Ngày 13-04-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống Thương Yêu
Anh Phim
15:12 13/04/2010
Sống thương yêu là một nghệ thuật sống. Chúng đơn giản, giản di và gần gủi. Khi nhận hiểu ra được cách sống thương yêu thì như trở bàn tay, từ mặt úp thành mặt ngữa, một con người cũ thay đổi thành một con người mới trong tích tắc. Có ai ngờ rằng trong đời sống hằng ngày, con người đã để đánh mất quá nhiều cơ hội để sống thương yêu nhau mà không hay biết, hoặc không để ý đến và rồi bỏ qua, thật là tiếc, hoặc thay vì sống yêu thương nhau thì lại kềm chế tâm hay nén lòng làm cho cuộc sống thêm đau khổ hơn. Tuy vậy mỗi người đều có cách sống thương yêu của mình, họ đối xử với nhau rất tốt, ứng xử rất hay và rất khéo, đáng khâm phục và học hỏi.

Bất kỳ ai, đã là con người, đều có thể sống thương yêu nhau. Đó là đạo đức của con người. Tất cả đạo đức của con người đều lấy tình thương làm nền tảng. Thiếu lòng thương yêu thì đạo đức không thể có được. Mọi tôn giáo ít nhiều gì cũng dựa trên đạo đức để xây dựng giáo lý riêng cho mình và lấy tình thương yêu bác ái làm nền tảng giáo dục tín đồ của mình. Do vậy đã là con người thì chúng ta nên biết sống đạo đức. Có bao nhiêu đạo đức? - Hàng nghìn đạo đức.

Đạo đức được định nghĩa là sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ các loài vật khác; sống biết mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và cho các loài vật khác. Đạo đức phải thỏa mãn 3 điều kiện cùng một lúc, vắng một cái thì không thể gọi là đạo đức được.

Lòng thương yêu chân thật là lòng thương yêu đa hướng, trải rộng bình đẳng đến muôn người không phân biệt thân sơ, muôn loài vật, cỏ cây, đất đá thiên nhiên. Lòng yêu thương một hướng là tình thương ích kỷ hẹp hòi cá nhân chỉ biết yêu thương người thân của mình mà không yêu thương người ngoài hoặc chỉ biết yêu thương ý kiến của mình bắt người khác làm theo mà không cần biết ý thích của người khác. Tình thương một hướng là tình thương đem đến đau khổ hoặc cho mình, hoặc cho người khác, hoặc cho các loài vật. Người có đạo đức là người sống với lòng thương yêu chân thật đa hướng.

Tất cả đạo đức đều xuất phát từ lòng yêu thương. Do vậy lòng yêu thương rất quan trọng. Muốn thấy được lòng yêu thương thì lòng yêu thương phải được thể hiện qua hành động.

Vậy sống như thế nào để gọi là biết sống thương yêu?

• Sống với tâm rộng lượng sẵn sàng tha thứ, bỏ qua mọi lỗi lầm, sai phạm của người khác và không bao giờ nhắc đến. Khi nhắc đến lỗi lầm, cái sai, cái xấu của ai thì đã đánh mất lòng thương yêu. Có những gia đình sống rất hay, họ không bao giờ nói cái xấu, cái sai, cái lỗi của bất kỳ ai trong gia đình và ngoài xã hội, dù thấy biết nhưng họ sẵn sàng tha thứ và bỏ qua, xem như không có gì. Có một câu chuyện về gia đình của Jane White, mỗi khi cả nhà quay quần bên bàn ăn thì họ chẳng quan tâm đến việc ai phạm sai lầm gì. Họ lướt qua những lỗi lầm của nhau và vẫn vui vẻ tiếp tục sống. Không một ai mách tội ai, họ không bao giờ để ý xem ai phạm điều gì, để mách tội nhau. Gia đình White có 3 trai và 3 gái. Lần đó em gái Amy vừa mới lấy bằng lái xe hơi, nhân dịp đi New York chơi, các chị cho em lái xe và không ngờ em lơ đễnh và phản xạ của em còn chậm cho nên bị một xe tải đâm vào làm một người chị gái Jane chết ngay tại chỗ, còn Srah thì bi thương ở đầu, Amy thì bị gãy chân. Khi bố mẹ vào bệnh viện thăm, họ ôm hôm các con và khóc nói những lời nói động viên “các con còn sống là cha mẹ mừng rồi”, nói những câu vui đùa như không có chuyện gì xảy ra. Chẳng một lời trách móc nào. Chính nhờ vậy mà cô con gái tiếp tục sống vui vẻ, có sự nghiệp, cưới chồng và có một gia đình hạnh phúc. Thật là tuyệt vời. Qua câu chuyện tôi đã học được bài học từ gia đình Jane rằng việc đỗ lỗi cho ai vì bất cứ chuyện gì là không quan trọng. Đôi khi, nó chẳng có tác dụng gì. Đức này là đức Từ Bi Hỷ Xả.

• Sống biết nhường nhịn. Luôn biết nhường phần của mình cho người khác; nhường niềm vui của mình cho người khác; nhường công lao của mình cho người khác; nhường phần thưởng của mình cho người khác; nhường chổ đứng xếp hàng cho người khác; nhường lối cho người đi trước; nhường đường cho xe khác đi trước; nhường chổ ngồi trên xe buýt cho người khác nhất là người lớn tuổi phụ nữ có thai và em bé; nhường chổ làm cho người khác; nhường cho người khác nói trước hay làm trước, khi ai cho cái gì đẹp, ngon, tốt thì mình nhường phần đó cho người khác, không tranh giành, v.v… Ví dụ: ai đó cho một cái máy, có nhiều người cũng muốn, khi biết vậy thì mình nhường ngay, không xin. Đó là mình đã có ý tốt biết sống nhường nhịn. Nhưng đôi khi lại không giống như vậy, mình thấy mình cần nên mình vẫn xin như mọi người, hoặc có thể mình không cần nhưng vẫn cứ xin để đem về nhà cho người thân hay người quen. Chỉ cần nhạy bén một chút là có thể sống biết thương yêu. Chỉ cần một sai lầm nhỏ là chúng ta đánh mất lòng thương yêu. Tâm tham của con người rất vi tế, chúng lý luận rất hay, xin đem về cho người khác cũng là tâm tốt, chúng sai bảo chúng ta mà chúng ta không biết. Ở đâu có lòng tham, ở đó sẽ không có lòng yêu thương, ở đâu có lòng yêu thương, ở đó không có tham. Đức này là đức nhường nhịn.

• Dù mình có nghèo đói cũng đừng quên những người nghèo đói khác. Có một câu chuyện về những người đi làm từ thiện đến một vùng nghèo đói tại Mỹ, một lần cô Kathy nhận được điện thoại phải mang gạo đến vùng ngoại ô để giúp một gia đình đông con đã bị đói vài ngày. Cô Kathy chuẩn bị gạo, thức ăn và mang đi ngay. Khi mang gạo và thức ăn đến, nhìn người mẹ và đám con nhỏ trông hốc hác, xanh xao rất tội nghiệp. Thay vì khi nhận được gạo và thức ăn người mẹ nấu ngay cho mình và các con ăn, thì cô Kathy thấy người mẹ sớt một nữa phần gạo và thức ăn vừa nhận được chạy nhanh ra khỏi nhà. Khi trở về hỏi ra thì mới biết người mẹ đem phần gạo và thức ăn đó cho một gia đình khác cũng đang đói. Người làm từ thiện là người có lòng thương yêu, nhưng chúng ta thấy người mẹ này có lòng thương yêu thật tuyệt vời, trong cơn đói khổ sẵn sàng chia sẽ những gì mình có, không ích kỷ hẹp hòi. Thất là lòng thương yêu cao thượng. Đức này là đức chia sẻ.

• Khi đã khá giả thì chớ quên người khác xung quanh, giúp họ khá giả như mình, chứ đừng nghĩ cuộc sống của ai nấy lo. Khi tất cả mọi người xung quanh đều khá giả thì cuộc sống của mình sẽ vững chắc và lâu bền hơn. Có một câu chuyện về đợt thi quả bí ngô cân nặng nhất, một người nông dân trồng bí ngô cân nặng 50 lb đoạt giải nhất. Khi đoạt giải xong, mọi người khác xin hạt giống bí ngô của ông về trồng, ông đều cho và lấy làm vui vẻ. Một người hỏi tại sao ông không giữ lại hạt giống cho mình mà lại cho đi, rủi năm sao ông không đoạt giải nữa thì sao. Ông trả lời do cho đi những hạt giống này mà các ruộng bí bên cạnh đều là giống bí tốt, đến mùa ra hoa, phấn của các hoa bí bên cạnh bay sang ruộng tôi, mới giúp tôi có quả bí ngô to, còn nếu ruộng bí của hàng xóng bên cạnh có giống nhỏ hơn thì chắc bí của tôi cũng sẽ nhỏ như họ. Đây là đức chia sẻ.

• Khi thấy của rơi thì hoặc để yên đó để người đánh rơi quay lại tìm thấy, hoặc lượm lên mang đến cảnh sát, hoặc tự mình đem trả lại cho chủ, không tham lấy một vật gì dù đó là một vali tiền. Khi tự tay mình đem trả thì không nhận phần thưởng nào. Đó là mình sống thật với lòng thương yêu. Đức này là đức ly tham.

• Không tham lam trộm cắp của ai. Trước khi lấy vật gì thì nên xin phép. Đó là mình không muốn người khác giận khi bị mất cái gì. Đức này là đức ly tham.

• Sống không tham gia vào các trò chơi thắng thua, cờ bạc, chứng khoáng, cá độ. Bởi vì kẻ thắng thì gây thù oán, kẻ thua thì chịu khổ đau. Do biết vậy chúng ta không nên tham gia vào các loại trò chơi thắng thua để không phải làm khổ mình, khổ người. Đức này là đức ly tham.

• Sống luôn biết sẳn sàng bố thí. Bố thí không chỉ tiền tài vật chất mà còn biết chia sẻ mọi thứ trên thế gian này khi có cơ hội, bố thí thời gian, công sức, lời nói ái ngữ, sự hiểu biết kinh nghiệm,… Ví dụ: Nhà trồng bông, người ngoài đi ngang nhà thấy bông đẹp, thích và hái không xin phép. Mình thấy vậy thì hãy lấy đó làm niềm vui, vì bông mình trồng đem niềm vui đến cho người khác. Nếu được thì nói ngay những lời nói yêu thương “nếu cô thích thì hái thêm về cắm trong nhà cho đẹp”. Nếu mình nghĩ rằng mình trồng bông chỉ để cho mình ngắm thôi, chỉ để cho mình hái thôi thì mình sống quá ích kỷ hẹp hòi. Còn khi mình luôn sống biết chia sẽ những gì đẹp nhất, ngon nhất, tốt nhất cho người khác, ai thích cái gì mình đang có thì mình luôn sẵn sàng cho đi, đó là mình sống biết đem niềm vui đến cho người. Khi người ta muốn cái gì mà đạt được toại nguyện thì ai cũng vui. Ngay khi khi biết người khác muốn gì mà mình đáp ứng ngay thì mình sẽ đem niềm vui đến cho họ. Đâu phải khi cho tiền người nghèo mình mới vui đâu. Ai biết sống yêu thương thì hằng ngày có hằng trăm nghìn cách để đem niềm vui đến cho mọi người. Đó là sống yêu thương. Khi các bạn sống yêu thương thì mới nhận ra rằng sao chúng đơn giản, dễ dàng, gần gủi đến thế mà mình đã bỏ qua và không biết từ bao lâu nay. Đức này là đức bố thí.

• Giúp người đừng tính thời gian. Đang giúp người thì giúp cho trọn, cho xong rồi nghỉ. Thấy người vẫn làm thì mình cùng làm cho xong, đừng nghĩ rằng đã đến giờ nghỉ phải thôi việc. Đức này là đức bố thí.

• Sống biết cho đi những gì mình thích nhất, ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất, quí nhất, kể cả hạnh phúc của mình cho người khác, không phân biệt thân sơ và kẻ thù. Nếu mình vui khi có những thứ thích nhất, ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất, quí nhất thì người khác cũng vậy, cho nên trước khi cho ai vật gì thì hãy lấy những thứ mình thích nhất, ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất và quí nhất cho người khác. Ví dụ mình thích uống nước trái cây thì hãy mời người nước trái cây thay vì nước lạnh, mình thích ăn trái cây thì hãy mời người trái tươi tốt ngon mà mình thích,… Như người mẹ thương yêu con cái luôn để giành những thứ tốt đẹp, ngon, mới, quí giá nhất cho con mình. Đức này là đức tôn trọng bố thí.

• Mua đồ vật mà rẽ quá thì trả tiền thêm. Ở Việt Nam có nhiều người từ quê ra chợ thị trấn bán vài món rau hay trái cây vườn kiếm thêm tiền mua gạo. Họ bán rẽ hơn chợ và nhìn trông rất tội nghiệp. Có nhiều người mua thấy vậy khi trả tiền thì trả hơn một chút hoặc không cần tiền thối lại. Đó là một hành động sống thương yêu khéo léo thật là hay. Đây là đức bố thí.

• Nếu có dư vật gì không dùng thì hãy cho đi, đừng để giành cất giữ. Biết có còn sống đến ngày mai không mà cất giữ làm gì. Có rất nhiều người đang cần những thứ ta có. Có rất nhiều cơ quan từ thiện sẵn sàng nhận những vật người khác cho để đem cho lại những người cần đến, hoặc có những website freecycle hoặc craiglist giúp cho mọi người tận dụng lại những đồ cũ hoặc dư thừa của người khác. Có thể đối với một người một vật là cũ hay vô dụng, nhưng đối với người khác lại là vật hữu dụng. Đây là đức ly tham bố thí.

• Đừng nghĩ rằng vật gì cũng có thể bán, tiền bạc sẽ làm cho chúng ta đánh mất tình thương. Nếu có dư giả tiền của thì khi dư cái gì hay muốn thay đổi cái gì mới thì nên cho đi cái cũ, đừng nghĩ rằng bán rẽ còn hơn cho không, nhất là anh em trong gia đình thì không nên buôn bán dù đó là chiếc xe hơi hay căn nhà. Đây là đức bố thí.

• Dù cho người giàu hay người nhiều tiền cũng cần giúp đỡ, đừng đánh giá người qua hình tướng hay tài sản mà bỏ qua cơ hội sống thương yêu. Người nhiều tiền cũng lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, cũng bệnh, già, chết, cũng chỉ có hai tay… như mọi người khác. Người giàu là người sống biết đủ. Người nhiều tiền chưa chắc là người giàu vì họ vẫn thấy chưa đủ, luôn nghĩ cách tìm ra tiền. Đây là đức bố thí.

• Giúp người đừng sợ đêm khuya, mưa hay giông bão. Vùng nông thôn Bắc Việt có vài nhà có điện thoại. Một lần chủ nhà nghe chuông reo và được nhờ nhắn hàng xóm cách vài căn, tuy trời đêm hôm mưa lạnh, người chủ vẫn khoác áo vào đi gọi. Thật là tình nghĩa xóm làng. Đây là đức bố thí.

• Sẵn lòng giúp chổ ăn chổ ở cho những thí sinh lên thành phố thi đại học, nếu có khả năng thì cung cấp chổ ở miễn phí cho sinh viên học đại học 5 năm và nếu có khả năng hơn nữa thì cung cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo. Có khi sinh viên phải lên thành phố thuê nhà để sống và học, nếu vì lý do gì đó không đủ tiền trả tiền trọ thì chúng ta thương yêu họ và cho họ sống nhờ đến khi có tiền rồi trả cũng được hoặc trả bao nhiêu cũng được tùy khả năng. Khi con người không còn bị nô lệ cho đồng tiền thì chúng ta thấy mình đem hạnh phúc và niềm vui đến cho bao nhiêu người. Đức này là đức bố thí.

• Khi đọc báo thấy có nhiều người bất hạnh nghèo đang bệnh tật cần tiền mua thuốc hay làm phẩu thuật, những vùng nghèo cần xây dựng hay thiếu thiết bị cho trường học. Nếu có khả năng chúng ta nên giúp ngay, đừng để cơ hội qua đi, để rồi đánh mất một cơ hội sống thương yêu. Đức này là đức bố thí.

• Có ai nhờ giúp việc gì thì đang bận hay tính làm việc gì cũng dời lại làm sau. Khi có ai nhờ làm việc gì là người đó tin tưởng mình, hy vọng vào sự giúp đỡ của mình, vậy chúng ta hãy sống thương yêu và đừng làm cho người khác thất vọng. Đây là đức bố thí.

• Có khi chúng ta cho ai đó mượn tiền hay mượn đồ vật mà trả chậm thì chúng ta cũng vui vẻ, đừng hối thúc hay hỏi họ. Ai cũng có lúc khó khăn, mình cũng có lúc như vậy thì chớ nên làm khó người. Nếu ai mượn tiền hay mượn vật gì thì nên nhớ rằng nếu chẳng may người đó vì lý do nào đó không trả được thì mình cũng sẵn lòng cho họ luôn. Còn không tính được chuyện này thì thà không cho mượn vì khi gặp chuyện không may xảy ra thì tình cảm sẽ bị mất, kể cả anh em, bạn bè, vợ chồng, cha mẹ và con cái. Có thể mình không nói ra nhưng người mượn cũng cảm thấy khó chịu. Đức này là đức tỉnh giác bố thí.

• Sống biết yêu thương mọi người và các loài vật sống xung quanh mình. Loài vật nào cũng cần sống, loài vật nào cũng phải kiếm ăn hằng ngày. Kiếm ăn rất khổ cực. Mình đây cũng phải khổ cực đi làm hằng ngày kiếm tiền mua thức ăn thì mọi người mọi loài vật đều như vậy. Nếu có dư đồ ăn thì mình chia sẻ cho người khác, cho loài vật khác. Đức này là đức hiếu sinh bố thí.

• Sống luôn tôn trọng người khác, không phân biệt thân sơ, kẻ thù, người lớn hay nhỏ tuổi hơn mình, nam hay nữ, người thành thị hay nông thôn, người khác màu da, dân tộc, người sang hay hèn, giàu hay nghèo, người có học hay thiếu học,…Có một câu chuyện kể rằng một người con gái nông thôn lên thành thị học, sau khi học thì cưới chồng giàu sang. Khi đám cưới mẹ cô từ dưới quê nghèo lên dự mặc bộ đồ cũ. Sợ khách chê cười, cô con gái không dám nhìn mặt mẹ và không dám giới thiệu mẹ với khách. Cô con gái đã đánh mất lòng thương yêu ngay cả đến với mẹ mình. Đức này là đức tôn trọng.

• Giúp người thì dù đang bận việc gì cũng ngưng lại. Thời Xuân Thu, có quan Chu Công thay vua vì lo việc nước. Khi đang gội đầu và đang ăn, có khách đến đều quấn tóc gọn lên và ngưng ăn ngay ra tiếp khách, khách về thì tiếp tục gội đầu hoặc tiếp tục ăn cơm, không chỉ một lần mà nhiều lần liên tục quan Chu Công đều như vậy cho ta thấy lòng thương yêu của ông biết tôn trọng khách, không để cho khách phải chờ một giây phút nào. Đức này là đức lễ tôn trọng.

• Biết ai cần gì, nếu mình có thì cho mượn hoặc cho ngay. Đức này là đức không ích lỷ hẹp hòi.

• Sống giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho chính mình và cho người khác, tại nơi công cộng, công sở và bất kỳ nơi nào. Chỉ xả rác vào thùng rác. Không khạc nhổ ngoài đường phố, nơi công cộng, bãi cỏ. Tại những nước châu âu và Mỹ có những em bé sống có đức vệ sinh rất hay, khi không tìm thấy thùng rác công cộng thì các em bỏ vào túi sách hoặc túi quần áo của mình. Đây là đức vệ sinh.

• Làm việc tốt không cần ai biết đến. Tại Việt Nam thường có những vùng bị lũ lụt mỗi năm, đến mùa đó thì có nhà bị mất trắng hết lúa, gạo. Họ rất khổ và không biết làm sao. Lần đó trong thị trấn có một gia đình buôn bán khá giả, biết được tin về chuyện đói khổ của dân mình. Hai vợ chồng bàn nhau ban đêm chèo thuyền đem gạo đến từng nhà, để không ai biết mình giúp. Đây là đức khiêm tốn.

• Người cùng gia đình thì nên biết sống đoàn kết không nói xấu nhau, Sẵn sàng cho tặng nhau bất kỳ vật gì mà mình có, đối với người thân không nên buôn bán; sẵn sàng góp của cải chung để sống tốt hơn. Ví dụ người có đất, kẻ có tiền thì cùng góp với nhau để xây một căn nhà ở, người có đất đừng nghĩ rằng đợi lúc có tiền mới xây nhà, hay người có tiền thì nghĩ để dành thêm tiền mua đất rồi có dư thì xây lên ở riêng. Ai cũng muốn có cuộc sống riêng. Lúc khó khăn biết đoàn kết nhau thì cuộc sống sẽ vui vẻ, tình nghĩa anh em luôn gắn bó. Đây là đức đoàn kết.

• Sống không phân biệt thân sơ. Mình đối xử với người thân như thế nào thì hãy đối xử với người ngoài như vậy. Nếu mình sẵn lòng cho người thân chiếc xe, ngôi nhà hay những gì mình yêu thích nhất thì hãy sẵn lòng cho người ngoài như vậy. Hãy thương yêu người ngoài như người mẹ thương yêu con một của mình. Do thương yêu ai cũng như con một của mình thì người đó sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc dù người con ruột không bên cạnh, vì lúc đó người mẹ không cảm thấy cô đơn, mà biết rằng còn có nhiều người con khác bên cạnh. Người tu hành là người có tâm thương yêu rộng lớn, họ sống không chỉ có thương yêu người thân mà còn cả mọi người và loài vật có sự sống trên hành tinh này. Tình thương yêu của họ không còn ích kỷ hẹp hòi cá nhân nữa mà mở rộng thương yêu bình đẳng không phân biệt thân sơ. Họ hy sinh đời sống cá nhân riêng tư để yêu thương phục vụ cho mọi người trên thế gian này như chúa Giêsu từ bỏ cuộc sống gia đình, đem tình thương của mình trải rộng ra thương yêu tất cả mọi người. Ở nước Ấn Độ thì có đức Phật và thánh Mahatma Gandhi. Có thể những nhân vật này thất bại trong việc hy sinh của mình trước sự tàn ác tham lam của con người, nhưng họ đều để lại cho con người cách sống biết yêu thương nhau. Tất cả mọi người trên thế gian đều đang khổ, dù đó là người giàu có. Chỉ khi hiểu và sống đạo đức biết thương yêu nhau thì mới giúp mọi người hết khổ. Chính đời sống thiện sẽ chuyển đổi hoàn cảnh sống của mọi người. Dù cho con người có giúp nhau bằng tiền bạc vật chất, thì đó cũng chỉ là tạm thời, không thể chuyển tâm tánh tham lam, sân giận, kiêu mạn, nghi ngờ, và ích kỷ của con người thành thiện được. Chỉ khi con người ý thức, tự giác được lợi ích của đạo đức và tự nguyện biết sống thương yêu nhau, thì mới chuyển đổi được hoàn cảnh nghèo đói, thiên tai bệnh tật của họ thành no ấm, khỏe mạnh an vui và hạnh phúc. Đức này là đức hiếu sinh đa hướng.

• Sống biết thương yêu sự sống của muôn loài vạn vật. Ai cũng tham sống sợ chết. Mình cũng vậy thì mọi người hay muôn loài vạn vật khác cũng vậy. Do vậy chớ giết người, giết vật; chớ cầm cây đánh người, đánh vật; chớ buôn bán người, buôn bán vật; chớ ăn thịt người, ăn thịt các loài vật. Mình sống biết tôn trọng sự sống của muôn loài vạn vật có sự sống khác thì mạng sống mình mới bảo tồn được, người sống được như vậy thì ít bệnh tật, tai nạn, bệnh nhẹ thì mau hết, bệnh nặng thì có người giúp đỡ và hết nhanh, không kéo dài. Do sống không quý trọng sự sống của muôn loài vạn vật khác mà loài người không ai tránh bệnh tật, kẻ liệt giường, tàn tật, bị tai nạn cho đến hàng ngàn bệnh tật khác ngày càng nguy hiểm hơn và khó trị hơn. Nhiều người nghĩ rằng có thuốc rồi không còn sợ gì nữa, nhưng đâu ai tránh được không bệnh, không bệnh này thì có bệnh khác. Thuốc chỉ dùng để trị cái ngọn chứ đâu trị được cái gốc của bệnh tật. Cái gốc chính là ở chổ quý trọng sự sống của muôn loài vạn vật. Quý trọng sự sống của muôn loài vạn vật cho nên mình ăn chay. Đó là ý nghĩa cao quý và lợi ích của ăn chay. Chính vì ăn chay, không sát sanh mà chúng ta đang trau dồi lòng thương yêu hằng ngày, không muốn thấy sự đau khổ của muôn loài vạn vật trong chén cơm của mình. Do vậy mà chúng ta tập dần thói quen không muốn thấy ai khổ, không muốn làm ai khổ qua từng hành động lời nói và ý nghĩ hằng ngày. Chỉ cần mỗi ngày dành ra 15’, hoặc trước khi đi ngủ kiểm nghiệm lại từng hành động, lời nói và ý nghĩ của mình trong ngày có làm khổ mình, làm khổ người hay làm khổ các loài vật khác hay không. Nếu có thì tác ý chừa bỏ không làm, nói hay suy nghĩ trong tương lai nữa. Chỉ cần như vậy hằng ngày đều đặn sẽ tập một thói quen tốt, và khi đã thuần thục thì tâm luôn thanh thản an lạc và vô sự một cách kỳ lạ tự nhiên. Đó là tâm của kẻ sống thiện, tâm của kẻ sống trên thiên đàng, cực lạc. Không còn tham, sân, kiêu mạn, nghi ngờ nữa mà chỉ có yêu thương. Đức này là đức hiếu sinh.

• Đi đường lượm lên 1 cây đinh, vỏ chuối cũng là sống thương yêu biết lo nghĩ đến người khác. Đây là đức hiếu sinh.

• Đừng mang chuyện lo lắng, buồn bực từ nơi công sở hay bên ngoài về nhà. Đức này là đức hiếu sinh.

• Nhận lỗi thay người khác. Gánh tội hay cái sai dùm người. Có một quản đốc tên Gary xưởng dệt rất hay, tuy là một chức vị nhỏ nhưng ông yêu thương công nhân của mình như con. Lần đó một thanh niên trẻ tên Tom vừa được nhận vào làm chưa quen làm chậm hơn và ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của cả dây chuyền. Giám đốc mời ông Gary lên hỏi thì người ông Gary chỉ nhận lỗi mình, không hề nhắc đến tên Tom trước mặt giám đốc. Khi ai sống với lòng thương yêu chân thật thì hành động sống của họ thật giản dị và cao thượng tuyệt vời. Đức này là đức hiếu sinh.

• Sống biết dũng cảm cứu người, cứu vật khi người gặp hoạn nạn như cháy nhà, bị nước cuốn trôi hoặc cứu con ếch đang bị con rắn cắn, cứu vớt các loài thú rơi xuống nước …Đức này là đức hiếu sinh dũng cảm.

• Sống biết lắng nghe. Biết kiên nhẫn lắng nghe người khác tâm sự, giúp cho người khác trút hết mọi phiền não, tức giận, hay lắng nghe sự chia sẻ những gì người khác thích. Đừng cắt ngang câu chuyện, viện cớ bỏ đi hay có chuyện khác phải làm. Đừng sợ mất thời gian quý báo của mình mà hãy nghĩ rằng đây thời gian để yêu thương. Lắng nghe là yêu thương. Đức này là đức hiếu sinh lắng nghe.

• Sống biết thương yêu kẻ thù của mình. Khi có cơ hội giúp người ghét giận mình thì mình giúp ngay. Đó là sống yêu thương. Chỉ có lòng thương yêu mới hàn gắn lại lòng thù hận của người khác. Đức này là đức hiếu sinh tha thứ.

• Sống biết thương yêu những người tội phạm. Ví dụ khi có ai muốn vào nhà lấy vật gì của mình mà mình biết được thì mình hãy bình tĩnh nói rằng nếu bạn đói thì hãy lấy cơm mà ăn, nếu bạn cần tiền thì hãy lấy tiền mà xài. Tiền, cơm,… mất có thể kiếm lại được, chứ lòng thương yêu không thể kiếm lại được đâu. Chỉ khi mình rèn luyện lòng thương yêu hằng ngày bằng phương pháp như lý tác ý (tự kỷ ám thị) thì dần dần lòng thương yêu rộng lớn, khi lòng thương yêu rộng lớn rồi thì sẽ không còn sân giận hay sợ hãi ai kể cả có ai đó giết mình mà mình chỉ biết thương yêu họ chứ không bao giờ giận họ. Khi chưa thuần thục thì hãy tác ý nhắc tâm hằng ngày những gì mình sống chưa biết thương yêu. Ví dụ: nhắc tâm “Hãy sống thương yêu người ăn trộm, kẻ cướp hay kẻ đánh giết mình”, “Hãy sống luôn biết chia sẻ mọi thứ mà người khác thích”,…Đức này là đức hiếu sinh ly tham.

• Sống biết cho đi hạnh phúc của mình. Đây là một việc khó nhưng khó mà làm được thì người đó là phi thường. Chỉ đơn giản một điều là mình hiểu được ý nghĩa của cuộc sống này chính là “đem niềm vui hạnh phúc đến cho mình, cho người khác và muôn loài vạn vật khác.” Người biết sống yêu thương hiểu rằng khi thấy ai hạnh phúc thì mình mừng vui, lấy niềm vui hạnh phúc của người làm niềm vui hạnh phúc cho mình. Đó là phương châm sống của họ. Ví dụ một người mẹ có đứa con trai một. Khi thấy người vợ mới cưới của con trai làm cho con trai hạnh phúc vui vẻ thì người mẹ cũng mừng vui hạnh phúc. Cũng vậy khi một người có vợ hay chồng có bạn đời khác thì người đó cũng nên vui mừng, vì có người đem hạnh phúc và niềm vui đến cho vợ hay chồng của mình. Mình thấy vợ hay chồng của mình hạnh phúc thì mình vui chứ sao lại buồn. Mục đích sống của mình là thấy người mình thương yêu hạnh phúc như người mẹ thấy con trai mình hạnh phúc thì vui, chứ đâu có ghen với người con dâu. Do “thấy người mình thương yêu hạnh phúc thì mình mừng vui” chứ sao lại ghen với người kia. Đôi khi người ta bị hiểu lầm về tình yêu nam nữ như một tình yêu chiếm hữu, sau khi cưới là của nhau, không còn của ai khác nữa. Chỉ muốn là của riêng mình. Chính vì do hiểu như vậy mà thay vì có thể sống biết thương yêu thì con người biến lòng thương yêu thành sự thù hận suốt đời không quên được. Có người biết cách sống thương yêu này còn tìm gặp người bạn của vợ hay chồng mình nói lời cám ơn đã giúp cho vợ hay chồng mình vui, hay có người vợ mua hoa cho chồng đem tặng cho cô bạn mới. Người làm được như vậy là người biết cho đi hạnh phúc của mình. Đó là cách sống biết yêu thương. Chỉ có người sống có lòng thương yêu thì mới làm được những điều phi thường này, còn chưa hiểu và biết sống thương yêu thì chỉ nuôi lòng thù hận, đánh mất lòng thương yêu suốt đời. Đức này là đức thương yêu hy sinh.

• Sống không mang lòng bực tức sân giận ai. Ai sống với tâm thương yêu rộng lớn sẽ không bao giờ giận. Chỉ vì chưa sống thương yêu cho nên tâm hay giận khi bị trái ý, bị bất toại nguyện, bị lừa gạt, bị chửi mắng oan ức, bị đánh,… Chỉ có lòng thương yêu mới giúp chúng ta không còn giận nữa. Đây là đức ly sân.

• Sống biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng. Đa số mọi người chịu nhẫn nhục nén lòng khi thấy mình yếu kém hơn, nhỏ con hơn. Nhưng nhẫn nhục như vậy là nén lòng, tuy nhẫn nhục nhưng trong lòng vẫn bực tức sân giận. Còn người biết sống thương yêu nhẫn nhục, họ nghĩ rằng khi ai đánh mình, chửi mình, nói xấu, chê bai, chỉ trích mình,… thì mình im lặng, im lặng để không có sự cãi cọ đôi bên, gây thêm thù hận, cãi cọ sẽ làm cho đôi bên tức giận dẫn đến chửi nhau, đánh nhau, sẽ có người bị thương tích, rồi bị mời lên đồn cảnh sát, mất thời gian, bực tức suốt đời, ăn không ngon, ngủ không yên,… Do hiểu rõ tác hại như vậy mà mình sống thương yêu nhẫn nhục. Đó là mình thương yêu giúp cho người kia cũng bớt đi lòng thù hận, bực tức. Đức này là đức nhẫn nhục.

• Sống biết bỏ cái tôi đi, bỏ cái thói quen luôn cho mình đúng, luôn bảo vệ ý kiến của mình. Con người ai cũng bị kẹt vào cái tôi này mà đánh mất lòng thương yêu hằng ngày cả trăm ngàn cơ hội. Càng lớn tuổi thì cái tôi càng lớn, càng học nhiều, đọc nhiều, kinh nghiệm nhiều thì cái tôi càng lớn. Không muốn lắng nghe ai, không biết nhường nhịn ai, luôn thấy lỗi người khác, ai nói trái ý mình thì lên tiếng ngay bảo vệ ý mình cho bằng được. Chính vì vậy mà đánh mất lòng thương yêu. Nếu biết áp dụng đức tùy thuận thì chúng ta sẽ làm cho người khác vui. Đó là biết sống có thương yêu, bởi vì ai cũng muốn đúng, mình tùy thuận, nghe theo, làm theo ý của người đó là mình làm cho người vui. Đức này là đức tùy thuận.

• Sống biết tùy thuận là sống làm theo ý kiến, lời nói, yêu cầu hay hành động của người khác. Ai cũng luôn cho mình đúng, cái của mình bao giờ cũng tốt, cũng ngon, cũng nhất. Cho nên ai nói, hay làm trái ý thì giận hoặc liền ngay đó nói lên ý của mình ngayvà bảo vệ ý đó. Ngay chổ này con người đã đánh mất lòng thương yêu. Vì khi bị ai nói trái ý thì ai cũng giận, cũng tự ái cả, mình cũng vậy thì người khác cũng vậy. Do vậy chúng ta hãy bỏ cái tôi xuống mà tùy thuận theo ý của người khác là chúng ta sống biết thương yêu. Ví dụ: Khi đến nhà người khác ăn thì mở miệng chê là món này mặn, lạt, cay, chua, ngọt quá… Mỗi người do đặc tướng khác nhau cho nên cái lưỡi cũng khác nhau, tại sao mình cứ nghĩ rằng cái gì của mình cũng là đúng nhất. Người ta bỏ hàng giờ ra nấu ăn, trổ hết tài ra, sử dụng mọi thứ ngon nhất để nấu, nêm nếm ngon vừa miệng họ, đặt tình thương của họ vào trong món ăn. Vậy mà mình vì cái tính kiêu ngạo, quen miệng chê bai khi thấy trái ý một chút đã làm cho người khác buồn. Người hay chê bai như vậy lần sau chắc không được mời đến ăn nữa. Người như vậy ít bạn, thường sống cô đơn vì không ai muốn gần. Đức này là đức tùy thuận.

• Sống không so sánh đối chiếu mình với người khác, hơn kém thua hay bằng người khác. Không so sánh đồ vật của người với đồ của nhà mình hay của mình. Thường khi nghe ai nói điều gì thì thầm trong đầu thường hay đánh giá người này nói sai hay đúng, thiếu hiểu biết hay có hiểu biết. Lịch sự thì không nói ra, còn không lịch sự thì nói ý mình ra để sửa sai người kia. Còn hơn nữa thì ra ngoài hay về nhà nói ra, nghĩa là nói sau lưng. Đó là người có tâm ngã mạn, hay so sánh mình với người khác, người này với người kia rồi đánh giá nhận xét. Ngay khi ý nghĩ khởi ra đánh giá bất kỳ ai thì ta dùng phương phác tác ý đập cái tâm ác này xuống, nếu không thì chúng ta sẽ đánh mất lòng thương yêu. Ví dụ thấy ai đi chiếc xe mới mua thì so sánh chiếc xe đó với xe mình hay so sánh với chiếc xe khác mà mình biết, rồi khen chê. Bất kỳ vật gì cũng đều không qua được sự đánh giá so sánh trong đầu con người, bởi vì con người đã huân tập thành một thói quen xấu như vậy, cho nên nó tự nhiên khởi lên nhận xét, đánh giá, bình luận và khen chê,… Nếu không sử dụng pháp tác ý đập xuống thì không thể nào bỏ được thói quen xấu này. Và khi không bỏ được thì con người cho đó là tự nhiên ai cũng có như các tâm khác như sân giận, vui buồn, tham lam,… Phải kiên trì và quyết tâm thì sẽ nhận ra những niệm khởi này dần dần thưa ra và biến mất, tâm tự chủ luôn được kiểm soát. Đức này là đức ly mạn.

• Sống biết đủ. Khi biết đủ thì con người sống sẽ có thời gian nghĩ đến người khác; biết giúp đỡ và cho đi những gì mình có, mình dư; sống không keo kiệt, bủn xỉn; không tham lam tích trữ, để dành hay gom góp mọi thứ về riêng cho mình. Cách sống biết chia sẻ là cách diệt lòng ích kỷ, bủn xỉn hẹp hòi. Đức này là đức thiểu dục tri túc.

• Sống biết cẩn thận. Làm việc gì biết việc đó, không để bị phân tâm vừa làm cái này vừa nghĩ việc khác hay vừa làm vừa đọc kinh. Người có thói quen phân tâm dễ bị lãng trí, mất trí nhớ, trường hợp nhẹ là có khi chân tay hoạt động rung, lắc mà không biết. Muốn không bị phân tâm khi làm việc, nên lâu lâu nhắc tâm. Ví dụ: Khi hái rau nên lâu lâu nhắc tâm: “Hái rau tôi biết tôi hái rau”. Đức này là đức tỉnh giác.

• Khi nhận quà, đừng đánh giá, nhận xét vào giá trị món quà, mà hãy biết quý trọng lòng thương yêu của người tặng đặt trong món quà. Đức này là đức chánh niệm tỉnh giác.

• Lái xe cẩn thận, tránh gây tai nạn hoặc để bị tai nạn. Luôn sẵn sàng nhường đường cho người khác chạy trước; nắm rõ luật lệ giao thông. Thiếu cẩn thận sẽ dẫn đến làm cho người thân lo lắng, tốn tiền, tốn thời gian đôi bên. Đức này là đức cẩn thận an toàn giao thông.

• Luôn có ý nghĩ rằng mọi người là người tốt, người thiện, người lành. Không ai xấu cả. Đừng nghi ngờ xấu ai cả. Khi nghĩ xấu về ai, nghi ngờ ai là mình đã đánh mất lòng thương yêu. Dù ai đó xấu, mình cũng không nên nghĩ xấu về người đó hoài được. Bởi vì khi ai sai, nhận ra được cái sai và sửa thì họ đã là người tốt rồi. Không có cái gì trên đời này là cố định cả, tất cả đều thay đổi. Do biết vậy mà mình luôn nghĩ tốt về mọi người, bây giờ học xấu, ác, lừa đảo, kẻ lợi dụng mình, nhưng một giây sau họ có thể trở thành người tốt khi họ biết sửa sai, chỉ 1 giây nhận ra cái sai và quyết bỏ cái sai thì một giây sau người đó đã trở thành người tốt. Đức này là đức không nghi ngờ.

• Trong gia đình dù mất một cái gì cũng không nên nghi ngờ xấu cho ai. Lựa lời mà hỏi, biết ai cần thì vui vẻ cho ngay từ cây kim, đồng hồ, cái gối, hay tờ giấy, quyển tập. Đây là đức không nghi ngờ.

• Chỉ thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Con người thường huân tập thói quen hễ chuyện gì xãy ra đều hay đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi hoàn cảnh, chứ ít ai kiểm soát lại mình để thấy lỗi mình. Người thấy lỗi mình là người biết sống thương yêu. Ngay khi thấy lỗi người là đã đánh mất lòng thương yêu. Không có lửa, sao có khói; không có nhân sao có quả. Mọi việc xảy ra đều do nhân quả. Mình đã từng nói xấu người thì ngày nay mình bị người khác nói xấu, chửi mắng lại. Mọi người nghĩ rằng hôm nay mình cứ nói xấu ai cũng được, họ có nghe đâu mà sợ, nhưng không phải vậy đâu, trong thiên nhiên có một quy luật nhân quả rất công bằng, không ai trốn được những hành động xấu của mình. Phải có quy luật nhân quả công bằng như vậy thì con người mới sợ. Còn không biết có một quy luật công bằng như thế thì con người sẽ luôn bị cái tâm nham hiểm, mánh khóe lừa gạt, sẽ tìm cách mua chuộc tội lỗi hay hành động ác của mình bằng cách đi xưng tội, mua chuộc Thần Thánh Trời Phật, cầu nguyện Thần Thánh Trời Phật tha tội. Nếu không có quy luật công bằng nhân quả này thì cả thế gian này sẽ loạn, vì con người rất tham lam ác độc, sẽ làm việc xấu ác rồi đi tới tôn giáo của mình xin tha tội. Do vậy khi hiểu rõ đó là nhân quả do mình đã từng nói xấu ai đó cho nên hôm nay bị người khác nói xấu lại dù đó là lời nói oan. Mình hiểu như vậy cho nên mình thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Do vậy mà không để lời qua tiếng lại. Mình nhẫn nhục im lặng. Đó là mình sống biết yêu thương. Đức này là đức thấy lỗi mình.

• Hãy nói những lời nói thiện, đừng nói lời nói thù hận hay bực tức ai, thù hận hay bực tức cái gì. Dù chuyện gì xấu xảy ra, luôn nghĩ thiện, nói thiện. Nhìn mọi vật xảy ra dưới con mắt thiện, tốt, không phải xấu, luôn thấy lòng tốt, lòng thương yêu của người khác. Đó là một nghệ thuật sống biết yêu thương nhau. Đức này là đức ái ngữ.

• Không nên nói xấu, chê bai chỉ trích, nói cái sai, cái lỗi của bất kỳ ai. Hãy luôn nói tốt về mọi người, nhưng phải đúng sự thật kể cả với lời nói khen ngợi. Đức này là đức ái ngữ.

• Không nên nói những lời nói mạ nhục, lăng mạ, chửi mắng, ác độc, hung dữ…Hãy luôn nói những lời nói ôn tồn, dễ nghe, hiền lành, dịu dàng, nhẹ nhàng… Đức này là đức ái ngữ.

• Không nên gọi người khác là mày, tao, nó, mẹ nó, con đó,…mà hãy xưng tên hoặc gọi người khác bằng anh, chị, chú, bác, em, cháu, con…Đức này là đức lễ ái ngữ.

• Không nên chửi thề, thề thốt. Đức này là đức ái ngữ.

• Không nên chuyện có nói không, chuyện không nói có. Đức này là đức ái ngữ.

• Không nói lời nói chia rẽ, mất đoàn kết. Hãy nói những lời nói đoàn kết. Đức này là đức ái ngữ.

• Không nên nói dối, kể cả nói dối để chơi, vui đùa. Khi biết ai thường hay nói dối thì mình có còn tin họ nữa không? Nếu biết đạt câu hỏi này thì mình đừng nói dối với ai. Đến khi mình bị mất lòng tin thì đã quá trễ. Mình đau khổ như thế nào khi bị nói dối. Vậy hãy thương yêu mọi người đừng nói dối lừa gạt ai. Đức này là đức thành thật.

• Không nói lời nói hai lời, lúc thế này lúc thế khác. Do vậy chớ có hứa bất kỳ điều gì. Hứa mà không thực hiện được là chúng ta đánh mất lòng thương yêu. Hôm nay sống ngày mai chết thì sao thực hiện được lời hứa. Hôm nay như vầy ngày mai nhiều chuyện khác xảy ra thay đổi mọi thứ thì làm sao giữ được lời hứa. Do vậy chớ nên hứa một điều gì. Đức này là đức thành thật.

• Biết nói lời nói cám ơn khi ai giúp mình, cho mình vật gì và nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm. Đức này là đức lễ cám ơn.

• Sống cung kính lễ độ đối với tất cả mọi người, vợ kính chồng, chồng kính vợ, con cái cung kính cha mẹ, người lớn tuổi. Ví dụ: chuyển vật gì cho ai bằng hai tay, kể cả là cây tăm. Đức này là đức cung kính tôn trọng.

• Không nên quan hệ bất chánh với người đã có gia đình, phá vỡ và gây xáo trộn hạnh phúc gia đình của người khác. Người có vợ chồng rồi thì không nên la cạ với người khác phái khác. Đức này là đức hiếu sinh chung thủy.

• Không nên hút thuốc, uống rượu bia và các chất ma tùy khác; không nên mang thuốc lá, rượu bia làm quà tặng cho người khác. Đức này là đức minh mẫn.

• Luôn biết sống thương yêu đất nước, tổ quốc của mình. Tham gia vào việc làm từ thiện có ích cho xã hội; hiến máu nhân đạo; góp công sức và tiền của giúp đỡ người nghèo bị thiên tai, xây dựng nhà tình nghĩa; đóng thuế đủ cho nhà nước để đất nước có tiền xây dựng cầu cống, đường xá, công viên, trung tâm văn hóa, trường học, bệnh viện…; làm việc cho nhà nước thì không nên lợi dụng chức quyền mua chuộc và ăn hối lộ, tham nhũng tài sản của nhà nước; tuân thủ đúng luật lệ của đất nước ban ra, không nên tìm cách luồn lách những sơ hở của pháp luật để trục lợi cho bản thân như trốn thuế, khai gian thuế; giữ gìn và bảo vệ tài sản quốc gia, rừng, thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản và môi trường; giữ gìn vệ sinh nơi công cộng để giúp cho đất nước thêm đẹp; sử lý các chất thải độc hại trước khi được thải ra môi trường; đối xử tôn trọng và lịch sự với nước ngoài; sẵn sàng nhập ngũ khi đến tuổi nghĩa vụ hay khi đất nước cần; góp tài và chất xám xây dựng đất nước; không tham gia vào những băng nhóm tội phạm hay buôn bán các chất ma túy độc hại; luôn bảo vệ, không đánh cắp hay phá hoại hoặc làm hư hỏng tài sản nơi công cộng; khi đất nước khó khăn thì sẵn sàng cùng nhau góp sức xây dựng mà không cần trả công; sống có văn hóa biết giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của tổ tiên để lại; luôn ghi nhớ công ơn tổ tiên và những anh hùng liệt sĩ, v.v … Đó là mình đang sống yêu thương và góp phần xây dựng đất nước. Đức này là đức thương yêu tổ quốc.

• Sống biết vui mừng với những sự thành công của người khác, dù là một việc nhỏ như em bé được một viên kẹo. Biết sống vui mừng với sự thành công của người khác là mình diệt được lòng ganh tỵ. Đức này là đức hoan hỷ.

• Sống luôn biết ơn mọi người suốt đời dù chỉ một lần được người giúp đỡ. Đừng nghĩ rằng người giúp rồi thì trả ơn rồi là xong. Nghĩ như vậy sẽ đánh mất lòng thương yêu. Nếu không có một lần giúp đỡ đó thì làm sao cuộc sống của mình được như ngày nay. Tất cả mọi vật, mọi chuyện xảy ra, mọi người xung quanh đều đang dạy chúng ta một bài học hay nào đó. Người có con mắt thiện sẽ thấy mọi chuyện xảy ra hằng ngày không có cái gì xấu, không có gì xui, không có gì rủi mà tất cả đều là tốt, là may mắn, là lành. Do vậy mà luôn sống có đức biết ơn.

• Đừng để tâm suy tưởng lung tung, khi tâm có tham thì sẽ tưởng ra đủ thứ, chúng sai con người hết làm việc này đến làm việc khác để kiếm tiền, có tiền rồi thì chúng sai chúng ta mua cái này cái nọ để thỏa mãn lòng dục của nó, chạy theo hết món ăn này đến món ăn khác, hết nhà hàng tây đến nhà hàng đông, hết đầu tư vào lảnh vực này đến đầu tư vào lảnh vực khác, đi du lịch hết nước này đến nước khác… Đi đâu nó cũng khởi niệm tham muốn cái này cái nọ, mặc dù quá khả năng cho phép nó cũng tưởng và lôi con người chạy theo nó đến xem cho bằng được mới. Người sáng suốt nhận ra hạnh phúc chân thật đến từ bên trong tâm hồn chứ không phải từ bên ngoài. Những vật chất, vui thú bên ngoài chỉ là tạm bợ làm cho con người bị dính mắc và lo lắng thêm chứ không giúp tâm thanh thản an lạc và vô sự. Khi bị tâm tham lôi thì chắc mình sẽ đánh mất lòng thương yêu. Ví dụ: Có thể dùng tiền đi du lịch, mua sắm, đầu tư cho người nghèo hay bất hạnh trong xã hội. Ai cũng biết sống nên chia sẻ, giúp đỡ những gì mình có cho người nghèo là một điều tốt và có ích. Nhưng khi có tiền rồi thì ít ai có thời gian biết nghĩ đến người khác, họ bị tâm tham chi phối và sai xử như một tên nô lệ. Có câu châm ngôn “Sự giàu có không phải được đo bằng những gì có, mà chính bằng sự cho đi”. Đức này là đức thực tế.

• Sống thương yêu không chỉ biết yêu thương người mà con biết yêu thương mình. Yêu thương mình thì đừng để tâm đau buồn, sợ hãi hay lo lắng. Có nhiều cách để giữ tâm bất động.

1. Sống biết đủ, không sở hữu một vật gì, xả bỏ tất cả, chỉ để lại vài bộ đồ và những thứ cần thiết trong một túi ba lô. Sống với tài sản là lòng thương yêu trải rộng đều khắp mọi người không phân biệt thân sơ, xem mọi người như cha mẹ anh chị em hay con của mình. Đức này là đức xả bỏ.

2. Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Mọi pháp xảy ra đều là nhân quả. Tất cả những gì xảy ra đều là thước phim quay lại cho chúng ta thấy những hành động xấu tốt của mình trong quá khứ. Đó là những bài học nhắc nhở chúng ta từ bỏ ác pháp và tiếp tục tăng trưởng thiện pháp. Đức này là đức nhân quả.

3. Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Mọi pháp xảy ra đều là vô thường, không thường hằng bất biến mà thay đổi, nay như thế này ngày mai sẽ khác, có sanh chắc có tử, có hợp chắc có tan, tan rồi hợp, có thành thì sẽ có bại. Mọi chuyện luân chuyển theo quy luật thành trụ hoại tan. Đức này là đức tất cả các pháp là vô thường.

4. Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Biết chấp nhận mọi việc xảy ra dù là chuyện gì. Luôn sẵn sàng tha thứ và bỏ qua tất cả. Đức này là đức thương yêu tha thứ.

5. Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Luôn thấy cái tốt, cái thiện trong mỗi người. Tất cả mọi người đều là người tốt, người thiện, là người đang giúp mình, đang thương yêu mình. Đức này là đức Từ Bi Hỷ Xả

6. Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Không phán xét, đánh giá đúng sai phải trái về người khác. Mọi việc làm của người khác đều đang đem hạnh phúc đến cho họ, đó là sự lựa chọn tốt nhất, hợp nhất với họ. Họ hạnh phúc thì mình vui mừng cho họ, họ hạnh phúc thì mình cũng hạnh phúc an vui, có gì đâu mà lo. Đó là ý nghĩa của cuộc sống mà. Đâu cần họ phải làm theo ý của mình thì họ mới hạnh phúc. Hảy từ bỏ mọi ý nghĩ phán xét, đánh giá việc làm của người khác, thuận theo ý của mình là đúng, khác ý của mình là sai. Hãy nhìn con đường và sự lựa chọn của người khác là cách tốt nhất, mang hạnh phúc và an vui nhất đến cho người. Có như vậy thì đâu còn lo lắng, suy nghĩ, bận tâm nữa. Đức này là đức bất động tâm.

7. Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Tâm không nên suy tưởng lung tung, suy đoán không căn cứ, tưởng là không có thật phải tác ý đuổi đi. Đức này là đức thực tế.

8. Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Quán xét mọi chuyện với lòng thương yêu rộng lớn để không còn sợ hãi chuyện gì hay sợ ai cả. Đức này là đức hiếu sinh.

9. Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Nhìn thấy lỗi mình không thấy lỗi người. Chính vì quán xét nhân quả cho nên chỉ thấy lỗi mình. Đức này là đức thấy lỗi mình.

10. Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Mọi chuyện xảy ra đều là điều tốt, là một nhân tố tốt đem lại những điều tốt trong tương lai. Chỉ cần chúng ta biết cách nhìn và sử dụng khía cạnh tốt của chúng thì mọi việc sẽ êm đẹp và thành công. Nếu ai có đọc chuyện kể về ông Walt Disney thì biết rằng trước khi giàu có nổi tiếng ông là một họa sĩ sống trong một chiếc xe tải nhỏ. Hằng ngày ông vẽ hết bức tranh này rồi đến bức khác, nhưng tất cả đều bị xé bỏ sau đó. Cùng sống với ông trong chiếc xe có một chú chuột nhắt. Một lần tình cờ ông nhìn chú chuột chạy qua lại trong xe rồi nảy ra ý tưởng vẻ tranh về chú chuột. Từ đó tranh ông bán đắt giá và ông bắt đầu thành công. Do vậy mọi chuyện xảy ra xung quanh đều là một cơ hội tốt giúp chúng ta điều gì đó. Chỉ cần chúng ta để ý quan sát và nhìn chúng với con mắt thương yêu bình đẳng, con mắt thiện và tốt thì tâm hồn chúng ta sẻ cởi mở, trong sáng và sáng suốt. Đức này là đức chánh niệm tỉnh giác.

11. Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Sống biết tôn trọng mọi quyết định của mọi người. Chuyện mình mình biết, chuyện của người người lo. Không nên nhiều chuyện. Đức này là đức tôn trọng.

12. Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Không nên dính mắc và chuyện đúng sai phải trái của người mà hãy nhìn mọi việc với đôi mắt nhân quả. Nhân quả của ai người đó lo. Mình khuyên họ, liệu họ có nghe theo không. Không nghe theo thì mình lại thêm buồn khổ, lo lắng nữa. Rồi nếu họ sai thì họ tự sửa, đó là cách tốt nhất để họ học hỏi bằng kinh nghiệm của chính họ. Đức này là đức nhân quả.

13. V.v…



• V.v…

Nếu kể ra thì có hằng trăm ngàn cách sống thương yêu mà hằng ngày chúng ta để trôi qua và đánh mất. Sự trình bài ở trên chỉ là một phần nhỏ khái quát chung tạm đủ để sống yêu thương bằng chính khả năng và điều kiện của mỗi người, ai cũng làm được và đã làm được. Mọi người đang sống yêu thương nhau và mang hạnh phúc đến cho nhau. Chính mọi người là tấm gương sáng cho nhau trong cuộc sống.

Tóm lại, thương yêu không chỉ là ý nghĩ mà nó phải được thể hiện bằng hành động và bằng lời nói ôn tồn, nhẹ nhàng, dịu dàng, hòa nhã đầy yêu thương. Khi biết sống có yêu thương thì lời nói sẽ tự nhiên ôn tồn, nhẹ nhàng.

Tất cả cách sống thương yêu đều hổ trợ cho nhau, có cái này thì cái kia sẽ có và dễ dàng, mình càng biết cách sống thương yêu nhiều thì mình sẽ thấy dễ dàng hơn trong những trường hợp khác. Lúc đầu khi chỉ biết vài cách sống thương yêu thì chúng ta hãy thường xuyên nhắc tâm những cách sống nào mà mình chưa quen, ít nhất một lần một ngày. Khi đã sống quen rồi thì không cần nhắc tâm nữa. Phương pháp nhắc tâm là một phương pháp không thể thiếu được để trau dồi lòng thương yêu. Thiếu phương pháp nhắc tâm thì lòng thương yêu không thể có được hoặc yếu. Phương pháp nhắc tâm giúp diệt trừ tâm ác đã có và chưa sanh ra. Khi thấy tâm ác vửa khởi ra muốn giận, bực tức thì phải tác ý ngay, nếu không thì miệng sẽ nói ra lời nói chửi mắng người khác không kịp kiểm soát do thói quen huân tập lâu nay. Ví dụ: “Tâm không được sân giận, sân giận là đánh mất lòng thương yêu, hãy yêu thương mọi người”

Tất cả tình thương đều do từ ý nghĩ mà ra, nếu nghĩ tốt, nghĩ thiện là biết sống có thương yêu. Nếu nghĩ xấu, nghĩ ác là đánh mất lòng thương yêu. Biết rõ tâm thiện hay ác là do sự huân tập lâu ngày thì mình hãy bắt tay ngay vào huấn luyện tâm mình bằng phương pháp tác ý. Chỉ cần thay đổi cách nhìn, thay đổi cách nghĩ thì từ một con người bình thường sẽ dễ dàng trở thành thánh nhân. Thánh nhân cũng từ con người mà ra. Thánh nhân chỉ là cái danh do con người đặt ra, thật ra khi ai đã sống biết thương yêu thì họ đâu cần cái danh đó, cuộc sống của họ cũng bình thường giản dị như mọi người nhưng họ có thể làm những việc phi thường, luôn thương yêu và tha thứ bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác, chỉ nhìn thấy lỗi mình không thấy lỗi người. Chính vậy mà tâm họ luôn bất động thanh thản, an lạc và vô sự.

Hôm nay các chúng ta đã nhận ra được lòng thương yêu ở ngay xung quanh chúng ta, sao chúng đơn giản, gần gủi giản dị quá vậy. Vậy thì còn chờ gì nữa hãy bắt tay vào và để ý mọi việc, mọi người xung quanh. Chúng ta sẽ thấy mọi người xung quanh đang sống yêu thương nhau, tất cả đều là người tốt, họ đang sống thương yêu chúng ta. Tất cả mọi người đang dạy chúng ta sống tốt, sống thương yêu đó.

Quá trình trau dồi lòng thương yêu đòi hỏi sự kiên trì, biết sử dụng phương pháp tác ý và lòng quyết tâm. Nên chọn một nơi yên lặng ngồi thẳng lưng (trên ghế, hay ngồi kiết già) tự nhiên không gò bó, quan sát cái tâm khởi nghĩ điều gì rồi quán xét phân tích niệm nghĩ đó xem nó hoặc có làm đau khổ mình, hoặc khổ người, hoặc khổ các loài vật không? Nếu có thì quyết từ bỏ bằng câu tác ý nhắc tâm: “Tâm bất động thanh thản, an lạc vô sự”. Người mới tu tập sẽ nhận ra thời gian đầu các niệm khởi lên liên tục, với quyết tâm rèn luyện lòng thương yêu thì dần dần các niệm sẽ vơi đi và hết. Chỉ cần quán xét từng niệm một, không cần để ý đến các niệm khác. Chính do sự thông hiểu và quyết từ bỏ thì các niệm sẽ vơi đi và hết. Lúc đó người tu tập sẽ chứng nghiệm được tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Ít nhất 30’ mỗi ngày là cũng đủ, ngồi 30’ rồi đứng dậy đi lại xả nghỉ thư giản nhắc tâm luôn thanh thản an lạc và vô sự.

Trạng thái tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là trạng thái tâm thanh tịnh tự nhiên, không nghĩ ngợi gì cả, tự nhiên yên bặt, chứ không phải cố tình ức chế tâm không niệm. Ức chế tâm không niệm là tu sai, sẽ không có kết quả gì cả. Tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là do sự xả tâm biết sống ly dục và ác pháp. Những dục gồm có như tham ăn, ngủ, sắc dục, danh và lợi. Ăn ngủ phải đúng giờ, không ăn uống lặt vặt và phi thời; không khởi tâm tham muốn sắc dục của người khác phái; không để tâm chạy theo danh và lợi, sống biết đủ, xem thường mọi khen chê ở đời.

Không nhiều thì ít nếu ai hiểu được cách sống thương yêu thì cũng đã đem hạnh phúc đến cho mình, cho người và các loài vật khác sau khi đọc bài viết này. Thiệt ra chúng rất đơn giản, dễ dàng và gần gủi, nhưng vì con người đã huân tập lâu ngày những thói quen xấu từ suy nghĩ, lời nói cho đến hạnh động. Do vậy cần phải có thời gian huân tập lại những đức hạnh thiện để thành một thói quen tốt. Với quyết tâm và lòng kiên trì thì mọi chuyện sẽ thành công. Người thành công không phải luôn là người chiến thắng, mà là người khi vấp ngã, không bỏ cuộc biết đứng dậy tiếp tục đi tiếp.

Khi quen dần và thông hiểu với các niệm dục và ác, một thời gian sau không cần quán xét nữa, chỉ cần chúng khởi lên thì tác ý ngay: “tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự”. Người chết mà giữ tâm được bất động thanh thản an lạc và vô sự thì đó là một trạng thái toàn thiện. Do vậy đừng quên câu tác ý trên, mỗi khi hữu sự. Pháp tác ý chính là phao giúp vượt biển, không có phương pháp tác ý chúng ta sẽ bị cuốn trôi như hiện nay con người đang bị ác pháp cuốn trôi mà không hay biết, chỉ còn biết nương nhờ vào Thần Thánh Trời Phật phù hộ hay gia hộ, mất đi khả năng tự lực của chính mình.

Tham, sân, si, mạn, nghi là năm bức màn che làm cho con người không thấy được những hành động hay lời nói của mình làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh. Trong đó tâm si là tâm mê mờ, hiện tướng của tâm si là ngồi bị ngủ gật. Khi tâm si xuất hiện thì đứng dậy đi, đừng ngồi nữa, có khi tâm si quá mạnh đang đi té xuống ngủ mà không biết.

Khi tâm tham sân si mạn nghi giảm dần và mụi lược, tâm càng thanh tịnh và sáng suốt, người tu hành sẽ nhận ra được có hàng trăm ngàn hành động đạo đức xung quanh cuộc sống của con người. Mỗi mỗi một hành động nhỏ là một đức hạnh mang đến niềm vui và hạnh phúc cho nhau.
 
Xin Hãy Là Ngọn Hải Đăng
Tuyết Mai
18:37 13/04/2010
Tôi không biết có nhiều anh chị em thấy được ngọn hải đăng bao giờ chưa nhỉ!?? Còn tôi thì tận mắt được nhìn thì xin thưa là chưa bao giờ, nhưng không hiểu làm sao giữa ngọn hải đăng và tôi nó có một liên hệ nào đó, mà tôi cảm thấy rất thích thú nhìn ngắm ngọn hải đăng ấy! Mỗi ngọn hải đăng sự cấu trúc đều có cá biệt riêng của nó! Hình thù chúng rất đa dạng, do người xây nó, nhưng công việc của chúng thì tất cả đều phải giống nhau, là chúng được thắp sáng lên khi trời chạng vạng tối, để tất cả thuyền bè ngoài khơi, đều trông thấy chúng mà biết rằng, đó là bến là bờ. Cho những hôm trời khuya, trời nổi cơn giông bão, thuyền bè bị gặp bão tố, mà không còn biết đường để trở về, thì ngọn hải đăng sẽ là khí cụ duy nhất, giúp cho biết bao nhiêu con người ta niềm hy vọng, để tìm thấy lại được bến bờ, mà còn được trở về lại nhà đoàn tụ với gia đình.

Có một điều tôi thấy rất rõ, rằng ngọn hải đăng ấy, một mình đứng chênh vênh, buồn thiu, hẩm hiu, trên một ngọn đồi!? Cả một ngọn đồi to lớn như thế, mà chỉ có một mình nó ngự trị trên ấy!? Có phải vì nó có tầm quan trọng, nên được đứng đó chơ vơ, hiu quạnh có một mình? Phải chăng ngọn hải đăng ấy, có lẽ nó cũng giống như cuộc đời của tôi vậy!?

Vâng, tôi thật là ngọn hải đăng ấy đây thưa anh chị em! Tôi đứng sừng sững rất hùng dũng, mà mạnh mẽ. Dù sương hay nắng, tôi vẫn mãi tồn tại theo thời gian. Tróc sơn, thì có thợ sơn đến để sơn cho tôi lại. Đất có lở và chuồi trượt, thì có người đến để làm móng lại cho tôi được đứng vững chắc và ngay thẳng. Ngày nào thì Người cũng đến đây rất đúng giờ, để xem sóc tôi, nào là lau kiếng cho tôi được trong sáng, để ánh sáng của tôi được xem thấy ở một nơi thật xa vượt qua bao nhiêu hải lý. Người lau chùi cho tôi sạch sẽ từ trên nóc cho đến vòng quanh, vì chim chóc chúng đậu lên tôi cả ngày. Chung quy, thì tôi rất lấy làm sung sướng bởi tôi cảm thấy tôi thật quan trọng, trong con mắt của Người, và vì tôi đem biết bao nhiêu người, tưởng như đã bỏ mạng ngoài biển khơi, nhưng vì tôi mà họ được sống còn mà trở về với gia đình của họ.

Vì tôi là ngọn hải đăng nên tôi chỉ làm việc từ lúc mặt trời vừa xế bóng cho đến sáng sớm trước khi mặt trời ló dạng. Ban ngày thì tôi được nghỉ ngơi, nhìn ngắm những chiếc tàu có chiều kích rất lớn, chở được nhiều con người ta đi du ngoạn ngắm cảnh. Nhìn ngắm bờ biển thật đông đúc với biết bao nhiêu người lớn và con nít tắm biển vui chơi gần đó thật vui mắt. Con nít thì thả diều, dắt chó, nắn cát, và chơi chôn nhau dưới cát biển. Trên đầu và chung quanh tôi thì chim chóc chúng đậu kêu chiêm chiếp suốt ngày làm ồn tôi không chịu được. Nhưng rồi cũng có những giờ, tôi chỉ còn có một mình tôi mà thôi! Thu gọn thân mình trên một ngọn đồi bao la bát ngát. Trên là một bầu trời cao xanh, lồng lộng, thăm thẳm, và xa tắp ấy! Tôi cảm thấy buồn, một nỗi buồn vô hạn, không giải thích được là tại sao tôi lại buồn đến thế!? Chung quanh tôi không một tiếng động nào khác ngoài tiếng gió hú quanh ngọn đồi và tiếng sóng vỗ tưởng chừng như không lúc nào ngừng!?

Tôi than thở như thế, không biết có đúng và có được than thở không nhỉ, thưa anh chị em!?? Vì biết cuộc đời của mình từ sáng sớm cho đến tối trời, ngày nào nó cũng cứ thế xoay vần, với thời gian, cũng giống như anh chị em, là sáng phải đi làm, chiều về nhà lo cơm nước cho chồng con. Bổn phận và trách nhiệm tuy chẳng nặng nề gì, nhưng có phải vì thế mà ta không có quyền than thở!?? Chưa kể những khi chén bát chúng xô xát lẫn nhau!? Chưa kể những khi cơm không lành, canh không ngọt!? So ra với nhiều gia đình thì đó được gọi là hạnh phúc lắm rồi!?? Sống cả một cuộc đời chỉ vòng quanh từ nơi sở làm của mình về với 4 bức tường, được gọi là hạnh phúc!? Được gọi là đầy đủ!? Được gọi là may mắn?? Nếu không thì hãy nhìn xem chung quanh chúng ta thử xem! Người không nhà không cửa sống đầy dẫy chung quanh chúng ta kia. Người bệnh hoạn liệt lào. Người mù không bao giờ được thấy ánh sáng. Người tật nguyền bị giấu kín trong nhà. Người bị tù tội mất cuộc sống tự do. Người đang sống cầm hơi trong nhức nhối trong thống khổ, đau đớn không chịu nổi, chỉ biết la lối và khóc lóc.

Nếu thế thì tấm thân của tôi, đã được sinh ra và là thân phận làm ngọn hải đăng thì thiết nghĩ, tôi không nên than thở phải không thưa anh chị em? Vì trọng trách của tôi là thắp sáng lên ngọn đèn, để đem mọi người trở về bến bờ của hạnh phúc. Vì nếu tôi không làm tròn bổn phận của tôi thì tôi thật rất đáng trách!? Thì có thể Người mà làm ra tôi, sẽ cho tôi nghỉ việc suốt đời!? Vì tôi thật là vô dụng!? Vì tôi thật là không biết và không hiểu vì sao tôi được sinh ra trên cõi đời này!? Vì tôi không biết xử dụng đúng với những gì mà Người đã tạo dựng nên tôi!? Vì tôi đã đòi hỏi quá nhiều!? Vì tôi là loài chỉ biết ăn bám, là thành phần bất hảo, là giống đỉa, là rong rêu. ... không đáng có mặt trên trái đất này????

Lậy Thiên Chúa là Thiên Chúa con! Con tha thiết xin Chúa ban cho con Ơn của Ngài, để con làm tròn bổn phận của con, dù con chỉ cố gắng thắp sáng ngọn đèn trong gia đình của con mà thôi! Và nếu còn nhiên liệu của Chúa, thì xin Chúa giúp con mang được Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa, cho những ai còn sống lạc loài ngoài biển đời của những tham, sân, si, đem họ trở về bến bờ của hạnh phúc, là giúp họ tìm được sự bình an, được trở về sống với tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, và anh chị em con Chúa.

Từ ngàn khơi, nhìn vào bờ, quả ngọn hải đăng thật nhỏ nhoi, nhưng không ngờ ngọn đèn của nó sáng thật, sáng thật phải không thưa anh chị em!?? Ước gì tất cả chúng ta hãy là ngọn hải đăng ấy! Để không cảm thấy mình vô dụng đối với gia đình và những anh chị em đang cần ánh sáng Phục Sinh của Chúa được lan tỏa qua cuộc sống và cuộc đời của chúng ta. Vâng, chẳng dễ dàng gì như chúng ta mong muốn, nhưng đối với Chúa thì mọi thứ đều có thể được. Nếu không thì không gì buồn cho bằng là chúng ta chỉ giống như ngọn hải đăng đứng thật vô dụng ở những giờ mà con người không cần đến chúng????
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:40 13/04/2010
ĐÓNG CỬA KHÔNG TIẾP

N2T


Đời Đường trong thành Tuyên có một kỷ nữ rất có tài hoa tên là Sử Phụng, cô ta phân khách ra làm ba loại: khách loại nhất không những phải có tiền mà còn phải có tài học, khách loại này có thể hưởng thụ được thiết bị hào hoa như “mê hương động”, “thần kê chẩm”, “tỏa liên đăng”; thiết bị của khách loại hai kém chút ít, nhưng vẫn có thể hưởng thụ các loại khoản đãi như “giao hồng bị”, “truyền hương chẩm”, “bát phân dương”; khách loại ba đại khái là những người không có tiền, không có thế lực và không có học vấn, loại khách này mà đến cổng thì Sử Phụng sẽ sai tỳ nữ đem một bát canh đến mời họ, ăn xong thì đi về ngay, không thể vào đến cửa phòng của ả.

Lâu ngày thành quen, hể khách nhìn thấy bát canh thang thì biết là phải đi chỗ khác chơi.

(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)

Suy tư:

Ngày nay ở các thành phố lớn và thành thị đều có các quán cà phê ôm giả hình “treo đầu dê bán thịt chó”, trong đó có các kỷ nữ giả hình tiếp viên, họ cũng phân biệt “trình độ” của khách làng chơi: đại gia là người có nhiều tiền nên ưu tiên trăm phần trăm; các công tử dùng tiền của cha mẹ để ăn chơi thì ưu tiên hai; các khách bình dân thì chỉ có thân mật chút ít mà thôi.

Phân biệt trình độ, phân biệt giai cấp, phân biệt nghèo giàu, phân biệt chủng tộc.v.v... thì chỉ có ngoài đời, ngoài xã hội mà thôi, vậy mà trong Giáo Hội địa phương cũng có phân biệt giai cấp giàu nghèo:

- Có một vài cha sở phân biệt lễ an táng của các ông bà cố (cha mẹ của linh mục) thì quan tài đặt giữa lòng nhà thờ (gần bàn thờ), nhưng của giáo dân bình thường thì đặt phía gần cửa chính nhà thờ (xa bàn thờ).

- Lại có một vài cha sở cấm không các linh mục là con cháu của người qua đời (cháu nội, cháu ngoại, bà con gần...) chủ tế hoặc đồng tế trong thánh lễ an táng, dù rằng đây là luật của Giáo Hội địa phương, nhưng quan trọng nhất vẫn là đức bác ái và sự hiệp thông giữa người sống và người chết.

- Hể giáo dân xin lễ nhiều tiền thì có treo cờ và ca đoàn hát, xin lễ tiền vừa vừa thì chỉ hát mà không treo cờ, xin lễ theo ý của tòa giám mục (ít tiền hơn) thì chỉ làm lễ “chay” mà không hát không hò gì cả.

Có một cha bề trên tổng quyền nói với các cha trong nhà dòng của mình: nếu là lễ hôn phối thì không nên đồng tế nếu gia chủ không mời, nhưng hể là thánh lễ an táng (nếu là người quen biết) thì dù gia quyến không mời đồng tế, nếu nghe tin và nếu có thể thì cũng đến đồng tế để cầu nguyện cho họ (đương nhiên là không nhận bỗng lễ và báo cho cha sở biết để ngài sắp xếp), bởi vì các linh hồn rất cần thánh lễ cầu nguyện cho họ.

Trong Nước Trời không hề có phân biệt giai cấp trình độ, mà Giáo Hội không phải là hình ảnh của Nước Trời trên thiên đàng hay sao ?

-------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:42 13/04/2010
N2T


26. Mỗi giờ mỗi khắc công việc của tôi đều không rời khỏi Thánh Giá.

(Thánh Terese of Lisieux)
 
Lòng ghi ơn trìu mến cùa một linh mục
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
06:30 13/04/2010
.... Câu chuyện xảy ra tại thành phố Hal nằm dọc theo kênh đào Charleroi. Hal chỉ cách Bruxelles - thủ đô vương quốc Bỉ - khoảng vài cây số. Tại đây có nhà thờ Công Giáo kiểu gô-tích nơi tôn kính bức tượng “Đức Mẹ Đen”. Bức tượng tạc từ thế kỷ XIII và nổi tiếng vì làm nhiều phép lạ.

Tại thành phố Hal cạnh con kênh Charleroi đã xảy ra tai nạn thảm thương. Một bà mẹ góa sống với đứa con trai duy nhất. Một ngày, cậu bé chơi với bạn cạnh con kênh. Không hiểu hai cậu bé rượt đuổi nhau thế nào mà cậu trai con bà góa trượt chân rớt xuống kênh. Cậu bạn hoảng hốt chỉ biết gào lên kêu cấp cứu. Bà mẹ càng hoảng hốt hơn và cũng chỉ biết hét lên những lời kêu cứu thảm thiết.

May mắn vào ngay lúc đó có một thanh niên đi về hướng này. Nghe tiếng kêu chàng đoán ngay sự việc. Chàng tức tốc nhảy xuống kênh và lặn sâu dưới dòng nước. Mấy phút sau chàng vớt được cậu bé và mang lên bờ, trước đôi mắt đẫm lệ của bà mẹ. Người ta xúm lại cấp cứu cậu bé. Cậu từ từ hồi tỉnh. Cậu thoát chết nhờ hành động mau mắn và dũng cảm của người thanh niên lạ mặt.

Trước công ơn to tát như thế làm sao cám ơn cho đủ người đã cứu mạng sống con mình??? Bà mẹ góa lại quá nghèo! Nghĩ lui nghĩ tới bà thấy không gì quý hơn là tặng chàng trai ảnh đeo có hình Đức Mẹ Đen của nhà thờ gô-tích thành phố Hal. Bà đưa tặng chàng và nói:

- Chắc chắn Đức Mẹ MARIA nghe lời tôi cầu cứu nên đưa đẩy cậu đến và cứu vớt kịp thời con trai tôi bị nạn.

Chàng thanh niên lúng túng trả lời:

- Tôi không biết là có đúng như thế không, bởi vì, thú thật với bà, tôi là người không tin!

Tuy nói thế, nhưng trước cái nhìn khẩn thiết của bà mẹ, chàng chấp nhận ảnh thánh Đức Mẹ. Chàng cũng hứa sẽ mang ảnh như lời bà xin để ghi nhớ cuộc gặp gỡ với cậu bé con bà. .

Gần mấy chục năm trôi qua. . chàng thanh niên dũng cảm năm xưa, nay là người đàn ông lớn tuổi. Ông bị bệnh nặng và điều trị tại một nhà thương bên Thụy Sĩ. Nhà thương do các nữ tu điều khiển. Cùng vào thời kỳ đó, tại vùng này, lại có vị Linh Mục người Bỉ về đây nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng Cha đến thăm viếng các bệnh nhân theo lời xin của các nữ tu. Một ngày, Cha đang trên đường gần nhà thương thì thấy một nữ tu chạy đến xin Cha tới giúp một bệnh nhân đang hấp hối. Chị nói:

- Xin Cha đến mau! Ông ta đang mê sảng!

Khi vị Linh Mục đến bên giường Cha hiểu rằng người bệnh nói tiếng Flamand. Ông muốn bịt tai và xua đuổi tất cả những gì có liên hệ đến tôn giáo. Bằng tiếng Flamand vị Linh Mục nói vào tai người bệnh:

- Xin ông an tâm, không ai dám làm trái ý ông! Chúng tôi chỉ cầu nguyện cho ông thôi!

Nói xong vị Linh Mục thoáng thấy nơi cổ bệnh nhân có lấp lánh ảnh đeo Đức Mẹ MARIA. Không giữ được bình tĩnh Cha ngạc nhiên nói:

- Ông mang một ảnh đẹp vậy mà ông không muốn tôi nói với ông về Đức Chúa GIÊSU và về Đức MARIA, Mẹ của Ngài và cũng là Mẹ của chúng ta???

Người hấp hối bỗng chốc như hồi tỉnh. Bằng từng câu rời rạc, ông kể lại câu chuyện vớt một cậu bé và lời hứa với bà mẹ cậu bé là sẽ mang ảnh Đức Mẹ suốt đời, ghi dấu cuộc gặp gỡ. Và ông đã giữ lời hứa. Vị Linh Mục thật cảm động. Ngài cúi xuống cầm tay người bệnh và nói:

- Chú bé mà ông cứu sống chính là tôi! Mẹ tôi vẫn kể lại câu chuyện ấy và nhắc tôi nhớ đến ông luôn. Chúng tôi suốt đời ghi ơn ông. . Và ông không thấy là chính Đức Mẹ MARIA đưa tôi đến đây gặp lại ông để giúp ông trong giây phút trọng đại cuối đời sao?

Người bệnh cũng cảm động không kém vị Linh Mục. Ông bỗng trở nên an bình hơn. Ông chấp nhận xưng tội và xin rước Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU làm của ăn đàng. Sau đó, ông nhắm mắt an nghỉ trong vòng tay trìu mến ghi ơn của vị Linh Mục.

Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Lạy Rất Thánh Đồng Trinh MARIA, Mẹ đã vui lòng nhận lấy tước hiệu là Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho được giục lòng chúng con trông cậy vững vàng, thì con nài xin Mẹ dủ lòng thương, cứu giúp con trong mọi nơi mọi lúc, khi phải các cơn cám dỗ, khi sa phạm tội, và khi gặp các sự khốn khó trong đời con, và nhất là trong giờ chết. Lạy Mẹ hay thương, xin cho con siêng năng chạy đến cùng Mẹ luôn luôn. Con tin rằng, con siêng năng chạy đến cùng Mẹ, thì làm cho Mẹ càng sẵn lòng nghe lời con. Xin Mẹ ban cho con ơn trọng này, là siêng năng cầu xin Mẹ, và được lòng trông cậy Mẹ như con thảo, ngỏ cho Mẹ nghe lời con hằng cầu xin, mà hằng cứu giúp con, và ban cho con được ơn bền đỗ đến cùng. Lạy Mẹ yêu dấu hay thương giúp, xin Mẹ ban phúc lành cho con, và cầu bàu cho con khi này và trong giờ lâm tử. AMEN.

Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin che chở mọi kẻ thuộc về con, ban ơn phù hộ cho Đức Thánh Cha, cho Hội Thánh, cho nước Việt Nam con, cho gia đình con, cho kẻ thân nghĩa, kẻ thù nghịch và hết mọi kẻ khốn khó. Sau hết cho các Linh Hồn đáng thương trong Lửa Luyện Ngục.

Thánh MARIA, lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin cầu bàu cho con. Lạy Thánh Anphongxô là quan thầy bào chữa con, xin giúp đỡ con trong những khi khó ngặt thiếu thốn biết chạy đến cùng Đức Bà MARIA.

Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cầu cho chúng con.
Lạy Thánh Anphongxô, cầu cho chúng con.

(Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambré Éditeur 1992, trang 57-58)
 
Bộ giáo lý đức tin phổ biến tài liệu hướng dẫn thủ tục xét xử linh mục
LM Trần Đức Anh, OP
06:31 13/04/2010
VATICAN - Hôm 12-4-2010, Bộ giáo lý đức tin đã phổ biến trên mạng Internet của Tòa Thánh (www.vatican.va, hoặc www.resources.va) tập hướng dẫn thủ tục cứu xét và xử lý những vụ giáo sĩ bị cáo lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

Các thủ tục này dựa trên Tự sắc ”Bảo vệ tính chất thánh thiêng của các bí tích” do Đức Gioan Phaolô 2 ban hành ngày 30-4-2001 và trên bộ giáo luật hiện hành từ năm 1983. Thủ tục được trình bày với ngôn từ đơn giản để giáo dân và những người không phải là chuyên gia giáo luật có thể hiểu dễ dàng.

Đại cương, khi một giám mục nhận được đơn tố một LM lạm dụng, thì sẽ cứu xét sơ khởi, nếu thấy lời tố cáo đó là đáng tin, thì phải đệ trình toàn bộ hồ sơ, kèm theo ý kiến và đề nghị giải quyết vụ này, về Bộ giáo lý đức tin.

Cần luôn tuân hành luật pháp dân sự về vấn đề này, nghĩa là thông báo cho chính quyền hữu trách về những vụ này. Trong khi đó, Đức GM địa phương luôn có quyền giới hạn hoạt động của LM bị tố, để bảo vệ trẻ em.

Bộ giáo lý sẽ cứu xét và có thể cho phép Giám mục địa phương tiến hành việc xét xử linh mục bị can theo thủ tục xử án hình sự. Bộ cũng có thể cho phép GM tiến hành vụ này theo thủ tục hành chánh. Nếu LM bị nhìn nhận là có tội thì sẽ bị các hình phạt, nặng nhất là buộc hồi tục. LM bị can có quyền biện hộ và có quyền khiếu nại lên Bộ giáo lý đức tin.

Trường hợp nặng nề, và giáo sĩ đã bị tòa đời kết án, bộ Giáo lý đức tin có thể đệ thẳng lên ĐTC xin ngài ban sắc lệnh đương nhiên buộc đương sự hồi tục. Không thể khiếu nại chống lại quyết định của ĐTC.

Bộ giáo lý đức tin cũng đệ lên ĐTC đơn xin hồi tục của những linh mục bị cáo lạm dụng tính dục trẻ em, ý thức về tội ác đã phạm. ĐTC chấp thuận đơn xin đó vì lợi ích của Giáo Hội.

Trường hợp linh mục đã nhìn nhận các tội ác đã phạm và chấp nhận sống đời cầu nguyện và thống hối, Bộ giáo lý đức tin cho phép GM địa phương ban sắc lệnh cấm hoặc giới hạn LM ấy thi hành sứ vụ công khai. Các sắc lệnh ấy được ban qua một mệnh lệnh hình luật bao gồm một hình phạt theo giáo luật, không loại trừ việc cho hồi tục. Đương sự có thể kháng án lên Bộ giáo lý đức tin. Quyết định của Bộ có tính cách chung kết. (SD 12-4-2010).
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 13/04/2010
N2T


416. Nói lời thật thì bây giờ có nhiều phiền phức, nhưng nói lời dối trá thì e rằng có tai nạn về sau.

 
Mẻ cá lạ
Lm Gia-cô-bê Tạ Chúc
23:19 13/04/2010
Cả Thánh sử Luca cũng thuật lại câu chuyện đánh cá trên biển hồ Ga-li-lê-a, nhưng chỉ khác nhau về hoàn cảnh và thời gian. Nếu Luca đặt phép lạ mẻ cá lạ lùng vào đầu cuộc đời công khai rao giảng của Chúa Giê-su, thì Thánh sử Gioan lại đưa phép lạ này vào phần phụ chương của Tin mừng thứ tư, tức là sau khi Chúa Giê-su sống lại. Dù có sự khác biệt, thế nhưng sự chuyển tải trọng tâm của sứ điệp Tin mừng, đó là vấn đề then chốt, trong cuộc đời của Chúa Giê-su.

Những người ngư phủ trên biển hồ “Giê-nê-za-reth”(Lc 5,1), hay còn gọi là “Tê-bê-ri-a” (Ga 6,1), chắc hẳn có rất nhiều kinh nghiệm trong việc làm nghề chài lưới. Họ biết rõ nên giăng lưới, thả câu vào lúc nào. Khi nào nước động, lúc nào cá sủi bọt...Ấy vậy cho nên, khi Chúa Giê-su đề nghị thả lưới thì: “ Ông Simon đáp: “ Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả” (Lc 5, 5). Làm sao có thể tin được một người xuất thân từ vùng núi đồi Nazareth lại có thể hướng dẫn cho những người vốn dạn dày vùng biển cả Galilea, mà đa số trong bọn họ làm nghề chài lưới có tính cách gia truyền. Phải chăng một đêm xui xẻo mà Gioan hay người môn đệ của ông thuật lại, đêm ấy họ không bắt được gì cả (Ga 21,3). Bao nhiêu công sức đổ ra, vật vã trên gió to, sóng lớn, suốt đêm không nghỉ, để rồi công lao của các ông như là “Dã tràng xe cát biển”.

Thế nhưng: “ Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới”(Lc 5, 5), và một kết quả ngoài sức tưởng tượng của các môn đệ: “Ông Simon-Phê-rô lên thuyền và kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách (Ga 21, 11). Từ mẻ cá lạ mà trang Tin mừng hôm nay thuật lại, mỗi người có thể thấy đươc cuộc sống đức tin của mình, qua lăng kính của Thánh Gioan:

Tự sức, con người không thể làm được gì.

Sự thành công hay thất bại đều nằm trong thánh ý nhiệm mầu, sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa.

Tin tưởng và cộng tác với nhau và với Chúa thì mọi công việc sẽ dễ dàng đưa tới sự thành công.

Chúa Giê-su Phục sinh vẫn hiện diện một cách hết sức gần gũi với con người.

Phép lạ với biến cố Phục sinh như là một chất xúc tác cực mạnh, giúp cho các môn đệ và những người Ki-tô hữu vượt lên những nỗi sợ hãi, nỗi thất vọng chán chường trong cuộc sống, và tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Đấng đẵ Phục sinh Allelia.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhân một mẩu tin
Linh mục Nguyễn Hồng Giáo, OFM
15:18 13/04/2010
Nhân một mẩu tin

Sáng Chúa nhật Phục Sinh 4-4-2010, theo dõi bản Tin tức tiếng Pháp trên đài TV5-Monde (Châu Á), tôi nghe một mẩu tin khiến tôi rất ngỡ ngàng: người ta quả quyết người giảng lễ tại đền thờ Thánh Phêrô hôm thứ sáu Tuần Thánh 2-4 đã gây phẫn nộ khi so sánh các chỉ trích nhắm đến Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội công giáo liên quan tới các vụ linh mục lạm dụng tình dục trẻ em với những lời chỉ trích chống Do Thái trước kia. Bản tin còn cho thấy hình ảnh Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chủ sự nghi lễ hôm ấy đang ngồi chăm chú nghe, với lời bình luận: “Ngài không có phản ứng nào cả”.

Tôi rất ngạc nhiên về mẩu tin này bởi vì trước đó tôi đã đọc bài tường thuật của hãng tin Zenit nói rõ ràng: người giảng lễ, cha Ranieri Cantalamessa nổi tiếng, chỉ trích dẫn lá thư của một người bạn Do Thái của ngài, chứ không tự mình khẳng định (so sánh) như bản tin đài Pháp khẳng định. Tôi được biết chính đài BBC đã tung ra tin đó rất sớm trong ngày 3-4-2010, và dường như cũng “nhẹm” đi chi tiết lá thư này. Theo tôi, đây là một bằng chứng nữa về sự thiếu trung thực, thiên lệch, một chiều của nhiều phương tiện truyền thông xã hội Tây phương mà ta thường gặp trong các bản tin và bình luận của họ liên quan tới Giáo Hội công giáo, đặc biệt đối với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mà họ tỏ ra không có chút thiện cảm nào (Hầu như điều gì ngài nói hay làm cũng đều bị xoi mói). Điều này không phải là một phát hiện gì mới mẻ.

Xin được ghi lại một đoạn trong lá thư mà cha giảng lễ đã trích trong bài giảng:

“Tôi theo dõi một cách ghê tởm những tấn công dữ dội và “đồng tâm” [= concentrique, nghĩa là hướng về cùng một điểm trung tâm] chống lại Giáo Hội, Đức Thánh Cha và toàn thể các tín hữu khắp thế giới. Việc sử dụng những cách nói rập khuôn có sẵn, việc chuyển trách nhiệm và lỗi lầm cá nhân qua tập thể làm cho tôi nhớ lại những khía cạnh đáng xấu hổ nhất của chủ nghĩa bài Do Thái. Vì thế tôi mong muốn bày tỏ với cá nhân cha, với Đức Giáo Hoàng và toàn thể Giáo Hội tình liên đới của tôi trong tư cách là một người Do Thái của đối thoại cũng như của tất cả những ai trong thế giới Do Thái (và họ là đông đảo) chia sẻ những tâm tình huynh đệ này. Lễ Vượt Qua của chúng tôi và lễ Phục Sinh của cha có những yếu tố khác nhau không thể chối cãi nhưng cả hai đều sống trong niềm hy vọng cứu thế, và chắc chắn niềm hy vọng này sẽ liên kết chúng ta trong tình yêu của Người Cha chung [là Thiên Chúa].” [Ghi chú: năm nay có sự trùng hợp đặc biệt là lễ Vượt Qua của Do Thái giáo và lễ Phục Sinh – cũng có khi được gọi là lễ Vượt Qua - của Kitô giáo được cử hành trong cùng một tuần lễ].

Tôi nghĩ có thể người giảng lễ vì đã quá chú ý tới thiện ý của người bạn Do Thái muốn bày tỏ tình liên đới với Đức Thánh Cha và người công giáo nên đã không cân nhắc đủ về phản ứng tiêu cực mà đoạn thư trích dẫn có thể tạo ra nơi dư luận. Ở đây tôi không muốn bênh vực ngài mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng các bản tin được loan đi sau đó là thiếu trung thực nếu không phải là có ác ý khi không nói gì tới lá thư này.

Tôi nhắc tới câu chuyện thời sự này, tự nó không lấy gì làm quan trọng lắm, để có dịp nhìn rộng ra tình hình nghiêm trọng mà Giáo Hội đang trải qua và để đề cập tới hiện tượng “bài Kitô giáo” có hệ thống trong các phương tiện truyền thông xã hội phương Tây hiện nay.

Truớc hết, Giáo Hội công giáo đang trải qua một thời điểm hết sức khó khăn với những vụ bê bối tình dục trong hàng giáo sĩ đối với trẻ em bị phanh phui. Trước đây, vào khoảng 2001-2002 người ta đã bắt đầu nói nhiều tới loại lạm dụng tình dục này, nhưng chủ yếu là ở Hoa Kỳ, nơi mà nhiều vụ án đã khiến cho không ít giáo phận rơi vào tình cảnh hầu như “sạt nghiệp” vì các khoản tiền bồi thường rất cao phải trả cho các nạn nhân. Nay đến lượt châu Âu đang là trung tâm của thời sự với các nước Thụy Sĩ, Áo, Đức và đặc biệt là Ai-len (Ái Nhĩ Lan). Ngày 20-3 vừa qua, Đức Thánh Cha đã gởi một lá thư rất quan trọng cho Giáo Hội tại Ai-len, trong đó ngài dùng những từ rất mạnh mẽ như: “gương mù gương xấu”, “những tội ác”, ”những sai lầm”, “những tội trọng”, “hoàn cảnh đau đớn”, “nỗi hổ thẹn”, “sự phản bội”… Ngài cũng không nương lời trách một số giám mục Ai-len hiện nay và trước kia đã thiếu sót, có khi thiếu sót nặng nề trong việc áp dụng những quy định của giáo luật liên quan tới tội lạm dụng tình dục trẻ em. Ngài đã đề ra một vài biện pháp mạnh cho trường hợp Giáo Hội tại nước này, và đó cũng là một cách nhắc nhở cho Giáo Hội các nơi khác.

Không ai chối cãi tính chất nặng nề của những vụ bê bối nói trên. Nhưng điều không thể chấp nhận được là một số phương tiện truyền thông ở phương Tây đang ra sức mô tả Giáo Hội công giáo như là “tâm điểm của nạn lạm dụng tình dục trẻ em” và “đồng loã với những tên lạm dụng tình dục và những kẻ bảo vệ chúng” (George Weigel, nhà nghiên cứu Hoa Kỳ). Họ làm như thế khi hầu như chỉ tập trung tố giác những bê bối của hàng giáo sĩ công giáo nhưng ít khi nói về tội phạm này xảy ra thường xuyên ở những môi trường xã hội khác như môi trường giáo dục và gia đình. Một số nghiên cứu cho thấy rằng so với các thành phần xã hội khác, thì số giáo sĩ phạm tội chiếm một tỉ lệ rất thấp. Các nghiên cứu còn cho thấy rằng ở Hoa Kỳ (và có phần chắc ở những nước khác nữa) hiện tượng bê bối của linh mục đã xảy ra tập trung vào khoảng từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 80 thế kỷ trước, rồi hầu như biến mất sau đó. Mà chúng ta biết rằng đó là thời gian khủng hoảng hậu Công đồng Vaticanô II, - khủng hoảng về đức tin, về căn tính của linh mục và tu sĩ, về kỷ luật đời sống của hàng giáo sĩ (bị buông lỏng), và chính vào giai đoạn đó, số linh mục và tu sĩ hồi tục đã xảy ra ồ ạt…

Người công giáo có lý mà nghĩ rằng, ở Tây phương hiện nay, các ngành thông tin đại chúng với hai mũi nhọn là đài BBC (Anh) và báo Time (Hoa Kỳ) đang đồng tình tung ra một chiến dịch, một cuộc phản công nhằm gây mất uy tín cho Giáo Hội công giáo; họ còn muốn trút lên Đức Thánh Cha trách nhiệm về tình trạng bế bối của các linh mục vì cho rằng ngài là người đứng đầu Giáo Hội thế giới.

Trong bài giảng Lễ Dầu thứ nămTuần Thánh vừa qua tại nhà thờ Đức Bà Paris, Đức Hồng y André Vingt-Trois Tổng Giám mục địa phận Paris nói:

“Trong lúc chúng ta bắt đầu cử hành Tam Nhật Thánh thì Giáo Hội ta đang bị buộc tội trước mặt mọi người. Giáo Hội bị bắt phải gánh chịu tội lỗi của thế giới. Coi nhẹ thực chất của những sự kiện mà không một ai chối cãi được sự ghê tởm và gương xấu chúng có thể gây ra, người ta ra sức làm cho Giáo Hội ta – và đặc biệt là các linh mục - phải chịu trách nhiệm luân lý về những hành vi tình dục với trẻ em đã xảy ra nhiều thập niên rồi (…) Nhấn mạnh những sự kiện đã cũ và đã được biết từ lâu như là những tiết lộ mới mẻ, cách làm đó khiến ta phải suy nghĩ về tính lương thiện trí thức của những kẻ đưa tin và đã đủ để vạch trần mục tiêu thật của họ: gieo rắc nghi ngờ về tính chính đáng luân lý của Giáo Hội”. Gần cuối bài giảng vị Hồng y nói: “Trong nước ta là một nước dân chủ, người Kitô hữu còn là những công dân trọn vẹn, nhưng không chắc họ được đối xử như thế bởi ngành thông tin”.

Không phải hôm nay người ta mới thấy thái độ thù nghịch của giới truyền thông Tây phương và một bộ phận của giới cầm quyền và trí thức khuynh tả đối với Giáo Hội công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung. Chẳng qua bây giờ là lúc họ chớp được một cơ hội bằng vàng để phản công mà thôi. Đối với họ, tôn giáo – và ở phương Tây là Kitô giáo - trước sau vẫn là lực lượng kềm hãm sự phát triển của khoa học và cản trở tính hiện đại. Thành kiến này đưa tới một sự phân biệt đối xử đối với các giáo hội và quần chúng có tôn giáo, nhiều hay ít tùy trường hợp.

Thật ra không phải Kitô giáo chống lại khoa học và tiến bộ, nhưng với nó, khoa học và tiến bộ không phải là tất cả, không thể là mục đích phải đạt cho bằng được với bất cứ giá nào. Chúng chỉ là phương tiện. Mục đích luôn luôn phải là con người, và không bao giờ được phép nhân danh bất cứ thứ gì để biến con người thành phương tiện hay thành nạn nhân. Khoa học, tiến bộ, hiện đại hoá, tăng trưởng kinh tế… chỉ chân chính khi phục vụ lợi ích đích thực của con người, giúp con người sống hợp với “nhân tính” hơn, xứng với nhân phẩm hơn. Hiển nhiên là với một chủ trương dứt khoát như vậy, Kitô giáo nhiều khi phải nói những lời mà nhiều người không thích. Thật là dễ hiểu: nếu không có những nguyên tắc đạo đức như thế chi phối thì tiện lợi biết bao cho nhà khoa học, nhà quân sự, nhà cầm quyền, giới làm kinh tế và nhiều người khác.

Nêu lên những bất công của các phương tiện truyền thông xã hội như trên không phải là để chối bỏ hay bào chữa cho những lỗi lầm của Giáo Hội, nhất là tội ác lạm dụng tình dục trẻ em đã xảy ra trong Giáo Hội, nhưng cốt để giúp người công giáo nắm rõ vấn đề và hiểu rõ tình hình chung của Giáo Hội hơn, một phần đừng để cho mình bị lung lạc bởi những thông tin một chiều hay ác ý, phần khác tăng cường cầu nguyện cho Giáo Hội, cho Đức Thánh Cha và mọi vị Mục tử của chúng ta.

Tuần Bát nhật Phục sinh 2010,

Linh mục Nguyễn Hồng Giáo, OFM
 
Quốc Vụ Khanh Vatican tổng kết về những lời cáo buộc Đức Gíao Hòang
Trần Mạnh Trác
16:21 13/04/2010
Santiago, Chile, 13 tháng tư 2010 (CNA / EWTN News). - Trong một cuộc họp báo dài tại Chí Lợi (Chile), Quốc Vụ Khanh Vatican (Ngọai Giao và Thường Vụ), Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, trả lời cho câu hỏi liệu có nên xét lại vấn đề độc thân của linh mục sau những tiết lộ mới đây về sự kiện ấu dâm của một số linh mục không. Đức Hồng Y trả lời rằng nhiều nghiên cứu đã cho thấy vấn đề ấu dâm và độc thân không có sự liên quan với nhau, tuy nhiên nhiều nghiên cứu chứng minh rằng có một sự liên quan giữa ấu dâm và đồng tính luyến ái.

Cuộc họp báo diễn ra tối thứ hai tại Chủng viện Giáo Hoàng ở Santiago, đức hồng y cho biết: "Nhiều nhà bác học tâm lý và nhiều bác sĩ tâm thần đã cho biết rằng không có liên hệ giữa đời sống độc thân và bệnh ấu dâm", nhưng đã tìm thấy có một mối quan hệ "giữa đồng tính luyến ái và ấu dâm."

Ngài lưu ý rằng "có rất nhiều tài liệu tâm lý học về lĩnh vực này."

Nói về những vụ bê bối tình dục đối với trẻ vị thành niên, đức hồng y nói, "điều quan trọng là cung cấp các hướng dẫn thích hợp và chấp nhận sự thật của quá khứ. Cũng là rất quan trọng để ngăn chặn điều này xảy ra trong hiện tại và tương lai bằng cách đào tạo toàn diện các nhân đức cho các ứng cử viên của chức linh mục. "

Đức Hồng Y cũng đề cập đến chiến dịch truyền thông chống đức Giáo hoàng, ngài đã trích dẫn báo Wall Street Journal làm ví dụ, bài báo ngày 06 tháng 4 đã phơi bày những điều dối trá của tờ New York Times, kết luận rằng “tờ báo này (NYT) không còn là một nguồn tin tức đáng tin cậy nữa mà chỉ nhằm mục đích tấn công Giáo hội Công giáo. "

Sau khi nhắc lại rằng đức Giáo hoàng đã xin lỗi nhiều lần về các vi phạm của các linh mục đối với những trẻ vị thành niên, Đức Hồng y Bertone lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng Benedict đã luôn luôn rất ý thức về vấn đề này và đã áp dụng những bước đột phá để giải quyết.

Ngoài ra, ngài nói thêm, trong khi những người khác giữ im lặng, Giáo Hội đã lên tiếng về các vấn đề khác liên quan đến nhân phẩm của trẻ em, những người trẻ tuổi và phụ nữ. "Đức Giáo Hoàng đã lên án kỹ nghệ du lịch tình dục và lên tiếng bảo vệ phẩm giá của những người bị khai thác ".

Sau khi phủ nhận rằng Giáo Hội đã che lấp các trường hợp lạm dụng tình dục, Đức Hồng y Bertone giải quyết trường hợp của Cha Lawrence Murphy. Trường hợp này, ngài nói, "đã được giải thích nhiều lần. Nếu bạn đọc ấn bản của Avvenire ngày 26 tháng ba, trong đó chính tôi viết ra, thì thấy trường hợp này đã đựợc giải thích rất rõ ràng. Tôi đã yêu cầu vụ án được tiếp tục khi tôi là tổng thư ký của Bộ Giáo lý Đức tin, mặc dù 20 năm trước đó, một thẩm phán dân sự đã quyết định ngưng vụ xử. "

Cha Murphy "đang bị bệnh nặng, tới hồi chung cuộc. Khi chúng tôi nhận được thông tin này, thì những gì quan trọng lúc bấy giờ là cha ấy không còn có thể tác hại bất kỳ ai, rằng cha ấy đã ăn năn, và chúng tôi đã để cho cha ấy chết bình an. Bốn tháng sau đó, cha ấy thực sự đã chết. Trong trường hợp này, các phương tiện truyền thông đã tạo ra rất nhiều hỏa mù, " Đức hồng y kết luận rằng nhiều điều gian dối đã được lan truyền với ý đồ tạo ra một cơn khủng hỏang và làm giảm uy tín của Đức Giáo Hoàng.
 
Thông tin hay tấn kích
Vũ Văn An
18:18 13/04/2010
Ngày 12 tháng 4 vừa qua, phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, lại phải lên tiếng trước các lời cáo buộc phi lý nhắm vào Đức Bênêđíctô XVI lúc còn là Hồng Y Joseph Ratzinger. Lần này, là tờ tuần san Stern tại Đức. Tờ này tố cáo Đức Hồng Y Ratzinger, trong vai trò đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã che đậy các lời tố cáo cha Marcial Maciel về tội lạm dụng tính dục từ thập niên 1950.

Cha Lombardi cho rằng đây là những lời tố cáo “nực cười” bởi vì chính Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã khởi sự cuộc điều tra theo giáo luật chống lại cha Maciel. Cha nói: “Quả là nghịch lý, và đối với người hiểu biết còn nực cười nữa, khi gán cho Đức Hồng Y Ratzinger các trách nhiệm che giấu hay che đậy bất cứ điều gì. Những ai có hiểu biết đều biết rằng Đức Hồng Y Ratzinger là người có công khuyến khích cuộc điều tra theo giáo luật các lời tố cáo chống lại Cha Marcial Maciel, cho tới khi thiết lập được tội lỗi của ngài một cách chắc chắn”.

“Kết thúc vụ điều tra này với việc buộc ngài phải rút lui khỏi mọi hoạt động công khai, một biện pháp được đưa ra căn cứ vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe của ngài (thực tế, ngài đã qua đời sau đó ít lâu), và việc công bố biện pháp đó trong một thông báo nổi tiếng của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cũng là một chứng cớ cho thấy đường lối cứng rắn nhất quán của Đức Hồng Y Ratzinger, lúc đó đã lên ngôi Giáo Hoàng”.

Nên biết Cha Maciel qua đời hồi tháng 1 năm 2008 và được chôn cất tại quê hương Cotija, Mexico. Kể từ đó, tu hội Legionnaries of Christ đã từ từ nhận thức được các chi tiết trong cuộc sống và hành động hai mặt vốn không xứng đáng với một linh mục của vị sáng lập. Đến tháng 2 năm 2009, thì ai cũng biết cha Maciel đã từng chung sống lâu năm với ít nhất một người đàn bà và làm cha ít nhất một bé gái. Tháng 12 cùng năm, có phúc trình rộng rãi cho thấy 80% cuốn “El salterio de mis días” (Sách Thánh Vịnh Đời Tôi) đã đánh cắp từ hồi ký của nhà chính trị Tây Ban Nha tên là Luis Lucia Lucia, người đã qua đời năm 1943. Tháng 3 năm nay, tu hội Legion đã chính thức nhìn nhận sự thực trong các lời cáo buộc tình dục của vị sáng lập và sự hiện hữu của mối tình gian díu với ít nhất một người đàn bà khác và 2 đứa con trai. Cũng nên biết khi tin tức nổ ra về cuộc sống hai mặt của cha Maciel, Đức Bênêđíctô XVI đã đích thân cho khởi sự một cuộc tông tra (apostolic visitation) đối với tu hội Legion và cuộc tông tra này vừa kết thúc vào tháng qua.

Không thông tin nhưng tấn kích

Những cuộc tấn công phi lý và nực cười như trên đã làm bực mình cả những người không Công Giáo, như cựu thị trưởng Ed Koch của New York. Ông Koch vốn là người gốc Do Thái, từng là dân biểu Liên Bang từ 1969 tới 1977 và 3 nhiệm kỳ thị trưởng New York từ 1978 tới 1989. Ôn cho rằng những cuộc tấn công liên tiếp của báo chí nhắm vào Giáo Hội và Đức Bênêđíctô XVI đã trở thành các biểu hiện của chủ nghĩa bài Công Giáo. Ông bảo: “Theo tôi, việc xuất hiện liên tiếp nhiều bài báo nói về cùng một biến cố không còn mang ý định thông tin nữa, mà nguyên tuyền chỉ là công kích”.

Ông Koch cho hay: xách nhiễu tình dục trẻ em là điều tởm gớm. Đây không phải chỉ là quan điểm của báo chí, mà là quan điểm chung của mọi người, bất kể là Công Giáo hay không Công Giáo. Koch quả quyết chính Đức Giáo Hoàng đã nhiều lần công khai bày tỏ sự tởm gớm ấy đối với tội ác này và lòng cảm thương của ngài đối với các nạn nhân.

Theo ông, nhiều người trong báo giới hiện đang đánh phá Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng hiện nay một cách thỏa thích, đầy ác ý. “Theo tôi, lý do là vì nhiều người trong báo giới, và cả một số người Công Giáo hay trong quảng đại quần chúng nói chung nữa, vốn chống lại và bị lên án bởi các các quan điểm của Giáo Hội, trong đó có việc ngăn cấm phá thai, ngăn cấm đồng tính luyến ái, ngăn cấm hôn nhân đồng tính, luật buộc linh mục độc thân, luật không cho phụ nữ thụ phong, không được ngừa thai theo phương pháp nhân tạo…”

Koch trích dẫn lời người bạn ông là Đức Hồng Y John O'Connor cho rằng “Giáo Hội không phải là quán bán đồ ăn (salad bar) nơi bạn có thể lựa chọn theo sở thích. Giáo Hội có quyền đòi các giáo dân phải thực thi các bổn phận tôn giáo của mình, và có quyền bênh vực các niềm tin nói chung của mình”. Ông minh xác: đích thân ông, ông không nhất trí với Giáo Hội về các vấn đề này, nhưng ông cho rằng Giáo Hội “có quyền duy trì các quan điểm ấy phù hợp với các niềm tin tôn giáo của mình”.

Cựu thị trưởng New York cũng cho rằng “Người Do Thái Giáo chính thống, cũng như Giáo Hội Công Giáo Rôma, có thể đòi người ta phải tuyệt đối vâng theo các qui luật tôn giáo. Những ai từ khước không chịu tuân theo thì cứ tự nhiên rút lui”. Ông tin rằng Giáo Hội Công Giáo Rôma là một lực lượng phục vụ điều thiện trên thế giới, chứ không phục vụ điều ác”. Vả lại, “sự hiện hữu của 1 tỷ 130 triệu người Công Giáo hoàn cầu là điều quan trọng đối với hoà bình và thịnh vượng của hành tinh này”.

Ed Koch khẳng định rằng: “Lẽ dĩ nhiên, truyền thông nên phúc trình cho công chúng bất cứ sự kiện mới nào liên quan tới vấn đề xách nhiễu trẻ em. Nhưng tính khách quan và tính khả tín của nó quả có xuy giảm khi New York Times từ khước không chịu công bố một bài báo chống lại bài xã luận (op-ed) do Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan của New York đề nghị và thay vào đó, chỉ cho công bố một lá thư gửi chủ bút, dĩ nhiên là ngắn hơn và kém giá trị hơn một bài báo chống lại bài xã luận của mình”.

Ed Koch còn lột mặt nạ một mưu tính ma mãnh nhằm bôi lọ người Do Thái Giáo trong chiến dịch tấn kích Đức Giáo Hoàng này của tờ New York Times, khi nó úp mở trích đăng tờ trung tả La Republica cho rằng một số người Công Giáo tin chiến dịch chỉ trích Giáo Hội lần này phát sinh từ nhóm vận động Do Thái Giáo trong tờ New York Times. Theo vị cựu thị trưởng này, nếu có những người Công Giáo đó thật, thì điều cần nói ở đây là chủ nhiệm tờ New York Times, Arthur Sulzberger, Jr., không phải là một người Do Thái Giáo, mà là một người theo phái Episcopalian và tổng biên tập của nó, Bill Keller, vốn cũng là một Kitô hữu. Nên ông bảo: “Đủ rồi. Vâng, các hành vi khủng khiếp kia do các thành viên trong hàng giáo sĩ Công Giáo vi phạm. Giáo Hội đã trả hàng tỷ dollars cho các nạn nhân tại Hoa Kỳ, và sẽ trả hàng triệu, có lẽ hàng tỷ, dollars nữa cho các nạn nhân như thế trên khắp thế giới. Giáo Hội này đang cố gắng hết sức để đền tội cho quá khứ của mình bằng cách thừa nhận và thay đổi các thủ tục để xử lý các linh mục phạm tội ấu dâm”. Ông trích dẫn lời Chúa Giêsu trong phúc âm Gioan 8:7: “Ai trong các ông không phạm tội, hãy ném viên đá đầu tiên đi”

Triều đại Đức Bênêđíctô XVI là một thất bại?

Hiệp sĩ tối cao Carl Anderson có bài bình luận sau đây để trả lời bài “Triều đại thất bại của Đức Benêđíctô XVI” của tờ Der Spiegel, Đức.

Theo ông Anderson, căn cứ ngay vào tiêu chuẩn thế gian, triều đại của Đức Bênêđíctô XVI vẫn là một triều đại đáng kể. Ngài đã lãnh đạo Giáo Hội tiến bước bằng cách tập chú vào việc lấy tình yêu đối thoại với nền văn hóa quanh ta. Hai thông điệp của ngài về đức ái, thông điệp về đức cậy và tông thư của ngài về Thánh Thể (Chúa Kitô tại tâm điểm đức tin của ta) đã đưa ta trở lại với sứ điệp nền tảng và sâu xa nhất của Kitô Giáo: tin, cậy và mến. Kitô Giáo của Đức Bênêđíctô XVI là Kitô Giáo của Các Mối Phúc.

Lý do khiến một số người nhìn ra “một triều giáo hoàng thất bại” là vì họ chỉ muốn nhìn có thế. Quá nhiều người tại Châu Âu chỉ muốn thấy triều giáo hoàng này thất bại, mà nào có triều giáo hoàng nào không bị họ muốn cho thất bại, chỉ vì Giáo Hội đứng án ngữ, ngăn cản nghị trình duy tục của họ.

Điều họ không thể khoan nhượng là cái nhìn được Đức Bênêđíctô đưa ra trong thông điệp “Caritas in Veritate” mới đây của ngài, trong đó, ngài nhắc nhở chúng ta rằng “Không có Thiên Chúa, con người không biết phải đi đâu, cũng như không hiểu mình là ai” (số 78).

Tuần này, ta sẽ được nghe đọc Phúc Âm trong đó Chúa Kitô hỏi Thánh Phêrô “Con có yêu Thầy không?”. Thánh nhân trả lời có. Nhưng ông chỉ có thể trả lời như thế vì Chúa Kitô đã yêu ông trước. Người duy tục quay lưng lại tình yêu Thiên Chúa. Anh ta từ khước lời mời của Chúa Kitô đáp trả tình yêu của Người.

Ta nên nhớ rằng hai giới răn trọng nhất của Chúa Kitô là yêu Thiên Chúa hết tâm hồn và yêu người lân cận như chính ta. Giới răn thứ nhất phải dẫn tới giới răn thứ hai. Và loại bỏ giới răn thứ nhất, thì việc thi hành giới răn thứ hai sẽ không đạt được mục tiêu của nó.

Giấc mơ của xã hội duy tục không tưởng cùng lắm cũng chỉ là một giấc mơ. Trong thông điệp “Caritas in Veritate”, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhắc lại quan điểm của ngài trong “Deus Caritas Est” rằng không một quốc gia nào hoàn hảo đến độ loại bỏ nhu cầu đức ái. Ngài viết “được sinh động hóa bởi đức ái, cam kết dấn thân vào ích chung có một giá trị lớn hơn là quan điểm chỉ có tính thế tục và chính trị” (số 7).

Ý niệm cho rằng giải pháp cho các vấn đề của thế giới phải tìm trong Phúc Âm chứ không trong chủ nghĩa duy tục từ lâu vốn là chủ đề của vị giáo hoàng này. Ngài nhất quán chủ trương rằng Giáo Hội khác với xã hội thế tục ở điểm này là Giáo Hội không tìm kiếm một sứ điệp chính trị, nhưng kêu gọi người ta không ngừng hồi hướng. Xã hội nào không dành chỗ cho Thiên Chúa thì chắc chắn cũng không dành chỗ cho sứ điệp trên và nó sẽ tấn công người mang sứ điệp ấy, nắm lấy mọi cơ hội để làm ông ta mất uy tín.

Đức Giáo Hoàng, người từng kêu gọi ta thi hành đức ái trong sự thật, cảnh giác ta rằng kinh tế sẽ xụp đổ, nếu các giá trị tôn giáo bị loại ra khỏi quảng trường, người từng làm rất nhiều để sửa chữa, để chỉnh đốn lại hành vi của các linh mục gây gương mù gương xấu, đang bị nhắm bắn vì ngài tin rằng ta chỉ yêu người lân cận một cách chân chính nếu trước nhất ta để Chúa yêu ta trước.

Ý niệm trên là điều một số tâm trí duy tục không thể chịu đựng được. Bởi thế, nó đã nhẩy xổ ra phê phán, vội vàng kết luận để cố gắng làm ngài mất uy tín. Nhà quán quân về đức ái trong sự thật đã không nhận được cả bác ái lẫn sự thật từ tay nhiều người trong giới truyền thông.

Ngày nay, có cả một nền văn hóa nghi ngờ chống lại Giáo Hội Công Giáo, trong đó, bất cứ lời tố cáo nào của người chỉ trích Giáo Hội cũng được coi là khả tín trong khi không một lượng giải thích nào để bênh vực Giáo Hội được coi là đầy đủ. Biết làm gì khác để giải thích cái điên loạn của truyền thông hiện đang chống lại một người vốn đã làm nhiều hơn bất cứ ai khác để xử lý hữu hiệu những người lạm dụng trẻ em? Chúa Thánh Thần sẽ tiếp tục hướng dẫn Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thực hiện sự nghiệp vĩ đại được mọi người chúng ta biết tới, vì việc làm chứng vĩ đại của ngài cho tình yêu Chúa Kitô.

Tùy ở chúng ta có muốn bước chân theo chứng tá của ngài không. Ta phải đứng về phía Đức Giáo Hoàng và thưa vâng với tình yêu Chúa Kitô, rồi sau đó, đem tình yêu ấy đến những người lân cận của ta, đến xã hội của ta. Ta phải dùng chứng tá của mình mà phúc âm hóa. Các chứng tá nghèo nàn của một số người, đúng hơn phải nói họ thao túng, họ lạm dụng hơn là yêu thương, đã bị một số người nắm lấy để làm cho sứ điệp và lối sống Kitô Giáo trở thành vô giá trị. Đó chính là lý do tại sao gương mù gương xấu lại tai hại quá thế, nhưng nó cũng cho thấy tại sao việc làm chứng của ta lại quan trọng như vậy.

Lên tiếng vào năm 2000, Đức Hồng Y Ratzinger nói rằng nghệ thuật sống “chỉ có thể thông truyền bởi một ai đó có sự sống, một ai đó là chính phúc âm đã bản vị hóa”. Hiệp sĩ Anderson bảo: ta phải trở nên phúc âm đã bản vị hóa ấy, và qua việc xin vâng với tình yêu Chúa Kitô, ta sẽ trải rộng tình yêu chân chính trong sự thật tới người lân cận của ta. Lúc ấy, thế gian sẽ nhận ra ta là Kitô hữu vì cách thế ta yêu thương nhau, và cách thế ta yêu thương nhau ấy sẽ là cách thế ta đã được Thiên Chúa yêu thương trước.

Các thủ tục liên quan tới việc tố cáo lạm dụng tình dục

Trong khi ấy, Tòa Thánh vừa cho công bố các thủ tục liên quan đến việc tố cáo các trường hợp linh mục lạm dụng tình dục. Tài liệu này gồm 14 đoạn, được mô tả không phải là một tài liệu mới có, nhưng chỉ là tài liệu tóm tắt các thủ tục hiện hành, nhằm giúp các giáo dân và những người không phải là luật gia giáo luật nắm vững các thủ tục này.

Giữa các tố giác của truyền thông cho rằng Giáo Hội vốn tìm cách che đậy các vụ tai tiếng, tài liệu này nói rõ: “Luật dân sự liên quan tới việc phúc trình tội ác cho các thẩm quyền thích hợp phải luôn luôn được chấp hành”. Về phương diện giáo luật, tài liệu minh xác rằng: “Khi một giáo sĩ bị phán quyết có tội, thì cả các diễn trình hình luật về phương diện chế tài và hành chánh có thể kết án giáo sĩ ấy chịu một số hình phạt theo giáo luật, mà hình phạt nặng nhất là sa thải khỏi bậc sống giáo sĩ”.

Tập tài liệu này cũng cho thấy khi nào một vụ được trình lên Đức Thánh Cha: “trong những trường hợp rất nặng khi tòa hình sự dân chính đã kết án một giáo sĩ nào đó phạm tội lạm dụng tình dục vị thành niên hay khi chứng cớ đã rành rành, thì Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin có thể đệ trình vụ ấy lên thẳng Đức Thánh Cha với lời thỉnh cầu ngài ban hành một sắc lệnh “chính thức” sa thải khỏi bậc sống giáo sĩ. Đối với một sắc lệnh như thế, sẽ không có biện pháp tu chính nào.

“Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin cũng đệ trình lên Đức Thánh Cha các đơn của chính các giáo sĩ phạm tội xin được miễn chuẩn khỏi các trói buộc của thiên chức linh mục và ước muốn được trở lại với bậc giáo dân”.

Dưới đây là nguyên văn tài liệu:

Luật áp dụng là Tự Sắc Sacramentorum sanctitatis tutela (MP SST) ngày 30 tháng 4 năm 2001 cùng với Bộ Giáo Luật năm 1983. Đây là tập hướng dẫn có tính dẫn nhập có thể có ích cho các giáo dân và những người không chuyên môn về giáo luật.

A. Các thủ tục đầu tiên

Giáo phận địa phương điều tra tất cả các tố cáo giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên. Nếu lời tố cáo xem ra đúng sự thật thì chuyển vụ việc lên Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin (BTLĐT). Giám mục sở tại chuyển trình các tín liệu cần thiết cho BTLĐT và cho biết ý kiến về thủ tục phải theo và các biện pháp đưa ra cả ngắn hạn lẫn dài hạn.

Luật dân sự liên quan tới việc phúc trình tội ác cho các thẩm quyền thích hợp phải luôn được tuân theo.

Trong giai đoạn đầu tiên này và cho tới khi kết thúc vụ việc, giám mục có thể áp đặt một số biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cộng đồng, kể cả các nạn nhân. Thực thế, giám mục địa phương luôn có nhiệm vụ bảo vệ trẻ em bằng cách hạn chế các hoạt động của bất cứ linh mục nào trong giáo phận. Đây là một phần trong thẩm quyền bình thường mà ngài được khuyến khích thi hành trong bất cứ phạm vi nào xét là cần để bảo đảm các trẻ em khỏi bị hại, và giám mục có toàn quyền thi hành quyền này cả trước, trong lẫn sau bất cứ vụ xử nào theo giáo luật.

B: Các thủ tục do BTLĐT cho phép

BTLĐT nghiên cứu trường hợp do giám mục địa phương đệ trình và yêu cầu cung cấp thêm tín liệu bổ túc khi cần. BTLĐT có một số giải pháp sau đây:

B1 Các diễn trình hình sự (penal processes)

BTLĐT có thể cho phép giám mục địa phương tiến hành một phiên tòa hình sự pháp lý trước một tòa án Giáo Hội tại địa phương. Bất cứ kháng án nào trong trường hợp này cuối cùng phải được đệ nạp tại tòa án của BTLĐT.

BTLĐT có thể cho phép giám mục địa phương tiến hành một phiên tòa hình sự hành chánh trước một đại diện của giám mục địa phương có sự trợ giúp của 2 thẩm định viên. Linh mục bị tố cáo được gọi ra để trả lời các lời tố cáo và để duyệt lại các chứng cớ. Người bị tố cáo có quyền khiếu nại lên BTLĐT chống lại một phán quyết kết án ngài phải chịu một hình phạt theo giáo luật nào đó. Quyết định của các vị Hồng Y trong BTLĐT kể là chung thẩm.

Nếu vị giáo sĩ bị phán quyết là có tội, thì cả thủ tục hình sự pháp lý lẫn hành chánh đều có thể kết án vị giáo sĩ đó một số hình phạt theo giáo luật, mà nặng nhất là sa thải khỏi bậc giáo sĩ. Vấn đề thiệt hại cũng có thể được xử lý trực tiếp trong khi diễn ra các thủ tục này.

B2 Các trường hợp phải trục tiếp trình lên Đức Thánh Cha (xem trên)

B3 Các biện pháp kỷ luật

Trong trường hợp linh mục bị tố cáo nhìn nhận các tội của mình và chấp nhận sống một cuộc sống cầu nguyện và thống hối, thì BTLĐT cho phép giám mục địa phương ban hành sắc lệnh ngăn cấm hay hạn chế thừa tác vụ công khai của linh mục này. Các sắc lệnh như thế được đặt định với điều khoản hình sự mang theo hình phạt giáo luật đối với việc vi phạm các điều kiện của sắc lệnh, không loại trừ việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ. Được phép khiếu nại hành chánh lên BTLĐT chống lại các sắc lệnh này. Quyết định của BTLĐT là chung thẩm.

C. Duyệt lại Tự Sắc

Một thời gian trước đây, BTLĐT có tiến hành việc tái duyệt một số điều khoản trong Tự Sắc Sacramentorum Sanctitatis tutela, ngõ hầu cập nhật hóa Tự Sắc năm 2001 dưới ánh sáng các năng quyền đặc biệt do Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô ban cho BTLĐT. Các thay đổi mang ra thảo luận sẽ không thay đổi các thủ tục nói ở phần A, B1-B3 trên đây.
 
Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Chypre
LM Trần Đức Anh, OP
06:25 13/04/2010
VATICAN. Phòng báo chí Tòa Thánh đã loan báo chương trình chi tiết chuyến viếng thăm của ĐTC Biển Đức 16 tại đảo Chypre từ ngày 4 đến 6-6 tới đây, để công bố Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM đặc biệt về Trung Đông, sẽ nhóm tại Roma vào tháng 10 năm nay.

Đây là chuyến viếng thăm thứ 15 ĐTC thực hiện tại hải ngoại và là chuyến thứ hai trong năm nay.

ĐTC sẽ rời Roma lúc 9 giờ rưỡi sáng thứ sáu, 4-6, để tới Phi trường Paphos của cộng hòa Chypre lúc 2 giờ chiều, sau 3 giờ rưỡi bay. Tiếp đó tại khu vực khảo cổ Agia Kiriaki Chrysopolitissa ngài sẽ chủ sự buổi cầu nguyện đại kết vào lúc 3 giờ rưỡi.

Sáng thứ bẩy, 5-6, lúc 9 giờ 15, ĐTC sẽ đến viếng thăm Tổng thống cộng hòa Chypre, rồi gặp gỡ ngoại giao đoàn tại khuôn viên phủ tổng thống ở thủ đô Nicosie. Sau đó, lúc gần 11 giờ, ngài sẽ gặp cộng đoàn Công Giáo địa phương tại trường tiểu học thánh Maron.

Ban trưa, ĐTC đến viếng thăm và dùng bữa Đức Thượng Phụ Chrysostomos II, Giáo Chủ Chính Thống Chypre, cùng với phái đoàn liên hệ. Ban chiều cùng ngày, vào lúc 5 giờ rưỡi, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ cho các linh mục, tu sĩ nam nữ, phó tế, giáo lý viên và huynh trưởng các phong trào của Giáo Hội tại đảo Chypre tại Nhà thờ giáo xứ Thánh Giá của Công Giáo la tinh tại Nicosie.

Chúa nhật 6-6 là cao điểm trong chuyến viếng thăm của ĐTC: lúc 9 giờ rưỡi ngài chủ sự thánh lễ với các GM tại Hội trường thể thao Elefteria ở Nicosie để công bố tài liệu làm việc của Thượng HĐGM về Trung Đông. Sau lễ ngài dùng bữa với các vị thượng Phụ và GM thuộc Hội đồng đặc biệt về Trung Đông, của Thượng HĐGM, cùng với Đức TGM Chính thống Chrysostomos II của đảo Chypre.

ĐTC sẽ giã từ đảo Chypre sau khi thức tiễn biệt lúc 4 giờ rưỡi để bay về Roma, dự kiến vào lúc gần 9 giờ tối (SD 11-4-2010)
 
Chuẩn bị cuộc viếng thăm của ĐTC Biển Đức 16 tại Malta
LM Trần Đức Anh, OP
06:27 13/04/2010
VATICAN - Chiều thứ bẩy, 17-4 tới đây, tức là một ngày sau khi mừng sinh nhật thứ 83, ĐTC Biển Đức 16 sẽ đến nước Malta, để viếng thăm trong vòng 26 tiếng đồng hồ. Chắc chắn ngài sẽ được đón tiếp nồng hậu hơn cả thánh Phaolô Tông Đồ và các bạn đồng hành bị trôi dạt vào đây khi bị đắm tàu cách đây 1950 năm!

Malta là một nước nhỏ, chỉ rộng 315 cây số vuông gồm có 2 đảo chính là Malta và Gozo. Trong số 433 ngàn dân cư tại Malta có tới gần 95% là tìn hữu Công Giáo, và vì thế chắc chắn sẽ có đông đảo tín hữu đến tham dự hai sinh hoạt chính với ĐTC, đó là thánh lễ sáng chúa nhật 18-4 tại quảng trường Floriana lớn nhất tại Malta, và cuộc gặp gỡ giới trẻ vào ban chiều cùng ngày tại khu vực hải cảng La Valetta.

Trong cuộc viếng thăm, ĐTC sẽ gặp các GM thuộc hai giáo phận tại Malta, cũng như gặp tổng thống George Abela. Và trong các cuộc gặp gỡ với dân chúng, có lẽ ngài sẽ đề cao giá trị luân lý và tinh thần của Kitô giáo, có khả năng giúp xây dựng một xã hội an bình và công bằng hơn cũng như một cuộc sống sung mãn hơn.

Lý do chính để tổng thống và HĐGM Malta mời ĐTC đến viếng thăm, như vừa nói là để kỷ niệm 1950 năm thánh Phaolô tông đồ đến đảo này, như sách Tông Đồ công vụ đoạn thứ 28 kể lại biến cố thánh nhân bị điệu bằng tàu về Roma, nhưng tàu bị đắm và ngài được cứu vào bờ:

Thánh Phaolô tới Malta

”Được cứu rồi, chúng tôi mới biết đảo ấy gọi là Malta. Dân địa phương đối với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có. Họ đốt một đống lửa to và tiếp đón tất cả chúng tôi, vì trời đã bắt đầu mưa và lạnh. Ông Phaolô vơ được một mớ cành khô và đang bỏ vào lửa, thì một con rắn độc bị nóng bò ra, cuốn vào tay ông. Người địa phương thấy con vật lủng lẳng ở tay ông thì bảo nhau: ”Chắc người này là một tên sát nhân: hắn được cứu khỏi chết dưới biển, nhưng Thần Công Lý đã không để cho sống”. Nhưng ông giũ con vật vào lửa mà không hề hấn gì. Họ cứ đợi ông sẽ sưng phù lên hoặc lăn ra chết; nhưng đợi lâu mà không thấy có gì khác thường xảy đến cho ông, thì đổi ý và bảo ông là một vị thần. Gần nơi ấy, có đồn điền của một viên quan lớn nhất đảo, tên là Puplio. Ông tiếp đón chúng tôi và niềm nở cho chúng tôi trú ngụ trong ba ngày. Có ông thân sinh ông Puplio đang liệt giường vì bị sốt và kiết lỵ. Ông Phaolô vào thăm và cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi. Thấy thế, các bệnh nhân khác trên đảo cũng đến với ông và được chữa lành. Họ trọng đãi chúng tôi, và khi chúng tôi xuống tàu, họ đã đem tới những gì chúng tôi cần dùng” (Cv 28, 1-10)

Do biến cố đó, thánh Phaolô được chọn làm thánh bổn mạng của Giáo Hội tại Malta, và tấm gương cũng như giáo huấn của Thánh Nhân chắc chắn sẽ là những nét được ĐTC nhấn mạnh trong cuộc viếng thăm này.

Thực vậy, Tin Mừng đã ăn rễ sâu và triển nở tốt đẹp tại Malta, biến nước này thành một trong những quốc gia Công Giáo nhất thế giới. Hồi năm 1991, khi viếng thăm Malta, ĐTC Gioan Phaolô 2 nói rằng sự hoàn toàn đón nhận và tuân giữ của nhân dân Malta đối với các giá trị Kitô là một gương sáng cho toàn Âu Châu.

ĐTC Biển Đức 16 cũng thường coi việc sinh động hóa và củng cố các căn cội Kitô của Âu Châu là một trong những ưu tiên mà triều đại Giáo Hoàng của ngài nhắm tới, và chắc chắn trong cuộc viếng thăm tới đây, ngài sẽ khuyến khích nhân dân Malta tiếp tục bảo tồn gia sản Kitô của mình và để cho các giá trị Kitô soi sáng nền văn hóa và các hoạt động chính trị của mình.

Tôn giáo và chính trị tại Malta

Tại Malta, tự do tôn giáo được bảo vệ, mặc dù Công Giáo vẫn còn là quốc giáo tại đây. Một số luật lệ dân sự cũng phải ánh điều đó, chẳng hạn luật pháp không cho phép ly dị và phá thai, và đại đa số nhân dân tiếp tục ủng hộ luật cấm này.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà Giáo Hội Malta không đồng ý với chính sách của chính phủ, đó là vấn đề giam giữ nhiều người di dân bất hợp pháp trôi dạt vào Malta trên đường vượt biên để đi tới các nước Âu Châu khác. Làm gì đây với hàng ngàn người di dân, rời bỏ quê hương để trốn chạy chiến tranh, bách hại hoặc nghèo đói? Đó thực là một vấn đề chính trị nóng bỏng tại Malta.

Theo chính sách hiện hành của chính quyền, tất cả những người di dân nào bị từ chối không được nhận vào Malta, hoặc lén lút vào nước này thì bị giam giữ cho đến khi họ bị trục xuất. Cả những người xin tị nạn chính trị và những người đang chờ được cứu xét đơn xin cũng bị giam giữ trong khi chờ đợi qui chế của họ được xác định. Những người bị giữ như thế, kể cả trẻ em, bị giữ trong những trung tâm giống như nhà tù và nhiều khi trong những điều kiện không xứng đáng với con người.

Đức Cha Paul Cremona, dòng Đa Minh, TGM giáo phận thủ đô La Valetta, nói rằng những người di dân và tị nạn ngày nay cũng phải được chào đón như thánh Phaolô hồi thế kỷ thứ I. Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, ngài nói: ”Dân đảo Malta đã tỏ ra có tinh thần rất cởi mở đối với những người khác biệt, người ngoại quốc, khi họ chào đón thánh Phaolô”. Vì thế, ngài kêu gọi dân chúng hãy hồi sinh thái độ đón tiếp như thế và loại bỏ những thành kiến, để đối xử với người di dân trước hết và nhất là như những con người”.

Thư mục vụ của hai Giám Mục tại Malta

Trong những ngày qua, hai GM đảo Malta và Gozo đã công bố một thư gửi các tín hữu Công giáo toàn quốc, trong đó các vị khẳng định rằng:

”Chúng tôi luôn luôn xác tín rằng vụ đắm tàu làm cho thánh Phaolô Tông Đồ trôi dạt vào bờ đảo chúng ta không phải hoàn toàn xảy ra vì tình cờ. Cũng vậy, ngày nay, chúng tôi cảm thấy thật là một điều do Chúa Quan Phòng xếp đặt khi ĐTC Biển Đức 16 chọn viếng thăm mục vụ tại đất nước chúng ta.

Cách đây 2 ngàn năm, trong thời gian ngắn lưu lại nơi chúng ta và qua việc rao giảng Tin Mừng, Thánh Phaolô đã dẫn đưa dân đảo Malta và Gozo tới Chúa Giêsu; và khi họ được biết Chúa, niềm hy vọng Kitô đầy tràn trong tâm hồn họ. Trước cuộc viếng thăm của ĐTC, và để cuộc viếng thăm này không phải chỉ là một vấn đề lễ nghi, chúng ta nên dừng lại một lát và tự hỏi: chúng ta đang ở vị trí nào đối với đức tin của chúng ta và đâu là những thành quả của Tin Mừng mà chúng ta lãnh nhận cách đây bao nhiêu năm, và đã hình thành căn tính cũng như truyền thống của chúng ta? Chúng tôi chắc chắn rằng nếu chúng ta mở rộng tâm hồn, đón nhận cơ hội này, thì đây có thể là một thời điểm hồng phúc cho chúng ta, giúp khích lệ và củng cố chúng ta trong đức tin”.

Trong thư, hai GM Malta nhắc nhở các tín hữu rằng: ”Thánh Phêrô đã yêu cầu các tín hữu Kitô tiên khởi hãy ”luôn sẵn sàng trả lời cho những ai hỏi tại sao mình hy vọng” (1 Pr 3,15). Điều chắc chắn là Người kế vị thánh Phêrô, trong cuộc viếng thăm sắp tới, cũng sẽ hỏi chúng ta tương tự như vậy, nhất là ngày nay, giữa lúc chúng ta sống trong một thế giới thường đòi chúng ta phải củng cố đức tin bằng những lý lẽ thực tiễn. Chúng tôi xác tín rằng ĐGH, không những bằng lời nói ngài bộc lộ với chúng ta, nhưng còn bằng linh đạo của ngài, sẽ nêu lên nhiều câu hỏi về Chúa Kitô và Sứ điệp của Chúa. Chúng tôi khuyến khích mỗi người, không những những người đang tiến bước trong đức tin, nhưng cả những người cảm thấy nghi ngờ về đức tin, hãy lắng nghe sứ điệp của ĐTC. Chúng ta không sợ những thách đố mà ngài sẽ trình bày cho chúng ta; đúng hơn, chúng ta cần tiếp tục tìm kiếm và nêu lên những câu hỏi về sứ điệp của Chúa Kitô”.

Thư của hai GM Malta khẳng định thêm rằng: Cuộc viếng thăm của ĐTC thực là một thời điểm ân phúc đối với chúng ta. Cũng như cuộc viếng thăm của thánh Phaolô mang lại đời sống mới cho xã hội ở Malta thời đó, cuộc viếng thăm của ĐTC Biển Đức nơi chúng ta cũng có thể thúc đẩy chúng ta quan tâm đến nòng cốt đức tin của chúng ta. Niềm tin này, tuy vẫn gần gũi với tâm hồn chúng ta, nhưng luôn cần được canh tân. Nhân cách sâu xa của ĐTC, cũng như tri thức ngôn sứ của ngài về thời đại chúng ta, như chúng ta thấy qua các thông điệp đầu tiên của ngài, giúp chúng ta mở rộng đôi mắt nhìn tình trạng hiện nay của chúng ta. Chúng ta có thể mong đợi ĐGH hướng dẫn chúng ta trong chiều hướng thích hợp để đất nước chúng ta có thể tiếp tục có một quan điểm về tương lai, không lạc hướng, nhưng tiếp tục gắn bó với đức tin Kitô, như một kho tàng quí giá có khả năng phát huy, chứ không hạ giá phẩm giá con người và dân tộc của họ”.

Và hai GM kết luận rằng: ”Đứng trước thảm trạng đắm tàu, dân Malta đã chào đón thánh Phaolô và nâng đỡ thánh nhân trong hoàn cảnh khó khăn và yêu mến ngài. Ngày nay, Giáo Hội, và đặc biệt Đức Giáo Hoàng cũng gặp khó khăn. Có những người tìm cách làm cho tiếng nói ngôn sứ của ngài phải im bặt. Giống như tiền nhân của chúng ta, chúng ta cũng được kêu gọi chứng tỏ lòng yêu mến đối với ĐGH và liên kết với ngài. Về bến đề này, trong cuối tuần tới đây, chúng tôi mời gọi nhân dân đảo Malta và Gozo nồng nhiệt đón tiếp ĐGH, ngài đến viếng thăm chúng ta nhân danh Chúa. Chúng tôi khuyến khích anh chị em hãy tham dự tất cả những cuộc gặp gỡ đang được chuẩn bị cử hành trong hai ngày ĐTC lưu lại nơi chúng ta.”
 
Bộ giáo lý đức tin phổ biến tài liệu hướng dẫn thủ tục xét xử linh mục
LM Trần Đức Anh, OP
06:42 13/04/2010
VATICAN - Hôm 12-4-2010, Bộ giáo lý đức tin đã phổ biến trên mạng Internet của Tòa Thánh (www.vatican.va, hoặc www.resources.va) tập hướng dẫn thủ tục cứu xét và xử lý những vụ giáo sĩ bị cáo lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

Các thủ tục này dựa trên Tự sắc ”Bảo vệ tính chất thánh thiêng của các bí tích” do Đức Gioan Phaolô 2 ban hành ngày 30-4-2001 và trên bộ giáo luật hiện hành từ năm 1983. Thủ tục được trình bày với ngôn từ đơn giản để giáo dân và những người không phải là chuyên gia giáo luật có thể hiểu dễ dàng.

Đại cương, khi một giám mục nhận được đơn tố một LM lạm dụng, thì sẽ cứu xét sơ khởi, nếu thấy lời tố cáo đó là đáng tin, thì phải đệ trình toàn bộ hồ sơ, kèm theo ý kiến và đề nghị giải quyết vụ này, về Bộ giáo lý đức tin.

Cần luôn tuân hành luật pháp dân sự về vấn đề này, nghĩa là thông báo cho chính quyền hữu trách về những vụ này. Trong khi đó, Đức GM địa phương luôn có quyền giới hạn hoạt động của LM bị tố, để bảo vệ trẻ em.

Bộ giáo lý sẽ cứu xét và có thể cho phép Giám mục địa phương tiến hành việc xét xử linh mục bị can theo thủ tục xử án hình sự. Bộ cũng có thể cho phép GM tiến hành vụ này theo thủ tục hành chánh. Nếu LM bị nhìn nhận là có tội thì sẽ bị các hình phạt, nặng nhất là buộc hồi tục. LM bị can có quyền biện hộ và có quyền khiếu nại lên Bộ giáo lý đức tin.

Trường hợp nặng nề, và giáo sĩ đã bị tòa đời kết án, bộ Giáo lý đức tin có thể đệ thẳng lên ĐTC xin ngài ban sắc lệnh đương nhiên buộc đương sự hồi tục. Không thể khiếu nại chống lại quyết định của ĐTC.

Bộ giáo lý đức tin cũng đệ lên ĐTC đơn xin hồi tục của những linh mục bị cáo lạm dụng tính dục trẻ em, ý thức về tội ác đã phạm. ĐTC chấp thuận đơn xin đó vì lợi ích của Giáo Hội.

Trường hợp linh mục đã nhìn nhận các tội ác đã phạm và chấp nhận sống đời cầu nguyện và thống hối, Bộ giáo lý đức tin cho phép GM địa phương ban sắc lệnh cấm hoặc giới hạn LM ấy thi hành sứ vụ công khai. Các sắc lệnh ấy được ban qua một mệnh lệnh hình luật bao gồm một hình phạt theo giáo luật, không loại trừ việc cho hồi tục. Đương sự có thể kháng án lên Bộ giáo lý đức tin. Quyết định của Bộ có tính cách chung kết. (SD 12-4-2010).
 
Đức Thánh Cha Benedictô XVI khuyên nhủ: “Hãy tìm kiếm gương mặt Thiên Chúa”
Bùi Hữu Thư
06:48 13/04/2010
Triển lãm trọng thể thánh tích Turin

ROME, ngày 11 tháng 4, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha benedict XVI khuyên nhủ: “Hãy tìm kiếm gương mặt Thiên Chúa” khi ngài nhắc đến ngày khai mạc 10 tháng 4 tại Turin cuộc triển lãm Khăn Liệm Thánh sẽ bế mạc ngày 23 tháng 5.

Đức Thánh Cha đã nhắc đến “cuộc triển lãm trọng thể thánh tích thành Turin” trong khi cầu nguyện Kinh Nữ Vương Thiên Đàng Chúa Nhật vừa qua tại Castel Gandolfo, trước khi cũng nói rằng “nếu hợp ý Chúa” chính ngài sẽ đến Turin ngày Chúa Nhật 2 tháng 5: đó sẽ là ngày của Đức Thánh Cha (xem chương trình trên Zenit ngày 11 tháng 3, 2010).

Ngày 8 tháng 4, người ta đã nhận được một triệu rưỡi người ghi danh tham dự từ khắp nước Ý và toàn thế giới. Những ai không ghi danh có thể được vào trong nhà thờ chánh tòa Thánh Gioan Baotixita và chỉ được thấy khăn liệm từ xa.

Đức Thánh Cha tiếp: “Tôi vui mừng vì biến cố này, vì khăn liệm thu hút một số đông đảo khách hành hương, cũng như thúc đẩy các cuộc nghiên cứu, và suy tư, và trên hết một tưởng nhớ phi thường về mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Kitô.”

Rồi ngài đã bầy tỏ ước nguyện: “Tôi cầu mong rằng cử chỉ tôn kính này sẽ giúp cho mỗi người tìm kiếm gương mặt Thiên Chúa, đó là điều mong ước cuả các Tông Đồ và của tất cả chúng ta.”

Mười năm sau cuộc triển lãm Năm Thánh 2000, Thánh Tích một lần nữa lại được trưng bầy trong nhà thờ chánh tòa Turin: “Đây là lần đầu tiên khăn liệm được trưng bầy sau khi được “tu bổ” năm 2002, khi các giải khăn vải bị cháy trong trận hỏa hoạn tại Chambéry năm 1532 đã được lấy đi, khiến cho hình ảnh rõ hơn, và khăn liệm lần này được đặt trên một cái giá mới.

Khăn liệm hình chữ nhật có chiều dài khoảng 4.4 mét, và chiều ngang 1.13 mét. Tấm khăn được dệt bằng vải có những sợi gai chen lẫn với sợi bông gòn tại vài chỗ.

Khăn có dấu vết bị cháy trong vụ hỏa hoạn xẩy ra tại Nguyện Đường của lâu đài Hầu Tước Savoie tại Chambéry vào đêm ngày 3 rạng ngày 4 tháng 12, 1532 (khăn được lưu giữ tại Chambéry từ năm 1502 đến năm 1578).

Trong trận hỏa hoạn, khăn liệm đã được gấp 48 lần và bị xuyên thủng nhiều chỗ bởi các giọt kim khí nóng chảy từ thùng chứa bằng kim loại. Năm 1534, các sơ Dòng St. Claire được tráo phó trách nhiệm vá các lỗ thủng này.

Khăn liệm cho thấy hình ảnh mặt tiền và lưng của một người nam khỏa thân, với các bàn tay vắt ngang thân mình. Hai hình tượng được sắp xếp song song. Mặt trước và mặt sau của đầu nằm vào khoảng giữa tấm vải.

Trong cuộc triển lãm năm 1998, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ước mong là các khoa học gia tiếp tục khảo cưú. Các kết qủa về việc giám định thời gian bằng carbone 14 – đã kết luận là khăn thuộc về thời kỳ Trung Cổ - tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tranh luận vì có thể là phần vải được dùng để thử nghiệm đã được lấy đi từ các chỗ vá, hay vì đã thiếu sót không sử dụng các yếu tố khác (nhất là sự kiện số lượng carbone đã có thể bị thay đổi vì hỏa hoạn).

Một cuộc tranh luận đã bùng lên tại nước Ý vì một bài trong Tuần Báo “Sis Magazine”, nhắc rằng, Libby, người sáng lập phương pháp định tuổi các chất liệu bằng cách dùng carbone 14, đã lưu ý rằng không thể xác định tuổi của một đồ vật khi không biết rõ các yếu tố về môi trường có thể làm thay đổi trong suốt cuộc đời của đồ vật. Các tác giả khẳng định rằng cuộc giám nghiệm năm 1988 không “có tính cách quyết định.”

Đối với các tín hữu, đây là dấu vết thân mình bị đóng đanh do Chúa Giêsu Kitô để lại trên khăn liệm khi Người sống lại.
 
Thánh tượng Đức Bà Nuí Cát Minh đã đến Chí Lợi.
Dominic David Trần
10:16 13/04/2010
Thánh tượng Đức Bà Nuí Cát Minh đã đến Chí Lợi.

SANTIAGO, Chí-Lợi ngày 12 tháng Tư, 2010 / 10:53 PM theo tin Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu (CNA).- Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican đã đến cử hành thánh lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa thủ đô Santiago vào ngày Chúa Nhật Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót và chính thức trao Thánh tượng Đức Bà Núi Cát Minh; là qùa tặng của Đức Thánh Cha Benedicto XVI cho nhân dân và nước Cộng hòa Chí-Lợi. Thánh tượng sẽ được tổ chức thánh du qua những thành phố đã bị tàn phá nặng nề trong trận động đất kinh hoàng nhất lịch sử Chí-lợi xảy ra trong tháng Hai năm 2010 vừa qua.

Đức Ông Cristian Precht, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Santiago kiêm Điều phối viên trưởng công tác Truyền giáo Lục địa Chí-Lợi đã phát biểu là: " Thánh tượng sẽ đồng hành với chúng con trong đau khổ- Đức Bà Núi Cát Minh và các bà mẹ ở trần gian luôn luôn được nhận diện bởi khổ sầu. Chúng con cảm tạ Chúa- vì bởi chưng chính những lúc đau khổ này có Đức Bà núi Cát Minh nơi đây với chúng con thì cũng chính là lúc chúng con canh tân lại đời sống Đức Tin của chúng con."

Linh Mục Carlos Cox, Giám đốc Đền Thánh quốc gia Maipu, là đồng phối trí viên các chuyến thánh du của thánh tượng Đức Bà Núi Cát Minh trên khắp đất nước Chí-Lợi cũng tuyên bố thêm; " Điều quan trọng nhất của Thánh tượng là đã mang chúng con đến gần Đức Chúa Giêsu hơn. Đức Chúa Giêsu là Đấng hằng luôn giúp đỡ, khuyên dạy chúng ta

biết những gì là căn tính của mục vụ truyền giáo khắp lục địa Chí-Lợi, những gì để được gặp gỡ Đức Chúa Giêsu Kitô Hằng Sống."

Các chuyến thánh du của thánh tượng không chỉ có mỗi ý nghĩa về mặt tín ngưỡng; nhưng cũng là để đánh thức đất nước và nhân dân Chí-Lợi trong công cuộc xây dựng lại đời sống mới và tái thiết đất nước đến một thời kỳ mới cho Chí-Lợi. Vì lý do này chúng ta tin rằng việc thánh du của Thánh tượng Đức Bà Núi Cát Minh sẽ là một trong những biến cố mạnh nhất và đầy uy lực nhất nhân kỷ niệm Quốc Khánh 200 Năm thành lập nước Cộng hòa Chí-Lợi- có lẽ được nhìn từ nhận thức về mặt tôn giáo và các quan điểm về mặt xã hội.

Thánh tượng Đức Bà Núi Cát Minh do hoạ sĩ nguời Êcuado Ricardo Vilalba thiết kế và diễn tả Đức Bà Núi Cát Minh đang ngự trên nóc Đền Thánh Quốc gia Maipu, Đức Bà Núi Cát Minh đang ẵm Đức Chúa Hài đồng Giêsu nơi tay trái, với Thánh Gía nước Chí-Lợi được tôn trí ở phía sau.
 
Ủy Ban Điều Tra về Mễ Du đã họp phiên đầu tiên
Nguyễn Hoàng Thương
11:28 13/04/2010
Ủy Ban Điều Tra về Mễ Du đã họp phiên đầu tiên

Vatican (VIS) – Hôm 13/4/2010, Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican đã đưa ra thông cáo báo chí trong đó cho hay Ủy Ban Điều Tra Quốc Tế về Medjugorje (Mễ Du) đã họp phiên đầu tiên hôm 26/3/2010.

Thông cáo cho biết: "Ủy ban do Đức Hồng y Tổng Đại Diện danh dự của Giáo phận Rôma Camillo Ruini đứng đầu, bao gồm các thành viên như sau:

- Đức Hồng y Jozef Tomko, Tổng Trưởng danh dự Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân Tộc;
- Đức Hồng y Vinko Puljic, Tổng Giám Mục của Vrhbosna, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Bosnia-Herzegovina;
- Đức Hồng y Josip Bozanic, Tổng Giám Mục của Zagreb và là Phó Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Âu Châu;
- Đức Hồng y Julian Herranz, Chủ tịch danh dự của Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Pháp luật;
- Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, S.D.B., Tổng Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh;
- Đức Ông Tony Anatrella, Nhà phân tích tâm lý và là chuyên viên về tâm thần học xã hội;
- Đức Ông Pierangelo Sequeri, Giáo sư Thần Học Cơ Bản Phân Khoa Thần Học Bắc Italy;
- Cha David Maria Jaeger, O.F.M., Cố Vấn Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Pháp luật;
- Cha Zdzislaw Jozef Kijas, O.F.M., Cố Vấn Thánh Bộ Phong Thánh;
- Cha Salvatore M. Perrella, O.S.M., Giảng viên Thánh Mẫu học Phân khoa Thần học Giáo Hoàng Marianum;
- Và cha Achim Schutz, Giáo sư Nhân Chủng học Đại học Giáo hoàng Lateran là Thư ký Ủy Ban.
- Đức Ông Krzysztof Nykiel, một viên chức của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin là thư ký trợ tá".

Thông báo còn cho biết “các chuyên gia khác cũng tham gia vào công việc của Ủy ban gồm có:

- Cha Franjo Topic, Giáo sư Thần học cơ bản ở Sarajevo;
- Cha Mijo Nikic, S.J., Giáo sư Tâm lý học và Tâm lý học Tôn giáo ở Học Viện Thần Học và Tâm Lý của Dòng Tên ở Zagreb;
Cha Mihaly Szentmartoni, S.J., Giáo sư về Tu Đức ở Đại Học Giáo Hoàng Gregorian,
và Sr. Veronica Nela Gaspar, Giáo sư Thần học ở Rijeka".

Thông cáo cũng minh định: "Như đã công bố trước đây, công việc của Ủy ban sẽ được thực hiện bằng sự dè dặt hết mức. Kết luận của Ủy ban sẽ được đệ trình lên Thánh Bộ Giáo lý Đức Tin để nghiên cứu".
 
Việc giảng dạy về tôn giáo trong trường học là công cụ tốt nhất để hiểu biết người khác.
Dominic David Trần
11:31 13/04/2010
Việc giảng dạy về tôn giáo trong trường học là công cụ tốt nhất để hiểu biết người khác.

VATICAN ngày 13 tháng Tư, 2010 / 12:49 AM theo tin Thông Tấn Xã toàn cầu (CNA).- trong Diễn đàn châu Âu thứ 15 về Giảng dạy Giáo Lý-Tôn giáo trong trường học tuần qua, Đức Hồng Y Zenon Grocholewski, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo của Tòa Thánh đã nêu bật tầm quan trọng của việc giảng dạy Giáo Lý và Tôn giáo trong các trường học được coi như là công cụ ưu việt và xuất sắc nhắt để hiểu biết và chấp nhận tha nhân, là những người có những điểm khác biệt với chúng ta."

Theo phần trích dẫn từ diễn văn của Đức Hồng Y Bộ Trưởng đã đọc trước các phái đoàn tham dự Diễn đàn và đã được Thông Tấn Xã SIR News in lại: thì Đức Hồng Y Zenon Growcholewski đã nhấn mạnh rằng: " Tôn giáo phải được công nhận trong công cuộc giáo dục như là một môn học thực sự, trong quan hệ đối thoại với các môn học hay chủ đề lớn khác trong giáo dục."

Trong ánh sáng của tư duy này; Đức Hồng Y Bộ Trưởng tuyên bố rằng- "Các lớp học về Tôn giáo và Giáo lý sẽ không ngăn cản việc Giáo dục về Giao lưu Văn hoá thực sự nhưng cũng sẽ trở thành một công cụ xuất sắc và ưu việt nhất để hiểu biết và chấp nhận những người khác biệt với chúng ta."

Tuy nhiên Đức Hồng Y Bộ Trưởng cũng cảnh cáo rằng, " Việc giảng dạy về Tôn Giáo nếu chỉ bằng cách giới thiệu các Tôn giáo khác nhau theo kiểu môn học So Sánh Các Tôn giáo hay bằng thái độ trung dung lưng chừng có thể tạo nên tình trạng rối trí hoặc dẫn đến Chủ nghĩa Duy Tương Đối" và tệ hại hơn nữa là gây nên não trạng hờ hững -vô cảm với tôn giáo cho các học sinh."

Để đáp ứng với khung cảnh đa dạng hóa về tôn giáo và đa sắc tộc trên bình diện lớn tại Châu Âu ngày nay, Đức Hồng Y Growcholewski cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của " việc giảng dạy về bí tích hòa giải, học tập về xưng tội có chất lượng cao hơn, có khả năng duy trì căn tính của việc giảng dạy về tôn giáo, giới thiệu cho học sinh sinh viên hiểu biết về Công giáo tốt hơn." Đức Hồng Y Bộ Trưởng nói tiếp;

Thông qua Phương pháp luận này, các nền móng căn bản sẽ được xây dựng để nêu cao những căn tính đầy tin tưởng hơn và bởi vậy chính điều này sẽ có thể giúp cho họ thông tin và đối thoại với những tôn giáo khác hiệu qủa hơn."
 
Tại sao công kích Đức Giáo Hoàng?
Jos. Tú Nạc, NMS
14:42 13/04/2010
TẠI SAO CÔNG KÍCH ĐỨC GIÁO HOÀNG?

Lạm dụng tình dục là điều tồi bại, không có vấn đề gì nơi nó xảy ra. Nhưng người ta thắc mắc: tại sao sự kích động trực tiếp tập trung chú ý sự lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo, hầu hết chúng đã xảy ra cách đây hàng thập kỷ, từ một xã hội tán dương sự thiếu kiềm chế chống lại hầu hết mọi hình thức của hành động tình dục, không có vấn đề nào để làm giảm thanh thế hay sao? Có bất kỳ trường hợp cá biệt nào khác về lạm dụng tình dục mà sinh ra sự xúc phạm bằng phương tiện truyền thông không? Người ta có thể trả lời rằng Giáo hội được nắm giữ một giá đứng cao hơn bởi nó sở hữu một tiêu chuẩn cao hơn. Nhưng có một lý do sâu sắc đối với phương tiện truyền thông công kích rằng không có gì là muốn làm tổn thương giá trị đạo đức.

Một trong những đặc trưng rõ nét của tính hiện đại là sự xung đột giữa hai quan điểm đối chọi nhau về giá trị đạo đức: thuyết tương đối đạo đức chống lại quy luật tự nhiên. Sự khác nhau giữa hai quan điểm này có thẩm quyền trong phương thức họ vạch ra một ranh giới giữa đúng và sai.

Thuyết tương đối đạo đức nói ranh giới ấy được đặt ra một cách duy nhất theo sự đánh giá của con người về ý định tốt và xấu hoặc kết quả của hành động. Quy luật tự nhiên thì nói rằng ranh giới ấy được đặt theo ba tiêu chuẩn đánh giá: bản chất của hành động tự thân, ý định của con người, và bối cảnh của hành động. Nói một cách khác, người theo quy luật tự nhiên quả quyết rằng một hành động xấu – chẳng hạn, sự thông dâm – không thể được coi là tốt bởi những ý định tốt (sự gắn bó) hoặc bởi những kết quả của nó (sự thỏa mãn thể xác hoặc sự đáp ứng).

Tại mức độ căn bản nhất, cái gì chia cắt đôi bên là ý nghĩa tối hậu của cuộc sống. Người ta tin rằng ý nghĩa đó là tính nội tại: nó quan tâm chủ yếu về sự hưởng lạc. Anh có thể nói nó có ba ngôi thần thánh: Thực phẩm, Ảo tưởng, và Thông dâm. Bên kia lại tin rằng mục đích của cuộc sống là siêu nghiệm, ngoài thê giới vật chất: để hiểu biết, để yêu thương, và để phục vụ Thiên Chúa. Đức tính của quy luật tự nhiên nỗ lực hỗ trợ loài người chúng ta khi đã hiểu một cách truyền thống thông qua tài sản kế thừa Ki-tô giáo Do Thái. Thuyết tương đối đạo đức nỗ lực tái thiết sự hoàn tất của nó. Vì trước hết, tự do có nghĩa là tự do để thực hiện những gì là đúng một cách có mục đích. Vì sau đó, nó có nghĩa là tự do để xác định cái gì là phải.

Trong lúc điều này có thể như là trừu tượng đối với sự tò mò chủ yếu trước những quan điểm mang tính kinh điển và những người trí thức, nó có những ẩn ý tuôn đổ vào những quảng trường công cộng, thủ phạm chính của một cuộc tranh luận về quan điểm riêng hướng tới tình dục.

Ý niệm truyền thống về tình dục, được bén rễ trong cuộc cách mạng tình dục đã khai sinh cách đây ba ngàn năm bởi Do Thái giáo và sau đó được tăng cường bởi Ki-tô giáo, tuyên bố công khai rằng tình dùng được nhắm đến nam và nữ nông nô và được mở ra đối với cuộc sống mới. Để trở nên con người chân chính, tình dục phải là phần và là mảnh đất của mối quan hệ giữa người với người dựa trên căn bản lời cam kết suột đời mở ra trước cuộc sống.

Những người thuộc thuyết tương đối đạo đức giúp chống lại quan niệm về tình dục – có lẽ như đặc trưng tối ưu theo quan điểm Playboy – bắt đầu từ cuộc cách mạng tình dục của thập niên 1960. Nó thừa nhận rằng tình dục là một trò chơi thú vị vô cùng quan trọng, với điểm cực khoái như mục đích và người cộng sự như phương tiện để đạt được nó. Nó thừa nhận không có Thiên Chúa và không có sự cắn rứt lương tâm và cho là đúng chúng ta bị lôi cuốn bởi bản năng mà chúng ta không thể điều khiển. Những nỗ lực nhằm vào tự khiển thậm chí có thể được xem như không lành mạnh.

Quan điểm giải trí về tình dục, thường được công bố bởi phương tiện truyền thông và thế giới hàn lâm, giờ đây nổi bật nhất, cái mà nó giải thích khá nhiều không lường trước đã diễn ra hơn quá nửa thế kỷ ở xã hội Tây phương: sự thịnh hành của những hợp tác quy luật phổ thông vượt lên trên hôn nhân, tỷ số ly dị cao, và, chẳng mấy chốc, dẫn đến sự chấp nhận chế độ đa thê/ đa phu và thú tính.

Về phía quan điểm tình dục truyền thống, nó bị ép buộc trong sự khắc phục một biến đổi. Khuynh hướng chủ đạo những giáo hội Tin lành đã buông tuồng nó dài lâu và bây giờ đang tự ganh đua từ nội bộ để điều chỉnh cái mà không mang tính truyền thống. Giáo hội Công giáo thực sự đang đứng biệt lập trong việc bảo vệ đạo đức tình dục truyền thống và không ngớt bị chế nhạo vì thực hiện như vậy – thậm chí bởi một số người thuộc giới thế tục và giới tu sỹ của chính nó.

Sự thiết lập duy nhất bên trong Giáo hội vẫn không hề nao núng trong sự phản kháng của mình trước sự tấn công dữ dội này là ngôi vị giáo hoàng. Nó đứng vững như một tảng đá chống chọi những cơn gió của chủ nghĩa tự do tình dục. Đây đích thực là những gì tạo ra nó, mục tiêu của những người thuộc chủ nghĩa đạo đức tương đối ưa thích: nó sẽ không khuất phục trước những áp lực để mở ra một kỷ nguyên mới được giải phóng từ đạo đức Ki-tô giáo Do Thái xưa. Thật vậy, việc ngăn chặn chúng từ việc đòi hỏi chiến thắng hoàn toàn trong những cuộc chiến văn hóa cùa thế kỷ 21 này.

Những nguồn hỗ trợ này giải thích lý do tại sao khuynh hướng truyền thông đang liên tục công kích Đức Thánh Cha Benedict XVI. Cuộc tấn công đầu tiên xảy ra vào tháng Chín năm 2006 khi, ở Regensburg, sự kêu gọi cuả Ngài cho một cuộc tranh luận suy lý về sự tự do của nhận thức con người đối với lương tâm thì đã bị miêu tả như một sự thóa mạ những người Hồi giáo. Lần thứ hai đến cách đây hơn một năm, khi Ngài bị cào xới như những cục than hồng vì nói rằng phương sách sử dụng bao tránh thai gây tác hại cho những hiểm họa bệnh AIDS ở Phi châu. Trong cuộc tấn công mới nhất, những tố cáo về lạm dụng tình dục được nhắm đến để làm mờ nhạt tính liêm chính về đạo đức của Ngài.

Phuơng tiện truyền thông đang vì việc giải phẫu tĩnh mạch cổ họ cố rống lên bởi giờ đây họ hiểu rằng Giáo hội Công giáo sẽ không bao giờ bị suy giảm đạo đức tình dục của nó, và rằng phương thức duy nhất để vô hiệu hóa ảnh hưởng đạo đức của nó là để làm mất uy tín thẩm quyền tối cao của nó. Nơi mà sự nhạo báng làm trò hề sẽ không thực hiện được mưu mô gian xảo ra sức đưa ra phỉ báng và xuyên tạc. Nơi mà Chúa Cha gọi là Đá và Người xây dựng Hội Thánh Người.

(Kiểm chứng: VietCatholic, Catholic News Agency, American Catholic, Inside Catholic)

 
Vatican công bố các thành viên Ủy ban điều tra Mễ Du
Tiền Hô
15:07 13/04/2010
Vatican công bố các thành viên Ủy ban điều tra Mễ Du

Vatican, ngày 13 tháng 4 năm 2010 (CNA / EWTN) Hôm nay, Vatican công bố danh tánh các thành viên thuộc ủy ban do Tòa Thánh thiết lập để điều tra các cuộc hiện ra ở Mễ Du (Medjugorje). Ủy ban này đã tổ chức cuộc họp đầu tiên vào ngày 26 tháng 3.

Ủy ban Điều tra Quốc tế về Mễ Du do Đức Hồng Y Camillo Ruini chủ trì cùng với một số hồng y và tổng giám mục khác, nhiều vị đang phục vụ trong các Ủy ban hoặc Hội đồng Giáo hoàng của Vatican.

Các thành viên bao gồm:
Đức Hồng Y Jozef Tomko - Tổng trưởng danh dự của Thánh bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc
Đức Hồng Y Vinko Puljic - Tổng Giám mục giáo phận Vrhbosna, chủ tịch Hội đồng Giám mục nước Bosnia-Herzegovina (Nam Tư cũ)
Đức Hồng Y Josip Bozanic - Tổng Giám mục giáo phận Zagreb, phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Công nghị châu Âu
Đức Hồng Y Julian Herranz - chủ tịch danh dự của Hội đồng Giáo hoàng về Giải thích Văn bản Giáo Luật
và Đức Tổng Giám mục Angelo Amato - Tổng trưởng Thánh Bộ Phong Thánh.

Ủy ban này cũng bao gồm các chuyên gia như:
Đức Ông Tony Anatrella - nhà tâm thần học và là chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý Xã hội
Đức Ông Pierangelo Sequeri - giáo sư thần học cơ bản tại Khoa Thần học Bắc Italy
Cha David Maria Jaeger - Dòng Phanxicô, cố vấn cho Hội đồng Giáo hoàng về Giải thích Văn bản Giáo luật
Cha Zdzislaw Jozef Kijas - Dòng kín Phanxicô, chuyên gia thuộc Thánh Bộ Phong Thánh
Cha Salvatore M. Perrella - Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ, giảng viên Thánh Mẫu Học tại Khoa Thần học Maria
và Cha Achim Schutz - giáo sư thần học Nhân chủng tại Giáo Hoàng Học Viện Latêranô làm thư ký.
Ngoài ra còn có Đức Ông Krzysztof Nykiel - một cán bộ của Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin làm thư ký bổ sung.

Các chuyên gia khác tham gia vào công việc của ủy ban bao gồm:
Cha Franjo Topic - giáo sư thần học cơ bản tại Sarajevo
Cha Mijo Nikic - Dòng Tên, giáo sư Tâm lý học và Tâm lý học Tôn giáo tại Viện Triết học và Thần học của Dòng tên tại Zagreb
Cha Mihaly Szentmartoni - Dòng Tên, giáo sư Tâm linh học tại Giáo Hoàng Học Viện Gregorian
và Nữ tu Veronica Nela Gaspar - giáo sư thần học tại Rijeka.

Đáng chú ý trong danh sách này là thiếu vắng Đức Giám Mục Ratko Peric của giáo phận Mostar, giáo phận này là nơi xảy ra hiện tượng.

Sau khi ủy ban điều tra đã được công bố, phát ngôn viên Vatican, Cha Federico Lombardi cho biết, ủy ban sẽ quyết định là có truyền đạt đi thông tin về những phát hiện của ủy ban hay không. Tuy nhiên, ngài nói, có thể giả định rằng đây sẽ là một dự án "rất thận trọng", "chủ đề đem lại sự nhạy cảm".
 
Ba Lan: Một lưỡi dao nhọn đâm thẳng vào trái tim
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
18:32 13/04/2010
Ba Lan, Thành phố Breslau - ngày 13.4.2010 - Theo chương trình thăm viếng mục vụ của Hội Đồng Linh Mục thuộc Giáo Phận Hildesheim đến giao lưu và học hỏi về mục vụ tại 3 tổng giáo phận Breslau, Tarnow và Tschenstochau từ ngày 12 đến 15 tháng 4 năm 2010. Vào những ngày này toàn quốc Ba lan đang chịu tang lớn về sự tử nạn của tổng thống Lech Kaczynski, nhiều thành viên nội các chính phủ, đại diện các tôn giáo và các cộng sự viên gồm 94 người trên chuyến bay định mệnh đến phi trường Smolensk, miền bắc nước Nga vào ngày 10.4.2010.

Một cha gốc Ba Lan trong phái đoàn của Giáo Phận Hildesheim đã chia sẻ và nói rằng: “Đây là một đại tang và chúng tôi đang cảm thấy một lưỡi dao nhọn đang đâm thẳng vào trái tim dân tộc Ba Lan.”

Phái đoàn Hội Đồng Linh Mục thuộc Phận Hildesheim dưới sự hướng dẫn của đức cha chính giáo phận Norbert Trelle (chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Di Dân của HĐGM Đức) và đức cha phụ tá Klaus Schwerdtfeger bao gồm cha tổng địa phận Werner Scheer, cha giám đốc chủng viện Christian Hennecke, 5 Đức Ông, 9 Cha Quản Hạt, 7 linh mục và 6 linh mục Ba Lan tháp tùng. Sáng nay chúng tôi dâng thánh lễ đồng tế tại nhà thờ chính tòa Breslau và cầu nguyện cho cố tổng thống Lech Kaczynski và tất cả các nạn nhân tự nạn máy bay. Trong nhà thờ chính tòa Breslau trên bàn thờ bên cạnh có đặt hình tang trắng đen của cố TT Lech Kaczynski với cây nến phục sinh.

Trên đường phố chúng tôi đi qua đều thấy treo trên các cửa nhà dân chúng treo lá cờ Ba Lan gồm hai màu trắng và đỏ còn cộng thêm hai dải khăn đen phất phơ với từng cơn gió thổi qua. Tại tiền đường khách sạn của giáo phận Breslau người ta còn thấy thêm lá cờ hội thánh với lá cờ của khối Liên Minh Âu Châu bên cạnh lá cờ tang Ba Lan.

Dọc theo đường phố tại nhiều góc đường, bên hàng rào các người dân bày tỏ lòng đau buồn bằng cách thắp lên các ngọn nến được xếp chung quanh tấm hình của cố TT Lech Kaczynski và vị phu nhân. Tại các địa điểm chính trong phố lớn các biển nến càng lan ra rộng lớn, ai đi qua cũng ghé lại vài phút để tưởng niệm những người đã bị tử nạn. Trên đường phố Ba Lan thường có nhiều hình ảnh thánh giá và Đức Mẹ thì các nơi ấy đã trở thành những địa điểm được người dân thắp nến đặt bông hoa.

Hôm nay, sau thánh lễ đồng tế tại nhà thờ chính tòa Breslau chúng tôi di chuyển bằng xe Bus về hướng Trung Ba Lan để đến GP Tarnow với đoạn đường dài khoảng 450 cây số. Dọc đường các cha Ba Lan mua báo địa phương và dịch tin tức cho chúng tôi nghe. Đặc biệt tờ báo Nasz Dziennik của đài phát thanh Radio Maria ngày 13.4.2010 đã cống hiến tất cả 24 trang báo về tất cả các tin tức liên quan đến chuyến bay định mệnh. Và trang bìa báo đăng tấm hình lớn với cây thánh giá cao ngất giữa biển nến được đặt bên cạnh đài tưởng niệm chiến sĩ tại thủ đô Warschau.

Tờ báo Nasz Dziennik cũng dành nguyên trang 5 chia buồn với Đức Cố Giám Mục, Tổng Tuyên Úy Quân Đội Ba Lan, Đức Cha Tadeusz Ploski đã tử nạn trong chuyến bay. Tờ báo tuyên dương Đức Cha Tadeusz Ploski là một mục tử tốt lành và là một người yêu tổ quốc trong chức vị Tổng TU Quân Đội Ba Lan. Tờ báo trích dẫn lời của vị GM thời danh của Ba Lan, ĐC Wladyslaw Bandurski: Có những thời điểm tổ quốc đòi hỏi sự dấn thân của chúng ta và sự hy sinh cho đất nước. Đó là điều cao quý nhất của đời người, thì Đức Cha Tadeusz Ploski đã sống trọn vẹn như vậy. Hội Đồng GM Ba Lan và Giáo Hội Ba Lan đau buồn về sự ra đi của vị chủ chăn này.

Phái đoàn Hội Đồng Linh Mục thuộc Phận Hildesheim chiều nay đến GP Tarnow và gặp gỡ đức cha chính GP Wiktor Pawel Skworc cùng nhiều linh mục tại đây. Đầu tiên là việc chia buồn với đức cha Wiktor và quốc gia Ba Lan về sự mất mát lớn lao của dân tộc Ba Lan do đức cha Trelle đại diện GH Đức tỏ bày. Đáp từ đức cha Wiktor tỏ lòng cám ơn và nhận ra mối liên hệ tinh thần quý báu của phái đoàn GP Hildesheim trong giờ phút thương đau này. Đức cha Wiktor cũng cho biết dân tộc Ba Lan đau buồn (Polska żatuje) và dân tộc Ba Lan nguyện cầu (Polska się moldi) cho giây phút quan trọng và thử thách lớn lao này.

Các chương trình truyền hình Ba Lan trong những ngày nay đưa tin suốt ngày về tai nạn máy bay và nhắc đến tiểu sử của những người tử nạn và từ trưa hôm nay cho truyền hình trực tiếp dân chúng thăm viếng linh cửu của cố TT Lech Kaczynski và vị phu nhân tại đại sảnh Columned trong dinh tổng thống ở thủ đô Warschau.

Tin tức Ba Lan hôm nay cho biết việc chôn cất TT Lech Kaczynski và vị phu nhân sẽ được nằm bên cạnh các phần mộ của vua chúa Ba Lan trong hầm mộ nhà thờ chính tòa của hoàng cung (Wawel-Krypta) tại thành phố Krakau.

Ngoài ra hai vị nguyên thủ quốc gia quan trọng nhất thế giới của Hoa Kỳ và Liên Xô đã lên chương trình cho ngày tham dự đám tang của TT Lech Kaczynski vào chủ nhật, 18.4.2010.

Phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc, ông Gibbs cho biết: TT Hoa Kỳ muốn tham dự ngày quốc táng để đại diện nhân dân Hoa Kỳ nói lên lời chia buồn xâu xa nhất đến người bạn đồng minh quan trọng và tin tưởng, cũng như hỗ trợ cho dân tộc Ba Lan.

Phát ngôn viên của TT Liên Xô, bà Natalia Timakowa đã cho giới báo chí biết vào thứ ba tại Washington: “Tôi không loại trừ việc TT Medwedew sẽ đi Ba Lan để tiễn đưa lần cuối TT Kaczynski.”

Thông tin Ba Lan đang loan tin rộng rãi về việc tham dự của hai vị nguyên thủ này cho ngày lễ an táng của TT Lech Kaczynski.

Smolensk - Katyn, đồi thương khó Golgotha của dân tộc Ba Lan

Trở lại lịch sử của 70 năm về trước tại cánh rừng Katyn gần thành phố Smolensk mật vụ Xô Viết đã tiêu diệt thẳng tay và tàn bạo những nhân tài ưu tú của dân tộc Ba Lan: các nhà trí thức, những lãnh tụ chính trị xuất sắc, hàng ngàn sĩ quan tướng lãnh tài giỏi quân đội, các giáo sĩ Do Thái, v.v… Tại Katyn hơn 22.000 người Ba Lan do mật vụ quân đội Xô Viết tàn sát rùng rợn bằng cách kề súng lục sau gáy nảy cò. Theo người Ba Lan việc tiêu diệt tại cánh rừng Katyn đã được sự đồng ý của Stalin. Các nhân chứng còn sống cho biết các tay xạ thủ giết người phải quấn vải khắp người họ để tránh máu tanh của người vô tội văng sang khi họ kề súng thật gần bắn sau ót các nạn nhân. Sau đó Liên Xô đã bí mật chôn tập thể các nạn nhân trong khu rừng Katyn.

Hơn 40 năm Liên Xô kềm hãm Ba Lan vào chế độ cộng sản tại Đông Âu và thống trị họ bằng sức mạnh quân đội trong lãnh thổ Ba Lan đã làm cho cuộc giết người trong khu rừng Katyn rơi vào quên lãng, ngay cả trong ký ức của nhiều người Ba Lan thời ấy cũng bị xóa nhòa về Katyn vì nhắc đến vụ tàn sát ở Katyn trở thành quốc cấm. Cộng thêm thế giới nhìn vào Ba Lan chỉ nhớ đến các địa danh của các trại tập trung thời Đức Quốc Xã, rùng rợn nhất là 2 trại ở Ausschwitz và Birkenau với hàng triệu người Do Thái bị thủ tiêu bằng hơi ngạt và lò thiêu xác.

Ba Lan trong Thế Chiến thứ Hai đã trở thành một con mồi ngon và dễ nuốt giữa hai gọng kềm nguy hiểm của Hitler từ bên phía Tây và của Stalin bên phía Đông. Khi Hitler và Stalin bắt tay để chia cắt Đông Âu bằng các hiệp ước bí mật là lúc Ba Lan hai bề thọ địch. Khi Hitler tấn công Liên Xô phải tràn qua Ba Lan chiếm cứ mượn đường và ngược lại Liên Xô trả đũa Hitler tiến vào Berlin thì họ cũng dẫm nát Ba Lan. Theo các sử gia Ba Lan thì chính Liên Xô gây ra đại họa cho Ba Lan chứ không phải Hitler. Mãi đến năm 1990, khi khối Đông Âu đã chuyển mình và chối từ chủ nghĩa cộng sản và cộng thêm chính sách đổi mới của tổng thống Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev thì lúc ấy Liên Xô mới thừa nhận trách nhiệm gây ra tội ác này.

Sau đó, vào tháng 9.2009 dịp Châu Âu kỷ niệm 70 năm ngày bùng nổ Thế Chiến thứ Hai được tổ chức tại hải cảng Danzig, Ba Lan. Các nhà lãnh đạo Châu Âu đã đến tham dự và tại nơi đây lần đầu tiên thủ tướng Nga Vladimir Putin đã lên tiếng chỉ trích hiệp ước bí mật phân chia Đông Âu được ký kết giữa Hitler và Stalin. Dân tộc Ba Lan phải đợi chờ đến 70 năm mới nghe được điều bày tỏ đau buồn công khai của thủ tướng Vladimir Putin về vụ thảm sát người Ba Lan trong khu rừng Katyn do quân đội Liên Xô bí mật thực hiện.

Đã 70 năm chưa có một phái đoàn danh chính ngôn thuận của Ba Lan được đến thăm nơi thảm sát bên cánh rừng Katyn, ngoại trừ các cuộc thăm viếng chỉ mang tính cách cá nhân và không chính thức của các nhà chính trị.

Việc khơi mào đã được bắt đầu từ cuộc gặp gỡ ở cấp bậc thủ tướng giữa Liên Xô và Ba Lan, ông Vladimir Putin và ông Donal Tusk. Lần đầu tiên Liên Xô mời chính thức vị thủ tướng Ba Lan tham dự lễ kỷ niệm 70 năm vụ thảm sát Katyn. Tại nơi đây hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Ba Lan đã bắt tay nhau và đặt vòng hoa tưởng nhớ đến các nạn nhân do mật vụ quân đội Liên Xô giết chết ở Katyn vào thứ tư, 07.4.2010.

Đó là viên đá lót đường để vị Tổng Thống Ba Lan, ông Lech Kaczynski và phái đoàn quốc gia cao cấp đại diện dân tộc Ba Lan chính thức đi đến Smolensk bằng chuyến bay định mệnh TU-145 gồm phu nhân tổng thống, các quan chức cao cấp của văn phòng tổng thống, nghị sĩ, dân biểu, các tướng lãnh chỉ huy quân đội gồm vị tổng tư lệnh quân đội và vị giám mục tổng tuyên úy quân đội, thống đốc ngân hàng quốc gia, các nhà chính trị và 8 nhân viên phi hành đoàn đã thiệt mạng vào sáng thứ bảy, 10.4.2010.

Tinh thần yêu nước cao độ của TT Lech Kaczynski

Sau tai nạn máy bay tại Smolensk dân Ba Lan nhìn lại vị tổng thống của mình với lòng biết ơn vì ông Lech Kaczynski theo lập trường bảo thủ và cương quyết bảo vệ lãnh thổ Ba Lan cho đến việc muốn tách rời hoàn toàn ảnh hưởng của người anh khổng lồ nằm ngay bên cạnh nhà mình là Liên Xô. Lập trường cương quyết của ông Kaczynski đôi khi đã làm cho khối Liên Minh Châu Âu khó chịu về tinh thần bảo vệ quốc gia dân tộc.

Có lẽ nhờ vào tinh thần yêu nước cao độ và đặt giá trị dân tộc Ba Lan lên hàng đầu cùa TT Lech Kaczynski đã làm cho Liên Xô phải nhường bước và công khai nhận trách nhiệm về vụ thảm sát người Ba Lan trong khu rừng Katyn.

Nếu sự hy sinh của TT Lech Kaczynski mang lại sự hòa giải giữa hai dân tộc Liên Xô - Ba Lan và đòi lại công bằng, sự thật cho cuộc tàn sát hơn 22.000 người ở khu rừng Katyn trước đây 70 năm thì đây là một tấm gương cao quý cho thế hệ Ba Lan sau này dõi theo.

Dân tộc Ba Lan đang đốt nến cầu xin cho linh hồn TT Lech Kaczynski và những người tử nạn trong chuyến bay TU-145 được nghỉ yên đời đời trong bình an.

Ước gì được như vậy! Requiescat in pace!
 
Phát ngôn viên Vatican: Đức Giáo hoàng là vị lãnh tụ nghiêm ngặt trước vấn đề lạm dụng tình dục
Trần Mạnh Trác
19:49 13/04/2010
VATICAN CITY (CNS)-Phát ngôn viên tòa thánh Vatican, Cha Federico Lombardi, Dòng Tên, viết bình luận ngày 09 tháng Tư rằng những tiết lộ về các trường hợp quá khứ của những lạm dụng trẻ vị thành niên bởi các linh mục đã chứng minh rằng những vết thương là sâu đậm, và đòi hỏi sự chú ý mục vụ nhiều hơn.

Nhưng ngài cũng nói Giáo Hội đã giải quyết vấn đề một cách chính xác bằng cách tiếp cận nạn nhân, tăng cường các thủ tục trừng phạt, khuyến khích hợp tác với chính quyền dân sự và kiểm tra kỹ lưỡng hơn các ứng viên linh mục.

Cha Lombardi chỉ trích các phương tiện truyền thông đã làm như thể việc lạm dụng tình dục là vấn đề chỉ xảy ra riêng cho giáo hội Công Giáo. Cuộc khủng hoảng này, ngài nói, là rộng rãi và vượt xa ranh giới của các giáo sĩ Công giáo.

Chống lại những lời chỉ trích rằng đức giáo hoàng và Vatican đã không hành động quyết liệt hơn đối với những linh mục bạo hành, Cha Lombardi nói chính sách hiện hành của Giáo hội là minh bạch và vững chắc, thể hiện quyết tâm riêng của đức giáo hoàng để giải quyết vấn đề.

"Đức Giáo hoàng Benedict XVI, một gương sáng trên con đường của sự chặt chẽ và sự thật, đáng cho chúng ta tôn trọng và hỗ trợ," Cha Lombardi nói.

"Ngài là một mục tử có khả năng vượt thắng cơn khó khăn này một cách tự tin và đúng cách, vượt thắng những lời chỉ trích và nhạo báng vô căn cứ."

Những nhà lãnh đạo tôn giáo có thể học từ Đức Giáo Hoàng Benedict "tính bất biến cần thiết để lớn lên trong chân lý và minh bạch" và để đương đầu một cách kiên nhẫn "những tiết lộ nửa vời tìm cách phá hoại uy tín của mình, "

Phát ngôn viên tòa thánh nói thêm rằng "đức tình kiên nhẫn và yêu mến sự thật vững chắc" này cần được thực hành không chỉ bởi tất cả mọi tín hữu mà còn bởi mọi người cầm bút hoặc có chức vụ giao tế trong xã hội, "nếu chúng ta muốn phục vụ và không lừa gạt những người đương thời của chúng ta."

Để đối phó với cơn lốc truyền thông đang chỉ trích Giáo hoàng và các phụ tá của ngài, Cha Lombardi và các quan chức Vatican khác đã chỉ ra rằng ngay khi còn là một hồng y, đức Giáo hoàng Benedict đã thúc đẩy các biện pháp chặt chẽ để truy tố và hòan tục những linh mục bạo hành. Khi làm Giáo hoàng, ngài đã nhiều lần lên án sự lạm dụng như là một tội lỗi khủng khiếp và là một tội ác, và đã gặp gỡ với các nạn nhân lạm dụng tình dục ở Hoa Kỳ và Australia.

Cha Lombardi nói rằng những sự kiện gần đây đã cho thấy rằng mặc dù hầu hết các trường hợp lạm dụng tình dục là đã từ lâu hằng thập kỷ, các "vết thương bên trong" rõ ràng vẫn còn thấy đau.

"Nhiều nạn nhân không tìm kiếm sự bồi thường tài chính, nhưng họ tìm kiếm sự hỗ trợ ở nội tâm, tìm một công lý cho những kinh nghiệm đau đớn cá nhân. Đó là những gì mà chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ."

Trong khi phần nhiều các trường hợp là cũ và số lượng các cáo buộc mới giảm dần, cha Lombardi nói, "đối với nhiều người, con đường chữa bệnh mới chỉ là bắt đầu, và đối với nhiều người khác, nó chưa bắt đầu."

Cha Lombardi khẳng định Đức Giáo Hoàng Benedict sẵn sàng gặp gỡ các nạn nhân. Và nhiều hội đồng giám mục đã thành lập những diễn đàn để lắng nghe các nạn nhân.

"Cùng với sự quan tâm cho các nạn nhân chúng ta phải tiếp tục thực hiện, dứt khoát, trung thực, đúng thủ tục bản án theo luật giáo hội, và phối hợp với các cơ quan dân sự trong các vấn đề liên quan đến tư pháp và hình sự, tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia,"

"Chỉ với cách này chúng ta mới có thể hy vọng xây dựng lại một bầu không khí của công lý và sự tin tưởng vào tổ chức giáo hội,"

Cha Lombardi nói rằng những câu hỏi về sự trưởng thành trong các vấn đề tình dục là rất quan trọng khi nói đến việc chấp nhận các ứng viên cho chức linh mục. Nhưng ngài nói rằng vấn đề chạm vào một vấn đề lớn hơn trong xã hội, trong đó có ảnh hưởng của cuộc cách mạng tình dục và chiều hướng thế tục nói chung.

"Kết cuộc là phải tái khám phá và tái khẳng định những ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề tình dục, của đức thanh tịnh và của các mối quan hệ tình cảm trong thế giới ngày nay, và làm như vậy một cách cụ thể, chứ không chỉ bằng lời nói hay bằng ý tưởng trừu tượng,"

Cha Lombardi lên án các phương tiện truyền thông đã không báo cáo đầy đủ mức độ của vấn đề lạm dụng tình dục, và đã không rõ ràng rằng Giáo hội đã xử lý một vấn đề mà nhiều tổ chức khác cũng có.

Ví dụ, ngài nói, một tài liệu gần đây về bạo hành trẻ em ở Hoa Kỳ cho biết rằng trong năm 2008, đã có hơn 62.000 kẻ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên; trong số đó, ngài cho biết, tỷ lệ các linh mục Công giáo đã quá nhỏ nên không được xếp vào một nhóm.
 
Top Stories
Philippines: Attribuées au groupe Abu Sayyaf, les attentats menés à Isabela City témoignent de la réalité de la menace exercée par les rebelles islamistes du sud philippin
Eglises d'Asie
08:11 13/04/2010
Eglises d’Asie, 13 avril 2010 – Le 13 avril au matin, un groupe d’environ 25 hommes en armes a semé la panique dans la ville d’Isabela, chef lieu de Basilan, île située à l’extrême sud-ouest de Mindanao, dans le sud philippin. Cette action d’éclat, qui serait l’œuvre du groupe Abu Sayyaf, a été ponctuée d’explosion de bombes artisanales et d’échanges de tirs avec les forces de l’ordre qui ont fait au moins 15 morts, dont cinq des assaillants, un policier, trois soldats et six civils. Les bombes ont explosé au stade municipal d’Isabela City ainsi qu’à proximité immédiate de la cathédrale Santa Isabel de la prélature territoriale d’Isabela, dont le territoire couvre la totalité de l’île de Basilan.

Absent de l’île au moment de l’action terroriste, Mgr Martin Jumoad, évêque-prélat d’Isabela, est arrivé sur les lieux peu après les événements. Accompagné de six prêtres, il s’est rendu sur l’île avec le lieutenant général Ben Dolorfino, commandant des forces armées pour la région occidentale de Mindanao, tandis que l’armée bouclait les issues d’Isabela City. Immédiatement, il s’est rendu à la cathédrale pour constater les dégâts causés par l’engin explosif, qui avait été placé sur une motocyclette. L’arrière de la cathédrale, un bâtiment en béton de style Art Déco, a été endommagé ainsi que le presbytère adjacent. Deux prêtres étaient dans les locaux au moment de la détonation mais ils n’ont pas été blessés, a fait savoir Mgr Jumoad, qui a ajouté avoir immédiatement contacté ses prêtres par SMS pour leur demander de se joindre, s’ils le pouvaient, à la messe qui allait être célébrée le soir même, à 17 h, à la cathédrale. « Une messe à la mémoire des victimes (de l’attaque), qui sera suivie d’une veillée à la bougie sur la place de la cathédrale, où, à 18h, nos amis musulmans nous rejoindront afin que nous témoignions ensemble de notre condamnation collective et de notre désir commun que cette violence prenne fin », a déclaré l’évêque à l’agence Ucanews (1).

A la presse philippine, le général Dolorfino a précisé que la première explosion s’était produite vers 10h00, l’engin explosif étant placé dans un taxi collectif, vide, semble-t-il. La seconde, celle visant la cathédrale, a eu lieu quelques minutes plus tard, alors que les forces de sécurité pourchassaient les assaillants. Une troisième bombe, placée tout près du Claret College of Isabela, n’a pas explosé. Ce matin-là, des enseignants étaient réunis en séminaire dans cette école catholique. Enfin, une quatrième bombe a été désamorcée devant la résidence du juge Leo Principe. Ce magistrat du tribunal pénal de Basilan avait ordonné l’arrestation, en 2007, de 130 membres du Front moro de libération islamique (MILF) et du groupe Abu Sayyaf. Se refusant à incriminer nommément ce dernier groupe, le général Dolorfino a toutefois déclaré que ses services ne suspectaient pas le MILF d’être impliqué dans l’action du 13 avril, ses dirigeants menant ces temps-ci des négociations avec Manille en vue d’un accord de paix.

Si Abu Sayyaf n’a donc pas été, pour l’heure, désigné comme étant l’auteur de l’attaque, il n’en demeure pas moins que cette action témoigne du maintien de la capacité d’action des rebelles islamistes de Basilan. L’attaque semble en effet avoir été bien préparée et les assaillants avaient revêtus des uniformes de la police pour la mener à bien. L’armée philippine, épaulée par de nombreux conseillers militaires américains depuis 2002, ne semble pas en mesure d’éradiquer définitivement les groupes rebelles qui se réclament d’Abu Sayyaf ou s’inspirent de son mode d’action.

Située dans le sud philippin, la prélature d’Isabela compte un peu plus de 90 000 catholiques, qui représentent 28 % d’une population totale de 333 000 habitants, par ailleurs presque exclusivement musulmans. L’île de Basilan fait partie de la Région autonome musulmane de Mindanao (ARMM), créée à la suite du référendum de 1989, à l’exception de la ville d’Isabela, dont les habitants ont voté contre leur rattachement à l’ARMM (Sur 87 000 habitants, Isabela City compte 61 000 catholiques). Le groupe Abu Sayyaf s’est formé autour d’un extrémiste musulman, Abdurajak Janjalani, natif de Basilan, qui s’est illustré par des tueries et des enlèvements de chrétiens dans la région à partir de 1991. Abdurajak Janjalani ayant été tué en 1998, la relève a été assurée par son frère cadet, Khaddafy Janjalani, et un certain Jainal Antel Sali, alias Abu Solaiman, qui, tous deux, ont été tués début 2007. Lors des élections de mai 2007, la présidente Gloria Macapagal-Arroyo déclarait que la lutte contre les différentes insurrections armées était une priorité et elles citaient à cet égard le groupe Abu Sayyaf et la Nouvelle armée du peuple (communiste). Nul doute qu’à l’approche des élections générales (législatives et présidentielles) du 10 mai prochain, le sujet va à nouveau être au centre de la campagne électorale.

(1) Ucanews, 13 avril 2010.

(Source: Eglises d'Asie, 13 avril 2010)
 
Birmanie: L’évêque de Taungngu célèbre son jubilé sacerdotal ainsi que les progrès de l’évangélisation et du développement de sa communauté
Eglises d’Asie
09:43 13/04/2010
BIRMANIE: L’évêque de Taungngu célèbre son jubilé sacerdotal ainsi que les progrès de l’évangélisation et du développement de sa communauté



Eglises d’Asie, 13 avril 2010 – Le 7 avril dernier, Mgr Isaac Danu, évêque de Taungngu (Toungoo), célébrait son jubilé d’argent épiscopal lors d’une grand-messe concélébrée avec sept autres évêques et 96 prêtres, dans l’église du Sacré-Cœur, à Leiktho Takkone, près de Taungngu. Trois prêtres ont été ordonnés au cours de la célébration à laquelle assistaient 110 religieuses et religieux, de nombreux séminaristes et des milliers de fidèles catholiques.



Pour l’évêque de Taungngu, l’heure est au bilan, auquel il associe les nombreux prêtres et religieux qui l’ont assisté dans sa tâche: « Durant ces 25 années de mon épiscopat, nous avons réalisé beaucoup de choses, a-t-il confié à l’agence Ucanews, à l’issue de la célébration (1). Le nombre des prêtres et des religieuses est allé en s’accroissant d’année en année et nous pouvons travailler maintenant au développement des villages. »



Le diocèse de Taungngu, au centre de la Birmanie, se situe sur un territoire montagneux où les routes carrossables sont très peu nombreuses et où la plupart des déplacements se font à pied (2). L’enclavement de la région, ses difficultés d’accès et le manque d’infrastructures dans tous les domaines (social, éducatif, médical) sont un souci constant pour Mgr Danu: « La plupart des paroissiens vivent dans des lieux éloignés et sur les flancs des collines où ils luttent durement pour leur survie. Les transports sont un tel défi qu’il est très difficile de faire des visites régulières à nos fidèles. » Sœur Belagia, 69 ans, membre de la congrégation des Sœurs de la Réparation (3) à Leiktho, affirme cependant que « l’évêque, qui est très préoccupé de son troupeau, effectue ses visites pastorales même dans les endroits les plus inaccessibles » et ce, malgré les intempéries.



« La majorité des villages n’ont pas d’écoles, même pas primaires; ils n’ont pas de professeurs ou n’ont pas les moyens d’en recruter un. La majorité des gens ici a donc un très faible niveau d’instruction et de qualification », poursuit encore le prélat de 62 ans, qui souligne que la « première des priorités pour l’avenir est de faire des enfants du diocèse des personnes éduquées (...). Nous devons former nos fidèles, spécialement les jeunes, afin qu’ils puissent voir comment travailler au développement de leur communauté ».



Mgr Isaac Danu, né en 1948 dans un village de l’actuel diocèse de Taungngu, a été ordonné prêtre en 1975. Nommé vicaire général du diocèse en 1980, il est ensuite choisi par les évêques pour être procurateur général de la Conférence épiscopale de Birmanie. En 1985, il est élevé à l’épiscopat en tant qu’évêque auxiliaire de Taungngu et, à la mort de Mgr Sebastian U Shwe Yauk en 1988, il est élu administrateur du diocèse. Le 1er septembre 1989, il est nommé évêque de Taungngu par le pape Jean-Paul II.



Lors de la célébration jubilaire, les prêtres du diocèse ont présenté une épée et une lance à Mgr Danu, dans un geste symbolique d’une coutume locale signifiant le respect et la reconnaissance de l’autorité du prélat. Très respectueux des cultures des différents groupes ethniques de la région qu’il connaît bien, Mgr Danu a su se faire apprécier de la population non chrétienne et a, de fait, permis un réel progrès de l’évangélisation dans la région, explique Saw Pasqualle Apon, 76 ans, qui a été catéchiste de 1962 à 2009. Elle ajoute que l’évêque, prenant soin de tous les nécessiteux, sans distinction de culture ou de religion, les relations des différentes communautés entre elles s’étaient également améliorées.



En Birmanie, les chrétiens ne représentent que 4 % (dont un quart seulement de catholiques) d’une population bouddhiste à 89 %. Le pays compte 13 diocèses, dont trois archidiocèses. Selon les statistiques du diocèse de Taungngu de 2008, plus de 42 000 baptisés se répartissent à l’heure actuelle dans les 21 paroisses que compte le territoire, desservies par 59 prêtres, tous issus de l’Eglise locale (4).



(1) Ucanews, 12 avril 2010.

(2) La Birmanie est également appelée Myanmar, nom officiel donné à la Birmanie par la junte au pouvoir.

(3) En 1895, les premières Sœurs de la Réparation, un institut missionnaire pontifical fondé en 1859 en Italie, arrivent en Birmanie. Actuellement, selon les statistiques de la congrégation, on compte 61 communautés des Sœurs de la Réparation au Myanmar, dont 18 dans le seul diocèse de Taungngu.

(4) Sources: Myanmar Catholic Church, Ucanews, Catholic Hierarchy
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Na Uy thăm phòng khám Kim Long Huế
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
07:04 13/04/2010
Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Na Uy thăm phòng khám Kim Long Huế

Huế 13/4/2010--Một nhóm thiện nguyện viên thuộc hai tổ chức cứu trợ Giáo hội Na Uy và Bắc Âu trợ giúp Việt Nam gồm 10 người Na Uy do mục sư Egil Hauge làm trưởng đoàn, đã thăm Phòng khám Kim Long, một cơ sở từ thiện của Giáo phận Huế chuyên khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo và nuôi dạy trẻ em nhiễm HIV.

Hai tổ chức cứu trợ Giáo hội Na Uy và Bắc Âu trợ giúp Việt Nam từng tài trợ cho Thừa Thiên Huế nhiều dự án quan trọng như nâng cao bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, dự án về phòng ngừa thảm họa, ứng phó biến đổi khí hậu và dự án hỗ trợ tại cộng đồng cho người có HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng HIV.

Bác sĩ Nguyễn Minh Phúc đại diện tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam tại Huế cho biết, mục đích của đoàn đến Huế là thăm các hoạt động thuộc những dự án mà các tổ chức phi chính phủ của Na-Uy đã tài trợ cho Thừa Thiên Huế trong những năm qua, trong đó có sự tham gia các tôn giáo phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

Trong lời phát biểu dịch qua tiếng Việt, mục sư Egil Hauge cựu giám đốc Bắc Âu trợ giúp Việt Nam, nói rằng ông luôn quan tâm đến số phận những anh chị em HIV/AIDS tại Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt hơn 50 tình nguyện viên hai nhóm: Phật giáo và Công giáo Huế, các thành viên trong đoàn đã chăm chú lắng nghe các tình nguyện viên chia sẻ những sự kiện liên quan đến kỳ thị phân biệt đối xử đối với bệnh nhân HIV, đời sống kinh tế khó khăn gia đình họ, việc làm, học tập của trẻ chịu ảnh hưởng bởi HIV.

Ông Egil Hauge, cảm thấy vui mừng khi gặp lại em Lê Thị Thanh Tâm năm nay 13 tuổi, một trong 5 bé bị nhiễm HIV mồ côi cha mẹ đang được các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế nuôi và chăm sóc tại cở sở phòng khám Kim Long-Huế từ năm 1997.

14 năm qua các tình nguyện viên đã vãng gia thăm viếng, chăm sóc, truyền thông để an ủi bệnh nhân.

Nữ tu Benedictien Nguyễn Thị Điền, bác sĩ giám đốc phòng khám Kim Long cho biết việc làm này đã giảm được kỳ thị trong cộng đồng, đã giúp bệnh nhân sống vui và chết được an bình. Chị nói: “Chúng tôi phục vụ Chúa Giêsu đang hiện thân trong anh chị em bệnh nhân HIV/AIDS”.

Tại Thừa Thiên Huế, hiện nay có 194 người nhiễm HIV. Theo Bộ Y tế Việt Nam năm 2009, tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống trên cả nước khoảng gần 140 ngàn người.
 
Hành hương Đức Mẹ Tàpao -Mùa Phục Sinh
LM Giuse Nguyễn Hữu An
08:10 13/04/2010
HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO - MÙA PHỤC SINH.

Chúa đã Phục Sinh. Allêluia ! Giáo hội đang hân hoan sống niềm vui mùa Phục Sinh.

Phục Sinh là mầu nhiệm trung tâm, là bảo chứng hùng hồn nhất cho ơn cứu độ. Đây là tâm điểm và là hy vọng của những người tin vào Đức Giêsu Kitô.

Phục Sinh là niềm vui của sự sống mới trong Đức Kitô. Khởi đầu thánh lễ sáng 13.4, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống ngõ với cộng đoàn hành hương lời chào bình an của Đức Kitô Phục sinh. Cùng với hai Đức Cha tiền bối Nicolas - Phaolô và quý Cha đồng tế, Đức cha chủ tế hân hạnh gửi đến hàng ngàn khách hành hương lời chào mừng rất đặc biệt của Thánh lễ sáng nay giữa núi rừng TàPao.

Phục sinh là mùa xuân gợi mở cho mỗi người những tâm tình suy tư và cầu nguyện về một cuộc sống mới. Cuộc sống ấy không phải do ý chí chủ quan của mỗi người ngẫm nghĩ ra, mà là do một Đấng. Đấng ấy đã vượt thoát cõi chết để rồi mở ra cả một nhãn giới cũng là cùng đích và là con đường cho mỗi người chúng ta đi.

Trên con đường ấy, Đức trinh nữ Maria đã thành công trong những bước đi của cuộc đời. Mẹ trở thành Nữ Vương Thiên Đàng như lời kinh chúng ta đọc lên trong mùa Phục sinh này. Vì vậy Thánh lễ sáng nay xin được hợp với tất cả mọi ý nguyện của các khách hành hương xin dâng kính Đức trinh nữ Maria, xin nhờ vinh quang là Nữ Vương Thiên Đàng, để Mẹ chuyển cầu lên Chúa cho chúng ta đạt được ý nguyện khấn xin.

Lắng nghe Tin mừng Mùa Phục sinh, có một điểm rất lạ là không thấy thánh sử nào đề cập đến việc Chúa Giêsu hiện ra với Đức Mẹ. Chúa Giêsu có hiện ra với Đức Mẹ sau khi Ngài sống lại không? Đức Mẹ có cần được Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra theo nghĩa để củng cố đức tin như các Tông đồ không ? Và Đức Mẹ có cần được trao lệnh truyền loan báo Tin mừng phục sinh không ?

Giải đáp những thắc mắc này, trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse suy niệm từ lời kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng”.

Chúng ta cử hành lễ kính Đức Trinh nữ Maria trong mùa Phục sinh. Một câu hỏi thường được đặt ra cho các tín hữu, đó là: “Tại sao Đấng Phục sinh lại hiện ra cho các môn đệ của mình nhiều lần, lại còn hiện ra cho các phụ nữ có tên tuổi hoặc không tên tuổi nữa mà lại chẳng một lần hiện ra với thân mẫu của mình là Đức Trinh nữ Maria?”.

Tuần Bát Nhật cũng như trong suốt các ngày này, chúng ta đã được lắng nghe những trang Tin mừng về những lần hiện ra này. Nào là hiện ra cho các môn đệ trong một căn phòng đóng kín then cài khóa ổ. Nào là hiện ra cho các ông trên đường đi Emmau. Nào là một lần khác nữa hiện ra trên bờ biển lại có cả cá tươi cá nướng đầy đủ nữa chứ.

Rồi với các phụ nữ, với Maria Macđala có tên tuổi tại cửa mồ vào buổi sớm khi Ngài vừa phục sinh. Rồi các phụ nữ khác không tên, nhiều lắm… Thế nhưng tại sao Chúa lại không hiện ra với thân mẫu của mình?

Có lần tôi đã đặt ra câu hỏi này và đã được nghe câu trả lời rằng: “Kể từ ngày thứ sáu Tuần Thánh, trên thánh giá, khi Chúa Giêsu trao Mẹ cho thánh Gioan. Kể từ giờ phút ấy ngày ấy, Đức Mẹ về với người môn đệ Chúa Giêsu yêu dấu. Và như vậy, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ thì một cách nào đó cũng có Mẹ Maria ở đó rồi, và thế là đã gặp gỡ, đã hiện ra cho mẹ của mình”. Câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng xem ra chỉ là suy đoán. Trong khi đó lời giải đáp đã có sẵn trong một lời kinh mà Hội thánh cất lên trong mùa Phục sinh này. Đó là kinh “Lạy Nữ vương Thiên đàng hãy vui mừng Alleluia”. Qua đó người ta gặp thấy hai lý do lớn để biện minh cho việc Chúa Giêsu tại sao không hiện ra với thân mẫu của mình.

1. Lý do thứ nhất: Đức Trinh nữ Maria là Đấng đã cưu mang Chúa Giêsu. Mẹ đã cưu mang thì cưu mang đến vĩnh viễn. Mẹ biết mình đã cưu mang Đấng Cứu thế và vì vậy đường đi của Đấng Cứu thế nếu Mẹ đã thưa lên bằng tiếng Fiat ban đầu thì Mẹ cũng sẵn sàng để đi đến cùng trong tiếng Fiat ấy. Đấng Mẹ đã cưu mang trong lòng, nên Mẹ biết Đấng ấy đi đến đâu.

Những cuộc hiện ra của Đấng Phục sinh cho các môn đệ hay cho những người phụ nữ đều có một mục đích duy nhất là củng cố lòng tin cho những người ấy. Đối với các môn đệ, ba năm theo Chúa Giêsu, ba năm gắn bó với Thầy của mình, bỏ tất cả mọi sự để trao gửi tương lai vận mạng đời mình trong tay Thầy Chí Thánh. Thế nên, khi Thầy bị chết treo thập hình, được an táng trong mồ, tảng đá lớn che lấp cửa mồ, lòng các ông lúc bấy giờ cũng bị khóa trái bởi nỗi buồn vô tận. Có một thứ gì đó rất khó diễn tả, một thứ thất vọng của người rớt từ trên đỉnh cao xuống vực thẳm, ở đó không thể nguôi ngoai ngày tháng. Có những ông đã bỏ tất cả, trở về làng cũ, trở về nghề cũ, trở về những thói quen thường nhật quên đi lý tưởng. Và vì thế Chúa Giêsu phải hiện ra với các ông để củng cố lòng tin, để cho các ông hiểu rằng những điều các ông theo đuổi không mất đi nhưng được mời gọi để đuổi theo ở một cung bậc mới, không còn là con người Giêsu các ông bắt gặp năm xưa nữa mà là Cứu Chúa, là Đấng Cứu Thế, là Đấng Phục sinh các ông vẫn còn gặp, vẫn còn tiếp cận qua những ngôn ngữ thường ngày, từ lời chào hỏi “Salom”, lời chào hỏi bình an của những bữa ăn mà các ông thết đãi hoặc chính Đấng Phục sinh thết đãi các ông. Thế nhưng lại là một con đường mới, con đường mở ra ơn cứu rỗi để rồi một khi các ông cùng với Đức Trinh nữ Maria tụ tập cầu nguyện đón nhận lấy Thánh Thần, các ông sẽ trở thành những con người mới lên đường loan báo Tin mừng. Vì vậy, các ông là những người cần đến những cuộc hiện ra của Đấng Phục sinh hơn ai hết. Các ông là những Tông đồ cốt cán. Các ông đi đến đâu thì Tin mừng của Đấng Phục sinh mới được loan báo đến đó.

Còn đối với các phụ nữ thì sao? Những phụ nữ có tên tuổi như Maria Mađalêna hay là những người không tên được núp dưới một danh xưng chung là “các phụ nữ khác” cũng được Chúa Phục sinh hiện đến, cũng để củng cố niềm tin cho các bà. Suốt ba năm ròng rã gắn bó với Thầy Giêsu. Khi Thầy đã được an táng trong mồ thì tất cả chỉ còn là kỷ niệm xót xa chua chát. Từ sáng sớm ngày thứ nhất, khi trời còn tối, các bà đã le te tay xách nách mang những bình dầu thơm, chỉ mong đến xức trên xác Chúa. Phiến đá kia ai đã lăn qua một bên. Đấng Phục sinh đã hiện ra với các bà, và trao cho các bà tin mừng Phục sinh mà chuyển đạt lại cho các Tông đồ. Rõ ràng các bà là những người cần được củng cố lòng tin, để khởi từ lòng tin của các bà, kèm theo với trái tim nhạy cảm cũng như với cảm tính phụ nữ, các bà có thể làm cho hương thơm Phục sinh tỏa đi khắp nơi. Các Tông đồ, các phụ nữ cần đến các cuộc hiện ra để lòng tin của mình được củng cố trở thành kiên vững.

Còn Đức Trinh nữ Maria, thân mẫu của Đấng Cứu thế, Mẹ đâu cần phải củng cố lòng tin theo kiểu ấy. Bởi vì cùng với lời xin vâng ngay trong biến cố Truyền Tin, Mẹ đã cúi đầu để đi theo Thánh ý Chúa. Hơn nữa, không phải chỉ cưu mang 9 tháng 10 ngày thai nhi Giêsu trong lòng mà Mẹ còn cưu mang chính Đấng Cứu thế dọc dài hành trình cuộc sống trần gian.

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

suốt đời, lòng mẹ dõi theo con”.

Mẹ Maria vẫn dõi theo từng bước đi của người con mình là Đấng Cứu độ trần gian. Vì vậy bước đường thương khó, bước đường chịu an táng dù sao cũng chỉ là những bước đường mà Mẹ luôn gắn bó với con của mình để rồi cùng với tiếng Fiat ngày đầu đã trở thành cốt lõi của niềm tin. Trong lòng tin của mình, Mẹ đã nhận thức được Đấng Cứu thế đã đến trong trần gian một cách lạ lùng, đến với cung lòng Mẹ một cách lạ lùng. Như thế, trong những biến cố cuối đời, nhất là khi Chúa đang bước xuống đáy sâu của sự chết, Mẹ biết Chúa cũng có bước đi cách lạ lùng hơn nữa và Mẹ đã tin vững vàng. Vì vậy, trong kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, người ta nghe thấy mọi tín hữu dâng lên “Vì Đấng Mẹ đã đang cưu mang trong lòng Alleluia”. Vì Mẹ đã cưu mang Đấng Cứu thế nên Mẹ cũng gắn bó với Đấng Cứu thế để viết lên chữ “lòng tin” gắn bó với chính Đấng Phục sinh, với biến cố Phục sinh.

2. Lý do thứ hai: Mẹ đã tin vào lời Chúa phán hứa. Mẹ gắn bó, Mẹ chẩn đoán, Mẹ nhận thức đã đành nhưng Mẹ còn tin vào lời của Chúa phán hứa nữa. Ở đây cộng đoàn chúng ta chỉ cần điểm qua hai biến cố ở trong đời sống Đức Trinh nữ Maria gắn bó với Chúa Giêsu thời thơ ấu để chẩn đoán được lý do này trong niềm tin vào lời Chúa hứa.

- Biến cố Truyền Tin. Mở đầu bằng lời “Mừng vui lên” dành cho Đức Trinh nữ Maria trên môi miệng sứ thần Gabriel. Có thể đó chỉ là tiếng chào rất bình thường của người Do thái. Nhưng đây là trên môi miệng của sứ thần gắn liền với sứ điệp của Thiên Chúa gửi trao. Thông qua đó Mẹ đón nhận Đấng Cứu thế trong cung lòng của mình. Những tháng ngày cưu mang, niềm vui đã trở thành lẽ sống và cũng đã trở thành cuộc sống của Mẹ. Chính niềm vui ấy ngày ngày đã diễn tả thành niềm tin của Đức Trinh nữ Maria bên cạnh Đấng. Niềm vui ấy luôn luôn có sẵn trong lòng Mẹ. Mẹ gắn bó với lời Chúa cho dẫu phải trải qua những thử thách, những thăng trầm cách này cách khác ở tuổi thơ Đức Giêsu hoặc là trong đời công khai Chúa Giêsu rao giảng, hoặc là đến tận cùng khi Ngài chịu chết trên Thánh giá. Mẹ thảm thương dưới chân thâp tự, nhưng người ta không thấy có giọt lệ sầu, chỉ là một dáng đứng lặng im, có khi cảm nhận được lưỡi đòng của cụ Simêon tiên báo ngày nào đang xoáy sâu trong lòng của mình. Nhưng thiết nghĩ theo hướng suy tư của chúng ta hôm nay vẫn chỉ là một niềm vui nhưng là một niềm vui ở cung bậc khác. Nếu như kinh Mân Côi ngày xưa được xếp đặt có 3 mùa: Vui, Thương, Mừng, khởi đầu là niềm vui trên môi miệng sứ thần dành cho Mẹ trong lời chào để rồi niềm vui ở cung bậc Thương, khi mà Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh giá, và rồi bước qua niềm vui khác mà tiếng Việt chuyển dịch là mùa Mừng, ở đó vẫn cứ là niềm vui. Ông bà anh chị em cứ thử tưởng tượng mà xem, chúng ta đọc: “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng”, “Hãy vui mừng lên” là lời thiên sứ chào Mẹ năm xưa. Còn “Hãy vui mừng Alleluia” là lời của các tín hữu ngày hôm nay dâng tụng Mẹ. Thành thử ra cùng một niềm vui cho dẫu ở những cung bậc khác nhau, bởi vì Mẹ đã gắn bó tin vào lời Chúa hứa nên niềm vui ấy vẫn cứ là niềm vui của chính lòng tin Mẹ.

- Biến cố Chúa Giêsu bị lạc mất ba ngày trong Đền Thánh. Tìm kiếm đôn đáo và cuối cùng thì Đức Mẹ đã gặp lại Ngài trong chính nhà của Cha Ngài. Ba ngày lạc mất ở đây chính là ám chỉ ba ngày Chúa Giêsu chịu an táng trong mồ, một cách nào đó được xem như lạc mất Chúa, một cách nào đó được xem như là cách xa Chúa. Nhưng vẫn cứ là một niềm tin. Tin vào lời Chúa phán hứa năm nào, ở đó, dẫu có cách xa về phương diện không gian thì trong tâm tưởng, trong lòng tin vẫn cứ là gần gũi, để rồi khi nghe thấy trẻ Giêsu trả lời câu hỏi của mình “Sao con để cho cha mẹ phải phiền thế này, phải tìm kiếm đến ba ngày”, “Cha mẹ không biết con phải lo việc trong nhà Cha con sao?”, Mẹ vẫn một lòng vững tin. Có lẽ trong thời gian cách xa Đức Giêsu, đang chịu mai táng ba ngày, Đức Mẹ cũng nhớ lại lời này để hiểu hơn rằng bên kia ba ngày an táng đó sẽ là những ngày vui tiếp nối và quả thật Đức Giêsu đã Phục sinh. Vì thế Mẹ đã gắn bó với lời của Chúa, gắn bó với những biến cố trong đời của Chúa Giêsu bên Mẹ nên Mẹ đã tin tưởng Chúa sẽ phục sinh. Đấng Phục sinh đâu có cần hiện ra với Mẹ làm gì nữa. Trong kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng, sau khi “Vì Đấng Mẹ cưu mang” thì chúng ta đọc: “Mẹ đã tin vào lời Chúa phán hứa”, đúng như vậy, tin vào lời Chúa là cốt cách cũng như là đường đi của Mẹ gắn bó với Đấng Phục sinh.

Vâng, thưa cộng đoàn, đó chỉ là hai lý do gắn bó với Đấng Phục sinh mà chúng ta tìm thấy trong kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng, xin được chia sẻ với cộng đoàn để rồi cuối cùng, cũng như hướng đi của kinh ấy, hôm nay dâng lễ kính Đức Trinh nữ Maria trong mùa Phục sinh, mỗi người chúng ta nhận diện Mẹ là Nữ Vương thiên đàng ở trên đỉnh cao của vinh quang và hồng ân. Mẹ đã trở thành Mẹ nhân loại. Mẹ không xa cách với mọi người, nhưng lại trở thành nên gần gũi hơn vì vậy ta mới dám ngửa trông lên Mẹ để cầu xin cũng trong kinh ấy rằng: “Xin cầu cùng Chúa cho chúng con Alleluia”. Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng. Mẹ ở gần Đấng Phục sinh và Mẹ chuyển cầu cho mỗi người chúng ta trong những lời cầu kinh của mình.

Lúc nãy trong giờ khấn, quý ông bà anh chị em thấy hiệp ý với những ý khấn được xướng lên giữa cộng đoàn với lời kinh chúng ta cùng tha thiết dâng lên Mẹ, giờ phút này tin hơn bởi vì ta muốn gắn bó lòng tin của ta với Mẹ để từ đó Mẹ chuyển cầu lên Đấng Phục sinh, chúng ta cũng sẽ nhận được những ơn lành theo như lòng mong ước, có những ơn chúng ta muốn xin cho cộng đoàn, cho Giáo hội, nhất là trong những lúc này khi Giáo hội đang bị những mũi dùi của dư luận tấn công mặt này mặt khác. Xin cho Đức Giáo hoàng được vững mạnh trong lòng tin để dẫn dắt, để vượt qua những thử thách. Xin cho tất cả những vị lãnh đạo tôn giáo chúng ta cũng luôn luôn được vươn cao trong lòng tin giữa những khó khăn của cuộc sống. Chúng ta cũng cầu xin những ơn lành cho giáo xứ nơi mình là thành viên, cho cộng đoàn hành hương mà mỗi người chúng ta kết thành, cho gia đình chúng ta, cho cá nhân chúng ta, và như theo lời của kinh cổ, là cho kẻ tình nghĩa, cho kẻ thù nghịch và cuối cùng cho các linh hồn khốn khó trong luyện ngục nữa. Đó là tất cả những lời kinh khởi đi từ một lòng tin, nhất là lòng tin ấy lại được dẫn xuất bởi chính lòng tin của Đức Trinh nữ Maria gắn bó với Đấng Phục sinh, chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng rằng những ơn lành Mẹ cũng sẽ chuyển cầu cho chúng ta trong đời sống thường nhật.

Tháng này chúng tôi đến đây thấy quý vị hành hương cũng rất đông, xin tạ ơn Mẹ, xin cám ơn tất cả những tấm lòng thiện chí. Tháng sau, mùa hoa lại về với cộng đoàn hành hương, ắt hẳn tại trung tâm hành hương này cũng sẽ có những sinh hoạt đặc biệt dâng kính Đức Trinh nữ Maria, kính mời tất cả quý vị nếu có thể sắp xếp được thời giờ, đến tham dự để gắn bó lòng tin của chúng ta hơn nữa với Đức Trinh nữ Maria, kết tạo thành những vòng hoa dâng Mẹ trong mùa dành cho chính những tâm hồn nào gắn bó với Mẹ. Trong tháng này, tôi cũng nhận được những cuộc điện thoại không phải ở Việt Nam mà từ rất xa, muốn được hợp với cộng đoàn hành hương khấn xin những điều lành từ Đức Mẹ Tàpao. Hôm qua, một bệnh nhân từ Singapore có gọi cho tôi để xin được ơn an lành vượt qua thử thách, vượt qua những khó khăn trong lúc chữa trị căn bệnh để nếu có thể được thì cũng sẽ hiệp thông với cộng đoàn hành hương trong tháng tới, làm những việc lành dâng kính Đức Trinh nữ Maria. Thiết nghĩ những lời cầu khấn như thế là rất chân thành cho thế giới này. Chúng ta cũng xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, gắn bó lòng tin với Đức Kitô Phục sinh cho mỗi người chúng ta cũng được những ơn lành cần kíp. Và giờ đây kính mời cộng đoàn chúng ta cùng đứng lên để đọc chung lời kinh “Lạy Nữ Vương Thiên đàng, hãy vui mừng. Allêluia”.

Sau lời nguyện hiệp lễ, cha Hạt trưởng Đức tánh thay mặt cộng đoàn mừng sinh nhật lần thứ 83 của Đức cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi. Mọi người cảm động trước tình thương của Đức cha già. Mỗi tháng đều đặn ngày 13, ngài đến TàPao cùng hiệp dâng thánh lễ.

Đức cha Giuse ban phép lành với ơn Toàn Xá trong Năm Thánh 2010. Khách hành hương ra về mang theo niềm vui Phục sinh trong tâm hồn cùng với những ơn lành Mẹ TàPao ban tặng. Hẹn nhau tháng Năm – tháng Hoa cùng về bên Mẹ dâng những đóa hoa lòng tươi thắm của người con hiếu thảo.
 
Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh năm 2010
Giuse Trần Ngọc Huấn
09:38 13/04/2010
Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh năm 2010

HÀ NỘI, ngày 13 tháng 4 năm 2010, Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội đã tổ chức kỳ thi tuyển sinh năm 2010 cho khóa XVI (2010 – 2018) tại các giáo phận miền Bắc.

Năm nay, Đại Chủng Viện Bùi Chu đã được chính thức thành lập, vì thế, kỳ thi tuyển sinh năm nay của Đại Chủng Viện Hà Nội được tổ chức tại các giáo phận Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Phát Diệm và Hưng Hóa. Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng chỉ cố một thí sinh nên gửi về địa điểm Hà Nội để dự thi cùng với 19 thí sinh khác của giáo phận Hà Nội. Các thí sinh đã trải qua một thời gian đào tạo về nhân bản và kiến thức tại Tòa Giám mục cũng như các giáo xứ, trước khi được tham dự kỳ thi tuyển sinh vào Đại Chủng Viện.

Vào 8h sáng, các địa điểm thi chính thức bắt đầu chương trình làm việc. Các cha giáo của Đại Chủng Viện được cử đến các điểm thi để trực tiếp trao đề thi và đảm nhận trách nhiệm giám thị cho kỳ thi.

Trong buổi sáng, các thí sinh dự thi ba môn: Kinh Thánh, Lịch Sử Cứu Độ và Giáo Lý. Trong buổi chiều, hai môn thi Việt Văn và Ngoại Ngữ bắt đầu từ 14h.

Trước đây, Đại Chủng Viện Hà Nội tuyển sinh hai năm một lần, tuy nhiên, từ năm 2005 đã tổ chức tuyển sinh hàng năm. Trong khoảng một tháng sau ngày thi, các thí sinh sẽ được chính thức thông báo kết quả. Các thí sinh trúng tuyển sẽ hoàn tất các thủ tục giấy tờ về tôn giáo cũng như xã hội để nhập học vào đầu tháng 9 năm 2010.
 
VietCatholic sẽ đến thăm các đảo quốc New Caledonia, Vanuatu, Hawaii -- Và có ai Việt Nam ở đảo quốc Fiji và Samoa không?
VietCatholic
12:47 13/04/2010
Trong chương trình tìm hiểu về tình hình người Việt Nam sinh sống ở các nơi xa xôi, nhất là các hải đảo và đảo quốc thuộc biển Thái Bình Dương, VietCatholic đã có chương trình vào cuối tháng Tư và đầu tháng Năm tới đây, chúng tôi sẽ tới thăm Cộng đoàn Việt Nam ở New Caledonia (Tân Đảo) và Hawaii và một số các hải đảo xa xôi.

Riêng New Caledonia (Tân Đảo) chúng tôi sẽ ghé thăm LM Cha Phêrô Ngô Quang Qúy và công đoàn Việt Nam ở đây. Hiện nay giáo đoàn người Việt Nam ở Tân Đảo được Cha Phêrô Qúy giúp đỡ và lo lắng cho họ về đời sống thiêng liêng và tinh thần.Về người Việt Nam sinh sống tại Tân Đảo là một câu chuyện lịch sử li kì, đầy nước mắt, đau thương, phấn đấu, thành công và là một kinh nghiệm qúi hóa về việc bảo tồn đức tin và văn hóa. Câu chuyện khởi đầu từ ngày 12 tháng 3 năm 1891, con tàu mang tên Cheribon, sau một cuộc hành trình vừa lâu vừa khó khăn từ Hải Phòng tiến vào hải cảng Nouméa. Trên tầu là có 791 người Việt Nam đầu tiên tới hải đảo này. Cuộc sống họ ra sao và thời gian từ thời đó đến nay có những biến động gì sẽ được tìm hiểu và chia sẻ với độc giả trong những ngày tới.

Trong chuyến đi thăm các đảo quốc chúng tôi cũng đã có chương trình tới Lautoka thuộc đảo quốc Fiji, tới đảo Dravuni cũng thuộc Fiji, tới cảng Apia, thuộc quần đảo Samoa và cuối cùng đi thăm 5 đảo thuộc Hawaii.

Riêng tại các đảo quốc Fiji Samoa, chúng tôi không biết có người Việt Nam nào sinh sống tại 2 nơi này hay không (đặc biệt có người Công giáo gốc Việt Nam nào không?), Nếu có người Việt Nam, chúng tôi mong ước được viếng thăm và tiếp xúc để tìm hiểu về hiện tình tôn giáo, văn hóa và xã hội của người gốc Việt tại các nơi này… Xin email cho chúng tôi conggiao@gmail.com và hẹn ngày thăm viếng và gặp mặt.
 
Ngày thư viện Giáo Xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
13:41 13/04/2010
NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GXVN PARIS

Thân hữu đến dự ngày Văn Hóa Thư Viện GXVN Paris
GXVN Paris. Chúa nhật 11/04/2010, Nhóm Thư viện GXVN Paris cử hành sinh nhật thứ XX của Thư Viên Giáo Xứ. Trước sự hiện diện tham dự của khoảng 200 khán thính giả, một chương trình văn hóa dặc biệt đã được trình diễn, xoay quanh 4 điểm: Giới thiệu sinh hoạt của Thư Viện; Giới thiệu cuốn sách « Hai mươi năm Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1999-2009 »; Giới thiệu Thần Học Linh Đạo trong thơ Cung Chi; Văn nghệ « Cải lương - tân cổ hữu tình ».

1. Giới thiệu sinh hoạt Thư Viện Giáo Xứ VN Paris trong 20 năm qua

Nhắc đến ngày sinh nhật thứ XX của Thư viện hôm nay, anh Trần Anh Dũng, cựu trưởng nhóm Thư Viện đã rất cảm động thấy sự hiện diện đông đảo của các thân hữu. Anh đã trình bày bốn ý ttưởng chính.

Cám ơn các quý vị đã cộng tác thuyết trình trong 20 năm qua: BS Vân Uyên Nuyễn Văn Ái, GS Trần Văn Cảnh, cụ Trương Công Cừu, cụ Thái Văn Kiểm, GS Tạ Thanh Minh Khánh, GS Trương Thị Liễu, PT Phạm Bá Nha, GS Lê Mộng Nguyên, LS Lê Trọng Quát, LS Lê Đình Thông, GS Vũ Quốc Thúc,…

Lượng sách lưu trữ, không ngừng phát tiển từ 20 năm qua. Với khoảng 10.000 cuốn sách, bốn lãnh vực ưu tiên đã đưọc thu thập và tích trữ là Tôn giáo 22%, Văn hóa giáo dục, triết lý 20%, Tiểu thuyết, truyện các loại 24%, Sử địa, chính trị 10%.

Những người xử dụng sách của thư viện có 2 loại. Các bạn trẻ dưới 30 tuổi thuờng đến đọc sách tại chỗ, hoặc mượn sách dưới dạng dặc biệt, trực tiếp với cha giám đốc thư viện. Những người lớn tuổi hơn thì thuờng mượn sách về nhà đọc. Trong năm vừa qua, Thư viện đa cho mượn 1649 lần, mà số độc giả dưọc thống kê theo tuổi nhu sau: tuổi 40-50: 41%; Tuổi 50-60: 21%; tuổi trên 60: 16%.

Trong ý thức trách nhiệm duy trì văn hóa Việt Nam, Nhóm Thư Viện tha thiết kêu gọi sự đóng góp của mọi người trong cộng đoàn, hầu giúp thư viện giáo xứ phát triển và thăng tiên luôn để phục vụ mọi nguời thêm nhiều kêt quả hữu ích và tôt đẹp hơn.

2. Giới thiệu sách « Hai mươi năm Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1990-2010 »

Tiếp lời anh Trần Anh Dũng, anh Cao Trọng Nghĩa đã giới thiệu cuốn sách mà Thư viện Giáo Xứ cho phát hành hôm nay. Lần lượt anh đã theo nội dung cuốn sách, giới thiệu những vị thuyêt trình trong 10 năm, từ 2000 đến 2010.

a) Năm 2000, Về chủ đề «Đức cha Hồ Ngọc Cẩn, nhà văn hóa Việt Nam », với Hương Giang Thái Văn Kiểm, Ls Lê Đình Thông.
b) Năm 2001, về chủ đề: « Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng », với PT Phạm Bá Nha
c) Năm 2002, về chủ đề: « Nhà bác học Trương Vĩnh Ký », với GS Tạ Thanh Minh Khánh, GS Trương Thị Liễu.
d) Năm 2003, về chủ đề: « Paulus Huỳnh Tịnh Của », với GS Trần Văn Cảnh.
e) Năm 2004, về chủ đề: « Nghệ sỹ Bích Thuận « Từ làng Vân Hồ đến UNESCO », với GS Phạm Thị Nhung, LS Lê Đình Thông, PT Phạm Bá Nha.
f) Năm 2005, về chủ đề: « Quận Công Phước Môn Nguyễn Hữu Bài », với LS Lê Trọng Quát, GS Vũ Quốc Thúc.
g) Năm 2006, về chủ đề: « Thầy Lazarô Phiền », Quyển tiểu thuyết đầu tiên bằng Quốc ngữ », với LS Lê Đình Thông,
h) Năm 2007, về chủ đề: « Linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích », với BS Vân Uyên Nguyễn Văn Ái.
i) Năm 2008, về chủ đề: « 155 năm tử đạo, Thánh Philipphê Phan Văn Minh », với LS Lê Đình Thông,
j) Năm 2009, về chủ đề: « Nam Kỳ Địa Phận, Tuần báo Công Giáo tiên khởi Việt Nam », với Từ Nguyên
k) Năm 2010, về chủ đề: « Hai mươi năm, Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1990-2010 », với Trần Anh Dũng, Cao Trọng Nghĩa và LS Lê Đình Thông.

Từ trái: Ls Thông, Pt Nha, Gs Liễu, Gs Cảnh, Gs Thúc, Ls Quát, Bs Ái
Tiếp lời Anh Cao Trọng Nghĩa, GS Vũ Quốc Thúc và Ls Lê Trọng Quát đã phát biểu cảm tưỡng thán phục công trình văn hóa mà Giáo Xứ đã thực hiện từ nhiều năm qua, đặc biệt trong lãnh vực thư viện và dậy tiếng việt.

3. Thần Học Linh Đạo trong thơ Cung Chi

Nói đến Thư Viện GXVN thì trước sau gì cũng sẽ phải nói đến người sáng lập và trách nhiệm, linh mục Đinh Đồng Thượng Sách. Ls Lê Đình Thông đã làm việc ấy và đã vắn tắt giới thiệu « Thần học linh đạo trong thơ Cung Chi ».

Cho câu hỏi Cung Chi là ai, ông đã trả lời: Cung Chi là bút hiệu của linh mục Đinh Đồng Thượng Sách. Ta hãy nghe thi sĩ Vân Uyên giới thiệu Cung Chi và hai bút hiệu khác nữa của nhà thơ:

Hiên ngang ‘‘Thần Lộ’’ giữa trần ai,
Ngâm khúc ‘‘Cung Chi’’ lộng đất trời.
Thế kỷ phần tư dâng của lễ,
Một lời trọn vẹn hứa không sai.
Thiên tình thắm thiết ‘‘Lương Nhi Tử’’,
Nhân đạo thâm sâu nặnh gánh vai.
‘‘Thượng Sách Đinh Đồng’’men muối Chúa,
Nêu gương tử đạo ‘‘Họ là ai’’.


Nhận định tổng quát về thơ Cung Chi, ông tóm tắt: Thơ Cung Chi rất đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung. Tác giả đã dùng nhiểu thể loại khác nhau để diễn đạt tình cảm của mình. Hơn năm trăm bài thơ trước tác theo đủ thể loại, từ thất ngôn bát cú đến thơ Đường, thơ mới.

Song thất lục bát: 21,5%; Lối câu 7 chữ: 20,2%; Lục bát: 19%; Đường thi: 17%; Thơ mới năm chữ: 12,8%; Lối câu 8 chữ: 7,4%; Lối câu dài ngắn khác nhau: 1,2%; Hát nói: 0,9%.

Cung Chi cho rằng cuộc đời gồm muôn mảnh chắp lại. Nhà thơ là một Đức Kitô khác, khiến những vần thơ hóa thân thành những bông ‘‘hoa chớm nở giữa lòng đời cơ khổ’’ (Đời muôn mảnh, tr. 175). Thi tập Thương Ngàn Thương ghép lại trăm ngàn mảnh đời, từ bi lụy nhân thế đến niềm ‘‘tin cậy mến’’ siêu thoát. Tác giả Thương Ngàn Thương đã thi vị hóa lời chứng (poéticité du témoignage), chắp ý thơ cho vần điệu thăng hoa.

Về Thần Học linh đạo trong thơ Cung Chi, ba chủ đề quan trọng đã được diễn giả lưu tâm giới thiệu: chức linh mục, thần học Ba ngôi và Giáo hội Việt Nam. Ông nói:

Từ khi nhận chức thánh, đôi bàn tay linh mục ra tay cứu độ chúng sinh qua bí tích rửa tội, thêm sức, hòa giải, thánh thể, hôn phối và xức dầu bệnh nhân:

Chúa ban cho con đôi bàn tay
Gọi con giơ lên vào một ngày
Lĩnh ấn dầu thơm ơn thánh hiến
Để rồi sai đi khắp đó đây.
Chúa bảo con dùng cả đôi tay
Đón mọi tuổi đời dẫu thơ ngây
Biến đổi con người thành con Chúa
Qua giếng thiêng liêng cao quý thay.
Rồi có những lần cao đôi tay
Con xin tha thiết xuống dư đầy
Bẩy ơn Thánh Thần tăng thêm sức
Cho đoàn chiên Chúa được hăng say.
Dù rằng bất xứng trọn đôi tay
Vẫn được Chúa thương nhịn hàng ngày
Chấp nhận cho con dâng Mình Chúa
Nuôi dưỡng hồn thiêng dưới thế này.
Cảm động biết bao chút bàn tay
Vớt lấy sinh linh thoát bến lầy
Nhờ công cứu chuộc trên Thánh giá
Bằng muôn cực hình dấm chua cay.
Những cặp hôn nhân cũng nhờ tay
Kết liên giao ước chặt mối giây
Keo sơn gắn bó tình phu phụ
Chung thủy một lòng không đổi thay
Giờ phút cuối đời rộng đôi tay
Bên giường bệnh nhân sắp đến ngày
Xức dầu an ủi ban toàn xá
Phần mộ chia ly lá lìa cây.

(Đôi bàn tay linh mục, tr. 178)


Thi tập Thương Ngàn Thương vừa là kinh Tin kính, lại vừa là tâm kinh nguyện cầu Chúa Ba Ngôi.

- Tác giả chúc tụng Ngôi Cha bằng lối thơ 8 chữ:

Tôi nhác thấy thần thiêng hát vang dội
Chúa Trời ! Chúa Trời ! lạy Chúa Trời
Rồi nhác thấy rộng mở chín tầng trời
Và trái đất, và thinh không hợp tấu.
(Chúc tụng, tr. 115)


Câu 1 và câu 4 nhắc lại hai lần (tôi) nhác thấy để diễn tả hai động từ thấy và mở xảy ra cùng lúc (simultanéité). Câu 2 là tiếng hát thiên thần cầu khấn Đức Chúa Cha: Chúa Trời, Chúa Trời, lạy Chúa Trời. Câu 3 nhắc lại lời Chúa: ‘‘Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra’’ (Lc 11,9-10).

- Tác giả tụng ca Ngôi Hai bằng câu thơ 7 chữ:

Con thành tâm cúi đầu thờ lạy
Linh hồn thiêng của Chúa Kitô
Cho con điều quý trọng vô bờ
Là được ơn siêu nhiên thánh hóa.
(Anima Christi, tr. 12)


- Tác giả dâng lên Thánh Thần những vần thơ trông cậy:

Lạy Thánh Thần, xin hãy thổi hãy thổi
Gió linh thiêng mang sinh khí muôn nơi
Hãy cuốn đi những ô nhục kiếp người
Cho nhân phẩm nên cao siêu thần thánh.
(Gió linh thiêng, tr. 221)


Thi tập Thương Ngàn Thương còn có nhiều bài thơ đẹp như những bức tranh, ghi lại trang Giáo sử hào hùng của dân tộc. Bài thơ 8 chữ chỉ gồm 56 câu mà ghi lại được hết danh tính 117 thánh nhân tử đạo nước nhà, ngày 19-6-1988 đã được ghi vào sổ vàng thánh nhân của Giáo hội hoàn vũ. Toàn bài thơ là khải hoàn ca. Tiền nhân chấp nhận cái chết để làm chứng cho đức Tin son sắt, trung kiên. Chung khúc anh hùng ca là nén tâm nhang thành kính nguyện cầu tiên tổ:

Họ là ai muôn đời quên sao được
Lấy máu đào viết Giáo sử Quê hương
Gieo vào lòng đất mẹ hạt yêu thương
Bằng hàng trăm ngàn con tim bác ái
Lạy tiên tổ vô cùng thánh ái
Giúp chúng con vững chãi niềm tin
Trung kiên thờ Chúa hết mình
Đi đâu vẫn thắm mối tình Việt Nam.
(Họ là ai, tr. 253)


Và để kết thúc bài nói chuyện về thơ Cung Chi, với tấm lòng yêu thơ và tôn kính một linh mục thi nhân, diễn giả có câu thơ đề tặng rằng:

Trăm nhớ ngàn thương

Nhà thơ sáng tác tập thơ đầu
Tâm tình mục tử ý thâm sâu
Công cha nghĩa mẹ như trời biển
Mến Chúa yêu người tựa ngọc châu
Chữ nghĩa thơ Đường ngàn nỗi nhớ
Bài thơ lục bát vạn niềm đau
Xem thơ chợt nhớ Lương Nhi Tử
Có phải thi nhân sớm bạc đầu ?
Giáo xứ Paris, tiết đông tàn (8-3-2010)


4. Văn nghệ « Cải lương – tân cổ hữu tình »

Sang phần thứ tư, một chương trình văn nghệ rất đặc sắc đẵ được trình diễn. Trước nhất Ca đoàn Giáo Xứ Việt Nam và nhóm tu sỹ đã trình diễn nhạc phẩm « Đền Thiên thu » do Linh Diệu phổ nhạc thơ Cung Chi và nhạc phẩm « Lòng Mẹ » lời Y Vân, nhạc Hải Linh.

Nhưng phần văn nghệ độc đáo nhất là do Minh Đức & Kiều Lệ Mai và đoàn cải lương Nghệ Sỹ Paris. Lần lượt các nghệ sỹ Hà Mỹ Liên, Kim Anh, Minh Thanh, Kim Chi, Văn Đệ, Dương Thanh Hồng, Thu Thảo, Hoàng Tuấn, Trần Nghĩa Hiệp đã trình diễn những trích đoạn kịch, cải lương thú vị và những bài tân cổ giao duyên hữu tình, như kịch « Chung một mái nhà », tuồng cải lương « Bên cầu đệt lụa », « Biên giới một chiều mưa », tân nhạc « Anh đi chiến dịch »,….

Các anh chị trong nhóm thư viện
Kết thúc, Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Paris, lần thứ XX, 11/04/2010, đã khép lại với tiệc bánh sinh nhật. Chia nhau mẩu bánh, sẻ nhau ly rượu, các thân hữu Thư viện đã thân tình trao đổi với các anh chị Nhóm Thư Viện. Quyển sổ lưu niệm chuyển quanh, tôi tình cờ mở đọc, thấy một người tham dự ghi: « Hai mươi năm âm thầm, kiên trì tìm kiến và thâu thập sách, phân loại, xếp đặt và bảo trì sách, giới thiệu, cho đọc và cho mượn về nhà đọc; không một lời ta thán, không một lời kể công; lúc nào cũng ân cần với người đọc và người mượn sách; các anh chị Nhóm thư viện Giáo xứ Paris đã và đang làm một công trình rất to lớn, rất hữu ích cho văn hóa và văn học việt nam. Công việc các anh chị làm rất đáng được khích lệ và thán phục ».

Paris, ngày 12/04/2010
 
Đại hội khai sinh nhóm Lòng Thương Xót Chúa tại Gp. Phan Thiết
Lm Giuse Bach Kim Tri
15:04 13/04/2010
ĐẠI HỘI KHAI SINH NHÓM LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

Phan Thiết: 11 / 4 / 2010 ngày khó quên đối với anh chị em Lòng Thương Xót Chúa (LTXC) Giáo phận Phan Thiết. Ngày ba trong một: Đại hội lần đầu, Mừng bổn mạng phong trào LTXC; kỷ niệm 10 năm Giáo Hội công nhận và thiết lập Lễ kính (CN II PS); đặc biệt là ngày “Rửa tội” khai sinh nhóm LTXC Giáo phận.

Xem hình đại hội nhóm Lòng Thương Xót Chúa

Trong mười năm qua, việc đạo đức bình dân này nhân rộng đến bất ngờ. Ở GP Phan Thiết, đến nay trên 30 Giáo xứ đã có nhóm, tất cả thành hình mang tính tự phát. Vốn từ những giáo dân đơn sơ thánh thiện, dễ cảm dễ nhận. Các nguuồn tư liệu, kinh nguyện và hình thức tôn kính của họ đa dạng pha trộn, thiếu đồng nhất.

Vì yêu mến lòng đạo đức của nhóm, Lm Giuse Bạch Kim Tri quản xứ Cà Tang đề xướng việc hợp nhất và được Đức Gm Giáo phận cho phép cổ võ.

Sau các bước chuẩn bị cho ngày Đại hội, từ 7 giờ sáng Chúa nhật (11/4) đoàn người nối nhau tựu về khuôn viên Thánh đừơng Giáo xứ Thanh Xuân. 8g45 Cha Phêrô Hạt Trưởng Niên Trưởng Lm đoàn GP cùng quí Cha, quí Nữ tu quí khách long trọng khai mạc Đại hội. Đúng 10giờ đoàn rứơc trống cờ khởi sự Thánh lễ mừng và khai sinh nhóm, do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan nguyên Gm Giáo phận chủ sự cùng Đức Ông và quí Cha đồng tế. Đại hội dành 2 giờ hội thảo về hai chủ đề: thống nhất kinh nguyện và khung kế hoạch sinh hoạt cho nhóm. Sau bài thuyết trình của Cha Antôn Đinh Bá Cẩn DCCT về đề tài LTXC, đúng 15 giờ gần 1000 đôi tay giơ cao tha thiết trầm bổng chuỗi kinh Thương xót, theo chương trình vừa mới thống nhất. 16 giờ cùng ngày, Cha chánh xứ Phêrô Nguyễn Viết Hiền chủ sự nghi thức rước kiệu tôn vinh Linh Tượng LTXC. Dừng lại trước Đài Đức Mẹ, đại diện từng giáo Hạt tiến hương và dâng những ý nguyện tâm tình đầy ước vọng. Kết thúc như một nghi thức sai đi, tất cả tay trái trên ngực, tay phải nâng cao, trào dâng quyết tâm sống chứng tá và truyền bá sứ điệp LTXC cho mọi người.

Chia tay người người khấp khởi vui mừng. Không ai trong họ hôm trước nghĩ rằng mình có được một ngày Chúa thương xót nhiều như vậy.
 
Cực lực phản đối giáo viên trong lớp học tát tai và kéo đứt giây Tượng Thánh Giá ra khỏi cổ của một học sinh
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
15:27 13/04/2010
Cực lực phản đối Giáo viên Ngô Văn Tuyên, trong lớp học, tát tai một em học sinh công giáo và kéo đứt giây Tượng Thánh Giá ra khỏi cổ em...

Thứ ba, 13 Tháng 4 2010 16:11. Chúng tôi cực lực phản đối Giáo viên Ngô Văn Tuyên, trường cấp 2 An Bằng - Vinh An, Thừa Thiên Huế, tát tai một em học sinh công giáo và kéo đứt giây Tượng Thánh Giá ra khỏi cổ em...

Em Phaolô Lê Tiến Quốc
Em Lê Tiến Quốc, học sinh trường cấp 2 An Bằng - Vinh An, đi học, bị thầy giáo Ngô Văn Tuyên - Giảng viên Môn Giáo Dục Công Dân, không cho mang tượng Thánh Giá vào lớp học.

Sáng ngày thứ hai, 12.04.2010, tại lớp 75 vào tiết 2, Thầy Ngô Văn Tuyên đứng lớp, tổ chức thi học kỳ II môn Giáo Dục Công Dân. Thầy gọi em học sinh Lê Tiến Quốc lên trước lớp, ra lệnh em cởi bỏ dây và tượng Thánh Giá khỏi cổ. Em thưa: “Chúa của em thì em đeo". Thầy liền xách tai tát vào mặt em và nắm cây Thánh Giá kéo đứt dây đeo khỏi cổ em. Thầy còn lôi em đến phòng phòng Hội Đồng trưởng để xử lý.

Thầy nắm Cây Thánh Giá kéo đứt giây đeo khỏi cổ em...

Thầy nắm Thánh Giá kéo đứt giây đeo khỏi cổ
Lúc 13g30 ngày thứ hai, 12.04.2010, cha mẹ em Lê Tiến Quốc, là ông Lê Văn An và Bà Phạm Thị Hương, cùng ông Lê văn Duyệt, đến phòng Hội Đồng gặp gỡ Thầy Tuyên và trao đổi vấn đề.

Sau hơn một giờ tìm hiểu sự thật, cha mẹ em Quốc yêu cầu Thầy Tuyên công khai nói rõ cho lớp 75 về cách cư xử của Thầy đúng sai như thế nào.

Thầy không bằng lòng và nói nếu muốn, cứ đến gặp Thầy Hiệu Trưởng.

Văn thư của LM Nguyễn Hữu Giải
Và sáng thứ ba này, ngày 13-04-2010, hai ông chủ tịch và phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ An Bằng đã trình văn thư của Linh mục Quản xứ An Bằng, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, với thầy hiệu trưởng.

Chúng tôi, những người Công Giáo, cực lực phản đối thái độ không thể chấp nhận được của Giáo viên Ngô Văn Tuyên này.

Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang, Trưởng Ban Truyền Thông TGP Huế
 
Một nén nhang cho người anh đã khuất
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
17:18 13/04/2010
(Bài viết cách đây 5 năm nhân lễ Giỗ thứ 20 của Linh mục HOÀNG KIM 15/4/1985 - 15/4/2005)

Nhân giỗ thứ 20

Anh Hoàng Kim mất ngày 15-04-1985 sau hơn một năm chống chọi với căn bệnh quái ác: ung thư phổi. Trong những ngày chịu tang anh, không hiểu sao mấy vần thơ kháng chiến tôi học khi ở cấp 2 đầu thập niên 50 cứ lảng vảng trong đầu tôi. Trước hết là mấy câu thơ của Hoàng Cầm trong bài “Đêm liên hoan”:

Đêm liên hoan ! Kìa trông: đêm liên hoan,

Đầu nhấp nhô như sóng bể ngang tàng,

Ta muốn thét cho vỡ tung lồng ngực

Vì say sưa tình thân thiết vệ quốc đoàn.


Và nhất là mấy câu thơ sau đây của một anh lính (tôi không còn nhớ tên tác giả) khóc đồng đội:

Khóc anh không nước mắt

Mà lòng đau như cắt,

Gọi anh chửa thành lời

Mà hàm răng dính chặt.


Lời thơ là như vậy, nhưng trong cả tháng đầu tiên sau khi anh Hoàng Kim mất, chỉ cần nhắc đến tên anh là nước mắt tôi cứ trào ra. Mất anh Hoàng Kim, chúng tôi mất đi một người bạn, một người anh, một người cùng chí hướng suốt mười ba năm trời đã cùng nhau miệt mài trong công việc phiên dịch các bản văn Kinh Thánh và Phụng Vụ, bất chấp bao nhiêu trở ngại, bao nhiêu thiếu thốn của thuở ban đầu, một người đã cùng chúng tôi chia sẻ những ưu tư thao thức, những niềm vui nỗi buồn, những khó khăn và hy vọng. Nay đã 20 năm từ ngày anh xa chúng tôi, tôi thấy có bổn phận ghi lại cho anh chị em đến sau những kỷ niệm đã ăn sâu trong đời tôi, để tưởng nhớ một người anh đã có những đóng góp to lớn cho Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ (CGKPV).

Cuộc gặp gỡ đầu tiên

Lần đầu tiên tôi gặp anh Hoàng Kim là vào năm 1964 tại trại hè của Liên Tu sĩ châu Âu ở Solothurn bên Thuỵ Sỹ. Trại trưởng năm đó là cha Đinh Thực. Trong số các anh lớn tuổi hồi đó có các linh mục Trần Tam Tỉnh, Đỗ Xuân Quế; trẻ hơn thì có Nguyễn Đình Cẩm, Nguyễn Đình Ngát, Phạm Văn Nam O.P… Năm đó tôi còn là một sinh viên thần học. Tại trại hè này, anh Hoàng Kim lo việc ca hát. Có những bài hát cho vui như là Trống Cơm, Hò Bắc Ninh. Và dĩ nhiên có những bài thánh ca do chính anh sáng tác, khác với những bài của Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh, thời bấy giờ được coi gần như “trường phái” thánh ca duy nhất tại Việt Nam. Lần đầu tiên được nghe bài thánh vịnh 26: “Chúa, Chúa là nơi con nương tựa, con phải sợ chi ai ?” hay thánh ca Magnificat: “Chúa đã làm cho tôi (đã làm cho tôi) muôn việc kỳ diệu, danh Ngài là thánh”, tôi cảm thấy gần gũi làm sao. Trong trại hè năm đó, tôi nghe các anh lớn nói lên thao thức của mình, đó là: một khi trở về Việt Nam, làm sao tiếp tục cộng tác với nhau trong công việc mục vụ ? Nghe cho biết vậy thôi, vì đối với một người mới xong năm 2 thần học như tôi thì đó là một chuyện quá xa vời.

Lần gặp gỡ thứ hai

Nếu tôi nhớ đúng thì trước khi gặp lại anh Hoàng Kim lần thứ hai, tôi đã được nghe tiếng hát sang sảng của anh trong một băng nhạc anh tập và cùng hát với ca đoàn Phan-xi-cô do cha Duy Ân Mai phụ trách: “Đây tin mừng, đây tin mừng, thức đậy mục đồng ơi…” Tôi không hiểu biết nhiều về thánh ca, nhưng tự nhiên nghe những bản nhạc của anh Hoàng Kim, tôi cảm thấy một cái gì đó thật là thân quen. Trong sáng tác âm nhạc, và sau này trong công việc phiên dịch các bản văn Kinh Thánh và phụng vụ, anh Hoàng Kim là người rất quan tâm đến văn hoá dân tộc.

Tôi gặp lại anh Hoàng Kim lần thứ hai tại Chủng viện Phan-xi-cô Thủ Đức trong tuần bát nhật Phục Sinh năm 1972, tám năm sau lần gặp đầu tiên. Vào thời điểm đó, Nhóm Phiên Dịch CGKPV vừa mới ra đời được mấy tháng. Anh em chỉ làm việc chung với nhau vào những dịp thuận tiện. Thời đó chúng tôi chỉ có mấy người: anh Trần Phúc Nhân, anh Xuân Ly Băng, anh Thiện Cẩm, anh Trần Ngọc Thao và tôi. Khoá đó còn có một hai người tới tham dự được mấy buổi, nhưng sau này không tiếp tục. Bấy giờ anh Hoàng Kim đang ở Mạc-ti-nho. Người đến “chiêu mộ” anh Hoàng Kim chính là anh Trần Phúc Nhân. Đáp lời anh Nhân mời, một hôm, trong lúc anh em đang làm việc tại Chủng viện Phan-xi-cô Thủ Đức, thì anh Hoàng Kim cùng đi với cha Nguyễn Thiện Toàn đến thăm chúng tôi, rồi ngay sau đó anh đã đến nhập bọn với chúng tôi, và gắn bó với anh em cho đến ngày chết.

Các khoá làm việc tập trung

Từ khi Nhóm khai sinh vào dịp lễ Các Thánh 01-11-1971 cho đến tháng 8 năm 1974, anh chị em chưa làm việc liên tục, nhưng chỉ gặp nhau vào các dịp nghỉ lễ hay nghỉ hè. Sau khoá tập trung tại Chủng viện Phan-xi-cô Thủ Đức dịp lễ Phục Sinh năm 1972, anh em đã có thêm một khoá vào dịp hè 1972 tại Tu viện Phan-xi-cô Nha Trang. Đến kỳ hè 1973 anh em làm việc một tháng tại Đan viện Châu Sơn Đơn Dương. Rồi kỳ hè 1974: một tháng tại Cư xá sinh viên Phục Hưng Cần Thơ. Cuối khoá này anh em mới hoàn thành bản dịch 150 Thánh vịnh để in 4 tuần Kinh Thường Niên cuối năm 1974. Các khoá làm việc dài hạn như thế cho chúng tôi cơ hội không những làm việc chung với nhau, nhưng còn sống chung với nhau, cầu nguyện và giải trí với nhau, rồi nhờ đó mà hiểu biết và tôn trọng quý mến nhau.

Bước ngoặt mang tính quyết định

Sau biến cố 30-04-1975, trong tuần đầu tháng 5, anh chị em đặt câu hỏi: liệu trong tình hình mới, mình còn có thể tiếp tục công việc đang thực hiện hay không ? Thế là anh Hoàng Kim và tôi đi Cái Sắn thăm dò tình hình, nghĩ rằng tại một nơi anh em vừa làm việc trí óc, vừa lao động tay chân, may chi có thể kéo dài thời gian làm công việc đang thực hiện. Nhưng khi tới nơi, các linh mục lúc đó cũng đang đặt câu hỏi liệu ngày mai sẽ sống ra sao, thì làm thế nào có thể mở rộng vòng tay để tiếp đón thêm một số linh mục tu sĩ từ xa đến. Thấy các ngài có vẻ lạnh nhạt, hai anh em tôi chỉ nghỉ lại một đêm, rồi nhẹ nhàng rút lui ngay sáng hôm sau. Nay nhìn lại mới nhận ra ý Chúa quan phòng. Trong hoàn cảnh mới, vào những năm đầy dẫy những thứ khó khăn, đó chính là thời vàng son của Nhóm Phiên Dịch CGKPV. Tất cả chúng tôi lúc bấy giờ chỉ ở tuổi từ 35 (anh Nguyễn Công Đoan) đến 45 (anh Nguyễn Hữu Phú), đa số làm nghề dạy học, nay không được dạy học nữa, thì ráng tìm niềm vui trong công việc phiên dịch các bản văn Kinh Thánh và phụng vụ. Trong gần mười năm trời, ở vào độ tuổi sung sức, làm việc 5 ngày mỗi tuần, chúng tôi đã thực hiện một khối lượng công việc mà trong hoàn cảnh hiện nay, không biết phải bao nhiêu năm chúng tôi mới làm nổi.

Đóng góp độc đáo của anh Hoàng Kim

Công việc của Nhóm chúng tôi nằm trong hai lãnh vực Kinh Thánh và phụng vụ. Cũng như anh Nguyễn Hữu Phú, anh Hoàng Kim tốt nghiệp Phụng Vụ tại Đại học Công giáo Paris. Bộ lễ truyền thống dân tộc, Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, cũng như bộ lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam là do Nhóm CGKPV sáng tác vào cuối thập niên 70; hơn 10 năm sau, Uỷ Ban Phụng Tự trực thuộc HĐGM/VN lấy lại, bổ sung và đưa vào Sách Lễ Rô-ma cũng như vào sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ như chúng ta có thể thấy hiện nay. Trong công trình này, với tư cách là chuyên viên phụng vụ, anh Hoàng Kim đã có những đóng góp đáng kể.

Nhưng trong toàn bộ công trình của Nhóm CGKPV anh Hoàng Kim có những đóng góp quan trọng không kém về mặt ngôn ngữ văn chương. Nhóm có một thi sĩ là anh Xuân Ly Băng, người đầu tiên hưởng ứng công việc phiên dịch các Thánh vịnh. Nhưng anh Xuân Ly Băng chỉ làm thời gian đầu. Từ đầu năm 1972, sau khi nhận chức cha xứ Vinh Thuỷ, anh rất ít khi có dịp làm việc chung với anh em. Ngoài anh Xuân Ly Băng, có một vài anh em khác nữa, như anh Thiện Cẩm hay anh Đỗ Xuân Quế, cũng nhạy bén về mặt ngôn ngữ. Tuy nhiên, không ai phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của anh Hoàng Kim trong cố gắng diễn đạt lời Chúa đúng phong cách của người Việt Nam. Anh không ưa tranh luận. Khi đưa ra một từ hay cụm từ anh chưa vừa ý, anh ngồi trầm ngâm, có khi thì thầm với người bên cạnh: “Dịch như vậy có tây mới nghe !” Và nếu đoạn văn đang dịch không phải là văn xuôi mà là thơ, thì còn phải xem cách diễn tả cũng như âm thanh tiết điệu của câu văn dịch có giúp người đọc hay người nghe nhận ra đây là thơ hay không. Khi tra tay vào việc dịch Kinh Thánh, thì anh em bắt đầu dịch mảng khó nhất, đó là các thánh vịnh. Phải mất mười năm ròng rã, sửa đi sửa lại tới lần thứ 4 mới có được bản dịch hiện nay. Nếu tôi không lầm thì từ “hội nhập văn hoá” được dùng trong ngôn ngữ Việt Nam trong một hai thập niên gần đây thôi. Khi đưa đức tin đến cho một dân tộc, cần thiết phải tôn trọng nền văn hoá của dân tộc đó. Phải là Do-thái với người Do-thái, Hy-lạp với người Hy-lạp và Việt Nam với người Việt Nam. Trong ngôn ngữ cũng vậy. Khi thực hiện công trình phiên dịch, phải trung thành là chuyện đương nhiên, nhưng còn phải làm sao để người đọc thấy đây thực sự là kiểu nói của mình, cách diễn tả của mình. Và trong Nhóm chúng tôi, người có công đầu trong việc diễn dịch Lời Chúa sao cho người Việt Nam thấy đây thực sự là ngôn ngữ của mình, làm sao giữ được chất thơ khi dịch thơ, làm sao cho bản dịch Kinh Thánh không phải chỉ trung thành, nhưng còn hay, còn đẹp, xứng đáng với Lời mặc khải, người dẫn anh em đi theo hướng đó, chính là anh Hoàng Kim.

Các bài thánh thi

Trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ, số lượng thánh thi không phải ít. Dịch thánh thi không buộc phải bám sát bản văn như khi dịch thánh vịnh, nên người dịch tương đối được tự do hơn. Các thánh thi trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ hiện nay, một số ít là của các tác giả Xuân Ly Băng, Trần Hữu Lân, Ngô Mạnh Điệp, Mai Lan và Mai Thành, nhưng đại đa số là của anh Hoàng Kim. Các thể loại cổ điển đều được anh vận dụng: thơ 5 chữ (CGKPV ấn bản 2001, tr. 197, 210...), lục bát (317, 605...), song thất lục bát (192, 242...), 7 chữ (217, 268...), 8 chữ (245, 312...)… Ai đọc thánh thi cũng thấy tác giả sử dụng ngôn ngữ thật là nhuần nhuyễn. Xin đan cử một vài ví dụ:

Muôn lạy Chúa Giê-su đầy lân ái,

Xin bửu huyết Ngài thanh tẩy con đi !

Một giọt thôi, là đủ sức diệu kỳ

Rửa sạch cả trần gian nên thanh tịnh.


(CGKPV ấn bản 2001, tr. 409)

hay:

Ôi tình thương Chúa thật nhiệm mầu,

Vượt quá trời cao, quá biển sâu,

Muôn vàn kỳ diệu, khôn diễn tả

Chỉ nói đôi lời, hát đôi câu.
(754)

Khi ghi lại những dòng này, tôi không thể quên hình ảnh anh Hoàng Kim đang làm việc ở phòng kế bên, ghé qua phòng tôi nhoẻn miệng cười khoe với tôi là mới làm được hai câu đắc ý:

Chim trời cá nước Người nuôi sống,

Giờ đây chút sữa đã là ngon.
(195)

Tài kể chuyện

Trong các khoá tập trung, sau một ngày làm việc mệt nhọc, buổi tối anh em thường giải trí chung với nhau. Những lúc như thế, anh em thường trao đổi về những câu chuyện thời sự trong xã hội hay trong Giáo Hội, nhưng cũng có lúc kể đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất, kể cả chuyện ma. Trong anh em, không ai có tài kể chuyện có duyên và sinh động như anh Hoàng Kim. Sinh động đến nỗi chỉ nghe anh kể lại những câu chuyện anh đã nghe từ người khác, người nghe vẫn có cảm tưởng như chính anh đã thấy tận mắt. Còn nói chi những chuyện chính anh đã là nhân vật trung tâm. Chỉ xin đưa ra một ví dụ: Hồi còn học nhạc ở Paris, mùa hè anh thường xuống miền nam nước Pháp thay thế cho một cha tuyên uý đan viện. Năm đó (tôi không còn nhớ rõ năm nào, nhưng chắc vào đầu thập niên 60), khi anh đến thì cha tuyên uý cao tuổi mới qua đời ít lâu. Nơi anh tới là một đan viện ở vùng quê, và anh ở trong phòng cha tuyên uý. Ban đêm, anh đang ngủ thì có cái gì như một bàn tay quệt lên má. Tự nhiên anh nghĩ đến ông cha tuyên uý mới qua đời. Đến lần thứ hai thì anh chịu hết nổi cái cảm giác rờn rợn kia. Anh lấy hết sức bình sinh, hỏi bằng tiếng Pháp: “Nhân danh Thiên Chúa toàn năng, nếu cha có điều gì thì xin nói cho tôi biết”, và cùng lúc anh bật đèn lên. Thì ra một con bướm khổng lồ từ ngoài vườn bay vào qua cánh cửa sổ hé mở, khi bay đã quệt vào gò má anh !

Khó tính nhưng dễ thương

Anh Hoàng Kim thuộc loại người khó tính. Trong công việc, anh rất đòi hỏi. Khi anh em đưa ra một từ chưa vừa ý anh, anh không tranh cãi, nhưng lật hết tự điển này đến tự điển khác, hoặc ngồi yên suy nghĩ, cho đến khi mãn nguyện mới thôi. Và anh làm việc gì cũng tới nơi tới chốn ! Trong những năm được đến làm việc tại toà Tổng Giám Mục, anh em được sử dụng một góc hành lang nhìn ra sân trước, hai phía có cửa đóng. Ăn trưa xong, anh Hoàng Kim là người rửa chén trong khi anh Phú và tôi dọn dẹp bàn ghế hay lau chén dĩa. Anh Kim rửa chén xong là lau sàn nhà rồi mới trải chiếu nằm nghỉ. Đến chiều anh về nhà thờ Vinh-sơn Nghĩa Hoà để chu toàn bổn phận cha xứ: dâng thánh lễ, tập hát, dạy giáo lý… Theo lời ông trùm Diệm, thì buổi tối, có khi ra thăm con heo mọi của anh, tuy đã tắm rồi, thấy chưa ưng, anh còn tắm lại. Bảo anh khó thì không ai cãi, nhưng ai đã từng sống với anh cũng đều nhận rằng: anh cũng là một người hết sức dễ thương.

Quên cả đam mê

Trong đời linh mục, anh Hoàng Kim đã làm công tác mục vụ tại Vườn Xoài, Mạc-ti-nho và cuối cùng là Vinh-sơn Nghĩa Hoà. Anh ở đâu cũng được xem như người mục tử hết tình với đoàn chiên. Nhưng anh có một đam mê, đó là thánh ca phụng vụ. Đầu thập niên 70, tập Họp mừng Vượt Qua của anh là một đóng góp có giá trị cho nền thánh ca phụng vụ tại Việt Nam. Cuối năm 1974, anh dự tính gom các sáng tác của anh vào trong một tập nhạc mang tên Thánh vịnh huyền ca, nhưng mới in xong tờ bìa thì xảy ra biến cố 1975.

Kể từ khi tham gia sinh hoạt Nhóm, ngoài công tác mục vụ tại giáo xứ, anh dồn hết thì giờ sức lực để làm việc của Nhóm. Hình như anh linh cảm cuộc đời mình sẽ không kéo dài được bao lâu, nên những năm tháng cuối đời, anh đã dành hết cho công trình tập thể của Nhóm.

Tôi nhớ có đôi lần, sau cơm trưa, rửa chén và lau nhà xong, trong khi anh em khác trải chiếu lên nền nhà nằm nghỉ, thì anh loay hoay lấy giấy ra viết nhạc. Tôi càu nhàu: “Anh làm như thế thì còn sức đâu làm việc buổi chiều !” Thế là, như một em bé bị la, anh Hoàng Kim của tôi ngoan ngoãn xếp giấy lại, thở dài một cái thật nhẹ, rồi trải chiếu nằm nghỉ như các anh em khác.

Kỷ niệm cuối cùng

Ngày nay ai có dịp đến thăm trụ sở Nhóm CGKPV tại nhà số 58/1 Phạm Ngọc Thạch cũng thấy anh em có một thư viện Kinh Thánh và Phụng Vụ tương đối phong phú. Được như vậy là nhờ anh Hoàng Kim trước khi chết đã để lại thư viện của anh cho Nhóm. Thật ra, trong các sách anh để lại cho anh em, những cuốn thực sự hữu ích cho công việc anh em đang làm chỉ là một số khiêm tốn thôi. Nhưng nhờ sáng kiến và tấm lòng của anh đối với anh em, Nhóm CGKPV từ sau khi anh mất mới có một thư viện, rồi cũng từ đó Nhóm mới lợi dụng mọi hoàn cảnh thuận lợi nhất để bổ sung và làm cho phong phú như có thể thấy hôm nay.

Tiếp tục hiện diện giữa anh em

Chết khi chưa đầy 60 tuổi, anh Hoàng Kim không phải là người sống thọ. Quãng thời gian anh tham gia sinh hoạt với anh em cho đến khi anh chết chỉ chưa đầy 13 năm, trong đó có 1 năm anh ở trên giường bệnh, nhưng đóng góp của anh cho Nhóm, và rộng hơn cho Giáo Hội Việt Nam, thật to lớn, và tấm lòng của anh đối với anh em thật bao la, tình cảm anh dành cho anh em thật sâu đậm. Tôi luôn xác tín rằng: anh ra đi, nhưng không bỏ chúng tôi. Hồi còn sống, khi anh em phải đương đầu với khó khăn, anh thường nói với chúng tôi: “Mình làm việc cho Chúa thì ma quỷ nó phá thôi.” Đúng là như vậy, và khi thấy cách phá vô cùng khôn khéo tinh vi, thì đúng là mưu ma chước quỷ. Bản dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ hoàn thành trong năm 1983, coi như tiêu chí do Nhóm đề ra đã đạt được. Ít lâu sau thì anh Hoàng Kim ngã bệnh rồi mất. Nhưng chỉ hơn một năm sau khi anh mất, ngày 26-10-1986, anh em đã lên đan viện các chị Biển-đức dâng thánh lễ, vừa cầu nguyện cho anh Hoàng Kim, vừa tạ ơn Chúa vì mới hoàn thành bản dịch Tân Ước. Cứ đà đó, anh em tiếp tục cho đến nay bất chấp mọi khó khăn trở ngại, tôi tin rằng: trước mặt Chúa, chúng tôi nay có một người đang chuyển cầu cho anh em chúng tôi, đúng như lời ai đó: Người chết nối linh thiêng vào đời.

Mấy ngày sau khi anh Hoàng Kim mất, anh Thiện Cẩm đã lấy ý thơ của Tagore viết ra bài ca được hát lần đầu tiên trong lễ an táng của anh Hoàng Kim, và ngày nay ta còn được nghe trong rất nhiều đám tang:

Xin vĩnh biệt mọi người

Tôi ra đi lần cuối,

Không bao giờ trở lại,

Hẹn nhau trên Nước Trời.


Thật ra phải nói: sẽ trở lại vào ngày sau hết như bất cứ ai đã qua đời. Nhưng không phải chỉ có thế, tôi tin rằng: trong Chúa Ki-tô, anh Hoàng Kim tiếp tục hiện diện giữa anh em, đồng hành với anh em, gắn bó cùng anh em.

Tp. HCM, ngày 11 tháng 03 năm 2005
 
Thiệp Mời Lễ Tạ Ơn Kim khánh Linh mục Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên
Lm Gerado Nguyễn Nam Việt
20:19 13/04/2010
Thiệp Mời Lễ Tạ Ơn Kim Khánh Linh Mục Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám Mục Giáo Phận Vinh.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đặc sứ Mỹ Cảnh Báo Việt Nam Về Vấn Đề Nhân Quyền
VOA
07:37 13/04/2010
Đặc sứ Mỹ cảnh báo Việt Nam về vấn đề nhân quyền

Một giới chức cấp cao của Hoa Kỳ đang đi thăm Việt Nam đã cảnh báo rằng các vấn đề về nhân quyền có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại song phương.

Phát biểu với các phóng viên báo chí hôm thứ Hai, Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề kinh tế, năng lượng và nông nghiệp, ông Robert Hormats nói:

“Có một số người trong Quốc hội Hoa Kỳ, và không chỉ những người trong Quốc hội, có quan ngại về vấn đề nhân quyền cũng như vấn đề lao động ở Việt Nam. Nếu những vấn đề này không được giải quyết thỏa đáng thì chúng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại và kinh tế đang phát triển giữa hai nước.”

Theo Reuters trong giai đoạn từ giữa tháng 10 năm ngoái đến tháng 2 năm nay, Việt Nam đã kết án tù 16 người trong những vụ việc mà các nhà ngoại giao Phương Tây và các phân tích gia chính trị mô tả là một sự trấn áp mạnh mẽ đối với những người bất đồng chính kiến ở đất nước cộng sản độc đảng.

Các hãng thông tấn AFP, và Reuters đều trích lời ông Hormats nói rằng rất nhiều người ở Hoa Kỳ coi vấn đề nhân quyền là một vấn đề quan trọng và vì thế về lâu về dài nó sẽ có ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế, nhưng ông không dự báo về mức độ hay thời gian của những ảnh hưởng đó.

Ông Hormats cho biết trong các cuộc họp với các giới chức Việt Nam ông đã lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng nếu những vấn đề này tồn tại thì sẽ khó để tiến tới thực hiện những bước cải thiện về quan hệ kinh tế như hai bên mong muốn.

Thứ trưởng Ngoại giao Hormats nhấn mạnh rằng ông không muốn làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên vì vấn đề nhân quyền và cho rằng vấn đề này nên được giải quyết trên tinh thần xây dựng.

Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam trong năm ngoái và cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Ông Hormats nhận định rằng Việt Nam một thành viên quan trọng trong khu vực và là một “đối tác thương mại và chính trị quan trọng” của Hoa Kỳ.

Ông Hormats nói rằng Hoa Kỳ muốn tăng cường các mối quan hệ về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, quốc phòng và các quan hệ khác với Việt Nam.

Nguồn: AFP, Reuters, AP
 
Văn Hóa
Khổ đau và vâng phục
Ngô xuân Tịnh
18:29 13/04/2010
Dù là con của Chúa Cha

Chúa Kitô đã trải qua thật nhiều

Gian truân và những khổ đau

Mới mong học được thế nào là câu

Quyết tâm vâng phục ngõ hầu

Thi hành thánh ý nhiệm mầu chúa Cha

Khổ đau thánh giá chính là

Một lò thanh luyện để ta trưởng thành

Vững vàng đời sống đức tin

Quan phòng Thiên Chuá giữ gìn đời ta

Bằng tình yêu thật bao la

Thánh Thần Chúa hứa giúp ta kiện toàn

Nhiệm mầu thánh ý Chúa ban

Nguyện xin lòng Mẹ khoan nhân dắt dìu

Vượt qua thung lũng khổ đau

Với niềm hy vọng in sâu cõi lòng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:19 13/04/2010

BÊN NHAU



Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi

Lung linh bóng liễu buông mình

Trung trinh thương mến khối tình đôi ta

Keo sơn gắn bó thiết tha...

(Joseph Nguyễn Tro Bụi)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền