Ngày 31-03-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Trở thành ngôn sứ của sự sống và tình thương
Lm Đan Vinh
01:38 31/03/2017
Chúa Nhật 5 Mùa Chay A
Ed 37,12-14 ; Rm 8.8-11 ; Ga 11,3-45

Trở thành ngôn sứ của sự sống và tình thương

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 11,3-45
(1) Có một người bị đau nặng, tên là La-da-rô, quê ở Bê-ta-ni-a, làng của hai chị em cô Mác-ta và Ma-ri-a. (2) Cô Ma-ri-a là người sau này sẽ xức dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc lau chân Người. Anh La-da-rô, người bị đau nặng, là em của cô. (3) Hai cô cho người đến nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng”. (4) Nghe vậy, Đức Giê-su bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh”. (5) Đức Giê-su quý mến cô Mác-ta, cùng hai người em là Ma-ri-a và anh La-da-rô. (6) Tuy nhiên, sau khi được tin anh La-da-rô lâm bệnh, Người còn lưu lại thêm hai ngày tại nơi đang ở. (7) Rồi sau đó, Người nói với các môn đệ: “Nào, chúng ta cùng trở lại miền Giu-đê !”. (8) Các môn đệ nói: “Thưa Thầy, mới đây người Do thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy lại còn đến đó sao ?” (9) Đức Giê-su trả lời: “Ban ngày chẳng có mười hai giờ đó sao ? Ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì thấy ánh sáng của thế gian này. (10) Còn ai đi ban đêm, thì vấp ngã vì không có ánh sáng nơi mình !”. (11) Người nói những lời này, sau đó Người lại bảo: “La-da-rô, bạn của chúng ta, đang yên giấc. Tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây”. (12) Các môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, nếu anh ấy yên giấc được, anh ấy sẽ khỏe lại”. (13) Đức Giê-su nói về cái chết của anh La-da-rô, còn họ tưởng Người nói về giấc ngủ thường. (14) Bấy giờ Người mới nói rõ: “La-da-rô đã chết”. (15) Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin. Thôi, nào chúng ta đến với anh ấy”. (16) Ông Tô-ma, gọi là Đi-đy-mô, nói với các bạn đồng môn: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy !”. (17) Khi đến nơi, Đức Giê-su thấy anh La-da-rô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi. (18) Bê-ta-ni-a cách Giê-ru-sa-lem không đầy ba cây số. (19) Nhiều người Do thái đến chia buồn với hai cô Mác-ta và Ma-ri-a, vì em các cô mới qua đời. (20) Vừa được tin Đức Giê-su đến, cô Mác-ta liền ra đón Người. Còn cô Ma-ri-a thì ngồi ở nhà. (21) Cô Mác-ta nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. (22) Nhưng bây giờ con biết: “Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”. (23) Đức Giê-su nói: “Em chị sẽ sống lại !” (24) Cô Mác-ta thưa: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”. (25) Đức Giê-su liền phán: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. (26) Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không ?” (27) Cô Mác-ta đáp: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian”. (28) Nói xong, cô đi gọi em là Ma-ri-a, và nói nhỏ: “Thầy đến rồi, Thầy gọi em đấy !”. (29) Nghe vậy, cô Ma-ri-a vội đứng lên và đến với Đức Giê-su. (30) Lúc đó, Người chưa vào làng, nhưng vẫn còn ở chỗ cô Mác-ta đã ra đón Người. (31) Những người Do thái đang ở trong nhà với cô Ma-ri-a để chia buồn, thấy cô vội vã đứng dậy đi ra, liền đi theo, tưởng rằng cô ra mộ khóc em. (32) Khi đến gần Đức Giê-su, cô Ma-ri-a vừa thấy Người, liền phủ phục dưới chân và nói: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết”. (33) Thấy cô khóc, và những người Do thái đi với cô cũng khóc, Đức Giê-su thổn thức trong lòng và xao xuyến. (34) Người hỏi: “Các người để xác anh ấy ở đâu ?” Họ trả lời: “Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem”. (35) Đức Giê-su liền khóc. (36) Người Do thái mới nói: “Kìa xem ! Ông ta thương anh La-da-rô biết mấy !” (37) Có vài người trong nhóm họ nói: “Ông ta đã mở mắt cho người mù, lại không thể cho anh ấy khỏi chết ư ?” (38) Đức Giê-su thổn thức trong lòng. Người đi tới mộ. Ngôi mộ đó là một cái hang có phiến đá đậy lại. (39) Đức Giê-su nói: “Đem phiến đá này đi”. Cô Mác-ta là chị người chết liền nói: “Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày”. (40) Đức Giê-su bảo: “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao ?”. (41) Rồi người ta đem phiến đá đi. Đức Giê-su ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. (42) Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con”. (43) Nói xong, Người kêu lớn tiếng: “Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ !”. (44) Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn, Đức Giê-su bảo: “Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi”. Trong số những người Do thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a thì La-da-rô đã chết và chôn được bốn ngày. Gặp hai bà Mác-ta và Ma-ri-a là chị người chết đang khóc thương em, Đức Giê-su đã trấn an họ rằng: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết cũng sẽ được sống” (25). Khi ra thăm mộ của La-da-rô, Đức Giê-su đã cầu nguyện với Chúa Cha rồi truyền cho La-da-rô ra khỏi mồ (43) và người chết liền chỗi dậy đi ra ngoài. Qua phép lạ phục sinh La-da-rô này, Đức Giê-su đã mặc khải Người chính là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa hằng sống. Người sẽ ban sự sống và sự sống lại muôn đời cho những ai đặt trọn niềm tin nơi Người. Mỗi tín hữu phải trở thành ngôn sứ của sự sống.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-5: + La-da-rô: là tên của người bạn thân với Đức Giê-su, ở làng Bê-ta-ni-a (x. Ga 11,3). Ngoài La-da-rô này, cũng còn một người ăn xin tên là La-da-rô trong Tin Mừng Lu-ca (x. Lc 16,20). + Bê-ta-ni-a: Là một làng nằm ở phía Đông núi Cây Dầu, cách Giê-ru-sa-lem khoảng ba cây số (x. Ga 11,18). Đức Giê-su thường đến trọ tại làng này mỗi khi có dịp lên Giê-ru-sa-lem. Ngoài ra, còn một Bê-ta-ni-a khác là nơi Đức Giê-su chịu phép rửa (x. Lc 16,20). + Mác-ta: là chị lớn trong ba chị em. Bà có tính năng nổ hướng ngoại thể hiện khi đón tiếp Đức Giê-su (x. Lc 10,38-42). + Ma-ri-a: là em của Mác-ta, có tính trầm lặng hướng nội, sẵn sàng hy sinh bình dầu thơm quý giá để xức chân Người (x. Ga 12,1-8). Theo phần lớn các nhà chú giải Thánh Kinh: Bà Ma-ri-a này không phải là người đàn bà tội lỗi (x. Lc 7,36-50), không phải là người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,3-11), cũng không phải Ma-ri-a Ma-đa-lê-na được trừ khỏi bảy quỷ ám (x. Lc 8,2).
- C 6-16: + Mới đây người Do thái tìm cách ném đá Thầy: Các môn đệ mang tâm trạng sợ hãi vì ý thức nguy hiểm: Thầy có thể bị kẻ thù giết hại tại Giê-ru-sa-lem. + Ban ngày chẳng có mười hai giờ đó sao ?: Đức Giê-su quyết tuân theo chương trình Chúa Cha đã truyền. + La-da-rô, bạn của chúng ta đang yên giấc. Tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây: Đức Giê-su dùng chữ “ngủ” để ám chỉ cái chết, giống như trường hợp của con gái ông Gia-ia (x. Mc 5,39). Thánh Phao-lô cũng coi cái chết chỉ là một giấc ngủ (x. 1 Tx 4,14), là một bước phải vượt qua đến sự sống lại (x. Ep 5,14). + Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin: Đức Giê-su mừng vì môn đệ sắp được dịp chứng kiến Người truyền cho La-da-rô sống lại, để các ông vững tin nơi Người.
- C 17-27: + Khi đến nơi, Đức Giê-su thấy anh La-da-rô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi: Theo phong tục người Do thái thì người chết thường được chôn ngay trong ngày vừa chết (x. Cv 5,6). Người Do thái tin rằng trong ba ngày đầu, hồn vía người chết còn lảng vảng gần xác chết. Sang ngày thứ tư khi xác thối rữa, nó mới tan đi. Con số bốn ngày ở đây như muốn nói La-da-rô đã chết thật sự. + Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết: Thời Cựu Ước, nhiều người tin có sự kẻ chết sống lại (x Đn 12,2-3; 2 Mcb 7,23). Đến thời Đức Giê-su, nhóm Pha-ri-sêu cũng tin như vậy, nhưng nhóm Xa-đốc thì không tin (x Cv 23,8). Riêng Mác-ta tuy tin kẻ chết sẽ sống lại trong ngày tận thế như nhóm Pha-ri-sêu, nhưng vẫn muốn Đức Giê-su làm phép lạ cho em được sống lại ngay lúc này. + Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống: Đức Giê-su là sự sống phát xuất từ Chúa Cha (x. Ga 5,26). Người làm cho những kẻ tin Người được sống đời đời (x. Ga 5,24-25). Người cũng sẽ ban cho những kẻ tin được sống lại vào ngày cánh chung, dù xác của họ có bị tiêu hủy cũng sẽ được sống lại (x. Ga 5,28-29). + Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian: Mác-ta tuyên xưng Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai (x. Ga 1,19).
- C 28-37: + Thấy cô khóc, và những người Do thái đi với cô cũng khóc, Đức Giê-su thổn thức trong lòng và xao xuyến: Theo thói tục của người Do thái, khi có khách đến viếng xác, thì người nhà bật khóc to, và khách cũng tự nhiên phát khóc lên theo.
- C 38-44: + Đức Giê-su thổn thức trong lòng: Trước sự đau khổ của tang gia, Đức Giê-su có thái độ cảm thông đầy tình người. Nhưng thực ra nguyên nhân sâu xa khiến Đức Giê-su khóc một phần còn vì sự cứng lòng tin của những người Do thái hiện diện (37) và vì niềm tin nửa vời của hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a (39). + Đem phiến đá này đi: Phần mộ của người Do thái giàu có thường khoét vào núi đá. Sau khi tắm rửa, xác chết được xức thuốc thơm, cột lại bằng giây băng vài và phủ khăn liệm, đưa vào mồ chôn cất rồi lấp ngòai cửa mồ bằng một tảng đá lớn, như hai môn đệ an táng Đức Giê-su sau này (x Ga 19,40-42). + Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày: Tuy Mác-ta vừa tuyên xưng đức tin, nhưng vẫn nghi ngờ Ngừơi có thể làm cho La-da-rô sống lại. + Chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao ?: Vinh quang ở đây là quyền năng Thiên Chúa tỏ hiện qua việc người sắp cho La-da-rô từ cõi chết sống lại. + Đức Giê-su ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con": Người Do thái khi cầu nguyện thì quay mặt về hướng Đền thờ Giê-ru-sa-lem. Còn ở đây Đức Giê-su lại ngước nhìn lên trời. Đây là lối cầu nguyện của các Ki-tô hữu sau này. + Người kêu lớn tiếng: “Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ !": Đức Giê-su ra lệnh cho người chết sống lại. Điều đó cho thấy Người có quyền trên sự chết. + Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi: La-da-rô sau khi sống lại phải được người khác cởi khăn và vải liệm. Trái lại, Đức Giê-su sau khi phục sinh, những băng vải vẫn còn để lại trong mồ và khăn che đầu Người cũng được cuốn lại và xếp để riêng ra một nơi (x. Ga 20,5-7).

4. CÂU HỎI:
1) Ma-ri-a Bê-ta-ni-a có phải là người đàn bà tội lỗi, người phụ nữ ngoại tình sắp bị ném đá hay bà Ma-ri-a Ma-đa-le-na hay không ?
2) Đức Giê-su nói La-da-rô đang yên giấc có ý ám chỉ điều gì ? Hai trường hợp khác tương tự là những trường hợp nào ?
3) Theo phong tục Do Thái thì người chết được chôn khi nào ? Ở đây việc La-da-rô được chôn bốn ngày rồi mang ý nghĩa gì ?
4) Thời Đức Giê-su, niềm tin về việc kẻ chết sống lại giữa hai phái Xa-đốc và Biệt phái khác nhau ra sao ?
5) Tại sao Đức Giê-su lại thổn thức trong lòng và xao xuyến khi thấy Mác-ta và người đi theo cô khóc ?
6) Khi nói: "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày" Mác-ta có hòan tòan tin vào quyền năng phục sinh kẻ chết của Đức Giê-su không ?
7) Ngày nay các tín hữu hướng về đâu khi cầu nguyện ? Tại sao ?
8) Tình trạng của La-da-rô sau khi sống lại khác với tình trạng sống lại của Đức Giê-su thế nào ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết cũng sẽ được sống” (Ga 11,25).

2. CÂU CHUYỆN:

1) VỀ MỘT CON NGƯỜI ĐƯỢC SỐNG LẠI VỀ PHẦN LINH HỒN:

SI-TA ĐE-LI vốn là một kẻ chuyên quậy phá kẻ khác. Anh đã nhiều lần vào tù ra khám vì tội phá phách cướp giựt. Trong phiên tòa lần thứ năm, quan tòa đã phải tuyên bố như sau: “Có phạt anh thêm nữa cũng vô ích ! Nhưng chúng tôi vẫn phải cách ly anh. Chúng tôi đã làm hết cách. Quả thật chúng tôi đã hoàn toàn thất vọng về anh”. Vào tù lần này, ĐE-LI lại ngựa quen đường cũ: có những hành vi vô kỷ luật và đàn áp bạn tù yếu thế hơn anh, nên anh đã bị biệt giam trong hai tuần lễ. Nhưng một phép lạ đã xảy ra: Khi phải nằm thu mình trong căn hầm chật hẹp tăm tối, nằm trên nền đá ẩm mốc hôi hám, ĐE-LI đã có dịp suy nghĩ và nhớ lại những lỗi lầm đã phạm. Vốn là con một trong gia đình giàu có, được cha mẹ cho đi học, nhưng anh lại lười biếng và ăn cắp tiền của cha mẹ rồi sau đó bỏ nhà đi hoang. Từng được nhà trường đánh giá là một học sinh thông minh giàu sáng kiến, anh chỉ có thói xấu là ham vui. Vậy tại sao anh lại không sử dụng những tài năng đó để làm việc tốt hữu ích cho tha nhân, mà lại bỏ nhà đi hoang và phạm tội đàn áp bóc lột kẻ khác ? Rồi sau đó anh bắt đầu có những giấc mơ đẹp về Đức Giê-su, mà anh đã từng học biết khi còn theo học lớp giáo lý vỡ lòng. Dường như anh thấy Đức Giê-su đang âu yếm nhìn anh và mời anh hãy đi theo Người. Rồi hình ảnh những người từng bị anh gây thương tích lần lượt lướt qua tâm trí anh. Tự nhiên anh cảm thấy một tình cảm dào dạt đối với họ. Chính tình thương ấy đã tắm mát và chữa lành những vết thương trong tâm hồn sơ cứng của anh. Cảm nghiệm ấy đã dần dần biến đổi anh nên một người mới đầy tràn tình yêu của Đức Giê-su. Sau hai tuần lễ, ĐE-LI được ra khỏi ngục biệt giam và trở lại phòng giam thường phạm. Anh không còn thái độ bắt nạt bạn tù, trái lại còn sẵn sàng bênh vực những kẻ thân yếu thế cô. Anh xin cha tuyên úy nhà giam theo học lớp Thánh Kinh hằng tuần. Anh trở thành người học trò chăm chỉ và xuất sắc nhất trong đám bạn tù. Mấy năm sau, khi được mãn hạn tù, anh đã trở thành chủ tịch hội “Cải cách chế độ lao tù”. Khi nói về anh, cha tuyên úy nhà lao đã nói: “Si-ta Đe-li là một bằng chứng sống động nhất về một phép lạ đã xảy ra: Không những anh là một con người tội lỗi được ơn sám hối, mà còn là một tạo thành mới, một tín hữu tốt lành thánh thiện và là môn đệ đích thực của Chúa Giê-su”.

2) TÁC HẠI CỦA THÓI ƯA TRÌ HOÃN “HÃY ĐỢI ĐẤY”:

Pháp quan Archais ở Thebea đang ngồi uống rượu với một số đông dũng sĩ của mình, bỗng có một sứ giả bước vào mang cho ông một bức thư báo cáo về một âm mưu sát hại ông. Thay vì mở ngay bao thư ra đọc, ông nhét ngay vào trong túi và nói:
- Để mai hãy hay.
Và qua ngày mai thì ông bị giết chết. Trước khi bức thư bị khui ra, thì cả chính phủ đã bị bắt sạch không thoát một ai.
Nếu ngày Chúa lại đến không ai biết trước thì mọi người đang sống phải chuẩn bị sẵn sàng cho ngày giờ đó. Ảo tưởng nguy hiểm nhất là ảo tưởng cho rằng, mình còn sống lâu, còn có đủ thời gian để kịp hồi tâm sám hối trước khi chết.

3) CẦN CAN ĐẢM ĐỂ SẴN SÀNG ĐÁP LẠI TIẾNG CHÚA:

Một linh mục tuyên úy đã thuật lại câu trả lời đầy xúc động sau đây của một thủy thủ bị bệnh hiểm nghèo sắp chết. Anh là một thủy thủ rất đạo đức. Sáng hôm đó, anh đã nhận Thánh Thể như của ăn đàng. Buổi chiều, khi linh mục đến gặp và nhận thấy anh rất yếu, liền hỏi:
- Con đã sẵn sàng cho chuyến đi quan trọng sắp tới chưa?
- Thưa Cha, hoàn toàn sẵn sàng!
- Con không sợ ư?
- Sợ ư? Tại sao con lại phải sợ?
Và đặt tay lên ngực, nơi anh đã rước Chúa đến buổi sáng, anh nói thêm:
- Thuyền trưởng đã xuống thuyền, vậy con còn sợ gì nữa chứ?

4) HIỆU QUẢ ĐÁNG NGỜ CỦA THUỐC TRƯỜNG SINH:

Vào thời chiến quốc, có người dâng lên Sở vương một viên thuốc trường sinh. Ông ta bưng viên thuốc này vào hoàng cung. Quan cảnh vệ gác cổng lliền hỏi: “Thuốc này có uống được không ?” Người kia đáp : “Uống được”.
Lập tức viên quan cảnh vệ liền mở viên thuốc quý ra, cầm cho vào miệng nuốt đi trước sự ngỡ ngàng của người dâng thuốc. Câu chuyện được báo cáo lên vua Sở. Vua liền truyền tống giam quan cảnh vệ vào ngục vì tội “khi quân” và xử tội chết.
Viên quan liền kêu oan rằng: “Hạ thần đã hỏi người dâng thuốc và ông ta nói: ”Thuốc có thể uống được” nên thần mới dám uống. Thế là hạ thần vô tội mà kẻ có lỗi chính là người dâng thuốc kia. Hơn nữa, người dâng thuốc lại nói đó là thuốc trường sinh nghĩa là ai uống vào sẽ được trường sinh bất tử. Thế mà thần uống vào lại sắp phải chết. Như vậy đây là “thuốc tử” chứ sao gọi là “thuốc bất tử” được? Điều đó chứng tỏ người dâng thuốc là kẻ nói dối mà sao bệ hạ lại tin hắn?
Vua nghe quan cảnh vệ nói có lý, liền tha không giết nữa.

5) BAO NHIÊU TIỀN CŨNG KHÔNG MUA ĐƯỢC THÊM MỘT NGÀY SỐNG:

Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.
Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:
- Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho Ngài, chỉ cần cho tôi sống thêm một năm thôi.
- Không được. – Thần Chết lắc đầu.
- Vậy tôi xin đưa một nửa để xin cho tôi sống thêm nửa năm nữa, được không? – Anh ta tiếp tục van xin.
- Không được. – Thần Chết vẫn không đồng ý.
Anh ta vội nói:
- Vậy… tôi xin giao hết của cải cho Ngài. Ngài cho tôi một ngày thôi, có được không?
- Không được. – Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay.
Người đàn ông tuyệt vọng cầu xin Thần Chết lần cuối:
- Thế thì Ngài cho tôi một phút để viết chúc thư vậy.
Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh run rẩy viết một dòng cảnh báo: “Xin mọi người hãy nhớ điều này: Bao nhiêu tiền cũng không mua nổi thời gian sống thêm một ngày”.
Hóa ra ở đời điều quan trọng không phải là tiền mà là chúng ta có biết sử dụng thời gian có ý nghĩa hay không? Có tiền mà sống vô nghĩa thì thật uổng phí. Thế nên, mỗi người phải biết trân trọng thời gian. Ngay khi còn sống hãy luôn phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Đừng để uổng phí cuộc đời trong những đam mê “danh, lợi, thú” chỉ mang lại hạnh phúc bọt bèo chóng qua. Thời gian trôi qua sẽ không trở lại. Hãy sống sao để được hạnh phúc Nước Trời đời sau.

3. SUY NIỆM:

1. VỀ MẦU NHIỆM PHỤC SINH KẺ CHẾT:

Dùng quyền năng siêu nhiên để làm cho người bệnh nan y được khỏi bệnh thì nhiều người đã làm được, nhưng làm cho người đã chết được sống lại thì chỉ những người được Chúa ban ơn đặc biệt mới có thể làm được. Chẳng hạn:
Thời Cựu Ước: Ngôn sứ Ê-li-a đã làm cho con trai của bà góa ở Sa-rép-ta sống lại (x. 1 V 17,17-24); Ngôn sứ Ê-li-sa cũng phục sinh cho con trai của bà Su-nêm (x. 2 V 4,32-37).
Đến thời Tân Ước, tông đồ Phê-rô đã làm cho bà Ta-bi-tha đã chết được sống lại (x. Cv 9,39-42). Riêng Ðức Giê-su đã phục sinh kẻ chết ít nhất 3 lần: Cho con trai bà góa ở thành Na-in mới chết đang đem đi chôn sống lại (x. Lc 7,11-15); Cho con gái ông trưởng hội đường mới chết đang nằm trên giường được trỗi dậy (x. Mt 9,18-26); Cho anh bạn thân La-da-rô chết chôn trong mồ bốn ngày được sống lại ra khỏi mồ (x. Ga 11,34-45). Ba người này sau khi sống lại cũng chỉ sống thêm được một thời gian rồi lại phải chết. Sự sống lại của họ nhằm tiên báo việc Ðức Giê-su sau này sẽ chiến thắng thần chết. Người sẽ trải qua cái chết và đến ngày thứ ba sẽ từ cõi chết sống lại (x. Ga 20,1-10). Sự phục sinh của Người là bằng chứng bảo đảm cho niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại trong ngày tận thế như thánh Phao-lô đã khẳng định: “Nếu Ðức Kitô không sống lại, thì niềm tin và lời rao giảng của chúng tôi là vô ích” (1 Cr 15,14), và sự phục sinh của Người chứng tỏ Người thực là Con Thiên Chúa hằng sống.

2. ĐỨC GIÊ-SU, CON Thiên Chúa LÀM NGƯỜI CÓ QUYỀN TRÊN SỰ CHẾT:

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho thấy: Ðức Giê-su vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm; Người chính là Đấng Thiên Sai mà các ngôn sứ đã tiên báo sẽ đến và dân Do thái trông mong.
- Là người phàm, nên Đức Giê-su đã xúc động thổn thức và khóc thương người bạn thân khi đứng trước mộ của anh (c 33-35), đến nỗi người ta phải thốt lên: “Kìa xem! Ông ta thương La-da-rô biết mấy!” (c 36). Nhưng là Thiên Chúa, Đức Giê-su đã phán một lời khiến La-da-rô chết 4 ngày được trỗi dậy và ra khỏi mồ. Vì Người “là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Người thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Người sẽ không bao giờ phải chết” (x. Ga 11,25-26).
+ Khi mở cửa mộ của La-da-rô, Đức Giê-su đã mở cánh cửa sự sống, phá tan sào huyệt của tử thần: Khi truyền cởi những dải băng liệm cuốn quanh người La-da-rô, Người giải phóng anh khỏi quyền lực của tử thần.
+ Khi mở cửa mộ của La-da-rô, Đức Giê-su cũng mở cánh cửa đức tin của Mác-ta: Trước đó, đức tin của Mác-ta chỉ mới là thứ đức tin chung chung giống như đa số người Do thái đương thời. Nhưng sau khi chứng kiến La-darô sống lại, đức tin của bà đã trở thành sống động vững chắc. Trước đó, nhiều người Do thái vẫn chưa tin Đức Giê-su. Nhưng sau khi chứng kiến La-da-rô từ cõi chết sống lại, họ đã đạt đến đức tin vào Đức Giê-su. Chính khi tảng đá lấp cửa mộ La-da-rô mở ra cũng phá tan tảng đá nghi ngờ, dẫn họ tới đức tin Đức Giê-su là Con Thiên Chúa.
+ Khi mở cửa mộ của La-da-rô, Đức Giê-su cũng mở cánh cửa niềm vui: Sự chết của La-da-rô gieo tang tóc u buồn cho hai bà chị Mác-ta và Ma-ri-a. Tiếng khóc của hai người này đã khiến Đức Giê-su cảm động và không ngăn được dòng lệ. Nhưng khi La-da-rô được Người cho sống lại, đám tang biến thành đám hội, lời phân ưu trở thành lời chúc mừng.
+ Khi mở cửa mộ của La-da-rô, Đức Giê-su cũng mở cánh cửa niềm hy vọng: Từ nay nhân loại hy vọng Đức Giê-su là “sự sống lại và là sự sống”, cũng sẽ làm cho những ai tin vào Người được tham phần vào sự sống đời đời với Người như Người đã nói: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26).

3. MUỐN ĐƯỢC THAM PHẦN SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI PHẢI BIẾT YÊU THƯƠNG:

- Đức Giê-su không chỉ yêu bằng thứ tình yêu thần linh, mà còn yêu thương bằng tình cảm nhân loại. Tình yêu của Người là thứ tình yêu tột đỉnh như Tin Mừng Gio-an viết: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng!” (Ga 13,1b). Yêu đến cùng là yêu tột cùng, đến nỗi sẵn sàng hy sinh mạng sống vì người mình yêu, như lời Đức Giê-su: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
- Tình yêu của Ðức Giê-su đối với anh bạn thân La-da-rô được thể hiện qua thái độ xúc động khi trước mộ của anh. Tình yêu tự nhiên được thể hiện qua ánh mắt trìu mến, lời nói cử chỉ dịu dàng và thái độ quảng đại như bà mẹ hiền nựng đứa con thơ, như Thiên Chúa đã yêu thương con cái loài người chúng ta, đã sai Con Một đến chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho chúng ta và đã từ cõi chết sống lại để cứu sống chúng ta (x. 1 Ga 4,9).

4. TRỞ NÊN NGÔN SỨ CỦA SỰ SỐNG BẰNG VIỆC THỰC THI GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG:

- Trong sứ điệp ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1996, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã khuyên các bạn trẻ như sau: “Hãy trở nên những ngôn sứ của sự sống và tình thương, những ngôn sứ của niềm vui. Hiện nay tuy nhân loại ngày càng văn minh hơn. Nhưng vẫn có nhiều bóng tối của sự chết như: chiến tranh, đói kém, phá thai, tự tử, si-đa, ám sát, đặt mìn, tai nạn giao thông… Những cái chết về thể xác phản ảnh một cái chết nguy hiểm hơn. Đó là cái chết của Tình Yêu trong lòng con người ! Cái chết ấy sẽ thắng thế khi con người sống buông thả, chán chường và khép kín trong sự ích kỷ. Nhưng chúng ta có Đức Giê-su là “Sự Sống Lại và là Sự Sống”. Một khi chúng ta liên kết mật thiết với Đức Giê-su, chúng ta cũng có thể thông truyền sự sống và niềm vui cho thế giới, giống như Đức Giê-su xưa đã trả lại sự sống cho La-da-rô và lau khô giọt lệ cho hai chị em Mát-ta và Ma-ri-a… Ki-tô hữu phải sẵn sàng lao tới bất cứ nơi đâu có những anh em cần được giúp đỡ, những nơi có những giọt nước mắt cần được lau khô, những nơi có những lời cầu cứu đang mong chờ được đáp ứng”.
- Mỗi ngày chúng ta cần tích cực chuẩn bị cho cuộc sống mai sau, bằng một nếp sống bác ái cụ thể như: "Vui với người vui và khóc với người khóc”; bằng việc quan tâm thăm viếng, an ủi động viên, quảng đại chia sẻ tinh thần vật chất và khiêm tốn phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật và bất hạnh… Yêu thương không phải bằng môi miệng nhưng bằng sự quan tâm tới người đau khổ nghèo đói bệnh tật bất hạnh đang sống ngay bên và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu, phục vụ họ như phục vụ chính Đức Giê-su bị bỏ rơi.

4. THẢO LUẬN:

Chúng ta cần phải làm gì để trở thành Ngôn Sứ của Sự Sống, sẵn sàng chia sẻ tình thương của Chúa cho đồng bào Việt Nam, cho những người bệnh tật đau khổ đang sống chung quanh chúng ta ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay chúng con chưa chết nên không xin Chúa cho sống lại về phần xác, nhưng chúng con xin Chúa ban cho chúng con sống lại thật về phần linh hồn: để không những chúng con chiến thắng kẻ thù cuối cùng là sự chết, mà còn tiêu diệt những nguyên nhân dẫn tới cái chết như: thói tham lam tiền bạc, ham mê rượu chè, chích hút và những đam mê bất chính khác… Xin cho chúng con thắng vượt tất cả những gì hủy hoại sự sống thiêng liêng trong chúng con như: sự thất vọng, buồn chán, sống không lý tưởng…
- Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đổ tràn ngập tâm hồn chúng con Thần Khí và sức sống của Chúa.
Xin Chúa hãy xâm chiếm toàn thân chúng con để chúng con chiếu tỏa sức sống Chúa.
Xin Chúa hãy chiếu sáng qua chúng con, để những người chúng con tiếp xúc cảm nhận được Chúa đang hiện diện nơi chúng con.
Xin cho chúng con biết rao giảng về Chúa, không phải bằng lời nói suông, nhưng bằng cuộc sống chứng tá, và bằng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa (Mẹ Têrêxa Calcutta).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON




 
Trở thành ngôn sứ của sự sống và tình thương
LM. Đan Vinh
07:52 31/03/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY A

Ed 37,12-14 ; Rm 8.8-11 ; Ga 11,3-45

TRỞ THÀNH NGÔN SỨ CỦA SỰ SỐNG VÀ TÌNH THƯƠNG

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 11,3-45

(1) Có một người bị đau nặng, tên là La-da-rô, quê ở Bê-ta-ni-a, làng của hai chị em cô Mác-ta và Ma-ri-a. (2) Cô Ma-ri-a là người sau này sẽ xức dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc lau chân Người. Anh La-da-rô, người bị đau nặng, là em của cô. (3) Hai cô cho người đến nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng”. (4) Nghe vậy, Đức Giê-su bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh”. (5) Đức Giê-su quý mến cô Mác-ta, cùng hai người em là Ma-ri-a và anh La-da-rô. (6) Tuy nhiên, sau khi được tin anh La-da-rô lâm bệnh, Người còn lưu lại thêm hai ngày tại nơi đang ở. (7) Rồi sau đó, Người nói với các môn đệ: “Nào, chúng ta cùng trở lại miền Giu-đê !”. (8) Các môn đệ nói: “Thưa Thầy, mới đây người Do thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy lại còn đến đó sao ?” (9) Đức Giê-su trả lời: “Ban ngày chẳng có mười hai giờ đó sao ? Ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì thấy ánh sáng của thế gian này. (10) Còn ai đi ban đêm, thì vấp ngã vì không có ánh sáng nơi mình !”. (11) Người nói những lời này, sau đó Người lại bảo: “La-da-rô, bạn của chúng ta, đang yên giấc. Tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây”. (12) Các môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, nếu anh ấy yên giấc được, anh ấy sẽ khỏe lại”. (13) Đức Giê-su nói về cái chết của anh La-da-rô, còn họ tưởng Người nói về giấc ngủ thường. (14) Bấy giờ Người mới nói rõ: “La-da-rô đã chết”. (15) Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin. Thôi, nào chúng ta đến với anh ấy”. (16) Ông Tô-ma, gọi là Đi-đy-mô, nói với các bạn đồng môn: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy !”. (17) Khi đến nơi, Đức Giê-su thấy anh La-da-rô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi. (18) Bê-ta-ni-a cách Giê-ru-sa-lem không đầy ba cây số. (19) Nhiều người Do thái đến chia buồn với hai cô Mác-ta và Ma-ri-a, vì em các cô mới qua đời. (20) Vừa được tin Đức Giê-su đến, cô Mác-ta liền ra đón Người. Còn cô Ma-ri-a thì ngồi ở nhà. (21) Cô Mác-ta nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. (22) Nhưng bây giờ con biết: “Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”. (23) Đức Giê-su nói: “Em chị sẽ sống lại !” (24) Cô Mác-ta thưa: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”. (25) Đức Giê-su liền phán: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. (26) Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không ?” (27) Cô Mác-ta đáp: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian”. (28) Nói xong, cô đi gọi em là Ma-ri-a, và nói nhỏ: “Thầy đến rồi, Thầy gọi em đấy !”. (29) Nghe vậy, cô Ma-ri-a vội đứng lên và đến với Đức Giê-su. (30) Lúc đó, Người chưa vào làng, nhưng vẫn còn ở chỗ cô Mác-ta đã ra đón Người. (31) Những người Do thái đang ở trong nhà với cô Ma-ri-a để chia buồn, thấy cô vội vã đứng dậy đi ra, liền đi theo, tưởng rằng cô ra mộ khóc em. (32) Khi đến gần Đức Giê-su, cô Ma-ri-a vừa thấy Người, liền phủ phục dưới chân và nói: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết”. (33) Thấy cô khóc, và những người Do thái đi với cô cũng khóc, Đức Giê-su thổn thức trong lòng và xao xuyến. (34) Người hỏi: “Các người để xác anh ấy ở đâu ?” Họ trả lời: “Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem”. (35) Đức Giê-su liền khóc. (36) Người Do thái mới nói: “Kìa xem ! Ông ta thương anh La-da-rô biết mấy !” (37) Có vài người trong nhóm họ nói: “Ông ta đã mở mắt cho người mù, lại không thể cho anh ấy khỏi chết ư ?” (38) Đức Giê-su thổn thức trong lòng. Người đi tới mộ. Ngôi mộ đó là một cái hang có phiến đá đậy lại. (39) Đức Giê-su nói: “Đem phiến đá này đi”. Cô Mác-ta là chị người chết liền nói: “Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày”. (40) Đức Giê-su bảo: “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao ?”. (41) Rồi người ta đem phiến đá đi. Đức Giê-su ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. (42) Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con”. (43) Nói xong, Người kêu lớn tiếng: “Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ !”. (44) Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn, Đức Giê-su bảo: “Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi”. Trong số những người Do thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người.

2. Ý CHÍNH:

Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a thì La-da-rô đã chết và chôn được bốn ngày. Gặp hai bà Mác-ta và Ma-ri-a là chị người chết đang khóc thương em, Đức Giê-su đã trấn an họ rằng: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết cũng sẽ được sống” (25). Khi ra thăm mộ của La-da-rô, Đức Giê-su đã cầu nguyện với Chúa Cha rồi truyền cho La-da-rô ra khỏi mồ (43) và người chết liền chỗi dậy đi ra ngoài. Qua phép lạ phục sinh La-da-rô này, Đức Giê-su đã mặc khải Người chính là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa hằng sống. Người sẽ ban sự sống và sự sống lại muôn đời cho những ai đặt trọn niềm tin nơi Người. Mỗi tín hữu phải trở thành ngôn sứ của sự sống.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-5: + La-da-rô: là tên của người bạn thân với Đức Giê-su, ở làng Bê-ta-ni-a (x. Ga 11,3). Ngoài La-da-rô này, cũng còn một người ăn xin tên là La-da-rô trong Tin Mừng Lu-ca (x. Lc 16,20). + Bê-ta-ni-a: Là một làng nằm ở phía Đông núi Cây Dầu, cách Giê-ru-sa-lem khoảng ba cây số (x. Ga 11,18). Đức Giê-su thường đến trọ tại làng này mỗi khi có dịp lên Giê-ru-sa-lem. Ngoài ra, còn một Bê-ta-ni-a khác là nơi Đức Giê-su chịu phép rửa (x. Lc 16,20). + Mác-ta: là chị lớn trong ba chị em. Bà có tính năng nổ hướng ngoại thể hiện khi đón tiếp Đức Giê-su (x. Lc 10,38-42). + Ma-ri-a: là em của Mác-ta, có tính trầm lặng hướng nội, sẵn sàng hy sinh bình dầu thơm quý giá để xức chân Người (x. Ga 12,1-8). Theo phần lớn các nhà chú giải Thánh Kinh: Bà Ma-ri-a này không phải là người đàn bà tội lỗi (x. Lc 7,36-50), không phải là người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,3-11), cũng không phải Ma-ri-a Ma-đa-lê-na được trừ khỏi bảy quỷ ám (x. Lc 8,2).

- C 6-16: + Mới đây người Do thái tìm cách ném đá Thầy: Các môn đệ mang tâm trạng sợ hãi vì ý thức nguy hiểm: Thầy có thể bị kẻ thù giết hại tại Giê-ru-sa-lem. + Ban ngày chẳng có mười hai giờ đó sao ?: Đức Giê-su quyết tuân theo chương trình Chúa Cha đã truyền. + La-da-rô, bạn của chúng ta đang yên giấc. Tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây: Đức Giê-su dùng chữ “ngủ” để ám chỉ cái chết, giống như trường hợp của con gái ông Gia-ia (x. Mc 5,39). Thánh Phao-lô cũng coi cái chết chỉ là một giấc ngủ (x. 1 Tx 4,14), là một bước phải vượt qua đến sự sống lại (x. Ep 5,14). + Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin: Đức Giê-su mừng vì môn đệ sắp được dịp chứng kiến Người truyền cho La-da-rô sống lại, để các ông vững tin nơi Người.

- C 17-27: + Khi đến nơi, Đức Giê-su thấy anh La-da-rô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi: Theo phong tục người Do thái thì người chết thường được chôn ngay trong ngày vừa chết (x. Cv 5,6). Người Do thái tin rằng trong ba ngày đầu, hồn vía người chết còn lảng vảng gần xác chết. Sang ngày thứ tư khi xác thối rữa, nó mới tan đi. Con số bốn ngày ở đây như muốn nói La-da-rô đã chết thật sự. + Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết: Thời Cựu Ước, nhiều người tin có sự kẻ chết sống lại (x Đn 12,2-3; 2 Mcb 7,23). Đến thời Đức Giê-su, nhóm Pha-ri-sêu cũng tin như vậy, nhưng nhóm Xa-đốc thì không tin (x Cv 23,8). Riêng Mác-ta tuy tin kẻ chết sẽ sống lại trong ngày tận thế như nhóm Pha-ri-sêu, nhưng vẫn muốn Đức Giê-su làm phép lạ cho em được sống lại ngay lúc này. + Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống: Đức Giê-su là sự sống phát xuất từ Chúa Cha (x. Ga 5,26). Người làm cho những kẻ tin Người được sống đời đời (x. Ga 5,24-25). Người cũng sẽ ban cho những kẻ tin được sống lại vào ngày cánh chung, dù xác của họ có bị tiêu hủy cũng sẽ được sống lại (x. Ga 5,28-29). + Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian: Mác-ta tuyên xưng Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai (x. Ga 1,19).

- C 28-37: + Thấy cô khóc, và những người Do thái đi với cô cũng khóc, Đức Giê-su thổn thức trong lòng và xao xuyến: Theo thói tục của người Do thái, khi có khách đến viếng xác, thì người nhà bật khóc to, và khách cũng tự nhiên phát khóc lên theo.

- C 38-44: + Đức Giê-su thổn thức trong lòng: Trước sự đau khổ của tang gia, Đức Giê-su có thái độ cảm thông đầy tình người. Nhưng thực ra nguyên nhân sâu xa khiến Đức Giê-su khóc một phần còn vì sự cứng lòng tin của những người Do thái hiện diện (37) và vì niềm tin nửa vời của hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a (39). + Đem phiến đá này đi: Phần mộ của người Do thái giàu có thường khoét vào núi đá. Sau khi tắm rửa, xác chết được xức thuốc thơm, cột lại bằng giây băng vài và phủ khăn liệm, đưa vào mồ chôn cất rồi lấp ngòai cửa mồ bằng một tảng đá lớn, như hai môn đệ an táng Đức Giê-su sau này (x Ga 19,40-42). + Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày: Tuy Mác-ta vừa tuyên xưng đức tin, nhưng vẫn nghi ngờ Ngừơi có thể làm cho La-da-rô sống lại. + Chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao ?: Vinh quang ở đây là quyền năng Thiên Chúa tỏ hiện qua việc người sắp cho La-da-rô từ cõi chết sống lại. + Đức Giê-su ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con": Người Do thái khi cầu nguyện thì quay mặt về hướng Đền thờ Giê-ru-sa-lem. Còn ở đây Đức Giê-su lại ngước nhìn lên trời. Đây là lối cầu nguyện của các Ki-tô hữu sau này. + Người kêu lớn tiếng: “Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ !": Đức Giê-su ra lệnh cho người chết sống lại. Điều đó cho thấy Người có quyền trên sự chết. + Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi: La-da-rô sau khi sống lại phải được người khác cởi khăn và vải liệm. Trái lại, Đức Giê-su sau khi phục sinh, những băng vải vẫn còn để lại trong mồ và khăn che đầu Người cũng được cuốn lại và xếp để riêng ra một nơi (x. Ga 20,5-7).

4. CÂU HỎI:

1) Ma-ri-a Bê-ta-ni-a có phải là người đàn bà tội lỗi, người phụ nữ ngoại tình sắp bị ném đá hay bà Ma-ri-a Ma-đa-le-na hay không ? 2) Đức Giê-su nói La-da-rô đang yên giấc có ý ám chỉ điều gì ? Hai trường hợp khác tương tự là những trường hợp nào ? 3) Theo phong tục Do Thái thì người chết được chôn khi nào ? Ở đây việc La-da-rô được chôn bốn ngày rồi mang ý nghĩa gì ? 4) Thời Đức Giê-su, niềm tin về việc kẻ chết sống lại giữa hai phái Xa-đốc và Biệt phái khác nhau ra sao ? 5) Tại sao Đức Giê-su lại thổn thức trong lòng và xao xuyến khi thấy Mác-ta và người đi theo cô khóc ? 6) Khi nói: "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày" Mác-ta có hòan tòan tin vào quyền năng phục sinh kẻ chết của Đức Giê-su không ? 7) Ngày nay các tín hữu hướng về đâu khi cầu nguyện ? Tại sao ? 8) Tình trạng của La-da-rô sau khi sống lại khác với tình trạng sống lại của Đức Giê-su thế nào ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết cũng sẽ được sống” (Ga 11,25).

2. CÂU CHUYỆN:

1) VỀ MỘT CON NGƯỜI ĐƯỢC SỐNG LẠI VỀ PHẦN LINH HỒN:

SI-TA ĐE-LI vốn là một kẻ chuyên quậy phá kẻ khác. Anh đã nhiều lần vào tù ra khám vì tội phá phách cướp giựt. Trong phiên tòa lần thứ năm, quan tòa đã phải tuyên bố như sau: “Có phạt anh thêm nữa cũng vô ích ! Nhưng chúng tôi vẫn phải cách ly anh. Chúng tôi đã làm hết cách. Quả thật chúng tôi đã hoàn toàn thất vọng về anh”. Vào tù lần này, ĐE-LI lại ngựa quen đường cũ: có những hành vi vô kỷ luật và đàn áp bạn tù yếu thế hơn anh, nên anh đã bị biệt giam trong hai tuần lễ. Nhưng một phép lạ đã xảy ra: Khi phải nằm thu mình trong căn hầm chật hẹp tăm tối, nằm trên nền đá ẩm mốc hôi hám, ĐE-LI đã có dịp suy nghĩ và nhớ lại những lỗi lầm đã phạm. Vốn là con một trong gia đình giàu có, được cha mẹ cho đi học, nhưng anh lại lười biếng và ăn cắp tiền của cha mẹ rồi sau đó bỏ nhà đi hoang. Từng được nhà trường đánh giá là một học sinh thông minh giàu sáng kiến, anh chỉ có thói xấu là ham vui. Vậy tại sao anh lại không sử dụng những tài năng đó để làm việc tốt hữu ích cho tha nhân, mà lại bỏ nhà đi hoang và phạm tội đàn áp bóc lột kẻ khác ? Rồi sau đó anh bắt đầu có những giấc mơ đẹp về Đức Giê-su, mà anh đã từng học biết khi còn theo học lớp giáo lý vỡ lòng. Dường như anh thấy Đức Giê-su đang âu yếm nhìn anh và mời anh hãy đi theo Người. Rồi hình ảnh những người từng bị anh gây thương tích lần lượt lướt qua tâm trí anh. Tự nhiên anh cảm thấy một tình cảm dào dạt đối với họ. Chính tình thương ấy đã tắm mát và chữa lành những vết thương trong tâm hồn sơ cứng của anh. Cảm nghiệm ấy đã dần dần biến đổi anh nên một người mới đầy tràn tình yêu của Đức Giê-su. Sau hai tuần lễ, ĐE-LI được ra khỏi ngục biệt giam và trở lại phòng giam thường phạm. Anh không còn thái độ bắt nạt bạn tù, trái lại còn sẵn sàng bênh vực những kẻ thân yếu thế cô. Anh xin cha tuyên úy nhà giam theo học lớp Thánh Kinh hằng tuần. Anh trở thành người học trò chăm chỉ và xuất sắc nhất trong đám bạn tù. Mấy năm sau, khi được mãn hạn tù, anh đã trở thành chủ tịch hội “Cải cách chế độ lao tù”. Khi nói về anh, cha tuyên úy nhà lao đã nói: “Si-ta Đe-li là một bằng chứng sống động nhất về một phép lạ đã xảy ra: Không những anh là một con người tội lỗi được ơn sám hối, mà còn là một tạo thành mới, một tín hữu tốt lành thánh thiện và là môn đệ đích thực của Chúa Giê-su”.

2) TÁC HẠI CỦA THÓI ƯA TRÌ HOÃN “HÃY ĐỢI ĐẤY”:

Pháp quan Archais ở Thebea đang ngồi uống rượu với một số đông dũng sĩ của mình, bỗng có một sứ giả bước vào mang cho ông một bức thư báo cáo về một âm mưu sát hại ông. Thay vì mở ngay bao thư ra đọc, ông nhét ngay vào trong túi và nói:

- Để mai hãy hay.

Và qua ngày mai thì ông bị giết chết. Trước khi bức thư bị khui ra, thì cả chính phủ đã bị bắt sạch không thoát một ai.

Nếu ngày Chúa lại đến không ai biết trước thì mọi người đang sống phải chuẩn bị sẵn sàng cho ngày giờ đó. Ảo tưởng nguy hiểm nhất là ảo tưởng cho rằng, mình còn sống lâu, còn có đủ thời gian để kịp hồi tâm sám hối trước khi chết.

3) CẦN CAN ĐẢM ĐỂ SẴN SÀNG ĐÁP LẠI TIẾNG CHÚA:

Một linh mục tuyên úy đã thuật lại câu trả lời đầy xúc động sau đây của một thủy thủ bị bệnh hiểm nghèo sắp chết. Anh là một thủy thủ rất đạo đức. Sáng hôm đó, anh đã nhận Thánh Thể như của ăn đàng. Buổi chiều, khi linh mục đến gặp và nhận thấy anh rất yếu, liền hỏi:

- Con đã sẵn sàng cho chuyến đi quan trọng sắp tới chưa?

- Thưa Cha, hoàn toàn sẵn sàng!

- Con không sợ ư?

- Sợ ư? Tại sao con lại phải sợ?

Và đặt tay lên ngực, nơi anh đã rước Chúa đến buổi sáng, anh nói thêm:

- Thuyền trưởng đã xuống thuyền, vậy con còn sợ gì nữa chứ?

4) HIỆU QUẢ ĐÁNG NGỜ CỦA THUỐC TRƯỜNG SINH:

Vào thời chiến quốc, có người dâng lên Sở vương một viên thuốc trường sinh. Ông ta bưng viên thuốc này vào hoàng cung. Quan cảnh vệ gác cổng lliền hỏi: “Thuốc này có uống được không ?” Người kia đáp : “Uống được”.

Lập tức viên quan cảnh vệ liền mở viên thuốc quý ra, cầm cho vào miệng nuốt đi trước sự ngỡ ngàng của người dâng thuốc. Câu chuyện được báo cáo lên vua Sở. Vua liền truyền tống giam quan cảnh vệ vào ngục vì tội “khi quân” và xử tội chết.

Viên quan liền kêu oan rằng: “Hạ thần đã hỏi người dâng thuốc và ông ta nói: ”Thuốc có thể uống được” nên thần mới dám uống. Thế là hạ thần vô tội mà kẻ có lỗi chính là người dâng thuốc kia. Hơn nữa, người dâng thuốc lại nói đó là thuốc trường sinh nghĩa là ai uống vào sẽ được trường sinh bất tử. Thế mà thần uống vào lại sắp phải chết. Như vậy đây là “thuốc tử” chứ sao gọi là “thuốc bất tử” được? Điều đó chứng tỏ người dâng thuốc là kẻ nói dối mà sao bệ hạ lại tin hắn?

Vua nghe quan cảnh vệ nói có lý, liền tha không giết nữa.

5) BAO NHIÊU TIỀN CŨNG KHÔNG MUA ĐƯỢC THÊM MỘT NGÀY SỐNG:

Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.

Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:

- Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho Ngài, chỉ cần cho tôi sống thêm một năm thôi.

- Không được. – Thần Chết lắc đầu.

- Vậy tôi xin đưa một nửa để xin cho tôi sống thêm nửa năm nữa, được không? – Anh ta tiếp tục van xin.

- Không được. – Thần Chết vẫn không đồng ý.

Anh ta vội nói:

- Vậy… tôi xin giao hết của cải cho Ngài. Ngài cho tôi một ngày thôi, có được không?

- Không được. – Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay.

Người đàn ông tuyệt vọng cầu xin Thần Chết lần cuối:

- Thế thì Ngài cho tôi một phút để viết chúc thư vậy.

Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh run rẩy viết một dòng cảnh báo: “Xin mọi người hãy nhớ điều này: Bao nhiêu tiền cũng không mua nổi thời gian sống thêm một ngày”.

Hóa ra ở đời điều quan trọng không phải là tiền mà là chúng ta có biết sử dụng thời gian có ý nghĩa hay không? Có tiền mà sống vô nghĩa thì thật uổng phí. Thế nên, mỗi người phải biết trân trọng thời gian. Ngay khi còn sống hãy luôn phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Đừng để uổng phí cuộc đời trong những đam mê “danh, lợi, thú” chỉ mang lại hạnh phúc bọt bèo chóng qua. Thời gian trôi qua sẽ không trở lại. Hãy sống sao để được hạnh phúc Nước Trời đời sau.

3. SUY NIỆM:

1. VỀ MẦU NHIỆM PHỤC SINH KẺ CHẾT:

Dùng quyền năng siêu nhiên để làm cho người bệnh nan y được khỏi bệnh thì nhiều người đã làm được, nhưng làm cho người đã chết được sống lại thì chỉ những người được Chúa ban ơn đặc biệt mới có thể làm được. Chẳng hạn:

Thời Cựu Ước: Ngôn sứ Ê-li-a đã làm cho con trai của bà góa ở Sa-rép-ta sống lại (x. 1 V 17,17-24); Ngôn sứ Ê-li-sa cũng phục sinh cho con trai của bà Su-nêm (x. 2 V 4,32-37).

Đến thời Tân Ước, tông đồ Phê-rô đã làm cho bà Ta-bi-tha đã chết được sống lại (x. Cv 9,39-42). Riêng Ðức Giê-su đã phục sinh kẻ chết ít nhất 3 lần: Cho con trai bà góa ở thành Na-in mới chết đang đem đi chôn sống lại (x. Lc 7,11-15); Cho con gái ông trưởng hội đường mới chết đang nằm trên giường được trỗi dậy (x. Mt 9,18-26); Cho anh bạn thân La-da-rô chết chôn trong mồ bốn ngày được sống lại ra khỏi mồ (x. Ga 11,34-45). Ba người này sau khi sống lại cũng chỉ sống thêm được một thời gian rồi lại phải chết. Sự sống lại của họ nhằm tiên báo việc Ðức Giê-su sau này sẽ chiến thắng thần chết. Người sẽ trải qua cái chết và đến ngày thứ ba sẽ từ cõi chết sống lại (x. Ga 20,1-10). Sự phục sinh của Người là bằng chứng bảo đảm cho niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại trong ngày tận thế như thánh Phao-lô đã khẳng định: “Nếu Ðức Kitô không sống lại, thì niềm tin và lời rao giảng của chúng tôi là vô ích” (1 Cr 15,14), và sự phục sinh của Người chứng tỏ Người thực là Con Thiên Chúa hằng sống.

2. ĐỨC GIÊ-SU, CON Thiên Chúa LÀM NGƯỜI CÓ QUYỀN TRÊN SỰ CHẾT:

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho thấy: Ðức Giê-su vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm; Người chính là Đấng Thiên Sai mà các ngôn sứ đã tiên báo sẽ đến và dân Do thái trông mong.

- Là người phàm, nên Đức Giê-su đã xúc động thổn thức và khóc thương người bạn thân khi đứng trước mộ của anh (c 33-35), đến nỗi người ta phải thốt lên: “Kìa xem! Ông ta thương La-da-rô biết mấy!” (c 36). Nhưng là Thiên Chúa, Đức Giê-su đã phán một lời khiến La-da-rô chết 4 ngày được trỗi dậy và ra khỏi mồ. Vì Người “là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Người thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Người sẽ không bao giờ phải chết” (x. Ga 11,25-26).

+ Khi mở cửa mộ của La-da-rô, Đức Giê-su đã mở cánh cửa sự sống, phá tan sào huyệt của tử thần: Khi truyền cởi những dải băng liệm cuốn quanh người La-da-rô, Người giải phóng anh khỏi quyền lực của tử thần.

+ Khi mở cửa mộ của La-da-rô, Đức Giê-su cũng mở cánh cửa đức tin của Mác-ta: Trước đó, đức tin của Mác-ta chỉ mới là thứ đức tin chung chung giống như đa số người Do thái đương thời. Nhưng sau khi chứng kiến La-darô sống lại, đức tin của bà đã trở thành sống động vững chắc. Trước đó, nhiều người Do thái vẫn chưa tin Đức Giê-su. Nhưng sau khi chứng kiến La-da-rô từ cõi chết sống lại, họ đã đạt đến đức tin vào Đức Giê-su. Chính khi tảng đá lấp cửa mộ La-da-rô mở ra cũng phá tan tảng đá nghi ngờ, dẫn họ tới đức tin Đức Giê-su là Con Thiên Chúa.

+ Khi mở cửa mộ của La-da-rô, Đức Giê-su cũng mở cánh cửa niềm vui: Sự chết của La-da-rô gieo tang tóc u buồn cho hai bà chị Mác-ta và Ma-ri-a. Tiếng khóc của hai người này đã khiến Đức Giê-su cảm động và không ngăn được dòng lệ. Nhưng khi La-da-rô được Người cho sống lại, đám tang biến thành đám hội, lời phân ưu trở thành lời chúc mừng.

+ Khi mở cửa mộ của La-da-rô, Đức Giê-su cũng mở cánh cửa niềm hy vọng: Từ nay nhân loại hy vọng Đức Giê-su là “sự sống lại và là sự sống”, cũng sẽ làm cho những ai tin vào Người được tham phần vào sự sống đời đời với Người như Người đã nói: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26).

3. MUỐN ĐƯỢC THAM PHẦN SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI PHẢI BIẾT YÊU THƯƠNG:

- Đức Giê-su không chỉ yêu bằng thứ tình yêu thần linh, mà còn yêu thương bằng tình cảm nhân loại. Tình yêu của Người là thứ tình yêu tột đỉnh như Tin Mừng Gio-an viết: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng!” (Ga 13,1b). Yêu đến cùng là yêu tột cùng, đến nỗi sẵn sàng hy sinh mạng sống vì người mình yêu, như lời Đức Giê-su: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

- Tình yêu của Ðức Giê-su đối với anh bạn thân La-da-rô được thể hiện qua thái độ xúc động khi trước mộ của anh. Tình yêu tự nhiên được thể hiện qua ánh mắt trìu mến, lời nói cử chỉ dịu dàng và thái độ quảng đại như bà mẹ hiền nựng đứa con thơ, như Thiên Chúa đã yêu thương con cái loài người chúng ta, đã sai Con Một đến chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho chúng ta và đã từ cõi chết sống lại để cứu sống chúng ta (x. 1 Ga 4,9).

4. TRỞ NÊN NGÔN SỨ CỦA SỰ SỐNG BẰNG VIỆC THỰC THI GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG:

- Trong sứ điệp ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1996, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã khuyên các bạn trẻ như sau: “Hãy trở nên những ngôn sứ của sự sống và tình thương, những ngôn sứ của niềm vui. Hiện nay tuy nhân loại ngày càng văn minh hơn. Nhưng vẫn có nhiều bóng tối của sự chết như: chiến tranh, đói kém, phá thai, tự tử, si-đa, ám sát, đặt mìn, tai nạn giao thông… Những cái chết về thể xác phản ảnh một cái chết nguy hiểm hơn. Đó là cái chết của Tình Yêu trong lòng con người ! Cái chết ấy sẽ thắng thế khi con người sống buông thả, chán chường và khép kín trong sự ích kỷ. Nhưng chúng ta có Đức Giê-su là “Sự Sống Lại và là Sự Sống”. Một khi chúng ta liên kết mật thiết với Đức Giê-su, chúng ta cũng có thể thông truyền sự sống và niềm vui cho thế giới, giống như Đức Giê-su xưa đã trả lại sự sống cho La-da-rô và lau khô giọt lệ cho hai chị em Mát-ta và Ma-ri-a… Ki-tô hữu phải sẵn sàng lao tới bất cứ nơi đâu có những anh em cần được giúp đỡ, những nơi có những giọt nước mắt cần được lau khô, những nơi có những lời cầu cứu đang mong chờ được đáp ứng”.

- Mỗi ngày chúng ta cần tích cực chuẩn bị cho cuộc sống mai sau, bằng một nếp sống bác ái cụ thể như: "Vui với người vui và khóc với người khóc”; bằng việc quan tâm thăm viếng, an ủi động viên, quảng đại chia sẻ tinh thần vật chất và khiêm tốn phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật và bất hạnh… Yêu thương không phải bằng môi miệng nhưng bằng sự quan tâm tới người đau khổ nghèo đói bệnh tật bất hạnh đang sống ngay bên và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu, phục vụ họ như phục vụ chính Đức Giê-su bị bỏ rơi.

4. THẢO LUẬN:

Chúng ta cần phải làm gì để trở thành Ngôn Sứ của Sự Sống, sẵn sàng chia sẻ tình thương của Chúa cho đồng bào Việt Nam, cho những người bệnh tật đau khổ đang sống chung quanh chúng ta ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay chúng con chưa chết nên không xin Chúa cho sống lại về phần xác, nhưng chúng con xin Chúa ban cho chúng con sống lại thật về phần linh hồn: để không những chúng con chiến thắng kẻ thù cuối cùng là sự chết, mà còn tiêu diệt những nguyên nhân dẫn tới cái chết như: thói tham lam tiền bạc, ham mê rượu chè, chích hút và những đam mê bất chính khác… Xin cho chúng con thắng vượt tất cả những gì hủy hoại sự sống thiêng liêng trong chúng con như: sự thất vọng, buồn chán, sống không lý tưởng…

- Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đổ tràn ngập tâm hồn chúng con Thần Khí và sức sống của Chúa.

Xin Chúa hãy xâm chiếm toàn thân chúng con để chúng con chiếu tỏa sức sống Chúa.

Xin Chúa hãy chiếu sáng qua chúng con, để những người chúng con tiếp xúc cảm nhận được Chúa đang hiện diện nơi chúng con.

Xin cho chúng con biết rao giảng về Chúa, không phải bằng lời nói suông, nhưng bằng cuộc sống chứng tá, và bằng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa (Mẹ Têrêxa Calcutta).

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Những ngày cao điểm cử hành Mầu nhiệm Vượt Qua
+ GM Gioan Maria Vũ Tất
09:49 31/03/2017
Lời Chủ chăn tháng 04.2017:

NHỮNG NGÀY CAO ĐIỂM CỬ HÀNH MẦU NHIỆM VƯỢT QUA

Anh chị em thân mến trong đại gia đình giáo phận Hưng Hóa,

Tháng 4 năm nay Phụng vụ Mùa Chay đưa dẫn chúng ta bước vào thời gian cao điểm cử hành mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô. Con Thiên Chúa nhập thể, đã đi đến những ngày cuối cùng của cuộc đời làm người của Ngài trên dương thế, những ngày thực hiện mục đích chính yếu cuộc đời trần thế của Ngài, đó là nộp mình chịu tử nạn Thập giá, sau 3 ngày Ngài Phục Sinh và lên trời vinh hiển. Bởi vì “Ngài sinh xuống trần gian không phải để sống mà là để chết” (theo lời Đức Giám Mục Fulton Sheen diễn giải về mầu nhiệm nhập thể). Ngài làm người là để có thân xác có thể chịu thương chịu khó, chịu nạn chịu chết làm lễ vật hy sinh đền tội; Ngài hạ cố gia nhập vào dòng dõi con cháu Ađam Evà là để có tư cách liên đới mà chịu sát tế làm của lễ đền tội thay cho toàn thể nhân loại. Thánh Phaolô nhấn mạnh tính liên đới ấy: “Cũng như vì một người duy nhất (là Adam) đã không vâng lời TC mà muôn người thành tội nhân, thì cũng nhờ một người duy nhất (là Đức Giêsu) đã vâng lời TC, muôn người cũng sẽ thành người công chính”(Rm 5, 19).

Nhưng mầu nhiệm nhập thể và cứu chuộc không dừng lại ở cuộc đời trần thế, cái chết và sự Phục Sinh lên trời của Đức Giêsu, mà còn được tiếp nối nơi Hội Thánh tại thế, qua mọi thời đại cho tới ngày cánh chung. Quả vậy, nhờ liên đới với mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu bởi Bí tích Thánh Tẩy, hết mọi người Kitô hữu chúng ta đã được tháp nhập thành các chi thể của thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô làm nên Hội Thánh, tiếp tục hiện diện giữa thế gian cho tới ngày thế mạt. Cũng như Đức Giêsu vừa là Người thật vừa là Thiên Chúa thật, thì cũng thế, Hội Thánh vừa là tổ chức hữu hình gồm những con người trần thế, vừa là cơ cấu có sức sống thiên linh của thân thể Chúa Kitô. Thánh Phaolô đã được luồng sáng và tiếng nói từ trời mạc khải điều đó trong biến cố người bị ngã ngựa gần thành Đamát khi truy bắt các Kitô hữu: “Saolô, Saolô, sao ngươi tìm bắt bớ Ta?...Ta là Giêsu ngươi đang truy bắt.”(x. Cv 9,1-30). Thấm nhuần bài học ấy, Thánh Phaolô năng nhắc nhở các Kitô hữu theo gương người, luôn đồng hành gắn bó kết hợp với Đức Kitô như chi thể gắn liền với thân thể, nhất là trong gian nan đau khổ: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu cho thân thể Ngài là Hội thánh, tôi xin mang lấy nơi thân xác tôi cho đủ mức.”(Cl 1,24).

Bởi vậy, Hội Thánh hằng năm tái diễn hành trình Vượt Qua của Đấng Cứu Thế trong mùa Thương Khó, mục đích để các Kitô hữu đồng hành với Ngài, nhất là để ta thấu hiểu mầu nhiệm nhập thể và cứu chuộc nơi Ngài vẫn đang tiếp diễn nơi bản thân ta, và để ta ý thức góp phần đau khổ của mình kết hợp với lễ hy sinh của Ngài, hầu mang lại ơn cứu chuộc cho bản thân mình và cho các linh hồn trong cùng mối liên đới. Tin Mừng theo Thánh Gioan dẫn ta theo sát Ngài trên đường tử nạn tới phục sinh. Những ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu cương quyết đi Giêrusalem để tự nguyện hiến thân chịu tử nạn làm lễ đền tội cho nhân loại, theo chương trình Chúa Cha đã hoạch định. Ta hãy nghe theo lời Thánh Tôma nhủ bảo anh em tông đồ:“chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy”(Ga 11, 16). Trong Tuần Thánh, đặc biệt Tam nhật Vượt Qua, ta hãy tích cực theo sát các Nghi thức Phụng vụ Hội Thánh cử hành cuộc Thương Khó của Chúa, suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện, để thấu hiểu Lòng Thương Xót vô biên của Chúa đã chịu khổ hình vì ta. Điểm chú trọng nhất là mỗi Kitô hữu chúng ta, ý thức mình là phần thân thể mầu nhiệm của Chúa, khi suy ngắm sự thương khó của Chúa, biết hiệp dâng các nỗi niềm đau khổ của riêng mình góp phần vào lễ hy sinh của Ngài, mưu ích cho chính mình và cho cả Hội thánh trong mối dây hiệp thông liên đới.

Phụng vụ Lời Chúa Tuần Thánh giúp ta chiêm ngắm từng chi tiết trong hành trình tử nạn của Đức Giêsu, cho ta thấy rõ không có sự đau khổ khốn khó nào mà Ngài đã không phải gánh chịu. Ngài phải từ giã Đức Mẹ để lên Giêrusalem nộp mình chịu chết, phải ly biệt các môn đệ như những đứa “con bé nhỏ” mà Ngài rất mực thương xót. Ngài phải lo buồn sầu não suốt đêm trong vườn Cây Dầu tới “mướt mồ hôi máu” trước cuộc tử nạn mà Ngài sắp đón nhận theo ý Chúa Cha. Ngài đau lòng biết bao vì sự phản bội lừa thầy phản bạn của môn đệ Giuđa mà Ngài tin tưởng. Ngài xót xa vì sự nhát sợ trước cường quyền mà chối Thầy của môn đệ Phêrô xưa nay là chỗ thân tín nhất với Thầy. Ngài bị trăng trói bắt nộp như một kẻ làm ăn phi pháp. Trước tòa án, Ngài bị vu cáo, bị luận tội bất công. Ngài bị đánh đập dã man, bị xỉ nhục chế nhạo như vua giả. Ngài bị kết án tử hình thập giá đồng hàng với bọn trộm cướp giết người. Ngài phải tự mình vác thập giá nặng nề, ngã đi ngã lại vì yếu sức, lại còn bị lý hình đập đánh dọc đường. Lòng Ngài xót xa khi gặp Đức Mẹ và các thân nhân trên đường vác thập giá, họ khóc thương mà chẳng làm gì được cho Ngài. Tới đỉnh đồi Calvê, Ngài bị đóng đinh vào thập giá ở giữa 2 người trộm cướp. Dân chúng đồng bào hùa theo quân lý hình Lamã xỉ vả diếc dóc nhạo cười. Trên thập giá Ngài bị mất máu, kêu than khát nước nhưng lại bị cho uống dấm chua. Ngài cảm nhận sự cô đơn trên thập giá như bị Chúa Cha ruồng bỏ. Cuối cùng Ngài đón nhận cái chết đau thương nhất. Sau khi tắt thở, Ngài còn bị lý hình đâm thấu cạnh sườn, máu và nước vọt ra cho đến hết.

Cuộc tử nạn của Đức Giêsu đau thương oan khiên là thế, nhưng Ngài vẫn chịu đựng không chút oán hờn, “hiền lành như con chiên bị đem đi sát tế”. Ngài tự nguyện đón nhận hết các khổ hình như án phạt chịu đền vì tội lỗi thay cho nhân loại, theo chương trình Chúa Cha đã hoạch định. Trái tim ngài vẫn một mực hướng về lòng xót thương. Ngài đã di lối lại cho các môn đệ điều răn yêu thương phục vụ, được minh họa bằng gương sáng của người Thầy cúi xuống rửa chân cho các môn đệ trong bữa tiệc ly. Ngài lập thiên chức linh mục và Bí tích Thánh Thể như của di lối cực trọng cho Hội Thánh trước khi lìa đời, để thực hiện lời hứa sẽ tiếp tục “ở cùng môn đệ cho tới ngày tận thế”. Trên thập giá, Ngài xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết Ngài. Đến giờ chót Ngài trao Đức Mẹ cho môn đệ Gioan (là đại diện cả nhân loại), và trao Gioan cho Đức Mẹ. Trước khi tắt thở, Ngài phó linh hồn trong tay Chúa Cha thể hiện lòng tin cậy tuân phục Thánh ý Chúa Cha cho đến khi “mọi sự hoàn tất”.

Suy ngắm các biến cố đau khổ suốt hành trình tử nạn của Đức Giêsu, ai trong chúng ta lại không nhận ra được có những đau khổ thử thách trong cuộc đời mình giống như Đức Giêsu đã trải qua trong cuộc đời tại thế của Ngài? Vậy khi gặp những đau khổ thử thách đó ta phải đáp ứng thế nào? Trước hết, ta hãy bình tĩnh suy thấu lý do tại sao Chúa để cho ta phải gặp đau khổ thử thách, đừng vội kêu trách Chúa: tôi có tội gì mà tại sao Chúa để tôi phải đau khổ oan khiên đến thế? Mà nếu tôi có tội thì sao Chúa không “thương tôi theo lòng nhân hậu Chúa”, xin “đừng xử với chúng con như chúng con đáng tội”(Tv 50)?

Những đau khổ trên đời này được Thánh Phaolô lý giải là bởi lý do liên đới: “Cũng như vì một người duy nhất (Ađam) đã sa ngã, mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, vì mọi người đã phạm tội” (x.Rm 5, 12c.18). Ai trong chúng ta cũng đều cảm nghiệm nơi bản thân sự thực đó. Nhưng lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa đã cho Con Ngài nhập thể, liên đới với dòng dõi Ađam, để “nhờ một người duy nhất (Đức Giêsu) đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống”(Rm 5,18). Ta hãy theo gương Đức Kitô, Đấng đã chẳng hề phạm tội, nhưng đã vâng ý Chúa Cha gánh chịu hết mọi đau khổ do tội lỗi loài người, để nhờ đó chính những đau khổ ấy lại trở nên phương thế cứu độ cho hết mọi người. Ta hãy ghi ân sâu sắc vì nhờ Bí tích Thánh tẩy, người Kitô hữu được tháp nhập vào thân thể Chúa Kitô, nối tiếp mầu nhiệm Chúa nhập thể nơi bản thân mình, để có thể biến những đau khổ vô ích của con cháu Ađam thành phương tiện hữu ích đem lại ơn cứu độ cho mình và cho cả các phần tử thuộc Hội Thánh.

Câu chuyện 2 người trộm cướp bị đóng đinh hai bên Đức Giêsu cho ta bài học kinh nghiệm đón nhận đau khổ sao cho hữu ích. Cả hai đều là tội phạm gian ác giết người, đều đáng án tử hình. Nhưng trong đó một người nhận biết tội lỗi đáng chết của mình, sẵn sàng đón nhận đau khổ để thống hối đền tội và xin ơn Chúa thứ tha cứu vớt. Nhờ thế anh đã nhận được ơn cứu độ do lòng thương xót Chúa: “Ngay hôm nay ngươi sẽ được ở trên thiên đàng với Ta”. Anh ta thật là kẻ cướp chuyên nghiệp, biết cách “cướp cả nước trời” đúng vào phút chót ! Còn người kia thì la trách cả Chúa, vì không nhận ra “mình phải chịu thế này là đích đáng”, và hắn phải chết trong bất mãn dãy dụa vô vọng. Vậy mỗi người hãy học biết chọn lựa cho mình số phận tốt nhất.

Anh chị em thân mến,

Chúng tôi cầu chúc anh chị em lãnh nhận được nhiều ơn soi sáng và biến đổi nhờ ơn thánh, trong những ngày cao điểm cùng với Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô. Anh chị em hãy đồng hành với Chúa trong những ngày sau hết của Ngài nơi trần thế. Nhờ suy ngắm sự thương khó của Chúa, anh chị em được ơn sức chết đi với tội lỗi, để sẽ lại nhận được ơn phục sinh như Ngài. Chúng tôi hẹn chia sẻ với anh chị em về niềm vui Phục Sinh trong lần tới, trong niềm tin vào lời Thánh Phaolô khẳng định: “Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki tô, chúng ta sẽ cùng sống với Ngài”(Rm 6, 8).

Sơn Tây, ngày 29 tháng 03 năm 2017

Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục Giáo phận Hưng Hóa
An-phong Nguyễn Hữu Long, Giám mục Phụ tá
 
Chúa Giêsu muốn nói gì và Giáo hội muốn nói gì qua phép lạ Lazarô sống lại.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
10:42 31/03/2017
CN 5A MC : Chúa Giêsu muốn nói gì và Giáo Hội muốn nói gì qua phép lạ Lazarô sống lại.

Robert Ingersoll một người nổi tiếng của phái Bất khả tri đã chết năm 1899. Hơn 100 năm trước đây, ông rảo bước khắp Châu Mỹ để tấn công tôn giáo, đặc biệt là Kitô giáo. Thuộc phái “Bất Khả Tri” có nghĩa là ông chủ trương con người không thể biết gì về Ông Trời, về Thiên Chúa, về đời sống mai sau.

Trong một buổi diễn thuyết, ông cố gắng chứng tỏ cho cử toạ thấy trình thuật phép lạ Lazarô sống lại mà ông vừa nghe đọc, chỉ là một phép lạ giả, nhằm quảng cáo cho thầy Giêsu. Đây là một âm mưu tập thể, ông Robert nói. Lazarô thì giả bộ làm cho người ta tin anh bị bệnh, rồi chết. Các chị của Lazaro thì giả bộ giấu anh trong một cái hang, cung cấp đồ ăn vào ban đêm để không ai thấy, đợi đến khi thầy Giêsu đến, gọi đúng “tên” mới được ra nghe em !

Muốn củng cố thêm cho lý chứng của mình, ông Robert hỏi cử toạ : Ai trong các bạn ở đây có thể nói cho tôi biết lý do tại sao ông Giêsu lại gọi : Lazarô hãy ra đây ! mà không chỉ nói đơn sơ : hãy ra đây ! (nếu đã chết rồi, thì có gọi tên cũng vô ích) - cứ làm phép lạ thẳng như biến một cục đá nào đó thành bánh bao, một xác chết khô héo nào đó thành con người bảnh bao ! Còn nếu gọi rõ tên như vậy thì chắc lòi ra chàng kia còn sống, còn sống thì mới nghe được có ai đó gọi tên mình chứ. Ai trong các bạn ở đây có thể nói cho tôi biết lý do tại sao ông Giêsu lại gọi : Lazarô hãy ra đây ! – mà không chỉ nói đơn sơ : hãy ra đây ! Một lời thách thức tuy không hóc búa lắm nhưng cũng có thể thuyết phục được một số người nào đó. Ông Robert chờ đợi, và ông cũng chẳng cần chờ lâu, một ông già vóc dáng nhỏ bé đứng dậy trả lời :

-Thưa ông Robert, tôi có thể trả lời cho ông hay : nếu Đức Giêsu không nói rõ tên Lazarô hãy ra đây, mà chỉ nói trống : Hãy ra đây, thì tất cả những người được chôn trong nghĩa địa với Lazarô sẽ trỗi dậy hết để đến gặp Chúa Cứu Thế của họ !

Sau này Robert thú nhận lối phát biểu của cụ già đó thực sự làm ông ta bối rối, ngỡ ngàng, bởi vì phải tin mạnh lắm, không chút nghi ngờ gì mới có thể trả lời nhanh và gọn như vậy.

Việc làm cho người bạn Lazarô chết 4 ngày sống lại, cho con trai bà goá Na-in chết nằm trong quan tài trở lại với mẹ, cho con gái ông Giai-rô mới chết rồi còn trỗi dậy …Việc cho 3 người chết sống lại: hồi sinh kẻ đã chết, chắc không phải là mục tiêu của Chúa đâu,bởi còn biết bao người chết cần hồi sinh ! Nhưng qua phép lạ này Chúa muốn nói với ta điều gì, và Giáo Hội muốn nói với ta điều gì.

1. Chúa muốn nói với ta điều gì ? - Ngài là sự sống.

Sự sống quan trọng hơn sự sống lại: Câu nói của Chúa cho Matta không phải là câu : “Ta là sự sống và sự sống lại” nhưng là : “Ta là sự sống lại và là sự sống”. Sống lại mà không có sự sống mãi thì sẽ chết – rồi lại sống lại. Cứ đi vòng vòng như kiếp luân hồi tái sinh. Trong kinh Tin Kính chúng ta cũng kết thúc bằng sự sống mãi chứ không dừng ở xác sống lại thôi. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại – Tôi tin hằng sống vậy. Amen.

Dĩ nhiên niềm tin xác sống lại ngày sau hết khác với việc Lazaro chết rồi sống lại .. nhưng dù sao chúng ta cũng thấy cái chính là sự sống.

“Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin ta dù chết cũng sẽ sống. Và ai tin ta không chết bao giờ, con có tin điều đó không ?” Chúa đòi Matta tin điều đó: Ngài là sự sống – nơi Ngài không có sự chết (chứ không chỉ tin ở sự sống lại).

Một chỗ khác Chúa Giêsu cũng nói một câu mà nhân Ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 8 tổ chức tại Denver bang Colorado nước Mỹ, ĐGH Gioan Phaolô II đã lấy câu đó làm chủ đề cho Đại Hội, và THNGM Châu Á cũng chọn câu này làm đề tài: Ta đến để loài người được sống và sống dồi dào hơn (Ga 10,10).

Đức Giê-su không làm phép lạ chỉ vì muốn cho La-da-rô sống thêm một số năm tháng ở trần gian rồi lại chết sau cảnh già lão, yếu đuối tự nhiên của một kiếp người. Không. Qua qua phép lạ này, Ngài muốn dạy cho tất cả loài người hiểu rằng : một khi tin Ngài là sự sống lại và là nguồn sự sống, người ta không còn lo sợ cái chết nữa nhưng sẽ được Ngài chia sẻ sự sống dồi dào của Thiên Chúa… Người ta hay dùng hình ảnh ”cuộc sống đế vương” để chỉ những người thường mà giàu có ăn sung mặc sướng chẳng khác gì khanh tướng đế vương. Tức là người thường mà như được sống kiếp vua. Ta có thể phóng đại hình ảnh đó lên để so sánh ta là người thường-phải-chết mà được chia sẻ cuộc sống thần linh bất tử của Chúa hằng sống. Chúa xuống trần chia sẻ kiếp người phải chết để cho chúng ta được dự phần vào mệnh Chúa bất tử.

Chúa Giêsu muốn nói gì qua phép lạ này: Chúa là sự sống. Ta đến cho loài người được sống và sống dồi dào: tức là sống mãi, bất tử, cuộc sống thần linh.

2. Giáo Hội muốn nói gì với ta khi đặt bài Phúc Âm này vào Chúa Nhật hôm nay ?

Điều Giáo Hội nói thì rõ rệt lắm. Hôm nay là bài Giáo lý cuối cùng về Phép Rửa chuẩn bị cho dự tòng và nhắc nhở chúng ta nhớ lại Phép Rửa của mình. Hai bài trước là

- CN 3 : Chúa là Nước hằng sống, nước đem lại sự sống qua câu chuyện với phụ nữ bên giếng nước, nhắc ta nước Thánh Tẩy

- CN 4 : Chúa là Ánh sáng qua trình thuật chữa người mù thuở mới sinh ra. Khi chịu phép rửa là ta được ánh sáng Đức Kitô chiếu soi. Và hôm nay,

- CN 5: Phép Rửa mang lại cho ta sự sống mới qua phép lạ cho Lazaro chết 4 ngày sống lại. Ta đến để loài người được sống và sống dồi dào hơn.

Ý của Chúa Giêsu muốn nói qua phép lạ chữa Lazaro : Ta là sự sống được Giáo Hội hiểu và đưa vô Phụng vụ vào những ngày chót của quá trình chuẩn bị cho Phép Rửa. Chúa đến để loài người được sống và sống dồi dào hơn. Không phải chỉ sống người ra người mà là sống dồi dào hơn, tức cuộc sống của người con Chúa mà chính Phép Rửa mang lại cho ta sự sống dồi dào đó: quả là một cuộc sống thần linh. Nói đổi lời, “sự sống” không chỉ là sự sống của thể xác mà là sự sống trọn vẹn, chia sẻ chính sự sống của Thiên Chúa. Ladarô đã được Chúa Giêsu trả lại sự sống thể xác nhưng về sau thân xác ông cũng sẽ lại chết như bao người khác. Cho nên sự sống thể xác không quan trọng và quý giá cho bằng sự sống trọn vẹn trong sự kết hợp với Thiên Chúa cả ở đời này lẫn đời sau. Chính Phép Rửa Tái Sinh mang lại cho ta điều đó.

Trong thư Roma 6, 3-4, thánh Phaolô sánh ví rất hay rằng chịu phép rửa như cùng chịu chết với Đức Giêsu và cùng sống lại với Người. Dìm xuống nước: chết, an táng. Lên khỏi nước: sống lại.

[6:3 Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao?

6:4 Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.]

Ý của Giáo Hội rõ như thế, nhưng ít người để ý để triển khai. Tôi đọc cả 30 bài giảng tiếng Việt cho CN 5 Mùa Chay năm A này, mà chẳng thấy bài nào đả động tới Phép Rửa. Chỉ thấy nào là: Niềm tin sống động; Tại sao Chúa khóc; Yêu như Chúa yêu…” Tôi đọc tám bài giảng tiếng Anh, cũng thấy khai thác các đề tài quanh quanh, như: We are not alone, The therapy of tears, An invincible spring.

Tôi có méo mó nghề nghiệp khi học Phụng Vụ, thấy cái gì cũng dưới con mắt phụng vụ bí tích ? Không. Công đồng Vatican 2, trong Hiến chế đầu tiên, năm 1963, Hiến chế Phụng vụ, số 109, đã xác định rõ hai đặc tính của mùa chay là: (1) sám hối và (2) nhất là nhớ lại hoặc cử hành bí tính thánh tẩy… để nhắc nhở đến sự sống đời đời mà ta được ban tặng nhưng không khi lãnh nhận. Công đồng cũng ra lệnh là 2 đặc tính đó phải được đưa vào phụng vụ và giáo lý phụng vụ. Trong mùa chay, sám hối thì có nhiều, nhưng nhớ lại phép rửa thì ít được quan tâm. Tìm mãi mới được 3 bài cho 3 CN năm A mà thôi : CN III: Nước ; CN IV: Ánh Sáng ; CN V: Sự Sống. Ba bài này đọc trong năm A, nhưng anh chị nào mở Sách Bài Đọc, sẽ thấy năm B và năm C đều được khuyến khích đọc lại năm A. Nhưng mấy ai đọc lại !

Vào ngày thứ Bảy Tuần Thánh, đêm vọng Phục-Sinh tới đây, trong phần Phụng vụ Phép Rửa, chúng ta sẽ gặp lại 3 hình ảnh trên :

- Đức Kitô là Nước hằng sống: Nước thánh tẩy đưa con người tầm thường nhập hàng hoàng gia, họ hàng với Thiên Chúa bất tử.

- Đức Kitô là Ánh Sáng : qua phần Phụng vụ Ánh sáng và sau đó thắp sáng nến khi lặp lại lời tuyên xưng Phép Rửa

- Đức Kitô là Sự Sống, sự sống dồi dào qua việc các tân tòng cùng với chúng ta có một người Cha toàn năng và giàu lòng thương xót, đã ban cho ta một người Anh là Đức Kitô đã đến thế gian để cho ta sống và sống dồi dào.

Chúng ta hãy cầu cho các dự tòng và cầu cho cả chúng ta nữa là những hình ảnh của Lazaro được Chúa cho sống lại, sống dồi dào hơn trong địa vị cao trọng của người con cái Chúa, mà Phép Rửa Tái Sinh bằng Nước và Thánh Thần mang lại cho ta quà tặng siêu vời và thần linh đó.

lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:54 31/03/2017
39. HOÀNG THƯỢNG CHO TÊN
Bí thư giám (1) Hạ Trí Chương rất có danh tiếng, lúc cáo lão hồi hương thì khóc lớn lên, hoàng thượng hỏi tại sao khóc, Hạ nói:
- “Tôi có một đứa con trai chưa được đặt tên, thật hạnh phúc nếu được hoàng thượng cho nó cái tên, để khi về đến quê nhà thì cũng rất là vinh dự”.
Hoàng thượng nghĩ ngợi tìm tòi, nói:
- “Thế gian vạn vật không có gì vượt qua chữ “tín”, người được tin phục, ta coi con trai ông nên đặt tên là “phù”, “Phù” nghĩa là người được tin phục.”
Hạ Trí Chương tuân mệnh bái tạ.
Qua một lúc sau, Hạ Trí Chương lĩnh ngộ được thật ý nghĩa của nó, nói:
- “Tại sao hoàng thượng lại chế nhạo thần, thần là người đất Ngô, là trảo hạ tử, lẽ nào con trai thần không được gọi là “trảo tử”(2) sao ?”
(Nụ cười Quần Cư)

Suy tư 39:
Có một linh mục trẻ chia sẻ với tôi, ngài nói: sống ở đời chữ tín thật là quan trọng, tín với Chúa, tín với tha nhân.
Giữa người với nhau cần có chữ tín: tín nhiệm nhau, tin tưởng nhau, đó là yếu tố để đem lại sự đoàn kết trong họ đạo, trong cộng đoàn, giữa xã hội, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa người đồng sự với nhau...
Người được người khác tín nhiệm thì uy tín càng cao.
Người Công Giáo hay người lương dân, ai cũng đều tín nhiệm các linh mục cũng như các tu sĩ nam nữ, bởi vì nơi họ không có gì xảo trá điêu ngoa, có thì họ nói có, không thì họ nói không, đó chính là tinh thần của Đức Chúa Giê-su. Bởi vì nơi họ luôn có một thao thức là vì anh chị em mà phục vụ, cho nên cuộc sống họ toả ra nét hồn nhiên, yêu thương và cương nghị làm cho ai cũng cảm thấy yên lòng khi tiếp xúc với họ.
Chúng ta thử tưởng tượng xem, nếu giáo dân không còn tín nhiệm các linh mục nữa thì sao nhỉ ? Cái hại thứ nhất là toà giải tội sẽ vắng hoe, vì không còn ai đến để lãnh nhận bí tích Giải Tội nơi các linh mục nữa.
Khủng khiếp thay khi toà giải tội vắng bóng người, và tai hại thay khi giáo dân không còn tín nhiệm các linh mục và tu sĩ nam nữ nữa...
Hoàng thượng đặt cho cái tên thì đã vui suống và hãnh diện lắm rồi, huống gì người Ki-tô hữu là tên mà khi đọc lên ai cũng biết là họ có Đức Chúa Giê-su ở trong họ. Rất là cao quý và hạnh phúc khi mang tên người Ki-tô hữu, vậy mà có nhiều người Ki-tô hữu lại bị người khác chê bai vì họ không sống như lời dạy của Đức Chúa Giê-su.
Thật đáng tiếc.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:57 31/03/2017
Chúa Nhật 5 MÙA CHAY

Tin mừng : Ga 11, 3-7,17. 20-27, 33b-45.
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống”.


Anh chị em thân mến,
Một ngày nọ, chim cánh cụt hỏi Chúa Tạo Vật :
-“Cái gì là lòng tin ?”
Chúa Tạo Vật trả lời :
- “Đối với sự việc mong đợi mà con vẫn nắm vững, đối với sự việc chưa nhìn thấy mà còn có thể xác định” .

Qua câu chuyện ngắn này, chúng ta có thể thấy đức tin rất mạnh của cô Mác-ta trong bài Tin Mừng hôm nay. Cô Mác-ta đã trả lời với Đức Chúa Giê-su: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết” , cô đã tin dù rằng cô chưa biết người ta sẽ sống lại như thế nào trong ngày sau hết, cô đã nắm vững cái mà cô mong đợi. Đức Chúa Giê-su đã mặc khải cho cô Mác-ta biết: “Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không ?” Cô Mác-ta đáp : “Thưa Thầy, có. Con tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa...” , cô đã xác định Đức Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô, là Con Thiên Chúa, dù cô chưa thấy vinh quang và công việc cứu thế của Ngài...

Mong đợi nhưng đã nắm vững.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu là cuộc sống mong đợi trong hy vọng, mong đợi ngày sẽ được sum họp với Cha trên trời, mong đợi ngày được hưởng phần phúc vinh hiển sống lại với Đức Chúa Giê-su trên thiên đàng. Sự mong đợi này chỉ có những người Ki-tô hữu biết và tin tưởng mà thôi, dù rằng cuộc sống có nhiều đau khổ và gian nan, dù rằng cuộc sống có nhiều bất công và áp bức.

Mong đợi ngày Đức Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang, đó chính là đức tin của chúng ta, do đó, dù phải gặp nhiều đau khổ thì chúng ta vẫn mong đợi ngày Chúa lại đến; dù bị đối xử cách bất công thì chúng ta cũng vẫn mong đợi và nắm vững rằng Đức Chúa Giê-su chính là Đấng phải đến mà thiên hạ đợi trông. Nắm vững cái mình mong đợi chính là đức tin của chúng ta, đức tin này sẽ vững mạnh và trưởng thành trong đau khổ khi chúng ta nắm chắc niềm mong đợi và hy vọng của mình.

Chưa nhìn thấy nhưng đã xác định.
Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ nếu Ngài không cho họ thấy, từ khi Đức Chúa Giê-su lên trời cho đến nay thì không ai thấy Ngài, nếu Ngài không cho họ thấy, cũng vậy, chúng ta chưa hề thấy Thiên Chúa nhưng chúng ta xác định rằng có Thiên Chúa hiện hữu trong vũ trụ; chúng ta không thấy Đức Chúa Giê-su chịu khổ hình và bị đóng đinh đến chết trên Thánh Giá, nhưng chúng ta xác tín rằng, thông phần đau khổ với Ngài trong cuộc sống hy sinh của mình, chính là được chia sẻ những đau khổ của Ngài đã chịu vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta.

Xác tín điều mình chưa thấy chính là đức tin của chúng ta, sống những điều mình chưa thấy là hành động của những người tin và biết phó thác cho Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến,
Cô Mác-ta đã tin và đã xác tín Đức Chúa Giê-su chính là Con Thiên Chúa đã đến trong thế gian, đó cũng chính là đức tin của chúng ta. Trong cuộc sống đời thường, có những lúc đức tin và sự mong đợi của chúng ta bị lung lay, bởi vì những cám dỗ của trần gian mạnh hơn sự mong đợi, và những hưởng thụ thực tế của thế gian có sức hút hơn đức tin của mình, do đó mà chúng ta bị té ngã trong những cám dỗ ấy.

Mong đợi nhưng nắm vững, chưa thấy nhưng đã xác định, là niềm hy vọng và niềm vui của người Ki-tô hữu.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 31/03/2017

11. Cầu nguyện là chìa khóa mở cửa thiên đàng, mà thiên đàng là kho chứa dựng ân sủng, dùng chìa khóa cầu nguyện mới có thể mở được cửa.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 29/3/2017
VietCatholic Network
10:19 31/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- ĐTC nói: Cuộc sống tin cậy vững vàng của tổ phụ Abraham loan báo sự phục sinh và đời sống mới.

2- ĐTC kêu gọi cộng đồng thế giới từ bỏ vũ khí hạt nhân.

3- ĐTC nói: Bảo vệ sự sống ngay từ lúc thụ thai, chính là để ngăn ngừa sự bạo hành.

4- Hồi giáo cực đoan biểu tình chống xây nhà thờ Công Giáo ở Bekasi, Indonesia.

5- 100 mét đẫm máu quanh đền thờ Hồi giáo al-Nuri, thương vong tăng vọt tại Mosul.

6- Thánh chiến Hồi Giáo chiến thắng tại Syria, áp sát các thị trấn Kitô Giáo.

7- 14 ''quy tắc hành xử'' do quân tự xưng là Thánh Chiến Jihad áp đặt cho người dân Mosul tìm thấy trong ngôi nhà thờ được tái chiếm.

8- ĐHY Francis Arinze nói người Phi Châu xem đức tin là một niềm vui trong khi nhiều người Tây phương xem là một chuyện đáng xấu hổ.

9- Khủng hoảng kinh tế khiến hàng triệu trẻ em Afghanistan thất học.

10- TGP Mexicô nói rằng: Làm các công việc giúp xây dựng bức tường biên giới là không đạo đức.

11- Ấn độ cần có thêm Linh mục tầng lớp Dalit.

12- Thánh ca Mùa Chay: Con Đường Chúa Đã Đi Qua

Sau đây là phần tin chi tiết:

- Đức Thánh Cha nói: Cuộc sống tin cậy vững vàng của tổ phụ Abraham loan báo sự phục sinh và đời sống mới.

Cuộc đời của tổ phụ Abraham không chỉ dậy cho chúng ta biết ngài là cha chúng ta trong lòng tin, mà cũng là cha chúng ta trong niềm hy vọng nữa. Vì các biến cố cuộc đời tổ phụ loan báo sự phục sinh và cuộc sống mới chiến thắng sự dữ và chính cái chết. ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư ngày 29/ 3/ 2017.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa đoạn trích từ chương bốn, thư thánh Phaolô gửi tín hữu Roma viết rằng: “Bởi vậy, vì tin mà người ta được thừa hưởng lời Thiên Chúa hứa; như thế lời hứa là ân huệ Thiên Chúa ban không, và có giá trị cho toàn thể dòng dõi ông Áp-ra-ham, nghĩa là không phải chỉ cho những ai giữ Lề Luật, mà còn cho những ai có lòng tin như ông… Ông là tổ phụ chúng ta trước mặt Thiên Chúa, Đấng ông tin tưởng... Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin…”

ĐTC nói, ý nghĩa đoạn trích từ chương 4, thư thánh Phaolô gửi tín hữu Roma khiến cho chúng ta hiểu rằng, tổ phụ Abraham không chỉ là cha trong lòng tin nhưng cũng là cha trong niềm hy vọng, vì các biến cố trong cuộc đời tổ phụ cũng loan báo sự Phục Sinh và cuộc sống mới chiến thắng sự dữ và chính cái chết nữa.

ĐTC nói thêm, niềm hy vọng của chúng ta không dựa trên các lý luận, các dự trù và các trấn an của con người, mà nó được bầy tỏ ở nơi không còn có hy vọng nữa. Và để có được niềm hy vọng đó, ĐTC kêu gọi mọi người hãy mở rộng con tim. Ngài nói rằng sức mạnh của Thiên Chúa … sẽ làm các điều kỳ diệu và dạy cho chúng biết niềm hy vọng là gì. Đó là giá trả duy nhất: rộng mở con tim cho đức tin và Chúa sẽ làm mọi sự còn lại. ĐTC nói, “… nếu hôm nay chúng ta có con tim rộng mở, tôi bảo đảm với anh chị em là tất cả chúng ta sẽ gặp nhau trong quảng trường trên Trời luôn mãi... Và đó là lời hứa của Thiên Chúa. Và đó là niềm hy vọng của chúng ta, nếu chúng ta rộng mở tấm lòng mình.”

Sau bài huấn dụ, ĐTC đã chào các đoàn hành hương hiện diện. Buổi tiếp kiến chung đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người

- ĐTC kêu gọi cộng đồng thế giới từ bỏ vũ khí hạt nhân.

ĐTC kêu gọi cộng đồng thế giới từ bỏ vũ khí hạt nhân, xây dựng hòa bình trên công lý, phát triển nhân bản toàn diện và trên sự tôn trọng các quyền căn bản của con người. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp các nước tham dự Hội nghị của Liên Hiệp Quốc đang tiến hành tại New York, từ ngày 27 đến ngày 31/3/2017, nhắm thương lượng về một văn kiện pháp lý, có tính chất bó buộc, về sự cấm các vũ khí hạt nhân để đi tới sự hoàn toàn loại trừ thứ vũ khí này. Sứ điệp của ĐTC đã được Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng ngoại giao Trưởng đoàn Tòa Thánh tại Hội nghị tuyên đọc, trong đó ĐTC khẳng định “một thứ luân lý và luật pháp dựa trên sự đe dọa phá hủy lẫn nhau, và có thể hủy diệt toàn thể nhân loại, là điều tương phản với chính tinh thần của LHQ. Vì thế, chúng ta phải dấn thân cho một thế giới không còn võ khí hạt nhân và hoàn toàn áp dụng Hiệp ước về sự không lan tràn thứ vũ khí này.”

Cũng trong sứ điệp, ĐTC nhấn mạnh: “Hòa bình và sự ổn định quốc tế không thể dựa trên một cảm thức giả tạo về an ninh, trên sự đe dọa phá hủy nhau hoặc hoàn toàn tiêu diệt nhau, hay trên sự duy trì quân bình thế lực. Trái lại hòa bình phải được xây dựng trên công lý, phát triển nhân bản toàn diện, trên sự tôn trọng các quyền căn bản của con người, trên việc bảo tồn thiên nhiên, sự tham gia của tất cả mọi người vào đời sống công cộng, trên sự tín nhiệm giữa các dân tộc, thăng tiến các tổ chức hòa bình, trên sự được hưởng giáo dục và sức khỏe, đối thoại và liên đới”.

- ĐTC nói: Bảo vệ sự sống ngay từ lúc thụ thai, chính là để ngăn ngừa sự bạo hành.

Một lần nữa ĐTC lại mời gọi chúng ta bảo vệ sự sống: Ngài nói như thế sẽ giúp cho nền hòa bình trên thế giới. Trong một điện tín Tweet mới của ĐTC được gửi đi ngày 27/3/ 2017, Ngài viết: “Bảo vệ kho tàng chí thánh của tất cả mọi đời sống con người, từ lúc thụ thai đến lúc qua đời là đường lối tốt nhất để ngăn ngừa mọi hình thức bạo hành.” Trong Evangelii Gaudium, Radio Vatican cũng nhắc lại, ĐTC khẳng định mạnh mẽ là Giáo Hội luôn luôn ở kế bên những người yếu đuối nhất, “trong đó cũng có những thai nhi, là những kẻ không tự bảo vệ mình và vô tội nhất, mà ngày nay người ta lấy mất đi nhân phẩm để có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, bằng cách lấy đi sự sống và bằng cách cổ võ các đạo luật khiến cho không có ai có thể ngăn cản họ làm như vậy”.

ĐTC viết thêm: “Chúng ta không thể nào mong đợi Giáo Hội sẽ thay đổi lập trường về vấn đề này. Tôi muốn hết sức thành thật về điều này. Đây không phải là một vấn đề để thảo luận về những phương thức cải cách hay ‘hiện đại hóa” giả dụ. Không thể được coi là cấp tiến khi lấy đi một mạng sống con người.

- Hồi giáo cực đoan biểu tình chống xây nhà thờ Công Giáo ở Bekasi, Indonesia.

Hôm thứ Sáu, 24 tháng Ba, cảnh sát Indonesia đã xịt hơi cay để giải tán những người Hồi giáo cực đoan phản đối việc xây dựng một nhà thờ Công Giáo tại một thành phố vệ tinh của thủ đô Jakarta. Hàng trăm người biểu tình hợp thành nhóm gọi là “Diễn đàn tình thân hữu Hồi giáo Bekasi” đã tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ trước nhà thờ thánh Clara ở Kaliabang, một khu phố của thành phố Bekasi, sau buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu. Các người biểu tình đã cố mở lối vào nhà thờ đang được xây dựng từ tháng 11. Một số người còn ném đá và chai lọ vào nhà thờ đang xây.

Hồi giáo Indonesia nhìn nhận 6 tôn giáo, nhưng nhóm quân nhân Hồi giáo thường chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số và cảnh sát thường phải can thiệp. Thành viên của các tôn giáo thiểu số không được nhìn nhận ở Indonesia thường gặp phải sự phân biệt đối xứ dữ dội. Ismail Ibrahim, một giáo sĩ Hồi giáo và người tổ chức cuộc biểu tình nói rằng họ sẽ không giải tán cho đến khi chính quyền hủy bỏ phép xây nhà thờ.

- 100 mét đẫm máu quanh đền thờ Hồi giáo al-Nuri, thương vong tăng vọt tại Mosul.

Từ hôm Chúa Nhật 19 tháng Ba, trực thăng của Iraq và máy bay của Liên Quân do Hoa Kỳ lãnh đạo đã bắn phá liên tục vào đền thờ Hồi giáo al-Nuri, nơi tên khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi, đã tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhà Nước Hồi Giáo” vào ngày 29 tháng Sáu năm 2014. Vào sáng Chúa Nhật 19 tháng Ba, quân Iraq được báo cáo là chỉ còn cách đền thờ này có 100m. Tuy nhiên, cuộc chiến giành giật 100m cuối cùng này đầy cam go. Sau gần một tuần lễ giao tranh ác liệt, quân Iraq vẫn không thể nào vượt qua được 100m cuối cùng này.

Trong một diễn biến bi đát, lợi dụng thời tiết xấu, lúc 3 sáng ngày thứ Hai 20 tháng 3, bọn khủng bố Hồi Giáo IS bất ngờ phản công bắt sống được một đại tá cảnh sát Iraq và 8 sĩ quan khác. Chúng xử tử tất cả 9 người. Quân Iraq đã rất vất vả mời chiếm lại được xác của họ. Trong một diễn biến còn bi đát hơn, 230 thường dân vô tội, trong đó đa số là trẻ em đã bị chôn vùi trong 3 căn nhà sau một cuộc oanh kích của máy bay Liên Quân.



- Thánh chiến Hồi Giáo chiến thắng tại Syria, áp sát các thị trấn Kitô Giáo.

Trong một diễn biến đáng âu lo, các nhóm thánh chiến Hồi Giáo đã bất ngờ chiến thắng tại Syria. Theo báo cáo của Agence France-Presse, chỉ trong 3 ngày, tính từ hôm thứ Ba, 21 tháng Ba, các nhóm thánh chiến Hồi Giáo và các đồng minh của chúng đã chiếm được 11 thị trấn ở tỉnh Hama. Các phiến quân đã tiến tới vùng ngoại ô Mahardah, một thành phố nơi có tới 20,000 Kitô hữu. Đây là thành phố có đông Kitô hữu nhất trong tỉnh Hama của Syria.

- 14 ''quy tắc hành xử'' do quân tự xưng là Thánh Chiến Jihad áp đặt cho người dân Mosul tìm thấy trong ngôi nhà thờ được tái chiếm.

Mosul (Thông Tấn xã Fides) - Hình phạt đối với những người hút thuốc lá và những người uống rượu, việc cấm phụ nữ ra khỏi nhà nếu không cần thiết, hình phạt xử tử vì phạm thượng là những điều trong số 14 "quy tắc hành xử" mà phiến quân Hồi giáo ISIS (Daesh) đã vẽ trên các trụ cột và bức tường của nhà thờ Chaldean riêng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Mosul.

Sau khi chiếm thành phố Đông Bắc Iraq, phiến quân Hồi giáo đã chọn ngôi nhà thờ này làm căn cứ hoạt động. Trong những ngày gần đây, quân đội Iraq đã chiếm lại được ngôi nhà thờ này. Bên trong nhà thờ trống rỗng và không còn để lại một dấu tích gì của một nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Chỉ có bàn thờ dường như thoát được sự tàn phá mà thôi.

- ĐHY Francis Arinze nói: người Phi Châu xem đức tin là một niềm vui trong khi nhiều người Tây phương xem là một chuyện đáng xấu hổ.

Trong cuộc hội thảo về Thần Học Châu Phi, ĐHY Francis Arinze của Nigeria, nguyên là tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích nói rằng có những khác biệt rõ rệt giữa thái độ đối với đức tin của người châu Phi và người phương Tây. ĐHY nói: “Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nền văn hoá hiện nay là một nền văn hóa thế tục Tôn giáo được coi là một vấn đề cá nhân; nó cá nhân và riêng tư đến mức nhiều người dường như muốn xin lỗi những người khác vì tôn giáo của họ.” Ngài nói thêm: “Đối với người Phi Châu, đức tin là một niềm vui”, chứ không phải là một chuyện phải hổ thẹn. Cuộc hội thảo về Thần Học Châu Phi do hệ thống các đại học Notre Dame trên thế giới tổ chức được diễn ra tại Rôma từ 22 đến 25 tháng Ba với đề tài “Thần Học Châu Phi: Ký ức và sứ vụ cho thế kỷ 21”.

- Khủng hoảng kinh tế khiến hàng triệu trẻ em Afghanistan thất học.

Kabul (Theo Thông tấn xã Fides) - Gần một phần ba trẻ em Afghanistan, một quốc gia đang có chiến tranh, không được đi học. Yếu tố này có nguy cơ cho Afghanistan trở thành nạn nhân của lao động trẻ em, trẻ em được tuyển dụng bởi các nhóm vũ trang, họ bị buộc phải kết hôn rất sớm hoặc bị bóc lột bằng các hình thức khác.

Theo số liệu của tổ chức “Hãy Cứu Trẻ Em”, (Save the Children), hơn 400.000 trẻ em Afghanistan đã bỏ học năm nay do sự bất ổn ngày càng gia tăng và việc buộc hồi hương của 600.000 người tị nạn Afghanistan từ Pakistan.

Tổ chức Phi Chính Phủ NGO (Non-Governmental Organization) lưu ý rằng khoảng một nửa số trẻ em hồi hương đã không đến trường đi học và cuối cùng phải lao công trên các đường phố vì cha mẹ của họ không thể tìm được việc làm.

- Tổng giáo phận Mexicô nói rằng: Làm các công việc giúp xây dựng bức tường biên giới là không đạo đức.

Theo Tổng Giáo phận Mexicô, những người Mexico giúp xây dựng “bức tường biên giới” dọc theo biên giới với Hoa Kỳ là những người không đạo đức và bị coi là kẻ phản bội. Trong bản tin hàng tuần của TGP, “Bất cứ công ty nào có ý định đầu tư vào bức tường của Trump là không đạo đức, và tất cả những người góp cổ phần và chủ nhân của các công ty đó cũng được coi là kẻ phản bội lại quê hương của họ”. Bản tin cũng nhấn mạnh rằng, “Tham dự vào một dự án ngược lại phẩm giá của mình là tự bắn vào chân mình”. Bộ trưởng kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo đồng ý rằng sẽ không có lợi gì cho các công ty tham gia xây dựng bức tường. Trong khi đó, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto cũng đã nhấn mạnh rằng Mexico sẽ không bao giờ trả tiền cho một bức tường biên giới.

- Ấn độ cần có thêm Linh mục tầng lớp Dalit.

Dù cho số người Công Giáo thuộc tầng lớp Dalit (tức là giai cấp cùng đinh) chiếm gần 2/3 tổng số tín hữu Công Giáo ở Ấn độ, nhưng số giáo sĩ thuộc giai cấp này vẫn rất ít. Đức Hồng Y Oswald Gracias, giám mục Bombay kêu gọi các lãnh đạo Công Giáo giai cấp Dalit cổ võ ơn gọi Linh mục trong các cộng đoàn của họ như cách thế để chấm dứt sự phân biệt kỳ thị mà họ gặp phải trong Giáo Hội. Ngài nói: “Cổ võ ơn gọi giữa các Dalit sẽ đưa đến sự biến đổi trong Giáo Hội cũng như trong xã hội.”

Công Giáo giai cấp Dalit chiếm 65% Công Giáo Ấn độ, nhưng chỉ có 5% thuộc hàng lãnh đạo. Dalit, trước đây được biết như “những người không thể đụng chạm”, là những người không thuộc hệ thống 4 giai cấp của Ấn độ.

Trong một bản báo cáo gửi cho ĐGH Phanxicô vào năm 2013, một Giám mục cho biết là việc ăn uống chung và hôn nhân không thể diễn ra giữa các người giai cấp Dalit và giai cấp khác. Các sinh viên Dalit bị đối xử phân biệt trong các chủng viện và các nhà đào tạo. Các lãnh đạo và giáo sĩ giai cấp Dalit không được kể trong số các vị có thẩm quyền quyết định trong Giáo Hội. Một số giáo xứ thậm chí phân ranh giới các nơi chôn cất và các ngày lễ để ngăn chặn tình trạng hòa lẫn với những người khác.

- Thánh Ca Mùa Chay: Con Đường Chúa Đã Đi Qua

Vì những lỗi lầm chúng ta đã xúc phạm đến Chúa khiến con một Ngài đã phải chịu nhục hình và chết trên Thập Tự Giá để cứu chuộc chúng ta, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu đến quý khán thính giả một bản thánh ca mùa chay của Linh Mục nhạc sĩ Văn Chi mang tựa đề: Con Đường Chúa Đã Đi Qua. Bài thánh ca này sẽ được trình bày bởi ca đoàn Đức Mẹ Lộ Đức và các cộng tác viên trong chương trình video TSGHVTGNN, thuộc giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair-California. Kính mời quý vị và anh chị em cùng thưởng thức.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi bỏ thành kiến giữa Công Giáo - Tin Lành
LM. Trần Đức Anh OP
10:25 31/03/2017
VATICAN. ĐTC chào mừng Hội nghị về đề tài ”Luther 500 năm sau” và gọi đây là một sự kiện không thể có được cách đây ít lâu.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 31-3-2017, dành cho 150 học giả quốc tế tham dự Hội nghị do Ủy ban Tòa Thánh về khoa sử học tổ chức từ ngày 29-3-2017 về đề tài ”Luther 500 năm sau. Đọc lại cuộc cải cách của Luther trong bối cảnh lịch sử Giáo Hội”.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: "Các tín hữu Tin Lành và Công Giáo cùng nói về Luther do sáng kiến của một cơ quan Tòa Thánh, một Hội nghị như vậy là điều không thể tưởng tượng được cách đây ít lâu: ở đây chúng ta động chạm một cách cụ thể những thành quả hoạt động của Chúa Thánh Linh, Đấng vượt lên trên mọi biên giới và biến những xung đột thành cơ hội để tăng trưởng trong tình hiệp thông”.

ĐTC vui mừng vì Hội nghị kỷ niệm này mang lại cơ hội cho các học giả đến từ nhiều tổ chức cùng nhìn các biến cố lịch sử, đào sâu về con người của Luther và sự phê bình của ông chống lại Giáo Hội thời ấy, cũng như chức vụ Giáo Hoàng, những điều ấy chắc chắn sẽ góp phần vượt thắng bầu không khí nghi kỵ và cạnh tranh nhau, đã kéo dài quá lâu trong tương quan giữa hai bên. Theo ĐTC, ”sự nghiên cứu kỹ lưỡng và nghiêm túc, không vướng thành kiến và bút chiến ý thức hệ, giúp các Giáo Hội đang đối thoại ngày nay, phân định và đón nhận những gì là tích cực và hợp pháp trong cuộc cải tổ, và xa tránh những sai lầm, phóng đại, thất bại, nhìn nhận những tội lỗi đã đưa tới chia rẽ”.

Và ĐTC cũng khẳng định rằng ”Tất cả chúng ta đều biết là không thể thay đổi quá khứ, nhưng 50 năm sau cuộc đối thoại đại kết giữa Công Giáo và Tin lành, chúng ta có thể thực hiện một sự thanh tẩy ký ức, để có thể ”kể lại lịch sự một cách khác”, không mang vết tích oán hận vì những vết thương đã phải chịu, làm cho sự nhận xét về nhau bị lệch lạc”.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, Cha Bernard Ardura, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về khoa sử học, cho biết điều quan trọng nhất của Hội nghị này là xem xét coi khi đọc lại cuộc cải cách người ta có thể khám phá những điều hiểu lầm hay không. Ví dụ đạo lý về ơn công chính hóa mà Công Giáo và Tin Lành Luther đã đạt tới một sự đồng thuận, qua đó người ta hiểu rằng tuy có những ngôn từ khác, chúng ta có cùng một sự hiệp thông trong đức tin. Ngoài ra có những khía cạnh khác như sự cấu thành chính Giáo Hội, vai trò của thừa tác vụ trong Giáo Hội, sự kế truyền tông đồ, chỗ đứng của các bí tích. Đó là những vấn đề còn bỏ ngỏ. (SD 31-3-2017)
 
Giáo Hội Công giáo và những người trẻ Á Châu trong một xã hội đa văn hóa.
Pt Huỳnh Mai Trác
16:00 31/03/2017
Indonesia – Chủ đề cho Đại Hội Giới Trẻ Á Châu VII sẽ được tổ chức tại Indonesia sẽ có chừng 3000 người trẻ Công Giáo đến từ 29 quốc gia Á Châu là “Lễ Hội Giới Trẻ: Sống theo Phúc Âm ở giữa lòng Á Châu đa văn hóa”.

Hướng dẫn và khuyến khích giới trẻ sống đời sống và phát huy một nền văn hóa tương thân tương trợ và tiếp cận với người khác trong một xã hội đa văn hóa và đa tôn giáo ở Á Châu trong ý niệm sâu xa là đóng góp và mang lại mọi điều lợi ích cho Giáo Hội và toàn thể xã hội: đó là những mục tiêu của Đại Hội Giới Trẻ Á Châu thứ VII của năm 2017, sẽ nhóm họp tại Yogyakarta ở Java vào ngày 30 tháng bảy đến ngày 9 tháng tám.

Chương trình và mục tiêu của Đại Hội này sẽ do Đức Giám Mục Ignatius Suharyo, Tổng Giám Mục Djakarta hoạch định,:”Thật là vinh dự cho Indonesia được đón nhận và tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Á Châu 2017. Chúng tôi chờ đợi thành quả của ngưới trẻ Công Giáo ở Indonesia và các nước khác ở Á Châu tham dự và hòa đồng trong tinh thần của chủ đề chính: là sự quan trọng sống hòa hợp ở giữa những dị biệt”.

Đấng chịu trách nhiệm về giới trẻ của Hội Đồng Giám Mục là Đức Giám Mục Píu Riana Prapdi, hướng dẫn như sau: Chúng tôi muốn hướng dẫn giới trẻ phát huy tình thần đoàn kết và lòng nhân ái đối với những khó khăn mà người dân Á Châu đang phải chịu đựng: đó la sự nghèo đói, môi trường ô nhiễm, những lạm dụng vè dân quyền căn bản, ma túy, bạo lực và bất công.”

Ngài còn thêm: “Ngày nay, sự khác biệt và đa dạng của những quốc gia Á Châu mà chùng ta cần phải ứng dụng. Qua những cuộc gặp gỡ các quốc gia khác biệt chúng ta có thể chia sẻ những nền văn hóa, những kinh nghiệm, những suy tư và những quy chế luật pháp, hòng tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn”.

Những ngày hội được chia ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn ở trong các địa phận, giai đoạn ở ở giữa thành phố lớn và cuối cùng là gặp gỡ các vị chủ chăn các giáo xứ phụ trách giới trẻ”.

Trong giai đoạn đầu tiên, các thành viên tham dự được gởi đến 11 giáo phận của Indonesia ở đó họ sống chung và chia sẻ các kinh nghiệm đặc biệt. Rồi tất cả sẽ di chuyển đến Yogyakarta tham dự những buổi học giáo lý, phụng vụ và lễ hội để làm quen với nguồn gốc lịch sử của họ và tìm hiểu nét chung vè đức tin Công Giáo vào Chúa Kitô.

Cuộc gặp gỡ các hoạt động viên mục vụ trẻ tạo thành một cơ hội đặc biệt cho những người đang hướng dẫn các giới trẻ Công Giáo. Họ phải hướng dẫn và khích lệ các người trẻ được ủy thác cho họ.

Cha Antonio Ha ryanto, Thư ký Hội Đồng Giám Mục lo vè mục vụ giới trẻ và đại diện cho Ủy Ban Điều hành Ngày Đại Hội Giới Trẻ Á Châu tuyên bố: “ Nhìn xem và nghe trực tiếp các nền văn hóa và ngôn ngữ khác biệt thì biết được sự phức tạp là dường nào của đời sống ở giữa một xã hội đa nguyên. Thật vậy, điều này giúp tăng trưởng lòng bao dung và tình huynh đệ và tinh thần đoàn kết trong một ý hướng là thực hiện mọi điều tốt đẹp trong tương lai cho toàn thế giới”.

Cùng một dịp để khởi động dân chúng Indonesia trước ngày Đại Hội có một cuộc đua chạy đường trường (marathon) vào ngày 7 tháng 5 và sẽ có chừng 5000 người tham dự. Trong dịp này những người trẻ ở Djakarta và các vùng phụ cận có thể khơi động dân chúng về tinh thần Đại Hội Giới Trẻ Á Châu, cha Haryanto nhận xét.

Biến cố Đại Hội Giới Trẻ Á Châu được đưa lên mạng Internet và trên các báo để biết thêm chi tiết. Các bạn có thể vào mạng www.asiayouthday.org, hay Facebook asianyouyhday, hay Twitter AYD2017 hay asianyouday2017. (Nguồn: Mepasie).
 
Đức Hồng y Sarah nói rằng 'sự tàn phá phụng vụ' phản ánh cuộc khủng hoảng đức tin nghiêm trọng
Đặng Tự Do
17:49 31/03/2017
Trong một bài diễn văn tại một hội nghị tại Đức nhân kỷ niệm 10 năm (2007-2017) tự sắc Summorum Pontificum của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 về việc sử dụng các hình thức Phụng Vụ trước cuộc cải cách của Công Đồng Chung Vatican II, Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, đã đưa ra một đánh giá thẳng thừng về “thảm hoạ, sự tàn phá và sự phân ly mà những người đề cao một thứ phụng vụ sống động và hiện đại đang gây ra.”

Đức Hồng Y Sarah nhắc nhở cử tọa rằng khi công bố tự sắc Summorum Pontificum, mở rộng việc tiếp cận phụng vụ truyền thống Latinh, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã bày tỏ hy vọng rằng hai hình thức nghi lễ Rôma này sẽ làm phong phú thêm cho nhau. Theo Đức Hồng Y, việc làm giàu đó là điều cần thiết trước tình trạng nghèo nàn của Phụng Vụ Công Giáo ngày nay.

Đức Hồng Y nói:

“Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của đức tin, không chỉ giới hạn trong số các tín hữu Kitô mà còn, và đặc biệt là nghiêm trọng trong số nhiều linh mục và giám mục, đã làm cho chúng ta không thể hiểu được phụng vụ Thánh Thể như một lễ tế hy sinh, như một hành động được thực hiện một lần và cho tất cả bởi Chúa Giêsu Kitô, như một hy lễ xuyên suốt trong toàn thể Giáo Hội, qua các thời đại, ở mọi nơi, xuyên suốt qua các quốc gia và các dân tộc khác nhau. Ngày nay, thường có một khuynh hướng bỉ báng là hạ giảm Thánh lễ xuống thành một bữa ăn đơn giản chung với nhau, việc cử hành xảy ra như một bữa tiệc ấm ớ, nhằm cử mừng chính cái cộng đoàn ấy, hoặc thậm chí còn tồi tệ hơn, người ta muốn chuyển hướng kinh khủng sang một cuộc sống không còn ý nghĩa hoặc là người ta sợ phải gặp mặt Thiên Chúa mặt đối mặt, bởi vì ánh mắt của Ngài mạc khải và bắt buộc chúng ta phải nhìn ra sự thật một cách kiên quyết vào những khốn nạn trong đời sống nội tâm của chúng ta.”

Đức Hồng Y Sarah bày tỏ âu lo rằng:

“Ngày nay, có một số lượng đáng kể các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã đánh giá thấp cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà Giáo Hội đang trải qua: đó là chủ nghĩa tương đối trong giáo huấn về đạo lý, luân lí và kỷ luật, những lạm dụng nghiêm trọng, hủy hoại và giản dị Phụng Vụ Thánh.”

Ngài nói rằng thời kỳ sau Công Đồng Vatican II là một “mùa xuân” cho Giáo Hội, nhưng ngày nay các nhà quan sát khôn ngoan nhận ra rằng đáng buồn thay đang có một khuynh hướng “khước từ di sản hàng thế kỷ của Giáo Hội”.

Trong một nhận xét rất cay đắng, Đức Hồng Y nói: “Các nhà chính trị Châu Âu bị khiển trách vì bỏ rơi hoặc chối bỏ nguồn gốc Kitô giáo của nó. Nhưng người đầu tiên đã bỏ rơi căn cội Kitô và quá khứ của mình chính là Giáo Hội Công Giáo sau công đồng.”
 
Phái đoàn Ba Lan tố cáo Chủ tịch Âu Châu say rượu trong cuộc gặp gỡ Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
17:59 31/03/2017
Một nhà lập pháp Ba Lan đã cáo buộc rằng ông Jean-Claude Juncker, chủ tịch của Ủy ban Châu Âu, đã say sưa khi ông gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào tuần trước.

Krystyna Pawlowicz, một thành viên của quốc hội Ba Lan, đã viết một thư ngỏ gởi cho ông Juncker, nói rằng “sự phụ thuộc vào rượu” của ông gây nguy hiểm cho Liên minh châu Âu. Cụ thể, bà trích dẫn tình trạng tệ hại của ông trong cuộc gặp gỡ tại Vatican giữa Đức Thánh Cha với các nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo chính trị của Liên Hiệp Âu Châu.

Bà Krystyna Pawlowicz, ngồi kế bên ông Jean-Claude Juncker trong cuộc họp này, viết:

“Hành vi của ông đã gây xúc phạm không chỉ đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, mà còn cả với các vị lãnh đạo các quốc gia và các vị đứng đầu các chính phủ, kể cả những người phụ nữ như chúng tôi, là những người đã lịch sự yêu cầu ông đi chỗ khác nghỉ ngơi.”

Như chúng tôi đã đưa tin, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã có cuộc họp thượng đỉnh ở Rôma trong các ngày từ 24 đến 25 tháng Ba. Cuộc gặp gỡ này được tổ chức nhân kỷ niệm lần thứ 60 Hiệp ước Rôma, thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Tổ chức này sau đó đã phát triển thành Liên Hiệp Âu Châu.

Từ 6 quốc gia sáng lập ban đầu là Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Lục Xâm Bảo và Hà Lan, Liên Hiệp Âu Châu ngày nay gồm có 28 quốc gia thành viên, trải dài trên một diện tích rộng 4,475,757 cây số vuông với một dân số lên đến 510 triệu dân.

Nghị trình trong cuộc họp tại Rôma của các nhà lãnh đạo Âu Châu đã bao gồm việc thảo luận về tương lai của Liên minh trong 10 năm tới, sự rút lui của Anh, những chấn thương tài chính lặp đi lặp lại, làn sóng di cư và chủ nghĩa mị dân đang gia tăng nhanh chóng.

Lúc 6h chiều, ngày 24 tháng Ba, tại phòng họp Sala Regia trong dinh Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Âu Châu và đọc một diễn từ quan trọng nói lên quan điểm của Tòa Thánh về tương lai của đại lục này.
 
Một phụ nữ từng đoạt giải thưởng Ratzinger sẽ viết bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê
Đặng Tự Do
21:31 31/03/2017
Nhà thần học Anne-Marie Pelletier, người Pháp, từng đoạt giải Ratzinger là tác giả của những bài suy niệm 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm nay. Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết như trên hôm thứ Sáu 31 tháng Ba.

Theo chương trình, lúc 5h chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, 14 tháng Tư, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức Tôn Vinh Thánh Giá, tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa ở Đền Thờ Thánh Phêrô. Sau đó, lúc 9 giờ 15 phút tối cùng ngày, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hí trường Côlôsê.

Bà Pelletier là một giáo dân, sinh năm 1946, đã lập gia đình và có ba người con.

Bà đã dành cả cuộc đời của mình trong việc nghiên cứu, biên soạn một loạt các tác phẩm thần học và triết học, và đã dành được nhiều giải thưởng đáng kinh ngạc, bao gồm giải thưởng Ratzinger năm 2014 về Thần học. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được giải thưởng này.

Là một chuyên gia về chú giải Kinh Thánh, Pelletier đã dành hầu hết các nghiên cứu của mình cho chủ đề phụ nữ trong Kitô giáo.

Đức Hồng Y Ruini, lúc ấy là Chủ tịch Uỷ ban Khoa học của Tổ chức Joseph Ratzinger-Benedict XVI, đã lên tiếng ca ngợi việc trao giải thưởng cho bà Pelletier, và mô tả bà là “một nhân vật nổi bật của Giáo Hội Công Giáo Pháp đương đại, có một uy tín khoa học xứng đáng, một nhà văn hóa sống động, và có những cống hiến to lớn cho chứng tá Kitô trong xã hội”.

Những bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê luôn được chú ý rộng rãi trên toàn thế giới vì sự phong phú của những suy tư thần học. Ngay cả truyền thông thế tục cũng chú ý đến những bài suy niệm này vì chúng phản ánh những suy tư của Giáo Hội trước những bất công lan tràn trên thế giới và tình trạng xuống cấp và tháo thứ về luân lý, và đạo đức trong xã hội.

Những bài suy niệm 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê được đánh giá cao có thể kể là những bài suy niệm năm 2013 do Đức Thượng Phụ Bechara Boutros al-Rahi biên soạn nói lên tình cảnh bi đát của các tín hữu Kitô vùng Trung Đông. Văn bản của các chặng đàng Thánh Giá năm 2007 do một học giả nổi tiếng về Thánh Kinh là Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi biên soạn thường được xem là một áng văn chương kiệt xuất.
 
Đức Thánh Cha bày tỏ âu lo về thương vong của thường dân lên quá cao trong chiến dịch giải phóng Mosul
Đặng Tự Do
18:39 31/03/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các phe tham chiến tại Mosul bảo vệ cuộc sống của các cư dân trong thành phố Mosul. Ngài nói sự an toàn của thường dân là một “nghĩa vụ khách quan và khẩn cấp”.

Ngài bày tỏ lập trường trên trong cuộc tiếp kiến chung hôm thứ Tư 29 tháng Ba, trong cùng một ngày khi các nhà lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ tại Iraq cáo buộc bọn khủng bố Hồi Giáo IS sử dụng thường dân làm lá chắn để ngăn cản các cuộc không kích của liên quân.

Tướng Joseph Votel nói với Ủy ban Quốc phòng Hạ Viện như trên trong cuộc điều trần liên quan đến cuộc điều tra chính thức của Quốc Hội Hoa Kỳ về vụ không kích hôm 17 tháng 3 làm thiệt mạng hơn 200 thường dân.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Iraq cần phải tìm kiếm “hòa bình, thống nhất và thịnh vượng” thông qua sự hòa giải giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo tại quốc gia này.

Đức Giáo Hoàng nói với phái đoàn các nhà lãnh đạo tôn giáo Iraq tại Quảng trường Thánh Phêrô rằng “Suy nghĩ của tôi hướng tới dân chúng đang bị mắc kẹt ở các quận phía tây của Mosul và những người bị chiến tranh tàn phá. Tôi xin lặp lại lời kêu gọi của tôi cho mọi nỗ lực để bảo vệ dân thường.”

Liên Hiệp Quốc ước lượng còn gần 400,000 người bị mắc kẹt trong vòng lửa đạn. Bọn khủng bố Hồi Giáo IS, trong mưu toan bắt dân chúng làm bia đỡ đạn bắn chết bất cứ ai muốn bỏ trốn. Có các báo cáo cho thấy nhiều người đã chết vì đói.

Từ hôm Chúa Nhật 19 tháng Ba, trực thăng của Iraq và máy bay của Liên Quân do Hoa Kỳ lãnh đạo đã bắn phá liên tục vào đền thờ Hồi giáo al-Nuri, nơi tên khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi, đã tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhà Nước Hồi Giáo” vào ngày 29 tháng Sáu năm 2014.

Vào sáng Chúa Nhật 19 tháng Ba, quân Iraq được báo cáo là chỉ còn cách đền thờ này có 100m. Tuy nhiên, cuộc chiến giành giật 100m cuối cùng này đầy cam go. Sau gần hai tuần lễ giao tranh ác liệt, quân Iraq vẫn không thể nào vượt qua được 100m cuối cùng này.

Trong một diễn biến bi đát, 230 thường dân vô tội, trong đó đa số là trẻ em đã bị chôn vùi trong 3 căn nhà sau một cuộc oanh kích của máy bay Liên Quân.

Nguyên nhân chính xác của tai họa này vẫn chưa rõ ràng, nhưng một chính trị gia và hai cư dân địa phương nói rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm giữ các căn nhà làm vị trí bắn tỉa và đã giữ các thường dân bên trong làm lá chắn. Cuộc không kích của liên quân nhắm vào những tên khủng bố có thể đã kích nổ một chiếc xe tải chứa đầy chất nổ, phá hủy và làm sập các ngôi nhà trong một khu vực rất đông dân cư.

Theo các nhân chứng, có khoảng 230 thân thể của phụ nữ và trẻ em đã được kéo ra từ ba ngôi nhà kế cận ở khu vực Jadida ở tây Mosul trong đêm thứ Tư và sáng thứ Năm 23 tháng Ba.
 
Đại diện Vatican tại Liên Hiệp Quốc nói các quốc gia có nghĩa vụ luân lý phải phá hủy vũ khí hạt nhân
Đặng Tự Do
18:51 31/03/2017
“Sự đe dọa của các loại vũ khí hạt nhân trong đó người ta bảo đảm hai bên đều chết hết nếu sử dụng đến vũ khí hạt nhân không thể là nền tảng cho một tình huynh đệ và một sự sống chung hòa bình giữa các dân tộc và các quốc gia”, đại diện của Vatican đã nói như trên trong một bài phát biểu tại phiên họp về giải trừ hạt nhân của Liên Hiệp Quốc.

Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza đã kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Quốc chú ý đến lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô hãy cùng nhau xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Ngài nói rằng tất cả các quốc gia đều có một nghĩa vụ đạo đức phải ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân, cũng như phải tiến đến việc phá hủy kho vũ khí hạt nhân của họ.

Ngài nói rằng vũ khí hạt nhân gây ra những “đau khổ không cần thiết” cho những người sống sót, và “đáng bị lên án mạnh mẽ và quyết liệt.” Ngài lập luận thêm rằng các quốc gia nên bồi thường cho những người bị phương hại do bức xạ từ các cuộc thử hạt nhân.

Đức Tổng Giám Mục Auza nói rằng cuộc thảo luận về giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc là “hành động phản đối luận lý gieo rắc sợ hãi cho đối phương để tự vệ.” Ngài kêu gọi sự chấp nhận phổ quát nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng đường lối đối thoại.
 
Thêm một linh mục Mễ Tây Cơ bị giết, hôm sau lại có thêm một linh mục bị bắt cóc
Đặng Tự Do
19:14 31/03/2017
Hôm thứ Hai 27 tháng Ba, một linh mục đã bị bắn chết ở bờ biển Thái Bình Dương của thành phố Nayarit, nâng tổng số linh mục Mễ Tây Cơ bị giết từ năm 2005 đến nay lên đến 37 vị.

Cha Felipe Altamirano Carrillo, 54 tuổi, là người thổ dân Cora, đã bị giết trong một vụ cướp có vũ trang trên đường trở về nhà sau khi dâng thánh lễ tại một họ nhánh hẻo lánh mà ngài phụ trách.

Chỉ riêng năm 2016, hai linh mục bị giết ở bang Veracruz, và một linh mục khác đã bị giết ở bang Michoacan phía Tây quốc gia này. Đầu năm nay, hôm 3 tháng Giêng, một linh mục là cha cha Joaquin Hernandez Sifuentes, 43 tuổi, đã bị giết tại Saltillo.

Tối thứ Ba 28 tháng Ba, lại có thêm một linh mục khác bị bắc cóc tại giáo phận Tampico.

Tuy nhiên, nguồn tin mới nhất của Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ đưa ra chiều thứ Năm 30 tháng Ba, thì vị linh mục bị bắt cóc ở thành phố Tampico đã được trả tự do không hề hấn gì.

Cha Oscar Lopez Navarro, thuộc giáo phận Tampico đã bị bắt cóc vào tối thứ Ba.

Đức Cha José Luis Dibildox, Giám Mục Tampico nói rằng những kẻ bắt cóc cho biết họ muốn giáo phận trao cho họ một khoản tiền chuộc mạng. Nguồn tin của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ đã không cho biết giáo phận Tampico có phải trả một khoản tiền nào để đổi lấy tự do cho cha Navarro hay không.

Bản tin cho biết:

“Chúng tôi rất vui khi được biết cha Navarro được trả tự do nhưng đau buồn trước tình trạng xã hội chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi bạo lực”.

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc xếp loại Mễ Tây Cơ là quốc gia nguy hiểm nhất đối với các linh mục.

Một số linh mục Mễ Tây Cơ đã bị giết trong các vụ cướp, và trong một số trường hợp các vị bị giết rất dã man. Đó là dấu chỉ của sự suy đồi đạo đức, sự gia tăng nghèo đói cả về kinh tế lẫn văn hóa, dẫn đến các hình thái bạo lực coi thường tính mạng con người. Tuy nhiên, đa số các linh mục Mễ Tây Cơ bị giết là vì các ngài lớn tiếng lên án bất công, tham nhũng, nghèo đói, nhân danh Tin Mừng.
 
Top Stories
Chine: De nouvelles règlementations veulent obliger les Ouïghours à regarder la propagande
Eglises d'Asie
09:57 31/03/2017
Un mois après un défilé militaire en forme de mise en garde, les autorités chinoises au Xinjiang ont adopté une nouvelles série de mesures criminalisant les comportements considérés comme des « manifestations d’extrémisme», dont le fait de porter le voile ou la barbe, et de ne pas regarder les chaînes de télévision officielles diffusant la propagande du Parti communiste chinois.

Cette nouvelle réglementation, qui prendra effet à partir de samedi 1er avril, couvre une large liste de comportements estampillés « extrémistes ». Elle réitère l’interdiction de porter le voile ou la barbe en public, mais inclus aussi de nouveaux comportements considérés comme « anormaux », au nombre de quinze au total. Les pratiques religieuses ou traditionnelles ou le simple manque d’enthousiasme patriotique sont désormais considérés comme des comportements « anormaux ».

Le mariage religieux, une pratique « extrémiste »

La vaste région autonome du nord-ouest chinois est régulièrement le théâtre d’attaques attribuées à des Ouïghours, minorité musulmane turcophone (45 % de la population en 2010), qui ont fait des centaines de morts ces dernières années. Les Ouïghours et les associations de défenses des droits de l’homme dénoncent en retour l’oppression dont ils sont victimes de la part des autorités et les privilèges dont jouissent les Han, l’ethnie chinoise majoritaire (93 % de la population totale du pays selon les chiffres officiels et 40 % de la population de la Région autonome ouïghoure du Xinjiang en 2010).

Avoir recourt à des procédures religieuses et non civiles pour se marier ou divorcer est considéré comme extrémiste. De même, intervenir dans le processus du mariage, des funérailles, ou de l’héritage d’autres personnes tombe sous la coupe de ces règles. S’opposer à l’action du planning familial et empêcher les enfants de recevoir l’éducation nationale sont également bannis, au même titre que le fait d’endommager sa carte d’identité, son permis de résidence, ou encore la monnaie chinoise. Il est aussi interdit « d’utiliser le mot halal pour s’ingérer dans la vie laïque des autres » – la mesure vise notamment à interdire les commerces et les restaurants de mettre en avant leur caractère halal sur leurs devantures.

Dans un registre carrément orwellien, le fait de « rejeter ou de refuser la radio, la télévision et autres services publics », qui diffusent pourtant dans une langue que beaucoup de Ouïghours ne comprennent pas, sont également des actes considérés comme « anormaux ». Les médias d’Etat en Chine assument complètement leur rôle de porte-voix du PCC. Lors d’une visite à ces médias en 2016, le président Xi Jinping leur avait rappelé que « leur nom de famille [était] le Parti ».

Un secrétaire du PCC à poigne

C’est nouvelle règlementation, adoptée par le Comité permanent de l’Assemblée régionale du Xinjiang, prévoit l’établissement d’équipes dédiées spécialement à la lutte contre l’extrémisme au plan régional (dans la « Région autonome ouïghoure du Xinjiang »), préfectoral et des comtés. Les responsables locaux seront évalués en fonction de leurs résultats dans ce domaine. Le texte ne précise pas quels seront les critères d’évaluation.

Les mesures de sécurité et l’adoption de règlementations visant à interdire les pratiques religieuses et traditionnelles au Xinjiang ne sont pas nouvelles, mais le renforcement récent de ces mesures est attribué à l’arrivée à la tête de la région de Chen Quanguo en août 2016. Ce haut dirigeant à la poigne de fer officiait les cinq années précédentes au Tibet, où il a mis en place une politique similaire. Il est vu comme un candidat potentiel au Comité permanent du Bureau politique du Parti communiste, la plus haute instance du Parti où ne siègent que sept membres, lorsque celui-ci sera renouvelé à l’issue du XIXe congrès du PCC qui aura lien en octobre-novembre 2017.

Si les Ouïghours ont traditionnellement pratiqué une forme modérée d’islam, la popularité du voile chez les femmes a grandi ces dernières années, rapporte l’agence Reuters. Ces derniers mois, une recrudescence de violences a été constatée dans le sud de la région, soit dans le cœur ouïghour du Xinjiang, et les mesures de sécurité en ont été d’autant accrues.

Début mars, lors de la session annuelle du Parlement chinois, le président Xi Jinping a appelé de ses vœux une « grande muraille de fer » pour protéger le Xinjiang, dans un discours aux délégués de la Région autonome de l’Assemblée nationale populaire. Le 27 février, le groupe terroriste Daech avait pour la première fois menacé la Chine dans une vidéo d’une demi-heure, promettant des « rivières de sang » en Chine. Des combattants ouïghours y apparaissaient et, selon certaines estimations, l’organisation terroriste compterait quelque 500 Ouïghours parmi ses combattants en Syrie.

Parade militaire massive

Fin février, une série de parades militaires ont eu lieu à Urumuqi, la capitale de la région, Kashgar et Hotan. Présentant des milliers de soldats et de policiers anti-terroristes en tenue de combat, elles avaient pour but de montrer la détermination des autorités à « combattre sans cesse et frapper fort contre le terrorisme », selon les déclarations du vice-secrétaire du Parti communiste au Xinjiang, Zhu Hailun. Ces parades ont eu lieu une semaine après une attaque au couteau qui avait fait huit victimes mi-février. En janvier, trois « terroristes supposés » avaient été tués par la police pour avoir résisté lors d’un contrôle. En décembre, un attentat à la voiture piégée avait fait trois victimes. Selon les autorités, 712 personnes en 2014 et 1 419 autres en 2015 ont été condamnées pour « terrorisme et séparatisme », et, toujours selon les autorités, 96 % des actions terroristes ont été empêchées par les services de sécurité avant le passage à l’acte de leurs auteurs.

Depuis quelques années, le dispositif sécuritaire ne cesse d’être renforcé. Outre la présence de policiers lourdement armés et de check-points dans certaines villes du sud de la Région, il comprend des détecteurs de métaux à l’entrée de tous les hôtels, institutions publiques, mais aussi aux arrêts de bus. Fin novembre, les habitants du Xinjiang détenteurs de passeport avaient reçu l’ordre de rendre le document au commissariat local ; ils doivent désormais faire une demande écrite pour en recouvrer l’usage. Depuis juin 2016, ceux qui souhaitent obtenir un passeport doivent se soumettre à un prélèvement ADN. (eda/sl)

(Source: Eglises d'Asie, le 31 mars 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm mùa Chay 2017 tại Gx, Đức Mẹ La Vang, Miami.
Giáo xứ Đức mẹ La Vang Miami
16:56 31/03/2017
Tĩnh Tâm mùa Chay 2017 tại Gx, Đức Mẹ La Vang, Miami.

Mùa Chay là thời gian đặc biệt trong năm Giáo Hội mời gọi con cái mình dừng chân trong giòng đời bận rộn, dành ra một ít thời gian để cầu nguyện, suy tư, gia tăng đời sống thiêng liêng và tìm lại nguồn nghị lực cho cuộc sống.

Xem Hình

Khởi đầu mùa Chay với Lể Tro, Anh chị em giáo dân Gx. Đức Mẹ La Vang đã được Cha Quản xứ mời gọi sống sứ điệp mùa Chay trong tâm tình sám hối, cầu nguyện, hy sinh, thay đổi đời sống và làm việc bác ái. Bên cạnh đó, một trong những hoạt động không thể thiếu của mùa Chay là Tĩnh tâm. Năm nay những ngày Tĩnh tâm của Giáo xứ là từ thứ Ba 27-03 đến thứ Tư 29-03 và kết thúc với ngày Sám hối – Xưng tội thứ Năm 30-03.

Hướng dẫn Tĩnh tâm năm nay là cha Mi-ca-e Nguyễn trường Luân, Dòng CCT, cha xứ Giáo xứ Thánh Tâm ở Texas. Chủ đề: Gia Đình Sống Đức Tin. Nghe nói đến cha Trường Luân, không chỉ anh chị em giáo dân Gx. Đức Mẹ La Vang, mà cả những người từ các nơi khác như Orlando, Tampa, và cả người không Công Giáo cũng đến để nghe và xin cha đặt tay cầu nguyện chữa lành.

Chương trình 3 ngày Tĩnh tâm bắt đầu từ 8pm và đều kết thúc lúc nửa đêm, và có ngày quá nửa đêm, với số người ngồi chật kín nhà thờ, gồm cả những em bé 1, 2 tuổi đi theo cha mẹ. Cha Trường Luân đã giúp cho mọi người tham dư, nhất là các gia đình tìm lại những cách thức để gìn giữ hạnh phúc gia đình và sống đức tin trong xã hội hôm nay. Những cách thức này rất đơn giản, nhưng đã bị quên lãng trong cuộc sống bận rộn là: Nhìn dể thấy, thấy để tìm cách sống và ở lại với nhau……

Bên cạnh đó, cha cũng đặt tay cầu nguyện xin ơn chữa lành cho tất cả mọi người tham dự. Nhỉn hàng người nối tiếp nhau tiến lên để được cha đặt tay, trong đó có một số anh chị em ngã xuống, thể hiện niềm tin vào sức mạnh Chúa Thánh Thần xuống qua lởi cầu nguyện và bàn tay của cha hướng dẫn.

Ba ngày Tĩnh tâm qua đi, kết thúc với ngày sám hối – xưng tội vào tối thứ Năm với 8 cha đến giúp giải tội.

Cám tạ Chúa đã cho Giáo xứ chúng con những ngày Tĩnh Tâm vừa qua thật trọn vẹn và đông đảo với sự hiện diện của anh chị em. Xin cho mỗi người và gia đình chúng con thực sự có Chúa đồng hành trong cuộc sống sau nhữn g ngày Tĩnh tâm này. Amen.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bỏ ''Tiên Học Lễ'' thì đạo đức xã hội sẽ ra sao ?
Nguyễn Văn Nghệ
09:54 31/03/2017
Giải phóng miền Nam và “giải phóng” luôn cả “Tiên học lễ” ra khỏi học đường.

Trước ngày 30/04/1975 tất cả các phòng học của Trường Tiểu học Công lập cũng như Tư thục thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa đều treo câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ và Văn là nền tảng đào tạo nên một con người tốt cho xã hội. Sách Luận ngữ có viết: “bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ” (dùng văn chương mở rộng kiến thức của ta, dùng lễ để ước thúc hành vi bản thân ta).

Còn ở miền Bắc Việt Nam thì sao? Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã ghi lại: “Thế hệ tôi, sinh trưởng ở miền Bắc, đi học trường phổ thông 10 năm (từ lớp 1 đến lớp 10) vào những năm 1954-1964, thì khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” hầu như không để lại ký ức gì. Là vì ở miền Bắc thời đó, những gì được xem như gắn với “tư tưởng phong kiến” đều bị coi là lạc hậu, cần tránh xa, cần chống lại; mà “tiên học lễ, hậu học văn” thì rõ ràng là tư tưởng của Nho giáo, là thuộc hệ tư tưởng phong kiến rồi! Cho nên dễ hiểu là không hề thấy khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” xuất hiện trong khuôn viên bất cứ ngôi trường nào trên miền Bắc thời gian ấy; cũng hầu như không có giáo viên hay cán bộ nào trong ngành giáo dục thời ấy dám nói đến khẩu hiệu đó trước các đám đông”.

Giữa đám người “có miệng ăn mà không có miệng nói” thì vào năm 1973, nhà giáo Nguyễn Lân (1906-2003) viết bài “Có nên vận dụng phương châm”tiên học lễ hậu học văn” trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?” (đăng tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” ở Hà Nội, số 31, tháng 7/1973) mà động cơ viết bài này, theo lời của chính tác giả Nguyễn Lân, là do thực tế “một số trẻ em không ngoan, trong nhà thì bướng bỉnh với cha mẹ, ra đường thì hỗn láo với mọi người, đến trường thì xấc xược với thầy giáo” (trích bài báo đã dẫn). Ngay sau khi bài báo xuất hiện, trên báo “Tiền phong” của Trung ương Đoàn (số 2351, ra ngày 16/08/1973) có bài báo dài của tác giả Thanh Bình nhan đề “Quét sạch những tàn dư tệ hại của Khổng giáo”, với những kết luận chém đinh chặt sắt: “…chúng ta không thể dung hòa được với Khổng giáo và hệ tư tưởng phản động và bảo thủ của nó”… “Chúng ta phải kiên trì đấu tranh để quét sạch nó ra khỏi mọi lãnh vực của đời sống xã hội như quét sạch những đống rác bẩn vậy!”

Tiếp theo bài báo này, báo “Tiền phong” còn định ra cả một loạt bài khác nữa để công kích sự đề xuất kể trên của nhà giáo Nguyễn Lân, nhưng ông Phạm Văn Đồng đã can thiệp dừng lại.(nhavantphcm.com.vn/doc-duong-van-hoc/ve-khau-hieu-“tien-hoc-le-hau-hoc-van”.html)

Sau khi cộng sản vào “giải phóng” miền Nam câu khẩu hiệu “ Tiên học lễ, hậu học văn” cũng được đảng “giải phóng” khỏi các trường học ở miền Nam Việt Nam và học sinh buộc phải học “đạo đức cách mạng”. Mãi đến những năm cuối của thập kỷ 80 và đầu những năm của thập kỷ 90 của thế kỷ trước mới thấy xuất hiện lại trong tất cả các trường học trên cả hai miền Nam và Bắc của đất nước ta. Biển hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” được ngành giáo dục cho sơn phết thật to được treo ở mặt trước của mỗi trường học, nhưng dường như câu khẩu hiệu ấy chỉ là câu sáo rỗng vô hồn được viết ra bởi quán tính mà thôi!

Bổng dưng vào năm 2014 Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng (Hà Nội) đã đi tiên phong bỏ biển hiệu “Tiên học lễ hậu học văn”. Bài viết: “ Đại học,học…đại và yêu nước có học” được đăng trên Vietnam.net ngày 18/05/2014 đã đăng tải sự kiện ấy: “…Không chỉ tổ chức chào cờ, xếp nghi thức, Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng ở Hà Nội đã có cách biểu thị tinh thần tự tôn dân tộc “dài hơi” khi thể hiện tư tưởng thoát khỏi cái bóng ám ảnh của Khổng giáo trong trường học. Từ năm học này, trường đã thay biển hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” (của Khổng tử), bằng các câu của người Việt ( “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”) và UNESCO (“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”)” (vietnamnet.vn/vn/giao-duc/175887/dai-hoc--hoc----dai-va-yeu-nuoc-co-hoc.htlm).

Giữa các quốc gia trên thế giới luôn có sự tiếp thu văn hóa lẫn nhau không phân biệt Tây hoặc Tàu. Văn hóa hay chúng ta tiếp thu, văn hóa không hợp với thuần phong mỹ tục thì chúng ta chối từ. Để có câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” cụ Thân Nhân Trung cũng phải trải qua con đường “Tiên học lễ, hậu học văn” mới đúc kết nên câu nói ấy. Không có “ Lễ” thì kẻ hiền tài sẽ không được trọng dụng và những kẻ trình độ “a, bờ, cờ” sẽ làm lãnh đạo!

Lễ là để cho con người ngày có văn hóa hơn

Để trở thành một con người có văn hóa, thì phải có “Lễ”.Sách Quản tử viết: “ Lễ, nghĩa, liêm, sỉ thị vi tứ duy” (Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn giềng mối chính) và Lễ đứng đầu trong bốn giềng mối ấy. Không có Lễ sẽ trở nên vô thần, phủ nhận thần thánh: “Dân chi sở do sinh, lễ vi đại. Phi lễ vô dĩ tiết sự thiên địa chi thần dã…”( Trong những cái của dân cậy mà sinh hoạt thì lễ là to hơn cả. Không có lễ thì không thể thờ thần của trời đất cho có thứ bậc…- Lễ ký: Ai Công vấn XXVII). Lễ là cốt để giữ chừng mực cho sự hành vi của người ta: “ Đạo đức nhân nghĩa, phi lễ bất thành; giáo huấn chính tục, phi lễ bất bị; phân tranh biện tụng, phi lễ bất quyết; quân thần, thượng hạ, phụ tử, huynh đệ, phi lễ bất định; hoạn học sự sư, phi lễ bất thân; ban triều, trị quân, lỵ quan, hành pháp, phi lễ uy nghiêm bất hành; đảo từ, tế tự, cung cấp quỷ thần, phi lễ bất thành, bất trang thị dĩ quân tử cung kính tổn tiết, thoái nhượng dĩ minh lễ” ( Đạo đức nhân nghĩa, không có lễ không thành; dạy bảo sửa đổi phong tục, không có lễ không đủ; xử việc phân tranh kiện tụng, không có lễ không quyết; vua tôi, trên dưới, cha con, anh em, không có lễ không định; học làm quan, thờ thầy, không có lễ không thân; xếp đặt vị thứ trong triều, cai trị quân lính, đi làm quan, thi hành pháp lệnh, không có lễ, không uy nghiêm; cầu khẩn, tế tự, cung cấp quỷ thần, không có lễ không thành kính, không trang chính. Bởi thế cho nên quân tử dung mạo phải cung, trong bụng phải kính, giữ gìn pháp độ, thoái nhượng để làm sáng rõ lễ - Lễ kí: Khúc lễ thượng).

Lễ khiến cho hành vi của người ta hợp với đạo Trung dung: “ Cung nhi vô lễ tắc lao; thận nhi vô lễ tắc tỷ; dũng nhi vô lễ tắc loạn; trực nhi vô lễ tắc giảo” (Cung kính mà không có lễ thì phiền; cẩn thận mà không có lễ thành ra sợ hãi; dũng mà không có lễ thì loạn;trực mà không có lễ thành ra vội vã – Luận ngữ: Thái Bá VIII, 2).

Để cho người ta khỏi làm điều bậy bạ thì phải có Lễ: “Lễ giả, nhân nhân chi tình nhi vi chi tiết văn, dĩ vi dân phường giả dã” (Lễ là nhân cái thường tình của người ta mà đặt ra tiết độ; văn vẻ, để làm cái ngăn giữ cho dân – Lễ ký: Phường ký, XXX)

“Nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”

Vào tháng 11/2016 tại thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa,kinh tế phát triển, xã hội ổn định…”, nhưng rồi sau đó ông lại nêu ra: “ Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”

Trên khắp nước Việt Nam hiện nay, từ thành phố đến làng quê, đâu đâu cũng bắt gặp cổng chào ghi: “ Tổ dân phố văn hóa”; “Làng (thôn) văn hóa”, đi đến đâu cũng nghe cái từ “văn hóa” nào là “văn hóa ứng xử”; “văn hóa ẩm thực”; “văn hóa phong bì”; “văn hóa từ chức”…. Ấy vậy mà ngay trong môi trường giáo dục, tỷ lệ nói dối của học sinh tang dần theo tuổi. Tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” tổ chức ngày 24/09/2013, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Lý luận và Ứng dụng (ĐHQGTPHCM.) đã đưa ra một kết quả điều tra: Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp Tiểu học là 22%; cấp Trung học cơ sở là 50%; sinh viên là 80% (www.nguoiduatin.vn/ti-le-hoc-sinh-noi-doi-tang-dan-theo-tuoi-a106618.html)

Trong môi trường giáo dục mà còn như thế, hỏi thử ngoài xã hội sẽ như thế nào? Ngay tại thủ đô Hà Nội “nạn mất dạy” đang trong tình trạng báo động: “một bộ phận các bạn trẻ là học sinh trung học, các ca sĩ, người dẫn chương trình…có những lời nói thô tục, những ứng xử không có văn hóa nơi công cộng làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của thành phố”. UBND Thành phố Hà Nội có công văn số 3802/VP-VX do Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chỉ đạo gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận,huyện, thị xã kiểm tra, xem xét có biện pháp xử lí‎ cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội. Trước đó nhiều tờ báo và trang tin đã có phản ánh về nạn “mất dạy” tràn lan ở Thành phố Hà Nội- trái tim, Thủ đô của cả nước khiến dư luận bất xúc (petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/pho-chu-tich-ha-noi-yeu-cau-xu-ly-nan-mat-day-o-thu-do.htlm).

Hàng loạt tiêu cực xảy ra trong xã hội khiến bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải lên tiếng: “Sáng nay tôi xem truyền hình biết tin một số cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá. Tôi nghĩ bảo hiểm y tế có những mảng tối cần phải chỉ ra. Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?” Bà Phó Chủ tịch nước còn tiết lộ: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội…Tôi càng đi càng thấy buồn, “ăn” của dân không từ một cái gì”( baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/chinh-tri-viet-nam/cai-nhin-thang-cua-pho-chu-tich-nuoc-nguyen-thi-doan-3290000/ )

Vụ học sinh Trần Chí Kiên lớp 2A4 trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy- Hà Nội) bị xe ô tô chở bà Tạ Thị Bích Ngọc- Hiệu trưởng của trường-đâm gãy chân đã biến thành chuyện học sinh này tự ngã và bị gãy chân, bởi lẽ 100% con người ở ngôi trường này đều xác nhận vào thời điểm em Kiên gãy chân không có xe ô tô vào trường. “ Những thầy cô quay lưng lại với lại với sự thật, quay lung lại với tai nạn thương tâm của chính học trò mình, những thầy cô có nhiệm vụ trồng người mà “ làm chứng dối” như vậy sẽ cảm giác như thế nào khi đứng trên bục giảng nói về sự thật thà về đạo đức công dân?”( https://xuandienhannom.blogspot.com/2017/02/can-loai-ta-thi-bich-ngoc-khoi-nganh.html)

Trước đó tại trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc (Cầu Giấy- Hà Nội), bà Tạ Thị Bích Ngọc đã phạm một lỗi rất xấu về đạo đức là đã “lập quỹ đen từ tiền cắt bớt khẩu phần ăn của 400 học sinh”. Vụ việc đã có kết luận từ Thanh tra cũng như Úy ban Nhân dân quận Cầu Giấy nhưng thay vì bị kỷ luật “ lại được chuyển sang một trường khác làm hiệu trưởng thì rõ ràng cái tư cách, cái tác phong đó của cô Tạ Thị Bích Ngọc không chỉ là riêng của cô. Phải có nhiều người “đồng cảm” với cô, chống lưng cho cô thì cô mới có cái quyền tiếp tục ngồi cao gây ra cái sự kiện náo loạn nhân tâm tại trường tiểu học Nam Trung Yên! Cô mới có đủ thế lực tiếp tục tại vị cho tới ngày 21/02/2017, mấy tuần lễ sau sự kiện đó! Ngoài ra, cái tác phong đó của cô, trong đời thường không ai trong số các lãnh đạo của cô nhận ra sao?Tại sao cô vẫn được thăng tiến trong ngành? Phải chăng chính sách nhân sự của ngành, chính sách đề bạt của ngành không xem đạo đức đương sự là tiêu chuẩn quan trọng?” (bbcvietnams.com/gia-tri-chan-thien-trong-nganh-giao-duc-hien-nay.html)

Hoặc như vụ bà Phạm Thị Minh Hiếu- Phó Giám đốc sở Tư Pháp tỉnh Bình Thuận- bẻ cành hoa anh đào để chụp hình bất chấp sự can ngăn của người dân tại khu vực hồ Tuyền Lâm –Đà Lạt. Bà đã cật vấn người can ngăn: “Em là ai mà có quyền nói chị vậy? Em là chủ ở đây à? Em cho chị xem giấy tờ…” (www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-civil-servant-picked-a-cherry-branch-lh-03082017104149)

Ngoài ra còn “lắm chuyện khó chịu”; “ nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày” được bao che và chỉ một phần rất nhỏ các vụ việc trên được phanh phui trên các phương tiện thông tin “lề phải”. Và “ có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này!”.

Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trong góp ý dự thảo văn kiện tại Quốc hội sáng ngày 23/10/2015 đã nói: “ Tại sao có tình trạng trên nói dưới không nghe, nói một đằng, làm một nẻo, đảng viên không thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc thực hiện nhiệm vụ với tính chất rất hình thức, sử dụng không hết giờ làm việc, công suất làm việc cống hiến rất hạn chế”. (baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/chinh-tri-viet-nam/cai/nhin-thang-cua-pho-chu-tich-nuoc-nguyen-thi-doan-3290000/)

Bà Nguyễn Thị Doan nêu câu hỏi “Tại sao?” Tất cả cũng bởi “vô lễ”mà ra! Xã hội mà “vô lễ” thì “trên không ra trên, dưới không ra dưới”. Người xưa nói: “Bất học lễ vô dĩ lập”( Không học lễ thì không nên người được) hoặc: “Bất tri lễ vô dĩ lập”( Không biết lễ thì không nên người được). Người có văn hóa “thật sự” sống theo phương châm: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (không phải lễ thì chớ trông, không phải lễ thì chớ nghe, không phải lễ thì chớ nói, không phải lễ thì chớ làm- Luận ngữ: Nhan Uyên, XII)

“Sao bây giờ không ai sợ pháp luật, sợ bị trừng trị nữa?”

Cũng tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 ngày 11/09/2013 bà Nguyễn Thị Doan phát biểu: “ Sao giờ không ai sợ pháp luật, sợ trừng trị nữa? Mỗi ngày người ta “ăn” từng tí của dân, từ liều vacxin con con đến tiền chữa bảo hiểm…”(dantri.com.vn/xa-hoi/pho-chu-tich-nuoc-nguoi-ta-an-cua-dan-khong-tu-cai-gi-1379365809.htm)

Pháp luật chỉ để trị cái đã rồi, còn lễ thì ngăn cấm được việc chưa xảy ra: “ Phàm nhân chi tri, năng kiến dĩ nhiên, bất kiến tương nhiên. Lễ giả cấm ư tương nhiên chi tiền, nhi pháp giả cấm ư dĩ nhiên chi hậu…Lễ vân, lễ vân, quí tuyệt ác ư vị mạnh, nhi khởi kính ư di diểu, sử dân nhật tỉ thiện viễn tội nhi bất tự tri dã”( Phàm cái biết của người ta chỉ biết được cái đã có rồi, không biết được cái sắp có. Lễ là để cấm trước cái sắp có, pháp luật là để cấm sau cái đã có rồi…Lễ vậy, lễ vậy, lễ quí là dứt được điều ác từ lúc chưa nảy mầm ra, dấy lòng kính ở chỗ người ta không trông thấy, để cho dân ngày ngày đến gần điều thiện, xa điều tội, mà tự mình không biết- Đại Đái Lễ ký: Lễ tế).

Thánh nhân chỉ trọng lễ chứ không trọng hình luật bởi vì tác dụng của lễ thật là quảng đại, thật là tinh vi. Hồ Thích đã nói trong sách Trung Quốc triết học sử rằng: “Trong cái nghĩa rộng chữ lễ có hàm cái tính chất pháp luật, nhưng lễ thì thiên trọng về cái quy củ tích cực, mà pháp luật thì thiên trọng về cái cấm chế tiêu cực. Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì và không nên làm điều gì; pháp luật thì cấm không cho làm những việc gì, hễ làm thì phải tội. Người làm điều trái lễ thì chỉ bị người quân tử chỉ nghị chê cười, chứ người làm trái pháp luật thì có hình pháp xét xử”.(Trần Trọng Kim, Nho giáo –Quyển thượng, in lần thứ 4, trang 155, Nxb Tân Việt- Sài Gòn)

Bỏ “tiên học lễ” là một sai lầm lớn

Cô giáo Nguyễn Thị Thuận- Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng (từ năm 2008)- cho biết khi trường quyết định bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”: “ ở mình có những cái đã quá lâu, quá cũ nhưng nhiều người vẫn ngại thay đổi khi đã cần phải thay đổi”. Đừng chê “ tiên học lễ” là “cái đã quá lâu, quá cũ”, bởi vì sự giáo hóa của lễ rất tinh vi và có hiệu quả rất sâu xa: “Lễ chi giáo hóa dã vi, kỳ chỉ tà dã ư vị hình, sử nhân nhật tỉ thiện, viễn tội, nhi bất tự tri dã” (Sự giáo hóa của lễ rất cơ mầu, ngăn cấm điều bậy lúc chưa hình ra, khiến người ta ngày ngày đến gần điều thiện, tránh xa điều tội, mà tự mình không biết- Lễ ký: Kinh giải, XXVI).

Hiện nay tình trạng đạo đức của công chức Nhà nước ngày càng xuống cấp, Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng có nhận định: “ Bây giờ đạo lý xã hội suy đồi, cái đúng cái sai không phân biệt được. Ở Việt Nam bây giờ, ngay trên các phương tiện truyền thông đại chúng và quan niệm xã hội rất lệch lạc nên cái đúng cái sai người ta không hiểu được. Điều này rất đáng buồn. Những người biết cái đúng và muốn tuyên truyền thì có khi nhà nước không cho làm. Những xã hội dân sự muốn truyền bá cái đúng thì lại không được nhân rộng, phổ biến, cho nên những điều không đúng có dịp sinh sôi nảy nở. Nói cho cùng người ta gọi nhà dột từ nóc dột xuống là như thế”.(xem “Công chức bẻ hoa chụp ảnh: Nhà dột từ nóc?” www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-civil-servant-picked-a-cherry-branch-lh-03082017104149.html).

Đạo đức xã hội hiện nay được Giáo sư- Tiến sư Nguyễn Thế Hùng kết luận là “dột từ nóc dột xuống”, ấy vậy mà nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân lại đề xuất: “ Khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn”- vốn có xuất xứ từ Khổng tử- càng nên được chúng ta sớm chấm dứt sử dụng trong hiện tại, để từ nay chỉ được nên ghi nhận như một trong những thứ ta đã vay mượn, thời quá khứ xa xưa”. Không biết nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân chưa bao giờ nghe những cụm từ như: “giao thoa văn hóa”; “tiếp thu văn hóa”; “tiếp biến văn hóa”…hay sao mà lại có đề xuất ấu trĩ như vậy?

“Tiên học lễ” tuy nó quá cũ nhưng nó như một bờ đê ngăn cản “những điều không đúng” trong xã hội: “Phù lễ cấm loạn chi lễ do sinh, do phường chỉ thủy chi tự lai dã” (Lễ là cấm loạn sinh ra, như bờ đê giữ nước không đến vậy- Lễ ký: Kinh giải, XXVI). Người giàu sang biết lễ thì không dâm tàn, không kiêu căng; người bần tiện biết lễ thì không nản chí, không làm bậy; người lãnh đạo có biết lễ thì mới biết trọng dụng hiền tài, biết trị nước, an dân.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Thơm Mật Ngọt
Lê Trị
20:36 31/03/2017
HOA THƠM MẬT NGỌT
Ảnh của Lê Trị
Mật hoa phước lộc từ Trời
Chim muông, sâu bọ cả đời ấm no.
Tạ ơn Chúa cả ban cho.
(bt)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 29/3/2017
VietCatholic Network
10:02 31/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- ĐTC nói: Cuộc sống tin cậy vững vàng của tổ phụ Abraham loan báo sự phục sinh và đời sống mới.

2- ĐTC kêu gọi cộng đồng thế giới từ bỏ vũ khí hạt nhân.

3- ĐTC nói: Bảo vệ sự sống ngay từ lúc thụ thai, chính là để ngăn ngừa sự bạo hành.

4- Hồi giáo cực đoan biểu tình chống xây nhà thờ Công Giáo ở Bekasi, Indonesia.

5- 100 mét đẫm máu quanh đền thờ Hồi giáo al-Nuri, thương vong tăng vọt tại Mosul.

6- Thánh chiến Hồi Giáo chiến thắng tại Syria, áp sát các thị trấn Kitô Giáo.

7- 14 ''quy tắc hành xử'' do quân tự xưng là Thánh Chiến Jihad áp đặt cho người dân Mosul tìm thấy trong ngôi nhà thờ được tái chiếm.

8- ĐHY Francis Arinze nói người Phi Châu xem đức tin là một niềm vui trong khi nhiều người Tây phương xem là một chuyện đáng xấu hổ.

9- Khủng hoảng kinh tế khiến hàng triệu trẻ em Afghanistan thất học.

10- TGP Mexicô nói rằng: Làm các công việc giúp xây dựng bức tường biên giới là không đạo đức.

11- Ấn độ cần có thêm Linh mục tầng lớp Dalit.

12- Thánh ca Mùa Chay: Con Đường Chúa Đã Đi Qua

Sau đây là phần tin chi tiết:

- Đức Thánh Cha nói: Cuộc sống tin cậy vững vàng của tổ phụ Abraham loan báo sự phục sinh và đời sống mới.

Cuộc đời của tổ phụ Abraham không chỉ dậy cho chúng ta biết ngài là cha chúng ta trong lòng tin, mà cũng là cha chúng ta trong niềm hy vọng nữa. Vì các biến cố cuộc đời tổ phụ loan báo sự phục sinh và cuộc sống mới chiến thắng sự dữ và chính cái chết. ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư ngày 29/ 3/ 2017.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa đoạn trích từ chương bốn, thư thánh Phaolô gửi tín hữu Roma viết rằng: “Bởi vậy, vì tin mà người ta được thừa hưởng lời Thiên Chúa hứa; như thế lời hứa là ân huệ Thiên Chúa ban không, và có giá trị cho toàn thể dòng dõi ông Áp-ra-ham, nghĩa là không phải chỉ cho những ai giữ Lề Luật, mà còn cho những ai có lòng tin như ông… Ông là tổ phụ chúng ta trước mặt Thiên Chúa, Đấng ông tin tưởng... Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin…”

ĐTC nói, ý nghĩa đoạn trích từ chương 4, thư thánh Phaolô gửi tín hữu Roma khiến cho chúng ta hiểu rằng, tổ phụ Abraham không chỉ là cha trong lòng tin nhưng cũng là cha trong niềm hy vọng, vì các biến cố trong cuộc đời tổ phụ cũng loan báo sự Phục Sinh và cuộc sống mới chiến thắng sự dữ và chính cái chết nữa.

ĐTC nói thêm, niềm hy vọng của chúng ta không dựa trên các lý luận, các dự trù và các trấn an của con người, mà nó được bầy tỏ ở nơi không còn có hy vọng nữa. Và để có được niềm hy vọng đó, ĐTC kêu gọi mọi người hãy mở rộng con tim. Ngài nói rằng sức mạnh của Thiên Chúa … sẽ làm các điều kỳ diệu và dạy cho chúng biết niềm hy vọng là gì. Đó là giá trả duy nhất: rộng mở con tim cho đức tin và Chúa sẽ làm mọi sự còn lại. ĐTC nói, “… nếu hôm nay chúng ta có con tim rộng mở, tôi bảo đảm với anh chị em là tất cả chúng ta sẽ gặp nhau trong quảng trường trên Trời luôn mãi... Và đó là lời hứa của Thiên Chúa. Và đó là niềm hy vọng của chúng ta, nếu chúng ta rộng mở tấm lòng mình.”

Sau bài huấn dụ, ĐTC đã chào các đoàn hành hương hiện diện. Buổi tiếp kiến chung đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người

- ĐTC kêu gọi cộng đồng thế giới từ bỏ vũ khí hạt nhân.

ĐTC kêu gọi cộng đồng thế giới từ bỏ vũ khí hạt nhân, xây dựng hòa bình trên công lý, phát triển nhân bản toàn diện và trên sự tôn trọng các quyền căn bản của con người. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp các nước tham dự Hội nghị của Liên Hiệp Quốc đang tiến hành tại New York, từ ngày 27 đến ngày 31/3/2017, nhắm thương lượng về một văn kiện pháp lý, có tính chất bó buộc, về sự cấm các vũ khí hạt nhân để đi tới sự hoàn toàn loại trừ thứ vũ khí này. Sứ điệp của ĐTC đã được Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng ngoại giao Trưởng đoàn Tòa Thánh tại Hội nghị tuyên đọc, trong đó ĐTC khẳng định “một thứ luân lý và luật pháp dựa trên sự đe dọa phá hủy lẫn nhau, và có thể hủy diệt toàn thể nhân loại, là điều tương phản với chính tinh thần của LHQ. Vì thế, chúng ta phải dấn thân cho một thế giới không còn võ khí hạt nhân và hoàn toàn áp dụng Hiệp ước về sự không lan tràn thứ vũ khí này.”

Cũng trong sứ điệp, ĐTC nhấn mạnh: “Hòa bình và sự ổn định quốc tế không thể dựa trên một cảm thức giả tạo về an ninh, trên sự đe dọa phá hủy nhau hoặc hoàn toàn tiêu diệt nhau, hay trên sự duy trì quân bình thế lực. Trái lại hòa bình phải được xây dựng trên công lý, phát triển nhân bản toàn diện, trên sự tôn trọng các quyền căn bản của con người, trên việc bảo tồn thiên nhiên, sự tham gia của tất cả mọi người vào đời sống công cộng, trên sự tín nhiệm giữa các dân tộc, thăng tiến các tổ chức hòa bình, trên sự được hưởng giáo dục và sức khỏe, đối thoại và liên đới”.

- ĐTC nói: Bảo vệ sự sống ngay từ lúc thụ thai, chính là để ngăn ngừa sự bạo hành.

Một lần nữa ĐTC lại mời gọi chúng ta bảo vệ sự sống: Ngài nói như thế sẽ giúp cho nền hòa bình trên thế giới. Trong một điện tín Tweet mới của ĐTC được gửi đi ngày 27/3/ 2017, Ngài viết: “Bảo vệ kho tàng chí thánh của tất cả mọi đời sống con người, từ lúc thụ thai đến lúc qua đời là đường lối tốt nhất để ngăn ngừa mọi hình thức bạo hành.” Trong Evangelii Gaudium, Radio Vatican cũng nhắc lại, ĐTC khẳng định mạnh mẽ là Giáo Hội luôn luôn ở kế bên những người yếu đuối nhất, “trong đó cũng có những thai nhi, là những kẻ không tự bảo vệ mình và vô tội nhất, mà ngày nay người ta lấy mất đi nhân phẩm để có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, bằng cách lấy đi sự sống và bằng cách cổ võ các đạo luật khiến cho không có ai có thể ngăn cản họ làm như vậy”.

ĐTC viết thêm: “Chúng ta không thể nào mong đợi Giáo Hội sẽ thay đổi lập trường về vấn đề này. Tôi muốn hết sức thành thật về điều này. Đây không phải là một vấn đề để thảo luận về những phương thức cải cách hay ‘hiện đại hóa” giả dụ. Không thể được coi là cấp tiến khi lấy đi một mạng sống con người.

- Hồi giáo cực đoan biểu tình chống xây nhà thờ Công Giáo ở Bekasi, Indonesia.

Hôm thứ Sáu, 24 tháng Ba, cảnh sát Indonesia đã xịt hơi cay để giải tán những người Hồi giáo cực đoan phản đối việc xây dựng một nhà thờ Công Giáo tại một thành phố vệ tinh của thủ đô Jakarta. Hàng trăm người biểu tình hợp thành nhóm gọi là “Diễn đàn tình thân hữu Hồi giáo Bekasi” đã tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ trước nhà thờ thánh Clara ở Kaliabang, một khu phố của thành phố Bekasi, sau buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu. Các người biểu tình đã cố mở lối vào nhà thờ đang được xây dựng từ tháng 11. Một số người còn ném đá và chai lọ vào nhà thờ đang xây.

Hồi giáo Indonesia nhìn nhận 6 tôn giáo, nhưng nhóm quân nhân Hồi giáo thường chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số và cảnh sát thường phải can thiệp. Thành viên của các tôn giáo thiểu số không được nhìn nhận ở Indonesia thường gặp phải sự phân biệt đối xứ dữ dội. Ismail Ibrahim, một giáo sĩ Hồi giáo và người tổ chức cuộc biểu tình nói rằng họ sẽ không giải tán cho đến khi chính quyền hủy bỏ phép xây nhà thờ.

- 100 mét đẫm máu quanh đền thờ Hồi giáo al-Nuri, thương vong tăng vọt tại Mosul.

Từ hôm Chúa Nhật 19 tháng Ba, trực thăng của Iraq và máy bay của Liên Quân do Hoa Kỳ lãnh đạo đã bắn phá liên tục vào đền thờ Hồi giáo al-Nuri, nơi tên khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi, đã tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhà Nước Hồi Giáo” vào ngày 29 tháng Sáu năm 2014. Vào sáng Chúa Nhật 19 tháng Ba, quân Iraq được báo cáo là chỉ còn cách đền thờ này có 100m. Tuy nhiên, cuộc chiến giành giật 100m cuối cùng này đầy cam go. Sau gần một tuần lễ giao tranh ác liệt, quân Iraq vẫn không thể nào vượt qua được 100m cuối cùng này.

Trong một diễn biến bi đát, lợi dụng thời tiết xấu, lúc 3 sáng ngày thứ Hai 20 tháng 3, bọn khủng bố Hồi Giáo IS bất ngờ phản công bắt sống được một đại tá cảnh sát Iraq và 8 sĩ quan khác. Chúng xử tử tất cả 9 người. Quân Iraq đã rất vất vả mời chiếm lại được xác của họ. Trong một diễn biến còn bi đát hơn, 230 thường dân vô tội, trong đó đa số là trẻ em đã bị chôn vùi trong 3 căn nhà sau một cuộc oanh kích của máy bay Liên Quân.



- Thánh chiến Hồi Giáo chiến thắng tại Syria, áp sát các thị trấn Kitô Giáo.

Trong một diễn biến đáng âu lo, các nhóm thánh chiến Hồi Giáo đã bất ngờ chiến thắng tại Syria. Theo báo cáo của Agence France-Presse, chỉ trong 3 ngày, tính từ hôm thứ Ba, 21 tháng Ba, các nhóm thánh chiến Hồi Giáo và các đồng minh của chúng đã chiếm được 11 thị trấn ở tỉnh Hama. Các phiến quân đã tiến tới vùng ngoại ô Mahardah, một thành phố nơi có tới 20,000 Kitô hữu. Đây là thành phố có đông Kitô hữu nhất trong tỉnh Hama của Syria.

- 14 ''quy tắc hành xử'' do quân tự xưng là Thánh Chiến Jihad áp đặt cho người dân Mosul tìm thấy trong ngôi nhà thờ được tái chiếm.

Mosul (Thông Tấn xã Fides) - Hình phạt đối với những người hút thuốc lá và những người uống rượu, việc cấm phụ nữ ra khỏi nhà nếu không cần thiết, hình phạt xử tử vì phạm thượng là những điều trong số 14 "quy tắc hành xử" mà phiến quân Hồi giáo ISIS (Daesh) đã vẽ trên các trụ cột và bức tường của nhà thờ Chaldean riêng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Mosul.

Sau khi chiếm thành phố Đông Bắc Iraq, phiến quân Hồi giáo đã chọn ngôi nhà thờ này làm căn cứ hoạt động. Trong những ngày gần đây, quân đội Iraq đã chiếm lại được ngôi nhà thờ này. Bên trong nhà thờ trống rỗng và không còn để lại một dấu tích gì của một nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Chỉ có bàn thờ dường như thoát được sự tàn phá mà thôi.

- ĐHY Francis Arinze nói: người Phi Châu xem đức tin là một niềm vui trong khi nhiều người Tây phương xem là một chuyện đáng xấu hổ.

Trong cuộc hội thảo về Thần Học Châu Phi, ĐHY Francis Arinze của Nigeria, nguyên là tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích nói rằng có những khác biệt rõ rệt giữa thái độ đối với đức tin của người châu Phi và người phương Tây. ĐHY nói: “Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nền văn hoá hiện nay là một nền văn hóa thế tục Tôn giáo được coi là một vấn đề cá nhân; nó cá nhân và riêng tư đến mức nhiều người dường như muốn xin lỗi những người khác vì tôn giáo của họ.” Ngài nói thêm: “Đối với người Phi Châu, đức tin là một niềm vui”, chứ không phải là một chuyện phải hổ thẹn. Cuộc hội thảo về Thần Học Châu Phi do hệ thống các đại học Notre Dame trên thế giới tổ chức được diễn ra tại Rôma từ 22 đến 25 tháng Ba với đề tài “Thần Học Châu Phi: Ký ức và sứ vụ cho thế kỷ 21”.

- Khủng hoảng kinh tế khiến hàng triệu trẻ em Afghanistan thất học.

Kabul (Theo Thông tấn xã Fides) - Gần một phần ba trẻ em Afghanistan, một quốc gia đang có chiến tranh, không được đi học. Yếu tố này có nguy cơ cho Afghanistan trở thành nạn nhân của lao động trẻ em, trẻ em được tuyển dụng bởi các nhóm vũ trang, họ bị buộc phải kết hôn rất sớm hoặc bị bóc lột bằng các hình thức khác.

Theo số liệu của tổ chức “Hãy Cứu Trẻ Em”, (Save the Children), hơn 400.000 trẻ em Afghanistan đã bỏ học năm nay do sự bất ổn ngày càng gia tăng và việc buộc hồi hương của 600.000 người tị nạn Afghanistan từ Pakistan.

Tổ chức Phi Chính Phủ NGO (Non-Governmental Organization) lưu ý rằng khoảng một nửa số trẻ em hồi hương đã không đến trường đi học và cuối cùng phải lao công trên các đường phố vì cha mẹ của họ không thể tìm được việc làm.

- Tổng giáo phận Mexicô nói rằng: Làm các công việc giúp xây dựng bức tường biên giới là không đạo đức.

Theo Tổng Giáo phận Mexicô, những người Mexico giúp xây dựng “bức tường biên giới” dọc theo biên giới với Hoa Kỳ là những người không đạo đức và bị coi là kẻ phản bội. Trong bản tin hàng tuần của TGP, “Bất cứ công ty nào có ý định đầu tư vào bức tường của Trump là không đạo đức, và tất cả những người góp cổ phần và chủ nhân của các công ty đó cũng được coi là kẻ phản bội lại quê hương của họ”. Bản tin cũng nhấn mạnh rằng, “Tham dự vào một dự án ngược lại phẩm giá của mình là tự bắn vào chân mình”. Bộ trưởng kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo đồng ý rằng sẽ không có lợi gì cho các công ty tham gia xây dựng bức tường. Trong khi đó, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto cũng đã nhấn mạnh rằng Mexico sẽ không bao giờ trả tiền cho một bức tường biên giới.

- Ấn độ cần có thêm Linh mục tầng lớp Dalit.

Dù cho số người Công Giáo thuộc tầng lớp Dalit (tức là giai cấp cùng đinh) chiếm gần 2/3 tổng số tín hữu Công Giáo ở Ấn độ, nhưng số giáo sĩ thuộc giai cấp này vẫn rất ít. Đức Hồng Y Oswald Gracias, giám mục Bombay kêu gọi các lãnh đạo Công Giáo giai cấp Dalit cổ võ ơn gọi Linh mục trong các cộng đoàn của họ như cách thế để chấm dứt sự phân biệt kỳ thị mà họ gặp phải trong Giáo Hội. Ngài nói: “Cổ võ ơn gọi giữa các Dalit sẽ đưa đến sự biến đổi trong Giáo Hội cũng như trong xã hội.”

Công Giáo giai cấp Dalit chiếm 65% Công Giáo Ấn độ, nhưng chỉ có 5% thuộc hàng lãnh đạo. Dalit, trước đây được biết như “những người không thể đụng chạm”, là những người không thuộc hệ thống 4 giai cấp của Ấn độ.

Trong một bản báo cáo gửi cho ĐGH Phanxicô vào năm 2013, một Giám mục cho biết là việc ăn uống chung và hôn nhân không thể diễn ra giữa các người giai cấp Dalit và giai cấp khác. Các sinh viên Dalit bị đối xử phân biệt trong các chủng viện và các nhà đào tạo. Các lãnh đạo và giáo sĩ giai cấp Dalit không được kể trong số các vị có thẩm quyền quyết định trong Giáo Hội. Một số giáo xứ thậm chí phân ranh giới các nơi chôn cất và các ngày lễ để ngăn chặn tình trạng hòa lẫn với những người khác.

- Thánh Ca Mùa Chay: Con Đường Chúa Đã Đi Qua

Vì những lỗi lầm chúng ta đã xúc phạm đến Chúa khiến con một Ngài đã phải chịu nhục hình và chết trên Thập Tự Giá để cứu chuộc chúng ta, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu đến quý khán thính giả một bản thánh ca mùa chay của Linh Mục nhạc sĩ Văn Chi mang tựa đề: Con Đường Chúa Đã Đi Qua. Bài thánh ca này sẽ được trình bày bởi ca đoàn Đức Mẹ Lộ Đức và các cộng tác viên trong chương trình video TSGHVTGNN, thuộc giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair-California. Kính mời quý vị và anh chị em cùng thưởng thức.
 
Giáo Hội Năm Châu 01/04/2017: Phóng sự đặc biệt chuyến tông du Milan của Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:04 31/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngày 25 tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm tổng giáo phận Milan.

Lúc 8h sáng, ngài đến phi trường Milan-Linate. Sau đó, Đức Thánh Cha đến khu vực “Case Bianche” vùng ngoại vi đông nam Milan. Đức Phanxicô gặp đại diện các gia đình không có giấy tờ hợp lệ, những người hồi giáo, di dân.

Sau đó Đức Phanxicô đến nhà thờ chính tòa Dôme, nơi ngài thăm mộ thánh Charles Borromée. Tại đây ngài có cuộc gặp gỡ với các linh mục, những người sống đời thánh hiến của giáo phận. Sau đó, Đức Phanxicô đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành cho giáo dân.

Lúc 11h30, Đức Phanxicô đã thăm nhà tù San Vittore và ăn trưa với khoảng 100 tù nhân.

Lúc 15h, ngài cử hành Thánh lễ cho 700 ngàn người tại Công viên De Monza.

Sau cùng, Đức Phanxicô gặp các em lớp Thêm sức ở Sân vận động Meazza trước khi về lại Rôma.

Chương trình Giáo Hội Năm Châu xin trình bày với quý vị và anh chị em những diễn biến chính trong chuyến viếng thăm này.

1. Đức Thánh Cha viếng thăm khu phố nghèo ở Milan

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đức Thánh Cha đã viếng thăm khu phố nghèo ở Milan sáng ngày 25 tháng 3 mở đầu cho cuộc thăm viếng dài 12 tiếng tại Milan, giáo phận lớn nhất tại Âu Châu.

Giáo phận này có từ thời các tông đồ và trở thành tổng giáo phận hồi thế kỷ thứ 4, với thánh Ambrosio tiến sĩ Hội Thánh và sau đó nổi bật với thánh Carlo Borromeo hồi thế kỷ 16. Ngày nay, tại đây có hơn 5 triệu tín hữu Công Giáo, thuộc 1.108 giáo xứ, với gần 2.700 linh mục triều và dòng.

Milan hiện thời cũng là thủ đô kinh tế của Italia. Lẽ ra Đức Thánh Cha đã đến viếng thăm giáo phận này hồi năm ngoái, nhưng cuộc viếng thăm bị hoãn lại vì Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Đến Milan sau 1 giờ bay từ phi trường Fiumicino ở Roma, Đức Thánh Cha đã tới khu phố nghèo ở mạn đông bắc Milan, quen gọi là “những căn nhà trắng” ở đường Salamone. Ban đầu đây là nhà những căn nhà nhỏ được xây hồi thập niên 1930 cho những người thất nghiệp do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929. Đến thập niên 1970, các căn nhà này trở nên quá tồi tàn và nên được phá đi để xây thành một khu chung cư 9 lầu với 477 căn hộ. 60% dân tại khu này là người Ý, phần còn lại là những người ngoại quốc, người du mục, và cũng có nhiều người Hồi giáo.

Đến khu nhà trắng vào lúc 9 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha đã hàng ngàn người tụ tập tại đây nồng nhiệt tiếp đón. Ngài dừng lại chào thăm các anh chị em bệnh nhân ngồi trên ghế lăn, trước khi tiến lên bục cao, trước tiếng hát chào mừng của dân chúng. Một thiếu nữ đã dâng tặng Đức Thánh Cha một dây stola, cũng gọi là giây các phép, do một hợp tác xã địa phương dệt và may, và một em bé tặng ngài bức ảnh Đức Mẹ thánh Galdino.

Lên tiếng chào thăm mọi người hiện diện, Đức Thánh Cha nói:

“Tôi cám ơn anh chị em vì hai món quà anh chị em tặng tôi: thứ I là dây stola, một dấu hiệu tiêu biểu của linh mục, cứ chỉ này đánh động tôi đặc biệt vì nhắc nhớ cho tôi rằng tôi đến đây giữa anh chị em như một linh mục, tôi đi vào Milan như linh mục...

“Dây stola này càng quí giá vì không phải anh chị em mua, nhưng một số người trong anh chị em ở đây đã dệt và thêu. Dây stola nhắc nhớ rằng linh mục Kitô được chọn giữa dân và phục vụ dân. Chức linh mục của tôi cũng như cha sở và các linh mục ở đây là một hồng ân của Thiên Chúa, nhưng được hình thành nhờ dân chúng, với niềm tin, với những vất vả, kinh nguyện và nước mắt của dân.

Đức Thánh Cha cũng nói đến ảnh Đức Mẹ được tu bổ và tặng cho ngài. Ngài nhắc nhở các tín hữu về sự ân cần của Mẹ Maria đi gặp gỡ và săn sóc, giúp đỡ bà chị họ Elisabeth. Đó cũng là sự ân cần của Giáo Hội, không ở lại trung tâm, nhưng đi gặp gỡ mọi người ở khu ngoại ô, gặp cả những người không Kitô và không tín ngưỡng. Giáo Hội mang Chúa Giêsu đến cho mọi người, Đấng là tình thương của Thiên Chúa làm người, mang lại ý nghĩa cho đời sống chúng ta và cứu khỏi sự ác.

Sau khi ban phép lành cho tất cả mọi người, Đức Thánh Cha còn chào thăm các em bé chờ đợi ngài từ sáng sớm rồi ngài đặc biệt đi gặp 3 gia đình trong căn hộ của họ. Trước tiên là ông bà Stefano Pasquale và Dorotea Falcone 59 và 57 tuổi, cư ngụ ở lầu 4 từ lâu năm. Khi còn trẻ ông Stefano nghiện rượu và bị chứng động kinh, rồi dần dần cơ thể suy tàn và bị liệt giường từ 4 năm nay. Vợ ông là bà Dori tận tụy săn sóc chồng trong mọi sự, kể cả ngày đêm. Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại nhà bà là một niềm vui vô biên đối với bà trong tình cảnh đau thương.

Gia đình thứ hai gốc Maroc là Ông bà Mihoual Abdel Karim và Tardane Hanane ở lầu hai cùng với 3 người con: 17, 10 và 6 tuổi. Ông Karim đến Italia cách đây 28 năm và vợ ông đến nước này 20 năm về trước. Ông Karim làm việc trong một hãng chế thuốc và hai vợ chồng ở khu nhà trắng này từ 9 năm nay. Cùng với 1 gia đình hồi giáo khác, gia đình Ông Karim tỏ chức lớp dạy tiếng Arập trong giáo xứ thánh Galdino ở địa phương cho các phụ nữ Hồi giáo. Họ là những người Hồi giáo trung thành và cởi mở, có tinh thần cộng tác, và rất vui mừng được đón tiếp Đức Thánh Cha ghé thăm gia đình họ.

Gia đình sau cùng được Đức Thánh Cha ghé thăm là bà Oneta Nuccio 82 tuổi và bà Agogini Adele, 81 tuổi, thành hôn với nhau cách đây 61 năm và có một người con gái là Giovanna 51 tuổi. Ông Nuccio làm nghề phát thư trong nhiều năm trời. Gia đình ở lầu hai trong khu nhà. Hai ông bà cụ rất chăm chỉ tham dự thánh lễ qua truyền hình và thường được rước lễ. Bà Adele hầu như mù và Ông Nuccio bị một bướu ung ở cổ cách đây 11 năm (2006). Nhờ xạ trị (radioterapia) bướu ung biến mất một phần, nhưng hiện nay ông có vấn đề lớn về phổi và người ta sợ rằng ung thư sẽ di căn. Ông bà rất vui mừng được đón tiếp Đức Thánh Cha với niềm tin đơn sơ và sâu xa.

Sau khi viếng thăm 3 gia đình, Đức Thánh Cha lên đường tiến về Nhà thờ chính tòa ở trung tâm Milan để gặp gỡ các linh mục, phó tế, và tu sĩ nam nữ của giáo phận.

2. Đức Thánh Cha gặp gỡ hàng ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ Milan

Trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ của Tổng giáo phận Milan, Đức Thánh Cha kêu gọi các vị đừng sợ thách đố và tình trạng thiểu số của mình.

Hiện nay, ngoài 1900 linh mục giáo phận, Tổng giáo phận Milan còn có 790 linh mục dòng, 143 phó tế vĩnh viễn hơn 1 ngàn tu huynh và 6.210 nữ tu.

Cuộc gặp gỡ diễn ra lúc quá 10 giờ sáng ngày 25-3 tại Nhà thờ chính tòa. Thánh đường hùng vĩ này được khởi công xây cách đây 630 năm theo kiểu tân gôtích và hoàn tất như hiện nay vào năm 1932.

Đến nơi, Đức Thánh Cha đã được hàng chục vị kinh sĩ Nhà Thờ Chính Tòa và các Giám Mục phụ tá tiếp đón, ngài bắt tay chào thăm từng vị trước khi tiến vào thánh đường trước sự đón tiếp nồng nhiệt của hàng ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ tại đây. Ngài thinh lặng ngồi cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa đặt trên bàn thờ và viếng mộ của thánh Carlo Borromeo, Giám Mục giáo phận Milan. Đức Thánh Cha cũng chào thăm các linh mục và nữ tu già yếu ngồi trên xe lăn, trước khi lên bục cao trước bàn thờ.

Trong lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Angelo Scola, TGM giáo phận sở tại, cho biết thánh đường không đủ chỗ, nên nhiều linh mục tham dự cuộc gặp gỡ này từ bên ngoài, trên thềm nhà thờ, hoặc tại tư gia của các vị.

Tiếp lời Đức Hồng Y, 3 đại diện gồm 1 linh mục, một phó tế vĩnh viễn và một nữ tu đã xin Đức Thánh Cha giải đáp một vài thắc mắc:

1. Cha Gabriele Gioia nhận xét rằng nhiều nghị lực và thời gian của các linh mục được dành cho các hình thức mục vụ truyền thống, trong khi đó sự tục hóa đang lan tràn trong xã hội ở Milan này, một thành phố ngày càng có tính chất đa nguyên, đa chủng tộc, tôn giáo và văn hóa. Vậy đâu là những thanh tẩy và những ưu tiên các linh mục cần thực hiện để không đánh mất niềm vui Phúc Âm, niềm vui được làm dân của Chúa Ba Ngôi?

- Trả lời cha Gioia, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng đời sống Giáo Hội luôn gặp những thách đố, vì thế chúng ta không được sợ các thách đố vì chúng là dấu chỉ một đức tin, một cộng đoàn sinh động, tìm kiếm Chúa với đôi mắt và con tim rộng mở. Những thách đố giúp làm cho đức tin chúng ta không trở thành ý thức hệ, tránh được tư tưởng khép kín.

Về xã hội đa văn hóa, đa tôn giáo và chủng tộc, Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng đó cũng là tình trạng của Giáo Hội qua dòng lịch sử. Hiệp nhất trong sự đa diện. Tin Mừng là một nhưng có 4 hình thức khác nhau.. Trong bối cảnh đó, Đức Thánh Cha kêu gọi phân định những thái quá của sự đồng nhất và thái độ duy tương đối, hai xu hướng này tìm cách xóa bỏ sự hiệp nhất giữa những khác biệt và lệ thuộc hỗ tương. Và ngài cũng nhấn mạnh rằng “đức tin để thực sự có đặc tính Kitô và không gây ảo tưởng cần phải được điều chỉnh trong những tiến trình của con người nhưng không bị thu hẹp vào các tiến trình đó.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phân định, nhất là dạy cho người trẻ ngày nay biết phân định trong nền văn hóa dồi dào các khả thể, để nhận ra đâu là điều thực sự tốt đẹp và có giá trị.

2. Thày Roberto Crespi hỏi Đức Thánh Cha xem xây là đóng góp mà các phó tế vĩnh viễn được kêu gọi cống hiến để biểu lộ khuôn mặt Giáo Hội hạnh phúc, vô vị lợi và khiêm tốn.

- Trả lời câu hỏi của thày phó tế vĩnh viễn, Đức Thánh Cha cảnh giác các tín hữu chú ý đừng coi các phó tế như những người “nửa linh mục nửa giáo dân”, và rốt cuộc các vị không đứng về phía nào. Coi các phó tế như thế thì sẽ gây hại cho các thầy và tước bỏ sức mạnh đoàn sủng của phó tế.

Phó tế là một ơn gọi đặc thù, một ơn gọi gia đình nhắc nhớ rằng việc phục vụ như là một trong những hồng ân tiêu biểu của dân Chúa. Có thể nói phó tế là người giữ gìn việc phục vụ trong Giáo Hội. Phục vụ Lời Chúa, phục vụ Bàn Thánh. Sứ mạng, sức mạnh và sự đóng góp của phó tề hệ tài điều này là nhắc nhở cho tất cả chúng ta rằng đức tin, qua nhiều biểu hiện khác nhau, phụng vụ cộng đoàn, kinh nguyện cá nhân, những hình thức bác ái khác nhau, qua các bậc sống, có một chiều kích phục vụ. Phục vụ Thiên Chúa và anh chị em. Tóm lại, không có việc phục vụ bàn thờ, không có phụng vụ nếu không có sự cởi mở đối với việc phục vụ người nghèo. Nếu có việc phục vụ người nghèo nếu không dẫn đến phụng vụ.

3. Sau cùng Mẹ Paola Paganoni, Bề trên tổng quyền dòng các nữ tu Ursuline thánh Carlo, Chủ tịch Liên hiệp các nữ Bề trên thượng cấp vùng Lombardi hỏi Đức Thánh Cha xem đâu là những khu vực ngoại ô của cuộc sống và đâu là những lãnh vực như tình trạng bị gạt ra ngoài lề, người nhập cư, giáo dục và văn hóa cần chọn lựa, đứng trước tình trạng các nữ tu ngày càng ít ỏi, hơn?

- Trước câu hỏi này, Đức Thánh Cha mời gọi các nữ tu đừng có thái độ cam chịu vì con số giảm sút. Ngài nói: dù ít ỏi, dù là thiểu số, dù cao tuổi, nhưng không có thái độ cam chịu. Khi có thái độ này chúng ta sống trong sự tưởng tượng một quá khứ vinh hiển, thái độ đó không thức tỉnh đoàn sủng ban đầu, nhưng cuốn chúng ta vào trong một cái vòng cuộc sống nặng nề, khó nâng dậy. Vì thế nhớ lại nguyên thủy là điều tốt, cứu chúng ta khỏi sự tượng tượng vinh quang không thực tế của quá khứ.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng các vị sáng lập dòng chúng ta không bao giờ nghĩ đến số đông hay một đa số. Các vị cảm thấy được Thánh Linh thúc đẩy trong một thời điểm cụ thể của lịch sử, để trợ thành sự hiện diện vui tươi của Tin Mừng cho anh chị em mình; canh tân và xây dựng Giáo Hội như men trong đấu bột, như muối và ánh sáng thế gian.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi nghĩ các dòng chúng ta không được sinh ra để trở thành đám đông, nhưng trở thành muối và men, góp phần làm cho tập thể dậy lên, để dân Chúa được những gia vị họ đang cần.. Thực tại ngày nay cũng gọi hỏi và kêu mời chúng ta tái trở thành men, thành muối đất. Anh chị em có thể nghĩ đến món pasta có nhiều muối không? hoặc hoàn toàn trở thành men? Nếu như vậy thì chẳng ai ăn được. Ngày nay thực tại kêu gọi chúng ta hãy khởi sự những tiến trình thay vì chiếm chỗ, cố gắng chiến đấu cho sự hiệp nhất thay vì bám víu vào những xung đột quá khứ, cần lắng nghe thực tại, cởi mở đối với tập thể, với dân thánh của Thiên Chúa, và toàn thể Giáo Hội. Đó là một thiểu số được chúc phúc, được mời gọi dây men, hòa hợp với điều mà Thánh Linh đã soi sáng cho tâm hồn cho các vị sáng lập và cho chính tâm hồn anh chị em.”

Sau bài huấn dụ, và phép lành, Đức Thánh Cha đã tặng cho tổng giáo phận Milan một chén lễ quí giá và Đức Hồng Y Scola cho biết giáo phận tặng Đức Thánh Cha 55 căn hộ để ngài giúp đỡ các gia đình nghèo.

Lúc 11 giờ 40 Đức Thánh Cha tiến ra thềm Nhà Thờ chính tòa Milan để chào thăm đông đảo dân chúng tụ tập tại đây, đọc kinh truyền tin và ban phép lành cho họ.

Tiếp tục chương trình, Đức Thánh Cha đến viếng viếng thăm nhà tù thánh Vittore cũng ở trung tâm thành phố Milan.

3. Đức Thánh Cha viếng thăm nhà tù thánh Vittore ở Milan

Trưa ngày 25-3, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm nhà tù thánh Vittore ở Milan và dùng bữa với 100 tù nhân. Đây là lần đầu tiên một vị Giáo hoàng đến thăm nhà tù này.

Nhà tù thánh Vittore được thành lập cách đây gần 200 năm (1879), có hình tròn, xoay quanh một điểm cao ở trung tâm, trên đó có bàn thờ, để các tù nhân, khi có thánh lễ, có thể tham dự từ phòng giam của họ. Thói quen này ngày nay vẫn được duy trì vào mỗi Chúa Nhật.

Đến nơi vào lúc quá 12 giờ, Đức Thánh Cha đã tiến qua các khu vực để chào thăm các tù nhân trước khi dùng bữa trưa với 100 tù nhân và ngài ở lại để nghỉ trưa trong một phòng riêng.

Từ giã nhà tù, lúc gần 2 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã đến Công viên Monza, cách trung tâm Milan 18 cây số, để cử hành thánh lễ tại đây lúc 3 giờ chiều cho 700 ngàn tín hữu đến từ các nơi trong giáo phận.

4. Thánh lễ tại Công viên Monza

Chiều ngày 25 tháng 3, lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho 700 ngàn tín hữu tại công viên Monza, cách Milan 18 cây số về hướng bắc.

Đồng tế với Đức Thánh Cha, cũng có Đức Hồng Y Scola, Tổng Giám Mục Milan, các Giám Mục phụ tá của ngài, các Giám Mục thuộc miền Lombardia và hàng trăm linh mục.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta vừa nghe một lời loan báo quan trọng nhất trong lịch sử của chúng ta: đó là Lời Thiên Thần Truyền Tin cho Mẹ Maria (x. Lc 1:26-38) – một đoạn văn cô đọng, đầy sự sống, mà tôi muốn đọc dưới ánh sáng của một lời loan báo khác: là lời loan báo thánh Gioan Tẩy Giả chào đời (x. Lc 1:5-20). Hai lời loan báo theo sau nhau và hiệp nhất với nhau; hai lời loan báo khi đối chiếu với nhau, cho chúng ta thấy điều Thiên Chúa trao ban cho chúng ta nơi Con của Ngài.

Lời loan báo về Gioan Tẩy Giả diễn ra khi ông Dacaria, vị tư tế, đã sẵn sàng bắt đầu nghi lễ phụng vụ đi vào trong Đền Thờ, nơi cộng đoàn đang chờ đợi ở bên ngoài. Lời Truyền Tin về Chúa Giêsu, ngược lại, đã diễn ra ở một nơi xa xôi xứ Galilêa, ở một thành phố ngoại biên không có tiếng tăm nổi bật nào (x. Ga 1:46), trong một gia đình vô danh của một cô gái có tên là Maria.

Đó là một sự tương phản, không phải là chuyện nhỏ, vì nó cho thấy rằng Đền Thờ mới của Thiên Chúa, cuộc gặp gỡ mới giữa Thiên Chúa và dân Người sẽ diễn ra ở những nơi mà chúng ta thường không mong đợi, ở ngoài lề, ở những vùng ngoại biên. Ở đó, Thiên Chúa sẽ gặp gỡ dân Ngài, Thiên Chúa trở thành xác phàm ở đó để bước đi cùng với chúng ta từ cung lòng của Mẹ Người. Giờ đây, Ngài sẽ không còn ở một nơi chỉ được dành cho một thiểu số trong khi số đông phải đứng ngoài trông ngóng. Không có gì và không ai bị Ngài thờ ơ, không hoàn cảnh nào có thể tước đi sự hiện diện của Ngài: niềm vui Ơn Cứu Độ bắt đầu trong đời sống thường nhật của một cô gái Thành Nadarét.

Chính Thiên Chúa là Đấng đã chọn bước tiến này và chọn để đưa chính Ngài vào trong gia đình của chúng ta - như Ngài đã thực hiện với Mẹ Maria; vào trong những vật lộn hàng ngày của chúng ta, với những lo toan và khát vọng của chúng ta. Và thực tế là nơi những thành phố của chúng ta, các trường học và đại học của chúng ta, các quảng trường và bệnh viên của chúng ta lời loan báo tuyệt vời nhất chúng ta có thể nghe đã được viên mãn: “Mừng vui lên, Thiên Chúa ở cùng anh em!” Đó là một niềm vui tạo nên sức sống, niềm vui tạo nên hy vọng, niềm vui trở thành hiện thực trong cách thế chúng ta nhìn vào tương lai, qua thái độ chúng ta nhìn vào nhau. Đó là một niềm vui trở thành tình liên đới, lòng hiếu khách, và lòng thương cảm đối với mọi người.

Như Mẹ Maria, chúng ta cũng có thể không khỏi ngỡ ngàng. “Điều này xảy ra thế nào được” trong thời buổi đầy những suy đoán. Có những suy đoán về cuộc sống, về công việc, về gia đình. Có những suy đoán về người nghèo và về những người di dân; có những suy đoán về người trẻ và về tương lai của họ. Tất cả dường như bị giản lược thành những con số, trong khi lãng quên rằng đời sống thường nhật của quá nhiều gia đình đang vẩn đục với những bấp bênh và không an toàn. Trong khi nỗi sầu gõ cửa quá nhiều gia đình, trong khi quá nhiều người trẻ ngày càng trở nên bất mãn vì thiếu các cơ hội thật sự, những đồn đoán rộ lên khắp bốn phương trời.

Nhịp điệu chóng mặt quay cuồng quanh ta xem ra đang cướp khỏi chúng ta niềm hy vọng và niềm vui. Những áp lực và sự bất lực khi đối diện với quá nhiều hoàn cảnh dường như làm khô khéo tâm trí và biến chúng ta thành vô cảm khi đối diện với muôn vàn những thách đố. Và, nghịch lý thay, khi mọi sự đang được gia tốc để xây dựng – về lý thuyết – cho một xã hội tốt đẹp hơn, thì cuối cùng không ai còn chút thời gian nào cho bất cứ điều gì hay cho bất cứ ai. Chúng ta đánh mất thời gian cho gia đình, thời gian cho cộng đoàn, chúng ta đánh mất thời gian cho tình bạn, cho tình liên đới và ký ức.

Thật là tốt khi chúng ta tự hỏi chính bản thân mình: Làm sao để sống niềm vui Tin Mừng trong các thành phố của chúng ta ngày hôm nay? Liệu niềm hy vọng Kitô Giáo có khả thi không trong hoàn cảnh này, ở đây và vào lúc này đây?

Hai câu hỏi này chạm vào căn tính của chúng ta, đời sống của gia đình chúng ta, đất nước và thành phố của chúng ta. Chúng chạm đến đời sống của con cái chúng ta, đời sống của người trẻ chúng ta và chúng đòi hỏi về phía chúng ta một cách thế mới để xác định vị thế của chúng ta trong lịch sử. Nếu niềm vui và niềm hy vọng Kitô Giáo tiếp tục là khả thi thì chúng ta không thể dửng dưng trước quá nhiều những hoàn cảnh đau đớn, và tự coi mình đơn thuần chỉ là những khán giả đang nhìn lên trời hy vọng rằng “trời sẽ tạnh mưa”. Tất cả những điều đang xảy ra đòi hỏi chúng ta phải nhìn vào hiện tại bằng sự mạnh dạn, và bằng lòng can đảm của người biết rằng niềm vui ơn cứu độ hình thành trong đời sống hằng ngày của gia đình của một cô gái Nadarét.

Khi đối diện với sự bối rối của Mẹ Maria, khi đối diện với sự lúng túng của chúng ta, có ba chìa khoá mà Sứ Thần Chúa mang đến cho chúng ta để giúp chúng ta đón nhận sứ mạng đã được uỷ thác cho chúng ta.

Thứ nhất là gợi nhớ ký ức. Điều đầu tiên mà Sứ Thần làm là gợi nhớ ký ức, qua đó mở hiện tại của Mẹ Maria ra với toàn bộ lịch sử cứu độ. Ngài gợi nhớ lại lời hứa đã được thực hiện với Đavít như là hoa trái của Giao Ước với Giacóp. Mẹ Maria là nữ tử của Giao Ước. Chúng ta ngày nay cũng được mời gọi để nhớ, để nhìn vào quá khứ của chúng ta để không lãng quên chúng ta từ đâu đến, để không quên lãng tổ tiên của chúng ta, ông bà của chúng ta và tất cả mọi điều mà họ đã trải qua để đến nơi chúng ta đang ở hiện nay. Mảnh đất này và người dân của nó đã biết đến nỗi đau của hai cuộc thế chiến và đôi khi thấy rằng danh tiếng thu được về nền công nghiệp và văn minh của mình đã bị ô nhiễm bởi những tham vọng vô độ. Ký ức giúp chúng ta không ở lì trong tình trạng là tù nhân của bài diễn thuyết gieo rắc những đổ vỡ và chia rẽ như là cách thế duy nhất để giải quyết những mâu thuẫn. Gợi nhớ ký ức là phương dược tốt lành nhất cho tầm nhìn của chúng ta khi đối diện với những giải pháp ma thuật của chia rẽ và bất hoà.

Thứ hai là thuộc về Dân Thiên Chúa. Ký ức giúp cho Mẹ Maria biết trân trọng sự thuộc về Dân Thiên Chúa của Mẹ. Thật tốt nếu chúng ta nhớ rằng chúng ta là những thành viên của Dân Thiên Chúa! Người Milan, vâng, người Ambrosia, chắc chắn là một phần của Dân Chúa vĩ đại – một dân được tạo nên từ hàng ngàn diện mạo, lịch sử, nguồn gốc, một dân đa văn hoá và đa sắc tộc. Đây là một trong những sự phong phú của chúng ta. Đó là một dân được gọi để đón nhận những khác biệt, để hội nhập chúng với sự tôn trọng và sáng tạo và để vui mừng trước sự mới mẻ đến từ người khác; đó là một dân không sợ chấp nhận những giới hạn; đó là một dân không sợ trao ban lòng hiếu khách cho người đang cần vì dân ấy biết rằng Thiên Chúa đang hiện diện ở đó.

Thứ ba là không có gì là không thể. “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa” (Lc 1:37): đó đó kết thúc câu trả lời của Sứ Thần với Mẹ Maria. Khi chúng ta tin rằng mọi sự tùy thuộc vào khả năng của chúng ta, vào sức mạnh của chúng ta, vào những viễn kiến thiển cận của chúng ta, thì mọi sự xem ra là không thể. Nhưng nếu, ngược lại, chúng ta sẵn sàng để cho bản thân chúng ta được giúp đỡ, để cho bản thân chúng ta được dạy dỗ, mở bản thân mình ra cho ân sủng, thì lúc ấy những sự dường như không thể bắt đầu trở nên có thể. Những miền đất này biết rõ điều ấy, nên theo dòng lịch sử, đã tạo ra rất nhiều đặc sủng, rất nhiều những nhà truyền giáo, rất nhiều sự phong phú cho đời sống của Giáo Hội! Nhiều người khi vượt thắng chủ nghĩa bi quan không sinh hoa trái và mang tính chia rẽ, đã mở bản thân họ ra cho những sáng kiến của Thiên Chúa và trở thành những dấu chỉ của một mảnh đất sinh hoa trái không khép kín trong những ý tưởng của riêng mình, trong những giới hạn của mình và trong những khả năng hạn hẹp của mình nhưng mở ra đối với những người khác.

Như trong quá khứ, Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những đồng minh, Ngài vẫn tiếp tục tìm kiếm những người nam nữ biết tin, biết nhớ, biết cảm nhận mình là một phần của Dân Ngài để hợp tác với sự sáng tạo của Thần Khí. Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục đi đến những vùng ngoại ô và những thành thị của chúng ta. Ngài đặt mình ở mọi nơi để tìm kiếm những tâm hồn biết lắng nghe lời mời gọi của Ngài và biến nó thành hiện thực ở đây và bây giờ. Nói như Thánh Ambrose trong lời giảng của ngài về đoạn Kinh Thánh này, chúng ta có thể nói: Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những tâm hồn giống như tâm hồn của Mẹ Maria, sẵn sàng để tin ngay cả trong những hoàn cảnh ngoại thường (x. Esposizione del Vangelo sec. Luca II: 17: PL 15, 1559). Xin Thiên Chúa làm cho niềm tin này và niềm hy vọng này tăng trưởng trong chúng ta.
 
Thánh Ca
Thánh Ca Mùa Chay - Đức Mẹ Dưới Chân Thập Tự - Trình bày: Ca Sĩ Lệ Hằng
VietCatholic Network
01:12 31/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây