Ngày 03-03-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tìm một lối vào
Lm. Minh Anh
05:05 03/03/2021
TÌM MỘT LỐI VÀO
“Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật bất ngờ, Lời Chúa hôm nay nói đến một con đường mang tên “Thập Tự”; ở đó, Giêrêmia hướng lên Thiên Chúa, xin Người giúp ông ‘tìm một lối ra’, ra khỏi vòng vây của những kẻ đang chôn sống ông. Khác với Giêrêmia, trước con đường đó, Chúa Giêsu cũng hướng lên Thiên Chúa để ‘tìm một lối vào’, vào trong kế đồ cứu độ của Cha, dù phải xông vào vòng vây của kẻ giết Ngài.

Bị dân mình tẩy chay, Giêrêmia tỏ bày, “Lạy Chúa, xin lưu tâm đến con, và nghe tiếng quân thù của con! Vì họ đào lỗ chôn con?”; Giêrêmia khấn xin Thiên Chúa thương giúp ông ‘tìm một lối ra’.

Tin Mừng hôm nay tường thuật cuộc hành hương trẩy lên Giêrusalem của Thầy trò Chúa Giêsu. Bước trên con đường tự nó mang tên “Thập Tự”, Chúa Giêsu không ‘tìm một lối ra’, nhưng ‘tìm một lối vào’; không chỉ cho mình, nhưng còn cho các môn đệ, để họ cùng vào với Ngài, “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp”. Dù thực sự đang đi lên với Thầy, nhưng các môn đệ không muốn giống Thầy, họ chỉ ‘tìm một lối ra’. Bằng chứng là sự xuất hiện của ‘môn đệ thứ mười ba’; bà mẹ quê Zêbêđê, con cà con cuốc, quấy rầy Ngài; bà chường mặt xin cho hai con, một ngồi bên hữu, một ngồi bên tả… khiến cho nhóm còn lại, “Tức tối với hai anh em”. Một cuộc đối thoại không đáng có! Xót xa thay! Đang khi Thầy nói chuyện đi lên, trò nghĩ chuyện đi xuống; Thầy nói chuyện trên cao, trò mơ chuyện dưới thấp; Thầy nói chuyện bị nộp, trò tính chuyện trị vì; Thầy nói chuyện vong thân, trò nghĩ chuyện vinh thân; Thầy làm vui lòng Cha trên trời, trò làm thoả dạ mẹ dưới đất. Rõ ràng, Thầy trò đang lệch pha, ngược chiều; Thầy ‘tìm một lối vào’, trò ‘tìm một lối ra!’.

Chúa Giêsu đã phản ứng thế nào? Thật tuyệt vời! Với một nhân cách hiếu hoà, bản lãnh, tự tại, bình an… Ngài khoan thai bày vẽ cho họ như không có chuyện gì xảy ra. Ngài biết, họ không muốn nghe những gì đang chờ đợi Ngài ở Giêrusalem; thế nhưng, Ngài nhất định tỏ cho họ sự thật gai gốc này, đặc biệt là khi thời điểm chết chóc đã cận kề. Thông thường, chúng ta khó chấp nhận toàn bộ thông điệp Phúc Âm vì lẽ, nó luôn quy hướng về thập giá; vậy mà tình yêu tự hiến và việc ôm trọn thập giá cần phải được nhìn, được hiểu, được yêu, được đón nhận và được tuyên xưng. Làm sao có thể thực hiện điều này? Hãy bắt đầu ‘tìm một lối vào’ với Chúa Giêsu! Ngài đối diện sự thật; chấp nhận sự thật mà không do dự; Ngài biết đau khổ và cái chết sắp xảy ra. Ngài không nhìn thập giá dưới lăng kính tiêu cực, không coi đó là một bi kịch phải tránh; Ngài không cho phép sợ hãi khiến Ngài nhụt chí. Thay vào đó, Chúa Giêsu nhìn những đau khổ sắp xảy đến dưới ánh sáng cứu độ; Ngài coi đau khổ và cái chết là hành động của một tình yêu miên viễn mà Ngài sẽ sớm dâng hiến. Vì thế, không chỉ đón nhận, Ngài còn nói đến những đau khổ với sự tự tin và can đảm; Ngài đã ‘tìm một lối vào’ con đường “Thập Tự”, vì Ngài biết, cuối con đường này, sẽ mở ra một ánh quang rạng ngời phục sinh. Ngài đã nói, “Nhưng ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”.

Ở thế kỷ 17, Oliver Cromwell, lãnh chúa nước Anh, đã kết án xử bắn một người lính trọng tội. Vụ hành quyết dự liệu diễn ra vào giờ chuông giới nghiêm ngân. Thế nhưng, đêm hôm ấy, chuông không đổ. Vị hôn thê của người lính đã ‘tìm một lối vào’ trại binh, leo lên tháp, bám vào chiếc chuông để ngăn nó ngân lên. Được Cromwell triệu tập để giải trình về hành động của mình, cô đã khóc và cho ông thấy hai bàn tay bầm tím đầy máu của cô. Trái tim của Cromwell thổn thức, ông nói, “Tình yêu của cô sẽ tồn tại vì những hy sinh của cô. Giờ giới nghiêm tối nay không đổ chuông!”.

Anh Chị em,

Tình yêu của vị hôn thê với đôi tay rướm máu được đền đáp với mạng sống của người mình yêu; cũng thế, tình yêu thập giá, tay chân bị đóng đinh của Chúa Giêsu đã được đền đáp với phần rỗi của cả nhân loại. Noi gương Chúa Giêsu, nhờ sức mạnh của Thánh Thần và biết tha thiết cầu xin như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Lạy Chúa, xin cứu sống con theo lượng từ bi của Chúa”, chúng ta cũng sẽ đối mặt với bất kỳ thánh giá nào trong đời mình bằng tình yêu, lòng can đảm và một vòng tay sẵn sàng. Thay vì ‘tìm một lối ra’, chúng ta ‘tìm một lối vào’; đón nhận đau khổ trong ánh sáng cứu độ. Như Chúa Giêsu, chúng ta ôm chặt thánh giá đời mình; vì mọi thập giá đều có khả năng trở thành công cụ của bao ân sủng trong đời mình và trong đời của những người khác.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, để cứu chuộc con, Chúa đã tự do đón nhận thập giá với tình yêu và lòng can đảm. Xin ban cho con ân sủng và sức mạnh để con cũng có thể ‘tìm một lối vào’ trong những nẻo đường thập giá đời con, hầu con cũng có thể gặt hái những hoa trái cứu độ đời đời như Ngài”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Hãy Thanh Tẩy Tâm Hồn Là Đền Thờ Chúa
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
10:27 03/03/2021
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật III Mùa Chay - B
(Ga 2,13-25)

Lễ Vượt qua của người Do thái thường diễn ra tại Đền thờ. Vào dịp này, Chúa Giêsu lên dự lễ, Người thấy ở trong Ðền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, Người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi Đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: “Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán” (Ga 2, 16). Chứng kiến cảnh tượng Chúa làm, các môn đệ khám phá ra lòng nhiệt thành với nhà Cha nơi tâm hôn Chúa Giêsu, họ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: “Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi” (Tv 69, 10).

Thật là tệ! Đền thờ, nhà của Thiên Chúa đã bị biến thành nơi chợ búa. Mục đồng thì mang cừu đến bán, kẻ bán chim câu mong kiếm được vài đồng, kẻ giữ Đền thờ cũng vậy…

Đền thờ Giêrusalem

Luật Do thái cấm mua bán nơi Ðền thờ. Tuy nhiên hàng tư tế quản trị Ðền thờ lại dung túng cho dịch vụ này để nhằm chuộc lợi. Kẻ đổi tiền ăn bớt phần trăm, người bán coi đó như là cách thế làm tiền, khiến người cần phải mua đồ lễ một cách bất đắc dĩ cho việc dâng hiến với giá cắt cổ thay vì mua ở ngoài theo giá thị trường. Các tư tế cho đấu thầu hai dịch vụ này cũng có món tiền bỏ túi riêng. Thay vì giúp những người từ xa đến mua lễ vật trong khu vực Ðền thờ cho tiện lợi, vì họ khó có thể mang theo lễ vật để hiến dâng. Tiện lợi chứ không hẳn là cần thiết, vì việc mua bán vẫn có thể thực hiện bên ngoài Ðền thờ. Nếu tiện lợi, sao Ðức Giêsu lại tỏ ra khó chịu, lên tiếng cảnh giác những người buôn bán súc vật và đổi tiền quanh Ðền thờ? Chúa đuổi họ, vì họ cũng như con buôn, coi tiền bạc trọng hơn Thiên Chúa. Chúa lên tiếng cảnh giác họ: “Ðừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2, 16). Chúa quở trách những nhà lãnh đạo tôn giáo đồng lõa với một số người thương mại hoá và phàm tục hoá Ðền thờ.

Chúa Giêsu là Đền Thờ

Thật ra, cơn giận của Chúa Giêsu không nhằm chống lại những người buôn bán cho bằng chống lại chính việc thờ phượng bị thương mại hóa theo kiểu ấy. Khi lật nhào các quầy buôn bán, Người lật đổ chính tôn giáo và phá hủy đền thờ. Hành động đó gây phẫn nộ cho tất cả mọi người, nhất là khi biết rằng Đền thờ Giêrusalem có một vị trí trong tâm hồn mọi người Do thái. Họ hỏi Chúa Giêsu: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” (Mc 2, 18) Chúa đáp: “Các ông cứ phá hủy Ðền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại” (Mc 2, 19).

Thánh Gioan tường thuật chi tiết chính xác quan trọng ấy. Đền thờ Chúa Giêsu nói đây chính là Thân thể Người, hiện thân của Chúa Cha. Khi sánh ví Người là Đền Thờ, Chúa Giêsu khẳng định chính mình là Đền Thờ Thiên Chúa Cha ngự trị. Chúa Giêsu chính là sự tôn vinh Thiên Chúa. Theo thánh sử Gioan, chúng ta được tiên báo về cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu : thân thể của Người, vốn bị bạo lực của tội lỗi hủy hoại trên thập giá, Thiên Chúa gặp gỡ con người qua sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Vì thế, nhân tính của Người là Ðền Thờ đích thực, nơi Thiên Chúa mặc khải chính mình, để gặp gỡ và ngỏ lời với con người; và những ai thờ phượng Thiên Chúa đích thực không phải là những kẻ giữ cửa của Ðền thờ vật chất, cũng chẳng phải những người nắm giữ quyền lực hay có kiến thức về tôn giáo, nhưng là những ai thờ phượng Thiên Chúa trong “Thần Khí và sự thật” (Ga 4, 23).

Chúng ta là Đền thờ

Thánh Phaolô nói: “Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa sao?.. Đền thờ của Thiên Chúa là thánh thiêng, anh chị em cũng vậy” (1 Cr 3,16-17). Như thế, chân lý và phẩm giá Thiên Chúa được liên kết với sự thật và phẩm giá con người. Thánh Phaolô cảnh cáo: “Anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và ai xúc phạm Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy” (1Cr 3, 17).

Người ta xúc phạm đến Đền Thờ của Thiên Chúa bằng nhiều cách. Nếu người Do thái xưa kia đã biến Đền Thờ thành nơi buôn bán. Và Chúa Giêsu đã nổi giận đến nỗi thắt dây thừng thành roi để đánh đuổi họ và lật đổ bàn ghế của họ. Ngày nay, có nhiều nơi dùng Thánh Đường để buôn thần bán thánh, nhưng cách xúc phạm thông thường nhất là phạm đến Đền thờ tâm hồn và thân xác của mỗi người và của tha nhân.

Phá thai là một hình thức xúc phạm nặng nề đến Đền thờ Thiên Chúa. Không những xúc phạm, mà còn phá hủy những Đền thờ nhỏ bé của Thiên Chúa, tước quyền Thiên Chúa là Đấng đã dựng nên các thai nhi ấy theo hình ảnh Chúa.

Linh hồn cũng là Đền thờ Thiên Chúa. Chúng ta xúc phạm đến Đền thờ này bằng cách xúi dục người khác phạm tội, làm dịp cho người khác phạm tội, làm gương mù cho người khác, nhất là trẻ em (x. Mc 9:42), hay làm lơ không nhắc nhở khi mình có trách nhiệm. Có nhiều người nghĩ rằng mình không làm hại ai là đủ rồi. Thật ra những người có trách nhiệm giáo dục và hướng dẫn người khác mà lơ là bổn phận của mình, cũng là xúc phạm đến Đền Thờ của Thiên Chúa vì mình không chu toàn bổn phận bảo trì và xây dựng những ngôi Đền Thờ mà Thiên Chúa đã trao cho.

Khi đuổi súc vật ra khỏi đền thờ, Chúa Giêsu muốn chúng ta hãy tiếp tục công việc của Người là gìn giữ đền thờ bản thân chúng ta. Tâm hồn chúng ta là cung thánh Chúa ngự. Chúa biết rõ những khao khát nồng nhiệt nhất của chúng ta: đó là được Chúa cư ngụ trong cõi lòng mình, chỉ một mình Chúa thôi. Chúng ta hãy để cho Chúa bước vào cuộc đời, gia đình, và cả cõi lòng của chúng ta nữa. Để được như thế Ta phải luôn luôn thanh tẩy tâm hồn hầu xứng đáng với Chúa.

Lạy Mẹ Maria, đền thờ Con Thiên Chúa ngự, xin đồng hành với chúng con và xin nâng đỡ chúng con trong hành trình Mùa Chay Thánh, giúp chúng con khám phá ra vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ với Ðức Kitô, Ðấng sẽ giải thoát và cứu độ chúng con. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ

 
Thứ Sáu 5/3: Đức Kitô là ai trong đời tôi. Suy niệm của linh mục Đỗ Tuấn Anh, CSsr
Giáo Hội Năm Châu
22:24 03/03/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 04-March-2021 theo giờ Việt Nam

PHÚC ÂM: Mt 21, 33-43. 45-46

“Ðứa con thừa tự kia rồi, nào anh em, chúng ta hãy giết nó”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: “Các ông hãy nghe dụ ngôn này: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh; đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa. Ðến mùa nho, ông sai đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi. Nhưng những người làm vườn nho bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác. Chủ lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước, nhưng họ cũng xử với chúng như vậy. Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: “Ðứa con thừa tự kia rồi: Nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó”. Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào? Các ông trả lời: “Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi”. Chúa Giêsu phán: “Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh sao: “Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc; đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta?” Bởi vậy, Ta bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái”. Các Thượng tế và biệt phái nghe dụ ngôn đó, thì hiểu Người ám chỉ về mình. Họ liền tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì thiên hạ đều tôn Người là Tiên tri.

Ðó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh khẳng định: Đức Thánh Cha quyết tâm tông du Iraq bất kể những lo ngại và những lời chỉ trích
Đặng Tự Do
03:20 03/03/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô quyết tâm thăm Iraq từ ngày 5 đến 8 tháng 3, không hề nao núng trước mối đe dọa khủng bố, bất ổn chính trị và xã hội, và số lượng COVID-19 đang gia tăng tại nước này. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã đưa ra lập trường trên vào hôm thứ Ba 2 tháng Ba.

Khi liên tục bị các nhà báo chất vấn tại sao chuyến đi tiếp tục được tiến hành, không thể dời lại vào một thời điểm khác thích hợp hơn, phát ngôn viên của Vatican trả lời rằng đó là “hành động xuất phát từ tình yêu đối với vùng đất này, đối với người dân và các Kitô hữu trong vùng”.

Khu vực mà ngày nay là Iraq đóng một vai trò quan trọng trong Kinh thánh: Truyền thống của các Giáo Hội Đông phương tin rằng Chúa lấy bùn từ sông Tigris để tạo ra người đàn ông; cũng chính tại nơi này người ta tìm thấy những tàn tích nơi sinh của Tổ Phụ Áp-ra-ham, là thành Ur; và Đồng bằng Ninivê là địa điểm được đề cập đến trong Sách Giô-na.

Đây sẽ là chuyến đi đầu tiên của một vị Giáo hoàng tới Iraq, đất nước mà cả Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI đều đã cố gắng đến thăm nhưng không được.

Đây cũng sẽ là lần đầu tiên một Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh lễ theo nghi thức Chanđê, của Giáo Hội Công Giáo chiếm đa số tại Iraq; đây sẽ là cuộc gặp gỡ đầu tiên của một vị Giáo hoàng với một Grand Ayatollah của nhánh Hồi giáo Shiite – là Đại Giáo Trưởng Ali al-Sistani, tại thành phố Najaf; và vâng đây là chuyến đi đầu tiên của một vị Giáo hoàng trong một trận đại dịch toàn cầu.

Vì lý do này, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, nói rằng tất cả các biện pháp phòng ngừa có thể đã được thực hiện để tránh chuyến đi trở thành một tai họa lây nhiễm COVID-19. Các biện pháp bao gồm việc Đức Giáo Hoàng di chuyển trong một chiếc xe kín mít thay vì chiếc popemobile truyền thống, để tránh các đám đông trên đường phố; số lượng người tham dự mỗi sự kiện bị cắt giảm mạnh để tạo khoảng cách xã hội; và việc sử dụng khẩu trang sẽ là bắt buộc.

Sự kiện lớn nhất sẽ diễn ra vào Chúa Nhật, khi Đức Phanxicô cử hành Thánh lễ tại sân vận động “Franso Hariri” ở Erbil. Chỉ có 10,000 người được phép vào cơ sở có thể chứa đến 30,000 chỗ ngồi và họ sẽ ngồi ở chỗ được chỉ định trước.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã được chủng ngừa COVID-19, cũng như hơn 70 nhà báo đi cùng ngài trên máy bay của Giáo hoàng.

Tuy nhiên, Iraq mới chỉ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vào thứ Ba, có nghĩa là hầu hết những người tham dự các sự kiện với Đức Giáo Hoàng sẽ không được tiêm vắc xin coronavirus.

Ông Matteo Bruni đã đề cập trong cuộc họp báo hôm thứ Ba rằng 57% dân số của đất nước dưới 25 tuổi, điều này có thể giúp giải thích tại sao nước này chỉ có 341 ca tử vong liên quan đến coronavirus trên một triệu người, so với 1,561 ca tử vong trên một triệu người ở Hoa Kỳ và 1,624 người chết trên một triệu người ở Ý.

Các nhà tổ chức có những lo ngại khác ngoài đại dịch, và người phát ngôn của Đức Giáo Hoàng thừa nhận có khả năng Đức Phanxicô sẽ tuân thủ yêu cầu của chính phủ Iraq yêu cầu ngài sử dụng một chiếc xe bọc thép.

Khi được hỏi tại sao chuyến đi không thể bị hoãn lại, người phát ngôn cho biết nếu không có gì khác, nó đáng lẽ phải xảy ra sớm hơn, nhưng khoảng thời gian này là “thời điểm đầu tiên có thể xảy ra cho một cuộc hành trình như thế này”.

“Mọi thứ đều có sự cấp bách của nó, tất cả các biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện liên quan đến vấn đề sức khỏe, nhưng có lẽ cách tốt nhất để giải thích cuộc tông du này là nói rằng đó là một hành động của tình yêu đối với vùng đất này, đối với người dân và các tín hữu Kitô Iraq,” ông Bruni nói. “Mọi hành động yêu thương đều có thể được hiểu là cực đoan, nhưng điều đó cũng là một sự xác nhận cho một tình yêu cực độ và người được yêu được củng cố trong tình yêu đó”.

Đối với Đức Phanxicô, chuyến đi là một sứ mệnh gồm ba phần: thứ nhất là khuyến khích cộng đồng Kitô hữu địa phương, vốn là nạn nhân triền miên của bách hại và chủ nghĩa cực đoan; thứ hai là theo đuổi đối thoại với Hồi giáo Shiite; và thứ ba là gặp gỡ với toàn thể quốc gia Iraq.

Điều mà ông Bruni không muốn đề cập đến là các tín hữu Kitô, và các dân tộc thiểu số khác tại Iraq, vẫn đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Mặc dù ISIS đã chính thức bị đánh bại, nhưng chủ nghĩa thánh chiến ở Iraq thì không, và các cuộc tấn công và tội ác bạo lực của các lực lượng dân quân chống lại các nhóm thiểu số vẫn diễn ra hàng ngày.

Ông Bruni nói: “Rõ ràng là Đức Giáo Hoàng cũng đã nhìn ra nhu cầu “củng cố người dân Iraq về mặt đức tin của họ”, nhưng ngài cũng muốn củng cố họ “về mặt yêu thương, như sứ mệnh của người kế vị thánh Phêrô đòi buộc”.

Chính quyền Iraq đang lúng túng trước các khó khăn rất lớn để tìm cách vực dậy nền kinh tế của đất nước sau chiến tranh trong bối cảnh phải đương đầu với đại dịch coronavirus. Họ rất chờ mong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô. Những lời chỉ trích chống báng chuyến tông du của Đức Thánh Cha chỉ nổi lên từ một số thành phần bên ngoài Iraq. Càng gần đến chuyến tông du, những lời chỉ trích càng tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, cũng có 29 tổ chức dựa trên đức tin hoạt động trên thực địa đã đưa ra một tuyên bố chung ủng hộ chuyến thăm.

“Iraq là cái nôi của nền văn minh nhân loại và là một đất nước xinh đẹp với sự đa dạng về văn hóa và tôn giáo”, tuyên bố được công bố vào cuối ngày thứ Ba nhận định. “Trong nhiều thế kỷ, nhiều cộng đồng dân tộc và tín ngưỡng sống cạnh nhau ở vùng đất này. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, Iraq đã phải hứng chịu chiến tranh, mất an ninh và bất ổn và gần đây nhất là sự trỗi dậy của ISIS. Một chuỗi các cuộc xung đột như vậy đã làm căng thẳng sâu sắc mối quan hệ giữa các cộng đồng và làm hỏng cấu trúc xã hội của đất nước”.

Các bên ký kết bao gồm Tổ chức Cứu trợ Hồi giáo trên toàn thế giới, Dịch vụ Tị nạn Dòng Tên, Liên đoàn Thế giới Luther, Dịch vụ Cứu trợ Công Giáo và Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông thuộc quỹ giáo hoàng.

Tuyên bố cho biết Iraq vẫn phải đối mặt với những thách thức khó khăn: Có 1.2 triệu người Iraq phải di tản bên trong nội địa và hơn 4.8 triệu người hồi hương đã trở về nhà ở các thành phố và làng mạc cần được xây dựng lại.

“Trong khi đó, một cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, do đại dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm, đang đẩy nhiều người vào cảnh nghèo đói và tước đi các nguồn lực cần thiết của chính phủ để hỗ trợ người dân của mình”.

“Là các tổ chức dựa trên đức tin, chúng tôi hoàn toàn chấp nhận thông điệp về tình huynh đệ và đối thoại mà Đức Thánh Cha Phanxicô đang mang đến cho Iraq. Chúng tôi tin chắc rằng chuyến tông du này đại diện cho một con đường cần thiết để chữa lành vết thương trong quá khứ và xây dựng tương lai cho các cộng đồng đa dạng của đất nước. Chúng tôi phối hợp với các Chính quyền địa phương và quốc gia để giúp các cộng đồng hòa giải, xây dựng lại hòa bình và đòi lại các quyền tập thể của họ về an toàn, dịch vụ và sinh kế”.
Source:Crux

 
Đức Thánh Cha kêu gọi chấm dứt bạo lực đối với người biểu tình Myanmar.
Thanh Quảng sdb
16:07 03/03/2021
Đức Thánh Cha kêu gọi chấm dứt bạo lực đối với người biểu tình Myanmar.

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chấm dứt bạo lực đối với những người biểu tình chống đảo chính ở Myanmar, đồng thời kêu gọi chính quyền quân sự hãy trả tự do cho các tù nhân chính trị và cho phép đất nước tiếp tục hành trình hướng tới dân chủ.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Vào hôm thứ Tư (3/3/2021) Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa lên tiếng ủng hộ người dân Myanmar, sau một cuộc đàn áp những người biểu tình gây tử vong...

Lực lượng an ninh đã giết chết ít nhất 30 người tham gia các cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ kể từ cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2.

Đề cập đến các cuộc đụng độ chết người này, Đức Thánh Cha kêu gọi chính quyền quân sự hãy chấm dứt những bạo lực.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi tha thiết xin các nhà chức trách và các bên liên quan hãy đối thoại hơn là đàn áp, hòa hợp hơn là chia rẽ.”

ĐTC cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế “hãy đảm bảo cho nguyện vọng của người dân Myanmar không bị bóp nghẹt bởi bạo lực”.

ĐTC nói: “Cầu mong những người trẻ của vùng đất thân yêu này được thừa hưởng niềm hy vọng cho một tương lai mà hận thù và bất công phải nhường chỗ cho sự gặp gỡ và hòa giải.”

Trả tự do cho các tù nhân chính trị

Tướng Tatmadaw, chỉ huy quân đội Myanmar, đã làm cuộc đảo chánh và nắm chính quyền vào ngày 1 tháng 2, bắt giữ nhiều nhà lãnh đạo chính trị.

Bà Aung San Suu Kyi, đang là Cố vấn Quốc gia, nhà lãnh đạo, là người đã đoạt giải Nobel Hòa bình, đã bị bắt và phải đối diện với một số tội danh, bao gồm cả việc gây “nên hoang mang và bạo động” và sở hữu những thiết bị liên lạc nhập khẩu bất hợp pháp.

Trong lời kêu gọi của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chính quyền quân sự hãy thả các tù nhân chính trị và thực hiện các bước khôi phục cho nền dân chủ.

“Cuối cùng, tôi nhắc lại ước mong mà tôi đã bày tỏ cách đây một tháng, đó là “con đường hướng tới dân chủ đã được thực hiện trong những năm gần đây tại Myanmar phải được nối lại thông qua những thiện chí cụ thể là trao trả tự do cho các nhà lãnh đạo chính trị khác nhau đang bị cầm tù.”

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha được đưa ra sau một cuộc đàn áp đầy bạo lực gần đây đối với những người biểu tình.

Sau gần một tháng biểu tình ôn hòa chống đảo chính, lực lượng an ninh quân đội đã bắt đầu xử dụng đạn thật chống lại những người biểu tình trên cả nước vào cuối tuần qua.

Vào thứ Tư (3-3-2021) cùng ngày Đức Thánh Cha kêu gọi tại buổi tiếp kiến chung, cảnh sát đã bắn chết ít nhất 9 người tham gia các cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ.
 
Nữ tu Công Giáo anh hùng cứu những người biểu tình trẻ tuổi: Đức Hồng Y Bo muốn đất nước được biến hình
Đặng Tự Do
16:39 03/03/2021


Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết một nữ tu Công Giáo đã xuống đường ở thành phố Myitkyina, thủ phủ của bang Kachin ở phía bắc Miến Điện, và yêu cầu lực lượng an ninh đừng bắn vào những người biểu tình trẻ tuổi đang phản đối một cách ôn hòa. Nữ tu Ann Nu Thawng của Dòng Thánh Phanxicô Xaviê ở giáo phận Myitkyina, đã trở thành nữ anh hùng của ngày 28 tháng 2, được đánh dấu bằng sự đàn áp khắc nghiệt của cảnh sát Miến Điện. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, cảnh sát đã nổ súng giết chết 18 người và làm hơn 30 người bị thương trên toàn quốc.

“Tại khu vực Myitkyina, các cuộc biểu tình từ trước đến nay luôn diễn ra trong hòa bình và không có vấn đề gì. Tuy nhiên, các đợt bạo lực ngày hôm qua có nguy cơ làm tình hình thêm trầm trọng”, theo anh Joseph Kung Za Hmung, biên tập viên của “Gloria News Journal”, tờ báo trực tuyến Công Giáo đầu tiên ở Miến Điện. “Hành động của nữ tu và phản ứng dừng lại của cảnh sát khi nhìn thấy lời cầu xin của người nữ tu đã khiến nhiều người trong chúng tôi ngạc nhiên. Sơ Ann Nu Thawng ngày nay là một hình mẫu cho các nhà lãnh đạo Giáo hội: các giám mục và linh mục được kêu gọi bước ra khỏi vùng an toàn của họ và noi gương lòng can đảm của sơ”. Nhiều người không theo Công Giáo cũng ca ngợi những nỗ lực dũng cảm của Sơ Thawng, bài viết đã lan truyền trên mạng xã hội. “Hơn 100 người biểu tình đã có thể tìm thấy nơi trú ẩn trong tu viện của sơ. “Sơ đã cứu họ khỏi bị cảnh sát đánh đập và bắt giữ dã man”, Hmung nói.

Trong bài giảng Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay, nhận xét về cuộc khủng hoảng xã hội và chính trị trong nước, Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục Yangon, lưu ý: “Tin Mừng về biến cố Biến Hình rất thời sự và nó phản ánh những sự kiện của những ngày này: Chúng ta đang tìm kiếm sự biến hình nào ở Miến Điện ngày nay? Nếu chúng ta tìm kiếm nó, mọi rối ren, mọi bóng tối, mọi hận thù sẽ biến mất và đất nước chúng ta, vùng đất vàng nổi tiếng, sẽ được biến đổi thành một vùng đất của hòa bình và thịnh vượng”.

Đức Hồng Y nói tiếp “Tháng trước, chúng ta đã cầu xin mọi người: hòa bình là con đường duy nhất; hòa bình là có thể. Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi giải quyết mọi xung đột thông qua đối thoại. Những người muốn xung đột không muốn điều tốt đẹp cho quốc gia này. Tất cả chúng ta hãy trở thành những Ê-li-a loan báo hòa bình, bằng cách thắp lên ngọn đèn hy vọng giữa bóng tối”.

Đức Hồng Y Bo đã cầu nguyện cho đất nước “đã chứng kiến quá nhiều đau khổ, quá nhiều chiến tranh, quá nhiều chết chóc”. Ngài nói: “Giống như Tổ phụ Áp-ra-ham, chúng ta tìm kiếm một miền đất hứa. Miền đất hứa đến khi chúng ta sẵn sàng hy sinh những gì mà chúng tôi cho là rất thân thương”.

Ngài kết luận thông điệp của mình rằng: “Sự hoán cải là thông điệp trọng tâm của Mùa Chay. Hãy thách đố bản thân. Chúng ta hãy nhìn nhau trong một ánh sáng tốt hơn. Có thể có một thế giới mới, một Miến Điện mới là khả thi, một quốc gia không có xung đột là có thể xảy ra nếu quốc gia đó được biến đổi sang vinh quang mà nó xứng đáng có được. Chúng ta hãy biến đổi số phận của mình sang hòa bình, không xung đột. Vũ khí là không cần thiết. Chúng ta phải điều chỉnh lại chính mình thông qua hòa giải và đối thoại. Núi Tabor của Miến Điện phải được leo lên với sự kiên nhẫn và lòng khoan dung, nếu chúng ta muốn chứng kiến sự biến hình này. Cái ác phải biến mất, nhưng nó không thể bị tiêu diệt bởi một cái ác khác”.

Quân đội Miến Điện lên nắm quyền vào ngày 1 tháng 2 trong một cuộc đảo chính, và tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” kéo dài một năm, sau khi cáo gian cho Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, là đảng của nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi, là gian lận trong cuộc bầu cử.
Source:Fides
 
Tại sao ĐTC Phanxicô cổ súy và thúc đẩy một chủ thuyết ‘thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu’
Thanh Quảng sdb
17:06 03/03/2021
Tại sao ĐTC Phanxicô cổ súy và thúc đẩy một chủ thuyết ‘thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu’

Chính sách này có thể giúp giảm nghèo ở châu Á, nơi có khoảng 60% người dân không nhận được bất kỳ hình thức trợ giúp xã hội nào!

(UCA - Ben JosephBen)
3/3/2021

Người lao động trên khắp thế giới đang mong chờ ngày thế giới thực hiện được một lý thuyết công bằng cho con người với những thu nhập cơ bản phổ quát (UBI), điều mà thời hậu dịch Covid-19 phải tiến tới.

Đức Thánh Cha Phanxicô nằm trong số các nhà kinh tế, tư tưởng gia và các tỷ phú trên thế giới ủng hộ chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) như cách biến đổi mối quan hệ giữa chủ thuyết tư bản và lao động, hai cột trụ chính của hệ thống tự do bao trùm mọi hoạt động của nền tư bản.

Mối quan hệ giữa tài ngyên và lao động không thể giống nhau, khi chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI), trở thành một chính sách, hứa hẹn cho mọi người - giàu và nghèo, đang làm việc và thất nghiệp – đều có một khoản thu nhập thường xuyên từ chính phủ...

Các nhà hoạch định chính sách cao cấp kết luận rằng sau thời công nghệ kỹ thuật đột phá đã trở thành một phần của đời sống xã hội theo tiêu chuẩn mới của thời hậu Covid-19, tư nhân hóa lợi nhuận và xã hội hóa những thất thoát thua lỗ.

Trong những năm tới, trí tuệ nhân tạo, người máy và tự động hóa sẽ khiến nguồn vốn nhân lực trên toàn thế giới trở nên thặng dư...

Ô tô và các phương tiện di chuyển không cần người lái, làm suy giảm hàng triệu việc làm trong ngành giao thông vận tải; trong khi quân đội các quốc gia sẽ được thay thế bằng một biển máy bay không cần phi công, tất cả đều tự hành và cuối cùng, các diễn viên sẽ ra mắt các sản phẩm, được tăng gấp bội mà không cần đến sức lao động của con người.

Đến năm 2030, mục tiêu của các thành phố là được điều hành một tự động mọi sinh hoạt.

Các nhà tài phiệt Warren Buffett và Bill Gates, là một trong những nhà tài phiệt thế giới, cùng các tư tưởng gia Milton Friedman và Thomas Paine, và Đức Thánh Cha Phanxicô, là các vị lãnh đạo tinh thần, đều đặt niềm tin vào chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI).

Trong cuốn sách được xuất bản gần đây của ĐTC, Đức Thánh Cha tái cam kết chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát toàn cầu (UBI) cho thời hậu đại dịch, sẽ rút ngắn những khác biệt thu nhập giữa con người và công nghệ, giữa những người giầu và nghèo, giữa kẻ sở hữu và người vô sản!...

Những gì liên quan đến Covid-19 đang đổ dầu thêm vào nạn đói và nghèo khổ ở Bangladesh, cũng như cuộc chiến Covid-19 đang xoáy sâu vào tầng lớp nghèo đói ở Ấn Độ…
Trước những thảm trạng đó, đang dấy nên trong chúng ta những ước mơ: Con đường tiến đến một tương lai tốt đẹp hơn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đồng xuất bản với tác giả Briton Austen Ivereigh, cả hai ủng hộ chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) một cách mạnh mẽ.

Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) có thể định hình lại các mối quan hệ trên thị trường lao động, đảm bảo phẩm giá cho con người, giúp họ thoát cảnh nghèo đói”.

Những người chu trương “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) là chất xúc tác quan trọng cho quá trình chuyển đổi dựa trên công nghệ, nắm chắc rằng nếu 1.000 công ty xuyên quốc gia hàng đầu được đánh thuế công bằng, thì “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) cho mọi người là một điều khả thể.

Ở các thành phố phương Tây nơi “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) được thực hiện thành công, người dân lao động đã hoan nghênh đón nhận đạo Luật dành cho Người nghèo.

Họ thấy “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) đang mở đường cho việc xóa bỏ “chế độ nô lệ làm công ăn lương” mà các chuyên gia làm việc vô tình bị ràng buộc vào.

Bây giờ đại dịch đã làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu, “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) đã trở thành một xu hướng chính.

Đức Thánh Cha Phanxicô đang tích cực thúc đẩy chủ thuyết này vì người nghèo là trọng tâm của triều đại Giáo hoàng của ngài. Đối với ĐTC, một Giáo Hội Công Giáo không lên tiếng và hành động cho người nghèo trên thế giới thì không còn là một Giáo hội nữa!

Vực xã hội Châu Á lên

Nhiều thập kỷ qua việc tăng trưởng kinh tế không đồng đều, được đánh dấu bằng tình trạng bóc lột trầm trọng, các cuộc khủng hoảng tài chính tái diễn và sự ra mắt của các công nghệ kỹ thuật số gây ra nhiều rối loạn và một thảm họa cho hệ sinh thái, đã khiến cho lực lượng lao động châu Á bị kiệt quệ vì cái khả năng thương lượng của nhân công và chủ nhân bị giảm thiểu tối đa.

Vì vậy mà châu Á từ lâu năm nay vẫn là trung tâm cung cấp lao động với giá rẻ mạt cho nền kinh tế toàn cầu. Đại dịch lại càng đào sâu vết thương này.

Các chuyên gia cho rằng các chương trình phúc lợi và trợ cấp do các chính phủ châu Á triển khai có thể được chuyển đổi thành “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI). Theo họ, những giọt bọt biển này hiện đang nằm trong tay những người giàu hoặc được những người trung gian phỗng tay trên!...

Họ coi “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) như một công cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu ở châu Á, nơi có khoảng 60% cư dân không được nhận bất kỳ một hình thức trợ cấp xã hội nào cả!

Cơn đại dịch đã làm cạn kiệt tài nguyên của họ hơn nữa, và làm thiệt hại tới nền kinh tế được dự đoán là sẽ tồi tệ nhất sau cơn đại dịch.

Theo Ngân hàng Thế giới, hơn 20 triệu người ở châu Á đã bị rơi vào cảnh đói nghèo và 100 triệu người bị kiệt sức lao động vì đại dịch Covid-19.

Chỉ số Phát triển Con người đo lường thu nhập, y tế và giáo dục đã đạt mức thấp nhất ở châu Á kể từ sau các thập niên năm 1990.

Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, 80% học sinh ở châu Á không được thừa hưởng nền giáo dục vì hậu quả của đại dịch.

Trong khi “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) ở châu Á được coi như một loại thuốc thần chữa bá bệnh, bạn có thể thấy một thí điểm ở Tây Ban Nha, một quốc gia đã áp dụng “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI).

Vào ngày 15 tháng 6 năm ngoái, vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng coronavirus và nạn suy thoái kinh tế, các quốc gia thành viên của Liên hợp Châu Âu (EU) đã cung cấp hàng tháng khoảng €1,015 tương đương với 1.145 đô Mỹ cho 850.000 hộ gia đình nghèo ở Tây Ban Nha. Tiểu bang sẽ trợ cấp ít nhất 3 tỷ euro hàng năm cho dân chúng.

Trước khi chủ thuyết được áp dụng ở Tây Ban Nha, thì một thử nghiệm lớn đã được thực hiện ở Kenya, số tiền 2.250 shilling Kenya, tương đương với 21 đô Mỹ đã được cấp phát cho 2.100 người lớn.
Nhiều quốc gia đã thử nghiệm “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) này”; nhưng các kế hoạch chỉ giới hạn cho vài nghìn người như ở Scotland và Canada đang cân nhắc khả năng áp dụng “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) hầu giúp dân chúng vượt qua những khó khăn do đại dịch gây ra.

“Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) không còn là một khái niệm mới ở châu Á nữa. “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) đã được thực hiện ở Hàn Quốc và đã trở thành một kế hoạch thăm dò cho các chính trị gia.

Được đăng cai đầu tiên bởi thống đốc tỉnh Gyeonggi và tổng thống Lee Jae-Myung, đã đặt nhiều tham vọng vào “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) cho xứ Hàn như tiêu chí cho cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống.

Ấn Độ đã thử “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) qua các dự án nhỏ với kết quả đáng khích lệ ở các tiểu bang miền trung Madhya Pradesh. Một phiên bản “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI) đã được xuất bản ở Ấn Độ, khi phe đối lập với chính phủ Rahul Gandhi cam kết sẽ đạt được "một thu nhập khuếch xù nhất thế giới" nếu đảng của ông chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Gandhi hứa cho 20% hộ gia đình nghèo số tiền 72.000 rupee tương đương với 1.050 USD hàng năm như một phần của kế hoạch Nyay (bình đẳng) được đề xuất.

Thế giới hậu đại dịch kêu gọi một cộng đồng xã hội mới để tái cân bằng những bất bình đẳng sâu sắc về kinh tế và xây dựng một tương lai bền vững giữa các xã hội.

Để cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sắp tới được bén rễ ở lục địa lớn nhất, nơi sinh sống của 60% nhân loại, những người thất nghiệp do công nghệ bị gián đoạn, phải được hội đủ kinh tế cho cuộc sống.

Với việc phát triển “Chủ thuyết một thu nhập cơ bản phổ quát cho toàn cầu (UBI), “chủ nghĩa tư bản loài người” bao gồm cả người nghèo sẽ ra đời trên thế giới.

UCN cho hay các quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của ban biên tập của UCA News.
 
Bài Giáo Lý Hàng Tuần Của Đức Phanxicô: Cầu nguyện và Chúa Ba Ngôi
Vũ Văn An
17:54 03/03/2021

Trong buổi yết kiến chung dưới hình thức ảo từ Thư viện Tông tòa, ngày 3 tháng 2, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về việc cầu nguyện, một loạt bài giáo lý ngài đã phát động từ tháng 5 năm 2020 và tái tục hồi tháng 10, sau 9 bài giáo lý về việc chữa lành thế giới sau đại dịch Covid-19.

Ngài dành bài giáo lý ngày 3 tháng 2, tức bài 25 trong loạt bài này, để nói về việc cầu nguyện và Thiên Chúa Ba Ngôi. Sau đây là nguyên văn Bài Giáo Lý dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.



Giáo lý về cầu nguyện – Bài 25. Cầu nguyện và Thiên Chúa Ba Ngôi

Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Trong hành trình giáo lý về cầu nguyện của chúng ta, hôm nay và tuần sau, nhờ Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ thấy lời cầu nguyện mở cửa cho chúng ta đến với Chúa Ba Ngôi - Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần - đến đại dương bao la của Thiên Chúa, Đấng vốn là Tình Yêu. Chính Chúa Giêsu đã mở rộng cửa Thiên đàng cho chúng ta và phóng chiếu chúng ta vào mối liên hệ với Thiên Chúa. Chính Người đã làm điều này: Người đã mở ra cho chúng ta mối liên hệ này với Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đây là điều mà Thánh Tông đồ Gioan đã khẳng định ở phần kết lời mở đầu Tin Mừng của ngài: “Chưa ai từng thấy Thiên Chúa bao giờ: Con Một, ngự trong lòng Chúa Cha, đã làm cho Người được biết đến” (Ga 1:18). Chúa Giêsu đã mạc khải danh tính này cho chúng ta, tức danh tính Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúng ta thực sự không biết phải cầu nguyện như thế nào: lời nào, cảm xúc nào và ngôn ngữ nào thích hợp với Thiên Chúa. Trong lời thỉnh cầu đó được các môn đệ thưa với Thầy, điều mà chúng ta vẫn thường nhắc lại trong các bài giáo lý này, có mọi dọ dẫm, cố gắng lặp đi lặp lại của nhân loại, thường không thành công, trong việc ngỏ lời với Đấng Tạo Hóa: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11: 1).

Không phải mọi lời cầu nguyện đều ngang nhau, và không phải mọi lời cầu nguyện đều thuận lợi: chính Kinh thánh cũng chứng thực kết quả tiêu cực của nhiều lời cầu nguyện bị bác bỏ. Có lẽ đôi khi, Thiên Chúa không bằng lòng với những lời cầu nguyện của chúng ta và chúng ta thậm chí không nhận thức được điều đó. Thiên Chúa nhìn vào bàn tay của những người cầu nguyện: để làm cho chúng nên sạch sẽ, không cần phải rửa chúng; họa chăng, đó là việc người ta phải kiềm chế các hành vi xấu xa. Thánh Phanxicô đã cầu nguyện như sau: «Nullu homo ène dignu te mentovare», nghĩa là, “không người nào xứng đáng để kêu danh Ngài” (Ca khúc Mặt trời).

Nhưng có lẽ sự thừa nhận cảm động nhất về sự nghèo nàn trong lời cầu nguyện của chúng ta xuất phát từ môi miệng của viên bách quản Rôma, người một hôm kia van xin Chúa Giêsu chữa lành cho người đầy tớ bị bệnh của ông (x. Mt 8: 5-13). Ông cảm thấy hoàn toàn bất cập: ông không phải là một người Do Thái, ông là một sĩ quan trong đội quân chiếm đóng đáng ghét. Nhưng mối quan tâm của ông đối với đầy tớ của mình càng khiến ông trở nên bạo dạn, và ông thưa: “Lạy Ngài, tôi không xứng đáng để Ngài đến dưới mái nhà của tôi; nhưng chỉ xin Ngài nói một lời, tôi tớ tôi sẽ được chữa lành ”(c. 8). Đó là câu chúng ta cũng thường lặp lại trong mọi phụng vụ Thánh Thể. Đối thoại với Thiên Chúa là một ơn thánh: chúng ta không xứng đáng với nó, chúng ta không có quyền đòi hỏi, chúng ta “khập khiễng” với mọi lời nói và mọi ý nghĩ… Nhưng Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra cho chúng ta cuộc đối thoại này với Thiên Chúa.

Tại sao loài người phải được Chúa yêu thương? Không có lý do hiển nhiên nào, không có tỷ lệ nào cả… Đến nỗi hầu hết các thần thoại không nghĩ đến khả thể có một vị thần biết quan tâm đến các vụ việc của con người; ngược lại, chúng bị coi là phiền phức và nhàm chán, hoàn toàn không đáng kể. Hãy nhớ lại câu Thiên Chúa nói với dân Người, được lặp lại trong Đệ nhị luật: “Vì dân tộc vĩ đại nào có được một vị thần gần gũi với họ như Chúa, là Thiên Chúa của chúng ta, đối với chúng ta?” Sự gần gũi này của Thiên Chúa chính là sự mạc khải! Một số triết gia nói rằng Thiên Chúa chỉ có thể nghĩ đến chính mình. Họa chăng, chính con người chúng ta đang cố gắng thuyết phục thần minh và làm hài lòng Ngài. Từ đó, có bổn phận “tôn giáo”, với việc tiến hành các hy lễ và lòng sùng kính được dâng tới dâng lui để chúng ta được lòng một vị Thiên Chúa câm, một vị Thiên Chúa dửng dưng. Không hề có đối thoại. Chỉ có Chúa Giêsu, chỉ có sự mặc khải của Thiên Chúa với Môsê trước Chúa Giêsu, khi Thiên Chúa tự tỏ mình ra; chỉ có Kinh thánh mới mở ra cho chúng ta cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Hãy nhớ: “Có quốc gia vĩ đại nào mà lại có một vị thần rất gần gũi với nó như Thiên Chúa của chúng ta?”. Chính sự gần gũi của Thiên Chúa này giúp chúng ta mở ra cuộc đối thoại với Người.

Một Thiên Chúa yêu thương nhân loại: chúng ta sẽ không bao giờ có đủ can đảm để tin vào Người, nếu chúng ta không biết Chúa Giêsu. Sự hiểu biết về Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta hiểu điều này, nó để điều này được mạc khải cho chúng ta. Qủa là một tai tiếng - đó quả là một một tai tiếng! - điều mà chúng ta thấy được ghi khắc trong dụ ngôn về người cha nhân hậu, hay về người mục tử đi tìm con chiên lạc (x. Lc 15). Chúng ta sẽ không thể quan niệm hoặc thậm chí hiểu được những câu chuyện như vậy nếu chúng ta không gặp Chúa Giêsu. Loại Thiên Chúa nào đã sẵn sàng chịu chết cho con người? Loại nào? Loại Thiên Chúa nào luôn luôn và kiên nhẫn yêu thương, không đòi hỏi được yêu thương đáp trả? Loại Thiên Chúa nào chấp nhận việc thiếu lòng biết ơn quá tệ của đứa con trai đòi trước quyền thừa kế và bỏ nhà ra đi, phung phí mọi thứ? (x. Lc 15:12-13).

Chính Chúa Giêsu, Đấng đã mạc khải tấm lòng của Thiên Chúa. Do đó, bằng cuộc đời của Người, Chúa Giêsu cho chúng ta biết Thiên Chúa là Cha đến mức nào. Tam Pater nemo: Không ai là Cha như Người cả. Tình cha là sự gần gũi, lòng cảm thương và sự dịu dàng. Đừng quên ba hạn từ đó, đó là phong cách của Thiên Chúa: gần gũi, cảm thương và dịu dàng. Đó là cách Người phát biểu tương quan cha con của Người đối với chúng ta. Từ xa, chúng ta khó có thể hình dung được tình yêu đầy tràn Thiên Chúa Ba Ngôi, và chiều sâu của lòng nhân từ hỗ tương hiện hữu giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Các ảnh tượng phương Đông cung cấp cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về mầu nhiệm này, vốn là nguồn gốc và niềm vui của toàn thể vũ trụ.

Trên hết, chúng ta khó mà tin rằng tình yêu thần thiêng này sẽ mở rộng, đổ bộ lên cả bờ bến con người của chúng ta: chúng ta là những người tiếp nhận một tình yêu không có tương đương trên trái đất. Sách Giáo lý giải thích: “Vì thế, nhân tính thánh thiêng của Chúa Giêsu là phương thế Chúa Thánh Thần dùng dạy chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha chúng ta” (số 2664). Và đó là ơn đức tin của chúng ta. Chúng ta thực sự không thể hy vọng một ơn gọi nào cao cả hơn: nhân tính của Chúa Giêsu - Thiên Chúa đến gần chúng ta trong Chúa Giêsu - đã dọn sẵn cho chúng ta chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, và mở rộng cánh cửa mầu nhiệm tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
 
Tuyên bố của Tổng giáo phận New Orleans về thuốc chủng ngừa COVID-19 từ công ty dược Janssen của Johnson & Johnson
Đặng Tự Do
18:48 03/03/2021

Tổng giáo phận New Orleans đã ra một tuyên bố liên quan đến thuốc chủng ngừa COVID-19 từ công ty dược Janssen của tập đoàn Johnson & Johnson. Toàn văn như sau:

Đã có nhiều cuộc thảo luận về vắc-xin COVID-19 mới nhất được cung cấp cho công chúng như một phương tiện để kiểm soát đại dịch. Đối với người Công Giáo nói riêng, đã có nhiều cuộc thảo luận và tranh luận về các vấn đề luân lý và đạo đức xung quanh việc phát triển vắc-xin liên quan đến việc sử dụng các dòng tế bào có vấn đề về mặt đạo đức được tạo ra từ hai vụ phá thai, một vụ xảy ra vào những năm 1970 và một vụ khác xảy ra vào những năm 1980.

Tổng giáo phận New Orleans, dưới sự hướng dẫn của Vatican, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ và Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia khẳng định rằng mặc dù đã có một số thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trong đó sử dụng dòng tế bào có nguồn gốc từ việc phá thai, nhưng hai loại vắc-xin hiện có sẵn từ Pfizer và Moderna không dựa vào các dòng tế bào từ việc phá thai trong quá trình sản xuất và do đó có thể được chấp nhận về mặt đạo đức đối với người Công Giáo vì mối liên hệ với phá thai là vô cùng xa vời.

Với cùng một trách vụ hướng dẫn như thế, tổng giáo phận phải cảnh giác người Công Giáo rằng loại vắc xin mới nhất từ công ty Janssen của tập đoàn Johnson & Johnson là có vấn đề về mặt đạo đức vì nó sử dụng dòng tế bào có nguồn gốc từ việc phá thai trong quá trình phát triển và sản xuất vắc xin như trong thời gian thử nghiệm.

Chúng tôi khẳng định rằng quyết định nhận vắc-xin COVID-19 vẫn là quyết định của cá nhân sau khi tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người đó. Chúng tôi cũng khẳng định rằng lập trường của Giáo hội là không có cách nào giảm bớt hành vi sai trái của những người đã quyết định sử dụng các dòng tế bào từ việc phá thai để làm vắc xin. Khi làm như vậy, chúng tôi khuyên rằng nếu có sẵn vắc-xin Moderna hoặc Pfizer, người Công Giáo nên chọn nhận một trong hai loại vắc-xin đó hơn là nhận vắc-xin mới của Johnson & Johnson vì nó được sử dụng rộng rãi trên các dòng tế bào có nguồn gốc từ việc phá thai.


Source:New Orleans Archdiocese

 
Ta hãy cầu xin cho Đức Giáo Hoàng: Căn cứ Mỹ tại Iraq vừa trúng 10 quả hoả tiễn
Đặng Tự Do
20:46 03/03/2021
Hôm thứ Tư 3 tháng Ba, Liên minh do Mỹ dẫn đầu tại Iraq cho biết một cuộc tấn công bằng hoả tiễn đã rớt vào một căn cứ quân sự của liên quân trên đất Iraq.

Người phát ngôn Liên quân là Đại tá Wayne Marotto cho biết vào lúc 7:20 sáng thứ Tư 3 tháng Ba giờ địa phương đã có ít nhất 10 quả hỏa tiễn được bắn vào căn cứ không quân Al Asad ở tỉnh Anbar miền Tây Iraq cách thủ đô Iraq 243km.

Không có báo cáo ngay lập tức về bất kỳ thương vong nào ngoại trừ trường hợp qua đời của một nhà thầu người Hoa Kỳ chết vì nhồi máu cơ tim khi tìm chỗ ẩn nấp.

Hôm thứ Tư, trong bài huấn đức trực tuyến, Đức Thánh Cha nói:

Ngày mốt, nếu Chúa muốn, tôi sẽ đến Iraq để hành hương ba ngày. Từ lâu, tôi đã muốn gặp những người đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ; gặp gỡ Giáo Hội tử đạo đó trong miền đất của Áp-ra-ham. Cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác, chúng ta cũng sẽ tiến thêm một bước nữa trong tình anh em giữa các tín hữu. Tôi xin anh chị em đồng hành với chuyến tông du này bằng những lời cầu nguyện của mình, để nó có thể diễn ra theo cách tốt nhất có thể và sinh hoa kết quả như kỳ vọng. Người dân Iraq đang chờ đợi chúng ta; họ đã chờ đợi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhưng người không được phép đến đó. Người ta không thể làm một dân tộc thất vọng lần thứ hai. Chúng ta hãy cầu nguyện rằng cuộc hành trình này sẽ là một chuyến đi tốt đẹp.

Cuộc tấn công diễn ra chỉ hai tuần sau khi hỏa tiễn tấn công một căn cứ ở miền bắc Iraq, giết chết một nhà thầu dân sự và làm bị thương một thành viên dịch vụ Hoa Kỳ.

Cuộc tấn công ngày 16 tháng 2 đã khiến Hoa Kỳ thực hiện các cuộc không kích nhằm vào một mục tiêu ở Syria mà Ngũ Giác Đài cho rằng đã được sử dụng bởi nhiều lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn.

Hoa Kỳ đã đổ lỗi cho các nhóm này về các cuộc tấn công hỏa tiễn nhằm vào các vị trí của Hoa Kỳ ở Iraq trong những năm gần đây và các quan chức cho biết các cuộc không kích của Hoa Kỳ được đề ra nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai.

Năm ngoái, Iran đã nhắm mục tiêu vào căn cứ Al Asad trong một cuộc tấn công trả đũa việc Mỹ giết chết chỉ huy hàng đầu của Iran là tướng Qassem Soleimani.
Source:VOA
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Thánh Giuse, người công chính
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:29 03/03/2021
Hình ảnh Thánh Giuse, người công chính

Nơi đền thờ Gia đình Thánh gia ở thành phố Nazareth miền Galileo nước Do Thái, bên dưới tầng hầm có cửa sổ kính mầu khắc vẽ hình Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria đang trao nhẫn cưới cho nhau với sự chứng kiến của một Thầy cả thượng phẩm thời đó.

Hình ảnh thơ mộng mang chiều sâu đạo đức truyền thống này gợi lên nơi tâm trí người xem không chỉ đến hình ảnh cô dâu là Đức Mẹ Maria, mà còn đến cả chú rể Giuse nữa. Vì tầng hầm này cách đây hơn 2000 năm là nhà của chú rể Giuse làm ăn sinh sống. Ở đây còn một hai di tích lịch sử xưởng mộc làm của thánh Giuse đã được đào bới tìm thấy và được bảo quản an toàn trong khu tường kiếng chắn xung quanh.

Một kỷ niệm lịch sử địa lý vừa mang dấu vết thánh đức, vừa sống động tình nghĩa con người.

Chú rể Giuse là ai?

Dịp kỷ niệm 150 năm, từ năm 1870, Hội thánh Công Giáo nhận Thánh Giuse là đấng thánh quan thầy bảo trợ, đức đương kim giáo hoàng Phanxico đã kêu mời lập năm thánh ôn nhớ về Thánh Giuse„ “Patris corde – Trái tim của người Cha.“ từ ngày 08.12.2020 - 08.12.2021.

Ôn nhớ về Thánh Giuse không nhằm chú ý đến lịch sử đời sống cùng những thành qủa việc làm khi xưa của ngài. Nhưng trọng tâm hướng đến nhân đức đời sống đạo đức của thánh nhân.

Lịch sử về chú rể Giuse, người được Giáo hội tôn kính là một vị Thánh cả, mà xưa nay không có lễ nghi phong Thánh cho ngài. Bốn Phúc âm Chúa Giêsu nhắc đến đời sống Giuse cả thảy 14 lần -7 lần nơi phúc âm theo Thánh Mattheo, 5 lần nơi Thánh Luca, và 2 lần nơi Thánh Gioan- ẩn hiện như một hình ảnh lu mờ đàng sau hậu trường. Nhưng dẫu vậy cũng giúp tìm nhận ra một vài khía cạnh đời sống chú rể Giuse sống thầm lặng này.

Thánh sử Matheo (1,20), và Thánh sử Luca (1,27, 2,4) viết thuật lại, Giuse là con cháu thuộc dòng tộc Vua David, người khai sinh lập nước Do Thái. Đây là điều mấu chốt quan trọng cho lịch sử. Như vậy nhân vật Giuse có nguồn gốc gia phả thuộc về một dòng tộc của dân Do Thái, dòng tộc vua David.

Thánh sử Matheo (13, 55) nói đến nghề nghiệp sinh sống kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình của Giuse là Tekon - người thợ lao động làm việc chân tay.

Thánh sử Mattheo (1,19) diễn tả bản tính của Giuse là một dikaios - người công chính.: „ Ông Giuse, chồng của Maria, là người công chính.“

Thế nào là người có đời sống công chính?

Chúa Giêsu, con Giuse, khi đi rao giảng nước Thiên Chúa, đã đưa ra dụ ngôn ( Mt 20,1-16) người chủ tốt lành nhân ái đối xử với những người làm việc trong vườn nho của ông- Ông chủ vườn nho đã trả lương đồng đều cho mọi người thợ, dù họ vào làm trước hay vào làm sau ít giờ hơn - để nói về nước Thiên Chúa. Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn nói đến rõ hơn dikaios - công chính - không phải chỉ là người sống ngay thẳng theo luật lệ hay đạo đức, nhưng là người có một tấm lòng quảng đại rộng mở đầy lòng thương xót.

Giuse là người có đời sống của một dikaios. Khi hoàn hoàn cảnh khó xử lúc mẹ Maria bỗng dưng có thai, mà trước đó ông không hay biết, cùng không do Ông, trong một ý nghĩa hoàn toàn mới của một tâm hồn có trái tim to lớn rộng mở: Ông có ý định âm thầm ra đi, không phải chỉ để tránh né luật lệ, nhưng để bảo vệ thanh danh cho Maria.
Ông định tâm yên lặng bỏ đi trốn, không muốn tố cáo Maria trước luật pháp, trước công chúng. Đó là cung cách sống của một người có trái tim tràn đầy lòng từ tâm nhân đạo. Mình đau khổ. Nhưng không muốn để cho người khác cũng bị đau khổ.

Qua đó Giuse đã trở thành hình ảnh mẫu mực thứ nhất, như Chúa Giesu đòi hỏi quan niệm mới về công chính „ Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các Kinh Sư và người Pharisieu, thì sẽ chẳng được vào nước Trời.“ (Mt 5,20).

Người nào sống công chính, người đó sống dấn thân mạo hiểm, như trong Tám mối phúc thật nói: Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính“ (Mt 5,10).

Giuse sống công chính với tâm hồn quảng đại rộng mở thế nào với mẹ Maria, là cha nuôi Chúa Giêsu về phương diện xã hội, Ông cũng sống đối xử như vậy với Chúa Giêsu.

Giuse chấp nhận trẻ Giêsu như là con của mình. Thời xa xưa theo luật lệ việc nhận làm con thể hiện qua việc người cha đặt tên cho người con. Sau khi mẹ Maria hạ sinh Chúa Giêsu, Giuse đã „ đặt tên cho con trẻ là Giêsu“ (Mt 1,25).

Chấp nhận con trẻ Giêsu, Giuse đã trao tặng sự bảo đảm nuôi sống bảo vệ người con mình nhận nuôi trong gia đình. Vì thế trong dân gian thời đó và sau này vẫn hằng chính thức gọi Chúa Giêsu là con của Giuse - (Lc 3,23, 4,22, Ga 1,45,6,42) -

Con đường dòng sông đời sống của Giuse

Không có sử sách bút tích nào viết thuật về nguồn lịch sử đời sống Giuse.

Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo viết thuật về gia phả chúa Giêsu Kito viết: „ Ông Giacop sinh ông Giuse, chồng của Maria mẹ Đức Giêsu Kitô.“ ( Mt 1,16)

Thánh sử Maco (6,3) giới thiệu Chúa Giesu là con của mẹ Maria. Điều này có thể nói đến Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu, người có nếp sống sống âm thầm, đã qua đời sớm.

Người ta cho rằng, vào năm 5. trước Chúa Giêsu giáng sinh - theo suy diễn khảo cứu thực ra vào năm này Chúa Giêsu sinh ra - lúc Chúa Giêsu đạt tới 18 hay 20 tuổi, có thể thánh Giuse lúc đó vào khoảng 43 hay 45 tuổi. Như thế, Thánh Giuse theo mức tuổi trung bình sinh sống ngày xưa, đã bước qua ngưỡng cửa tuổi sống thọ. Như vậy có thể thánh nhân qua đời vào năm 20. sau Chúa Giêsu giáng sinh.

Việc Giuse chấp nhận làm cha nuôi Chúa Giêsu theo phương diện xã hội đã đem lại cho Chúa Giêsu là thành phần thuộc về dòng tộc vua David. Đây là danh dự lớn lao nhất trong dân Do Thái cho người nào thuộc dòng tộc này. Vì từ dòng tộc này sẽ xuất hiện Đấng cứu thế, vị Vua cứu tinh nhân loại. (2 Samuel 7,12)

Khi được chọn làm Vua, trong một giấc mơ, vua Salomon đã khẩn cầu xin Thiên Chúa ban cho ông một tâm hồn biết lắng nghe (1 Các Vua 3,9).Nhờ thế mà vua Salomon trở nên vị vua khôn ngoan và được mọi thế hệ ca ngợi. Và nhân gian xưa nay có ca ví: sự khôn ngoan Salomon!

Còn Thánh Giuse, người chồng dikaios của mẹ Maria, người cha nuôi Chúa Giêsu, cũng có tâm hồn trái tim luôn lắng nghe tiếng Thiên Chúa qua Thiên Thần hiện đến báo cho trong giấc mơ (Mt 1,20, 2,23.19 và 2,22) mỗi lần như thế Ông đều làm theo ngay không thắc mắc gì.

Qua cung cách sống công chính như thế, Thánh Giuse đã chỉ ra về một nếp sống căn bản của người Kitô hữu, của người làm chồng, làm cha gia đình, mà trong đời sống xã hội hôm nay là điều thiếu sót lớn, cùng là một căn bệnh thời đại: nếp sống người công chính!

“Sự thinh lặng của Thánh Giuse không là dấu chỉ sự trống rỗng nội tâm. Trái lại đó là dấu chỉ sức sống trọn vẹn tràn đầy của đức tin ẩn chứa trong trái tim tâm hồn. Và từ nơi đó tuôn chảy ra cùng hướng dẫn những suy nghĩ cùng việc làm.

Qua sự thinh lặng, Thánh Giuse cùng với Đức Mẹ Maria gìn giữ Lời Chúa, mà ngài đã học hỏi trong Kinh Thánh, và giúp ngài đối chiếu hiểu nhận ra những biến sự việc trong đời sống Chúa Giêsu. Sự thinh lặng của Thánh Giuse thành hình trong liên lỷ cầu nguyện ca ngợi Thiên Chúa, trong sự suy ngắm tìm hiểu thánh ý Chúa.

Không phải là phóng đại, khi nghĩ rằng, - theo bình diện suy nghĩ loài người – Chúa Giêsu do từ người cha Giuse, đã học được đời sống nội tâm mạnh mẽ sâu thẳm.

Điều này là điều căn bản của sự công chính đích thực, sự công chính to lớn hơn ( Mt 5,20), mà Chúa Giêsu ngày nào đó sẽ chỉ dạy cho các Tông đồ” (Đức Giáo Hoàng Benedicto 16. Kinh truyền tin ngày 18.12.2005)

„ Ông Thánh Giuse là đấng ngay chính tận trung.“ ( Kinh cầu Thánh Giuse.

Năm Thánh Giuse 2020 -2021 “Patris corde – Trái tim của người Cha.“

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
VietCatholic TV
Bí ẩn trận Mosul. Hình ảnh tráng lệ những thành phố ĐTC sẽ viếng thăm trong chuyến tông du thứ 33
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:10 03/03/2021


1. Thủ đô Baghdad

Thủ đô Baghdad nghĩa là “Được Chúa Ban”
Baghdad (tiếng Ả Rập: بغداد ), nơi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cư ngụ trong suốt chuyến tông du từ ngày 5 đến 8 tháng Ba, là thủ đô của Iraq và là một trong những thành phố lớn nhất trong thế giới Ả Rập. So sánh với dân số đông đúc trên một một diện tích nhỏ bé chỉ có 673 km vuông, Baghdad là thành phố có mật độ dân cư lớn nhất trong vùng Trung Đông.

Nằm dọc theo sông Tigris, gần tàn tích của thành phố Babylon ở Akkadian và thủ đô Ctesiphon của Iran cổ đại, Baghdad được thành lập vào thế kỷ thứ 8 và trở thành thủ đô của đế chế Abbasid. Tuy nhiên, trước khi Baghdad trở thành một thành phố, vùng này đã có dân cư. Tên Baghdad đã có từ trước và trong tiếng Aramaic là ngôn ngữ Chúa Giêsu nói khi xuống thế làm người nó có nghĩa là “Được Chúa Ban”.

Trong một thời gian ngắn, Baghdad đã phát triển thành một trung tâm văn hóa, thương mại và tri thức quan trọng của thế giới Hồi giáo. Ngoài việc có một số cơ sở học thuật quan trọng, Baghdad cũng có một môi trường đa sắc tộc và đa tôn giáo, tạo cho thành phố danh tiếng trên toàn thế giới như là “Trung tâm Học tập”.

Baghdad là thành phố lớn nhất trên thế giới trong phần lớn thời đế chế Abbasid, là thời kỳ Hoàng kim của Hồi giáo, với dân số đạt đến mức cao nhất là hơn một triệu người. Thành phố đã bị phá hủy phần lớn dưới tay của Đế chế Mông Cổ vào năm 1258, dẫn đến sự suy tàn kéo dài qua nhiều thế kỷ do thường xuyên xảy ra dịch bệnh và sự thay đổi của nhiều đế chế kế tiếp nhau. Với việc Anh công nhận Iraq là một quốc gia độc lập vào năm 1932, Baghdad dần dần lấy lại một số vị trí nổi bật trước đây như một trung tâm văn hóa Ả Rập quan trọng, với dân số ước tính khoảng 6 hoặc hơn 7 triệu người.

Trong thời hiện đại, thành phố thường xuyên phải đối mặt với những thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, gần đây nhất là do cuộc xâm lược Iraq năm 2003 do Hoa Kỳ lãnh đạo, và Chiến tranh Iraq tiếp theo kéo dài đến tháng 12 năm 2011. Trong những năm gần đây, thành phố thường xuyên là địa bàn của của các cuộc biểu tình, và các cuộc tấn công khủng bố, làm mất đi đáng kể các di sản văn hóa và hiện vật lịch sử. Tính đến năm 2018, Baghdad được xếp vào danh sách những nơi nguy hiểm nhất để sinh sống.

2. Thành phố Najaf

Najaf (tiếng Ả Rập: ٱ لنجف), còn được gọi là Baniqia (tiếng Ả Rập: بانيقيا ), là một thành phố ở miền trung Iraq khoảng 180 km về phía nam Baghdad. Dân số ước tính là 1 triệu người. Đây là thủ phủ của tỉnh Najaf. Theo dự trù, sáng thứ Bẩy, 6 tháng Ba, Đức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đi Najaf để có cuộc gặp gỡ với Grand Ayatollah, tức là Đại Giáo Trưởng, của Hồi Giáo Shiite, là Ali al-Sistani.

Najaf được coi là thành phố linh thiêng thứ ba của Hồi giáo Shiite, sau Mecca và Medina, thủ đô tâm linh của thế giới Hồi giáo Shiite và là trung tâm quyền lực chính trị của người Shiite ở Iraq.

Để hiểu tại sao Najaf quan trọng đối với người Hồi giáo Shiite, chúng tôi xin trình bày như sau. Tất cả người Hồi giáo tin rằng không có Chúa nào khác ngoài Allah, và rằng Mohammed là vị tiên tri cuối cùng của Ngài. Họ tin rằng kinh Koran là Lời Chúa mạc khải cho Mohammed. Bên cạnh niềm tin chung đó, họ cũng rất tương đồng trong cách thức thờ phượng. Tuy nhiên, người Hồi Giáo Sunni, chiếm khoảng 80 phần trăm người Hồi giáo, và người Shiite, từ 15-20 phần trăm, thường tiến hành những cuộc chiến tranh tôn giáo kinh hoàng chống lại nhau.

Đền thờ Hồi Giáo Al-Najaf của người Hồi giáo dòng Shiite
Sự khác biệt quan trọng giữa hai hệ phái Hồi Giáo này là một điều thuộc về tín lý: Người Shiite tin rằng sau khi Mohammed qua đời vào năm 632, quyền lãnh đạo tôn giáo do ông thành lập phải được truyền cho con cháu của ông bắt đầu với Ali, là con rể của ông ta. Họ cũng tin rằng hàng lãnh đạo tôn giáo, tức là các imams, phải được thần thánh lựa chọn. Trong khi đó, người Hồi Giáo Sunni tin rằng quyền lãnh đạo tôn giáo phải được trao cho những đồng chí thân cận nhất của tiên tri Mohammed. Khi thế hệ các đồng chí này qua đi, thì người ta bình bầu lên các vị Caliph, tức là những người được cho là ưu tú, và có đạo đức nổi bật, được người ta tôn lên làm các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị, trực hệ hay không với tiên tri Mohammed không phải là vấn đề.

Sự khác biệt về tín lý này gây ra những hậu quả bi thảm. Mỗi nhánh Hồi Giáo nhìn nhánh khác như là những kẻ đi theo các nhà lãnh đạo giả mạo, và do đó, họ là những người bội giáo - những kẻ phản bội Hồi giáo. Những người cực đoan ở cả hai phía tin rằng những người Hồi Giáo phía bên kia phải bị tận diệt để “thanh tẩy đức tin”.

Ngay những từ đầu sau khi Mohammed qua đời, những imams Shiite đều bị hàng lãnh đạo Sunni tìm mọi cách tiêu diệt, và tất cả 11 nhà lãnh đạo đầu tiên của Hồi Giáo Shiite đều đã chết một cách thê thảm, thường là do bị ám sát.

Trong lịch sử, chính tại Iraq, người Hồi Giáo Shiite đã bị đại bại trong những trận đánh lớn diễn ra trong các thế kỷ thứ 7, thứ 8 và thứ 9, và do đó, mà cũng chính tại Iraq, người Hồi Giáo Shiite có các đền thờ lớn nhất – để vinh danh các nhà lãnh đạo bị thảm sát của họ.

Ali, con rể của tiên tri và cũng là Imam đầu tiên của người Hồi Giáo Shiite, đã bị tấn công và giết chết trong lúc đang cầu nguyện; và sau đó được chôn cất ở Najaf. Con trai của ông là Hussein, vị Imam thứ ba, cũng đã bị giết trong trận Karbala và được chôn cất ở đó.

Cho đến ngày nay, nhiều người Shiite vẫn mang theo bên cạnh họ một viên gạch nhỏ làm bằng đất sét lấy từ đất ở Karbala, nơi máu của Hussein đổ ra. Họ đặt viên gạch xuống đất ở bất cứ nơi nào họ cầu nguyện và nhấn trán của mình lên đó.

Al-Najaf được người Hồi giáo dòng Shiite coi là linh thiêng vì là nơi chôn cất Ali, con rể và anh họ của tiên tri Muhammad. Thành phố hiện là một trung tâm hành hương trên khắp thế giới của Hồi giáo Shiite. Người ta ước tính rằng chỉ có Mecca và Medina là hai nơi nhận được nhiều người hành hương Hồi giáo hơn.

Đền thờ Hồi Giáo Imam Ali nằm trong một công trình kiến trúc vĩ đại với mái vòm mạ vàng và nhiều đồ vật quý giá trên tường. Gần đó là nghĩa trang Wadi-us-Salaam, lớn nhất thế giới. Nó chứa các ngôi mộ của một số nhà tiên tri và nhiều người tín hữu Hồi Giáo từ khắp nơi trên thế giới mong muốn được chôn cất ở đó, để được sống lại từ cõi chết cùng với Imam Ali vào ngày Phán xét. Qua nhiều thế kỷ, nhiều nhà tế bần, trường học, thư viện và viện nghiên cứu đã được xây dựng xung quanh đền thờ để biến thành phố trở thành trung tâm học tập và thần học của Hồi giáo Shiite.

Chủng viện Al-Najaf là một trong những trung tâm giảng dạy quan trọng nhất trong thế giới Hồi giáo. Ayatollah Khomeini giảng dạy ở đó từ năm 1964 đến năm 1978. Nhiều nhân vật hàng đầu của phong trào Hồi giáo mới nổi lên ở Iraq, Iran và Li Băng trong những năm 1970 đã học tại Najaf.

Najaf, cùng với Karbala, được coi là một điểm đến hành hương đông đúc của người Hồi giáo Shiite và ngành công nghiệp hành hương trong thành phố bùng nổ sau khi kết thúc sự cai trị của Saddam Hussein. Tuy nhiên, do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, số lượng người hành hương Iran đã giảm đáng kể.

3. Thành phố Nasiriyah

Nasiriyah (tiếng Ả Rập: ٱ لناصرية ) là một thành phố ở miền Nam Iraq cách thủ đô Baghdad 350km về phía Đông Nam, cách Najaf 250km về phía Đông Đông Nam. Nó nằm dọc theo bờ sông Euphrates, khoảng 360 km về phía đông nam Baghdad, gần những tàn tích của thành phố cổ Ur. Dân số ở đây vào khoảng 560,000 người, khiến nó trở thành thành phố lớn thứ tư ở Iraq. Vào đầu thế kỷ 20, thành phố có một dân số đa dạng về tôn giáo gồm người Hồi giáo, người Manda và người Do Thái, nhưng ngày nay cư dân của thành phố này chủ yếu là người Hồi giáo Shiite.

Vùng đồng bằng Ur là quê hương của tổ phụ Abraham
Nasiriyah được thành lập bởi bộ tộc Muntafiq vào cuối thế kỷ 19 trong thời kỳ Ottoman. Nó đã trở thành một trung tâm giao thông vận tải lớn. Nasiriyah là trung tâm của khu vực trồng cây chà là. Các ngành công nghiệp tiểu thủ công của thành phố bao gồm đóng thuyền, làm mộc và làm các đồ trang trí bằng bạc. Viện bảo tàng thành phố có một bộ sưu tập lớn các hiện vật của người Sumer, Assyriô, Babylon và Abbasid. Tàn tích của các thành phố cổ đại Ur và Larsa nằm gần đó.

Vào ngày thứ Bẩy, 6 tháng Ba, sau cuộc viếng thăm xã giao với Đại Giáo Trưởng Ali al-Sistani của Hồi giáo Shiite, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay đi Nasiriyah.

Vùng đồng bằng Ur là quê hương ban đầu của tổ phụ Abraham trước khi ngài lên đường theo tiếng Chúa gọi để xây dựng quê hương mới ở Canaan.

Tại Nasiriyah, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ liên tôn với các tôn giáo lớn tại Iraq.

4. Thành phố Erbil

Erbil (tiếng Ả Rập:ھ ە ول ێ ر) được biết đến trong lịch sử cổ đại với danh xưng là Arbela, là thủ phủ và là thành phố đông dân cư nhất trong khu vực Kurdistan của Iraq. Thành phố có khoảng 1.5 triệu dân. Đây là thủ phủ của khu tự trị Kurdistan Iraq, cách Baghdad 370km về phía Bắc.

Thành phố Erbil
Con người đã có mặt tại Erbil từ thiên niên kỷ thứ 5 trước Chúa Giáng Sinh. Như thế, Erbil là một trong những khu vực có người sinh sống liên tục lâu đời nhất trên thế giới.

Thành phố có dân số đa dạng về sắc tộc gồm người Kurd, người Thổ, người Assyriô, người Ả Rập và người Armenia. Nó cũng đa dạng về tôn giáo không kém, với các tín đồ của Hồi giáo Sunni, Hồi giáo Shiite, Kitô Giáo, và các tín hữu Yazidi.

Sáng Chúa Nhật, 7 tháng 3, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay từ thủ đô Baghdad để bay đến Erbil.

Khi đến sân bay Irbil, ngài aẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo tôn giáo và dân sự của Khu tự trị người Kurdistan trong phòng khánh tiết của sân bay.

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng trực thăng đến Mosul.

5. Thành phố Mosul

Mosul (tiếng Ả Rập: الموصل ) là một thành phố lớn ở miền bắc Iraq, nằm cách thủ đô Baghdad khoảng 400 km về phía bắc, và cách Erbil 80km về phía Tây Tây Bắc. Mosul nằm trên bờ tây của sông Tigris, đối diện với thành phố Ninivê cổ của người Assyriô ở bờ đông. Khu vực đô thị đã phát triển bao gồm các khu vực đáng kể ở cả hữu ngạn và tả ngạn của con sông Tigris.

Mosul, cùng với đồng bằng Ninivê gần đó, là một trong những trung tâm lịch sử của người Assyriô và các Giáo Hội của họ bao gồm Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê, Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syria và các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương của người Assyriô, có lăng mộ của một số nhà tiên tri trong Cựu ước như tiên tri Giôna, một số đã bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS phá hủy vào tháng 7 năm 2014.

Thành phố Mosul
Mosul là thành phố lớn thứ hai của Iraq sau thủ đô Baghdad, và là nơi đã diễn ra một trận chiến kỳ lạ nhất trong lịch sử cận đại. Trước sự ngỡ ngàng của thế giới, đêm 9 rạng 10 tháng 6, 2014 30,000 quân Iraq đồn trú trong thành phố Mosul, cùng với gần 30,000 cảnh sát liên bang, tức là gần 60,000 quân đã bỏ chạy tán loạn trước sức tấn công của một lực lượng chỉ từ 800 đến 1,500 quân khủng bố Hồi Giáo IS. Kho bạc, các kho vũ khí, các chiến xa và các khí tài chiến tranh khác được bỏ lại gần như nguyên vẹn.

Chiến thắng Mosul tạo ra một thanh thế rất lớn cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS đến mức nhiều thành phố, làng mạc khác lần lượt rơi vào tay chúng. Trong thời cực thịnh của IS, một nửa nước Iraq và một phần ba Syria rơi vào tay chúng. Có lúc, chúng đã áp sát được đến tận thủ đô Baghdad.

Hơn 2 năm sau thất bại tại Mosul, quân Iraq mới hoàn hồn và mới dám mở cuộc tấn công giải phóng Mosul từ ngày 16 tháng 10, 2016 và đến ngày 9 tháng 7, 2017 mới chính thức giải phóng được thành phố này.

Khi đến Mosul, Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh tại Hosh al-Bieaa, nghĩa là quảng trường nhà thờ.

Trong trận chiến tại Mosul, quân Iraq thiệt mất 1,200 quân và 5,000 quân nhân bị thương. Quân Kurd tham chiến bên cạnh quân Iraq thiệt mất 30 quân và 100 quân nhân bị thương. Hoa Kỳ có 2 quân nhân bị giết và 20 người khác bị thương, Quân Iran chiến đấu bên cạnh lực lượng dân quân Hồi giáo Shiite có 3 người bị giết.

Về phía thường dân có 6,400 người thiệt mạng và 17, 124 người bị thương.

6. Thành phố Bakhdida

Bakhdida (tiếng Ả Rập: بخديدا ) còn được gọi là Baghdeda, hay Qaraqosh, là một thành phố của người Assyriô ở miền bắc Iraq trong tỉnh Ninivê, tọa lạc khoảng 39 km về phía Đông Nam thành phố Mosul và 60 km về phía tây Erbil trong bối cảnh đất nông nghiệp, gần đống đổ nát của các thành phố Assyriô cổ đại Nimrud và Ninivê. Nó được kết nối với thành phố Mosul bằng hai con đường chính. Tuyến đầu tiên nối vào trục đường Mosul - Erbil chạy qua các thị trấn Bartella và Karamles. Tuyến thứ hai được xây dựng những năm 1990, dẫn thẳng đến Mosul.

Qaraqosh là tên do người Thổ Nhĩ Kỳ đặt dưới thời đế quốc Ottoman. Từ đầu vùng này có tên là Bakhdida, theo tiếng Aramaic có nghĩa là “Vùng đất của loài chim Kite”. Dân chúng trong vùng gần như toàn tòng theo Công Giáo nghi lễ Syria hay theo Chính Thống Giáo Syria. Đến nay họ vẫn dùng tiếng Aramaic là ngôn ngữ Chúa Giêsu nói khi xuống thế làm người.

Ngày 6 tháng 8, 2014, trước sức tấn công của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, toàn bộ dân chúng dưới sự hướng dẫn của các linh mục dắt nhau bỏ chạy về thành phố Erbil. Thành phố không còn một ai nên có thời gọi là thành phố ma. Quân IS sau khi chiếm được thành phố đã nổi lửa đốt cháy toàn bộ các nhà thờ trong vùng. Ngày 19 tháng 10, 2016 thành phố mới được giải phóng.

Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với cộng đoàn địa phương tại nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Qaraqosh.

Đức Hồng Y Philippe Barbarin.
Ngôi nhà thờ này có một kỷ niệm đặc biệt với vị Hồng Y người Pháp nguyên Tổng Giám Mục Lyon là Đức Hồng Y Philippe Barbarin.

Ngày 29 tháng 7, 2014 tức là khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm được Mosul hơn một tháng, Đức Hồng Y Philippe Barbarin đến thăm vùng này và dâng lễ với họ. Chỉ một tuần sau, dân chúng bỏ chạy về thành Erbil. Ngài ngậm ngùi gặp lại họ ở đó.

Ngay sau khi Mosul vừa được giải phóng, Đức Hồng Y đã quay lại gặp gỡ anh chị em giáo dân ở đây vào ngày 25 tháng 7, 2017.

Giảng trong thánh lễ, Đức Hồng Y ngậm ngùi nói: “Lần chót tôi đến đây là vào ngày 29 tháng 7 năm 2014. Nhà thờ thật huy hoàng, lộng lẫy, có cả một ca đoàn, lúc đó nhà thờ còn chật đầy người. Hôm nay trở lại sau bao nhiêu những bạo lực và cướp bóc, lòng tôi buồn khôn tả. Nhưng đồng thời thấy vùng đất đang được hồi sinh, tôi cũng tràn trề hy vọng.”

Bên ngoài một nhà thờ tại Mosul, ngài đã nhờ những người Iraq công kênh ngài lên để ngài tự tay đặt một tượng Đức Mẹ do ngài mang từ Lyon sang.

Đức Hồng Y nói: “Bức tượng nhỏ này là một biểu tượng đẹp cho tình huynh đệ mạnh mẽ mà tôi hy vọng đã thêm vào một điều gì đó mà trong trường hợp nào cũng có thể chuyển hoá chúng ta. Chúng tôi nhận thức rằng ta không thể sống bằng cách nhìn mọi thứ từ xa và đọc xem người ta đau khổ như thế nào trên báo chí. Chúng ta phải sống với họ.”
 
Gay go: Tránh bị ám sát, ĐTC có thể phải dùng xe bọc thép ở Iraq. Đức Bênêđíctô nói về thuyết âm mưu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:37 03/03/2021


1. Đức Bênêđíctô thứ 16 khẳng định: Không có hai vị Giáo hoàng

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Ý Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nhắc lại rằng việc thoái vị của ngài là một “lựa chọn khó khăn” nhưng được thực hiện “với lương tâm đầy đủ”, và tin rằng ngài đã làm đúng.

Việc thoái vị ngôi giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, có hiệu lực cách đây tám năm, vào ngày 28 tháng 2 năm 2013, là một “lựa chọn khó khăn”, nhưng được thực hiện “với lương tâm đầy đủ” - một điều mà ngài không hề hối tiếc.

Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng Danh dự, mặc dù với một giọng rất yếu, đã lặp lại những gì ngài đã nói nhiều lần để loại bỏ những “người bạn có phần cuồng nhiệt”, những người tiếp tục ủng hộ “các thuyết âm mưu” đằng sau quyết định rời khỏi ngai tòa Thánh Phêrô bằng cách nghỉ hưu vì lý do tuổi già.

Điều này đã được Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nhắc lại trong một cuộc phỏng vấn với tờ Corriere della Sera.

Một quyết định khó khăn nhưng đúng đắn

“Đó là một quyết định khó khăn,” Đức Giáo Hoàng danh dự giải thích, “nhưng tôi đã thực hiện nó với lương tâm ngay thẳng, và tôi tin rằng mình đã làm tốt. Một số bạn bè của tôi, những người hơi 'cuồng nhiệt' vẫn còn tức giận; họ không muốn chấp nhận sự lựa chọn của tôi. Tôi đang suy nghĩ về các thuyết âm mưu theo sau nó: những người nói đó là vì vụ bê bối Vatileaks, những người khác nói đó là vì trường hợp của nhà thần học bảo thủ theo phái Lefebvre, Richard Williamson. Họ không muốn tin rằng đó là một quyết định có ý thức, nhưng lương tâm của tôi rất rõ ràng”.

Chuyến thăm của Giáo hoàng tới Iraq

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Bênêđíctô XVI cũng nói về chuyến tông du sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq.

“Tôi nghĩ đây là một chuyến đi rất quan trọng,” ngài nói, “Thật không may, nó đến vào một thời điểm rất khó khăn, khiến nó trở thành một chuyến đi nguy hiểm vì lý do an ninh và cả vì Covid-19. Ngoài ra còn có tình hình bất ổn ở Iraq. Tôi sẽ đồng hành với Đức Phanxicô qua những lời cầu nguyện của mình”.
Source:Vatican News


2. Nữ tu Công Giáo anh hùng cứu những người biểu tình trẻ tuổi: Đức Hồng Y Bo muốn đất nước được “biến hình”

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết một nữ tu Công Giáo đã xuống đường ở thành phố Myitkyina, thủ phủ của bang Kachin ở phía bắc Miến Điện, và yêu cầu lực lượng an ninh đừng bắn vào những người biểu tình trẻ tuổi đang phản đối một cách ôn hòa. Nữ tu Ann Nu Thawng của Dòng Thánh Phanxicô Xaviê ở giáo phận Myitkyina, đã trở thành nữ anh hùng của ngày 28 tháng 2, được đánh dấu bằng sự đàn áp khắc nghiệt của cảnh sát Miến Điện. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, cảnh sát đã nổ súng giết chết 18 người và làm hơn 30 người bị thương trên toàn quốc.

“Tại khu vực Myitkyina, các cuộc biểu tình từ trước đến nay luôn diễn ra trong hòa bình và không có vấn đề gì. Tuy nhiên, các đợt bạo lực ngày hôm qua có nguy cơ làm tình hình thêm trầm trọng”, theo anh Joseph Kung Za Hmung, biên tập viên của “Gloria News Journal”, tờ báo trực tuyến Công Giáo đầu tiên ở Miến Điện. “Hành động của nữ tu và phản ứng dừng lại của cảnh sát khi nhìn thấy lời cầu xin của người nữ tu đã khiến nhiều người trong chúng tôi ngạc nhiên. Sơ Ann Nu Thawng ngày nay là một hình mẫu cho các nhà lãnh đạo Giáo hội: các giám mục và linh mục được kêu gọi bước ra khỏi vùng an toàn của họ và noi gương lòng can đảm của sơ”. Nhiều người không theo Công Giáo cũng ca ngợi những nỗ lực dũng cảm của Sơ Thawng, bài viết đã lan truyền trên mạng xã hội. “Hơn 100 người biểu tình đã có thể tìm thấy nơi trú ẩn trong tu viện của sơ. “Sơ đã cứu họ khỏi bị cảnh sát đánh đập và bắt giữ dã man”, Hmung nói.

Trong bài giảng Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay, nhận xét về cuộc khủng hoảng xã hội và chính trị trong nước, Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục Yangon, lưu ý: “Tin Mừng về biến cố Biến Hình rất thời sự và nó phản ánh những sự kiện của những ngày này: Chúng ta đang tìm kiếm sự biến hình nào ở Miến Điện ngày nay? Nếu chúng ta tìm kiếm nó, mọi rối ren, mọi bóng tối, mọi hận thù sẽ biến mất và đất nước chúng ta, vùng đất vàng nổi tiếng, sẽ được biến đổi thành một vùng đất của hòa bình và thịnh vượng”.

Đức Hồng Y nói tiếp “Tháng trước, chúng ta đã cầu xin mọi người: hòa bình là con đường duy nhất; hòa bình là có thể. Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi giải quyết mọi xung đột thông qua đối thoại. Những người muốn xung đột không muốn điều tốt đẹp cho quốc gia này. Tất cả chúng ta hãy trở thành những Ê-li-a loan báo hòa bình, bằng cách thắp lên ngọn đèn hy vọng giữa bóng tối”.

Đức Hồng Y Bo đã cầu nguyện cho đất nước “đã chứng kiến quá nhiều đau khổ, quá nhiều chiến tranh, quá nhiều chết chóc”. Ngài nói: “Giống như Tổ phụ Áp-ra-ham, chúng ta tìm kiếm một miền đất hứa. Miền đất hứa đến khi chúng ta sẵn sàng hy sinh những gì mà chúng tôi cho là rất thân thương”.

Ngài kết luận thông điệp của mình rằng: “Sự hoán cải là thông điệp trọng tâm của Mùa Chay. Hãy thách đố bản thân. Chúng ta hãy nhìn nhau trong một ánh sáng tốt hơn. Có thể có một thế giới mới, một Miến Điện mới là khả thi, một quốc gia không có xung đột là có thể xảy ra nếu quốc gia đó được biến đổi sang vinh quang mà nó xứng đáng có được. Chúng ta hãy biến đổi số phận của mình sang hòa bình, không xung đột. Vũ khí là không cần thiết. Chúng ta phải điều chỉnh lại chính mình thông qua hòa giải và đối thoại. Núi Tabor của Miến Điện phải được leo lên với sự kiên nhẫn và lòng khoan dung, nếu chúng ta muốn chứng kiến sự biến hình này. Cái ác phải biến mất, nhưng nó không thể bị tiêu diệt bởi một cái ác khác”.

Quân đội Miến Điện lên nắm quyền vào ngày 1 tháng 2 trong một cuộc đảo chính, và tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” kéo dài một năm, sau khi cáo gian cho Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, là đảng của nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi, là gian lận trong cuộc bầu cử.
Source:Fides

3. Ai sẽ thay thế Đức Hồng Y Robert Sarah?

Sau khi Đức Hồng Y Robert Sarah nghỉ hưu khỏi chức vụ Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, câu hỏi lớn xung quanh Vatican là ai sẽ thay thế vị trí của ngài.

Các nguồn tin thông thạo nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ xem xét ba lựa chọn khả thi.

Đầu tiên là việc Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ nâng Tổng Giám mục Arthur Roche, 70 tuổi, từ thư ký của bộ lên làm tổng trưởng.

Đức Tổng Giám Mục Roche được Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm làm Thư ký Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích vào năm 2012. Trước đó, ngài là chủ tịch của Ủy ban Quốc tế về Phụng vụ của Anh từ năm 2002 đến năm 2012. Ngài cũng từng là Giám Mục Phụ Tá của Westminster từ 2001 đến năm 2002, Giám mục phó của giáo phận Leeds từ 2002 đến 2004, và Giám mục Leeds từ 2004 đến 2012.

Trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài là người đi giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Sarah trong các vấn đề phụng vụ. Ngài được giao phó viết bài bình luận cho Tự Sắc Magnum Principium – Nguyên tắc Chính yếu, trong đó chuyển giao trách nhiệm dịch các bản văn phụng vụ cho các hội đồng giám mục khu vực và quốc gia. Bản nhận xét này được đưa ra cùng với việc công bố Tự Sắc.

Vào năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Roche làm thành viên của nhóm xem xét các kháng cáo về delicta graviora, tức là những tội ác nghiêm trọng thuộc trách nhiệm phán quyết của Bộ Giáo lý Đức tin, bao gồm cả tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.

Lựa chọn thứ hai là Đức Cha Claudio Maniago, Giám Mục giáo phận Castellaneta. Đức Cha Maniago, 62 tuổi, là chủ tịch Ủy ban phụng vụ của Hội đồng Giám mục Ý từ năm 2015. Với cương vị đó, ngài giám sát bản dịch mới sang tiếng Ý của Sách lễ Rôma, trong đó có phiên bản mới của Kinh Lạy Cha.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Maniago làm thành viên của Bộ Phụng tự vào năm 2016.

Lựa chọn thứ ba sẽ là Đức Cha Vittorio Viola, Giám Mục giáo phận Tortona. Một thành viên của Dòng Anh Em Hèn Mọn, Đức Cha Viola, 55 tuổi, đã trở thành giám mục từ năm 2014.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng Cha Viola lên hàng giám mục lên từ vị trí của ngài là chủ tịch của Assisi Caritas. Ngài cũng từng là Bề trên dòng Phanxicô tại Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thiên thần ở Assisi. Ngài quen biết Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến thăm Assisi vào ngày 4 tháng 10 năm 2013, khi ngài ngồi bên cạnh Đức Thánh Cha trong một bữa ăn trưa với người nghèo.

Trước đó ngài được Đức Cha Luca Brandolini, một trong những cộng tác viên thân cận nhất của Đức Tổng Giám Mục Annibale Bugnini, truyền chức linh mục.

Đức Cha Viola cũng là bạn thân của Đức Cha Domenico Sorrentino của Assisi, người từng là thư ký của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích từ năm 2003 đến năm 2005.

Được biết, Đức Thánh Cha Phanxicô đánh giá cao cách Đức Cha Viola tái tổ chức các giáo xứ ở Tortona, và ngài đã thể hiện kỹ năng ra những quyết định mạnh mẽ. Truyền thông Ý cho rằng Đức Cha Viola nằm trong số các ứng viên cho chức vụ Tổng giám mục Genova. Tuy nhiên, vào ngày 8 tháng 5 năm ngoái 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một tu sĩ Dòng Phanxicô ở Genoa, là Cha Marco Tasca làm Tổng Giám Mục Genoa. Nay truyền thông Ý giải thích quyết định này của Đức Thánh Cha là vì ngài quyết định gọi Đức Cha Viola đến Vatican.
Source:Catholic News Agency


4. Sóng gió: Sứ Thần Tòa Thánh tại Iraq nhiễm coronavirus

Trong thông báo đưa ra hôm 8 tháng Hai, Tòa Thánh đã cho biết chương trình tổng quát chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Iraq. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong các chuyến tông du của một vị Giáo Hoàng, Tòa Thánh đã không nói rõ chi tiết ngài rời khỏi Rôma lúc mấy giờ, và đáp xuống phi trường Baghdad lúc mấy giờ, cũng như không công bố các thời biểu cụ thể khác. Điều này là dấu chỉ cho thấy có những lo lắng về an ninh cho chuyến tông du.

Quân Iraq tuần tra trên đường phố
Giới nghiêm trong ba ngày từ thứ Sáu đến Chúa Nhật
Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Qaraqosh
Những lo lắng này được khẳng định chỉ một tuần sau đó khi quân khủng bố pháo kích vào thành phố Erbil hôm 15 tháng Hai. Erbil là thành phố nơi Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trong ngày Chúa Nhật 7 tháng Ba.

Một sóng gió khác cũng vừa nổi lên. Đức Tổng Giám Mục Slovenia Mitja Leskovar, Sứ Thần Tòa Thánh tại Iraq, người được tường trình là sẽ tháp tùng Đức Phanxicô trong suốt chuyến tông du từ ngày 5 đến 8 tháng 3, đã xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào hôm thứ Bảy 27 tháng Hai và hiện đang bị cách ly.

Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Baghdad, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ cư trú trong ba ngày ở Iraq, đã cho biết như trên.

Đây sẽ là chuyến tông du đầu tiên sau 15 tháng gián đoạn của Đức Thánh Cha Phanxicô kể từ khi ngài viếng thăm Thái Lan và Nhật Bản vào tháng 11 năm 2019, và khả năng chuyến đi bị hủy bỏ do đại dịch coronavirus hoặc lo ngại về an ninh luôn có nguy cơ rất cao.

Đầu tháng này, trong một cuộc gặp gỡ với các nhân viên tùng sự tại Rôma của Catholic News Service, hãng thông tấn của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, ngài nói rằng ngài thực sự muốn thực hiện chuyến đi và điều duy nhất có thể ngăn cản ngài là sự gia tăng của các trường hợp coronavirus ở Iraq.

Cả Đức Giáo Hoàng và tất cả những người cùng đi với ngài đều đã được tiêm phòng, bao gồm gần 70 phóng viên tháp tùng. Tuy nhiên, những người sẵn sàng chào đón ngài, bao gồm cả Đức Tổng Giám Mục Leskovar, thì chưa được chích.

Vị Tổng Giám Mục hiện đang bị cô lập, không còn ở trong Tòa Sứ thần Tòa Thánh nữa, và tất cả nhân viên đã được kiểm tra coronavirus và cách ly trong khi chờ kết quả. Trong khi đó, Tòa Sứ thần Tòa Thánh đã được làm sạch hoàn toàn, và Vatican không đưa ra tuyên bố chính thức nào về việc có thể hoãn chuyến tông du do những diễn biến mới nhất này hay không.

Nếu chuyến tông du vẫn được thực hiện theo dự trù, Đức Phanxicô sẽ trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên trong lịch sử đến thăm Iraq, một nơi đã từng nằm trong chương trình nghị sự của cả Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, nhưng các cuộc đàm phán đã thất bại vào phút cuối, hay tình hình chiến sự đã không cho phép.

Trong chuyến thăm bốn ngày của mình, Đức Phanxicô dự kiến sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh, có bài phát biểu trước cộng đồng tôn giáo địa phương, các linh mục và giám mục trong cùng một nhà thờ, nơi mà vào năm 2010, năm kẻ khủng bố đã sát hại 48 người, trong đó có hai linh mục, trong Lễ Vọng Kính Các Thánh Nam Nữ.

Đức Tổng Giám Mục Leskovar không phải là người đầu tiên tham gia vào việc chuẩn bị chuyến tông du đã có kết quả xét nghiệm dương tính trong những ngày gần đây: Ahmed Al Safi, phát ngôn viên của Đại Giáo Trưởng Ali Al Sistani của Hồi Giáo Shiite, người sẽ tiếp đón Đức Giáo Hoàng tại dinh thự riêng của mình, cũng có kết quả dương tính với coronavirus vào tuần trước.

Iraq đang trải qua làn sóng virus thứ hai khi lần đầu tiên, sau nhiều tuần lễ, số ca nhiễm coronavirus hàng ngày vượt quá 4,000 trường hợp.

Đức Phanxicô sẽ gặp al-Sistani ở thành phố phía nam Najaf, được coi là thành phố linh thiêng thứ ba của Hồi giáo Shiite sau Mecca và Medina.

Sự gia tăng số ca nhiễm coronavirus, không xa so với mức cao nhất là 5,025 ca một ngày từ cuối tháng 9, đã buộc chính quyền địa phương phải thực thi lại các biện pháp nghiêm ngặt trên toàn quốc bao gồm lệnh giới nghiêm hoàn toàn vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chúa Nhật.

Đối với các ngày còn lại trong tuần, giới nghiêm bắt đầu lúc 8 giờ tối và kết thúc lúc 5 giờ sáng. Các trường học bị đình chỉ cho đến khi có thông báo mới, và tất cả các nơi thờ phượng, bao gồm cả đền thờ Hồi Giáo và các nhà thờ Kitô Giáo, đều bị đóng cửa.

Chuyến đi của Đức Giáo Hoàng nhằm gửi một thông điệp khích lệ tới những người Iraq vẫn đang vật lộn để phục hồi sau cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Hồi giáo ISIS, trong khi họ ngày càng mất niềm tin vào chính phủ hiện tại.

Trong chuyến đi kéo dài 4 ngày, Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ gặp thủ tướng Iraq, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các thành viên của cộng đồng Kitô Giáo Iraq, là những người đã chịu đựng sự đàn áp và bức hại chết người dưới thời IS vào năm 2014.

Ngoài Najaf, Đức Phanxicô dự kiến sẽ đến thăm vùng đồng bằng Ur, được coi là vùng đất của Tổ Phụ Abraham, Tổ Phụ chung của người Do Thái, các Kitô hữu giáo và người Hồi giáo. Ngài cũng viếng thăm vùng đồng bằng Niniveh, từng là nơi sinh sống của một cộng đồng Kitô hữu, ngày nay là nơi vẫn đang phải vật lộn để phục hồi sau khi ISIS đã gây ra tội ác diệt chủng chống lại những người theo đạo Kitô Giáo, người Yazidis và các dân tộc thiểu số khác.
Source:Crux


5. Đức Thánh Cha có thể phải dùng xe thiết giáp để di chuyển tại Iraq để tránh khủng bố

Đức Thánh Cha Phanxicô quyết tâm thăm Iraq từ ngày 5 đến 8 tháng 3, không hề nao núng trước mối đe dọa khủng bố, bất ổn chính trị và xã hội, và số lượng COVID-19 đang gia tăng tại nước này. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã đưa ra lập trường trên vào hôm thứ Ba 2 tháng Ba.

Khi liên tục bị các nhà báo chất vấn tại sao chuyến đi tiếp tục được tiến hành, không thể dời lại vào một thời điểm khác thích hợp hơn, phát ngôn viên của Vatican trả lời rằng đó là “hành động xuất phát từ tình yêu đối với vùng đất này, đối với người dân và các Kitô hữu trong vùng”.

Đây là chuyến đi đầu tiên của một vị Giáo hoàng trong một trận đại dịch toàn cầu.

Vì lý do này, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, nói rằng tất cả các biện pháp phòng ngừa có thể đã được thực hiện để tránh chuyến đi trở thành một tai họa lây nhiễm COVID-19. Các biện pháp bao gồm việc Đức Giáo Hoàng di chuyển trong một chiếc xe kín mít thay vì chiếc popemobile truyền thống, để tránh các đám đông trên đường phố; số lượng người tham dự mỗi sự kiện bị cắt giảm mạnh để tạo khoảng cách xã hội; và việc sử dụng khẩu trang sẽ là bắt buộc.

Sự kiện lớn nhất sẽ diễn ra vào Chúa Nhật, khi Đức Phanxicô cử hành Thánh lễ tại sân vận động “Franso Hariri” ở Erbil. Chỉ có 10,000 người được phép vào cơ sở có thể chứa đến 30,000 chỗ ngồi và họ sẽ ngồi ở chỗ được chỉ định trước.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã được chủng ngừa COVID-19, cũng như hơn 70 nhà báo đi cùng ngài trên máy bay của Giáo hoàng.

Tuy nhiên, Iraq mới chỉ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vào thứ Ba, có nghĩa là hầu hết những người tham dự các sự kiện với Đức Giáo Hoàng sẽ không được tiêm vắc xin coronavirus.

Ông Matteo Bruni đã đề cập trong cuộc họp báo hôm thứ Ba rằng 57% dân số của đất nước dưới 25 tuổi, điều này có thể giúp giải thích tại sao nước này chỉ có 341 ca tử vong liên quan đến coronavirus trên một triệu người, so với 1,561 ca tử vong trên một triệu người ở Hoa Kỳ và 1,624 người chết trên một triệu người ở Ý.

Điều mà ông Bruni không muốn đề cập đến là các tín hữu Kitô, và các dân tộc thiểu số khác tại Iraq, vẫn đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Mặc dù ISIS đã chính thức bị đánh bại, nhưng chủ nghĩa thánh chiến ở Iraq thì không, và các cuộc tấn công và tội ác bạo lực của các lực lượng dân quân chống lại các nhóm thiểu số vẫn diễn ra hàng ngày.

Các nhà tổ chức có những lo ngại khác ngoài đại dịch, và người phát ngôn của Đức Giáo Hoàng thừa nhận có khả năng Đức Phanxicô sẽ tuân thủ yêu cầu của chính phủ Iraq yêu cầu ngài sử dụng một chiếc xe thiết giáp.

Khi được hỏi tại sao chuyến đi không thể bị hoãn lại, người phát ngôn cho biết nếu không có gì khác, nó đáng lẽ phải xảy ra sớm hơn, nhưng khoảng thời gian này là “thời điểm đầu tiên có thể xảy ra cho một cuộc hành trình như thế này”.

“Mọi thứ đều có sự cấp bách của nó, tất cả các biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện liên quan đến vấn đề sức khỏe, nhưng có lẽ cách tốt nhất để giải thích cuộc tông du này là nói rằng đó là một hành động của tình yêu đối với vùng đất này, đối với người dân và các tín hữu Kitô Iraq,” ông Bruni nói. “Mọi hành động yêu thương đều có thể được hiểu là cực đoan, nhưng điều đó cũng là một sự xác nhận cho một tình yêu cực độ và người được yêu được củng cố trong tình yêu đó”.

Ông Bruni nói: “Rõ ràng là Đức Giáo Hoàng cũng đã nhìn ra nhu cầu “củng cố người dân Iraq về mặt đức tin của họ”, nhưng ngài cũng muốn củng cố họ “về mặt yêu thương, như sứ mệnh của người kế vị thánh Phêrô đòi buộc”.

Chính quyền Iraq đang lúng túng trước các khó khăn rất lớn để tìm cách vực dậy nền kinh tế của đất nước sau chiến tranh trong bối cảnh phải đương đầu với đại dịch coronavirus. Họ rất chờ mong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô. Những lời chỉ trích chống báng chuyến tông du của Đức Thánh Cha chỉ nổi lên từ một số thành phần bên ngoài Iraq. Càng gần đến chuyến tông du, những lời chỉ trích càng tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, cũng có 29 tổ chức dựa trên đức tin hoạt động trên thực địa đã đưa ra một tuyên bố chung ủng hộ chuyến thăm.

“Iraq là cái nôi của nền văn minh nhân loại và là một đất nước xinh đẹp với sự đa dạng về văn hóa và tôn giáo”, tuyên bố được công bố vào cuối ngày thứ Ba nhận định. “Trong nhiều thế kỷ, nhiều cộng đồng dân tộc và tín ngưỡng sống cạnh nhau ở vùng đất này. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, Iraq đã phải hứng chịu chiến tranh, mất an ninh và bất ổn và gần đây nhất là sự trỗi dậy của ISIS. Một chuỗi các cuộc xung đột như vậy đã làm căng thẳng sâu sắc mối quan hệ giữa các cộng đồng và làm hỏng cấu trúc xã hội của đất nước”.

Các bên ký kết bao gồm Tổ chức Cứu trợ Hồi giáo trên toàn thế giới, Dịch vụ Tị nạn Dòng Tên, Liên đoàn Thế giới Luther, Dịch vụ Cứu trợ Công Giáo và Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông thuộc quỹ giáo hoàng.

Tuyên bố cho biết Iraq vẫn phải đối mặt với những thách thức khó khăn: Có 1.2 triệu người Iraq phải di tản bên trong nội địa và hơn 4.8 triệu người hồi hương đã trở về nhà ở các thành phố và làng mạc cần được xây dựng lại.

“Trong khi đó, một cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, do đại dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm, đang đẩy nhiều người vào cảnh nghèo đói và tước đi các nguồn lực cần thiết của chính phủ để hỗ trợ người dân của mình”.

“Là các tổ chức dựa trên đức tin, chúng tôi hoàn toàn chấp nhận thông điệp về tình huynh đệ và đối thoại mà Đức Thánh Cha Phanxicô đang mang đến cho Iraq. Chúng tôi tin chắc rằng chuyến tông du này đại diện cho một con đường cần thiết để chữa lành vết thương trong quá khứ và xây dựng tương lai cho các cộng đồng đa dạng của đất nước. Chúng tôi phối hợp với các Chính quyền địa phương và quốc gia để giúp các cộng đồng hòa giải, xây dựng lại hòa bình và đòi lại các quyền tập thể của họ về an toàn, dịch vụ và sinh kế”.
Source:Crux

6. Các con số thống kê về quốc gia Iraq

Theo thống kê vào tháng 7, 2020, Iraq có 39,650,000 dân trên một diện tích là 438,317 km2 trong đó có 950 km2 là lãnh hải, xếp thứ 60 trên thế giới. 69.36% dân số sống trong các thành thị và 30.64% sống trong các vùng nông thôn. Tỉ lệ người nhập cư ước tính 1.0% dân số.

Mức độ tham nhũng của các công chức trong bộ máy công quyền (Level of Public Corruption) đứng hàng 166. Để so sánh, các quốc gia có mức độ tham nhũng của các công chức trong bộ máy công quyền cao nhất thế giới, tức là xếp hạng 176 là Bắc Hàn, Yemen, Nam Sudan, và Somalia. Việt Nam đứng hàng 117. Trung Quốc xếp thứ 87.

Trung bình một phụ nữ Iraq có từ 4 đến 5 đứa con.

Số trẻ em không sống quá 5 tuổi lên đến 3.20%

Tuổi thọ trung bình 70 tuổi.

Tỷ lệ biết đọc biết viết là 79.25%

Số người dùng Internet chiếm 11%

Bình quân thu nhập đầu người là 6,500 Mỹ Kim.
Source:Catholic World News