Ngày 08-04-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mở lễ
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
12:10 08/04/2015
Mùa Chay 2015 đã qua. Những việc cử hành tưởng niệm trong Tuần Thánh đã khép lại. Chúng ta bước vào Mùa phục Sinh. Có lẽ tâm hồn của chúng ta đong đầy niềm vui của sự bình an trở về cùng Chúa và cùng anh chị em. Chúng ta đã nỗ lực chuẩn bị cả về tinh thần lẫn thể chất: Cầu nguyện, ăn chay hãm mình và thực hành việc bác ái. Cầu mong sự đổi mới trong cuộc sống được kéo dài và sinh hoa kết qủa trong cuộc sống đời thường.

Mùa Chay Thánh, các Cộng Đoàn Giáo Xứ đã nỗ lực mời gọi mọi người tham gia và chuẩn bị chu đáo để canh tân làm tươi mát tâm hồn. Những cuộc hành hương, tuần đại phúc, cấm phòng, xưng tội, học hỏi, suy ngắm, hy sinh, ăn chay và làm việc bố thí. Mầu Tím sám hối của Mùa Chay Thánh đã được thay thế bằng mầu trắng tinh tuyền của Mùa Phục Sinh. Giờ đây, chúng ta cùng lặng tâm trở về với lòng mình hiện diện trước nhan Chúa.

Chúng ta nhìn lại việc cử hành Tam Nhật Thánh trong đời sống Giáo Hội. Những ngày vừa qua, nhờ các phương tiện truyền thông của khoa học kỹ thuật qua hình ảnh, videos, facebook, twitter… Chúng ta có thể nhìn xem và học hỏi rất nhiều về những sự tổ chức cử hành Tam Nhật Vượt Qua trong đời sống của Giáo Hội. Những cảnh thu hình trực tiếp từ Thủ đô của Giáo Hội và từ Đất Thánh nơi chính Chúa đã chịu khổ hình thập giá và những phim ảnh diễn lại sự thương khó của Chúa Giêsu của nhiều nơi trên thế giới.

Thứ Năm Tuần Thánh, tại Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân tại nhà tù Rebibbia, Rôma. Chúng ta biết việc cử hành Bí Tích Thánh Thể theo truyền thống không có nhiều khác biệt. Trong dịp lễ này, có một số Giáo Xứ đã đắp những con chiên lớn bằng gạo nấu chín và sau thánh lễ, phân phát cho mỗi gia đình một phần nhỏ để tưởng niệm Con Chiên Vượt Qua.

Nghi thức rửa chân có nhiều hình thức khác nhau. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã rửa chân cho 12 bạn nam nữ đại diện các tù nhân ở hai trại tù. Tại Thánh địa Giêrusalem, Đức Thượng Phụ Fouad Twal cũng lập lại nghi thức rửa chân. Còn nơi các Giáo Phận và các Giáo Xứ địa phương có nhiều sự sắp xếp về nghi thức rửa chân khác biệt: Có Xứ chọn 12 ông trưởng thành làm tông đồ, có nơi chọn 12 em lễ sinh, có xứ chọn 12 người cả nam lẫn nữ, có giáo xứ đã mời 12 vị ít khi tham gia sinh họat, có nơi cử hành nhiều người rửa chân cho nhau, có nơi mời chọn giáo dân rửa chân tại chỗ và có cộng đoàn lại rửa tay (nhà hưu dưỡng).

Thứ Sáu Tuần Thánh, có rất nhiều cuộc cử hành tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu cách công khai long trọng. Tại Rôma, Đức Giáo Hoàng đã chủ sự buổi đi Đàng Thánh Giá tại hí trường Colosseum và ban phép lành tòa thánh. Tại Giêrusalem, nơi chính Chúa đã chịu khổ nạn, các hiệp sĩ Thánh Mộ và đông đảo tín hữu cũng đã đi Đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi xưa lên đồi Golgôtha. Cuộc tưởng niệm Chúa Giêsu chịu đau khổ được lập lại dưới nhiều hình thức. Tại Philippines, nơi có đa số người Công Giáo, họ đã tổ chức rất long trọng, nhiều người thay phiên nhau vác cây thánh giá nặng trên quãng đường dài, nhiều người tự đánh mình đến chảy máu đầm đìa, có người được chọn để hy sinh đóng đinh vào thánh giá thật. Giáo dân cử hành một cách sầm uất, sốt sáng và nhiệt thành.

Với các giáo xứ có nhiều tín hữu thuộc văn hóa Châu Mỹ La tinh, cũng đã tổ chức cuộc đi Đàng thánh giá sống, có quan quân xét xử, có các quân lính dẫn đường, các bà đóng vai người Do-thái than khóc và Chúa Giêsu vác thánh giá đi dọc theo các con lộ, Đoàn lữ hành kết thúc tại nhà thờ và đóng đinh giả vào thánh giá. Rất đông người đi theo cầu kinh, hát xướng và tham dự.

Một số Giáo Xứ tại các Địa Phận ở Việt Nam tổ chức rất hoành tráng. Một vài Giáo Xứ tiêu biểu như Giáo Xứ Kẻ Sặt, Xứ Hà Nội và một số cộng đoàn Giáo Xứ tại hải ngoại cũng mở lễ rất sầm uất. Các cuộc kiệu rước rất long trọng với trống chiêng. Rất đông các ông đóng vai quân lính ăn mặc như lính La Mã với gậy gộc gươm giáo đi lùng bắt và đóng đinh Chúa. Mọi người đeo tang và ngắm nguyện, than vãn hang đá và dâng hạt. Tang lễ có tượng Chúa nằm trong quan tài được khiêng rước xung quanh nhà thờ với đèn nến sáng rực. Rồi giáo dân canh thức tới nửa đêm và tiếp tục vào sáng thứ Bảy hôn kính chân tượng Chúa. Nhiều giáo xứ, có tập tục đổ nẻ trên xác Chúa và nhiều người quỳ lết hôn chân, bốc nẻ và than van nguyện cầu.

Tuy nhiên, có nhiều Giáo Xứ Cộng Đoàn cử hành các nghi lễ tưởng niệm Chúa một cách đơn giản. Thứ Sáu Tuần Thánh, theo nghi thức phụng vụ vào lúc 3 giờ chiều, có ba phần chính: Phụng Vụ Lời Chúa (Bài Thương Khó) và Lời Nguyện trọng thể, Phần Suy Tôn Thánh Giá (Linh mục xướng: Đây là cây Thánh Giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian. Mọi người thưa: Chúng ta hãy đến thờ lạy). Nghi thức hôn kính thánh giá. Phần thứ ba là Rước Lễ hiệp thông. Ra về trong yên lặng.

Qua các nghi thức tưởng niệm Chúa chịu chết và sống lại. Chúng ta không phê bình đúng hay sai, thật hay giả, truyền thống hay cấp tiến và mở lễ hay không. Điều quan trọng nhất là sự cảm thông của tâm hồn mỗi tín hữu. Chúng ta có thật tình khổ đau và buồn sầu khi tham dự việc tưởng niệm mà Chúa đã phải chịu chết vì tội lỗi của chúng ta không? Những hình thức tổ chức bên ngoài có đánh động được những tâm tư đang bị ngủ quên hay không? Chúng ta có thật lòng ở lặng bên Chúa trong những lúc Chúa bị người đời xỉ vả và tẩy chay không? Hãy đem tất cả những tâm tình đó vào trong cuộc sống của gia đình và cộng đoàn để áp dụng.

Sáng Thứ Bảy Tuần Thánh, khung cảnh nhà thờ vắng lặng. Nhà Tạm bỏ ngỏ. Bàn thờ lột trần. Không đèn nến. Không trang trí. Xác Chúa còn trong mồ đá. Mọi người canh thức cầu nguyện.

Chiều Vọng Phục Sinh, bầu khí thay đổi. Nhà thờ được trang trí lộng lẫy với cờ phướng và hoa lá muôn mầu. Tạo một không gian của sự đổi mới và tươi mát. Khung cảnh bề ngoài đã thay đổi, lòng mọi người cũng nên đổi thay. Không còn khóc lóc than van hay gánh nặng của thù hằn tội lỗi, tâm hồn nhẹ nhàng thảnh thơi và niềm vui của ngày mới là ngày mừng lễ Chúa Phục Sinh. Chúa đã chiến thắng tử thần và tội lỗi. Chúa đã giải thoát con người khỏi làm nô lệ cho ma quỷ. Chúa Phục Sinh mở cửa thiên đàng cho những ai tin tưởng vào Chúa.

Lễ Vọng Phục Sinh được cử hành rất long trọng với nghi thức làm phép lửa và đốt lửa vào cây nến Phục Sinh. Nến Phục Sinh là hình ảnh ánh sáng Chúa Kitô. Chúa Kitô là ánh sáng đã đến trong thế gian và ánh sáng được thắp lên truyền cho mọi người. Mừng hát Exultet. Các Bài Đọc diễn tả lịch sử của ơn cứu độ. Hát Kinh Vinh Danh và Alleluia trọng thể. Một số nơi đã rửa tội cho các anh chị em Dự Tòng và cộng đoàn Kitô hữu lập lại lời hứa khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội.

Niềm vui của Mùa Phục Sinh sẽ tiếp tục kéo dài trong đời sống của mỗi tâm hồn. Chúng ta cố gắng gìn giữ ánh sáng của niềm tin chiếu dọi trên mọi bước đường dương thế. Qua Bí tích Hòa Giải, chúng ta đã xưng thú, đã sám hối và đã hứa quyết tâm thay đổi, ước gì những tâm tư đó được sưởi ấm và tỏa sáng mỗi ngày trong đời sống. Xin Chúa Kitô Phục Sinh ban bình an và niềm vui hy vọng cho chúng ta. Alleluia.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:13 08/04/2015
HÀO NHOÁNG BÊN NGOÀI
N2T

Tề cảnh công nói với Yến Tử:
- “Ở bên Đông hải có dòng thủy lưu màu đồng cổ. Trong thuỷ vực màu đỏ nầy có một cây táo ra hoa mà không kết trái, nguyên nhân là gì?”
Yến Tử trả lời:
- “Trước đây Tần Mục công ngồi thuyền rồng đi thị sát trong nước, dùng vải màu vàng buộc táo lại, thuyền rồng lênh đênh đến Đông hải. Tần Mục công vứt đi màu vàng buộc táo, khiến cho màu vàng nhuộm đỏ nước biển, cho nên nước biển hiện ra màu đồng cổ. Hơn nữa táo bị buộc lại cho nên sau khi trồng lại chỉ ra hoa mà không ra trái”.
Cảnh công không bằng lòng nói:
- “Ta chỉ giả vờ hỏi ngươi, tại sao ngươi lai dối trá với ta?”
Yến tử nói:
- “Tôi nghe nói : đối với những người giả vờ hỏi, thì cũng có thể dùng những lời giả dối để trả lời họ.”
(Yến tử xuân thu)

Suy tư 1:
Trong những cuộc thi hoa hậu (tại Việt Nam), ban giám khảo thường hỏi người đẹp thí sinh như sau: “Trong cuộc sống cô thích gì nhất và ghét gì nhất?”. Và thường được nghe câu trả lời: “ Thích sự thành thật và ghét nhất sự giả dối.”
Thành thật là đức tính cần thiết cho mỗi người, trong cộng đoàn, nếu có một thành viên không sống thành thật với chinh mình cũng như lừa dối anh em chị em, thì cộng đoàn ấy trở thành một nhà tù, giam hãm những tâm hồn thiện chí. Đức Chúa Giê-su cũng đã khuyên bảo chúng ta: “Nhưng hễ “có” thì nói “có”, “không” thì phải nói “không”, thêm thắt điều gì là ác quỷ” (Mt 5,37).
Người đời thường cư xử với nhau như Yến tử đã nói, ai không thành thật với người khác, thì người khác cũng không nên thành thật với họ. Bởi vì ai cũng đối xử với nhau như thế, nên thế giới chưa có hòa bình, gia đình vẫn chưa có hạnh phúc, và bản thân thì vẫn luôn tìm mưu mô, mánh lới để hại mình và hại người.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:30 08/04/2015
N2T

6. Đối với những người rất cần chúng ta, thì chúng ta nên đặc biệt biểu lộ ra lòng yêu mến của chúng ta.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Mọi nguời đêu có trách nhiệm đối với các trẻ em
Linh Tiến Khải
08:16 08/04/2015
Mỗi một trẻ em bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, bị bỏ rơi, phải sống ăn mày trên đường phố và với mọi loại phương thế, không được đi học, không được săn sóc sức khỏe, là một tiếng kêu lên Thiên Chúa và tố cáo hệ thống mà người lớn chúng ta đã xây dựng. Chúng ta làm gì với các lời tuyên bố long trọng về quyền của con người và quyền của các trẻ em, nếu sau đó chúng ta trừng phạt chúng vì các sai lầm của người lớn? Đừng đổ trên đầu các trẻ em các lỗi lầm của chúng ta!

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ tư hàng tuần hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ĐTC nói: qua loạt bài giáo lý suy tư về gia đình chúng ta đã khẳng định rằng trẻ em là hoa trái đẹp nhất của phước lành Thiên Chúa Tạo Hóa đã ban cho người nam và người nữ. Nhưng hôm nay, rất tiếc, chúng ta phải đề cập đến các “lịch sử cuộc khổ nạn” mà nhiều trẻ em phải sống.

Biết bao nhiêu trẻ em ngay từ đầu đã bị khước từ, bỏ rơi, ăn cắp tuổi thơ và tương lai. Có người, như để tự biện minh, lại còn dám nói rằng cho chúng chào đời đã là một sai lầm. Thật đáng xấu hổ! Chúng ta đừng đổ trên các trẻ em các lỗi lầm của chúng ta! Các trẻ em không bao giờ là “một sai lầm”. Cái đói khát của các em không phải là một sai lầm, cũng như sự nghèo túng, giòn mỏng, bị bỏ rơi của các em không phải là một sai lầm; lại càng không phải là một sai lầm sự ngu dốt hay bất lực của các em. Nếu có, thì đó lại càng là các lý khiến cho chúng ta phải yêu thương các em với nhiều lòng quảng đại hơn. Chúng ta làm gì với các lời tuyên bố long trọng về quyền của con người và quyền của các trẻ em, nếu sau đó chúng ta trừng phạt chúng vì các sai lầm của người lớn?

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nhấn mạnh trách nhiệm của mọi người, đặc biệt là của các chính quyền và giới lãnh đạo xã hội, như sau:

Những người có nhiệm vụ cai trị, giáo dục, nhưng tôi nói rằng tất cả mọi người lớn chúng ta, đều có trách nhiệm đối với các trẻ em và mỗi người phải làm tất cả nhũng gì có thể để thay đổi tình trạng này. Bởi vì mỗi một trẻ em bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, bị bỏ rơi, phải sống ăn mày trên đường phố và với mọi loại phương thế, không được đi học, không được săn sóc sức khỏe, là một tiếng kêu lên Thiên Chúa và tố cáo hệ thống mà người lớn chúng ta đã xây dựng. Và rất tiếc các trẻ em này là mồi của các kẻ tội phạm khai thác bóc lột các em cho các vụ buôn bán và thương mại bất xứng hay huấn luyện các em cho chiến tranh và bạo lực. Nhưng cả trong các nước giầu cũng có biết bao nhiêu trẻ em phải sống các thảm cảnh ghi đậm dấu vết trên các em một cách nặng nề, vì cuộc khủng hoảng gia đình, vì các trống rỗng giáo dục và các điều kiện sống nhiều khi vô nhân. Trong mọi trường hợp, đó là các tuổi thơ bị xúc phạm trên thân xác và trong tâm hồn. Nhưng không có trẻ em nào bị Thiên Chúa Cha trên Trời quên lãng. Không có giọt lệ nào của các em bị mất đi! Cũng như không có trách nhiệm nào, trách nhiệm xã hội của con người, của từng người trong chúng ta, và của các dân nước bị mất đi. Có một lần Chúa Giêsu đã quở trách các môn đệ, bởi vì các ông đuổi các trẻ em được cha mẹ chúng mang tới cho Ngài, để Ngài chúc lành cho chúng. Trình thuật phúc âm thật cảm động: “Bấy giờ người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người đặt tay trên chúng và cầu nguyện. Các môn đệ la rầy chúng. Nhưng Đức Giêsu nói: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng. Người đặt tay trên chúng rồi đi khỏi đó” (Mt 19,13-15). Thật đẹp biết bao sự tin tưởng này của các cha mẹ và câu trả lời của Chúa Giêsu! Tôi ước mong cho trang phúc âm này trở thành chuyện bình thường cho tất cả mọi trẻ em biết chừng nào! Có đúng thật là nhờ ơn Chúa, rất thường khi các trẻ em gặp khó khăn trầm trọng tìm được các cha mẹ phi thường, sẵn sàng với mọi hy sinh và mọi quảng đại. Nhưng không được để cho các cha mẹ này cô đơn một mình lo cho con cái họ. Chúng ta phải đồng hành với sự mệt nhọc của họ, và cũng cống hiến cho họ những giờ phút tươi vui chia sẻ và quên đi ưu phiền, để họ không chỉ bị bận tâm với nhịp sống chữa trị cho con. Trong mọi trường hợp, khi đó là trẻ em, thì không được nghe thấy các công thức bảo vệ loại hợp pháp bàn giấy như :”dù sso đi nữa, chúng tôi không phải là một tổ chức trợ giúp tài chánh”; hay “trong cuộc sống tư, mỗi người tự do làm điều mình muốn”; hoặc “rất tiếc chúng tôi không thể làm gì được”.

Đề cập đến các hệ lụy mà trẻ em phài hứng chịu trong cuộc sống ĐTC nói:

Rất thường khi các hậu quả của cuộc sống bị soi mòn bởi cảnh công việc làm bấp bênh và đồng lương ít ỏi, bởi các giờ giấc không thể chịu đựng nổi, vì các phương tiện di chuyển không hữu hiệu… cũng rơi trên đầu các trẻ em nữa. Nhưng trẻ em cũng phải trả giá cho các kết hiệp hôn nhân không trưởng thành và các vụ chia lià vô trách nhiệm; chúng cũng chịu các hậu qủa nền văn hóa của các quyền chủ quan thái quá, và rồi chúng trở thành những đứa con sớm phát triển. Thường khi chúng bị thấm nhiễm bạo lực mà chúng không hủy bỏ được và dưới mắt người lớn chúng bị bó buộc phải quen với sự suy đồi ấy.

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Cũng như trong quá khứ, cả trong thời đại ngày nay nữa Giáo Hội dùng tình mẫu tử phục vụ trẻ em và gia đình chúng. Giáo Hội đem đến cho các cha mẹ và trẻ em của thế giới chúng ta phưóc lành của Thiên Chúa, sự dịu dàng hiền mẫu, lời quở trách nghiêm nghị và việc lên án cương quyết. Không đuợc đùa giỡn với các trẻ em!

Anh chị em hãy nghĩ xem: sẽ là một xã hội như thế nào, khi một xã hội quyết định, một lần cho luôn mãi, thiết lập nguyên tắc này: Có đúng thật là chúng tôi bất toàn và phạm nhiều lầm lỗi. Nhưng khi đó là việc các trẻ em chào đời, thì không có hy sinh nào của người lớn bị coi là quá mắc mỏ hay quá lớn lao, miễn là tránh cho một trẻ em nghĩ rằng nó là một sai lầm, nó không có giá trị gì và bị bỏ rơi cho các vết thương của cuộc sống và chuyên quyền của người lớn. Thật đẹp biết bao một xã hội như thế! Tôi nói với xã hội đó rằng các lỗi lầm vô số của nó được thứ tha rất nhiều. Thật thế, được thứ tha rất nhiều.

Chúa phán xử cuộc sống chúng ta, khi nghe điều các thiên thần của các trẻ em tường trình với Ngài, các thiên thần “luôn trông thấy mặt Thiên Chúa Cha trên trời” (Mt 18,10). Chúng ta hãy luôn luôn tự hỏi: Các thiên thần của các trẻ em sẽ tường trình nhừng gì về chúng ta với Thiên Chúa?

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu như Bỉ, Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Đức, Áo, Ailen, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Croazia; tử Phi châu như Nigeria; từ Á châu như Nhật Bản, và Thái Lan; từ châu Mỹ Latinh như Argentina, Mêhicô và Brasil,

Trong số các đoàn hành hương cũng có thân nhân của hai tân phó tế Việt Nam, dòng Tên là thầy Giuse Nguyễn Tuân Phục và Tađêô NguyễnVăn Yên, đến từ Việt Nam, Hoa Kỳ và Canada. Hai thầy mới được ĐHY James Michael Harvey, Linh Mục trưởng Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành, phong Phó tế cùng với 5 thầy khác và tân Linh Mục Michele Papaluca, tất cả thuộc dòng Tên, trong thánh lễ cử hành tại nhà thờ Chúa Giêsu của dòng ở Roma lúc 4 giờ chiều thứ ba mùng 7 tháng 4.

ĐTC đã đặc biệt chào phái đoàn các bạn trẻ thiện nguyện giáo phận Dubrovnik bên Croát, do ĐC Mate Uzini hưóng dẫn. Ngài nói: như Giáo Hội là mẹ an ủi biết bao nhiêu người thiếu thốn cần được trợ giúp, các con cũng hãy xây dựng xã hội nơi các con sinh sống với nhiệt huyết tông đồ và tình huynh đệ. Hãy tìm ra chỗ đứng của các con trong Giáo Hội và trong xã hội, và quảng đại dấn thân trong và ngoài gia đình của các con.

Trong số các nhóm nói tiếng Ý ĐTC đã chào các bạn trẻ tổng giáo phận Milano và giáo phận Cremona, cũng như nhóm Tân Phó Tế dòng Tên và các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế. Ngài khích lệ các vị làm chứng cho Chúa Giêsu và trung thành với Giáo Hội.

Chào đông đảo các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC cầu mong Tin Mừng Phục Sinh tiếp tục vang vọng trong con tim từng người, như đã vang vọng trong tim của hai môn đệ trên đường về làng Emmaus. Ngài xin Chúa Kitô phục sinh đáp lại các ưóc vọng hạnh phúc của giới trẻ, an ủi nỗi khổ đau của các bệnh nhân, và giúp các đôi tân hôn sống gắn bó với Chúa Kitô và các giáo huấn của Chúa.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Đại hội quốc tế về việc đào tạo các tu sĩ
Linh Tiến Khải
19:15 08/04/2015
VATICAN: Đại hội quốc tế về việc đào tạo các tu sĩ đã khai diễn tại Roma ngày mùng 7 và kéo dài tới ngày 11 tháng 4 này.

ĐTGM José Rodriguez Carballo, Tổng thư ký Bộ tu sĩ và các hiệp hội tông đồ, cho biết trong các đề tài được trình bầy có thách đố của thế giới vi tính, công lý, hòa bình, việc bảo vệ thụ tạo là các biên giới mới của việc đào tạo cho cuộc sống thánh hiến trong lòng Giáo Hội và giữa lòng thế giới”. Đào tạo là một trong các ưu tiên của đời thánh hiến. Không thể có lòng trung thành sáng tạo, và khả thể sống hiện tại với lòng say mê và giang tay ôm tương lai vào lòng nếu không có một việc đào tạo có phẩm chất và thích hợp với các nhu cầu ngày nay. Vì thế việc thường huấn rất là quan trọng. Bên cạnh đó là việc dào tạo các nhà đào tạo.

Trong thế giới vi tính ngày nay việc sử dụng thành thạo các kỹ thuật truyền thông mới là một đòi buộc trong công tác rao giảng Tin Mừng, nhưng chúng cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực trên cuộc sống của các tu sĩ. Cần phải biết tạo ra thế quân bình trong cuộc đời thánh hiến giữa việc cầu nguyện, suy niệm, học hành và các công việc khác trong ngày sống. Các người sống đời thánh hiến phải có ý thức trách nhiệm cao để duy trì căn tính đời thánh hiến của mình.

Tham dự đại hội có 1.500 linh mục tu sĩ và các chuyên viên đến từ nhiều nước trên thế giới (SD 4-4-2015).
 
Top Stories
Pope Francis: Do not be ''silent''about persecuted Christians
Vatican Radio
10:27 08/04/2015
(Vatican 2015-04-06 ) Pope Francis on Monday expressed his hope that the international community does not look on, “silent and inactive”, in the face of the "unacceptable crime" of the persecution of Christians around the world.

The Holy Father was speaking to the Shalom Community at the end of his Easter Monday Regina Coeli Address. The Community had sponsored a relay which ended in St. Peter’s Square to show solidarity with and raise awareness of persecuted Christians.

“Your itinerary on the streets is over, but what must continue on the part of all is the spiritual journey of prayer, intense prayer; the concrete participation and tangible help in the defense and protection of our brothers and sisters, who are persecuted, exiled, killed, beheaded, for the only reason of being a Christian,” said Pope Francis.

“They are our martyrs today and they are many; we are able to say that they are more numerous than in the first centuries,” Pope Francis said.

“I sincerely hope that the international community does not look the other way,” he added.
 
Pope Francis: Let our lives be conquered and transformed by the Resurrection
Vatican Radio
10:28 08/04/2015
(Vatican 2015-04-06 ) Pope Francis recited the Regina Coeli on Easter Monday, leading the pilgrims in St. Peter’s Square in a rousing chant of “Christ is risen!”

“In Him, through our Baptism, we are risen, we have passed from death to life, from the slavery of sin to the freedom of love,” said the Pope.

“This is the Good News that we are called to carry to others in every environment, animated by the Holy Spirit,” he said.

“Faith in the resurrection of Jesus and the hope He has brought to us is the most beautiful gift that a Christian can and must offer his brothers and sisters,” continued Pope Francis.

“To one and all, therefore, do not tire of repeating: Christ is risen,” he urged the crowd, inviting them to repeat the phrase with him three times in the Square.

Pope Francis said the Good News of the Resurrection should “shine on our face, in our feelings and in our behaviour, in the way in which we treat others.”

“We proclaim the resurrection of Christ when his light illuminates the dark moments of our existence, and we are able share it with others; when we know when to smile with those who smile, and weep with those who weep; when we accompany those who are sad and at risk of losing hope; when we recount our experience of Faith to those who are searching for meaning and happiness,” Pope Francis said. “And there - with our attitude, with our witness, with our life - we say ‘Jesus is Risen,’ with our soul.”

The Pope made mention of the “curious” truth that the Liturgy treats the entire Octave – eight days – of Easter as one day, to “help us enter into the mystery” of the feast.

“Let our lives be conquered and transformed by the Resurrection,” he said.
 
Pope Francis at Audience: children are greatest blessings
Vatican Radio
10:29 08/04/2015
(Vatican 2015-04-08 ) - Pope Francis held his weekly General Audience on Wednesday, during which he continued his catechetical series on the family, concluding his reflections on the role of children in family life. Below, please find the English summary of the Holy Father's prepared remarks.

Dear Brothers and Sisters: Today we continue our reflection on children, the greatest blessing which God has bestowed on man and woman. I wish to focus our attention on the suffering which many children are experiencing. From the first moments of their lives, some are rejected, abandoned, and robbed of their infancy and future. There are those who say it is a mistake to bring these children into the world, due to their fragility, and the hunger and poverty they suffer. But children are never a mistake, and their sufferings are only reasons for us to love them even more.

Every child who begs on the streets, who is denied an education or medical care, is a cry to God. Too often, these children become prey to criminals, who exploit them for commerce or violence. Even in wealthy countries, they suffer due to family crises and living conditions which are at times inhumane. In every case, their childhood is violated in body and soul. How did Jesus respond to the children and their parents who brought them to him: “Let the children come to me… for to such belongs the kingdom of heaven” (Mt 19:14). How beautiful the trust of these parents, and the response of Jesus! And there are many extraordinary parents who daily make sacrifices for their children.

The Church offers her maternal care to all children and their families, and she brings them the blessing of Jesus. May we always care for our children, not counting the cost, so that they may never believe themselves to be mistakes, but always know their infinite worth.

Greetings:

I offer an affectionate greeting to all the English-speaking pilgrims and visitors present at today’s Audience, including those from England, Ireland, Sweden, Nigeria, Japan, Thailand, Canada and the United States. May the Risen Lord confirm you in faith and make you witnesses of his love and mercy to all people. May God bless you!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo họ Vinh Sơn mừng thánh Quan Thầy Vincentê
Giuse Khổng Hữu Nguồn
13:08 08/04/2015
HỐ NAI - Chiều thứ Tư mồng 08 tháng Tư, trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh 2015, Cộng đoàn Dân Chúa giáo họ Vinh Sơn, xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc long trọng tổ chức lễ mừng kính Thánh Vicente bổn mạng giáo họ.

Hình ảnh

Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, nguyên Quản hạt Hố Nai chủ tế, cùng dâng lễ với ngài có cha Giuse, chưởng ấn giáo phận quý cha trong hạt và thầy phó tế giúp lễ.

Tham dự lễ có quý Dì Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, mọi người trong giáo họ, giáo xứ và rất đông bà con trong vùng Hố Nai cũng đến dự lễ.

Trước lễ là cuộc kiệu rước xương thánh và tượng Thánh Vicente từ nhà thờ giáo xứ về Đền Thánh giáo họ. Trong đoàn rước có các em tung hoa mặc y phục trắng đẹp như thiên thần, và các em bé mặc phẩm phục Dòng Đaminh theo gương cha thánh quan thầy của mình, các em tay cầm cành huệ trắng tươi, hồn nhiên bước đi trông xinh xinh, thật dễ thương.

Đoàn rước đi hai vòng quanh khuôn viên Đền Thánh mới hết các thành phần tham dự kiệu. Đội trống, đội kèn tây thỏa sức thi thố tài năng biểu diễn của mình, làm cho không khí cuộc rước rộn ràng vui tươi.

Mở đầu thánh lễ, Cha Đaminh, nguyên Quản hạt dâng lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn. Ngài chia sẻ với cộng đoàn về niềm vui mừng kính Thánh Vicente quan thầy trong những ngày tuần bát nhật phục sinh là dịp giúp chúng ta suy niệm sống noi gương thánh nhân, vì ngài đã không ngừng sống chứng nhân và loan báo Lời Chúa cho mọi người.

Và ngài mời gọi mọi người hãy sốt sắng dâng lời tạ ơn Chúa và nhờ lời chuyển cầu của Thánh Vicente xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta sống Bí Tích Thánh Thể một cách tích cực trong Năm Thánh Mừng Kim Khánh Giáo Phận.

Trong bài giảng, cha Hieronimo Nguyễn Đình Công, phó xứ Hà Nội chia sẻ với cộng đoàn bài Tin Mừng Lc 24, 13-35, và ngài nói về tiểu sử và nhân đức sáng ngời của Thánh Vicente, một vị thánh hay làm nhiều phép lạ. Chúa sử dụng ban ơn của Chúa cho những ai chạy đến cầu khẩn với thánh Vicente, cho những người cậy nhờ Thánh Vicente để mà xin với Chúa.

Và trên hết, vinh quang của Thánh Vicente là đời sống thánh thiện, yêu mến Lời Chúa, rao giảng Lời Chúa, công bố Lời Chúa và làm chứng về Lời Chúa, như là người tôi tớ kêu gọi người ta ăn năn sám hối để trở về với Chúa.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ, vị đại diện dân họ lên dâng lời cảm ơn cha nguyên quản hạt, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn, cũng như quý khách, quý ân nhân trong ngoài nước, quý chính quyền các cấp.

Trong phần huấn từ, Cha Đaminh, nguyên Quản hạt thao thức chia sẻ với cộng đoàn về việc Loan Báo Tin Mừng của Chúa trong những năm vừa qua còn nhiều hạn chế. Và ngài tha thiết mời gọi mọi người hãy tích cực học hỏi Lời Chúa, sống chứng nhân Lời Chúa để có thể làm chứng cho Chúa giữa cuộc sống hôm nay, trong mọi hoàn cảnh sống của mình, trong gia đình, nơi công sở, ngoài xã hội…

Trong dịp này, thay lời cho quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn, ngài chúc mừng đến tất cả anh em mang thánh hiệu Vicente và cách đặc biệt Chúc Mừng Bổn Mạng Giáo Họ Vinh Sơn.

Nhận phép lành cuối lễ, cộng đoàn sốt sắng đọc kinh khấn Thánh Vicente và sau đó vào Đền hôn kính xương thánh.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Khi Mình Thánh được cất vào Nhà Tạm, tín hữu đứng lên không?
Nguyễn Trọng Đa
08:26 08/04/2015
Giải đáp phụng vụ: Khi Mình Thánh được cất vào Nhà Tạm, tín hữu đứng lên không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Khi Mình Thánh được cất lại vào Nhà Tạm sau rước lễ, liệu người ta được yêu cầu đứng lên không? Tôi tự hỏi tại sao như thế, nếu tôi vừa rước lễ xong? - T. Z., Messina, Ý.


Đáp: Có nhiều câu hỏi liên quan đến sự thực hành này gần đây, trước hết tại Ý, nhưng còn tại các nước khác nữa. Trong một số trường hợp, độc giả chúng tôi mô tả các nghi thức chi tiết về việc đưa Mình Thánh cất lại vào Nhà Tạm, thậm chí còn hộ tống với nến sáng, như trong một cuộc rước kiệu Thánh Thể. Trong các tình huống này, các tín hữu được yêu cầu đứng lên.

Lý do đưa ra cho việc giới thiệu thực hành này là rằng nó tạo thành một phần của một nỗ lực để khôi phục lại sự tôn trọng và lòng sùng kính đối với Mình Thánh Chúa. Trong khi đây là một mục tiêu đáng khen ngợi, tôi đã nghi ngờ rằng đó là thời điểm tốt nhất để làm sự ấy, và hình như nó có vẻ trái với các chỉ dẫn rõ ràng từ Tòa Thánh.

Trước hết, về tư thế của các tín hữu, số 43 của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói như sau:

"43. Tín hữu đứng: từ đầu ca nhập lễ, hoặc khi vị tư tế tiến tới bàn thờ, cho đến hết lời nguyện nhập lễ; khi hát A-lê-lu-ia trước Tin Mừng; khi công bố Tin Mừng; khi đọc kinh Tin Kính và lời nguyện các tín hữu; từ lời mời “Anh em hãy cầu nguyện” (Orate fratres) trước lời nguyện tiến lễ cho đến hết lễ, trừ những gì sẽ nói sau.

“Còn ngồi: khi đọc các bài đọc và thánh vịnh đáp ca trước Tin Mừng, khi nghe diễn giảng và khi sửa soạn lễ phẩm cho phần dâng lễ; và tùy nghi khi giữ thinh lặng thánh sau hiệp lễ.

“Sẽ quỳ, khi truyền phép Mình Thánh, Máu Thánh, trừ khi vì lý do sức khoẻ, vì nơi chật hẹp, hoặc vì quá đông người dự lễ, hay vì những lý do chính đáng khác, không thể quỳ được. Những người không quì khi truyền phép thì phải cúi mình sâu khi vị tư tế quì gối sau truyền phép.

“Tuy nhiên, Hội Ðồng Giám Mục được quyền thích nghi các cử chỉ và điệu bộ ghi trong phần Thường Lễ của Sách Lễ Rôma, sao cho phù hợp với cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc. Nhưng cũng phải liệu sao cho phù hợp với ý nghĩa và tính chất của từng phần Thánh Lễ. Ở đâu giáo dân có thói quen quỳ suốt sau câu tung hô “Thánh Thánh Thánh” (Sanctus) cho đến hết Kinh Nguyện Thánh Thể, và trước Rước lễ, khi linh mục đọc “Đây Chiên Thiên Chúa” (Ecce Agnus Dei), thì đó là điều đáng khen nên duy trì.

“Ðể có sự đồng nhất về cử chỉ và điệu bộ trong cùng một cử hành, các tín hữu phải tuân theo lời hướng dẫn của phó tế hay thừa tác viên giáo dân, hay vị tư tế theo như các sách phụng vụ qui định” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).

Vì một số người giải thích số này (số 43) là buộc các tín hữu phải đứng trong toàn bộ thời gian Rước lễ, Tòa Thánh đã trả lời cho một nghi vấn được công bố trong tạp chí chính thức "Notitiae" (số 39 [2003] trang 533):

"Ở nhiều nơi, các tín hữu có thói quen quỳ cầu nguyện riêng, hay ngồi sau khi họ trở về chỗ ngồi của mình sau khi đã Rước lễ trong Thánh Lễ. Liệu các điều khoản của “Ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma” cấm sự thực hành này không?

"℟. Trả lời là không, và có một lý do.

"Lý do là rằng qua các qui định của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 43, một đàng muốn đưa ra, với giới hạn rộng rãi, sự đồng nhất về cử chỉ và điệu bộ trong cộng đoàn cho một số phần của việc cử hành Thánh Lễ, và một đàng không phải qui định tư thế quá cứng nhắc, để cho ai muốn vẫn quỳ hoặc ngồi sẽ tự do để làm như vậy".

Vì vậy, dường như là không đúng, khi bắt buộc các tín hữu thích ứng với một tư thế đặc biệt sau khi Rước lễ.

Thứ đến, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không nêu ra tầm quan trọng của việc đưa Mình Thánh trở lại Nhà Tạm như để đảm bảo một nghi thức chi tiết. Xin mời đọc:

"163. Cho rước lễ xong, vị tư tế rước hết rượu thánh hiến còn lại ngay tại bàn thờ; còn bánh thánh còn dư thì hoặc rước hết tại bàn thờ hay đưa cất trong nhà tạm.

Vị tư tế trở lại bàn thờ, thu những mụn bánh nếu có; rồi ngài đứng sang phía cạnh bàn thờ hay tới bàn phụ mà gạt các mụn bánh trên đĩa thánh và trong bình thánh vào chén thánh; ngài vừa tráng chén, vừa đọc thầm: "Lạy Chúa, miệng chúng con..." (Quod ore sumpsimus), và dùng khăn lau chén mà lau. Nếu tráng chén trên bàn thờ, thì sau đó người giúp lễ sẽ đem bình và chén xuống bàn phụ. Cũng có thể để bình chưa tráng, nhất là khi có nhiều bình, trên một khăn thánh ở bàn thờ hay bàn phụ, che đậy lại tùy nghi, để liền sau lễ, khi giải tán dân chúng rồi, sẽ tráng” (Bản dịch Việt ngữ như trên).

Như vậy, không có gì ở đây vốn gợi ý một nghi thức rõ ràng. Đây là một câu hỏi thực hành, được thực hiện trong việc tráng chén. Trong khi cần duy trì sự tôn kính, không cần phải nhấn mạnh quá mức thời điểm này.

Tuy nhiên, Sách Lễ nói rõ rằng chính linh mục hay phó tế, chứ không phải một thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ, sẽ thực hiện công việc cất Mình Thánh và tráng chén trong Thánh Lễ. Linh mục hay phó tế cần bái gối khi đóng cửa nhà tạm.

Tôi tin rằng có nhiều lý do tại sao đây không phải là thời điểm thích hợp, cho việc nhấn mạnh đến sự hiện diện của Thánh Thể. Trước hết, như được nói trong các chữ đỏ được nêu ra trên đậy, thời điểm này chưa bao giờ là một thời điểm đặc biệt trang trọng của Thánh Lễ. Thứ đến, và quan trọng hơn, chúng ta vẫn đang trong bối cảnh của việc cử hành Thánh Lễ, và sự nhấn mạnh tại thời điểm này chính là sự cám tạ Chúa, vì đã chia sẻ hy tế này qua việc Rước lễ. (Zenit.org 7-4-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Viết cho cô Bảo Mẫu!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
08:21 08/04/2015
Viết cho cô Bảo Mẫu!

Cô thân mến,

Chúc mừng cô được nhận vào trường mẫu giáo để thực thi vai trò của người chăm sóc trẻ thơ. Nơi đây, trong ánh mắt các em, cô vừa là cô giáo vừa là mẹ hiền. Là “cô giáo”, cô hướng dẫn các em trong từng cách ăn nết ở; là bảo mẫu, cô bảo vệ và nuôi nấng các em phát triển một cách toàn diện. Đó là sứ mạng rất cao quý và thiêng liêng bởi lẽ làm tròn vai trò này trong xã hội hôm nay không dễ chút nào! Bằng chứng là qua phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến nhiều vụ việc rất đau lòng liên quan đến việc bảo mẫu hành hạ trẻ em.

Cô biết đấy, nghề bảo mẫu không nặng nhọc nhưng khá vất vả vì phải chăm lo từng li từng tí cho các em nhỏ, từ việc ăn, ngủ cho đến vệ sinh của trẻ. Bởi đó, người ta thường chọn bảo mẫu là nữ giới và trẻ trung. Với “sở trường” của phái nữ, cô nhạy bén trước nhu cầu của trẻ em và có trái tim từ mẫu để yêu thương, nhẫn nại với trẻ nhỏ. Với sức khỏe và sự chịu đựng, cô có thể chăm sóc các em thơ một cách ân cần chu đáo. Ước chi cô luôn tự tin và phấn khởi để chu toàn sứ mạng của người mẹ hiền luôn gần gũi với con thơ.

Được như thế đòi hỏi người bảo mẫu phải có một trái tim yêu thương rất lớn. Đành rằng bất cứ công việc nào ta làm cũng vì miếng cơm manh áo, kiếm tiền để mưu sinh; tuy nhiên, nếu làm chỉ vì lương bổng và thù lao, e rằng công việc ấy trở nên tẻ nhạt và nhanh chóng đi đến thất bại. Nhất là trong lãnh vực trồng người, việc chăm sóc trẻ thơ càng đòi hỏi người bảo mẫu một tâm hồn đủ rộng mở, một trái tim đủ trìu mến để vui vẻ đến với từng em nhỏ. Trong môi trường nhà trẻ, cô sẽ gặp được nhiều “thiên thần” dễ thương, nhưng không tránh khỏi những bé rất tinh nghịch, khó bảo. Nếu chỉ làm vì đồng tiền, người bảo mẫu có nguy cơ dễ đối xử tệ bạc với những em khó tính và ương ngạnh; nhưng vì tình yêu của người mẹ hiền, cô sẽ biết cách để chăm lo cho các em một cách ân cần trong vui tươi và nhẫn nại.

Cô có bao giờ tự hỏi vì sao nhiều bảo mẫu lại hành hạ trẻ em vốn rất đáng thương như thế không? Vì sao họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến nỗi gây phẫn nộ trong xã hội như: bảo mẫu hành xác nhiều em bé, bạo hành đối với trẻ, giật tóc, tạt nước vào mặt trẻ em, đánh đập và dọa nạt các em ngay trong bữa ăn v.v? Nhiều người cho rằng lý do là bảo mẫu ấy chưa được huấn luyện chuyên nghiệp, hoặc vì đồng lương ít ỏi khiến bảo mẫu dễ coi thường và hành hạ các em. Hoặc các bảo mẫu kia chỉ xem các em là con của người dưng xa lạ, chẳng liên hệ gì để họ yêu thương, giúp đỡ. Như vậy, chắc hẳn cô đồng ý rằng nguyên do sâu xa là họ thiếu một trái tim độ lượng để nhẹ nhàng đón lấy các em, thiếu một tấm lòng hiền mẫu để hướng dẫn và chăm chút cho trẻ thơ. Rất mong cô vui vẻ bước vào nghề bảo mẫu với một tình yêu đủ lớn, một trái tim đủ quảng đại để cùng các em làm nên một xã hội của những con người biết yêu thương nhau.

Cô hãy yên tâm nhận trách nhiệm chăm sóc những em nhỏ rất dễ thương của cô, bởi trẻ em nào cũng đáng để ta yêu mến dưỡng nuôi. Những vấn nạn bạo hành trẻ em mà báo chí đưa tin chính là hồi chuông cảnh tỉnh để giúp cô cũng như các bảo mẫu tránh xa việc hành hạ trẻ nhỏ. Xin đừng gây cho tuổi thơ của các em những tổn thương, cô nhé! Nếu cha mẹ tin tưởng người bảo mẫu có thể thay họ chăm sóc đứa con yêu quý của họ thì trong vai trò bảo mẫu, bằng trách nhiệm và tình yêu, cô trở thành “người cha, người mẹ” tuyệt vời trong ánh mắt của các em. Ước chi nghề bảo mẫu không bị biến chất thành nghề bạo hành, nhưng trả lại đúng đặc tính của nghề bảo mẫu: người mẹ chăm sóc và bảo vệ những đứa con thân yêu của mình. Được như thế, công việc của cô hy vọng sẽ luôn tạo ra niềm vui cho chính sự nghiệp của cô và tạo nên sức sống cho các em mà cô hết lòng yêu thương phục vụ.

Chúc cô luôn chu toàn nhiệm vụ cao quý là gần gũi với các em thơ, để trong trường mầm non, cô có thể cùng với cô giáo và cha mẹ hướng dẫn các em đến một tương lai tươi sáng, một nền giáo dục bằng tình yêu và tình người. Được như thế, chúng ta hy vọng rằng mọi hình thức bạo hành trẻ em sẽ không còn diễn ra, không còn là mối lo lắng cho xã hội Việt Nam nữa.

Chào cô, người bảo mẫu tốt lành của các em thơ!

Xã Đoài, 08/04/2015

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thảnh Thơi
Joseph Ngọc Phạm
20:57 08/04/2015
THẢNH THƠI
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Đâu cần thơ túi rượu bầu
Thong dong thanh thản bên nhau vui đời..
(bt)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 02/04 - 08/04/2015: Trên đường Emmau
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:22 08/04/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Ý nghĩa của Tam Nhật Thánh

Nếu chúng ta lên rước lễ mà không thực sự sẵn sàng rửa chân cho nhau, thì chúng ta không nhận biết Thân Mình của Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 20,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ Tư hàng tuần hôm 01 Tháng Tư tại quảng trường thánh Phêrô. Ngài đã dành buổi tiếp kiến chung này để trình bày về ý nghĩa của Tam Nhật Thánh là ba ngày rất quan trọng trong Tuần Thánh.

Đề cập đến ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha nói:

Vào ban chiều Thánh Lễ “Tiệc Chiều của Chúa” sẽ bắt đầu Tam Nhật Thánh cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, tột đỉnh toàn năm phụng vụ của cuộc sống kitô.

Tam Nhật bắt đầu với việc tưởng niệm Bữa Tiệc cuối cùng. Trong ngày vọng của cuộc khổ nạn Chúa Giêsu hiến dâng cho Thiên Chúa Cha mình và máu của Ngài dưới hình bánh và rượu, làm của dưõng nuôi các Tông Đồ, và truyền cho các vị lưu truyền việc hiến dâng ấy để tưởng niệm Ngài. Khi nhắc lại việc rửa chân, Phúc Âm của ngày lễ này diễn tả cùng một ý nghĩa của Thánh Thể dưới một viễn tượng khác. Như một người đầy tớ, Chúa Giêsu rửa chân cho ông Simon Phêrô và mười một môn đệ khác (x. Ga 13,4-5). Với cử chỉ ngôn sứ đó Ngài diễn tả ý nghĩa cuộc sống và cuôc khổ nạn của ngài như việc phục vụ Thiên Chúa và các anh em: “Thật ra Con Người không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ” (Mc 10,f45). Điều này cũng xảy ra trong bí tích Rửa Tội, khi ơn thánh Chúa đã rửa chúng ta sạch khỏi tội lỗi và chúng ta được mặc lấy Chúa Kitô (x. Cl 3,10). Điều này cũng xảy ra mỗi khi chúng ta tưởng niệm Chúa trong bí tích Thánh Thể: chúng ta hiệp thông với Chúa Kitô Người Tôi Tớ để vâng lệnh Ngài, lệnh yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta (x. Ga 13,34; 15,12). Nếu chúng ta lên rước lễ mà không thực sự sẵn sàng rửa chân cho nhau, thì chúng ta không nhận biết Thân Mình của Chúa Kitô. Đó là việc phục vụ của Chúa Kitô, Đấng đã tự hiến mình một cách toàn hảo.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Trong phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh chúng ta suy niệm mầu nhiệm cái chết của Chúa Kitô và thờ lậy Thánh Giá. Trong những lúc cuối cùng của cuộc sống, trước khi phó thần hồn cho Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu nói: “Đã hoàn tất” (Ga 19,30). Lời này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là công trình cứu chuộc đã hoàn tất, rằng Toàn Thánh Kinh đã tìm thấy sự thành toàn trong tình yêu của Chúa Kitô, Chiên Con bị sát tế. Với hiến tế của mình Chúa Giêsu đã biến đổi sự gian ác lớn lao nhất trong tình yêu vĩ đại của Ngài.

Dọc dài các thế kỷ, với chứng tá của mình có những người nam nữ phản ánh một tia sáng của tình yêu toàn thiện, tràn đầy và không nhiễm uế. Tôi thích nhớ tới một chứng nhân anh hùng của thời đại chúng ta ngày nay đó là cha Andrea Santoro, linh mục thuộc giáo phận Roma và là thừa sai bên Thổ Nhĩ Kỳ. Vài ngày trước khi bị ám sát tại Trebisonda bên Thổ Nhĩ Kỳ, cha đã viết: “Tôi ở đây để sống giữa dân này và để cho phép Chúa Giêsu làm điều đó bằng cách cho Ngài mượn thịt xác tôi… Ta chỉ có khả năng cứu rỗi, khi hiến dâng chính thịt xác mình. Phải mang lấy sự dữ của thế giới và chia sẻ sự khổ đau, bằng cách làm cho nó thấm nhập xác thịt mình cho tới tận cùng như Chúa Giêsu đã làm” (A. Polselli, Don Andrea Santoro, le eredità, Città Nuova, Roma 2008, tr. 31). Ước chi thí dụ này và biết bao thí dụ khác nâng đỡ chúng ta trong việc hiến dâng mạng sống mình như món quà của tình yêu tặng cho các anh em khác, noi gương Chúa Giêsu. Và cả ngày nay nữa cũng có biết bao nhiêu người nam nữ, các vị tử đạo thật hiến dâng mạng sống họ với Chúa Giêsu để tuyên xưng đức tin, chỉ vì lý do đó. Đó là một việc phục vụ, phục vụ của chứng tá kitô cho tới đổ máu, việc phục vụ mà Chúa Kitô đã làm cho chúng ta: Ngài đã cứu chúng ta cho tới cùng. Và đó là ý nghĩa của từ “Đã hoàn tất”. Thật đẹp biết bao nếu tất cả chúng ta vào cuối cuộc đời mình với các sai lầm, các tội lỗi và cả các việc lành, với tình yêu của chúng ta đối với tha nhân, chúng ta có thể nói với Thiên Chúa Cha như Chúa Giêsu: “Đã hoàn tất”, không phải với sự toàn vẹn như Người, nhưng nói: “Lậy Chúa, con đã làm tất cả những gì con có thể làm. Đã hoàn tất”. Khi thờ lậy Thập Giá, khi nhìn Chúa Giêsu, chúng ta nghĩ tới tình yêu, việc phục vụ, cuộc sống chúng ta, các kitô hữu tử đạo, và nghĩ tới cuộc sống mình sẽ ích lợi cho chúng ta. Không ai trong chúng ta biết khi nào điều này sẽ xảy ra, nhưng chúng ta có thể xin ơn thánh có thể nói: “Lậy Cha, con đã làm điều con có thể làm. Đã hoàn tất”.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh là ngày, trong đó Giáo Hội chiêm ngưỡng “việc ngủ nghỉ” của Chúa Kitô trong mồ, sau chiến thắng của thập giá. Trong ngày Thứ Bẩy, một lần nữa Giáo Hội tự đồng hóa với Mẹ Maria: toàn đức tin của Giáo Hội đã được tiếp nhận nơi Mẹ, là người tin toàn vẹn, đầu tiên. Trong sự tối tăm bao trùm thụ tạo, Mẹ một mình cầm giữ cho ngọn đuốc đức tin nơi sự sống lại của Chúa Giêsu được cháy sáng, bằng cách hy vọng chống lại mọi hy vọng (x. Rm 4,18).

Trong lễ vọng phục sinh, lời tung hô Alleluiya lại được vang lên, chúng ta cử hành Chúa Kitô Phục Sinh, trung tâm và cùng đích của vũ hoàn và của lịch sử. Chúng ta canh thức đầy hy vọng đợi chờ sự trở lại của Ngài, khi lễ Vuợt Qua sẽ được biểu lộ tràn đầy. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:

Đôi khi tối tăm của đêm đen xem ra vào thấu tận linh hồn; đôi khi chúng ta nghĩ “không còn làm được gì nữa”, và con tim không tìm ra sức mạnh để yêu thương. Nhưng chính trong sự tối tăm đó Chúa Kitô thắp sáng lên ngọn lửa tình yêu của Thiên Chúa: một ánh sáng phá tan đêm tối và loan báo một khởi đầu. Hòn dá của đớn đau đã được lật qua một bên, nhường chỗ cho niềm hy vọng. Đó chính là mầu nhiệm cao cả của sự phục sinh! Trong đêm thánh này Giáo Hội trao ban cho chúng ta ánh sáng của Đấng Phục Sinh, để nơi chúng ta không còn có sự tiếc nuối nữa nhưng có niềm hy vọng cho những ai rộng mở cho một hiện tại tràn đầy tương lai: Chúa Kitô đã chiến thắng cái chết và chúng ta cùng chiến thắng vời Ngài. Như là kitô hữu chúng ta được mời gọi là những tuần canh trời sáng biết nhận ra các dấu chỉ của Đấng Phục Sinh, như các phụ nữ và các môn đệ đã làm khi chạy tới mộ vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần.

Anh chị em thân mến, trong các ngày Tam Nhật Thánh chúng ta đừng chỉ hạn chế tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa, nhưng cũng hãy bước vào trong mầu nhiệm, và nhận lấy các tâm tình và thái độ của Chúa, như tông đồ Phaolô mời gọi chúng ta. “Anh em hãy có chính các tâm tình của Chúa Kitô Giêsu” (Fl 2,5). Và khi đó sẽ là lễ Vưọt Qua tốt lành cho chúng ta.

2. Bước vào mầu nhiệm Phục sinh

Để sống mầu nhiệm Phục sinh chúng ta phải bước vào mầu nhiệm Phục sinh vì mầu nhiệm không phải là những chỉ thuộc về tri thức, một điều gì đó chúng ta chỉ biết tới hoặc đọc qua.. . Mầu nhiệm Phục sinh là điều gì đó nhiều hơn, nhiều hơn rất nhiều! Đó là chủ đề chính trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ Vọng Phục sinh 2015.

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Đêm nay là một đêm canh thức. Chúa không ngủ; Đấng Canh Thức đang dõi nhìn dân Người (xem Tv 121: 4), để đưa họ thoát vòng nô lệ và mở ra một thông lộ dẫn đến tự do.

Chúa đang tiếp tục canh thức và, với sức mạnh của tình yêu Ngài, Chúa đang đưa dân Người qua Biển Đỏ. Ngài cũng đưa Chúa Giêsu qua vực thẳm của cái chết và cõi âm.

Đây là một đêm canh thức cho các môn đệ của Chúa Giêsu, một đêm của nỗi buồn và sợ hãi. Họ khóa kín mình trong nhà Tiệc Ly. Tuy nhiên, những người phụ nữ đã đi đến ngôi mộ vào rạng sáng ngày Chúa Nhật để xức dầu thơm cho xác Chúa Giêsu. Lòng họ rối bời và tự hỏi lẫn nhau: “Làm sao chúng ta vào được? Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?” Nhưng đây là dấu chỉ đầu tiên của biến cố vĩ đại này: tảng đá đã lăn ra một bên rồi, và cửa mộ mở toang!

“Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng” (Mc 16:5). Những người phụ nữ là những người đầu tiên nhìn thấy dấu hiệu tuyệt vời này, ngôi mộ trống; và họ là những người đầu tiên đi vào.. .

Nhận xét về biến cố này, Đức Thánh Cha nói:

“Bước vào ngôi mộ.” Thật là tốt cho chúng ta, vào đêm vọng này để suy tư trên kinh nghiệm của những người phụ nữ, một kinh nghiệm đang vang lên trong chúng ta. Bởi vì đó là lý do tại sao chúng ta đang hiện diện ở đây: để bước vào, bước vào vào mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực hiện với lễ vọng tình yêu của Ngài.

Chúng ta không thể sống Mùa Phục sinh mà không bước vào mầu nhiệm này. Mầu nhiệm ấy không phải là điều gì đó thuộc về tri thức, một điều gì đó chúng ta chỉ biết tới hoặc đọc qua.. . Đó là điều gì đó nhiều hơn, nhiều hơn rất nhiều!

“Bước vào mầu nhiệm này” là khả năng tự hỏi, chiêm niệm; là khả năng lắng nghe sự im lặng và nhận ra những tiếng thì thầm nhỏ bé giữa sự im lặng tuyệt vời trong đó Thiên Chúa nói với chúng ta (x 1 Các Vua 19:12).

Bước vào mầu nhiệm này đòi hỏi đó chúng ta không sợ thực tại, nghĩa là chúng ta đừng tự nhốt chính mình, đừng chạy trốn khỏi những gì chúng ta không hiểu, đừng nhắm mắt lại trước các nan đề hoặc phủ nhận chúng, đừng lờ đi những câu hỏi của chúng ta...

Bước vào mầu nhiệm này nghĩa là vượt ra ngoài vùng thoải mái của riêng chúng ta, vượt ra khỏi sự lười biếng và sự thờ ơ đang giữ chúng ta lại, và vươn ra tìm kiếm chân lý, cái đẹp và tình yêu. Đó là tìm kiếm một ý nghĩa sâu xa, một câu trả lời không dễ cho những câu hỏi đang thử thách đức tin của chúng ta, lòng trung thành của chúng ta và chính sự hiện hữu của chúng ta.

Để bước vào mầu nhiệm này, chúng ta cần đến khiêm tốn, cần đến sự khiêm nhường hạ thấp mình xuống, đi xuống khỏi ngai của cái “tôi” quá tự hào của chúng ta, và các giả định của chúng ta; một sự khiêm tốn để không còn coi bản thân mình là quá quan trọng, trong khi nhận ra chúng ta thực sự là ai: là những tạo vật có những điểm mạnh và điểm yếu của nó, và chỉ là những tội nhân cần đến sự tha thứ. Để bước vào mầu nhiệm này, chúng ta cần sự khiêm nhường là sự bất lực, sự từ bỏ những ngẫu tượng của chúng ta.. . nói tắt một lời, chúng ta cần biết tôn thờ. Nếu không có sự tôn thờ, chúng ta không thể bước vào mầu nhiệm này.

Những người phụ nữ là môn đệ của Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta tất cả những điều này. Họ tiếp tục canh thức trong đêm đó, cùng với Mẹ Maria. Và Đức Mẹ giúp họ không đánh mất đi niềm tin và hy vọng. Kết quả là, họ không còn là những tù nhân của sự sợ hãi và nỗi buồn, nhưng khi tia nắng đầu tiên của bình minh ló dạng họ đã đi ra ngoài mang theo dầu thơm của họ, lòng họ đã được xức dầu với tình yêu. Họ ra đi và tìm thấy ngôi mộ mở tung. Và họ đã đi vào. Các bà đã canh thức, vươn ra và bước vào mầu nhiệm. Cầu xin cho chúng ta có thể học hỏi được từ các bà để canh thức cùng Thiên Chúa và với Mẹ Maria là Mẹ chúng ta, để chúng ta cũng có thể bước vào Mầu Nhiệm dẫn từ sự chết đến sự sống. Amen

3. Ðức Giêsu hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmau

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đoạn Tin Mừng về hai môn đệ trên đường Emmau được kể là một trong những đoạn tin mừng đẹp nhất của thánh Luca, một câu chuyện vừa sâu sắc về thần học, vừa diễm ảo về văn chương, chính cấu trúc câu chuyện - chuyến đi khứ hồi Giêrusalem -Emmau-Giêrusalem là bức phông biểu tượng cho "cuộc qui hồi " sắp thực hiện trong lòng hai môn đệ.

Câu chuyện xẩy ra vào ngày "thứ ba sau khi Đức Giêsu lìa trần" ngày mà, thánh Luca, ngay những dòng mở đầu của Tin Mừng, đã coi như "ngày thứ nhất trong tuần " và các Kitô hữu đã sớm gọi là "ngày Chúa Nhật”, ngày của Chúa.

Vào ngày thứ Ba sau khi Chúa Giêsu lìa trần có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem 11 km về phía Tây Bắc. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra.

Ðang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Ðức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người.

Người hỏi họ: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?" Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.

Một trong hai người tên là Colêôpát trả lời: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay".

Ðức Giêsu hỏi: "Chuyện gì vậy?"

Họ thưa: "Chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Ðấng cứu chuộc Ítraen. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy".

Bấy giờ Ðức Giêsu nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Ðấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?" Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.

Khi gần tới làng họ muốn đến, Ðức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn". Bấy giờ Người vào ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?".

Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: "Chúa sống lại thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon". Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Con đường dẫn đưa những người lữ khách từ Giêrusalem đến quán trọ Emmau sao mà xa xôi vạn lí. Ấy vậy mà lúc trở về Giêrusalem lại chỉ trong phút giây vì Tin Mừng đang cháy bóng trong tim và trên môi họ.

Chính nhóm mười một và thân hữu lại tập họp nhau đã thông báo với họ trước rằng "Chúa đã phục sinh : Ngài đã hiện ra với Simon Phêrô ". Bấy giờ, họ cũng kể lại những diễn biến trên đường và nhờ đâu họ đã nhận ra được Ngài “khi Ngài bẻ bánh "

“Cuộc trở về nguồn cội, nghĩa là trở về với cái nôi phát sinh hội thánh, tức Jerusalem, tượng trưng cho cuộc trở lại từ nỗi buồn sang niềm vui, từ sự lùi bước đến dấn thân, từ sự tan tác đến kết đoàn, nhóm những người theo Chúa đã tản mác ở đầu câu chuyện, nay đã tái hợp, nhưng khác hẳn ngày xưa, họ đã chết, nay họ "sống lại”, ngày lễ Phục sinh của Chúa Giêsu đã biến thành ngày Lễ Phục sinh của riêng họ : là một nhóm nhỏ, họ cũng đã đi qua cái chết để phục sinh thành Hội thánh."

4. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng

Bất kể quá khứ của chúng ta, Chúa yêu thương mỗi một người trong chúng ta cho đến cùng. Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trước hàng trăm tù nhân tại trại giam Rebibbia khi ngài đến đây cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh với họ.

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Trong ngày thứ Năm này, Đức Giêsu nơi bàn ăn với các môn đệ đang mừng lễ Vượt Qua. Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe nêu bật một từ chính là trung tâm của những gì Chúa Giêsu đã thực hiện cho tất cả chúng ta: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,2)... Chúa Giêsu yêu thương chúng ta. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta. Không có giới hạn, luôn luôn cho đến cùng. Tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta không có giới hạn, ngày càng nhiều. Ngài không bao giờ mệt mỏi yêu thương một ai. Ngài yêu thương tất cả chúng ta đến mức trao ban chính mạng sống mình. Đúng thế, Ngài trao ban mạng sống mình cho tất cả chúng ta, Ngài đã ban sự sống của Ngài cho mỗi người chúng ta và mỗi người trong chúng ta đều có thể nói: “.. Ngài ban sự sống của Ngài cho tôi” Ngài ban sự sống của Ngài cho anh, cho em, cho tôi, cho mỗi một người trong chúng ta, với tên họ của mình, vì tình yêu của Ngài là như thế: yêu từng cá nhân.

Đức Thánh Cha đã quảng diễn tiếp về tình yêu Thiên Chúa như sau:

Tình yêu của Chúa Giêsu không bao giờ lừa dối vì Ngài không mệt mỏi yêu thương nên Ngài không mệt mỏi tha thứ, Ngài không bao giờ mệt mỏi ôm ấp chúng ta vào lòng. Đây là điều đầu tiên tôi muốn nói với các bạn: Chúa Giêsu yêu mỗi một người trong các bạn cho “đến cùng.”

Và sau đó Ngài làm một điều mà các môn đệ không hiểu, đó là Người rửa chân cho họ. Vào thời đó, đây là một điều phổ biến; một phong tục vì khi đến một ngôi nhà, bàn chân của người ta dính đầy bụi đường. Thời đó, chưa có những con đường lát đá!

Và ở lối vào của ngôi nhà, người ta sẽ rửa chân mình. Nhưng việc rửa chân không bao giờ được thực hiện bởi người chủ gia đình đó; nó được thực hiện bởi những người nô lệ. Đó là công việc của những người nô lệ. Và Chúa Giêsu rửa chân cho chúng ta, rửa chân cho các môn đệ Ngài, như một nô lệ. Và Ngài nói với họ: “Những gì Thầy đang làm, bây giờ anh em không hiểu đâu,” và Ngài nói với Phêrô (Ga 13.: 7) “nhưng sau này anh sẽ hiểu.”

Chúa Giêsu, với tình yêu bao la đến nỗi Ngài đã biến chính mình thành một người nô lệ để phục vụ chúng ta, để chữa lành chúng ta, để làm sạch chúng ta. Và hôm nay, trong Thánh Lễ này, Giáo Hội muốn các linh mục rửa chân cho 12 người, để tưởng nhớ 12 môn đệ lúc đó. Nhưng trong con tim chúng ta, chúng ta phải có sự xác tín, chúng ta phải tin chắc rằng Chúa, một khi Chúa rửa chân cho chúng ta, thì Ngài rửa sạch tất cả mọi thứ, Ngài thanh tẩy chúng ta! Ngài làm cho chúng ta cảm nhận tình yêu Ngài một lần nữa.

Trong Kinh Thánh có một câu từ ngôn sứ Isaiah rất là đẹp: “Có người phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.” (Is. 49:15) Đó là cách Thiên Chúa yêu thương chúng ta.

Và hôm nay tôi sẽ rửa chân cho 12 bạn, nhưng qua những anh em này là tất cả các bạn. Tất cả mọi người, tất cả mọi người! Tất cả những người đang sống ở đây. Anh chị em đại diện cho họ. Nhưng tôi cũng cần phải được Chúa thanh tẩy. Và vì thế, hãy cầu nguyện trong Thánh lễ này, để xin Chúa có thể thanh tẩy mọi vết nhơ của tôi để tôi ngày càng có thể trở thành nô lệ của anh chị em, càng trở nên nô lệ trong sứ vụ cho người dân, như Chúa Giêsu. Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu phần này của buổi lễ.

5. “ECCE HOMO!” – Đây là người!

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Lúc 5 giờ chiều ngày thứ Sáu Mùng 3 tháng Tư, trước sự hiện diện của gần 9 ngàn tín hữu, hơn 40 Hồng Y và 50 Giám Mục trong giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha đã chủ sự nghi thức Suy Tôn Thánh Giá bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Sau bài Thương Khó, Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma đã nghe bài chia sẻ sau đây của Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng. Những bài chia sẻ trong những dịp trọng đại này có chuyển tải những suy tư thần học rất sâu sắc.

Mở đầu bài chia sẻ của ngài, cha Cantalamessa nói:

Chúng ta vừa nghe trình thuật về Chúa Giêsu trước tòa của Philatô. Có một điểm đặc biệt trong trình thuật này mà chúng ta cần phải dừng lại để suy tư.

Bấy giờ ông Philatô truyền đem Ðức Giêsu đi và đánh đòn Người. Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. Họ đến gần và nói: “Kính chào Vua dân Do Thái!”, rồi vả vào mặt Người...Vậy, Ðức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: “Ðây là người! [Ecce Homo!] (Ga 19: 1-3, 5)

Trong vô số những bức tranh lấy Ecce Homo làm chủ đề, có một bức tranh đã luôn luôn gây ấn tượng cho tôi. Đó là bức tranh của một họa sĩ người miền Bắc nước Bỉ sống ở thế kỷ thứ mười sáu là Jan Mostaert. Hãy để tôi cố gắng mô tả bức tranh này. Điều đó sẽ giúp ghi một dấu ấn tốt hơn trong tâm trí của chúng ta về biến cố này, vì người nghệ sĩ đã trung thành sao chép thành tranh các sự kiện của trình thuật Phúc Âm, đặc biệt là Phúc Âm của Thánh Máccô (xem Mc 15: 16-20).

Cha Cantalamessa quảng diễn tiếp như sau:

Chúa Giêsu đầu đội một mão gai. Một bó những nhánh cây đầy gai được tìm thấy trong sân, có lẽ dùng để nhóm lửa, đã cho các các binh sĩ một cơ hội để chế giễu vương quyền của Ngài. Những giọt máu chảy xuống trên khuôn mặt Ngài. Miệng Ngài mở ra một nửa, như một người đang bị khó thở. Vai Ngài khoác một áo choàng nặng và bạc thếch, giống như làm bằng thiếc hơn là bằng vải. Trên vai Chúa là những vết thương ngang dọc từ trận đòn gần đây. Hai cổ tay của Ngài bị buộc lại với nhau bằng một sợi dây thừng thô thắt hai vòng. Chúng bắt Ngài cầm một cây sậy trong tay như vương trượng, còn tay kia chúng bắt ngài cầm những nhành lá như những biểu tượng nhằm chế giễu vương quyền của Ngài. Chúa Giêsu không thể di chuyển dù chỉ một ngón tay; đây là một con người bị chà đạp xuống đến mức hoàn toàn bất lực, là nguyên mẫu của tất cả những con người trong lịch sử với bàn tay bị khóa chặt.

Khi suy niệm về cuộc thương khó, nhà triết học Blaise Pascal đã viết những lời này một ngày nào đó: “Chúa Kitô sẽ còn phải đau đớn cho đến ngày tận thế; chúng ta đừng mê ngủ trong thời gian này.” Có một ý nghĩa trong những lời này rất đúng với chính con người của Chúa Kitô, nghĩa là đúng với Đấng là đầu của nhiệm thể, chứ không chỉ đúng với các thành viên của nhiệm thể ấy. Không phải là chúng ta bỏ qua sự kiện là Chúa đã sống lại và đang sống, nhưng chính vì Ngài đã sống lại và đang sống. Nhưng thôi, chúng ta hãy bỏ qua một bên ý nghĩa khó hiểu này và thay vào đó đề cập đến một ý nghĩa rõ ràng nhất của những lời này. Chúa Giêsu sẽ còn phải đau đớn cho đến ngày tận thế trong mỗi người nam nữ đang cùng một nỗi thống khổ của Ngài. “Các ngươi đã làm cho chính Ta!” (Mt 25:40). Ngài nói những lời này không chỉ với các tín hữu đặt niềm tin nơi Người; nhưng là với mỗi người nam nữ đang đói khát, trần truồng, chịu ngược đãi, giam cầm.

Xin được một lần đừng nói chung chung về những tệ nạn xã hội: nghèo đói, bất công, và bóc lột những người yếu thế. Những tệ nạn này vẫn thường được nói đến (dù chẳng bao giờ là đủ), nhưng có nguy cơ là những tệ nạn ấy trở thành trừu tượng, thành những phạm trù chứ không phải là những con người. Thay vào đó, chúng ta hãy nghĩ đến những đau khổ của các cá nhân, những người có tên tuổi và danh tính cụ thể; hãy nói đến những nhục hình do con người quyết định đưa ra trong máu lạnh và trong sự tự nguyện để làm thương tổn những người khác, kể cả các hài nhi tại thời điểm này.

Có biết bao những trường hợp “Ecce homo” (“Đây là người!”) trên cái thế giới này! Có biết bao những tù nhân thấy mình đứng trước tình trạng tương tự như Chúa Giêsu trước tòa Philatô: cô đơn, tay bị còng, bị tra tấn, chỉ còn biết trông đợi nơi lòng thương xót của đám quân lính thô bạo đầy thù hận là những kẻ tham gia vào tất cả các loại tàn ác về thể chất và tâm lý và là những kẻ thích thú trước những đau khổ của người khác. “Chúng ta đừng mê ngủ; chúng ta đừng bỏ họ một mình!”

Tiếng hô “Ecce homo!” áp dụng không chỉ cho các nạn nhân nhưng còn cho những kẻ tra tấn. Nó có nghĩa là, “Đây là những gì con người có thể làm được!” Với sự sợ hãi và run rẩy, chúng ta cũng hãy nói, “Đây là những gì nhân loại có thể làm được!” Chúng ta đã tiến được bao xa trong cuộc diễn hành tiến về phía trước không thể ngăn cản được, so với homo sapiens sapiens (con người hiện đại thời Khai Sáng), so với loại người, mà một số người nào đó cho rằng đã được sinh ra từ cái chết của Thượng Đế để thay thế cho Ngài!

* * *

Kitô hữu tất nhiên không phải là những nạn nhân duy nhất của bạo lực giết người trên thế giới, nhưng chúng ta không thể bỏ qua sự kiện là tại nhiều quốc gia, họ là những nạn nhân chịu đau khổ thường xuyên nhất. Và ngày hôm nay có tin tức là 147 Kitô hữu đã bị tàn sát trong cơn cuồng nộ của những kẻ thánh chiến Hồi Giáo cực đoan Somali tại một trường đại học ở Kenya. Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ của Ngài, “Sẽ đến giờ những kẻ giết anh em cũng tưởng đó là phụng thờ Thiên Chúa.” (Ga 16:2) Có lẽ từ trước đến nay chưa bao giờ những lời này được thực hiện chính xác đến thế như trong thời đại chúng ta ngày nay.

Một giám mục sống ở thành Alexandria vào thế kỷ thứ ba là Dionysius đã để lại cho chúng ta một chứng tá về hoàn cảnh cử hành lễ Phục sinh của các tín hữu Kitô trong các cuộc bách hại khốc liệt bởi đại đế La Mã Decius:

Đầu tiên chúng tôi bị chỉ định nơi cư trú, và bị bao vây bởi những kẻ bắt bớ và giết người, nhưng chúng tôi vẫn là những người duy nhất giữ ngày lễ này thậm chí sau khi đã bị cô lập như vậy. Mỗi nơi mà chúng tôi bị tấn công đã trở thành một địa điểm mừng lễ dù là ở cánh đồng, sa mạc, trên tàu, trong các nhà trọ, hay nhà tù. Ngày lễ huy hoàng nhất trong tất cả các ngày lễ này được giữ bởi các vị tử đạo, những người giờ đây đang mừng lễ này trên thiên quốc.

Đây cũng là tình cảnh mà nhiều Kitô hữu mừng lễ Phục Sinh năm nay, năm 2015 sau Chúa Giáng Sinh.

Có những người, trên báo chí thế tục, có can đảm tố cáo sự thờ ơ đáng lo ngại của các tổ chức và dư luận trên thế giới trước những sự giết chóc các Kitô hữu này, trong khi gợi nhớ đến những sự thờ ơ như thế trong quá khứ. Tất cả chúng ta và tất cả các tổ chức của chúng ta ở phương Tây có nguy cơ trở thành những Philatô đang rửa tay [trước máu người vô tội].

Tuy nhiên, chúng ta lại không được phép đưa ra bất cứ tố cáo nào ngày hôm nay. Chúng ta sẽ phản bội mầu nhiệm đang được cử hành. Chúa Giêsu trong giờ hấp hối, đã kêu lên “Lạy Cha, xin tha cho chúng; vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23:34). Lời cầu nguyện này không chỉ là lời thì thầm trong hơi thở của Ngài; nó còn là tiếng kêu to lên để mọi người có thể nghe rõ. Đó cũng chẳng phải là một lời cầu nguyện; đó là một yêu cầu quyết liệt được đưa ra trong cương vị của người Con: “Lạy Cha, xin tha cho chúng” và vì chính Chúa đã từng cho biết là Chúa Cha luôn nhậm lời cầu nguyện của Ngài (xem Ga 11:42), chúng ta phải tin rằng Chúa Cha đã nghe lời cầu nguyện cuối cùng này từ cây thánh giá và do đó những kẻ đã đóng đinh Chúa Kitô vào thánh giá đã được Thiên Chúa tha thứ (tất nhiên là với một lòng ăn năn cách nào đó) và được ở với Ngài trên thiên đường, để làm chứng muôn đời cho thấy tình yêu của Thiên Chúa có khả năng đi xa đến mức nào.

Sự thiếu hiểu biết như thế vốn tồn tại một cách đặc biệt trong đám lính tráng. Nhưng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu không chỉ dành riêng cho họ. Sự hùng vĩ thánh thiêng trong sự tha thứ của Ngài bao gồm cả sự kiện là nó cũng được trao ban cho những kẻ thù tàn nhẫn nhất của Ngài. Lý do thiếu hiểu biết được đưa ra chính xác là dành cho họ. Mặc dù họ đã hành động đầy xảo quyệt và ranh ma, nhưng trong thực tế, họ không biết những gì họ đang làm; họ không nghĩ rằng họ đã đóng đinh vào thập giá một người đàn ông thực sự là Đấng Thiên Sai và là Con Thiên Chúa! Thay vì cáo buộc đối thủ của mình, hoặc tha cho họ và ủy thác nhiệm vụ trả thù cho Cha trên trời của mình, Ngài đã đứng ra bảo vệ họ.

Ngài đưa ra cho các môn đệ của mình một ví dụ về sự rộng lượng vô hạn. Để tha thứ với cùng một sự vĩ đại trong tâm hồn như thế không chỉ đòi hỏi một thái độ tiêu cực trong đó ta từ bỏ ao ước muốn thấy kẻ ác gặp ác; nhưng còn phải được biến đổi xa hơn thành một ý chí tích cực là làm điều thiện cho họ, thậm chí cho dù đó chỉ là một lời cầu nguyện với Thiên Chúa nhân danh họ. “Hãy cầu nguyện cho những người bắt bớ anh em” (Mt 5:44). Kiểu tha thứ này không tìm sự hả dạ trong hy vọng nơi sự trừng phạt của Thiên Chúa. Nó phải được linh hứng từ một lòng bác ái tha cho kẻ lân cận, tuy nhiên, không nhắm mắt lại với sự thật nhưng trái lại là phải mở mắt ra để ngăn chặn kẻ gian ngõ hầu họ sẽ không gây hại thêm cho người khác và cho chính họ.

Chúng ta có thể muốn nói rằng “Lạy Chúa, Chúa yêu cầu chúng con phải làm những điều không thể!” Ngài sẽ trả lời, “Ta biết, nhưng Ta đã chết để ban cho anh em những gì Ta yêu cầu anh em. Ta không chỉ truyền cho anh em phải tha thứ và không chỉ đưa ra cho anh em một tấm gương anh hùng về sự tha thứ, nhưng qua cái chết của Ta, Ta cũng mang lại cho anh em những ân sủng để anh em có thể thứ tha. Ta không chỉ ban cho thế giới giáo huấn về lòng thương xót như nhiều người khác đã từng làm. Ta cũng là Chúa và Ta đổ ra cho anh em những con sông của lòng thương xót qua cái chết của Ta. Từ đó, anh em có thể kín múc lòng thương xót bao nhiêu cũng được trong Năm Thánh Từ Bi sắp tới”.

***

Ai đó có thể nói, “Nếu thế thì chẳng lẽ theo Chúa Kitô luôn luôn có nghĩa là từ bỏ chính mình một cách thụ động để bị đánh bại và bị giết chết hay sao?” Không, trái ngược lại! Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài: “Hãy vui lên” trước khi bước vào cuộc thương khó của Ngài: “Ta đã chiến thắng thế gian” (Ga 16:33). Chúa Kitô đã chiến thắng thế gian bằng cách vượt qua sự gian ác của thế giới này. Chiến thắng cuối cùng của cái thiện trước cái ác đó sẽ được thể hiện vào cuối thời điểm đã đến, chính thức và thực tế, trên thánh giá của Chúa Kitô. Ngài nói “Bây giờ là giờ Phán xét của thế giới này” (Ga 12:31). Từ ngày đó, sự ác đang thua dần, và nó đang thua nhiều hơn khi xem ra nó đang có vẻ thắng nhiều hơn. Nó đã bị xét xử và kết án trong những biểu hiện cuối cùng của nó với một bản án không thể nào kháng cáo.

Chúa Giêsu đã vượt qua bạo lực không phải với bạo lực lớn hơn nhưng bằng cách chịu đựng nó và phơi bày tất cả sự bất công và vô vọng của nó. Ngài khai mở một loại chiến thắng mới đã được Thánh Augustinô tóm gọn trong ba chữ: “Victor quia victima” (Chiến thắng vì là nạn nhân). Chính vì thấy Ngài chết như thế mà viên đội trưởng La Mã đã thốt lên: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!” (Mc 15:39). Những người khác hỏi nhau xem những “tiếng kêu lớn” từ Chúa Giêsu đang hấp hối có nghĩa là gì (xem Mc 15:37). Viên đội trưởng La Mã, là một chuyên gia về những chiến binh và những trận đánh, nhận ra ngay lập tức đó là một tiếng kêu của chiến thắng.

Những vấn đề bạo lực làm chúng ta quan ngại, sửng sốt, và ngày nay nó đã phát minh ra những hình thái mới hơn và khủng khiếp hơn của sự tàn bạo và man rợ. Kitô hữu chúng ta đang kinh hãi với ý tưởng trong đó người ta có thể giết người nhân danh Thiên Chúa. Tuy nhiên, một người nào đó có thể phản đối “Nhưng không phải là Kinh Thánh cũng đầy những câu chuyện bạo lực đó sao? Không phải là Thiên Chúa được gọi là 'Chúa các đạo binh' sao? Không phải Chúa đã từng lên án toàn bộ một thành phố phải bị tiêu diệt sao? Không phải là chính Người đã quy định bao nhiêu những trường hợp phải tử hình trong Luật Môsê đó sao?”

Nếu họ đã đưa ra những phản đối này với Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, chắc chắn Ngài sẽ đáp lại như những gì Ngài đã nói về ly dị: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không thế đâu.” (Mt 19: 8). Điều này cũng đúng đối với bạo lực: “Lúc đầu nó không phải như vậy.” Chương đầu tiên của Sách Sáng Thế trình bày một thế giới nơi mà bạo lực giữa con người với nhau hay giữa con người và các loài động vật không hề có, thậm chí cả trong trí tưởng tượng. Không được phép giết người ngay cả là để trả thù cho cái chết của Abel, và qua đó trừng phạt một kẻ giết người (xem Sáng Thế 4:15).

Ý định thực sự của Thiên Chúa được thể hiện nơi điều răn “Chớ giết người” hơn là nơi những ngoại lệ đối với lệnh truyền đó trong luật pháp, là một sự nhượng bộ trước “sự cứng lòng” và trước những thực hành của con người. Bạo lực, cùng với tội lỗi, là một phần đáng tiếc trong đời sống, và Cựu Ước, trong đó phản ảnh đời sống và phải là hữu ích cho đời sống như nó đang xảy ra, đã tìm hiểu các luật lệ và hình phạt tử hình ít nhất là để cô lập và ngăn chặn không để cho bạo lực biến thành một lựa chọn cá nhân để rồi mọi người xâu xé lẫn nhau.

Thánh Phaolô đề cập đến một khoảng thời gian được đặc trưng bởi “sự nhẫn nại” của Thiên Chúa (Rm 3:25). Thiên Chúa nhẫn nại trước bạo lực như Ngài nhẫn nại trước tình trạng đa thê, ly dị, và những thứ khác, nhưng Ngài đang chuẩn bị dân Ngài cho một thời gian trong đó hoạch định nguyên thủy của Người cho nhân loại được “tái lập” và được phục hồi trong danh dự, như thể thông qua một sáng tạo mới. Thời ấy đã đến với Chúa Giêsu, Đấng đã công bố trên núi, “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái nữa... Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (Mt 5: 38-39, 43-44).

“Bài Giảng Trên Núi” thực sự thay đổi lịch sử, tuy nhiên, không phải là bài giảng đã được đưa ra trên một ngọn đồi ở Galilê, nhưng là bài giảng giờ đây được công bố lặng lẽ từ trên thánh giá. Trên đồi Canvê, Chúa Kitô đưa ra một tiếng nói “không” dứt khoát với bạo lực, đặt đối lập với nó không chỉ là bất bạo động, nhưng còn là sự tha thứ, hiền lành, và tình yêu. Mặc dù bạo lực vẫn sẽ tiếp tục tồn tại, nó sẽ không còn có thể được liên kết dù là xa xôi đi chăng nữa với Thiên Chúa và không thể núp dưới quyền bính của Ngài. Làm như thế là làm cho khái niệm về Thiên Chúa suy thoái ngược lại vào những thời kỳ sơ khai và thô thiển trong một lịch sử đã được vượt qua bởi lương tâm tôn giáo và văn minh của nhân loại.

* * *

Những vị tử đạo chân chính vì Chúa Kitô không chết với bàn tay nắm chặt nhưng với bàn tay chắp lại trong lời cầu nguyện. Chúng ta đã có nhiều ví dụ gần đây về điều này. Chúa Kitô là Đấng đã ban cho 21 Kitô hữu Coptic bị quân khủng bố Hồi Giáo IS chặt đầu tại Libya hôm 22 tháng 2 sức mạnh để chết trong khi thì thầm kêu tên Chúa Giêsu.

Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con cầu nguyện cho những anh chị em trong đức tin của chúng con đang bị đàn áp và cho tất cả những con người là những Ecce Homo trên mặt đất này tại thời điểm hiện nay, là Kitô hữu cũng như những người không phải là Kitô hữu.

Lạy Mẹ Maria, dưới chân thập giá, Mẹ kết hiệp với Con của Mẹ, và Mẹ thì thầm theo Ngài, “Lạy Cha, xin tha cho chúng!” Xin hãy giúp chúng con chiến thắng sự ác bằng điều thiện, không chỉ trên trường thế giới nhưng cả trong cuộc sống hàng ngày của chúng con, bên trong các bức tường ngôi nhà của chúng con. Mẹ đã chia sẻ những đau khổ của Người khi Người chết trên thánh giá. Như vậy, một cách rất đặc biệt, Mẹ đồng công cứu chuộc bằng sự vâng phục của Mẹ, niềm tin, hy vọng và lòng bác ái bừng cháy. Xin Mẹ linh hứng cho những người nam nữ trong thời đại chúng con với những ý nghĩ hòa bình và lòng thương xót. Và với sự tha thứ. Amen.