Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật Thứ I Mùa Chay 26/2 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:39 25/02/2023
BÀI ĐỌC 1 St 2:7-9,3:1-7
Bài trích sách Sáng thế.
Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. Rồi Đức Chúa là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra.
Đức Chúa là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác.
Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà Đức Chúa là Thiên Chúa đã làm ra. Nó nói với người đàn bà: “Có thật Thiên Chúa bảo: Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không?” Người đàn bà nói với con rắn: “Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết.” Rắn nói với người đàn bà: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.” Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Rm 5:12-19
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.
Thưa anh em, vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội. Trước khi có Lề Luật, đã có tội lỗi ở trần gian. Nhưng nếu không có Luật, thì tội không bị kể là tội. Thế mà, từ thời A-đam đến thời Mô-sê, sự chết đã thống trị cả những người đã không phạm tội bất tuân lệnh Thiên Chúa như A-đam đã phạm. A-đam là hình ảnh Đấng sẽ tới.
Nhưng sự sa ngã của A-đam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người. Ơn Thiên Chúa ban cũng khác với hậu quả do một người phạm tội đã gây ra. Quả thế, vì một người duy nhất phạm tội, con người đã bị xét xử để phải mang án, còn sau nhiều lần sa ngã, thì lại được Thiên Chúa ban ơn cho trở nên công chính. Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô, lại còn lớn lao hơn biết mấy. Quả vậy, những ai được Thiên Chúa ban ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, thì sẽ được sống và được thống trị.
Tóm lại, cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống. Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Mt 4:4b
Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh,
nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.
TIN MỪNG Mt 4:1-11
Tin mừng Chúa Giê su Ki tô theo thánh Mát thêu.
Sau khi chịu phép rửa, Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!” Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.”
Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.” Đức Giê-su đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”
Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.”
Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.
Đó là Lời Chúa.
Mùa Chay Và Lộ Trình Thứ Nhất: Lời Chúa
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
12:26 25/02/2023
Mùa Chay Và “Lộ Trình Thứ Nhất”: Lời Chúa
(Chúa Nhật 1 MC A 2023)
Ngay từ Lời Nguyện Nhập lễ, Phụng vụ Chúa Nhật I Mùa Chay đã ghi nhận ba điều cốt yếu: Thứ nhất: xác định ý nghĩa và lý do: Đây là thời gian “40 ngày chay thánh” để “tôi luyện hồn xác”; thứ hai: nội dung và phương thế thực hiện: “Học biết Đức Kitô và dõi theo gương người”; thứ ba: cùng đích và hiệu quả: “hưởng ơn cứu độ”[1].
Thế nhưng, nếu con người, ai cũng giữ được cái “nhơn chi sơ tính bổn thiện” của mình, ai cũng là “thiện nhân”, tốt lành, thánh đức... thì “tôi luyện hồn xác” làm chi cho mệt ! Chẳng may, Lời Chúa đã chỉ cho hay rằng: “ngay từ thuở tạo thiên lập địa” đã có một “trục trặc” xảy ra mà kẻ “chủ mưu” lại là Satan, khiến cái thân phận vốn đẹp đẽ tinh khôi của con người phải rơi cảnh lầm than “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” mang tên gọi xấu hoắc đó chính là “tội”, hay ngôn ngữ ám dụ của sách Sáng thế gọi là “ăn trái cấm” như trình thuật của Bài đọc 1 hôm nay: Người nữ thấy trái cây đẹp mắt, ngon lành và thèm ăn để nên thông minh. Bà hái trái cây ăn, rồi lại cho chồng, người chồng cũng ăn. Mắt họ liền mở ra và họ nhận biết mình trần truồng...
Câu chuyện “tội nguyên tổ” hay “Ađam-Eva ăn trái cấm” của trình thuật Sáng Thế hôm nào vẫn mãi còn lặp đi lặp lại trong lịch sử và xuyên qua thân phận của mỗi người chúng ta. Vâng con người muôn nơi muôn thuở vẫn “nhân danh tự do cá nhân” để thay vì đi theo ý định của Thiên Chúa, lề luật của Thiên Chúa, chương trình của Thiên Chúa... lại cắm đầu cắm cổ lựa chọn “những trái cấm tầm thường” của cái tôi, của tham dục, của kiêu căng, của những lời dụ khị đường mật của ma quỷ... Và hậu quả “tất yếu” của lựa chọn “nói không với Thiên Chúa” đó chí là sự “trần truồng” đầy xấu hổ của phận người đầy vết hằn tội nhơ: ghen ghét, hận thù, tham lam, dâm dục, ích kỷ, kiêu căng...; và cũng từ đó, như thánh Phaolô xác quyết qua Thư gởi giáo đoàn Rôma: “... do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền tới mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội....”.
Kể từ sau “sự cố ăn trái cấm”, tưởng đâu mọi sự “đã hết thuốc chữa”, tưởng đâu “kẻ chủ mưu cám dỗ loài người quay lưng lại với Thiên Chúa” là Satan chính là kẻ thắng cuộc... Nhưng không phải vậy ! Thiên Chúa đã “âm thầm chuẩn bị” cả một chương trình phục hồi sự thánh thiện, cứu độ tội nhân, “ban ân sủng xóa tội”, đánh bại ma quỷ... mà người cầm chịch và thực thi chính là Đức Giêsu Kitô, như lời tuyên tín chắc nịch của một “tội đồ trở lại” đó chính là Thánh Phaolô: “Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người” (Thư Rôma trong bài đọc 2).
Vâng, Mùa Chay của người Kitô hữu chính là thời khắc để lên đường tìm lại “ân sủng bị đánh mất”, để “tôi luyện xác hồn” bằng cách “Học biết Đức Kitô và dõi theo gương người”; cụ thể, đó chính là học biết cách Chúa Giêsu chiến đấu và chiến thắng trước những cám dỗ của ma quỷ như Tin Mừng Matthêô đã trình thuật hôm nay: Đức Kitô đã không chọn một “chiến pháp” kinh tế, quân sự tối ưu, hay những loại “khí tài khoa học tiên tiến”..., mà giản đơn, chỉ một “vũ khí tinh thần” duy nhất: Lời Chúa, qua ba lần đối đáp với ma quỷ !
- “Đã có lời chép rằng”: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh...
- “Đã có lời chép rằng”: Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa...
- “Đã có lời chép rằng”: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi...
Vâng, cuộc chiến sinh tử của Đức Kitô để giải thoát con người và Ngài cũng muốn con người cùng tham dự cuộc chiến của chính Ngài đó chính là tiếng “vâng” nói không với ma quỷ và nói có với Thiên Chúa”; tiếng “vâng đầu tiên” khi vừa chập chững vào đời: “nầy con xin đến để thực thi ý Chúa…” hay tiếng “vâng nhức nhối” với nước mắt và mồ hôi máu trong vườn Cây Dầu: “xin vâng ý Cha đừng theo ý Con”, cho đến tiếng “vâng cuối cùng”: “con xin phó mọi sự trong tay Cha”. Và sau cuộc “vượt Qua” với những tiếng “Vâng” trọn hảo đó, Ngài đã đem về chiến thắng lẫy lừng cho Thiên Chúa và cho toàn thể nhân loại mà khúc dạo đầu của bài Thánh thi Phụng vụ giờ Kinh Sáng Mùa Chay phần nào đã nói lên:
Lạy Đức Kitô Mặt Trời công chính
Chúa thật là ngày mới đã lên ngôi !
Ngài phá tan đêm tối phủ lòng người
Cho đức hạnh lại chói ngời kiều diễm…
Quy chiếu vào ý nghĩa “tôi luyện xác hồn... học biết và dõi theo Đức Kitô” như vừa khai triển, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn “bối cảnh Biến Hình” để chuyển tải sứ điệp Mùa Chay năm nay (2023) như một cuộc “tĩnh tâm” hay “leo núi” mang chiều kích “hiệp hành”: “Thật vậy, trong mùa Phụng vụ này, Chúa đem chúng ta đi với Người và dẫn đến một nơi riêng biệt. Trong khi những bổn phận thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán, thì trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi đi lên “một ngọn núi cao” cùng với Chúa Giêsu và sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt – sự khổ chế – như dân thánh của Thiên Chúa... Cũng giống như biến cố Chúa Giêsu và các môn đệ đi lên Núi Tabor, chúng ta có thể khẳng định rằng, hành trình Mùa Chay của chúng ta là “Hiệp Hành”, bởi vì chúng ta cùng nhau đi trên một con đường, với tư cách là những môn đệ của một vị Thầy duy nhất...”.
Nói tới “Hiệp hành” chợt nhớ tới dịp vừa tròn 1 năm quân Nga mở cuộc xâm lược đất nước Ukraina (2022 – “24/2” – 2023). Trong những ngày này, người ta bình luận nhiều về những chiến tích của người dân và quân đội Ukraina, vốn là một thực thể yếu kém mọi mặt so với một cường quốc to lớn đó là Liên bang Nga. Vâng, họ đấu chiến ngoan cường và trụ vững trước những đòn tấn công tàn khốc của đại cường Nga nhờ một sự “hiệp hành” rộng khắp và mạnh mẽ: hiệp hành trong và với hàng ngũ lãnh đạo; hiệp hành trong sự đùm bọc chia sẻ phục vụ lẫn nhau giữa mọi người dân; hiệp hành trong chính nghĩa ái quốc, tự do, độc lập; hiệp hành trong niềm hy vọng và ý chí chiến thắng hòa bình; hiệp hành trong sự liên đới và hỗ trợ hết mình của Mỹ và các nước phương tây...
Hơn lúc nào hết, khắp nơi mọi thời, người Kitô hữu đang cùng nhau chiến đấu với ba thù: thế gian, xác thịt, ma quỷ. Noi gương Đức Kitô “vào sa mạc ăn chay”, hay cùng “leo núi” với Ngài lên đỉnh Tabo để “biến hình”, chúng ta chỉ có một lựa chọn tối hảo để chiến đấu và chiến thắng: Hiệp hành sống Lời Chúa. Trong sứ điệp Mùa Chay 2023, ĐGH Phanxicô đã nhấn mạnh chiều kích nầy mà ngài diễn tả bằng tên gọi “lộ trình thứ nhất”: “Lộ trình thứ nhất liên quan đến mệnh lệnh mà Chúa Cha ngỏ với các môn đệ trên núi Tabor, khi họ chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Hiển dung. Tiếng từ đám mây phán ra: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17, 5). Do đó, đề xuất đầu tiên rất rõ ràng: Chúng ta cần lắng nghe Chúa Giêsu. Mùa Chay là thời gian ân sủng để chúng ta lắng nghe Lời khi Người ngỏ lời với chúng ta”.
Mặc cho thế giới đầy dẫy những thứ “bánh mì rẻ tiền”, hay những “cám dỗ hấp dẫn mang sắc màu loè loẹt của sự giàu có thế gian”, người Kitô hữu chúng ta lựa chọn con đường “hiệp hành” với một “Đức Kitô đang sống” (Christus Vivit), một Đức Kitô hạ mình tận cùng và thẳm sâu trong mầu nhiệm Thánh Thể để chúng ta tràn đầy “tin, cậy, mến” khi được “cầm lấy mà ăn, cầm lấy mà uống” chính Thân Mình Ngài và Lời Ngài... như Lời Nguyện Hiệp lễ hôm nay xác quyết: “Lạy Chúa, Chúa đã thương lấy bánh bởi trời nuôi dưỡng chúng con, làm cho đức tin thêm mạnh mẽ, đức cậy được vững vàng, đức mến hằng tha thiết. Xin dạy chúng con biết khao khát tìm kiếm Đức Kitô là bánh trường sinh đích thực, và biết lấy Lời Chúa làm lương thực hằng ngày”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
[1]Lời nguyện Nhập lễ: “Lạy Thiên Chúa toàn năng, hàng năm Chúa ban cho chúng con bốn mươi ngày chay thánh, để tôi luyện hồn xác chúng con. Xin giúp chúng con sống những ngày khắc khổ ấy, để học biết Đức Kitô và dõi theo gương Người, hầu xứng đang hưởng ơn Người cứu độ. Người là Thiên Chúa...
(Chúa Nhật 1 MC A 2023)
Ngay từ Lời Nguyện Nhập lễ, Phụng vụ Chúa Nhật I Mùa Chay đã ghi nhận ba điều cốt yếu: Thứ nhất: xác định ý nghĩa và lý do: Đây là thời gian “40 ngày chay thánh” để “tôi luyện hồn xác”; thứ hai: nội dung và phương thế thực hiện: “Học biết Đức Kitô và dõi theo gương người”; thứ ba: cùng đích và hiệu quả: “hưởng ơn cứu độ”[1].
Thế nhưng, nếu con người, ai cũng giữ được cái “nhơn chi sơ tính bổn thiện” của mình, ai cũng là “thiện nhân”, tốt lành, thánh đức... thì “tôi luyện hồn xác” làm chi cho mệt ! Chẳng may, Lời Chúa đã chỉ cho hay rằng: “ngay từ thuở tạo thiên lập địa” đã có một “trục trặc” xảy ra mà kẻ “chủ mưu” lại là Satan, khiến cái thân phận vốn đẹp đẽ tinh khôi của con người phải rơi cảnh lầm than “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” mang tên gọi xấu hoắc đó chính là “tội”, hay ngôn ngữ ám dụ của sách Sáng thế gọi là “ăn trái cấm” như trình thuật của Bài đọc 1 hôm nay: Người nữ thấy trái cây đẹp mắt, ngon lành và thèm ăn để nên thông minh. Bà hái trái cây ăn, rồi lại cho chồng, người chồng cũng ăn. Mắt họ liền mở ra và họ nhận biết mình trần truồng...
Câu chuyện “tội nguyên tổ” hay “Ađam-Eva ăn trái cấm” của trình thuật Sáng Thế hôm nào vẫn mãi còn lặp đi lặp lại trong lịch sử và xuyên qua thân phận của mỗi người chúng ta. Vâng con người muôn nơi muôn thuở vẫn “nhân danh tự do cá nhân” để thay vì đi theo ý định của Thiên Chúa, lề luật của Thiên Chúa, chương trình của Thiên Chúa... lại cắm đầu cắm cổ lựa chọn “những trái cấm tầm thường” của cái tôi, của tham dục, của kiêu căng, của những lời dụ khị đường mật của ma quỷ... Và hậu quả “tất yếu” của lựa chọn “nói không với Thiên Chúa” đó chí là sự “trần truồng” đầy xấu hổ của phận người đầy vết hằn tội nhơ: ghen ghét, hận thù, tham lam, dâm dục, ích kỷ, kiêu căng...; và cũng từ đó, như thánh Phaolô xác quyết qua Thư gởi giáo đoàn Rôma: “... do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền tới mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội....”.
Kể từ sau “sự cố ăn trái cấm”, tưởng đâu mọi sự “đã hết thuốc chữa”, tưởng đâu “kẻ chủ mưu cám dỗ loài người quay lưng lại với Thiên Chúa” là Satan chính là kẻ thắng cuộc... Nhưng không phải vậy ! Thiên Chúa đã “âm thầm chuẩn bị” cả một chương trình phục hồi sự thánh thiện, cứu độ tội nhân, “ban ân sủng xóa tội”, đánh bại ma quỷ... mà người cầm chịch và thực thi chính là Đức Giêsu Kitô, như lời tuyên tín chắc nịch của một “tội đồ trở lại” đó chính là Thánh Phaolô: “Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người” (Thư Rôma trong bài đọc 2).
Vâng, Mùa Chay của người Kitô hữu chính là thời khắc để lên đường tìm lại “ân sủng bị đánh mất”, để “tôi luyện xác hồn” bằng cách “Học biết Đức Kitô và dõi theo gương người”; cụ thể, đó chính là học biết cách Chúa Giêsu chiến đấu và chiến thắng trước những cám dỗ của ma quỷ như Tin Mừng Matthêô đã trình thuật hôm nay: Đức Kitô đã không chọn một “chiến pháp” kinh tế, quân sự tối ưu, hay những loại “khí tài khoa học tiên tiến”..., mà giản đơn, chỉ một “vũ khí tinh thần” duy nhất: Lời Chúa, qua ba lần đối đáp với ma quỷ !
- “Đã có lời chép rằng”: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh...
- “Đã có lời chép rằng”: Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa...
- “Đã có lời chép rằng”: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi...
Vâng, cuộc chiến sinh tử của Đức Kitô để giải thoát con người và Ngài cũng muốn con người cùng tham dự cuộc chiến của chính Ngài đó chính là tiếng “vâng” nói không với ma quỷ và nói có với Thiên Chúa”; tiếng “vâng đầu tiên” khi vừa chập chững vào đời: “nầy con xin đến để thực thi ý Chúa…” hay tiếng “vâng nhức nhối” với nước mắt và mồ hôi máu trong vườn Cây Dầu: “xin vâng ý Cha đừng theo ý Con”, cho đến tiếng “vâng cuối cùng”: “con xin phó mọi sự trong tay Cha”. Và sau cuộc “vượt Qua” với những tiếng “Vâng” trọn hảo đó, Ngài đã đem về chiến thắng lẫy lừng cho Thiên Chúa và cho toàn thể nhân loại mà khúc dạo đầu của bài Thánh thi Phụng vụ giờ Kinh Sáng Mùa Chay phần nào đã nói lên:
Lạy Đức Kitô Mặt Trời công chính
Chúa thật là ngày mới đã lên ngôi !
Ngài phá tan đêm tối phủ lòng người
Cho đức hạnh lại chói ngời kiều diễm…
Quy chiếu vào ý nghĩa “tôi luyện xác hồn... học biết và dõi theo Đức Kitô” như vừa khai triển, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn “bối cảnh Biến Hình” để chuyển tải sứ điệp Mùa Chay năm nay (2023) như một cuộc “tĩnh tâm” hay “leo núi” mang chiều kích “hiệp hành”: “Thật vậy, trong mùa Phụng vụ này, Chúa đem chúng ta đi với Người và dẫn đến một nơi riêng biệt. Trong khi những bổn phận thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán, thì trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi đi lên “một ngọn núi cao” cùng với Chúa Giêsu và sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt – sự khổ chế – như dân thánh của Thiên Chúa... Cũng giống như biến cố Chúa Giêsu và các môn đệ đi lên Núi Tabor, chúng ta có thể khẳng định rằng, hành trình Mùa Chay của chúng ta là “Hiệp Hành”, bởi vì chúng ta cùng nhau đi trên một con đường, với tư cách là những môn đệ của một vị Thầy duy nhất...”.
Nói tới “Hiệp hành” chợt nhớ tới dịp vừa tròn 1 năm quân Nga mở cuộc xâm lược đất nước Ukraina (2022 – “24/2” – 2023). Trong những ngày này, người ta bình luận nhiều về những chiến tích của người dân và quân đội Ukraina, vốn là một thực thể yếu kém mọi mặt so với một cường quốc to lớn đó là Liên bang Nga. Vâng, họ đấu chiến ngoan cường và trụ vững trước những đòn tấn công tàn khốc của đại cường Nga nhờ một sự “hiệp hành” rộng khắp và mạnh mẽ: hiệp hành trong và với hàng ngũ lãnh đạo; hiệp hành trong sự đùm bọc chia sẻ phục vụ lẫn nhau giữa mọi người dân; hiệp hành trong chính nghĩa ái quốc, tự do, độc lập; hiệp hành trong niềm hy vọng và ý chí chiến thắng hòa bình; hiệp hành trong sự liên đới và hỗ trợ hết mình của Mỹ và các nước phương tây...
Hơn lúc nào hết, khắp nơi mọi thời, người Kitô hữu đang cùng nhau chiến đấu với ba thù: thế gian, xác thịt, ma quỷ. Noi gương Đức Kitô “vào sa mạc ăn chay”, hay cùng “leo núi” với Ngài lên đỉnh Tabo để “biến hình”, chúng ta chỉ có một lựa chọn tối hảo để chiến đấu và chiến thắng: Hiệp hành sống Lời Chúa. Trong sứ điệp Mùa Chay 2023, ĐGH Phanxicô đã nhấn mạnh chiều kích nầy mà ngài diễn tả bằng tên gọi “lộ trình thứ nhất”: “Lộ trình thứ nhất liên quan đến mệnh lệnh mà Chúa Cha ngỏ với các môn đệ trên núi Tabor, khi họ chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Hiển dung. Tiếng từ đám mây phán ra: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17, 5). Do đó, đề xuất đầu tiên rất rõ ràng: Chúng ta cần lắng nghe Chúa Giêsu. Mùa Chay là thời gian ân sủng để chúng ta lắng nghe Lời khi Người ngỏ lời với chúng ta”.
Mặc cho thế giới đầy dẫy những thứ “bánh mì rẻ tiền”, hay những “cám dỗ hấp dẫn mang sắc màu loè loẹt của sự giàu có thế gian”, người Kitô hữu chúng ta lựa chọn con đường “hiệp hành” với một “Đức Kitô đang sống” (Christus Vivit), một Đức Kitô hạ mình tận cùng và thẳm sâu trong mầu nhiệm Thánh Thể để chúng ta tràn đầy “tin, cậy, mến” khi được “cầm lấy mà ăn, cầm lấy mà uống” chính Thân Mình Ngài và Lời Ngài... như Lời Nguyện Hiệp lễ hôm nay xác quyết: “Lạy Chúa, Chúa đã thương lấy bánh bởi trời nuôi dưỡng chúng con, làm cho đức tin thêm mạnh mẽ, đức cậy được vững vàng, đức mến hằng tha thiết. Xin dạy chúng con biết khao khát tìm kiếm Đức Kitô là bánh trường sinh đích thực, và biết lấy Lời Chúa làm lương thực hằng ngày”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
[1]Lời nguyện Nhập lễ: “Lạy Thiên Chúa toàn năng, hàng năm Chúa ban cho chúng con bốn mươi ngày chay thánh, để tôi luyện hồn xác chúng con. Xin giúp chúng con sống những ngày khắc khổ ấy, để học biết Đức Kitô và dõi theo gương Người, hầu xứng đang hưởng ơn Người cứu độ. Người là Thiên Chúa...
CN I Mùa Chay: Chúa Chịu Cám Dỗ
LM.Anphong Nguyễn Công Minh
12:30 25/02/2023
CN I Mùa Chay: Chúa Chịu Cám Dỗ
Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu
Hôm nay là CN I Mùa Chay, năm nào cũng vậy, năm A,B hay C, ta đều gặp bài Tin Mừng thuật lại việc chính Chúa Giê-su chịu cám dỗ trong hoang địa theo 3 Sách Tin Mừng khác nhau. Nikos Kazanzakis, nhà văn Hi-lạp, đã khéo tưởng tượng để cho Chúa Giê-su chịu thêm một cuộc cám dỗ khác, khi ông viết cuốn sách “Cơn cám dỗ cuối cùng của CGS" và đã được Hollywood dàn dựng thành phim cùng tên "The Last Temptation of Jesus Christ." Cuốn phim bị GH Công Giáo kết án, vì muốn mô tả Đức Giêsu bị cám dỗ hướng chiều về dục vọng.
Đọc Tin Mừng CN I Mùa Chay hôm nay, ta thấy vang lên 2 từ : cám dỗ. Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu.
1. Cám dỗ đến từ đâu.
Câu trả lời rất dễ nếu ai đó rành Kinh Thánh, hoặc không rành Kinh Thánh lắm, nhưng lắng nghe bài TM hôm nay kỹ hơn, thì sẽ thấy vang lên chữ quỷ đúng năm lần, “ngũ quỉ” ấy là chưa kể những đại từ chỉ về quỷ, như khi thuật về quỷ, thì nói: đại từ nó; quỷ tự xưng thì : ta, tôi “mọi sự thuộc quyền ta, ta muốn cho ai tuỳ ý”, “ta sẽ cho ông tất cả, nếu ông bái lạy ta...” thì đại từ chỉ quỷ còn xúc được cả rổ !
Quỷ, chính quỷ đã cám dỗ Đức Giêsu. Cám dỗ do quỷ mà ra, bởi chính quỷ còn có danh hiệu khác rõ ràng hơn : “Tên cám dỗ” (l Tx 3, 5)
Đọc các chỗ khác trong Kinh Thánh, thì thấy nào là quỷ cám dỗ nguyên tổ loài người, quỷ cám dỗ Ca-in giết em, quỷ cám dỗ loài người xây tháp Babel, quỷ cám dỗ vua Đavit phạm tội, quỷ cám dỗ Phê-rô chối Chúa, và quỷ nhập vào Juđa để Juđa bán Chúa 30 đồng bạc. vv....Nhưng nếu ta trả lời cách thuộc lòng : cám dỗ bởi quỉ mà ra, do quỷ mà đến, vì quỷ đích thị là "Tên Cám Dỗ…, tắt lại, là đổ hết mọi tội cho quỷ thì hoá ra hơi đơn giản. Vì đối với những kẻ không tin có quỷ, thì đổ cho ai.
Người ta thường kể ba kẻ thù của con người: "chốn ba thù nhiều phen nguy biến": là ma quỷ, xác thịt, thế gian: đây là 3 kẻ lôi cuốn, 3 thế lực thù địch cám dỗ ta. Không tin quỷ, thì còn hai thế lực kia. Nhưng nên nhớ, 2 thế lực đó cũng bị quỉ chỉ huy. Bởi vậy, cái tai hại lớn nhất của con người, nhất là con người thời khoa học kỹ thuật tin học công nghệ này, là không tin có quỉ. “Làm gì có quỉ cơ chứ. Chuyện bà già ông cả.” Chắc quỉ sẽ sướng rên lên khi ai đó không tin nó có, không tin nó hiện hữu, như vậy nó dễ bề thao túng hơn.
Chúa Giê-su cũng không ngoài vòng cương toả của nó, nó cám dỗ cả Chúa nữa, và khi nó thua keo này nó chờ keo khác : Lc 4,13 ghi: sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ dịp khác. (dịp khác là CGS chịu cám dỗ khi muốn khỏi uống chén đắng). Nhưng chi tiết “chờ dịp khác” này đã gợi ý cho Nikos Kazanzakis viết cuốn : “Cơn cám dỗ cuối cùng của CGS,” tức là cám dỗ khi Ngài đã bị treo trên thập giá, Ngài nghĩ, tại sao mình lại phải là “Chúa”, sao không xuống khỏi thập giá, trở thành một “người” bình thường, lấy Maria Madalena, kẻ vẫn đi hầu mình, làm vợ, sinh con đẻ cháu, sống ba bốn đời... và an nghỉ ra đi trong tay vợ thương con mến cháu yêu. Nikos đã tưởng tượng ra cơn cám dỗ cuối cùng như thế đó, và Hollywood đã lên phim với đạo diễn nổi tiếng Scorcese. Đó là tưởng tượng thôi, nhưng câu chuyện tưởng tượng sau đây thì lại “thật” hơn bao giờ hết :
Quỷ rao bán các dụng cụ của nó. Đến ngày bán, nó bày la liệt đủ thứ, mỗi thứ đều có ghi giá tiền. Dụng cụ có nhiều loại : nào là ghen ghét, giận hờn, lười biếng, dối trá, cáo gian; nào là xu nịnh, kiêu ngạo, dâm ô, nói hành, hà tiện, mê ăn tham uống... và đủ mọi tật xấu trên đời (tật xấu, nhưng hình thù rất đẹp). Có một dụng cụ, không ghi giá, không đề tên, đã mòn nhiều, giống hình chiếc búa. Có khách hàng tò mò hỏi vật dụng này tên gì và giá bao nhiêu. Quỷ trả lời : Vô giá ! Bởi nó chỉ dành cho tôi dùng, và tôi đã dùng nhiều đến nỗi đã mòn, nhưng vẫn hiệu quả. Nơi lòng người nào mà các dụng cụ khác không đến được, tôi đem nó đến. Nó vào lòng ai rồi, thì tôi có thể dùng nó mà chỉ huy con người đó. Tên nó là thất vọng. (GN Arthur 93)
Khi con người thất vọng, hay nói kiểu giáo lý xưa : ngã lòng trông cậy không tin vào Thiên Chúa từ bi, nhân hậu sẵn sàng tha thứ, thì ấy là lúc tệ hại nhất đó. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhất là cám dỗ này (ngã lòng trông cậy). Nhưng cứu chúng con cho khỏi quỉ dữ...
Cám dỗ bởi đâu mà đến. Mọi cám dỗ đều bởi quỉ dữ mà ra.
2. Cám dỗ đi về đâu.
Chúa không cám dỗ, nhưng Chúa cho phép cám dỗ diễn ra, lúc đó cám dỗ có thể mang tên mới : thử thách. Và đó là điểm thứ hai : cám dỗ về đâu, tức là mục đích, tiêu điểm của cám dỗ, của thử thách.
Lý giải cũng không khó bởi Chúa thử thách kẻ Người yêu mến. Và Ngài không thử thách ai quá sức chịu đựng đâu.
Ta thường nói, lửa thử vàng, gian nan thử đức. Nếu không có thử thách, gian nan, làm sao biết ai là tôi trung, ai là con hiền. Nguyễn Công Trứ ví : Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai. Còn Chúa Giêsu nói, “Từ thời ông Gio-an Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Mt 11, 12). Kể cả “Con đường thơ bé” của Terexa cũng phải mạnh sức lắm mới đi được. Ta nhớ Terexa rất quá quắt kiêu kỳ, mà khuôn mình vào con đường thơ bé phó thác, phải mạnh mẽ lắm chứ chả chơi !
Vậy mục tiêu 1 của cám dỗ, thử thách là để “lập công phúc” khi chiến thắng nó. Mục tiêu 2 của cám dỗ, thử thách là để giúp ta “khiêm tốn”. Bởi thắng chước cám dỗ, vượt qua thử thách, nếu chỉ cậy sức ta, ta khó lòng lắm. Phải khiêm tốn, trông cậy ơn Chúa. Chính Chúa Giêsu phải nhờ Lời Kinh Thánh để chống lại cám dỗ của quỉ, thì huống lọ là ta, sao không cậy nhờ đến Đức Ki tô là Lời.
Người ta còn kể nhiều điểm đến của cám dỗ, của thừ thách nữa, như để con người cảm thông với nhau hơn, biết cách để hỗ trợ nhau hơn... vì ai cũng kinh qua thử thách cám dỗ.
Bạn trẻ có cám dỗ của bạn trẻ muốn hút thuốc, muốn chích xi ke cho nó phê; muốn thử... thử đủ thứ cho biết sự đời.
Người có gia đình có cám dỗ của kẻ chung giường chung chiếu, như người ta nói : đồng sàng dị mộng. Vợ thì nằm chung với chồng đó mà thấy sao ông hàng xóm lịch sự, nhã nhặn, hay giúp đỡ, thương người thế..., hơn ông chồng của mình xa : cộc cằn gắt gỏng.
Ông chồng thì mơ đến cô bán hàng, đến bạn gái cùng sở, sao họ mặt sạch hơn, duyên dáng hơn mặt của vợ mình.
Có những cám dỗ thử thách lớn, phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới chống lại được; mà cũng không thiếu những thử thách, cám đỗ nhỏ, gồng mình một cái là lướt được ngay. Nhưng có một chân lý này, là nếu ta khinh thường, chào thua cám dỗ nhỏ, thử thách bé, thì nó sẽ dẫn ta đến chỗ bị khuất phục ngay khi cám dỗ lớn xuất hiện. Nói hình ảnh hơn, nếu ta quen chịu thua mấy thằng quỉ con, quỉ nhỏ thì khi quỷ cha quỉ bố quỉ vương đến ta giơ hai hay ngay lập tức để... đầu hàng !
Thương-Trụ dùng ngà voi làm đũa. Cơ Tử thấy vậy sinh lòng lo lắng. Bởi vì nếu đũa ngà, thì chén bát phải bằng ngọc, bằng vàng mới xứng. Mà khi dùng đũa ngà chén ngọc, tất của ăn không thể rau muống luộc, mắm nêm đen, mà là đuôi voi, thịt báo, tổ yến, thanh xà, rắn Chúa. Khi của ăn là cao lương mĩ vị, thì áo quần không thể vải thô mà là lụa là châu báu. Nơi ăn chốn ở lúc đó không thể là nhà tranh vách lá, mà phải cung điện nguy nga. Vì thế, Cơ Tử chỉ thấy Thương Trụ dùng đũa ngà liền nghĩ ngay đến việc thần dân của Thương Trụ ắt sẽ lâm cảnh cùng cực, vì sưu cao thuế nặng cho sự xa xỉ của cung điện Vua. (Góp Nhặt 6, tr 54)
Một thiếu nữ Công Giáo, khi được hỏi quỉ có cám dỗ nàng làm điều xấu không và làm thế nào để nàng tránh được, đã trả lời như sau: “Tôi biết ma quỉ rất muốn tôi thuộc về nó, nên khi nó gõ cửa linh hồn tôi, tôi nói ngay: 'Lạy Chúa GS, có phải Chúa gõ cửa nhà con đó không?' Nghe đến tên Giê-su, quỉ chạy mất tiêu.” Ta thường hát: khi nghe danh thánh CGS, các tầng trời bừng sáng, các tà thần chạy trốn. khắp trái đất khiếp run... Tại sao ta không kêu cầu tên cực trọng Giê-su đến giúp sức để chống lại cám dỗ. CGS sẽ đến ngay vì Chúa cũng đã kinh qua cám dỗ như ta, Ngài biết ta cần gì. Cứ thử mà xem, gặp cám dỗ, (td. bị cám dỗ hút điếu thuốc) ta làm dấu thánh giá đi, công khai càng tốt đừng ngại gì cả, quỉ sẽ cút ngay; hoặc kêu tên Ngài; hoặc đọc kinh Lạy Cha “đừng để con sa chước cám dỗ,” hay đọc kinh Kính Mừng “và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ,” sẽ thấy hiệu quả tức thời vậy. Amen
LM.Anphong Nguyễn Công Minh
__________________
(1) l Tx 3, 5 : “Chính vì vậy mà không chịu nổi nữa, tôi đã sai người đi hỏi cho biết lòng tin của anh em ra sao. sợ rằng tên cám dỗ đã cám dỗ anh em, và công lao khó nhọc của chúng tôi trở nên vô ích”.
Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu
Hôm nay là CN I Mùa Chay, năm nào cũng vậy, năm A,B hay C, ta đều gặp bài Tin Mừng thuật lại việc chính Chúa Giê-su chịu cám dỗ trong hoang địa theo 3 Sách Tin Mừng khác nhau. Nikos Kazanzakis, nhà văn Hi-lạp, đã khéo tưởng tượng để cho Chúa Giê-su chịu thêm một cuộc cám dỗ khác, khi ông viết cuốn sách “Cơn cám dỗ cuối cùng của CGS" và đã được Hollywood dàn dựng thành phim cùng tên "The Last Temptation of Jesus Christ." Cuốn phim bị GH Công Giáo kết án, vì muốn mô tả Đức Giêsu bị cám dỗ hướng chiều về dục vọng.
Đọc Tin Mừng CN I Mùa Chay hôm nay, ta thấy vang lên 2 từ : cám dỗ. Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu.
1. Cám dỗ đến từ đâu.
Câu trả lời rất dễ nếu ai đó rành Kinh Thánh, hoặc không rành Kinh Thánh lắm, nhưng lắng nghe bài TM hôm nay kỹ hơn, thì sẽ thấy vang lên chữ quỷ đúng năm lần, “ngũ quỉ” ấy là chưa kể những đại từ chỉ về quỷ, như khi thuật về quỷ, thì nói: đại từ nó; quỷ tự xưng thì : ta, tôi “mọi sự thuộc quyền ta, ta muốn cho ai tuỳ ý”, “ta sẽ cho ông tất cả, nếu ông bái lạy ta...” thì đại từ chỉ quỷ còn xúc được cả rổ !
Quỷ, chính quỷ đã cám dỗ Đức Giêsu. Cám dỗ do quỷ mà ra, bởi chính quỷ còn có danh hiệu khác rõ ràng hơn : “Tên cám dỗ” (l Tx 3, 5)
Đọc các chỗ khác trong Kinh Thánh, thì thấy nào là quỷ cám dỗ nguyên tổ loài người, quỷ cám dỗ Ca-in giết em, quỷ cám dỗ loài người xây tháp Babel, quỷ cám dỗ vua Đavit phạm tội, quỷ cám dỗ Phê-rô chối Chúa, và quỷ nhập vào Juđa để Juđa bán Chúa 30 đồng bạc. vv....Nhưng nếu ta trả lời cách thuộc lòng : cám dỗ bởi quỉ mà ra, do quỷ mà đến, vì quỷ đích thị là "Tên Cám Dỗ…, tắt lại, là đổ hết mọi tội cho quỷ thì hoá ra hơi đơn giản. Vì đối với những kẻ không tin có quỷ, thì đổ cho ai.
Người ta thường kể ba kẻ thù của con người: "chốn ba thù nhiều phen nguy biến": là ma quỷ, xác thịt, thế gian: đây là 3 kẻ lôi cuốn, 3 thế lực thù địch cám dỗ ta. Không tin quỷ, thì còn hai thế lực kia. Nhưng nên nhớ, 2 thế lực đó cũng bị quỉ chỉ huy. Bởi vậy, cái tai hại lớn nhất của con người, nhất là con người thời khoa học kỹ thuật tin học công nghệ này, là không tin có quỉ. “Làm gì có quỉ cơ chứ. Chuyện bà già ông cả.” Chắc quỉ sẽ sướng rên lên khi ai đó không tin nó có, không tin nó hiện hữu, như vậy nó dễ bề thao túng hơn.
Chúa Giê-su cũng không ngoài vòng cương toả của nó, nó cám dỗ cả Chúa nữa, và khi nó thua keo này nó chờ keo khác : Lc 4,13 ghi: sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ dịp khác. (dịp khác là CGS chịu cám dỗ khi muốn khỏi uống chén đắng). Nhưng chi tiết “chờ dịp khác” này đã gợi ý cho Nikos Kazanzakis viết cuốn : “Cơn cám dỗ cuối cùng của CGS,” tức là cám dỗ khi Ngài đã bị treo trên thập giá, Ngài nghĩ, tại sao mình lại phải là “Chúa”, sao không xuống khỏi thập giá, trở thành một “người” bình thường, lấy Maria Madalena, kẻ vẫn đi hầu mình, làm vợ, sinh con đẻ cháu, sống ba bốn đời... và an nghỉ ra đi trong tay vợ thương con mến cháu yêu. Nikos đã tưởng tượng ra cơn cám dỗ cuối cùng như thế đó, và Hollywood đã lên phim với đạo diễn nổi tiếng Scorcese. Đó là tưởng tượng thôi, nhưng câu chuyện tưởng tượng sau đây thì lại “thật” hơn bao giờ hết :
Quỷ rao bán các dụng cụ của nó. Đến ngày bán, nó bày la liệt đủ thứ, mỗi thứ đều có ghi giá tiền. Dụng cụ có nhiều loại : nào là ghen ghét, giận hờn, lười biếng, dối trá, cáo gian; nào là xu nịnh, kiêu ngạo, dâm ô, nói hành, hà tiện, mê ăn tham uống... và đủ mọi tật xấu trên đời (tật xấu, nhưng hình thù rất đẹp). Có một dụng cụ, không ghi giá, không đề tên, đã mòn nhiều, giống hình chiếc búa. Có khách hàng tò mò hỏi vật dụng này tên gì và giá bao nhiêu. Quỷ trả lời : Vô giá ! Bởi nó chỉ dành cho tôi dùng, và tôi đã dùng nhiều đến nỗi đã mòn, nhưng vẫn hiệu quả. Nơi lòng người nào mà các dụng cụ khác không đến được, tôi đem nó đến. Nó vào lòng ai rồi, thì tôi có thể dùng nó mà chỉ huy con người đó. Tên nó là thất vọng. (GN Arthur 93)
Khi con người thất vọng, hay nói kiểu giáo lý xưa : ngã lòng trông cậy không tin vào Thiên Chúa từ bi, nhân hậu sẵn sàng tha thứ, thì ấy là lúc tệ hại nhất đó. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhất là cám dỗ này (ngã lòng trông cậy). Nhưng cứu chúng con cho khỏi quỉ dữ...
Cám dỗ bởi đâu mà đến. Mọi cám dỗ đều bởi quỉ dữ mà ra.
2. Cám dỗ đi về đâu.
Chúa không cám dỗ, nhưng Chúa cho phép cám dỗ diễn ra, lúc đó cám dỗ có thể mang tên mới : thử thách. Và đó là điểm thứ hai : cám dỗ về đâu, tức là mục đích, tiêu điểm của cám dỗ, của thử thách.
Lý giải cũng không khó bởi Chúa thử thách kẻ Người yêu mến. Và Ngài không thử thách ai quá sức chịu đựng đâu.
Ta thường nói, lửa thử vàng, gian nan thử đức. Nếu không có thử thách, gian nan, làm sao biết ai là tôi trung, ai là con hiền. Nguyễn Công Trứ ví : Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai. Còn Chúa Giêsu nói, “Từ thời ông Gio-an Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Mt 11, 12). Kể cả “Con đường thơ bé” của Terexa cũng phải mạnh sức lắm mới đi được. Ta nhớ Terexa rất quá quắt kiêu kỳ, mà khuôn mình vào con đường thơ bé phó thác, phải mạnh mẽ lắm chứ chả chơi !
Vậy mục tiêu 1 của cám dỗ, thử thách là để “lập công phúc” khi chiến thắng nó. Mục tiêu 2 của cám dỗ, thử thách là để giúp ta “khiêm tốn”. Bởi thắng chước cám dỗ, vượt qua thử thách, nếu chỉ cậy sức ta, ta khó lòng lắm. Phải khiêm tốn, trông cậy ơn Chúa. Chính Chúa Giêsu phải nhờ Lời Kinh Thánh để chống lại cám dỗ của quỉ, thì huống lọ là ta, sao không cậy nhờ đến Đức Ki tô là Lời.
Người ta còn kể nhiều điểm đến của cám dỗ, của thừ thách nữa, như để con người cảm thông với nhau hơn, biết cách để hỗ trợ nhau hơn... vì ai cũng kinh qua thử thách cám dỗ.
Bạn trẻ có cám dỗ của bạn trẻ muốn hút thuốc, muốn chích xi ke cho nó phê; muốn thử... thử đủ thứ cho biết sự đời.
Người có gia đình có cám dỗ của kẻ chung giường chung chiếu, như người ta nói : đồng sàng dị mộng. Vợ thì nằm chung với chồng đó mà thấy sao ông hàng xóm lịch sự, nhã nhặn, hay giúp đỡ, thương người thế..., hơn ông chồng của mình xa : cộc cằn gắt gỏng.
Ông chồng thì mơ đến cô bán hàng, đến bạn gái cùng sở, sao họ mặt sạch hơn, duyên dáng hơn mặt của vợ mình.
Có những cám dỗ thử thách lớn, phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới chống lại được; mà cũng không thiếu những thử thách, cám đỗ nhỏ, gồng mình một cái là lướt được ngay. Nhưng có một chân lý này, là nếu ta khinh thường, chào thua cám dỗ nhỏ, thử thách bé, thì nó sẽ dẫn ta đến chỗ bị khuất phục ngay khi cám dỗ lớn xuất hiện. Nói hình ảnh hơn, nếu ta quen chịu thua mấy thằng quỉ con, quỉ nhỏ thì khi quỷ cha quỉ bố quỉ vương đến ta giơ hai hay ngay lập tức để... đầu hàng !
Thương-Trụ dùng ngà voi làm đũa. Cơ Tử thấy vậy sinh lòng lo lắng. Bởi vì nếu đũa ngà, thì chén bát phải bằng ngọc, bằng vàng mới xứng. Mà khi dùng đũa ngà chén ngọc, tất của ăn không thể rau muống luộc, mắm nêm đen, mà là đuôi voi, thịt báo, tổ yến, thanh xà, rắn Chúa. Khi của ăn là cao lương mĩ vị, thì áo quần không thể vải thô mà là lụa là châu báu. Nơi ăn chốn ở lúc đó không thể là nhà tranh vách lá, mà phải cung điện nguy nga. Vì thế, Cơ Tử chỉ thấy Thương Trụ dùng đũa ngà liền nghĩ ngay đến việc thần dân của Thương Trụ ắt sẽ lâm cảnh cùng cực, vì sưu cao thuế nặng cho sự xa xỉ của cung điện Vua. (Góp Nhặt 6, tr 54)
Một thiếu nữ Công Giáo, khi được hỏi quỉ có cám dỗ nàng làm điều xấu không và làm thế nào để nàng tránh được, đã trả lời như sau: “Tôi biết ma quỉ rất muốn tôi thuộc về nó, nên khi nó gõ cửa linh hồn tôi, tôi nói ngay: 'Lạy Chúa GS, có phải Chúa gõ cửa nhà con đó không?' Nghe đến tên Giê-su, quỉ chạy mất tiêu.” Ta thường hát: khi nghe danh thánh CGS, các tầng trời bừng sáng, các tà thần chạy trốn. khắp trái đất khiếp run... Tại sao ta không kêu cầu tên cực trọng Giê-su đến giúp sức để chống lại cám dỗ. CGS sẽ đến ngay vì Chúa cũng đã kinh qua cám dỗ như ta, Ngài biết ta cần gì. Cứ thử mà xem, gặp cám dỗ, (td. bị cám dỗ hút điếu thuốc) ta làm dấu thánh giá đi, công khai càng tốt đừng ngại gì cả, quỉ sẽ cút ngay; hoặc kêu tên Ngài; hoặc đọc kinh Lạy Cha “đừng để con sa chước cám dỗ,” hay đọc kinh Kính Mừng “và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ,” sẽ thấy hiệu quả tức thời vậy. Amen
LM.Anphong Nguyễn Công Minh
__________________
(1) l Tx 3, 5 : “Chính vì vậy mà không chịu nổi nữa, tôi đã sai người đi hỏi cho biết lòng tin của anh em ra sao. sợ rằng tên cám dỗ đã cám dỗ anh em, và công lao khó nhọc của chúng tôi trở nên vô ích”.
Lớn lên trong sự thánh thiện
Lm Minh Anh
14:46 25/02/2023
LỚN LÊN TRONG SỰ THÁNH THIỆN
“Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa!”.
C. S. Lewis nhận xét, “Không ai biết mình xấu xa như thế nào cho đến khi đã ‘hết sức cố gắng để trở nên tốt’. Chỉ những ai cố gắng chống lại cám dỗ mới biết nó mạnh làm sao. Chúa Kitô, người duy nhất không bao giờ khuất phục trước cám dỗ, nên cũng là người duy nhất biết đầy đủ ý nghĩa của nó. Với Ngài, cám dỗ còn là cơ hội để mỗi người ‘lớn lên trong sự thánh thiện!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của Lewis được gặp lại qua Lời Chúa Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay. Ađam Eva, và cả Chúa Giêsu chịu cám dỗ. Lời Chúa muốn chúng ta noi gương Chúa Giêsu; qua các cám dỗ, có thể ‘lớn lên trong sự thánh thiện’. Để được vậy, hãy chỉ cậy trông vào Chúa, Thánh Vịnh đáp ca là một lời nhắc nhở sâu sắc, “Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa!”.
Cám dỗ có tốt không? Không tốt cũng không xấu, nhưng chắc chắn bị cám dỗ không phải là một tội; nếu không thì Chúa Giêsu đã không bao giờ bị cám dỗ. Vậy mà, như nguyên tổ, Ngài đã chịu; và cả chúng ta cũng vậy. Nếu câu chuyện Ađam Eva trong bài đọc Sáng Thế giống với câu chuyện của chúng ta, thì Phaolô trong bài đọc hai nói với chúng ta rằng, câu chuyện về Chúa Giêsu cũng có thể là câu chuyện của chúng ta! Mùa Chay, mùa chúng ta được kêu gọi chuyển từ hình ảnh Ađam sang hình ảnh Chúa Kitô; Mùa Chay, mùa cho phép cuộc sống chúng ta được câu chuyện về Chúa Giêsu định hình nhiều hơn là câu chuyện Ađam. Chúa cho phép chúng ta bị cám dỗ, không phải để sa ngã, nhưng để bạn và tôi ‘lớn lên trong sự thánh thiện’.
Cám dỗ buộc chúng ta đứng dậy và lựa chọn hoặc theo Chúa hoặc theo ma quỷ. Mặc dù lòng thương xót và sự tha thứ luôn được ban khi chúng ta thất bại, nhưng các “phúc lành” đang chờ đợi những ai vượt qua cám dỗ thì rất nhiều. Sự cám dỗ của Chúa Giêsu không làm tăng sự thánh khiết của Ngài, nhưng cho Ngài cơ hội để bày tỏ sự hoàn hảo trong bản tính nhân loại của Ngài. Đó là sự hoàn hảo chúng ta tìm kiếm và cố gắng bắt chước. Hãy nhìn vào Ngài, cùng xem “năm phúc lành” có thể đến từ việc chịu cám dỗ. Hãy suy gẫm cẩn thận và chậm rãi:
Thứ nhất, chịu đựng và chiến thắng cám dỗ giúp chúng ta nhìn thấy sức mạnh của Chúa trong cuộc sống; vạch trần ‘một chuyển động bên trong’ như một cơn cám dỗ đơn giản là đã chiến thắng được một nửa.
Thứ hai, cám dỗ hạ thấp chúng ta, tước bỏ sự tự hào khi nghĩ rằng, chúng ta đủ sức tự chủ và tự lập.
Thứ ba, việc từ chối ma quỷ có giá trị rất lớn; điều này không chỉ cướp đi khả năng lừa dối liên tục của nó, mà còn làm rõ tầm nhìn của chúng ta về bản chất của nó để có thể tiếp tục từ chối nó và các công việc của nó.
Thứ tư, việc chiến thắng cám dỗ củng cố chúng ta trong mọi nhân đức. Và thứ năm, ma quỷ sẽ không cám dỗ nếu nó không ‘quan tâm đến sự thánh thiện’ của chúng ta. Vì vậy, cám dỗ là dấu hiệu cho thấy ma quỷ đang ‘mất dần quyền kiểm soát’ đời sống chúng ta; và đó là cơ hội để bạn ‘lớn lên trong sự thánh thiện’.
Anh Chị em,
“Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa!”. Cậy trông vào Chúa, chúng ta vượt qua cám dỗ! Việc nhận ra điều này, củng cố chúng ta đến cốt lõi linh hồn. Khi làm vậy, chúng ta làm tất cả trong khiêm nhượng; nhận ra rằng, chúng ta không tự mình hoàn thành mà chỉ nhờ ân sủng Chúa. Điều ngược lại cũng đúng. Mỗi khi thất bại, chúng ta nản lòng và có xu hướng đánh mất những đức tính ít ỏi mình có. Hãy biết, mọi cám dỗ đều có thể vượt qua. Không có gì là quá tuyệt vời cũng không có gì là quá khó khăn. Chúa Giêsu đang đợi chúng ta, hãy hạ mình xưng tội, tìm kiếm sự giúp đỡ của một người bạn, quỳ gối cầu nguyện, tin tưởng vào quyền năng Chúa. Vượt qua cám dỗ không chỉ là điều có thể, mà còn là một trải nghiệm vinh quang và biến đổi về ân sủng. Như vậy, cám dỗ là dịp may để bạn ‘lớn lên trong sự thánh thiện’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con đừng bao giờ ‘hết sức cố gắng để trở nên tốt’. Xin ban cho con ân sủng cần thiết để vượt qua cám dỗ và chỉ trông cậy nơi Chúa để ‘lớn lên trong sự thánh thiện!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Linh mục làm mai cho 270 cặp vợ chồng tìm được tình yêu – Tất cả họ đều đã kết hôn!
Đặng Tự Do
05:14 25/02/2023
Dân gian Việt Nam có câu “Ở đời có bốn cái ngu: làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”. Ngu nhất là làm mai. Nhiều người ví von làm mai cũng kể như vác nguyên trái bom về để trong nhà, không biết ngày giờ nào hai vợ chồng người ta bùng nổ, kiếm mình chửi bới.
Tuy nhiên, có một linh mục ở Tây Ban Nha đã làm mai đến 270 cặp. Ngài đã đi trước hàng thập kỷ các ứng dụng hẹn hò và đã giúp hàng trăm người tìm thấy tình yêu đích thực và một người bạn đời chung thủy.
Đây là câu chuyện về Cha Fernando Cuevas Raposo, một linh mục đã làm mai cho 270 cuộc hôn nhân.
Cha Fernando là một linh mục Opus Dei và là tuyên úy của một số ký túc xá ở Valencia, Tây Ban Nha. Năm nay 67 tuổi, sống ở Ibiza, Tây Ban Nha và bắt đầu mai mối cho các cặp vợ chồng Công Giáo cách đây 13 năm.
Nhờ chiến lược của ngài, hơn 500 người đã tìm thấy tình yêu.
Trong 13 năm qua, Cha Fernando đã áp dụng cùng một phương pháp cho tất cả các ứng viên.
Những người hy vọng tìm thấy đối tác Công Giáo của họ điền vào một mẫu đơn.
Chúng bao gồm tên, tuổi, ngày sinh, chiều cao, học vấn, nơi làm việc, sở thích, đức tính, khuyết điểm, những gì họ muốn ở một người bạn đời, cam kết của họ với đức tin và sinh hoạt của họ trong Giáo hội.
Sau khi mỗi ứng viên gửi thông tin của họ, Cha Fernando sẽ phân tích thông tin đó và xem xét các kết quả phù hợp có thể xảy ra. Nếu ngài thấy sự phù hợp giữa hai người, ngài sẽ nói chuyện với từng ứng viên. Sau đó, nếu họ đồng ý, ngài sẽ chia sẻ thông tin liên lạc.
“Tôi chuyển số điện thoại và nói với người đó rằng họ sẽ liên lạc với anh ấy hay cô ấy trong vòng 24 giờ. Và ở đó họ sẽ nói hoặc làm bất cứ điều gì họ muốn. Tôi đã không ở đó. Công việc của tôi đã hoàn thành”, vị linh mục nói với tờ báo kỹ thuật số El Español.
Vị Linh mục nhận được đến 20 yêu cầu hàng ngày và ngay lập tức phát triển công việc mai mối của mình.
“270 cặp đã kết hôn. Tôi đã đếm cẩn thận. Không nhiều hơn và không ít hơn. Có thể trong một tuần nữa, tôi có thể nói với bạn rằng còn năm vụ nữa, nhưng hiện tại chúng là những vụ đầy triển vọng,” ngài quả quyết.
Và mặc dù số lượng các cuộc hôn nhân quá cao đến mức không thể tin được, điều khiến anh hạnh phúc nhất là không có cặp vợ chồng nào ly hôn.
Giữa một xã hội đang quay lưng lại với Thiên Chúa, Cha Fernando thấy công việc của mình thật quan trọng và ngài coi đó là một hoạt động mục vụ của mình.
“Xã hội rất thế tục hóa và mọi người vô cùng thiếu hiểu biết về tôn giáo. Và thiếu quan tâm. Họ không quan tâm đến những điều của Thiên Chúa bởi vì họ không được nuôi dưỡng theo cách đó. Những ai muốn sống đức tin của mình thì rất coi trọng điều đó và muốn tìm được một người như thế.”
Source:Church POP
Nhà Áp-ra-ham ở Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất có nhà thờ, giáo đường Do Thái và nhà thờ Hồi giáo
Đặng Tự Do
05:18 25/02/2023
Trên bờ Vịnh Ba Tư, một khu phức hợp mới có nhà thờ Công giáo, giáo đường Do Thái và nhà thờ Hồi giáo ở thủ đô của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Ngôi nhà của Gia đình Áp-ra-ham cung cấp một biểu hiện bằng bê tông, đá cẩm thạch và gỗ sồi thể hiện nỗ lực công khai của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất đối với lòng khoan dung tôn giáo sau khi đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2019 và sau đó công nhận Israel về mặt ngoại giao vào năm 2020. Các tín hữu đã cầu nguyện và giao lưu tại địa điểm trên đảo Saadiyat của Abu Dhabi, trong khi công chúng sẽ được phép đến đó trong tháng tới.
Tuy nhiên, Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất vẫn hình sự hóa việc truyền đạo bên ngoài đức tin Hồi giáo. An ninh cũng vẫn là mối quan tâm đối với những người theo đạo Do Thái ở tiền đồn mới này trên Bán đảo Ả Rập, cho dù là từ đối phương trong khu vực của Israel là Iran hay từ những người tức giận trước việc Israel theo đuổi các khu định cư trên đất mà người Palestine tìm kiếm cho nhà nước tương lai của họ.
Các nhà tổ chức đã từ chối nói chuyện trước máy quay hôm thứ Ba với Associated Press về dự án, ngay cả khi họ dẫn các nhà báo đi khắp nơi.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một liên bang gồm bảy vương quốc Hồi giáo, đã công bố kế hoạch xây dựng Ngôi nhà Gia đình Áp-ra-ham vào năm 2019 trong “Năm Khoan dung” của đất nước. Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh gốc Ghana Sir David Adjaye, địa điểm này bao gồm ba ngôi thánh đường và một trung tâm kết nối cho các sự kiện trong tương lai.
Bản thân địa điểm này nổi bật như một nơi thờ phượng với những phiến đá cẩm thạch trắng ở thủ đô được biết đến nhiều hơn với ngành công nghiệp dầu mỏ, hội chợ vũ khí đang diễn ra, tháp kính và khách sạn bên bờ biển. Ba ngôi thánh đường — Nhà thờ Thánh Phanxicô thành Assisi, Giáo đường Do Thái Moses Ben Maimon và Nhà thờ Hồi giáo Imam al-Tayeb — đứng ở các điểm hình tam giác, mỗi điểm có cấu trúc khoảng 30 mét khối.
Trong khi mỗi ngôi thánh đường có cùng kích thước, tất cả đều có vẻ ngoài khác nhau. Trong nhà thờ, các cửa sổ hướng đông đón ánh sáng ban mai bao quanh bàn thờ bằng đá cẩm thạch và bục giảng với cây thánh giá phía trên. Những chiếc ghế dài bằng gỗ sồi dành cho các tín hữu ngồi bên trong dưới những cột gỗ treo lơ lửng trên trần nhà.
Giáo đường Do Thái có những băng ghế tương tự, với Mười Điều Răn được ghi bằng tiếng Do Thái ở phía trước. Một căn phòng cho Torah nằm phía sau mặt tiền. Những tấm lưới bằng đồng treo trên trần nhà, đùa giỡn với ánh sáng từ cửa sổ và giếng trời phía trên.
Nhà thờ Hồi giáo có các kệ để Kinh Qur'an và cả bên ngoài, để các tín hữu cởi giày, ẩn sau các thiết kế hình học Hồi giáo. Sàn trải thảm màu xám, với hai micrô bên dưới và một micrô bên trên một bục cao nơi thầy tế lễ đứng để cầu nguyện vào thứ Sáu. Các bức tường có thể di chuyển ngăn cách khu vực nam và nữ.
Các quan chức không đưa ra con số cụ thể về chi phí xây dựng địa điểm, mặc dù chỉ riêng vật liệu có thể đã tiêu tốn hàng trăm triệu đô la.
Source:AP
Nhật Ký Trừ Tà số 227: Satan- Kẻ Mang Đến Cái Chết
Đặng Tự Do
05:19 25/02/2023
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #227: Satan- Bringer of Death”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 227: Satan- Kẻ Mang Đến Cái Chết”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Sarah đã hoàn toàn bị chiếm hữu. Khi còn là một thiếu nữ, cô đã trao thân cho Satan. Trong những năm sau đó, cô trở nên ủ rũ, vô vọng và muốn tự tử. Trong khi cô muốn được giải thoát, Satan thường xuyên nhắc nhở cô rằng cô đã trao thân cho hắn. Họ đã có một hợp đồng. Satan thường xuyên dụ dỗ cô tự tử.
Cuối cùng, cô tìm được đường đến với một linh mục Công Giáo hiểu biết. Ngài nói với cô rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hủy bỏ hợp đồng của cô với Satan. Ngài thúc giục cô tin tưởng vào Chúa Giêsu, thực hành đức tin và gặp linh mục trừ tà. Cô ấy hiện đang trải qua một cuộc trừ tà kéo dài; những người tự nguyện dâng mình cho Satan thường mất nhiều thời gian hơn để được giải thoát. Họ là những người mà Satan đặc biệt không muốn từ bỏ.
Một khoảnh khắc mạnh mẽ trong Nghi thức trừ tà là kinh cầu lên án các danh hiệu của Satan. Chúng là một loạt danh sách những lời buộc tội đáng nguyền rủa (theo nghĩa đen) mô tả Kẻ Ác và hậu quả của tội lỗi. Chúng bao gồm những tên gọi như: inimice fidei (kẻ thù của đức tin), hostis generis humani (kẻ thù của loài người), vitae raptor (kẻ cướp đi sự sống), incestus auctor (tác giả loạn luân), justitiae decliinator (kẻ phá hoại công lý), malorum radix (gốc rễ của cái ác), causa discordiae (nguyên nhân của sự bất hòa), dolorum incestus (kẻ kích thích nỗi đau và nỗi buồn), pater mendacii (cha đẻ của sự dối trá) và nhiều hơn nữa. Lucifer ghét điều đó và mỗi lời lên án đều đánh anh ta như búa tạ.
Việc đọc thuộc lòng danh hiệu ma quỷ của hắn không chỉ có hiệu quả về mặt tinh thần, phản ứng của ma quỷ đối với những cái tên này thường được chẩn đoán. Giữa lúc Sarah đang được trừ tà, tôi bắt đầu đọc danh sách, phát âm rõ ràng và nhấn mạnh từng cái tên. Khi tôi nói đến tên gọi của Satan Mortis Adductor, Kẻ mang đến cái chết, nó đã phản ứng mạnh mẽ. Tôi đã nhấn trúng yếu huyệt của nó. Vì vậy, tôi dừng lại và lặp đi lặp lại trong vài phút: Mortis Adductor, Kẻ mang đến cái chết; Mortis Adductor, Kẻ mang đến cái chết; Mortis Adductor, Kẻ mang đến cái chết. Những con quỷ bắt đầu quằn quại và vùng vẫy dữ dội.
Satan và tội lỗi đã mang sự chết vào thế giới của chúng ta. Satan rất muốn làm như vậy với Sarah. Tôi đã yêu cầu Sarah cố gắng hết sức để từ bỏ Ác ma Tử thần. Tôi nói với cô ấy, “Hãy lặp lại theo tôi: 'Tôi từ bỏ Ác ma Tử thần. Tôi từ chối họ, tôi quở trách họ, tôi từ bỏ họ, và nhân danh Chúa Giêsu, tôi đuổi họ ra ngoài”. Đó là một buổi trừ tà mệt mỏi, nhưng rất hiệu quả.
Satan là kẻ mang đến sự chết. Mọi thứ về địa ngục đầy mùi chết chóc. Không có nước; nó đen, cằn cỗi và vô hồn. Chúng ta thấy sự hiện diện của Satan trong nhiều hành động gây chết chóc trên thế giới của chúng ta ngày nay. Đền thờ Satan thông báo rằng họ sẽ mở một phòng khám phá thai miễn phí ở New Mexico. Có lẽ sẽ tốt cho tất cả chúng ta nếu từ bỏ Ác ma Tử thần. Chúa Giêsu đã phá vỡ sự kìm kẹp của Satan trên thế giới này và trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta khẳng định rằng nơi Chúa Giêsu, chúng ta tìm được sự sống đích thực (Ga 14:6).
Source:Catholic Exorcism
Nhật Ký Trừ Tà số 228: Giờ của Quỷ
Đặng Tự Do
17:06 25/02/2023
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #228: The Demonic Hour”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 228: Giờ của Quỷ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
James phàn nàn về các cuộc tấn công của ma quỷ. Một thực tế đặc biệt thu hút sự chú ý của tôi. Tôi hỏi, “Mấy giờ chúng xảy ra?” Anh ấy trả lời, “3 giờ sáng.” Tôi nghĩ, “Ahhh, giờ ma quỷ.”
Để phân biệt xem ai đó có bị quỷ nhập hay không, chúng ta tìm kiếm các dấu hiệu chính nổi tiếng như kiến thức huyền bí, sức mạnh siêu phàm, kiến thức về ngôn ngữ không rõ xuất xứ và ác cảm với điều thiêng liêng. Nhưng nhiều khi những dấu hiệu cổ điển này không xuất hiện ngay từ đầu, mãi về sau chúng mới xuất hiện. Ban đầu, chúng ta quen thuộc với những dấu hiệu tinh vi hơn thường đi kèm với người bị quỷ ám, chẳng hạn như đặc điểm của các cuộc tấn công được cho là của ma quỷ.
Satan ghét Chúa Giêsu. Ma quỷ luôn chế giễu Chúa Giêsu, đảo ngược các dấu hiệu và sự thật thiêng liêng. Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá lúc 3 giờ chiều. Chúa Giêsu gọi đó là “Giờ của Ta.” Trong sự đảo ngược của Satan, Satan tuyên bố 3 giờ sáng là giờ của hắn. Chúng ta nhận thấy một số cuộc tấn công dữ dội nhất của Satan đối với những người bị ám xảy ra vào thời điểm đó. Có khả năng là vào lúc 3 giờ sáng, giờ ấy ma quỷ đang sung sức nhất.
Carey cũng bị ám. Cô cũng mô tả các cuộc tấn công dữ dội của ma quỷ vào lúc 3 giờ sáng. Khi quá trình trừ tà kéo dài của cô ấy tiếp tục, cô ấy đã mất sức và chúng ta sợ rằng cô ấy sẽ không thể cầm cự được. Chúng tôi đã quan tâm nhiều hơn. Những con quỷ đã tấn công cô ấy lúc 3 giờ sáng. Vì vậy, chúng tôi quyết định bắt đầu cầu nguyện với cô ấy lúc 2:30 sáng.
Ngoài việc giúp cô ấy nhẹ nhõm, tôi muốn tấn công lũ quỷ vào giờ chúng mạnh nhất. Trước đây chúng đã kiểm soát ban đêm. Bây giờ, với những phiên trừ tà ban đêm này, chúng tôi đã tấn công. Trong một số tuần, Nhóm tập trung lúc 2:30 sáng. Carey nói, “Nó đã giúp xua đuổi ma quỷ một chút và mang lại cho tôi những đêm yên bình sau 3 giờ sáng.” Ở giai đoạn này, giấc ngủ của cô ấy là rất quan trọng.
Cuối cùng, lũ quỷ nhận ra rằng chúng tôi sẽ không ngừng cầu nguyện lúc 2:30 sáng. Vì vậy, họ bắt đầu tấn công cô ấy lúc 1 giờ sáng. Tôi đã rất ngạc nhiên khi chúng mất quá nhiều thời gian để điều chỉnh. Tôi nghĩ chúng đã rất ngạc nhiên khi chúng tôi thức dậy vào lúc nửa đêm để giúp người phụ nữ trẻ này. Có lẽ họ đã nghĩ rằng cuối cùng chúng tôi sẽ bỏ cuộc; nhưng chúng tôi đã không. Trong thế giới tự ái của chúng, chúng không thể hiểu được ý tưởng về lòng bác ái và sự tự hiến. Và vì lũ quỷ bắt đầu tấn công cô ấy lúc 1 giờ sáng, nên chúng tôi bắt đầu tập trung vào lúc 12:30 sáng (Nhóm rất vui khi được cầu nguyện sớm hơn!). Vì vậy, chiến thuật mèo vờn chuột tiếp tục. May mắn thay, cuối cùng Carey đã đi đến cùng và giờ đã được giải thoát.
Tôi thấy nhiều dấu hiệu của sự đảo ngược của Satan trong thế giới của chúng ta ngày nay, đặc biệt là trong suy nghĩ của mọi người, mặc dù thường không được nhận ra. Chẳng hạn, những người theo thuyết Satan tuyên bố mang lại sự tự do khỏi “chính quyền tôn giáo chuyên chế”, nhưng chính Satan mới là nô lệ. Họ tuyên bố đề cao phẩm giá và sự hoàn thiện của con người, nhưng Satan là kẻ hủy diệt nhân loại. Một số phù thủy cho rằng câu thần chú của họ thực sự giống như những lời cầu nguyện của Kitô giáo, nhưng kết quả duy nhất của bất kỳ câu thần chú ma thuật nào đều là một lời nguyền. Trong Chúa Giêsu có sự tự do đích thực và sự sung mãn tiềm năng của con người. Trong đạo Chúa Kitô chân chính, chúng ta tìm thấy ân sủng thật và những phước lành tuyệt vời.
Hãy cảnh giác chống lại những nghịch lý của Satan. Bất cứ khi nào bạn nghe thấy một người nói những điều nghịch lý, hãy dâng lên một lời cầu nguyện đơn giản: “Nguyện xin ánh sáng của Chúa Thánh Thần đến với tất cả chúng ta và tiết lộ Ngài là Sự Thật.”
Source:Catholic Exorcism
Lời cầu nguyện ứng khẩu của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ukraine
Đặng Tự Do
19:32 25/02/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự buổi chiếu một bộ phim tài liệu về những giờ đầu tiên của cuộc chiến và dâng một lời cầu nguyện ứng khẩu.
“Chúng ta hãy hướng về Ukraine, chúng ta hãy cầu nguyện cho Ukraine, và hãy mở lòng đón nhận nỗi đau,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói khi kết thúc buổi chiếu phim tại Vatican vào ngày 24 tháng 2 năm 2023. Bộ phim đề cập đến cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin, một năm sau khi ông ta xua quân xâm chiếm Ukraine.
Đức Thánh Cha lên án “tinh thần chiến tranh” vốn thúc đẩy “sự hủy diệt, không cho phép phát triển, hủy diệt tất cả mọi người – đàn ông, đàn bà, trẻ em, người già, tất cả mọi người”.
Khoảng 250 người bao gồm những người tị nạn và các thành viên của cộng đồng Ukraine, những người nghèo từ Giáo phận Rôma, và các thành viên của các hiệp hội, cùng với Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Thánh Cha, đã tham dự buổi chiếu bộ phim “Freedom on Fire”, “Tự do đang bốc cháy: Cuộc chiến giành tự do của Ukraine,” của Evgeny Afineevsky.
Bộ phim tài liệu mới của ông, được trình chiếu tại Liên hoan phim Venice vào tháng 9 năm ngoái, tập trung vào sự khởi đầu của cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Những giờ đầu tiên này được kể theo quan điểm của những thường dân Ukraine bình thường.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự buổi chiếu từ hàng ghế sau của căn phòng, và cuối cùng, phát biểu trước khán giả một cách ứng khẩu. Ngài cầu xin Chúa cho mọi người hiểu rằng “chiến tranh là hủy diệt, chiến tranh luôn làm chúng ta nhỏ bé đi”.
Sau đó, ngài đưa ra một lời cầu nguyện ứng khẩu ngắn gọn như sau:
“Lạy Cha chúng con ở trên trời
Xin Cha nhìn đến những đau khổ của chúng con,
Xin đoái nhìn những vết thương của chúng con,
Xin nhìn đến những nỗi đau của chúng con,
Xin Cha cũng hãy nhìn vào tính ích kỷ của chúng con, những quyền lợi thấp hèn của chúng con và khả năng mà chúng con có để hủy hoại chính mình.
Xin Cha hãy chữa lành, chữa lành trái tim của chúng con, chữa lành tâm trí của chúng con, chữa lành đôi mắt của chúng con, để đôi mắt chúng con có thể nhìn thấy vẻ đẹp mà Cha đã tạo ra
Và không phá hủy nó trong sự ích kỷ.
Xin gieo trong chúng con hạt giống bình an.
Amen.”
Vatican News, phương tiện truyền thông duy nhất có mặt bên cạnh một đài truyền hình Ukraine, đã kể lại những cuộc trao đổi giữa Đức Thánh Cha và những người tị nạn Ukraine khác nhau có mặt. Một nhà báo Ukraine kêu gọi Đức Thánh Cha giúp giải thoát các tù nhân và đến thăm Ukraine.
Source:AleteiaPray this prayer from Pope Francis for Ukraine
“Chúng ta hãy hướng về Ukraine, chúng ta hãy cầu nguyện cho Ukraine, và hãy mở lòng đón nhận nỗi đau,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói khi kết thúc buổi chiếu phim tại Vatican vào ngày 24 tháng 2 năm 2023. Bộ phim đề cập đến cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin, một năm sau khi ông ta xua quân xâm chiếm Ukraine.
Đức Thánh Cha lên án “tinh thần chiến tranh” vốn thúc đẩy “sự hủy diệt, không cho phép phát triển, hủy diệt tất cả mọi người – đàn ông, đàn bà, trẻ em, người già, tất cả mọi người”.
Khoảng 250 người bao gồm những người tị nạn và các thành viên của cộng đồng Ukraine, những người nghèo từ Giáo phận Rôma, và các thành viên của các hiệp hội, cùng với Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Thánh Cha, đã tham dự buổi chiếu bộ phim “Freedom on Fire”, “Tự do đang bốc cháy: Cuộc chiến giành tự do của Ukraine,” của Evgeny Afineevsky.
Bộ phim tài liệu mới của ông, được trình chiếu tại Liên hoan phim Venice vào tháng 9 năm ngoái, tập trung vào sự khởi đầu của cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Những giờ đầu tiên này được kể theo quan điểm của những thường dân Ukraine bình thường.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự buổi chiếu từ hàng ghế sau của căn phòng, và cuối cùng, phát biểu trước khán giả một cách ứng khẩu. Ngài cầu xin Chúa cho mọi người hiểu rằng “chiến tranh là hủy diệt, chiến tranh luôn làm chúng ta nhỏ bé đi”.
Sau đó, ngài đưa ra một lời cầu nguyện ứng khẩu ngắn gọn như sau:
“Lạy Cha chúng con ở trên trời
Xin Cha nhìn đến những đau khổ của chúng con,
Xin đoái nhìn những vết thương của chúng con,
Xin nhìn đến những nỗi đau của chúng con,
Xin Cha cũng hãy nhìn vào tính ích kỷ của chúng con, những quyền lợi thấp hèn của chúng con và khả năng mà chúng con có để hủy hoại chính mình.
Xin Cha hãy chữa lành, chữa lành trái tim của chúng con, chữa lành tâm trí của chúng con, chữa lành đôi mắt của chúng con, để đôi mắt chúng con có thể nhìn thấy vẻ đẹp mà Cha đã tạo ra
Và không phá hủy nó trong sự ích kỷ.
Xin gieo trong chúng con hạt giống bình an.
Amen.”
Vatican News, phương tiện truyền thông duy nhất có mặt bên cạnh một đài truyền hình Ukraine, đã kể lại những cuộc trao đổi giữa Đức Thánh Cha và những người tị nạn Ukraine khác nhau có mặt. Một nhà báo Ukraine kêu gọi Đức Thánh Cha giúp giải thoát các tù nhân và đến thăm Ukraine.
Source:Aleteia
ĐTC khai mạc năm Tư Pháp Vatican: Không có hòa bình nếu không có công lý
Thanh Quảng sdb
20:34 25/02/2023
ĐTC khai mạc năm Tư Pháp Vatican: Không có hòa bình nếu không có công lý
Phát biểu trước các thẩm phán và quan tòa nhân dịp khai mạc Năm Tư pháp lần thứ 94 của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng mọi cam kết vì hòa bình đều đòi hỏi một cam kết công lý, vì công lý và lòng thương xót luôn song hành với nhau.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
“Hòa bình không có công lý không phải là hòa bình thực sự, vì nó không có nền tảng vững chắc hoặc khả năng cho một tương lai.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh điểm này khi ngài phát biểu vào ngày thứ Bảy (25/2/23) trước các thẩm phán và quan tòa nhân dịp khai mạc Năm Tư pháp lần thứ 94 của Tòa án Vatican.
Tham dự buổi lễ này còn có Chủ tịch Thánh Bộ Tư pháp Ý Carlo Nordio, Thứ trưởng của Thủ tướng Alfredo Mantovano, cùng một số đại diện của các cơ quan tư pháp cao nhất của nước Ý.
Trong phần đầu của bài phát biểu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về mối liên hệ chặt chẽ giữa công lý và hòa bình.
ĐTC đặc biệt đề cập đến “những diễn tiến bi thảm” của cuộc xung đột đang xảy ra ở Ukraine, mà theo ĐTC, sau đại dịch, đã “đẩy cả thế giới vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, trầm trọng hơn bởi nhiều cuộc chiến tiếp tục bùng phát ở nhiều quốc gia”, đặt nhân loại trước nguy cơ tự hủy diệt.
Mọi cam kết cho hòa bình đòi hỏi một cam kết cho công lý
Trước viễn cảnh bi thảm này và “trong một thế giới nhiễu nhương vì bạo lực và chiến tranh”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng các Kitô hữu được kêu gọi chú ý đến lời loan báo Tin Mừng mang tính tiên tri của Chúa Giêsu bằng cách làm chứng để xây dựng hòa bình và công lý.
Thật vậy, “mọi cam kết vì hòa bình đều bao hàm và đòi hỏi một cam kết đối với công lý”, Đức Thánh Cha nói, “không phải là một điều trừu tượng hay không tưởng” và “không chỉ là kết quả của một quy tắc được áp dụng với kỹ năng”. Đúng hơn, đó là “đức tính mà chúng ta mang lại cho mọi người những gì họ có quyền được hưởng”, là điều “không thể thiếu cho mọi lĩnh vực của cuộc sống chung đươc hoạt động cách đúng đắn để mọi người có được một cuộc sống bình yên”
“Công lý là một đức tính được trau dồi thông qua cam kết hoán cải cá nhân, và được thực hành cùng với các đức tính cơ bản khác như cẩn trọng, dũng cảm và tiết độ.”
Vatican thử nghiệm một sự cần thiết
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhấn mạnh rằng các Tòa án của Vatican hoạt động theo quan điểm này, “đóng một vai trò cao quý, vì lợi ích của Tòa thánh” trong việc giải quyết các vụ án dân sự và hình sự.
ĐTC đặc biệt đề cập đến các phiên tòa xét xử tội phạm tài chính được tiến hành trong những năm gần đây xử các quan chức Vatican. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha nhận xét, điều đáng quan tâm không phải là bản thân các vụ xét xử, mà là các sự kiện được điều tra và hành vi sai trái tội phạm của các thành viên này mà theo ngài, “đã làm tổn hại nghiêm trọng đến hiệu năng của Giáo hội trong việc làm ánh sáng cho Chúa."
Công lý và lòng thương xót
Kết thúc bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của Công lý mà Vatican “tìm sự cân bằng giữa công lý và lòng thương xót” khi xác định các hành vi sai trái đã “làm lu mờ bộ mặt của Giáo hội” và gây ra tai tiếng.
Đức Thánh Cha gợi ý rằng “việc thực thi sự phân định nghiêm ngặt”, cũng như “việc sử dụng thận trọng quy tắc công bằng”, có thể giúp đạt được sự cân bằng này.
Thật vậy, ngài nói, “Lòng thương xót và công lý không thay thế cho nhau, nhưng cùng nhau hướng tới cùng một mục tiêu, bởi vì lòng thương xót không phải là tìm công lý, mà là thực hiện nó”.
“Giáo hội chu toàn nhiệm vụ của mình trước hết khi làm chứng, bằng lời nói và việc làm, cho lòng thương xót mà chính mình đã lãnh nhận cách nhưng không.”
Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận, ngài mời các thẩm phán Vatican hãy ghi nhớ điều này trong công việc tìm kiếm sự thật và công lý.
“Con đường công lý tạo nên tình huynh đệ, nơi tất cả đều được bảo vệ, đặc biệt là những người yếu thế nhất”
Phát biểu trước các thẩm phán và quan tòa nhân dịp khai mạc Năm Tư pháp lần thứ 94 của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng mọi cam kết vì hòa bình đều đòi hỏi một cam kết công lý, vì công lý và lòng thương xót luôn song hành với nhau.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
“Hòa bình không có công lý không phải là hòa bình thực sự, vì nó không có nền tảng vững chắc hoặc khả năng cho một tương lai.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh điểm này khi ngài phát biểu vào ngày thứ Bảy (25/2/23) trước các thẩm phán và quan tòa nhân dịp khai mạc Năm Tư pháp lần thứ 94 của Tòa án Vatican.
Tham dự buổi lễ này còn có Chủ tịch Thánh Bộ Tư pháp Ý Carlo Nordio, Thứ trưởng của Thủ tướng Alfredo Mantovano, cùng một số đại diện của các cơ quan tư pháp cao nhất của nước Ý.
Trong phần đầu của bài phát biểu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về mối liên hệ chặt chẽ giữa công lý và hòa bình.
ĐTC đặc biệt đề cập đến “những diễn tiến bi thảm” của cuộc xung đột đang xảy ra ở Ukraine, mà theo ĐTC, sau đại dịch, đã “đẩy cả thế giới vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, trầm trọng hơn bởi nhiều cuộc chiến tiếp tục bùng phát ở nhiều quốc gia”, đặt nhân loại trước nguy cơ tự hủy diệt.
Mọi cam kết cho hòa bình đòi hỏi một cam kết cho công lý
Trước viễn cảnh bi thảm này và “trong một thế giới nhiễu nhương vì bạo lực và chiến tranh”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng các Kitô hữu được kêu gọi chú ý đến lời loan báo Tin Mừng mang tính tiên tri của Chúa Giêsu bằng cách làm chứng để xây dựng hòa bình và công lý.
Thật vậy, “mọi cam kết vì hòa bình đều bao hàm và đòi hỏi một cam kết đối với công lý”, Đức Thánh Cha nói, “không phải là một điều trừu tượng hay không tưởng” và “không chỉ là kết quả của một quy tắc được áp dụng với kỹ năng”. Đúng hơn, đó là “đức tính mà chúng ta mang lại cho mọi người những gì họ có quyền được hưởng”, là điều “không thể thiếu cho mọi lĩnh vực của cuộc sống chung đươc hoạt động cách đúng đắn để mọi người có được một cuộc sống bình yên”
“Công lý là một đức tính được trau dồi thông qua cam kết hoán cải cá nhân, và được thực hành cùng với các đức tính cơ bản khác như cẩn trọng, dũng cảm và tiết độ.”
Vatican thử nghiệm một sự cần thiết
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhấn mạnh rằng các Tòa án của Vatican hoạt động theo quan điểm này, “đóng một vai trò cao quý, vì lợi ích của Tòa thánh” trong việc giải quyết các vụ án dân sự và hình sự.
ĐTC đặc biệt đề cập đến các phiên tòa xét xử tội phạm tài chính được tiến hành trong những năm gần đây xử các quan chức Vatican. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha nhận xét, điều đáng quan tâm không phải là bản thân các vụ xét xử, mà là các sự kiện được điều tra và hành vi sai trái tội phạm của các thành viên này mà theo ngài, “đã làm tổn hại nghiêm trọng đến hiệu năng của Giáo hội trong việc làm ánh sáng cho Chúa."
Công lý và lòng thương xót
Kết thúc bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của Công lý mà Vatican “tìm sự cân bằng giữa công lý và lòng thương xót” khi xác định các hành vi sai trái đã “làm lu mờ bộ mặt của Giáo hội” và gây ra tai tiếng.
Đức Thánh Cha gợi ý rằng “việc thực thi sự phân định nghiêm ngặt”, cũng như “việc sử dụng thận trọng quy tắc công bằng”, có thể giúp đạt được sự cân bằng này.
Thật vậy, ngài nói, “Lòng thương xót và công lý không thay thế cho nhau, nhưng cùng nhau hướng tới cùng một mục tiêu, bởi vì lòng thương xót không phải là tìm công lý, mà là thực hiện nó”.
“Giáo hội chu toàn nhiệm vụ của mình trước hết khi làm chứng, bằng lời nói và việc làm, cho lòng thương xót mà chính mình đã lãnh nhận cách nhưng không.”
Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận, ngài mời các thẩm phán Vatican hãy ghi nhớ điều này trong công việc tìm kiếm sự thật và công lý.
“Con đường công lý tạo nên tình huynh đệ, nơi tất cả đều được bảo vệ, đặc biệt là những người yếu thế nhất”
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Giuse Là Mẫu Gương Sống Động
Giuse Phạm Huy Mỹ
12:51 25/02/2023
Thánh Giuse Là Mẫu Gương Sống Động
Không phải không có lý do, tạp chí Time đã chọn ĐGH Phanxicô là ‘‘nhân vật của năm 2013’’. 11.12 (Person of The Years 2013) Chỉ trong 9 tháng, ban biên tập viên báo Time đã bình chọn Đức Phanxicô. Con người mới 76 tuổi đã gây ảnh hưởng sâu rộng. Ngài xứng đáng là người của nhân loại (Person of Universe). Thiết nghĩ, lý do chính là sự thánh thiện, khiêm nhường, lương tri, lòng đạo đức của ngài với Đức Mẹ và Thánh Giuse. Từ nhỏ Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lòng yêu mến Thánh Giuse đặc biệt. Lên ngôi Giáo Hoàng ngài thể hiện rõ nét. Trên bàn làm việc hiện nay có hình Thánh Giuse.
ĐGH được bầu làm Giáo Hoàng ngày 13.3.2013. Ngày nhậm chức (Inauguration) không phải đăng quan (enthronement) là lễ Thánh Giuse 19.3.2013. Chính ĐTC chủ lễ. Giảng lễ, không bằng bài dọn sẵn, về chương trình, mà ngài thong thả, chân tình như trao đổi về vị thánh ngài tôn sùng bấy lâu nay.
Thánh Giuse là ‘’Mẫu Gương Sống Động’’ cho chúng ta mà vị Giáo Hoàng luôn bắt chước và múc lấy làm nguồn cảm hứng. Trước hết, ĐTC tự nhắc : Giáo Hoàng phải là người lãnh nhận ơn soi sáng nhờ Thánh Giuse. Để phục vụ từ tốn, xác tín và cụ thể. Noi gương Thánh Giuse Giáo Hoàng phải mở tay giang rộng bảo vệ ôm ấp toàn thể dân Chúa. ĐTC lưu ý mọi người : Chúng ta đừng quên rằng quyền lực thực sự là phục vụ, cả Giáo Hoàng. Khi hành sử phải dấn thân hơn. Mọi phục vụ dựa trên Thánh Giá, làm đích điểm chiếu soi công việc ra bên ngoài. ĐGH nhấn mạnh, chỉ những ai phục vụ bằng tình yêu mới có khả năng bảo vệ. Sứ mệnh người thợ mộc thành Nazareth xưa là bảo vệ.
Thánh Giuse sống ơn gọi của người bảo vệ bằng cách kiên vững hướng về Chúa mở rộng lòng để nhận ra dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa và sẵn sàng lãnh nhận những kế hoạch Thiên Chúa trao ban, thay vì làm theo mình. Thánh Giuse tự nguyện đặt mình dưới sự dìu dắt của Thánh ý Chúa. Vì vậy, Thánh Giuse càng nhanh chóng xúc cảm trước những người mà Thiên Chúa trao phó cho coi sóc bảo vệ. Thánh nhân có thể nhìn mọi sự để nhận ra thực trạng sự vật. Gắn bó với những gì và những ai chung quanh. Từ đó, có những quyết định khôn ngoan.
ĐTC nêu rõ và nhắc nhớ : Người Kitô hữu cũng vậy, phải nên giống Thánh Giuse trong cách sống, để bảo vệ người khác và tạo vật. Bổn phận chúng ta là bảo vệ nét đẹp của thế giới tạo dựng. Nghĩa là tôn trọng từng thụ tạo của Thiên Chúa, môi trường sinh sống. Bảo vệ con người, là tỏ ra quan tâm yêu thương mọi người, nhất là trẻ em, người già, rốt cùng, đang cần giúp đỡ. Quan tâm đến gia đình, cha mẹ con cái chăm sóc nhau. Nói lên tình bằng hữu chân thật, lòng thành, kính trọng, với thiện tâm.
Ngài không ngại cảnh báo : Mọi sự đã được giao phó cho chúng ta bảo vệ. Hết thảy chúng ta có trách nhiệm làm điều đó. Khi nào con người không chu toàn được trách nhiệm này, thì đó là lúc họ mở ra con đường tự diệt và cũng là lúc con tim chúng ta trở nên xơ cứng. Trong mọi thời lịch sử, luôn có những Herode âm mưu sát hại, làm tan tác diện mạo con người, nam nữ. Theo ĐTC, những ai đang nắm kinh tế, chính trị xã hội thì cũng là những người bảo vệ tạo vật. Những người được Thiên Chúa đóng ấn làm bảo vệ để bảo vệ nhau và bảo vệ môi trường. Hãy nhìn nhau với con mắt dịu dàng và đầy tình thương. Đấy chính là mở ra chân trời hy vọng. Cho ánh sáng chiếu rọi vào tâm hồn chúng ta. (viết theo Lê Thiên. Ns HN. số 255.3/2014; tr. 46-47)
Xin trích dẫn đôi lời bất hủ của Đức Phanxicô về phục vụ rao giảng Tin Mừng. Vai trò mục tử trong Giáo Hội. Đúng như lời sách Châm Ngôn : Hỡi con, lời Thầy, con hãy giữ, huấn lệnh của Thầy hãy ấp ủ trong tim. (Cn 7, 1)
Gần đây, ĐGH Phanxicô đã hành động cho lời nói của mình bằng cách mang trên vai một con chiên lúc đi thăm hoạt cảnh hang đá sống với khoảng 200 diễn viên. Tại đây ngài đã để em bé nữ đặt lên vai mình, một con chiên. Hình ảnh hiếm có. (Phaolomoi.net 26.12.2014)
1. Khi hỏi mẹ Terexa Calcutta phải làm gì thay đổi Giáo Hội. Mẹ trả lời, chính cha và con.
2. Tôi muốn một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo
3.Rao giảng Tin Mừng là đích thân làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa, là vượt thắng sự ích kỷ của chúng ta, là phục vụ bằng cách cúi mình xuống rửa chân cho anh em chúng ta như Chúa Giêsu đã làm.
4.Các con hãy ra đi không sợ hãi, để phục vụ. Khi sống 3 điều này, con sẽ cảm nghiệm được người rao giảng Tin Mừng thì cũng trở nên Tin Mừng. Ai thông truyền niềm vui đức tin, thì cũng nhận niềm vui.
5. Mang Tin Mừng là mang sức mạnh của Thiên Chúa để nhổ bỏ và phá hủy sự ác và bạo lực, để phá tan và đạp đổ những hàng rào không bao dung và oán thù. Để kiến tạo thế giới mới. Chúa Kitô tin tưởng nơi bạn.
6. Giám mục và Linh mục không thể giữ cho mình, bị đóng kín trong giáo xứ, cộng đoàn chúng ta. Trong khi nhiều mong chờ Tin Mừng. Không chỉ đơn giản là mở cửa ra đón chào. Nhưng chúng ta phải vượt ra khỏi cánh cửa, tìm kiếm và gặp gỡ người dân.
7. Tất cả chúng ta phải nhìn nhau với cặp mắt yêu thương của Chúa Kitô và phải học cách ôm lấy những người nghèo khổ, để cho họ thấy sự gần gũi, cảm tình và lòng yêu thương của chúng ta?
8. Đức tin là món quà mà người ta không thể giữ cho riêng mình, nhưng phải được chia sẻ. Nếu chúng ta muốn chỉ giữ nó cho mình, thì chúng ta sẽ trở thành Kitô hữu cô lập, không sinh hoa kết quả và bệnh tật.
9. Cha muốn một Hội Thánh ra đi truyền giáo nhiều hơn. Một Hội Thánh không quá tĩnh lặng. Một Hội Thánh đẹp khi biết ra đi.
10. Linh mục phải luôn ý thức rõ ràng trách nhiệm chủ chăn của mình là phải mang vào mình mùi chiên.
11. Các con đừng sợ đi ngược dòng đời, khi mà giá trị được bày ra cho chúng ta là những giá trị sấu, muốn cướp mất hy vọng của chúng ta.
(Tổng hợp trên Internet. http:// ngochan.net 12. 2014)
Kết luận bằng bài thơ-nhạc ‘‘Xưởng Thợ’’ của Gs Lê Đình Thông và Phạm Đức Huyến, ca ngợi gương lao động mà Thánh Giuse nêu gương
Tiếng búa đập nhịp nhàng luôn cắt quãng
Dòng điện nào xẻ đá cắt non cao
Việc lao động nhờ công sức lao đao
Làm cực khổ chờ lãnh lương cuối tháng
Dùng bàn tay chai đá nứt làn da
Giơ búa đập tan hoang bao tảng đá
Đá chẻ ra bao ý nghĩ mặn mà
Nhờ công khó ta làm nên tất cả
Người thợ điện nghỉ ngơi cơn gió mát
Xẻ non cao đào sông rạch sa gần
Bác nông phu phơi lúa phơi lúa chín ngoài sân
Bày con nít nắm tay nhau ca hát
Đôi bàn tay là biểu hiện tâm hồn
Đời nhọc nhằn ta chung sức góp công
Đem no cơm ấm áo cho trăm họ
Và thái bình thịnh vượng khắp núi song
Tay cầm búa tâm trí ta suy nghĩ
Dang tay ra nối lại nếp nhăn nheo
Dòng máu đào còn chảy mãi cuốn theo
Cùng góp sức chung xây chân thiện mỹ.
(Tuyển tập thơ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II,
ttr 132-133. GXVN Paris. 2014)
Không phải không có lý do, tạp chí Time đã chọn ĐGH Phanxicô là ‘‘nhân vật của năm 2013’’. 11.12 (Person of The Years 2013) Chỉ trong 9 tháng, ban biên tập viên báo Time đã bình chọn Đức Phanxicô. Con người mới 76 tuổi đã gây ảnh hưởng sâu rộng. Ngài xứng đáng là người của nhân loại (Person of Universe). Thiết nghĩ, lý do chính là sự thánh thiện, khiêm nhường, lương tri, lòng đạo đức của ngài với Đức Mẹ và Thánh Giuse. Từ nhỏ Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lòng yêu mến Thánh Giuse đặc biệt. Lên ngôi Giáo Hoàng ngài thể hiện rõ nét. Trên bàn làm việc hiện nay có hình Thánh Giuse.
ĐGH được bầu làm Giáo Hoàng ngày 13.3.2013. Ngày nhậm chức (Inauguration) không phải đăng quan (enthronement) là lễ Thánh Giuse 19.3.2013. Chính ĐTC chủ lễ. Giảng lễ, không bằng bài dọn sẵn, về chương trình, mà ngài thong thả, chân tình như trao đổi về vị thánh ngài tôn sùng bấy lâu nay.
Thánh Giuse là ‘’Mẫu Gương Sống Động’’ cho chúng ta mà vị Giáo Hoàng luôn bắt chước và múc lấy làm nguồn cảm hứng. Trước hết, ĐTC tự nhắc : Giáo Hoàng phải là người lãnh nhận ơn soi sáng nhờ Thánh Giuse. Để phục vụ từ tốn, xác tín và cụ thể. Noi gương Thánh Giuse Giáo Hoàng phải mở tay giang rộng bảo vệ ôm ấp toàn thể dân Chúa. ĐTC lưu ý mọi người : Chúng ta đừng quên rằng quyền lực thực sự là phục vụ, cả Giáo Hoàng. Khi hành sử phải dấn thân hơn. Mọi phục vụ dựa trên Thánh Giá, làm đích điểm chiếu soi công việc ra bên ngoài. ĐGH nhấn mạnh, chỉ những ai phục vụ bằng tình yêu mới có khả năng bảo vệ. Sứ mệnh người thợ mộc thành Nazareth xưa là bảo vệ.
Thánh Giuse sống ơn gọi của người bảo vệ bằng cách kiên vững hướng về Chúa mở rộng lòng để nhận ra dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa và sẵn sàng lãnh nhận những kế hoạch Thiên Chúa trao ban, thay vì làm theo mình. Thánh Giuse tự nguyện đặt mình dưới sự dìu dắt của Thánh ý Chúa. Vì vậy, Thánh Giuse càng nhanh chóng xúc cảm trước những người mà Thiên Chúa trao phó cho coi sóc bảo vệ. Thánh nhân có thể nhìn mọi sự để nhận ra thực trạng sự vật. Gắn bó với những gì và những ai chung quanh. Từ đó, có những quyết định khôn ngoan.
ĐTC nêu rõ và nhắc nhớ : Người Kitô hữu cũng vậy, phải nên giống Thánh Giuse trong cách sống, để bảo vệ người khác và tạo vật. Bổn phận chúng ta là bảo vệ nét đẹp của thế giới tạo dựng. Nghĩa là tôn trọng từng thụ tạo của Thiên Chúa, môi trường sinh sống. Bảo vệ con người, là tỏ ra quan tâm yêu thương mọi người, nhất là trẻ em, người già, rốt cùng, đang cần giúp đỡ. Quan tâm đến gia đình, cha mẹ con cái chăm sóc nhau. Nói lên tình bằng hữu chân thật, lòng thành, kính trọng, với thiện tâm.
Ngài không ngại cảnh báo : Mọi sự đã được giao phó cho chúng ta bảo vệ. Hết thảy chúng ta có trách nhiệm làm điều đó. Khi nào con người không chu toàn được trách nhiệm này, thì đó là lúc họ mở ra con đường tự diệt và cũng là lúc con tim chúng ta trở nên xơ cứng. Trong mọi thời lịch sử, luôn có những Herode âm mưu sát hại, làm tan tác diện mạo con người, nam nữ. Theo ĐTC, những ai đang nắm kinh tế, chính trị xã hội thì cũng là những người bảo vệ tạo vật. Những người được Thiên Chúa đóng ấn làm bảo vệ để bảo vệ nhau và bảo vệ môi trường. Hãy nhìn nhau với con mắt dịu dàng và đầy tình thương. Đấy chính là mở ra chân trời hy vọng. Cho ánh sáng chiếu rọi vào tâm hồn chúng ta. (viết theo Lê Thiên. Ns HN. số 255.3/2014; tr. 46-47)
Xin trích dẫn đôi lời bất hủ của Đức Phanxicô về phục vụ rao giảng Tin Mừng. Vai trò mục tử trong Giáo Hội. Đúng như lời sách Châm Ngôn : Hỡi con, lời Thầy, con hãy giữ, huấn lệnh của Thầy hãy ấp ủ trong tim. (Cn 7, 1)
Gần đây, ĐGH Phanxicô đã hành động cho lời nói của mình bằng cách mang trên vai một con chiên lúc đi thăm hoạt cảnh hang đá sống với khoảng 200 diễn viên. Tại đây ngài đã để em bé nữ đặt lên vai mình, một con chiên. Hình ảnh hiếm có. (Phaolomoi.net 26.12.2014)
1. Khi hỏi mẹ Terexa Calcutta phải làm gì thay đổi Giáo Hội. Mẹ trả lời, chính cha và con.
2. Tôi muốn một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo
3.Rao giảng Tin Mừng là đích thân làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa, là vượt thắng sự ích kỷ của chúng ta, là phục vụ bằng cách cúi mình xuống rửa chân cho anh em chúng ta như Chúa Giêsu đã làm.
4.Các con hãy ra đi không sợ hãi, để phục vụ. Khi sống 3 điều này, con sẽ cảm nghiệm được người rao giảng Tin Mừng thì cũng trở nên Tin Mừng. Ai thông truyền niềm vui đức tin, thì cũng nhận niềm vui.
5. Mang Tin Mừng là mang sức mạnh của Thiên Chúa để nhổ bỏ và phá hủy sự ác và bạo lực, để phá tan và đạp đổ những hàng rào không bao dung và oán thù. Để kiến tạo thế giới mới. Chúa Kitô tin tưởng nơi bạn.
6. Giám mục và Linh mục không thể giữ cho mình, bị đóng kín trong giáo xứ, cộng đoàn chúng ta. Trong khi nhiều mong chờ Tin Mừng. Không chỉ đơn giản là mở cửa ra đón chào. Nhưng chúng ta phải vượt ra khỏi cánh cửa, tìm kiếm và gặp gỡ người dân.
7. Tất cả chúng ta phải nhìn nhau với cặp mắt yêu thương của Chúa Kitô và phải học cách ôm lấy những người nghèo khổ, để cho họ thấy sự gần gũi, cảm tình và lòng yêu thương của chúng ta?
8. Đức tin là món quà mà người ta không thể giữ cho riêng mình, nhưng phải được chia sẻ. Nếu chúng ta muốn chỉ giữ nó cho mình, thì chúng ta sẽ trở thành Kitô hữu cô lập, không sinh hoa kết quả và bệnh tật.
9. Cha muốn một Hội Thánh ra đi truyền giáo nhiều hơn. Một Hội Thánh không quá tĩnh lặng. Một Hội Thánh đẹp khi biết ra đi.
10. Linh mục phải luôn ý thức rõ ràng trách nhiệm chủ chăn của mình là phải mang vào mình mùi chiên.
11. Các con đừng sợ đi ngược dòng đời, khi mà giá trị được bày ra cho chúng ta là những giá trị sấu, muốn cướp mất hy vọng của chúng ta.
(Tổng hợp trên Internet. http:// ngochan.net 12. 2014)
Kết luận bằng bài thơ-nhạc ‘‘Xưởng Thợ’’ của Gs Lê Đình Thông và Phạm Đức Huyến, ca ngợi gương lao động mà Thánh Giuse nêu gương
Tiếng búa đập nhịp nhàng luôn cắt quãng
Dòng điện nào xẻ đá cắt non cao
Việc lao động nhờ công sức lao đao
Làm cực khổ chờ lãnh lương cuối tháng
Dùng bàn tay chai đá nứt làn da
Giơ búa đập tan hoang bao tảng đá
Đá chẻ ra bao ý nghĩ mặn mà
Nhờ công khó ta làm nên tất cả
Người thợ điện nghỉ ngơi cơn gió mát
Xẻ non cao đào sông rạch sa gần
Bác nông phu phơi lúa phơi lúa chín ngoài sân
Bày con nít nắm tay nhau ca hát
Đôi bàn tay là biểu hiện tâm hồn
Đời nhọc nhằn ta chung sức góp công
Đem no cơm ấm áo cho trăm họ
Và thái bình thịnh vượng khắp núi song
Tay cầm búa tâm trí ta suy nghĩ
Dang tay ra nối lại nếp nhăn nheo
Dòng máu đào còn chảy mãi cuốn theo
Cùng góp sức chung xây chân thiện mỹ.
(Tuyển tập thơ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II,
ttr 132-133. GXVN Paris. 2014)
VietCatholic TV
Kẻ gian mắc nạn: Hỏa tiễn nhiệt áp tàn bạo, chưa bắn, nổ ngay trên xe Nga. Đại Sứ Nga phá đám ở LHQ
VietCatholic Media
03:03 25/02/2023
1. Mỹ công bố gói viện trợ 2 tỷ USD cho Ukraine. Bộ trưởng quốc phòng cam kết cam kết lâu dài
Hoa Kỳ đã công bố gói viện trợ trị giá 2 tỷ đô la cho Ukraine khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ sát cánh cùng Ukraine “cho đến chừng nào còn có thể.”
Gói viện trợ bao gồm nhiều đạn hơn cho các bệ phóng hỏa tiễn HIMARS, cũng như các máy bay không người lái và thiết bị chống máy bay không người lái khác nhau. Nga đã sử dụng máy bay không người lái của Iran để tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine, đôi khi làm mất điện ở các khu vực khác nhau của đất nước.
Không giống như các gói rút vốn rút thiết bị quân sự trực tiếp từ kho dự trữ của Hoa Kỳ, khoản viện trợ này thuộc Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, tổ chức ký hợp đồng với ngành công nghiệp quân sự để mua thiết bị. Viện trợ không đến Ukraine một cách nhanh chóng, nhưng nó là một phần của cam kết lâu dài nhằm tiếp tục cung cấp cho Ukraine các nguồn cung cấp sát thương và không sát thương.
Khi chiến tranh chạm mốc một năm, Austin gọi cuộc xâm lược của Nga là “mối nguy hiểm cấp bách nhất đối với an ninh Âu Châu kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai”.
Austin thừa nhận những thách thức phía trước đối với Ukraine khi đối mặt với các cuộc oanh tạc thường xuyên của Nga, nhưng ông cam kết rằng Mỹ và liên minh các đồng minh thuộc Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine sẽ tiếp tục cung cấp cho Kyiv các công cụ và vũ khí cần thiết cho cuộc chiến.
Thời điểm khó khăn có thể còn ở phía trước, nhưng chúng ta hãy giữ tinh thần tỉnh táo về những gì đang bị đe dọa ở Ukraine. Và chúng ta hãy đoàn kết trong mục đích và trong hành động—và kiên định với cam kết của mình để bảo đảm rằng một thế giới có luật lệ và quyền không bị thay thế bởi một thế giới chuyên chế và hỗn loạn,” Austin nói trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.
2. Người gian mắc nạn: Quân Nga kéo đến vũ khí tàn bạo nhất của họ, bị nổ tung vì những vũ khí ấy.
Theo bản cập nhật tình báo quốc phòng của Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh được công bố hôm 23 tháng Hai, Đại tướng Rustam Muradov, chỉ huy Cụm lực lượng phía Đông của Nga, có thể sẽ chịu áp lực mạnh mẽ phải cải thiện kết quả ở Vuhledar sau những chỉ trích gay gắt từ cộng đồng những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga. Để đạt được chiến thắng, Đại tướng Muradov đã dùng tới các loại vũ khí tàn bạo nhất chỉ sau vũ khí hạt nhân. Nhưng kết quả ra sao?
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “When Russian Troops Got Stuck In a Minefield Near Vuhledar, They Deployed A ‘Flamethrower’ Rocket Launcher. The Ukrainians Blew It Up.”, nghĩa là “Khi quân đội Nga mắc kẹt trong một bãi mìn gần Vuhledar, họ đã triển khai một bệ phóng hỏa tiễn 'Súng phun lửa'. Người Ukraine đã thổi bay nó.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Với mong muốn chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraine xung quanh Vuhledar, một cứ điểm chính ở vùng Donbas, miền đông Ukraine, quân đội Nga đã triển khai ít nhất một trong những bệ phóng hỏa tiễn nhiệt áp TOS-1A quý giá của mình.
Người Ukraine đã cho nổ tung nó. Đáng kể. TOS-1A là một tổ hợp gồm 24 quả hỏa tiễn “phun lửa” 220 ly được gắn trên khung gầm xe tăng. Đánh trúng TOS-1A, nó có khả năng phát nổ thành một quả cầu lửa cuồn cuộn và phân tán ngọn lửa và các bộ phận hỏa tiễn theo mọi hướng.
Đó chính xác là những gì đã xảy ra khi Lữ đoàn cơ giới số 72 của quân đội Ukraine tấn công một TOS-1A bên ngoài Vuhledar. Các camera của Ukraine ghi lại từ trên trời và từ mặt đất, bệ phóng của Nga nổ tung như một quả pháo hoa khổng lồ.
Việc Lữ đoàn cơ giới hóa 72 phá hủy TOS-1A có thể đã cản trở một cuộc tấn công khác của Nga vào Vuhledar, một thị trấn có dân số trước chiến tranh chỉ 14.000 người, nằm cách Pavlivka do Nga kiểm soát vài dặm về phía bắc, cách Donetsk 25 dặm về phía tây nam, trong vùng Donbas.
Cùng với Bakhmut và các thị trấn gần Kreminna bị Nga tạm chiếm, Vuhledar là một trong những mục tiêu chính của cuộc tấn công mùa đông đang diễn ra của Nga. Không có cuộc tấn công nào đạt được nhiều tiến bộ, nhưng cuộc tấn công vào Vuhledar có thể là thảm họa nhất đối với người Nga.
Chỉ trong một ngày hỗn loạn, đẫm máu hai tuần trước, người Nga đã mất ít nhất 31 xe tăng và xe bọc thép xung quanh Vuhledar. Tổn thất của họ chỉ sâu sắc hơn trong những ngày tiếp theo. Người Nga đã triển khai ít nhất ba lữ đoàn xung quanh Vuhledar, và có vẻ như hai trong số đó—Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 40 và 155—đang trên bờ vực chiến đấu không hiệu quả. Các bloggers quân sự Nga đi xa tới mức cho rằng Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 đã ngừng tồn tại sau khi Bộ Tư Lệnh bị quân Ukraine bắt sống.
Mìn Ukraine - được chôn dọc theo các lối tiếp cận chính tới Vuhledar và cũng được rải từ trên cao bởi các loại đạn pháo đặc biệt do Mỹ sản xuất - đã gây ra nhiều thương vong.
Nhưng đối với người Nga, chỉ băng qua bãi mìn thôi là chưa đủ. Ở phía xa của bãi mìn này, người Ukraine đã đào công sự và xây dựng boong-ke. Nếu người Nga đang hành động hợp lý, thì đó là những công sự mà TOS-1A đã tấn công vào hoặc trước Ngày lễ tình nhân.
Đạn nhiệt áp như hỏa lực TOS-1A có sức tàn phá đặc biệt. Chúng lao vào mục tiêu và phát tán hơi nhiên liệu trước khi phát nổ. Vụ nổ đốt cháy nhiên liệu và tạo ra sóng áp suất mạnh gấp đôi so với đạn pháo thông thường.
Lester Grau và Timothy Smith giải thích trong một bài báo năm 2000 trên Công báo Thủy quân lục chiến: “Một chất nổ nhiên liệu-không khí có thể có tác dụng như một vũ khí hạt nhân chiến thuật mà không có bức xạ dư chấn”.
Bom Nhiệt Áp đặc biệt phù hợp để phá vỡ các công sự. Grau và Smith cho biết thêm: “Vì hỗn hợp nhiên liệu-không khí dễ dàng chảy vào bất kỳ lỗ hổng nào, nên các đặc điểm địa hình tự nhiên cũng như các công sự tại hiện trường không được hàn kín (các vị trí, rãnh có mái che, boongke) đều không bảo vệ được tác động của chất nổ nhiên liệu-không khí”.
“Nếu một luồng không khí-nhiên liệu được bắn vào bên trong một tòa nhà hoặc boong-ke, thì đám mây sẽ được tích tụ lại và điều này sẽ khuếch đại sự phá hủy các bộ phận chịu tải của cấu trúc.”
Người Nga đã triển khai TOS-1—là tiền thân của TOS-1A hiện tại với 30 hỏa tiễn thay vì 24—trong trận chiến ở Thung lũng Panjshir đầy thách thức của Afghanistan vào những năm 1980 và được báo cáo một lần nữa ở Chechnya vào năm 2000, cả hai lần đều tàn phá nặng nề.
Sau đó, quân đội Nga, Syria và Iraq đã sử dụng TOS-1A để chống lại phiến quân và các chiến binh ISIS. Azerbaijan rõ ràng đã triển khai TOS-1A trong chiến dịch đẫm máu ngắn ngủi chống lại Armenia vào năm 2020.
Đối với cuộc chiến hiện tại, người Nga dường như đã triển khai tới Ukraine phần lớn trong số khoảng 50 chiếc TOS-1A của họ. Người Ukraine đã phá hủy ít nhất một trong số các bệ phóng 45 tấn này và bắt tại mặt trận 4 bệ phóng khác.
Không rõ chính xác có bao nhiêu TOS-1A mà người Nga còn lại. Bất chấp điều đó, họ sẵn sàng mạo hiểm ít nhất một trong những phương tiện quý giá để leo thang tấn công Vuhledar. TOS-1A có thể tốn tới 7 triệu đô la để chế tạo.
Sau khi mất rất nhiều xe tăng và phương tiện chiến đấu và có khả năng hàng trăm binh sĩ đang cố gắng vượt qua bãi mìn đó và phá vỡ tuyến phòng thủ của Ukraine xung quanh Vuhledar, người Nga rõ ràng đang trở nên tuyệt vọng. Và có thể hơi cẩu thả.
TOS-1A là một vũ khí mạnh mẽ, nhưng lại dễ bị tấn công. Hỏa tiễn cồng kềnh của nó có tầm bắn chỉ hai dặm, có nghĩa là bệ phóng phải ở gần tầm bắn của súng xe tăng địch trước khi nó có thể khai hỏa. Đó là một thiết kế nguy hiểm cho tổ lái ba người của bệ phóng.
Theo học thuyết của Liên Xô, TOS-1 triển khai với xe tăng hộ tống. “Về mặt học thuyết, TOS-1 được hình dung sẽ hủy diệt một khu vực rộng lớn, bằng cách lao về phía trước, dưới sự bảo vệ của xe tăng, phóng hỏa tiễn liên tiếp nhanh chóng, tất cả 24 hoặc 30 hỏa tiễn trong 7,5 giây, rồi quay trở lại vị trí ban đầu. Grau và Charles Bartles đã giải thích trong tác phẩm mới nhất của họ có nhan đề “Con đường chiến tranh của Nga”.
Không rõ người Nga có tuân theo học thuyết đó không. Có vẻ như không có xe tăng hộ tống nào xuất hiện khi quân Ukraine cho nổ TOS-1A bên ngoài Vuhledar. Tất nhiên, đó có thể là một lý do tại sao người Ukraine có thể bắn trúng bệ phóng nhiệt áp.
3. Sáng kiến cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine của Anh
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết Anh sẵn sàng cung cấp máy bay chiến đấu cho các đồng minh Đông Âu để họ có thể trao các máy bay chiến đấu của Liên Xô tới Ukraine.
Các đồng minh NATO đã miễn cưỡng triển khai các máy bay chiến đấu hiện đại của phương Tây tới Kyiv, lập luận rằng sẽ mất quá nhiều thời gian để huấn luyện phi hành đoàn.
PA Media đưa tin Wallace nói với Times Radio: “Một cách nhanh chóng khác mà Ukraine có thể hưởng lợi từ máy bay chiến đấu là các quốc gia ở Âu Châu có máy bay chiến đấu của Liên Xô – MiG 29 hoặc Su-24 – nếu họ muốn tặng, chúng ta có thể sử dụng máy bay chiến đấu của mình, máy bay phản lực để lấp đầy và kết quả là cung cấp an ninh cho họ.
“Họ đã được cấu hình để chiến đấu theo cách của NATO, nơi mà tất nhiên là Ukraine thì không.”
Ông Wallace cũng cho biết Anh đang thực hiện các bước để xây dựng lại kho dự trữ đạn dược đã cạn kiệt do chiến tranh ở Ukraine.
Ông nói với Sky News: “Cuộc chiến Ukraine này và cách Nga đang chiến đấu đã cho phương Tây thấy rằng các kho dự trữ của chúng ta trong ba thập kỷ qua thường phải chịu gánh nặng cắt giảm quốc phòng và chúng ta phải bổ sung chúng”.
“Hiện tại chúng ta đã bắt đầu đặt hàng để bổ sung chúng và ở những nơi chưa đặt hàng, chúng ta sẽ bắt đầu công việc để bảo đảm rằng chúng ta có chuỗi cung ứng hoặc tìm các nguồn thay thế.”
Bộ trưởng Quốc phòng nói thêm rằng Nga đã buộc phải áp dụng “phương pháp máy xay thịt” sau khi các lực lượng của họ không tạo được bước đột phá ở Ukraine.
Ông nói với các phóng viên báo chí rằng quân đội Nga đang chịu “tổn thất to lớn” trên chiến trường vì giành được rất ít lãnh thổ.
“Về thực chất, Nga đã chuyển sang đường lối máy xay thịt, nơi nó chỉ tiếp tục hy sinh những người lính của mình vì sự phù phiếm của Điện Cẩm Linh.”
“Đó là lý do tại sao chúng ta nhận thấy những tổn thất to lớn trong quân đội Nga và ở những nơi chúng ta thấy Nga đạt được lợi ích, thì những lợi ích ấy chỉ tính bằng mét chứ không phải bằng dặm.”
4. Đức sẽ gửi thêm xe tăng Leopard 2 tới Ukraine
Đức sẽ gửi thêm 4 xe tăng Leopard 2 tới Ukraine, Bộ Quốc phòng Đức cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu. Điều này làm tăng số lượng xe tăng Đức gửi tới Ukraine từ 14 lên 18.
“Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius, sau khi tham khảo ý kiến của các cố vấn quân sự, hôm nay đã quyết định bàn giao thêm 4 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 A6 từ kho dự trữ của Bundeswehr cho Ukraine,” tuyên bố cho biết.
“Với quyết định này, cùng với các đối tác Bồ Đào Nha và Thụy Điển, chúng ta hiện có thể cung cấp một tiểu đoàn xe tăng hỗn hợp cho Ukraine”
“Cùng với Ba Lan, một sáng kiến đã được đưa ra nhằm cung cấp cho Ukraine hai tiểu đoàn xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2. Trong khi Ba Lan đảm nhận phần cung cấp Leopard 2 A4, thì Đức đang điều phối phần cung cấp Leopard 2 A6”, Bộ Quốc phòng Đức cho biết.
“Với thông báo ngày hôm nay của Thụy Điển về việc cung cấp 10 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 A5, tương tự về mặt kỹ thuật với phiên bản 2 A6 của Đức, cùng với Bồ Đào Nha, chúng ta có thể cung cấp 31 chiếc Leopard 2 cho Ukraine”
5. Mỹ sẽ sớm viện trợ 10 tỷ USD cho Ukraine
Hoa Kỳ đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp hơn 10 tỷ đô la hỗ trợ cho Ukraine.
Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu, ngoại trưởng Antony Blinken cho biết, “…phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USAID, và Bộ Tài chính, chúng tôi công bố khoản hỗ trợ hơn 10 tỷ đô la, bao gồm hỗ trợ ngân sách cho Chính phủ Ukraine và hỗ trợ năng lượng bổ sung để hỗ trợ những người Ukraine đang phải chịu đựng các cuộc tấn công của Nga.”
Blinken nói rằng các quỹ rất quan trọng đối với Ukraine và bảo đảm rằng chính phủ Ukraine có thể tiếp tục đáp ứng “các nhu cầu quan trọng của công dân, bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và khẩn cấp”.
Ông nói thêm rằng chính quyền Biden cũng đang làm việc cùng với Quốc hội để cung cấp hỗ trợ năng lượng bổ sung cho đất nước đang bị chiến tranh tàn phá - khoản đóng góp 250 đô la sẽ lần lượt giải quyết “các nhu cầu trước mắt, bao gồm cả thiết bị lưới điện quan trọng.”
Khoản hỗ trợ này bổ sung cho khoản tiền 270 triệu USD mà Hoa Kỳ đã cam kết giúp bảo vệ và củng cố an ninh năng lượng của đất nước trong năm qua.
6. Đại Sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc phá đám phút yên lặng tưởng niệm các nạn nhân cuộc xâm lược do Nga gây ra
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, António Guterres, đã phát biểu tại một cuộc họp của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc để kỷ niệm một năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
Guterres cho biết ông đã ngồi trong hội đồng một năm trước và kêu gọi “nhân danh nhân loại” không cho phép “cuộc chiến tồi tệ nhất có thể xảy ra kể từ đầu thế kỷ” ở Âu Châu.
Ông nói, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine là một sự vi phạm “trắng trợn” hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế.
Nga đã tung ra các cuộc tấn công hủy diệt và di dời trên diện rộng đối với thường dân và cơ sở hạ tầng dân sự, và tất nhiên, gây ra nhiều thương vong và đau khổ khủng khiếp.
Ông nói rằng văn phòng cao ủy nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận hàng chục trường hợp bạo lực tình dục liên quan đến cuộc xung đột.
Các vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế đối với tù binh chiến tranh, hàng trăm trường hợp cưỡng bức mất tích và giam giữ tùy tiện dân thường cũng đã được ghi nhận.
Ông nói, năm vừa qua là một “địa ngục sống” đối với người dân Ukraine, đồng thời cho biết thêm rằng hơn một nửa số trẻ em Ukraine đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Vasily Nebenzya, đã phá vỡ một phút im lặng trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, đã kêu gọi một phút im lặng để vinh danh “các nạn nhân của cuộc xâm lược”. Trong khi phút yên lặng đang diễn ra, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasily Nebenzya đã lên tiếng phản đối.
Khi các thành viên của hội đồng đứng dậy, Nebenzya bắt đầu gõ vào micrô của mình và yêu cầu phát biểu. Ông ta nói: “Chúng ta đang đứng dậy để tưởng nhớ tất cả các nạn nhân của những gì đã xảy ra ở Ukraine, bắt đầu từ năm 2014. Tất cả những người đã thiệt mạng. Tất cả sinh mạng đều vô giá,” ông nói, dường như ám chỉ đến những sinh mạng người Nga đã mất trong cuộc xung đột.
7. Một cái nhìn về thương vong quân sự trong chiến tranh cho đến nay
Theo quân đội Ukraine, ít nhất 137.780 quân nhân Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến, với trung bình khoảng 824 binh sĩ Nga chết một ngày trong tháng này, một sự gia tăng rõ rệt so với những tháng gần đây và là con số chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Một ước tính gần đây của quân đội Mỹ cho biết mỗi bên có thể đã phải chịu khoảng 100.000 người chết và bị thương, nâng tổng số người chết và thương vong của Nga và Ukraine lên 200.000 người.
Con số thương vong của chính Nga thấp hơn nhiều so với ước tính của Ukraine, với The Conversation chỉ ra trong tháng này rằng Nga chỉ cung cấp hai báo cáo chính thức kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
“Lần gần đây nhất là vào ngày 21 tháng 9 năm 2022, khi Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nói rằng 5.937 binh sĩ Nga đã thiệt mạng. Mediazona, một ấn phẩm của Nga đang hợp tác với BBC News tiếng Nga để theo dõi số người chết, đưa ra con số 12.538 người chết. Vì vậy, các con số rất khác nhau từ nguồn này sang nguồn khác.”
Ukraine cũng đã kiềm chế không cung cấp số liệu thương vong, nhưng vào tháng 8 năm ngoái, Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Valerii Zaluzhnyi cho biết 9.000 người đã thiệt mạng.
Như chuyên gia nghiên cứu bảo mật Lily Hamourtziadou giải thích trong cuộc trò chuyện:
Báo cáo thương vong là một công cụ tuyên truyền chiến tranh mạnh mẽ, được thấy rõ nhất trong các tài khoản ăn miếng trả miếng của hai sự việc vào khoảng năm mới. Ukraine tuyên bố rằng cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của họ vào một doanh trại quân đội Nga ở Makiivka gần Donetsk ở phía đông Ukraine vào đêm giao thừa đã giết chết 400 binh sĩ Nga.
Nga phản bác rằng cuộc tấn công, mặc dù gây chết người, nhưng chỉ giết chết khoảng 63 binh sĩ, sau đó tăng lên 89 người, mặc dù blogger thân Mạc Tư Khoa nổi tiếng và cựu lãnh đạo quân đội Igor Girkin được cho là đã tuyên bố số người chết lên đến hàng trăm người.
Việc Putin ban bố lệnh động viên bán phần lên đến 300.000 người cũng có thể cho thấy mức độ thương vong của quân đội Nga.
Ở đời có 4 cái ngu, kết quả khi vị linh mục này chọn cái ngu nhất, là làm mai? Satan: Kẻ xúi dại
VietCatholic Media
05:13 25/02/2023
1. Linh mục làm mai cho 270 cặp vợ chồng tìm được tình yêu – Tất cả họ đều đã kết hôn!
Dân gian Việt Nam có câu “Ở đời có bốn cái ngu: làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”. Ngu nhất là làm mai. Nhiều người ví von làm mai cũng kể như vác nguyên trái bom về để trong nhà, không biết ngày giờ nào hai vợ chồng người ta bùng nổ, kiếm mình chửi bới.
Tuy nhiên, có một linh mục ở Tây Ban Nha đã làm mai đến 270 cặp. Ngài đã đi trước hàng thập kỷ các ứng dụng hẹn hò và đã giúp hàng trăm người tìm thấy tình yêu đích thực và một người bạn đời chung thủy.
Đây là câu chuyện về Cha Fernando Cuevas Raposo, một linh mục đã làm mai cho 270 cuộc hôn nhân.
Cha Fernando là một linh mục Opus Dei và là tuyên úy của một số ký túc xá ở Valencia, Tây Ban Nha. Năm nay 67 tuổi, sống ở Ibiza, Tây Ban Nha và bắt đầu mai mối cho các cặp vợ chồng Công Giáo cách đây 13 năm.
Nhờ chiến lược của ngài, hơn 500 người đã tìm thấy tình yêu.
Trong 13 năm qua, Cha Fernando đã áp dụng cùng một phương pháp cho tất cả các ứng viên.
Những người hy vọng tìm thấy đối tác Công Giáo của họ điền vào một mẫu đơn.
Chúng bao gồm tên, tuổi, ngày sinh, chiều cao, học vấn, nơi làm việc, sở thích, đức tính, khuyết điểm, những gì họ muốn ở một người bạn đời, cam kết của họ với đức tin và sinh hoạt của họ trong Giáo hội.
Sau khi mỗi ứng viên gửi thông tin của họ, Cha Fernando sẽ phân tích thông tin đó và xem xét các kết quả phù hợp có thể xảy ra. Nếu ngài thấy sự phù hợp giữa hai người, ngài sẽ nói chuyện với từng ứng viên. Sau đó, nếu họ đồng ý, ngài sẽ chia sẻ thông tin liên lạc.
“Tôi chuyển số điện thoại và nói với người đó rằng họ sẽ liên lạc với anh ấy hay cô ấy trong vòng 24 giờ. Và ở đó họ sẽ nói hoặc làm bất cứ điều gì họ muốn. Tôi đã không ở đó. Công việc của tôi đã hoàn thành”, vị linh mục nói với tờ báo kỹ thuật số El Español.
Vị Linh mục nhận được đến 20 yêu cầu hàng ngày và ngay lập tức phát triển công việc mai mối của mình.
“270 cặp đã kết hôn. Tôi đã đếm cẩn thận. Không nhiều hơn và không ít hơn. Có thể trong một tuần nữa, tôi có thể nói với bạn rằng còn năm vụ nữa, nhưng hiện tại chúng là những vụ đầy triển vọng,” ngài quả quyết.
Và mặc dù số lượng các cuộc hôn nhân quá cao đến mức không thể tin được, điều khiến anh hạnh phúc nhất là không có cặp vợ chồng nào ly hôn.
Giữa một xã hội đang quay lưng lại với Thiên Chúa, Cha Fernando thấy công việc của mình thật quan trọng và ngài coi đó là một hoạt động mục vụ của mình.
“Xã hội rất thế tục hóa và mọi người vô cùng thiếu hiểu biết về tôn giáo. Và thiếu quan tâm. Họ không quan tâm đến những điều của Thiên Chúa bởi vì họ không được nuôi dưỡng theo cách đó. Những ai muốn sống đức tin của mình thì rất coi trọng điều đó và muốn tìm được một người như thế.”
Source:Church POP
2. Nhà Áp-ra-ham ở Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất có nhà thờ, giáo đường Do Thái và nhà thờ Hồi giáo
Trên bờ Vịnh Ba Tư, một khu phức hợp mới có nhà thờ Công Giáo, giáo đường Do Thái và nhà thờ Hồi giáo ở thủ đô của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Ngôi nhà của Gia đình Áp-ra-ham cung cấp một biểu hiện bằng bê tông, đá cẩm thạch và gỗ sồi thể hiện nỗ lực công khai của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất đối với lòng khoan dung tôn giáo sau khi đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2019 và sau đó công nhận Israel về mặt ngoại giao vào năm 2020. Các tín hữu đã cầu nguyện và giao lưu tại địa điểm trên đảo Saadiyat của Abu Dhabi, trong khi công chúng sẽ được phép đến đó trong tháng tới.
Tuy nhiên, Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất vẫn hình sự hóa việc truyền đạo bên ngoài đức tin Hồi giáo. An ninh cũng vẫn là mối quan tâm đối với những người theo đạo Do Thái ở tiền đồn mới này trên Bán đảo Ả Rập, cho dù là từ đối phương trong khu vực của Israel là Iran hay từ những người tức giận trước việc Israel theo đuổi các khu định cư trên đất mà người Palestine tìm kiếm cho nhà nước tương lai của họ.
Các nhà tổ chức đã từ chối nói chuyện trước máy quay hôm thứ Ba với Associated Press về dự án, ngay cả khi họ dẫn các nhà báo đi khắp nơi.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một liên bang gồm bảy vương quốc Hồi giáo, đã công bố kế hoạch xây dựng Ngôi nhà Gia đình Áp-ra-ham vào năm 2019 trong “Năm Khoan dung” của đất nước. Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh gốc Ghana Sir David Adjaye, địa điểm này bao gồm ba ngôi thánh đường và một trung tâm kết nối cho các sự kiện trong tương lai.
Bản thân địa điểm này nổi bật như một nơi thờ phượng với những phiến đá cẩm thạch trắng ở thủ đô được biết đến nhiều hơn với ngành công nghiệp dầu mỏ, hội chợ vũ khí đang diễn ra, tháp kính và khách sạn bên bờ biển. Ba ngôi thánh đường — Nhà thờ Thánh Phanxicô thành Assisi, Giáo đường Do Thái Moses Ben Maimon và Nhà thờ Hồi giáo Imam al-Tayeb — đứng ở các điểm hình tam giác, mỗi điểm có cấu trúc khoảng 30 mét khối.
Trong khi mỗi ngôi thánh đường có cùng kích thước, tất cả đều có vẻ ngoài khác nhau. Trong nhà thờ, các cửa sổ hướng đông đón ánh sáng ban mai bao quanh bàn thờ bằng đá cẩm thạch và bục giảng với cây thánh giá phía trên. Những chiếc ghế dài bằng gỗ sồi dành cho các tín hữu ngồi bên trong dưới những cột gỗ treo lơ lửng trên trần nhà.
Giáo đường Do Thái có những băng ghế tương tự, với Mười Điều Răn được ghi bằng tiếng Do Thái ở phía trước. Một căn phòng cho Torah nằm phía sau mặt tiền. Những tấm lưới bằng đồng treo trên trần nhà, đùa giỡn với ánh sáng từ cửa sổ và giếng trời phía trên.
Nhà thờ Hồi giáo có các kệ để Kinh Qur'an và cả bên ngoài, để các tín hữu cởi giày, ẩn sau các thiết kế hình học Hồi giáo. Sàn trải thảm màu xám, với hai micrô bên dưới và một micrô bên trên một bục cao nơi thầy tế lễ đứng để cầu nguyện vào thứ Sáu. Các bức tường có thể di chuyển ngăn cách khu vực nam và nữ.
Các quan chức không đưa ra con số cụ thể về chi phí xây dựng địa điểm, mặc dù chỉ riêng vật liệu có thể đã tiêu tốn hàng trăm triệu đô la.
Source:AP
3. Nhật Ký Trừ Tà số 227: Satan- Kẻ Mang Đến Cái Chết
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #227: Satan- Bringer of Death”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 227: Satan- Kẻ Mang Đến Cái Chết”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Sarah đã hoàn toàn bị chiếm hữu. Khi còn là một thiếu nữ, cô đã trao thân cho Satan. Trong những năm sau đó, cô trở nên ủ rũ, vô vọng và muốn tự tử. Trong khi cô muốn được giải thoát, Satan thường xuyên nhắc nhở cô rằng cô đã trao thân cho hắn. Họ đã có một hợp đồng. Satan thường xuyên dụ dỗ cô tự tử.
Cuối cùng, cô tìm được đường đến với một linh mục Công Giáo hiểu biết. Ngài nói với cô rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hủy bỏ hợp đồng của cô với Satan. Ngài thúc giục cô tin tưởng vào Chúa Giêsu, thực hành đức tin và gặp linh mục trừ tà. Cô ấy hiện đang trải qua một cuộc trừ tà kéo dài; những người tự nguyện dâng mình cho Satan thường mất nhiều thời gian hơn để được giải thoát. Họ là những người mà Satan đặc biệt không muốn từ bỏ.
Một khoảnh khắc mạnh mẽ trong Nghi thức trừ tà là kinh cầu lên án các danh hiệu của Satan. Chúng là một loạt danh sách những lời buộc tội đáng nguyền rủa (theo nghĩa đen) mô tả Kẻ Ác và hậu quả của tội lỗi. Chúng bao gồm những tên gọi như: inimice fidei (kẻ thù của đức tin), hostis generis humani (kẻ thù của loài người), vitae raptor (kẻ cướp đi sự sống), incestus auctor (tác giả loạn luân), justitiae decliinator (kẻ phá hoại công lý), malorum radix (gốc rễ của cái ác), causa discordiae (nguyên nhân của sự bất hòa), dolorum incestus (kẻ kích thích nỗi đau và nỗi buồn), pater mendacii (cha đẻ của sự dối trá) và nhiều hơn nữa. Lucifer ghét điều đó và mỗi lời lên án đều đánh anh ta như búa tạ.
Việc đọc thuộc lòng danh hiệu ma quỷ của hắn không chỉ có hiệu quả về mặt tinh thần, phản ứng của ma quỷ đối với những cái tên này thường được chẩn đoán. Giữa lúc Sarah đang được trừ tà, tôi bắt đầu đọc danh sách, phát âm rõ ràng và nhấn mạnh từng cái tên. Khi tôi nói đến tên gọi của Satan Mortis Adductor, Kẻ mang đến cái chết, nó đã phản ứng mạnh mẽ. Tôi đã nhấn trúng yếu huyệt của nó. Vì vậy, tôi dừng lại và lặp đi lặp lại trong vài phút: Mortis Adductor, Kẻ mang đến cái chết; Mortis Adductor, Kẻ mang đến cái chết; Mortis Adductor, Kẻ mang đến cái chết. Những con quỷ bắt đầu quằn quại và vùng vẫy dữ dội.
Satan và tội lỗi đã mang sự chết vào thế giới của chúng ta. Satan rất muốn làm như vậy với Sarah. Tôi đã yêu cầu Sarah cố gắng hết sức để từ bỏ Ác ma Tử thần. Tôi nói với cô ấy, “Hãy lặp lại theo tôi: 'Tôi từ bỏ Ác ma Tử thần. Tôi từ chối họ, tôi quở trách họ, tôi từ bỏ họ, và nhân danh Chúa Giêsu, tôi đuổi họ ra ngoài”. Đó là một buổi trừ tà mệt mỏi, nhưng rất hiệu quả.
Satan là kẻ mang đến sự chết. Mọi thứ về địa ngục đầy mùi chết chóc. Không có nước; nó đen, cằn cỗi và vô hồn. Chúng ta thấy sự hiện diện của Satan trong nhiều hành động gây chết chóc trên thế giới của chúng ta ngày nay. Đền thờ Satan thông báo rằng họ sẽ mở một phòng khám phá thai miễn phí ở New Mexico. Có lẽ sẽ tốt cho tất cả chúng ta nếu từ bỏ Ác ma Tử thần. Chúa Giêsu đã phá vỡ sự kìm kẹp của Satan trên thế giới này và trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta khẳng định rằng nơi Chúa Giêsu, chúng ta tìm được sự sống đích thực (Ga 14:6).
Source:Catholic Exorcism
Khôi hài: Lính Dù Nga hốt hoảng bỏ chạy, khiến Nga là nước cung cấp xe tăng nhiều nhất cho Ukraine
VietCatholic Media
16:36 25/02/2023
1. Lính Dù Nga tháo chạy, bỏ lại 12 xe tăng, 9 xe thiết giáp, 10 hệ thống pháo. Tình hình chuyển biến rất nhanh
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Bẩy 25 tháng Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết tình hình đã diễn biến rất nhanh trên chiến trường miền Đông Ukraine.
Trong 24 giờ qua, quân phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi khoảng 70 cuộc tấn công của quân xâm lược Nga trên các hướng Kupiansk, Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Shakhtarsk.
Quân đội Nga đã tiến hành 27 cuộc không kích và khai hỏa bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt 75 lần nhắm vào các các cơ sở hạ tầng dân sự và các khu dân cư.
Ở các hướng Kupiansk và Lyman, quân đội Nga đang cố gắng cải thiện vị trí chiến thuật của họ gần Masiutivka và tìm cách đánh bật lực lượng Ukraine ra khỏi khu rừng Serebrianske, nhưng đã thất bại.
Ở hướng Bakhmut, quân xâm lược Nga tiếp tục tấn công các vị trí của lực lượng Ukraine. Đối phương đã phát động một số cuộc tấn công nhưng không thành công gần Berkhivka, Ivanivske và Pivnichne của vùng Donetsk.
Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, quân Nga được đưa vào chiến trường này rất đông nhưng họ không có kinh nghiệm chiến trường, không được đào tạo bài bản và không có tinh thần chiến đấu.
Sau thất bại tại thành phố Vuhledar trong đó 31 xe tăng và xe thiết giáp chìm trong một biển lửa kinh hoàng, Trung tướng Rustam Muradov, đã tung thêm hai Lữ Đoàn Dù của Nga đánh từ Palivka đến thành phố Vuhledar và từ đó lên tới Maryinka, ở phiá Tây Bắc của thành phố Vuhledar. Nghĩa là quân Nga đánh đồng thời 3 nơi như thế, trên một chiến tuyến dài 32km, để phân tán áp lực pháo binh Ukraine.
Các đơn vị Nga tham chiến tại thành phố Vuhledar bao gồm Quân Đoàn 2 của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Luhansk tăng cường cho Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 gần như đã bị xóa sổ, Trung Đoàn 40 Bộ Binh Nga, các lực lượng của Wagner. Trong tuần qua, họ được tăng cường bởi hai Lữ Đoàn Dù số 51 và 137 của Sư Đoàn Dù 106, hai trung đoàn của Sư Đoàn 42 Súng Trường Cơ Giới, Trung Đoàn xe tăng 163 của Sư Đoàn 150 Súng Trường Cơ Giới.
Quân Ukraine thực sự gặp khủng hoảng về đạn pháo vì phải bắn liên tục để hỗ trợ cho bộ binh. Tình hình nguy ngập đến mức hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu là ông Joseph Borell phải kêu gọi các nước phương Tây vét trong kho dự trữ của mình gởi gấp cho Kyiv.
Tổng thống Zelenskiy nhận xét hồi đầu tuần này là tình hình cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, trong mấy ngày qua, gió xem ra đã đổi chiều. Trong các cuộc tấn công chỉ cần một vài chiếc xe tăng hay thiết giáp trúng đạn bốc cháy, quân bộ binh Nga, hầu hết là tân binh nhát đảm bỏ chạy, lính lái xe tăng không thấy bộ binh yểm trợ cũng nhảy ra khỏi xe bỏ chạy.
Trong 24 giờ qua, quân Putin đã mất 12 xe tăng, 9 xe thiết giáp và 10 hệ thống pháo. Một ngày trước đó, quân Nga cũng mất tinh thần lũ lượt bỏ chạy, mất 13 xe tăng, 7 xe thiết giáp, 11 hệ thống pháo. Một ngày trước đó nữa, tình hình còn thê thảm hơn khi Putin mất một con số kỷ lục 16 xe tăng và 24 xe thiết giáp, và 7 hệ thống pháo. Tính chung trong 3 ngày qua, Nga đã mất 41 xe tăng, 40 xe thiết giáp và 28 hệ thống pháo.
Cựu chỉ huy Nga, Igor Girkin ngậm ngùi than thở rằng Nga giờ đây là nước cung cấp xe tăng nhiều nhất cho Ukraine. Trong khi đó, Lữ đoàn cơ giới số 72 của Ukraine báo cáo rằng lính Dù Nga, được coi là lực lượng thiện chiến nhất của quân Nga cũng bỏ chạy như thường. Quân Ukraine báo cáo đã nhìn thấy 8 chiếc trực thăng Mi 24 và Ka 52 bay rất thấp trên lính Dù Nga, phóng các đạn khói về phía lính Dù Nga đang bỏ chạy. Có lẽ họ bắn để che chắn cho quân bạn đang rút lui. Tuy nhiên, cũng có những bloggers quân sự Nga có kinh nghiệm chiến trường cho rằng trực thăng bay thấp như vậy, là kiểu bắn cảnh cáo để buộc bộ binh quay lại chiến đấu thay vì cứ cắm đầu bỏ chạy. Một trong 8 chiếc trực thăng này, là một chiếc Mi 24 đã bị quân Ukraine bắn rơi. Những chiếc khác lập tức bỏ chạy.
Tinh thần chiến đấu của quân Nga xuống thấp đến mức trong bản báo cáo hôm thứ Sáu 24 tháng Hai, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 115 được điều động đến thành phố Bakhmut đã từ chối chiến đấu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 25 Tháng Hai, 147.470 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của đối phương còn bao gồm 3.375 xe tăng, 6.609 xe thiết giáp, 2.373 hệ thống pháo, 475 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 247 hệ thống tác chiến phòng không, 299 máy bay, 288 trực thăng,, 2.035 máy bay không người lái, 873 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.235 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 230 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Nato nói Trung Quốc 'không có uy tín' để nói về các cuộc đàm phán hòa bình
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết lời kêu gọi của Trung Quốc về các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga “không có nhiều giá trị đáng tin cậy”, đồng thời cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình về việc cung cấp vũ khí cho cỗ máy chiến tranh của Điện Cẩm Linh.
Trong chuyến thăm Estonia, Jens Stoltenberg đã được hỏi về tuyên bố 12 điểm của Trung Quốc về Ukraine, trong đó kêu gọi cộng đồng quốc tế “tạo điều kiện và nền tảng” để nối lại đàm phán.
Ông Stoltenberg nói với các phóng viên “Trung Quốc không có nhiều uy tín vì họ không thể lên án cuộc xâm lược bất hợp pháp vào Ukraine và họ cũng đã ký chỉ vài ngày trước cuộc xâm lược một thỏa thuận giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Putin về quan hệ đối tác vô giới hạn với Nga.”
Ông nói thêm rằng “sự hỗ trợ quân sự hôm nay là cách để đạt được một thỏa thuận hòa bình vào ngày mai” nhằm bác bỏ việc Trung Quốc chỉ trích việc cung cấp vũ khí phương Tây cho Ukraine.
Đồng thời, ông cảnh báo Trung Quốc không được cung cấp vũ khí cho Nga, cho rằng điều đó chẳng khác nào ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược bất hợp pháp của Nga, do đó vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc. “Chúng ta đang theo dõi chặt chẽ những gì Trung Quốc đang làm và chúng ta đã thấy những dấu hiệu cho thấy họ có thể đang cân nhắc gửi viện trợ vũ khí sát thương cho Nga… đây sẽ là một sai lầm rất lớn”.
Người đứng đầu Ủy ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, cũng đưa ra phản ứng lạnh lùng đối với tuyên bố của Trung Quốc. “Bạn phải xem tuyên bố về các nguyên tắc của Trung Quốc trong một bối cảnh cụ thể và đó là bối cảnh mà Trung Quốc đã đứng về một phía, chẳng hạn bằng cách ký kết một tình hữu nghị không giới hạn ngay trước khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga bắt đầu”. Bà nói thêm rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ xem xét báo cáo trong bối cảnh đó.
3. Tổng thống Ba Lan nói không quay lại “công việc như bình thường” với Nga
“Không thể quay lại tình hình trước ngày 24 tháng 2. Không thể quay lại công việc kinh doanh như bình thường với Nga!”
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã đánh dấu một năm ngày Nga xâm lược Ukraine bằng cam kết không quay lại quan hệ bình thường với Mạc Tư Khoa trong tương lai.
Putin đang thất bại… bị ngăn chặn bởi chủ nghĩa anh hùng của những người lính Ukraine và xã hội Ukraine,” Duda nói trong một bài phát biểu qua video hôm thứ Sáu.
Duda nhớ lại những gì Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói với ông vào ngày 23 tháng 2 năm 2022 – trước thềm cuộc xâm lược.
“Khi tôi nói lời tạm biệt, tôi nhìn thấy sự quyết tâm và can đảm trong mắt anh ấy. Anh ấy nói với tôi vào thời điểm đó: 'Chúng ta có thể không bao giờ gặp lại nhau nữa. Không ai ở đây sẽ bỏ cuộc. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến phút cuối cùng.' Tôi trả lời: 'Volodymyr. Chúng ta sẽ gặp nhau nhiều lần nữa. Bạn luôn có thể tin tưởng vào Ba Lan.'“
Ông cho biết Ba Lan biết Ukraine “sẽ không thất thủ trong vòng một tuần” như dự kiến ban đầu, vì nền tự do gắn kết cả hai nước.
Duda ca ngợi lòng hào phóng của các gia đình Ba Lan, những người đã giúp cung cấp nơi ở cho hàng triệu người tị nạn Ukraine chạy sang nước này kể từ khi chiến tranh bắt đầu. “Đã có và không có trại tị nạn nào ở Ba Lan. Chúng ta hoan nghênh và tiếp tục chào đón khách tại nhà của chúng ta.”
Tổng thống cũng thừa nhận tầm quan trọng của sự hỗ trợ của Mỹ. “Tất cả những điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự lãnh đạo mạnh mẽ của Hoa Kỳ,” Duda nói, đồng thời cho biết thêm rằng Hoa Kỳ “là người bảo đảm an ninh cho lục địa già.”
4. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã bày tỏ lòng biết ơn khi thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki, tới Kyiv dự buổi lễ kỷ niệm một năm cuộc xâm lược
Ba Lan đã ở bên chúng ta ngay cả trước khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện, đã ở bên chúng ta từng phút trong năm nay và tôi chắc chắn rằng sẽ ở bên chúng ta cho đến khi chúng ta chiến thắng. Chiến thắng chung của chúng ta!
Hôm nay, trong cuộc hội đàm với thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, chúng tôi đã thảo luận về toàn bộ các vấn đề quốc phòng. Các cuộc thảo luận liên quan đến vũ khí cho Ukraine, nhờ đó thất bại của Nga trên chiến trường sẽ được tăng tốc và các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Cách riêng, tôi muốn ghi nhận sự hợp tác của chúng ta trong việc điều trị và phục hồi chức năng cho các binh sĩ Ukraine. Tôi chắc chắn rằng đó sẽ là một kỷ niệm đẹp trong lịch sử của các quốc gia.
Tôi biết ơn Mateusz Morawiecki và tất cả anh em Ba Lan của chúng ta vì đã hiểu tình hình và nhu cầu của Ukraine.
5. Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hô hào tấn công Ba Lan
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm thứ Sáu cho biết cách duy nhất để Mạc Tư Khoa cuối cùng bảo đảm hòa bình lâu dài với Ukraine là mở rộng biên giới của chính mình càng xa càng tốt. Medvedev, một đồng minh lâu năm của Putin và phó chủ tịch hội đồng an ninh Nga, nói:
Đã một năm kể từ khi hoạt động đặc biệt đã diễn ra. Một năm kể từ khi các quân nhân của chúng ta lập lại trật tự, hòa bình và công lý trên đất nước của chúng ta, bảo vệ người dân của chúng ta và tiêu diệt gốc rễ của chủ nghĩa phát xít mới. Chiến thắng sẽ đạt được. Tất cả chúng ta đều muốn điều này xảy ra càng sớm càng tốt. Và ngày đó sẽ đến. Chúng ta sẽ lấy lại lãnh thổ của mình và bảo vệ một cách đáng tin cậy người dân của chúng ta, những người đã phải chịu đựng trong những năm diệt chủng và pháo kích.
Sau đó, sẽ có các cuộc đàm phán, mà tôi chắc chắn, sẽ trở nên khó khăn và căng thẳng. Trước hết, bởi vì những người tham gia chính thức trong các cuộc đàm phán về phía đối phương của chúng ta là một, và các nhà lãnh đạo thực sự hoàn toàn khác nhau. Và các quyết định cho chế độ Kyiv, tất nhiên, sẽ không được đưa ra bởi một số loại Zelenskiy, nếu ông ta vẫn còn sống, hoặc bè lũ của ông ta. Quyết định sẽ được đưa ra trên khắp đại dương bởi những người nắm trong tay việc cung cấp vũ khí cho Kyiv và phân bổ tiền để duy trì phần còn lại của nền kinh tế Ukraine.
Điều quan trọng là phải đạt được tất cả các mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt. Đẩy biên giới của các mối đe dọa đến đất nước của chúng ta càng xa càng tốt, ngay cả đó là biên giới của Ba Lan.
6. Tòa Bạch Ốc cho biết Nga có thể điều máy bay chiến đấu đến Iran
Tòa Bạch Ốc cho biết họ tin rằng Nga có thể cung cấp cho Iran máy bay chiến đấu và các thiết bị quân sự khác để đổi lấy sự hỗ trợ cho cuộc chiến ở Ukraine
Phát biểu với báo giới, phát ngôn nhân an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết Mỹ có thông tin về việc Iran đã vận chuyển đạn pháo và đạn xe tăng tới Nga vào tháng 11.
Đổi lại, Nga đã đưa ra “sự hợp tác quốc phòng chưa từng có”, bao gồm cả hỏa tiễn, thiết bị điện tử và máy bay chiến đấu, ông nói.
Ông cho biết Iran cũng đang tìm cách mua trực thăng tấn công, radar và máy bay huấn luyện chiến đấu.
7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo ngày 25 tháng Hai, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Không có bất kỳ báo cáo nào về việc các phương tiện bay không người lái tấn công một chiều gọi tắt là OWA-UAV, của Iran được sử dụng ở Ukraine kể từ khoảng ngày 15 tháng 2 năm 2023.
Trước đó, các lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo đã bắn hạ ít nhất 24 chiếc OWA-UAV Shahed-136 trong khoảng thời gian từ cuối Tháng Giêng đến đầu tháng 2 năm 2023; và hàng chục chiếc đã bị phá hủy trong vài ngày đầu tiên của năm.
Việc thiếu triển khai OWA-UAV này có thể cho thấy Nga đã cạn kiệt nguồn cung hiện tại. Nga có thể sẽ phải tìm kiếm một nguồn tiếp tế.
Mặc dù loại vũ khí này không có thành tích tốt trong việc tiêu diệt các mục tiêu đã định, nhưng Nga có thể coi chúng là mồi nhử hữu ích có thể đánh lạc hướng lực lượng phòng không Ukraine khỏi các hỏa tiễn hành trình hiệu quả hơn của Nga.
8. Zelenskiy nói rằng Nga phải ngừng gây bất ổn cho Moldova
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga sẽ tiếp tục cố gắng gây bất ổn cho Moldova và rằng những nỗ lực của Mạc Tư Khoa nên bị ngăn chặn bằng “nhiều vũ khí hơn” và “nhiều biện pháp trừng phạt hơn”.
Bình luận của Zelenskiy được đưa ra sau khi Nga tìm cách lật ngược câu chuyện hôm thứ Sáu, tuyên bố rằng Kyiv mới là chính phủ gây căng thẳng ở quốc gia nằm ở biên giới phía nam của họ, chứ không phải Mạc Tư Khoa. Tổng thống Ukraine đã trả lời trong bài phát biểu đánh dấu một năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Zelenskiy cho biết chính phủ của ông tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Moldova và rằng Transnistria - một mảnh đất nơi Nga đã triển khai cái gọi là lực lượng gìn giữ hòa bình để hỗ trợ phe ly khai thân Mạc Tư Khoa - là lãnh thổ hợp pháp của Moldova.
Zelenskiy cho biết Nga đang tiến hành một “cuộc chiến hỗn hợp và chiến tranh thông tin” ở Moldova.
“Putin cần thể hiện những thành công và chiến thắng. Nhưng sẽ không có chiến thắng trên chiến trường Ukraine. Vì vậy, ông ta có thể tìm kiếm thành công ở những nơi có điểm yếu”
“Tôi nghĩ điều quan trọng là phải ngăn chặn những nỗ lực này bằng nhiều vũ khí hơn, nhiều biện pháp trừng phạt hơn, và các bước thích hợp”.
Thông tin cơ bản khác: Các quan chức ở Moldova và ở một số chính phủ phương Tây đã bày tỏ lo ngại trong những tuần gần đây rằng Mạc Tư Khoa đang bắt chước một số bước mà nước này sử dụng làm cái cớ cho các cuộc xâm lược ở Georgia và Ukraine.
Tổng thống Moldova Maia Sandu đã cảnh báo về một âm mưu bị cáo buộc của Nga nhằm gây bất ổn cho chính phủ của bà, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về khả năng Mạc Tư Khoa can thiệp vào quốc gia nhỏ bé này.
Nga đã đưa ra những cáo buộc đối với Ukraine, cảnh báo NATO và Kyiv đang thực hiện “các bước mạo hiểm” ở Transnistria và tuyên bố rằng một cuộc tấn công vào đồng bào của Mạc Tư Khoa trong lãnh thổ này sẽ được coi là một cuộc tấn công vào chính Nga.
Phát ngôn nhân của Cơ quan Biên giới Nhà nước Ukraine đã phản hồi lại bình luận của Nga hôm thứ Sáu, nói rằng quân đội Ukraine và Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã thực hiện “các biện pháp gia tăng ở biên giới với Transnistria” nhưng chỉ để “ngăn chặn bất kỳ hành động khiêu khích nào từ phía bên kia”.
Hi hữu: Cả gia đình 9 người được Tuyên Thánh. Vatican phản ứng với diễn văn hiếu chiến của Putin
VietCatholic Media
17:05 25/02/2023
1. Lễ phong chân phước cho gia đình bảy người con tại Ba Lan
Ngày 10 tháng Chín năm nay, Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, sẽ đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự lễ phong chân phước cho trọn một gia đình bảy người con tại Ba Lan, “tử đạo vì đức bác ái”.
Cha Witold Burda, thỉnh nguyện viên án phong cho gia đình Ulma cho biết như trên, hôm 14 tháng Hai vừa qua. Đức Thánh Cha đã cho công bố sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của các vị tôi tớ Chúa này ngày 17 tháng Mười Hai năm ngoái, 2022.
Gia đình sẽ được tôn vinh trên bàn thờ là gia đình ông bà Jozef Ulma và Wiktoria, cùng với 6 người con bị Đức quốc xã tàn sát ngày 24 tháng Ba năm 1944 ở Markowa, vì đã quảng đại cho tá túc 8 người Do thái bị săn đuổi dưới thời quân Đức xâm lược nước này. Trong số những người con bị sát hại, bé lớn nhất mới được 8 tuổi, em bé nhỏ nhất một tuổi rưỡi và có một người con bảy tháng đang ở trong bụng mẹ.
Trong thời xâm lược Ba Lan, để ngăn cản người Ba Lan giúp đỡ người Do thái, tháng Mười năm 1941, Hans Frank, Toàn quyền Đức tại các lãnh thổ Ba Lan bị Đức xâm lược, ra lệnh rằng tất cả những công dân Ba Lan nào bị cáo hoặc bị tình nghi giúp đỡ người Do thái đều sẽ bị hành quyết.
Lúc 5 giờ ngày 24 tháng Ba năm 1944, toán hiến binh Đức đến nhà Józef Ulma và tàn sát trọn gia đình ông và hai gia đình người Do thái tại đó.
Cha Witold Burda, thỉnh nguyện viên án phong cho gia đình Ulma, cho biết: ông bà Jozef và Wiktoria rất được tôn trọng tại làng Markowa, và đồng thời họ cũng được biết đến nhiều về sự sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Họ nổi tiếng vì cởi mở đối với những người khác. Ông bà Ulma quyết định đón nhận và cho 8 người Do thái ẩn náu không phải chỉ một lần thôi, nhưng chấp nhận họ trong nhiều tháng trời. Đó không phải là một hành động nhất thời vì động lòng trắc ẩn, hay một dấu hiệu cảm thương số phận của họ. Đó là một quyết định có ý thức và suy nghĩ chín chắn, biết rõ những hậu quả có thể xảy ra cho những người Ba Lan trợ giúp người Do thái như thế. Trong cuốn Kinh thánh người ta tìm được trong nhà ông bà, sau khi bị hành quyết, người ta thấy tựa đề dụ ngôn người Samaritano nhân lành được gạch dưới. Điều này chứng tỏ đời sống thường nhật của họ dựa trên Tin mừng, trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa và hoàn toàn tuân hành những gì Chúa mời gọi.
2. Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh nhận định: “Ngoại giao dường như không thể phá vỡ vòng bạo lực luẩn quẩn”
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh, đã phát biểu trong Thánh lễ đồng tế ở Rome, tại vương cung thánh đường Sant'Andrea della Valle, một năm sau cuộc chiến ở Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục đã mời chúng ta nhìn cuộc chiến không “dưới ánh sáng của những tin tức ngày càng đáng lo ngại đến từ mặt trận trong viễn cảnh các kịch bản chính trị quân sự liên tục được theo dõi”, cũng như về những nỗ lực ngoại giao “dường như vẫn không có khả năng phá vỡ vòng bạo lực luẩn quẩn”, nhưng đối mặt với “Lời Chúa, vẫn còn luôn hợp thời”, soi sáng “khi đọc mọi sự kiện của lịch sử” và chỉ ra “con đường đúng đắn trong mọi tình huống của cuộc sống”.
Ngài nói: “Chúng ta kỷ niệm một năm cuộc chiến này, không phải không có nỗi buồn sâu sắc và hoang mang, trong ngày kỷ niệm đầu tiên. Nó dường như là một thực tế không thể xảy ra trong thế kỷ hai mươi mốt, khủng khiếp và đau khổ đi kèm với nó là không thể tưởng tượng được.”
Nhận xét của Đức Tổng Giám Mục đã được đưa ra sau một bài phát biểu hiếu chiến của Putin dài đến một giờ 45 phút, trong đó Putin nói rằng ông ta quyết định đình chỉ sự tham gia của Nga vào hiệp ước New Start với Mỹ.
Sau khi cáo buộc Mỹ và NATO không hợp tác, ông nói: “Về vấn đề này, hôm nay tôi buộc phải thông báo rằng Nga đình chỉ tham gia hiệp ước vũ khí tấn công chiến lược”.
Putin nói rằng Nga sẽ thực hiện các vụ thử hạt nhân mới nếu Mỹ làm như vậy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang bằng một điệp khúc quen thuộc: Nga không có lựa chọn nào khác ngoài tấn công Ukraine.
Putin tuyên bố rằng phương Tây đang chuẩn bị biến Ukraine thành bệ phóng đầy vũ khí để tấn công Nga, nghĩa là Mạc Tư Khoa phải hành động trước khi còn có thể làm như vậy.
Điều này lặp lại bài phát biểu của ông ta vào ngày 24 tháng 2 năm ngoái, khi ông lập luận rằng Nga không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng vũ lực chống lại Ukraine.
“Họ không cho chúng ta bất kỳ lựa chọn nào khác để bảo vệ nước Nga và người dân của chúng ta, ngoài lựa chọn mà chúng ta buộc phải sử dụng ngày nay”, ông nói.
“Trong những trường hợp này, chúng ta phải có hành động táo bạo và ngay lập tức. Cộng hòa nhân dân Donbas đã yêu cầu Nga giúp đỡ.”
Trong bài phát biểu hôm thứ Ba, Putin nói rằng Nga đã làm “mọi thứ có thể” để giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình, đồng thời cáo buộc phương Tây nhắm mắt làm ngơ trước “hoạt động khủng bố” ở miền đông Ukraine.
Putin cũng lặp lại tuyên bố không có cơ sở rằng Ukraine đang thúc đẩy để được cung cấp vũ khí hạt nhân, đồng thời khẳng định rằng ông coi cuộc xâm lược là một hành động phòng thủ, phủ đầu.
Ông tiếp tục đổ lỗi cho phương Tây về cuộc chiến ở Ukraine.
“Tôi muốn nhắc lại: chính họ đã khơi mào chiến tranh”, ông Putin nói. “Và chúng ta đã sử dụng và tiếp tục sử dụng vũ lực để ngăn chặn nó.”
Source:globalist.it
3. Nhật Ký Trừ Tà số 228: Giờ của Quỷ
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #228: The Demonic Hour”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 228: Giờ của Quỷ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
James phàn nàn về các cuộc tấn công của ma quỷ. Một thực tế đặc biệt thu hút sự chú ý của tôi. Tôi hỏi, “Mấy giờ chúng xảy ra?” Anh ấy trả lời, “3 giờ sáng.” Tôi nghĩ, “Ahhh, giờ ma quỷ.”
Để phân biệt xem ai đó có bị quỷ nhập hay không, chúng ta tìm kiếm các dấu hiệu chính nổi tiếng như kiến thức huyền bí, sức mạnh siêu phàm, kiến thức về ngôn ngữ không rõ xuất xứ và ác cảm với điều thiêng liêng. Nhưng nhiều khi những dấu hiệu cổ điển này không xuất hiện ngay từ đầu, mãi về sau chúng mới xuất hiện. Ban đầu, chúng ta quen thuộc với những dấu hiệu tinh vi hơn thường đi kèm với người bị quỷ ám, chẳng hạn như đặc điểm của các cuộc tấn công được cho là của ma quỷ.
Satan ghét Chúa Giêsu. Ma quỷ luôn chế giễu Chúa Giêsu, đảo ngược các dấu hiệu và sự thật thiêng liêng. Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá lúc 3 giờ chiều. Chúa Giêsu gọi đó là “Giờ của Ta.” Trong sự đảo ngược của Satan, Satan tuyên bố 3 giờ sáng là giờ của hắn. Chúng ta nhận thấy một số cuộc tấn công dữ dội nhất của Satan đối với những người bị ám xảy ra vào thời điểm đó. Có khả năng là vào lúc 3 giờ sáng, giờ ấy ma quỷ đang sung sức nhất.
Carey cũng bị ám. Cô cũng mô tả các cuộc tấn công dữ dội của ma quỷ vào lúc 3 giờ sáng. Khi quá trình trừ tà kéo dài của cô ấy tiếp tục, cô ấy đã mất sức và chúng ta sợ rằng cô ấy sẽ không thể cầm cự được. Chúng tôi đã quan tâm nhiều hơn. Những con quỷ đã tấn công cô ấy lúc 3 giờ sáng. Vì vậy, chúng tôi quyết định bắt đầu cầu nguyện với cô ấy lúc 2:30 sáng.
Ngoài việc giúp cô ấy nhẹ nhõm, tôi muốn tấn công lũ quỷ vào giờ chúng mạnh nhất. Trước đây chúng đã kiểm soát ban đêm. Bây giờ, với những phiên trừ tà ban đêm này, chúng tôi đã tấn công. Trong một số tuần, Nhóm tập trung lúc 2:30 sáng. Carey nói, “Nó đã giúp xua đuổi ma quỷ một chút và mang lại cho tôi những đêm yên bình sau 3 giờ sáng.” Ở giai đoạn này, giấc ngủ của cô ấy là rất quan trọng.
Cuối cùng, lũ quỷ nhận ra rằng chúng tôi sẽ không ngừng cầu nguyện lúc 2:30 sáng. Vì vậy, họ bắt đầu tấn công cô ấy lúc 1 giờ sáng. Tôi đã rất ngạc nhiên khi chúng mất quá nhiều thời gian để điều chỉnh. Tôi nghĩ chúng đã rất ngạc nhiên khi chúng tôi thức dậy vào lúc nửa đêm để giúp người phụ nữ trẻ này. Có lẽ họ đã nghĩ rằng cuối cùng chúng tôi sẽ bỏ cuộc; nhưng chúng tôi đã không. Trong thế giới tự ái của chúng, chúng không thể hiểu được ý tưởng về lòng bác ái và sự tự hiến. Và vì lũ quỷ bắt đầu tấn công cô ấy lúc 1 giờ sáng, nên chúng tôi bắt đầu tập trung vào lúc 12:30 sáng (Nhóm rất vui khi được cầu nguyện sớm hơn!). Vì vậy, chiến thuật mèo vờn chuột tiếp tục. May mắn thay, cuối cùng Carey đã đi đến cùng và giờ đã được giải thoát.
Tôi thấy nhiều dấu hiệu của sự đảo ngược của Satan trong thế giới của chúng ta ngày nay, đặc biệt là trong suy nghĩ của mọi người, mặc dù thường không được nhận ra. Chẳng hạn, những người theo thuyết Satan tuyên bố mang lại sự tự do khỏi “chính quyền tôn giáo chuyên chế”, nhưng chính Satan mới là nô lệ. Họ tuyên bố đề cao phẩm giá và sự hoàn thiện của con người, nhưng Satan là kẻ hủy diệt nhân loại. Một số phù thủy cho rằng câu thần chú của họ thực sự giống như những lời cầu nguyện của Kitô giáo, nhưng kết quả duy nhất của bất kỳ câu thần chú ma thuật nào đều là một lời nguyền. Trong Chúa Giêsu có sự tự do đích thực và sự sung mãn tiềm năng của con người. Trong đạo Chúa Kitô chân chính, chúng ta tìm thấy ân sủng thật và những phước lành tuyệt vời.
Hãy cảnh giác chống lại những nghịch lý của Satan. Bất cứ khi nào bạn nghe thấy một người nói những điều nghịch lý, hãy dâng lên một lời cầu nguyện đơn giản: “Nguyện xin ánh sáng của Chúa Thánh Thần đến với tất cả chúng ta và tiết lộ Ngài là Sự Thật.”
Source:Catholic Exorcism
Thánh Ca
Hôn ước ngàn đời trong công minh chính trực, ân tình và xót thương
Giáo Hội Năm Châu
02:09 25/02/2023