Ngày 01-04-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Phục Sinh đang hiện diện trong cộng đoàn, Hãy tin và thấy
Lm Jude Siciliano OP
02:47 01/04/2016
Chúa Nhật II PHỤC SINH (C)
(Chúa Nhật về LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA)
Cv 5: 12-16; T.vịnh 118; Kh 1:9-11a,12-13,17-19; Gioan 20: 19-31

CHÚA PHỤC SINH ĐANG HIỆN DIỆN TRONG CỘNG ĐOÀN HÃY TIN VÀ THẤY

Câu chuyện Phục Sinh thật oai hùng. Nhưng, có người cho là không đáng tin. Chính thật thế. Khi các phụ nữ từ mộ trở về bảo là họ thấy "hai người đàn ông y phục sáng chói" nói vói họ là "Người không còn đây nữa, nhưng đã chổi dậy rồi" (Lc 24: 5). Thánh Luca thuật cho chúng ta biết phản ứng các môn đệ "cho là chuyện lẩn thẩn, nên chẳng tin". Việc sống lại từ cõi chết họ không bao giờ nghe đến. Từ trước giờ và cho đền lúc đó chưa bao giờ xãy ra, và nghe như không thể có thật. Và cả chúng ta, người thời nay, cũng vậy.

Cách đây vài năm, tôi bắt đầu bài giảng về bài phúc âm hôm nay với lời "Cám ơn Chúa về ông Tôma”. Vài người trong giáo xứ đó vổ tay. Tôi đoán họ cũng có ý nghĩ tương tự như đoạn phúc âm đó. Và bây giờ tôi vẫn còn có ý nghĩ đó.

Vấn đề các môn đệ nghe câu chuyện Phục Sinh mà chính các bà cũng chưa nhìn thấy, thật không thể tin được trong mổi chúng ta. Chúng ta có thể do dự như các môn đệ, và chấp nhận là chúng ta cũng có thể có thái độ như các ông. Theo cử chỉ do dự của các ông. chúng ta thấy dễ hiểu việc các ông thay đổi như thế nào. Nếu những người do dự đó trở lại tin tưởng, thì chúng ta cũng có thể làm như vậy. Không phải chỉ những người do dự vừa trở lại tin là Chúa Giêsu đã sống lại từ kẻ chết, nhưng vì họ trở lại tin tưởng một cách nhanh chóng rồi báo tin mừng cho người bạn còn đang do dự là ông Tôma.

Thái độ do dự vẫn tiếp tục làm cho câu chuyện thật tế hơn. Cám ơn Chúa về ông Tôma. Tôi thích câu chuyện Chúa Giêsu đến gặp ông Tôma. Tôi nghĩ đến câu chuyện dó suốt một tuần lễ. Chắc ông Tôma đã giật mình đến ngã quỵ. Các bạn ông ta và các môn đệ khác thi vui mừng hớn hở nói với nhau về Chúa Giêsu sống lại, nhưng ông Tôma không cảm thấy vui mừng như họ. Ông ta như người đứng ngoài nhìn vào nhóm các môn đệ. Có thể ông ta nghĩ họ quá cuồng nhiệt chăng. Chúa Giêsu sống lại từ cỏi chết, thật không thể nào xãy ra được.

Thật khó lòng tin điều người khác nói vì họ nói như người điên rồ. Ông Tôma muốn biết rõ hơn là chỉ nghe lời nói, ông ta muốn có bằng chứng cụ thể và thật sự. Chúng ta dựa vào giác quan của chúng ta trong đời sống hằng ngày. Đó là điều ông Tôma muốn: sờ và nghe chính Chúa Giêsu nói với ông ta, nhất là sờ vào các vết thương của Chúa Giêsu. Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng muốn có bằng chứng rõ ràng để tin "Nếu tôi có đó". Chúng ta có thể quay câu chuyện lại và nhìn vào đó với khía cạnh các vết thương của chúng ta. Những chổ bị tỳ vết cần chửa lành, sự tha thứ và sự sợ hãi, và xin Chúa Giêsu hãy đưa tay Ngài sờ vào các vết thương đó cúa chúng ta để cho chúng ta sống lại trong cuộc sống mới với Ngài.

Thánh Gioan không nói với chúng ta là ông Tôma sờ thật vào các vết thương. Chúng ta biết là suốt phúc âm thánh Gioan, đức tin không được minh chứng bởi vật chất, nhưng là sự cảm nhận về phần thiêng liêng, đây là một điểm khác giúp người đọc phúc âm thánh Gioan thấy phần thiêng liêng là điểm chính trong phúc âm thánh Gioan. Là ông Tôma đã nhận được đức tin ở giữa cộng đoàn đức tin.

Tôi nhớ lại một giáo xứ tôi đi giảng cách đây không lâu. Sau bài giảng, các tân tòng sắp được rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh được gọi lên với các người đở đầu. Họ đứng trước mặt giáo dân trong nhà thờ. Và chúng tôi đưa tay lên cầu nguyện cho họ. Chúng tôi cũng cầu nguyện tạ ơn Chúa cho cộng đoàn tín hữu đã nâng đỡ các tân tòng sắp trở thành kitô hữu của Giáo Hội và cách riêng của cộng đoàn giáo hữu trong giáo xứ này.

Sau lễ, tôi nói chuyện với các người vừa mới được rửa tội. Mỗi người đều nói một cách hớn hở về cộng đoàn giáo xứ đón chào họ rất niềm nở. Họ thấy gương đức tin và sự nâng đở cúa giáo xứ. Trong lúc đó tôi nhớ đến câu chuyện ông Tôma. Ông Tôma tỏ đức tin vào Chúa Kitô sống lại ở giữa cộng đoàn làm gương cho ông ta.

Vì thế chúng ta có câu hỏi: làm sao chúng ta có thể "làm chứng" cho người khác là Chúa Ki tô đã sống lại từ cỏi chết? Việc đó, chúng ta nhờ Kinh Thánh, nhờ nghe giảng, nhờ giáo huấn, nhờ chứng tá của kẻ khác, nhờ củ hành phụng vụ và bao việc khác. Đó là những điều có thể cho chúng ta giúp người do dự thời nay như ông Tôma để tin vào Chúa Kitô. Nhưng, điều chính để trả lời câu hỏi trên là bởi trong đoạn sách phúc âm hôm nay. Người ta tin vào Chúa Kitô Phục Sinh lả bởi cảm nghiệm của cộng đoàn tín hữu. Và đó là câu trả lời của các người vừa mới được rửa tội. Và Chúa Kitô đã thật sự sống lại.

Tôi tin chắc là những người vừa mới được rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh không ngây thơ về cộng đoàn mà bây giờ họ là thành viên. Suốt năm họ được dạy dổ sửa soạn, chắc họ đã sờ vào "vết thương" của Chúa Kitô Phục Sinh trong cộng đoàn. Không phải các thành phần giáo hữu trong cộng đoàn đều hoàn hảo. Ngay cả những người phụ trách việc dạy dổ và những chứng nhân cho các thành phần tương lai. Điều gì giữ họ tiếp tục học giáo lý tân tòng và đưa họ đến bí tích rửa tội, ngoài ra còn những việc khác nữa, là cộng đoàn đầy thông cảm với những thành phần bị ốm đau. Ai trong chúng ta lại không bị vết thương, và khi vết thương đã lộ rõ rồi, chúng ta cũng cần được chấp nhận với việc sờ tay chửa lành của những người đã được trông thấy Chúa Phục Sinh.

Chúa Giêsu nói với ông Tôma "Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không trông thấy mà tin". Lời nói đó rất đáng quý cho chúng ta, những người "không trông thấy" Chúa Phục Sinh như các môn đệ. Nhưng, chúng ta tin là ở giữa cộng đoàn chúng ta đã gặp Ngài. Không phải vì chúng ta thấy Chúa Giêsu tận mắt, nhưng qua nhãn quan thiêng liêng: qua ơn Chúa Thánh Linh mà Chúa Giêsu ban cho các ông trong căn phòng đóng kín cửa khi Ngài nói "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần".

Mỗi khi tác giả phúc âm cho biêt về thời giờ và nơi chốn, chúng ta, độc giả, biết là nên tìm ý nghĩa sâu hơn về địa điểm và thời gian. Các lễ lạc tôn giáo kết thúc với lễ cuối tuần. Chúa Giêsu hiện ra vào ngày đầu tuần "ngày Ngài sống lại". Thánh Gioan cho chúng ta biết là điều gì hoàn toàn mới xãy ra. Quá khứ đã qua, và bây giờ chúng ta nhìn về tương lai và đời mới "vào chiều ngày thứ nhất trong tuần…". Chúa Giêsu ban cho các môn đệ Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu gởi các môn đệ ra đi với Chúa Thánh Thần mở cửa đã khoá ở khắp mọi nơi.

Câu chuyện Phục Sinh không chỉ là chuyện lịch sử. Thật ra là chuyện làm chứng mạnh mẻ về đức tin của môt nhóm người đã thay đổi sau khi bị tản mác, thất vọng, sợ hãi, lạc hướng, bấy giờ họp nhau trong phòng đóng cửa kín vì sợ cho đời sống của họ. Sau khi họ làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh, sau khi họ được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, họ thành nhóm tín hữu hăng hái, không còn sợ sệt và sẵn sàng ra đi khắp cùng trái đất.

Chúng ta có nhiều điểm giống ông Tôma là chúng ta được gọi tin tưởng vào lời người khác, đó là điều chúng ta không tự mình làm được. Nhưng, cũng như các môn đệ khác, chúng ta đã được Chúa Giêsu thổi hơi Chúa Thánh Thần trên chúng ta trong bí tích rửa tội. Và bây giờ chúng ta có kinh nghiệm của Chúa Kitô, mặc dù chúng ta không thấy Ngài. Trái lại, cũng như ông Tôma, chúng ta có kinh nghiệm Chúa Kitô Phục Sinh qua cộng đoàn tín hữu. Vì thế, chúng ta mở mắt và lắng tai nghe ở những nơi bất ngờ mà chúng ta sẽ gặp Chúa Kitô Phục Sinh, và cùng với ông Tôma chúng ta thưa "Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



2nd SUNDAY OF EASTER (C) (or SUNDAY OF DIVINE MERCY)
Acts 5: 12-16; Psalm 118; Rev 1:9-11a,12-13,17-19;John 20: 19-31

The story of the resurrection is overwhelming, and some would even say incredulous. It certainly was for the disciples when the women returned from the tomb with the account of seeing "two men in dazzling clothes," who told them, "He is not here, but has risen" (Luke 24:5). Luke tells us of the disciples’ response to the women, "But these words seemed to them an idle tale and they did not believe them" (24:11). Rising from the dead was not in their playbook. It had never happened before and just seemed impossible to them – and for us moderns as well.

Some years ago I began a homily on today’s gospel by saying, "Thank God for Thomas!" Some people in that city parish where I was preaching applauded. I guess they had a similar reaction to the passages as I did – and still do.

It helps me to know those disciples found the story of Jesus’s resurrection – something the women had not seen for themselves – incredulous. We can identify with their initial doubts and have to admit we probably would have reacted the same. In the light of those doubts we find their transformation more convincing. If those doubters came to believe, then maybe we can too. Not only did those recently-transformed doubters believe in Jesus raised from the dead, but they quickly became preachers of the good news to their doubting brother Thomas.

The doubting persists in the story – making it still more realistic. Thank God for Thomas! I like that Jesus comes to convince Thomas. I imagine that for a whole week Thomas must have felt "out of the loop." His close friends and fellow disciples were celebrating, talking about Jesus alive and he could not share in the celebration. This intimate member of the close-knit community now is an outsider looking in. He must have wondered if they had lost their senses. Jesus risen from the dead? Impossible!

It’s hard to believe what another claims, even an intimate, when what they say sounds crazy. Thomas needs more than words, he needs proof positive, physical confirmation. We rely on our senses for our daily lives. That’s what Thomas wants, to see, touch and hear Jesus speak to him – particularly to touch the wounds. We too want proof to convince us, "If only I were there." Perhaps we can turn the story around and look at it from the perspective of our own wounds, brokenness, need for healing, forgiveness and fears and ask Jesus to reach out and touch us in those wounds and raise us with him to new life.

John doesn’t tell us that Thomas actually touched the wounds. What we learn throughout his gospel is that believing doesn’t come from physical evidence, but from spiritual insight. Another clue to the reader that is consistent with the spirituality in this gospel: Thomas comes to faith in the midst of the believing community.

I’m reminded of a parish where I was recently. After the homily the catechumens who were to be baptized at the Easter Vigil were called forward with their sponsors. They stood in front of the congregation, we all raised our hands and prayed for them. We also prayed in gratitude for the parish believing community that had supported these fledgling believers, soon to become full members of the church and, in particular, this parish community.

After the service I talked with the catechumens. Each spoke enthusiastically about the members of the parish, their hospitality, witness of faith and personal support. The story of Thomas came to mind as we spoke. Thomas came to faith in the Risen Christ in the midst of a believing and witnessing community.

Which raises the question: How can we "prove" to others that Christ is risen from the dead? Our nourishment for that task comes from the Scriptures, preaching, teaching, personal witness, liturgical celebrations etc. – ways we can help a modern doubter like Thomas come to know Christ. But a focused answer to the question comes in today’s passage. People come to believe in the Risen Christ through their experience in the believing community. That’s the answer those catechumens gave. As of last weekend they are no longer catechumens, because they were baptized at the Easter Vigil. Christ is risen indeed!

I’m sure those who were about to be baptized weren’t naive about the community they were soon to be incorporated into. During their year of preparations they would have "touched the wounds" of the risen Christ in the community. No parish has perfect members – not even those responsible for teaching and witnessing to its future members. What kept the candidates in the process and led them to the baptismal waters, among other things, was how compassionate the community was towards its wounded members. Who among us isn’t wounded and when the wounds show, we too need acceptance and a healing touch from those who have seen the risen Lord.

Jesus said to Thomas, "Have you come to believe because you have seen me? Blessed are those who have not seen and have believed." That is a favorite quote for a lot of us, those who have not "seen" the risen Christ as the disciples did. But we have come to see him now in the midst of the community. We don’t come to faith because we physically see Jesus, but through spiritual sight: the gift of the same Spirit Jesus gave those in the locked room when he said, "Receive the Holy Spirit."

When a gospel writer gives information about time and place the reader knows to look for meaning beyond the chronological or geographical. Religious festivals ended with a celebration at the end of the week. But Jesus appears on the "first day," the day he rose. John is telling us that something entirely new is happening. The past is over, now we look to the future and a new age. "On the evening of the first day of the week…" Jesus bestows on the disciples the Holy Spirit. He sends disciples out in the company of the Spirit, opening locked doors to the world beyond.

The resurrection accounts are not primarily historical. Rather, they are powerful testimonies of faith from a transformed group of once-scattered, discouraged, scared, disoriented people hiding behind locked doors fearing for their lives. Having witnessed the risen Christ and given the gift of the Spirit this disheveled group becomes a band of faithful, excited and fearless people who were ready and equipped to go out to the whole world.

We have a lot in common with Thomas before he saw the risen Christ himself. Like him we are called to believe based on the word of others. That’s something we can’t do on our own. But, as with those disciples, Jesus has breathed his Spirit into us at our baptism. Now we too have an experience of the Lord, even though we can’t see him. Instead, like Thomas, we have an experience of the risen Christ in our communities of faith. So, we keep our eyes and ears open and in the surprising and least likely people and places we will meet the risen Lord then, with Thomas, exclaim, "My Lord and my God."

 
Tôma, Chớ cứng lòng nhưng hãy tin
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:46 01/04/2016
Chúa Nhật II PHỤC SINH, năm C
Chúa Nhật LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Ga 20, 19-31

TÔMA,CHỚ CỨNG LÒNG NHƯNG HÃY TIN…

Sau khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, Ngài đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ, với những người phụ nữ để minh chứng Ngài đã sống lại thật. Bởi vì, các môn đệ và nhiều người khác đã hụt hẵng, hoang mang, buồn sầu vì Thầy Giêsu đã chết. Họ nghĩ trong lòng như thế là chấm hết. Họ không còn một hy vọng nào cả. Bởi vì, họ cứ lầm tưởng Thầy Giêsu sẽ lập lại Vương Quốc Israen và sẽ làm cho toàn dân hạnh phúc…Giờ này thì chẳng còn gì nữa…

Tin Mừng của thánh Gioan hôm nay thuật lại cuộc gặp gỡ thật thân tình giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài vào buổi chiều ngày Phục Sinh, và sau tám ngày Ngài sống lại. Giữa lúc các môn đệ đang buồn bã tột bậc, đang hoang mang cùng tột thì Chúa Phục Sinh hiện ra với các Ông. Ngài đem sự bình an cho các môn đệ. Sự bình an có nghĩa là sự hiện diện của Chúa sống lại với các môn đệ. Chúa hiểu thấu lòng dạ các môn đệ. Do đó, từ cõi chết sống lại, Chúa Phục Sinh đã cho Maria Mađalêna được gặp gỡ Ngài. Tiếng gọi thân thương Maria đã nói lên tình thương sâu thẳm cho dành cho những người Chúa yêu. Maria Mađalêna đã thưa “ Rabbouni “ nghĩa là “ Thưa Thầy “. Chúa đã cho thấy Ngài đã sống lại thật. Rồi Ngài sai bà về báo cho các môn đệ là bà đã gặp Chúa sống lại. Rồi nhiều lần Chúa lại hiện ra với các môn đệ để củng cố đức tin của các Ông, để giúp các Ông nhận ra sự có mặt thật của Chúa Phục Sinh. Chúa sống lại đã không bỏ rơi các môn đệ khi các Ông đang hoảng loạn, tuyệt vọng, không biết phải làm gì! Chúa hiện diện thì dù có cứng lòng như Tôma mà Tin Mừng thuật lại, Ông cũng không dám xỏ ngón tay vào lỗ đinh, không dám đặt bàn tay vào cạnh sườn Chúa như Ông đã từng tuyên bố ( Ga 20, 25 ). Chúa có mặt giữa các môn đệ đã chứng minh Ngài đã sống thật sự. Sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho các môn đệ giữa lúc họ đang hụt hẵng, đang thất vọng ê chề là niềm vui, động lực mạnh mẽ giúp họ qua khỏi cơn tuyệt vọng vì sự bình an chính là Chúa Giêsu Phục Sinh đang có mặt với họ. Chính Chúa sống lại đã làm cho họ từ cõi chết qua cõi sống. Tôma hôm nay khi Chúa hiện ra cũng có mặt, trước đó Tôma đã quả quyết “Nếu Ông không thò tay vào lỗ đinh tay chân Chúa, nếu bàn tay của Ông không để vào cạnh sườn Chúa, thì Ông không tin “ (Ga 20, 25 ). Nhưng trước Đấng Phục Sinh, Tôma không cần phải sờ đụng vào thân xác của Chúa Phục Sinh, Ông đã tin… Tôma đã vượt qua sự cứng cỏi, khó chịu, cô lập của mình để bước vào thế giới của lòng tin. Tôma thực sự đã ra khỏi vỏ ốc ích kỷ của mình, ra khỏi sự kém cỏi của lòng mình để nhìn ra Chúa và tin vào Chúa. Bởi vì, Ông đã muốn được kiểm chứng về những điều mà các bạn đồng nghiệp của Ông và những người phụ nữ đã nói về Chúa Giêsu Phục Sinh. Nhưng khi gặp chính Đấng Phục Sinh lòng tin đã khuất phục Ông liền.

Đấng Phục Sinh là chính Thiên Chúa giầu lòng thương xót. Đấng đã cứu chữa biết bao người tội lỗi ăn năn trở về. Đấng đã làm cho Lêvi, Giakêu, Maria Mađalêna, Phêrô ăn năn sám hối…Đấng đã làm cho người đàn bà bên bờ thành giếng Giacóp nhận ra Đấng đang nói với mình là ai. Đấng giầu lòng thương xót luôn muốn con người đến với Ngài để người yêu thương, tha thứ và chúc lành như đã tha thứ cho người trộm lành, và Phaolô vì Phaolô đã biết quay trở về với Ngài… Chúa Phục Sinh đã ban cho các môn đệ niềm vui vỡ òa vì được nhìn thấy Ngài hiện diện. Ngày nay, chúng ta không được hạnh phúc như các tông đồ, các môn đệ và như các người phụ nữ đạo đức, thánh thiện khi xưa vì được gặp gỡ chính Chúa Giêsu Phục Sinh, nhưng Chúa vẫn hứa ở với chúng ta mọi ngày cho tới tận thế. Chúng ta sẽ được nhìn thấy Chúa khi chúng ta có đức tin sâu xa bởi Chúa đã nói :” Phúc cho những ai không thấy mà tin “ ( Ga 20, 29 ).

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa dạy chúng con phải có lòng thương xót như Cha trên trời, và ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha. Xin tỏ cho chúng con thấy dung nhan của Chúa và chúng con sẽ được cứu độ ( ĐGH Phanxicô ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tôma phản ứng thế nào khi thấy Chúa Phục Sinh ?
2.” Phúc cho những ai không thấy mà tin “ có nghĩa gì ?
3.Tại sao Tôma lại ra khỏi được sự cứng cỏi của mình ?
4.Tại sao Chúa lại cho Maria Mađalêna gặp gỡ Ngài khi Ngài từ cõi chết sống lại ?




 
Sai đi
Lm Vũđình Tường
04:21 01/04/2016
Đức Kitô sống lại ra đi để lại ngôi mộ trống. Ngôi mộ mà ba ngày trước đó người thân vội vã chôn cất Ngài. Ba ngày sau ngôi mộ đó không còn xác nữa. Một dấu chỉ khác của việc Chúa sống lại là tảng đá khổng lồ che cửa mộ nay được chuyển sang một bên. Đức Kitô đã sống lại bởi Ngài hiện ra với các người phụ nữ sáng sớm đến viếng mộ. Không nhận ra Đức Kitô Phục Sinh họ tưởng Ngài là người làm vườn. Đức Kitô bắt đầu cuộc đời mới với tên mới- Đức Kitô Phục Sinh- Đời mới của ngày mới, ngày thứ nhất trong tuần. Ngài ra đi bỏ lại mộ trống và trên đường đi tìm kiếm, gom môn đệ vì sợ hãi tản mát khắp nơi. Các môn đệ chưa biết tin Thầy mình sống lại. Các ông còn đang sống trong kinh hoàng, hoảng sợ, trốn sau cửa cài then. Đức Kitô Phục Sinh đến qui tụ họ, ban cho họ điều họ đang thiếu đó chính là ơn an bình trong tâm hồn, ban cho họ sự sống mới, giải thoát họ khỏi sợ sệt, lo âu, phiền muộn. Ngài hiện ra giữa các ông, cho họ xem các vết thương tay, chân và cạnh sườn. Điều này giúp họ nhận ra thương tích phần xác, dù là tệ mấy cũng được chữa lành. Nhìn vết thương tay chân, cạnh sườn Đức Kitô thì rõ. Khi chạm vào vết thương Thầy các môn đệ hoàn hồn, lòng tràn đầy niềm vui, từ sợ sệt sang can đảm, từ trốn chạy ra ánh sáng, từ lo sợ giờ an tâm, nửa sống, nử chết các ông bình phục, tươi sáng, vui mừng. Gặp Đức Kitô Phục Sinh các ông trở thành con người mới, mới từ trong tâm hồn, mới từ cách nghĩ đến lòng tin. Tất cả được đổi mới từ đây. Nhờ việc đón nhận Thần Khí Chúa tâm trí các ông hồi phục, tâm linh tăng sức mạnh và trở thành nhân chứng đức tin trung kiên, mang tin Chúa sống lại cho muôn dân.

Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha c.23

Điều này xác nhận Đức Kitô Phục Sinh tha tội cho các ông, tội chối Thầy khi Thầy chịu khổ nạn. Các ông học tha thứ từ Đức Kitô để từ đó tha cho chính mình trước khi tha tội cho người khác nhân danh Đức Kitô Phục Sinh. Đức Kitô ban Thần Khí cho các môn để để chữa lành cả thể xác lẫn tâm linh. Các ông lòng chan hoà niềm vui. Niềm vui rộ nở khi các ông được Thầy sai đi làm nhân chứng Tin Mừng Phục Sinh. Thầy đã không phạt tội chối Thầy trái lại còn tin tưởng trao phó trách nhiệm loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Khi sai các môn đệ đi rao giảng Đức Kitô dẫn các ông ra khỏi cửa cài then, đem các ông vào trong thế giới làm nhân chứng Tin Mừng Phục Sinh. Có Thần Thần Chúa hướng dẫn các ông mạnh bạo tiến vào thế giới, các ông không rao giảng một mình nhưng có Thần Khí Chúa âm thầm, kín đáo đi cùng. Thần Khí hướng dẫn, chỉ bảo, tăng sức giúp các ông hoàn thành sứ mạng Thầy trao. Điều đáng mừng hơn nữa là những ai không bao giờ sờ thấy vết thương Chúa nhưng tin qua lời các ông rao giảng trở thành kẻ diễm phúc. Đức Kitô xác nhận điều trên khi Ngài nói với Tôma

Vì đẫ thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin c. 29

Đức Kitô Phục Sinh chúc phúc cho chúng ta những người tin vào lời các tông đồ. Chúng ta sốt sắng sống Tin Mừng và trung kiên rao giảng Đức Kitô Phục Sinh.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 2 Sau Phục Sinh C - 3.4.2016
Lm Francis Lý văn Ca
05:36 01/04/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Đức Kitô đã sống lại vinh hiển. Giờ đây Ngài là Vua của vũ trụ, không còn bị hạn hẹp trong một ranh giới của thời gian hay không gian nào. Trong lúc các tông đồ còn đang khiếp đảm với khung cảnh Núi Sọ, nên đóng chặt những then chốt cửa nhà... Chúa Kitô phục sinh đã uy nghi hiện ra đứng giữa các ông và hứa: "Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". Sau đó, Ngài đã trao sứ mệnh cho các ông và cho thế hệ của chúng ta sau nầy, sứ mệnh Thừa Sai, Truyền Giáo.
Sứ mệnh truyền giáo đó là viễn vọng của Giáo Hội hoàn vũ. Nhiệm vụ của Giáo Hội còn rất nặng nề, vì còn hơn một phần ba nhân loại chưa biết Chúa. Chúng ta, giáo sĩ cũng như giáo dân, không nên thối chí, vì chính Chúa đã sai chúng ta đi và ban quyền trợ lực để chúng ta đủ ơn, đủ sức đem nhân loại trở về về cùng Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Sau khi Chúa về trời, các tông đồ tiếp tục sứ vụ rao giảng. Bao nhiêu ơn lạ Chúa đã trao ban cho các Ngài. Những người tin vào Chúa Kitô mỗi ngày một đông thêm.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan trình bày cho chúng ta thị kiến: Ngài được Chúa sai đi làm chứng tá cho Chúa. Chúa đã mạc khải cho Gioan về chính Chúa là Đấng "Nguyên Thủy và là Cùng Đích".

TRƯỚC BÀI PÂ:
Sau khi Chúa sống lại và hiện ra với các tông đồ, Ngài trao cho các ông quyền tha tội. Ngày nay, các linh mục và những Đấng kế vị các tông đồ, qua các Ngài, Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta ơn an bình qua bí tích hòa giải. Mùa Chay và Mùa Phục Sinh đặc biệt Năm Thánh Kính Lòng Thương Xót Chúa trong năm nay, anh chị em đã lãnh nhận bí tích hòa giải chưa?

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, giờ đây, chúng ta cùng liên kết trong những lời nguyện chung van xin Lòng Thương Xót của Chúa.

1. Qua sự đặt tay của các tông đồ, Chúa đã chữa lành những bệnh tật phần xác những ai có lòng tin vào Chúa. Xin Chúa chữa lành những anh chị em yếu đau phần hồn cũng như phần xác trong cộng đoàn xứ đạo của chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin sai Thần Linh Chúa đến với mỗi người trong chúng ta: để soi sáng chúng ta hiểu Lời Chúa và áp dụng Lời Chúa vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin sai phái Thần Linh Chúa đến trở lực cho mỗi người chúng ta để năng lãnh nhận bí tích hòa giải ngõ hầu kết hợp với Chúa qua bí tích Thánh Thể. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho những anh chị em tân tòng đã gia nhập vào Giáo Hội dịp lễ Phục Sinh: xin gìn giữ họ luôn sống trong ân tình của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho những bệnh nhân, những người già nua tuổi tác, gặp được Chúa trong giờ lâm tử. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin tiếp tục ban ơn cho chúng con. Với ơn thánh chúng con lãnh nhận, chúng con sẽ làm cho thế giới chúng con đang sống mỗi ngày nên hoàn hảo hơn. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Chúa Phục Sinh đang hiện diện trong cộng đoàn: Hãy tin và thấy
Lm. Jude Siciliano, OP
07:53 01/04/2016
Chúa Nhật II PHỤC SINH (C)
(Chúa nhật về LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA)
Cv 5: 12-16; T.vịnh 118; Kh 1:9-11a,12-13,17-19; Gioan 20: 19-31


CHÚA PHỤC SINH ĐANG HIỆN DIỆN TRONG CỘNG ĐOÀN, HÃY TIN VÀ THẤY

Câu chuyện Phục Sinh thật oai hùng. Nhưng, có người cho là không đáng tin. Chính thật thế. Khi các phụ nữ từ mộ trở về bảo là họ thấy "hai người đàn ông y phục sáng chói" nói vói họ là "Người không còn đây nữa, nhưng đã chổi dậy rồi" (Lc 24: 5). Thánh Luca thuật cho chúng ta biết phản ứng các môn đệ "cho là chuyện lẩn thẩn, nên chẳng tin". Việc sống lại từ cõi chết họ không bao giờ nghe đến. Từ trước giờ và cho đền lúc đó chưa bao giờ xãy ra, và nghe như không thể có thật. Và cả chúng ta, người thời nay, cũng vậy.

Cách đây vài năm, tôi bắt đầu bài giảng về bài phúc âm hôm nay với lời "Cám ơn Chúa về ông Tôma”. Vài người trong giáo xứ đó vổ tay. Tôi đoán họ cũng có ý nghĩ tương tự như đoạn phúc âm đó. Và bây giờ tôi vẫn còn có ý nghĩ đó.

Vấn đề các môn đệ nghe câu chuyện Phục Sinh mà chính các bà cũng chưa nhìn thấy, thật không thể tin được trong mổi chúng ta. Chúng ta có thể do dự như các môn đệ, và chấp nhận là chúng ta cũng có thể có thái độ như các ông. Theo cử chỉ do dự của các ông. chúng ta thấy dễ hiểu việc các ông thay đổi như thế nào. Nếu những người do dự đó trở lại tin tưởng, thì chúng ta cũng có thể làm như vậy. Không phải chỉ những người do dự vừa trở lại tin là Chúa Giêsu đã sống lại từ kẻ chết, nhưng vì họ trở lại tin tưởng một cách nhanh chóng rồi báo tin mừng cho người bạn còn đang do dự là ông Tôma.

Thái độ do dự vẫn tiếp tục làm cho câu chuyện thật tế hơn. Cám ơn Chúa về ông Tôma. Tôi thích câu chuyện Chúa Giêsu đến gặp ông Tôma. Tôi nghĩ đến câu chuyện dó suốt một tuần lễ. Chắc ông Tôma đã giật mình đến ngã quỵ. Các bạn ông ta và các môn đệ khác thi vui mừng hớn hở nói với nhau về Chúa Giêsu sống lại, nhưng ông Tôma không cảm thấy vui mừng như họ. Ông ta như người đứng ngoài nhìn vào nhóm các môn đệ. Có thể ông ta nghĩ họ quá cuồng nhiệt chăng. Chúa Giêsu sống lại từ cỏi chết, thật không thể nào xãy ra được.

Thật khó lòng tin điều người khác nói vì họ nói như người điên rồ. Ông Tôma muốn biết rõ hơn là chỉ nghe lời nói, ông ta muốn có bằng chứng cụ thể và thật sự. Chúng ta dựa vào giác quan của chúng ta trong đời sống hằng ngày. Đó là điều ông Tôma muốn: sờ và nghe chính Chúa Giêsu nói với ông ta, nhất là sờ vào các vết thương của Chúa Giêsu. Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng muốn có bằng chứng rõ ràng để tin "Nếu tôi có đó". Chúng ta có thể quay câu chuyện lại và nhìn vào đó với khía cạnh các vết thương của chúng ta. Những chổ bị tỳ vết cần chửa lành, sự tha thứ và sự sợ hãi, và xin Chúa Giêsu hãy đưa tay Ngài sờ vào các vết thương đó cúa chúng ta để cho chúng ta sống lại trong cuộc sống mới với Ngài.

Thánh Gioan không nói với chúng ta là ông Tôma sờ thật vào các vết thương. Chúng ta biết là suốt phúc âm thánh Gioan, đức tin không được minh chứng bởi vật chất, nhưng là sự cảm nhận về phần thiêng liêng, đây là một điểm khác giúp người đọc phúc âm thánh Gioan thấy phần thiêng liêng là điểm chính trong phúc âm thánh Gioan. Là ông Tôma đã nhận được đức tin ở giữa cộng đoàn đức tin.

Tôi nhớ lại một giáo xứ tôi đi giảng cách đây không lâu. Sau bài giảng, các tân tòng sắp được rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh được gọi lên với các người đở đầu. Họ đứng trước mặt giáo dân trong nhà thờ. Và chúng tôi đưa tay lên cầu nguyện cho họ. Chúng tôi cũng cầu nguyện tạ ơn Chúa cho cộng đoàn tín hữu đã nâng đỡ các tân tòng sắp trở thành kitô hữu của Giáo Hội và cách riêng của cộng đoàn giáo hữu trong giáo xứ này.

Sau lễ, tôi nói chuyện với các người vừa mới được rửa tội. Mỗi người đều nói một cách hớn hở về cộng đoàn giáo xứ đón chào họ rất niềm nở. Họ thấy gương đức tin và sự nâng đở cúa giáo xứ. Trong lúc đó tôi nhớ đến câu chuyện ông Tôma. Ông Tôma tỏ đức tin vào Chúa Kitô sống lại ở giữa cộng đoàn làm gương cho ông ta.

Vì thế chúng ta có câu hỏi: làm sao chúng ta có thể "làm chứng" cho người khác là Chúa Ki tô đã sống lại từ cỏi chết? Việc đó, chúng ta nhờ Kinh Thánh, nhờ nghe giảng, nhờ giáo huấn, nhờ chứng tá của kẻ khác, nhờ củ hành phụng vụ và bao việc khác. Đó là những điều có thể cho chúng ta giúp người do dự thời nay như ông Tôma để tin vào Chúa Kitô. Nhưng, điều chính để trả lời câu hỏi trên là bởi trong đoạn sách phúc âm hôm nay. Người ta tin vào Chúa Kitô Phục Sinh lả bởi cảm nghiệm của cộng đoàn tín hữu. Và đó là câu trả lời của các người vừa mới được rửa tội. Và Chúa Kitô đã thật sự sống lại.

Tôi tin chắc là những người vừa mới được rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh không ngây thơ về cộng đoàn mà bây giờ họ là thành viên. Suốt năm họ được dạy dổ sửa soạn, chắc họ đã sờ vào "vết thương" của Chúa Kitô Phục Sinh trong cộng đoàn. Không phải các thành phần giáo hữu trong cộng đoàn đều hoàn hảo. Ngay cả những người phụ trách việc dạy dổ và những chứng nhân cho các thành phần tương lai. Điều gì giữ họ tiếp tục học giáo lý tân tòng và đưa họ đến bí tích rửa tội, ngoài ra còn những việc khác nữa, là cộng đoàn đầy thông cảm với những thành phần bị ốm đau. Ai trong chúng ta lại không bị vết thương, và khi vết thương đã lộ rõ rồi, chúng ta cũng cần được chấp nhận với việc sờ tay chửa lành của những người đã được trông thấy Chúa Phục Sinh.

Chúa Giêsu nói với ông Tôma "Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không trông thấy mà tin". Lời nói đó rất đáng quý cho chúng ta, những người "không trông thấy" Chúa Phục Sinh như các môn đệ. Nhưng, chúng ta tin là ở giữa cộng đoàn chúng ta đã gặp Ngài. Không phải vì chúng ta thấy Chúa Giêsu tận mắt, nhưng qua nhãn quan thiêng liêng: qua ơn Chúa Thánh Linh mà Chúa Giêsu ban cho các ông trong căn phòng đóng kín cửa khi Ngài nói "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần".

Mỗi khi tác giả phúc âm cho biêt về thời giờ và nơi chốn, chúng ta, độc giả, biết là nên tìm ý nghĩa sâu hơn về địa điểm và thời gian. Các lễ lạc tôn giáo kết thúc với lễ cuối tuần. Chúa Giêsu hiện ra vào ngày đầu tuần "ngày Ngài sống lại". Thánh Gioan cho chúng ta biết là điều gì hoàn toàn mới xãy ra. Quá khứ đã qua, và bây giờ chúng ta nhìn về tương lai và đời mới "vào chiều ngày thứ nhất trong tuần…". Chúa Giêsu ban cho các môn đệ Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu gởi các môn đệ ra đi với Chúa Thánh Thần mở cửa đã khoá ở khắp mọi nơi.

Câu chuyện Phục Sinh không chỉ là chuyện lịch sử. Thật ra là chuyện làm chứng mạnh mẻ về đức tin của môt nhóm người đã thay đổi sau khi bị tản mác, thất vọng, sợ hãi, lạc hướng, bấy giờ họp nhau trong phòng đóng cửa kín vì sợ cho đời sống của họ. Sau khi họ làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh, sau khi họ được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, họ thành nhóm tín hữu hăng hái, không còn sợ sệt và sẵn sàng ra đi khắp cùng trái đất.

Chúng ta có nhiều điểm giống ông Tôma là chúng ta được gọi tin tưởng vào lời người khác, đó là điều chúng ta không tự mình làm được. Nhưng, cũng như các môn đệ khác, chúng ta đã được Chúa Giêsu thổi hơi Chúa Thánh Thần trên chúng ta trong bí tích rửa tội. Và bây giờ chúng ta có kinh nghiệm của Chúa Kitô, mặc dù chúng ta không thấy Ngài. Trái lại, cũng như ông Tôma, chúng ta có kinh nghiệm Chúa Kitô Phục Sinh qua cộng đoàn tín hữu. Vì thế, chúng ta mở mắt và lắng tai nghe ở những nơi bất ngờ mà chúng ta sẽ gặp Chúa Kitô Phục Sinh, và cùng với ông Tôma chúng ta thưa "Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



2nd SUNDAY OF EASTER (C) (or SUNDAY OF DIVINE MERCY)
Acts 5: 12-16; Psalm 118; Rev 1:9-11a,12-13,17-19; John 20: 19-31


The story of the resurrection is overwhelming, and some would even say incredulous. It certainly was for the disciples when the women returned from the tomb with the account of seeing "two men in dazzling clothes," who told them, "He is not here, but has risen" (Luke 24:5). Luke tells us of the disciples’ response to the women, "But these words seemed to them an idle tale and they did not believe them" (24:11). Rising from the dead was not in their playbook. It had never happened before and just seemed impossible to them – and for us moderns as well.

Some years ago I began a homily on today’s gospel by saying, "Thank God for Thomas!" Some people in that city parish where I was preaching applauded. I guess they had a similar reaction to the passages as I did – and still do.

It helps me to know those disciples found the story of Jesus’s resurrection – something the women had not seen for themselves – incredulous. We can identify with their initial doubts and have to admit we probably would have reacted the same. In the light of those doubts we find their transformation more convincing. If those doubters came to believe, then maybe we can too. Not only did those recently-transformed doubters believe in Jesus raised from the dead, but they quickly became preachers of the good news to their doubting brother Thomas.

The doubting persists in the story – making it still more realistic. Thank God for Thomas! I like that Jesus comes to convince Thomas. I imagine that for a whole week Thomas must have felt "out of the loop." His close friends and fellow disciples were celebrating, talking about Jesus alive and he could not share in the celebration. This intimate member of the close-knit community now is an outsider looking in. He must have wondered if they had lost their senses. Jesus risen from the dead? Impossible!

It’s hard to believe what another claims, even an intimate, when what they say sounds crazy. Thomas needs more than words, he needs proof positive, physical confirmation. We rely on our senses for our daily lives. That’s what Thomas wants, to see, touch and hear Jesus speak to him – particularly to touch the wounds. We too want proof to convince us, "If only I were there." Perhaps we can turn the story around and look at it from the perspective of our own wounds, brokenness, need for healing, forgiveness and fears and ask Jesus to reach out and touch us in those wounds and raise us with him to new life.

John doesn’t tell us that Thomas actually touched the wounds. What we learn throughout his gospel is that believing doesn’t come from physical evidence, but from spiritual insight. Another clue to the reader that is consistent with the spirituality in this gospel: Thomas comes to faith in the midst of the believing community.

I’m reminded of a parish where I was recently. After the homily the catechumens who were to be baptized at the Easter Vigil were called forward with their sponsors. They stood in front of the congregation, we all raised our hands and prayed for them. We also prayed in gratitude for the parish believing community that had supported these fledgling believers, soon to become full members of the church and, in particular, this parish community.

After the service I talked with the catechumens. Each spoke enthusiastically about the members of the parish, their hospitality, witness of faith and personal support. The story of Thomas came to mind as we spoke. Thomas came to faith in the Risen Christ in the midst of a believing and witnessing community.

Which raises the question: How can we "prove" to others that Christ is risen from the dead? Our nourishment for that task comes from the Scriptures, preaching, teaching, personal witness, liturgical celebrations etc. – ways we can help a modern doubter like Thomas come to know Christ. But a focused answer to the question comes in today’s passage. People come to believe in the Risen Christ through their experience in the believing community. That’s the answer those catechumens gave. As of last weekend they are no longer catechumens, because they were baptized at the Easter Vigil. Christ is risen indeed!

I’m sure those who were about to be baptized weren’t naive about the community they were soon to be incorporated into. During their year of preparations they would have "touched the wounds" of the risen Christ in the community. No parish has perfect members – not even those responsible for teaching and witnessing to its future members. What kept the candidates in the process and led them to the baptismal waters, among other things, was how compassionate the community was towards its wounded members. Who among us isn’t wounded and when the wounds show, we too need acceptance and a healing touch from those who have seen the risen Lord.

Jesus said to Thomas, "Have you come to believe because you have seen me? Blessed are those who have not seen and have believed." That is a favorite quote for a lot of us, those who have not "seen" the risen Christ as the disciples did. But we have come to see him now in the midst of the community. We don’t come to faith because we physically see Jesus, but through spiritual sight: the gift of the same Spirit Jesus gave those in the locked room when he said, "Receive the Holy Spirit."

When a gospel writer gives information about time and place the reader knows to look for meaning beyond the chronological or geographical. Religious festivals ended with a celebration at the end of the week. But Jesus appears on the "first day," the day he rose. John is telling us that something entirely new is happening. The past is over, now we look to the future and a new age. "On the evening of the first day of the week…" Jesus bestows on the disciples the Holy Spirit. He sends disciples out in the company of the Spirit, opening locked doors to the world beyond.

The resurrection accounts are not primarily historical. Rather, they are powerful testimonies of faith from a transformed group of once-scattered, discouraged, scared, disoriented people hiding behind locked doors fearing for their lives. Having witnessed the risen Christ and given the gift of the Spirit this disheveled group becomes a band of faithful, excited and fearless people who were ready and equipped to go out to the whole world.

We have a lot in common with Thomas before he saw the risen Christ himself. Like him we are called to believe based on the word of others. That’s something we can’t do on our own. But, as with those disciples, Jesus has breathed his Spirit into us at our baptism. Now we too have an experience of the Lord, even though we can’t see him. Instead, like Thomas, we have an experience of the risen Christ in our communities of faith. So, we keep our eyes and ears open and in the surprising and least likely people and places we will meet the risen Lord then, with Thomas, exclaim, "My Lord and my God."
 
Suy niệm lễ Truyền Tin
Lm. Anthony Trung Thành
10:02 01/04/2016
Suy niệm LỄ TRUYỀN TIN

Vì yêu thương, Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài. Vì yêu thương nên Ngài đã đặt con người sống trong vườn Địa Đàng với biết bao ân huệ. Thế nhưng, con người nghe theo lời xúi giục của ma quỷ đã sa ngã phạm tội, nên bị Thiên Chúa tước mất mọi ân sủng, đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng.
Dầu vậy, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi con người. Ngài đã nói với con rắn: “Ta sẽ đặt mối thù giữa mày và người nữ, Người Nữ sẽ đạp giập đầu mày”(St 3,15).
Khi tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Thiên Thần đến gặp Đức Mẹ và loan báo ý định của Ngài. Sau khi nghe Thiên Thần loan báo, Đức Mẹ bối rối vì không hiểu lời Thiên Thần, hay nói đúng hơn, Đức Mẹ phân vân giữa chức vụ làm mẹ Thiên Chúa và việc giữ mình đồng trinh, nên Mẹ thưa với Thiên Thần rằng: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!" (Lc 1,34). Thiên Thần đã giải thích cho mẹ biết, việc Mẹ thụ thai và sinh con là do Chúa Thánh Thần. Để thuyết phục Đức Mẹ, Thiên Thần còn đưa ra dẫn chứng về việc thụ thai trong tuổi già của bà Êlizabet cách đây 6 tháng. Cuối cùng Thiên Thần kết luận: “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37).
Sau khi nghe Thiên Thần giải thích, Đức Mẹ đã thưa xin vâng: “Này tôi là tôi tới Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền” (Lc 1,38). Nhờ tiếng thưa “Xin Vâng” của Mẹ, Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thể Làm Người, lịch sử Cứu Độ đã bắt đầu sang trang và biến Mẹ từ một thiếu nữ Do thái trở thành Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Khi nói về tầm quan trọng hai tiếng xin vâng của Mẹ, công đồng Vatican II đã lặp lại lời của các Giáo Phụ xưa rằng : Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân của Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria. Điều mà Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, Đức Maria đã tháo ra nhờ lòng tin; và so sánh với Evà, các ngài gọi Đức Maria là "Mẹ kẻ sống", và thường quả quyết rằng : "Bởi Evà đã có sự chết, thì nhờ Maria lại được sống" (x. Lumen gentium, số 56). Thánh Bênađô thì kêu lên rằng: "Ôi trinh nữ, Adam đang khóc lóc cầu khẩn Mẹ trả lời, Đavit cũng khẩn cầu, các tổ phụ cũng không ngớt nài xin. Câu trả lời ấy cả thế giới này đang phủ phục dưới chân Mẹ và chờ đợi nó. Bởi việc giải thoát cho những ai đang đau khổ, chuộc lại kẻ giam cầm, trả tự do cho người bị kết án và sau cùng là phần rỗi của mọi con cái Adam, của toàn thể dòng dõi Mẹ đều tùy thuộc vào lời thưa của Mẹ".
Đối với Mẹ, để thưa xin vâng, Mẹ phải chấp nhận hy sinh, hy sinh vì lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương nhân loại. Lời thưa xin vâng của Mẹ, thể hiện sự phó thác tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Bởi vì, lời thưa xin vâng không chỉ thực hiện trong biến cố truyền tin mà còn kéo dài trong suốt cuộc sống của Mẹ. Sau biến cố truyền tin là cả hành trình dài đầy gian nan đau khổ. Từ việc bị Thánh Giuse hiểu nhầm, đến việc sinh con trong hang đá nghèo hèn, lạnh lẽo. Việc bà Anna loan báo về sự đau khổ của Hài Nhi khi Mẹ đưa Chúa Giêsu dâng trong đền thờ. Việc đưa con trốn sang Ai cập khỏi Hêrôđê lùng bắt. Suốt ba mươi năm tại làng quê Nazaret, Mẹ sống âm thầm cùng với Thánh Giuse nuôi Chúa Giêsu khôn lớn. Sau đó, Mẹ đã đồng hành với con suốt ba năm trên mọi nẻo đường rao giảng Tin mừng. Đặc biệt, khi Mẹ chứng kiến cuộc khổ nạn và cái chết của con mình trên thập giá... Qua những biến cố đau thương như vậy, để thưa xin vâng, Mẹ phải có một niềm phó thác và một đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa. Chính bà Êlizabeth đã xác nhận điều đó khi nói với Mẹ rằng: “Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45). Như vậy, để cộng tác với Chúa Giêsu trong việc cứu rỗi nhân loại, Mẹ Maria đã thực hiện lời xin vâng một cách trọn vẹn bằng cả cuộc sống.
Đối với chúng ta hôm nay, sự vâng lời luôn luôn cần thiết: Người dưới vâng lời người trên, con cái vâng lời cha mẹ, học sinh vâng lời thầy cô, vợ chồng lắng nghe nhau... Đó không chỉ là nét đẹp của cuộc sống hằng ngày và để gia đình, xã hội có tôn ti trật tự mà còn là điều kiện để gia đình hạnh phúc và xã hội bình yên. Chúng ta thử hình dung: Nếu trong một gia đình mà con cái không vâng lời cha mẹ, vợ chồng không biết lắng nghe nhau; ở nhà trường, học sinh không vâng lời thầy cô; xã hội không có trên dưới... thì gia đình, nhà trường, xã hội đó sẽ như thế nào? Thực tế cho chúng ta thấy, vì không biết vâng lời cho nên con cái hư hỏng, trò đánh thầy, hỗn loạn nhiều nơi trong xã hội chúng ta đang sống.

Trong lĩnh vực tôn giáo, “Đức Vâng Lời” lại còn quan trọng hơn gấp bội phần. Đức vâng lời được thể hiện qua việc lắng nghe tiếng Chúa. Tiếng Chúa qua Lời Chúa và các giới răn. Thực hành lời Chúa và tuân giữ các giới răn của Chúa một cách trọn vẹn là chúng ta đang giữ nhân đức vâng lời.
Đức vâng lời còn được thể hiện qua việc vâng nghe sự dạy bảo của các vị bề trên coi sóc linh hồn chúng ta. Đó có thể là Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, linh mục hay cha mẹ anh chị của chúng ta. Đối với các cộng đoàn dòng tu, vâng lời các vị bề trên không chỉ là nhân đức mà còn thực hiện một trong ba lời khấn.

Việc tuân giữ đức vâng lời không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhất là khi không hiểu ý bề trên (như trường hợp của Đức Mẹ) hay khi sự vâng lời đó đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận hy sinh, thậm chí là phải đổ máu (như trường hợp các thánh tử đạo). Vì vậy, chúng ta cần phải cố gắng luôn và trong mọi hoàn cảnh hãy thưa với Thiên Chúa như Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu : "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39).

Nhờ tiếng xin vâng của Mẹ Maria, nhân loại đã bước sang một trang sử mới là trang sử Cứu Thế. Ngày hôm nay, để viết lên những trang sử đẹp, rất cần nhiều tiếng thưa xin vâng trong gia đình, Giáo Hội và xã hội. Xin Chúa giúp mọi người chúng ta biết noi gương Mẹ, chấp nhận hy sinh để luôn thưa xin vâng trong những điều đẹp ý Chúa. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Truyền đạt đức tin trong thế giới hôm nay
LM. Đan Vinh
10:04 01/04/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH ABC – KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Cv 5,12-16 ; Kh 1,9-11a.12-13.17-19 ; Ga 20,19-31

TRUYỀN ĐẠT ĐỨC TIN TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 20,19-31

(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ tội ai, thì người ấy bị cầm giữ”. (24) Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. (25) Các môn đệ khác nói với ông: “chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người. Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. (26) Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em”. (27) Rồi Người bảo Ông Tôma: “Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. (28) Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (29) Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” (30) Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ. Nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. (31) Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ Danh Người.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin mừng thuật lại hai lần Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra với các môn đệ để củng cố niềm tin của các ông như sau: Lần thứ nhất (c 19-25): vào buổi chiều sau khi sống lại, Chúa Phục Sinh đã hiện đến đứng giữa các môn đệ đang hội họp mà không có Tôma. Người cho các ông xem các vết thương nơi bàn tay và cạnh sườn để chứng minh Người đã sống lại sau cuộc tử nạn, rồi thổi hơi ban Thánh Thần và trao quyền tha tội cho các ông. Lần thứ hai (c 24-29): Tám ngày sau, Chúa Giêsu lại hiện ra với các môn đệ và có Tôma. Người đặc biệt đáp ứng các đòi hỏi của ông. Rồi khi ông đã đạt đến đức tin, thì Người dạy: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”.

3. CHÚ THÍCH:

- C 19-20: + Ngày thứ nhất trong tuần: Ngày nay, Giáo Hội đã chọn Ngày Thứ Nhất trong tuần để mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh và gọi là Chúa Nhật hay Ngày Của Chúa. Đây là ngày lễ nghỉ, thay thế cho Thứ Bảy (Sa-bát) của Do Thái Giáo. + Đức Giêsu đến: Người hiện đến trong lúc phòng đang đóng kín. Điều này cho thấy thân xác của Người sau phục sinh có đặc tính thiêng liêng siêu việt, có khả năng hiện diện khắp nơi. + Bình an cho anh em! Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa: Đức Kitô Phục Sinh đem lại sự bình an (x. Ga 20,19.21) và niềm vui (x Ga 20,20) cho các môn đệ (x Ga 14,27). + Người cho các ông xem tay và cạnh sườn: Qua đó, Người chứng tỏ Người chính là Đấng đã từng bị đóng đinh thập giá trước đó (x. Ga 19,18), và bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn (x. Ga 19,34). Như vậy có sự liên kết mật thiết giữa hai mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh.

- C 21-23 + Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em: Tông đồ nghĩa là “được sai đi”. Sứ mạng này xuất phát từ Chúa Cha truyền cho Đức Giêsu, và giờ đây đến lượt Đức Giêsu Phục Sinh lại truyền cho các môn đệ và tất cả mọi tín hữu. + Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”: Theo Kinh Thánh, hơi thở chính là sự sống. Như xưa, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào con người A-đam và ban sự sống cho ông (x. St 2,7), thì nay, Đức Giêsu Phục Sinh cũng thổi Thần Khí cho các môn đệ. Rồi đến lượt các môn đệ lại sẽ ban sự sống thiêng liêng ấy cho các tín hữu qua các bí tích. + “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”: Đức Giêsu được Gioan Tẩy Giả giới thiệu là Con Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian (Ga 1,29). Khi chữa lành một người bại liệt, Đức Giêsu đã tuyên bố có quyền tha tội (x. Mt 9,6). Trong Tin Mừng hôm nay, Người còn thiết lập bí tích giải tội, để ban quyền tha tội cho các tông đồ bằng việc thông ban Thánh Thần cho các ông. Từ đây các giám mục kế vị các tông đồ sẽ tiếp tục thông ban quyền tha tội cho các linh mục là những cộng sự viên của các ngài.

- C 24-25: + Một người trong Nhóm Mười Hai tên là Tôma, cũng gọi là Đi-đy-mô: Tôma là một trong Mười Hai Tông đồ (x. Mt 10,3). Biệt danh là “Sinh Đôi”. Tính tình bộc trực và can đảm (x. Ga 11,16). Ông ưa nêu ra thắc mắc khi Đức Giêsu giảng để được Người dạy cho hiểu rõ hơn (x.Ga 14,5). + Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người...: Tôma đòi được “mắt thấy tay sờ”, nghĩa là đòi một đức tin khả giác giống như một nhà khoa học thực nghiệm (x. Ga 20,25). + “... thì tôi chẳng có tin”: Nhiều môn đệ khác cũng cứng tin như thế. Tin Mừng Nhất Lãm đã nói tới sự cứng tin của các ông như sau: “Nhưng có mấy ông vẫn hoài nghi” (Mt 28,17); “Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy” (Mc 16,14) ; hoặc Chúa phán: “Sao anh em lại hoảng hốt ? Sao còn ngờ vực trong lòng ?” (Lc 24,38)

- C 26-27: + “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy”. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy: Đức Giêsu đã thoả mãn những đòi hỏi của Tôma. + Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin: Tuy khiển trách tội cứng lòng của Tôma, nhưng Đức Giêsu cũng thông cảm và chỉ mời gọi ông hãy bỏ đi sự cứng lòng để tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của Người.

- C 28-29: + Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !”: Tôma là môn đệ cuối cùng tin Đức Giêsu sống lại, nhưng lại là người đầu tiên tuyên xưng nội dung đức tin đầy đủ nhất về Đức Giêsu: Người vừa là Chúa (Đấng Mêsia), vừa là Con Thiên Chúa (x Mt 16,16). + Phúc thay những người không thấy mà tin”: Qua câu này, Chúa Giêsu muốn nói rằng: Từ nay trở đi, đức tin vào mầu nhiệm Phục Sinh sẽ không được dựa trên kinh nghiệm khả giác về các lần hiện ra nữa, nhưng sẽ dựa trên lời chứng của các tông đồ (x. Ga 19,35). Sau này các ông còn sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho đức tin vào mầu nhiệm Phục Sinh này nữa.

4. HỎI ĐÁP:

HỎI 1) Thân xác Chúa Giêsu sau phục sinh có phải là thân xác đã chịu khổ nạn trước đó không?

ĐÁP:

Thân xác Chúa Giêsu sau khi phục sinh cũng chính là thân xác đã từng trải qua cuộc khổ nạn. Trong Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu đã chứng minh mầu nhiệm Phục Sinh gắn liền với cuộc Tử Nạn trước đó bằng cách: “Cho các môn đệ xem các vết thương ở hai bàn tay và cạnh sườn Người” (c.20). Cho sờ vào Người (x. Lc 24,36-40), và Người còn ăn một khúc cá nướng trước mặt các ông (x. Lc 24,41-43) để chứng minh Người thực đang sống chứ không phải chỉ là hồn ma.

Tuy nhiên thân xác Chúa Giêsu sau khi phục sinh lại có những đặc tính khác thường như: Đi xuyên qua tường mà vào nhà Tiệc ly đang khi các cửa đều đóng kín vì sợ người Do thái (x. Ga 20,19). Khuôn mặt của Người sau phục sinh biến đổi khác trước khiến bà Maria gặp Người mà lầm tưởng là người làm vườn (x. Ga 20.14-15), khiến hai môn đệ làng Emmau không nhận ra Người trong suốt chặng đường dài Người đồng hành và giải thích Kinh thánh cho họ (x. Lc 24,16). Thân xác Người có đặc tính siêu việt: Dù không có mặt tại chỗ mà vẫn nghe được những đòi hỏi của Tôma (x. Ga 20,25).

HỎI 2) Hai lần hiện ra của Chúa Giêsu Phục Sinh với các môn đệ cách nhau một tuần giống và khác nhau thế nào ?

ĐÁP:

-Về thời điểm: Cả hai lần Chúa Phục Sinh hiện ra với cộng đòan môn đệ tại nhà Tiệc Ly đều vào buổi chiều Ngày thứ Nhất trong tuần cách nhau một tuần lễ tức 8 ngày. Từ đây Ngày thứ Nhất trở thành Ngày của Chúa (Chúa Nhật) thay thế cho Ngày Hưu Lễ (Sabát) của đạo Do thái.

-Về sĩ số môn đệ hiện diện: Lần thứ nhất sĩ số các môn đệ hiện diện là 10 vị do thiếu Tôma và lần thứ hai sĩ số đủ 11 vị.

-Về lời chào đầu tiên: Trong cả hai lần Chúa Phục Sinh đều chào các môn đệ bằng cùng một công thức: “Bình an cho anh em !”.

HỎI 3) Trong lần hiện ra thứ hai với các Tông đồ và có Tôma ở đó. Chúa Giêsu đã ra lệnh cho Tôma sờ vào các vết thương ở tay và cạnh sườn Người. Vậy Tôma có làm như vậy không?

ĐÁP:

Tôma tượng trưng cho những người cứng tin, chỉ tin Chúa sống lại dựa vào cảm nghiệm và sự xét đoán theo lương tri của mình, chứ không dựa trên lời nói của người khác kể lại. Nhưng trong lần này, sau khi được gặp Chúa Phục Sinh và được nghe Người ra lệnh xỏ ngón tay vào lỗ đinh ở bàn tay, thọc bàn tay vào vết thương ở cạnh sườn Thầy đúng như đòi hỏi trước đó của mình, thì ông đã đạt tới đức tin trọn vẹn, biểu lộ qua lời tuyên xưng: “Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con!”. Tin mừng không đề cập đến việc ông có sờ vào các vết thương ở tay chân và cạnh sườn của Thầy như ông đã yêu cầu trước đó hay không (c. 27-28).

HỎI 4) Đức tin của ông Tôma giá trị thế nào đối với đức tin của các tín hữu sau này ?

ĐÁP:

Chúa Giêsu nói với Tôma và qua ông, Người muốn nhắn nhủ các tín hữu sau này: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20,29). Thực vậy: có những mầu nhiệm về Thiên Chúa, mà người phàm tuy không thể thấy hay không cảm nghiệm được nhưng vẫn phải tin qua các chứng nhân đức tin. Vì đức Tin là điều kiện để được vào Nước Trời của Chúa Giêsu: "Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin sẽ bị kết án" (Mc 16,16).

Nên biết rằng cũng nhờ tuyên xưng đức tin, mà Tông đồ Phêrô đã được Chúa Giêsu đặt làm đá tảng đức tin của Hội thánh, được trao quyền cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19), được quyền chăn chiên (x. Ga 21,15-17) và quyền củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,23). Các Tông đồ cũng được Chúa Giêsu trao quyền giáo huấn về đức tin: “Ai nghe anh em là nghe Thầy. Ai khước từ anh em là khước từ Thầy. Mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy” (Mt 10,40; Lc 10,16).

Tóm lại: Việc Tông đồ Tôma cứng tin lại thêm sự bảo đảm cho lòng tin của chúng ta hôm nay. Vì niềm tin vào mầu nhiệm Chúa sống lại của chúng ta không chỉ dựa trên những lời rao giảng mà thôi, nhưng trên đức tin của những chứng nhân có đầu óc sáng suốt và thực tế, đã nhìn thấy tận mắt và đã sờ tận tay mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giêsu. Do đó, thánh Grêgôriô đã nói: ”Chính ngón tay đa nghi của Tôma đã trở nên ông thầy của toàn thế giới; bàn tay đa nghi của Tôma đã dạy cho mọi người một sự thật cách chắc chắn, đó là Đức Giêsu đã phục sinh”.

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Như Chúa Cha đ
ã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21).

2. CÂU CHUYỆN: VỀ MỘT PHƯƠNG THẾ TRUYỀN GIÁO HỮU HIỆU

Ngày nay rao giảng về mầu nhiệm Chúa Phục Sinh cho người khác có thể chấp nhận không phải dễ. Ngòai việc cần ơn trợ giúp của Chúa, còn cần phải có chứng tích yêu thương cụ thể của người rao giảng. Câu chuyện sau đây là một bằng chứng:

Một vị linh mục ở nước Bờradin (Brasin) đã thuật lại kinh nghiệm truyền giáo của mình như sau: “Mỗi ngày, khi đi ngang qua một con đường ở Riô đờ Danêrô (Rio de Janeiro), tôi đều thấy một thanh niên ngồi dựa lưng vào tường và chìa chiếc nón ra xin tiền khách qua đường. Anh ta không đi lại được vì đôi chân bị què. Sau đó vì qua lại nhiều lần trên con đường này, nên tôi không còn để ý đến chàng thanh niên hành khất bị què kia.

Rồi một hôm, khi tôi đang đứng nói chuyện với một người quen ở một bên đường, thì thấy có nhiều người đi bộ ngang qua chỗ anh què ăn xin mà như không nhìn thấy anh và không chia sẻ tiền bạc gì để giúp đỡ anh. Tôi liền nghĩ đến thái độ làm lơ của thầy Tư tế và thầy Lêvi trong dụ ngôn người Samari nhân hậu. Hai ông này đã tránh sang một bên đường mà đi và chỉ có người Samari ngoại giáo đã tỏ lòng thương xót nạn nhân bằng hành động cụ thể (x. Lc 10,30-35). Tôi quyết định noi gương người Samari nên đã vui vẻ tiến lại gần bắt chuyện: “Này anh bạn, anh có thể đứng dậy được không? Anh có muốn đi đứng giống như mọi người không? ...”Lúc đầu, anh ta đưa cặp mắt mệt mỏi nhìn tôi dò xét, và khi đọc được sự thành thật trên gương mặt của tôi, anh đã trả lời: “Tôi luôn hy vọng sẽ có ngày cuộc đời của tôi tốt hơn và tôi được thoát khỏi cái nghề ăn xin nhục nhã hiện nay. Dĩ nhiên là tôi mơ ước một ngày nào đó tôi có thể tự mình đi đứng được như bao người khác. Nhưng làm sao kiếm ra tiền để lắp một đôi chân giả và mua được một cặp nạng đây?” Sau khi nghe anh tâm sự, tôi đã síết chặt tay anh và nói: “Tôi xin hứa là trong một ngày gần đây, giấc mơ của anh sẽ trở thành hiện thực”.

Trong bài giảng Thánh lễ Chúa Nhật mùa Chay hôm ấy, tôi đã kể về số phận đáng thương của người ăn xin này cùng với ước mơ nhỏ bé của anh. Rồi tôi đề nghị cộng đoàn cùng nhau làm một cuộc lạc quyên tại chỗ để giúp đỡ anh ta như một cách ăn chay tinh thần. Số tiền lạc quyên thu được hôm ấy đã gần đủ chi phí làm đôi chân giả và cặp nạng gỗ mà người ăn xin cần sử dụng. Tuần sau, khi tôi và hai đại diện cộng đoàn đến gặp và cho biết kết quả thì chàng thanh niên kia rất vui mừng. Ngay lúc đó, anh được chở đến bệnh viện chấn thương chỉnh hình để được ráp một đôi chân giả, và tập đi với đôi nạng mới.

Trong lễ Phục Sinh năm ấy, tôi mời anh đến nhà thờ dự lễ và dành cho anh chỗ ngồi đặc biệt cạnh bàn thờ chính. Trong bài giảng, tôi đã đề cập đến trường hợp của anh như sau: “Hôm nay chúng ta mừng ngày Chúa Giêsu trỗi dậy từ trong cõi chết, bước vào một cuộc sống mới. Người kêu gọi chúng ta mở rộng lòng giúp đỡ những anh chị em đang lâm cảnh nghèo khổ để họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hôm nay, nhờ sự quảng đại của cộng đòan mà anh bạn của chúng ta đây đã nhận được một cuộc sống mới”. Nói đến đây tôi mời anh què đứng dậy để giới thiệu anh với cộng đoàn. Sau đó mọi người trong nhà thờ đều phấn khởi khi nghe những lời phát biểu chân thành của anh, và vỗ tay tán thưởng khi nghe anh ngỏ ý xin gia nhập cộng đoàn. Cuối cùng anh què đã được xếp vào đội hình những người lên dâng lễ hôm đó.

3. THẢO LUẬN: 1) Bạn đánh giá thế nào về phương cách truyền giáo của vị linh mục người Bờradin trong câu chuyện trên? 2) Qua bí tích thêm sức, bạn đã được Chúa Phục Sinh thổi hơi thông ban Thánh Thần và được trao sứ vụ“làm chứng nhân” cho Chúa. Vậy bạn sẽ làm gì trong những ngày này để giúp một người lương tin nhận Chúa và phó thác vào tình thương của Người ?

4. SUY NIỆM:

1) Dễ tin và cứng tin: Trong đời sống hằng ngày, ngòai việc nhận biết nhờ tai nghe hay mắt thấy, chúng ta còn phải tin vào lời dạy của thầy cô thì mới có thể thăng tiến về học tập và kiến thức, phải tin vào cha mẹ mới có thể nên người được, phải tin vào lời nói của các đối tác làm ăn mới có thể kinh doanh thành công được... Tuy nhiên thực tế cũng có nhiều người đã bị lừa vì dễ tin lời nói ngon ngọt. Vậy về việc tin vào lời nói của người khác chỉ thực sự tốt đẹp nếu người nói là người đáng tin hoặc có bằng chứng đáng tin, điều họ nói hợp lý và người nghe phần nào cảm nghiệm được về điều ấy.

Riêng về mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu, các môn đệ không phải là những người dễ tin: Dù các ông đã được nghe Đức Giêsu ba lần tiên báo về cuộc khổ nạn và phục sinh của Người, nhưng các ông vẫn không muốn chấp nhận (x Mt 16,21-23). Rồi sau cuộc tử nạn của Chúa, khi bà Maria Mácđala báo tin Thầy Giêsu vẫn còn sống và chính bà đã được nhìn thấy Người, nhưng các ông vẫn không tin (x Mc 16,9-11). Vào chiều ngày Thứ Nhất trong tuần, khi Chúa Giêsu Phục Sinh hiện đến trong phòng cửa vẫn đóng kín thì các môn đệ lại sợ hãi như nhìn thấy ma. Chúa Giêsu đã trấn an và chứng minh Người không phải là ma như sau: “Sao anh em lại hỏang hốt ? Sao anh em ngờ vực trong lòng ? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,38-40). Sau đó thấy các ông vẫn chưa tin, Người đã ăn một mẩu cá nướng trước mặt các ông (x Lc 24,41-43).

2) Đức tin của Tôma và của các tín hữu chúng ta: Tuy Tôma là người cứng tin, nhưng sau khi đã được gặp gỡ Chúa và đã cảm nghiệm về sự phục sinh của Người, ông đã đạt tới một đức tin sâu xa và vững mạnh nhất, thể hiện qua lời tuyên xưng đức tin của ông : “Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con !” (Ga 20,28). Chúa Giêsu cũng qua ông Tôma chúc phúc cho các tín hữu sẽ tin theo Người sau này như sau: “Vì đã trông thấy Thầy, nên con tin. Phúc thay người không thấy mà tin”. Ngày nay tuy không ai trong chúng ta được gặp Chúa Phục Sinh, không trực tiếp nghe lời nói của Người, cũng không được ăn uống tiếp xúc với Người như các Tông đồ xưa, nhưng đức tin của chúng ta sẽ có phúc nếu chúng ta tin vào lời rao giảng của các Tông đồ là những chứng nhân đức tin, là những người không dễ tin nhưng đã từng cảm nghiệm về mầu nhiệm phục sinh như ông Tôma trong Tin Mừng hôm nay. Do đó, cùng với thánh Grêgôriô chúng ta có thể nói: “Ngón tay đa nghi của Tôma đã trở nên ông thầy của toàn thế giới ; bàn tay đa nghi của Tôma đã dạy cho mọi người một sự thật chắc chắn, đó là thân xác Đức Giêsu Kitô thực sự đã sống lại”.

3) Sứ vụ cứu độ của Hội Thánh hôm nay là gì ? : Đức Giêsu Phục Sinh cũng trao sứ mạng “xóa bỏ tội lỗi và ban ơn tha tội” cho Hội thánh như sau: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội ai thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,23). Việc tha tội này được thực hiện bằng việc rao giảng Tin mừng và ban bí tích rửa tội cho những ai có lòng tin (x. Mt 28,19-20), và ơn tha tội qua bí tích giải tội. Quyền tha tội này chính là quyền “cầm buộc và tháo cởi” đã được Đức Giêsu trao cho Tông đồ Phêrô (x. Mt 16,19) và trao chung cho Nhóm Mười Hai (x. Mt 18,18).

4) Truyền đạt Đức Tin cho con người ngày nay bằng cách nào ? : Trước khi về trời, Chúa Phục Sinh đã trao cho Hội Thánh sứ vụ loan báo Tin Mừng cho muôn dân (x Mt 28,19-20). Sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho con người ngày nay không dễ chút nào. Muốn thuyết phục người ngày nay tin vào Chúa Giêsu, tin vào lời Người rao giảng thì cần những điều kiện như sau:

- Một là phải đón nhận ơn Thánh Thần: Ta hãy noi gương các tông đồ xưa sau khi Chúa lên trời đã cầu nguyện kết hiệp với Đức Maria và các anh em Chúa, với các môn đệ và đã nhận được ơn Thánh Thần vào lễ Ngũ Tuần. Chỉ khi được Thánh Thần tác động, việc tông đồ truyền giáo mới đạt được thành công: Sau bài giảng đầu tiên của tông đồ Phêrô đã có ba ngàn người xin theo đạọ (x. Cv 2,41). Thực đúng như lời Đức Giêsu đã tâm sự với các môn đệ trong bữa tiệc ly: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

- Hai là hiệp nhất với Chúa qua các mục tử trong Hội Thánh: Khi kết hiệp với Chúa Giêsu qua việc vâng phục các vị chủ chăn trong Hội Thánh, công việc tông đồ của chúng ta mới mang lại kết quả tốt đẹp nhờ ơn Chúa trợ giúp, như ông Simon đã thưa với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm, mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Các ông đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới (Lc 5,6). Thánh Phaolô cũng dạy việc loan báo Tin Mừng cần phải liên kết với các vị mục tử trong Hội Thánh qua việc sai đi như sau: “Làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin ? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe ? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng ? Làm sao rao giảng, nếu không được sai đi ?” (Rm 10,14-15).

- Ba là phải rao giảng bằng lối sống chứng nhân tình thương: Thế giới ngày nay đầy rẫy những kẻ hoài nghi và không tin tưởng. Cách thức duy nhất làm cho họ được ơn biến đổi lòng tin là họ có thể “nhìn thấy” Đức Giêsu và “đụng chạm“ vào Người qua lối sống nhân bản vị tha của các tín hữu, qua lời nói thân thiện lễ độ và lối ứng xử khiêm tốn phục vụ như những chứng nhân của Chúa theo lời Đức Thánh Cha Phaolô VI: “Người đương thời sẵn sàng nghe các chứng nhân hơn là thầy dậy, hoặc nếu họ có nghe thầy dậy, thì bởi vì chính các thầy dậy cũng là những chứng nhân”.

- Hôm nay cũng là lễ kính trọng thể “Lòng Chúa Thương xót”: Vào ngày 30/4/2000 Đức Gioan Phaolô II đã tuyên thánh cho Nữ tu Faustina Kowalska và chọn Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm làm ngày kính Lòng Chúa Thương Xót. Ảnh Lòng Chúa thương xót do thánh nữ Faustina Kowalska đã thị kiến và thuật lại như sau : “Người mặc y phục trắng, bàn tay phải ban phép lành, bàn tay trái vén mép áo ngực, từ đó thoát ra các tia sáng xám và đỏ, tượng trưng bí tích Thánh Thể và bí tích Rửa Tội. Đức Giêsu là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa Cha. Chúng ta hãy cùng với thánh nữ Faustina Kowalska thưa với Người rằng: “Lạy Chúa Giêsu, con xin tín thác vào Người !” Chúng ta hãy trở thành hiện thân của Lòng Chúa thương xót qua lối sống hiệp nhất, chia sẻ tình thương cụ thể cho nhau và nâng đỡ nhau, sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho nhau”.

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊSU. Tông đồ Tôma tuy lúc đầu cứng lòng tin, nhưng sau đó đã đạt đến một đức tin trọn hảo khi gặp gỡ Chúa Phục Sinh. Chính sự “cứng lòng” của Tôma lại trở thành chỗ dựa vững chắc cho đức tin của mỗi người chúng con hôm nay. Rồi các tông đồ cũng đã trung thực và khiêm tốn, không chỉ thuật lại những điều tốt lành, mà cả những thiếu sót, chậm tin và hồ nghi của các ngài để đức tin của chúng con hôm nay được vững mạnh. Giờ đây cùng với Tôma xưa, chúng con long trọng tuyên xưng: “Lạy Chúa Giêsu. Chúa chính là Đấng Cứu Thế và là Thiên Chúa của chúng con. Xin thương xót chúng con”.

- LẠY THIÊN CHÚA LÀ CHA GIÀU LÒNG TỪ BI THƯƠNG XÓT. Xin cho chúng con được ngụp lặn trong đại dương của Lòng Chúa Thương Xót, được tắm gội trong Máu và Nước đã tuôn ra từ Thánh Tâm Con yêu dấu của Cha là Chúa Giêsu. Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin thương xót chúng con và toàn thế giới. Xin hai Thánh: Faustina và Gioan Phaolô II cầu bầu cùng Chúa cho chúng con hôm nay và mãi mãi.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Chưa thấy và đã thấy
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:05 01/04/2016
CHƯA THẤY VÀ ĐÃ THẤY

(Chúa Nhật II Phục Sinh – Ga 20,19-29)

Vào Chúa Nhật II Phục Sinh, cả chu kỳ ba năm A – B – C Giáo Hội đều cho trích đọc bản văn Tin Mừng Ga 20,19-29. Đức tin là một chủ đề chính của bài trích Tin Mừng này và nhân vật biểu trưng đó là ngài tông đồ Tôma. Khi nghe nói đến Tôma thì chúng ta thường nghĩ đến thái độ cứng lòng tin. Quả thật có đó nỗi oan cho ngài tông đồ, dẫu cho phần lỗi hay thiếu sót của ngài cũng đáng xem xét. Đi đi mô ? Có thể là có lý do riêng chính đáng của ngài, nhưng rời bỏ tập thể trong tình cảnh xem như là dầu sôi lữa bỏng như thế này là một thiếu sót. Và rồi lần đầu khi Đấng Phục Sinh hiện ra với các bạn đồng môn, ngài đã “mất phần”.

Trở lại chuyện Tôma không tin lời tường thuật của các bạn mà cứ khăng khăng đòi phải chứng kiện tân mắt và sờ tận tay mới tin, nhiều người vội trách cứ ngài, nhưng xét kỹ thì chúng ta thấy ngài vẫn có lý của ngài, vì:

-Ngài chưa thấy: Ngài chưa thấy sự tương hợp giữa lời chứng với thái độ sống của các bạn. Miệng thì nói rằng Thầy đã sống lại và đã trao ban sự bình an, thế mà dường như đôi chân vẫn còn run lẩy bẩy. Cụ thể là cánh cửa căn phòng còn đóng kín mà đoạn Tin Mừng trước đó giải thích lý do là vì sợ người Do Thái.

Phải chăng vẫn còn đó nhiều người chưa nhận ra hoặc có thể chưa tin vào Chúa Kitô vì nhiều lý do mà trong đó có lý do là sự thiếu tương hợp giữa lời tuyên tín và đời sống đức tin của Kitô hữu chúng ta ?

Tám ngày sau Chúa Phục Sinh lại hiện ra với các môn đệ, lần này có Tôma. Ngài tông đồ đã tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” (Ga 21,28). Ngài tuyên xưng đức tin bằng một công thức biểu lộ đủ đầy sự xác tín như thế là vì:

-Ngài đã thấy: Không rõ Tôma có thấy các vết thương nơi tay, chân và cạnh sườn của Thầy không, vì Tin Mừng không tường thuật việc ngài làm các điều kiện đặt ra trước đó là xỏ ngón tay vào lỗ đinh hay thọc bàn tay vào cạnh sườn của Chúa. Tuy nhiên chắc chắn Tôma đã lại thấy vị Thầy đầy quyền năng, có thể biết được tâm tư, ý nghĩ của kẻ khác như Người đã từng biết ý nghĩ của Nathanael, bạn mình trước đây khi bạn ấy ngồi dưới gốc cây vả và chê bai người Nagiarét (x.Ga 1,46). Chính Thầy đây chứ không ai khác vì Thầy mới là người có thể biết được sự thách đố của mình cách đây một tuần.

Tôma không chỉ thấy được vị Thầy đầy quyền năng mà còn thấy lại vị Thầy đầy từ tâm, sẵn sàng chấp nhận và đón nhận mình với mọi ưu khuyết điểm. Khi được nhìn nhận, được đón nhận tức là mình được yêu thương. Đây chính là con đường dẫn đến niềm tin. Vì yêu thương nhau nên người ta tin nhau chứ không phải ngược lại. Có nhiều cái thấy không phải bằng thị giác mà bằng trực giác, bằng con tim và dường như cái thấy này ít sai lầm, cả trong chiều kích tâm lý lẫn chiều kích đạo đức, tâm linh.

“Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,19). Mối “phúc thứ chín” này đã từng làm tốn biết bao giấy mực suy diễn. Theo thiển ý đây là tình trạng những tâm hồn bước đi trong đêm tối đức tin mà vẫn phó thác mọi sự vào Đấng mình yêu mến, tôn thờ. Và phải chăng đây là kinh nghiệm của Chúa Kitô phút giây hấp hối trên thập giá: Dù rằng sự thể như bị cả Chúa Cha bỏ rơi “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con” (Mt 27,46), nhưng rồi Người đã tín thác: “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:24 01/04/2016
22. HOÀNG HẬU KHÉO NÓI.
Thái Tôn bãi triều trở về nhà, bừng bừng nộ khí nói:
- “Cuối cùng vẫn phải giết Hương Ba Lão.”
Hoàng hậu hỏi:
- “Hoàng thượng nổi giận với ai vậy ?”
- “Không phải là Ngụy Trưng ấy thì còn ai nữa, nó chỉ trích ta trước mặt mọi người.”

Một lúc sau, hoàng hậu vào thay áo đẹp lộng lẫy, cái áo này chỉ có những ngày vui mới mặc, đi ra quỳ lạy Thái Tôn, Thái Tôn rất kinh ngạc, hỏi:
- “Chuyện gì thế ?”
Hoàng hậu nói:
- “Thiếp nghe nói chúa thượng anh minh thì thần tử trung lương, lời nói thẳng thắn của Ngụy Trưng chính là cái phúc thánh đức của mọi người, cho nên thiếp xin chúc mừng hoàng thượng.”
Thế là Thái Tôn đổi giận làm vui.
(Độc Dị chí)

Suy tư 22:
Sách Huấn Ca đã ca tụng người chồng có người vợ thông minh như sau: “Phúc thay kẻ được chung sống với người vợ thông minh, kẻ không lỗi lầm trong lời ăn tiếng nói...”
Có người trước khi lấy vợ thì phong độ hiên ngang, có địa vị trong xã hội, nhưng sau khi lấy vợ thì làm việc gì cũng thất bại, tiền bạc không cánh mà bay, theo tướng học mà nói, đó là vì vợ có tướng khắc chồng, khắc con cái !
Nhưng cũng có những người nghèo xơ xác, không nghề nghiệp, nhưng sau khi lấy vợ thì ăn nên làm ra, gia cảnh ngày càng phát đạt, theo tướng học mà nói, thì người ấy lấy bà vợ có tướng vượng phu ích tử !
Như thế cũng đủ biết, người vợ đối với chồng rất là quan trọng, bởi vì khi tạo dựng người nữ, Thiên Chúa đã nói: “Con người ở một mình thì không tốt, Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó”. Một trợ tá tương xứng tức là một người bạn đời cùng chia sẻ, gánh vác trách nhiệm của nhau, bởi vì cả hai không còn là hai nữa, nhưng là một, bởi vì sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly, đó chính là bí tích hôn phối mà Đức Chúa Giê-su đã lập ra.
Thế nhưng thời buổi ngày nay người ta ly dị, thay chồng đổi vợ như thay quần thay áo, người ta không còn coi trọng nền tảng đạo đức gia đình nữa, cho nên xã hội vẫn cứ loạn vì những viên đá (gia đình) làm nền móng đã bị rạn nứt, lỏng lẻo, bệ rạc.
Thánh Phao-lô đã nói với người làm vợ: “Người làm vợ hãy hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa..”, và ngài cũng nhắn nhủ với những người làm chồng: “Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh”.
Nếu các đôi vợ chồng trên thế giới biết nghe lời dạy trên đây của thánh Phao-lô, thì xã hội trở thành thiên đàng lâu rồi vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:26 01/04/2016

14. Đức khiết tịnh là nhà cửa mà Chúa Ki-tô mong muốn, là thiên đàng của tâm hồn ở trên mặt đất.

(Thánh Clemens I)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:28 01/04/2016
<b>Chúa Nhật 2 PHỤC SINH

Tin mừng: Ga 20, 19-31
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến.”

Anh chị em thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật tuần thứ hai sau phục sinh và cũng là Chúa Nhật của Lòng Thương Xót Chúa, trong niềm vui và với lòng tin tưởng sâu xa về tình yêu của Chúa, tôi xin chia sẻ với anh chi em hai điểm sau đây :

1. Lòng Thương Xót của Chúa ở khắp nơi.
Hôm qua có một thành viên Legio Mariae đã nói với tôi là họ đã khuyên bảo được một “con chiên lạc” trở về đi dự lễ Phục Sinh với chúng ta, tôi liền cảm tạ ơn Chúa vì lòng thương xót và tình yêu vô biên của Ngài đối với người giáo dân trở về với giáo xứ này, bởi vì thương xót và ân sủng vô biên của Thiên Chúa luôn tuôn đỗ trên chúng ta, chỉ cần chúng ta khiêm tốn đón nhận với tất cả lòng tri ân.

Mấy ngày trước lễ Phục Sinh có một vài anh chị em đã khóc khi xưng tội, vì có người hai mươi năm, có người ba mươi năm và có người hơn bốn mươi năm không đi xưng tội, không rước lễ, không đến nhà thờ, nay đã khóc vì vui mừng được nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa đối với họ trong ngày đại lễ Phục Sinh này, và có rất nhiều người chung quanh chúng ta đã chia sẻ những cảm nghiệm mà Chúa đã tỏ lòng thương xót họ qua cuộc sống có nhiều khổ đau hơn là sung sướng, nhiều lo âu hơn là hạnh phúc, thế nhưng họ đã được lòng thương xót của Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh đánh động, thôi thúc, làm cho tâm hồn của họ dấy lên sự hối hận và ăn năn, rồi trở về trong tình yêu thương của Thiên Chúa.

Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, qua sự khổ nạn và phục sinh của Đức Chúa Ki-tô đã trở nên rõ ràng hơn và ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta: một tai nạn, một sự gặp gỡ đầy thân ái với bạn bè, một lời nói vô tình của người thân, một hoàn cảnh rất thuận lợi, đã khiến chúng ta hồi tâm suy nghĩ đến Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và nhân loại đến chừng nào...

2. Lòng Thương Xót của Chúa nơi các Bí Tích.
Đức Chúa Giê-su đã sống lại, sự sống lại này đã làm cho các bí tích tuôn đổ ơn thánh của Ngài trên trần gian, có hiệu lực và một bảo chứng vĩnh viễn cho Giáo Hội và cho tất cả những người tin vào Ngài.

Nơi các bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa được thố lộ rất rõ ràng, đặc biệt là bí tích Giao Hòa và bí tích Thánh Thể:

Nơi bí tích Hoà Giải chúng ta được thấy rõ ràng lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với chúng ta, bởi vì chúng ta đã chết, nay trong bí tích Hoà Giải này chúng ta đã được sống lại. Không một người nào và quyền năng nào ở trần gian làm được điều ấy, chỉ có Thiến Chúa là Đấng hay thương xót mới làm như vậy để không một con chiên nào được trao phó cho Đức Chúa Ki-tô phải mất đi , đón nhận bí tích Hoà Giải cách chân thành là đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa trên chúng ta.

Nơi bí tích Thánh Thể lòng thương yêu vô bờ bến của Thiên Chúa càng nổi bật hơn, bởi vì không những làm cho tội nhân được sống lại mà thôi, nhưng Thiên Chúa cũng đã nuôi dưỡng họ được sống đời đời bởi Máu Thịt của Con Một Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô. Đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là đón nhận cách công khai tình yêu của Thiên Chúa, đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là trang bị cho mình một vũ khí siêu hạng để chống trả với những cơn cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày.

Anh chị em thân mến,
Nhận ra được lòng thương xót của Chúa là đón nhận sự bình an mà Ngài đã ban cho chúng ta sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, sự bình an này ở nơi bí tích Hoà Giải và bí tích Thánh Thể.

Thật vậy, không một người Ki-tô hữu nào cảm thấy mình thất vọng lo âu sau khi hoà giải với Thiên Chúa và tha nhân trong toà cáo giải, cũng không một người Ki-tô hữu nào cô đơn chán chường sau khi đón nhận Mình và máu Thánh Đức Chúa Giê-su, nhưng họ sẽ trở nên người mới trong cuộc sống hôm nay, họ sẽ mạnh dạn hơn và vui sống hơn, vì họ đã nhận ra lòng thương xót vô biên mà Thiên Chúa đã dành cho họ.

Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐGM Huỳnh Văn Hai thăm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre
Người La Mã
10:13 01/04/2016
Đức Cha PHÊRÔ THĂM TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA MÃ BẾN TRE

Với tấm lòng mục tử, Đức Giám Mục Giáo Phận lo lắng cho con cái của mình trong giáo phận mà mình được trao phó.

Chính vì lẽ đó, chiều hôm nay, 1 tháng 4 năm 2016, Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai đã ghé thăm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre. Cùng thăm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre chiều nay có cha Đaminh Bùi Văn Đằng - Quản hạt Bến Tre – cùng quý cha trong Ban Kinh Tế của Giáo Phận.

Xem Hình

Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – quản nhiệm Trung Tâm Hành Hương La Mã Bến Tre – đã chuẩn bị mọi sự để đón tiếp Đức Cha Phêrô cùng quý cha.

Cha Đaminh đã giới thiệu bản vẽ quy hoạch Trung Tâm Hành Hương cũng như những dự định xây dựng sắp tới với Đức Cha và quý Cha. Đức Cha Phêrô cùng quý Cha đã lắng nghe lời giới thiệu của Cha Đaminh và cùng nhau đến thực tế tại hiện trường từng khu vực dự định sẽ quy hoạch và xây dựng.

Đức Cha cùng quý Cha đi thăm quanh Trung Tâm Hành Hương chiều nay được thấy công trình “Nhà Thanh Thản” đang được Cha Đaminh hối thúc xây dựng để kịp đưa vào sử dụng vào ngày 5 tháng 5 tới đây. Các công nhân xây dựng đang tiến hành một cách hết sức khẩn trương để kịp ngày Cha Đaminh dự định.

Buổi gặp gỡ rất thân tình giữa Vị Chủ Chăn của giáo phận, quý Cha và linh mục Quản Nhiệm Trung Tâm Hành Hương.

Hy vọng những ngày gần đây Đức Cha cùng quý Cha có trách nhiệm sẽ đưa ra những chỉ dẫn, những đường hướng quy hoạch cũng như xây dựng Trung Tâm Hành Hương La Mã như thế nào đó để phù hợp với nhu cầu của quý khách hành hương cũng như mục đích sử dụng của Giáo Phận hơn.

Nguyện Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre chúc lành cũng như quan phòng cho dự định quy hoạch cũng như xây dựng Trung Tâm Hành Hương La Mã Bến Tre được hợp với Thánh ý Chúa và đẹp lòng Mẹ và đúng với nhu cầu sử dụng của một trung tâm Hành Hương của Giáo Phận Vĩnh Long.
 
Đạo Binh Đức Mẹ hạt Củ Chi mừng đại lễ Acies
Tôma Đỗ Lộc Sơn
19:34 01/04/2016
Mừng lễ Truyền tin sắp đến. Hôm nay ngày 1/4/2016 Hơn 300 anh chị em thànhviên Lêgio Hạt Củ Chi, của 12 Giáo xứ đã quy tụ về nhà thờ Sơn Lộc để mừng lễ Acies

Xem Hình

Mở đầu lúc 8 giờ 30, sau khi xướng kinh thường nhật, anh chị em quỳ gối thành khẩn dâng lên Mẹ tràng chuỗi Mân côi với năm sự mừng. Tiếp theo, Cha linh giám Gioan Baotixita Nguyễn Minh Hùng, đã chia sẻ đến các thành viên 3 điều cần thiết:

- Lời Xin Vâng. Chính Mẹ Maria đã noi gương Đức Giêsu là vâng lời Chúa Cha mà xuông thế gian làm giá cứu chuộc con người, Đức Mẹ xin vâng là để Ngôi Hai nhập thể trong cung lòng và chúng ta cũng xin vâng theo Mẹ cho mọi hoàn cảnh.

- Các cuộc hội họp là dịp để chúng ta nâng tâm hồn lên tới Chúa. Thế gian là bóng đêm nếu ta không đốt lên ánh sáng Phục sinh, ánh sáng của sự sống.

- Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ là Đấng đầy tình thương yêu. Vì thế chúng ta phải có nhiệm vụ tôn thờ Thiên Chúa và chỉ mình Ngài mà thôi.

Nghi thức dâng mình cho Đức Mẹ.

Sau khi cha linh giám đặt tay lên quả địa cầu và đọc lời dâng mình cho Đức Mẹ: “Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ”. Tiếp đến, lần lượt từng 2 người một đặt tay và đọc lời dâng mình như vậy.

Nghi thức dâng mình kết thúc sau 30 phút, mọi người tập hát để bước vào thánh lễ.

Thánh lễ hôm nay được cha Simon Nguyễn Văn Thu - hạt trưởng hạt Củ Chi chủ tế, đồng tế có: Cha Jb. Nguyễn Minh Hùng - linh giám Curia Củ Chi. Cha Đaminh Đỗ Bùi Quốc Thuấn - chánh xứ Củ Chi. Cha Nguyễn Thanh Tịnh - TSVN.

Sau bài giảng với chủ đề Yêu và Vâng, của cha Nguyễn Minh Hùng, mọi người có thể hiểu được: Chúng ta có yêu mến Thiên Chúa, chúng ta mới vâng nghe lời Người. Chúng ta xin Mẹ Maria cho chúng ta được như Mẹ là tin và yêu, để chúng ta cùng được hưởng vinh phúc với Mẹ trong ngày sau hết.

Xin chúc mừng anh chị em Legio Mariae đã có một ngày lễ thật sốt sắng. Chúc anh chị em luôn nhiệt thành trong sứ vụ và trở thành những trung gian hữu hiệu.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sự sung mãn của đời sống chiêm niệm (II)
Lm. Nguyễn Hữu Thy
03:16 01/04/2016
Sự sung mãn của đời sống chiêm niệm

(tiep theo)

Sự rao giảng trong thinh lặng

Khi Đan Viện Montecassino được thánh Biển Đức thành lập vào khoảng năm 529 và đã trở thành trung tâm văn hóa, khai hóa cho mọi tầng lớp dân chúng vào thời bấy giờ; vâng, một ngôi trường cho các thế hệ tương lai đã được hình thành, thì cũng chính là lúc trường Triết học ở Athen/Hy Lạp hoàn toàn đóng cửa và giải thể, chấm dứt nền giáo dục thời cổ đại.

Dĩ nhiên, điều đó không muốn nói rằng thánh Biển Đức đã đưa ra một chương trình giáo dục quy mô, trên thực tế thánh nhân chỉ muốn thiết lập “ngôi trường phụng sự Chúa” mà thôi. Và ngôi trường phụng sự Chúa của thánh Biển Đức không chỉ dành riêng cho các Đan Sĩ, nhưng còn cho tất cả dân chúng sống chung quanh các Đan Viện nữa. Nhà văn người Áo Hermann Bahr đã hoàn toàn có lý khi ông phát biểu: “Chúng tôi đã học biết được (từ các Đan Sĩ Biển Đức) các lễ giáo, phong tục tập quán tốt trong gia đình và phong cách sống cho phải đạo.”(6)

Vào thời Trung Cổ các Đan Viện chính là những ngôi trường quan trọng nhất trong việc đào tạo, dạy dỗ và truyền bá văn hóa cho toàn vùng kế cận chung quanh Đan Viện. Vì thế, trong các Đan Viện, ngoài nhà thờ ra thì thư viện là gian phòng quan trọng nhất, và thường được sử dụng làm các trường lớp để dạy học cho các con em trong vùng. Chính Maurus và Placidus là hai thiếu niên được cha mẹ các em giao phó cho thánh Biển Đức giáo dục, và cả hai đã trở nên những Đan Sĩ thánh thiện, vâng, đã trở nên hai vị thánh của Giáo Hội.

Ngay trong khởi đầu thời Tân Đại, qua các công trình nghiên cứu hoàn toàn trong âm thầm, vô vị lợi và đầy vất vả của họ, các Đan Sĩ của các Dòng Chiêm Niệm đã đóng góp không nhỏ vào kho tàng văn hóa nhân loại. Vì chính Đức Viện Phụ Tarrisse, Bề Trên Cả (1630-1648) của Dòng Biển Đức Cải Cách Saint-Maure, có trụ sở chính tại Đan Viện Saint-Germain-des-Prés ở Paris, đã sáng suốt nhìn nhận rằng tình trạng vô hiểu biết và được giáo dục nửa vời là một điều nguy hiểm nhất cho đời sống Đan Tu và vì thế ngài đã hết sức động viên và đòi buộc các Đan Sĩ của ngài phải có được một vốn liếng học vấn đầy đủ.

Như vậy, chúng ta thấy rằng chính trong sự thanh vắng của các Đan Viện đã phát sinh một truyền thống giáo dục rất thành công, và nhất là sứ mệnh của hàng trí thức từng đã được các Đan Sĩ đào tạo, lại tiếp tục đem vốn liếng văn hóa và tri thức mà họ đã tiếp thu được truyền bá cho các thế hệ trẻ nối tiếp. Và cứ thế, nền văn hóa từ các Đan Viện tiếp tục được lan tỏa ra khắp mọi vùng miền, và qua đó tinh thần Phúc Âm đến được với mọi tầng lớp dân chúng. Chính thánh Biển Đức khi còn sinh thời cũng đã được các mục đồng tìm đến với ngài trong sự thanh vắng của Đan Viện Subiaco và ngài đã dạy cho họ về cuộc sống đạo đức, vâng, ngài đã ban cho họ lương thực sự sống thiêng liêng tinh thần. Sau đó, ở Đan Viện Montecassino thánh Biển Đức cũng đã hoán cải được rất nhiều người đã từng thờ ngẫu tượng của các dân ngoại. Ngày nay, trong một hang đá tại Đan Viện Subiaco, người ta còn đọc thấy trên một tấm bảng hàng chữ: “Ở chỗ này, qua việc ngài dạy dỗ các chú mục đồng, thánh Biển Đức đã liên kết công việc Tông Đồ với đời sống ẩn dật Đan Tu. Đó là con đường lưỡng diện mà vô số các con cái thánh nhân sẽ tiếp tục bước đi.” Thánh Grêgôriô Cả đã đề cử Đan Sĩ Augustinus sang truyền giáo tại Anh quốc và ngài còn truyền chức Linh Mục và Giám Mục cho các Đan Sĩ và giao phó cho họ sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội.

Còn tại Đức quốc thì một trong các sứ giả truyền bá Tin Mừng nổi danh nhất là thánh Bonifatius (qua đời năm 754), vốn là một Đan Sĩ có lòng kính sợ Chúa mãnh liệt và thương yêu các linh hồn sâu xa. Cùng cộng tác với ngài dĩ nhiên còn có các nam nữ Đan sĩ khác nữa. Bên cạnh thánh Bonfatius còn có thánh Đan Sĩ Ansgar, qua đời vào khoảng 865, ngài đã liên kết giữa đời sống Đan Tu và các hoạt động Tông Đồ với khẩu hiệu: “Intus monachus, foris apostolus” (Trong nội vi hoàn toàn là Đan Sĩ, ra bên ngoài hoàn toàn là Tông Đồ).

Tuy nhiên, tinh thần chiêm niệm Đan Tu, nghĩa là tinh thần cầu nguyện, luôn phải là kim chỉ nam, là ngọn hải đăng soi sáng và hướng dẫn cho mọi hoạt động của người Đan Sĩ, kể cả trong trường hợp đặc biệt phải đảm nhận những hoạt động Tông Đồ trong các xứ đạo. Vì những hoạt động Tông Đồ mà thiếu đời sống cầu nguyện kèm theo, thì cũng tương tự như một cái xác không hồn, như một pho tượng đá không có sức sống bên trong.

Sự phát triển và sự khởi đầu mới

Mặc dầu đời sống trong các Đan Viện luôn được hướng dẫn theo Tu Luật của Dòng, nhưng các Đan Sĩ cũng vẫn là những con người có xác thịt bình thường như bao người khác, vì thế cuộc sống trong Đan Viện luôn cần có sự tác động, luôn cần có sự canh tân đổi mới, nếu không muốn nói là luôn cần có “tinh thần cách mạng” của Phúc Âm.

Đó là lý do của những phong trào canh tân hay những khởi đầu mới trong lịch sử đời sống Đan Tu: Từ Biển Đức sang Xitô và rồi từ Xitô sang Trappiste hay Xitô Nhặt Phép, v.v… Vâng, một khi cuộc sống cộng đoàn Đan Viện bị sa sút và đang trên đường biến thể, thì nhất thiết cần phải được canh tân, phải được bắt đầu lại, theo đúng với chí ý Đấng sáng lập, theo đúng với tinh thần của các lời khuyên Phúc Âm. Vì thế, những phong trào canh tân ấy luôn được bắt đầu với tinh thần triệt để sống theo sát Tu Luật của Dòng: nhặt nhiệm, sốt sắng và hăng hái. Một sự khởi đầu như thế luôn gây được sự hứng khởi và có sức lôi cuốn mãnh liệt nơi tâm hồn các Đan Sĩ liên hệ cũng như nơi những người yêu mến đời sống chiêm niệm Đan Tu, và vì thế tạo nên được những ấn tượng và ảnh hưởng tốt trong các cộng đoàn giáo dân sống gần xa chung quanh các Đan Viện.

Từ đó cộng đoàn Đan Viện bắt đầu phát triển qua các sinh hoạt của đời sống Đan Tu cũng như các công trình xây dựng cơ sở vật chất bên ngoài. Đặc biệt nhất là các giờ Kinh Nguyện và các nghi thức Phụng Vụ của Đan Viện được cử hành một cách long trọng, hoành tráng và sốt sắng. Và dĩ nhiên, Đan Viện cũng lần hồi cần phải tham gia vào các sứ mệnh trong Giáo Hội cũng như trong xã hội, theo giới hạn mà đời sống Đan Tu chiêm niệm cho phép. Vì thế, vào thế kỷ VIII hầu hết các Đan Viện và Tu Viện trong Giáo Hội đều lấy Tu Luật thánh Biển Đức làm nền tảng cho các bản Nội Quy và Hiến Pháp của mình.

Ở Đan Viện Cluny, dưới sự hướng dẫn của Đức Viện Phụ Berno Baume, vốn là một Đan Sĩ sống rất nhặt nhiệm, các Đan sĩ đã bắt đầu nỗ lực sống hoàn toàn đúng với tinh thần Tu Luật của thánh Phụ Biển Đức. Và từ Chuny hương thơm đời sống Đan Tu đạo đức của các Đan Sĩ lan tỏa ra khắp nơi trong vùng, rồi cả nước Pháp và dần dà khắp cả Giáo Hội. Sau đó đến đời Đức Viện Phụ Odo thì Đan Viện Chuny đã trở thành Đan Viện Mẹ của phong trào canh tân đổi mới đời sống Đan Tu, đúng theo tinh thần Tu Luật Biển Đức, và trải qua hai thế kỷ liền tinh thần Đan Tu Chuny đã gây nên một ảnh hưởng sâu xa trong toàn Giáo Hội cũng như trong toàn đế quốc. Đó là tinh thần cầu nguyện trong thanh vắng.

Các Đấng kế nhiệm Đức Viện Phụ Odo cũng vẫn tiếp tục thực thi và sống triệt để tinh thần cầu nguyện trong thanh vắng. Và từ đó hầu như tất cả các Đan Viện ở Pháp đều xin gia nhập Hội Dòng Cluny. Nhà thờ Đan Viện trở thành ngôi thánh đường vĩ đại vào bậc nhất Âu châu. Tinh thần canh tân Cluny đã thổi vào trong đời sống Giáo Hội một luồng sinh khí mới, đặc biệt qua nỗ lực kiến tạo “sự an bình trong Chúa”, và nhờ thế, các tranh cãi và đố kỵ của tầng lớp trưởng giả và quý tộc bị dập tắt hoàn toàn. Đức Grêgôriô VII, vị Giáo Hoàng của đại canh tân, tuyên bố trong một bài phát biểu của ngài vào năm 1080 rằng Đan viện Cluny dưới sự dìu dắt của các vị Viện Phụ thánh thiện đã đạt tới được sự hoàn hảo thánh thiện cao vời và đã làm cho tất cả các Đan Viện bên kia dải núi Alpen thêm lòng nhiệt thành phụng sự Chúa. Bởi vậy, Đan Viện Cluny đã trở thành tâm điểm không chỉ trong Giáo Hội mà cả trong toàn thế giới nữa.

Nhưng các Đan Sĩ Cluny cũng chỉ là những con người có đầy đủ mọi tính chất nhân loại như bao người khác, nên khi Đan Viện đã đạt tới được đỉnh cao sự ngưỡng mộ của mọi tầng lớp trong và ngoài Giáo Hội, thì cũng chính là lúc tinh thần Đan Tu của Cluny bắt đầu đi xuống. Thay vì tinh thần đời sống Đan Tu tiếp tục ảnh hưởng được xã hội, thì tinh thần thế tục lại dần dà thâm nhập vào đời sống Đan Tu của các Đan Sĩ, khiến cho các Đan Sĩ không còn sốt sắng mộ mến đời sống Kinh Nguyện trong thanh vắng của họ nữa, nhưng ai nấy đua đòi sống và hành động theo thói đời, tìm kiếm sự khen tặng và vinh hoa của người đời.

Đó là lý do phát sinh tinh thần Xitô do ba Đan Sĩ thánh thiện của Cluny khởi xướng là Roberto Molesme, Albericô và Stephanô Harding. Vì muốn sống đúng với tinh thần chiêm niệm trong thanh vắng của thánh Phụ Biển Đức, các ngài đã cùng nhau tìm vào Xitô (Citeaux), một vùng đất hoàn toàn hoang vu, hẻo lánh và nghèo nàn vào lúc bấy giờ, để thiết lập một cuộc sống Đan Tu mới. Việc thành lập Đan Viện Xitô với tinh thần canh tân cũng là một dấu hiệu phản đối và chối bỏ một Cluny giàu có, sang trọng và bị ảnh hưởng tinh thần thế tục.

Bởi vậy, các Đan Sĩ Xitô đã nỗ lực triệt để sống đúng Tu Luật Biển Đức theo nghĩa đen: hoàn toàn sống đơn sơ và thanh bần. Các Đan Sĩ thực thi sát khẩu hiệu của Dòng: “Ora et Labora” – cầu nguyện và lao động, là tự sinh sống bằng sức lao động của mình, chứ không nhận các biếu tặng này nọ của người đời. Cách sống xa hoa và xuống dốc của Cluny cũng như trong Giáo Hội vào thời bấy giờ đã khiến thánh Bernarđô Claivaux phải ngậm ngùi thốt lên: “Giáo Hội thì huy hoàng rực rỡ bằng những bức hoành phi câu đối quý giá, nhưng lại đói khát trong những người nghèo khổ.”

Nhưng rồi dần dà, đến lượt các Đan Sĩ Xitô cũng lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn, lại giậm lên vết chân các anh em Đan Sĩ của họ trước kia ở Cluny. Vâng, với thời gian, các Đan Sĩ Xitô lại trở nên giàu có: Toàn bộ Đan Viện, từ nhà thờ tới nhà ở và các phòng ốc khác của các Đan Sĩ, được xây dựng một cách hoành tráng sang trọng. Còn đời sống chiêm niệm cầu nguyện lại bị sao nhãng.

Đó lại là lý do khiến Đan Sĩ Xitô Rancé thành lập vào năm 1664 Đan Viện La Trappe, để quay lại sống đúng tinh thần nguyên thủy của Xitô, đặc biệt là triệt để thực thi sự thinh lặng Đan Tu. Và từ đó, mới có tên xưng mới là Trappiste, hay Xitô Cải Cách, hay Xitô Nhặt Phép.

Qua đó, chúng ta thấy rằng trong suốt dòng lịch sử của lối sống Đan Tu, hầu như tất cả các Đan Viện đều đã không học thuộc bài học lịch sử là một khi đã phát triển và đạt tới được một đỉnh cao nhất định và gây được ảnh hưởng tinh thần sâu xa trên xã hội thế tục, thì lần hồi lại bị tinh thần thế tục chi phối và thao túng. Nói rõ hơn, các Đan Viện đã không tránh được cái vòng luẩn quẩn là một khi đã đạt tới đỉnh cao của ơn gọi chiêm niệm của mình, thì tiếp đến là giai đoạn “sa chước cám dỗ”, rơi vào vòng xoáy mãnh liệt của thế tục và rồi lại vùng đứng lên và quay trở về với lý tưởng Đan Tu thủa ban đầu của mình qua sự khởi xướng can đảm của một số Đan Sĩ nhiệt thành và luôn gắn bó với lý tưởng ấy. Vâng, Người ta có thể gọi đó là biện chứng của đời sống tu trì nói chung và ơn gọi chiêm niệm Đan Tu nói riêng.

Đời sống Đan Tu, sức sống của Giáo Hội

Cuộc sống chiêm niệm Đan Tu luôn phải đối mặt với sự phê bình chỉ trích và chống đối từ nhiều phía, kể cả từ phía một số Kitô hữu.

Từ lý do tôn giáo: Martin Luther (nhà cải cách Tin Lành ở Đức) đã cho rằng đời sống Đan Tu chiêm niệm trong Giáo Hội Công Giáo là một lối sống “phản Kitô giáo tai hại, vô đạo, nặc mùi Do-thái, nặc mùi ngoại giáo” vì nó cậy dựa vào việc làm của riêng mình, chứ không cậy dựa vào một mình ân sủng Thiên Chúa và công trình cứu chuộc của Đức Kitô.(7)


Chính một số ít các tín hữu Công Giáo, giáo dân cũng như Giáo sĩ, cũng cho rằng đời sống các Đan Sĩ chỉ giam mình trong Đan Viện thì quá thụ động nhàn rỗi và không hiệu quả, vì chỉ cầu nguyện một mình mà thôi, chứ không có hành động hay việc làm Mục Vụ hay Tông Đồ cụ thể đi kèm theo.

Từ lý do duy lý: Các nhà tư tưởng của Thế Kỷ Ánh Sáng (thế kỷ XVII- XVIII) thì gắt gao kết án đời sống Đan Tu là không chỉ hoàn toàn vô ích lợi, mà còn có thể trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho sự phát triển của xã hội nhân loại nữa.

Nhưng rồi không lâu sau khi tất cả các Đan Viện bị đóng cửa và các Đan Sĩ bị ép buộc hồi tục trong thời kỳ tục hóa (Säkularisation), như vào thời Nã-phá-luân chẳng hạn, thì người ta mới nhận chân được rằng quả thực đời sống Đan Tu rất cần thiết cho nhân loại như thế nào, chẳng hạn qua các hoạt động giáo dục sư phạm và từ thiện bác ái của, nhưng nhất là đời sống Đan Tu là kho tàng vô giá cho toàn thể thế giới Kitô giáo nói chung và cho đời sống Giáo Hội nói riêng qua việc ngày đêm sống và thực hành triệt để tinh thần Phúc Âm và sứ mệnh tìm kiếm Thiên Chúa của các Đan Sĩ.

Bởi vậy, ngay trong các Giáo Hội Kitô giáo Cải Cách thuộc thế kỷ chúng ta ngày nay, các Cộng Đoàn và các Đan Viện đã được thành lập để tìm cách “sống và hiện thực phần nào cuộc sống các Cộng Đoàn Kitô hữu tiên khởi” như chính Thầy Roger Schutz, Đấng Sáng Lập và Bề Trên cộng đoàn Đan Tu Taizé ở Pháp nhận định.

Thực ra, người ta có thể tìm gặp lối sống chiêm niệm Đan Tu trong hầu như tất cả các tôn giáo trên khắp thế giới. Raimon Pannikar, một nhà nghiên cứu chuyên ngành về các tôn giáo, đã viết trong cuốn “Den Mönch in sich entdecken” về tính chất Đan Tu nguyên thủy phổ quát. Qua đó, ông muốn nói lên rằng tận trong thẩm cung tâm hồn mỗi người chúng ta đều chứa ẩn niềm khao khát sự hiệp nhất và vì thế luôn khao khát một sự đơn giản bình dị để vượt lên trên sự đa phức lệch lạc và những mâu thuẫn trong cuộc sống xã hội cụ thể. Ông đề cập tới hai thái độ cơ bản của con người muốn đưa dẫn toàn bộ thực tại quay trở lại hiệp nhất với nhau và muốn cảm nhận được thực tại như là một sự đa phức của những yếu tố bất khả hiệp nhất với nhau.

Đời sống các Đan Sĩ là một dấu chỉ và là một lời phát biểu hùng hồn nói lên niềm khao khát sự hiệp nhất ấy. Các Đan Sĩ chân chính luôn tìm kiếm cho đời mình một ý nghĩa đích thực, một điều quan trọng duy nhất, và vì điều quan trọng duy nhất ấy họ đã sẵn sàng đánh đổi tất cả, sẵn sàng cắt đứt tất cả mọi ràng buộc, vâng, họ sẵn sàng bỏ tất cả mọi sự lại phía sau.

Dĩ nhiên, các Đan Sĩ sẽ sai lầm, nếu như họ coi thế giới riêng tư của mình như là một thế giới phổ quát, vâng, như là một thế giới cho hết mọi người, cũng như nếu họ vì sự đơn sơ giản dị đáng yêu kia mà tìm cách phủ nhận hay bỏ quên sự đa phức của thực tại. Người Đan Sĩ đừng quên rằng cuộc sống Đan Tu không phải là sự chạy trốn thế gian, nhưng là nhằm mang lại cho thế gian nguồn sống chân chính qua sự chiêm niệm cầu nguyện của mình. Vâng, họ đi tìm kiếm Chúa và mang ơn Chúa đến cho các tâm hồn qua đời sống cầu nguyện chiêm niệm của mình

Đó là huyền nhiệm của đời sống Đan Tu: Sống xa đời, chứ không phải bỏ đời. Sống giữa đời, chứ không phải đồng hóa với đời. Vâng, tuy các Đan Sĩ sống trong một thế giới khép kín của một Đan Viện, nhưng hương thơm đạo đức của đời sống Đan Tu cũng như cung điệu du dương của các giờ Kinh Nguyện của họ là nét duyên dáng đáng yêu, là sức mạnh vô hình lôi kéo các tâm hồn đến với họ trong Đan Viện, để quên đi những nhọc nhằn và những ồn ào của thế sự, của cuộc sống kim tiền và để thông công Kinh Nguyện chiêm niệm với họ. Và với sự tiếp cận qua Kinh Nguyện hay qua các buổi tĩnh tâm cấm phòng với các Đan Sĩ trong khung cảnh thanh vắng của Đan Viện, người ta sẽ khám phá ra được cuộc sống Đan Tu chiêm niệm của các Đan Sĩ là đi tìm kiếm sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Ngược lại, qua sự gặp gỡ với các tâm hồn, các Đan Sĩ sẽ tiếp nhận và cảm thông được thực tại đa phức của cuộc sống trần thế và đem liên kết với lời cầu nguyện của mình.

Như thế, nỗ lực tìm kiếm hiệp nhất với Thiên Chúa của các Đan Sĩ trong Kinh Nguyện chiêm niệm không hề nhuộm màu ích kỷ hay là một hình thức sống nhạt nhẽo và trống rỗng, nhưng là những Kinh Nguyện chất chứa tràn đầy thực tại. Nói cách khác, qua Kinh Nguyện chiêm niệm của mình các Đan Sĩ không hề đến với Chúa lẻ loi một mình, nhưng họ mang theo mọi ý nguyện của tất cả mọi anh chị em của họ. Đó là lý do tại sao các Đức Giáo Hoàng gần đây, từ thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đến Đức Bênêđíctô XVI và đương kim Giáo Hoàng Phanxicô đều luôn đề cao, cổ xuý và ca ngợi đời sống Thánh Hiến Đan Tu là kho tàng quý báu và là sức sống của Giáo Hội.

Lm JB. Nguyễn Hữu Thy
_____________

Chú thích
1. Franz Xaver Sieber: Jesus Christus der wahre lebendige in die ewigen Lichtwohnungen führende Lichtern – Ein Lehr- und Gebetbuch für Katholische Christen. Augsburg 1845, Verlag Anton Herzog, trang 585, IV.
2. Die Mönche in der Wüste | Fokolar-Bewegung
www.focolare.org/de/news/2015/.../i-monaci-del-deserto/
3. Hans-Günther Kaufmann & Odilo Lechner: Kraft der Stille, München 2001, Verlag Pattloch, trang 8.
4. Sách đã trích dẫn, trang 9.
5. Sách đã trích dẫn, trang 10.
6. Sách đã trích dẫn, trang 10.
7. Xem: Hellig 3 kong 7
www.martinluther.dk/h3kong7.htm
 
Lòng thương xót mang ý nghĩa gì?
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
13:43 01/04/2016
Lòng thương xót mang ý nghĩa gì?

Năm thánh Lòng thương xót 2015-2016 với chủ đề Misericordes sicut Pater, đã khai mạc từ 08.12.2015 và kéo dài tới ngày 20.11.2016 trong toàn thể Hội Thánh Công Giáo.

Lòng thương xót, thương hại, nhân từ hay lòng tốt, lòng nhân hậu nghe qua có vẻ như không còn hợp thời nữa. Nhưng nơi những từ ngữ đó vẫn ẩn chứa sự khôn ngoan.

Vậy những từ ngữ đó có nguồn gốc từ đâu?

Tiếng Latinh Lòng thương xót: misericordia : miser „ nghèo“ và cor „ trái tim, tấm lòng“. Như thế mang ý nghĩa có „ trái tim hay tấm lòng với người nghèo khổ“.

Trong phần đầu của Kinh Thánh Lòng thương xót là đặc tính nổi bật của Thiên Chúa, ngài ban tặng sự vỗ về săn sóc không có điều kiện.

Trong tiếng Do Thái có nhiều từ ngữ diễn tả Lòng thương thương xót : Từ ngữ rachamin ( thương xót) diễn tả sự cảm động rung động của trái tim tâm hồn. Từ ngữ này có nguồn rễ từ chữ rechem mang ý nghĩa cung lòng người mẹ.

Và như thế cũng mang ý nghĩa nằm sâu trong cơ thể , như trong Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước nói là nơi chốn của tình cảm rung động.

Còn có chữ chessed ( lòng tốt, lòng nhân hậu). Chữ này diễn tả sự tốt lành với ý hướng sự nghiêng chiều, sự thông cảm đối với người khác. Chessed vượt lên trên tình cảm rung động và nói lên sự trung thành.

Chữ khác chanan ( ân huệ), như Thánh Gioan diễn tả : Thiên Chúa là Đấng nhân từ ân huệ.

Trong Kinh Thánh Tân ước chữ Lòng thương xót theo ngôn ngữ Hylạp là eleos mang ý nghĩa tương tự như lời kinh kêu cầu: Kyrie eleison.

Từ ngữ Eleos chứa đựng vừa ý nghĩa sự cảm động của rachamin, vừa ý nghĩa tình liên đới của chessed .

Chúa Giêsu nói đến sự cùng cảm thông với, tiếng Hylạp: splanchnizomai . Vừa có ý nghĩa cung lòng người mẹ, vừa mang ý nghĩa nằm sâu trong cơ thể. Chúa Giêsu qua đó muốn nói đến sự thống khổ của con người và nhu cầu từ bụng đi ra.

Chữ oiktirmon có ý nghĩa lòng thương cảm của người mẹ, trong phúc âm Thánh Luca (6,36) nói Thiên Chúa là „ người cha giầu lòng thương xót „. Như thế, Thiên Chúa được trình bày theo ý nghĩa nguyên thủy của chữ này, như người cha và như người mẹ.

Lòng thương xót và sự công bằng là những khía cạnh căn bản của Thiên Chúa trong Kinh Thánh, nhất là nơi các Thánh vịnh và nơi các Ngôn sứ. Chúa Giêsu cũng tự nhận mình nơi khía cạnh này: Ngài giận dữ về sự cứng lòng của họ. ( Mc 3,5), nhưng ngài đầy lòng thương cảm với dân chúng ( Mc 6,34). Không có sự khác biệt về hình ảnh Thiên Chúa nơi Kinh Thánh Cựu ước và Kinh Thánh Tân ước.

Nhiều nơi trong Kinh thánh Tân ước nói về lòng thương xót đã lấy hình ảnh từ Kinh thánh Cựu ước. Câu nói thời danh của Chúa Giêsu: „ lòng thương xót ta muốn, chứ không phải lễ vật dâng cúng. „ ( Mt 9,13) trích từ sách Ngôn sứ Hosea 6,6.

Chúa Giêsu kêu gọi “ hãy thương xót như Cha anh em giầu lòng thương xót“ ( Lc 6,36) cũng đã được nói trong kinh thánh Cựu ước nơi sách Levi „ Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh.“ ( Levi 19,2).

Câu Kinh Thánh chủ yếu, như chìa khóa nói về lòng thương xót : "ĐỨC CHÚA! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín.“ ( Xh 34,6). vừa nói lên đặc tính của Thiên Chúa, vừa được xem như công thức về ân huệ .

Ngôn sứ Giona dù trong giận dữ hoang mang cũng bày tỏ tâm tư: „con biết rằng Ngài là Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương.“ ( Giona 4, 2)

Với Do Thái giáo câu Kinh Thánh diễn tả đặc tính lòng thương xót và sự công bình của Thiên Chúa quan trọng trong lễ nghi phụng vụ và trong thần học: „ ̉6. ĐỨC CHÚA! ĐỨC CHÚA! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín,7 giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ, chịu đựng lỗi lầm, tội ác và tội lỗi, nhưng không bỏ qua điều gì, và trừng phạt con cháu đến ba bốn đời vì lỗi lầm của cha ông .“ ( Xh 34,6-7). Nhất là câu 6. luôn được đọc lên trong phụng vụ ở những ngày lễ trọng trong đạo Do Thái, mỗi khi sách Kinh Thánh lề luật được cuộn mở ra.

Đức Giáo Hoàng Beneditô XVI. có suy tư: „ Lòng Chúa thương xót không chỉ là trong sự tha thứ những tội lỗi chúng ta, nhưng còn diễn tả Thiên Chúa là người cha của chúng ta . Ngài không muốn chúng ta đi lạc lối xa đường ( Mt 18,14, Ga 3,16), nên nhiều khi về phía con người chúng ta phải chịu đựng sự đau đớn, sự buồn sầu lo âu hay cả sợ hãi được ngài hướng dẫn trở về con đường chân thật và con đường ánh sáng.

Hai khía cạnh này diễn tả lòng thương xót của Thiên Chúa , Ngài trung thành thế nào với mỗi người tín hữu Chúa Kitô đã được liên kết trong giao ước qua bí tích rửa tội.“ ( Giáo hoàng Benedictô XVI., ngày 18.11.2011).

„ Trong Thánh Kinh, lòng thương xót là từ then chốt để nói về hành động của Thiên Chúa đối với chúng ta. Ngài không chỉ khẳng định, nhưng còn làm cho tình yêu của Ngài trở nên hữu hình và có thể chạm đến được. Quả thực, tình yêu không bao giờ là một từ ngữ trừu tượng. Tự bản chất, tình yêu nói lên điều gì đó cụ thể: ý hướng, thái độ và cách hành xử được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Lòng thương xót của Thiên Chúa là trách nhiệm của Ngài đối với chúng ta. Ngài cảm thấy bị ràng buộc với chúng ta, nghĩa là Ngài muốn điều tốt cho chúng ta, muốn thấy chúng ta hạnh phúc, vui tươi và an bình. “ ( Giáo hoàng Phanxico, Misericordiae vultus số 9.).

Chúa Nhật lòng Chúa thương xót 2016.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền:Trò Chơi Đọ Sức
Dominic Đức Nguyễn
19:04 01/04/2016
TRÒ CHƠI ĐỌ SỨC
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Trẻ yêu hết, nụ cười ngay thật
Đồ chơi toàn những vật tầm thường.
Trẻ chơi không biết chán chường
Nụ cười nghe cả Thiên đường bên trong.
(Trích thơ của Phêrô Nguyễn Hồng Phúc, Lm.)
 
Thánh Ca
Hương Kinh Cung Tiến - Sáng tác: Lm. Văn Chi - Trình bày: Ca Sĩ Thanh Lan
VietCatholic Network
14:45 01/04/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây