Ngày 02-03-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Trổ sinh hoa trái thiêng liêng
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
11:28 02/03/2010
Chúa Nhật 3 mùa chay (Lc 13, 1-9)

Sáng hôm ấy, Thầy giáo cho các em học sinh một trò chơi luyện trí: Thầy chia học sinh thành hai nhóm. Mỗi nhóm phải lần lượt đưa ra đáp án cho câu hỏi của thầy. Nhóm nào bí, xem như thua cuộc. Câu hỏi được ghi lên bảng như sau: Em hãy cho biết công dụng của viên gạch.

Hai nhóm lần lượt đưa ra các câu đáp như sau: gạch được dùng trong xây dựng – để kê chân bàn, tủ, giường – chặn cửa – chận bánh xe – chặn giấy - kê thành bếp nấu ăn (khi đi trại) – kê ngồi tạm thay ghế - làm gối kê đầu khi dã ngoại - giã lương thực (hạt điều) thay cho chày – dùng thay búa trong một số trường hợp – tự vệ khi bị đe dọa - tấn công đối thủ, ném chó – làm xiếc – làm thớt – vân vân…

Không ngờ viên gạch xem ra quá đỗi tầm thường mà có thể mang lại nhiều công dụng như thế.

Tiếp đến, Thầy giáo đề nghị nêu lên công dụng của cây xương rồng bà, loại cây nầy có nhiều gai tua tủa trên hai mặt lá, thân cao từ một đến hai mét, mọc dày trên những phần đất khô cằn tại những vùng đồi núi ở Phan Rang-Ninh Thuận.

Hai nhóm lại lần lượt nêu lên những công dụng sau: trồng làm hàng rào bảo vệ nương rẫy - thức ăn cho dê cừu (sau khi dùng rơm rạ đốt cho cháy xém) - che chắn gió - phủ xanh đồi trọc - chống xói mòn - cung cấp trái cho chim chóc (người cũng ăn được) - lấy mủ làm thuốc - ủ làm phân xanh, vân vân…

Cũng không ai ngờ cái thứ xương rồng đầy gai góc, tưởng là vô tích sự đáng chặt bỏ kia lại cống hiến cho đời nhiều công dụng tốt lành như thế.

Sau cùng, Thầy giáo nêu lên câu hỏi thứ ba: Em hãy cho biết lợi ích mà những kẻ chây lười chỉ lo hưởng thụ (tỉ như những tay rượu chè be bét, bài bạc tối ngày…) mang lại cho đời.

Đến đây, nhiều khuôn mặt hồn nhiên trở nên đăm chiêu tư lự, một số em vò đầu, nhiều em cắn bút suy nghĩ hồi lâu mà không ai tìm được bất kỳ một cống hiến nào của nhóm người nầy cho nhân quần xã hội.

Thế là những người thuộc diện nầy, vốn chẳng sinh được hoa trái vật chất hay tinh thần để cống hiến cho đời, thật đáng tủi thẹn với những viên gạch vô tri cũng như với cả những cụm cây xương rồng mọc hoang ở những nơi cằn cỗi!

Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su kêu gọi mọi người hãy sám hối và một trong những lý do khiến người ta phải sám hối là vì đã không dùng thời giờ và năng lực Chúa ban để sinh nhiều “hoa trái” vật chất hay tinh thần.

Chúa Giê-su ví những người thuộc diện nầy như cây vả không sinh trái mà Chủ Vườn muốn chặt bỏ đi. Người nói:

"Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: “Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?” Nhưng người làm vườn đáp: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.” (Lc 13, 6-9)

Trổ sinh những loại hoa trái nào đây?

Cây nào phải sinh trái đó. Chúa trao cho mỗi người một nhiệm vụ khác nhau nên cũng phải trổ sinh những hoa trái khác nhau.

Nâng cao phẩm chất của mình, làm gương sáng, làm tròn bổn phận đối với Chúa, chu toàn bổn phận đối với cha mẹ vợ chồng anh chị em trong gia đình, tham gia xây dựng phúc lợi cộng đồng, chăm lo phục vụ những người gặp khó khăn bệnh tật túng thiếu đang sống chung quanh ta… là những hoa trái tốt lành mà mọi người có thể cống hiến, mà nếu ta không cống hiến được thì thực đáng buồn.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa như người làm vườn nhân hậu đã nài xin Chúa Cha hoãn lại cho chúng con thêm một thời gian nữa để Chúa chăm sóc thêm cho chúng con, hầu mong chúng con sinh hoa trái tốt.

Xin đừng để chúng con làm cho Chúa thất vọng vì không sinh trái mà lại sinh toàn gai góc.

Xin cho chúng con biết tận dụng thời giờ còn lại để lập thêm công đức, để sinh nhiều hoa trái tốt, hoa trái vật chất cũng như hoa trái thiêng liêng, nhờ đó cuộc đời chúng con thêm tươi đẹp và chúng con sẽ làm vinh danh Chúa bằng đời sống cao đẹp của mình.
 
Triển lãm tranh
Lm Vũđình Tường
15:09 02/03/2010
Trong cơn ngủ nửa tỉnh, nửa mơ ông luôn nhắc đến màu sắc. Dường như màu sắc chiếm hết ba phần tư khối óc của ông. Ngay cả trong giấc ngủ ông cũng nói mơ về pha mầu này, trộn màu kia, khuôn mặt rạng rỡ. Không phải ông bị điên loạn. Tâm tính ông rất bình thường, hiền, dễ chịu và vui vẻ với mọi người chung quanh. Những dấu lạ thường xuất hiện trong giấc ngủ. Khi tỉnh dậy ông say sưa kể lại những hình ảnh, màu sắc mơ thấy. Khung cảnh tuyệt trần, màu sắc tuyệt mỹ khiến ông chìm vào giấc chiêm bao hưởng cảnh thần tiên, làm say đắm con tim nhà hoạ sĩ mà lúc bình thường ít thể hiện. Người ta sợ nằm giường bệnh. Riêng đối với ông, dường như cơn mệnh cho ông nhiều giây phút hồn nhiên, thoải mái, thần tiên hơn lúc mạnh khoẻ.

Gia đình tiêu hết số tiền dành dụm cho thầy thuốc. Sức khoẻ vẫn chưa tốt hơn. Phải chạy thêm tiền chữa trị. Đang phân vân không biết làm cách nào. Cơ hội đến. Cậu Hai biết sắp có cuộc triển lãm tranh toàn miền. Nhưng không lẽ lại mang bán những bức tranh cha mình dành riêng thưởng lãm. Suy đi, nghĩ lại, tính tới, tính lui, mông lung lắm cuối cùng chỉ có một cách giải quyết. Bán tranh. Điều khó khăn là phải giải thích với cha cho thoả đáng. Bán tranh với ý tốt nhưng nếu vì thế cha buồn bệnh nặng thêm thì rõ là gây hoạ, không biết ăn nói làm sao.

Những bức tranh cha cất riêng rất đặc biệt. Chúng là hiện thân của những kỉ niệm cá nhân trong đời. Dường như người hoạ sĩ nào cũng cất dấu một số tranh do mình sáng tác để thưởng lãm riêng. Cha cậu cũng không thoát khỏi qui luật bất thành văn này. Không bán tranh thì không có tiền mua thuốc; bán tranh thì làm phật lòng cha.

Lòng tham

Người chủ phòng triển lãm thấy tranh của cha cậu mừng ra mặt vì tranh của cha cậu tăng thêm uy tín cho việc triển lãm. Nhờ những bức tranh này ông mạnh miệng quảng cáo rầm rộ mà không sợ người yêu tranh, thích nghệ thuật phê bình, chỉ trích quảng cáo quá lố, sai sự thật. Lòng tham của con người khó tránh khỏi những thiếu sót. Mặc dù thích tranh của cha cậu Hai nhưng chủ phòng triển lãm không dành cho tranh chỗ đáng giá so với giá trị của tranh vẽ. Lí do đơn giản là cậu Hai không đủ tiền thuê chỗ sáng giá, những nơi đó tiền thuê cao hơn. Ít tiền tranh của cha cậu triển lãm phía cuối phòng. Nơi đây đã thiếu ánh sáng lại không có được những kệ treo tranh cho đàng hoàng và không khí có phần ẩm thấp, thiếu trong lành. Lòng cậu buồn lắm. Biết làm thế là không xứng với tranh của cha. Cậu tự an ủi cha một hoạ sĩ nổi tiếng nên tranh của ông treo chỗ nào cũng được. Những ai có chút máu hội hoạ đều biết đến cha vì thế cậu cho là vị trí trưng tranh không quan trọng, quan trọng là do người vẽ tranh.

Phũ phàng

Cậu đã tính toán, đoán sai tâm lí quần chúng. Số người đi xem tranh về nghệt thuật thì ít. Số người lắm tiền, nhiều của học làm sang lại nhiều. Họ là những người biết ít về nghệ thuật. Họ có tiền. Bây giờ cần chút danh phận. Cần chút tiếng tăm tỏ ra có kiến thức. Có danh, có phận, có tiếng. Bộ ba này luôn đi chung với nhau. Đây chính là điều kẻ học làm sang mong mỏi. Họ không ngại mua những tấm tranh đắt tiền miễn sao hợp nhãn họ. Kết quả suốt kì triển lãm tranh cha cậu không bán được một tấm. Người đi xem, thưởng lãm tranh thường tới những nơi trong sáng ngắm nhìn tranh. Thỉnh thoảng có người lạc bước, đảo qua rồi bước nhanh ra vùng ánh sáng. Một số đi nửa đường vội quay lại. Những người xem tranh vùng tối có lẽ vì tò mò nhiều hơn là thưởng thức nghê thuật. Sự thật là thế, tối om làm sao xem rõ tranh, phân định màu sắc, nghệ thuật trộn màu, phối cảnh và ngay cả tâm tư người hoạ sĩ đặt vào đó.

Tranh thủ

Cha cậu dù bệnh tật, ốm yếu nhưng biết có cuộc triển lãm tranh nên ông không thể bỏ qua. Dù có bệnh thêm cũng quyết đi xem cho bằng được. Ông không nói ý định này với gia đình vì biết thế nào gia đình cũng ngăn cản. Nếu gia đình muốn có lẽ đã báo cho ông biết từ lâu. Đàng này gia đình dấu nhẹm làm như không biết đến triển lãm. Ông ngầm liên lạc với một bạn hoạ sĩ nhờ ông này tới bệnh viện chở đi xem tranh.

Điều làm ông ngạc nhiên là chính những bức tranh ông yêu quí nhất giờ đây treo cô đơn trong góc vừa tối, vừa ẩm, vừa hôi. Điều này khiến ông cảm thấy tranh mình không ra gì. Tranh không được chiếu cố không phải vì xấu, thiếu nghệ thuật hay tầm thường mà chính là người ta để nó vào nơi tối tăm, làm lu mờ cái hay, cái đẹp, cái sắc sảo, nghệ thuật tinh sảo diễn đạt trong tranh. Ông không tự khen mình. Những nhận xét trên do miệng bạn ông nói ra và ông đồng ý với nhận xét chân thực đó.

Đạo tranh

Khi bước vào phòng triển lãm ông không chú ý ngay đến những tranh treo gần lối ra vào định bụng trên đường ra sẽ thưởng lãm. Trên đường ra. Nhìn thoáng qua những bức tranh gần cổng, ông kinh ngạc đến giật mình. Sao lại có người vẽ tranh nét vẽ giống mình vậy? Càng nhìn càng thấy giống. Càng ngắm càng mến phục. Từ phối trí, cảnh trí đến khoảng cách và toàn cảnh khá giống. Ông rất hài lòng với những tấm tranh đó. Thực ra ông đâu biết những bức tranh ông vẽ ít năm trước đây. Một tay hoạ sĩ đạo chích nào đó sửa tranh đó, kí tên nhận là tác phẩm của mình.

Bức tranh tuyệt hảo

Mỗi người chúng ta là một tấm tranh tuyệt kỉ trong tay Đấng tạo hoá Ephesô 2,10. Thánh Phaolô gọi chúng ta là những kì công của Đấng Tạo Hoá, công trình do chính tay Ngài sáng tác. Quả thế chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Chúa, kẻ thừa tự, hưởng gia tài Chúa để lại. Một trong những gia tài đó là hình ảnh tuyệt vời Chúa dựng nên ta.

Dù là tác phẩm của Thiên Chúa vẫn có người không hài lòng về mình. Họ ước ao và đang tâm đi sửa chỗ này, cắt chỗ nọ, xén chỗ kia cho vừa ý họ. Thực ra không phải là vừa ý họ mà chính là để thoả mãn nhu cầu sắc đẹp xã hội. Họ không ý thức được, họ là một kì công sáng tạo đặc biệt của Thượng Đế. Thiên Chúa không tác tạo con người theo nhu cầu, thị hiếu và định giá sắc đẹp theo khuynh hướng xã hội. Thiên Chúa tạo dựng nên ta theo cái đẹp của Ngài và Ngài luôn tìm cách làm những điều tốt đẹp cho ta. Trong khi ta lại chạy theo xu hướng xã hội, theo quan niệm riêng của loài người chạy theo cái đẹp xu thời, sửa đổi cho phù hợp với quan niệm xã hội đương thời.

Cậu Hai thẩm mỹ

Nhiều người trong chúng ta muốn trở thành cậu Hai thẩm mỹ, dì Hai thẩm mỹ. Vì sao? Vì không hài lòng với hình hài, vóc dáng. Chúng ta muốn sửa chỗ này, sơn chỗ nọ, phết chỗ kia làm cho hình hài thay đổi theo óc thẩm mỹ chung của thời đại. Nghe theo lời khuyên của chuyên gia sắc đẹp. Nếu chúng ta không hài lòng với người đạo tranh, mua tranh người khác về sửa qua loa, kí tên làm chủ chúng ta nghĩ sao khi chính mình thay đổi hình hài con người mình nhờ khoa phẫu thuật. Liệu sau này đủ can đảm xác nhận ta là bức tranh tuyệt hảo do Chúa dựng nên.

Tính toán sai lầm

Chúng ta cũng như cậu Hai kia tính toán hơn thiệt, so đo. Vì tài chánh mà lúc này phạm tội, lúc khác làm gian dối làm cho bức tranh tuyệt vời kia bị lu mờ nơi sân khấu cuộc đời. Tất cả các hình thức lạm dụng quyền thế, lạm dụng tài trí. Mọi hình thức nô lệ mong thu lợi cá nhân, chủ nghĩa đều làm thay đổi hình dạng con người. Những tính toán sai lầm làm hại nhân phẩm, giảm giá trị cuộc sống, hại mạng sống đều là những hình thức khác nhau của cậu mợ Hai thẩm mỹ.

Chúng ta coi trọng tranh của Cha mình nhưng chúng ta tính toán cho ích lợi riêng làm cho bức tranh sống động mất hẳn tính linh hoạt, sức sáng phản chiếu và tính thu hút người yêu nghệ thuật. Chúng ta trả lời sao trước mặt Cha khi phải đối diện với Cha về việc làm lu mờ sáng tạo tuyệt vời của Cha. Liệu khi gặp mặt Cha chúng ta còn đủ can đảm để nói lên câu: cám ơn Cha đã tạo dựng nên con theo hình ảnh Cha và con hãnh diện về hình ảnh Cha ban cho con.

Chân thành cảm tạ Cha.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:31 02/03/2010
LẦN ĐẦU NGỒI MÁY BAY

N2T


- “Ông bạn, lần đầu tiên đi máy bay, có sợ không ?”

- “Thành thực mà nói, tôi không dùng hết trọng lượng thân thể ngồi trên máy bay, chỉ ngồi trên ghế mà thôi.”


(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Có những người giàu có nói: thành thực mà nói tất cả gia tài của tôi đều do tôi làm ra, chứ không có Chúa Mẹ nào ban cho cả; có những người thông minh nói: chuyện này là do trí thông minh của tôi tìm tòi ra, chứ chẳng có ai ban cho cả, kể cả ông trời; có những người có chức quyền nói: làm gì có Chúa có Mẹ, làm gì có trời có Phật, hôm nay tôi có quyền cao chức trọng là do tôi năng nổ đấu tranh, biết tâm lý cấp trên nên được chức vụ cao như hôm nay...

Người vừa nhát gan, vừa kiêu ngạo vừa sĩ diện lần đầu ngồi máy bay thì sợ hãi nên nói cho đỡ gượng, chứ thực ra họ biết họ đang ngồi trên máy bay.

Những người kiêu ngạo cũng thế, họ biết những gì mà họ đang có ngày hôm nay là do ơn trên ban cho, để họ có cơ hội làm lại cuộc đời tâm linh của họ, để họ có cơ hội làm việc lành phúc đức, phục vụ tha nhân, giúp đỡ người nghèo và người bất hạnh cô thế cô thân.v.v...nhưng họ không thành thực cám tạ ơn trên, cũng như không muốn thừa nhận mình chỉ là con người bất toàn yếu đuối.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:33 02/03/2010
N2T


6. Vui vẻ của thế tục là để hại người, giống như mồi câu mê hoặc cá ăn, do đó mà mắc câu.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:34 02/03/2010
N2T


378. Tôi yêu mến những người khiến cho đức hạnh của tôi trở thành mục đích của mình hoặc minh định mình.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Hồi Giáo và người Kitô Giáo mừng chung ngày Lễ Truyền Tin
Vũ Văn An
21:00 02/03/2010
Hãng tin Zenit ngày 1 tháng 3, 2010 thông báo: người Kitô Giáo và người Hồi Giáo tại Libăng đang mong chờ tới lúc được cử hành Lễ Truyền Tin như một ngày lễ nghỉ của cả nước, căn cứ vào lời tuyên bố mới đây của vị tổng thư ký Ủy Ban Đối Thoại Kitô Giáo và Hồi Giáo.

Ông Mohammad Al-Sammak cho biết như thế nhân một cuộc trả lời phỏng vấn của Zenit khi ông tham dự một cuộc hội nghị tại Rôma vào ngày 22 tháng 2 vừa qua với chủ đề “Tương Lai Là Sống Với Nhau: Người Kitô Giáo và Người Hồi Giáo tại Trung Đông Trong Đối Thoại”. Cuộc hội nghị này do Cộng Đồng Sant’Egidio tổ chức. Đây là một tổ chức Công Giáo quốc tế chú tâm vào việc cầu nguyện, việc truyền bá Tin Mừng, phong trào đại kết, việc đối thoại với các tôn giáo khác và những người không tin.

Ông Al-Sammak, người hiện là cố vấn chính trị cho vị Đại Giáo Trưởng (Grand Mufti) của Libăng, cũng là người Hồi Giáo đầu tiên tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1995 với tư cách thành viên tích cực khi Đức Gioan Phaolô II triệu tập phiên họp đặc biệt gồm các vị giáo chủ của Libăng. Ông cũng là một trong số 138 nhà lãnh đạo Hồi Giáo từng viết bức thư ngỏ đề là “Lời Chung Giữa Chúng Tôi và Các Ngài” gửi Đức Bênêđíctô XVI và nhiều nhà lãnh đạo của các Giáo Hội và tuyên tín Kitô Giáo khác.

Ông từng theo đuổi dự án kéo dài 3 năm với chính phủ Libăng để biến Lễ Truyền Tin vào ngày 25 tháng 3 hàng năm thành một ngày lễ nghỉ cho cả các Kitô hữu và người Hồi Giáo. Tuần vừa qua, các nhà cầm quyền Libăng đã ban hành sắc lệnh biến ngày đó thành một ngày lễ nghỉ của cả nước.

Trong cuộc phỏng vấn của Zenit, Al-Sammak đề cập tới quá khứ, tương lai, và các yếu tố được người Kitô Giáo và người Hồi Giáo chia sẻ tại Trung Đông. Được hỏi về cuộc khủng hoảng trong các liên hệ Hồi Giáo và Kitô Giáo tại Trung Đông hiện nay và sự kiện sau 14 thế kỷ sống chung với nhau, ngày nay họ vẫn cần phải tham dự một hội nghị về đối thoại, ông Al-Sammak cho biết, xét một cách căn bản phải nói là người Hồi Giáo và người Kitô Giáo “bị kết án” phải quyết định sống chung với nhau. Sự sống chung này không phải là một điều gì được dự tính trước, mà là một lựa chọn. "Và vì chúng tôi xây dựng cuộc sống chung trên căn bản một lựa chọn, nên chúng tôi buộc phải ý thức rằng có những dị biệt giữa chúng tôi và phải tạo ra một nền văn hóa dựa trên việc kính trọng các dị biệt này, chấp nhận và sống với chúng. Không ai trong chúng tôi có thể hủy bỏ hay áp đặt lối sống của riêng mình lên người khác.

Tính đa phức và đa nguyên trong các xã hội Ả Rập của chúng tôi là một thành phần sinh tử và nền tảng có khi còn có tính lịch sử nữa. Đồng thời, chúng cũng là công thức tạo tương lai nếu có một tương lai cho vùng này".

Trả lời câu hỏi nếu người Kitô giáo biến đi thì đâu là tương lai cho Trung Đông, Al-Sammak cho rằng sẽ không có tương lai nào cho vùng Ả Rập này nếu người Hồi Giáo và người Kitô Giáo không sống chung với nhau. Điều đang xẩy ra tại vùng này liên quan đến việc giảm thiểu con số và vai trò người Kitô Giáo là một thảm họa không phải riêng cho người Kitô Hữu mà còn cho cả người Hồi Giáo nữa, và chắc chắn sẽ dẫn tới sự tan rã của xã hội ấy cũng như mất hết tính phong phú của đa phức và tài chuyên môn về khoa học, kinh tế, trí thức và văn hóa của các Kitô hữu di cư. Di cư cũng gây mất mát cho Kitô hữu y như cho người Hồi Giáo vậy, đồng thời, nó cũng đánh bại sự sống chung của người Hồi Giáo và người Kitô Giáo.

Nhưng không biết người Hồi Giáo ý thức đến đâu cái nguy cơ do việc người Kitô Giáo ra đi khỏi Trung Đông gây ra? Al-Sammak trả lời rằng: “tôi phải nhìn nhận rằng nỗi bận tâm của người Kitô Giáo đối với tương lai lớn hơn là ý thức của người Hồi Giáo đối với nguy cơ kia. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải mở rộng phạm vi ý thức của người Hồi Giáo về việc ra đi của người Kitô Giáo và tính trầm trọng của cuộc ra đi ấy đối với người Hồi Giáo trong vùng và đối với cả thế giới. Cuộc xuất hành của người Kitô Giáo đem lại cho thế giới một sứ điệp gián tiếp như sau: Hồi Giáo không chấp nhận người khác và không thể sống với người khác".

Về điểm này, thế giới kia, tức thế giới Tây Phương nói chung, một thế giới tuân theo thứ luận lý ấy, chắc chắn sẽ có quyền nói rằng: nếu người Hồi Giáo không chấp nhận sự hiện diện của người Kitô Giáo giữa họ, một sự hiện diện thực ra chân chính và có tính lịch sử, thì tại sao ta lại phải chấp nhận người Hồi Giáo trong xã hội ta?

Điều ấy sẽ phản ảnh một cách tiêu cực đối với sự hiện diện của người Hồi Giáo trên thế giới. Bởi thế, vì lợi ích của người Hồi Giáo, vì hình ảnh của Hồi Giáo trên thế giới và vì lợi ích của người Hồi Giáo tại các vùng khác của thế giới, cần phải duy trì sự hiện diện của người Kitô hữu trong thế giới Ả Rập và dùng mọi cách bảo vệ sự hiện diện này không phải chỉ do tình thương đối với người Kitô Giáo mà còn vì đó là quyền lợi của họ trong tư cách công dân và cư dân của vùng, vì họ vốn hiện diện ở đây trước người Hồi Giáo.

Đối với hiện tượng sợ Hồi Giáo (islamophobia) tại các nơi trên thế giới và riêng tại thế giới Tây Phương, đâu là nguyên nhân và giải pháp? Al-Sammak cho hay: một số nguyên nhân phát sinh từ hoàn cảnh lịch sử do văn hóa Tây Phương gây ra, một nền văn hóa có cái nhìn tiêu cực đối với Hồi Giáo bắt nguồn trong văn chương và hàng ngày được phản ảnh trong truyền thông, cách này hay cách khác. Tuy nhiên, mồi châm cho hiện tượng này lại là tác phong của một số người Hồi Giáo cực đoan tại các xã hội Tây Phương và khi nói tới tác phong không thể chấp nhận được thì không nhất thiết ám chỉ chủ nghĩa khủng bố, tự nó vốn nguy hiểm, tiêu cực và gây thảm họa, nhưng muốn nói tới sự mù mờ giữa tôn giáo và truyền thống.

Truyền thống không phải là tôn giáo. Nhưng một số người trong số trên chẳng may lại xuất thân từ các xã hội Hồi Giáo có các phong tục và truyền thống mà theo họ đã trở thành thành phần của tôn giáo dù chúng không phải như thế, và đôi khi còn đi ngược lại chính tôn giáo nữa. Họ sống trong các xã hội Tây Phương mà cứ khư khư bám lấy các truyền thống kia vì họ nghĩ rằng nhờ chúng họ nói lên được nhân cách độc lập của mình. Và thế là họ tới các xã hội Tây Phương không chịu chấp nhận họ kia, và biết rằng mình khác biệt về văn hóa, về ngôn ngữ, về tôn giáo, về thực phẩm về nơi thánh (haram) … nên bắt đầu cảm thấy mình bị gạt ra ngoài lề sinh hoạt xã hội; rồi tự phát triển một nhân cách bám cứng lấy các truyền thống vốn thực hành tại quê hương, còn thánh hóa chúng nữa, nghĩa là nâng chúng lên bình diện thánh thiêng của tôn giáo theo một cung cách khiến người Tây Phương có cảm tưởng nếu đấy là Hồi Giáo thì ai mà có thể sống với nó được.

Nhưng đó đâu phải là Hồi Giáo, các truyền thống địa phương ấy phát xuất từ các xứ Châu Phi, từ Pakistan, từ A Phú Hãn, từ Ấn Độ…; sự mù mờ giữa điều thực sự là tôn giáo và điều chỉ là truyền thống xã hội mà căn tính tôn giáo được gán cho, dẫn tới hiện tượng sợ Hồi Giáo nói trên, được hiểu là sự kỳ thị đối với Hồi Giáo do ngu dốt tạo ra. Vì sự ngu dốt này do hai điều sau đây đem lại: thứ nhất là việc một số người Hồi Giáo giải thích sai lầm về Hồi Giáo và thứ đến là việc một số người không phải là Hồi Giáo thiếu hiểu biết về Hồi Giáo.

Nền tảng của tác phong xã hội do một số người Hồi Giáo xuất thân từ các xã hội kém phát triển, nghèo hay bán khai thực hành này không những hệ ở sự kiện họ không biết gì về các truyền thống xã hội của Tây Phương nơi các xã hội họ tới để sinh sống, nhưng đặc biệt còn hệ ở việc họ quên mất phần lớn các điều thường hằng bất biến trong đức tin của họ và việc họ phóng chiếu điều đó một cách tiêu cực đến độ gây ra tình huống sợ Hồi Giáo như đã nói.

Phải nhận là hiện đang có sự lớn mạnh trong các trào lưu cực đoan của Hồi Giáo, việc này tác động ra sao đối với các Kitô hữu tại Trung Đông? Theo Al-Sammak, các phong trào này đã đi quá giai đoạn lớn mạnh và ông tin là chúng ta đang chứng kiến giai đoạn thoái trào của chúng. Ông bảo: sự lớn mạnh của chúng lên đến cực điểm cách nay mấy năm rồi và hiện nay đang bắt đầu có sự xuống dốc về con số. Không những các phong trào này có tác động đối với người Kitô hữu tại Trung Đông, mà chúng còn tác động lên cả người Hồi Giáo nữa. Chủ nghĩa cực đoan là một mưu toan nắm độc quyền sự thật, nắm độc quyền Thiên Chúa và nắm độc quyền bất cứ điều thánh thiêng nào; nó cũng là một mưu toan giải thích tôn giáo theo quyền lợi và quan niệm của một số phong trào và do đó đường lối liên hệ với người Hồi Giáo bị các giải thích kia xác định. Đó chính là một đe dọa cho Hồi Giáo, cho cả người Hồi Giáo lẫn người Kitô Giáo.

Do đó, chúng ta cần một diễn trình điều chỉnh lại các quan niệm ấy nhờ các dự án văn hóa và giáo dục. Theo Al-Sammak, các nước Ả Rập giờ đây đã ý thức được khía cạnh đó sau khi đã phải trả một giá khá đắt cho việc truyền bá chủ nghĩa cực đoan, một chủ nghĩa hiện đang mờ nhạt đi nhờ những bước can đảm do một số quốc gia đưa ra như Saudi Arabia, Gio-Đăng, Ai Cập, Algeria và nhiều nước khác. Tất cả các nước này đã khởi đầu một suy tư mới và can đảm nhằm làm sống lại việc thực hành niềm tin chân thực một cách đúng đắn và tích cực.

Được hỏi người Hồi Giáo tại Trung Đông có kỳ vọng gì nơi Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới và liệu ông có tham dự hay không, Al-Sammak cho hay: ông đã tham dự Thượng Hội Đồng lần trước và ông hết sức biết ơn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vì không những mời nhiều người Hồi Giáo tham dự Thượng Hội Đồng, ngài còn nhất định dành cho họ tư cách thành viên tích cực, chứ không phải chỉ là quan sát viên. Chính ông được tham gia trong các ủy ban làm việc của Thượng Hội Đồng. Ông tin việc đó, nói chung, chưa có tiền lệ trong lịch sử thượng hội đồng và trong lịch sử người Hồi Giáo tham dự các cuộc hội họp của Kitô Giáo.

Thực sự, Thượng Hội Đồng sắp tới rất quan trọng vì THĐ này sẽ thảo luận chủ đề Người Kitô Hữu tại Đông Phương; và đó không phải là một vấn đề chỉ liên quan tới người Kitô Giáo mà còn là một vấn đề được người Hồi Giáo quan tâm vì họ có cùng một số phận tại Đông Phương. Bất cứ điều gì có ảnh hưởng đối với người Kitô Giáo cũng có ảnh hưởng đối với người Hồi Giáo. Bởi thế, người Hồi Giáo rất chú ý tới điều sẽ xẩy ra, sẽ được quyết định tại Thượng Hội Đồng sắp tới. Bản thân Al-Sammak chưa nhận được giấy mời tham dự nhưng ông hy vọng lời mời ấy sẽ đến. Ông cũng hy vọng rằng sự tham dự của người Hồi Giáo sẽ mang lại một cái gì đó tương tự như điều đã xẩy ra tại Thượng Hội Đồng về Libăng. Ông cũng cho rằng nếu người Hồi Giáo được tham dự, chắc chắn họ sẽ nhận trách nhiệm thực thi các nghị quyết của Thượng Hội Đồng, coi đó như trách nhiệm chung của cả người Kitô Giáo lẫn người Hồi Giáo. Ông bảo: “Chúng tôi đã nói điều ấy nhiều lần vì chúng tôi nhận trách nhiệm thực thi điều được ấn định trong tuyên bố hậu thượng hội đồng, ít nhất là những điều có liên quan tới Libăng. Một tuyên bố tương tự như thế cũng sẽ được Thượng Hội Đồng sắp tới ban hành, do đó, người Hồi Giáo có trách nhiệm phải thực thi lời tuyên bố đó”.

Việc giữa đường lối của Đức Gioan Phaolô II và đường lối của Đức Bênêđíctô XVI có sự liên tục nào chăng, thì Al-Sammak trả lời: “Tôi nghĩ rằng khi tái lập Hội Đồng Giáo Hoàng lo việc Đối Thoại Liên Tôn, một hội đồng trước kia bị sáp nhập vào Hội Đồng Giáo Hoàng lo Văn Hóa, Đức Bênêđíctô XVI muốn trở về đối thoại với các tôn giáo khác, trong đó có Hồi Giáo. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều thấy Đức GH đã chào đón ra sao sáng kiến ‘Lời Chung Giữa Các Ngài và Chúng Tôi’ của Hồi Giáo nói đến tình yêu trong Hồi Giáo và Kitô Giáo. Tôi được vinh dự có tên trong số những người đầu tiên ký tên vào tài liệu này. Cuộc tông du Palestine và Gio-Đăng của Đức GH và những cuộc đàm đạo của ngài với các nhà lãnh đạo Hồi Giáo đã mở ra nhiều triển vọng mới và rộng rãi nhằm phục hồi cuộc đối thoại đã được Đức Gioan Phaolô II phát động tại Assisi năm 1986. Chúng tôi hằng theo dõi công cuộc này và chúng tôi coi nó là một trong các sứ mệnh quan trọng nhất mà Vatican hiện đang đảm nhiệm đối với thế giới Hồi Giáo. Tuy nhiên, chúng tôi không thể xét tới những gì đang xẩy ra tại một số quốc gia Hồi Giáo như Nigeria, Indonesia và Malaysia".

Theo Al-Sammak, có một số khía cạnh bệnh hoạn (pathological) trong mối liên hệ Hồi Giáo và Kitô Giáo mà ta chỉ có thể giải quyết bằng nền văn hóa đối thoại và bằng nền văn hóa biết tôn trọng dị biệt mà thôi. Vai trò mà Vatican có thể thủ diễn khá rõ ràng trong diễn trình cởi mở đối với thế giới Hồi Giáo để khuyến khích và cổ vũ nền văn hóa nói trên và thiết lập nền văn hóa ấy nơi các xã hội Hồi Giáo.

Trở lại ngày Lễ Truyền Tin: việc biến ngày này thành ngày lễ chung của cả Hồi Giáo lẫn Kitô Giáo đã cổ vũ đến mức nào việc chung sống của tín hữu hai tôn giáo? Al-Sammak cho rằng: đây là một thành tựu đáng tự hào, một thành tựu đòi hỏi nhiều cố gắng trong 3 năm qua. “Trong 3 năm ấy, vào ngày 25 tháng 3, chúng tôi đã tổ chức một cuộc gặp gỡ của cả người Hồi Giáo lẫn người Kitô Giáo, đặt trọng tâm vào Đức Maria, đọc các câu trích từ Phúc Âm và từ Kinh Kôrăng liên quan tới Ngài, cố gắng cho thấy những điểm chung với nhau của Hồi Giáo và Kitô Giáo”.

Năm ngoái, từ diễn đàn của cựu Thủ Tướng Fouad Siniora, Al-Sammak đã đích thân công bố sự thỏa thuận của Thủ Tướng và sự chuẩn nhận của ông ta đối với việc tuyên bố ngày 25 tháng 3 là ngày lễ chung cho cả Hồi Giáo lẫn Kitô Giáo. Nhưng ý của ông là: vào ngày lễ trên mọi người vẫn phải tiếp tục làm việc, vì vị cựu thủ tướng này cho rằng: “tôi muốn người Li Băng làm thêm một ngày chứ không làm ít đi một ngày”. Các anh em trong Ủy Ban Đối Thoại Hồi Giáo và Kitô Giáo, mà Al-Sammak là tổng thư ký, đành phải chấp nhận quyết định đó, vì dù sao, họ cũng đã có được một ngày lễ chung cho cả Hồi Giáo và Kitô Giáo. Thế rồi, tuần trước, Ủy Ban này gặp Tân Thủ Tướng Saad Hariri và đưa vấn đề ngày nghỉ trình bày với ông, ông chấp nhận ngay. Bốn mươi tám tiếng đồng hồ sau, một sắc lệnh được ban hành, tuyên bố ngày 25 tháng 3 là ngày lễ nghỉ của cả nước và là một ngày để mừng vui một công trình liên tôn đối với cả người Hồi Giáo lẫn người Kitô Giáo.
 
Top Stories
A cross destroyed, a parish under siege: is anti-Catholic repression on the rise in Vietnam?
Rick DelVecchio / Catholic San Francisco
09:51 02/03/2010
A cross destroyed, a parish under siege: is anti-Catholic repression on the rise in Vietnam?

Last May, parishioners at rural Dong Chiem Parish in Vietnam raised a tall, concrete cross on a nearby hilltop long revered as a cemetery.

The local civil authorities weren’t pleased. On Jan. 6, at three in the morning, they moved in with explosives and blew the crucifix to rubble.

Parishioners who tried to stop the destruction were beaten back and hit with tear gas as they prayed on their knees for an end to the violence. But the worst was yet to come.

As grieving parishioners poured out to defend the property rights of their parish and their right to worship on church ground held for more than 100 years, hundreds of security men surrounded Dong Chiem and sealed it off from the outside.

Father Te Van Nguyen: “If people don’t raise their voice, the situation will get worse.”
A Redemptorist brother who arrived to support the demonstration was beaten unconscious, a novice from Vinh was chased down and attacked, a priest was threatened, a journalist attempting to reach the hill was assaulted, the parish staff was interrogated and the authorities harassed the demonstrators through loudspeakers.

Images sent abroad by amateur photographers who defeated the cordon showed the bloodied face of the Redemptorist and the faces of church women weeping with grief.

The defenders, aided by youth from nearby Hanoi, were routed Jan. 24 when they were forced to removed bamboo crosses they had sown on the hill to replace the demolished crucifix.

Among Catholics in Vietnam and Vietnamese Catholics abroad, the Dong Chiem incident was not a merely local event. They fear that the incident signals a growing threat to four centuries of freedom of worship.

Dong Chiem followed similar, though less severe, clashes in Loan Ly, Thai Ha and Bau Sen parishes. The previous incidents centered on the parishes defending their property rights against government claims.

Dong Chiem also followed last November’s surprise resignation request of Hanoi’s 57-year-old Archbishop Ngo Quang Kiet, who had been the target of government accusations of instigating land law violations. The prelate remains in place today, and the Vatican has not confirmed the request, said Emily Nguyen, assistant to Father John Nghi Tran, who directs the Southern California-based VietCatholic News Agency.

“It’s a step up of violence against Christianity,”Nguyen said. “The Dong Chiem incident is different from the rest. It involves violence against the symbol of Christianity.”

Church leaders in Poland, France, Australia, Canada and the United States, as well as the Redemptorist Superior General in Rome, have responded to Dong Chiem with moral and sometimes financial support for Vietnamese Catholics.

Vietnamese Catholics face “a brutal and dramatic persecution brought by the Vietnamese government,” Father Paul Van Chi Chu of the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media wrote Feb. 1 in a letter to Church leaders in Poland.

The Archbishop of Toronto, Thomas Collins, in a Jan. 28 letter to Vietnam’s ambassador to Canada, said he was deeply concerned about the increasing persecution of Catholics. He called the attacks on peaceful citizens at Dong Chiem “very sad, and so unnecessary.”

In San Francisco, the Vietnamese Catholic community that worships weekly at Holy Name Parish held a prayer vigil for peace and justice in Vietnam and took up a second collection that raised $500 for the Vietnamese Catholic Federation in Washington, D.C.

“If people don’t raise their voice about freedom of religion, the situation will get worse,” said Father Te Van Nguyen, a Vietnam-born priest who is a parochial vicar at St. Brendan Parish in San Francisco and the archdiocesan liaison to the Vietnamese Catholic community.

The Church in Vietnam is 400 years old and owns many valuable properties, Father Nguyen said. He said some of these properties are attractive to the government for expanding business and tourism.

“One by one, step by step, they will slowly limit whatever Church property they want to take away from the Church and the government will take over the property and they will build something to make money,” said Father Nguyen, adding that the repression at Dong Chiem was the worst the country has seen in 20 years.

Tensions over land use have been escalating as both the Church and the communist regime assert their economic rights.

In 2008, Hanoi city officials announced that they would turn the site of the former Papal Nuncio’s residence into a city park. In 2009, a monastery in An Giang Province and a convent in Vinh Long were torn down. Today, a Catholic community at seaside Da Nang is in the way of a possible resort development.

The Church and Vietnam’s communist regime share a complicated relationship. Catholics and members of other religious organizations enjoy freedom of worship, although they must concede the government’s prominent role in overseeing their activities.

U.S. State Department’s International Religious Freedom Report 2009 presented a generally improving picture of religious freedom in Vietnam. The report said the government has supported the growth of Catholic seminaries and the training of priests abroad and is encouraging diplomatic relations with the Vatican and the ordaining of new bishops.

But in a statement in January, the U.S. Commission on International Religious Freedom expressed alarm about a rise of repression in Vietnam. The commission asked President Obama to review its policy toward Vietnam in light of deteriorating human-rights conditions by a government that has taken active steps to repress free speech, democracy and religious freedom, the commission wrote.

“The (Communist) Party shows this two-faced approach to the Catholic Church,” Scott Flipse, the commission’s director of East Asian and Pacific programs, said in an interview. “Freedom of worship has expanded and Catholics are flourishing as a religious community, but there’s this continued disconnect over long-standing privileges of property and the ability to train seminarians.”

A Catholic priest, Father Phan Khac Tu, showed the two sides in an interview posted on the Vietnam Foreign Press Center’s website Jan. 15. The priest is deputy chairman and general secretary of the Vietnam Committee for Catholic Solidarity.

“Religious practices in Vietnam have increasingly enjoyed respect and Catholics have been given convenient conditions to conduct their religious activities,” he said.

At the end of the article Father Tu was asked to comment on the view that some outside political forces are taking unfair advantage of religion to sabotage national unity.

“Anyone found committing wrongdoings in the name of religion must be strictly punished,” he said.

The growing confidence of Vietnam’s 6 million to 8 million Catholics is a challenge to a regime that is coping with intra-party tensions as well as it approaches the 11th National Party Congress next year. Although Catholics represent less than 10 percent of the Vietnamese population, Catholicism has revived in many areas, with newly rebuilt or renovated churches in recent years and growing numbers of people who want to be religious workers, according to the U.S. State Department.

Catholics are “more confident, connected, wordly,” Flipse said. “The population under 35 is 66 percent of the population. They’re looking at a world where their relatives are in California.”

Flipse said that when he asked Vietnamese officials about Dong Chiem, he was told it was a zoning issue: The cross was removed to keep the rule of law in construction regulations.

“The question is, why does it take a division of police? And why was there violence when people protested?” Flipse asked.

Cam Nguyen, a native of North Vietnam and a member of the Vietnamese Catholic community in San Francisco, has some possible answers.

“What they are afraid of is Catholics throughout the nation have banded together for more than a year, demanding human rights, demanding the anti-corruption activities of the government, demanding socioeconomic opportunities,” he said.

Catholics are more in touch within Vietnam, and internationally, than ever before.

“People are getting more connected, can afford more freedom and are bumping up against government restrictions,” Nguyen said, predicting more demonstrations such as Dong Chiem.

And the stand at the parish that built a hilltop cross is not over, he said.

“There have been quite a few young people saying, ‘We are going to make this hill the hill of crosses,”’ Nguyen said.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới trẻ miền Bắc học hỏi về Công đồng Vaticanô II
Lm. Thanh Quang CSsR
11:34 02/03/2010
GIỚI TRẺ MIỀN BẮC HỌC HỎI VỀ CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II

(Tiếp theo, số 2)

7. Công Đồng có thẩm quyền gì?

Công Đồng có thẩm quyền tối thượng trong Giáo Hội.

8. Xin cho biết trong lịch sử Giáo Hội có bao nhiêu Công Đồng?

Chính thức có 21 Công Đồng, ngoài ra còn có 7 Công Đồng đầu tiên nữa.

9. Xin cho biết tên từng Công Đồng, năm nào, do ai triệu tập, nhằm mục đích gì?

* 7 Công Đồng đầu tiên:

- Công Đồng Giêrusalem, là hội nghị của các Tông Đồ vào khoảng năm 48-50.

- Công Đồng Elvira Tây Ban Nha, đời vua Constantinô đầu thế kỷ thứ IV: công bố luật độc thân giáo sĩ.

- Công Đồng Arles Pháp được nhóm họp để chống lại lạc giáo Đonatô.

- Công Đồng Carthagô năm 256 do thánh Cyprianô khởi xướng.

- Công Đồng Toleđô.

- Còn lại 2 Công Đồng nữa đều do hoàng đế Constantinô hay nữ hoàng triệu tập.

9.1. Công Đồng Nicea I (Nikaia) năm 325: lên án lạc giáo Ariô và định tín Ngôi Lời đồng bản tính với Đức Chúa Cha.

9.2. Công Đồng Constantinopla I năm 381, do hoàng đế Theodosiô triệu tập: lên án lạc giáo Macedoniô và tuyên bố thiên tính của Chúa Thánh Thần.

9.3. Công Đồng Êphêsô năm 431, do hoàng đế Theodosiô II triệu tập. Công Đồng lên án 2 thủ lãnh lạc giáo: Nestoriô và Pelagiô; tuyên bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa; xác định sự Ngôi hiệp nơi Chúa Kitô.

9.4. Công Đồng Calcedonia (Khalkedon) năm 451, do Hoàng đế Marcianô triệu tập: lên án thủ lãnh lạc giáo Eutiches và tuyên bố Chúa Kitô có một ngôi vị và hai bản tính.

9.5. Công Đồng Constantinopla II năm 553, do hoàng đế Giustianô I triệu tập: lên án “Ba giảng thuyết” tức các tác giả Origenes, Theodoretô và Ibas.

9.6. Công Đồng Constantinopla III năm 680: lên án lạc giáo “nhị - tính - nhất - ý” và dạy rằng Chúa Kitô có 2 ý chí.

9.7. Công Đồng Nicea II (Nikaia) năm 787: lên án phái chủ trương bác bỏ việc tôn kính ảnh tượng.

9.8. Công Đồng Constantinopla IV năm 870 do Hoàng đế Basiliô triệu tập: lên án Đức Thượng Phụ Photios. Sau này Công Đồng này bị hủy bỏ bởi Công Đồng năm 880.

9.9. Công Đồng Lateranô I năm 1123 do Đức Giáo Hoàng Callistô II triệu tập: bàn luận về vấn đề “ban chức”.

9.10. Công Đồng Lateranô II năm 1139 do Đức Giáo Hoàng Innocentiô II triệu tập: lên án các giáo phái ly khai và đề cập tới vấn đề quy luật.

9.11. Công Đồng Lateranô III năm 1179 do Đức Giáo Hoàng Alexandrô III triệu tập: bàn về việc bầu Giáo Hoàng và lên án lạc giáo Albigenses (Cathari).

9.12. Công Đồng Lateranô IV năm 1215 do Đức Giáo Hoàng Innocentiô III triệu tập: lên án lạc giáo Albigeois và các lạc giáo do P. de Vaux và do Joachim khởi xướng.

9.13. Công Đồng Lyon I năm 1245 do Đức Giáo Hoàng Innocentiô IV triệu tập: nhằm cách chức Hoàng đế Frederic II.

9.14. Công Đồng Lyon II năm 1274 do Đức Giáo Hoàng Gregoriô X triệu tập (có thánh Tôma và thánh Bônaventura dự): bàn luận về vấn đề hiệp nhất giữa Giáo Hội Đông Phương và Giáo Hội Tây Phương.

9.15. Công Đồng Vienne năm 1321 do Đức Giáo Hoàng Clêmentê V triệu tập: nhằm hủy bỏ Dòng tu Đền Thờ và lên án lạc giáo do Lambert de Bègue chủ xướng.

9.16. Công Đồng Constance năm 1414 đến năm 1418 do Hoàng đế Segismunđô triệu tập: nhằm bãi nhiệm 3 Đức Giáo Hoàng đang tranh chấp nhau, chấm dứt tình trạng ly khai ở Tây Phương, lên án Wiclef và Huss. Công Đồng bầu chọn Giáo Hoàng Martinô V.

9.17. Công Đồng Firenze năm 1438 đến 1445 do Đức Giáo Hoàng Eugeniô IV triệu tập (3 nơi: Basel, Ferrara và Firenze): Đưa ra một bản công thức hiệp nhất.

9.18. Công Đồng Lateranô V năm 1512 đến 1517 do Đức giáo Hoàng Giuliô II triệu tập: bàn về vấn đề canh tân Giáo Hội và lên án những người chủ xướng tân thuyết Aristoteles (Neo-aristotelismô).

9.19. Công Đồng Triden năm 1545 đến 1563 do Đức Giáo Hoàng Phaolô III triệu tập: lên án giáo phái Tin Lành và tuyên bố nhiều định tín khác; ra lệnh canh tân Giáo Hội.

9.20. Công Đồng Vaticanô I năm 1870 do Đức Giáo Hoàng Piô IX triệu tập: lên án thuyết duy lý và thuyết chủ trương Giáo Hội Pháp độc lập; tuyên bố tính cách “bất khả ngộ” của Đức Giáo Hoàng.

9.21 Công Đồng Vaticanô II: ngày 11.10.1962 khai mạc và ngày 8.12.1965 kết thúc. Công Đồng do Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập (ngài từ trần ngày 3.6.1963) và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI bế mạc.

(Còn tiếp)
 
Dòng thánh Phaolô Hà Nội chính thức được tái lập sau hơn 50 năm giải thể vì những vấn đề thời cuộc và lịch sử
Giuse Trần Ngọc Huấn
11:37 02/03/2010
Hà NỘi - Chiều ngày 1 tháng 3 năm 2010, tại nguyện đường Sainte Marie – dòng Thánh Phaolô, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã chủ sự thánh lễ tạ ơn nhân dịp 150 năm dòng Phaolô hiện diện và phục vụ tại Việt nam, 127 năm hiện diện tại Hà nội.

Đặc biệt, với thánh lễ hôm nay, địa hạt Hà nội của dòng thánh Phaolô chính thức được tái lập sau hơn 50 năm giải thể vì những vấn đề thời cuộc và lịch sử.

Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám mục Giuse có Đức Tổng Giám mục Stephano Nguyễn Như thể, quý Đức Cha trong giáo tỉnh Hà Nội – Huế và quý Cha từ khắp các giáo phận.

Thánh lễ có sự tham dự của soeur bề trên Tổng quyền hội dòng Thánh Phaolô thành Chatres, các soeur bề trên giám tỉnh các tỉnh dòng tại Việt nam và đông đảo quý soeur cùng cộng đoàn.

Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức TGM Giuse Ngô quang Kiệt trong thánh lễ:


MUÔN NGÀN ĐỜI CHÚA VẪN TRỌN TÌNH THƯƠNG
Lễ Tái lập Địa hạt Hà nội Sainte Marie 01-03-2010


Trong Năm Thánh của Giáo hội Việt nam, dòng Thánh Phaolô cũng có những kỷ niệm lớn: 150 năm hiện diện tại Việt nam, 127 năm hiện diện tại Hà nội và nhân dịp này, tái lập Địa hạt Hà nội. Tòa Thánh đã ban phép mở Năm Toàn Xá để tạ ơn Chúa. Chúng tôi xin hiệp ý cùng Hội Dòng trong tâm tình tạ ơn.

1- Chúng ta phải tạ ơn vì dòng thánh Phaolô là công trình của Chúa. Thật vậy, dòng thánh Phaolô không có Đấng Thánh sáng lập. Thọat tiên, không ai có ý muốn lập dòng. Tất cả chỉ gặp nhau ở thao thức phục vụ người nghèo. Cha sở Louis Chauvet và cô Marie Anne de Tilly vì thấy trong vùng có nhiều người nghèo nên đã qui tụ một số chị em để phục vụ họ. Cả hai vị cùng qua đời rất sớm. Khởi đầu bằng một số người bé nhỏ, yếu ớt, nhưng cộng đoàn cứ phát triển cho đến ngày nay đó là nhờ ơn Chúa. Quả thật đúng như lời thánh Phaolô nói: “Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem: khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quí phái... Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Đức Kitô Giêsu” (1Cr 1, 26-30).

2- Chúng ta phải tạ ơn vì dòng thánh Phaolô tại Việt nam không ngừng phát triển. Trong suốt 150 năm qua Hội Dòng đã phát triển và hiện nay có mặt trên khắp dọc dài đất nước, từ những tỉnh cực bắc như Lạng sơn, Cao bằng đến những tỉnh cực nam như Long xuyên, Rạch giá. Không chỉ có mặt trong đất nước Việt nam mà ngày nay còn đi truyền giáo khắp thế giới. Từ những hạt giống bé nhỏ ban đầu, đã phát triển thành 3 tỉnh dòng với con số hơn 1000 nữ tu. Các người đi trước đã đổ bao mồ hôi nước mắt vun trồng và chính Chúa đã cho cây Phaolô Việt nam mọc lên xanh tốt, “bóng um tùm phủ xanh đầu núi, cành sum sê rợp bá hương thần, nhánh vươn dài tới phía đại dương, chồi mọc xa đến tận miền sông Cả”(Tv 80, 11-12).

3- Chúng ta phải tạ ơn vì dòng thánh Phaolô luôn là dấu chỉ tình thương của Chúa cho nhân loại. Sẵn sàng phục vụ nên chị em sẵn sàng có mặt ở bất cứ nơi đâu con người cần đến. Đồng hành với tuổi trẻ trong các trường học. Giúp phụ nữ với những lớp nữ công. Phục vụ người bệnh trong các bệnh viện. Đón tiếp trẻ mồ côi trong các nhà Dục Anh, Nhà Tiểu Nhi. Đưa các thiếu nữ lầm lỡ trở về trong những nhà đón tiếp. Chăm sóc những người khuyết tật trong các trường khiếm thính, khiếm thị. Nấu cháo tình thương cho những người nghèo đói. Cứu vớt thai nhi bằng đón tiếp các phụ nữ mang thai. Che chở các học sinh nghèo sống xa quê trong các ký túc xá. Phục vụ những người bị bỏ rơi nhất trong các anh chị em nhiễm HIV. Dòng thánh Phaolô đang thực hành lời của Thánh Bổn mạng: “Tôi đã trở thành nô lệ của mọi người. Với người Do thái, tôi đã trở nên người Do thái. Với những ai sống theo Lề Luật tôi đã trở thành người sống theo Lề Luật. Tôi trở nên yếu với nhưng người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người. Vì Tin mừng, tôi làm tất cả những điều đó”( 1Cr 9, 19-23).

4- Chúng ta phải tạ ơn vì dòng thánh Phaolô hăng say truyền giáo. Theo gương thánh Bổn mạng, chị em đi bất cứ nơi đâu. Dù thành thị hay thôn quê. Dù miền xuôi hay miền ngược. Dù trong nước hay ngoài nứoc. Vì Tin mừng, chị em sẵn sàng làm bất cứ việc gì. Dạy học hay lao động. Dạy giáo lý hay phục vụ bệnh nhân. Hướng dẫn tĩnh tâm hay khuyến khích đọc Tin mừng. Cầu nguyện hay thăm viếng. Như thánh Bổn mạng, chị em biết mình được Chúa “dành riêng để loan báo Tin mừng”( Rm 1, 1) coi đó là lẽ sống không thể không làm: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng” (1Cr 9, 16) nên đã quảng đại “rao giảng không công Tin mừng của Thiên chúa”( 2Cr 11, 7).

5- Chúng ta phải tạ ơn vì dòng thánh Phaolô Hà nội đã trở thành hạt giống. Sau năm 1954, hầu hết các nhà di cư để lại một miền Bắc điêu tàn. Nhưng việc ra đi đó không phải là mất mát. Miền Bắc chịu lụi tàn để miền Nam được phát triển. Đó chính là một mùa gieo hạt. Hạt giống miền Bắc gieo xuống chịu mục nát đi để miền Nam được hưởng mùa gặt dồi dào.. Miền Bắc “vừa đi vừa khóc, tay mang thóc vãi gieo” để miền Nam được “trở về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng”(Tv 126, 5).

6- Chúng ta phải tạ ơn vì dòng thánh Phaolô Hà nội đã sống đức tin kiên cường. Các cơ sở bị tịch thu. Khuôn viên cứ thu hẹp dần. Người thì chết dần mòn hoặc bị bắt giam. Người còn lại thì bị sách nhiễu đủ điều. Nhưng càng trong gian khổ càng sáng lên đức tin kiên cường. Bà nhất Irene vẫn kiên trì dạy dỗ. Bà nhất Anne-Marie vẫn bình an thư thái. Và hiện nay bà nhất Basile vẫn lạc quan tươi cười. Trong những thời gian khó khăn, sơ Bernadette và sơ Brigitte vẫn vui vẻ phục vụ, đạp xe hết nơi này đến nơi kia để mua hàng, chạy việc cho Nhà Chung. Các chị em đã sống kiên cường trong tình yêu của Chúa Giêsu Kitô như lời thánh Tông đồ: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo... Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8, 35-37)

7-.Chúng ta phải tạ ơn vì dòng thánh Phaolô Hà nội chiếu tỏa quyền năng Chúa. Nhà cửa đổ nát. Chỉ còn lại mấy nữ tu già yếu hẩm hiu. Ai cũng nghĩ dòng thánh Phaolô Hà nội thế là tàn lụi. Nhưng ơn Chúa thật lạ lùng. Chúa có thể làm từ không ra có. Chúa đã biến những cái không thể thành có thể. Từ những gốc cây già cổ thụ lại mọc lên những nhánh xanh tươi. Từ Abraham già nua, từ Sarah son sẻ, Chúa đã cho phát sinh một dòng dõi đông như sao trên trời như cát dưới biển. Miền Nam đã gặt bội thu giờ đây đem hạt giống trở lại miền Bắc trong mùa gieo hạt mới. Sau những năm tháng tàn lụi đìu hiu, giờ đây dòng thánh Phaolô Hà nội lại bừng lên sức sống mới. Nhiều cộng đoàn phục hồi. Ơn gọi trẻ trung như những đóa hoa tươi nở. Đã đến lúc tái lập Địa hạt Hà nội. Đó là gì nếu không phải là ơn Chúa. Chị em Hà nội cảm nghiệm thực sự những gì thánh Phaolô đã trải qua: “Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối”. “Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, họan nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh”( 2Cr 12, 9-10). Đó chính là quyền năng của Chúa. Đó chính là sức mạnh của Chúa. Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa đã thực hiện những việc diệu kỳ trước mắt chúng ta.

Và hôm nay chúng ta không thể nói lời gì khác hơn là: “Xin tạ ơn Chúa vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Xin tạ ơn Chúa và chúc mừng dòng thánh Phaolô, đặc biệt Địa hạt Hà nội được tái lập. Như trong bài sách thánh hôm nay, vua Salomon chúc lành cho Dân xin Chúa xưa đã ở với các tổ phụ tiếp tục ở với Dân Chúa, chúng tôi cũng xin Chúa ở tiếp tục công trình của Chúa nơi dòng thánh Phaolô như xưa Chúa đã khởi sự nơi các vị tiền nhân khởi đầu. Như Lời Chúa truyền dạy người được khỏi bệnh hãy đi ca tụng quyền năng của Chúa, chúng tôi tin rằng Địa hạt Hà nội được tái lập sẽ mau chóng lấy lại sức sống thuở ban đầu, đi khắp nơi kể lại những kỳ công Chúa đã lamà cho Hội Dòng, góp phần tích cực vào công cuộc truyền giáo tại miền Bắc. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em.

+Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Giám mục Hà Nội.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phó Chủ tịch HĐGMVN nói: Một chế độ chính trị không biết nhìn nhận sai lầm của mình thì không thể đưa đất nước lên bước thăng tiến cao hơn
J.B Nguyễn Hữu Vinh
17:07 02/03/2010
HÀ NỘI - Sáng 1/3/2010, tại đền Đức Mẹ hằng Cứu giúp Thái Hà, Đức GM Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGMVN, Giám mục Thanh Hóa đã hành hương, dâng Thánh lễ tạ ơn nhân dịp Năm Thánh kỷ niệm 80 năm Dòng Chúa Cứu thế tại Hà Nội để tỏ tâm tình hiệp thông của Giáo phận Thanh Hóa với giáo xứ Thái Hà.

Thánh lễ được cử hành lúc 10 giờ sáng, đông đảo giáo dân cộng đoàn Thanh Hóa tại Hà Nội và các giáo xứ lân cận đã đến hiệp thông Thánh lễ tạ ơn với Đức GM Thanh Hóa.

Trong lời ngỏ đầu lễ Đức Giám mục đã nói lên tinh thần hiệp thông giữa Giáo phận Thanh Hóa với Thái Hà trong những biến cố vừa qua. Ngài nói: “trong những giờ phút thương đau của Giáo xứ Thái Hà, tôi đã cũng Đức Giám mục Phaolo Cao Đình Thuyên của Giáo phận Vinh đến đây để cùng hiệp thông với Thái Hà, ở đó ĐGM Phaolo đã nói câu nói rất ý nghĩa: “Việc của Thái Hà cũng là của GP Vinh và giáo phận Thanh Hóa, và hôm nay trong tâm tình tạ ơn, chúng ta hiệp thông dâng tâm tình tạ ơn của Giáo xứ Thái Hà cũng là của Giáo phận Thanh Hóa vì qua những thăng trầm, những biến cố vừa qua vẫn giữ được sự bình yên trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Tôi xin dâng Thánh lễ này để nói lên sự hiệp thông của toàn giáo phận Thanh Hóa vì sự bình yên của Giáo xứ Thái Hà”.

Bài giảng trong Thánh lễ, Đức GM Giuse Nguyễn Chí Linh đã nói về sự sám hối là một nét kiệt xuất của Ki tô giáo luôn mời gọi con người vượt qua những quá khứ tội lỗi của mình để tiến bộ hơn, đó chính là bí quyết để Giáo hội chúng ta luôn tồn tại. Ngài nói tiếp: “Một chế độ chính trị không biết nhìn nhận sai lầm của mình thì không thể đưa đất nước lên bước thăng tiến cao hơn”.

Điểm qua những sự kiện về giáo xứ Thái Hà, Ngài nói: “Thái Hà từ chỗ đất đai hơn 65.000 mét vuông nay chỉ còn hơn 2.000 mét, nghĩa là còn 1/30, đất rất hẹp nhưng ơn Chúa thật là mênh mông, thời gian 80 năm của một dòng tu rất là ngắn, nhưng ơn Chúa thật là dài đối với Giáo xứ Thái Hà. Ở ngoài đời, chúng ta có một con tim như bao con tim khác, nhưng đến Thái Hà, con tim của chúng ta được nhân lên. Trên một diện tích rất nhỏ hẹp tại đây, chúng ta đã có một con tim to lớn hướng về Giáo hội hướng về tình hiệp thông.

Chúng ta đã có những khó khăn, bị hiểu lầm, nhưng không vì thế mà chúng ta hận thù, chúng ta không tranh chấp với ai, nhưng chúng ta phải nói lên công lý để xã hội được tốt đẹp hơn.

Từ những biến cố chúng ta có thể cho là đau thương vừa qua, Thiên Chúa vẫn tiếp tục bổ trợ chúng ta tiếp tục bước đi trong tư thế vững vàng và trong niềm hân hoan thơ thới”.

Sau lời cảm ơn của bề trên Dòng Chúa cứu thế Thái Hà, đức GM Giuse đã cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa bước tới trước tượng Đức Mẹ - Nữ Vương Công lý để dâng lên những lời cầu xin cho cho Giáo xứ, cho Giáo hội, cho cộng đoàn dân Chúa nơi đây và cộng đoàn Thanh Hóa tại Hà Nội.

Lời kinh Hòa Bình cất vang trong nỗi xúc động của muôn con tim tín hữu hướng về sự hiệp nhất, lòng tạ ơn và ý chí quyết tâm của mình thực hiện những lời Đức GM đã chia sẻ, tiếp tục dấn bước trên con đường Công lý, Sự thật và hòa bình.

Hà Nội, ngày 2/3/2010
 
Văn Hóa
Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng: Tờ lịch Tin Mừng
Lm. Lê Quang Uy,DCCT
09:30 02/03/2010
NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG ( Kỳ 12 ): Tờ lịch Tin Mừng

Xin kính chuyển thư của cha Lê Quang Uy chia sẻ một kinh nghiệm giản dị: Tặng lịch mừng Xuân

Hà Nội, ngày 1.3.2010

Cha Võ Tá Khánh thân mến,

Đọc loạt bài cha đang viết với tựa đề “Những nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng”, con nhận ra mình có thể sống Đạo rồi lại có thể giới thiệu Đạo mình cho người khác bằng những cách thức rất giản dị, bình dân, nhẹ nhàng, dễ thương, thân tình, mà lại rất Á Đông, rất... Việt Nam nữa chứ ! Nương theo đó, con bắt đầu mày mò phát hiện ra những “nẻo đường hồn nhiên” tương tự. Con tự nhủ, khi nào tìm được sẽ phải viết ngay cho cha đế khoe, chắc cha cũng sẽ chia sẻ lại cho mọi người, và cứ thế những “nẻo đường” ấy cứ mở ra thêm, chạy đi, len vào giữa đời mà gặp gỡ con người.

Thế rồi, hôm qua, khi đang đi giảng Tiền Phúc ở một Xứ Đạo nhà quê cách Hà Nội không xa, con có dịp ngồi ăn bữa trưa chung bàn với một anh cán bộ đứng tuổi. Thoạt đầu con hơi dè dặt, “phản xạ phòng thủ tự vệ” ấy mà, nhưng chỉ sau vài câu chuyện qua lại, có cả nhiều anh em khác đã quen từ lâu, con thấy thân với anh ngay. Anh ấy là đảng viên mà lại vẫn dứt khoát không bỏ Đạo.

Có lẽ hoàn cảnh khắc nghiệt ở miền Bắc những năm trước đây đã đưa đẩy anh vào dòng chảy chung của cuộc sống dưới chế độ duy vật vô thần. Do gốc Đạo, lại hễ có dịp là vẫn tuyên xưng lòng tin vào Chúa cách thẳng thắn công khai, anh gặp không ít nghi kỵ, chèn ép, cả trù giập nữa, nhưng nhờ cái tâm trong sáng và thực tài mà người ta không thể loại bỏ anh được, cuối cùng thì anh cũng gặp người tốt hiểu anh, tin anh, đưa anh về làm trong ngành hàng không dân dụng.

Ngoài thời gian công tác cho xã hội, anh chơi thân với các bạn sinh viên Công Giáo, giúp các bạn như một ông bố, một người anh lớn, một người bạn vong niên. Một lần gần đến Tết, anh nẩy ra một sáng kiến và nhờ các bạn sinh viên giúp ngược lại mình. Anh đến Nhà Sách Đức Mẹ ở Giáo Xứ DCCT Thái Hà hỏi mua vét luôn mấy chục bó, mỗi bó 10 tờ lịch cả năm, loại một tấm, giá mỗi tờ chỉ hai nghìn.

Trên tờ lịch ngoài phần in 12 tháng là chân dung Chúa Giêsu, hoặc chân dung Đức Mẹ thật to, thật đẹp. Nhiều tờ lại in ảnh vẽ Chúa Giêsu khi còn bé ở với Thánh Giuse và Mẹ Maria, hoặc lúc đang giảng dạy giữa đám đông, đang ngồi ở bữa Tiệc Ly, đang Phục Sinh vinh quang, đang được cất lên trời cao, toàn là lấy lại các tuyệt phẩm hội họa nổi tiếng. Cũng nhiều khi là ảnh Đức Mẹ theo nhiều danh hiệu: Mẹ Hằng Cứu Giúp, Mẹ Mai Khôi, Mẹ Phù Hộ, Mẹ ban ơn, Mẹ La Vang, Mẹ Fatima, Mẹ Lộ Đức...

Tính ra anh tiêu hết ngót nghét triệu bạc, một số tiền không đáng là bao so với những mua sắm xa xỉ dịp Tết. Nhưng không ai ngờ, năm trăm tờ lịch Công Giáo ấy được các bạn sinh viên chia nhau bọc lại cẩn thận mang theo trong balô túi xách, về quê ăn Tết, tỏa ra như những rẽ quạt, từ Hà Nội đi khắp các tỉnh chung quanh như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình, Hòa bình, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, xuôi vào miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, lại cũng ngược lên phía Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, qua cả Tây Bắc với Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, về tận các làng quê vùng sâu vùng cao nghèo xơ nghèo xác.

Đương nhiên gia đình các bạn sinh viên, rồi họ hàng bà con thân thích, mỗi nhà được tặng một tờ lịch, nhưng ưu tiên vẫn là các nhà hàng xóm không Công Giáo trong thôn, trong làng. Chỉ cần mang đến tận nhà, lễ phép chào gia đình rồi thưa: “Chúng con Tết nhất, có chút quà Hà Nội kính biếu các cụ, các bác và cả nhà...” Của đáng tội, lịch chụp mấy cô người mẫu ưỡn ẹo, cảnh xe hơi biệt thự phù phiếm, quảng cáo giường nệm bàn ghế vớ vẩn với lại sữa bột cho trẻ em linh tinh, v.v... mà người nhà quê còn thích, đem treo đầy lên tường nhà, huống chi đây là ảnh Đạo, toàn Chúa với Đức Mẹ thiêng liêng với nét mặt hiền hòa nhân ái, không phải người Công Giáo thì cũng vẫn tự nhiên mà kính trọng đặc biệt, chắc chắn sẽ tìm được chỗ xứng đáng đế treo, thường là gần bàn thờ gia tiên, nơi ai cũng có thể thấy rõ và tôn kính.

Xin ghi chú thêm là những tờ lịch Đạo như thế này, nếu người thiết kế chịu khó đưa thêm một câu Kinh Thánh nữa thì thật quý, ví dụ: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” ( Mt 5, 9 ); “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người chót hết, và làm người phục vụ mọi người” ( Mc 9, 35 ); “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” ( Lc 6, 31 ); “Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau” ( Ga 15, 17 )... Khi ấy tờ lịch mừng Xuân sẽ gom thêm chức năng của một tờ Lộc Thánh Lời Chúa cho cả năm.

Theo anh cán bộ người Công Giáo dễ thương kể lại từ những chia sẻ của các bạn sinh viên sau đợt nghỉ Tết về lại Hà Nội, không có nhà nào dị ứng, từ chối món quà giản dị đơn sơ mà lại đẹp và... “tâm linh” như thế, kể cả chủ nhà có là bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc công an xã đi nữa. Mấy hôm sau, có dịp ngang qua, liếc vào, các bạn thấy nhà nào cũng đều đã treo tờ lịch lên, thượng tôn trang trọng. Đến dịp hè, nhiều bạn sinh viên lại về quê, đến chơi nhà vẫn thấy còn đó, chắc có lẽ nhiều lần bị gió thổi tung, tờ lịch cũng có phần nhăn nheo, cũ kỹ đi. Nhiều dòng chữ ghi chú nguệch ngoạc ở các ô ngày tháng cho thấy nó đã được tận dụng triệt đế, nghĩa là nó đã đi thẳng vào giữa cuộc nhân sinh thường nhật của người ta, lại cũng suy được rằng: ánh mắt Chúa Giêsu, nụ cười Mẹ Maria cùng với từng chữ từng câu Lời Chúa khuyên dạy quá tốt lành nhân ái đã thật sự trở thành Tin Mừng cho cả vợ chồng con cái người ta, cho cả bao nhiêu là lượt khách đến chơi nhà. Ngày này qua ngày khác, mưa lâu thấm đất !

Cha Võ Tá Khánh thân mến,

Ăn xong bữa cơm cũng là vừa nghe hết câu chuyện. Uống chén nước chè Bắc Thái thơm dịu mà vị ngọt lạ lùng, con buột miệng cám ơn anh cán bộ. Con bảo:

“Hay quá anh ạ, thế này thì em sẽ bắt chước, lại sẽ kể cho nhiều người khác nữa cũng bắt chước anh. Bây giờ dẫu đã qua Tết mất rồi, nhưng không sao, chắc chắn các nơi bán sách báo, lịch và ảnh tượng Đạo sẽ còn tồn kho những tờ lịch chưa kịp bán, em sẽ mua vét cho bằng hết, có khi được giá rẻ, không chừng còn được cho không nữa. Rồi khi đi giảng Đại Phúc các nơi, em và các thầy các cha DCCT sẽ có dịp đến thăm rất nhiều gia đình người bên giáo lẫn bên lương ở các miền quê, sẽ trao tặng “món quà nhỏ mà giá trị to” này theo cách thức anh và các bạn sinh viên đã làm. Đương nhiên đến Tết những năm sau, em sẽ không quên gửi gắm các tờ “Lịch Tin Mừng” theo bước chân các bạn sinh viên, các bạn trẻ Xa Quê, về và lưu lại khắp các làng dưới thôn trên. Cám ơn anh nhiều lắm...”

Thưa cha, có lẽ con còn phải cám ơn anh ấy thêm chút xíu nữa, vì nhờ câu chuyện tờ lịch mừng Xuân, hôm nay con đã viết được lá thư này chia sẻ một sáng kiến truyền giáo với cha, người đang tận tụy giới thiệu những “nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng” cho mọi người gần xa.

Kính thư,

Lm. LÊ QUANG UY, DCCT
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sóng Lụa
Lê Trị
23:09 02/03/2010

SÓNG LỤA



Ảnh của Lê Trị

Sóng vỗ về tâm tư êm lắng đọng

Thả hồn theo những ngọn sóng xa xa

Gió trùng dương vang vọng khúc tình ca

Hòa với sóng điệu thiết tha êm ái.

(Trích thơ của Gió Bụi)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền