Ngày 31-03-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông ?
Lm. Minh Anh
01:03 31/03/2021
KẾT THÚC TRONG TRỐNG RỖNG

“Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?”.

Một đêm kia, có tên trộm đột nhập vào căn gác của tiểu thuyết gia người Pháp, Honoré de Balzac. Y lặng lẽ tra chìa khoá vào hộc bàn. Đột nhiên, sự im lặng bị phá vỡ bởi một tiếng cười giòn giã giữa đêm; Balzac nằm quan sát. “Tại sao ông cười?”, tên trộm hỏi; Balzac trả lời, “Tôi cười vì sự rủi ro của anh. Làm sao anh có thể tìm được tiền trong chiếc bàn giữa đêm đen, nơi mà chủ sở hữu hợp pháp của nó không bao giờ có thể tìm thấy vào ban ngày!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Cơn khát tiền bạc không chỉ thúc đẩy con người tìm nó cả ngày lẫn đêm, nhưng còn chợt đến trong mơ nhiều đêm, thậm chí có thể dẫn đến việc bán đứng Thầy ‘giữa đêm’ như ‘tông đồ’ Giuđa. Nó là động lực bên trong đẩy con người đi đến hành động, thậm chí phản bội. Tin Mừng hôm nay nói rõ sự phản trắc của Giuđa, vốn đã được nung nấu từ lâu bởi lòng ham muốn tiền bạc. Ham muốn thái quá đưa đến mê muội; mê muội dẫn đến tội lỗi; và tội lỗi luôn ‘kết thúc trong trống rỗng’.

Rất có thể Giuđa đã có tình yêu đối với Chúa Giêsu cũng như niềm tin vào Ngài ở một mức độ nào đó, bằng không, ông chẳng trở nên môn đồ của Ngài; nhưng cả khi có đức tin và lòng yêu mến ở một mức độ nào đó, ham muốn tiền bạc xem ra cũng đã làm lu mờ những gì mà Giuđa có thể có. Nhiều vị thánh dạy, con đường nên thánh trước hết, bao gồm việc tẩy sạch mọi tình cảm rối loạn bên trong; vì lẽ, một trong những chấp trước mạnh mẽ nhất mà nhiều người vật lộn là chấp trước vào tiền bạc, đây là một trong những thèm khát hàng đầu cần phải thanh lọc trong tất cả thèm khát. Nếu không, ‘cơn khát’ này sẽ dẫn đến những quyết định lầm lạc; nói cách khác, dẫn đến việc phạm tội, mà tội thì luôn luôn ‘kết thúc trong trống rỗng’.

Giuđa đã mê muội làm sao! Hấp lực đồng tiền mãnh liệt đến nỗi giữa đêm khuya, ‘trò’ đích thân đi tìm ‘Thầy’ để bán, “Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?”; giá cả ‘bán Thầy’ do người khác quyết định chứ không do Giuđa định đoạt. Con Thiên Chúa giờ đây được ngã giá như một món hàng nô lệ; tệ hơn, ‘30 đồng’ thoả thuận của Giuđa chỉ đáng để mua một nô lệ tồi nhất. Vậy mà rốt cuộc, nô lệ tồi hay nô lệ giỏi, được giá hay mất giá, Giuđa cũng ‘bán được’ Thầy; đó là một quyết định lầm lạc nhất của một đời người vốn đã quá khát khao tiền bạc. Tiền bạc không xấu khi được sử dụng cho ý muốn của Thiên Chúa; nhưng khát khao có nhiều hơn, khát khao quá mức, sẽ luôn che chắn khả năng nhận ra tình yêu của Chúa, ý muốn của Ngài và ước muốn chỉ sống cho vinh quang Ngài nơi người môn đệ. Đừng quên, một khi đã phản bội, Thầy bị bắt, Giuđa “Vô cùng hối hận về việc đã làm”; và trong thời gian Ngài bị xét xử, Giuđa tìm đến các thượng tế và nói, “Tôi đã phạm tội nộp người công chính”, một nỗ lực rõ ràng là để ngăn chặn phiên toà. Thế nhưng, cái chết của Chúa Giêsu đã được định sẵn và không thể rút lại. Kết quả là Giuđa ném trả lại tiền ấy và buồn bã ra vườn treo cổ tự tận. Cơn khát tiền bạc đã làm lu mờ suy nghĩ của ông; và tội của ông đã làm cho ông những gì mà ‘tội luôn luôn làm’, đó là gây tuyệt vọng và ‘kết thúc trong trống rỗng’.

Chúa Giêsu thấy trước sự trống rỗng ấy nơi tâm hồn Giuđa, Ngài ngăn ngừa ông; tỏ tình với ông bằng một cử chỉ đẹp nhất trong bữa ăn, “Ngài chấm miếng bánh” trao cho ông với hy vọng ông suy nghĩ lại, vì còn nước còn tát, “Con tính làm gì thì làm mau đi”, hoặc “Đúng như con nói”; qua đó, lòng nhân ái của Ngài toả rạng. Ngài quả là vị sứ giả từ tâm của Trời mà Isaia đã báo trước, “Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn”; Ngài biết, Giuđa đang nhọc nhằn, chới với, và kịp ném cho ông một cây sào. Tiếc thay, ‘cơn khát’ tiền bạc của ông đã kìm ông lại, không cho ông với tới. Nhìn Giuđa, chúng ta được mời gọi xét xem điều gì trong cuộc sống đang thôi thúc chúng ta thực sự khát khao; khát khao Chúa và vinh quang Ngài hay khát khao vì những ‘cơn khát bùn’? Cám dỗ nào đang làm vẩn đục suy nghĩ của chúng ta, dẫn chúng ta đến những lựa chọn mà chúng ta biết chắc chắn, nó sẽ ‘kết thúc trong trống rỗng’?

Anh Chị em,

Thú vị thay! Trước mắt nhân loại, chính Chúa Giêsu cũng thật sự ‘kết thúc trong trống rỗng’ những ngày Tuần Thánh đầu tiên. Trên thập giá, Ngài không mảnh vải che thân; môn đệ thì một bán Thầy, một chối Thầy và mười người bỏ Thầy mà chạy. Đúng, Ngài đã ‘kết thúc trong trống rỗng’; nhưng sự trống rỗng của Ngài là trống rỗng tự nguyện của hạt lúa mục nát để đồng lúa nở rộ; Ngài tự nguyện nghèo khó để nhân loại giàu có; Ngài ‘kết thúc trong trống rỗng’ để chúng ta được lấp đầy bởi ân sủng, ơn tha thứ, tình thương, Thánh Thần và trên hết, được chất đầy bởi một kho tàng là Nước Trời. Thế gian càng đầy, tâm hồn càng rỗng; Thiên Chúa càng đầy, tâm hồn nên thiên đàng.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin gạt xa con mọi ham muốn trần tục để con không rơi vào cám dỗ dẫn đến những lời hứa suông vốn luôn ‘kết thúc trong trống rỗng’; xin Chúa trở nên tâm điểm đời con, cho con đầy Chúa, và bấy giờ, thiên đàng là đây, tâm hồn con”, Amen.

(Tgp Huế)
 
Suy Niệm Chúa Phục Sinh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:20 31/03/2021
Suy Niệm Chúa Phục Sinh

(Ga 20, 1-9)

Ngày thứ nhất trong tuần, ngày mà nước mắt chưa vơi, tình người chưa cạn. Maria Mađalêna, người đàn bà rất thật đàn bà, mạnh mẽ phi thường. Lúc các môn đệ, giới mày râu vai u thị bắp, có những vị được mệnh danh là con cái sấm sét, đang ẩn đâu đấy sau khi thầy bị bắt, bị giết và an táng trong mồ, thì Maria Mađalêna vẫn can đảm dõi bước theo Thầy trong hành trình Thương Khó, tận mắt thấy cảnh Thầy bị đánh đòn vai mang thập giá, can đảm hơn bà còn đứng dưới chân Thánh giá, chôn cất Thầy, nay lại ra viếng mồ Thầy khi trời còn chưa sáng như Matthêu thuật lại trong Tin Mừng hôm nay : "Ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ" (Mt 28,1). Lúc tranh tối tranh sáng, người ta thường hay sợ thế lực nào đó, Maria đã chứng tỏ bản lĩnh của mình.

Bà tới mộ, ô kìa, chuyện gì đã xảy ra vậy? Động chuyển mạnh vì Thiên Thần từ trời xuống và đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi trên đó. Mặt Người sáng như chớp và áo Người trắng như tuyết. Trong lúc "lính canh khiếp đảm" (Mt 28,4) thì các bà lại được trấn an : "Các bà đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người đã sống lại như lời Người đã nói" (Mt 28,5-6).

Chúa Giêsu đúng như lời Người đã báo trước

Sao tảng đá lấp cửa mồ lại lăn ra, xác Thầy tôi đâu? Cho dù can đảm, nhưng vốn bà vẫn là phái yếu, liễu yếu đào tơ, cần tìm người trợ giúp, hiển nhiên phải là các ông rồi. Bà liền tức tốc quay về tìm Simon Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, với hy vọng mấy ông sẽ tìm ra thủ phạm, bà nói với các ông rằng: "Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu?" (Ga 20, 2). Chúng ta cứ tưởng tượng xem, khi hay tin, tâm trạng các ông như thế nào lúc "cả hai cùng chạy, nhưng một ông chạy nhanh hơn, tới mộ trước cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong"(x. Ga 20, 4). Tại sao ông lại không vào trong? Ông không vào là vì ông tôn trọng Phêrô là đầu của nhóm. Ông thấy và ông tin Người phải sống lại từ cõi chết, đúng như lời Kinh Thánh.

Chúa đã sống lại thật rồi ! Allêluia ! Allêluia ! Allêluia ! Chúng ta có tin không?

Tin Chúa Giêsu sống lại là tin từ trời

Nếu như ngày Con Thiên Chúa nhập thể làm người, Thiên Thần từ trời loan báo “Này bà sẽ thụ thai…” (x. Mt 1, 23). Ngày hạ sinh Con Một Chúa, cũng chính các Thiên Tần báo tin : “Này đây ta báo cho các người một tin mừng …” (Lc 2,10). Nay Chúa sống lại, cũng chính các Thiên Thần từ trời xuống loan tin cho bà Maria Mađalêna và truyền cho bà đi báo tin cho các môn đệ : “Các bà đừng sợ: Các bà đi tìm Chúa Giêsu Nagiaret chịu đóng đinh, nhưng Người đã sống lai, không còn ở đây nữa. Đây là chỗ người ta đữ đặt Người” (Mc 16,5). Chúa sống lại, không phải do con người khám phá ra nhờ ngôi mộ trống hay những tấm khăn niệm. Không, Chúa sống lại là tin bởi trời, do trời mặc khải và sai các Thiên Thần loan tin cho người thế.

Sống Tin Mừng Phục Sinh

Hôm nay Giáo hội mừng Chúa sống lại với niềm vui khôn tả. Chúa Giêsu sống lại là một thực tế của lịch sử mà những người phụ nữ thánh thiện, các tông và môn đệ chứng thực, họ đã nhìn thấy và nhất là đã đụng chạm vào Chúa Giêsu Phục sinh. Lời của Phêrô là bằng chứng : "Chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng " (Cv 10, 37-41).

Chính Phaolô, người Do thái nhiệt thành cũng quả quyết : "Vì tiên vàn mọi sự, tôi đã truyền lại cho anh em, điều mà chính tôi cũng đã chịu lấy: là Ðức Kitô đã chết vì tội lỗi ta, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã sống lại, ngày thứ ba, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã hiện ra cho Kêpha, đoạn cho nhóm Mười hai. Rồi Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em một lần, trong số đó phần đông hiện nay cũng còn sống, nhưng cũng có người đã yên nghỉ. Rồi Ngài đã hiện ra cho Giacôbê; đoạn cho các tông đồ hết thảy. Cuối hết Ngài đã hiện ra cho cả tôi nữa, không khác một đứa con ranh" (1 Cr 15, 3-8; Ga 20, 1-29); Mt 28, 9-10). Những người dân ngoại và Do thái cũng là những chứng nhân rất đặc biệt !

Bài Ca Tiếp Liên chúng ta hát trong ngày hôm nay nhắc lại biến cố lịch sử quan trọng này. Maria Madalêna đã thực sự gặp các thiên thần làm chứng tỏ tường, thấy y phục và khăn liệm của Đức Kitô Phục Sinh. Với hồng ân đức tin, đến lượt chúng ta phải công bố tin mừng Chúa phục sinh (x. Ca Tiếp Liên lễ Phục Sinh).

Mừng lễ Chúa Kitô Phục sinh là dịp để người kitô chúng ta vui mừng hân hoan và tràn trề niềm hy vọng vào một tương lai huy hoàng sáng lạng trong nước Thiên Chúa sau khi đã hoàn tất cuộc đời lữ thứ trần gian. Chúa Kitô Phục sinh khải hoàn, đó là niềm tin và lẽ sống của người Kitô. Hôm nay chúng ta hân hoan vui mừng với tinh thần mà thánh Phaolô nói : "Vì Chiên Vượt Qua của ta, là Đức Kitô, đã chịu sát tế. Cho nên ta hãy mừng lễ, đừng với men cũ, và men gian tà, ác độc, nhưng là với Bánh không men của lòng tinh tuyền và chân thật" (1Cr 5,7-8). Từ nay chúng ta quả quyết mà không sợ sai lầm rằng, cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng nữa, bởi vì ngày chúng ta chịu phép rửa tội, "nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng làm một với Ngài trong sự chết, ngõ hầu như Ðức Kitô, nhờ bởi vinh quang của Cha, mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới" (Rm 6, 4). Ước mong niềm tin vào Đấng Phục sinh luôn đem đến cho Giáo hội, cho thế giới và mọi người trên trái đất này sự bình an, ơn hiệp nhất để cùng hướng về mục đích đệ nhất của kiếp người là được hưởng sự sống vĩnh hằng trong ngày sau hết.

Sau khi hân hoan mừng Chúa Phục Sinh. Giáo hội muốn nhắn gửi mỗi người chúng ta rằng : hãy lên đường, để sự hiện diện của ta là lời chứng rao giảng hùng hồn về Đức Kitô đã chết đi, loan tin Người đã sống lại, trong vinh quang mai Người lại đến đón chúng ta, những người tin vào Đức Kitô lên trời về với Chúa Cha. Vì quê hương chúng ta là quê Trời, nước chúng ta là Nước Trời. Thánh Phao lô khuyên chúng ta "hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa" (Cl 3, 3).

Chúa sống lại thật rồi, Allêluia! Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn đời muôn thủa. Allêluia!

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Ý nghĩa của Tam Nhật Vượt Qua theo Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16
Đặng Tự Do
16:34 31/03/2021


Trong bản tin ngày hôm qua, chúng tôi đã tường trình về quyết định của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đóng cửa Trung tâm Mục vụ Saint-Merry, trong khu vực Beaubourg-Les Halles.

Quyết định này được đưa ra chủ yếu vì Hội Đồng Giáo Xứ gồm khoảng 20 người có đầu óc cấp tiến rất cực đoan, họ không hiểu được cốt lõi của đức tin Kitô. Họ cho rằng “đạo nào cũng là đạo, cũng dạy ăn ngay ở lành.” Đó là một lời ngụy biện nham hiểm.

Nghĩ như thế nên 20 vị giáo dân này đã tấn công các linh mục để buộc các ngài phải chấp nhận cho họ mời các nhà sư, các đạo trưởng Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, và các thầy rabbi Do Thái Giáo đến thuyết pháp, để bổ sung cho đức tin Công Giáo. Họ tự hào là những người Công Giáo cởi mở, có khả năng tinh thông các khái niệm Phật Pháp như Niết Bàn, thuyết Luân Hồi, Nghiệp Chướng, Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế, có khả năng giải thích các surah của Kinh Koran vân vân và vân vân. Họ bị tẩu hỏa nhập ma với các đạo lý trái ngược và mâu thuẫn gay gắt với nhau.

Hôm nay, bắt đầu Tam Nhật Vượt Qua, chúng tôi mời quý vị và anh chị em nghe lại lời giải thích của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào ngày 19 tháng Ba, 2008. Tam Nhật Vượt Qua trình bày với chúng ta cốt lõi của đức tin Kitô qua cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Tam Nhật Vượt Qua làm rõ với chúng ta niềm tin rằng Chúa Giêsu là người thật, và trong bản tính con người này, Ngài đã chết vì tội lỗi chúng ta; và Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, và với bản tính Thiên Chúa, Ngài đã sống lại từ trong cõi chết mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Đó mới là cốt lõi đức tin của chúng ta, và là hy vọng của chúng ta. Ăn ngay ở lành chỉ là hệ quả tất yếu của đức tin nơi Chúa Giêsu, đó không phải là toàn bộ đức tin của chúng ta.

Mở đầu bài huấn dụ, Đức Bênêđíctô thứ 16 nói:

Anh chị em thân mến chúng ta đang đứng trước Tam Nhật Vượt Qua, cũng gọi là Tam Nhật Thánh. Ba ngày sắp tới thường được gọi là “thánh” vì chúng khiến cho chúng ta sống trở lại biến cố chính của ơn cứu độ; thật thế chúng dẫn đưa chúng ta vào trong cốt lõi của đức tin Kitô: là cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Đó là những ngày mà chúng ta có thể coi như một ngày duy nhất: vì chúng là trọng tâm của toàn năm phụng vụ cũng như của đời sống Giáo Hội. Kết thúc con đường Mùa Chay chúng ta cũng chuẩn bị bước vào chính bầu khí mà Chúa Giêsu đã sống khi xưa tại Giêrusalem. Chúng ta muốn khơi dậy ký ức sống động các khổ đau mà Chúa đã chịu vì chúng ta và chuẩn bị cử hành Chúa Nhật tới đây với niềm vui lễ Vượt Qua đích thực, mà Máu Chúa Kitô đã bao phủ bằng vinh quang, lễ Vượt Qua trong đó Giáo Hội cử hành Lễ “nguồn gốc của mọi lễ”, như khẳng định trong Kinh Tiền Tụng ngày lễ Phục Sinh theo nghi thức thánh Ambrosio.

Trước hết là Thứ Năm kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu thành lập bí tích Thánh Thể và chức Linh Mục thừa tác. Trong đêm đó Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một điều răn mới là điều răn của tình yêu thương huynh đệ. Trước khi bước vào Tam Nhật Thánh, sáng thứ năm cộng đoàn giáo phận cử hành lễ làm phép dầu, trong đó vị Giám Mục và các linh mục giáo phận canh tân các lời hứa ngày thụ phong.

Cũng có lễ nghi làm phép Dầu: dầu tân tòng, dầu bệnh nhân và dầu thêm sức. Đó là thời điểm quan trọng đối với cuộc sống của mọi cộng đoàn giáo phận, quây quần chung quanh vị chủ chăn của mình để củng cố sự hiệp nhất và lòng trung thành với Chúa Kitô, Thượng Tế đời đời duy nhất. Vào ban chiều Giáo Hội cử hành Bữa Tiệc Ly của Chúa, trong đó Chúa Kitô tự hiến mình cho chúng ta như lương thực cứu độ, như thần dược của sự bất tử: đó là mầu nhiệm Thánh Thể, suối nguồn và tuyệt đỉnh của cuộc sống Kitô. Trong Bí tích cứu độ này Chúa cống hiến và hiện thực cho tất cả những ai tin nơi Người sự hiệp thông thân tình nhất có thể có giữa cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của Người. Với cử chỉ khiêm tốn và ý nghĩa của lễ nghi rửa chân chúng ta được mời gọi nhớ lại điều Chúa đã làm cho các Tông Đồ: khi rửa chân cho các vị Người tuyên bố một cách cụ thể quyền tối thượng của tình yêu thương, tình yêu thương biến thành sự phục vụ và trao ban chính mình, qua đó Chúa diễn tả trước hy lễ tuyệt đỉnh của cuộc sống mình, hao mòn đi ngày hôm sau đó trên núi Sọ. Theo một truyền thống rất đẹp, tín hữu kết thúc Thứ Năm Thánh với một buổi canh thức cầu nguyện và chầu Thánh Thể để sống trở lại một cách thân tình hơn cuộc hấp hối của Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu.

Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn đóng đanh và cái chết của Chúa Giêsu. Trong ngày này phụng vụ Giáo Hội không cử hành thánh lễ, nhưng cộng đoàn Kitô tụ tập nhau để suy niệm về mầu nhiệm sự dữ và tội lỗi đàn áp nhân loại, và để bước theo các khổ đau của Chúa đền bù sự dữ đó, dưới ánh sáng Lời Chúa và các cử chỉ phụng vụ. Sau khi nghe trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa Kitô cộng đoàn cầu nguyện cho tất cả mọi nhu cầu của Giáo Hội và của thế giới, thờ lậy Thánh Giá và rước Mình Thánh Chúa đã được giữ lại trong thánh lễ chiều Thứ Năm.

Như là lời mời gọi sau cùng suy tư về cuộc khổ nạn và cái chết của Đấng Cứu Chuộc và để diễn tả tình yêu thương và việc tham dự của tín hữu vào các nỗi khổ đau của Chúa Kitô, truyền thống Kitô đã làm nảy sinh ra nhiều hình thái đạo đức bình dân, như các cuộc rước kiệu và diễn tuồng thương khó, nhằm ngày càng ghi đậm dấu trong tâm hồn tín hữu các tâm tình tham dự thực sự vào hy tế cứu độ của Chúa Kitô. Trong số các thói quen đạo đức ấy có việc đi đàng Thánh Giá. Theo dòng thời gian thói quen này có thêm nhiều kiểu diễn tả tinh thần và nghệ thuật phong phú gắn liền với các nền văn hóa khác nhau. Vì thế tại nhiều nước nảy sinh ra các đền thánh gọi là Núi Sọ, có đường đi lên dốc dác nhắc nhớ lại con đường đớn đau của cuộc Khổ Nạn, và giúp tín hữu tham dự vào cuộc đi lên Núi Thập Giá Chúa, Núi Tình Yêu Thương cho đến tột cùng.

Ngày Thứ Bẩy Thánh ghi đậm dấu của sự thinh lặng sâu thẳm. Các nhà thờ trống trơn và không có các lễ nghi phụng vụ đặc biệt. Trong khi chờ đợi biến cố Phục Sinh, các tín hữu kiên trì cùng Mẹ Maria cầu nguyện và suy niệm. Thật thế, cần phải có một ngày thinh lặng để suy tư về thực tại cuộc sống con người, về sức mạnh của sự dữ và sức mạnh của sự thiện nảy sinh từ cuộc Khổ Nạn và sự Phục Sinh của Chúa. Trong ngày này tín hữu đi lãnh nhận bí tích hòa giải để thanh tẩy tâm lòng và chuẩn bị cử hành lễ Phục Sinh. Ít nhất một năm một lần chúng ta cần đến sự thanh tẩy nội tâm này để canh tân chính mình.

Ngày Thứ Bẩy của thinh lặng, suy niệm, tha thứ và hòa giải này kết thúc với Buổi Canh thức vọng Phục Sinh, dẫn đưa vào Chúa Nhật quan trọng nhất của lịch sử, là Chúa Nhật Phục Sinh của Chúa Kitô. Giáo Hội canh thức bên lửa mới làm phép và suy niệm về lời hứa vĩ đại trong Cựu Ước và Tân Ước lời hứa giải phóng con người vĩnh viễn khỏi sự nô lệ tội lỗi và cái chết. Trong đêm tối nến phục sinh, biểu tượng cho Chúa Kitô sống lại khải hoàn được thắp lên từ lửa mới. Chúa Kitô ánh sáng của nhân loại đánh tan tối tăm của tâm lòng và trí khôn và soi sáng mọi người vào trần gian.

Bên cạnh nến phục sinh vang lên trong Giáo Hội lời loan báo phục sinh: Chúa Kitô đã thực sự sống lại, cái chết không còn quyền lực nào trên Người nữa. Với cái chết của mình Người đã vĩnh viễn đánh bại sự dữ và trao ban chính sự sống của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Do truyền thống cổ xưa trong lễ Vọng Phục Sinh các tân tòng lãnh nhận bí tích Rửa Tội để nêu bật sự tham dự của Kitô hữu vào mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Từ đêm Phục Sinh rạng ngời niềm vui ánh sáng và hòa bình của Chúa Kitô tỏa lan trong cuộc sống của tín hữu mọi cộng đoàn và đến với mọi điểm của không gian và thời gian.

Trong các ngày đặc biệt này chúng ta hãy lập lại hai tiếng xin vâng với thánh ý Chúa như Chúa Giêsu đã nói với hy lễ thập giá. Các lễ nghi của Tam Nhật Vượt Qua và buổi Vọng Phục Sinh cống hiến cho chúng ta cơ may đào sâu ý nghĩa và giá trị của ơn gọi Kitô, nảy sinh từ Mầu Nhệm Phục Sinh và cụ thể hóa nó trong việc theo Chúa Kitô trong mọi trạng huống cuộc đời, cho đến hy sinh mạng sống chúng ta như Người đã hy sinh.

Kỷ niệm các mầu nhiệm của Chúa Kitô cũng có nghĩa là sống gắn bó liên đới sâu đậm với ngày hôm nay của lịch sử, vì xác tín rằng những gì chúng ta cử hành là thực tại sống động và thời sự. Vì thế chúng ta hãy đem vào trong lời cầu nguyện của chúng ta các sự kiện và tình hình thê thảm trong các ngày này đang gây khổ đau cho biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta khắp nơi trên thế giới. Chúng ta biết rằng sự thù hận, các chia rẽ, bạo lực đã không bao giờ có tiếng nói cuối cùng trong các biến cố lịch sử. Trong những ngày này chúng ta hãy làm sống dậy nơi mình niềm hy vọng: Chúa Kitô chịu đóng đanh đã sống lại và chiến thắng trần gian. Tình yêu thương mạnh hơn thù hận. Nó đã chiến thắng và chúng ta cũng phải liên kết với tình yêu thương. Chúng ta phải tái khởi hành từ Chúa Kitô và làm việc với Người trong sự hiệp thông để tạo dựng một thế giới xây dựng trên hòa bình, công lý và tình yêu thương.
Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:39 31/03/2021

63. Đức Chúa Giê-su dùng bửu huyết của Ngài để cứu chuộc chúng ta, Ngài giao phó linh hồn của mình là vì để cứu linh hồn chúng ta, Ngài giao phó xác thân mình để cứu xác thân của chúng ta.

(Thánh Juliana)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:43 31/03/2021
4. TÂM GIỐNG CÁI MÓC

Có người nói với bạn rằng:

- “Người trong thiên hạ, tâm của ai cũng không chính trực như tâm của tôi”.

Người bạn gật gật đầu nói:

- “Tâm của ông vừa chính vừa trực, chỉ có điều là sắc hơn mũi nhọn, giống như cái dùi ấy, cái đầu lúc nào cũng muốn chích người khác”.

Người ấy không vui vẻ nói:

- “Tâm của tôi dù cho như cái dùi thì cũng tôt hơn so với tâm của anh”.

Người bạn không phục bèn nói:

- “Tâm của tôi thì sao chứ?”

Người ấy nói:

- “Tâm của anh vừa giống như cái dùi lại vừa cong như móc câu, ngày nào cũng muốn móc tủy xương của người khác”.

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư 4:

Có người tâm không chính nên ngôn hành không trực, họ trở thành đại họa cho người ngay thẳng; có người ngôn hành thì chính mà tâm không trực, nên họ là nguyên nhân của những mưu mô gian ác trong bóng tối.

Con người ta ai cũng –vốn có- một tâm hồn chính trực vì được Thiên Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh của Ngài, nhưng vì tham sân si mà tâm hồn biến thành cong như cái móc câu để móc lợi lộc cho mình, móc cái nhỏ thành cái lớn để gây mất hòa khí trong tập thể cộng đoàn giáo xứ tu hội, móc cái xấu đã bị người khác bỏ đi xâu lại thành một khối để bêu xấu và lật đổ người khác…

Phê bình tâm của tha nhân như cái dùi chích người khác, còn tâm của mình cong như cái móc câu vừa móc tủy xương của người khác, vừa móc khuyết điểm của tha nhân thì lại không nói đến, thì rõ đúng họ là đại họa cho xã hội và cho cá nhân của mình vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:44 31/03/2021
THỨ NĂM TUẦN THÁNH

Tin Mừng: Ga 13, 1-15.

“Đức Giê-su yêu họ đến cùng.”


Bạn thân mến,

Mỗi năm cứ đến ngày Thứ Năm Tuần Thánh là bạn và tôi đều nghe được những bài Phúc Âm nói đến tình yêu của Đức Chúa Giê-su dành cho các môn đệ và cho nhân loại tội lỗi, bởi vì trong ngày thứ năm đặc biệt này, Đức Chúa Giê-su –Đấng cứu chuộc chúng ta- đã thực hiện ba công việc bày tỏ tình yêu thương của Ngài đối với chúng ta, tôi xin chia sẻ với bạn những tâm tình ấy như sau:

1. Rửa chân - dấu chỉ phục vụ.

Trước khi lập bí tích Thánh Thể và bí tích Truyền Chức Thánh, Đức Chúa Giê-su đã làm một cử chỉ công khai và khiêm hạ đối với các môn đệ của mình, đó là rửa chân cho họ, một thái độ chưa từng thấy ở nơi các thầy thông luật và những người biệt phái Pha-ri-siêu, hay ở bất cứ nơi nhà lãnh đạo nào khác của thế giới, thái độ rửa chân cho các môn đệ của Đức Chúa Giê-su chính là bài học dạy các môn đệ hãy rửa chân cho nhau, tức là phục vụ nhau với tất cả tinh thần yêu thương.

Việc Đức Chúa Giê-su cúi mình xuống để rửa chân cho các môn đệ là một hành vi của người tôi tớ, mà chỉ có những tôi tớ của Thiên Chúa mới làm như thế với các môn đệ của mình, cũng như với các anh chị em đồng loại. Đó là một bài học cho các môn đệ, mà chút nữa đây chính Ngài sẽ cất nhắc các môn đệ lên hàng công hầu danh tướng trong Giáo Hội của ngài, để hướng dẫn những người tin vào Ngài đi tiếp con đường cứu độ mà Ngài đã đi qua. Bài học khiêm tốn này, người phải thực hành trước nhất chính là các môn đệ của Ngài, bởi vì càng muốn làm lớn thì càng phải phục vụ, bởi vì nếu không phục vụ tha nhân thì không ai biết được các ngài là môn đệ của Đức Chúa Giê-su.

2. Bí tích Thánh Thể - nguồn yêu thương.

Đây là một ý nghĩ siêu việt của Thiên Chúa, mà chỉ có Thiên Chúa mới nghĩ ra được việc này mà thôi: ở lại với nhân loại cho đến ngày tận thế trong bí tích Thánh Thể. Đây là bí tích tỏ hiện tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, một tình yêu không những trong ý tưởng, mà còn là hiện hữu trong cuộc sống của Giáo Hội Công Giáo và của mỗi một người Ki-tô hữu là những kẻ tin vào Đức Chúa Giê-su.

Bí tích Thánh Thể là bí tích yêu thương kết nối những người tin vào Đức Chúa Giê-su lại với nhau, và qua sự đoàn kết yêu thương và phục vụ nhau của họ, mà người ta nhận biết Đức Chúa Giê-su đang ở trong họ.

Bí tích Thánh Thể là bí tích vừa cao quý vừa cao trọng nhất trong bảy bí tích mà Đức Chúa Giê-su lập ra, bởi vì nơi bí tích này Ngài đã trao ban Mình và Máu Thánh của chính mình cho nhân loại, bởi vì chính vì yêu mà Ngài đã hy sinh chết trên thập giá, và Mình và Máu của Ngài đã trở nên lương thực nuôi sống linh hồn các kẻ tin.

Nhờ bí tích Thánh Thể mà Giáo Hội mỗi giờ mỗi khắc và mỗi ngày dâng hiến lên Đức Chúa Cha những công lao vất vả và khó nhọc của con người, và những công lao vất vả khó nhọc mồ hôi đó, mà bánh và rượu yêu thương trên bàn thờ đã trở nên Mình và Máu của Đức Chúa Giê-su, để những ai ăn và uống Máu Thịt này sẽ trở nên bánh cho anh chị em của mình ăn...

3. Bí tích Truyền Chức Thánh – tiếp nối sứ mạng yêu thương và phục vụ.

Đức Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể và đồng thời cũng lập bí tích Truyền Chức Thánh, để nhờ bí tích này mà nhân loại được thông phần ơn cứu độ của Thiên Chúa ban cho qua các linh mục của Giáo Hội Công Giáo.

Bí tích Truyền Chức Thánh là một trong những kế hoạch yêu thương nhân loại của Thiên Chúa, và không phải ngẫu nhiên mà Đức Chúa Giê-su đồng thời vừa lập bí tích Thánh Thể vừa lập bí tích Truyền Chức Thánh, nhưng hai bí tích này gắn liền mật thiết với nhau không thể tách rời nhau, bởi vì ở đâu có linh mục thì ở đó có cử hành bí tích Thánh Thể, và bí tích Thánh Thể chính là nguồn sức mạnh và lương thực thiêng liêng của các linh mục và của tất cả những ai tin vào Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.

Bí tích Truyền Chức Thánh không phải do con người lập ra, nhưng do chính Đức Chúa Giê-su lập ra, nó sẽ tồn tại với bí tích Thánh Thể cho đến ngày Chúa lại đến...

Bạn thân mến,

Ngày Thứ Năm Tuần Thánh là ngày đặc biệt của chúng ta, trong thánh lễ Rửa Chân chiều thứ năm này, bạn sẽ thấy Giáo Hội –qua các linh mục- sẽ thực hiện lại việc Đức Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ, và lập hai bí tích Thánh Thể và Truyền Chức Thánh, để bày tỏ tình yêu thương của Ngài đối với nhân loại.

Trong thánh lễ này, bạn và tôi cũng hết lòng cảm tạ Thiên Chúa đã ban phát tình yêu thương của Ngài cho chúng ta qua Đức Chúa Giê-su, để nhờ sự phục vụ và ban phát ân sủng của Ngài qua bí tích Thánh Thể của Giáo Hội mà chúng ta được tham dự bàn tiệc Nước Trời ngay tại trần gian này.

Bạn và tôi cũng cầu nguyện cho các linh mục của Giáo Hội cách đặc biệt trong ngày này, vì nếu không có các ngài thì không có thánh lễ và cũng không có bí tích Thánh Thể, không có các ngài thì chúng ta cũng sẽ không có mục tử dẫn dắt đến nguồn ân sủng của Chúa.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh 1/4/2021 cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
16:56 31/03/2021

Video sẽ bắt đầu từ 6g chiều Melbourne hay 2g chiều ngày 01-April-2021 theo giờ Việt Nam


BÀI ĐỌC I: Xh 12, 1-8. 11-14

“Những chỉ thị về bữa Tiệc Vượt qua”.

Trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Môsê và Aaron ở đất Ai-cập rằng: Tháng này các ngươi phải kể là tháng đầu năm, tháng thứ nhất. Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Israel rằng: “Mùng mười tháng này, ai nấy phải bắt một chiên con, mỗi gia đình, mỗi nhà một con. Nếu nhà ít người, không ăn hết một con chiên, thì phải mời người láng giềng đến nhà cho đủ số người để ăn một con chiên. Chiên đó không được có tật gì, phải là chiên đực, được một năm. Có bắt dê con cũng phải làm như thế. Vậy phải để dành cho đến ngày mười bốn tháng này, rồi vào lúc chập tối, toàn thể cộng đồng con cái Israel sẽ giết nó, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Đêm ấy sẽ ăn thịt nướng với bánh không men và rau đắng. Phải ăn như thế này: Phải thắt lưng, chân đi dép, tay cầm gậy và ăn vội vã: vì đó là ngày Vượt Qua của Chúa. Đêm ấy Ta sẽ đi qua xứ Ai-cập, sẽ giết các con đầu lòng trong xứ Ai-cập, từ loài người cho đến súc vật, và Ta sẽ trừng phạt chư thần xứ Ai-cập: vì Ta là Chúa. Máu bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ là dấu hiệu; và khi thấy máu, Ta sẽ đi qua mà tha cho các ngươi, và các ngươi sẽ không bị tai ương tác hại khi Ta giáng hoạ trên xứ Ai-cập. Các ngươi hãy ghi nhớ ngày ấy, làm lễ tưởng niệm, và phải mừng ngày đó trọng thể kính Thiên Chúa. Các ngươi sẽ lập lễ này để mừng vĩnh viễn muôn đời”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 115, 12-13. 15-16bc. 17-18

Đáp: Chén chúc tụng là sự thông hiệp Máu Chúa Kitô (x. 1 Cr 10, 16).

1) Tôi lấy gì dâng lại cho Chúa để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi? Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa.

2) Trước mặt Chúa, thật là quý hoá cái chết của những bậc thánh nhân Ngài. Con là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tỳ Ngài, Ngài đã bẻ gẫy xiềng xích cho con.

3) Con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. Con sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài.

BÀI ĐỌC II: 1 Cr 11, 23-26

“Mỗi khi anh em ăn và uống, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

Anh em thân mến, phần tôi, tôi đã lãnh nhận nơi Chúa điều mà tôi đã truyền lại cho anh em, là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: “Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén, và phán: “Chén này là Tân ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến.

Đó là lời Chúa.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Ga 13, 34

Chúa phán: “Thầy ban cho các con một giới răn mới, là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”.

PHÚC ÂM: Ga 13, 1-15

“Ngài yêu thương họ đến cùng”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?” Chúa Giêsu đáp: “Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu”. Phêrô thưa lại: “Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con”. Chúa Giêsu bảo: “Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy”. Phêrô liền thưa: “Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa”. Chúa Giêsu nói: “Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu”. Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: “Không phải tất cả các con đều sạch đâu”.

Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: “Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”.

Đó là lời Chúa.
 
Thiện Ác
Lm Vũđình Tường
17:53 31/03/2021
Mặt trận thiện ác đang vào thời kí ác nghiệt. Ác nghiệt vì nhiều lí do. Thứ nhất đây là trận chiến cuối cùng, bên thắng sẽ thắng muôn đời; bên thua sẽ thua muôn thuở. Thứ hai, ác nghiệt không phải vì cách hành hạ khủng khiếp thân xác con người, mà chính là Satan chủ trương đặt thiện ngang với ác. Đức Kitô là Đấng toàn Thiện, Satan là Ác Tà. Đặt thiện ác ngang nhau, Satan ngụ í chúng đứng ngang hàng cùng Thiên Chúa.

Khởi đầu Phúc Âm nhất lãm: Mathêu, Luca và Mácô, đều nhắc đến việc Satan cám dỗ Đức Kitô. Sau bốn mươi ngày chay tịnh nơi hoang địa, Satan cám dỗ Đức Kitô. Chúng thất bại thảm thiết sau ba lần cám dỗ. Trước khi bỏ chạy chúng thề sẽ chờ 'đợi thời cơ'. Lk 4,13.

Đức Kitô biết sẽ có ngày Satan trở lại nhưng không dùng từ 'thời cơ' Satan xử dụng. Đức Kitô dùng từ riêng của ngài. Đó là từ 'Giờ của Ta'. Giờ của Ngài dùng ám chỉ thời gian Đức Kitô làm sáng Danh Chúa cha. Có sự khác biệt rõ ràng trong hai từ. Từ 'thời cơ' Satan dùng ám chỉ việc phục thù, trả đũa, cám dỗ. Trước khi bị bắt, Đức Kitô nói với các môn đệ

'Đến giờ Con Người bị nộp vào tay phường tội lỗi' Mk 14,41.

'Giờ của Ta' chính là giờ Đức Kitô bị phản bội, bị bắt. Từ 'Giờ của Ta' còn mang í nghĩa trọng đại hơn. Giờ Đức Kitô làm Vinh Danh Chúa. Đây là giờ của thứ tha và ban ơn cứu độ, như chúng ta thấy Đức Kitô ban ơn cứu độ cho người trộm thống hối. Ban ơn cứu độ cho người đại đội trưởng hành hạ Ngài.

Thất bại chua cay trong việc cám dỗ Đức Kitô, Satan ra đi và thề 'chờ thời cơ khác'. Satan tự biết chúng không thể thắng Đức Kitô, chúng quay sang tấn công, dụ dỗ loài thụ tạo do Chúa dựng nên. Chúng biết Đức Kitô yêu mến Chúa Cha trên hết mọi sự. Sau Chúa Cha là nhân loại. Đức Kitô yêu nhân loại vô bờ bởi nhân loại mang hình ảnh Ngài. Biết thế, Satan dùng mọi cách dụ dỗ con người cộng tác với chúng. Satan đoán đúng, nhân loại sẵn sàng cộng tác với Satan. Satan biết khi con người hợp tác với chúng, Đức Kitô sẽ chịu đau khổ vì yêu thương con người.

Satan không có cách cám dỗ mới, chúng xài lại đúng bài bản chúng cám dỗ Đức Kitô để cám dỗ nhân loại. Đức Kitô chiến thắng Satan cách dễ dàng vì Ngài dùng Lời Chúa chống lại Satan. Nhân loại không dựa vào lời Chúa. Trái lại hênh hoang tự đắc, tin vào tài hùng biện, tin tài tháo vát, khôn ngoan của mình đủ sức chống lại ma quỉ. Tài hùng biện, lí luận là nguyên nhân gây chia rẽ trầm trọng trong xã hội, bởi người ta hiểu sự việc khác nhau, lí luận khác nhau, vì thế mà gây thành nhóm, chia rẽ. Nhóm nào lí luận vững chắc nhóm đó thắng, phe nào mạnh nhóm đó lãnh đạo.
Satan dùng bàn tay con người đóng đanh Đức Kitô vào thập giá. Bằng cách này Satan chối tội bởi chúng không trực tiếp nhúng tay vào máu Đức Kitô, mà chính bàn tay con người làm điều đó. Satan là thủ phạm; con người chỉ là tay sai cho chúng. Đức Kitô vạch trần âm mưu Satan khi Ngài nói với các môn đệ

'Con Người bị nộp vào tay phường tội lỗi'. Mk14,41.

Đối xử ác độc, tàn nhẫn, vô tâm, vô cảm, với đồng loại chính là cộng tác viên đắc lực của Satan, ma quỉ.

Cuộc đau khổ của Đức Kitô làm Sáng Danh Thiên Chúa. Đóng đanh Đức Kitô giữa hai tên trộm cướp là một thủ đoạn, không phải do ngẫu nhiên. Mục đích của Satan là hạ giá việc thiện, đề cao sự ác, hay ít nhất đặt thiện ác ngang hàng nhau. Keo này, Satan thua đặm. Bề ngoài, kẻ Thiện, người Ác, thân xác đau khổ như nhau. Có sự khác biệt trong tâm hồn. Cách hành xử bộc lộ tâm hồn hai tên trộm. Tên trộm ngoan cố, không nhận việc làm xấu xa của anh, nên anh hằn học. Anh đau khổ, chết tủi nhục, thất vọng. Trái lại, người trộm kia nhận sai trái, thú nhận việc làm ác đức. Anh thống hối, xin Đức Kitô tha thứ. Đức Kitô hứa ban nước trời, sự sống trường sinh cho anh.

Trước khi đóng đinh. Ác vượt Thiện: một Thiện hai Ác. Sau khi đóng đinh, sự việc thay đổi: Thiện thắng Ác. Sự việc kết thúc còn làm cho Ác ê chề hơn. Satan gần như mất trắng. Viên đại đội trưởng thống hối, đấm ngực ăn năn, dõng dạc tuyên xưng:

'Quả thật, người này là Con Thiên Chúa' Mk 15,39.

Như thế Thiện thắng Ác gấp trăm lần.

Ác mở tiệc chúc mừng nhau vì đã đóng đinh, giết chết Đức Kitô trên thập tự. Tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết là chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài Ác thần, Satan. Chúng mất tất cả. 'Thời cơ' của chúng là để vuột khỏi tầm tay tất cả những gì Satan mong chiếm đoạt.

Đức Kitô ban nước trời, sự sống trường sinh cho tâm hồn thống hối, ăn năn. Ngài ban ơn đó ngay khi Ngài còn sống, còn thoi thóp trên thập tự. Người trộm thống hối nhận ơn chết lành, ơn trường sinh. Anh ra đi trong bình an, tin yêu, hy vọng.

TiengChuong.org

Good And Evil

The final struggle between good and evil was displayed at the place of Golgotha. At the beginning of the synoptic Gospels- Matthew, Luke and Mark- all recorded Jesus' temptations. After forty days of fasting in the wilderness, Satan tempted Jesus. Satan's temptations failed badly. 'Having exhausted all these ways of tempting him, the devil left him, to return at the appointed time' Lk 4,13.

Satan used the term 'the appointed time'. Jesus refused to use that term. Jesus talked about His own time as 'The hour'- the hour for Him to glorify God. At the time of being arrested, Jesus told His apostles that He was to be betrayed by sinners. Mk. 14,41.

After 'losing' the temptations, Satan left Jesus, and swore to return at 'the appointed time'. Being defeated, Satan turned his attack to God's creation. He hoped to gain something from God's creature, Satan knew Jesus loved human beings, because they were created after God's image. God was the first, the paramount, and human beings were the second most loved in Jesus' heart. Satan believed if he could get human beings to collaborate with him; he would make Jesus suffer because He loved them. Satan was right; human beings were co-operating with him. There was nothing new in Satan's tactics to win the human race. Satan repeated the same methods to tempt the human race as he once used to tempt Jesus. Jesus fought the temptations by quoting the Scriptures. The human race relied on reasons to deal with temptations. Reasons caused disunity among people, because of various understandings and differences over world-glory, power and prestige.

By using human hands to crucify Jesus, Satan could boast that it was not him, who crucified Jesus, but it was the work of human beings. Satan was the culprit in disguise. Jesus uncovered Satan's plot by reminding His apostles, that the real culprits were sinners. 'Now the Son of man is to be betrayed into the hands of sinners' Mk 14,41. Sinners were Satan's collaborators.

Satan's last shot was an attempt to put saints and criminals on the same footing. Jesus, a sinless person, was nailed on the cross between two criminals. On the surface, saints suffered as much as sinners, but from their hearts, there was a world of difference. Saints suffered in hope; while sinners were bitter. On the cross one thief denied that his actions were evil, and was hostile towards Jesus. The other accepted his wrong doing. He turned to Jesus, and asked Him for forgiveness. Jesus granted him eternal life. Satan had failed to score what he hoped for. Jesus' Passion showed God's victory. At the beginning of the crucifixion, there were fewer saints and more criminals. The tally was reversed at the time of Jesus' death, there were more saints and fewer criminals. Soon after Jesus' death, Satan suffered another blow when the centurion praised God, saying: 'In truth, this man was the Son of God' Mk 15,39. This public confession demonstrated that Satan had lost beyond calculation. Jesus' resurrection robbed Satan of all his credibility.

Jesus gives salvation and eternal life for penitents; the penitent thief was the very first one to receive eternal life.
 
Chiên Vượt Qua Và Mầu Nhiệm Thập Giá
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:09 31/03/2021
Chiên Vượt Qua Và Mầu Nhiệm Thập Giá

Vì sao Chúa Giêsu chấp nhận cái chết trên thập giá, một án hình quá đau khổ và tủi nhục khiến Người đã nhiều lần xao xuyến tâm hồn và đã từng xin Chúa Cha cất đi chén đắng ấy? Chắc chắn phải có mục đích và lý do chủ yếu và quan trọng nhất của sứ vụ của Người khi vào trần gian này. Chúa chết trên thập giá là vì chúng ta lười biếng đọc kinh cầu nguyện hay không biết ăn chay hãm mình? Chuyện nhỏ. Có phải Chúa chịu chết là vì nhân loại phạm tội rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, trai gái, đĩ điếm hay xì ke ma túy? Chuyện đáng kể đấy nhưng vẫn là chuyện nhỏ. Thế thì chúng ta cần tìm chuyện lớn, đúng hơn là mục đich và lý do chính yếu của cái chết của Đấng Cứu Độ, Giêsu Kitô.

Chữ vì: “Này là Mình Thầy, hiến tế vì anh em” (Lc 22,19). Chữ “vì” trong ngôn ngữ tiếng Việt xem ra khá hàm hồ. Nó có thể làm hạn từ dẫn cho các khái niệm tiêu cực lẫn tích cực. Ví dụ: “Vì con cái bất hiếu vô đạo nên cha mẹ phải khổ (tiêu cực); Vì tương lai con cái nên cha mẹ chấp nhận một nắng hai sương (tích cực). Hạn từ “for” (Anh ngữ), hạn từ “Pour” (Pháp ngữ) và hạn từ “Pro” (La ngữ) trong “Lời Truyền Phép” trong Thánh Lễ vốn là các giới từ dẫn đến các khái niệm mang tính tích cực. Vậy chúng ta có thể hiểu việc Chúa Giêsu chấp nhận “bị nộp” là để “cho” các tông đồ nói riêng và nhân loại chúng ta nói chung được hưởng điều gì đó rất trọng đại và chắc chắn liên quan đến hạnh phúc vĩnh cửu, sự sống đời đời.

Chiên Vượt Qua: Các nhà nghiên Thánh Kinh đồng thuận với nhau về dữ kiện Chúa Giêsu cử hành “Bữa Tiệc Ly” trong dịp Lễ Vượt Qua của Do Thái giáo. Con chiên vượt qua năm xưa là một cách thế mà Thiên Chúa dùng để giải thoát dân Người khỏi ách nô lệ của Ai Cập. Cử hành lễ vượt qua là tưởng niệm việc Thiên Chúa giải phóng dân Ngài khỏi cảnh kiệp nô lệ, vong thân và dĩ nhiên là để đến hưởng cảnh đời tự do của những người con cái trong nhà (x.Ga 8,31-47). Như thế, nếu nhìn về khía cạnh ngược lại thì việc Chúa Giêsu chấp nhận chết với án hình thập giá là vì các tông đồ và nhân loại nói chung đang bị kìm kẹp trong cảnh đời nô lệ. Án hình thập giá thời bấy giờ cũng như những người trực tiếp đặt lên vai Chúa Giêsu khúc gỗ hình chữ thập cho chúng ta nhìn nhận hiện thục này.

Án hình thập giá: Đây là một án hình mà đế quốc Rôma, đế quốc đang đô hộ nước Do Thái lúc bấy giờ đặt ra để gây khiếp sợ cho dân bị trị. Thời Chúa Giêsu, quan Philatô thường áp dụng hình khổ này để trừng phạt và để đe dọa nhiều chí sĩ Do Thái muốn giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của ngoai bang Rôma. Như thế lý do mà nhiều “chí sĩ” hay “anh hùng dân tộc” Do Thái chấp nhận đối diện với án hình thập giá đó là “vì” đúng hơn là “cho” một nền độc lập tự do của dân tộc mình. Còn Chúa Giêsu thì sao? Chắc chắn việc Người chấp nhận án hình khổ giá không phải ở bình diện “tự do thế trần” mà phải ở bình diện sâu xa và phổ quát hơn. Các dữ liệu Tin Mừng, đặc biệt là những lời do chính Chúa Giêsu nói về nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết khổ hình thập giá của Người cách nào đó giúp chúng ta thấy rõ hơn nguyên nhân và mục đích cuộc khổ nạn của Người.

“Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án tử hình Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào Thập giá, và ngày thứ ba, Người sẽ chỗi dậy" (Mt 20,18-19). Thời gian rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu, có đó sự xung đột giữa Người với nhiều người nhóm biệt phái, luật sĩ và nhiều vị trưởng các Hội đường về luật sạch nhơ, nhất là về việc giữ ngày hưu lễ. Họ đã từng nhiều lần tìm cách hãm hại Chúa, nhưng họ không dám thực hiện vì sợ dân chúng vốn tôn kính Người như môt vị tôn sư, một vị ngôn sứ có quyền năng trong lời nói và việc làm. Máu Chúa Kitô đã không đổ ra do bởi tay nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo cấp thấp lúc bấy giờ. Cũng có đó sự xung đột giữa Chúa Giêsu với đám đông dân chúng về niềm tin độc thần. Khi Chúa Giêsu mạc khải về căn tính Con Thiên Chúa của mình thì họ đã từng vài lần lấy đá ném Người vì cho Người lộng ngôn, phạm thượng. Tuy nhiên Chúa Giêsu đã dùng quyền năng để tránh sự xung đột ấy. Như thế máu của Người đã không đổ ra vì “sự cuồng tín” của đám đông dân chúng. Thế mà khi đối diện với các vị lãnh đạo cao cấp nhất trong Do Thái giáo thời bấy giờ tại Giêrusalem thì Chúa Giêsu đã can đảm đương đầu với án tử hình thập giá, cho dù Người cũng đã từng nhiều lần bồi hồi xao xuyến cũng như đã đổ mồ hôi pha lẫn máu trong vườn cây dầu (x.Lc 22,44).

Chúa Giêsu chấp nhận đổ máu để giải thoát đoàn dân Chúa khỏi cảnh nô lệ bởi tay nhiều người có đủ đầy “thần quyền” trong tay. Do bởi cơ chế và luật lệ do mình làm ra, nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ đã nô lệ hóa đoàn tín hữu khiến họ không và khó có thể đến với Cha trên trời như những người con đích thực. Họ đã tự đặt ra nhiều cơ chế luật lệ và “chất lên vai lên cổ dân chúng những gánh ách nặng nề mà chính họ không buồn giơ một ngón tay lay thử. (x.Mt 23,4). Nhiều lễ nghi và luật lệ do họ đặt ra đã nô lệ hóa dân Chúa khiến dân bị kìm hãm trong nhiều nỗi “kinh sợ” và vì thế khó có thể đến với Thiên Chúa trong tâm tình kính mến. Chúa Kitô khẳng định trước Philatô rằng Người đã đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Và sự thật nền tảng mà Người loan báo và làm chứng đó là Đấng dựng nên vũ trụ đất trời, Đấng mà chúng ta tuyên xưng là Thiên Chúa chính là Cha Toàn Năng chí ái. Chúng ta đừng quên chính Chúa Giêsu đã từng khuyên dạy các môn sinh là hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời và lời kinh duy nhất Người truyền để cầu nguyện là kinh Lạy Cha: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” (x.Mt 67-14; Lc 11,2-4).

Đêm Tiệc Ly, khi cầm lấy chén rượu đọc lời tạ ơn thì Chúa Giêsu đã phán: “Hãy cầm lấy mà uống. Này là máu Thầy, máu giao ước mới, đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội” (x. Mt 26,27-28). Đã từng có nhóm chuyên gia Kinh Thánh muốn phổ quát hóa ơn tha tội nên đã dịch thành “muôn người” thay cho “nhiều người”. Tuy nhiên kiểu dịch này đã được Huấn quyền chỉnh lại trong Sách Lễ Rôma hiện nay là “nhiều người”. Thử hỏi cả tập thể nhóm Mười Hai và “nhiều người” đã và đang vướng mắc tội gì? Một cách nào đó khi suy xét lỗi lầm của cả tập thể mười hai tông đồ thì chúng ta có thể nhận diện cái “tội” đã khiến cho Đấng Cứu Độ hiến dâng dòng máu châu báu của mình để thanh tẩy. Chắc chắn đây không phải là tội “không biết ăn chay, hãm mình” hay tội “không biết cầu nguyện”, vì Chúa Giêsu đã từng bênh vực các ngài về cái khoản thiếu sót này. Cũng không thấy tất cả các vị phạm tội trộm cắp (chỉ trừ một mình Giuđa Iscairô) cờ bạc hay trai gái…

Đọc Tin Mừng chúng ta dễ dàng nhận ra động cơ và mục đích của cả tập thể nhóm Mười Hai khi theo Thầy Giêsu đó là muốn đổi đời, muốn thăng quan tiến chức. Nhận thấy Thầy Giêsu có quyền năng trong lời nói và hành động, các vị tin rằng thế nào Thầy cũng sẽ trở thành một lãnh tụ giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ ngoại bang là đế quốc Rôma. Thầy sẽ làm vua và chúng mình sẽ là những vị quan đầu triều. Có chức thì có quyền và có quyền thì sẽ có lợi lộc. Ròng rã ba năm theo Chúa Giêsu các vị thường xuyên tranh cãi nhau xem ai sẽ là người đứng đầu trong cái tập thể cầm quyền lãnh đạo, cai trị dân chúng sắp tới. Ngay chính đêm Tiệc ly thì các vị cũng tranh cãi nhau sôi nổi về đề tài này.(x.Lc 22,24-27). Sách Công vụ Tông đồ tường thuật rằng sau cuộc khổ nạn và phục sinh của Thầy chí thánh và ngay trước khi Người được cất lên trời thì các ngài vẫn còn hỏi Thầy: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Israel không? (Cv 1,8).

Cái tội lớn nhất của các tông đồ là lợi dụng Thầy để phục vụ cho mưu đồ thăng quan tiến chức của mình. Việc tông đồ Giuđa phản bội là điểm tới của sự lợi dụng này. Thầy có quyền năng trong lời nói và hành động, thế mà Thầy không chịu để dân chúng tôn làm vua (x.Ga 6,15) thì mình sẽ bắt Thầy “phải” làm vua. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa có đủ cả. Dịp Lễ Vượt qua tại Giêrusalem năm nay khi mà các Thượng Tế đang tìm cách bắt giết Thầy thì chỉ cần chỉ chỗ Thầy trò mình lui tới là chuyện lớn phải xảy ra. Đám đông dân chúng ném đá Thầy mà Thầy chẳng có sao. Người dân Nagiarét bắt Thầy và xô xuống vực thẳm cũng chẳng có gì. Thế thì mấy quân sĩ của các vị Thượng Tế chỉ là ruồi muỗi. Nhưng họ phải đến để làm cớ cho dân chúng vùng lên làm cách mạng đánh đuổi quân ngoại xâm. Xử dụng nhau, lợi dung nhau để phục vụ mưu đồ của mình là một cách thế bắt tha nhân làm nô lệ cho mình. Ôi cái tội đáng kinh sợ làm sao vì chính Chúa Giêsu đã từng thốt lên về con người phạm tội đó: “Thà nó đừng sinh ra thì hơn.”(Mt 26,24).

Chúa Giêsu chấp nhận án hình khổ giá, Người đã đổ máu đào ra là để cho chúng ta được sống trong tự do của người con cái của Cha trên trời và hệ quả là mọi người phải sống với nhau trong tình huynh đệ. Phải chẳng khi cam tâm sống cảnh kiếp đời nô lệ thì chúng ta đã làm cho máu Chúa Kitô hóa ra vô ích? Phải chăng khi chúng ta một cách nào đó nô lệ hóa nhau bằng những “ý thức hệ”, bằng nhiều cơ chế và luật lệ, nhất là những luật lệ, cơ chế mang tính tôn giáo thì chúng ta đã xem thường giá máu của Đấng Cứu Độ?

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Toàn văn Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh 2 tháng Tư, 2021 tại thềm Đền Thờ Thánh Phêrô
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
05:40 31/03/2021


Biên soạn bởi Nhóm Hướng đạo Agesci “Foligno I” ở Umbria, và các trẻ em từ các lớp giáo lý Rước Lễ Lần Đầu và Thêm Sức tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Uganda ở Rôma

Lời Dẫn Nhập

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa biết rằng ngay cả trẻ em cũng có những cây thánh giá, không nhẹ hơn cũng không nặng hơn của người lớn, nhưng chúng là những cây thánh giá thực sự, gây ra những cảm giác nặng nề ngay cả vào ban đêm. Và chỉ Chúa mới biết điều đó và quan tâm đến điều đó một cách nghiêm chỉnh. Chỉ có Chúa.

Chỉ có Chúa mới biết trẻ em khó khăn như thế nào để học được cách không sợ bóng tối và cô đơn.
Chỉ có Chúa mới biết rằng các em khó khăn như thế nào khi không thể kiềm chế bản thân và thức dậy ướt đẫm mồ hôi mỗi sáng.

Chỉ Chúa mới biết các em khó khăn ra sao khi không thể nói năng lưu loát như những người khác, suy nghĩ nhanh và hành động đúng.

Chỉ có Chúa mới biết những đứa trẻ ngỡ ngàng như thế nào khi chứng kiến cảnh cha mẹ chúng cãi vã, đóng sầm cánh cửa và không nói chuyện với nhau trong nhiều ngày.

Chỉ có Chúa mới biết các em khó khăn như thế nào khi bị người khác chế giễu và nhận ra rằng chúng bị loại khỏi các nhóm bạn.

Chỉ có Chúa mới biết nghèo khó nghĩa là gì và nỗi buồn khi phải từ bỏ giấc mơ có được những gì bạn bè đang có.
Chỉ có Chúa biết rằng trẻ em khó biết chừng nào để có thể giải thoát khỏi một bí mật khiến chúng bị tổn thương, không biết nói với ai vì sợ bị phản bội, bị buộc tội hoặc không được tin tưởng.

Lạy Chúa Giêsu nhân lành, Chúa cũng đã từng là một đứa trẻ như chúng, Chúa cũng đã chơi đùa và có lẽ đã té ngã và bị thương; Chúa cũng đã đến trường và có thể một số bài tập về nhà không diễn ra tốt đẹp; Chúa cũng đã có cha có mẹ và Chúa biết rằng trẻ em ngày nay đôi khi không muốn vâng lời khi được yêu cầu làm bài tập, đổ rác, dọn giường và dọn dẹp phòng ngủ; Chúa cũng đã đi học giáo lý và cầu nguyện và Chúa biết rằng không phải lúc nào trẻ em cũng đến đó với nhiều niềm vui.

Lạy Chúa Giêsu nhân lành của con, Chúa biết trên hết rằng trên thế giới này có những trẻ em không có thức ăn, không được học hành, bị bóc lột và buộc phải ra trận.

Xin Chúa giúp họ mỗi ngày vác thập tự giá của mình. Xin giúp các em ngày càng trở nên tốt hơn: được như thánh ý Chúa muốn.

Chúng con cảm ơn Chúa vì chúng con biết rằng Chúa luôn gần gũi với các em và Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng, đặc biệt là khi chúng sợ hãi, và Chúa đã sai Thiên thần Hộ mệnh bảo vệ và soi sáng các em mỗi ngày. Amen.

Đức Thánh Cha:

Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Đáp: Amen

Chặng thứ nhất: Quan Phongxiô Philatô luận giết Chúa Giêsu

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Ông Philatô muốn thả Đức Giêsu, nên lại lên tiếng một lần nữa. Nhưng họ cứ một mực la lớn: “Đóng đinh! Đóng đinh nó vào thập giá!”

Ông Philatô quyết định chấp thuận điều họ yêu cầu. Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Đức Giêsu thì ông trao nộp theo ý họ muốn. (Lc 23, 20-21. 24-25).


Suy Niệm:

Khi con học lớp một, Marco, một đứa trẻ cùng lớp với con, bị đổ lỗi đã ăn trộm đồ ăn vặt của bạn cùng lớp. Con biết đó không phải là sự thật, nhưng con im lặng, đó không phải là vấn đề của con, và sau đó mọi người quyết liệt cho rằng anh ấy là thủ phạm. Tại sao con lại phải can thiệp?

Mỗi khi nghĩ lại con vẫn thấy xấu hổ, thấy đau đớn cho hành động đó của mình. Lẽ ra, con có thể giúp người bạn này của mình, nói lên sự thật và giúp thực thi công lý, nhưng thay vào đó, con đã cư xử như Philatô và con muốn phớt lờ điều đó. Con đã chọn con đường thoải mái nhất và rửa tay sạch sẽ. Hôm nay con hối hận vô cùng: Con muốn có một chút can đảm, làm theo trái tim mình và giúp đỡ người bạn của con đang gặp khó khăn.

Đôi khi chúng con chỉ nghe thấy tiếng của những kẻ thực thi và mong muốn điều ác. Công lý là một con đường thăng trầm, với những trở ngại và khó khăn, nhưng chúng con có Chúa Giêsu ở bên cạnh, sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ chúng con.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con một trái tim đơn sơ và chân thành, để con có đủ can đảm và sức mạnh để có thể bước đi theo đàng công chính của Chúa: “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.” ( Tv 23: 4).

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa là Cha nhân lành, xin ban Thần Khí Chúa và sức mạnh cho chúng con, vì chỉ như thế, chúng con mới có can đảm làm chứng cho chân lý của Chúa, cho con đường công lý và hòa giải. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Mẹ Sầu Bi đứng bên thánh giá, nhìn Con yêu đôi mắt lệ sa.

Chặng thứ hai: Chúa Giêsu vác thánh giá

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Những kẻ canh giữ Đức Giêsu nhạo báng đánh đập Người. Chúng bịt mắt Người lại, rồi hỏi rằng: “Nói tiên tri xem: ai đánh ông đó?” Chúng còn thốt ra nhiều lời khác xúc phạm đến Người. (Lc 22: 63-25).

Suy Niệm:

Trong lớp, chúng con thay phiên nhau đọc to truyện Con Chim Hải Âu Và Con Mèo. Khi đến lượt Martina, cô ấy bắt đầu nhầm lẫn các chữ cái với nhau và do đó câu chuyện trở thành vô nghĩa. Hết chữ này đến chữ khác, con bắt đầu cười khúc khích và tất cả những bạn khác cũng làm theo. Con vẫn nhớ Martina mặt đỏ bừng, giọng nói đứt quãng và đôi mắt rưng rưng.

Có thể chúng con không cố ý cười cô ấy, nhưng chúng con đã gây ra cho cô ấy bao nhiêu đau đớn bằng tiếng cười của mình!

Bách hại không phải là một ký ức xa xăm đến tận hai ngàn năm trước: đôi khi một số hành động của chúng ta có thể trở thành một lời phán xét, làm tổn thương và chà đạp anh chị em mình.

Đôi khi làm cho ai đó đau khổ có thể khiến chúng ta có chút thích thú, bởi vì đằng sau những đau khổ đó, chúng ta đã che đậy những bất toàn của chính mình.

Chúa Giêsu đã dạy chúng con yêu và trong tình yêu của Người, chúng con tìm thấy câu trả lời cho mọi đau khổ. Chúng con phải sẵn sàng làm mọi thứ để không làm hại người khác, để làm điều tốt cho họ.

Lạy Chúa, không có gì có thể ngăn cách chúng con khỏi tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con biết yêu thương những anh chị em kém may mắn của mình.

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa là Cha nhân lành, Chúa đã sai Chúa Giêsu đến trong thế gian, và vâng phục cho đến chết, xin ban cho chúng con sức mạnh của đức ái để can đảm vác thập giá của chúng con. Xin ban cho chúng con hy vọng của Chúa và cho chúng con biết cách nhận ra Chúa ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời chúng con. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Lòng thân mẫu như gươm sắc thâu qua, biết bao đắng cay cùng Chúa chan hòa, ôi Mẹ đau khổ suy nào cùng.

Chặng thứ ba: Ðức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề. Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm. (Is 53: 4-5)

Suy Niệm:

Năm lớp 5, môn Toán là môn con học giỏi nhất, con làm xong bài kiểm tra trong vài phút và con chỉ biết một kết quả duy nhất: “xuất sắc”.

Lần đầu tiên, khi con đọc thấy thầy giáo phê “thiếu sót”, con cảm thấy mình là hư vô, con cảm thấy sức nặng của một thất bại bất ngờ, con cảm thấy cô đơn và không ai an ủi con.

Nhưng khoảnh khắc đó đã khiến con trưởng thành hơn: ở nhà bố mẹ con đã an ủi con và khiến con cảm nhận được tình yêu của họ; Con đứng dậy và tiếp tục học tập. Hôm nay con biết rằng mỗi ngày chúng con đều có thể bị chùn bước và chúng con có thể gục ngã, nhưng Chúa Giêsu luôn ở đó để chìa tay ra cho chúng con, gánh vác thập giá của chúng con và thắp lại hy vọng trong chúng con.

Lạy Chúa, Chúa đã ngã xuống dưới sức nặng cây thập tự giá lớn mà Chúa đang vác. Con cũng thường bị ngã và bị thương. Xin Chúa giữ con vững bước trên con đường của con và cho con sức mạnh để mang vác những gánh nặng của con cùng với Chúa.

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa, Chúa đã gánh vác những đau khổ của chúng con và đưa chúng lên chiếc giá treo cổ nghiền nát và sỉ nhục. Xin Chúa đừng bỏ rơi chúng con dưới sức nặng thập giá của chúng con, đôi khi chúng dường như quá nặng nề đối với chúng con. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Thương Con Một Thiên Chúa chí nhân, xưa vinh phúc vô ngần, nay Người đau khổ hơn mọi người.

Chặng thứ tư: Ðức Mẹ gặp Ðức Chúa Giêsu vác Thánh Giá

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: “Họ hết rượu rồi.” Đức Giêsu đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.” Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.” (Ga 2: 3-5)

Suy Niệm:

Khi nghĩ về mẹ, con nhìn thấy khuôn mặt nhân hậu của mẹ, con cảm thấy hơi ấm từ những cái ôm của mẹ và con nhận ra tất cả tình yêu của mẹ dành cho con.

Mẹ đồng hành với con ở mọi nơi, tập đá banh, học tiếng Anh và học giáo lý vào các sáng Chúa Nhật.

Vào buổi tối, dù mệt nhọc, Mẹ vẫn giúp con trong khi con làm bài tập về nhà; và khi con gặp ác mộng vào ban đêm, Mẹ ngồi cạnh con, xoa dịu con và đợi con ngủ tiếp.

Nếu con có vấn đề, nghi ngờ, hay có suy nghĩ không hay nào đó, Mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe con với nụ cười của mình.

Và trong những giây phút tồi tệ nhất, con không cần nói thành lời, chỉ cần một cái nhìn, Mẹ hiểu ngay và giúp con vượt qua mọi đau khổ.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con xứng đáng được Đức Maria, Mẹ Thiên đàng ôm ấp vào lòng.

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa là Cha nhân lành, xin ban cho chúng con gặp được ánh mắt yêu thương của Mẹ Maria, để mỗi người chúng con, khi thoát khỏi sự cô đơn nội tâm của mình, có thể yên nghỉ trong vòng tay từ mẫu của Mẹ, Đấng trong Chúa Giêsu đã ôm ấp và yêu thương mọi người. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Nào ai chẳng cùng than khóc thảm thương với Maria Mẹ Chúa thiên đàng trong giờ Con Chúa mang cực hình.

Chặng thứ năm: Ông Simon vác Thánh giá đỡ Ðức Chúa Giêsu

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Khi điệu Đức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simôn, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giêsu (Lc 23:26)

Suy Niệm:

Trong suốt mùa hè, con chơi với bạn bè cùng xóm trong công viên trước nhà. Từ vài tháng nay, chúng con đã có một người hàng xóm mới có một cậu con trai bằng tuổi con. Nhưng anh ấy không chơi với chúng con, thậm chí anh ấy không hiểu rõ ngôn ngữ của chúng con. Một ngày nọ, con nhận thấy rằng anh ấy đang quan sát chúng con từ xa, anh ấy muốn chơi với chúng con lắm, nhưng anh ấy không đủ can đảm để hỏi. Con đến gần anh ấy, chúng con giới thiệu bản thân mình và mời anh ấy chơi một trận bóng với chúng con. Walid đã là một trong những người bạn tốt nhất của con kể từ đó, và là một thủ môn cho đội của chúng con.

Nhìn một người từ xa, đầu tiên chúng con nhận thấy hình bóng, sau đó chúng con hiểu người đó là nam hay nữ và từ từ các chi tiết trên khuôn mặt người ấy hình thành, nhưng chỉ khi nhận ra người ấy là anh em, chúng con mới mở lòng đón nhận.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết chào đón với tình yêu thương tất cả những anh chị em cô đơn và bị gạt ra ngoài lề mà con sẽ gặp trên đường đời của mình.

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận ra Chúa trong những người rốt cùng chúng con gặp trên đường đời; xin ban cho chúng con lòng can đảm và niềm hạnh phúc khi cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho khách đỗ nhà, cho kẻ rách rưới ăn mặc và chăm sóc những người đau yếu, gặp gỡ và tiếp đón Chúa trong những người anh chị em của chúng con. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Người ơi hãy trông Mẹ Chúa Giêsu dưới cây khổ đau tâm trí thảm sầu, sao lòng chai đá không buồn rầu?

Chặng thứ sáu: Bà Veronica trao khăn cho Ðức Chúa Giêsu lột mặt

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?” Đức Vua sẽ đáp lại rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (x. Mt 25: 37-40).

Suy Niệm:

Hôm đó con phải chơi trận đấu quan trọng nhất của giải đấu, đó là cơ hội để thể hiện tất cả các kỹ năng của mình. Trong phòng thay quần áo, con đã bị nao núng và cảm thấy sợ hãi, nhưng khi bước vào sân, con thấy giữa các khán giả Marco, người bạn thân nhất của con, người mặc dù không yêu túc cầu, đã đến đó để ủng hộ con. Đó là lần đầu tiên anh ấy đến xem con thi đấu, và thật không may, chúng con đã thua cuộc.

Khi đang tắm, con buồn và nản lòng, nhưng khi rời khỏi phòng thay quần áo, con thấy bạn mình: anh ấy đã đợi con với ly nước cam trên tay. Chúng con đã dành thời gian bên nhau, và vì thế giờ khắc đó và ly soda cam đó khiến mọi thứ trở nên dễ chịu hơn, thất bại đã trở thành một ký ức bớt cay đắng hơn.

Một cuộc gặp gỡ, một cái nhìn, một cử chỉ có thể thay đổi một ngày của chúng con và lấp đầy trái tim của chúng con. Trong khuôn mặt đau khổ của một người bạn, hoặc thậm chí của một người lạ, có khuôn mặt của Chúa Giêsu, người đi cùng con đường với con. Vấn đề là liệu con có đủ can đảm để đến gần không?

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con được nhìn thấy ánh mắt của Chúa trong lúc khó khăn, để con có thể tìm thấy niềm an ủi trong tình yêu của Ngài.

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa, xin hãy để ánh sáng từ thiên nhan Chúa, đầy lòng thương xót, chữa lành những vết thương bị bỏ rơi và những tội lỗi làm khổ chúng con. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Giờ đây ngắm suy Con Chúa chí nhân hiến thân hy sinh chuộc lỗi nhân trần, cam chịu bao đớn đau nhục hình.

Chặng thứ bẩy: Ðức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. (1 Pt 2: 22,24).

Suy Niệm:

Năm lớp 4, con muốn bằng mọi giá trở thành nhân vật chính trong vở kịch của nhà trường vào dịp cuối năm. Con đã làm việc chăm chỉ để lấy được phần đó, con đã lặp lại lời thoại nhiều lần trước gương, nhưng giáo viên đã quyết định giao phần đó cho Giovanni. Anh là một đứa trẻ luôn biệt lập với bạn bè.

Vào lúc đó, con cảm thấy nhục nhã và tức giận, với chính mình, với giáo viên và với Giovanni. Buổi biểu diễn thành công tốt đẹp, từ đó Giovanni cởi mở hơn với cả lớp.

Sự thất vọng của con đã được dùng để giúp đỡ một người khác, sự lựa chọn của giáo viên đã mang lại cơ hội cho người thực sự đang rất cần.

Lạy Chúa Giêsu, xin biến con thành công cụ tình yêu của Chúa, xin cho con biết lắng nghe tiếng kêu đau khổ của những người đang sống trong hoàn cảnh khó khăn, để có thể an ủi họ.

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa, Chúa đã ngã xuống đất như bao người khác. Xin ban cho chúng con sức mạnh để đứng dậy trở lại khi chúng con thậm chí đã chán không còn muốn đứng dậy nữa. Xin tăng thêm cho chúng con xác tín rằng, trong mệt mỏi và chán nản, chúng con luôn có thể bắt đầu bước đi với Chúa bên cạnh chúng con một lần nữa. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Mẹ Maria là suối yêu thương, hãy xin cho con đau đớn cùng Người, gây nhiều công phúc trên đường đời.

Chặng thứ tám: Ðức Chúa Giêsu đứng lại an ủi con thành Giêrusalem

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu.

Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: “Phúc thay đàn bà hiếm hoi, người không sinh không đẻ, kẻ không cho bú mớm!” Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Đổ xuống chúng tôi đi!”, và với gò nổng: “Phủ lấp chúng tôi đi! Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao?” Có hai tên gian phi cũng bị điệu đi hành quyết cùng với Người. (Lc 23: 27-32)..


Suy Niệm:

Anh em con đã chơi trò chơi điện tử cả buổi chiều. Khi buổi tối đến, mẹ hỏi chúng con đã làm bài tập chưa. Cả hai chúng con đều trả lời: “Rồi mẹ ạ”. Con ngay lập tức phóng nhanh về phòng và bắt đầu làm bài, trong khi em con vẫn ngồi xem TV trên ghế sofa.

Hôm sau nó không đi học, giả đau bụng kinh khủng.

Về nhà, con vào phòng em con và chúng con nói về những gì đã xảy ra: chúng con đã sai khi nói dối mẹ và em con lại còn giả vờ đau bụng nữa chứ.

Con bắt nó làm bài tập ngay lập tức, vì vậy con đã giúp em con bắt kịp ngày hôm qua. Sau khi hoàn thành, chúng con dành phần còn lại của buổi chiều để chơi.

Sửa sai anh em là một cử chỉ khó nhưng cần thiết, nó đòi hỏi sự dũng cảm, giản dị và tế nhị.

Lạy Chúa Giêsu, Đấng làm cho trái tim chúng con đầy ngọt ngào và nhạy cảm, xin cho chúng con có khả năng chăm sóc những người anh em nhỏ bé nhất của mình.

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa, là Cha nhân lành, xin làm cho chúng con trở thành nhân chứng đáng tin cậy về lòng thương xót của Chúa. Xin hãy làm cho lời nói và hành động của chúng con luôn là dấu chỉ chân thành và tình bác ái đối với mỗi người anh em. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Nguyện xin lửa yêu nung đốt tâm con, biết yêu mến Chúa trọn cả tâm hồn, cho dù sao cũng không sờn lòng.

Chặng thứ chín: Ðức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. (Ga 12: 24-25).

Suy Niệm:

Một năm qua cùng với gia đình chúng con đã không về thăm ông bà; bố mẹ con nói rằng điều đó rất nguy hiểm, chúng con có thể khiến ông bà mình nhiễm coronavirus. Con nhớ ông bà con lắm!

Con cũng nhớ những người bạn trong đội bóng chuyền và nhóm hướng đạo của con.

Con thường cảm thấy đơn độc.

Trường học cũng đã bị đóng cửa, trước đây đôi khi con không muốn đến trường, nhưng giờ này con chỉ muốn quay lại lớp học để gặp lại các bạn cùng lớp và thầy cô giáo.

Nỗi buồn cô đơn đôi khi trở nên không thể chịu đựng nổi, chúng con cảm thấy bị mọi người “bỏ rơi”, nụ cười héo hắt trên môi. Giống như Chúa Giêsu, chúng con thấy mình bị ngã sụp xuống đất.

Lạy Chúa Giêsu, ánh sáng ngàn thu, xin hãy chiếu sáng, khi con lạc vào những suy nghĩ đen tối nhất, và rời xa Ngài.

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa, xưa Chúa đã lên đồi Canvê như một con chiên hiến tế, xin soi sáng cho chúng con trong đêm đen này, để chúng con không bị lạc trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Mẹ Maria xin hãy giúp con khắc sâu vết thương của Chúa nhân lành trong lòng con chẳng khi nào sờn.

Chặng thứ mười: Quân dữ lột áo Ðức Chúa Giêsu

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau, xem ai được cái gì. Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn. Đó là những điều lính tráng đã làm. (Mc 15, 24; Ga 19, 24b).

Suy Niệm:

Trên các kệ trong phòng con có rất nhiều búp bê, mỗi con đều khác nhau. Vào mỗi dịp kỷ niệm, con lại nhận được một món quà mới, và con rất thích tất cả những người bạn nhỏ của mình.

Vào một ngày Chúa Nhật, trong lời thông báo vào cuối thánh lễ, cha xứ nói về việc quyên góp đồ chơi cho trẻ em tị nạn đến từ Kosovo.

Về nhà, con nhìn những con búp bê của mình và nghĩ “Con có thực sự cần chúng không?”

Với nỗi buồn, con chọn một vài cái, những cái cũ nhất, những cái mà con ít thích nhất. Con chuẩn bị hộp để mang đến nhà thờ vào Chúa Nhật tuần sau.

Tuy nhiên, vào buổi tối, con có cảm giác rằng mình chưa làm đủ. Trước khi con có thể ngủ được, chiếc hộp chứa đầy búp bê và những chiếc kệ đã trống trơn.

Loại bỏ những thứ thừa thãi làm nhẹ tâm hồn và giải thoát chúng con khỏi sự ích kỷ.

Cho đi khiến bạn hạnh phúc hơn là nhận lại.

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy gìn giữ trái tim con, xin cho tim con thoát khỏi sự nô lệ của cải vật chất. Xin giúp con có thể cho đi không chỉ những thứ thừa thãi mà còn cả những thứ cần thiết nữa.

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa, là Cha nhân lành, xin thu hẹp khoảng cách giữa chúng con với nhau, xin cho chúng con quảng đại chia sẻ những ân sủng quan phòng của Chúa với anh chị em của chúng con. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Nguyện xin khóc than với Đức Nữ Trinh, đớn đau thảm thương chung với Chúa mình, bao ngày con sống trên phàm trần.

Chặng thứ mười một: Quân dữ đóng đanh Ðức Chúa Giêsu

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!” Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!” (Lc 23: 35-37).

Suy Niệm:

Vào ngày lễ Giáng sinh cùng với nhóm hướng đạo sinh, chúng con đến Rôma, để cùng các Nữ tu Bác ái Thừa sai phân phát bữa trưa cho những người nghèo khó, nên phải bỏ ngày nghỉ cùng gia đình.

Trên đường đến đó bằng xe lửa, con nghĩ về tất cả những thứ con sẽ bỏ lỡ: bánh cappelletti do đích thân bà Maria làm, trò chơi lô tô, trò chơi ô chữ, những món quà bị vứt bỏ trước bếp lửa...

Trở về, con nghĩ đến khuôn mặt của những người con đã phục vụ, nụ cười và câu chuyện của họ. Ý nghĩ về việc đã mang đến cho những người đó một khoảnh khắc thanh thản đã làm cho mùa Giáng sinh đó không thể nào quên.

Dâng mình và phục vụ mình bằng tình yêu thương là lời dạy mà Chúa Giêsu ban cho chúng con trên thập tự giá.

Lạy Chúa Giêsu, xin giải thoát chúng con khỏi niềm kiêu hãnh và những định kiến của chúng con, để trái tim chúng con rộng mở với người khác.

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ân sủng để không bị đóng đinh vào tội lỗi của chúng con, nhưng xin giúp chúng con nhìn thấy trong tất cả những yếu đuối của chúng con, một khả năng mới để sức mạnh của Thập giá ban sự sống và hy vọng của Chúa chiếu sáng những lỗi lầm của chúng con. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Mẹ Maria trinh khiết vô song, hãy xin cho con chung nỗi u buồn, không hề than trách, không ngại ngùng.

Chặng thứ mười hai: Ðức Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh Giá

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giêsu kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở. (Lc 23: 44-46).

Suy Niệm:

Cách đây một thời gian ngắn, sau khi giải quyết xong các bài tập trong lớp, con đã viết một bài báo về tình trạng trẻ em là nạn nhân của Mafia. Con tự hỏi: làm sao những việc khủng khiếp như thế lại có thể xảy ra được? Có đúng không khi tha thứ cho những điều này? Và liệu con có thể làm được không?

Qua cái chết trên thập tự giá, Chúa Giêsu đã ban cho mọi người ơn cứu rỗi. Ngài không đến để kêu gọi những người công chính, nhưng để kêu gọi những tội nhân có lòng khiêm nhường và can đảm hoán cải.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con sức mạnh để tha thứ, Người đã nói: “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.” (Lc 15:7)

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa Giêsu, Đấng đã chết trên thập tự giá vì chúng con, để trao ban chính mình cho chúng con như hy tế muôn đời và chung cuộc. Xin đón nhận cuộc đời của chúng con đang bám víu vào Chúa. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Lòng con nhớ luôn ơn Chúa cứu con, hiến dâng lên Chúa toàn thể xác hồn, cho dù đau đớn không hề rời.

Chặng thứ mười ba: Tháo đanh Ðức Chúa Giêsu xuống mà phó ở tay Ðức Mẹ

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giuse, và cũng là môn đệ Đức Giêsu. Ông đến gặp ông Philatô để xin thi hài Đức Giêsu. Bấy giờ tổng trấn Philatô ra lệnh trao trả thi hài cho ông (Mt 27, 57-58).

Suy Niệm:

Những người trông giống như các phi hành gia, mặc áo bảo hộ che kín người, đeo găng tay, khẩu trang và kính che mặt, bước ra khỏi xe cấp cứu và đưa ông của con đã khó thở trong vài ngày ra xe.

Đó là lần cuối cùng con nhìn thấy ông nội của mình, ông đã mất vài ngày sau đó trong bệnh viện, con đoán ông cũng phải chịu đựng sự cô đơn.

Con không thể gần gũi với ông con, nói lời chia tay và là một niềm an ủi cho ông con.

Con cầu nguyện cho ông con mỗi ngày, để con có thể đồng hành cùng ông trong chuyến hành trình cuối cùng trên trần thế này.

Chúng con cảm ơn Chúa, Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ban cho chúng con sức mạnh của hy vọng nhờ cái chết của Chúa trên thập tự giá.

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa là Cha nhân lành, xin ban cho chúng con cảm thấy Chúa gần gũi với chúng con như một sự hiện diện đầy an ủi và hòa giải, cho đến giây phút, nhờ ơn quan phòng của Chúa, Chúa sẽ kêu gọi chúng con nên một với Ngài. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Lòng con ước được thương tích Chúa ban, biết thiết tha mến yêu Chúa muôn loài, vui lòng khi chết đi vì Người

Chặng thứ mười bốn: Táng xác Ðức Chúa Giêsu trong hang đá

Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ

Khi đã nhận thi hài, ông Giuse lấy tấm vải gai sạch mà liệm, và đặt vào ngôi mộ mới, đã đục sẵn trong núi đá, dành cho ông. Ông lăn tảng đá to lấp cửa mồ, rồi ra về. (Mt 27: 59-60).

Suy Niệm:

Lạy Chúa Giêsu, con tên là Sara, con mười hai tuổi và con muốn cảm ơn Chúa vì hôm nay Chúa đã dạy con làm điều tốt nhân danh tình yêu của Chúa. Chúa đã dạy con vượt qua mọi đau khổ bằng cách phó thác bản thân mình cho Chúa; yêu người như anh em của mình; ngã và đứng dậy; để phục vụ người khác; để thoát khỏi những định kiến; để nhận ra điều cần thiết và trên hết là kết hiệp cuộc sống của con với Chúa mỗi ngày. Hôm nay, nhờ cử chỉ yêu thương vô bờ bến của Chúa, con biết rằng cái chết không phải là dấu chấm hết cho tất cả mọi thứ.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đừng bỏ ngang lời cầu nguyện khi cảm thấy lòng nặng trĩu trước phiến đá của ngôi mộ của Chúa.

Đức Thánh Cha dâng lời nguyện

Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa là Cha nhân lành, trên đường đời khi chúng con thấy những vấn nạn khó khăn, xin ban cho chúng con niềm hy vọng Phục sinh từ cuộc Vượt Qua của Chúa. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con.

Cộng đoàn:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Kìa khi chúng con sau phút lâm chung, cúi xin Chúa thương ban phước linh hồn, thiên đàng vinh phước muôn ngàn trùng.

Lời nguyện cuối cùng

Lạy Chúa, là Cha nhân lành, năm nay chúng con cũng đã tưởng niệm Đàng Thánh Giá của Con Chúa là Chúa Giêsu, Chúa chúng con, và chúng con đã làm điều đó với tiếng nói và lời cầu nguyện của những đứa trẻ, những người mà chính Chúa đã chỉ ra như một tấm gương để bước vào Vương quốc của Người.

Xin giúp chúng con trở nên giống như các trẻ thơ, nhỏ bé, cần mọi thứ, và mở lòng đón nhận cuộc sống. Xin cho chúng con lấy lại sự trong sáng của ánh mắt và trái tim.

Chúng con xin Chúa chúc phúc và bảo vệ mọi trẻ em trên thế giới, để chúng càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan, sống trong ân sủng, hiểu biết và làm theo những dự án tốt đẹp mà Chúa đã thiết kế cho mỗi đứa trẻ.

Xin hãy chúc phúc cho các bậc cha mẹ và những người cộng tác với họ trong việc giáo dục những đứa trẻ này của Chúa, để họ luôn cảm thấy hợp nhất với Chúa trong việc trao ban sự sống và tình yêu thương.

Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Sau khi Đức Thánh Cha nói vài lời, ngài ban phép lành cho những người hiện diện và cả những ai theo dõi qua các phương tiện truyền thông.

Đức Thánh Cha nói:

Chúa ở cùng anh chị em

Đáp: Và ở cùng Cha.

Hãy chúc tụng danh Chúa

Đáp: Bây giờ và luôn mãi

Ơn phù trợ chúng con ở nơi danh Chúa

Đáp: Là Đấng tạo thành trời đất

Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha, và Con và Thánh Thần ban phép lành cho anh chị em

Đáp: Amen


Source:Holy See Press Office
 
Dấu hiệu phò sinh của một giáo xứ tại Canada lại bị phá hoại
Đặng Tự Do
05:54 31/03/2021


Một bảng quảng cáo có hình ảnh người mẹ trẻ bồng con trong khuôn viên của Giáo xứ Thánh Luca đã bị phá hoại một lần nữa.

Một vài năm trước, cộng đoàn giáo xứ Maple Ridge đã lắp đặt tấm biển hướng về phía những du khách đi về hướng Tây trên Đường Dewdney Trunk giữa hai con đường 202 và 203. Đây là lần thứ hai nó bị xịt sơn.

Aida Vorlicek, trợ lý hành chính giáo xứ, cho biết nhà thờ đã trở thành mục tiêu phá hoại nhiều lần trong những năm gần đây, bao gồm vẽ bậy lên các phần khác của tài sản nhà thờ và vụ trộm một quả chuông nhà thờ ngoài trời, nhưng các vụ việc dường như không đe dọa đến sự an toàn của giáo dân.

“Họ không đưa ra bất kỳ lời thô tục nào trên đó hoặc những khẩu hiệu, họ chỉ cố che đi thông điệp của chúng tôi,” cô nói.

Cô cho biết thêm việc phá hoại không dẫn đến những chi phí sửa chữa đáng kể cho giáo xứ, nhưng chỉ làm mất thời gian và công sức của các tình nguyện viên sẵn sàng dành vài giờ để dọn dẹp mỗi lần như thế.

Giáo xứ đã đệ trình báo cáo cảnh sát sau khi tấm biển phò sinh bị phá hoại lần đầu tiên vào năm 2020.

Bảng quảng cáo đã tạo ra rất nhiều cuộc thảo luận. Sau khi nó bị phá hoại lần đầu tiên, giáo dân Frances Maddalozzo đã viết một lá thư cho tờ báo địa phương, với tiêu đề “Làm thế nào mà thông điệp về tình mẫu tử lại có thể gây xúc phạm đến vậy?”

Khi được chia sẻ trên Facebook, bức thư đã tạo ra hơn 330 bình luận với nhiều góc nhìn khác nhau, từ các thành viên cộng đồng đồng ý với thông điệp của tấm biển cho đến những người cho rằng cảm thấy bị xúc phạm. Một số thậm chí còn hoan nghênh sự phá hoại.

Maddalozzo tin rằng số lượng lớn các bình luận cho thấy tấm biển quảng cáo đang “gây ảnh hưởng đến dư luận” như dự định của nó.

Bảng quảng cáo này là sự hợp tác giữa giáo xứ, các Hiệp sĩ Kha Luân Bố, và Hội Nhân ái Cuộc sống. Trong mùa Vọng và mùa Giáng sinh, thông điệp được thay thế bằng “Hãy nhớ đến Chúa Kitô trong Mùa Giáng sinh”.
Source:BC Catholic
 
Đức Hồng Y Bo kêu gọi các bạn trẻ đừng đi vào con đường bạo lực
Đặng Tự Do
05:55 31/03/2021


Quân đội Miến Điện tỏ ra quyết liệt hơn đối với những người biểu tình. Những hình ảnh ghi được tại Mandalay, cho thấy chúng bắn chết những người biểu tình và kéo thi thể của họ trên đường phố như một hình thức khủng bố những người tham gia vào các cuộc biểu tình. Trong bối cảnh kinh hoàng này, Đức Hồng Y Charles Bo đã đưa ra lá thư sau đây:

Tổng giáo phận Yangon, ngày 24 tháng 3 năm 2021

Tôi xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới tất cả các bạn trẻ và toàn thể công dân trên cả nước.

Tôi vô cùng ngưỡng mộ và đánh giá cao những đóng góp lịch sử và sự hy sinh của các bạn vì những điều tốt đẹp hơn của đất nước và nhân dân chúng ta.

Phong trào của các bạn là một phong trào toàn quốc, dựa trên các giá trị dân chủ, bất bạo động, bình đẳng và đoàn kết, đồng thời mong muốn mang lại công lý cho tất cả mọi người. Phong trào của các bạn đã nhận được sự ngưỡng mộ của thế giới về tính tự phát, tính sáng tạo, tính trật tự, kỹ năng tổ chức quy mô và cách tiếp cận phi bạo lực.

Như với tất cả các phong trào lịch sử, các bạn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn:

Một mặt, các bạn đang cố gắng hết sức để tồn tại trong những hoàn cảnh rất khó khăn: Bạo lực tàn bạo đối với người dân khiến ngày càng không thể có các cuộc tụ họp ôn hòa; sợ hãi, trầm cảm và lo lắng về quá trình hành động trong tương lai; tìm kiếm những nơi an toàn và sống trong những lo lắng hiện sinh.

Đau lòng và thất vọng vì bạo lực phải đối mặt và bởi số người chết ngày càng tăng, các bạn tự hỏi liệu đấu tranh vũ trang có thể là phản ứng tốt hơn đối với sự đàn áp và tàn bạo hàng ngày mà các bạn phải đối mặt hay không.

Tôi nhìn nhận nỗi đau, sự tức giận và tổn thương của các bạn. Tuy nhiên, tôi cảnh báo các bạn đừng đi vào con đường đấu tranh bạo lực và kêu gọi các bạn hãy kiên quyết và có kỷ luật bất bạo động. Phong trào đầy ấn tượng của các bạn đã nhận được sự chú ý, đoàn kết, ngưỡng mộ và ủng hộ trên toàn thế giới vì tính chất hòa bình của nó cho đến nay.

Cuộc đấu tranh của Miến Điện đã quá dài và đẫm máu. Không có giải pháp dễ dàng. Sự căm ghét không thể bị xua tan bằng sự căm ghét mà chỉ bằng tình yêu thương; bóng tối không bao giờ bị xua tan bởi bóng tối mà chỉ bằng ánh sáng.

Tất cả các truyền thống đức tin đều tuân theo bất bạo động vì bản chất mọi bạo lực đều là xấu xa. Bạo lực mang lại bạo lực lớn hơn. Tôi lên án vô điều kiện mọi hành động bạo lực đối với những thường dân không có vũ khí. Con đường đấu tranh bạo lực thoạt đầu sẽ gây hưng phấn cho một bộ phận người dân nhưng về lâu dài sẽ khiến số đông xa lánh, mất hết sự ủng hộ và thiện chí không chỉ của một nước mà cả với cộng đồng quốc tế.

Một lần nữa, tôi kêu gọi các bạn hãy ôn hòa và có chiến lược để tránh đối đầu và tổn thất nhân mạng. Tôi tiếp tục ủng hộ và luôn sẵn sàng cho mọi nỗ lực và can thiệp bất bạo động và hòa bình. Tôi hoàn toàn cam kết ở tất cả các cấp để giảm bạo lực trên đường phố và bảo vệ cuộc sống.

Xin Chúa chúc lành cho mỗi người trong các bạn.

+ Đức Hồng Y Charles Bo

Tổng giám mục Yangon



Source:Asia News
 
Đức Tổng Giám Mục Portland cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì Vatican nói ‘không’ đối với những lời chúc phúc đồng giới
Đặng Tự Do
05:55 31/03/2021


Đức Tổng Giám Mục Alexander Sample của Portland, Oregon đã lên tiếng cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là CDF, gần đây khẳng định giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân và con người.

Với lá thư này, Đức Tổng Giám Mục Sample đã “chia lửa” với Đức Hồng Y Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Ngài đã nhanh chóng trở thành mục tiêu tấn công trên các phương tiện truyền thông.

“Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha về tuyên bố gần đây của Bộ Giáo lý Đức tin”, Đức Tổng Giám Mục Sample nói hôm 23 tháng Ba.

“Tất cả mọi người đều được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, với phẩm giá con người, và đáng được chúng ta yêu thương và chăm sóc mục vụ. Đồng thời, có những hành động và những mối quan hệ nhất định, trong trường hợp này là sự kết hợp đồng giới, mà Giáo hội không thể ban phước”.

Ngài nhận xét rằng tuyên bố ngày 15 tháng 3 của CDF rằng Giáo hội không có quyền chúc phúc cho các kết hiệp đồng tính “chỉ đơn giản là một sự khẳng định lại giáo huấn liên tục của Giáo hội”.

Đức Tổng Giám Mục Sample giải thích điều này “không phải là vấn đề phân biệt đối xử mà là tôn trọng chân lý của con người và phẩm giá của hôn nhân”.

“Tôi nhận thấy đây là một sự thật không được nhiều người ưa thích, bằng chứng là nhiều người đã phản ứng với tuyên bố này, là điều đã được sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước khi công bố”.

Ví dụ, hơn 200 giáo sư thần học ở thế giới nói tiếng Đức đã ký vào một tuyên bố chỉ trích việc CDF từ chối ban phép lành cho các cặp đồng tính, và Giám mục Georg Bätzing của Limburg, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã lên tiếng ủng hộ việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Sample cho biết, việc làm rõ như thế do CDF đưa ra “ngày nay rất quan trọng khi có quá nhiều nhầm lẫn về điều gì là lợi ích đích thực của chúng ta và làm thế nào để đến gần hơn với Chúa Kitô”.

Ngài nhắc lại lòng biết ơn của mình “về giáo huấn rõ ràng của Giáo hội về vấn đề này” và cầu nguyện “rằng đây sẽ là thời điểm ân sủng độc đáo cho đời sống của Giáo hội”.

“Khi chúng ta đến gần Tuần Thánh và Lễ Phục sinh, tôi cầu nguyện rằng tất cả chúng ta, những anh chị em trong Chúa Kitô, sẽ được đổi mới bằng một cuộc gặp gỡ ban sự sống và biến đổi với Đấng Cứu Rỗi bị đóng đinh và phục sinh”.

Các Giám mục Rudolf Voderholzer của Regensburg và Stefan Oster của Passau cũng hoan nghênh phản ứng của CDF.

Và Giám mục Philip Egan của Portsmouth đã nói, liên quan đến khuynh hướng phân biệt trong ‘Tiến Trình Công Nghị’ của Giáo hội ở Đức, “tốt hơn là Rôma nên xác nhận lại rõ ràng các thông số đạo lý, như trong tuyên bố của CDF hôm qua về các kết hiệp đồng tính”.

“Chính Đức Thánh Cha cần phải can thiệp bằng cách đưa ra giáo huấn có thẩm quyền: đây là vai trò của chức vụ Kế Vị Thánh Phêrô. Ngài cũng nên triệu tập các giám mục Đức đến Rôma và trình bày rõ ràng hơn cho họ một phương pháp luận thích hợp”.
Source:Catholic News Agency
 
Khủng hoảng bí tích hòa giải tại New Jersey: Không vắc xin, không được xưng tội
Đặng Tự Do
16:32 31/03/2021


Một giáo xứ trong giáo phận Trenton đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thực sự đối với bí tích hòa giải khi tuyên bố rằng chỉ những ai đã được chủng ngừa COVID mới được xưng tội.

Hôm Chúa Nhật Lễ Lá, Nhà thờ Máu Châu Báu ở bãi biển Monmouth, New Jersey, đã đăng trên trang web của mình rằng nhờ những nới lỏng trong các hạn chế liên quan đến coronavirus, tòa giải tội sẽ một lần nữa được mở lại - nhưng chỉ dành cho những người đã được chủng ngừa coronavirus.

Trang web của giáo xứ cho biết: “Chỉ những người được chủng ngừa mới có thể đến với bí tích hòa giải để bảo vệ chính mình, và quan trọng hơn, để bảo vệ những người khác.”

Thông báo này đã gây ra các chỉ trích mạnh trên các phương tiện truyền thông, nhắm vào Cha chánh xứ Michael Sullivan, khiến giáo phận Trenton phải can thiệp. Trong một thông báo vào chiều Thứ Hai Tuần Thánh, Giáo Phận Trenton nói rõ rằng giáo xứ sẽ cho phép những người chưa tiêm vắc-xin được xưng tội.

“Giáo phận đã liên hệ với các linh mục có liên quan và trang web của giáo xứ đã được cập nhật để chào đón tất cả những người tìm kiếm bí tích hòa giải, bất kể tình trạng tiêm chủng”, Giáo phận Trenton cho biết vào chiều thứ Hai.

Bộ Giáo luật của Giáo hội quy định rằng không được từ chối việc giải tội, miễn là đáp ứng các điều kiện thích hợp.

Ðiều 843 triệt 1 nêu rõ “Thừa tác viên thánh không được từ chối ban Bí Tích khi có người xin lãnh nhận một cách thích đáng, đã được chuẩn bị hợp lệ và không bị giáo luật cấm nhận lãnh Bí Tích”.

Trong bối cảnh đại dịch coronavirus, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã có những hướng dẫn cụ thể về vệ sinh phòng dịch liên quan đến tòa giải tội. Thiết tưởng, không nên đặt ra thêm các rào cản đối với anh chị em giáo dân muốn tìm kiếm bí tích hòa giải trong Tuần Thánh, và họ nên được tạo điều kiện để giữ luật xưng tội ít là một lần trong một năm.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo lên án vụ nổ bom tự sát
Đặng Tự Do
16:33 31/03/2021


Các giám mục Công Giáo Indonesia đã lên án mạnh mẽ vụ đánh bom tự sát vào Chúa Nhật Lễ Lá vào Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu trên đảo Sulawesi khiến ít nhất 20 người bị thương.

Hai kẻ tấn công, cả hai đều chết trong vụ đánh bom, được cho là một phần của nhóm Jamaah Ansharut Daulah liên kết với bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Tổng Giám Mục Jakarta, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vào ngày 29 tháng 3 rằng các nạn nhân bị thương của vụ đánh bom đang nằm nhà thương và đang hồi phục.

Ngài nói rằng vụ tấn công vào ngày đầu tiên của Tuần Thánh đã “gây sốc cho tất cả mọi người ở Indonesia, không chỉ người Công Giáo”, và lưu ý rằng “các nhà lãnh đạo của tất cả các cộng đồng tôn giáo đã lên án bạo lực tàn bạo này”.

“Sau vụ đánh bom tự sát, chính phủ đã bảo đảm với chúng tôi những người Công Giáo, và các tín hữu Kitô nói chung, rằng các cử hành Tuần Thánh có thể được thực hiện theo kế hoạch - với sự bảo đảm an ninh từ chính phủ”, Đức Hồng Y Suharyo nói.

“Tất cả chúng tôi đều cầu nguyện rằng chúng tôi có thể cử hành Tuần Thánh này một cách hòa bình và tất cả người Indonesia - không chỉ người Công Giáo – có thể trải nghiệm hòa bình mà Chúa Giêsu Kitô mang lại cho chúng ta."
Source:National Catholic Register
 
Hai kẻ đánh bom tự sát ở Indonesia là hai vợ chồng mới cưới nhau được 6 tháng
Đặng Tự Do
16:34 31/03/2021


Trong một thông báo được đưa ra hôm thứ Ba Tuần Thánh 30 tháng Ba, Hội Đồng Giám Mục Indonesia bày tỏ lo buồn sâu sắc của các ngài trước các phát hiện mới nhất của cảnh sát liên quan đến vụ nổ bom tự sát tại nhà thờ chính tòa Makassar.

Các quan chức Indonesia hôm thứ Hai cho biết hai kẻ đánh bom tự sát là một cặp vợ chồng mới kết hôn được có 6 tháng. Họ đã sử dụng bom áp suất trong cuộc tấn công bên ngoài nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa Giêsu trong Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá.

Vụ tấn công đã làm 20 người bị thương, trong đó có 4 nhân viên bảo vệ nhà thờ, và làm vỡ các cửa sổ của nhà thờ và các nhà dân lân cận ở Makassar, thủ phủ tỉnh Nam Sulawesi.

Người phát ngôn của Cảnh sát Quốc gia Argo Yuwono cho biết cặp vợ chồng này chỉ mới kết hôn cách đây 6 tháng và cảnh sát đang điều tra ngôi nhà của họ ở Makassar. Cho đến nay, ít nhất đã có 9 người liên quan đến vụ tấn công nhà thờ chính tòa Makassar bị bắt. Trong một diễn biến mà báo chí tại quốc gia này cho rằng có liên quan đến những vụ bắt giữ này, nhà máy lọc dầu Balongan ở Tây Java đã chìm ngập trong một đám cháy lớn bùng phát trong đêm, khiến 6 người bị thương. Khoảng 950 cư dân gần đó đã phải di tản. Ngọn lửa khổng lồ nhấn chìm cơ sở sản xuất đến 125,000 thùng dầu mỗi ngày. Từ cách xa đó, người ta có thể nghe rõ những tiếng nổ rất lớn.

Ông Argo Yuwono cho biết cảnh sát không loại trừ khả năng vụ cháy này là do khủng bố gây ra. Trở lại vụ tấn công nhà thờ chính tòa Makassar, Yuwono cho biết người đàn ông tên là Lukman 26 tuổi và vợ anh ta là Dewi 23 tuổi.

Những kẻ tấn công đã cho nổ bom của họ khi họ bị các nhân viên bảo vệ chặn lại bên ngoài nhà thờ.

Cảnh sát trưởng thành phố Makassar, là ông Witnu Urip Laksana, cho biết các bom áp suất chứa các vật liệu gây cháy và đinh nhọn để tăng khả năng sát thương.

Hai vợ chồng được cho là thành viên của Jemaah Anshorut Daulah, trong tổ chức Jemaah Islamiyah, trung thành với bọn khủng bố Hồi Giáo IS và đã thực hiện hàng loạt vụ đánh bom tự sát ở Indonesia.

Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Indonesia Listyo Sigit Prabowo cho biết người chồng trong vụ tấn công ở Makassar có liên quan đến vụ tấn công tự sát năm 2019 khiến 23 người thiệt mạng tại Nhà thờ Đức Mẹ Núi Carmêlô ở tỉnh Sulu của Phi Luật Tân.

Ông cho biết hai kẻ tấn công có liên quan đến một nhóm chiến binh bị tình nghi bị bắt ở Makassar vào ngày 6 tháng Giêng, khi một đội chống khủng bố của cảnh sát tiêu diệt hai chiến binh bị tình nghi và bắt giữ 19 người khác.

Prabowo nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng đội chống khủng bố tinh nhuệ của cảnh sát, được gọi là Densus 88, đã bắt giữ bốn chiến binh bị tình nghi có liên hệ với những kẻ tấn công ở Makassar trong một cuộc đột kích vào tối Chúa Nhật ở Bima, một thành phố trên đảo Sumbawa ở tỉnh Tây Nusa Tenggara. Một nghi phạm khác bị bắt một ngày sau đó trong một cuộc đột kích riêng biệt trong tỉnh này.

Prabowo cho biết 5 nghi phạm nằm trong cùng một nhóm nghiên cứu kinh Koran với hai kẻ tấn công vào nhà thờ chính tòa Makassar. Trước khi chết, người đàn ông này đã để lại di chúc cho cha mẹ, nói lời từ biệt và rằng anh ta đã sẵn sàng trở thành một liệt sĩ.

Ông cho biết đội chống khủng bố hôm thứ Hai cũng đã bắt giữ bốn chiến binh bị tình nghi tại khu phố Condet ở phía đông Jakarta. Trong các cuộc đột kích riêng biệt ở ngoại ô Jakarta, họ đã thu giữ 5 quả bom ống tự chế và hơn 5.5 ký hóa chất có thể sử dụng làm thuốc nổ.
Source:Crux
 
Thập giá Chúa Kitô là ngọn hải đăng cho niềm hy vọng
Thanh Quảng sdb
18:03 31/03/2021
Thập giá Chúa Kitô là ngọn hải đăng cho niềm hy vọng

Trong Bài Giáo lý của buổi triều yết hàng tuần, tuần này Đức Thánh Cha Phanxicô hướng về Tam Nhật Phục Sinh và việc cử hành mầu nhiệm cứu độ của cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.

(Tin Vatican)

Vào đêm trước Tam Nhật Vượt Qua, trong buổi triều yết chung vào Thứ Tư hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào những ngày trọng tâm của năm Phụng vụ, kỷ niệm mầu nhiệm Thương khó, Tử nạn và Phục sinh của Chúa.

Một điều răn mới cho tình yêu

Trước ngày Thứ Năm Tuần Thánh và Thánh Lễ Tiệc Ly, Đức Thánh Cha nhắc lại việc Chúa Kitô rửa chân cho các môn đệ, và trao ban điều răn tình yêu mới của Ngài, việc Ngài thiết lập Bí tích Thánh Thể để tưởng niệm sự trao hiến xác thân và huyết máu của Ngài để cứu chuộc nhân loại.

Suy tôn Thánh giá

Hướng về Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ nghi thức Phụng vụ, tập chú vào việc tôn thờ Thánh giá. Bằng cách suy tôn Thánh Giá, chúng ta sẽ sống lại cuộc hành trình của Con Chiên vô tội đã hy sinh hầu cứu rỗi chúng ta”.

Trong ngày này, ĐTC nói: “Chúng ta sẽ thông phần trong tâm trí và trái tim tâm lòng những khổ đau của người bệnh, người nghèo, những người bị khước từ trên thế giới này; chúng ta sẽ tưởng nhớ tới những “người đơn sơ vô tội phải hy sinh”, những nạn nhân của chiến tranh, của các chế độ độc tài bạo lực, của những vụ phá thai”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Trước một Thiên Chúa bị đóng đinh, chúng ta cầu nguyện cho mọi tầng lớp con người bị đóng đinh trong thời đại của chúng ta, những người chỉ có thể tìm và kín múc được niềm an ủi và ý nghĩa cho nỗi đau của họ.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Kể từ khi Chúa Giêsu mang trên mình những vết thương của nhân loại và cái chết, “Tình yêu của Thiên Chúa đã tưới đẫm những sa mạc khô cằn của chúng ta, Ngài đã chiếu soi vào bóng tối của chúng ta”.

Đức Thánh Cha tự hỏi, tại sao thế giới bị chìm đắm trong u tối? ĐTC tự trả lời bằng cách minh chứng cho chúng ta biết chúng ta đang sống trong một thế giới bị vây phủ bởi chiến tranh, một thế giới mà trẻ em đang chết vì đói và không được học hành... Nhiều người đã ru ngủ đời mình trong xì ke ma túy! Đó là một thảm họa, đó là một sa mạc!” ĐTC nói: Có những hải đảo nhỏ bé mà Thiên Chúa gìn giữ cho được tốt lành, nhưng họ phải đối diện với đồi Canvê tang thương chết chóc, chính Chúa Giêsu là người đau khổ giữa các môn sinh của Người”.

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ nhờ những vết thương của Chúa mà chúng ta đã được chữa lành, và nhờ cái chết của Ngài mà tất cả chúng ta được tái sinh. Nhờ Chúa, bị bỏ rơi cô đơn trên thập tự mà "không ai trong chúng ta sẽ bị lãng quên trong bóng tối của sự chết!"

Người Mẹ của các môn sinh

Vào Thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả đây là “ngày của sự tĩnh lặng, bi ai than khóc và hoang mang của các môn sinh ngày xưa, các ngài bị sốc nặng trước cái chết ô nhục của Thầy mình, Đức Giêsu.” ĐTC lưu ý rằng thứ Bảy này cũng là “ngày của Mẹ Maria”, vì Mẹ đã trải qua những giờ phút u sầu, đầy tràn nước mắt, “nhưng trái tim Mẹ luôn ươm đầy niềm tin, dạt dào hy vọng, và dư tràn yêu thương.”

Đức Thánh Cha nói Mẹ Thiên Chúa vẫn đứng dưới chân thập giá, với một trái tim bị đâm thấu! Khi mọi thứ dường như đã kết thúc, "Mẹ luôn cảnh giác, giữ vững niềm tin yêu hy vọng vào lời hứa của Chúa, sẽ làm cho Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết!..."

Đức Thánh Cha Phanxicô cắt nghĩa trong ý bối cảnh “của thời khắc đen tối nhất của hoàn vũ, Mẹ đã trở thành Mẹ của các môn sinh, Mẹ của Giáo hội và là dấu hiệu của hy vọng. Sự minh chứng và chuyển cầu của Mẹ nâng đỡ chúng ta khi sức nặng thập giá trở nên quá nặng nề cho chúng ta”.

Trong bóng tối của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Thánh Cha tiếp tục, “niềm vui và ánh sáng sẽ bùng lên với các nghi lễ của Đêm Vọng Phục Sinh và niềm vui ca lên Alleluia.”

Dấu hiệu hy vọng

Kết thúc bài giáo lý, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng một lần nữa, năm nay nhiều tín hữu sẽ cử hành Lễ Phục Sinh trong bối cảnh đại dịch.

Nhưng ĐTC nhấn mạnh bất chấp những hoàn cảnh đau khổ, “Thập giá của Chúa Kitô luôn là ngọn hải đăng soi dẫn cho những con tàu đang lênh đênh trên biển khơi bão bùng...
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Phan Thiết: Thánh Lễ Truyền Dầu tại Nhà Thờ Chính Tòa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:28 31/03/2021
Giáo Phận Phan Thiết: Thánh Lễ Truyền Dầu tại Nhà Thờ Chính Tòa

Năm nay, Lễ Truyền Dầu được tổ chức vào ngày thứ Tư Tuần Thánh (31.3.2021) tại Nhà Thờ Chính Tòa. Đức Cha Giuse cùng Linh mục đoàn Giáo phận cử hành Thánh lễ làm phép dầu: Thánh hiến, Dự tòng và Bệnh nhân. Các phó tế, chủng sinh, tu sĩ nam nữ nhiều cộng đoàn, đại diện các giới đoàn và bà con giáo dân tham dự sốt sắng.

Xem Hình

Khởi đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn Phụng vụ:

Kính chào cha Tổng Đại diện, Đức Ông Phêrô, Viện phụ Gioan Boscô, Quí cha quản hạt và quí cha.

Kính chào quý nam nữ tu sĩ, chủng sinh, quý ông bà anh chị em.

Trong bầu khí hiệp thông của Tuần Thánh, chúng ta họp nhau tại nhà thờ Chính tòa này, để cử hành thánh lễ Truyền dầu. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng nhau khám phá và sống lại hồng ân: Hồng ân ơn gọi làm con Chúa và hồng ân chức linh mục. Cả 2 hồng ân ơn gọi làm con Chúa và hồng ân chức linh mục được diễn tả qua hình ảnh của Dầu Thánh.

Kitô có nghĩa là “Đấng được xức dầu”. Người Kitô hữu là người có Chúa Kitô, người được xức dầu để thuộc về Chúa Kitô, thuộc về Giáo Hội, nhiệm thể Chúa Kitô.

Linh mục là người được xức dầu, để có thể đại diện Chúa Kitô, chăm lo cho cộng đoàn dân Chúa.

Ý nghĩa thứ hai: Thánh lễ Truyền Dầu hôm nay còn là Thánh lễ hiệp thông của linh mục trong giáo phận với giám mục. Trong thánh lễ này, các Linh mục lặp lại lời tuyên hứa khi chịu chức thánh trước mặt Giám mục về trách nhiệm phục vụ cộng đoàn, về việc từ bỏ bản thân để nên giống Chúa Kitô và về tư cách của người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng cầu nguyện cho sự hiệp thông trong Giáo phận của chúng ta, giữa các thành phần dân Chúa trong Giáo phận, giữa giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân.

Đồng thời, xin anh chị em tu sĩ và giáo dân cầu nguyện đặc biệt cho các giám mục và linh mục chúng tôi, được luôn trung thành trong ơn gọi của mình.

Chúng ta cũng cầu xin cho mỗi người chúng ta, là Kitô hữu được luôn gìn giữ Dầu thánh trong mình, nghĩa là luôn có Chúa Giêsu, luôn thuộc về Chúa Giêsu.

Đặc biệt chúng ta cầu nguyện cho các nạn nhân của Đại dịch Covid-19. Xin Chúa an ủi các gia đình nạn nhân và cho nạn dịch sớm chấm dứt.

Và giờ đây để Lời cầu nguyện của chúng ta được Chúa thương chấp nhận, chúng ta cùng thành tâm thông hối. 

Đức cha Giuse giảng lễ, từ Tông thư “Với trái tim của người cha” ngài gợi lên 3 hình ảnh của người linh mục theo gương thánh Giuse.

1. Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,

Đặc biệt kính thưa anh em linh mục

Lễ truyền dầu hôm nay còn được là gọi là lễ của các linh mục. Hôm nay, chúng ta cùng kỷ niệm lại hồng ân thánh chức linh mục mà Thiên Chúa đã trao tặng cho mỗi anh em chúng ta.

Trong bài đọc 1, tiên tri Isaia diễn tả: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi: Vì Chúa đã xức dầu cho tôi; Ngài đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó”....Và trong bài phúc âm, đoạn Kinh thánh từ sách Isaia này đã được chính Chúa Giêsu đọc lại, tại Hội đường Nazareth, và đã giải thích với lời khẳng định: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”.

Dưới ánh sáng Lời Chúa từ những đoạn Kinh thánh trên đây, có thể nhận ra ý nghĩa đích thực hay căn tính của người linh mục: “linh mục là người được thánh hiến và được sai đi ” (consacré et envoyé).

Người linh mục được xức dầu thánh hiến để sai đi thi hành một nhiệm vụ. “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi: Vì Chúa đã xức dầu cho tôi; Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó”....

2. Một cách cụ thể, linh mục là người đại diện cho giám mục, để trực tiếp chăm sóc cho đoàn chiên Chúa trong tư cách mục tử tại các giáo xứ.

Trong bối cảnh của Năm đặc biệt về Thánh Giuse, xin được chia sẻ vài suy niệm mà tông thư Patris Corde “Với trái tim người cha” đã gợi lên.

Như những thừa tác viên của Chúa Kitô, chúng ta có thể nhìn vào thánh Giuse, để rút ra một số điểm liên quan đến căn tính của vị mục tử và nhất là cách sống tình phụ tử với đoàn chiên đã được ủy thác cho chúng ta.

3. Hình ảnh người mục tử chăm sóc đoàn chiên dân Chúa được thể hiện dưới một hình ảnh rất là cụ thể “hình ảnh của người cha”.

Khi được chịu chức linh mục, người thanh niên khoảng 30 tuổi được cộng đoàn dân Chúa gọi là “cha”. Và Tông thư “Với trái tim của người cha” đã gợi lên 3 hình ảnh của người linh mục theo gương thánh Giuse:

- Linh mục, người cha đón nhận

- Linh mục, người cha can đảm sáng tạo

- Linh mục, người cha trong bóng tối

4. Trước hết linh mục là người cha đón nhận dưới ba khía cạnh. (1) Đón nhận thánh ý Thiên Chúa. (2) Đón người khác với những điểm khó hiểu. (3) Đón nhận những khó khăn và nghịch cảnh từ cuộc sống.

Thánh Giuse đã có thể lắng nghe được thánh Ý Thiên Chúa được tỏ lộ hết sức nhẹ nhàng qua những giấc mơ và sau đó lập tức thi hành. Phúc âm kể lại: “khi tỉnh giấc lập tức Giuse đã thực hiện điều sứ thần dậy. Ông đã nhận Maria về nhà làm vợ mình”.

Tiếp đến là đón người khác với những điểm khó hiểu. Trước hết đối với Đức Mẹ, thánh Giuse không hiểu hết điều Sứ Thần giải thích, nhưng ông đã đón nhận và tôn trọng cái không gian riêng tư của Đức Maria. Ông không tra hỏi, không thắc mắc.

Còn đối với Chúa Giêsu là con cũng vậy. Thánh Giuse đã đón nhận và chấp nhận cái khoảng không gian riêng tư của con mặc dù ông không hiểu hết. Sau ba ngày cùng với Đức Mẹ vất vả tìm con. Đức Mẹ đã có một lời như hờn trách: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con !” (Lc 2,48). Trong khi đó thánh Giuse vẫn im lặng, im lặng trước câu trả lời của Chúa Giêsu: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2,49).

Cuối cùng, sau việc đón nhận Ý Chúa và đón nhận người khác là đón nhận những nghịch cảnh. Trước những khó khăn, đòi hỏi từ cuộc sống, từ xã hội, từ chính quyền như phải về quê làm sổ kiểm tra, trong lúc Maria sắp sinh con, hoặc là khi phải trốn tránh sang Ai Cập. Trước những khó khăn đó thánh Giuse đã đón nhận, không than phiền.

Như vậy hình ảnh thứ nhất mà linh mục noi gương Thánh Giuse là trở thành người cha biết đón nhận. Linh mục cần dành những giờ phút thinh lặng cầu nguyện để có thể lắng nghe và đón nhận thánh Ý của Thiên Chúa. Tiếp đến là đón nhận những người khác, với những khoảng không gian riêng tư của họ, mặc dù mình không hiểu hết tại sao ông trùm này, chị giáo lý viên nọ, em thiếu nhi này lại làm như thế, lại nói như vậy. Cha xứ đón nhận tất cả và cuối cùng, cha xứ còn phải đón nhận những khó khăn, những bất ngờ xảy đến trong giáo xứ của mình.

5. Thứ hai, linh mục là người cha can đảm sáng tạo. Trước thánh ý Chúa, trước những khó hiểu về người khác, trước những khó khăn nghịch cảnh, để có thể đón nhận không phải dễ dàng, điều này đòi hỏi rất nhiều can đảm, nghị lực. Thánh Giuse có thể vượt lên trên tất cả những suy tính riêng tư, tự ái cá nhân của mình để có thế đón nhận Ý Chúa, đón nhận người khác, và đón nhận những khó khăn nghịch cảnh; với mục đích là bảo vệ gia đình và tiếp đến là nuôi dưỡng phát triển gia đình. Việc bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển này đòi hỏi không chỉ can đảm mà còn cần đến sự sáng tạo tháo vát. Tại hang đá Bê-lem, thánh Giuse đã có thể biến cái máng lừa cũ kỹ thành một chiếc nôi ấm áp cho hài nhi Giêsu. Hay cuộc sống di dân ở Ai Cập đòi hỏi thật nhiều tháo vát và sáng tạo.

Cuộc sống người linh mục cũng vậy, đối diện biết bao những khó khăn, những áp lực từ xã hội, những khó khăn của cuộc sống, những nhu cầu mục vụ, người linh mục cần luôn can đảm, tỉnh táo và sáng tạo để có thể chu toàn bổn phận của mình. Đó là bảo vệ, nuôi dưỡng, và phát triển đoàn chiên của mình, giáo xứ của mình.

6. Hình ảnh thứ ba, linh mục người cha trong bóng tối. Thuật ngữ nàỵ, mới nghe xem ra khó hiểu. Trong tông thư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích như sau: Trong mối tương quan với Chúa Giêsu, Thánh Giuse là hình bóng trần gian của Cha trên trời. Thánh Giuse đã âm thầm trong bóng tối, để vị trí của Thiên Chúa là cha đích thực được tỏ hiện. Thánh Giuse chỉ dám nhận mình là người cha nuôi, còn người cha đích thực đó là chính Thiên Chúa. Đây là điểm nổi bật mà Thánh Giuse làm gưong cho các linh mục. Người linh mục sẽ không lôi kéo đoàn chiên về bản thân mình, nhưng hãy biết rút lui vào bóng tối để hướng dẫn đoàn chiên của mình lên Thiên Chúa là Cha đích thực.

7. Kính thưa cộng đoàn,

Theo gương thánh cả Giuse, linh mục được mời gọi sống tình phụ tử đối với đoàn chiên qua 3 hình ảnh: người cha đón nhận, người cha can đảm sáng tạo, người cha trong bóng tối. Và để có thể thể hiện những hình ảnh người cha như trên không dễ dàng chút nào.

Vì thế, kính thưa anh chị em tu sĩ và giáo dân, xin anh chị em cầu nguyện cho các giám mục và anh em linh mục chúng tôi, được luôn nên thánh mỗi ngày, đó là nên giống Chúa là người cha hoàn hảo, tốt lành để có thể chu toàn nhiệm vụ của một người cha đối với đoàn chiên mà Chúa đã gởi cho chúng tôi chăm sóc. Amen.

***

Sau bài giảng, các linh mục lập lại lời tuyên hứa. Việc lập lại các lời tuyên hứa nầy phải là một dấn thân mới, một cuộc xuất hành mới đầy nhiệt huyết và đạo đức của đời sống và tác vụ linh mục. Xin Chúa Giêsu Linh mục thượng phẩm và Mục tử nhân lành phù trợ chúng ta. Giờ đây, trước sự hiện diện và cùng với cộng đoàn dân Chúa, chúng ta cùng nhau cùng lập lại các lời tuyên hứa của ngày thụ phong linh mục.

Linh mục đoàn lập lại lời hứa vâng phục, thánh hóa và giảng dạy theo tinh thần Phúc Âm, nhất là noi gương vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Được làm môn đệ Chúa Kitô là một thiên chức cao quý. Đức Giám Mục xin cho đời sống các linh mục:

- Tuyên hứa linh mục là lời tuyên hứa trước giám mục và cộng đoàn.

- Chấp nhận trách nhiệm phụng vụ cộng đoàn được giao phó, trung thành với lời hứa.

- Quản lý trung thành đối với các mầu nhiệm của Thiên Chúa khi rao giảng Lời Chúa.

- Thi hành chức vụ của mình một cách nhiệt thành và vô vị lợi.

- Trở nên những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng Tế.

- Dẫn đưa người trao được trao phó đến với Chúa Kitô là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ.

Tiếp theo, cộng đoàn dân Chúa cũng nói lên sự quyết tâm cộng tác của mình với hàng Giáo sĩ và hiệp lời cầu nguyện cho các ngài.

Sau đó là nghi thức làm phép Dầu. Ba bình dầu được các Phó tế rước lên cung thánh và trao cho Đức Giám Mục chủ sự. Ngài lần lượt làm phép Dầu Bệnh Nhân, Dầu Dự Tòng và thánh hiến Dầu Thánh.

Dầu Thánh được dành một nghi thức Thánh hiến long trọng: Đức Giám Mục pha thuốc thơm vào dầu, biểu tượng cho những nhân đức mà Thánh Thần tuôn đổ trong người được xức Dầu Thánh này. Đức Giám Mục im lặng thổi hơi trên dầu là biểu tượng việc thông ban Thánh Thần. Chỉ với Thánh Thần mà Dầu Thánh mới có sức thánh hóa và biến đổi người lãnh nhận nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, thông phần chức Tư Tế, Tiên Tri và Vương Đế của Ngài.

Mỗi tín hữu trở thành con cái Thiên Chúa, trở thành chi thể trong thân thể Chúa Kitô, trở nên những viên đá sống động của Đền Thờ Chúa Thánh Thần thông qua việc lãnh nhận các loại dầu thánh trong các cử hành. Nếu dầu tăng lực dành cho các tân tòng chống lại ma quỷ và được bước vào gia đình Giáo hội; dầu gia tăng sức mạnh chống lại bệnh tật trong Bí tích Xức dầu, giúp duy trì sức khỏe; thì cách riêng, dầu Thánh qua 3 bí tích Rửa tội, Thêm sức, Truyền chức đã để lại những dấu ấn không phai nhòa trong đời sống.

Sau nghi thức, cộng đoàn bước vào phụng vụ Thánh Thể.

Sau lời nguyện hiệp lễ, cộng đoàn hướng về Thánh Giuse, cùng đọc kinh Năm Thánh Giuse.

Thánh lễ kết thúc lúc 10g15, trong thánh thiện và bình an. Kính chúc mọi thành phần dân Chúa bước vào Tam Nhật Thánh với nhiều Ơn Thánh Chúa ban.

***

Mỗi năm chỉ một lần, lễ truyền dầu được cử hành vào giữa Tuần Thánh, cộng đoàn gồm mọi thành phần dân Chúa bày tỏ tình hiệp thông và hiệp nhất trong thánh lễ này. Hôm nay là ngày sinh nhật của chức linh mục. Niềm vui ngày sinh nhật chính là sức mạnh của các linh mục sẽ thể hiện qua đời sống phục vụ cộng đoàn.Thánh lễ truyền dầu ghi đậm nét hình ảnh sống động của giáo hội địa phương. Công đồng Vaticanô II trong sắc lệnh “Christus Dominus” đã xác định: “Giáo phận là một phần Dân Thiên Chúa được giao phó cho một Giám mục chăm sóc, với sự cộng tác của linh mục đoàn, để nhờ liên kết với vị chủ chăn của mình và qua ngài, Giáo phận được tập trung trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và Thánh Thể, làm thành một Giáo hội riêng biệt, trong đó Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thực sự.” (CD 11).

Giáo hội là một nhiệm thể bao gồm các thành phần qui tụ xung quanh Đức Kitô là đầu và là thủ lãnh. Sáng nay các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo dân qui tụ xung quanh vị chủ chăn của giáo phận trong thánh lễ làm phép dầu tại nhà thờ Chính tòa.Thánh lễ làm phép dầu giúp mọi thành phần dân Chúa khám phá ý nghĩa của việc xức dầu trong đời sống ơn gọi của mình. Và đặc biệt, trước mặt Đức Giám Mục, các linh mục lặp lại lời tuyên hứa khi chịu chức về trách nhiệm phục vụ cộng đoàn, việc từ bỏ bản thân để nên giống Chúa Kitô và về việc quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa cách trung thành và vô vị lợi.

Hôm nay là ngày sinh nhật của chức linh mục, ngày sinh nhật từng linh mục. Mỗi linh mục cảm nhận niềm vui này qua lời đáp ca: “Con xin ca ngợi tình thương của Chúa đến muôn đời”. Mỗi linh mục cảm nhận về hồng ân Thánh Thần hiện diện, cảm nhận được Chúa xức dầu, được Chúa sai trên bước đường sứ vụ.

Xin cầu nguyện cho các linh mục để các ngài được trưởng thành trong Đức Kitô, trung thành với lời cam kết và nhiệt thành với sứ vụ của mình. Xin cầu nguyện cho các linh mục say mê Đức Kitô, như Thánh Phaolô: “Đối với tôi sự sống là Đức Kitô” (x. Pl 1,21).

Người giáo dân yêu mến và luôn cầu nguyện cho các linh mục hàng ngày. Để thực sự trở thành bạn hữu của Chúa, linh mục phải hiểu biết Chúa, phải kết hợp mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện và phải kết hợp mật thiết với anh em.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh nghi thức rửa chân
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:24 31/03/2021
Hình ảnh nghi thức rửa chân

Từ hơn một năm nay bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm khắp nơi trên hòan cầu đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Nên có qui luật y tế phải năng hằng ngày, hằng giờ lúc „rửa tay“ với xà phòng với nước, rửa tay với thuốc sát trùng…giữ vệ sinh tẩy trừ vi trùng bám dính vào tay.

Qui luật y tế rửa tay phòng chống vi trùng bệnh đại dịch ăn sâu vào nếp sống con người từ ngày đó.

Tẩy rửa trong nếp sống Do Thái giáo và Kitô giáo

Thời cựu ước trước Chúa Giêsu Kitô có ghi chép thành luật chi tiết về việc tẩy rửa giữ vệ sinh, như luật với người bị bệnh phong: „ Người được thanh tẩy sẽ cạo hết lông, lấy nước mà tắm rửa và sẽ ra thanh sạch. Sau đó trở về trại, nhưng phải cách ly ở bên ngoài lều của mình trong vòng bảy ngày. Đến ngày thứ bẩy, nó sẽ cạo hết lông, cạo đầu, râu và lông mày, nó sẽ giặt áo, lấy nước tắm rửa thân thể và sẽ ra thanh sạch.“ ( Sách Levi 14,8-9).

Rồi luật còn nghiêm ngặt buộc khi đụng chạm vào xác chết hay người bị bệnh, mắc ô uế cũng phải tẩy rửa cho thành sạch sẽ, phải rửa tay, tắm rửa thân thể, thay giặt quần áo, và sau đó phải sống cách ly, như trong sách lề luật Lêvi viết chi tiết lưu lại.

Đến thời Tiên tri Isaia, Tiên tri Jeremia và các Tiên tri khác chỉ dậy sự tẩy rửa theo hướng nhìn khác: không còn chú trọng đến nghi thức tẩy rửa thân thể quần áo cho sạch sẽ. Nhưng chú trọng nhiều hướng về sự tẩy rửa đời sống tâm hồn đạo đức luân lý:

„Vì tay các ngươi đầy những máu. Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.Đừng làm điều ác nữa., hãy sống làm điều thiện“ ( Isaia 1,15-17)

Tiên tri Jeremia nhân danh Thiên Chúa quở trách than phiền:

„Ngươi có dùng thuốc mà thanh tẩy ngươi, có cho nhiều xà bông mấy đi nữa thì trước nhan Ta, vết tội của ngươi vẫn sờ sờ ra đó- sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng.“ ( Jeremia 2,22)

Vua David đã viết ăn năn thống hối kêu xin Thiên Chúa tẩy rửa tâm hồn tội lỗi của mình rất thống thiết:

„ Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,

mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.

Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.“ (Tv 51,3-5).

Chúa Giêsu Kitô thời tân ước đề ra hướng dẫn cho nếp sống đạo đức làm người trong chiều tương quan với Thiên Chúa, Đấng sinh thành con người, và trong chiều tương quan giữa con người với nhau trên nếp sống sự công bình từ trong tâm hồn. Đó mới là nghi thức tẩy rửa đúng đắn. ( Mt 15,19, Lc 11,38-41): Tẩy rửa bên trong tâm hồn cho nên thanh sạch đẹp lòng Thiên Chúa cùng con người quan trọng cho đời sống hôm nay và ngày mai cần thiết hơn cả.

Nghi thức rửa chân

Hằng năm vào chiều ngày Thứ Năm tuần thánh, trong nếp sống đạo Công Giáo có nghi lễ tưởng nhớ bữa tiệc ly sau cùng của Chúa Giesu ngày xưa đã ăn với các Thánh Tông Đồ. Trong nghi lễ phụng vụ này có nghi thức rửa chân, mà ngày xưa Chúa Giêsu đã làm cho các Tông đồ của mình.

Vậy hình ảnh nghi thức rửa chân có nguồn gốc từ đâu và mang ý nghĩa sứ điệp gì cho đời sống đức tin vào Chúa?

Qui luật rửa chân thời xưa bên vùng phương Đông là cử chỉ hiếu khách cùng nói lên lòng khiêm hạ kính trọng, như Tổ phụ Abraham đã đối xử khi khách tới thăm:

„ Để tôi cho lấy chút nước, mời các ngài rửa chân rồi nằm nghỉ dưới gốc cây.“ ( Sách Sáng Thế, 18,4).

Nhưng Chúa Giêsu đã mặc cho nghi thức qui luật hiếu khách biểu lộ lòng khiêm hạ này một gía trị nội dung mới thành lề luật yêu thương:

„Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.“ ( Gioan 13,34). Và từ đó trở thành nghi thức phụng vụ trong nếp sống đạo đức.

Nghi thức hiếu khách rửa chân đã có từ xa xưa, và Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly sau cùng cách đây hơn hai ngàn năm cũng đã rửa chân cho các môn đệ mình trước khi hy sinh chịu chết.

Cung cách xử sự của Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ mình với những tín hữu Chúa Kitô thời Hội thánh lúc ban đầu là gương sống động hướng dẫn quan trọng cho nếp sống đạo đức nhắc nhở đến mối tương quan liên hệ với nhau là anh em phục vụ nhau:

„Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. ( Gioan 13,15)

Mãi đến thế kỷ 4. sau Chúa giáng sinh nghi thức phụng vụ rửa chân mới được phổ biến lan truyền ra bên ngoài thành Roma. Và sử sách ghi lại chi tiết thành luật của Đức Giáo Hoàng từ thế kỷ 12. sau Chúa giáng sinh.

Đức Giáo Hoàng Benedictô 16 đã có suy niện về hình ảnh rửa chân mà Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện xưa kia:

„ Thiên Chúa từ trời cao đi xuống trần gian, và trở thành một người tôi tớ. Ngài rửa chân chúng ta, để chúng ta có thể ngồi chung bàn với Ngài. Điều này nói lên toàn thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô. Điều này cắt nghĩa làm sáng tỏ ơn cứu chuộc.

Bể hay chậu nước trong đó chúng ta được tẩy rửa là tình yêu của ngài, mà ngài đã sẵn sàng chịu đựng dấn thân trong sự tử nạn. Chỉ có tình yêu mới có sức mạnh biến đổi sự không thanh sạch của chúng ta, và nâng cao cho lên tới sự cao cả của Thiên Chúa.

Bể hay chậu nước tẩy rửa chúng ta chính là ngài, Đấng đã hoàn toàn tự mình dấn thân hy sinh sâu thẳm trong đau khổ và trong sự chết.

Luôn luôn ngài thể hiện tình yêu tẩy rửa chúng ta trong các Bí Tích Rửa tội và giải tội,

Ngài luôn luôn qùy gối xuống trước chân chúng ta và thực hiện phần vụ của người tôi tớ, công việc phục vụ. Tình yêu của ngài bao la vô hạn, trải rộng ra tới mức hoàn thành trọn vẹn. (Đức Giáo Hoàng Benedictô 16., Thứ Năm tuần Thánh 13.04.2006)

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Hình ảnh ngày Thứ Sáu tuần thánh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:26 31/03/2021
Hình ảnh ngày Thứ Sáu tuần thánh

Hằng năm Hội Thánh Công Giáo mừng tuần thánh tưởng nhớ những ngày cuối đời Chúa Giêsu trên trần gian với những đau khổ thương khó chịu nạn của Ngài.

Ngày thứ Sáu tuần thánh là ngày tưởng nhớ Chúa Giêsu bị kết án tử hình bị đóng đinh vào thập gía trên đồi Golgotha, ngài đã chết trên đó và được mai táng trong một huyệt mộ gần sát nơi đó.

Biến cố đau thương đến chết của cuộc đời Chúa Giêsu để lại những dấu vết mang sứ điệp cứu chuộc cho nhân loại.

Chúa Giêsu Kitô bị kết án chịu khổ hình phải vác thập gía và chết trên đó. Ngài là nhân vật chính trung tâm của biến cố đau thương tàn nhẫn này cách đây hơn hai ngàn năm.

Nhưng có những hình ảnh khác nữa cùng xuất hiện trong biến cố cái chết đau thương của Chúa Giêsu.

Những hình ảnh đó được Kinh Thánh phúc âm Chúa Giêsu cùng tương truyền đạo đức viết thuật lại qua những cung cách hành xử với Chúa Giêsu của Quan tổng trấn Philatô, Ông Simon người Syrene, Bà Veronica, và Ông Giuse thành Arimathia.

Quan tổng trấn Philatô, người rửa tay

Philato là vị quan công chức cao cấp của đế quốc Roma. Ông được hòang đế Roma sai đến nước Do Thái cai trị điều khiển trông coi việc hành chính thay cho hòang đế.

Vì thế, các vị tư tế Do Thái đã nại vào lý do chính trị dẫn nộp Chúa Giêsu cho vị này xét xử là một thẩm phán có quyền quyết định số phận tù nhân.

Theo phúc âm thuật lại, Ông không thấy tù nhân Giêsu có tội gì. Ông muốn tha lắm, và chính vợ ông cũng nói với Ông: Xin đừng can dự vao vụ án, vào máu Người này. ( Mt 27, 19)!

Nhưng vì sợ đám đông hò hét đòi lên án Chúa Giêsu, sợ mất thể diện cùng quyền hành. Nên Ông đã khôn khéo chọn hình thức nước đôi theo phương thức chính trị: Lấy nước rửa tay và nói tôi vô can trong vấn đề này.( Mt 27, 24).

Lấy nước rửa tay không phải để cho sạch sẽ. Nhưng Ông đã chọn lối thoát để cho vị thế quyền hành cùng danh tiếng của riêng mình không bị tổn thất lung lay hay gặp rắc rối với hoàng đế cùng dân chúng!

Đây là một cách thế chạy trốn trách nhiệm bảo vệ người vô tội mà chính Ông cũng đã biết rõ.

Có lẽ ngay trong thời điểm sau đó lương tâm Ông đã nói với ông điều gì. Nên ông đã truyền cho viết một tấm bảng đóng gắn trên thập gía Chúa Giêsu dòng chữ: INRI - Giesu Nazareth, Vua dân Do Thái. ( Ga 19,19). Và còn khẳng định với uy quyền quyết định không cho thay đổi, như có lời phản đối và yêu cầu sửa đổi: Điều ta đã viết, đã viết!

Hậu thế từ ngày đó hằng nói đến hành động của Ông đưa đến cái chết của Chúa Giêsu Kitô, mỗi khi người tín hữu Chúa Kitô, ít là hằng tuần vào ngày Chúa nhật, đọc kinh Tin Kính có câu: „Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô“ không phải để ca ngợi hay cám ơn ông. Nhưng để nói lên vào thời điểm lịch sử Chúa Giêsu Kitô đã bị quan tổng trấn Philato lẩn trốn trách nhiệm, cho kết án tử hình trên thập gía!

Ông Simon Syrene, người vác đỡ gánh nặng cây thập gía

Nếu quan Philatô, một vị quan có quyền hành xét xử, đã không làm gì để giúp đỡ bênh vực Chúa Giêsu trong bước đường bị vu không ghét bỏ, thì có một người xa lạ không có liên quan gì tới, lại có hành động ngược hẳn lại: giúp đỡ cùng chia sẻ vác đỡ thập gía cho Chúa Giêsu.

Phúc âm chỉ viết ngắn gọn thuật lại: „Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Si-môn, gốc Ky-rê-nê. Ông là thân phụ hai ông A-lê-xan-đê và Ru-phô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giê-su“ (Mc 15, 21)

Ông Simon không tình nguyên, nhưng bị bắt buộc. Với Ông là một việc qúa ngạc nhiên sửng sốt rất bực dọc khó chịu vượt ngoài sự tưởng tượng suy nghĩ: Dọc đường đi bỗng bị lôi vào vòng lao lý, như cùng bị kết án!

Không biết Ông có cưỡng chống lại, hay nói lời gì phản đối thanh minh cầu cứu không? Nhưng Ông, như phúc âm thuật lại, đã cùng đưa tay kê vai vác thập gía đỡ gánh nậng cho người tử tội Giêsu.

Không có bút tích nói gì về lịch sử đời ông có quen biết Chúa Giêsu trước đó hay không. Nhưng chắc Ông có lòng thương cảm hoàn cảnh người đang trong lúc gặp đau khổ khốn cùng bị hành hạ vác thập gía nặng nề. Bị bắt buộc, nhưng Ông đã không tìm cách bỏ chạy trốn thoát. Trái lại làm công việc cùng giúp đỡ!

Việc làm lòng nhân đạo của Ông thể hiện tinh thần nếp sống, mà Chúa Giêsu đã nói đến như thước đo cho việc thẩm định trong ngày phán xét, khi ra trước tòa Thiên Chúa:

"Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm việc bác ái cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.“ ( Mt 25,40)

Và Hội Thánh Công Giáo đã thiết lập 14 chặng con đường thập gía Chúa Giesu với hình vẽ khắc và lời đọc để tưởng nhớ và cầu nguyện. Nơi chặng đường Thứ Năm suy ngắm nhắc nhớ đến biến cố Ông Simon vác đỡ thập gía Chúa Giêsu.

Bà Veronica, người trao khăn lau mặt

Trong nếp sống đạo đức có nghi thức suy niệm 14 chặng đường thập gía Chúa Giêsu. Nơi chặng thứ sáu suy niệm cảnh tượng Bà Veronika trao khăn lau mặt cho Chúa Giêsu đang nặng nhọc vác thập gía.

Không có sử sách nào, ngay cả bốn phúc âm Chúa Giêsu cũng không nói đến tên Bà Veronica. Nhưng theo tương truyền đạo đức người phụ nữ có tên Veronica đã có cử chỉ hành động lòng nhân hậu với Chúa Giêsu trên đường vác thập gía đến nơi chịu tử hình.

Quan Philatô đã rửa tay để chối bỏ trách nhiệm nói lên mình vô tội vì sợ đám đông, thì Bà Veronica là người theo dõi cảnh tượng Chúa Giêsu vác thập gía giữa đường, lại mạnh mẽ rẽ đám đông tiến đến gần Chúa Giêsu đang quằn quại trên khuôn mặt tràn đầy mồ hôi và máu chảy trào ra, trao cho ngài chiếc khăn để lau mặt. Bà hành động vì lòng thương cảm với người bị nạn trong cơn mệt nhọc như tuyệt vọng quằn quại mặt mình đầy vết thương máu cùng mồ hôi chảy trào ra.

Bà không sợ đám đông. Vì có thể bị quân lính xua đuổi ngăn cản. Nhưng Bà đã can đảm rẽ họ ra, đi xông vào cho tầm nhìn con mắt và trái tim tâm hồn mình sát gần Chúa Giêsu.

Qua cung cách xử sự như thế, Bà Veronika đã không như Philato tìm cách lẩn trốn trách nhiệm. Nhưng đã chen mình như là người thân có liên hệ vào biến cố đau thương vô nhân đạo muốn nâng đỡ cứu giúp Chúa Giêsu bị kết án gặp thương khó khổ nạn, mà không có ai thương cứu giúp.

Một hành động can đảm cùng nguy hiểm cho đời Bà lúc đó. Nhưng lại mang chiều kích chan chứa lòng đạo đức nhân hậu thương cảm tình người.

Có thể Bà Veronica trước đó đã là người đi theo nghe Chúa Giêus giảng dậy, hay được nói cho biết về Chúa Giêsu. Giờ phút lúc đó lòng thương cảm đã đánh động bừng lên ngọn lửa tình yêu lòng thương cảm như trong bài giảng Tám mối phúc thật, mà Chúa Giêsu đã nói:

„Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương“ ( Mt 4,27).

Theo đạo đức bình dân tên Veronica có nguồn gấc từ tiếng Hylạp „rera eikon“ có nghĩa là“ khuôn mặt đích thực“. Qua tấm khăn lau thể hiện cử chỉ lòng nhân hậu thương cảm của bà Veronica, Chúa Giêsu đã chỉ cho bà khuôn mặt đích thực của ngài: Khuôn mặt tình yêu của Chúa in vào tâm hồn bà và nơi tấm khăn lau.

Giuse thành Arimathia, „người lo huyệt mộ!“

Ông Giuse người thành Arimathia chỉ được phúc âm nói đến vào ngày sau cùng đời Chúa Giêsu với nhiệm vụ lo an táng xác Chúa.( Mt 27,57-60).

Theo Kinh thánh thuật lại vị Giuse thành Arimathia: „là người giầu có, là người lương thiện công chính, là thành viên thế gía trong Hội Đồng. Ông mong đợi Triều đại Thiên Chúa tới. Ông không tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng là giết Chúa. Ông mạnh dạn xin Philatô cho tháo xác Chúa. Là người liệm xác Chúa. Là người cho Chúa mượn mộ của mình. Là môn đệ Chúa cách kín đáo vì sợ người Do Thái.“ ( Nguyễn Tầm Thường. Kẻ đi tìm, tr. 207).

Không có sử sách nào viết để lại về thân thế lịch sử của Giuse thành Arimathia. Nhưng Kinh thánh viết thuật lại Ông là môn đệ theo Chúa cách kín đáo.( Phúc âm Thánh Gioan 19,38).

Và như thế Ông có thể đã trực tiếp có lần nghe Chúa Giêsu giảng giáo lý, hay đã được nghe thuật lại những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Vì thế tinh thần giáo lý của Chúa đã âm thầm thấm nhập bén rễ sâu vào tâm hồn đời sống Ông.

Khi tận mắt chứng kiến giờ phút thảm kịch tang thương sau cùng của Chúa Giêsu bị đóng đinh chết trên thập gía, Ông đã can đảm cùng với Ông Nicodemo đến xin Quan tổng trấn Philato tháo xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập gía, mang tắm rửa tẩm liệm rồi an táng trong ngôi mộ còn mới chưa chôn cất ai do chính ông đã sắm dọn.

Ông đã sống thực hành lời Chúa giảng dậy: „Chôn xác kẻ chết“ ( Mt 5, 1-12 - Kinh thương người có 14 mối, thương xác bảy mối)

Ông Giuse người Arimathia qua cung cách lối sống đó đã mang đến niềm an ủi rất sâu đậm cho Đức Mẹ Maria, cho thân nhân những người tin theo Chúa Giêsu trong cảnh đau buồn tang tóc bơ vơ hoang mang lo sợ: „an ủi kẻ âu lo“.

Cung cách sống như thế là nếp sống của một con người can đảm và có lòng đạo đức nhân hậu.

Trong nếp sống đạo đức của Hội Thánh Công Giáo có tập tục suy ngắm cầu nguyện 14 chặng con đường thập gía Chúa Giesu đã trải qúa. Nơi chặng thứ 13. và 14. tưởng nhớ tới biến cố Ông Giuse thành Arimthia tháo xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập gía và mang an táng trong mộ huyệt.

Có thể trong cuộc mai táng Chúa Giêsu do Ông Giuse người Arimathia đứng ra thực hiện cũng có mặt cả Ông Simon và Bà Veronica nữa cùng cộng tác vào công việc đau thương nhân đạo„ chôn xác kẻ chết“ trong dòng nước mắt đau buồn thương cảm không chừng!

Quan Philato đứng ra xét xử vụ án Giêsu đã rửa tay để chạy tội, bỏ mặc Chúa Giêsu cho bị kết án tử hình thập gía.

Ông Simon thành Syrene không bỏ chạy thoát thân. Trái lại cùng giúp đỡ tiếp sức đỡ gánh nặng thập gía cho Chúa Giêsu.

Bà Veronica can đảm chen vào rẽ quân lính quyền lực ra một bên. Tìm cách đến sát bên an ủi giúp đỡ Chúa Giêsu đang trong cơn quằn quại đau thương trao cho tấm khăn lau mồ hôi và máu chảy trên khuôn mặt. Một công việc theo trực gíac của bản tính con người nhất là nơi người phụ nữ, rất đạo đức thấm đậm sâu sắc lòng nhân hậu tình người “ Thăm viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.“

Ông Giuse người Arimathia can đảm làm công việc trước hết và sau cùng cho đời Chúa Giêsu “ Chôn xác kẻ chết“ ngay trong chính ngôi mộ mà Ông đã mua sắm sẵn cho mình. Một công việc đạo đức chan chứa lòng nhân hậu cùng là vinh dự thánh đức cao cả cho đời Ông.

Thứ Sáu Tuần Thánh

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Ngụ Ngôn Đêm
Sơn Ca Linh
08:22 31/03/2021
Ngụ Ngôn Đêm

(Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó đêm sụp xuống – Ga 13,30)

Đêm treo trên ngọn cây,
Đêm sà trên lối cỏ…
Đêm lăn theo gót chân
từ hiu hắt ánh đèn trong căn nhà trọ…
Đêm phủ bóng trước mặt,
Che khuất nẻo con đường qua phố nhỏ…

Đêm lạnh giá trong tim,
Đêm hoang phế linh hồn,
Đêm bỏ lại ‘bữa cơm chiều”
Bữa Tiệc Ly của ấm êm tình “ân sư gia đạo”,
Đêm chia xa “chén rượu nồng”
Rượu hàn huyên của đậm nghĩa “bạn bè nối khố”….

Đêm bạc tiền tanh tửi,
Đêm bội phản vong ân,
Trơ trẻn dành cho nhau một nụ hôn nồng,
Gượng gạo sẻ chia một nhếch môi cười, một tấm bánh…!

Kể từ “đêm Giuđa”,
Hay đêm của Cain, của Marilyn Monroe…
Của sao Hàn Sulli, của sao Mỹ Mindy McCready…
Đêm của thất vọng, đêm của hoang tàn đổ vỡ…
Đêm của oan khiên chất chồng,
Đêm của cô đơn, lạc loài, dang dở…

Đêm của phát súng khô,
Đêm của dây thòng lọng,
Phát súng oan nghiệt kết thúc chặng khổ sầu,
Dây thòng lọng thắt lại một chuỗi những lo âu…
Để trả lại cho đêm,
Đêm của những cuộc đời chọn “con đường bóng tối” !

Nhưng may thay, vẫn còn có những đêm…
Đêm của tiếng gà gáy sang canh
Đêm của yếu đuối, ngẩn ngơ bị môn sinh từ chối !
Đêm của vườn khuya,
Của nước mắt, của những giọt máu rơi vội,
Của lời kinh đêm,
“Đừng theo ý con một vâng thánh ý Cha !”

Đêm giữa đồi hoang,
Khi chiều chưa lên, bóng tối phủ bao la
Người Tử Tội tắt hơi, mặt trời bỗng dưng vụt tắt !
Một cuộc tái sinh giữa khung trời chết chóc,
Vương quốc của Ngài,
Vâng, hôm nay, chỉ là tên trộm đạo, xin hãy mở ra,
Để ánh sáng bừng lên, niềm hy vọng chan hòa,
để bóng đêm vĩnh viễn từ nay khép lại !

Vâng, đêm duy nhất, có một không hai,
Đêm giữa chiều, đêm Đồi Sọ, đêm lạ lùng Thập Giá !

Sơn Ca Linh (Tuần Thánh 2021)




 
Tôn thờ, Tôn kính
Vũ Văn An
16:50 31/03/2021

Người Giáo dân Việt Nam quen đọc Điều Răn thứ nhất trong Kinh Mười Điều Răn như sau: Thứ nhất: thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự. Cha ông ta quả đã tóm lược một cách tài tình Lời Chúa phán trên núi Sinai bằng một công thức ngắn gọn, dễ đọc và dễ nhớ. Thực thế, đó là cách chính Đức Kitô đã làm khi trả lời Qủy Cám dỗ: Ngài tóm lược nội dung Điều răn thứ nhất đã được sách Xuất Hành (20: 3-6) và sách Đệ nhị luật (5:3-10) thuật lại trong một câu ngắn gọn: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng sự Người mà thôi (Lc 4:8).

Thực ra, Điều răn thứ nhất dài hơn thế nhiều lắm và không hẳn sử dụng chính hạn từ thờ phượng một cách trực diện, mà là gián tiếp qua hạn từ cúi đầu (bow) mà nhiều người dịch là thờ lạy . Vậy thờ phượng có hẳn là phải cúi đầu, khom lưng, qùy gối, những hạn từ do chữ bow gợi lên?



Theo nguyên ngữ Do thái, thì thờ phượng (worship) là do chữ Sahah. Từ này có nghĩa là phục lạy (prostrate oneself) hoặc cúi sâu (bow down). Đây là thái độ rất chung khi đến trước mặt Chúa như trong 1Sm 15:25 (Saul ngỏ lời với Samuel: xin tha tội cho tôi; xin trở lại với tôi và tôi sẽ phục lạy Giavê) hay trong Grm. 7:2 (Chúa truyền cho Giêrêmia nói với dân: Hãy lắng nghe lời Yahweh, hỡi dân Giuđa, những người đến qua cổng mà phục lạy Giavê). Đôi khi, nó được dùng song song với từ khác để nhấn mạnh đến việc khấu đầu trước khi thờ phượng như trong Xh 34:8 (và Môisen phủ phục xuống đất và thờ phượng Chúa) (Xem W.E. Vine, Merril F. Unger, William White Jr. Vine’s Complete Expository Dictionary Of Old and New Testament Words). Đây cũng là điều Qủy cám dỗ đề nghị với Đức Kitô: tôi sẽ cho ông mọi sự ấy, nếu ông chịu phủ phục dưới chân tôi và thờ phượng tôi. Chúa Kitô hiểu thâm ý của qủy nên đã nói với nó như câu trên đã trích: con người chỉ phải phủ phục thờ lạy một mình Thiên Chúa thôi (Mt 4:9). Như thế, đứng trước vinh quang cao cả của Thiên Chúa, tạo vật hèn mọn là con người thường hoặc tự ý phủ phục thờ lạy Người như Ezekiel (Ez 1:28) hoặc bị bó buộc phải ngã ngựa như Phaolô (Cv 9:4).

Thực ra, tâm tình thờ phượng không hẳn nhất thiết phải như thế. Khi ở gần Thiên Chúa, tâm tình này phức tạp hơn, vừa bộc phát vừa ý thức, vừa bó buộc, vừa tự ý: ý thức sắc bén về tình trạng vô nghĩa và tội lỗi của mình, xấu hổ trong im lặng (Gióp 42: 1-6), kính sợ đến run rẩy (Tv 5:8) và biết ơn (St. 24:48), hân hoan sùng bái (Tv 95:1-6) với cả con người. Nhưng thế nào thì thế, cử chỉ bên ngoài vẫn là điều cần thiết. Không thể có thờ lạy thực sự nếu thụ tạo không biểu lộ ra nơi thân xác sự nhìn nhận và lòng tôn kính của mình đối với quyền tối thượng của Chúa trên công trình sáng tạo. Hai cử điệu thờ lạy căn bản chính là phục lạy và hôn kính. Phục lạy có thể có nhiều cách: nhẹ nhất thì cúi đầu, trọng hơn thì qùy gối (một hay cả hai gối) và trọng hơn cả là sấp mình xuống đất như Môsê. Hôn kính chính là nguồn gốc của hạn từ adoration (thờ lạy): thực vậy, ngày xưa người ta thường tôn kính thần minh bằng cách dùng tay chạm vào tượng rồi đưa lên miệng hôn (nguyên ngữ Latinh: ad = tới, lên; os, oris = miệng). Cử chỉ này vừa nói lên ước vọng chạm tới Thiên Chúa vừa nói lên sự xa cách giữa họ với Người (Xem Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đàlạt, Điển Ngữ Thần học, Q.IV tr.144-145).

Cả hai cử điệu trên ta đều thấy rất rõ trong phụng vụ Thánh Thể. Tuy nhiên, ta cũng thấy chúng ở những nơi khác nữa, kể cả trong cuộc sống hằng ngày. Thực vậy, trong các gia đình Việt-nam, con cháu có thói quen chắp tay và cúi đầu chào kính ông bà cha mẹ và nói chung các người trên. Các phụ nữ Úc hoặc Anh mỗi lần gặp Nữ Hoàng hoặc một nhân vật thuộc Hoàng gia thường có thói quen bái gối (curtsy). Ta cũng thường hôn kính ảnh ba má, ông bà. Nhưng con cháu các gia đình Việt Nam đâu có thờ phượng ông bà, các phụ nữ Anh Úc đâu có thờ phượng Nữ hoàng và chúng ta nói chung đâu có thờ phương hình ảnh ba má ông bà? Những cử điệu trên chỉ là những cử điệu bề ngoài dể diễn tả tâm tình thờ phượng Thiên Chúa mà thôi, chúng không là chính tâm tình thờ phượng ấy. Chính vì không chú ý đến khía cạnh này mà chúng ta đã phạm nhiều sai lầm, cụ thể nhất là đã chỉ thờ phượng Chúa cách hời hợt bên ngoài qua các điệu bộ thân xác, mà tâm hồn thật xa Chúa xiết bao. Một phần cũng chỉ vì quá chú ý đến những cử điệu thân xác này mà không chú ý bao nhiêu đến mạch sống văn hóa, mà cuộc tranh chấp về lễ nghi tại Á-Đông đã xẩy ra vào thế kỷ 18 gây nhiều trở ngại cho việc Phúc Âm hóa các dân tộc Á Đông trong đó có Việt-Nam (Xem Vũ Kim Chính S.J. Ông Bà Tổ Tiên, Giá Trị Văn Hóa, Phong Tục Tập Quán Của Người Việt Liên Hệ Đến Việc Truyền Giáo).

Chuyện xẩy ra như sau: Các dân tộc Á Đông có thói quen lập bàn thờ tổ tiên ngay trong gia đình để dâng hương, dâng hoa trái cũng như khấn vái ông bà. Động lực đàng sau thói quen đó là lòng hiếu thảo: làm con phải nhớ ơn sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên: Công cha như Núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra; Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Trước bàn thờ tổ tiên, người Á Đông chắp tay, cúi đầu, vái lạy và thưa chuyện với tổ tiên một cách chân tình. Bề ngoài, những cử chỉ ấy giống hệt những cử chỉ người Công Giáo phương tây chỉ dành riêng cho Thiên Chúa mà thôi. Nên chúng đã bị cực lực lên án. Kết quả là bàn thờ tổ bị phá bỏ khỏi các gia đình muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo và người Công Giáo Á Đông bị cấm chỉ không được tham dự những nghi lễ theo phong tục dành cho người quá cố như lập bàn thờ hay dâng lễ vật, dâng hương và bái lạy vì những nghi thức này liên hệ tới mê tín. Dĩ nhiên, người Công Giáo Á Đông tuân theo lệnh cấm chỉ ấy. Chỉ phiền một điều là làm như thế, họ đã trở thành nạn nhân của một lệnh cấm chỉ khác khắc nghiệt hơn nhiều vì có liên hệ dến chính sự sống tự nhiên và cả siêu nhiên nữa: lệnh cấm đạo của các Vua Chúa. Thực thế, năm 1785, Nguyễn Nhạc khi ra lệnh cấm đạo, đã nêu lý do: Trẫm muốn tiêu diệt đạo Âu Châu vì đó là một giáo phái không có tôn kính cha mẹ (Xem Tài Liệu Học Hỏi của Ủy Ban Trung Ương Chuẩn bị Phong Thánh).

Cả hai việc cấm chỉ ấy sau này đều đã được cất bỏ. Ngày 8 Tháng 12 Năm 1939, Bộ Truyền Giáo của Tòa Thánh ra huấn thị chính thức coi là hợp pháp và xứng đáng việc cúi đầu kính bái và những hình thức khác tỏ lòng thành kính dân sự trước người quá cố hay trước di ảnh của họ (Xem Nguyễn Huy Lai, Truyền Thống Tôn giáo Xã hội Ở Việt Nam). Quả là một huấn thị sáng suốt, tuy muộn màng đến hai thế kỷ, một sự muộn màng từng làm cho khuôn mặt người Công Giáo nước ta đậm nét ngoại lai. Thực ra, nếu người ta không quá chú trọng đến những điệu bộ bên ngoài của việc thờ phượng và nếu họ chịu khó đi vào mạch sống văn hóa dân tộc, như Cha Vũ Kim Chính nhận định, thì sự muộn màng kia đã không xẩy ra. Một phần nào chúng ta cũng đã có cùng một não trạng như người đàn bà Samaria trong đoạn trích Tin Mừng ở đầu bài. Hạnh phúc thay, Bà đã nhận ra sứ điệp của Đức Kitô và đã chỉ thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật.



Ngày nay ai trong chúng ta cũng hiểu thờ phượng trong thần khí và trong sự thật là hành vi qua đó Thiên Chúa được nhìn nhận như Đấng duy nhất đáng được tôn vinh cực độ vì Người là Đấng hoàn hảo vô cùng, có toàn quyền thống trị trên con người và có quyền đòi con người phải hoàn toàn lệ thuộc Người như Đấng hóa công. Nó vừa là hành vi của lý trí vừa là hành vi của ý chí được diễn tả qua lời cầu nguyện, qua những cử chỉ ngợi khen và những hành vi tôn kính và dâng hiến thích đáng (John A. Hardon S.J. Pocket Catholic Dictionary). Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đứng trên hai cái nhìn để định nghĩa sự thờ phượng. Khi nhìn lên Thiên Chúa, thì: Thờ lạy Thiên Chúa là nhận biết Người là Thiên Chúa, là Đấng hóa công và là Đấng Cùu Độ, là Đức Chúa và là chủ mọi loài hiện hữu, là Tình yêu vô cùng và hay thương xót (2096). Còn khi nhìn xuống thân phận thụ tạo, thì: Thờ lạy Thiên Chúa là với niềm cung kính và suy phục tuyệt đối của ta, nhìn nhận sự hư vô của loài thụ tạo, vì loài thụ tạo như ta chỉ hiện hữu được là do Thiên Chúa. Thờ lạy Thiên Chúa, là làm như Mẹ Maria trong kinh Magnificat, ca tụng Người, tôn xưng Người và tự hạ mình xuống, với lòng tri ân tuyên xưng những việc vĩ đại Người làm (2097). Trong chiều hướng ấy điệu bộ cử chỉ trở thành thứ yếu. Không lạ gì, trong việc canh tân phụng vụ hiện nay của Giáo hội, các điệu bộ đã được nội tâm hóa nhiều lắm đến độ ngay phần Dâng Mình Máu Thánh Chúa, có giáo xứ đã để giáo dân đứng mà thờ lạy Ngôi Hai Nhập Thể như Giáo xứ Thánh Giêrôm, Punchbowl, tiểu bang New South Wales, Úc.

Kỳ sau: Thánh Danh Chúa
 
VietCatholic TV
Bảo vệ đạo lý tinh tuyền, Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin gặp nhiều khốn khó
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:52 31/03/2021


1. Dấu hiệu phò sinh của một giáo xứ tại Canada lại bị phá hoại

Một bảng quảng cáo có hình ảnh người mẹ trẻ bồng con trong khuôn viên của Giáo xứ Thánh Luca đã bị phá hoại một lần nữa.

Một vài năm trước, cộng đoàn giáo xứ Maple Ridge đã lắp đặt tấm biển hướng về phía những du khách đi về hướng Tây trên Đường Dewdney Trunk giữa hai con đường 202 và 203. Đây là lần thứ hai nó bị xịt sơn.

Aida Vorlicek, trợ lý hành chính giáo xứ, cho biết nhà thờ đã trở thành mục tiêu phá hoại nhiều lần trong những năm gần đây, bao gồm vẽ bậy lên các phần khác của tài sản nhà thờ và vụ trộm một quả chuông nhà thờ ngoài trời, nhưng các vụ việc dường như không đe dọa đến sự an toàn của giáo dân.

“Họ không đưa ra bất kỳ lời thô tục nào trên đó hoặc những khẩu hiệu, họ chỉ cố che đi thông điệp của chúng tôi,” cô nói.

Cô cho biết thêm việc phá hoại không dẫn đến những chi phí sửa chữa đáng kể cho giáo xứ, nhưng chỉ làm mất thời gian và công sức của các tình nguyện viên sẵn sàng dành vài giờ để dọn dẹp mỗi lần như thế.

Giáo xứ đã đệ trình báo cáo cảnh sát sau khi tấm biển phò sinh bị phá hoại lần đầu tiên vào năm 2020.

Bảng quảng cáo đã tạo ra rất nhiều cuộc thảo luận. Sau khi nó bị phá hoại lần đầu tiên, giáo dân Frances Maddalozzo đã viết một lá thư cho tờ báo địa phương, với tiêu đề “Làm thế nào mà thông điệp về tình mẫu tử lại có thể gây xúc phạm đến vậy?”

Khi được chia sẻ trên Facebook, bức thư đã tạo ra hơn 330 bình luận với nhiều góc nhìn khác nhau, từ các thành viên cộng đồng đồng ý với thông điệp của tấm biển cho đến những người cho rằng cảm thấy bị xúc phạm. Một số thậm chí còn hoan nghênh sự phá hoại.

Maddalozzo tin rằng số lượng lớn các bình luận cho thấy tấm biển quảng cáo đang “gây ảnh hưởng đến dư luận” như dự định của nó.

Bảng quảng cáo này là sự hợp tác giữa giáo xứ, các Hiệp sĩ Kha Luân Bố, và Hội Nhân ái Cuộc sống. Trong mùa Vọng và mùa Giáng sinh, thông điệp được thay thế bằng “Hãy nhớ đến Chúa Kitô trong Mùa Giáng sinh”.
Source:BC Catholic

2. Đức Hồng Y Bo kêu gọi các bạn trẻ đừng đi vào con đường bạo lực

Quân đội Miến Điện tỏ ra quyết liệt hơn đối với những người biểu tình. Những hình ảnh ghi được tại Mandalay, cho thấy chúng bắn chết những người biểu tình và kéo thi thể của họ trên đường phố như một hình thức khủng bố những người tham gia vào các cuộc biểu tình. Trong bối cảnh kinh hoàng này, Đức Hồng Y Charles Bo đã đưa ra lá thư sau đây:

Tổng giáo phận Yangon, ngày 24 tháng 3 năm 2021

Tôi xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới tất cả các bạn trẻ và toàn thể công dân trên cả nước.

Tôi vô cùng ngưỡng mộ và đánh giá cao những đóng góp lịch sử và sự hy sinh của các bạn vì những điều tốt đẹp hơn của đất nước và nhân dân chúng ta.

Phong trào của các bạn là một phong trào toàn quốc, dựa trên các giá trị dân chủ, bất bạo động, bình đẳng và đoàn kết, đồng thời mong muốn mang lại công lý cho tất cả mọi người. Phong trào của các bạn đã nhận được sự ngưỡng mộ của thế giới về tính tự phát, tính sáng tạo, tính trật tự, kỹ năng tổ chức quy mô và cách tiếp cận phi bạo lực.

Như với tất cả các phong trào lịch sử, các bạn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn:

Một mặt, các bạn đang cố gắng hết sức để tồn tại trong những hoàn cảnh rất khó khăn: Bạo lực tàn bạo đối với người dân khiến ngày càng không thể có các cuộc tụ họp ôn hòa; sợ hãi, trầm cảm và lo lắng về quá trình hành động trong tương lai; tìm kiếm những nơi an toàn và sống trong những lo lắng hiện sinh.

Đau lòng và thất vọng vì bạo lực phải đối mặt và bởi số người chết ngày càng tăng, các bạn tự hỏi liệu đấu tranh vũ trang có thể là phản ứng tốt hơn đối với sự đàn áp và tàn bạo hàng ngày mà các bạn phải đối mặt hay không.

Tôi nhìn nhận nỗi đau, sự tức giận và tổn thương của các bạn. Tuy nhiên, tôi cảnh báo các bạn đừng đi vào con đường đấu tranh bạo lực và kêu gọi các bạn hãy kiên quyết và có kỷ luật bất bạo động. Phong trào đầy ấn tượng của các bạn đã nhận được sự chú ý, đoàn kết, ngưỡng mộ và ủng hộ trên toàn thế giới vì tính chất hòa bình của nó cho đến nay.

Cuộc đấu tranh của Miến Điện đã quá dài và đẫm máu. Không có giải pháp dễ dàng. Sự căm ghét không thể bị xua tan bằng sự căm ghét mà chỉ bằng tình yêu thương; bóng tối không bao giờ bị xua tan bởi bóng tối mà chỉ bằng ánh sáng.

Tất cả các truyền thống đức tin đều tuân theo bất bạo động vì bản chất mọi bạo lực đều là xấu xa. Bạo lực mang lại bạo lực lớn hơn. Tôi lên án vô điều kiện mọi hành động bạo lực đối với những thường dân không có vũ khí. Con đường đấu tranh bạo lực thoạt đầu sẽ gây hưng phấn cho một bộ phận người dân nhưng về lâu dài sẽ khiến số đông xa lánh, mất hết sự ủng hộ và thiện chí không chỉ của một nước mà cả với cộng đồng quốc tế.

Một lần nữa, tôi kêu gọi các bạn hãy ôn hòa và có chiến lược để tránh đối đầu và tổn thất nhân mạng. Tôi tiếp tục ủng hộ và luôn sẵn sàng cho mọi nỗ lực và can thiệp bất bạo động và hòa bình. Tôi hoàn toàn cam kết ở tất cả các cấp để giảm bạo lực trên đường phố và bảo vệ cuộc sống.

Xin Chúa chúc lành cho mỗi người trong các bạn.

+ Đức Hồng Y Charles Bo

Tổng giám mục Yangon



Source:Asia News

3. Đức Tổng Giám Mục Portland cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì Vatican nói ‘không’ đối với những lời chúc phúc đồng giới

Đức Tổng Giám Mục Alexander Sample của Portland, Oregon đã lên tiếng cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là CDF, gần đây khẳng định giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân và con người.

Với lá thư này, Đức Tổng Giám Mục Sample đã “chia lửa” với Đức Hồng Y Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Ngài đã nhanh chóng trở thành mục tiêu tấn công trên các phương tiện truyền thông.

“Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha về tuyên bố gần đây của Bộ Giáo lý Đức tin”, Đức Tổng Giám Mục Sample nói hôm 23 tháng Ba.

“Tất cả mọi người đều được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, với phẩm giá con người, và đáng được chúng ta yêu thương và chăm sóc mục vụ. Đồng thời, có những hành động và những mối quan hệ nhất định, trong trường hợp này là sự kết hợp đồng giới, mà Giáo hội không thể ban phước”.

Ngài nhận xét rằng tuyên bố ngày 15 tháng 3 của CDF rằng Giáo hội không có quyền chúc phúc cho các kết hiệp đồng tính “chỉ đơn giản là một sự khẳng định lại giáo huấn liên tục của Giáo hội”.

Đức Tổng Giám Mục Sample giải thích điều này “không phải là vấn đề phân biệt đối xử mà là tôn trọng chân lý của con người và phẩm giá của hôn nhân”.

“Tôi nhận thấy đây là một sự thật không được nhiều người ưa thích, bằng chứng là nhiều người đã phản ứng với tuyên bố này, là điều đã được sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước khi công bố”.

Ví dụ, hơn 200 giáo sư thần học ở thế giới nói tiếng Đức đã ký vào một tuyên bố chỉ trích việc CDF từ chối ban phép lành cho các cặp đồng tính, và Giám mục Georg Bätzing của Limburg, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã lên tiếng ủng hộ việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Sample cho biết, việc làm rõ như thế do CDF đưa ra “ngày nay rất quan trọng khi có quá nhiều nhầm lẫn về điều gì là lợi ích đích thực của chúng ta và làm thế nào để đến gần hơn với Chúa Kitô”.

Ngài nhắc lại lòng biết ơn của mình “về giáo huấn rõ ràng của Giáo hội về vấn đề này” và cầu nguyện “rằng đây sẽ là thời điểm ân sủng độc đáo cho đời sống của Giáo hội”.

“Khi chúng ta đến gần Tuần Thánh và Lễ Phục sinh, tôi cầu nguyện rằng tất cả chúng ta, những anh chị em trong Chúa Kitô, sẽ được đổi mới bằng một cuộc gặp gỡ ban sự sống và biến đổi với Đấng Cứu Rỗi bị đóng đinh và phục sinh”.

Các Giám mục Rudolf Voderholzer của Regensburg và Stefan Oster của Passau cũng hoan nghênh phản ứng của CDF.

Và Giám mục Philip Egan của Portsmouth đã nói, liên quan đến khuynh hướng phân biệt trong ‘Tiến Trình Công Nghị’ của Giáo hội ở Đức, “tốt hơn là Rôma nên xác nhận lại rõ ràng các thông số đạo lý, như trong tuyên bố của CDF hôm qua về các kết hiệp đồng tính”.

“Chính Đức Thánh Cha cần phải can thiệp bằng cách đưa ra giáo huấn có thẩm quyền: đây là vai trò của chức vụ Kế Vị Thánh Phêrô. Ngài cũng nên triệu tập các giám mục Đức đến Rôma và trình bày rõ ràng hơn cho họ một phương pháp luận thích hợp”.
Source:Catholic News Agency
 
Thứ Tư Tuần Thánh tại Giêrusalem: Nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó tại Cột đá Chúa chịu đánh đòn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:52 31/03/2021


Trong Tuần Thánh tại Giêrusalem, các tu sĩ Dòng Phanxicô quản thủ Thánh Mộ đã thăm viếng và cầu nguyện tại những nơi diễn ra cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu.

Ngày thứ Tư 31 tháng 3, lúc 8.00 sáng tại đền thờ Mộ Thánh đã có Thánh lễ trọng thể với bài “Thương khó” và cuộc rước hàng ngày. Lúc 10 giờ sáng tại nhà thờ Mộ Thánh có Lễ tôn kính Cột đá Chúa Giêsu bị đánh đòn tại Nhà nguyện Chúa hiện ra.

Việc đánh đòn dưới tay người La Mã được đề cập đến trong ba sách Phúc âm: Ga 19: 1-3, Máccô 15:15 và Mathêu 27:26, và là khúc dạo đầu thông thường cho việc đóng đinh theo luật La Mã. Thánh Gioan tường thuật chi tiết như sau:

Bấy giờ ông Philatô truyền đem Đức Giêsu đi và đánh đòn Người. Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. Họ đến gần và nói: “Kính chào Vua dân Do-thái!”, rồi vả vào mặt Người.

Sự nhạo báng Chúa Kitô và đội mão gai lên đầu Ngài, mà các sách Phúc âm tường thuật không phải là một phần của quy trình xét xử thông thường của người La Mã, nhưng là điều được bọn lính thêm vào để làm nhục Chúa Giêsu.

“Columna nobilis” các linh mục, tu sĩ trong cộng đồng dòng Phanxicô hát cạnh Mộ Chúa trong bài thánh ca và sau đó từng người một tiến lên Cột đá để bày tỏ lòng tôn kính cuộc khổ nạn tại nơi Chúa Giêsu bị trói và bị đánh roi. Thông thường nghi thức cổ xưa này cũng có sự tham dự của khách hành hương và anh chị em giáo dân tại Giêrusalem, nhưng năm nay chỉ có các tu sĩ dòng Phanxicô tham gia buổi cử hành sùng kính này, do những hạn chế của tình trạng khẩn cấp về sức khỏe.

Ngay từ thế kỷ thứ 4, Egeria, một tác giả và là một người hành hương đã viết về sự tôn kính tại cột đá nơi Chúa Giêsu chịu đánh đòn, tuy nhiên, vào thời điểm đó, cột đá này được giữ trong Nhà thờ Cenacle tức là Tiệc Ly và được tôn kính vào lúc bình minh của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Cột đá đã được đưa đến Mộ Thánh vào thế kỷ 14.

Đó là chiếc cột mà theo truyền thống, đã được nhuộm bằng máu của Chúa Giêsu, đổ cho nhân loại. Cũng chính máu đã đổ trên đá ngày nay ở Vương cung thánh đường Khổ Nạn, dưới chân Núi Ôliu. Ở đó, theo truyền thống, huynh đoàn Phan sinh tại Giệtsimani đã cử hành Thánh lễ với Bài Thương Khó. Các công việc chuẩn bị cũng đang được tiến hành cho Tam Nhật Vượt Qua trong lời cầu nguyện, ở Giêrusalem.
 
Vợ chồng mới cưới 6 tháng lại nổ bom tự sát khủng bố người Công Giáo. Ơn Toàn Xá trong Tuần Thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:30 31/03/2021


1. Khủng hoảng bí tích hòa giải tại New Jersey: Không vắc xin, không được xưng tội

Một giáo xứ trong giáo phận Trenton đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thực sự đối với bí tích hòa giải khi tuyên bố rằng chỉ những ai đã được chủng ngừa COVID mới được xưng tội.

Hôm Chúa Nhật Lễ Lá, Nhà thờ Máu Châu Báu ở bãi biển Monmouth, New Jersey, đã đăng trên trang web của mình rằng nhờ những nới lỏng trong các hạn chế liên quan đến coronavirus, tòa giải tội sẽ một lần nữa được mở lại - nhưng chỉ dành cho những người đã được chủng ngừa coronavirus.

Trang web của giáo xứ cho biết: “Chỉ những người được chủng ngừa mới có thể đến với bí tích hòa giải để bảo vệ chính mình, và quan trọng hơn, để bảo vệ những người khác.”

Thông báo này đã gây ra các chỉ trích mạnh trên các phương tiện truyền thông, nhắm vào Cha chánh xứ Michael Sullivan, khiến giáo phận Trenton phải can thiệp. Trong một thông báo vào chiều Thứ Hai Tuần Thánh, Giáo Phận Trenton nói rõ rằng giáo xứ sẽ cho phép những người chưa tiêm vắc-xin được xưng tội.

“Giáo phận đã liên hệ với các linh mục có liên quan và trang web của giáo xứ đã được cập nhật để chào đón tất cả những người tìm kiếm bí tích hòa giải, bất kể tình trạng tiêm chủng”, Giáo phận Trenton cho biết vào chiều thứ Hai.

Bộ Giáo luật của Giáo hội quy định rằng không được từ chối việc giải tội, miễn là đáp ứng các điều kiện thích hợp.

Ðiều 843 triệt 1 nêu rõ “Thừa tác viên thánh không được từ chối ban Bí Tích khi có người xin lãnh nhận một cách thích đáng, đã được chuẩn bị hợp lệ và không bị giáo luật cấm nhận lãnh Bí Tích”.

Trong bối cảnh đại dịch coronavirus, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã có những hướng dẫn cụ thể về vệ sinh phòng dịch liên quan đến tòa giải tội. Thiết tưởng, không nên đặt ra thêm các rào cản đối với anh chị em giáo dân muốn tìm kiếm bí tích hòa giải trong Tuần Thánh, và họ nên được tạo điều kiện để giữ luật xưng tội ít là một lần trong một năm.
Source:Catholic News Agency

2. Những cách thức để nhận được Ơn Toàn Xá trong Tuần Thánh

Ơn Toàn Xá là ân sủng do Giáo hội ban cho chúng ta nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria và tất cả các thánh để xóa bỏ hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra.

Ơn Toàn Xá áp dụng cho những tội lỗi đã được tha thứ. Ơn Toàn Xá làm sạch tâm hồn như thể một người vừa được rửa tội.

Chúng ta có thể nhận được Ơn Toàn Xá trong Tuần Thánh cho chính mình hoặc cho một người đã qua đời nếu chúng ta hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi; đồng thời chúng ta phải thực hiện một trong những công việc sau đây do Tòa Ân Giải Tối Cao quy định. Cứ mỗi lần thực hiện một trong những công việc này thì được một Ơn Toàn Xá.

Trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh

a. Sau khi Mình Thánh Chúa được kiệu sang một bàn thờ phụ sau Thánh Lễ Tiệc Ly, Ơn Toàn Xá được ban cho những ai đọc hay hát bài thánh ca Thánh Thể “Tantum Ergo”.

Tiếng Latinh:

1. Tantum ergo Sacramentum

Veneremur cernui:

Et antiquum documentum

Novo cedat ritui:

Praestet fides supplementum

Sensuum defectui.

2. Genitori, Genitoque

Laus et iubilatio,

Salus, honor, virtus quoque

Sit et benedictio:

Procedenti ab utroque

Compar sit laudatio.

Amen.

1. Nào ta hãy sấp mình thờ lạy,

Trước bí tích cực trọng này.

Nghi lễ cũ nhường nghi lễ mới

Thông ban tràn đầy ân sủng.

Đức tin sẽ dạy ta biết Đức Kitô

hiện diện,

Khi giác quan con người không

cảm thấy gì.

2. Dâng về Chúa Cha trường tồn,

Cùng Chúa Con, Đấng giải thoát,

Cùng Chúa Thánh Thần, Đấng

phát sinh từ Thiên Chúa

Ơn cứu độ, danh dự, phép lành,

Sức mạnh và quyền năng vô tận

Là của Ba Ngôi muôn đời.

Amen.

b. Ơn Toàn Xá cũng được ban cho những ai chầu Mình Thánh Chúa trong nửa giờ.

Trong Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh

a. Ơn Toàn Xá được ban cho những ai tôn kính Thánh Giá trong Phụng Vụ Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó Chúa.

b. Ơn Toàn Xá được ban cho những ai sốt mến đi Đàng Thánh Giá.

Trong Ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh

a. Ơn Toàn Xá được ban cho những ai tham dự việc lần chuỗi Mân Côi từ hai người trở lên.

b. Ơn Toàn Xá được ban cho những ai tham dự việc cử hành Canh thức Phục sinh vào ban đêm và lặp lại các lời hứa khi rửa tội, là một phần của phụng vụ trong Thánh lễ đó.

Trong Chúa Nhật Phục Sinh

Ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu tham dự buổi đọc sứ điệp Phục sinh và ban phép lành cho thành Roma và toàn thế giới (Urbi et Oebi) bằng cách hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô hay theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.
Source:Catholic News Agency

3. Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo lên án vụ nổ bom tự sát

Các giám mục Công Giáo Indonesia đã lên án mạnh mẽ vụ đánh bom tự sát vào Chúa Nhật Lễ Lá vào Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu trên đảo Sulawesi khiến ít nhất 20 người bị thương.

Hai kẻ tấn công, cả hai đều chết trong vụ đánh bom, được cho là một phần của nhóm Jamaah Ansharut Daulah liên kết với bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Tổng Giám Mục Jakarta, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vào ngày 29 tháng 3 rằng các nạn nhân bị thương của vụ đánh bom đang nằm nhà thương và đang hồi phục.

Ngài nói rằng vụ tấn công vào ngày đầu tiên của Tuần Thánh đã “gây sốc cho tất cả mọi người ở Indonesia, không chỉ người Công Giáo”, và lưu ý rằng “các nhà lãnh đạo của tất cả các cộng đồng tôn giáo đã lên án bạo lực tàn bạo này”.

“Sau vụ đánh bom tự sát, chính phủ đã bảo đảm với chúng tôi những người Công Giáo, và các tín hữu Kitô nói chung, rằng các cử hành Tuần Thánh có thể được thực hiện theo kế hoạch - với sự bảo đảm an ninh từ chính phủ”, Đức Hồng Y Suharyo nói.

“Tất cả chúng tôi đều cầu nguyện rằng chúng tôi có thể cử hành Tuần Thánh này một cách hòa bình và tất cả người Indonesia - không chỉ người Công Giáo – có thể trải nghiệm hòa bình mà Chúa Giêsu Kitô mang lại cho chúng ta."
Source:National Catholic Register

4. Hai kẻ đánh bom tự sát ở Indonesia là hai vợ chồng mới cưới nhau được 6 tháng

Trong một thông báo được đưa ra hôm thứ Ba Tuần Thánh 30 tháng Ba, Hội Đồng Giám Mục Indonesia bày tỏ lo buồn sâu sắc của các ngài trước các phát hiện mới nhất của cảnh sát liên quan đến vụ nổ bom tự sát tại nhà thờ chính tòa Makassar.

Các quan chức Indonesia hôm thứ Hai cho biết hai kẻ đánh bom tự sát là một cặp vợ chồng mới kết hôn được có 6 tháng. Họ đã sử dụng bom áp suất trong cuộc tấn công bên ngoài nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa Giêsu trong Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá.

Vụ tấn công đã làm 20 người bị thương, trong đó có 4 nhân viên bảo vệ nhà thờ, và làm vỡ các cửa sổ của nhà thờ và các nhà dân lân cận ở Makassar, thủ phủ tỉnh Nam Sulawesi.

Người phát ngôn của Cảnh sát Quốc gia Argo Yuwono cho biết cặp vợ chồng này chỉ mới kết hôn cách đây 6 tháng và cảnh sát đang điều tra ngôi nhà của họ ở Makassar. Cho đến nay, ít nhất đã có 9 người liên quan đến vụ tấn công nhà thờ chính tòa Makassar bị bắt. Trong một diễn biến mà báo chí tại quốc gia này cho rằng có liên quan đến những vụ bắt giữ này, nhà máy lọc dầu Balongan ở Tây Java đã chìm ngập trong một đám cháy lớn bùng phát trong đêm, khiến 6 người bị thương. Khoảng 950 cư dân gần đó đã phải di tản. Ngọn lửa khổng lồ nhấn chìm cơ sở sản xuất đến 125,000 thùng dầu mỗi ngày. Từ cách xa đó, người ta có thể nghe rõ những tiếng nổ rất lớn.

Ông Argo Yuwono cho biết cảnh sát không loại trừ khả năng vụ cháy này là do khủng bố gây ra. Trở lại vụ tấn công nhà thờ chính tòa Makassar, Yuwono cho biết người đàn ông tên là Lukman 26 tuổi và vợ anh ta là Dewi 23 tuổi.

Những kẻ tấn công đã cho nổ bom của họ khi họ bị các nhân viên bảo vệ chặn lại bên ngoài nhà thờ.

Cảnh sát trưởng thành phố Makassar, là ông Witnu Urip Laksana, cho biết các bom áp suất chứa các vật liệu gây cháy và đinh nhọn để tăng khả năng sát thương.

Hai vợ chồng được cho là thành viên của Jemaah Anshorut Daulah, trong tổ chức Jemaah Islamiyah, trung thành với bọn khủng bố Hồi Giáo IS và đã thực hiện hàng loạt vụ đánh bom tự sát ở Indonesia.

Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Indonesia Listyo Sigit Prabowo cho biết người chồng trong vụ tấn công ở Makassar có liên quan đến vụ tấn công tự sát năm 2019 khiến 23 người thiệt mạng tại Nhà thờ Đức Mẹ Núi Carmêlô ở tỉnh Sulu của Phi Luật Tân.

Ông cho biết hai kẻ tấn công có liên quan đến một nhóm chiến binh bị tình nghi bị bắt ở Makassar vào ngày 6 tháng Giêng, khi một đội chống khủng bố của cảnh sát tiêu diệt hai chiến binh bị tình nghi và bắt giữ 19 người khác.

Prabowo nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng đội chống khủng bố tinh nhuệ của cảnh sát, được gọi là Densus 88, đã bắt giữ bốn chiến binh bị tình nghi có liên hệ với những kẻ tấn công ở Makassar trong một cuộc đột kích vào tối Chúa Nhật ở Bima, một thành phố trên đảo Sumbawa ở tỉnh Tây Nusa Tenggara. Một nghi phạm khác bị bắt một ngày sau đó trong một cuộc đột kích riêng biệt trong tỉnh này.

Prabowo cho biết 5 nghi phạm nằm trong cùng một nhóm nghiên cứu kinh Koran với hai kẻ tấn công vào nhà thờ chính tòa Makassar. Trước khi chết, người đàn ông này đã để lại di chúc cho cha mẹ, nói lời từ biệt và rằng anh ta đã sẵn sàng trở thành một liệt sĩ.

Ông cho biết đội chống khủng bố hôm thứ Hai cũng đã bắt giữ bốn chiến binh bị tình nghi tại khu phố Condet ở phía đông Jakarta. Trong các cuộc đột kích riêng biệt ở ngoại ô Jakarta, họ đã thu giữ 5 quả bom ống tự chế và hơn 5.5 ký hóa chất có thể sử dụng làm thuốc nổ.
Source:Crux

5. Ý nghĩa của Tam Nhật Vượt Qua theo Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16

Trong bản tin ngày hôm qua, chúng tôi đã tường trình về quyết định của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đóng cửa Trung tâm Mục vụ Saint-Merry, trong khu vực Beaubourg-Les Halles.

Quyết định này được đưa ra chủ yếu vì Hội Đồng Giáo Xứ gồm khoảng 20 người có đầu óc cấp tiến rất cực đoan, họ không hiểu được cốt lõi của đức tin Kitô. Họ cho rằng “đạo nào cũng là đạo, cũng dạy ăn ngay ở lành.” Đó là một lời ngụy biện nham hiểm.

Nghĩ như thế nên 20 vị giáo dân này đã tấn công các linh mục để buộc các ngài phải chấp nhận cho họ mời các nhà sư, các đạo trưởng Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, và các thầy rabbi Do Thái Giáo đến thuyết pháp, để bổ sung cho đức tin Công Giáo. Họ tự hào là những người Công Giáo cởi mở, có khả năng tinh thông các khái niệm Phật Pháp như Niết Bàn, thuyết Luân Hồi, Nghiệp Chướng, Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế, có khả năng giải thích các surah của Kinh Koran vân vân và vân vân. Họ bị tẩu hỏa nhập ma với các đạo lý trái ngược và mâu thuẫn gay gắt với nhau.

Hôm nay, bắt đầu Tam Nhật Vượt Qua, chúng tôi mời quý vị và anh chị em nghe lại lời giải thích của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào ngày 19 tháng Ba, 2008. Tam Nhật Vượt Qua trình bày với chúng ta cốt lõi của đức tin Kitô qua cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Tam Nhật Vượt Qua làm rõ với chúng ta niềm tin rằng Chúa Giêsu là người thật, và trong bản tính con người này, Ngài đã chết vì tội lỗi chúng ta; và Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, và với bản tính Thiên Chúa, Ngài đã sống lại từ trong cõi chết mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Đó mới là cốt lõi đức tin của chúng ta, và là hy vọng của chúng ta. Ăn ngay ở lành chỉ là hệ quả tất yếu của đức tin nơi Chúa Giêsu, đó không phải là toàn bộ đức tin của chúng ta.

Mở đầu bài huấn dụ, Đức Bênêđíctô thứ 16 nói:

Anh chị em thân mến chúng ta đang đứng trước Tam Nhật Vượt Qua, cũng gọi là Tam Nhật Thánh. Ba ngày sắp tới thường được gọi là “thánh” vì chúng khiến cho chúng ta sống trở lại biến cố chính của ơn cứu độ; thật thế chúng dẫn đưa chúng ta vào trong cốt lõi của đức tin Kitô: là cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Đó là những ngày mà chúng ta có thể coi như một ngày duy nhất: vì chúng là trọng tâm của toàn năm phụng vụ cũng như của đời sống Giáo Hội. Kết thúc con đường Mùa Chay chúng ta cũng chuẩn bị bước vào chính bầu khí mà Chúa Giêsu đã sống khi xưa tại Giêrusalem. Chúng ta muốn khơi dậy ký ức sống động các khổ đau mà Chúa đã chịu vì chúng ta và chuẩn bị cử hành Chúa Nhật tới đây với niềm vui lễ Vượt Qua đích thực, mà Máu Chúa Kitô đã bao phủ bằng vinh quang, lễ Vượt Qua trong đó Giáo Hội cử hành Lễ “nguồn gốc của mọi lễ”, như khẳng định trong Kinh Tiền Tụng ngày lễ Phục Sinh theo nghi thức thánh Ambrosio.

Trước hết là Thứ Năm kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu thành lập bí tích Thánh Thể và chức Linh Mục thừa tác. Trong đêm đó Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một điều răn mới là điều răn của tình yêu thương huynh đệ. Trước khi bước vào Tam Nhật Thánh, sáng thứ năm cộng đoàn giáo phận cử hành lễ làm phép dầu, trong đó vị Giám Mục và các linh mục giáo phận canh tân các lời hứa ngày thụ phong.

Cũng có lễ nghi làm phép Dầu: dầu tân tòng, dầu bệnh nhân và dầu thêm sức. Đó là thời điểm quan trọng đối với cuộc sống của mọi cộng đoàn giáo phận, quây quần chung quanh vị chủ chăn của mình để củng cố sự hiệp nhất và lòng trung thành với Chúa Kitô, Thượng Tế đời đời duy nhất. Vào ban chiều Giáo Hội cử hành Bữa Tiệc Ly của Chúa, trong đó Chúa Kitô tự hiến mình cho chúng ta như lương thực cứu độ, như thần dược của sự bất tử: đó là mầu nhiệm Thánh Thể, suối nguồn và tuyệt đỉnh của cuộc sống Kitô. Trong Bí tích cứu độ này Chúa cống hiến và hiện thực cho tất cả những ai tin nơi Người sự hiệp thông thân tình nhất có thể có giữa cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của Người. Với cử chỉ khiêm tốn và ý nghĩa của lễ nghi rửa chân chúng ta được mời gọi nhớ lại điều Chúa đã làm cho các Tông Đồ: khi rửa chân cho các vị Người tuyên bố một cách cụ thể quyền tối thượng của tình yêu thương, tình yêu thương biến thành sự phục vụ và trao ban chính mình, qua đó Chúa diễn tả trước hy lễ tuyệt đỉnh của cuộc sống mình, hao mòn đi ngày hôm sau đó trên núi Sọ. Theo một truyền thống rất đẹp, tín hữu kết thúc Thứ Năm Thánh với một buổi canh thức cầu nguyện và chầu Thánh Thể để sống trở lại một cách thân tình hơn cuộc hấp hối của Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu.

Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn đóng đanh và cái chết của Chúa Giêsu. Trong ngày này phụng vụ Giáo Hội không cử hành thánh lễ, nhưng cộng đoàn Kitô tụ tập nhau để suy niệm về mầu nhiệm sự dữ và tội lỗi đàn áp nhân loại, và để bước theo các khổ đau của Chúa đền bù sự dữ đó, dưới ánh sáng Lời Chúa và các cử chỉ phụng vụ. Sau khi nghe trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa Kitô cộng đoàn cầu nguyện cho tất cả mọi nhu cầu của Giáo Hội và của thế giới, thờ lậy Thánh Giá và rước Mình Thánh Chúa đã được giữ lại trong thánh lễ chiều Thứ Năm.

Như là lời mời gọi sau cùng suy tư về cuộc khổ nạn và cái chết của Đấng Cứu Chuộc và để diễn tả tình yêu thương và việc tham dự của tín hữu vào các nỗi khổ đau của Chúa Kitô, truyền thống Kitô đã làm nảy sinh ra nhiều hình thái đạo đức bình dân, như các cuộc rước kiệu và diễn tuồng thương khó, nhằm ngày càng ghi đậm dấu trong tâm hồn tín hữu các tâm tình tham dự thực sự vào hy tế cứu độ của Chúa Kitô. Trong số các thói quen đạo đức ấy có việc đi đàng Thánh Giá. Theo dòng thời gian thói quen này có thêm nhiều kiểu diễn tả tinh thần và nghệ thuật phong phú gắn liền với các nền văn hóa khác nhau. Vì thế tại nhiều nước nảy sinh ra các đền thánh gọi là Núi Sọ, có đường đi lên dốc dác nhắc nhớ lại con đường đớn đau của cuộc Khổ Nạn, và giúp tín hữu tham dự vào cuộc đi lên Núi Thập Giá Chúa, Núi Tình Yêu Thương cho đến tột cùng.

Ngày Thứ Bẩy Thánh ghi đậm dấu của sự thinh lặng sâu thẳm. Các nhà thờ trống trơn và không có các lễ nghi phụng vụ đặc biệt. Trong khi chờ đợi biến cố Phục Sinh, các tín hữu kiên trì cùng Mẹ Maria cầu nguyện và suy niệm. Thật thế, cần phải có một ngày thinh lặng để suy tư về thực tại cuộc sống con người, về sức mạnh của sự dữ và sức mạnh của sự thiện nảy sinh từ cuộc Khổ Nạn và sự Phục Sinh của Chúa. Trong ngày này tín hữu đi lãnh nhận bí tích hòa giải để thanh tẩy tâm lòng và chuẩn bị cử hành lễ Phục Sinh. Ít nhất một năm một lần chúng ta cần đến sự thanh tẩy nội tâm này để canh tân chính mình.

Ngày Thứ Bẩy của thinh lặng, suy niệm, tha thứ và hòa giải này kết thúc với Buổi Canh thức vọng Phục Sinh, dẫn đưa vào Chúa Nhật quan trọng nhất của lịch sử, là Chúa Nhật Phục Sinh của Chúa Kitô. Giáo Hội canh thức bên lửa mới làm phép và suy niệm về lời hứa vĩ đại trong Cựu Ước và Tân Ước lời hứa giải phóng con người vĩnh viễn khỏi sự nô lệ tội lỗi và cái chết. Trong đêm tối nến phục sinh, biểu tượng cho Chúa Kitô sống lại khải hoàn được thắp lên từ lửa mới. Chúa Kitô ánh sáng của nhân loại đánh tan tối tăm của tâm lòng và trí khôn và soi sáng mọi người vào trần gian.

Bên cạnh nến phục sinh vang lên trong Giáo Hội lời loan báo phục sinh: Chúa Kitô đã thực sự sống lại, cái chết không còn quyền lực nào trên Người nữa. Với cái chết của mình Người đã vĩnh viễn đánh bại sự dữ và trao ban chính sự sống của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Do truyền thống cổ xưa trong lễ Vọng Phục Sinh các tân tòng lãnh nhận bí tích Rửa Tội để nêu bật sự tham dự của Kitô hữu vào mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Từ đêm Phục Sinh rạng ngời niềm vui ánh sáng và hòa bình của Chúa Kitô tỏa lan trong cuộc sống của tín hữu mọi cộng đoàn và đến với mọi điểm của không gian và thời gian.

Trong các ngày đặc biệt này chúng ta hãy lập lại hai tiếng xin vâng với thánh ý Chúa như Chúa Giêsu đã nói với hy lễ thập giá. Các lễ nghi của Tam Nhật Vượt Qua và buổi Vọng Phục Sinh cống hiến cho chúng ta cơ may đào sâu ý nghĩa và giá trị của ơn gọi Kitô, nảy sinh từ Mầu Nhệm Phục Sinh và cụ thể hóa nó trong việc theo Chúa Kitô trong mọi trạng huống cuộc đời, cho đến hy sinh mạng sống chúng ta như Người đã hy sinh.

Kỷ niệm các mầu nhiệm của Chúa Kitô cũng có nghĩa là sống gắn bó liên đới sâu đậm với ngày hôm nay của lịch sử, vì xác tín rằng những gì chúng ta cử hành là thực tại sống động và thời sự. Vì thế chúng ta hãy đem vào trong lời cầu nguyện của chúng ta các sự kiện và tình hình thê thảm trong các ngày này đang gây khổ đau cho biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta khắp nơi trên thế giới. Chúng ta biết rằng sự thù hận, các chia rẽ, bạo lực đã không bao giờ có tiếng nói cuối cùng trong các biến cố lịch sử. Trong những ngày này chúng ta hãy làm sống dậy nơi mình niềm hy vọng: Chúa Kitô chịu đóng đanh đã sống lại và chiến thắng trần gian. Tình yêu thương mạnh hơn thù hận. Nó đã chiến thắng và chúng ta cũng phải liên kết với tình yêu thương. Chúng ta phải tái khởi hành từ Chúa Kitô và làm việc với Người trong sự hiệp thông để tạo dựng một thế giới xây dựng trên hòa bình, công lý và tình yêu thương.
Source:Libreria Editrice Vaticana