Ngày 07-03-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:40 07/03/2014
TÔI LÀ AI
N2T

Có một người đến gõ cửa nhà của người yêu, người yêu đứng bên trong nhà hỏi:
- “Ai vậy nhỉ ?”
Người ấy trả lời:
- “Là anh đây mà.”
- “Cút ngay, cái nhà này không chứa được em và anh.”

Người ấy bị cấm cửa, thế là đi vào trong hoang mạc và ở đó mấy tháng trầm tư suy niệm, suy đi nghĩ lại câu nói của người yêu, sau đó người ấy trở lại gõ cửa lần nữa.
- “Ai đó ?”
- “Là em đó mà.”

Thế là cánh cửa lập tức mở ra.

Suy tư:
Khi đã yêu thì không còn phân biệt của anh và của em, khi đã yêu thì không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến người mình yêu; khi đã yêu thì không còn sống cho mình nữa nhưng là sống cho người mình yêu.
Đức Chúa Giê-su yêu thương Hội Thánh và sống cho Hội Thánh, chết cho Hội Thánh và sống lại để Hội Thánh được sống viên mãn trong ân sủng của Ngài. Tình yêu của Đức Chúa Giê-su dành cho Hội Thánh là hình ảnh yêu thương giữa người chồng và vợ, giữa họ không còn sống cho riêng mình nữa, nhưng là sống cho người yêu của mình.
Tôi yêu mến Đức Chúa Giê-su và Hội Thánh của Ngài, nhưng rất nhiều lần tôi đã không dám tuyên xưng trước mặt mọi người rằng tôi là Hội Thánh và Hội Thánh là tôi, cũng có nghĩa là tôi không dám tỏ mình để mọi người biết tôi là một Ki-tô hữu...
Trước cửa thiên đàng mà chúng ta nói: ”con là Ki-tô đây”, thì cửa lập tức mở ra ngay.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:43 07/03/2014
N2T

9. Nếu lời dạy của người truyền giáo mà không lấy cuộc sống của mình để giảng đạo lý, thì rất khó đánh động tâm hồn của người nghe, bởi vì những việc mà họ huấn lệnh đều phải lấy mình làm gương thì mới có thể giúp người thành công.

(Thánh Gregory)
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Đức Giêsu chịu cám dổ nhưng không bí khuất phục
Lm Jude Siciliano OP
05:55 07/03/2014
Chúa Nhật I CHAY - A
Sáng Thế 2: 7-9; 3: 1-7; Tvinh 50; Rôma 5: 12-19; Mátthêu 4: 1-11

ĐỨC GIÊSU CHỊU CÁM DỔ NHƯNG KHÔNG BỊ KHUẤT PHỤC

Chúng ta không phải là chiếc máy vi tính với những chương trình đã được cài đặt sẵn. Thiên Chúa có thể dựng nên chúng ta theo cách thức “cỗ máy được mặc định” để chúng ta luôn đưa ra những quyết định đúng đắn trong suốt cuộc đời. Nếu là đấng tạo hóa, có lẽ chúng ta đã thiết kế nhân loại theo cách đó. Chắc chắn sẽ làm nên một thế giới gọn gàng hơn, ít mâu thuẫn và ít đau khổ hơn. Nhưng Thiên Chúa đã không dựng nên chúng ta theo cách thức đó. Ngay từ thuở ban đầu, Người đã ban cho chúng ta quyền tự do lựa chọn.

Ghi nhận về những nỗ lực của con người cho thấy không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng tốt tự do mà Thiên Chúa đã ban cho. Có những cá nhân và cộng đoàn tỏa sáng như ngọn đèn giữa đêm tối. Tong khi đó, có những người chỉ mải mê chạy theo lợi lộc và chức quyền, nên đã gây ra xung đột và đau khổ cho phần lớn nhân loại.

Đoạn giữa của trình thuật bài đọc Cựu ước hôm nay nói đến “cây cho biết điều thiện điều ác.” Cây đó không xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác trong Kinh Thánh. Nhưng có những dấu vết của nó trong câu chuyện cám dỗ, và cây thập giá xuất hiện ở phần cuối các sách Tin Mừng. Trong trình thuật của sách Sáng Thế, “cây cho biết điều thiện điều ác” ngụ ý rằng nếu con người chọn sống theo lệnh truyền của Thiên Chúa thì họ sẽ được hạnh phúc; còn nếu chọn đi ngược lại với huấn lệnh của Thiên Chúa, thì kết cục thật bi thảm. Quả thật, Thiên Chúa đã trao cho con người quyền lựa chọn.

Ông Ađam và bà Evà không lựa chọn một cách khôn ngoan. Hai ông bà ham muốn quyền năng và không vâng lời Thiên Chúa. Sự bất tuân đó đã cắt đứt mối dây bằng hữu thân tình trước đây giữa họ với Thiên Chúa. Hai ông bà muốn có được điều từng ao ước, và khi muốn như thế thì sự bất tuân đã khiến họ hóa ra không còn thân thiện với Thiên Chúa nữa. Tiếp đó, ông Ađam đổ lỗi cho vợ mình về điều họ đã làm, và thế là sự bất tuân cũng khiến cho ông bà trở thành xa lánh nhau. Hoàn cảnh “sa ngã” của hai ông bà đâu phải là do Thiên Chúa đã định từ khi tạo dựng nên họ. Điều đã xuất hiện trong vườn Địa Đàng khi xưa sẽ để lại âm hưởng trong suốt Kinh Thánh, đó là: lòng nhân hậu của Thiên Chúa đối với con người; sự khước từ ân sủng và vong thân đã cắt đứt mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa và tha nhân. Cuối cùng: nếu chúng ta lựa chọn một thứ tự do ảo tưởng thì ắt sẽ dẫn đến tình trạng nô lệ.

Trình thuật về ông Ađam và bà Evà là một câu chuyện đầy tính huyền thoại. Thực tế có diễn ra những điều mà câu chuyện ấy kể hay không? Thưa rằng, không. Nhưng đó vẫn là một câu chuyện rất đúng, bởi nó phản ánh trong suốt dòng lịch sử nhân loại cho tới thời đại ngày nay. Tự do lựa chọn nằm ở ngay giữa khu vườn tâm hồn chúng ta, và chúng ta thường chọn vì những lợi ích cá nhân. Chúng ta muốn có quyền năng, và đó là cây ở chính giữa khu vườn tâm hồn, cứ thế chúng ta lại ra sức hái quả cây đó mà ăn.

Trong câu chuyện Ađam và Eva, người Kitô hữu chúng ta đã biết trước cuộc nhập thế của Đấng được Thiên Chúa xức dầu là Đức Kitô, Đấng ấy đã từ bỏ ham muốn quyền lực, thay vào đó, Người lựa chọn con đường phục vụ và hiến thân vì tha nhân. Cây của Đức Kitô chính là cây thập giá, cây đó ở giữa khu vườn tâm hồn chúng ta, và hoa trái của cây đó là tình yêu Thiên Chúa, cây này thôi thúc ta chọn lựa yêu thương, và giống như Đức Giêsu, hiến thân mình cho tha nhân.

Trong thư gửi giáo đoàn Rôma hôm nay, thánh Phaolô nhắc chúng ta về hệ quả tội Ađam, đó là “nhiều người phải chết...sự chết đã thống trị.” Thánh Phaolô cũng tóm gọn tin mừng, sứ điệp về điều Thiên Chúa đã thực hiện cho chúng ta, đó là: “Nếu chỉ vì một người duy nhất sa ngã mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại còn lớn lao hơn biết mấy. Những ai được Thiên Chúa ban ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, sẽ được sống và thống trị.”

Thánh Mátthêu viết Tin Mừng cho cộng đoàn Kitô hữu hầu hết là người Do Thái và bởi thế, trình thuật của tác giả thường nhắc lại những biến cố trong lịch sử Do Thái. Chẳng hạn như: con số “40 ngày và 40 đêm” đã xuất hiện nhiều lần trong Cựu ước. Mưa ròng rã 40 ngày đêm suốt kỳ hồng thủy, dẫn đưa ông Noê, gia đình và thú vật ra khỏi tội lỗi; ngôn sứ Êlisa ăn chay 40 ngày đêm trong sa mạc; ông Môsê ăn chay 40 ngày đêm trên núi Sinai trong lúc viết Thập Điều; dân Israel đi bộ qua sa mạc 40 năm trường lại thường xuyên thất tín trong việc giữ giao ước với Thiên Chúa. Hôm nay, được Thần Khí thúc đẩy, Đức Giêsu cũng vào trong sa mạc ăn chay 40 đêm ngày, rồi chịu cám dỗ, nhưng vẫn trung thành với Thiên Chúa và đường lối của Người.

Tên quỷ đề nghị Đức Giêsu dùng quyền năng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của Người. Đó là một cám dỗ chúng ta thường thấy các quan chức thành phố và quốc gia sai phạm. Đức Giêsu không màng đến những nhu cầu cá nhân của Người, chính Thiên Chúa sẽ lo liệu điều đó. Sứ vụ của Đức Giêsu là nhắm tới những điều quan trọng hơn và Người tập trung hết năng lực của mình để thi hành sứ vụ đó, chứ không phải là những nhu cầu cần thiết và căn bản như lương thực hằng ngày.

Để chu toàn sứ vụ, Đức Giêsu sẽ chịu sỉ nhục, đau khổ và chịu chết. Tên quỷ dụ dỗ Đức Giêsu rằng: nếu Người là Đấng được Thiên Chúa yêu mến thì Thiên Chúa sẽ bảo vệ Người khỏi mọi điều nguy hại. Đau khổ có thể khiến chúng ta nghi ngờ tình yêu Thiên Chúa. “Nếu Thiên Chúa thực sự yêu thương tôi, tại sao tôi lại lâm vào nỗi khốn khổ thế này?” Suốt hành trình sứ vụ của mình, Đức Giêsu luôn tín thác vào Thiên Chúa và Người không dùng quyền năng để giữ cho mình được an toàn cũng như để thoát khỏi mọi khổ đau.

Tuy nhiên, dẫu rằng Đức Giêsu không dùng quyền năng vì những lợi ích riêng tư, hoặc để lôi kéo dân chúng đến với sứ vụ của Người, thì ít nhất Người có thể dùng quyền năng để chu toàn sứ mạng bằng cách sắp đặt trật tự mức ảnh hưởng, uy tín và sức mạnh của các vương quốc trần gian. Đức Giêsu từ chối luôn cả cơn cám dỗ cuối cùng này. Nước Thiên Chúa mà Người đến để loan báo sẽ không chấp nhận quyền lực và những đường lối lãnh đạo của các quốc gia; nhưng Nước đó sẽ là “những hạt cải khởi đầu”, như nắm men, chúng âm thầm và tinh tế tác động để làm dậy men cả thế giới.

Chúng ta tin tưởng vào quyền năng nào? Dù với mục đích cao thượng, giải quyết mọi vấn đề trong chương trình nghị sự mà không lắng nghe người khác góp ý về những phương tiện khác nhau để hoàn thành, thì liệu chúng ta có bị cám dỗ hay không? Thậm chí tại một cuộc họp hội đồng Giáo xứ, trong khi cùng nhau thảo luận những kế hoạch thuận lợi, liệu chúng ta có thật sự biết lắng nghe người khác chăng?

Chúng ta sẽ học được nhiều điều nơi Đức Giêsu khi biết tuân theo chỉ dẫn của thánh Mátthêu trong những Chúa Nhật suốt năm phụng vụ này. Trong Tin Mừng hôm nay, cảnh cám dỗ bắt đầu mặc khải cho chúng ta biết về Đức Giêsu. Những cơn cám dỗ này sẽ kéo dài suốt hành trình sứ vụ, tới khi Người từ chối vâng theo các quyền lực hoặc không cộng tác với chúng, thì chúng nổi cơn thịnh nộ với Người. Đức Giêsu vẫn không sử dụng quyền năng của mình để tạo ấn tượng, thu hút dân chúng; Người sẽ không thực hiện phép lạ để làm cho những ai cần đến phép lạ tin vào mình, và những việc chữa lành của Người là dấu hiệu của sự sống, chứ không phải là phô trương sức mạnh.

Đức Giêsu dạy chúng ta đừng khuất phục trước những quyền lực thế gian, đừng để cho các thủ lãnh của chúng chiếm lĩnh tâm trí chúng ta. Bởi lẽ, các thực tại chính trị không phải là vương quốc của Thiên Chúa. Bây giờ là thời thống trị của Thiên Chúa, nhưng nó hướng chúng ta vươn xa hơn lịch sử. Khi nhận biết Đức Giêsu đã khước từ loại quyền lực nào, chúng ta hãy lựa chọn sống một cuộc đời giống như Người. Chúng ta được mời gọi thực hiện điều Đức Giêsu đã đòi hỏi nơi các môn đệ là: “Hãy theo Thầy.”


Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gòvấp



1st SUNDAY OF LENT (A)
Genesis 2: 7-9; 3: 1-7; Psalm 51; Romans 5: 12-19; Matthew 4: 1-11

We are not computers with pre-installed programs wired into us. God could have created us that way, "factory loaded," to always make the right decisions throughout our lives. If we were the creator, we might have designed humans that way. It certainly would have made for a neater world, less conflict and pain, for sure. But that’s not how we were made. From the beginning we were given the freedom to choose.

The record of human endeavors shows we haven’t always use that freedom well. Certain individuals and communities have shone like beacons in the dark. While others have pursued their own interests and power, resulting in human conflict and pain for a sizable portion of humanity.

There stands in the middle of today’s Old Testament narrative the "tree of the knowledge of good and evil." The tree doesn’t appear anywhere else in the Bible. But there are hints of it in the temptation story and, at the end of the gospels, the tree of the cross appears. In the Genesis account the tree suggests that living according to God’s commands will benefit humans; not following God’s commands ends in disaster. Humans are given the power to choose.

Adam and Eve don’t choose wisely. They opt for power and disobey God. That disobedience breaks the bond of friendship and intimacy they had with God. They want what they want, when they want it, and their disobedience alienates them from God. Later, Adam will blame his wife for what they did and so the disobedience alienates them from one another as well. Their "fallen" condition isn’t what God had in mind when God created them. What started in the Garden will echo throughout Scripture: God’s benevolence towards humans; our rejection of the gift and the alienation that breaks our relationships with God and neighbor. The bottom line: our choice for an illusionary freedom only results in enslavement.

The story of Adam and Eve is a powerful mythic tale. Did it literally happened the way the story tells it? No. But it’s a true story because it echoes throughout human history, right up to this present moment. The freedom to choose is at the center of our own garden and we have frequently chosen for our own benefit. We want power and that is the tree in the center of our garden, whose fruit we reach out to pick and eat.

In the Adam and Eve story we Christians anticipate the coming of God’s anointed, the Christ, who would forsake the quest for power and, instead, choose service and sacrifice for others. Christ’s tree, the cross, is the center of our own garden and the fruit of that tree is God’s love which enables us to choose love and, like Jesus, to give our lives for others.
Today, in Romans, Paul reminds us of the consequence of Adam’s transgression, "the many died… death came to reign." He then succinctly summarizes the gospel, the message of what God has done for us. "For if, by the transgression of the one, the many died, how much more will those who receive the abundance of grace and of the gift of justification come to reign in life through the one Jesus Christ."

Matthew wrote his gospel for a mostly Jewish Christian community and so his narrative stirs Jewish memory. For example: "40 days and 40 nights" has many Old Testament roots. Rain fell for 40 days and nights during the flood that delivered Noah, his family and the animals from evil; Elijah fasted in the desert for 40 days and nights; Moses fasted for 40 days and nights on Mount Sinai while he wrote the Ten Commandments; Israel wandered for 40 years in the desert failing frequently in her devotion to God. Now Jesus, led by the Spirit, enters the desert, fasts for 40 days and 40 nights and, though tempted, stays faithful to God and God’s ways.

The devil suggests that Jesus use power for his own satisfaction. A temptation some city, state and nationally elected officials were recently found guilty of doing. Jesus will not take care of his own needs, God will. As necessary and basic as bread is, Jesus’ mission is about something even more important and that’s where he will focus his energies.

In accomplishing his mission Jesus will be vulnerable and suffer pain and death. The devil suggests God could protect him from harm – if Jesus were the beloved of God. Our own sufferings might cause us to doubt God’s love. "If God really loves me, why am I going through this crisis?" Jesus trusted God throughout his ministry and would not use his power to keep himself safe and pain free.

But, even if Jesus won’t use his power for his own benefit, or to draw people to his mission, at least he could accomplish his task by aligning with the influence, prestige and powers of the world’s kingdoms. Jesus rejects this final temptation as well. The kingdom of God he has come to announce will not adopt the power and ways of the nations; but will have "mustard seed beginnings" and will, like yeast, be a quiet and subtle leavening agent for the world.

In what powers do we put our confidence? Aren’t we tempted, even for a noble purpose, to push through our agendas without listening to those who suggest other means to accomplish an end? Even at a parish council meeting, while discussing good projects, how much true listening goes on?

We will learn more about Jesus as we follow Matthew’s lead these Sundays through our liturgical year. In his gospel the temptation scene begins to reveal Jesus to us. The temptations will continue through his ministry, until the powers he refused to bow to, or compromise with, turn on him with fury. Still, Jesus will not use his power to impress people; he will not perform miracles for those who demand them in order to believe, and his healings will be signs of life, not flashy displays of power.

Jesus teaches us that we are not to bow to any earthly powers, nor let their leaders take possession of our hearts and minds. Political realities are not the kingdom of God. God’s rule is present now, but it directs our gaze beyond history. Having seen the kind of powers Jesus rejects, we chose to live his life. We are asked to do what Jesus asked of his disciples: "Follow me."
 
Thử Thách
Lm Vũđình Tường
06:11 07/03/2014
Mệnh đề hay câu nói bắt đầu bằng chữ ‘nếu, giả dụ như, giả tỉ như, thí dụ như’ đều là những câu nói diễn tả một sự việc chưa xảy ra hoặc không thể xảy ra. Giả như tôi là anh tôi sẽ về hưu sớm. Câu này không thể thực hiện vì tôi không là anh và không thể nào là anh. Câu nói giả dụ thường kèm theo điều kiện. Nếu một trong hai bên không thoả mãn điều kiện câu nói tự mất giá trị. Nếu anh thoả mãn điều kiện tôi đưa ra, tôi sẽ thoả mãn điều anh yêu cầu. Chúng ta xét câu ma quỉ nói với Đức Kitô.

Ma quỉ nói với Đức Kitô ‘nếu ông là Con Thiên Chúa’.

Bằng này chữ đủ cho biết ma quỉ nhằm thực hiện hai mục đích. Mục đích thứ nhất chúng chối bỏ bản tính Thiên Chúa của Đức Kitô. Nói cách khác ma quỷ nói với Đức Kitô ông không phải là Con Thiên Chúa. Mục đích thứ hai thâm độc hơn chúng mong tạo sự nghi ngờ cho Đức Kitô. Nếu ông là con Thiên Chúa như vậy rất có thể ông không phải là con Thiên Chúa. Tương tự như trường hợp ai nói nhỏ vào tai người nào đó. Anh không phải là con cha mẹ sinh ra mà là con nuôi. Điều này tạo cho người nghe mối ngờ vực.

Ma quỷ biết rõ chúng không dám thử thách Con Thiên Chúa lí do đơn giản chúng không có khả năng. Thử thách Thiên Chúa là chúng tự tìm đường diệt vong. Ma quỉ thử thách Đức Kitô bởi chúng nghi Đức Kitô không phải là Con Thiên Chúa nên chúng mới dám thử thách, mong có cuộc trao đổi với Ngài. Ma quỉ rành rọt về nhiều vấn đề trần thế và chúng dùng vật chất, danh vọng trần thế làm vật đổi chác. Thiên Chúa là Đấng sáng tạo vũ trụ và mọi sự trong đó. Ma quỉ dùng vật chất trần thế làm cuộc trao đổ biểu lộ tính cách gian xảo của chúng. Lấy những gì Thiên Chúa sáng tạo làm vật trao đổi với Thiên Chúa có khác chi lấy của người rồi đòi tiền chuộc.
Các câu đáp lại ma quỉ, từ đầu đến cuối Đức Kitô luôn khẳng định Ngài là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Từ đầu đến cuối, Ngài cho ma quỉ biết Ngài là Đấng cứu độ trần gian, sống nơi trần gian nhưng từ nguyên thuỷ Ngài đến từ Thiên Chúa và là Thiên Chúa.

Câu thứ nhất Đức Kitô cho ma quỉ biết: Thân xác con người sống nhờ cơm bánh và linh hồn con người sống bằng Lời Thiên Chúa là Lời Hằng Sống. Như thế con người trần thế sống nhờ cơm bánh và bánh linh thiêng là Lời của Thiên Chúa. Trên Thiên Quốc linh hồn ta không cần cơm bánh trần thế nữa mà được nuôi sống bằng Lời của Thiên Chúa mà Lời của Ngài chính là tình yêu Thiên Chúa. Thánh Gioan khẳng định ngay câu đầu tiên trong phúc âm Ngài viết: từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời là Thiên Chúa.

Câu thứ hai Đức Kitô cho ma quỉ biết chúng đang đối thoại với Con một Thiên Chúa, khi Đức kitô nói với ma quỉ đừng thử thách Thiên Chúa là Chúa của ngươi Ngài cho chúng biết chúng không được phép thử thánh Thiên Chúa. Ngọn núi đâu cao hơn trời cao. Đức Kitô từ trời cao đến trần gian an toàn, bình an. Như thế chưa đủ sao mà còn đòi thử thách. Vì thế Ngài nói đừng thử thách Thiên Chúa.

Câu thứ ba Đức Kitô thẳng tay xua đuổi ma quỉ. Chúng bỏ đi. Việc chúng bỏ đi cho biết chúng tin Ngài là Con Thiên Chúa. Nếu không tin Đức Kitô là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật ma quỉ đâu dễ ra đi, chuồn lẹ như thế. Ma quỉ không dám lì ra nhưng vâng phục tuân mệnh, bỏ đi. Dù bỏ đi vẫn chưa xong. Đức Kitô cho ma quỉ biết bỏ đi chưa xong mà còn phải thờ phượng Thiên Chúa. Ngoài Ngài ra không phải thờ thần nào khác.

Trong cuộc đời rao giảng công khai sau này bao lần Đức Kitô ra lệnh cho ma quỉ phải xuất ra khỏi người này, từ bỏ người kia, vâng phục xa lánh vùng chúng đang tá túc, âm thầm hoạt động. Những lần như thế ma quỉ dù không muốn, cũng không dám cưỡng chống lại í của Thiên Chúa. Chúng hoàn toàn khuất phục vâng lời. Có một lần duy nhất ma quỉ nói với nhau Đức Kitô là tướng quỉ ra lệnh cho quỉ dưới quyền vâng lời nên quỉ nhỏ phải nghe lời. Điều này chúng tự xác nhận ma quỉ dùng quyền lực, uy thế để cai trị lẫn nhau. Lớn hiếp đáp nhỏ là lối sống của ma quỉ.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Hội Đồng đại kết các Giáo hội Kitô
LM. Trần Đức Anh OP
11:31 07/03/2014
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến phái đoàn Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô sáng 7-3-2014, ĐTC đề cao tầm quan trọng của các hoạt động đại kết và kêu gọi đẩy mạnh các hoạt động cộng tác giữa các tín hữu Kitô.

Hội đồng đại kết được thành lập năm 1948 tại Hòa Lan và hiện có trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, qui tụ 349 Giáo Hội Kitô không Công Giáo với khoảng 500 triệu tín hữu trên thế giới. Giáo Hội Công Giáo không phải là thành viên, nhưng từ lâu vẫn cộng tác với Hội đồng đại kết.

Phái đoàn Hội đồng Đại kết do Mục Sư Tổng thư ký Olav Fykse Tveit, thuộc Giáo Hội Tin Lành Luther Na Uy, hướng dẫn.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC cám ơn Hội đồng đại kết vì sự phục vụ chính nghĩa hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô, đồng thời ngài kêu gọi không nên chấp nhận sự chia rẽ giữa các Kitô hữu như một yếu tố không thể tránh được trong kinh nghiệm lịch sử của Giáo Hội. ĐTC nói:

”Nếu các tín hữu Kitô cố tình không biết đến lời kêu gọi hiệp nhất mà Chúa gửi đến cho họ, thì họ có nguy cơ cố tình không biết chính Chúa và ơn cứu độ do Chúa cống hiến qua thân mình của Ngài là Giáo Hội: 'Không có ơn cứu độ nơi danh nào khác; thực vậy không có danh nào khác được ban cho nhân loạii để nhờ đó chúng ta được cứu độ” (Cv 4,12).

ĐTC cũng nhắc lại sự kiện Giáo Hội Công Giáo bắt đầu cộng tác với Hội đồng đại kết từ thời công đồng chung Vatican 2, những quan hệ đó giúp vượt thắng những hiểu lầm lẫn nhau, và đạt tới một sự cộng tác đại kết chân thành, gia tăng sự trao đổi các hồng ân giữa các cộng đoàn với nhau.

Ngài nhận định rằng: ”Con đường dẫn đến sự hiệp thông trọn vẹn và hữu hình là một con đường ngày nay vẫn còn cam go và lên dốc. Nhưng Chúa Thánh Linh mời gọi chúng ta đừng sợ, hãy tiến bước trong tin tưởng, đừng hài lòng với những tiến bộ mà chúng ta có thể cảm nghiệm được trong những thập niên gần đây”.
ĐTC không quên đề cao tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô và ngài cầu chúc cuộc gặp gỡ của phái đoàn Hội đồng đại kết với Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô trong những ngày này giúp xác định cách thức hữu hiệu nhất để tiến bước trên con đường cộng tác với nhau (SD 7-3-3014)
 
Đức Thánh Cha nói đừng ngại ngùng cúi mình xuống trên những ai đau khổ
Đặng Tự Do
16:50 07/03/2014
Trong thánh lễ sáng thứ Sáu mùng 7 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha giải thích rằng sống theo Tin Mừng nghĩa là cúi mình xuống trên những ai đau khổ mà không ngại ngùng. Không làm như thế, chúng ta chỉ là phường đạo đức giả.

Việc giữ chay tốt nhất mà Chúa muốn chúng ta thực hiện và sẽ phán xét chúng ta về điều này đó là hãy săn sóc cho tha nhân.

Đức Thánh Cha nói:

Khi chúng ta đón nhận từ Chúa chúng ta tình yêu của một người Cha, khi nhận từ Chúa chúng ta căn tính của một dân tộc và sau đó biến nó thành một quy tắc đạo đức chúng ta đã từ chối ân sủng của tình yêu. Những người đạo đức giả này là những người tốt. Họ thi hành tất cả những điều họ nên làm. Xem ra họ tốt lắm. Nhưng họ là những nhà đạo đức học không có lòng nhân lành vì họ đánh mất đi cảm thức thuộc về một dân tộc! Nhưng hãy nhớ rằng Chúa ban ơn cứu rỗi cho chúng ta qua việc thuộc về một dân tộc.

Những điều Chúa muốn nơi chúng ta chính là bác ái hay chay tịnh. Chính tiên tri Isaiah đã từng nói đừng xấu hổ vì những việc bác ái quan tâm đến đời sống anh chị em mình. Sự hoàn hảo của chúng ta, sự thánh thiện của chúng ta được liên kết với dân tộc mà chúng ta đã được chọn để trở thành một chi thể. Hành động thánh thiện lớn nhất của chúng ta liên quan đến thân xác anh chị em chúng ta và thân xác Chúa Kitô. Hành động thánh thiện ngày hôm nay, ở đây nơi bàn thờ này không phải là một thứ chay tịnh đạo đức giả: nhưng nó có nghĩa là đừng xấu hổ trước xác thịt Chúa Kitô đến với chúng ta nơi đây ngày hôm nay! Đây là mầu nhiệm Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Điều này có nghĩa là chia sẻ cơm bánh của chúng ta với những người nghèo đói, chăm sóc người bệnh, người già, những người không thể hồi đáp cho chúng ta bất cứ thứ gì: nghĩa là không xấu hổ trước thân xác anh chị em mình!

Khi tôi bố thí, tôi bỏ đồng tiền mà không dám chạm tay của người ăn xin, sao vậy? Và nếu tình cờ tôi chạm vào tay người ấy, tôi lập tức rút lại. Khi tôi bố thí, tôi có nhìn vào mắt người anh chị em mình không? Khi tôi biết một người đau yếu, tôi có đi thăm người đó không? Tôi có chào người anh chị em ấy với tình cảm trìu mến không? Có một dấu chỉ có thể có thể giúp chúng ta, đó là câu hỏi: Tôi có dám vuốt ve hay ôm lấy người bệnh, người già, trẻ em, hay đã tôi đã đánh mất ý nghĩa của sự vuốt ve trìu mến? Những kẻ đạo đức giả không thể vuốt ve. Họ đã quên làm sao để làm điều đó ..... Đừng xấu hổ về thân xác của anh chị em chúng ta, đó là xương thịt của chúng ta! Chúng ta sẽ được đánh giá bởi cách chúng ta đối xử với những anh chị em này.
 
Phong cách Kitô Giáo
Đặng Tự Do
17:20 07/03/2014
Trong thánh lễ sáng thứ Năm mùng 6 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã đề cập đến "phong cách Kitô giáo." Ngài giải thích rằng là Kitô hữu nghĩa là theo Chúa và giúp đỡ người khác .

Phong cách của Kitô Giáo là bắt chước Chúa Giêsu, Đấng luôn quảng đại và khiêm nhu.

Đức Thánh Cha khích lệ người Công Giáo sống Mùa Chay với một "phong cách Kitô giáo” là phục vụ, đầy tràn niềm vui và quảng đại hy sinh .

Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta không thể nào nghĩ đến đời sống Kitô tách biệt khỏi con đường này. Luôn luôn phải là hành trình này, hành trình Ngài đã chọn đầu tiên: hành trình của khiêm nhu, hành trình của bị hạ nhục, phủ nhận chính mình, và sau đó phục sinh. Không có Thánh Giá, phong cách Kitô không còn là Kitô, và nếu Thập Giá là Thập Giá mà không có Chúa Giêsu, nó không phải là Kitô nữa. Phong cách Kitô đón lấy Thánh Giá với Chúa Giêsu và tiến về phía trước – với Thánh Giá, và với Chúa Giêsu.

Và phong cách này sẽ cứu chúng ta, sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui và làm cho chúng ta sinh hoa kết quả, bởi vì con đường phủ nhận mình có thể đem đến cho chúng ta sự sống, nó trái ngược với con đường của ích kỷ, của gắn bó với tất cả những thứ chỉ tốt cho bản thân chúng ta mà thôi ... Con đường này mở ra cho tha nhân, vì con đường Chúa Giêsu đã chọn - con đường của hy sinh - là con đường mang lại sự sống.

Và niềm vui của chúng ta, và hoa trái của chúng ta là đi với Chúa Giêsu. Những niềm vui khác không sinh hoa trái, như Chúa Giêsu đã từng nói, họ chỉ nghĩ đến chuyện được cả thế giới, nhưng cuối cùng đánh mất và hủy hoại cuộc đời mình. Vào đầu Mùa Chay này, chúng ta hãy xin Chúa dạy chúng ta một chút phong cách này của sự phục vụ Kitô giáo, của niềm vui, của hy sinh, và sinh hoa kết trái với Ngài, như ý Chúa muốn.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô và cây thánh giá của một linh mục đã chết
Nguyễn Long Thao
20:30 07/03/2014
Ký giả Nicole Winfield của thông tấn AP cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô khi xưa đã lấy cây thánh giá trong cỗ tràng hạt của một linh mục đã chết để đeo vào người cho tới ngày nay. Bản tin trên đã được các cơ quan truyền hình của Hoa Kỳ loan đi trong ngày thứ Năm 6 /3/2014 khi nói về ĐTC Phanxicô

ĐTC Phanxicô đã kể chuyện này với các linh mục ở Roma vào ngày hôm qua, thứ Năm 6/3/2014. Ngài kể rằng trước đây tôi đã đến viếng xác một vị linh mục và lúc quan tài chưa đậy nắp, tôi ngạc nhiên không thấy ai để một bông hoa nào bên quan tài. Tôi đã đi mua một bó hoa để phúng viếng.Khi đặt bó hoa trên chiếc quan tài, tôi thấy vị linh mục cầm trong tay cỗ tràng hạt. Và theo Ngài kể “Liền lập tức cái thằng kẻ trộm trong mỗi con người chúng ta xuất hiện trong đầu óc tôi, tôi lấy tay gỡ lấy thánh giá, mắt nhìn vị linh mục và nói với ngài “Xin cho tôi một nửa lòng thương xót của cha”

Vị linh mục quá cố mà ĐTC nói tới là vị linh mục rất đạo đức, là cha giải tội cho cho hầu hết các linh mục của tổng giáo phận Buenos Aires, kể cả Ngài, và kể cả ĐGH Gioan Phaolô II khi Ngài sang thăm Argentina

ĐTC kể tiếp, khi xưa còn mặc áo dòng, tôi để thánh giá này trong túi áo mặc bên trong. Nay làm Giáo Hoàng, cỗ thánh giá đó được bỏ trong bao nhỏ và đính vào bên trong áo Giáo Hoàng.

Với cây thánh giá trên,Ngài kể về công dụng: ” Mỗi khi có một tư tưởng xấu xuất hiện trong đầu óc, thì tôi lấy tay đặt lên cỗ thánh giá ở trước ngực và cảm nhận được rằng mình được ơn huệ”

Nguyễn Long Thao
 
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 kể về Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị
Đặng Tự Do
19:38 07/03/2014
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã trả lời một một cuộc phỏng vấn dài về chủ đề những năm tháng hoạt động chung của ngài với Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị. Cuộc phỏng vấn đã xuất hiện như là bài đầu tiên trong cuốn sách bằng tiếng Ý nhan đề: Accanto a Giovanni Paolo Đệ Nhị Gli amici e I collaborator raccontano, nghĩa là “Bên cạnh Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị – Bạn bè và Cộng sự viên”, do nhà xuất bản Edizioni Ares của Ý thực hiện và vừa được cho ra mắt hôm thứ Sáu mùng 7 tháng Ba.

Cuốn sách trình bày hồi ức của hơn một chục người bạn thân nhất và cộng tác viên thân cận của vị Giáo Hoàng sắp được phong thánh bao gồm: Thư ký riêng của Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị là Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Đức Tổng Giám Mục Emery Kabongo và Đức Tổng Giám Mục Mieczyslaw Mokrzycki, cựu giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, tiến sĩ Joaquin Navarro - Valls, người bạn lâu năm của Đức Giáo Hoàng là Wanda Poltawska, cáo thỉnh viên của án Phong Thánh cho ngài là cha Slawomir Oder, và nhiều người khác.

Tháng Mười năm 2013, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã đồng ý trả lời các câu hỏi của nhà báo Ba Lan Wlodzimierz Redzioch bằng văn bản, và ngài đã trả lời xong vào tháng Giêng năm nay. Đức Giáo Hoàng danh dự cũng đã giúp rà soát lại các bản dịch tiếng Ý từ văn bản gốc bằng tiếng Đức các câu trả lời của mình.

Trong số các chủ đề được nêu lên trong các cuộc phỏng vấn, nổi bật là những công việc mà Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị và Đức Hồng Y Ratzinger đã thực hiện để ứng phó với thần học giải phóng, công việc của hai vị về Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, những khía cạnh quan trọng nhất trong linh đạo của Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị, những yếu tố quyết định khiến Đức Thánh Cha danh dự mở án phong Chân Phước và án phong Thánh cho người tiền nhiệm của ngài; và lòng biết ơn tràn ngập của ngài với người ngài đã phục vụ trong tư cách Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và đã kế vị ngôi Giáo Hoàng.

Hôm thứ Sáu 7 tháng Ba, hai nhật báo Ý Corriere della sera và Avvenire, đã đăng tải những trích đoạn dài từ cuộc phỏng vấn nói về sự ủng hộ mạnh mẽ của Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị dành cho Đức Hồng Y Tổng Trưởng Ratzinger ngay cả trong những tình huống cam go nhất. Đức Thánh Cha danh dự viết: “Quá thường khi ngài có đủ lý do để đổ hết lỗi cho tôi hoặc để chấm dứt chức vụ Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cuả tôi. Tuy nhiên, ngài ủng hộ tôi với sự tin cậy và một lòng tốt hoàn toàn không thể hiểu nổi."

Đức Giáo Hoàng danh dự đã kể lại chi tiết khi hai vị phải đối mặt với cơn bão ùn ùn kéo đến theo sau Tuyên Ngôn Dominus Iesus (Tính Duy Nhất và Phổ Quát của Đức Kitô và Hội Thánh trong công trình Cứu Độ) được công bố ngày 6 tháng 8 năm 2000. Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị đã muốn dùng buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 13 tháng 8 năm 2000 như là cơ hội để bảo vệ cách hùng hồn cho Tuyên Ngôn Dominus Iesus.

“Đức Giáo Hoàng [Gioan Phaolô Đệ Nhị] đã mời tôi viết một văn bản ngắn ngài sẽ đọc trong buổi đọc kinh Truyền Tin, có thể nói là bịt kín mọi ngóc ngách để không cho phép bất kỳ một giải thích nào khác. "

Đức Giáo Hoàng danh dự giải thích rằng ý của Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị muốn có một văn bản rất ngắn là vì ngài muốn bày tỏ trước thế giới một sự ủng hộ rõ rệt, dứt khoát, hoàn toàn, tuyệt đối và vô điều kiện bản Tuyên Ngôn này. Ngài nói thêm: "Tôi đã chuẩn bị một bài phát biểu rất ngắn . Tuy nhiên, tôi lại không muốn quá cộc cằn, và vì vậy tôi đã cố gắng để giải thích một cách rõ ràng nhưng không hà khắc. Sau khi đọc nó , Đức Giáo Hoàng hỏi lại tôi, "Nhưng, như thế đã thực sự rõ ràng chưa?”. Tôi nói "Thưa rất rõ".

Những xác định này từ Đức Giáo Hoàng danh dự cho thấy những đồn đoán của giới báo chí cho rằng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thận trọng tách mình khỏi văn bản đó là điều bịa đặt.
 
ĐTC: Xin Chúa ban cho chúng ta những linh mục, và nữ tu tự do không bị trói buộc bởi ngẫu tượng tiền bạc và quyền lực
Đặng Tự Do
13:08 07/03/2014
Trong Thánh Lễ sáng Thứ Hai 3 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho ơn gọi, cho những người trẻ biết lắng nghe và nhận ra ơn gọi của Thiên Chúa để phục vụ.

Đức Thánh Cha nói:

Trái tim anh ta vẫn thao thức, vì Chúa Thánh Thần đẩy anh ta đến gần hơn với Chúa Giêsu và đi theo Người. Nhưng trái tim anh quá đầy và anh thiếu can đảm để loại bỏ những thứ làm đầy con tim mình. Cái mà anh ta lựa chọn là tiền. Tim anh đầy những tiền và tiền. Nhưng anh không phải là một tên trộm, hoặc một tên tội phạm: không, không đâu, anh là một người đàn ông tốt: chưa bao giờ ăn cắp, không bao giờ lừa dối ai. Anh kiếm được đồng tiền một cách trung thực nhưng trái tim anh đã bị giam cầm, nó đã được gắn liền với tiền bạc và anh mất tự do chọn lựa. Tất cả mọi thứ, tiền đã chọn cho anh ta.

Chúng ta phải cầu nguyện để trái tim của những người trẻ tuổi có thể vơi đi những quyền lợi và những tình cảm khác, để họ có thể trở thành tự do. Đây là lời cầu nguyện cho ơn gọi: ‘Lạy Chúa, xin gửi đến cho chúng con các linh mục và nữ tu, xin bảo vệ họ khỏi việc tôn thờ những ngẫu tượng của phù hoa, của tự hào, của quyền lực, của tiền bạc.’ Lời cầu nguyện này của chúng ta là để chuẩn bị cho những con tim có thể theo Chúa Giêsu gần gũi hơn.

Lạy Chúa, xin giúp đỡ những người trẻ để họ có thể được tự do, không nô lệ, để con tim của họ chỉ dành cho Ngài mà thôi, để tiếng gọi của Chúa có thể được lắng nghe và có thể sinh hoa kết quả. Đây là lời cầu nguyện cho ơn gọi. Chúng ta phải cầu nguyện rất nhiều. Nhưng chúng ta phải cẩn thận: thế giới này vẫn có những ơn gọi. Chúng ta phải giúp họ phát triển , để Chúa có thể đi vào con tim họ và ban cho họ niềm vui khôn tả và vinh quang của những người theo Chúa Giêsu một cách chặt chẽ.
 
Top Stories
Chine: Tensions à Hongkong face à un afflux de visiteurs venus du continent chinois
Eglises d'Asie
08:27 07/03/2014
Zhang Dejiang est l’un des sept membres du Comité permanent du Bureau politique du Parti communiste chinois. Au cœur de ce qui est l’instance suprême du pouvoir chinois, il suit plus particulièrement les affaires de Hongkong. Egalement président du Comité permanent de l’Assemblée nationale populaire, laquelle vient d’entrer en session, il a déclaré devant les députés, le 6 mars dernier, qu’il « comprenait » les frustrations des Hongkongais qui se sentent envahis par les touristes du continent et qu’il était « nécessaire » d’envisager des mesures pour en limiter l’afflux. Cette déclaration porte l’attention sur les tensions qui se sont fait jour à Hongkong depuis quelque temps, à l’heure où 49 villes du continent autorisent désormais à leurs citoyens de se rendre en visite à Hongkong sans permis préalable ni autorisation.

L’article ci-dessous a été écrit par un observateur attentif et bien informé des réalités sociales de Hongkong.

Le dimanche 16 février 2014, des bagarres ont eu lieu dans un quartier de la presqu’île de Kowloon, rue de Canton, entre des touristes venus du continent chinois et une centaine de manifestants hongkongais. La police est intervenue et a séparé les deux groupes. Il n’y a pas eu de victimes mais quatre ministres du gouvernement de la RAS (Région administrative spéciale de Hongkong) ont dénoncé l’attitude les manifestants, affirmant qu’ils humiliaient les touristes et ternissaient la réputation de Hongkong. Ces incidents n’étaient pas les premiers de ce genre. Par le passé, il y en a eu d’autres sans conséquences dramatiques mais qui témoignent d’un malaise persistant dans la société de Hongkong, à l’égard de la Chine continentale.

Les touristes du continent

Depuis 1997, les touristes du continent étrennent leurs nouveaux droits dans l’ancienne colonie britannique de Hongkong, devenue une région administrative de la République populaire de Chine. Avant cette date, il leur était très difficile de s’y rendre. Mais désormais, ils peuvent y passer une semaine entière et aller et venir librement dans les différentes parties de l’enclave. Souvent, avant leur voyage, ils ne savent pas quoi penser de Hongkong. Par la propagande, ils ont appris que les Chinois du lieu ont été exploités par les Anglais mais, par les témoignages des différents parents et amis, ils s’imaginent que c’est un pays de cocagne, celui de la surabondance. Certains envisagent, sans le dire, de s’y établir.

Ils se considèrent chez eux à Hongkong et s’y comportent avec insouciance, comme ils le feraient sur le continent, alors que les lois y sont beaucoup plus contraignantes : sécurité, hygiène, code de la route, discipline dans les transports en commun, etc. Ils se font mal voir des Hongkongais qui les considèrent comme des malappris.

Ils s’expriment en mandarin et trouvent étrange de trouver si peu de gens qui acceptent d’engager avec eux la conversation dans leur langue. De plus, peu de gens sont capables de leur répondre en mandarin. Sur le continent, on bavarde facilement avec des inconnus dans la vie courante et s’exprimer en un dialecte, tel le cantonnais, y est mal vu.

Comme le temps de leur séjour est limité, ils dépensent en peu de jours beaucoup d’argent, surtout dans les domaines du luxe, de la fantaisie et des loisirs. Les Hongkongais les accusent de faire monter le coût de la vie.

Les habitants de Hongkong

Leurs griefs contre les « continentaux » ne sont pas nouveaux mais ils augmentent au fil du temps. Les maternités, depuis déjà de nombreuses années, sont prises d’assaut par des femmes de Chine continentale qui viennent accoucher à Hongkong pour que leur enfant en ait la citoyenneté et puissent, à l’avenir, s’y installer. Les Hongkongaises ont protesté, affirmant qu’il n’y avait plus assez de lits disponibles pour mettre au monde leurs enfants. Le gouvernement de la RAS a considérablement augmenté le prix des accouchements pour les femmes du continent, mais cela ne les a pas découragées pour autant.

Plusieurs scandales ont jeté le discrédit sur le lait en poudre vendu sur le continent, la mort de plusieurs bébés ayant été déplorée (autant de drames pour les jeunes mères déjà stérilisées). De ce fait, un trafic de boîtes de lait en poudre s’est organisé depuis Hongkong et perdure toujours malgré les mesures prises pour le faire cesser : interdiction de faire passer plus de deux grandes boîtes par voyage. Ces dernières années et jusqu’à récemment, le lait en poudre était devenu une denrée rare à Hongkong, provoquant la colère des consommateurs de l’ancienne colonie.

La loi stipule que les enfants nés à Hongkong ont le droit d’y être scolarisés. Du coup, de nombreuses familles du continent se sont installées près de la frontière pour que leur enfant puisse fréquenter un jardin d’enfants de la RAS. La pédagogie y est bien meilleure, on y enseigne l’anglais mais les prix sont nettement plus élevés.

Résultat, les jardins d’enfants des Nouveaux Territoires (dans le nord de Hongkong) sont littéralement assiégés par des parents désireux de donner à leur enfant la meilleure éducation possible, ce dernier est contraint de passer chaque jour la frontière et de faire un long voyage pour aller en classe. Les parents des Nouveaux Territoires sont furieux qu’il n’y ait plus de place pour leurs enfants.

Les touristes du continent sont de plus en plus nombreux à Hongkong, ils envahissent tout avec, le plus souvent, un grand sans-gêne : Disneyland, Ocean Park, le Peak, etc. Les queues devant les guichets s’allongent toujours plus, laissant peu de chance aux habitants des lieux. D’après les statistiques, sur les 54 millions de visiteurs qui viennent chaque année se distraire dans la RAS, 80 % viennent du continent. C’est énorme pour un si petit territoire ! Et si la courbe continue de progresser au même rythme, il y aura, dans dix ans, 100 millions de visiteurs annuels à Hongkong. Il faudrait donc construire d’urgence de grands hôtels alors qu’il n’y a pas assez de logements pour les Hongkongais eux-mêmes.

Un parti politique de Hongkong, le People Power (人民力量), propose d’introduire une nouvelle taxe de 100 dollars Hongkong (10 euros) pour tous ceux qui arrivent à Hongkong par voie terrestre, c’est-à-dire pour les Chinois du continent qui arrivent via Shenzhen et les points d’entrée à la frontière entre la RAS de Hongkong et la province du Guangdong. L’objectif affiché est de réduire le nombre des « envahisseurs ».

En conclusion, comme on peut le voir, les motifs de mécontentement sont nombreux à Hongkong, isolé pendant plusieurs décennies du continent chinois. Les Hongkongais ont conscience d’être des privilégiés et n’ont aucune envie de renoncer à ces avantages au nom du patriotisme. La politique mise en place en 1997 : « Un pays, deux systèmes » présente de nombreuses lacunes. A l’heure actuelle, cent-cinquante « continentaux » viennent chaque jour s’installer définitivement à Hongkong. Ils s’y intègrent bien mais redoutent à leur tour que les touristes viennent jeter le trouble dans l’ancienne colonie. Pékin surveille attentivement la situation. Il a, jusqu’ici, assez bien géré les tensions et problèmes du territoire. Reste à voir si, à l’avenir, il continuera à le faire avec la même sagesse.

(Source: Eglises d'Asie, le 7 mars 2014)
 
Vietnam: Un dirigeant du bouddhisme Hoa Hao défie les autorités en organisant une commémoration interdite
Eglises d'Asie
11:29 07/03/2014
Lê Quang Liêm est l'un des plus anciens dirigeants du bouddhisme Hoa Hao. Il est aujourd’hui à la tête du groupe de fidèles de cette religion qui ont refusé de se soumettre au Comité de gestion imposé par le gouvernement vietnamien. À l’occasion de la prochaine commémoration de la mort tragique du fondateur, Huynh Phu Sô, il a adressé, le 3 mars dernier, une lettre aux « 7 millions » (1) de fidèles Hoa Hao. Il les invite à venir nombreux célébrer cette fête et, pour cela, à braver l’interdiction des autorités.

Le point de conflit des fidèles Hoa Hao avec le gouvernement réside essentiellement dans la commémoration annuelle de la mort du fondateur assassiné sur ordre des responsables du Vietminh en 1947.

Après s’être d’abord heurté au pouvoir colonial dans les années 1940, Huynh Phu Sô s’est allié au Vietminh en 1945. Les responsables de ce mouvement, jaloux de son influence, organisèrent un guet-apens où il mourut assassiné le 16 avril 1947 (2). L’ordre venait des plus hautes instances du parti communiste vietnamien.

Dans sa lettre d’invitation (3), Lê Quang Liêm exalte le lien religieux qui unit les fidèles Hoa Hao à leur fondateur et le caractère sacré de la tristesse qu’ils éprouvent en pensant à sa mort : « 67 années se sont écoulées [depuis cette mort ], emportées comme les nuages par le vent ; les bouleversements, les événements de toutes sortes se sont succédés… Mais nous, ses fidèles, nous gardons au plus intime de nos cœurs la tristesse d’avoir perdu notre maître ».

Vient ensuite un court rappel historique : « Les 22 premières années (1947-1975) notre tristesse a été quelque peu atténuée puisque, chaque année, nous pouvions organiser la commémoration du jour de la disparition de notre maître ».

« Notre tristesse devint plus intense, ajoute-t-il, au cours des 38 dernières années [1975- 2013], depuis le jour de la prise de pouvoir par les communistes dans le sud…. Les autorités ont sévèrement interdit l’organisation de cérémonies, nous enfermant dans une tristesse muette d’autant plus douloureuse ».

Le haut responsable du bouddhisme Hoa Hao originel se pose alors la question : Pourquoi donc une telle restriction est-elle imposée aux fidèles de cette religion, alors que le catholicisme, le bouddhisme, le caodaïsme célèbrent sans aucune limitation l’ensemble des fêtes de leur religion respective ? Il se demande : « Est-ce à cause de notre peur, de notre résignation, que nous sommes ainsi bafoués, atteints non seulement en nous-mêmes, mais aussi dans l’honneur de notre religion ? ».

Il lance ensuite un véritable défi aux autorités. Cette année 2014, cette commémoration sera organisée le 25e jour du deuxième mois lunaire dans une résidence privée à Long Hoa, dans la province de An Giang. Elle sera célébrée quel que soit le prix à payer, ajoute l’auteur de la lettre, « même si nous devons verser notre sang, aller en prison ou voir notre résidence démolie, pour l’honneur de notre religion, au nom de notre maître ». Il y invite l’ensemble des croyants, pour que la fête soit plus solennelle. (eda/jm)

(1) C’est le chiffre donné dans la lettre. Les statistiques du Bureau des Affaires religieuses donnent un chiffre beaucoup plus modeste.
(2) Pour davantage de détails sur le bouddhisme Hoa Hao et sur son fondateur, voir la dépêche EDA du 10 avril 2013 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/2013-04-10-comme-chaque-annee-la-securite-publique-s2019est-efforcee-d2019empecher-la-commemoration-de-la-mort-du-fondateur-du-bouddhisme-hoa-hao
(3) Voir VRNs, 7 mars 2014 : http://www.chuacuuthe.com/2014/03/pg-hoa-hao-chuan-bi-dai-le-ngay-duc-thayvang-mat/

(Source: Eglises d'Asie, le 7 mars 2014)
 
Pope greets members from World Council of Churches
Vatican Radio
11:34 07/03/2014
Pope Francis on Friday met with a delegation in the Vatican from the World Council of Churches telling them, they had "contributed greatly to making all Christians aware that our divisions represent a serious obstacle to the witness of the Gospel in the world and also thanking them for their work in support of Christian unity.

Below please find the English language translation of the Pope's words to the WCC.

Dear Friends from the World Council of Churches,

I wish all of you a warm welcome and I thank Doctor Tveit for his words to me on your behalf. This meeting marks one more stage, an important one, in the long-standing and fruitful relationship between the Catholic Church and the World Council of Churches. The Bishop of Rome is grateful to you for the work you are doing in support of Christian unity.

From its inception, the World Council of Churches has contributed greatly to making all Christians aware that our divisions represent a serious obstacle to the witness of the Gospel in the world. We cannot be resigned to these divisions as if they were merely an inevitable part of the historical experience of the Church. If Christians ignore the call to unity which comes to them from the Lord, they risk ignoring the Lord himself and the salvation he offers through his Body, the Church: “There is salvation in no one else, for there is no other name … by which we must be saved” (Acts 4:12).

Relations between the Catholic Church and the World Council of Churches, developing since the Second Vatican Council, have brought us to a sincere ecumenical cooperation and to an ever increasing “exchange of gifts” between the different communities by overcoming mutual misunderstanding. The path to full and visible communion is still today an uphill struggle. The Spirit encourages us, however, not to be afraid, not to allow ourselves to be satisfied with the progress we have made in recent decades, but to move forward in trust.

Prayer is fundamental on this journey. Only with a spirit of humble and unceasing prayer will we be able to have the necessary foresight, discernment and motivation to serve the human family in all its struggles and needs, both spiritual and material.

Dear brothers and sisters, I assure you of my prayers that during your meeting with the Pontifical Council for Promoting Christian Unity it will be possible to find the most effective way for us to advance together on this path. May the Spirit of the Lord sustain every one of you and your families, your colleagues at the World Council of Churches and all those who have the cause of Christian unity at heart. Pray also for me that the Lord may permit me to be a docile instrument of his will and a servant of unity. May the peace and grace of the Lord accompany all of you.

Pope Francis and the general secretary of the World Council of Churches, Rev Olav Fykse Tveit, have discussed “new opportunities for Christian unity today”, focused on working together for peace, justice and environmental protection. At a meeting in the Vatican on Friday, the two leaders reaffirmed their commitment to the path of “full and visible communion” among Christians of different denominations. They also talked about peace in the Middle East and on the Korean peninsula, about economic justice and about an upcoming summit of religious leaders to press for urgent action on climate change.

The Geneva based World Council of Churches is a fellowship of 345 member churches from over 110 different countries. In his words to the general secretary Pope Francis thanked the organisation for its work over the past half century in “overcoming mutual misunderstanding” and promoting “sincere ecumenical cooperation”. If Christians ignore the call to unity which comes from the Lord, he said, “they risk ignoring the Lord himself.” Though the road to unity is still an uphill struggle, he said, the Spirit encourages us to move forward in trust.

Just after the audience, Philippa Hitchen spoke to Rev Fykse Tveit to find out more about their conversation and about their shared vision for the future of the ecumenical movement…..

“It was a very good conversation….I responded to what we understand is his vision of how the Church shall serve the needs of the world, sharing the Gospel, being together in doing this, but also how we shall address the issues of justice and peace in the world together…..I shared our vision as WCC and also my personal understanding and commitment to what it means to work for justice and peace as a Christian…..we recognize that we have, in many ways, the same perspectives but also the same spirit….

There is no doubt about his commitment to unity….what he said and what I said is that there are new opportunities for Christian unity today, particularly how we serve the world together and we should focus on how we can do that…..he was interested in particular issues I raised with him about the Middle East, about peace in Korea, our work for economic justice and for the environment….

[on Korean reconciliation]We are working on another meeting between participants from North and South Korea, to happen in Geneva before the summer…..I’m going to visit South Korea in April to discuss this…..it’s very important for us to see how the Churches can bring another vision on how things can change….the expectations from the Korean Churches are quite significant….

[on 10th Assembly in Busan] I think we realized we cannot divide the ecumenical movement into those who are evangelicals, those who are ecumenical, those who work for unity, those who work for mission, those who work for justice….it belongs together in a very strong way…and this was what we confirmed in the conversation today with his Holiness….

[on climate change] I referred to the call of UN secretary general Ban Ki-moon at the World Economic Forum in January this year when he called governments, the business sector and the civil sector – including religious leaders – to bring something new, to really make changes in how we give priority to the environment…..we believe it’s time to call other religious leaders to a summit, the day before the summit that Ban Ki-moon has called for heads of state in September in New York, and the Pope was apparently supporting this idea very strongly…”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Việt đang sống trong Hòa bình?
Hà Minh Thảo
18:44 07/03/2014
NGƯỜI VIỆT ĐANG SỐNG TRONG HÒA BÌNH ?

Thời gian trôi thật nhanh. Thắm thoát hai tháng đầu năm 2014 đã đi vào dĩ vãng. Tháng Giêng, tháng ăn chơi, âm lịch Giáp Ngọ cũng đã chấm dứt. Trong hai tháng đó, nhiều sự kiện đã xảy ra trên Quê Hương yêu dấu khiến chúng ta có thể đặt cho nhau câu hỏi này. Chúng tôi rất quan ngại khi đọc hai bản tin : ‘Tụt hậu so với Campuchia: Còn gì để nói?’ và ‘Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa tại Lào và Cam Bốt ?’ đăng trên các mạng lưới Việtnamnet ngày 25.02.2014 và RFI ngày 27.02.2014. Cuối thập niên 1950, nền kinh tế Đại Hàn và Việt Nam Cộng hòa tương đương nhau, ngày nay, quốc gia bạn xuất cảng chiến đấu cơ cho Phi Luật Tân để bảo vệ Tổ quốc chống Tàu cộng.

I.- QUAN NIỆM Công Giáo VỀ HÒA BÌNH.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ban hành Thông Điệp ‘Pacem in Terris’ (Hòa Bình trên Trái Đất, ban hành ngày 11.04.1963), trong đó, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đề nghị Hòa Bình phải được xây dựng trên sự thật, công lý, tình yêu và tự do, khi viết ‘Sứ điệp cho Ngày Hoà Bình Thế Giới 01.01.2003’, Đức Gioan Phaolô II đã nhắc lại và giải thích: « Điều kiện cần thiết của hòa bình, tức là bốn yêu sách chính xác của trí khôn con người: chân lý, công lý, tình yêu và tự do. Chân Lý làm nền tảng cho hòa bình nếu tất cả mọi người ý thức cách lương thiện rằng, ngoài những quyền lợi của mình, mình cũng có những bổn phận đối với kẻ khác. Công Lý sẽ xây dựng hoà bình nếu mỗi người tôn trọng cách cụ thể những quyền lợi kẻ khác và ra sức thực hiện trọn vẹn những bổn phận mình đối với kẻ khác. Tình Yêu sẽ là chất men hòa bình nếu những con người xem những nhu cầu kẻ khác như những nhu cầu mình và chia sẻ với kẻ khác những gì mình có, bắt đầu từ những giá trị tinh thần. Sau hết, sự Tự Do sẽ nuôi dưỡng hoà bình và làm cho hòa bình sinh hoa quả nếu, trong việc chọn những phương tiện để tới đó, các cá nhân theo lý trí và can đảm gánh lấy trách nhiệm những hành vi của mình ».

Trên Quê hương yêu dấu, tại Giáo phận Nha Trang, năm 1969, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, trong Thư luân lưu ‘Vững mạnh trong Đức Tin? Tiến lên trong An Bình’ năm 1969, đã xác định: « Người Công Giáo yêu chuộng Hòa bình, nhưng người Công Giáo không yêu chuộng Hòa Bình cách thơ ngây, quá lạc quan. Người Công Giáo rất thận trọng. Hòa bình theo quan niệm Công Giáo:

- Hòa bình không có nghĩa là không chiến tranh.
- Hòa bình không phải là thế quân bình giữa hai lực lượng đối lập.
- Hòa bình chân chính không phải là Hòa bình chiến lược.
- Hòa bình là con đường duy nhất đi đến tiến bộ nhân loại.
- Hòa bình phải được xây dựng trên nền tảng Chân lý, Công bằng, Tự do và Bác ái.
- Hòa bình phải được xây dựng trên tinh thần mới: Kích động đời sống cộng đồng các dân tộc.
- Hòa bình phải được xây dựng trên não trạng mới: Tôn trọng mối bang giao giữa các quốc gia, quí trọng tình huynh đệ giữa các dân tộc, cộng tác giữa các sắc tộc vì tiến bộ chung; nhìn nhận và tin tưởng các tổ chức Hòa bình quốc tế.
- Hòa bình phải được xây dựng trên sự tôn trọng và nhìn nhận những quyền lợi của con người và nền độc lập của mỗi quốc gia. »

Ngoài ra, Đức Thánh Cha Phaolô VI, trong Thông điệp Hòa Bình 01.01.1968 đã hô hào: « Chúng ta hãy sẳn sàng võ trang thứ khí giới đặc biệt cho Hòa Bình: đó là Cầu Nguyện.» Ngài tin tưởng nhờ đó mà có những cuộc ‘canh tân thiêng liêng và chánh trị’.

II.- THÔNG ĐIỆP ĐẦU NĂM 2014.

Tại ngưỡng cửa tân niên 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ thông điệp đầu năm với bài viết mang tiêu đề: ‘Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững’ http://baodientu.chinhphu.vn/Cac-bai-phat-bieu-cua-Thu-tuong/Thong-diep-nam-moi-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung/189949.vgp . Ông viết :

« Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp ‘song sinh’ trong một thể chế chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết ‘Trăm điều phải có thần linh pháp quyền’. Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch… khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến và từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản là những bước tiến dài về dân chủ. Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân. Dân chủ sẽ phát huy khả năng sáng tạo của mỗi người, góp phần xóa bỏ mặc cảm, tăng cường gắn kết xã hội và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Mặc dù kinh tế thế giới đã có những tín hiệu phục hồi; kinh tế - xã hội nước ta chuyển biến tích cực nhưng khó khăn, thách thức còn lớn, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải thống nhất hành động với quyết tâm cao để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014. Đồng thời triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ trung và dài hạn nhằm tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững. Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Trên tinh thần đó, năm 2014 phải tập trung sức cao nhất xây dựng, sửa đổi các luật để thực hiện Hiến pháp. Đồng thời rà soát bổ sung thể chế - cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức bộ máy nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường hiệu lực hiệu quả thực thi pháp luật, kỷ luật kỷ cương, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đề cao trách nhiệm của tập thể Chính phủ và từng thành viên Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tiến độ và chất lượng… ».

Vì đây là một thông điệp được báo chí lề phải cho là quan trọng, nên chúng tôi đi vào ‘xa lộ thông tin’ để tìm đọc những góp ý của những trí thức độc lập để rộng đường hiểu biết và rút ra kết luận cho chính mình.

Ngày 04.01.2014, tại cuộc gặp mặt đầu năm do báo Tuổi Trẻ tổ chức, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Central Institute for Economic Management - CIEM) phát biểu : « Thủ tướng nhận định động lực cải cách không còn phát huy tác dụng, không đủ mạnh nên cần đổi mới thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong đó nêu lên cần phải mở rộng quyền của người dân được tham gia xây dựng chính sách, thực hiện quyền của dân để bầu cử trực tiếp. Thủ tướng cũng xác quyết dân chủ đi đôi với nhà nước pháp quyền nên người dân có quyền tiếp cận thông tin, giám sát, có tinh thần thượng tôn pháp luật, thực hiện công lý, lẽ phải. Thủ tướng cho rằng, phải thực hiện cơ chế thị trường, Nhà nước không làm thay mà phải kiến tạo sự phát triển. Điều đó tức là Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và xã hội thực hiện những chức năng mà xã hội có thể làm tốt hơn Nhà nước. Và thông điệp của Thủ tướng đặt yêu cầu phải có cạnh tranh bình đẳng, xóa độc quyền doanh nghiệp. Cuối cùng, Thủ tướng kết luận khó khăn là cơ hội để đổi mới mạnh mẽ hơn ». Sau đó, Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, bình luận: « Thủ tướng đã tuyên bố với toàn dân tinh thần cốt lõi của pháp luật: Người dân có quyền được làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Pháp luật không thể ngăn cấm những gì đã được ghi trong Hiến pháp. Vậy thì người dân phải được thực thi ngay các quyền tự do ngôn luận, biểu tình, lập hội... mà không làm bất ổn chính trị xã hội và an ninh quốc gia, không phải đợi các luật cứ bị treo mãi nữa. Đồng thời, dân cũng sẽ có ý thức hơn trong việc vượt qua nỗi sợ hãi tố cáo người của công quyền làm trái quy định của luật pháp ».
Ngày 02.01.2014, trả lời phỏng vấn từ Đài BBC, nhà báo Phạm Chí Dũng, Ts kinh tế, người đã gởi tâm thư từ bỏ Đảng ngày 05.12.2013, nói: « Thông điệp lần này mang sắc thái tương đối khác lạ. Nó khác lạ ở chỗ là một nửa của nó là nghị quyết của đảng, của chính phủ, và một nửa còn lại là những sắc tố khác… Có ba điều có thể ghi nhận : ‘Thứ nhất là cụm từ đổi mới thể chế, thứ hai là cụm từ xóa độc quyền và thứ ba là một cụm từ khác là 'ngọn cờ dân chủ', chính xác hơn là 'nắm chắc ngọn cờ dân chủ'… Một khái niệm 'mới' lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam và được đưa vào một thông điệp của một nguyên thủ quốc gia. Đó là khái niệm 'nhà nước kiến tạo phát triển' ».

Có thể đây là lần đầu chúng tôi được nghe đến ‘Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh’, nên tự hỏi trên thế giới (hay ‘xã hội loài người’, chữ trong thông điệp), kể cả Trung cộng và Bắc hàn, có bao nhiêu quốc gia áp dụng để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Theo Tổng thư ký Nguyễn Phú Trọng thì đến cuối thế kỷ, chưa chắc chúng ta đã đạt tới. Như vậy, những đồng chí

Trong những năm học Trung học Đệ nhị cấp thời Việt Nam Cộng hòa, chúng tôi chỉ được biết ‘Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do. Văn tự này xuất hiện tại Hy Lạp với cụm từ ‘dimokratia’ (quyền lực của nhân dân) vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 đến thứ 4 trước Công nguyên để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, như Anthena sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN. Dân chủ còn mô tả cho một số ít hình thức nhà nước và cũng là một loại triết học chính trị. Có hai nguyên tắc để định nghĩa dân chủ cho một chế độ chánh trị : tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi. Cứ nhìn vào thể chế chính trị đang được thi hành tại Quê hương thì chúng ta biết Việt Nam có là quốc gia dân chủ hay không ?

Đi tìm hiểu xa hơn, chúng tôi tìm lại trong tài liệu lưu trữ và biết : ề Ngày 22.10.2012, ông Dũng đã ‘nhận trách nhiệm’ trước Quốc hội, trước Đảng và trước Dân về những khuyết điểm trong quản lý, điều hành kinh tế, nhất là trong việc kiểm tra, giám sát các tập đoàn kinh tế gây ra những ‘tổn thất nghiêm trọng’ ở Vinashin và Vinalines. Do đó, ngày 14.11.2012, dại biểu Dương Trung Quốc đề nghị với ông Dũng : Thủ tướng có lời xin lỗi trước Quốc hội là một điều đáng ghi nhận. Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật, chứ không chỉ là lời xin lỗi. Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức như quan chức các quốc gia tiên tiến vẫn làm? Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng Dũng kể hôm nay chỉ còn 3 ngày nữa tròn 51 năm tôi theo Đảng. ‘Đảng đã hiểu rõ về tôi, cả ưu khuyết điểm, phẩm chất đạo đức, năng lực, khả năng, sức khỏe cũng như thương tật, tâm tư nguyện vọng. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm Thủ tướng và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi, tôi nghiêm túc chấp hành quyết định của cơ quan quyền lực cao nhất’ và ‘Tôi sẽ tiếp tục công tác như tôi đã làm 51 năm qua’.

Ngày 10.06.2013, thi hành Nghị quyết Quốc hội số 35/2012/QH13 ngày 21.11.2012, Quốc hội Việt Nam đã lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh chủ chốt được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Kết quả : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 phiếu tín nhiệm cao (42.7%), 122 phiếu tín nhiệm (24.8%) và 160 phiếu tín nhiệm thấp (32.5%).

Thủ tướng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều hành đời sống quốc gia để đưa Đất Nước đêán sự hưng thịnh hay sự suy vong. Hiến pháp Việt Nam hiện hành qui định tại Điều 95 khoản 2. ‘Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước’. Ngoài ra, Điều 94 qui định ‘ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước’.

Thử nhìn chức vụ Thủ tướng tại hai quốc gia có sự tổ chức công quyền dân chủ hàng đầu thế giới là Vương quốc Anh và Cộng hòa Pháp. Hoa kỳ là Liên bang theo Tổng thống chế.

1./ Thủ tướng tại Vương quốc Anh. Chữ ‘Vương quốc’ cho chúng ta biết đây là một liên bang theo chế độ Quân chủ lập hiến, tức có vua, Nữ hoàng Elizabeth đang trị vì. ‘Lập hiến’ tức Nữ hoàng có trọn quyền như các Vua Việt Nam thời xưa. Thế rồi, nước Anh lại có một Hiến pháp bất thành văn, tức thực thi Dân chủ Pháp trị theo những Tục Lệ từ lâu đời. Sau cuộc tuyển cử dân biểu Viện Thứ dân, Nữ hoàng ủy nhiệm lãnh tụ đảng đa số thành lập Chính phủ mà vị này là Thủ tướng.

2./ Thủ tướng tại Cộng hòa Pháp. Sau cuộc tuyển cử dân biểu Quốc hội, Tổng thống mời một nhân vật chắc chắn được sự tín nhiệm (thường là lãnh tụ đảng đa số tại Viện này) là Thủ tướng thành lập Chính phủ. Tiếng Pháp rất rõ rệt : Chính phủ (Gouvernement) là chủ từ động từ ‘Gouverner’ (cai trị), chứ không là đảng.

Tất cả các thành viên Chính phủ (Thủ tướng, Tổng trưởng, Thứ trưởng và Bộ trưởng) đều là các vị công cử (tức được cử vào chức vụ do khả năng, trái với ‘dân cử’.

Tại Việt Nam, người cộng sản dịch khác chăng khi dịch Bộ trưởng là Ministre. Thật ra, Ministre là Tổng trưởng, trong Chính phủ do Thủ tướng điều hành. Bộ trưởng được dịch ra là Secrétaire d’Etat, thường thấy trong Tổng thống chế như tại Hoa kỳ. Khi về nhậm chức Thủ tướng, ông Ngô Đình Nhiệm bổ nhiệm các Tổng trưởng, nhưng khi trở thành Tổng thống, với Hiến pháp ngày 26.10.1956, ông làm việc với các Bộ trưởng. Tại Pháp, Ministre đứng đầu các Bộ, rồi đến Ministre délégué và, sau cùng là Secrétaire d’Etat, nếu có.

(Còn tiếp)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Đọc “anh em” hay “chị em” trong Kinh Cáo Mình được không?
Nguyễn Trọng Đa
17:27 07/03/2014
Giải đáp phụng vụ: Đọc “anh em” hay “chị em” trong Kinh Cáo Mình được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi 1: Trong Thánh lễ, khi Kinh Cáo Mình (Confiteor) được đọc, tôi nhận thấy là trong các nhà huấn luyện hoặc cộng đoàn tu sĩ, nếu cộng đoàn chỉ toàn là người nam, họ đọc: “Tôi thú nhận…và cùng anh em”; và nếu cộng đoàn chỉ toàn là người nữ, họ đọc: “Tôi thú nhận…và cùng chị em". Thưa cha, cách đọc như thế là đúng không? - T. P. Shillong, Ấn Độ.

Hỏi 2: Trong Thánh lễ, sau Kinh Cáo Mình, tôi nhận thấy, khi đọc "Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời”, linh mục giơ tay ra như là ban phép lành hoặc xá giải. Thưa cha, linh mục làm như thế có thích hợp không? - A.P., Margate, Florida, Mỹ.


Đáp: Câu hỏi đầu tiên liên quan đến đặc thù của tiếng Anh. Trong nhiều ngôn ngữ, hình thức giống đực thường có chức năng đôi và có thể chỉ cho các người nam hoặc một nhóm người có nam lẫn nữ. Vì vậy, chẳng hạn trong tiếng Latinh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, chỉ cần dùng từ tương đương với “anh em” là chỉ cho cả cộng đoàn có nam lẫn nữ.

Trong tiếng Anh, "brethren, anh em" có thể phục vụ mục đích này, và trong thực tế có thể được sử dụng trong nghi thức sám hối. Tuy nhiên, có lẽ vì lý do văn phong, nó không được đưa vào như một phần của kinh “Cáo Mình”. Vì vậy, trong bản dịch tiếng Anh, chúng ta nói "brothers and sisters, anh chị em".

Một thích ứng ngữ cảnh được dự kiến trong các chữ đỏ, khi Thánh Lễ được cử hành chỉ với một người giúp lễ. Trong trường hợp này, linh mục và người giúp lễ nói "to you my brother, và cùng anh" ở số ít. Vì vậy, tôi nghĩ rằng về mặt lý thuyết một cộng đồng nam tu sĩ có thể sử dụng "cùng anh em", khi không có phụ nữ nào có mặt ở đó..

Một vấn đề khác là liệu về mặt mục vụ, có nên để cho các cách diễn tả phụng vụ trở thành tập quán luôn chăng. Nếu không, trong một số dịp, có người nam hoặc người nữ bên ngoài cộng đoàn hiện diện trong thánh lễ nữa, thì sự thay đổi có thể dễ dàng dẫn đến sự nhầm lẫn.

Trường hợp là khác hẳn, cho một cộng đồng nữ, vì trong Thánh Lễ ít nhất có một người anh em luôn luôn có mặt, đó là vị linh mục cử hành thánh lễ. Do đó, công thức tiêu chuẩn cần được sử dụng. Như một quy định chung, linh mục không thay đổi giới tính cho các lời chào phụng vụ, nếu ngài cử hành thánh lễ cho cộng đoàn nữ.

Liên quan đến câu hỏi thứ hai, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 51, nhắc nhở chúng ta: "Tiếp theo, vị tư tế mời mọi người sám hối. Sau một chút thinh lặng, tất cả cộng đoàn đọc công thức thú tội chung, và vị tư tế đọc lời xá giải để kết thúc. Lời xá giải này không có hiệu quả của bí tích thống hối..." (bản dịch của cha Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).

Không cử chỉ nào được quy định trong các chữ đỏ, cho nên nó được coi như là linh mục sẽ vẫn chắp hai tay. Bất kỳ cử chỉ nào, có thể ngụ ý rằng đó là lời xá giải có hiệu quả của bí tích thống hối, thì cần phải tránh, nhằm không tạo sự nhầm lẫn cho các tín hữu. (Zenit.org 10-1-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thông Báo
Chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican phân ưu với gia đình Ông Vincentê Đỗ Tuấn
Kỹ Sư J.B. Đặng Minh An
02:42 07/03/2014
PHÂN ƯU

Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh,

Anh chị em trong chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican của VietCatholic xin phân ưu với bạn Phan Nguyễn Trang Thanh trước sự ra đi của Nhạc Phụ là

Ông Vincentê Đỗ Tuấn

Nguyện Chúa là Cha nhân lành đoái thương mở rộng vòng tay đón nhận ông vào Nước Ngài vui hưởng hạnh phúc muôn đời.
 
Tin Đáng Chú Ý
Thân phận Ukraina: Xài không được thì bỏ!
Lữ Giang
10:44 07/03/2014
Ukraina cũng giống như Việt Nam, được coi là “vùng trái độn” (buffer zone) giữa Đông và Tây, bên nào cũng muốn chiếm ưu thế trong vùng này để thực hiện các mưu đồ của mình, đưa tới những cuộc chinh chiến và chính biến liên tục, có khi rất bi thảm và đẫm máu. Mỗi giai đoạn, các thế lực Đông - Tây đã sử dụng những lá bài khác nhau làm “quốc gia trái độn” điêu đứng.

Phải tạm xếp lại cuốn “Quốc văn giáo khoa thư chống cộng” có tên là “Ta thắng địch thua”, người Việt đấu tranh mới có thể nhận ra được những bí ẩn đàng sau biến cố Ukraina và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.

THÂN PHẬN BI THẢM CỦA UKRAINA

Chuyện bi thảm của người Ukraina cũng không khác gì chuyện bi thảm của người người Việt đấu tranh. Trong bài “Abridged History of Ukraine” (Lịch sử rút ngắn của Ukraina), giáo sư sử học Ukraina là Andrew Gregovich nói rằng “Trong con mắt người Nga, người Ukraine là những người ngây thơ dễ bị lừa”. Người Mỹ và Cộng Sản chắc cũng đã nhìn người Việt đấu tranh bằng con mắt như vậy.

Giáo sư Gregovich kể lại: Khi hình thành chủ nghĩa cộng sản, Nga đã dùng Ukraina làm thí điểm. Năm 1928, Stalin đã cho thí nghiệm cuộc đấu tố địa chủ (kuklaks) đầu tiên tại đây rồi dùng nó thanh toán giới trí thức và các nhà tu hành, đặc biệt các giáo sĩ thuộc Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraina. Hàng triệu gia đình bị giết hoặc bị đày đi Siberia. Nạn đói 1932-1933 cướp đi sinh mạng 7 triệu người Ukraina không phải do thiếu lương thực mà vì tất cả nông sản đã bị thu gom và chứa vào những kho lớn do quân đội canh gác.

Ngày 22.6.1942, quân phát xít Đức tràn vào Ukraina, người dân Ukraina cầm hoa, bánh mì và muối theo truyền thống, reo hò hoan hô quân Đức như những vị anh hùng giải phóng cho họ, giống như Phật Giáo VN đi đón “quân giải phóng” năm 1975. Quân Đức rất ngạc nhiên. Trong số 667,085 quân nhân trú đóng tại Kiev, chỉ có khoảng 2000 quân chạy theo hồng quân Liên Sô, số còn lại đã ra đầu hàng quân Đức. Nhưng quân Ðức không xử dụng họ mà bỏ cho chết đói và lạnh trong các trại tù binh. Khoảng 2,5 triệu người Ukraina đã bị bắt đưa sang Ðức lao động cho đến chết. Trong khi đó, khi rút đi quân Liên Sô đã mang theo 6 triệu trâu bò, 550 xí nghiệp lớn và hàng ngàn xí nghiệp nhỏ, khoảng 5.000 toa xe lửa và 607 cầu xe lửa chạy qua được. Có 915 nhà kho đã bị quân Nga phá hủy.

Khi bị quân Đồng Minh và Liên Sô phản công, quân Ðức trên đường tháo chạy cũng làm tương tự như hồng quân Liên Sô: Phá hủy tất cả các cấu trúc của Ukraina, nhất là hệ thống đường xá, đường xe lửa, cầu cống... để ngăn cản đường tiến quân của hồng quân Liên Sô.

Trước tình cảnh như vậy, tổ chức “Những Người Ukraina Quốc Gia” (OUN) đã thành lập một đạo quân giải phóng gồm khoảng 200.000 người vừa chống lại quân Liên Sô vừa chống lại quân Đức. Nhưng đoàn quân này đã bị tiêu diệt gần như hoàn toàn.

Thế chiến II chấm dứt, số phận của Ukraina vẫn đen tối. Từ 3 đến 11.2.1945, ba nhà lãnh đạo của ba cường quốc là Roosevelt, Churchill và Stalin đã họp tại Yalta, một thành phố nhỏ nắm ở mũi cực nam bán đảo Crimea của Ukraina, để phân chia lại bản đồ Âu Châu mà phần thắng nằm về Nga. Ukraina lại mất thêm một số vùng cho Nga. Những người Ukraina bị đưa sang Ðức làm nô lệ, nếu còn sống đều bị trả về cho Liên Sô. Họ đã bị đày qua Siberia và chết rũ tù ở đó.

Chuyện bi thảm của Ukraina còn rất dài, nhưng chúng tôi tạm ngưng ở đây để nói vể chuyện Ukraina ngày nay.

TÔN GIÁO VÀ SẮC TỘC TRỞ THÀNH LÁ BÀI

Tài liệu thống kê cho biết ở Ukraina có đến 97% dân số theo Kitô giáo, nhưng đây không phải là “một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền” như trong kinh Tin Kính. Vì thế, cả Nga và Mỹ đều chơi lá bài tôn giáo. Nga dựa vào Chính Thống Giáo, còn Mỹ xử dụng Công Giáo Hy Lạp, Công Giáo La Mã và Tin Lành. Những con số sau đây cho chúng ta thấy trận chiến rất gay cấn:

Chính Thống Giáo chiếm đa số 83,7%, Công Giáo Hy Lạp 8%, Công Giáo La Mã 2,2% và Tin Lành 2,2%. Nhưng Chính Thống Giáo được chia thành 3 hệ phái: Chính Thống Giáo thuộc Tòa Thượng Phụ Kiev 50,4%, Tòa Thượng Phụ Moscow 26,1% và Độc Lập 7,2%.

Các tổ chức chính trị ở Ukraina cũng đã hình thành dựa theo yếu tốc tôn giáo và yếu tố sắc tộc. Ukraina có rất nhiều đảng phái, nhiều không thua gì các tổ chức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nhưng hiện nay có hai đảng lớn nhất, đó là Đảng Các Khu Vực (Party of Regions) và Đảng Đảng Đất Cha (Party of Fatherland). Đảng Các Khu Vực quy tụ đa số các tín hữu Chính Thống Giáo thân Nga, được coi là đảng mạnh nhất. Đảng Đất Cha tập họp các tín hữu Công Giáo Hy Lạp, Công Giáo La Mã, Tin Lành và một số Chính Thống Giáo không theo Nga.

Quốc Hội Ukraina có 450 dân biểu, Đảng Các Vùng chiếm 210 ghế còn Đảng Đất Cha chỉ có 90 ghế. Nga trợ giúp Đảng Các Vùng còn Mỹ hổ trợ Đảng Đất Cha.

Như chúng tôi đã kể lại, trong cuộc đấu đá đầu tiên năm 2005 giữa ông Viktor Yanukovych thuộc Đảng Các Vùng và ông Viktor Yushchenko thuộc Đảng Đất Cha, ông Viktor Yushchenko đã thắng. Tưởng bở, trong cuộc bầu cử năm 2010, bà Yulia Tymoshenko, lãnh tụ của Đảng Đất Cha, đã ra tranh cử tổng thống với ông Viktor Yanukovych thuộc Đảng Các Vùng và bị thua đậm, sau đó bà còn bị ông Yanukovych truy tố tội “tội lạm dụng quyền lực” và bị phạt 7 năm tù.

Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế Ukraina suy sụp. Đảng Đất Cha tổ chức biểu tình đòi ông Viktor Yanukovych phải ra đi. Ông Viktor Yanukovych phải chọn giữa Liên Hiệp Âu Châu và Nga để tìm nguốn tài trợ 35 tỷ USD cứu nguy nến kinh tế Ukraina. Cuối cùng ông đã chọn Nga để được vay 15 tỷ USD. Đảng Đất Cha phản đối mạnh mẽ, tiến chiếm các công sở, đưa tới các cuộc đụng độ đẫm máu. Người ta không ngạc nhiên khi dân Ukraina biểu tình trên Quảng trường Độc lập ở Kiev, bà Victoria Nuland, Phụ Tá Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đã công khai đi phân phát đồ ăn nhẹ cho họ, còn Thượng Nghị Sĩ John McCain quay mặt về phía đám đông chào đón “những người có ước muốn tốt đẹp” (well-wishers).

Ông Viktor Yanukovych bỏ chạy. Chủ Tịch Quốc Hội là ông Oleksandr Turchnov, vốn là một mục sư Tin Lành và thuộc Đảng Đất Cha, đã liên kết với nhiều đảng khác nhau, biểu quyết truất phế ông Yanukovych với tỷ lệ 228/450. Đảng Các Vùng chỉ có 210 phiếu nên thua. Ông Oleksandr Turchnov được bầu làm Tổng Thống.

CÂU CHUYỆN BÁN ĐẢO CRIMEA

Bán đảo Crimea nằm trên bờ Biển Đen ở phía Nam Ukraina, tiếng Nga và Ukraina gọi là “Krym” (đọc là Grưm), tiếng thổ dân Tatar gọi là “Qirim” chỉ các vách núi đâm thẳng xuống biển. Đảo này có diện tích 26.200 cây số vuông (10.000 sq mi). Thổ dân ở đây là người Tarta, nói tiếng Thổ nhĩ kỳ và theo Hồi Giáo. Crimea đã từng là nơi xảy ra các cuộc chiến lớn trong lịch sử, bị Đế Quốc Nga chiếm từ năm 1783 và sau đó thuộc Liên Sô.

Trong Thế chiến II, phát-xít Đức chiếm Crimea và lập ra chính quyền thiểu số Tatar tự trị. Do đó, sau khi lấy lại được Crimea, Stalin trả thù, đày những người Tatar đi Siberia, gần phân nửa đã bị chết trên đường di chuyển. Họ chỉ được trở về sau khi Liên Sô tan rã.

Năm 1954, để kỷ niệm 300 năm đạt được hiệp ước liên hiệp hổ tương Nga và Ukraina tại Pereiaslav năm 1654, Chủ Tịch Liên Sô là Khrushchev, người có hai giòng máu vừa Nga vừa Ukraina, đã tặng lại Crimea cho Ukraina. Trong thực tế, việc trao tặng này chẳng mang ý nghĩa gì vi lúc đó Ukraina thuộc Liên Sô. Tuy nhiên, năm 1991, khi Liên Sô sụp đổ, Crimea trở thành một cộng hòa tự trị của Ukraina, có hiến pháp, quốc hội và chính phủ riêng.

Cảng Sevastopol, nơi có Hạm đội Biển Đen của Nga đồn trú đã bị bỏ trống và trở thành hoang phế. Đến năm 1997 Nga mới ký hiệp ước với Ukraina thuê lại quân cảng này trong vòng 20 năm, tức là đến năm 2017. Tháng 4/2010, tổng thống Viktor Yanukovych đã gia hạn cho Nga thuê đến năm 2042. Để đổi lại, Nga sẽ giảm 30% giá khí đốt bán cho Ukraina.

Cuộc kiểm tra năm 2007 cho biết dân số của Crimea là 2.352.385 người, riêng thành phố cảng Sevastopol có 379.200 người. Người Nga 58, 5%, người Ukraina 24,4% còn người Tarta 12.1%.

Theo thỏa thuận giữa Nga và Ukraina năm 1999, Hạm đội Biển Đen của Nga có thể thiết lập một mạng lưới hơn 1.000 địa điểm đóng quân trên bán đảo Crimea, bao gồm căn cứ hải quân ở Sevastopol, hai sân bay và cả cơ sở đào tạo tại Feodosia. Các căn cứ có thể chứa tới 25.000 nhân viên, 22 máy bay, 24 cụm pháo binh và 132 xe bọc thép.

Khi chính biến xảy ra, một nhóm vũ trang không rõ xuất xứ đã chiếm toà nhà Quốc Hội Crimea và chỉ định ông Sergui Axionov làm Thủ Tướng Crimea thay thế ông Anatolii Mohyliov. Những binh sĩ Ukraina gốc Nga, trong đó có khoảng 6000 binh sĩ không quân và hải quân, đã bỏ quân đội Ukraina chạy về phe Nga, khiến lực lượng của Nga ở đây lên tới 15.000 người. Những binh sĩ Ukraina còn lại đã bỏ súng xuống và đi biểu tình, nhưng thấy khó ăn Nga được nên cuối cùng đã rút đi.

Ngày 6.3.2014, ông Volodymyr Konstantinov, chủ tịch Quốc Hội Crimea, đã triệu tập cuộc họp để quyết định vị thế của Crimea. Kết quả, 78 trong số 86 dân biểu quốc hội đã bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập Crinea vào Liên Bang Nga. Một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào ngày 16.3.2014 để người dân Crimea quyết định Crimea sát nhập vào Nga hay có một quy chế tự trị rộng rãi hơn.

Liền sau đó, Viện kiểm sát Ukraina tuyên bố sẽ khởi tố Thủ Tướng Axionov và Chủ tịch Quốc hội Volodymyr Konstantinov của Crimea về tội «xâm hại toàn vẹn lãnh thổ» của Ukraina.

MỘT VỤ GRUZIA TÁI DIỄN?

Cả Gruzia lẫn Ukraina đều là “vùng trái độn” giữa Nga và khối Tây Âu nên Nga không để hai nước này trở thành công cụ của đối phương. Đó là then chốt của vấn đề.

Sau khi Liên Sô bị sụp đổ năm 1991, Nga vẫn xử dụng các nước trong Liên Sô cũ như Ukraina, Gruzia, Armenia, Azerbaijan... làm vòng đai ngăn chận sự xâm nhập trực tiếp của các nước Tây Âu vào lãnh thổ Nga. Năm 2003, Gruzia thực hiện cuộc “Cách Mạng Hồng”, thành lập một chính phủ thân Tây Phương và có kế hoạch gia nhập khối NATO. Nga liền yểm trợ hai vùng Abkhazia và Nam Ossetia ly khai khỏi Gruzia, thành lập khu tự trị. Được Hoa Kỳ và các nước Liên Hiệp Âu Châu ủng hộ, ngày 7.8.2008, quân đội Gruzia đã mở cuộc tấn công vào khu Nam Ossetia. Thủ tướng Nga Vladimir Putin lên án chiến dịch quân sự này là "hành động gây hấn" và tuyên bố Moskva sẽ có hành động đáp trả.

Để Gruzia lên tinh thần, Phó Tổng thống Hoa Kỳ là Dick Cheney đã đích thân thông báo cho Tổng Thống Mikhail Saakashvili của Gruzia rằng chiến hạm của hải quân Mỹ mang tên lửa hành trình đã áp sát Gruzia. Dick Cheney nói: “Ngài nên biết, thứ mà tàu chiến chúng tôi mang đến không phải là nước uống mà là thứ quan trọng hơn hàng hóa rất nhiều”. Hôm sau, Nga mở cuộc tấn công đánh bật quân Gruzia ra khỏi Nam Ossetia rồi tiến sâu vào lãnh thổ Gruzia, các chiến hạm Mỹ và khối NATO không động đậy gì. Thất vọng, ngày 10.8.2008, quân Gruzia rút khỏi Nam Ossetia và ngày 2.9.2008 Gruzia tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Nga, nhưng vùng Nam Ossetia không còn thuộc Gruzia nữa.

Nay Ukraina muốn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, Nga cũng đối phó như đã đối phó với Gruzia. Cũng như Gruzia, Ukraina là cái thá gì mà Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu phải đứng ra bảo vệ và “nuôi báo cô”? Số phận Ukraina rồi cũng gióng Gruzia, xài không được thì bỏ.

Ngày 6.3.2014
 
Văn Hóa
Tràng hạt Mân Côi - Năm Sự Sáng
P.Trần Đình Phan Tiến
08:19 07/03/2014
TRÀNG HẠT MÂN CÔI ĐƯỜNG THI (TT)
NĂM SỰ SÁNG


1/ Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Gio-đan.
Ta hãy xin cho được sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Gio-đan sông nước thật mầu nhiệm
Là chốn linh thiêng Chúa ”Tẩy “ trần
Tự hạ khiêm nhường tựa tội nhân
Gio-an sửng sốt khi nhìn thấy
Tầng Trời mở lộ ánh vinh quang
Bỗng “tiếng” Chúa Cha phán rõ ràng :
“ Đây chính là “CON “ Ta dấu yêu !
Các ngươi luôn phải vâng nghe Người ” (Mt 3, 13-17)

1 Kinh Lạy Cha. 10 kinh Kính Mừng, 1 kinh sáng Danh
Lời nguyện Fatima

2/ Đức Chúa Giêsu làm phép lạ tại tiệc cưới Ca-na.
Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng Đức Chúa Trời.

Tiệc cưới Ca-na Người hiện diện
Hòa đồng chia sẻ với tha nhân
Tình thương nhân ái Người trao tặng
Rượu cạn bình khô giữa tiệc vui
Đức Mẹ ngỏ lời xin Chúa giúp
Cứu nguy giây phút thật tài tình !
Sâu xa mầu nhiệm thật linh hiển
Ý nghĩa tiên trưng bởi “Máu “ Người. ( Ga 2, 1-11)

1 kinh Lạy Cha , 10 kinh Kính Mừng , 1 kinh sáng Danh.
Lời nguyện Fatima

3/ Đức Chúa Giêsu rao giàng Tin Mừng Nước Trời.
Ta hãy xin cho được ơn hoán cải tâm hồn.

Ba năm rao giảng đời công khai
Gieo rắc Tin Mừng ơn cứu độ
Khắp chốn, mọi miền đều bước đến
Chữa lành bệnh tật của nhân gian
Trao ban hồng phúc “Lời Hằng Sống”
Kêu gọi ăn năn xóa tội trần
Hoán cải tâm hồn vì Nước Chúa
Loan truyền sự sống cho trần gian. ( Mt 8 , 1-38 )

1 kinh Kạy Cha, 10 kinh kính Mừng , 1 kinh Sáng Danh
Lời nguyện Fatima.

4/ Đức Chúa Giêu biến hình trên núi Tabor.
Ta hãy xin cho được lắng nghe Lời Người.

Ta - bor núi Thánh Người biến đổi
Tỏ lộ uy quyền bởi Chúa Cha
Quyền phép trời cao Người tỏ rạng
Môn đồ trông thấy thảy văng ra !
Dung nhan Thiên Chúa, ai chiêm bái?
Y phục sáng lòa hơn ánh tuyết
Tiếng phán từ trời vọng rất xa
“Vâng Lời ái Tử chính Con Ta “.( Mc 9 , 2-7)

1 kinh Lạy Cha , 10 kinh Kính Mừng, 1 kinh Sáng Danh
Lời nguyện Fatima.

5/ Đức Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể.
Ta hãy xin cho được siêng năng rước Mình Máu Thánh Chúa.

Phòng Tiệc Ly Thầy trò hội ngộ
Toan ban lương thực để nuôi hồn
Bánh này là Thịt Đấng Trường sinh
Cùng Máu Thiên linh để vĩnh tồn
CẦM LẤY DÂNG LÊN LỜI CHÚC TỤNG
Bẻ ra phân phát cả nhân trần
Ai ăn Bánh Ấy được hằng sống
Thịt Máu nuôi hồn thật quý linh ! ( Mc 14, 22-24)

1 KINH lạy Cha , 10 kinh Kính Mừng , 1 kinh Sáng Danh.
Lời nguyện Fatima.

Kính nhớ vị Tân Hiển Thánh Giáo Hoàng GIOAN PHAOLÔ II ngày 27/04/2014. Đấng sáng lập Mầu Nhiệm 5 sự sáng.
 
Sống để yêu và yêu để sống
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:23 07/03/2014
Sống để yêu và yêu để sống
Nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, 8.3

1. Tình yêu và thời gian

Ngày xưa các vị Thần Hạnh Phúc, Khổ Đau,Tình Yêu,Giàu Sang và nhiều vị khác nữa cùng sống chung với nhau trên một hoang đảo. Một hôm, cơn đại hồng thuỷ tràn đến, hòn đảo xinh xắn sắp chìm trong biển nước.Tất cả các vị Thần đều chuẩn bị thuyền để vượt biển vào đất liền lánh nạn.Riêng Thần Tình Yêu vì quá nghèo nên không có nổi một chiếc thuyền để ra đi.Thần đành ngồi im lặng đợi chờ đến giây phút cuối cùng mới quyết định quá giang các vị Thần khác.

Khi Thần Giàu Sang đi ngang qua,Thần Tình Yêu xin : Anh mang tôi đi cùng với!

Không được đâu, tôi có biết bao vàng bạc quý giá phải mang theo, sao còn chỗ cho bạn.

Thần Đau Khổ đến gần. Thần Tình Yêu nài nỉ: Anh cho tôi đi với nhé!

Tôi bất hạnh và buồn chán quá,tôi chỉ muốn ở một mình thôi.

Thần Hạnh Phúc đi ngang qua cũng thế. Thần quá hạnh phúc đến nổi không nghe được tiếng kêu cứu của Thần Tình Yêu.

Bỗng nhiên có giọng nói của một cụ già : Này tình yêu, tôi sẽ đưa anh vào đất liền.

Thần Tình Yêu nghe thế liền chạy nhanh đến thuyền của cụ già.Quá vui mừng vì thoát nạn,Thần Tình Yêu quên hỏi tên cụ già tốt bụng.

Khi tất cả các vị thần đều đến được đất liền, cụ già lẳng lặng bỏ đi mất. Khi đó Thần Tình Yêu mới sực nhớ là đã quên cám ơn người đã giúp mình thoát nạn liền quay sang hỏi Thần Kiến Thức : Thưa ông, cụ già vừa giúp tôi khi nãy tên gì vậy?
Thần Kiến Thức đáp: Đó là Thần Thời Gian.

Thần Thời Gian ư ? Nhưng vì sao ông ta lại giúp tôi ?

Thần Kiến Thức mỉm cười : Vì chỉ có thời gian mới có thể hiểu được tình yêu vĩ đại như thế nào. (Tuổi trẻ Chúa Nhật, số 44/2000).

Tình yêu và thời gian là hai phạm trù khác biệt nhưng lại có tương quan chặt chẽ.Thời gian nuôi dưỡng tình yêu. Thời gian đo lường tình yêu.Tình yêu lớn lên hay lụi tàn theo thời gian.Sống trong thời gian là yêu để sống.Thời gian không có tình yêu sẽ lạnh lùng buồn chán.Tình yêu ý nghĩa hoá và thắp hồn cho thời gian. Bởi đó, kẻ đang yêu là người sống trong thời gian với đầy ắp niềm vui êm ả. Kẻ biết yêu là người biết nhìn thời gian như dòng ngọc bạc.

Những người yêu nhau, họ muốn đi đến kết hôn với nhau. Họ đã có một thời gian dài để quen biết. Tìm hiểu về gia phong,về tính tình,về sở thích của nhau. Chính qua thời gian họ hợp nhau. Tình yêu nảy nở. Ngày cưới, tình yêu của họ đơm hoa kết trái.
Tình yêu rất kỳ diệu. Nó gõ hồn ta vào những giờ không định như Xuân Diệu viết:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu.
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều,
nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.
Tình yêu rất nhạy cảm. Chỉ một lần chạm tay nhau mà về nhà mang bệnh tương tư :

Hôm qua lỡ chạm tay nhau,
về nhà đó có bị đau không nào?
Riêng đây chẳng biết vì sao,
chạm tay lần ấy đau vào đến tim.

Tình yêu rất mạnh mẽ.Khi yêu thì vượt qua tất cả mọi thử thách,mọi khó khăn để có nhau. Ca dao đúc kết:

Yêu nhau mấy núi cũng trèo,mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.
Yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.
Yêu nhau bất kể giàu nghèo,dù cho lên ải xuống đèo cũng cam.

Yêu nhau chẳng quản chiếu giường,
Một tàu lá chuối che sương cũng tình.

Thiếp xa chàng ăn vàng cũng đắng,
Thiếp gần chàng ăn muối trắng cũng ngon.
Tình yêu rất cần thời gian dành cho nhau.
Năng mưa thì nước năng đầy
Anh năng lui tới mẹ thầy em thương.

Tình yêu cho hai người nên một, vui buồn, hạnh phúc đau khổ luôn có nhau chia sẽ.

Lạ chưa vẫn ở bên em,
mà anh cứ nhớ cứ thèm gần hơn.
Cứ lo em giận em hờn,
mãi mê anh để cô đơn em buồn.
Cớ chi chắp được đôi hồn,
như chim đôi cánh lượn hôn mây trời.
Cớ chi đi suốt đường đời,
như hình với bóng sóng đôi tháng ngày.
Em cười anh cũng vui lây.
Em đau anh lại lệ cay xót thầm.
Qua bao xao động thăng trầm,
tâm ca đựơc mấy tri âm không lời.
Tình yêu là thế em ơi.
Hai người mà hoá một người trăm năm.

Tình yêu thật đẹp và thật kỳ diệu. Vì thế, quyết định sống chung với một người suốt đời là rất quan trọng.Quyết định mà không hiểu biết đó là liều lĩnh và mù quáng sẽ dẫn tới bất hạnh.Sự hiểu biết về mình và đối tượng mình chọn lựa luôn cần thời gian dài khá dài tìm hiểu,thử thách và đo lường.

Thời gian chính là thước đo tình yêu.Chân thật hay giả dối,thuỷ chung hay hời hợt chóng qua,thời gian sẽ xác định cho một tình yêu. Bởi vậy ông bà ta khôn ngoan khuyên con cháu cần phải có thời gian dài để tìm hiểu kỹ lưỡng rồi mới tiến tới hôn nhân.

Con người được sinh ra từ tình yêu, lớn lên trong thời gian rồi trở về với cội nguồn tình yêu.Trong kinh điển An giáo có lời chép: “Tất cả mọi hữu thể đều do tình yêu mà sinh ra, tất cả mọi hữu thể một khi đã sinh ra đựoc sống nhờ tình yêu nâng đỡ, tất cả mọi hữu thể khi chết đều trở về trong tình yêu” ( Taittirya Upanisad III,6).

2. Nét đẹp của phụ nữ

Thời gian yêu nhau là thời gian đẹp nhất.Có nhiều yếu tố dệt nên tình yêu hạnh phúc. Phẩm chất đẹp nhất nơi người phụ nữ là dịu dàng, hiền thục. Phẩm chất đẹp nhất nơi người đàn ông đó là quãng đại, bao dung.Phẩm chất tốt đẹp ấy được kết tinh trong quãng đời sống với cha mẹ, được giáo dục trong gia đình đạo hạnh.

Ca dao khuyên con gái :
Chim khôn làm tổ lựa cành
Gái khôn tìm chốn trai lành gởi thân.

Và khuyên con trai:
Làm trai lấy được vợ hiền
Như cầm đồng tiền mua được của ngon.

Người vợ hiền thục được Thánh Kinh ca tụng.Sách Huấn Ca viết : Phúc thay ai cưới được vợ hiền. Vợ đảm đang làm cho chồng vui sướng. Vợ hiền là tốt số vận may dành cho ai biết kính sợ Chúa. Phúc thay ai cưới được vợ hiền, tuổi thọ người ấy sẽ tăng lên gấp đôi.Có người vợ hiền trong gia đình thì cửa nhà ngăn nắp. Người vợ hiền đẹp như vầng hồng trên chốn cao xanh của Đức Chúa. (Hc 26,16-18).
Cha mẹ hiền lành là điều hạnh phúc cho con cái.

Chẳng tham nhà ngói ba toà
Tham vì một nổi mẹ cha anh hiền

Hay là:
Kiếm nơi cha thảo mẹ hiền
Gởi thân khua sớm bạc tiền chẳng tham.

Sự hiền lành,dễ thương dễ mến chính là nhân đức căn bản giúp người chồng, người vợ sống quãng đại, xây đắp tổ ấm gia đình. Chúa Giêsu mời gọi hãy học với Ngài : Hãy học cùng Thầy vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Hiền lành và khiêm nhường là nền tảng của sự thánh thiện. Đó là con đường nên thánh của người Kitô hữu.

Nhân đức được rèn luyện qua dòng thời gian. Phẩm hạnh đựoc kết tinh qua năm tháng được giáo dục. Con đường nên hoàn thiện cho mỗi người trải dài suốt dòng đời.

Có câu chuyện huyền thoại kể rằng: Một hôm Thiền Sư già kia, nói với đệ tử của mình rằng: “Này anh bạn, ta có một điều tệ nhất là: ta không hiểu biết gì về người phụ nữ cả. Hãy nói cho ta biết phụ nữ là gì đi ?”

Người học trò mỉm cười nói rằng: “Thuở mới sinh ra trái đất, ông thợ Tạo Hóa chỉ dựng nên có một mình ông Ađam, ông lang thang một mình trong vườn địa đàng mênh mông rộng lớn, trong khi các loài vật khác đều có cặp có đôi quấn quýt bên nhau. Thấy ông cô đơn hiu quạnh, thơ thẩn đi vào đi ra. Tạo Hóa thấy thế mà thương, bèn nghĩ rằng: mình phải tạo dựng cho Ađam một người bạn đường thôi, để nó sống một mình cũng không tốt. Lúc ấy Tạo Hóa mới nhớ ra rằng: lúc trước mình tạo dựng muôn vật từ hư vô, nay mọi sự đã trở nên hiện hữu, sao mình không lấy chính cái hiện hữu để tạo thêm một vật nữa nhỉ ?

Trong lúc nan giải, Tạo Hóa suy nghĩ một hồi lâu, rồi quyết định rằng sẽ tập trung tất cả vạn vật lại lấy mỗi thứ một tí để chế tạo ra người phụ nữ. Và Tạo Hóa đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng tròn 16, đường cong của các loại dây leo, dáng run rẩy của hoa cỏ, nét mảnh khảnh của lau sậy, màu sắc rực rở trên cánh bướm, sự nhẹ nhàng của chiếc lá, sự tinh tế ở đầu vòi voi, cái nhìn ngây thơ của nai tơ, cái xúm xít của đàn ong mật, ánh sáng rực rỡ của mặt trời, nét xa xăm của tầng mây, sự lay động của làn gió, sự lộng lẫy kiêu sa của chim công, chất cứng rắn của kim cương, vị ngọt ngào của trái chín, lòng tàn nhẫn của hùm beo, sức thiêu đốt của ngọn lửa, khí lạnh lẽo của băng tuyết, tiếng kêu khắc khoải của chim quyên, tính nết dối trá của cò vạc v.v..., nói chung, tất cả mọi thứ, mỗi thứ một tí.

Tạo Hóa đem hết thảy những thứ đó, nhào nặn với khúc xương sườn của Ađam để tạo thành người phụ nữ (người phụ nữ phức tạp, với đầy đủ mọi sắc thái, mọi tinh chất của vũ trụ; nên không thiếu một thứ gì mà không có trong con người phụ nữ ấy) rồi tặng cho Ađam”.

Người học trò vừa kể đến đây, chưa kịp đưa ra câu kết, thì ông thầy già liền vội vàng ngăn lại: “Đừng nói gì thêm nữa... điều tệ nhất của ta đã hết hạn!”.

Vâng, người phụ nữ với đầy đủ mọi sắc thái, cá tính, không thiếu một tính chất gì của vũ trụ như thế; nên đã làm cho biết bao nhiêu người trong giới đàn ông, không biết phải đối xử thế nào cho phải, hay suốt đời đàn ông cứ phải chiều phụ nữ ăn đi ăn lại quả trái cấm... Mình nói như thế không biết có quá đáng không nhỉ ?

Nhân loại ngày nay đang biến chuyển nhiều, đang từ từ trả lại cho phụ nữ chỗ đứng và phẩm giá của mình. Mặc khải trong Kinh Thánh cũng đã phần nào soi sáng chúng ta về quá trình biến chuyển trên. Là “Ađam mới”, là “Trưởng Tử trong mọi loài thọ sinh”, Chúa Giêsu qui tụ mọi người lại thành một khối, đàn ông cùng với đàn bà, vượt lên trên mọi ranh giới mà xã hội loài người đã dựng lên trước đó.

Nhờ vậy, con người dù là nam hay nữ hằng ngày khám phá rằng mình nằm trong một mạng lưới gồm vô số tương quan với thế giới xung quanh, trong đó có Thiên Chúa và có anh em. Trong mạng lưới ấy, mỗi người, nam hay nữ, đều góp phần của mình. Bước thăng tiến này của nhân loại là do Đức Kitô dẫn đầu và điều khiển, vì Người là “Anpha và Ômêga”. Nhờ vậy, “không còn chuyện Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, nhưng tất cả chỉ là một, trong Đức Kitô” ( Gl 3, 28 )

Trong đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu, Đức Maria là người phụ nữ tuyệt vời hơn mọi người phụ nữ: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1,42). Đức Maria là gương mẫu của mọi người phụ nữ, nét đẹp từ trong tâm hồn, lời nói và đời sống của Mẹ nâng cao phẩm giá giới phụ nữ.

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Mẹ, Mẹ có Phúc hơn mọi người phụ nữ. Mẹ là Nữ Hoàng của mọi người phụ nữ...Người Phụ Nữ được Thiên Chúa ưu ái đặc tuyển của muôn đời đã từng rất thương đau, nhưng cuối cùng vẫn uy hùng bước vào vinh quang như đạo binh xếp hàng vào trận. Dòng dõi của Người Nữ Diễm Phúc luôn mãi ngời sáng giữa lòng nhân loại hôm nay.

3. Sống để yêu và yêu để sống

Thiên Chúa là tình yêu và là thời gian. Sống giữa cuộc đời để yêu thương nhau. Đó là hồng ân diệu vợi mà Thiên Chúa ban tặng cho mỗi con người. Thánh Gioan đã khẳng định điều đó khi viết: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra và người ấy biết Thiên Chúa” ( 1Ga 4,8).

Sống để yêu và yêu để sống. Tình yêu cho cuộc sống màu xanh. Thời gian luôn đong đầy hạnh phúc. Vì thế phải yêu cho thật tình đừng dối gian nhau. Yêu cho thật nhiều không hề toan tính. Chúa Giêsu đã tha thiết kêu mời: Hãy yêu nhau “Như Thầy đã yêu anh em” (Ga 15,12).Chúa đã yêu bằng hành động cụ thể là hy sinh cho người mình yêu. Khi yêu nhau, người ta có thể hy sinh cho nhau thời giờ, tiền bạc, sức khỏe, công việc…Hy sinh cao cả nhất là hy sinh mạng sống “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Chúa đã thực thi sự hy sinh cao độ ấy “ Đức Kitô đã chết vì chúng ta” ( Rm 5,6; Ep 5,2; 1Ga 3,16), để chúng ta yêu thương “Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế thì chúng ta phải thương yêu nhau” (1 Ga 4,19), nhờ đó mà “niềm vui được nên trọn vẹn” (Ga 15,9). Tình yêu thật vĩ đại cho những ai sống theo gương Chúa Giêsu trong hành trình cuộc đời mình.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Những vần thơ vui nhân ngày 8.3 (sưu tầm)

1. Phân bua:
Hôm nay mồng tám tháng ba.
Giá hoa thì đắt, giá quà thì cao
Tiền lương tiêu hết hồi nào
Thù lao, tiền thưởng chẳng trao lễ này...
Ai đem quà cáp kềnh càng
Riêng tôi dâng tặng cho nàng thơ thôi
Hoa hồng mấy bữa héo rồi
Còn thơ, thơ tuyệt vời là thơ

2. Tự trào
Là đàn ông tức là mê rửa chén
Mơ lau nhà và háo hức lau xe
Làm đàn ông là tựa cửa đợi vợ về
Nhanh nhảu chạy ra đỡ làn, đỡ nón
Dịu dàng bằng cánh tay năm ngón
Hỏi nàng xem có uống nước không?
Rồi bưng lên trên khay nhỏ màu hồng
Nước giải khát, khăn lau tay, xí muội...

3. Khổ sở
Hôm nay mồng tám tháng ba
Đàn ông xách gói chạy ra chạy vào
Mua hoa mua quà ào ào
Tiền đâu trong túi cứ nhào nhào ra
Hôm sau mồng chín tháng ba
Lục lọi trong túi tiền đâu mất rồi
Mì tôm cả tháng đến hồi
Cố nhai cố nuốt xong rồi tháng ba.

4. Đùa tí
Hôm nay mồng tám tháng ba
Chị em phấn khởi đi ra đi vào
Đàn ông kính cẩn cúi chào
Chị em phấn khởi đi vào đi ra...
Hôm sau mồng chín tháng ba
Chị em tưởng bở đi ra đi vào
Đàn ông hổng có cúi chào
Chị em tiu nghỉu hết vào lại ra...

Chúc quý chị em tận hưởng ngày 8-3 thật vui vẻ trong sự quan tâm săn sóc nhiệt tình của các đấng mày râu!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chăn Trâu Trên Đồng
Tấn Đạt
22:29 07/03/2014
CHĂN TRÂU TRÊN ĐỒNG
Ảnh của Tấn Đạt
Ngày xưa Ninh Thích chăn trâu
Mà rồi công ấn công hầu trâu ơi
Ngày nay mình nghé ta ngồi
Mai sau ta có một thời hiển vinh?
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 28/02 -06/03/2014 - Thứ Tư Lễ Tro tại Rôma, ĐTC Phanxicô được đề cử lãnh giải Nobel Hòa Bình
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:46 07/03/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


1. Thứ Tư Lễ Tro tại Rôma

Lúc 4:30 chiều thứ Tư 5 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.

Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng này. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.

Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.

Trong bài giảng, trước tiên Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy cởi mở với Thiên Chúa và anh chị em: “Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng giả tạo, trong một nền văn hóa quan tâm tới “hành động”, tới những gì là “hữu dụng” trong đó vô tình chúng ta loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của chúng ta. Mùa chay kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức, hãy nhớ rằng chúng ta là thụ tạo, chứ không phải là Thiên Chúa”.

Tiếp đến, dựa vào bài Phúc Âm của ngày lễ, Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu hãy sống hành trình thiêng liêng mùa chay bằng việc cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc (Xc Mt 6,1-6.16-18). Ngài nói: “cả ba điều này bao hàm sự cần thiết này, đó là đừng để mình bị những điều bề ngoài thống trị: điều đáng kể không phải là cái vẻ bề ngoài; giá trị sự sống không tùy thuộc sự ủng hộ của người khác hoặc thành công, nhưng tùy thuộc điều chúng ta có trong nội tâm”.

Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, Đức Hồng Y Jozef Tomko, người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh nữ Sabina, đã bỏ tro trên đầu Đức Thánh Cha, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng Y và một số tín hữu, trong khi 12 linh mục Đa Minh và Biển Đức bỏ tro trên đầu các tín hữu hiện diện.

Sau thánh lễ, tại trụ sở Bề trên Tổng quyền dòng Đa Minh, cạnh thánh đường, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ cộng đoàn các tu sĩ Đa Minh tại Roma, đặc biệt là các bề trên 8 tu viện tại thủ đô Giáo Hội

2. Buổi triều yết chung Thứ Tư Lễ Tro

Trong buổi triều yết chung sáng Thứ Tư Lễ Tro 5 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngưng loạt bài về các phép bí tích để đề cập đến Mùa Chay. Ngài nói rằng Mùa Chay là cơ hội thuận tiện để chống lại sự thờ ơ trước bạo lực, nghèo đói và suy thoái xã hội.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay, Thứ Tư Lễ Tro, bắt đầu cuộc hành trình Mùa Chay của chúng ta với sám hối, cầu nguyện và hoán cải để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm hàng năm của Giáo Hội về mầu nhiệm của cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.

Những ngày này Giáo Hội mời gọi chúng ta suy ngẫm với niềm vui và lòng biết ơn tình yêu bao la của Thiên Chúa được mạc khải trong mầu nhiệm vượt qua; và sống trọn vẹn hơn bao giờ cuộc sống chúng ta nhận được từ Bí Tích Rửa Tội.

Cuộc hành trình canh tân tinh thần theo bước chân của Chúa Kitô mời gọi chúng ta phải thừa nhận và đáp trả trước sự gia tăng nghèo nàn về tinh thần và vật chất giữa chúng ta.

Cụ thể, nó có nghĩa là chống lại một cách có ý thức áp lực của một nền văn hóa nghĩ rằng nó có thể làm mọi thứ mà không cần có Thiên Chúa, một nền văn hóa trong đó cha mẹ không còn dạy cho con em biết cầu nguyện, nơi mà bạo lực, nghèo đói và suy thoái xã hội được lợi dụng triệt để.

Cầu xin cho Mùa Chay này là một thời gian thuận tiện để cá nhân và cộng đoàn chú ý đến những lời của Tin Mừng, suy niệm về các mầu nhiệm của đức tin, thực hành sám hối và bác ái, và mở rộng con tim của chúng ta hơn bao giờ trước ân sủng của Thiên Chúa và nhu cầu của anh chị em chúng ta.

3. Đức Thánh Cha gặp gỡ 60 Giám Mục Bạn Phong trào Focolare

Trong buổi tiếp kiến sáng thứ Năm ngày 27 tháng Hai dành cho các Giám Mục bạn của Phong trào Focolare (Tổ Ấm), Đức Thánh Cha đề cao linh đạo hiệp thông như một yếu tố cơ bản trong mọi nỗ lực loan báo Tin Mừng.

60 Giám Mục đến từ 4 châu lục đang tham dự cuộc gặp gỡ lần thứ 37 từ ngày 24 đến 28 tháng Hai tại trung tâm của Phong trào Tổ Ấm ở Castel Gandolfo về đề tài “đặc tính hỗ tương của tình yêu thương giữa các môn đệ Chúa Kitô”.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhận xét rằng: ”Xã hội ngày nay rất cần chứng tá về một lối sống biểu lộ sự mới mẻ mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, đó là anh chị em yêu thương nhau, mặc dù có những khác biệt về tính tình, gốc gác, tuổi tác.. Chứng tá này làm nảy sinh ước muốn được tham gia vào biểu tượng cao cả là Giáo Hội.”

Đức Thánh Cha giải thích rằng: “Khi một người nhận thấy sự yêu thương nhau giữa các môn đệ Chúa Kitô là điều có thể và có khả năng biến đổi chất lượng quan hệ giữa con người với nhau, thì họ cảm thấy được kêu gọi khám phá, hoặc tái khám phá Chúa Kitô, cởi mở đối với cuộc gặp gỡ với Chúa hằng sống và đang hoạt động, họ cũng được thúc đẩy ra khỏi chính mình để đến gặp tha nhân và phổ biến niềm hy vọng họ đã nhận được”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại lời Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 trong Tông thư “Ngàn Năm mới đang đến” (Novo millennio ineunte) kêu gọi biến Giáo Hội thành nhà và trường dạy hiệp thông, và ngài gọi đây là một thách đố lớn chúng ta cần đương đầu nếu muốn trung thành với ý định của Thiên Chúa và đáp ứng những mong đợi sâu xa của thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng “Biến Giáo Hội thành nhà và trường dạy hiệp thông” thực là một điều cơ bản để mọi nỗ lực loan báo Tin Mừng được hữu hiệu, vì nó biểu lộ ước muốn sâu xa của Chúa Cha, đó là mọi con cái Chúa sống với nhau như anh chị em, và biểu lộ ước muốn của Chúa Kitô: “Ước gì tất cả chúng được nên một” (Ga 17,21).

Trong 4 ngày gặp gỡ, các Giám Mục trao đổi với nhau qua hai cuộc thảo luận bàn tròn:

- Thứ I về đề tài: “Những đường hướng Giáo Hội nổi bật trong năm đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”. Hai vị phát biểu gợi ý là Đức Hồng Y João Braz de Aviz, người Brazil, Tổng trưởng Bộ các dòng tu, và Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Zani, Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo.

- Thứ II về đề tài: “Đặc tính công nghị (sinodalità) ngày nay, dưới ánh sáng giáo huấn và thực hành của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”. Trong số các vị trình bày gợi ý trong cuộc thảo luận này có Đức Hồng Y Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, và hai Giám Mục khác.

Trong hai buổi chiều 25 và 26 tháng Hai, các Giám Mục, theo các vùng địa lý, môi trường xã hội và tôn giáo khác nhau, đã trình bày những chứng từ bản thân.

4. Đức Thánh Cha kêu gọi Giáo Hội Mỹ la tinh quan tâm đến giới trẻ

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi Giáo Hội tại Mỹ châu la tinh đặc biệt quan tâm tiếp đón, lắng nghe, săn sóc và mời gọi giới trẻ theo Chúa Kitô.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ Sáu ngày 28 tháng Hai, dành cho 45 Hồng Y, Giám Mục và chuyên gia cố vấn thuộc Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh, vừa kết thúc khóa họp toàn thể kéo dài 4 ngày tại Vatican từ 25 đến 28 tháng Hai dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Chủ tịch Marc Ouellet, người Canada, cũng là Tổng trưởng Bộ Giám Mục.

Chủ đề khóa họp là “Sự cấp thiết về giáo dục và thông truyền đức tin cho giới trẻ Mỹ châu la tinh”.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đã dựa vào trình thuật Tin Mừng về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và chàng thanh niên giàu có (Xc Lc 18,18-23) và quảng diễn 3 thái độ của Chúa Giêsu mà Giáo Hội cần noi theo:

- Trước tiên là “đón nhận, một thái độ đi trước mọi việc giảng huấn và sứ vụ tông đồ. Chúa Giêsu yêu thương và đón nhận chàng thanh niên, đặt mình trong hoàn cảnh của mỗi người, kể cả những người chối bỏ Ngài.”

Đức Thánh Cha nói: “Đó cũng phải là thái độ của Giáo Hội: Gần gũi người trẻ trong mọi môi trường cuộc sống như học đường, gia đình, nơi làm việc.. quan tâm đến những nhu cầu và khát vọng của người trẻ, không phải về mặt vật chất mà thôi. Rất nhiều người trẻ đang gặp những vấn đề trầm trọng.. Chúa yêu cầu chúng ta đừng bỏ rơi người trẻ,.. họ đang cần được cảm thấy được đề cao giá trị trong phẩm giá, được yêu thương và cảm thông”.

- Tiếp đến, “Chúa Giêsu đối thoại chân thành và thân mật với chàng thanh niên. Lắng nghe những lo âu của anh ta và giải thích dưới ánh sáng Kinh Thánh. Chúa Giêsu không lên án, không có thành kiến. Giáo Hội cũng phải làm sao giúp người trẻ cảm thấy Giáo Hội là nhà của họ; không phải chỉ mở cửa mà thôi, nhưng còn phải ra đi tìm kiếm người trẻ.. Giáo Hội là mẹ và không thể dửng dưng lãnh đạm, nhưng biết những lo lắng của họ và nâng họ lên con tim của Thiên Chúa”.

- Sau cùng Chúa Giêsu mời gọi chàng thanh niên đi theo Ngài: “Anh hãy bán mọi của cải.. và đến đây theo Thầy” (Xc Lc 18,22).

Đức Thánh Cha nói với các Hồng Y và Giám Mục rằng: “Những lời này không mất tính chất thời sự. Người trẻ cần được nghe những lời ấy từ chúng ta. Họ cần được nghe rằng Chúa Kitô không phải là một nhân vật tiểu thuyết, nhưng là một nhân vật sống động... Nếu chúng ta chỉ hài lòng với việc mang lại những an ủi phàm nhân cho người trẻ, thì chúng ta đánh lừa họ. Điều quan trọng là chúng ta cống hiến cho người trẻ điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có, đó là Chúa Kitô, Tin Mừng của Người, cùng với một chân trời mới, giúp người trẻ đương đầu với cuộc sống phù hợp với niềm tin, sâu xa và nhìn cao trông rộng”.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Giáo Hội tại Mỹ châu la tinh không thể đánh mất kho tàng giới trẻ, với tất cả những tiềm năng của họ, để giúp xã hội tăng trường, với những khát vọng cao cả là họp thành một đại gia đình những người anh chị em được hòa giải trong tình thương”.

Trong 4 ngày họp, các Hồng Y và Giám Mục thành viên của Ủy ban cũng bàn về “ý nghĩa triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô đối với Mỹ châu la tinh: những đòi hỏi và trách nhiệm”, “Thực tại giới trẻ tại Mỹ châu la tinh”, tương quan giữa các thế hệ trẻ và chính trị, trong đó có vai trò giáo dục của Giáo Hội dành cho người trẻ về việc xây dựng hòa bình và công lý.

Trong bối cảnh trên đây, các thành viên cũng kiểm điểm thành quả của Ngày Quốc Tế giới trẻ hồi cuối tháng 7 năm 2013 tại Rio de Janeiro bên Brazil, với sự hiện diện của Đức Thánh Cha.

5. Khủng bố Hồi Giáo Boko Haram tàn sát 59 học sinh một trường trung học Công Giáo tại Nigeria

Tối Chúa Nhật rạng sáng Thứ Hai 24 tháng Hai, quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã tấn công vào trường nội trú Federal Government College tại thành phố Buni Yadi của bang Yobe giết chết ít nhất 59 học sinh. Các em này tuổi từ 11 đến 18 đang ngủ thì bị tấn công. Một số em bị đánh đập dã man trước khi bị thiêu sống.

Đây là ngôi trường do Giáo Hội Công Giáo điều hành với 24 toà nhà. Tất cả các phòng ốc đều bị thiêu rụi.

Các nhân chứng sống sót cho biết bọn khủng bố gồm khoảng 50 người.

Boko Haram có nghĩa là "giáo dục phương Tây là một tội lỗi". Đây là một nhóm Hồi giáo cực đoan có liên quan chặt chẽ với Al Qaeda.

Trong hai năm qua, nhóm này đã tấn công thường dân ở Nigeria, phá hủy các cơ sở hạ tầng của đất nước để tạo ra sự hỗn loạn. Mục tiêu của họ là thiết lập một nhà nước Hồi giáo ở phía bắc của đất nước. Thủ đoạn tấn công của nhóm này ngày càng phức tạp và tàn bạo hơn.

6. Đức Thánh Cha tiếp các nhà lãnh đạo Công Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo Á Căn Đình

Hôm thứ Năm 27 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp 45 nhà lãnh đạo quan trọng của Á Căn Đình vừa trở về từ Thánh Điạ sau chuyến viếng thăm từ ngày 24 đến 26 tháng Hai. Cuộc họp đã diễn ra trong nhà trọ Santa Marta và bao gồm 15 người Do Thái, 15 người Hồi giáo, và 15 người Công Giáo. Chuyến đi của họ bao gồm nhiều địa điểm mà Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trong cuộc hành hương sắp tới tại Jordan, Israel và Palestine.

Trong chuyến thăm Thánh Điạ, nhóm này đã gặp các nhà chức trách chính trị và tôn giáo hàng đầu và đã đến thăm các thánh địa của ba tôn giáo độc thần.

Theo tờ Quan Sát Viên Rôma, nhiều thành viên của nhóm, bao gồm một số giáo sĩ Do Thái, Hồi Giáo và các linh mục đã quen biết Đức Giáo Hoàng từ khi ngài còn Đức Hồng Y Bergoglio, Tổng Giám Mục của Buenos Aires. Họ đã hợp tác với ngài trong cuộc đối thoại liên giáo và làm việc chung với ngài trong một số dự án xã hội và bác ái nhằm giúp những người dân của thủ đô đang trong những tình huống khó khăn.

Nhóm này cho biết họ muốn thể hiện tình bạn và sự gần gũi tinh thần với Đức Giáo Hoàng nên muốn kết thúc cuộc hành hương của họ ở Rôma để họ có thể gặp Đức Thánh Cha để đưa ra những lời chúc tốt đẹp nhất cho sứ vụ mới của ngài và cho chuyến đi sắp tới của Đức Thánh Cha đến Thánh Điạ.

Cuộc họp kéo dài một giờ tại Vatican đã được mô tả là một trong những "cuộc họp thân ái nhất" và được sự tham dự của Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Liên tôn với người Do Thái, và Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.

7. Đức Thánh Cha tiếp thủ tướng Rumani

Sáng thứ Bẩy 28 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Thủ tướng Chính phủ Rumani là ông Victor Ponta. Sau cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha, ông Ponta cũng đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ trưởng Quan hệ với các nước.

Thủ tướng Rumani đã mang theo lời chào từ Thượng Phụ Chính Thống Daniel gởi đến Đức Thánh Cha. Cuộc gặp gỡ thân mật giữa hai vị đã bàn đến các chủ đề về gia đình, giáo dục, tự do tôn giáo và bảo vệ những giá trị chung trong bối cảnh hợp tác song phương giữa Tòa Thánh và Rumani cũng như trong phạm vi rộng lớn hơn là cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Rumani đã đánh giá cao tiềm năng của Giáo Hội Công Giáo trong việc đóng góp vào lợi ích chung của xã hội. Một số vấn đề đáng quan tâm của cộng đồng Công Giáo ở Rumani cũng được đưa ra thảo luận.

Cuối cùng, hai vị đã trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế hiện nay, đặc biệt nhắc lại niềm hy vọng là đối thoại và đàm phán sẽ được theo đuổi để có thể kết thúc các cuộc xung đột đang gây đau thương cho thế giới.

Theo thống kê hồi tháng Bẩy năm ngoái, Rumani hiện có 21,790,500 dân. 81.9% theo Chính Thống Giáo, 6.4% theo Tin Lành. Công Giáo có 937,000 tín hữu chiếm 4.3% dân số được chia thành 3 tổng giáo phận, 8 giáo phận và một miền Phủ Doãn Tông Tòa.

8. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk: Những nguy hiểm tại Ukraine vẫn chưa hết. Thượng Viện Nga đồng ý xâm lược Ukraine bằng vũ lực

Tuần qua, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Công Giáo Hy Lạp Ukraine đã sang Rôma gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô. Sau buổi tiếp kiến, ngài đã dành cho các phóng viên một cuộc họp báo chung với Cha Federico Lombardi giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh.

Ngài tường thuật với các ký giả:

“Đức Thánh Cha hỏi tôi: ‘Tình hình hiện nay ra sao?” Tôi trả lời ngài rằng rất là khó khăn. Ngài nói: ‘Đức Cha nói rất đúng. Tình hình rất là nguy hiểm.’”

Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine đã cho biết như trên trong khi kêu gọi Nga tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Ukraine.

Đức Tổng Giám mục nói:

"Ở một số vùng của Ukraine có những thành phần ly khai kêu gọi nước ngoài xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine,".

Ngài cảnh báo "Châu Âu không nên tự cô lập mình trước những vấn đề này, vì sớm hay muộn chúng sẽ ảnh hưởng đến toàn châu Âu."

Cụ thể ngài nói:

"Chúng tôi đã nhận được một số dấu hiệu cảnh báo từ chính phủ Nga, và chúng tôi rất thận trọng. Tuy nhiên các sự kiện gần đây đưa ra lý do để hy vọng là Nga hay bất cứ quốc gia nào khác sẽ không cho phép mình quyền xâm phạm chủ quyền của nhà nước Ukraine".

Bộ trưởng quốc phòng Ukraine là Igor Tenyukh cho biết là hôm thứ Sáu Nga đã đưa 6,000 quân và 30 xe thiết giáp xâm lược vùng Crimea của Ukraine.

Trong khi đó, sáng thứ Bẩy tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Quốc Hội nước này cho phép sử dụng các lực lượng vũ trang tại Ukraine. Chưa đầy 2 giờ sau khi được yêu cầu, lúc 15:27 giờ Mạc Tư Khoa ngày thứ Bẩy 1 tháng Ba, Thượng Viện Nga đã biểu quyết đồng thuận cho Vladimir Putin sử dụng vũ lực tại Ukraine. Theo hiến pháp Nga, chỉ cần Thượng Viện đồng ý, tổng thống có thể sử dụng vũ lực tại hải ngoại.

Tân thủ tướng Ukraine là Arseniy Yatsenyuk cho biết Nga đang khiêu khích Ukraine đáp trả cuộc xâm lược vùng Crimea bằng vũ lực để có lý do mở rộng chiến tranh.

Ông nói: “Sự hiện diện không thích hợp của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine là một sự khiêu khích, và những nỗ lực của Nga làm cho Ukraine phản ứng bằng các lực lượng vũ trang đã thất bại”.

Lịch sử Ukraine chỉ ra rằng trong những tình huống bị Nga xâm lược như thế này thế giới với những dàn xếp chính trị lắt léo, ngoài những phản ứng yếu ớt và chiếu lệ, sẽ để mặc cho Nga muốn làm gì thì làm tại Ukraine.

Trong khi đó cựu tổng thống bị truất phế Viktor Yanukovych đã xuất hiện trong một cuộc họp báo tại Rostov trên đất Nga. Ông này vẫn kiên trì lập trường cho mình là tổng thống hợp hiến của Ukaine và phủ nhận mọi tội ác tại quảng trường Maidan.

9. Thành phố Ávila mời Đức Thánh Cha sang thăm nhân kỷ niệm 500 năm sinh nhật thánh Têrêsa thành Ávila

Thánh nữ Têrêsa sinh ngày 28 tháng Ba năm 1515 tại thành Avila, nước Tây Ban Nha. Ngài gia nhập dòng Cát Minh năm 1536.

Thánh nữ nổi danh vì đã thiết lập thêm mười sáu tu viện Cát Minh mới. Các tu viện này chứa đầy các nữ tu ham ước sống cuộc đời thánh thiện. Họ làm nhiều việc hy sinh vì lòng yêu mến Đức Chúa Giêsu. Chính Têrêsa Avila đã nêu gương sáng cho các nữ tu này. Thánh nữ cầu nguyện với rất nhiều tình yêu và thi hành các nhiệm vụ hằng ngày cách chăm chỉ.

Thánh nữ Têrêsa Avila là nhà lãnh đạo đại tài cũng như là một người rất mực yêu mến Đức Chúa Giêsu và Giáo Hội. Têrêsa Avila về trời năm 1582 và được Đức Thánh Cha Grêgôriô XV phong thánh năm 1622.

Đến năm 1970, Đức Thánh Cha Phaolô đệ Lục đã tôn phong Thánh Têrêsa thành Avila làm nữ Tiến sĩ Hội Thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô khi còn là Tổng Giám Mục thành Buenos Aires đã nhiều lần thuyết giảng về Thánh Têrêsa Avila trên truyền hình. Vì thế, một đoàn đại biểu của thành phố Ávila đã sang tận Rôma để mời Đức Thánh Cha sang thăm thành phố này nhân dịp kỷ niệm 500 ngày sinh của thánh nữ được tổ chức vào ngày 28 tháng Ba năm tới.

Đoàn đại biểu gồm ông Alicia García, chủ tịch miền Castilla y León, thị trưởng Miguel Ángel Nieto và giáo quyền địa phương đã được Đức Thánh Cha tiếp hôm thứ Bẩy 1 tháng Ba.

Tòa Thánh chưa đưa ra thông báo nào liên quan đến việc Đức Thánh Cha có nhận lời không. Tuy nhiên, chính quyền địa phương thành phố Ávila tỏ ra rất lạc quan trước triển vọng này.

10. Đức Thánh Cha tiếp các Giám Mục Tây Ban Nha

Hôm thứ Hai mùng 3 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp tất cả các giám mục Tây Ban Nha đang trong những ngày 'Ad Limina' viếng mộ các Thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, là Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid nhắc lại rằng Đức Hồng Y Bergoglio đã thăm Tây Ban Nha vào năm 2006.

Ngài nói:

"Làm thế nào chúng ta có thể quên các bài giảng tĩnh tâm ngài đã trình bày với các giám mục Tây Ban Nha vào năm 2006, là năm ngài đã tham dự Hội nghị thế giới về gia đình ở Valencia."

Đức Giáo Hoàng đã trao cho cho mỗi giám mục một bản văn được in sẵn, yêu cầu các ngài luôn luôn tìm kiếm những con đường mới cho Tin Mừng. Ngoài ra, ngài cũng bày tỏ mối quan tâm của mình cho các nền văn hóa thế tục trong đó "Thiên Chúa bị cô lập vào chiều kích riêng tư cuộc sống và bị loại trừ khỏi lĩnh vực công cộng."

Các Giám Mục Tây Ban Nha sẽ tổ chức Hội Nghị Thường Niên vào ngày 11 tháng Ba tới đây.

Tổng số 83 giám mục Tây Ban Nha đến thăm Rôma trong khoảng thời gian hai tuần. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng với các Giám Mục nước này.

Đức Cha Jesús Murgui là Giám Mục giáo phận Orihuela - Alicante nói:

"Tôi đã rất ngạc nhiên bởi sự thoải mái và gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô và sự quan tâm lớn lao của ngài, thái độ lắng nghe và chú ý đến tất cả các ý kiến khác nhau do các giám mục đưa ra."

Đức Cha Julian Barrio là Tổng Giám Mục Santiago de Compostela nhận xét:

"Đây là một cuộc gặp gỡ vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc. Thật đẹp như thời tiết hôm nay."

Các giám mục Tây Ban Nha đã không bỏ lỡ cơ hội để chính thức mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Tây Ban Nha vào năm 2015 là năm đánh dấu 500 ngày sinh của Thánh Têrêsa Avila, nữ Tiến Sĩ Hội Thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.

11. Đức Thánh Cha ban phép lành cho một phụ nữ qua điện thoại

Sáng thứ Hai 3 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã tiếp các thành viên của Liên đoàn Linh Thao Italia do Đức Cha Giovanni Scanavino, Giám Mục nghỉ hưu của giáo phận Orvieto-Todi hướng dẫn nhân kỷ niệm 50 năm thành lập liên đoàn. Cuộc tiếp kiến diễn ra tại phòng họp Clementine trong Dinh Tông Tòa.

Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các thành viên rằng kỷ niệm quan trọng này là cơ hội cho họ củng cố và suy tư trên lịch sử và nguồn gốc của họ trong khi đọc những dấu chỉ mới của thời đại.

"Những người nam nữ ngày nay cần phải gặp gỡ Thiên Chúa, để biết Ngài không phải từ tin đồn. Công việc của anh chị em hoàn toàn hướng tới mục đích này, và anh chị em thực hiện điều này bằng cách cung cấp không gian và thời gian để lắng nghe mạnh mẽ Lời Chúa trong thinh lặng và cầu nguyện."

"Những ai tham dự tĩnh tâm một cách đúng nghĩa cảm nghiệm được sức thu hút và hấp dẫn của Thiên Chúa, để trở về đời sống thường ngày, và các mối quan hệ hàng ngày với một tâm hồn được canh tân, và biến đổi, mang theo hương thơm của Đức Kitô."

Ngài ca tụng khả năng về tín lý và linh đạo của anh chị em làm việc trong các cuộc tĩnh tâm và những nhà tĩnh tâm, nhưng nhấn mạnh rằng nhân vật chính của đời sống tinh thần luôn luôn là Chúa Thánh Thần, Đấng "nâng đỡ tất cả mọi thứ chúng ta làm."

Một linh mục đến gần Đức Thánh Cha với điện thoại di động trong tay, và xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho một người phụ nữ 25 tuổi ở đầu bên kia của đường dây điện thoại. Đức Giáo Hoàng đã không chần chừ một giây và đưa ra lời chúc của mình một cách nhanh chóng qua điện thoại.

12. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng Ba

Ý chung: Cầu cho tất cả mọi nền văn hoá biết tôn trọng các quyền và phẩm giá của người phụ nữ.

Ý truyền giáo: Cầu cho có nhiều người trẻ biết đón nhận lời mời gọi của Chúa dâng hiến đời sống mình để rao giảng Phúc Âm.

13. Đức Hồng Y Walter Kasper nói: Phụ nữ nên có vai trò rộng lớn hơn trong Giáo Triều Rôma.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Avvenire, nhật báo của Hội Đồng Giám Mục Ý, Đức Hồng Y Walter Kasper nói phụ nữ nên được tham gia vào việc chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình và có một vai trò rộng lớn hơn nhiều trong Giáo Triều Rôma.

"Nếu không có phụ nữ, gia đình chỉ đơn giản là không tồn tại. Thật là là vô nghĩa để nói về gia đình mà không lắng nghe họ."

Trích dẫn ví dụ của Mary Ann Glendon, giáo sư luật Harvard người hiện là Chủ tịch của Giáo hoàng Học viện Khoa học Xã hội, Đức Hồng Y Kasper nói phụ nữ có thể phục vụ ở các vị trí trong Giáo triều không gắn liền với quyền tài phán liên kết với Bí Tích Truyền Chức Thánh.

14. Đức Thượng Phụ danh dự Bartholmew gặp gỡ các Giám Mục Công Giáo Hung Gia Lợi

Trong chuyến viếng thăm Hung Gia Lợi trong hai ngày 2 và 3 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Đại kết thành Constantinople đã gặp gỡ với các giám mục Công Giáo của quốc gia này.

Trong buổi gặp gỡ ngài đưa ra nhận xét sau:

"Cuộc khủng hoảng lan rộng như một bệnh dịch ở châu Âu ngày hôm nay và đe doạ sự thống nhất của lục địa này là kết quả của một quá trình phân hủy tinh thần liên tục, cố làm cho người ta tách ra khỏi truyền thống Kitô giáo và Giáo Hội, và giải thể các cơ chế quan trọng của quốc gia và gia đình."

15. Quân đội được điều động bảo vệ các Kitô hữu tại bang Odisha

Các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã được điều động đến bang Odisha, phiá Đông Ấn Độ tiếp theo sau một cuộc tấn công của các thành phần Ấn Giáo cực đoan vào một nhà nguyện Công Giáo đang được xây dựng.

Những kẻ tấn công đã hăm dọa giết chết những công nhân xây dựng và gia đình họ.Tờ Hindustan Times cho biết như trên.

Bang Odisha trước đây được gọi là bang Orissa nhưng phải đổi tên vì nó khét tiếng với vụ tàn sát vào năm 2008 giết chết hơn 50 Kitô hữu và làm 50,000 tín hữu Kitô phải chạy lánh nạn.

16. Một linh mục Công Giáo bị đánh đến chết tại Calabria, Italy

Rạng sáng ngày thứ Hai 3 tháng Ba, một linh mục Công Giáo đã bị đánh đến chết tại thành phố Calabria của Italia.

Cha Lazzaro Longobardi dường như đã bị giết bởi những cú đánh bằng một thanh sắt. Cảnh sát đã tìm thấy hung khí này bên ngoài nhà thờ. Cảnh sát đang câu lưu một nghi can, là người thường xuyên hỏi xin tiền cha Lazzaro Longobardi.

17. Tòa Thánh và Burundi ký thỏa thuận đảm bảo tình trạng pháp lý của Giáo Hội Công Giáo

Tòa Thánh và Burundi đã ký kết một thỏa thuận chính thức "đảm bảo tình trạng pháp lý của Giáo Hội Công Giáo" tại quốc gia Đông Phi này.

Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết như trên hôm 3 tháng Ba.

Thỏa thuận này đã được đàm phán vào năm 2012, cũng đưa ra một khuôn khổ pháp lý cho hôn nhân, nơi thờ phượng, các việc từ thiện giáo dục, các tuyên úy quân đội, trại giam, và thuế tài sản.

Burundi có 68% là người Công Giáo. Nước này đã có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh từ năm 1963.

18. Tương lai của ngân hàng Vatican

Đức Hồng Y George Pell, người vừa được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Bộ Kinh Tế nói ngài không nghĩ Đức Thánh Cha sẽ đóng cửa ngân hàng Vatican.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với John Allen của tờ Boston Globe, Đức Hồng Y Pell nói khả năng đóng cửa Ngân Hàng Vatican hay còn gọi là Viện Giáo Vụ là rất thấp.. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sydney, Úc Đại Lợi cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô quyết tâm mang lại tính minh bạch và đáng tin cậy cho ngân hàng Vatican. Ngài nói: "Không chỉ Đức Thánh Cha muốn như thế, nhưng ngài có khả năng để làm cho nó thành hiện thực”.

19. Đức Thánh Cha Phanxicô được đề cử lãnh giải Nobel Hòa Bình

Đức Thánh Cha Phanxicô đã được lọt vào danh sách những người được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2014. Viện Nobel ở Na Uy đã công bố danh sách 278 người được để cử.

Trong ngày lễ Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh hôm 19 tháng Ba năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi hòa bình. Và từ đó đến nay ngài liên tục kêu gọi hòa bình.

Đặc biệt nhất là buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình ở Syria ngày 7 tháng 9 năm ngoái với hơn 100,000 người tham dự.

Trong những tháng tới, Ủy ban Nobel sẽ thu hẹp danh sách, và xem xét kỹ lưỡng các ứng cử viên.. Họ sẽ công bố người chiến thắng trong tháng Mười. Nếu được trao tặng giải thưởng này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ là vị Giáo Hoàng đầu tiên nhận được giải Nobel Hòa bình.