Ngày 04-03-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hiển Dung Thánh Giá
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
01:08 04/03/2020


Chúa Nhật II Mùa Chay A

“Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông”. “Sáu ngày sau” tức là sáu ngày sau khi thánh Phêrô tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống”. Thời gian này Chúa và các tông đồ đang về Giêrusalem. Tại Giêrusalem Người sẽ chịu tử nạn.

Cuộc tử nạn gần kề, Chúa muốn các môn đệ phải biết rõ:

1. Người là ai. Điều này được giải quyết phần nào qua lời đại diện của thánh Phêrô: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".
2. Người giải phóng nhân loại qua cuộc thương khó, tử nạn, và phục sinh. Điều này các tông đồ chưa vững, do đó thánh Phêrô ngăn Chúa sau khi Chúa báo trước Người sẽ chịu nạn.

Như hầu hết người Dothái đương thời, các tông đồ tin Đấng Thiên Sai uy quyền sẽ chinh phục và thống trị nhân loại. Các ông không thể chấp nhận Đấng Thiên Sai phải chịu đau khổ và chết trên thánh giá.

Vì thế, Chúa Giêsu đưa ba tông đồ lên núi, chứng kiến cuộc hiển dung huy hoàng của Người để các ông:

- Xác tín mối liên hệ của Người với Thiên Chúa. Chúa Giêsu không làm gì mà không theo thánh ý Thiên Chúa. Hôm nay, chính Thiên Chúa đã xác nhận mối liên hệ này: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người”.
- Xác tín khổ nạn Chúa Giêsu sẽ chịu là con đường duy nhất đẹp lòng Thiên Chúa. Các ông sẽ tham dự vào khi “uống chén đắng” với Người.
- Xác tín, theo kế hoặch cứu độ của Thiên Chúa, Chúa Giêsu sẽ nên rực rỡ trong vinh quang phục sinh như những gì các ông đang chứng kiến.
- Được củng cố đức tin qua việc nhìn thấy vinh quang trước khi các ông chính thức “uống chén đắng” với Chúa Giêsu.

Nếu Chúa Giêsu đi qua thánh giá rồi mới vào vinh quang, các tông đồ, những người mà Chúa Giêsu yêu quý, cũng không đi ngoài con đường ấy.

Cũng vậy, ta cần tháp nhập vào thánh giá Chúa để tiến đến vinh quang. Thánh giá hôm nay là sự đồng hành với cuộc đời mà ta đang nếm trải.
Thánh giá cuộc đời mang nhiều màu sắc. Nó là những dằn xé, thử thách, bấp bênh, dao động, hoàng cảnh… mà ta phải đối mặt. Nó có thể là những đau khổ bên ngoài thân xác, hay nỗi đau thấu tận tâm hồn…

Thánh giá cuộc đời hiện lên ngay trên chính đôi tay sần sùi, chai sạn. Thánh giá hằn lên mái tóc nhuộm gió sương, quất vào đôi vai oằn nặng, đè lên đôi chân trong từng bước đi khó nhọc…

Thánh giá khắc trên những vầng trán suy tư, những dấu chân chim quần thâm phía sau đôi mắt đầy vẻ mỏi mệt, thao thức.

Thánh giá in dấu trên những khuôn mặt đăm chiêu, lo lắng đến phờ phạc, đến nhợt nhạt và tái tím…

Giữa nỗi thương đau khi dịch bệnh đang làm cả thế giới hoang mang, là đầu mối gây chết chóc cho nhiều ngàn sinh mạng, làm lung lay nền kinh tế toàn cầu và từng quốc gia..., thánh giá mà nhân loại phải chung vai là chính những âu lo, những sợ hãi chưa biết đến khi nào chấm dứt.
Cách riêng với Kitô hữu, thánh giá không chỉ là đau khổ như bao đau khổ trong đời. Thánh giá không chỉ bởi kiếp nhân sinh đầy bon chen, đầy nhọc nhằn mà mỗi kíp người phải gánh lấy.

Thánh giá còn là mọi hình thức bách hại, cấm cách, chà đạp niềm tin mà bao nhiêu kẻ có quyền, bao nhiêu hệ thống chánh trị gây ra…

Người ta khiếp sợ danh “Kitô hữu”, vì đó là Danh của Chúa chúng ta.

Người ta khiếp sợ vì Danh mà khi nghe đến, “cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Phili 2, 10). Càng khiếp sợ, họ càng ra sức bóp nghẹt sự tự do diễn tả đức tin của chúng ta…

Trước những “thánh giá” chất chồng như thế, ai mà không khao khát cảm nếm sự hiển dung của Chúa. Bởi sự hiển dung củng cố đức tin của các tông đồ, thì cũng là sức mạnh cho lòng tin chúng ta.

Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ còn chứng kiến cuộc hiển dung trên núi như các tông đồ. Hiển dung hôm nay trước mắt mỗi người còn quang trọng hơn, đó là hình ảnh CÂY THÁNH GIÁ CỦA CHÚA GIÊSU.

Chính Chúa Giêsu từng nói đến "HIỂN DUNG THÁNH GIÁ": "Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu" (Ga 8, 28). Hoặc: "Ông Abraham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của Tôi" (Ga 8, 56). Hoặc: "Trước khi có Abraham, thì Tôi, Tôi Hằng Hữu!" (Ga 8, 58).

Cây Thánh Giá: lời khẳng định chung quyết về một Tình Yêu có một không hai trên cõi đời: THIÊN CHÚA HIẾN THÂN CHO CON NGƯỜI.
Bởi nơi Thánh Giá, không chỉ là Tình Yêu của Chúa Giêsu, nhưng là chính Tình Yêu của Thiên Chúa rực sáng.

Với tôi, biểu lộ Tình Yêu trên Thánh Giá của Chúa là cuộc hiển dung huy hoàng mà Chúa bày tỏ để củng cố sức mạnh lòng tin, khi tôi phải chấp nhận thánh giá của bản thân trong từng ngày sống. Thánh giá của đời tôi sẽ được đền bù, được đáp trả bằng chính Tình Yêu của Đấng đã chết vì tôi.

Nhờ Tình Yêu của chính Thiên Chúa, nơi Thánh Giá, tất cả Vinh Quang của Chúa Giêsu được bày tỏ một cách cụ thể nhất, trọn vẹn nhất, hơn cả vẻ đẹp trên núi Hiển Dung xưa.

Hãy nhìn lên Thánh Giá chiêm ngưỡng Vẻ Đẹp của Chúa Giêsu, để biết Người là Thiên Chúa quyền năng, chiến thắng tội lỗi, đánh bại tử thần.

Hãy nhìn Thánh Giá để thấy niềm tin của từng người được củng cố và thêm vững mạnh.

Hãy nhìn Thánh Giá để nhận ra tình thương của Thiên Chúa, tập hiển dung với Chúa Giêsu bằng cách sẵn lòng đón nhận đau khổ trong đời.

Vì Thánh Giá là cuộc HIỂN DUNG MỚI, nên chấp nhận và tháp nhập thánh giá đời mình vào Thánh Giá Chúa, tôi sẽ hiển dung với Người.

Hiển dung trong chính cuộc đời hôm nay: đó là đau khổ của tôi được thăng hoa để trở thành phương thế cứu độ tôi. Và hiển dung mai ngày: đó là tiến về cuộc Hiển Dung đời đời cùng với Đấng đã hiến mình vì tôi.

 
Chắc chắn
Lm Vũđình Tường
22:15 04/03/2020
Kinh nghiệm trên núi thánh các tông đồ có được là món quà đặc biệt Đức Kitô trao tặng ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan. Kinh nghiệm này xảy ra một lần trong đời. Trên núi thánh các ông một lần nữa được nghe tiếng Chúa Cha từ trời cao phán bảo 'Đây là Con Ta hằng yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Ngài'. Lần đầu các ông được nghe khi Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan Mt 3,17 và lần thứ hai trên núi thánh Mt 17,5. Thiên Chúa tái xác nhận Đức Kitô là Con Thiên Chúa và qua Ngài chúng ta nhận biết Thiên Chúa Nhân Lành. Kinh nghiệm trên núi thánh giúp các tông đồ xác tín Đức Kitô là Con Thiên Chúa. Ngài là Con Thiên Chúa nên những ai 'lắng nghe lời Ngài' chính là lắng nghe lời Thiên Chúa. Lời kêu gọi 'lắng nghe lời Ngài' cho biết Đức Kitô là Đấng duy nhất có đủ thẩm quyền giảng giải về tình Chúa bao la, lòng Chúa xót thương. Những giải thích không hài hoà, ăn khớp với giải thích của Đức Kitô đều là giải thích sai lầm, không chính xác. Các tông đồ cũng tin chắc là những ai 'lắng nghe lời Ngài' sau khi hoàn tất cuộc lữ hành trần thế cũng sẽ được hưởng vinh quang như các ông được hưởng trên núi thánh, chiêm ngưỡng vinh quang của Thiên Chúa.

Môn đệ Đức Kitô còn biết thêm là con người không thể trực tiếp đón nhận vinh quang, ánh sáng diệu vợi của Thiên Chúa. Các ông kinh hoàng khi thấy Đức Kitô biến hình sáng ngập trời trên núi thánh, nhưng khi nhìn thấy ánh sáng và tiếng nói phát ra từ đám mây, các ông hoảng sợ, cúi gằm mặt xuống đất, lòng đầy sợ hãi, run rẩy, bởi ánh sáng đó sáng toả hào quang ngoài sức chịu đựng của con người trần thế. Các ông chỉ cảm thấy hoàn hồn khi Đức Kitô đến khuyến khích, an ủi: Đừng sợ. Để có thể chiêm ngưỡng được hào quang huy hoàng của Thiên Chúa con người trần thế: a/ cần 'biến hình' thay đổi, từ từ giúp mình trở nên giống Chúa hơn trước khi có thể cảm nhận được vẻ huy hoàng của Thiên Chúa. b/ dù hiện diện trên núi thánh cùng với Đức Kitô, Thiên Chúa vẫn làm chủ và các môn đệ chỉ có thể nghe những gì Thiên Chúa cho phép nghe. Có hiểu được hay không tuỳ thuộc vào hướng dẫn của Đức Kitô. Câu 'lắng nghe lời Ngài' còn mang í nghĩa nghe giải thích của Đức Kitô để hiểu biết về tình yêu và lòng bác ái của Thiên Chúa. Khi Đức Kitô rao giảng Ngài không dùng ngôn ngữ của thần thánh nhưng dùng ngôn ngữ của loài người nói chuyện với loài người để giúp loài người hiểu biết về Thiên Chúa.

Thứ ba, các môn đệ chắc chắn là sau khi hoàn tất cuộc lữ hành trần thế, thì có cuộc sống vĩnh cửu trong nước Chúa. Điều này thể hiện qua sự linh hoạt, sống động, vinh quang, sáng láng của các tổ phụ Môise và tiên tri Elijah. Cuộc sống trần gian thay đổi biến con người đó liên kết với thân thể mới, thân thể Phục Sinh của Đức Kitô. Thánh Phaolô trong thơ gởi tín hữu thành Corintô cho biết, để trở thành thân thể mới trong Đức Kitô Kitô hữu đó phải 'lắng nghe lời Ngài'. Lắng nghe lời Đức Kitô khi còn tại thế, và khi qua đời Đức Kitô cho họ chia sẻ niềm vui sống lại, niềm vui Phục Sinh của Đức Kitô. Do đó sống đời sống mới toả sáng, đầy tràn vinh quang, hạnh phúc bất diệt. 1 Cor 15,51-53.

Bên cạnh những điều chắc chắn trên, còn có những điều không được chắc chắn lắm. Không chắc chắn lắm gây nên bởi thiếu hiểu biết về tình yêu, lòng mến Thiên Chúa. Trước hết, trên đường xuống núi, môn đệ không hiểu tại sao Đức Kitô dặn các ông đừng nói cho ai biết về việc Chúa biến hình và thứ hai các ông hỏi nhau sau khi Con Người sống lại từ cõi chết có nghĩa gì? Mt 17,9. Thứ đến, các môn đệ không hề nhắc đến cuộc đàm thoại giữa Đức Kitô và các tổ phụ. Ngoài một câu duy nhất Chúa Cha phán bảo, mọi sự đều không được tiết lộ.

Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng làm những việc kì diệu trước mắt thiên hạ, cho người mù xem thấy, kẻ chết sống lại, người què được đi, người mù mắt sáng, thế mà Ngài trở nên trung tâm của xỉ vả, mạ lị. Kẻ kết án nói Ngài khờ dại, lính tráng hành hình chế nhạo làm trò vui, đám đông đứng từ xa ngó và tên trộm bị đóng đinh bên cạnh cũng thánh thức Ngài xuống khỏi thập giá. Môn đệ Đức Kitô không hiểu tại sao phải trải qua đau khổ mới đến vinh quang. Đau khổ đi trước mở đường, làm bệ đứng cho vinh quang. Cả Đức Kitô lẫn môn đệ Ngài đều có kinh nghiệm hào quang toả sáng trên núi thánh và kinh nghiệm tối tăm do con người tạo ra. Hai cực đối đầu của cuộc sống đời người. Điều chắc chắn cuối cùng và quan trọng hơn cả là dù vinh quang hay đau khổ, lòng mến môn đệ dành cho Đức Kitô không hề giảm hay bị lay chuyển.

TiengChuong.org

Certainty

The mountain experience happened only once in a life time for Jesus' chosen apostles: Peter, James and John. Through the mountain experience, the apostles were certain that Jesus is God's Beloved Son, and through Him they came to learn about the immense bounty of God's love and mercy. Twice, they heard the same saying 'This is my Son, the Beloved, listen to him'. The first time was at Jesus' baptism (Mt 3,17), and the second time was at Jesus' Transfiguration (Mt 17,5). God identifies Jesus as God's only Beloved Son, and through him, we come to know God. The calling 'listen to him' made the apostles certain, that Jesus is the authentic voice of God's love and mercy. All other voices about God's love and mercy not in according with Jesus' teaching are unreal, and untrue. The apostles believed, those who listen to Jesus- 'listen to him', after their departure from this earth, would enjoy the life of glory like Moses and Elijah.

Second, the apostles had experienced, that God's brightness and greatness were too much for mortals to bear. Seeing the brightness of God coming through the cloud, the apostles all faced down, and trembled before God's glory. This seemed to suggest that a/ mortals are incapable of seeing the immortals, and b/ mortals are incapable of understanding the heavenly language. Jesus alone could, because he is the embodiment of God. However, when Jesus talked to his apostles and the crowds, he talked to them like a person talks to another person, and that through Jesus we come to have true knowledge of God. Listening to Jesus means listening to God.

Third, the apostles were certain, that there is life after death. Moses and Elijah, their Patriarchs, enjoyed new lives. The perishable nature needs to be transformed into the imperishable body. It is to be more the likeness of God, bright and shining. When a mortal nature changes into an immortal body that person has new life in Christ. Paul tells us, that this glorious new life is possible because the Risen Christ awarded those who 'listen to him' enjoyment of His triumph over the power of darkness. 1Cor 15,51-53).

Apart from these certainties, the apostles also experienced some uncertainties. First, they were unsure about: a, why Jesus instructed them to 'tell no one about the vision', and b, they were uncertain about what it meant 'until the Son Man has risen from the dead' Mt 17,9. Up in the mountain, God allowed the apostles to hear a portion of their conversation, the rest of the dialogue remained a mystery.

Second, Jesus is God's only Son, who had made many miracles to give life for God's people, and yet, he was the subject of being ridiculed by people who judged him, jeered by soldiers who whipped him, and of being challenged by a thief who was nailed on a cross beside him. Jesus, in his Passion, experienced the dreadful humiliation, suffering and a feeling of God's absence when he was hung on the cross. The apostles came to know, that glorification comes after, not before the suffering, but they lacked the understanding of the necessity of it. Both Jesus and the apostles enjoyed the experience up on the mountain, and both trembled when facing suffering. The fear of God's brightness and the darkness of brutality of man are the extreme poles of a human life.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại Hội Giáo dục Công Giáo Toàn cầu được rời sang tháng 10
Thanh Quảng sdb
00:18 04/03/2020
Đại Hội Giáo dục Công Giáo Toàn cầu được rời sang tháng 10

Thánh bộ Giáo dục Công Giáo công bố cho hay Đại hội về Giáo dục Công Giáo Toàn cầu sẽ được rời về các ngày 11 đến 18 tháng 10 năm 2020 thay cho chương trình đã được ấn định vào tháng 5 năm 2020.

(Tin Vatican)

Đại hội về Giáo dục Công Giáo Toàn cầu là sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô nhằm vực dậy những cam kết với các thế hệ trẻ được dự định nhóm họp vào các ngày 10 đến 17 tháng 5/2020 tới, nay được rời về những ngày 11-18 tháng 10 vì sợ có sự lây lan của coronavirus đang lan tràn đến nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay.

Đại Hội Giáo dục Công Giáo Toàn cầu không chỉ giới hạn ở các tổ chức giáo dục Công Giáo mà còn được mở rộng tới các đại diện của các tôn giáo khác, các tổ chức quốc tế và các tổ chức nhân đạo khác nhau về khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị và văn hóa toàn cầu...

Với sự tham gia rộng lớn và đa dạng như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn Đại hội không chỉ nhằm phát triển việc Giáo dục toàn cầu mà còn có viễn kiến thành hình ra một Liên hiệp Giáo dục Toàn cầu trong lãnh vực giáo dục bao la này…
 
Hai Đức Hồng Y Re và Zen trái ngược nhau về thỏa thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc
Vũ Văn An
17:25 04/03/2020
Theo CNA, ngày 29 tháng Hai vừa qua, trên tờ La Nuova Bussola Quotidiana, Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Tân Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, đã cho phổ biến một lá thư gửi 203 Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo, trong đó, ngài cho rằng Đức Hồng Y Zen (Trần Nhật Quân) hiểu lầm Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI về Trung Hoa.

Đức Hồng Y Re viết “Trước nhất, tôi muốn nhấn mạnh rằng, trong cách tiếp cận của các ngài với tình hình của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa, có một hòa điệu sâu sắc trong ý nghĩ và hành động của 3 triều Giáo Hoàng gần đây nhất – những triều Giáo Hoàng, vì tôn trọng sự thật, đã ủng hộ cuộc đối thoại giữa đôi bên chứ không mâu thuẫn”.

Ngài viết tiếp “nhiều lần Đức Hồng Y Zen quả quyết rằng thà không có thỏa hiệp nào còn hơn có thoả hiệp xấu. Ba vị giáo hoàng gần đây nhất không chia sẻ lập trường này nhưng ủng hộ và đồng hành với việc soạn thảo Thỏa Hiệp, mà, vào lúc này đây, xem ra là thỏa hiệp duy nhất có thể có”

Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-kiun, Giám Mục hưu trí của Hongkong, là người lớn tiếng chống đối thỏa hiệp tạm thời năm 2018 giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về việc bổ nhiệm các Giám Mục.

Ai cũng biết Giáo Hội ở Hoa Lục bị chia rẽ cả 60 năm nay giữa Giáo Hội hầm trú, bị bách hại và việc bổ nhiệm các Giám Mục thường không được nhà cầm quyền Trung Quốc nhìn nhận, và Hiệp Hội Công Giáo Ái Quốc Trung Hoa, một cơ quan được chính phủ thừa nhận.
Thỏa hiệp tạm thời nhằm mục đích bình thường hóa tình huống các người Công Giáo Trung Hoa và hợp nhất Giáo Hội hầm trú với Hiệp Hội Công Giáo Ái Quốc Trung Hoa.

Đức Hồng Y Re, người được xác nhận là Niên Trưởng Hồng Y Đoàn mới 6 tuần lễ trước đây, viết cho các vị Hồng Y rằng “vì một số lên tiếng công khai” của Đức Hồng Y Zen, “nên tôi buộc phải chia sẻ một số xem xét và cung ứng một số yếu tố thuận lợi cho một việc lượng giá thanh thản đối với các vấn đề phức tạp liên quan đến Giáo Hội ở Trung Hoa”.

Ngài cho biết, mặc dù Thánh Gioan Phaolô II “một mặt ủng hộ việc trở về hiệp thông trọn vẹn của các Giám Mục được tấn phong trái phép trong những năm bắt đầu vào năm 1958, và đồng thời ước nguyện của ngài là nâng đỡ đời sống của các cộng đồng ‘hầm trú’ do các Giám Mục và linh mục ‘không chính thức’ dẫn dắt, nhưng mặt khác, ngài cổ vũ ý niệm đạt tới một thỏa hiệp chính thức với các nhà cầm quyền về việc bổ nhiệm các Giám Mục”.

Đức Hồng Y nói rằng thỏa hiệp đó cuối cùng đã đạt được và được ký kết ngày 22 tháng Chín năm 2018.

Cho nên Đức Hồng Y Niên Trưởng rất lấy làm lạ khi Đức Hồng Y Zen viết rằng “thỏa hiệp được ký cũng chính là thỏa hiệp mà Đức Bênêđíctô, lúc đó, đã từ chối không ký”.

Đức Hồng Y Re quả quyết rằng “sau khi đích thân ghi chép các văn kiện hiện có tại Văn Khố Hiện Nay của Phủ Quốc Vụ Khanh, tôi có thể bảo đảm với Đức Hồng Y rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã phê chuẩn bản dự thảo của Thỏa Hiệp về việc bổ nhiệm các Giám Mục ở Trung Hoa, một thỏa hiệp mãi đến năm 2018 mới có thể được ký kết”.

Đức Hồng Y Re nhận định rằng vì thỏa hiệp tạo cơ hội để Đức Giáo Hoàng can thiệp vào việc bổ nhiệm các Giám Mục ở Trung Hoa, nên “kiểu nói ‘Giáo Hội độc lập’ không thể còn được giải thích một cách tuyệt đối nữa, như là ‘tách biệt’ khỏi Đức Giáo Hoàng như trong quá khứ”.

Nhận định về thực tại Giáo Hội ở Trung Hoa, Đức Hồng Y Re cho rằng “chẳng may, có sự chậm chạp trong việc rút tỉa tại chỗ mọi hậu quả dẫn khởi từ sự thay đổi có tính thời đại này cả trên bình diện tín lý lẫn thực hành và hiện vẫn còn nhiều căng thẳng và tình huống đau lòng”.

Nhưng theo ngài, “mặt khác, không thể nào tưởng tượng được việc một thỏa hiệp phiến diện, vì trên thực tế, chỉ đụng tới chủ đề bổ nhiệm các Giám Mục, lại có thể thay đổi sự việc một cách gần như tự động và tức khắc trong các phương diện khác của đời sống Giáo Hội”.

Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y Re, việc lên tiếng của Đức Hồng Y Zen “giúp chúng ta hiểu rõ con đường của Giáo Hội ở Trung Hoa vẫn còn khó khăn xiết bao và sứ mệnh của các mục tử và của Đức Thánh Cha vẫn còn phức tạp như thế nào”. Điều cần là chúng ta nên “hợp nhất với Đức Thánh Cha và cầu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ ngài và nâng đỡ các cộng đồng của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa, những cộng đồng bất chấp đau khổ trong một thời gian dài vẫn tỏ lòng trung thành với Chúa, trên đường hòa giải, hợp nhất và sứ mệnh phục vụ Tin Mừng”.

Đức Hồng Y Zen không hiểu lầm

Theo tin UCA ngày 2 tháng 3, trong lá thư ngỏ đề ngày 1 tháng 3 năm 2020, Đức Hồng Y Zen vẫn cho rằng Đức Hồng Y Parolin đã chuyển các bản dịch sai từ ngữ Trung Hoa cho Vatican trong cố gắng đạt được thỏa hiệp và làm ngơ các lời chỉ trích.

Lá thư trên để trả lời lá thư của Đức Hồng Y Re gửi các Hồng Y. Đức Hồng Y Zen viết “con ca ngợi lòng can đảm của Đức Hồng Y dám mạo hiểm đi vào các vấn đề mà chính Đức Hồng Y cũng nhận là phức tạp, liều mình xâm hại tới uy tín của chức vụ danh dự vừa khai mạc”.

Đức Hồng Y Zen hoài nghi lời quả quyết của Đức Hồng Y Re về việc Đức Bênêđíctô đã chấp thuận dự thảo của Thỏa Hiệp. Ngài nói: nếu đã chấp thuận, “thì cho tôi xem bản văn đã ký đi, bản văn mà cho đến nay tôi chưa được phép xem”. Vả lại nếu đã chấp thuận, “sao không ký kết lúc đó?”.

Còn về việc bổ nhiệm Giám Mục, nhiều người nhận xét rằng Nhà Nước Trung Hoa chỉ mới thừa nhận 3 trong số hàng chục Giám Mục “hầm trú” trong khi Đức Phanxicô một lúc rút vạ tuyệt thông cho cả 8 Giám Mục “chính thức”. Nhiều người còn sợ sẽ không có Giám Mục hoặc linh mục mới nào được truyền chức cho Giáo Hội “hầm trú”, vô tình đẩy các Giáo Hội này lệ thuộc Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước, tức Nhà Cầm Quyền Trung Hoa.

Đức Hồng Y Zen vẫn tin rằng viễn kiến căn bản của Đức Gioan Phaolô II là “chống đối mạnh mẽ... điều mà tôi chia sẻ”.

Sự mơ hồ về thỏa hiệp có thể là kết quả của việc dịch sai tiếng Trung Hoa bởi các viên chức non trẻ của Bộ Tin Mừng Hóa Các Dân Tộc. Đức Hồng Y Zen cho rằng họ từng chịu trách nhiệm đối với ít nhất 10 lỗi trong bản dịch lá thư năm 2007 của Đức Bênêđíctô. Ngài bảo: “kẻ một mắt làm vua thế giới mù lòa”.

Thực ra, không riêng Đức Hồng Y Zen chống đối thỏa hiệp tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc. Gần đây, Văn Phòng Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế và Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo của Ủy Ban Công Lý, Hòa Bình, và Phát Triển Nhân Bản của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa cho công bố bạch thư về chính sách Trung Hoa Hóa các tôn giáo hiện diện tại Trung Hoa, trong đó có nhận định như sau về Thỏa Hiệp:

“Trong khi bản văn chưa được công bố, bảy giám mục của Giáo Hội ‘chính thức’ trước đó bị tuyệt thông đã được Vatican công nhận như một phần của thỏa thuận. Đổi lại, Trung Quốc chỉ công nhận ba trong số 20 giám mục ‘hầm trú’ được Vatican bổ nhiệm. Thỏa thuận này có mục đích cho phép Đảng Cộng Sản Trung Quốc chọn các giám mục nhưng Đức Giáo Hoàng có quyền phủ quyết các lựa chọn của họ. Đảng Cộng Sản Trung Quốc kêu gọi tất cả các giáo sĩ đăng ký với Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, là Hiệp Hội giám sát Giáo Hội ‘chính thức’. Đáp lại, Tòa Thánh ban hành ‘Các Hướng dẫn Mục vụ’ cho phép các giáo sĩ tự đưa ra quyết định đăng ký dựa trên lương tâm của họ. Quan chức Vatican từng đàm phán thỏa thuận tạm thời gọi đó là ‘điểm khởi hành của một cuộc đối thoại cụ thể và hữu hiệu hơn cho cả hai bên’ và thừa nhận rằng, ‘con đường bình thường hóa đời sống của Giáo Hội vẫn còn dài’. Trong khi đó, các báo cáo về sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc vẫn tồn tại khi các nhà thờ ‘hầm trú’ bị đóng cửa và các linh mục của họ bị giam giữ, thánh giá bị phá hủy, kinh thánh bị tịch thu và trẻ em dưới 18 tuổi bị cấm tham dự thánh lễ và được dạy dỗ về tôn giáo. Các máy hình giám sát và hình ảnh của Chủ tịch Tập được gắn và treo trong nhiều nhà thờ. Cuối cùng thời gian mới cho biết liệu các tín hữu có được phép thực hành tôn giáo của họ độc lập với sự kiểm soát của Nhà nước hay không”.

Thỏa hiệp, điểm đến của một diễn trình kéo dài 30 năm

Để độc giả rộng đường lượng giá, chúng tôi trình bầy thêm nhận định của một chuyên viên về thỏa hiệp tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc.

Chuyên viên đó là Paolo Affatato, trưởng phòng Á Châu của Fides News. Theo Elise Ann Allen của tạp chí Crux, Affatato cho rằng thỏa hiệp của Đức Phanxicô với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các Giám Mục “là thành quả của 30 năm làm việc, chứ không phải nó được sinh hạ ngày hôm qua. Nó đã được sinh hạ dưới thời Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng đầu tiên khời sự diễn trình xích lại gần và hiệp thông với các Giám Mục Trung Hoa vốn bị coi là bất hợp pháp”.

Bởi thế, Affatato gọi thỏa hiệp là “điểm đến” không những đối với Đức Phanxicô, mà còn đối với cả Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI nữa.

Ông cho rằng với thời gian, “một loạt vấn đề đã gây nên ngưng đọng, nhưng kết luận đã diễn ra”. Ông so sánh việc thương thảo này với việc xây dựng một tòa dinh thự: trước nhất xây nền rồi từ từ đến các cấu trúc khác, cuối cùng là việc mở cửa dinh thự.

Affatato cho rằng các chỉ trích hiện nay chống lại thoả hiệp không được biện minh vì thỏa hiệp này có “giá trị lịch sử không thể nào tranh luận được vì lần đầu tiên mọi Giám Mục Trung Hoa đều hiệp thông với Đức Giáo Hoàng”. Vả lại theo ông, “đây là một thỏa hiệp làm điểm khởi hành, nó không hoàn hảo”.

Mặt khác, theo ông, người Công Giáo Trung Hoa, kể cả các Giám Mục, nói chung, đều chấp nhận thỏa hiệp và thái độ của họ “rất khác với những gì Giáo Hội ở Hồng Kông nghĩ, một Giáo Hội có lịch sử riêng...và trên bình diện não trạng, cũng khác nhau”.

Affatato cho rằng Hongkong là thuộc địa của Anh cho tới năm 1997, và được cai trị bằng chính sách “một quốc gia, hai hệ thống”, dành cho nó các quyền tự do dân sự mà Lục địa không hề có, kể cả tự do tôn giáo. Ông bảo “ngày nay, nếu bạn nhìn vào thực tại của đời sống Giáo Hội ở Trung Hoa, 90 phần trăm đồng ý với đường hướng của thỏa hiệp. Nó có thể tốt hơn, nhưng đây là bước đầu cần thiết”.

Ông thừa nhận nhiều người Công Giáo Trung Hoa vẫn còn phải chịu đau khổ và vẫn còn gặp nhiều xách nhiễu từ các viên chức Trung Hoa ở địa phương. “Nhưng bạn không thể nghi vấn toàn bộ kế hoạch. Điều này, đối với tôi, là một sai lầm. Mà Giáo Hội ở Trung Hoa cũng không muốn điều đó”.

Chỉ có điều Affatato hơi quá lạc quan khi nhận định rằng “Nay không còn là thời gian lén lút nữa, giai đoạn lén lút không thể kéo dài mãi... Trung Hoa đã thay đổi, không còn là Trung Hoa của Mao... Cách mạng văn hóa ngày nay không y hệt như 60 năm trước đây”.
 
VietCatholic TV
Diễn tiến bất ngờ: Giáo chủ Lý Vạn Hy của giáo phái Shincheonji sạt nghiệp vì coronavirus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:40 04/03/2020
Theo thông tấn xã Yonhap, sáng thứ Tư 4 tháng Ba, Nam Hàn đã báo cáo 516 trường hợp nhiễm coronavirus mới, nâng tổng số các trường hợp nhiễm bệnh của quốc gia này lên tới 5,328 người. Tâm chấn của sự bùng phát dịch bệnh, là thành phố Daegu, cách Hán Thành 300km về phía đông nam, vẫn chưa có dấu hiệu khả quan nào.

Cho đến nay, 32 người, chủ yếu là những bệnh nhân cao tuổi có tiền sử bệnh án, đã chết ở Nam Hàn do bị tấn công bởi virus đường hô hấp xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc, gọi tắt là KCDC, cho biết như trên vào sáng thứ Tư 4 tháng Ba.

Trước tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng này, hôm thứ Ba 3 tháng Ba, tổng thống Văn Tại Dần đã công bố tình trạng chiến tranh với coronavirus.

Khoảng 60 phần trăm các trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus là các thành viên của giáo phái Shincheonji, trong đó, nghiêm trọng nhất là chi nhánh của giáo phái này ở Daegu, thành phố lớn thứ tư của quốc gia này, với dân số 2.5 triệu người.

Các cơ quan y tế, sau khi đã kiểm tra các thành viên giáo phái Shincheonji, mà họ liên lạc được, đã chuyển trọng tâm sang xét nghiệm các công dân khác ở Daegu, vì mức độ lan truyền đáng báo động trong cộng đồng.

Theo chính quyền trung ương và thành phố Daegu, khoảng 2,300 trường hợp được xác nhận tại Daegu là các thành viên của giáo phái Shincheonji.

Sáng thứ Ba 3 tháng Ba, chính quyền thủ đô Hán Thành đã quyết định niêm phong các trung tâm sinh hoạt của giáo phái Shincheonji.

Nhân đây, Kim Thúy muốn nhấn mạnh rằng giáo phái Shincheonji gọi các nơi gặp gỡ của họ là trung tâm sinh hoạt, không phải là nhà thờ. Cách nói chẳng hạn “những người đi dự lễ nhà thờ ở Hàn Quốc bị nhiễm coronavirus” là cách nói xỏ lá, có hậu ý bôi bác Giáo Hội.

Trong một thông báo giải thích quyết định niêm phong các trung tâm sinh hoạt này, chính quyền cho biết giáo phái này “làm tổn thương lợi ích cộng đồng bằng cách cản trở một cách có hệ thống các biện pháp của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19”.

Chính quyền Hán Thành nói thêm là giáo phái Shincheonji đã cố tình đưa thông tin sai lạc và không hợp tác với chính quyền, làm đe dọa tính mạng và sức khỏe của người dân.

Giáo phái này đã báo cáo với chính quyền Hán Thành họ chỉ có 2,000 thành viên sinh hoạt tại trung tâm Quả Xuyên (Gwacheon). Tuy nhiên, các videos từ camera an ninh cho thấy ít nhất có hơn 5,000 người thường xuyên đến trung tâm sinh hoạt này.

Việc cố tình khai báo sai lạc cũng xảy ra tại thành phố Daegu. Các quan chức của thành phố này cho biết ban đầu giáo phái khai báo rằng họ chỉ có 3,474 thành viên tại chi nhánh ở Daegu. Tuy nhiên, cuộc điều tra của cảnh sát sau đó cho thấy tại Daegu, giáo phái Shincheonji thực ra có đến 9,336 thành viên.

Đài truyền hình MBC của Nam Hàn đã trình chiếu một đoạn video là video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây. Trong video này, ông Lý Vạn Hy (Lee Man-hee) đang giận dữ cảnh cáo các tín hữu nào đang có ý định tìm kiếm các xét nghiệm y tế liên quan đến coronavirus.

Có lẽ ông Lý chủ quan tin rằng dịch bệnh này chỉ là một thứ cảm cúm thông thường, tự nhiên rồi nó cũng hết, nên ông ngăn cấm họ tìm kiếm các trợ giúp y khoa và hứa hẹn sẽ chữa lành cho họ.

Hôm thứ Hai 2 tháng Ba, ông Lý đã xin lỗi vì sự lây lan của căn bệnh và tuyên bố sẽ hợp tác hoàn toàn với các nỗ lực của chính phủ nhằm chống lại dịch bệnh này.

“Thay mặt cho các tín hữu Shincheonji, tôi thành thật xin lỗi công chúng,” ông Lý Vạn Hy nói trong một cuộc họp báo được tổ chức bên ngoài Hán Thành.

“Chúng tôi không cố ý gây ra điều này, nhưng nhiều người đã bị nhiễm bệnh.”

Ông đã quỳ xuống trước các phóng viên và những người tham dự giữa cuộc họp báo ở quận Gia Bình (Gapyeong), cách Hán Thành khoảng 60 km về phía đông, trong khi một số người biểu tình hét lớn những lời lăng mạ và những khẩu hiệu yêu cầu ông Lý phải chịu trách nhiệm.

Hành động của ông Lý được đưa ra chỉ một ngày sau khi chính quyền thủ đô Hán Thành cho biết họ đã đệ đơn kiện ông Lý và các nhà lãnh đạo khác của giáo phái Shincheonji về tội giết người và gây thương tích. Chính quyền thủ đô cáo buộc giáo phái có hành động cản trở các thành viên tiếp cận với các cơ quan y tế, và điều này đã dẫn đến các trường hợp tử vong.

Một số thành viên của giáo phái cũng đã đưa ra các cáo buộc tương tự. Họ giải thích rằng ông Lý tự xưng mình là Chúa xuống thế làm người lần thứ hai, nên không muốn thấy quá đông đảo các tín hữu của ông lại là những người bị nhiễm coronavirus, vì e rằng điều này làm mất uy tín của ông.

Hôm thứ Ba, chính quyền Hán Thành đã niêm phong các trung tâm sinh hoạt của giáo phái Shincheonji tại thủ đô. Tại quận Giang Nam (Gangnam) nơi đặt tổng hành dinh của giáo phái, các nhân viên công quyền kinh ngạc nhận ra văn phòng tối tân với đầy đủ các máy móc và đồ nội thất cực kỳ sang trọng chỉ còn mỗi một chiếc ghế duy nhất như quý vị và anh chị em thấy trong đoạn video này. Người ta lấy làm lạ không biết ông ta dọn hết văn phòng đi từ hồi nào.

Ông Lý sẽ phải ra tòa vào ngày 13 tháng Ba vì các cáo buộc của chính quyền Hán Thành, và Daegu, cũng như các đơn kiện của các thành viên Shincheonji. Gia đình nhiều người đã chết đòi ông phải chịu trách nhiệm về cái chết của thân nhân họ. Theo đài truyền hình MBC, giáo chủ Lý Vạn Hy sạt nghiệp là cái chắc.


Source:Yonhap
 
Thống đốc cuối cùng của Hương Cảng: Tòa Thánh nhận định sai về Trung Quốc
Giáo Hội Năm Châu
04:09 04/03/2020
Nam tước Christopher Francis Patten, tên tiếng Hoa là Bàng Định Khang (彭定康) là toàn quyền cuối cùng của Hương Cảng từ ngày 19 tháng 7, 1992 cho đến ngày 30 tháng 6, 1997 khi miền đất này được trả lại cho Trung Quốc. Trước khi làm toàn quyền Hương Cảng, ông đã từng làm chủ tịch Đảng Bảo Thủ Anh từ năm 1990 đến 1992.

Là người Anh, gốc Ái Nhĩ Lan, ông là một người Công Giáo rất có ảnh hưởng tại cả Anh quốc lẫn Ái Nhĩ Lan.

Tờ The Tablet, của Công Giáo Anh, vừa đăng một bài phỏng vấn ông về thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Vatican “got it wrong” about China says Patten

Nam tước Patten cho rằng Vatican “nhận định sai” về Trung Quốc.


Thống đốc cuối cùng của Hương Cảng, Nam tước Patten của xứ Barnes, cho biết ông nghĩ rằng Tòa Thánh đã sai lầm về Trung Quốc trong những nỗ lực của mình nhằm tái lập quan hệ với chính quyền của Tập Cận Bình.

Nói với báo The Tablet, cựu Chủ tịch đảng Bảo thủ Anh cho biết: “Tất nhiên tôi ủng hộ các cố gắng của Tòa Thánh làm những gì có thể được để giúp người Công Giáo và các Kitô hữu khác được thờ phượng dễ dàng ở Trung Quốc.”

Nhưng ông nói thêm: “Tôi chỉ nghĩ rằng thời gian này là một thời gian lạ thường để làm điều đó với một chính phủ Trung Quốc đã đi thụt lùi về phương diện nhân quyền – họ đã làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn đối với nhân quyền. Đó là những gì Tập Cận Bình đã và đang làm.”

Nam tước Patten đã nói chuyện với tờ The Tablet ở Dublin sau khi ông đọc một diễn văn về “Tương lai của nền dân chủ tự do”. Bài thuyết trình này được tổ chức bởi tạp chí Các Nghiên Cứu của Dòng Tên và được tổ chức nhằm vinh danh Peter Sutherland, cựu Tổng chưởng lý Ái Nhĩ Lan và là người bảo trợ cho tạp chí này.

“Thật đáng buồn là dưới thời Tập Cận Bình, mọi thứ đã bị lùi lại tại Trung Quốc,” ông nói và nhận xét thêm rằng Vatican cố gắng bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc vào thời điểm này là “không phải lúc”.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị (Wang Yi-王毅), đã gặp Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh, vào ngày 14 tháng Hai để thảo luận về sự phát triển của tình hình kể từ khi một thỏa thuận Trung Quốc -Vatican được ký kết vào năm 2018 về việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc. Nam tước Patten lưu ý rằng nhà ngoại giao cộng sản này có cùng tên với một mục sư Kitô giáo nổi tiếng, là người đã bị kết án chín năm tù vào tháng 12 vừa qua vì tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Mục sư Vương Nghị của Giáo hội Giao ước Mưa Sớm (Early Rain Covenant Church - 早雨圣约教堂) đã bị bắt vì chỉ trích các chính sách độc đoán của Tập Cận Bình.

Nam tước Patten nhấn mạnh rằng: “Người mà họ vừa bổ nhiệm đứng đầu văn phòng Hương Cảng và Ma Cao sự vụ nhằm đối phó với tình hình ở Hương Cảng đã khởi đầu sự nghiệp của mình bằng cách xóa bỏ những biểu tượng Kitô giáo trong tỉnh mà hắn ta điều hành trước đây.”

Hạ Bảo Long (Xia Baolong - 夏宝龙) là đồng minh thân cận của Tập Cận Bình và từng làm phó cho hắn ta ở tỉnh Chiết Giang (Zhejiang - 浙江). Hơn 1,200 cây thánh giá đã bị gỡ bỏ và hàng loạt các nhà thờ đã bị phá hủy từ năm 2013 đến 2017 khi Hạ Bảo Long là Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang, một trong những khu vực có đông tín hữu Kitô nhất Hoa Lục.

Nam tước Patten đặt câu hỏi: “Làm thế nào bạn có thể bang giao về các vấn đề tôn giáo với một chế độ đang giam cầm một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương?”

Ông nói thêm: “Tôi thấy mình đồng cảm với Đức Hồng Y Trần Nhật Quân và với những người khác về điều này. Tôi ngưỡng mộ những người ở Rôma, những người đã cố gắng trong nhiều thập kỷ để cải thiện mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc. Tôi biết những vấn đề này không dễ dàng chút nào. Nhưng tôi nghĩ rằng bây giờ không phải là lúc để làm điều này với một chính phủ Trung Quốc đã đi thụt lùi về phương diện nhân quyền.”

Nam tước Patten, người lãnh đạo Ủy ban Độc lập về Chính sách cho Bắc Ireland, cũng đã nói chuyện với The Tablet về Ả Rập Saudi và nói rằng Anh và Châu Âu không thể áp dụng tiêu chuẩn kép.

“Trong khi chúng ta đang thực hiện một đường lối cứng rắn đối với Iran và Syria về mặt nhân quyền, chúng ta không thể bỏ qua những gì đã xảy ra ở Ả Rập Saudi, cho dù đó là vụ giết một người bất đồng chính kiến hay là việc tiếp tục ngược đãi phụ nữ.”

Ông nói rằng nhân quyền phải được coi là phổ quát và phải được áp dụng theo cùng một cách ở mọi nơi.

Trong bài phát biểu của mình, ông nói rằng mối đe dọa từ bên ngoài đối với nền dân chủ tự do chủ yếu đến từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, rồi sau đó là đến từ Nga.

Ông nhấn mạnh rằng điều quan trọng là Trung Quốc phải đóng một vai trò tích cực và mang tính xây dựng trong cộng đồng nhân loại nhưng nói thêm: “Chúng ta không nên có thái độ đối kháng với người Trung Hoa, nhưng là đối kháng với ý định và hành vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Ông lưu ý rằng các cuộc tấn công nghiêm trọng và dai dẳng nhất vào các giá trị của nền dân chủ tự do đến từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, và những tấn kích này có được những thành công nhất định là nhờ vào kinh tế Trung Quốc và chính sách ngoại giao bằng cách cho vay có tính toán của nước này.

Thuyết phục các nước phương Tây rằng muốn tiếp cận với thị trường Trung Quốc, người ta phải chiều theo đường lối chính trị của Trung Quốc, là “chính sách ngoại giao chó sói”, ông nói.

Nam tước Patten, một người Công Giáo rất có ảnh hưởng, đã nói với một cử tọa chật cứng trong Nhà thờ St Ann trên đường Dawson, ở thủ đô Dublin, rằng một lý do có thể giải thích cho đường lối cứng rắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hương Cảng là thành phố này đại diện cho nhiều khía cạnh của nền dân chủ tự do mà Đảng Cộng sản ghét cay ghét đắng.


Source:The Tablet

 
Tòa Thánh bác bỏ những tin bịa đặt nói Đức Thánh Cha nhiễm coronavirus hay sẽ sớm từ chức
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:10 04/03/2020
1. Tòa Thánh lên tiếng bác bỏ tin giả cho rằng Đức Thánh Cha bị nhiễm coronavirus

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ bị cảm lạnh.

Trong một tuyên bố vào tối thứ Ba, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ bị cảm lạnh thông thường, và ngài không có các triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác.

“Đức Thánh Cha vẫn cử hành thánh lễ hàng ngày và theo dõi các bài tĩnh tâm đang diễn ra tại Trung tâm ‘Nhà Thầy Chí Thánh’, Casa Divin Maestro, của tu đoàn thánh Phaolô ở Ariccia, thuộc giáo phận Albano, cách Rôma khoảng 30 cây số về hướng nam,” ông Matteo Bruni nói.

Cũng trong ngày 3 tháng Ba, ký giả Franca Giansoldati chuyên về Vatican của tờ Il Messaggero cho biết khi Đức Thánh Cha bắt đầu có các triệu chứng cảm lạnh. Các bác sĩ của ngài ngay lập tức đã kiểm tra xem liệu ngài có nhiễm coronavirus hay không, nhưng may mắn là các xét nghiệm đã cho kết quả âm tính. Nói cách khác, Đức Thánh Cha Phanxicô không hề nhiễm coronavirus như những đồn thổi trên các phương tiện truyền thông.

2. Bác bỏ tin giả cho rằng Đức Thánh Cha bị nhiễm coronavirus

Trong một diễn biến đáng lo ngại, vì tình trạng sức khoẻ, Đức Thánh Cha đã không thể tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Chay tại Trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” (Casa Divin Maestro) của tu đoàn thánh Phaolô ở Ariccia, thuộc giáo phận Albano, cách Rôma khoảng 30 cây số về hướng nam.

Tuy nhiên, trong thời gian này, nhiệt độ trung bình tại Rôma chỉ khoảng 14 độ C, và có gió mạnh, nghĩa là khá lạnh. Do đó, tại Rôma vào mùa này nhiều người vẫn thường bị cảm lạnh. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 1 tháng Ba, Đức Thánh Cha cho biết ngài bị cảm lạnh, và không thể tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Chay của giáo triều Rôma.

Trong những ngày qua, trích dẫn một email của Bộ Thông Tin Tòa Thánh, trên các mạng xã hội như Twitter, và thậm chí trên các cơ quan truyền thông chính mạch như tờ Express của Anh đã xuất hiện các tin giả cho rằng Đức Thánh Cha, và hai vị phụ tá của ngài đã nhiễm coronavirus.

Email của Bộ Thông Tin Tòa Thánh được nêu ở trên thực ra chỉ là một lời nhắc nhở các nhân viên về các biện pháp phòng ngừa nên được thực hiện.

Dưới đây là toàn văn email này. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt Ngữ của Lan Vy.

Ngày 2 tháng 3 năm 2020

Các đồng nghiệp thân mến,

Chúng tôi muốn thông báo cho anh chị em rằng, như một biện pháp phòng ngừa, kể từ Chúa Nhật, ngày 1 tháng Ba, một trong những đồng nghiệp của chúng ta làm việc tại Palazzo Pio sẽ trải qua một thời hạn cách ly dự kiến sẽ rất hạn chế. Vị này phải làm như thế bởi vì trong cộng đồng tôn giáo của ngài ở Rôma, cụ thể là trường đại học St. Louis của Pháp, đã có trường hợp một linh mục, đã thử nghiệm dương tính với coronavirus. Chẩn đoán dương tính đã được xác nhận tại Pháp, là quốc gia nơi vị này hiện đang sống. Từ thông tin nhận được, dường như vị này đã cư ngụ trong cộng đồng tôn giáo ở Rôma vào khoảng giữa tháng 2, ngài sau khi đã đáp máy bay từ Pháp sang. Trước khi về nước, vị ấy đã dừng chân ở miền bắc nước Ý.

Đồng nghiệp của chúng ta hiện có sức khoẻ tốt và không có triệu chứng gì cả; việc cách ly đối với anh ta và tất cả các thành viên khác trong cộng đồng tôn giáo này được quy định bởi các thể thức y tế như là một biện pháp thận trọng và phòng ngừa. Các cơ quan y tế có thẩm quyền đã liên lạc với Cục Y tế và Vệ sinh của quốc gia Thành Vatican, để xác định xem việc kiểm dịch có thực sự cần được tiếp tục trong vài ngày tới hay không. Như đã đề cập ở trên, lần cuối cùng vị được xét nghiệm dương tính với coronavirus lưu lại trong cộng đồng tôn giáo ở Rôma là giữa tháng hai. Như thế, 14 ngày dự kiến trong các quy trình y tế cho việc áp dụng chế độ kiểm dịch đã trôi qua rồi.

Các giao thức y tế, được xác nhận bởi Cục Y tế và Vệ sinh của quốc gia Thành Vatican, không bắt buộc phải có các hạn chế hoặc giới hạn trong liên lạc gián tiếp đối với các trường hợp cách ly loại hai, tức là tình trạng cách ly của những người khoẻ mạnh tự cô lập như một biện pháp phòng ngừa. Vì thế, hiện tại không có quy định hay biện pháp cụ thể nào liên quan đến Palazzo Pio.

Như một biện pháp thận trọng, Cục Y tế và Vệ sinh của quốc gia Thành Vatican đã khử trùng văn phòng đồng nghiệp của chúng ta và các khu vực chung khác.

Chúng tôi sẽ thông báo cho anh chị em trong trường hợp có thêm tin tức liên quan đến cộng đồng chúng ta.

Thân ái,

Paolo Ruffini

Tổng trưởng Bộ Thông Tin Tòa Thánh

Các ký giả làm việc cho tờ Il sismografo cho biết thêm vị được xác định nhiễm coronavirus là Cha Alexandre Comte, 43 tuổi, linh mục người Pháp của tổng giáo phận Paris.

Như thế, email của Bộ Thông Tin không hề đề cập đến tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha hay các vị phụ tá của ngài. Các tin tức cho rằng Bộ Thông Tin Tòa Thánh xác nhận Đức Thánh Cha bị nhiễm coronavirus chỉ là tin giả.

3. Bà Asia Bibi muốn xin tị nạn tại Pháp.

Bà Asia Bibi, người Pakistan, đã từng bị kết án tử hình vì tội gọi là “Phạm thượng chống Hồi giáo”, muốn xin tị nạn tại Pháp.

Bà Bibi bị giam 8 năm trời trong khu tử tội và sau cùng đã được tòa án tối cao của Pakistan tha bổng, rồi được lưu vong sang Canada.

Báo Công Giáo Pháp La Croix, số ra ngày 24 tháng Hai năm 2020 cho biết, bà Asia Bibi đã được bà thị trưởng Paris Anna Hildago tiếp kiến ngày 25 tháng Hai năm 2020 tại tòa đô sảnh, và nhân dịp này trao tặng bà tước hiệu công danh danh dự của thành Paris.

Canada đã cam kết đón nhận bà Asia Bibi trong một năm trời. Theo bà Bibi, Liên hiệp Âu châu đang thăm dò xem nước nào trong Liên hiệp có thể đón nhận bà.

Ông Jan Figel, đặc ủy của Liên hiệp Âu châu về tự do tôn giáo ngoài Liên hiệp, bày tỏ lòng biết ơn đối với bà Bibi vì sự dấn thân trong lãnh vực này. Hồi cuối tháng giêng năm 2020, cuốn sách về cuộc giam cầm của bà Bibi đã được xuất bản bằng tiếng Pháp.

Bà Asia Bibi là một tín hữu Công Giáo. Hồi năm 2010, những người láng giềng của bà tố cáo bà Bibi đã xúc phạm đến Hồi giáo và do đó bà bị tòa kết án tử hình. Nguyên do vụ tố cáo này là vụ tranh chấp trong việc sử dụng giếng ở trong làng. Những người Hồi giáo cho rằng giếng này trở nên ô uế vì một tín hữu Kitô.

Trong thời gian bà Bibi bị giam ở khu vực tử tội, một chiến dịch quốc tế đã được phát động để đòi chính phủ Pakistan trả tự do cho bà Bibi. Cả Ðức Thánh Cha Phanxicô cũng dấn thân trong lãnh vực này. Tại Pakistan, hai chính trị gia lên tiếng bênh vực bà Asia Bibi đã bị những người Hồi giáo cực đoan giết chết.

Cuối năm 2018, tòa án tối cao Pakistan hủy bỏ án tử hình của bà Bibi và một thời gian sau, bà được sang Canada lưu vong. Tại đây, bà sống trong bí mật về danh tánh và nơi cư trú, vì luôn bị những thành phần cực đoan và cuồng tín dọa giết.

4. Công Giáo Ba Lan sắp có thêm một Chân phước tử đạo.

Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan sẽ có thêm một Chân phước tử đạo, đó là cha Jan Macha sinh năm 1914 và qua đời năm 1942, bị Ðức quốc xã sát hại lúc mới 37 tuổi.

Hôm 21 tháng Hai năm 2020, Hội đồng Giám mục Ba Lan cho biết, Ðức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, sẽ đại diện Ðức Thánh Cha chủ sự nghi thức phong Chân phước cho cha Jan Macha, vào ngày 17 tháng 10 năm 2020, tại Nhà Thờ chính tòa tổng giáo phận Katowice.

Cha Jan Macha sinh năm 1914 và thụ phong linh mục hồi tháng 6 năm 1935, khi được 24 tuổi. Khi làm cha sở cộng đoàn Ruda ở miền thượng Schlesia, dưới thời Ðức quốc xã chiếm đóng, cha Macha đặc biệt nâng đỡ các gia đình Ba Lan. Tháng 09 năm 1941, cha Macha bị mật vụ Gestapo của Ðức quốc xã bắt và bị kết án tử hình hồi tháng 07 năm 1942 sau đó, và bị chém đầu ngày 03 tháng 12 cùng năm 1942.

Hồi tháng 11 năm 2019, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép Bộ Phong Thánh công bố sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của cha Jan Macha, sau sáu năm điều tra.

Trong thời thế chiến thứ hai, Ðức quốc Xã đã sát hại 1 phần 4 số linh mục Ba Lan. Cho đến nay có hơn 100 vị đã được phong chân phước.

5. Tiểu sử Đức Cha Tân chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức

Đức Cha Bätzing sinh ra ở Kirchen và lớn lên ở Niederfischbach. Ngài từng là một cậu bé giúp lễ, ca viên trong dàn hợp xướng nhà thờ và chơi đàn organ trong các thánh lễ. Sau khi hoàn tất bậc trung học, ngài gia nhập đại chủng viện Giáo phận Trier. Ngài học thần học và triết học tại Đại học Trier và Đại học Freiburg, và tốt nghiệp năm 1985.

Trong tư cách phó tế, ngài giúp xứ cho giáo xứ Sankt Wendel. Ngài được Đức Cha Hermann Josef Spital phong chức linh mục tại Trier vào ngày 18 tháng 7 năm 1987. Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm cha phó tại trung tâm hành hương Thánh Mẫu Heimsuchung ở Klausen và tại giáo xứ Thánh Giuse ở Koblenz cho đến năm 1990. Sau đó, ngài là Phó Giám Đốc đại chủng viện Giáo phận Trier cho đến năm 1996. Cùng năm đó, ngài nhận được bằng tiến sĩ và trở thành hiệu trưởng đại chủng viện.

Một trong những thành công lớn của ngài là tổ chức vào năm 2012 cuộc hành hương Heilig-Rock-Wallfahrt ở Trier. Đó là một cuộc hành hương viếng các thánh tích quan trọng nhất của nhà thờ chính tòa thành Trier, bao gồm chiếc áo liền một mạch không có đường khâu của Chúa Giêsu, được trưng bày trong nhà thờ vào ngày 13 tháng 4 năm 2012. Lần đầu tiên chiếc áo này được trưng bày là vào năm 1996.

Vào ngày 1 tháng 11 năm 2012, Cha Bätzing được bổ nhiệm làm tổng đại diện của Giáo phận Trier, phụ tá cho Đức cha Stephan Ackermann. Năm 2016, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Limburg thay thế cho Đức Cha Franz-Peter Tebartz-van Elst. Đức Hồng Y Rainer Woelki, Tổng Giám mục Köln đã tấn phong Giám Mục cho ngài vào ngày 18 tháng 9 năm 2016.

Kể từ ngày 3 tháng 3 năm 2020, Đức Cha Bätzing là chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức thay cho Đức Hồng Y Reinhard Marx của Münich và Freising, và sẽ lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục trong nhiệm kỳ sáu năm.

Hai phần ba các Giám Mục Đức là có xu hướng cấp tiến. Đức Cha Bätzing cũng được xem là một người có khuynh hướng này. Tuy nhiên, việc bầu Đức Cha Bätzing làm chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức gây thất vọng lớn cho Ủy ban Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK.

Trước phiên khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Đức tại Mainz, ZdK kỳ vọng Đức Cha Franz-Josef Bode của Osnabrück, hay Đức Tổng Giám Mục Heiner Koch, của tổng giáo phận Berlin, hay Đức Cha Franz-Josef Overbeck của giáo phận Essen, sẽ được bầu làm chủ tịch. Đức Cha Bätzing có khuynh hướng dè dặt và tôn trọng Tòa Thánh hơn ba vị kia.

Những người Công Giáo có khuynh hướng đề cao các giáo huấn truyền thống của Giáo Hội hy vọng nơi sự thắng cử của Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick của tổng giáo phận Bamberg. Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick là một trong 7 Giám Mục Đức lên tiếng quyết liệt chống tiến trình công nghị tại Đức.

Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick, Đức Cha Bätzing, và Đức Cha Franz-Josef Overbeck là những vị được nhiều phiếu nhất nhưng không ai đủ túc số hai phần ba.

Đức Cha Franz-Josef Overbeck, Giám Mục giáo phận Essen, là người rất cấp tiến. Ngài đứng đầu cơ quan trợ giúp nhân đạo của các giám mục Đức tại Châu Mỹ Latinh, và đã tài trợ phần lớn cho sự chuẩn bị của Thượng Hội Đồng Amazon. Ngài đã tiên đoán Thượng hội đồng này sẽ dẫn dắt Giáo hội đến “một điểm không thể quay trở lại”, và do đó, Giáo Hội Công Giáo “không có gì sẽ giống như trước nữa”.

Khi Đức Thánh Cha Phanxicô công bố Tông huấn Querida Amazonia hôm 12 tháng Ba, Đức Cha Franz-Josef Overbeck bày tỏ sự thất vọng với tài liệu này vì thiếu sự ủng hộ cho đề nghị phong chức linh mục cho những người đã kết hôn, và nói rằng ngài ước gì Đức Giáo Hoàng tuân theo các quyết định của Thượng hội đồng và “cho phép việc phong chức linh mục cho những người nam đã kết hôn được chứng minh có đức hạnh (được gọi là viri probati) trong khu vực Amazon như một ngoại lệ.”

Sau vòng bỏ phiếu thứ hai, cả ba vị vẫn không đạt được đủ túc số hai phần ba. Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick rút lui. Trong vòng bỏ phiếu sau cùng, Đức Cha Bätzing đã bỏ xa Đức Cha Franz-Josef Overbeck, và trở thành chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức.

6. Các nơi thánh tại Thánh Ðịa vẫn mở cửa dù lo ngại coronavirus.

Sau khi có tin 18 người trong đoàn khách hành hương Nam Hàn viếng thăm Thánh Ðịa từ ngày 08 đến 15 tháng Hai năm 2020 bị nhiễm coronavirus, phát ngôn viên của Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh ở Giêrusalem cho biết các giới chức quan tâm đến sự ảnh hưởng của virus này đối với việc hành hương Mùa Chay và Phục Sinh 2020.

Israel đã cấm các chuyến bay đến từ Nam Hàn và Nhật Bản.

Theo phát ngôn viên của Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh, Wadie Abunassar, “quyết định của Israel cho phép và không cho phép ai nhập cảnh là một thử thách lớn đối với nhiều khách hành hương, nhưng dĩ nhiên chúng tôi hiểu lý do. Chúng tôi lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng đến những người hành hương đang có ý định đến thăm Thánh Ðịa lúc này hoặc trong tương lai gần và chắc chắn là trong mùa Phục Sinh sắp tới.”

Giáo hội khuyên mọi người theo các chỉ dẫn của bộ y tế và thận trọng nhưng đừng loan truyền tin đồn. Ông Abunassar nói: “Ðó là một thách thức lớn và chúng tôi cầu nguyện để sớm vượt qua nó với số thương vong tối thiểu có thể.”

Theo điều tra của Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh, không có nhân viên nào của Giáo hội có liên lạc với các khách hành hương Hàn quốc bị nhiễm coronavirus. Các nhà thờ tại Thánh Ðịa vẫn hoạt động bình thường. Cho đến nay, không có nhà thờ nào ở Palestine cũng như ở Israel được yêu cầu đóng cửa hay ngưng đón nhận khách hành hương.

7. Thánh lễ cầu nguyện cho nạn nhân cộng sản Tiệp Khắc.

Thứ Bảy 22 tháng Hai năm 2020, một thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân chế độ cộng sản Tiệp Khắc đã được Ðức cha Jan Vokal, Giám mục giáo phận Hradec Kralove, chủ sự tại Ðan viện dòng Prémontré Zeliv ở mạn nam Cộng hòa Tiệp.

Như đài phát thanh Praha đưa tin, trong thánh lễ, Ðức cha Jan Vokal có nhắc đến tên cha sở Josef Toufar bị công an mật vụ cộng sản tra tấn cho đến chết, cách đây 70 năm, ngày 25 tháng Hai năm 1950.

Thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân nằm trong chương trình Hội nghị kéo dài hai ngày về cha Toufar.

Ðan viện Prémontré ở Zeliv, là nơi được nhà nước cộng sản Tiệp Khắc dùng làm nơi giam giữ các linh mục và tu sĩ Công Giáo trong thập niên 1950. 464 giáo sĩ bị giam tại đây, trong đó có Ðức Tổng giám mục Karel Otcenasek, của giáo phận Hradec Kralove, và vị sau này là Ðức Hồng Y Frantisek Tomasek, Giáo chủ Công Giáo Tiệp Khắc. Hồi tháng 08 năm 1968, ngài đã tổ chức một cuộc hành hương với các linh mục đồng tù đến Ðan viện Prémontré ở Zeiv.

Từ năm 1954, khu nhà Ðan viện này được nhà nước cộng sản dùng làm nhà thương tâm trí, và sau khi chế độ Tiệp khắc sụp đổ năm 1991, Ðan viện được trả lại cho dòng Prémontré và nay tiếp tục là một Ðan viện như từ đầu.