Ngày 15-03-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – Năm B
Lm. Anthony Trung Thành
09:45 15/03/2018
Để chuẩn bị tinh thần cho các Môn đệ, Đức Giêsu đã nhiều lần tiên báo về cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Nhưng đi liền với lời tiên báo về cuộc khổ nạn và cái chết thì Ngài cũng cho biết “ngày thứ ba” Ngài sẽ sống lại. Như thế, đau khổ và sự chết như là điều kiện tất yếu để Ngài bước vào ngày phục sinh. Chính vì vậy, qua bài Tin mừng hôm nay, sau khi nhắc tới nguyên lý của hạt lúa mỳ phải mục nát đi thì mới sinh bông hạt, Đức Giêsu khẳng định : “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời.” (Ga 12,25).

Thoạt nghe, nhiều người cho rằng lời khẳng định của Đức Giêsu có vẻ rất nghịch lý với cuộc sống. Bởi vì, bình thường không ai ghét mạng sống mình bao giờ, nhưng trái lại họ yêu và rất yêu mạng sống của mình. Họ chăm sóc mạng sống ấy bằng nhiều cách thế khác nhau: ăn uống, ăn mặc, trang điểm, đi khám bác sĩ và nhiều hình thức khác nữa. Thực ra, biết yêu mạng sống mình, chăm sóc cho bản thân không phải là điều xấu. Nếu làm đúng cách thì đó lại còn là một thái độ rất tốt. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở thái độ yêu mạng sống mình, chăm sóc cho bản thân mình mà quên mất tình thân, quên mất tình người, quên mất những bổn phận khác thì sẽ trở thành người xấu. Khi Đức Giêsu nói “ai yêu sự sống mình thì sẽ mất” ám chỉ những người chỉ lo cho mình mà không màng chi đến người khác. Những người chỉ muốn nhận mà không biết cho. Họ là những người ích kỷ giống như chiếc ao tù đọng không có sự sống.

Hơn nữa, lời dạy của Đức Giêsu còn muốn chúng ta đi xa hơn. Ngài muốn nói tới sự sống linh hồn của chúng ta. Để được sống phần linh hồn, mỗi người chúng ta cần phải chết đi cho tội, chết đi tính ích kỷ. Để có sự sống phần linh hồn có khi chúng ta cũng phải chấp nhận chết đi sự sống phần xác vì phải hiến thân, phải quên mình, đúng như lời khẳng định của Thánh Phanxicô Assisi trong lời kinh hòa bình: “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.” Vì thế, giáo huấn của Đức Giêsu không nghịch lý nhưng là một chân lý. Chân lý này đã được chính Ngài thực hiện một cách trọn vẹn trong cuộc sống. Chính Ngài là Con Thiên Chúa nhưng đã chấp nhận mục nát đi để sinh ơn cứu độ cho nhân loại chúng ta. Thánh Phaolô cho biết: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.”(Pl 2,6-9).

Thật vậy, vì vâng lời Chúa Cha và để cứu độ nhân loại, Ngài đã chấp nhận sống mầu nhiệm tự hủy nơi bản thân mình từ khi nhập thể cho đến khi chịu chết trên thập giá để được sống lại vinh quang. Ngài sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, làm con nuôi của Thánh cả Giuse, sống 30 năm với nghề thợ mộc tại làng Nazaréth như mọi người ngoại trừ tội lỗi. Trong ba năm ra đi rao giảng Tin mừng: Ngài rao giảng và làm phép lạ để cứu giúp nhiều người. Ngài nói: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc 10,45). Cao điểm của sự phục vụ ấy là việc Ngài rửa chân cho các môn đệ vào tối trước ngày Thứ năm tuần thánh. Cuối cùng, Ngài đã chấp nhận bước vào cuộc khổ nạn chịu chết để cứu độ nhân loại. Như vậy, Đức Giêsu là hạt lúa mỳ chịu mục nát đi để đem lại sự sống cho nhân loại chúng ta. Ngài đã hy sinh mạng sống của mình để cho nhân loại được sống.

Noi gương Đức Giêsu, có rất nhiều vị thánh cũng đã chấp nhận hy sinh, chấp nhận làm hạt lúa mỳ mục nát đi để người khác được sống. Đó là sự hy sinh của Thánh Maximilianô Kolbê đã chấp nhận chết thay cho người tử tù được sống. Đó là sự hy sinh của Mẹ Têrêxa Caculta và các nữ tu thuộc dòng của mẹ, suốt cuộc đời vì những người nghèo khó, bệnh tật, những người sống bên lề xã hội tại các khu ổ chuột. Đó là sự hy sinh của các Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ đã dâng hiến đời mình vì hạnh phúc và phần rỗi của tha nhân. Đó là sự hy sinh của những người vợ người chồng vì hạnh phúc của người bạn đời. Đó là sự hy sinh tận tụy của những người cha người mẹ vì niềm vui và hạnh phúc của con cái. Đó là sự hy sinh cho nhau của anh chị em ruột thịt trong gia đình. Và còn biết bao tấm gương hy sinh khác trong đạo ngoài đời mà chúng ta không thể kể hết ra đây. Nếu tìm kiếm trên mạng, chúng ta sẽ đọc được những câu chuyện rất cảm động về sự hy sinh đó. Chẳng hạn: Cha lấy thân làm "bao cát" để kiếm tiền cứu con; Đôi vợ chồng già ăn xin kiếm tiền nuôi con ăn học; Đóng giả làm đàn ông suốt 43 năm để dễ kiếm việc làm, nuôi con khôn lớn; Mẹ già bán cầu từ tinh mơ để kiếm tiền nuôi con; Người mẹ làm đôi chân cõng con đi học mỗi ngày; Mẹ 90 tuổi chăm con bại não suốt 50 năm…Và câu chuyện sau đây cũng phần nào cho chúng ta thấy sự hy sinh cao cả của một cậu bé 8 tuổi.

Có hai anh em nhà kia, cậu bé trai 8 tuổi và cô em gái của cậu 6 tuổi. Cả hai đều gầy yếu và thường đau ốm luôn. Một hôm cậu bé bị một cơn đau gan cấp tính, được cha mẹ đưa vào cấp cứu tại bệnh viện gần nhà. Sau thời gian hai tuần lễ điều trị, cậu bé đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và đang nằm viện thêm ít ngày để hồi sức. Nhưng sau đó, lại đến lượt cô em gái bị chứng xuất huyết nội và được mang đi cấp cứu tại cùng bệnh viện với anh. Cô bé bị mất máu khá nhiều cần được mau chóng tiếp máu. Thế nhưng bệnh viện lại không có sẵn máu cùng nhóm để truyền. Rất may là máu của cậu bé cùng nhóm máu với cô em. Khi được hỏi có muốn cho máu để cứu sống em gái không, thì lúc đầu cậu bé hơi ngần ngại và lo lắng một chút. Nhưng ngay sau đó, cậu ta đã lấy lại bình tĩnh và trả lời bác sĩ rằng: “Vâng, con bằng lòng hiến máu cho em con. Xin bác sĩ hãy cố gắng cứu sống nó. Vì con thương em con lắm.” Sau đó bác sĩ đã lấy máu của cậu truyền cho cô em. Một lúc sau tỉnh dậy, cậu bé đã làm cho mọi người trong phòng ngạc nhiên và buồn cười khi nói: “Ô hay! Con chưa bị chết hay sao? Vậy bác sĩ đã tiếp máu cho em con chưa? Em con bây giờ ra sao rồi?” Thì ra cậu bé đã tưởng lầm rằng khi bằng lòng hiến máu cho em, là cậu phải cho em tất cả số máu trong con người mình! Nhưng vì quá thương em và không muốn cho em bị chết, nên sau khi ngần ngại một chút, cậu đã quyết định hy sinh chịu chết để cho em gái mình được sống! (Sưu Tầm)

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hy sinh để cứu độ chúng con. Chúng con tạ ơn Chúa. Ngoài Chúa ra, còn biết bao nhiêu người khác cũng đã hy sinh vì chúng con, xin Chúa trả công bội hậu cho các vị ân nhân đó. Xin cho mỗi chúng con cũng biết chấp nhận hy sinh để đem lại hạnh phúc cho tha nhân. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Chúa Nhật V Mùa Chay
Lm Jude Siciliano OP
14:31 15/03/2018
Giêrêmia 31: 31-34; T.vịnh 50; Do Thái 5: 7-9; Gioan 12: 20-33

Những người Hy Lạp đến Giêrusalem hỏi ông Philipphê "Thưa ông, chúng tôi muốn dược gặp ông Giêsu". Đây là dịp Chúa Giêsu nói về sự chết của Ngài, và cũng là dịp các người theo Chúa Giêsu được dạy dỗ về việc họ muốn giống như Ngài: Hạt giống phải chết đi trong lòng đất để sản sinh "nhiều hạt khác". Thoạt đầu việc các người Hy lạp muốn gặp Chúa Giêsu và lời Ngài dạy dỗ không liên hệ gì với nhau, nhưng không phải thế. Để đáp lại lời các người Hy Lạp muốn gặp Ngài, Chúa Giêsu làm chúng ta chú ý đến sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Ngài mà chúng ta sẽ mừng kính lễ trong 3 ngày của Tuần Thánh. Chúa Giêsu sẽ chấp nhận hoàn toàn sự chết của Ngài, không một chút tránh né. Khác với kinh nghiệm của chúng ta, sự chết là sự hủy hoại hoàn toàn. Nhưng Chúa Giêsu xem đó là dịp vinh danh Thiên Chúa. Những ai thấy sự chết của Chúa Giêsu và tiếp tục nhìn lên Ngài trên cây thập giá với cặp mắt đức tin sẽ cũng thấy bàn tay của Thiên Chúa cứu Chúa Giêsu qua sự chết.

Hãy nhớ các người Hy Lạp muốn gặp Chúa Giêsu. Sự Chúa Giêsu đáp lại nói về việc hy sinh và sự chết của Ngài đã được lập đi lập lại nhiều lần trong các phúc âm Nhất Lãm. Trong phúc âm này thánh Gioan chỉ chú trọng đến lời Chúa Giêsu nói về các người Hy lạp muốn gặp Ngài, vì triết lý Hy Lạp ít nói về sự hy sinh của mình, hay sự hiến tế mạng sống của mình cho người khác. Bởi thế dụ ngôn Chúa Giêsu nói về hạt giống ‘phải chết đi’ để sinh nhiều hạt khác" là một hình ảnh xứng hợp với trường hợp này. Các người theo Chúa Giêsu sẽ bỏ những "lý luận" của thế gian để tin lời Ngài như là trái hẳn với điều các môn đệ nghĩ.

Các bậc phụ huynh, giáo chức và nhũng người dạy dỗ trong cộng đoàn biết ý nghĩa thành quả của sự chết của mình. Cũng như ý nghĩa việc từ bỏ những chương trình và dự định của mình để giúp người khác. Chúng ta cũng ý thức được các thế hệ trước và bây giờ của những người di cư phải gặp bao khổ cực hy sinh đời sống của họ cho con cái họ được một đời sống tốt đẹp hơn. Các thế hệ trước chết đi như hạt giống chết trong lòng đất để gây nên nhiều hạt khác. Thí dụ như các bậc phụ huynh tốt lành đã hy sinh cho con cái cùng dòng máu của họ là điều tự nhiên. Điều không tự nhiên là Chúa Giêsu kêu gọi các người theo Ngài hy sinh đời sống của họ cho những người không cùng dòng máu của họ. Chúng ta phải hy sinh mạng sống chúng ta ngay cho cả những người xa lạ, không mong đợi họ sẽ trả ơn. Thật thế việc hy sinh toàn năng lực của mình không một chút mong đợi trả ơn có vẽ như suy nghĩ không xứng hạp với ý nghĩ thông thường.

Qua bài đọc thứ nhất trích sách ngôn sứ Giêrêmia, Thiên Chúa hứa sẽ làm một giao ước mới với dân Ngài. "Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng lề luật của Ta". Chúa Giêsu là giao ước mới đó. Thiên Chúa đã kết hợp chính Ngài với chúng ta với sự liên kết không bao giờ chấm dứt. Chúa Giêsu nhìn ngay vào sự chết và Ngài nhận thấy thắng lợi qua sự chết của Ngài: một giao ước mới được gây nên và chúng ta dược sống lại qua tội lỗi. Chúng ta được cam đoan sự tha thứ của tội lỗi trong Mùa Chay này, vì chúng ta nhìn lên Chúa Giêsu "Đấng giương cao lên khỏi mặt đất". Chúa Giêsu gọi Chúng ta lên với Ngài để sống một đời sống mới "tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi". Chúa Giêsu đưa chúng ta về với Thiên Chúa, và Ngài nói Ngài sẽ làm như vậy qua sự chết, vì đó là đường về dời sống vĩnh viễn cho những người theo Ngài. Chúa Giêsu dùng hình ảnh Do thái và nói là chúng ta phải "coi thường" mạng sống ở đời này "để giữ lại được sự sống đời đời". Nếu chúng ta sống đời sống không phạm tội lỗi như Chúa Giêsu đã sống thì đó là sự chết cách này hay cách khác cho chúng ta: như sự chết cho việc lo lắng cho mình; chết cho sự tự do của mình để từ bỏ mọi sự; chết về cử chỉ làm theo ý định của mình v.v... Các người theo Chúa Giêsu hằng ngày chết với những ý định của mình để chọn Ngài, và chọn việc phục vụ Thiên Chúa qua tha nhân hơn tìm lợi lộc vinh dự cho mình.

Qua sự chết của Chúa Giêsu trên cây thập giá, Ngài cho chúng ta thấy làm sao trung thành với Thiên Chúa cho đến trọn đời sống Ngài. Chúa Giêsu vẫn cho chúng ta thấy là Thiên Chúa thương yêu chúng ta chừng nào. Chúa Giêsu không muốn chịu thương khó vì đau khổ, bằng không Ngài đã không chửa lành và cho lương thực cho biết bao nhiêu người. Nhưng có một sự đau khổ mà chúng ta không tránh được nếu chúng ta muốn theo Ngài. Thật thế, chính hôm nay Ngài kêu gọi chúng ta lãnh nhận sự đau khổ đó, vì theo Ngài thì chúng ta sẽ gặp đau khổ. Trong một thế giới tội lỗi và bạo lực, Thiên Chúa muôn chúng ta chọn những điều khác. Đúng thế, chúng ta sẽ gặp sự dữ không phải qua bạo lực và không dùng phương tiện của sự dữ để chống đối, nhưng là hằng ngày cố gắng sống một đời sống phục vụ vì danh Chúa Giêsu. Chúa Giêsu suy nghĩ như khi Ngài ở trong vườn cây dầu, mặc dù Ngài có phải chịu hy sinh đời sống của Ngài. "Tuy vậy Ngài phải nói: 'Lạy Cha, xin Cha cứu con khỏi giờ này'". Rồi Ngài từ bỏ ngay ý nghĩ đó và nói "Lạy Cha, xin Cha tôn vinh danh Cha". Chúng ta sẽ nhận thấy vinh quang Thiên Chúa qua sự hy sinh Chúa Giêsu sẽ làm, và hơn nữa. Thành quả của sự hy sinh này, chúng ta cũng sẽ được ơn theo Chúa Giêsu qua sự hy sinh của chúng ta vì kẻ khác.

Tiếng nói từ trời vọng xuống không nói với Chúa Giêsu, nhưng nói với những người đang đứng ở đó, và cả chúng ta nữa là những người đang nghe bây giờ. Kinh Thánh Do thái nói đó là tiếng sấm, vì tiếng sấm trước kia là tiếng của Thiên Chúa, hay tiếng của một thiên thần. Tiếng từ trời bảo đảm cho chúng ta là việc Chúa Giêsu làm đã được Thiên Chúa chấp nhận. Chúng ta có thể tín nhiệm vào lời Chúa Giêsu vừa nói: sự sống nảy lên qua sự chết. Nhiều người sẽ được thu hút bởi Chúa Giêsu trên cây thập giá, nhưng cũng có nhiều người không chấp nhận sự chết đó. Có lời quảng cáo nói: "bạn có thể nên tất cả những gì bạn có thể làm được". Đó là điều Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta làm. Ngài có một đường lối khác cho chúng ta để đi theo Ngài để trở nên "tất cả những gì chúng ta làm được".

Những người Hy Lạp là những người thật lòng muốn tìm hiểu. Trong khi họ không phải hoàn toàn là thành phần của cộng đoàn Do thái, họ ở lại Giêrusalem đẻ thờ phượng với người Do thái vào lễ Vượt Qua. Theo từ ngử của phúc âm thánh Gioan, từ "xem thấy" ám chỉ nhiều hơn là chỉ trông thấy về thể xác, nhưng ám chỉ thêm sự trông thấy sâu đậm qua đức tin. Sự có mặt của 2 môn đệ Andrê và Philipphê nhắc đến phần đầu của phúc âm, khi ông Andrê và một môn đệ khác của ông Gioan Tẩy Giả đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu mời họ "đến mà xem". Chúng ta đã biết hai môn đệ đó trên đường họ đi theo Chúa Giêsu. Chúng ta đã cùng họ nghe lời Chúa Giêsu, và đã nhận thấy việc làm lớn lao của Ngài. Chúng ta cũng như hai môn đệ đó đã "đến và xem" Chúa Giêsu (Ga 1: 35)

Suốt phúc âm thánh Gioan, chúng ta nghe "giờ chưa đến" (Ga 2: 4; 7:6 ; 7: 30;8: 20). Chúng ta biết Chúa Giêsu không nói đến giờ trong ngày (tiếng Hy Lạp là Chronos), nhưng là giờ đặc biệt, giờ đầy ơn sủng của đời sống (tiếng Hy Lạp là Kairos), Khi Chúa Giêsu trở về với Thiên Chúa qua sự thương khó, sự chết và sự sống lại. "Giờ" đó bây giờ đã đến, và Chúa Giêsu sẽ tự hy sinh mình cho thế gian. Các người ngoại tìm gặp để "xem thấy" Chúa Giêsu. Họ có phải là tiêu biểu cho những "người khác", những người trong thế gian cùng với ông Andrê, ông Philipphê, bà Maria, và bà Mácta tìm đến để tin Chúa Giêsu không? Ngài sẽ phải nói rõ cho họ biết để họ được toàn diện đức tin, ơn cảm nghiệm sẽ được "xem thấy" Chúa Giêsu. Rồi cũng đến lượt chúng ta, chúng ta cùng với những người đó sẽ "xem thấy" sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu.

Phúc âm thánh Gioan không nói về sự việc xãy ra trong vườn cây dầu. Dù vậy Chúa Giêsu cũng cảm thấy tâm hồn Ngài xao xuyến như trong vườn cây dầu. Chúa Giêsu biết điều gì sẽ xãy ra và Ngài quyết tâm đi đến những sự việc đó. Nếu Ngài không quyết tâm, chúng ta có thể đã nghe một tin khác bởi những người chúng ta nghe hôm nay. Nếu Chúa Giêsu không chấp nhận sự chết của Ngài, tin mà chúng ta sẽ nghe có thể là: người tôi tớ của Thiên Chúa chỉ phục vụ đến chừng nào đó thôi chứ không hy sinh nhiều, và người nào muốn theo Chúa Giêsu sẽ không phải gặp khó khăn về đời sống, và Thiên Chúa chỉ đòi hỏi một phần của đời sống chúng ta trong tình yêu thương và phục vụ, chứ không đòi hỏi tất cả. Trong 2 tuần tiếp theo chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu hy sinh tất cả mọi sự cho Thiên Chúa vi chúng ta. Và chúng ta được ơn gọi theo Ngài.

Chúa Giêsu sẽ "xét xử" thế gian như thế nào khi Ngài bị "giương cao lên khỏi mặt đất"? Dân chúng có thể hoặc chấp nhận điều họ trông thấy trong sự chết của hạt giồng lúa này" và họ sẽ sống đời sống họ theo gương mẫu đó, hoặc họ sẽ nhìn thấy Đấng bị treo trên cây thập giá là một người sống một đời sống điên rồ và phí phạm, và họ từ bỏ Chúa Giêsu và việc Ngài làm. Uy quyền trên thế gian cai trị qua ngai vàng và quyền lực quân sự. Chúa Giêsu cai trị qua cây thập giá. Qua thập giá và sự sống lại Chúa Giêsu sẽ "kéo mọi người lên với Ngài".

Hôm nay chúng ta có thể mừng những người đã được học giáo lý tân tòng. Những người sẽ được chịu phép rửa tội vào ngày vọng Phục Sinh. Giống như những người ngoại nói "chúng tôi muốn gặp ông Giêsu", các người bảo lãnh và những người hướng dẫn trong giáo lý tân tòng là những người đã làm chứng và đã dạy dỗ giúp những người đi tìm đến "gặp" Chúa Giêsu. Rồi còn tất cả chúng ta thì sao? Vậy thì chúng ta có "gặp" Chúa Giêsu vì những người đã đưa chúng ta đến "gặp" Ngài trong đời sống chúng ta hay không? Có những người nào khác đã nêu gương mẫu hy sinh mình mà Chúa Giêsu nói đến trong phúc âm hôm nay không? Sự hy sinh của những người đó đã giúp chúng ta "gặp" Chúa Giêsu hay không? Chúng ta có "gặp" Ngài trong những câu chuyện của Kinh Thánh mà chúng ta thường nghe mỗi tuần, hay trong những buổi họp phụng vụ? Chúng ta có được giúp đỡ "gặp" Chúa Giêsu qua những bài giảng của các linh mục hay không? Chúng ta có nhìn gặp Chúa Giêsu qua hình bánh và rượu đang hy sinh sự sống của Ngài để nuôi dưởng chúng ta hay không?

Chúa Giêsu không phải ứ đọng trong thời gian. Ngài cũng không phải là của riêng biệt của một cộng đoàn xa xưa. Ngài đã qua "giờ" này, và chúng ta cùng với cộng đoàn thánh Gioan đã "gặp" được Ngài. Chúng ta "gặp" Ngài qua đức tin hiện nay, và tại nơi đây. Sau này trong phúc âm Chúa Giêsu hứa "phúc thay những người không trông thấy mà tin!" (Ga 20: 29). Chúng ta thường nói "trông thấy là tin". Nhưng theo ánh sáng phúc âm hôm nay, chúng ta có thể nói "Tin nghĩa là trông thấy".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


5th SUNDAY OF LENT (B)
Jeremiah 31: 31-34; Psalm 51 Hebrews 5: 7-9; John 12: 20-33

The visit by the Greeks, who ask Philip, "we would like to see Jesus," is the occasion for Jesus’ discourse about his death. It is also an opportunity for Jesus’ followers to be taught about being willing to be like Jesus – a grain of wheat dying, so as to bear "much fruit." At first the Greek’s request and Jesus’ response seem disconnected; but they are not. In response to the request of the Greeks, Jesus moves our attention to his suffering, death and resurrection, which we will soon be celebrating during our Triduum. He will face his death with a determination to see it through and not flee. Contrary to our experience of death as a final destruction, Jesus sees it as a moment of God’s glorification. Those who see his death and continue to look with eyes of faith upon him, will also see God’s hand rescuing Jesus from death.

Remember that the desire to see Jesus is expressed by Greeks. Jesus’ response about self-sacrifice and dying to oneself repeats what he frequently says in the Synoptic gospels. Here he has focused his words to the inquiry by the Greeks, for in Greek philosophy there is little or no reference to dying to self, or the sacrifice of one’s own life for another. So, Jesus’ example of the grain of wheat bearing "much fruit" through dying, is a fitting image at this moment. His followers will leave behind the worldly and "logical" thinkers of the world and trust in his words – as contradictory as they may seem to the disciples.

Parents, educators and mentors in the congregation know what it means to die to self interests; to give up one’s personal plans and goals for the sake of others. We are also aware of past and present generations of immigrants who toiled long and hard, giving their lives, so that their children could have a better one. They died to self; each like a grain of wheat that "falls to the ground and dies,...and produces much fruit." Good parents, for example, will make such sacrifices for their own blood. It’s natural. What isn’t "natural" is that Jesus invites his followers to give their lives for those not of their own blood. We are to give of ourselves even for strangers, expecting no return, no payment-in-kind. It will seem to worldly thinking a waste of time; a pouring out of our life energies for little in return.

Through Jeremiah (our first reading), God promised to make a new covenant with God’s people, a covenant "written upon their hearts." Jesus is that new covenant and in him, God has united God’s very self with us with bonds that can never be broken. Jesus looks death in the eye and sees victory; for through his death the new covenant is established and we are raised from sin. We are assured of forgiveness of our sins this Lent because we look upon Jesus, the one "lifted up from the earth." He raises us up with him to a new, a forgiven life, "I will draw everyone to myself." He takes us to God. Jesus says that his way, through death, is the way to eternal life for his followers. Using Semitic hyperbole he states we must "hate" our life in this world and "preserve it for eternal life." If we live the servant-life Jesus did, then it will mean death in one way or another for us: death to self-preoccupation; death to our independence and detachment; death to doing things our way, etc. Jesus’ followers die everyday in the decisions we make to choose him and service to God through neighbor, above our own self interests and aggrandizement.

By Jesus’ suffering on the cross, he showed us how to be faithful to God. To the very end of his life he also showed us God’s love for us. Jesus did not want suffering for its own sake; otherwise he would not have cured and fed so many people. But there is a suffering we can’t avoid if we are to follow him. In fact, he invites us to that suffering today, for following Jesus’ path will cause suffering and pain. In a world of sin and violence, God wants people who will choose otherwise. Indeed, we are to counter evil, not by force and adopting evil’s own battle tools, but by daily attempts to live lives of service in Jesus’ name. Jesus ponders aloud, as he did in Gethsemani, whether or not to go through with this sacrifice of his life. "Yet what should I say, ‘Father, save me from this hour’"? He quickly dismisses this thought and says, "Father, glorify your name." We will see the greatness of God in the self-sacrifice Jesus is about to make. And more. As a result of this sacrifice, we too will be able to follow Jesus in giving ourselves for others.

The voice from heaven is not directed at Jesus, but to those standing nearby and to us who hear it now. In the Hebrew scriptures, thunder represented the voice of God, or the voice of an angel. The voice affirms for us that Jesus’ way has God’s stamp of approval. We can put trust in what Jesus has just said: through dying comes life. Many will be attracted to Jesus’ reigning from the cross; many will be repulsed by it. The commercial says, "Be all that you can be." That’s what Jesus is inviting us to do – he just has a very different path for us to follow and become "all that we can be."

These Greeks were sincere searchers. While they were not fully part of the Jewish community, they were in Jerusalem to worship with the Jews at Passover. In John’s packed vocabulary, "to see" implies more than physical sight; it suggests a sight that comes from believing. The presence of Andrew with Philip hearkens to the beginning of the gospel when Andrew and another disciple of John the Baptist, went to Jesus. He invited them to "come and see." We have been with these disciples on their journey with Jesus, listening with them to Jesus’ words and observing his great works. We, like those disciples, have come to "see" who Jesus is (Cf. 1: 35ff).

Throughout John’s gospel we have been told that the "hour had not come yet" (2:4; 7:6; 7:30; 8:20). We know Jesus wasn’t referring to the time of day ("chronos"); but to a special, grace-filled moment in his life ("kairos"), when he would be returning to God through his passion, death and resurrection. That "hour" has now come and Jesus is going to make himself available to the world. The Gentiles ask to "see" Jesus. Do they represent the "others," the people of the world who, along with Andrew and Philip, Mary and Martha, will also come to believe in Jesus? He must make it clear to them and us: to really get the full picture of faith, the whole experience of Jesus must be "seen." Soon we, with them, will see Jesus’ passion, death and resurrection.

John has no agony in the garden in his gospel. Nevertheless, Jesus, as in the garden, is agitated or distressed. He knows what is up ahead and he is determined to go through with it. Had he not, we would have heard a different message from the one we hear today. Had he not accepted his dying, the message we would have heard would have been: that the servant of God serves God up to a certain point and at little personal cost; that one could be a follower of Jesus without inconvenience to self or lifestyle; that God only asks a part of our lives in love and service, not all of it. The next two weeks we will see Jesus’ giving everything to God for us. We are invited to follow.

How will the world be "judged" by Jesus’ being "lifted up"? People will either accept what they perceive in the death of this "grain of wheat" and fashion their own lives accordingly, or they will look upon the crucified one as having lived a foolish and wasted life—and reject Jesus and his way. The world powers rule and govern from exalted thrones and military might. Jesus rules from the cross----by the cross and his resurrection, he draws "everyone to myself."

We might pay honor today to people in the Rite of Christian Initiation. Those who will be baptized at the Easter Vigil are like the searching Gentiles saying, "We would like to see Jesus." Their sponsors and other mentors in the RCIA are the ones who, by the witness of their lives and their instruction, help the searchers "see" Jesus. And the rest of us? Don’t we "see" Jesus because of those who have shown him to us by their own lives? Haven’t others modeled the self-sacrifice Jesus speaks of in today’s gospel? Hasn’t their self-giving shown us Jesus? Do we "see" him in these scriptural stories we hear each week at these assemblies? Are we helped to see him through the preacher’s message? Do we look below the appearance of bread and wine and see Jesus’ life given for us and nourishing us?

Jesus is not frozen in time, the exclusive property of a community long ago. He has passed through his "hour" and we, along with John’s early community, have access to him; we "see" him through faith here and now. He promises later in the gospel, "Blest are they who have not seen and have believed (20:29). We have the expression, "seeing is believing." But, in the light of today’s gospel, we can say today, "Believing is seeing."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp các đại diện của Đạo Lão, ở Đài Bắc, Đài Loan.
Đặng Tự Do
16:06 15/03/2018
Trước buổi tiếp kiến chung vào sáng ngày thứ Tư 14 tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha đã tiếp một phái đoàn của đền Bảo An, một đền thờ của Đạo Lão, ở Đài Bắc, Đài Loan.

Chủ tịch đền Bảo An, là ông Liao Wu-jyh, đã phát biểu nhân danh các thành viên trong phái đoàn của ông và trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô một tuyên bố chung mang chữ ký của ông và của Thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, là Đức Giám Mục Bishop Miguel Ayuso.

Ông Wu-jyh nói rằng bản tuyên ngôn chứng tỏ “quyết tâm của ngôi đền Bảo An ở Đài Bắc tham gia cùng với Toà thánh” để đạt được 7 mục tiêu được liệt kê trong đó. Ông nói thêm rằng mục tiêu quan trọng nhất của những mục tiêu này là mục tiêu cuối cùng nhằm “thúc đẩy và bảo vệ các giá trị phổ quát, đó là công lý, hòa bình, tình đoàn kết, hữu nghị, tự do và hòa hợp tôn giáo.” Ông Wu-jyh kết luận bằng một lời mời với Đức Thánh Cha đến Đài Loan “để tận mắt chứng kiến và hiểu Đài Loan và người dân của nó – và để chúng tôi cầu nguyện cho ngài.”

Đáp lời ông Wu-jyh, Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn ông về những lời tốt đẹp của ông và lời mời thăm Đài Loan. Đức Thánh Cha nói rằng ngài hài lòng thấy rằng cuộc đối thoại của họ với Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn không chỉ về các ý tưởng mà thôi. “Đó là một cuộc đối thoại giữa người với người, giúp mọi người phát triển, lớn lên như những con người, trên con đường của chúng ta trong việc tìm kiếm Đấng tuyệt đối, tìm kiếm Thiên Chúa”.

Kể từ tháng 10 năm 2016, các thành viên của đền Bảo An tại Đài Bắc đã và đang đối thoại với Giáo Hội Công Giáo thông qua Hội Đồng Giám Mục Đài Loan.
Source: Vatican News - Pope Francis meets with a Taoist delegation from Taiwan
 
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ca ngợi các thành quả của phong trào Focolare
Đặng Tự Do
16:37 15/03/2018
Thứ Tư 14 tháng Ba là ngày kỷ niệm 10 năm qua đời của chị Chiara Lubich, người phụ nữ Công Giáo Ý nổi tiếng đã thành lập Phong trào Focolare trên toàn thế giới để canh tân tinh thần và xã hội nhằm xây dựng một thế giới hiệp nhất hơn dựa trên lòng tôn kính lẫn nhau và sự tôn trọng những khác biệt.

Chị Chiara Lubich qua đời vào ngày 14 Tháng 3 năm 2008, tại trụ sở của phong trào tại Rocca di Papa, gần Rôma, sau một thời gian dài bệnh tật.

Nhũ danh là Silvia Lubich, chị sinh ra ở Trent, miền bắc Ý, vào ngày 22 tháng 1 năm 1920. Trong Thế chiến II, trong khi bom đạn đổ xuống thị trấn quê hương của mình, cô gái 23 tuổi Lubich có một cảm nghiệm tôn giáo mạnh mẽ, và cô quyết định dâng hiến cuộc đời mình để phụng sự Chúa.

Vào ngày 7 tháng 12 năm 1943, cô đổi tên mình thành Chiara, theo tên của Thánh Clara thành Assisi. Ngày này được coi là khởi đầu của phong trào Focolore, nghĩa là Tổ Ấm.

Thông qua Focolare (các cộng đồng nhỏ của các giáo dân tình nguyện), cô góp phần tăng cường sự hiệp thông trong Giáo Hội Công Giáo và cổ vũ sự hiệp nhất Kitô giáo, đối thoại liên tôn và đối thoại với văn hoá đương đại. Ngày nay trong số các thành viên của phong trào Focolore cũng có nhiều người không theo một tôn giáo nào.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã gửi một sứ điệp đến lễ an táng của chị Lubich được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, mô tả chị như một “người phụ nữ có đức tin dũng mãnh, một sứ giả hy vọng và bình an”.

Phát biểu trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày qua đời của chị, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã nhắc nhớ sự vâng phục và ngoan ngoãn của chị Chiara Lubich và phong tào Fololare đối với Giáo Hội, ngay cả trong những thời điểm rất khó khăn. Ngài đặc biệt nhấn mạnh hai đóng góp của chị. Đóng góp thứ nhất là làm sâu sắc thêm và làm sống động bản chất Thánh Mẫu và tông đồ của Giáo hội. Đóng góp thứ hai là mạnh mẽ kêu gọi sự hiệp nhất, để “tất cả mọi người nên một”, để thế giới có thể tin.

Ngày nay, phong trào Focolare hiện diện ở 194 quốc gia, và có khoảng 120,000 thành viên và một triệu rưỡi người là các cảm tình viên và thành viên không chính thức.
Source: Vatican News - Tenth anniversary of Chiara Lubich of Focolare Movement
 
Các Giáo Hội Kitô tại Hoa Kỳ đồng loạt phản đối Israel đóng thuế các tài sản của các Giáo Hội tại Giêrusalem
Đặng Tự Do
17:35 15/03/2018
Các Giáo Hội địa phương tại Israel đã đóng góp rất nhiều vào các dịch vụ xã hội như trường học, nhà thương và các viện chăm sóc cô nhi và người già, và góp phần đáng kể vào thu nhập chung toàn xã hội qua việc du lịch của các tín hữu Kitô đến miền đất này. Tuy nhiên, thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, và thị trưởng Jerusalem, Nir Barkat, đã ra tuyên bố tiến hành việc đóng thuế các tài sản của các Giáo Hội Kitô tại Thánh Địa bất chấp các phản ứng quyết liệt của các Giáo Hội tại Giêrusalem đến mức đóng cửa các nhà thờ để bày tỏ sự bất bình.

Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston, là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB), cùng với các vị lãnh đạo khác của Anh Giáo, Tin Lành Luther, và Giáo hội Armenia Tông Truyền tại Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Israel đừng tịch thu đất đai của các Giáo Hội hay đóng thuế các tài sản này.

Trong bức thư chung gởi đến thủ tướng Israel và thị trưởng Giêrusalem các nhà lãnh đạo Giáo hội tại Hoa Kỳ bày tỏ mối quan tâm sâu sắc rằng biện pháp này sẽ “gây nguy hiểm cho sự sống còn của các cộng đồng Kitô hữu tại Thánh Địa”. Một lá thư thứ hai đã được gửi đến tất cả những vị lãnh đạo các Giáo Hội Kitô tại Giêrusalem để trấn an các vị và cam kết tiếp tục gây áp lực với chính phủ Israel.

Bản tuyên bố của Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo và các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô tại Hoa Kỳ viết như sau:

“Là những nhà lãnh đạo của các Giáo Hội và các cộng đồng tôn giáo tại Hoa Kỳ, chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm mạnh mẽ của chúng tôi trước các đề xuất pháp lý và kế hoạch đánh thuế gần đây có thể gây nên những trở ngại cho công việc của các Giáo Hội trong và xung quanh Giêrusalem, tạo ra một tình huống gây nguy hiểm cho sự sống còn của cộng đồng Kitô hữu tại Thánh Địa.

Chúng tôi đã bày tỏ với các Thượng Phụ và các nhà lãnh đạo các Giáo hội ở Giêrusalem, trong bức thư đính kèm, về sự liên đới vững chắc của chúng tôi với các ngài trong cuộc khủng hoảng này, bao gồm cả việc vận động mạnh mẽ trước chính phủ của chúng tôi.

Chúng ta đều biết rằng các Giáo Hội đã tham gia vào rất nhiều hoạt động xã hội, chẳng hạn như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và hành hương và chúng tôi nhìn nhận rằng những hoạt động này là một phần không thể thiếu trong sứ mệnh của các Giáo Hội và mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng Giêrusalem vượt ra cả bên ngoài phạm vi các Giáo Hội.

Chúng tôi yêu cầu quý vị kết thúc các biện pháp phá vỡ Thoả Ước Nguyên Trạng. Chúng tôi cam kết với các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Giêrusalem về sự ủng hộ không lay chuyển của chúng tôi đối với tất cả các biện pháp hòa bình và hợp pháp mà các ngài có thể theo đuổi để bảo đảm sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của cộng đồng Kitô hữu hiện nay và trong tương lai”
Source: U.S. Conference of Catholic Bishops - President of Catholic Bishops Conference Joins Other U.S. Church Leaders in Expressing Strong Concern Over Israel’s Plan to Tax Church-owned Real Estate
 
Người Công Giáo tại Hoa Kỳ âu lo về thay đổi khí hậu hơn là tình trạng các tín hữu Kitô bị bách hại
Đặng Tự Do
17:57 15/03/2018
90% người Công Giáo tại Hoa Kỳ tin rằng cuộc bách hại các Kitô hữu trên toàn thế giới là nghiêm trọng (trong đó có đến 40% cho rằng rất nghiêm trọng). Tuy nhiên, chỉ có gần một nửa, cụ thể là 49%, cho biết họ rất quan tâm đến điều này; và 18% cho rằng họ không quan tâm lắm đến vấn đề đó.

Thay vào đó, nghiên cứu của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ trên 1,000 người Công Giáo trưởng thành tại Mỹ được tiến hành trực tuyến vào tháng Giêng cho thấy người Công Giáo Mỹ lo lắng nhiều hơn về những vấn đề khác.

90% người Công Giáo Hoa Kỳ lo ngại về nạn buôn người (72% rất quan tâm, 21% có phần lo ngại) và tình trạng nghèo đói (68% rất quan tâm, 26% tương đối quan tâm). Hơn 80% lo lắng về cuộc khủng hoảng người tị nạn; 55% rất quan ngại về tình trạng thay đổi khí hậu.

Theo John Allen, một nhà báo và là một nhà phân tích Công Giáo kỳ cựu, kết quả này cho thấy “Đối với người Công Giáo Hoa Kỳ, việc giúp đỡ các Kitô hữu bị bách hại không phải là một ưu tiên khẩn cấp.”
Source: U.S. Christianity Today - US Catholics More Concerned About Climate Change Than Persecuted Christians
 
Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh tiết lộ: Đức Giáo Hoàng buồn bã trước những lời chỉ trích
Đặng Tự Do
19:44 15/03/2018
Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu cho biết đứng trước những lời chỉ trích càng ngày càng nhiều ngay bên trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha bình tĩnh, nhưng những lời này vẫn làm ngài bị tổn thương.

Nhìn chung, nhiều người vẫn có cảm tình với triều Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng các chỉ trích nặng nề vẫn tiếp tục không ngớt nổi lên.

Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, nhân vật thứ ba trong giáo triều Rôma, sau Đức Giáo Hoàng và Đức Hồng Y Pietro Parolin, đã cho biết như trên trong buổi giới thiệu cuốn “Francis the rebel” – “Phanxicô người nổi loạn”. Cần nói ngay rằng cuốn sách, với cái tựa nghe giật gân này, không đề cập đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng nói về Thánh Phanxicô thành Assisi.

Tác giả cuốn sách là Enzo Fortunato cho rằng thông điệp của Thánh Phanxicô thành Assisi vẫn là một thông điệp có tính chất thời sự. Thậm chí, ngày hôm nay thông điệp của thánh nhân còn cần thiết hơn bao giờ đến mức ngay cả một vị giáo hoàng cũng đã quyết định lấy làm tông hiệu của mình.

Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu cho biết như sau:

“Ngài rất bình tĩnh. Để đương đầu với những chỉ trích, ngài sử dụng tinh thần Dòng Tên và mức độ khổ hạnh thứ ba là tịnh tâm trước một số điều, nhưng ngài là một con người, vì vậy ngài cũng phải chịu đau khổ. Một số nhà phê bình đưa ra cả các chỉ trích vô căn cứ lẫn các phê phán thấu đến tận cùng của con người. Chẳng hạn, họ nói ngài phản bội tín lý của Giáo hội ... điều này không đúng. Ngài không chấp nhận điều này và đó là cáo buộc nghiêm trọng nhất đối với một người”.

Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu cũng tiết lộ rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không kỷ niệm tưng bừng 5 năm triều Giáo Hoàng của ngài nhưng trải qua ngày này với một bầu khí âm thầm, lặng lẽ.

“Ngài bình tĩnh và hài lòng, nhưng không tổ chức một bữa tiệc nào, thay vào đó ngài tiếp tục các kế hoạch làm việc và các cuộc họp, như thể không có gì xảy ra.”

Ngay trong dịp mừng 5 năm triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, một tai tiếng nghiêm trọng vẫn đang làm rộ lên những chỉ trích dữ dội trong những ngày này vì một “sáng kiến kinh ngạc” của một nhân vật nào đó trong Vụ Truyền Thông Tòa Thánh.

Trong buổi giới thiệu mười một tập sách nhỏ do Roberto Repole biên soạn có tựa đề “Thần Học của Đức Phanxicô”, Vụ Truyền Thông Tòa Thánh đã công bố một phần bức thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, trong đó ngài viết rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô được đào tạo sâu về triết học và thần học, và nhận xét rằng có một sự liên tục nội tại giữa hai triều Giáo Hoàng, bất chấp những khác biệt về phong cách và tính khí. Nhưng bức ảnh của bức thư đó, được phân phát cho các phóng viên, đã không cho thấy đoạn văn, trong đó, Đức Bênêđíctô thứ 16 nói rằng vì “những lý do thể chất”, ngài không thể đọc 11 tập sách này trong thời gian ngắn sắp tới, đặc biệt là vì còn những công việc khác mà ngài đã hứa thực hiện.

Việc chụp hình theo lối cắt cúp này là một hành vi sai phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng đối với các ký giả.

Source: Rome Reports Angelo Becciu comments on criticism of pope: He is calm, but the words still hurt
Catholic World News Vatican doctored photo of letter by Pope-emeritus Benedict
 
Bất chấp các phản kháng của Giáo Hội, Rodrigo Duterte thúc giục Quốc Hội thông qua luật ly dị trước lễ Phục sinh
Đặng Tự Do
20:06 15/03/2018
Chính phủ Phi Luật Tân do tổng thống Rodrigo Duterte đứng đầu dự định thông qua luật ly dị tại Quốc hội trước ngày lễ Phục Sinh. Phát ngôn viên của Thượng viện là ông Pantaleon Alvarez cho biết một phiên bản cuối cùng của dự luật sẽ được đưa ra tại quốc hội lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng vào ngày 23 tháng 3.

Dự luật có tựa đề “Đạo luật về ly dị và tiêu hủy hôn nhân” nhằm bổ sung cho những đề xuất được đưa ra trong vài tháng qua bởi một số nhà lập pháp ở Hạ viện. Luật này nhằm mục đích cung cấp cho các cặp vợ chồng trong cuộc khủng hoảng một cách hợp pháp để chấm dứt hôn nhân.

Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, trong một cuộc khảo sát gần đây, 53% người được hỏi ủng hộ việc hợp pháp hoá ly dị, 32% chống lại và 15% không có ý kiến.

Giáo Hội tại Phi Luật Tân đang phản đối mạnh mẽ dự luật này. Các hiệp hội và các phong trào Công Giáo đã ký một văn bản chung, trong đó nhấn mạnh rằng “Hiến pháp Phi Luật Tân coi hôn nhân là một thể chế xã hội bất khả xâm phạm, là nền tảng của gia đình và phải được Nhà nước bảo vệ”.
Source: Fides - ASIA/PHILIPPINES - The Filipino government: divorce law before Easter
 
ĐGH Phanxicô: Cầu nguyện đòi hỏi sự can đảm và kiên nhẫn.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:11 15/03/2018
(Vatican News) Trong bài giảng vào Thánh Lễ sáng nay, Thứ Năm tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ĐGH đã nói về sức mạnh của lời cầu nguyện, bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và ông Mô-sê.

ĐGH Phanxicô đã nói rằng “lòng can đảm và kiên nhẫn" là hai đức tính cốt lõi của cầu nguyện, mà chúng ta phải “tự nhiên thoải mái”dâng lên tới Thiên Chúa giống “như con trẻ” chạy đến cha mình. Qua bài đọc thứ nhất trong Sách Xuất Hành, ĐGH khai triển thêm về cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và Mô-sê liên quan đến sự hư hỏng và bất trung của dân Chúa.

Mô-sê chối từ lạc hướng

Tiên tri Mô-sê đã cố gắng can ngăn Chúa nổi “cơn thịnh nộ” với dân của Ngài, một dân “đã dám từ bỏ vinh quang Thiên Chúa Hằng Sống để thờ lạy một con bò làm bằng vàng.” Trong cuộc đối thoại khá gay go và can đảm, ông Mô-sê đã nhắc lại với Chúa tất cả những điều mà Thiên Chúa đã làm cho dân của Ngài, đem họ ra khỏi kiếp nô lệ ở Ai Cập và sự trung thành của các tổ phụ Áp-ra-ham và I-xa-ác.

ĐGH nói rằng “ trong cuộc gặp ‘mặt-đối-mặt’ này, sự lo lắng và tình yêu mà Mô-sê dành cho dân của Thiên Chúa đã quá rõ ràng. Ông đã không sợ để nói lên sự thật và không muốn đi vào “trò chơi đi lạc hướng.”

Và “Thiên Chúa đánh giá cao việc này. Khi Ngài thấy một người tiếp tục cầu xin một điều gì đó thì Ngài cảm thương, xúc động.”

“Không lạc hướng. Con thương dân này và con cũng yêu mến Ngài. Đây là lời cầu thay nguyện giúp: Một lời cầu nguyện có lý lẽ và có sự can đảm để nói trực tiếp với Chúa, Đấng hằng kiên nhẫn. Kiên nhẫn là yếu tố cần thiết trong lời cầu thay nguyện giúp. Chúng ta không thể hứa với ai đó là sẽ cầu nguyện cho họ chỉ bằng đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng rồi bỏ đó. Không phải như vậy, nếu con hứa cầu nguyện cho ai, con phải đi theo con đường của Mô-sê. Và rất cần sự kiên nhẫn.

Kiên nhẫn và liên lỉ cầu nguyện

ĐGH nói rằng trong cuộc sống hằng ngày, thật là không may khi có nhiều trường hợp những vị giám đốc sẵn sàng hy sinh cả một cơ quan để bảo vệ lợi ích riêng của mình và kiếm lợi nhuận. Ở đây ta thấy ông Mô-sê từ chối đi ra khỏi “tuyến”; ông ở lại với dân chúng và chiến đấu cho họ. ĐGH nói, trong Thánh Kinh có rất nhiều gương tốt về lòng trung thành và kiên nhẫn như người đàn bà Ca-na-an và người mù Ba-ti-mê thành Giê-ri-khô.

“Có hai điều cần thiết trong việc cầu thay nguyện giúp: can đảm hay dám nói và kiên nhẫn. Nếu con muốn Thiên Chúa nghe lời con kêu xin, thì con phải xin nữa và nài xin mãi, phải gõ cửa trái tim Chúa và chính lòng con cũng phải tin chắc vào lời khẩn cầu này. Còn nếu lòng con mà lại thờ ơ với điều con xin, hay với người mà con cầu nguyện cho, thì làm gì có lòng can đảm và kiên nhẫn trong lời cầu nguyện của con.”

Phải có tấm lòng cảm thông.

Sau hết, ĐGH Phanxicô nói rằng “con đường của việc cầu thay nguyện giúp” phải bao gồm tấm lòng cảm thông với người khác và sẵn sàng hy sinh chiến đấu cho họ.

“Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn này: Ơn biết cầu nguyện với Thiên Chúa trong sự tự nhiên như con trẻ đến với cha mình, ơn biết cầu nguyện liên lỉ, ơn biết cầu nguyện kiên nhẫn và trên hêt mọi sự là ơn nhận biết rằng con đang thưa chuyện với Cha của con và Ngài sẽ nghe lời con cầu xin. Nguyện Chúa ban cho chúng ta được tiến lên trong cách cầu thay nguyện giúp này.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Đức Hồng Y Louis Raphael Sako được đề cử giải Nobel hòa bình
Đặng Tự Do
20:55 15/03/2018
Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, là Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê thành Babylon, Iraq, vừa được đề cử Giải Nobel Hoà bình năm 2018.

Đức Hồng Y nói với thông tấn xã AsiaNews rằng đối với ngài nhận giải “không quan trọng”. Điều đáng nói là “giá trị tượng trưng của cử chỉ này” bởi vì nó giúp “hướng sự chú ý của thế giới vào người dân Iraq, và cộng đồng Kitô hữu”, ngày nay vẫn là nạn nhân của các vụ tấn công. Nó cũng giúp xây dựng “tương lai của đất nước”.

“Trong cuộc gặp gỡ gần đây với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tôi đã nhờ ngài hỗ trợ tinh thần”. và đó “là những gì chúng tôi cần.”

Tại Iraq và nhiều nước trên thế giới, các nhà lãnh đạo tôn giáo, trí thức và các nhóm xã hội dân sự đã ủng hộ sáng kiến này, như là sự thừa nhận các hoạt động vì hoà bình, vì sự sống chung và hoà giải mà ngài đã theo đuổi trong nhiều năm qua.

Đây là một nhiệm vụ thiết yếu trong một quốc gia vẫn còn bị đánh dấu bằng bạo lực, mâu thuẫn nội bộ và các cuộc thanh trừng vì giáo phái.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng từng được đề cử giải Nobel Hoà bình. Tuy nhiên, vì những lý do chính trị, giải Nobel Hoà bình chưa từng được trao cho một vị Giáo Hoàng.

Trong số những giải Nobel hòa bình bị phê phán nặng nề nhất là giải thưởng được trao cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ. Điều này đã dẫn đến sự từ chức của hai thành viên trong Ủy ban Nobel Na Uy. Kissinger và Thọ đã được trao giải thưởng cho việc đàm phán ngừng bắn giữa Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ vào tháng Giêng năm 1973. Tuy nhiên, khi giải thưởng được công bố, cuộc chiến vẫn đang diễn ra ở mức tàn khốc.
Source: AsiaNews - Christians, Muslims and lay people in favour of Patriarch Sako’s candidacy for the Nobel Peace Prize
 
Ấn giáo cực đoan đánh đập các nữ tu và phá phách một bệnh viện Công Giáo
Đặng Tự Do
21:59 15/03/2018
Những thành phần Ấn giáo cực đoan đã phá hủy bức tường của một bệnh viện Công Giáo và đánh đập các nhân viên, trong đó có cả các nữ tu, trong vụ tấn công mới nhất ở bang Madhya Pradesh, một cứ điểm chống Kitô Giáo bằng các hình thái bạo lực ở trung tâm Ấn Độ.

Ucanews cho biết có khoảng 60 người, đã dùng một xe ủi đất để san bằng bức tường biên giới của Bệnh viện Pushpa Mission ở thị trấn Ujjain hôm 12 tháng 3 vừa qua. Họ chặn lối vào khu cấp cứu và phá hủy các thiết bị, bao gồm cả những máy phát điện của bệnh viện.

Theo bác sĩ Anthony Pulickamandapam, giám đốc bệnh viện, nhà thương của các nữ tu Thừa Sai Bác Ái được xây dựng và hoạt động liên tục trong 44 năm qua đã gặp phải rắc rối kể từ tháng Giêng năm nay sau khi Gagan Singh, trợ lý của một nhà lập pháp địa phương, tuyên bố chủ quyền trên một mảnh đất của bệnh viện.

Bác sĩ Anthony nói rằng miếng đất trước bệnh viện đã được cơ quan dân sự địa phương cho các nữ tu để sử dụng như một khu vực đậu xe và để duy trì cây xanh.

Vụ tranh chấp này đã được đưa ra tòa sau khi các thành viên của Đảng Bharatiya Janata, là một đảng Ấn Độ giáo cực đoan, và là đảng cầm quyền bang này, đã cố chiếm miếng đất vào ngày 27 tháng Giêng, và buộc tội Giáo Hội chiếm dụng bất hợp pháp khu vực này.

Đức Giám Mục Vadakel nói rằng nhân viên bệnh viện rất ngạc nhiên vì cảnh sát không hành động để giúp đỡ họ trước cuộc tấn công này. Trạm cảnh sát địa phương và các quan chức cấp cao khác từ chối trả lời các yêu cầu giúp đỡ.

Các cuộc tấn công chống các tín hữu Kitô đã tăng lên kể từ khi BJP lên nắm quyền ở New Delhi vào năm 2014 và ngày càng nhiều. Có 736 vụ tấn công chống lại Kitô hữu vào năm 2017, so với 348 vụ vào năm 2016.
Source: Catholic Herald Hindu extremists attack nuns, destroy hospital wall in India
 
Đức Hồng Y Robert Sarah nói: Chúng ta gặp được Chúa trong sự yên lặng suy tư
Đặng Tự Do
22:29 15/03/2018
Một trong những nhà lãnh đạo thẳng thắn nhất của Giáo Hội Công Giáo đã kêu gọi các cử tọa hào hứng ở nhà thờ chánh tòa Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Toronto, Canada, hãy giữ im lặng và cảnh giác với nguy cơ bị choáng ngợp trước các tin tức thường xuyên và mất tập trung.

Đức Hồng Y Robert Sarah của Guinea, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, nói rằng trong im lặng, người ta tìm thấy Thiên Chúa, khám phá ra mình là ai và trang bị cho mình một cuộc sống có ý nghĩa.

“Một nhiệm vụ tuyệt vời đã được trao cho chúng ta, một nhiệm vụ rất khó khăn”, Đức Hồng Y người Châu Phi nói với đám đông 1,200 người vào ngày 12 tháng 3. “Mỗi người trong chúng ta có nhiệm vụ phải sống tự do, sống với phẩm giá con cái Chúa.”

Bài giảng của ngài đã được dự trù diễn ra tại nhà thờ Thánh Basil trong khuôn viên đại học Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, nhưng các vé miễn phí, ghi danh trực tuyến đã nhanh chóng hết chỗ. Rõ ràng là nhà thờ quá nhỏ để đáp ứng nhu cầu của anh chị em giáo dân.

Bài giảng ở Toronto đã tập trung vào sứ điệp của cuốn sách gần đây nhất của Đức Hồng Y về tầm quan trọng của sự im lặng trong đời sống thiêng liêng của con người. Ngài đã đặt vạch ra một cách chi tiết con đường các Kitô hữu phải theo để có được tự do, phẩm giá và ý chí khám phá cuộc sống sâu xa hơn trong Chúa Kitô. Đức Hồng Y Sarah nói rằng con đường này ở mọi nơi, mọi thời chính là sự im lặng.

Ngài nói: “Khi chúng ta rút lui khỏi tiếng ồn của thế giới, ẩn mình trong im lặng, chúng ta có được một quan điểm mới về tiếng ồn của thế giới. Rút lui vào im lặng để biết mình, biết phẩm giá của mình.”

Đức Hồng Y nói rằng sự im lặng là không gian cho phép Thiên Chúa bước vào cuộc sống của chúng ta.

“Nếu chúng ta lấp đầy chính mình với những điều phù phiếm và không quan trọng, chúng ta sẽ thấy bản thân chúng ta chỉ là những thứ tạm bợ và vô nghĩa. Nếu chúng ta hướng đến những điều đẹp đẽ và vĩnh cửu, chúng ta sẽ thấy mình đẹp đẽ và vĩnh hằng”

Buổi thuyết trình của Đức Hồng Y được bắt đầu bằng kinh chiều do Đức Hồng Y Thomas Collins cử hành, cùng với hai chủng sinh được dự định thụ phong linh mục vào tháng 5.

Mặc dù số sinh viên đại học chỉ là thiểu số trong cử tọa, Đức Hồng Y Sarah đã chuẩn bị một phần bài chia sẻ của mình cho những người trẻ. Ngài thách thức các sinh viên từ bỏ điện thoại thông minh và những phiền nhiễu khác và khám phá sự cầu nguyện và chiêm ngưỡng trong im lặng.
Source: Catholic Herald People find God through silence, Cardinal Sarah tells audience
 
Asia Bibi vui mừng vì được phép giữ cỗ tràng hạt Đức Giáo Hoàng tặng cho cô
Đặng Tự Do
23:48 15/03/2018
Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo người Pakistan đang ngồi tù vì tội báng bổ, cho biết cô đã được phép giữ giữ cỗ tràng hạt Đức Giáo Hoàng tặng cho cô, và cho rằng đây là một “phép lạ”.

Nói chuyện với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Asia Bibi tiết lộ rằng đây là lần đầu tiên trong chín năm tù giam cô đã được phép giữ một vật thể tôn giáo bên mình trong tù.

Trong chương trình ủng hộ các Kitô hữu bị bách hại, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, một tổ chức bác ái Công Giáo được Tòa Thánh công nhận như một tổ chức giáo hoàng, đã tổ chức một cuộc họp ở Vatican vào ngày 24 tháng 2 giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và chồng của Asia Bibi là anh Ashiq và cô con gái Eisham. Chính trong dịp này, Phanxicô đã trao cho họ một chuỗi Mân côi tặng cho Asia Bibi và yêu cầu họ nói với bà rằng ngài đang cầu nguyện cho bà.

Asia Bibi bị bỏ tù vào tháng 6 năm 2009 và bị kết án tử hình vì tội báng bổ. Sau hai lần chuyển trại, giờ đây cô đang bị giữ trong một phòng giam hoàn toàn không có cửa sổ tại tỉnh Multan ở bang Punjab để chờ ngày tử hình.

“Tôi đã nhận được món quà của Đức Giáo Hoàng với lòng mộ mến và biết ơn”, bà nói. Bà nói thêm rằng chuỗi Mân Côi mang đến cho bà ơn an ủi lớn lao. Biết rằng Đức Giáo Hoàng đang cầu nguyện cho bà và nghĩ đến bà là một nguồn an ủi tuyệt vời.
Source: Vatican News Asia Bibi thrilled she is allowed to keep the rosary sent to her by Pope
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Chính Tòa Lạng Sơn tĩnh tâm Mùa Chay 2018
Jos Trần Ngọc Huấn
09:16 15/03/2018
Mùa Chay là thời gian hồng phúc “để phục hồi sự trong sạch các tâm hồn, để khi lòng trí được thoát khỏi những tâm tình bất chính, con cái Chúa sử dụng của cải chóng qua, mà gắn bó hơn với những thực tại bền vững muôn đời” (Kinh Tiền Tụng Mùa Chay III). Nhằm tạo môi trường thiêng liêng thuận tiện cho mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ Chính Tòa có thời giờ để hồi tâm, tĩnh nguyện và xét mình trong Mùa Chay Thánh này, cha xứ Giuse Trần Đức Hạnh đã tổ chức hai ngày tĩnh tâm thật sốt sắng ; qua đó mọi người gặp gỡ, kín múc những ơn lành của mùa Hồng ân, được giao hòa với Thiên Chúa và Hội Thánh, lãnh nhận sự bình an trong tâm hồn.

Buổi tĩnh tâm được cử hành trong Thánh lễ chiều thứ Bảy và Chúa Nhật IV Mùa Chay vừa qua. Cộng đoàn lắng nghe bài giảng tĩnh tâm, cũng là bài giảng lễ của cha giảng phòng Giuse Đỗ Hồng Phúc (Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Lạng Sơn kiêm phó xứ Giáo xứ Mỹ Sơn).

Trong bài giảng thứ nhất, khởi đi từ sự tự do của con người được Thiên Chúa ban từ khi sáng tạo Adam và Eva, cha Giuse quảng diễn về những chọn lựa của con người trong cuộc sống. Mang thân phận xác thịt yếu đuối, con người dễ nghiêng chiều về yếu đuối và dục vọng, lạm dụng tự do Thiên Chúa ban để chọn lựa những điều xấu mà xa rời Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương luôn tôn trọng tự do mà Ngài đã ban cho con người. Con người đã hành xử tự do sai lầm nên bị giam cầm trong nô lệ tội lỗi và sự xấu. Nhưng "Chúa Kitô đã dùng thập giá vinh quang để giải thoát cho ta được tự do" (Gl 5,1). Ơn gọi của mỗi người tín hữu là trở nên nghĩa tử của Chúa Cha, trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu Kitô "Đấng đã giải thoát chúng ta để chúng ta được tự do" (Gl 5,1). Do đó ta có bổn phận tự nguyện đáp trả ơn gọi ấy bằng cách luôn chiến đấu để đạt tới "tự do của con cái Thiên Chúa" (Rm 8,21). Đó là cuộc chiến đấu thường ngày của mỗi người, cuộc chiến đấu không dễ dàng, vì Đức Giêsu cũng đã bị cám dỗ, mỗi người tín hữu luôn phải đối diện với cám dỗ thử thách. Do đó, người tín hữu phải không ngừng chế ngự và thuần hóa cái lý trí và ý chí phàm tục, thường chống lại tự do của con cái Thiên Chúa. Chế ngự và thuần hóa bằng cách buông theo ân sủng của Chúa Thánh Thần, bởi vì "ở đâu có Thần Khí của Chúa, ở đó có tự do" (2Cr 3,17).

Trong bài giảng thứ hai, cha Giuse quảng diễn về con đường yêu thương của Thiên Chúa với con người. Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa trung thành với giao ước yêu thương của Người. Dẫu con người đầy dẫy những bất tuân, đi ngược lại thánh ý Chúa, nhưng Chúa vẫn yêu thương và nhẫn nại, vẫn chờ đợi con người trở về, vẫn trao ban cho con người những cơ hội để sống lại trong tình nghĩa với Người. Ngày hôm nay, Thiên Chúa vẫn luôn đồng hành trong cuộc sống mỗi người, vẫn luôn yêu thương mời gọi mỗi người trở về với Người. Trong bầu khí Mùa Chay sốt sắng này, mỗi người hãy cảm nghiệm sâu xa và ý thức mạnh mẽ hơn về lời mời gọi yêu thương của Chúa, hãy mạnh bước trên con đường trở về với Chúa, sống bác ái yêu thương và chia sẻ.

Mang thân phận con người yếu đuối, bao phen con người đã ngã sa, chiều theo những đam mê dục vọng trần thế, bội phản tình yêu Thiên Chúa. Mùa Chay về, mỗi người được mời gọi nhìn lại bản thân với những yếu đuối, để qua đó, thực sự thành tâm sám hối, trở về với Chúa, để đón nhận tình thương, sự tha thứ, và lòng nhân hậu của Ngài.

Trong bầu khí sốt sắng của ngày tĩnh tâm, mỗi người trong cộng đoàn tham dự cũng được mời gọi xét mình, hồi tâm và lãnh nhận Bí tích Hòa Giải. Có những anh chị em đã nhiều năm không lãnh nhận Bí tích này, họ đến Tòa Giải Tội với niềm xúc động và con tim thổn thức.

Mùa Chay cũng là thời gian Giáo hội mời gọi mỗi người thực thi lòng bác ái với những anh chị em nghèo khổ, bất hạnh. Hưởng ứng lời kêu gọi của Caritas Giáo phận, trong hai ngày tĩnh tâm này, bà con Giáo xứ Chính Tòa cũng quảng đại đóng góp cho việc bác ái của Giáo phận.

Hai ngày tĩnh tâm khép lại, nhưng mở ra bao ơn phúc cho những người tham dự. Mùa Chay đang tiến dần đến cao điềm là Tuần Thánh, chắc chắn những tâm hồn được chuẩn bị chu đáo sẽ có những ngày Thánh tràn đầy ân sủng và bình an, để đón nhận tràn ngập Ánh sáng Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô.

Ban truyền thông Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng.
 
Foyer Phát Diệm và Liên Tu Sĩ Roma
Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt
10:24 15/03/2018
"Le moi est haissable" (Cái tôi thì là đáng ghét), đàng khác cũng sợ mang tiếng "khoe khoang", hoặc "kể công", nên nếu không được chính Đức Ông Chủ Tịch Phạm Mạnh Cương tha thiết thúc đẩy, con sẽ không hề dám cầm bút viết ra những dòng sau đây. Mà không thể từ chối, nên nắm lấy phương châm "Cải lão hoàn đồng" và cùng với chủ trương "Người già không nói dóc", con xin đánh bạo chấp nhận, "Có sao nói vậy".

Đức Cha Giuse Nguyễn Năng (đứng giữa), Chủ Nhà, Thành Viên LTSR 1998-2002 cùng đội ngũ nhân viên phục vụ Foyer Phat Diem. (Hình chụp 11.06.2017
Foyer Phát Diệm khi mở cửa, năm 1950 gọi là "Procura Vietnamita", đón tiếp mọi linh mục, chủng sinh và tu sĩ cần tới. Do Đức Cha Lê Hữu Từ, Giám Mục Phát Diệm (1945-1956), ban phép và thúc dẩy, Cha Trần Văn Huy, cựu sinh viên Trường Truyền Giáo Urbano thiết lập ngôi nhà đầu tiên (bằng ngót nửa nhà hiện tại) năm 1948 rồi làm Giám Đốc tới 1955 với sự nâng đỡ của anh em cùng Trường và chí cộng tác của các cha Trường Thánh Phêrô Tông Đồ thời đó. Sau Cha Huy tới Cha Nguyễn Văn Chất (Giám Đốc 1958-1961), rồi Cha Trần Đoàn Kết điều hành.

Năm 1964 Cha Vũ Kim Điện được sai tới, nới rộng hơn gấp đôi (là nhà hiên tại), tân trang và quản nhiệm cho tới khi qua đời 1985. Trong 21 năm này, Cha Điện với các cộng tác viên, đặc biệt các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm Gò Vấp đã thể hiện những việc có lẽ quan trọng nhất trong liên hệ FPD - LTSR. Vì là "căn cứ" duy nhất của Giáo Hội VN tại Roma, nên nhiều việc liên lạc của các giáo sĩ VN tại quốc nội cũng như hải ngoại với Roma thường xử dụng địa điểm này và vì thế, linh mục tu sĩ VN tại Roma dùng đây làm nơi gặp gỡ.

Cuộc họp mặt quan trọng đầu tiên diễn ra vào năm 1950, khi các ĐGM VN cùng tới Roma dự Năm Thánh vào dịp ĐGH Pio XII tuyên bố tín điều Đức Maria Linh Hồn Và Xác Lên Trời, 01.11.1950. Rồi dịp Công Đồng Chung Vatican II (1962-1965). Tiếp đến là các dịp Hội Đồng Giám Mục VN làm Visita ad Limina mỗi 5 năm và những phiên hội họp cùng tổ chức đặc biệt khác đòi sự hiện diện của giám mục hoặc bề trên đại diện. Và cả các nhóm hành hương và cầu nguyện VN, cùng những dịp đặc biệt của Nhà. Hồi đó LTSR còn ít người, dưới 70 thành viên, nên nhà FPD đủ chỗ dung nạp: Thánh Lễ, cuộc nói truyện và bữa ăn "Agapê" thân tình. Vì có hoạt động trú quán, nên ai nấy dễ tiện dụng khi cần, khỏi phải vào khách sạn đắt tiền tại Roma.

HĐGMVN họp kỳ 1/2018 tại FPD dịp đi Visitatio Ad Limina, Roma 02-12/03/2018
Thêm vào đó, Nhà rất hân hạnh đón tiếp trong thời gian dài hoặc nhiều lần vắn vỏi ĐTGM Ngô Đình Thục thời lưu vong tại Roma sau 02.11.1963, các ĐHY Trịnh Như Khuê, Trịnh Văn Căn, Phạm Đình Tụng, Phạm Minh Mẫn, Nguyễn Văn Nhơn, ĐTGM Ngô Quang Kiệt, đặc biệt ĐTGM Nguyễn Văn Thuận (từ 1991 đến 1994) trước khi làm Hồng Y và vào ở nhà của Tòa Thánh, các ĐÔ Trần Ngọc Thụ và Trần Văn Khả (2 vị sau đã nhiều năm cư ngụ nhà này mà đi làm việc tại Vatican). Nêu tên các vị, con chỉ có ý nhắc tới những tiếp xúc rất nhiều của LTSR với các ngài chính tại nơi đây.

Nhưng đặc biệt hơn cả là cuộc viếng thăm của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày 22.06.1980, có HĐGMVN và LTSR hiện diện mà coi đây đúng như nhà mình.

"Vô thực bất vực được Đạo" và hằng ý thức lời chỉ dẫn của ĐTGM Nguyễn Văn Bình, TGM Sài Gòn, Vị Bảo Lãnh FPD từ 1967 cho tới 1980 khi Đức Cha Bùi Chu Tạo, Giám Mục Phát Diệm tới được Roma "Linh mục tu sĩ chúng ta gặp nhau, nên có bữa ăn: sẽ dễ dàng thăng tiến tình huynh đệ", nên Cha Điện, Giám Đốc, cũng như những người nối tiếp hằng vui mừng hân hạnh tuân giữ "giới điều" trân quý này.

Tới đây, tuy muốn khiêm tốn, nhưng tưởng cũng nên nhắc tới vài người tôi tớ hèn mọn với công việc phục vụ tầm thường, vì Đạo ta cũng ưa như vậy, để ít là đọc cho vui. Con có ý nói tới Chị Trần Thị Bích Huê, 33 năm làm bếp FPD, tiếp đãi không biết bao nhiêu thực khách đủ tầm cỡ, từ ĐHY Agnelo Rossi, Bộ Trưởng Truyền Giáo, trở xuống, cùng bao tiệc tùng nhà này, với sự cộng tác đắc lực của Mẹ BT Phan Thị Huy và các Sơ. Bữa ăn có LTSR thường là công phu hơn hết, dự bị cả tuần lễ trước, nhất là với món dưa chua, rau lá, bánh trái và bó giò. Một cộng tác viên đặc biệt là Cha Thiện, Phó Giám Đốc, trẻ tuổi, khỏe mạnh và lái xe giỏi: ngài bận áo bố đời tháp tùng Cô Huê đi Chợ Vittorio mua rau quả cá thịt gạo mắm... Lần kia, trả tiền xong mấy két trái cây mà không chịu khuân lên xe liền, bà bán hàng cáu kỉnh gắt: "Này Bà, nói Ông Nhà (Suo Marito) đem ngay đi chứ!". Hai khách hàng đỏ mặt vâng lời lập tức và biến ngay đi liền... Nói chuyện ăn uống như thế, nhưng xin đừng chỉ hiểu nghĩa hẹp, kẻo oan! Thành phần LTSR luôn là những người được tuyển chọn từ các giáo phận VN và các dòng tu Nước Nhà nên mang nhiều phẩm chất cao đẹp. Anh chị em năng dùng nơi đây để dâng lễ tạ ơn, tĩnh tâm năm, hội họp nội bộ, những cuộc mừng đặc biệt như lễ mở tay linh mục, mừng khấn dòng, thậm chí mừng chức Giám Mục như ĐC Trần Đình Tứ ngày 06.01.1999.

Sau Cha Cố Điện, thời ĐÔ Vũ Văn Thiện làm Giám Đốc (1985-2011), suốt 26 năm ròng cũng vẫn bước theo đường đó, nhất là thời kỳ ngài làm Chủ Tịch LTSR. Chính ĐÔ Nguyễn Văn Phương của Bộ Truyền Giáo, người ở Roma lâu năm như ĐÔ Khả (34 năm) và làm Chủ Tịch nhiều khóa đã công khai lên tiếng trong Lễ Tang ĐÔ Thiện (04.01.2012): "Đức Ông Thiện đã biến trụ sở này thành mảnh đất quê hương Việt Nam thu hẹp, nơi anh chị em Liên Tu Sĩ Roma và cộng đoàn giáo dân Việt Nam được sống thân tình, vui vẻ với nhau trong những dịp Tết, lễ mở tay linh mục, hay dịp khấn dòng, v.v..."

Ngày nay, có Đức Cha Nguyễn Năng, GM Phát Diệm từ 2009, Chủ Nhà, luôn nhiệt tình đôn thúc và cầu chúc " niềm vui", đội ngũ phục vụ FPD nguyện lo tiếp tục việc lành của các vị tiền nhiệm rất đáng mến chuộng. Hiện số thành viên LTSR lên tới trên 200 đầu người; nhà nguyện và phòng cơm thành quá chật, không dung nạp nổi hết; nhưng may thay, có sân rộng và khi thời tiết thuận tiện, anh chị em LTSR có thể đoàn tụ vui vầy dưới vòm cây cổ thụ, giữa hồ Đức Mẹ Lộ Đức và giếng Thánh Cả Giuse, tưng bừng bên nhau như hồi ĐC Nguyễn Văn Hòa chủ tọa lễ mừng 50 năm LTSR ngày 13.05.2007 và ĐTGM Bùi Văn Đọc lãnh nhận Pallium ngày 29.06.2014.

Dù khi không thể tiếp đón toàn hội LTSR đông đảo, và nếu không bị ngáng trở vì hoạt động bó buộc của trú quán, FPD vẫn theo truyền thống góp tay lo ẩm thực cho Anh Chị Em, để LTSR luôn là một gia đình ấm êm tại Thủ Đô Giáo Hội Hoàn Vũ.

Tương lai gần, mong chờ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sang làm Visita ad Limina, tới nay đã quá 7 năm: Nhà FPD chúng con nóng lòng chờ đợi Anh Chị Em LTSR lui tới, cá nhân, từng nhóm hoặc toàn Hội, để Nhà này hằng mang đậm mầu sắc FOYER (tổ ấm) đích thực.

LM Gioan Trần Mạnh Duyệt, Giám Đốc FPD, 24.11.2017

(Trích Kỷ Yếu LTSR 2018, trang 33-34)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nắng lên rồi.
Bảo Giang
09:41 15/03/2018

Nắng lên rồi,
Hãy reo vang,
Thuyền của Ta thuộc về chúng ta.
Nắng lên rồi, chiếu trên ngàn,
Theo thời gian, ta hãy cùng vui lên.
Nhớ cho rằng,
Tình quê hương,
Cờ quê hương vẫn ngàn đời tung bay.
Hãy vui lên,
Hãy vui lên,
Hãy reo vui, reo theo tiếng gọi của non sông.

Toàn dân hỡi, hãy cùng nhau mà tiến bước.
Cánh hoa nở rồi, hoa nở để mừng ngày mới đến.
Ta cùng đứng lên đi.
Toàn dân hỡi!
Hãy loan truyền, ngày giải phóng non sông,
Ngày dựng lại cuộc sống của chính chúng ta.
Ngày Việt Nam quang vinh.

Nắng lên rồi,
Chiếu trên ngàn,
Làm cho toàn dân vui mừng biết bao.
Mừng ngày mới, ngày mới đến,
Cùng tiến bước dưới nắng Vàng trên cao.


Cờ tung bay
Như ánh Vàng,
Chiếu trên cao, dọi xuống đời chúng ta .
Người dân hỡi, đứng lên nào,
Hãy đứng lên, đứng lên không phải vì áo cơm.
Người dân hỡi, đứng lên nào,
Dựng lại kiếp sống vì tiền nhân và vì dân của chúng ta.

Toàn dân hỡi!
Đứng lên nào. Đứng lên đi,
Hãy theo người xưa mà tiến bước.
Sao vàng là chi, phương bắc mà chi?
Hãy đứng lên đạp lên mà đi.
Hãy đứng lên, dựng lại non sông.
Cờ tung bay, hãy tiến lên. Tiến lên, có gì mà lo.

Toàn dân hỡi hãy cùng nhau mà tiến bước,
Dẫu cho máu chảy, dẫu cho thịt sương rơi,
Toàn dân hỡi,
Hãy tiến lên dành lại cuộc sống của nước non.
Nước của ta, thuộc về chúng ta và con cháu ta.

Hỡi anh hùng,
Hỡi em thơ, nào chúng ta cùng nhau tiến bước,
Bước cho đều,
Bước cho nhanh, bước theo bóng cờ Vàng trên cao.
Hãy nhớ rằng,
Nước của Ta, Dân tộc này là của chúng ta,


Bước cho đều, bước cho nhanh,
Dưới nắng Vàng chúng ta cùng tiến bước.
Bước cho đều,
Bước hiên ngang,
Ta cùng tiến bước trên đường non sông.
Hãy lên đường,
Cùng lên đường, Ta cùng đi dưới bóng cờ Vàng trên cao.
Hãy lên đường, Ta cùng đi theo bóng cờ Vàng quê hương.

Bảo Giang
14/3/18
 
Từ Mậu Thân 1968 Đến Gạc Ma 1988
Phạm Trần
09:43 15/03/2018
Muốn biết đảng và nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam khiếp nhược trước đồng tiền và áp lực quân sự của Trung Cộng như thế nào thì chỉ cần so sánh thái độ và việc làm của họ trong hai biến cố : Tổ chức ăn mừng 50 năm tấn công Mậu Thân 1968 ở miền Nam Việt Nam, nhưng lại không dám hé răng lên án Trung Cộng đã thảm sát 64 lính Công binh Hải quân ở Gạc Ma, Trường Sa năm 1988.

Về Mậu Thân 1968, từ tháng 12 năm 2017, Đảng, Nhà nước và Quân đội đã bỏ ra không biết bao công sức và tiền bạc để tổ chức ăn mừng tấn công Mậu Thân đã đem lại thắng lợi chính trị buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn hội nghị để kết thúc chiến tranh, đem chiến thắng cuối cùng cho đảng CSVN.

Lãnh đạo Việt Nam tưởng rằng làm như vậy, qua việc tập trung các cuộc Hội thảo và Tọa đàm tại Sài Gòn, Thủ đô cũ của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và nơi có Tòa Đại sứ Mỹ từng bị Đặc công Cộng sản tấn công trong đêm Giao Thừa Tết Mậu Thân 1968, sẽ khơi lại niềm hãnh diện của chiến lược và chiến thuật quân sự của đảng và Bộ Chính trị thời Lê Duẩn-Lê Đức Thọ.

Hồi ấy Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã được đưa đi nghỉ dưỡng sức bên Tầu và Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đi Hung Gia Lợi chữa bệnh khi xẩy ra vụ Mậu Thân, cho đến bây giờ, đã chứng minh do dàn dựng của bộ đôi Duẩn-Thọ để họ được tự do và độc quyền quyết định mọi việc.

Nhưng lãnh đạo Việt Nam lại quên rằng từ những bôi bác hào quang vụng về này, đảng CSVN đã để lộ ra sự giả dối tuyên truyền không hề xẩy ra gọi là “cuộc nổi dậy” của nhân dân miền Nam khi quân Cộng sản mở cuộc tiến công quân sự vào thành thị miền Nam như hai ông Duẩn-Thọ từng lạc quan.

Hai ông này còn lấy thắng lợi chính trị với Mỹ để che đậy thất bại nặng nề của họ về quân sự trong vụ Mậu Thân mà sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các Tư lệnh chiến trường Huế-Trị Thiên đã nhìn nhận. Bằng chứng là có đơn vị cấp Tiểu đoàn trên 300 quân, chỉ còn mươi người sống sót khi rút lui khỏi Huế.

Đặc biệt hơn, các cuộc liên hoan ăn mừng chiến thắng Mậu Thân giả tạo năm 2018 còn khơi lại vết thương chiến tranh do quân đội miền Bắc và tay sai du kích Mặt trận Giải phóng miền Nam gây ra cho nhân dân miền Nam. Quan trọng và man rợ nhất là chứng tích bi thảm, sắt máu và vô lương tâm của quân Cộng sản đã tìm thấy tại các nấm mồ chôn tập thể ở Cố đô Huế và vùng phụ cận năm 1968.

Vào khoảng từ 5,000 đến 6,000 người dân vộ tội đã bị quân Cộng sản và tay sai hạ sát hay mất trích trong 25 ngày đêm họ chiếm đóng Huế .

Sau cùng, bộ máy tuyền truyền của Tuyên giáo đảng và Tổng cục Chính trị Quân đội cũng lờ đi nguyên nhân thắng lợi quân sự cuối cùng của họ ở miền Nam chẳng qua vì, trong khi miền Bắc được khối Liên Xô và Trung Cộng đổ lương thực và vũ khí cho miền Bắc vi phạm Hiệp định Paris 1973 để tiếp tục cuộc chiến chống Việt Nam Cộng hòa thì Hoa Kỳ rút chân ra khỏi miền Nam và cắt giảm viện trơ kinh tế và quân sự khiến quân đội miền Nam ở vào thế yếu.

Nhưng sau khi chiếm được miền Nam ngày 30/04/1975, thay vì thi hành chủ trương “hòa giải, hòa hợp dân tộc” để hàn gắn vết thương chiến tranh và đoàn kết dân tộc xây dựng đất nước như đã tuyên truyền thì hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lại thi hành chính sách trả thù và xóa bỏ kinh tế tự do của nhân dân miền Nam khiến cả nước đói và hàng triệu người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, buộc đảng phải “đổi mới” từ Đại hội đảng VI thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh năm 1986.

Cũng từ sau 1975, các trại tù lao động khổ sai, mang danh “cải tạo” đã được dựng lên từ Nam ra Bắc để đầy đọa hàng trăm ngàn quân-cán-chính và nhân sỹ, trí thức miền Nam. Song song với chủ trương tiêu diệt kinh tế tư sản để hạ miền Nam xuống ngang hàng với kinh tế vô sản, tập trung và bao cấp của miền Bắc, chính quyền Cộng sản mới đã xóa bỏ cả nếp sống văn hóa và nhân bản của người miền Nam khiến hàng trăm ngàn người đã phải liều chết tìm đường vượt biên và vượt biển tìm tự do. Hàng chục ngàn người được ước tính đã bỏ mình trên biển cả trong các trường hợp khắc nghiệt khác nhau, kể cả bị Hải tặc giết, hãm hiếp và cướp của.

Vì vậy, mỗi khi nhắc lại hai biến cố Mậu Thân 1968 và 30 tháng 4 năm 1975 bằng những cuộc liên hoan, ăn mừng và rêu rao chiến thắng là đảng và nhà nước CSVN đã mở lại vết thương của người miền Nam và gợi lại để nuôi dưỡng hận thù dân tộc.

Nhưng người Cộng sản, tuy miệng nói oang oang đoàn kết, thống nhất trong một nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, nhưng lại chia rẽ và kỳ thị Bắc-Nam-Trung hơn bất kỳ thời đại nào. Những khẩu hiệu “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền”, hay “Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” (Nghị quyết 36, ngày 26/3/2004) chỉ viết ra để truyên truyền trang sức cho nhà nước và làm đẹp mặt đảng chứ không mang lại phúc lợi cho dân.

CÁI BÓNG TRUNG QUỐC

Vậy mà vào mỗi dịp kỷ niệm mất Hoàng Sa vào tay Trung Cộng 20/01/1974, khi người dân tổ chức truy điệu 74 chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh khi chống lại quân Tầu xâm lược thì bị ngăn chặn, phá rối hay bị bắt về đồn Công an.

Các cuộc biểu tình chống Tầu đàn áp và giết hại ngư dân Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa từ Sài Gòn ra Hà Nội trong các năm 2011-2013 cũng đã bị đàn áp dã man.

Ngay đến các cuộc tụ tập của dân, vào mỗi dịp 17/2 hàng năm, để tri ân và tưởng nhớ trên 40 ngàn chiến sỹ và đồng bào đã bỏ mình tại các tỉnh và chiến trường biên giới phía bắc trong cuộc chiến chống quân Tầu xâm lược từ 1979 đến 1990 cũng bị ngăn chặn và đàn áp ngay giữa Thủ đô Hà Nội, tại đền Lý Thái Tổ.

Từ năm 2017, tuy báo chí đã được cho phép viết về cuộc chiến biên giới 1979-1990 cũng như đề cập sơ sài đến cuộc chiến Hoàng Sa năm 1974, nhưng chưa bao giờ Chính phủ cho phép hay đứng ra tổ chức kỷ niệm và tưởng nhớ những người con yêu của Tổ quốc đã hy sinh bảo vệ biên cương và lãnh thổ chống quân xâm lược Trung Cộng.

Năm nay, ngày 14/03/2018 cũng không ngoại lệ. Nhiều báo chính thống, kể cả báo điện tử Trung ương đảng, báo Chính phủ, Quân đội Nhân dân và Nhân dân đều có đăng tin và hình tưởng niệm 64 chiến binh Trường Sa. Nhưng hấu hết các buổi tưởng niệm do Ủy ban nhân dân Tỉnh như Khánh Hòa, Quảng Bình và các đồng đội của những người đã hy sinh đứng ra tổ chức.

Không có bất cứ một cuộc Hội thảo hay Tọa đàm nào về biến cố Gạc Ma hay họp hành biểu dương nào do Nhà nước hay Quân đội tổ chức như họ đã bầy vẽ ra trong vụ kỷ niệm 50 năm tấn công Mậu Thân.

Nên biết ngày này của 30 năm trước (14/03/1988), giặc Tầu đã dùng đại pháo, súng trường, dao găm và lưỡi lê hạ sát 64 chiến sỹ Hải quân của Quân đội đảng CSVN tại bãi Gạc Ma và trên tầu HQ-604 trong quần đảo Trường Sa.

Cuộc giao tranh dẫm máu và đôi khi sát lá cà khiến quân Việt Nam phải dùng cả cuốc, xẻng để chống lại, nhưng vì quân ít, vũ khí yếu nên chỉ được hai bãi đá Cô Lin và Len Đao. Bãi Gạc Ma, một vị trí chiến lược quan trọng phía nam Trường Sa đã rơi vào tay địch từ đó đến nay. Quân Trung Cộng có thể dùng Gạc Ma để chận đường tiếp tế của Việt Nam từ Tỉnh Khánh Hòa ra Trường Sa.

Theo báo Việt Nam thì:”Sau khi chiếm được Gạc Ma sau cuộc thảm sát ngày 14.3.1988, năm 1995 Trung Quốc chiếm thêm bãi Vành Khăn từ tay Phillipines. Họ đã có tổng cộng bảy cấu trúc: Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven, Xu Bi và Vành Khăn.”

Tại 7 vị trí này, Trung Cộng đã biến thành các đảo nhân tạo với kiến trúc kiên cố, trại đóng quân, đài Radar, đài khí tượng, súng phòng không, bến cảng và sân bay.

AI RA LỆNH KHÔNG NỔ SÚNG ?

Nhưng vụ Gạc Ma, tuy đã 30 năm mà vẫn còngây nhiều thắc mắc cho giới sử học và bang giao Việt Nam-Trung Cộng. Bởi vì quân lính Việt Nam đã được lệnh “không nổ súng” dù có bị quân Tầu tấn công.

Nhưng ai đã ra lệnh điền cuồng này ?

Một bài viết của Mặc Lâm, khi còn làm cho Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia, RFA), ngày 12/03/2015 đã giải đáp phần nào cho thắc mắc này:” Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này

-Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng….

Mặc Lâm viết tiếp:”Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái (2014), Tướng Lê Mã Lương cho biết:

-Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?

Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã Lương chia sẻ.

Ông Nguyễn Khắc Mai, người đứng đầu Tổ chức Minh Triết đưa ý kiến:”Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này,”

Bài viết của RFA cũng cho biết:”Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh:”Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.”

LÊ ĐỨC ANH NÓI VỚI AI ?

Cho đến ngày 14/03/2018, 30 năm sau trận chiến đẫm máu Gạc Ma, Đảng và Quân đội CSVN chưa có bất cứ lời bình luận nào về tiết lộ của người linh Hải quân sống sót Nguyễn Văn Thống xác nhận lính Việt Nam được lệnh “không nổ súng”.

Cũng gây thắc mắc cho lịch sử còn có tiết lộ của tướng Lê Mã Lương và lời lên án, chỉ trích đích danh Đại tướng Lê Đức Anh của hai ông Nguyễn Khắc Mai và tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

Nhưng tại sao Bộ Chính trị và Quân Ủy Trung ương do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã không cho điều tra về lời cáo giác Đại tướng Lê Đưc Anh, người về sau còn giữ chức Chủ tịch nước (1992-1997) ?

Chỉ biết rằng, ít lâu sau xẩy ra trận Gạc Ma thì ông Lê Đức Anh, trong tư cách Bộ trường Quốc phòng đã ra tận Trường Sa thề bảo vệ biển đảo.

Báo Tuần Việt Nam, một phân bộ báo chí thuộc Bộ Thông tin và Truyền Thông, vào ngày 14/03/2018 đã phổ biến lại toàn văn Diễn văn của ông Anh, trong đó có đoạn quan trọng như sau:

“Năm 1988, trong chuyến thị sát tại quần đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đã dự lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân Việt Nam (7/5/1955-7/5/1988) do Quân chủng Hải quân cùng Tỉnh ủy và Chính quyền tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại đảo Trường Sa lớn. Chuyến thăm đảo diễn ra ngay sau khi Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma rạng sáng 14/3 làm 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 hy sinh. Đại tướng đã có bài phát biểu quan trọng khi tiếng súng vừa dứt trên quần đảo Trường Sa ít ngày….”

Ông nói:“…Hôm nay kỷ niệm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo chính của quần đảo Trường Sa, có mặt đông đủ đại diện các Tổng cục, các quân chủng, đại diện tỉnh Phú Khánh, chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".

Như vậy thì có khó hiểu không ?

Càng khó hiểu khi thấy ông Lê Đức Anh nói rằng:”Với mối quan hệ giữa ta và Trung Quốc: Trong những năm 50 và những năm 60 quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trong những năm từ 1965 đến 1970 là rất to lớn và hiệu quả. Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn sự giúp đỡ to lớn đó của nhân dân Trung Quốc đã dành cho mình.

Mặt khác, thắng lợi của chúng ta cũng đã góp phần đáng kể phá vỡ sự bao vây của đế quốc Mỹ đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.”

Rồi tướng Anh kể rằng:”Năm 1976, Đoàn đại biểu cao cấp của Đảng và Nhà nước ta đi thăm và cảm ơn các nước và bầu bạn trên thế giới đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ. Tới Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo của Đảng ta đã cảm ơn sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc đối với sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, thì người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lúc bấy giờ đã nói: Trung Quốc cảm ơn Việt Nam, chính nhờ Việt Nam chống Mỹ mà Tổng thống Mỹ đã phải thân hành đến Trung Quốc để cầu thân với Trung Quốc".

Nói tóm lại cả hai nước đã giúp đỡ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, với tinh thần anh em sâu đậm. Chúng ta đinh ninh rằng tình sâu nghĩa nặng đó sẽ kéo dài mãi mãi và nhất định nó sẽ xóa nhòa, đi đến xóa hẳn trong ký ức của dân tộc Việt Nam những tội lỗi mà các triều đại phong kiến Trung Quốc đã gây đau khổ cho dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm đô hộ.

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thật sự trên thực tế, phù hợp với pháp lý quốc tế, với đạo lý quốc tế.

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam dù chế độ xã hội khác nhau qua các thời đại, xu hướng chính trị khác nhau, tôn giáo khác nhau, đàn ông cũng như đàn bà, già cũng như trẻ đều một lòng, một dạ kiên trì và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Chúng ta nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, đồng thời chúng ta nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta.”

Thì ra, phải chăng tướng Lê Đức Anh đã nhẹ dạ “đinh ninh”, tức “cứ nghĩ trong bụng” rằng vì tình sâu nghĩa nặng giữa 2 nước Việt-Trung đã thắm thiết thì tình đống chí muôn đời sẽ không bao giờ có chuyện “môi hở răng lạnh”, nào ngờ Trung Quốc đã lật mặt ở Gạc Ma để “dạy cho Việt Nam một bài học” như Đặng Tiểu Bình đã nói khi xua quân xâm lược 6 Tỉnh phía bắc Việt Nam năm 1979 ?

Như vậy thì tại sao những người cầm đầu đảng CSVN chưa biết tỉnh ngộ cho “sáng mắt sáng lòng” mà cứ cúi đầu thuần phục Trung Cộng mãi ? -/-

Phạm Trần

(03/018)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trái Tim Nhỏ xinh
Thérésa Nguyễn
21:30 15/03/2018
TRÁI TIM NHỎ XINH
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Trái tim nho nhỏ xinh xinh
Mong sao gìn giữ nguyên trinh vẹn toàn.
(tn)