Ngày 03-03-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:55 03/03/2016
4. HIẾU TỬ “BA ĐẬU”

Có một vị quan lớn, rất nổi tiếng là người con có hiếu.
Song thân của ông ta người trước kẻ sau đều trở thành người quá cố, trong thời gian để tang sự đau đớn của ông hiện ra trên cả mặt mày, lễ tang vượt quá sự dự liệu, và vì việc ấy mà ông ta so với người khác thì càng có hiếu hơn.
Ông ta gối đầu trên đất, ngủ trên chiếu cỏ và len lén lấy dầu ba đậu bôi trên mặt, cố ý làm ra bộ mặt đau khổ, để bày tỏ mình cũng khóc lóc đau khổ rất là bi ai.
(Nhan thị gia huấn)

Suy tư 4:
Để bày tỏ tình cảm giả dối của mình với người yêu, anh có thể len lén bôi nước bọt lên mắt để phỉnh gạt tình yêu của họ; để được mau thăng quan tiến chức, bạn có thể nịnh hót cấp trên bằng những mánh lới “nhà nghề” của mình.v.v... Nhưng trong tình cảm của con cái đối với cha mẹ, thì anh không thể lừa dối lấy dầu bạc hà bác sĩ Tín bôi lên mắt, để cho mọi người thấy anh cũng khóc thương đấng sinh thành, bởi vì cha mẹ suốt đời yêu thương con cái không vụ lợi, không quản ngại gian nan vất vả để nuôi nấng cho anh nên người, do đó mà anh không thể đánh lừa cha mẹ cũng như đánh lừa...Thiên Chúa.
Người yêu thương cha mẹ cách giả dối, thì không thể yêu người khác cách thành thật, và càng không thể chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người khác cách thành thật, bởi vì nơi tâm hồn họ tràn đầy những ích kỷ và mưu lợi cho bản thân.
Yêu người cách thành thật là nét nổi bật của người Ki-tô hữu, vì chính họ đã học được nơi Đấng yêu người rất chân thật, và đã chết cho người mình yêu, đó chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô- Chúa chúng ta.
Người không yêu thương cha mẹ, anh chị em của mình, thì không thể yêu thương người dưng nước lã được.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:57 03/03/2016

25. Đức khiết tịnh của nội tại là gốc rễ, mà sự thuần khiết bên ngoài là cành và lá.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Xót Thương
Lm Vũđình Tường
06:03 03/03/2016
Dụ ngôn người con Hoang Đàng diễn tả tình cha thương con vượt khỏi giới hạn bình thường trong xã hội. Phong tục lúc đó chấp nhận gia tài được chia cho con cái sau khi người cha qua đời. Người con đòi chia gia tài lúc người cha còn sống là một xỉ nhục cho người cha. Khi đòi phần gia tài của mình anh coi như cha mình đã chết. Thứ hai, theo luật, không phải con mà người cha có toàn quyền quyết định ngày chia gia tài. Khi tới tuổi trưởng thành với sự đồng ý của người cha người con được quyền sang nhượng phần gia tài của mình. Luật khác xác định sau khi cha chết người thừa hưởng gia tài tới tuổi trưởng thành có quyền sang nhượng. Người con thứ còn trong tuổi vị thành niên, đòi chia gia tài sau đó vội vàng bán đi là hình thức anh coi cha không ra gì, coi như ông đã chết. Sau khi vung tay xài hết tiền, nạn đói đến và anh phải chăn heo để sống. Dẫu thế vẫn không khá hơn, vẫn đói khát. Phong tục Do Thái coi heo là con vật ở dơ và kiêng không ăn thịt dơ bẩn. Người con thứ chọn chăn heo là nghề hèn hạ bị coi thường nhất trong xã hội thời đó. Nhục nhã hơn nữa anh làm công chăn heo cho chủ mà chủ là dân ngoại, không cùng niềm tin và phong tục của mình. Điều này cho thấy anh tự dẫn mình đến nấc thang thấp nhất trong xã hội anh đang sống.

Người con cả ở nhà với cha nhưng tâm anh xa cha từ lâu. Hành động và cử chỉ của anh xác định cha anh đã chết trong anh. Anh ta từ chối nhận em mình khi nói với cha ‘thằng con của cha’. Nó không phải là con riêng, con cùng cha, cùng mẹ nhưng anh không nhận nó. Ngoài ruộng về anh nổi đoá khi biết em mình trở về anh từ chối vào nhà. Cái tréo cẳng ngỗng là hai người con: anh cả từng ở trong nhà giờ lại từ chối vào nhà; người con thứ bỏ nhà ra đi lại mong mỏi về nhà. Để giải hoà sự việc người cha ra tận bờ mương, đầu rẫy nói với con cả

‘tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy c.32.

Câu trên cho thấy cha sống là sống cho con, cha làm vất vả là làm cho con vì thế chúng ta cần ăn mừng vì tình thương cha dành cho con. Người cha dành tất cả tình thương cho con và còn mang lại cho người con đi hoang nhiều tình thương hơn anh hưởng trước khi ra đi. Lòng xót thương của người cha diễn tả nguồn gốc các nhân đức của Kitô hữu. Lòng xót thương này mang lại sự sống và ban sự sống.

Nói về lòng xót thương của Chúa chính là nói về mối liên hệ nguồn sống Chúa ban cho tạo vật. Mối liên hệ này phát sinh từ lòng Chúa xót thương cho mọi loài thụ tạo, đặc biệt cho kẻ khó nghèo và Đức Kitô là hiện thân của lòng Chúa xót thương nơi trần thế. Đức Kitô xuống trần để vạch cho chúng ta thấy lòng xót thương Chúa vô bờ, vượt qua tất cả các ranh giới để đến với mọi người, mọi thời. Cựu Ước nhắc nhiều đến lòng Chúa xót thương cho cá nhân, cho dân tộc và cho nhân loại. Cá nhân cảm nghiệm lòng Chúa xót thương quay về cùng Chúa. Dân tộc cảm nhận lòng Chúa xót thương khi lãnh đạo dại diện dân xin Chúa chúc lành và ban an bình, thịnh vượng cho toàn dân. Chúa chứng tỏ lòng xót thương qua việc Con Một Chúa là Đức Kitô vác thập giá thay nhân loại. Qua thập giá Đức Kitô giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi. Qua việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết ban sự sống trường sinh cho ta. Qua việc Đức Kitô về trời Ngài dọn chỗ cho những ai tin vào Ngài.

Cảm nhận lòng Chúa xót thương bằng cách học biết và trở thành người biết thương xót anh em, kẻ khốn cùng. Dụ ngôn người con Hoang Đàng và kinh Lậy Cha đều hướng dẫn tâm hồn ta cảm nghiệm lòng Chúa xót thương và biết xót thường tha nhân. Nói về lòng Chúa xót thương mà không thực hành khác chi hứa để đó mà không bao giờ thực hiện.
Kitô hữu thương xót tha nhân không phải vì nhiệm vụ mà chính là yêu mến Chúa. Hai là nhận biết khuôn mặt Đức Kitô trong anh chị em khác. Ba là coi tha nhân như anh chị em trong cùng đại gia đình Chúa. Bốn là chúng ta sống nhờ lòng Chúa xót thương nên chúng ta học từ Chúa chuyển ban sự sống đến cho người khác. Lòng xót thưong không chỉ giới hạn giữa người với người mà được chuyển sang mọi tạo vật vì Chúa dựng nên chúng. Những gì Chúa tạo dựng đều tốt đẹp và đều cần đến lòng Chúa xót thương.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Xin Chúa cho con không mù lòa trong đức tin
Lm Jude Siciliano OP
14:55 03/03/2016
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY năm A
1 Samuen 16: 1b, 6-7, 10-13a; T.vinh 24; Êphêsô 5: 8-14; Gioan 9: 1-41

XIN CHÚA CHO CON KHÔNG TRỞ NÊN MÙ LOÀ TRONG ĐỨC TIN

Một bác sĩ thần kinh bàn về người mù trong phúc âm hôm nay như sau: ông ta nói những người sinh ra đui mù mà được mổ và được trông thấy, có thể sinh hoạt bình thường. Mặc dù họ biết điện thoại, họ sẽ nhận ra ngay khi họ trông thấy máy điện thoại. Nhưng họ phải tập trông thấy bề sâu. Họ có thể đi đâm vào bức tường vì họ không biết cái đó là cái gì. Mới đầu họ có thể nghĩ là họ có thể sờ vào trụ đèn cách xa họ. Hay họ có thể hất một ly nước để gần họ vì họ tưởng ly nước ở xa.

Có người cần phải dùng gậy mà họ đã dùng trước kia lúc họ mù để tập biết các vật ở gần đầu cây gậy ra sao. Những người sinh ra mù và bây giờ được trông thấy cần phải có người giúp họ biết những gì họ trông thấy. Họ cần phải có thời giờ để tập sống với thê giới chung quanh họ. Đó là cả một phương pháp.

Người mù trong phúc âm hôm nay được chửa lành. Người đó qua một phương pháp khác. Chúng ta không biết những việc anh ta trải qua khi anh ta vừa bắt đầu trông thấy lại. Trái lại, chúng ta biết đó là một phương pháp khác. Cách diễn tả trong phúc âm là cách mà mỗi người trong chúng ta biết. Phúc âm kể người mù đó trông thấy phần thiêng liêng: anh ta biết về Chúa Giêsu và được trông thấy.

Sau khi anh ta đuợc chửa lành, anh ta trở về với khung cảnh gia đình và bạn bè. Nhưng, bây giờ Chúa Giêsu đã vào trong đời sống anh ta và anh ta đã thay đổi sang đời sống mới mãi mãi. Anh ta không trở lại với đời sống cũ nữa, mặc dù anh ta bị thử thách nhiều lần, ngay cả bị doạ nạt vì anh ta đã thay đổi. Không ai hiểu điều gì đã xãy ra cho anh ta làm cho anh ta thay đổi như thế. Anh ta đã đi đến hồ Siloê lấy nước rửa vào mắt như Chúa Giêsu đã bảo anh ta.

Người mù đó không thể trở lại như cũ. Anh ta đã đứng bên lề xã hội, mà bây giờ lại cả gan đứng ngay trước các lãnh tu tôn giáo đẻ tự bàu chửa mình. "Một điều tôi biết là trước kia tôi mù và bây giờ tôi trông thấy". Anh ta không bị lay chuyển hay bị sợ sệt. Anh ta biết việc gì đã xãy ra cho anh ta và anh ta cò kinh nghiệm trực tiếp. Anh ta không những được chửa lành về phần thể xác, nhưng sau đó Chúa Giêsu lại gặp anh ta như một người hướng dẫn và giúp anh ta hiểu việc gì đã xãy ra cho anh ta.

Trong câu chuyện chúng ta không biết tên của người mù, và đây không phải là điều ngẫu nhiên. Anh ta là đại diện cho tất cả chúng ta hôm nay. Khi chúng ta được rửa trong nước hồ Siloê là nước rửa tội, Chúa Giêsu cho chúng ta được trông thấy. Mặc dù tình trạng sự trông thấy của chúng ta ra sao đi nữa, bây giờ chúng ta được trông thấy về phần thiêng liêng như sự trông thấy của người mù trong phúc âm, và sự trông thấy đó đã thay đổi dời sống của chúng ta.

Chúa Giêsu hỏi người mù trong phúc âm thế nào thì bây giờ Ngài cũng hỏi chúng ta như thế: "Anh có tin vào Con Người không?" "Thưa Ngài. Đấng ấy là ai để tôi tin?" "Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây" "Thưa Ngài tôi tin".

Tất cả chúng ta họp nhau hôm nay vì chúng ta "trông thấy Chúa Giêsu". Chúng ta đã được trông thấy và tin vào Con Người là Chúa. Nhưng, trông thấy Chúa Giêsu vì được ơn Ngài cho trông thấy, không luôn luôn là việc dễ, không luôn luôn sống một đời dễ dàng, không luôn luôn mãi là đời ấm cúng. Phép rửa của chúng ta lần đàu tiên ban cho chúng ta ơn huệ được trông thấy qua đức tin, không kết thúc với việc chúng ta được ghi tên vào sổ tín hữu của giáo xứ. Cũng như người mù, chúng ta phải lội qua nước là những đối kháng của xã hội vì chúng ta trông thấy. Chúng ta có thể phải nên người bênh vực Chúa Giêsu chống lại những ý nghĩ mạnh bạo như người mù trong phúc âm đã phải đương đầu sau khi anh ta được chửa lành.

Một khi người trước kia bị mù đã tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu, mọi sự đều thay đổi cho anh ta. Anh ta sẽ trông thấy mình và thế giới chung quanh anh ta với một nhãn quan khác. Anh ta nhìn thấy với nhãn quan của một môn đệ:

- từ hôm đấy trở đi, anh ta không còn thấy Thiên Chúa là Dấng phạt anh về những tội lỗi anh đã làm, nhưng anh ta sẽ thấy Thiên Chúa qua Chúa Giêsu là Dấng đã để ý đến anh ta và lo cho anh ta.
- nếu anh ta có kẻ thù trong quá khứ đã áp bức anh ta làm anh ta đau khổ, hay có những người trong xã hội đã lợi dụng anh ta bây giờ anh ta sẽ trông thấy họ với nhãn quan Thiên Chúa đã ban cho anh ta.
- anh ta sẽ trông thấy những người như trước kia anh ta gọi là vô dụng và anh ta ở trong số những người đó, anh ta sẽ đón chào họ trong đời sống mới của anh ta như Chúa Giêsu đã đón nhận anh ta.
- anh ta sẽ phải nhìn thấy và chào đón những ai cần được giúp đở theo gương Chúa Giêsu đã làm cho anh ta.
- ngay cả với những người La mã kẻ thù của anh ta, anh ta sẽ nhìn thấy họ một cách khác, và sẽ cảm thông với họ vì họ bị mù loà, như thái độ Chúa Giêsu cảm thông nhìn thấy sự mù loà của anh ta.

Câu chuyện hôm nay về người mù được trông thấy làm chúng ta nên tự hỏi riêng chúng ta: Chúng ta thấy gi? Chúng ta không thấy điều gì hay người nào? Chúng ta nghĩ gì về người khác: chúng ta xem họ là người hữu ích hay vô dụng, người đáng giá hay người cần thiết trong xã hội? Chúng ta có nhìn thấy cảnh đẹp của Thiên Chúa trong Tạo Hoá xung quanh chúng ta như điều gì chúng ta cần trân trọng gìn giữ cho con cháu chúng ta hay không? Chúng ta có trông thấy những chống đối và gánh nặng của đời sống là cơ hội để nhìn nhận năng lực và sự hiện hữu của Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta hay không?

Sau cùng, với ơn huệ trông thấy Chúa Giêsu ban cho chúng ta trong đức tin, chúng ta được nhìn thấy Thiên Chúa rõ ràng hơn. Chúng ta không còn nhìn thấy Thiên Chúa như là Dấng Tạo Hoá xa vời để chúng ta tự làm mọi việc riêng mình chúng ta. Ngài đợi xem chúng ta làm gì. Nhưng, với Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta như cho người mù, Thiên Chúa nhìn thấy những nhu cầu của chúng ta và tìm đến để giúp đở chúng ta phải không?

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP


4th SUNDAY OF LENT (A)
1 Samuel 16: 1b, 6-7, 10-13a; Psalm 23; Ephesians 5: 8-14; John 9: 1-41

A neurologist commented on the story of the man born blind who was cured by Jesus. He said that when people born blind receive their sight after surgery, they can’t immediately act like sighted people. Even though they might know the feel of a telephone, they can’t identify it on sight. They also have to learn depth perception – they would walk into walls, because they can’t process what they see. At first they might think they could touch a lamppost that’s a block away. Or, they would knock over a glass of water next to them since it would be closer than they thought.

Some even have to use a cane again, which they used when there were blind, to learn what the things at the tip of their cane now look like. People who were born blind and then receive their sight, need someone to be their guide to help them understand what they see. It takes time for them to adapt to a new world. It’s a process.

The man in the gospel story today, who was cured of his blindness, goes through a process of a different sort. We are not told about the steps he went through when he first received his physical sight. Instead, we learn of another process. The process the gospel describes is one each of us can identify with. It narrates how the man grew in his spiritual sight – how he learned about Jesus and gained vision.

After his cure the blind man went back to the familiar world of his family and those who knew him. But now Jesus had entered his life and he was forever changed. There was no going back. Even though, he was repeatedly challenged, even threatened, because of what had happened to him. Not everyone understood what had happened to him, he was so changed. He had washed in the pool that Jesus had sent him to – the pool of Siloam.

There was no going back. This once blind man, who had been on the edge of society, now even stands up to respected religious authorities. "One thing I do know is that I was blind and how I see." He cannot be shaken or intimidated. He knows what has happened to him; he has first hand experience. He not only got his physical sight, but afterwards Jesus came back to him, as a guide, to help him further understand what had happened to him.

The man’s name isn’t given in today’s story: not by accident. He is the representative for each woman and man here today. When we were washed in our own pool of Siloam, our baptismal font, Jesus gave each of us sight. Whatever the state of our physical sight might be....we now have a spiritual sight, a vision that, like the man in the gospel story, has changed and shaped our lives.

What Jesus asks the man, after seeking him out, he also asks us: "Do you believe in the Son of Man?" "Who is he Sir that I may believe in him." "You have seen him and the one speaking with you is he." "I do believe, Lord."

All of us gathered here this morning are here because we "see Jesus" – we have been given sight and believe with the man that he is the Lord. But seeing Jesus, having the vision he gives us, isn’t always a cakewalk; isn’t always smooth sailing through life; isn’t always a warm fuzzy. Our baptism that first gives us the ability to see in faith, doesn’t end by just having our names registered in some parish’s baptismal registry." Like the man we have to navigate the waters of the contrary opinions and hostilities we encounter because of our vision. We may even have to become defenders of Jesus against some pretty strong opinions – just as the man did after his cure.

Once the former blind man professes his faith in Jesus everything will change for him. He will see himself and the world around him differently; with the eyes of a disciple:
-- from now on he will no longer see God as punishing him for some supposed sin he committed; but he will see that God, in Jesus, is reaching out and caring for him:
-- if he had an enemy’s list from past abuses he suffered, or of the people who took advantage of him," now he will look at them with the new sight God has given him
-- he will have to see those labeled as useless, the way he once was, and welcome them into his new life the way Jesus brought him in
-- he will have to see and reach out to those in need the way Jesus did for him.
–even his people’s Roman enemy, he will have to see them differently and be moved by their blindness, the way Jesus saw and was moved by his blindness.

Today’s story about a blind man gaining sight causes us to ask ourselves: What do we see? What or whom do we miss? How do we label people: as useful or useless; valuable in our world or dispensable? Do we see the beauty of God’s creation around us as something to be cherished and preserved for our children and their grandchildren? Do we see our struggles and burdens of life as opportunities to experience God’s strength and guiding presence?

Finally, with the sight Jesus gives us in our faith, our vision of God is clear. No longer seeing God as a distant Creator leaving us on our own to work things out, waiting to see how we do; but as the God Jesus reveals to us who, like the blind man, sees our need and comes over to help us?
 
Cho con được cảm nghiệm và tập thực hành nếp sống nhân hậu
Lm Jude Siciliano OP
15:02 03/03/2016
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY C
Giôsuê 5: 9a, 10-12; T.vịnh 35; 2 Corintô 5: 17-21; Luca 15: 1-3, 11-32

CHO CON ĐƯỢC CẢM NGHIỆM VÀ TẬP THỰC HÀNH NẾP SỐNG NHÂN HẬU

Chắc chúng ta hết thảy đều quen thuộc với dụ ngôn trong phúc âm hôm nay. Chúng ta thường gọi là dụ ngôn "người con hoang đàng". Có người bình luận dụ ngôn đó và đề nghị đổi ra "người cha hoang đàng". Sau khi nói đến người cha xài phí nhiều, có người lại đề nghị là "ngủời cha và hai người con". Dù sao đi nữa, chúng ta chọn tưa đề nào, thì dụ ngôn vẫn là câu chuyện rất quen thuộc với tín hữu và những người đọc kinh thánh và họ có thể kể thuộc lòng câu chuyện đó. Mở đầu câu chuyện ngủỏ̀i con thủ́ đòi xin cha "chia phần tài sản anh ta đủọ̉c hủỏ̉ng". Hãy tủỏ̉ng tủọ̉ng phần tài sản đó là sau khi ngủỏ̀i cha chết đi. Ngủỏ̀i con thủ́ đối vỏ́i ngủỏ̀i cha nhủ ông ta sắp chết. Thật là một đòi hỏi hỏi quá đáng. Phần đông các phụ huynh cho cách dạy con của ngủỏ̀i cha đó hỏi đặc biệt và họ có lý do nghĩ nhủ vậy. Nhủng, đây không phải là dụ ngôn về cách dạy con mà là dụ ngôn về cách Thiên Chúa đối xủ̉ vỏ́i chúng ta.

Chúng ta biết phần còn lại của câu chuyện. Các động tủ̀ trong câu chuyện xem vẫn hay hay: thu góp, sống phóng đảng, phung phí tài sản, đi ỏ̉ cho ngủỏ̀i dân, chăn heo, ao ủỏ́c có của ăn, hồi tâm, tụ̉ nhủ, đủ́ng lên, đi về. Cả hai hành động: đủ́ng lên, đi về, đủa ngay đến chủ điểm. Ngủỏ̀i con sa ngã và quyết định đi về. Một khi anh ta cảm thấy cảnh thiếu thốn cùng cụ̉c của anh ta (anh ta hồi tâm), anh ta chụp ngay may mắn sẽ đủọ̉c giúp đỏ̃. Mùa Chay là mùa mà chúng ta "hồi tâm" cảm thấy chúng ta đã làm nhủ̃ng việc vô dụng và không hài lòng, gây nên trống rổng trong đỏ̀i sống, và chúng ta cần nhỏ́ đến Thiên Chúa. Chúng ta "hồi tâm" và quyết định thay đổi. Cũng nhủ ngủỏ̀i con thủ́, chúng ta cầm làm việc nhanh chóng, không sọ̉ sụ̉ đón nhận khi chúng ta trỏ̉ vê. "Tôi biết tôi sẽ đủọ̉c đón nhận nồng hậu" là ý chúng ta có thể đặt tin tủỏ̉ng theo dụ ngôn. Thánh vịnh lại thúc đẩy "hãy nếm mà xem, Đức Chúa tốt lành dủòng bao". Trỏ̉ về vỏ́i Thiên Chúa là dịp để cảm thấy Thiên Chúa tốt lành dủỏ̀ng nào. Thật là một dịp dụ̉a vào lòng tủ̀ bi. Ngủỏ̀i con thủ́ tin tủỏng và đi về, nhủng anh ta không nghĩ mình sẽ đủọ̉c đón tiếp nồng hậu nhủ thế.

Dụ ngôn muốn thúc đẩy tin tủỏ̉ng cho nhủ̃ng ai nghe dụ ngôn: chúng ta có thể do dụ̉ trỏ̉ về vỏ́i Thiên Chúa, nhất là khi chúng ta cảm thấy chúng ta đã làm nhủ vậy rất nhiều lần trong quá khủ́. Chúng ta có thể do dụ̉, không tin mấy vào ý nghĩ của chúng ta, vào sụ̉ thành thật muốn trỏ̉ về. Hãy xem ý nghĩ không đáng kể bao nhiêu của ngủỏ̀i con thủ́ khi anh ta định trỏ̉ về vỏ́i cha- chỉ vì anh ta đói khổ và nhỏ́ đến bao ngủỏ̀i làm công vỏi cha anh ta đủọ̉c "cỏm dủ gạo thủ̀a". Chúng ta không cần phải lo lắng về ý định của chúng ta. Dụ ngôn khuyến khích chúng ta hãy củ́ trỏ̉ về, Thiên Chúa sẽ chạy ra đón chúng ta và làm cho việc trỏ̉ về dễ dàng. Thật ra, mỗi khi nói đến Thiên Chúa, ngay sụ̉ tụ̉ động trỏ̉ về nhà là một ỏn huệ của Thiên Chúa. Dụ ngôn có ý nghĩ là ngủỏi cha có cảm nghĩ về ngủỏ̀i con trong khi anh ta gặp khó khăn vì anh ta nhỏ́ đến ngủỏ̀i cha nhân hậu ngay cả vỏ́i các ngủỏ̀i làm công. Tôi chắc là các ngủỏ̀i chủ ruộng lúc đó không rộng lủọ̉ng vỏ́i các ngủỏ̀i làm công nhủ ngủỏ̀i cha trong dụ ngôn đâu. Ngay cả th̉̀ỏ̀i bây giỏ̀ không có thể có nhủ̃ng ngủỏ̀i chủ nhủ thế đâu. Và các ngủỏ̀i làm công không có "cỏm dủ gạo thủ̀a" nhủ thế đâu. Ngủỏ̀i con thủ́ nhỏ́ ngủỏ̀i cha là ỏn thúc đẩy anh ta lên đủỏ̀ng trỏ̉ về. Khi hai cha con gặp lại nhau. khung cảnh của tình thủỏng của ngủỏ̀i cha giúp ngủỏ̀i con thú tội một cách dễ dàng.

Mỗi khi chúng ta trỏ̉ về vỏ́i Thiên Chúa, dụ ngôn thúc đẩy chúng ta tin tủỏ̉ng vào sụ̉ đón nhận nồng hậu của Thiên Chúa. Câu chuyện có thể đủọ̉c trình bày một cách khác: tôi nghĩ hình ảnh của một bà nội hay ngoại yêu thủỏng khi chúng ta chạy đến thú tội như khi chúng ta đã đánh vỏ̃ một đĩa đồ ăn. Bà bảo chúng ta "nín đi, không sao đâu, con tỏ́i đây bà cho ăn vài cái bánh ngọt bà vủ̀a làm và uống chút nủò́c trà".

Câu chuyện có thể kết thúc ỏ̉ đây đủọ̉c không? Khi cha con ôm nhau "rồi lễ lạc bắt đầu". Nhủng, còn phần thủ́ hai nủ̃a, phần không vui của câu chuyện. Hình nhủ Chúa Giêsu nói phần thủ́ hai cho các ngủỏ̀i Pharisêu và thầy tủ tế vì họ than phiền là Chúa Giêsu đón tiếp các ngủỏ̀i tội lỗi. Họ cho là Chúa Giêsu dễ dàng vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i không sống đạo đủ́c nhủ họ. Trong lỏ̀i Chúa Giêsu giảng dạy, rõ ràng là Chúa Giêsu nghĩ đến Thiên Chúa mỏ̉ tiệc, mỏ̉ rộng củ̉a để đón một ngủỏ̀i ăn năn tội quay về vỏ́i Thiên Chúa. Trái lại các ngủỏ̀i lãnh đạo tôn giáo không chịu vào bủ̃a tiệc, mà còn chống đối nủ̃a. Họ cho Thiên Chúa không theo lề luật mà họ đã đặt ra và họ tuân giủ̃ cẩn thận.

Ngủỏ̀i con trai cả về nhà sau khi làm lụng vất vả. Phụ huynh nào lại không hãnh diện về một ngủỏ̀i con nhủ thế. Ngủỏ̀i này không giống ngủỏ̀i em. Anh ta đã vâng lệnh cha. Nhủng anh ta không học hỏi nỏi ngủỏ̀i cha (và có lẽ cả vỏ́i ngủỏ̀i mẹ) là học lòng rộng lủọ̉ng tha thủ́ bao la, vui mủ̀ng. Mặc dù ngủỏ̀i con cả phàn nàn, ngủỏ̀i cha không bỏ qua nhủ ông ta đã bỏ qua cho ngủỏ̀i con thủ́. Ngủỏ̀i cha đi ra khỏi nhà lần nủ̃a và tìm gặp ngủỏ̀i con cả. Ngủỏ̀i con cả không muốn dính líu gì vỏ́i ngủỏ̀i em và viêc ngủỏ̀i cha đang làm. Ngủỏ̀i con cả có thể cảm thấy hổ thẹn khi nghe hàng xóm láng giềng nói là ngủỏ̀i cha "thiếu khôn ngoan không chịu ỏ̉ nhà" . Việc đó có thể lả một tụ̉a đề khác cho dụ ngôn phải không?

Chúng ta có thể có tính của cả hai ngủỏ̀i con trong chúng ta. Đã bao nhiêu lần chúng ta có tính ngủỏ̀i con thủ́ bỏ nhà ra đi vui vẻ, ngã quỵ, và ngạc nhiên cảm tạ vỉ đã hồi tâm trỏ̉ về vỏ́i Thiên Chúa Đấng kiên nhẫn chỏ̀ đọ̉i chúng ta? Chúng ta cũng có tính ngủỏ̀i con cả nủ̃a . Chúng ta không phải là ngủỏ̀i tội lỗi lỏ́n lao trong thế gian. Có thể chúng ta là ngủỏ̀i giủ̃ đạo và theo lề luật. Có thể chúng ta đã đóng góp vào việc mỏ̉ mang giáo xủ́, và cộng tác vào việc giáo dục và các chủỏng trình làm việc thiện. Tuy vậy có thể có nguy hiểm là chúng ta nghĩ làm việc tốt là không bó buộc hỏn là củ̉ chỉ cảm tạ và vui mủ̀ng vì Thiên Chúa đã nồng hậu rộng lủỏng vỏ́i chúng ta. Chúng ta có thể cảm nghĩ nhủ ngủỏ̀i con cả là đã bao năm trỏ̀i hầu hạ cha. Riêng tôi, tôi chẳng muốn một ngủỏ̀i con có cảm nghĩ hầu hạ tôi nhủ thế. Đó không phải là tình thủỏng yêu giủ̃a cha con nhủ ngủỏ̀i con cả nói về nhủ̃ng năm hầu hạ cha. Thì ra cả hai anh em đều "hồi tâm". Vi lý do này hay lý do khác cả hai cần đi ra khỏi nhà và trỏ̉ về lại nhà cha.

Dụ ngôn diễn tả ý nghĩ tin cậy khi chúng ta bỏ đủỏ̀ng tội lỗi trỏ̉ về vỏ́i Thiên Chúa trong Mùa Chay này. Ỏn huệ của dụ ngôn khuyến khích chúng ta mong đủọ̉c Thiên Chúa đối xủ̉ nhủ một ngủỏ̀i cha chỏ̀ mong gặp chúng ta. Dụ ngôn nói đến ngủỏ̀i con cả trong chúng ta, thúc đẩy chúng ta vui mủ̀ng ̀vì ngủỏ̀i em trong nhà đã hồi tâm. Chúng ta muốn sống gần nhủ̃ng ngủỏ̀i chúng ta biết đang cố gắng tủ̀ bỏ nghiện và nhủ̃ng ai muốn trỏ về lại "nhà" dể sống chân thật hỏn. Chúng ta cũng muốn giúp các thiếu niên đã sống xa nhà hay xa nhà vì tình cảm. Nhủ̃ng ngủỏ̀i đó cần chúng ta nhủ̃ng gì trong lúc này? Chúng ta muốn bỏ́t xét xủ̉ họ. Nhủ̃ng ngủỏ̀i bỏ quê hủỏng đi xa vì chiến tranh hay vì kinh tế thiếu thúc ăn cho gia đình, chúng ta không nên xét xủ̉ họ. Chúng ta cằn gạt bỏ thái độ xét xủ̉ của ngủỏ̀i con cả đối vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i đi tìm việc làm để tìm cách sinh sống.

Ngủỏ̀i con cả có thể có lý do để nổi giận. Thật ra ngủỏ̀i cha đã đối đải một cách bất ngỏ̀ làm ngủỏ̀i con cả quá đổi ngạc nhiên. Nếu ngủỏ̀i cha mà anh ta đã hầu hạ bỏ thái độ đối vỏ́i ngủỏi con thủ́ thì làm sao ngủỏ̀i con cả có thể dụ̉a vào ngủỏ̀i cha để sống an toàn đủọ̉c? Thật khó lòng biết ngủỏ̀i cha ra sao. Làm thế nào mà biết ông ta sẽ làm gì khác nủ̃a sau này phải không? Bỏi thế, bây giỏ̀ cả hai ngủỏ̀i con phải sống tin tủỏ̉ng là lòng rộng lủọ̉ng tha thủ́ đó vẫn còn mãi mãi. Mặc dù cả hai có thể hành động ngông cuồng. Cả hai đều có thể mong đọ̉i ngủỏ̀i cha sẽ rộng lủọ̉ng tha thủ́ đón chào họ. Khi nhu cầu đến ngủỏ̀i cha sẵn sàng có đó cho họ mặc dù đối vỏ́i ngủỏ̀i ngoài ngủỏ̀i cha có vẻ ngông cuồng.

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP


4th SUNDAY OF LENT -C-
Joshua 5: 9a, 10-12; Psalm 34; 2 Corinthians 5: 17-21; Luke 15: 1-3, 11-32

We certainly are familiar with today’s gospel story. We have called it "the Prodigal Son." Some commentators have suggested it be named, "The Prodigal Father" –after the true spendthrift in the story. Others have suggested that the title shouldn’t focus the story or slant it towards one or another character, so they suggest it be titled "A Father and Two Sons." Nevertheless, however we choose to name it, this parable is very familiar to churchgoers and bible readers. We can almost repeat it by heart.
From its opening line the action starts immediately: the younger son makes his brash request asking for "the share of your estate that should come to me." Imagine asking a parent for the inheritance you are to get when he or she dies! The son is treating the father as if he were dead, what a callous request. Most parents would take exception to the child rearing methods of this father. Ant they would be right! But this is not a parable on how to raise children. It has to do with how things work between God and us.

We know the rest of the story. I find it interesting to track it by the verbs: collected, set off, squandered, spent everything, hired himself, tend the swine, longed to eat, coming to his senses, he thought, got up, went back. The action, both the decline and return, is quick and to the point. The son’s fall and subsequent recovery happen decisively. Once he realizes his hopeless situation ("coming to his senses"), he seizes the chance to get help. Lent is supposed to be a time when we "come to our senses," realizing that what we have been doing is unproductive and unsatisfying, producing emptiness in our lives and a yearning for God. We "come to our senses," and decide we have to change. Like the son we are invited to do something quickly, without fearing the reception we will get when we turn back. The parable stirs up a confidence in what we will find when we return, "I know I will be well received" we can say with confidence because of this parable. The psalm response urges us on, "Taste and see the goodness of our God." Turning back to God provides a chance to experience just how good God is, a real spendthrift with mercy! The son has confidence in being able to return, he just hadn’t expected the extra special treatment he got.

The parable is trying to instigate confidence in anyone who hears it: we might feel hesitate about turning back to God, especially if we feel we have done this too many times in the past. We might even suspect the "purity" of our motives, the sincerity of our desire to return. Considering the son’s less than noble reasons for his going to his father---- his belly was empty and he remembered that even his father’s workers had "more than enough to eat"—we need fear no test of our own motives. Just head back home, the parable urges, God will rush out to make the return easy. In fact, when dealing with the divine, even the instinct to turn around and go home, is a gift of God. Similarly, the parable hints that there is something of the father at work on the son as the boy considers his plight, for he recalls the father’s generosity even to hired workers. I doubt that could be said about other farm owners and their employees at the time. Can that even be said now? "More than enough to eat"? The memory of the generous father is the grace that stirs the boy to pack up and head for home. When the father and son meet the atmosphere of the father’s love and acceptance make confession of guilt easy.

Whenever we turn back to God, the parable urges us to trust in a warm welcome. The story can be painted in other ways. I think of a big hearted grandmother you go to in order to apologize for breaking her favorite baking dish and she just shushes you up and says, "Forget about it – how about some tea and cookies? I just baked them."

Would that the story ended here, at the embrace between father and son and the verse, "Then the celebration began." But there is a second half, a darker side to the story. Jesus seems to be pointing this part of the story to the Pharisees and scribes who were complaining about Jesus’ welcome of sinners. Jesus was making it much too easy, in their estimation, for people who hadn’t worked as hard at their religion as the observant Pharisees and scribes. In Jesus’ preaching it is clear that he envisions God’s throwing a party, flinging open the doors to anyone who wants to turn a repentant eye in God’s direction. Instead of the religious leaders joining the festive parade into the feast, they put up protest and stamp their feet in disapproval: God isn’t playing by the rules they had established and scrupulously observed.

From outside the house comes the elder son. He is the hard working responsible one. Any parent would have been proud of such a child. Unlike his younger brother, he learned well the lessons his parents must have taught him about hard work and living up to expectations. But what he didn’t inherit from his father (and maybe his mother too!) was his large, forgiving and celebratory heart. Despite the son’s recalcitrance, the father doesn’t give up on him, just as he didn’t give up on his brother. The father makes a second trip outside the house and goes looking for another wayward son. This one wants to be disconnected from what he has perceived in his brother and what he has learned about his father. How embarrassed the responsible son would have been when the neighbors and town folk hear about the "foolish father who wouldn’t stay home" – another name for the parable?

We may have both siblings in us. How many times have we merrily and immaturely set out on our own, fallen on our face and been grateful and surprised when we came to our senses and returned to a waiting and patient God? We have the other side in us too: we are not the greatest sinners in the world. We probably are pretty observant folk, when it comes to religious and civil rules. We may have even contributed to the latest expansion of our parish church and supported our favorite educational and charitable outreach programs. However there is always the danger of feeling more an obligation to do the good things we are doing and less a sense of celebration and gratitude for the God who has been so generous to us. We can feel like the elder son who has "served...all these years." I wouldn’t want a child feeling just this sense of duty and obligation to me. There is no real loving relationship of child to parent – suggested in the way the elder son speaks of his time of service to his father. Turns out that both brothers have to "come to their senses." For one reason or another, both needed to come from outside and return to the father’s house.

The parable evokes a sense of trust as we turn away from our own meanderings and turn back to God this Lent. The grace of the parable encourages us to expect our God to behave like a parent who has longed to see us and has waited expectantly for us. The parable also touches the older child in us, urging us to rejoice in any brother or sister returning to their senses. We will want to be with those we know who are struggling to get free of addictive behavior or substances. Those who want to come "home" to their true or better selves. We will want to support teenagers who have left their homes either physically or have checked out emotionally. What do they need from us at this point in their lives? We will want to be less judgmental against those who have had to flee their lands because war, economics or nature have deprived them of food for themselves and their families. We need to put aside the elder son’s judgmental attitude against those who come looking for food or work.

The elder son may be justified in his distress and anger. After all, his father has acted in a very unpredictable way and shaken the foundation on which the son has stood. If this father, to whom he has been so subservient, has thrown all standards and expected ways of behaving up in the air by his flamboyant acceptance of his wayward son, then how can the elder brother rely on this father for his security? The father is unpredictable. Who knows what the old man will do next? So now both sons are going to have to live in trust: that generous forgiveness is always there for them. No matter how foolishly they act, they can expect their father to outdo himself in forgiveness and welcome. When need arises, this father will be there for them, no matter how foolish he may appear to onlookers.
 
Đáp lại lòng thương xót của Thiên Chúa
LM. Đan Vinh
20:44 03/03/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY C

Gs 5,9a.10-12 ; 2 Cr 5,17-21 ; Lc 15,1-3.11-32

Đáp Lại Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 15,1-3.11-32

(1) Tất cả những người thu thuế và những người tội lỗi thường đến gần Đức Giêsu mà nghe Người. (2) Còn những người thuộc phái Pharisêu và các Kinh sư thì lẩm bẩm: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng. (3) Đức Giêsu mới kể cho họ dụ ngôn này. (11) “Một người kia có hai con trai. (12) Người con thứ nói với cha rằng: Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con. (13) Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. (14) Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, (15) nên phải đi ở cho một người dân trong vùng. Người này sai anh ta ra đồng chăn heo. (16) Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. (17) Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho Cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! (18) Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với Người: ”Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, (19) chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”. (20) Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. (21) Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa...” (22) Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu. (23) Rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! (24) Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại. Đã mất mà nay lại tìm thấy”. Và họ bắt đầu ăn mừng. (25) Lúc ấy người con cả của ông đang ờ ngoài đồng. Khi anh ta về gần nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, (26) liền gọi một người đầy tớ ra hỏi xem có chuyện gì.. (27) Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khỏe”. (28) Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. (29) Cậu trả lời cha: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh. Thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con ăn mừng với bạn bè. (30) Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”. (31) Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha. Tất cả những gì của cha đều là của con. (32) Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.

2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay gồm đoạn mở đầu (c 1-3) cho biết hòan cảnh của dụ ngôn. Tiếp theo là chính dụ ngôn trình bày về lòng từ bi nhân hậu của một người cha (c 11-32) có thể chia ra hai phần chính như sau:

- THÁI ĐỘ BAO DUNG CỦA NGƯỜI CHA ĐỐI VỚI ĐỨA CON THỨ: thể hiện qua các hành động sẵn sàng chia gia tài theo yêu cầu của đứa con ngay khi ông còn sống, nôn nóng chờ mong đứa con đi hoang trở về, chạnh lòng xót thương khi vừa thấy con từ xa và sẵn sàng tha thứ trước khi nó kịp thú tội, lập tức trả lại địa vị làm con, tổ chức bữa tiệc mừng con hoang trở về.

- THÁI ĐỘ HẸP HÒI CỦA CON TRƯỞNG: Sau khi biết em đã trở về nhà và được cha không những không trừng phạt mà còn mở tiệc ăn mừng, thì anh con trưởng đã tỏ ra có thái độ hẹp hòi và ganh tị: Không thèm vào nhà, trách cha thiên vị đứa em bất hiếu, và đối xử bất công với anh là đứa con hiếu thảo. Cuối cùng người cha đã phải ra gặp và giải tỏa những lời trách móc của người con cả. Ông khuyên anh hãy noi gương ông để tỏ ra bao dung với đứa em tội lỗi vì: “Em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-3: + Những người thu thuế: Chỉ trong Tin mừng Nhất lãm (Mátthêu, Máccô, Luca) mới đề cập đến hạng người thu thuế này (x. Mt 9,9 ; Mc 2,14 ; Lc 5,27). Họ bị coi là tay sai của chính quyền Rôma và bị tố cáo đã lạm thu thuế để hưởng lời bất chính (x. Lc 19,8b). Dân Do thái liệt họ vào hạng người tội lỗi xấu xa, ngang hàng với bọn trộm cắp đĩ điếm (x. Mt 21,31-32). + Những người tội lỗi đến nghe Đức Giêsu giảng: Đây là các tội nhân đã phạm tội công khai như: Gái điếm (x. Lc 7,37), người phụ nữ Samaria có cuộc hôn nhân bất chính (x. Ga 4,18), người đàn bà ngoại tình (x. Ga 8,3), kẻ bị quỷ ám (x. Lc 8,2) kẻ chơi bời trác táng (x. Lc 15,13.30), hay tên gian phi (x. Lc 23,39). + Những người thuộc phái Pharisêu và các Kinh sư: Pharisêu (hay Biệt phái) là những người Do thái đạo đức, sống tách biệt khỏi quần chúng. Kinh sư (hay Luật sĩ) là những nhà trí thức, xuất thân từ trường Kinh thánh. Họ có quyền giải thích Kinh thánh trong các hội đường Do thái vào các ngày Sabát. Họ được dân chúng kính trọng gọi là “Rápbi”, nghĩa là “Thầy” (x. Mt 23,7). + Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng: Người Pharisêu và Kinh sư trách Đức Giêsu vì đã thu nhận Lêvi là người thu thuế làm môn đệ, rồi lại còn đến nhà đồng bàn ăn uống với bọn người thu thuế bạn bè của Lêvi (x. Lc 5,27-32).

- C 11-13: + Một người kia có hai con trai: Đây là dụ ngôn chỉ có trong Tin mừng Luca, nói lên lòng bao dung của một người cha ám chỉ Thiên Chúa, đối với đứa con hoang đàng bất hiếu, ám chỉ các người thu thuế tội lỗi.

- C 14-16: + Đi ở cho một người dân trong vùng: Đứa con thứ này đã rơi vào hòan cảnh túng cực: tự bán mình làm nô lệ cho người dân ngoại và bị người này sai đi chăn heo. Heo là con vật bị Luật Môsê coi là nhơ uế, vì được dân ngọai dùng làm lễ vật cúng tế cho thần minh của họ (x. Đnl 14,8). + Ước ao lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho: Thân phận của anh ta giờ đây không bằng loài heo nhơ bẩn!

- C 17-20a: + Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ...: Hòan cảnh đói khổ làm cho đứa con thứ phải xét lại hành động sai trái của mình. + Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha: Anh trở về không phải do thương nhớ cha, mà chỉ là một hành động có tính tóan và đầy vụ lợi! Dụ ngôn đã không nhấn mạnh đến sự ăn năn sám hối của người con thứ mà chỉ muốn đề cao tình thương bao dung của người cha.

- C 20b-24: + Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để: Động từ “chạnh lòng thương” là lý do giải thích các hành động sau đó. Động từ nầy tìm thấy trong trình thuật bà góa thành Naim (7,3) và câu chuyện người Samaritanô nhân lành (10:33). Trong cả ba trường hợp này, “chạnh lòng thương” nên đã cứu sống người sắp chết hoặc tái sinh người đã chết. Cái hôn biểu lộ tình thương tha thứ. Tình thương này được diễn tả qua sự kiện: Ngay khi đứa con còn ở đàng xa, ông đã trông thấy và chủ động chạy ra ôm hôn con để biểu lộ sự tha thứ vô điều kiện, tha ngay trước khi nó kịp nói lời thú tội. + Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây...: Người cha không muốn nghe đứa con nói hết câu xin lỗi, đã sẵn sàng ban cho nó quá điều nó dám mong ước. Ý nghĩa của việc xỏ “nhẫn”, mặc “áo”mới (x. St 41:42) cho thấy người cha đã trả lại địa vị làm con dù anh chỉ xin là người làm công cho cha. “Giết bò béo” (St 18:7; 1 Sam 28:24) cho thấy niềm vui tột đỉnh của người cha muốn chia sẻ niềm vui với người khác. + Chân đi dép: ám chỉ là một người tự do, khác với các nô lệ phải đi chân đất. Vậy, người cha đã đón nhận lại đứa con tội lỗi trong niềm vui lớn lao; đồng thời phục hồi lại cho nó quyền làm con, vì có người cha nào lại không xót thương con cái mình (x. Tv 103:13).

- C 25-28: + Người con cả: Tượng trưng cho các đầu mục dân Do thái. + nổi giận và không chịu vào nhà: Anh nổi giận vì nghĩ rằng cha đã cư xử bất công với anh. Anh từ chối vào nhà để tỏ thái độ phản đối cách cư xử bao dung của cha, khi ông không những đón nhận thằng con bất hiếu mà còn mở tiệc để ăn mừng nó trở về.

- C 29-30: + Còn thằng con của cha đó: Người con cả không coi người kia là em mình nên dùng cách nói khinh dể, giống như người Pharisêu đã khinh dể người thu thuế trong dụ ngôn “hai người lên Đền thờ cầu nguyện” (x. Lc 18,11).

- C 31-32: + Con à, lúc nào con cũng ở với cha. Tất cả những gì của cha đều là của con: Người cha nhắc cho anh con cả ý thức về tình yêu bao la của ông mà anh ta vẫn luôn được hưởng. + Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ: Người cha mời gọi anh con cả hãy bước vào ngôi nhà tình thương của cha, cùng chia sẻ niềm vui với cha khi đứa em tội lỗi của anh ta hồi tâm trở về. + “Em con đây”: Ong chỉnh lại lối xưng hô khinh miệt của người anh: “Thằng con của cha đó” bằng từ yêu thương “Em con đây”. + “Đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”: Câu này gián tiếp trả lời những tiếng xầm xì của người Pharisêu và mời họ chia sẻ tâm tình của Thiên Chúa đối với những kẻ tội lỗi.

4. CÂU HỎI:

HỎI 1) ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA CÁC NGƯỜI PHARISÊU VÀ KINH SƯ LÀ GÌ?

ĐÁP:

* VỀ ƯU ĐIỂM: Các người Pharisêu và Kinh sư được đánh giá là những người có lòng đạo đức, thể hiện qua việc siêng năng ăn chay cầu nguyện và làm phúc bố thí (x. Mt 6,2.5.16). Họ am tường và tuân giữ Luật Môsê trong từng chi tiết, nhất là luật về ngày Hưu lễ (nghỉ việc ngày Sabát), luật Thanh tẩy (rửa tay, rửa bình, rửa các đồ đồng, tắm rửa...). Về giáo lý họ cũng tin như Đức Giêsu: tin có thiên thần (x. Cv 23,6-8), tin linh hồn bất tử và thân xác lòai người sau này sẽ sống lại.

* VỀ KHUYẾT ĐIỂM: Đức Giêsu đã nhiều lần lên tiếng sửa dạy và thậm chí còn nặng lời quở trách họ về thói đạo đức giả (x. Mt 23). Chẳng hạn: Chỉ tuân giữ Luật theo hình thức bề ngoài; Tranh nhau ngồi chỗ nhất trong các đám tiệc và ghế đầu trong hội đường; Ăn mặc lụng thụng để được người ta kính trọng (x. Mt 23,5-6); Tự hào vì đã tuân giữ Lề luật; Tự mãn về sự hiểu biết Luật và khinh thường dân chúng dốt nát; Dẫn đường mù quáng và có thái độ cố chấp khi đề cao truyền thống và luật truyền khẩu, mà quên đi các điều chính yếu của Luật (x. Mt 23,23); Bắt dân chúng tuân giữ các điều khỏan Lề Luật từng chi tiết đang khi chính mình lại không hề tuân giữ (x. Mc 12,38-40).

HỎI 2) THÁI ĐỘ CỦA CÁC PHARISÊU VÀ KINH SƯ ĐỐI VỚI ĐỨC GIÊSU THẾ NÀO?

ĐÁP: Vì không nhận Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai (x. Mc 11,27-33), nên họ thường dò xét, gài bẫy để thử thách và tìm bắt lỗi Người. Họ đòi Người phải làm phép lạ để chứng minh sứ vụ Thiên Sai (x. Mc 8,11). Họ xuyên tạc các phép lạ Người làm để dân chúng đừng tin theo Người và không gia nhập vào Nước Trời do Người thiết lập (x. Mc 3,23-30). Cuối cùng họ liên kết với đảng Hê-rô-đê, và Thượng Hội Đồng Do thái ở Giêrusalem để bắt bớ Đức Giêsu và đã kết án tử hình cho Người một cách bất công (x. Lc 22,47-53; 23,1-7.18-25). Họ tiếp tục chế giễu Người khi treo Người trên cây thập giá (x. Lc 23,35). Tuy nhiên, trong số các Pharisêu cũng có một số người tin Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai và sau này trở thành môn đệ của Người như: Ông Nicôđêmô (x. Ga 3,1), Gamalien (x. Cv 5,34-39) và nhất là tông đồ Phaolô (x. Cv 22,3 ; 26,5).

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để” (Lc 15,20b).

2. CÂU CHUYỆN:

1) LÒNG CHA BAO DUNG:

RISỚT PINĐEO (Richard Pindell) có viết một câu chuyện ngắn về một cậu bé tên là ĐEVÍT (David). Cậu ta đã nghe theo chúng bạn lén về nhà ăn cắp một số tiền lớn rồi bỏ đi bụi đời. Mấy tháng sau, vì không chịu nổi hoàn cảnh đói khát khổ cực, cậu đã viết một lá thư gửi về cho mẹ. Trong thư, cậu tỏ ra hối lỗi và nhờ mẹ thuyết phục ông bố vốn rất khiêm khắc, để xin ông tha tội và cho cậu được về nhà sum họp với cha mẹ như trước. Nội dung lá thư ấy như sau: “Mẹ kính yêu, trong một vài ngày nữa con sẽ đáp chuyến xe lửa ngang qua nhà mình. Vậy nhờ mẹ xin lỗi bố cho con. Nếu bố bằng lòng tha thứ và chấp nhận cho con về nhà, thì xin mẹ yêu cầu bố hãy cột một miếng vải trắng trên cây táo hồng ở cạnh nhà mình mẹ nhé!”.

Vài ngày sau, Đevít lên xe lửa để trở về nhà. Khi xe lửa đang di chuyển đến gần nhà thì hai hình ảnh cứ liên tục hiện ra trong tâm trí cậu bé Đevít: Lúc thì trên cây táo có cột một miếng vải trắng, lúc lại chẳng thấy có miếng vải nào cả. Khi sắp đi ngang qua nhà, trái tim Đevít đập nhanh hơn. Cậu quay sang người ngồi cạnh và ấp úng nói: “Thưa ông, ông có thể giúp cháu việc này không ạ?” Được ông đồng ý, cậu nói: “Vào khúc quẹo bên tay mặt, ông sẽ thấy một cây táo. Vậy phiền ông nhìn vào cây táo ấy và cho cháu biết trên cành cây có cột một miếng vải trắng nào không nhé?”. Khi xe lửa ầm ầm lướt nhanh qua nhà, Đevít nhắm mắt lại rồi run giọng hỏi: “Thưa ông, có miếng vải trắng nào treo trên cành cây táo cạnh nhà cháu không ạ?” Ông ta sửng sốt trả lời rằng: “Ô, này cậu bé, không phải chỉ một mà cành cây nào ta cũng thấy có cột vải trắng cả!” Thì ra sợ con trai không nhìn thấy giải vải trắng, ông bố của cậu bé đã treo thật nhiều vải trắng để chắc chắn cậu sẽ nhìn thấy dấu hiệu tình thương tha thứ để cậu yên tâm trở về.

2) LÒNG MẸ THƯƠNG CON THỂ HIỆN RA SAO ?

Một cô bé 5 tuổi đang ngồi trong lòng mẹ, chợt lên tiếng hỏi: “Mẹ ơi, con có thể nhìn thấy được lòng mẹ không ?”. Bà mẹ đáp : “Mẹ không biết, nhưng con có thể nhìn vào mắt mẹ xem con thấy gì trong đó ?” Cô bé nhướng mắt chăm chú nhìn vào đôi mắt của mẹ, rồi em sung sướng kêu lên : “Mẹ ơi ! Con đã nhìn thấy lòng mẹ thương con rồi. Trong đó chỉ có duy nhất một cô bé tí xíu là chính con đó mẹ ạ”!

3) CẢM NGHIỆM ĐƯỢC TÌNH THƯƠNG CỦA CHA GIÚP CON DỄ DÀNG HOÁN CẢI:

Gandhi kể rằng khi ông được 15 tuổi, ông đã phạm tội ăn cắp của anh mình một đồng tiền vàng. Tuy nhiên sau đó ông cảm thấy áy náy nên quyết định đến thú tội với cha mình. Ông lấy ra một tờ giấy, viết lên đó tội ăn cắp mình đã làm và xin cha tha thứ. Cuối thư cậu cũng hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Khi ấy cha ông đang bị bệnh phải nằm trên giường. Gandhi tiến lại đưa tờ giấy thứ tội cho cha và hồi hộp chờ cha xét xử. Người cha đã ngồi dậy, cầm tờ giấy đọc, trong lúc ông đang đọc thì Gandhi thấy hai dòng lệ từ đôi mắt cha chảy xuống. Gandhi cũng không cần được nước mắt. Cuối cùng khi đã đọc xong, người Cha đã không hề nổi giận và cũng chẳng nói lời trách móc. Ông ôm chầm lấy con và thấy sung sướng vì con mình đã biết hối hận.

Cảm nghiệm được tình yêu thương tha thứ của cha là một cảm nghiệm rất sâu sắc. Sau này Gandhi viết : "Chỉ có người nào đã trải qua cảm nghiệm về thứ tình yêu như thế mới có thể hiểu được nó mà thôi".

4) THA THỨ LÀ QUÊN MỌI TỘI KẺ KHÁC ĐÃ XÚC PHẠM ĐẾN MÌNH:

Một bà già thường đến gõ phòng cha xứ, kể cho ngài nghe rằng đêm qua Chúa mới hiện ra với bà. Để làm bà nản lòng đừng đến nữa, Cha xứ bảo:”Lần sau nếu Chúa có hiện ra, bà hãy hỏi Ngài “Cha xứ con có tội gì nặng nhất ? sau đó tới kể cho tôi nghe”. Mấy ngày sau, bà già không đến nữa. Cha xứ mừng thầm vì bà đã trúng kế của Ngài. Nhưng một tuần sau đó, bà già trở lại.

- Thưa cha, tối hôm qua Chúa lại hiện ra với con.

- Thế bà có hỏi Ngài không ?

- Thưa có chứ.

Cha xứ bắt đầu hồi hộp :

- Bà hỏi thế nào ?

- Thì con hỏi y như Cha đã bảo :”Cha xứ con có tội gì nặng nhất” ?

Cha xứ càng hồi hộp thêm :

- Vậy Chúa có trả lời không ?

- Có chứ .

Bây giờ thì cha xứ đã lo lắng thật sự :

- Chúa nói sao ?

- Chúa nói :”Ta đã quên hết rồi.

Cha xứ thở phào nhẹ nhõm.

(Kể theo ĐHY PX Nguyễn văn Thuận)

3. THẢO LUẬN: 1) Trong bốn việc phải làm khi đi xưng tội như: xét mình, ăn năn dốc lòng chừa, xưng tội và đền tội, thì điều nào là quan trọng nhất để nhận được ơn giao hòa với Chúa ? Tại sao ? 2) Trong Mùa Chay này, mỗi người chúng ta sẽ ăn năn sám hối tội nào cụ thể nhất và sám hối bằng cách nào ?

4. SUY NIỆM:

Tin mừng CN 4 Mùa Chay hôm nay cho thấy tình thương bao dung của Thiên Chúa đối với tội nhân (15,1-32): Thiên Chúa như một người Cha từ bi nhân hậu luôn “chạnh lòng thương” và sẵn sàng tha thứ tội lỗi cho con cái lòai người như Thánh vịnh 135 đã ca tụng tình thương của Chúa như sau: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương“. Dụ ngôn hôm nay cho thấy thái độ của ba nhân vật chính trong dụ ngôn để từ đó nhận biết mình phải làm gì :

1) Thái độ sám hối quyết tâm trở về của đứa con thứ tội lỗi (15,12-19) : Tội của đứa con thứ là tội bất hiếu khi đòi cha chia gia tài cho anh ngay khi ông còn đang sống. Sau đó anh ta đã bỏ nhà đi hoang và ăn chơi phóng đãng tiêu tán hết số tiền của cha. Đến khi anh lâm cảnh đói rách phải đi làm thuê làm mướn và bị người chủ thuộc dân ngoại khinh dể đối xử còn tệ hơn một con heo. Chính sự cùng khổ đã khiến anh phải hồi tâm suy nghĩ và giúp anh quyết tâm đứng dậy quay về nhà xin lỗi cha, với ước mong được cha đối xử như một người làm công thôi. Câu“Đứng lên, đi về cùng cha” cho thấy thái độ dứt khoát với quá khứ tội lỗi để về với người cha thân yêu.

2) Thái độ bao dung của người cha nhân hậu (15,20-24): Về phần người cha, sau khi đứa con thứ ra đi, ông buồn sầu nhớ thương, ngày ngày ngóng nhìn ra cổng chờ mong nó mau quay về nhà. Khi thấy bóng con từ xa, ông đã nhận ra và “chạnh lòng thương”: Ông không nỡ trách mắng hay trừng phạt con, mà chạy ngay tới ôm chầm lấy cổ con và hôn lấy hôn để, rồi mau mắn trả lại địa vị làm con cho nó khi thay áo mới cho nó, đeo nhẫn vào ngón tay, xỏ giầy vào chân và còn soạn bữa tiệc đãi các bạn bè hàng xóm và mời bạn bè hàng xóm đến ăn mừng đứa con, với lý do: “Tưởng nó đã chết mà nay sống lại, tưởng đã mất nó mà nay lại tìm thấy”. Đây là sự đón tiếp nồng hậu ngoài sự tưởng tượng của đứa con hoang đàng.

3) Thái độ hẹp hòi của người con trưởng (15,25-32): Người anh trưởng từ ngoài đồng trở về nhà, nghe tiếng đàn ca, hỏi ra mới biết thằng em đi hoang mới trở về và đã được cha không những tha tội mà còn mở tiệc ăn mừng. Anh ta tỏ thái độ giận dỗi người cha bằng cách không thèm vào nhà. Khi gặp được cha, anh đã chỉ trích lối hành xử của cha là bất công và không thể chấp nhận được (15,29). Thái độ giận dỗi của anh khiến người cha phải xuống nước năn nỉ và cố gắng giải thích cho con hiểu và cảm thông với mình: ”Tất cả những gì của cha đều là của con “ (Lc 13,31). Dụ ngôn kết thúc bằng lời của người cha khuyên con hãy có lòng bao dung với đứa em lầm lỗi: “Vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.

Chính lòng nhân hậu, yêu thương và không chấp nhất tội lỗi của đứa con đi hoang đã khiến ông quên đi mọi lỗi lầm của đứa con hoang đàng đã gây ra, mà chỉ còn thấy trước mặt ông là đứa con yêu mà ông hằng mong đợi nó mau trở về, đứa con mà ông tưởng đã mất mà nay lại tìm thấy. Ông vui sướng mở tiệc liên hoan, đàn ca múa hát, ăn mừng đứa con trở về.

Còn thái độ của người anh cả khi đi làm về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát ăn mừng đứa em mới về, chẳng những anh không vui mà còn tỏ thái độ hỗn láo trách móc cha, khiến ông phải chịu ra phân trần, năn nỉ và mời anh ta vào nhà với ông và gặp lại đứa em "đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy". Ông khẳng định với cậu con cả rằng: "Tất cả những gì của cha đều là của con" (Lc 13,31).

Qua câu chuyện về tình thương tha thứ của người cha, ta thấy tình thương của Thiên Chúa Cha thật quảng đại, “chậm bất bình và hết sức khoan dung”, một Thiên Chúa không thích dùng hình phạt nhưng luôn tha thứ. Tình thương bao la của Thiên Chúa đã được Thánh thi diễn tả: "Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" (Tv 135).

4) Làm gì để đáp lại Lòng Chúa Thương Xót ? :

+ Dụ ngôn người cha bao dung và đứa con hoang đàng nói lên lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa đối với các tội nhân. Chúa đã yêu thương chúng ta với tình yêu bao la như một người cha nhân hậu, sẵn sàng tha thứ tội lỗi chúng ta là con cái của Người: Người tha thứ không mệt mỏi, tha vô điều kiện và tha luôn mãi !

+ Chúa phán: “Tội các ngươi dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết. có thắm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18): Dù tội của chúng ta có nặng tới đâu, thì tình thương của Chúa còn nặng hơn gấp bội. Dù tội lỗi chúng ta có nhiều tới mức nào, thì Chúa cũng vẫn hằng chờ đợi để tha thứ, miễn là chúng ta thực lòng sám hối và quyết tâm trở về với Người.

+ Thiên Chúa tôn trọng sự tự do ra đi và chờ đợi sự tự do trở về của chúng ta: Trong những ngày Mùa Chay này mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để đáp lại tình thương bao dung của Thiên Chúa ? Cần cấp thời sám hối ăn năn quay về làm hòa với Chúa và lãnh ơn giao hòa trong phép Giải tội; Hãy đáp lại lòng thương xót của Thiên Chúa bằng việc thương xót người đau khổ và quảng đại tha thứ lỗi lầm cho tha nhân; Hãy quan tâm giúp người thân trong gia đình và bạn bè đang lạc xa Chúa để họ cũng nhận được ơn sám hối và mau hồi tâm trở về với Người.

5. NGUYỆN CẦU

- LẠY THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA CON. Con xin cảm tạ Cha đầy lòng từ bi nhân ái. Con cảm tạ Cha vì Cha đã sai Con Một Cha là Chúa Giêsu đến thế gian để dạy loài người chúng con nhận biết Cha là Thiên Chúa giàu lòng từ bi nhân hậu. Qua bài Tin mừng hôm nay, chúng con hiểu được Cha đang mời gọi các tội nhân trong đó có chúng con mau quay về giao hòa với Cha.

- LẠY CHA, thật đáng tiếc khi có những người cha trong gia đình và trong cộng đoàn... chưa thể hiện được tình thương bao dung của Cha, nên trình bày Cha như một “ông chủ” chỉ muốn trừng phạt để họ sợ mà phải hồi tâm sám hối. Có những người cha trong gia đình, hay trong cộng đoàn đã dùng bạo lực sửa dạy đe nẹt con cái khi chúng phạm tội... Xin Cha cho các người cha biết yêu thương con cái giống như Cha. Nhờ đó các tội nhân sẽ cảm nghiệm được tình thương của cha và sớm sám hối quay về giao hòa với Cha trong Mùa Chay thánh này.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Vui Mừng Vì Được Chúa Xót Thương
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
20:45 03/03/2016
Vui Mừng Vì Được Chúa Xót Thương

Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Chay - C

(Lc 15, 1-3. 11-32)

(" Mừng vui lên … - Lætare) là chủ đề của Chúa Nhật IV Mùa Chay. Từ phụng vụ lễ ca cho đến màu sắc phụng vụ, tím chuyển sang hồng, màu của bình minh, đánh dấu nửa chặng đường sám hối, nay Giáo Hội tạm dừng để chuẩn bị tốt hơn niềm Phục Sinh. Nghỉ để cảm tạ Chúa vì những gì ta đã làm, xin Chúa ban thêm nghị lực để bước tiếp những chặng cuối.

Lời ca nhập lễ : (" Mừng vui lên, Giê-ru-sa-lem ! Tề tựu cả về đây, hỡi những ai hằng mến yêu Thành !... Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi : Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa. ") (Tv 121,1). Niềm vui dâng trào thể hiện qua các dụ ngôn : "Con chiên lạc" : Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng …kêu bạn hữu …mà nói rằng: "Anh em hãy chia vui với tôi …: "Trên trời sẽ vui mừng …" (x. Lc 15, 4-7). Hay dụ ngôn " Đồng bạc đánh mất" : "Và khi đã tìm thấy, bà mời các chị em …đến mà rằng: "Chị em hãy vui mừng với tôi … ". Cũng vậy… : Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng …"(x. Lc 15, 8-10). Nhưng cụ thể hơn cả vẫn là dụ ngôn "Tình phụ tử " : Người cha bảo: … phải ăn tiệc mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy" (x. Lc 15, 11-32). Nếu như hai dụ ngôn trước nói về sự vui mừng hay chung vui, thì dụ ngôn "Tình phụ tử là phải ăn tiệc và vui mừng". Thiên Chúa là Cha mở khao tiệc ăn mừng con người tội lỗi chúng ta trở về với Chúa. Chúng ta không thể vui mừng sao được, khi có Thiên Chúa là Cha, Đấng Giầu Lòng Thương Xót, rất mực yêu thương chúng ta, đến hy sinh chính Con Một vì chúng ta khi chúng ta còn là tội nhân. Chúng ta đặt mình vào cương vị của người con thứ và tự sự, để khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa yêu mỗi người chúng ta biết chừng nào, vui mừng mà đáp trả.

"Từ bỏ cha tôi là người hết mực thương tôi, tôi thật đã làm điều sai trái ; tôi đã phung phí hết tiền của vào cuộc đời trác táng, thân tôi tan nát và dơ bẩn, làm thế nào cha tôi có thể nhận ra tôi là con trai mình? Tôi sẽ sấp mình xuống dưới chân cha tôi, lấy nước mắt lau chân cha tôi và khẩn xin cha tôi coi tôi như người làm công của cha"... Người cha, từ ngày con bỏ nhà ra đi, ông thương con, ngày ngày ra ngóng con trở về, nên khi ông thấy nó từ đàng xa, ông quên cả tuổi già và quên luôn cuộc sống phóng đãng của con trai ông, ông chạy tới ôm choàng lấy cổ nó và hôn lấy lấy hôn để. Thằng con trai ông hết sức kinh ngạc về tình yêu mà cha nó dành cho nó, nó kêu lên… : "Con không còn xứng đáng được gọi là con cha nữa, xin cha coi con như người làm công của cha"(Lc 15, ). Không, không, con trai của cha, người cha nó kêu lên…, tiếng kêu xóa sạch lỗi lầm của con, và tình cha tuôn trào xuống người con bằng hành động : "phải ăn tiệc và vui mừng "(Lc 15, 32). "Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy" (Lc 15, 22-24).

Khi quan sát hình ảnh người cha ôm người con, nghe người cha nói với người con và liên tưởng tới Vì Thiên Chúa là Cha xử với chúng ta là tội nhân như thế. Thánh Gioan Maria Vianney cha sở họ Ars đã thốt lên rằng : Đây hình ảnh tuyệt đẹp về sự vĩ đại của lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân khốn khổ nhất! ... Ôi Thiên Chúa của con, rằng tội lỗi là một cái gì đó thật khủng khiếp! Làm thế nào chúng con có thể phạm tội được ? Nhưng tất cả chúng con là những kẻ khốn nạn, ngay khi chúng con còn là tội nhân, thì Thiên Chúa đã yêu thương chúng con trước. Lòng thương xót của Thiên Chúa cộng với lòng trắc ẩn. Tình yêu của Đấng Cứu Thế thật bất ngờ bởi ân sủng của Ngài trước các tội nhân, Ngài ôm hôn tội nhân, trao ban cho họ sự an ủi tuyệt vời…Ôi khoảnh khắc tuyệt với ! Chúng ta mà hiểu được thì chúng ta sẽ rất hạnh phúc ! Nhưng than ôi, chúng ta không phù hợp với ơn thánh, nên những khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời ấy biến mất…Chao ôi, đâu là điều mà tội nhân tin tưởng, cho dù tội lỗi đến đâu đi chăng nữa, thì hãy biết và tin rằng lòng thương xót của Thiên Chúa là vô cùng vô hạn! (Trích bài giảng thứ Chúa Nhật III Mùa Chay của thánh Gioan Maria Vianney).

Người cha mất con, ngày ngày ngóng chờ con trở về là hình ảnh của Thiên Chúa là Cha luôn cháy lửa tình yêu đối với nhân loại, cha ôm con vào lòng, không đơn giản chỉ là tội nhân, nhưng là kẻ có tội biết ăn năn, đó là một con người biết đọc lại các biến cố đời mình, hiểu được những gì đã xảy đến với mình để sửa chữa, tái lập trật tự trong đời sống và quyết tâm : "Tôi sẽ trỗi dậy và trở về với cha tôi" (Lc 15,18), nhưng thực tế, ai trỗi dậy và ai trở về với cha mình. Vì thế, cuộc gặp gỡ giữa người cha và người con, khơi dậy sự trở về trong ân sủng của người con, đơn giản không chỉ là ơn tha tội nhưng không do Thiên Chúa ban. Đây là cuộc gặp gỡ của niềm tin mà người con tội lỗi đã đặt để vào lòng thương xót của người cha ấy, cuộc gặp gỡ này mang dấu ấn của vòng tay cha và con tìm thấy được tình yêu trìu mến.

Chúa Giêsu đồng bàn với quân tội lỗi, nhưng Người không đến để hợp thức hóa tội lỗi, làm cho những kẻ lầm lỗi cứng lòng, hay ngày càng tội tề hơn. Người đến để loan báo rằng họ có thể sống khác để chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa không mệt mỏi khi tha thứ, không nản vì sự thờ ơ, hay khác biệt của những con người.

Vậy, hãy trở về với Chúa bằng lòng thống hối ăn năn, cậy nhờ vào lòng thương xót của Chúa, Đấng Giầu Lòng Thương Xót, dẫn dắt con người tới bàn tiệc như người cha đã chuẩn bị cho con mình. Đúng như thế, tội nhân được tha thứ là con người của niềm vui và tác động của ân sủng.

Lễ Phục Sinh không mời gọi chúng ta bước vào con đường sầu khổ. Trái lại, cứu chuộc chúng ta khỏi đắng cay buồn phiền, nghèo đói và chết chóc, lễ Phục Sinh mang lại cho chúng ta niềm vui ngày Đại lễ. Hòa giải được với Thiên Chúa và hòa giải với nhau, chúng ta sẽ cảm nhận được niềm vui thiêng thánh.

Giờ đây chúng ta hãy ngước nhìn về Chúa và ngẫm nghĩ về tấm lòng của Thiên Chúa và lao mình vào vòng tay của Chúa, để cho tình thương lân tuất của Cha làm ta hồi sinh.

Lạy Mẹ Maria, người mẹ khoan nhân, Mẹ của Lòng Thương Xót, xin giúp đỡ chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tờ Quan Sát Viên Rôma đăng đồng loạt 3 bài về khả thể cho phụ nữ giảng trong các thánh lễ
Đặng Tự Do
01:43 03/03/2016
Tờ Vatican đã xuất bản 3 bài tiểu luận trong đó các tác giả tranh cãi rằng phụ nữ nên được phép giảng trong Thánh Lễ. Nội dung toàn bộ của 3 bài này có thể xem tại đây: http://vaticanresources.s3.amazonaws.com/pdf_supplement%2FDonne_Marzo.pdf. Đã có những phản ứng trái ngược nhau về việc cho đăng 3 bài này trên công báo Tòa Thánh.

Theo giáo luật hiện hành, chỉ có các linh mục và phó tế mới được phép giảng trong Thánh Lễ. Nhưng trong một mục đặc biệt trên tờ L'Osservatore Romano dành riêng cho vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội, ba nhà văn đã lên tiếng kêu gọi xem xét lại những khoản giáo luật đó.

"Chủ đề này là rất tế nhị," Enzo Bianchi, người sáng lập và đứng đầu cộng đoàn đại kết Bose thừa nhận. "Nhưng tôi tin rằng điều khẩn cấp là chúng ta phải thảo luận về vấn đề này." Ông nói rằng việc cho phép phụ nữ giảng trong nhà thờ sẽ là "một thay đổi cơ bản trong việc phụ nữ tham gia vào đời sống Giáo Hội."

Nữ tu Catherine Aubin, một nhà thần học dòng Đa Minh, nhận xét thêm rằng phụ nữ đã là những nhà truyền giảng hiệu quả trong suốt lịch sử của Giáo Hội, và ngày nay họ thường xuyên được mời hướng dẫn các cuộc tĩnh tâm.

Sơ Madeleine Fredell nhận xét rằng sơ được mời giảng trong các nhà thờ Lutheran, nhưng lại không được giảng trong các nhà thờ Công Giáo. Sơ nói: "Tôi tin rằng việc lắng nghe tiếng nói của phụ nữ trong các bài giảng sẽ làm phong phú hóa việc thờ phượng của người Công Giáo chúng ta."
 
Hướng dẫn mục vụ về bí tích Hòa giải cho sáng kiến “24 giờ cho Chúa”
Đặng Tự Do
08:26 03/03/2016
Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc Âm Hoá đã xuất bản một hướng dẫn mục vụ dành cho bí tích Hòa giải dành cho sáng kiến “24 giờ cho Chúa”.

Trong Tông Chiếu Ấn Định Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tất cả các giáo phận dành những thời gian dài cho Bí Tích Hòa Giải vào ngày 4 và 5 tháng Ba.

Ngài viết: “Sáng kiến “24 giờ cho Chúa,” được cử hành vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy trước tuần thứ Tư của Mùa Chay, nên được thực hiện trong mỗi giáo phận. Rất đông người, kể cả giới trẻ, đang trở lại với Bí tích Hòa giải; qua cảm nghiệm này, họ đang tái khám phá con đường trở về với Chúa khi sống một khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt và khi tìm kiếm ý nghĩa trong đời họ. Chúng ta hãy đặt Bí tích Hoà giải ở trung tâm một lần nữa sao cho bí tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của lòng thương xót Chúa với những đôi tay của riêng họ. Với mỗi hối nhân, bí tích này sẽ là nguồn mạch của bình an nội tâm thật sự.”

Các hướng dẫn mục vụ bao gồm giáo huấn về bí tích Hòa Giải trích từ Toát yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, những góp ý cho việc chuẩn bị đón nhận bí tích này, các trích dẫn từ các vị thánh và các vị giáo hoàng, và những suy tư của G. K. Chesterton và cô Leah Darrow, một cựu người mẫu.
 
Triều yết Đức Thánh Cha 24/02/2016: Lòng Thương Xót trong Thánh Kinh
VietCatholic Network
15:06 03/03/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Giầu sang và quyền bính ích kỷ bạo lực là các dụng cụ của thối nát gây chết chóc. Thi hành quyền bính mà không tôn trọng sự sống, không có công lý và không có lòng thương xót chỉ gây ra chết chóc và đàn áp bất công mà thôi. Vì khát vọng quyền bính biến thành sự tham lam khiến cho con người muốn chiếm hữu tất cả và khai thác bóc lột tha nhân.

Đức Thánh Cha đã nói như trên với hơn 50,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ Tư 24 tháng Hai. Trong số các người tham dự có đông Hồng Y và Giám Mục, bạn của phong trào Tổ Ấm về Roma tham dự đại hội thường niên của phong trào.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về lòng thương xót trong Thánh Kinh. Ngài nói: có nhiều văn bản khác nhau của Thánh Kinh đề cập tới các kẻ quyền thế, các vua chúa, những người ở trên cao, và cả thái độ kiêu căng ngạo mạn và các bất công của họ nữa. Đức Thánh Cha minh xác sự giầu có và quyền lực như sau:

Sự giầu có và quyền lực là các thực tại có thể tốt lành và ích lợi cho công ích, nếu được dùng để phục vụ người nghèo và tất cả mọi người, với sự công bằng và lòng bác ái. Nhưng rất tiếc, như quá thường xảy ra, là khi chúng được sống như đặc quyền đặc lợi, với lòng ích kỷ và bạo lực, thì chúng biến thành các dụng cụ thối nát và gây chết chóc. Đó là điều đã xảy ra trong câu chuyện vườn nho của ông Nabốt, như trình thuật trong chương 21 sách các Vua I, mà chúng ta tìm hiểu hôm nay.

Văn bản này kể rằng vua Israel là Acab muốn mua vườn nho của một người tên là Nabốt, bởi vì nó gần hoàng cung. Đề nghị của nhà vua xem ra hợp pháp và quảng đại nữa, nhưng bên Israel gia tài ruộng đất được coi hầu như bất khả xâm phạm. Thật thế sách Lêvi có dậy rằng: “Đất thì không được bán đứt, vì đất là của Ta, còn các ngươi chỉ là ngoại kiều, là khách trọ nhà Ta” (Lv 25,23). Đất là thánh thiêng, vì là một ơn của Chúa, phải được giữ gìn và duy trì, như dấu chỉ phúc lành của Thiên Chúa truyền từ đời này sang đời nọ và bảo đảm cho phẩm giá của mọi người. Như thế chúng ta hiểu tại sao ông Nabốt lại từ chối nhà vua: “Xin Giavê đừng để tôi nhượng gia sản của tổ tiên tôi cho ngài! “(1 V 21,3).

Vua Acab phản ứng lại lời từ chối đó với sự cay đắng và giận dữ. Nhà vua cảm thấy bị xúc phạm, ông là vua, là người quyền thế, bị giảm thiểu trong quyền bính tối thượng của mình và bị tước đoạt trong khả thể thoả mãn ước muốn chiếm hữu của ông. Khi thấy ông buồn phiền như vậy, vợ ông là Giêsabel, một hoàng hậu ngoại giáo đã gia tăng các tôn thờ ngẫu tượng và sát hại các ngôn sứ của Chúa (x. 1 V 18,4), bà không xấu, bà ác độc, bà quyết định can thiệp. Các lời bà nói với nhà vua rất là ý nghĩa. Anh chị em hãy cảm nhận cái gian ác đàng sau người phụ nữ này: “Vua cai trị Ít-ra-en hay thật! Mời vua dậy mà ăn cho lòng phấn khởi lên! Thiếp sẽ tặng vua vườn nho của Na-bốt người Gít-rơ-en.” 1 V 21,7). Bà nêu bật uy tín và quyền lực của nhà vua, mà theo cái nhìn của bà, nó bị đem ra thảo luận bởi lời khước từ của ông Nabốt. Một quyền bính mà hoàng hậu coi như tuyệt đối và vì thế mọi ước muốn của vua đều là một mệnh lệnh. Thánh Ambrogio đã viết một cuốn sách nhỏ về câu chuyện này tựa đề là “Nabốt”. Thật là tốt, nếu chúng ta đọc cuốn sách này trong mùa Chay. Nó rất là hay và rất cụ thể.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Khi nhớ lại các điều này Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.” Nếu đánh mất đi chiều kích phục vụ, quyền bính biến thành ngạo mạn, trở nên thống trị và áp bức. Đó chính là điều đã xảy ra trong câu chuyện vườn nho của ông Nabốt. Một cách vô luân hoàng hậu Giêsabel quyết định loại trừ ông Nabốt và thi hành chương trình của bà. Bà sử dụng các dối trá của một sự hợp pháp tồi bại, nhân danh nhà vua, bà gửi thư cho các trưởng lão và thân hào trong thành ra lệnh cho các chứng nhân giả dối công khai tố cáo ông Nabốt là đã nguyền rủa Thiên Chúa và nhà vua, một tội đáng phạt tử hình. Như thế ông Nabốt chết, nhà vua có thể chiếm vườn nho của ông.

Và đây không phải là một câu chuyện xảy ra trong các thời khác, nó cũng là câu chuyện của ngày nay, của các kẻ quyền thế để có nhiều tiền hơn khai thác bóc lột người nghèo, dân lành. Đó là lịch sử của nạn buôn bán người, của lao động nô lệ, của người nghèo làm việc lậu và với đồng lương tối thiểu để làm giầu cho các kẻ quyền thế. Đó là lịch sử của các nhà chính trị gian tham hôi lộ muốn nhiều hơn và nhiều hơn. Vì vậy tôi đã nói là đọc lại cuốn sách của thánh Ambrogio về ông Nabốt sẽ tốt cho chúng ta, bởi vì nó là một cuốn sách thời sự.

Đó, thực thi quyền bính mà không tôn trọng sự sống, không có công lý, không có lòng thương xót dẫn đưa tới đâu. Và khát vọng quyền bính có thể đưa tới điều gì: nó trở thành tham lam muốn chiếm hữu tất cả. Có một văn bản của ngôn sứ Isaia đặc biệt soi sáng liên quan tới điều này. Trong đó Chúa cảnh cáo chống lại sự thèm khát của các đại điền chủ muốn luôn ngày càng chiếm hữu nhà cửa và đất đai nhiều hơn. Ngôn sứ nói: “Khốn thay những kẻ tậu hết nhà nọ đến nhà kia nối thêm ruộng này đến ruộng khác, tới mức không còn chỗ trống nào và chỉ còn một mình các người ở lại trong xứ!” (Is 5,8). Ngôn sứ Isaia không phải là cộng sản đâu! Và Đức Thánh Cha giải thích cung cách hành xử của Thiên Chúa như sau:

Tuy nhiên, Thiên Chúa lớn lao hơn sự gian ác và trò chơi bẩn thỉu của con người trần gian. Trong lòng thương xót của Ngài Ngài gửi ngôn sứ Elia tới để giúp vua Acab hoán cải. Bây giờ chúng ta sang trang. Và câu chuyện tiếp tục ra sao? Thiên Chúa thấy tội ác này và cũng gõ cửa lòng vua Acab, và nhà vua bị đặt trước tội lỗi của mình, hiểu ra, hạ mình xuống và xin lỗi. Thật đẹp biết bao, nếu các người quyền thế ngày nay cũng làm như thế!

Chúa nhận sự hối lỗi của ông, nhưng một người vô tội đã bị giết, và lỗi lầm đã phạm sẽ có các hậu quả không thể tránh được. Thật thế, sự dữ đã làm để lại các dấu vết đau đớn và lịch sử loài người mang các vết thương của nó. Lòng thương xót cũng cho thấy con đường chính phải theo trong trường hợp này. Lòng thương xót có thể chữa lành các vết thương và có thể thay đổi lịch sử. Hãy mở con tim bạn cho lòng thương xót! Lòng thương xót của Thiên Chúa mạnh mẽ hơn tội lỗi của con người. Nó mạnh mẽ hơn, đó là gương của vua Acab! Chúng ta biết quyền năng của nó, khi chúng ta nhớ tới Con Thiên Chúa vô tội đã làm người để phá huỷ sự dữ với ơn tha thứ của Ngài. Chúa Giêsu Kitô là vua đích thật, nhưng quyền bính của Ngài hoàn toàn khác biệt. Ngai của Ngài là thập giá. Ngài không phải là một vị vua giết chết, nhưng trái lại trao ban sự sống. Việc ngài đến với tất cả mọi người, nhất là những người yếu đuối nhất, đánh bại sự cô đơn và số phận phải chết mà tội lỗi dẫn tới. Với sự gần gũi của và sự hiền dịu của Ngài Chúa Giêsu Kitô đưa các kẻ tội lỗi vào trong không gian của ơn thánh và sự tha thứ. Và đó là lòng thương xót của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau tham dự buổi tiếp kiến. Trong số các nhóm nói tiếng pháp có các nhóm đến từ Bỉ và Pháp, đặc biệt là các đại chủng sinh giáo phận Bayonne, tín hữu các giáo phận Agens và Pontoise do các Giám Mục tháp tùng, và tín hữu đảo Corse. Trong số các nhóm nói tiếng Anh có các phái đoàn đến từ Anh, Êcốt, Ai len, Thuỵ Điển, Gabon, Mozambic, Hoa Kỳ. Trong các nhóm tiếng Đức có các sinh viên thần học và giáo luật đại học Vienne. Cũng có các nhóm Tây Ban Nha và châu Mỹ latinh, Bồ Đào Nha và Brasil, cũng như Ba Lan.

Đức Thánh Cha cầu chúc mùa Chay giúp mọi người trở thành thừa sai của lòng thương xót Chúa, liên đới với người nghèo, sống bác ái và thương xót trong gia đình và trong giáo xứ, canh tân đức tin và lòng mến đối với Chúa và với tha nhân, ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội và môi sinh.

Chào các nhóm Ba Lan Đức Thánh Cha khích lệ mọi người trong mùa Chay xét mình xem cung cách suy tư hành xử của mình có ảnh hưởng tới cám dỗ lạm dụng quyền bính đối với người khác và lợi dụng các đặc ân đặc lợi hay không.

Đức Thánh Cha cũng đặc biệt chào các Giám Mục bạn của phong trào Tổ Ấm đang tham dự hội nghị hằng năm của phong trào tại Roma và khích lệ các vị luôn chú ý tới đặc sủng hiệp nhất, trong sự hiệp thông với Người Kế vị thánh Phêrô. Chào các nhóm của giáo phận Cremona, cộng đoàn Gioan XXIII và các công nhân Videocon tỉnh Anagni, Đức Thánh Cha cầu mong mọi người trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, sống mọi hình thức quyền bính như việc phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.

Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, Đức Thánh Cha nói Mùa Chay là thời gian thuận tiện để củng cố đời sống tinh thần, thực hành ăn chay hãm mình. Ăn chay giúp các bạn trẻ tự chủ nhiều hơn; lời cầu nguyện giúp người đau yếu dâng các khổ đau cho Chúa và luôn cảm thấy sự gần gũi của Ngài; các công việc phúc đức giúp các đôi tân hôn sống đời gia đình chú ý tới các nhu cầu của tha nhân.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 28/2/2016: Hoán cải không bao giờ là quá trễ, nhưng phải làm ngay đừng trì hoãn
VietCatholic Network
15:19 03/03/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hoán cải không bao giờ là quá trễ, nhưng đó lại là một việc khẩn thiết và phải làm ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay. Đã biết bao lần, khi chúng ta sắp sa ngã, Thiên Chúa luôn có mặt ở đó để nâng đỡ và cứu vớt chúng ta. Thiên Chúa cứu chúng ta vì Ngài có tình yêu thương nhẫn nại vô hạn dành cho chúng ta. Hoán cải không bao giờ là quá trễ, nhưng phải nhanh lên, phải thực hiện ngay bây giờ. Chúng ta hãy bắt đầu ngay ngày hôm nay.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 28 tháng 02, với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu.

Ngài nói:


“Anh chị em thân mến,

Điều đáng buồn là mỗi ngày trên sách báo đều xuất hiện những tin xấu, chẳng hạn như những vụ thảm sát, những tai nạn thương tâm, những thiên tai dữ dội. Trong bài Tin Mừng ngày hôm nay, Đức Giêsu cũng đề cấp đến hai sự kiện bi thảm đã từng gây xôn xao thời bấy giờ. Chuyện thứ nhất là những người Ga-li-lê bị tống trấn Phi-la-tô giết khi đang dâng lễ vật trong đền thờ. Chuyện thứ hai là có mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết (x. Lc 13,1-5).

Đức Giêsu biết rõ tâm thức mê tín của những kẻ đang nghe Ngài giảng và họ sẽ giải thích những sự kiện ấy theo một nghĩa hoàn toàn sai lầm. Thật vậy, dân chúng nghĩ rằng những người chết cách thê thảm như thế là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đang trừng phạt vì những tội lỗi nặng nề, ghê tởm mà họ đã gây ra. Dân chúng nói rằng: ‘Những kẻ ấy đáng bị như vậy. Những ai thoát khỏi thảm họa, có nghĩa là họ tốt lành, thánh thiện.’

Đức Giêsu đã quyết liệt lên án và loại bỏ lối nhìn này, vì Thiên Chúa không bao giờ cho phép những thảm họa hay bi kịch xảy ra để trừng phạt những ai tội lỗi. Ngài cũng tuyên bố rằng những nạn nhân bị chết ấy không hề tội lỗi hơn những người Ga-li-lê khác. Trên hết, Ngài mời gọi dân chúng hãy biết đọc ra từ những biến cố ấy một lời cảnh báo dành cho tất cả mọi người, vì ai cũng là tội nhân. Đức Giêsu khẳng đỉnh: ‘Tôi nói cho các ông biết, nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.’

Ngay cả ngày hôm nay nữa, khi đứng trước những thảm họa thiên tai, người ta rất dễ bị cám dỗ ‘gán’ mọi trách nhiệm cho nạn nhân, hay thậm chí là gán cho Thiên Chúa. Nhưng Tin Mừng ngày hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết suy tư và phản tỉnh: Chúng ta đang có ý tưởng nào về Thiên Chúa? Chúng ta có thật sự nghĩ rằng Thiên Chúa là như thế không? Đó không phải chỉ là một sự phóng chiếu của chúng ta thôi ư, một Thiên Chúa được dựng nên theo tưởng tượng và hình dung của con người mà thôi? Trái lại, Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy biến đổi con tim, thực hiện một cuộc hoán cải tận căn trong hành trình cuộc sống của chúng ta, hoàn toàn dứt bỏ những thỏa hiệp với sự dữ, với sự giả hình; để thực sự bước đi trên con đường Tin Mừng. Nhưng một lần nữa chúng ta lại có cám dỗ biện minh cho chính mình: ‘Chúng ta sẽ phải hoán cải từ đâu đây? Bởi vì, chúng ta là những người tốt lành. Chúng ta là những tín hữu. Chúng ta tuân giữa và thực hành đạo nghĩa cũng đầy đủ lắm mà.’ Chúng ta vẫn hay thường biện minh cho mình như thế.

Đáng tiếc là mỗi người chúng ta lại giống như cái cây trong vườn mà qua năm này tháng nọ không cho ông chủ thấy được dấu hiệu có thể trổ sinh hoa trái. Nhưng chúng ta cũng may mắn, vì Đức Giêsu như một Người Làm Vườn, với lòng kiên nhẫn vô ngần, đã xin ông chủ gia hạn thêm cho cây vả: ‘Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. […] May ra sang năm nó có trái. (x. câu 9).’ Một ‘năm’ của ân sủng là thời gian để Đức Kitô chăm sóc, vun xới; là thời gian của Giáo Hội trước khi Đức Kitô lại đến trong vinh quang và cũng là thời gian của đời sống chúng ta, cách đặc biệt là những ngày tháng mùa Chay mà chúng ta được ban tặng như là cơ hội để ăn năn sám hối và được cứu độ. Một năm ân sủng ấy cũng là thời gian của Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Bởi vậy, sự kiên nhẫn vô cùng vô tận của Đức Giêsu và mối bận tâm liên lỉ của Ngài dành cho tội nhân phải khơi lên trong chúng ta một sự băn khoăn trăn trở khi đối diện với chính mình! Hoán cải không bao giờ là quá trễ, nhưng đó lại là một việc khẩn thiết và phải làm ngay bây giờ! Trong những giờ khắc cuối cùng, lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa vẫn chờ đợi chúng ta.

Anh chị em hãy nhớ lại câu chuyện nho nhỏ về thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu, khi thánh nữ cầu nguyện cho một phạm nhân bị kết án tử hình. Ông không muốn lãnh nhận sự hòa giải của Giáo Hội, không muốn gặp linh mục giải tội. Ông chỉ muốn chết trong tình trạng như thế. Trong tu viện, thánh Tê-rê-sa vẫn hằng liên lỷ cầu nguyện cho ông. Và khi người đàn ông này bước ra pháp trường, trong giây phút chuẩn bị hành hình, ông đã quay về phía vị linh mục và cầm lấy Thánh giá mà hôn. Đó chính là lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa. Và lòng nhẫn nại ấy cũng dành cho mỗi người chúng ta. Đã biết bao lần, khi chúng ta sắp sa ngã, Thiên Chúa luôn có mặt ở đó để nâng đỡ và cứu vớt chúng ta. Thiên Chúa cứu chúng ta vì Ngài có tình yêu thương nhẫn nại vô hạn dành cho chúng ta. Hoán cải không bao giờ là quá trễ, nhưng phải nhanh lên, phải thực hiện ngay bây giờ. Chúng ta hãy bắt đầu ngay ngày hôm nay.

Xin Đức Trinh Nữ Maria gìn giữ chúng ta, giúp chúng ta biết mở cửa tâm hồn trước ân sủng và lòng xót thương của Thiên Chúa. Xin Mẹ giúp chúng ta đừng bao giờ xét đoán người khác những biết đặt mình trước những biến cố không vui, những điều không may mắn, những thảm họa trong cuộc sống thường ngày để xét mình cẩn thận và nhờ đó mà ăn năn hoán cải.”

Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào thân ái đến tất cả các tín hữu ở Roma và khách hành hương đến từ Italia cũng như các quốc gia khác.

Cách đặc biệt, Đức Thánh Cha nói: “Tôi cầu nguyện và mời gọi anh chị em cầu nguyện cho những người phải di cư, tị nạn vì chiến tranh và trong những hoàn cảnh vô nhân đạo khác. Đặc biệt là ở Hy Lạp và một số quốc gia, người dân đang gặp khó khăn và chờ đợi viện trợ. Đồng thời, tôi cũng đang hy vọng những tin tức tốt lành của việc chấm dứt chiến sự tại Syria. Anh chị em hãy cùng tôi cầu nguyện để cánh cửa cơ hội này có thể mang đến hy vọng cho những người đau khổ, thúc đẩy những trợ giúp nhân đạo cần thiết và mở ra những cuộc đối thoại cho những người yêu chuộng hòa bình.

Tôi cũng bày tò niềm cảm thông và sự gần gũi với những người thuộc quần đảo Fiji, đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão tàn khốc. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và cho những người tham gia vào các hoạt động cứu trợ.”

Cuối cùng Đức Thánh Cha chúc tất cả mọi người ngày Chúa Nhật tốt lành và ngài cũng không quên xin mọi người cầu nguyện cho ngài.
 
Triều Yết Đức Thánh Cha 02/03/2016: Thiên Chúa là Cha nhân từ, đầy Lòng Thương Xót
VietCatholic Network
15:33 03/03/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi tiếp kiến hơn 20 ngàn tín hữu hành hương sáng thứ Tư, 2 tháng 3, Đức Thánh Cha xác quyết Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, mặc dù Chúa nghiêm khắc sửa lỗi con người.

Đầu buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha và mọi người đã nghe đọc đoạn Kinh Thánh bằng nhiều thứ tiếng, trích từ đoạn 1 của sách ngôn sứ Isaia (1,16b-17.18b).

Trong bài huấn dụ tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tiếp tục loạt bài giáo lý về Năm Thánh và triển khai đề tài Lòng thương xót và sự sửa lỗi.

Ngài nói:

“Khi bàn về lòng thương xót của Chúa, chúng ta đã nhiều lần gợi lại hình ảnh người cha gia đình, yêu thương, giúp đỡ, chăm sóc, tha thứ cho con cái. Trong tư cách là người cha, ông giáo dục và sửa dạy con, khi chúng sai lỗi, giúp chúng tăng trưởng trong điều thiện.

“Thiên Chúa cũng được mô tả như thế trong chương I sách ngôn sứ Isaia, qua đó Chúa, như người cha yêu thương, nhưng quan tâm và nghiêm khắc, nói với Israel và khiển trách sự bất trung và hư hỏng của dân, đưa dân trở lại con đường công chính. Đoạn văn thế này:

“Hỡi trời hãy nghe đây, hỡi đất, hãy nghe, vì Chúa phán: Ta đã nuôi nấng và làm cho con cái lớn lên, nhưng chúng nổi loạn chống lại Ta. Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết chuồng của chủ, nhưng Israel không biết, dân Ta không hiểu” (Is, 1,2-3).

“Qua ngôn sứ, Thiên Chúa nói với dân với niềm cay đắng của một người cha thất vọng: Chúa đã nuôi dưỡng dân, nhưng giờ đây họ nổi loạn chống lại Ngài. Thậm chí súc vật còn trung thành với chủ và nhận ra bàn tay nuôi chúng; trái lại, dân không nhận biết Thiên Chúa nữa, họ từ chối không hiểu. Tuy bị thương tổn, nhưng Thiên Chúa vẫn để cho tình yêu nói và kêu gọi lương tâm của những người con sa đọa ấy, để chúng tỉnh ngộ và để cho mình được tái yêu thương. Đó là điều Thiên Chúa đang làm. Ngài đến gặp chúng ta hầu chúng ta để cho mình được Ngài yêu thương trong con tim của Chúa chúng ta.

“Tương quan cha - con mà các ngôn sứ thường tham chiếu để nói về tương quan giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài, nay đã bị biến chất. Sứ mạng giáo dục của các bậc cha mẹ nhắm làm cho con cái được tăng trưởng trong tự do, làm cho chúng có tinh thần trách nhiệm, có khả năng thi hành những điều thiện cho bản thân và cho người khác. Trái lại, vì tội lỗi, tự do trở thành cái cớ đòi tự trị và niềm kiêu hãnh đưa tới sự đối nghịch và ảo tưởng tự túc.

Chính khi ấy Thiên Chúa nhắc nhở dân Ngài. “Các ngươi đã lạc đường...!” Ngài âu yếm và cay đắng dùng từ “dân Ta”. Thiên Chúa không bao giờ chối bỏ chúng ta, chúng ta là dân của Chúa, dù là người xấu xa nhất nơi con người, nơi các dân tộc, họ vẫn là con Chúa. Chúa không bao giờ chối bỏ chúng ta. Chúa luôn nói: “Hỡi con, hãy đến đây”. Đó là tình thương của Thiên Chúa chúng ta, đó là lòng thương xót của Thiên Chúa. Có một người Cha như thế mang lại cho chúng ta hy vọng và tín thác. Sự thuộc về Chúa như thế lẽ ra phải được sống trong niềm tín thác và vâng phục với ý thức rằng tất cả là hồng ân đến từ tình yêu của Chúa Cha. Trái lại, người ta sống háo danh, ngu xuẩn và tôn thờ thần tượng.

“Vì thế, giờ đây, ngôn sứ ngỏ lời trực tiếp với dân này với những lời nghiêm khắc để giúp họ hiểu tội nặng của họ:

“Khốn thay, dân tội lỗi, [...] những người con hư hỏng! Chúng đã bỏ Chúa, đã coi rẻ Đấng Thánh của Israel, quay lưng lại với Ngài” (v.4).

Đức Thánh Cha nói thêm rằng:

“Hậu quả của tội là tình trạng đau khổ, và cả nước cũng chịu hậu quả của tình trạng ấy, đất nước bị tàn phá và biến thành một sa mạc, đến độ Sion không còn là nơi cư ngụ được nữa. Nơi nào người ta phủ nhận Thiên Chúa, chối bỏ tình phụ tử của Ngài, thì đời sống không còn có thể nữa, cuộc sống mất căn cội, tất cả trở nên đồi bại và bị hủy diệt. Nhưng cả trong lúc đau thương ấy, ơn cứu độ vẫn không biến mất. Thử thách được đề ra là để dân có thể cảm nghiệm sự cay đắng của người từ bỏ Thiên Chúa, và vì thế họ phải đối diện với sự trống rỗng đau thương của sự chọn lựa cái chết. Đau khổ, hậu quả không thể tránh được do một quyết định tự hủy diệt, phải làm cho tội nhân suy nghĩ đẻ mở lòng họ đón nhận ơn hoán cải và tha thứ.

“Đó là con đường thương xót của Thiên Chúa: Chúa không đối xử với chúng ta theo tội của ta (Xc Tv 103,10). Hình phạt trở thành dụng cụ để thúc đẩy suy tư. Qua đó ta hiểu rằng Thiên Chúa tha thứ cho dân ngài, ân xá và không tàn phá tất cả, nhưng để cửa mở cho hy vọng. Ơn cứu độ bao hàm quyết định lắng nghe và để cho mình được hoán cải, nhưng vẫn luôn là một hồng ân nhưng không. Vì thế trong lượng từ bi của Ngài, Chúa chỉ dẫn một con đường không phải là con đường cử hành các hy tế, nhưng đúng hơn là con đường công chính. Việc phụng tự bị phê bình không phải vì tự nó là vô ích, nhưng thay vì biểu lộ sự hoán cải, người ta chủ trương dùng tế tự thay cho hoán cải; và thế là nó trở thành một sự tìm kiếm sự công chính của mình, tạo nên một xác tín lừa đảo, nghĩ rằng chính những việc tế tự cứu độ, chứ không phải lòng thương xót của Thiên Chúa tha thứ tội lỗi. Để hiểu rõ điều này, cần để ý: khi một người bệnh thì đến gặp bác sĩ; khi một người cảm thấy mình là người tội lỗi, thì đến gặp Chúa. Nhưng thay vì đi gặp bác sĩ thì họ lại đi gặp phù thủy thì không khỏi bệnh...

Ngôn sứ Isaia nói: Thiên Chúa không ưa máu chiên bò (v.11), nhất là việc tế tự ấy được thực hiện với những bàn tay đẫm máu người anh em mình (v.15). Tôi nghĩ đến vài ân nhân của Giáo Hội, họ mang tiền dâng cúng đến tặng Giáo Hội, nhưng đó là kết quả của máu bao nhiêu người bị bóc lột, ngược đãi, bị xử như nô lệ với đồng lương chết đói! Với những người ấy tôi nói: 'Xin vui lòng cầm lại tấm ngân phiếu của ông, và hãy đốt đi! Dân Chúa, tức là Giáo Hội, không cần những tiền bạc bẩn thỉu, nhưng cần những trái tim mở rộng đón nhận lòng thương xót của Chúa”.

Cần đến gần Thiên Chúa với bàn tay được thanh tẩy, tránh sự ác và thực hành điều thiện và sự công chính. Ngôn sứ nhắn nhủ:

“Các ngươi hãy ngưng làm điều gian ác, hãy học cách làm điều thiện, hãy tìm kiếm công chính, cứu giúp người bị áp bức, thực thi công lý cho người mồ côi, hãy bênh vực chính nghĩa của góa phụ” (vv.16-17).

“Anh chị em hãy nghĩ đến bao nhiêu người tị nạn đổ bộ lên Âu Châu và không biết đi đâu.

“Chúa phán, khi ấy các tội lỗi, dù chúng đỏ chót, cũng sẽ trở nên trắng tinh như tuyết, trắng như len, và dân Chúa có thể nuôi dưỡng mình bằng hoa màu của đất và sống trong an bình” (v.19)

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Đó chính là phép lạ ơn tha thứ mà Thiên Chúa, trong tư cách là Cha, muốn ban cho dân Ngài. Lòng thương xót của Thiên Chúa được trao ban cho tất cả mọi người, và những lời này của ngôn sứ cũng có giá trị đối với chúng ta ngày nay, những người được kêu gọi sống như con cái Thiên Chúa”

Sau khi Đức Thánh Cha hết thúc bài giáo lý dài bằng tiếng Ý, các linh mục đã tóm lược bài này bằng nhiều sinh ngữ khác kèm theo những lời chào thăm của Đức Thánh Cha.

Với các nhóm nói tiếng Pháp, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các nhóm thuộc các giáo phận Saint-Denis, Grenobé, Mamfé, cũng với các Giám Mục liên hệ, cũng như các chủng sinh đang học ở Toulouse, miền nam Pháp, trong số này cũng có một số chủng sinh người Việt. Ngài cũng nhắc nhở rằng: Lòng thương xót của Thiên Chúa được ban cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy tận dụng mùa chay này được ban cho chúng ta để khóc than tội lỗi chúng ta và để can đảm dấn thân trong một cuộc sống mới”.

Khi chào bằng tiếng Đức, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các giáo sư và sinh viên Học viện Giáo luật ở thành phố Muenster. Ngài không quên nhắn nhủ các tín hữu hãy dùng màu chay này để đón nhận ơn tha thứ của Chúa trong bí tích giải tội.

Sau cùng khi chào mọi người bằng tiếng Ý, đặc biệt với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng thứ sáu tới đây là Thứ Sáu đầu tháng, ngày kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, hỡi những người trẻ quí mến, các con hãy sốt sắng cử hành ngày này, ngày tưởng niệm sự chết của Chúa Giêsu. Với các anh chị em bệnh nhân, ngài mời gọi họ “hãy nhìn lên thánh giá Chúa Kitô như niềm nâng đỡ trong đau khổ của anh chị em. Và sau cùng hỡi các anh chị em tân hôn, hãy thực thi trong gia đình mình sự chay tịnh, từ bỏ những việc xấu và thực hành các nhân đức.”

Sau khi ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha còn bắt tay chào thăm hơn 15 Giám Mục hiện diện cùng với một số nhân vật và tín hữu khác.
 
Đức Hồng Y Pell tổ chức cuộc gặp gỡ “đầy xúc động” với các nạn nhân bị lạm dụng tình dục
Vũ Văn An
18:16 03/03/2016
Như đã hứa, liền ngay sau khi xuất hiện trước Ủy Ban Hoàng Gia điều tra đáp ứng của các định chế đối với việc lạm dụng tình dục trẻ em, Đức Hồng Y Pell đã gặp gỡ chừng 12 nạn nhân của tội ác này đến từ Giáo Phận Ballarat. Cuộc gặp gỡ kéo dài gần hai tiếng đồng hồ tại khách sạn Quirinale, nơi Đức Hồng Y trả lời các chất vấn của Ủy Ban Hoàng Gia.

Sau cuộc gặp gỡ, Đức Hồng Y đã ra gặp báo chí và cho hay: cuộc gặp gỡ với các nạn nhân “trung thực và đôi lúc xúc động”.

Đức Hồng Y nói tiếp: “Chúng tôi muốn cố gắng làm cho sự việc thực sự tốt hơn và ngay tại chỗ nhất là đối với các nạn nhân và gia đình họ và tôi cam kết tiếp tục giúp đỡ nhóm làm việc hữu hiệu với các ủy ban và cơ quan mà chúng tôi có ở đây trong Giáo Hội tại Rôma và nhất là Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Trẻ Em”.

Ngài cũng đề cập tới vấn đề những người tự sát vì bị lạm dụng. Lời ngài: “một vụ tự sát cũng là quá nhiều. Và quả thực đã có nhiều vụ tự sát như thế. Tôi cam kết làm việc với nhóm để cố gắng chấm dứt việc này ngõ hầu tự sát không được coi là một lựa chọn đối với các nạn nhân”.

Sau đây là trọn lời tuyên bố soạn sẵn của Đức Hồng Y Pell:

Tôi vừa gặp chừng 12 nạn nhân ở Ballarat, các người và viên chức hỗ trợ, và lắng nghe từng câu truyện và nỗi đau khổ của họ. Đây quả là một cuộc gặp gỡ buồn phiền, trung thực và đôi lúc xúc động. Tôi cam kết làm việc với những người đến từ Ballarat và vùng phụ cận này. Tôi biết nhiều gia đình của họ và tôi biết sự tốt lành của rất nhiều người ở vùng Ballarat Công Giáo: một sự tốt lành không hề bị dập tắt bởi sự ác đã phạm.

Tất cả chúng tôi đều muốn cố gắng làm cho sự việc thực sự tốt hơn và ngay tại chỗ nhất là đối với các nạn nhân và gia đình họ và tôi cam kết tiếp tục giúp đỡ nhóm làm việc hữu hiệu với các ủy ban và cơ quan mà chúng tôi có ở đây trong Giáo Hội tại Rôma và nhất là Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Trẻ Em.

Một vụ tự sát cũng là quá nhiều. Và quả thực đã có nhiều vụ tự sát như thế. Tôi cam kết làm việc với nhóm để cố gắng chấm dứt việc này ngõ hầu tự sát không được coi là một lựa chọn đối với các nạn nhân. Bất chấp khoảng cách xa xôi, tôi cũng muốn giúp làm cho Ballarat thành một mẫu mực và là một nơi hàn gắn tốt hơn, vì hàn gắn, và vì hòa bình.

Tôi không nên hứa những điều không thể làm được. Tất cả chúng ta đều biết: làm cho sự việc được thi hành là điều khó khăn xiết bao. Nhưng tôi muốn mọi người biết cho rằng tôi hỗ trợ việc tìm hiểu tính khả thi của một trung tâm nghiên cứu tìm cách cải thiện việc hàn gắn và việc bảo vệ.

Những người đi lễ nhà thờ của giáo phận Ballarat vốn nổi tiếng về lòng trung thành và bác ái của họ. Và tôi thúc giục họ tiếp tục hợp tác với các nạn nhân trong việc cải thiện tình thế. Tôi nợ dân chúng và cộng đồng Ballarat rất nhiều; tôi nhìn nhận điều này với lòng biết ơn sâu xa. Sẽ là điều kỳ diệu nếu thành phố của chúng ta trở thành nổi tiếng như một trung tâm hữu hiệu và điển hình giúp đỡ thực tiễn cho những ai bị thương tích bởi tai họa lạm dụng tình dục.

Phản ứng có phần tích cực

Dù vẫn cho là chưa đủ, nhưng phản ứng của cả báo chí lẫn các nạn nhân có phần dịu lại sau cuộc gặp gỡ nói trên.

Ký giả Melissa Cunningham của News.com cho chạy hàng tít: “Cardinal Pell’s vow to Ballarat on abuse: 'To try to stop this so that suicide is not seen as an option'” (Lời thề hứa của Đức Hồng Y Pell với Ballarat về lạm dụng: ‘Cố gắng chấm dứt việc này để tự sát không được coi là một chọn lựa đối với các nạn nhân’”. Cô gọi việc ngài gặp gỡ báo chí lần này là một “động thái không có tiền lệ” và lời thề hứa của ngài là “đầy xúc động” (impassioned). Nhà báo này cũng thuật lại việc ngài buộc giải băng của phong trào Loud Fence ở hang Đức Mẹ Lộ Đức bên trong Vatican như một dấu hiệu liên đới với các nạn nhân.

Lisa Millar của ABC News, trong bản tin mới nhất hôm nay, cũng ít nhấn mạnh đến những điều tiêu cực đối với Đức Hồng Y Pell. Phần lớn cô thuật lại và nhấn mạnh những điểm chính trong tuyên bố của ngài. Đặc biệt, nữ ký giả này thuật lại nhận định của chính các nạn nhân về Đức Hồng Y Pell.

Nạn nhân David Ridsdale, cháu cựu linh mục ấu dâm khét tiếng Gerard Ridsdale, người mấy hôm trước nặng nề chỉ trích Đức Hồng Y Pell, nay cũng phải thừa nhận cuộc gặp gỡ với ngài “cực kỳ xúc động. Chúng tôi gặp nhau trên cùng một sân chơi banh. Chúng tôi gặp nhau như những người của Ballarat”. Hóa ra, con người “vô tâm, thậm chí, nhẫn tâm” George Pell cũng biết xúc động và gây xúc động cho người khác, kể cả những người “đang săn đuổi” ngài!

Lisa Millar cũng thuật lại phản ứng của nạn nhân Philip Nagle. Ông này cho hay: ông nói với Đức Hồng Y Pell rằng điều sinh tử là phải tập chú vào việc ngăn ngừa tự sát đối cho các nạn nhân đau khổ. Ông cho rằng “tôi nghĩ ngài hơi nắm được vấn đề. Tôi nghĩ ngài tưởng tôi nói về quá khứ và bới lại chuyện xưa. Nhưng chúng tôi chỉ nói đến tương lai”. Nếu ai cũng nói đến tương lai thì làm gì có chuyện cố tình bới móc như hiện nay!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họp mặt truyền thông hạt Hố Nai và Xuân Lộc
Khổng Hữu Nguồn
10:04 03/03/2016
HỌP MẶT GIAO LƯU TRUYỀN THÔNG HẠT HỐ NAI VÀ HẠT XUÂN LỘC

Sáng thứ Năm ngày 03.03.2016, ba vị đại diện Ban Truyền Thông Hạt Hố Nai cùng đến họp mặt giao lưu với 40 quý ông anh em trong Ban Truyền Thông Hạt Xuân Lộc tại phòng hội Giáo xứ Thái Thiện Hạt Xuân Lộc.

Cùng hiện diện sinh hoạt và giao lưu, đặc biệt có cha Đaminh Ngô Công Sứ, Quản Hạt Xuân Lộc, ngài ghé thăm nói chuyện và động viên tinh thần anh em truyền thông; có cha Gioan Trần Ngọc Bảo, Phó Ban Truyền Thông Giáo Phận; cha Gioan Phạm Đình Chương, Đặc Trách Ban Truyền Thông hạt Xuân Lộc và cha Đaminh Lê Thanh Trưởng phó Ban.

Xem Hình

Buổi sinh hoạt được bắt đầu bằng kinh nguyện hát cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, kê đến cha Gioan Đặc Trách Ban Truyền Thông Hạt dâng lời chào mừng quý cha và mọi người.

Tiếp đến, ông Trưởng Thanh phụ trách chương trình sinh hoạt, buổi sinh hoạt diễn tiến tốt đẹp theo tinh thần Linh Đạo Truyền Thông giáo phận.

Sau ít phút nghỉ ngơi là phần giao lưu, vị đại diện Truyền Thông Hạt Hố Nai lên chia sẻ kinh nghiệm cách viết tin trong buổi lễ hội của giáo xứ, giáo hạt. vị này nói: “để có được một bản tin sinh hoạt Công Giáo tốt, ngoài việc nắm rõ các thông tin sự kiện, thời gian và nơi chốn thì người viết tin cần có sự chuẩn bị tốt về tinh thần là lòng đạo đức sốt mến và nên hạn chế việc đi lại chụp ảnh trong nhà thờ, trong giờ phụng vụ”.

Được biết, Ban Truyền Thông Hạt Xuân Lộc hai tháng sinh hoạt một lần và phải họp vào buổi sáng ngày thường, vì hoàn cảnh địa bàn rộng lớn. Khổ nhất là vào mùa mưa, có những anh em phải đi hàng chục cây số đường rừng trơn trượt mới đến được nơi họp, qủa đây là sự cố gắng, hy sinh tuyệt vời của những người làm công tác truyền thông Hạt Xuân Lộc.

Sau phần giao lưu, cha Gioan Trưởng Ban Truyền Thông Hạt Xuân Lộc lên chia sẻ động viên tinh thần anh chị em trong Ban, đồng thời ngài mời gọi mọi người đóng góp ý kiến làm sao cho các buổi họp sau này được đông đủ hơn, các thông tin đến được với anh chị em một cánh mau chóng dễ dàng hơn.

Kế đến, cha Gioan Phó Ban Truyền Thông Giáo Phận giới thiệu với mọi người về Trang Xuân Lộc Titoco của giáo phận, và ngài hướng dẫn mọi người thực hiện trang facebook cá nhân cũng như giáo xứ, giáo hạt. Đồng thời ngài giúp mọi người cách điền vào tờ mẫu một bản tin ngắn.

Kết thúc buổi sinh hoạt, kim đồng hồ chỉ 11 giờ 30 phút, mọi người tiến lên thánh đường chầu Chúa Giêsu Thánh Thể.

Sau khi nhận phép lành Thánh Thể, mọi người đứng hướng về Tượng Cha Thánh Giuse đồng thanh hát tôn vinh Ngài.

Kế đến là chụp hình chung lưu niệm xong, quý Cha và mọi người bước vào nhà xứ dùng cơm trưa thân mật do cha Gioan Bt Chánh xứ Thái Thiện chiêu đãi .

Buổi họp mặt giao lưu giữa hai ban truyền thông Giáo Hạt Hố Nai và Giáo Hạt Xuân Lộc đã để lại nơi mỗi thành viên những tình cảm thân thương quý mến. Xin Chúa chúc lành bình an cho quý Cha đồng hành, cho anh chị em và gia đình chúng con luôn an vui mạnh khỏe, mọi người đều hăng hái nhiệt thành với công tác truyền thông loan báo Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người.

Truyền Thông Hố Nai – Xuân Lộc
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dân bầu quốc hội cho đảng xơi
Phạm Trần
10:16 03/03/2016
DÂN BẦU QUỐC HỘI CHO ĐẢNG XƠI

“ Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.”

Luật số 85/2015/QH13 quy định về “Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”, ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015 viết như thế, nhưng thủ tục phải vượt qua và điều kiện phải hội đủ của người ứng cử, tính tới tính lui lại không thoát được cái bẫy “đảng cử dân bầu” phản dân chủ như bấy lâu nay.

HÀNH TRÌNH VÀO RỌ

Cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIV và Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021 sẽ diễn ra trên tòan quốc cùng ngày 22/05/2016, nhưng mọi con mắt chỉ tập trung vào bầu 500 Đại biểu Quốc hội.

Tại sao ?

Vì rằng, Luật viết rất ngon lành, nghe lọt lỗ tai vì dân vì nước, nhưng khi thực hành thì Luật chung biến thành lệ riêng của đảng theo tiêu chí bảo sao làm vậy. Không ai được cãi hay làm trái, kể cả cử tri cũng không dám bỏ đi bầu, dù biết hay không người ứng cử ở đơn vị mình.

Theo Luật Tổ chức Quốc Hội (57/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014) thì ứng cử viên phải :

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.”

Khác với điều kiện vào Ban Chấp hành Trung ương đảng XII, các ứng viên Quốc hội không buộc phải tiên quyết “tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Việc này chả có nghĩa lý gì vì có tới 99.9% Đại biểu 500 người sẽ là đảng viên. Số còn lại 1% người ngòai đảng được cho vào Quốc hội cũng chỉ để trang trí cho nhà nước bớt hình ảnh độc tài mà thôi.

Và để cuộc bầu cử tăng phần nghiêm chỉnh, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng còn thay mặt Bộ Chính trị bầy vẽ thêm điều kiện trong chỉ thị ngày 04/01/2016, theo đó sẽ : “ Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng.”

Nhưng trong hồ sơ ứng cử, ngoài bản kê khai lý lịch có ghi trình độ học vấn, khả năng chuyên môn, ngọai ngữ, đảng viên hay không và bản khai tài sản, thu nhập không thấy người ứng cử phải nạp giấy chứng nhận không thuộc thành phần bị Bộ Chính trị nghiêm cấm , hay phải có giấy chứng xác nhận “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.”

Chuyện này cũng dễ hiểu vì đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa có tiền lệ và khả năng thẩm định cán bộ, đảng viên ai đã giữ và làm được lời dậy của ông Hồ Chí Minh rằng “dân là chủ, Đảng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân” .

Bằng chứng sau 86 năm thành lập đảng (3/2/1930 – 3/2/2016) và sau 12 lần đại hội, chưa bao giờ người dân được quyền làm chủ đất nước của mình để quyết định vận mệnh Quốc gia. Bầu cử cũng chỉ là hình thức hợp thức hóa những người đảng muốn đóng vai “đại biểu”. Nhưng những người này có làm tròn bổn phận đại diện dân trong vai trò lập pháp và giám sát chính phủ hay chỉ biết làm “nghị gật” theo lệnh đảng ?

Vì vậy tiêu chuẩn chọn người vào Quốc hội khóa 14 đang được đặc biệt quan tâm trong hàng ngũ đảng viên. Ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được Đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Việt Nam, VOV) trích lời nói rằng: “ Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội là rất quan trọng. “Phải cụ thể hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội nếu cứ tiêu chuẩn chung chung sẽ rất khó cho Mặt trận trong hiệp thương, giới thiệu nhân sự cho bầu cử. Cần có quy định cụ thể về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị để lựa chọn được những người có tâm.” (VOV, 31/12/2015)

Trong khóa Quốc hội khoá XIII sắp mãn nhiệm có tổng cộng 500 người được bầu thì một số rất đông không bao giờ phát biểu, chất vấn hay phản biện tại diễn đàn Quốc hội từ ngày đắc cử năm 2011. Khóa này cũng có 2 nữ Đại biểu Đặng Thị Hòang Yến (khai gian lý lịch), đơn vị 1 Tỉnh Long An và Châu Thị Thu Nga (sai phạm trong kinh doanh), đơn vị Hà Nội bị bãi nhiệm.

Số Đại biểu dám ăn dám nói tại diễn đàn Quốc hội trong các khóa, may ra được chừng 20 người là nhiều nhưng chưa bao giờ các Đại biểu biết làm luật trình ra Quốc hội là điều chỉ có trong hệ thống gọi là Lập pháp của nhà nước Việt Nam

Như vậy, nếu Quốc hội có bị mang tiếng là cơ quan bù nhìn chỉ để “đóng dấu” chấp thuận các quyết định của đảng thì cũng chẳng oan gì.

CƠ CẤU VÀ CHIA GHẾ

Nhưng đảng CSVN lại không nghĩ đó là chuyện rất xấu hổ của một nhà nước tự cho mình có pháp quyền, và có dân chủ hơn nhiều nước trên thế giới.

Ngay đến chuyện gọi là “cơ cấu” người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương vào mỗi kỳ bầu Quốc hội cũng là chuyện rất tự nhiên và hãnh diện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

Ủy ban này đã phân bổ số người được vào Quốc hội khoá XIV sắp tới là 500 người, giống như Khóa XIII, gồm 302 người là Đại Biểu ở địa phương và 198 là Đại Biểu ở Trung ương.

Tổng số người sẽ được chọn cho ra ứng cử vào khỏang 896, lấy ra từ các cơ quan đảng, nhà nước, quân đội, công an và các ngành nghề trong xã hội, kể cả người dân tộc, thanh niên và phụ nữ.

Nhà nước khoe phân chia như thế là thể hiện tính đại diện đa dạng của dân trong Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Như vậy, sẽ có 396 ứng viên bị đánh bại (896 trừ đi 500 đắc cử) để tránh tai tiếng từng có các đơn vị bầu cử trước đây chỉ có 1 ứng cử viên nên dân hết đường chọn.

Nhưng ai có quyền chọn người cho ra tranh cử Quốc hội ? Luật Bầu cử Quốc Hội quy định dành quyền cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ), tổ chức ngọai vi của đảng đứng ra “hiệp thương” để “lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.”

MTTQ cũng được “tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.”

Như vậy, đảng vừa tổ chức bầu cử, chọn ứng cử viên cho dân bỏ phiếu lấy lệ rồi kiêm luôn nhiệm vụ giám sát bầu cử thì dân có phải là những hình nộm trong tiến trình “đảng cử dân bầu” không ?

Theo kế hoạch của Hội đồng bầu cử Quốc gia, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch, thì công tác hiệp thương sẽ diển ra trong 3 giai đọan, bắt đầu từ tháng 03/2016. Lần thứ nhất họp để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử ĐBQH, theo kế họach của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sau đó, theo báo chí Việt Nam, “các cơ quan đơn vị ở Trung ương tiến hành giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Tiếp theo, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị hiệp thương lần 2 (từ 16/3 đến 18/3) để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Sau đó sẽ tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làm việc về người ứng cử đại biểu Quốc hội (từ 20/3 đến 12/4).

Lần hiệp thương lần thứ 3, theo MTTQ, “sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian từ 13/4 đến 17/4/2016.”

Nhà nước đang tuyên truyền “Đại biểu Quốc hội phải là người nói được tiếng nói của quần chúng”, nhưng tiếng nói và nguyện vọng của dân đã có bao giờ được đảng tôn trọng đâu.

Thời gian hiệp thương chọn ứng cử viên vào Quốc hội của MTTQ là giai đọan có nhiều tranh cãi, và chạy chọt giữa các cá nhân và đơn vị để được đề cử. Công tác này dự kiến khó tránh khỏi những va chạm giữa những người tự ra ứng cử và quyết định chọn người của MTTQ, cũng như tại các cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân nơi ứng cử viên cư trú.

Trong qúa khứ đã xẩy ra những cuộc đạo diễn của MTTQ phối hợp với địa phương để lọai bỏ những người muốn ra tranh cử, nhưng không vừa ý đảng bộ cơ sở, dù những người này có trình độ và khả năng vượt xa người của tổ chức.

Năm nay, 2016, đã có một số người hoạt động dân chủ tuyên bố sẽ ra tranh cử vào Quốc hội, tiêu biểu như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Ông Nguyễn Đình Hà, Ông Nguyễn Tường Thụy, Luật sư Lê Văn Luân, Bà Đặng Phương Bích v.v… Nhưng liệu các ứng cử viên độc lập có vượt qua khỏi “hàng rào chính trị” của các tổ dân phố và ủy ban MTTQ địa phương hay không là một câu hỏi rất lớn trong tiến trình dân chủ ở Việt Nam.

Ông Lù Văn Que, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương đã cảnh giác:”Mặt trận cần nêu cao vai trò, quyền dân chủ của dân để khắc phục tình trạng "đảng cử dân bầu", hiệp thương chỉ để hợp pháp hóa.” (Theo Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV, 31/12/2015)

Hãy chờ xem đảng CSVN có dám đồi diện với phong trào tự ứng cử vào Quốc hội của những nhà hoạt động dân chủ trong nước hay chỉ muốn dân làm cỗ sẵn cho đảng xơi như các kỳ bầu cử trước ? -/-

Phạm Trần

(03/016)
 
Thông Báo
LM Matthêu Vũ Khởi Phụng CSSr, vừa qua đời
Gioan Lê Quang Vinh
09:55 03/03/2016
NGƯỜI KHÊU NGỌN ĐÈN CHỜ CHÚA GIÊSU

Nhiều người biết, thán phục và yêu kính Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng. Cho nên đã và sẽ có nhiều bài viết về Bố khi Bố đã ra đi. Biết như thế, nhưng thêm một vài lời về Bố chắc cũng không thừa, bởi vì, xét theo ý nghĩa của Giáo huấn Xã Hội Công Giáo, Cha Matthêu là một con người dấn thân hết mình.

Trong dịp mừng Kim Khánh khấn Dòng của Cha Matthêu tại Hà nội năm 2013, Cha Giám Tỉnh DCCT Vinh sơn Phạm Trung Thành có nói “Kính chúc Cha tiếp tục hằng đêm vẫn khêu ngọn đèn đợi chờ Giêsu”. Lời chúc này có lẽ đã tóm tắt được cuộc đời và con người của Cha Matthêu.

Mỗi người có một cách cầm đèn sáng chờ đợi Tân Lang của Hội Thánh là Đức Kitô. Riêng đối với Cha Matthêu, chúng tôi có cảm tưởng cách ngài “khêu ngọn đèn chờ Chúa” là cố gắng tái lập trật tự mà Thiên Chúa đã thiết định cho trần thế này.

Trong một bài giảng Lễ lâu lắm rồi, Cha Matthêu nói đại ý dường như thế gian này vẫn còn có cái gì đó khập khiễng, bấp bênh, dường như mọi thứ chưa được đặt vào đúng chỗ của nó. Thật thế, con người vẫn chưa tôn trọng trật tự mà Thiên Chúa ấn định từ thuở ban đầu.

Suy tư của Cha Matthêu hoàn toàn đi theo đường lối giáo huấn của Hội Thánh. Trong bản tóm lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (công trình của Tôi Tớ Chúa Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và Ủy Ban Công Lý Hòa Bình của Tòa Thánh), chúng ta đọc thấy những dòng này trong số 58:

Nếu biết tôn trọng trật tự khách quan của các thực tại trần thế và nếu được soi sáng bởi sự thật và tình yêu, các việc con người làm sẽ trở thành công cụ để xây dựng công lý và hoà bình được đầy đủ và toàn vẹn hơn, đồng thời thực hiện trước Nước Chúa đã được hứa hẹn ngay từ bây giờ.”

Rõ ràng, khi công lý hòa bình được thực thi, Nước Chúa sẽ được thực hiện. Mà công lý hòa bình chỉ được thực thi khi con người “biết tôn trọng trật tự khách quan của các thực tại trần thế”. Giữa một xã hội mà những giá trị bị bỏ quên, nhân vị và nhân phẩm không được tôn trọng đúng như Thiên Chúa mong muốn, và có những phận đời không ai chăm lo, thì tiếng kêu lên của Cha Matthêu tưởng như tiếng vang trong sa mạc.

Trong lịch sử ơn Cứu độ, phần lớn những tiếng kêu mở đầu cho thời kỳ mới của Thiên Chúa vẫn là tiếng kêu trong hoang mạc, như tiếng Chúa gọi Tổ Phụ Abraham, tiếng Chúa gọi Môisen, tiếng Thánh Gioan Tiền Hô mở đường cho Đấng Cứu Thế, và tiếng Đức Giêsu Kitô tẩy trừ cám dỗ của ma quỷ cùng thế gian điêu ngoa chung quanh nó.

Tiếng của Cha Matthêu là tiếng trong sa mạc, một sa mạc nóng cháy vì tiếng kêu não nùng từ những phận đời nghèo đói và bị bỏ rơi như chính Cha viết: “Tâm đắc với mục đích phục vụ Chúa nơi những người nghèo khó và bị bỏ rơi”. Chắc chắn tiếng kêu ấy đang vọng ngân và hình thành nẻo đường cho ơn Cứu độ trong thời đại mới mẻ này.

Cha Matthêu nói rằng có người hỏi cầu nguyện để làm gì, thắp lên ngọn nến thì được gì, có gì thay đổi đâu. Ngài trả lời sao lại không, có nhiều cái được lắm chứ. Ấy là sự liên đới, là lòng tin, là ý thức về vai trò của mình… Đó là chưa kể những gì nhờ lời cầu nguyện mà Thiên Chúa thực hiện cho dân Ngài.

Tiếng nói của Cha Matthêu trong hoang địa đang được đáp trả, ngọn đèn chờ Chúa đang được khêu lớn lên thì Cha đã ra đi. Một lần nữa sẽ có người hỏi Cha: rồi được gì đâu khi chưa làm được gì thì Cha đã nằm xuống. Không phải thế. Xét về mặt con người thì Cha nằm xuống, nhưng thật ra Cha đang đứng lên. Người tôi tớ khôn ngoan và trung tín ấy đang đứng trước ngai Đấng mà Cha suốt đời phụng sự.

Xin muợn lời Cha An Thanh DCCT để kết thúc dòng suy nghĩ này: “Cha Phụng về với Chúa hôm nay trên tay ngài đã có thêm hoa quả của những dân nghèo”. Dân nghèo ấy phải chăng là “nhóm còn sót lại” của Israel, nhóm thừa hưởng ơn Cứu độ mà công gieo hạt giống một phần ở nơi vị linh mục khả kính: Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng DCCT.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Nuôi Con
Lê Trị
19:24 03/03/2016
MẸ NUÔI CON
Ảnh của Lê Trị
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
(Ca dao)