Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:56 02/03/2021
19. Tội là sự phản bội Thiên Chúa. (Thánh
Thomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:00 02/03/2021
77. MÙA HÈ ĐỘI MŨ DẠ
Trời nóng chang chang, có một người đội mũ dạ đi trên đường, đi cho đến khi mồ hôi ướt cả lưng đầy cả mặt, đột nhiên nhìn thấy một cây lớn thì vội vàng đi đến gốc cây ngồi nghỉ mát.
Anh ta vừa lấy mũ trên đầu xuống làm quạt quạt cho mát, vừa đắc ý nói:
- “Nếu như không có cái mũ dạ này, thì đúng là mình nóng chết được !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 77:
Trời nóng đội mũ dạ càng nóng thêm, vậy mà còn tự đắc là nhờ có cái mũ dạ mình mới quạt được mát, thì đúng là vừa lập dị vừa ngốc…
Có người trùm cái mũ vu khống trên đầu anh em rồi dương dương tự đắc lên án anh em là ngu là dốt là không biết gì cả; có người trên mạng xã hội giả danh giả dạng người khác rồi dương dương tự đắc lên tiếng chửi rủa anh em mình là đần là độn; có người đem cả cục ác đức đổ vào trong tâm hồn anh em rồi dương dương tự đắc đến an ủi anh em...
Lấy cái mũ dạ ra khỏi đầu thì tự nhiên cái đầu nó mát, nó sảng khoái, cần gì phải quạt mà tự đắc.
Đem lòng thành thật yêu thương giúp đỡ anh chị em thì tự nhiên lòng mình và anh chị em mát cái lòng ấm cái bụng, cần gì phải dương dương tự đắc giả dối nói lời này lời nọ để an ủi, mà lòng dạ đầy dao găm lưỡi lam...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trời nóng chang chang, có một người đội mũ dạ đi trên đường, đi cho đến khi mồ hôi ướt cả lưng đầy cả mặt, đột nhiên nhìn thấy một cây lớn thì vội vàng đi đến gốc cây ngồi nghỉ mát.
Anh ta vừa lấy mũ trên đầu xuống làm quạt quạt cho mát, vừa đắc ý nói:
- “Nếu như không có cái mũ dạ này, thì đúng là mình nóng chết được !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 77:
Trời nóng đội mũ dạ càng nóng thêm, vậy mà còn tự đắc là nhờ có cái mũ dạ mình mới quạt được mát, thì đúng là vừa lập dị vừa ngốc…
Có người trùm cái mũ vu khống trên đầu anh em rồi dương dương tự đắc lên án anh em là ngu là dốt là không biết gì cả; có người trên mạng xã hội giả danh giả dạng người khác rồi dương dương tự đắc lên tiếng chửi rủa anh em mình là đần là độn; có người đem cả cục ác đức đổ vào trong tâm hồn anh em rồi dương dương tự đắc đến an ủi anh em...
Lấy cái mũ dạ ra khỏi đầu thì tự nhiên cái đầu nó mát, nó sảng khoái, cần gì phải quạt mà tự đắc.
Đem lòng thành thật yêu thương giúp đỡ anh chị em thì tự nhiên lòng mình và anh chị em mát cái lòng ấm cái bụng, cần gì phải dương dương tự đắc giả dối nói lời này lời nọ để an ủi, mà lòng dạ đầy dao găm lưỡi lam...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Sự cao cả đích thực
Lm. Minh Anh
01:46 02/03/2021
SỰ CAO CẢ ĐÍCH THỰC
“Ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ”.
Kính thưa Anh Chị em,
Các bài đọc hôm nay là hai trong số các bản văn tố cáo thói giả hình mạnh mẽ nhất của Thánh Kinh. Lời lẽ của Isaia cũng như của Chúa Giêsu tuy nhắm đến các thủ lãnh Sôđôma và Gômôra hoặc các luật sĩ và biệt phái, nhưng xem ra cũng đang ngỏ với mỗi người chúng ta trong mọi đấng bậc. Thay vì sợ hãi, hãy tạ ơn; thay vì trốn chạy, hãy đón nhận; thay vì thoái thác, hãy lắng nghe. Lắng nghe với lòng thống hối, với lòng biết ơn, dẫu không ít nhức nhối; đồng thời, với niềm ao ước có được ‘sự cao cả đích thực’ mà Chúa Giêsu tiết lộ, “Ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ”.
Isaia nói, “Hãy tắm rửa”, có thể nơi chúng ta còn nhiều uế nhơ; “Hãy thanh tẩy”, có thể nơi chúng ta còn nhiều bợn bẩn; “Đừng làm điều xấu, hãy làm điều lành”, dù không làm điều xấu, không quên làm điều lành, nhưng có thể chúng ta làm điều lành quá ít hoặc chưa đủ. Đó là những bước đầu tiên trong hành trình sở hữu một ‘sự cao cả đích thực’.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến những lý do có thể đánh mất ‘sự cao cả đích thực’ của một con người, đó là ngôn hành bất nhất của giới biệt phái kinh sư, “Họ nói mà không làm”; Ngài chỉ ra chìa khoá của ‘sự cao cả đích thực’, “Ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống; ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”. Ai trong chúng ta cũng muốn cuộc sống của mình trở nên thực sự cao cả; khát vọng cao cả sâu thẳm này được Thiên Chúa đặt trong mỗi người và nó sẽ không bao giờ mất đi, ngay cả những người vĩnh viễn sống trong địa ngục cũng sẽ giữ lấy ước muốn bẩm sinh này; với họ, đó cũng là nguyên nhân của nỗi đau vĩnh viễn. Thật hữu ích khi chúng ta suy gẫm về thực tế này, nó có thể là động lực để bảo đảm rằng, đây không phải là số phận của mỗi chúng ta.
Chúa Giêsu đưa ra bí quyết để có thể sở hữu ‘sự cao cả đích thực’, “Ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ”. Là một người phục vụ đồng nghĩa với việc tự đặt mình làm người nô lệ, và đặt người khác lên trước mình; chúng ta coi trọng nhu cầu của họ hơn là khiến họ chú ý đến nhu cầu của mình. Trong cuộc sống, chúng ta dễ dàng nghĩ đến bản thân trước, nhưng điều quan trọng là đặt bản thân mình ‘lên trên hết’ theo một nghĩa nào đó khi chúng ta thực sự đặt người khác lên trước chúng ta. Lựa chọn đặt người khác lên hàng đầu không chỉ tốt cho họ mà chính xác, là ‘điều tốt nhất’ cho chúng ta. Tại sao? Chúng ta được tạo dựng cho tình yêu, được tạo dựng để phục vụ, để cống hiến cho tha nhân mà không tính toán; hơn nữa, chúng ta được tạo dựng cho Thiên Chúa, được tạo dựng để tôn vinh Người và tiếp tục công trình tạo thành của Người. Khi làm điều này, chúng ta không vong thân; nhưng ngược lại, là cho đi chính mình. Chính lúc đó, chúng ta khám phá ra mình là ai, và trở nên những gì chúng ta được tạo dựng để trở thành. Chúng ta trở thành tình yêu, tự nó trở thành tình yêu. Người sống cho tình yêu là người vĩ đại, cao cả; người vĩ đại, cao cả là người được Thiên Chúa thương yêu và nâng cao, đó chính là ‘sự cao cả đích thực’.
Cố vấn thân cận nhất của Franklin Roosevelt là Harry Hopkins, dẫu Hopkins không có một chức vụ chính thức nào. Sự gần gũi của Hopkins với tổng thống khiến nhiều người coi ông như một nhân vật đen đủi, nham hiểm; ông gánh chịu những trách nhiệm chính trị. Một người đối lập từng hỏi Roosevelt, “Tại sao ngài để Hopkins gần gũi đến thế?”. Roosevelt trả lời, “Một ngày nào đó, có thể bạn sẽ ngồi đây, nơi bây giờ tôi đang ngồi với tư cách tổng thống. Bạn sẽ nhìn vào cánh cửa đằng kia và biết rằng, thực tế mọi người bước qua cửa ấy, đều muốn một thứ gì đó từ bạn. Bạn sẽ trải nghiệm nỗi cô đơn với công việc này, và bạn sẽ phát hiện ra sự cần thiết của một người như Hopkins, một người không yêu cầu gì ngoài việc phục vụ bạn”. Thủ tướng Anh, Winston Churchill, đánh giá Hopkins là một trong sáu người đàn ông quyền lực nhất thế giới đầu những năm 1940; và nguồn sức mạnh duy nhất của Hopkins là sự sẵn lòng phục vụ lặng lẽ của ông ấy.
Anh Chị em,
Ai trong chúng ta cũng muốn làm người cao cả, nhưng không ai dám dấn thân phục vụ cách âm thầm như Hopkins. Thế nhưng, Hopkins chỉ làm một hình bóng rất mờ nhạt của Chúa Giêsu, Đấng đã hạ mình xuống tận cùng của phận người để con người trở nên con Thiên Chúa. Chính vì thế, Ngài đã trở nên Đấng Cao Cả, “Thiên Chúa đã suy tôn Người, ban cho Người một danh hiệu trổi vượt muôn ngàn danh hiệu”. Chớ gì Mùa Chay thánh này, mỗi người chúng ta biết nhìn lên Đấng treo trên thập giá để cảm nghiệm thế nào là ‘sự cao cả đích thực’ và cách thế làm sao để đạt được sự cao cả đó theo phương thức và đường lối Thiên Chúa muốn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường lối Ngài để con được nên giống Ngài trong việc phục vụ, và như thế, con có thể sở hữu được ‘sự cao cả đích thực’ mà Chúa dành để ân thưởng cho con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ”.
Kính thưa Anh Chị em,
Các bài đọc hôm nay là hai trong số các bản văn tố cáo thói giả hình mạnh mẽ nhất của Thánh Kinh. Lời lẽ của Isaia cũng như của Chúa Giêsu tuy nhắm đến các thủ lãnh Sôđôma và Gômôra hoặc các luật sĩ và biệt phái, nhưng xem ra cũng đang ngỏ với mỗi người chúng ta trong mọi đấng bậc. Thay vì sợ hãi, hãy tạ ơn; thay vì trốn chạy, hãy đón nhận; thay vì thoái thác, hãy lắng nghe. Lắng nghe với lòng thống hối, với lòng biết ơn, dẫu không ít nhức nhối; đồng thời, với niềm ao ước có được ‘sự cao cả đích thực’ mà Chúa Giêsu tiết lộ, “Ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ”.
Isaia nói, “Hãy tắm rửa”, có thể nơi chúng ta còn nhiều uế nhơ; “Hãy thanh tẩy”, có thể nơi chúng ta còn nhiều bợn bẩn; “Đừng làm điều xấu, hãy làm điều lành”, dù không làm điều xấu, không quên làm điều lành, nhưng có thể chúng ta làm điều lành quá ít hoặc chưa đủ. Đó là những bước đầu tiên trong hành trình sở hữu một ‘sự cao cả đích thực’.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến những lý do có thể đánh mất ‘sự cao cả đích thực’ của một con người, đó là ngôn hành bất nhất của giới biệt phái kinh sư, “Họ nói mà không làm”; Ngài chỉ ra chìa khoá của ‘sự cao cả đích thực’, “Ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống; ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”. Ai trong chúng ta cũng muốn cuộc sống của mình trở nên thực sự cao cả; khát vọng cao cả sâu thẳm này được Thiên Chúa đặt trong mỗi người và nó sẽ không bao giờ mất đi, ngay cả những người vĩnh viễn sống trong địa ngục cũng sẽ giữ lấy ước muốn bẩm sinh này; với họ, đó cũng là nguyên nhân của nỗi đau vĩnh viễn. Thật hữu ích khi chúng ta suy gẫm về thực tế này, nó có thể là động lực để bảo đảm rằng, đây không phải là số phận của mỗi chúng ta.
Chúa Giêsu đưa ra bí quyết để có thể sở hữu ‘sự cao cả đích thực’, “Ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ”. Là một người phục vụ đồng nghĩa với việc tự đặt mình làm người nô lệ, và đặt người khác lên trước mình; chúng ta coi trọng nhu cầu của họ hơn là khiến họ chú ý đến nhu cầu của mình. Trong cuộc sống, chúng ta dễ dàng nghĩ đến bản thân trước, nhưng điều quan trọng là đặt bản thân mình ‘lên trên hết’ theo một nghĩa nào đó khi chúng ta thực sự đặt người khác lên trước chúng ta. Lựa chọn đặt người khác lên hàng đầu không chỉ tốt cho họ mà chính xác, là ‘điều tốt nhất’ cho chúng ta. Tại sao? Chúng ta được tạo dựng cho tình yêu, được tạo dựng để phục vụ, để cống hiến cho tha nhân mà không tính toán; hơn nữa, chúng ta được tạo dựng cho Thiên Chúa, được tạo dựng để tôn vinh Người và tiếp tục công trình tạo thành của Người. Khi làm điều này, chúng ta không vong thân; nhưng ngược lại, là cho đi chính mình. Chính lúc đó, chúng ta khám phá ra mình là ai, và trở nên những gì chúng ta được tạo dựng để trở thành. Chúng ta trở thành tình yêu, tự nó trở thành tình yêu. Người sống cho tình yêu là người vĩ đại, cao cả; người vĩ đại, cao cả là người được Thiên Chúa thương yêu và nâng cao, đó chính là ‘sự cao cả đích thực’.
Anh Chị em,
Ai trong chúng ta cũng muốn làm người cao cả, nhưng không ai dám dấn thân phục vụ cách âm thầm như Hopkins. Thế nhưng, Hopkins chỉ làm một hình bóng rất mờ nhạt của Chúa Giêsu, Đấng đã hạ mình xuống tận cùng của phận người để con người trở nên con Thiên Chúa. Chính vì thế, Ngài đã trở nên Đấng Cao Cả, “Thiên Chúa đã suy tôn Người, ban cho Người một danh hiệu trổi vượt muôn ngàn danh hiệu”. Chớ gì Mùa Chay thánh này, mỗi người chúng ta biết nhìn lên Đấng treo trên thập giá để cảm nghiệm thế nào là ‘sự cao cả đích thực’ và cách thế làm sao để đạt được sự cao cả đó theo phương thức và đường lối Thiên Chúa muốn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường lối Ngài để con được nên giống Ngài trong việc phục vụ, và như thế, con có thể sở hữu được ‘sự cao cả đích thực’ mà Chúa dành để ân thưởng cho con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thứ Tư 3/3: Họ đã lên án tử cho Người - Suy Niệm của Lm. Nguyễn Trọng Thiên, SVD - Kinh Thánh Cả Giuse
Giáo Hội Năm Châu
04:50 02/03/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 02-March-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mt 20, 17-28
“Họ đã lên án tử cho Người”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, đem riêng mười hai môn đệ đi theo. Dọc đường, Người nói với họ: “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các vị thượng tế và luật sĩ. Người ta sẽ lên án tử cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại để chúng nhạo báng, đánh đòn, rồi treo Người lên thập giá, nhưng đến ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”.
Bấy giờ bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến gặp Người. Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. Người hỏi: “Bà muốn gì”. Bà ta thưa lại: “Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài”. Chúa Giêsu đáp lại: “Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây Ta sắp uống chăng?” Họ nói với Người: “Thưa được”. Người bảo họ: “Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai, thì người ấy mới được”. Nghe vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em: Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: “Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu trong các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”.
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:29 02/03/2021
20. Tội lỗi là sự hung ác lớn nhất, giả như Thiên Chúa có thể chết, thì tội lỗi có thể khiến cho Ngài chết.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:32 02/03/2021
78. CON HỔ QUA ĐƯỜNG
Bằng Hy Lạc rất thích nịnh hót.
Một hôm ông ta đi đến đất Tấn yết kiến huyện quan của Lâm huyện, huyện quan mời ông ta ở lại dùng cơm, ông ta nói:
- “Từ khi ngài đến làm cha mẹ (làm quan) ở huyện này, nền chính trị ích nước lợi dân của ông rất được mọi người khen ngợi, ngay cả hổ trong núi cũng chạy hết trơn”.
Lời vừa nói xong, thì liền có sai dịch đến báo cáo:
- “Tối hôm qua có con hổ xuất hiện cắn người bị thương”.
Huyện quan hỏi:
- “Cái gì, vẫn còn hổ à?”
Bằng Hy Lạc lập tức nói:
- “Đừng có lo, đó là con hổ qua đường mà thôi”.
(Tiếu Tán)
Suy tư 78:
Nhà vua cai trị dân chúng no đói thế nào mắc mớ gì đến con hổ ở trong rừng trong núi; ông quan cai trị dân như cha như mẹ hay như bạo chúa thì liên can gì đến con hổ trong núi trong bưng, vậy mà có người vì nịnh mà khen quan trị dân giỏi, đến nổi hổ cũng sợ quan nên phải bỏ rừng bỏ núi mà đi, đúng là nịnh...
Nhưng người Ki-tô hữu sống đạo thì liên quan đến rất nhiều người, từ người đạo đức siêng năng đi lễ nhà thờ cho đến người lạnh tanh tâm hồn, từ người độc ác đến người nhân hậu, bởi vì người Ki-tô hữu sống đạo giữa đời như một chứng nhân sống động của Tin Mừng.
Con hổ bỏ rừng mà đi vì quan huyện cai trị dân tốt là chuyện không có, nhưng người Ki-tô hữu sống đạo ở đời thì người độc ác ngày càng ít đi, và người đạo đức thánh thiện thêm nhiều thì là chuyện có thật, vì họ nghe nhìn thấy việc làm tốt lành của người Ki-tô hữu mà từ bỏ đường tội lỗi và trở nên người tốt có ích cho mọi người.
Hạnh phúc thay cho người được mang danh Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Bằng Hy Lạc rất thích nịnh hót.
Một hôm ông ta đi đến đất Tấn yết kiến huyện quan của Lâm huyện, huyện quan mời ông ta ở lại dùng cơm, ông ta nói:
- “Từ khi ngài đến làm cha mẹ (làm quan) ở huyện này, nền chính trị ích nước lợi dân của ông rất được mọi người khen ngợi, ngay cả hổ trong núi cũng chạy hết trơn”.
Lời vừa nói xong, thì liền có sai dịch đến báo cáo:
- “Tối hôm qua có con hổ xuất hiện cắn người bị thương”.
Huyện quan hỏi:
- “Cái gì, vẫn còn hổ à?”
Bằng Hy Lạc lập tức nói:
- “Đừng có lo, đó là con hổ qua đường mà thôi”.
(Tiếu Tán)
Suy tư 78:
Nhà vua cai trị dân chúng no đói thế nào mắc mớ gì đến con hổ ở trong rừng trong núi; ông quan cai trị dân như cha như mẹ hay như bạo chúa thì liên can gì đến con hổ trong núi trong bưng, vậy mà có người vì nịnh mà khen quan trị dân giỏi, đến nổi hổ cũng sợ quan nên phải bỏ rừng bỏ núi mà đi, đúng là nịnh...
Nhưng người Ki-tô hữu sống đạo thì liên quan đến rất nhiều người, từ người đạo đức siêng năng đi lễ nhà thờ cho đến người lạnh tanh tâm hồn, từ người độc ác đến người nhân hậu, bởi vì người Ki-tô hữu sống đạo giữa đời như một chứng nhân sống động của Tin Mừng.
Con hổ bỏ rừng mà đi vì quan huyện cai trị dân tốt là chuyện không có, nhưng người Ki-tô hữu sống đạo ở đời thì người độc ác ngày càng ít đi, và người đạo đức thánh thiện thêm nhiều thì là chuyện có thật, vì họ nghe nhìn thấy việc làm tốt lành của người Ki-tô hữu mà từ bỏ đường tội lỗi và trở nên người tốt có ích cho mọi người.
Hạnh phúc thay cho người được mang danh Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Danh Tính Đức Kitô
Lm Vũđình Tường
22:02 02/03/2021
Để tỏ lòng kính mến Thiên Chúa và dâng lời tạ ơn, Đức Kitô thường tham dự Đền Thờ Jerusalem vào các ngày lễ trọng trong năm. Cùng tâm tình đó tín hữu khắp nơi, hành hương từ miền xa xăm về Đền Thờ trong những dịp lễ lớn. Bởi xa xôi, cách trở, nhiều người không tiện mang theo lễ vật dâng tiến Thiên Chúa. Việc bán chiên, cừu bò, bồ câu và đổi tiền nơi Đền Thờ là một cử chỉ bác ái. Chính những trao đổi trên biến Đền Thờ trở nên sầm uất, phồn thịnh, và đồng thời giúp tài chánh trong việc sửa sang, bảo trì thánh điện, và chi phí cho nhóm lãnh đạo trung ương bảo vệ, coi sóc Đền Thờ. Mục đích tốt lành ban đầu kia, từ năm này đến năm kia, bị thay đổi, thoái hoá, biến dạng, trở thành nguồn thu lớn cho con buôn. Lãnh đạo trung ương Đền Thờ cũng không tránh khỏi thoái hoá, trái lại họ còn chấp thuận, ủng hộ cho những thay đổi trên. Việc thờ phượng, tế lễ Thiên Chúa bị thế tục hoá. Tín hữu hành hương trở thành nạn nhân của những thoái hoá này. Nhiều người bất bình nhưng không ai dám lên tiếng. Nuốt hận để được yên thân, nếu không sẽ gặp rắc rối to, không phải với chân tay, mà chính là đụng đầu với nhóm lãnh đạo trung ương Đền Thờ. Súc vật buôn bán không phải là nguyên nhân gây nên tệ nạn, mà chính là chủ của chúng. Đằng sau những người chủ này có nhóm lãnh đạo trung ương Đền Thờ chống lưng. Vì thế chúng ra oai, tác quai, tác quái với lữ khách hành hương. Đức Kitô kịch liệt phản đối tổ chức lạm dụng Đền Thờ, và ngược đãi lữ khách hành hương. Ngài biết rõ lãnh đạo trung ương Đền Thờ sẽ hành động, quyết tâm triệt tiêu những ai cả gan, dám chống lại họ. Biết rõ nguy hiểm sẽ đến. Đụng đến nhóm lãnh đạo trung ương cầm chắc trong tay mất mạng. Biết thế nhưng Đức Kitô không thể làm ngơ hơn được nữa. Ngài lớn tiếng phản đối; kèm theo lời nói là hành động,
'Đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán' c.16.
Đức Kitô coi Đền Thờ là nhà Cha của Ngài. Chính câu nói trên bộc lộ Danh Tính Đức Kitô. Ngài không phải là một khách hành hương bình thường. Những lần trước đây, Ngài đến Đền Thờ như một khách hành hương bình thường, nhưng lần này khác hẳn, Ngài đến Đền Thờ với tư cách; thứ nhất là Con Thiên Chúa, và thứ hai là trọng trách của người Con. Ngài bộc lộ điều đó bởi 'Giờ' của Ngài sắp đến. Là Con Thiên Chúa, Đức Kitô không thể để cho nhà Cha Mình ra dơ bẩn, nhuốc nha. Thánh Điện từng là nơi thánh, nơi thờ phượng, nơi hết mực tôn kính Thiên Chúa, với tất cả tâm tình, lòng mến. Thánh Điện từng là nơi thờ phượng chung cho mọi người. Bây giờ nhóm lãnh đạo trung ương không những ngăn cấm người khác vào Thánh Điện, mà còn chiều con buôn để họ biến Thánh Điện thành nơi phàm tục, gian tham, lừa gạt khách hành hương. Nhóm lãnh đạo trung ương coi quyền lực, lợi nhuận là chính; thờ phượng trở thành mờ nhạt, thứ yếu. Gian tham, lừa đảo, bất công luôn chứa mầm mống chia rẽ, phe nhóm. Phe nhóm, chia rẽ sớm muộn gì cũng phá sập Đền Thờ. Vì sao? Vì khách hành hương không còn cảm thấy Đền Thờ là của họ. Đền Thờ trở thành tài sản riêng của nhóm lãnh đạo trung ương, và tay chân họ. Bởi cảm thấy Đền Thờ không thuộc về mọi người nên người ta thờ ơ, lạnh nhạt, không quan tâm.
Đức Kitô lên tiếng, Ngài trở thành tiếng nói chung cho lữ khách hành hương. Ngài không để cho nhóm lãnh đạo trung ương tiếp tục thao túng, làm ô uế Đền Thờ. Con buôn không lên tiếng phản đối Đức Kitô, nhưng nhóm lãnh đạo trung ương Đền Thờ chắc chắn sẽ lên tiếng, bởi đụng chạm đến nguồn thu của họ. Họ đặt vấn đề với Đức Kitô. Ai cho phép ông làm điều đó. Hãy chứng minh cho chúng tôi biết ông có quyền đó. Đức Kitô đáp,
'Phá huỷ Đền Thờ này đi; nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại'. c.19.
Nghe câu trên họ cười khẩy, chế nhạo Đức Kitô. Cha ông họ mất bốn mươi sáu năm mới xây dựng được Đền Thờ, một mình Đức Kitô làm sao có thể xây dựng lại trong ba ngày? Về mặt thể lí Đức Kitô cảnh báo, với cách điều hành gian tham, tồi bại, bất công, phe phái của nhóm trung ương Đền Thờ; sớm muộn gì Đền Thờ cũng bị phá hủy. Điều cảnh báo trên xảy ra bốn mươi năm sau đó. Đền Thờ bị ngoại bang tàn phá tan tành. Về mặt tâm linh, Đức Kitô nói chính thân thể Ngài là Đền Thờ sống động. Lãnh đạo trung ương Đền Thờ hiểu lầm điều Đức Kitô nói với họ. Thay vì nghe lời cảnh tỉnh dẫn đến thống hối, ăn năn, trở về cùng Thiên Chúa; nhóm lãnh đạo trung ương bị cái tôi kiêu căng che mắt, không nhìn ra sự thật. Hò càng lún sâu vào cái kiêu căng, tự phụ của họ. Tác giả Kinh thánh giải thích,
'Đền Thờ Đức Kitô muốn nói đây là chính thân thể Người' c.22.
Chính Đức Kitô xác nhận trong lúc đàm thoại với người phụ nữ thành Samarita,
'Những người thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế' Gn 4,23.
Người phụ nữ thưa cùng Đức Kitô,
'Tôi biết Đấng Mesiah gọi là Đức Kitô, sẽ đến, Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự. Đức Kitô đáp, 'Đấng ấy chính là tôi, người đang nói chuyện với chị đây'. Gn 4,26
Thờ phượng trong thần khí và sự thật là cách thờ phượng duy nhất Đức Kitô mặc khải cho người phụ nữ. Là Con Thiên Chúa, Đức Kitô là Đền Thờ sống động cho những ai tin vào Thiên Chúa. Điều này thật sáng tỏ sau cuộc tử nạn. Sau ba ngày Đức Kitô phục sinh, sống lại vinh quang. Ứng nghiệm lời Đức Kitô loan báo, sau ba ngày Ngài sẽ xây dựng Đền Thờ mới, hoàn hảo.
TiengChuong.org
Jesus' Identity
Jesus often visited the Temple of Jerusalem on Feast days. Pilgrims from all over the place gathered at the Temple to worship. Many travelled so far that they were unable to bring their offering with them to the Temple. Selling, buying, and changing money were taking place at the Temple, and these were sensible things to do. These religious and economic activities would make the Temple vibrant, and generate income for the Temple. This good intention had lost its purpose because business owners abused the pilgrims' devotional offerings. Pilgrims became victims of unjust business dealings. Cattle, sheep and pigeons selling for sacrifices caused no troubles, but their owners, and the stall- keepers did. Jesus protested against the systematic abuse of the pilgrims. His primary purpose aimed at the Temple's authorities, who ignored these unjust practices for personal gain.
Jesus could no longer keep quiet. He raised His voice and His actions followed, 'Stop turning my Father's house into a market' v.17. This saying revealed that Jesus was not an ordinary pilgrim, but a special One. Unlike previous visits when Jesus had gone to the Temple as an ordinary pilgrim; this time, Jesus made known His identity, and His duty, because His 'hour' was coming. His identity is God's Son, and His duty is to look after God's house. The Temple, a holy place, should be a place of worship with utter respect and reverence for everyone. It should be a house of prayer for all the nations. It now was not only exclusive, but it was also defiled, and defamed for exploiting the pilgrims. Profit was the first priority for the Temple's authorities. Many pilgrims were unhappy about the bad practices at the Temple, but fear of being targeted by the Temple's authorities would silence them. Jesus became the pilgrims' voice. He would no longer allow the Temple's authorities to exploit the pilgrims, and cause the defamation of the Holy Temple.
The animal sellers, and money changers didn't challenge Jesus, but the Temple's authorities did. They questioned Jesus' authority by asking Him for a sign to validate His actions. Jesus answered, 'Destroy this sanctuary, and in three days I will raise it up'. For the Temple's authorities, Jesus' answer was laughable, because their ancestors took forty six years to build the Temple, and Jesus alone could rebuild it in three days.
At one level, Jesus predicted that the unjust activity at the Temple caused destruction to the Temple. The pilgrims would feel, that the sacredness of the Temple was no longer observed by the Temple's authorities, and their elites. Power and wealth had dominated the holy place. Jesus' prediction of the destruction of The Temple became reality forty years later. It was destroyed by foreigners' power. At a spiritual, a mysterious level, Jesus talked about His own Body, that served as the living Temple. The Temple's authorities misunderstood both points. Instead of their coming back to God, their pride covered their eyes and they sank deeper in their blindness. The evangelist explained that 'He was talking of the sanctuary that was His body' v.21
Later on, during the account of the conversation with the Samaritan woman, Jesus revealed to the woman at the well, that His body is the living temple of God when He told her,
'True worshippers will worship the Father in spirit and truth: that is the kind of worshipper the Father wants. God is spirit, and those who worship must worship in spirit and truth'. Jn 4,23
As the conversation went on, Jesus told the woman that He is the Messiah, the Christ, 'I who am speaking to you, said Jesus 'I AM HE'. v. 26
Worship 'in spirit and truth' is the only way of worship Jesus revealed to the woman. As God's Son, Jesus is the living temple for true worshippers, and that became evident after Jesus' Passion, and His resurrection as the new everlasting Sanctuary.
'Đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán' c.16.
Đức Kitô coi Đền Thờ là nhà Cha của Ngài. Chính câu nói trên bộc lộ Danh Tính Đức Kitô. Ngài không phải là một khách hành hương bình thường. Những lần trước đây, Ngài đến Đền Thờ như một khách hành hương bình thường, nhưng lần này khác hẳn, Ngài đến Đền Thờ với tư cách; thứ nhất là Con Thiên Chúa, và thứ hai là trọng trách của người Con. Ngài bộc lộ điều đó bởi 'Giờ' của Ngài sắp đến. Là Con Thiên Chúa, Đức Kitô không thể để cho nhà Cha Mình ra dơ bẩn, nhuốc nha. Thánh Điện từng là nơi thánh, nơi thờ phượng, nơi hết mực tôn kính Thiên Chúa, với tất cả tâm tình, lòng mến. Thánh Điện từng là nơi thờ phượng chung cho mọi người. Bây giờ nhóm lãnh đạo trung ương không những ngăn cấm người khác vào Thánh Điện, mà còn chiều con buôn để họ biến Thánh Điện thành nơi phàm tục, gian tham, lừa gạt khách hành hương. Nhóm lãnh đạo trung ương coi quyền lực, lợi nhuận là chính; thờ phượng trở thành mờ nhạt, thứ yếu. Gian tham, lừa đảo, bất công luôn chứa mầm mống chia rẽ, phe nhóm. Phe nhóm, chia rẽ sớm muộn gì cũng phá sập Đền Thờ. Vì sao? Vì khách hành hương không còn cảm thấy Đền Thờ là của họ. Đền Thờ trở thành tài sản riêng của nhóm lãnh đạo trung ương, và tay chân họ. Bởi cảm thấy Đền Thờ không thuộc về mọi người nên người ta thờ ơ, lạnh nhạt, không quan tâm.
Đức Kitô lên tiếng, Ngài trở thành tiếng nói chung cho lữ khách hành hương. Ngài không để cho nhóm lãnh đạo trung ương tiếp tục thao túng, làm ô uế Đền Thờ. Con buôn không lên tiếng phản đối Đức Kitô, nhưng nhóm lãnh đạo trung ương Đền Thờ chắc chắn sẽ lên tiếng, bởi đụng chạm đến nguồn thu của họ. Họ đặt vấn đề với Đức Kitô. Ai cho phép ông làm điều đó. Hãy chứng minh cho chúng tôi biết ông có quyền đó. Đức Kitô đáp,
'Phá huỷ Đền Thờ này đi; nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại'. c.19.
Nghe câu trên họ cười khẩy, chế nhạo Đức Kitô. Cha ông họ mất bốn mươi sáu năm mới xây dựng được Đền Thờ, một mình Đức Kitô làm sao có thể xây dựng lại trong ba ngày? Về mặt thể lí Đức Kitô cảnh báo, với cách điều hành gian tham, tồi bại, bất công, phe phái của nhóm trung ương Đền Thờ; sớm muộn gì Đền Thờ cũng bị phá hủy. Điều cảnh báo trên xảy ra bốn mươi năm sau đó. Đền Thờ bị ngoại bang tàn phá tan tành. Về mặt tâm linh, Đức Kitô nói chính thân thể Ngài là Đền Thờ sống động. Lãnh đạo trung ương Đền Thờ hiểu lầm điều Đức Kitô nói với họ. Thay vì nghe lời cảnh tỉnh dẫn đến thống hối, ăn năn, trở về cùng Thiên Chúa; nhóm lãnh đạo trung ương bị cái tôi kiêu căng che mắt, không nhìn ra sự thật. Hò càng lún sâu vào cái kiêu căng, tự phụ của họ. Tác giả Kinh thánh giải thích,
'Đền Thờ Đức Kitô muốn nói đây là chính thân thể Người' c.22.
Chính Đức Kitô xác nhận trong lúc đàm thoại với người phụ nữ thành Samarita,
'Những người thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế' Gn 4,23.
Người phụ nữ thưa cùng Đức Kitô,
'Tôi biết Đấng Mesiah gọi là Đức Kitô, sẽ đến, Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự. Đức Kitô đáp, 'Đấng ấy chính là tôi, người đang nói chuyện với chị đây'. Gn 4,26
Thờ phượng trong thần khí và sự thật là cách thờ phượng duy nhất Đức Kitô mặc khải cho người phụ nữ. Là Con Thiên Chúa, Đức Kitô là Đền Thờ sống động cho những ai tin vào Thiên Chúa. Điều này thật sáng tỏ sau cuộc tử nạn. Sau ba ngày Đức Kitô phục sinh, sống lại vinh quang. Ứng nghiệm lời Đức Kitô loan báo, sau ba ngày Ngài sẽ xây dựng Đền Thờ mới, hoàn hảo.
TiengChuong.org
Jesus' Identity
Jesus often visited the Temple of Jerusalem on Feast days. Pilgrims from all over the place gathered at the Temple to worship. Many travelled so far that they were unable to bring their offering with them to the Temple. Selling, buying, and changing money were taking place at the Temple, and these were sensible things to do. These religious and economic activities would make the Temple vibrant, and generate income for the Temple. This good intention had lost its purpose because business owners abused the pilgrims' devotional offerings. Pilgrims became victims of unjust business dealings. Cattle, sheep and pigeons selling for sacrifices caused no troubles, but their owners, and the stall- keepers did. Jesus protested against the systematic abuse of the pilgrims. His primary purpose aimed at the Temple's authorities, who ignored these unjust practices for personal gain.
Jesus could no longer keep quiet. He raised His voice and His actions followed, 'Stop turning my Father's house into a market' v.17. This saying revealed that Jesus was not an ordinary pilgrim, but a special One. Unlike previous visits when Jesus had gone to the Temple as an ordinary pilgrim; this time, Jesus made known His identity, and His duty, because His 'hour' was coming. His identity is God's Son, and His duty is to look after God's house. The Temple, a holy place, should be a place of worship with utter respect and reverence for everyone. It should be a house of prayer for all the nations. It now was not only exclusive, but it was also defiled, and defamed for exploiting the pilgrims. Profit was the first priority for the Temple's authorities. Many pilgrims were unhappy about the bad practices at the Temple, but fear of being targeted by the Temple's authorities would silence them. Jesus became the pilgrims' voice. He would no longer allow the Temple's authorities to exploit the pilgrims, and cause the defamation of the Holy Temple.
The animal sellers, and money changers didn't challenge Jesus, but the Temple's authorities did. They questioned Jesus' authority by asking Him for a sign to validate His actions. Jesus answered, 'Destroy this sanctuary, and in three days I will raise it up'. For the Temple's authorities, Jesus' answer was laughable, because their ancestors took forty six years to build the Temple, and Jesus alone could rebuild it in three days.
At one level, Jesus predicted that the unjust activity at the Temple caused destruction to the Temple. The pilgrims would feel, that the sacredness of the Temple was no longer observed by the Temple's authorities, and their elites. Power and wealth had dominated the holy place. Jesus' prediction of the destruction of The Temple became reality forty years later. It was destroyed by foreigners' power. At a spiritual, a mysterious level, Jesus talked about His own Body, that served as the living Temple. The Temple's authorities misunderstood both points. Instead of their coming back to God, their pride covered their eyes and they sank deeper in their blindness. The evangelist explained that 'He was talking of the sanctuary that was His body' v.21
Later on, during the account of the conversation with the Samaritan woman, Jesus revealed to the woman at the well, that His body is the living temple of God when He told her,
'True worshippers will worship the Father in spirit and truth: that is the kind of worshipper the Father wants. God is spirit, and those who worship must worship in spirit and truth'. Jn 4,23
As the conversation went on, Jesus told the woman that He is the Messiah, the Christ, 'I who am speaking to you, said Jesus 'I AM HE'. v. 26
Worship 'in spirit and truth' is the only way of worship Jesus revealed to the woman. As God's Son, Jesus is the living temple for true worshippers, and that became evident after Jesus' Passion, and His resurrection as the new everlasting Sanctuary.
Đền Thờ Tâm Hồn
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:37 02/03/2021
CN 3 CHAY B
Đền Thờ Tâm Hồn
Phụng vụ Lời Chúa qua hai Chúa Nhật Mùa Chay cho thấy Đức Giêsu vừa là con người phải chịu cám dỗ trong sa mạc, vừa là Con Thiên Chúa nơi biến cố Hiển Dung trên núi Tabor.
Phụng vụ Lời Chúa tuần 3 Mùa Chay trình bày Đức Giêsu là Đền Thờ của Thiên Chúa qua sự kiện thanh tẩy đền thờ Giêrusalem.
1. Chúa Giêsu thánh tẩy đền thờ
Đối với Do thái giáo, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng niệm cuộc vượt qua Biển Đỏ tiến về Đất Hứa. Lễ Vượt qua được tổ chức vào ngày 15 tháng Nissan, tức là tháng 4 dương lịch.
Mọi người trong đất nước Palestin đều về Giêrusalem dự lễ.Cả những người tản mác khắp thế giới không bao giờ quên tôn giáo, tổ tiên cũng về dự đại lễ quan trọng nhất này. Dầu sống ở xứ nào, người Do thái vẫn ước mơ và hy vọng được dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem ít nhất là một lần trong đời. Trong dịp này Chúa Giêsu cùng đi dự lễ Vượt qua với các môn đệ.
Thuế Đền Thờ là một sắc thuế mà mỗi người Do thái từ 9 tuổi trở lên đều phải đóng. Tiền thuế là ½ siếc-lơ, tương đương với 2 ngày công nhật.
Trong việc giao dịch thương mại, mọi loại tiền đều có giá trị tại Palestin. Nhưng tiền thuế Đền thờ phải nộp bằng đồng siếc-lơ Galilê hoặc siếc-lơ của Đền Thờ. Khách hành hương đến Đền Thờ phải đổi tiền siếc-lơ. Vì vậy trong sân Đền Thờ có nhiều người làm nghề đổi tiền.Tiền huê hồng khi đổi là ¼ ngày công cho 1đồng. Cứ 4 đồng siếc-lơ thì người đổi được lợi một ngày công. Do đó số tiền thuế Đền thờ và lợi tức đổi tiền thật là lớn.
Điều khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ. Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh Tôn giáo để trục lợi.
Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo.
Chính vì những điều ấy đã làm Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận. Chúa lấy dây thừng bện thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.
Trong Phúc âm hiếm khi ta thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài bình thản đón lấy nụ hôn phản bội của Giuđa; lặng lẽ trước những lời cáo gian buộc tội; xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đóng đinh mình vì họ không biết việc họ làm. Chính Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta học lấy nơi Ngài bài học hiền lành và khiêm nhường. Vậy mà ở đây, Chúa đã nỗi giận đùng đùng, lật tung bàn ghế, lấy dây thừng làm roi xua đuổi tất cả.
Khung cảnh đền thờ phải là nơi yên tĩnh, thánh thiêng. Thế mà nay lại ồn ào huyên náo, mua bán đổi chác, tranh giành, cãi cọ, đôi co như là một cái chợ buôn bán sầm uất. "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" (Ga 2,16). "Nhà của Ta là nhà cầu nguyện,còn các ngươi làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21,12-13). Chúa Giêsu thất vọng biết bao trong tiếng than thở ấy. "Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", Đền thờ nơi tôn nghiêm thờ phượng Đức Chúa, nay lại quá bất kính, quá bát nháo khiến Chúa Giêsu phải đau lòng. Lời ngôn sứ Giêrêmia quở trách dân Do thái xưa đã nên ứng nghiệm ( x. Gr 7,11).
Thế là Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền thờ vì Ngài yêu mến Đền thờ: "Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 69,10). Lòng nhiệt thành với Đền thờ sẽ dẫn Chúa Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại (x. Ga 15,5).
2. Tại sao Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ?
- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì nhà Thiên Chúa đã bị xúc phạm.
Trong sân đền thờ có thờ phượng mà không có lòng tôn kính. Thờ phượng mà không có lòng tôn kính là việc bất xứng. Đó là việc thờ phượng hình thức chiếu lệ.Trong sân Đền thờ người ta cãi vả về giá cả,tiếng ồn ào huyên náo tạo thành một cái chợ chứ không phải là Đền thờ.
- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ để chứng minh rằng việc dâng thú vật làm lễ tế không còn thích đáng nữa.
Các ngôn sứ đã loan báo: “Đức Chúa phán, ngần ấy hy lễ của các ngươi đối với Ta nào có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu,mỡ bê mập, Ta chán ngấy.Máu chiên dê Ta chẳng thèm.” (Is 1,11). "Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận" ( Tv 50,16).
Thái độ thanh tẩy Đền thờ của Chúa Giêsu chứng tỏ Chúa đòi hỏi lòng thành kính. Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa là tấm lòng chân thành.
- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì "Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện"
Đền thờ là nơi Thánh, là chốn Thiên Chúa hiện diện tiếp nhận phụng tự của người dâng lễ và thông ban cho họ sự sống và các ân huệ của Người.
Các chức sắc Đền thờ, các con buôn người Do thái đã biến Đền thờ thành nơi huyên náo, nổi loạn. Tiếng bò rống, tiếng chiên kêu, tiếng rao hàng, lời qua tiếng lại mặc cả, cãi cọ mua bán làm cho khách hành hương không thể cầu nguyện được.
3. Xây dựng đền thờ tâm hồn.
Chúa Giêsu đã thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem. Chúa muốn chúng ta thanh tẩy Đền thờ tâm hồn của mình.
Đền thờ tâm hồn không xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những loại gỗ quý giá. Đền thờ tâm hồn được xây bằng các bí tích, các việc lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.
Trong Đức Kitô, chúng ta đã trở nên đền thờ sống động và đã được cung hiến ngày lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô minh định: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong đền thờ ấy”. Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi tín hữu qua Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thờ Latêranô đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền thờ, nhưng Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi, trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người. Đền thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa là đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ vững bền.
Đền thờ đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2:5; Dt 9:15; 12:24). Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của mọi nhà thờ trên thế giới này đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.” (1Cr 3,11). Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.” (Ed 47,9). Người được phúc đón nhận sự sống đó là Kitô hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô.” (2 Cr 12, 27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa.” (1 Cr 3,16).
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ vì họ đã đem đền thờ biến thành nơi buôn bán, đổi chác;
Xin Chúa xua đuổi nhưng thói hư tật xấu ra khỏi tâm hồn chúng con, để tâm hồn chúng con xứng đáng là đền thờ sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Amen.
Đền Thờ Tâm Hồn
Phụng vụ Lời Chúa qua hai Chúa Nhật Mùa Chay cho thấy Đức Giêsu vừa là con người phải chịu cám dỗ trong sa mạc, vừa là Con Thiên Chúa nơi biến cố Hiển Dung trên núi Tabor.
Phụng vụ Lời Chúa tuần 3 Mùa Chay trình bày Đức Giêsu là Đền Thờ của Thiên Chúa qua sự kiện thanh tẩy đền thờ Giêrusalem.
1. Chúa Giêsu thánh tẩy đền thờ
Đối với Do thái giáo, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng niệm cuộc vượt qua Biển Đỏ tiến về Đất Hứa. Lễ Vượt qua được tổ chức vào ngày 15 tháng Nissan, tức là tháng 4 dương lịch.
Mọi người trong đất nước Palestin đều về Giêrusalem dự lễ.Cả những người tản mác khắp thế giới không bao giờ quên tôn giáo, tổ tiên cũng về dự đại lễ quan trọng nhất này. Dầu sống ở xứ nào, người Do thái vẫn ước mơ và hy vọng được dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem ít nhất là một lần trong đời. Trong dịp này Chúa Giêsu cùng đi dự lễ Vượt qua với các môn đệ.
Thuế Đền Thờ là một sắc thuế mà mỗi người Do thái từ 9 tuổi trở lên đều phải đóng. Tiền thuế là ½ siếc-lơ, tương đương với 2 ngày công nhật.
Trong việc giao dịch thương mại, mọi loại tiền đều có giá trị tại Palestin. Nhưng tiền thuế Đền thờ phải nộp bằng đồng siếc-lơ Galilê hoặc siếc-lơ của Đền Thờ. Khách hành hương đến Đền Thờ phải đổi tiền siếc-lơ. Vì vậy trong sân Đền Thờ có nhiều người làm nghề đổi tiền.Tiền huê hồng khi đổi là ¼ ngày công cho 1đồng. Cứ 4 đồng siếc-lơ thì người đổi được lợi một ngày công. Do đó số tiền thuế Đền thờ và lợi tức đổi tiền thật là lớn.
Điều khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ. Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh Tôn giáo để trục lợi.
Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo.
Chính vì những điều ấy đã làm Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận. Chúa lấy dây thừng bện thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.
Trong Phúc âm hiếm khi ta thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài bình thản đón lấy nụ hôn phản bội của Giuđa; lặng lẽ trước những lời cáo gian buộc tội; xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đóng đinh mình vì họ không biết việc họ làm. Chính Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta học lấy nơi Ngài bài học hiền lành và khiêm nhường. Vậy mà ở đây, Chúa đã nỗi giận đùng đùng, lật tung bàn ghế, lấy dây thừng làm roi xua đuổi tất cả.
Khung cảnh đền thờ phải là nơi yên tĩnh, thánh thiêng. Thế mà nay lại ồn ào huyên náo, mua bán đổi chác, tranh giành, cãi cọ, đôi co như là một cái chợ buôn bán sầm uất. "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" (Ga 2,16). "Nhà của Ta là nhà cầu nguyện,còn các ngươi làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21,12-13). Chúa Giêsu thất vọng biết bao trong tiếng than thở ấy. "Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", Đền thờ nơi tôn nghiêm thờ phượng Đức Chúa, nay lại quá bất kính, quá bát nháo khiến Chúa Giêsu phải đau lòng. Lời ngôn sứ Giêrêmia quở trách dân Do thái xưa đã nên ứng nghiệm ( x. Gr 7,11).
Thế là Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền thờ vì Ngài yêu mến Đền thờ: "Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 69,10). Lòng nhiệt thành với Đền thờ sẽ dẫn Chúa Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại (x. Ga 15,5).
2. Tại sao Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ?
- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì nhà Thiên Chúa đã bị xúc phạm.
Trong sân đền thờ có thờ phượng mà không có lòng tôn kính. Thờ phượng mà không có lòng tôn kính là việc bất xứng. Đó là việc thờ phượng hình thức chiếu lệ.Trong sân Đền thờ người ta cãi vả về giá cả,tiếng ồn ào huyên náo tạo thành một cái chợ chứ không phải là Đền thờ.
- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ để chứng minh rằng việc dâng thú vật làm lễ tế không còn thích đáng nữa.
Các ngôn sứ đã loan báo: “Đức Chúa phán, ngần ấy hy lễ của các ngươi đối với Ta nào có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu,mỡ bê mập, Ta chán ngấy.Máu chiên dê Ta chẳng thèm.” (Is 1,11). "Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận" ( Tv 50,16).
Thái độ thanh tẩy Đền thờ của Chúa Giêsu chứng tỏ Chúa đòi hỏi lòng thành kính. Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa là tấm lòng chân thành.
- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì "Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện"
Đền thờ là nơi Thánh, là chốn Thiên Chúa hiện diện tiếp nhận phụng tự của người dâng lễ và thông ban cho họ sự sống và các ân huệ của Người.
Các chức sắc Đền thờ, các con buôn người Do thái đã biến Đền thờ thành nơi huyên náo, nổi loạn. Tiếng bò rống, tiếng chiên kêu, tiếng rao hàng, lời qua tiếng lại mặc cả, cãi cọ mua bán làm cho khách hành hương không thể cầu nguyện được.
3. Xây dựng đền thờ tâm hồn.
Chúa Giêsu đã thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem. Chúa muốn chúng ta thanh tẩy Đền thờ tâm hồn của mình.
Đền thờ tâm hồn không xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những loại gỗ quý giá. Đền thờ tâm hồn được xây bằng các bí tích, các việc lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.
Trong Đức Kitô, chúng ta đã trở nên đền thờ sống động và đã được cung hiến ngày lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô minh định: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong đền thờ ấy”. Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi tín hữu qua Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thờ Latêranô đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền thờ, nhưng Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi, trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người. Đền thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa là đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ vững bền.
Đền thờ đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2:5; Dt 9:15; 12:24). Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của mọi nhà thờ trên thế giới này đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.” (1Cr 3,11). Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.” (Ed 47,9). Người được phúc đón nhận sự sống đó là Kitô hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô.” (2 Cr 12, 27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa.” (1 Cr 3,16).
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ vì họ đã đem đền thờ biến thành nơi buôn bán, đổi chác;
Xin Chúa xua đuổi nhưng thói hư tật xấu ra khỏi tâm hồn chúng con, để tâm hồn chúng con xứng đáng là đền thờ sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Amen.
Thanh luyện tâm hồn nên đền thờ đích thực của Thiên chúa
Lm Đan Vinh
22:51 02/03/2021
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY B
Xh 20,1-17; 1 Cr 1,22-25; Ga 2,13-25
THANH LUYỆN TÂM HỒN NÊN ĐỀN THỜ ĐÍCH THỰC CỦA THIÊN CHÚA
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 2,13-25
(13) Gần đến lễ Vượt Qua của người Do Thái, Đức Giê-su lên thành Giê-ru-sa-lem, (14) Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. (15) Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ. Còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. (16) Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán”. (17) Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh: “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. (18) Người Do Thái hỏi Đức Giê-su: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” (19) Đức Giê-su đáp: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại” (20) Người Do Thái nói: “Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao?” (21) Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người. (22) Vậy, khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó. Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đã nói. (23) Trong lúc Đức Giê-su ở Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Vượt Qua, có nhiều kẻ tin vào danh Người bởi đã chứng kiến các dấu lạ Người làm. (24) Nhưng chính Đức Giê-su không tin họ, vì Người biết họ hết thảy (25) và không cần ai làm chứng về con người. Quả thật, chính Người biết có gì trong lòng con người.
2. Ý CHÍNH:
Với lòng nhiệt thành yêu mến Thiên Chúa, Đức Giê-su không thể chấp nhận được cảnh bát nháo diễn ra nơi Đền Thờ của Chúa Cha. Người đã biểu lộ uy quyền của Con Thiên Chúa bằng việc dùng roi xua đuổi bọn con buôn cùng với tiền bạc, chiên bò, chim câu của họ... ra khỏi Đền Thờ. Người tẩy uế Đền Thờ của Chúa Cha và khẳng định rằng: Từ nay việc thờ phượng đẹp lòng Thiên Chúa sẽ phải được cử hành trong Đền Thờ Mới là thân xác Phục Sinh của Người và trong lòng các tín hữu, thay sự thờ phượng tạm thời trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem bằng gỗ đá.
3. CHÚ THÍCH:
- C 13-15: + Lễ Vượt Qua của dân Do Thái: Vào thời Đức Giê-su, lễ Vượt Qua là một trong ba đại lễ, buộc người Do Thái ở khắp nơi phải hành hương về Đền thánh Giê-ru-sa-lem để sát tế và ăn bữa tiệc chiên Vượt Qua, kỷ niệm biến cố Xuất Hành, trong đó Đức Chúa đã dùng Mô-sê giải phóng con cháu Gia-cóp là dân Do Thái khỏi ách nô lệ cho dân Ai Cập. + Đền Thờ: Đền Thờ là dấu chỉ Đức Chúa hiện diện giữa dân Người. Không kể Đền thờ tạm là Nhà Lều trong thời gian 40 năm dân Do Thái đi qua sa mạc, còn có ba Đền Thờ đã lần lượt được xây dựng tại Giê-ru-sa-lem là Đền Thờ Sa-lô-mon, Đền Thờ Sau Lưu Đầy và Đền Thờ thời vua Hê-rô-đê. + Có những kẻ bán chiên bò, bồ câu và những người đang ngồi đổi tiền: Tại sân lương dân, các Tư tế cho một số người vào bán chiên, bò và chim câu... để dân chúng dễ dàng mua dâng vào Đền Thờ làm lễ vật hiến tế (x. Ga 2,14; Lc 2,24). Cũng có cả những người ngồi đổi tiền từ đồng tiền của Rô-ma sang đồng tiền riêng của Đền Thờ. Lý do đổi tiền vì tiền Rô-ma lưu hành ngoài xã hội có đúc hình và ký hiệu của hoàng đế Xê-da được coi như thần linh (x. Lc 20, 24-25), nên đã bị cấm sử dụng trong Đền Thờ. Người Do Thái muốn đóng thuế tôn giáo hay góp tiền trùng tu Đền Thờ (x. Lc 21,1-2) phải đổi từ đồng tiền Rô-ma lưu hành ngoài xã hội thành đồng tiền Đền Thờ tại bàn đổi tiền này, rồi mới được bỏ tiền Đền Thờ vào thùng quyên góp (x. Ga 2,14). + Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả...: Sự bất kính do bọn con buôn gây ra khiến Đức Giê-su rất đau lòng. Người nổi cơn thịnh nộ và đã lấy các đoạn dây thừng cột chiên bò bỏ lại đó đây, chắp lại làm thành dây roi, và dùng dây roi này mà đánh đuổi bọn con buôn và các con vật ra khỏi Đền Thờ.
- C 16-19: + “Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”: Nói câu này, Đức Giê-su đã gián tiếp nhận mình là Con Thiên Chúa ngang hàng với Thiên Chúa. “Nơi buôn bán” hay “hang trộm cướp” là kiểu nói diễn tả tình trạng bất kính trong Đền Thờ, một nơi tôn nghiêm được dành riêng thờ phượng Đức Chúa. Thế là ứng nghiệm lời các ngôn sứ đã tuyên sấm để quở trách dân Do Thái (x. Gr 7,11). + “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”: “Sẽ phải thiệt thân” nghĩa là “sẽ phải chết”. Như vậy ý nghĩa lời Thánh Vịnh 69,10 như sau: Lòng nhiệt thành với Đền Thờ sẽ khiến Đức Giê-su bị người đời bách hại (x. Ga 15,5). + Người Do Thái hỏi Đức Giê-su: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?”: “Người Do Thái” trong câu này ám chỉ các đầu mục của Đền Thờ là các Tư tế và thầy Lê-vi đang phục vụ Đền Thờ. Họ bực tức khi thấy Đức Giê-su đánh đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ mà chính họ đã cho phép. Do đó họ hạch hỏi Đức Giê-su đã dựa vào dấu lạ nào để chứng minh Người có quyền làm như thế. Trước đây họ cũng nhiều lần đòi Đức Giê-su phải làm phép lạ cho họ thấy để tin Người đã được Thiên Chúa sai đến (x. Mt 12,38; Mc 8,11; Lc 11,16). + “Các ông cứ phá Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày Tôi sẽ xây dựng lại”: Ở đây, Đức Giê-su cho họ một phép lạ làm chứng Người được Thiên Chúa sai đến, là Người sẽ sống lại nội trong ba ngày sau khi chết. Tuy nhiên Đức Giê-su sử dụng kiểu nói dụ ngôn mà các ngôn sứ hay dùng là gọi thân thể Người là Đền Thờ. Câu này có nghĩa là: Dù thân xác Người có bị giết chết thì cũng chỉ trong ba ngày sẽ sống lại.
- C 20-22: + Phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong: Do các đầu mục Do Thái đã hiểu lời Đức Giê-su theo nghĩa đen nên đã nói đến thời gian xây dựng Đền Thờ vật chất phải mất 46 năm (Khởi công năm 20 trước Công Nguyên và đến năm 26 sau Công nguyên mới tạm hoàn thành những công trình chính), đang khi ý Đức Giê-su lại muốn nói Đền Thờ là Thân Thể của Người. Sau này khi Thượng Hội Đồng Do Thái xét xử Đức Giê-su do Thượng Tế Cai-pha làm chủ tọa, có hai kẻ đã đứng ra cáo gian Người rằng: “Tên này đã tuyên bố: Tôi có thể phá Đền Thờ Thiên Chúa và nội trong ba ngày sẽ xây cất lại” (Mt 26,61). Các đầu mục còn nhắc lại lời tố cáo này khi lăng nhục Đức Giê-su trên thập giá (x. Mt 27,40). + Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính Thân Thể Người: Thân Thể Đức Giê-su phục sinh là nơi Thiên Chúa hiện diện và tỏ mình ra cho loài người (x. Ga 1,14). Thân thể ấy là Đền Thờ Mới, nơi thờ phượng Thiên Chúa trong Thần khí và Sự thật (x. Ga 4,23-24). + Khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó: Chỉ dưới ánh sáng Phục Sinh và được Thánh Thần tác động, các môn đệ mới có thể hiểu chính xác các lời nói việc làm của Đức Giê-su (x. Ga 12,16; 14,26).
- C 23-25: + Nhiều kẻ tin vào danh Người, nhưng chính Đức Giê-su lại không tin họ: Phép lạ chỉ có tác dụng kích thích tính tò mò khiến người ta đến xem để biết thực hư ra sao, còn đức tin có được là do tai nghe (x. Rm 10,17) chứ không do mắt thấy (x Ga 20,29). Một số khá đông dân chúng đã tin Đức Giê-su vì thấy các phép lạ Người làm (x. Ga 12,17-18). Nhưng đức tin dựa trên mắt thấy là thứ đức tin bất toàn và không bền vững. Do đó Đức Giê-su không tín nhiệm hạng tín hữu này. Thực vậy, trong số đám đông dân chúng đòi kết án tử hình thập giá cho Chúa trước tòa Phi-la-tô, chắc không thiếu những kẻ đã từng tung hô khi đón rước Người vào Thành trước đó mấy ngày (x. Lc 19,37-38; Ga 12,12-15). + Đàng khác, phép lạ không đương nhiên dẫn đến đức tin: Các biệt phái và Kinh sư đã chứng kiến nhiều phép lạ Người làm, thế mà họ đâu có tin Người, trái lại còn đòi quan Phi-la-tô kết án tử hình thập giá cho Người (x. Ga 11,45-53). Ngòai ra, họ còn xuyên tạc phép lạ trừ quỉ của Đức Giê-su như sau: “Ông ta nhờ tướng quỉ mà trừ quỉ” (Mc 3,22). + Người biết họ hết thảy: Đức Giê-su biết rõ ý đồ của dân chúng theo Người là do vụ lợi, nên đã nói với họ rằng: “Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê” (Ga 6,26). Người đòi bệnh nhân phải có đức tin như điều kiện để Người làm phép lạ chữa lành cho họ (x Mc 5,34). Người khen đức tin mạnh mẽ của người đàn bà xứ Ca-na-an trước khi chính thức chữa bệnh cho con gái bà (x Mt 15,28). Người đã không làm phép lạ ở Na-da-rét do dân làng không tin Người là Đấng Thiên Sai (x Mt 13,58).
4. CÂU HỎI:
1) Lễ Vượt Qua là đại lễ kỷ niệm biến cố nào trong lịch sử dân Ít-ra-en?
2) Đền thờ là gì? Trong lịch sử có mấy Đền thờ đã được xây dựng tại Giê-ru-sa-lem? Đền thờ thời Đức Giê-su là Đền Thờ thứ mấy?
3) Tại sao trong Đền thờ Giê-ru-sa-lem lại có cảnh buôn bán chiên bò, bồ câu và đổi tiền?
4) Đức Giê-su đã có thái độ nào trước hiện tượng bát nháo bất kính nói trên?
5) Đức Giê-su đã trả lời thế nào khi người Do thái hạch hỏi người về quyền xua đuổi con buôn ra khỏi Đền thờ?
6) So sánh câu nói của Đức Giê-su về việc phá hủy Đền thờ trong Tin Mừng hôm nay với lời hai nhân chứng cáo gian Người trước tòa Thượng tế Cai-pha khác nhau thế nào? Họ còn nhắc lại điều cáo gian này vào lúc nào?
7) Thực ra Đền thờ Đức Giê-su nói tới ở đây ám chỉ điều gì?
8) Đức tin chân chính là do mắt thấy hay bởi tai nghe? Phép lạ có đương nhiên khiến kẻ vô tín tin Chúa không? Tại sao?
9) Đức Giê-su làm phép lạ nhằm mục đích gì? Người đòi bệnh nhân điều kiện gì trước khi chữa lành cho họ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây. đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,16):
2. CÂU CHUYỆN:
1) MỖI TÍN HỮU ĐỀU LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA:
Vua Tra-ja-no là hoàng đế cai trị nước Rô-ma từ năm 98 đến năm 117. Nhà vua đã cấm đạo, và đã bắt thánh Ignatio giám mục thành Antiochia. Tại tòa án, nhà vua đã chế nhạo đạo Công Giáo, rồi gọi thánh Ignatio là thằng quỉ xấu xa, thánh Ignatio giám mục thưa lại rằng:
- Tâu đức vua, chẳng có ai gọi người mang Thiên Chúa trong mình là thằng quỉ dữ được.
Nhà vua hỏi lại:
- Vậy ông mang Thiên Chúa trong mình ư?
Thánh Ignatio giám mục trả lời:
- Tâu đức vua, phải - tôi mang Thiên Chúa trong mình, vì những người đã chịu phép rửa tội, sống đời sạch tội, đều là đền thờ của Thiên Chúa. Bởi vậy, không hạnh phúc nào lớn lao cho bằng người Công Giáo, bằng được trở nên đền thờ Thiên Chúa; và cũng chẳng có gì can hệ cho con người bằng phải luôn là đền thờ cho Thiên Chúa ngự.
Nghe xong, hoàng đế Trajano đã lên án rằng:
- Ignatio thành Antiochia là người đã cậy mình vì mang Thiên Chúa trong mình nên phải điệu đến Roma, để làm của ăn cho thú dữ.
Trong Mùa Chay, hội thánh muốn các tín hữu chúng ta thanh tẩy đền thờ tâm hồn của mình như lời thánh Phaolô: "Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?" (1Cr 3,16).
2) NHÀ THỜ CẦN MỞ RỘNG CỬA ĐÓN NHẬN MỌI NGƯỜI.
GANDHI được tôn vinh là Cha Già của Ấn Độ khi còn là sinh viên đi du học tại Nam Phi, một thuộc địa của nước Anh. Nước này nổi tiếng về tệ nạn phân biệt chủng tộc da trắng với da màu. Trong thời gian học tập, Gandhi có dịp đọc Kinh thánh của Ki-tô giáo và lập tức bị giáo thuyết Tám Mối Phúc trong Bài Giảng trên núi của Đức Giê-su cuốn hút. Ông rất tâm đắc trước lời Chúa dạy về một tình yêu phổ quát và bình đẳng giữa mọi người, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, địa vị cao thấp, là Do thái hay lương dân... Gandhi nghĩ rằng : Có lẽ Ki-tô giáo là giải pháp tối ưu và hữu hiệu để giải quyết tận gốc tệ nạn phân biệt giai cấp trong xã hội Ấn độ là quê hương của ông. Gandhi nghĩ mình nên tìm hiểu và sẽ gia nhập vào Ki-tô giáo.
Ngày nọ, Gandhi đi bộ đến một nhà thờ để biết về lễ nghi trong đạo và cũng để tìm hiểu thêm về giáo lý Ki-tô giáo. Tuy nhiên, khi ông bước đến cửa nhà thờ thì bị người giữ cửa chặn lại không cho ông vào nhà thờ. Bấy giờ ông cho biết ý định tìm hiểu đạo của mình. Nhưng thật là bất ngờ khi người giữ cửa nói như sau:”Đây là nhà thờ dành riêng cho người da trắng. Nếu mi muốn tìm hiểu đạo, thì hãy tìm đến nhà thờ dành riêng cho dân da mầu mà xin!” Gandhi rất tức giận và bỏ ra về. Ông đã ghi lại cảm tưởng của ông trong tập nhật ký như sau: ”Tôi rất thán phục Đức Giê-su và giáo thuyết đầy tình nhân ái khoan dung của Ngài. Thế nhưng tôi rất bất mãn khi tiếp xúc với các tín hữu là môn đệ của Ngài ! Nếu đạo Ki-tô cũng phân biệt chủng tộc như vậy, thì Ki-tô giáo có hơn gì Ấn giáo có sự phân biệt giai cấp của tôi? Thôi, tôi cần chi phải gia nhập vào đạo này. Tốt nhất là tôi cứ chấp nhận có bất toàn trong Ấn giáo và cố gắng sống theo giáo lý truyền thống của cha ông là đủ”!
Chính thái độ phân biệt chủng tộc của người giữ cửa nhà thờ đã trở thành rào cản Gan-dhi đến với đạo của Đức Giê-su. Chúng ta nên suy nghĩ về lời nguyện được viết trên cửa một nhà thờ như sau:
“Lạy Chúa, xin làm cho cánh cửa này đủ rộng để có thể đón tiếp mọi người nào cần đến tình thương của đồng loại, anh em, nhưng cũng đủ hẹp để có thể ngăn chận mọi kiêu căng, ganh tị, bất hoà. Xin làm cho ngưỡng cửa này đủ phẳng để buớc chân của trẻ thơ và những người lầm đường lạc lối vào đây mà không bị vấp ngã. Xin làm cho nhà này là nhà cầu nguyện và là cổng dẫn vào Nước Chúa”. (Theo Flor McCarthy).
3) PHẢI THỜ CHÚA TRONG THẦN KHÍ VÀ SỰ THẬT:
Người ta kể rằng: một người kia nằm mơ, thấy thiên sứ dẫn mình đến một ngôi nhà thờ trong một ngày chúa nhật. Tại đó người này thấy người nhạc sĩ đang đàn phong cầm nhưng không nghe thấy tiếng âm nhạc, ca đoàn và cộng đoàn hát nhưng không nghe có âm thanh nào cả. Rồi đến khi linh mục đứng lên giảng, môi mấp máy, nhưng không ra tiếng nói nào cả. Người ấy rất đỗi ngạc nhiên hỏi thiên sứ, thì thiên sứ nói: "Ông không nghe thấy gì, vì không có gì để nghe cả. Những người trong nhà thờ không tham dự vào buổi thờ phượng, mà chỉ dự phần vào hình thức thờ phượng mà thôi. Tâm hồn họ trống rỗng. Họ không thờ phượng Chuá từ trong cõi lòng. Họ chỉ là những chiếc máy vô hồn phát ra. Họ nếu không nói là giả hình thì cũng là những loại người thờ Chuá bằng môi bằng miệng, còn lòng dạ họ đã xa Chuá lâu rồi.
Câu chuyện này dạy chúng ta một bài học quan trọng: khi vào nhà thờ thờ phượng Chúa, chúng ta cần đọc kinh cầu nguyện với thái độ tin tưởng và yêu mến. Hãy hát ngợi khen Chúa với lòng mến yêu tha thiết. Khi nào ta làm được như thế thì việc thờ phượng mới có ý nghĩa. Và chỉ những lúc đó, lời ca ngợi của chúng ta mới bay lên tới Chúa được.
4) “TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI”-
CÂU CHUYỆN VỀ SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG TIỀN
Thỉnh thoảng đài truyền hình VN lại cho chiếu lại bộ phim: “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” mà tác giả là một nữ văn sĩ người Úc đạo Tin Lành. Khi viết cuốn tiểu thuyết này, bà đã đứng trên quan điểm của đạo Tin Lành để phê phán luật độc thân của hàng giáo sĩ Công Giáo. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng là dịp để chúng ta suy nghĩ về sức mạnh của đồng tiền đã tác động không những trên cuộc đời của một linh mục mà còn ảnh hưởng lớn lao đến uy tín của Hội Thánh nữa.
Câu chuyện về một linh mục là Cha RÁP (Ralph): RÁP là một linh mục trẻ nhiều tài năng nhưng cũng đầy tham vọng. Vị linh mục này có nhiều ưu điểm, có sức cuốn hút mạnh mẽ khiến nhiều người đến với mình, nhưng đồng thời ông cũng muốn được nổi danh và ham mê tiền bạc vật chất. Trong số các người mến mộ cha Ráp, có một bà già quí phái giàu có, bà quí mến Cha cách đặc biệt, nhưng tình cảm của bà không được cha đáp lại, nên từ tình yêu biến thành thù hận. Tuy nhiên, thay vì trả thù theo kiểu thường tình, bà già này đã cố tình gài bẫy để bôi đen cuộc đời của vị linh mục trẻ bằng cách: Trước khi chết, bà đã làm một bản di chúc dâng cúng toàn bộ tài sản kếch sù của bà cho Hội Thánh Công Giáo, với điều kiện là Hội thánh phải bổ nhiệm Cha Ráp trực tiếp quản lý số tài sản đó. Do quản lý nhiều tiền, Cha Ráp đã được bề trên cất nhắc lên địa vị cao trong Hội Thánh, nhưng đồng thời những đồng tiền mà Cha quản lý kia cũng biến đổi lòng đạo đức của Cha ngày càng xuống cấp, để rồi cuối cùng cha đã bị sa ngã trong vòng tay của một thiếu nữ xinh đẹp tên là Mê-ghi.
Câu chuyện nhằm chỉ trích Giáo Hội Công Giáo, nhưng cũng nói lên một sự thực: Giáo Hội của Đức Ki-tô tuy bản chất tinh tuyền, nhưng lại gồm những con người bằng xương bằng thịt và có thể bị ảnh hưởng xấu bởi tiền của. Tiền bạc rất quan trọng và cần thiết cho mọi người, mọi tổ chức và cho cả Giáo Hội tồn tại và phát triển. Nhưng tiền thay vì là phương tiện, dễ trở thành chủ nhân của người chiếm hữu nó, như lời Chúa cảnh giác hôm nay: “Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của” (Mt 6,24).
3. SUY NIỆM:
1) ĐỨC GIÊ-SU THANH TẨY ĐỀN THỜ GIÊ-RU-SA-LEM:
"Cứ mỗi dịp gần Tết kéo dài đến tháng ba (âm lịch) hằng năm, cổng chùa lại léo xéo cảnh đổi tiền lẻ vào lễ chùa. Những tờ tiền 200, 500 đồng được đổi thành từng cục như viên gạch mộc, cứ "10 ăn 8 hoặc 10 ăn 7". Tức 100.000 đồng tiền chẵn thì đổi được 70.000 hoặc 80.000 đồng loại chuyên dùng để "sắp lễ" (200, 500 đồng). Không biết bao nhiêu triệu đồng tiền "bé" được quay vòng cả năm không chán: người đi lễ đổi tiền, tiền ấy được ném vào xó xỉnh, cài vào chân tay, nách, đùi của các pho tượng đẹp nổi tiếng của quốc gia; rồi nhà chùa xách túi hoặc rổ rá đi gom tiền ấy lại đem ra đổi ngoài cổng chùa. Và vòng quay lại bắt đầu.
Đó là trích từ một bài viết trong Tuổi Trẻ Online diễn tả về tệ nạn xảy ra thường xuyên tại nhiều ngôi chùa Việt Nam thời gian gần đây, và đã bị dư luận lên án gay gắt. Câu chuyện người ta dùng tiền lẻ làm ô uế đình chùa Việt Nam cũng tương tự như câu chuyện dân Do thái làm ô uế Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, khiến Đức Giê-su phải ra tay thanh tẩy như trong Tin Mừng Gio-an sau đây ghi lại:
“Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ. Còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,14-16).
Hành động xua đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ của Đức Giê-su cho thấy: Việc lạm dụng Đền Thờ để tìm tư lợi là làm mất đi sự trang nghiêm của nơi thờ phượng và làm ô uế Đền Thờ,… Đó là một trọng tội cần phải được cấp thời chấn chỉnh. Đức Giê-su đòi người ta trả lại chức năng thực sự của Đền thờ khi nói: “Đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,16b). Qua hành động này, Đức Giê-su cũng gián tiếp bác bỏ lối thờ phượng Thiên Chúa hình thức bề ngoài, đúng như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm lời Đức Chúa quở trách dân Do thái xưa: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 76b; Is 29,13).
2) CẦN TUÂN GIỮ LỀ LUẬT THẾ NÀO?
Một người do thái nọ muốn sống thánh thiện nên đến xin ý kiến của một vị Rabbi. Vị Rabbi hỏi :
– Từ trước tới nay anh sống thế nào?
– Rất tốt, thưa ngài.
– Anh nói “rất tốt” nghĩa là sao?
– Nghĩa là tôi không vi phạm giới luật nào cả. Tôi không kêu tên Chúa vô cớ, tôi không tục hóa ngày sabát, tôi không bất kính với cha mẹ, tôi không giết người, tôi không bất trung với vợ tôi, tôi không trộm cắp, tôi không làm chứng dối, tôi không tham muốn của cải và vợ người khác.
Vị Rabbi nói :
– Tôi hiểu. Anh đã không vi phạm giới luật nào cả.
– Đúng vậy, thưa ngài.
Nhưng vị Rabbi hỏi tiếp :
– Nhưng anh có tuân giữ các giới luật không?
– Ngài hỏi vậy nghĩa là sao ạ?
– Nghĩa là : anh có tôn kính thánh Danh Chúa không? Anh có thánh hóa ngày sabát không? Anh có hiếu kính cha mẹ không? Anh có tôn trọng và bảo vệ mạng sống của người khác không? Anh có biểu lộ tình yêu đối với vợ con bằng lời nói hay hành động không? Anh có chia sẻ của cải cho người nghèo không? Anh đã bảo vệ danh dự và tiếng tốt cho người bị hại chưa? Anh có hay giúp đỡ người khác không?
Người Do thái ra đi và suy nghĩ miên man. Từ trước tới nay anh chỉ nhìn các giới luật theo khía cạnh tiêu cực nên mọi cố gắng của anh chỉ là làm sao khỏi vi phạm luật. Nhưng hôm nay vị Rabbi vừa chỉ cho anh một cách nhìn mới hẳn : không chỉ cố tránh vi phạm Luật, mà còn phải làm những việc tốt Luật dạy.
Kitô hữu ngày nay cũng cần lưu ý :
– Chúng ta tuân giữ lề luật không phải vì sợ Chúa phạt, mà vì lòng yêu mến Chúa.
– Chúng ta giữ luật không phải để được Chúa yêu, mà giữ luật để đáp lại tình Chúa đã yêu thương ta.
3) HÃY TÔN TRỌNG THÂN XÁC LÀ ĐỀN THỜ CỦA CHÚA THÁNH THẦN:
- Để trả lời những kẻ chất vấn lấy quyền nào để ra tay xua đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ, Đức Giê-su đã trả lời như sau: “Các ông cứ phá hủy Đền thờ này đi, nội ba ngày Tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2,19). Qua đó, Đức Giê-su ám chỉ Người chính là Đấng Thiên Sai và thân thể của Người giống như Đền Thờ, sẽ bị tàn phá do người đời, nhưng đến ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết trỗi dậy.
- Ngoài ra thân xác mỗi người chúng ta cũng là Đền Thờ của Thiên Chúa như thánh Phao-lô dạy: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? (I Cor 3,16.19). Do đó, chúng ta phải tôn trọng Đền Thờ của Chúa Ba Ngôi là thân xác chúng ta như lời Chúa Giê-su: “Ai yêu mến Thầy và tuân giữ lời Thầy, thì Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và Chúng Ta (tức Ba Ngôi Thiên Chúa) sẽ đến ngự trong người ấy” (Ga 14, 23).
4) HÌNH PHẠT DÀNH CHO NHỮNG KẺ LÀM Ô UẾ ĐỀN THỜ:
- Những ai làm cho Đền Thờ thân xác mình và Đền Thờ là anh em khác ra ô uế thì Đức Giê-su rất đau lòng như Người đã lên án những kẻ xúi giục người ta phạm tội: “Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã. Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã” (Lc 17,1b-2). Thánh Phao-lô cũng quả quyết về hình phạt dành cho những kẻ này: “Ai phá hủy Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em” (I Cr 3,17).
- Ngày nay Đức Giê-su cũng muốn các nhà thờ phải thật sự là nơi thờ phượng Thiên Chúa trong “Thần khí và sự thật” (x Ga 4,24). Người muốn nhà thờ là nơi để con người gặp gỡ Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhìn vào các nhà thờ hiện nay, chúng ta thấy nhiều khi nhà thờ đã trở thành một nơi sinh hoạt vui chơi văn nghệ như múa lân, múa hát, diễn kịch xã hội vào các dịp Lễ Tết ngay trên gian cung thánh, làm mất đi bầu khí trang nghiêm lẽ ra phải có. Nên biết rằng: Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su muốn môn đệ hãy cầu nguyện trong thinh lặng, và chính Người ngay từ sáng sớm đã vào nơi hoang vắng để cầu nguyện kết hiệp với Chúa Cha (x Mc 1,35).
5) THANH TẨY ĐỀN THỜ THÂN XÁC VÀ TÂM HỒN THẾ NÀO? :
- Tin Mừng CN hôm nay ghi nhận việc Đức Giê-su thanh tẩy đền thờ Giê-ru-sa-lem. Người cũng muốn chúng ta tiếp tục công việc của Người là giữ gìn thân xác ta là đền thờ thiêng liêng của Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần luôn thanh tẩy tâm hồn và thân xác xứng đáng được Chúa ngự trị.
Hãy kính trọng thân xác của mình và của tha nhân.
Hãy tu sửa các đền thờ thân xác chúng ta và tha nhân đang bị xuống cấp, bị xúc phạm.
Hãy sửa chữa đền thờ là thân xác ta đang bị bệnh tật, đói khát và mang thương tích.
Cần thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi tội thờ thần tài khi coi trọng tiền bạc hơn Thiên Chúa.
Cần thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi các đam mê dục vọng đang làm ô uế đền thờ tâm hồn chúng ta.
Cần thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi thói gian tham và cư xử bất công với người dưới.
Cần thanh tầy tâm hồn chúng ta khỏi các thói hư, đặc biệt thói kiêu căng ganh ghét và tự ái cao.
- Trong những ngày Mùa Chay này, mỗi tín hữu hãy năng tự kiểm điểm để tìm ra những điều làm cho đền Thờ tâm hồn mình ra ô uế, rồi quyết tâm tu sửa. Chúa Giê-su đã cho biết nguyên nhân làm cho người ta ra ô uế là từ trong tâm hồn: “Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế” (Mt 15,19-20). Trong Mùa Chay này, chúng ta cần tập luyện các nhân đức đối lập với thói hư. Cụ thể cần tập hai nhân đức quan trọng này là hiền lành và khiêm nhường để nên giống Đức Giê-su như Người đã dạy: “ Hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).
4. THẢO LUẬN:
1) Bạn sẽ làm gì để học tập nhân đức hiền lành và khiêm nhương của Chúa Giê-su?
2) Giả như được tin Đức Giê-su sắp đến thăm viếng nhà bạn, thì bạn sẽ làm gì để thanh tẩy tâm hồn xứng đáng đón rước Chúa?
5. LỜI CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin làm cho cánh cửa nhà thờ đủ rộng để có thể đón tiếp mọi người cần đến tình thương của đồng loại. Nhưng cũng đủ hẹp để ngăn chận các thói xấu như kiêu căng, ganh tị, bất hòa...
Xin làm cho ngưỡng cửa các nhà thờ đủ phẳng để những bước chân của trẻ thơ và những người lầm đường lạc lối đi qua đây khỏi bị vấp ngã.
Xin làm cho các nhà thờ trở thành nhà cầu nguyện và thành cổng dẫn đưa chúng con vào Nước Chúa. (Viết theo Flor McCarthy)
- “Lạy Chúa Giê-su. Tình yêu của con. Nếu Hội thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì hẳn Hội thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất. Đó là trái tim, một trái tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội thánh vắng bóng tình yêu, thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...
Lạy Chúa Giê-su. Cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội thánh: nơi trái tim Hội thánh, con sẽ là tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả. Vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội thánh. Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con sẽ được thực hiện.” (Theo lời cầu của thánh nữ Têrêxa)
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Xh 20,1-17; 1 Cr 1,22-25; Ga 2,13-25
THANH LUYỆN TÂM HỒN NÊN ĐỀN THỜ ĐÍCH THỰC CỦA THIÊN CHÚA
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 2,13-25
(13) Gần đến lễ Vượt Qua của người Do Thái, Đức Giê-su lên thành Giê-ru-sa-lem, (14) Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. (15) Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ. Còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. (16) Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán”. (17) Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh: “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. (18) Người Do Thái hỏi Đức Giê-su: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” (19) Đức Giê-su đáp: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại” (20) Người Do Thái nói: “Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao?” (21) Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người. (22) Vậy, khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó. Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đã nói. (23) Trong lúc Đức Giê-su ở Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Vượt Qua, có nhiều kẻ tin vào danh Người bởi đã chứng kiến các dấu lạ Người làm. (24) Nhưng chính Đức Giê-su không tin họ, vì Người biết họ hết thảy (25) và không cần ai làm chứng về con người. Quả thật, chính Người biết có gì trong lòng con người.
2. Ý CHÍNH:
Với lòng nhiệt thành yêu mến Thiên Chúa, Đức Giê-su không thể chấp nhận được cảnh bát nháo diễn ra nơi Đền Thờ của Chúa Cha. Người đã biểu lộ uy quyền của Con Thiên Chúa bằng việc dùng roi xua đuổi bọn con buôn cùng với tiền bạc, chiên bò, chim câu của họ... ra khỏi Đền Thờ. Người tẩy uế Đền Thờ của Chúa Cha và khẳng định rằng: Từ nay việc thờ phượng đẹp lòng Thiên Chúa sẽ phải được cử hành trong Đền Thờ Mới là thân xác Phục Sinh của Người và trong lòng các tín hữu, thay sự thờ phượng tạm thời trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem bằng gỗ đá.
3. CHÚ THÍCH:
- C 13-15: + Lễ Vượt Qua của dân Do Thái: Vào thời Đức Giê-su, lễ Vượt Qua là một trong ba đại lễ, buộc người Do Thái ở khắp nơi phải hành hương về Đền thánh Giê-ru-sa-lem để sát tế và ăn bữa tiệc chiên Vượt Qua, kỷ niệm biến cố Xuất Hành, trong đó Đức Chúa đã dùng Mô-sê giải phóng con cháu Gia-cóp là dân Do Thái khỏi ách nô lệ cho dân Ai Cập. + Đền Thờ: Đền Thờ là dấu chỉ Đức Chúa hiện diện giữa dân Người. Không kể Đền thờ tạm là Nhà Lều trong thời gian 40 năm dân Do Thái đi qua sa mạc, còn có ba Đền Thờ đã lần lượt được xây dựng tại Giê-ru-sa-lem là Đền Thờ Sa-lô-mon, Đền Thờ Sau Lưu Đầy và Đền Thờ thời vua Hê-rô-đê. + Có những kẻ bán chiên bò, bồ câu và những người đang ngồi đổi tiền: Tại sân lương dân, các Tư tế cho một số người vào bán chiên, bò và chim câu... để dân chúng dễ dàng mua dâng vào Đền Thờ làm lễ vật hiến tế (x. Ga 2,14; Lc 2,24). Cũng có cả những người ngồi đổi tiền từ đồng tiền của Rô-ma sang đồng tiền riêng của Đền Thờ. Lý do đổi tiền vì tiền Rô-ma lưu hành ngoài xã hội có đúc hình và ký hiệu của hoàng đế Xê-da được coi như thần linh (x. Lc 20, 24-25), nên đã bị cấm sử dụng trong Đền Thờ. Người Do Thái muốn đóng thuế tôn giáo hay góp tiền trùng tu Đền Thờ (x. Lc 21,1-2) phải đổi từ đồng tiền Rô-ma lưu hành ngoài xã hội thành đồng tiền Đền Thờ tại bàn đổi tiền này, rồi mới được bỏ tiền Đền Thờ vào thùng quyên góp (x. Ga 2,14). + Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả...: Sự bất kính do bọn con buôn gây ra khiến Đức Giê-su rất đau lòng. Người nổi cơn thịnh nộ và đã lấy các đoạn dây thừng cột chiên bò bỏ lại đó đây, chắp lại làm thành dây roi, và dùng dây roi này mà đánh đuổi bọn con buôn và các con vật ra khỏi Đền Thờ.
- C 16-19: + “Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”: Nói câu này, Đức Giê-su đã gián tiếp nhận mình là Con Thiên Chúa ngang hàng với Thiên Chúa. “Nơi buôn bán” hay “hang trộm cướp” là kiểu nói diễn tả tình trạng bất kính trong Đền Thờ, một nơi tôn nghiêm được dành riêng thờ phượng Đức Chúa. Thế là ứng nghiệm lời các ngôn sứ đã tuyên sấm để quở trách dân Do Thái (x. Gr 7,11). + “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”: “Sẽ phải thiệt thân” nghĩa là “sẽ phải chết”. Như vậy ý nghĩa lời Thánh Vịnh 69,10 như sau: Lòng nhiệt thành với Đền Thờ sẽ khiến Đức Giê-su bị người đời bách hại (x. Ga 15,5). + Người Do Thái hỏi Đức Giê-su: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?”: “Người Do Thái” trong câu này ám chỉ các đầu mục của Đền Thờ là các Tư tế và thầy Lê-vi đang phục vụ Đền Thờ. Họ bực tức khi thấy Đức Giê-su đánh đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ mà chính họ đã cho phép. Do đó họ hạch hỏi Đức Giê-su đã dựa vào dấu lạ nào để chứng minh Người có quyền làm như thế. Trước đây họ cũng nhiều lần đòi Đức Giê-su phải làm phép lạ cho họ thấy để tin Người đã được Thiên Chúa sai đến (x. Mt 12,38; Mc 8,11; Lc 11,16). + “Các ông cứ phá Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày Tôi sẽ xây dựng lại”: Ở đây, Đức Giê-su cho họ một phép lạ làm chứng Người được Thiên Chúa sai đến, là Người sẽ sống lại nội trong ba ngày sau khi chết. Tuy nhiên Đức Giê-su sử dụng kiểu nói dụ ngôn mà các ngôn sứ hay dùng là gọi thân thể Người là Đền Thờ. Câu này có nghĩa là: Dù thân xác Người có bị giết chết thì cũng chỉ trong ba ngày sẽ sống lại.
- C 20-22: + Phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong: Do các đầu mục Do Thái đã hiểu lời Đức Giê-su theo nghĩa đen nên đã nói đến thời gian xây dựng Đền Thờ vật chất phải mất 46 năm (Khởi công năm 20 trước Công Nguyên và đến năm 26 sau Công nguyên mới tạm hoàn thành những công trình chính), đang khi ý Đức Giê-su lại muốn nói Đền Thờ là Thân Thể của Người. Sau này khi Thượng Hội Đồng Do Thái xét xử Đức Giê-su do Thượng Tế Cai-pha làm chủ tọa, có hai kẻ đã đứng ra cáo gian Người rằng: “Tên này đã tuyên bố: Tôi có thể phá Đền Thờ Thiên Chúa và nội trong ba ngày sẽ xây cất lại” (Mt 26,61). Các đầu mục còn nhắc lại lời tố cáo này khi lăng nhục Đức Giê-su trên thập giá (x. Mt 27,40). + Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính Thân Thể Người: Thân Thể Đức Giê-su phục sinh là nơi Thiên Chúa hiện diện và tỏ mình ra cho loài người (x. Ga 1,14). Thân thể ấy là Đền Thờ Mới, nơi thờ phượng Thiên Chúa trong Thần khí và Sự thật (x. Ga 4,23-24). + Khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó: Chỉ dưới ánh sáng Phục Sinh và được Thánh Thần tác động, các môn đệ mới có thể hiểu chính xác các lời nói việc làm của Đức Giê-su (x. Ga 12,16; 14,26).
- C 23-25: + Nhiều kẻ tin vào danh Người, nhưng chính Đức Giê-su lại không tin họ: Phép lạ chỉ có tác dụng kích thích tính tò mò khiến người ta đến xem để biết thực hư ra sao, còn đức tin có được là do tai nghe (x. Rm 10,17) chứ không do mắt thấy (x Ga 20,29). Một số khá đông dân chúng đã tin Đức Giê-su vì thấy các phép lạ Người làm (x. Ga 12,17-18). Nhưng đức tin dựa trên mắt thấy là thứ đức tin bất toàn và không bền vững. Do đó Đức Giê-su không tín nhiệm hạng tín hữu này. Thực vậy, trong số đám đông dân chúng đòi kết án tử hình thập giá cho Chúa trước tòa Phi-la-tô, chắc không thiếu những kẻ đã từng tung hô khi đón rước Người vào Thành trước đó mấy ngày (x. Lc 19,37-38; Ga 12,12-15). + Đàng khác, phép lạ không đương nhiên dẫn đến đức tin: Các biệt phái và Kinh sư đã chứng kiến nhiều phép lạ Người làm, thế mà họ đâu có tin Người, trái lại còn đòi quan Phi-la-tô kết án tử hình thập giá cho Người (x. Ga 11,45-53). Ngòai ra, họ còn xuyên tạc phép lạ trừ quỉ của Đức Giê-su như sau: “Ông ta nhờ tướng quỉ mà trừ quỉ” (Mc 3,22). + Người biết họ hết thảy: Đức Giê-su biết rõ ý đồ của dân chúng theo Người là do vụ lợi, nên đã nói với họ rằng: “Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê” (Ga 6,26). Người đòi bệnh nhân phải có đức tin như điều kiện để Người làm phép lạ chữa lành cho họ (x Mc 5,34). Người khen đức tin mạnh mẽ của người đàn bà xứ Ca-na-an trước khi chính thức chữa bệnh cho con gái bà (x Mt 15,28). Người đã không làm phép lạ ở Na-da-rét do dân làng không tin Người là Đấng Thiên Sai (x Mt 13,58).
4. CÂU HỎI:
1) Lễ Vượt Qua là đại lễ kỷ niệm biến cố nào trong lịch sử dân Ít-ra-en?
2) Đền thờ là gì? Trong lịch sử có mấy Đền thờ đã được xây dựng tại Giê-ru-sa-lem? Đền thờ thời Đức Giê-su là Đền Thờ thứ mấy?
3) Tại sao trong Đền thờ Giê-ru-sa-lem lại có cảnh buôn bán chiên bò, bồ câu và đổi tiền?
4) Đức Giê-su đã có thái độ nào trước hiện tượng bát nháo bất kính nói trên?
5) Đức Giê-su đã trả lời thế nào khi người Do thái hạch hỏi người về quyền xua đuổi con buôn ra khỏi Đền thờ?
6) So sánh câu nói của Đức Giê-su về việc phá hủy Đền thờ trong Tin Mừng hôm nay với lời hai nhân chứng cáo gian Người trước tòa Thượng tế Cai-pha khác nhau thế nào? Họ còn nhắc lại điều cáo gian này vào lúc nào?
7) Thực ra Đền thờ Đức Giê-su nói tới ở đây ám chỉ điều gì?
8) Đức tin chân chính là do mắt thấy hay bởi tai nghe? Phép lạ có đương nhiên khiến kẻ vô tín tin Chúa không? Tại sao?
9) Đức Giê-su làm phép lạ nhằm mục đích gì? Người đòi bệnh nhân điều kiện gì trước khi chữa lành cho họ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây. đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,16):
2. CÂU CHUYỆN:
1) MỖI TÍN HỮU ĐỀU LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA:
Vua Tra-ja-no là hoàng đế cai trị nước Rô-ma từ năm 98 đến năm 117. Nhà vua đã cấm đạo, và đã bắt thánh Ignatio giám mục thành Antiochia. Tại tòa án, nhà vua đã chế nhạo đạo Công Giáo, rồi gọi thánh Ignatio là thằng quỉ xấu xa, thánh Ignatio giám mục thưa lại rằng:
- Tâu đức vua, chẳng có ai gọi người mang Thiên Chúa trong mình là thằng quỉ dữ được.
Nhà vua hỏi lại:
- Vậy ông mang Thiên Chúa trong mình ư?
Thánh Ignatio giám mục trả lời:
- Tâu đức vua, phải - tôi mang Thiên Chúa trong mình, vì những người đã chịu phép rửa tội, sống đời sạch tội, đều là đền thờ của Thiên Chúa. Bởi vậy, không hạnh phúc nào lớn lao cho bằng người Công Giáo, bằng được trở nên đền thờ Thiên Chúa; và cũng chẳng có gì can hệ cho con người bằng phải luôn là đền thờ cho Thiên Chúa ngự.
Nghe xong, hoàng đế Trajano đã lên án rằng:
- Ignatio thành Antiochia là người đã cậy mình vì mang Thiên Chúa trong mình nên phải điệu đến Roma, để làm của ăn cho thú dữ.
Trong Mùa Chay, hội thánh muốn các tín hữu chúng ta thanh tẩy đền thờ tâm hồn của mình như lời thánh Phaolô: "Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?" (1Cr 3,16).
2) NHÀ THỜ CẦN MỞ RỘNG CỬA ĐÓN NHẬN MỌI NGƯỜI.
GANDHI được tôn vinh là Cha Già của Ấn Độ khi còn là sinh viên đi du học tại Nam Phi, một thuộc địa của nước Anh. Nước này nổi tiếng về tệ nạn phân biệt chủng tộc da trắng với da màu. Trong thời gian học tập, Gandhi có dịp đọc Kinh thánh của Ki-tô giáo và lập tức bị giáo thuyết Tám Mối Phúc trong Bài Giảng trên núi của Đức Giê-su cuốn hút. Ông rất tâm đắc trước lời Chúa dạy về một tình yêu phổ quát và bình đẳng giữa mọi người, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, địa vị cao thấp, là Do thái hay lương dân... Gandhi nghĩ rằng : Có lẽ Ki-tô giáo là giải pháp tối ưu và hữu hiệu để giải quyết tận gốc tệ nạn phân biệt giai cấp trong xã hội Ấn độ là quê hương của ông. Gandhi nghĩ mình nên tìm hiểu và sẽ gia nhập vào Ki-tô giáo.
Ngày nọ, Gandhi đi bộ đến một nhà thờ để biết về lễ nghi trong đạo và cũng để tìm hiểu thêm về giáo lý Ki-tô giáo. Tuy nhiên, khi ông bước đến cửa nhà thờ thì bị người giữ cửa chặn lại không cho ông vào nhà thờ. Bấy giờ ông cho biết ý định tìm hiểu đạo của mình. Nhưng thật là bất ngờ khi người giữ cửa nói như sau:”Đây là nhà thờ dành riêng cho người da trắng. Nếu mi muốn tìm hiểu đạo, thì hãy tìm đến nhà thờ dành riêng cho dân da mầu mà xin!” Gandhi rất tức giận và bỏ ra về. Ông đã ghi lại cảm tưởng của ông trong tập nhật ký như sau: ”Tôi rất thán phục Đức Giê-su và giáo thuyết đầy tình nhân ái khoan dung của Ngài. Thế nhưng tôi rất bất mãn khi tiếp xúc với các tín hữu là môn đệ của Ngài ! Nếu đạo Ki-tô cũng phân biệt chủng tộc như vậy, thì Ki-tô giáo có hơn gì Ấn giáo có sự phân biệt giai cấp của tôi? Thôi, tôi cần chi phải gia nhập vào đạo này. Tốt nhất là tôi cứ chấp nhận có bất toàn trong Ấn giáo và cố gắng sống theo giáo lý truyền thống của cha ông là đủ”!
Chính thái độ phân biệt chủng tộc của người giữ cửa nhà thờ đã trở thành rào cản Gan-dhi đến với đạo của Đức Giê-su. Chúng ta nên suy nghĩ về lời nguyện được viết trên cửa một nhà thờ như sau:
“Lạy Chúa, xin làm cho cánh cửa này đủ rộng để có thể đón tiếp mọi người nào cần đến tình thương của đồng loại, anh em, nhưng cũng đủ hẹp để có thể ngăn chận mọi kiêu căng, ganh tị, bất hoà. Xin làm cho ngưỡng cửa này đủ phẳng để buớc chân của trẻ thơ và những người lầm đường lạc lối vào đây mà không bị vấp ngã. Xin làm cho nhà này là nhà cầu nguyện và là cổng dẫn vào Nước Chúa”. (Theo Flor McCarthy).
3) PHẢI THỜ CHÚA TRONG THẦN KHÍ VÀ SỰ THẬT:
Người ta kể rằng: một người kia nằm mơ, thấy thiên sứ dẫn mình đến một ngôi nhà thờ trong một ngày chúa nhật. Tại đó người này thấy người nhạc sĩ đang đàn phong cầm nhưng không nghe thấy tiếng âm nhạc, ca đoàn và cộng đoàn hát nhưng không nghe có âm thanh nào cả. Rồi đến khi linh mục đứng lên giảng, môi mấp máy, nhưng không ra tiếng nói nào cả. Người ấy rất đỗi ngạc nhiên hỏi thiên sứ, thì thiên sứ nói: "Ông không nghe thấy gì, vì không có gì để nghe cả. Những người trong nhà thờ không tham dự vào buổi thờ phượng, mà chỉ dự phần vào hình thức thờ phượng mà thôi. Tâm hồn họ trống rỗng. Họ không thờ phượng Chuá từ trong cõi lòng. Họ chỉ là những chiếc máy vô hồn phát ra. Họ nếu không nói là giả hình thì cũng là những loại người thờ Chuá bằng môi bằng miệng, còn lòng dạ họ đã xa Chuá lâu rồi.
Câu chuyện này dạy chúng ta một bài học quan trọng: khi vào nhà thờ thờ phượng Chúa, chúng ta cần đọc kinh cầu nguyện với thái độ tin tưởng và yêu mến. Hãy hát ngợi khen Chúa với lòng mến yêu tha thiết. Khi nào ta làm được như thế thì việc thờ phượng mới có ý nghĩa. Và chỉ những lúc đó, lời ca ngợi của chúng ta mới bay lên tới Chúa được.
4) “TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI”-
CÂU CHUYỆN VỀ SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG TIỀN
Thỉnh thoảng đài truyền hình VN lại cho chiếu lại bộ phim: “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” mà tác giả là một nữ văn sĩ người Úc đạo Tin Lành. Khi viết cuốn tiểu thuyết này, bà đã đứng trên quan điểm của đạo Tin Lành để phê phán luật độc thân của hàng giáo sĩ Công Giáo. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng là dịp để chúng ta suy nghĩ về sức mạnh của đồng tiền đã tác động không những trên cuộc đời của một linh mục mà còn ảnh hưởng lớn lao đến uy tín của Hội Thánh nữa.
Câu chuyện về một linh mục là Cha RÁP (Ralph): RÁP là một linh mục trẻ nhiều tài năng nhưng cũng đầy tham vọng. Vị linh mục này có nhiều ưu điểm, có sức cuốn hút mạnh mẽ khiến nhiều người đến với mình, nhưng đồng thời ông cũng muốn được nổi danh và ham mê tiền bạc vật chất. Trong số các người mến mộ cha Ráp, có một bà già quí phái giàu có, bà quí mến Cha cách đặc biệt, nhưng tình cảm của bà không được cha đáp lại, nên từ tình yêu biến thành thù hận. Tuy nhiên, thay vì trả thù theo kiểu thường tình, bà già này đã cố tình gài bẫy để bôi đen cuộc đời của vị linh mục trẻ bằng cách: Trước khi chết, bà đã làm một bản di chúc dâng cúng toàn bộ tài sản kếch sù của bà cho Hội Thánh Công Giáo, với điều kiện là Hội thánh phải bổ nhiệm Cha Ráp trực tiếp quản lý số tài sản đó. Do quản lý nhiều tiền, Cha Ráp đã được bề trên cất nhắc lên địa vị cao trong Hội Thánh, nhưng đồng thời những đồng tiền mà Cha quản lý kia cũng biến đổi lòng đạo đức của Cha ngày càng xuống cấp, để rồi cuối cùng cha đã bị sa ngã trong vòng tay của một thiếu nữ xinh đẹp tên là Mê-ghi.
Câu chuyện nhằm chỉ trích Giáo Hội Công Giáo, nhưng cũng nói lên một sự thực: Giáo Hội của Đức Ki-tô tuy bản chất tinh tuyền, nhưng lại gồm những con người bằng xương bằng thịt và có thể bị ảnh hưởng xấu bởi tiền của. Tiền bạc rất quan trọng và cần thiết cho mọi người, mọi tổ chức và cho cả Giáo Hội tồn tại và phát triển. Nhưng tiền thay vì là phương tiện, dễ trở thành chủ nhân của người chiếm hữu nó, như lời Chúa cảnh giác hôm nay: “Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của” (Mt 6,24).
3. SUY NIỆM:
1) ĐỨC GIÊ-SU THANH TẨY ĐỀN THỜ GIÊ-RU-SA-LEM:
"Cứ mỗi dịp gần Tết kéo dài đến tháng ba (âm lịch) hằng năm, cổng chùa lại léo xéo cảnh đổi tiền lẻ vào lễ chùa. Những tờ tiền 200, 500 đồng được đổi thành từng cục như viên gạch mộc, cứ "10 ăn 8 hoặc 10 ăn 7". Tức 100.000 đồng tiền chẵn thì đổi được 70.000 hoặc 80.000 đồng loại chuyên dùng để "sắp lễ" (200, 500 đồng). Không biết bao nhiêu triệu đồng tiền "bé" được quay vòng cả năm không chán: người đi lễ đổi tiền, tiền ấy được ném vào xó xỉnh, cài vào chân tay, nách, đùi của các pho tượng đẹp nổi tiếng của quốc gia; rồi nhà chùa xách túi hoặc rổ rá đi gom tiền ấy lại đem ra đổi ngoài cổng chùa. Và vòng quay lại bắt đầu.
Đó là trích từ một bài viết trong Tuổi Trẻ Online diễn tả về tệ nạn xảy ra thường xuyên tại nhiều ngôi chùa Việt Nam thời gian gần đây, và đã bị dư luận lên án gay gắt. Câu chuyện người ta dùng tiền lẻ làm ô uế đình chùa Việt Nam cũng tương tự như câu chuyện dân Do thái làm ô uế Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, khiến Đức Giê-su phải ra tay thanh tẩy như trong Tin Mừng Gio-an sau đây ghi lại:
“Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ. Còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,14-16).
Hành động xua đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ của Đức Giê-su cho thấy: Việc lạm dụng Đền Thờ để tìm tư lợi là làm mất đi sự trang nghiêm của nơi thờ phượng và làm ô uế Đền Thờ,… Đó là một trọng tội cần phải được cấp thời chấn chỉnh. Đức Giê-su đòi người ta trả lại chức năng thực sự của Đền thờ khi nói: “Đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,16b). Qua hành động này, Đức Giê-su cũng gián tiếp bác bỏ lối thờ phượng Thiên Chúa hình thức bề ngoài, đúng như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm lời Đức Chúa quở trách dân Do thái xưa: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 76b; Is 29,13).
2) CẦN TUÂN GIỮ LỀ LUẬT THẾ NÀO?
Một người do thái nọ muốn sống thánh thiện nên đến xin ý kiến của một vị Rabbi. Vị Rabbi hỏi :
– Từ trước tới nay anh sống thế nào?
– Rất tốt, thưa ngài.
– Anh nói “rất tốt” nghĩa là sao?
– Nghĩa là tôi không vi phạm giới luật nào cả. Tôi không kêu tên Chúa vô cớ, tôi không tục hóa ngày sabát, tôi không bất kính với cha mẹ, tôi không giết người, tôi không bất trung với vợ tôi, tôi không trộm cắp, tôi không làm chứng dối, tôi không tham muốn của cải và vợ người khác.
Vị Rabbi nói :
– Tôi hiểu. Anh đã không vi phạm giới luật nào cả.
– Đúng vậy, thưa ngài.
Nhưng vị Rabbi hỏi tiếp :
– Nhưng anh có tuân giữ các giới luật không?
– Ngài hỏi vậy nghĩa là sao ạ?
– Nghĩa là : anh có tôn kính thánh Danh Chúa không? Anh có thánh hóa ngày sabát không? Anh có hiếu kính cha mẹ không? Anh có tôn trọng và bảo vệ mạng sống của người khác không? Anh có biểu lộ tình yêu đối với vợ con bằng lời nói hay hành động không? Anh có chia sẻ của cải cho người nghèo không? Anh đã bảo vệ danh dự và tiếng tốt cho người bị hại chưa? Anh có hay giúp đỡ người khác không?
Người Do thái ra đi và suy nghĩ miên man. Từ trước tới nay anh chỉ nhìn các giới luật theo khía cạnh tiêu cực nên mọi cố gắng của anh chỉ là làm sao khỏi vi phạm luật. Nhưng hôm nay vị Rabbi vừa chỉ cho anh một cách nhìn mới hẳn : không chỉ cố tránh vi phạm Luật, mà còn phải làm những việc tốt Luật dạy.
Kitô hữu ngày nay cũng cần lưu ý :
– Chúng ta tuân giữ lề luật không phải vì sợ Chúa phạt, mà vì lòng yêu mến Chúa.
– Chúng ta giữ luật không phải để được Chúa yêu, mà giữ luật để đáp lại tình Chúa đã yêu thương ta.
3) HÃY TÔN TRỌNG THÂN XÁC LÀ ĐỀN THỜ CỦA CHÚA THÁNH THẦN:
- Để trả lời những kẻ chất vấn lấy quyền nào để ra tay xua đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ, Đức Giê-su đã trả lời như sau: “Các ông cứ phá hủy Đền thờ này đi, nội ba ngày Tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2,19). Qua đó, Đức Giê-su ám chỉ Người chính là Đấng Thiên Sai và thân thể của Người giống như Đền Thờ, sẽ bị tàn phá do người đời, nhưng đến ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết trỗi dậy.
- Ngoài ra thân xác mỗi người chúng ta cũng là Đền Thờ của Thiên Chúa như thánh Phao-lô dạy: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? (I Cor 3,16.19). Do đó, chúng ta phải tôn trọng Đền Thờ của Chúa Ba Ngôi là thân xác chúng ta như lời Chúa Giê-su: “Ai yêu mến Thầy và tuân giữ lời Thầy, thì Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và Chúng Ta (tức Ba Ngôi Thiên Chúa) sẽ đến ngự trong người ấy” (Ga 14, 23).
4) HÌNH PHẠT DÀNH CHO NHỮNG KẺ LÀM Ô UẾ ĐỀN THỜ:
- Những ai làm cho Đền Thờ thân xác mình và Đền Thờ là anh em khác ra ô uế thì Đức Giê-su rất đau lòng như Người đã lên án những kẻ xúi giục người ta phạm tội: “Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã. Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã” (Lc 17,1b-2). Thánh Phao-lô cũng quả quyết về hình phạt dành cho những kẻ này: “Ai phá hủy Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em” (I Cr 3,17).
- Ngày nay Đức Giê-su cũng muốn các nhà thờ phải thật sự là nơi thờ phượng Thiên Chúa trong “Thần khí và sự thật” (x Ga 4,24). Người muốn nhà thờ là nơi để con người gặp gỡ Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhìn vào các nhà thờ hiện nay, chúng ta thấy nhiều khi nhà thờ đã trở thành một nơi sinh hoạt vui chơi văn nghệ như múa lân, múa hát, diễn kịch xã hội vào các dịp Lễ Tết ngay trên gian cung thánh, làm mất đi bầu khí trang nghiêm lẽ ra phải có. Nên biết rằng: Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su muốn môn đệ hãy cầu nguyện trong thinh lặng, và chính Người ngay từ sáng sớm đã vào nơi hoang vắng để cầu nguyện kết hiệp với Chúa Cha (x Mc 1,35).
5) THANH TẨY ĐỀN THỜ THÂN XÁC VÀ TÂM HỒN THẾ NÀO? :
- Tin Mừng CN hôm nay ghi nhận việc Đức Giê-su thanh tẩy đền thờ Giê-ru-sa-lem. Người cũng muốn chúng ta tiếp tục công việc của Người là giữ gìn thân xác ta là đền thờ thiêng liêng của Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần luôn thanh tẩy tâm hồn và thân xác xứng đáng được Chúa ngự trị.
Hãy kính trọng thân xác của mình và của tha nhân.
Hãy tu sửa các đền thờ thân xác chúng ta và tha nhân đang bị xuống cấp, bị xúc phạm.
Hãy sửa chữa đền thờ là thân xác ta đang bị bệnh tật, đói khát và mang thương tích.
Cần thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi tội thờ thần tài khi coi trọng tiền bạc hơn Thiên Chúa.
Cần thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi các đam mê dục vọng đang làm ô uế đền thờ tâm hồn chúng ta.
Cần thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi thói gian tham và cư xử bất công với người dưới.
Cần thanh tầy tâm hồn chúng ta khỏi các thói hư, đặc biệt thói kiêu căng ganh ghét và tự ái cao.
- Trong những ngày Mùa Chay này, mỗi tín hữu hãy năng tự kiểm điểm để tìm ra những điều làm cho đền Thờ tâm hồn mình ra ô uế, rồi quyết tâm tu sửa. Chúa Giê-su đã cho biết nguyên nhân làm cho người ta ra ô uế là từ trong tâm hồn: “Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế” (Mt 15,19-20). Trong Mùa Chay này, chúng ta cần tập luyện các nhân đức đối lập với thói hư. Cụ thể cần tập hai nhân đức quan trọng này là hiền lành và khiêm nhường để nên giống Đức Giê-su như Người đã dạy: “ Hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).
4. THẢO LUẬN:
1) Bạn sẽ làm gì để học tập nhân đức hiền lành và khiêm nhương của Chúa Giê-su?
2) Giả như được tin Đức Giê-su sắp đến thăm viếng nhà bạn, thì bạn sẽ làm gì để thanh tẩy tâm hồn xứng đáng đón rước Chúa?
5. LỜI CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin làm cho cánh cửa nhà thờ đủ rộng để có thể đón tiếp mọi người cần đến tình thương của đồng loại. Nhưng cũng đủ hẹp để ngăn chận các thói xấu như kiêu căng, ganh tị, bất hòa...
Xin làm cho ngưỡng cửa các nhà thờ đủ phẳng để những bước chân của trẻ thơ và những người lầm đường lạc lối đi qua đây khỏi bị vấp ngã.
Xin làm cho các nhà thờ trở thành nhà cầu nguyện và thành cổng dẫn đưa chúng con vào Nước Chúa. (Viết theo Flor McCarthy)
- “Lạy Chúa Giê-su. Tình yêu của con. Nếu Hội thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì hẳn Hội thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất. Đó là trái tim, một trái tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội thánh vắng bóng tình yêu, thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...
Lạy Chúa Giê-su. Cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội thánh: nơi trái tim Hội thánh, con sẽ là tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả. Vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội thánh. Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con sẽ được thực hiện.” (Theo lời cầu của thánh nữ Têrêxa)
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Thứ Năm 4/3: Chạnh lòng thương – Thầy Phó Tế Antôn Nguyễn Văn Nam, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
23:21 02/03/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 03-March-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Lc 16, 19-31
“Con đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng: “Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này. Abraham nói lại: “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được”. Người đó lại nói: “Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này”. Abraham đáp rằng: “Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài”. Người đó thưa: “Không đâu, lạy Cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải”. Nhưng Abraham bảo người ấy: “Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu”.
Ðó là lời Chúa.
Hôm nay, thứ 5 tuần thứ 2 của mùa Chay, kính mời quý ông bà anh chị em cùng suy niệm lời Chúa được trích từ Tin Mừng của thánh Luca, chương 16, câu 19 đến câu 31.
NHÂN DANH CHA, VÀ CON VÀ THÁNH THẦN. AMEN.
19 Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Pha-ri-sêu dụ ngôn sau đây: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. 20 Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, 21 thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. 22 Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.
23 “Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. 24 Bấy giờ ông ta kêu lên: ‘Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm !’ 25 Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. 26 Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.’
27 “Ông nhà giàu nói: ‘Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, 28 vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này !’ 29 Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.’ 30 Ông nhà giàu nói: ‘Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.’ 31 Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.’”
Kính thưa ông bà anh chị em,
Một câu chuyện cảm động mà Mẹ Terexa Calcutta thường hay kể khi sinh thời, đó là vào năm 1982 có một đôi bạn trẻ đến hội dòng của mẹ và trao cho mẹ một số tiền rất lớn, để hội dòng có thể dùng vào việc chăm sóc cho người nghèo.
Cảm kích trước tấm lòng của đôi bạn trẻ, mẹ hỏi thêm rằng: Các con lấy đâu ra số tiền lớn như vậy. Họ bèn thú thật rằng:
- Chúng con vừa cưới nhau được hai ngày. Trước ngày cưới, chúng con đã suy nghĩ nhiều. Sau cùng, chúng con quyết định không may đồ cưới, cũng không tổ chức yến tiệc linh đình, và chúng con muốn dùng khoản tiền chi phí cho đám cưới, để tặng những người không được may mắn như chúng con".
Mẹ hỏi tiếp:
- Tại sao anh chị lại quyết định như vậy?
Họ trả lời:
- Chúng con yêu nhau tha thiết. Vì thế chúng con muốn tặng cho nhau một món quà cưới thật đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của chúng con, bằng một hy sinh mà cả hai đều dự phần vào.
Kính thưa quý OBACE, đôi bạn trẻ trong câu chuyện trên đây đã cho chúng ta thấy được sự hy sinh và quan tâm đến người nghèo củ họ.
Thế nhưng, bài tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy một khuôn mặt đối lập với hai bạn trẻ, đó là hình ảnh của người giàu có.
Giàu có, sung túc tự bản chất không phải là điều đáng lên án, nhưng dụ ngôn ngày hôm nay muốn nói đến sự vô cảm, sự đóng băng con tim, trước những nỗi đau khổ của người khác. Người giàu lúc sống chỉ nghĩ đến ông ta mà thôi. Ông ta chỉ biết yến tiệc linh đình, mặc toàn gấm lụa cao sang, mà không để ý đến người nghèo ngay trước cổng nhà mình. Chắc hẳn ông nhà giàu đã thấy, đã biết, hoặc nghe nói về người nghèo khó trước cổng nhà mình, vì ông biết cả tên của anh là Lazaro, nhưng ông không mảy may cứu giúp. Ông đã đánh mất sự nhạy cảm xót thương với người nghèo khổ.
Cuộc sống ngày hôm nay cũng còn đầy dẫy những người nghèo khó xung quanh chúng ta. Có những bối cảnh xã hội bất công, làm cho người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng nghèo hơn. Có những ông chủ chèn ép đồng lương của người làm công, không trả đủ công sức lao động mà người ta bỏ ra.
Hay về đời sống tinh thần, có lắm lúc chúng ta ở gần người thân, nhưng lòng của chúng ta vẫn ở xa họ vì chúng ta vẫn chất chứa sự hận thù, đố kỵ, ghen tương với họ. Chúng ta tuy ở rất gần người khác, nhưng con tim của chúng ta lại ở xa họ.
Bài tin mừng hôm nay nhắc nhở cho chúng ta đến lòng chạnh thương, sự lưu tâm đến người khác, đặc biệt là những người nghèo đói túng cực và những người đang sống trong đau khổ, u sầu.
Đức Thánh Cha Phaxico đã nói trong ngày Thế giới Người Nghèo lần thứ 3, năm 2019 rằng:
“Tất nhiên, người nghèo đến với chúng ta vì họ cần thức ăn, nhưng những gì họ thực sự cần vượt xa những nhu cầu vật chất chúng ta cung cấp cho họ. Người nghèo cần đôi tay của chúng ta để nâng họ lên; cần con tim của chúng ta, để một lần nữa cảm nhận sự ấm áp của tình thân thương, cần sự hiện diện của chúng ta để vượt qua nỗi cô đơn. Đơn giản họ cần tình yêu.” (https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2019-11/du-diep-dtc-the-gioi-nguoi-ngheo-3.html)
Con có biết một người mẹ, người đã mất đi đứa con vì bệnh ung thư. Kinh nghiệm từ chính nỗi đau của mình, bà đã thành lập một nhóm các bạn trẻ sinh viên tình nguyện, để cùng thăm viếng, vui chơi, dạy học cho các em nhỏ mang căn bệnh ung thư. Họ muốn giúp các em nhỏ mang căn bệnh ung thư có thêm niềm vui và động lực để đấu tranh dành lại sự sống. Đồng thời họ an ủi và động viên những bố mẹ có con bị ung thư, vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc đời. Chính người phụ nữ và các bạn sinh viên kia đã chạnh lòng thương, đã cảm thương đến những người “nghèo khó” về tinh thần. Con tim của họ nhạy cảm trước nỗi đau của người khác.
Kính thưa ông bà anh chị em, lời Chúa ngày hôm nay mời gọi chúng ta cũng bước ra khỏi cái tôi ích kỷ, cái tôi an toàn của mình để biết chạnh lòng thương đến những người nghèo đói, hay những người cần được một lời hỏi thăm, một lời động viên, một cánh tay giúp đỡ, để con tim chúng ta biết đập - nhịp đập - của tình thương và lòng trắc ẩn.
Xin lòng xót thương của Thiên Chúa đụng chạm đến trái tim của chúng ta để chúng ta cũng biết chạnh lòng thương đối với những người anh chị em chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc phúc cho mỗi người, mỗi gia đình chúng ta được sống trong ân sủng và tình yêu của Ngài. Amen.
https://www.facebook.com/methanhteresacalcutta/posts/238977129771329/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Bênêđíctô XVI nói về việc ngài từ chức, chuyến đi Iraq của Đức Phanxicô và Joe Biden
Vũ Văn An
00:44 02/03/2021
Theo tạp chí CruxNow, tám năm kể từ ngày chính thức để Tòa Phêrô trống ngôi, Đức Giáo Hoàng Hưu trí Bênêđíctô XVI vẫn phải nhắc lại rằng “chỉ có một vị giáo hoàng”, quyết định từ chức của ngài được đưa ra một cách hoàn toàn tự do, và không phải vì nhóm vận động hành lang đồng tính ở Vatican.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Hai, ngài cũng đề cập đến chuyến đi sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Iraq và đến Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Đức Bênêđíctô nói với tờ Corriere della Sera, một tờ báo của Ý, vào ngày 28 tháng 2, kỷ niệm năm thứ tám ngày việc từ chức của ngài có hiệu lực, “Đó là một quyết định khó khăn. Nhưng tôi đã thực hiện nó một cách hoàn toàn có ý thức, và tôi nghĩ mình đã làm đúng. Một số người bạn hơi ‘cuồng tín’ của tôi vẫn còn tức giận, họ không muốn chấp nhận sự lựa chọn của tôi”.
Ngài nói thêm, “Tôi nghĩ tới các thuyết âm mưu theo sau nó: Có những người nói rằng đó là vì vụ tai tiếng Vatileaks, một số cho là do âm mưu của nhóm vận động hành lang đồng tính, một số cho là vì nhà thần học của nhóm Lefèbve bảo thủ, Richard Williamson. Họ không muốn tin vào một sự lựa chọn có ý thức. Nhưng lương tâm tôi yên ổn”.
Tai tiếng Vatileaks có ý nói đến vụ quản gia của Đức Giáo Hoàng rò rỉ tài liệu mật, những tài liệu tiết lộ nhiều chi tiết về tham nhũng, hối lộ và tranh giành quyền lực nhằm ngăn cản các cố gắng của Đức Bênêđíctô trong việc thực hiện tính minh bạch tài chính nhiều hơn. Các tài liệu bị rò rỉ bao gồm một bức thư nặc danh đe dọa tính mạng của Đức Bênêđíctô.
Nhóm vận động hành lang đồng tính, tức nhóm mà sự hiện hữu đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô thừa nhận trong cuộc họp báo năm 2013 trên chuyến máy bay trở về Rôma từ chuyến tông du Brazil, từ lâu được đồn đại là nguyên nhân khiến vị Giáo hoàng người Đức từ chức. Trong những ngày dẫn đến thông báo bất ngờ vào ngày 11 tháng 2 của ngài, truyền thông Ý đã đưa ra một số báo cáo không có nguồn gốc về các giáo sĩ đồng tính ở Vatican cùng nhau cố gắng thúc đẩy lợi ích cá nhân của họ và khiến Tòa thánh dễ bị tống tiền.
Cuối cùng, vấn đề Williamson liên quan đến vụ tai tiếng trong việc Đức Bênêđíctô "phục hồi" bốn giám mục đã được tấn phong vào năm 1988 bởi Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefèbvre, người sáng lập Hội Piô X duy truyền thống, mà vì vậy họ bị vạ tuyệt thông tiền kết. Năm 2009, Đức Giáo Hoàng đã quyết định dỡ bỏ những vạ tuyệt thông đó, và ngay sau khi vụ tai tiếng nổ ra: Williamson đã xuất hiện trên một cuộc phỏng vấn truyền hình được ghi sẵn để bác bỏ biến cố Diệt chủng người Do Thái, một tội ác có thể bị trừng phạt đến 5 năm ở Đức. Các chế tài theo giáo luật đối với các vị này đã được lập lại và Đức Bênêđíctô phải công khai xin lỗi về những gì đã xảy ra.
Theo Corriere, giọng nói của Đức Bênêđíctô “mỏng như hơi thở” và trong một số đoạn của cuộc phỏng vấn, hầu như nghe không ra tiếng. Thư ký riêng của ngài, Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein cũng có mặt tại cuộc phỏng vấn, và trong một số đoạn hiếm hoi, đã lặp lại và “phiên dịch” trong khi Đức Bênêđíctô gật đầu đồng ý.
Nhà báo gặp Đức Giáo Hoàng hưu trí, viết “Trí óc vẫn minh mẫn, nhanh nhẹn như đôi mắt, tỉnh táo và hoạt bát. Mái tóc trắng hơi dài, dưới chiếc mũ chỏm của Đức Giáo Hoàng cũng trắng như áo choàng của ngài. Hai cổ tay rất gầy nhô ra từ tay áo của ngài, làm nổi bật hình ảnh của sự mong manh về thể chất. Ratzinger đeo một chiếc đồng hồ trên cổ tay trái và bên phải của ngài có một bộ phận kỳ lạ trông giống như một chiếc đồng hồ khác nhưng thực ra là một máy báo động sẵn sàng kêu nếu điều gì đó xảy ra với ngài.
Sau cuộc thảo luận ngắn về chính trị Ý và đại dịch COVID-19, cuộc trò chuyện chuyển sang chuyến tông du Iraq ngày 5-8 tháng 3 sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ở đây, nhà báo cho rằng, phát biểu của Đức Bênêđíctô "trở nên nghiêm trọng, lo lắng".
Đức Bênêđíctô nói, “Tôi nghĩ đó là một hành trình rất quan trọng. Thật không may, nó rơi vào một thời điểm rất khó khăn khiến nó trở thành một chuyến đi nguy hiểm: Vì lý do an ninh và vì COVID. Và rồi còn tình hình bất ổn của Iraq. Tôi sẽ đồng hành với Đức Phanxicô bằng lời cầu nguyện của tôi”.
Đức Bênêđíctô cũng nhận xét về Joe Biden, tổng thống Công Giáo thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ: “Đúng thật, ông ấy là người Công Giáo và giữ đạo. Và bản thân ông ấy chống lại việc phá thai. Nhưng với tư cách là một tổng thống, ông ấy có xu hướng trình bầy mình trong đường lối liên tục của Đảng Dân chủ… Còn về chính trị phái tính, chúng ta vẫn chưa hiểu rõ lập của ông ấy là gì ”.
Xin cẩn thận: Biến thể mới của coronavirus đang tăng mạnh ở New York
Đặng Tự Do
04:56 02/03/2021
Hôm thứ Tư 24 tháng Hai, các nhà nghiên cứu cho biết đang có sự gia tăng ở Thành phố New York một biến thể mới của coronavirus có một số điểm tương đồng với một biến thể dễ lây truyền và khó chữa hơn được phát hiện ở Nam Phi.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia cho biết biến thể mới, được gọi là B.1.526, được xác định lần đầu tiên trong các mẫu thu thập ở New York vào tháng 11, và vào giữa tháng 2 đã chiếm khoảng 12% trường hợp.
Biến thể này cũng được mô tả trong nghiên cứu ban đầu được công bố trực tuyến vào ngày 15 tháng 2 bởi các nhà khoa học của Viện Công nghệ California.
Các nhà nghiên cứu của Đại Học Columbia cho biết phân tích các cơ sở dữ liệu đã được công bố công khai không cho thấy tỷ lệ cao các trường hợp lây nhiễm các biến thể coronavirus ở Nam Phi và Brazil như trong trường hợp của Thành phố New York và các khu vực lân cận.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc-xin coronavirus mới ra mắt gần đây vẫn có khả năng vô hiệu hóa vi-rút và bảo vệ khỏi những triệu chứng nghiêm trọng, ngay cả đối với các trường hợp nhiễm các biến thể mới. Các nhà sản xuất vắc xin cũng đang nghiên cứu để phát triển các mũi tiêm tăng cường để chống lại các phiên bản đột biến của vi rút.
Source:Reuters
Vắc xin Pfizer có hiệu quả 94% trong nghiên cứu thực tế
Đặng Tự Do
04:56 02/03/2021
Trong một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19, vắc-xin Pfizer/BioNTech hai liều đã được chứng minh là có hiệu quả trong thực tế - tương tự như trong các phòng thí nghiệm.
Hôm thứ Tư 24 tháng Hai, nghiên cứu đầu tiên về vắc-xin trong tự nhiên - được thực hiện ở Israel - cho thấy nó có hiệu quả 94% trong việc ngăn ngừa bệnh.
Hiện đã hai tháng kể từ khi Israel triển khai vắc xin, đây là một trong những quốc gia triển khai vắc xin nhanh nhất trên thế giới.
Cho đến nay vẫn còn một số điều chưa chắc chắn là vắc xin coronavirus có hiệu quả như thế nào trong các điều kiện khác với các điều kiện kiểm soát được của các thử nghiệm lâm sàng.
Nhưng hệ thống y tế tập trung của Israel cung cấp một nguồn dữ liệu phong phú, cho thấy rằng trong số những người được tiêm cả hai liều vắc-xin Pfizer, ít nhất là 94% trường hợp không mắc phải COVID-19 có triệu chứng ở tất cả các nhóm tuổi.
Gần một nửa trong số chín triệu dân Israel đã được tiêm liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên và một phần ba đã được tiêm cả hai loại vắc-xin này.
Khi sự lây nhiễm COVID-19 giảm xuống, Israel đã nới lỏng lệnh khóa cửa quốc gia lần thứ ba và mở cửa trở lại các trung tâm thương mại, cửa hàng, trường học và nhiều nơi làm việc trong hai tuần qua.
Các địa điểm giải trí như nhà hát, phòng tập thể dục, khách sạn và thậm chí cả các buổi hòa nhạc được mở cửa vào Chủ nhật, nhưng chỉ dành cho những người có “Thẻ xanh”, tức là một giấy chứng nhận của chính phủ cho thấy họ đã được tiêm phòng đầy đủ hoặc đã mắc COVID-19 nhưng đã khỏi và được cho là đã miễn dịch.
Cũng trong ngày thứ Tư, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết tất cả những người Israel đủ điều kiện từ 16 tuổi trở lên dự kiến sẽ được tiêm phòng vào cuối tháng 3, cho phép nền kinh tế mở cửa trở lại sớm nhất vào ngày 5 tháng 4.
Source:Reuters
Các giám mục Mã Lai Á phản đối việc trục xuất người tị nạn Miến Điện
Đặng Tự Do
04:57 02/03/2021
Các giám mục Công Giáo ở Mã Lai Á đã thúc giục chính phủ thể hiện lòng nhân đạo và kiềm chế việc trục xuất hàng trăm công dân Miến Điện bao gồm cả người tị nạn và người xin tị nạn chính trị.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Mã Lai Á, gọi tắt là CBCM, cho biết Giáo hội rất quan tâm đến số phận của các công dân Miến Điện kể từ khi truyền thông địa phương và quốc tế đưa tin về kế hoạch của chính phủ Mã Lai Á.
“Gần đây đã có thông tin trên một số phương tiện truyền thông địa phương và quốc tế rằng Mã Lai Á chuẩn bị hồi hương 1,200 công dân Miến Điện từ bờ biển của chúng ta, và trong số họ có cả những người tị nạn và xin tị nạn chính trị. Vào thời điểm bất ổn chính trị nghiêm trọng ở Miến Điện, đức tin của chúng tôi cho chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể im lặng và đồng lõa với hành động này đối với những người đã bỏ trốn do một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng”, CBCM cho biết trong một tuyên bố hôm 23 tháng 2.
“Việc bảo đảm an ninh cá nhân cho những người tị nạn, người di cư và người xin tị nạn chính trị dễ bị tổn thương nhất không những phải phù hợp với luật pháp quốc tế mà còn phải phù hợp với luật nhân đạo, dựa trên lòng nhân từ, lòng trắc ẩn và tình yêu thương”.
Các giám mục chỉ ra rằng Giáo hội cảm thương trước hoàn cảnh của những người tị nạn. Trong thông điệp Fratelli tutti (Về tình huynh đệ và xã hội) gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở Giáo hội rằng tất cả chúng ta đều là một phần của một gia đình nhân loại lớn hơn và tình huynh đệ nhân loại của chúng ta “vượt qua những biên giới địa lý và những rào cản về khoảng cách”.
“Trong tinh thần yêu thương huynh đệ, Giáo Hội không thể làm ngơ trước những người cần và những người dễ bị tổn thương, bất kể họ là ai và họ đến từ đâu, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng,” các Giám Mục nói thêm.
Các giám mục kêu gọi chính phủ Mã Lai Á đừng đặt cuộc sống của những công dân Miến Điện này vào một số phận bất định và không rõ bằng cách cho họ hồi hương trong những thời điểm không chắc chắn này.
“Chúng tôi cũng yêu cầu một tổ chức quốc tế như UNHCR được phép xác minh những cá nhân này để đảm bảo an ninh cá nhân của họ. Là những người Mã Lai Á quan tâm, chúng ta không nên để bất kỳ ai phải chịu đựng những tình huống được đánh dấu bằng sự sợ hãi, không chắc chắn và bất an”, tuyên bố cho biết.
Việc trục xuất diễn ra trong bối cảnh một cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ được bầu hợp pháp của Miến Điện.
Đầu tháng này, đại sứ quán Miến Điện tại Kuala Lumpur đã viết thư cho Bộ Ngoại giao Mã Lai Á với yêu cầu hồi hương “1,200 công dân Miến Điện không có giấy tờ” trên ba tàu hải quân. Các con tàu được chuẩn bị khởi hành từ bờ biển Mã Lai Á vào ngày 23 tháng 2.
Kể từ năm ngoái, các cuộc truy quét chống người nhập cư đã chứng kiến hàng trăm người di cư và người xin tị nạn ở Kuala Lumpur và các khu vực khác của Mã Lai Á bị bắt giữ. Hàng trăm người di cư không có giấy tờ tùy thân bị đưa vào 12 trung tâm giam giữ quá tải và nhiều người trong số họ đến từ Miến Điện.
Source:UCANews
Các giám mục Công Giáo thúc giục chính phủ Sri Lanka công bố báo cáo về các vụ đánh bom khủng bố trong lễ Phục sinh 2019
Đặng Tự Do
16:27 02/03/2021
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cho biết chính phủ Sri Lanka phải công bố báo cáo của mình về các vụ tấn công khủng bố vào Lễ Phục sinh 2019 vào các nhà thờ Kitô Giáo và các khách sạn.
Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của Colombo cho biết ngài sẽ không gặp bất kỳ chính trị gia Sri Lanka nào do sự chậm trễ này. Ngài đã hoãn các cuộc họp với các thành viên Công Giáo trong quốc hội của liên minh cầm quyền và phe đối lập, tờ The Island của Sri Lanka đưa tin, trích dẫn các nguồn tin trong văn phòng của Đức Hồng Y.
Các giám mục khác cũng đã lên tiếng về việc không công bố báo cáo từ cuộc điều tra của tổng thống về các cuộc tấn công vào Chúa Nhật Phục sinh, khiến hơn 260 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương.
“Chúng tôi có rất nhiều nghi ngờ về toàn bộ quá trình này, và muốn biết tại sao toàn bộ mọi sự đã bị đình lại”, Đức Cha Winston Fernando, Giám Mục giáo phận Badulla, người đứng đầu Hội đồng Giám mục Công Giáo Sri Lanka, nói với hãng tin AP.
Chín kẻ đánh bom liều chết đã tấn công hai nhà thờ Công Giáo, một nhà thờ Tin lành, bốn khách sạn và một khu nhà ở vào ngày 21 tháng 4 năm 2019. Các cuộc tấn công vào nhà thờ xảy ra vào giữa lúc các cử hành Chúa Nhật Phục sinh đang diễn ra. Hai nhóm người Sri Lanka có liên quan đến quân khủng bố Hồi Giáo IS đã bị quy trách nhiệm trong các vụ tấn công.
Những người chỉ trích cuộc điều tra của chính phủ lo ngại tham nhũng hoặc sơ suất đã ngăn cản việc truy tố những người cộng tác trong vụ tấn công.
Đức Cha Fernando cho biết Giáo Hội Công Giáo ở Sri Lanka đã rất hoảng hốt trước quyết định của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa chỉ định một ủy ban mới gồm sáu thành viên để nghiên cứu lại báo cáo mà không chia sẻ báo cáo này với Giáo hội hoặc với Bộ trưởng Tư Pháp để truy tố các nghi phạm.
“Nếu có những người liên quan mà họ muốn bảo vệ họ, tôi cho rằng còn xảy ra nhiều chuyện nữa?” vị giám mục nói.
Ủy ban nghiên cứu chỉ bao gồm các bộ trưởng chính phủ là thành viên của liên minh cầm quyền.
Đức Cha Fernando chỉ trích cách hình thành ủy ban. Nó không được cân bằng và tính liêm chính của nó có thể bị nghi ngờ vì một số thành viên đang dính líu vào các vụ kiện tụng khác chống lại họ.
Đầu tháng 2, Đức Hồng Y Ranjith đã viết thư cho tổng thống Rajapaksa để yêu cầu một bản sao của báo cáo. Đức Hồng Y đã cảnh báo rằng ngài sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan Giáo hội quốc tế nếu chính phủ không nhanh chóng hành động.
Vào tháng 10 năm 2020, 5 trong số 7 nghi phạm bị bắt liên quan đến các vụ tấn công đã được chính phủ trả tự do, với lý do thiếu bằng chứng.
Vào thời điểm đó, Đức Hồng Y Ranjith cho biết các quan chức an ninh đã xác nhận với ngài rằng họ có đầy đủ bằng chứng chống lại nhiều nghi phạm đã bị bắt giữ và đã được phóng thích. Đức Hồng Y cùng với bạn bè và gia đình của các nạn nhân cho biết họ lo ngại việc thả các nghi phạm vì tham nhũng, hoặc thiếu một cuộc điều tra kỹ lưỡng, về phía Cục Điều tra Hình sự Sri Lanka.
Việc thả Riyaj Bathiudeen, anh trai của nghị sĩ Rishad Bathiudeen, người lãnh đạo đảng Đại hội Makkal Toàn Ceylon ở Sri Lanka, được xem là đáng ngờ nhất. Vào tháng 9 năm 2020, một phát ngôn viên của cảnh sát nói với các nhà báo rằng Riyaj Bathiudeen đã gặp một trong những kẻ đánh bom liều chết trước một trong những vụ tấn công vào một khách sạn và anh ta bị cáo buộc có những hành vi cộng tác khác với những kẻ đánh bom.
Sri Lanka là một quốc đảo ở Ấn Độ Dương, phía tây nam của vịnh Bengal. Dân số hơn 21 triệu người. Hơn 70% người Sri Lanka theo đạo Phật, khoảng 13% theo Ấn Giáo, gần 10% theo đạo Hồi và chưa đến 8% theo Công Giáo. Có 1.5 triệu người Công Giáo trong nước.
Đất nước này đã phải hứng chịu bạo lực định kỳ kể từ khi cuộc nội chiến kéo dài 26 năm kết thúc vào năm 2009.
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục yêu cầu các quan chức y tế xem xét lại lệnh cấm thờ phượng công cộng tại British Columbia
Đặng Tự Do
16:28 02/03/2021
Sau gần một năm hạn chế và nhiều tháng các nhà thờ bị đóng cửa không cho phép thờ phượng công khai, Đức Tổng Giám Mục J.Michael Miller đang yêu cầu chính quyền British Columbia trao cho các nhà thờ Công Giáo quyền tự do như các quán bar, nhà hàng và phòng tập thể dục trong suốt trận đại dịch.
Đức Tổng Giám Mục Miller đã gửi một bản đệ trình dài 19 trang tới các quan chức y tế British Columbia vào ngày 19 tháng 2 yêu cầu các nhà thờ Công Giáo phải được phép cử hành Thánh lễ trực tiếp với các biện pháp an toàn COVID-19 và giới hạn số người tham dự là 10% sức chứa.
Trong yêu cầu của ngài, Đức Tổng Giám Mục chỉ ra tầm quan trọng của việc đích thân tham dự Thánh lễ đối với người Công Giáo và tính cấp thiết của vấn đề này với Lễ Phục sinh, ngày linh thiêng nhất trong lịch, chỉ còn hơn một tháng nữa.
Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài không tìm kiếm những đặc quyền nào cả mà cỉ muốn được đối xử công bằng.
“Trong khi chúng tôi tôn trọng các biện pháp mà chính phủ thực hiện để bảo vệ sức khỏe của người dân British Columbia, chúng tôi muốn được bảo đảm rằng các lệnh này đang được áp dụng công bằng cho tất cả các thành phần dân cư”, ngài viết trong một bức thư gửi cho người Công Giáo thông báo về yêu cầu của mình.
“Cụ thể, chúng tôi tìm hiểu lý do tại sao không cho phép tụ tập để thờ phượng dù với số lượng hạn chế và với các biện pháp phòng ngừa an toàn, trong khi các quán bar, nhà hàng và phòng tập thể dục vẫn được mở cửa tự do”.
Trước khi lệnh cấm các buổi thờ phượng được đưa ra vào ngày 19 tháng 11, các nhà thờ Công Giáo đã tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang, sát trùng tay và các biện pháp khác và không thấy bất kỳ đợt bùng phát nào.
“Mặc dù không có sự lây truyền hoặc bùng phát COVID-19 nào được biết đến trong các nhà thờ của chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục thấy các báo cáo về sự bùng phát tại các cơ sở trượt tuyết và các cơ sở kinh doanh địa phương đã được phép tiếp tục hoạt động”, Đức Tổng Giám Mục Miller viết trong yêu cầu của mình.
“Tôi không nghi ngờ rằng lệnh cấm tụ tập tôn giáo đã gây ảnh hưởng xấu đến tâm linh và sức khỏe tinh thần của người Công Giáo ở British Columbia”.
Đức Tổng Giám Mục Miller không phải là nhà lãnh đạo tôn giáo đầu tiên xin miễn trừ lệnh cấm tụ tập tôn giáo của British Columbia. Giáo sĩ Meir Kaplan của Vancouver đã tìm kiếm và nhận được sự miễn trừ cho những người Do Thái chính thống, những người bị cấm sử dụng công nghệ vào ngày Sabát và do đó không thể thay thế các cuộc tụ họp tôn giáo bằng những cuộc tụ họp ảo.
Trong trường hợp đó, chính quyền tỉnh cho phép các cuộc tụ tập tôn giáo giới hạn ở 25 người tham gia và tổ chức ngoài trời. Đức Tổng Giám Mục Miller cho biết các Thánh lễ ngoài trời sẽ không “thiết thực” và không mang lại “lợi ích tốt nhất” cho người Công Giáo.
Ngài đề xuất các biện pháp y tế khác để giữ an toàn cho giáo dân, bao gồm giới hạn 10% sức chứa, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn và các yêu cầu vệ sinh khác mà các nhà thờ đã tuân theo trước khi có lệnh cấm.
Source:British Columbia Catholic
Các giám mục Công Giáo Đức kêu gọi thay đổi Giáo lý về đồng tính luyến ái
Đặng Tự Do
16:28 02/03/2021
Một giám mục Công Giáo người Đức đã công khai bảo vệ sự ủng hộ của mình cho một cuốn sách hô hào ban phép lành và các nghi thức công nhận các kết hiệp đồng tính luyến ái.
Đức Cha Peter Kohlgraf, Giám Mục Mainz gợi ý rằng Giáo Hội không thể yêu cầu tất cả những người Công Giáo có khuynh hướng đồng tính luyến ái phải sống trong sạch và Giáo hội nên áp dụng một cách tiếp cận mục vụ trong đó thừa nhận điều này.
“Rất nhiều người có sức hấp dẫn đồng tính thuộc về Giáo hội và thực sự ngoan đạo theo nghĩa tốt nhất của từ này,” Giám mục Peter Kohlgraf của Mainz đã viết trong một chuyên mục cho tờ báo giáo phận của ngài, và cũng được xuất bản trên trang web của giáo phận, với tiêu đề “Đừng bỏ qua khoa học,” vào ngày 3 tháng 2.
“Đối với nhu cầu về sự thanh sạch: nó có nghĩa là gì từ quan điểm của những người trải nghiệm sự hấp dẫn đồng giới? Tôi nghĩ rằng ít người trong số họ sẽ coi yêu cầu này của Giáo Hội là tế nhị và tôn trọng họ, bởi vì khuynh hướng này không phải là tự chọn”.
Cuốn sách về các nghi thức chúc lành được xuất bản bởi Bonifatiusverlag, một nhà xuất bản trực thuộc Tổng giáo phận Paderborn. Cuốn sách cũng có lời tựa của Giám mục Ludger Schepers, một Giám Mục Phụ Tá tại Giáo phận Essen.
Giám mục Kohlgraf xác nhận vào ngày 3 tháng 2 rằng các thành viên trong Tòa Giám Mục của ngài đã tham gia vào quá trình biên soạn cuốn sách và khẳng định sự ủng hộ của ngài đối với việc xuất bản cuốn sách. Ngài cũng nói rằng ngài đã sớm “nhận thức được” rằng nhiều hình thức chúc phúc khác nhau dành cho các cặp đôi đồng giới đã tồn tại “và sẽ tiếp tục tồn tại” sau khi ngài làm giám mục Mainz vào năm 2017.
Giám mục Kohlgraf là người mới nhất trong một loạt các giám mục Đức công khai kêu gọi thay đổi lập trường của Giáo hội về đồng tính luyến ái. Các giám mục Đức cho đến nay đã công khai lên tiếng ủng hộ việc ban phước cho các kết hiệp đồng giới bao gồm Hồng Y Reinhard Marx ở Munich và Freising, Giám mục Franz-Josef Bode của Osnabrück, và Giám mục Heinrich Timmerervers của Dresden-Meißen.
Tuyên bố của Đức Cha Kohlgraf đối kháng triệt để với sách giáo lý Công Giáo. Sách giáo lý Công Giáo số 2357 cho biết:
Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng, truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: ‘Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’. Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên.
Nghĩa vụ của ngài, công việc được Giáo Hội ủy thác cho ngài là giảng dạy đức tin tinh tuyền. Không phải là chiến đấu dưới ngọn cờ đồng tính. Đó là một sự phản bội trâng tráo.
Theo các dữ liệu được Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Đức công bố 216,078 tín hữu Công Giáo đã bỏ đạo trong năm 2018. Trong khi đó, Giáo Hội Tin Lành Đức cho biết 220,000 tín hữu Tin Lành đã rời bỏ hàng ngũ của họ.
Tổng cộng, khoảng 23 triệu công dân Đức vẫn là thành viên của Giáo Hội Công Giáo và 21 triệu người là thành viên của Giáo Hội Tin lành. Hai nhóm chiếm 53.2% trên tổng số 83 triệu dân Đức.
Cố nhiên, chúng ta hiểu các Giám Mục Đức muốn chặn đứng làn sóng bỏ đạo bằng cách đề ra các “cải cách”. Tuy nhiên, tất cả các đề xuất của các ngài như công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái đều là những vấn đề đã được anh em Tin lành chấp nhận nhưng tỷ lệ bỏ đạo còn cao hơn. Hơn thế nữa, các đề xuất của các Giám Mục Đức hiện nay sẽ tạo ra những kỳ vọng nào đó đối với một số thành phần giáo dân Đức. Một khi những kỳ vọng này trở thành thất vọng, mà chắc chắn sẽ là như thế, người ta sẽ chứng kiến một làn sóng lũ lượt rời bỏ Giáo Hội.
Source:Catholic News Agency
Ý Cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho tháng Ba: Bí tích hòa giải
Thanh Quảng sdb
17:49 02/03/2021
Ý Cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho tháng Ba: Bí tích hòa giải
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô cho tháng Ba tập chú vào Bí tích Hòa giải, nhắc nhở chúng ta đây là giây phút gặp gỡ đầy yêu thương và nhân từ giữa Thiên Chúa và chúng ta.
Một Video về ý chỉ cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho tháng 3 đã được phát hành, ý cầu nguyện mà Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn toàn thể Giáo Hội Công Giáo hãy khẩn cầu qua Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu này.
Đó là một sứ điệp tràn đầy hy vọng, trong đó ngài mời gọi chúng ta khám phá lại sức mạnh của sự đổi mới cá nhân mà Bí tích Giải tội mang lại cho cuộc sống của chúng ta. “Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta có thể trải nghiệm Bí tích Hòa giải với chiều sâu mới mẻ, để cảm nếm được sự tha thứ và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa,” Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh và chính Đức Thánh Cha cũng sẽ đi hòa giải “để được chữa lành, xin Chúa chữa lành tâm hồn ta”.
"Chúa Giêsu chờ đợi, lắng nghe và tha thứ cho chúng ta"
Đức Thánh Cha nói trong Video rằng: “Trong trái tim Chúa, chúng ta nhìn nhận những lỗi lầm của mình, để sức mạnh tình yêu Chúa hoán cải và biến đổi chúng ta. Việc lãnh nhận Bí tích này không phải là vấn đề đứng trước một thẩm phán, mà là tìm đến một cuộc gặp gỡ yêu thương với một người Cha đang đón đợi chúng ta và luôn tha thứ cho chúng ta.
Đức Thánh Cha nói: “Trung tâm của sự thú lỗi không phải là những tội lỗi mà chúng ta xưng thú, mà là tình yêu thiêng liêng mà chúng ta nhận được, mà chúng ta cần đến”. Và tình yêu này có trước tất cả những điều khác, trước cả những lỗi lầm của chúng ta, trước cả những quy tắc, những phán xét và thất bại của chúng ta.
Linh mục nhân từ
Cha Fréderic Fornos, S.J., Giám đốc của Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha, đã nhấn mạnh tới những lời cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong video: “Chúng ta hãy cầu nguyện, xin Chúa ban cho Giáo hội những linh mục nhân từ chứ không phải những kẻ phê phán hạch sách”.
Cha còn nói thêm: “Đây không phải là lần đầu tiên Đức Thánh Cha cầu xin hồng ân này. Là một người chủ chăn tốt, ĐTC biết nỗi đau của đàn chiên, tội lỗi của họ và nhu cầu của họ khi tìm đến ‘những linh mục của lòng thương xót.’ Đây là thời điểm của lòng thương xót. Trong tông thư Misericordia et misera (Lòng Thương Xót và nỗi thống khổ), kết thúc Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót, ĐTC đã mời gọi các linh mục hãy nên giống Chúa Giêsu, giầu lòng trắc ẩn và kiên nhẫn. Đó là con đường hoán cải cho mỗi linh mục, để trở thành 'nhân chứng của sự dịu dàng của người cha', biết 'nhìn xa trông rộng' và 'quảng đại trong việc ban phát sự tha thứ của Thiên Chúa.' Đó là một hồng ân.”
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào ngày 14 tháng 2 vừa qua, Đức Thánh Cha xin chúng ta hãy có lòng biết ơn và cảm mến tới các vị linh mục giải tội nhân ái. Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ. Vậy, chúng ta hãy cầu nguyện, “để chúng ta trải nghiệm được bí tích hòa giải với một chiều sâu mới mẻ, để cảm nhận được sự tha thứ và lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa.”
Dưới đây là toàn văn ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho tháng Ba: Bí tích của sự tái tạo
Khi ta đi xưng tội, để được chữa lành, và chữa lành tâm hồn ta.
Để nhận được sức mạnh tinh thần hãy đến với lòng thương xót.
Trung tâm của sự thú nhận không phải là xưng thú tội lỗi mà là chạy tới tình yêu thương linh thánh mà chúng ta nhận lãnh và luôn cần đến.
Trọng tâm của lời thú tội là Chúa Giêsu, Đấng đang chờ đợi chúng ta, Đấng lắng nghe chúng ta và tha thứ cho chúng ta.
Hãy nhớ điều này: Chúng ta chạy tới lòng thương xót Chúa, trước việc xưng thú lỗi lầm của mình.
Vậy chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta có thể trải nghiệm được một cách sâu xa mới về Bí tích hòa giải, để cảm nếm được sự tha thứ và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho Giáo hội những linh mục nhân từ chứ không phải những quan án.
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô cho tháng Ba tập chú vào Bí tích Hòa giải, nhắc nhở chúng ta đây là giây phút gặp gỡ đầy yêu thương và nhân từ giữa Thiên Chúa và chúng ta.
Một Video về ý chỉ cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho tháng 3 đã được phát hành, ý cầu nguyện mà Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn toàn thể Giáo Hội Công Giáo hãy khẩn cầu qua Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu này.
Đó là một sứ điệp tràn đầy hy vọng, trong đó ngài mời gọi chúng ta khám phá lại sức mạnh của sự đổi mới cá nhân mà Bí tích Giải tội mang lại cho cuộc sống của chúng ta. “Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta có thể trải nghiệm Bí tích Hòa giải với chiều sâu mới mẻ, để cảm nếm được sự tha thứ và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa,” Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh và chính Đức Thánh Cha cũng sẽ đi hòa giải “để được chữa lành, xin Chúa chữa lành tâm hồn ta”.
"Chúa Giêsu chờ đợi, lắng nghe và tha thứ cho chúng ta"
Đức Thánh Cha nói trong Video rằng: “Trong trái tim Chúa, chúng ta nhìn nhận những lỗi lầm của mình, để sức mạnh tình yêu Chúa hoán cải và biến đổi chúng ta. Việc lãnh nhận Bí tích này không phải là vấn đề đứng trước một thẩm phán, mà là tìm đến một cuộc gặp gỡ yêu thương với một người Cha đang đón đợi chúng ta và luôn tha thứ cho chúng ta.
Đức Thánh Cha nói: “Trung tâm của sự thú lỗi không phải là những tội lỗi mà chúng ta xưng thú, mà là tình yêu thiêng liêng mà chúng ta nhận được, mà chúng ta cần đến”. Và tình yêu này có trước tất cả những điều khác, trước cả những lỗi lầm của chúng ta, trước cả những quy tắc, những phán xét và thất bại của chúng ta.
Linh mục nhân từ
Cha Fréderic Fornos, S.J., Giám đốc của Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha, đã nhấn mạnh tới những lời cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong video: “Chúng ta hãy cầu nguyện, xin Chúa ban cho Giáo hội những linh mục nhân từ chứ không phải những kẻ phê phán hạch sách”.
Cha còn nói thêm: “Đây không phải là lần đầu tiên Đức Thánh Cha cầu xin hồng ân này. Là một người chủ chăn tốt, ĐTC biết nỗi đau của đàn chiên, tội lỗi của họ và nhu cầu của họ khi tìm đến ‘những linh mục của lòng thương xót.’ Đây là thời điểm của lòng thương xót. Trong tông thư Misericordia et misera (Lòng Thương Xót và nỗi thống khổ), kết thúc Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót, ĐTC đã mời gọi các linh mục hãy nên giống Chúa Giêsu, giầu lòng trắc ẩn và kiên nhẫn. Đó là con đường hoán cải cho mỗi linh mục, để trở thành 'nhân chứng của sự dịu dàng của người cha', biết 'nhìn xa trông rộng' và 'quảng đại trong việc ban phát sự tha thứ của Thiên Chúa.' Đó là một hồng ân.”
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào ngày 14 tháng 2 vừa qua, Đức Thánh Cha xin chúng ta hãy có lòng biết ơn và cảm mến tới các vị linh mục giải tội nhân ái. Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ. Vậy, chúng ta hãy cầu nguyện, “để chúng ta trải nghiệm được bí tích hòa giải với một chiều sâu mới mẻ, để cảm nhận được sự tha thứ và lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa.”
Dưới đây là toàn văn ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho tháng Ba: Bí tích của sự tái tạo
Khi ta đi xưng tội, để được chữa lành, và chữa lành tâm hồn ta.
Để nhận được sức mạnh tinh thần hãy đến với lòng thương xót.
Trung tâm của sự thú nhận không phải là xưng thú tội lỗi mà là chạy tới tình yêu thương linh thánh mà chúng ta nhận lãnh và luôn cần đến.
Trọng tâm của lời thú tội là Chúa Giêsu, Đấng đang chờ đợi chúng ta, Đấng lắng nghe chúng ta và tha thứ cho chúng ta.
Hãy nhớ điều này: Chúng ta chạy tới lòng thương xót Chúa, trước việc xưng thú lỗi lầm của mình.
Vậy chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta có thể trải nghiệm được một cách sâu xa mới về Bí tích hòa giải, để cảm nếm được sự tha thứ và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho Giáo hội những linh mục nhân từ chứ không phải những quan án.
Vấn đề Đức có nguy cơ đưa cả Giáo hội vào khủng hoảng
Vũ Văn An
18:59 02/03/2021
Ban lãnh đạo Giáo Hội Đức với Con Đường Đồng Nghị của họ, theo ký giả Andrea Gagliarducci, có nguy cơ đưa toàn thể Giáo Hội Công Giáo vào khủng hoảng.
Thực vậy, theo ký giả này, với việc bổ nhiệm nữ giáo dân đầu tiên làm tổng thư ký cho Hội Đồng Giám Mục Đức vào tuần trước, Hội đồng này muốn cho người ta thấy các thành quả của Con đường Đồng nghị của Giáo hội họ. Hay đúng hơn, một tín hiệu cho thấy những thay đổi mà họ đang thảo luận sẽ được thực hiện, cho dù Rôma có đồng ý hay không. Đây là một tinh thần coi thường bức thư mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi cho Hội đồng hồi tháng 6 năm 2019.
Bức thư đó cho thấy rằng đã có, mặc dù tiềm ẩn, nguy cơ của một cuộc ly giáo gây ra bởi quyết định của các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Đức muốn có một Thượng hội đồng có quyền đưa ra các quyết định có tính ràng buộc. Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết, “Mỗi lần một cộng đồng giáo hội cố gắng tự mình thoát khỏi các vấn đề của mình, mà chỉ dựa vào sức mạnh, phương pháp và trí thông minh của mình, thì rốt cuộc cộng đồng này sẽ nhân thừa và nuôi dưỡng những tệ nạn mà họ muốn vượt qua”.
Bất chấp việc chính thức thừa nhận rằng mình đã nhận được lá thư của Đức Giáo Hoàng, Giáo hội ở Đức vẫn tiếp tục đi theo hướng đi của mình. Và mô thức hành động dường như là để tiến hành các cải cách chức năng, một điều vốn không cần sự đồng ý của Rôma, nhưng vẫn có thể có tác dụng đáng kể.
Việc chọn nữ tổng thư ký đã đi theo hướng trên. Đây không phải là lần đầu tiên một phụ nữ được bổ nhiệm làm tổng thư ký cho một Hội đồng Giám mục. Chẳng hạn, Sơ Hermegild Makoro là tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Nam Phi, và tiếp theo là Sơ Tshifhiwa Munzhedzi, OP, kể từ năm 2020. Từ năm 2009, Sơ Anna Mirijam Kaschner CPS (Nữ tu Dòng Máu Thánh Truyền Giáo) là tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Bắc Âu. Tuy nhiên, việc chọn Gilles vẫn có thể được coi là một bổ nhiệm tiên khởi.
Beate Gilles, một nhà thần học 50 tuổi, đã được chọn để kế nhiệm Linh mục Dòng Tên Hans Langendoerfer, người đã từng là số 2 của Hội đồng Giám mục Đức từ năm 1996. Gilles xuất thân từ giáo phận Limburg, nơi bà đứng đầu phân bộ về trẻ em, thiếu niên và gia đình.
Giám mục của Limburg là Đức cha Georg Baetzing, cho hay: “Chúng tôi đang giữ lời hứa nhằm cổ vũ để phụ nữ nắm các vị trí lãnh đạo”. Xét rằng tổng thư ký có một vai trò quyết định trong các hội đồng giám mục và là người thực thi các chỉ thị được gửi tới các giám mục, chúng ta đang đối diện với một giáo dân đầu tiên sẽ quản lý một nhóm giám mục.
Đây là một bước trung gian hướng tới điều mà Đức cha Baetzing muốn có ngay lập tức: truyền chức linh mục cho phụ nữ. Ngài nhắc lại điều này trong một cuộc phỏng vấn với Herder Correspondenz vào tháng Giêng - một cuộc phỏng vấn trong đó ngài cũng phàn nàn về việc Bộ Giáo lý Đức tin ngăn cản một tài liệu (“Cùng nhau ở Bàn tiệc Chúa”) được soạn thảo bởi Nhóm Công tác Đại kết mở đường cho việc rước lễ chung giữa người Công Giáo và người Thệ phản, điều gọi là rước lễ liên phái.
Tất cả đều là những dấu hiệu cho thấy Giáo hội ở Đức muốn tiến hành các cải cách ra sao. Tuy nhiên, vấn đề còn sâu xa hơn. Giáo hội ở Đức đang áp dụng lối hiểu của thế tục về thực tại của Giáo hội. Các bí tích không được xem xét. Chức năng được xem xét. Đó là một chủ đề liên tục được đưa ra trong các cuộc tranh luận kể từ thời Công đồng Vatican II. Một chủ đề đã nổi lên mạnh mẽ một lần nữa và điều đó không bao giờ bị hoàn toàn gạt sang một bên.
Nói cho rõ, chính Đức Gioan Phaolô II, cùng với Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, “người bảo vệ đức tin”, đã cố gắng vượt qua sự phân cực của cuộc tranh luận tại công đồng. Giữa một Giáo hội chỉ được xem xét về mặt chức năng và một Giáo hội trước Công đồng, Đức Gioan-Phaolô II ưa thích một Giáo hội được thành lập dựa trên Đức Kitô. Đó là một cố gắng hướng tới sự thống nhất và được sự giúp đỡ của Đức Hồng Y Ratzinger, người hiểu rõ thế giới Đức.
Giáo Hội Công Giáo ở Đức luôn có một chút “tính ranh giới” do vị trí của họ gần với Giáo hội Thệ phản hùng mạnh và sự cạnh tranh trực tiếp của hai cộng đồng giáo hội này trong việc thu hút các tín hữu, mà con số tự động chuyển thành mức tài trợ thông qua Kirchensteuer, thuế doanh thu cho các Giáo Hội.
Đức Bênêđíctô XVI tiếp tục công việc hiệp nhất này, và người ta thấy tất cả các dấu hiệu của việc này trong chuyến tông du Đức năm 2011. Đối diện với một Giáo hội Đức luôn cổ vũ các ý niệm chức năng, Đức Giáo Hoàng đã trình bày ngài như người kêu gọi quay trở lại với Thiên Chúa. Và ngài cũng yêu cầu cùng một điều nơi người Thệ phản, những người vốn mong đợi một món quà đại kết. Đó là một sự đảo ngược rất khó tiêu đối với Giáo hội ở Đức, vốn đã tiếp tục tự định hướng theo nghị trình cấp tiến.
Với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, công việc trên được thực hiện một cách có hệ thống. Lý lẽ biện minh - và điều này rất hiển nhiên trong tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng - là vấn đề lạm dụng trong Giáo hội. Sự lạm dụng được coi là một vấn đề lãnh đạo. Lãnh đạo phát xuất từ cách thức thực thi quyền lực. Cách thực thi quyền lực phải được thay đổi, và phải thay đổi nó một cách dân chủ. Đây là tổng hợp cơ sở lý luận đứng phía sau Con đường Đồng nghị Đức.
Nhưng sự thay đổi của nghị trình dựa trên phản ứng đối với việc lạm dụng đi quá xa vấn đề quyền lực. Nó không nhận được sự đồng thuận, chính vì một số định nghĩa trong văn bản không thể dựa trên sự đồng thuận chung, vì chúng dựa trên những định kiến chống Công Giáo của thế giới thế tục vốn không phù hợp với sự thật.
Trước hết, một ví dụ. Văn bản nhiều lần nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo đã không tự hội nhập văn hóa một cách đầy thuyết phục “vào một xã hội dân chủ dựa trên pháp quyền,” và thực sự đã “sử dụng trật tự pháp lý của mình để kỳ thị một số bộ phận dân cư, đe dọa các tiến trình dân chủ chuẩn mực và tự miễn nhiễm đối với những tìm hiểu có tính phê phán chống lại các giáo huấn và các cơ cấu dân chủ của mình".
Đó là thứ “văn hóa triệt tiêu” do Giáo hội tự áp dụng cho chính mình. Bằng cách này, Giáo hội không thể nhìn quá bên kia chiếc mũi của mình. Giáo Hội không nhận ra việc làm của Giáo hội ở Đức trong việc cổ vũ tiến trình dân chủ trong Chiến tranh Lạnh. Giáo Hội thậm chí không nhìn vào bên trong mình nhiều chính trị gia vốn tạo nên Ủy ban Trung ương các người Công Giáo Đức (ZDK).
Việc cải tổ Giáo hội có đòi hỏi phải nghị viện hóa chính Giáo hội không?
Vấn đề Đức không phải chỉ là vấn đề ở Đức. Nếu Đức là phòng thí nghiệm, thì vấn đề này phải là chủ đề tranh luận ở khắp mọi nơi. Nó xuất hiện liên tục, một cách đầy ám ảnh. Chúng ta nói về sự hiện diện của phụ nữ trong Giáo hội như thể Giáo hội là một công ty. Giáo hội không bao giờ được xem xét theo đúng nghĩa của nó: một địnhh chế được thành lập một cách thần thiêng và dựa trên các bí tích. Đây là lý do tại sao các giám mục có các chức năng quyền lực: nhờ bí tích truyền chức thánh, ban cho họ các munus docendi, munus sanctificandi, munus regendi (các chức vụ giảng dạy, thánh hóa, cai quản).
Giáo hội không phải là một nền dân chủ. Hiệp thông không dân chủ. Nó có một cảm thức, một giá trị và một ý nghĩa sâu xa, giống mọi điều trong Giáo Hội Công Giáo. Giản lược mọi sự vào chức năng, giản lược mọi sự vào nhu cầu làm cho các diễn trình trở nên dân chủ và minh bạch, là phản bội chính bản chất của Giáo hội.
Có rất nhiều lời bàn tán về việc Thệ phản hóa Giáo hội, và vai trò chính được dành cho lương tâm cá nhân trong nhiều vấn đề dường như đã chứng minh lý thuyết này đúng. Nhưng có lẽ trọng điểm ở chỗ khác. Giáo hội đang ngoại giáo hóa chính mình. Cuối cùng, việc đặt các chức năng, nền dân chủ và các nghị trình thế tục trước các nghị trình thần thiêng là một dấu hiệu của ngoại giáo hơn là Thệ phản.
Đó là một vấn đề mà Đức Bênêđíctô XVI đã nhận diện trong tiểu luận của ngài “Những người ngoại giáo mới và Giáo hội”, của những năm 1950. Chẩn đoán đó hiện vẫn còn giá trị. Sự kiện Giáo hội ở Đức đang thực hiện một diễn trình chức năng, dù không phù hợp với Rôma, không có nghĩa là một cuộc ly giáo có thể đang diễn ra. Nó có nghĩa Giáo hội cần nhìn lại mình bằng con mắt Công Giáo. Nếu Giáo Hội tiếp tục nhìn bản thân qua lăng kính nhận thức của người khác, Giáo Hội sẽ không còn lý do để tồn tại.
Văn Hóa
Bụi Tro và một Hy vọng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
01:38 02/03/2021
BỤI TRO VÀ MỘT HY VỌNG
Năm nào cũng thế, Hội Thánh dành cả một mùa Chay dài để mời gọi chúng ta ý thức thân phận nhỏ nhoi mỏng dòn nơi bản tính con người của mình, một bản tính vốn trở nên yếu đuối, lại càng dễ bị tội lỗi thống trị.
Nghi thức xức tro chính là nghi thức khai mạc mùa Chay. Nó là hành động hữu hiệu và cụ thể nhắc nhở ta về thân phận và kiếp người nhỏ nhoi mỏng dòn ấy. Nó còn là dấu chỉ nói lên thái độ khiêm nhường của mỗi chúng ta trước mặt Thiên Chúa. Chỉ có Chúa mới là Chúa Tể, là Nguồn Cội, là Tuyệt Đối, còn ta chỉ là tro bụi: “Ngươi là bụi đất và sẽ trở về bụi đất” (St 3,19).
Ðể khi cúi đầu nhận lãnh một chút tro từ tay thừa tác viên, bạn và tôi hiểu rằng: Thân phận mình đang mang đây, thể xác mình đang hiện diện cùng mọi người đây, cuộc đời mà mình đang đồng hành đây, sự sống mình đang sở hữu đây..., chỉ là những thứ tạm bợ. Chỉ bụi tro mới là cùng đích của tất cả những điều ấy. Bởi thế, nghi thức xức tro là một nghi thức sám hối nhiều ý nghĩa.
Nếu ta xức tro bằng một ý hướng ngay lành, bằng một tâm hồn thành thật, nghi thức này sẽ cho ta sự khiêm tốn cần thiết để đón nhận bài học của một sự thật rất quý giá: xuất phát từ tro bụi, thân phận được hoàn trả cho bụi tro.
Chỉ cần một lần xuôi tay nhắm mắt là đủ để tất cả tan biến. Trong cái chết, từng người, dù khỏe đến đâu, giàu đến đâu, tăm tiếng đến đâu, hạnh phúc đến đâu, sang trọng đến đâu... vẫn không còn bất cứ cái gì để bám víu. Cái chết là chốn nghiệt ngã không gì bằng. Đó mới thực là chốn mà từng người, không sót một ai, gục ngã hòan tòan từ ý chí đến tinh thần. Phần thưởng cuối cùng của mỗi cuộc đời chỉ có thể là bởi bụi tro.
Bài đọc hai của lễ Tro trích từ thư gửi giáo dân thành Côrintô, trong đó thánh Phaolô mời gọi: "Nhân danh Chúa Kitô, tôi năn nỉ anh em hãy làm hòa cùng Thiên Chúa" (2Cr 5, 20).
"Tôi năn nỉ anh em"! Lời mời gọi sao mà tha thiết, đáng yêu.
Từ một người quá xa lạ với đạo Chúa, xa lạ đến mức trở thành người mang tội ác vì bách hại đạo Chúa, giờ đây lại có những lời chân thành thấm thía đến thế.
Có ai ngờ một kẻ chống đạo lại trở thành thánh nhân. Thánh Phaolô, con người của sự ăn năn và hoán cải. Thánh Phaolô, một bầu trời hy vọng cho ta.
Và từ khi bắt gặp Chúa Kitô, bắt gặp chân lý đức tin, thánh nhân bất chấp mọi sự, dẫu là nguy nan nhất, đau khổ nhất, thậm chí bất châp cảmạng sống mình, để hiến dâng cả cuộc đời còn lại cho Chúa Kitô.
Từ khi quyết quay đầu để phục tùng Chúa Kitô, thánh nhân chỉ trọn một lòng yêu mến Chúa. Sẽ không bao giờ thánh nhân dám có một ý nghĩ nào manh nha phản kháng, đừng nói chi đến chống đối Thiên Chúa.
Cả con người và lời "năn nỉ" ấy của thánh Phaolô đáng cho ta, không chỉ khâm phục nhưng là học lấy để thay đổi đời sống mình, trở về với Chúa trong tình yêu, trong sự tập tành nhân đức, sống tốt lành, vươn tới ơn thánh thiện như ngài. Chúng ta tin tưởng điều mà thánh Phaolô đã đạt được, đó là nhờ tình yêu của Chúa, chúng ta cũng sẽ đi đến cùng của ơn gọi nên thánh.
Mùa Chay khởi đi từ việc rắc một chút tro tàn lên đầu để mỗi ngày ý thức thân phận bé nhỏ của mình mà cảm nhận lòng thương xót của Chúa, mà nỗ lực cộng tác với ơn Chúa. Nhờ đó ta dám hy vọng chính bản thân có thể bước ra từ thân phận tội nhân để trở thành thánh nhân.
Năm nào cũng thế, Hội Thánh dành cả một mùa Chay dài để mời gọi chúng ta ý thức thân phận nhỏ nhoi mỏng dòn nơi bản tính con người của mình, một bản tính vốn trở nên yếu đuối, lại càng dễ bị tội lỗi thống trị.
Nghi thức xức tro chính là nghi thức khai mạc mùa Chay. Nó là hành động hữu hiệu và cụ thể nhắc nhở ta về thân phận và kiếp người nhỏ nhoi mỏng dòn ấy. Nó còn là dấu chỉ nói lên thái độ khiêm nhường của mỗi chúng ta trước mặt Thiên Chúa. Chỉ có Chúa mới là Chúa Tể, là Nguồn Cội, là Tuyệt Đối, còn ta chỉ là tro bụi: “Ngươi là bụi đất và sẽ trở về bụi đất” (St 3,19).
Ðể khi cúi đầu nhận lãnh một chút tro từ tay thừa tác viên, bạn và tôi hiểu rằng: Thân phận mình đang mang đây, thể xác mình đang hiện diện cùng mọi người đây, cuộc đời mà mình đang đồng hành đây, sự sống mình đang sở hữu đây..., chỉ là những thứ tạm bợ. Chỉ bụi tro mới là cùng đích của tất cả những điều ấy. Bởi thế, nghi thức xức tro là một nghi thức sám hối nhiều ý nghĩa.
Nếu ta xức tro bằng một ý hướng ngay lành, bằng một tâm hồn thành thật, nghi thức này sẽ cho ta sự khiêm tốn cần thiết để đón nhận bài học của một sự thật rất quý giá: xuất phát từ tro bụi, thân phận được hoàn trả cho bụi tro.
Chỉ cần một lần xuôi tay nhắm mắt là đủ để tất cả tan biến. Trong cái chết, từng người, dù khỏe đến đâu, giàu đến đâu, tăm tiếng đến đâu, hạnh phúc đến đâu, sang trọng đến đâu... vẫn không còn bất cứ cái gì để bám víu. Cái chết là chốn nghiệt ngã không gì bằng. Đó mới thực là chốn mà từng người, không sót một ai, gục ngã hòan tòan từ ý chí đến tinh thần. Phần thưởng cuối cùng của mỗi cuộc đời chỉ có thể là bởi bụi tro.
Bài đọc hai của lễ Tro trích từ thư gửi giáo dân thành Côrintô, trong đó thánh Phaolô mời gọi: "Nhân danh Chúa Kitô, tôi năn nỉ anh em hãy làm hòa cùng Thiên Chúa" (2Cr 5, 20).
"Tôi năn nỉ anh em"! Lời mời gọi sao mà tha thiết, đáng yêu.
Từ một người quá xa lạ với đạo Chúa, xa lạ đến mức trở thành người mang tội ác vì bách hại đạo Chúa, giờ đây lại có những lời chân thành thấm thía đến thế.
Có ai ngờ một kẻ chống đạo lại trở thành thánh nhân. Thánh Phaolô, con người của sự ăn năn và hoán cải. Thánh Phaolô, một bầu trời hy vọng cho ta.
Và từ khi bắt gặp Chúa Kitô, bắt gặp chân lý đức tin, thánh nhân bất chấp mọi sự, dẫu là nguy nan nhất, đau khổ nhất, thậm chí bất châp cảmạng sống mình, để hiến dâng cả cuộc đời còn lại cho Chúa Kitô.
Từ khi quyết quay đầu để phục tùng Chúa Kitô, thánh nhân chỉ trọn một lòng yêu mến Chúa. Sẽ không bao giờ thánh nhân dám có một ý nghĩ nào manh nha phản kháng, đừng nói chi đến chống đối Thiên Chúa.
Cả con người và lời "năn nỉ" ấy của thánh Phaolô đáng cho ta, không chỉ khâm phục nhưng là học lấy để thay đổi đời sống mình, trở về với Chúa trong tình yêu, trong sự tập tành nhân đức, sống tốt lành, vươn tới ơn thánh thiện như ngài. Chúng ta tin tưởng điều mà thánh Phaolô đã đạt được, đó là nhờ tình yêu của Chúa, chúng ta cũng sẽ đi đến cùng của ơn gọi nên thánh.
Mùa Chay khởi đi từ việc rắc một chút tro tàn lên đầu để mỗi ngày ý thức thân phận bé nhỏ của mình mà cảm nhận lòng thương xót của Chúa, mà nỗ lực cộng tác với ơn Chúa. Nhờ đó ta dám hy vọng chính bản thân có thể bước ra từ thân phận tội nhân để trở thành thánh nhân.
Lời Kinh Đêm Tu Viện
Têrêsa Mỹ Lệ
22:01 02/03/2021
Cảm nhận từ “Lời Kinh Chúa dạy’ – KINH LẠY CHA
Vẫn còn đêm… con giật mình mở mắt
Ngỡ rằng Chúa gọi con, con thưa:
Chúa ơi! Con đây
Trong không gian tĩnh lặng,
Chỉ nghe vọng tiếng ếch.
Có lẽ giấc mơ nào đó
Hay cơn gió lạnh lùa vào
Hoặc nữa là tiếng thổn thức của chị em trong đêm
Cứ như vậy con thầm thĩ: Chúa ơi! Con đây
Rồi chìm vào giấc ngủ
…
Tiếng chuông như tiếng Chúa gọi
Tâm trí con tươi tỉnh, phó dâng ngày cho Chúa
Ngợi khen Chúa Ki-tô. Amen.
…
Một ngày nữa khép lại,
Con ngồi trong góc nhỏ nhà nguyện
Ngẫm nghĩ một ngày và tạ ơn Chúa.
Cảm ơn Chúa vì một ngày bình an
Nhớ về gia đình, con hỏi Chúa:
Hôm nay, Chúa có đến thăm gia đình con không?
Con cảm nhận rằng “Có,
không những đến thăm, Ta còn ở lại.”
Con tạ ơn Chúa vì đã thương gia đình nhiều hơn con tưởng.
…
Lạy Cha, trước khi con chìm vào giấc ngủ,
Con xin dâng Cha lời nguyện
nhưng không phải cho con
Nhưng là cho những trẻ em không nơi nương tựa
tìm được một mái ấm tựa nương.
Cho những người đang khổ đau vì chia ly, chiến tranh, bệnh tật
được chữa lành những thương tích xác hồn.
Cho những ai đang buồn sầu khóc than,
tìm được nguồn ủi an.
Cho những bạn cùng trang lứa đang mất phương hướng,
tìm được hướng đi cho cuộc đời mình.
Chỉ có Cha mới có thể chữa lành cho tất cả chúng con
Vì Cha chính là nguồn hạnh phúc đích thực.
Là “Đấng giàu lòng thương xót”
Của tất cả anh chị em chúng con. Amen.
Têrêsa Mỹ Lệ (Tập I Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình thương)
VietCatholic TV
Thổ Nhĩ Kỳ bắt tên gian hùng cả gan dám bán Vương Cung Thánh Đường Istanbul
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:55 02/03/2021
1. Biến thể mới của coronavirus đang tăng mạnh ở New York
Hôm thứ Tư 24 tháng Hai, các nhà nghiên cứu cho biết đang có sự gia tăng ở Thành phố New York một biến thể mới của coronavirus có một số điểm tương đồng với một biến thể dễ lây truyền và khó chữa hơn được phát hiện ở Nam Phi.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia cho biết biến thể mới, được gọi là B.1.526, được xác định lần đầu tiên trong các mẫu thu thập ở New York vào tháng 11, và vào giữa tháng 2 đã chiếm khoảng 12% trường hợp.
Biến thể này cũng được mô tả trong nghiên cứu ban đầu được công bố trực tuyến vào ngày 15 tháng 2 bởi các nhà khoa học của Viện Công nghệ California.
Các nhà nghiên cứu của Đại Học Columbia cho biết phân tích các cơ sở dữ liệu đã được công bố công khai không cho thấy tỷ lệ cao các trường hợp lây nhiễm các biến thể coronavirus ở Nam Phi và Brazil như trong trường hợp của Thành phố New York và các khu vực lân cận.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc-xin coronavirus mới ra mắt gần đây vẫn có khả năng vô hiệu hóa vi-rút và bảo vệ khỏi những triệu chứng nghiêm trọng, ngay cả đối với các trường hợp nhiễm các biến thể mới. Các nhà sản xuất vắc xin cũng đang nghiên cứu để phát triển các mũi tiêm tăng cường để chống lại các phiên bản đột biến của vi rút.
Source:Reuters
2. Vắc xin Pfizer có hiệu quả 94% trong nghiên cứu thực tế
Trong một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19, vắc-xin Pfizer/BioNTech hai liều đã được chứng minh là có hiệu quả trong thực tế - tương tự như trong các phòng thí nghiệm.
Hôm thứ Tư 24 tháng Hai, nghiên cứu đầu tiên về vắc-xin trong tự nhiên - được thực hiện ở Israel - cho thấy nó có hiệu quả 94% trong việc ngăn ngừa bệnh.
Hiện đã hai tháng kể từ khi Israel triển khai vắc xin, đây là một trong những quốc gia triển khai vắc xin nhanh nhất trên thế giới.
Cho đến nay vẫn còn một số điều chưa chắc chắn là vắc xin coronavirus có hiệu quả như thế nào trong các điều kiện khác với các điều kiện kiểm soát được của các thử nghiệm lâm sàng.
Nhưng hệ thống y tế tập trung của Israel cung cấp một nguồn dữ liệu phong phú, cho thấy rằng trong số những người được tiêm cả hai liều vắc-xin Pfizer, ít nhất là 94% trường hợp không mắc phải COVID-19 có triệu chứng ở tất cả các nhóm tuổi.
Gần một nửa trong số chín triệu dân Israel đã được tiêm liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên và một phần ba đã được tiêm cả hai loại vắc-xin này.
Khi sự lây nhiễm COVID-19 giảm xuống, Israel đã nới lỏng lệnh khóa cửa quốc gia lần thứ ba và mở cửa trở lại các trung tâm thương mại, cửa hàng, trường học và nhiều nơi làm việc trong hai tuần qua.
Các địa điểm giải trí như nhà hát, phòng tập thể dục, khách sạn và thậm chí cả các buổi hòa nhạc được mở cửa vào Chủ nhật, nhưng chỉ dành cho những người có “Thẻ xanh”, tức là một giấy chứng nhận của chính phủ cho thấy họ đã được tiêm phòng đầy đủ hoặc đã mắc COVID-19 nhưng đã khỏi và được cho là đã miễn dịch.
Cũng trong ngày thứ Tư, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết tất cả những người Israel đủ điều kiện từ 16 tuổi trở lên dự kiến sẽ được tiêm phòng vào cuối tháng 3, cho phép nền kinh tế mở cửa trở lại sớm nhất vào ngày 5 tháng 4.
Source:Reuters
3. Bắt tên gian hùng cả gan dám bán Vương Cung Thánh Đường Istanbul
Vương Cung Thánh Đường Thánh Antôn thành Padua, nằm ở khu trung tâm sang trọng Istiklal Caddesi, trên một trong những đại lộ nổi tiếng nhất ở Istanbul, vừa thoát ngỏi nguy cơ bị bán trên thị trường bất động sản như một tòa nhà tư nhân sang trọng. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc vừa cho biết như trên.
Trong những ngày gần đây, Sebahattin Gök đã bị bắt và đưa ra trước vành móng ngựa. Năm ngoái, nhờ vào một mạng lưới những tên đồng phạm, hắn đã tổ chức một hoạt động lừa đảo phức tạp để chiếm hữu trái phép giấy tờ của nhà thờ Công Giáo lớn nhất của thủ đô Istanbul nhằm bán lại cho ai trả giá cao nhất. Các cuộc điều tra về vụ án đã xác nhận rằng “băng nhóm” của Gök và các cộng sự của hắn chuyên lừa đảo bất động sản của các cộng đồng tôn giáo và giáo hội cũng như chủ sở hữu nước ngoài hoặc những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số.
Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng trên mảnh đất hiện nay là Vương Cung Thánh Đường Thánh Antôn thành Padua, được dựng lên vào năm 1725 bởi cộng đồng người Ý ở Istanbul. Nơi thờ tự hiện tại, do các tu sĩ Dòng Phanxicô coi sóc, được xây dựng lại theo phong cách tân Gothic của Venice từ năm 1906 đến năm 1912. Theo phong tục thời đó, tài sản của nhà thờ thuộc sở hữu của các thành viên của Hoàng gia Ý. Vào tháng Giêng năm 1971, những người thừa kế của gia đình hoàng gia từ bỏ quyền đối với tài sản, và nhường cho Hiệp hội Sent Antuan Kilisesi, nghĩa là Hiệp hội Nhà thờ Thánh Antôn, là một Hiệp hội của cộng đồng Công Giáo địa phương.
Trong những năm gần đây, Sebahattin Gök đã thực hiện một số chuyến đi đến Ý, Pháp và Hoa Kỳ, thu thập các thư ủy quyền và các chữ ký của những người mà sau này hắn đã giới thiệu là người thừa kế hợp pháp cho chủ sở hữu ban đầu của Vương Cung Thánh Đường. Thông qua những bức thư này, và sau khi cũng kiếm được một giấy chứng nhận thừa kế đáng ngờ từ một công tố viên, doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã trình diện với cơ quan đăng ký đất đai để đòi quyền sở hữu nơi thờ phượng này thay mặt cho các chủ sở hữu hợp pháp.
Đứng trước nguy cơ này, năm ngoái, các tu sĩ dòng Phanxicô chịu trách nhiệm coi sóc nhà thờ đã khiếu nại lên tòa án Thổ Nhĩ Kỳ, xin một biện pháp bảo vệ nhằm bảo tồn nơi thờ tự và cơ sở liền kề. Trong quá trình điều tra, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra rằng cùng một mạng lưới đồng phạm có liên hệ với Gök đã thực hiện một nỗ lực tương tự nhằm chiếm đoạt bất hợp pháp nhà thờ Galata của Bulgaria và các nơi thờ tự và các tòa nhà được xây dựng trong quá khứ bởi cộng đồng người Armenia, người Pháp, người Ý và Do Thái, và đã khởi tố 34 vụ kiện chống lại hắn ta vì những nỗ lực bất chính này.
Việc bắt giữ Gök diễn ra với cáo buộc giả mạo công chứng thư nhằm mục đích lừa đảo. Vụ việc làm dấy lên câu hỏi gây tranh cãi về tình trạng là nhiều nhà thờ và cơ sở của giáo hội nằm rải rác trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ trong đó các giấy tờ sở hữu tài sản đã bị mất trong nhiều thế kỷ qua và cuối cùng đã trở thành tài sản của các cá nhân hoặc chuyển thành tài sản của Bộ Ngân khố Thổ Nhĩ Kỳ.
Source:Fides
4. Các giám mục Mã Lai Á phản đối việc trục xuất người tị nạn Miến Điện
Các giám mục Công Giáo ở Mã Lai Á đã thúc giục chính phủ thể hiện lòng nhân đạo và kiềm chế việc trục xuất hàng trăm công dân Miến Điện bao gồm cả người tị nạn và người xin tị nạn chính trị.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Mã Lai Á, gọi tắt là CBCM, cho biết Giáo hội rất quan tâm đến số phận của các công dân Miến Điện kể từ khi truyền thông địa phương và quốc tế đưa tin về kế hoạch của chính phủ Mã Lai Á.
“Gần đây đã có thông tin trên một số phương tiện truyền thông địa phương và quốc tế rằng Mã Lai Á chuẩn bị hồi hương 1,200 công dân Miến Điện từ bờ biển của chúng ta, và trong số họ có cả những người tị nạn và xin tị nạn chính trị. Vào thời điểm bất ổn chính trị nghiêm trọng ở Miến Điện, đức tin của chúng tôi cho chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể im lặng và đồng lõa với hành động này đối với những người đã bỏ trốn do một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng”, CBCM cho biết trong một tuyên bố hôm 23 tháng 2.
“Việc bảo đảm an ninh cá nhân cho những người tị nạn, người di cư và người xin tị nạn chính trị dễ bị tổn thương nhất không những phải phù hợp với luật pháp quốc tế mà còn phải phù hợp với luật nhân đạo, dựa trên lòng nhân từ, lòng trắc ẩn và tình yêu thương”.
Các giám mục chỉ ra rằng Giáo hội cảm thương trước hoàn cảnh của những người tị nạn. Trong thông điệp Fratelli tutti (Về tình huynh đệ và xã hội) gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở Giáo hội rằng tất cả chúng ta đều là một phần của một gia đình nhân loại lớn hơn và tình huynh đệ nhân loại của chúng ta “vượt qua những biên giới địa lý và những rào cản về khoảng cách”.
“Trong tinh thần yêu thương huynh đệ, Giáo Hội không thể làm ngơ trước những người cần và những người dễ bị tổn thương, bất kể họ là ai và họ đến từ đâu, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng,” các Giám Mục nói thêm.
Các giám mục kêu gọi chính phủ Mã Lai Á đừng đặt cuộc sống của những công dân Miến Điện này vào một số phận bất định và không rõ bằng cách cho họ hồi hương trong những thời điểm không chắc chắn này.
“Chúng tôi cũng yêu cầu một tổ chức quốc tế như UNHCR được phép xác minh những cá nhân này để đảm bảo an ninh cá nhân của họ. Là những người Mã Lai Á quan tâm, chúng ta không nên để bất kỳ ai phải chịu đựng những tình huống được đánh dấu bằng sự sợ hãi, không chắc chắn và bất an”, tuyên bố cho biết.
Việc trục xuất diễn ra trong bối cảnh một cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ được bầu hợp pháp của Miến Điện.
Đầu tháng này, đại sứ quán Miến Điện tại Kuala Lumpur đã viết thư cho Bộ Ngoại giao Mã Lai Á với yêu cầu hồi hương “1,200 công dân Miến Điện không có giấy tờ” trên ba tàu hải quân. Các con tàu được chuẩn bị khởi hành từ bờ biển Mã Lai Á vào ngày 23 tháng 2.
Kể từ năm ngoái, các cuộc truy quét chống người nhập cư đã chứng kiến hàng trăm người di cư và người xin tị nạn ở Kuala Lumpur và các khu vực khác của Mã Lai Á bị bắt giữ. Hàng trăm người di cư không có giấy tờ tùy thân bị đưa vào 12 trung tâm giam giữ quá tải và nhiều người trong số họ đến từ Miến Điện.
Source:UCANews
Kết quả bi đát khi một linh mục cấp tiến mời mục sư Tin lành đến nhà thờ đồng tế thánh lễ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:26 02/03/2021
1. Kết quả khi một linh mục cấp tiến mời mục sư Tin lành đến nhà thờ đồng tế thánh lễ
Giám mục địa phương và bề trên miền của một linh mục dòng đã quyết định treo chén một cha người Brazin vì đã đồng tế Thánh Lễ với một mục sư Tin lành.
Cha Jose Carlos Pedrini, một thành viên của Hội Thừa sai Thánh Charles Borromeo, đã được yêu cầu đình chỉ các thừa tác vụ công khai tại giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Jundiai.
“Chúng tôi thành thật lấy làm tiếc về sự kiện đã tạo ra sự nhầm lẫn và chia rẽ lớn giữa các tín hữu,” Đức Cha Vicente Costa, Giám Mục của Jundiaí viết vào ngày 20 tháng 2. Vị giám mục nói thêm rằng sự tham gia tích cực như vậy của một mục sư không phải Công Giáo “không được chuẩn mực của Giáo hội chúng ta cho phép.”
Sự thật mặc khải là năng quyền truyền phép Thánh Thể chỉ thuộc về trong một linh mục được thánh hiến hợp lệ.
Cha Pedrini đã cử hành Bí tích Thánh Thể cùng với mục sư Francisco Leite, của giáo hội Tin lành Thống nhất Brazil, vào ngày Thứ Tư Lễ Tro 17 tháng 2.
Một đoạn video của Thánh lễ cho thấy mục sư Leite đang đọc một phần của Kinh nguyện Thánh Thể và rước lễ.
Giám mục Costa cho biết việc phổ biến rộng rãi video trên mạng xã hội đã gây ra “những phản ứng đa dạng và hoàn toàn trái ngược nhau” và “càng làm nổi bật thêm vết thương gây ra cho sự hiệp nhất của Giáo hội vốn được tìm thấy chính xác trong Bí tích Thánh Thể, nguồn gốc và nền tảng cuối cùng của hiệp nhất trong cùng một đức tin, hy vọng và bác ái”.
“Chúng tôi tin rằng Cha Pedrini, người được biết đến với sự tận tụy và quảng đại của mình, đặc biệt là đối với người nghèo và người di cư, đã không hành động với ác ý,” ngài nói thêm.
Tuy nhiên, Đức Cha Costa nhấn mạnh rằng “sự hiểu biết không đầy đủ về các sáng kiến liên quan đến cuộc đối thoại đại kết luôn được ca ngợi có thể là cơ sở cho các hành động thiếu suy nghĩ chín chắn của ngài.”
“Do đó, điều quan trọng cần nhấn mạnh là hành động của ngài dường như không xuất phát từ ý thức rõ ràng là muốn bất tuân các chuẩn mực của Giáo Hội Công Giáo hoặc muốn xúc phạm đến Chúa Giêsu Thánh Thể”.
Đức Cha Costa nói rằng giáo phận tiếp tục tin tưởng vững chắc vào “cuộc đối thoại đại kết lành mạnh và đích thực với các cộng đồng Kitô giáo khác, do Công đồng Vatican II và các tuyên bố của các giáo hoàng gần đây chủ trương.”
Đức Cha Costa nói rằng vụ việc đã được gửi đến Bộ Giáo lý Đức tin, “để họ có thể cho chúng tôi biết cách giải quyết vấn đề này như thế nào.”
Giáo luật số 900, triệt 1 quy định: “Chỉ duy có tư tế đã được truyền chức hữu hiệu làm thừa tác viên hiện thân của Ðức Kitô, mới có khả năng cử hành Bí Tích Thánh Thể.”
Điều 908 nói thêm: “Cấm các tư tế Công Giáo đồng tế Thánh Lễ với các tư tế hay thừa tác viên của các giáo hội và các giáo đoàn không thông hiệp hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo.”
Điều 3 triệt 4 trong Normae 2010, quy định về việc giải quyết các tội nghiêm trọng trong Giáo Hội, đã dành cho tòa án của Bộ Giáo Lý Đức Tin quyền giải quyết vấn đề “cử hành Hy tế Thánh Thể bị cấm với các thừa tác viên của các cộng đồng giáo hội không có quyền kế vị tông đồ và không thừa nhận phẩm giá bí tích của việc truyền chức linh mục như được nêu trong giáo luật số 908 của Bộ Giáo luật, và trong giáo luật số 702 của Bộ Giáo luật dành cho các Giáo hội Đông phương, cũng như được đề cập đến trong giáo luật 1365 của Bộ Giáo luật, và trong giáo luật 1440 của Bộ Giáo luật dành cho các Giáo hội Đông phương.”
Hầu chắc linh mục Jose Carlos Pedrini sẽ bị huyền chức.
Source:Catholic News Agency
2. Các giám mục Công Giáo thúc giục chính phủ Sri Lanka công bố báo cáo về các vụ đánh bom khủng bố trong lễ Phục sinh 2019
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cho biết chính phủ Sri Lanka phải công bố báo cáo của mình về các vụ tấn công khủng bố vào Lễ Phục sinh 2019 vào các nhà thờ Kitô Giáo và các khách sạn.
Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của Colombo cho biết ngài sẽ không gặp bất kỳ chính trị gia Sri Lanka nào do sự chậm trễ này. Ngài đã hoãn các cuộc họp với các thành viên Công Giáo trong quốc hội của liên minh cầm quyền và phe đối lập, tờ The Island của Sri Lanka đưa tin, trích dẫn các nguồn tin trong văn phòng của Đức Hồng Y.
Các giám mục khác cũng đã lên tiếng về việc không công bố báo cáo từ cuộc điều tra của tổng thống về các cuộc tấn công vào Chúa Nhật Phục sinh, khiến hơn 260 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương.
“Chúng tôi có rất nhiều nghi ngờ về toàn bộ quá trình này, và muốn biết tại sao toàn bộ mọi sự đã bị đình lại”, Đức Cha Winston Fernando, Giám Mục giáo phận Badulla, người đứng đầu Hội đồng Giám mục Công Giáo Sri Lanka, nói với hãng tin AP.
Chín kẻ đánh bom liều chết đã tấn công hai nhà thờ Công Giáo, một nhà thờ Tin lành, bốn khách sạn và một khu nhà ở vào ngày 21 tháng 4 năm 2019. Các cuộc tấn công vào nhà thờ xảy ra vào giữa lúc các cử hành Chúa Nhật Phục sinh đang diễn ra. Hai nhóm người Sri Lanka có liên quan đến quân khủng bố Hồi Giáo IS đã bị quy trách nhiệm trong các vụ tấn công.
Những người chỉ trích cuộc điều tra của chính phủ lo ngại tham nhũng hoặc sơ suất đã ngăn cản việc truy tố những người cộng tác trong vụ tấn công.
Đức Cha Fernando cho biết Giáo Hội Công Giáo ở Sri Lanka đã rất hoảng hốt trước quyết định của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa chỉ định một ủy ban mới gồm sáu thành viên để nghiên cứu lại báo cáo mà không chia sẻ báo cáo này với Giáo hội hoặc với Bộ trưởng Tư Pháp để truy tố các nghi phạm.
“Nếu có những người liên quan mà họ muốn bảo vệ họ, tôi cho rằng còn xảy ra nhiều chuyện nữa?” vị giám mục nói.
Ủy ban nghiên cứu chỉ bao gồm các bộ trưởng chính phủ là thành viên của liên minh cầm quyền.
Đức Cha Fernando chỉ trích cách hình thành ủy ban. Nó không được cân bằng và tính liêm chính của nó có thể bị nghi ngờ vì một số thành viên đang dính líu vào các vụ kiện tụng khác chống lại họ.
Đầu tháng 2, Đức Hồng Y Ranjith đã viết thư cho tổng thống Rajapaksa để yêu cầu một bản sao của báo cáo. Đức Hồng Y đã cảnh báo rằng ngài sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan Giáo hội quốc tế nếu chính phủ không nhanh chóng hành động.
Vào tháng 10 năm 2020, 5 trong số 7 nghi phạm bị bắt liên quan đến các vụ tấn công đã được chính phủ trả tự do, với lý do thiếu bằng chứng.
Vào thời điểm đó, Đức Hồng Y Ranjith cho biết các quan chức an ninh đã xác nhận với ngài rằng họ có đầy đủ bằng chứng chống lại nhiều nghi phạm đã bị bắt giữ và đã được phóng thích. Đức Hồng Y cùng với bạn bè và gia đình của các nạn nhân cho biết họ lo ngại việc thả các nghi phạm vì tham nhũng, hoặc thiếu một cuộc điều tra kỹ lưỡng, về phía Cục Điều tra Hình sự Sri Lanka.
Việc thả Riyaj Bathiudeen, anh trai của nghị sĩ Rishad Bathiudeen, người lãnh đạo đảng Đại hội Makkal Toàn Ceylon ở Sri Lanka, được xem là đáng ngờ nhất. Vào tháng 9 năm 2020, một phát ngôn viên của cảnh sát nói với các nhà báo rằng Riyaj Bathiudeen đã gặp một trong những kẻ đánh bom liều chết trước một trong những vụ tấn công vào một khách sạn và anh ta bị cáo buộc có những hành vi cộng tác khác với những kẻ đánh bom.
Sri Lanka là một quốc đảo ở Ấn Độ Dương, phía tây nam của vịnh Bengal. Dân số hơn 21 triệu người. Hơn 70% người Sri Lanka theo đạo Phật, khoảng 13% theo Ấn Giáo, gần 10% theo đạo Hồi và chưa đến 8% theo Công Giáo. Có 1.5 triệu người Công Giáo trong nước.
Đất nước này đã phải hứng chịu bạo lực định kỳ kể từ khi cuộc nội chiến kéo dài 26 năm kết thúc vào năm 2009.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Tổng Giám Mục yêu cầu các quan chức y tế xem xét lại lệnh cấm thờ phượng công cộng tại British Columbia
Sau gần một năm hạn chế và nhiều tháng các nhà thờ bị đóng cửa không cho phép thờ phượng công khai, Đức Tổng Giám Mục J.Michael Miller đang yêu cầu chính quyền British Columbia trao cho các nhà thờ Công Giáo quyền tự do như các quán bar, nhà hàng và phòng tập thể dục trong suốt trận đại dịch.
Đức Tổng Giám Mục Miller đã gửi một bản đệ trình dài 19 trang tới các quan chức y tế British Columbia vào ngày 19 tháng 2 yêu cầu các nhà thờ Công Giáo phải được phép cử hành Thánh lễ trực tiếp với các biện pháp an toàn COVID-19 và giới hạn số người tham dự là 10% sức chứa.
Trong yêu cầu của ngài, Đức Tổng Giám Mục chỉ ra tầm quan trọng của việc đích thân tham dự Thánh lễ đối với người Công Giáo và tính cấp thiết của vấn đề này với Lễ Phục sinh, ngày linh thiêng nhất trong lịch, chỉ còn hơn một tháng nữa.
Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài không tìm kiếm những đặc quyền nào cả mà cỉ muốn được đối xử công bằng.
“Trong khi chúng tôi tôn trọng các biện pháp mà chính phủ thực hiện để bảo vệ sức khỏe của người dân British Columbia, chúng tôi muốn được bảo đảm rằng các lệnh này đang được áp dụng công bằng cho tất cả các thành phần dân cư”, ngài viết trong một bức thư gửi cho người Công Giáo thông báo về yêu cầu của mình.
“Cụ thể, chúng tôi tìm hiểu lý do tại sao không cho phép tụ tập để thờ phượng dù với số lượng hạn chế và với các biện pháp phòng ngừa an toàn, trong khi các quán bar, nhà hàng và phòng tập thể dục vẫn được mở cửa tự do”.
Trước khi lệnh cấm các buổi thờ phượng được đưa ra vào ngày 19 tháng 11, các nhà thờ Công Giáo đã tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang, sát trùng tay và các biện pháp khác và không thấy bất kỳ đợt bùng phát nào.
“Mặc dù không có sự lây truyền hoặc bùng phát COVID-19 nào được biết đến trong các nhà thờ của chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục thấy các báo cáo về sự bùng phát tại các cơ sở trượt tuyết và các cơ sở kinh doanh địa phương đã được phép tiếp tục hoạt động”, Đức Tổng Giám Mục Miller viết trong yêu cầu của mình.
“Tôi không nghi ngờ rằng lệnh cấm tụ tập tôn giáo đã gây ảnh hưởng xấu đến tâm linh và sức khỏe tinh thần của người Công Giáo ở British Columbia”.
Đức Tổng Giám Mục Miller không phải là nhà lãnh đạo tôn giáo đầu tiên xin miễn trừ lệnh cấm tụ tập tôn giáo của British Columbia. Giáo sĩ Meir Kaplan của Vancouver đã tìm kiếm và nhận được sự miễn trừ cho những người Do Thái chính thống, những người bị cấm sử dụng công nghệ vào ngày Sabát và do đó không thể thay thế các cuộc tụ họp tôn giáo bằng những cuộc tụ họp ảo.
Trong trường hợp đó, chính quyền tỉnh cho phép các cuộc tụ tập tôn giáo giới hạn ở 25 người tham gia và tổ chức ngoài trời. Đức Tổng Giám Mục Miller cho biết các Thánh lễ ngoài trời sẽ không “thiết thực” và không mang lại “lợi ích tốt nhất” cho người Công Giáo.
Ngài đề xuất các biện pháp y tế khác để giữ an toàn cho giáo dân, bao gồm giới hạn 10% sức chứa, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn và các yêu cầu vệ sinh khác mà các nhà thờ đã tuân theo trước khi có lệnh cấm.
Source:British Columbia Catholic
4. Các giám mục Công Giáo Đức kêu gọi thay đổi Giáo lý về đồng tính luyến ái
Một giám mục Công Giáo người Đức đã công khai bảo vệ sự ủng hộ của mình cho một cuốn sách hô hào ban phép lành và các nghi thức công nhận các kết hiệp đồng tính luyến ái.
Đức Cha Peter Kohlgraf, Giám Mục Mainz gợi ý rằng Giáo Hội không thể yêu cầu tất cả những người Công Giáo có khuynh hướng đồng tính luyến ái phải sống trong sạch và Giáo hội nên áp dụng một cách tiếp cận mục vụ trong đó thừa nhận điều này.
“Rất nhiều người có sức hấp dẫn đồng tính thuộc về Giáo hội và thực sự ngoan đạo theo nghĩa tốt nhất của từ này,” Giám mục Peter Kohlgraf của Mainz đã viết trong một chuyên mục cho tờ báo giáo phận của ngài, và cũng được xuất bản trên trang web của giáo phận, với tiêu đề “Đừng bỏ qua khoa học,” vào ngày 3 tháng 2.
“Đối với nhu cầu về sự thanh sạch: nó có nghĩa là gì từ quan điểm của những người trải nghiệm sự hấp dẫn đồng giới? Tôi nghĩ rằng ít người trong số họ sẽ coi yêu cầu này của Giáo Hội là tế nhị và tôn trọng họ, bởi vì khuynh hướng này không phải là tự chọn”.
Cuốn sách về các nghi thức chúc lành được xuất bản bởi Bonifatiusverlag, một nhà xuất bản trực thuộc Tổng giáo phận Paderborn. Cuốn sách cũng có lời tựa của Giám mục Ludger Schepers, một Giám Mục Phụ Tá tại Giáo phận Essen.
Giám mục Kohlgraf xác nhận vào ngày 3 tháng 2 rằng các thành viên trong Tòa Giám Mục của ngài đã tham gia vào quá trình biên soạn cuốn sách và khẳng định sự ủng hộ của ngài đối với việc xuất bản cuốn sách. Ngài cũng nói rằng ngài đã sớm “nhận thức được” rằng nhiều hình thức chúc phúc khác nhau dành cho các cặp đôi đồng giới đã tồn tại “và sẽ tiếp tục tồn tại” sau khi ngài làm giám mục Mainz vào năm 2017.
Giám mục Kohlgraf là người mới nhất trong một loạt các giám mục Đức công khai kêu gọi thay đổi lập trường của Giáo hội về đồng tính luyến ái. Các giám mục Đức cho đến nay đã công khai lên tiếng ủng hộ việc ban phước cho các kết hiệp đồng giới bao gồm Hồng Y Reinhard Marx ở Munich và Freising, Giám mục Franz-Josef Bode của Osnabrück, và Giám mục Heinrich Timmerervers của Dresden-Meißen.
Tuyên bố của Đức Cha Kohlgraf đối kháng triệt để với sách giáo lý Công Giáo. Sách giáo lý Công Giáo số 2357 cho biết:
Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng, truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: ‘Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’. Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên.
Nghĩa vụ của ngài, công việc được Giáo Hội ủy thác cho ngài là giảng dạy đức tin tinh tuyền. Không phải là chiến đấu dưới ngọn cờ đồng tính. Đó là một sự phản bội trâng tráo.
Theo các dữ liệu được Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Đức công bố 216,078 tín hữu Công Giáo đã bỏ đạo trong năm 2018. Trong khi đó, Giáo Hội Tin Lành Đức cho biết 220,000 tín hữu Tin Lành đã rời bỏ hàng ngũ của họ.
Tổng cộng, khoảng 23 triệu công dân Đức vẫn là thành viên của Giáo Hội Công Giáo và 21 triệu người là thành viên của Giáo Hội Tin lành. Hai nhóm chiếm 53.2% trên tổng số 83 triệu dân Đức.
Cố nhiên, chúng ta hiểu các Giám Mục Đức muốn chặn đứng làn sóng bỏ đạo bằng cách đề ra các “cải cách”. Tuy nhiên, tất cả các đề xuất của các ngài như công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái đều là những vấn đề đã được anh em Tin lành chấp nhận nhưng tỷ lệ bỏ đạo còn cao hơn. Hơn thế nữa, các đề xuất của các Giám Mục Đức hiện nay sẽ tạo ra những kỳ vọng nào đó đối với một số thành phần giáo dân Đức. Một khi những kỳ vọng này trở thành thất vọng, mà chắc chắn sẽ là như thế, người ta sẽ chứng kiến một làn sóng lũ lượt rời bỏ Giáo Hội.
Source:Catholic News Agency