Ngày 26-02-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Phương cách chiến thắng ma quỉ cám dỗ
Lm Đan Vinh
00:08 26/02/2020

Chúa Nhật Mùa Chay A
St 2,7-9;3,1-7; Rm 5,12-19; Mt 4,1-11

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 4,1-11

(1) Bây giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. (2) Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. (3) Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi !”. (4) Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”. (5) Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, (6) rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”. (7) Đức Giê-su đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. (8) Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, (9) và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi”. (10) Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi !” (11) Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và kìa các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su như một Mô-sê Mới, lãnh đạo một cuộc Xuất Hành Mới. Người còn là hiện thân của dân Ít-ra-en Mới vào sa mạc sống lại kinh nghiệm của dân Ít-ra-en xưa trên núi Xi-nai (x Đnl 8,2-4). Có điều khác với Ít-ra-en xưa, Người đã qua các cơn cám dỗ thử thách mà vẫn trung thành với ơn gọi của mình. Người muốn nêu gương cho các tín hữu hôm nay về cách chống trả các cơn cám dỗ của ma quỷ.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-4: + Được Thần Khí dẫn vào hoang địa: Thần khí đã ngự xuống trên Đức Giê-su khi chịu phép rửa, giờ đây lại hướng dẫn Người vào nơi hoang vắng, có lẽ là một hang núi gần thành Giê-ri-cô. + Để chịu quỷ cám dỗ: Cám dỗ đồng nghĩa với sự thử thách do ma quỷ thực hiện. Khi bị cám dỗ mà chiều theo thì mới phạm tội. Còn nếu cương quyết chống trả, lại còn có công. Đức Giê-su cũng trải qua sự thử thách, nghĩa là lựa chọn giữa tốt và xấu. Thần Khí đã đặt Đức Giê-su vào một hoàn cảnh để Người tự khẳng định lập trường và chứng tỏ là Con hiếu thảo luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa. + Bốn mươi đêm ngày: Cũng như Mô-sê trước khi nhận hai bia đá Giao ước, đã lên núi bốn mươi ngày đêm, ăn chay cầu nguyện (x. Đnl 9,9), và sau đó lại ăn chay thêm bốn mươi ngày đêm để sấp mình xin Đức Chúa nguôi giận mà tha tội cho dân Ít-ra-en đã vi phạm Giao ước khi đúc tượng bê vàng để thờ lạy (x. Đnl 9,18). Ngoài ra con số bốn mươi thường được dùng trong Thánh Kinh để ám chỉ một thời gian khá dài như: lụt đại hồng thủy kéo dài suốt bốn mươi ngày đêm, dân Ít-ra-en đi trong hoang địa bốn mươi năm, Vua Đa-vít cai trị bốn mươi năm, từ lễ Phục Sinh đến lễ Thăng Thiên kéo dài bốn mươi ngày … Sở dĩ Đức Giê-su có thể nhịn đói suốt bốn mươi ngày đêm là nhờ ơn Chúa nâng đỡ. + Nếu ông là Con Thiên Chúa: Tước hiệu này thuộc nội dung các lời hứa về Đấng Mê-si-a con vua Đa-vít (x. Tv 2,7; 89,27). Ngoài ra tước hiệu này còn có ý nghĩa về Thần tính của Đức Giê-su. + Hãy truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi: Ma quỷ cám dỗ Đức Giê-su biến đá thành bánh, hy vọng có thể do bị đói khát, Người sẽ quên đi tư cách Mê-si-a để làm theo ý mình hơn là làm theo ý Thiên Chúa. + Đã có lời chép: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh…”: Đây là lời trong Sách Đệ Nhị Luật (8,3) mà Đức Giê-su đã chọn để vâng Lời Thiên Chúa, nhờ đó Người đã chiến thắng ma quỷ. Sau này Người cũng nói: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34).
- C 5-7: + “Hãy gieo mình xuống đi”: Ma quỷ xúi Đức Giê-su thử thách quyền năng Thiên Chúa khi gieo mình từ trên cao rơi xuống để được Thiên Chúa cứu giúp. + Có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn…”: Xa-tan đã nêu ra câu Thánh Vịnh này hiểu theo nghĩa đen (Tv 91,11-12). + Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách…”: Đây là câu Kinh Thánh trong sách Đệ nhị luật: “Anh em đừng thách thức Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, như anh em đã thách thức ở Ma-xa” (Đnl 6,16). Ngược lại với dân Ít-ra-en xưa đã đòi Đức Chúa phải làm dấu lạ để chứng tỏ quyền năng, còn Đức Giê-su ở đây hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa không cần phải nhìn thấy dấu lạ (x. Ga 6,30-33).
- C 8-11: + Đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian…: Câu này nhắc lại sự kiện xưa kia Mô-sê lên núi Nê-bô và đã được Đức Chúa cho nhìn thấy toàn bộ Miền Đất Hứa (x. Đnl 31,1-4). Nay ma quỷ cũng tác động làm cho Đức Giê-su tưởng tượng ra mình đang ở trên núi và nhìn thấy những của cải châu báu để cám dỗ Người thờ lạy nó như thờ chúa tể để được nó ban cho của cải trần gian. + Xa-tan kia, xéo đi !: Xa-tan nghĩa là “tên cám dỗ”. Sau này Đức Giê-su cũng xua đuổi Phê-rô giống như thế khi ông cám dỗ Người đừng theo con đường thập giá như Chúa Cha muốn (x. Mt 16,23). + Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi: Đây là câu trích trong sách Đệ nhị luật (6,4.13), dạy dân Ít-ra-en chỉ duy có một Đấng mọi người đều phải phụng sự tôn thờ là Thiên Chúa.

4. HỎI ĐÁP:

HỎI
1) Cám dỗ là gì? Bị cám dỗ thì đã phạm tội chưa? Ta cần làm gì để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt mình?
ĐÁP:
- Cám dỗ là việc ma quỷ xúi giục một người phạm tội chống lại Thiên Chúa bằng việc cố tình làm điều nghịch lại các lệnh Ngài truyền.
- Mỗi cơn cám dỗ thường có ba giai đoạn: Một là ma quỷ gợi lên một hình ảnh, một tư tưởng xấu trong tâm trí người ta. Hai là ma quỷ xúi người ta thỏa mãn đam mê dục vọng ấy bằng sự ưng thuận. Ba là sự chọn lựa tự do: nếu người ta chiều theo ma quỷ tức là đã phạm tội làm cho Chúa buồn lòng. Còn nếu từ chối không nghe theo ma quỷ cám dỗ, họ sẽ được chúc phúc và làm cho Chúa vui lòng.
- Để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, chúng ta cần dùng ba phương thế như sau: Một là năng hãm mình và ăn chay noi gương Đức Giê-su ăn chay suốt bốn mười đêm ngày nên đã dễ dàng làm chủ bản năng và chiến thắng ma quỷ cám dỗ; Hai là siêng năng học sống Lời Chúa, vì Lời Chúa là đèn soi dẫn và là thanh gươm hai lưỡi sắc bén đương đầu với ma quỷ, noi gương Đức Giê-su đã dùng Lời Chúa để chiến thắng ma quỷ cám dỗ; Ba là năng xin cầu xin ơn trợ giúp và luôn vâng theo sự hướng dẫn của Thánh Thần noi gương Đức Giê-su.

HỎI
2) Đức Giê-su bị ma quỷ cám dỗ trong tâm trí hay trong thực tế?
ĐÁP: Việc quỷ đặt Đức Giê-su lên nóc Đền thờ, đem Người lên một ngọn núi cao và chỉ cho Người xem tất cả vinh hoa lợi lộc của các nước trên thế gian… cho thấy Đức Giê-su đã bị ma quỷ cám dỗ nhưng chỉ trong tâm trí, chứ không thực sự đem Người từ nơi này đến nơi kia.

HỎI
3) Đức Giê-su đã trải qua cơn cám dỗ của ma quỷ để làm gì?
ĐÁP: Sau khi chịu phép Rửa của Gio-an và được xức dầu thiêng liêng tấn phong làm Đấng Ki-tô, Đức Giê-su đã được Thần Khí dẫn đưa vào hoang địa để ăn chay 40 đêm ngày và chịu ma quỷ thử thách cám dỗ. Sở dĩ Người để ma quỷ cám dỗ là nhằm ba mục đích như sau:
- Một là cho chúng ta thấy: Người là A-đam Mới và là dân Ít-ra-en Mới thời Tân Ước, luôn vâng theo thánh ý Thiên Chúa, trái với nguyên tổ A-đam E-và xưa trong vườn địa đàng (x St 3,1-24), và dân Ít-ra-en xưa thời Xuất Hành (Đnl 8,2-4), đã nghe ma quỷ để phạm tội chống lại Thiên Chúa.
- Hai là để chứng minh cho chúng ta thấy: ăn chay cầu nguyện là phương thế hữu hiệu giúp ta làm chủ bản thân và chiến thắng ma quỷ cám dỗ (x Mt 17,21; Mc 9,29).
- Ba là để nêu gương cho chúng ta luôn vâng theo Thần Khí hướng dẫn: Nếu chúng ta năng học sống Lời Chúa, chúng ta sẽ làm theo thánh ý Chúa hơn theo ý riêng mình, như Đức Giê-su có lần đã quở trách tông đồ Phê-rô: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy. Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16,23).

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA:
Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4,10).

2. CÂU CHUYỆN:

1) TỪ ĂN CẮP QUẢ TRỨNG DẪN ĐẾN ĂN TRỘM CON BÒ:

Đức Cha ARTHUR TONE đã thuật lại một câu truyện đau lòng như sau:

Trong ngôi nhà tù nổi tiếng Sing Sing ở New York (Hoa Kỳ), một tù nhân bị đem ra hành hình vì tội đã giết chết một cảnh sát viên. Trước khi chết, người ta cho anh ta được nói những lời cuối cùng. Với một giọng điệu đau đớn anh ta đã thét lớn lên như sau: "Tất cả  đã bắt đầu khi tôi ăn cắp đồng năm xu trong túi của Mẹ tôi.....Rồi lần hai tôi ăn cắp hai đồng năm xu... Sau đó, tôi ăn cắp đồ vật của người ngoài ở trường học, ở tiệm tạp hóa, ở tiệm thuốc tây. Rồi tôi và hai thằng bạn hợp tác đi cướp giật và chúng tôi kiếm được ngày một nhiều tiền hơn. Sau đó muốn có thật nhiều tiền để khỏi phải đi cướp giật hàng ngày, chúng tôi đã quyết định đi cướp Ngân hàng và lần đó tôi buộc phải bắn gục một viên cảnh sát đang tìm cách bắt tôi. Đó. Tất cả tội phạm lớn lao của tôi bắt đầu chỉ từ một đồng năm xu !”

Từ chỗ ăn cắp năm xu đã tiến đến chỗ ăn cướp nhà băng và phạm tội giết người. Con đường tưởng như thật xa, nhưng trong thực tế lại rất gần ! Cũng vậy, từ một ly rượu cho đến thói xấu say xỉn triền miên... Con đường cũng tương tự như thế. Có ai ngờ được rằng: chỉ một lần hút thử xì ke ma túy mà rồi sau đó nạn nhân đã rơi vào thói nghiện ngập triền miên lúc nào không hay. Con đường tưởng như thật xa, nhưng trong thực tế lại rất gần !

2) TAM THẬP LỤC KẾ: ĐÀO VI THƯỢNG SÁCH

Ở núi Phong Khê đất Thục có một giống đười ươi có bộ mặt giống như người. Chúng biết nói cười và máu của chúng được người ta dùng làm thuốc nhuộm quần áo rất tốt, nên các thợ săn thường săn bắt chúng. Biết được loài đười ươi này thích uống rượu và đi guốc, thợ săn đã đem rượu và guốc bày la liệt trên một đồng trống để nhử chúng, rồi ẩn núp chờ đợi. Dù sống sâu trong rừng, nhưng loài đười ươi lại có khứu giác rất nhậy nên vẫn ngửi thấy mùi rượu thơm liền kéo nhau đến uống. Những con già đời đoán biết đó là bẫy của thợ săn, liền nhắc nhở cả bầy rằng: “Hãy cảnh giác, đừng khờ dại uống rượu đi guốc kẻo bị mắc mưu của bọn người độc ác kia”. Thế là cả bầy buồn bã bỏ đi. Nhưng rồi một con bị mùi rượu thơm hấp dẫn không cưỡng lại được, liền bất chấp lời khuyên khôn ngoan và rủ đồng bọn quay trở lại. Rồi “quen mui thấy mùi ăn mãi”, chúng tranh dành nhau chí choé nốc cạn hết bầu này đến bầu khác. Đến lượt các con già cả khôn ngoan tuy biết là nguy hiểm, nhưng không thể cưỡng được sự hấp dẫn của rượu, cũng lao vào uống no say. Sau đó chúng xỏ chân vào guốc bên cạnh bước tới bước lui ngả nghiêng trông thật tức cười. Bấy giờ bọn thợ săn liền hò nhau từ chỗ ẩn nấp, nhất tề xông đến vây bắt. Thấy bọn thợ săn đến, bầy đười ươi đáng thương liền bỏ chạy tán loạn. Nhưng chân đi guốc không quen, bị té nhào vào nhau và bị bọn thợ săn bắt gọn không sót một con.

Than ôi! Biết rõ người ta đặt bẫy hại mình, mà vẫn lao vào ăn uống đến nỗi tất cả đều bị mất mạng thì thật ngu dại lắm thay! Đối với các bạn trẻ hôm nay thì rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút chích sì-ke ma túy… là những thứ làm mất hết nhân tính, trở thành những kẻ bất lương trộm cướp giết người, rồi còn có thể bị lây nhiễm HIV-AIDS. Thế mà vẫn có không ít bạn trẻ nhắm mắt lao mình vào những đam mê chết người đó thì không phải khờ dại lắm sao?
Trước các cơn cám dỗ về đam mê sắc dục và ma túy, thì đừng bao giờ nghĩ rằng mình có đủ bản lãnh để chống trả lại được, và phải làm như cổ nhân dạy: “Tam thập lục kế: Đào vi thượng sách” (Ba mươi sáu phương thế thì chạy trốn là phương thế hay nhất). Đừng bao giờ thử hút chích sì ke ma túy, thử đi bia ôm một lần xem sao… Vì thử dù chỉ một lần mà thôi là chúng ta đã bắt đầu biến thành con nghiện và khó lòng có thể thoát ra!

3) NGỌN ĐUỐC VÂN TRƯỜNG :

Đời Tam quốc, Quan Văn Trường sau khi bị thua trận thảm bại ở Hạ Bì. Đơn thương độc mã, ông phải bảo vệ hai người chị dâu (vợ của Lưu Bị) tam thời đến nương tựa nhà của Tào Tháo. Đêm đến, Tào Tháo cố tình sắp xếp cho ba người ở chung trong một căn phòng, dụng ý muốn cho chị em phạm tội loạn luân, và chúa tôi sẽ nghi ngờ thất lễ với nhau.
Quan Vân Trường một dạ thẳng ngay không để tà tâm quyến rũ. Ông tay cầm đuốc, tay cầm sách Xuân Thu đọc từ tối đêm đến sáng. Mọi người thấy vậy khen Vân Trường là người chính trực. Từ đó người ta dùng câu “Ngọn đuốc Vân Trường” để ám chỉ những người có lòng ngay dạ thẳng, quyết không để sự đam mê chiến thắng bản thân mình.

4) TÁC DỤNG CỦA RƯỢU TRÊN LOÀI NGƯỜI :

Một câu chuyện cổ bắt nguồn từ chuyện tổ phụ No-e trong sách Sáng Thế (St 9,20-25) về tác dụng của rượu như sau:

Sau cơn lụt đại hồng thủy kéo dài 40 đêm ngày, tổ phụ No-e cùng con cái đưa các con vật ra khỏi tàu và dựng lều và làm nghề nông trồng cấy nhiều cây trái từ các hạt giống đã mang lên tàu trước cơn lụt. Một hôm No-en đang dựng giàn trồng nho phía sau nhà, Xa-tan lấy làm lạ tiến lại gần hỏi rằng:
- Ông đang trồng cây gì thế?
- Cây nho.
- Nó có lợi ích gì không?
- Có chứ. Trái nó vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Từ trái nho ta còn có thể chế thành rượu ngon làm cho lòng người trở nên hưng phấn nữa. No-e trả lời.
- Vậy thì ông hãy để ta giúp ông một tay.
Sau đó Xa-tan liền giết một con dê, một con sư tử, một con lừa và một con heo, lấy máu của bốn con vật hòa chung với nước và dạy No-e hằng ngày tưới lên các gốc nho. Thế là nhờ được tưới bằng nước có pha máu của bốn con vật kia mà các cây nho lớn lên thật nhanh. Khi tới lúc hái nho, ông Nô-e đã thu hoạch được một vụ bội thu. Ngoài việc ăn trái, No-e còn làm bồn ép nho thành ra nước cốt và cho ủ thêm một thời gian lên men thành loại rượu rất ngon và có tác dụng làm say lòng người:
Một hôm nhân khi con cháu ra ngoài đồng làm việc, No-e lấy thùng rượu nho ra uống thử. Sau khi uống hết một ly đầu, ông cảm thấy tâm trí hưng phấn và ca hát vui vẻ giống như một con dê kêu « be, be »; Ông uống tiếp ly thứ hai thì lại thấy mình khỏe mạnh giống như một con sư tử; Khi uống đến ly thứ ba thì ông bị lú lẫn ngu dốt giống như một con lừa; Sau cùng khi uống hết ly thứ tư thì ông không còn biết trời trăng gì nữa, chỉ biết làm theo bản năng như một con heo. Kinh thánh đã thuật lại như sau: No-e đã thoát y nhảy múa rồi nằm ngủ trần truồng ở giữa lều. Kham là cha của Ca-na-an thấy cha mình nằm trần truồng liền kêu Sêm và Gia-phét vào xem cha. Hai người này thấy vậy đã lấy chiếc áo choàng của cha cùng nhau đi giật lùi mà che đậy cho cha. Khi tỉnh rượu, ông No-e nghe biết chuyện Kham đã tỏ thái độ bất hiếu với mình liền chúc dữ cho dòng dõi Kham và Ca-na-an, sẽ phải làm đầy tớ cho các anh em mình.

3. SUY NIỆM:

1) CÁM DỖ XƯA VÀ NAY:

Ngày nay, Satan không hiện nguyên hình để dụ dỗ chúng ta, nhưng nó ngụy trang dưới nhiều hình thức tinh vi chung quanh chúng ta, nhằm lôi kéo chúng ta khỏi con đường của Chúa, để sống phóng đãng theo ý muốn của mình.

Ngày nay ma quỷ cũng cám dỗ lòai người chúng ta về ba phương diện Danh Lợi Thú như xưa đã từng cám dỗ Đức Giê-su về ba phương diện này như sau:

+ Một là về THÚ VUI: Xưa ma quỷ xúi Đức Giê-su biến các viên đá cuội trở thành bánh mì mà ăn, tức là dùng quyền năng Thiên Chúa để thỏa mãn các nhu cầu vật chất thể xác, giống như dân Ít-ra-en trong hoang địa ngày xưa đã kêu trách Đức Chúa và Mô-sê khi họ bị đói khát và thèm thịt thà và các thứ rau thơm mà họ đã từng ăn khi còn ở Ai cập (x. Xh 16,3). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta tìm thỏa mãn các đam mê xác thịt bất chính như ăn chơi sa đọa, rượu chè say xỉn và hút chích ma túy…

+ Hai là về DANH VỌNG: Xưa ma quỷ xúi Đức Giê-su nhảy từ nóc Đền thờ xuống để được người đời khen ngợi là tài giỏi và cũng để thử thách Thiên Chúa, đòi Chúa phải chứng tỏ quyền năng bằng việc làm phép lạ cứu mình thóat chết (x. Lc 23,35). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta thử thách quyền năng Thiên Chúa khi đòi Chúa làm phép lạ trái với định luật do Chúa đã an bài trong thiên nhiên để chiều theo sở thích riêng của chúng ta !

+ Ba là QUYỀN LỢI: Xưa ma quỷ xúi Đức Giê-su sấp mình thờ lạy nó để được nó ban cho quyền hành trên muôn nước và được hưởng lợi lộc giàu sang (x. Xh 32,6). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta chối bỏ Thiên Chúa và tôn thờ sức mạnh của tiền tài, chọn làm những việc bất chính mang lại nhiều tiền như: buôn bán sì ke ma túy, mở quán bia ôm, cà phê tươi mát, tin theo thầy bói, đồng bóng, cầu cơ, buôn lậu, tham nhũng, sản xuất hàng nhái…

2) CÁC PHƯƠNG THẾ CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ:

+ Một là ĂN CHAY và CẦU NGUYỆN: Người đã vào hoang địa ăn chay cầu nguyện suốt 40 đêm ngày. Ma quỷ đã đánh thẳng vào điểm yếu của Đức Giê-su là tình trạng bị đói để xúi Người biến đá thành bánh ăn. Nhưng nhờ nội lực mạnh mẽ do ăn chay cầu nguyện, mà Người đã chiến thắng ma quỷ. Sau này Người cũng dạy các môn đệ phải dùng phương thế này như sau: “Giống quỷ ấy chỉ trừ khử được bằng lời cầu nguyện thôi” (Mc 9,29). Người cũng trả lời ma quỷ cám dỗ như sau: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).

+ Hai là HỌC SỐNG LỜI CHÚA: Lời Chúa chính là khiên thuẫn của chúng ta chống lại các cơn cám dỗ. Một khi lời Chúa đã thấm nhiễm vào con tim, khối óc, thì đương nhiên sẽ biểu lộ ra trong cách suy nghĩ nói năng và hành động, nhờ đó chúng ta có thể chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ thế gian và xác thịt mình. Do đó chúng ta cần siêng năng học sống Lời Chúa.

Nhờ xác tín Lời Chúa biểu lộ ý Chúa Cha nên Đức Giê-su thay vì chọn theo dục vọng thỏa mãn thú vui xác thịt, tìm kiếm danh vọng trần gian và của cải tiền bạc, thì Người luôn làm theo thánh ý Cha biểu lộ qua lời Sách Thánh. Trong vườn cây dầu, đối diện với cuộc khổ nạn gần kề Đức Giê-su đã chọn theo ý Chúa Cha qua lời cầu nguyện: "Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà theo ý Cha" (Mt 26,39).

Để tránh áp dụng lệch lạc Lời Chúa do ma quỷ đưa ra, Đức Giê-su đã nhấn mạnh về ý nghĩa đích thực của Lời Chúa như sau: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (x. Đnl 8,3). Để đáp lại ma quỷ cám dỗ tìm danh vọng tiếng khen bằng việc gieo mình từ nóc Đền thờ xuống đất, Đức Giê-su đã đưa ra Lời Sách Thánh: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (x. Đnl 6,16). Đáp lại cám dỗ thần phục ma quỷ để được quyền cao chức trọng, Đức Giê-su đề cao Lời Chúa: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và thờ phượng một mình Người mà thôi” (x. Đnl 6,13).

3) PHẢI LÀM GÌ CỤ THỂ ĐỂ CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ?

Ngày nay chúng ta cũng cần noi gương Đức Giiee-su chống trả cám dỗ bằng những phương cách như sau:
+ Xa lánh dịp tội: bằng cách không gặp bạn bè xấu đã từng cám dỗ ta nghiện hút, rượu chè, trai gái, trộm cướp. Tránh tò mò truy cập vào các trang phim ảnh xấu trên mạng internet vì dễ dẫn đến hành vi thủ dâm và chơi bời trác táng.
+ Chăm chỉ làm việc: Chu toàn các việc bổn phận trong gia đình xã hội và tránh sự lười biếng ở không. Vì "Sự lười biếng là cha của mọi thói hư tật xấu".
+ Năng đọc kinh Lạy Cha: Nhất là cầu xin Cha: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.
+ Cậy nhờ ơn Chúa giúp: Mỗi khi bị cám dỗ hãy làm dấu thánh giá và kêu cầu ơn Chúa trợ giúp như thánh Phê-rô khi sắp bị chìm: “Lạy Thầy, xin cứu giúp con !”

Noi gương Đức Giê-su mạnh dạn xua đuổi ma quỷ cám dỗ như sau: "Xa-tan, hãy xéo đi !” (Mt 4,10).
+ Đam mê một thú vui lành mạnh: Chẳng hạn: xem phim truyền hình, chơi một môn thể thao lành mạnh như đá bóng, bơi lội, câu cá…
+ Gia nhập một đoàn thể đạo đức: Chẳng hạn: tập hát ca đoàn, họp legio Ma-ri-ae, sinh hoạt hiêp sống Tin Mừng trong Hiệp Hội Thánh Mẫu… để hằng tuần họp nhau học Lời Chúa và làm các công tác bác ái phục vụ người nghèo, thăm viếng tha nhân và góp phần truyền giáo...

4. THẢO LUẬN:

1) Bị cám dỗ đã phạm tội chưa?
2) Bạn có nên thử Thiên Chúa bằng việc cầu xin khỏi bệnh mà không chịu uống thuốc theo toa bác sĩ, xin thi đậu mà lười biếng không chịu học hành, xin được trúng số… hay không?
3) Trong các phương thế trên, bạn nghĩ phương thế nào hiệu quả nhất và dễ áp dụng nhất để có thể chiến thắng ma quỷ cám dỗ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay con rất cảm phục thái độ cương quyết không khoan nhượng của Chúa Giê-su khi đương đầu với ma quỷ cám dỗ. Chính nhờ ăn chay cầu nguyện suốt bốn mươi đêm ngày, mà Chúa đã được gia tăng nội lực tinh thần. Chính nhờ luôn vâng theo sự hướng dẫn của Thần Khí, mà Chúa đã chọn làm theo thánh ý Chúa Cha, thi hành mọi lời Chúa Cha phán dạy và cương quyết xua đuổi ma quỷ khi nó cám dỗ bỏ Chúa Cha mà tôn thờ nó bằng câu: “Xa-tan kia, xéo đi!”.
- LẠY CHÚA. xin giúp con biết nghe theo lời khuyên của thánh Phê-rô Tông Đồ: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1 Pr 5,6-9). Nhờ đó, con sẽ trở nên con ngoan hiếu thảo, luôn làm đẹp lòng Chúa Cha, noi gương Chúa khi xưa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON


 
Lễ Tro lo cõi lòng
Lm Nguyễn Xuân Trường
06:54 26/02/2020


Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro nói nhiều về LÒNG.

1. Hết lòng sám hối . Bài Đọc 1 mời gọi chúng ta hết lòng trở về cùng Chúa bằng câu nói giàu hình ảnh “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng” để thấy mình thật đắc tội với Chúa.

2. Chúa dủ lòng thương. Chúa không xử với ta như ta đáng tội. Bài Đáp Ca làm nổi bật hình ảnh một Thiên Chúa luôn tỏ lòng nhân hậu khoan dung bằng việc rộng lòng tha thứ tội lỗi cho dân Người.

3. Một tấm lòng son. Câu Tung hô Tin Mừng kêu gọi “hôm nay, anh em chớ cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa.” Khi chúng ta mềm lòng và mở lòng ra, thì Chúa sẽ biến đổi lòng chai dạ đá thành lòng ngay dạ thẳng; Chúa sẽ tạo cho chúng ta một tấm lòng trong trắng, một tấm lòng đầy “Thần Khí thánh của Chúa.”

4. Chúa thấu lòng con. Tin Mừng nhấn mạnh Thiên Chúa là Cha thấu suốt những gì kín đáo trong lòng. Vì vậy, khi làm việc bác ái, cầu nguyện, ăn chay thì hãy thật lòng, hãy làm với tất cả lòng thành chứ không phô trương hình thức bề ngoài.

Thế nên, Lễ Tro là dịp để lo cõi lòng mình. Amen.



---------- VUI: KIÊNG THỊT CHỨ KHÔNG KIÊNG LÒNG!

Đúng ngày thứ Tư Lễ Tro thì một gia đình trong xứ đạo thịt con lợn. Lòng sốt tiết canh luôn là món khoái khẩu của nhiều người Việt, thế là chủ nhà sốt sắng đem ngay một ký lòng sốt và đĩa tiết canh biếu cha xứ.

Cha xứ tròn mắt ngạc nhiên hỏi: “Thế ông không biết hôm nay là ngày gì à?”

- Dạ, con biết chứ. Hôm nay là thứ Tư Lễ Tro ăn chay kiêng thịt.

Cha xứ vặn liền: “Ngày chay kiêng thịt mà ông lại mang lòng sốt tiết canh vào để trêu ngươi cám dỗ tôi à?”

- Dạ, con quý cha thì con biếu cha, chứ đời nào con dám trêu ngươi cám dỗ cha. Con thấy rõ ràng luật buộc kiêng thịt thôi chứ có buộc phải kiêng lòng sốt tiết canh đâu!!!
 
Tỉnh Thức và Cầu Nguyện
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:01 26/02/2020


Chúa Nhật I Chay A

Câu hỏi:
Nếu Đức Giêsu thực sự là Thiên Chúa, tại sao Satan còn cố cám dỗ Người? Chẳng lẽ nó không biết là Thiên Chúa thì không thể phạm tội?

Trả lời:
Đúng thế, Satan biết, thế nên nó đã cố cám dỗ Người. Nếu Đức Giêsu không vượt thắng được cám dỗ, ma quỷ sẽ biết được là Người thực chẳng phải là Đấng Mêsia.

Hãy nhớ rằng, ma quỷ không phải là Thiên Chúa. Nó không toàn tri hay bất khả ngộ, nên nó không biết được mọi sự. Nó có thể sai lầm. Như thánh Tôma Aquinô diễn giải: “Nơi ma quỷ, ý muốn gian manh tách trí khôn ra khỏi sự thông tuệ của Thiên Chúa, nên đôi khi chúng phán đoán về các vật một cách tuyệt đối, theo tình trạng tự nhiên. Trong lãnh vực tự nhiên, chúng không sai lầm. Nhưng trong những điều thuộc lãnh vực siêu nhiên, chúng có thể sai lầm, thí dụ khi thấy một người đã chết, nó nghĩ là người ấy sẽ không sống lại; hay khi thấy con người Giêsu, nó đoán Ngài không phải là Thiên Chúa” (ST I:58:5). Vì thế, để xác minh Đức Giêsu là Thiên Chúa thật, ma quỷ cần phải thử. (Minh Đăng dịch từ: catholicsay.com).

Câu chuyện Đức Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ (Mt 4,1-11) được đặt trong Tin mừng Matthêu ngay sau sự kiện Đức Giêsu chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả (3,13-17). Sau khi chịu phép rửa tại sông Gioađan, Đức Giêsu đã được tiếng từ trời tuyên bố là “Con Thiên Chúa”. Satan xúi Đức Giêsu lợi dụng quền năng siêu nhiên của tư cách là Con Thiên Chúa của Người để làm một phép lạ có lợi cho nó. Một cách tinh vi và nham hiểm hơn, chữ “nếu” cũng có thể có nghĩa là “Có phải ông là…”. Satan cố ý làm cho Đức Giêsu hoài nghi về lời tuyên bố lúc Người lãnh nhận phép rửa: “Đây là Con Ta yêu dấu”. Nó xúi giục Đức Giêsu làm một phép lạ để “chứng minh” lời nói ấy thực sự đến từ Thiên Chúa.

Thông qua ba cơn cám dỗ, Satan chỉ có một mục đích chia rẽ Đức Giêsu với Thiên Chúa và kiểm chứng danh hiệu Con Thiên Chúa, bắt nguồn từ chính niềm tin vào Lời của Chúa Cha.

Trong hoang địa, Đức Giêsu chỉ chuyên lo sống mật thiết trọn vẹn trong tình cha con với Thiên Chúa. Trong những giờ phút linh thiêng nhất đó, quỷ dữ đã mò tới tấn công mãnh liệt để phá vỡ mối tình thắm thiết giữa Người và Thiên Chúa, như nó đã phá vỡ cuộc sống thân thiết giữa Ađam và Thiên Chúa. Qua 3 cơn cám dỗ, ta thấy Satan rất xảo quyệt.

Cám dỗ thứ nhất : Satan thách đố Đức Giêsu biến sỏi đá thành cơm bánh ăn: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy làm cho đá nầy trở thành bánh đi!”. Ý đồ của Satan là xúi Chúa Giêsu vận dụng quyền năng Thiên Chúa trao cho Ngài để phục vụ bản thân mình trước đã. Nhưng Đức Giêsu đã từ chối. Ngài là Con Thiên Chúa không phải để phục vụ bản thân mình, nhưng để làm công việc Thiên Chúa trao cho Ngài. Ngài đến để phục vụ và làm theo ý Đấng đã sai Ngài.

Cám dỗ thứ hai: Satan xúi Đức Giêsu thử thách quyền năng Thiên Chúa; vận dụng quyền năng Thiên Chúa để mở một con đường tắt mà hoà thành sứ mạng; nếu Chúa Giêsu nhảy từ đỉnh cao của đền thờ Giêrusalem xuống mà an toàn thì tất nhiên mọi người sẽ theo Ngài. Đức Giêsu không theo đường tắt Satan đề nghị. “Ngài hạ mình vâng phục cho đến nỗi bằng lòng chết và chết trên thập giá” để thực hiện công cuộc của Chúa Cha. Ngài mời gọi ai muốn theo Ngài thì hãy bỏ mình đi, vác thập giá của mình mà đi theo Ngài.

Cám dỗ thứ ba: Satan hứa sẽ trao cho Đức Giêsu mọi quyền lực và vinh quang của các vương quốc trên trần gian nầy, nếu Đức Giêsu chịu thờ lạy nó. Cái “xạo” của Satan là ở chỗ nó cho rằng nó là bá chủ mọi vương quốc trần gian và có quyền ban quyền lực và vinh quang cho Đức Giêsu. Satan muốn Đức Giêsu nhìn nhận rằng: chỉ có quyền lực và vinh quang của mọi vương quốc trên trần gian này là đáng quý. Đức Giêsu muốn được hưởng thì cứ thờ lạy là xong ngay. Để trả lời Satan, Đức Giêsu phán: “Mi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa của mi, và mi chỉ phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi” Đnl 6,13). Quyền lực và vinh quang trên trần gian không phải là tất cả. Chỉ có Thiên Chúa mới đáng thờ lạy, chỉ có Thiên Chúa mới có quyền lực và vinh quang thật để ban cho Ngài.

Đức Giêsu đã chiến thắng mọi cám dỗ của Satan bằng quyền năng Thánh Thần, bằng sức mạnh Lời Chúa, bằng đời sống chay tịnh cầu nguyện và luôn tín thác vào Chúa Cha.

Cả ba Phúc Âm đều đề cập đến một chi tiết rất thú vị, đó là Đức Giêsu không đi vào hoang địa một mình mà đi cùng với Chúa Thánh Thần.

- “Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ” (Mt 4,1)
- “Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người” (Mc 1,12-13).
- “Đức Giêsu được đầy Thánh Thần, từ sông Giođan trở về. Suốt bốn mươi ngày, Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu quỷ cám dỗ” (Lc 4,1-2).

Thánh Thần hướng dẫn Đức Giêsu vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ. Đây là một hành động hết sức khó hiểu và nghịch lý. Vì Thánh Thần sao lại có thể làm như thế cho Chúa Giêsu? Thế nhưng, cũng qua việc Đức Giêsu chịu cám dỗ, mỗi khi chúng ta bị ma quỷ cám dỗ cũng có thể nói được là “Thánh Thần đã dẫn chúng ta đến chỗ để bị cám dỗ”, để qua đó, chúng ta có thể tránh khỏi sa chước cám dỗ.

Khi vào hoang địa, khi bị ma quỷ cám dỗ, Đức Giêsu cần đến sự nâng đỡ của Chúa Thánh Thần. Ngài đã dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần và Lời của Thiên Chúa để đối đáp với ma quỷ và đã chiến thắng.

Khi chúng ta lâm vào những cuộc thử thách, phải đối diện với những mưu chước của Satan, rất cần ơn Chúa Thánh Thần trợ lực. Đức Giêsu mà còn cần đến Chúa Thánh Thần nữa, thì huống hồ là chúng ta.

Cần phải cầu nguyện (Lc 22,40; Cv 2,42; LGTC #2612,2742). Nhờ cầu nguyện, Đức Giêsu đã không cô đơn một mình, nhưng “được Thánh Thần hướng dẫn” (Mt 4,1). Nhờ cầu nguyện chúng ta được liên kết với sức mạnh của Thánh Thần và với Các Thánh trên trời.Vai trò của Chúa Thánh Thần thật quan trọng trong đời sống của chúng ta. Những lúc bị cám dỗ, những khi sống trong cô đơn, buồn chán và thất vọng…hãy cậy trông và khẩn cầu với Chúa Thánh Thần xin ơn phù trợ. Chính Đức Giêsu đã hứa: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy các con mọi điều” (Ga 14,26).

Lời Chúa là sức mạnh tâm linh, là lẽ sống thần linh và là lời ban sự sống. Đọc và suy gẫm Thánh Kinh sẽ đem lại cho chúng ta sức mạnh để chiến thắng tội lỗi. Gương của Đức Giêsu được Tin Mừng Thánh Luca kể rõ: mỗi lần ma qủy đưa ra một chước cám dỗ thì Đức Giêsu lại lấy một lời của Kinh Thánh mà đẩy lui chước cám dỗ ấy:

- Có lời chép rằng: người ta không sống bằng cơm bánh mà còn bằng lời của Thiên Chúa nữa.(Lc 4,5)
- Có lời chép rằng:ngươi phải thờ lạy Chuá là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người.(Lc 4,8)
- Có lời chép rằng: ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi.(Lc 4, 11).

“Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chời đợi thời cơ”. Satan tạm lánh vào bóng tối, khi có thời cơ thuận tiện nó sẽ quay lại tiếp tục tấn công. Có lần, Satan dùng miệng lưỡi của Phêrô để cám dỗ Chúa đừng lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Chúa quay lại quát nạt: “Satan, hãy lui ra đàng sau, đừng gây cớ cho Ta vấp phạm”. Thời cơ quỷ chờ đợi chính là lúc Đức Giêsu trải qua cuộc Khổ Nạn.

Trong vườn Giêtsêmani, khi đối diện với cái chết đang cận kề, Đức Giêsu không khỏi sợ hãi đến nổi “mồ hôi đổ ra như máu”. Người đã thân thưa cùng Chúa Cha đến hai lần: “ Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha ” (Mt 26, 39b); “ Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha ” (Mt 26, 42b). Cao điểm là khi Chúa bị treo trên thập giá, Satan dùng miệng lưỡi kẻ qua người lại để cám dỗ Chúa xuống khỏi thập giá: “Ông Kitô vua Israel, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi để chúng ta thấy và tin”. Trong suốt cuộc đời dương thế, Chúa Giêsu đã phải chiến đấu chống lại nhiều cơn cám dỗ. Người thực sự là Thiên Chúa nhưng đồng thời Người cũng hoàn toàn là con người nên "Người cũng phải chịu trăm chiều thử thách y như ta" (Dt 4,15). Đức Giêsu đã chiến thắng tất cả. Không một cám dỗ, không một thách thức nào có thể khiến Người lùi bước.

Chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều cám dỗ. Một xã hội đầy dẫy các tệ nạn, có nhiều lối sống buông thả. Đó là môi trường là cơ hội thuận tiện cho ma quỷ ẩn núp và tấn công. Cám dỗ ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi dưới muôn hình dáng vẻ. Thánh Phêrô dùng một hình ảnh đáng sợ, để ám chỉ Satan. Ngài viết : “Ma quỷ là thù địch của anh em, nó như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 3,8). Với lời trên, thánh Phêrô quả quyết Satan cám dỗ chỉ để làm hại con người mà thôi. Vì thế, lời dặn dò của Chúa Giêsu ngày càng khẩn thiết: "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ". Cơn cám dỗ độc hại nhất mà con người cần phải luôn tỉnh thức canh phòng và trường kỳ chiến đấu bằng mọi cách, chính là lòng ích kỷ, quan niệm sống hẹp hòi, thiển cận của chính mình, chỉ biết có mình mà quên kẻ khác, chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình mà quên quyền lợi kẻ khác.

Để tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta cần sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa.

Mùa Chay là thời gian đặc biệt để ngưới tín hữu xét mình, để sám hối canh tân bản thân dưới ánh sáng Lời Chúa và ơn soi sáng của Chúa Thánh Linh theo gương Chúa Giêsu, nhờ đó mà sống đẹp lòng Thiên Chúa mỗi ngày.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro 26/02/2020
J.B. Đặng Minh An dịch
12:20 26/02/2020
Lúc 16:30 thứ Tư lễ Tro 26 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã chủ sự cuộc rước thống hối từ nhà thờ Thánh Anselmo của dòng Biển Đức đến Vương cung Thánh Đường Thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh trên đồi Aventino ở Rôma.

Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y, Giám mục, và các tu sĩ hai dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có cả hai vị Bề trên Tổng quyền của hai dòng. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.

Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ 5, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế với nghi thức xức tro, cùng với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của các linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:


Anh chị em thân mến,

Chúng ta bắt đầu Mùa Chay bằng cách nhận tro: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (x. St 3:19). Tro bụi rắc trên đầu chúng ta đưa chúng ta trở lại thực tại; nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là tro bụi và sẽ trở về bụi tro. Chúng ta yếu đuối, mỏng dòn và dễ chết. Hàng thế kỷ và thiên niên kỷ đã trôi qua, chúng ta đến rồi đi. Trước sự bao la của các thiên hà và không gian, chúng ta chẳng là gì cả. Chúng ta là tro bụi trong vũ trụ. Tuy nhiên, chúng ta là bụi tro được Thiên Chúa yêu thương. Thiên Chúa thấy hài lòng khi thu thập tro bụi trong tay Ngài và thở vào đó hơi thở của sự sống (x. St 2: 7). Do đó, chúng ta là một hạt bụi quý giá, được tiền định cho sự sống đời đời. Chúng ta là tro bụi trần gian, trên đó Thiên Chúa đã tuôn đổ thiên đàng của Ngài, là tro bụi chứa đựng những giấc mơ của Người. Chúng ta là niềm hy vọng của Chúa, là kho báu và vinh quang của Người.

Tro bụi vì thế là một lời nhắc nhở về phương hướng cho sự tồn tại của chúng ta: đó là hành trình từ tro bụi đến cuộc sống. Chúng ta là bụi, đất, và đất sét, nhưng nếu chúng ta để cho mình được tạo hình bởi bàn tay của Chúa, chúng ta sẽ trở thành một điều gì đó kỳ diệu. Nhưng thường khi, đặc biệt là trong những lúc khó khăn và cô đơn, chúng ta chỉ thấy khía cạnh tro bụi của mình! Nhưng Chúa khích lệ chúng ta: trong mắt Ngài, sự nhỏ bé của chúng ta có giá trị vô hạn. Vì vậy, chúng ta hãy can đảm: chúng ta được sinh ra là để được yêu thương; chúng ta được sinh ra là để trở thành con cái Chúa.

Anh chị em thân mến, cầu xin cho chúng ta có thể ghi nhớ điều này khi chúng ta bắt đầu mùa Chay này. Vì Mùa Chay không phải là thời gian cho những bài giảng vô ích, nhưng là thời điểm để nhận ra rằng cốt cách tro bụi thấp hèn của chúng ta được Thiên Chúa yêu thương. Đó là một thời gian của ân sủng, một thời gian để cho Thiên Chúa nhìn chúng ta bằng tình yêu và qua đó thay đổi cuộc sống của chúng ta. Chúng ta được đưa vào thế giới này để đi từ tro tàn đến cuộc sống. Vì vậy, chúng ta đừng biến hy vọng và giấc mơ của Chúa cho chúng ta thành bột và tro. Chúng ta đừng phát triển sự cam chịu. Anh chị em có thể đặt câu hỏi: “Tôi có thể tin tưởng thế nào đây? Thế giới đang vỡ ra thành từng mảnh, sợ hãi đang phát triển, có quá nhiều ác ý xung quanh chúng ta, xã hội đang ngày càng mất dần tính Kitô” Chẳng lẽ anh chị em không tin rằng Thiên Chúa có thể biến tro bụi chúng ta thành vinh quang sao?

Tro chúng ta nhận được trên trán sẽ ảnh hưởng đến những suy nghĩ đi qua tâm trí của chúng ta. Chúng nhắc nhở chúng ta rằng, là con cái Chúa, chúng ta không thể dành cả đời để chạy theo tro bụi. Từ đó một câu hỏi có thể đi vào lòng chúng ta: “Tôi đang sống vì cái gì?” Nếu chỉ vì những thực tại phù du của thế giới này, tôi sẽ trở về tro bụi, khi từ khước những gì Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc sống của tôi. Nếu tôi sống chỉ để kiếm tiền, để có thời gian vui vẻ, để có được một chút thế giá hoặc thăng tiến trong công việc, tôi đang sống vì tro bụi. Nếu tôi không hài lòng với cuộc sống vì tôi nghĩ rằng tôi không được người ta tôn trọng đủ hoặc không nhận được những gì tôi nghĩ lẽ ra tôi phải được, thì tôi chỉ đơn giản là nhìn chằm chằm vào cát bụi.

Đó không phải là lý do tại sao chúng ta đã được đưa vào thế giới này. Chúng ta có giá trị hơn rất nhiều. Chúng ta sống vì những gì cao trọng hơn, vì chúng ta được tiền định để biến giấc mơ của Chúa thành hiện thực và để yêu thương. Tro được rắc lên đầu chúng ta để ngọn lửa tình yêu có thể thắp lên trong trái tim chúng ta. Chúng ta là công dân của thiên quốc, và tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa và người lân cận là hộ chiếu của chúng ta đối với thiên đàng. Những tài sản trần thế của chúng ta rồi ra sẽ cho thấy chỉ là vô dụng, tro bụi thì tan rã, nhưng tình yêu chúng ta chia sẻ - trong gia đình, tại nơi làm việc, trong Giáo hội và trên thế giới - sẽ cứu chúng ta, vì nó sẽ tồn tại mãi mãi.

Tro chúng ta nhận được nhắc nhở chúng ta về một con đường thứ hai và ngược lại: từ cuộc sống đến cát bụi. Xung quanh chúng ta, chúng ta thấy tro bụi của cái chết. Cuộc sống bị giản lược thành tro tàn. Đống đổ nát, hủy diệt, chiến tranh. Cuộc sống của những người vô tội không được chào đón, cuộc sống của những người nghèo bị loại trừ, cuộc sống của những người già bị bỏ rơi. Chúng ta tiếp tục hủy hoại bản thân chúng ta, trở về với tro bụi. Và có biết bao những bụi bặm trong các mối quan hệ của chúng ta! Hãy nhìn vào ngôi nhà và gia đình của chúng ta: những cuộc cãi vã của chúng ta, chúng ta không có khả năng giải quyết xung đột, không muốn xin lỗi, tha thứ, bắt đầu lại, trong khi cứ khăng khăng khẳng định quyền tự do và quyền lợi của chúng ta! Tất cả tro bụi này làm lem luốc tình yêu của chúng ta và huỷ hoại cuộc sống của chúng ta. Ngay cả trong Giáo hội, ngôi nhà của Thiên Chúa, chúng ta đã để chồng chất quá nhiều tro bụi tinh thần thế gian.

Chúng ta hãy nhìn vào bên trong, vào trái tim của chúng ta: chúng ta đã bao nhiêu lần dập tắt ngọn lửa của Thiên Chúa bằng tro tàn của sự giả hình! Đạo đức giả là sự bẩn thỉu mà Chúa Giêsu nói với chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay mà chúng ta phải loại bỏ. Thật vậy, Chúa bảo chúng ta không chỉ thực hiện các công việc bác ái, cầu nguyện và ăn chay, mà còn phải làm những việc này mà không khua chiêng đánh trống, ăn ở hai lòng hay giả hình (x. Mt 6: 2.5.16). Nhưng, chúng ta thường chỉ làm điều này điều kia cốt để được công nhận, để được vênh vang, để thỏa mãn cái tôi của chúng ta! Chúng ta thường tuyên xưng mình là Kitô hữu, nhưng trong tâm hồn chúng ta lại dễ dàng chiều theo những đam mê đang nô lệ hóa cho chúng ta! Biết bao lần chúng ta rao giảng một đàng, thực hành một nẻo! Biết bao lần chúng ta làm cho mình trông thanh cao bề ngoài trong khi nuôi dưỡng mối hận thù bên trong! Biết bao thói ăn ở hai lòng trong trái tim chúng ta... Tất cả đều là bụi bặm làm lem luốc, là tro tàn dập tắt ngọn lửa tình yêu.

Chúng ta cần phải được thanh tẩy khỏi tất cả bụi bặm đã làm dơ bẩn trái tim của chúng ta. Bằng cách nào? Thưa: Lời hiệu triệu khẩn cấp của Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai ngày hôm nay có thể giúp chúng ta. Thánh Phaolô nói: “Hãy để cho mình được làm hòa với Thiên Chúa!” Ngài không chỉ yêu cầu; nhưng ngài van xin: “Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy để cho mình được làm hòa với Thiên Chúa” (2 Cor 5:20). Chúng ta thường nói: “Hãy làm hòa với Thiên Chúa!” Nhưng không, Thánh Phaolô sử dụng hình thức thụ động: “hãy để cho mình được làm hòa!” Sự thánh thiện không đạt được bằng nỗ lực của chúng ta, vì đó là ân sủng! Tự mình chúng ta, chúng ta không thể loại bỏ những tro bụi làm dơ bẩn trái tim chúng ta. Chỉ có Chúa Giêsu, Đấng thấu suốt và yêu mến trái tim của chúng ta, mới có thể chữa lành nó. Mùa Chay là thời gian chữa lành.

Vậy thì chúng ta phải làm gì đây? Trong hành trình hướng tới lễ Phục sinh, chúng ta có thể thực hiện hai hành trình: thứ nhất, là hành trình từ tro bụi đến cuộc sống, từ nhân loại mong manh của chúng ta đến nhân loại của Chúa Giêsu, Đấng chữa lành chúng ta. Chúng ta có thể dừng lại trong chiêm niệm trước mặt Chúa chịu đóng đinh và lặp lại: “Lạy Chúa Giêsu, Chúa yêu mến con, xin biến đổi con... Lạy Chúa Giêsu, Chúa yêu mến con, xin biến đổi con...” Và một khi chúng tôi đã nhận được tình yêu của Người, khi chúng ta khóc vì nghĩ đến tình yêu đó, chúng ta có thể thực hiện hành trình thứ hai, bằng cách quyết liệt không bao giờ rơi từ cuộc sống trở lại cát bụi. Chúng ta có thể nhận được ơn tha thứ của Chúa trong bí tích Hoà Giải, bởi vì ở đó ngọn lửa tình yêu của Chúa đốt cháy tro cốt tội lỗi của chúng ta. Vòng tay ôm ấp của Chúa Cha trong phép giải tội canh tân chúng ta từ bên trong và thanh tẩy trái tim của chúng ta. Cầu xin cho chúng ta để cho mình được hòa giải, ngõ hầu có thể sống như những con cái được yêu thương, như những tội nhân được tha thứ và chữa lành, như những khách lữ hành có Người ở bên cạnh.

Chúng ta hãy để cho mình được yêu, để chúng ta có thể yêu lại. Chúng ta hãy cho phép mình đứng lên và tiến bước hướng về lễ Phục sinh. Khi đó, chúng ta sẽ trải nghiệm niềm vui khám phá cách thế Thiên Chúa nâng chúng ta lên từ đống tro tàn của chúng ta.


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Tình báo Do Thái nghi ngờ coronavirus là vũ khí sinh học, cấm cửa nhiều khách hành hương
Đặng Tự Do
16:12 26/02/2020
Nguồn lợi chủ yếu của Do Thái là du lịch. Tuy nhiên, dựa theo các tin tức tình báo, chính phủ nước này không loại trừ khả năng coronavirus là vũ khí sinh học. Vì thế, họ cấm nhập cảnh các khách hành hương đến từ Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản.

Theo thông tấn xã Yonhap của Nam Hàn, hôm thứ Bảy 22 tháng Hai, Israel đã cấm nhập cảnh khoảng 130 người Nam Hàn đến Tel Aviv trên chuyến bay của Korean Air. Ngày hôm sau, Israel tuyên bố cấm nhập cảnh đối với tất cả những người nước ngoài đã từng đến Trung Quốc, Nam Hàn hoặc Nhật Bản trong vòng 30 ngày qua. Với quyết định này, họ đã chặn lại tại phi trường Tel Aviv thêm 290 người Nam Hàn đến trong ngày Chúa Nhật.

Hầu hết 420 người Nam Hàn này đến Israel để hành hương thánh địa Giêrusalem trong Mùa Chay.

Hôm thứ Ba 25 tháng Hai, các khách hành hương Nam Hàn đã trở về nhà trên hai chuyến bay thuê bao do chính phủ Israel đài thọ tất cả mọi chi phí. Nhiều người cảm thấy buồn vì tan vỡ giấc mơ được trải qua những ngày Mùa Chay nơi Chúa xuống thế làm người, rong ruổi rao giảng trên miền đất này, chịu khổ hình thập giá, chịu chết và phục sinh khải hoàn.

Chiếc máy bay của hãng hàng không Do Thái El Al Airlines đầu tiên, với 221 hành khách trên máy bay, đã về đến sân bay Quốc tế Incheon, hay còn gọi là Nhân Xuyên, vào buổi sáng. Khoảng sáu giờ sau, chuyến bay thứ hai, với ba người có quốc tịch Nhật Bản trong số 199 hành khách, đã hạ cánh tại cùng một sân bay.

Tờ Jerusalem Post cho biết tính đến ngày thứ Hai đã có từ 800 đến 900 khách du lịch Nam Hàn đang hành hương ở nước này. Họ đến trước khi lệnh cấm nhập cảnh có hiệu lực nên vẫn có thể ở lại nhưng Do Thái đang yêu cầu họ trải qua xét nghiệm coronavirus. Chi phí do chính phủ Do Thái đài thọ.

Theo tờ Catholic Times của tổng giáo phận Daegu, mỗi năm báo này tổ chức cho hàng ngàn khách hành hương Nam Hàn thăm thánh địa Giêrusalem.

Coronavirus thực sự đã đánh một cú rất mạnh vào nguồn thu nhập vốn đã rất khó khăn của người Palestine trong vùng.

Tính đến ngày thứ Tư Lễ Tro 26 tháng Hai, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc, gọi tắt là KCDC, đã có tổng cộng 1,261 trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận, và 12 trường hợp tử vong. Những con số này đánh dấu một sự gia tăng gần 40 lần kể từ ngày 18 tháng Hai, khi chỉ có 31 trường hợp nhiễm bệnh.

Hai ổ bệnh nghiêm trọng nhất là tại một chi nhánh của giáo phái Shincheonji ở Daegu và tại bệnh viện Daenam quận Cheongdo lân cận. Con số trường hợp nhiễm coronavirus tại hai nơi này vẫn tiếp tục tăng dần, chiếm khoảng 70% tổng số trường hợp nhiễm bệnh tại Nam Hàn.

Tổng thống Nam Hàn đã hành xử khác xa một trời một vực với tên đại đế Tập Cận Bình, là kẻ đến nay vẫn chưa dám đến thăm Vũ Hán. Hôm thứ Ba, tổng thống Văn Tại Dần, hay còn gọi là Moon Jae-in, đã đích thân đến thăm tâm chấn của trận dịch này là thành phố Daegu.

Trong dịp này, tổng thống đã trấn an cư dân thành phố rằng chính quyền của ông sẽ làm mọi nỗ lực để làm chậm lại tốc độ lây nhiễm coronavirus. Ông cũng tuyên bố rằng không cần thiết phải phong tỏa cả một thành phố như Trung Quốc đã làm ở Vũ Hán.

Một công dân Mông Cổ hôm thứ Ba đã trở thành người nước ngoài đầu tiên ở Nam Hàn chết vì coronavirus, các nhà chức trách y tế cho biết như trên.

Theo một tuyên bố từ KCDC, một người đàn ông 35 tuổi, có tiền sử bệnh gan, đã chết trong một bệnh viện ở ngoại ô Hán Thành. Ông đã thử nghiệm dương tính với COVID-19.

Trong khi đó, một thành viên phi hành đoàn làm việc cho Korean Air đã được chẩn đoán nhiễm coronavirus, một quan chức chính phủ cho biết hôm thứ Ba. Điều này lại thêm vào danh sách các tai ương Korean Air phải chịu trong trận dịch này.

Tiếp viên hàng không này đã bị phát hiện nhiễm COVID-19 tại phi trường quốc tế Los Angeles của Hoa Kỳ sau khi phục vụ trên tuyến đường Incheon-Los Angeles từ ngày 19 đến 20 tháng Hai. Trước đó, người này đã bay trên tuyến đường Incheon-Tel Aviv.

Thứ trưởng Bộ Y tế Kim Gang-lip nói với các phóng viên rằng các cơ quan y tế có kế hoạch kiểm tra tất cả những người theo giáo phái Shincheonji vì khoảng 56 phần trăm tất cả các trường hợp nhiễm virus được xác nhận tại quốc gia này là các thành viên Shincheonji ở Daegu.

Giáo phái Shincheonji đã đồng ý cung cấp một danh sách những thành viên, ước tính khoảng 200,000 người và số điện thoại để liên lạc với họ. Tuy nhiên, trong một tuyên bố hôm thứ Ba, nhóm này nói họ đang phải gánh chịu một cuộc “săn phù thủy”.


Source:Yonhap
 
Đức Thánh Cha mời gọi trong Mùa Chay hãy cắt giảm thời gian coi TV, dùng điện thoại mà dành thêm giờ cho Lời Chúa
Thanh Quảng sdb
16:26 26/02/2020
Đức Thánh Cha mời gọi trong Mùa Chay hãy cắt giảm thời gian coi TV, dùng điện thoại mà dành thêm giờ cho Lời Chúa

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ với khách hành hương tập chung tại Quảng trường Thánh Phêrô nhân dịp Thứ Tư Lễ Tro, về những việc nên làm trong bốn mươi ngày Chay thánh này, vì đây là thời điểm tốt để tập trung vào Lời Chúa trong đời sống của chúng ta.
(Linda Bordoni – Tin Vatican)

Trước khoảng 12.000 khách hành hương quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha chia sẻ lúc này là thời điểm để tắt TV và mở Kinh thánh.
Trong buổi chia sẻ giáo lý hàng tuần, Đức Thánh Cha chia sẻ 40 ngày ăn chay của Chúa Giêsu trong sa mạc khi Ngài chuẩn bị cho chức vụ công khai của Ngài; Đức Thánh Cha nói theo một nghĩa nào đó, đây là thời gian để chúng ta bắt chước Chúa Giêsu, tìm ra một nơi thanh vắng, một nơi mà chúng ta có thể thảnh thơi lắng nghe Lời Chúa và khám phá ra tiếng Chúa thỉ thỏ với chúng ta.
Đức Thánh Cha nói: Sa mạc là nơi người ta nghe dễ nhe Lời Chúa, gặp gỡ thân tình với Chúa và cảm nghiệm tình yêu của Chúa. Chúa Giêsu dạy chúng ta cách tìm kiếm Chúa, Người nói với chúng ta trong thinh lặng.

Sự ồn ào náo nhiệt bóp ngẹt Lời Chúa
Đức Thánh Cha nhận xét rằng đối với nhiều người trong chúng ta, không dễ gì tìm được khoảng khắc thinh lặng giữa một môi trường xã hội ồn ào bận rộn, chạy đua với nhiều thứ như các trang mạng điện toán…
Mùa Chay là thời gian cắt giảm xử dụng điện thoại di động để có giờ cho Tin Mừng Chúa. Đức Thánh Cha nhớ lại khi còn nhỏ vào thời của Ngài chưa có tivi, gia đình ngài chỉ dành ít giờ nghe tin tức qua radio.
Đây là thời gian để giảm thiểu những lời vô dụng, nhảm nhí, tin đồn, chuyện phiếm để có thể thưa chuyện trực tiếp với Chúa; đây là thời gian dành vun góp cho hệ sinh thái của con tim chúng ta.
Giữa một thế giới mà chúng ta khó phân biệt được tiếng Chúa! Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy vào sa mạc để lắng nghe những gì quan trọng cho cuộc sống... Đức Thánh Cha nhắc lại khi ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu, Chúa đã trả lời cách khẳng khái con người không chỉ sống bằng bánh, mà bằng mọi lời phát ra từ miệng của Thiên Chúa.

Sa mạc để đối thoại với Chúa
Do đó, sa mạc chính là thời gian lắng đọng của Mùa Chay! Sa mạc là một khoảng khắc của cuộc sống, một khoảng khắc đối thoại trong thinh lặng với Chúa, Đấng ban cho chúng ta sự sống.
Đức Thánh Cha cũng suy tư về tầm quan trọng trải nghiệm sa mạc của Mùa Chay là thực hành việc chay tịnh, giúp chúng ta khám phá ra trong sự thẳm sâu của trái tim chúng ta những đợt sóng trống rỗng và hời hợt.
Ăn chay có khả năng giúp chúng ta biết cắt bỏ đi những cái thừa thãi mà tập trung vào những điều thiết yếu. Ăn chay không chỉ nhịn ăn nhịn uống, mà còn tìm kiếm cái đẹp của một cuộc sống giản đơn thanh bạch hơn...
Đức Thánh Cha lưu ý rằng sự cô độc của sa mạc làm tăng sự bén nhạy của chúng ta trước những tiếng kêu cứu âm thầm của tha nhân...
Ngày nay giữa xã hội ồn ào của chúng ta, đang có nhiều sa mạc, đó là những người cô đơn và bị bỏ rơi… Có nhiêu người nghèo, cô đơn già nua sống cận kề bên nhà chúng ta trong thầm lặng, bị gạt ra bên lề xã hội và bị ruồng bỏ!

Thời gian làm việc bác ái yêu thương
Đức Thánh Cha nói Sa mạc Mùa Chay dẫn chúng ta đến với những người yếu đuối và thiếu thốn qua các công tác từ thiện bác ái.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giáo lý bằng nhắc lại rằng con đường xuyên xuất của sa mạc Mùa Chay là những tâm tình cầu nguyện, ăn chay, làm việc bác ái, để dẫn đưa chúng ta "từ sự chết đến sự sống".
Nếu chúng ta cùng vào sa mạc với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ ra khỏi đó trong ngày Phục sinh, lúc mà sức mạnh của tình yêu Chúa làm mới lại cuộc sống chúng ta, tương tự như sa mạc nở hoa vào mùa xuân với mầm cây hoa cỏ trồi lên từ đụn cát! Nếu chúng ta theo Chúa Giêsu, sa mạc của chúng ta cũng sẽ nở hoa…
 
Công Đồng Toàn Thể Úc 2020: Một số điểm trong Phúc Trình Sau Cùng của giai đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại: Truyền chức thánh
Vũ Văn An
16:57 26/02/2020
Truyền chức thánh

Có lẽ phạm vi thảo luận lớn nhất trong chủ đề bí tích là Bí tích Truyền chức thánh. Có một nhóm lớn khá nhiều người có ý kiến và khuyến cáo nên có các thay đổi đối với các khía cạnh khác nhau của bí tích này. Các tiết sau đây sẽ thăm dò những chủ đề này một cách chi tiết hơn.

Kết liễu việc độc thân / cho phép các linh mục kết hôn

Một trong những chủ đề thường xuyên nhất được nêu ra là việc sống độc thân của linh mục. Có một sự đồng thuận mạnh mẽ là điều này nên chấm dứt và các linh mục nên có cơ hội kết hôn nếu họ muốn. Nhiều người tham gia ủng hộ điều này vì lo ngại về sự thiếu hụt các linh mục trong nước và coi đây là một cách để giải quyết vấn đề này. Họ cũng nhận ra sự kiện này: có nhiều người đàn ông đã bước vào chức tư tế trong quá khứ và sau đó đã bỏ đi để kết hôn.



Ý niệm nguyên thủy về việc linh mục được để riêng ra để thực hiện một công việc nhờ việc sống độc thân tất nhiên là một ý niệm tuyệt vời, và là một ý niệm mà một số người được gọi đạt tới. Tuy nhiên, lời kêu gọi làm linh mục và lời kêu gọi sống độc thân cần được tách rời ra để mỗi cuộc sống độc thân và hôn nhân có thể là lựa chọn cho một người đang xem xét ơn gọi.

Những người khác tin rằng quy luật độc thân đã lỗi thời và cần phải thay đổi cho phù hợp với thời hiện đại. Họ tin rằng từ bỏ hôn nhân là điều quá đáng để đòi hỏi nơi một người đàn ông hoặc một người đàn bà trong thời điểm hiện tại. Một số người coi việc độc thân là nguyên nhân của việc giáo sĩ lạm dụng tình dục gần đây trong khi những người khác thì nghĩ khác.

Quy luật độc thân không được Chúa Kitô đưa ra nhưng mãi về sau trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Điều đó quá cổ xưa và gây đau khổ.

Thiên Chúa đang yêu cầu chúng ta quay trở lại với thời Giáo Hội sơ khai khi những người kết hôn là linh mục, giám mục và giáo hoàng. Kế hoạch của Thiên Chúa đối với con người là muốn họ bình thường có bạn tình (xem Sách Sáng Thế). Mặc dù độc thân không phải là nguyên nhân của việc lạm dụng trẻ em trong Giáo Hội, nhưng nó giúp tạo ra một môi trường nơi đàn ông ở một mình và không có phụ nữ bên cạnh để cân bằng hoặc đối đầu với họ. Sống độc thân là tuyệt vời khi tự do lựa chọn, dù trong một thời gian
.

Một số người nhấn mạnh rằng thực hành của Giáo hội trong lĩnh vực này không nhất quán với tín lý của mình về hôn nhân và nó đặt ra một tiền lệ nguy hiểm khuyến khích việc kiểm soát quyền lực và làm các giáo sĩ xa lạ đối với thực tại của nhu cầu gia đình và ngăn các linh mục tiếp xúc với các nhu cầu thực sự của người ta. Một số người tham gia tin rằng nhu cầu của các linh mục phải được xem xét và có một người phối ngẫu sẽ là một hỗ trợ tuyệt vời cho họ. Một số người cũng cảm thấy rằng những lập luận chống lại việc nới lỏng quy luật vì lợi ích của gia đình là vô căn cứ vì các gia đình hiện đại đã nhanh chóng thích nghi với nhu cầu của các thành viên của họ, và phụ nữ và đàn ông bước vào các liên hệ biết rõ người bạn đời của họ cũng như những mong đợi và ưu tiên của họ trong hôn nhân.

Có một người phối ngẫu sẽ cung cấp cho các linh mục sự hỗ trợ và tình đồng hành và làm giảm bớt sự cô đơn.

Hỗ trợ thêm cho các linh mục. Họ có quá nhiều trách nhiệm, với sự giúp đỡ họ có thể tập trung hơn vào các vấn đề tâm linh. Các linh mục nên được phép kết hôn. Họ có một công việc khó khăn và sẽ rất hữu ích khi có một bạn để chia sẻ cuộc sống
.

Ngoài ra, những người tham gia thấy được lợi ích của vấn đề này về mặt mục vụ nơi họ tin rằng một linh mục đã kết hôn có thể liên hệ tốt hơn với giáo dân và cung cấp lời huấn đạo và lời khuyên trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tốt hơn so với một linh mục sống độc thân.

Các linh mục nên được phép kết hôn để tiếp xúc với xã hội và không sống một cuộc sống biệt lập bên trong nhà xứ chỉ trà trộn với những người đi nhà thờ. Người ta sẽ cảm thấy được nối kết nhiều hơn với Giáo hội nếu họ có thể nói chuyện với một linh mục có kinh nghiệm gia đình, v.v... Các gia đình cũng có thể nối kết nhiều hơn với linh mục.

Hãy cho phép các linh mục kết hôn và sinh con; không có gì có thể bổ sung và tiếp thêm sinh lực cho giáo xứ địa phương hơn là sự hiện diện của một linh mục và gia đình của ngài dẫn đầu cộng đoàn. Hãy tưởng tượng vai trò làm gương này sẽ mạnh mẽ như thế nào ở cấp giáo xứ địa phương. Các giáo dân sẽ hỗ trợ họ về tài chính.


Một số người tham gia cũng muốn việc nới lỏng luật độc thân được mở rộng cho tất cả các tu sĩ nam nữ.

Hãy chăm lo cho các tu sĩ của chúng ta – Liệu Giáo hội có thể xem xét thay đổi luật lệ của mình (thích nghi với thời hiện tại) cho các linh mục, các tu huynh và nữ tu của chúng ta và xem xét khả năng cho phép họ kết hôn hay không?

Mặc dù có nhiều ý kiến muốn chấm dứt tình trạng độc thân, nhưng cũng có một số người tham gia nhấn mạnh rằng họ muốn các quy luật được giữ nguyên. Một lý do cho điều này là vì họ tin rằng việc thay đổi các quy luật sẽ không làm gia tăng sức sống của Giáo hội.

Nhiều người cảm thấy rằng cho phép các linh mục kết hôn hoặc các nữ linh mục là một bước tích cực. Tôi đã nghe nhiều người tốt lành và thánh thiện phác thảo cả hai phía của lập luận. Tuy nhiên, tôi cảm thấy điều sai lầm là nghĩ rằng việc này sẽ lấy được bất cứ người trở lại đạo nào hoặc đưa người ta trở về với Bí tích Giải tội và Bí tích Thánh Thể. Khi những người bạn Công Giáo bỏ đạo đề cập đến sự cần thiết của việc các linh mục kết hôn, tôi hỏi họ xem họ có trở lại tham dự Thánh lễ hay không nếu việc này xảy ra và tôi luôn gặp những ánh mắt trống rỗng.

Những người khác quan tâm đến việc một linh mục sẽ đối phó ra sao với việc cân bằng các nhu cầu của gia đình ngài và các nhu cầu của cộng đồng. Lại có những người khác cảm thấy rằng xem luật độc thân như một điều áp chế tự nó đã là một ý niệm không chính xác và đối với nhiều linh mục, cuộc sống độc thân của các ngài là một sự hy sinh cho Thiên Chúa. Đối với phần đông, không thay đổi quy luật có nghĩa là kiên định đối với giáo huấn truyền thống của Giáo hội về vấn đề này.

Phong trào thúc đẩy việc cho phép các linh mục kết hôn và cho phụ nữ được thụ phong linh mục thường bị nhầm lẫn và dựa trên những giả thuyết sai lầm rằng Giáo hội đang đàn áp những người có liên hệ. Đúng hơn, câu hỏi này nên được trả lời theo các giáo huấn và truyền thống lâu đời của Giáo Hội.

Để sống đúng với những lời dạy của Chúa Kitô và của Giáo hội Người. Đặc biệt sau khi xem chương trình Hỏi & Đáp vào một đêm hôm nọ, trong đó, một nhóm người thảo luận rất lâu về những gì Giáo Hội Công Giáo nên làm theo ý họ (tức là các linh mục không độc thân, các linh mục phụ nữ, nói cách khác theo kịp 'thời thế'), tôi nghĩ điều quan trọng hơn bao giờ hết là chúng ta không nên chịu khuất phục trước những kỳ vọng của những người muốn phá hủy gia đình, làm loãng và bóp méo sự thật, hoặc để ma quỷ nắm giữ xã hội.


Chào đón trở lại các linh mục đã bỏ đi kết hôn

Cùng với việc cho phép các linh mục kết hôn, một số người tham gia cũng cảm thấy Giáo hội nên chào đón các linh mục đã bỏ đi để kết hôn. Điều này chủ yếu vì hai lý do: một, người ta cảm thấy việc trở về của những người đàn ông này sẽ giúp tăng số lượng linh mục ở Úc, và hai, có những người đàn ông kết hôn phục vụ tại các giáo xứ sẽ lên sinh lực trở lại cho thừa tác mục vụ.

Chúng ta nên làm điều gì đó để có thêm nhiều linh mục hơn: a) phục hồi những người đàn ông đã bị buộc rời khỏi chức linh mục để kết hôn b) họ có thể tiếp tục nghề nghiệp của họ đang tham gia và cử hành Thánh lễ vào Chúa Nhật hoặc thường xuyên hơn nếu có thể.

Nhiều người cũng bình luận về việc Giáo hội dường như có tiêu chuẩn nước đôi trong việc cho phép các linh mục Anh giáo trở lại đạo giữ gia đình trong khi không cho phép các linh mục Công Giáo làm điều tương tự.

Tôi biết nhiều linh mục tốt lành, tận tụy và tài năng, những người phải tìm các thừa tác vụ khác ngoài Giáo hội vì họ chọn kết hôn, nhưng cộng đồng của chúng ta từng chấp nhận thừa tác vụ của các linh mục kết hôn trước đây ở Anh giáo, và chào đón gia đình của họ vào các cộng đồng của chúng ta. Điều này phi lý và bất công một cách lộ liễu đối với các linh mục Công Giáo, những người bị từ chối cùng những đặc ân như thế... Tôi tin rằng chúng ta được kêu gọi chấp nhận những thay đổi và phát triển cần thiết này đối với vai trò linh mục, vì lợi ích của Giáo hội và làm phong phú cho chính chức linh mục, một chức linh mục được rút ra từ cộng đồng cho cộng đồng.

Nhìn chung, có sự hỗ trợ tuyệt vời cho những người như vậy từ những người trong nhóm này, đặc biệt là từ những người đích thân biết các “cựu linh mục” và những người khác từng trải nghiệm thừa tác vụ của một cựu linh mục Anh giáo trong các giáo xứ Công Giáo của họ.

Truyền chức cho những người đàn ông có vợ (viri probati) làm linh mục

Truyền chức cho những người đàn ông có vợ, hay các Viri Probati như nhiều người gọi, làm linh mục là một khuyến nghị phổ biến khác. Nhiều người tham gia tin rằng điều này không chống lại giáo huấn của Giáo hội và nếu xét đến sự suy giảm liên tục về ơn gọi và cuộc tranh đấu để có việc cử hành thánh lễ thường xuyên ở các vùng nông thôn, thì việc này còn cần phải được khẩn cấp thực hiện.

Hãy chấp nhận và khuyến khích các ơn gọi vào chức linh mục thừa tác và vào hôn nhân được Thiên Chúa kêu gọi hơn là đòi hỏi chỉ có những người độc thân mới được phong chức: ơn gọi bước vào hôn nhân và chức linh mục thừa tác không bất tương thích và cả hai đều là ơn gọi.

Nhiều người đã rời bỏ chức tư tế hoặc chủng viện nhưng vẫn khao khát được phục vụ dân Chúa. Họ nên được chào đón vào hàng ngũ chức linh mục và được dành cơ hội để thực thi thừa tác vụ của họ. Những linh mục này có thể được tấn phong cho cộng đồng địa phương và sẽ giúp cho Thánh Thể có sẵn ở những vùng nông thôn nhỏ bé nơi các nhà thờ đang bị đóng cửa và giáo dân bị bỏ rơi, không có Bí tích Thánh Thể trong khu vực địa phương của họ. Việc phong chức sẽ có cho một thời kỳ định sẵn và những linh mục như vậy có thể tiếp tục công việc bình thường của họ trong khi phục vụ cộng đồng lúc được yêu cầu.


Một số người đàn ông đã kết hôn, cảm thấy được kêu gọi làm linh mục, cũng trả lời ủng hộ chính nghĩa này. Như một người tham gia đã giải thích:

Tôi biết rằng tôi được kêu gọi làm một người đàn ông có vợ: tôi có vợ, sáu đứa con và 18 đứa cháu. Tôi là một thành viên rất tích cực của hai giáo xứ, tôi cũng biết rằng tôi được kêu gọi làm linh mục. Tôi đã dành một thời gian trong hệ thống chủng viện nhưng tôi cũng biện phân thấy rằng tôi nên kết hôn. Tôi biết rằng Đức Giáo Hoàng của chúng ta đã yêu cầu các giám mục của ngài kết hợp các lý lẽ để phong chức cho những người đàn ông Công Giáo trưởng thành vào hàng linh mục. Điều này cần được thực hiện bởi các Giám mục Công Giáo Úc [Hội đồng] như một vấn đề ưu tiên hàng đầu và là vấn đề cấp bách.

Nhìn chung, các lý do để ủng hộ sự thay đổi này có rất nhiều, bao gồm việc đem Giáo hội tới chỗ kịp thời với xã hội Úc, trở lại với các truyền thống tiên khởi của Giáo hội, có các linh mục thích đáng để chăm sóc mục vụ hữu hiệu cho người ta, đem các truyền thống của Giáo hội cùng đường hướng với việc chấp nhận các linh mục Anh giáo kết hôn có gia đình và chấm dứt mô hình ơn gọi làm linh mục hầu như chỉ phát xuất từ những người đàn ông trẻ, chưa trưởng thành.

Cũng như các lĩnh vực khác, cũng có mối quan tâm từ một số người tham gia không quan tâm đến vấn đề này. Họ thấy việc ấy có vấn đề ít nhất là ở một số khía cạnh, chẳng hạn như con số cựu linh mục thực sự quyết định trở lại, những hứa hẹn nào với giám mục sẽ được mong đợi ở những người như vậy, giáo phận sẽ đối phó với những người đã ly dị sẽ như thế nào và những mong chờ hoặc nhu cầu của những người vợ và những đứa con của những người đàn ông này là gì.



Phong chức cho phụ nữ

Có sự hỗ trợ đáng kể của một nhóm nhiều người tham gia đối với việc phong chức cho phụ nữ. Phần lớn những người trong nhóm này ủng hộ ý niệm cả nam và nữ đã kết hôn làm linh mục.

Lý do chính được đưa ra bởi hầu hết những người tham gia để phong chức cho phụ nữ là biện hộ cho tính bao gồm và bình đẳng giới tính và nhu cầu nam nữ được đối xử bình đẳng và tham gia bình đẳng trong Giáo hội. Việc biện minh cho điều này phát xuất từ câu trích từ Thư Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Galát (3: 26-29), “không thể có chuyện nam hoặc nữ, vì anh em thẩy đều là một trong Chúa Giêsu Kitô”, một câu trích được nhắc đến thường xuyên. Nhiều người tham gia thấy phụ nữ cũng có học thức, tài năng và có khả năng như đàn ông trong vai trò này.

Xem xét lại vai trò các nữ linh mục. Chúa tạo ra nam và nữ bình đẳng với nhau. Chính cấu trúc xã hội đã cho rằng phụ nữ không nên được phép trở thành đại diện của Chúa Kitô trên Trái đất.

Truyền chức cho phụ nữ, vai trò lãnh đạo của phụ nữ ở tất cả các bình diện của Giáo hội.

Phụ nữ đã cố tình bị hạn chế. Điều rất quan yếu là mở các cơ hội để có các nữ linh mục, phó tế và thừa tác viên Thánh thể (acolytes), chứ không chỉ sử dụng họ như các nhân viên hỗ trợ, như đọc sách, giáo lý viên, người cắm hoa, người giặt áo lễ và người dọn dẹp nhà thờ, trong khi nói với họ một cách cha chú rằng họ có giá trị xiết bao. Điều này sẽ không còn giá trị gì nữa. Vị thánh duy nhất của Úc là một người phụ nữ đã phải chiến đấu với phẩm trật để phuc vụ trẻ em và người nghèo. Do đó, bà đã bị tuyệt thông vì ‘bất tuân’ đối với những kẻ mang quyền lực thấy mình bị đe dọa.


Một số người tham gia cảm thấy việc loại bỏ phụ nữ khỏi chức linh mục là một sự kỳ thị hoàn toàn. Đối với những người khác, nó được coi là sự thống trị của nam giới và sự cao ngạo giáo sĩ. Có nhiều người tin rằng phụ nữ đã cố tình bị loại khỏi các cơ cấu quyền lực và các diễn trình ra quyết định, và xem việc truyền chức cho phụ nữ là một cách để khắc phục tình hình này.

Phụ nữ không tốt hơn đàn ông. Họ khác thôi: tài năng, kỹ năng và cách tiếp cận của họ bổ sung cho người đàn ông. Từ chối các chức vụ có quyền lực và trách nhiệm đối với phụ nữ do đó làm giảm khả năng của Giáo hội trong việc phục vụ người ta một cách thỏa đáng. Tập tục không cho phép phụ nữ chủ sự trong cử hành Bí tích Thánh Thể hoặc lãnh đạo cộng đồng không phát xuất từ Chúa Giêsu, nhưng do việc người ta quá nhấn mạnh vào truyền thống, vốn bỏ qua vai trò của văn hóa trong việc duy trì truyền thống đó.

Việc cấm các cuộc đàm luận xung quanh việc phong chức cho phụ nữ xúc phạm tới tất cả chúng ta. Nó cũng có tính lạm dụng. Một chủ nghĩa giáo sĩ trị cha chú và lạm dụng quyền lực. Việc bao gồm phụ nữ vào số các người được phong chức cần phải có trong cuộc đàm luật về các khả thể trong Giáo Hội Công Giáo, và không chỉ là đàm luận, mà còn là viễn kiến nữa. Đại đa số người ta không chỉ yêu cầu điều này, họ còn đòi hỏi điều đó... Không dấn thân vào cuộc đàm luận này sẽ là một sự thất bại về niềm tin mà Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta tới... Không nghiêm túc xem xét nghiêm túc việc phong chức cho phụ nữ sẽ khiến phẩm trật thành bất liên quan trong con mắt của số đông người càng ngày càng nhiều hơn... Chúng ta hãy lắng nghe. Rồi hãy để Giáo hội Úc của chúng ta trình bày lý lẽ một cách mạnh mẽ và bền bỉ với Vatican, bằng cách từ khước không chịu im lặng
.

Những lý do khác để phong chức cho phụ nữ là để bổ sung con số giáo sĩ, cập nhật các giáo điều cũ xưa và đưa Giáo hội Úc phù hợp với vai trò đang thay đổi của phụ nữ trong xã hội. Một người tham gia đã nhận xét rằng phụ nữ là “lực lượng mạnh mẽ trong việc hỗ trợ người trẻ nắm vững đức tin”. Một số người tin rằng có các nữ linh mục sẽ giúp ngăn ngừa một số vấn đề lạm dụng và che đậy trong những năm qua.

Phụ nữ không nên làm linh mục

Trong khi có nhiều người ủng hộ việc phong chức cho phụ nữ làm linh mục, một nhóm lớn cũng chống lại sự thay đổi này. Những người tham gia trong nhóm này tin rằng ý tưởng này trái với giáo huấn đích thực của Giáo hội.

Ý niệm linh mục nữ cũng không phản ảnh các giáo huấn đích thực của Giáo Hội Công Giáo. Chúa Kitô đã không chọn phụ nữ làm các tông đồ đầu tiên của Người và điều này không phải do Người không biết ý niệm này, vì ý niệm nữ tư tế khá phổ biến thời đó. Linh mục là đại diện của Thiên Chúa Cha, do đó, một người phụ nữ không thể làm linh mục, vì làm thế nào mà một người phụ nữ đại diện cho một người cha nếu cô ấy là phụ nữ?

Một số người tham gia trong nhóm này yêu cầu sự rõ ràng hơn trong việc giảng dạy về vai trò và ơn gọi của đàn ông và đàn bà và về bí tích chức linh mục.

Thay vì tập chú vào việc ‘đổi mới’ các bí tích và Giáo hội của chúng ta, cần phải có một sự hiểu biết đổi mới về đức tin, lịch sử, truyền thống và bản sắc Công Giáo. Giáo hội có lịch sử và nền thần học phong phú cần được khảo sát và truyền đạt đúng đắn trước khi chúng ta có thể thảo luận về 'việc đổi mới'... Cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về phẩm trật của Giáo hội, vai trò đúng đắn của chức linh mục, vai trò của nam và nữ trong Giáo hội, và của toàn bộ nhiệm thể Chúa Kitô.

Một số người trong nhóm này ủng hộ việc mở rộng vai trò của phụ nữ sang các lĩnh vực lãnh đạo và quản trị khác trong Giáo hội và nhiều người ủng hộ việc đào tạo đức tin nhiều hơn và cần phải trung thành với các truyền thống của Giáo hội về phương diện này.

Kỳ sau: Lạm dụng tình dục và Ủy Ban Hoàng Gia
 
Đau lòng: Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn quyết định đình chỉ tất cả các Thánh lễ trên toàn lãnh thổ
Đặng Tự Do
23:46 26/02/2020
Trong một diễn biến thật đau lòng, Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn đã quyết định đình chỉ tất cả các Thánh lễ có giáo dân tham dự trên cả nước. Đây là quyết định đầu tiên như thế trong lịch sử 236 năm của Giáo Hội, nhằm hợp tác với chính phủ trong nỗ lực chống lại sự lây lan của coronavirus.

Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn gọi tắt là CBCK cho biết quyết định này có hiệu lực tại tất cả 16 giáo phận và tổng giáo phận từ thứ Năm 27 tháng Hai cho đến khi có lệnh mới. Một tuần trước đó, giáo phận Đại Khẩu, tiếng Hàn gọi là Daegu, cách Hán Thành khoảng 300 km về phía đông nam, là tâm chấn bùng phát COVID-19, đã đình chỉ các Thánh lễ ở 40 giáo xứ trong tổng số 162 giáo xứ của giáo phận này. Giáo phận An Đông, tiếng Hàn là Andong, cách Hán Thành 191 km về phía đông nam cũng đình chỉ các thánh lễ tại 12 giáo xứ trong tổng số 40 giáo xứ của mình.

Đây là lần đầu tiên, Giáo Hội Công Giáo ở Nam Hàn ngừng tổ chức Thánh lễ kể từ năm 1784, khi đạo Công Giáo đến với quốc gia này qua lễ rửa tội của Thánh Lý Thừa Huân (Yi Seung-hun), vị tử đạo tiên khởi của Hàn quốc.

Số người Công Giáo nhiễm coronavirus cho đến nay là 30 người. Đó là những người Công Giáo gần đây đã thực hiện một chuyến hành hương đến Israel từ mùng 8 đến 15 tháng Hai. Hầu hết anh chị em này là giáo dân cư ngụ ở phía Bắc tỉnh Khánh Thượng (Gyeongsang -慶尙道), bao quanh thành phố bị nhiễm virus Daegu.

Tổng giáo phận Hán Thành, đã quyết định ngừng tổ chức các thánh lễ từ thứ Tư Lễ Tro. Giải thích với các linh mục trong tổng giáo phận về quyết định này, trong thánh lễ cầu cho quốc thái dân an, tổ chức hôm thứ Ba 25 tháng Hai tại nhà thờ chính tòa Mân Đông, Đức Hồng Y Anrê Liêm Chu Chính (Andrew Yeom Soo-jung) cho biết các Giám Mục Nam Hàn đồng ý với tổng thống Văn Tại Dần, theo đó, dịch bệnh cần phải được quyết liệt chống trả ngay từ đầu. Vấn đề, theo tổng thống không chỉ là sức khoẻ và tính mạng của người dân, là điều quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa, đó là vận mệnh của một quốc gia khi đứng trước một trận dịch mà đến nay vẫn chưa ai hình dung ra được nguyên nhân thực sự, cũng như tác hại và quy mô của nó. Cho đến nay, Nam Hàn vẫn được coi là một quốc gia trong thời chiến.

Theo Niên Giám Tòa Thánh vào năm 2018, trong tổng số 53 triệu dân, Nam Hàn có 5,866,510 người Công Giáo, chiếm tỷ lệ, 11.1% dân số, sinh hoạt trong 1,747 giáo xứ và 729 cứ điểm truyền giáo.

Tính đến sáng thứ Năm 27 tháng Hai, Nam Hàn đã báo cáo có đến 1,595 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus, bao gồm 12 trường hợp tử vong. Như thế, chỉ trong ngày thứ Tư Lễ Tro, đã có thêm 334 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Nam Hàn, gọi tắt là KCDC, giải thích lý do của sự gia tăng đột biến như thế là vì họ bắt đầu cuộc kiểm tra khoảng 210,000 các tín hữu của giáo phái Shincheonji.

Trong 334 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, 307 trường hợp là tại Daegu, tâm chấn của sự bùng phát dịch bệnh, và 4 trường hợp là ở phía Bắc tỉnh Khánh Thượng (Gyeongsang -慶尙道).

Trong khi đó, Giáo hội Tin lành cũng đang tiến tới thu hẹp quy mô hoặc tạm dừng các cuộc tụ họp vào ngày Chúa Nhật để tham gia vào nỗ lực toàn quốc nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng coronavirus. Họ không buộc phải làm như thế vì thực ra đến nay, Nam Hàn vẫn không cấm các cuộc tụ họp đông người.

Nhiều người Nam Hàn khi cần mua sắm thường đến các siêu thị vì họ tin rằng khả năng nhiễm trùng thấp hơn. Tuy nhiên, các chợ theo hình thái cổ điển, như ta thường thấy ở Việt Nam vẫn hoạt động được.

Theo KCDC, giáo phái Shincheonji có 9,336 thành viên tại chi nháng Daegu. Đến nay 1,848 người đã được xét nghiệm và 833 trường hợp nhiễm coronavirus đã được tìm thấy. 7,488 thàn viên còn lại sẽ được xét nghiệm trong những ngày tới.

Một cựu thành viên giáo phái Shincheonji cho biết khả năng lây lan trong các buổi sinh hoạt là rất cao. Giáo phái này thường tập trung rất đông các thành viên trong các hội trường lớn để học hỏi và ca hát. Các thành viên khi hát thường vòng tay quàng vai nhau và có các cử chỉ tiếp xúc thân mật thể lý khác nên rất dễ lây bệnh.

Tại Hoa Lục, tính đến 10 giờ sáng thứ Năm 27 tháng Hai, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 đã tăng lên đến 2,744 người, và số người nhiễm bệnh lên đến 78,500 người. Như thế, trong ngày thứ Tư đã có thêm 29 người bị thiệt mạng, và thêm 433 người được xác nhận là đã nhiễm bệnh.


Source:Yonhap
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Gia Đình Đa Minh ăn Tết tại Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Garland TX
Vũ Trung Thành & Đào Sỹ
14:05 26/02/2020
Xem hình ảnh do Đào Sỹ

Như thông lệ mỗi độ Xuân về, Hội Bảo Trợ Gia Đình Đa Minh ở vùng Dallas-Ft Worth lại tổ chức họp mặt.

Năm nay để tạo thuận lợi cho mọi người có chỗ đậu xe rộng rãi, Gia Đình Đa Minh đã được Cha Phao lô Nguyễn Tất Hải, Chánh Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho phép dùng hội trường GIÊRADO để tổ chức buổi họp mặt vào chiều Chúa Nhật ngày 23 tháng 02 năm 2020.

Hội trường được trang hoàng rực rỡ do sự khéo tay của anh chị Dũng Hồng và nhiều Anh Chị Em thiện chí khác. Giúp vui năm nay được ban nhạc Hương Xưa trình diễn làm cho bầu không khí được thêm rộn ràng. Phần thực phẩm dồi dào với nhiều món ăn đặc sắc và ngon miệng đã được nhiều Anh Chị Em tình nguyện đóng góp.

Mở đầu buổi họp mặt, các Sơ nhắc lại mục tiêu chung là củng cố và phát triển đời sống tu trì của các nữ tu trong Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp, đào tạo thêm nhiều ơn gọi và qua tay các Sơ làm việc bác ái đến với những người cùng khổ, những người già cả neo đơn, những người bệnh hoạn không nơi nương tựa, những người ở vùng sâu, vùng xa không được xã hội giúp đỡ, nói chung là những mảnh đời bất hạnh mà các Sơ được sai đến làm việc mục vụ.

Thấm thoát Hội đã được 5 tuổi và bước sang năm thứ 6, số hội viên không ngừng tăng lên. Nhưng quan trọng hơn cả là quy tụ được nhiều người thiện chí đã cùng nhau làm việc bác ái, tạo nên sự đoàn kết đùm bọc lẫn nhau theo đúng tinh thần phúc âm “mến Chúa yêu người “.

Một hội viên đã nêu bật thêm ý nghĩa của Hội, tóm lược các thư từ của các Sơ đang làm công việc mục vụ và từ thiện tại Việt Nam, trải dài từ Tây Nguyên Kon-Tum xuống Saigon, qua Bình Dương, đến miền Tây và sang tận Campuchia bằng những vần thơ đầy ý nghĩa.

Buổi họp mặt kết thúc với bầu không khí vui tươi và trước khi ra về từng người đã lên lãnh lộc xuân của Quý Sơ gởi tặng là những câu phúc âm ý nghĩa được in ấn công phu, để làm kim chi nam cho cuộc sống và hẹn nhau họp mặt vào mùa Thu tới.
 
VietCatholic TV
Virus Tập Cận Bình làm hàng loạt các nhà thờ trên thế giới phải đóng cửa trong ngày Thứ Tư Lễ Tro
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:52 26/02/2020
Từ khi cộng sản Trung Quốc chiếm được Hoa Lục từ năm 1949 cho đến nay, đây là lần đầu tiên trên toàn cõi Hoa Lục không có thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro nào được tổ chức.

Tại Hoa Lục, tính đến 10 giờ sáng thứ Tư 26 tháng Hai, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 đã tăng vọt lên đến 2,715 người, và số người nhiễm bệnh lên đến 78,064 người. Như thế, trong ngày thứ Ba đã có thêm 52 người bị thiệt mạng, và thêm 449 người được xác nhận là đã nhiễm bệnh.

Coronavirus, made in China, không chỉ đóng cửa được các nhà thờ tại Hoa Lục mà còn có khả năng hủy bỏ hàng loạt các thánh lễ thứ Tư Lễ Tro tại Hương Cảng, Singapore, 52 nhà thờ tại Daegu và Chengdo Nam Hàn, tất cả các nhà thờ trong miền Lombardy và Veneto của Ý và nhiều nơi khác trên thế giới.

Trong khi đó tại Ý đã có 11 người chết vì dịch coronavirus, và 322 trường hợp được xác nhận trên toàn quốc. Tất cả các lễ Tro trong toàn vùng Lombardy và Veneto đều bị hủy bỏ vì chính quyền yêu cầu dân chúng ở trong nhà và tránh các cuộc tụ họp đông người.

Một linh mục Ý nói “mọi thứ thay đổi” trong ngôi làng bị cách ly của ngài tại Zorlesco. Cha Nunzio Rosi, cha sở giáo xứ Zorlesco, cho biết:

“Mọi thứ đã thay đổi trong ba ngày qua. Có một bầu khí quái lạ, không thực. Anh có thể thấy rất ít người ta. Các hàng quán đóng cửa trừ ra các dịch vụ liên quan đến thực phẩm và các siêu thị. Ngay cả nhà thờ cũng phải đóng cửa. Chúng tôi được yêu cầu bởi chính quyền miền, và Giám Mục của chúng tôi đừng cử hành thánh lễ. Đó là một tình huống rất lạ lùng, có thể nói là buồn thảm và đáng lo. Nhưng mặt khác, tôi thấy người ta phản ứng và cố gắng sống đàng hoàng bất kể các chỉ thị mà họ nhận được. Người dân tiến bước. Họ tiến bước với sự tự tin và hy vọng.”

Chính quyền Tây Ban Nha đã cách ly và xét nghiệm khoảng 1,000 khách và công nhân tại một khách sạn bên bờ biển trên đảo Tenerife, thuộc quần đảo Canary, sau khi một khách du lịch người Ý cho kết quả dương tính với virus này. Anh ta là người thứ ba được xác nhận nhiễm coronavirus. Khách sạn từ chối đưa ra lời bình luận và nói rằng họ không có thông tin trong khi một số du khách người Anh nói họ phải đáp chuyến bay về Birmingham.

Croatia và Thụy Sĩ đã báo cáo các trường hợp đầu tiên của họ và Áo xác nhận thêm hai trường hợp nữa. Tất cả các bệnh nhân đều đã từng đến Ý.

Các trường hợp mới đã được báo cáo ở Âu Châu, làm gia tăng các lo ngại về một sự bùng phát lan rộng. Cổ phiếu giảm và trái phiếu tăng khi những lo lắng liên quan đến virus càng ngày càng gia tăng.

Các bộ trưởng y tế ở Đức, Pháp, Ý và các nước láng giềng khác tuyên bố sẽ không đóng cửa biên giới Âu Châu và cải thiện việc chia sẻ thông tin về khách du lịch đến và đi khỏi các khu vực bị nhiễm trùng.

Trong khi đó, người dân Iran tỏ ra nghi ngờ nhà cầm quyền nước này về con số thương vong. Trong khi Tehran nói chỉ có 12 người chết, một nhà cải cách nổi tiếng nói ít nhất có 50 người chết. Chính quyền phủ nhận không có che đậy và thề sẽ minh bạch trước áp lực ngày càng tăng trong công chúng.

Một thanh niên nói:

“Tôi rất sợ. Không có khẩu trang y tế trong các nhà thuốc. Chính phủ nên phân phát miễn phí các khẩu trang y tế nếu họ muốn hạn chế COVID-19. Xin Chúa phù hộ chúng ta.”

Một phụ nữ cho biết:

“Chúng tôi rất sợ. Cả thế giới này bị ảnh hưởng và nó tiếp tục lây lan. Truyền hình nhà nước cho chúng tôi biết các con số thống kê nhưng khi chúng tôi đến các bệnh viện, chúng tôi thấy khác hẳn. Con số tử vong cao hơn nhiều”

Iran có số tử vong vì COVID-19 cao thứ hai chỉ sau Trung Quốc.

Một quan chức y tế hàng đầu của Iran đã được chẩn đoán mắc coronavirus. Đó là một dấu chỉ cho thấy căn bệnh này có thể đã vượt khỏi tầm kiểm soát ở nước này. Iraj Harirchi, một thứ trưởng Bộ Y tế là người đứng đầu chiến dịch chống virus của chính phủ, cho biết ông đã thử nghiệm dương tính vào chiều ngày thứ Hai, là ngày ông đưa ra một cuộc họp báo về những nỗ lực chống lại sự bùng phát của coronavirus.

Mahmoud Sadeghi, một thành viên Quốc Hội Tehran đã tweet rằng ông đã thử nghiệm dương tính. Sadeghi là một nhà cải cách nổi tiếng đã bị cấm tham gia các cuộc bầu cử Quốc Hội mới nhất.

Hôm thứ Ba, Iran đã báo cáo 34 trường hợp mới, với số người chết tăng lên đến 15 người. Bahrain báo cáo 9 trường hợp mới, trong khi Kuwait có thêm ba trường hợp và Oman thêm hai trường hợp nữa. Cho đến nay, có khoảng 140 trường hợp được xác nhận ở Trung Đông, tất cả đều liên quan đến Iran.

Trong khi đó, tại Nam Hàn, tổng thống Văn Tại Dần nói trong một cuộc họp rằng tình hình bùng phát dịch bệnh là ‘rất nghiêm trọng’.

“Tình hình là rất nghiêm trọng và do đó tuyên bố một vùng thảm họa đặc biệt thôi thì chưa đủ,” ông nói.

Một phụ nữ cho biết:

“Tôi đã đến đây vì rất cần nhưng họ đã bán hết hàng từ 6 giờ sáng nay. Đây thực là một sự chế giễu của chính quyền và thành phố đối với các công dân thiếu may mắn.”

Tính đến sáng thứ Tư, Nam Hàn báo cáo có 12 người chết và 1,146 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus.

Tại Đài Loan, thánh lễ ngày Thứ Tư Lễ Tro vẫn được cử hành tại nhiều nhà thờ. Cả trẻ con cũng được trở lại trường học. Các học sinh được yêu cầu đeo các khẩu trang y tế và được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp.

Các học sinh Đài Loan đã trở lại trường sau kỳ nghỉ mùa Đông kéo dài vì những lo sợ coronavirus.

Ông Resun Lin, hiệu trưởng trường tiểu học Hải Sơn (Hai Shan - 海山) cho biết:

“Trong kỳ nghỉ mùa Đông, các thày cô giáo đã chuẩn bị. Các bàn ghế liền nhau được tách ra như một biện pháp phòng ngừa, và chúng tôi cũng mở tung các cửa sổ và các bộ thông gió.”

Đến nay, Đài Loan có 31 trường hợp nhiễm COVID-19 được xác nhận và chỉ có một người thiệt mạng.

Bà Diana Yeh, là bà ngoại của một cháu học lớp ba, vui mừng nói:

“Ngày đầu tiên đi học lại! Cuối cùng trẻ con có thể tái tục lại các thứ bình thường và người lớn chúng tôi có thể quay lại những thứ chúng tôi muốn làm.”

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cảnh báo người Mỹ chuẩn bị cho sự bùng phát virus coronavirus có thể dẫn đến sự gián đoạn đáng kể trong cuộc sống hàng ngày.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Michael Pompeo chỉ trích phản ứng của Trung Quốc và Iran đối với coronavirus, nói rằng việc che giấu thông tin về nhiễm trùng có thể khiến dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn hoặc khiến các quốc gia khác phải lo lắng.

“Hoa Kỳ lo ngại sâu sắc rằng chế độ Iran có thể đã giấu diếm các chi tiết quan trọng về sự bùng phát ở quốc gia này,” ông Pompeo nói tại một cuộc họp báo ở Washington. Ít nhất 15 người ở Iran đã chết, theo số liệu của chính quyền Iran, mặc dù có báo cáo cho rằng số người chết và nhiễm coronavirus cao hơn rất nhiều.

Ông Pompeo cũng chỉ trích bọn cầm quyền Trung Quốc, sau khi ba phóng viên của tờ Wall Street Journal bị trục xuất khỏi Hoa Lục. Ông lưu ý các ký giả rằng tại tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh bắt đầu, một số cảnh báo ban đầu về một loại virus mới lúc đầu đã bị bọn cầm quyền bác bỏ.

“Cấm các nhà báo của chúng tôi phơi bày một lần nữa một vấn nạn của bọn cầm quyền đã từng dẫn đến SARS, và bây giờ là coronavirus - chẳng hạn như qua việc kiểm duyệt, có thể có hậu quả chết người. Nếu Trung Quốc cho phép các nhà báo và nhân viên y tế của chính họ và nước ngoài nói chuyện và điều tra một cách tự do, các quan chức Trung Quốc và các quốc gia khác đã có sự chuẩn bị tốt hơn nhiều để giải quyết các thách đố hiện nay.”

Vương quốc Anh đã cấm công dân du lịch đến tất cả các thành phố ở Iran và đã đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, ngoại trừ Bắc Kinh. Kuwait, đã dừng các chuyến bay đến Iran, hôm thứ Hai đã tạm dừng chuyến đi đến Hàn Quốc, Thái Lan, Ý và Iraq.

Một chuyến bay của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ từ Tehran đi Istanbul đã hạ cánh đột xuất ở Ankara vì có người báo cáo bị sốt cao.
 
Thứ Tư Lễ Tro tại Rôma, cùng bước vào Mùa Chay và cầu nguyện với ĐTC trước thảm họa coronavirus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:33 26/02/2020
Lúc 16:30 thứ Tư lễ Tro 26 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã chủ sự cuộc rước thống hối từ nhà thờ Thánh Anselmo của dòng Biển Đức đến Vương cung Thánh Đường Thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh trên đồi Aventino ở Rôma.

Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y, Giám mục, và các tu sĩ hai dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có cả hai vị Bề trên Tổng quyền của hai dòng. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.

Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ 5, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế với nghi thức xức tro, cùng với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của các linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:


Anh chị em thân mến,

Chúng ta bắt đầu Mùa Chay bằng cách nhận tro: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (x. St 3:19). Tro bụi rắc trên đầu chúng ta đưa chúng ta trở lại thực tại; nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là tro bụi và sẽ trở về bụi tro. Chúng ta yếu đuối, mỏng dòn và dễ chết. Hàng thế kỷ và thiên niên kỷ đã trôi qua, chúng ta đến rồi đi. Trước sự bao la của các thiên hà và không gian, chúng ta chẳng là gì cả. Chúng ta là tro bụi trong vũ trụ. Tuy nhiên, chúng ta là bụi tro được Thiên Chúa yêu thương. Thiên Chúa thấy hài lòng khi thu thập tro bụi trong tay Ngài và thở vào đó hơi thở của sự sống (x. St 2: 7). Do đó, chúng ta là một hạt bụi quý giá, được tiền định cho sự sống đời đời. Chúng ta là tro bụi trần gian, trên đó Thiên Chúa đã tuôn đổ thiên đàng của Ngài, là tro bụi chứa đựng những giấc mơ của Người. Chúng ta là niềm hy vọng của Chúa, là kho báu và vinh quang của Người.

Tro bụi vì thế là một lời nhắc nhở về phương hướng cho sự tồn tại của chúng ta: đó là hành trình từ tro bụi đến cuộc sống. Chúng ta là bụi, đất, và đất sét, nhưng nếu chúng ta để cho mình được tạo hình bởi bàn tay của Chúa, chúng ta sẽ trở thành một điều gì đó kỳ diệu. Nhưng thường khi, đặc biệt là trong những lúc khó khăn và cô đơn, chúng ta chỉ thấy khía cạnh tro bụi của mình! Nhưng Chúa khích lệ chúng ta: trong mắt Ngài, sự nhỏ bé của chúng ta có giá trị vô hạn. Vì vậy, chúng ta hãy can đảm: chúng ta được sinh ra là để được yêu thương; chúng ta được sinh ra là để trở thành con cái Chúa.

Anh chị em thân mến, cầu xin cho chúng ta có thể ghi nhớ điều này khi chúng ta bắt đầu mùa Chay này. Vì Mùa Chay không phải là thời gian cho những bài giảng vô ích, nhưng là thời điểm để nhận ra rằng cốt cách tro bụi thấp hèn của chúng ta được Thiên Chúa yêu thương. Đó là một thời gian của ân sủng, một thời gian để cho Thiên Chúa nhìn chúng ta bằng tình yêu và qua đó thay đổi cuộc sống của chúng ta. Chúng ta được đưa vào thế giới này để đi từ tro tàn đến cuộc sống. Vì vậy, chúng ta đừng biến hy vọng và giấc mơ của Chúa cho chúng ta thành bột và tro. Chúng ta đừng phát triển sự cam chịu. Anh chị em có thể đặt câu hỏi: “Tôi có thể tin tưởng thế nào đây? Thế giới đang vỡ ra thành từng mảnh, sợ hãi đang phát triển, có quá nhiều ác ý xung quanh chúng ta, xã hội đang ngày càng mất dần tính Kitô” Chẳng lẽ anh chị em không tin rằng Thiên Chúa có thể biến tro bụi chúng ta thành vinh quang sao?

Tro chúng ta nhận được trên trán sẽ ảnh hưởng đến những suy nghĩ đi qua tâm trí của chúng ta. Chúng nhắc nhở chúng ta rằng, là con cái Chúa, chúng ta không thể dành cả đời để chạy theo tro bụi. Từ đó một câu hỏi có thể đi vào lòng chúng ta: “Tôi đang sống vì cái gì?” Nếu chỉ vì những thực tại phù du của thế giới này, tôi sẽ trở về tro bụi, khi từ khước những gì Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc sống của tôi. Nếu tôi sống chỉ để kiếm tiền, để có thời gian vui vẻ, để có được một chút thế giá hoặc thăng tiến trong công việc, tôi đang sống vì tro bụi. Nếu tôi không hài lòng với cuộc sống vì tôi nghĩ rằng tôi không được người ta tôn trọng đủ hoặc không nhận được những gì tôi nghĩ lẽ ra tôi phải được, thì tôi chỉ đơn giản là nhìn chằm chằm vào cát bụi.

Đó không phải là lý do tại sao chúng ta đã được đưa vào thế giới này. Chúng ta có giá trị hơn rất nhiều. Chúng ta sống vì những gì cao trọng hơn, vì chúng ta được tiền định để biến giấc mơ của Chúa thành hiện thực và để yêu thương. Tro được rắc lên đầu chúng ta để ngọn lửa tình yêu có thể thắp lên trong trái tim chúng ta. Chúng ta là công dân của thiên quốc, và tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa và người lân cận là hộ chiếu của chúng ta đối với thiên đàng. Những tài sản trần thế của chúng ta rồi ra sẽ cho thấy chỉ là vô dụng, tro bụi thì tan rã, nhưng tình yêu chúng ta chia sẻ - trong gia đình, tại nơi làm việc, trong Giáo hội và trên thế giới - sẽ cứu chúng ta, vì nó sẽ tồn tại mãi mãi.

Tro chúng ta nhận được nhắc nhở chúng ta về một con đường thứ hai và ngược lại: từ cuộc sống đến cát bụi. Xung quanh chúng ta, chúng ta thấy tro bụi của cái chết. Cuộc sống bị giản lược thành tro tàn. Đống đổ nát, hủy diệt, chiến tranh. Cuộc sống của những người vô tội không được chào đón, cuộc sống của những người nghèo bị loại trừ, cuộc sống của những người già bị bỏ rơi. Chúng ta tiếp tục hủy hoại bản thân chúng ta, trở về với tro bụi. Và có biết bao những bụi bặm trong các mối quan hệ của chúng ta! Hãy nhìn vào ngôi nhà và gia đình của chúng ta: những cuộc cãi vã của chúng ta, chúng ta không có khả năng giải quyết xung đột, không muốn xin lỗi, tha thứ, bắt đầu lại, trong khi cứ khăng khăng khẳng định quyền tự do và quyền lợi của chúng ta! Tất cả tro bụi này làm lem luốc tình yêu của chúng ta và huỷ hoại cuộc sống của chúng ta. Ngay cả trong Giáo hội, ngôi nhà của Thiên Chúa, chúng ta đã để chồng chất quá nhiều tro bụi tinh thần thế gian.

Chúng ta hãy nhìn vào bên trong, vào trái tim của chúng ta: chúng ta đã bao nhiêu lần dập tắt ngọn lửa của Thiên Chúa bằng tro tàn của sự giả hình! Đạo đức giả là sự bẩn thỉu mà Chúa Giêsu nói với chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay mà chúng ta phải loại bỏ. Thật vậy, Chúa bảo chúng ta không chỉ thực hiện các công việc bác ái, cầu nguyện và ăn chay, mà còn phải làm những việc này mà không khua chiêng đánh trống, ăn ở hai lòng hay giả hình (x. Mt 6: 2.5.16). Nhưng, chúng ta thường chỉ làm điều này điều kia cốt để được công nhận, để được vênh vang, để thỏa mãn cái tôi của chúng ta! Chúng ta thường tuyên xưng mình là Kitô hữu, nhưng trong tâm hồn chúng ta lại dễ dàng chiều theo những đam mê đang nô lệ hóa cho chúng ta! Biết bao lần chúng ta rao giảng một đàng, thực hành một nẻo! Biết bao lần chúng ta làm cho mình trông thanh cao bề ngoài trong khi nuôi dưỡng mối hận thù bên trong! Biết bao thói ăn ở hai lòng trong trái tim chúng ta... Tất cả đều là bụi bặm làm lem luốc, là tro tàn dập tắt ngọn lửa tình yêu.

Chúng ta cần phải được thanh tẩy khỏi tất cả bụi bặm đã làm dơ bẩn trái tim của chúng ta. Bằng cách nào? Thưa: Lời hiệu triệu khẩn cấp của Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai ngày hôm nay có thể giúp chúng ta. Thánh Phaolô nói: “Hãy để cho mình được làm hòa với Thiên Chúa!” Ngài không chỉ yêu cầu; nhưng ngài van xin: “Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy để cho mình được làm hòa với Thiên Chúa” (2 Cor 5:20). Chúng ta thường nói: “Hãy làm hòa với Thiên Chúa!” Nhưng không, Thánh Phaolô sử dụng hình thức thụ động: “hãy để cho mình được làm hòa!” Sự thánh thiện không đạt được bằng nỗ lực của chúng ta, vì đó là ân sủng! Tự mình chúng ta, chúng ta không thể loại bỏ những tro bụi làm dơ bẩn trái tim chúng ta. Chỉ có Chúa Giêsu, Đấng thấu suốt và yêu mến trái tim của chúng ta, mới có thể chữa lành nó. Mùa Chay là thời gian chữa lành.

Vậy thì chúng ta phải làm gì đây? Trong hành trình hướng tới lễ Phục sinh, chúng ta có thể thực hiện hai hành trình: thứ nhất, là hành trình từ tro bụi đến cuộc sống, từ nhân loại mong manh của chúng ta đến nhân loại của Chúa Giêsu, Đấng chữa lành chúng ta. Chúng ta có thể dừng lại trong chiêm niệm trước mặt Chúa chịu đóng đinh và lặp lại: “Lạy Chúa Giêsu, Chúa yêu mến con, xin biến đổi con... Lạy Chúa Giêsu, Chúa yêu mến con, xin biến đổi con...” Và một khi chúng tôi đã nhận được tình yêu của Người, khi chúng ta khóc vì nghĩ đến tình yêu đó, chúng ta có thể thực hiện hành trình thứ hai, bằng cách quyết liệt không bao giờ rơi từ cuộc sống trở lại cát bụi. Chúng ta có thể nhận được ơn tha thứ của Chúa trong bí tích Hoà Giải, bởi vì ở đó ngọn lửa tình yêu của Chúa đốt cháy tro cốt tội lỗi của chúng ta. Vòng tay ôm ấp của Chúa Cha trong phép giải tội canh tân chúng ta từ bên trong và thanh tẩy trái tim của chúng ta. Cầu xin cho chúng ta để cho mình được hòa giải, ngõ hầu có thể sống như những con cái được yêu thương, như những tội nhân được tha thứ và chữa lành, như những khách lữ hành có Người ở bên cạnh.

Chúng ta hãy để cho mình được yêu, để chúng ta có thể yêu lại. Chúng ta hãy cho phép mình đứng lên và tiến bước hướng về lễ Phục sinh. Khi đó, chúng ta sẽ trải nghiệm niềm vui khám phá cách thế Thiên Chúa nâng chúng ta lên từ đống tro tàn của chúng ta.


Source:Libreria Editrice Vaticana