Ngày 29-03-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Phúc Âm Qua Thi Ca - tháng 4/2008
Trương-Hoàng
04:32 29/03/2008
Chúa nhật 3 Phục-Sinh - 6/4/2008.

Niềm tin khủng hoảng nơi nơi,

Bao phen dối trá thắng người thật ngay.

Trớ trêu thay thấy hằng ngày,

Nghi ngờ Thiên Chúa thời này ở đâu?

Như hai môn đệ Em-mau,

Chúa chân lý chết gục đầu thảm thương.

Nghi nan trạng thái bình thường,

Chân thành Chúa sẽ dẫn đường thẳng ngay.

Nghe lời, hành động theo Thầy,

"Ngộ" ra tâm trí xưa rầy cạn, nông.

Chúa nhật 4 Phục sinh - 13/4/2008.

Lễ Chúa chiên lành.

Đoàn chiên cần có chủ chăn,

Chủ chăn chân thật thiết cần ngày nay.

Ngoài chiên, lòng sói dẫy đầy,

Lụy tình, lụy của lạc ngay theo tà.

Khẩn cầu Chúa giúp nhận ra,

Đâu là kẻ trộm, đâu là chủ chiên.

Chúa nhật 5 Phục sinh - 20 /4/2008

Đường đời vạn nẻo sơn khê,

Muôn nghìn ngã rẽ làm mê hoặc đời.

Đường duy nhất đến nước trời,

Là đường CHÂN THẬT rạng ngời ánh quang.

Chúa nhật 6 Phục sinh - 27/4/2008.

Đời thường làm phải có công,

Làm sai sẽ sợ bà/ông chủ rầy.

Đọc kinh cầu nguyện hằng ngày,

Bỏ công bỏ của chung tay giúp người.

Nếu làm mong chuộc nước trời.

Khi sai lỗi sợ đầy nơi hoả hào.

Thiếu tình yêu mến khát khao,

Dễ dàng bị lợi dụng vào lợi danh.

Làm vì lòng mến chân thành,

Sẽ vâng lời Chúa, thực hành vì yêu.
 
Ngài đang ở thật gần
LM. Giuse Trương Đình Hiền
09:24 29/03/2008

Ngài đang ở thật gần !



Dẫn nhập đầu lễ : Kính thưa ông bà anh chị em,

Sự sống lại của Đức Kitô làm phát sinh một cộng đoàn huynh đệ, khởi đầu cho một Hội Thánh, một dân tộc, một đoàn Dân mới hiệp nhất trong bác ái yêu thương, duy nhất trong niềm tin, trong một Lời chứng, một giáo lý để rao giảng và tuyên xưng, một đại gia đình của tình hiệp thông yêu thương huynh đệ. Cộng đoàn đó, dưới sự tác động và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đang tiếp tục làm cho Đức Kitô phục sinh hiện diện,được loan báo và làm cho công trình cứu độ của Ngài được đơm hoa kết trái trên mọi miền thế giới.

Mỗi người chúng ta được thuộc về cộng đoàn đó. Đặc biệt các anh chị em Tân tòng trên khắp thế giới vừa mới được thuộc về cộng đoàn nầy trong Đêm vọng Phục Sinh qua bí tích Thánh tẩy, và hôm nay hân hoan cùng với mọi thành phần Dân Chúa dâng lời tạ ơn để cảm tạ “lòng Chúa thương xót của Thiên Chúa” vì hồng ân vĩ đại được trở nên con cái Thiên Chúa, nên những thành viên mới trong gia đình Giáo Hội. Chính trong ý nghĩa nầy, mà Chúa Nhật hôm nay đã được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đặt làm “Chúa Nhật kính lòng Thương xót Chúa.”

Giờ đây, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh và nhớ lại hồng ân Thánh Tẩy, chúng ta hãy rảy Nước Thánh trên mình trong tâm tình tri ân cảm tạ và sám hối ăn năn.

Giảng Lễ:

1. Sự hiện diện làm nên chân lý và sự sống.

Không phải chỉ Tông Đồ Tôma ngày xưa đã thách thức: “Làm sao tôi có thể tin được Người sống lại nếu tôi không xỏ tay vào lỗ đinh…”. Kể từ sau cái “buổi sáng tinh mơ Ngày Thứ Nhất trong tuần” với cái tin động trời của Bà Maria Mađalêna: “Chúa đã sống lại”, thế giới luôn đầy dẫy những con người, những luận thuyết, những triết lý, những cuốn tiểu thuyết “best seller” hay bao loại phương tiện truyền thông khác…giơ tay phủ nhận cách thẳng thừng hay lập lừng chối bỏ với thái độ hoài nghi sự kiện Đức Kitô phục sinh từ trong cõi chết.

Quả thật, nếu câu chuyện của “Chúa sống lại” rốt cuộc cũng chỉ là một “bản tin giật gân suông của mấy mụ đàn bà hoang tưởng” để rồi sau đó khép lại như bao câu chuyện của đời thường, tuyệt nhiên không có gì xảy ra sau đó, thì thử hỏi trên thế giới nầy liệu có được mấy người tin ? Mà dẫu cho thế giới có sai lầm và mù quáng suốt 2000 năm nay chăng nữa, thì ở giữa thời đại văn minh như hôm nay, liệu có tồn tại không một tôn giáo dựa trên một lời bịa đặt dối trá?

Trong cuộc thách đố của 2000 năm trước, quả thật, nếu Đức Kitô không hiện diện, Tôma đã thắng rồi !Thế nhưng mọi sự đã không như thế. Tôma cứng tin và đòi trãi nghiệm đã vội vã phũ phục trong thái độ tín ngưỡng nghiêm cấn sâu xa: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con !”. Chìa khóa để mở cánh cửa của niềm tin là ở đó: Khi lý trí con người “giơ tay đầu hàng” thì Thiên Chúa đã đến. Liền sau những lời có vẻ nhát gừng của các tông đồ: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”, thì lập tức Chúa hiện ra giữa các ông với lời chúc: ”Bình an cho anh em”. Kế tiếp bản tin giật gân của các bà phụ nữ là một loạt những lần hiện ra của Đấng phục sinh để ấn chứng. Chính sự hiện diện tỏ tường nầy đã xoay hẳn 180 độ niềm tin của các tông đồ. Từ những con người hoang mang lo sợ trốn chui trốn nhủi như những tội nhân đang bị truy nã các ông đã mở tung cửa ra khỏi nhà mạnh dạn đi khắp nơi công bố về Tin Mừng Chúa sống lại. Cho dù bì cấm đoán, bị đòn vọt và sau nầy bị bắt, bị kết án nhục hình cở nào mặc ý, các ông vẫn hiên ngang “lấy mạng sống để làm chứng cho sự thật phục sinh”.

Chỉ có sức mạnh của Thiên Chúa, chỉ có sức tác động của Chúa Thánh Linh, chỉ có bàn tay quyền năng của Đấng Phục sinh chạm tới “là ơn cứu độ con người” mới đem lại niềm vui và hy vọng mãnh liệt như thế, như lời chứng của Thánh Phêrô Tông Đồ trong BĐ 2 hôm nay: “Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người.”. Chính vì thế, trong suốt những ngày phụng vụ nầy, Hội Thánh vẫn thường ca lên: “Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ”.

Trên nền tảng giáo lý đó, chúng ta có thể phát biểu một cách xác tín rằng: mầu nhiệm phục sinh đó là “mầu nhiệm Đức Kitô đang hiện diện”, một sự hiện diện làm nên kitô giáo, một sự hiện diện làm nên lâu đài đức tin, một sự hiện diện làm nền tảng của mọi giáo lý, một sự hiện diện làm trung tâm điểm của mọi cử hành phụng vụ, một sự hiện diện làm kim chỉ nam cho mọi qui luật luân lý và tu đức, một sự hiện diện làm nên chính lương thực trường sinh và sức mạnh thiêng liêng cho cuộc đời tại thế, một sự hiện diện có sức mạnh lôi kéo con người tiến bước trong niềm hy vọng hạnh phúc vĩnh hằng, một sự hiện diện làm bật rễ những tâm hồn tăm tối tội lỗi để vươn mình chỗi dậy bước vào ánh sáng tình yêu và ân sủng, một sự hiện diện để vực dậy những trái tim mệt mõi sầu đau biệt giam trong những cõi lòng thất vọng tăm tối để bừng sáng hoan ca trong niềm vui đi tới và trong hy vọng xuyên tới cõi vĩnh hằng. Một sự hiện diện làm nên chân lý và sự sống !

Chính vì thế, niềm tin của người kitô hữu, cuộc sống đích thực của người Kitô hữu chính là sống “sự hiện diện nầy” cho dù phải thường xuyên đối diện với cơn thử thách của Tôma “nêu tôi không thấy Ngài”, và thường xuyên cử hành “sự hiện diện nầy” không phải như một tưởng niệm suống mà là một sự sống như lời định nghĩa của Thánh Phaolô: “Tôi sống đây không phải là tôi sống mà chính Đức Kitô sống trong tôi”.

2. Ngài đang ở thật gần:

Nhưng chúng ta cũng biết rằng: sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Kitô chỉ hiện diện cách hữu hình võn vẹn có 40 ngày. Sau đó “Ngài lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa”, nhường chỗ cho một sự ”hiện diện mới”, một Đức kitô phục sinh vô hình mà theo ngôn ngữ thần học của Thánh Phaolô, đó chính là Hội Thánh, Thân Thể huyền nhiệm của Ngài.

Quả thật ngôn ngữ phụng vụ hôm nay cho dù âm vang những tên gọi khác nhau như “cộng đoàn”, “tông đồ”, “tín hữu, “nhóm Mười Hai”…thì tất cả đều qui chiếu về một điều duy nhất: “một cộng đoàn đang làm chứng về sự hiện diện của Đấng Phục Sinh”.

- Đó là cộng đoàn quây quần chúng quanh các tông đồ để của cải làm của chung, hiệp nhất một lòng một ý trong tình bác ái huynh đệ. (BĐ 1, sách Cv)

- Đó là cộng đoàn qui tụ với nhau trong nghi lễ Bẻ Bánh chính là bí tích Thánh Thể hôm nay để gặp gỡ Đấng phục sinh hiện đến trong hình bánh rượu để trao ban lương thực thần linh.

- Đó là cộng đoàn mạnh mẽ làm chứng về Đấng Phục Sinh và ơn cứu độ do Ngài mang đến bằng sự can đảm vượt qua mọi gian truân thử thách trong niềm tin bất khuất vào Đấng Sống Lại và trong niềm vui rực sáng vào ơn cứu độ con người (BĐ 2, Thư của Thánh Phêrô Tông đồ)

- Đó là cộng đoàn sống mầu nhiệm thánh tẩy bằng thái độ dấn thân lên đường để hoàn toàn phó thác vận mệnh cho “lòng xót thương của Thiên Chúa”.

Một cộng đoàn Hội Thánh nào không phản ảnh hay phản lại những giá trị trên, những đặc tính nền tảng trên sẽ không bao giờ có Đức Kitô phục sinh hiện diện. Chính vì thế, những bài học căn bản mà Hội Thánh phải học triền miên đó chính là hiệp nhất, yêu thương, sẻ chia, Thánh Thể, phục vụ, truyền giáo…

Khi nào người kitô hữu lìa xa Hội Thánh, tách rời cộng đoàn để “xé lẽ ăn riêng” sẽ rơi vào nguy cơ “cứng lòng, vô tín như Tôma”.

Khi nào cộng đoàn hội Thánh vẫn còn sống trong sự nhát sợ, cục bộ, ích kỷ “đóng cửa kín bưng” để xa rời anh em đồng loại, sẽ có nguy cơ làm xơ cứng cũ mòn lời chứng về sự phục sinh và sẽ không thuyết phục nổi con người hôm nay tin vào chân lý Phục Sinh.

Chính vì thế, sống sứ điệp phục sinh hôm nay cũng có nghĩa là chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau như lời nguyện sau đây:

Lạy chúa Giêsu phục sinh,

Xin tỏ mình ra

Cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,

Để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,

Và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
 
Biển hồ Tiberia
Nguyễn Tầm Thường
10:58 29/03/2008
BÊN HỒ TIBERIA

Tin Mừng Gioan ghi lại Chúa Giêsu hiện ra ở Biển Hồ Tibêria như sau:

“Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Tibêria. Người tỏ mình ra như thế này. Ông Simôn Phêrô, ông Tôma gọi là Điđymô, ông Nathanaen người Cana miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Simôn Phêrô nói với các ông: “Tôi đi đánh cá đây.” Các ông đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.

Biển hồ Tiberia: nơi Chúa nướng cá cho các môn đệ
Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giêsu. Người nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời: “Thưa không.” Người bảo các ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá”
(Jn. 21:1-6).

Phêrô đã một thời tự ý ngang dọc. Ông xách gươm. Ông kéo Chúa ra riêng một chỗ rồi lên tiếng trách Người. Bên Biển Hồ Tibêria, hồ hôm nay chỉ dật dờ một rừng lau sậy. Tôi đến đây sau trưa, bóng ngả dần về chiều. Biển xanh mơ êm đềm. Ấy thế mà một thời nổi sóng với ngôn từ của Chúa. Tôi biết, bây giờ ngó ở đâu cũng chỉ là bờ đá và rừng xanh. Nhưng tôi vẫn nhìn quanh như tìm xem bóng Chúa đâu. Phêrô từng ngồi chỗ nào. Bây giờ khách hành hương có thể xin tĩnh tâm nơi những trung tâm này. Tôi có thể dâng lễ ngay tảng đá mà chỉ vài bước chân là xuống biển hồ.

Chúa hiện ra tảng sáng và bảo Phêrô thả lưới. Người đánh cá chuyên nghiệp thì biết, không ai thả lưới lúc tảng sáng. Họ đánh lưới về đêm. Ấy thế mà Phêrô không cãi lại, ông im lặng thả lưới. Một thái độ ngược bản tính của ông. Cái ngang dọc của Phêrô hôm nay biến mất. Và quả thật, cá nhiều quá kéo lên không nổi.

Trên bờ biển hồ tôi đang đi đây, Chúa hiện ra nhiều lần với các môn đệ. Tôi xin dâng lễ ngoài trời, nơi bàn thờ đá cuối nhà thờ. Bàn thờ quay ra biển. Nơi này câu chuyện xảy ra hai nghìn năm trước như sau:

Đó là lần thứ ba Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.

“Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simôn Phêrô: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” Người lại hỏi: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” (Jn. 21:15-17).

HAI BIẾN CỐ MỘT MẶT HỒ

Ta phải đặt không gian nơi Chúa hiện ra với mẻ cá kéo lên không nổi và câu chuyện bánh hóa ra nhiều vào một liên hệ chung. Xét về địa lý thì cả hai biến cố xảy ra ở mạn Bắc Biển Hồ Galilê, vùng Tibêria. Chỗ Chúa làm phép bánh hóa ra nhiều nuôi mấy ngàn người ăn ở sát bên cạnh nơi Chúa hỏi Phêrô con có mến Thầy không. Cả hai xảy ra bên biển hồ. Ta chỉ cần đi bộ một quãng đường. Đặt vào chung một vùng đất, ta thấy những điểm trùng hợp như sau:

BIỂN HỒ GALILÊ

TRƯỚC PHỤC SINH SAU PHỤC SINH
Bên đồi cỏ Bên biển hồ
Bánh hóa ra nhiều trên đất Cá hóa nhiều trên nước
- Một ngày đói không đủ bánh ăn - Một đêm hoài công không có cá
- Một bên Chúa hỏi có mấy chiếc bánh - Một bên Chúa hỏi có gì ăn không.
Cả hai bên đều trả lời không có.Cả hai bên đều thiếu. Cả hai bên đều trả lời không có. Cả hai bên đều thiếu.
- Một bên Chúa bảo đem bánh lại đây - Một bên Chúa bảo thả lưới.
Cả hai bên Chúa không tự ý làm phép lạ. Cả hai bên Chúa không tự ý làm phép lạ.
Cả hai biến cố đều có phần góp sức của con người. Cả hai biến cố đều có phần góp sức của con người.
Một bên đem bánh ố Một bên thả lưới
Chúa bảo các môn đệ lo cho dân ăn Chúa bảo Phêrô săn Giáo Hội.
- Chúa còn sống, thấy dân chúng thì Chúa thương. - Chúa chết rồi, Chúa bảo Phêrô tiếp tục yêu thương ấy.
Cả hai biến cố đều dùng hình ảnh chiên. Cả hai biến cố đều dùng hình ảnh chiên.
Một bên là: “Vì họ như bầy chiên không người chăn dắt.” Một bên là: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy.”


Căn bản của những trùng hợp này là kết luận ta có thể di tới:

Như thế, biến cố bánh hóa ra nhiều là tiền thân của mẻ lưới, của cuộc hiện ra sau Phục Sinh với Phêrô. Cả hai biến cố nói lên một ý nghĩa chung là lòng thương xót của Chúa đối với dân chúng và Phêrô, kẻ theo Chúa là nối tiếp lòng thương xót ấy mà săn sóc Giáo Hội. Khi Chúa bảo các môn đệ lo cho dân chúng ăn trong biến cố bánh hóa ra nhiều, là tập cho các ông cách lo mà Chúa trối cho Phêrô sẽ lo cho Giáo Hội tương lai ở biến cố hiện ra sau Phục Sinh này.

Phêrô phải lo cho Giáo Hội như Chúa săn sóc:

- Vì lòng mến. (Con có mến Thày không?)

- Không dựa vào công lao sức mình. (Hãy thả lưới bên phải)

- Không thất vọng khi thấy không có lối thoát. (Không có gì ăn ư? ố Thưa: Không)

- Phải đóng góp sức của mình, không ỷ nại vào Chúa. (Vâng lời Thày con thả lưới)

- Chúa hành động khác cách con người. (Thả lưới lúc ban sáng!)

Ba lần Chúa hỏi Phêrô để Phêrô được ba lần rửa tội. Ba lần ông chối Chúa. Trong ba lần này Chúa chỉ hỏi về lòng mến. Điều kiện Chúa trao Giáo Hội cho Phêrô là lòng mến. Chúa không hỏi về khả năng lãnh đạo, không hỏi về khả năng kiến thức, không hỏi về khả năng tài chính, không hỏi về khả năng thu phục lòng người. Lòng mến ở đây là mến Chúa, không phải mến công việc của Chúa. Chúa nói rõ: “Con có mến Ta không”. Chúa không hỏi có mến công trình của Chúa không.

Điều khác biệt

Điều khác biệt giữa hai biến cố bánh hóa ra nhiều và mẻ lưới là lời loan báo căn tính tông đồ: “Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: Lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy” (Jn. 21:18-19). Trong biến cố bánh hóa ra nhiều, Chúa không nói với Phêrô về ơn gọi ông sẽ phải sống như thế nào. Nhưng sau khi Chúa sống lại thì Phêrô phải hiểu rất rõ về căn tính của mình là sẽ phải chết cách nào.

Điều khác biệt hơn nữa

Ông Phêrô quay lại, thì thấy người môn đệ Đức Giêsu thương mến đi theo sau; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu trong bữa ăn tối và hỏi: “Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy?” Vậy khi thấy người đó, ông Phêrô nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” Đức Giêsu đáp: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy” (Jn. 21:20-22).

Nét độc đáo trên Biển Hồ Tibêria sau khi Chúa Phục Sinh tăng theo chiều cao của một con diều no gió, phải bay vút lên. Phêrô có người bạn thân là Gioan. Chúa nói cho Phêrô biết có thể phải chết cách nào đó, rồi hỏi ông nghĩ sao. Chúa không đề cập đến Gioan.

Phêrô quyết định theo. Nhưng còn con người trần thế, một chút yếu lòng. Ông nói với Chúa: “Thưa Thầy, còn người này thì sao?”

Phêrô hỏi Chúa một lời trần tình thật tuyệt vời. Nó nói lên tất cả chiều sâu nhân tính của một thân phận làm người. Ông không là thánh. Ý ông muốn nói, xin Thầy gọi anh ta nữa, cho đi cùng với con cho có bạn. Con thấy lẻ loi khi theo Thày một mình. “Còn người này thì sao?” Phêrô “nhắc khéo” với Chúa. Không ngờ, Chúa lắc đầu. Chúa không gọi Gioan! Chúa trả lời Phêrô bằng tiếng lệnh lên đường dứt khoát: “Việc gì đến anh.”

- Phần con, con hãy theo Thầy.

Phêrô im lặng. Như thế ta có thể vẽ lên màu xanh êm ả của vùng biển hồ hôm nay một bóng hình nổi sóng vô cùng siêu bạo. Một Thầy, một trò, hai bóng người nhỏ dần khuất bóng. Cái khuất bóng chỉ có hai bóng hình trộn vào nhau làm thành vùng màu sắc táo bạo chấm dứt Phúc Âm Gioan.

Tôi muốn trở lại vùng Biển Hồ Tibêria này, ở lại lâu hơn để nghe sóng vỗ vào chân bờ đá. Những bờ đá đã có dấu chân người một thủa đi qua. Rất hào hùng.

(Jerusalem Mùa Phục Sinh 2006, Trích tập suy niệm KẺ ĐI TÌM, sẽ xuất bản 2010)
 
Chiếc cầu gẫy
Sa Mạc Hồng
12:16 29/03/2008
Chiếc cầu gẫy

Có một chiếc cầu
Nối với đất từ trời cao
Chiếc cầu dài vô tận
Từ địa đàng đến vực sâu
Chiếc cầu đầy ân thánh
Bền vững đến ngàn sau
Chiếc cầu không bao giờ gãy đổ
Chẳng bao giờ hư hao
Ngày đêm linh chuyển hồng ân nhiệm mầu
Chiếc cầu đó chính là Chúa Cứu Thế
Với nhịp cầu yêu thương mạnh mẽ
Đã chống đỡ ngàn tội lỗi như sóng trào
Để con người được nâng lên cao
Khỏi bóng tối ma quỉ
Vững chân bước trên cầu
Về đến chốn ngàn sau

Con là người theo chân Chúa
Cũng là một chiếc cầu giữa cuộc đời
Nối yêu thương giữa con người
Nhưng con đã bao lần gãy đổ
Vì những nhịp cầu ganh tỵ, ích kỷ
Làm lung lay nền móng giữa nước trôi
Vì những nhịp cầu xây yếu đuối
Trên nền móng đức tin rã rời
Trên cát mềm nước lũ, mưa rơi
Con gãy đổ trong cuồng phong dục vọng
Trong bão giông danh lợi đua đòi

Chúa ơi!
Xin giúp con nên người
Ở giữa cuộc đời
Bằng lời Chúa và hồng ân rất thánh
Để con làm chiếc cầu chắc chắn
Bắc nhịp cầu đến khắp mọi nơi
Để muôn người
Tìm về chiếc cầu Chúa Cứu Thế
Và cùng đi với Chúa lên Trời!==
 
Tín thác nơi lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
15:11 29/03/2008
Trong các ngày từ mùng 2 tới mùng 6 tháng 4 tới đây, Hội nghị quốc tế đầu tiên về Lòng Thương Xót Chúa sẽ diễn ra tại đại thính đường Phaolô VI trong nội thành Vaticăng. Hội nghị khai diễn đúng ngày kỷ niệm vị tôi tớ Chúa Đức Gioan Phaolo II qua đời cách đây ba năm.

Ngày mùng 2-4-2007 Đức Hồng Y Christophe Schoenborn, Tổng Giám Mục Vienne đã mở cuộc họp báo để cho tin về hội nghị này. Đức Hồng Y cho biết hội nghị khai mạc ngày mùng 2 tháng 4 vừa để kỷ niệm 3 năm Đức Gioan Phaolo II qua đời, vừa để nêu bật ơn gọi của Kitô hữu là chứng nhân lòng thương xót của Chúa như điểm nòng cốt trong sứ điệp triều đại Giáo Hoàng của Người. Đức Hồng Y Schoenborn đã lập lại điều Đức Gioan Phalo II đã nói trong lễ khánh thành đền thánh mới Thiên Chúa Xót Thương Cracovia Lagiewniki hồi năm 2002: ”Ngoài lòng xót thương của Thiên Chúa ra, không có nguồn hy vọng nào khác cho con người”.

Lagiewniki là nơi nữ tu Faustina Kowalska (1905-1938) đã sống và qua đời. Chị đã được ơn thần bí và có nhiều thị kiến. Chính Chúa Giêsu đã giao cho chị sứ mệnh là tông đồ phổ biến lòng Xót Thương của Ngài. Khi còn trẻ thanh niên chủng sinh Wojtila hay đến cầu nguyện tại đền thánh này. Năm 1980 Đức Gioan Phaolo II đã công bố thông điệp ”Dives in Misericordia” về lòng thương xót Chúa. Nữ tu Faustina Kowalska đã qua đời khi thế giới tràn ngập trong hận thù và chiến tranh và sứ điệp của chị là một bức tranh lớn chống lại thù hận. Chính vì thế hội nghị quốc tế tại Roma cũng muốn chứng minh cho thế giới thấy ngày nay lòng thương xót là nõi tủy của sứ điệp Kitô. Sứ điệp lòng thương xót thăng tiến hòa bình trên thế giới giữa các dân tộc và các tôn giáo. Nó giúp khám phá ra gương mặt đích thật của Thiên Chúa và gương mặt đích thật của con người.

Ngoài ra sự kiện Đức Gioan Phaolô II đã qua đời vào ngày thứ bẩy trước Chúa Nhật của Lòng Thương Xót Chúa, tức Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh, mà chính Người đã thành lập hồi Năm Thánh 2000, cũng là một sự kiện có ý nghĩa.

Nữ tu Faustina Kowalska sinh năm 1905 trong một gia đình nông dân đông con. Ngay từ nhỏ chị đã muốn đi tu nhưng không được phép vì gia đình nghèo cần sự trợ giúp của chị. Năm lên 16 tuổi chị phải đi giúp việc cho các gia đình khá giả. Năm 20 tuổi chị gia nhập dòng các nữ tu Nữ Trinh Maria Thương Xót. Chị sống trong dòng 13 năm tại nhiều nhà khác nhau và giữ nhiệm vụ làm bếp, làm vườn và canh cửa. Cuộc sống của chị xem ra bé nhỏ vô nghĩa và nhàm chán nhưng che dấu một sự kết hiệp mật thiết ngoại thường với Chúa và vui lòng chịu mọi đau khổ để cộng tác với Chúa cứu rỗi các linh hồn. Chúa ban cho chị rất nhiều ơn từ các thị kiến cho tới năm dấu thánh từ việc tham dự vào cuộc Khổ Nạn của Người cho đến sự kết hiệp thần bí với Chúa.

Chị bị bệnh lao phổi và vui lòng nhận chịu mọi khổ đau để cầu nguyện cho người có tội. Chị qua đời năm 1938 lúc được 33 tuổi như Chúa Giêsu. Hương thơm thánh thiện của chị mỗi ngày gia tăng cùng với việc phổ biến lòng sùng kính Lòng Thương Xót Chúa. Nhờ lời bầu cử của chị rất nhiều tín hữu được ơn lạ. Ngày 18 tháng 4 năm 1993 Đức Gioan Phaolo II đã chủ sự lễ phong chân phước cho chị và ngày 20 tháng 4 năm 2000 chị được tôn phong hiển thánh. Đức Thánh Cha cũng thành lập lễ kính Lòng Thương Xót Chúa mừng vào Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh. Hằng năm vào Ngày Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa có 150 ngàn tín hữu tới hành hương tại đền thánh Lagiewniki.

Năm 2004 Đức Gioan Phaolo II mời gọi toàn thể Giáo Hội trở thành ”chứng nhân của lòng thương xót”. Ngày mùng 3 tháng 4 năm 2005 trong bài huấn dụ ngắn dọn sẵn cho buổi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Gioan Phaolo II muốn nói với tín hữu rằng: ”Tình yêu thay đổi các con tim và trao ban hòa bình. Thế giới này cần đến lòng thương xót biết bao nhiêu”. Nhưng Đức Gioan Phaolo II đã qua đời hôm trước đó.

Cũng trong buổi họp báo năm ngoái Đức Hồng Y Schoenborn cho biết hội nghị do Giáo Hội Công Giáo tổ chức nhưng cũng sẽ có các thuyết trình viên chính thống, tin lành, do thái và hồi giáo cũng như người vô thần và không tin rằng con người có thể hiểu biết được thế giới linh thiêng. Hội nghị sẽ đem lại cho thế giới, cho Giáo Hội Công Giáo cũng như các Giáo Hội Kitô khác và cho những người đau khổ sứ điệp hy vọng.

Chúa Giêsu Kitô đã truyền cho chị Faustina Kowalska nói về Lòng Thương Xót của Ngài cho toàn thế giới, và ước mong ngày lễ kính Lòng Thương Xót Chúa là nơi trú ẩn và nương náu cho tất cả mọi linh hồn đặc biệt là những linh hồn tội lỗi. Trong ngày lễ đó Chúa sẽ mở Lòng Thương Xót của Ngài và tuôn đổ biển ơn thánh trên các linh hồn tiến đến gần suối nguồn Lòng Xót Thương. Ai xưng tội chịu lễ sẽ nhận được ơn thứ tha mọi tội lỗi và hình phạt. Trong ngày đó mọi kinh mạch sẽ được mở ra để cho ơn thánh Chúa tuôn chảy. Đừng có linh hồn nào sợ hãi đến gần Chúa, cả khi tội lỗi của họ có đỏ như son đi nữa... Nhân loại sẽ không tìm thấy hòa bình cho tới khi nào không hướng tới suối nguồn Lòng Thương Xót Chúa.

Lạy Chúa, hôm nay là Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa, chúng con khiêm tốn chạy đến nép mình bên Con Tim yêu thương nhân hiền của Chúa. Xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi cho chúng con và xin ban tràn đầy cho Giáo Hội cho thế giới và từng người trong chúng con ơn an bình của Chúa.
 
Khuôn mặt của Đức Chúa Giêsu nơi người thiện nguyện
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
15:21 29/03/2008
KHUÔN MẶT ĐỨC CHÚA GIÊSU NƠI NGƯỜI THIỆN NGUYỆN

UNITALSI là Hiệp Hội Ý chuyên chở các bệnh nhân đi hành hương các Đền Thánh. Trong chuyến hành hương luôn luôn có các Linh Mục Tuyên Úy Công Giáo tháp tùng. Đôi khi có cả các Giám Mục. Trong một chuyến hành hương Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức vào năm 1985, Cha Sở Piero Tubino cùng đi với các bệnh nhân. Trước khi rời Lộ Đức, nơi hang đá Đức Mẹ, Cha giúp mọi người cầu nguyện:

- Lạy Chúa, con ước ao hiểu rằng Chúa đang ở cạnh con. Con muốn xin Chúa soi sáng cho con đêm nay. Xin Chúa cho con phục sinh trong đời sống con. Xin cho con biết chấp nhận tất cả những gì Chúa muốn con chấp nhận. Xin Chúa cho con điều tuyệt diệu này: không van xin Chúa thay đổi điều gì, nhưng những gì con đang có, không trở thành điều khiến con phải cô đơn và thất vọng, nhưng trao ban sự sống. Xin Chúa biến đổi con tim và tinh thần con. Xin Chúa cho con trông thấy một chân trời khác. Sau cùng, xin Chúa cho con hiểu: Chúa muốn con làm gì?

Bà Luisa, tín hữu Công Giáo Ý trẻ tuổi với hai đứa con thơ, bị tê liệt và ngồi xe lăn. Chưa hết, bà bị mất tiếng, không nói được. Trong trạng huống trầm trọng ấy, bà ước ao hành hương Lộ Đức. Chồng bà - ông Adriano - chấp thuận để vợ theo đoàn hành hương đi Lộ Đức, nhưng từ chối tháp tùng. Bởi lẽ ông không tin tưởng gì ráo trọi!!!

Khi đoàn hành hương các bệnh nhân từ Lộ Đức trở về, ông Adriano ra nhà ga đón bà Luisa. Trông thấy hiền thê vẫn y nguyên tình trạng bệnh tật như lúc ra đi, ông cay đắng mỉa mai:

- Thấy chưa, em trở về cũng giống y như lúc ra đi! Vậy thì em đi Lộ Đức để mà làm gì???

Bà Luisa lặng lẽ nhìn chồng, đôi mắt long lanh đầy lệ. Nhưng rồi, mỗi ngày qua, ông Adriano dần dần thay đổi thái độ. Các bạn thiện nguyện bà Luisa làm quen trong chuyến hành hương Lộ Đức, tiếp tục thăm viếng bà.

Chẳng những thế, họ còn để ý chăm sóc hai đứa con và trọn gia đình bà. Ông Adriano ngạc nhiên theo dõi tình hình. Ông bắt đầu khâm phục cùng mộ mến những kẻ trước lạ sau quen, trao ban tình thương cách nhưng không cho gia đình ông. Ông thắc mắc tự hỏi:

- Lý do nào thúc đẩy họ làm các công tác tông đồ ấy? Phải chăng vợ mình có gì đáng thu hút?

Thêm vào đó, kể từ ngày các thiện nguyện viên lui tới gia đình, họ thông truyền cho ông niềm an bình thanh thản mà trước đó ông chưa bao giờ có.

Thế là từ người nóng nảy cộc cằn, ông trở thành kẻ từ tốn ôn hòa và yêu thích cầu nguyện. Ông nhìn thấy Thánh Nhan THIÊN CHÚA nơi khuôn mặt và cử chỉ của những người - bạn của gia đình ông.

Bây giờ đến phiên mình, hàng năm, ông Adriano tự nguyện đưa vợ đi hành hương Lộ Đức. Ông trở thành khuôn mặt, con tim và cánh tay THIÊN CHÚA để trợ giúp những ai bé nhỏ yếu đau. Phải kể đây là phép lạ to lớn tỏ tường nhất!

Đó cũng là phép lạ mọi người nên van xin cùng THIÊN CHÚA và Đức Mẹ MARIA. Xin THIÊN CHÚA biến đổi mỗi người thành đôi cánh tay nâng đỡ anh chị em cần nâng đỡ.

... ”Thưa anh chị em, tôi van anh chị em, anh chị em hãy nên giống như tôi, vì tôi cũng đã nên giống như anh chị em. Anh chị em đã không làm tổn thương gì cho tôi cả. Anh chị em biết: nhân khi thân xác bị đau ốm, tôi đã loan báo Tin Mừng cho anh chị em lần đầu tiên. Mặc dầu thân xác tôi là một dịp thử thách cho anh chị em, anh chị em đã không khinh, không tởm; trái lại anh chị em đã tiếp đón tôi như một sứ giả của THIÊN CHÚA, như Đức Chúa KITÔ GIÊSU” (Galát 4,12-14).

(Carla Zichetti, ”Chi è GESÙ per te?”, 1999, trang 52-54)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:43 29/03/2008
CHÚT TÀI ĐÃ TRỔ HẾT

N2T


Kiềm là tên gọi tắt của tỉnh Quý Châu thuộc Trung Quốc, con lừa là loại động vật không có ở địa phương này, có một người Quý Châu đi xa làm ăn buôn bán, nhìn thấy tính cách của con lừa vừa ôn thuần vừa có sức chịu đựng, bèn mua một con đem về quê mình, nhưng không ngờ địa thế của Quý Châu gập gềnh không thích hợp cho lừa đi, phong độ của lừa không dùng được tại hiện trường, nên được chủ nhân thả ra, sống chết mặc nó.

Con hổ ở trong núi khi đi tìm mồi thì phát hiện ra con lừa, bởi vì từ trước đến nay nó chưa hề thấy qua con vật nào lớn như thế, nên có chút sợ sệt nên không dám đến gần, chỉ dám thủng thẳng đi đi lại lại.

Con lừa có cảm giác con hổ có ý thù địch, nên la lớn “í ọ” để dọa cho con hổ sợ mà chạy đi.

La lớn mấy lần như thế, nên chỉ cần con hổ đi đến gần thì con lừa liền vừa la vừa vừa đạp để dọa cho con hổ chạy. Cuối cùng thì con hổ cũng quen như thế, và phát hiện con lừa chỉ có một chiêu ấy để dọa người mà thôi, thì hình như không còn chiêu nào khác nữa.

Thế là, gan con hổ từ từ lớn lên, nó tiến lên phía trước để đùa giỡn với con lừa và muốn thử sức nhẫn nại của nó. Cuối cùng, con hổ xác định bản lãnh con lừa chỉ có thế mà thôi, nên phấn chấn rống lên một tiếng thật lớn và nhảy vồ đến cắn chết con lừa, làm một bữa no nê.

(Liễu Tông Nguyên giả: tài hèn chí mọn)

Suy tư:

Ma quỷ đến cám cám dỗ Chúa Giê-su, nhưng trong lòng chúng nó thì hoài nghi sợ hãi (Mt 4, 1-11) không biết Ngài là người thế nào đây, có phải là vị đại tiên tri hay là người của Thiên Chúa ? Nhưng dù thế nào chăng nữa, sau ba chiêu độc địa vừa thử thách thăm dò bản lãnh của Chúa Giê-su, vừa khiêu khích Ngài, thì mà quỷ chịu thua và bỏ đi. Chúa Giê-su đã chiến thắng cơn cám dỗ, ba chiêu Ngài dùng để đánh ma quỷ là: thứ nhất là hy sinh hãm mình xác thịt, thứ hai là tin tưởng vào Thiên Chúa, và thứ ba là chỉ thờ lạy duy nhất một Thiên Chúa mà thôi.

- Có một vài người Ki-tô hữu không có bản lãnh cầu nguyện, nên chỉ một chiêu nhẹ nhàng phổ thông của ma quỷ là hạ gục, đó là chiêu tiền tài.

- Có một vài người Ki-tô hữu cũng có cầu nguyện và tin vào Chúa, nhưng lời cầu nguyện không thật lòng và lòng tin thì hời hợt, nên ma quỷ cũng chỉ cần dùng chiêu phô thông là hạ gục, chiêu đó là sắc dục và gái.

- Có một vài người Ki-tô hữu cũng đi lễ sớm tối, cũng tham gia sinh hoạt các hội đoàn, tham gia các lớp giáo lý thánh kinh, nhưng thường đem những hiểu biết về giáo lý, về lễ nghi ra để biện hộ cho hành vi sai trái của mình, và đem những hiểu biết về Giáo Hội của mình ra để chỉ trích phê bình, nên ma quỷ chỉ dùng một chiêu xem ra cũng phổ thông để hạ gục họ, chiêu đó là danh vọng, quyền thế...

Cú đá hậu của con lừa cũng nguy hiểm và tiếng “í ọ” của nó cũng kinh dị nên làm cho con hổ nghi ngại, nhưng chỉ có í ọ và đá hậu mà thôi, thì đúng là chỉ có chút tài đã trổ ra hết, mất mạng là phải.

Lời cầu nguyện có sức mạnh kinh hồn, nhưng chỉ cầu nguyện “chay” mà không hy sinh, không làm việc lành, không tin tưởng vào lời cầu nguyện, không tín thác và yêu mến Chúa, thì đúng là tài hèn sức mọn, bị ma quỷ vồ mất linh hồn thì cũng đúng mà thôi.

Ai hiểu được thì hiểu !
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 29/03/2008
N2T


7. Hành vi của một người có thể làm vui lòng Thiên Chúa nhất, chính là rước lễ khi trong linh hồn có sự sủng ái.

(Thánh Alphonsus Liguori)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên bố của Tòa Thánh đối với những chỉ trích của Hồi Giáo trong việc rửa tội cho ông Magdi Allam
Thúy Dung
05:56 29/03/2008
Vatican -Linh mục Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, lên tiếng minh xác rằng những lời tuyên bố của ông Magdi Allam không nhất thiết là lập trường của Tòa Thánh. Ông Allam là ký giả nổi tiếng người Italia gốc Ai Cập, vừa được Đức Thánh Cha ban phép Rửa Tội trong thánh lễ Vọng Phục Sinh hôm thứ Bẩy 22/3 vừa qua.

ĐTC đang rửa tội cho Allam
Trong cuộc họp báo hôm 27/3, cha Lombardi đã đưa ra thông báo chính thức của Tòa Thánh nhằm đáp lại những lời phê bình gần đây của giáo sư Arif Ali Nayed, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Hồi Giáo tại Jordan và là thành viên trong nhóm “Lời Chung”, người đã đưa ra những lời chỉ trích Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chung quanh việc cải đạo của anh Allam. Theo giáo sư Nayed, qua việc rửa tội cho Allam, Đức Thánh Cha muốn “tái khẳng định bài diễn từ Regensburg”.

Theo cha Lombardi, những lời chỉ trích gay gắt chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan của Allam vẫn là những ý kiến cá nhân của ông không nhất thiết trở thành ý kiến chính thức của Đức Thánh Cha hay của Tòa Thánh. “Khi đón nhận một người vào Giáo Hội, Tòa Thánh không nhất thiết phải chấp nhận tất cả những ý kiến và lập trường của người ấy đặc biệt trong những vấn đề về chính trị và xã hội. Ông Allam có quyền bày tỏ những ý kiến riêng của ông, nhưng những ý kiến đó không phải là lập trường của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh”.

Cha Lombardi cũng nói rằng “Phép rửa tội là một sự nhìn nhận một người gia nhập Giáo Hội đã tự do và thành thật đón nhận đức tin Kitô qua những tín điều căn bản được biểu lộ trong kinh Tin Kính. Dĩ nhiên các tín hữu vẫn được tự do duy trì những ý kiến riêng của họ về rất nhiều vấn đề và nơi các tín hữu Kitô có một sự đa nguyên ý kiến về những vấn đề ấy”.

Cha Lombardi cũng lên tiếng bác bỏ những ý kiến sai trái của giáo sư Nayed về hoạt động của Đức Thánh Cha và hoạt động của các trường Công Giáo. Ông Nayed cho rằng các trường Công Giáo có mục đích chiêu dụ tín đồ. Theo cha Lombardi: “Các trường Công Giáo hoạt động tại các nước đa số dân không phải tín hữu Kitô luôn đề cao sự tôn trọng tự do và phẩm giá của con người. Chính vì muốn khẳng định rằng tự do tôn giáo là hệ luận của phẩm giá của con người mà Đức Thánh Cha đã chấp nhận mọi rủi ro khi cử hành phép rửa tội cho ông Magdi Allam”.

Cha Lombardi lên tiếng hoan hô lời tuyên bố của giáo sư Nayed tiếp tục cuộc đối thoại với Tòa Thánh bất chấp biến cố rửa tội vừa qua.
 
Tự sắc Summorum Pontificum đã đưa nhiều người trở lại
Đặng Tự Do
06:57 29/03/2008
Vatican - Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Quan Sát Viên Rôma (L'Osservatore Romano), công báo của Tòa Thánh, Đức Hồng Y Dario Castrillon Hoyos cho biết tự sắc Summorum Pontificum đã đưa nhiều người trở lại. Ngài đã đơn cử trường hợp một nhóm 30 nữ tu dòng kín thuộc Trung Tâm Tĩnh Tâm Chúa Giêsu Linh Mục tại Tây Ban Nha “đã được công nhận và bình thường hóa” bởi Ủy Ban Giáo Hội Chúa (Ecclesia Dei) do Đức Hồng Y làm chủ tịch. Ngài cũng cho biết là có một số trường hợp khác nữa tại Pháp, Hoa Kỳ, Đức đang xem xét tiến trình hiệp nhất với Giáo Hội.

Tưởng cũng nên nói thêm Ủy Ban Giáo Hội Chúa (Ecclesia Dei) được thành lập năm 1988 có mục đích phối hợp những chương trình mục vụ nhắm tới những người Công Giáo theo phụng vụ cũ mà tiêu biểu là nhóm Huynh Đoàn Piô X do đức TGM người Pháp Lefebvre thành lập.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng vạ tuyệt thông được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành năm 1988 chỉ có hiệu lực trên Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre và 4 vị Giám Mục do Đức Cha Lefebvre truyền chức trái phép. Những linh mục theo các Giám Mục này “chỉ bị treo chén” và như thế thánh lễ do họ cử hành “không chút nghi ngờ gì là thành sự (valid) nhưng không hợp luật (licit)”. Những tu sĩ nào theo ly giáo này cần phải được Tòa Thánh công nhận như trong trường hợp 30 nữ tu nêu trên.

Đức Hồng Y cho biết thêm là bên cạnh việc trở lại theo nhóm, Ủy Ban Giáo Hội Chúa đã nhận được nhiều thư từ, điện thoại.. của các cá nhân các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân trong nhóm Huynh Đoàn Thánh Piô X hỏi thăm về tiến trình hòa giải; cũng như nhiều lời ngợi khen Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cho sử dụng thánh lễ tiếng La Tinh cách rộng rãi.

Theo Đức Hồng Y Castrillon, việc sử dụng Phụng Vụ trước Công Đồng Vatican II “không có nghĩa là quay lại quá khứ nhưng là một vấn đề tiến bộ” vì điều đó đem lại cho Giáo Hội Công Giáo sự phong phú của hai hình thức Phụng Vụ.

Dịp này Đức Hồng Y Castrillon minh xác rằng mọi linh mục đều có thể cử hành thánh lễ tiếng La Tinh mà không cần phải xin phép vị Giám Mục bản quyền.

“Nhiều vị đã xin phép, như thể đây là một hình thức nhân nhượng hay ngoại lệ. Nhưng không cần phải như thế”.

Theo Đức Hồng Y Castrillon, “đã có những khó khăn thực tiễn” gây trở ngại cho việc chấp nhận tự sắc này rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, khi được hỏi về những chỉ trích của một vài Giám Mục đưa ra gần đây về tự sắc này, Đức Hồng Y cho rằng đó chỉ là “tranh cãi nẩy sinh từ sự thiếu hiểu biết”. Đức Hồng Y cho biết ủy ban của ngài đang soạn thảo những chương trình cung cấp thông tin cho hàng giáo sĩ để đánh tan những hiểu nhầm.
 
Người Hồi giáo được ĐGH rửa tội lên tiếng nói rằng mình không kích thích ”chiến tranh tôn giáo”.
Đức Long
11:49 29/03/2008
ROMA - Cựu tín đồ Hồi Giáo được ĐGH rửa tội trong đêm vọng Phục Sinh, là nhà báo Magdi Allam, người Ý, hôm thứ bảy tự bào chữa mình không phải là ”một người xúi dục chiến tranh tôn giáo”, sau nhiều chỉ trích từ cuộc cải đạo của ông được phát đi trên phương tiện truyền thông, và trong một lá thư do nhật báo (Coriere della Sera) phát hành.

“Dù sao tôi cũng không phải là người biện hộ, xúi dục chiến tranh tôn giáo hay văn minh” ông viết trên tờ Coriere della Sera, mà ông là phó chủ bút.

“Tôi tuyệt đối tin tưởng rằng người ta có thể, và phải đối thoại với mọi tín đồ Hồi Giáo (…) tán thành quyền căn bản của con người, không thể nói nếu và nói nhưng” ông cho biết.

Magdi Allam, hôm Thứ Bẩy vừa rồi đã cải sang đạo Công Giáo như là một sự gia nhập “đích thực tôn giáo của Sự Thật, Sự Sống, và Tự Do” và ông tố cáo Hồi Giáo là “bạo lực tâm lý và xung đột mang tính lịch sử”.

Ông cũng bảo vệ tiếng vang cho việc ông lãnh nhận bí tích rửa tội tại thánh đường thánh Phê Rô nhằm trả lời cho những người muốn ông rửa tội ở một giáo xứ xa xôi hẻo lánh ngoài tầm kiểm soát của truyền thông, “làm như việc tôi lãnh nhận bí tích rửa tội là xấu hổ, phải được dấu kín”.

“Tôi xem phép rửa của tôi từ tay ĐGH là một ân huệ lớn nhất trong cuộc đời tôi, Ngài đã ưu ái ban cho tôi”, ông nhấn mạnh.

Ông cũng tuyên bố hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Toà Thánh ngày thứ Năm là không nhằm chống lại Hồi Giáo.

“Tôi hoàn toàn đồng ý với” phát ngôn viên của Toà Thánh “hãy phân biệt giữa suy nghĩ cá nhân và lập trường của Giáo Hội”.

Việc ông lãnh nhận bí tích rửa tội được giám đốc trung tâm nghiên cứu Hồi Giáo Amman Arey Ali Nayed, một trong 138 học giả khởi xướng cuộc đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo coi như là “sự khiêu khích”.

Nguồn: La Croix 29/03/08
 
Top Stories
More than 7 thousand faithful gather to reflect on God's compassion
Asia-News
06:02 29/03/2008
by JB Vu

In Ho Chi Minh City, two prayer vigils have been held at which young people from all over the country participated. Compassion is at the foundation of the social activities of the local Church, which gathers together as a second family.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) - More than 7 thousand Catholics gathered at the pastoral centre of the archdiocese of the former Saigon, for two prayer vigils on the message "God is rich in compassion". Present at the vigils was Peter Tran Dinh Tu, bishop of Phu Cuong and president of the bishops' commission for divine worship.

The participants included many young Catholics from various dioceses in the country, who are in Ho Chi Minh City for school or work. Thanh, who comes from the diocese of Thanh Hoa, tells AsiaNews: "Coming here is like being with a second family, and is an opportunity for my spiritual life: I went to confession and received communion during Holy Week".

Cuong, a young man from the parish of Binh An, adds: "I prepared to sing the fourteen stations of the Via Crucis in traditional Vietnamese music. My father taught me the technique, and this helps us to know each other better and draw closer together".

Sister Maria Tran Thi Nga, of the Missionaries of Christ’s Charity, says: "We are three sisters, and we work with the poor of Ho Chi Minh City. We help them to solve many of their everyday problems, and at the same time we invite all to prayer and compassion. In this sense, we share spiritual activities".
 
This Sunday, the Second Sunday of Easter, we celebrate “Divine Mercy Sunday”
Deacon Keith Fournier
15:30 29/03/2008
Reflection: Divine Mercy Sunday

This Sunday, the Second Sunday of Easter, we celebrate “Divine Mercy Sunday”.

"I pour out a whole ocean of graces upon those souls who approach the fount of my mercy”. This day we are invited to approach the throne of Mercy and cry out with St. Thomas: "My Lord and My God" (Jn 20:28).

Thánh Nữ Faustina
The Feast of Divine Mercy is now celebrated on the Second Sunday of Easter in the Catholic Church. St.Faustina experienced the Lord appearing to her, revealing His Mercy for the world. The devotion has spread with great fervor among the faithful. The Images of that appearance are as diverse as the faces of the faithful. The Chaplet of Divine Mercy and the devotions which have grown in response to its appeal are considered a source of great grace.

Our Gospel (John 20: 19-31) recounts one of the Post-Resurrection appearances of Jesus Christ to his disciples, where Jesus appears to his disciples, coming through locked doors and says “Peace be with you” breathing upon them the Holy Spirit and communicating His authority to forgive sins.

However, Thomas was not present. The Beloved disciple John records this wonderful exchange between the Risen Lord and Thomas which follows:

“Thomas, called Didymus, one of the Twelve, was not with them when Jesus came.

So the other disciples said to him, “We have seen the Lord.” But he said to them, “Unless I see the mark of the nails in his hands and put my finger into the nailmarks and put my hand into his side, I will not believe.”

Now a week later his disciples were again inside and Thomas was with them.

Jesus came, although the doors were locked, and stood in their midst and said, “Peace be with you.” Then he said to Thomas, “Put your finger here and see my hands, and bring your hand and put it into my side, and do not be unbelieving, but believe.”

Thomas answered and said to him, “My Lord and my God!”

This exchange has led, over the millenia of Christian history, to Thomas being “Doubting Thomas”. Yet, the tradition tells us that so called “doubting Thomas” died a martyr for his faith. He also became a messenger of Mercy, a missionary to India who shed his own blood for the Master whom he encountered so beautifully on that day.

His insistence on touching the wounds presented the Disciple John another opportunity to break open in his Gospel account the implications of the Bodily Resurrection of Jesus, a profoundly important aspect of the Christian faith.

Thomas’s response in his encounter with the Risen Lord, “My Lord and My God" reveals the very the heart of prayer as a call to adoration and communion with God. It has become the exclamation for millions, myself included, when faced with the Mystery of Mysteries, the Holy Eucharist, at the elevation during Mass.

No, I suggest that Thomas was not a doubter, he was a believer. And he is a model for all of us on this Mercy Sunday.

Pope St Gregory the Great, who occupied the Chair of Peter between 590 and 604, preached a marvelous homily on this encounter between Thomas and the Risen Lord. In it he asked:

“What conclusion, dear brethren, do you come to?

Surely it was not by chance that this chosen disciple, was missing in the first place? Or that on his return he heard, that hearing he doubted, that doubting he touched, and that touching he believed?

It was by divine dispensation and not by chance that things so fell out. God’s Mercy worked wonderfully, for when that doubting disciple touched his Master’s wounded flesh he cured the wound of our disbelief… So this doubting disciple, who actually touched, became a witness to the reality of the resurrection”

So it can become with each one of us. We are invited to become living witnesses in our own day to the reality of the Resurrection of Jesus Christ. Thomas touched the wounded side of beloved Savior to heal the wounds of our own disbelief.

Today we join with our Holy Father Pope Benedict XVI and Catholics throughout the whole world, in celebrating the Feast of Divine Mercy. To Saint Faustina Our Lord said:

"I desire that the Feast of Mercy be a refuge and shelter for all souls, and especially for poor sinners. On that day the very depths of my tender mercy are open. I pour out a whole ocean of graces upon those souls who approach the fount of my mercy”.

This day we are invited to approach the throne of Mercy and cry out with St. Thomas: "My Lord and My God" (Jn 20:28).

Those who do are forever changed.

Peter became a messenger of mercy through his encounter with the Risen Lord. He was so filled with the Spirit of the Risen Lord that the Lord could continue His redemptive mission through him, accomplishing miraculous deeds. In the Acts of the Apostles we read that even the shadow of Peter would effect merciful healing.

The beloved Disciple, John, the author of this Gospel, was imprisoned on the Island of Patmos. There he would continue to receive the consoling and liberating mercy of the Savior. There he also received a vision from the Risen Lord which became the Book of Revelation. He heard these words: “Do not be afraid. I am the first and the last, the one who lives. Once I was dead, but now I am alive forever and ever. I hold the keys to death and the netherworld.”

And then there was Thomas.

Jesus turned Thomas’s doubt into an event of Mercy for generations to come. Out of the repentance born from seeing Mercy Incarnate, touching the wounds of His Divine love, came that response, those wonderful words that have formed the most profound of personal prayers for millennia. “My Lord and My God”

Pope St Gregory was so right, “Thomas’ doubt healed the wounds of all of our doubts”

At the Liturgy of Canonization for Sister Mary Faustina Kowalski, Sunday, April 30, 2000, the late Servant of God John Paul II, a great devotee of the Feast of Divine Mercy proclaimed:

“Before speaking these words, Jesus shows his hands and his side. He points, that is, to the wounds of the Passion, especially the wound in his heart, the source from which flows the great wave of mercy poured out on humanity. From that heart Sr Faustina Kowalska, the blessed whom from now on we will call a saint, will see two rays of light shining from that heart and illuminating the world: "The two rays", Jesus himself explained to her one day, "represent blood and water" ….Divine Mercy reaches human beings through the heart of Christ crucified:

"My daughter, say that I am love and mercy personified", Jesus asked of Sr Faustina. Christ pours out this mercy on humanity though the sending of the Spirit who, in the Trinity, is the Person-Love. And is not mercy love's "second name" understood in its deepest and most tender aspect, in its ability to take upon itself the burden of any need and, especially, in its immense capacity for forgiveness? Jesus told Sr Faustina: "Humanity will not find peace until it turns trustfully to divine mercy"

Sr Faustina Kowalska wrote in her Diary:

"I feel tremendous pain when I see the sufferings of my neighbors. All my neighbors' sufferings reverberate in my own heart; I carry their anguish in my heart in such a way that it even physically destroys me. I would like all their sorrows to fall upon me, in order to relieve my neighbor"

On this Feast of Divine Mercy, let us echo the words of Thomas, “My Lord and My God” and, through the intercession of Saint Faustina, let us ask the Lord of Mercy for the grace to become true messengers of Mercy in our own age.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ lễ tưởng nhớ nhà sưu khảo tác phẩm ''Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử''và giới thiệu tập thơ 'Kinh Trong Sương'
Lê Kim
12:03 29/03/2008
SAIGÒN - Chiều ngày 28.03.2008 từ cuộc họp HĐGM.VN tại Bãi Dâu-Vũng Tàu, Đức TGM Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, ĐGM giáo phận Kontum Micael Hoàng Đức Oanh, ĐGM giáo phận Hưng Hóa Antôn Vũ Huy Chương đã đến Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Sài Gòn cùng với một số linh mục khác để dâng thánh lễ nhân dịp lễ giỗ 100 ngày của nhà sưu khảo Phanxicô-Vinhsơn Phạm Xuân Tuyển người đã dành gần 40 năm trong suốt cuộc đời để sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời thi sĩ Công Giáo nổi tiếng Hàn Mạc Tử.

Trước thánh lễ, người dẫn chương trình-nhà thơ Lê Đình Bảng đã đại diện ban tổ chức nói lên ý nghĩa của buổi gặp gỡ hôm nay để tưởng nhớ đến một người đã dành gần hết cuộc đời mình cho niềm đam mê tìm hiểu về thi sĩ Hàn Mặc Tử và tác phẩm “ĐI TÌM CHÂN DUNG HÀN MẠC TỬ” của ông đã được những người am hiểu về cuộc đời thi sĩ họ Hàn này đánh rất cao… Những người hiện diện đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ ông Phạm Xuân Tuyển.

Tiếp đến, nhà thơ-nhạc sĩ Cao Huy Hoàng đã chia sẻ về cuộc đời ông Phạm Xuân Tuyển:” Sinh năm 1951 tại Phan Thiết-Bình Thuận bắt đầu yêu mến và tìm hiểu về những gì liên quan đến cuộc đời của thi sĩ tài hoa nhưng bất hạnh Hàn Mạc Tử từ lúc mới 15 tuổi và có lẽ những ai liên quan đến cuộc đời HMT điều gặp những đau khổ và bất hạnh, năm 17 tuổi (1968) Phạm Xuân Tuyển cũng mắc chứng bệnh phong và phải vào trại phong Bến Sắn vì chứng bệnh đau đớn khi trăng lên của HMT (bệnh phong), ở nơi đó Phạm Xuân Tuyển (còn có những bút danh khác như: Hàn Mạc Thư Sinh, Huyền Diệp Tử) đã được các Sơ Dòng Nữ Tử Bác Ai Vinh Sơn chăm sóc và dạy văn hóa (tiếng Việt và tiếng Pháp), dạy biết và yêu mến Chúa Giêsu, ông còn học về thi sĩ HMT, thi sĩ của những người đau đớn vì bệnh phong… Ông được rửa tội ngày 22.12.2002 tại trại phong Bến Sắn và qua đời ngày 20.12.2007 tại Phan Thiết. Những ngày cuối đời của Phạm Xuân Tuyển ông luôn được Đức Ông-thi sĩ Xuân Ly Băng và người cha đỡ đầu là linh mục-thi sĩ Trăng Thập Tự ưu ái, chia sẻ và nâng đỡ tinh thần…” tiếp theo phần tưởng nhớ, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, các ĐGM và các linh mục đồng tế cùng những người hiện diện đã dâng thánh lễ cầu cho linh hồn ông Phanxicô-Vinhsơn Phạm Xuân Tuyển, linh mục-thi sĩ Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc Chủng viện Nicolas Phan Thiết đã chia sẻ trong thánh lễ…

Đêm thơ giới thiệu Thi tập thơ Công Giáo KINH TRONG SƯƠNG đã diễn ra ngay sau khi thánh lễ kết thúc, nhiều sáng tác và cảm tưởng của các tác giả góp mặt trong thi tập này đã được trình bày trước cử tọa khoảng trên 120 người, một số bài thơ của Xuân Ly Băng, Đông Khê, Trần Mộng Tú v.v… đã được hai nhạc sĩ Cao Huy Hoàng, Lưu Văn Trung phổ nhạc và các bạn trẻ sinh viên Công Giáo đang học tại nhạc viện đã thể hiện dù chưa phải chuyên nghiệp nhưng cũng đã diễn đạt được phần nào các tác phẩm mà hai nhạc sĩ đã gửi gấm trọn vẹn tâm tình của mình dành cho những bài thơ Công Giáo, chương trình có duy nhất một bài thơ THÌ THẦM MÙA THƯƠNG của tác giả nữ Hàn Lệ Thu cũng đã qua đời vì bệnh phong do nghệ sĩ Kim Lệ diễn ngâm rất xúc động. Những thi sĩ như: Phanxicô, Đỗ Thảo Anh, Trầm Tĩnh Nguyện, Đông Khê v.v… cũng bày tỏ cảm tưởng và đọc thơ của mình.

Trước khi kết thúc đêm thơ, các Đức Giám Mục hiện diện đã nói lên tâm tình, cảm tưởng của mình về đêm thơ, các Đức cha đã tỏ lòng trân trọng những người nghệ sĩ, trân trọng những người làm thơ, làm nhạc nhất là những người làm thơ đạo họ đã tìm được nguồn cảm hứng từ Thiên Chúa, từ sự cầu nguyện mà viết ra những vần thơ đạo. Do đó chúng ta thấy thơ rất là cần thiết trong đời sống chia sẻ tâm tình, chia sẻ đức tin. Rất mong có thêm được nhiều nữa những người làm thơ, nhất là thơ đạo để cho chúng ta có thể cảm nhận được tất cả những vẻ đẹp trong trời đất, cảm nhận được nguồn của mọi vẻ đẹp đó là Thiên Chúa. Cũng cầu mong có được nhiều đêm thơ, nhiều tập sách nữa để cho những vẻ đẹp đó được chuyền đi khắp nơi… Các Đức Giám Mục hiện diện cũng bày tỏ sự sẵn sàng ủng hộ cách này, cách khác để những tập thơ, tập nhạc Công Giáo có thể ra đời như tập thơ Kinh Trong Sương do nhóm sưu tầm và nghiên cứu thi ca Công Giáo mà linh mục-thi sĩ Trăng Thập Tự là người chủ trương thực hiện.
 
Sinh viên Công giáo Thanh Hóa - Vinh giao hữu bóng đá dịp Lễ Phục Sinh
Peter Trần Tuấn
13:22 29/03/2008
THANH HÓA - Dịp mừng Lễ Chúa Phục Sinh tuần qua, nhóm sinh viên Công giáo của 2 giáo phận Thanh Hoá và Vinh đã tổ chức giao hữu bóng đá tại sân vận động Triều Khúc-Thanh Xuân-Hà Nội.

Phong trào Sinh viên công giáo của 2 giáo phận Thanh Hoá và Vinh đang từng bước đi lên và khẳng định vị trí của mình trong lòng sinh viên công giáo tổng.những buổi gặp gỡ,mừng lễ luôn được diễn trong không khí thắm tình đoàn kết anh em.

Là 2 giáo phận liền kề nhau ở khúc ruột Miền Trung còn nhiều khó khăn nhưng anh em sinh viên công giáo của Vinh và Thanh Hoá luôn biết vượt qua mọi khó khăn trở ngại để cùng nhau xây dựng phong trào ngày một lớn mạnh,thu hút các bạn sinh viên tham gia và biến sân chơi sinh viên công giáo là nơi tập kết,thu hút những người con xa quê cùng nhau tụ hội,sẻ chia kinh nghiệm trong cuộc sống đức tin cũng như trong công việc học hành.

Trận đấu diễn ra sôi nổi và hào hứng.các cổ động viên của 2 giáo phận cổ vũ hết mình trong tinh thần đoàn hết,vui tươi và rất fairplay.Kết quả chung cuộc sinh viên công giáo Thanh Hoá giành chiến thắng với tỷ số 3-2.

Trận đấu kết thúc nhưng dư âm chưa dừng lại. nó khơi mào cho nhiệt huyết tuổi trẻ của 2 giáo phận,giúp các bạn gần nhau hơn,hiểu nhau và gắn bó với nhau hơn.

Niềm vui phục sinh hoà vào tinh thần đoàn kết hiệp nhất khiến cho ai ai ra về cũng tiếc nuối vì thời gian chóng qua.chia tay nhau trong những cái bắt tay, ánh mắt và nụ cười thân thiện.cả 2 nhóm đều nhất trí vào 1 ngày không xa sẽ tái ngộ trong nhiều trận đấu khác nữa.

Sau đây là một vài hình ảnh kỷ niệm:

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đường Tới Cứu Rỗi Của Do Thái Giáo
Vũ Văn An
03:05 29/03/2008
Đường tới cứu rỗi của Do Thái Giáo

Tập san Công Giáo của Anh, The Tablet, số ra ngày 29 tháng 3 năm 2008, mới đăng một bài về con đường dẫn đến cứu rỗi của Do Thái Giáo. Tác giả là Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Vienna của Áo, vị Hồng Y tuy có tên dài thòng Christoph Maria Michael Hugo Damian Peter Adalbert von Schönborn, nhưng có tiếng rất khúc chiết gẫy gọn trong lối trình bầy. Vốn thuộc Dòng Đa Minh, ngài từng học thần học tại Paris, triết học và tâm lý học tại Bornheim-Walberberg và Vienna. Ngài cũng học tại Viện Công Giáo Paris để theo đuổi các công trình nghiên cứu thêm về thần học, trước khi nghiên cứu về Kitô Giáo Slavic và Byzantine tại Sorbonne. Được Đức Hồng Y Franz Konig phong chức linh mục năm 1970, ngài đậu bằng Cao Học Thần Học năm 1971 và sau đó tới Đại Học Regensburg thụ huấn Cha Joseph Ratzinger (hiện là Đức Bênêđictô XVI). Sau đó, ngài hoàn tất bằng Tiến Sĩ Thần Học tại Paris. Từ 1975, ngài là giáo sư Thần Học Tín Lý tại Đại Học Fribourg, Thụy Sĩ. Năm 1980, ngài trở thành ủy viên của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế của Tòa Thánh, và năm 1987, làm thư ký biên tập của Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Năm 1991, được tấn phong giám mục phụ tá của Vienna, rồi giám mục phó (11-04-1995) và tổng giám mục Vienna (14-09-1995). Ngày 21 tháng Hai năm 1998, ngài được Đức Gioan Phaolô II nâng lên hàng hồng y. Khi Đức Hồng Y J. Ratzinger được bầu làm giáo hoàng, có tin đồn Đức Hồng Y C. Schonborn sẽ là người giữ chức vụ Tổng Trưởng Bộ Tín Lý Đức Tin. Phải đến năm 2005, ngài mới mất quyền bầu giáo hoàng, vì lúc ấy ngài mới tròn 80 tuổi. Ở Áo, ngài được mọi người đặt danh hiệu là “Người Chữa Lành” (The Healer). Ta hãy nghe quan điểm của Người Chữa Lành này về một vấn đề hết sức tế nhị là đường cứu rỗi của Do Thái Giáo.

1. Cải Thiện Liên Hệ

Các mối liên hệ giữa Kitô giáo và Do Thái giáo, nhất là giữa Giáo Hội Công Giáo và Do Thái Giáo, trong 40 năm qua đã được cải thiện rất nhiều. Tuyên ngôn Nostra Aetate của Công Đồng Vatican II chắc chắn là khúc rẽ về phương diện này. Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Đại Hội Đường Do Thái tại Rôma cũng như cuộc hành hương của ngài tới Đất Thánh năm 2000 với những giây phút khó quên tại Yad Vashem và Bức Tường Phía Tây, tất cả những biến cố này và nhiều cử chỉ, cố gắng thần học và gặp gỡ thiêng liêng khác đã giúp củng cố nhiều giai đoạn tích cực trong các mối liên hệ của chúng ta.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn xuất hiện những mối căng thẳng. Các thảo luận liên quan đến Đức Giáo Hoàng Piô XII, việc phong chân phước cho Đức Piô IX hay việc duyệt lại các lời Cầu Nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh cho nghi lễ Latinh cũ năm 1962 là một số thí dụ. Sau hàng thế kỷ người Kitô hữu bài Do Thái giáo, đôi khi rất bạo lực, cùng với những hoài niệm đau buồn của hàng thế kỷ bách hại, lưu đầy và những vụ liên tiếp sát hại Do Thái (pogroms), người ta có thể hiểu được tại sao những căng thẳng kia lại xuất hiện quá dễ dàng như vậy. Tuy nhiên, nạn diệt chủng trong Thế Chiến II (the Shoah) vẫn vô tiền khóang hậu là giờ phút đen tối nhất trong lịch sử đau đớn dài lê thê này.

2. Hai đường cứu rỗi?

Vấn đề “truyền giảng cho người Do Thái” thỉnh thoảng lại được nêu lên, nhất là gần đây nhân vụ duyệt lại Lời Cầu Nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh cho “Nghi Lễ Cũ”. Ngày nay, một số nhà thần học nghĩ rằng các Kitô hữu nên từ bỏ mọi cố gắng truyền giảng đối với người Do Thái. Một số vị còn đi xa hơn mà nghĩ rằng không cần đề nghị người Do Thái bước vào giao ước mới trong Chúa Giêsu Kitô vì giao ước (cũ) của Thiên Chúa với dân Do Thái chưa bao giờ bị rút lại. Các vị này nói rằng: “Giao Ước Cũ” là đường cứu rỗi cho dân Do Thái trong khi “Giao Ước Mới” là đường cứu rỗi cho Dân Ngoại. Tuy nhiên, lý thuyết “Hai Đường Cứu Rỗi” này vốn bị coi một cách chính đáng là không phù hợp với đức tin Công Giáo, một đức tin luôn nhấn mạnh tới một đường cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô, như Đức Hồng Y Avery Dulles từng chỉ rõ trong Tập San America của Dòng Tên tháng Mười năm 2002.

Trong bài báo ngắn ngủi này, chúng tôi hết sức đơn giản tham khảo Tân Ước trong cố gắng đem lại một câu trả lời đối với lý thuyết “Hai Đường Cứu Rỗi” nói trên. Bài báo này cố gắng chứng tỏ rằng theo Tân Ước và xét theo quan điểm Kitô giáo, chỉ có một sự cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô, nhưng lại có đến hai cách hay hai con đường hết sức khác biệt để công bố và tiếp nhận sự cứu rỗi này. Về phương diện này, cần phải minh xác rằng việc đề nghị với người Do Thái nhìn nhận Chúa Giêsu Nadarét là Đấng Được Xức Dầu không thể được đồng hóa một cách giản đơn với lệnh truyền của Chúa Kitô phải phúc âm hóa mọi dân tộc (ngoại giáo) và làm họ trở nên môn đệ (xem Mátthêu 28:18-20). Đó là điều chúng tôi muốn cố gắng giải thích dưới đây.

3. “Hãy công bố tin mừng cho mọi tạo vật” (Máccô 16:15)

Người Do Thái giáo cũng như người Kitô giáo tất cả đều cần được Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc khỏi khỏi tội lỗi. Thánh Phaolô đã khẳng định điều ấy một cách khéo léo hơn khi nói rằng: “Người sẽ bắt mọi kẻ làm điều ác phải gian nan khốn khổ, trước là người Do Thái, sau là người Hy Lạp” (Thư Rôma 2:9). Rồi không xa mấy, ngài thêm: “Không phân biệt chi, vì mọi người đều phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa” (Thư Rôma 3:22-23). Thực vậy, lệnh truyền của Chúa Kitô cho các Tông Đồ và qua các ngài cho Giáo Hội của Người là “Ăn năn và tha thứ phải được công bố cho mọi dân tộc nhân danh Người, bắt đầu từ Giêrusalem” (Luca 24:47). Mặt khác, từ Lễ Ngũ Tuần trở đi, Thánh Phaolô đã thuyết phục người Do Thái tại Giêrusalem trở lại với Chúa Kitô Cứu Thế: “Do đó, hãy ăn năn thống hối và quay trở lại với Thiên Chúa, để tội lỗi của anh chị em được tẩy sạch” (Công Vụ 3:19; xem thêm 2:38).

Các Tông Đồ tiếp nhận lệnh truyền này từ chính Chúa Kitô như Thánh Phaolô từng minh xác với Người Do Thái của Antiốc tại Pisidia: “Bởi thế, thưa anh chị em, anh chị em hãy biết rằng chính nhờ người này mà sự tha tội đã được công bố cho anh chị em; nhờ Đấng Giêsu này mà mọi kẻ tin đều được giải thoát khỏi mọi tội lỗi, những tội lỗi mà anh chị em không thể thoát được bằng Lề Luật Môsen” (Công Vụ 13:39). Thực vậy, Chúa Giêsu Kitô chính là Kippur dứt khoát, là sự đền tội chung cuộc. Việc ấy được thực hiện nhờ Thiên Danh hiện diện trong Chúa Giêsu Kitô ở giữa nhân tính của chúng ta và qua quyền lực tối cùng của máu Người. Thiên Chúa há đã không “đặt Người làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin” đó sao? (Thư Rôma 4:25), “vì không có tên nào khác dưới gầm trời này đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh ấy mà được cứu độ” (Công Vụ 4:12).

4. “Cho người Do Thái trước nhất” (Thư Rôma 1:16)

Bước chân theo các Tông Đồ, Giáo Hội cũng buộc mình phải công bố Chúa Giêsu Kitô cho con cái Israel vì “phúc âm…là sức mạnh cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho mọi kẻ có lòng tin, cho người Do Thái trước nhất và cho cả người Hy Lạp nữa” (Thư Rôma 1:16). Trước đó, Chúa Giêsu từng đã kêu gọi các Tông Đồ phải công bố Phúc Âm của Người “cho mọi dân tộc, bắt đầu từ Giêrusalem” (Luca 24:47). Bởi thế, “Lời Chúa trước nhất phải được nói” cho người Do Thái vì Chúa Giêsu Kitô đã được “cử nhiệm” (Công Vụ 3:20) cho họ. Và, như Thánh Phêrô đã giải thích cho người Do Thái tại Giêrusalem: “Thiên Chúa…sai Người đến trước nhất với anh chị em, để chúc lành cho anh chị em bằng cách làm mỗi người trong anh chị em lìa bỏ con đường tội ác của mình” (Công Vụ 3:26)

Ơn cứu độ đã được hứa trước nhất cho người Do Thái. Người Ngoại Giáo, tức “những kẻ xa lạ với các giao ước của lời hứa” (Thư Êphêsô 2:12) không tiếp nhận được lời hứa này cho đến khi cùng liên kết với người Do Thái. Thánh Phêrô nói với người Do Thái tại Giêrusalem rằng: “Thật vậy, đó là điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em, cũng như cho con cháu anh em và tất cả những người ở xa, tất cả những người mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi” (Công Vụ 2:39). Thực vậy, “nhờ Chúa Giêsu Kitô, các dân ngoại cũng được hưởng phúc lành dành cho ông Áp-ra-ham” (Thư Galát 3:14) và những ai “không được hưởng quyền công dân Ít-ra-en” (Thư Êphêsô 2:12) được trở nên “công dân với các thánh” (Thư Êphêsô 2:19). Vả lại, há Chúa Giêsu đã chẳng nói với người đàn bà Samaria rằng “Ơn cứu độ từ người Do Thái mà tới” (Gioan 4:22) đó sao? Điều ấy chứng tỏ rằng họ là những người được hưởng phúc đầu tiên và do đó đầu hết phải công bố điều ấy cho họ.

5. Hai cách tiếp nhận cứu rỗi

Theo ơn công chính hóa do Chúa Giêsu Kitô mang đến, “không còn phân biệt giữa Do Thái và Hy Lạp; cũng một Chúa là Chúa mọi người và đại lượng với mọi kẻ kêu cầu Người” (thư Rôma 10:12). Đó là lý do khiến Thánh Phaolô dám nói: “Bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Chúa Kitô, đều mặc lấy Chúa Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp” (Thư Galát 3:27-28). Cũng một lý do ấy khiến Thánh Phaolô dám nói với các Kitô hữu Côrintô, mà nhiều người trước đó là Dân Ngoại nhưng đã trở thành đồng thừa tự lời hứa của Chúa Kitô với dân Israel rằng: “tổ tiên chúng ta đã ở dưới cột mây, tất cả đều vượt qua Biển Đỏ…” (Thư 1 Côrintô 10:1).

Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là sự dị biệt giữa người Do Thái và người Hy Lạp phải được xóa bỏ trong Giáo Hội. Vì trong lòng Giáo Hội, Thánh Phaolô vẫn duy trì một tính chất đa phức nào đó trong lời mời gọi và dị biệt hóa những người “xuất thân từ cắt bì” với những người “xuất thân từ Dân Ngoại”. Có thể căn cứ vào các thư của ngài mà thấy ra sự phân biệt giữa “chúng tôi [những người xuất thân từ cắt bì]” và “anh chị em [những người xuất thân từ Dân Ngoại]”. Ngỏ lời với người Dân Ngoại đến với Chúa Kitô, Thánh Nhân nói: “Giờ đây, tôi xin ngỏ lời với anh chị em Dân Ngoại”. Việc phân biệt này dựa trên hai cách khác nhau trong việc tiếp nhận ơn cứu độ. “Trong Chúa Kitô, chúng ta cũng đã tiếp nhận phần cơ nghiệp, từng được tiền định theo ý định của Người, đấng đã hoàn tất mọi sự theo quyết định và ý muốn của Người, để chúng tôi [người Do Thái], là những người đầu tiên đặt hy vọng vào Chúa Kitô, được sống mà ca ngợi vinh quang Người. Trong Người, cả anh chị em [Dân Ngoại] nữa, khi nghe lời chân lý, phúc âm cứu rỗi, và tin vào Người, cũng được đóng ấn Chúa Thánh Thần, đấng được hứa ban” (Thư Êphêsô 1:11-13).

Chính trong phương thức này, Thánh Phaolô đã phân biệt hai ơn gọi, giữa những người tin Chúa Giêsu là Đấng Được Xức Dầu, xuất thân “từ cắt bì” và những người trở lại với Chúa Giêsu “từ Dân Ngoại”. Sự dị biệt này hệ ở cách qua đó họ thông đạt với nhau trong Giáo Hội và ban phát cùng một ơn phúc cho thế giới mà Thiên Chúa đã trao phó cho con người qua Chúa Giêsu Kitô, “Thật vậy, tôi xin quả quyết với anh chị em rằng Chúa Kitô đã trở nên người phục dịch kẻ chịu cắt bì nhân danh sự thật của Thiên Chúa, để xác nhận các lời đã hứa với các tổ phụ, và để Dân Ngoại cũng vinh danh Thiên Chúa vì tình nhân hậu của Người” (Thư Rôma 15:8-9).

Khi tiếp nhận Phúc Âm, người Do Thái làm chứng cho lòng tín trung của Thiên Chúa đối với lời Người đã hứa, trong khi Dân Ngoại là chứng tá cho tính phổ quát của lòng nhân hậu nơi Người. Hai lời kêu gọi ấy trong Giáo Hội phản ảnh hai phương cách của cùng một ơn cứu rỗi trong Chúa Kitô, một cho người Do Thái một cho Dân Ngoại. Như thế, cũng một Chúa Giêsu Kitô cùng một lúc là “ánh sáng soi đường cho Dân Ngoại, và là vinh quang của Israel dân Người” (Luca 2:32).

Thành ra, phương cách đôi để tiếp nhận ơn cứu rỗi ở trên đòi phải có phương cách đôi để người Kitô hữu làm chứng tá cho sứ điệp phúc âm và phương thức đôi về giáo lý để chuẩn bị tiếp nhận cùng một phép rửa trong cùng một Chúa Giêsu.

6. ‘Được toàn dân thương mến” (Công Vụ 2:47)

Việc Thiên Chúa chọn người Do Thái trong kế hoạch của Người đối với thế giới - “khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý” (Thư Rôma 11:29) – đòi Giáo Hội phải chú ý trong phương cách con cái mình công bố sứ điệp phúc âm cho người Do Thái. Lương tâm cá nhân luôn phải được tôn trọng. Tự do tôn giáo đòi mọi người phải tôn trọng như thế. Nhưng ơn gọi của người Do Thái đòi Kitô hữu phải nhìn nhận mầu nhiệm trong các chọn lựa đặc thù của những người “đã được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết chính Đấng Được Xức Dầu, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ” (Thư Rôma 9:4-5). Sự kiện Giáo Hội xin lỗi vì nhiều hình thức áp chế khác nhau họ từng phải chịu trong suốt thời đại Kitô giáo hàm nghĩa rằng giờ đây các Kitô hữu cần phải bất phản hồi từ khước mọi hình thức cải giáo (proselytism). Nhưng điều ấy không có nghĩa các Kitô hữu từ bỏ lệnh truyền phải công bố Phúc Âm “trước nhất cho người Do Thái” mà các Tông Đồ đã trực tiếp nhận được từ Chúa Kitô và đã truyền lại cho Giáo Hội. Nó chỉ có nghĩa là lệnh truyền kia phải được thi hành một cách nhậy cảm hết sức, được tẩy sạch hết các nguyên động lực không hợp tinh thần Kitô giáo. Cầu nguyện, dâng hiến cuộc đời, các biểu hiệu yêu thương quên mình và trên hết biết nhìn nhận căn tính Do Thái của họ sẽ chiếm “được (lòng) toàn dân thương mến” (Công Vụ 2:47) cho các môn đệ của Chúa Giêsu để việc làm chứng cho đức tin của họ vào Chúa Kitô, phát biểu với lòng kính trọng và khiêm tốn, được người Do Thái nhìn nhận như là việc nên trọn, chứ không phải bác khước lời hứa mà họ là người thụ hưởng.

Những người Dân Ngoại được Chúa Giêsu qúy mến trong các phúc âm và được Người nêu làm gương sáng đức tin (xem Mátthêu 8:10; 15:28) đều nổi bật về đức ái và đức khiêm nhường của họ. Viên bách quản được người Do Thái khen ngợi và nói hay với Chúa Giêsu về ông ta rằng “ông ta yêu dân mình và chính ông ta đã xây hội đường cho mình” (Luca 7:5). Người đàn bà ngoại giáo quê ở Cana đã biết nhìn nhận đặc quyền của Israel như dân Chúa chọn khi bà khiêm tốn nói rằng: “Chó cũng được ăn vụn bánh từ bàn chủ nhân rơi rụng” (Mátthêu 15:27). Sau Lễ Ngũ Tuần, Cornelius, một viên bách quản có lòng kính sợ Chúa, người “đã cho dân [Do Thái] cách rộng rãi và đã cầu nguyện cùng Chúa liên lỉ” (Công Vụ 10:2) đã được ơn cứu rỗi nhờ thánh Phêrô. Đó chính là các điển hình qúy giá cho thấy phương cách đặc thù các Kitô hữu nên dùng để làm chứng cho sứ điệp Phúc Âm nơi người Do Thái.
 
Một kinh nghiệm dấn thân xã hội
Sr Hồ Thị Chính
12:26 29/03/2008
Một kinh nghiệm dấn thân xã hội

Dòng Mến Thánh Giá được thành lập vào đầu năm 1670, tại Kiên Lao Bùi Chu và Phố Hiến, gần Hà Nội đây, trong thời đạo công giáo bị cấm cách. Theo luật tiên khởi, người nữ tu MTG có 5 nhiệm vụ, thời đầu được gọi là “những việc thực hành”, trong đó có 2 nhiệm vụ thuần túy tôn giáo và có tới 3 nhiệm vụ nặng về phần phục vụ xã hội mà cụ thể là:

* “Việc thứ hai là dạy các thiếu nữ, lương cũng như giáo, những điều nữ giới cần biết…”.
* “Việc thứ ba là săn sóc những phụ nữ, thiếu nữ đau ốm bệnh hoạn cả lương lẫn giáo…”.
* “Việc thứ năm là cố gắng làm mọi sự theo sức có thể để lôi kéo những phụ nữ và thiếu nữ trụy lạc ra khỏi nếp sống xấu xa của họ”.

Như vậy, đối tượng phục vụ của chúng tôi là phụ nữ, thiếu nữ, bất phân tôn giáo, là thăng tiến người mạnh khỏe, chăm sóc người đau yếu và hoàn lương những chị em vướng vào tệ nạn.

I. NHỮNG PHẤN ĐẤU DẤN THÂN.

1.- Những hình thức dấn thân

Từ 1670 -1975, theo tôn chỉ và mục đích của Dòng, nữ tu MTG tiền bối của chúng tôi phục vụ bằng chính việc mưu sinh bằng nghề nông (trồng trọt và chăn nuôi), tiểu thủ công truyền thống (nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải), nhất là hướng dẫn nữ công gia chánh cho thiếu nữ, khuyên bảo những chị em lỡ lầm, chúng tôi còn làm thuốc nam, len lỏi vào thôn xóm tìm bệnh nhân, chữa trị, phát miễn phí hoặc bán giá rẻ thuốc nam cho họ. Khi hết thời cấm cách và khi các điều kiện khách quan cho phép, các nữ tu đi vào lãnh vực văn hoá: học thi lấy bằng và dạy học. Lúc đầu chỉ ở cấp sơ đẳng, sau được tổ chức chu đáo hơn ở cấp nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học. Từ sau Công đồng Vatican II (1962-1965), giới nữ tu, nói chung, có thêm điều kiện thăng tiến bản thân về nhiều mặt; và nhờ đó nâng cấp chất lượng phục vụ của mình. Các lãnh vực hoạt động chủ yếu vẫn là giáo dục tiểu và trung học, hoạt động y tế (chẩn y viện, phòng thuốc,bệnh viện) và xã hội (cô nhị viện, lưu xá nữ sinh-sinh viên, trung tâm phục hồi nhân phẩm phụ nữ…). Tất cả các họat động này đều diễn ra yên ổn, bình lặng cho đến năm 1975.

2.- Biến cố tháng 4/1975.

1/ Chúng tôi bị chao đảo trong cơn lốc xáo trộn của thời thế. Dù thời thế thế nào, động lực dấn thân của nữ tu vẫn là Phúc Âm của Chúa Giêsu, là sinh hoạt theo đường hướng của Giáo hội, dưới sự hướng dẫn mục vụ của Hội đồng Giám Mục và gắn bó với Đấng Bản Quyền Giáo phận của mình. Ngày 7 tháng 10-1975, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã gửi thư cho Ông Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, bày tỏ: “chúng tôi tán thành việc công lập hóa tư thục như một phương tiện thực thi chủ trương miễn học phí của Chính phủ và chúng tôi sẵn sàng để Nhà nước sử dụng các cơ sở của tư thục Công giáo trong Giáo phận Sàigòn vào công tác giáo dục, ngay từ niên khóa 75-76 này.. . như một sự hoan hỷ đóng góp của cộng đồng Công giáo vào việc công ích, một sự hợp tác chân thành của tư thục Công giáo với Chính quyền để giải quyết tốt đẹp nhu cầu khẩn cấp của học sinh và phụ huynh” (1).

2/ Các cơ sở giáo dục là công trình mồ hôi nước mắt của chị em, là phương tiện sinh sống, cũng là phương tiện phục vụ theo tinh thần tu. Nhưng vì “việc công ích”, vì “chủ trương miễn học phí”, vì “một sự hợp tác chân thành” và vì “nhu cầu khẩn cấp của học sinh và phụ huynh”, chúng tôi cũng phải lấy đức vâng phục mà hòa theo “sự hoan hỷ” của Đức Tổng và chuyển giao các cơ sở giáo dục của chúng tôi. Đang là những người chủ điều hành nay trở thành những người làm công. Nhưng không phải ai cũng được cái may “làm công”, vì nhiều chị em được thay thế bởi nhân viên mới.. Thời bao cấp không cần biên chế, sự cắt giảm tùy tiện.. . Thời thế thay đổi, hoàn cảnh khó khăn hơn; nhưng ơn gọi và mục đích đời tu không thể thay đổi. Do vậy, chúng tôi cố gắng phấn đấu để được phục vụ theo chức năng tu trì, không bằng những gì mình CÓ mà với những gì mình LÀ: con tim, khối óc và sức lực yêu thương.. .

3/ Vì thế, ngay tại sở chính của Hội Dòng MTG Chợ Quán, chúng tôi đã dùng Nhà Hưu nữ tu mở Tổ hợp Đan Mây tre lá xuất khẩu, từ từ lên Hợp tác xã mang tên Cửu Long, để tạo việc làm cho số nữ tu của Dòng mình và một số tu sĩ của các Dòng khác, có cả các thầy đại chủng sinh và người dân, bất phân tôn giáo, hầu hết là những người không được dạy học và mất việc trong chế độ mới! Các nữ tu được bầu làm trưởng Ban Huấn nghệ ngành, Trưởng Ban Kiểm soát và kiểm tra Liên ngành Hợp tác xã Mây tre lá của Thành phố… Ngoài việc sản xuất, mỗi tối nữ tu trẻ tranh thủ học tu đức,văn hoá, tập sinh hoạt giới trẻ để hoà nhịp với xã hội mới theo yêu cầu mục vụ và phục vụ tại các giáo xứ, dù lúc nầy có lệnh cấm nữ tu không được dạy giáo lý cho thanh thiếu niên và trẻ em.

4/ Cũng trong tinh thần đó, tại một Cộng đoàn ngoại Thành phố, nữ tu dành một phần lớn cơ sở để dạy cho trẻ và dạy nghề cho thanh nữ nghèo. Ngày 1/7/1975, Nhà giữ trẻ bán trú miễn phí được chính thức khai trương, dưới sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương và Hội Bảo Vệ Bà Mẹ Trẻ Em Thành phố. Lúc nầy chúng tôi làm việc liên kết giữa tu sĩ Công giáo và Phật giáo về chăm sóc và nuôi dạy trẻ ở Nhà Giữ Trẻ, lập thành Khối Liên Nhà Giữ Trẻ của Thành phố, do Hội Bảo vệ Bà Mẹ Trẻ Em quản lý mà bản thân đại diện Khối Nữ tu Nhà Trẻ Công giáo.

5/ Năm 1978, cũng tại đây các nữ tu mở Lớp dạy cắt may, dạy thêu và mở Tổ thêu hàng xuất khẩu cho thanh nữ địa phương với sự hổ trợ của Phòng công nghiệp và các Tổ hợp bạn. Tất cả đều phải vượt khó vì mọi việc đều khởi sự từ tay không, nên phải trao đổi thế nào có sức thuyết phục và đắc nhân tâm.

6/ Năm 1980, một số nữ tu nuôi dạy trẻ đầu tiên được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn (một tháng) theo chính sách mới về Nhà giữ trẻ. Từ đó, các nhà trẻ được công nhận và hoạt động dưới sự hỗ trợ chuyên ngành và tài chánh của Phòng Giáo dục huyện.

7/ Cũng năm nầy, chúng tôi âm thầm mở ký túc xá, nhận trẻ từ các nơi không được đi học, hoặc do phụ huynh chỉ an tâm khi gửi con em cho nữ tu chăm sóc nuôi dạy. Hoạt động mới nầy vướng chính sách quản lý người về hộ khẩu, tạm trú tạm vắng và chính sách địa phương hoá về lương thực…Cuối cùng, tâm đạo vẫn vượt trên chính sách hay thay đổi của Nhà nước theo từng Nghị quyết của Đảng.

8/ Ứng dụng Thư chung năm 1980 của Hội Đồng Giám mục Việt Nam “Sống Phúc Âm giữa lòng Dân Tộc”, tất cả tu sĩ chúng tôi hoà mình “đồng hành” với bà con thôn xóm trong các môi trường sinh sống tại một số vùng quê theo mô hình VAC, giúp bà con lao động nuôi hy vọng đồng tiến và phát triển với mình. Mà thực tế là thế. Những nỗ lực dấn thân của giới nữ tu đuợc sớm đánh giá tích cực. Và như một khích lệ, Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã tổ chức một chuyến tham quan miền Bắc dành cho nữ tu vào tháng 10/1980. Bản thân là uỷ viên Hội Liên Hiệp Phụ nữ huyện. Các hoạt động cứ tiến đều trong sự cẩn thận dò dẫm lao lách như thế đến năm 1985.

3.- Từ năm 1985-1995

Cùng với chủ trương đổi mới và đẩy mạnh đổi mới, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất mước, để hội nhập quốc tế của Nhà nước, sinh họat tôn giáo nói chung có phần thông thoáng và khởi sắc hơn. Các hoạt động của chúng tôi cũng dễ dàng và phong phú hơn, nhất là trong lãnh vực văn hóa - giáo dục - xã hội. Đây cũng là lãnh vực mà Đức Giám Mục Lambert, Đấng Sáng lập của chúng tôi, quan tâm nhất, đặt lên hàng đầu và còn nhắn nhủ chúng tôi rằng: “Nếu vì tình huống cấp bách xảy đến cho Đạo Thánh khiến không thể làm được (việc giáo dục và thăng tiến thanh nữ), chị em phải nhớ rằng, khi hoàn cảnh cho phép thì đó là một trong những công việc chính của mình” (2). Chúng tôi không được phép quên lời nhắn nhủ này, nên khi hoàn cảnh thuận lợi hơn, chúng tôi đã dấn thân với tinh thần sáng tạo và thích ứng theo giáo huấn của Giáo Hội để phục vụ hữu hiệu hơn và góp phần xây dựng cho địa phương mình đang sống.

1/ Năm 1990, Nữ tu Mến Thánh giá liên kết học tập để tự thăng tiến và phát triển xã hội:

Theo thống kê của các Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam 2006-2007 số nữ tu đang làm việc trên 26 giáo phận, tham gia vào các sinh hoạt sau:

Về giáo dục:
- Mẫu giáo Nhà trẻ của Nhà nước và Nhà dòng: 1699 nữ tu
- Bổ túc văn hóa và lớp học tình thương: 168 nữ tu
- Giáo dục phổ thông cấp I, II: 64 nữ tu

Về y tế:
- Chăm sóc bệnh nhân trong các bệnh viện của Nhà nước và Hội dòng: 222 nữ tu

Về xã hội:
- Nuôi dạy trẻ Thiểu năng - Câm điếc và Khiếm thị: 107 nữ tu
- Hoàn lương Phụ nữ 12 nữ tu
- Dạy nghề 61 nữ tu
- Lo cho trẻ mồ côi: 91 nữ tu
- Phục vụ bệnh phong: 15 nữ tu

và nhiều lãnh vực khác nữa.

2/ Năm 2004, theo lời mời gọi của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn,

chúng tôi đi vào những lãnh vực mới từ đó đến nay:
- Di dân: 05 nữ tu
- Chăm sóc Người có HIV/AIDS giai đoạn cuối,
hợp tác với Nhà nước và các cộng đồng trong giáo phận: 12 nữ tu

4. Chính trong năm 2004 nầy.

1/ Giáo Hội cộng tác với Chính Quyền: Ngày 25/2/2004, Chính quyền Thành phố HCM, qua Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, đã yêu cầu Đức Hồng Y vận động tu sĩ đến chăm sóc cho người có HIV/AIDS, giai đọan cuối ở Trung tâm Cai nghiện Trọng điểm, tỉnh Bình phước, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 215 cây số. Đáp lại lời mời gọi này, ĐHY cho hình thành trong Liên Tu sĩ Thành Phố Ban Mục Vụ Chăm sóc Người có HIV/AIDS với nhiệm vụ liên hệ với Bề trên các Dòng xin cho tu sĩ tình nguyện dấn thân phục vụ các đối tượng nầy. Các tu sĩ trước khi được sai đi phải được Ban Mục vụ chuẩn bị kỹ năng chăm sóc bằng khoá Tập huấn và tinh thần sẵn sàng bằng khoá Tĩnh huấn, 10 ngày. Đến nay Đức Hồng Y đã sai đi 10 đợt và đã có 69 tu sĩ nam nữ được sai đi, hình thành một Cộng đoàn Tu sĩ Liên Dòng, mang tên Cộng đoàn Mai Linh. Theo ý Đức Hồng Y và các Bề trên, cộng đoàn tu sĩ nầy cần luân chuyển, theo phiên để có thể làm việc lâu dài mà không phương hại sức khoẻ.

2/ Cũng nhằm những đối tượng đáng thương nầy và cũng để tránh lây lan theo chính sách phòng chống của UBPC/HIV/AIDS, (mở)những Phòng Khám, Phòng Tham vấn và Mái Âm được hình thành với nhiệt tình yêu thương, sự tận tụy phục vụ của những người thiện nguyện, gồm linh mục, tu sĩ, giáo dân và đặc biệt các em nhiểm tự nguyện làm công tác hỗ trợ.. . Mái ấm Mai Tâm, nhằm chăm sóc các bà mẹ trẻ em, thai phụ, thai nhi và những người có HIV/AIDS sống lang thang tại Tp. HCM; nhưng từ hai năm nay, Mái Ấm chưa có giấy phép hoạt động mặc dù nó vẫn đương nhiên sinh hoạt do nhu cầu thực tế thật bức thiết của xã hội.

3/ Trong cùng một chiều hướng đó, Đức Hồng Y quyết định mở Trung Tâm Phục Sinh để chăm sóc phụ nữ, thanh thiếu niên và thiếu nhi nhiễm HIV, để họ khỏi bị kỳ thị và có điều kiện sống xứng phẩm cách con người. Tuy Cấp Ủy và Chính quyền Thành phố khuyến khích, nhưng đến nay đã gần hai năm vẫn chưa được cấp giấy phép để khởi công..

II. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI.

1. Khó khăn thì nhiều, nhất là thời kỳ đầu sau Giải Phóng. Khó khăn xuất phát từ những thành kiến, hiểu lầm giữa Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa với Tôn giáo nói chung, cách riêng với Công giáo, đặc biệt với giới linh mục tu sĩ. Khó khăn xuất phát từ những chính sách chủ trương không theo kịp chuyển biến của cuộc sống, nhất là trong lãnh vực tôn giáo, vẫn còn nặng tính chất xin - cho, còn nhiều hạn chế ràng buộc.

2. Cũng có những khó khăn xuất phát từ tầm nhìn và tư duy của cán bộ thừa hành ở cơ sở. Nhưng chúng tôi không nhấn mạnh đến khó khăn, vì khó khăn thời nào chẳng có, đó cũng là lẽ thường tình của cõi nhân sinh. Chúng tôi muốn có một cái nhìn tích cực. Một trong những điểm tích cực là tính biện chứng của ý thức hệ XHCN, kiểu “cùng tắc biến”, là “tính cầu thị” của Chính quyền, dám nhận sai và đổi mới. Tuy chưa rộng khắp và triệt để.

3. Và cũng phải nhìn nhận rằng trong suốt quá trình hoạt động, chúng tôi cũng đã nhận được, ở nhiều nơi, vào nhiều lúc, những sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền và đoàn thể, nhất là Mặt Trận và Hội Liên Hiệp Phụ nữ. Nhưng điều chúng tôi tâm đắc hơn cả trong mấy chục năm qua là nhận thấy rằng “Tính Thiện”, cái “đạo tại tâm” vẫn luôn bàng bạc trong mỗi con người chúng tôi gặp gỡ. Có những vướng mắc từ chính sách, có những khó khăn từ cơ chế, không kể về cá tính; nhưng chúng tôi kiên trì trình bày và nhẫn nại hành động. Cuối cùng chúng tôi được sự thông cảm, giúp đỡ và cộng tác, không phải vì mình là thành viên của UBMTTQ hay Ủy viên Ban chấp hành HLHPN, nhưng vì “tình người” và “lương tri” con người trước lẽ phải và lòng trắc ẩn.

4. Năm 1992, Trường Đại Học Mở Bán Công tại Tp HCM có khoa Phụ Nữ học, nhằm đào tạo nhân viên xã hội. Lần đầu tiên tu sĩ nam nữ được theo học khoa nầy, tiền thân của Phân Khoa Xã Hội học, mở năm 1996, đào tạo Cử Nhân Xã Hội học. Với Khoa học Nhân văn nầy, một số tu sĩ được sự khuyến khích của các bề trên và sự hỗ trợ của Giáo Hội, theo học. Đến năm 2006 đã có 265 anh chị em tu sĩ và giáo dân đã tốt nghiệp, đang xông pha trong các môi trường xã hội, từ thành thị đến thôn quê, tùy sự năng động thích hợp hoàn cảnh từng địa phương, từ Bắc chí Nam. Đặc biệt, tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhóm nữ tu làm công tác xã hội đã âm thầm hoạt động cách sáng tạo và hiệu quả trong nhiều chương trình thăng tiến phụ nữ và phát triển cộng đồng, giúp cho thanh nữ và phụ nữ có công ăn việc làm, tránh được nạn du cư, kết hôn với người nước ngoài và nhiều tệ nạn khác. Nhưng tất cả những phấn đấu nầy chỉ như giọt nước trong biển cả, như hạt cát trong sa mạc so với những nhu cầu và bức xúc lớn lao của đồng nghèo thân yêu của mình.

5. Năm 1993 phải nhờ sự vận động của UBĐKCG, UBMTTQ đứng ra ký hợp đồng tương thuận với Trung tâm đào tạo - bồi dưỡng CBYT Tp. HCM, cho tu sĩ học có kiến thức và kỷ năng làm việc đề kịp đáp ứng nhu cầu phục vụ và không cần cấp bằng. Vì thế sau khi tốt nghiệp tu sĩ chỉ có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ. Hôm nay đất nước VN hội nhập WTO các anh chị đang phục vụ nhiều nơi, nơi nào cũng đòi bằng cấp. Để hợp thức hoá chứng chỉ và được cấp bằng tốt nghiệp, Trung tâm đào tạo đòi hỏi tu sĩ phải qua chương trình tại chức, mỗi tuần 2 ngày hoặc mỗi tháng 1 tuần, trong 2 năm. Làm sao bỏ cơ sở, bỏ việc từ vùng sâu, vùng xa, vùng cao để về lại thành phố hằng tuần trong điều kiện như vậy. !

III. MỘT SỐ ƯU TƯ VÀ ĐỀ NGHỊ:

Do đó, chúng tôi xin mạo muội có những nhận định về những khúc mắc mà cả người làm công tác Nhà nước lẫn người của Tôn giáo chúng tôi không vượt qua được và làm khổ tâm cho nhau, một cách hơi hoang phí nhân lực và thời giờ, cần kiên nhẫn trao đổi hơn là làm mất lòng nhau. Đó là:

1. Chính sách về tôn giáo xem ra mở; nhưng vẫn còn những khó khăn về hành chánh khi các dòng tu mở những cộng đoàn mới, khôi phục những cộng đoàn cũ, nhất là theo nghị định về đăng ký hoạt động các dòng tu, từ cơ sở chính, phải do Ban Tôn Giáo Chính Phủ cấp.

BTG/CP chỉ cấp, khi có giấy xác nhận của BTG cấp xã, quận, huyện và tỉnh nơi cộng đoàn tu sĩ của hội dòng đang hoạt động. Một dòng tu có tu sĩ hoạt động trong nhiều tỉnh, trong tỉnh có nhiều cộng đoàn tu sĩ của nhiều Dòng tu khác nhau, lại phải chờ giải quyết đồng bộ!

Thực tế quy trình nầy, các cán bộ viên chức cũng chưa thông, làm rồi chỉnh sửa, tốn nhiều thời gian và công sức hơn nữa… (Do đó, không thể đảm bảo 1/1/2008 các cơ sở tôn giáo có đựơc giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất.. . cho dù Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường có tuyên bố “ không có giấy tờ, vẫn có Sổ Đỏ”.) Công việc trì trệ, mặc dù cả hai bên đều cố gắng: Ban Tôn Giáo nhiệt tình hướng dẫn tu sĩ; bên Tu sĩ chí tình theo đuổi công việc.

2. Trong hướng cổ phần hoá bệnh viện và học đường, chúng tôi tự hỏi trường, viện tiếp thu của tôn giáo tình nguyện giao cho Nhà Nước để phục vụ, đặc biệt nhằm miển phí cho người nghèo. Thực tế viện phí và học phí các cấp mỗi ngày một cao, người nghèo chưa được phục vụ đúng mức. Nay lại có hướng cổ phần hoá, chúng ta nghĩ thế nào về tính công bình và nhân ái mà các trường viện có chức năng thể hiện ?

3. Tại Cộng đoàn Tu Sĩ Mai Linh ở Trung Tâm Cai nghiện Trọng Điểm trước đây, nay là Bịnh viện Nhân Ái, các tu sĩ làm công tác xã hội, được phân công giáo dục học viên cai nghiện, sự tận tụy yêu thương, sự âm thâm thầm khiêm tốn phục vụ của tu sĩ làm cho nhân viên biến đổi cách ứng xử với học viên công bình và nhân ái hơn, bản thân học viên cải thiện, trở nên mềm mỏng và tự hối, môi trường được cải tiến, dù tu sĩ phải trả giá rất đắc trong sự dấn thân nầy. Cũng tại đây, tu sĩ làm công tác chăm sóc,lắng nghe người có HIV/AIDS giai đoạn cuối tâm sự: “Tiếp cận các Soeurs, chúng con hiểu được ý nghĩa của cuộc sống thì đã quá muộn, chúng con không còn cơ hội làm lại cuộc đời.. . . Chúng con chỉ còn một lối thoát thôi: Khi vào thì qua cổng chính, khi ra thì qua cửa lò thiêu”.. . ”Nhưng Lò Thiêu cũng chưa có thì đi đâu” (3). Lời tâm sự đầy nước mắt nầy chứng tỏ quá trình giáo dục khiếm diện, người làm giáo dục thiếu ý thức trách nhiệm, chế độ lương bổng không đủ cung cầu để nhà giáo đem hết tâm lực chu toàn sứ vụ cao cả là trồng người.

Do vậy, với phạm vi bé nhỏ, chúng tôi không dám đề cập đến những vấn đề lớn, thuộc tầm vĩ mô như Chính sách Tôn giáo mà chúng tôi mong ước có sự thông thoáng, tự do hơn, một phần để tránh cớ chống đối từ bên ngoài, như công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo mà chúng tôi mong ước sớm có để dễ bề hoạt động theo pháp lý. Chúng tôi chỉ đám đề nghị một số “chuyện nhỏ” như sau:

1/Cho các Dòng tu mở trường học (trước mắt là các cấp, từ mẫu giáo cho đến phổ thông trung học), các trạm xá, bệnh viện và các cơ sở xã hội, theo chủ trương xã hội hóa giáo dục và y tế của Nhà nước. Có thể khẳng định rằng đây là những mặt mạnh của các tôn giáo, riêng Công giáo, trước năm 75, đã có những trường học và bệnh viện nổi tiếng tốt. Và một khi đã xã hội hóa các lãnh vực này dành cho nhiều đối tượng, kể cả người nước ngoài, thì sẽ là điều vô lý nếu chúng ta ngăn cản một số thành phần công dân tham gia những lãnh vực này.

2. Đề nghị Ban Nghành So can thiệp với Bộ y tế hợp thức hoá Chứng chỉ y sĩ của tu sĩ các khoá học tại Trung tâm đào tạo y tế của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990-1995 thành Bằng cấp, để Anh chị em tiện đáp ứng nhu cầu phục vụ trong điều kiện đất nước Việt Nam gia nhập WTO.

3. Trong hướng tới, Ban Điều hành Quỹ học bổng xã hội của tu sĩ, chúng con sẽ từng bước liên kết thành nhóm tu sĩ làm công tác xã hội, như nhóm tu sĩ đồng bằng Sông Cửu Long.

4. Chúng con ước mong được Quỹ Ban Mục vụ bác ái xã hội của các giáo phận động viên giúp đỡ, để nhóm hình thành và làm việc có sự tương trợ. Việc làm hữu hiệu hơn, chúng con cũng thông tin về sử tu sĩ xã hội học ra trương, ngoài một số phải qua giai đoạn thụ huấn trong các dòng hoậc chủng viện, đề nghị Quỹ Mục vụ Bác ái xã hội quan tâm hướng dẫn và hỗ trợ để các anh chị được tham gia tích cực trong giáo phận.

IV. KẾT

Tránh các kỳ thị đối với tu sĩ các tôn giáo. Trong quá trình làm việc và tiếp cận với Cán Bộ - Nhân viên Nhà Nước, nữ tu chúng tôi luôn được tin tưởng ở sự trung thực, chân thành và tận tụy. Nhưng trong thực tế, chúng tôi cảm nghiệm vẫn còn cái gì đó, như một cách “xếp hạng” chúng tôi. Nếu chúng tôi có đặt vấn đề thì đươc giải thích rằng vì là người của tôn giáo, có chính sách ưu tiên dành cho tu sĩ. Một ví dụ cụ thể như: xin cấp giấy chứng nhận quyền xử dụng đất, cùng xin với chúng tôi có nhiều người dân, nhất là dân chính sách thì giấy tờ của họ xong từ lâu. Còn chúng tôi cần phải có giấy xác nhận của Ban Tôn Giáo các cấp và các cơ quan liên hệ !

Với tư cách là nữ tu, chúng tôi không xin những ân huệ hay những biệt đãi. Chúng tôi chỉ mong được đối xử bình đẳng và bình thường như mọi công dân

Thập giá, dưới con mắt phàm nhân, là nỗi ô nhục kinh hoàng, là sự điên rồ. Điều mà Đức Giêsu, Chúa chúng tôi đã hứng chịu. Nhưng Thánh giá, dưới con mắt đức tin, lại là tột đỉnh của yêu thương. Điều mà Đức Giêsu, Chúa chúng tôi đã thể hiện. Là những nữ tu được mang danh Mến Thánh giá, xuất thân từ giới phụ nữ bình dân, mang trong mình huyết thống phụ nữ Việt Nam cần cù, nhẫn nhục, hy sinh vì tình yêu, người nữ tu không nề hà khó khăn, đau khổ. Chị em sẵn sàng quên mình dấn thân vì đồng bào nghèo khổ của mình: Giúp họ vượt khó, nâng họ lên và giúp họ sống xứng phẩm giá làm người, đó là sứ vụ tất yếu của mình. Bị cản trở, chúng tôi cũng vẫn sống và làm việc phải làm như vậy. Nhưng khi có hoặc được tạo điều kiện, chúng tôi phục vụ tốt hơn, mang lại ích lợi cho nhiều người hơn.

Cuộc Hội thảo này đã đưa ra một hình ảnh đẹp, vì nó được phối hợp tổ chức bởi một Cơ quan Công giáo Đức và Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, với sự hiện diện của nhiều nhà lãnh đạo, nhà chuyên môn của đời, của đạo, của người Việt hải ngoại và người Việt trong nước. Hình ảnh đẹp vì nó thể hiện Hướng Mở của đất nước, hướng Hội Nhập của Việt Nam với thế giới. Hình ảnh này đẹp hơn đối với chúng tôi, vì nó thể hiện cõi lòng rộng mở, giữa những người Việt với nhau, theo đúng nghĩa Đồng Bào, theo đúng nghĩa Anh Em, mặc dù rất nhiều khác biệt, vẫn cùng nhìn về một phía và liên kết với nhau: Vì đất nước Việt nam thân yêu giầu mạnh, vì nhân dân ấm no và hạnh phúc.

(Sr Hồ Thị Chính, Hội Dòng MTG Chợ Quán)

Ghi chú:
(1) Trích lại theo Báo Công giáo và Dân tộc, số 16. Tuần lễ từ 26-10 đến 01-11-1975. Trang 3.
(2) Các trích dẫn về Tu luật: được lấy từ “Tiểu sử - Bút tích - Linh đạo”, trang 40.
(3) Người nhiểm HIV/AIDS tại Trung Tâm Trọng Điểm, nay là Bệnh viện Nhân Ái, phần đa là người trẻ, thanh thiếu niên tuổi từ 16- 26.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Hoa - Little Angel
Nguyễn Đức Cung
00:29 29/03/2008

TUỔI HOA – Little Angel



Ảnh của Nguyễn Đức Cung


Bước em dáng mẹ, điệu cha

Hương xuân thơm gót chân ngà tuổi hoa.

(nđc )

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền