Phụng Vụ - Mục Vụ
Đừng quên đi niềm vui Chúa sống lại
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
07:59 31/03/2013
Đừng quên đi niềm vui Chúa sống lại
THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH (2013)
Trong cử hành Phụng Vụ trang trọng đêm nay, chúng ta có thể nhận ra có 2 từ được Phụng Vụ sử dụng như là "điểm nhấn" quan trọng cho mầu nhiệm mà Hội Thánh cử hành. Đó là : "EXULTET" (Tiếng La Tinh : Mừng vui lên đi, hãy vui lên) và "HALÊLUIA" (Tiếng Do Thái : ngợi khen Đức Chúa).
Lý do gì mà Phụng Vụ "liên tục và hối thúc" chúng ta "Exultet - mừng vui lên" và "Halêluia-ngợi khen Đức Chúa" ? Tất cả chúng ta không ai là không trả lời được. Bởi vì đây là điều cốt yếu của đức tin Ki-tô giáo mà ! Vì không có điều cốt lỏi nầy thì chẳng có Ki-tô giáo.
Vâng chúng ta "vui mừng lên" vì Đức Ki-tô đã sống lại ; và chúng ta "ngợi khen Đức Chúa" vì công trình vĩ đại nhất mà Ngài đã thực hiện cho chúng ta đó là "Con Một Ngài đã sống lại từ cõi chết" để mang ơn cứu độ cho toàn thể chúng sinh. Đúng là "Đây là ngày Chúa đã lập ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ. Haleeluia"
Và để làm bật nổi cái ý nghĩa cốt yếu trên, Phụng Vụ đã vận dụng tất cả : từ hình ảnh đến không gian (ánh lửa bừng lên trong đêm tối, ánh nến lung linh khắp giáo đường...) đến khối lượng dồi dào và phong phú của nhiều Bài Đọc Thánh Kinh từ Cựu ước tới Tân ước (9 bài) ; từ sự đa dạng và phong phú của Phụng Vụ Bí Tích (Rửa tội, Thêm Sức, Thánh Thể) đến những rộn rã tưng bừng của âm thanh và nhạc thánh : chuông rung, tiếng Halêluia vang vọng...Vâng, tất cả như một phông nền sống động để trình bày một mầu nhiệm cao cả : Đức Ki-tô Phục Sinh, Đức Ki-tô đã đập tan bóng tối sự chết để khải hoàn vinh thắng trong ánh quang rạng ngời của Phục Sinh.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ý nghĩa đặc biệt nầy qua những dòng thơ của các Thánh Thi Giờ Kinh Phụng Vụ Sáng và Chiều trong ngày hôm nay :
Đã im bặt câu than tiếng khóc
Đã hết rồi cảnh ngục thê lương
Sứ thần áo trắng vui mừng
Loan tin Chúa dã uy hùng phục sinh....
Tử thần hởi từ đây ngươi đã chết
Lúc Con Người ra khỏi mộ hiên ngang
Chúa Phục sinh khi mở cửa thiên dàng
Đã ra lệnh giam ngươi vào ngục tối.
Thế nhưng, mầu nhiệm Phục Sinh, hòn đá tảng của niềm tin Ki-tô, giáo lý và chứng từ đầu tiên của các Tông Đồ, lại chẳng phải là điều luôn luôn dễ đón nhận, nếu không nói là chuyện luôn gây dị ứng cho mọi nơi và mọi thời.
Chúng ta đừng quên rằng : ngay từ đầu, khi phiến đá che cửa mộ táng xác Chúa Giêsu mới vừa được khép lại, các quan chức Do Thái giáo đã dùng tiền bạc đút lót để hòng dập tắt mọi chuyện liên quan đến “vụ án Giêsu Nadarét”, và nhất là tìm cách ngăn ngừa và vô hiệu hóa mọi toan tính nếu có của những tên tông đồ mà theo họ, là cuồng tín và có khả năng bày đặt ra câu chuyện “phục sinh” của Thầy mình để biện minh cho những lời tiên báo của Thầy trước đó ; và họ cứ ngỡ rằng : bằng phiến đá to lấp cửa mộ, bằng vài tên lính canh đứng gác bên ngoài, bằng dấu triện niêm phong của quan tổng trấn Philatô…vĩnh viễn cái xác của tên “tội đồ” Giêsu Na-da-rét sẽ chết thúi trong mồ và tiếng tăm của “chàng thợ mộc” Giêsu Na-da-rét sẽ sớm chìm vào sọt rác của thời gian !
Nhưng oái ăm thay ! Cái chuyện mà loài người không ngờ tới thì Thiên Chúa lại "vận dụng". Chỉ bằng những bước chân hớt hải hoảng kinh của một nhóm đàn bà đi thăm mộ thấy mộ trống (như Tin Mừng Luca vừa được công bố), hay chỉ với những lời tường thuật đầy hoang mang sợ hải đượm một thoáng ngỡ ngàng của một thiếu phụ Maria Mađalêna đã vang bóng một thời là một cô gái làng chơi nức tiếng : “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mộ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu” (Ga 20, 2), mọi toan tính “khai trừ Giêsu” khỏi thế giới sự sống và lịch sử của loài người của hội đồng cộng tọa Do Thái, của những người cương quyết chống lại Chúa Giêsu cho tới cùng đã trở nên “dã tràng xe cát”.
Vâng, Tin Mừng Phục Sinh, chân lý Phục Sinh, đạo của Đấng Phục Sinh lại khởi đi từ những cái xem ra "bé nhỏ, tầm thường" như thế. Thảo nào mà trong buổi "sinh tiền", Chúa Giê-su đã từng nêu bật những giá trị như "phúc cho ai có tinh thần nghèo khó", "Nước Trời giống như một hạt cải"...
Và chúng ta cũng hãy hãy nhớ rằng, khi những bước chân đầu tiên của các Tông Đồ mới vừa mạnh dạn mở cửa phòng Tiệc Ly để công bố cho dân Giêrusalem về Đấng Phục Sinh, liền bị quan chức Do Thái giáo đập cho te tua bằng lao tù, trấn áp, cấm ngăn…Nhưng Tin Mừng Phục Sinh vẫn cứ được truyền rao, làm chứng và thuyết phục khi tất cả họ đều sẵn sàng "vui mừng vì chịu khổ vì Chúa" và cương quyết làm chứng đến cùng cho chân lý Phục Sinh dầu phải đánh đổi cả mạng sống.
Và cuối cùng, một kẻ cứng lòng và phủ nhận Đức Ki-tô Phục Sinh cho tới tận cùng như Saolô thì cũng đành "ngã ngựa" và chịu khuất phục để trở thành một Tông Đồ, một chuyên viên rao giảng và làm chứng về Đức Ki-tô Phục Sinh. Và cùng với niềm tin và lời rao giảng về của Phaolô cũng như của các môn đệ khác của Chúa Giêsu, cả đế quốc Rôma đã bị niềm tin Phục Sinh chinh phục cho đến khi “tiếng chúng đã vang cùng trái đất và lời chúng tràn ra khắp cõi địa cầu”…
Và vì thế, chúng ta có thể nói được rằng : sở dĩ câu chuyện “Mồ Trống” của Bà Maria Mađalêna, câu chuyện Ngày Thứ Nhất trong tuần của hai môn đệ làng Emmau, của Phêrô, của Gioan…cứ sống mãi, cứ mới hoài và cứ đầy sức thuyết phục, vì suốt 2000 năm nay luôn tiếp nối liên tục những chứng từ, những ngôn sứ, những, tông đồ đã tin và dám trả giá cho niềm tin đó bằng chính mạng sống mình.
Chính vì thế, sứ điệp phụng vụ đêm nay lại là một gọi mời chúng ta tiếp bước lên đường, tiếp tục lời chứng nguyên thủy của các tông Đồ, của Hội Thánh, tiếp tục “chuyện kể ngày nào của Maria Mađalêna” :
“Tôi đã thấy mồ trống của Đức Kitô,
Phục sinh vinh hiển thiên thu khải hoàn…
Chúng tôi vững niềm tin sắt đá
Đức kitô thật đã phục sinh
Tâu Vua chiến thắng hiển vinh
Đoàn con xin Chúa dủ tình xót thương” (Ca Tiếp Liên).
Mà câu chuyện Phục Sinh, mầu nhiệm Phục Sinh đâu là câu chuyện kể của 2000 năm trước và chỉ liên quan tới một số người ! Không. Những anh chị em dự tòng được gia nhập đạo hôm nay trên toàn thế giới, hay mỗi người Ki-tô hữu chúng ta đã từng lãnh nhận dòng nươc tái sinh của bí tích Thanh Tẩy, đều đang hội nhập sâu xa và hiện thực vào mầu nhiệm nầy, như cách cắt nghĩa của Thánh Phaolô trong Bài đọc 2 hôm nay :
“Khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao ? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới…”.
Cuộc sống mới này, mà Chúa Giêsu là người đầu tiên sinh ra trong đó, chúng ta có thể kinh nghiệm được ngay từ bây giờ. Nó không phải là một giả thiết cho tương lai, song là một thực tại của hiện thời. Đó là tất cả ý nghĩa của phép thánh tẩy và sức mạnh canh tân của nó mà ta đang thấy qua các cử hành Phục sinh. Nếu Chúa Giêsu là trưởng tử của tạo vật mới, thì không nguyên một mình Ngài mà tất cả những ai được rửa tội, ngay từ bây giờ, đã làm thành một dòng tộc mới giống Chúa Giêsu. Và đây là vai trò chính yếu và là sứ mệnh muôn đời của Giáo hội : loan báo cho thế gian biết rằng : Chúa Giêsu đã sống lại và trao ban sự sống mới của Ngài cho tất cả những ai tin nhận Ngài và cùng Ngài bước đi trên lộ trình mới chan hòa ánh sáng Phục Sinh, như lộ trình của hai môn đệ trên đường Emmau, sau khi được đồng bàn với Đấng Phục Sinh từ trong quán trọ.
Chính vì thế, cử hành Phụng vụ đêm nay còn nhắc nhở chúng ta rằng : chúng ta hãy canh tân phép rửa của chúng ta thường xuyên trong sức mạnh nguyên tuyền của nó để củng cố và xây dựng một cuộc đời mới, một tương quan mới với Chúa và anh chị em đã được Chúa Giêsu phục sinh khai mào. Muốn thế, chúng ta phải không ngừng từ bỏ tội lỗi và những biểu hiện của một nền “văn minh sự chết”, của lối sống đồi trụy, bấp bênh, ảo tưởng và không định hướng mà bao ý thức hệ điên khùng, bao triết lý phi nhân đang rao bán nhan nhản trên chợ đời thế giới hôm nay.
Sống mầu nhiệm phục sinh chính là biết từng ngày tâm niệm và xác tín rằng : “Tôi đã gặp Đấng Phục Sinh”, là từng ngày tiếp tục ra đi sống mầu nhiệm Thánh Tẩy “cùng chết đi với Đức Kitô để cùng sống lại với Ngài trong cuộc sống mới”, cuộc sống yêu thương hơn, chân thật hơn, phục vụ hơn, liêm chính hơn, trong sạch hơn, nhẫn nhục hơn, cuộc sống thật sự là Kitô hữu hơn…Chúa Kitô đang thật sự “phục sinh con người tôi”, trái tim tôi, tư tưởng tôi, và biến tôi nên một con người mới ; Ngài đang phục sinh mối tương quan vợ chồng vốn cũ mòn xơ cứng, lãnh đạm thờ ơ nay trở nên mặn nồng, sắt son tha thiết. Ngài đang phục sinh quan hệ ứng xử giữa tôi, gia đình tôi với mọi người xung quanh vốn thờ ơ lạnh nhạt , ghen ghét đố kỵ, nay trở nên thân tình thắm nghĩa anh em. Ngài đang phục sinh cuộc sống vốn ích kỷ nhỏ nhen, lọc lừa gian dối nơi tôi thành một tâm hồn quảng đại khoan dung biết sẻ chia và phục vụ. Ngài đang phục sinh đức tin non yếu, tâm hồn khô khan nguội lạnh, cuộc sống biếng lười lệch lạc của tôi trở thành mạnh mẽ tin yêu, nhiệt tình và sâu sắc…
Và như thế, thay cho lời chúc Phục Sinh, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau như ước nguyện ngày nào của Mẹ Á Thánh Têrêsa Calcutta :
Lạy Chúa,
Chúa đã chịu chết và sống lại,
xin dạy chúng con biết chiến đấu
trong cuộc chiến mỗi ngày
để được sống dồi dào hơn.
....
Ước gì từ nay,
không có gì có thể làm cho chúng con
khổ đau và khóc lóc
chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục sinh.
GiuseTrương Đình Hiền
THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH (2013)
Trong cử hành Phụng Vụ trang trọng đêm nay, chúng ta có thể nhận ra có 2 từ được Phụng Vụ sử dụng như là "điểm nhấn" quan trọng cho mầu nhiệm mà Hội Thánh cử hành. Đó là : "EXULTET" (Tiếng La Tinh : Mừng vui lên đi, hãy vui lên) và "HALÊLUIA" (Tiếng Do Thái : ngợi khen Đức Chúa).
Lý do gì mà Phụng Vụ "liên tục và hối thúc" chúng ta "Exultet - mừng vui lên" và "Halêluia-ngợi khen Đức Chúa" ? Tất cả chúng ta không ai là không trả lời được. Bởi vì đây là điều cốt yếu của đức tin Ki-tô giáo mà ! Vì không có điều cốt lỏi nầy thì chẳng có Ki-tô giáo.
Vâng chúng ta "vui mừng lên" vì Đức Ki-tô đã sống lại ; và chúng ta "ngợi khen Đức Chúa" vì công trình vĩ đại nhất mà Ngài đã thực hiện cho chúng ta đó là "Con Một Ngài đã sống lại từ cõi chết" để mang ơn cứu độ cho toàn thể chúng sinh. Đúng là "Đây là ngày Chúa đã lập ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ. Haleeluia"
Và để làm bật nổi cái ý nghĩa cốt yếu trên, Phụng Vụ đã vận dụng tất cả : từ hình ảnh đến không gian (ánh lửa bừng lên trong đêm tối, ánh nến lung linh khắp giáo đường...) đến khối lượng dồi dào và phong phú của nhiều Bài Đọc Thánh Kinh từ Cựu ước tới Tân ước (9 bài) ; từ sự đa dạng và phong phú của Phụng Vụ Bí Tích (Rửa tội, Thêm Sức, Thánh Thể) đến những rộn rã tưng bừng của âm thanh và nhạc thánh : chuông rung, tiếng Halêluia vang vọng...Vâng, tất cả như một phông nền sống động để trình bày một mầu nhiệm cao cả : Đức Ki-tô Phục Sinh, Đức Ki-tô đã đập tan bóng tối sự chết để khải hoàn vinh thắng trong ánh quang rạng ngời của Phục Sinh.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ý nghĩa đặc biệt nầy qua những dòng thơ của các Thánh Thi Giờ Kinh Phụng Vụ Sáng và Chiều trong ngày hôm nay :
Đã im bặt câu than tiếng khóc
Đã hết rồi cảnh ngục thê lương
Sứ thần áo trắng vui mừng
Loan tin Chúa dã uy hùng phục sinh....
Tử thần hởi từ đây ngươi đã chết
Lúc Con Người ra khỏi mộ hiên ngang
Chúa Phục sinh khi mở cửa thiên dàng
Đã ra lệnh giam ngươi vào ngục tối.
Thế nhưng, mầu nhiệm Phục Sinh, hòn đá tảng của niềm tin Ki-tô, giáo lý và chứng từ đầu tiên của các Tông Đồ, lại chẳng phải là điều luôn luôn dễ đón nhận, nếu không nói là chuyện luôn gây dị ứng cho mọi nơi và mọi thời.
Chúng ta đừng quên rằng : ngay từ đầu, khi phiến đá che cửa mộ táng xác Chúa Giêsu mới vừa được khép lại, các quan chức Do Thái giáo đã dùng tiền bạc đút lót để hòng dập tắt mọi chuyện liên quan đến “vụ án Giêsu Nadarét”, và nhất là tìm cách ngăn ngừa và vô hiệu hóa mọi toan tính nếu có của những tên tông đồ mà theo họ, là cuồng tín và có khả năng bày đặt ra câu chuyện “phục sinh” của Thầy mình để biện minh cho những lời tiên báo của Thầy trước đó ; và họ cứ ngỡ rằng : bằng phiến đá to lấp cửa mộ, bằng vài tên lính canh đứng gác bên ngoài, bằng dấu triện niêm phong của quan tổng trấn Philatô…vĩnh viễn cái xác của tên “tội đồ” Giêsu Na-da-rét sẽ chết thúi trong mồ và tiếng tăm của “chàng thợ mộc” Giêsu Na-da-rét sẽ sớm chìm vào sọt rác của thời gian !
Nhưng oái ăm thay ! Cái chuyện mà loài người không ngờ tới thì Thiên Chúa lại "vận dụng". Chỉ bằng những bước chân hớt hải hoảng kinh của một nhóm đàn bà đi thăm mộ thấy mộ trống (như Tin Mừng Luca vừa được công bố), hay chỉ với những lời tường thuật đầy hoang mang sợ hải đượm một thoáng ngỡ ngàng của một thiếu phụ Maria Mađalêna đã vang bóng một thời là một cô gái làng chơi nức tiếng : “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mộ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu” (Ga 20, 2), mọi toan tính “khai trừ Giêsu” khỏi thế giới sự sống và lịch sử của loài người của hội đồng cộng tọa Do Thái, của những người cương quyết chống lại Chúa Giêsu cho tới cùng đã trở nên “dã tràng xe cát”.
Vâng, Tin Mừng Phục Sinh, chân lý Phục Sinh, đạo của Đấng Phục Sinh lại khởi đi từ những cái xem ra "bé nhỏ, tầm thường" như thế. Thảo nào mà trong buổi "sinh tiền", Chúa Giê-su đã từng nêu bật những giá trị như "phúc cho ai có tinh thần nghèo khó", "Nước Trời giống như một hạt cải"...
Và chúng ta cũng hãy hãy nhớ rằng, khi những bước chân đầu tiên của các Tông Đồ mới vừa mạnh dạn mở cửa phòng Tiệc Ly để công bố cho dân Giêrusalem về Đấng Phục Sinh, liền bị quan chức Do Thái giáo đập cho te tua bằng lao tù, trấn áp, cấm ngăn…Nhưng Tin Mừng Phục Sinh vẫn cứ được truyền rao, làm chứng và thuyết phục khi tất cả họ đều sẵn sàng "vui mừng vì chịu khổ vì Chúa" và cương quyết làm chứng đến cùng cho chân lý Phục Sinh dầu phải đánh đổi cả mạng sống.
Và cuối cùng, một kẻ cứng lòng và phủ nhận Đức Ki-tô Phục Sinh cho tới tận cùng như Saolô thì cũng đành "ngã ngựa" và chịu khuất phục để trở thành một Tông Đồ, một chuyên viên rao giảng và làm chứng về Đức Ki-tô Phục Sinh. Và cùng với niềm tin và lời rao giảng về của Phaolô cũng như của các môn đệ khác của Chúa Giêsu, cả đế quốc Rôma đã bị niềm tin Phục Sinh chinh phục cho đến khi “tiếng chúng đã vang cùng trái đất và lời chúng tràn ra khắp cõi địa cầu”…
Và vì thế, chúng ta có thể nói được rằng : sở dĩ câu chuyện “Mồ Trống” của Bà Maria Mađalêna, câu chuyện Ngày Thứ Nhất trong tuần của hai môn đệ làng Emmau, của Phêrô, của Gioan…cứ sống mãi, cứ mới hoài và cứ đầy sức thuyết phục, vì suốt 2000 năm nay luôn tiếp nối liên tục những chứng từ, những ngôn sứ, những, tông đồ đã tin và dám trả giá cho niềm tin đó bằng chính mạng sống mình.
Chính vì thế, sứ điệp phụng vụ đêm nay lại là một gọi mời chúng ta tiếp bước lên đường, tiếp tục lời chứng nguyên thủy của các tông Đồ, của Hội Thánh, tiếp tục “chuyện kể ngày nào của Maria Mađalêna” :
“Tôi đã thấy mồ trống của Đức Kitô,
Phục sinh vinh hiển thiên thu khải hoàn…
Chúng tôi vững niềm tin sắt đá
Đức kitô thật đã phục sinh
Tâu Vua chiến thắng hiển vinh
Đoàn con xin Chúa dủ tình xót thương” (Ca Tiếp Liên).
Mà câu chuyện Phục Sinh, mầu nhiệm Phục Sinh đâu là câu chuyện kể của 2000 năm trước và chỉ liên quan tới một số người ! Không. Những anh chị em dự tòng được gia nhập đạo hôm nay trên toàn thế giới, hay mỗi người Ki-tô hữu chúng ta đã từng lãnh nhận dòng nươc tái sinh của bí tích Thanh Tẩy, đều đang hội nhập sâu xa và hiện thực vào mầu nhiệm nầy, như cách cắt nghĩa của Thánh Phaolô trong Bài đọc 2 hôm nay :
“Khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao ? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới…”.
Cuộc sống mới này, mà Chúa Giêsu là người đầu tiên sinh ra trong đó, chúng ta có thể kinh nghiệm được ngay từ bây giờ. Nó không phải là một giả thiết cho tương lai, song là một thực tại của hiện thời. Đó là tất cả ý nghĩa của phép thánh tẩy và sức mạnh canh tân của nó mà ta đang thấy qua các cử hành Phục sinh. Nếu Chúa Giêsu là trưởng tử của tạo vật mới, thì không nguyên một mình Ngài mà tất cả những ai được rửa tội, ngay từ bây giờ, đã làm thành một dòng tộc mới giống Chúa Giêsu. Và đây là vai trò chính yếu và là sứ mệnh muôn đời của Giáo hội : loan báo cho thế gian biết rằng : Chúa Giêsu đã sống lại và trao ban sự sống mới của Ngài cho tất cả những ai tin nhận Ngài và cùng Ngài bước đi trên lộ trình mới chan hòa ánh sáng Phục Sinh, như lộ trình của hai môn đệ trên đường Emmau, sau khi được đồng bàn với Đấng Phục Sinh từ trong quán trọ.
Chính vì thế, cử hành Phụng vụ đêm nay còn nhắc nhở chúng ta rằng : chúng ta hãy canh tân phép rửa của chúng ta thường xuyên trong sức mạnh nguyên tuyền của nó để củng cố và xây dựng một cuộc đời mới, một tương quan mới với Chúa và anh chị em đã được Chúa Giêsu phục sinh khai mào. Muốn thế, chúng ta phải không ngừng từ bỏ tội lỗi và những biểu hiện của một nền “văn minh sự chết”, của lối sống đồi trụy, bấp bênh, ảo tưởng và không định hướng mà bao ý thức hệ điên khùng, bao triết lý phi nhân đang rao bán nhan nhản trên chợ đời thế giới hôm nay.
Sống mầu nhiệm phục sinh chính là biết từng ngày tâm niệm và xác tín rằng : “Tôi đã gặp Đấng Phục Sinh”, là từng ngày tiếp tục ra đi sống mầu nhiệm Thánh Tẩy “cùng chết đi với Đức Kitô để cùng sống lại với Ngài trong cuộc sống mới”, cuộc sống yêu thương hơn, chân thật hơn, phục vụ hơn, liêm chính hơn, trong sạch hơn, nhẫn nhục hơn, cuộc sống thật sự là Kitô hữu hơn…Chúa Kitô đang thật sự “phục sinh con người tôi”, trái tim tôi, tư tưởng tôi, và biến tôi nên một con người mới ; Ngài đang phục sinh mối tương quan vợ chồng vốn cũ mòn xơ cứng, lãnh đạm thờ ơ nay trở nên mặn nồng, sắt son tha thiết. Ngài đang phục sinh quan hệ ứng xử giữa tôi, gia đình tôi với mọi người xung quanh vốn thờ ơ lạnh nhạt , ghen ghét đố kỵ, nay trở nên thân tình thắm nghĩa anh em. Ngài đang phục sinh cuộc sống vốn ích kỷ nhỏ nhen, lọc lừa gian dối nơi tôi thành một tâm hồn quảng đại khoan dung biết sẻ chia và phục vụ. Ngài đang phục sinh đức tin non yếu, tâm hồn khô khan nguội lạnh, cuộc sống biếng lười lệch lạc của tôi trở thành mạnh mẽ tin yêu, nhiệt tình và sâu sắc…
Và như thế, thay cho lời chúc Phục Sinh, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau như ước nguyện ngày nào của Mẹ Á Thánh Têrêsa Calcutta :
Lạy Chúa,
Chúa đã chịu chết và sống lại,
xin dạy chúng con biết chiến đấu
trong cuộc chiến mỗi ngày
để được sống dồi dào hơn.
....
Ước gì từ nay,
không có gì có thể làm cho chúng con
khổ đau và khóc lóc
chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục sinh.
GiuseTrương Đình Hiền
Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến đã thấy gì và tin gì?
Jos. Phạm Duy Thạch, SVD
11:30 31/03/2013
“Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến” đã thấy gì và tin gì? (Ga 20,8)
Có nhiều trình thuật về biến cố Phục Sinh của Đức Giê-su, nhưng trình thuật về “ngôi mộ trống” (Ga 20,1-9) là nổi bật và nền tảng hơn cả và thường được chọn đọc trong Thánh lễ sáng ngày Chúa nhật Phục Sinh. Trong trình thuật này, tác giả đã ghi lại niềm tin của “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến”: “Ông đã thấy và đã tin” (20,8b). Người môn đệ này đã thấy gì và tin gì?
Tác giả lưu ý rằng “cả hai người cùng chạy, môn đệ kia nhanh hơn, chạy trước, và đã đến mộ trước tiên”. Nhiều nhà chú giải lý giải đơn thuần rằng do người môn đệ này trẻ hơn nên chạy nhanh hơn, chạy trước nên đến mộ trước cũng là điều hợp lý. Theo truyền thống thì người “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến” chính là tông đồ Gioan, con ông Dê-bê-đê. Nếu vậy thì lý luận này xem như là hợp lý. Tuy nhiên, ngày nay một số thần học gia đã đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy khó có thể tuyệt đối hóa người môn đệ này với tông đồ Gioan. Họ đưa ra nhiều dẫn chứng có thể đồng hóa với rất nhiều người khác nhau, thậm chí có những người còn xem đó chỉ là một nhân vật văn chương, có ý nghĩa biểu tượng. [xem thêm trong: Lê Minh Thông, Người Môn đệ Đức Giê-su yêu mến trong Tin Mừng thứ tư là ai? (Cà mau: Phương Đông, 2010)]. Như vậy, lý chứng “trẻ hơn, nên chạy nhanh hơn, nên đến trước và thấy trước” mà nhiều nhà chú giải gán cho “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến” xem ra không vững chắc. Vậy, nên chăng ta giả thiết một hướng khác dựa trên bản văn Tin Mừng để có thể dễ chấp nhận hơn!
Có nhiều chi tiết trong bản văn Tin Mừng cho thấy Người môn đệ này chắc chắn có mối tương quan rất gần gũi cách đặc biệt với Đức Giê-su. Ngay trong danh xưng của người môn đệ này đã cho thấy điều đó. Hơn nữa, chi tiết người môn đệ này nằm tựa vào lòng Đức Giê-su (13,23) cho thấy mức độ thân thương, mật thiết của ông với Đức Giê-su. Lối diễn tả này tương tự như lối diễn tả dành cho tương quan giữa Đức Giê-su, Người Con Một, với Chúa Cha: “chính Con Một hằng ở trong cung lòng Chúa Cha” (Ga 1,18). Ngoài ra, lúc Đức Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá thì có người môn đệ này hiện diện dưới chân thập giá với Đức Maria (19,25-27). Như vậy, với tương quan ấy, có thể hiểu rằng tất cả những cái “hơn” và “trước” ấy không đơn thuần chỉ thể hiện sức trẻ nhưng là biểu hiện của một nỗi lòng khao khát, gắn bó mật thiết với Thầy mình.
Ngoài chạy trước, đến trước, thấy trước, Ông còn tin trước Phê-rô nữa. Tác giả cho biết: “Ông đã thấy và đã tin” mà không bàn gì đến niềm tin của Phê-rô. Ngoài ra, trong trình thuật về việc Đức Giê-su hiện ra trên bở hồ Ti-bê-ri-a sau Phục Sinh (21,1-19), thì cũng chính người môn đệ này đã nhận ra Đức Giê-su trước và nói với Phê-rô: “Chúa đó!” lúc ấy Phê-rô mới vội “khoác áo vào và nhảy xuống biển”.
Tất cả những chi tiết trên để cho thấy tại sao người môn đệ này “đã thấy và đã tin” cách nhanh chóng như thế trong khi đó Maria Ma-đa-len-na và Phê-rô vẫn chưa có biểu hiện gì về niềm tin. Lý do của tiến trình “thấy và tin” này còn được giải thích mở rộng ra chiều hướng đối tượng của hành động “thấy” và hành động “tin”.
Ông đã thấy gì? Và tin gì?
Trước tiên phải nhìn nhận rằng hành động “thấy” có một ý nghĩa theo chiều hướng thần học Gioan: “thấy” dấu chỉ, “nhận ra” ý nghĩa và dẫn đến Tin. Động từ “thấy” thông thường trong Tin Mừng thứ tư có túc từ đi kèm (tin vào ai hay tin vào điều gì). Ví dụ như trong 14,1 Đức Giê-su nói: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” và trong 16,30: “Giờ đây, chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và Thầy không cần phải có ai hỏi Thầy. Vì thế, chúng con tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến". Theo tác giả Lê Minh Thông, các kiểu nói “tin vào”, “tin rằng” giới hạn nội dung niềm tin của các môn đệ.
Trong khi đó, hành động “tin” của người môn đệ “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến” trong 20,8 lại không có túc từ. Dấu hiệu này cho thấy có thể hiểu hành động “tin” theo nghĩa rộng nhất hay nghĩa tuyệt đối. Nội dung của niềm tin không bị giới hạn vào một điều cụ thể nào nhưng có thể mở rộng ra mọi khía cạnh. Có thể hiểu người môn đệ này, với tương quan mật thiết với Đức Giê-su đã không những tin vào Đức Giê-su đã sống lại, tin vào những lời Đức Giê-su đã nói, tin rằng Đức Giê-su là Đấng Chúa Cha sai đến, tin Đức Giê-su là Đấng có khả năng ban sự sống đời đời; mà còn tin ở mức độ cao nhất là tin rằng Đức Giê-su là Đức Chúa (ho kurios) và là Thiên Chúa (ho Theos). Có thể nói là người môn đệ này đã đạt đến niềm tin ở mức cao nhất như Đức Giê-su mong muốn (Xc. Lê Minh Thông, Sđd., tr.162-163).
Thiết nghĩ “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến” trong Tin Mừng thứ tư phải có một niềm tin như thế thì mới có thế giá làm chứng cho những điều đã viết ra trong Tin Mừng thứ tư, như lời của soạn giả xác nhận ở 21,24: “Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.”. Người môn đệ này đã tin vào Đức Giê-su, tin vào tất cả những gì Đức Giê-su đã dạy, đã làm đặc biệt là sự Phục Sinh và làm chứng về tất cả những điều đó và còn rất nhiều điều nữa không thể viết ra hết ở trong Tin Mừng thứ tư(21,25).
Đức tin theo nghĩa tuyệt đối này bắt nguồn từ hành động “thấy” tuyệt đối. Tương tư như động từ “tin”, động từ “thấy” cũng được dùng không có túc từ đi kèm. Nghĩa là, đối tượng của hành động thấy của người môn đệ này được mở rộng ra đến mức tối đa. Gần nhất, người môn đệ đã thấy “những băng vải còn để đó”, thấy ngôi mộ trống, thấy xác Đức Giê-su không còn ở đó; xa hơn là nhận ra ý nghĩa biến cố thập giá khi ông đứng dưới chân thập giá, hiểu ra những gì Đức Giê-su thực hiện trong suốt sứ vụ công khai. “Thấy” theo nghĩa tuyệt đối như vậy thì sẽ tất yếu dẫn đến niềm tin. Các môn đệ khác phải cần thêm những lần Đức Giê-su hiện ra thì mới tin. Đặc biệt riêng Tô-ma thì đòi phải thấy dấu đinh, phải được xỏ ngón tay vào lỗ đinh, phải đặt bàn tay vào cạnh sườn thì mới tin (20,25). Tuy nhiên, như đã biết, khi thấy Chúa hiện ra, thì Tô-ma tin ngay không cần phải thực hiện những điều ông đòi hỏi (20,28). Sau đó Đức Giê-su nói cùng ông Tô-ma, cũng là nói cho tín hữu qua mọi thời đại: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!". Lời chúc phúc này chính “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến” là người được hưởng đầu tiên bởi lẽ ông không cần thấy Đức Giê-su Phục Sinh thì đã tin. Tuy nhiên, như đã nói, sở dĩ niềm tin của người môn đệ này không một xác thực mặt đối mặt với Đức Ki-tô phục sinh vì trước đó ông đã “thấy” (theo nghĩa nhận biết và hiểu) một cách tỏ tường tất cả. Không “thấy” chính Đức Ki-tô Phục Sinh nhưng lại “thấy” rất nhiều về Người.
Kết thúc trình thuật về “ngôi mộ trống” (20,1-9) tác giả lý giải: “Thật ra, họ chưa hiểu lời Kinh Thánh rằng Người phải trỗi dậy từ cõi chết” (20,9). Tác giả Francis J. Moloney cho rằng “Kinh Thánh” ở đây là chính câu chuyện kể của Gioan. Hai môn đệ là những nhân vật trong trình thuật nên “chưa biết” câu chuyện này. Ngược lại, độc giả qua mọi thời đại có khả năng biết “Kinh Thánh” của Tin Mừng thứ tư. Họ có thể không thấy ngôi mộ trống, không thấy Đức Giê-su Phục Sinh, nhưng họ đã có “Kinh Thánh” đặc biệt là câu chuyện của Gioan. (Xc. Francis J. Moloney, The Gospel of John, p.520).
Đây là dữ liệu để họ có thể lãnh nhận lời chúc phúc của Đức Giê-su: “phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. Tuy nhiên, muốn đạt được niềm tin như người môn đệ Đức giê-su yêu mến thì giả định độc giả qua mọi thời đại phải “thấy” (hiểu) những gì Kinh Thánh đã nói về Đức Giê-su.
Cám dỗ lớn nhất của tín hữu qua mọi thời đại là phải làm sao nghiệm chứng được Đức Giê-su Phục Sinh. Có thể, họ không mong nhìn thấy Đức Giê-su Phục Sinh hiện ra như Tông đồ Tô-ma, nhưng họ mong thấy Người thể hiện những dấu lạ. Họ dễ tìm đến những dấu lạ được loan truyền đó đây. Còn Sách Thánh, lời của Người luôn ở ngay bên cạnh, thì họ thấy rất xa lạ, khó hiểu, không mấy hấp dẫn. “chưa hiểu” Kinh Thánh là có nguy cơ không cảm nhận được niềm tin tuyệt đối như “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến”.
Chúa Nhật Phục Sinh 2013
Có nhiều trình thuật về biến cố Phục Sinh của Đức Giê-su, nhưng trình thuật về “ngôi mộ trống” (Ga 20,1-9) là nổi bật và nền tảng hơn cả và thường được chọn đọc trong Thánh lễ sáng ngày Chúa nhật Phục Sinh. Trong trình thuật này, tác giả đã ghi lại niềm tin của “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến”: “Ông đã thấy và đã tin” (20,8b). Người môn đệ này đã thấy gì và tin gì?
Tác giả lưu ý rằng “cả hai người cùng chạy, môn đệ kia nhanh hơn, chạy trước, và đã đến mộ trước tiên”. Nhiều nhà chú giải lý giải đơn thuần rằng do người môn đệ này trẻ hơn nên chạy nhanh hơn, chạy trước nên đến mộ trước cũng là điều hợp lý. Theo truyền thống thì người “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến” chính là tông đồ Gioan, con ông Dê-bê-đê. Nếu vậy thì lý luận này xem như là hợp lý. Tuy nhiên, ngày nay một số thần học gia đã đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy khó có thể tuyệt đối hóa người môn đệ này với tông đồ Gioan. Họ đưa ra nhiều dẫn chứng có thể đồng hóa với rất nhiều người khác nhau, thậm chí có những người còn xem đó chỉ là một nhân vật văn chương, có ý nghĩa biểu tượng. [xem thêm trong: Lê Minh Thông, Người Môn đệ Đức Giê-su yêu mến trong Tin Mừng thứ tư là ai? (Cà mau: Phương Đông, 2010)]. Như vậy, lý chứng “trẻ hơn, nên chạy nhanh hơn, nên đến trước và thấy trước” mà nhiều nhà chú giải gán cho “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến” xem ra không vững chắc. Vậy, nên chăng ta giả thiết một hướng khác dựa trên bản văn Tin Mừng để có thể dễ chấp nhận hơn!
Có nhiều chi tiết trong bản văn Tin Mừng cho thấy Người môn đệ này chắc chắn có mối tương quan rất gần gũi cách đặc biệt với Đức Giê-su. Ngay trong danh xưng của người môn đệ này đã cho thấy điều đó. Hơn nữa, chi tiết người môn đệ này nằm tựa vào lòng Đức Giê-su (13,23) cho thấy mức độ thân thương, mật thiết của ông với Đức Giê-su. Lối diễn tả này tương tự như lối diễn tả dành cho tương quan giữa Đức Giê-su, Người Con Một, với Chúa Cha: “chính Con Một hằng ở trong cung lòng Chúa Cha” (Ga 1,18). Ngoài ra, lúc Đức Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá thì có người môn đệ này hiện diện dưới chân thập giá với Đức Maria (19,25-27). Như vậy, với tương quan ấy, có thể hiểu rằng tất cả những cái “hơn” và “trước” ấy không đơn thuần chỉ thể hiện sức trẻ nhưng là biểu hiện của một nỗi lòng khao khát, gắn bó mật thiết với Thầy mình.
Ngoài chạy trước, đến trước, thấy trước, Ông còn tin trước Phê-rô nữa. Tác giả cho biết: “Ông đã thấy và đã tin” mà không bàn gì đến niềm tin của Phê-rô. Ngoài ra, trong trình thuật về việc Đức Giê-su hiện ra trên bở hồ Ti-bê-ri-a sau Phục Sinh (21,1-19), thì cũng chính người môn đệ này đã nhận ra Đức Giê-su trước và nói với Phê-rô: “Chúa đó!” lúc ấy Phê-rô mới vội “khoác áo vào và nhảy xuống biển”.
Tất cả những chi tiết trên để cho thấy tại sao người môn đệ này “đã thấy và đã tin” cách nhanh chóng như thế trong khi đó Maria Ma-đa-len-na và Phê-rô vẫn chưa có biểu hiện gì về niềm tin. Lý do của tiến trình “thấy và tin” này còn được giải thích mở rộng ra chiều hướng đối tượng của hành động “thấy” và hành động “tin”.
Ông đã thấy gì? Và tin gì?
Trước tiên phải nhìn nhận rằng hành động “thấy” có một ý nghĩa theo chiều hướng thần học Gioan: “thấy” dấu chỉ, “nhận ra” ý nghĩa và dẫn đến Tin. Động từ “thấy” thông thường trong Tin Mừng thứ tư có túc từ đi kèm (tin vào ai hay tin vào điều gì). Ví dụ như trong 14,1 Đức Giê-su nói: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” và trong 16,30: “Giờ đây, chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và Thầy không cần phải có ai hỏi Thầy. Vì thế, chúng con tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến". Theo tác giả Lê Minh Thông, các kiểu nói “tin vào”, “tin rằng” giới hạn nội dung niềm tin của các môn đệ.
Trong khi đó, hành động “tin” của người môn đệ “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến” trong 20,8 lại không có túc từ. Dấu hiệu này cho thấy có thể hiểu hành động “tin” theo nghĩa rộng nhất hay nghĩa tuyệt đối. Nội dung của niềm tin không bị giới hạn vào một điều cụ thể nào nhưng có thể mở rộng ra mọi khía cạnh. Có thể hiểu người môn đệ này, với tương quan mật thiết với Đức Giê-su đã không những tin vào Đức Giê-su đã sống lại, tin vào những lời Đức Giê-su đã nói, tin rằng Đức Giê-su là Đấng Chúa Cha sai đến, tin Đức Giê-su là Đấng có khả năng ban sự sống đời đời; mà còn tin ở mức độ cao nhất là tin rằng Đức Giê-su là Đức Chúa (ho kurios) và là Thiên Chúa (ho Theos). Có thể nói là người môn đệ này đã đạt đến niềm tin ở mức cao nhất như Đức Giê-su mong muốn (Xc. Lê Minh Thông, Sđd., tr.162-163).
Thiết nghĩ “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến” trong Tin Mừng thứ tư phải có một niềm tin như thế thì mới có thế giá làm chứng cho những điều đã viết ra trong Tin Mừng thứ tư, như lời của soạn giả xác nhận ở 21,24: “Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.”. Người môn đệ này đã tin vào Đức Giê-su, tin vào tất cả những gì Đức Giê-su đã dạy, đã làm đặc biệt là sự Phục Sinh và làm chứng về tất cả những điều đó và còn rất nhiều điều nữa không thể viết ra hết ở trong Tin Mừng thứ tư(21,25).
Đức tin theo nghĩa tuyệt đối này bắt nguồn từ hành động “thấy” tuyệt đối. Tương tư như động từ “tin”, động từ “thấy” cũng được dùng không có túc từ đi kèm. Nghĩa là, đối tượng của hành động thấy của người môn đệ này được mở rộng ra đến mức tối đa. Gần nhất, người môn đệ đã thấy “những băng vải còn để đó”, thấy ngôi mộ trống, thấy xác Đức Giê-su không còn ở đó; xa hơn là nhận ra ý nghĩa biến cố thập giá khi ông đứng dưới chân thập giá, hiểu ra những gì Đức Giê-su thực hiện trong suốt sứ vụ công khai. “Thấy” theo nghĩa tuyệt đối như vậy thì sẽ tất yếu dẫn đến niềm tin. Các môn đệ khác phải cần thêm những lần Đức Giê-su hiện ra thì mới tin. Đặc biệt riêng Tô-ma thì đòi phải thấy dấu đinh, phải được xỏ ngón tay vào lỗ đinh, phải đặt bàn tay vào cạnh sườn thì mới tin (20,25). Tuy nhiên, như đã biết, khi thấy Chúa hiện ra, thì Tô-ma tin ngay không cần phải thực hiện những điều ông đòi hỏi (20,28). Sau đó Đức Giê-su nói cùng ông Tô-ma, cũng là nói cho tín hữu qua mọi thời đại: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!". Lời chúc phúc này chính “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến” là người được hưởng đầu tiên bởi lẽ ông không cần thấy Đức Giê-su Phục Sinh thì đã tin. Tuy nhiên, như đã nói, sở dĩ niềm tin của người môn đệ này không một xác thực mặt đối mặt với Đức Ki-tô phục sinh vì trước đó ông đã “thấy” (theo nghĩa nhận biết và hiểu) một cách tỏ tường tất cả. Không “thấy” chính Đức Ki-tô Phục Sinh nhưng lại “thấy” rất nhiều về Người.
Kết thúc trình thuật về “ngôi mộ trống” (20,1-9) tác giả lý giải: “Thật ra, họ chưa hiểu lời Kinh Thánh rằng Người phải trỗi dậy từ cõi chết” (20,9). Tác giả Francis J. Moloney cho rằng “Kinh Thánh” ở đây là chính câu chuyện kể của Gioan. Hai môn đệ là những nhân vật trong trình thuật nên “chưa biết” câu chuyện này. Ngược lại, độc giả qua mọi thời đại có khả năng biết “Kinh Thánh” của Tin Mừng thứ tư. Họ có thể không thấy ngôi mộ trống, không thấy Đức Giê-su Phục Sinh, nhưng họ đã có “Kinh Thánh” đặc biệt là câu chuyện của Gioan. (Xc. Francis J. Moloney, The Gospel of John, p.520).
Đây là dữ liệu để họ có thể lãnh nhận lời chúc phúc của Đức Giê-su: “phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. Tuy nhiên, muốn đạt được niềm tin như người môn đệ Đức giê-su yêu mến thì giả định độc giả qua mọi thời đại phải “thấy” (hiểu) những gì Kinh Thánh đã nói về Đức Giê-su.
Cám dỗ lớn nhất của tín hữu qua mọi thời đại là phải làm sao nghiệm chứng được Đức Giê-su Phục Sinh. Có thể, họ không mong nhìn thấy Đức Giê-su Phục Sinh hiện ra như Tông đồ Tô-ma, nhưng họ mong thấy Người thể hiện những dấu lạ. Họ dễ tìm đến những dấu lạ được loan truyền đó đây. Còn Sách Thánh, lời của Người luôn ở ngay bên cạnh, thì họ thấy rất xa lạ, khó hiểu, không mấy hấp dẫn. “chưa hiểu” Kinh Thánh là có nguy cơ không cảm nhận được niềm tin tuyệt đối như “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến”.
Chúa Nhật Phục Sinh 2013
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quan điểm về hai biến cố trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh: Chính sách của ĐTC đã định hình
Trần Mạnh Trác
10:46 31/03/2013
"Ngài đã rửa chân cho một tá thanh niên: da trắng, da đen, người nam, người nữ và ngay cả những cái chân có những 'vết xâm đầy mình'" là lời mô tả cuả các hãng thông tấn, "Rồi sau khi lau khô từng chiếc chân một với một chiếc khăn gòn trắng, ngài cúi xuống và hôn chiếc chân ấy," hãng AP viết tiếp.
"Và Cha làm việc này với tất cả tấm lòng," Ngài cho họ biết trong bài gỉang ứng khẩu trước đó. "Cha làm việc này với tất cả tấm lòng vì đó là phận sự cuả Cha, là một linh mục và giám mục, Cha phải phục vụ các con".
Theo dõi trên Youtube, tôi cố tìm trong đám cải huấn này có gương mặt da vàng nào không? May quá tôi không nhìn thấy và cũng không có ai loan tin là "...da trắng, da đen, da vàng..." cả. Tạ ơn Chuá ! không có bộ mặt VN ở nhà tù này.
Nhưng không phải ai cũng hài lòng. Tờ báo Guardian Weekly bên Anh Quốc đăng lên đầu một lá thư cuả một độc giả ở mãi bên Canada tên là William Emigh và thêm vào đó một nhan đề đầy tính xúc phạm là "Secrets and lies" ("dấu diếm và gian dối"). Trong thư anh độc giả than phiền "những trò đóng kịch là sở trường cuả Vatican...nhưng rồi ông ta (ĐGH) sẽ phải làm gì với những dấu diếm và gian dối cuả Vatican đây?".
Anh ta hy vọng "hòn đá mà Hội Thánh xây lên trên không phải là loại đá Hoa Cương nhưng chỉ là một loại đá cát (sa thạch) đã cũ và sắp vữa ra mau chóng."
Và anh hãnh diện cho biết "Tuy ngài không biết, nhưng Giáo Hoàng Phanxicô vừa mới bắt tay lần đầu tiên với một người Ulster từng phản kháng sự cai trị cuả giáo hoàng: đó là tôi".
Anh viết "Này ông Paisley ơi (từng là thủ tướng đại diện cho phe cực đoan Ulster), tôi mong ông hãy ngồi xuống nếu ông muốn đọc tiếp những hàng sau đây"
Anh kể tiếp cảnh vui mừng cuả dân chúng khi được thấy ĐGH.
"'Ngài đã bắt tay tôi, Ngài đã bắt tay tôi' là lời hớn hở cuả một bà Đầm Tây đang nâng bàn tay lên để khoe với chúng bạn."
"Một thiếu phụ vừa đi vừa khóc đầm đìa, hai tay dắt theo hai đứa bé tí hon, cô ta sửng sốt vì chứng kiến việc ĐGH đã quì xuống đất để hôn lên đầu chúng."
"Hai giáo sĩ được dân chúng rẽ ra để tới gần ĐTC, một vị định quì xuống nhưng ĐTC đã mau chóng nâng vị đó lên ngay lập tức."
...
Biến cố "rửa chân" là một biến cố rõ ràng quá xúc động cho nên sẽ còn lâu người ta mới thôi bàn về chuyện ấy. Tuy nhiên vì nó quá mạnh mẽ và tỏ tường cho nên nó đã làm lu mờ một biến cố khác.
Một số bình luận gia đã có ý hướng cho rằng 'biến cố khác' này là một biến cố lịch sử quan trọng có tầm vóc như bài diễn văn Gettysburg cuả Abraham Lincoln (Gettysburg Address), cũng không được ai để ý tới cho mãi đến về sau, nhưng nó đã định nghĩa cái tinh tuý cuả nền Dân Chủ Hoa Kỳ là một chính quyền cuả dân, do dân và vì dân (government of the people, by the people, for the people).
Với cái nhìn từ lịch sử VN, chúng ta có thể so sánh nó với bài "Hịch Tướng Sĩ" nổi tiếng của Trần Hưng Đạo.
Biến cố đó là bài giảng cuả ĐTC trong Lễ Truyền Dầu sáng hôm đó.
Xem tiếp: Bài giảng Lễ Truyền Dầu.
Obama ngày nhậm chức
Vũ Văn An
02:32 31/03/2013
Obama ngày nhậm chức: Chúng ta có thể nắm lấy giờ phút này, miễn là biết cùng nhau nắm lấy
Vũ Văn An1/22/2013
________________________________________
Đó là điều nổi bật được ký giả Nick O'Malley, phóng viên tại Mỹ của Fairfax Media, ghi nhận trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ hai của TT Obama. Đứng dưới bóng toà nhà Quốc Hội Hoa Kỳ, một toà nhà đã trở thành nhà xác đối với hành động tập thể, Tổng Thống Obama sử dụng bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai để kêu gọi chấm dứt sự chia rẽ, trước khi phác họa một nghị trình khiến những người cấp tiến ủng hộ ông ta nhẩy mừng, nhưng làm cho các người bảo thủ chống đối ông ta hãi hùng.
Nói theo kiểu người Úc, thì đó là một bài diễn văn dành cho những người tin tưởng ông ta thực sự. Ông Obama minh nhiên kêu gọi quyền bình đẳng cho những người đồng tính luyến ái, bác bỏ chủ nghĩa chối từ việc thay đổi thời tiết, nhắc tới cuộc thảm sát ở Newtown và do đó ngầm cho hiểu nhu cầu phải kiểm soát vũ khí, và mạnh mẽ bảo vệ vai trò của chính phủ trong xã hội Hoa Kỳ. Tất cả những vấn đề ấy được ông gói ghém trong một bài diễn văn với thật nhiều lời lẽ dội lại bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai của Franklin Roosevelt, tác giả New Deal.
''Chúng ta không thể lầm lẫn chủ nghĩa duy tuyệt đối với nguyên tắc, hay thay thế chính trị bằng làm trò, hoặc coi việc pha tên nhau như là tranh luận hữu lý”. Lời lẽ của Obama quả đã nhắm vào cánh cực hữu của Đảng Cộng Hòa.
Người ta không rõ Tổng Thống Obama sẽ có khả năng thực hiện được bao nhiêu điều trong nghị trình của ông khi Đảng Cộng Hòa vẫn còn nắm được đa số trong Hạ Viện. Nhưng xem ra, sau 4 năm tranh đấu với Đảng Cộng Hòa, ông không còn tin là mình có thể thắng được các đảng viên của Đảng này chỉ bằng thỏa hiệp và thương thuyết.
Chỉ mới tuần trước đây thôi, Ông Obama đã biến bộ máy tranh cử của ông, một bộ máy người ta cho là kho dữ liệu cử tri lớn nhất và tân tiến nhất, thành một cơ quan tranh đấu thường trực. Từ ngày bầu cử, nhiều lần ông đã cho rằng thay đổi chỉ đạt được nếu có sự ủng hộ của công chúng. Hiện nay, điều rõ ràng là ông có dự kiến sẽ qua mặt Quốc Hội mà lên tiếng thẳng với công chúng cử tri, hy vọng rằng những người ủng hộ đảng này sẽ đổi hướng, hay đa số dân cử của đảng này sẽ bị tiêu diệt trong các kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Ông trực diện thách thức triết lý chính phủ nhỏ của Paul Ryan, dân biểu Cộng Hòa và là ứng cử viên phó tổng thống, người ngồi gần ông trên khán đài ở Toà Nhà Quốc Hội, đang khi ông đọc diễn văn. Ông bảo: “Cùng nhau, chúng ta đã xác quyết rằng nền kinh tế hiện đại đòi phải có đường rầy xe lửa và xa lộ để việc du hành và buôn bán được nhanh chóng hơn, phải có trường học và cao đẳng để huấn luyện các công nhân của ta. Cùng nhau, chúng ta thấy rằng thị trường tự do chỉ phát triển khi có luật lệ để bảo đảm việc cạnh tranh và làm ăn sòng phẳng”.
Ông nói tiếp: “Các cam kết chúng ta đưa ra với nhau qua Medicare và Medicaid cũng như An Sinh Xã Hội, những điều đó không hút rỉa hết sáng kiến của chúng ta, trái lại chúng tăng cường chúng ta. Chúng không biến chúng ta thành những người chỉ biết lấy; chúng giải thoát để chúng ta sẵn sàng liều thân làm cho quốc gia này trở thành vĩ đại”.
Nếu lời của Roosevelt chỉ được khoan thai nhắc lại, thì lời của Martin Luther King đã vang lên như sấm sét. Một cách tình cờ, buổi nhậm chức hôm nay có dáng dấp của Ngày Martin Luther King, nên sau khi đã thề nhậm chức trên hai cuốn Thánh Kinh, một cuốn của Abraham Lincoln, một cuốn của King, Ông Obama đã vừa đọc diễn văn vừa hướng về hàng triệu cử tọa đang đứng nối đuôi nhau tới tận Đài Kỷ Niệm Lincoln, nơi trước đây King từng đọc một trong các diễn văn thời danh nhất của mình.
Ông Obama nối kết các cuộc phản kháng ở Stonewall từng khai sinh ra phong trào đòi quyền lợi cho người đồng tính vào năm 1969 với nghị hội nữ quyền năm 1848 tại Seneca Falls và phong trào dân quyền. Ông nói: “Hôm nay, nhân dân chúng ta tuyên bố rằng chân lý hiển nhiên nhất, tức chân lý: mọi người chúng ta được tạo nên đều bình đẳng, vẫn là ngôi sao hướng dẫn chúng ta; như nó từng đã hướng dẫn cha ông chúng ta vượt qua Seneca Falls, Selma, và Stonewall; như nó đã hướng dẫn mọi người nam nữ, được ca ngợi hay không, từng để lại dấu chân dọc con đường dạo quanh vĩ đại này, để nghe nhà giảng thuyết nói rằng ta không thể bước đi một mình; để nghe King công bố rằng tự do cá nhân của chúng ta bị cột chặt một cách không thể tháo gỡ được vào tự do của mọi linh hồn sống trên dương gian.
“Cuộc hành trình của chúng ta không trọn vẹn cho tới ngày anh chị em đồng tính của chúng ta được đối xử như bất cứ ai khác dưới luật pháp, vì nếu chúng ta được tạo nên bình đẳng thực sự, thì chắc chắn tình yêu chúng ta cam kết cho nhau cũng phải bình đẳng nữa”.
Về việc thời tiết thay đổi, Ông Obama cho hay: “Một số người vẫn còn bác bỏ phán đoán áp đảo của khoa học nhưng không một ai tránh được tác động tàn phá của lửa bùng tỏa, của hạn hán tê liệt, và của bão tố càng ngày càng mạnh hơn”
Ca tụng việc giải quyết bằng thương thuyết chứ không can thiệp bằng quân sự, Ông Obama cho hay: “hoà bình lâu dài và an ninh bền vững không đòi phải chiến tranh liên miên”. Và ông tuyên bố rằng cuộc cải tổ di dân sẽ đem lợi ích lại cho quốc gia: “Cuộc hành trình của chúng ta sẽ không trọn vẹn cho tới lúc chúng ta tìm ra cách chào đón các di dân biết cố gắng, có nhiều triển vọng, những người vẫn coi Hoa Kỳ là mảnh đất của may mắn, cho tới lúc các sinh viên và kỹ sư trẻ được liệt vào lực lượng lao động của chúng ta, thay vì bị trục xuất khỏi xứ sở này”.
Vì tuân thủ cuộc ngừng chiến truyền thống nhân ngày nhậm chức, nên rất ít dân cử Cộng Hòa lên tiếng tỏ thái độ. Những người chịu lên tiếng thì rất cẩn trọng trong việc lựa lời. Jeb Hensarling, thuộc Đảng Cộng Hòa ở Texas, nói với nhật báo trực tuyến Roll Call rằng: “À… tôi rất tự hào nếu tôi là người phát biểu phần lớn bài diễn văn đó. Nhất là phần đầu. Nhưng nhiều phần không được như vậy”.
Các nhà bình luận bảo thủ hàng đầu thì tự do hơn với suy nghĩ của họ. Charles Krauthammer trên đài Fox News, chẳng hạn, cho rằng “tôi nghĩ [bài diễn văn đó] rất quan trọng xét về phương diện lịch sử vì đây quả là một Obama không bị tù túng. Và theo tôi, điều lý thú nhất là Obama, trong căn bản, đã công bố việc kết liễu của chủ nghĩa Reagan… Ngày hôm nay, bài diễn văn này là một tụng ca đối với chính phủ lớn. Nó quả là bài thánh ca ca ngợi chính phủ lớn”
Ngược lại, các người ủng hộ Ông Obama thì lắng nghe giọng nói của người đàn ông mà họ từng bầu lên 4 năm trước đây, một người bị khá đông trong số họ coi là đã lạc đường trong cái mê hồn trận của những thoả hiệp Washington.
Những người phê phán thì cho rằng Ông Obama trượt ván quá nhanh đến quên nhiều vấn đề quan trọng mà Hoa Kỳ hiện vẫn còn đương phải chạm trán, nhất là các khoản nợ nần và thâm thủng. Thay vào đó, Ông đã tiếu lâm mô tả đất nước như đang thoát ra khỏi thời kỳ thử thách.
"Thập niên chiến tranh nay đang kết thúc. Việc phục hồi kinh tế đã và đang bắt đầu. Các khả thể của Hoa Kỳ là vô hạn, vì chúng ta sở hữu mọi đức tính mà thế giới mênh mông này đòi hỏi: trẻ trung và năng nổ; đa dạng và cởi mở; một khả năng liều lĩnh không cùng và một thiên phú tái phát kiến. Đồng bào Hoa Kỳ thân mến, chúng ta được tạo ra cho giờ phút này, và chúng ta sẽ nắm lấy nó, miễn là chúng ta biết cùng nhau nắm lấy”.
Bài diễn văn chắc nịch đến nỗi bỉnh bút tờ The Washington Post là Chris Cillizza nhận định: “Đây là bài diễn văn chỉ có thể được đọc bởi một người biết rằng mình không bao giờ cần phải tranh cử nữa để được tái cử… Cô đọng bài diễn văn của Obama thành một câu duy nhất thì câu đó phải là ‘ta là tổng thống đây, làm gì thì làm đi!’”
Trích từ http://www.smh.com.au ngày 23 tháng 1 năm 2013
Vũ Văn An1/22/2013
________________________________________
Đó là điều nổi bật được ký giả Nick O'Malley, phóng viên tại Mỹ của Fairfax Media, ghi nhận trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ hai của TT Obama. Đứng dưới bóng toà nhà Quốc Hội Hoa Kỳ, một toà nhà đã trở thành nhà xác đối với hành động tập thể, Tổng Thống Obama sử dụng bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai để kêu gọi chấm dứt sự chia rẽ, trước khi phác họa một nghị trình khiến những người cấp tiến ủng hộ ông ta nhẩy mừng, nhưng làm cho các người bảo thủ chống đối ông ta hãi hùng.
Nói theo kiểu người Úc, thì đó là một bài diễn văn dành cho những người tin tưởng ông ta thực sự. Ông Obama minh nhiên kêu gọi quyền bình đẳng cho những người đồng tính luyến ái, bác bỏ chủ nghĩa chối từ việc thay đổi thời tiết, nhắc tới cuộc thảm sát ở Newtown và do đó ngầm cho hiểu nhu cầu phải kiểm soát vũ khí, và mạnh mẽ bảo vệ vai trò của chính phủ trong xã hội Hoa Kỳ. Tất cả những vấn đề ấy được ông gói ghém trong một bài diễn văn với thật nhiều lời lẽ dội lại bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai của Franklin Roosevelt, tác giả New Deal.
''Chúng ta không thể lầm lẫn chủ nghĩa duy tuyệt đối với nguyên tắc, hay thay thế chính trị bằng làm trò, hoặc coi việc pha tên nhau như là tranh luận hữu lý”. Lời lẽ của Obama quả đã nhắm vào cánh cực hữu của Đảng Cộng Hòa.
Người ta không rõ Tổng Thống Obama sẽ có khả năng thực hiện được bao nhiêu điều trong nghị trình của ông khi Đảng Cộng Hòa vẫn còn nắm được đa số trong Hạ Viện. Nhưng xem ra, sau 4 năm tranh đấu với Đảng Cộng Hòa, ông không còn tin là mình có thể thắng được các đảng viên của Đảng này chỉ bằng thỏa hiệp và thương thuyết.
Chỉ mới tuần trước đây thôi, Ông Obama đã biến bộ máy tranh cử của ông, một bộ máy người ta cho là kho dữ liệu cử tri lớn nhất và tân tiến nhất, thành một cơ quan tranh đấu thường trực. Từ ngày bầu cử, nhiều lần ông đã cho rằng thay đổi chỉ đạt được nếu có sự ủng hộ của công chúng. Hiện nay, điều rõ ràng là ông có dự kiến sẽ qua mặt Quốc Hội mà lên tiếng thẳng với công chúng cử tri, hy vọng rằng những người ủng hộ đảng này sẽ đổi hướng, hay đa số dân cử của đảng này sẽ bị tiêu diệt trong các kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Ông trực diện thách thức triết lý chính phủ nhỏ của Paul Ryan, dân biểu Cộng Hòa và là ứng cử viên phó tổng thống, người ngồi gần ông trên khán đài ở Toà Nhà Quốc Hội, đang khi ông đọc diễn văn. Ông bảo: “Cùng nhau, chúng ta đã xác quyết rằng nền kinh tế hiện đại đòi phải có đường rầy xe lửa và xa lộ để việc du hành và buôn bán được nhanh chóng hơn, phải có trường học và cao đẳng để huấn luyện các công nhân của ta. Cùng nhau, chúng ta thấy rằng thị trường tự do chỉ phát triển khi có luật lệ để bảo đảm việc cạnh tranh và làm ăn sòng phẳng”.
Ông nói tiếp: “Các cam kết chúng ta đưa ra với nhau qua Medicare và Medicaid cũng như An Sinh Xã Hội, những điều đó không hút rỉa hết sáng kiến của chúng ta, trái lại chúng tăng cường chúng ta. Chúng không biến chúng ta thành những người chỉ biết lấy; chúng giải thoát để chúng ta sẵn sàng liều thân làm cho quốc gia này trở thành vĩ đại”.
Nếu lời của Roosevelt chỉ được khoan thai nhắc lại, thì lời của Martin Luther King đã vang lên như sấm sét. Một cách tình cờ, buổi nhậm chức hôm nay có dáng dấp của Ngày Martin Luther King, nên sau khi đã thề nhậm chức trên hai cuốn Thánh Kinh, một cuốn của Abraham Lincoln, một cuốn của King, Ông Obama đã vừa đọc diễn văn vừa hướng về hàng triệu cử tọa đang đứng nối đuôi nhau tới tận Đài Kỷ Niệm Lincoln, nơi trước đây King từng đọc một trong các diễn văn thời danh nhất của mình.
Ông Obama nối kết các cuộc phản kháng ở Stonewall từng khai sinh ra phong trào đòi quyền lợi cho người đồng tính vào năm 1969 với nghị hội nữ quyền năm 1848 tại Seneca Falls và phong trào dân quyền. Ông nói: “Hôm nay, nhân dân chúng ta tuyên bố rằng chân lý hiển nhiên nhất, tức chân lý: mọi người chúng ta được tạo nên đều bình đẳng, vẫn là ngôi sao hướng dẫn chúng ta; như nó từng đã hướng dẫn cha ông chúng ta vượt qua Seneca Falls, Selma, và Stonewall; như nó đã hướng dẫn mọi người nam nữ, được ca ngợi hay không, từng để lại dấu chân dọc con đường dạo quanh vĩ đại này, để nghe nhà giảng thuyết nói rằng ta không thể bước đi một mình; để nghe King công bố rằng tự do cá nhân của chúng ta bị cột chặt một cách không thể tháo gỡ được vào tự do của mọi linh hồn sống trên dương gian.
“Cuộc hành trình của chúng ta không trọn vẹn cho tới ngày anh chị em đồng tính của chúng ta được đối xử như bất cứ ai khác dưới luật pháp, vì nếu chúng ta được tạo nên bình đẳng thực sự, thì chắc chắn tình yêu chúng ta cam kết cho nhau cũng phải bình đẳng nữa”.
Về việc thời tiết thay đổi, Ông Obama cho hay: “Một số người vẫn còn bác bỏ phán đoán áp đảo của khoa học nhưng không một ai tránh được tác động tàn phá của lửa bùng tỏa, của hạn hán tê liệt, và của bão tố càng ngày càng mạnh hơn”
Ca tụng việc giải quyết bằng thương thuyết chứ không can thiệp bằng quân sự, Ông Obama cho hay: “hoà bình lâu dài và an ninh bền vững không đòi phải chiến tranh liên miên”. Và ông tuyên bố rằng cuộc cải tổ di dân sẽ đem lợi ích lại cho quốc gia: “Cuộc hành trình của chúng ta sẽ không trọn vẹn cho tới lúc chúng ta tìm ra cách chào đón các di dân biết cố gắng, có nhiều triển vọng, những người vẫn coi Hoa Kỳ là mảnh đất của may mắn, cho tới lúc các sinh viên và kỹ sư trẻ được liệt vào lực lượng lao động của chúng ta, thay vì bị trục xuất khỏi xứ sở này”.
Vì tuân thủ cuộc ngừng chiến truyền thống nhân ngày nhậm chức, nên rất ít dân cử Cộng Hòa lên tiếng tỏ thái độ. Những người chịu lên tiếng thì rất cẩn trọng trong việc lựa lời. Jeb Hensarling, thuộc Đảng Cộng Hòa ở Texas, nói với nhật báo trực tuyến Roll Call rằng: “À… tôi rất tự hào nếu tôi là người phát biểu phần lớn bài diễn văn đó. Nhất là phần đầu. Nhưng nhiều phần không được như vậy”.
Các nhà bình luận bảo thủ hàng đầu thì tự do hơn với suy nghĩ của họ. Charles Krauthammer trên đài Fox News, chẳng hạn, cho rằng “tôi nghĩ [bài diễn văn đó] rất quan trọng xét về phương diện lịch sử vì đây quả là một Obama không bị tù túng. Và theo tôi, điều lý thú nhất là Obama, trong căn bản, đã công bố việc kết liễu của chủ nghĩa Reagan… Ngày hôm nay, bài diễn văn này là một tụng ca đối với chính phủ lớn. Nó quả là bài thánh ca ca ngợi chính phủ lớn”
Ngược lại, các người ủng hộ Ông Obama thì lắng nghe giọng nói của người đàn ông mà họ từng bầu lên 4 năm trước đây, một người bị khá đông trong số họ coi là đã lạc đường trong cái mê hồn trận của những thoả hiệp Washington.
Những người phê phán thì cho rằng Ông Obama trượt ván quá nhanh đến quên nhiều vấn đề quan trọng mà Hoa Kỳ hiện vẫn còn đương phải chạm trán, nhất là các khoản nợ nần và thâm thủng. Thay vào đó, Ông đã tiếu lâm mô tả đất nước như đang thoát ra khỏi thời kỳ thử thách.
"Thập niên chiến tranh nay đang kết thúc. Việc phục hồi kinh tế đã và đang bắt đầu. Các khả thể của Hoa Kỳ là vô hạn, vì chúng ta sở hữu mọi đức tính mà thế giới mênh mông này đòi hỏi: trẻ trung và năng nổ; đa dạng và cởi mở; một khả năng liều lĩnh không cùng và một thiên phú tái phát kiến. Đồng bào Hoa Kỳ thân mến, chúng ta được tạo ra cho giờ phút này, và chúng ta sẽ nắm lấy nó, miễn là chúng ta biết cùng nhau nắm lấy”.
Bài diễn văn chắc nịch đến nỗi bỉnh bút tờ The Washington Post là Chris Cillizza nhận định: “Đây là bài diễn văn chỉ có thể được đọc bởi một người biết rằng mình không bao giờ cần phải tranh cử nữa để được tái cử… Cô đọng bài diễn văn của Obama thành một câu duy nhất thì câu đó phải là ‘ta là tổng thống đây, làm gì thì làm đi!’”
Trích từ http://www.smh.com.au ngày 23 tháng 1 năm 2013
Vai trò của Đức Bênêđíctô XVI trong đại kết
Vũ Văn An
02:35 31/03/2013
Vai trò của Đức Bênêđíctô XVI trong đại kết
Vũ Văn An1/29/2013
________________________________________
Nhân cuộc viếng thăm ad limina gần đây, Đức TGM kiêm thần học gia Bruno Forte đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn về vai trò của Đức Bênêđíctô XVI trong việc đại kết.
Theo Đức TGM Forte, trong bài diễn văn khai mạc Công Đồng Vatican II, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc khắc phục sự ngờ vực lẫn nhau và phải dùng đức tin nhận ra hành động của Thiên Chúa trong lịch sử. Ngài cho rằng sự hợp nhất giữa các Kitô hữu là một ưu tiên của công đồng. Dĩ nhiên, sự hợp nhất này không thể có được nếu không có sự hợp nhất sâu sắc với chính Thiên Chúa. Theo một nghĩa nào đó, thì đại kết không phải là việc một giáo hội nào đó quay về với một giáo hội khác mà là việc mọi người rửa tội quay trở về với Chúa Kitô.
Thành thử, Đức TGM Forte nhận ra một sự liên tục sâu sắc giữa các giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI và giáo huấn của Vatican II. Đức TGM cho rằng vị giáo hoàng hiện nay là một nhà cải cách và cải cách theo quan điểm nền tảng của Công Đồng, tức theo đức tin. Ngài kêu gọi Giáo Hội tự canh tân, không phải về phương diện quản trị mà là quay về với Chúa Kitô, qua việc khẳng nhận tính tối thượng tuyệt đối của Người, bước chân theo Người và làm chứng cho Người. Giáo hội càng chu toàn chương trình này, chúng ta càng có thể nói rằng con đường đại kết chắc chắn sẽ phát triển.
Khía cạnh khác cần được xem sét là các dị biệt giữa các giáo hội: nếu đôi lúc, thành quả của đối thoại chưa đem tới cho ta một diễn trình hợp nhất hay ít nhất một cuộc xích lại gần nhau ngay tức khắc, như một số người ngây thơ mong đợi, thì cũng chính vì việc suy niệm sự thật đã dẫn chúng ta tới việc nhận ra các dị biệt này. Dĩ nhiên, dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần và đức tin, các dị biệt này không bị coi như những nhân tố không thể vượt qua mà là để hiểu rằng bất chấp chúng được nhận ra một cách sáng suốt, rõ mồn một như thế nào, ta vẫn có thể khám phá ra cái nguồn sâu xa hơn đem chúng ta tới hợp nhất, cả trên bình diện tín lý nữa.
Đi vào cụ thể, Đức TGM Forte cho hay: đối với các giáo hội Chính Thống, Ủy Ban Đối Thoại Thần Học Hỗn Hợp giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống, mà Đức TGM vốn là một thành viên, đã cho công bố Văn Kiện Ravenna, trong đó, lần đầu tiên, mọi giáo hội Chính Thống tự trị đều nhìn nhận rằng nguyên tắc căn bản của giáo hội học Đông Phương đã được phát biểu ở số 21 của Các Qui Điển Tông Đồ. Nguyên tắc này dạy rằng tại hạ tầng có vị giám mục, trên đó là vị tổng giám mục và trên hết là vị thượng phụ. Từ trước đến nay, nguyên tắc này vốn luôn được áp dụng trên bình diện giáo hội địa phương, nay cũng được áp dụng trên bình diện giáo hội phổ quát nữa. Nghĩa là cần thiết phải có một vị đứng thứ nhất và cầm đầu giáo hội phổ quát. Vị này phải là tiếng nói của toàn thể Giáo Hội, và vị đứng hàng đầu này được anh em Chính Thống nhìn nhận không là ai khác mà là chính Giám Mục Rôma, vì Rôma vốn là Giáo Hội thứ nhất trong năm giáo hội thượng phụ vĩ đại của thế giới cổ thời. Tuy nhiên, dù cuộc đối thoại này đôi lúc có tiếng vang tại hạ tầng, nhưng một số cộng đồng Chính Thống vẫn cho rằng các thượng phụ của họ quá nhân nhượng đối với Rôma. Nên ta phải coi đây là con đường vĩ đại để ta lắng nghe nhau và lắng nghe Thiên Chúa và phải dùng đức ái làm trợ lực cho các cố gắng đại kết.
Đối với diễn trình này, vào đầu triều đại của ngài, Đức Bênêđíctô XVI vốn bị coi là người gây trở ngại cho nó. Nhưng thực ra, điều trái ngược đã xẩy ra. Đức TGM Forte cho rằng: trước nhất, ta phải nhấn mạnh tới mối liên kết sâu xa giữa giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI và Vatican II. Ngài vốn là một chuyên viên thần học của Công Đồng và là người từng nhiều lần quả quyết, như Chân Phúc Gioan XXIII, rằng Vatican II chính là chiếc “la bàn của thời ta”. Ngài cũng là vị giáo hoàng muốn tái phát động Vatican II, nhưng tái phát động nó theo lối chính đáng, nghĩa là không chồng đống phiến diện giữa “gián đoạn” và “liên tục”, như thể Vatican II là một ly khai đối với truyền thống Công Giáo. Trái lại, ngài muốn chứng tỏ rằng tại Vatican II, Chúa Thánh Thần luôn hành động trong Giáo Hội, nhờ thế, nhờ trung thành với bản sắc và nguyên tắc của mình là chính Chúa Kitô hằng sống, Giáo Hội có thể được canh tân để công bố Tin Mừng một cách toàn bộ và hữu hiệu cho mọi người nam nữ thời nay.
Chính trong tinh thần này, Đức Bênêđíctô XVI đã đầy xác tín biến chính nghĩa hợp nhất Kitô Giáo thành của riêng ngài. Mọi sáng kiến cũng như trong nhiều dịp của các năm gần đây cho thấy ngài không coi đại kết như một hoạt động trong các hoạt động khác, nhưng là chiều kích nền tảng của đời sống Giáo Hội. Bởi thế, thay vì chỉ nghĩ đến việc thay đổi lối suy nghĩ về Công Đồng trong lãnh vực đại kết, như một số người vẫn cho như thế, vị giáo hoàng đương nhiệm muốn đưa ra một diễn trình thâm hậu hóa nó, một diễn trình khác hẳn.
Vấn đề đối với ngài là tiếp nhận các tiến bộ vĩ đại của Công Đồng và đem chúng trở về với các nguồn cội sâu xa nhất của chúng, tức cái nhìn Ba Ngôi về Giáo Hội, một cái nhìn hướng ta tới căn cội Ba Ngôi. Nơi Ba Ngôi, có ba vị, và mỗi vị vẫn là chính mình như thế nào, thì cũng có sự hợp nhất sâu xa như thế trong Giáo Hội Công Giáo, một sự hợp nhất được thể hiện trong cái đa diện phong phú của nhiều giáo hội đặc thù hay trong chiều kích lịch sử của mầu nhiệm Giáo Hội duy nhất này.
Không cần phải đưa ra các quyết định vội vã, nhưng cần tin tưởng và hy vọng vào con đường sẽ dẫn ta tới việc thể hiện trọn vẹn kế hoạch của Thiên Chúa. Nhìn theo cách này, các giáo huấn của Đức Bênêđictô XVI, trong mọi nét sâu sắc và phong phú của chúng, được coi là liên tục với sứ điệp của Vatican II.
Nói về các cơ cấu như toà bản quyền vốn được Đức Thánh Cha thiết lập để chào đón anh em Anh Giáo, đấy có phải là một giải pháp đối với các cộng đồng không Công Giáo khác hay không? Đối với Đức TGM Forte, bên dưới các cơ cấu này là trực giác sáng suốt của Chân Phúc Gioan Phaolô II, đấng mà trong Ut unum sint, từng cho rằng mình sẵn sàng duyệt lại việc thi hành quyền tối thượng, để quyền này được các tín hữu của các truyền thống Kitô Giáo khác chấp nhận. Ý tưởng làm nền là cần phân biệt một bên là nội dung chân lý thần học của việc hợp nhất Giáo Hội, vốn được ủy nhiệm cho Giám Mục Rôma, và một bên là phương cách thi hành nội dung ấy, một phương cách đương nhiên mỗi lúc một khác tùy theo kinh nghiệm lịch sử.
Hiện đang có một tinh thần hợp nhất khiến Giáo Hội La Tinh chín mùi hơn và cũng có một tinh thần hợp nhất đang liên kết các giáo hội Đông Phương với Tòa Thánh. Đàng khác, cũng có những hình thức khác như hình thức thử nghiệm là tòa bản quyền dành cho anh em cựu Anh Giáo. Công thức tòa bản quyền này có thể có ích đối với những anh em cựu Anh Giáo nào đặc biệt gắn bó với các truyền thống đặc thù của Anh Giáo trong lãnh vực phụng vụ, cầu nguyện mà không vì thế xâm phạm tới sự hiệp thông về tín lý và mục vụ với Giáo Hội Rôma. Vì thế, ta phải cởi mở đối với tính đa diện trong các khả thể, nghĩa là đối với một hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo mà không từ bỏ các thiện ích từng tiếp nhận được nơi truyền thống Anh Giáo, trái lại đem chúng tới chỗ toàn thành trong Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, cũng có nhiều anh em cựu Anh Giáo muốn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo mà không cần giữ lại một vài yếu tố từng lên đặc điểm cho bản sắc và truyền thống của họ. Với quyết định của ngài, Đức Bênêđíctô XVI muốn chứng tỏ rằng ngài cởi mở đối với mọi khả thể, ủng hộ các khả thể này và khích lệ chúng để ý nguyện hợp nhất Kitô Giáo của Chúa Giêsu được thể hiện.
Nhưng đối với Đức Bênêđíctô XVI, nếu có chút thành công nào trong lãnh vực này, thì đó hoàn toàn là do công trình của Chúa Thánh Thần, và dù sao, thì đó cũng chỉ là những thành công nhỏ nhoi so với điều Chúa Giêsu mong đợi nơi Giáo Hội. Đây quả là thái độ của một con người có đức tin biết nhìn sự việc trong viễn tượng tối hậu và không bao giờ tán tụng thái quá các thành quả đã đạt được từ trước đến nay. Nói cách khác, vẫn còn rất nhiều điều cần phải làm. Đại kết vẫn là lời hứa và lời gọi vĩ đại, và theo một vài khía cạnh nào đó, nó cũng là một thách đố hết sức lớn lao. Cơn cám dỗ nguy hiểm nhất là sự nản chí nản lòng, vì nghĩ rằng việc hợp nhất này sẽ không bao giờ đạt được. Bởi thế, vị giáo hoàng đương nhiệm mời gọi ta phải phản ứng một cách đầy tin tưởng vào việc làm và ý muốn của Thiên Chúa. Cơn cám dỗ ngược lại là vội vàng, bằng mọi giá, đạt cho được sự hợp nhất này, với những bước đi chỉ có thể biện minh nhờ hoà giải hơn là nhờ vâng phục đức tin. Về điểm này, Đức Bênêđíctô XVI lưu ý chúng ta: hợp nhất chỉ có thể xây dựng trên sự thật. Đàng khác, việc hợp nhất Kitô Giáo không thể bị tách biệt khỏi sự thật, nên hợp nhất - sự thật - đức ái là ba cái cọc của con đường duy nhất giữ cho chúng kết hợp với nhau.
Còn về việc hòa giải với Hội Thánh Piô X, theo Đức TGM Forte, Đức Bênêđíctô XVI xưa nay vốn tỏ rõ một đức ái và một cởi mở rất lớn. Summorum Pontificum và các qui tắc áp dụng nó giúp người nào muốn sống một cách trọn vẹn sứ điệp Công Giáo vẫn có thể trung thành với gia tài phụng vụ của quá khứ. Đức TGM Forte xác tín rằng nền phụng vụ của Vatican II vừa thực sự phong phú vừa có tính truyền thống; do đó, ngài không hiểu tại sao những niềm hoài cổ kia lại có thể đã phát sinh ra được; tuy nhiên, chúng đã được phát sinh ra và đang hiện hữu thực sự. Nên vị giáo hoàng đương nhiệm đã tỏ rõ một lòng tôn kính và chấp nhận chúng. Nhưng có một điểm không thể thay đổi mà cộng đồng do Đức TGM Lefèbre thiết lập sẽ phải cân nhắc và lượng giá mình đó chính là việc phải xác tín và trọn vẹn chấp nhận nội dung tín lý của Vatican II. Bác bỏ Công Đồng không phải là bác bỏ một khoảnh khắc riêng rẽ trong đời sống Giáo Hội: việc chấp nhận nó là thành phần cấu tạo nên việc chấp nhận Giáo Hội Công Giáo như một toàn bộ.
Trên bình diện giáo phận và giáo xứ, đại kết phải được coi là chủ yếu. Dĩ nhiên, mỗi cộng đồng sống đại kết một cách khác: có những giáo phận phải đối diện với người Chính Thống và anh em Tin Lành hằng ngày tại chính lãnh thổ của mình, nhiều giáo phận ít tiếp xúc với họ hơn. Tuy nhiên, các nguyên tắc nền tảng cần được mọi nơi tuân theo. Chính vì thế, theo Đức TGM Forte, Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hợp Nhất Kitô Giáo cần luôn được trân trọng. Trong các thừa tác vụ dành cho người trẻ và người trưởng thành cũng như các thừa tác vụ giáo lý, cần dành nhiều quan trọng hơn cho việc cầu nguyện này.
Tại giáo phận Chieti-Vasto, vốn là giáo phận của Đức TGM Forte, ngài đã dành một nhà thờ cho một linh mục Chính Thống, theo lời yêu cầu của Đức TGM Dervos. Tại cộng đoàn Adventist, vị mục sư sở tại đã đón tiếp Đức TGM Forte một cách đầy ân cần và thương yêu, còn mời ngài nói chuyện tại phân khoa thần học của họ tại Florence, về Lời Chúa… Với các cộng đồng quá khích như Chứng Nhân Giêhôva chẳng hạn thì khó có những cuộc đối thoại vì họ không muốn như thế; không những vậy, có khi, họ còn trốn chạy khỏi đối thoại nữa, nhất là khi họ gặp phải những Kitô hữu được đào luyện cẩn thận. Trong những trường hợp này, chính sự chín mùi trong cuộc sống Kitô giáo mới có sức thuyết phục hơn lời nói. Nhờ thế, Đức TGM đã chứng kiến được nhiều cuộc trở về của các cựu chứng nhân Giêhôva. Khi được hỏi lý do của cuộc trở về, một cựu chứng nhân đã thú thực: “vì chúng con cảm thấy được tự do trong Giáo Hội”. Thiên Chúa của người Kitô hữu không phải là vị Thiên Chúa làm ta hãi sợ hay chuyên áp đặt ý muốn lên ta, mà là vị Thiên Chúa mời gọi ta bằng sợi dây yêu thương và điều này đem lại một niềm vui khôn tả.
Được hỏi đâu là ý nghĩa sâu xa của Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hợp Nhất Kitô Giáo năm nay, Đức TGM Forte cho hay: Năm nay, chủ đề của Tuần Lễ là câu trích tiên tri Mica: “Tôi sẽ mang gì vào chầu Thiên Chúa?” (Mk 6:6-8). Nền tảng của suy niệm này, vốn do một ủy ban hỗn hợp gồm cả người Công Giáo, Chính Thống lẫn Thệ Phản chọn lựa, là ý muốn thể hiện điều Thiên Chúa muốn cho ta. Có ba định mức nền tảng ở đây: định mức thứ nhất là lòng đạo hạnh (piety). Đạo hạnh là thái độ sâu sắc muốn phó thác cho Thiên Chúa, hoàn toàn tín thác vào quyền tối thượng tuyệt đối của Người. Mica muốn cầu xin để quyền tối thượng của Thiên Chúa này được nhìn nhận như là cội nguồn và điểm qui chiếu cho mọi chọn lựa của ta. Đây là ý niệm chủ yếu được Đức Thánh Cha nhấn mạnh rất nhiều. Nơi Mica, việc tín thác vào lòng thương xót là dấu chỉ sự cố gắng liên tục muốn lấy ý Thiên Chúa làm thước đo chính ta.
Định mức thứ hai là công lý. Như các lời bình luận đại kết đã chứng tỏ, công lý cũng được hiểu trong chiều kích xã hội mạnh mẽ của nó. Quyền lợi của người nghèo và người yếu thế phải được nhìn nhận. Đôi khi sự hợp tác trong việc phục vụ người nghèo và đạt công lý vẫn có thể thực hiện được, dù sự hiệp thông tín lý không có chi tiến triển vì thiếu phương tiện.
Định mức sau cùng là lòng khiêm tốn: chúng ta không phải là những người chủ đạo của hợp nhất: hợp nhất phát xuất từ Thiên Chúa và điều đòi hỏi nơi ta trước nhất là khẩn cầu công trình của Thiên Chúa. Thiển nghĩ không có lòng khiêm nhường, ta sẽ không bao giờ thể hiện được sự hợp nhất mà Chúa yêu cầu. Chính vì thế, bản văn của Mica trở thành chương trình đại kết quan trọng, nhất là vào lúc này, lúc mà một số người gọi là “mùa đông đại kết”, lúc ta càng cần phải nhìn bằng con mắt đức tin, bởi vì ở cửa ngõ mùa xuân, hạt giống đang chết đi kia sẽ trổ sinh hoa trái.
Vũ Văn An1/29/2013
________________________________________
Nhân cuộc viếng thăm ad limina gần đây, Đức TGM kiêm thần học gia Bruno Forte đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn về vai trò của Đức Bênêđíctô XVI trong việc đại kết.
Theo Đức TGM Forte, trong bài diễn văn khai mạc Công Đồng Vatican II, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc khắc phục sự ngờ vực lẫn nhau và phải dùng đức tin nhận ra hành động của Thiên Chúa trong lịch sử. Ngài cho rằng sự hợp nhất giữa các Kitô hữu là một ưu tiên của công đồng. Dĩ nhiên, sự hợp nhất này không thể có được nếu không có sự hợp nhất sâu sắc với chính Thiên Chúa. Theo một nghĩa nào đó, thì đại kết không phải là việc một giáo hội nào đó quay về với một giáo hội khác mà là việc mọi người rửa tội quay trở về với Chúa Kitô.
Thành thử, Đức TGM Forte nhận ra một sự liên tục sâu sắc giữa các giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI và giáo huấn của Vatican II. Đức TGM cho rằng vị giáo hoàng hiện nay là một nhà cải cách và cải cách theo quan điểm nền tảng của Công Đồng, tức theo đức tin. Ngài kêu gọi Giáo Hội tự canh tân, không phải về phương diện quản trị mà là quay về với Chúa Kitô, qua việc khẳng nhận tính tối thượng tuyệt đối của Người, bước chân theo Người và làm chứng cho Người. Giáo hội càng chu toàn chương trình này, chúng ta càng có thể nói rằng con đường đại kết chắc chắn sẽ phát triển.
Khía cạnh khác cần được xem sét là các dị biệt giữa các giáo hội: nếu đôi lúc, thành quả của đối thoại chưa đem tới cho ta một diễn trình hợp nhất hay ít nhất một cuộc xích lại gần nhau ngay tức khắc, như một số người ngây thơ mong đợi, thì cũng chính vì việc suy niệm sự thật đã dẫn chúng ta tới việc nhận ra các dị biệt này. Dĩ nhiên, dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần và đức tin, các dị biệt này không bị coi như những nhân tố không thể vượt qua mà là để hiểu rằng bất chấp chúng được nhận ra một cách sáng suốt, rõ mồn một như thế nào, ta vẫn có thể khám phá ra cái nguồn sâu xa hơn đem chúng ta tới hợp nhất, cả trên bình diện tín lý nữa.
Đi vào cụ thể, Đức TGM Forte cho hay: đối với các giáo hội Chính Thống, Ủy Ban Đối Thoại Thần Học Hỗn Hợp giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống, mà Đức TGM vốn là một thành viên, đã cho công bố Văn Kiện Ravenna, trong đó, lần đầu tiên, mọi giáo hội Chính Thống tự trị đều nhìn nhận rằng nguyên tắc căn bản của giáo hội học Đông Phương đã được phát biểu ở số 21 của Các Qui Điển Tông Đồ. Nguyên tắc này dạy rằng tại hạ tầng có vị giám mục, trên đó là vị tổng giám mục và trên hết là vị thượng phụ. Từ trước đến nay, nguyên tắc này vốn luôn được áp dụng trên bình diện giáo hội địa phương, nay cũng được áp dụng trên bình diện giáo hội phổ quát nữa. Nghĩa là cần thiết phải có một vị đứng thứ nhất và cầm đầu giáo hội phổ quát. Vị này phải là tiếng nói của toàn thể Giáo Hội, và vị đứng hàng đầu này được anh em Chính Thống nhìn nhận không là ai khác mà là chính Giám Mục Rôma, vì Rôma vốn là Giáo Hội thứ nhất trong năm giáo hội thượng phụ vĩ đại của thế giới cổ thời. Tuy nhiên, dù cuộc đối thoại này đôi lúc có tiếng vang tại hạ tầng, nhưng một số cộng đồng Chính Thống vẫn cho rằng các thượng phụ của họ quá nhân nhượng đối với Rôma. Nên ta phải coi đây là con đường vĩ đại để ta lắng nghe nhau và lắng nghe Thiên Chúa và phải dùng đức ái làm trợ lực cho các cố gắng đại kết.
Đối với diễn trình này, vào đầu triều đại của ngài, Đức Bênêđíctô XVI vốn bị coi là người gây trở ngại cho nó. Nhưng thực ra, điều trái ngược đã xẩy ra. Đức TGM Forte cho rằng: trước nhất, ta phải nhấn mạnh tới mối liên kết sâu xa giữa giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI và Vatican II. Ngài vốn là một chuyên viên thần học của Công Đồng và là người từng nhiều lần quả quyết, như Chân Phúc Gioan XXIII, rằng Vatican II chính là chiếc “la bàn của thời ta”. Ngài cũng là vị giáo hoàng muốn tái phát động Vatican II, nhưng tái phát động nó theo lối chính đáng, nghĩa là không chồng đống phiến diện giữa “gián đoạn” và “liên tục”, như thể Vatican II là một ly khai đối với truyền thống Công Giáo. Trái lại, ngài muốn chứng tỏ rằng tại Vatican II, Chúa Thánh Thần luôn hành động trong Giáo Hội, nhờ thế, nhờ trung thành với bản sắc và nguyên tắc của mình là chính Chúa Kitô hằng sống, Giáo Hội có thể được canh tân để công bố Tin Mừng một cách toàn bộ và hữu hiệu cho mọi người nam nữ thời nay.
Chính trong tinh thần này, Đức Bênêđíctô XVI đã đầy xác tín biến chính nghĩa hợp nhất Kitô Giáo thành của riêng ngài. Mọi sáng kiến cũng như trong nhiều dịp của các năm gần đây cho thấy ngài không coi đại kết như một hoạt động trong các hoạt động khác, nhưng là chiều kích nền tảng của đời sống Giáo Hội. Bởi thế, thay vì chỉ nghĩ đến việc thay đổi lối suy nghĩ về Công Đồng trong lãnh vực đại kết, như một số người vẫn cho như thế, vị giáo hoàng đương nhiệm muốn đưa ra một diễn trình thâm hậu hóa nó, một diễn trình khác hẳn.
Vấn đề đối với ngài là tiếp nhận các tiến bộ vĩ đại của Công Đồng và đem chúng trở về với các nguồn cội sâu xa nhất của chúng, tức cái nhìn Ba Ngôi về Giáo Hội, một cái nhìn hướng ta tới căn cội Ba Ngôi. Nơi Ba Ngôi, có ba vị, và mỗi vị vẫn là chính mình như thế nào, thì cũng có sự hợp nhất sâu xa như thế trong Giáo Hội Công Giáo, một sự hợp nhất được thể hiện trong cái đa diện phong phú của nhiều giáo hội đặc thù hay trong chiều kích lịch sử của mầu nhiệm Giáo Hội duy nhất này.
Không cần phải đưa ra các quyết định vội vã, nhưng cần tin tưởng và hy vọng vào con đường sẽ dẫn ta tới việc thể hiện trọn vẹn kế hoạch của Thiên Chúa. Nhìn theo cách này, các giáo huấn của Đức Bênêđictô XVI, trong mọi nét sâu sắc và phong phú của chúng, được coi là liên tục với sứ điệp của Vatican II.
Nói về các cơ cấu như toà bản quyền vốn được Đức Thánh Cha thiết lập để chào đón anh em Anh Giáo, đấy có phải là một giải pháp đối với các cộng đồng không Công Giáo khác hay không? Đối với Đức TGM Forte, bên dưới các cơ cấu này là trực giác sáng suốt của Chân Phúc Gioan Phaolô II, đấng mà trong Ut unum sint, từng cho rằng mình sẵn sàng duyệt lại việc thi hành quyền tối thượng, để quyền này được các tín hữu của các truyền thống Kitô Giáo khác chấp nhận. Ý tưởng làm nền là cần phân biệt một bên là nội dung chân lý thần học của việc hợp nhất Giáo Hội, vốn được ủy nhiệm cho Giám Mục Rôma, và một bên là phương cách thi hành nội dung ấy, một phương cách đương nhiên mỗi lúc một khác tùy theo kinh nghiệm lịch sử.
Hiện đang có một tinh thần hợp nhất khiến Giáo Hội La Tinh chín mùi hơn và cũng có một tinh thần hợp nhất đang liên kết các giáo hội Đông Phương với Tòa Thánh. Đàng khác, cũng có những hình thức khác như hình thức thử nghiệm là tòa bản quyền dành cho anh em cựu Anh Giáo. Công thức tòa bản quyền này có thể có ích đối với những anh em cựu Anh Giáo nào đặc biệt gắn bó với các truyền thống đặc thù của Anh Giáo trong lãnh vực phụng vụ, cầu nguyện mà không vì thế xâm phạm tới sự hiệp thông về tín lý và mục vụ với Giáo Hội Rôma. Vì thế, ta phải cởi mở đối với tính đa diện trong các khả thể, nghĩa là đối với một hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo mà không từ bỏ các thiện ích từng tiếp nhận được nơi truyền thống Anh Giáo, trái lại đem chúng tới chỗ toàn thành trong Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, cũng có nhiều anh em cựu Anh Giáo muốn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo mà không cần giữ lại một vài yếu tố từng lên đặc điểm cho bản sắc và truyền thống của họ. Với quyết định của ngài, Đức Bênêđíctô XVI muốn chứng tỏ rằng ngài cởi mở đối với mọi khả thể, ủng hộ các khả thể này và khích lệ chúng để ý nguyện hợp nhất Kitô Giáo của Chúa Giêsu được thể hiện.
Nhưng đối với Đức Bênêđíctô XVI, nếu có chút thành công nào trong lãnh vực này, thì đó hoàn toàn là do công trình của Chúa Thánh Thần, và dù sao, thì đó cũng chỉ là những thành công nhỏ nhoi so với điều Chúa Giêsu mong đợi nơi Giáo Hội. Đây quả là thái độ của một con người có đức tin biết nhìn sự việc trong viễn tượng tối hậu và không bao giờ tán tụng thái quá các thành quả đã đạt được từ trước đến nay. Nói cách khác, vẫn còn rất nhiều điều cần phải làm. Đại kết vẫn là lời hứa và lời gọi vĩ đại, và theo một vài khía cạnh nào đó, nó cũng là một thách đố hết sức lớn lao. Cơn cám dỗ nguy hiểm nhất là sự nản chí nản lòng, vì nghĩ rằng việc hợp nhất này sẽ không bao giờ đạt được. Bởi thế, vị giáo hoàng đương nhiệm mời gọi ta phải phản ứng một cách đầy tin tưởng vào việc làm và ý muốn của Thiên Chúa. Cơn cám dỗ ngược lại là vội vàng, bằng mọi giá, đạt cho được sự hợp nhất này, với những bước đi chỉ có thể biện minh nhờ hoà giải hơn là nhờ vâng phục đức tin. Về điểm này, Đức Bênêđíctô XVI lưu ý chúng ta: hợp nhất chỉ có thể xây dựng trên sự thật. Đàng khác, việc hợp nhất Kitô Giáo không thể bị tách biệt khỏi sự thật, nên hợp nhất - sự thật - đức ái là ba cái cọc của con đường duy nhất giữ cho chúng kết hợp với nhau.
Còn về việc hòa giải với Hội Thánh Piô X, theo Đức TGM Forte, Đức Bênêđíctô XVI xưa nay vốn tỏ rõ một đức ái và một cởi mở rất lớn. Summorum Pontificum và các qui tắc áp dụng nó giúp người nào muốn sống một cách trọn vẹn sứ điệp Công Giáo vẫn có thể trung thành với gia tài phụng vụ của quá khứ. Đức TGM Forte xác tín rằng nền phụng vụ của Vatican II vừa thực sự phong phú vừa có tính truyền thống; do đó, ngài không hiểu tại sao những niềm hoài cổ kia lại có thể đã phát sinh ra được; tuy nhiên, chúng đã được phát sinh ra và đang hiện hữu thực sự. Nên vị giáo hoàng đương nhiệm đã tỏ rõ một lòng tôn kính và chấp nhận chúng. Nhưng có một điểm không thể thay đổi mà cộng đồng do Đức TGM Lefèbre thiết lập sẽ phải cân nhắc và lượng giá mình đó chính là việc phải xác tín và trọn vẹn chấp nhận nội dung tín lý của Vatican II. Bác bỏ Công Đồng không phải là bác bỏ một khoảnh khắc riêng rẽ trong đời sống Giáo Hội: việc chấp nhận nó là thành phần cấu tạo nên việc chấp nhận Giáo Hội Công Giáo như một toàn bộ.
Trên bình diện giáo phận và giáo xứ, đại kết phải được coi là chủ yếu. Dĩ nhiên, mỗi cộng đồng sống đại kết một cách khác: có những giáo phận phải đối diện với người Chính Thống và anh em Tin Lành hằng ngày tại chính lãnh thổ của mình, nhiều giáo phận ít tiếp xúc với họ hơn. Tuy nhiên, các nguyên tắc nền tảng cần được mọi nơi tuân theo. Chính vì thế, theo Đức TGM Forte, Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hợp Nhất Kitô Giáo cần luôn được trân trọng. Trong các thừa tác vụ dành cho người trẻ và người trưởng thành cũng như các thừa tác vụ giáo lý, cần dành nhiều quan trọng hơn cho việc cầu nguyện này.
Tại giáo phận Chieti-Vasto, vốn là giáo phận của Đức TGM Forte, ngài đã dành một nhà thờ cho một linh mục Chính Thống, theo lời yêu cầu của Đức TGM Dervos. Tại cộng đoàn Adventist, vị mục sư sở tại đã đón tiếp Đức TGM Forte một cách đầy ân cần và thương yêu, còn mời ngài nói chuyện tại phân khoa thần học của họ tại Florence, về Lời Chúa… Với các cộng đồng quá khích như Chứng Nhân Giêhôva chẳng hạn thì khó có những cuộc đối thoại vì họ không muốn như thế; không những vậy, có khi, họ còn trốn chạy khỏi đối thoại nữa, nhất là khi họ gặp phải những Kitô hữu được đào luyện cẩn thận. Trong những trường hợp này, chính sự chín mùi trong cuộc sống Kitô giáo mới có sức thuyết phục hơn lời nói. Nhờ thế, Đức TGM đã chứng kiến được nhiều cuộc trở về của các cựu chứng nhân Giêhôva. Khi được hỏi lý do của cuộc trở về, một cựu chứng nhân đã thú thực: “vì chúng con cảm thấy được tự do trong Giáo Hội”. Thiên Chúa của người Kitô hữu không phải là vị Thiên Chúa làm ta hãi sợ hay chuyên áp đặt ý muốn lên ta, mà là vị Thiên Chúa mời gọi ta bằng sợi dây yêu thương và điều này đem lại một niềm vui khôn tả.
Được hỏi đâu là ý nghĩa sâu xa của Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hợp Nhất Kitô Giáo năm nay, Đức TGM Forte cho hay: Năm nay, chủ đề của Tuần Lễ là câu trích tiên tri Mica: “Tôi sẽ mang gì vào chầu Thiên Chúa?” (Mk 6:6-8). Nền tảng của suy niệm này, vốn do một ủy ban hỗn hợp gồm cả người Công Giáo, Chính Thống lẫn Thệ Phản chọn lựa, là ý muốn thể hiện điều Thiên Chúa muốn cho ta. Có ba định mức nền tảng ở đây: định mức thứ nhất là lòng đạo hạnh (piety). Đạo hạnh là thái độ sâu sắc muốn phó thác cho Thiên Chúa, hoàn toàn tín thác vào quyền tối thượng tuyệt đối của Người. Mica muốn cầu xin để quyền tối thượng của Thiên Chúa này được nhìn nhận như là cội nguồn và điểm qui chiếu cho mọi chọn lựa của ta. Đây là ý niệm chủ yếu được Đức Thánh Cha nhấn mạnh rất nhiều. Nơi Mica, việc tín thác vào lòng thương xót là dấu chỉ sự cố gắng liên tục muốn lấy ý Thiên Chúa làm thước đo chính ta.
Định mức thứ hai là công lý. Như các lời bình luận đại kết đã chứng tỏ, công lý cũng được hiểu trong chiều kích xã hội mạnh mẽ của nó. Quyền lợi của người nghèo và người yếu thế phải được nhìn nhận. Đôi khi sự hợp tác trong việc phục vụ người nghèo và đạt công lý vẫn có thể thực hiện được, dù sự hiệp thông tín lý không có chi tiến triển vì thiếu phương tiện.
Định mức sau cùng là lòng khiêm tốn: chúng ta không phải là những người chủ đạo của hợp nhất: hợp nhất phát xuất từ Thiên Chúa và điều đòi hỏi nơi ta trước nhất là khẩn cầu công trình của Thiên Chúa. Thiển nghĩ không có lòng khiêm nhường, ta sẽ không bao giờ thể hiện được sự hợp nhất mà Chúa yêu cầu. Chính vì thế, bản văn của Mica trở thành chương trình đại kết quan trọng, nhất là vào lúc này, lúc mà một số người gọi là “mùa đông đại kết”, lúc ta càng cần phải nhìn bằng con mắt đức tin, bởi vì ở cửa ngõ mùa xuân, hạt giống đang chết đi kia sẽ trổ sinh hoa trái.
Thông Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và Thế Giới
J.B. Đặng Minh An dịch
08:39 31/03/2013
Thật là một niềm vui cho tôi được công bố thông điệp này: Chúa Kitô đã sống lại! Tôi ao ước thông điệp này vang dội đến mọi nhà và mỗi một gia đình, đặc biệt là những nơi con người đang phải gánh chịu đau khổ nặng nề nhất, trong các bệnh viện, trong các nhà tù.. .
Trên tất cả, tôi ao ước thông điệp ấy đến với mọi con tim, vì đó chính là nơi mà Chúa muốn gieo Tin Mừng này là Chúa Giêsu đã sống lại, là anh chị em có hy vọng, anh chị em không còn bị khống chế trong quyền năng của tội lỗi, của sự dữ! Tình yêu đã khải hoàn, lòng thương xót đã chiến thắng!
Như những phụ nữ môn đệ của Chúa Giêsu, những người đã đi đến ngôi mộ và thấy nó đã trống rỗng, chúng ta có thể cũng tự hỏi sự kiện này có nghĩa là gì? (x. Lc 24:4). Việc Chúa Giêsu đã sống lại có ý nghĩa gì? Sự kiện này có nghĩa là tình yêu của Thiên Chúa mạnh hơn sự dữ và chính cái chết, nghĩa là tình yêu của Thiên Chúa có thể biến đổi cuộc sống của chúng ta và làm cho những nơi khô cằn trong con tim chúng ta nở hoa.
Cũng chính cùng một tình yêu này mà Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người và theo đuổi đến cùng con đường khiêm hạ và tự hiến, xuống tận địa ngục, tận vực thẳm tách biệt khỏi Thiên Chúa. Chính tình yêu thương xót này đã phủ lấp ánh sáng trên cơ thể đã chết của Chúa Giêsu, biến đổi cơ thể ấy, và vạch ra con đường dẫn đến sự sống đời đời. Chúa Giêsu đã không quay trở lại cuộc sống trước đây của mình, cuộc sống trần gian, nhưng tiến vào cuộc sống vinh quang của Thiên Chúa và Ngài đã bước vào cuộc sống ấy cùng với nhân loại chúng ta, mở ra cho chúng ta một tương lai hy vọng.
Phục Sinh là một cuộc vượt qua, một thông lộ cho con người thoát ách nô lệ tội lỗi và xấu xa để đạt đến sự tự do của yêu thương và thiện hảo. Bởi vì Thiên Chúa là sự sống, sự sống tinh tuyền, và vinh quang của Ngài là sự sống con người (xem Irenaeus, Adversus Haereses, 4,20,5-7).
Anh chị em thân mến, Chúa Kitô đã chết và đã sống lại một lần cho tất cả, và cho tất cả mọi người, nhưng quyền năng Phục Sinh, lễ Vượt Qua thoát ách nô lệ tội lỗi tiến đến tự do của thiện hảo, phải được thực hiện trong mọi thời đại, trong sự tồn tại cụ thể của chúng ta, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Có biết bao nhiêu sa mạc, thậm chí ngay trong ngày hôm nay, mà con người cần phải vượt qua! Trên tất cả, là những sa mạc nội tâm, khi chúng ta không có tình yêu đối với Thiên Chúa hay người lân cận, khi chúng ta không nhận ra rằng chúng ta là những người phải bảo vệ cho tất cả những gì Tạo Hóa đã ban cho chúng ta và vẫn đang tiếp tục ban cho chúng ta. Lòng thương xót của Thiên Chúa có thể làm cho những mảnh đất khô hạn nhất trở thành một khu vườn, có thể khôi phục lại sự sống cho những bộ xương khô (x. Ez 37:1-14).
Vì vậy, đây là lời mời gọi mà tôi muốn gởi đến tất cả mọi người: Chúng ta hãy nhận lấy ân sủng của Chúa Kitô Phục Sinh! Chúng ta hãy để mình được đổi mới nhờ lòng thương xót của Chúa, hãy để cho chúng ta được Chúa Giêsu yêu thương, hãy để cho quyền năng tình yêu Ngài biến đổi cuộc sống của chúng ta; và chúng ta hãy trở nên những trung gian của lòng thương xót Chúa, trở nên những kênh thông qua đó Thiên Chúa có thể tưới nước trái đất, bảo vệ tất cả mọi loại thụ tạo và làm triển nở công lý và hòa bình.
Và vì thế chúng ta khẩn cầu cùng Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng đã biến cái chết thành cuộc sống, xin Ngài thay đổi hận thù bằng tình yêu, thay trả thù bằng sự tha thứ, thay chiến tranh bằng hòa bình. Vâng, Chúa Kitô là sự bình an của chúng ta, và qua Ngài, chúng ta khẩn cầu hòa bình cho cả thế giới.
Hòa bình cho Trung Đông, và đặc biệt là hòa bình giữa người Israel và người Palestine, là những dân tộc đang nỗ lực mưu tìm con đường thương lượng, xin cho họ có thể sẵn sàng và can đảm tiếp tục đàm phán hầu chấm dứt một cuộc xung đột đã kéo dài quá lâu. Hòa bình ở Iraq, xin cho tất cả các hành vi bạo lực có thể kết thúc, và trên tất cả cho đất nước Syria thân yêu, cho dân tộc trên mảnh đất đang bị giằng xé bởi cuộc xung đột, và hòa bình cho những người tị nạn, những người đang ngóng chờ sự giúp đỡ và an ủi. Bao nhiêu máu đã đổ! Và còn bao nhiêu đau khổ phải xảy ra nữa trước khi có được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này?
Hòa bình cho châu Phi, nơi vẫn còn là sân khấu của các cuộc xung đột bạo lực. Tại Mali, xin cho thống nhất và ổn định có thể được khôi phục, tại Nigeria, nơi mà các cuộc tấn công thật đáng buồn vẫn đang tiếp tục, đang đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhiều người vô tội, và là nơi một con số đông đảo, kể cả trẻ em, đang bị bắt làm con tin bởi các nhóm khủng bố. Hòa bình ở phía Đông của nước Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Trung Phi, nơi nhiều người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ và tiếp tục sống trong sợ hãi.
Hòa bình ở châu Á, trên tất cả là hòa bình trên bán đảo Triều Tiên: cầu xin cho những bất đồng có thể được khắc phục và một tinh thần hòa giải mới được phát triển.
Hòa bình trên toàn thế giới, nơi vẫn còn chia rẽ vì sự tham lam vẫn đang săn lùng những miếng mồi ngon, nơi tiếp tục bị thương tổn bởi tâm địa ích kỷ đang đe dọa cuộc sống con người và gia đình, nơi lòng ích kỷ vẫn tiếp tục hoành hành trong tệ nạn buôn bán người, là hình thức tàn tệ nhất của chế độ nô lệ trong thế kỷ XXI này. Hòa bình cho toàn thế giới, nơi đang bị xâu xé bởi bạo lực liên quan đến buôn bán ma túy và việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên bất công! Hòa bình cho Trái đất của chúng ta! Xin Chúa Giêsu Phục Sinh mang lại ơn an ủi cho các nạn nhân của thiên tai và biến chúng ta trở nên những người bảo vệ có trách nhiệm cho các kỳ công sáng tạo.
Thưa anh chị em, tất cả những người đang nghe tôi, từ Rôma và từ khắp nơi trên thế giới, tôi muốn đề cập đến một lời mời gọi trong Thánh Vịnh: "Hãy cảm tạ Chúa tốt lành vì lòng nhân hậu Chúa tồn tại đến muôn đời. Nhà Israel hãy tiếp lời: "lòng khoan dung Chúa tồn tại muôn muôn đời" (Tv 117:1-2).
Thưa anh chị em, những người từ khắp nơi trên thế giới đã đến Quảng Trường này, là trái tim của Kitô Giáo, và tất cả anh chị em đang tham dự với chúng tôi thông qua các phương tiện truyền thông, tôi lặp lại nơi đây lời cầu chúc cho anh chị em một lễ Phục Sinh hạnh phúc! Anh chị em hãy mang đến cho gia đình và quốc gia mình thông điệp của niềm vui, của hy vọng và hòa bình mà mỗi năm lại được nhắc lại mạnh mẽ vào ngày này. Chúa Phục Sinh, người đã đánh bại tội lỗi và sự chết, nâng đỡ tất cả chúng ta đặc biệt là những người yếu thế nhất và những người quẫn bách nhất. Cảm ơn sự hiện diện của anh chị em và chứng tá đức tin của anh chị em. Một ý nghĩ và những lời cảm ơn đặc biệt cho món quà là những bông hoa xinh đẹp đến từ Hà Lan. Tôi trìu mến lặp lại cùng tất cả anh chị em: Xin Đức Kitô Phục Sinh hướng dẫn anh chị em và tất cả nhân loại trên những nẻo đường của tình yêu, công lý và hòa bình!
Quan điểm về hai biến cố trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh: Chính sách của ĐTC đã định hình
Trần Mạnh Trác
10:43 31/03/2013
Xem phần đầu
Lễ truyền dầu và ý nghiã bài giảng.
Phần đông giáo hữu không nghe tới Lễ Truyền Dầu (gọi tắt là Lễ Dầu, Chrism Mass) và nếu có biết thì chỉ một số ít người có dịp tham dự buổi lễ trọng thể hằng năm này, cử hành một lần duy nhất vào sáng Thứ Năm tuần thánh tại nhà thờ Chính Toà. Có nơi buổi lễ được dời vào chiều Thứ Tư để giúp các linh mục có thì giờ lo cho 'Tam Nhật Thánh' bắt đầu từ thứ Năm. Dù thế nào chăng nữa, đó là những thời điểm không thuận tiện cho phần đông giáo dân đang phải lao động.
Buổi lễ phải cử hành trước hàng giáo sĩ và đức giám mục cai quản điạ phận sẽ làm phép nhiều loại dầu dùng cho các bí tích, thường là 3 loại: dầu thánh (chrism: dùng cho thêm sức, truyền chức thánh, thánh hoá các nơi thờ phượng), dầu rửa tội (oil of catechumens) và dầu kẻ liệt (oil of the sick).
Sau buổi lể các linh mục sẽ lãnh lấy phần dầu cuả mình để dùng trong năm. Các loại dầu là dầu oliu được pha với dầu thơm (balsam).
Đây là dịp mà hầu như tất cả giáo sĩ trong địa phân tề tựu đông đủ cho nên những bài đọc cũng có mục đích nhắc nhở về thiên chức 'những người đựơc xức dầu', trong đó có bài từ sách tiên tri Isaia:
"Thánh thần Chuá ngự trên tôi: Vì Chuá đã xức dầu cho tôi; Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nhèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương; báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đầy; phóng thích cho những tù nhân; công bố năm hồng ân cuả Thiên Chuá..."
Đây cũng là dịp mà ĐGM sẽ đưa ra những lời khuyên cho hàng giáo sĩ (một loại 'hịch tướng sĩ') để hoàn thành các 'chương trình hoạt động' cuả giáo phận.
Năm nay tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu với sự hiện diện đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma.
Mọi người vẫn mong đợi rằng ngay sau muà Phục Sinh, ĐTC sẽ công bố những thay đổi trong giáo triều, và vì vậy mà bài giảng Lễ Dầu đã được phân tích một cách cặn kẽ để suy đoán về đường hướng thay đổi cuả giáo hội.
Phân tích bài giảng cuả ĐTC:
ĐTC đã dùng nhiều từ ngữ gợi hình và mạnh mẽ để nhấn mạnh tới ba vấn đề quan trọng: sứ vụ cuả giáo hội, bản lãnh phải có cuả hàng giáo sĩ, tức là những 'cán bộ' thực hiện sứ vụ đó và sau cùng là phương thế giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay cuả hàng giáo sĩ.
Sứ vụ:
Về sứ vụ cuả giáo hội, ĐTC nhấn mạnh đến những người đang thiếu thốn, sống bên lề xã hội, Ngài noí:
"Chúng ta cần phải đi ra ngoài, thì mới cảm nghiệm được giá trị cuả việc được xức dầu của chúng ta, và năng lượng và hiệu quả cứu độ của nó: hãy đi đến những vùng ngoại ô, nơi có đau khổ, đổ máu, có cảnh mù loà đang mong mỏi được nhìn thấy ánh sáng, và có những tù nhân đang sống trong vòng nô lệ cuả các chủ nhân ác độc."
Đây là một chủ đề mà ĐTC đã thực hiện khi còn làm Tổng giám mục và liên tục nhắc nhở sau khi được bầu làm giáo hoàng, Ngài đôn đốc các thành viên của Giáo Hội phải nhìn ra ngoài, đem tin mừng tới cho người khác, đặc biệt là những người phải chịu thiệt thòi.
Nhắc lại trong thời cai quản tổng giáo phận Buenos Aires, Ngài đã đưa giáo sĩ tới phục vụ tại các khu ổ chuột, nâng con số 'thí điểm' từ 8 lên tới 50 và Ngài hằng tuần đón xe buýt đến thăm để làm bạn và chia sẻ một hũ nước mate (trà thơm, dùng chung một ống hút) với cư dân ở đây.
Ngay trước cuộc họp kín bầu Giáo hoàng, lúc đó Hồng Y Jorge Bergoglio đã phát biểu trong một buổi họp giữa các HY rằng Giáo Hội "có ơn gọi đi ra khỏi chính mình và đi đến những vùng ngoại vi, không chỉ về mặt địa lý, mà còn là vùng ngoại vi ở thực tại xã hội: là những vùng có bóng tối của tội lỗi, đau đớn, bất công, sự thiếu hiểu biết và thờ ơ với tôn giáo, của các suy nghĩ đương thời, và của tất cả các đau khổ. "
Khi Giáo Hội không làm như vậy, ngài nói thêm, "Giáo hội chỉ biết nhìn vào mình và vì thế trở nên bệnh hoạn." Tổ chức Giáo Hội, ngài nói, "đang mọc rễ trong việc tự tham chiếu và một loại thần học 'tự yêu lấy mình'". Như vậy thì "sẽ dẫn tới nhiều điều ác nghiêm trọng và tới một tinh thần thế tục. "
Ngài (HY Bergoglio) cho rằng vị giáo hoàng kế tiếp phải giúp đỡ Giáo Hội "đi ra vùng ngoại vi hiện sinh" để cho giáo hội trở thành "một người Mẹ có hiệu quả, đạt được cuộc sống từ niềm vui ngọt ngào và an ủi của sự loan báo Tin Mừng."
Cần ghi nhận ý tưởng mới mà ĐGH gói gọn trong 3 chữ 'vùng ngoại vi' không có nghĩa chỉ là những người tất bật sống trong những điều kiện địa lý thiếu thốn là các khu ổ chuột, nhưng còn là những người ngoài Công Giáo, khác tôn giáo, thờ ơ với tôn giáo và kể cả những người bất đồng với chúng ta vì một lý do nào đó.
Để thực hiện mục tiêu, cần có một tầng lớp cán bộ tốt (hàng giáo sĩ) với những bản lãnh cần thiết. Đó là vấn đề quan trọng thứ hai mà ĐGH đã tập trung trong bài giảng.
Bản lãnh Linh mục:
Ngài kêu gọi các linh mục trên thế giới mang quyền năng chữa lành của ân sủng Chúa tới cho tất cả mọi người như những "mục đồng sống chung với mùi của đàn cừu."
Giống như ở VN, những trẻ chăn trâu tốt là những đứa không sợ mùi mồ hôi trâu, những người nuôi heo giỏi thì không nề hà mùi phân chuồng.
Những linh mục "không đi ra ngoài con người cuả mình" Ngài nói tiếp, bằng cách chỉ làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người có thể "dần dần trở thành những người trung gian, quản lý " mà thôi.
Khi một linh mục "không đặt thân mình (lớp da của mình) và trái tim của mình lên tuyến đầu (line), thì vị linh mục ấy không bao giờ được nghe thấy một lời cám ơn ấm áp và chân thành" từ những người được trợ giúp.
"Đây chính là lý do tại sao một số linh mục không cảm thấy hài lòng, mất hăng hái (trái tim) và chỉ còn là một loại đồ cổ hoặc vật lạ theo ngôn từ cuả những nhà sưu tập - chứ không phải là một mục tử sống với mùi cuả cừu," Ngài nói.
Việc dấn thân là phải dứt khoát, không cần thiết phải đặt nặng vấn đề phương pháp nào có lợi ra sao, một điều mà giáo hội đã phải chiụ đựng nhiều chục năm trời với nhiều phong trào hoặc ý thức hệ đối chọi nhau như 'cấp tiến', 'thần học giải phóng' hay ' bảo thủ'...
"Không phải trong việc tìm kiếm tâm thức (soul-searching) hoặc liên tục 'tự phê' mà chúng ta gặp Chúa: những khóa 'tự học' có thể bổ ích cho cuộc sống, nhưng sống bằng cách học hết khóa này tới khoá khác, thử hết phương pháp này đến phưong pháp khác, làm chúng ta trở nên những đàn chim di (pelagians) và làm giảm sức mạnh của ân sủng"
"Đây là những gì Ta yêu cầu các Cha", ĐGH nhấn mạnh, "hãy trở thành những mục đồng có mùi cuả cừu", để mọi người có thể cảm nhận được vị linh mục không chỉ 'có quan tâm' tới giáo dân cuả mình mà thôi, nhưng là một 'ngư phủ lưới người' thật sự.
Thái độ cần có cuả hàng giáo sĩ khi thi hành sứ vụ là đặt nặng vào công việc xoa dịu (unction) chứ không phải là làm xong một công việc (function,) nghiã là có tư cách cuả một lương y dùng dầu thoa bóp chữa lành vết thương cho bệnh nhân để họ đươc thư thới hân hoan, chứ không phải tư cách cuả một công chức muốn hoàn thành một công tác để đạt được một địa vị cao hơn, Ngài nói:
Dầu bí tích quý giá "không phải là để làm cho chúng ta được thơm, và cũng không phải là để giữ kín trong lọ, vì nó sẽ trở thành ôi thối và làm cho trái tim cay đắng".
Một linh mục tốt đi xức dầu cho người dân "với dầu hoan lạc," rao giảng Tin Mừng "với sự xoa dịu làm cho người ta hân hoan," (unction) tức là với sự nhẹ nhàng, an ủi cuả lời Chúa.
Ngài lập lại ý tưởng 'xoa dịu' (unction) một lần nữa trong phần cuối bài giảng: "ở vùng sâu của thế giới hiện đại, nơi mà điều duy nhất đáng kể là sự xoa dịu (unction: xức dầu, xoa diu) chứ không phải là công việc (function: công vụ, chức quyền)."
Ngài kết hợp một cách kỳ diệu hai hình ảnh cuả một vị tư tế trong 'Cựu ước' và 'Tân ước', hình ảnh dầu thánh chẩy trên đầu cuả Aaron xuống tận áo choàng và hình ảnh cuả một thiếu phụ bị bệnh xuất huyết mong sờ tới được viền áo cuả Chuá Giêsu, ĐGH noí:
"Hình ảnh lây lan cuả dầu, chảy từ râu của Aaron xuống cổ áo choàng, là hình ảnh của một linh mục đang đi xức dầu mà, qua Chúa Kitô, Đấng Được Xức Dầu, đi đến những vùng tận cùng trái đất, (như là hình ảnh dầu chẩy xuống tới) chiếc áo choàng."
Ngài khai triển hình ảnh 'cái riềm áo cuả Chúa Giêsu' để nhấn mạnh đến việc một người mục tử chân chính phải đặt trái tim cuả mình vào sự khát khao cuả người dân thì mới linh cảm thấy được sứ vụ cuả mình qua những áp lực từ mọi phiá:
"Những gì Ta muốn nhấn mạnh là chúng ta cần phải liên tục khuấy động ân sủng của Chúa lên và cảm nhận được mọi yêu cầu, thậm chí cả những yêu cầu bất tiện và có khi chỉ có tính cách vật chất hoặc hết sức tầm thường nhưng hiển nhiên đó là những mong muốn của người dân mong được xức dầu với dầu thơm, vì họ biết rằng chỉ chúng ta mới có nó."
"Nhận thức và cảm thấy (những yêu cầu đó) là giống như khi Chúa cảm nhận được nỗi thống khổ và hy vọng của người phụ nữ bị xuất huyết khi bà chạm đến riềm áo của mình. Vào lúc đó, Chúa Giêsu, bị bao quanh mọi phía bởi nhiều người, đã thể hiện toàn vẹn vẻ đẹp của Aaron trong bộ y phục tư tế, với dầu chẩy xuống áo choàng. Đó là một vẻ đẹp tiềm ẩn, chỉ chiếu sáng cho những đôi mắt có niềm tin, như của người phụ nữ có bệnh xuất huyết. Mà ngay cả các môn đệ là những linh mục tương lai cũng chưa nhìn thấy hoặc chưa hiểu được: ở vùng ngoại vi hiện sinh, họ chỉ thấy những gì trên bề mặt: đám đông xô lấn vào Chúa Giêsu từ mọi phiá (x. Lc 8:42). Nhưng Chúa, thì khác, Ngài cảm thấy sức mạnh xức dầu của Thiên Chúa chạy xuống các cạnh của chiếc áo choàng của mình."
Sau Cùng đề cập đến cuộc khủng hoảnh về giáo sĩ hiện tại, ĐGH đưa ra một viễn kiến:
Phương thế giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay cuả hàng giáo sĩ
"Thực vậy, cuộc khủng hoảng được gọi là căn tính linh mục đang đe dọa tất cả chúng ta và đang đổ thêm dầu vào cuộc khủng hoảng văn hóa rộng lớn hơn, nhưng nếu chúng ta kiên trì đừng vững trước sự tấn công dữ dội của nó, chúng ta sẽ có thể 'ra khơi' và thả lưới nhân danh Chúa. Không phải là một điều xấu khi mà thực tại buộc chúng ta phải đi xa vào vùng nước sâu, nơi mà những gì chúng ta nhận được do ân điển cuả Chuá rõ ràng cũng được nhìn thấy là những ân huệ tinh khiết, đi vào vùng sâu của thế giới hiện đại, nơi mà điều duy nhất đáng kể là sự xoa dịu (unction: xức dầu, xoa diu) chứ không phải là công việc (function: công vụ, chức quyền) và các mẻ lưới đầy cá là những mẻ duy nhất được thả nhân danh của một người mà chúng ta đã đặt trọn niềm tin: Chúa Giêsu."
"Đừng quên thả lưới ngay cả trong những lúc khó khăn" là ý kiến cuả phần đông báo chí Công Giaó phân tích đoạn văn trên. Một số báo chí khác thì chú ý tới câu "thực tại buộc chúng ta phải đi xa vào vùng nước sâu" để dẫn giải là sẽ có nhiều thay đổi 'có tính cách mạng' trong giáo triều, thậm chí sẽ có những thay đổi liên hệ đến vần đề độc thân của linh mục hoặc truyền chức 'phó tế' cho phụ nữ vv..
Có một điều là khi bình luận về những khó khăn cuả giáo hội, phần đông người ta áp dụng các nguyên tắc cuả khoa học 'chính trị' hoặc 'xã hội' mà tìm giải đáp, nhưng quên rằng đây là một tổ chức tôn giáo có niềm tin.
Và do đó ĐGH đã chỉ cho chúng ta con đường rõ ràng và đang dẫn dắt chúng ta đi, đó là 'ra khơi', rời xa những vùng chật chội đầy dẫy cạnh tranh chèn ép, để đi tới những vùng nước sâu và rộng mênh mông, nơi mà không ngư phủ nào thèm đến vì không có lý do gỉ để tin có cá ở đó. Nhưng chính ở nơi đó là lúc Chuá truyền dạy cho các môn đệ 'hãy thả lưới".
Và môn đệ cuả Chuá sẽ trả lời: "Lạy Chuá, chúng con đã thả lưới hoài công cả đêm rồi, nhưng vì Chuá phán bảo, chúng con xin thả lưới".
Lễ truyền dầu và ý nghiã bài giảng.
Buổi lễ phải cử hành trước hàng giáo sĩ và đức giám mục cai quản điạ phận sẽ làm phép nhiều loại dầu dùng cho các bí tích, thường là 3 loại: dầu thánh (chrism: dùng cho thêm sức, truyền chức thánh, thánh hoá các nơi thờ phượng), dầu rửa tội (oil of catechumens) và dầu kẻ liệt (oil of the sick).
Sau buổi lể các linh mục sẽ lãnh lấy phần dầu cuả mình để dùng trong năm. Các loại dầu là dầu oliu được pha với dầu thơm (balsam).
Đây là dịp mà hầu như tất cả giáo sĩ trong địa phân tề tựu đông đủ cho nên những bài đọc cũng có mục đích nhắc nhở về thiên chức 'những người đựơc xức dầu', trong đó có bài từ sách tiên tri Isaia:
"Thánh thần Chuá ngự trên tôi: Vì Chuá đã xức dầu cho tôi; Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nhèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương; báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đầy; phóng thích cho những tù nhân; công bố năm hồng ân cuả Thiên Chuá..."
Đây cũng là dịp mà ĐGM sẽ đưa ra những lời khuyên cho hàng giáo sĩ (một loại 'hịch tướng sĩ') để hoàn thành các 'chương trình hoạt động' cuả giáo phận.
Năm nay tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu với sự hiện diện đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma.
Mọi người vẫn mong đợi rằng ngay sau muà Phục Sinh, ĐTC sẽ công bố những thay đổi trong giáo triều, và vì vậy mà bài giảng Lễ Dầu đã được phân tích một cách cặn kẽ để suy đoán về đường hướng thay đổi cuả giáo hội.
Phân tích bài giảng cuả ĐTC:
ĐTC đã dùng nhiều từ ngữ gợi hình và mạnh mẽ để nhấn mạnh tới ba vấn đề quan trọng: sứ vụ cuả giáo hội, bản lãnh phải có cuả hàng giáo sĩ, tức là những 'cán bộ' thực hiện sứ vụ đó và sau cùng là phương thế giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay cuả hàng giáo sĩ.
Sứ vụ:
Về sứ vụ cuả giáo hội, ĐTC nhấn mạnh đến những người đang thiếu thốn, sống bên lề xã hội, Ngài noí:
"Chúng ta cần phải đi ra ngoài, thì mới cảm nghiệm được giá trị cuả việc được xức dầu của chúng ta, và năng lượng và hiệu quả cứu độ của nó: hãy đi đến những vùng ngoại ô, nơi có đau khổ, đổ máu, có cảnh mù loà đang mong mỏi được nhìn thấy ánh sáng, và có những tù nhân đang sống trong vòng nô lệ cuả các chủ nhân ác độc."
Đây là một chủ đề mà ĐTC đã thực hiện khi còn làm Tổng giám mục và liên tục nhắc nhở sau khi được bầu làm giáo hoàng, Ngài đôn đốc các thành viên của Giáo Hội phải nhìn ra ngoài, đem tin mừng tới cho người khác, đặc biệt là những người phải chịu thiệt thòi.
Nhắc lại trong thời cai quản tổng giáo phận Buenos Aires, Ngài đã đưa giáo sĩ tới phục vụ tại các khu ổ chuột, nâng con số 'thí điểm' từ 8 lên tới 50 và Ngài hằng tuần đón xe buýt đến thăm để làm bạn và chia sẻ một hũ nước mate (trà thơm, dùng chung một ống hút) với cư dân ở đây.
Ngay trước cuộc họp kín bầu Giáo hoàng, lúc đó Hồng Y Jorge Bergoglio đã phát biểu trong một buổi họp giữa các HY rằng Giáo Hội "có ơn gọi đi ra khỏi chính mình và đi đến những vùng ngoại vi, không chỉ về mặt địa lý, mà còn là vùng ngoại vi ở thực tại xã hội: là những vùng có bóng tối của tội lỗi, đau đớn, bất công, sự thiếu hiểu biết và thờ ơ với tôn giáo, của các suy nghĩ đương thời, và của tất cả các đau khổ. "
Khi Giáo Hội không làm như vậy, ngài nói thêm, "Giáo hội chỉ biết nhìn vào mình và vì thế trở nên bệnh hoạn." Tổ chức Giáo Hội, ngài nói, "đang mọc rễ trong việc tự tham chiếu và một loại thần học 'tự yêu lấy mình'". Như vậy thì "sẽ dẫn tới nhiều điều ác nghiêm trọng và tới một tinh thần thế tục. "
Ngài (HY Bergoglio) cho rằng vị giáo hoàng kế tiếp phải giúp đỡ Giáo Hội "đi ra vùng ngoại vi hiện sinh" để cho giáo hội trở thành "một người Mẹ có hiệu quả, đạt được cuộc sống từ niềm vui ngọt ngào và an ủi của sự loan báo Tin Mừng."
Cần ghi nhận ý tưởng mới mà ĐGH gói gọn trong 3 chữ 'vùng ngoại vi' không có nghĩa chỉ là những người tất bật sống trong những điều kiện địa lý thiếu thốn là các khu ổ chuột, nhưng còn là những người ngoài Công Giáo, khác tôn giáo, thờ ơ với tôn giáo và kể cả những người bất đồng với chúng ta vì một lý do nào đó.
Để thực hiện mục tiêu, cần có một tầng lớp cán bộ tốt (hàng giáo sĩ) với những bản lãnh cần thiết. Đó là vấn đề quan trọng thứ hai mà ĐGH đã tập trung trong bài giảng.
Bản lãnh Linh mục:
Ngài kêu gọi các linh mục trên thế giới mang quyền năng chữa lành của ân sủng Chúa tới cho tất cả mọi người như những "mục đồng sống chung với mùi của đàn cừu."
Giống như ở VN, những trẻ chăn trâu tốt là những đứa không sợ mùi mồ hôi trâu, những người nuôi heo giỏi thì không nề hà mùi phân chuồng.
Những linh mục "không đi ra ngoài con người cuả mình" Ngài nói tiếp, bằng cách chỉ làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người có thể "dần dần trở thành những người trung gian, quản lý " mà thôi.
Khi một linh mục "không đặt thân mình (lớp da của mình) và trái tim của mình lên tuyến đầu (line), thì vị linh mục ấy không bao giờ được nghe thấy một lời cám ơn ấm áp và chân thành" từ những người được trợ giúp.
"Đây chính là lý do tại sao một số linh mục không cảm thấy hài lòng, mất hăng hái (trái tim) và chỉ còn là một loại đồ cổ hoặc vật lạ theo ngôn từ cuả những nhà sưu tập - chứ không phải là một mục tử sống với mùi cuả cừu," Ngài nói.
Việc dấn thân là phải dứt khoát, không cần thiết phải đặt nặng vấn đề phương pháp nào có lợi ra sao, một điều mà giáo hội đã phải chiụ đựng nhiều chục năm trời với nhiều phong trào hoặc ý thức hệ đối chọi nhau như 'cấp tiến', 'thần học giải phóng' hay ' bảo thủ'...
"Không phải trong việc tìm kiếm tâm thức (soul-searching) hoặc liên tục 'tự phê' mà chúng ta gặp Chúa: những khóa 'tự học' có thể bổ ích cho cuộc sống, nhưng sống bằng cách học hết khóa này tới khoá khác, thử hết phương pháp này đến phưong pháp khác, làm chúng ta trở nên những đàn chim di (pelagians) và làm giảm sức mạnh của ân sủng"
"Đây là những gì Ta yêu cầu các Cha", ĐGH nhấn mạnh, "hãy trở thành những mục đồng có mùi cuả cừu", để mọi người có thể cảm nhận được vị linh mục không chỉ 'có quan tâm' tới giáo dân cuả mình mà thôi, nhưng là một 'ngư phủ lưới người' thật sự.
Thái độ cần có cuả hàng giáo sĩ khi thi hành sứ vụ là đặt nặng vào công việc xoa dịu (unction) chứ không phải là làm xong một công việc (function,) nghiã là có tư cách cuả một lương y dùng dầu thoa bóp chữa lành vết thương cho bệnh nhân để họ đươc thư thới hân hoan, chứ không phải tư cách cuả một công chức muốn hoàn thành một công tác để đạt được một địa vị cao hơn, Ngài nói:
Dầu bí tích quý giá "không phải là để làm cho chúng ta được thơm, và cũng không phải là để giữ kín trong lọ, vì nó sẽ trở thành ôi thối và làm cho trái tim cay đắng".
Một linh mục tốt đi xức dầu cho người dân "với dầu hoan lạc," rao giảng Tin Mừng "với sự xoa dịu làm cho người ta hân hoan," (unction) tức là với sự nhẹ nhàng, an ủi cuả lời Chúa.
Ngài lập lại ý tưởng 'xoa dịu' (unction) một lần nữa trong phần cuối bài giảng: "ở vùng sâu của thế giới hiện đại, nơi mà điều duy nhất đáng kể là sự xoa dịu (unction: xức dầu, xoa diu) chứ không phải là công việc (function: công vụ, chức quyền)."
Ngài kết hợp một cách kỳ diệu hai hình ảnh cuả một vị tư tế trong 'Cựu ước' và 'Tân ước', hình ảnh dầu thánh chẩy trên đầu cuả Aaron xuống tận áo choàng và hình ảnh cuả một thiếu phụ bị bệnh xuất huyết mong sờ tới được viền áo cuả Chuá Giêsu, ĐGH noí:
"Hình ảnh lây lan cuả dầu, chảy từ râu của Aaron xuống cổ áo choàng, là hình ảnh của một linh mục đang đi xức dầu mà, qua Chúa Kitô, Đấng Được Xức Dầu, đi đến những vùng tận cùng trái đất, (như là hình ảnh dầu chẩy xuống tới) chiếc áo choàng."
Ngài khai triển hình ảnh 'cái riềm áo cuả Chúa Giêsu' để nhấn mạnh đến việc một người mục tử chân chính phải đặt trái tim cuả mình vào sự khát khao cuả người dân thì mới linh cảm thấy được sứ vụ cuả mình qua những áp lực từ mọi phiá:
"Những gì Ta muốn nhấn mạnh là chúng ta cần phải liên tục khuấy động ân sủng của Chúa lên và cảm nhận được mọi yêu cầu, thậm chí cả những yêu cầu bất tiện và có khi chỉ có tính cách vật chất hoặc hết sức tầm thường nhưng hiển nhiên đó là những mong muốn của người dân mong được xức dầu với dầu thơm, vì họ biết rằng chỉ chúng ta mới có nó."
"Nhận thức và cảm thấy (những yêu cầu đó) là giống như khi Chúa cảm nhận được nỗi thống khổ và hy vọng của người phụ nữ bị xuất huyết khi bà chạm đến riềm áo của mình. Vào lúc đó, Chúa Giêsu, bị bao quanh mọi phía bởi nhiều người, đã thể hiện toàn vẹn vẻ đẹp của Aaron trong bộ y phục tư tế, với dầu chẩy xuống áo choàng. Đó là một vẻ đẹp tiềm ẩn, chỉ chiếu sáng cho những đôi mắt có niềm tin, như của người phụ nữ có bệnh xuất huyết. Mà ngay cả các môn đệ là những linh mục tương lai cũng chưa nhìn thấy hoặc chưa hiểu được: ở vùng ngoại vi hiện sinh, họ chỉ thấy những gì trên bề mặt: đám đông xô lấn vào Chúa Giêsu từ mọi phiá (x. Lc 8:42). Nhưng Chúa, thì khác, Ngài cảm thấy sức mạnh xức dầu của Thiên Chúa chạy xuống các cạnh của chiếc áo choàng của mình."
Sau Cùng đề cập đến cuộc khủng hoảnh về giáo sĩ hiện tại, ĐGH đưa ra một viễn kiến:
Phương thế giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay cuả hàng giáo sĩ
"Thực vậy, cuộc khủng hoảng được gọi là căn tính linh mục đang đe dọa tất cả chúng ta và đang đổ thêm dầu vào cuộc khủng hoảng văn hóa rộng lớn hơn, nhưng nếu chúng ta kiên trì đừng vững trước sự tấn công dữ dội của nó, chúng ta sẽ có thể 'ra khơi' và thả lưới nhân danh Chúa. Không phải là một điều xấu khi mà thực tại buộc chúng ta phải đi xa vào vùng nước sâu, nơi mà những gì chúng ta nhận được do ân điển cuả Chuá rõ ràng cũng được nhìn thấy là những ân huệ tinh khiết, đi vào vùng sâu của thế giới hiện đại, nơi mà điều duy nhất đáng kể là sự xoa dịu (unction: xức dầu, xoa diu) chứ không phải là công việc (function: công vụ, chức quyền) và các mẻ lưới đầy cá là những mẻ duy nhất được thả nhân danh của một người mà chúng ta đã đặt trọn niềm tin: Chúa Giêsu."
"Đừng quên thả lưới ngay cả trong những lúc khó khăn" là ý kiến cuả phần đông báo chí Công Giaó phân tích đoạn văn trên. Một số báo chí khác thì chú ý tới câu "thực tại buộc chúng ta phải đi xa vào vùng nước sâu" để dẫn giải là sẽ có nhiều thay đổi 'có tính cách mạng' trong giáo triều, thậm chí sẽ có những thay đổi liên hệ đến vần đề độc thân của linh mục hoặc truyền chức 'phó tế' cho phụ nữ vv..
Có một điều là khi bình luận về những khó khăn cuả giáo hội, phần đông người ta áp dụng các nguyên tắc cuả khoa học 'chính trị' hoặc 'xã hội' mà tìm giải đáp, nhưng quên rằng đây là một tổ chức tôn giáo có niềm tin.
Và do đó ĐGH đã chỉ cho chúng ta con đường rõ ràng và đang dẫn dắt chúng ta đi, đó là 'ra khơi', rời xa những vùng chật chội đầy dẫy cạnh tranh chèn ép, để đi tới những vùng nước sâu và rộng mênh mông, nơi mà không ngư phủ nào thèm đến vì không có lý do gỉ để tin có cá ở đó. Nhưng chính ở nơi đó là lúc Chuá truyền dạy cho các môn đệ 'hãy thả lưới".
Và môn đệ cuả Chuá sẽ trả lời: "Lạy Chuá, chúng con đã thả lưới hoài công cả đêm rồi, nhưng vì Chuá phán bảo, chúng con xin thả lưới".
Lời Đức Thánh Cha Phanxicô trước Khăn Liệm Thành Turin
Nguyễn Trọng Đa
10:56 31/03/2013
Lời Đức Thánh Cha Phanxicô trước Khăn Liệm Thành Turin
Anh chị em thân mến,
Tôi và anh chị em đang đứng trước Khăn Liệm Thánh, và tôi cảm tạ Chúa, vì thông qua công nghệ hiện đại (Lời người dịch: mới đây, các nhà khoa học đã khảo cứu kỹ bằng carbon Tấm Khăn Liệm thành Turin, và quả quyết rằng tấm khăn này có niên đại giữa năm 300 trước Công nguyên và năm 400 Công nguyên), Chúa đã ban cho chúng ta khả năng này.
Thậm chí nếu nó diễn ra theo cách này, chúng ta không chỉ đơn thuần là "nhìn", nhưng nói đúng hơn chúng ta tôn kính bằng một ánh mắt cầu nguyện. Tôi sẽ đi xa hơn: thực ra chúng ta đang nhìn chính chúng ta.
Dung mạo này có đôi mắt nhắm lại, đó là dung mạo của một Đấng đã chết, và thật nhiệm mầu Ngài đang nhìn chúng ta, và trong im lặng, Ngài nói với chúng ta.
Làm sao có thể được như vậy? Làm thế nào mà các tín hữu, như anh chị em, dừng lại trước ảnh của một người bị đánh đòn và bị đóng đinh? Đó là bởi vì Con Người của Khăn Liệm mời gọi chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu thành Nazareth.
Hình ảnh này, được in lên tấm vải, nói với tâm hồn chúng ta và đưa chúng ta lên đồi Can Vê, để nhìn gỗ Thánh Giá, và để đắm mình vào sự im lặng hùng hồn của tình yêu.
Do đó, chúng ta hãy tự cho phép mình được chạm đến bởi ánh mắt nhìn này, vốn không hướng trực tiếp vào mắt chúng ta, nhưng vào tâm hồn chúng ta. Trong im lặng, chúng ta hãy lắng nghe những gì Ngài nói với chúng ta từ sau cái chết của Ngài. Qua phương tiện tấm Khăn Liệm Thánh, Lời duy nhất và tối cao của Thiên Chúa đến với chúng ta: Tình yêu đã làm người, nhập thể trong lịch sử của chúng ta; lòng thương xót của Thiên Chúa đã cất đi mọi tà ác của thế gian, để giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của nó.
Khuôn mặt bị biến dạng này giống như tất cả các khuôn mặt của đàn ông và đàn bà bị phá hỏng bởi một lối sống, vốn không tôn trọng phẩm giá của họ, bởi chiến tranh và bạo lực đang hành hạ những người yếu đuối nhất ... Tuy nhiên, cùng một lúc, khuôn mặt trong tấm Khăn Liệm truyền tải một sự bình an tuyệt vời; thân xác bị tra tấn này thể hiện một uy nghiêm quyền thế.
Dường như tấm Khăn Liệm để cho một năng lượng bị hạn chế nhưng mạnh mẽ trong nó tỏa sáng nhiều, như muốn nói: hãy tin, đừng mất hy vọng; quyền năng của tình yêu Thiên Chúa, quyền năng của Đấng Phục Sinh vượt qua tất cả mọi thứ.
Vì vậy, khi nhìn Con Người của tấm Khăn Liệm Thánh, tôi biến thành của tôi lời kinh của thánh Phanxicô thành Átxidi trước cây Thánh giá:
“Lạy Thiên Chúa tối cao và vinh hiển, xin chiếu sáng cõi lòng tăm tối của con. Xin ban cho con đức tin ngay thẳng, đức cậy vững vàng, đức mến hoàn hảo, cảm thức và hiểu biết, để con thi hành huấn lệnh thánh thiện và chân thật của Chúa.
Amen”. (DailyMail 31-3-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Anh chị em thân mến,
Thậm chí nếu nó diễn ra theo cách này, chúng ta không chỉ đơn thuần là "nhìn", nhưng nói đúng hơn chúng ta tôn kính bằng một ánh mắt cầu nguyện. Tôi sẽ đi xa hơn: thực ra chúng ta đang nhìn chính chúng ta.
Dung mạo này có đôi mắt nhắm lại, đó là dung mạo của một Đấng đã chết, và thật nhiệm mầu Ngài đang nhìn chúng ta, và trong im lặng, Ngài nói với chúng ta.
Làm sao có thể được như vậy? Làm thế nào mà các tín hữu, như anh chị em, dừng lại trước ảnh của một người bị đánh đòn và bị đóng đinh? Đó là bởi vì Con Người của Khăn Liệm mời gọi chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu thành Nazareth.
Hình ảnh này, được in lên tấm vải, nói với tâm hồn chúng ta và đưa chúng ta lên đồi Can Vê, để nhìn gỗ Thánh Giá, và để đắm mình vào sự im lặng hùng hồn của tình yêu.
Do đó, chúng ta hãy tự cho phép mình được chạm đến bởi ánh mắt nhìn này, vốn không hướng trực tiếp vào mắt chúng ta, nhưng vào tâm hồn chúng ta. Trong im lặng, chúng ta hãy lắng nghe những gì Ngài nói với chúng ta từ sau cái chết của Ngài. Qua phương tiện tấm Khăn Liệm Thánh, Lời duy nhất và tối cao của Thiên Chúa đến với chúng ta: Tình yêu đã làm người, nhập thể trong lịch sử của chúng ta; lòng thương xót của Thiên Chúa đã cất đi mọi tà ác của thế gian, để giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của nó.
Khuôn mặt bị biến dạng này giống như tất cả các khuôn mặt của đàn ông và đàn bà bị phá hỏng bởi một lối sống, vốn không tôn trọng phẩm giá của họ, bởi chiến tranh và bạo lực đang hành hạ những người yếu đuối nhất ... Tuy nhiên, cùng một lúc, khuôn mặt trong tấm Khăn Liệm truyền tải một sự bình an tuyệt vời; thân xác bị tra tấn này thể hiện một uy nghiêm quyền thế.
Dường như tấm Khăn Liệm để cho một năng lượng bị hạn chế nhưng mạnh mẽ trong nó tỏa sáng nhiều, như muốn nói: hãy tin, đừng mất hy vọng; quyền năng của tình yêu Thiên Chúa, quyền năng của Đấng Phục Sinh vượt qua tất cả mọi thứ.
Vì vậy, khi nhìn Con Người của tấm Khăn Liệm Thánh, tôi biến thành của tôi lời kinh của thánh Phanxicô thành Átxidi trước cây Thánh giá:
“Lạy Thiên Chúa tối cao và vinh hiển, xin chiếu sáng cõi lòng tăm tối của con. Xin ban cho con đức tin ngay thẳng, đức cậy vững vàng, đức mến hoàn hảo, cảm thức và hiểu biết, để con thi hành huấn lệnh thánh thiện và chân thật của Chúa.
Amen”. (DailyMail 31-3-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Thánh Cha chủ sự Đàng Thánh Giá trọng thể tại Hý trường Colosseo
LM. Trần Đức Anh OP
13:49 31/03/2013
ROMA. Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các tín hữu: Thập Giá là câu trả lời của Thiên Chúa đối với sự ác trên thế giới và ngài mời gọi các tín hữu tín thác nơi tình thương bao la của Thiên Chúa.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài huấn dụ ngắn vào cuối Đàng Thánh Giá trọng thể tối Thứ Sáu Tuần Thánh 29-3-2013 tại Hý trường Colosseo ở Roma từ lúc 21 giờ 15. ĐTC nói:
Anh chị em thân mến,
Tôi cám ơn anh chị em đã tham dự đông đảo giờ phút cầu nguyện nồng nhiệt này. Và tôi cám ơn tất cả những người đã hiệp với chúng ta qua các phương tiện truyền thông, nhất là những người bệnh tật và già yếu.
Tôi không muốn thêm nhiều lời. Trong đêm này chỉ có một lời được lưu lại, đó là chính Thập Giá. Thập giá Chúa Giêsu là Lời mà Thiên Chúa trả lời cho sự ác của thế giới. Nhiều khi chúng ta thấy Thiên Chúa có vẻ không trả lời cho sự ác, và Ngài giữ im lặng. Trong thực tế, Thiên Chúa đã nói, đã trả lời, và câu trả lời của Ngài là Thập Giá Chúa Kitô: đó là Lời yêu thương, từ bi, tha thứ. Và đó cũng là sự phán xét. Thiên Chúa xét xử chúng ta bằng cách yêu thương chúng ta. Nếu ta đón nhận tình thương của Ngài, ta sẽ được cứu thoát, nếu ta từ khước, thì sẽ bị kết án, không phải do Ngài, nhưng do chính ta, vì Thiên Chúa không lên án, Ngài chỉ yêu thương và cứu vớt.
”Anh chị em thân mến, Lời của Thập Giá cũng là câu trả lời của các tín hữu Kitô đối với sự ác đang tiếp tục tác động trong và quanh chúng ta. Kitô hữu phải đáp lại sự ác bằng điều thiện, vác lấy thập giá, như Chúa Giêsu. Tối hôm nay, chúng ta đã nghe chứng từ của các anh chị em chúng ta từ Liban: chính họ đã soạn các bài suy niệm thật hay và kinh nguyện này. Tôi thành tâm cám ơn họ vì việc phục vụ này và nhất là chứng tá mà họ trình bày cho chúng ta. Chúng ta đã thấy điều đó khi ĐGH Biển Đức đến Liban: chúng ta đã thấy vẻ đẹp và sức mạnh của tình hiệp thông của các tín hữu ở phần đất này và tình bạn của bao nhiêu anh chị em Hồi giáo, và nhiều người khác. Đó là một dấu hiệu cho Trung Đông và cho toàn thế giới, một dấu hiệu hy vọng.
Vậy chúng ta hãy tiếp tục Đàng Thánh Giánày trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta hãy cùng nhau tiến bước trên con đường Thập Giá, tiến bước và mang trong con tim Lời yêu thương và tha thứ này. Chúng ta hãy tiếnbước trong niềm chờ đợi sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, Đấng yêu thương chúng ta dường nào.
Trước sự hiện của hàng chục ngàn tín hữu và hàng triệu người khác tham dự qua các phương tiện truyền thông, nhất là truyền hình trên thế giới, Thập Giá đã lần lượt được vác đi qua 14 chặng bên trong Hý trường Colosseo do ĐHY Vallini, Giám quản Roma, một gia đình Italia, một gia đình Ấn độ, một người khuyết tật, 2 chủng sinh người Hoa, các tín hữu từ Liban, Nigeria và Brazil, v.v.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài huấn dụ ngắn vào cuối Đàng Thánh Giá trọng thể tối Thứ Sáu Tuần Thánh 29-3-2013 tại Hý trường Colosseo ở Roma từ lúc 21 giờ 15. ĐTC nói:
Anh chị em thân mến,
Tôi cám ơn anh chị em đã tham dự đông đảo giờ phút cầu nguyện nồng nhiệt này. Và tôi cám ơn tất cả những người đã hiệp với chúng ta qua các phương tiện truyền thông, nhất là những người bệnh tật và già yếu.
Tôi không muốn thêm nhiều lời. Trong đêm này chỉ có một lời được lưu lại, đó là chính Thập Giá. Thập giá Chúa Giêsu là Lời mà Thiên Chúa trả lời cho sự ác của thế giới. Nhiều khi chúng ta thấy Thiên Chúa có vẻ không trả lời cho sự ác, và Ngài giữ im lặng. Trong thực tế, Thiên Chúa đã nói, đã trả lời, và câu trả lời của Ngài là Thập Giá Chúa Kitô: đó là Lời yêu thương, từ bi, tha thứ. Và đó cũng là sự phán xét. Thiên Chúa xét xử chúng ta bằng cách yêu thương chúng ta. Nếu ta đón nhận tình thương của Ngài, ta sẽ được cứu thoát, nếu ta từ khước, thì sẽ bị kết án, không phải do Ngài, nhưng do chính ta, vì Thiên Chúa không lên án, Ngài chỉ yêu thương và cứu vớt.
”Anh chị em thân mến, Lời của Thập Giá cũng là câu trả lời của các tín hữu Kitô đối với sự ác đang tiếp tục tác động trong và quanh chúng ta. Kitô hữu phải đáp lại sự ác bằng điều thiện, vác lấy thập giá, như Chúa Giêsu. Tối hôm nay, chúng ta đã nghe chứng từ của các anh chị em chúng ta từ Liban: chính họ đã soạn các bài suy niệm thật hay và kinh nguyện này. Tôi thành tâm cám ơn họ vì việc phục vụ này và nhất là chứng tá mà họ trình bày cho chúng ta. Chúng ta đã thấy điều đó khi ĐGH Biển Đức đến Liban: chúng ta đã thấy vẻ đẹp và sức mạnh của tình hiệp thông của các tín hữu ở phần đất này và tình bạn của bao nhiêu anh chị em Hồi giáo, và nhiều người khác. Đó là một dấu hiệu cho Trung Đông và cho toàn thế giới, một dấu hiệu hy vọng.
Vậy chúng ta hãy tiếp tục Đàng Thánh Giánày trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta hãy cùng nhau tiến bước trên con đường Thập Giá, tiến bước và mang trong con tim Lời yêu thương và tha thứ này. Chúng ta hãy tiếnbước trong niềm chờ đợi sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, Đấng yêu thương chúng ta dường nào.
Trước sự hiện của hàng chục ngàn tín hữu và hàng triệu người khác tham dự qua các phương tiện truyền thông, nhất là truyền hình trên thế giới, Thập Giá đã lần lượt được vác đi qua 14 chặng bên trong Hý trường Colosseo do ĐHY Vallini, Giám quản Roma, một gia đình Italia, một gia đình Ấn độ, một người khuyết tật, 2 chủng sinh người Hoa, các tín hữu từ Liban, Nigeria và Brazil, v.v.
ĐTC Phanxicô sẽ thăm Rio vào tháng 7 Ngày Giới trẻ Thế giới
Jos. Tú Nạc, NMS
14:05 31/03/2013
VATICAN CITY – ĐTC Phanxicô đã phê chuẩn ngài sẽ tham dự Ngày Giớ trẻ Thế giới ở Ba Tây vào tháng 7 này.
“Tôi hân hoan hướng về tháng 7 tới ở Rio de janeiro! Tôi sẽ gặp các bạn ở thành phố quan trong của Ba Tây!” Ngài đã nói trong bài giảng Chúa Nhật Lễ Lá. Chúa Nhật Lễ Lá là ngày Giới trẻ Thế giới được 28 năm.
“Hãy chuẩn bị tốt những trao đổi thông tin của các bạn – trên hết là chuẩn bị tinh thần – để khi chúng ta tập trung ở Rio có thể là một dấu chỉ của đức tin dành cho toàn thế giới,” ngài nói.
Trong lời phát biểu ứng khẩu, ngài cũng thiết tha kêu gọi: “Những người trẻ phải nói cho thề giới biết rằng theo Chúa Giê-su là thiện hảo, đi với Chúa Giê-su là hoàn hảo. Thông điệp của Chúa Giê-su tuyệt hảo. Tự vượt ra khỏi bản thân là điều tốt lành để đến những tận cùng của trái đất và của sự sống mang theo Chúa Giê-su! Ba từ: Hân hoan, Thánh Giá, và Thanh niên.”
Trước đó vài ngày, TT Ba Tây Dilma Rousseff cho biết ĐTC Phanxicô đã nói với bà ngài có ý định viếng thăm Thánh đường Đức Mẹ Quốc gia Aparecida.
Phát ngôn viên Vatican, Cha Federico Lombardi, Dòng Tên, nói Đức Thánh Cha và TT Rousseff đã dành 15 phút đàm đạo riêng vào ngày 20 tháng 3 trước lúc những thành viên thuộc đoàn đại biểu của bà tham gia.
ĐTC Phanxicô đã gửi tổng thống một bản tài liệu Aparecida 2007 của các Giám mục Mỹ châu, đã được phác thảo trong một cuộc họp tại Thánh đường Mẹ Maria, Cha Lombardi nói.
“Những lời mời (thăm viếng) được bày tỏ một cách đặc biệt từ những đoàn đại biểu” của các đại diện chính phủ đến tham dự lễ tấn phong của ĐTC Phanxicô ngày 19 tháng 3. Có hơn 130 quốc gia đã gửi đại biểu tham dự.
Được hỏi bởi cơ quan báo chí Á Căn Đình nhận định về sự việc mà ĐTC Phanxicô đã truyền đi một thông điệp đến dân chúng ở quê nhà của ngài trước lễ tấn phong, TT Rousseff nói vui, “Trông kìa, Đức Giáo Hoàng là người Á Căn Đình, còn Thiên Chúa là người Ba Tây đấy.”
“Tôi hân hoan hướng về tháng 7 tới ở Rio de janeiro! Tôi sẽ gặp các bạn ở thành phố quan trong của Ba Tây!” Ngài đã nói trong bài giảng Chúa Nhật Lễ Lá. Chúa Nhật Lễ Lá là ngày Giới trẻ Thế giới được 28 năm.
“Hãy chuẩn bị tốt những trao đổi thông tin của các bạn – trên hết là chuẩn bị tinh thần – để khi chúng ta tập trung ở Rio có thể là một dấu chỉ của đức tin dành cho toàn thế giới,” ngài nói.
Trong lời phát biểu ứng khẩu, ngài cũng thiết tha kêu gọi: “Những người trẻ phải nói cho thề giới biết rằng theo Chúa Giê-su là thiện hảo, đi với Chúa Giê-su là hoàn hảo. Thông điệp của Chúa Giê-su tuyệt hảo. Tự vượt ra khỏi bản thân là điều tốt lành để đến những tận cùng của trái đất và của sự sống mang theo Chúa Giê-su! Ba từ: Hân hoan, Thánh Giá, và Thanh niên.”
Trước đó vài ngày, TT Ba Tây Dilma Rousseff cho biết ĐTC Phanxicô đã nói với bà ngài có ý định viếng thăm Thánh đường Đức Mẹ Quốc gia Aparecida.
Phát ngôn viên Vatican, Cha Federico Lombardi, Dòng Tên, nói Đức Thánh Cha và TT Rousseff đã dành 15 phút đàm đạo riêng vào ngày 20 tháng 3 trước lúc những thành viên thuộc đoàn đại biểu của bà tham gia.
ĐTC Phanxicô đã gửi tổng thống một bản tài liệu Aparecida 2007 của các Giám mục Mỹ châu, đã được phác thảo trong một cuộc họp tại Thánh đường Mẹ Maria, Cha Lombardi nói.
“Những lời mời (thăm viếng) được bày tỏ một cách đặc biệt từ những đoàn đại biểu” của các đại diện chính phủ đến tham dự lễ tấn phong của ĐTC Phanxicô ngày 19 tháng 3. Có hơn 130 quốc gia đã gửi đại biểu tham dự.
Được hỏi bởi cơ quan báo chí Á Căn Đình nhận định về sự việc mà ĐTC Phanxicô đã truyền đi một thông điệp đến dân chúng ở quê nhà của ngài trước lễ tấn phong, TT Rousseff nói vui, “Trông kìa, Đức Giáo Hoàng là người Á Căn Đình, còn Thiên Chúa là người Ba Tây đấy.”
Lời mời gọi của Đức Thánh Cha trong đêm Vọng Phục Sinh
Lm Mic Nguyễn Khắc Minh.
14:08 31/03/2013
HÃY ĐỂ ĐỨC GIÊ SU PHỤC SINH BƯỚC VÀO TRONG CUỘC SỐNG CỦA BẠN.
“Hãy chấp nhận Đức Giê Su Phục Sinh trong đời sống các con, hãy đón nhận Ngài như một người bạn, với niềm tin tưởng rằng: Ngài là cuộc sống. Nếu như đến tận bây giờ mà các con còn ở xa Ngài, hãy tiến bước: Ngài sẽ đón nhận các con trong vòng tay mở rộng”. Đó là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong đêm Vọng Phục Sinh.
Trong đêm vọng Phục Sinh, Đức Thánh Cha đã cử hành ba bí tích khai tâm Ki Tô giáo; Rửa tội, Thêm Sức và Thánh Thể, cho 4 bạn trẻ: một người Anbani 30 tuổi, một người Ý 23 tuổi, một người Nga 30 tuổi và một bạn trẻ Việt Nam sống ở Mỹ 17 tuổi.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến 3 điểm chính yếu. Trước hết, Tin Mừng về sự Phục Sinh của Chúa Ki Tô nói về việc các phụ nữ chạy đến bên mộ Chúa, bởi tình yêu thúc đẩy: “Tình yêu hiện hữu trong các phụ nữ, tình yêu hướng về Giê Su đã thúc bách các bà chạy đến bên mộ”.
Sau đó các bà đã gặp thấy tảng đá bị lăn đi: “Có cái gì đã xảy ra hoàn toàn không như mong đợi, cái gì đó mới, cái gì đó đã làm đảo lộn con tim, các dự định và cả cuộc sống của các bà: các bà đã thấy tảng đá lăn ra khỏi cửa mộ, các bà tiến lại gần, và không thấy xác Chúa đâu nữa. Đó là một thực tế làm cho họ cảm thấy do dự, bối rối và ngập tràn các câu hỏi: “ Cái gì đã xảy ra?”, “Những việc ấy có ý nghĩa là gì?”
Đức Thánh Cha lưu ý về những gì xảy ra cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: “Cái gì không xảy ra cũng như xảy ra cho chúng ta khi có một cái thực sự mới đến với chúng ta trong các sự kiện liên tiếp hàng ngày? Chúng ta dừng lại, chúng ta không hiểu, chúng ta không biết làm sao để đối phó với nó. Những cái mới luôn làm chúng ta sợ hãi, cũng như những điều mới mẽ mà Chúa mang đến cho chúng ta, điều mới mà Chúa đòi hỏi chúng ta(...) Chúng ta sợ hãi trước những bất ngờ của Thiên Chúa, chúng ta sợ trước những bất ngờ của Thiên Chúa! Ngài luôn làm chúng ta ngạc nhiên!”
Đức Thánh Cha mời gọi mọi người mở ra trước “những cái mới mẽ của Thiên Chúa”: “ Hỡi anh chị em, đừng đóng kín lòng mình trước những điều mới mẽ mà Thiên Chúa muôn mang lại trong cuộc sống chúng ta! Không phải là chúng ta thường xuyên mệt mõi, thất vọng, buồn bã, không phải là chúng ta cảm thấy gánh nặng của tội lỗi chúng ta, không phải là chúng ta đã không nghĩ rằng chúng ta không thể làm những điều đó hay sao? Đừng đóng kín chính mình, đừng đánh mất niềm tin, đừng bao giờ cam chịu, không có hoàn cảnh nào mà Thiên Chúa không thể thay đổi, không có tội lỗi nào mà Thiên Chúa không thể thứ tha nếu như chúng ta biết mở lòng ra với Ngài”.
Sau đó Đức Thánh Cha nhấn mạnh- điểm thứ hai- Sự gần gũi của Thiên Chúa không luôn luôn ở ngay nơi mà chúng ta tìm kiếm: “Đã bao nhiêu lần chúng ta cần Đấng Tình Yêu nói với chúng ta: tại sao chúng ta tìm Đấng Phục Sinh giữa những kẻ chết? Những vấn đề, những bận tâm túi bụi hàng ngày có xu hướng làm chúng ta thu mình lại, trong sự cay đắng, sự buồn bã... và ngay cả trong cái chết. Đừng tìm kiếm ở nơi đó Đấng đang sống!”
Đức Thánh Cha mời gọi mỗi người: “Hãy chấp nhận để Đức Giê Su Phục Sinh bước vào trong đời sống của con, đón nhận Ngài như một người bạn, với tất cả niềm tin tưởng. Ngài là cuộc sống. Nếu như đến tận bây giờ con còn ở xa Ngài, hãy bước tới một chút: Ngài sẽ đón nhận con bằng vòng tay rộng mở. Nếu con còn nghi ngờ, hãy chấp nhận mạo hiểm: con sẽ không hề thất vọng. Nếu việc bước theo Ngài dường như là một khó khăn, con đừng sợ, hãy tin tưởng vào Ngài, hãy tin chắc rằng, Ngài gần gũi với con, Ngài ở với con và sẽ ban cho con bình an mà con đang tìm kiếm và ban cho con sức mạnh đế sống như Ngài muốn”.
Điểm thứ ba là đức tin của những người phụ nữ và việc nhớ lại lời của Chúa Ki Tô: “Đứng trước ngôi mộ trống và hai người trong trang phục rực sáng, phản ứng đầu tiên của các bà là phản ứng sợ hãi: Thánh Luca ghi lại: “các bà sấp mặt xuống đất, các bà không còn đủ can đảm để nhìn lên. Nhưng khi các bà nghe lời loan báo về Sự Phục Sinh, các bà đã đón nhận điều đó bằng một niềm tin”.
Và đây là điểm cần lưu ý: việc nhớ lại những điều tốt đẹp Thiên Chúa đã làm. “Đây là lời mời gọi nhớ lại những cuộc gặp gỡ với Đức Giê Su, những lời Ngài nói, những việc Ngài làm, nhớ lại đời sống của Ngài. Đây thực sự là một sự kiện để nhớ lại bằng cả tình yêu những kinh nghiệm với Thầy của mình, đã hướng dẫn các bà vượt qua tất cả mọi nỗi sợ hãi để đem Tin Mừng Phục Sinh cho các tông đồ và mọi người khác (x. Lc24,9). Hãy nhớ lại những điều mà Thiên Chúa đã làm và làm cho cha, làm cho chúng ta, hãy nhớ lại những chặng đường đã đi qua; và điều đó sẽ mở rộng con tim cho niềm hy vọng để hướng về tương lai. Hãy học biết cách nhớ lại những gì Thiên Chúa đã làm trong đời sống chúng ta”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh.
“Hãy chấp nhận Đức Giê Su Phục Sinh trong đời sống các con, hãy đón nhận Ngài như một người bạn, với niềm tin tưởng rằng: Ngài là cuộc sống. Nếu như đến tận bây giờ mà các con còn ở xa Ngài, hãy tiến bước: Ngài sẽ đón nhận các con trong vòng tay mở rộng”. Đó là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong đêm Vọng Phục Sinh.
Trong đêm vọng Phục Sinh, Đức Thánh Cha đã cử hành ba bí tích khai tâm Ki Tô giáo; Rửa tội, Thêm Sức và Thánh Thể, cho 4 bạn trẻ: một người Anbani 30 tuổi, một người Ý 23 tuổi, một người Nga 30 tuổi và một bạn trẻ Việt Nam sống ở Mỹ 17 tuổi.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến 3 điểm chính yếu. Trước hết, Tin Mừng về sự Phục Sinh của Chúa Ki Tô nói về việc các phụ nữ chạy đến bên mộ Chúa, bởi tình yêu thúc đẩy: “Tình yêu hiện hữu trong các phụ nữ, tình yêu hướng về Giê Su đã thúc bách các bà chạy đến bên mộ”.
Sau đó các bà đã gặp thấy tảng đá bị lăn đi: “Có cái gì đã xảy ra hoàn toàn không như mong đợi, cái gì đó mới, cái gì đó đã làm đảo lộn con tim, các dự định và cả cuộc sống của các bà: các bà đã thấy tảng đá lăn ra khỏi cửa mộ, các bà tiến lại gần, và không thấy xác Chúa đâu nữa. Đó là một thực tế làm cho họ cảm thấy do dự, bối rối và ngập tràn các câu hỏi: “ Cái gì đã xảy ra?”, “Những việc ấy có ý nghĩa là gì?”
Đức Thánh Cha lưu ý về những gì xảy ra cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: “Cái gì không xảy ra cũng như xảy ra cho chúng ta khi có một cái thực sự mới đến với chúng ta trong các sự kiện liên tiếp hàng ngày? Chúng ta dừng lại, chúng ta không hiểu, chúng ta không biết làm sao để đối phó với nó. Những cái mới luôn làm chúng ta sợ hãi, cũng như những điều mới mẽ mà Chúa mang đến cho chúng ta, điều mới mà Chúa đòi hỏi chúng ta(...) Chúng ta sợ hãi trước những bất ngờ của Thiên Chúa, chúng ta sợ trước những bất ngờ của Thiên Chúa! Ngài luôn làm chúng ta ngạc nhiên!”
Đức Thánh Cha mời gọi mọi người mở ra trước “những cái mới mẽ của Thiên Chúa”: “ Hỡi anh chị em, đừng đóng kín lòng mình trước những điều mới mẽ mà Thiên Chúa muôn mang lại trong cuộc sống chúng ta! Không phải là chúng ta thường xuyên mệt mõi, thất vọng, buồn bã, không phải là chúng ta cảm thấy gánh nặng của tội lỗi chúng ta, không phải là chúng ta đã không nghĩ rằng chúng ta không thể làm những điều đó hay sao? Đừng đóng kín chính mình, đừng đánh mất niềm tin, đừng bao giờ cam chịu, không có hoàn cảnh nào mà Thiên Chúa không thể thay đổi, không có tội lỗi nào mà Thiên Chúa không thể thứ tha nếu như chúng ta biết mở lòng ra với Ngài”.
Sau đó Đức Thánh Cha nhấn mạnh- điểm thứ hai- Sự gần gũi của Thiên Chúa không luôn luôn ở ngay nơi mà chúng ta tìm kiếm: “Đã bao nhiêu lần chúng ta cần Đấng Tình Yêu nói với chúng ta: tại sao chúng ta tìm Đấng Phục Sinh giữa những kẻ chết? Những vấn đề, những bận tâm túi bụi hàng ngày có xu hướng làm chúng ta thu mình lại, trong sự cay đắng, sự buồn bã... và ngay cả trong cái chết. Đừng tìm kiếm ở nơi đó Đấng đang sống!”
Đức Thánh Cha mời gọi mỗi người: “Hãy chấp nhận để Đức Giê Su Phục Sinh bước vào trong đời sống của con, đón nhận Ngài như một người bạn, với tất cả niềm tin tưởng. Ngài là cuộc sống. Nếu như đến tận bây giờ con còn ở xa Ngài, hãy bước tới một chút: Ngài sẽ đón nhận con bằng vòng tay rộng mở. Nếu con còn nghi ngờ, hãy chấp nhận mạo hiểm: con sẽ không hề thất vọng. Nếu việc bước theo Ngài dường như là một khó khăn, con đừng sợ, hãy tin tưởng vào Ngài, hãy tin chắc rằng, Ngài gần gũi với con, Ngài ở với con và sẽ ban cho con bình an mà con đang tìm kiếm và ban cho con sức mạnh đế sống như Ngài muốn”.
Điểm thứ ba là đức tin của những người phụ nữ và việc nhớ lại lời của Chúa Ki Tô: “Đứng trước ngôi mộ trống và hai người trong trang phục rực sáng, phản ứng đầu tiên của các bà là phản ứng sợ hãi: Thánh Luca ghi lại: “các bà sấp mặt xuống đất, các bà không còn đủ can đảm để nhìn lên. Nhưng khi các bà nghe lời loan báo về Sự Phục Sinh, các bà đã đón nhận điều đó bằng một niềm tin”.
Và đây là điểm cần lưu ý: việc nhớ lại những điều tốt đẹp Thiên Chúa đã làm. “Đây là lời mời gọi nhớ lại những cuộc gặp gỡ với Đức Giê Su, những lời Ngài nói, những việc Ngài làm, nhớ lại đời sống của Ngài. Đây thực sự là một sự kiện để nhớ lại bằng cả tình yêu những kinh nghiệm với Thầy của mình, đã hướng dẫn các bà vượt qua tất cả mọi nỗi sợ hãi để đem Tin Mừng Phục Sinh cho các tông đồ và mọi người khác (x. Lc24,9). Hãy nhớ lại những điều mà Thiên Chúa đã làm và làm cho cha, làm cho chúng ta, hãy nhớ lại những chặng đường đã đi qua; và điều đó sẽ mở rộng con tim cho niềm hy vọng để hướng về tương lai. Hãy học biết cách nhớ lại những gì Thiên Chúa đã làm trong đời sống chúng ta”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh.
Lễ Phục Sinh, ĐTC kêu gọi các Kitô hữu làm máng chuyển lòng thương xót, công chính và hòa bình
Bùi Hữu Thư
22:24 31/03/2013
Thánh Phanxicô |
VATICAN CITY (CNS) –ĐTC nói trong điện văn Phục Sinh đầu tiên "urbi et orbi".
Đức Thánh Cha nói sau khi dâng Thánh Lễ Phục Sinh sáng ngày 31 tháng 3: "Chúng ta hãy trở nên các tác nhân cho lòng thương xót, là máng chuyển qua đó Thiên Chúa có thể tưới nước cho trái đất, bào vệ mọi tạo vật và làm cho công chính và hòa bình triển nở.”
Đức Thánh Cha Phanxicô dâng những lời nguyện đặc biệt cho hòa bình tại Syria và toàn thể Trung Động, cho việc chấm dứt bạo lực tại Phi Châu—nhất là tại Mali, Nigeria, Congo và Cộng Hòa Trung Phi Châu – và tại Á Châu, nhất là tại bán đảo Đại Hàn.
Ngài cầu nguyện cho “hòa bình trên toàn thế giới, vẫn còn bị chia rẽ bởi những tham vọng chiếm hữu, bị thương tổn vì tính ích kỷ đe doạ đời sống con người và gia đình, lòng vị kỷ tiếp tục nạn buôn người, một hình thức ghê gớm nhất của việc nô lệ hóa con người trong thế kỷ 21 này."
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài muốn đem tin mừng của Chúa Kitô Phục Sinh cho mỗi người trên trái đất, “cho tất cả mọi gia đình, nhất là những nơi đang chịu đau khổ nhiều nhất: trong các bệnh viện, trong các khám đường."
Ngài nói: Phục Sinh có nghĩa là tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn sự dữ và tử thần; có nghĩa là tình yêu Thiên Chúa có thể biến đổi đời sống chúng ta và khiến cho những vùng sa mạc trong trái tim chúng ta nở hoa.”
Lễ Phục Sinh tại Rôma có nắng ấm và trời xanh, nhưng trong khi đám đông tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô, mây đen bắt đầu kéo tới trên đầu. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 250.000 người tụ họp trong Thánh Lễ, và hàng vạn người khác đã kéo đến khi Đức Thánh Cha ban phép lành "urbi et orbi".
Các bậc thềm dẫn tới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô được trang hoàng với hàng ngàn chậu hoa, cây cảnh và bụi cây. HIệp Hội Nông Gia Hòa Lan cung cấp 20.000 tulip, 10.000 daffodil và 3.000 bông hồng trắng cùng với các cây kiểng khác.
Như vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô không giảng trong Thánh lễ, nhưng đã nói trong diễn từ "urbi et orbi" về ý nghĩa của Phụ Sinh đối với các cá nhân và thế giới.
Nhưng khác với vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha không đọc các lời chúc mừng Phục Sinh ngắn gọn bằng hàng chục thứ tiếng, mặc dầu các câu này đã được soạn sẵn cho ngài.
Trong điện văn, ngài nói với mọi người: “Chúa GIêsu đã sống lại, các bạn vẫn con hy vọng, các bạn không còn nằm trong quyền lực của tội lỗi và sự dữ.”
Đức Thánh Cha nói: Phục Sinh “là việc xuất hành, việc con người bước qua tình trạng nô lệ sang sự tự do về tình yêu và sự lành.”
Tuy nhiên, ngài nói sự xuất hành này phải được lập lại trong mọi thời đại và mọi trái tim con người.
Top Stories
Urbi et Orbi Message Easter 2013
+ Pope Francis
04:48 31/03/2013
Dear brothers and sisters in Rome and throughout the world, Happy Easter!
What a joy it is for me to announce this message: Christ is risen! I would like it to go out to every house and every family, especially where the suffering is greatest, in hospitals, in prisons …
Most of all, I would like it to enter every heart, for it is there that God wants to sow this Good News: Jesus is risen, there is hope for you, you are no longer in the power of sin, of evil! Love has triumphed, mercy has been victorious!
We too, like the women who were Jesus’ disciples, who went to the tomb and found it empty, may wonder what this event means (cf. Lk 24:4). What does it mean that Jesus is risen? It means that the love of God is stronger than evil and death itself; it means that the love of God can transform our lives and let those desert places in our hearts bloom.
This same love for which the Son of God became man and followed the way of humility and self-giving to the very end, down to hell - to the abyss of separation from God - this same merciful love has flooded with light the dead body of Jesus and transfigured it, has made it pass into eternal life. Jesus did not return to his former life, to earthly life, but entered into the glorious life of God and he entered there with our humanity, opening us to a future of hope.
This is what Easter is: it is the exodus, the passage of human beings from slavery to sin and evil to the freedom of love and goodness. Because God is life, life alone, and his glory is the living man (cf. Irenaeus, Adversus Haereses, 4,20,5-7).
Dear brothers and sisters, Christ died and rose once for all, and for everyone, but the power of the Resurrection, this passover from slavery to evil to the freedom of goodness, must be accomplished in every age, in our concrete existence, in our everyday lives. How many deserts, even today, do human beings need to cross! Above all, the desert within, when we have no love for God or neighbour, when we fail to realize that we are guardians of all that the Creator has given us and continues to give us. God’s mercy can make even the driest land become a garden, can restore life to dry bones (cf. Ez 37:1-14).
So this is the invitation which I address to everyone: Let us accept the grace of Christ’s Resurrection! Let us be renewed by God’s mercy, let us be loved by Jesus, let us enable the power of his love to transform our lives too; and let us become agents of this mercy, channels through which God can water the earth, protect all creation and make justice and peace flourish.
And so we ask the risen Jesus, who turns death into life, to change hatred into love, vengeance into forgiveness, war into peace. Yes, Christ is our peace, and through him we implore peace for all the world.
Peace for the Middle East, and particularly between Israelis and Palestinians, who struggle to find the road of agreement, that they may willingly and courageously resume negotiations to end a conflict that has lasted all too long. Peace in Iraq, that every act of violence may end, and above all for dear Syria, for its people torn by conflict and for the many refugees who await help and comfort. How much blood has been shed! And how much suffering must there still be before a political solution to the crisis will be found?
Peace for Africa, still the scene of violent conflicts. In Mali, may unity and stability be restored; in Nigeria, where attacks sadly continue, gravely threatening the lives of many innocent people, and where great numbers of persons, including children, are held hostage by terrorist groups. Peace in the East of the Democratic Republic of Congo, and in the Central African Republic, where many have been forced to leave their homes and continue to live in fear.
Peace in Asia, above all on the Korean peninsula: may disagreements be overcome and a renewed spirit of reconciliation grow.
Peace in the whole world, still divided by greed looking for easy gain, wounded by the selfishness which threatens human life and the family, selfishness that continues in human trafficking, the most extensive form of slavery in this twenty-first century. Peace to the whole world, torn apart by violence linked to drug trafficking and by the iniquitous exploitation of natural resources! Peace to this our Earth! Made the risen Jesus bring comfort to the victims of natural disasters and make us responsible guardians of creation.
Dear brothers and sisters, to all of you who are listening to me, from Rome and from all over of the world, I address the invitation of the Psalm: “Give thanks to the Lord for he is good; for his steadfast love endures for ever. Let Israel say: ‘His steadfast love endures for ever’” (Ps 117:1-2).
Dear brothers and sisters, who have come from all over the world to this Square, the heart of Christianity, and all of you joining us via communications media, I renew my wishes for a Happy Easter! Bring to your families and your nations the message of joy of hope and peace that each year is powerfully renewed on this day. May the Risen Lord, who defeated sin and death, support us all especially the weakest and those most in need. Thank you for your presence and the witness of your faith. A thought and a particular thanks for the gift of these beautiful flowers from the Netherlands. I affectionately repeat to all of you: May the Risen Christ guide you and all humanity on the paths of justice, love and peace!
What a joy it is for me to announce this message: Christ is risen! I would like it to go out to every house and every family, especially where the suffering is greatest, in hospitals, in prisons …
Most of all, I would like it to enter every heart, for it is there that God wants to sow this Good News: Jesus is risen, there is hope for you, you are no longer in the power of sin, of evil! Love has triumphed, mercy has been victorious!
We too, like the women who were Jesus’ disciples, who went to the tomb and found it empty, may wonder what this event means (cf. Lk 24:4). What does it mean that Jesus is risen? It means that the love of God is stronger than evil and death itself; it means that the love of God can transform our lives and let those desert places in our hearts bloom.
This same love for which the Son of God became man and followed the way of humility and self-giving to the very end, down to hell - to the abyss of separation from God - this same merciful love has flooded with light the dead body of Jesus and transfigured it, has made it pass into eternal life. Jesus did not return to his former life, to earthly life, but entered into the glorious life of God and he entered there with our humanity, opening us to a future of hope.
This is what Easter is: it is the exodus, the passage of human beings from slavery to sin and evil to the freedom of love and goodness. Because God is life, life alone, and his glory is the living man (cf. Irenaeus, Adversus Haereses, 4,20,5-7).
Dear brothers and sisters, Christ died and rose once for all, and for everyone, but the power of the Resurrection, this passover from slavery to evil to the freedom of goodness, must be accomplished in every age, in our concrete existence, in our everyday lives. How many deserts, even today, do human beings need to cross! Above all, the desert within, when we have no love for God or neighbour, when we fail to realize that we are guardians of all that the Creator has given us and continues to give us. God’s mercy can make even the driest land become a garden, can restore life to dry bones (cf. Ez 37:1-14).
So this is the invitation which I address to everyone: Let us accept the grace of Christ’s Resurrection! Let us be renewed by God’s mercy, let us be loved by Jesus, let us enable the power of his love to transform our lives too; and let us become agents of this mercy, channels through which God can water the earth, protect all creation and make justice and peace flourish.
And so we ask the risen Jesus, who turns death into life, to change hatred into love, vengeance into forgiveness, war into peace. Yes, Christ is our peace, and through him we implore peace for all the world.
Peace for the Middle East, and particularly between Israelis and Palestinians, who struggle to find the road of agreement, that they may willingly and courageously resume negotiations to end a conflict that has lasted all too long. Peace in Iraq, that every act of violence may end, and above all for dear Syria, for its people torn by conflict and for the many refugees who await help and comfort. How much blood has been shed! And how much suffering must there still be before a political solution to the crisis will be found?
Peace for Africa, still the scene of violent conflicts. In Mali, may unity and stability be restored; in Nigeria, where attacks sadly continue, gravely threatening the lives of many innocent people, and where great numbers of persons, including children, are held hostage by terrorist groups. Peace in the East of the Democratic Republic of Congo, and in the Central African Republic, where many have been forced to leave their homes and continue to live in fear.
Peace in Asia, above all on the Korean peninsula: may disagreements be overcome and a renewed spirit of reconciliation grow.
Peace in the whole world, still divided by greed looking for easy gain, wounded by the selfishness which threatens human life and the family, selfishness that continues in human trafficking, the most extensive form of slavery in this twenty-first century. Peace to the whole world, torn apart by violence linked to drug trafficking and by the iniquitous exploitation of natural resources! Peace to this our Earth! Made the risen Jesus bring comfort to the victims of natural disasters and make us responsible guardians of creation.
Dear brothers and sisters, to all of you who are listening to me, from Rome and from all over of the world, I address the invitation of the Psalm: “Give thanks to the Lord for he is good; for his steadfast love endures for ever. Let Israel say: ‘His steadfast love endures for ever’” (Ps 117:1-2).
Dear brothers and sisters, who have come from all over the world to this Square, the heart of Christianity, and all of you joining us via communications media, I renew my wishes for a Happy Easter! Bring to your families and your nations the message of joy of hope and peace that each year is powerfully renewed on this day. May the Risen Lord, who defeated sin and death, support us all especially the weakest and those most in need. Thank you for your presence and the witness of your faith. A thought and a particular thanks for the gift of these beautiful flowers from the Netherlands. I affectionately repeat to all of you: May the Risen Christ guide you and all humanity on the paths of justice, love and peace!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chúa Kitô phục sinh hay là chỗi dậy?
Linh mục FX Nguyễn Hùng Oánh
11:39 31/03/2013
(Chúng tôi nhận được bài sau đây của Linh mục FX Nguyễn Hùng Oánh, xin đăng đễ rộng đường dư luận:)
Cách đây ba hoặc bốn năm (1998?) đài phát thanh Vatican, ban Việt ngữ, loan tin bản dịch Kinh Thánh Giêrusalem (la Bible de Jérusalem) được tái bản và có một sửa đổi: thay vì dịch “Đức Kitô phục sinh”, người ta dịch “Đức Kitô chỗi dậy”.
Thiết nghĩ dùng từ ngữ phục sinh hay là từ ngữ chỗi dậy không phải là “trò chơi chữ nghĩa, văn chương” hoặc xem như một phạm trù của triết học hoặc là một thuật ngữ của khoa Tín lý vì tính chất quan trọng vô cùng của con người Chúa Giêsu. Nếu Chúa Kitô không phục sinh, không chỗi dậy từ kẻ chết và hưởng đời sống vinh hiển của Thiên Chúa thì không có Kitô giáo, không có đạo Công giáo, vì trung tâm và nền tảng tuyệt đối của Kitô giáo, của đạo Công giáo là Chúa Kitô phục sinh (xem 1Cor 15. 12-19). Số phận của chúng ta, của nhân loại, của vũ trụ hoàn toàn dựa vào Chúa Kitô phục sinh vì Ngài là Nguyên lý và Cứu cánh của tất cả thụ tạo. Vì thế, vấn đề ngôn từ “phục sinh, chỗi dậy” phải được xem xét nghiêm chỉnh.
1. Bản Kinh Thánh tiếng Hy lạp
Ta sẽ gặp cách nói thông thường khi sử dụng từ ngữ phục sinh hoặc chỗi dậy và cách nói biểu lộ một niềm tin vững mạnh.
a. Cách nói thông thường
- Chỗi dậy từ tư thế ngồi, nằm: động từ anistanai. Thí dụ: Mt 26,62: Thượng tế đứng dậy nói với Ngài… (xem thêm Lc 11,7).
- Chỗi dậy từ tư thế nằm ngủ: động từ egeiromai. Thí dụ: Mt 8,26: Bấy giờ, Ngài chỗi dậy quát bảo gió và biển… (xem thêm Mt 9,19 ; Marcô 1,31 ; CVTĐ 3,7).
b. Cách nói biểu lộ niềm tin vững chắc
Do các Kitô hữu tiên khởi (thời các thánh Tông đồ), vừa xác tín vừa biểu lộ niềm tin Chúa được phục sinh (chỗi dậy) từ kẻ chết vừa được Thiên Chúa tôn vinh Ngài trong vinh quang của Thiên Chúa, tác giả Tin mừng đã dùng hai từ ngữ: chỗi dậy (phục sinh) và tôn vinh.
Thí dụ: CVTĐ 2,32: Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã cho chỗi dậy (anestẽsen), tất cả chúng tôi xin làm chứng về điều đó. Lc 2,33: Hiện Ngài được tôn vinh (nhắc lên) (hypsoô) bên hữu Thiên Chúa (xem thêm 5,31) ; Pl 2,9 ; Dt 7,26).
2. Kinh Thánh và Phụng vụ tiếng Latinh
Gioan 20,9: Vì hai ông chưa hiểu Kinh Thánh nói “Đức Kitô phải phục sinh từ kẻ chết” (Nondum enim sciebant Scripturam, quia oportebat eum a mortuis resurgere)
Động từ RESURGERE có nghĩa là chỗi dậy và phải hiểu là chỗi dậy từ kẻ chết. Nếu Chúa Kitô không chỗi dậy từ kẻ chết thì Ngài không chết thật. Tổ tiên ta dịch resurgere là sống lại, phục sinh.
Kinh tiền tụng Phục sinh (Praefatio Paschalis) bây giờ gọi là Lời tiền tụng Phục sinh I, ca tụng: Qui mortem nostram moriendo destruxit, et vitam resurgendo reparavit (Người đã chết để diệt trừ sự chết nơi chúng con và đã sống lại để phục hồi sự sống cho chúng con (bản dịch mới trong sách lễ Roma).
RESURGENDO là của động từ resurgere, có nghĩa là chỗi dậy..
Mathêu 28,6: Non est hic ; surrexit enim sicut dixit (Người không có ở đây, vì Người đã sống lại như lời Người đã nói).
Marcô 16,6: Qui dicit illis: Nolite expavescere. Iesum quaeritis Nazarenum crucifixum ; surrexit, non est hic. Ecce locus ubi posuerunt eum (Người thanh niên nói với các bà: Đừng sợ. Các bà tìm Đức Giêsu Nagiaret đã bị đóng đinh. Ngài đã sống lại rồi, Ngài không còn ở đây nữa. Chỗ đã đặt Ngài ở đây).
Luca 24,6: Non est hic, sed surrexit (Người không còn ở đây nữa, Người đã sống lại rồi).
Luca 24,34: Quod surrexit Dominus vere et apparuit Simoni (Chúa sống lại thật rồi và đã hiện ra với Simon).
Luca 24,46: Et dixit eis: Quoniam sic scriptum est, et sic oportebat Christum pati et resurgere a mortuis tertia die (Vì Kinh Thánh đã nói: Đức Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, Người sống lại).
SURREXIT do động từ surgere: dậy từ giường nằm (se lever du lit) hoặc đứng dậy từ ghế (se lever de son siège), cùng một nghĩa với resurgere (sống lại, phục sinh).
Ở đây, dịch giả đã sử dụng re-surgere như một thuật ngữ để nói rằng Chúa Kitô sống lại từ kẻ chết.
3. Bản dịch Kinh Thánh tiếng Pháp
Chúng tôi dùng bản dịch Kinh Thánh Giêrusalem in năm 1961 và bản dịch Kinh Thánh của TOB năm 1988 và 1994.
Mathêu 28,6: Il n'est pas ici, car il est ressuscité comme l’avait dit (Bản dịch Kinh Thánh Giêrusalem, KTJ).
Il n'est pas ici, car il est ressuscité comme l’avait dit (Bản dịch Kinh Thánh của TOB, TOB) (Người không có ở đây, vì Người đã sống lại như lời Người đã nói).
Marcô 16,6: Mais il leur dit: Ne vous effrayez pas. C'est Jésus le Nazarénien que vous cherchez, le Cruficié, il est ressuscité, il n'est pas ici. Voici le lieu où on l’avait placé (KTJ)
Mais il leur dit: Ne vous effrayez pas. Vous cherchez Jésus de Nazareth, le cruficié: il est ressuscité, il n'est pas ici ; voyez l’endroit où on l‘avait déposé (TOB) (Người thanh niên nói với các bà: Đừng sợ. các bà tìm Đức Giêsu Nagiaret, Đấng thụ nạn. Người đã sống lại rồi, Người không còn ở đây nữa. Chỗ đã đặt Người ở đây).
Luca 24,6: Il n'est pas ici ; il est ressuscité (KTJ)
Il n'est pas ici, mais il est ressuscité (TOB) (Người không ở đây nữa, Người đã sống lại rồi).
Gioan 20,9: En effet ils n'avaient pas encore compris que, d’après l’Écriture, il devait ressusciter des morts (KTJ).
En effet, ils n'avaient pas encore compris l’Ecriture selon laquelle Jésus devait se relever d’entre les morts (TOB) (Vì hai ông chưa hiểu Kinh Thánh nói “Đức Kitô phải phục sinh từ kẻ chết).
Hai bản dịch này đã dịch như nhau: il est ressuscité (Người đã sống lại) trong Tin Mừng Mathêu, Marcô và Luca. Sang Tin mừng Gioan, bản KTJ dùng động từ ressusciter (sống lại) thì bản TOB dùng động từ se relever (chỗi dậy). TOB cũng tỏ ra dùng từ ngữ rất thận trọng.
4. Bản dịch Kinh Thánh và phụng vụ tiếng Anh
Kinh tiền tụng phục sinh (Easter I): He is the true Lamb who took away the sins of the world. By dying he destroyed our death ; by rising he restored our life (Qui mortem nostram moriendo destruxit, et vitam resurgendo reparavit: Người đã chết để diệt trừ sự chết nơi chúng con và đã sống lại để phục hồi sự sống cho chúng con) (Bản dịch mới trong sách lễ Roma).
TĐCV 3,15: The author of life you put to death, but God raised him from the dead ; of this we are witnesses. (Tác giả sự sống, anh em đã giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người chỗi dậy từ kẻ chết; điều này chúng tôi xin làm chứng) (Holy Bible, the new American Bible, Printed in the USA 1989-1990).
Mt 28,6 : He has been raised (Người đã chỗi dậy).
Mc16,6 : He has been raised (Người đã chỗi dậy).
Lc 24,6 : He has been raised (Người đã chỗi dậy).
Jn 20,9 : He had to rise from the dead (Người phải chỗi dậy từ kẻ chết).
Bản The new Jerusalem Bible dịch thế này: God, however, raised him from the dead (Acts 3,15). He is not here, for he has risen (Mt 24,6). That he must rise from the dead (Jn 20,9).
Sách phụng vụ và Kinh Thánh tiếng Anh cũng dùng từ ngữ phục sinh (sống lại) (resurrection). Thí dụ:
Easter II: His death is our ransom from death ; his resurrection is our rising to life (Ngài chết để cứu chúng con khỏi chết ; Ngài sống lại để phục sinh sự sống cho chúng con).
Mathew, Chapter 28: The resurrection of Jesus v.v…
Trong bản dịch sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo (Catechism of the Catholic Church), từ ngữ resurrection và động từ to rise up được sử dụng để diễn tả một ý nghĩa phục sinh. Thí dụ:
Số 651 “If Christ has not been raised, then our preaching is in vain and your faith is in vain. The Resurrection above all constitutes the confirmation of all Christ’s works and teachings. (Nếu Đức Kitô không chỗi dậy thì lời rao giảng của chúng tôi thành vô ích và niềm tin của anh em cũng vô ích. Sự sống lại (của Đức Kitô) trước hết tạo nên một xác tín tất cả những việc Đức Kitô đã làm và những lời Đức Kitô đã dạy).
Sách giáo lý cho người Công giáo Phi luật tân cũng dùng từ ngữ phục sinh và chỗi dậy. Thí dụ: số 628: The Resurrection was basically Jesus passage from death to new, definitive glorified life… Số 631: The Risen Christ is not like Lazarus, the son of the widow of Naim or the daughter of Jairus. (Catechism for Filipino Catholics. Catholic Bishops conference of the Philippines 1997) (Phục sinh (của Đức Kitô) chính thực là Đức Kitô vượt qua từ kẻ chết đến sự sống mới chính là đời sống vinh hiển. Đức Kitô chỗi dậy không giống như Lazarô, không giống như con của bà góa ở thành Naim, không giống như đứa con gái của ông Gairô chỗi dậy).
Từ ngữ resurrection và từ ngữ rising cùng một ý nghĩa: sống lại, phục sinh (theo cách hiểu của tín hữu Việt Nam).
5. Phục sinh, sống lại hay chỗi dậy trong ngôn ngữ Công Giáo Việt Nam
Tổ tiên chúng ta đã mấy trăm năm sử dụng từ ngữ phục sinh, sống lại để tuyên xưng đức tin, tuyên xưng niềm tin Chúa Kitô đã chịu chết, chịu mai táng trong mồ và sống lại vinh hiển từ kẻ chết.
Dùng từ ngữ sống lại, phục sinh để tuyên xưng niềm tin Chúa Kitô phục sinh vinh hiển là sự sống đức tin của tổ tiên chúng ta và của chúng ta ngày nay. Hai từ này diễn tả sự sống đức tin chứ không còn là thứ chữ dịch từ tiếng ngoại quốc: resurgere, resurrection, être ressucité, to rise up, to be raised v.v. Ngôn ngữ chỉ là dấu hiệu (signe) đưa người ta đến với thực tại (réalité). Chính sức sống diễn tả thực tại. Khi sức sống diễn tả thực tại, trở nên như thực tại, tạo thành truyền thống sống động của thực tại thì ngôn ngữ đó lùi lại phía sau, làm ngôn chứng mà thôi.
Mong rằng Hội Đồng Giám mục Việt nam giữ những từ ngữ “phục sinh, sống lại” trong Phụng vụ và bản Kinh Thánh dùng trong Phụng vụ. Điều mong mỏi này không loại trừ những bản dịch mới, sử dụng từ ngữ xem ra rất chuẩn đối với nguyên bản, nhưng nó chỉ là từ ngữ dành cho việc nghiên cứu.
Phục sinh, 31-3-2013
Phục Sinh tại giáo xứ Cầu Rầm
Anthony Trương Hoàng Danh
14:12 31/03/2013
Hòa chung niềm vui của Giáo hội hoàn vũ đón mừng Đại Lễ Phục Sinh, đêm nay (30/3/2013), Giáo xứ Cầu Rầm đã tổ chức Đêm Vọng Phục Sinh một cách long trọng và sốt sắng, với sự tham dự của hơn 7000 giáo dân. Đặc biệt, trong Thánh lễ đêm nay, cộng đoàn Giáo xứ hân hoan đón nhận 20 tân tòng.
Thánh lễ được bắt đầu vào lúc 20h00. Chủ sự của Thánh lễ là linh mục quản xứ F.x Hoàng Sỹ Hướng, cùng với phụ tế là cha Phê-rô Nguyễn Sỹ Nho.
Dòng người đã kéo về thánh đường Giáo xứ Cầu Rầm như trẩy hội, lòng đầy phấn khởi mừng vui vì niềm hy vọng cứu độ: Đức Ki-tô đã chết, nay phục sinh; Ngài đã đập tan gông cùm của tội lỗi và mang lại sự giải phóng cho con người.
Các nghi thức được diễn ra rất sốt sắng và trọng thể, đặc biệt là phần Phụng Vụ Phép Rửa. Ai đã tham dự Thánh lễ chắc sẽ không khỏi ngỡ ngàng nếu như không muốn nói là bị “thôi miên” trước sự yên ắng như tờ của cả biển người. Chỉ còn nghe rành rọt từng lời của chủ tế và các dự tòng:
“Anh chị em xin gì cùng Hội thánh?
Thưa: Con xin đức tin.
Đức tin sinh ích gì cho anh chị em?
Thưa đức tin đem lại cho con sự sống đời đời…”
Các dự tòng lần lượt được tiếp nhận, được xức dầu dự tòng, được rước tới giếng rửa tội, được trao áo trắng và nến phục sinh… Cùng với những nghi thức ấy là âm vang trọng thị của lời Kinh Cầu Các Thánh được cộng đoàn cất lên, nghe như cung bậc thiên thần, sâu lắng, sốt sắng, đê mê, êm dịu… Và trên khóe mắt của những người tân tòng và giáo dân còn ướt đẫm lệ nhòa: dòng nước mắt của hạnh phúc, của tình hiệp thông Giáo hội, của những con người dù đang lữ hành ở “kiếp tha hương” này, nhưng đã cảm nếm được hương vị ngọt ngào của niềm vui cứu độ, của niềm hạnh phúc mai hậu.
Thánh lễ kết thúc lúc 22h45 trong tiếng Alleluia và còn vọng mãi lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa của cha quản xứ đối với những người dự tòng và toàn thể cộng đoàn: “Các con thân mến, Giáo hội hân hoan chào đón các con bằng tình yêu từ mẫu. Các con đã được rửa tội, đã được trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Ki-tô… hãy luôn luôn là ánh sáng, là men, là muối cho đời. Và, ước gì lời kinh Alleluia mà chúng ta cất lên hôm nay còn vang vọng mãi trên môi miệng, trong công việc và trên mọi nẻo đường của các con, để muôn dân nhận ra chúng con là những chứng nhân đích thực của Chúa Ki-tô Phục Sinh”.
Thánh lễ được bắt đầu vào lúc 20h00. Chủ sự của Thánh lễ là linh mục quản xứ F.x Hoàng Sỹ Hướng, cùng với phụ tế là cha Phê-rô Nguyễn Sỹ Nho.
Dòng người đã kéo về thánh đường Giáo xứ Cầu Rầm như trẩy hội, lòng đầy phấn khởi mừng vui vì niềm hy vọng cứu độ: Đức Ki-tô đã chết, nay phục sinh; Ngài đã đập tan gông cùm của tội lỗi và mang lại sự giải phóng cho con người.
Các nghi thức được diễn ra rất sốt sắng và trọng thể, đặc biệt là phần Phụng Vụ Phép Rửa. Ai đã tham dự Thánh lễ chắc sẽ không khỏi ngỡ ngàng nếu như không muốn nói là bị “thôi miên” trước sự yên ắng như tờ của cả biển người. Chỉ còn nghe rành rọt từng lời của chủ tế và các dự tòng:
“Anh chị em xin gì cùng Hội thánh?
Thưa: Con xin đức tin.
Đức tin sinh ích gì cho anh chị em?
Thưa đức tin đem lại cho con sự sống đời đời…”
Các dự tòng lần lượt được tiếp nhận, được xức dầu dự tòng, được rước tới giếng rửa tội, được trao áo trắng và nến phục sinh… Cùng với những nghi thức ấy là âm vang trọng thị của lời Kinh Cầu Các Thánh được cộng đoàn cất lên, nghe như cung bậc thiên thần, sâu lắng, sốt sắng, đê mê, êm dịu… Và trên khóe mắt của những người tân tòng và giáo dân còn ướt đẫm lệ nhòa: dòng nước mắt của hạnh phúc, của tình hiệp thông Giáo hội, của những con người dù đang lữ hành ở “kiếp tha hương” này, nhưng đã cảm nếm được hương vị ngọt ngào của niềm vui cứu độ, của niềm hạnh phúc mai hậu.
Thánh lễ kết thúc lúc 22h45 trong tiếng Alleluia và còn vọng mãi lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa của cha quản xứ đối với những người dự tòng và toàn thể cộng đoàn: “Các con thân mến, Giáo hội hân hoan chào đón các con bằng tình yêu từ mẫu. Các con đã được rửa tội, đã được trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Ki-tô… hãy luôn luôn là ánh sáng, là men, là muối cho đời. Và, ước gì lời kinh Alleluia mà chúng ta cất lên hôm nay còn vang vọng mãi trên môi miệng, trong công việc và trên mọi nẻo đường của các con, để muôn dân nhận ra chúng con là những chứng nhân đích thực của Chúa Ki-tô Phục Sinh”.
Giáo xứ Tân Lộc thánh lễ vọng phục sinh
An Bình
17:35 31/03/2013
Tuần thánh kéo dài từ thứ hai đến Chúa Nhật phục sinh, Giáo Hội kỷ niệm nhiều nghi thức phụng vụ nỗi bật của tình yêu Thiên Chúa vô biên với con cái mình. Giáo xứ Tân Lộc, hạt Cửa Lò, giáo phận Vinh cũng như tất cả con cái Hội Thánh hoàn vũ kỷ niệm tuần thánh trong một tâm tình thống hối và đáp trả đền bù một phần nào đã bất trung, bội phản với Thiên Chúa tình yêu.
Ba ngày: Thứ tư, thứ năm, thứ sáu, ba ngày tổ chức ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giê-su một cách trọng thể và sốt mến. Đây là một truyền thống đạo đức bao đời ông cha truyền lại, một truyền thống đạo đức tốt đẹp và sốt mến mà hầu hết tất cả trong các giáo xứ trên giáo phận Vinh mãi duy trì.
Tối nay Thánh lễ vọng phục sinh ngoài cha Giu-se Phan Sỹ Phương quản xứ còn có cha Giáo trường đại chủng viện Vinh Thanh Phaolô Bùi Đình Cao về cùng hợp dâng và mừng vui phục sinh với giáo xứ. Trong thánh lễ vọng phục sinh năm nay giáo xứ đón nhận 15 anh chị em Tân Tòng của nhiều thành phần và thuộc các vùng như: Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Nghệ An, có sinh viên học tại các trường trung học Cửa Lò, những anh chị em cũng thuộc mọi lứa tuổi nhỏ nhất sinh năm 1993 và lớn nhất là sinh năm 1954. Sau khi anh chị em vừa chịu Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức xong cha và cộng đoàn chúc mừng và vui nhận anh chị em bằng những tràng pháo tay vang dài.
Ba ngày: Thứ tư, thứ năm, thứ sáu, ba ngày tổ chức ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giê-su một cách trọng thể và sốt mến. Đây là một truyền thống đạo đức bao đời ông cha truyền lại, một truyền thống đạo đức tốt đẹp và sốt mến mà hầu hết tất cả trong các giáo xứ trên giáo phận Vinh mãi duy trì.
Tối nay Thánh lễ vọng phục sinh ngoài cha Giu-se Phan Sỹ Phương quản xứ còn có cha Giáo trường đại chủng viện Vinh Thanh Phaolô Bùi Đình Cao về cùng hợp dâng và mừng vui phục sinh với giáo xứ. Trong thánh lễ vọng phục sinh năm nay giáo xứ đón nhận 15 anh chị em Tân Tòng của nhiều thành phần và thuộc các vùng như: Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Nghệ An, có sinh viên học tại các trường trung học Cửa Lò, những anh chị em cũng thuộc mọi lứa tuổi nhỏ nhất sinh năm 1993 và lớn nhất là sinh năm 1954. Sau khi anh chị em vừa chịu Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức xong cha và cộng đoàn chúc mừng và vui nhận anh chị em bằng những tràng pháo tay vang dài.
Tuần Thánh tại giáo xứ Phú Bình Saigòn
Martin Lê Hoàng Vũ
22:03 31/03/2013
z
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đừng lừa phỉnh mà cũng không để bị phỉnh lừa
Hà Minh Thảo
12:03 31/03/2013
ĐỪNG LỪA PHỈNH MÀ CŨNG KHÔNG ĐỂ BỊ PHỈNH LỪA
«Về phần mình, các giáo dân Công giáo cần chứng tỏ - qua cuộc sống dựa trên bác ái, lương thiện, yêu chuộng công ích, - rằng một tín hữu Công giáo tốt cũng là một công dân tốt. Để được vậy, Anh Em hãy chú ý giúp các giáo dân được huấn luyện tốt, thăng tiến nơi họ đời sống đức tin và trình độ văn hóa, để họ có thể phục vụ hữu hiệu Giáo hội và xã hội» . Đó là lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 với các Đức Giám mục Việt Nam, nhân dịp Ad Limina ngày 27.06.2009, để nhờ chuyển đến các tín hữu người Việt.
I. – LÀ GIÁO DÂN TỐT.
Chúng ta đang sống đạo trong thời gian Thiên Chúa thay đổi thuyền trưởng Giáo hội Công giáo với niềm tràn trề hy vọng vì Đức Tin cho phép chúng ta xác tín việc ủy nhiệm hoàn hảo của Thiên Chúa:
- Đức Biển Đức XVI đã có một hành động ‘cách mạng’ khi tự do từ nhiệm vì tuổi cao, sức yếu. Một lý do nhỏ, theo lời bác sĩ, vì không thể đáp phi cơ đi xa nên Ngài sẽ vắng mặt tại những Ngày Giới trẻ Thế giới Rio de Janeiro (Ba tây), từ 23 đến 28.07.2013, khi những người trẻ nam nữ ước ao được tiếp xúc với Vị Giáo Hoàng… Đó là gương sáng cho những ai bất tài, bệnh tật cứ cố bám vào quyền lực ;
- Chiều ngày 13.03.2013, chỉ 26 giờ sau khi Cơ mật viện khai mạc, khói trắng tỏa ra từ Nguyện dường Sixtine lúc 19 giờ 05 cùng các chuông Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô và khắp Giáo phận Rôma reo mừng vị chủ chăn mới. Lập tức, nhiều chục ngàn tín hữu Công giáo và người Ý tuôn đến Quảng trường Thánh Phêrô để chào mừng ‘Habemus Papam’ (chúng ta có Đức Giáo Hoàng) : Đức Thánh Cha Phanxicô, đến từ Tổng Giáo phận Buenos Aires (Á căn đình). Ngài mong muốn ‘Niềm hứng khởi cho tình yêu và niềm Tin mới’ và ‘Giáo hội nghèo và cho người nghèo’.
Khi giảng nhân ngày nhận sứ vụ Phêrô trong ngày Giáo hội kính Thánh Giuse 19.03.2013, Đức Phanxicô nêu cao gương mẫu Thánh nhân như một người luôn lo cho gia đình và gánh trách nhiệm bảo vệ công trình Thiên Chúa tạo dựng. Gìn giữ công trình tạo hóa mà Thánh Phanxicô Assisi đã làm lại gắn liền với ngày Lễ kính Thánh Giuse, cũng là lễ Quan Thầy của người tiền nhiệm Josef Ratzinger, đây là lúc để nói lời cám ơn đến Ngài trong việc phục vụ Giáo hội hoàn vũ. Đức Thánh Cha mời các tín hữu noi gương của Thánh Giuse để bảo vệ những món quà của Thiên Chúa ban và kêu gọi những vị đang phục vụ ở lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội trong các vị trí hàng đầu, để ý đến việc bảo vệ môi trường, không nên để cho các ‘dấu hiệu của sự hủy diệt và cái chết’ đe dọa thế giới chúng ta. Để bảo vệ thế giới, con người cũng cần thanh lọc trái tim mình, ‘sự thù ghét, kiêu căng và ghen tị’ sẽ làm bẩn đục cuộc sống… Con người không nên sợ trước sự ‘tử tế và dịu dàng’ vì đó là một dấu hiệu của sức mạnh. Ngay cả Giáo Hoàng cũng phải thực hiện nhiệm vụ mình, nhiều hơn và nhiều hơn nữa trong ‘khiêm tốn như việc làm cụ thể của Thánh Giuse’, nhất là chăm sóc người yếu đuối và nghèo khổ mà chỉ có những ai ‘phục vụ với tình yêu thì mới có thể bảo vệ được’.
II. – LÀ CÔNG DÂN TỐT.
Chiều ngày 28.03.2013, Đức Phanxicô đã đến viếng thăm và cử hành Thánh Lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh với 46 thiếu niên, 35 nam và 11 nữ, gồm 8 người Ý và 38 người ngoại quốc đang được cải huấn tại Nhà tù Casal del Marmo (Roma), cách Vatican lối 8 cây số.
Thánh Lễ được tiến dâng thật đơn sơ, các bài đọc và lời nguyện giáo dân do các em đảm trách. Bài giảng được Ngài ứng khẩu đơn sơ và ngắn gọn: «Thật là một cử chỉ cảm động: Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Phêrô không hiểu và từ khước. Nhưng Chúa giải thích cho các ông : ‘Điều Thày làm cho các con khi các con gọi Thầy là Thầy và là Chúa, và các con nói đúng. Vậy nếu là Thầy và là Chúa mà Thầy rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng làm như Thầy đã làm’. Đó là gương của Chúa: người nào cao trọng nhất trong chúng ta, phải phục vụ người khác. Rửa chân có nghĩa là ‘tôi là người phục vụ cho anh’. Và cả chúng ta, không phải là chúng ta phải rửa chân mỗi ngày cho nhau, nhưng điều ấy có nghĩa là chúng ta phải giúp đỡ nhau. Nhiều khi ta bực mình với người khác, nhưng hãy bỏ qua, và nếu người khác xin bạn giúp, thì hãy làm. Hãy giúp đỡ nhau: đó là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta và đó là điều tôi làm, và tôi làm hết lòng, vì đó là bổn phận của tôi. Trong tư cách là Linh mục và Giám mục, tôi phải phục vụ các bạn. Đây là một nghĩa cử tôi làm với con tim: tôi yêu mến điều đó và tôi làm vì Chúa đã dạy tôi làm. Cả các bạn: hãy giúp đỡ nhau, khi làm như thế, chúng ta làm điều thiện. Bây giờ chúng ta cử hành nghi thức rửa chân với ý mỗi người nghĩ: ‘Tôi có thực sự sẵn sàng, phục vụ, giúp đỡ người khác hay không?’ Chúng ta hãy nghĩ điều đó thôi. Chúng ta hãy nghĩ rằng dấu hiệu này là một sự âu yếm Chúa Giêsu đã làm, vì Chúa Giêsu đã đến để làm điều đó, để phục vụ, để giúp đỡ chúng ta ». Tiếp theo, Đức Thánh Cha rửa chân cho 12 thiếu niên thuộc các quốc tịch và tôn giáo khác nhau: 10 nam và 2 nữ trong đó cũng có một thiếu nữ Hồi giáo.
III. – NHIỆM VỤ CHÚNG TA HIỆN NAY.
Như chúng ta biết, ngày 01.03.2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đến và trao ‘Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN’ (http://conglyvahoabinh.org/?p=3220) cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Sau đó, các thành phần Dân Chúa Việt Nam tại quốc nội cũng như hải ngoại đã ký tên ủng hộ Thư góp ý này.
Ngày 08.03.2013, trong Thư mục vụ mùa Chay 2013 của Giáo phận Kontum, do Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục chánh tòa ấn ký với sự hiệp thông của Đức nguyên Giám mục Phêrô Trần Thanh Chung, đã viết (xin trích): « Việc nước, mỗi người quan tâm một cách! Có người thì năng nổ, có người thì lơ là, bịt tai che mắt! … Vì sợ đủ thứ, nhất là sợ đủ kiểu mũ chụp trên đầu như ‘chống phá cách mạng’, như ‘âm mưu lật đổ chính quyền’… Kể từ cái ngày lịch sử 01.03.2013, ngày Ban thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam công bố ‘Bản sửa đổi Hiến pháp Việt Nam’, một luồng gió mới đã thổi vào đầu, vào tim, vào phổi đông đảo anh chị em chúng ta! tất cả đều đồng tình, phấn khởi, tin tưởng và nồng nhiệt hưởng ứng lời kêu gọi của các Giám mục. Điều quan trọng, mong muốn là làm sao toàn thể giáo dân ăn chay, hãm mình, cầu nguyện hướng về việc xin Chúa ban cho Đất nước Việt Nam một bản Hiến pháp ‘không chống trời, chẳng chống người, thể hiện linh khí dân tộc, mang nét đẹp văn hóa truyền thống khiến anh linh các bậc tiên tổ, các vị anh hùng tử sĩ cũng được hỉ hoan’ ».
Trong chương trình truyền hình ‘Chức sắc tôn giáo góp ý sửa Hiến pháp 1992’ phát trên đài VTV tối ngày 26.03.2013, có đoạn phát biểu của ông Nguyễn Quốc Hiếu : « không ai xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Nếu chúng ta để từ ‘không ai được vi phạm’ tôi nghĩ rằng nó thuộc về lãnh vực cá nhân nhiều, vì vậy cho nên có thể ta thay đổi từ ‘không ai’ ấy bằng cái từ ‘nghiêm cấm mọi hành vi sai phạm hiến pháp’. Bên dưới hình ảnh ông Hiếu, VTV chạy hàng chữ ‘Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy Ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh’. Do đó, ngày 28.03.2013, Tòa Giám mục Bắc Ninh đã ra thông báo, do Cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường, Chánh văn phòng Tòa Giám mục, ấn ký xác nhận Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu (http://conglyvahoabinh.org/?p=3341).
Một lần nữa, đài truyền hình trung ương VTV, nói riêng, và các cơ quan truyền thông ‘quốc doanh’ Việt Nam khác, nói chung, cho những người xem và đọc thấy sự cẩu thả, bất cần đạo đức truyền thông trong khi tác nghiệp, chỉ nhằm phục vụ theo ý đảng và nhà nước.
Ngày 29.03.2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình (http://conglyvahoabinh.org/?p=3351). Văn thư nói anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn vô tội và đề nghị ‘trả tự do và bồi thường thiệt hại’ cho họ. Văn thư có đoạn viết: ‘Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng’.
Ngoài ra, Bản ‘Lên tiếng Yêu cầu trả Tự Do cho 14 Thanh niên Yêu nước’ (http://thanhnienconggiao.blogspot.com.au/p/banlentieng.html) bị luận tội và tuyên án tại phiên tòa chỉ kéo dài 2 ngày, 08 và 09.01.2013, tại toà án Vinh, Nghệ An của đảng Cộng Sản Việt Nam đã bị quốc tế lên án, nhân dân phẫn nộ, gồm các anh chị: Hồ Đức Hòa, Nông Hùng Anh, Lê Văn Sơn, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật. Họ đều là những công dân đầy nhiệt huyết, tận tâm phục vụ con người và xã hội, tràn đầy tình yêu đối với đất nước. Hành động của họ nhằm dấn thân cho Sự Thật, Công Lý và Hoà Bình.
Bản Lên tiếng này hiện đang mang 28.484 chữ ký đồng bào, trong có các chữ ký của 2 Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt và Phaolô-Maria Cao Đình Thuyên và 40 Linh mục. Chúng ta có thể cầu nguyện cho họ như là một nghĩa cử ‘rửa chân cho nhau’ như lời giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trên đây.
Trong những giờ phút đầu tiên kỷ niệm Đêm Đức Kitô từ Cỏi Chết đã Sống Lại để Cứu Chuộc Nhân loại ngày 31.03.2013, chúng ta cùng chúc nhau hoàn thành nhiệm vụ ‘một tín hữu Công giáo tốt cũng là một công dân tốt’ và một Mùa Phục Sinh 2013, an vui và thánh thiện trong tràn trề Hồng Ân Thiên Chúa.
«Về phần mình, các giáo dân Công giáo cần chứng tỏ - qua cuộc sống dựa trên bác ái, lương thiện, yêu chuộng công ích, - rằng một tín hữu Công giáo tốt cũng là một công dân tốt. Để được vậy, Anh Em hãy chú ý giúp các giáo dân được huấn luyện tốt, thăng tiến nơi họ đời sống đức tin và trình độ văn hóa, để họ có thể phục vụ hữu hiệu Giáo hội và xã hội» . Đó là lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 với các Đức Giám mục Việt Nam, nhân dịp Ad Limina ngày 27.06.2009, để nhờ chuyển đến các tín hữu người Việt.
I. – LÀ GIÁO DÂN TỐT.
Chúng ta đang sống đạo trong thời gian Thiên Chúa thay đổi thuyền trưởng Giáo hội Công giáo với niềm tràn trề hy vọng vì Đức Tin cho phép chúng ta xác tín việc ủy nhiệm hoàn hảo của Thiên Chúa:
- Đức Biển Đức XVI đã có một hành động ‘cách mạng’ khi tự do từ nhiệm vì tuổi cao, sức yếu. Một lý do nhỏ, theo lời bác sĩ, vì không thể đáp phi cơ đi xa nên Ngài sẽ vắng mặt tại những Ngày Giới trẻ Thế giới Rio de Janeiro (Ba tây), từ 23 đến 28.07.2013, khi những người trẻ nam nữ ước ao được tiếp xúc với Vị Giáo Hoàng… Đó là gương sáng cho những ai bất tài, bệnh tật cứ cố bám vào quyền lực ;
- Chiều ngày 13.03.2013, chỉ 26 giờ sau khi Cơ mật viện khai mạc, khói trắng tỏa ra từ Nguyện dường Sixtine lúc 19 giờ 05 cùng các chuông Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô và khắp Giáo phận Rôma reo mừng vị chủ chăn mới. Lập tức, nhiều chục ngàn tín hữu Công giáo và người Ý tuôn đến Quảng trường Thánh Phêrô để chào mừng ‘Habemus Papam’ (chúng ta có Đức Giáo Hoàng) : Đức Thánh Cha Phanxicô, đến từ Tổng Giáo phận Buenos Aires (Á căn đình). Ngài mong muốn ‘Niềm hứng khởi cho tình yêu và niềm Tin mới’ và ‘Giáo hội nghèo và cho người nghèo’.
Khi giảng nhân ngày nhận sứ vụ Phêrô trong ngày Giáo hội kính Thánh Giuse 19.03.2013, Đức Phanxicô nêu cao gương mẫu Thánh nhân như một người luôn lo cho gia đình và gánh trách nhiệm bảo vệ công trình Thiên Chúa tạo dựng. Gìn giữ công trình tạo hóa mà Thánh Phanxicô Assisi đã làm lại gắn liền với ngày Lễ kính Thánh Giuse, cũng là lễ Quan Thầy của người tiền nhiệm Josef Ratzinger, đây là lúc để nói lời cám ơn đến Ngài trong việc phục vụ Giáo hội hoàn vũ. Đức Thánh Cha mời các tín hữu noi gương của Thánh Giuse để bảo vệ những món quà của Thiên Chúa ban và kêu gọi những vị đang phục vụ ở lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội trong các vị trí hàng đầu, để ý đến việc bảo vệ môi trường, không nên để cho các ‘dấu hiệu của sự hủy diệt và cái chết’ đe dọa thế giới chúng ta. Để bảo vệ thế giới, con người cũng cần thanh lọc trái tim mình, ‘sự thù ghét, kiêu căng và ghen tị’ sẽ làm bẩn đục cuộc sống… Con người không nên sợ trước sự ‘tử tế và dịu dàng’ vì đó là một dấu hiệu của sức mạnh. Ngay cả Giáo Hoàng cũng phải thực hiện nhiệm vụ mình, nhiều hơn và nhiều hơn nữa trong ‘khiêm tốn như việc làm cụ thể của Thánh Giuse’, nhất là chăm sóc người yếu đuối và nghèo khổ mà chỉ có những ai ‘phục vụ với tình yêu thì mới có thể bảo vệ được’.
II. – LÀ CÔNG DÂN TỐT.
Chiều ngày 28.03.2013, Đức Phanxicô đã đến viếng thăm và cử hành Thánh Lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh với 46 thiếu niên, 35 nam và 11 nữ, gồm 8 người Ý và 38 người ngoại quốc đang được cải huấn tại Nhà tù Casal del Marmo (Roma), cách Vatican lối 8 cây số.
Thánh Lễ được tiến dâng thật đơn sơ, các bài đọc và lời nguyện giáo dân do các em đảm trách. Bài giảng được Ngài ứng khẩu đơn sơ và ngắn gọn: «Thật là một cử chỉ cảm động: Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Phêrô không hiểu và từ khước. Nhưng Chúa giải thích cho các ông : ‘Điều Thày làm cho các con khi các con gọi Thầy là Thầy và là Chúa, và các con nói đúng. Vậy nếu là Thầy và là Chúa mà Thầy rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng làm như Thầy đã làm’. Đó là gương của Chúa: người nào cao trọng nhất trong chúng ta, phải phục vụ người khác. Rửa chân có nghĩa là ‘tôi là người phục vụ cho anh’. Và cả chúng ta, không phải là chúng ta phải rửa chân mỗi ngày cho nhau, nhưng điều ấy có nghĩa là chúng ta phải giúp đỡ nhau. Nhiều khi ta bực mình với người khác, nhưng hãy bỏ qua, và nếu người khác xin bạn giúp, thì hãy làm. Hãy giúp đỡ nhau: đó là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta và đó là điều tôi làm, và tôi làm hết lòng, vì đó là bổn phận của tôi. Trong tư cách là Linh mục và Giám mục, tôi phải phục vụ các bạn. Đây là một nghĩa cử tôi làm với con tim: tôi yêu mến điều đó và tôi làm vì Chúa đã dạy tôi làm. Cả các bạn: hãy giúp đỡ nhau, khi làm như thế, chúng ta làm điều thiện. Bây giờ chúng ta cử hành nghi thức rửa chân với ý mỗi người nghĩ: ‘Tôi có thực sự sẵn sàng, phục vụ, giúp đỡ người khác hay không?’ Chúng ta hãy nghĩ điều đó thôi. Chúng ta hãy nghĩ rằng dấu hiệu này là một sự âu yếm Chúa Giêsu đã làm, vì Chúa Giêsu đã đến để làm điều đó, để phục vụ, để giúp đỡ chúng ta ». Tiếp theo, Đức Thánh Cha rửa chân cho 12 thiếu niên thuộc các quốc tịch và tôn giáo khác nhau: 10 nam và 2 nữ trong đó cũng có một thiếu nữ Hồi giáo.
III. – NHIỆM VỤ CHÚNG TA HIỆN NAY.
Như chúng ta biết, ngày 01.03.2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đến và trao ‘Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN’ (http://conglyvahoabinh.org/?p=3220) cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Sau đó, các thành phần Dân Chúa Việt Nam tại quốc nội cũng như hải ngoại đã ký tên ủng hộ Thư góp ý này.
Ngày 08.03.2013, trong Thư mục vụ mùa Chay 2013 của Giáo phận Kontum, do Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục chánh tòa ấn ký với sự hiệp thông của Đức nguyên Giám mục Phêrô Trần Thanh Chung, đã viết (xin trích): « Việc nước, mỗi người quan tâm một cách! Có người thì năng nổ, có người thì lơ là, bịt tai che mắt! … Vì sợ đủ thứ, nhất là sợ đủ kiểu mũ chụp trên đầu như ‘chống phá cách mạng’, như ‘âm mưu lật đổ chính quyền’… Kể từ cái ngày lịch sử 01.03.2013, ngày Ban thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam công bố ‘Bản sửa đổi Hiến pháp Việt Nam’, một luồng gió mới đã thổi vào đầu, vào tim, vào phổi đông đảo anh chị em chúng ta! tất cả đều đồng tình, phấn khởi, tin tưởng và nồng nhiệt hưởng ứng lời kêu gọi của các Giám mục. Điều quan trọng, mong muốn là làm sao toàn thể giáo dân ăn chay, hãm mình, cầu nguyện hướng về việc xin Chúa ban cho Đất nước Việt Nam một bản Hiến pháp ‘không chống trời, chẳng chống người, thể hiện linh khí dân tộc, mang nét đẹp văn hóa truyền thống khiến anh linh các bậc tiên tổ, các vị anh hùng tử sĩ cũng được hỉ hoan’ ».
Trong chương trình truyền hình ‘Chức sắc tôn giáo góp ý sửa Hiến pháp 1992’ phát trên đài VTV tối ngày 26.03.2013, có đoạn phát biểu của ông Nguyễn Quốc Hiếu : « không ai xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Nếu chúng ta để từ ‘không ai được vi phạm’ tôi nghĩ rằng nó thuộc về lãnh vực cá nhân nhiều, vì vậy cho nên có thể ta thay đổi từ ‘không ai’ ấy bằng cái từ ‘nghiêm cấm mọi hành vi sai phạm hiến pháp’. Bên dưới hình ảnh ông Hiếu, VTV chạy hàng chữ ‘Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy Ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh’. Do đó, ngày 28.03.2013, Tòa Giám mục Bắc Ninh đã ra thông báo, do Cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường, Chánh văn phòng Tòa Giám mục, ấn ký xác nhận Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu (http://conglyvahoabinh.org/?p=3341).
Một lần nữa, đài truyền hình trung ương VTV, nói riêng, và các cơ quan truyền thông ‘quốc doanh’ Việt Nam khác, nói chung, cho những người xem và đọc thấy sự cẩu thả, bất cần đạo đức truyền thông trong khi tác nghiệp, chỉ nhằm phục vụ theo ý đảng và nhà nước.
Ngày 29.03.2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình (http://conglyvahoabinh.org/?p=3351). Văn thư nói anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn vô tội và đề nghị ‘trả tự do và bồi thường thiệt hại’ cho họ. Văn thư có đoạn viết: ‘Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng’.
Ngoài ra, Bản ‘Lên tiếng Yêu cầu trả Tự Do cho 14 Thanh niên Yêu nước’ (http://thanhnienconggiao.blogspot.com.au/p/banlentieng.html) bị luận tội và tuyên án tại phiên tòa chỉ kéo dài 2 ngày, 08 và 09.01.2013, tại toà án Vinh, Nghệ An của đảng Cộng Sản Việt Nam đã bị quốc tế lên án, nhân dân phẫn nộ, gồm các anh chị: Hồ Đức Hòa, Nông Hùng Anh, Lê Văn Sơn, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật. Họ đều là những công dân đầy nhiệt huyết, tận tâm phục vụ con người và xã hội, tràn đầy tình yêu đối với đất nước. Hành động của họ nhằm dấn thân cho Sự Thật, Công Lý và Hoà Bình.
Bản Lên tiếng này hiện đang mang 28.484 chữ ký đồng bào, trong có các chữ ký của 2 Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt và Phaolô-Maria Cao Đình Thuyên và 40 Linh mục. Chúng ta có thể cầu nguyện cho họ như là một nghĩa cử ‘rửa chân cho nhau’ như lời giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trên đây.
Trong những giờ phút đầu tiên kỷ niệm Đêm Đức Kitô từ Cỏi Chết đã Sống Lại để Cứu Chuộc Nhân loại ngày 31.03.2013, chúng ta cùng chúc nhau hoàn thành nhiệm vụ ‘một tín hữu Công giáo tốt cũng là một công dân tốt’ và một Mùa Phục Sinh 2013, an vui và thánh thiện trong tràn trề Hồng Ân Thiên Chúa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các chủ trương lầm lẫn trong Kitô học sau Vatican II
Vũ Văn An
02:27 31/03/2013
Các chủ trương lầm lẫn trong Kitô học sau Vatican II
Vũ Văn An1/21/2013
________________________________________
Công đồng Vatican II chắc chắn là công đồng chú tâm vào bản sắc và sứ mệnh của Giáo Hội. Nó thúc đẩy các giáo hội địa phương mạnh dạn dấn thân vào cuộc đối thoại với các nền văn hóa, các điều kiện nhân bản, các Kitô hữu không phải là Công Giáo và các tín hữu của các tín ngưỡng khác, đồng thời mang lấy mọi hy vọng và sầu buồn của nhân loại, nhất là việc mưu tìm công lý, hợp tác và hòa bình.
Nhưng chính trong lúc theo đuổi dự án có tính giáo hội học ấy, Giáo Hội nhận ra nhu cầu phải hướng về Chúa Kitô. Muốn làm sáng bản sắc và sứ mệnh của mình, Giáo Hội phải qui chiếu vào con người và sứ mệnh của Chúa Giêsu, Chúa của mình. Bởi thế, thời kỳ sau Công Đồng không những phong phú về giáo hội học, mà còn cả về Kitô học nữa. Những tình thế nhiều mặt mà các nhà truyền giáo gặp phải đã đem lại một mảnh đất mầu mỡ cho các suy tư đổi mới về Chúa Giêsu và tầm ý nghĩa của Người đối với thế giới. Các cuộc nghiên cứu đầy sáng tạo trong Kitô học, sau công đồng, đã thi nhau đua nở, nhưng không tránh khỏi nhiều khó khăn và hàm hồ dẫn tới những cái hiểu lầm lẫn về Chúa Kitô và sứ mệnh của Người. Bởi vậy, Tòa Thánh cũng như các hội đồng giám mục quốc gia đã cảnh báo tín hữu về các chủ trương có thể lầm lẫn này. Bài tham luận này sẽ chỉ ra một số chủ trương ấy, từng được các văn kiện giáo hoàng, các chỉ thị và thông cáo của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng như các nghiên cứu của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế nhận diện. Các hàm hồ này được tìm thấy trong các lãnh vực sau đây: a) một số phương pháp trong Kitô học, b) con người Chúa Giêsu Kitô, c) Chúa Giêsu Kitô và Mạc Khải của Thiên Chúa, d) ý nghĩa của cứu chuộc, và e) tính duy nhất và tính phổ quát của ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô.
Các khó khăn tìm thấy trong một số phương pháp Kitô học
Phương pháp cho thấy một khung suy nghĩ (mindset) trong đó các dữ liệu được cấu hình (configured) hướng tới một kết luận. Các phương pháp trong thần học phần lớn xác định ra diễn trình nhờ đó, các dữ liệu đức tin được suy tư một cách có hệ thống. Các hàm hồ trong kết luận thường bắt nguồn từ các hàm hồ trong phương pháp sử dụng. Các nguồn tài liệu được bài này dựa vào đã nhận diện một số thiếu sót như thế về phương pháp học.
Một phương pháp chỉ biết vay mượn một cách không phê phán các quan niệm và giả định của các ý thức hệ như chủ nghĩa Mác và áp dụng chúng vào Kitô học nhất định sẽ đem lại một bức tranh phiến diện về Chúa Giêsu Kitô, trình bày Người về phương diện chính trị mà quên khuấy chứng tá mới mẻ của Tân Ước về con người và sứ mệnh của Người. Giáo huấn có thẩm quyền của Giáo Hội về Chúa Kitô cũng bị dán nhãn hiệu là áp đặt “các giai cấp quyền thế” lên trên “các giai cấp thấp bé” và do đó, thường bị làm ngơ.
Một Kitô học được thực hiện chuyên nhất “từ bên dưới” chắc chắn sẽ dẫn tới chủ nghĩa giản lược thần học. Một phương pháp chỉ có tính “thực nghiệm” cuối cùng sẽ trở thành chủ quan hoàn toàn, không thể đem lại một chỗ đứng đúng đắn cho sự thật khách quan và qui phạm trong mạc khải của Chúa Giêsu Kitô.
Trong cố gắng hội nhập Kitô học vào văn hóa, một số phương pháp kết cục đã giải thích ngôi vị của Lời Nhập Thể một cách hoàn toàn có tính phúng dụ. Thánh Truyền từng đến với ta dưới hình thức Hy Lạp và La Tinh dễ dàng bị bác bỏ vì những hạn từ Kitô học cổ điển như ngôi vị, bản tính, đền thay tội lỗi… không mang theo cùng một ý nghĩa đối với các nền văn hóa hiện đại như đã có đối với các nền văn hóa quá khứ.
Một phương pháp nghiên cứu chỉ hoàn toàn có tính lịch sử về Chúa Giêsu đã dẫn một số nhà thần học bác bỏ chứng tá Thánh Kinh nơi đức tin của các cộng đồng Kitô Giáo tiên khởi, không dành cho nó một chỗ đứng nào trong Kitô học. Một số lời nói và việc làm của Chúa Giêsu, như đã được Thánh Kinh thuật lại, đã bị tối thiểu hóa nếu không chứng minh được là thành phần trong “tiểu sử” của Người. Sự tiền hữu của Ngôi Lời bị coi là xa lạ đối với bản tính nhân loại của Chúa Giêsu. Thay thế cho chứng tá đức tin, một số giả định triết học và tâm lý học đã được sử dụng để “tái tạo” lại khuôn mặt lịch sử của Chúa Giêsu Kitô.
Những vấn đề được các văn kiện giáo hoàng, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng như Ủy Ban Thần Học Quốc Tế nhận diện này vốn ảnh hưởng tới việc giải thích các chủ đề then chốt của Kitô học. Ta sẽ xem một số vấn đề ấy.
Một số hàm hồ về ngôi vị của Chúa Giêsu Kitô
Chúa Giêsu là ai? Đấng được tuyên xưng là Kitô là ai? Một số câu trả lời, vì dựa vào các phương pháp học thiếu sót, nên đã rơi vào chỗ hàm hồ hoặc phản lại Truyền Thống Công Giáo.
Có luồng tư tưởng, vì tương phản “Chúa Giêsu lịch sử” với “Chúa Kitô đức tin”, đã đặt thành nghi vấn sự hợp nhất ngôi vị giữa Chúa Giêsu và Chúa Kitô.
Trong quan điểm duy giải phóng, việc nhấn mạnh tới kinh nghiệm đấu tranh cách mạng dành giải phóng người nghèo đã lưu ý tới “Chúa Giêsu lịch sử” nhiều hơn, vì chính Chúa Giêsu này, chứ không phải “Chúa Giêsu đức tin”, mới có thứ kinh nghiệm cách mạng ấy.
Trong phương thức hoàn toàn có tính “thực nghiệm”, người ta thường trình bày Chúa Giêsu như một người tốt không hơn không kém, cùng lắm là một tiên tri, một người đem phúc lợi lại cho người khác, một thứ “dụ ngôn của Thiên Chúa”. Nhưng thực ra, Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật trong sự hợp nhất của Ngôi Vị Chúa Con. Ngay biến cố phục sinh cũng bị phương thức này coi là kinh nghiệm trở lại của các tông đồ dưới quyền lực của Chúa Thánh Thần hơn là sự kiện khách quan chứng minh Chúa Giêsu là Chúa vinh hiển và là Con Thiên Chúa.
Đứng trước các tôn giáo khác, một số người cho rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô nhưng Đấng Kitô không phải chỉ là Chúa Giêsu. Cách tiếp cận này làm dễ việc nhận ra sự hiện diện của Ngôi Lời trong các tôn giáo khác nhưng nó có nguy cơ đi trệch ra khỏi Tân Ước là sách quan niệm Ngôi Lời trong tương quan với Chúa Giêsu. Một dị bản của khuynh hướng này chủ trương phải tách biệt hành động cứu rỗi của Ngôi Lời tự tại với hành động của Ngôi Lời nhập thể, vì hành động đầu có tính bao quát hơn là hành động sau.
Phương pháp thuần túy có tính lịch sử tỏ ý hoài nghi đối với thần tính của Chúa Giêsu Kitô vì tín điều này không phát xuất từ mạc khải Thánh Kinh mà từ văn hóa Hy Lạp. Điều ấy cũng đúng đối với sự tiền hữu của Ngôi Lời, vì họ cho rằng nó phát sinh từ các nguồn có tính thần thoại, theo văn hóa Hy Lạp hay ngộ đạo hơn là từ mạc khải Thánh Kinh.
Chúa Giêsu Kitô và mạc khải của Thiên Chúa
Các hàm hồ về ngôi vị của Chúa Giêsu Kitô đã có nhiều vang dội đối với việc hiểu Người như mạc khải của Thiên Chúa. Làm thế nào mạc khải của Thiên Chúa đã diễn ra nơi Chúa Giêsu?
Trong nền thần học giải phóng, kinh nghiệm nền tảng của Chúa Giêsu là cuộc đấu tranh giải phóng người nghèo. Việc nhận thức thực sự về Thiên Chúa và về Nước của Người chỉ diễn ra trong cuộc đấu tranh giải phóng này. Bản tính “bản vị” làm mạc khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu bị hạ tầng, nhường chỗ cho việc nhấn mạnh tới cuộc giải phóng chính trị kia.
Vì quá tha thiết trong việc cổ vũ cuộc đối thoại liên tôn, một số nhà thần học đưa ra lý thuyết cho rằng mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô không đầy đủ hoặc không hoàn hảo; nó cần được bổ túc bằng mạc khải nơi các tôn giáo khác. Tính dứt khoát và trọn vẹn của mạc khải Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu quả đã bị phương thức này xâm hại.
Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cảnh báo một mưu toan, vì muốn hội nhập văn hóa, đã thay thế mạc khải của Thiên Chúa nơi con người Chúa Giêsu Kitô bằng một trực giác vô hình vô dạng về Thiên Chúa. Ở đây, một lần nữa, bản tính ngôi vị Thiên Chúa và mạc khải của Chúa Giêsu đã bị lâm nguy.
Ý nghĩa của cứu chuộc
Sứ mệnh của Chúa Giêsu được mô tả nhiều cách. Một hình ảnh quan trọng trong Thánh Kinh là hình ảnh cứu chuộc. Ở đây, một số hiểu biết có tính bất cập đã được nhận diện.
Quan điểm duy giải phóng có khuynh hướng trình bày Chúa Giêsu như biểu tượng cho việc thành tựu cuộc đấu tranh của những người bị áp bức. Ơn cứu rỗi chỉ còn là cuộc giải phóng khỏi áp chế chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế, không nói chi tới việc giải phóng khỏi tội lỗi. Cái chết của Chúa Giêsu thường được giải thích hoàn toàn theo nghĩa chính trị; trong khi giá trị cứu rỗi gần như bị làm ngơ.
Các phương thức có tính hiện sinh và “từ bên dưới” thì thích quan niệm ơn cứu chuộc nơi Chúa Giêsu Kitô như một diễn trình nhân hóa (hominization) nhiều hơn là diễn trình thần hóa những con người nhân bản. Ý niệm thần hóa bị coi là ý niệm của những người theo văn hóa Hy Lạp; ý niệm này dẫn ta trốn chạy trần gian và bác bỏ các giá trị nhân bản, trong khi chỉ có ý niệm nhân hóa mới thành toàn được những gì là nhân bản. Khuynh hướng này quả đã không tôn trọng thực tại thần hóa tìm thấy trong Tân Ước.
Tính duy nhất và tính phổ quát của ơn cứu rỗi nơi Chúa Giêsu Kitô
Điều hiển nhiên là vấn đề đặc biệt này thường gặp thấy trong các cuộc đối thoại liên tôn nhiều nhất. Đứng trước các tôn giáo vốn cũng có các cứu thế học và các nhân vật cứu thế riêng, làm thế nào ta quan niệm được các chủ trương phổ quát và tuyệt đối của Kitô Giáo về ơn cứu rỗi nơi Chúa Giêsu? Trong khi cố gắng trả lời câu hỏi hóc búa này, một số lý thuyết đưa ra đã vượt ra ngoài các niềm tin cốt lõi của Kitô Giáo.
Số 4 của văn kiện “Dominus Jesus” đã cho ta thấy bản tóm tắt các bất ổn của các lý thuyết trên: “Ngày nay, việc Giáo Hội không ngừng công bố truyền giáo đang gặp nguy cơ do các lý thuyết duy tương đối gây ra. Các lý thuyết này nhằm mục đích biện minh cho chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, không những về phương diện thực tế mà còn cả trên nguyên tắc nữa. Do đó, họ chủ trương rằng một số sự thật nay không còn đứng vững được nữa; thí dụ, tính dứt khoát và sự trọn vẹn của mạc khải Chúa Giêsu Kitô, bản chất đức tin Kitô Giáo so với bản chất tín ngưỡng nơi các tôn giáo khác, bản chất linh hứng của Sách Thánh, sự hợp nhất ngôi vị giữa Ngôi Lời Vĩnh Cửu và Chúa Giêsu Thành Nadarét, sự hợp nhất của nhiệm cục Ngôi Lời Nhập Thể và Chúa Thánh Thần, tính duy nhất và tính phổ quát trong mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, vai trò trung gian cứu rỗi phổ quát của Giáo Hội, tính bất khả phân của Nước Thiên Chúa, nước Chúa Kitô, và Giáo Hội, và việc tồn hữu của Giáo Hội duy nhất do Chúa Kitô thiết lập trong Giáo Hội Công Giáo”. Phạm vi của các bất ổn này, vì thế, khá rộng, ta nên tập chú vào một số vấn đề có tính Kitô học thực sự.
Có khuynh hướng tìm cách tránh né các ý niệm duy nhất, phổ quát và tuyệt đối khi đề cập tới ơn cứu rỗi nơi Chúa Giêsu Kitô. Có lý thuyết, đúng hơn, đã gán một giá trị qui phạm cho việc Chúa Giêsu làm trung gian cứu rỗi vì con người và cuộc sống của Người đã mạc khải tình yêu Thiên Chúa cách rõ ràng và dứt khoát hơn cả. Nhưng lý thuyết mệnh danh là Kitô học bất qui phạm lại không coi Chúa Giêsu như trung gian duy nhất và độc chiếm của ơn cứu rỗi. Đối với Kitô hữu, Người có thể là con đường thoả đáng dẫn tới Thiên Chúa, nhưng Người không độc quyền trong lãnh vực này. Người mạc khải thần linh song song với các nhân vật mạc khải và cứu thế khác. Như thế, Chúa Giêsu là bậc thầy giữa các bậc thầy khác, chỉ có điều khác: Người là bậc thầy thông sáng, ngộ đạo, giải thoát nhất.
Để hoà giải tính phổ quát của ơn cứu rỗi nơi Chúa Kitô với sự kiện đa nguyên tôn giáo, một số người đã đề xuất rằng: có một nhiệm cục giá trị về Ngôi Lời trường cửu bên ngoài Kitô Giáo song song với nhiệm cực cứu rỗi nơi Ngôi Lời Nhập Thể chỉ dành cho Kitô hữu. Nhiệm cục trước có giá trị phổ quát hơn, dù nhiệm cục sau trọn vẹn hơn. Phương thức này có khuynh hướng tách Ngôi Lời Thiên Chúa ra khỏi Đấng đã thành xác phàm và đưa ra hai nhiệm cục cứu rỗi tách biệt nhau.
Lại có những nhóm đề xuất nhiệm cục Chúa Thánh Thần với phạm vi phổ quát hơn nhiệm cục Ngôi Lời Nhập Thể. Nhưng đức tin Kitô Giáo vốn tin rằng việc nhập thể cứu rỗi của Ngôi Lời là một biến cố của Ba Ngôi, nên hành động của Chúa Thánh Thần không nằm ngoài hay không song song với hành động của Chúa Giêsu Kitô.
Phần lớn các hàm hồ dẫn tới sai lầm đã phát sinh từ cuộc gặp gỡ truyền giáo của Giáo Hội với các nền văn hóa, các nỗi bất công, các tôn giáo và luồng tư tưởng đề cập tới nhân loại và lịch sử. Các vấn nạn mà các thực thể này đặt ra cho đức tin Kitô Giáo cần được xử lý bằng một tính sáng tạo vốn thường trực nằm ngay trong chân lý về Chúa Giêsu Kitô.
Tài liệu hướng dẫn:
Đức Phaolô VI, Evangelii nuntiandi (1974); Đức Gioan Phaolô II, Redemptor hominis (1979), Dominum et vivificantem (1986), Redemptoris missio (1990), Ecclesia in Asia (1999); Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Huấn Thị về Một Số Khía Cạnh của Thần Học Giải Phóng (1984), Thông Báo liên quan tới Các Tác Phẩm của Cha Anthony de Mello, S.J. (1998), Tuyên Ngôn Dominus Jesus (2000), Thông Báo về Cuốn Sách của Jacques Dupuis (2001); Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Các Câu Hỏi Chọn Lựa về Kitô Học (1980), Thần Học, Kitô Học, Nhân Học (1983), Ý Thức của Chúa Kitô về Chính Người và Sứ Mệnh của Người (1985), Kitô Giáo và Các Tôn Giáo Thế Giới (1996).
Phóng dịch tham luận Some Ambiguities And Difficulties That Could Lead To Erroneous Positions in Christology: A Survey Of Opinions After Vatican II, của giáo sư nay là tân hồng y Luis Antonio G. Tagle, trong cuộc hội thoại tháng 9 năm 2001 về Kitô học do Bộ Giáo Sĩ tổ chức.
Vũ Văn An1/21/2013
________________________________________
Công đồng Vatican II chắc chắn là công đồng chú tâm vào bản sắc và sứ mệnh của Giáo Hội. Nó thúc đẩy các giáo hội địa phương mạnh dạn dấn thân vào cuộc đối thoại với các nền văn hóa, các điều kiện nhân bản, các Kitô hữu không phải là Công Giáo và các tín hữu của các tín ngưỡng khác, đồng thời mang lấy mọi hy vọng và sầu buồn của nhân loại, nhất là việc mưu tìm công lý, hợp tác và hòa bình.
Nhưng chính trong lúc theo đuổi dự án có tính giáo hội học ấy, Giáo Hội nhận ra nhu cầu phải hướng về Chúa Kitô. Muốn làm sáng bản sắc và sứ mệnh của mình, Giáo Hội phải qui chiếu vào con người và sứ mệnh của Chúa Giêsu, Chúa của mình. Bởi thế, thời kỳ sau Công Đồng không những phong phú về giáo hội học, mà còn cả về Kitô học nữa. Những tình thế nhiều mặt mà các nhà truyền giáo gặp phải đã đem lại một mảnh đất mầu mỡ cho các suy tư đổi mới về Chúa Giêsu và tầm ý nghĩa của Người đối với thế giới. Các cuộc nghiên cứu đầy sáng tạo trong Kitô học, sau công đồng, đã thi nhau đua nở, nhưng không tránh khỏi nhiều khó khăn và hàm hồ dẫn tới những cái hiểu lầm lẫn về Chúa Kitô và sứ mệnh của Người. Bởi vậy, Tòa Thánh cũng như các hội đồng giám mục quốc gia đã cảnh báo tín hữu về các chủ trương có thể lầm lẫn này. Bài tham luận này sẽ chỉ ra một số chủ trương ấy, từng được các văn kiện giáo hoàng, các chỉ thị và thông cáo của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng như các nghiên cứu của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế nhận diện. Các hàm hồ này được tìm thấy trong các lãnh vực sau đây: a) một số phương pháp trong Kitô học, b) con người Chúa Giêsu Kitô, c) Chúa Giêsu Kitô và Mạc Khải của Thiên Chúa, d) ý nghĩa của cứu chuộc, và e) tính duy nhất và tính phổ quát của ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô.
Các khó khăn tìm thấy trong một số phương pháp Kitô học
Phương pháp cho thấy một khung suy nghĩ (mindset) trong đó các dữ liệu được cấu hình (configured) hướng tới một kết luận. Các phương pháp trong thần học phần lớn xác định ra diễn trình nhờ đó, các dữ liệu đức tin được suy tư một cách có hệ thống. Các hàm hồ trong kết luận thường bắt nguồn từ các hàm hồ trong phương pháp sử dụng. Các nguồn tài liệu được bài này dựa vào đã nhận diện một số thiếu sót như thế về phương pháp học.
Một phương pháp chỉ biết vay mượn một cách không phê phán các quan niệm và giả định của các ý thức hệ như chủ nghĩa Mác và áp dụng chúng vào Kitô học nhất định sẽ đem lại một bức tranh phiến diện về Chúa Giêsu Kitô, trình bày Người về phương diện chính trị mà quên khuấy chứng tá mới mẻ của Tân Ước về con người và sứ mệnh của Người. Giáo huấn có thẩm quyền của Giáo Hội về Chúa Kitô cũng bị dán nhãn hiệu là áp đặt “các giai cấp quyền thế” lên trên “các giai cấp thấp bé” và do đó, thường bị làm ngơ.
Một Kitô học được thực hiện chuyên nhất “từ bên dưới” chắc chắn sẽ dẫn tới chủ nghĩa giản lược thần học. Một phương pháp chỉ có tính “thực nghiệm” cuối cùng sẽ trở thành chủ quan hoàn toàn, không thể đem lại một chỗ đứng đúng đắn cho sự thật khách quan và qui phạm trong mạc khải của Chúa Giêsu Kitô.
Trong cố gắng hội nhập Kitô học vào văn hóa, một số phương pháp kết cục đã giải thích ngôi vị của Lời Nhập Thể một cách hoàn toàn có tính phúng dụ. Thánh Truyền từng đến với ta dưới hình thức Hy Lạp và La Tinh dễ dàng bị bác bỏ vì những hạn từ Kitô học cổ điển như ngôi vị, bản tính, đền thay tội lỗi… không mang theo cùng một ý nghĩa đối với các nền văn hóa hiện đại như đã có đối với các nền văn hóa quá khứ.
Một phương pháp nghiên cứu chỉ hoàn toàn có tính lịch sử về Chúa Giêsu đã dẫn một số nhà thần học bác bỏ chứng tá Thánh Kinh nơi đức tin của các cộng đồng Kitô Giáo tiên khởi, không dành cho nó một chỗ đứng nào trong Kitô học. Một số lời nói và việc làm của Chúa Giêsu, như đã được Thánh Kinh thuật lại, đã bị tối thiểu hóa nếu không chứng minh được là thành phần trong “tiểu sử” của Người. Sự tiền hữu của Ngôi Lời bị coi là xa lạ đối với bản tính nhân loại của Chúa Giêsu. Thay thế cho chứng tá đức tin, một số giả định triết học và tâm lý học đã được sử dụng để “tái tạo” lại khuôn mặt lịch sử của Chúa Giêsu Kitô.
Những vấn đề được các văn kiện giáo hoàng, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng như Ủy Ban Thần Học Quốc Tế nhận diện này vốn ảnh hưởng tới việc giải thích các chủ đề then chốt của Kitô học. Ta sẽ xem một số vấn đề ấy.
Một số hàm hồ về ngôi vị của Chúa Giêsu Kitô
Chúa Giêsu là ai? Đấng được tuyên xưng là Kitô là ai? Một số câu trả lời, vì dựa vào các phương pháp học thiếu sót, nên đã rơi vào chỗ hàm hồ hoặc phản lại Truyền Thống Công Giáo.
Có luồng tư tưởng, vì tương phản “Chúa Giêsu lịch sử” với “Chúa Kitô đức tin”, đã đặt thành nghi vấn sự hợp nhất ngôi vị giữa Chúa Giêsu và Chúa Kitô.
Trong quan điểm duy giải phóng, việc nhấn mạnh tới kinh nghiệm đấu tranh cách mạng dành giải phóng người nghèo đã lưu ý tới “Chúa Giêsu lịch sử” nhiều hơn, vì chính Chúa Giêsu này, chứ không phải “Chúa Giêsu đức tin”, mới có thứ kinh nghiệm cách mạng ấy.
Trong phương thức hoàn toàn có tính “thực nghiệm”, người ta thường trình bày Chúa Giêsu như một người tốt không hơn không kém, cùng lắm là một tiên tri, một người đem phúc lợi lại cho người khác, một thứ “dụ ngôn của Thiên Chúa”. Nhưng thực ra, Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật trong sự hợp nhất của Ngôi Vị Chúa Con. Ngay biến cố phục sinh cũng bị phương thức này coi là kinh nghiệm trở lại của các tông đồ dưới quyền lực của Chúa Thánh Thần hơn là sự kiện khách quan chứng minh Chúa Giêsu là Chúa vinh hiển và là Con Thiên Chúa.
Đứng trước các tôn giáo khác, một số người cho rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô nhưng Đấng Kitô không phải chỉ là Chúa Giêsu. Cách tiếp cận này làm dễ việc nhận ra sự hiện diện của Ngôi Lời trong các tôn giáo khác nhưng nó có nguy cơ đi trệch ra khỏi Tân Ước là sách quan niệm Ngôi Lời trong tương quan với Chúa Giêsu. Một dị bản của khuynh hướng này chủ trương phải tách biệt hành động cứu rỗi của Ngôi Lời tự tại với hành động của Ngôi Lời nhập thể, vì hành động đầu có tính bao quát hơn là hành động sau.
Phương pháp thuần túy có tính lịch sử tỏ ý hoài nghi đối với thần tính của Chúa Giêsu Kitô vì tín điều này không phát xuất từ mạc khải Thánh Kinh mà từ văn hóa Hy Lạp. Điều ấy cũng đúng đối với sự tiền hữu của Ngôi Lời, vì họ cho rằng nó phát sinh từ các nguồn có tính thần thoại, theo văn hóa Hy Lạp hay ngộ đạo hơn là từ mạc khải Thánh Kinh.
Chúa Giêsu Kitô và mạc khải của Thiên Chúa
Các hàm hồ về ngôi vị của Chúa Giêsu Kitô đã có nhiều vang dội đối với việc hiểu Người như mạc khải của Thiên Chúa. Làm thế nào mạc khải của Thiên Chúa đã diễn ra nơi Chúa Giêsu?
Trong nền thần học giải phóng, kinh nghiệm nền tảng của Chúa Giêsu là cuộc đấu tranh giải phóng người nghèo. Việc nhận thức thực sự về Thiên Chúa và về Nước của Người chỉ diễn ra trong cuộc đấu tranh giải phóng này. Bản tính “bản vị” làm mạc khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu bị hạ tầng, nhường chỗ cho việc nhấn mạnh tới cuộc giải phóng chính trị kia.
Vì quá tha thiết trong việc cổ vũ cuộc đối thoại liên tôn, một số nhà thần học đưa ra lý thuyết cho rằng mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô không đầy đủ hoặc không hoàn hảo; nó cần được bổ túc bằng mạc khải nơi các tôn giáo khác. Tính dứt khoát và trọn vẹn của mạc khải Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu quả đã bị phương thức này xâm hại.
Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cảnh báo một mưu toan, vì muốn hội nhập văn hóa, đã thay thế mạc khải của Thiên Chúa nơi con người Chúa Giêsu Kitô bằng một trực giác vô hình vô dạng về Thiên Chúa. Ở đây, một lần nữa, bản tính ngôi vị Thiên Chúa và mạc khải của Chúa Giêsu đã bị lâm nguy.
Ý nghĩa của cứu chuộc
Sứ mệnh của Chúa Giêsu được mô tả nhiều cách. Một hình ảnh quan trọng trong Thánh Kinh là hình ảnh cứu chuộc. Ở đây, một số hiểu biết có tính bất cập đã được nhận diện.
Quan điểm duy giải phóng có khuynh hướng trình bày Chúa Giêsu như biểu tượng cho việc thành tựu cuộc đấu tranh của những người bị áp bức. Ơn cứu rỗi chỉ còn là cuộc giải phóng khỏi áp chế chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế, không nói chi tới việc giải phóng khỏi tội lỗi. Cái chết của Chúa Giêsu thường được giải thích hoàn toàn theo nghĩa chính trị; trong khi giá trị cứu rỗi gần như bị làm ngơ.
Các phương thức có tính hiện sinh và “từ bên dưới” thì thích quan niệm ơn cứu chuộc nơi Chúa Giêsu Kitô như một diễn trình nhân hóa (hominization) nhiều hơn là diễn trình thần hóa những con người nhân bản. Ý niệm thần hóa bị coi là ý niệm của những người theo văn hóa Hy Lạp; ý niệm này dẫn ta trốn chạy trần gian và bác bỏ các giá trị nhân bản, trong khi chỉ có ý niệm nhân hóa mới thành toàn được những gì là nhân bản. Khuynh hướng này quả đã không tôn trọng thực tại thần hóa tìm thấy trong Tân Ước.
Tính duy nhất và tính phổ quát của ơn cứu rỗi nơi Chúa Giêsu Kitô
Điều hiển nhiên là vấn đề đặc biệt này thường gặp thấy trong các cuộc đối thoại liên tôn nhiều nhất. Đứng trước các tôn giáo vốn cũng có các cứu thế học và các nhân vật cứu thế riêng, làm thế nào ta quan niệm được các chủ trương phổ quát và tuyệt đối của Kitô Giáo về ơn cứu rỗi nơi Chúa Giêsu? Trong khi cố gắng trả lời câu hỏi hóc búa này, một số lý thuyết đưa ra đã vượt ra ngoài các niềm tin cốt lõi của Kitô Giáo.
Số 4 của văn kiện “Dominus Jesus” đã cho ta thấy bản tóm tắt các bất ổn của các lý thuyết trên: “Ngày nay, việc Giáo Hội không ngừng công bố truyền giáo đang gặp nguy cơ do các lý thuyết duy tương đối gây ra. Các lý thuyết này nhằm mục đích biện minh cho chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, không những về phương diện thực tế mà còn cả trên nguyên tắc nữa. Do đó, họ chủ trương rằng một số sự thật nay không còn đứng vững được nữa; thí dụ, tính dứt khoát và sự trọn vẹn của mạc khải Chúa Giêsu Kitô, bản chất đức tin Kitô Giáo so với bản chất tín ngưỡng nơi các tôn giáo khác, bản chất linh hứng của Sách Thánh, sự hợp nhất ngôi vị giữa Ngôi Lời Vĩnh Cửu và Chúa Giêsu Thành Nadarét, sự hợp nhất của nhiệm cục Ngôi Lời Nhập Thể và Chúa Thánh Thần, tính duy nhất và tính phổ quát trong mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, vai trò trung gian cứu rỗi phổ quát của Giáo Hội, tính bất khả phân của Nước Thiên Chúa, nước Chúa Kitô, và Giáo Hội, và việc tồn hữu của Giáo Hội duy nhất do Chúa Kitô thiết lập trong Giáo Hội Công Giáo”. Phạm vi của các bất ổn này, vì thế, khá rộng, ta nên tập chú vào một số vấn đề có tính Kitô học thực sự.
Có khuynh hướng tìm cách tránh né các ý niệm duy nhất, phổ quát và tuyệt đối khi đề cập tới ơn cứu rỗi nơi Chúa Giêsu Kitô. Có lý thuyết, đúng hơn, đã gán một giá trị qui phạm cho việc Chúa Giêsu làm trung gian cứu rỗi vì con người và cuộc sống của Người đã mạc khải tình yêu Thiên Chúa cách rõ ràng và dứt khoát hơn cả. Nhưng lý thuyết mệnh danh là Kitô học bất qui phạm lại không coi Chúa Giêsu như trung gian duy nhất và độc chiếm của ơn cứu rỗi. Đối với Kitô hữu, Người có thể là con đường thoả đáng dẫn tới Thiên Chúa, nhưng Người không độc quyền trong lãnh vực này. Người mạc khải thần linh song song với các nhân vật mạc khải và cứu thế khác. Như thế, Chúa Giêsu là bậc thầy giữa các bậc thầy khác, chỉ có điều khác: Người là bậc thầy thông sáng, ngộ đạo, giải thoát nhất.
Để hoà giải tính phổ quát của ơn cứu rỗi nơi Chúa Kitô với sự kiện đa nguyên tôn giáo, một số người đã đề xuất rằng: có một nhiệm cục giá trị về Ngôi Lời trường cửu bên ngoài Kitô Giáo song song với nhiệm cực cứu rỗi nơi Ngôi Lời Nhập Thể chỉ dành cho Kitô hữu. Nhiệm cục trước có giá trị phổ quát hơn, dù nhiệm cục sau trọn vẹn hơn. Phương thức này có khuynh hướng tách Ngôi Lời Thiên Chúa ra khỏi Đấng đã thành xác phàm và đưa ra hai nhiệm cục cứu rỗi tách biệt nhau.
Lại có những nhóm đề xuất nhiệm cục Chúa Thánh Thần với phạm vi phổ quát hơn nhiệm cục Ngôi Lời Nhập Thể. Nhưng đức tin Kitô Giáo vốn tin rằng việc nhập thể cứu rỗi của Ngôi Lời là một biến cố của Ba Ngôi, nên hành động của Chúa Thánh Thần không nằm ngoài hay không song song với hành động của Chúa Giêsu Kitô.
Phần lớn các hàm hồ dẫn tới sai lầm đã phát sinh từ cuộc gặp gỡ truyền giáo của Giáo Hội với các nền văn hóa, các nỗi bất công, các tôn giáo và luồng tư tưởng đề cập tới nhân loại và lịch sử. Các vấn nạn mà các thực thể này đặt ra cho đức tin Kitô Giáo cần được xử lý bằng một tính sáng tạo vốn thường trực nằm ngay trong chân lý về Chúa Giêsu Kitô.
Tài liệu hướng dẫn:
Đức Phaolô VI, Evangelii nuntiandi (1974); Đức Gioan Phaolô II, Redemptor hominis (1979), Dominum et vivificantem (1986), Redemptoris missio (1990), Ecclesia in Asia (1999); Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Huấn Thị về Một Số Khía Cạnh của Thần Học Giải Phóng (1984), Thông Báo liên quan tới Các Tác Phẩm của Cha Anthony de Mello, S.J. (1998), Tuyên Ngôn Dominus Jesus (2000), Thông Báo về Cuốn Sách của Jacques Dupuis (2001); Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Các Câu Hỏi Chọn Lựa về Kitô Học (1980), Thần Học, Kitô Học, Nhân Học (1983), Ý Thức của Chúa Kitô về Chính Người và Sứ Mệnh của Người (1985), Kitô Giáo và Các Tôn Giáo Thế Giới (1996).
Phóng dịch tham luận Some Ambiguities And Difficulties That Could Lead To Erroneous Positions in Christology: A Survey Of Opinions After Vatican II, của giáo sư nay là tân hồng y Luis Antonio G. Tagle, trong cuộc hội thoại tháng 9 năm 2001 về Kitô học do Bộ Giáo Sĩ tổ chức.
Thông Báo
Cáo phó: Ông cố Giuse Nguyễn Lê Thông qua đời tại Mckinney, Texas
Nt. Nguyễn thị Thanh Xuân
17:22 31/03/2013
Trong niềm tin vào Chúa Phục Sinh
Gia đình xin kính báo:
Ông cố Giuse Nguyễn Lê Thông
đã được Chúa gọi về Nhà Cha trên Trời
lúc 12g45 ngày 27. 3. 2013 tại Mckinney, Texas.
hưởng thọ 78 tuổi.
Lễ phát tang tại Nhà thờ Các Thánh Tử Đạo VN
801E Mayfield Rd., Arlington, TX (817-466-0800)
Làm phép xác tại Nhà quàn Moore Memorial Gardens.
Thánh lễ an táng tại Nhà thờ Các Thánh Tử Đạo VN
1219 N. Davis Dr, Arlington, TX 76012
801E Mayfield Rd., Arlington, TX. (817-466-0800)
Kính báo:
Chị gái, Nữ tu Therese Nguyễn thị Vui và các anh em các cháu.
Vợ và các con:
- Bà cố Maria Vũ thị Nhan
- Giuse Nguyễn Trí Dũng cùng vợ và các con, Arlington, TX.
- Nữ tu Therese Nguyễn thị Thanh Xuân, Tulsa, OK.
- Maria Goretti Nguyễ thị Thanh Tâm, McKinney, TX.
- Maria Madalena Nguyễn thị Thanh Nhàn, chồng và các con, Arlington, TX.
- Giuse Nguyễn Hiếu Trung, Dallas, TX.
Xin cầu nguyện cho linh hồn Giuse được hưởng thánh nhan Chúa trên Nước Hằng Sống.
Văn Hóa
Hải hoàn ca Alleluija
Trầm Hương Thơ
11:45 31/03/2013
Tiếng Thiên Thần thăm thẳm tận thiên cung
Từ đáy cốc bão bùng Ngài trỗi dậy
Cơn say yêu nhân loại đến kỳ cùng
Ngày thứ ba nhân loại tỉnh cơn say
Như lời Ngài phán hứa nào có sai
Mở mắt ra hỡi những loài mê muội
"Đền Thờ Chúa" xây lại trong ba ngày
Hãy vui lên hỡi toàn dân Thiên Chúa
Bóng tử thần đã thảm bại chào thua
Đêm cứu chuộc đã qua đồi thập tự
Hoa Thánh Giá nở đẹp hơn áo vua
Hãy hát ca! hỡi toàn thể địa cầu
Báo tin vui! loan đến tận vực sâu
Hãy thức dậy! những ai còn mê ngủ
Đức Kitô hội thánh mãi là đầu
Hãy hát lên! rung chuyển khắp tinh cầu
Khải hoàn ca xuyên suốt cả canh thâu
Ngày "Ánh Sáng" bao trùm lên bóng tối
Chúa sống lại phá tan mọi âu sầu
Hãy reo mừng lên Halleluja
Cùng đồng thanh hát khúc khải hoàn
sống lại! như lời Ngài phán hứa
Hát vang lên mãi Halleluja
HALLELUJA; HALLELUJA
CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI HALLELUJA.
31.03.2013
Chúa sống lại rồi
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
14:07 31/03/2013
Mở đường dẫn lối vào cõi trường sinh
Thực hiện cuộc sáng tạo mới tài tình
Cứu nhân loại khỏi nô lệ tội lỗi.
Chúa đã sống lại thật như từng nói
Môn đệ sửng sốt nhìn Ngài ngạc nhiên
Nỗi ám ảnh ngày Thứ Sáu chưa quên
Thấy mồn một lại tưởng ma vì thế.
Chúa sống lại thật nơi huyệt mộ trống
Sự chết làm sao giữ nổi chân Ngài
Người nữ ngơ ngác rạng sáng ban mai
Dòng lệ tuôn trào khóc Ngài nức nở.
Lòng buồn giữ lại kỷ niệm thương đau
Nỗi sầu đeo đẳng làm sao tan biến
Mắt nhìn tai nghe nhưng lòng chưa thấy
Tưởng rằng người làm vườn đấy thế thôi.
Chúa Phục Sinh giờ hiện ra muôn nơi
Không gian thời gian Ngài vươn ra khỏi
Muốn đi thì đi làm gì tùy thích
Củng cố niềm tin thêm sức tâm hồn
Chúa sống lại rồi gieo nguồn hy vọng
Đổ xuống trên cuộc đời bạn và tôi
Tin vui Phục Sinh chan chứa khắp nơi
Mầm sống giờ đây đâm chồi nảy lộc.
Chúa Nhật Phục Sinh 2013
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Nến Phục Sinh
Lê Trị
21:06 31/03/2013
Ảnh của Lê Trị
Ca tụng Thập giá Ngài vinh hiển
Dấu chỉ tình Trời yêu vĩnh viễn
Kết thành hy vọng giữa đời ta.
(Trích Thơ của Trăng Thập Tự)
VietCatholic TV
Phóng sự đặc biệt Lễ Vọng Phục Sinh tại Giêrusalem và Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:23 31/03/2013
Lưu ý quan trọng:
Ngay cả trong trường hợp server VietCatholic bị tấn công phá hoại, quý vị và anh chị em vẫn có thể tiếp tục xem các videos bằng một trong hai địa chỉ sau:
Ngay cả trong trường hợp server VietCatholic bị tấn công phá hoại, quý vị và anh chị em vẫn có thể tiếp tục xem các videos bằng một trong hai địa chỉ sau:
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô tại Thánh Địa Giêrusalem không kết thúc sau lễ nghi suy tôn thánh giá lúc 3 giờ chiều nhưng trái lại buổi tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mới là cao điểm với một nghi thức được nhiều người trông đợi đó là tang lễ của Chúa Kitô.
Đây là một nghi thức rất thịnh hành từ thời Trung Cổ ở nhiều quốc gia Âu Châu. Nhưng ở Giêrusalem, ngay tại nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chịu chết trên thánh giá, nghi thức này có một ý nghĩa đặc biệt.
Ngay từ chiều tối đoàn rước tiến bước chậm chạp trong tiếng nhạc trầm buồn, u sầu trong đền thờ Thánh Mộ. Thỉnh thoảng đoàn lại dừng ở các nhà nguyện khác nhau trong đền thờ để suy niệm.
Bài trình thuật cuộc thương khó của Chúa Giêsu được đọc lên bằng các ngôn ngữ khác sau. Vị tổng thư ký của đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã vác một cây thánh giá lên đồi Golgotha, ở đó sau khi đoạn Phúc Âm mô tả việc Chúa trút hơi thở cuối cùng và việc tháo đanh Chúa, 2 vị phó tế bắt đầu diễn lại các động tác tháo đanh và đưa Chúa xuống khỏi thánh giá trong không khí u buồn và than khóc. Đầu tiên là tháo mão gai trên đầu Ngài, rồi đến những chiếc đinh đã ghim Chúa vào thập giá.
Các động tác này tạo ra một bầu không khí thực sự mong đợi cho việc suy niệm về những biến cố lịch sử đã diễn ra ở đây. Một hình nộm của Chúa bị đóng đinh được rước vào trong huyệt đá để xức dầu thơm và được nhẹ nhàng đặt ở đó.
Thầy Augustos, một tu sĩ dòng Phanxicô, xức dầu chân dung của Đức Kitô trong khi nhắc lại lời Phúc Âm “Ông Giuse người xứ Arimathea là một môn đệ của Chúa Giêsu đã xin Philatô cho ông được tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Philatô cho phép, và ông đã đưa xác Chúa xuống, bọc trong vải liệm, với các loại dầu thơm theo phong tục chôn cất của người Do Thái”.
Sau đó đoàn rước đến Mộ Thánh nơi đám tang Chúa được thực hiện cách biểu tượng.
2. Lễ Vọng Phục sinh tại Giêrusalem
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 7h30 sáng thứ Bẩy 30 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem đã cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh tại đền thờ Chúa Phục sinh.
Vâng thưa quý vị và anh chị em, Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Chúa Phục Sinh, diễn ra vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh lúc 7h30 SÁNG. Sáng thứ Bẩy chứ không phải tối thứ Bẩy, nghĩa là không thống nhất với phần còn lại của Giáo Hội. Việc cử hành sớm như thế là để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giê-ru-sa-lem luôn là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục Sinh trong bài Vinh Tụng Ca hát mừng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết và tội lỗi.
Cùng đồng tế với ngài có Đức Giám mục William Shomali, và Đức Giám mục Kamal Batish là Giám Mục phụ tá của Tòa Thượng Phụ Latinh, và Đức Giám mục Giacinto Boulos Marcuzzo, Giám Mục phụ tá của Nazareth và hơn 250 linh mục.
Cùng đồng tế trong thánh lễ còn có khâm sứ Tòa Thánh tại Israel, là Đức Cha Giuseppe Lazzarotto, và sứ thần Tòa Thánh tại Jordan, là Đức Cha Giorgio Lingua.
Đức Thượng Phụ Fouad Twal nói: “Anh chị em thân mến, chúng ta tụ họp nhau đây ngay tại chính nơi Đức Giêsu Kitô đã vượt qua cái chết phục sinh khải hoàn. Chúa Giêsu đã sống lại và không chết nữa. Ngài đã khai mở cánh cửa cho một cuộc sống mới”
Đức Thượng Phụ đã làm phép lửa và nến Phục sinh tại ngôi mộ trống.
Sau các bài đọc chuông nhà thờ đã được kéo rộn rã trong khi cộng đoàn cùng hát Kinh Vinh Danh.
Tin Mừng Phục sinh cũng đã được tuyên đọc trước ngôi mộ trống.
Kết lễ, cộng đoàn đã hát vang bài Alleluia và vỗ tay chúc mừng Phục sinh cho các vị trong đoàn đồng tế.
3. Lễ Vọng Phục sinh tại Vatican
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Tại Vatican, lúc 8h30 tối Thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dẫn đầu một đoàn rước bên trong Đền thờ Thánh Phêrô. Cuộc rước sẽ diễn ra trong bóng tối, chỉ được chiếu sáng bởi một cây nến tại bàn thờ.
Giảng trong thánh lễ Vọng Phục Sinh Đức Thánh Cha nói:
"Nếu đến bây giờ mà anh chị em vẫn còn giữ một khoảng cách nhất định với Ngài, hãy tiến về phía trước ... Ngài sẽ đón nhận anh chị em với một vòng tay rộng mở,"
Trong bài giảng đêm Vọng Phục Sinh, Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi các Kitô hữu hãy để cho Chúa Kitô Phục sinh bước vào đời sống của họ và hãy chào đón Ngài với lòng tin tưởng trong đêm cực thánh này của niên lịch Phụng Vụ.
"Nếu anh chị em đã thờ ơ, hãy can đảm dấn bước, anh chị em sẽ không phải thất vọng".
Ngài nói rằng theo Chúa Kitô xem ra có vẻ khó khăn nhưng ngài khích lệ các tín hữu "đừng sợ".
"Hãy tin tưởng trong niềm xác tín rằng ngài gần gũi và luôn hiện diện bên cạnh chúng ta và ban cho anh chị em bình an mà anh chị em mong mỏi cũng như ban cho anh chị em sức mạnh để sống như lòng Chúa mong muốn."
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: nếu mọi người nhớ đến những gì Thiên Chúa đã làm cho họ, họ sẽ không lo sợ những gì đang chờ đợi họ trong tương lai. Ngài nói:
"Hãy nhớ đến những gì Thiên Chúa đã làm và tiếp tục làm cho mỗi người trong anh chị em, và cho chúng ta, hãy nhớ đến những đoạn đường đời chúng ta đã kinh qua, đó là những gì sẽ mở lòng chúng ta ra để có thể hướng nhìn về tương lai với đầy tràn hy vọng".
Đức Thánh Cha nhận xét rằng "sự mới mẻ thường làm cho chúng ta sợ hãi, bao gồm cả sự mới mẻ mà Thiên Chúa mang đến cho chúng ta, sự mới mẻ mà Thiên Chúa đòi hỏi nơi chúng ta".
"Chúng ta rất sợ những bất ngờ của Thiên Chúa ...Ngài luôn làm chúng ta phải ngạc nhiên!" Tuy nhiên, "Đừng đóng con tim chúng ta lại, đừng để đánh mất đi niềm tin của chúng ta, đừng bao giờ tuyệt vọng."
Suy tư về bài Tin Mừng trong đó những người phụ nữ rất buồn rầu và lo sợ khi thấy ngôi mộ của Chúa Giêsu mở tung ra và trống rỗng, Đức Thánh Cha nói:
"Chúa Giêsu không còn thuộc về quá khứ, nhưng sống trong hiện tại và hướng tới tương lai, Ngài là 'ngày hôm nay vĩnh cửu của Thiên Chúa’"
Chính vì thế, buồn bã là sai lầm. Thiên Chúa Tình Yêu còn phải lặp lại với chúng ta bao nhiêu lần nữa hãy thôi đừng tìm kiếm người sống giữa những kẻ chết.
Những vấn nạn hàng ngày và những âu lo của chúng ta có thể bọc lấy chúng ta trong chính chúng ta, trong nỗi buồn và cay đắng. Đó chính là nơi ngự trị của cái chết chứ không phải là nơi để tìm người sống.
Hãy để Chúa Giêsu Phục sinh tiến vào cuộc sống của anh chị em, chào đón Ngài như một người bạn, với lòng tín thác rằng Ngài là sự sống thật!
Trên 40,000 cành hoa đã được chở từ Hoà Lan đến để trang trí Đền thờ Thánh Phêrô bao gồm cả hoa thuỷ tiên vàng và hoa lily.
Trong Đêm Vọng Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã rửa tội bốn thanh niên bao gồm một công dân Mỹ gốc Việt 17 tuổi, một thanh niên Albania 30 tuổi, một thanh niên Nga 30 tuổi và một thanh niên Ý 23 tuổi.
Sau khi rửa tội cho họ, Đức Thánh Cha đã đặt một tấm vải trắng trên mỗi người được rửa tội và trao cho họ một cây nến được đốt lên từ ngọn lửa của cây nến Phục Sinh. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã long trọng xác nhận từ bây giờ họ là người Công Giáo, ngài làm dấu thánh giá trên trán của họ, xức dầu và hôn lên má họ.
Thánh lễ kéo dài trong 2 giờ 30’ nghĩa là ngắn hơn 30 phút so với các thánh lễ Vọng Phục Sinh do Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cử hành trước đây.
Thông điệp Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới - Phép lành kèm theo ơn toàn xá
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:56 31/03/2013
Lưu ý quan trọng:
Ngay cả trong trường hợp server VietCatholic bị tấn công phá hoại, quý vị và anh chị em vẫn có thể tiếp tục xem các videos bằng một trong hai địa chỉ sau:
Ngay cả trong trường hợp server VietCatholic bị tấn công phá hoại, quý vị và anh chị em vẫn có thể tiếp tục xem các videos bằng một trong hai địa chỉ sau:
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 10:15, sáng Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ Phục Sinh tại trước tiền đình Đền thờ Thánh Phêrô. Sau đó lúc 12 giờ trưa ngài đã đọc thông điệp Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới. Sau khi đọc thông điệp, Đức Thánh Cha đã đọc công thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới theo dõi thông điệp của ngài qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới, trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu.
Điều kiện để được ơn toàn xá là các tín hữu cần giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Kính thưa quý vị và anh chị em
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về Thông Điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới.
Hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô hiện nay là hàng trăm ngàn anh chị em tín hữu và khách hành hương đứng chật quảng trường lấn sang Đại Lộ Hoà Giải.
Trên khán đài có các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục trong giáo triều Rôma và quý vị trong ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.
Bây giờ, ban nhạc của đội Hiến Binh Vatican và ban quân nhạc Liên Binh Chủng Italia đang trỗi lên quốc thiều Vatican.
Chúng tôi nhận thấy Đức Thánh Cha xuất hiện trên bao lơn trước thềm đền thờ Thánh Phêrô cùng với một vị Hồng Y đẳng phó tế
Đức Thánh Cha nói:
Kính thưa anh chị em tại Rôma và trên toàn thế giới, Chúc Mừng Phục Sinh!
Thật là một niềm vui cho tôi được công bố thông điệp này: Chúa Kitô đã sống lại! Tôi ao ước thông điệp này vang dội đến mọi nhà và mỗi một gia đình, đặc biệt là những nơi con người đang phải gánh chịu đau khổ nặng nề nhất, trong các bệnh viện, trong các nhà tù. ..
Trên tất cả, tôi ao ước thông điệp ấy đến với mọi con tim, vì đó chính là nơi mà Chúa muốn gieo Tin Mừng này là Chúa Giêsu đã sống lại, là anh chị em có hy vọng, anh chị em không còn bị khống chế trong quyền năng của tội lỗi, của sự dữ! Tình yêu đã khải hoàn, lòng thương xót đã chiến thắng!
Như những phụ nữ môn đệ của Chúa Giêsu, những người đã đi đến ngôi mộ và thấy nó đã trống rỗng, chúng ta có thể cũng tự hỏi sự kiện này có nghĩa là gì? (x. Lc 24:4). Việc Chúa Giêsu đã sống lại có ý nghĩa gì? Sự kiện này có nghĩa là tình yêu của Thiên Chúa mạnh hơn sự dữ và chính cái chết, nghĩa là tình yêu của Thiên Chúa có thể biến đổi cuộc sống của chúng ta và làm cho những nơi khô cằn trong con tim chúng ta nở hoa.
Cũng chính cùng một tình yêu này mà Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người và theo đuổi đến cùng con đường khiêm hạ và tự hiến, xuống tận địa ngục, tận vực thẳm tách biệt khỏi Thiên Chúa. Chính tình yêu thương xót này đã phủ lấp ánh sáng trên cơ thể đã chết của Chúa Giêsu, biến đổi cơ thể ấy, và vạch ra con đường dẫn đến sự sống đời đời. Chúa Giêsu đã không quay trở lại cuộc sống trước đây của mình, cuộc sống trần gian, nhưng tiến vào cuộc sống vinh quang của Thiên Chúa và Ngài đã bước vào cuộc sống ấy cùng với nhân loại chúng ta, mở ra cho chúng ta một tương lai hy vọng.
Phục Sinh là một cuộc vượt qua, một thông lộ cho con người thoát ách nô lệ tội lỗi và xấu xa để đạt đến sự tự do của yêu thương và thiện hảo. Bởi vì Thiên Chúa là sự sống, sự sống tinh tuyền, và vinh quang của Ngài là sự sống con người (xem Irenaeus, Adversus Haereses, 4,20,5-7).
Anh chị em thân mến, Chúa Kitô đã chết và đã sống lại một lần cho tất cả, và cho tất cả mọi người, nhưng quyền năng Phục Sinh, lễ Vượt Qua thoát ách nô lệ tội lỗi tiến đến tự do của thiện hảo, phải được thực hiện trong mọi thời đại, trong sự tồn tại cụ thể của chúng ta, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Có biết bao nhiêu sa mạc, thậm chí ngay trong ngày hôm nay, mà con người cần phải vượt qua! Trên tất cả, là những sa mạc nội tâm, khi chúng ta không có tình yêu đối với Thiên Chúa hay người lân cận, khi chúng ta không nhận ra rằng chúng ta là những người phải bảo vệ cho tất cả những gì Tạo Hóa đã ban cho chúng ta và vẫn đang tiếp tục ban cho chúng ta. Lòng thương xót của Thiên Chúa có thể làm cho những mảnh đất khô hạn nhất trở thành một khu vườn, có thể khôi phục lại sự sống cho những bộ xương khô (x. Ez 37:1-14).
Vì vậy, đây là lời mời gọi mà tôi muốn gởi đến tất cả mọi người: Chúng ta hãy nhận lấy ân sủng của Chúa Kitô Phục Sinh! Chúng ta hãy để mình được đổi mới nhờ lòng thương xót của Chúa, hãy để cho chúng ta được Chúa Giêsu yêu thương, hãy để cho quyền năng tình yêu Ngài biến đổi cuộc sống của chúng ta; và chúng ta hãy trở nên những trung gian của lòng thương xót Chúa, trở nên những kênh thông qua đó Thiên Chúa có thể tưới nước trái đất, bảo vệ tất cả mọi loại thụ tạo và làm triển nở công lý và hòa bình.
Và vì thế chúng ta khẩn cầu cùng Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng đã biến cái chết thành cuộc sống, xin Ngài thay đổi hận thù bằng tình yêu, thay trả thù bằng sự tha thứ, thay chiến tranh bằng hòa bình. Vâng, Chúa Kitô là sự bình an của chúng ta, và qua Ngài, chúng ta khẩn cầu hòa bình cho cả thế giới.
Hòa bình cho Trung Đông, và đặc biệt là hòa bình giữa người Israel và người Palestine, là những dân tộc đang nỗ lực mưu tìm con đường thương lượng, xin cho họ có thể sẵn sàng và can đảm tiếp tục đàm phán hầu chấm dứt một cuộc xung đột đã kéo dài quá lâu. Hòa bình ở Iraq, xin cho tất cả các hành vi bạo lực có thể kết thúc, và trên tất cả cho đất nước Syria thân yêu, cho dân tộc trên mảnh đất đang bị giằng xé bởi cuộc xung đột, và hòa bình cho những người tị nạn, những người đang ngóng chờ sự giúp đỡ và an ủi. Bao nhiêu máu đã đổ! Và còn bao nhiêu đau khổ phải xảy ra nữa trước khi có được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này?
Hòa bình cho châu Phi, nơi vẫn còn là sân khấu của các cuộc xung đột bạo lực. Tại Mali, xin cho thống nhất và ổn định có thể được khôi phục, tại Nigeria, nơi mà các cuộc tấn công thật đáng buồn vẫn đang tiếp tục, đang đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhiều người vô tội, và là nơi một con số đông đảo, kể cả trẻ em, đang bị bắt làm con tin bởi các nhóm khủng bố. Hòa bình ở phía Đông của nước Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Trung Phi, nơi nhiều người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ và tiếp tục sống trong sợ hãi.
Hòa bình ở châu Á, trên tất cả là hòa bình trên bán đảo Triều Tiên: cầu xin cho những bất đồng có thể được khắc phục và một tinh thần hòa giải mới được phát triển.
Hòa bình trên toàn thế giới, nơi vẫn còn chia rẽ vì sự tham lam vẫn đang săn lùng những miếng mồi ngon, nơi tiếp tục bị thương tổn bởi tâm địa ích kỷ đang đe dọa cuộc sống con người và gia đình, nơi lòng ích kỷ vẫn tiếp tục hoành hành trong tệ nạn buôn bán người, là hình thức tàn tệ nhất của chế độ nô lệ trong thế kỷ XXI này. Hòa bình cho toàn thế giới, nơi đang bị xâu xé bởi bạo lực liên quan đến buôn bán ma túy và việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên bất công! Hòa bình cho Trái đất của chúng ta! Xin Chúa Giêsu Phục Sinh mang lại ơn an ủi cho các nạn nhân của thiên tai và biến chúng ta trở nên những người bảo vệ có trách nhiệm cho các kỳ công sáng tạo.
Thưa anh chị em, tất cả những người đang nghe tôi, từ Rôma và từ khắp nơi trên thế giới, tôi muốn đề cập đến một lời mời gọi trong Thánh Vịnh: "Hãy cảm tạ Chúa tốt lành vì lòng nhân hậu Chúa tồn tại đến muôn đời. Nhà Israel hãy tiếp lời: "lòng khoan dung Chúa tồn tại muôn muôn đời" (Tv 117:1-2).
Thưa anh chị em, những người từ khắp nơi trên thế giới đã đến Quảng Trường này, là trái tim của Kitô Giáo, và tất cả anh chị em đang tham dự với chúng tôi thông qua các phương tiện truyền thông, tôi lặp lại nơi đây lời cầu chúc cho anh chị em một lễ Phục Sinh hạnh phúc! Anh chị em hãy mang đến cho gia đình và quốc gia mình thông điệp của niềm vui, của hy vọng và hòa bình mà mỗi năm lại được nhắc lại mạnh mẽ vào ngày này. Chúa Phục Sinh, người đã đánh bại tội lỗi và sự chết, nâng đỡ tất cả chúng ta đặc biệt là những người yếu thế nhất và những người quẫn bách nhất. Cảm ơn sự hiện diện của anh chị em và chứng tá đức tin của anh chị em. Một ý nghĩ và những lời cảm ơn đặc biệt cho món quà là những bông hoa xinh đẹp đến từ Hà Lan. Tôi trìu mến lặp lại cùng tất cả anh chị em: Xin Đức Kitô Phục Sinh hướng dẫn anh chị em và tất cả nhân loại trên những nẻo đường của tình yêu, công lý và hòa bình!
Tiếp theo đó là nghi thức ban phép lành URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.
Mở đầu nghi thức, Đức Hồng Y trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý của Đức Thánh Cha ban ơn toàn xá cho những người nói trên, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Đức Thánh Cha đã long trọng đọc lời nguyện xin Thiên Chúa nhân lành, vì lời cầu bầu của Mẹ Maria, của các thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và toàn thể các thánh, mà xá giải mọi tội lỗi và hình phạt bởi tội lỗi cho các tín hữu.
Ngài đọc như sau:
Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tôi dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.
Nhờ lời cầu bầu và công nghiệp của Đức Trinh nữ Maria, của tổng lãnh thiên thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các thánh tông đồ Phêrô Phaolô cùng toàn thể các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.
Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa thánh thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.
Sau đó, Đức Thánh Cha ban phép lành kèm ơn toàn xá.