Ngày 07-04-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 2 Phục sinh 8/4/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:28 07/04/2018
Bài Ðọc I: Cv 4, 32-35

“Họ đồng tâm nhất trí”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Lúc bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 117, 2-4. 16ab -18. 22-24

Ðáp: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở (c. 1).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng:

1) Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên:

“Ðức từ bi của Người muôn thuở”.

Hỡi nhà Aaron, hãy xướng lên:

“Ðức từ bi của Người muôn thuở”.

Hỡi những người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên:

“Ðức từ bi của Người muôn thuở”.

2) Tay hữu Chúa đã cất nhắc tôi lên,

tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt.

Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống,

và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa.

Chúa sửa trị, Chúa sửa trị tôi,

nhưng Người đã không nạp tôi cho tử thần.

3) Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ,

đã biến nên tảng đá góc tường.

Việc đó đã do Chúa làm ra,

việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta.

Ðây là ngày Chúa đã thực hiện,

chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó.

Bài Ðọc II: 1 Ga 5, 1-6

“Mọi cái sinh ra bởi Thiên Chúa đều chiến thắng thế gian”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, ai tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, thì kẻ ấy sinh bởi Thiên Chúa, và ai yêu mến Ðấng sinh thành, thì cũng yêu mến kẻ sinh ra bởi Ðấng đó. Cứ dấu này chúng ta nhận biết rằng chúng ta yêu mến con cái Thiên Chúa, là khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa và thực hành các giới răn Người. Vì chưng, lòng yêu mến Thiên Chúa là chúng ta tuân giữ giới răn Người, và giới răn của Người không nặng nề.

Vì những gì sinh bởi Thiên Chúa đều chiến thắng thế gian, và đây là cuộc thắng trận thế gian, là chính đức tin của chúng ta. Ai là người chiến thắng thế gian, nếu không phải là người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa? Ðấng đã đến nhờ nước và máu, chính là Ðức Giêsu Kitô, không phải trong nước mà thôi, nhưng trong nước và máu nữa, có Thánh Thần làm chứng rằng Chúa Kitô là chân lý.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Ga 20, 29

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 20, 19-31

“Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”. Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Ðiđymô, không cùng ở với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.

Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. Ðoạn Người nói với Tôma: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”.

Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.

Ðó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican bắt giam Đức Ông Carlo Alberto Capella
Đặng Tự Do
14:01 07/04/2018
Sáng thứ Bẩy 7 tháng Tư, theo yêu cầu của viên Chưởng Lý (Promoter of Justice) Vatican, Thẩm phán điều tra của Tòa án quốc gia thành Vatican đã ra một lệnh bắt giữ Đức Ông Carlo Alberto Capella.

Theo một tuyên bố từ Văn phòng Báo chí của Vatican, lệnh bắt giữ đã được thực hiện vào sáng sớm ngày thứ Bẩy, và cựu nhân viên ngoại giao Tòa Thánh tại Hoa Kỳ hiện nay đang bị giam giữ trong một nhà giam trong doanh trại của Hiến Binh Vatican.

Việc bắt giữ xảy ra sau khi viên Chưởng Lý Vatican kết thúc cuộc điều tra về các cáo buộc chống lại Đức Ông Carlo Alberto Capella. Cuộc điều tra tại Vatican đã bắt đầu vào mùa thu năm 2017 sau khi cảnh sát Canada và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cáo buộc Đức Ông Capella tàng trữ và phân phối các phim ảnh khiêu dâm trẻ em được tải xuống trong khi ông ở thăm Canada. Vào thời điểm đó, bị can là một nhà ngoại giao trong Tòa Sứ Thần ở Washington, DC.

Capella được triệu hồi về Vatican vào tháng 9 năm 2017, sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo cho Tòa Thánh vào ngày 21 tháng 8 năm ngoái rằng đương sự có thể đã “vi phạm pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến hình ảnh khiêu dâm trẻ em”

Kể từ khi được triệu hồi về Tòa Thánh, Capella đã cư trú trong thành Vatican. Tháng Chín năm ngoái, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu Vatican bãi bỏ quyền đặc miễn ngoại giao của Capella để đương sự bị truy tố tại Hoa Kỳ. Tòa Thánh đã từ chối yêu cầu này. Vì thế, báo chí thế tục cho rằng Tòa Thánh có ý bao che tội lỗi của Capella. Tuy nhiên, viên Chưởng Lý Vatican đã yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp các thông tin liên quan và nhanh chóng mở cuộc điều tra. Với quyết định bắt giam Đức Ông Carlo Alberto Capella, Tòa Thánh cho thấy quyết tâm giải quyết vấn đề một cách minh bạch.

Capella được thụ phong linh mục ở Milan vào năm 1993 và gia nhập ngành ngoại giao Tòa Thánh vào năm 2004. Ông từng là nhà ngoại giao tại Hồng Kông và là liên lạc viên của Tòa Thánh tại Ý.

Capella bị giam giữ theo khoản 3, Điều 10, Luật 8 của quốc gia thành Vatican, áp dụng hình phạt từ một năm đến năm năm tù và phạt tiền 2,500 đến 50,000 euro về tội phổ biến văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em. Luật 8 của quốc gia thành Vatican được áp dụng ngay cả trong trường hợp đương sự phạm tội ở hải ngoại.

Theo tuyên bố của Tòa Thánh, Capella cũng đang bị truy tố theo khoản 5, Điều 10 của luật này, cho thấy nếu số lượng tài liệu khiêu dâm là “đáng kể” thì mức phạt trên sẽ tăng lên.

Việc sở hữu sách báo khiêu dâm trẻ em cũng được coi là tội phạm về mặt giáo luật, và năm 2010, Đức Bênêđictô XVI đã thêm vào danh sách “những tội nghiêm trọng nhất”, có nghĩa là những tội ác này sẽ do Bộ Giáo Lý Đức Tin trực tiếp thụ lý và có thể dẫn đến việc sa thải khỏi hàng giáo sĩ.
Source: Vatican News Vatican Promoter of Justice issues arrest warrant for Msgr Capella

Catholic News Agency - Vatican arrests priest under investigation for possession of child porn
 
Top Stories
Vietnam: La pollution de l’eau met en danger les villageois
Églises d'Asie
09:08 07/04/2018
L’urbanisation accélérée et l’industrialisation intensive entraînent des rejets de déchets toxiques dans les rivières et les cours d’eau au Vietnam. Depuis trente ans, pesticides, déchets et engrais chimiques sont déversés à cause d’une mauvaise gestion des déchets. L’Église aide la population à se procurer de l’eau potable, notamment grâce à l’antenne Caritas de Hué.

En plein milieu de la saison sèche, Mary Ho Kan Nuon commence à manquer d’eau de pluie, qu’elle avait conservée depuis l’année dernière. « Pour cuisiner et pour boire, nous n’utilisons que l’eau de pluie », explique cette mère de quatre enfants. « C’est l’eau la plus pure dans la région. Une denrée bien précieuse ! » Sa famille, comme les autres villageois, a pris l’habitude de parcourir plus de deux kilomètres à pieds à travers la forêt, pour aller se laver et pour faire leur lessive, dans un étang qui s’est formé lors des bombardements des années 1 970, au cours de la guerre du Vietnam. Le village de Mary, qui comprend 46 familles, dépend du district d’A Luoi, dans la province de Thua Thien Hue, dans le centre du Vietnam. Cette femme, originaire de l’ethnie Ta Oi, affirme que ces dernières années, ils ne peuvent plus utiliser l’eau du cours d’eau qui traverse le village pour leurs activités quotidiennes, car il est devenu trop pollué. Le ruisseau dégage une odeur infecte, à cause des déchets liquides déversés par un hôpital local et à cause des ordures que les gens y jettent. Le Centre de recherche sur l’environnement (Center for environment and community research) a publié récemment un rapport sur la pollution alarmante de l’eau de beaucoup de rivières, cours d’eaux et lacs dans tout le pays. Ce problème représente un risque majeur pour la santé de la population. Selon le Centre, les eaux noires se déversent dangereusement dans les rivières qui traversent la capitale Hanoi et sa région. En trente ans d’urbanisation et de révolution industrielle, les sources de pollution des eaux se sont multipliées, comme les déchets toxiques, les pesticides ou les engrais chimiques.

Déchets, pesticides et engrais

« Nous avons peur que ces eaux polluées nous rendent malades », craint Mary Tran Thi Ngoc Hien, de la ville de Nghia Lo, dans la province de Yen Bai. Mary Hien, 40 ans, affirme qu’une trentaine de tonnes de déchets, collectée tous les jours en ville, est ensuite déversée dans les collines alentour, tout proche des zones résidentielles. Sa maison est à seulement 500 mètres du site. La combustion des déchets produit une épaisse fumée noire. Cette mère de deux enfants ajoute que durant la saison des pluies, les ordures viennent jusque dans les cultures et les fermes piscicoles… Les piscicultures elles-mêmes contribuent aussi à polluer les eaux. Beaucoup de locaux, y compris parmi les jeunes, meurent à cause de cancers qui pourraient très bien avoir été causés par les eaux polluées ou par d’autres formes de pollution. Nguyen Trung Hieu, 14 ans, habite dans la province de Thua Thien Hue. Il a l’habitude de puiser de l’eau dans un canal d’irrigation près de chez lui, à l’aide d’un container en métal. Mais il faut du temps pour que les dépôts de sable et de boue se stabilisent. Les quelque 13 000 habitants de la zone doivent acheter ou obtenir de l’eau auprès des canaux d’irrigation, car les puits de la région sont contaminés. Le jeune garçon et sa mère, qui vivent de la revente d’objets usés, dépensent chaque mois environ 80 000 dongs (environ 3 €) pour acheter de l’eau en bouteilles, pour boire et cuisiner.

Une citerne en béton pour l’eau de pluie

Le père Paul Nguyen Ngoc Vinh, en charge pastorale à Phu Xua, dans le centre du Vietnam, a fait construire une vingtaine de puits pour la population locale. « Il n’y a pas d’eau courante, donc ils doivent parcourir plusieurs kilomètres à vélo pour aller chercher de l’eau », explique le père Vinh. Le prêtre a également demandé à des experts environnementaux d’instruire la population sur la meilleure façon de gérer les déchets et les substances toxiques, afin d’éviter qu’ils soient déversés dans les rivières. Le père Vinh ajoute que l’antenne Caritas de Hué fournit des systèmes de filtration de l’eau. Sœur Anna Nguyen Thi Thu Hong, des Filles de Notre-Dame de la Visitation, confirme que trois communautés de la congrégation permettent à des milliers d’habitants, aussi bien des zones urbaines que rurales, d’utiliser leurs filtres à eau. Sœur Hong ajoute que l’eau potable est fournie aux pauvres gratuitement et que des fonds sont levés grâce à ceux qui peuvent acheter des bouteilles de 20 litres pour 8 000 dongs (30 centimes d’euro). La religieuse précise que certains, en l’absence de sources d’eaux convenables, recueillent l’eau de pluie grâce à des réservoirs en béton. Nghuen Thi Lai, une couturière, ne regrette pas son investissement dans une citerne, qui a coûté 7 millions de dongs (245 €) mais qui lui permet de recueillir de l’eau potable. Sœur Hong signale que les gens doivent prendre conscience qu’il est très important pour eux de protéger leur environnement.

(Source: Églises d'Asie, le 7 avril 2018, Avec Ucanews, Hué) Copyright Photo Ucanews
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Khánh thành và làm phép Nhà Thờ Thánh Giuse Collingwood, Melbourne
Trần Văn Minh
15:15 07/04/2018
Melbourne, vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy 7/4/2018. Tại Nhà thờ vừa được tái thiết. Đức Tổng Giám Mục Denis J Hart DD, thuộc Tổng Giáo phận Melbourne đã đến dâng thánh lễ đồng tế tạ ơn và làm phép khánh thành và thánh hiến Thánh đường Thánh Giuse của Giáo xứ Đức Mẹ Phương Nam.

Xem hình

Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Denis J Hart, có Linh mục Chánh xứ Hoàng Kim Huy SDB, Linh mục Trần Thanh Giang chủ trì các nghi thức, cùng đông đảo các linh mục Úc và Việt Nam đồng tế. Ca đoàn Cung Chiều của Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Gioan Hoan đã phụ trách phần thánh ca giúp buổi lễ thêm phần trang trọng và sốt sắng.

Trước khi dâng lễ, Đức Tổng đã làm phép nhà thờ, sau đó với nghi thức cung hiến bàn thánh bằng dầu và lửa cùng xông hương bàn thánh theo nghi thức thật trang trọng.

Được biết. Nhà thờ Thánh Giuse vùng Collingwood Melbourne, được xây dựng từ năm 1863, với tường gạch, mái ngói gần khu nội ô thành phố. Vào đầu thập niên 1980, Linh mục Huỳnh San được về coi sóc giáo xứ và lập nên Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Gioan Hoan, và cộng đoàn sinh hoạt rất sinh động.

Năm 2007. Nhà thờ bị cháy, chỉ còn lại có bốn bức tường gạch chung quanh. Để an toàn các bức tường cao đều được dùng cột sắt để chống đỡ, và cô lập không cho người vào bên trong. Sau bao ngày tháng với rất nhiều nỗ lực của Cha Chánh xứ Hoàng Kim Huy, nhà thờ mới được phép xây lại.

Sau thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục đã đến bên tấm bia khánh thành và Ngài đã cùng Cha chánh xứ Hoàng Kim Huy mở băng chính thức khánh thành, và Nhà thờ Thánh Giuse đã tái hoạt động, với phần nội thất rất khang trang.
 
Họp Bề Trên Liên Dòng Nữ Tu Việt Nam tại Hoa Kỳ
Lm Peter Võ Sơn
15:32 07/04/2018
Tickfaw, Louisiana : Từ ngày 03-07/04/2018, Bề Trên Liên Dòng Nữ Tu Việt Nam tại Hoa Kỳ họp tại Our Lady of The Way Spiritual Life Center, Thành Phố Tickfaw, Bang Louisiana. Năm nay, có 22 Sơ tham dự, đại diện cho 13 Dòng Tu ở Hoa Kỳ: Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Dòng Đa Minh Houston, Dòng Đa Minh Phú Cường, Dòng Đa Minh Tam Hiệp, Dòng Mân Côi, Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles, Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục, Dòng Trinh Vương, và Tu Hội Tận Hiến Nhập Thể Truyền Giáo.

Kỳ họp Liên Dòng Nữ Tu được khai mạc sau Giờ Kinh Chiều Thứ Ba, ngày 03 tháng 04. Sơ M. John Vianney Vi, FMSR, Chủ Tịch Cộng Đồng Nữ Tu tại Hoa Kỳ, hân hoan chào mừng quý Sơ Bề Trên, Đức Ông Joseph Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn, và Lm Anthony Ngô Đình Chính, Phó Chủ Tịch Liên Đoàn.
Đức Ông Chủ Tịch, và Cha Phó Chủ Tịch Liên Đoàn đã dâng các Thánh Lễ, lắng nghe và chia sẽ các sinh hoạt của các Nhà Dòng và Liên Dòng Nữ Tu.

Trong thời gian họp, quý Sơ Bề Trên chia sẽ kinh nghiệm mục vụ : những khó khăn và thuận lợi trong việc phục vụ cho người Công Giáo Việt Nam và các sắc dân trong Giáo Hội Hoa Kỳ ; về những quyền lợi của Chính Phủ (government benefits), an sinh xã hội, SSI, Medicare, disability benefits, truyền thông xã hội (social media) ; Chương Trình Cấp Dưỡng của Chính Phủ ; quý Sơ chia sẽ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau phát triển dòng tu.
Nhân dịp này, quý Sơ đến thăm Sơ Giám Đốc Văn Phòng Tu Sĩ, Tổng Giáo Phận New Orleans; Tham quan Thành Phố New Orleans, và Catholic Cultural Heritage Center, St. Louis Cathedral, French Quarter.

Kỳ họp 2018 của quý Bề Trên Liên Dòng Nữ Tu Việt Nam tại Hoa Kỳ kết thúc vào sáng Thứ Bảy, với Thánh Lễ Trọng Thể tại Thánh Đường St. Dominic Church. Quý Sơ ra về trong niềm vui Chúa Phục Sinh và hẹn gặp lại vào đầu tháng 4 năm đến.

Chúng ta cùng cảm tạ Chúa cho quý Sơ Bề Trên có kỳ họp thành công tốt đẹp. Xin quý Cha và Anh Chị Em tiếp tục cầu nguyện và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho quý Sơ, các cộng đoàn, dòng tu hiện đang phục vụ tại Hoa Kỳ. Nhất là quý Sơ, cộng đoàn, dòng tu ở trong Cộng Đoàn, Giáo Xứ, hoặc gần giáo xứ của quý Cha và Anh Chị Em.

Xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, chúc lành cho đời sống của chúng ta và các sinh hoạt của Liên Đoàn Công Giáo, nhất là làm sáng danh Chúa và đem lại phần rỗi cho các linh hồn.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bài Giáo Lý Thứ 15 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Các Nghi Thức Kết Lễ
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
08:27 07/04/2018
“Chúng ta rời khỏi nhà thờ để ‘đi về bình an’ để mang phúc lành của Thiên Chúa vào các sinh hoạt hằng ngày”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười lăm của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 4 tháng 4, 2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC dạy về Các Nghi Thức Kết Lễ. Ngài giải thích: “Khi Thánh Lễ kết thúc, thì sự cam kết làm nhân chứng của Kitô hữu được mở ra. Các Kitô hữu không đi dự Thánh Lễ để chu toàn một nhiệm vụ hàng tuần và sau đó họ quên đi, không. Các Kitô hữu đi dự Thánh Lễ để tham dự Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa và sau đó sống nhiều hơn như các Kitô hữu… Từ việc cử hành đến đời sống, chúng ta hãy ý thức rằng Thánh Lễ được hoàn thành trong những lựa chọn cụ thể của những người có liên quan cá nhân với mầu nhiệm của Đức Kitô. Chúng ta đừng quên rằng mình cử hành Thánh Lễ để học cách trở thành những người nam nữ Thánh Thể”.


* * *

Anh chị em thân mến, Chào anh chị em và Chúc mừng Phục sinh!

Anh chị em thấy hôm nay có nhiều hoa: hoa nói lên sự vui mừng, hoan hỉ. Ở một số nơi, Lễ Phục Sinh còn được gọi là “Phục Sinh nở hoa”, bởi vì Đức Kitô Phục Sinh nở hoa: đó là hoa mới; hoa của sự công chính hóa của chúng ta; hoa của sự thánh thiện của Hội Thánh. Vì lý do này mà có nhiều hoa: đó là niềm vui của chúng ta. Chúng ta mừng Lễ Phục Sinh cả tuần, cả tuần. Và vì điều này chúng ta lại tự chúc nhau, một lần nữa, tất cả chúng ta cùng nhua chúc “Mừng Phục Sinh”. Hãy cùng nhau nói: “Mừng Phục Sinh!”, tất cả mọi người! [trả lời: “Mừng Phục Sinh!”]. Tôi cũng muốn chúng ta chúc mừng Phục Sinh đến Đức Thánh Cha Bênêđictô quý yêu của chúng ta - bởi vì ngài đã là Giám mục Rôma - ngài đang theo dõi chúng ta trên truyền hình. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau chúc Mừng Phục Sinh Đức Thánh Cha Bênêdictô: [họ nói: “Mừng Phục Sinh!”]. Và một tràng pháo tay lớn.

Với bài giáo lý này, chúng ta kết thúc chu kỳ giáo lý dành riêng cho Thánh Lễ, chính là một lễ tưởng niệm, nhưng không chỉ là một hồi tưởng, mà chúng ta tái sống cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Lần trước chúng ta đã đi đến Hiệp Lễ và lời nguyện sau Hiệp Lễ; sau lời nguyện này, Thánh Lễ kết thúc bằng phép lành được linh mục ban và sự ra về của dân chúng (xem Quy Chế Tồng Quát của Sách Lễ Rôma, 90). Như được mở đầu bằng Dấu Thánh Giá, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, thì Thánh Lễ cũng được kết thúc nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, tức là cử chì phụng vụ.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng khi Thánh Lễ kết thúc, thì sự cam kết làm nhân chứng của Kitô hữu được mở ra. Các Kitô hữu không đi dự Thánh Lễ để chu toàn một nhiệm vụ hàng tuần và sau đó họ quên đi, không. Các Kitô hữu đi dự Thánh Lễ để tham dự Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa và sau đó sống nhiều hơn như Kitô hữu: việc dấn thân để làm nhân chứng của Kitô hữu được mở ra. Chúng ta rời khỏi nhà thờ để “đi về bình an” để mang phúc lành của Thiên Chúa vào các sinh hoạt hằng ngày, ở nhà của mình, nơi sở làm, giữa các nghề nghiệp của thành phố trần thế, để “tôn vinh Chúa bằng cuộc sống của mình.” Nhưng nếu chúng ta nói chuyện khi rời khỏi nhà thờ và nói, “hãy nhìn cái này, hãy nhìn cái kia ...”, với nhiều lời, thì Thánh Lễ đã không đi vào lòng tôi được. Tại sao? Bởi vì tôi không thể sống đời chứng nhân cho Đức Kitô. Mỗi khi tôi rời khỏi Thánh Lễ, tôi phải đi ra như một người tốt hơn khi tôi đi vào, với nhiều sức sống hơn, với nhiều sức mạnh hơn, với ước ao làm chứng nhân cho Đức Kitô nhiều hơn. Qua Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đi vào trong chúng ta, trong lòng chúng ta và trong thịt chúng ta, để chúng ta có thể “diễn tả Bí Tích [mà mình] nhận được trong đức tin nơi đời sống mình” (Sách Lễ Rôma, Tổng Nguyện của Thứ Hai của Bát Nhật Phục Sinh).

Cho nên, Từ việc cử hành đến đời sống, chúng ta hãy ý thức rằng Thánh Lễ được hoàn thành trong những lựa chọn cụ thể của những người có liên quan cá nhân với mầu nhiệm của Đức Kitô. Chúng ta đừng quên rằng mình cử hành Thánh Lễ để học cách trở thành những người nam nữ Thánh Thể. Điều này có ý nghĩa gì? Có nghĩa là để cho Đức Kitô hành động trong các việc làm của chúng ta: rằng các tư tưởng của Người thành các tư tưởng của chúng ta, các cảm xúc của Người thành cảm xúc của chúng ta, các lựa chọn của Người thành các lựa chọn của chúng ta. Và đó là sự thánh thiện: làm như Đức Kitô đã làm là sự thánh thiện của Kitô hữu. Thánh Phaolô diễn tả nó một cách chính xác khi nói về sự đồng hóa chính mình với Chúa Giêsu rằng: “Tôi đã chịu đóng đinh vào thập giá cùng với Ðức Kitô, cho nên, tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi. Giờ đây tôi sống trong thân xác, là tôi sống trong đức tin vào Con Thiên Chúa, Ðấng đã yêu thương tôi và đã hiến mạng sống Mình vì tôi” (Gal 2:19-20). Đây là chứng nhân Kitô giáo. Kinh nghiệm của Thánh Phaolô cũng soi sáng chúng ta: theo mức độ chúng ta kìm hãm tính ích kỷ của mình, nghĩa là chúng ta chết cho những gì trái ngược với Tin Mừng và tình yêu của Chúa Giêsu, một không gian lớn hơn được tạo ra trong chúng ta cho quyền năng của Chúa Thánh Thần. Kitô hữu là những người nam nữ để cho linh hồn mình được mở rộng bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần, sau khi lãnh nhận Mình và Máu Đức Kitô. Hãy để tâm hồn anh chị em mở rộng! Không phải những linh hồn chật hẹp và đóng lại, nhỏ bé và ích kỷ, không! Những linh hồn đại lượng, những linh hồn cao thượng, với những chân trời vĩ đại ... Hãy mở rộng linh hồn của anh chị em bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần sau khi đã lãnh nhận Mình và Máu Đức Kitô.

Vì sự hiện diện thực sự của Đức Kitô trong Bánh được thánh hiến không kết thúc với Thánh Lễ (x. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, 1374), Thánh Thể được cất trong Nhà Tạm để cho các bệnh nhân Rước Lễ và để im lặng chầu kính Chúa trong Bí tích Cực Trọng; thực ra, việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ, cả cá nhân lẫn cộng đồng, giúp chúng ta ở lại trong Đức Kitô (x. ibid., 1378-1380).

Vì thế, các hoa quả của Thánh Lễ được dành riêng để chín mùi trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta có thể nói như thế, một chút hơi gượng ép, bằng hình ảnh: Thánh Lễ như hạt lúa, hạt lúa miến, mà sau đó phát triển trong cuộc sống bình thường, phát triển và trưởng thành trong các việc lành, các thái độ làm cho chúng ta nên giống Chúa Giêsu. Như thế hoa quả của Thánh Lễ được dành riêng để chín mùi trong cuộc sống hàng ngày. Thật ra, trong khi gia tăng sự kết hợp của chúng ta với Đức Kitô, Thánh Thể cập nhật hoá ân sủng mà Chúa đã ban cho chúng ta trong Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, để việc làm nhân chứng cho Đức Kitô của chúng ta nên đáng tin (ibid., 1391-1392).

Một lần nữa, khi thắp lên tình yêu của Thiên Chúa trong lòng chúng ta, Thánh Thể làm gì? Thánh thể tách chúng ta ra khỏi tội lỗi: “Chúng ta càng chia sẻ sự sống của Đức Kitô và tiến triển trong tình bằng hữu của Người, thì chúng ta ra càng khó bị tách khỏi Người bởi tội trọng” (ibid., 1395).

Việc thường xuyên đến gần bàn tiệc Thánh Thể canh tân, củng cố và đào sâu mối liên hệ với các cộng đoàn Kitô hữu mà chúng ta thuộc về, theo nguyên tắc Thánh Thể làm thành Hội Thánh (x. ibid., 1396), Thánh Thể kết hợp tất cả chúng ta lại với nhau.

Cuối cùng, việc tham dự vào Thánh Thể giúp chúng ta quyết tâm dấn thân cho tha nhân, đặc biệt là những người nghèo, khi dạy chúng ta chuyển từ thịt Đức Kitô sang thịt anh em mình, trong đó Người đang chờ đợi để được chúng ta nhận ra, phục vụ, tôn kính và yêu thương (x. ibid., 1397).

Trong khi mang kho tàng kết hợp với Đức Kitô trong các bình sành (x. 2 Cr 4:7), chúng ta luôn cần phải quay trở lại bàn thờ thánh, cho đến khi chúng ta hoàn toàn vui hưởng hạnh phúc của tiệc cưới Chiên Con trên thiên đàng, (x. Kh 19:9).

Chúng ta cảm tạ Chúa về cuộc hành trình tái tìm hiểu Thánh Lễ, mà Người đã cho chúng ta cùng nhau thực hiện, và chúng ta hãy để cho mình được lôi kéo, bằng một đức tin được canh tân, đến cuộc gặp gỡ thật sự này với Chúa Giêsu, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta và những người đương thời của chúng ta. Và nguyện xin cho cuộc sống của chúng ta luôn luôn được “nở hoa” như Lễ Phục Sinh, với những hoa của hy vọng, đức tin và việc lành. Chớ gì chúng ta luôn tìm thấy sức mạnh cho điều này trong Bí Tích Thánh Thể, trong sự kết hợp với Chúa Giêsu. Mừng Phục Sinh tất cả mọi người!

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180404_udienza-generale.html

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giữa Trời Suy Tư
Tấn Đạt
08:38 07/04/2018
GIỮA TRỜI SUY TƯ
Ảnh của Tấn Đạt
Giữ lòng yên ắng vô tư
Thân tâm đứng trước phù hư cõi đời
Nhẹ nhàng như áng mây trôi
Thản nhiên bay đến chân trời hư vô
(Trích thơ của Sương Anh)