Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:47 16/04/2015
HOA TỬ THÍCH BỆNH
Nơi đất phía nam nước Tống có một người tên là Hoa Tử, thời trung niên có bệnh hay quên, người nhà bèn đến sử quan xin coi bói, hướng về thầy cúng khấn vái, thầy cũng không đem lại hy vọng, bèn đến thầy thuốc xin trị bệnh, nhưng thầy thuốc không chữa.
Nước Lỗ có một vị thâm nho nói: “Bệnh này không phải đi coi quẻ mà hết, hoặc khấn vái là có thể diệt trừ được, hoặc dùng dược liệu là có thể thuyên giảm. Tôi thử biến hóa tư tưởng của nó xem sao, làm như thế có lẽ bệnh sẽ thuyên giảm chăng.”
Thế là, ông ta để Hoa Tử ngủ ngoài trời, bệnh nhân liền đòi áo quần; để Hoa Tử nhịn đói, bệnh nhân liền muốn ăn cơm; để Hoa Tử ở trong một căn phòng tối, bệnh nhân liền muốn ánh mặt trời.
Nhà thâm nho thích thú nói liền với con trai của Hoa Tử: “ Bệnh của cha anh có thể trị được, nhưng đơn thuốc của tôi rất là bí mật, không thể nói cho ai biết được. Để cho tôi ở một mình với bệnh nhân trong bảy ngày.”
Đứa con trai gật đầu đồng ý, kết quả căn bệnh hay quên của Hoa tử đã bị hơn nhiều năm, nay chỉ một chút là hết hẳn.
Nhưng, sau khi Hoa tử đã trở lại thành người thông minh, thì nổi giận ghê gớm, trách mắng vợ và con trai, lại xách giáo đuổi theo nhà thâm nho. Có người hỏi duyên cớ ra sao.
Hoa tử nói: “Trước đây tôi mắc bệnh hay quên, đầu óc trống trải không biết chuyện thiên hạ có không. Bây giờ đột nhiên nhớ lại chuyện ngày trước tồn vong thế nào, nó quấy rầy lòng dạ không dễ bồn chồn của tôi. Tôi lo lắng chuyện tồn vong, mất được, buồn vui, tốt xấu của tương lai tôi, lại còn làm cho tâm hồn tôi buồn phiền, thật đáng qúy thay cái bệnh hay quên đó, tôi bệnh mới lành, bệnh hay quên ấy có thể giữ nó lại được chăng?”
(Yến tử xuân thu)
Suy tư:
Đi học mà có bệnh hay quên thì học trước quên sau, học rồi thì trả lại cho thầy cô, thành tích chắc chắn là đội sổ.
Trai gái yêu nhau mà mắc bệnh hay quên thì thật là rắc rối, phiền phức, hẹn trước quên sau, làm người yêu đứng chờ dài cả cổ, rồi mất công xin lỗi, quên mười lần như thế, thì chắc chắn có ngày sẽ chia tay nhau.
Hay quên là căn bệnh rất phiền phức trong thời đại này, cho nên chẳng ai muốn mình mắc bệnh này cả. Nhưng có một người suốt đời thích mắc bệnh hay quên này, đó là Thiên Chúa chúng ta. Bạn nghĩ coi, Ngài đúng là Thiên Chuá hay quên:
- Khi chúng ta phạm tội xúc phạm đến Ngài, nếu chúng ta thật lòng hối cải ăn năn, thì nơi toà cáo giải, Ngài đã quên hết tội chúng ta.
- Cứ mỗi lần chúng ta sám hối về những tội lỗi của mình, thì Ngài đều quên mất tiêu tội lỗi của chúng ta, dù đó là tội lớn như trời, rộng như biển, như vậy có phải là Ngài hay quên không chứ?
Tôi có trí nhớ dai hơn cả Thiên Chúa, vì tôi không quên những lỗi lầm của anh em; tôi có giọng lưỡi sắc bén hơn cả con dao khi tôi luận tội anh em, nhưng tôi có một cái bệnh rất tồi: đó là bệnh không nhớ những khuyết điểm sai lầm của mình, không nhớ những lần mình làm tổn thương anh em chị em vì những kiêu căng ngạo mạn của mình, nhưng lại nhớ hoài khuyết điểm của anh chị em.
Xin Chúa cho con biết nhớ những lỗi lầm của mình để sám hối, và quên đi những khuyết điểm của người khác để yêu thương.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Nơi đất phía nam nước Tống có một người tên là Hoa Tử, thời trung niên có bệnh hay quên, người nhà bèn đến sử quan xin coi bói, hướng về thầy cúng khấn vái, thầy cũng không đem lại hy vọng, bèn đến thầy thuốc xin trị bệnh, nhưng thầy thuốc không chữa.
Nước Lỗ có một vị thâm nho nói: “Bệnh này không phải đi coi quẻ mà hết, hoặc khấn vái là có thể diệt trừ được, hoặc dùng dược liệu là có thể thuyên giảm. Tôi thử biến hóa tư tưởng của nó xem sao, làm như thế có lẽ bệnh sẽ thuyên giảm chăng.”
Thế là, ông ta để Hoa Tử ngủ ngoài trời, bệnh nhân liền đòi áo quần; để Hoa Tử nhịn đói, bệnh nhân liền muốn ăn cơm; để Hoa Tử ở trong một căn phòng tối, bệnh nhân liền muốn ánh mặt trời.
Nhà thâm nho thích thú nói liền với con trai của Hoa Tử: “ Bệnh của cha anh có thể trị được, nhưng đơn thuốc của tôi rất là bí mật, không thể nói cho ai biết được. Để cho tôi ở một mình với bệnh nhân trong bảy ngày.”
Đứa con trai gật đầu đồng ý, kết quả căn bệnh hay quên của Hoa tử đã bị hơn nhiều năm, nay chỉ một chút là hết hẳn.
Nhưng, sau khi Hoa tử đã trở lại thành người thông minh, thì nổi giận ghê gớm, trách mắng vợ và con trai, lại xách giáo đuổi theo nhà thâm nho. Có người hỏi duyên cớ ra sao.
Hoa tử nói: “Trước đây tôi mắc bệnh hay quên, đầu óc trống trải không biết chuyện thiên hạ có không. Bây giờ đột nhiên nhớ lại chuyện ngày trước tồn vong thế nào, nó quấy rầy lòng dạ không dễ bồn chồn của tôi. Tôi lo lắng chuyện tồn vong, mất được, buồn vui, tốt xấu của tương lai tôi, lại còn làm cho tâm hồn tôi buồn phiền, thật đáng qúy thay cái bệnh hay quên đó, tôi bệnh mới lành, bệnh hay quên ấy có thể giữ nó lại được chăng?”
(Yến tử xuân thu)
Suy tư:
Đi học mà có bệnh hay quên thì học trước quên sau, học rồi thì trả lại cho thầy cô, thành tích chắc chắn là đội sổ.
Trai gái yêu nhau mà mắc bệnh hay quên thì thật là rắc rối, phiền phức, hẹn trước quên sau, làm người yêu đứng chờ dài cả cổ, rồi mất công xin lỗi, quên mười lần như thế, thì chắc chắn có ngày sẽ chia tay nhau.
Hay quên là căn bệnh rất phiền phức trong thời đại này, cho nên chẳng ai muốn mình mắc bệnh này cả. Nhưng có một người suốt đời thích mắc bệnh hay quên này, đó là Thiên Chúa chúng ta. Bạn nghĩ coi, Ngài đúng là Thiên Chuá hay quên:
- Khi chúng ta phạm tội xúc phạm đến Ngài, nếu chúng ta thật lòng hối cải ăn năn, thì nơi toà cáo giải, Ngài đã quên hết tội chúng ta.
- Cứ mỗi lần chúng ta sám hối về những tội lỗi của mình, thì Ngài đều quên mất tiêu tội lỗi của chúng ta, dù đó là tội lớn như trời, rộng như biển, như vậy có phải là Ngài hay quên không chứ?
Tôi có trí nhớ dai hơn cả Thiên Chúa, vì tôi không quên những lỗi lầm của anh em; tôi có giọng lưỡi sắc bén hơn cả con dao khi tôi luận tội anh em, nhưng tôi có một cái bệnh rất tồi: đó là bệnh không nhớ những khuyết điểm sai lầm của mình, không nhớ những lần mình làm tổn thương anh em chị em vì những kiêu căng ngạo mạn của mình, nhưng lại nhớ hoài khuyết điểm của anh chị em.
Xin Chúa cho con biết nhớ những lỗi lầm của mình để sám hối, và quên đi những khuyết điểm của người khác để yêu thương.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:50 16/04/2015
N2T |
10. Lý do yêu mến Thiên Chúa thì nên vì Thiên Chúa, mà mức độ yêu mến Thiên Chúa chính là không có mức độ.
(Thánh Bernardus)"Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công bố niêm giám 2015 của Tòa Thánh
Lm. Trần Đức Anh OP
14:59 16/04/2015
VATICAN. Sáng ngày 16-4-2015, Niên giám mới của Tòa Thánh, 2015, đã được đệ trình ĐTC.
Hiện diện trong buổi đệ trình có các chức sắc thuộc Văn phòng thống kê trung ương của Tòa Thánh, và 3 vị lãnh đạo thuộc dòng Don Bosco đặc trách nhà in Vatican, trong đó có thầy Đaminh Nguyễn Đức Nam, giám đốc kỹ thuật của cơ sở ấn loát này.
Thông cáo của Văn phòng thống kê của Tòa Thánh cho biết trong khoảng thời gian từ ngày 22-2 năm 2014 đến 14-2 năm 2015, Giáo Hội Công Giáo đã có thêm 3 tổng giáo phận 4 giáo phận và 2 đơn vị hành chánh khác.
Số tín hữu Công Giáo trong Giáo Hội từ năm 2005 đến 2013 tăng 12% tức là từ 1 tỷ 115 triệu lên 1 tỷ 254 triệu, tức thêm có thêm 139 triệu tín hữu, và hiện nay chiếm 17,7% trên tổng số 7 tỷ 94 triệu người trên thế giới. Sự tăng trưởng số tín hữu Công Giáo mạnh nhất là tại Phi châu, tăng 34%, tức là tù 153 triệu hồi năm 2005 lên 206 triệu trong năm 2013. Dân Công Giáo tại Mỹ châu tăng 10,5% và tại Á châu tăng 17,4% trong cùng thời gian vừa nói.
Tổng số nhân viên mục vụ của Giáo Hội gồm các GM, LM, Phó tế, tu sĩ nam nữ và thừa sai giáo dân tính đến cuối năm 2013 là 4 triệu 762 ngàn 458 người, tức là tăng thêm gần 300 ngàn người so với năm 2005. Trong số các nhân viên này có 5.173 giám mục (tăng thêm 40 vị so với năm 2012. Số linh mục là 415.348 vị. (SD 16-4-2015)
Hiện diện trong buổi đệ trình có các chức sắc thuộc Văn phòng thống kê trung ương của Tòa Thánh, và 3 vị lãnh đạo thuộc dòng Don Bosco đặc trách nhà in Vatican, trong đó có thầy Đaminh Nguyễn Đức Nam, giám đốc kỹ thuật của cơ sở ấn loát này.
Thông cáo của Văn phòng thống kê của Tòa Thánh cho biết trong khoảng thời gian từ ngày 22-2 năm 2014 đến 14-2 năm 2015, Giáo Hội Công Giáo đã có thêm 3 tổng giáo phận 4 giáo phận và 2 đơn vị hành chánh khác.
Số tín hữu Công Giáo trong Giáo Hội từ năm 2005 đến 2013 tăng 12% tức là từ 1 tỷ 115 triệu lên 1 tỷ 254 triệu, tức thêm có thêm 139 triệu tín hữu, và hiện nay chiếm 17,7% trên tổng số 7 tỷ 94 triệu người trên thế giới. Sự tăng trưởng số tín hữu Công Giáo mạnh nhất là tại Phi châu, tăng 34%, tức là tù 153 triệu hồi năm 2005 lên 206 triệu trong năm 2013. Dân Công Giáo tại Mỹ châu tăng 10,5% và tại Á châu tăng 17,4% trong cùng thời gian vừa nói.
Tổng số nhân viên mục vụ của Giáo Hội gồm các GM, LM, Phó tế, tu sĩ nam nữ và thừa sai giáo dân tính đến cuối năm 2013 là 4 triệu 762 ngàn 458 người, tức là tăng thêm gần 300 ngàn người so với năm 2005. Trong số các nhân viên này có 5.173 giám mục (tăng thêm 40 vị so với năm 2012. Số linh mục là 415.348 vị. (SD 16-4-2015)
Theo gương Đức Thánh Cha, Nghị viện châu Âu lên án tội ác diệt chủng của Thổ Nhĩ Kỳ
Đặng Tự Do
17:23 16/04/2015
Hôm thứ Tư 15 tháng Tư, Nghị viện châu Âu đã theo gương Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ công nhận các vụ thảm sát năm 1915 giết hại người Armenia là một tội ác diệt chủng. Với nghị quyết này và cung cách phản ứng lại của Thổ Nhĩ Kỳ, hy vọng gia nhập liên hiệp châu Âu của nước này đã trở nên xa vời hơn bao giờ.
Sau thế chiến thứ nhất, do những dàn xếp chính trị lắt léo của các cường quốc, không ai trong guồng máy lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm vào tội ác chống nhân loại trầm trọng đến mức tước đi mạng sống của 1.5 triệu người bị trừng trị. Trong Thánh Lễ tưởng niệm 100 năm vụ thảm sát kinh hoàng này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “che dấu hay bác bỏ tội ác giống như việc để vết thương tiếp tục chảy máu mà không chịu băng bó nó!”. Việc che dấu này, theo Đức Giáo Hoàng, là tiền đề cho hàng loạt các vụ giết hại hàng loạt của Quốc Xã và Cộng Sản sau đó.
Nghị quyết của Nghị viện châu Âu đã được thông qua với đa số phiếu kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ xem việc tưởng niệm này là cơ hội “để nhìn nhận tội ác diệt chủng người Armenia và trên cơ sở đó mở đường cho một sự hòa giải chân chính giữa hai dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia.”
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã bác bỏ nghị quyết của châu Âu thậm chí trước khi nghị quyết này được bỏ phiếu.
“Đối với chúng tôi nó sẽ đi từ lỗ tai này và ra ở lỗ tai khác. Thổ Nhĩ Kỳ không thể chấp nhận lời buộc tội này. Những vết nhơ của tội ác diệt chủng trên đất nước của chúng tôi là không thể chấp nhận được.”
Bộ Trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói sau cuộc bỏ phiếu rằng liên hiệp châu Âu đang tìm cách viết lại lịch sử.
Thủ tướng Ahmet Davutoglu hôm thứ Năm cáo buộc rằng “Có một băng đảng tội ác chống lại chúng ta hình thành, các tính toán của mặt trận này đều hướng về phía ngăn chặn con đường của chúng ta. Đức Giáo Hoàng đã rơi vào những cái bẫy đang được thiết lập chống lại Thổ Nhĩ Kỳ.”
Sau thế chiến thứ nhất, do những dàn xếp chính trị lắt léo của các cường quốc, không ai trong guồng máy lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm vào tội ác chống nhân loại trầm trọng đến mức tước đi mạng sống của 1.5 triệu người bị trừng trị. Trong Thánh Lễ tưởng niệm 100 năm vụ thảm sát kinh hoàng này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “che dấu hay bác bỏ tội ác giống như việc để vết thương tiếp tục chảy máu mà không chịu băng bó nó!”. Việc che dấu này, theo Đức Giáo Hoàng, là tiền đề cho hàng loạt các vụ giết hại hàng loạt của Quốc Xã và Cộng Sản sau đó.
Nghị quyết của Nghị viện châu Âu đã được thông qua với đa số phiếu kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ xem việc tưởng niệm này là cơ hội “để nhìn nhận tội ác diệt chủng người Armenia và trên cơ sở đó mở đường cho một sự hòa giải chân chính giữa hai dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia.”
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã bác bỏ nghị quyết của châu Âu thậm chí trước khi nghị quyết này được bỏ phiếu.
“Đối với chúng tôi nó sẽ đi từ lỗ tai này và ra ở lỗ tai khác. Thổ Nhĩ Kỳ không thể chấp nhận lời buộc tội này. Những vết nhơ của tội ác diệt chủng trên đất nước của chúng tôi là không thể chấp nhận được.”
Bộ Trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói sau cuộc bỏ phiếu rằng liên hiệp châu Âu đang tìm cách viết lại lịch sử.
Thủ tướng Ahmet Davutoglu hôm thứ Năm cáo buộc rằng “Có một băng đảng tội ác chống lại chúng ta hình thành, các tính toán của mặt trận này đều hướng về phía ngăn chặn con đường của chúng ta. Đức Giáo Hoàng đã rơi vào những cái bẫy đang được thiết lập chống lại Thổ Nhĩ Kỳ.”
Bài giảng tại Santa Marta: Những ai không đối thoại không vâng phục Thiên Chúa
Đặng Tự Do
19:26 16/04/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm 16 tháng Tư đã dâng lễ tại nhà nguyện Santa Marta cho Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, nhân dịp sinh nhật thứ 88 của vị tiền nhiệm của ngài. Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn nhắc nhớ rằng hôm nay là ngày sinh nhật của Đức Thánh Cha Bênêđictô 16. Tôi dâng lễ cầu cho ngài, và tôi mời anh chị em cùng cầu nguyện với tôi xin Chúa nâng đỡ và ban cho ngài nhiều niềm vui và hạnh phúc.”
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhận định rằng những ai không biết đến đối thoại thì không vâng lời Thiên Chúa; họ muốn bịt miệng những ai rao giảng sự mới mẻ của Thiên Chúa.
Vâng lời Thiên Chúa có nghĩa là có can đảm để thay đổi cuộc sống mình.
Đức Thánh Cha nói:
“Phụng vụ của ngày hôm nay nói với chúng ta về sự vâng phục là điều thường đưa chúng ta sang một con đường khác không phải là một trong những con đường ta đã từng nghĩ, nhưng là theo những con đường khác. Tuân phục nghĩa là có can đảm để thay đổi đường đời một khi Chúa đòi hỏi điều này nơi chúng ta. Ai tuân phục thì có sự sống đời đời, trong khi ai bất tuân thì cơn thịnh nộ của Thiên Chúa vẫn đeo theo người đó. Vì vậy, trong bài đọc thứ Nhất từ sách Công Vụ Tông Đồ, các tư tế và các nhà lãnh đạo ra lệnh cho các môn đệ của Chúa Giêsu phải ngừng rao giảng Tin Mừng cho mọi người: Họ đâm ra tức giận, họ “đầy ghen tuông” bởi vì những phép lạ không ngừng diễn ra nơi đâu có sự hiện diện của các môn đệ, vì đông đảo dân chúng đi theo các ngài, và số lượng các tín hữu ngày càng lớn dần. Họ đưa các môn đệ vào tù, nhưng trong đêm, Thiên sứ của Chúa giải phóng các ngài và các ngài trở về tiếp tục rao giảng Tin Mừng. Khi bị bắt và bị thẩm vấn một lần nữa, Phêrô đáp lại trước các mối đe dọa của các thượng tế rằng: “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là con người.” Các thượng tế không hiểu.
Nhưng họ là các thầy giảng, họ đã nghiên cứu lịch sử của dân, họ đã nghiên cứu những lời tiên tri, họ đã nghiên cứu lề luật, họ thấu hiểu thần học của dân Israel, mặc khải của Thiên Chúa, họ biết tất cả mọi thứ, họ đều là thầy giảng, nhưng họ không có khả năng nhận thức được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Nhưng tại sao sự chai cứng này lại đến nông nỗi này? Thưa, bởi vì nó không phải là một sự cứng đầu, nó không chỉ đơn giản là sự bướng bỉnh. Ở đây nó là sự chai cứng. .. Và người ta có thể hỏi: đâu là con đường dẫn đến sự bướng bỉnh là tổng hợp những bướng bỉnh của cái đầu và con tim này?
Ai không biết đối thoại thì không vâng lời Chúa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Lịch sử của sự bướng bỉnh này là một cuộc hành trình co cụm trên chính mình, không đối thoại, thiếu đối thoại”.
Họ không biết đối thoại, họ không đối thoại với Thiên Chúa, vì họ không biết cầu nguyện và lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa, và họ không biết đối thoại với người khác. “Nhưng tại sao họ hiểu như thế?” Họ chỉ tìm cách diễn dịch lề luật chính xác hơn, nhưng lại đóng cửa trước các dấu chỉ của Thiên Chúa trong lịch sử, họ đã đóng cửa trước người dân của họ. Họ đã đóng cửa, đóng mọi cửa. Và sự thiếu đối thoại, sự đóng cửa này của con tim dẫn họ đi xa đến mức bất tuân Thiên Chúa. Đây là thảm kịch của những thầy giảng trong dân Israel, của những nhà thần học của dân Thiên Chúa: họ không biết lắng nghe, họ không biết đối thoại. Đối thoại với Thiên Chúa và với anh chị em mình.
Ai không đối thoại chỉ muốn bịt miệng những ai rao giảng sự mới mẻ của Thiên Chúa
Và dấu chỉ cho thấy một người không biết đối thoại, không mở cửa cho tiếng nói của Chúa, và cho những dấu chỉ Chúa thực hiện nơi dân Người là “sự giận dữ và mong muốn làm câm nín những người rao giảng, trong trường hợp này, là sự mới mẻ của Thiên Chúa, là Chúa Giêsu đã Phục Sinh. Họ đi đến mức đó mà chẳng có lý do nào cả. Đó là một cuộc hành trình đáng buồn. Họ cũng chính là những người đã trả tiền cho lính canh mộ để phao lên rằng các môn đệ Chúa đã đánh cắp thi thể Ngài. Họ đã làm tất cả mọi thứ họ có thể làm để đừng mở mở lòng mình ra với tiếng nói của Thiên Chúa. “
Và trong Thánh lễ này chúng ta hãy cầu nguyện cho các thầy giảng, các nhà thông luật, và cho những ai dạy dỗ dân Chúa, để họ sẽ không tự đóng cửa lòng mình, nhưng sẽ đối thoại, và như vậy tránh được cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, là điều sẽ còn đeo theo họ nếu họ không thay đổi thái độ của mình.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhận định rằng những ai không biết đến đối thoại thì không vâng lời Thiên Chúa; họ muốn bịt miệng những ai rao giảng sự mới mẻ của Thiên Chúa.
Vâng lời Thiên Chúa có nghĩa là có can đảm để thay đổi cuộc sống mình.
Đức Thánh Cha nói:
“Phụng vụ của ngày hôm nay nói với chúng ta về sự vâng phục là điều thường đưa chúng ta sang một con đường khác không phải là một trong những con đường ta đã từng nghĩ, nhưng là theo những con đường khác. Tuân phục nghĩa là có can đảm để thay đổi đường đời một khi Chúa đòi hỏi điều này nơi chúng ta. Ai tuân phục thì có sự sống đời đời, trong khi ai bất tuân thì cơn thịnh nộ của Thiên Chúa vẫn đeo theo người đó. Vì vậy, trong bài đọc thứ Nhất từ sách Công Vụ Tông Đồ, các tư tế và các nhà lãnh đạo ra lệnh cho các môn đệ của Chúa Giêsu phải ngừng rao giảng Tin Mừng cho mọi người: Họ đâm ra tức giận, họ “đầy ghen tuông” bởi vì những phép lạ không ngừng diễn ra nơi đâu có sự hiện diện của các môn đệ, vì đông đảo dân chúng đi theo các ngài, và số lượng các tín hữu ngày càng lớn dần. Họ đưa các môn đệ vào tù, nhưng trong đêm, Thiên sứ của Chúa giải phóng các ngài và các ngài trở về tiếp tục rao giảng Tin Mừng. Khi bị bắt và bị thẩm vấn một lần nữa, Phêrô đáp lại trước các mối đe dọa của các thượng tế rằng: “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là con người.” Các thượng tế không hiểu.
Nhưng họ là các thầy giảng, họ đã nghiên cứu lịch sử của dân, họ đã nghiên cứu những lời tiên tri, họ đã nghiên cứu lề luật, họ thấu hiểu thần học của dân Israel, mặc khải của Thiên Chúa, họ biết tất cả mọi thứ, họ đều là thầy giảng, nhưng họ không có khả năng nhận thức được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Nhưng tại sao sự chai cứng này lại đến nông nỗi này? Thưa, bởi vì nó không phải là một sự cứng đầu, nó không chỉ đơn giản là sự bướng bỉnh. Ở đây nó là sự chai cứng. .. Và người ta có thể hỏi: đâu là con đường dẫn đến sự bướng bỉnh là tổng hợp những bướng bỉnh của cái đầu và con tim này?
Ai không biết đối thoại thì không vâng lời Chúa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Lịch sử của sự bướng bỉnh này là một cuộc hành trình co cụm trên chính mình, không đối thoại, thiếu đối thoại”.
Họ không biết đối thoại, họ không đối thoại với Thiên Chúa, vì họ không biết cầu nguyện và lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa, và họ không biết đối thoại với người khác. “Nhưng tại sao họ hiểu như thế?” Họ chỉ tìm cách diễn dịch lề luật chính xác hơn, nhưng lại đóng cửa trước các dấu chỉ của Thiên Chúa trong lịch sử, họ đã đóng cửa trước người dân của họ. Họ đã đóng cửa, đóng mọi cửa. Và sự thiếu đối thoại, sự đóng cửa này của con tim dẫn họ đi xa đến mức bất tuân Thiên Chúa. Đây là thảm kịch của những thầy giảng trong dân Israel, của những nhà thần học của dân Thiên Chúa: họ không biết lắng nghe, họ không biết đối thoại. Đối thoại với Thiên Chúa và với anh chị em mình.
Ai không đối thoại chỉ muốn bịt miệng những ai rao giảng sự mới mẻ của Thiên Chúa
Và dấu chỉ cho thấy một người không biết đối thoại, không mở cửa cho tiếng nói của Chúa, và cho những dấu chỉ Chúa thực hiện nơi dân Người là “sự giận dữ và mong muốn làm câm nín những người rao giảng, trong trường hợp này, là sự mới mẻ của Thiên Chúa, là Chúa Giêsu đã Phục Sinh. Họ đi đến mức đó mà chẳng có lý do nào cả. Đó là một cuộc hành trình đáng buồn. Họ cũng chính là những người đã trả tiền cho lính canh mộ để phao lên rằng các môn đệ Chúa đã đánh cắp thi thể Ngài. Họ đã làm tất cả mọi thứ họ có thể làm để đừng mở mở lòng mình ra với tiếng nói của Thiên Chúa. “
Và trong Thánh lễ này chúng ta hãy cầu nguyện cho các thầy giảng, các nhà thông luật, và cho những ai dạy dỗ dân Chúa, để họ sẽ không tự đóng cửa lòng mình, nhưng sẽ đối thoại, và như vậy tránh được cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, là điều sẽ còn đeo theo họ nếu họ không thay đổi thái độ của mình.
Bài giảng tại Santa Marta: Giáo Hội phải có can đảm nói thẳng, nói thật
Đặng Tự Do
20:41 16/04/2015
Giáo Hội là một nơi “cởi mở”, nơi mọi người nên nói mọi sự thẳng thắn. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta sáng thứ Hai 13 tháng Tư. Đức Thánh Cha nói thêm chỉ có Chúa Thánh Thần mới có khả năng thay đổi thái độ của chúng ta, cuộc sống của chúng ta, và ban cho chúng ta can đảm như các tông đồ khi được linh hứng bởi sự phục sinh của Chúa Kitô.
“Chúng ta không thể giữ im lặng về những gì chúng ta đã thấy và đã nghe,” Đức Giáo Hoàng nói trong bài giảng của ngài, ám chỉ đến Bài Đọc trong ngày từ sách Công Vụ Tông Đồ thuật lại chuyện hai tông đồ Phêrô và Gioan xin Chúa cho phép các ngài nói cách tự do và cởi mở.
Cứ nói thẳng thắn đừng sợ hãi
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng hai ông Phêrô và Gioan, sau khi thực hiện một phép lạ, thì bị bắt giam và bị các thượng tế đe dọa cấm không cho nói nhân danh Chúa Giêsu. Nhưng họ vẫn tiếp tục rao giảng và khi họ trở về giữa những anh em khác, họ khuyến khích anh em rao giảng Lời Chúa “với sự thẳng thắn.” Họ van nài Chúa “ghi nhận những mối đe dọa trên họ” và cho các “tôi tớ” Ngài “đừng chạy trốn “nhưng rao giảng Lời Chúa” mạnh dạn hơn.
“Và hôm nay cũng vậy, thông điệp của Giáo Hội là thông điệp của con đường công khai, con đường của lòng dũng cảm Kitô Giáo,” Đức Giáo Hoàng nói: “Hai con người đơn sơ này -. như Kinh Thánh nói - không được học hành, nhưng có can đảm. Có một từ có thể dùng để dịch cụm từ ‘can đảm’, ‘nói thẳng vào đề’, ‘nói một cách tự do’, ‘nói không sợ hãi’. .. Đó là một từ có nhiều ý nghĩa, ở dạng nguyên thủy là parrhesía, là sự thẳng thắn. .. và sự sợ hãi của họ đã nhường chỗ cho 'sự cởi mở' để tự do nói về những điều này.”
Đức Thánh Cha sau đó trình bày suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày kể lại cuộc đối thoại có phần “bí ẩn” giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô, liên quan đến việc “sinh lần thứ hai” và “một cuộc sống mới, khác với cuộc sống ban đầu.”
Loan báo Chúa Kitô không cần “quảng cáo”
Đức Giáo Hoàng đã chỉ ra rằng trong câu chuyện này, trong “cuộc hành trình của sự cởi mở này, nhân vật chính thực sự là Chúa Thánh Thần vì Ngài là tác nhân duy nhất có khả năng ban cho chúng ta ân sủng can đảm rao giảng Chúa Giêsu Kitô”
“Và lòng can đảm công bố này phân biệt chúng ta với những với những kẻ chiêu dụ tín đồ. Chúng ta không quảng cáo Chúa Giêsu Kitô, để có thêm nhiều thành viên trong xã hội tâm linh của chúng ta, không. Điều này không cần thiết. Đó không phải là Kitô giáo. Điều người tín hữu Kitô cần làm là công bố với lòng can đảm; và việc rao giảng Chúa Giêsu Kitô sẽ tạo ra, nhờ Chúa Thánh Thần, một sự ngạc nhiên giúp chúng ta tiếp tục”
Nhân vật chính thực sự của tất cả điều này là Chúa Thánh Thần. Khi Chúa Giêsu nói về việc tái sinh ra một lần nữa, Ngài làm cho chúng ta hiểu đó chính là Chúa Thánh Thần là Đấng thay đổi chúng ta, Đấng đến từ muôn hướng, giống như gió: vì chúng ta nghe thấy tiếng Người. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có khả năng thay đổi thái độ của chúng ta, và cuộc sống của chúng ta.
Can đảm là ân sủng xuất phát từ Chúa Thánh Thần
Đức Thánh Cha khẳng định rằng:
Chính Chúa Thánh Thần đã ban cho hai tông đồ Phêrô và Gioan, là những người đơn sơ, ít học.. sức mạnh để rao giảng Chúa Giêsu Kitô cho đến chứng tá tối hậu là tử đạo”:
“Con đường của lòng dũng cảm Kitô là một ân sủng được trao ban bởi Chúa Thánh Thần. Có rất nhiều con đường chúng ta có thể chọn theo mà cũng có thể đem lại chút can đảm nào đó. Nhưng hãy nhìn cái quyết định dũng cảm mà ông [Phêrô] đã chọn! Và hãy nhìn cách ông hoạch định và tổ chức mọi điều. Điều này có ích nhưng đó là một khí cụ của một cái điều gì đó lớn hơn là Thánh Thần. Nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể làm được nhiều thứ, nhiều việc, nhưng chẳng có ích gì”
Sau Phục Sinh, Giáo Hội chuẩn bị cho chúng ta đón nhận Chúa Thánh Thần. Đức Thánh Cha cầu nguyện rằng trong các “cử hành về mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, xin cho chúng ta có thể nhớ lại “toàn bộ lịch sử cứu độ” và “xin cho chúng ta ơn can đảm thật sự công bố Chúa Giêsu Kitô”
“Chúng ta không thể giữ im lặng về những gì chúng ta đã thấy và đã nghe,” Đức Giáo Hoàng nói trong bài giảng của ngài, ám chỉ đến Bài Đọc trong ngày từ sách Công Vụ Tông Đồ thuật lại chuyện hai tông đồ Phêrô và Gioan xin Chúa cho phép các ngài nói cách tự do và cởi mở.
Cứ nói thẳng thắn đừng sợ hãi
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng hai ông Phêrô và Gioan, sau khi thực hiện một phép lạ, thì bị bắt giam và bị các thượng tế đe dọa cấm không cho nói nhân danh Chúa Giêsu. Nhưng họ vẫn tiếp tục rao giảng và khi họ trở về giữa những anh em khác, họ khuyến khích anh em rao giảng Lời Chúa “với sự thẳng thắn.” Họ van nài Chúa “ghi nhận những mối đe dọa trên họ” và cho các “tôi tớ” Ngài “đừng chạy trốn “nhưng rao giảng Lời Chúa” mạnh dạn hơn.
“Và hôm nay cũng vậy, thông điệp của Giáo Hội là thông điệp của con đường công khai, con đường của lòng dũng cảm Kitô Giáo,” Đức Giáo Hoàng nói: “Hai con người đơn sơ này -. như Kinh Thánh nói - không được học hành, nhưng có can đảm. Có một từ có thể dùng để dịch cụm từ ‘can đảm’, ‘nói thẳng vào đề’, ‘nói một cách tự do’, ‘nói không sợ hãi’. .. Đó là một từ có nhiều ý nghĩa, ở dạng nguyên thủy là parrhesía, là sự thẳng thắn. .. và sự sợ hãi của họ đã nhường chỗ cho 'sự cởi mở' để tự do nói về những điều này.”
Đức Thánh Cha sau đó trình bày suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày kể lại cuộc đối thoại có phần “bí ẩn” giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô, liên quan đến việc “sinh lần thứ hai” và “một cuộc sống mới, khác với cuộc sống ban đầu.”
Loan báo Chúa Kitô không cần “quảng cáo”
Đức Giáo Hoàng đã chỉ ra rằng trong câu chuyện này, trong “cuộc hành trình của sự cởi mở này, nhân vật chính thực sự là Chúa Thánh Thần vì Ngài là tác nhân duy nhất có khả năng ban cho chúng ta ân sủng can đảm rao giảng Chúa Giêsu Kitô”
“Và lòng can đảm công bố này phân biệt chúng ta với những với những kẻ chiêu dụ tín đồ. Chúng ta không quảng cáo Chúa Giêsu Kitô, để có thêm nhiều thành viên trong xã hội tâm linh của chúng ta, không. Điều này không cần thiết. Đó không phải là Kitô giáo. Điều người tín hữu Kitô cần làm là công bố với lòng can đảm; và việc rao giảng Chúa Giêsu Kitô sẽ tạo ra, nhờ Chúa Thánh Thần, một sự ngạc nhiên giúp chúng ta tiếp tục”
Nhân vật chính thực sự của tất cả điều này là Chúa Thánh Thần. Khi Chúa Giêsu nói về việc tái sinh ra một lần nữa, Ngài làm cho chúng ta hiểu đó chính là Chúa Thánh Thần là Đấng thay đổi chúng ta, Đấng đến từ muôn hướng, giống như gió: vì chúng ta nghe thấy tiếng Người. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có khả năng thay đổi thái độ của chúng ta, và cuộc sống của chúng ta.
Can đảm là ân sủng xuất phát từ Chúa Thánh Thần
Đức Thánh Cha khẳng định rằng:
Chính Chúa Thánh Thần đã ban cho hai tông đồ Phêrô và Gioan, là những người đơn sơ, ít học.. sức mạnh để rao giảng Chúa Giêsu Kitô cho đến chứng tá tối hậu là tử đạo”:
“Con đường của lòng dũng cảm Kitô là một ân sủng được trao ban bởi Chúa Thánh Thần. Có rất nhiều con đường chúng ta có thể chọn theo mà cũng có thể đem lại chút can đảm nào đó. Nhưng hãy nhìn cái quyết định dũng cảm mà ông [Phêrô] đã chọn! Và hãy nhìn cách ông hoạch định và tổ chức mọi điều. Điều này có ích nhưng đó là một khí cụ của một cái điều gì đó lớn hơn là Thánh Thần. Nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể làm được nhiều thứ, nhiều việc, nhưng chẳng có ích gì”
Sau Phục Sinh, Giáo Hội chuẩn bị cho chúng ta đón nhận Chúa Thánh Thần. Đức Thánh Cha cầu nguyện rằng trong các “cử hành về mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, xin cho chúng ta có thể nhớ lại “toàn bộ lịch sử cứu độ” và “xin cho chúng ta ơn can đảm thật sự công bố Chúa Giêsu Kitô”
Tông Chiếu Ấn Định Năm Thánh Ngoại Thường Về Lòng Thương Xót
J.B. Đặng Minh An dịch
12:51 16/04/2015
TÔNG CHIẾU ẤN ĐỊNH NĂM THÁNH NGOẠI THƯỜNG VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT
Misericordiae Vultus
Khuôn mặt xót thương
Tôi tớ của các tôi tớ Chúa
Gởi đến những ai đọc thư này
Ân Sủng, Lòng Thương Xót và Bình An
Download PDF version
1. Chúa Giêsu Kitô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Những lời này có thể tổng hợp sâu sắc mầu nhiệm của đức tin Kitô. Lòng Thương Xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Đức Giêsu thành Nagiarét, và đạt đến đỉnh cao nơi Ngài. Chúa Cha, “giàu lòng thương xót” (Eph 2: 4), sau khi đã mạc khải danh Ngài với Môisê như là “một Thiên Chúa nhân từ và đầy thương xót, chậm bất bình, giàu nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34: 6), đã không ngừng thể hiện, bằng nhiều cách khác nhau trong suốt lịch sử, bản tính Thiên Chúa của Ngài. Vào “thời viên mãn” (Gal 4: 4), một khi tất cả mọi thứ đã được sắp xếp theo đúng kế hoạch cứu rỗi của Ngài, Ngài đã sai Con Một Ngài xuống thế gian, sinh bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria, để biểu lộ tình yêu của Ngài cho chúng ta một cách quyết liệt. Bất cứ ai nhìn thấy Chúa Giêsu cũng là thấy Chúa Cha (x Ga 14: 9). Chúa Giêsu thành Nagiarét, qua lời nói, hành động, và toàn bộ con người của Ngài [1] đã thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa.
2. Chúng ta cần phải liên tục chiêm ngắm mầu nhiệm của lòng thương xót. Đó là suối nguồn của niềm vui, sự thanh thản và bình an. Ơn cứu rỗi của chúng ta phụ thuộc vào đó. Lòng Thương Xót: là từ ngữ mạc khải các mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi. Lòng Thương Xót: là hành động cuối cùng và tối thượng qua đó Thiên Chúa đến gặp chúng ta. Lòng Thương Xót: là luật cơ bản ngự trị trong con tim của mỗi con người đang nhìn chân thành vào đôi mắt của anh chị em mình trên đường đời. Lòng Thương Xót: là cầu nối liên kết giữa Thiên Chúa và con người, trong khi mở lòng chúng ta ra cho một niềm hy vọng được yêu thương mãi mãi bất chấp tội lỗi ngập tràn của chúng ta.
3. Lúc này, lúc khác chúng ta được mời gọi để dán mắt nhìn chăm chú hơn lòng thương xót để chúng ta có thể trở thành một dấu chỉ thuyết phục hơn cho tác động của Chúa Cha trong cuộc sống của chúng ta. Vì lý do này, tôi đã tuyên bố một Năm Thánh Ngoại Thường về Lòng Thương Xót như một thời gian đặc biệt cho Giáo Hội; một thời gian trong đó chứng tá của các tín hữu có thể phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Năm Thánh sẽ được khai mạc vào ngày 08 Tháng 12 năm 2015, Đại Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ngày lễ phụng vụ này nhắc nhớ tác động của Thiên Chúa ngay từ đầu của lịch sử nhân loại. Sau khi ông Adong và bà Evà đã phạm tội, Thiên Chúa không muốn để nhân loại cô đơn trong thống khổ của sự dữ. Vì thế, Ngài quay sang nhìn Đức Maria, thánh thiện và tinh tuyền trong tình yêu (x Eph 1: 4), và chọn Mẹ là Mẹ của Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Đứng trước ách nặng nề của tội lỗi, Thiên Chúa đáp lại với sự sung mãn của lòng thương xót. Lòng Thương Xót sẽ luôn luôn lớn hơn bất kỳ tội lỗi nào, và không ai có thể đặt ra những giới hạn cho tình yêu của Thiên Chúa, Đấng luôn sẵn sàng tha thứ. Tôi sẽ có niềm vui được mở cửa Thánh trong Đại Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Vào ngày đó, Cửa Thánh này sẽ trở thành Cửa của Lòng Thương Xót mà bất cứ ai bước vào sẽ cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa, Đấng an ủi, tha thứ, và khơi lên niềm hy vọng.
Vào ngày Chúa Nhật sau đó, tức là Chúa Nhật thứ Ba Mùa Vọng, Cửa Thánh của Nhà thờ Chính Toà Rôma - là Đền Thờ Thánh Phêrô Thánh Gioan Latêranô - sẽ được mở ra. Trong các tuần lễ tiếp theo, Cửa Thánh của các đền thờ Giáo hoàng khác sẽ lần lượt được mở ra. Cũng trong cùng ngày Chúa Nhật đó [Chúa Nhật thứ Ba Mùa Vọng], tôi sẽ thông báo rằng tại mỗi Giáo Hội địa phương, tại nhà thờ chính tòa - nhà thờ mẹ của các tín hữu trong một khu vực nhất định - hoặc, tại nhà thờ đồng chính tòa hoặc tại một nhà thờ có ý nghĩa đặc biệt, Cửa Lòng Thương Xót sẽ được mở ra trong suốt thời gian của Năm Thánh. Theo quyết định của các đấng bản quyền điạ phương, một cửa tương tự có thể được mở ra ở bất kỳ Đền Thánh nào thường xuyên có các nhóm đông đảo những người hành hương kính viếng, vì những chuyến viếng thăm các nơi thánh này là những giây phút thường được đong đầy với ân sủng, khi con người tái phát hiện một con đường hoán cải. Mỗi Giáo Hội điạ phương, do đó, sẽ trực tiếp dự phần trong việc sống Năm Thánh này như là một thời điểm đặc biệt của ân sủng và canh tân tinh thần. Như thế, Năm Thánh sẽ được cử hành cả ở Roma và trong các Giáo Hội địa phương như một dấu chỉ hữu hình của sự hiệp thông phổ quát của Giáo Hội.
4. Tôi đã chọn ngày 08 Tháng 12 do ý nghĩa phong phú của ngày lễ này trong lịch sử gần đây của Giáo Hội. Thực vậy, tôi sẽ mở cửa Thánh vào đúng ngày kỷ niệm lần thứ năm mươi bế mạc Công Đồng Chung Vatican II. Giáo Hội cảm thấy một nhu cầu lớn lao phải giữ cho sự kiện này sống động. Với Công Đồng này, Giáo Hội bước vào một giai đoạn mới trong lịch sử của mình. Các Nghị Phụ Công Đồng cảm nhận mạnh mẽ, như một hơi thở thật sự của Chúa Thánh Thần, nhu cầu cần phải nói về Thiên Chúa với những người nam nữ trong thời đại của các ngài trong một cách thế dễ tiếp cận hơn. Các bức tường quá dài, đã làm cho Giáo Hội thành một loại pháo đài, bị phá bỏ và đã đến lúc để công bố Tin Mừng theo một phương thế mới. Đó là một giai đoạn mới của cùng sứ vụ rao giảng Tin Mừng đã tồn tại từ đầu. Đó là cam kết mới cho tất cả các Kitô hữu để làm chứng cho đức tin của họ với lòng nhiệt thành và sự xác tín mạnh hơn. Giáo Hội đã cảm thấy một trách nhiệm trở nên một dấu chỉ sống động của tình yêu Chúa Cha trên thế giới.
Chúng ta nhớ lại những lời cay đắng của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII khi khai mở Công Đồng, ngài đã chỉ ra con đường phải theo: “Giờ đây Hiền Thê của Chúa Kitô muốn sử dụng dược phẩm lòng thương xót chứ không phải là vũ khí của sự hà khắc... Giáo Hội Công Giáo, khi giơ cao ngọn đuốc chân lý Công Giáo tại Công Đồng Đại kết này, muốn thể hiện mình là một người mẹ yêu thương mọi người; kiên nhẫn, dịu dàng, từ tâm và nhân hậu với những con cái đã xa đàn” [2] Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói với cùng một mạch văn vào lúc bế mạc Công Đồng: “Chúng tôi muốn chỉ ra lòng bác ái đã là tính năng tôn giáo chủ yếu của Công Đồng này như thế nào... câu chuyện xưa về người Samaritanô nhân hậu đã là mô hình cho linh đạo của Công Đồng... một làn sóng tình cảm và ngưỡng mộ đã tuôn chảy từ Công Đồng trên thế giới hiện đại của nhân loại. Những sai lầm, cố nhiên, là bị lên án vì lòng bác ái đòi hỏi điều này không thua gì những đòi hỏi của sự thật, nhưng đối với chính những cá nhân chỉ có sự khuyên nhủ, lòng tôn trọng và tình yêu. Thay cho những chẩn đoán chán chường, là những phương dược khích lệ; thay cho những dự đoán kinh khủng, là những thông điệp của niềm tin được Công Đồng đưa ra cho thế giới ngày nay. Những giá trị của thế giới hiện đại không chỉ được tôn trọng nhưng được vinh danh, nỗ lực của thế giới được chấp nhận, nguyện vọng của nó được thanh tẩy và chúc lành... Một điểm khác nữa chúng ta phải nhấn mạnh là điều này: tất cả giáo huấn phong phú này được chuyển theo một hướng là sự phục vụ nhân loại, trong mọi điều kiện, trong mỗi nhược điểm và nhu cầu.” [3]
Với những tình cảm của lòng biết ơn này vì tất cả mọi thứ Giáo Hội đã nhận được, và với một ý thức trách nhiệm đối với trách vụ đang chờ đợi phía trước, chúng ta sẽ vượt qua ngưỡng cửa của Cửa Thánh hoàn toàn tự tin rằng sức mạnh của Chúa Phục Sinh, Đấng hằng ủng hộ chúng ta trên đường hành hương, sẽ nâng đỡ chúng ta. Nguyện xin Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn những bước chân của các tín hữu trong việc hợp tác với công trình cứu độ được hình thành bởi Đức Kitô, dẫn đường và nâng đỡ dân Chúa để họ có thể chiêm ngưỡng khuôn mặt của lòng thương xót. [4]
5. Năm Thánh sẽ được bế mạc với phụng vụ Lễ Trọng Chúa Kitô Vua vào ngày 20 tháng 11 năm 2016. Vào ngày đó, khi chúng ta niêm phong cửa Thánh, chúng ta sẽ được tràn đầy, trên tất cả, với một cảm thức biết ơn và tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh đã ban cho chúng ta một thời gian ngoại thường của ân sủng. Chúng ta sẽ phó thác đời sống của Giáo Hội, của nhân loại, và của toàn bộ vũ trụ cho quyền Chủ Tể của Chúa Kitô, xin Ngài tuôn đổ lòng thương xót trên chúng ta như sương mai, để mọi người có thể làm việc cùng nhau hầu xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Tôi ao ước xiết bao là năm tới sẽ được ngập tràn trong lòng thương xót, để chúng ta có thể vươn ra với mọi người nam nữ, mang đến với họ sự tốt lành và dịu dàng của Thiên Chúa! Xin cho dầu thương xót tuôn đến với tất cả mọi người, cả những tín hữu lẫn những người đã lìa xa, như một dấu chỉ cho thấy Nước Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta rồi!
6. “Thật là xứng hợp để Thiên Chúa thực thi lòng thương xót, và Người tỏ quyền năng tối thượng của Người cách đặc biệt qua điều này.” [5] Những lời của Thánh Tôma Aquinô cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa là dấu chỉ sự toàn năng của Ngài chứ không phải là một chỉ dấu của sự yếu đuối. Vì lý do đó, phụng vụ, trong một lời nguyện của một Kinh Tiền Tụng cổ kính, mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện: “Lạy Chúa, Đấng mạc khải sức mạnh của mình, trên hết tất cả, nơi lòng thương xót và tha thứ... ” [6] Trong suốt lịch sử của nhân loại, Thiên Chúa sẽ luôn luôn là Đấng hiện diện, gần gũi, quan phòng, thánh thiện, và thương xót.
“Chậm bất bình và giàu lòng thương xót.” Những lời này thường đi đôi với nhau trong Cựu Ước để mô tả bản tính của Thiên Chúa. Tính từ bi của Ngài được thể hiện cụ thể nơi nhiều hành động của Ngài xuyên suốt lịch sử cứu độ trong đó lòng nhân từ trỗi vượt trên những hình phạt và hủy diệt. Các Thánh Vịnh trình bày cách đặc biệt sự hùng vĩ của hành động đầy lòng thương xót của Ngài: “Ngài tha thứ cho tất cả tội lỗi của bạn, Ngài chữa lành mọi bệnh tật của bạn, Ngài cứu chuộc bạn khỏi hố sâu, Ngài trao vương miện cho bạn với tình yêu kiên định và lòng thương xót” (Tv 103: 3-4). Một Thánh Vịnh khác, thậm chí còn minh nhiên hơn nữa, khi minh chứng cho những dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót của Ngài: “Ngài xử công minh cho người bị áp bức, ban lương thực cho kẻ đói ăn. Chúa giải phóng những ai tù tội, Chúa mở mắt cho kẻ mù loà. Chúa cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên, Chúa yêu chuộng những người công chính. Chúa phù trợ những khách ngoại kiều, Người nâng đỡ cô nhi quả phụ, nhưng phá vỡ mưu đồ bọn ác nhân.” (Tv 146: 7-9). Còn đây là một số diễn đạt khác của Vịnh Gia: “Người chữa trị bao cõi lòng tan vỡ, những vết thương, băng bó cho lành... Kẻ thấp hèn, Chúa nâng đỡ dậy, bọn gian ác, Người hạ xuống đất đen.” (Tv 147: 3, 6). Tóm lại, lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là một ý tưởng trừu tượng, nhưng là một thực tại cụ thể qua đó Ngài mạc khải tình yêu của Ngài như của một người cha hay một người mẹ, rung động đến tận những sâu thẳm của tình yêu dành cho con cái mình. Không cường điệu chút nào khi nói rằng đây là một tình yêu “nội tại”. Nó tuôn ra ra từ những sâu thẳm cách tự nhiên, đầy dịu dàng và từ bi, thứ tha và thương xót.
7. “Vì đức từ bi của Ngài tồn tại đến muôn đời” là điệp khúc được lặp đi lặp lại sau mỗi câu trong Thánh Vịnh 136 khi kể lại lịch sử mặc khải của Thiên Chúa. Nhờ lòng thương xót Chúa, tất cả các sự kiện của Cựu Ước đều được thấm nhập sâu sắc ơn cứu độ. Lòng Thương Xót đã biến lịch sử của Thiên Chúa với Israel thành một lịch sử cứu độ. Lặp lại liên tục “Vì đức từ bi của Ngài tồn tại đến muôn đời”, như trong Thánh Vịnh này, dường như là muốn xuyên thủng các chiều kích của không gian và thời gian, để đặt tất cả mọi sự vào mầu nhiệm của tình yêu vĩnh cửu; như thể nói rằng không chỉ trong lịch sử, nhưng cho đến muôn đời con người sẽ luôn luôn ở dưới cái nhìn thương xót của Chúa Cha. Không phải ngẫu nhiên mà người dân Israel muốn bao gồm Thánh Vịnh này - “Đại Hallel”, như nó được gọi – trong những ngày lễ phụng vụ quan trọng nhất.
Trước cuộc thương khó của mình, Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Thánh Vịnh của lòng thương xót này. Thánh Matthêu minh chứng cho điều này trong Phúc Âm của ngài khi nói rằng, “Hát thánh vịnh xong” (26:30), Ðức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Ôliu. Khi Ngài thiết lập bí tích Thánh Thể như một tưởng niệm đời đời về chính mình và hy lễ vượt qua của mình, Chúa Giêsu đã đặt một cách biểu tượng hành động tối cao này của mặc khải trong ánh sáng lòng thương xót của Ngài. Cùng trong một bối cảnh của lòng thương xót như thế, Chúa Giêsu đã bước vào cuộc thương khó và cái chết của Ngài, với ý thức về mầu nhiệm cao cả của tình yêu mà Ngài sẽ thành toàn trên thập tự giá. Khi biết rằng chính Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Thánh Vịnh này, chúng ta càng thấy Thánh Vịnh này quan trọng hơn đối với chúng ta trong tư cách là các Kitô hữu, càng thấy bị thách thức phải lặp lại điệp khúc này trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta bằng cách cầu nguyện với những lời tán tụng này: “Vì đức từ bi của Ngài tồn tại đến muôn đời.”
8. Với đôi mắt của chúng ta dán chặt vào Chúa Giêsu và ánh mắt xót thương của Ngài, chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh. Sứ vụ của Chúa Giêsu được Chúa Cha trao phó là mạc khải mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa trong sự viên mãn của tình yêu ấy. “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4: 8,16), Thánh Gioan khẳng định như thế lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong toàn bộ Kinh Thánh. Tình yêu này đã được thể hiện hữu hình và đụng chạm đến được trong toàn bộ cuộc sống của Chúa Giêsu. Nhân tính của Ngài không gì khác hơn là tình yêu, một tình yêu được trao ban nhưng không. Các mối quan hệ Chúa hình thành với những người tiếp cận Ngài thể hiện một điều gì đó hoàn toàn độc đáo và không thể lặp lại được. Các dấu chỉ Ngài thực hiện, đặc biệt trước những kẻ tội lỗi, người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề, người bệnh, và những người đau khổ, tất cả đều nhằm giảng dạy về lòng thương xót. Mọi thứ nơi Ngài nói lên lòng thương xót. Không có gì nơi Ngài thiếu vắng lòng từ bi.
Chúa Giêsu, khi nhìn thấy đám đông dân chúng theo Ngài, nhận ra rằng họ đã quá mệt mỏi và kiệt sức, lầm lạc và không ai chăn dắt, đã chạnh lòng thương cảm sâu xa đối với họ (x Mt 09:36). Trên cơ sở của tình yêu từ bi này, Ngài chữa lành những kẻ đau yếu được mang đến với Ngài (x Mt 14:14), và chỉ với một vài cái bánh và một ít cá, Chúa đã làm hài lòng đám đông khổng lồ (x Mt 15:37). Điều làm Chúa Giêsu chạnh lòng trong tất cả các tình huống này không gì khác hơn là lòng thương xót, nhờ đó Ngài đọc được trái tim của những người Ngài gặp gỡ và đáp ứng nhu cầu sâu xa nhất của họ. Khi Ngài gặp bà góa thành Naim đem con mình đi chôn, Ngài chạnh lòng thương xót trước những đau khổ bao la của người mẹ đau khổ này, và Ngài đã cho kẻ chết sống lại để trao người con lại cho bà (Lc 7:15). Sau khi giải phóng cho người bị thần ô uế ám tại miền quê Ghêrasa, Chúa Giêsu trao cho anh ta nhiệm vụ này: “Anh cứ về nhà với thân nhân, và loan tin cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương anh như thế nào.” (Mc 5: 19). Chúa cũng đã kêu gọi ông Mátthêu trong bối cảnh của lòng thương xót. Khi đi ngang qua cái quầy của người thu thuế, Chúa Giêsu nhìn chăm chú vào Mátthêu. Đó là một cái nhìn đầy lòng thương xót tha thứ cho những tội lỗi của người này, một kẻ có tội và là người thu thuế, mà Chúa Giêsu đã chọn – bất kể sự do dự của các môn đệ - để trở thành một trong số mười hai. Thánh Bede Đáng Kính, khi bình luận về đoạn Tin Mừng này, đã viết rằng Chúa Giêsu đã nhìn Mátthêu với tình yêu thương xót và đã chọn ông: miserando atque eligendo [7] Thành ngữ này gây ấn tượng mạnh cho tôi đến mức tôi đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của mình.
9. Trong dụ ngôn về lòng thương xót, Chúa Giêsu tiết lộ bản tính của Thiên Chúa như một người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi Ngài đã tha thứ kẻ sai phạm và vượt qua sự từ khước với lòng trắc ẩn và thương xót. Chúng ta biết rõ về những dụ ngôn này, đặc biệt là 3 dụ ngôn: con chiên lạc, đồng tiền bị mất, và người cha có hai người con trai (Lc 15: 1-32). Trong những dụ ngôn này, Thiên Chúa luôn được mô tả là tràn đầy niềm vui, đặc biệt là khi Ngài tha thứ. Nơi những dụ ngôn ấy, chúng ta tìm thấy cốt lõi của Tin Mừng và đức tin của chúng ta, vì lòng thương xót được trình bày như là một lực vượt qua tất cả mọi thứ, làm đầy trái tim với tình yêu và mang lại ủi an qua sự tha thứ.
Từ một dụ ngôn khác, chúng ta thấy được một giáo lý quan trọng cho đời sống Kitô hữu của chúng ta. Khi trả lời cho câu hỏi của Phêrô cần phải tha thứ bao nhiêu lần, Chúa Giêsu nói: “Thầy không nói bảy lần, nhưng bảy mươi lần bảy mươi lần” (Mt 18:22). Sau đó, Ngài tiếp tục kể dụ ngôn về người “đầy tớ tàn nhẫn,” là người khi bị chủ gọi đến bảo phải trả lại một số tiền rất lớn, anh đã quỳ trên đầu gối mình van xin lòng thương xót. Người chủ hủy bỏ nợ của anh. Nhưng sau đó anh gặp một người đầy tớ bạn chỉ nợ anh một vài xu. Người bạn đến lượt mình cầu xin anh thương xót, nhưng người đầy tớ đầu tiên đã khước từ và ném bạn mình vào tù. Khi nghe chuyện này, người chủ tức giận và đã triệu hồi người đầy tớ đầu tiên trở lại và nói, “ngươi không buộc phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?” (Mt 18:33). Chúa Giêsu kết luận: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18:35).
Dụ ngôn này chất chứa một giáo lý sâu sắc cho tất cả chúng ta. Chúa Giêsu khẳng định rằng lòng thương xót không chỉ là một hành động của Chúa Cha, nó trở thành một tiêu chuẩn để xác thực ai là con cái thật sự của Ngài. Nói vắn tắt, chúng ta được mời gọi để tỏ lòng thương xót vì lòng thương xót đã được thể hiện ra cho chúng ta trước. Tha thứ cho các sai phạm trở thành diễn đạt rõ ràng nhất của tình yêu thương xót, và đối với Kitô hữu chúng ta đó là một mệnh lệnh mà chúng ta không thể thoái thác cho chính mình. Có những lúc dường như thật là khó biết bao để tha thứ! Nhưng tha thứ là công cụ được đặt vào đôi tay mỏng dòn của chúng ta để đạt được sự thanh thản trong lòng. Lướt thắng được cơn giận, thịnh nộ, bạo lực và trả thù là điều kiện cần thiết để vui sống. Vì vậy, chúng ta hãy chú ý đến lời khuyên nhủ của Thánh Tông Đồ [Phaolô]: “chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Eph 4:26). Trên tất cả, chúng ta hãy lắng nghe những lời của Chúa Giêsu, Đấng đã biến lòng từ bi thành một lý tưởng của cuộc sống và là một tiêu chuẩn cho độ tin cậy của đức tin chúng ta: “Phúc cho ai xót thương người, vì họ sẽ được thương xót” (Mt 5: 7): đó là mối phúc chúng ta nên ao ước đặc biệt trong Năm Thánh này.
Như chúng ta thấy trong Kinh Thánh, lòng thương xót là một từ khóa chỉ ra hành động của Thiên Chúa đối với chúng ta. Ngài không hạn chế mình trong việc khẳng định tình yêu của Ngài, nhưng còn đi xa hơn là làm cho tình yêu này thành hữu hình và đụng chạm đến được. Tình yêu, nói cho cùng, không bao giờ chỉ là một khái niệm trừu tượng. Tự chính bản chất của nó, tình yêu hướng đến một cái gì đó cụ thể: ý định, thái độ, và những hành vi được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Lòng thương xót của Thiên Chúa là mối quan tâm từ ái của Ngài cho mỗi người chúng ta. Ngài cảm thấy có trách nhiệm; nghĩa là, Ngài ước muốn sự khang an của chúng ta và muốn thấy chúng ta hạnh phúc, tràn đầy niềm vui và an bình. Đây là con đường mà tình yêu nhân hậu của các tín hữu Kitô phải đi. Như Chúa Cha yêu thương, con cái của Ngài cũng phải thế. Như Cha đầy lòng thương xót, chúng ta cũng được mời gọi để xót thương nhau.
10. Lòng Thương Xót là nền tảng của đời sống Giáo Hội. Tất cả các hoạt động mục vụ của Giáo Hội phải được bao bọc trong sự dịu dàng mà Giáo Hội đưa ra với các tín hữu; không có gì trong lời rao giảng của Giáo Hội và trong chứng tá của Giáo Hội với thế giới có thể thiếu vắng sự thương xót. Chính sự khả tín của Giáo Hội được nhìn thấy trong cách thức Giáo Hội thể hiện tình yêu thương xót và trắc ẩn. Giáo Hội “có một ước muốn bất tận để tỏ lòng thương xót.” [8] Có lẽ chúng ta từ lâu đã lãng quên làm thế nào để chứng tỏ và sống theo cách xót thương. Một mặt sự cám dỗ tập trung vào công lý mà thôi làm cho chúng ta quên đó mới chỉ là bước đầu tiên, mặc dù cần thiết và không thể thiếu. Nhưng Giáo Hội cần phải đi xa hơn và cố gắng vươn đến một mục tiêu cao hơn và quan trọng hơn. Mặt khác, thật buồn là chúng ta phải thừa nhận rằng việc thực hành lòng thương xót đang suy yếu dần trong nền văn hóa rộng lớn hơn. Trong nhiều trường hợp, thế giới này dường như không còn dùng đến nữa. Tuy nhiên, thiếu vắng chứng tá cho lòng thương xót, cuộc sống trở thành vô ích và vô sinh, như thể bị cô lập trong một sa mạc cằn cỗi. Đã đến lúc Giáo Hội phải đón nhận lời mời gọi hân hoan để thương xót lần nữa. Đó là thời gian để trở lại những điều cơ bản và mang lấy sự yếu kém cũng như những cố gắng của anh chị em chúng ta. Lòng Thương Xót là lực thức tỉnh chúng ta trước sự sống mới và cấy trong chúng ta sự can đảm để nhìn về tương lai với niềm hy vọng.
11. Chúng ta đừng quên một giáo huấn quan yếu được đưa ra bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp thứ hai của ngài, Dives in Misericordia (Giàu Lòng Thương Xót), được đưa ra bất ngờ, đã làm nhiều người kinh ngạc. Có hai đoạn đặc biệt mà tôi muốn lôi kéo sự chú ý. Đầu tiên, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh sự kiện là chúng ta đã quên đi chủ đề lòng thương xót trong môi trường văn hóa hôm nay: “Có lẽ là hơn bao giờ hết, não trạng của con người ngày nay xem ra muốn chống lại một Thiên Chúa của lòng thương xót, và trong thực tế có xu hướng muốn loại ra khỏi cuộc sống và triệt hạ khỏi trái tim con người những ý tưởng của lòng xót thương. Từ ngữ và khái niệm 'thương xót' dường như gây xao xuyến trong con người, mà nhờ vào sự phát triển to lớn chưa từng có trong lịch sử của khoa học và kỹ thuật đã trở thành chủ nhân của trái đất, đã chinh phục và thống trị nó (x. Sáng Thế 01:28). Sự thống trị trái đất này, đôi khi được hiểu một cách phiến diện và hời hợt, dường như không còn chỗ cho lòng thương xót... Và đó là lý do tại sao, trong hoàn cảnh của Giáo Hội và thế giới ngày nay, nhiều cá nhân và các nhóm được hướng dẫn bởi một cảm thức đức tin sống động đang, tôi có thể nói là gần như tự phát, hướng đến lòng thương xót của Thiên Chúa.” [9]
Hơn nữa, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II còn thúc đẩy việc loan báo khẩn cấp hơn và đưa ra những chứng tá cho lòng thương xót trong thế giới đương đại: “Xuất phát từ tình yêu dành cho con người, cho tất cả những gì là nhân bản và những gì, theo trực giác của nhiều người đương thời với chúng ta, là đang bị đe dọa bởi một mối nguy hiểm lớn lao. Mầu nhiệm của Chúa Kitô... buộc tôi phải rao giảng lòng thương xót như tình yêu từ bi của Thiên Chúa, đã được mạc khải trong cùng một mầu nhiệm của Chúa Kitô. Mầu nhiệm ấy cũng buộc tôi phải trông cậy và khẩn cầu lòng xót thương trong giai đoạn khó khăn, và quan trọng này trong lịch sử Giáo Hội và thế giới.” [10] Giáo huấn này là thích hợp hơn hơn bao giờ hết và đáng được đề cao một lần nữa trong Năm Thánh này. Chúng ta hãy lắng nghe lời ngài một lần nữa: “Giáo Hội sống một cuộc sống đích thực khi Giáo Hội tuyên xưng và rao truyền lòng thương xót – là các thuộc tính kỳ diệu nhất của Tạo Hoá và của Đấng Cứu Chuộc – cũng như khi Giáo Hội đem mọi người đến gần với suối nguồn lòng thương xót của Đấng Cứu Thế, mà Giáo Hội là người được ủy thác và phân phát.” [11]
12. Giáo Hội được ủy thác công bố lòng thương xót của Thiên Chúa, là trái tim đang đập của Tin Mừng, là điều phải tìm được cách thấm nhập trái tim và tâm trí của mỗi người. Hiền thê của Chúa Kitô phải rặp khuôn hành vi của mình như Con Thiên Chúa, Đấng đã vươn ra với mọi người không coi ai là ngoại lệ. Ngày nay, khi Giáo Hội đang gánh vác trọng nhiệm Tân Phúc Âm Hóa, chủ đề của lòng thương xót cần được tái đề xuất hết lần này đến lần khác với lòng nhiệt thành mới và các hoạt động mục vụ được canh tân. Tuyệt đối cần thiết cho Giáo Hội và cho sự khả tín của thông điệp Giáo Hội đưa ra là Giáo Hội phải sống và làm chứng cho lòng thương xót. Ngôn ngữ và những cử chỉ của Giáo Hội phải chuyển tải lòng thương xót, để chạm vào con tim của tất cả mọi người và truyền cảm hứng cho họ một lần nữa để tìm ra con đường dẫn đến Chúa Cha.
Chân lý đầu tiên của Giáo Hội là tình yêu của Chúa Kitô. Giáo Hội biến mình thành một người đầy tớ của tình yêu này và làm trung gian của tình yêu ấy cho tất cả mọi người: một tình yêu tha thứ và thể hiện bản thân nó như sự trao ban chính mình. Do đó, bất cứ nơi nào Giáo Hội hiện diện, lòng thương xót của Chúa Cha phải là hiển nhiên. Trong các giáo xứ, các cộng đồng, các hiệp hội và các phong trào, nói tắt một lời, là bất cứ nơi nào có những Kitô hữu, tất cả mọi người phải tìm được một ốc đảo của lòng thương xót.
13. Chúng ta muốn sống Năm Thánh này, trong ánh sáng lời Chúa: Hãy có lòng xót thương như Chúa Cha. Vị Thánh Sử nhắc nhở chúng ta về giáo huấn của Chúa Giêsu, Đấng đã phán: “Hãy thương xót như Cha các ngươi có lòng thương xót” (Lc 6:36). Đó là một chương trình sống vừa đòi hỏi vừa phong phú với niềm vui và bình an. Lệnh truyền của Chúa Giêsu hướng đến bất cứ ai sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của Ngài (x. Lc 6:27). Để có khả năng thương xót, vì thế, trước tiên chúng ta phải đặt để chính mình trong việc lắng nghe Lời Chúa. Điều này có nghĩa là tái khám phá những giá trị của sự im lặng ngõ hầu suy gẫm Lời Chúa đến với chúng ta. Bằng cách này, chúng ta sẽ có thể chiêm ngưỡng lòng thương xót của Thiên Chúa và chấp nhận điều đó như lối sống của chúng ta.
14. Việc hành hương có một vị trí đặc biệt trong Năm Thánh, vì nó thể hiện cuộc hành trình mỗi chúng ta thực hiện trong cuộc sống này. Cuộc sống tự nó là một cuộc hành hương, và nhân loại là những người lữ hành, những khách hành hương đang tiến bước hướng về đích điểm mong muốn. Tương tự như vậy, để đến được các cửa Thánh tại Rôma hay tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, tất cả mọi người, tùy theo khả năng của mình, sẽ phải thực hiện một cuộc hành hương. Đây sẽ là một dấu chỉ cho thấy lòng thương xót cũng là một mục tiêu cần vươn tới và đòi hỏi sự dâng hiến và hy sinh. Cầu xin cho việc hành hương là một động lực cho hoán cải: bằng cách vượt qua ngưỡng cửa của Cửa Thánh, chúng ta sẽ tìm thấy sức mạnh để đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa và hiến mình cho lòng thương xót tha nhân như Chúa Cha đã thương xót chúng ta.
Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy các bước của cuộc hành hương để đạt được mục tiêu của chúng ta: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6: 37-38). Chúa đòi hỏi chúng ta trên tất cả đừng phán xét để khỏi bị lên án. Những ai muốn tránh sự kết án của Thiên Chúa, thì đừng biến mình thành thẩm phán xét xử anh chị em mình. Con người, bất cứ khi nào họ xét đoán, nhìn không xa hơn những gì là bề mặt, trong khi Chúa Cha nhìn thấu những thẳm sâu của tâm hồn. Bao nhiêu tai hại do lời nói gây ra một khi chúng được thúc đẩy bởi những cảm xúc của sự ghen tương và đố kỵ! Nói xấu người khác đặt chúng ta dưới thứ ánh sáng xấu xa, làm xói mòn uy tín của người khác và biến họ thành con mồi cho các ý tưởng ngẫu hứng của tin đồn. Theo một nghĩa tích cực, để tránh khỏi bị xét đoán và lên án có nghĩa là biết làm thế nào để chấp nhận những điều tốt đẹp trong mỗi người và để tha cho người ấy khỏi phải chịu những đau khổ có thể gây ra bởi sự xét đoán phiến diện của chúng ta và bởi cái giả định của chúng ta là chúng ta biết tất cả mọi thứ về người ấy. Nhưng điều này vẫn chưa đủ để bày tỏ lòng thương xót. Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải tha thứ và cho đi. Hãy trở thành khí cụ của lòng thương xót vì chính chúng ta là những người đầu tiên nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa. Hãy rộng lượng với người khác với hiểu biết rằng Thiên Chúa tuôn đổ sự tốt lành của Ngài trên chúng ta với lòng quảng đại bao la.
Xót thương như Chúa Cha, vì vậy, là “phương châm” của Năm Thánh này. Nơi lòng thương xót, chúng ta tìm thấy bằng chứng về cách thức Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Ngài trao ban toàn bộ chính Ngài cho chúng ta, luôn luôn, tự nguyện, không yêu cầu hồi đáp. Ngài đến giúp chúng ta bất cứ khi nào chúng ta cầu khẩn Ngài. Thật là một điều tuyệt đẹp khi Giáo Hội bắt đầu lời cầu nguyện hằng ngày của mình với những từ như: “Lạy Chúa Trời, xin đến cứu con, muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ!” (Tv 70: 2) Sự phù trợ chúng ta khẩn xin đã là bước đầu tiên của lòng thương xót Thiên Chúa đối với chúng ta rồi. Ngài đến để trợ giúp cho sự yếu đuối của chúng ta. Và sự phù trợ của Ngài bao gồm sự giúp đỡ chúng ta chấp nhận sự hiện diện và sự gần gũi của Ngài với chúng ta. Ngày qua ngày, cảm động bởi lòng từ bi của Ngài, chúng ta cũng có thể trở thành từ bi đối với người khác.
15. Trong Năm Thánh này, chúng ta trông đợi những trải nghiệm của việc mở lòng mình ra với những người đang sống bên rìa ngoài cùng của xã hội: Chính cái xã hội hiện đại này tạo ra những vùng ngoại vi như thế. Có biết bao những tình huống bấp bênh và đau đớn trên thế giới hiện nay! Cơ man nào là những vết thương mang trên thân xác của những người không có tiếng nói bởi vì tiếng kêu của họ bị bóp nghẹt và bị át đi bởi sự thờ ơ của kẻ giàu có! Trong suốt Năm Thánh này, Giáo Hội càng được mời gọi nhiều hơn để chữa lành những vết thương này, xoa dịu chúng với dầu an ủi, băng bó chúng với lòng thương xót và chữa lành chúng với tình liên đới và sự chăm sóc chu đáo. Chúng ta đừng rơi vào sự thờ ơ đáng ô nhục hoặc một thứ quán tính đơn điệu ngăn cản chúng ta khám phá những gì là mới mẻ! Hãy để chúng ta thoát khỏi sự hoài nghi thiếu xây dựng! Chúng ta hãy mở to mắt và nhìn rõ sự đau khổ của thế giới, và những vết thương của những anh chị em chúng ta là những người đang bị từ chối phẩm giá của họ, và để cho chúng ta nhận ra rằng chúng ta bắt buộc phải chú ý đến tiếng kêu muốn được giúp đỡ của họ! Cầu xin cho chúng ta có thể tiếp cận với họ và hỗ trợ họ để họ có thể cảm thấy sự ấm áp với sự hiện diện của chúng ta, tình bạn của chúng ta, và tình huynh đệ của chúng ta! Cầu xin cho tiếng kêu của họ trở thành tiếng kêu của chính chúng ta, và cùng nhau chúng ta có thể phá vỡ những rào cản của sự thờ ơ là điều quá thường khi thống trị mọi thứ và che đậy thói ích kỷ và đạo đức giả của chúng ta!
Ước muốn cháy bỏng của tôi là trong Năm Thánh này, dân Kitô giáo có thể suy tư trên các hoạt động thể lý và thiêng liêng của lòng thương xót. Đó sẽ là một cách để thức tỉnh một lương tâm quá thường khi mờ mịt trước cảnh nghèo đói. Và chúng ta hãy bước sâu hơn vào trung tâm của Tin Mừng nơi người nghèo có một trải nghiệm đặc biệt với lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúa Giêsu giới thiệu với chúng ta những hoạt động của lòng thương xót trong lời rao giảng của Ngài để chúng ta có thể nhận ra liệu chúng ta có đang sống như những môn đệ của Ngài hay không. Chúng ta hãy tái khám phá những hoạt động thể lý của lòng thương xót: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết. Và chúng ta đừng quên các hoạt động thiêng liêng của lòng thương xót: lấy lời lành mà khuyên người, mở dậy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cũng như cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Chúng ta không thể thoát khỏi những lời Chúa đã phán cùng chúng ta, và những lời này sẽ là những tiêu chí trên đó chúng ta được phán xét: chúng ta có cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, có chào đón những người lạ và cho kẻ rách rưới ăn mặc, có viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc hay không? (x Mt 25: 31-45). Hơn nữa, chúng ta sẽ được hỏi liệu chúng ta đã từng giúp những người khác thoát khỏi sự nghi ngờ khiến họ rơi vào tuyệt vọng và thường là nguồn gốc của cô đơn; liệu chúng ta đã từng khắc phục sự mê muội mà hàng triệu người đang sống trong đó, đặc biệt là những trẻ em bị tước đoạt các phương tiện cần thiết để thoát khỏi những ràng buộc của nghèo đói; liệu chúng ta đã từng gần gũi với người cô đơn và tuyệt vọng; liệu chúng ta đã tha thứ cho những ai xúc phạm đến mình và đã từ chối tất cả các hình thức của sự tức giận và ghen ghét dẫn đến bạo lực; liệu chúng ta đã có lòng kiên nhẫn như Chúa, là Đấng rất chậm bất bình với chúng ta, đã tỏ cho chúng ta thấy; và liệu chúng ta đã cầu xin Chúa cho anh chị em mình trong lời cầu nguyện. Chính Chúa Kitô đang hiện diện trong mỗi “con người bé nhỏ” này. Thân xác Ngài trở thành hữu hình trong xác thịt của những người bị tra tấn, những người bị chà đạp, những người bị đánh đòn, những người bị suy dinh dưỡng, và những người bị lưu đày... để được thừa nhận, vuốt ve, và chăm sóc bởi chúng ta. Chúng ta đừng quên những lời của thánh Gioan Thánh Giá, “khi chúng ta lìa đời, chúng ta sẽ được phán xét trên cơ sở của tình yêu.” [12]
16. Trong Tin Mừng Thánh Luca, chúng ta tìm thấy một yếu tố quan trọng khác giúp chúng ta sống Năm Thánh với đức tin. Thánh Luca viết rằng Chúa Giêsu, vào ngày Sabát, đã trở lại Nagiarét và, như thường lệ, Ngài bước vào hội đường. Người ta mời Ngài đọc Kinh Thánh và đưa ra lời bình luận. Đoạn văn được đọc trích từ Sách Tiên Tri Isaia, trong đó viết: “Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai tôi đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Ðức Chúa” (Is 61: 1-2). Một “năm hồng ân của Ðức Chúa” hay “một năm thương xót”: đây là những gì Chúa đã công bố và đây là những gì giờ đây chúng ta muốn sống. Năm Thánh này sẽ mang đến sự phong phú trong sứ mệnh của Chúa Giêsu được vang vọng trong những lời của vị tiên tri: là mang một lời nói và cử chỉ an ủi cho người nghèo, để loan báo tự do cho những ai bị trói buộc bởi các hình thái nô lệ mới trong xã hội hiện đại, để phục hồi ánh sáng cho những ai không thể nhìn thấy nữa vì họ bị co cụm trong chính mình, để phục hồi phẩm giá cho tất cả những ai mà nhân phẩm đã bị cướp mất. Lời rao giảng của Chúa Giêsu lại trở nên hữu hình trong đáp trả đức tin mà các Kitô hữu được mời gọi đưa ra qua chứng tá của họ. Cầu xin cho những lời của Thánh Tông Đồ [Phaolô] đồng hành với chúng ta: “Ai làm những việc bác ái, thì hãy làm những điều ấy trong hân hoan” (Rm 12: 8).
17. Mùa Chay trong Năm Thánh này cũng nên được sống sốt sắng hơn như một thời thuận tiện để cử hành và trải nghiệm lòng thương xót Chúa. Biết bao nhiêu trang Sách Thánh rất thích hợp cho suy niệm trong những tuần Mùa Chay giúp chúng ta tái khám phá ra khuôn mặt đầy thương xót của Chúa Cha! Chúng ta có thể lặp lại những lời của tiên tri Mica và biến những lời này thành lời của chúng ta: “Thân Lạy Chúa, Ðấng chịu đựng lỗi lầm, Ðấng bỏ qua tội ác cho phần còn sót lại của cơ nghiệp Ngài. Người không giữ mãi cơn giận, nhưng chuộng lòng nhân nghĩa. Người sẽ lại thương xót chúng ta. Tội lỗi chúng ta, Người chà đạp dưới chân. Mọi lỗi lầm chúng ta, Người ném xuống đáy biển.”(Mica 7: 18-19).
Các trang của tiên tri Isaia có thể được suy gẫm một cách cụ thể trong suốt mùa cầu nguyện, chay tịnh, và thực thi các việc bác ái: “Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục? Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành. Ðức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang Ðức Chúa bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ, ngươi kêu lên, Ðức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại: ‘Có Ta đây!’ Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở gông cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người, nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói, làm thoả lòng người bị hạ nhục, thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối, và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ. Ðức Chúa sẽ không ngừng dẫn dắt ngươi, giữa đồng khô cỏ cháy, Người sẽ cho ngươi được no lòng; xương cốt ngươi, Người sẽ làm cho cứng cáp. Ngươi sẽ như thửa vườn được tưới đẫm như mạch suối không cạn nước bao giờ.”(Is 58: 6-11).
Sáng kiến “24 giờ cho Chúa,” được cử hành vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy trước tuần thứ Tư của Mùa Chay, nên được thực hiện trong mỗi giáo phận. Rất đông người, kể cả giới trẻ, đang trở lại với Bí tích Hòa giải; qua cảm nghiệm này, họ đang tái khám phá con đường trở về với Chúa khi sống một khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt và khi tìm kiếm ý nghĩa trong đời họ. Chúng ta hãy đặt Bí tích Hoà giải ở trung tâm một lần nữa sao cho bí tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của lòng thương xót Chúa với những đôi tay của riêng họ. Với mỗi hối nhân, bí tích này sẽ là nguồn mạch của bình an nội tâm thật sự.
Tôi sẽ không bao giờ mệt mỏi nhấn mạnh rằng các cha giải tội là dấu chỉ xác thực cho lòng thương xót của Chúa Cha. Chúng ta không tự động trở thành những cha giải tội tốt. Chúng ta chỉ trở thành cha giải tội tốt khi, trên tất cả mọi sự, chúng ta để cho mình thành những hối nhân tìm kiếm lòng thương xót của Ngài. Chúng ta không bao giờ được quên rằng là cha giải tội nghĩa là dự phần vào chính sứ mệnh của Chúa Giêsu để trở nên một dấu chỉ cụ thể cho sự bất biến của tình yêu tha thứ và cứu rỗi của Thiên Chúa. Các linh mục chúng ta đã nhận được ân sủng của Chúa Thánh Thần, để tha tội, và chúng ta chịu trách nhiệm về việc này. Không ai trong chúng ta nắm giữ quyền lực trên Bí Tích này; thay vào đó, chúng ta là những tôi tớ trung tín của lòng thương xót Chúa qua Bí Tích ấy. Mỗi cha giải tội phải đón nhận các tín hữu tương tự như người cha trong dụ ngôn người con hoang đàng: một người cha chạy ra ngoài để gặp con trai mình bất kể nó đã phung phí hết phần sản nghiệp của nó. Các cha giải tội được mời gọi để ôm người con trai ăn năn đang trở về nhà và diễn tả niềm vui được có lại người con ấy. Chúng ta cũng đừng bao giờ mệt mỏi đi ra ngoài với người con trai còn lại, là người đứng bên ngoài, không thể vui mừng nổi, để giải thích với nó là phán đoán của nó quá hà khắc, không công bằng và vô nghĩa dưới ánh sáng lòng thương xót vô biên của người cha. Cầu xin cho những cha giải tội đừng đặt ra những câu hỏi vô ích, nhưng giống như người cha trong dụ ngôn, hãy ngắt ngang bài phát biểu đã được chuẩn bị trước của người con hoang đàng; cầu xin cho các cha giải tội học được cách chấp nhận những lời kêu gọi giúp đỡ và lòng thương xót tuôn chảy từ trái tim của mỗi hối nhân. Nói tóm lại, các cha giải tội được mời gọi là một dấu chỉ về sự ưu việt luôn luôn, ở khắp mọi nơi, và trong bất kể mọi tình huống, của lòng thương xót.
18. Trong Mùa Chay của Năm Thánh này, tôi có ý định sai đi các Thừa Sai của Lòng Thương Xót. Họ sẽ là một dấu chỉ của sự lo lắng từ mẫu của Giáo Hội đối với dân Chúa, để dân Chúa có thể bước vào sự phong phú sâu xa của mầu nhiệm rất cơ bản này của đức tin. Sẽ có những linh mục mà tôi sẽ ban cấp quyền tha thứ cả những tội lỗi chỉ dành quyền giải cho Tòa Thánh, như thế quyền của các vị như những cha giải tội rộng đến mức nào sẽ được rõ ràng hơn nữa. Các vị, trên hết, sẽ là dấu chỉ sống động cho sự sẵn sàng của Chúa Cha chào đón những ai tìm kiếm sự tha thứ của Ngài. Các vị sẽ là các thừa sai của lòng thương xót vì họ sẽ là những người hỗ trợ cho một cuộc gặp gỡ thực sự đầy tình người, nguồn mạch sự giải thoát, và đầy tinh thần trách nhiệm để khắc phục những chướng ngại và đón nhận lại cuộc sống mới của bí tích rửa tội. Họ sẽ được dẫn dắt trong sứ vụ của mình bằng những lời của Thánh Tông Đồ: “Quả thế, Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không vâng phục, để thương xót mọi người.” (Rom 11:32). Thực ra, mọi người, không chừa một ai, đều được kêu mời đón nhận ơn gọi xót thương. Xin cho những thừa sai này có thể sống ơn gọi ấy với bảo đảm rằng họ có thể dán mắt vào Chúa Giêsu, “vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa” (Dt 2:17).
Tôi yêu cầu các anh em Giám Mục mời và chào đón những Thừa Sai này để, trên hết tất cả, họ có thể là những vị giảng thuyết có sức thuyết phục của lòng thương xót. Cầu mong sao cho từng giáo phận có thể tổ chức “các cuộc đại phúc” để các Thừa Sai này có thể là sứ giả của niềm vui và sự tha thứ. Các Giám mục được yêu cầu cử hành bí tích hòa giải với anh chị em giáo dân của mình để thời gian ân sủng do Năm Thánh mang lại sẽ làm cho nhiều con cái Chúa có thể cất bước trên cuộc hành trình về nhà Cha một lần nữa. Xin cho các vị mục tử, đặc biệt là trong Mùa Chay, siêng năng trong việc kêu gọi các tín hữu quay lại “gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và tìm thấy ân sủng” (Dt 4:16).
19. Xin cho thông điệp của lòng thương xót này đến được với tất cả mọi người, và không một ai có thể thờ ơ với lời mời gọi trải nghiệm lòng thương xót. Tôi hướng lời mời hoán cải này còn nhiệt thành hơn nữa đến những ai có những hành vi đang làm họ xa cách với ân sủng của Thiên Chúa. Cách riêng, tôi nghĩ đến người người nam nữ thuộc về các tổ chức tội phạm các loại. Vì thiện ích của họ, tôi cầu xin họ thay đổi cuộc sống mình. Tôi xin họ nhân danh Con Thiên Chúa, Đấng khước từ tội lỗi, nhưng không bao giờ từ chối tội nhân. Đừng rơi vào cái bẫy khủng khiếp của suy nghĩ cho rằng cuộc sống phụ thuộc vào tiền bạc và rằng, so với tiền bạc, bất cứ điều gì khác đều không có giá trị, hay phẩm giá. Điều này không gì khác hơn là một ảo ảnh! Chúng ta không thể đem theo tiền bạc vào cuộc sống bên kia. Tiền không mang lại cho chúng ta hạnh phúc. Bạo lực gây ra vì lợi ích thu vén của cải vấy máu chẳng làm cho người ta có quyền năng cũng chẳng biến ta thành bất tử. Tất cả mọi người, sớm hay muộn, sẽ phải chịu phán xét của Thiên Chúa, không ai có thể thoát được.
Lời mời này cũng được gởi đến những ai chủ động hay bị dính líu vào tham nhũng. Vết thương mưng mủ này là một tội nghiêm trọng đang kêu thấu đến trời cao đòi trả thù, vì nó đe dọa chính nền tảng của cuộc sống cá nhân và xã hội. Tham nhũng ngăn chặn chúng ta hướng đến tương lai với niềm hy vọng, vì sự tham lam tàn bạo của nó làm tiêu tan kế hoạch của những người yếu thế và chà đạp những người nghèo nhất trong những người nghèo. Đó là một sự ác hóa thân thành những hành động trong cuộc sống hàng ngày và lây lan, gây ra những tai tiếng trầm trọng trong đời sống công cộng. Tham nhũng là một sự chai cứng nhơ nhớp tội lỗi của con tim, thay thế Thiên Chúa với ảo ảnh cho rằng tiền là một hình thái của quyền lực. Nó là một tác phẩm của bóng tối, được dưỡng nuôi bởi hoài nghi và gian trá. Corruptio optimi pessima (Sự tham ô của những người tốt nhất là điều khốn nạn nhất), Thánh Gregoriô Cả có lý khi nói thế, ngài khẳng định rằng không ai có thể nghĩ mình miễn nhiễm khỏi cám dỗ này. Nếu chúng ta muốn đưa nó ra khỏi cuộc sống cá nhân và xã hội, chúng ta cần thận trọng, cảnh giác, trung tín, minh bạch, cùng với một lòng can đảm để tố cáo những hành vi sai trái. Nếu nó không được đấu tranh công khai, sớm hay muộn tất cả mọi người sẽ trở thành những kẻ đồng lõa với nó, và cuối cùng nó phá hủy chính sự tồn tại của chúng ta.
Đây là thời thuận tiện để thay đổi cuộc sống chúng ta! Đây là thời gian để cho con tim chúng ta rung động! Khi đối mặt với những hành động xấu xa, ngay cả khi đối mặt với những tội phạm nghiêm trọng, đó là thời gian để lắng nghe tiếng khóc của người dân vô tội đang bị tước đoạt tài sản của họ, nhân phẩm của họ, cảm xúc của họ, và thậm chí cuộc sống của họ. Dính vào con đường của cái ác sẽ chỉ để lại mê lầm và buồn bã. Cuộc sống chân chính là một cái gì đó hoàn toàn khác. Thiên Chúa không ngừng vươn đến chúng ta. Ngài luôn sẵn sàng lắng nghe; tôi, cùng với các anh em giám mục và linh mục cũng thế. Tất cả điều ta cần phải làm là chấp nhận lời mời hoán cải và sấp mình trước công lý trong thời gian đặc biệt này của lòng thương xót được Giáo Hội đưa ra.
20. Không lạc đề ở đây để nhắc nhớ về mối quan hệ giữa công lý và lòng thương xót. Đây không phải là hai thực tại mâu thuẫn, nhưng là hai chiều kích của một thực tại duy nhất mở ra dần dần cho đến khi đạt đến đỉnh điểm trong sự viên mãn của tình yêu. Công lý là một khái niệm cơ bản cho xã hội dân sự, có nghĩa là được chi phối bởi quy tắc pháp luật. Công lý cũng được hiểu như điều gì đó là chính đáng tùy theo mỗi cá nhân. Trong Kinh Thánh, có rất nhiều tham chiếu về công lý của Thiên Chúa, và về Thiên Chúa như một vị “thẩm phán”. Trong những đoạn văn này, công lý được hiểu như là giữ trọn Lề Luật và như là hành vi của mỗi người Israel lương hảo phù hợp với những điều răn của Đức Chúa Trời. Một tầm nhìn như vậy, tuy nhiên, đã không thường xuyên dẫn đến sự tuân thủ luật pháp vì ý nghĩa ban đầu của công lý bị bóp méo và những giá trị sâu sắc của công lý bị làm lu mờ. Để khắc phục những quan điểm mang tính pháp lý này, chúng ta cần phải nhớ lại rằng trong Thánh Kinh, công lý được hiểu một cách cơ bản là sự thành tâm phục tùng Thánh Ý Chúa.
Về phần mình, Chúa Giêsu nói nhiều lần về tầm quan trọng của đức tin hơn là việc tuân giữ lề luật. Theo ý nghĩa đó, chúng ta phải hiểu những lời của Ngài khi, đồng bàn với Matthêu và những người thu thuế và tội lỗi khác, Chúa đã nói với người Pharisêu đang phản đối Ngài: “Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: ‘Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế’. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi”. (Mt 09:13). Đối diện với một tầm nhìn công lý chỉ đơn thuần là việc tuân thủ pháp luật trong đó phán xét con người chỉ đơn giản bằng cách chia họ thành hai nhóm - người công chính và kẻ có tội - Chúa Giêsu có khuynh hướng mạc khải những ân sủng tuyệt vời của lòng thương xót trong đó những người tội lỗi được tìm kiếm, được tha thứ và cứu rỗi. Ta có thể thấy lý do tại sao, trên cơ sở của một tầm nhìn giải phóng về lòng thương xót như một nguồn mạch của sự sống mới như thế, Chúa Giêsu đã bị từ chối bởi những người Pharisêu và các thầy thông luật khác. Khi cố gắng trung tín với lề luật, họ chỉ đơn thuần đặt gánh nặng trên vai của những người khác và hạ thấp lòng thương xót của Chúa Cha. Lời kêu gọi tuân giữ trung thành lề luật không được ngăn cản sự chú ý đến những vấn đề động chạm đến nhân phẩm con người.
Lời Chúa Giêsu hướng đến các văn bản từ sách tiên tri Hôsê - “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” (6: 6) - là quan trọng trong vấn đề này. Chúa Giêsu khẳng định rằng, từ đó trở đi, quy luật sống của các môn đệ Ngài phải đặt lòng thương xót ở trung tâm, như chính Chúa Giêsu đã thể hiện qua việc đồng bàn cùng những người tội lỗi. Lòng Thương Xót, một lần nữa, được mạc khải như là một khía cạnh cơ bản trong sứ mệnh của Chúa Giêsu. Điều này thực sự đang thách thức những người nghe Ngài, những người thường đặt lằn ranh nơi một sự tôn trọng chính thức dành cho luật pháp. Trong khi đó, Chúa Giêsu đi xa hơn lề luật; sự đồng hành Ngài dành cho những ai bị lề luật xem là những người tội lỗi làm cho chúng ta nhận ra chiều sâu lòng thương xót của Ngài.
Thánh Tông Đồ Phaolô cũng thực hiện một hành trình tương tự. Trước khi gặp Chúa Giêsu trên đường Đamát, ông dành cuộc sống mình để nhiệt thành theo đuổi thứ công lý của lề luật (x Phil 3: 6). Sự hoán cải quay về với Chúa Kitô đã dẫn thánh nhân đến việc đảo lộn tầm nhìn này, đến mức ông đã viết thư cho các tín hữu Galát: “Chúng ta tin vào Ðức Kitô Giêsu, để được nên công chính, vì nhờ lòng tin vào Ðức Kitô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dạy. Quả thế, không phàm nhân nào sẽ được nên công chính vì làm những gì Luật dạy” (2:16).
Sự hiểu biết của Phaolô về công lý đã thay đổi triệt để. Giờ đây, thánh nhân đặt đức tin lên đầu, chứ không phải là công lý. Ơn cứu rỗi không đến nhờ việc chấp hành lề luật, nhưng nhờ đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng qua sự chết và sống lại của Ngài mang đến ơn cứu rỗi cùng với một lòng thương xót công chính hóa chúng ta. Công lý của Thiên Chúa giờ đây trở thành một động lực giải phóng cho những ai bị áp bức bởi sự nô lệ tội lỗi và những hậu quả của nó. “Công lý của Thiên Chúa là tình yêu của Ngài” (x Tv 51: 11-16).
21. Lòng Thương Xót không mâu thuẫn với công lý nhưng trái lại thể hiện đường lối Chúa vươn đến các tội nhân, cho anh ta một cơ hội mới để nhìn vào chính mình, hoán cải, và tin tưởng. Kinh nghiệm của tiên tri Hosê có thể giúp chúng ta thấy cách thế lòng thương xót trỗi vượt trên công lý. Thời vị tiên tri này sống là một trong những thời kỳ bi đát nhất trong lịch sử của người Do Thái. Vương quốc bị lung lay trên bờ vực hủy diệt; dân chúng không còn trung thành với giao ước; họ lang thang xa dần Thiên Chúa và đánh mất đi niềm tin của cha ông họ. Theo luận lý của con người, có vẻ hợp lý là Thiên Chúa sẽ nghĩ tới việc chối bỏ dân tộc bất trung này; họ đã không giữ trọn hiệp ước với Thiên Chúa thì như vậy là xứng đáng bị trừng phạt: nói cách khác, là bị lưu đày. Những lời của tiên tri minh chứng cho điều này: “Nó sẽ không trở về Ai-cập nữa, nhưng Át-sua sẽ lại làm vua nó, vì nó không chịu về với Ta” (Hos 11: 5). Tuy nhiên, sau lời hô hào công lý này, vị tiên tri đã thay đổi triệt để phát biểu của mình và trình bày thiên nhan đích thật của Thiên Chúa: “Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Ít-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành! Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma, để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được? Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ không tiêu diệt Ép-ra-im nữa, vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Ðấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ” (Hs 11:8-9) Thánh Augustinô, như thể đang bình luận về những lời này của vị tiên tri đã nói: “Thiên Chúa giữ lại cơn giận dễ hơn là nén lại lòng thương xót.” [13] Và đúng như thế. Cơn giận của Thiên Chúa chỉ thoáng qua, nhưng lòng thương xót của Ngài tồn tại mãi mãi.
Nếu Thiên Chúa tự giới hạn mình trong công lý, Ngài sẽ không còn là Thiên Chúa, và thay vào đó sẽ giống như con người chỉ đòi luật pháp phải được thượng tôn. Nhưng công lý mà thôi thì chưa đủ. Kinh nghiệm cho thấy là một lời kêu gọi công lý mà thôi sẽ dẫn đến sự hủy diệt của nó. Vì thế Thiên Chúa đi xa hơn công lý với lòng thương xót và tha thứ của Ngài. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công lý bị hạ thấp giá trị hay bị xem là thừa thãi. Trái lại, bất cứ ai làm ra một sai lầm thì phải trả giá. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu của hoán cải, không phải là chung cục của nó, vì ta bắt đầu cảm thấy sự dịu dàng và lòng thương xót của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phủ nhận công lý. Thay vào đó, Ngài bao bọc nó và vượt qua nó với một biến cố lớn hơn trong đó chúng ta cảm nghiệm tình yêu như là nền tảng của công lý đích thực. Chúng ta phải chú ý tới những gì Thánh Phaolô cho biết nếu chúng ta muốn tránh những sai lầm mà thánh nhân đã quở trách người Do Thái vào thời của ngài: Vì “họ không nhận biết rằng chính Thiên Chúa làm cho người ta nên công chính, và họ tìm cách nên công chính tự sức mình. Như vậy là họ không tuân theo đường lối Thiên Chúa làm cho người ta nên công chính. Quả thế, cứu cánh của Lề Luật là Ðức Kitô, khiến bất cứ ai tin đều được nên công chính.” (Rm 10: 3-4). Công lý của Thiên Chúa là tình thương của Ngài ban cho tất cả mọi người như một ân sủng tuôn tràn từ cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Như thế, Thánh Giá của Đức Kitô là phán định của Thiên Chúa trên tất cả chúng ta và trên toàn thế giới, vì qua đó Ngài đã ban cho chúng ta sự chắc chắn của tình yêu và cuộc sống mới.
22. Năm Thánh cũng bao gồm việc ban các ân xá. Thực hành này sẽ có được một ý nghĩa càng quan trọng hơn trong Năm Thánh Từ Bi. Sự tha thứ của Thiên Chúa không có giới hạn. Trong cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm rõ hơn nữa tình yêu của Ngài và quyền năng tiêu diệt tất cả tội lỗi nhân loại của tình yêu ấy. Hòa giải với Thiên Chúa trở nên có thể được thông qua mầu nhiệm vượt qua và sự trung gian của Giáo Hội. Như vậy, Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ, và Ngài không bao giờ mệt mỏi tha thứ trong những cách thế liên tục mới mẻ và đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, tất cả chúng ta biết rõ kinh nghiệm về tội lỗi. Chúng ta biết rằng chúng ta được mời gọi để nên hoàn thiện (x Mt 5:48), nhưng chúng ta cảm thấy gánh nặng của tội lỗi. Dù chúng ta cảm nhận được quyền năng biến đổi của ân sủng, chúng ta vẫn cảm thấy ảnh hưởng của tội lỗi tiêu biểu nơi tình trạng sa ngã của chúng ta. Mặc dù được tha thứ, những hậu quả xung khắc của tội lỗi vẫn còn đó. Trong Bí Tích Hòa Giải, Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta những tội lỗi, mà Ngài thực sự tẩy sạch; nhưng tội lỗi để lại một ảnh hưởng tiêu cực trong cách nghĩ và hành động của chúng ta. Tuy nhiên, lòng thương xót của Thiên Chúa còn mạnh hơn cả điều này. Nó trở thành sự xá miễn về phía Chúa Cha, Đấng qua Hiền Thê của Chúa Kitô, là Giáo Hội của Ngài, vươn ra đến những tội nhân được tha thứ và giải phóng người ấy khỏi mọi cặn bã sót lại do hậu quả của tội lỗi, để người ấy có thể hành động với lòng bác ái, ngõ hầu lớn lên trong tình yêu hơn là rơi trở lại vào vòng tội lỗi.
Giáo Hội sống trong sự hiệp thông với các thánh. Trong Thánh Thể, sự hiệp thông này, vốn là một ân sủng từ Thiên Chúa, trở thành một sự hiệp nhất thiêng liêng gắn bó chúng ta với các thánh và cơ man các bậc chân phúc (x Rev 7: 4). Sự thánh thiện của các ngài trợ giúp sự yếu đuối của chúng ta trong một cách thế cho phép Giáo Hội, với những lời cầu nguyện từ mẫu của mình và cách sống của mình, củng cố sự yếu kém của một số người với sức mạnh của những người khác. Do đó, sống ơn xá của Năm Thánh nghĩa là chạy đến lòng thương xót của Chúa Cha với niềm xác tín rằng sự tha thứ của Chúa trải rộng trên toàn bộ cuộc đời của người tín hữu. Đón nhận ơn xá là trải nghiệm sự thánh thiện của Giáo Hội, là người ban cho tất cả mọi người những thành quả trong ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, để tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa có thể vươn tới khắp mọi nơi. Chúng ta hãy sống sốt sắng Năm Thánh này, trong khi cầu xin Chúa Cha tha thứ cho tội lỗi của chúng ta và tắm gội chúng ta trong lòng thương xót “đại xá” của Ngài.
23. Có một khía cạnh của lòng thương xót vượt ra ngoài những ranh giới của Giáo Hội. Nó liên hệ chúng ta với Do Thái giáo và Hồi giáo, cả hai tôn giáo này đều xem lòng thương xót là một trong những thuộc tính quan trọng nhất của Thiên Chúa. Dân Israel là người đầu tiên nhận được mặc khải này là điều theo thời gian tiếp tục là nguồn mạch của một sự phong phú bất tận được dành để chia sẻ với tất cả nhân loại. Như chúng ta đã thấy, các trang của Cựu Ước đầy dẫy lòng thương xót, vì chúng thuật lại những kỳ công mà Chúa đã thực hiện cho dân Ngài vào những thời điểm khó khăn nhất trong lịch sử của họ. Trong số những danh xưng chuyên biệt mà người Hồi giáo dành cho Đấng Tạo Hóa có danh xưng này “Đấng Từ Bi và Nhân Ái.” Danh xưng này thường trên môi miệng của các tín hữu Hồi giáo là những người cảm thấy bản thân họ được tháp tùng và nâng đỡ bởi lòng thương xót trong sự yếu đuối hàng ngày của họ. Họ cũng tin rằng không ai có thể đặt một giới hạn cho lòng thương xót của Thiên Chúa vì những cánh cửa của lòng thương xót luôn luôn rộng mở.
Tôi tin chắc rằng Năm Thánh cử hành lòng thương xót Chúa này sẽ thúc đẩy một cuộc gặp gỡ với những tôn giáo và những truyền thống tôn giáo cao quý khác; cầu xin cho nó mở ra cho chúng ta sự đối thoại càng nhiệt thành hơn, để chúng ta biết và hiểu được người khác tốt hơn; cầu xin cho nó có thể loại bỏ tất cả các hình thức khép kín đầu óc và thiếu tôn trọng, và xua tan mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử.
24. Suy nghĩ của tôi giờ đây hướng đến Mẹ của Lòng Thương Xót. Cầu xin sự dịu ngọt trên thánh nhan Mẹ dõi theo chúng ta trong Năm Thánh này, để tất cả chúng ta có thể tái khám phá niềm vui về sự dịu dàng của Thiên Chúa. Không ai đã bước vào mầu nhiệm sâu xa của việc nhập thể như Đức Maria. Toàn bộ cuộc sống của Mẹ được hun đúc theo sự hiện diện của lòng thương xót đã hóa thành nhục thể. Mẹ của Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh đã bước vào cung thánh của lòng thương xót Chúa vì Mẹ đã tham gia mật thiết trong mầu nhiệm tình yêu của Ngài.
Được chọn làm Mẹ Con Thiên Chúa, Mẹ Maria, ngay từ đầu, đã được chuẩn bị bởi tình yêu của Thiên Chúa để trở thành Hòm Bia Giao Ước giữa Thiên Chúa và con người. Mẹ trân quý lòng thương xót của Thiên Chúa trong trái tim của mình trong sự hòa hợp hoàn hảo với Chúa Giêsu Con Mẹ. Bài thánh ca tán tụng, được hát ở ngưỡng cửa ngôi nhà bà Elizabeth, được dành riêng cho lòng thương xót Chúa kéo dài từ “thế hệ này sang thế hệ khác” (Lc 1:50). Chúng ta cũng được bao gồm trong những lời tiên tri của Đức Trinh Nữ Maria. Đây sẽ là một nguồn an ủi và sức mạnh cho chúng ta khi chúng ta vượt qua ngưỡng cửa của Năm Thánh để trải nghiệm những hoa trái của lòng thương xót Chúa.
Dưới chân thánh giá, Mẹ Maria, cùng với Gioan, môn đệ được Chúa yêu, chứng kiến những lời tha thứ thốt lên bởi Chúa Giêsu. Thể hiện tuyệt đỉnh này của lòng thương xót đối với những ai đã đóng đinh Ngài cho chúng ta thấy lòng thương xót của Thiên Chúa có thể đi xa đến mức nào. Mẹ Maria minh chứng rằng lòng thương xót của Con Thiên Chúa không biết đến một giới hạn nào và mở rộng cho tất cả mọi người, không một ngoại lệ nào. Chúng ta hãy hướng về Mẹ trong lời kinh Salve Regina [chú thích của người dịch: kinh Salve Regina là kinh Lạy Nữ Vương mà chúng ta thường đọc: Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy...], một lời cầu nguyện luôn cổ kính và mới mẻ, để Mẹ không mệt mỏi ghé mắt xót thương nhìn đến chúng ta, và làm cho chúng ta xứng đáng để chiêm ngưỡng khuôn mặt của lòng thương xót, là Chúa Giêsu Con Mẹ.
Lời cầu nguyện của chúng ta cũng hướng đến các Thánh và những Chân Phước đã dâng hiến đời mình rao truyền lòng thương xót Chúa. Tôi đặc biệt nghĩ đến vị tông đồ vĩ đại của lòng thương xót Chúa, là Thánh Faustina Kowalska. Xin thánh nữ, là người đã được mời gọi để bước vào những chiều sâu thẳm của lòng thương xót Chúa, cầu thay nguyện giúp cho chúng ta và nài xin cho chúng ta ân sủng để sống và tiến bước luôn luôn theo lòng thương xót của Thiên Chúa và với một niềm tin vững chắc vào tình yêu của Ngài.
25. Do đó, tôi đưa ra Năm Thánh Ngoại Thường này dành để sống trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta lòng thương xót mà Chúa Cha liên tục tuôn đổ trên tất cả chúng ta. Trong Năm Thánh này, chúng ta hãy để Thiên Chúa làm ngạc nhiên chúng ta. Ngài không bao giờ mệt mỏi mở tung cửa tâm hồn Ngài và lặp đi lặp lại rằng, Ngài yêu thương chúng ta và muốn chia sẻ tình yêu của Ngài với chúng ta. Giáo Hội cảm thấy nhu cầu cấp thiết để công bố lòng thương xót của Thiên Chúa. Cuộc sống của Giáo Hội chỉ chân thật và đáng tin cậy một khi Giáo Hội trở thành một sứ giả thuyết phục của lòng thương xót. Giáo Hội biết rằng nghĩa vụ chính yếu của mình, đặc biệt là tại một thời điểm đầy hy vọng lớn lao xen lẫn với những dấu chỉ rất mâu thuẫn, là giới thiệu với mọi người mầu nhiệm cao cả của lòng thương xót Chúa bằng cách chiêm ngưỡng thiên nhan Chúa Kitô. Giáo Hội được mời gọi trên tất cả mọi sự để trở thành một chứng nhân khả tín cho lòng thương xót, tuyên xưng và sống lòng thương xót ấy như là cốt lõi của mặc khải từ Chúa Giêsu Kitô. Từ trái tim của Thiên Chúa Ba Ngôi, từ những chiều sâu thẳm của mầu nhiệm Thiên Chúa, con sông của lòng thương xót dâng cao và tràn ra không ngừng. Đó là một con suối sẽ không bao giờ khô cạn, bất kể có bao nhiêu người đến kín múc. Mỗi khi có người nào cần đến, thì người ấy có thể đến với con suối ấy, vì lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ không bao giờ ngừng. Sự sâu xa của mầu nhiệm chung quanh lòng thương xót ấy cũng bất tận như sự phong phú nảy sinh ra từ lòng thương xót này.
Trong Năm Thánh này, xin cho Giáo Hội có thể vang vọng những lời của Chúa vang lên mạnh mẽ và rõ ràng như một thông điệp và một dấu chỉ của sự tha thứ, sức mạnh, sự trợ giúp, và tình yêu. Xin cho Giáo Hội không bao giờ mệt mỏi mở rộng lòng thương xót, và luôn kiên nhẫn trao ban lòng từ bi và sự ủi an. Xin cho Giáo Hội trở thành tiếng nói của mỗi người nam nữ, và lặp lại cách tự tin không ngừng rằng: “Lạy Chúa, xin nhớ lại nghĩa nặng với ân sâu. Ngài đã từng biểu lộ từ muôn thuở muôn đời.” (Tv 25: 6).
Ban hành tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Rôma, ngày 11 tháng Tư, Đêm Vọng Chúa Nhật thứ II Mùa Phục Sinh, hay còn gọi là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót, trong năm 2015 của Chúa chúng ta, năm thứ ba trong triều đại giáo hoàng của tôi.
+ Phanxicô
[1] x. Công Đồng Vatican II Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thiên Chúa Dei Verbum (Lời Chúa), 4
[2] Diễn từ khai mạc Công đồng chung Vatican II, Gaudet Mater Ecclesia (Mẹ Giáo Hội mừng vui ), ngày 11 Tháng 10 năm 1962, 2-3.
[3] Diễn từ tại phiên họp chung cuối cùng của Công Đồng Vatican II, 07 Tháng 12 1965.
[4] x. Công Đồng Vatican II Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân), 16: Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới hiện đại Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng), 15.
[5] Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica (Tổng luận Thần Học), II-II, q. 30, a. 4.
[6] Chúa Nhật 24 Thường Niên. Đây là Kinh Tiền Tụng đã xuất hiện vào thế kỷ thứ tám trong số các văn bản cánh chung của Sách Lễ Gelasia (1198).
[7] x. Bài giảng 22: CCL, 122, 149-151.
[8] Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 24
[9] Số. 2.
[10] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thông Điệp Dives in Misericordia (Giàu Lòng Thương Xót), 15.
[11] Thượng dẫn., 13.
[12] Words of Light and Love – Những Lời của Ánh Sáng và Tình Yêu, 57.
[13] Bài Giảng về Thánh Vịnh, 76, 11
Top Stories
Final report on Leadership Conference of Women Religious
Vatican Radio
10:12 16/04/2015
(Vatican 2015-04-16 ) Pope Francis met on Friday with members of the Leadership Conference of Women Religious as the group released a report on the implementation of its doctrinal assessment by the Vatican’s Congregation of the Doctrine of the Faith.
The LCWR is an association of the leaders of congregations of Catholic women religious in the United States and represents more than 80 percent of religious sisters in the US. The joint report was issued by the LCWR and Archbishop Peter Sartain of Seattle who led the four year assessment process requested by the Vatican. The report marks the conclusion of the sensitive process, which the sisters say was carried out with a “spirit of cooperation among participants”.
Please find below the press release and joint report on the Leadership Conference of Women Religious
Press Release April 16
Officials of the Congregation for the Doctrine of the Faith (CDF), Archbishop Peter Sartain and officers of the Leadership Conference of Women Religious (LCWR) met April 16. Archbishop Sartain and LCWR officers presented a joint report (attached) on the implementation of the CDF Doctrinal Assessment and Mandate of April 2012. The joint report outlines the manner in which the implementation of the Mandate has been accomplished. The Congregation accepted the joint report, marking the conclusion of the Doctrinal Assessment of LCWR. Present for the April 16 meeting were His Eminence Gerhard Cardinal Müller, Archbishop Peter Sartain, Sr. Carol Zinn, SSJ, Sr. Marcia Allen, CSJ, Sr. Joan Marie Steadman, CSC, and Sr. Janet Mock, CSJ, and other officials of CDF.
During the meeting, Archbishop Sartain and LCWR officers outlined the process undertaken by the Bishop Delegates and LCWR over the past three years, noting the spirit of cooperation among participants throughout the sensitive process. Cardinal Müller offered his thoughts on the Doctrinal Assessment as well as the Mandate and its completion. He expressed gratitude to those present for their willing participation in this important and delicate work and extended thanks to others who had participated, especially Archbishop Leonard P. Blair, Bishop Thomas J. Paprocki, and the past officers and Executive Directors of LCWR.
Following the meeting, Cardinal Müller said: “At the conclusion of this process, the Congregation is confident that LCWR has made clear its mission to support its member Institutes by fostering a vision of religious life that is centered on the Person of Jesus Christ and is rooted in the Tradition of the Church. It is this vision that makes religious women and men radical witnesses to the Gospel, and, therefore, is essential for the flourishing of religious life in the Church.”
Sr. Sharon Holland, IHM, President of LCWR, was unable to be present for the meeting but commented, “We are pleased at the completion of the Mandate, which involved long and challenging exchanges of our understandings of and perspectives on critical matters of Religious Life and its practice. Through these exchanges, conducted always in a spirit of prayer and mutual respect, we were brought to deeper understandings of one another’s experiences, roles, responsibilities, and hopes for the Church and the people it serves. We learned that what we hold in common is much greater than any of our differences.”
Archbishop Sartain added, “Over the past several years, I have had the honor of working with LCWR officers and meeting a large number of LCWR members through the implementation of the Mandate. Our work included the revision of LCWR Statutes; review of LCWR publications, programs and speakers; and discussion of a wide range of issues raised by the Doctrinal Assessment, LCWR, and the Bishop Delegates. The assistance of CDF officials was essential to the great progress we made. Our work together was undertaken in an atmosphere of love for the Church and profound respect for the critical place of religious life in the United States, and the very fact of such substantive dialogue between bishops and religious women has been mutually beneficial and a blessing from the Lord. As we state in our joint final report, ‘The commitment of LCWR leadership to its crucial role in service to the mission and membership of the Conference will continue to guide and strengthen LCWR’s witness to the great vocation of Religious Life, to its sure foundation in Christ, and to ecclesial communion.’ The other two Bishop Delegates and I are grateful for the opportunity to be involved in such a fruitful dialogue.”
Joint Final Report
Following the publication of the Doctrinal Assessment of the Leadership Conference of Women Religious (LCWR) by the Congregation for the Doctrine of the Faith (April 18, 2012), the officers of LCWR and the Bishop Delegates began working in close collaboration toward the implementation of the Mandate which accompanied that document. From the beginning, our extensive conversations were marked by a spirit of prayer, love for the Church, mutual respect, and cooperation. We found our conversations to be mutually beneficial. In this Joint Final Report, we set forth the manner in which the implementation of the Mandate has been accomplished.
LCWR Statutes: The Statutes of the Conference were definitively approved for the first time by the Sacred Congregation for Religious in 1962; a revised text was subsequently approved by the Congregation for Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life on June 29, 1989. LCWR had initiated a review of the Statutes prior to receiving the Mandate. In response to the 2012 Mandate, a subcommittee representing LCWR and the Bishop Delegates reviewed that document, attentive to the Mandate’s request for greater clarity in expressing the mission and responsibilities of the LCWR as a Conference of Major Superiors under the ultimate direction of the Apostolic See. Through a collaborative process of mutual learning and of refining several drafts, it was agreed that “the role of the Conference as a public juridic person centered on Jesus Christ and faithful to the teachings of the Church is to undertake through its membership and in collaboration with other sisters those services which develop the life and mission of women religious in responding to the Gospel in the contemporary world” (Statutes, Section 2). At the conclusion of this drafting and refining process, the subcommittee’s work was considered ready to be submitted to the LCWR Assembly. The 2014 Assembly overwhelmingly approved the text, and it was forwarded to the Apostolic See. Following a positive review by the CDF, the revised Statutes were approved on February 6, 2015 by Decree of the Congregation for Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life.
Conference Publications and Programs: The Mandate also called for a review of LCWR publications to ensure that the Conference’s mission would be fulfilled in accord with Church teaching. The Conference’s mission is in service of its members and their positive role of collaboration in the Church’s mission. At the same time, LCWR publications serve a larger audience in the Church. Many persons desiring spiritual growth have become readers of various publications. The nature of LCWR publications is intended to address spiritual matters rather than engage in formal theological inquiry. Nevertheless, because of the vital link between spirituality and theology, and in order to inspire, help evaluate experience as Women Religious, and challenge to growth, publications need a sound doctrinal foundation. To this end, measures are being taken to promote a scholarly rigor that will ensure theological accuracy and help avoid statements that are ambiguous with regard to Church doctrine or could be read as contrary to it. This exercise of theological responsibility is for the sake of both Conference Members and other readers. At the same time, it serves to protect the credibility of the Conference itself as a long-standing canonical entity of the Church. In addition, a publications Advisory Committee exists and manuscripts will be reviewed by competent theologians, as a means of safeguarding the theological integrity of the Conference.
The Mandate also addressed care in the selection of programs and speakers at General Assemblies and other LCWR-sponsored events. The choice of topics and speakers appropriate to the Conference’s mission and service will be carried out in a prayerful, thoughtful and discerning manner. As with written publications, LCWR expects speakers and presenters to speak with integrity and to further the aims and purposes of the Conference, which unfold within the wider context of the Church’s faith and mission. When a topic explicitly addresses matters of faith, speakers are expected to employ the ecclesial language of faith. When exploring contemporary issues, particularly those which, while not explicitly theological nevertheless touch upon faith and morals, LCWR expects speakers and presenters to have due regard for the Church’s faith and to pose questions for further reflection in a manner that suggests how faith might shed light on such issues. As with publications, this kind of professional integrity will serve the Members well. Finally, a revised process for the selection of the Outstanding Leadership Award recipient has been articulated.
Other issues addressed by the Mandate: Over the past three years, considerable time and attention were given to dialogue regarding other matters raised by the Mandate, including the importance of the celebration of the Eucharist; the place of the Liturgy of the Hours in religious communities; the centrality of a communal process of contemplative prayer practiced at LCWR Assemblies and other gatherings; the relationship between LCWR and other organizations; and the essential understanding of LCWR as an instrument of ecclesial communion. These discussions had their origin in the Mandate and led to clarifying and fruitful conversation.
Conclusion: Our work together in response to the Mandate has borne much fruit, for which we give thanks to God and the gentle guidance of the Holy Spirit. The very fact of such substantive dialogue between bishops and religious has been a blessing to be appreciated and further encouraged. The Commitment of LCWR leadership to its crucial role in service to the mission and membership of the Conference will continue to guide and strengthen LCWR’s witness to the great vocation of Religious Life, to its sure foundation in Christ, and to ecclesial communion.
Most Rev. J. Peter Sartain Sr. Sharon Holland, IHM
Archbishop of Seattle LCWR President
Most Rev. Leonard P. Blair Sr. Marcia Allen, CSJ
Archbishop of Hartford LCWR President-Elect
Most Rev. Thomas J. Paprocki Sr. Carol Zinn, SSJ
Bishop of Springfield in Illinois LCWR Past President
Sr. Joan Marie Steadman, CSC
LCWR Executive Director
The LCWR is an association of the leaders of congregations of Catholic women religious in the United States and represents more than 80 percent of religious sisters in the US. The joint report was issued by the LCWR and Archbishop Peter Sartain of Seattle who led the four year assessment process requested by the Vatican. The report marks the conclusion of the sensitive process, which the sisters say was carried out with a “spirit of cooperation among participants”.
Please find below the press release and joint report on the Leadership Conference of Women Religious
Press Release April 16
Officials of the Congregation for the Doctrine of the Faith (CDF), Archbishop Peter Sartain and officers of the Leadership Conference of Women Religious (LCWR) met April 16. Archbishop Sartain and LCWR officers presented a joint report (attached) on the implementation of the CDF Doctrinal Assessment and Mandate of April 2012. The joint report outlines the manner in which the implementation of the Mandate has been accomplished. The Congregation accepted the joint report, marking the conclusion of the Doctrinal Assessment of LCWR. Present for the April 16 meeting were His Eminence Gerhard Cardinal Müller, Archbishop Peter Sartain, Sr. Carol Zinn, SSJ, Sr. Marcia Allen, CSJ, Sr. Joan Marie Steadman, CSC, and Sr. Janet Mock, CSJ, and other officials of CDF.
During the meeting, Archbishop Sartain and LCWR officers outlined the process undertaken by the Bishop Delegates and LCWR over the past three years, noting the spirit of cooperation among participants throughout the sensitive process. Cardinal Müller offered his thoughts on the Doctrinal Assessment as well as the Mandate and its completion. He expressed gratitude to those present for their willing participation in this important and delicate work and extended thanks to others who had participated, especially Archbishop Leonard P. Blair, Bishop Thomas J. Paprocki, and the past officers and Executive Directors of LCWR.
Following the meeting, Cardinal Müller said: “At the conclusion of this process, the Congregation is confident that LCWR has made clear its mission to support its member Institutes by fostering a vision of religious life that is centered on the Person of Jesus Christ and is rooted in the Tradition of the Church. It is this vision that makes religious women and men radical witnesses to the Gospel, and, therefore, is essential for the flourishing of religious life in the Church.”
Sr. Sharon Holland, IHM, President of LCWR, was unable to be present for the meeting but commented, “We are pleased at the completion of the Mandate, which involved long and challenging exchanges of our understandings of and perspectives on critical matters of Religious Life and its practice. Through these exchanges, conducted always in a spirit of prayer and mutual respect, we were brought to deeper understandings of one another’s experiences, roles, responsibilities, and hopes for the Church and the people it serves. We learned that what we hold in common is much greater than any of our differences.”
Archbishop Sartain added, “Over the past several years, I have had the honor of working with LCWR officers and meeting a large number of LCWR members through the implementation of the Mandate. Our work included the revision of LCWR Statutes; review of LCWR publications, programs and speakers; and discussion of a wide range of issues raised by the Doctrinal Assessment, LCWR, and the Bishop Delegates. The assistance of CDF officials was essential to the great progress we made. Our work together was undertaken in an atmosphere of love for the Church and profound respect for the critical place of religious life in the United States, and the very fact of such substantive dialogue between bishops and religious women has been mutually beneficial and a blessing from the Lord. As we state in our joint final report, ‘The commitment of LCWR leadership to its crucial role in service to the mission and membership of the Conference will continue to guide and strengthen LCWR’s witness to the great vocation of Religious Life, to its sure foundation in Christ, and to ecclesial communion.’ The other two Bishop Delegates and I are grateful for the opportunity to be involved in such a fruitful dialogue.”
Joint Final Report
Following the publication of the Doctrinal Assessment of the Leadership Conference of Women Religious (LCWR) by the Congregation for the Doctrine of the Faith (April 18, 2012), the officers of LCWR and the Bishop Delegates began working in close collaboration toward the implementation of the Mandate which accompanied that document. From the beginning, our extensive conversations were marked by a spirit of prayer, love for the Church, mutual respect, and cooperation. We found our conversations to be mutually beneficial. In this Joint Final Report, we set forth the manner in which the implementation of the Mandate has been accomplished.
LCWR Statutes: The Statutes of the Conference were definitively approved for the first time by the Sacred Congregation for Religious in 1962; a revised text was subsequently approved by the Congregation for Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life on June 29, 1989. LCWR had initiated a review of the Statutes prior to receiving the Mandate. In response to the 2012 Mandate, a subcommittee representing LCWR and the Bishop Delegates reviewed that document, attentive to the Mandate’s request for greater clarity in expressing the mission and responsibilities of the LCWR as a Conference of Major Superiors under the ultimate direction of the Apostolic See. Through a collaborative process of mutual learning and of refining several drafts, it was agreed that “the role of the Conference as a public juridic person centered on Jesus Christ and faithful to the teachings of the Church is to undertake through its membership and in collaboration with other sisters those services which develop the life and mission of women religious in responding to the Gospel in the contemporary world” (Statutes, Section 2). At the conclusion of this drafting and refining process, the subcommittee’s work was considered ready to be submitted to the LCWR Assembly. The 2014 Assembly overwhelmingly approved the text, and it was forwarded to the Apostolic See. Following a positive review by the CDF, the revised Statutes were approved on February 6, 2015 by Decree of the Congregation for Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life.
Conference Publications and Programs: The Mandate also called for a review of LCWR publications to ensure that the Conference’s mission would be fulfilled in accord with Church teaching. The Conference’s mission is in service of its members and their positive role of collaboration in the Church’s mission. At the same time, LCWR publications serve a larger audience in the Church. Many persons desiring spiritual growth have become readers of various publications. The nature of LCWR publications is intended to address spiritual matters rather than engage in formal theological inquiry. Nevertheless, because of the vital link between spirituality and theology, and in order to inspire, help evaluate experience as Women Religious, and challenge to growth, publications need a sound doctrinal foundation. To this end, measures are being taken to promote a scholarly rigor that will ensure theological accuracy and help avoid statements that are ambiguous with regard to Church doctrine or could be read as contrary to it. This exercise of theological responsibility is for the sake of both Conference Members and other readers. At the same time, it serves to protect the credibility of the Conference itself as a long-standing canonical entity of the Church. In addition, a publications Advisory Committee exists and manuscripts will be reviewed by competent theologians, as a means of safeguarding the theological integrity of the Conference.
The Mandate also addressed care in the selection of programs and speakers at General Assemblies and other LCWR-sponsored events. The choice of topics and speakers appropriate to the Conference’s mission and service will be carried out in a prayerful, thoughtful and discerning manner. As with written publications, LCWR expects speakers and presenters to speak with integrity and to further the aims and purposes of the Conference, which unfold within the wider context of the Church’s faith and mission. When a topic explicitly addresses matters of faith, speakers are expected to employ the ecclesial language of faith. When exploring contemporary issues, particularly those which, while not explicitly theological nevertheless touch upon faith and morals, LCWR expects speakers and presenters to have due regard for the Church’s faith and to pose questions for further reflection in a manner that suggests how faith might shed light on such issues. As with publications, this kind of professional integrity will serve the Members well. Finally, a revised process for the selection of the Outstanding Leadership Award recipient has been articulated.
Other issues addressed by the Mandate: Over the past three years, considerable time and attention were given to dialogue regarding other matters raised by the Mandate, including the importance of the celebration of the Eucharist; the place of the Liturgy of the Hours in religious communities; the centrality of a communal process of contemplative prayer practiced at LCWR Assemblies and other gatherings; the relationship between LCWR and other organizations; and the essential understanding of LCWR as an instrument of ecclesial communion. These discussions had their origin in the Mandate and led to clarifying and fruitful conversation.
Conclusion: Our work together in response to the Mandate has borne much fruit, for which we give thanks to God and the gentle guidance of the Holy Spirit. The very fact of such substantive dialogue between bishops and religious has been a blessing to be appreciated and further encouraged. The Commitment of LCWR leadership to its crucial role in service to the mission and membership of the Conference will continue to guide and strengthen LCWR’s witness to the great vocation of Religious Life, to its sure foundation in Christ, and to ecclesial communion.
Most Rev. J. Peter Sartain Sr. Sharon Holland, IHM
Archbishop of Seattle LCWR President
Most Rev. Leonard P. Blair Sr. Marcia Allen, CSJ
Archbishop of Hartford LCWR President-Elect
Most Rev. Thomas J. Paprocki Sr. Carol Zinn, SSJ
Bishop of Springfield in Illinois LCWR Past President
Sr. Joan Marie Steadman, CSC
LCWR Executive Director
Presentation of the Annuarium Pontificium
ViS
10:14 16/04/2015
Vatican City, 16 April 2015 (VIS) – The Annuarium Pontificium 2015 and the Annuarium Statisticum Ecclesiae 2013 have been issued this morning. The former reveals some new aspects of the life of the Church that have emerged between February 2014 and February 2015, and the latter illustrates the changes that took place in 2013.
The statistics referring to the year 2013, show the dynamics of the Catholic Church in the world's 2,989 ecclesiastical circumscriptions. It may be seen that in this period one diocese and two eparchies have been elevated to the level of metropolitan sees; three new episcopal sees, three eparchies and one archiepiscopal exarchate have been erected; one territorial prelature has been elevated to a diocese, and one apostolic prefecture to an apostolic vicariate.
Since 2005, the number of Catholics worldwide has increased from 1,115 million to 1,254 million, an increase of 139 million faithful. During the last two years, the presence of baptised Catholics in the world has increased from 17.3% to 17.7%.
There has been a 34% increase in Catholics in Africa, which has experienced a population increase of 1.9% between 2005 and 2013. The increase of Catholics in Asia (3.2% in 2013, compared to 2.9% in 2005) has been higher than that of population growth in Asia. In America Catholics continue to represent 63% of a growing population. In Europe, where the population is stagnant, there has been a slight increase in the number of baptised faithful in recent years. The percentage of baptised Catholics in Oceania remains stable although in a declining population.
From 2012 to 2013 the number of bishops has increased by 40 from 5,133 to 5,173. In North America and Oceania there has been a reduction of 6 and 5 bishops respectively, in contrast to an increase of 23 in the rest of the American continent, 5 in Africa, 14 in Asia and 9 in Europe.
The number of priests, diocesan and religious, increased from 414,313 in 2012 to 415,348 in 2013.
Candidates to the priesthood – diocesan and religious – dropped from 120,616 in 2011 to 118,251 in 2013 (-2%). An increase of 1.5% is recorded in Africa, compared to a decrease of 0.5% in Asia, 3.6% in Europe and 5.2% in North America.
The number of permanent deacons continues to grow well, passing from 33,391 in 2005 to 43,000 in 2013. They are present in North America and Europe in particular (96.7%), with the remaining 2.4% distributed between Africa, Asia and Oceania.
The number of professed religious other than priests has grown by 1%, from 54,708 in 2005 to 55,000 in 2013. They have increased in number in Africa by 6% and Asia by 30%, and decreased in America (2,8%), Europe (10.9%) and Oceania (2%). The significant reduction in women religious is affirmed: currently 693,575 compared to 760,529 in 2005: -18.3% in Europe, -17.1 % in Oceania, and -15.5 in America. However, an increase of 18% in Africa and 10% in Asia is recorded.
The statistics referring to the year 2013, show the dynamics of the Catholic Church in the world's 2,989 ecclesiastical circumscriptions. It may be seen that in this period one diocese and two eparchies have been elevated to the level of metropolitan sees; three new episcopal sees, three eparchies and one archiepiscopal exarchate have been erected; one territorial prelature has been elevated to a diocese, and one apostolic prefecture to an apostolic vicariate.
Since 2005, the number of Catholics worldwide has increased from 1,115 million to 1,254 million, an increase of 139 million faithful. During the last two years, the presence of baptised Catholics in the world has increased from 17.3% to 17.7%.
There has been a 34% increase in Catholics in Africa, which has experienced a population increase of 1.9% between 2005 and 2013. The increase of Catholics in Asia (3.2% in 2013, compared to 2.9% in 2005) has been higher than that of population growth in Asia. In America Catholics continue to represent 63% of a growing population. In Europe, where the population is stagnant, there has been a slight increase in the number of baptised faithful in recent years. The percentage of baptised Catholics in Oceania remains stable although in a declining population.
From 2012 to 2013 the number of bishops has increased by 40 from 5,133 to 5,173. In North America and Oceania there has been a reduction of 6 and 5 bishops respectively, in contrast to an increase of 23 in the rest of the American continent, 5 in Africa, 14 in Asia and 9 in Europe.
The number of priests, diocesan and religious, increased from 414,313 in 2012 to 415,348 in 2013.
Candidates to the priesthood – diocesan and religious – dropped from 120,616 in 2011 to 118,251 in 2013 (-2%). An increase of 1.5% is recorded in Africa, compared to a decrease of 0.5% in Asia, 3.6% in Europe and 5.2% in North America.
The number of permanent deacons continues to grow well, passing from 33,391 in 2005 to 43,000 in 2013. They are present in North America and Europe in particular (96.7%), with the remaining 2.4% distributed between Africa, Asia and Oceania.
The number of professed religious other than priests has grown by 1%, from 54,708 in 2005 to 55,000 in 2013. They have increased in number in Africa by 6% and Asia by 30%, and decreased in America (2,8%), Europe (10.9%) and Oceania (2%). The significant reduction in women religious is affirmed: currently 693,575 compared to 760,529 in 2005: -18.3% in Europe, -17.1 % in Oceania, and -15.5 in America. However, an increase of 18% in Africa and 10% in Asia is recorded.
Pope: ''more weight and more authority must be given to women”
Vatican Radio
10:09 16/04/2015
(Vatican 2015-04-15 ) Pope Francis says there is still much to be done in order to give due recognition to women, both in society and in the Church.
Speaking on Wednesday during the General Audience in St. Peter's Square, the Pope said that not only must the voice of women be listened to, but that it must also be given weight and authority.
Continuing in his Catechesis on the family, Pope Francis focused on the great gift that God gave humanity when he created man and woman and on the Sacrament of marriage.
Reflecting on the complementarity between man and woman, Francis said that the Scripture tells us that “God created man in his own image… male and female he created them” and that man and woman bear the image and likeness of God not only as individuals, but also together.
He said that in God’s plan, sexual differentiation is not ordered to subordination, but to communion and procreation and he said that this reciprocity brings harmony and enrichment to the human family.
But, pointing out that it also presents a constant challenge and that modern culture has opened new scenarios, the Pope pointed out that there is much work to be done in order to give women their due recognition.
The very way in which Jesus considered women – the Pope said – shines a powerful light on a long road still to be tread, a road upon which we have only taken a few steps. This road – Francis said – “is to be travelled with creativity and audacity”.
The Pope also touched on issues that have come to the fore thanks to new freedoms and new perspectives opened up by contemporary culture.
Asking himself whether the so-called “gender” theory that aims to annul sexual differences may also be an expression of frustration and resignation due to our inability to confront a problem, the Pope said that: “removing the difference is the problem, not the solution”.
And inviting men and women to speak more to one another, and to respect and love each other, Pope Francis also urged intellectuals “not to abandon this theme as if it had become secondary within their commitment to build a more just and free society”.
Nowadays – the Pope concluded – as we sense the responsibility to do more in favour of women, recognizing the weight and authority of their voices in society and the Church, we must also ask ourselves to what extent society’s loss of faith in God is related to the crisis of the covenant between man and woman.
The challenge faced by the Church, and by all believers and families – he said - is to rediscover the beauty of God’s plan, the imprint of his image in that covenant.
Speaking on Wednesday during the General Audience in St. Peter's Square, the Pope said that not only must the voice of women be listened to, but that it must also be given weight and authority.
Continuing in his Catechesis on the family, Pope Francis focused on the great gift that God gave humanity when he created man and woman and on the Sacrament of marriage.
Reflecting on the complementarity between man and woman, Francis said that the Scripture tells us that “God created man in his own image… male and female he created them” and that man and woman bear the image and likeness of God not only as individuals, but also together.
He said that in God’s plan, sexual differentiation is not ordered to subordination, but to communion and procreation and he said that this reciprocity brings harmony and enrichment to the human family.
But, pointing out that it also presents a constant challenge and that modern culture has opened new scenarios, the Pope pointed out that there is much work to be done in order to give women their due recognition.
The very way in which Jesus considered women – the Pope said – shines a powerful light on a long road still to be tread, a road upon which we have only taken a few steps. This road – Francis said – “is to be travelled with creativity and audacity”.
The Pope also touched on issues that have come to the fore thanks to new freedoms and new perspectives opened up by contemporary culture.
Asking himself whether the so-called “gender” theory that aims to annul sexual differences may also be an expression of frustration and resignation due to our inability to confront a problem, the Pope said that: “removing the difference is the problem, not the solution”.
And inviting men and women to speak more to one another, and to respect and love each other, Pope Francis also urged intellectuals “not to abandon this theme as if it had become secondary within their commitment to build a more just and free society”.
Nowadays – the Pope concluded – as we sense the responsibility to do more in favour of women, recognizing the weight and authority of their voices in society and the Church, we must also ask ourselves to what extent society’s loss of faith in God is related to the crisis of the covenant between man and woman.
The challenge faced by the Church, and by all believers and families – he said - is to rediscover the beauty of God’s plan, the imprint of his image in that covenant.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ lòng thương xót Chúa ở giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
20:03 16/04/2015
LỄ LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA Ở GXVN PARIS
Paris, Chúa Nhật 12.04.2015, Kính Lòng Thương Xót Chúa, Giáo Xứ Việt Nam Paris mừng Lễ Ngân Khánh 25 năm thành lập Hội Yểm Trợ Ơn Gọi, Lễ Kim Khánh 50 năm Linh Mục và Lễ Thượng Thọ Bát Tuần 80 tuổi của Đức Ông Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh.
11g30 phút, cả cộng đoàn, trên dưới ngàn người, đã đứng lên, cùng nhau ca mừng Thiên Chúa « Alleluia, Alleluia, Alleluia, Alleluia. Hãy hát mừng Chúa. Hãy cảm tạ Người. Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương. Muôn ngàn đời, Chúa vẫn luôn nhân từ ». Đoàn Đồng tế, khoảng 40 linh mục tiên lên bàn thánh.
Bài ca nhập lễ Lòng Thương Xót Chúa chấm dứt, ông Nguyễn Anh Hải, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ mời mọi người an tọa, và đã đại diện cộng đoàn, thay cho bà Trần Thị Kim Chi, Chủ Tịch, vắng mặt vì lý do sức khỏe, nói lời chúc mừng Lễ Ngân Khánh 25 năm thành lập Hội Yểm Trợ Ơn Gọi và Lễ Kim Khánh 50 năm linh mục của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris. Bày tỏ lòng cám ơn Đức Ông, Ban Thường Vụ đã kính biếu Đức Ông một áo lễ mới và xin ngài mặc áo này ngay để dâng Thánh Lễ Lòng Thương Xót Chúa Hôm nay. Đức Ông Giuse đã chiều theo ý của Hội Đồng Mục Vụ, đã nhận và mặc áo lễ mới. Một tràng pháo tay vui mừng to vang khắp nhà nguyện. Và Thánh lễ bắt đầu.
Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã nói đến niềm vui của Hội Yểm Trợ Ơn Gọi và của bản thân mình. Ngài nói :
Kính thưa quý Cha, quý Thày Phó Tế, quý Tu Sĩ nam nữ và quý Ông Bà Anh Chị Em, đặc biệt các Hội Viên Hội Yểm Trợ.
Sự hiện diện đông đảo của quý Cha, quý Thày, quý Nữ Tu và Cộng Đồng dân Chúa làm nổi bật niềm vui lớn, trước tiên là của Hội Yểm Trợ và thứ đến là của bản thân tôi.
Niềm vui của Hội Yểm Trợ, bởi vì nhờ ơn Chúa, Hội từ con số đầu tiên gần hai trăm, đến hôm nay, nghĩa là 25 năm sinh hoạt, Hội đã có được 645 hội viên nằm trong 36 chi hội. Hội vẫn trung kiên với hai chủ đích : chủ đích thiêng liêng, được coi là chủ yếu, là cầu nguyện mỗi ngày cho Ơn gọi tận Hiến trong Giáo Hội hoàn vũ. Chủ đích liên đới, là mỗi hội viên góp tiền niên liễm tối thiểu 25 eurô mỗi năm để gửi về giúp các đại chủng viện ở Việt Nam. Tuy chỉ là hạt cát nhỏ, nhưng lại là đồng tiền bà góa bày tỏ tinh thần hy sinh quảng đại liên đới với ích chung của Giáo Hội trong công trình đào tạo nhân sự.
Giữa các linh mục đồng tế hôm nay, chắc chắn có những cha đã xuất thân từ một chủng viện mà hội đã khiêm tốn và âm thầm góp phần vào công trình của chủng viện bằng lời kinh và bằng hạt cát nhỏ tiền niên liễm.
Chính đây là niềm vui, là sự hãnh diện Thiên Chúa và các Thánh Tử Đạo quan thày ban chung cho Giáo Xứ, cho Hội Yểm Trợ, và ban riêng cho từng hội viên, còn sống hay đã qua đời. Để chia vui với Hội Yểm Trợ, để cảm tạ Thiên Chúa với Hội và để chúc cho Hội Yểm Trợ sống lâu, lớn mạnh và kiên trì trong chủ đích sinh hoạt của Hội, tôi xin Cộng Đoàn mừng Hội một tràng pháo tay lớn.
Về lễ Kim Khánh, thưa quý Cha, quý Thày Phó Tế, quý Tu Sĩ nam nữ và toàn thể quý Ông Bà, quý Anh Chị, các Bạn Trẻ và các Em Nhỏ. Tôi biết rằng hết mọi người hiện diện hôm nay trong nhà nguyện này đều thương tôi, đều đến để chia vui và cầu nguyện với tôi về lễ Kim Khánh Linh Mục và lễ bát tuần mà Chúa ban cho tôi như những hồng ân cao cả, dù tôi bất xứng. Tôi rất xúc động, và xin chân thành cám ơn sự hiện diện quý giá và tình nghĩa của mỗi người.
Đặc biệt từ khi được nhắc nhở rằng ‘năm nay là lễ Kim Khánh linh mục, là lễ bát tuần của tuổi đời’, tôi có năm ý tưởng chủ yếu để cầu nguyện : là ngợi khen lòng thương xót của Chúa, là cảm tạ tình thương vô biên của Chúa, là đền tạ Chúa về những sai lỗi dưới nhiều hình thức và qua Chúa xin lỗi hết mọi người lớn nhỏ mà tôi đã vô tình làm buồn lòng. Sau cùng là xin Chúa trả ơn lại cho những người đã cách này hay cách khác nâng đỡ tôi để tôi được Chúa cho ngày kim khánh linh mục và bát tuần tuổi đời này. Quả thật ơn Chúa ban hoàn toàn nhưng không, vì không bao giờ, tôi đã dám nghĩ đến hạnh phúc có ngày hôm nay, giữa tình thương của Chúa và tấm lòng quý mến của quý Cha, quý Thày quý Chị, quý Ông Bà và các Bạn Trẻ, các Em Nhỏ. Quả thật, tất cả là hồng ân, và giờ đây tôi chỉ biết cúi đầu thưa hai chữ cám ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse và mọi người.
Năm Đời Sống Thánh Hiến : Còn một điều tôi muốn được thưa thêm với quý Cha, quý thày, quý Chị, quý Chủng Sinh và toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa, Đó là niềm vui của ‘Năm Đời Sống Thánh Hiến’ đang diễn tiến trong cả Giáo Hội. Tôi thấy là một ơn quan phòng, vì nhờ Hội Yểm Trợ, mà đặc biệt là bản thân tôi được bao vây bởi đông đảo quý Cha, quý Thầy, qúy Nữ Tu và nhiều Chủng Sinh. Quả như lời Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong Tông thư về ‘Đời sống Thánh Hiến’ : Sống ơn gọi tận hiến là sống hạnh phúc được Chúa tuyển chọn, là sống niềm vui được sai đi phục vụ dân Chúa, là sống xác tín và nhiệt tình trong sứ mệnh tông đồ được giao phó…Tất cả đều là những hồng ân lớn. Vì thế, tôi xin cộng đoàn dân Chúa cầu nguyện, trong thánh lễ này, cho tất cả những ai đang sống đời thánh hiến, đặc biệt cho tôi, được đón nhận dồi dào và biết sống đầy đủ những hồng ân Chúa ban. Xin chân thành cám ơn mọi người ».
Sau rước lễ, ông Nguyễn Anh Hải, mời cộng đoàn cùng ngồi và lần lượt ông mời ba vị góp lời với Cộng Đoàn.
Ông Nguyễn Văn Cần, Hội Trưởng Hội Yểm Trợ Ơn gọi đã ngỏ lời cám ơn Đức Ông đã thành lập và dìu dắt hội trong 25 năm qua, để hôm nay, Hội được mừng lễ Ngân Khánh và có một số hội viên đông đảo 645 hội viên.
Giáo sư Vũ Quốc Thúc, nhận phép rửa vào Lễ Phục Sinh, ngày 08.04.2012, đã đại diện những bổn đạo mới, chúc mừng Lễ Kim Khánh Linh Mục và Thượng Thọ Bát tuần Đức Ông và kính biếu ngài hai cuốn sách của mình.
Giáo Sư Trần Văn Cảnh, đã cùng bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh và luật sư Lê Đình Thông, đại diện cho Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris, tạ ơn Chúa, chúc Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh mừng hai đại lễ Kim Khánh Linh Mục và Thượng Thọ Bát Tuần được nhiều vui vẻ hơn nữa trong « Niềm Vui Tin Mừng », mà ngài đã sống từ 80 năm nay và đã trung thành phục vụ tích cực trong chức vụ Linh Mục Chứng Nhân của Thầy Chí Thánh Kytô từ 50 năm nay.
Ông cũng đã kính biếu Đức Ông cuốn sách thứ 42 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ vừa biên soạn và phát hành ngày hôm nay, 12.04.2014, để cùng với toàn thể Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris của 8 địa điểm mục vụ và 34 hội đoàn, phong trào, ban, nhóm mục vụ, dâng lên Đức Ông Giuse, tâm tình chân thành của Cộng Đoàn.
Cuốn sách lấy lại châm ngôn mà Đức Ông đã chọn khi được thụ phong linh mục ngày 27.04.1965 tại Vĩnh Long, nhan đề là « CHỨNG NHÂN CỦA THẦY », với 19 bài viết của 15 tác giả, dầy 302 trang.
Và Thánh Lễ đã chấm dứt vời bài Thánh Ca :
« Chúng con xin ngợi khen Cha
Chúng con xin tạ ơn Ngài.
Bây giờ và mãi mãi. Alleluia ».
Paris, ngày 12.04.2015
Trần Văn Cảnh
11g30 phút, cả cộng đoàn, trên dưới ngàn người, đã đứng lên, cùng nhau ca mừng Thiên Chúa « Alleluia, Alleluia, Alleluia, Alleluia. Hãy hát mừng Chúa. Hãy cảm tạ Người. Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương. Muôn ngàn đời, Chúa vẫn luôn nhân từ ». Đoàn Đồng tế, khoảng 40 linh mục tiên lên bàn thánh.
Bài ca nhập lễ Lòng Thương Xót Chúa chấm dứt, ông Nguyễn Anh Hải, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ mời mọi người an tọa, và đã đại diện cộng đoàn, thay cho bà Trần Thị Kim Chi, Chủ Tịch, vắng mặt vì lý do sức khỏe, nói lời chúc mừng Lễ Ngân Khánh 25 năm thành lập Hội Yểm Trợ Ơn Gọi và Lễ Kim Khánh 50 năm linh mục của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris. Bày tỏ lòng cám ơn Đức Ông, Ban Thường Vụ đã kính biếu Đức Ông một áo lễ mới và xin ngài mặc áo này ngay để dâng Thánh Lễ Lòng Thương Xót Chúa Hôm nay. Đức Ông Giuse đã chiều theo ý của Hội Đồng Mục Vụ, đã nhận và mặc áo lễ mới. Một tràng pháo tay vui mừng to vang khắp nhà nguyện. Và Thánh lễ bắt đầu.
Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã nói đến niềm vui của Hội Yểm Trợ Ơn Gọi và của bản thân mình. Ngài nói :
Kính thưa quý Cha, quý Thày Phó Tế, quý Tu Sĩ nam nữ và quý Ông Bà Anh Chị Em, đặc biệt các Hội Viên Hội Yểm Trợ.
Sự hiện diện đông đảo của quý Cha, quý Thày, quý Nữ Tu và Cộng Đồng dân Chúa làm nổi bật niềm vui lớn, trước tiên là của Hội Yểm Trợ và thứ đến là của bản thân tôi.
Niềm vui của Hội Yểm Trợ, bởi vì nhờ ơn Chúa, Hội từ con số đầu tiên gần hai trăm, đến hôm nay, nghĩa là 25 năm sinh hoạt, Hội đã có được 645 hội viên nằm trong 36 chi hội. Hội vẫn trung kiên với hai chủ đích : chủ đích thiêng liêng, được coi là chủ yếu, là cầu nguyện mỗi ngày cho Ơn gọi tận Hiến trong Giáo Hội hoàn vũ. Chủ đích liên đới, là mỗi hội viên góp tiền niên liễm tối thiểu 25 eurô mỗi năm để gửi về giúp các đại chủng viện ở Việt Nam. Tuy chỉ là hạt cát nhỏ, nhưng lại là đồng tiền bà góa bày tỏ tinh thần hy sinh quảng đại liên đới với ích chung của Giáo Hội trong công trình đào tạo nhân sự.
Giữa các linh mục đồng tế hôm nay, chắc chắn có những cha đã xuất thân từ một chủng viện mà hội đã khiêm tốn và âm thầm góp phần vào công trình của chủng viện bằng lời kinh và bằng hạt cát nhỏ tiền niên liễm.
Chính đây là niềm vui, là sự hãnh diện Thiên Chúa và các Thánh Tử Đạo quan thày ban chung cho Giáo Xứ, cho Hội Yểm Trợ, và ban riêng cho từng hội viên, còn sống hay đã qua đời. Để chia vui với Hội Yểm Trợ, để cảm tạ Thiên Chúa với Hội và để chúc cho Hội Yểm Trợ sống lâu, lớn mạnh và kiên trì trong chủ đích sinh hoạt của Hội, tôi xin Cộng Đoàn mừng Hội một tràng pháo tay lớn.
Về lễ Kim Khánh, thưa quý Cha, quý Thày Phó Tế, quý Tu Sĩ nam nữ và toàn thể quý Ông Bà, quý Anh Chị, các Bạn Trẻ và các Em Nhỏ. Tôi biết rằng hết mọi người hiện diện hôm nay trong nhà nguyện này đều thương tôi, đều đến để chia vui và cầu nguyện với tôi về lễ Kim Khánh Linh Mục và lễ bát tuần mà Chúa ban cho tôi như những hồng ân cao cả, dù tôi bất xứng. Tôi rất xúc động, và xin chân thành cám ơn sự hiện diện quý giá và tình nghĩa của mỗi người.
Đặc biệt từ khi được nhắc nhở rằng ‘năm nay là lễ Kim Khánh linh mục, là lễ bát tuần của tuổi đời’, tôi có năm ý tưởng chủ yếu để cầu nguyện : là ngợi khen lòng thương xót của Chúa, là cảm tạ tình thương vô biên của Chúa, là đền tạ Chúa về những sai lỗi dưới nhiều hình thức và qua Chúa xin lỗi hết mọi người lớn nhỏ mà tôi đã vô tình làm buồn lòng. Sau cùng là xin Chúa trả ơn lại cho những người đã cách này hay cách khác nâng đỡ tôi để tôi được Chúa cho ngày kim khánh linh mục và bát tuần tuổi đời này. Quả thật ơn Chúa ban hoàn toàn nhưng không, vì không bao giờ, tôi đã dám nghĩ đến hạnh phúc có ngày hôm nay, giữa tình thương của Chúa và tấm lòng quý mến của quý Cha, quý Thày quý Chị, quý Ông Bà và các Bạn Trẻ, các Em Nhỏ. Quả thật, tất cả là hồng ân, và giờ đây tôi chỉ biết cúi đầu thưa hai chữ cám ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse và mọi người.
Năm Đời Sống Thánh Hiến : Còn một điều tôi muốn được thưa thêm với quý Cha, quý thày, quý Chị, quý Chủng Sinh và toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa, Đó là niềm vui của ‘Năm Đời Sống Thánh Hiến’ đang diễn tiến trong cả Giáo Hội. Tôi thấy là một ơn quan phòng, vì nhờ Hội Yểm Trợ, mà đặc biệt là bản thân tôi được bao vây bởi đông đảo quý Cha, quý Thầy, qúy Nữ Tu và nhiều Chủng Sinh. Quả như lời Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong Tông thư về ‘Đời sống Thánh Hiến’ : Sống ơn gọi tận hiến là sống hạnh phúc được Chúa tuyển chọn, là sống niềm vui được sai đi phục vụ dân Chúa, là sống xác tín và nhiệt tình trong sứ mệnh tông đồ được giao phó…Tất cả đều là những hồng ân lớn. Vì thế, tôi xin cộng đoàn dân Chúa cầu nguyện, trong thánh lễ này, cho tất cả những ai đang sống đời thánh hiến, đặc biệt cho tôi, được đón nhận dồi dào và biết sống đầy đủ những hồng ân Chúa ban. Xin chân thành cám ơn mọi người ».
Ông Nguyễn Văn Cần, Hội Trưởng Hội Yểm Trợ Ơn gọi đã ngỏ lời cám ơn Đức Ông đã thành lập và dìu dắt hội trong 25 năm qua, để hôm nay, Hội được mừng lễ Ngân Khánh và có một số hội viên đông đảo 645 hội viên.
Giáo sư Vũ Quốc Thúc, nhận phép rửa vào Lễ Phục Sinh, ngày 08.04.2012, đã đại diện những bổn đạo mới, chúc mừng Lễ Kim Khánh Linh Mục và Thượng Thọ Bát tuần Đức Ông và kính biếu ngài hai cuốn sách của mình.
Giáo Sư Trần Văn Cảnh, đã cùng bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh và luật sư Lê Đình Thông, đại diện cho Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris, tạ ơn Chúa, chúc Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh mừng hai đại lễ Kim Khánh Linh Mục và Thượng Thọ Bát Tuần được nhiều vui vẻ hơn nữa trong « Niềm Vui Tin Mừng », mà ngài đã sống từ 80 năm nay và đã trung thành phục vụ tích cực trong chức vụ Linh Mục Chứng Nhân của Thầy Chí Thánh Kytô từ 50 năm nay.
Ông cũng đã kính biếu Đức Ông cuốn sách thứ 42 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ vừa biên soạn và phát hành ngày hôm nay, 12.04.2014, để cùng với toàn thể Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris của 8 địa điểm mục vụ và 34 hội đoàn, phong trào, ban, nhóm mục vụ, dâng lên Đức Ông Giuse, tâm tình chân thành của Cộng Đoàn.
Cuốn sách lấy lại châm ngôn mà Đức Ông đã chọn khi được thụ phong linh mục ngày 27.04.1965 tại Vĩnh Long, nhan đề là « CHỨNG NHÂN CỦA THẦY », với 19 bài viết của 15 tác giả, dầy 302 trang.
Và Thánh Lễ đã chấm dứt vời bài Thánh Ca :
« Chúng con xin ngợi khen Cha
Chúng con xin tạ ơn Ngài.
Bây giờ và mãi mãi. Alleluia ».
Paris, ngày 12.04.2015
Trần Văn Cảnh
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hòa giải với ai - Hòa hợp cái gì?
Phạm Trần
20:10 16/04/2015
HÒA GIẢI VỚI AI-HÒA HỢP CÁI GÌ ?
Phạm Trần
Đảng Cộng sản Việt Nam có thật lòng muốn hòa giải và hòa hợp dân tộc không hay chỉ nói một đàng làm một nẻo nên chia rẽ và hận thù đã chống chất sau 40 năm kết thúc chiến tranh ?
Câu hỏi này không mới mà đã được lập đi lập lại vào mỗi dịp 30 tháng 4 về. Tại sao ?
Trước hết, hãy nghe Nhà nghiên cứu 95 tuổi Nguyễn Đình Đầu, nguyên Phụ tá Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền trong chính phủ 2 ngày của Tổng thống sau cùng Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh chia sẻ: “Tôi thấy về vấn đề đoàn kết dân tộc bằng văn hóa chúng ta mới có những chỉ thị. Còn nền văn hóa của Việt Nam mang bản sắc như thế nào thì chưa làm sáng rõ ra được. Vì thế, chúng ta cần phải giáo dục, xây dựng không chỉ con người khoa học, con người kinh tế mà cả con người văn hóa nữa. Dù mỗi người có một đường hướng, khuynh hướng chính trị khác nhau, nhưng mẫu số chung là, đều vì tương lai của đất nước Việt Nam.
Có như thế, người Việt Nam mới luôn giữ được bản sắc riêng của mình trong thời đại mới. Bản sắc ấy chính là tình yêu quê hương và lòng tự tôn dân tộc. Tình yêu quê hương, lòng tự tôn dân tộc luôn giúp cho người Việt Nam hành động thuận theo lẽ phải, theo đại nghĩa và vượt qua những thử thách hiểm nghèo nhất. Vậy nên, mỗi người Việt Nam hôm nay cần phải coi trọng việc hòa hợp dân tộc là một trách nhiệm lịch sử tự nguyện.” (phỏng vấn của báo Thể Thao-Văn hóa, 13/04/2015)
Chuyện “mới có những chỉ thị” trong hành động “đòan kết dân tộc” của đảng CSVN đã nói nói lên điều gì từ một nhân chứng lịch sử của ngày 30/4/1975 ?
Cụ Nguyễn Đình Đầu đã chứng minh nội dung trong khỏan 1 của Điều 60 Hiến pháp 2013 chỉ nói mà không hành. Điều này viết : “ Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.”
Nếu có “văn hoá tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc” thì tại sao vẫn còn nuôi dưỡng hận thù đồi với 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa, những con dân nước Việt đã hy sinh trong trận chiến chống quân Trung Cộng xâm lược quần đào Hòang Sa năm 1974 ?
Dòng máu đỏ của những người da vàng Việt Nam Cộng hòa có khác với những dòng máu của 64 Bộ đội CSVN hy sinh trong trận chiến Trường Sa chống quần Tầu xâm lược năm 1988 không ?
Nếu không khác thì tại sao chỉ dựng Tượng đài kỷ niệm 64 người của quân đội CSVN tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa ngày 14/03/2015, đúng vào ngày này 27 năm trước họ bị quân Tầu hạ sát dã man tại trận chiến đá Gạc Ma, mà không được nổ súng theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Lê Đức Anh.
Đại tướng Lê Đức đã bị nhiều Sỹ quan quân đội Nhân dân, kể cả Thiếu tướng nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Nguyễn Trọng Vĩnh, cáo buộc là người thân Trung Cộng. Tướng Anh cũng đã lén lút qua mặt Ngọai trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Bộ Ngọai giao để sắp đặt với các Đặc sứ của Bắc Kinh tổ chức chuyến đi bí mật đến Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên) năm 1990 của phái đòan Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng.
Mục đích chuyến đi là để tái lập quan hệ ngọai giao với Trung Quốc, nhưng phải thỏa mãn điều kiện của Trung Quốc đòi Việt Nam rút quân đội Việt Nam khỏi chiến trường Kampuchia và không được nhắc đến cuộc chiến xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979 của 600,000 quân Trung Cộng.
Đến nay, 25 năm sau, những thỏa hiệp bí mật Thành Đô giữa Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân vẫn bị phong tỏa.
TRƯỜNG SA VÀ HÒANG SA
Do đó, mỗi khi nhắc đến cuộc chiến Gạc Ma là mọi người đều nhớ đến trách nhiệm lịch sử không thể chối cãi của ông Lê Đức Anh, người sau này làm đến chức Chủ tịch Nước (1992-1997) đối với 64 người lính đã bỏ mình ở đó.
Vì vậy không có gì sai trái khi đền ơn những người đã hy sinh cho Tổ Quốc, nhưng đã làm thì phải làm cho tất cả mọi người đã đổ máu cho một lý tưởng chống ngọai bang Trung Cộng xâm lược để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kể cả trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới phiá bắc đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Tầu từ 1979 đến 1987.
Nhưng đảng và nhà nước CSVN đã không dám làn như thế để giữ trọn tình nghĩa láng giềng “vừa là đồng chí vừa là anh em” với đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cũng thật không công chính khi Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) Đặng Ngọc Tùng phát biểu tại lễ dựng tượng đài ngày 14/04/2015: "Theo nguyện vọng của thân nhân của những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma năm 1988 cũng như của cả nước là có một khu tưởng niệm các anh hùng Gạc Ma để thân nhân các liệt sĩ hàng năm về đây viếng người thân của mình, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ sau này. Do đó việc xây dựng tượng đài tại đây trong chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa- Trường Sa" với hy vọng đáp ứng được phần nào nguyện vọng của thân nhân chiến sĩ Gạc Ma cũng như của công đoàn cả nước cùng toàn thể nhân dân hướng về các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh.”
Tại sao lại có cả “Hòang Sa” trong cuộc vận động quyên góp tiền bạc chỉ dành cho Gạc Ma ? Hương hồn của 74 chiến sỹ VNCH hy sinh ở Hòang Sa có “xơ múi” gì trong cuộc quyên góp tiền bạc do Tổng liên đòan Lao động Việt Nam tổ chức ?
Chắp và Hòang Sa vào làm gì ngoài mục đích tuyên truyền đòan kết ngoài mặt ? Không ai ở Việt Nam trả lời câu hỏi này của thân nhân 74 người lính VNCH và của người dân VNCH cũ.
Nhưng rất rõ là hành động thiên vị một phía của tổ chức TLĐLĐVN được sự đồng tình, tiếp tay của Nhà nước đã cho thấy chủ trương “hòa giải-hòa hợp dân tộc”, vẫn thường được nghe phát ra từ cửa miệng lãnh đạo bấy lâu nay chỉ là “nước lã ao bèo”.
Cũng thật ảo tưởng khi Khỏan 3 trong Điều 60 Hiến pháp còn viết : “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.”
Bởi lẽ trong thực tế Nhà nước đã không làm như Hiến pháp quy định với dân trong đời sống hàng ngày ở Việt Nam mà đi hàng hai như ghi trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nghị quyết này có đọan viết : “Phương hướng chung của sự nghiệp vǎn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc , ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa…”
Như vậy phải chăng những ai không đóng góp vào việc “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” như 74 người lính VNCH chết ở Hòang Sa thì phải bị gạt ra khỏi hàng ngũ yêu nước ?
Hãy đọc lời phê bình của Nhà văn, Đại tá Quân đội Nhân dân nghỉ hưu Phạm Đình Trọng trong bài viết ngày 11/04/2015: “Dựng tượng đài khắc ghi vào thời gian, khắc ghi vào tâm linh Việt Nam những dòng máu thiêng Việt Nam đã đổ ra để giữ biển Đông, mảnh thềm không thể tách rời của ngôi nhà hương hỏa Việt Nam là đòi hỏi khẩn thiết của mọi trái tim Việt Nam hôm nay và mãi mãi mai sau. Nhưng nếu chỉ dựng tượng đài Chiến sĩ Gạc Ma 1988 thì vừa bất công, vừa hẹp hòi, nhỏ nhen, chật chội quá! Một hành xử chính trị nhưng dường như phản chính trị! Chỉ là thứ chính trị thô thiển, bè phái, cục bộ! Một việc làm khoét sâu thêm nỗi đau li tán dân tộc cũng là làm suy yếu dân tộc.”
Ông nói thêm: “Những người lính của chính quyền Sài Gòn chết ở Hoàng Sa năm 1974 trong cuộc chiến chống quân Tàu Cộng xâm lược. Những người lính của chính quyền Hà Nội cũng chết trong cuộc chiến chống quân Tàu Cộng xâm lược Gạc Ma, Trường Sa năm 1988. Họ đều chết cho Tổ quốc Việt Nam, chết trên những doi cát ngay thềm ngôi nhà Việt Nam mang hồn thiêng cha ông. Nay chỉ dựng tượng đài ghi công Chiến sĩ Gạc Ma 1988 thì tượng đài chật chội, nhỏ nhen, hẹp hòi đó không thể mang tấm lòng bao dung của Mẹ Việt Nam, không thể bền vững cùng non nước Việt Nam mà chỉ là tượng đài của một thế lực phe nhóm và chỉ tồn tại cùng thế lực phe nhóm đó mà thôi.”
Cũng với tư duy hẹp hòi, phe nhóm và cực đoan Cộng sản, những người cầm quyền cũng đã làm ngơ với khuyến nghị tri ân chiến sỹ VNCH ở Hòang Sa của Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình, trong đó có Nhà nghiên cứu nổi tiếng Nguyễn Đình Đầu và những nhân sỹ, trí thức khác ở Việt Nam là một bằng chứng hòa giải của người Cộng sản chỉ có trên đấu môi chót lưỡi.
Nên biết Cụ Nguyễn Đình Đầu, người thuộc thành phần Thứ Ba trong giải pháp chính trị ở miền Nam sau cuộc chiến theo Hiệp định Paris 1973, từng nỗ lực giàn xếp một giải pháp đòan kết dân tộc vào giờ cuối cùng của cuộc chiến nhưng phe Cộng sản đã bác bỏ thẳng tay.
Cụ kể : “ Ngày ấy, chính xác là sáng ngày 29/4 luật sư Huyền (Nguyễn Văn Huyền, Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa ) yêu cầu tôi phải thành lập một phái đoàn để đi gặp đại diện Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở Tân Sân Nhất. Được sự chấp thuận của Tổng thống Dương Văn Minh và nội các, tôi đã lên danh sách phái đoàn gồm ông Nguyễn Văn Diệp, ông Nguyễn Văn Hạnh là người có liên lạc với kháng chiến và một người nữa có chân trong tình báo là ông Tô Văn Cang. Nói là điều đình nhưng thực ra phía Việt Nam Cộng hòa biết mình sẽ thua, việc chính quyền mới thành lập được một ngày, không có ý sẽ tiếp tục kháng chiến mà là để thi hành Hiệp định Paris là chính.
Chúng tôi từ Tân Sơn Nhất trở về, gặp Tổng thống Dương Văn Minh đang đứng ở ngoài sân. Chúng tôi báo cáo với ông ấy việc điều đình về dân sự không đạt được kết quả. Ông Minh tỏ ra bất lực. Ngay sau đó, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền giao cho tôi soạn thảo bản tuyên bố “Chấp nhận điều kiện ngừng bắn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam”. Dự thảo viết xong lúc 16 giờ và ngay sau đó được Phó tổng thống Huyền trình lên tổng thống. Tướng Dương Văn Minh chấp thuận cho ông Huyền công bố bản dự thảo này trên Đài Phát thanh Sài Gòn lúc 17 giờ ngày 29/4/1975.
Sáng ngày 30/4 tôi cùng ông Huyền lên gặp Tổng thống Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng) tại số 6 đường Thống Nhất (đường Lê Duẩn ngày nay) để bàn về vấn đề ngưng chiến. Đến 9 giờ, Tổng thống Minh ra một tuyên bố phía Việt Nam Cộng hòa sẽ ngưng tiếng súng, chờ cách mạng tới để giao lại quyền hành.
Đến 11h30 quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập thì lúc bấy giờ nhiệm vụ của tôi cũng chấm dứt nên tôi rời khỏi dinh...” (báo Thể Thao-Văn hóa, 13/04/2015)
Cụ Nguyễn Đình Đầu là một Nhân sỹ Công Giáo nổi tiếng với nhiều công trình nghiên cứu Sử-Địa, đặc biệt về chủ quyền của Việt Nam trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy cụ đã rời khỏi Dinh Độc lập khi tướng Dương Văn Minh “đầu hàng”, nhưng sau đó Cụ lại tích cực tham gia vào Câu lạc bộ Phaolo Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Địa phận Sài Gòn đã qúa vãng, để tiếp tục đối thọai với chính quyền Cộng sản trong tinh thần “sống Phúc Âm giữa lòng Dân tộc”.
Rất tiếc, nỗ lực của Cụ và của các Tu sỹ và Trí thức Công Giáo, dưới quyền Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo Hội Cộng giáo Việt Nam, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, không được chính quyền Cộng sản đáp ứng. Ngược lại nhà cầm quyền Cộng sản ở Sài Gòn đã ngăn chận một số cuộc Hội thảo về tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông và những bức xúc xã hội khác do Câu lạc bộ đề xướng.
Công an còn xách nhiễu, dọa nạt những người đến tham dự Các cuộc thảo luận tại Câu lạc bộ, trong đó có Giáo sư Tương Lai, cố Luật sư Lê Hiếu Đằng, Bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm từng là nạn nhân.
Điều này cho thấy trong suốt 40 năm qua, chưa bao giờ Lãnh đạo Cộng sản chịu lắng nghe những lời nói chân thật, thẳng thắn và chí tình của người dân, đặc biệt của các thành phần trí thức và cựu đảng viên cách mạng lão thành trong nước về “hòa giải-hòa hợp” dân tộc để đòan kết trong ngoài xây dựng đất nước.
Vì vậy, khi nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nói về “con người văn hóa” thì muôn vàn bằng chứng cho thấy sau 40 năm chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn do người Cộng sản chủ mưu gây ra, đảng CSVN vẫn chưa hề có “văn hóa hòa giải” .
TỪ NGHỊ QUYẾT 36
Người Cộng sản chỉ muốn người khác phải tự nguyện “hòa hợp” vào guồng máy cai trị độc tài tòan trị của mình. Ai đứng ngoài, ai chống lại đều bị chụp lên đầu chiếc nói cối phản động, phản cách mạng, thế lực thù địch chống đảng, chống nhà nước và nhân dân !
Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị “về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” đã 11 năm tuổi, nhưng những gì đảng nói vẫn “trăm voi không được bát nước xáo”.
Nghị quyết này chủ trương “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, nhưng mọi chuyện vẫn anh là anh, tôi là tôi.
Tình trạng phân biệt địa phương Nam-Bắc, kẻ thắng người thua vẫn phủ đầy trong xã hội và trên mọi lĩnh vực từ nơi làm việc đến học đường.
Bằng chứng như hàng ngàn Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bị tàn tật vẫn phải lê lết trên đường phố kiếm ăn không được nhà nước mệnh danh “của dân, do dân và vì dân” giúp đỡ khi đau ốm chứ chưa nói đến miếng cơm manh áo.
Chẳng những thế, họ còn bị hất hủi, ngăn chặn không cho nhận giúp đỡ của các Tổ chức Tôn giáo và Dân sự xã hội như đã liên tục xẩy ra ở miền Trung và tại Sài Gòn.
Cách hành sử này không những chỉ thiếu văn hóa và truyền thống dân tộc mà còn chà đạp lên nhân phẩm và quyền con người và vi phạm những Điều quan trọng của Hiến pháp 2013 do chính người Cộng sản viết ra chỉ nhằm tuyên truyền:
Điều 16 :
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 38 :
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.”
Tại sao như thế ? Vì đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục coi những nạn nhân của chiến tranh sống trên lãnh thổ VNCH cũ là những kè thù của chế độ.
Đó là lý do tại sao đảng chưa thể đòan kết được dân trong nước thì làm sao có thể đòan kết với người Việt đã trốn Cộng sản ra nước ngoài ?
Vì vậy, Việt kiều muốn biết những điều sau đây:
-Tại sao Đảng vẫn tiếp tục đàn áp người dân tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam ?
-Tại sao người dân bị đàn áp, bị pha phách khi xuống đường đòi được tưởng niệm các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc ỡ Hòang Sa năm 1974, biên giới Trung-Việt và ở Trường Sa năm 1988 ?
-Tại sao lại đàn áp những người dân đòi đền bù công bằng vì bị cưỡng chế đất đai và tịch thu tài sản cho các công trình xây dựng chỉ có lợi cho phe nhóm là chính ?
-Tại sao các quyền tự do căn bản của dân được Hiến pháp bảo đảm như tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp vẫn còn bị kìm kẹp, hạn chế và kiểm soát ?
-Và do Luật pháp nào cho phép mà Nhà nước được quyền sử dụng côn đồ và công an để hù họa, đàn áp, bắt cóc những người họat động bảo vệ nhân quyền, dân chủ ?
-Căn cứ vào đâu mà Nhà nước được lạm quyền lấy đi công ăn việc làm, cuớp quyền hành nghề và chận đứng mọi cách kiếm sống của những đối tượng đã hết hạn tù chính trị hay đấu tranh đòi các quyền tự do ?
-Lý do nào cho phép nhà nước căn cứ vào lý lịch thuộc gia đình cách mạng, cán bộ và đảng viên để bao che cho những phần tử xấu và không có khả năng được có công ăn việc làm trong khi người có tài nhưng không có tiền “mua việc” thì bị lọai ?
-Ai cho phép nhà nước tiếp tục cướp đất, tài sản và phá bỏ những nơi thờ phượng của các Tôn giáo, đặc biệt của người dân tộc ở những vùng cao và vùng sâu cách xa các Thánh đường, Nhà Chùa ?
- Người dân nào cũng muốn biết tại sao nhà nước lại để cho Trung Quốc tự do biến 7 đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, đồn bót được thiết lập ở đó ?
- Tại sao Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, chưa hỏi ý kiến Quốc hội mà đã bằng lòng để cho Trung Quốc thiết lập các Đặc khu kinh tế dọc biên giới, khai thác chung dầu khí ở vùng biển “trong” và “ngoài” vịnh Bắc Bộ trong thỏa hiệp ký tại Bắc Kinh ngày 7/4/2015 ?
-Sau cùng ai cho ông Trọng quyền đồng ý nghiên cứu để cho Trung Quốc dùng cảng Hải Phòng phục vụ kế họach vận chuyển hàng hoá có lợi cho Trung Quốc. Kế họach kinh tế của Bắc Kinh được gọi là “Con dường Tơ lụa trên biển”, được Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình công bố năm 2014, nhằm bành trướng cánh tay phát triển và tham vọng kinh tế của Trung Hoa tới Đông Nam Á, Nam Á, Phi Châu,Trung Đông và Châu Âu.
Nếu nhà nước không trả lời được những thắc mắc trên thì hãy ngưng ngay lập tức luận điệu quy chụp Kiều bào như của ông Thứ trưởng Ngọai giao, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài Vũ Hồng Nam. Ông Nam nói rằng : “Điều đáng buồn là có một bộ phận nhỏ kiều bào ở nước ngoài vẫn còn giữ định kiến, làm những việc đi ngược lại lợi ích của đất nước, dân tộc.” (Tạp chí Qu6e hương, 31/01/2015)
Nhưng ông Nam có hiểu tại sao cái bộ phận lớn chứ không phải nhỏ như ông méo mó cho đẹp lòng đảng vẫn đi biểu tình chống Nhà nước của ông không ?
Đơn giản vì đồng bào của họ ở Việt Nam vẫn phải đối diện với nhựng thắc mắc của Việt kiều nêu trên, nhất là khi quyền làm người của họ đã bị những luật lệ ngoài luồng pháp lý như hai Luật Dân sự và Luật Hình Sự cho phép Công an bắt bớ tùy tiện dựa vào các Điều phản dân chủ 79, 88 và 258.
Ngoài ra cũng nên nhớ người tiền nhiệm của ông là Nguyễn Thanh Sơn, bây giờ là Đại sứ ở Nga, đã nhiều lần vu khống Việt kiều chống đảng, trong đó có chuyện bịa ra việc người đi biểu tình đã được trả tiền để chống Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi tháng 7 năm 2013 khi ông Sang đến Tòa Bạch ốc gặp Tổng thống Barack Obama.
Ông Sơn còn kêu gọi phải:” Cần nhanh chóng thu hẹp và đi đến xóa bỏ mọi khoảng cách, sự khác biệt giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước, đấu tranh phân hóa, đập tan mọi luận điệu chia rẽ, xuyên tạc để hơn 90 triệu đồng bào ở trong nước và 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài trở thành một khối đại đoàn kết thống nhất, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách đưa đất nước vững bước đi lên…” (phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, từ 20-21/5/2014 tại Hà Nội.)
Nhưng đấu tranh với ai và ai đã xuyên tạc những việc làm sai trái, phản dân chủ của đảng CSVN trong mấy năm qua ?
VĂN HOÁ-VĂN NGHỆ NAM-BẮC
Bước sang lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, cán bộ lãnh đạo Tuyên giáo cũng đã xuyên tạc đổi trắng thay đen nền Văn hoá thời VNCH nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày 30-4.
Dưới tiêu đề “Hòa hợp dân tộc bằng con đường văn hóa”, ông Tiến sỹ-Phó giáo sư Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhận xèt hàm hồ về văn hoá-văn nghệ thời VNCH như thế này : “Thực tế cho thấy, hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đất nước ta không chỉ bị chia cắt về địa lý mà đây đó còn bị chia rẽ lòng người. Đặc biệt là trong 20 năm miền Nam dưới chính quyền cũ. Bằng hệ thống tâm lý chiến khổng lồ với nhiều thủ đoạn thâm hiểm, các hoạt động tuyên truyền phục vụ chiến tranh xâm lược và chủ nghĩa thực dân kiểu mới đã được đẩy mạnh, tạo ra một thứ văn hóa nô dịch, đồi truỵ, lôi kéo một bộ phận khá đông thanh niên trong các thành thị chạy theo lối sống gấp, vị kỷ, sa đọa, hòng hủy hoại những giá trị văn hóa dân tộc. Nguy hiểm hơn, họ còn bị đẩy đến niềm tin rằng Việt Nam Cộng hòa là quốc gia riêng biệt, tách rời khỏi nước Việt Nam thống nhất; rằng “giải phóng miền Nam” thực chất là cuộc xâm lược của những người cộng sản miền Bắc.” (báo Thể thao-Văn hoá, 20/02/2015)
Thật trớ trêu, sau ngày 30/4/1975, không biết đã có bao nhiêu trí thức và văn nghệ sỹ miền Bắc đã chạy xô vào Sài Gòn tìm mua sách báo mà Nguyễn Thế Kỷ đã bôi đen để nghiên cứu và tìm hiểu nếp sống văn hoá-văn nghệ phong phú của dân trong Nam.
Vậy nếu muốn so sánh hai nền Văn hoá miền Nam tự do với miền Bắc lai Tầu, lai Nga và sặc mùi đảng từ sau bản án Nhân văn Giai phẩm (1958) ra sao thì hãy hỏi những người còn sống rất giầu vốn liếng văn học-nghệ thuật như các Nhà văn Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo, Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà biên sử Nguyễn Nhã và Nhà nghiên cứu cụ Nguyễn Đình Đầu v.v… để so sánh, chả cần phải đi đâu xa.
Hoặc muốn cẩn thận hơn thì hãy đến thắp hương trước mộ hai Nhà Thơ Mầu Tím Hoa Sim Hữu Loan và Thi sỹ Hòang Cầm để hỏi thêm cho đủ.
Hơn nữa, ông tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ cũng nên đọc lại phê bình gay gắt của Nghị quyết Trung ương 5 khóa đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu để thấy nền văn nghệ đảng kiểm soát đã “siêu việt” ra sao.
Nghị quyết phê phán: “Đời sống vǎn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập. Rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc và thành quả của đổi mới. Trong sáng tác và lý luận, phê bình, có lúc đã nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tựu vǎn học cách mạng và kháng chiến, đối lập vǎn nghệ với chính trị, nhìn xã hội với thái độ bi quan. Một vài tác phẩm viết về kháng chiến đã không phân biệt chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa. Xu hướng "thương mại hóa", chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức nǎng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của vǎn học, nghệ thuật bị suy giảm.
Nghị quyết 04 của Trung ương (khóa VII) về vǎn hóa - vǎn nghệ được đại bộ phận vǎn nghệ sĩ đồng tình. Một số có nhận thức lệch lạc đã trở lại với cái đúng; các khuynh hướng xấu từng bước bị đẩy lùi. Tuy vậy, một số quan điểm sai trái vẫn xuất hiện. Các loại vǎn hóa phẩm độc hại vẫn còn xâm nhập vào xã hội và các gia đình. Nhiều cơ sở in, quảng cáo, quán ǎn, khách sạn, sàn nhảy mở tràn lan, chạy theo đồng tiền, hoạt động tùy tiện, không tuân thủ những quy định của pháp luật; các cơ quan quản lý nhà nước không có biện pháp hữu hiệu để xử lý.”
Tiềm lực đội ngũ sáng tác, nghiên cứu, lý luận, phê bình về vǎn học nghệ thuật còn yếu….Một số ngành nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống gặp rất nhiều khó khǎn. Việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, học sinh chưa được coi trọng….Về thông tin đại chúng, còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa kịp thời phát hiện và lý giải những vấn đề lớn do cuộc sống đặt ra. Báo chí chưa biểu dương đúng mức những điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, cũng như thiếu sự phê phán kịp thời những việc làm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo đức xã hội….Khuynh hướng "thương mại hóa", lạm dụng quảng cáo để thu lợi còn khá phổ biến. Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu đến dư luận xã hội, nhưng chưa được xử lý kịp thời theo pháp luật….”
Những điểm bất cập của giới Văn nghệ sỹ và báo chí từ thời đảng VIII đến nay (Khóa đảng XI) đã ngót 20 năm có khá hơn không thì các ông Lãnh đạo trong các Tổ chức Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Hội Nhà văn và Hội Nhà báo phải có câu trả lời cho ông Nguyễn Thế Kỷ.
Tiếc rằng việc “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” ít khi được các viên chức đảng thực tập nên chuyện đảng hoà giải với ai và hòa hợp cái gì sau 40 năm ngày 30 tháng 04 năm 1975 không còn hấp dẫn được ai nữa. -/-
Phạm Trần
(04/015)
Phạm Trần
Đảng Cộng sản Việt Nam có thật lòng muốn hòa giải và hòa hợp dân tộc không hay chỉ nói một đàng làm một nẻo nên chia rẽ và hận thù đã chống chất sau 40 năm kết thúc chiến tranh ?
Câu hỏi này không mới mà đã được lập đi lập lại vào mỗi dịp 30 tháng 4 về. Tại sao ?
Trước hết, hãy nghe Nhà nghiên cứu 95 tuổi Nguyễn Đình Đầu, nguyên Phụ tá Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền trong chính phủ 2 ngày của Tổng thống sau cùng Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh chia sẻ: “Tôi thấy về vấn đề đoàn kết dân tộc bằng văn hóa chúng ta mới có những chỉ thị. Còn nền văn hóa của Việt Nam mang bản sắc như thế nào thì chưa làm sáng rõ ra được. Vì thế, chúng ta cần phải giáo dục, xây dựng không chỉ con người khoa học, con người kinh tế mà cả con người văn hóa nữa. Dù mỗi người có một đường hướng, khuynh hướng chính trị khác nhau, nhưng mẫu số chung là, đều vì tương lai của đất nước Việt Nam.
Có như thế, người Việt Nam mới luôn giữ được bản sắc riêng của mình trong thời đại mới. Bản sắc ấy chính là tình yêu quê hương và lòng tự tôn dân tộc. Tình yêu quê hương, lòng tự tôn dân tộc luôn giúp cho người Việt Nam hành động thuận theo lẽ phải, theo đại nghĩa và vượt qua những thử thách hiểm nghèo nhất. Vậy nên, mỗi người Việt Nam hôm nay cần phải coi trọng việc hòa hợp dân tộc là một trách nhiệm lịch sử tự nguyện.” (phỏng vấn của báo Thể Thao-Văn hóa, 13/04/2015)
Chuyện “mới có những chỉ thị” trong hành động “đòan kết dân tộc” của đảng CSVN đã nói nói lên điều gì từ một nhân chứng lịch sử của ngày 30/4/1975 ?
Cụ Nguyễn Đình Đầu đã chứng minh nội dung trong khỏan 1 của Điều 60 Hiến pháp 2013 chỉ nói mà không hành. Điều này viết : “ Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.”
Nếu có “văn hoá tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc” thì tại sao vẫn còn nuôi dưỡng hận thù đồi với 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa, những con dân nước Việt đã hy sinh trong trận chiến chống quân Trung Cộng xâm lược quần đào Hòang Sa năm 1974 ?
Dòng máu đỏ của những người da vàng Việt Nam Cộng hòa có khác với những dòng máu của 64 Bộ đội CSVN hy sinh trong trận chiến Trường Sa chống quần Tầu xâm lược năm 1988 không ?
Nếu không khác thì tại sao chỉ dựng Tượng đài kỷ niệm 64 người của quân đội CSVN tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa ngày 14/03/2015, đúng vào ngày này 27 năm trước họ bị quân Tầu hạ sát dã man tại trận chiến đá Gạc Ma, mà không được nổ súng theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Lê Đức Anh.
Đại tướng Lê Đức đã bị nhiều Sỹ quan quân đội Nhân dân, kể cả Thiếu tướng nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Nguyễn Trọng Vĩnh, cáo buộc là người thân Trung Cộng. Tướng Anh cũng đã lén lút qua mặt Ngọai trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Bộ Ngọai giao để sắp đặt với các Đặc sứ của Bắc Kinh tổ chức chuyến đi bí mật đến Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên) năm 1990 của phái đòan Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng.
Mục đích chuyến đi là để tái lập quan hệ ngọai giao với Trung Quốc, nhưng phải thỏa mãn điều kiện của Trung Quốc đòi Việt Nam rút quân đội Việt Nam khỏi chiến trường Kampuchia và không được nhắc đến cuộc chiến xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979 của 600,000 quân Trung Cộng.
Đến nay, 25 năm sau, những thỏa hiệp bí mật Thành Đô giữa Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân vẫn bị phong tỏa.
TRƯỜNG SA VÀ HÒANG SA
Do đó, mỗi khi nhắc đến cuộc chiến Gạc Ma là mọi người đều nhớ đến trách nhiệm lịch sử không thể chối cãi của ông Lê Đức Anh, người sau này làm đến chức Chủ tịch Nước (1992-1997) đối với 64 người lính đã bỏ mình ở đó.
Vì vậy không có gì sai trái khi đền ơn những người đã hy sinh cho Tổ Quốc, nhưng đã làm thì phải làm cho tất cả mọi người đã đổ máu cho một lý tưởng chống ngọai bang Trung Cộng xâm lược để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kể cả trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới phiá bắc đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Tầu từ 1979 đến 1987.
Nhưng đảng và nhà nước CSVN đã không dám làn như thế để giữ trọn tình nghĩa láng giềng “vừa là đồng chí vừa là anh em” với đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cũng thật không công chính khi Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) Đặng Ngọc Tùng phát biểu tại lễ dựng tượng đài ngày 14/04/2015: "Theo nguyện vọng của thân nhân của những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma năm 1988 cũng như của cả nước là có một khu tưởng niệm các anh hùng Gạc Ma để thân nhân các liệt sĩ hàng năm về đây viếng người thân của mình, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ sau này. Do đó việc xây dựng tượng đài tại đây trong chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa- Trường Sa" với hy vọng đáp ứng được phần nào nguyện vọng của thân nhân chiến sĩ Gạc Ma cũng như của công đoàn cả nước cùng toàn thể nhân dân hướng về các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh.”
Tại sao lại có cả “Hòang Sa” trong cuộc vận động quyên góp tiền bạc chỉ dành cho Gạc Ma ? Hương hồn của 74 chiến sỹ VNCH hy sinh ở Hòang Sa có “xơ múi” gì trong cuộc quyên góp tiền bạc do Tổng liên đòan Lao động Việt Nam tổ chức ?
Chắp và Hòang Sa vào làm gì ngoài mục đích tuyên truyền đòan kết ngoài mặt ? Không ai ở Việt Nam trả lời câu hỏi này của thân nhân 74 người lính VNCH và của người dân VNCH cũ.
Nhưng rất rõ là hành động thiên vị một phía của tổ chức TLĐLĐVN được sự đồng tình, tiếp tay của Nhà nước đã cho thấy chủ trương “hòa giải-hòa hợp dân tộc”, vẫn thường được nghe phát ra từ cửa miệng lãnh đạo bấy lâu nay chỉ là “nước lã ao bèo”.
Cũng thật ảo tưởng khi Khỏan 3 trong Điều 60 Hiến pháp còn viết : “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.”
Bởi lẽ trong thực tế Nhà nước đã không làm như Hiến pháp quy định với dân trong đời sống hàng ngày ở Việt Nam mà đi hàng hai như ghi trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nghị quyết này có đọan viết : “Phương hướng chung của sự nghiệp vǎn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc , ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa…”
Như vậy phải chăng những ai không đóng góp vào việc “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” như 74 người lính VNCH chết ở Hòang Sa thì phải bị gạt ra khỏi hàng ngũ yêu nước ?
Hãy đọc lời phê bình của Nhà văn, Đại tá Quân đội Nhân dân nghỉ hưu Phạm Đình Trọng trong bài viết ngày 11/04/2015: “Dựng tượng đài khắc ghi vào thời gian, khắc ghi vào tâm linh Việt Nam những dòng máu thiêng Việt Nam đã đổ ra để giữ biển Đông, mảnh thềm không thể tách rời của ngôi nhà hương hỏa Việt Nam là đòi hỏi khẩn thiết của mọi trái tim Việt Nam hôm nay và mãi mãi mai sau. Nhưng nếu chỉ dựng tượng đài Chiến sĩ Gạc Ma 1988 thì vừa bất công, vừa hẹp hòi, nhỏ nhen, chật chội quá! Một hành xử chính trị nhưng dường như phản chính trị! Chỉ là thứ chính trị thô thiển, bè phái, cục bộ! Một việc làm khoét sâu thêm nỗi đau li tán dân tộc cũng là làm suy yếu dân tộc.”
Ông nói thêm: “Những người lính của chính quyền Sài Gòn chết ở Hoàng Sa năm 1974 trong cuộc chiến chống quân Tàu Cộng xâm lược. Những người lính của chính quyền Hà Nội cũng chết trong cuộc chiến chống quân Tàu Cộng xâm lược Gạc Ma, Trường Sa năm 1988. Họ đều chết cho Tổ quốc Việt Nam, chết trên những doi cát ngay thềm ngôi nhà Việt Nam mang hồn thiêng cha ông. Nay chỉ dựng tượng đài ghi công Chiến sĩ Gạc Ma 1988 thì tượng đài chật chội, nhỏ nhen, hẹp hòi đó không thể mang tấm lòng bao dung của Mẹ Việt Nam, không thể bền vững cùng non nước Việt Nam mà chỉ là tượng đài của một thế lực phe nhóm và chỉ tồn tại cùng thế lực phe nhóm đó mà thôi.”
Cũng với tư duy hẹp hòi, phe nhóm và cực đoan Cộng sản, những người cầm quyền cũng đã làm ngơ với khuyến nghị tri ân chiến sỹ VNCH ở Hòang Sa của Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình, trong đó có Nhà nghiên cứu nổi tiếng Nguyễn Đình Đầu và những nhân sỹ, trí thức khác ở Việt Nam là một bằng chứng hòa giải của người Cộng sản chỉ có trên đấu môi chót lưỡi.
Nên biết Cụ Nguyễn Đình Đầu, người thuộc thành phần Thứ Ba trong giải pháp chính trị ở miền Nam sau cuộc chiến theo Hiệp định Paris 1973, từng nỗ lực giàn xếp một giải pháp đòan kết dân tộc vào giờ cuối cùng của cuộc chiến nhưng phe Cộng sản đã bác bỏ thẳng tay.
Cụ kể : “ Ngày ấy, chính xác là sáng ngày 29/4 luật sư Huyền (Nguyễn Văn Huyền, Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa ) yêu cầu tôi phải thành lập một phái đoàn để đi gặp đại diện Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở Tân Sân Nhất. Được sự chấp thuận của Tổng thống Dương Văn Minh và nội các, tôi đã lên danh sách phái đoàn gồm ông Nguyễn Văn Diệp, ông Nguyễn Văn Hạnh là người có liên lạc với kháng chiến và một người nữa có chân trong tình báo là ông Tô Văn Cang. Nói là điều đình nhưng thực ra phía Việt Nam Cộng hòa biết mình sẽ thua, việc chính quyền mới thành lập được một ngày, không có ý sẽ tiếp tục kháng chiến mà là để thi hành Hiệp định Paris là chính.
Chúng tôi từ Tân Sơn Nhất trở về, gặp Tổng thống Dương Văn Minh đang đứng ở ngoài sân. Chúng tôi báo cáo với ông ấy việc điều đình về dân sự không đạt được kết quả. Ông Minh tỏ ra bất lực. Ngay sau đó, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền giao cho tôi soạn thảo bản tuyên bố “Chấp nhận điều kiện ngừng bắn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam”. Dự thảo viết xong lúc 16 giờ và ngay sau đó được Phó tổng thống Huyền trình lên tổng thống. Tướng Dương Văn Minh chấp thuận cho ông Huyền công bố bản dự thảo này trên Đài Phát thanh Sài Gòn lúc 17 giờ ngày 29/4/1975.
Sáng ngày 30/4 tôi cùng ông Huyền lên gặp Tổng thống Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng) tại số 6 đường Thống Nhất (đường Lê Duẩn ngày nay) để bàn về vấn đề ngưng chiến. Đến 9 giờ, Tổng thống Minh ra một tuyên bố phía Việt Nam Cộng hòa sẽ ngưng tiếng súng, chờ cách mạng tới để giao lại quyền hành.
Đến 11h30 quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập thì lúc bấy giờ nhiệm vụ của tôi cũng chấm dứt nên tôi rời khỏi dinh...” (báo Thể Thao-Văn hóa, 13/04/2015)
Cụ Nguyễn Đình Đầu là một Nhân sỹ Công Giáo nổi tiếng với nhiều công trình nghiên cứu Sử-Địa, đặc biệt về chủ quyền của Việt Nam trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy cụ đã rời khỏi Dinh Độc lập khi tướng Dương Văn Minh “đầu hàng”, nhưng sau đó Cụ lại tích cực tham gia vào Câu lạc bộ Phaolo Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Địa phận Sài Gòn đã qúa vãng, để tiếp tục đối thọai với chính quyền Cộng sản trong tinh thần “sống Phúc Âm giữa lòng Dân tộc”.
Rất tiếc, nỗ lực của Cụ và của các Tu sỹ và Trí thức Công Giáo, dưới quyền Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo Hội Cộng giáo Việt Nam, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, không được chính quyền Cộng sản đáp ứng. Ngược lại nhà cầm quyền Cộng sản ở Sài Gòn đã ngăn chận một số cuộc Hội thảo về tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông và những bức xúc xã hội khác do Câu lạc bộ đề xướng.
Công an còn xách nhiễu, dọa nạt những người đến tham dự Các cuộc thảo luận tại Câu lạc bộ, trong đó có Giáo sư Tương Lai, cố Luật sư Lê Hiếu Đằng, Bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm từng là nạn nhân.
Điều này cho thấy trong suốt 40 năm qua, chưa bao giờ Lãnh đạo Cộng sản chịu lắng nghe những lời nói chân thật, thẳng thắn và chí tình của người dân, đặc biệt của các thành phần trí thức và cựu đảng viên cách mạng lão thành trong nước về “hòa giải-hòa hợp” dân tộc để đòan kết trong ngoài xây dựng đất nước.
Vì vậy, khi nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nói về “con người văn hóa” thì muôn vàn bằng chứng cho thấy sau 40 năm chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn do người Cộng sản chủ mưu gây ra, đảng CSVN vẫn chưa hề có “văn hóa hòa giải” .
TỪ NGHỊ QUYẾT 36
Người Cộng sản chỉ muốn người khác phải tự nguyện “hòa hợp” vào guồng máy cai trị độc tài tòan trị của mình. Ai đứng ngoài, ai chống lại đều bị chụp lên đầu chiếc nói cối phản động, phản cách mạng, thế lực thù địch chống đảng, chống nhà nước và nhân dân !
Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị “về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” đã 11 năm tuổi, nhưng những gì đảng nói vẫn “trăm voi không được bát nước xáo”.
Nghị quyết này chủ trương “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, nhưng mọi chuyện vẫn anh là anh, tôi là tôi.
Tình trạng phân biệt địa phương Nam-Bắc, kẻ thắng người thua vẫn phủ đầy trong xã hội và trên mọi lĩnh vực từ nơi làm việc đến học đường.
Bằng chứng như hàng ngàn Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bị tàn tật vẫn phải lê lết trên đường phố kiếm ăn không được nhà nước mệnh danh “của dân, do dân và vì dân” giúp đỡ khi đau ốm chứ chưa nói đến miếng cơm manh áo.
Chẳng những thế, họ còn bị hất hủi, ngăn chặn không cho nhận giúp đỡ của các Tổ chức Tôn giáo và Dân sự xã hội như đã liên tục xẩy ra ở miền Trung và tại Sài Gòn.
Cách hành sử này không những chỉ thiếu văn hóa và truyền thống dân tộc mà còn chà đạp lên nhân phẩm và quyền con người và vi phạm những Điều quan trọng của Hiến pháp 2013 do chính người Cộng sản viết ra chỉ nhằm tuyên truyền:
Điều 16 :
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 38 :
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.”
Tại sao như thế ? Vì đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục coi những nạn nhân của chiến tranh sống trên lãnh thổ VNCH cũ là những kè thù của chế độ.
Đó là lý do tại sao đảng chưa thể đòan kết được dân trong nước thì làm sao có thể đòan kết với người Việt đã trốn Cộng sản ra nước ngoài ?
Vì vậy, Việt kiều muốn biết những điều sau đây:
-Tại sao Đảng vẫn tiếp tục đàn áp người dân tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam ?
-Tại sao người dân bị đàn áp, bị pha phách khi xuống đường đòi được tưởng niệm các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc ỡ Hòang Sa năm 1974, biên giới Trung-Việt và ở Trường Sa năm 1988 ?
-Tại sao lại đàn áp những người dân đòi đền bù công bằng vì bị cưỡng chế đất đai và tịch thu tài sản cho các công trình xây dựng chỉ có lợi cho phe nhóm là chính ?
-Tại sao các quyền tự do căn bản của dân được Hiến pháp bảo đảm như tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp vẫn còn bị kìm kẹp, hạn chế và kiểm soát ?
-Và do Luật pháp nào cho phép mà Nhà nước được quyền sử dụng côn đồ và công an để hù họa, đàn áp, bắt cóc những người họat động bảo vệ nhân quyền, dân chủ ?
-Căn cứ vào đâu mà Nhà nước được lạm quyền lấy đi công ăn việc làm, cuớp quyền hành nghề và chận đứng mọi cách kiếm sống của những đối tượng đã hết hạn tù chính trị hay đấu tranh đòi các quyền tự do ?
-Lý do nào cho phép nhà nước căn cứ vào lý lịch thuộc gia đình cách mạng, cán bộ và đảng viên để bao che cho những phần tử xấu và không có khả năng được có công ăn việc làm trong khi người có tài nhưng không có tiền “mua việc” thì bị lọai ?
-Ai cho phép nhà nước tiếp tục cướp đất, tài sản và phá bỏ những nơi thờ phượng của các Tôn giáo, đặc biệt của người dân tộc ở những vùng cao và vùng sâu cách xa các Thánh đường, Nhà Chùa ?
- Người dân nào cũng muốn biết tại sao nhà nước lại để cho Trung Quốc tự do biến 7 đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, đồn bót được thiết lập ở đó ?
- Tại sao Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, chưa hỏi ý kiến Quốc hội mà đã bằng lòng để cho Trung Quốc thiết lập các Đặc khu kinh tế dọc biên giới, khai thác chung dầu khí ở vùng biển “trong” và “ngoài” vịnh Bắc Bộ trong thỏa hiệp ký tại Bắc Kinh ngày 7/4/2015 ?
-Sau cùng ai cho ông Trọng quyền đồng ý nghiên cứu để cho Trung Quốc dùng cảng Hải Phòng phục vụ kế họach vận chuyển hàng hoá có lợi cho Trung Quốc. Kế họach kinh tế của Bắc Kinh được gọi là “Con dường Tơ lụa trên biển”, được Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình công bố năm 2014, nhằm bành trướng cánh tay phát triển và tham vọng kinh tế của Trung Hoa tới Đông Nam Á, Nam Á, Phi Châu,Trung Đông và Châu Âu.
Nếu nhà nước không trả lời được những thắc mắc trên thì hãy ngưng ngay lập tức luận điệu quy chụp Kiều bào như của ông Thứ trưởng Ngọai giao, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài Vũ Hồng Nam. Ông Nam nói rằng : “Điều đáng buồn là có một bộ phận nhỏ kiều bào ở nước ngoài vẫn còn giữ định kiến, làm những việc đi ngược lại lợi ích của đất nước, dân tộc.” (Tạp chí Qu6e hương, 31/01/2015)
Nhưng ông Nam có hiểu tại sao cái bộ phận lớn chứ không phải nhỏ như ông méo mó cho đẹp lòng đảng vẫn đi biểu tình chống Nhà nước của ông không ?
Đơn giản vì đồng bào của họ ở Việt Nam vẫn phải đối diện với nhựng thắc mắc của Việt kiều nêu trên, nhất là khi quyền làm người của họ đã bị những luật lệ ngoài luồng pháp lý như hai Luật Dân sự và Luật Hình Sự cho phép Công an bắt bớ tùy tiện dựa vào các Điều phản dân chủ 79, 88 và 258.
Ngoài ra cũng nên nhớ người tiền nhiệm của ông là Nguyễn Thanh Sơn, bây giờ là Đại sứ ở Nga, đã nhiều lần vu khống Việt kiều chống đảng, trong đó có chuyện bịa ra việc người đi biểu tình đã được trả tiền để chống Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi tháng 7 năm 2013 khi ông Sang đến Tòa Bạch ốc gặp Tổng thống Barack Obama.
Ông Sơn còn kêu gọi phải:” Cần nhanh chóng thu hẹp và đi đến xóa bỏ mọi khoảng cách, sự khác biệt giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước, đấu tranh phân hóa, đập tan mọi luận điệu chia rẽ, xuyên tạc để hơn 90 triệu đồng bào ở trong nước và 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài trở thành một khối đại đoàn kết thống nhất, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách đưa đất nước vững bước đi lên…” (phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, từ 20-21/5/2014 tại Hà Nội.)
Nhưng đấu tranh với ai và ai đã xuyên tạc những việc làm sai trái, phản dân chủ của đảng CSVN trong mấy năm qua ?
VĂN HOÁ-VĂN NGHỆ NAM-BẮC
Bước sang lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, cán bộ lãnh đạo Tuyên giáo cũng đã xuyên tạc đổi trắng thay đen nền Văn hoá thời VNCH nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày 30-4.
Dưới tiêu đề “Hòa hợp dân tộc bằng con đường văn hóa”, ông Tiến sỹ-Phó giáo sư Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhận xèt hàm hồ về văn hoá-văn nghệ thời VNCH như thế này : “Thực tế cho thấy, hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đất nước ta không chỉ bị chia cắt về địa lý mà đây đó còn bị chia rẽ lòng người. Đặc biệt là trong 20 năm miền Nam dưới chính quyền cũ. Bằng hệ thống tâm lý chiến khổng lồ với nhiều thủ đoạn thâm hiểm, các hoạt động tuyên truyền phục vụ chiến tranh xâm lược và chủ nghĩa thực dân kiểu mới đã được đẩy mạnh, tạo ra một thứ văn hóa nô dịch, đồi truỵ, lôi kéo một bộ phận khá đông thanh niên trong các thành thị chạy theo lối sống gấp, vị kỷ, sa đọa, hòng hủy hoại những giá trị văn hóa dân tộc. Nguy hiểm hơn, họ còn bị đẩy đến niềm tin rằng Việt Nam Cộng hòa là quốc gia riêng biệt, tách rời khỏi nước Việt Nam thống nhất; rằng “giải phóng miền Nam” thực chất là cuộc xâm lược của những người cộng sản miền Bắc.” (báo Thể thao-Văn hoá, 20/02/2015)
Thật trớ trêu, sau ngày 30/4/1975, không biết đã có bao nhiêu trí thức và văn nghệ sỹ miền Bắc đã chạy xô vào Sài Gòn tìm mua sách báo mà Nguyễn Thế Kỷ đã bôi đen để nghiên cứu và tìm hiểu nếp sống văn hoá-văn nghệ phong phú của dân trong Nam.
Vậy nếu muốn so sánh hai nền Văn hoá miền Nam tự do với miền Bắc lai Tầu, lai Nga và sặc mùi đảng từ sau bản án Nhân văn Giai phẩm (1958) ra sao thì hãy hỏi những người còn sống rất giầu vốn liếng văn học-nghệ thuật như các Nhà văn Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo, Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà biên sử Nguyễn Nhã và Nhà nghiên cứu cụ Nguyễn Đình Đầu v.v… để so sánh, chả cần phải đi đâu xa.
Hoặc muốn cẩn thận hơn thì hãy đến thắp hương trước mộ hai Nhà Thơ Mầu Tím Hoa Sim Hữu Loan và Thi sỹ Hòang Cầm để hỏi thêm cho đủ.
Hơn nữa, ông tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ cũng nên đọc lại phê bình gay gắt của Nghị quyết Trung ương 5 khóa đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu để thấy nền văn nghệ đảng kiểm soát đã “siêu việt” ra sao.
Nghị quyết phê phán: “Đời sống vǎn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập. Rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc và thành quả của đổi mới. Trong sáng tác và lý luận, phê bình, có lúc đã nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tựu vǎn học cách mạng và kháng chiến, đối lập vǎn nghệ với chính trị, nhìn xã hội với thái độ bi quan. Một vài tác phẩm viết về kháng chiến đã không phân biệt chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa. Xu hướng "thương mại hóa", chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức nǎng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của vǎn học, nghệ thuật bị suy giảm.
Nghị quyết 04 của Trung ương (khóa VII) về vǎn hóa - vǎn nghệ được đại bộ phận vǎn nghệ sĩ đồng tình. Một số có nhận thức lệch lạc đã trở lại với cái đúng; các khuynh hướng xấu từng bước bị đẩy lùi. Tuy vậy, một số quan điểm sai trái vẫn xuất hiện. Các loại vǎn hóa phẩm độc hại vẫn còn xâm nhập vào xã hội và các gia đình. Nhiều cơ sở in, quảng cáo, quán ǎn, khách sạn, sàn nhảy mở tràn lan, chạy theo đồng tiền, hoạt động tùy tiện, không tuân thủ những quy định của pháp luật; các cơ quan quản lý nhà nước không có biện pháp hữu hiệu để xử lý.”
Tiềm lực đội ngũ sáng tác, nghiên cứu, lý luận, phê bình về vǎn học nghệ thuật còn yếu….Một số ngành nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống gặp rất nhiều khó khǎn. Việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, học sinh chưa được coi trọng….Về thông tin đại chúng, còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa kịp thời phát hiện và lý giải những vấn đề lớn do cuộc sống đặt ra. Báo chí chưa biểu dương đúng mức những điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, cũng như thiếu sự phê phán kịp thời những việc làm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo đức xã hội….Khuynh hướng "thương mại hóa", lạm dụng quảng cáo để thu lợi còn khá phổ biến. Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu đến dư luận xã hội, nhưng chưa được xử lý kịp thời theo pháp luật….”
Những điểm bất cập của giới Văn nghệ sỹ và báo chí từ thời đảng VIII đến nay (Khóa đảng XI) đã ngót 20 năm có khá hơn không thì các ông Lãnh đạo trong các Tổ chức Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Hội Nhà văn và Hội Nhà báo phải có câu trả lời cho ông Nguyễn Thế Kỷ.
Tiếc rằng việc “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” ít khi được các viên chức đảng thực tập nên chuyện đảng hoà giải với ai và hòa hợp cái gì sau 40 năm ngày 30 tháng 04 năm 1975 không còn hấp dẫn được ai nữa. -/-
Phạm Trần
(04/015)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Xông hương Nến Phục Sinh như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
20:05 16/04/2015
Giải đáp phụng vụ: Xông hương Nến Phục Sinh như thế nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong mùa Phục Sinh, có đúng là phải xông hương cho cả Nến Phục Sinh và Thánh giá trong Thánh Lễ không? - F. O., Ado-Ekiti, Nigeria.
Đáp: Nếu hương được sử dụng trong Thánh lễ, Thánh giá luôn phải được xông hương trong mọi mùa của năm. Theo quy định tại số 87.d của Sách Nghi Thức của Giám Mục (CB), việc xông hương được thực hiện tại cuộc rước vào nhà thờ và vào lúc dâng lễ vật.
Việc xông hương cho Nến Phục Sinh chỉ được quy định trong đêm canh thức Phục Sinh trước khi hát bài Exsultet (Mừng vui lên). Trong trường hợp này, trước tiên phó tế xông hương Sách có bài Exsultet ba lần, mỗi lần hai cái, giống như xông hương cho Sách Tin Mừng vậy. Sau đó thầy đi chung quanh Nến Phục Sinh, vừa đi vừa xông hương ba lần, mỗi lần hai cái.
Các sách phụng vụ ít nhắc đến việc xông hương Nến Phục Sinh. Tuy nhiên, số 88 của Sách Nghi Thức của Giám Mục cho phép dùng hương trong các cuộc kiệu một số ngày lễ trọng, và số 95 cho phép xông hương hài cốt và xông hương ảnh thánh trưng bày ra tôn kính công khai, tại cuộc rước vào nhà thờ.
Như vậy, bởi vì Nến Phục Sinh là biểu tượng chính của Chúa Kitô Phục Sinh trong mùa này, tôi nghĩ rằng, bất cứ khi nào hương được sử dụng cho cuộc rước vào nhà thờ, thì thật là hợp lý khi hương được xông ba lần, mỗi lần hai cái, cho Nến Phục Sinh, như trong đêm vọng Phục Sinh vậy. Tuy nhiên, đây là điều được chọn lựa làm, chứ không bắt buộc.
Tuy nhiên, các sách phụng vụ dường như loại trừ việc xông hương cho Nến Phục Sinh có thể được lặp lại vào lúc dâng lễ vật. Số 95 của Sách Nghi Thức của Giám Mục nói rõ rằng hài cốt và ảnh thánh chỉ được xông hương tại cuộc rước vào nhà thờ mà thôi, và sau đó Sách chỉ nhắc đến việc xông hương cho Thánh giá và lễ vật.
Tương tự như vậy, trong qui định chi tiết cho buổi cử hành trọng thể Lễ Vọng Phục Sinh trong hình thức ngoại thường, Nến Phục Sinh chỉ được xông hương trước khi bài Exsultet được hát, và chắc chắn không nói đến các thời điểm khác, mà trong đó có việc xông hương, đặc biệt trong giờ Kinh Sáng, vốn được kết hợp với Lễ Vọng Phục Sinh trong hình thức này, mặc dù trong một hình thức vắn tắt. Dường như không có thời điểm nào khác trong hình thức ngoại thường, mà Nến Phục Sinh được xông hương.
Tuy nhiên, ngay cả trước Công Đồng Vatican II, một số tác giả đề nghị tập tục trang trí giếng rửa tội trong tuần Bát nhật Phục sinh, và xông hương giếng sau Thánh lễ, giờ Kinh Chiều hoặc chầu Thánh Thể. Tập tục này cũng có thể được áp dụng trong hình thức thông thường. (Zenit.org 14-4-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong mùa Phục Sinh, có đúng là phải xông hương cho cả Nến Phục Sinh và Thánh giá trong Thánh Lễ không? - F. O., Ado-Ekiti, Nigeria.
Đáp: Nếu hương được sử dụng trong Thánh lễ, Thánh giá luôn phải được xông hương trong mọi mùa của năm. Theo quy định tại số 87.d của Sách Nghi Thức của Giám Mục (CB), việc xông hương được thực hiện tại cuộc rước vào nhà thờ và vào lúc dâng lễ vật.
Việc xông hương cho Nến Phục Sinh chỉ được quy định trong đêm canh thức Phục Sinh trước khi hát bài Exsultet (Mừng vui lên). Trong trường hợp này, trước tiên phó tế xông hương Sách có bài Exsultet ba lần, mỗi lần hai cái, giống như xông hương cho Sách Tin Mừng vậy. Sau đó thầy đi chung quanh Nến Phục Sinh, vừa đi vừa xông hương ba lần, mỗi lần hai cái.
Các sách phụng vụ ít nhắc đến việc xông hương Nến Phục Sinh. Tuy nhiên, số 88 của Sách Nghi Thức của Giám Mục cho phép dùng hương trong các cuộc kiệu một số ngày lễ trọng, và số 95 cho phép xông hương hài cốt và xông hương ảnh thánh trưng bày ra tôn kính công khai, tại cuộc rước vào nhà thờ.
Như vậy, bởi vì Nến Phục Sinh là biểu tượng chính của Chúa Kitô Phục Sinh trong mùa này, tôi nghĩ rằng, bất cứ khi nào hương được sử dụng cho cuộc rước vào nhà thờ, thì thật là hợp lý khi hương được xông ba lần, mỗi lần hai cái, cho Nến Phục Sinh, như trong đêm vọng Phục Sinh vậy. Tuy nhiên, đây là điều được chọn lựa làm, chứ không bắt buộc.
Tuy nhiên, các sách phụng vụ dường như loại trừ việc xông hương cho Nến Phục Sinh có thể được lặp lại vào lúc dâng lễ vật. Số 95 của Sách Nghi Thức của Giám Mục nói rõ rằng hài cốt và ảnh thánh chỉ được xông hương tại cuộc rước vào nhà thờ mà thôi, và sau đó Sách chỉ nhắc đến việc xông hương cho Thánh giá và lễ vật.
Tương tự như vậy, trong qui định chi tiết cho buổi cử hành trọng thể Lễ Vọng Phục Sinh trong hình thức ngoại thường, Nến Phục Sinh chỉ được xông hương trước khi bài Exsultet được hát, và chắc chắn không nói đến các thời điểm khác, mà trong đó có việc xông hương, đặc biệt trong giờ Kinh Sáng, vốn được kết hợp với Lễ Vọng Phục Sinh trong hình thức này, mặc dù trong một hình thức vắn tắt. Dường như không có thời điểm nào khác trong hình thức ngoại thường, mà Nến Phục Sinh được xông hương.
Tuy nhiên, ngay cả trước Công Đồng Vatican II, một số tác giả đề nghị tập tục trang trí giếng rửa tội trong tuần Bát nhật Phục sinh, và xông hương giếng sau Thánh lễ, giờ Kinh Chiều hoặc chầu Thánh Thể. Tập tục này cũng có thể được áp dụng trong hình thức thông thường. (Zenit.org 14-4-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Lá thư Canada: Miền đất gấm hoa
Trà Lũ
20:25 16/04/2015
Lá thư Canada: Miền đất gấm hoa
Chưa năm nào làng An Lạc chúng tôi mừng lễ Phục Sinh vui đến thế. Các cụ có biết tại sao không ? Thưa, vì vị tiên chỉ làng tôi, Cụ Chánh, nhập đạo Công Giáo. Trong lễ đêm Thứ Bảy trước Chúa Nhật Phục Sinh, Cụ và cụ B.95 đã được Cha Paolo làm lễ Thánh Tẩy. Mỗi cụ được choàng một tấm khăn trắng lớn và tay cầm một cây nến cháy sáng tượng trưng cuộc đời mới, sức sống mới. Chưa bao giờ cộng đoàn nhà thờ vỗ tay chào mừng hai cụ to đến thế. Giáo dân ở đây đã quen Cụ lâu rồi, vì mỗi ngày lễ Tạ Ơn hằng năm, Cụ đều đến dự và lập lại lời cám ơn giáo xứ đã bảo lãnh cụ từ trại tỵ nạn Thái Lan khi xưa. Lần này Cụ cũng làm cả nhà thờ cảm động. Cụ nói: Năm 1981, khi đón chúng tôi tại phi trường, Cha Paolo bảo: Chúng tôi biết cụ theo đạo Ông Bà ở VN từ bé, xin cụ cứ tiếp tục sống theo đạo của cụ. Đời sống, lời nói và việc làm của Cha đã làm tôi thao thức bao nhiêu năm. Tôi và bà bạn già của tôi đây thấy mình hạnh phúc vô cùng vì chúng tôi vẫn còn được thờ ông bà tổ tiên như xưa, chỉ thờ thêm Thiên Chúa ở bên trên. Từ nay, trong thánh lễ chúng tôi có thể cầm tay mọi người và cùng đọc chung lời kinh kêu Thiên Chúa là Cha, Lạy Cha chúng con ở trên trời…
Nói đến đây rồi Cụ Chánh nghẹn ngào, cụ B.95 cũng khóc theo. Ai trong nhà thờ cũng cảm động. Cha Paolo chủ lễ liền ôm lấy hai cụ. Cha Paolo lên tiếng trong cơn xúc động: Lời cụ vừa nói hay hơn bài giảng của tôi.
Trong lễ rứa tội này, anh John là người đỡ đầu cho cụ Chánh, và Chị Ba Biên Hòa đỡ đầu cho Cụ B.95. Bây giờ là thời đại điện tử, trong túi ai cũng có iPad. Bao nhiêu người trong nhà thờ đã đưa máy iPad lên để chụp những giây phút đáng ghi nhớ này.
Chiều Chúa Nhật Phục Sinh là một đại tiệc tại nhà Cụ Chánh. Đầu bếp là Chị Ba Biên Hòa. Người khách danh dự là Cha Paolo. Trong buổi tiệc chúng tôi đã nói bao nhiêu chuyện, nhưng câu chuyện làm tôi cảm động và nhớ nhất là chuyện Cụ Chánh kể. Rằng một lần kia vào mùa xuân Cha đến thăm chúng tôi bất chợt, ngay đầu bữa ăn. Tôi mời Cha ăn cơm với chúng tôi, Cha đã vui vẻ ngồi ngay xuống và ăn rất vui vẻ thân tình. Cuối bữa ăn, lúc uống trà, tôi hỏi Cha rằng: Ông bà chúng con ở trên bàn thờ kia, chúng con nhìn thấy ông bà hằng ngày, thế còn Thiên Chúa của Cha thì Ngài ở đâu, ở trên trời hay ở trong nhà thờ? Cha đã trả lời tôi ngay: Thiên Chúa ở ngay đây, rồi Cha chỉ tay ra mảnh vườn trước cửa kia, Cha nói: Vườn bây giờ đầy hoa vàng hoa đỏ, đầy rau xanh tươi thơm ngát. Khi Cụ trồng hoa và trồng rau, cụ có thấy màu vàng màu đỏ ở trong đất không, cụ có thấy mùi hoa ngạt ngào ở trong đất không? Chắc chắn là cụ không thấy gì. Thế cái màu vàng màu đỏ, cái mùi hương thơm ngát kia từ đâu ra ? Đó, cụ ơi, Thiên Chúa đó. Câu này làm tôi nhớ đời. Cái vườn nhỏ trước cửa sổ phòng ăn đã làm tôi thấy Thiên Chúa. Bây giờ mỗi lần tôi cầu xin với ông bà tổ tiên thì tôi cầu với Thiên Chúa trước vì Thiên Chúa là đấng đẻ ra ông bà tồ tiên…
Người vui thứ hai trong bữa tiệc này là anh John và Chị Ba Biên Hòa.
Anh John nói trước mặt Cha Paolo: Chúa đã nhận lời chúng con hằng cầu xin. Từ bữa nay trở đi, mỗi sáng Chúa Nhật vợ chồng con sẽ lái xe đến rước hai cụ cùng đi lễ nhà thờ với gia đình chúng con. Nào, còn niềm hạnh phúc và niềm vui gì lớn hơn !
Sau bữa tiệc thì Cha Paolo ra về vì ngài còn bao nhiêu việc ở nhà thờ. Dân làng An Lạc của tôi thì ở lại rất lâu, vì còn bao nhiêu chuyện vui vẻ để kể cho nhau nghe.
Cụ Chánh tâm sự đầu tiên: Xưa nay lão hằng kính phục 2 người, đó là Đức Lạt Ma và Đức Giáo Hoàng đương kim Phan Xi Cô. Câu Cha Paolo nói với lão ở phi trường ngày xưa đúng y chang lời Đức Lạt Ma nói với một anh Do Thái. Anh này không thích đạo Do Thái nên đã nhập đạo Công Giáo. Theo đạo ít lâu, anh chán và đi sang gặp Đức Lạt Ma để xin theo đạo của Ngài. Đức Lạt Ma đã vỗ vai anh mà nói: xin bạn cứ giữ đạo của bạn hiện nay, hãy sống vui vẻ hết mình theo lời Chúa dạy, yêu tha nhân như chính mình. Như vậy cũng là đạt đạo của tôi. Còn Đức Phan Xi Cô thì hôm Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua, ngài đã làm tôi cảm động quá. Các bạn biết gì không, Thứ Năm trước lễ Phục Sinh thì các nhà thờ có nghi lễ Rửa Chân cho 12 người được kén chọn trong cộng đoàn tượng trưng 12 môn đệ khi xưa. Vị chủ tế đến quỳ xuống trước mặt họ rồi rửa chân cho từng người. Năm nay, tại Roma, Đức Phanxicô đã không làm lễ rứa chân cho 12 người vị vọng ở đại giáo đường, mà ngài đã vào trong nhà tù rửa chân cho 12 tù nhân, 6 tù nam và 6 tù nữ. Cử chỉ và nét mặt của ngài rất chân thành, ngài qùy xuống, rồi đổ nước rửa chân, rồi lau chân cho từng người, lau xong ngài còn hôn vào chân họ. Tôi thấy 3 tù nhân đã khóc. Có một nữ tù nhân ôm đứa con hai tuổi trên tay, ngài đã rửa chân và hôn chân cả hai mẹ con. Đây là một vị đại thánh.
Tuần trước, có ông bạn già bên Âu Châu đã viết thư sang chúc mừng lão nhập đạo Công Giáo. Ông ta cho biết là ông ta rất vui mừng vì lão đã đi cùng con đường với Cựu Hoàng Bảo Đại, GS Vũ Quốc Thúc, GS Nguyên Sa Trần Bích Lan, Thi Sĩ Hà Thượng Nhân, Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện. Lão giật mình. À, thế ra vào cuối đời các vị này cũng nhìn thấy Thiên Chúa như mình.
Cụ Chánh vừa ngưng thì anh John tiếp lời ngay. Anh bảo: Hôm nay là ngày vui lớn, ngày hạnh phúc của 2 Cụ. Chắc ai cũng muốn phát biểu, cháu sợ mất phần nói nên xin cho cháu nói liền bây giờ. Bữa nay cháu không cần Cụ B.95 yêu cầu, không cần vợ nhắc, cháu xin kể chuyện thời sự ngay. Tháng Tư này nhiều chuyện lắm.
Thứ nhất là chuyện 2 con cá. Sáng sớm ngày mồng một vừa qua, cô Tôn Nữ gọi điện thoại. Ở Canada này, thường không ai gọi điện thoại trước 8 giờ cả. Điện thoại mà reng trước 8 giờ sáng là chắc có việc khẩn cấp. Cô Tôn Nữ gọi lúc 7 giờ, giọng đầy hốt hoảng: Anh Chị John ơi, CSVN tan rồi. Em vừa đọc email trên mạng rằng tứ trụ Sang Trọng Hùng Dũng tuyên bố giải thể Đảng CSVN như Ông Gorbachev ở Liên Xô ngày xưa. Anh Chị mở máy ra coi ngay đi.
Bà cụ B.95 lên tiếng hỏi: Đó là tin đảng CSVN đổ mà sao vừa rồi anh bảo là tin mua cá? Anh John cười ha ha một chập rồi nói: Ở Canada có thói quen là ngày đầu tháng Tư bạn có thể nói phịa ra nhiều tin, càng phịa giỏi càng lừa được nhiều người thì càng vui, và việc bịp và đánh lừa này không ai bắt lỗi cả. Dân Canada gọi việc này là ‘ cá Tháng Tư, Poisson d’avril, April Fool’.
Đó là con cá của Cô Tôn Nữ. Còn một con cá thứ hai của báo chí. Cũng sáng sớm ngày mồng một tháng Tư, tờ nhật trình ‘24’ ở Toronto đã đăng một tin lớn, kèm với một họa đồ chi tiết. Bài báo đưa tin là chinh quyền Canada thấy dân chúng càng ngày càng hay xuống tắm biển ở miền Trung Mỹ, nhất là mùa đông, nên chính quyền đã quyết định dùng ngân sách thặng dư và các khả năng về khoa học kỹ thuật, sẽ xây một cái đảo nổi rộng 10 cây số vuông, ở gần xứ Jamaica và Haiti. Trên đảo sẽ trồng rất nhiều cây phong và các vườn cây ăn trái, với những nhà nghỉ mát, quanh đảo là những bãi tắm rộng mênh mang. Tất cả đều miễn phí cho công dân Canada xuống đây tắm nắng…
Chị Ba Biên Hòa thấy cô Tôn Nữ mắc cở đỏ mặt, chị liền giơ tay ngăn chồng không cho anh kể chuyện cá tháng Tư nữa. Anh John thấy dân làng cười vui đủ rồi anh mới kể sang chuyện khác. Anh bảo: Xin hết chuyện cá nha, sau đây là chuyện thời sự có thiệt:
- Một di dân gốc Việt Nam định cư tại Montreal miền nói tiếng
Pháp ở Canada đã doạt giải nhất về văn chương, giải mang tên ‘ Canada Reads 2015’. Giải này do thông tấn xã CBC đề xuất, đã được tổ chức trong 14 năm qua. Mục đích là tuyển chọn những tác phẩm có thể làm thay đổi nhãn quan và vượt qua mọi định kiến để soi sáng một vấn đề.
Người đoạt giải toàn quốc năm nay là nhà văn Kim Thúy với tác phẩm RU viết bằng Pháp văn.
RU là câu chuyện một em bé rời Saigon khi mới 10 tuổi, theo gia
đình vượt biên, tỵ nạn ở Mã lai, được Canada nhận và cho định cư tại Montreal. Trong tác phẩm RU, Kim Thúy viết về chính đời mình.
Ông Camaron Bailey, giám đốc nghệ thuật Đại Hội Phim quốc tế ở
Toronto đã nhận định trên đài CBC: Đây là một trong hàng triệu câu chuyện về những người nhập cư Canada. Một phụ nữ tỵ nạn gốc Việt viết chuyện về đời mình, câu chuyện thật đau lòng, nhưng đẹp, được thể hiện với một bút pháp tài tình. Tôi đọc RU bằng lý trí và rồi trí tôi được nối với con tim. RU đã mở rộng lòng nhân đạo và nhãn quan của người Canada.
Nhà văn Kim Thúy năm nay 46 tuổi. Tác phẩm RU đã đoạt 2 giải văn chương khác vào năm 2010 và 2012. Đã có ấn bản bằng Anh văn. Thật là một niềm hãnh diện lớn không chỉ riêng cho nhà văn Kim Thúy mà cho cả cộng đồng người Việt, trong đó có vợ tôi, và cả tôi nữa, ha ha.
Tin thời sự tiếp theo là tin Rước Đuốc cho Thế Vận PAN AM. Đây là thế vận hội của Liên Mỹ Châu, năm nay được tổ chức tại Toronto vào tháng Bảy sắp tới. Còn hơn hai tháng nữa mới bắt đầu, nhưng cuộc rước đuốc cho lễ khai mạc đã khởi sự. Khởi điểm là thành phố Teotihuacan ở Mexico, sẽ di chuyển qua 130 vùng, bó đuốc sẽ được 3.000 lực sĩ chuyền tay nhau, theo hướng bắc tiến, qua các phương tiện xe hơi, máy bay, xe lửa và tàu biển. Thế vận hội Liên Mỹ Châu này có 41 quốc gia tham dự với 6.600 lực sĩ thi tài trong 16 ngày.
Thời sự tiếp theo là tin những quả bom trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại liên hệ tới tên gọi ngày đau thương 30 tháng Tư. Ngày này nên mang tên gì ? Tôi thấy nhiều tên lắm: Tháng Tư Đen, ngày Quốc hận, Ngày tranh đấu cho Tự Do, Hành Trình tìm Tự Do…Chỉ vì cái tên mà nhiều người chống nhau, chống một cách dữ tợn, chống mạnh hơn là chống VC.
Về việc cãi nhau này tôi thấy nhà văn Mặc Giao đã viết một bài rất hay, đăng trên DienDanCongLuan ngày cuối tháng Ba vừa qua và trên nhiều cơ quan ngôn luận khác. Tôi thích bài này. Xin trích vài dòng của Mặc Giao:
…Việc đầu tiên khối người Việt chúng ta phải làm là đừng tấn công nhau nặng hơn đánh cộng sản, đừng rút giây chặt cầu để khi cần nhau còn có thể nhìn mặt nhau không ngượng. Bốn mươi năm rồi, chúng ta không học được bài học này sao? Miến Nam VN mất vào tay CS cách đây 40 năm. Phe thắng cuộc gọi ngày 30/4 là ngày chiến thắng, ngày giải phóng Miền Nam. Phe thua cuộc gọi đó là ngày quốc hận, ngày mất nước, tháng Tư đen. Ai muốn gọi gì thì gọi, muốn kỷ niệm kiểu gì tùy ý và tùy theo lập trường của mình. Chẳng ai áp đặt được ai. Bốn mươi năm qua vẫn vậy.
… Năm nay chuyện tranh cãi về tên gọi ngày 30/4 trở nên sôi nổi. Lý do xuất phát từ Canada do việc Ông Nghị sĩ gốc Việt Ngô Thanh Hải đệ nạp Dự luật S-219 ‘ Hành Trình Đến Tự Do ‘ ( Journey to Freedom ) tại Thượng Nghị Viện Canada. Nội dung ghi nhớ ngày mất Saigon mở đầu cho phong trào bỏ nước đi tìm tự do của hàng triệu người VN, trong đó có khoảng 300.000 người hiện sinh sống ở Canada. Dự luật đã được Thượng Viện chấp thuận ngày 8/12/2014 và đã chuyển sang Hạ Viện ngày 10/12/2014…Ngay khi dự luật được phổ biến, nhiều cuộc tranh cãi đã xảy ra xoay quanh cái tên và tác giả….
Việc tranh cãi đang đi vào gay cấn. Nhiều mũ VC đã được đem ra… Cụ Chánh làng tôi lên tiếng: Giá mà chúng ta biết tương kính, bất đồng nhưng không bất hòa, thì tốt đẹp biết bao. Các bạn có nghe thấy tiếng cười và vỗ tay của CSVN không? Canada quá tốt với người Việt tỵ nạn chúng ta chứ. Cách đây 20 năm, Canada cho chúng ta dựng đài kỷ niệm thuyền nhân ở thủ đô Ottawa, và 20 năm sau lại cho dựng dài tưởng niệm các nạn nhân CS cũng tại thủ đô Ottawa, và sắp ban hành luật S-219 ghi nhớ ngày các thuyền nhân tỵ nạn bỏ nước đến đây tìm Tự Do. Chúng ta còn muốn gì nữa?
Cộng sản VN đã phản ứng mạnh mẽ chống dự luật này, từ Nguyễn Tấn Dũng đến bộ Ngoại Giao. Một số người Việt xưa nay chống CS cũng lớn tiếng chống đối dự luật, thậm chí còn mạ lỵ Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh hải, kết tội ông là Việt gian. Những người này làm như vậy thì có khác gì về cùng phe với CS để vô hiệu hóa một cơ hội hiếm có chưa từng xảy ra trong Thế Giới Tự Do. Nào có nước nào tốt với người Việt tỵ nạn chúng ta bằng nước Canada không?
Ông ODP gật gù hoan hô kiến chúng ta phải biết ơn nước Canada. Ông nhiệt liệt tán dương bài ca của hai vợ chồng nhạc sĩ Vũ Tiết Hùng và Tôn Nữ Thùy Lan ở Ottawa. Bài ca rất hay, cả nhạc cả lời. Mấy dòng cuối bài làm ai cũng cảm động:
… Oh Canada! Oh Canada! Forty years ago I was lost and stateless, Then Canada adopted me, let me stay, and gave me a new homeland Thank you Canada ! Merci Canada !
Canada ơi ! Canada ơi! Bốn mươi năm xưa tôi là người mất nước và vô tổ quốc. Canda đã nhận tôi, cho tôi ở lại, và còn cho tôi một mái ấm gia đình. Xin cám ơn Canada, xin ghi ơn Canada !
Ký giả Robert Bosteller của báo Ottawa Citizen đã viết bài giới thiệu bài hát và hết lời khen ngợi trên trang nhất.
Rất nhiều dân biểu Canada đã ủng hộ dự luật S.219 mang tên ‘Hành Trình tìm Tự Do’. Đặc biệt ông Peter Kent, cựu bộ trưởng, hiện là dân biểu vùng Thornhill, Ontario, đã ca ngợi dự luật này rất dài, phần cuối bài phát biểu, ông kết luận:
… Dự luật tưởng niệm ‘ Hành Trình tìm Tự Do’ mang 3 ý nghĩa này:
- nó đánh dấu sự kiện bi thảm Saigon thất thủ 30/4/1975
- nó vinh danh những người Canada đã bảo trợ và đón nhận những người tỵ nạn VN
- nó tán dương những đóng góp phi thường của những người tỵ nạn VN cho đất nước gấm hoa này của chúng ta.
Ông ODP giơ tay xin phát biểu: chưa biết việc một số đồng hương đang đánh nhau này sẽ đi tới đâu. Gần đây tôi đọc được câu chuyện tiếu lâm, nó diễn tả y boong việc phe ta đánh phe mình hiện nay. Chuyện kể 2 ông đi câu cua, họ ngồi bên nhau. Một ông Mỹ một ông Việt. Ông Mỹ câu được con cua nào thỉ bỏ vào giỏ rồi đậy nắp rất cẩn thận, trong khi đó ông Việt câu được con nào thì cũng bỏ vào giỏ nhưng không hề đậy nắp. Ông Mỹ thấy lạ mới hỏi ông Việt về việc này. Ông Việt cười tỉnh bơ:
- Con cua bạn câu được là cua Mỹ. Bạn phải đậy nắp giỏ vì các con cua công kênh nhau bò lên, con này giúp con kia cùng thoát hiểm. Còn con cua Việt của tôi, không con nào bò lên được cả, con nào mà mon men bò lên cao một tí là những con cua khác kéo nó xuống liền…
Làng tôi nghe xong thì ai cũng gật gù rồi nói: Quả đúng vậy.
Ông ODP thấy dân làng còn muốn ông nói nữa nên ông kể tiếp. Rằng ông cũng mới đọc được câu chuyện về sự thành công của một người Việt ở Hawaii, do nhật báo Ngườii Việt ở Cali phổ biến nhân dịp 30 tháng Tư. Đó là triệu phú Lâm Quốc Thanh chủ nhân hệ thống bánh ngọt nổi tiếng La Tour Bakehouse. Lò bánh của ông làm không kịp bán. Ông cung cấp bánh cho nhiều hãng máy bay quốc tế, nhiều khách sạn nổi tiếng, nhiều hệ thống siêu thị. Sau 1975 ở VN ông làm nghề bán vé số. rồi nhờ vượt biên thành công, ông được tới Mỹ. Ông làm đủ nghề để sinh sống. Nghề cuối cùng là làm cho Bánh Mì Ba Lẹ. Từ nghề này, ông tìm hiểu và học hỏi về làm bánh, rồi từ đó ông tiến lên thành triệu phú. Mỗi năm số doanh thu của ông hơn 20 triệu mỹ kim. Ký giả Thiên An thuộc báo Người Việt đã đến phỏng vấn và hỏi ông về những bí quyết đã giúp ông thành công như hiện nay, ‘Ông Thanh Ba Lẹ’ đã vui vẻ trả lời: Tôi thường khuyên con tôi những điều này:
- không cờ bạc hút sách
- phải thành thật, thành thật và thành thật
- không kiêu ngạo và ức hiếp người nghèo
- cố học lên cao, càng cao càng tốt
- lễ phép với mọi người. Ai khen con tôi thông minh thì tôi không thích bằng khen nó lễ phép
- đặt nhân viên lên hàng đầu, mình tốt với nhân viên thì nhân viên sẽ hết lòng với mình
- đọc sách Học Làm Người. Cuốn sách Đắc Nhân Tâm nổi tiếng của Dale Carnegie là sách gối đầu giường của cha con chúng tôi. Đọc, suy ngẫm rồi thực hành.
Cả làng vỗ tay khen bài học quý của triệu phú Lâm Quốc Thanh trên đây.
Anh John lại giơ tay xin nói tin thời sự chót: Làng ta nhớ đi coi xuất hát Exodus Saigon vào ngày 2 tháng Năm của của đạo diễn Hoàng Hùng nha. Nghe nói qúa nửa tài tử là những thiên tài người Canada. Canada hát về VN…
Chị Ba Biên Hòa nhân danh chủ bếp bữa tiệc mừng, đã hỏi Cụ Chánh: Trên đây là kinh nghiệm của người ở xa. Thế còn cụ tiên chỉ ở ngay đây, nhân đại lễ hôm nay xin Cụ đôi điều với dân làng.
Cụ Chánh giọng đầy cảm động: Tôi được sống tự do và ấm no như thế này, luôn có bạn vàng vây quanh như thế này, luôn sống trong không khí đầy tiếng cười như thế này, tôi thấy mình hạnh phúc vô cùng. Xin tạ ơn Thiên Chúa, xin tạ ơn đất nước gấm hoa thiên đàng này.
TRÀ LŨ
Tin vui: Tác giả Trà Lũ đã viết xong ‘Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’, gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện cười, tổng cộng hơn 1.800 chuyện cười khác nhau. Đây là món quà trang nhã và ý nghĩa để tặng người thân. Giá bán 4 cuốn và cước phí bưu điện là 95 Gia kim hay Mỹ kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả petertralu@gmail.com.
Chưa năm nào làng An Lạc chúng tôi mừng lễ Phục Sinh vui đến thế. Các cụ có biết tại sao không ? Thưa, vì vị tiên chỉ làng tôi, Cụ Chánh, nhập đạo Công Giáo. Trong lễ đêm Thứ Bảy trước Chúa Nhật Phục Sinh, Cụ và cụ B.95 đã được Cha Paolo làm lễ Thánh Tẩy. Mỗi cụ được choàng một tấm khăn trắng lớn và tay cầm một cây nến cháy sáng tượng trưng cuộc đời mới, sức sống mới. Chưa bao giờ cộng đoàn nhà thờ vỗ tay chào mừng hai cụ to đến thế. Giáo dân ở đây đã quen Cụ lâu rồi, vì mỗi ngày lễ Tạ Ơn hằng năm, Cụ đều đến dự và lập lại lời cám ơn giáo xứ đã bảo lãnh cụ từ trại tỵ nạn Thái Lan khi xưa. Lần này Cụ cũng làm cả nhà thờ cảm động. Cụ nói: Năm 1981, khi đón chúng tôi tại phi trường, Cha Paolo bảo: Chúng tôi biết cụ theo đạo Ông Bà ở VN từ bé, xin cụ cứ tiếp tục sống theo đạo của cụ. Đời sống, lời nói và việc làm của Cha đã làm tôi thao thức bao nhiêu năm. Tôi và bà bạn già của tôi đây thấy mình hạnh phúc vô cùng vì chúng tôi vẫn còn được thờ ông bà tổ tiên như xưa, chỉ thờ thêm Thiên Chúa ở bên trên. Từ nay, trong thánh lễ chúng tôi có thể cầm tay mọi người và cùng đọc chung lời kinh kêu Thiên Chúa là Cha, Lạy Cha chúng con ở trên trời…
Nói đến đây rồi Cụ Chánh nghẹn ngào, cụ B.95 cũng khóc theo. Ai trong nhà thờ cũng cảm động. Cha Paolo chủ lễ liền ôm lấy hai cụ. Cha Paolo lên tiếng trong cơn xúc động: Lời cụ vừa nói hay hơn bài giảng của tôi.
Trong lễ rứa tội này, anh John là người đỡ đầu cho cụ Chánh, và Chị Ba Biên Hòa đỡ đầu cho Cụ B.95. Bây giờ là thời đại điện tử, trong túi ai cũng có iPad. Bao nhiêu người trong nhà thờ đã đưa máy iPad lên để chụp những giây phút đáng ghi nhớ này.
Chiều Chúa Nhật Phục Sinh là một đại tiệc tại nhà Cụ Chánh. Đầu bếp là Chị Ba Biên Hòa. Người khách danh dự là Cha Paolo. Trong buổi tiệc chúng tôi đã nói bao nhiêu chuyện, nhưng câu chuyện làm tôi cảm động và nhớ nhất là chuyện Cụ Chánh kể. Rằng một lần kia vào mùa xuân Cha đến thăm chúng tôi bất chợt, ngay đầu bữa ăn. Tôi mời Cha ăn cơm với chúng tôi, Cha đã vui vẻ ngồi ngay xuống và ăn rất vui vẻ thân tình. Cuối bữa ăn, lúc uống trà, tôi hỏi Cha rằng: Ông bà chúng con ở trên bàn thờ kia, chúng con nhìn thấy ông bà hằng ngày, thế còn Thiên Chúa của Cha thì Ngài ở đâu, ở trên trời hay ở trong nhà thờ? Cha đã trả lời tôi ngay: Thiên Chúa ở ngay đây, rồi Cha chỉ tay ra mảnh vườn trước cửa kia, Cha nói: Vườn bây giờ đầy hoa vàng hoa đỏ, đầy rau xanh tươi thơm ngát. Khi Cụ trồng hoa và trồng rau, cụ có thấy màu vàng màu đỏ ở trong đất không, cụ có thấy mùi hoa ngạt ngào ở trong đất không? Chắc chắn là cụ không thấy gì. Thế cái màu vàng màu đỏ, cái mùi hương thơm ngát kia từ đâu ra ? Đó, cụ ơi, Thiên Chúa đó. Câu này làm tôi nhớ đời. Cái vườn nhỏ trước cửa sổ phòng ăn đã làm tôi thấy Thiên Chúa. Bây giờ mỗi lần tôi cầu xin với ông bà tổ tiên thì tôi cầu với Thiên Chúa trước vì Thiên Chúa là đấng đẻ ra ông bà tồ tiên…
Người vui thứ hai trong bữa tiệc này là anh John và Chị Ba Biên Hòa.
Anh John nói trước mặt Cha Paolo: Chúa đã nhận lời chúng con hằng cầu xin. Từ bữa nay trở đi, mỗi sáng Chúa Nhật vợ chồng con sẽ lái xe đến rước hai cụ cùng đi lễ nhà thờ với gia đình chúng con. Nào, còn niềm hạnh phúc và niềm vui gì lớn hơn !
Sau bữa tiệc thì Cha Paolo ra về vì ngài còn bao nhiêu việc ở nhà thờ. Dân làng An Lạc của tôi thì ở lại rất lâu, vì còn bao nhiêu chuyện vui vẻ để kể cho nhau nghe.
Cụ Chánh tâm sự đầu tiên: Xưa nay lão hằng kính phục 2 người, đó là Đức Lạt Ma và Đức Giáo Hoàng đương kim Phan Xi Cô. Câu Cha Paolo nói với lão ở phi trường ngày xưa đúng y chang lời Đức Lạt Ma nói với một anh Do Thái. Anh này không thích đạo Do Thái nên đã nhập đạo Công Giáo. Theo đạo ít lâu, anh chán và đi sang gặp Đức Lạt Ma để xin theo đạo của Ngài. Đức Lạt Ma đã vỗ vai anh mà nói: xin bạn cứ giữ đạo của bạn hiện nay, hãy sống vui vẻ hết mình theo lời Chúa dạy, yêu tha nhân như chính mình. Như vậy cũng là đạt đạo của tôi. Còn Đức Phan Xi Cô thì hôm Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua, ngài đã làm tôi cảm động quá. Các bạn biết gì không, Thứ Năm trước lễ Phục Sinh thì các nhà thờ có nghi lễ Rửa Chân cho 12 người được kén chọn trong cộng đoàn tượng trưng 12 môn đệ khi xưa. Vị chủ tế đến quỳ xuống trước mặt họ rồi rửa chân cho từng người. Năm nay, tại Roma, Đức Phanxicô đã không làm lễ rứa chân cho 12 người vị vọng ở đại giáo đường, mà ngài đã vào trong nhà tù rửa chân cho 12 tù nhân, 6 tù nam và 6 tù nữ. Cử chỉ và nét mặt của ngài rất chân thành, ngài qùy xuống, rồi đổ nước rửa chân, rồi lau chân cho từng người, lau xong ngài còn hôn vào chân họ. Tôi thấy 3 tù nhân đã khóc. Có một nữ tù nhân ôm đứa con hai tuổi trên tay, ngài đã rửa chân và hôn chân cả hai mẹ con. Đây là một vị đại thánh.
Tuần trước, có ông bạn già bên Âu Châu đã viết thư sang chúc mừng lão nhập đạo Công Giáo. Ông ta cho biết là ông ta rất vui mừng vì lão đã đi cùng con đường với Cựu Hoàng Bảo Đại, GS Vũ Quốc Thúc, GS Nguyên Sa Trần Bích Lan, Thi Sĩ Hà Thượng Nhân, Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện. Lão giật mình. À, thế ra vào cuối đời các vị này cũng nhìn thấy Thiên Chúa như mình.
Cụ Chánh vừa ngưng thì anh John tiếp lời ngay. Anh bảo: Hôm nay là ngày vui lớn, ngày hạnh phúc của 2 Cụ. Chắc ai cũng muốn phát biểu, cháu sợ mất phần nói nên xin cho cháu nói liền bây giờ. Bữa nay cháu không cần Cụ B.95 yêu cầu, không cần vợ nhắc, cháu xin kể chuyện thời sự ngay. Tháng Tư này nhiều chuyện lắm.
Thứ nhất là chuyện 2 con cá. Sáng sớm ngày mồng một vừa qua, cô Tôn Nữ gọi điện thoại. Ở Canada này, thường không ai gọi điện thoại trước 8 giờ cả. Điện thoại mà reng trước 8 giờ sáng là chắc có việc khẩn cấp. Cô Tôn Nữ gọi lúc 7 giờ, giọng đầy hốt hoảng: Anh Chị John ơi, CSVN tan rồi. Em vừa đọc email trên mạng rằng tứ trụ Sang Trọng Hùng Dũng tuyên bố giải thể Đảng CSVN như Ông Gorbachev ở Liên Xô ngày xưa. Anh Chị mở máy ra coi ngay đi.
Bà cụ B.95 lên tiếng hỏi: Đó là tin đảng CSVN đổ mà sao vừa rồi anh bảo là tin mua cá? Anh John cười ha ha một chập rồi nói: Ở Canada có thói quen là ngày đầu tháng Tư bạn có thể nói phịa ra nhiều tin, càng phịa giỏi càng lừa được nhiều người thì càng vui, và việc bịp và đánh lừa này không ai bắt lỗi cả. Dân Canada gọi việc này là ‘ cá Tháng Tư, Poisson d’avril, April Fool’.
Đó là con cá của Cô Tôn Nữ. Còn một con cá thứ hai của báo chí. Cũng sáng sớm ngày mồng một tháng Tư, tờ nhật trình ‘24’ ở Toronto đã đăng một tin lớn, kèm với một họa đồ chi tiết. Bài báo đưa tin là chinh quyền Canada thấy dân chúng càng ngày càng hay xuống tắm biển ở miền Trung Mỹ, nhất là mùa đông, nên chính quyền đã quyết định dùng ngân sách thặng dư và các khả năng về khoa học kỹ thuật, sẽ xây một cái đảo nổi rộng 10 cây số vuông, ở gần xứ Jamaica và Haiti. Trên đảo sẽ trồng rất nhiều cây phong và các vườn cây ăn trái, với những nhà nghỉ mát, quanh đảo là những bãi tắm rộng mênh mang. Tất cả đều miễn phí cho công dân Canada xuống đây tắm nắng…
Chị Ba Biên Hòa thấy cô Tôn Nữ mắc cở đỏ mặt, chị liền giơ tay ngăn chồng không cho anh kể chuyện cá tháng Tư nữa. Anh John thấy dân làng cười vui đủ rồi anh mới kể sang chuyện khác. Anh bảo: Xin hết chuyện cá nha, sau đây là chuyện thời sự có thiệt:
- Một di dân gốc Việt Nam định cư tại Montreal miền nói tiếng
Pháp ở Canada đã doạt giải nhất về văn chương, giải mang tên ‘ Canada Reads 2015’. Giải này do thông tấn xã CBC đề xuất, đã được tổ chức trong 14 năm qua. Mục đích là tuyển chọn những tác phẩm có thể làm thay đổi nhãn quan và vượt qua mọi định kiến để soi sáng một vấn đề.
Người đoạt giải toàn quốc năm nay là nhà văn Kim Thúy với tác phẩm RU viết bằng Pháp văn.
RU là câu chuyện một em bé rời Saigon khi mới 10 tuổi, theo gia
đình vượt biên, tỵ nạn ở Mã lai, được Canada nhận và cho định cư tại Montreal. Trong tác phẩm RU, Kim Thúy viết về chính đời mình.
Ông Camaron Bailey, giám đốc nghệ thuật Đại Hội Phim quốc tế ở
Toronto đã nhận định trên đài CBC: Đây là một trong hàng triệu câu chuyện về những người nhập cư Canada. Một phụ nữ tỵ nạn gốc Việt viết chuyện về đời mình, câu chuyện thật đau lòng, nhưng đẹp, được thể hiện với một bút pháp tài tình. Tôi đọc RU bằng lý trí và rồi trí tôi được nối với con tim. RU đã mở rộng lòng nhân đạo và nhãn quan của người Canada.
Nhà văn Kim Thúy năm nay 46 tuổi. Tác phẩm RU đã đoạt 2 giải văn chương khác vào năm 2010 và 2012. Đã có ấn bản bằng Anh văn. Thật là một niềm hãnh diện lớn không chỉ riêng cho nhà văn Kim Thúy mà cho cả cộng đồng người Việt, trong đó có vợ tôi, và cả tôi nữa, ha ha.
Tin thời sự tiếp theo là tin Rước Đuốc cho Thế Vận PAN AM. Đây là thế vận hội của Liên Mỹ Châu, năm nay được tổ chức tại Toronto vào tháng Bảy sắp tới. Còn hơn hai tháng nữa mới bắt đầu, nhưng cuộc rước đuốc cho lễ khai mạc đã khởi sự. Khởi điểm là thành phố Teotihuacan ở Mexico, sẽ di chuyển qua 130 vùng, bó đuốc sẽ được 3.000 lực sĩ chuyền tay nhau, theo hướng bắc tiến, qua các phương tiện xe hơi, máy bay, xe lửa và tàu biển. Thế vận hội Liên Mỹ Châu này có 41 quốc gia tham dự với 6.600 lực sĩ thi tài trong 16 ngày.
Thời sự tiếp theo là tin những quả bom trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại liên hệ tới tên gọi ngày đau thương 30 tháng Tư. Ngày này nên mang tên gì ? Tôi thấy nhiều tên lắm: Tháng Tư Đen, ngày Quốc hận, Ngày tranh đấu cho Tự Do, Hành Trình tìm Tự Do…Chỉ vì cái tên mà nhiều người chống nhau, chống một cách dữ tợn, chống mạnh hơn là chống VC.
Về việc cãi nhau này tôi thấy nhà văn Mặc Giao đã viết một bài rất hay, đăng trên DienDanCongLuan ngày cuối tháng Ba vừa qua và trên nhiều cơ quan ngôn luận khác. Tôi thích bài này. Xin trích vài dòng của Mặc Giao:
…Việc đầu tiên khối người Việt chúng ta phải làm là đừng tấn công nhau nặng hơn đánh cộng sản, đừng rút giây chặt cầu để khi cần nhau còn có thể nhìn mặt nhau không ngượng. Bốn mươi năm rồi, chúng ta không học được bài học này sao? Miến Nam VN mất vào tay CS cách đây 40 năm. Phe thắng cuộc gọi ngày 30/4 là ngày chiến thắng, ngày giải phóng Miền Nam. Phe thua cuộc gọi đó là ngày quốc hận, ngày mất nước, tháng Tư đen. Ai muốn gọi gì thì gọi, muốn kỷ niệm kiểu gì tùy ý và tùy theo lập trường của mình. Chẳng ai áp đặt được ai. Bốn mươi năm qua vẫn vậy.
… Năm nay chuyện tranh cãi về tên gọi ngày 30/4 trở nên sôi nổi. Lý do xuất phát từ Canada do việc Ông Nghị sĩ gốc Việt Ngô Thanh Hải đệ nạp Dự luật S-219 ‘ Hành Trình Đến Tự Do ‘ ( Journey to Freedom ) tại Thượng Nghị Viện Canada. Nội dung ghi nhớ ngày mất Saigon mở đầu cho phong trào bỏ nước đi tìm tự do của hàng triệu người VN, trong đó có khoảng 300.000 người hiện sinh sống ở Canada. Dự luật đã được Thượng Viện chấp thuận ngày 8/12/2014 và đã chuyển sang Hạ Viện ngày 10/12/2014…Ngay khi dự luật được phổ biến, nhiều cuộc tranh cãi đã xảy ra xoay quanh cái tên và tác giả….
Việc tranh cãi đang đi vào gay cấn. Nhiều mũ VC đã được đem ra… Cụ Chánh làng tôi lên tiếng: Giá mà chúng ta biết tương kính, bất đồng nhưng không bất hòa, thì tốt đẹp biết bao. Các bạn có nghe thấy tiếng cười và vỗ tay của CSVN không? Canada quá tốt với người Việt tỵ nạn chúng ta chứ. Cách đây 20 năm, Canada cho chúng ta dựng đài kỷ niệm thuyền nhân ở thủ đô Ottawa, và 20 năm sau lại cho dựng dài tưởng niệm các nạn nhân CS cũng tại thủ đô Ottawa, và sắp ban hành luật S-219 ghi nhớ ngày các thuyền nhân tỵ nạn bỏ nước đến đây tìm Tự Do. Chúng ta còn muốn gì nữa?
Cộng sản VN đã phản ứng mạnh mẽ chống dự luật này, từ Nguyễn Tấn Dũng đến bộ Ngoại Giao. Một số người Việt xưa nay chống CS cũng lớn tiếng chống đối dự luật, thậm chí còn mạ lỵ Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh hải, kết tội ông là Việt gian. Những người này làm như vậy thì có khác gì về cùng phe với CS để vô hiệu hóa một cơ hội hiếm có chưa từng xảy ra trong Thế Giới Tự Do. Nào có nước nào tốt với người Việt tỵ nạn chúng ta bằng nước Canada không?
Ông ODP gật gù hoan hô kiến chúng ta phải biết ơn nước Canada. Ông nhiệt liệt tán dương bài ca của hai vợ chồng nhạc sĩ Vũ Tiết Hùng và Tôn Nữ Thùy Lan ở Ottawa. Bài ca rất hay, cả nhạc cả lời. Mấy dòng cuối bài làm ai cũng cảm động:
… Oh Canada! Oh Canada! Forty years ago I was lost and stateless, Then Canada adopted me, let me stay, and gave me a new homeland Thank you Canada ! Merci Canada !
Canada ơi ! Canada ơi! Bốn mươi năm xưa tôi là người mất nước và vô tổ quốc. Canda đã nhận tôi, cho tôi ở lại, và còn cho tôi một mái ấm gia đình. Xin cám ơn Canada, xin ghi ơn Canada !
Ký giả Robert Bosteller của báo Ottawa Citizen đã viết bài giới thiệu bài hát và hết lời khen ngợi trên trang nhất.
Rất nhiều dân biểu Canada đã ủng hộ dự luật S.219 mang tên ‘Hành Trình tìm Tự Do’. Đặc biệt ông Peter Kent, cựu bộ trưởng, hiện là dân biểu vùng Thornhill, Ontario, đã ca ngợi dự luật này rất dài, phần cuối bài phát biểu, ông kết luận:
… Dự luật tưởng niệm ‘ Hành Trình tìm Tự Do’ mang 3 ý nghĩa này:
- nó đánh dấu sự kiện bi thảm Saigon thất thủ 30/4/1975
- nó vinh danh những người Canada đã bảo trợ và đón nhận những người tỵ nạn VN
- nó tán dương những đóng góp phi thường của những người tỵ nạn VN cho đất nước gấm hoa này của chúng ta.
Ông ODP giơ tay xin phát biểu: chưa biết việc một số đồng hương đang đánh nhau này sẽ đi tới đâu. Gần đây tôi đọc được câu chuyện tiếu lâm, nó diễn tả y boong việc phe ta đánh phe mình hiện nay. Chuyện kể 2 ông đi câu cua, họ ngồi bên nhau. Một ông Mỹ một ông Việt. Ông Mỹ câu được con cua nào thỉ bỏ vào giỏ rồi đậy nắp rất cẩn thận, trong khi đó ông Việt câu được con nào thì cũng bỏ vào giỏ nhưng không hề đậy nắp. Ông Mỹ thấy lạ mới hỏi ông Việt về việc này. Ông Việt cười tỉnh bơ:
- Con cua bạn câu được là cua Mỹ. Bạn phải đậy nắp giỏ vì các con cua công kênh nhau bò lên, con này giúp con kia cùng thoát hiểm. Còn con cua Việt của tôi, không con nào bò lên được cả, con nào mà mon men bò lên cao một tí là những con cua khác kéo nó xuống liền…
Làng tôi nghe xong thì ai cũng gật gù rồi nói: Quả đúng vậy.
Ông ODP thấy dân làng còn muốn ông nói nữa nên ông kể tiếp. Rằng ông cũng mới đọc được câu chuyện về sự thành công của một người Việt ở Hawaii, do nhật báo Ngườii Việt ở Cali phổ biến nhân dịp 30 tháng Tư. Đó là triệu phú Lâm Quốc Thanh chủ nhân hệ thống bánh ngọt nổi tiếng La Tour Bakehouse. Lò bánh của ông làm không kịp bán. Ông cung cấp bánh cho nhiều hãng máy bay quốc tế, nhiều khách sạn nổi tiếng, nhiều hệ thống siêu thị. Sau 1975 ở VN ông làm nghề bán vé số. rồi nhờ vượt biên thành công, ông được tới Mỹ. Ông làm đủ nghề để sinh sống. Nghề cuối cùng là làm cho Bánh Mì Ba Lẹ. Từ nghề này, ông tìm hiểu và học hỏi về làm bánh, rồi từ đó ông tiến lên thành triệu phú. Mỗi năm số doanh thu của ông hơn 20 triệu mỹ kim. Ký giả Thiên An thuộc báo Người Việt đã đến phỏng vấn và hỏi ông về những bí quyết đã giúp ông thành công như hiện nay, ‘Ông Thanh Ba Lẹ’ đã vui vẻ trả lời: Tôi thường khuyên con tôi những điều này:
- không cờ bạc hút sách
- phải thành thật, thành thật và thành thật
- không kiêu ngạo và ức hiếp người nghèo
- cố học lên cao, càng cao càng tốt
- lễ phép với mọi người. Ai khen con tôi thông minh thì tôi không thích bằng khen nó lễ phép
- đặt nhân viên lên hàng đầu, mình tốt với nhân viên thì nhân viên sẽ hết lòng với mình
- đọc sách Học Làm Người. Cuốn sách Đắc Nhân Tâm nổi tiếng của Dale Carnegie là sách gối đầu giường của cha con chúng tôi. Đọc, suy ngẫm rồi thực hành.
Cả làng vỗ tay khen bài học quý của triệu phú Lâm Quốc Thanh trên đây.
Anh John lại giơ tay xin nói tin thời sự chót: Làng ta nhớ đi coi xuất hát Exodus Saigon vào ngày 2 tháng Năm của của đạo diễn Hoàng Hùng nha. Nghe nói qúa nửa tài tử là những thiên tài người Canada. Canada hát về VN…
Chị Ba Biên Hòa nhân danh chủ bếp bữa tiệc mừng, đã hỏi Cụ Chánh: Trên đây là kinh nghiệm của người ở xa. Thế còn cụ tiên chỉ ở ngay đây, nhân đại lễ hôm nay xin Cụ đôi điều với dân làng.
Cụ Chánh giọng đầy cảm động: Tôi được sống tự do và ấm no như thế này, luôn có bạn vàng vây quanh như thế này, luôn sống trong không khí đầy tiếng cười như thế này, tôi thấy mình hạnh phúc vô cùng. Xin tạ ơn Thiên Chúa, xin tạ ơn đất nước gấm hoa thiên đàng này.
TRÀ LŨ
Tin vui: Tác giả Trà Lũ đã viết xong ‘Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’, gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện cười, tổng cộng hơn 1.800 chuyện cười khác nhau. Đây là món quà trang nhã và ý nghĩa để tặng người thân. Giá bán 4 cuốn và cước phí bưu điện là 95 Gia kim hay Mỹ kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả petertralu@gmail.com.
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 09/04 – 15/04/2015: Tưởng niệm 100 năm tội ác diệt chủng người Armenia của Thổ Nhĩ Kỳ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:03 16/04/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 17:30 thứ Bảy 11 Tháng Tư, buổi chiều trước Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã chính thức công bố Tông Chiếu ấn định Năm Thánh Từ Bi. Tông Chiếu này có tên là “Misericordiae Vultus” nghĩa là “Khuôn mặt xót thương”.
Tông Chiếu Misericordiae Vultus ngoài việc chỉ định thời gian cử hành – tức là ngày khai mạc và bế mạc, còn quy định cụ thể cách thức Năm Thánh được thực hiện và những yếu tố khác tạo thành tài liệu cơ bản nói lên tinh thần trong đó Năm Thánh được công bố, và những ý định và kết quả mong đợi của Đức Thánh Cha, là người đã quyết định mở ra Năm Thánh này cho Giáo Hội.
Nghi thức công bố đã diễn ra trước cửa Thánh với sự hiện diện của 40 vị Hồng Y, 30 Giám Mục và các chức sắc khác trong giáo triều Rôma.
Sau lời nguyện, Đức Thánh Cha đã giao tông chiếu cho bốn Hồng Y giám quản 4 đền thờ của Đức Giáo Hoàng tại Rôma là Đức Hồng Y Angelo Comastri, giám quản Đền Thờ Thánh Phêrô; Đức Hồng Y Agostino Vallini, giám quản Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô; Đức Hồng Y Santos Abril y Castello, giám quản Đền Thờ Đức Bà Cả; và Đức Hồng Y James Michael Harvey, giám quản Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành.
Để thể hiện mong muốn của ngài là Năm Thánh Ngoại Thường này sẽ được tổ chức không chỉ tại Rôma mà còn là trên toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng cũng đã ký một bản sao của tông chiếu và gửi cho tất cả các giám mục một cách biểu tượng qua Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục ; Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc; và cho Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương.
Một bản sao khác đã được gởi cho Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy là tổng thư ký Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc thay mặt cho các Giáo Hội ở phía Đông. Lục địa châu Phi sẽ được đại diện bởi Tổng giám mục Bartolome Adoukonou, người Benin và hiện là thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Đối với các Giáo Hội Đông Phương, Đức Thánh Cha đã gởi cho Đức Cha Khaled Ayad Bishay của Giáo Hội Công Giáo Coptic Alexandria và 7 Đức Ông Công chứng viên Tông Tòa.
Đức Ông Leonardo Sapienza, Trưởng Dinh Giáo Hoàng, trong tư cách là apostolic protonotary – đệ nhất Công chứng viên Tông Tòa, đã đọc các trích đoạn quan trọng trong tông chiếu.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi Kinh Chiều vọng Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa.
2. Đức Giáo Hoàng: Cộng đồng quốc tế không thể im lặng trước làn sóng bách hại các Kitô hữu
Hôm thứ Hai Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế không thản nhiên, “im lặng và thụ động”, trước những tội ác chống các Kitô hữu không thể chấp nhận được trên thế giới.
Đức Thánh Cha đã nói với cộng đồng Shalom như trên vào cuối buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Thứ Hai Phục Sinh. Cộng đồng Shalom đã tài trợ cuộc chạy tiếp sức kết thúc tại Quảng trường Thánh Phêrô để thể hiện tình đoàn kết với anh chị em Kitô hữu đang bị đàn áp và nâng cao nhận thức về tình cảnh nguy hiểm của họ hiện nay tại nhiều nơi trên thế giới.
Ngài nói tiếp:
“Hành trình của anh chị em trên các đường phố đã chấm dứt ở đây, nhưng những điều phải tiếp tục là cuộc hành trình tâm linh trong cầu nguyện, cầu nguyện liên lỉ; và tham gia cụ thể với những giúp đỡ hữu hình trong việc bảo vệ những anh chị em của chúng ta đang bị bách hại, bị lưu đày, bị giết, bị chặt đầu, với lý do duy nhất vì họ là một Kitô hữu”.
“Họ là những vị tử đạo của chúng ta hôm nay và họ rất đông đảo; chúng ta có thể nói rằng họ còn đông hơn nhiều các vị tử đạo trong các thế kỷ đầu tiên “.
Ngài nói thêm: “Tôi chân thành hy vọng rằng cộng đồng quốc tế không nhìn theo hướng khác”
3. Tuyên bố của Hội Nghị Quốc Tế về đào tạo tu sĩ trước thực trạng bách hại các Kitô hữu trên thế giới
Hội nghị quốc tế về đào tạo các tu sĩ nhóm họp tại Rôma từ 7 đến 11 tháng Tư đã kết thúc với một thông cáo báo chí do Đức Hồng Y Joao Braz de Aviz, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tu Sĩ và Các Hiệp Hội Tông Đồ, và Đức Tổng Giám Mục José Rodriguez Carballo, Tổng thư ký của Bộ ấn ký.
Thay mặt cho tất cả những vị sống đời thánh hiến, hội nghị nài xin các chính phủ trên thế giới thực hiện các can thiệp cụ thể nhằm mang lại hòa bình giữa các dân tộc và phá vỡ vòng xoáy bạo lực đang cuốn hút vào đó rất nhiều nạn nhân vô tội.
Toàn văn thông cáo báo chí của các vị như sau:
Vatican, ngày 10 tháng Tư năm 2015
Tham dự hội nghị quốc tế về đào tạo các tu sĩ nhóm họp tại Rôma từ 7 đến 11 tháng Tư, chúng tôi, những người sống đời thánh hiến, cảm thấy cần phải tố cáo khẩn cấp “với giọng nói nghẹn ngào và mạnh mẽ của Tin Mừng” về cuộc bách hại các Kitô hữu đang diễn ra ở nhiều miền khác nhau trên thế giới. Đặc biệt, chúng tôi cảm thấy gần gũi với những người đang phải đau khổ vì đức tin của họ nơi Chúa Giêsu Kitô và chúng tôi bày tỏ tình hiệp thông với tất cả những người nam nữ thánh hiến trong những vùng ngoại vi khác nhau của thế giới đang phải chịu đau khổ vì các vị là Kitô hữu và sống đời thánh hiến. Chúng tôi bảo đảm với các vị về lời cầu nguyện của chúng tôi trong khi cám ơn các vị đã đưa ra những chứng tá trung thành với ơn gọi và sứ vụ của người sống đời thánh hiến và vì các vị vẫn ở lại để gần gũi với những người đau khổ.
Trong tư cách là những người nam nữ thánh hiến từ khắp nơi trên thế giới, chúng tôi hiệp nhất trong lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô và của tất cả các thành viên trong toàn thể Giáo Hội để xin cho hòa bình, là ân sủng của Chúa Phục Sinh, có thể vượt qua hận thù và bạo lực và để tất cả mọi người có thể nhận ra họ là anh chị em với nhau. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho những thủ phạm của bạo lực biết hướng tâm hồn của họ về với Thiên Chúa, là Đấng ban sự sống.
Chúng tôi khẩn cầu các chính phủ thực hiện các can thiệp cụ thể nhằm mang lại hòa bình giữa các dân tộc và phá vỡ vòng xoáy bạo lực đang cuốn hút vào đó rất nhiều nạn nhân vô tội. Xin Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội và Đời Sống Tận Hiến, cầu bầu cho chúng ta trước Con Mẹ để hòa bình và hòa hợp có thể được ban cho toàn thế giới.
Nhân danh tất cả những người sống đời thánh hiến,
+ Hồng Y Joao Braz de Aviz
Tổng Trưởng Thánh Bộ Tu Sĩ và Các Hiệp Hội Tông Đồ
+ Tổng Giám Mục Jose Rodriguez Carballo
Tổng Thư ký Thánh Bộ Tu Sĩ và Các Hiệp Hội Tông Đồ
4. Đức Thánh Cha đề cập một lần nữa về tội ác diệt chủng chống lại người Armenia của Thổ Nhĩ Kỳ
Tội ác diệt chủng người Armenia năm 1915 “đặt trước chúng ta bóng tối của mysterium iniquitatis - mầu nhiệm sự ác”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như trên hôm 09 tháng Tư với một nhóm các giám mục thuộc Giáo Hội Công Giáo Armenia.
Các giám mục Armenia đang ở thăm Rôma để chuẩn bị tham dự lễ tuyên phong Thánh Grêgôriô thành Narek là tiến sĩ Hội Thánh vào ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa 11 tháng Tư.
Trong buổi gặp gỡ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ hy vọng rằng buổi lễ này, diễn ra trong bối cảnh của Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, có thể “chữa lành mọi vết thương và đẩy mạnh các cử chỉ cụ thể của sự hòa giải và hòa bình giữa hai quốc gia mà đến nay vẫn chưa đạt được một sự đồng thuận hợp lý về việc giải thích những sự kiện đáng buồn này.”
Đức Giáo Hoàng đã vinh danh dân tộc Armenia đã đón nhận đức tin Kitô vào năm 301, là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của một lịch sử lâu dài và đáng tự hào đã đem lại cho các Kitô hữu ngày nay “một gia sản đáng ngưỡng mộ về tâm linh và văn hóa.”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng ngày nay một số các Kitô hữu Armenia sinh sống tại hải ngoại lại một lần nữa gặp nguy hiểm. Ngài đặc biệt nhắc đến các tín hữu sinh sống tại Aleppo, Syria, nơi “mà một trăm năm trước đây đã là một nơi trú ẩn an toàn cho những người sống sót” nạn diệt chủng gây ra bởi những người cai trị Thổ Nhĩ Kỳ.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ một mối quan tâm đặc biệt về tiến trình đại kết giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Armenia Tông Truyền, là hai Giáo Hội đã chia sẻ cùng những đau khổ, bách hại và tử đạo 100 năm trước đây. Ngài gọi đó là “đại kết bằng máu”.
Hôm 5 tháng Sáu năm 2013, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức đưa công hàm phản đối với Vatican sau khi Đức Thánh Cha đề cập đến việc tàn sát hàng loạt người Armenia trong thời gian từ 1915 – 1918 và gọi đó là “cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20.”
Đức Giáo Hoàng đã đề cập một chút về những tội ác diệt chủng chống lại người Armenia trong một cuộc tiếp kiến một ngày trước đó, tức là hôm 04 tháng 6 năm 2013 với Đức Thượng Phụ Công Giáo Nerses Bedros Tarmouni thứ 19 của thành Cilicia.
Đức Thượng Phụ đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một cây thánh giá bằng đồng hai người mới khiêng nổi. Trong đoàn tùy tùng của Đức Thượng Phụ có một cặp vợ chồng đi theo với trách nhiệm khiêng cây thánh giá này. Người phụ nữ nói với Đức Giáo Hoàng rằng gia đình cô là nạn nhân của nạn diệt chủng Armenia hồi năm 1915.
Đức Thánh Cha đáp lại:
-Đó là tội ác diệt chủng tàn ác trên quy mô lớn đầu tiên của thế kỷ 20.
Vài năm trước đây, khi còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires, Đức Thánh Cha lúc đó là Đức Hồng Y Jorge Bergoglio đã mô tả vụ sát hại và trục xuất hàng triệu người Armenia là “tội phạm trầm trọng của Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người dân Armenia và toàn thể nhân loại.”
Ước tính từ 1 triệu đến 1.5 triệu người Armenia đã bị giết chết từ ngày 23/4/1915 đến khi kết thúc thế giới chiến tranh lần thứ nhất trong các vụ thảm sát, trong các trại tập trung, và trong các cuộc cưỡng bức trục xuất ra sa mạc cho chết đói... Tuy nhiên, do những dàn xếp chính trị lắt léo, không ai trong chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm vào tội ác chống nhân loại nghiêm trọng như thế bị đưa ra xét xử sau chiến tranh. Nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, luôn phủ nhận tội ác này, coi như chưa từng xảy ra. Không chỉ Đức Thánh Cha Phanxicô, các triều Giáo Hoàng trong và sau thế giới chiến tranh lần thứ nhất đều lên án tội ác diệt chủng này.
Cho đến nay có 22 quốc gia chính thức dùng từ “diệt chủng” để đề cập đến tội ác của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Armenia trong đó có thể kể đến Uruguay, Đảo Cyprus, Nga, Đức, Á Căn Đình, Pháp, Ý, và Venezuela.
Chính trị lắt léo cho nên Hoa Kỳ và Anh không công nhận mặc dù tại Hoa Kỳ 43 tiểu bang đã thông qua các nghị quyết coi tội ác này là “diệt chủng”.
5. Tưởng niệm biến cố diệt chủng người Armenia và tuyên phong tiến sĩ Hội Thánh
Sáng Chúa Nhật 12 tháng Tư, Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp tưởng niệm biến cố đau thương: 100 năm cuộc diệt chủng gần 1 triệu 500 ngàn người Arméni do đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ gây ra. Trong thánh lễ ngài cũng tôn phong thánh Gregorio Nazek người Armeni làm Tiến Sĩ Hội Thánh
Hiện diện trong thánh lễ từ 9 giờ sáng tại Đền thờ thánh Phêrô, có 9 ngàn tín hữu đa số là người Armeni đến từ các nơi trên thế giới, và đặc biệt có Tổng thống Cộng hòa Arméni, Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II ở Arméni và Thượng Phụ Aram I của Giáo Hội Arméni Tông truyền ở Liban, Đức Thượng Phụ Nerses Bedros XIX của Công Giáo Arméni và hơn 20 GM của Giáo Hội này.
Đầu thánh lễ, trong lời chào mừng các vị lãnh đạo chính quyền và Giáo Hội Arméni, Giáo Hội Tông truyền và Công Giáo, Đức Thánh Cha tố giác thảm trạng diệt chủng mà dân tộc Arméni phải chịu cách đây 100 năm, cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20, tiếp đến là các dân tộc khác, Do thái, Kampuchia, Ruanda, Burundi, Bosnia và nhiều nước khác. Ngài nhận định rằng dường như nhân loại không thành công trong việc chấm dứt đổ máu người vô tội.. “chúng ta chưa học được điều này: “chiến tranh là một điều điên rồ, một cuộc thảm sát vô ích”.
Thánh lễ được tiếp tục và sau bài Tin Mừng được công bố bằng tiếng Arméni, Đức Thánh Cha đã đi từ bài Tin Mừng kể lại biến cố Chúa Giêsu Phục Sinh tỏ các vết thương của Người cho thánh Tôma, mà Đức Thánh Cha gọi là “những vết thương thương xót”. Ngài nói:
“Chúa Giêsu mời chúng ta hãy nhìn các vết thương ấy, Chúa mời chúng ta hãy động chạm đến các vết thương đó như đã làm với thánh Tôma, để chữa lãnh sự cứng lòng tin của chúng ta. Nhất là Chúa mời gọi chúng ta hãy đi vào mầu nhiệm các vết thương ấy, là mầu nhiệm lòng yêu thương từ bi của Người.
“Qua các vết thương đó, như một lỗ hổng sáng ngời, chúng ta có thể thấy trọn mầu nhiệm Chúa Kitô và Thiên Chúa: cuộc khổ nạn của Người, đời sống trần thế của Người - đầy tình cảm thương đối với những người bé mọn và bệnh tật - sự nhập thể của Chúa nơi cung lòng Mẹ Maria...”
Đức Thánh Cha cũng đặt câu hỏi: “Đứng trước những biến cố bi thảm của lịch sử loài người, nhiều khi chúng ta như bị đè bẹp và chúng ta tự hỏi: “Tại sao?”. Sự tàn ác của con người có thể mở ra trên thế giới những vực thẳm, những hố trống lớn lao: trống rỗng tình thương, trống rỗng điều thiện, trống rỗng sự sống. Lúc ấy chúng ta tự hỏi: làm sao chúng ta có thể lấp đầy những vực thẳm ấy? Đối với chúng ta, đó là điều không thể làm được; chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy những hố trống rỗng mà sự ác mở ra trong tâm hồn và trong lịch sử chúng ta. Chính Chúa Giêsu, nhập thể làm người và chịu chết trên thập giá, là Đấng lấp đầy vực thẳm tội lỗi bằng vực thẳm lòng thương xót của Người”.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng “Anh chị em thân mến, đó là con đường mà Thiên Chúa đã mở ra để đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nô lệ tội lỗi và cái chết, để bước vào miền đất sự sống và an bình. Con đường ấy chính là Chúa Giêsu đã chịu đóng đanh và sống lại, và nhất là các vết thương đầy lòng thương xót của Người.”
“Các thánh dạy chúng ta rằng thế giới thay đổi từ sự hoán cải tâm hồn của mình, và điều này xảy ra nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa. Vì thế, “đứng trước những tội lỗi của tôi cũng như những thảm trạng lớn lao của thế giới, “lương tâm bị nao núng, nhưng sẽ không bị rúng động vì tôi nhớ đến những vết thương của Chúa. Thực vậy, Chúa đã bị đâm thâu qua vì tội lỗi chúng ta” (Is 53,5).
Cuối thánh lễ, Đức Tổng Thượng phụ Karekin II và Đức Thượng Phụ Aram I của Giáo Hội tông truyền ở Arméni và Cilicia bên Liban đã ngỏ lời cám ơn Đức Thánh Cha và đồng thời cũng mạnh mẽ lên án cuộc diệt chủng mà dân tộc Arméni đã phải chịu. Đức Tổng thượng phụ cho biết ngày 23-4 tới đây, Giáo Hội Arméni Tông truyền sẽ tưởng niệm các nạn nhân cuộc diệt chủng và ngài sẽ phong thánh cho tất cả các nạn nhân Arméni bị tiêu diệt như thế. Còn Đức Aram I gọi đó thảm trạng diệt chủng này là một tội ác chống lại nhân loại.
Về phần Đức Thượng Phụ Nerses Bedros XIX của Công Giáo Armeni, ngài đã cám ơn Đức Thánh Cha vì đã tôn phong thánh Gregorio Narek làm tiến sĩ Hội thánh, vị thánh được dân tộc Armeni sùng kính bậc nhất và ảnh hưởng sâu rộng đến lòng đạo đức của các tín hữu. Ngài nói: “Trong dịp tưởng niệm 100 năm cuộc diệt chủng sát hại gần 1 triệu rưỡi ngài Armeni vì họ là tín hữu Kitô, con tin tưởng rằng việc tôn phong thánh Gregorio Narek làm tiến sĩ Hội Thánh, sẽ là một biến cố làm gia tăng lòng sùng mộ đối với thánh nhân, và điều này sẽ giúp dân tộc Arméni khắc phục những bất hạnh và tai ương đã đổ ập trên họ cách đây một thế kỷ, và tất cả các dân tộc Kitô giáo, nhất là tại Trung Đông hiện nay đang chịu thảm trạng tương tự”.
Thánh lễ kết thúc lúc gần 11 giờ rưỡi và đúng 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của Giáo Hoàng ở dinh Tông Tòa để chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng với hơn 60 ngàn tín hữu ở Quảng trường thánh Phêrô.
6. Thổ Nhĩ Kỳ triệu hồi đại sứ cạnh Tòa Thánh để phản đối Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Trong một diễn biến ngoại giao tệ hại, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu hồi đại sứ cạnh Tòa Thánh là ông Mehmet Pacaci để phản đối một tuyên bố công khai mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án tội ác diệt chủng chống lại người Armenia.
Thực ra, tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô giống y như những gì Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết trong thông cáo chung với Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II khi ngài thăm Armenia vào năm 2001. Tuy nhiên, lần đó Thổ Nhĩ Kỳ không phản đối dữ dội như lần này.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói các tuyên bố của Đức Giáo Hoàng là “quá xa sự thật lịch sử và pháp lý”, và “không thể chấp nhận được”. Ông còn lên tiếng khuyêncác nhà lãnh đạo tôn giáo đừng bao giờ “tuyên bố vô căn cứ” để khuấy động hận thù.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ triệu tập sứ thần Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ là Đức Tổng Giám Mục Antonio Lucibello để bày tỏ sự bất bình về những lời của Đức Giáo Hoàng, và bị thu hồi đại sứ của chính quốc gia, Mehmet Pacaci, từ Rôma “tham vấn”.
7. Sứ thần Tòa Thánh tại Damascus: Quân khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm được trại tị nạn Yarmouk, đe dọa thủ đô Syria
Trong bản tin đánh đi hôm 9 tháng Tư, Asia News cho biết quân khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm được trại tị nạn Yarmouk ở vùng ngoại ô Damascus. Biến cố bi đát này là gia tăng nỗi sợ hãi là quân khủng bố có thể khởi động một cuộc tấn công trực diện vào thủ đô Syria.
Sứ thần Tòa Thánh tại Syria nói rằng điều kiện sinh sống tại trại tị nạn này đã rất bi đát từ nhiều tháng trước do giao tranh ác liệt trong vùng. Giờ đây, tình trạng nhân đạo trong trại tị nạn trở nên càng khủng khiếp hơn.
Đức Tổng Giám mục Mario Zenari nói:
“Thật là một sự nhục nhã khi mọi người vẫn chưa chịu mở mắt ra. Bi kịch đã sờ sờ ra đó”
Ngài cho biết cụ thể như sau: Trại Yarmouk đã bị bao vây trong hơn hai năm qua vì cuộc nội chiến tại Syria. Hàng cứu trợ đã không thể đến được với người dân trừ một số nhỏ giọt được thả dù xuống. Báo cáo của nhân viên Liên Hiệp Quốc từ trong trại cho biết hơn 3,500 trẻ em lâm cảnh đói khát và vô gia cư. Tình trạng của các em là “vượt quá sự vô nhân đạo.”
Kể từ khi quân khủng bố Hồi Giáo IS mở cuộc tấn công vào vùng này hồi đầu năm nay, tình hình đã xấu đi hơn nữa. Số thương vong đến nay đã hơn 1,000 người.
Quân khủng bố Hồi Giáo IS đã giết cả các nhà lãnh đạo Hồi giáo bị chúng coi là bội giáo; trong khi người tị nạn đang được sử dụng làm bia đỡ đạn để ngăn cản các cuộc không kích của quân đội Syria.
8. Phỏng vấn Đức Hồng Y Fernando Filoni về chuyến viếng thăm Iraq
“Giáo Hội mà Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn là một Giáo Hội cởi mở và gần gũi với những ai chịu đau khổ. Đây là lý do tại sao Đức Thánh Cha đã rất vui mừng là chúng ta có thể hiện diện với những người tị nạn Iraq trong Tuần Thánh”. Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho thông tín viên Gianluca Biccini của tờ Quan Sát Viên Rôma biết như trên trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư 8 tháng Tư.
Buổi tối trước đó, ngay sau khi trở về Rôma, ngài đã được Đức Thánh Cha tiếp tại tại nhà trọ Santa Marta. Đức Hồng Y đã mô tả chuyến viếng thăm của ngài như một chuyến hành hương, mỗi một địa điểm mà ngài dừng chân đã được Đức Hồng Y mô tả là “một chặng đàng thánh giá, nơi những con người này phải sống mỗi ngày”.
Gianluca Biccini: Thưa Đức Hồng Y những điểm dừng quan trọng trong cuộc hành trình của ngài là ở những đâu?
Đức Hồng Y Fernando Filoni: Tôi đã dành Chúa Nhật Lễ Lá tại Amman, thủ đô Jordan. Sau đó tôi đến Baghdad, Iraq. Nhưng tôi đã dành hầu hết thời gian của tôi ở phía bắc, trong các khu vực của người Kurd Iraq. Tôi cử hành các buổi Phụng Vụ trong Tuần Thánh và lễ Phục Sinh, cũng như gặp gỡ các gia đình - không chỉ những gia đình Kitô – mà nói chung là những ai chạy trốn bạo lực của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, và có các cuộc họp với các chức sắc tôn giáo và các cơ quan chính quyền tham gia vào việc đón tiếp những người tị nạn.
Gianluca Biccini Đức Hồng Y có mang đến với họ những dấu chỉ cụ thể nào của tình đoàn kết không?
Đức Hồng Y Fernando Filoni: Có một ngạn ngữ Ả rập, ngắn thôi, là thế này: khi bạn đến thăm, nếu bạn nghèo quá không có gì để mang theo, thì ít nhất là hãy đem theo một viên sỏi. Từ quan điểm này, chúng tôi lôi cuốn giáo phận của Đức Giáo Hoàng vào cuộc. Mỗi gia đình ở Rôma trao tặng một món quà nhỏ - một bánh Phục Sinh colomba, đó là một biểu tượng của hòa bình và tốt lành, nhưng đồng thời là một sự chia sẻ với một gia đình ở Iraq.
Gianluca Biccini Những gia đình Iraq hiện nay đang mong đợi điều gì thưa Đức Hồng Y?
Đức Hồng Y Fernando Filoni: Tất cả đều mong đợi có thể trở về quê nhà của mình, làng mạc của mình. Nhà cửa họ dù có bị tiêu hủy hay bị hôi của cũng không thành vấn đề lắm, họ không sợ phải xây dựng lại. Và chúng tôi đã sẵn sàng để giúp họ bắt đầu lại. Tôi không tìm thấy bất cứ ai có ý định rời khỏi Iraq.
9. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Georgia
Sáng thứ Sáu 10 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Georgia, là ông Giorgi Margvelashvili. Tổng thống sau đó đã gặp Đức Cha Antoine Camilleri, Thứ trưởng Bộ Quan hệ với các dân nước, tại phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Một tuyên bố của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã mô tả các cuộc thảo luận là “thân mật”, và cho biết hai vị đã đánh giá cao sự phát triển của mối quan hệ song phương, và nói về các chủ đề khác nhau mà hai bên cùng quan tâm, trong đó tham chiếu đặc biệt đến sự đóng góp tích cực của các cộng đồng Công Giáo địa phương trong các lĩnh vực giáo dục và bác ái.
Hai vị cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng căng thẳng trong khu vực và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tôn trọng công pháp quốc tế. Hai vị hy vọng rằng một giải pháp có thể được tìm ra thông qua đàm phán hòa bình giữa các bên hữu quan trong cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine.
Cuối cùng, hai vị đã bày tỏ hài lòng về những gì Georgia đã đạt được gần đây trong vai trò của mình ở châu Âu.
10. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Cộng Hòa Slovak
Sáng 9 tháng Tư, tại Điện Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Cộng hòa Slovak, là ông Andrej Kiska. Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, tổng thống cũng đã gặp Đức Cha Antoine Camilleri, là Thứ trưởng Bộ Quan hệ với các dân nước tại phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Trong các cuộc thảo luận thân mật, diễn ra gần ngày kỷ niệm 25 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Tiệp vào ngày 19 tháng Tư năm 1990 sau chuyến thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, hai bên đã bày tỏ sự hài lòng về các mối quan hệ song phương tốt đẹp sau khi Hiệp định có hiệu lực và các cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và chính quyền dân sự.
Đức Thánh Cha và tổng thống sau đó đã thảo luận về bối cảnh quốc tế hiện nay, với sự quan tâm đặc biệt đến những thách đố trên một số khu vực của thế giới, đặc biệt là tại Trung Đông, và tầm quan trọng của việc bảo vệ phẩm giá của con người.
Slovak đã tách ra khỏi Cộng Hòa Tiệp để hình thành một quốc gia độc lập vào ngày 1 tháng Giêng năm 1993. Quốc gia này hiện có 5.4 triệu dân trong đó 62% là người Công Giáo nghi lễ La Tinh, 8.2% theo Tin Lành và 3.8% theo Công Giáo nghi lễ Đông phương.
11. Đức Hồng Y Koch cảnh báo trào lưu bài Do Thái đang gia tăng tại Âu Châu
Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, bày tỏ lo âu vì trào lưu bài Do thái đang gia tăng tại Âu Châu.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho “Nhật báo Chúa Nhật” (Sonntagszeitung) số ra ngày 5-4-2015 tại Zurich, Thụy Sĩ, Đức Hồng Y Koch gọi sự gia tăng làn sóng bài Do thái là một “tình trạng bi thảm” giữa lúc người ta đang nhìn lại trang sử đen tối về sự ngược đãi và bài người Do thái tại đại lục này. “Hiển nhiên là có nhiều người không học được điều gì từ quá khứ”.
Đồng thời Đức Hồng Y Koch cũng nhấn mạnh rằng việc phê bình chính sách của Israel là điều có thể nhưng không được đồng hóa việc phê bình này với xu hướng bài Do thái. “Nếu người ta không phân biệt như thế thì sẽ cổ võ trào lưu bài Do thái thay vì bài trừ xu hướng này”.
Đức Hồng Y Koch người Thụy Sĩ. Ngài mô tả quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và người Do thái là “tốt”. Ngoài ra, cũng có nhiều người Do thái coi Giáo Hội Công Giáo là một đối tác đáng tin cậy trong cuộc chiến chống nạn bài Do thái”.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Koch không loại trừ vấn đề có thể cung cấp võ khí để chống lại cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” IS. Ngài nói: “Một vấn đề rất khó khăn đó là phải sử dụng phương thế nào để chống lại những hành động giết người của các chiến binh Hồi giáo IS. Người ta cũng phải đồng trách nhiệm nếu chỉ đứng đó mà nhìn”.
Theo Đức Hồng Y, để bảo vệ dân chúng và sự tự vệ chính đáng, người ta không thể loại bỏ trên nguyên tắc việc cung cấp võ khí. Nhưng cần phải làm sao để cứu xét kỹ vấn đề giao võ khí vào tay ai và điều gì sẽ xảy ra sau đó với những võ khí ấy”.
12. Đại hội quốc tế về việc đào tạo các tu sĩ
Đại hội quốc tế về việc đào tạo các tu sĩ đã khai diễn tại Roma hôm mùng 7 tháng Tư và kéo dài tới ngày 11.
Đức Tổng Giám Mục José Rodriguez Carballo, Tổng thư ký Bộ tu sĩ và các hiệp hội tông đồ, cho biết trong các đề tài được trình bầy có thách đố của thế giới điện toán, công lý, hòa bình, việc bảo vệ thụ tạo là các biên giới mới của việc đào tạo cho cuộc sống thánh hiến trong lòng Giáo Hội và giữa lòng thế giới”. Đào tạo là một trong các ưu tiên của đời thánh hiến. Không thể có lòng trung thành sáng tạo, và khả thể sống hiện tại với lòng say mê và giang tay ôm tương lai vào lòng nếu không có một việc đào tạo có phẩm chất và thích hợp với các nhu cầu ngày nay. Vì thế việc thường huấn rất là quan trọng. Bên cạnh đó là việc đào tạo chính các nhà đào tạo.
Trong thế giới điện toán ngày nay việc sử dụng thành thạo các kỹ thuật truyền thông mới là một đòi buộc trong công tác rao giảng Tin Mừng, nhưng chúng cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực trên cuộc sống của các tu sĩ. Cần phải biết tạo ra thế quân bình trong cuộc đời thánh hiến giữa việc cầu nguyện, suy niệm, học hành và các công việc khác trong ngày sống. Các người sống đời thánh hiến phải có ý thức trách nhiệm cao để duy trì căn tính đời thánh hiến của mình.
Tham dự đại hội có 1,500 linh mục tu sĩ và các chuyên viên đến từ nhiều nước trên thế giới.
13. Đức Thánh Cha gởi điện chia buồn trước cái chết của Đức Hồng Y Jean-Claude Turcotte
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi buồn sâu sắc trước cái chết của Đức Hồng Y Jean-Claude Turcotte, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Montreal trong một điện tín được gửi tới người kế nhiệm Đức Hồng Y là Đức Tổng Giám Mục Christian Lépine.
Đức Thánh Cha viết: “Khi chúng ta đang cử hành mầu nhiệm Phục Sinh, tôi cầu xin Chúa đón tiếp vào ánh sáng của sự sống đời đời một vị mục tử trung thành đã hết lòng tận tụy phục vụ Giáo Hội.”
Đức Hồng Y đã phục vụ “không chỉ trong giáo phận của ngài nhưng còn ở cấp quốc gia trong tư cách là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục của Canada, và đồng thời ngài còn là thành viên của nhiều cơ quan trung ương ở Rôma. Là một mục tử nhiệt thành, chú ý đến những thách đố của Giáo Hội đương đại, ngài đã tích cực tham gia trong Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1994 về ‘Đời Sống Tận Hiến và sứ mệnh trong Giáo Hội và trên thế giới’, và là một trong những nhà lãnh đạo tại Thượng Hội Đồng về Mỹ Châu vào năm 1997”.
Đức Hồng Y Jean-Claude Turcotte đã qua đời hôm 8 tháng Tư tại bệnh viện Marie-Clarac ở Montreal sau một thời gian dài bị bệnh nặng.
Đức Hồng Y Turcotte sinh tại Montreal vào ngày 26 tháng 6 năm 1936 và được thụ phong linh mục ngày 24 tháng 5 năm 1959.
Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá của Montreal và được tấn phong Giám Mục vào ngày 29 tháng 6 năm 1982. Tám năm sau, ngày 17 Tháng Ba 1990, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Montreal.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tấn phong Hồng Y cho ngài ngày 26 tháng 11 năm 1994. Ngày 20 Tháng 3 năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nhận đơn từ chức Tổng Giám Mục Montreal của ngài vì lý do sức khoẻ.
14. Cha Javier Gutierrez, tiếng nói can đảm chống băng đảng Mễ Tây Cơ, đã bị giết
Đức Hồng Y Alberto Suárez India, Tổng Giám Mục của Morelia đã công bố tin buồn về cái chết của cha Francisco Javier Gutierrez, chánh xứ Đức Mẹ Mân Côi tại thị trấn Salvatierra.
Cha Francisco Javier Gutierrez, năm nay 60 tuổi, sinh quán tại Arandas, là người đã được chính Đức Hồng Y truyền chức linh mục ngày 08 tháng Giêng năm 1986. Ngài là tiếng nói bất khuất chống bọn tội phạm và các băng đảng mua bán ma túy trong vùng và đã liên tục bị chúng cảnh cáo. Trong một cuộc tấn công diễn ra vào năm 2014, một giáo dân đi cùng với ngài đã bị giết. Ngài sống sót mặc dù những kẻ tấn công đã bắn nhiều phát về phía ngài. Trước đó, ngài đã thoát nạn trong một âm mưu bắt cóc không thành khác.
Trong thông báo gởi các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân trong tổng giáo phận và được gởi đến thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Đức Hồng Y viết:
“Với nỗi buồn sâu xa tôi công bố cái chết của Cha Francisco Javier Gutiérrez Díaz, tu sĩ của Tu Hội Vương quốc Chúa Kitô. Sau khi rời khỏi giáo xứ của ngài vào thứ Hai 06 tháng 4, ngài đã bị giết chết và thi hài của ngài đã được tìm thấy bên ngoài thị trấn Salvatierra”.
Đức Hồng Y Suárez Inda gửi lời chia buồn đến tất cả các thành viên của Tu Hội, gia đình và cộng đồng giáo xứ nơi cha Francisco Javier đã “phục vụ với sự tận tụy tông đồ.”
Thông báo kết luận:
“Chúng ta hãy cầu xin Chúa tha thứ cho những ai đã gây ra tội phạm nghiêm trọng này”
Hôm 23 tháng 12 năm ngoái, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nhận định rằng Mễ Tây Cơ là quốc gia nguy hiểm nhất cho các linh mục. Trong 24 năm qua,cụ thể là từ năm 1990 đến cuối năm 2014, 47 cuộc tấn công nhắm vào hàng giáo sĩ đã diễn ra gây tử vong cho 1 Hồng Y, 34 linh mục, 1 phó tế, 3 nữ tu, 5 giáo dân và 1 nhà báo Công Giáo. Tình trạng tồi tệ nhất đã xảy ra dưới thời tổng thống Enrique Peña Nieto. Chỉ tính riêng trong năm 2014, bốn linh mục đã bị sát hại. Điều đáng kinh hoàng hơn là cho đến nay chưa một tên sát thủ nào phạm vào tội ác giết hại hàng giáo sĩ Công Giáo tại Mễ Tây Cơ bị bắt và bị pháp luật trừng trị.
15. 5 linh mục dòng Salêsiêng Don Bosco tình nguyện ở lại Yemen bất chấp hiểm nguy
Agenzia Info Salesiana, là cơ quan thông tin của dòng Salêsiêng Don Bosco, cho biết mặc dù cuộc nội chiến ngày càng khốc liệt ở Yemen, 5 linh mục, tất cả đều là các cha dòng Salêsiêng Don Bosco, đã tình nguyện ở lại để chăm sóc mục vụ cho khoảng 3,000 người Công Giáo tại bốn thành phố.
Hầu hết người Công Giáo tại Yemen là các công nhân từ Ấn Độ hay Phi Luật Tân.
Một cha dòng Salesian đang làm mục vụ tại thành phố Aden nói:
“Về tình hình ở đây, cho đến nay tôi vẫn thấy an toàn. Tất nhiên là có những khoảnh khắc rất đáng sợ, như khi hỏa tiễn bay qua ngay trên taxi tôi đang đi, hay là những bước chân chạy rầm rập và những tiếng la hét thất thanh xung quanh nhà thờ nơi chúng tôi đang cử hành thánh lễ, hay tiếng bom nổ cùng tiếng rít của hỏa tiễn rất gần chỉ trong phạm vi từ 5 đến 10 km là cùng”
Cuộc nội chiến ở Yemen đã bùng lên dữ dội từ hôm 22 tháng Ba giữa chính quyền của tổng thống bị lật đổ là Mansur Hadi và lực lượng thánh chiến Hồi Giáo Houthi là nhóm đang nắm quyền tại thủ đô Sana. Từ ngày 25 tháng Ba, tổng thống Hadi đã lánh nạn sang Arab Saudi là nước đang lãnh đạo liên minh các nước Ả rập trong các cuộc không kích nhằm tái lập chính phủ của tổng thống Hadi.
16. Khủng bố tấn công một nhà thờ Coptic tại Ai Cập làm 4 người bị thương
Tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 7 tháng Tư cho biết nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael trong khu Al Agami của thành phố Alexandria đã bị tấn công bởi một nhóm người bắn xối xả vào nhà thờ khi đang di chuyển trên một chiếc xe hơi.
Ít nhất bốn người, trong đó có một viên chức cảnh sát và 3 người tình cờ đi bộ ngang qua nhà thờ đã bị thương. Nhà chức trách Ai Cập đã tung ra một cuộc điều tra quy mô nhằm tìm kiếm và bắt giữ những kẻ tấn công.
Cuộc tấn công đã được thực hiện vào đêm Chúa Nhật 5 tháng Tư rạng sáng thứ Hai. Sáng cùng ngày Giáo Hội Chính Thống Coptic đã cử hành Lễ Lá.
Năm nay, người Chính Thống Giáo Coptic Ai Cập đã cử hành Chúa Nhật Lễ Lá sau lịch Phụng Vụ Công Giáo một tuần.
17. Đức Thánh Cha gởi thông điệp đến Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ Châu
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp đến Hội nghị thượng đỉnh Mỹ châu tại Panama nơi đại diện của 35 quốc gia gặp nhau trong hai ngày 10 và 11 tháng Tư.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã mang thông điệp này của Đức Thánh Cha đến với hội nghị.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ châu được tổ chức mỗi 3 năm một lần từ năm 1994, và lần này được coi là “phi thường” vì sự xuất hiện lần đầu tiên của Cuba.
Một cuộc gặp gỡ được chờ đợi giữa Obama và Castro đánh dấu một chương cơ bản trong quan hệ giữa hai nước sau khi hai bên đã công bố chấm dứt thời kỳ “băng giá” giữa Cuba và Mỹ cuối tháng Mười Hai vừa qua.
Tổng thống Obama nói rằng Đức Giáo Hoàng đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đối thoại này. Đức Hồng Y Jaime Ortega, Tổng Giám Mục Havana cũng nói sáng kiến này của Đức Thánh Cha đã giúp phá bỏ sự thù nghịch kéo dài nhiều thập kỷ giữa hai nước.
Tổng thống Obama sau đó đã đề nghị Bộ Ngoại giao đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.