước bị mất điện.
Các nhà thờ Công Giáo ở một số giáo phận trong tiểu bang Texas, bao gồm San Antonio và Fort Worth, đã mở cửa để phục vụ như những nơi trú ẩn ấm áp.
Đức Cha Daniel Flores của Brownsville đã ra thông báo chuẩn chước cho các tín hữu nghĩa vụ kiêng thịt vào Thứ Sáu sau Thứ Tư Lễ Tro, trong khi Đức Cha Michael Olson của Fort Worth đã tweet rằng “Nếu mọi người phải đối mặt với những chiếc tủ đông không có điện và thịt có nguy cơ hư hỏng hoặc trong điều kiện đường xá nguy hiểm, hoặc các cửa hàng trống rỗng vì thời tiết. Họ nên tự coi mình là người không có nghĩa vụ kiêng thịt vào Thứ Sáu sau Thứ Tư Lễ Tro”.
Source:Catholic News Agency
5. Bài huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay
Hôm Chúa Nhật 21 tháng Hai, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 1 Mùa Chay, bài Tin Mừng thuật lại cho chúng ta câu chuyện Chúa chịu Satan cám dỗ và các Thiên Thần hầu hạ Người.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người.
Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: “Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Thứ Tư tuần trước, với nghi thức xức tro sám hối, chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Chay. Hôm nay, Chúa nhật đầu tiên của mùa phụng vụ này, Lời Chúa chỉ cho chúng ta con đường để sống hiệu quả trong bốn mươi ngày dẫn đến việc cử hành lễ Phục sinh hàng năm. Đó là cách mà Chúa Giêsu đã dõi theo, mà Phúc Âm, với phong cách tóm lược các điều cốt yếu của Thánh Sử Máccô, tóm tắt bằng cách nói rằng trước khi bắt đầu rao giảng, Ngài đã rút vào sa mạc trong bốn mươi ngày, nơi Ngài bị Satan cám dỗ (x. Mc 1: 12-15). Thánh sử nhấn mạnh rằng “Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa” (c. 12). Thánh Linh đã ngự xuống trên Ngài ngay sau khi Ngài lãnh nhận phép Rửa từ Gioan ở Sông Giođan; cùng một Thánh Linh ấy giờ đây thúc giục Ngài đi vào sa mạc, đối mặt với tên Cám Dỗ, chiến đấu với ma quỷ. Toàn bộ cuộc sống của Chúa Giêsu được đặt dưới dấu chỉ của Thánh Linh Thiên Chúa, Đấng làm sống động, soi sáng và hướng dẫn Ngài.
Nhưng chúng ta hãy nghĩ đến sa mạc. Chúng ta hãy dừng lại một chút về môi trường tự nhiên và mang tính biểu tượng này, vốn rất quan trọng trong Kinh thánh. Sa mạc là nơi Thiên Chúa nói với trái tim của con người, và là nơi mà cầu nguyện là câu trả lời, nghiã là trong sa mạc của sự cô độc, khi trái tim không còn dính bén đến những thứ khác, và trong sự vắng vẻ đó chúng ta mở lòng ra cho Lời Chúa. Nhưng sa mạc cũng là nơi thử thách và cám dỗ, nơi tên Cám Dỗ, lợi dụng sự yếu đuối và nhu cầu của con người, nói mập mờ tiếng nói dối trá của hắn, giả dạng tiếng nói của Chúa, khiến chúng ta thấy một con đường khác, một con đường sai lầm. Kẻ Cám Dỗ quyến rũ. Thật vậy, trong bốn mươi ngày Chúa Giêsu ở trong sa mạc, “cuộc đọ sức” giữa Chúa Giêsu và ma quỷ đã bắt đầu, và sẽ kết thúc bằng cuộc Khổ nạn và Thập giá. Toàn bộ sứ vụ của Chúa Kitô là một cuộc đấu tranh chống lại Kẻ Ác trong nhiều biểu hiện của nó: chữa lành bệnh tật, xua đuổi người bị quỷ ám, tha thứ tội lỗi. Đó là một cuộc đấu tranh. Sau giai đoạn đầu mà Chúa Giêsu chứng tỏ rằng Ngài nói và hành động với quyền năng của Thiên Chúa, thì đến giai đoạn mà dường như ma quỷ chiếm thế thượng phong, khi Con Thiên Chúa bị từ chối, bị bỏ rơi và cuối cùng bị bắt và bị kết án tử hình. Dường như ma quỷ là kẻ đã chiến thắng. Tuy nhiên, Chúa Giêsu mới là người chiến thắng. Trên thực tế, cái chết là “sa mạc” cuối cùng Người phải vượt qua để cuối cùng đánh bại Satan và giải thoát tất cả chúng ta khỏi quyền lực của nó. Và như thế, Chúa Giêsu đã chiến thắng trong sa mạc của sự chết chóc, để vươn đến chiến thắng Phục sinh.
Mỗi năm, vào đầu Mùa Chay, Tin Mừng này về những cám dỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời của người Kitô hữu, theo bước chân của Chúa, là một trận chiến chống lại ác thần. Nó cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu sẵn sàng đối mặt với tên Cám Dỗ, và đánh bại hắn; đồng thời nó nhắc nhở chúng ta rằng ma quỷ cũng có khả năng hành động trên chúng ta, với những cám dỗ của nó. Chúng ta phải nhận thức được sự hiện diện của kẻ thù quỷ quyệt này, kẻ đang tìm kiếm sự thất bại của chúng ta, và sự lên án chúng ta đời đời, để chuẩn bị tự vệ chống lại hắn và chiến đấu với hắn. Ân sủng của Thiên Chúa bảo đảm với chúng ta rằng với đức tin, lời cầu nguyện và sám hối, chúng ta sẽ chiến thắng kẻ thù. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh một điều: trong những khi bị cám dỗ, Chúa Giêsu không bao giờ đối thoại với ma quỷ, không bao giờ. Trong cuộc đời của mình, Chúa Giêsu chưa bao giờ đối thoại với ma quỷ, không bao giờ. Hoặc là Ngài trục xuất nó khỏi người bị ám hoặc Ngài kết án nó, hoặc Ngài vạch trần ác tâm của nó, nhưng không bao giờ đối thoại. Và trong sa mạc dường như có một cuộc đối thoại vì ma quỷ đã đưa ra ba đề nghị và Chúa Giêsu đã phản ứng lại. Nhưng Chúa Giêsu không đáp lại bằng lời của Người. Ngài trả lời bằng Lời Chúa, với ba đoạn Kinh thánh. Và điều này là bài học cho tất cả chúng ta. Khi kẻ dụ dỗ đến gần, hắn bắt đầu dụ dỗ chúng ta: Nó nói “Nhưng hãy nghĩ đến điều này, hãy làm điều kia…”, cám dỗ ở đây là đối thoại với hắn, như bà Êvà đã làm. Bà Êvà nói: “Nhưng bạn không thể, bởi vì chúng ta…” và bắt đầu đối thoại. Và nếu chúng ta đối thoại với ma quỷ, chúng ta sẽ bị đánh bại. Hãy ghi nhớ điều này trong đầu và trong lòng bạn: bạn không bao giờ có thể đối thoại với ma quỷ, không đối thoại được. Chỉ có Lời Chúa.
Trong Mùa Chay, Chúa Thánh Thần cũng thúc đẩy chúng ta vào sa mạc như Chúa Giêsu. Như chúng ta đã thấy, nó không phải là một nơi chốn thể lý, mà là một chiều kích hiện sinh, trong đó chúng ta có thể im lặng và lắng nghe lời Chúa, “để một sự hoán cải thực sự có thể được thực hiện trong chúng ta” (Lời nguyện đầu lễ, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay năm B, bản tiếng Ý). Đừng sợ sa mạc, hãy tìm kiếm những giây phút cầu nguyện nhiều hơn, im lặng hơn, để đi vào trong chúng ta. Đừng sợ. Chúng ta được mời gọi đi theo bước chân của Thiên Chúa, đổi mới lời hứa trong Phép Rửa: đó là từ bỏ Satan, mọi công việc và mọi lời hứa rỗng tuếch của hắn. Kẻ thù đang rình rập ở đó, hãy cẩn thận. Nhưng đừng bao giờ đối thoại với nó. Chúng ta hãy phó thác vào lời chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói tiếp:
Anh chị em thân mến,
Tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt tới tất cả anh chị em, những người Rôma và những người hành hương. Đặc biệt, tôi xin chào các tín hữu Ba Lan đang ở đây trước mặt tôi. Hôm nay suy nghĩ của tôi hướng đến Đền thờ Płock ở Ba Lan, nơi chín mươi năm trước, Chúa Giêsu đã hiện ra với Thánh nữ Faustina Kowalska, giao một thông điệp đặc biệt về lòng thương xót của Người cho chị. Thông qua Thánh Gioan Phaolô II, thông điệp này đã đến với toàn thế giới, và đó không gì khác hơn là Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và sống lại, và là Đấng ban cho chúng ta lòng thương xót của Cha Ngài. Chúng ta hãy mở rộng trái tim mình, và nói trong đức tin: “Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy nơi Ngài”.
Tôi chào các bạn trẻ và người lớn của nhóm Talitha Kum thuộc giáo xứ San Giovanni dei Fiorentini ở Rôma. Cảm ơn sự hiện diện của các bạn, và hãy tiếp tục với niềm vui trong những việc tốt của các bạn.
Và tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật đẹp, chan hòa ánh nắng và một ngày Chúa Nhật nhiều may mắn!
Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc các bạn bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt!
Source:Holy See Press Office