Ngày 17-04-2012
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khi Gặp Chúa Kitô Phục sinh
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
10:27 17/04/2012
“Chúng ta hãy đón nhận ân huệ hoà bình Chúa Giêsu Phục Sinh cống hiến cho ta”
VATICAN >/b> Zenit.org).-Bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vào ngày Chúa Nhật trước và sau khi đọc Kinh Regina Caeli trưa với những người qui tụ trong quảng Trường Thánh Phêrô.
Anh Chị em thân mến!
Hằng năm, khi cử hành Lễ Phục Sinh, chúng ta sống lại trải nghiệm của các môn đệ đầu tiến của Chúa Giêsu, trải nghiệm về việc gặp Chúa Giêsu Phục Sinh: Tin Mừng Gioan nói các ông thấy Người hiện ra đứng giữa các ông, trong phòng Tiệc, vào chiều Phục Sinh, “ngày thứ nhất trong tuần,” và lúc đó là tám ngày sau” (x.Gioan 20: 19, 26). Ngày này, rốt cục được gọi là “ Ngày của Chúa,”là ngày của cộng đồng, của cộng đồng Kito hữu tập họp làm việc thờ phượng riêng của mình, tức là cử hành Thánh Thể, sự thờ phượng mới khác với sự thờ phượng Do Thái ngày Sabbath ngay từ đầu. Trên thực tế, sự cử hành Ngày của Chúa là bằng chứng hùng hồn sự sống lại của Chuá Kito bởi vì chỉ trong một biến cố bất thường và gây cú sốc mới có thể đưa những người Kitô hữu đầu tiên thành lập một hình thức thờ phượng khác với ngày Sabbath Do Thái.
Lúc đó cũng như bây giờ, sự thờ phượng Kitô hữu không chỉ là một sự kỷ niệm những biến cố đã qua, cũng không phải là một trải nghiệm nội tâm mầu nhiệm đặc biệt, nhưng đó chính là môt sự gặp gỡ với Chúa phục sinh, Đấng sống trong Thiên Chua, bên kia không gian và thời gian, và Đấng mặc dầu vậy vẫn làm cho mình hiện diện thật sự ở giữa cộng đồng, nói cho chúng ta trong Kinh Thánh và bẻ Bánh sự sống đời đời cho chúng ta. Qua những dấu này chúng ta sống điều các môn đệ trải nghiệm, tức là, sự kiện thấy Chúa Kitô và đồng thời không nhận ra Người; đụng tới thân xác Người, một xác thật, thoát khỏi mọi ràn buộc dưới thế.
Điều Tin Mừng nói là quan trọng, nghĩa là, Chúa Giêsu trong hai lần hiện ra với các môn đệ qui tụ trong phòng tiệc, lập lại “Bính an cho anh em” (John 20: 19; 21:26). Lời chào truyền thống “Shalom,” “bình an “ trở thành một cái gì mới mẻ ở đây: nó trở thành ân huệ hoà bình chỉ Chúa Giêsu có thể ban cho mà thôi, bởi vì đó là hoa quả sự chiến thắng triệt để của Người trên sự dữ. “Hoà bình” mà Chúa Giêsu cống hiến co các môn đệ Người là hoa quả của tình yêu của Chúa hướng Ngưới đến sự chết trên thánh giá, đỗ máu mình ra, như là con Chiên hiền lành và khiêm tốn. “đầy ân sủng và chân lý” ( Gioan 1:14).

Đó là lý do Chân Phước Gioan Phaolo II muốn gọi Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh là Chúa Nhật Thương Xót,với một hình vẻ quyết định: cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu từ đó máu và nước chảy ra theo chứng tai nghe mắt thấy của Gioan (x. Gioan 19: 34-37). Nhưng Chúa Giêsu bây giờ đã sống lại và từ Người như đang sống chảy ra các Bí Tích Rửa Tội và Thánh Thể: những ai tới gần Người với đức tin nhận lãnh ân huệ sự sống đời đời.
Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy chào đón ân huệ hoà bình Chúa Giêsu phục sinh hiến cho chúng ta, chúng ta hãy đễ lòng chúng ta tràn đầy với lòng thương xót này! Nhờ vậy, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đấng đã làm cho Chúa Giêsu trổi dậy tứ kẻ chết, chúng ta cũng có thể đem những ân huệ này tới những kẻ khác. Xin Đức Maria Chí Thánh, Mẹ Thương Xót, thực hiện sự này cho chúng ta.
[Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương, Đức Thánh Cha ngõ những lời này với những người hiện diện trong Quảng Trường Thánh Phêrô bằng nhiều thứ tiếng. Bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha nói: ]
Anh Chị Em thân mến,
Tôi muốn chào những người hành hương tham gia trong Thành Lễ chủ sự do Hồng Y Đại Diện Agostino Vallini trong nhà thờ Santo Spirito tại Sassia- xin chào! Nhà thờ này là nơi đặc biệt để Cung kính Sự Thương Xót của Chúa, nơi Thánh Faustina Kowalska và Chân Phước Gioan Phaolo II được cung kính cách riêng. Tôi hy vọng mọi người anh chị em sẽ là những chứng nhân tình yêu thương xót của Chúa Kito. Cám ơn anh chị em vì sự hiện hiện anh chị em.
[Bằng tiếng Anh, Đức Thánh Cha nói:]
Tôi vui mừng chào tất cả những người hành hương và thăm viếng nói tiếng Anh hiện diện hôm nay. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ Người và phá tan những nghi nan của Thomas. Qua sự thương xót Thần Linh của Người, mong sao chúng ta luôn luôn tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kito và, khi tin, mong sao chúng ta có sự sống nhân danh Người. Trên anh chị em và những người thân của anh chị em, tôi cầu xin những phúc lành đồi dào của Thiên Chúa Toàn Năng.
[Kết thúc bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha nói:]
Hãy có được một ngày Chúa Nhật tốt!
 
Sức phát triển mạnh mẽ của Giáo Hội công giáo Nam Hàn
Linh Tiến Khải
15:43 17/04/2012
Trong suốt 50 năm qua có lẽ đã không có quốc gia nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo như Nam Hàn. Sự phát triển mạnh mẽ này cũng xảy ra đối với Kitô giáo nữa. Thật thế, từ năm 1960 đến năm 2010 dân số Nam Hàn từ 23 triệu đã tăng lên 48 triệu người. Lợi tức bình quân tính trên đầu người gia tăng từ 1.300 mỹ kim lên 19.500 mỹ kim hằng năm. Số kitô hữu từ 2% tăng lên 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu công giáo, tức được khoảng 5,4 triệu. Số linh mục từ 250 lên đến 5.000.

Trong bài viết đăng trên nhật báo Avvenire Tương Lai, cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Đồng Giám Mục Italia số ra ngày 8-4-2012 vừa qua, Linh Mục Piero Gheddo, thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano cho biết kinh nghiệm cha đã có trong các chuyến viếng thăm Nam Hàn. Hồi năm 1986 cha đã thăm Nam Hàn cùng với cha Pino Cazzanga, cùng Hiệp hội, làm việc bên Nhật Bản, nhưng nói tiếng Đại Hàn rất thành thạo. Hồi đó cũng như hiện nay, hằng năm có rất đông người xin gia nhập Giáo Hội công giáo. Mỗi giáo xứ có từ 200 đến 400 Phật tử theo Công Giáo. Số tân linh mục hằng năm vào khoảng 130 đến 150 vị. Với 5.000 linh mục hiện nay, tính bình quân, mỗi vị coi sóc 1.100 tín hữu. Hồi năm 2008 số tín hữu công giáo đã vượt 10% tổng số dân Nam Hàn và gia tăng 3% mỗi năm.

Theo thống kê của Giáo Hội năm 2009 số người lãnh nhận bí tích Rửa Tội đã là 159.000, và đã có 149 Phó tế được thụ phong Linh Mục, tức gia tăng 21 vị so với năm 2008. Trong năm 2009 có 69% người Nam Hàn thuộc lứa tuổi 23 tới 40. Điều này cho thấy người dân Nam Hàn rất trẻ trung và tràn đầy sức sống.

Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám Mục thủ đô Seoul, cho biết trong mười năm qua số tín hữu công giáo Nam Hàn đã gia tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu, khiến cho Giáo Hội Nam Hàn là Giáo Hội tiến triển mạnh nhất Á châu. Tại Nam Hàn quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn tôn trọng.

Đức Cha Simon Chen, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn cho biết từ năm 1986 đến nay người ta ghi nhận một khuynh hướng mạnh mẽ hướng tới Kitô giáo. Lý do là vì Kitô giáo truyền bá tư tưởng bình đẳng giữa tất cả mọi người, được Thiên Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh Người. Ngoài ra cũng vì sự kiện các tín hữu công giáo cũng như tin lành đều đã tham gia vào phong trào nhân dân chống chế độ quân đội độc tài cai trị Nam Hàn trong các năm 1961-1987, trong khi Khổng giáo và Phật giáo thăng tiến thái độ sống vâng phục chính quyền. Thế rồi Kitô giáo là tôn giáo của một vì Thiên Chúa nhập thể làm người để cứu chuộc nhân loại, trong khi đạo phù thủy, Khổng giáo và Phật giáo không phải là các tôn giáo, mà chỉ là các hệ thống khôn ngoan nhân loại và triết lý sống. Sau cùng là sự phát triển kinh tế, xã hội và dân sự rất nhanh chóng nhờ sự trợ giúp của Hoa Kỳ sau cuộc nội chiến giữa Bắc và Nam Hàn kéo dài trong các năm 1950-1953. Sự phát triển nhanh chóng đó đã khiến cho Nam Hàn trở thành một nước tiến bộ và thịnh vượng, trong đó các tôn giáo cổ không có các câu trả lời cho các vần đề của cuộc sống tân tiến.

Một trong các đặc thái của Giáo Hội Nam Hàn đó là sự cộng tác tuyệt vời của giáo dân vào việc rao giảng Tin Mừng. Thật ra, trái với lịch sử của các Giáo Hội khác trên thế giới, Giáo Hội Đại Hàn đã do chính các giáo dân thành lập. Vào thế kỷ XVIII một vài triết gia và nhà ngoại giao Đại Hàn đã theo đạo bên Bắc Kinh, rồi về nước rao giảng Tin Mừng và thành lập Giáo Hội công giáo. Trong các năm 1779-1836, tức khi các thừa sai đầu tiên người Pháp tới Đại Hàn, thì Kitô giáo đã được phổ biến trong nước, nhưng sau đó bị bách hại khốc liệt. Nhưng sự cộng tác của giáo dân thì vẫn tồn tại mạnh mẽ. Ngày nay tại Nam Hàn, những ai muốn gia nhập Kitô giáo đều biết rằng mình phải có bổn phận dấn thân trong một hiệp hội hay phong trào nào đó hiện hữu trong các giáo xứ. Thái độ sống đạo thụ động không được tín hữu chấp nhận. Trong tổng giáo phận Seoul có hơn 200 giáo xứ. Cha Piero Gheddo đã thăm giáo xứ Kuro 3 Dong, là giáo xứ thuộc vùng ngoại ô, có đa số dân là công nhân thợ thuyền, do các cha dòng Salesien trông coi. Số tín hữu công giáo được khoảng hơn 9.500 trên tổng số 150.000 dân cư. Mỗi năm có 600 người xin gia nhập Giáo Hội.

Linh Mục Paul Kim Bo Rok, cha sở giáo xứ, cho biết nhân lực của giáo xứ gồm hai linh mục và bốn nữ tu. Nhưng công việc truyền giáo và dậy dỗ tôn giáo do các giáo dân đảm trách, qua tám lớp học giáo lý, chia thành nhiều giờ khác nhau, có các giáo lý viên khác nhau dậy. Các anh chị em giáo dân này là thành viên các hiệp hội và phong trào khác nhau, hoạt động rất mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào Đạo Binh Đức Mẹ. Hằng năm giáo xứ cử hành hai ba lễ thánh tẩy, mỗi lần như thế có 200-300 người hay hơn nữa lãnh bí tích Rửa Tội sau một năm học đạo. Thời gian tuy ngắn chưa đủ, nhưng giáo xứ không thể làm hơn vì số người xin gia nhập Giáo Hội qúa đông. Việc đào sâu đức tin đến sau đó, và do thành viên các phong trào giáo dân đảm trách.

Tại Nam Hàn trở thành kitô hữu cũng có nghĩa là gia nhập một hiệp hội hay phong trào và dấn thân sống đức tin kitô hết mình, theo các điều lệ xác định cung cách sống, đóng góp niên liễm tham dự hằng năm, và hàng ngày phải đọc một số kinh nguyện nào đó. Khi gia nhập Giáo Hội, thì tín hữu chấp nhận tất cả. Và đó là tinh thần sống đạo của người Đại Hàn: hoặc là chấp nhận và dấn thân hay là không chấp nhận và bỏ đạo.

Cha Paul Kim Bo Rok cũng còn cho biết tại Nam Hàn tôn giáo là một chuyện nghiêm chỉnh bắt buộc tín hữu phải dấn thân. Đương nhiên là luôn luôn có nguy cơ của kiểu giữ đạo hình thức, hời hợt bề ngoài, thiếu hiểu biết và không xác tín, nhưng cũng có tất cả một nền văn hóa dấn thân nghiêm chỉnh. Còn hơn thế nữa, Kitô giáo là một sức mạnh chính yếu tạo ra ý thức cá nhân và sự tự do của con người. Tuy nhiên cũng có các nguy cơ đi ngược lại của khuynh hướng vụ hình thức, sự tục hóa và chủ thuyết duy vật thực tiễn, khiến cho tín hữu xa rời tinh thần tôn giáo.

Nam Hàn là quốc gia đã có một nền kinh tế tiến triển mạnh mẽ. Cảnh nghèo túng cách đây ba mươi năm đã biến mất rồi. Ngày nay nó đang bước vào sự phồn thịnh và giầu có. Nhưng cũng chính vì thế cần phải củng cố việc đào tạo cung cấp cho các tín hữu sự hiểu biết đạo sâu xa, mổt cách cá nhân, ý thức và xác tín hơn. Cha Kim Bo Rok nói: chúng tôi bị tràn ngập bởi làm sóng các cuộc hoán cải và xin theo đạo. Chúng tôi xin các anh chị em kitô hữu trên thế giới giúp lời cầu nguyện cho chúng tôi.

Số người xin theo đạo nhiều tới độ hằng năm phải tổ chức các lễ nghi ban bí tích Rửa Tội ba lần vào các dịp lễ Phục Sinh, Chúa Thánh Thần hiện xuống và Giáng Sinh. Cha Piero Gheddo kể rằng hồi năm 1986 tại giáo xứ Bang Kim Dong tỉnh Kwangiù, cha đã tham dự lễ nghi ban bí tích Rửa Tội cho 114 người lớn và con cái của họ. Đó đã là một dịp lễ vui cho toàn cộng đoàn, với một cuộc rước dài gồm người lớn nam nữ và trẻ em mặc y phục mầu trắng giữa tiếng thánh ca, âm nhạc và biết bao nhiêu tươi vui phấn khởi.

Hiện nay Giáo Hội Nam Hàn đang sống chương trình gọi là ”Rao giảng Tin Mừng hai mươi hai mươi”, có nghĩa là mọi tín hữu trong Giáo Hội phải dấn thân truyền giáo làm sao để vào năm 2020, số tín hữu công giáo đạt tỷ lệ 20% tổng số dân Nam Hàn, nghĩa là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay lên 10 triệu.

Có thể Giáo Hội công giáo Nam Hàn sẽ không đạt tới con số này, nhưng nội sự kiện Giáo Hội phát động phong trào rao giảng Tin Mừng từ năm 2008 chứng minh cho thấy tinh thần truyền giáo hăng say của tín hữu Nam Hàn, và mọi người đều biết rằng anh chị em giáo dân là các tác nhân chính của công cuộc truyền giáo này. Ngày lễ Phục Sinh mùng 8-4-2012 Giáo Hội Nam Hàn đã có thêm hàng chục ngàn người khác gia nhập Giáo Hội công giáo. Sự kiện này là một lời thôi thúc chúng ta đừng bao giờ bi quan đối với tương lai của Giáo Hội.

Tại Tây Âu các Giáo Hội đang trải qua cuộc khủng hoảng đức tin trầm trọng với sự kiện chối bỏ căn cội kitô của mình, khai trừ các biểu tượng tôn giáo, tháo gỡ Thánh Giá và tượng ảnh của Chúa khỏi các nơi công cộng, khích bác, chỉ trích, phỉ báng Giáo Hội và hàng giáo phẩm, cổ võ cho các hình thái sống đạo lệch lạc xa rời giáo lý công giáo, tranh đấu cho tự do ngừa thai, phá thai, chung sống không kết hôn, hôn nhân đồng phái vv...

Nhưng trong các Giáo Hội trẻ như Giáo Hội Nam Hàn, hoạt động của Chúa Thánh Thần trao ban cho chúng ta một tia hy vọng và niềm vui phục sinh. Hồi thập niên 1980 trong mười năm chuẩn bị lễ phong thánh cho các vị tử đạo Đại Hàn, Giáo Hội công giáo Nam Hàn đã phát động phong trào mỗi một tín hữu phải làm sao để cho một người khác theo đạo, khiến cho số tín hữu đã gia tăng gấp đôi. Với phong trào ”truyền giáo hai mươi hai mươi” lần này, số tín hữu công giáo Nam Hàn có triển vọng sẽ đạt 20% tổng số dân, từ 5 triệu tăng lên 10 triệu.

Và như thế về số tín hữu, Giáo Hội công giáo Nam Hàn sẽ qua mặt cả Giáo Hội công giáo Việt Nam, là Giáo Hội kỳ cựu hơn vì có lịch sử gần 400 năm truyền giáo; nhưng cho tới nay đã chỉ có cung cách sống đạo chiến lũy nội bộ, ít hiểu biết và chú ý tới nhiệm vụ rao truyền Tin Mừng, hầu như không có tinh thần truyền giáo, đa số các vụ theo đạo chỉ vì lý do hôn phối, có ý thức dấn thân sống đạo xác tín yếu kém, vụ hình thức bề ngoài, mà không có ảnh hưởng sâu đậm trên một môi trường xã hội băng hoại như xã hội Việt Nam hiện nay. Một trong những lý do khiến cho Giáo Hội công giáo Việt Nam không có ảnh hưởng nhiều có thể là vì đã không dám công khai can đảm mạnh mẽ lên tiếng về vận mệnh đất nước và bênh vực các quyền con người. (Avvenire 8-4-2012)
 
Top Stories
Népal: Le roi déchu veut restaurer la monarchie avec l’appui des minorités religieuses
Eglises d'Asie
07:35 17/04/2012
Alors que le pays est dans l’attente d'une Constitution définitive, dont la promulgation est annoncée pour le 27 mai prochain, l’ancien roi Gyanendra Shah, 66 ans, déposé en 2008, ne fait pas mystère de son intention de reconquérir le pouvoir. Ces dernières semaines, il s’est tournée successivement vers les hindouistes, avant de s’adresser aux minorités religieuses et aux chrétiens.

Lassés des atermoiements d’une Assemblée qui repousse sans cesse la promulgation de la Constitution, inquiets du climat de guerre civile entretenu par les maoïstes, craignant l’éclatement du pays sous l’effet des revendications identitaires, les mécontents semblent de plus en plus nombreux à rallier la cause de l’ancien monarque qui était il y a peu pourtant l’une des personnalités les plus impopulaires du Népal.

La menace semble si sérieuse que le vice-président Paramananda Jha a averti les députés que s'ils n'y prenaient pas garde, un « nouvel ajournement de la Constitution risquait de conduire à la restauration de la monarchie ». Une inquiétude partagée par l’ensemble des membres du gouvernement, dont le Premier ministre, Baburam Bhattarai, qui a dénoncé le 12 avril dernier dans le Kathmandu Post la « conspiration contre l’Etat » menée par le roi déchu lequel multiplie les « apparitions publiques sur la scène politique et religieuse » à un moment où le pays est particulièrement fragilisé.

Après les groupes hindouistes qui sont nombreux à cultiver la nostalgie de la monarchie hindoue, Gyanendra Shah, s’est tourné tout récemment vers les minorités religieuses, dont l’importance au Népal est croissante. « La situation du pays a changé ; bien que 80 % de la population du Népal soit hindoue, nous ne pouvons ignorer les minorités qui se battent aujourd’hui pour défendre leurs droits et leur identité (...) », a déclaré ainsi l’ancien roi dans une interview accordée à l’agence AsiaNews, le 4 avril dernier. « Chaque attaque contre une religion, quelle qu’elle soit, est un acte criminel », a-t-il ajouté, faisant part de sa volonté de permettre « aux chrétiens [de retrouver] la paix et la liberté religieuse ».

Soulignant l’importance de la contribution de l’Eglise catholique dans le développement du Népal, en particulier dans le domaine éducatif et social, l’ex-monarque a rappelé qu’il avait été éduqué par les jésuites, comme tous les autres membres de la famille royale et la presque totalité de l'élite politique et dirigeante du Népal. Il concluait l’interview en adressant ses voeux à toute la communauté chrétienne à l’occasion des fêtes de Pâques.

Face à ce discours, l’attitude de l’Eglise reste aujourd’hui très circonspecte. Les chrétiens, comme toutes les minorités religieuses, n’ont pas oublié que dès son arrivée sur le trône, le dernier roi du Népal avait rétabli la monarchie absolue avant d’instaurer l’état d’urgence en 2005, suspendant tous les droits fondamentaux, dont les liberté d’expression et de culte. Les écoles catholiques dont Gyanendra fait aujourd’hui l’éloge, avaient été particulièrement persécutées.

Mais l’avenir des minorités religieuses reste tout aussi incertain du côté des artisans de la future Constitution du pays, laquelle doit impérativement être promulguée le 27 mai prochain sous peine de sanctions internationales. Depuis juin dernier en effet, des projets de lois anti-conversion sont toujours en débat à la Constituante, portés par des groupes de pression hindouistes fortement représentés au sein des principales institutions du pays. Malgré leur importante mobilisation pour dénoncer la violation de la liberté religieuse et de la laïcité de l’Etat proclamées en 2006, les minorités religieuses du Népal craignent que l’amendement ne soit voté dans la précipitation de l'achèvement de la Constitution.

C’est dans ce contexte troublé où le terrain religieux est devenu le lieu des débats politiques que l’ex-roi du Népal a préparé sa campagne. Depuis l’été 2011, Gyanendra Shah multiplie ses apparitions en public, reprenant ses anciennes fonctions religieuses de roi-dieu, incarnation de Vishnou, inaugurant des temples hindous ou assistant à des fêtes traditionnelles. En mars dernier, après un séjour en Inde de plusieurs semaines où il a rencontré des leaders de différents partis, l’ancien monarque s’est rendu dans les districts de l’est du Népal, une région où il compte de plus en plus de partisans. Sous les acclamations et les slogans l’appelant à « revenir et sauver le pays », l’ex- souverain a inauguré un édifice religieux à Jhumka dans le district de Sunsari, en présence de membres du Rastriya Prajantra Party-Nepal et d’autres partis royalistes.

Au début du mois d’avril, Gyanendra Shah a effectué également une visite très médiatisée dans la région occidentale du Népal, considérée comme étant la plus déshéritée du pays. Accompagné de centaines de partisans, il a visité des temples, assisté à des cérémonies religieuses, participé à des meetings hindouistes, et même déclaré sur la chaîne locale Avenues Television, qu’il était « prêt à endosser le rôle que le peuple voudrait lui assigner, quel qu’il soit ». Dans ces régions pauvres habitées par des populations majoritairement aborigènes et oubliées du pouvoir central, l’ex-monarque a trouvé un terrain favorable à ses promesses de restauration de l’ordre et de la stabilité.

Malgré l’extrême impopularité du dernier des Shah dont la plupart des Népalais sont toujours convaincus qu’il est l’instigateur du massacre de la famille royale en 2001 (2), la campagne de Gyanendra semble cependant avoir porté ses fruits. L’ancien souverain a su fédérer des communautés pourtant très opposées, s’appuyant sur le ressentiment des minorités ethniques et religieuses déçues par les maoïstes, mais surtout sur l’incompréhension totale du principe de laïcité instauré par la Constitution provisoire. Cette incompréhension particulièrement présente dans les régions sous-alphabétisées et pauvres du Teraï et du Far West népalais, est selon certains observateurs et médias locaux, l’une des principales causes du succès grandissant de l'idée selon laquelle le retour d’une monarchie hindoue sera seul capable de refaire l’unité du pays et d’empêcher l’implosion du pays miné par le fédéralisme et la guerre civile latente.

(1) Le 1er juin 2001, la famille royale des Shah était massacrée dans des circonstances mal élucidées, lors d’un banquet auquel Gynanendra, frère du roi, n’assistait pas. La version officielle fut que Dipendra, le prince héritier, dans un accès de folie meurtrière, avait assassiné sa famille avant de se suicider. Une version à laquelle la très grande majorité des Népalais ne croient pas, soupçonnant Gyanendra de n’avoir jamais cessé d’ourdir des complots pour retrouver le trône qu’il n’avait eu que quelques mois à l’âge de 3 ans, avant que son grand-père Tribhuvan ne reprenne le pouvoir confisqué par la puissante famille des Rana.

(Source: Eglises d'Asie, 17 avril2012)


























 
More than 1,100 Cubans reported detained during papal visit
McClatchy Newspapers
18:57 17/04/2012
MIAMI Tuesday, April 17, 2012 _ Cuban police carried out 1,158 political detentions in March _ mostly to keep dissidents away from Pope Benedict XVI _ the most since the mass roundups during the Bay of Pigs invasion five decades ago, a human rights group reported Tuesday.

The report by the Cuban Commission for Human Rights and National Reconciliation in Havana came a day after police once again detained Andres Carrion Alvarez, who shouted "Down with Communism" before the pope's mass in Santiago de Cuba last month.

The tally added fuel to complaints that the pope and the Cuban Catholic Church turned a blind eye to the communist government's human rights abuses in their efforts to gain more space for church activities on the island.

The dissident Ladies in White have asked for a meeting with Cuban Cardinal Jaime Ortega Alamino "because the repression has grown worse here in Cuba, and what we're seeing is a total silence on the part of the church," group leader Bertha Soler said Tuesday.

The 40-page report, which included names and dates for each detention, was the hardest evidence yet that the government cracked down on dissent roughly at the same time Benedict was calling for freedom during his March 26-29 visit.

More than half the "arbitrary detentions for political motives" and house arrests reported during March took place in the days just before and during the papal visit, the report noted, in a clear campaign to block their participation in papal events. They usually lasted a few hours or days.

The total of 1,158 such detentions for the month, it added, was "the highest single monthly tally in the last five decades, only comparable to the huge sweeps carried out across the country" during the failed Bay of Pigs invasion in 1961.

At that time of the attack by CIA-backed exiles, Cuban security forces rounded up tens of thousands of men and women suspected of sympathizing with the invaders and held them for days in jammed sports fields, theaters and other sites.

Soler said about 60 Ladies in White were arrested during the papal visit and only three managed to slip into the open-air papal Mass in Havana March 28. They were relatively new members of the group who apparently were unknown to security officials.

"It is very important that the church hierarchy, Jaime (Ortega), raise their voices so that the government will stop this repression," Soler told El Nuevo Herald by phone from Havana.

Emails sent to the Vatican media office and Ortega's office at the archdiocese of Havana, seeking comment, were not immediately answered.

Commission leader Elizardo Sanchez Santa Cruz reported on the pope's last day in Cuba that police had carried out 250 political arrests and blocked scores of dissidents' cellular phones. Vatican spokesman Federico Lombardi declared on the same day that he had no information on blocked cellphones.

The commission's monthly reports have reflected a sharp increase in the political detentions since Cuban leader Raul Castro, reputed to be a pragmatist on the economy but hardliner on politics, officially succeeded ailing brother Fidel Castro in 2008.

The "arbitrary political detentions" averaged 147 per month in 2010, then more than doubled to 343 per month for all of 2011 _ with 796 reported in December, 631 in January, 604 in February and the 1,158 in March.

Sanchez Santa Cruz told El Nuevo Herald last month that he believed the increase in arrests was Castro's reply to growing popular demands for economic reforms deeper and faster than he's willing to put them in place.

His commission's latest report also noted that dissidents Andres Carrion, Sonia Garro, Ramon Munoz and Niurka Luque were being processed for trial on various charges of opposing the government, making them "political prisoners."

In a separate announcement, Sanchez Santa Cruz reported that he had confirmation that Carrion was arrested again Monday. He was beaten and arrested for shouting anti-government slogans just before Benedict began his mass in Santiago, and had been freed April 13.

The second arrest came amid unconfirmed reports that he and dissident Anyer Antonio Blanco were arrested as they staged a street protest in Santiago demanding the release of Jose Daniel Ferrer Garcia, one of the most active dissidents in eastern Cuba.

Carrion had told the U.S. government's Radio Marti broadcaster over the weekend that police had forbidden him from leaving his hometown of Santiago, meeting with dissidents, making public statements or joining street protests.

Ferrer Garcia, founder of the dissident Patriotic Union of Cuba, was arrested during protest marches April 2 in his hometown of Palmarito del Cauto and neighboring Palma Soriano. Amnesty International considers him a "prisoner of conscience."

He was sentenced to 25 years in prison during a 2003 crackdown on 75 dissidents known as Cuba's Black Spring, and was freed last spring as part of the Cuban government's 2010 agreement with the Catholic Church to free political prisoners.

(c)2012 The Miami Herald
 
U.S. Bishops Propose 'Fortnight of Freedom'
USCCB
23:44 17/04/2012
Continue Efforts to Protect Conscience Rights

WASHINGTON, D.C., APRIL 17, 2012 (Zenit.org).- The U.S. bishops have issued a call to action to defend religious liberty and urged laity to protect the First Freedom of the Bill of Rights. An April 12 press release from the United States Conference of Catholic Bishops (USCCB) said the bishops had a “solemn duty” to defend religious liberty.

They outlined their position in “Our First, Most Cherished Liberty.” The document was developed by the Ad Hoc Committee on Religious Liberty of the U.S. Conference of Catholic Bishops (USCCB).

“Religious liberty is not only about our ability to go to Mass on Sunday or pray the Rosary at home,” the document declared. “It is about whether we can make our contribution to the common good of all Americans.”

The document sets out a range of concerns that moved them to act.

The Health and Human Services (HHS) mandate that forces all employers, including religious organizations, to provide and pay for coverage of employees’ contraception, sterilization, and abortion-inducing drugs even when they have moral objections to them.

Another concern is HHS’s defining which religious institutions are “religious enough” to merit protection of their religious liberty.

Driving Catholic foster care and adoption services out of business. Boston, San Francisco, the District of Columbia and Illinois have driven local Catholic Charities adoption or foster care services out of business by revoking their licenses, by ending their government contracts, or both—because those Charities refused to place children with same-sex couples or unmarried opposite-sex couples who cohabit.

Discrimination against Catholic humanitarian services. Despite years of excellent performance by the USCCB’s Migration and Refugee Services in administering contract services for victims of human trafficking, the federal government changed its contract specifications to require USCCB to provide or refer for contraceptive and abortion services in violation of Catholic teaching. Religious institutions should not be disqualified from a government contract based on religious belief, and they do not lose their religious identity or liberty upon entering such contracts.

Other examples listed in the document include laws punishing charity to undocumented immigrants; a proposal to restructure Catholic parish corporations to limit the bishop’s role; and a state university’s excluding a religious student group because it limits leadership positions to those who share the group’s religion.

“Religious liberty is not only about our ability to go to Mass on Sunday or pray the Rosary at home. It is about whether we can make our contribution to the common good of all Americans,” they said. “Can we do the good works our faith calls us to do, without having to compromise that very same faith?”

An American issue

“This is not a Catholic issue. This is not a Jewish issue. This is not an Orthodox, Mormon, or Muslim issue. It is an American issue,” they said.

“To be Catholic and American should mean not having to choose one over the other,” the bishops said.

The bishops also proposed that the fourteen days from June 21—the vigil of the Feasts of St. John Fisher and St. Thomas More—to July 4, Independence Day, be dedicated to the theme of a "fortnight for freedom."

This period will be a special time of prayer, study, catechesis, and public action that will emphasize the double heritage of Christian and American liberty. Dioceses and parishes around the country can choose a date in that period for special events that will form a national campaign of teaching and witness for religious liberty.

“As Catholic bishops and American citizens, we address an urgent summons to our fellow Catholics and fellow Americans to be on guard, for religious liberty is under attack, both at home and abroad,” they declared.

(Full text of statement: http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/our-first-most-cherished-liberty.cfm)
 
Academics in Rome to Mark Anniversary of Constantine's Conversion
Zenit
23:46 17/04/2012
Battle Seen as Founding Symbol of a New World

VATICAN CITY, APRIL 17, 2012 (Zenit.org).- "Constantine the Great. The Roots of Europe" is the title of an international academic congress that begins Wednesday at the Vatican.

The four-day event has been organized by the Pontifical Committee for Historical Sciences to mark the 1,700th anniversary of the battle of the Milvian Bridge and the conversion of the Emperor Constantine.

Father Bernard Ardura, president of the Pontifical Committee for Historical Sciences, explained that the initiative is "the outcome of effective academic cooperation with important cultural institutions such as the Vatican Secret Archives, the Vatican Apostolic Library, the Italian National Research Council, the Ambrosian Library and the Sacred Heart Catholic University in Milan". It is also taking place "with the cooperation and contribution of the European Union delegation to the Holy See, the Lazio Regional Council and the Pontifical Lateran University".

This congress is the first of two, the second of which will be held in Milan in 2013 for the 1,700th anniversary of the promulgation of the Edict of Milan, which established freedom of religion in the Roman empire and put an end to the persecution of certain religious groups, particularly Christians. While the 2013 congress will concern itself with what is known as the "Constantinian revolution", tomorrow's event will focus on the environment in which Constantine lived and on relations between Christians and the Roman empire prior to the year 313. Participants will "examine the relationship between religion and the State, the idea of religious freedom in the empire, and religion from the point of view of the emperor and the senate", Father Ardura said.

One key area will be the conversion and baptism of Constantine himself, and his attitude towards Christians following the battle of the Milvian Bridge, which took place on Oct. 28, 312, and led to the death of his rival Maxentius. Contemporary and later Christian historians, influenced by the narrative of Eusebius of Cesarea, saw Constantine's victory as the result of divine intervention.

Fr. Ardura pointed out that "from a purely strategic-military viewpoint the battle was not very important, but it soon became the founding symbol of the new world which came into being when Constantine found Christianity. Indeed, ... the era of imperial persecution against Christians was about to come to an end, giving way to the evangelisation of the entire empire and moulding the profile of western Europe and the Balkans; a Europe which gave rise to the values of human dignity, distinction and cooperation between religion and the State, and freedom of conscience, religion and worship. Of course these things would need many centuries to come to maturity, but they all existed 'in nuce' in the 'Constantinian revolution' and therefore in the battle of the Milvian Bridge".
 
Resources for the New Evangelization
Zenit
23:53 17/04/2012
U.S. Bishops Issue a Call to Give Witness

WASHINGTON, D.C., APRIL 17, 2012 (Zenit.org).- The U.S. bishops have published a document outlining a series of resources for the New Evangelization.

The document is titled “Disciples Called to Witness: The New Evangelization.”

“Every Catholic has a role in the Church, and every Catholic is called to spread the Gospel,” said Bishop David L. Ricken of Green Bay, Wisconsin, chairman of the USCCB Committee on Evangelization and Catechesis.

“But in order to evangelize, a person must first be evangelized. This is really the heart of the New Evangelization,” he stated in an April 16 press release.

According to one of explanations of New Evangelization in the list of resources it is a call for everyone to deepen their faith, believe in the Gospel message and to proclaim the Gospel.

“In a special way, the New Evangelization is focused on 're-proposing' the Gospel to those who have experienced a crisis of faith,” it explained. Pope Benedict XVI called for the re-proposing of the Gospel "to those regions awaiting the first evangelization and to those regions where the roots of Christianity are deep but who have experienced a serious crisis of faith due to secularization."

“The New Evangelization invites each Catholic to renew their relationship with Jesus Christ and his Church,” the document explained.

The document links to a wide variety of resources that includes Church documents, the Catechism, explanations about the sacraments and various Church teachings.

“Christ commands us to be his witnesses to the ends of the earth,” the document’s preface states. “Are we like the disciples staring at the sky rather than inviting those around us to experience Christ’s love and mercy through the Church?"
 
Exploring the Church through Documentary, Media
Ann Schneible
23:55 17/04/2012
Pontifical University Hosts Second Day of Communications Conference

ROME, APRIL 17, 2012 (Zenit.org).- Faces, People, Stories: the eighth international seminar being hosted by the Pontifical University of the Holy Cross' department of communications explores the unique challenge of communicating the human element of the Catholic Faith through modern mediums of communication which are in a constant and rapid state of growth and flux. The seminar concludes Wednesday, and is being held at the University, located just north of Piazza Navona in Rome.

Some of the diverse themes which were explored in today's sessions included a talk by Marcus Vetter on effectively bringing human stories to the screen, and a talk by Jack Valero of Catholic Voices on how to constructively communicate the faith to the secular media.

Award-winning documentarian Marcus Vetter, from Stuttgart, Germany, spoke about his films, including Das Herz von Jenin, which won the German Film Award for Best Documentary in 2010. He has since founded a non-profit organization called Cinema Jenin, which aims at rebuilding a theater which was closed in Jenin, West Bank, in 1987.

In his talk this morning, Human Stories that are Effective on Screen, Vetter spoke about his experiences making documentaries, especially in Jenin, and what it takes to give an authentic portrayal of the main protagonists of these films.

The purpose of a documentary is to help the viewers "overcome prejudice," Vetter explained, "to tell the people that they have to judge with their own eyes, that they shouldn't rely on fast news, for example, which increases the fear. But there is so much [that is] positive in human beings to be told that there is a future for our humanity."

"You have to love your protagonist," moreover. "Even if your protagonist is an antagonist, you have to try to love him, because otherwise you are not allowed to make a documentary film." He concludes: even "if you are making a documentary about a murderer, you have to try to balance him; otherwise, you just shouldn't do it, because people are giving their life story, so you have to take care of what you are doing. You have to take care that they can live afterwards with this film."

Speaking to the media

Co-founder of Catholic Voices Jack Valero spoke this morning about the challenges of communicating the faith through the media, and the opportunities for evangelization and dialogue which crises afford. Catholic Voices was initially established as a means of communicating Pope Benedict's 2010 pastoral visit to the UK through the media; it has since grown into an initiative which seeks to revive Catholic apologetics in a manner that is consistent with modern means of communications.

In communicating the Catholic Church through the media, Valero explained in his presentation, there are three dangers that should be avoided. The first of these is anger, specifically towards the unjust way some members of the media might treat the Church. "When you get angry," he says, "you stop communicating; no one listens to you anymore. If you get angry, and the other person gets angry, the dynamic that follows is: isn't religion awful? See, there are always people fighting each other. I want to have nothing to do with it.' We therefore always try to be positive, and never be angry about anything."

"The other danger that we try to avoid," Valero continued, is that of "being defensive. I always say that the Catholic Church is so beautiful, you don't need to defend anything; you just tell your story. You tell it so well that at the end of two or three minutes people say: I want that. That is the objective of your communication."

Finally, it is essential for Catholic communicators to not lose the opportunity to communicate the faith when difficulties arise. "The doors that open about communication of the Church always open through scandal, drama, unusual circumstances. News that is framed in a negative way, and that we would use to communicate. They are the only windows that open for us to communicate."

"We want to revive this apologetics in this era of 24-hour news," Valero concluded, to "make Catholics confident in communication, and to spread this idea that, if you are good at communication, this could be your vocation, a vocation from God. We look forward to just a few years [from now] when there are thousands, millions of Catholics communicating all around the world in a way that people listen. This is our dream, and this is what we hope will happen."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại lễ kính Lòng Chúa Thương Xót tại giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:03 17/04/2012
PHAN THIẾT - Thánh Nữ Faustina Kowalska khởi xướng việc tôn sùng “Lòng Thương Xót Chúa” Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn ngài lên bậc Hiển Thánh vào ngày 30 tháng 4 năm 2000 tại Giáo đô Rôma. Đức Chân Phước đã long trọng tuyên bố: "Trên khắp thế giới, Chúa Nhật thứ 2 sau Phục Sinh sẽ được gọi là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa". Ngài cũng đã ban hành Thông điệp “Dives in Misericordia”, Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót.

Xem hình ảnh

Ngày 23 tháng 5 năm 2000, Thánh Bộ Phượng Tự đã đưa vào lịch phụng vụ Giáo hội, ngày Chúa Nhật II Phục Sinh là ngày Chúa Nhật “Chúa Thương Xót”, để các tín hữu trên toàn thế giới dùng Chúa Nhật này suy ngắm về lòng thương xót của Chúa đối với mỗi người và toàn thể nhân loại.

Như vậy Lễ Kính Lòng Thương Xót đã được thiết lập cách đây 12 năm.

Cộng Đoàn Lòng Thương Xót Chúa Giáo Phận Phan Thiết vừa tròn 2 tuổi.

Chúa nhật II Phục sinh, ngày 15/4/2012, Cộng Đoàn Lòng Chúa Thương Xót GP Phan Thiết đã tổ chức ngày Đại Hội lần thứ III tại Giáo xứ Hiệp Đức. Hơn 2.000 hội viên trưởng thành và 450 thiếu nhi - tông đồ nhỏ. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã đến chủ sự thánh lễ, Cha Tổng Đại Diện, Cha Hạt Trưởng Hàm Thuận Nam và quí cha đồng tế hiệp thông tạ ơn.

Lúc 9g, Cha xứ Hiệp Đức cũng là Hạt Trưởng, FX Đinh Tiên Đường khai mạc đại hội.

Sau đó cha Linh hướng Giuse Bạch Kim Tri chủ trì nghi thức làm phép phù hiệu và tuyên hứa. Cộng đoàn quì gối đọc kinh lạy Cha, kính mừng, tin kính, chuỗi 10 kinh thương xót, kinh lòng thương xót Chúa.Sau đó, cha Linh hướng tổng kết hoạt động của cộng đoàn LTXC Giáo phận trong năm qua.

Đến 10g, Đức Giám Mục Giáo Phận chủ tế thánh lễ tạ ơn. Ngài nhắc nhớ đến ba chữ T, như là phương châm sống hàng ngày của mỗi hội viên Lòng Thương Xót Chúa: Thỉnh cầu lòng Chúa thương xót, Thực hành lòng Chúa thương xót và Tín thác vào lòng Chúa thương xót.

Trong bài giảng, Đức cha Giuse suy niệm câu chuyện Tin Mừng (Ga 20,19-31).

Rạng sáng hôm nay, ngày 15/4/2012, trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương, đúng nơi tàu Titanic bị đắm chìm, 1309 hành khách trên tàu tưởng niệm Malmoral đã dừng lại ít phút để ôn lại biến cố xảy ra 100 năm trước, và nhất là không quên thỉnh cầu ơn trên cho những hành khách đã ra đi trong vụ đắm tàu lịch sử. Đây là cuộc tưởng niệm đặc biệt, hầu như các phương tiện truyền thông đều nhắc đến. Còn tại nhà thờ Hiệp Đức sáng nay, có đến 2000 thành viên người lớn của hội lòng thương xót Chúa và 450 em thiếu nhi tông đồ nhỏ cùng tham gia, để ôn lại một biến cố cao quý hơn, đó là biến cố có tên gọi đặc biệt là “lòng thương xót của Thiên Chúa” đổ tràn xuống con người.

Tất nhiên, lòng thương xót của Chúa từ muôn đời vẫn có và luôn đổ tràn trên các thụ sinh của Ngài, nhưng đón nhận thế nào và cộng tác ra sao, lại là cả một vấn đề được khai triển dần dần trong dòng lịch sử cứu độ. Phong trào “lòng thương xót của Chúa” chính là một giải pháp đáp ứng mong mỏi của nhiều tâm hồn. Lòng thương xót ấy, cách riêng trong mùa Phục Sinh, được diễn tả qua chân dung của Đấng Phục Sinh ở giữa nhóm môn đệ. Hôm nay, qua việc Chúa Giêsu tỏ mình, cách riêng cho thánh Tôma, người ta gặp thấy tấm lòng xót thương của Chúa qua ba nét khắc họa.

1. Tình thương giàu sáng kiến.

Việc Đấng Phục Sinh hiện ra với nhóm môn đệ đã làm nên nét đẹp của ngày thứ nhất trong tuần, để rồi cứ mỗi lần ngày đầu tuần đến, ngày Chúa Nhật, các tín hữu quy tụ lại để tưởng nhớ và sống lại biến cố phục sinh cao đẹp này. Sáng kiến của Đấng Phục Sinh không thể hiện một lần mà luôn lặp lại mỗi ngày đầu tuần. Một tuần lễ có bảy ngày, ngày thứ nhất Đấng Phục Sinh hiện đến, ngày thứ tám là ngày đầu của tuần sau, Đấng Phục Sinh lại đến với các môn đệ. Căn phòng với cửa đóng then cài, không ai có thể vào được, thế mà Đấng Phục Sinh đã hiện ra ngay giữa căn phòng khóa trái ấy. Điều này không muốn nói đến tính cách mầu nhiệm cho bằng nói lên sáng kiến của Đức Giêsu sau khi phục sinh. Không bị ngăn cản bởi một vật thể nào hoặc hàng rào nào, Đấng Phục Sinh hiện ra bằng tấm lòng dành cho môn đệ và đến giữa các ông như là người đã từng có nhiều gắn bó trong cuộc sống trần thế. Vấn đề còn lại là các môn đệ có mở rộng tâm hồn để đón nhận điều mới lạ do Đấng Phục Sinh đem đến hay không.

Điều này cũng gợi mở về lòng xót thương của Thiên Chúa. Từ thuở nào, Thiên Chúa dựng nên con người, rồi khi con người phản bội, Thiên Chúa không ngừng lặp lại yêu thương qua các tổ phụ, các tiên tri, và khi Ngôi Lời làm người, chịu chết chuộc tội cho thiên hạ, thì đó chính là sáng kiến xót thương tột cùng của Thiên Chúa. Ở đây, Đấng Phục Sinh hiện ra giữa căn phòng đóng kín muốn nói lên tình thương giàu sáng kiến của Thiên Chúa đối với nhân loại.

2. Tình thương nhiều thân thiện.

Khi Đấng Phục Sinh đến với các môn đệ là những người thân của mình, Ngài luôn dùng hình thức chào đón của người Do thái: chào bình an, chúc bình an. Đấng Phục Sinh vẫn giữ thói quen thân thiện thuở nào, Ngài đến trước sự ngỡ ngàng của các môn đệ, nhưng vẫn sử dụng những công thức chào đón đầy tình thầy trò thắm thiết như thuở còn sinh thời. Đây chính là một tình thương thân thiện. Cho dù đã bước vào tình trạng mới, Đấng Phục Sinh vẫn giữ những phương cách gần gũi nhân sinh để diễn tả tình cảm và tấm lòng đối với những người Ngài gặp gỡ.

Trong lần thứ nhất Đấng Phục Sinh hiện ra, Tôma vắng mặt và ghi lại câu nói để đời “nếu tôi không xỏ tay vào cạnh sườn, đụng chạm đến vết thương của Thầy, tôi không tin”. Tám ngày sau, Chúa hiện đến, ngài thân thiện gọi tên “Tôma”. Chúa gọi đích danh và Tôma hiểu: ông không cần đặt tay vào cạnh sườn mà cần tuyên xưng lòng tin của mình “Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa của con”. Ở đây ta thấy: Đấng Phục Sinh gần gũi làm sao: luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Chúa gọi tên Tôma một cách thân thiện, không có những lời quở trách nặng nhẹ, nhưng mời gọi ông để ông có lựa chọn phù hợp với niềm tin. Sự thân thiện này biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa. Cũng vậy, một khi mở ra cho tất cả mọi người, tình thương ấy cũng sẽ đậu lại trên những ai biết mở trái tim của mình ra mà đón nhận. Và một khi biết đón nhận, biết đáp trả một cách thiết thực thì cùng lúc mỗi người cũng cảm nhận được sự thân thiện của lòng thương xót ấy dành cho mình.

3. Tình thương gọi thăng tiến.

Tôma trong trình thuật Phúc Âm hôm nay bị xem như cứng lòng tin, nghĩa là không chỉ không tin các điều bạn bè kể lại, mà còn đòi hỏi phải thỏa đáp được óc thực nghiệm; nhưng khi đã thấy Đấng Phục Sinh trong dịp hiện ra vào ngày thứ tám, ông đã được biến đổi nên khác và mới hơn. Thay vì cứng cỏi, ông thành mềm mại; thay vì không tin, ông nhanh chóng tuyên xưng lòng tin của mình. Ông đã thấy nên ông tin, nhưng từ nay ông nhận được sứ điệp từ tình thương của Đấng Phục Sinh là phải tin rồi mới thấy một cách tỏ tường. Hôm nay nỗ lực tin điều mình không thấy để rồi mai ngày sẽ được tiến xa hơn để được thấy những điều mình đã tin. Đó chính là nhãn giới mở ra từ biến cố này. Đấng phục sinh kêu gọi Tôma hãy tiến xa trên đường đức tin và thông qua ông, Ngài cũng mời gọi tất cả mọi tín hữu hãy thăng tiến từng ngày trên đường sống đạo.

Cũng nên ghi nhận rằng hôm nay Đấng Phục Sinh đã khai mở mối phúc thứ chín. Bình thường chúng ta đọc kinh thì chỉ có “tám mối phúc thật” thôi, nhưng hôm nay có thêm mối phúc thứ chín: phúc cho những người không thấy mà tin. Như vậy, trong việc cử hành lòng Chúa thương xót, tín hữu được ân cần mời gọi hãy tiến xa tiến cao tiến nhanh hơn nữa trên hành trình niềm tin. Mối phúc thứ chín không phải là mối phúc thặng dư, có cũng được mà không có cũng chẳng sao, như liều thuốc placebo trong kiểu thí nghiệm mù của y học, mà thực ra phải là đích điểm mời gọi tiến tới. Danh xưng Tôma không còn gắn liền với sự cứng tin nữa, những đã minh họa cho niềm hạnh phúc tin tưởng: càng thăng tiến trong lòng tin, càng cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương.

Đó là ba nét nhỏ được chia sẻ hôm nay nhân dịp đại lễ tôn vinh lòng thương xót của Chúa, thông qua biến cố Chúa Phục Sinh hiện ra với các môn đệ. Xin được lặp lại: đây là một tình thương giàu sáng kiến; một tình thương nhiều thân thiện và cũng là một tình thương gọi thăng tiến. Chia sẻ như vậy để mời gọi mọi người đi vào trong mầu nhiệm của tình thương. Chúng tôi ghi nhận buổi lễ hôm nay có nhiều màu đỏ: màu đỏ của bức màn cung thánh; màu đỏ của cờ hiệu phong trào; màu đỏ của trang phục các thành viên nữ và màu đỏ hai xe buýt của phái đoàn đến từ xa đang đậu phía cuối nhà thờ. Tất cả đều diễn tả một trái tim đỏ thắm sùng kính dành cho lòng Chúa xót thương. Chúng tôi cũng ghi nhận hầu như các hội viên đến đây phần lớn là nữ giới, nhưng dầu nam hay nữ, ai cũng hiểu hôm nay chính là tâm tình đặc biệt dành cho những người uốn gối cúi đầu trước lòng xót thương của Chúa.

Lúc đầu lễ, chúng tôi đã nói đến ba bổn phận của phong trào lòng Chúa xót thương: thứ nhất là thỉnh cầu lòng thương xót của Chúa; thứ hai là thực hành bổn phận thương xót do lòng Chúa kêu gọi và cuối cùng là tín thác vào lòng Chúa xót thương. Ba bước đi ấy áp dụng cho mọi thành viên trong phong trào để xây dựng một lối sống gắn bó với lòng xót thương của Chúa, đồng thời cũng mời gọi mỗi người, dù cảnh đời thế nào, dù bị giới hạn về sức khỏe, dù bị đau khổ về tinh thần hay dù còn phải đối diện với khó khăn, vẫn trung thành cầu nguyện và cậy dựa vào lòng Chúa xót thương. Lòng thương xót trên đây được minh họa qua hình ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu với những luồng sáng xót thương bao trùm vạn vật.

Hôm nay, xin cho mỗi người chúng ta biết đón nhận và cũng biết diễn tả lòng xót thương ấy trong đời sống của mình và mong rằng khi đã đón nhận lòng xót thương của Thiên Chúa, mỗi người sẽ trở thành chứng nhân của lòng xót thương khi biết dấn bước yêu thương tất cả mọi người, để rồi từ đây trong đời sống, màu đỏ đầy ý nghĩa này không chỉ là một kỷ niệm đẹp trên hình ảnh mà còn là dấu ấn lớn trong đời sống đức tin của chúng ta. Xin phó thác cho lòng xót thương của Chúa tất cả trái tim của cộng đoàn. Xin ơn thánh biến đổi mọi người trở thành khí cụ trong tình yêu của Đấng phục sinh. Và xin niềm bình an của Đấng Phục Sinh ban cho các môn đệ năm nào cũng đậu lại trên mỗi người trong suốt hành trình đức tin hôm nay.

Sau hiệp lễ, ban điều hành của Hội dâng lời tri ân Đức Cha, quý Cha và đặc biệt giáo xứ Hiệp Đức đã ưu ái tạo điều kiện để đại hội được tổ chức thật tốt đẹp và sốt sắng.

Đức Cha ban phép lành Tòa Thánh cho cộng đoàn với Ơn Toàn Xá.

Ngày 04.08.2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định ban ơn Toàn xá trong ngày Chúa nhật Kính Lòng Thương xót Chúa với 4 ý chỉ sau:

1. Ơn Toàn xá được ban với những điều kiện thường lệ là: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, cho những tín hữu nào trong ngày Chúa nhật II Phục Sinh, có tâm từ bỏ mọi quyến luyến tội lỗi và tham dự vào các việc đạo đức tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa.

2. Ân xá một phần được ban cho những tín hữu nào, với tâm tình thống hối dâng lên Chúa Thương Xót một trong những lời cầu khẩn được phê chuẩn hợp pháp, như “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”.

3. Ơn Toàn xá được ban cho Những người đau yếu và những người săn sóc họ, nhưng phải - Có quyết tâm từ bỏ tội lỗi. - Có ý hướng thi hành 3 điều kiện thường lệ một khi có thể. Là đọc trước ảnh Chúa thương xót một kinh Lạy Cha, một kinh Tin Kính và một lời cầu xin Lòng từ bi Chúa.

4. Vào ngày này, Đức Giám Mục giáo phận có thể ban phép lành Tòa Thánh với Ơn Toàn xá, khi cử hành long trọng tại Nhà Thờ Chính Tòa, hay tương đương Nhà Thờ Chính Tòa.

Giờ ăn trưa, mỗi người một hộp cơm đơn giản theo vị trí từng giáo hạt.

Chương trình buổi chiều bắt đầu bằng giờ hội thảo về chương trình và kế hoạch sinh hoạt cho năm 2012. Sau đó, cha Antôn Nguyễn Thế Học trình bày đề tài “Chúa Thánh Thần tác động, các Tông đồ rao truyền Lòng thương xót của Thiên Chúa”.

Đúng vào lúc 3 giờ chiều, tất cả cộng đoàn qùy gối dang tay lên trời sốt mến đọc giờ kinh thương xót.

Đến 4g chiều, cung nghinh và rước kiệu. Kiệu Đức GH Gioan Phaolô II - LTX Hạt Hàm tân, kiệu thánh nữ Faustia - LTXC Hạt Đức Tánh và Hạt Phan thiết, đoàn giúp lễ và cha chủ sự, kiệu Chúa Thương Xót – LTXC Hạt Hàm Thuận Nam. Cuộc rước dài hơn giờ đồng hồ, đoàn kiệu xếp hàng bốn di chuyển quanh khuôn viên nhà thờ trong lời kinh hạt, lần chuỗi 10 kinh thương xót và chuỗi Mân Côi cùng với những suy niệm và những bài thánh ca ngợi khen chúc tụng.

Đến lễ tiền sảnh, cha linh hướng cử hành nghi thức sai đi theo tinh thần truyền giáo năm nay của toàn thể Giáo phận. Mọi người ra về lòng tràn đầy tình thương và ân sủng của lòng thương xót Chúa.

Hiện nay, Cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa của Giáo phận có 2.400 hội viên và 600 tông đồ nhỏ. Mỗi hội viên lòng thương xót Chúa luôn tâm niệm với lời cầu nguyện hàng ngày:

Lạy Chúa, xin cho mắt con biết thương xót, để con không bao giờ nghi ngờ hay xét đoán tha nhân theo bề ngoài, nhưng biết nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn họ để giúp đỡ họ.

Xin cho tai con biết thương xót, để con biết lắng nghe những nhu cầu của tha nhân và không dửng dưng trước những đau đớn và than van của họ.

Xin cho lưỡi con biết thương xót, để con không bao giờ nói tiêu cực về tha nhân, nhưng biết nói lời an ủi và tha thứ cho mọi người.

Xin cho tay con biết thương xót và làm việc lành, để con chỉ làm điều tốt cho tha nhân và dám nhận những công việc khó khăn và vất vả hơn.

Xin cho chân con biết thương xót, để con mau mắn đến giúp tha nhân và vượt thắng cơn mệt mỏi chán nản, để nơi con an nghỉ thật sự là việc phục vụ tha nhân.

Lạy Chúa, xin cho con tim của con biết thương xót, để con cảm nhận được nỗi đau khổ của tha nhân, để con không từ khước yêu thương bất cứ ai, để con chân thành ngay cả với kẻ lạm dụng lòng tốt của con. Xin cho con đặt trái tim con trong trái tim vô cùng thương xót của Chúa Giêsu, để con biết giữ sự khổ đau của con trong thinh lặng.
 
Hội thảo Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 30
Trầm Thiên Thu
09:34 17/04/2012
SAIGON – Lúc 8 giờ 15 ngày 17-4-2012, buổi Hội thảo Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 30 đã diễn ra tại Hội trường P.X. Nguyễn Văn Thuận, thuộc Trung tâm Mục vụ TGP Saigon (6 Bis Tôn Đức Tháng, P. Bến Nghé, TPHCM).

Chủ tịch đoàn là ĐGM Vincent Nguyễn Văn Bản (Giám mục GP Ban Mê Thuột, đặc trách UB Thánh nhạc trực thuộc HĐGM Việt Nam), và LmNs Roch Nguyễn Duy (Tổng thư ký Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc – UBTNTQ),

Hiện diện tại buổi hội thảo có Ban thường vụ UBTNTQ, các linh mục đặc trách Thánh nhạc của 7 chủng viện, các trưởng Ban Thánh nhạc của 26 giáo phận, các nhạc sĩ, các ca trưởng, tổng cộng có gần 100 tham dự viên. Trong đó có các Nhạc sĩ “gạo cội” như LmNs Phêrô Kim Long, LmNs Gioan Nguyễn Văn Minh,…

8 giờ 30, LmNs Roch Nguyễn Duy nói về văn bản Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc. 9 giờ tới 10 giờ 30, các tham dự viên được chia thành 3 tổ thảo luận về những vấn đề liên quan Thánh nhạc: Mục vụ Thánh nhạc, bản văn Phụng vụ, sáng tác Thánh ca, cách hát, cách chọn bài phù hợp phụng vụ,…

Các hội thảo viên đã đưa ra nhiều góp ý, chẳng hạn:

– Trong việc thúc đẩy, quan tâm và nhắc nhở lại chỉ nhắc đến các cha xứ mà không nhắc đến các Bề trên của các tu viện.

– Nên khuyến khích các ca trưởng học hỏi về Phụng vụ và chuyên môn (xướng âm, hòa âm, điều khiển,…), nhờ đó có thể chọn bài cho phù hợp Phụng vụ và giúp ca đoàn hát hay để giúp cộng đoàn nâng tâm hồn lên tới Chúa. Có thể “trả lương” để khuyến khích ca trưởng hoạt động ca đoàn cho hiệu quả, vì ca trưởng phải hy sinh nhiều…

– Nên “trao giải” cho các bài Thánh ca hay để khuyến khích nhạc sĩ sáng tác.

– Nên dùng bản văn Kinh thánh của Lm Giuse Nguyễn Thế Thuấn (DCCT, 1922-1975) hay của Nhóm Phiên dịch các Giờ kinh? Vì có “đụng chạm” vấn đề tác quyền.

– Đáp ca nên được soạn nhạc và được hát những bài Thánh ca được soạn nhạc theo sát bản văn Phụng vụ.

Sau khi giải lao 15 phút, mọi người tiếp tục hội thảo. LM Roch Nguyễn Duy nói rằng đôi khi rất “khó” trong việc hướng dẫn Thánh nhạc, vì có linh mục khi còn học ở chủng viện thì “ngoan ngoãn” vâng lời, nhưng mới làm linh mục được vài năm thì như “cha toàn năng”, như “đấng toàn quyền”, không chịu nghe ai. Có những ca đoàn hát rất hoành tráng nhưng hoàn toàn sai Phụng vụ.

Lm Ns Phêrô Trương Huy Hoàng, trưởng Ban Thánh nhạc GP Phú Cường, nói về chủ đề của CLB Sáng tác Thánh ca: Bộ lễ và Thánh ca cho thiếu nhi, và các bài Thánh ca theo chủ đề Kinh thánh để hát phù hợp chủ đề Thánh lễ.

Nhạc sĩ là người sinh ra “những đứa con tinh thần” nhưng thường bị quên lãng. Có lẽ thông cảm với nỗi cô-đơn-bị-bỏ-rơi đó nên Lm Giuse Nguyễn Hữu An đã chia sẻ đề tài “Nhạc sĩ, người làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng Tuyệt Mỹ” thế này: “Có thể diễn tả nét đặc trưng: các Giám mục, Linh mục là những chứng nhân cho chân lý, những người làm việc bác ái xã hội làm chứng cho sự thiện, thì Nhạc sĩ làm chứng cho cái đẹp”. Thật là niềm an ủi cho các nhạc sĩ!

Thật vậy, “Hiến chế Thánh nhạc trong Phụng vụ” (số 121) cũng đề cập vai trò các nhạc sĩ Công giáo. Giáo hội đòi hỏi các nhạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn, những tiêu chuẩn cơ bản để là nhạc sĩ, đồng thời phải có đời sống Kitô hữu đích thực thể hiện qua đức tin mạnh mẽ, đời sống đạo đức và tinh thần cầu nguyện. Nhạc sĩ sáng tác khi cầu nguyện, không chỉ trong nhà thờ mà mọi nơi mọi lúc, nhạc sĩ chân chính có thể cầu nguyện để viết Thánh ca. Thánh GH Piô X dạy: “Thánh nhạc phải thánh, phải loại bỏ những gì là phàm tục, không phải chỉ nơi bản chất thánh nhạc mà cả nơi người sáng tác và cách thể hiện”.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An nhận xét: “Ơn gọi làm nhạc sĩ rất cao đẹp vì đón nhận từ Thần lực Chúa Thánh Thần. Sứ vụ nhạc sĩ nặng nề lắm, bởi vì vừa phải chu toàn trách vụ với gia đình vừa chăm lo phục vụ Dân Chúa. Ơn gọi càng cao đẹp, nhạc sĩ càng thấy mình bất xứng. Sứ vụ càng phức tạp, nhạc sĩ càng thấy mình giới hạn. Chính vì thế, nhạc sĩ càng cần đến lời cầu nguyện của mọi người. Vậy để làm chứng cho Thiên ChúaĐấng Tuyệt Mỹ, nhạc sĩ cần nhiều ơn Chúa Thánh Thần. Nhạc sĩ múc lấy sức mạnh nơi Chúa Kitô Thánh Thể, Đấng tràn đầy Thánh Thần, và không ngừng chia sẻ Sự sống, Thần lực, Thần khí, Tình yêu của Ngài qua những bài Thánh ca. Chúa Kitô Thánh Thể là sự bình an và là niềm vui thánh thiện cho cuộc đời nhạc sĩ”.

Hôm nay, LmNs Phêrô Kim Long chính thức từ chức Phó chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc (UBTN) vì lý do sức khỏe và tuổi tác (72 tuổi). Ngài “giã từ sân cỏ” nhưng không bỏ Thánh nhạc, và vẫn hoạt động với vai trò cố vấn. Ngài nói rằng ngài đã viết di chúc để lại căn nhà và thư viện Thánh nhạc (ở Saigon) cho UBTN, gởi 15.000 USD để lấy tiền lời trao giải Thánh ca: giải nhất 50%, giải nhì 30%, và giải ba 20%. Mọi người “ngậm ngùi” nhưng vẫn đứng lên vỗ tay cảm ơn Ngài về những đóng góp lớn cho nền Thánh nhạc Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ qua. UBTNTQ đã trao ngài một số CD Thánh ca làm món quà lưu niệm.

11 giờ 30 cơm trưa và chia tay, cùng nhau hẹn gặp lại tại Hội thảo Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 31, sẽ tổ chức vào Thứ Ba, ngày 16-10-2012, cũng tại TTMV TGP Saigon.
 
Thông báo về việc Cha Giuse Nguyễn Văn Bình bị hành hung
Lm. Alphongsô Phạm Hùng
09:41 17/04/2012
TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI
40 Phố Nhà Chung – Hà Nội
Ngày 15 tháng 4 năm 2012

THÔNG BÁO: V/v: Cha Giuse Nguyễn Văn Bình bị hành hung

Văn Phòng Tòa TGM Hà Nội xin thông báo về vụ việc cha Giuse Nguyễn Văn Bình bị côn đồ hành hung như sau:

Cha Giuse Nguyễn Văn Bình, chính xứ Yên Kiện, đã mua một mảnh đất 500m2 ở ngoài giáo xứ của mình (thuộc giáo xứ Gò Cáo, thôn Xuân Xen, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) và xây một nhà cấp 4 trên đó với ý định nuôi trẻ mồ côi.

Vào lúc 9g00 sáng ngày 14/4/2012, sau khi nhận được tin ngôi nhà cấp 4 của mình bị dỡ bỏ lúc rạng sáng, cha Bình đã đến hiện trường. Tại đây, bất ngờ cha Bình đã bị một nhóm côn đồ hành hung đánh đấm và ngất xỉu (trích bản tường trình của Cha Bình). Hiện nay cha Bình bị rách màng nhĩ, đọng máu bên trong tai, sưng mặt, đau nhức ở đầu và vùng bụng, sức khỏe suy yếu.

Cha Bình đã được Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và Hội đồng Giáo xứ Yên Kiện và Tân Hội đưa đi cấp cứu và khám tại các bệnh viện chuyên khoa ở Hà Nội. Hiện nay cha Bình đang được chăm sóc tại Tòa TGM Hà Nội. Tình trạng sức khỏe của cha đã khá hơn.

Những hành vi đánh người dã man vô cớ của nhóm côn đồ trên là hành vi phạm pháp, xúc phạm thô bạo đến phẩm giá con người và không thể được chấp nhận. Hành động bất nhân này khiến cho linh mục và giáo dân rất búc xúc, gây hoang mang bất ổn định trong các cộng đoàn giáo dân tại Chương Mỹ.

Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã gửi một văn thư đề nghị Công an huyện Chương Mỹ mau chóng điều tra và làm sáng tỏ vụ việc này để những hành động đánh người dã man sẽ không còn xảy ra với bất kỳ người dân nào, phẩm giá con người luôn được tôn trọng.

Trân trọng,

Lm. Alphongsô Phạm Hùng
Chưởng ấn


(Nguồn: http://tgphanoi.org/ )
 
Đại hội suy tôn Lòng Chúa Thương Xót kỳ 12 tại Long Beach, California
Hồng Ân
16:53 17/04/2012
LONG BEACH - Hôm Chúa nhật ngày 15 tháng 4 vừa qua, Đại hội Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót lần thứ 12 do Phụ tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngọai và Cơ Sở Truyền Thông Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đã được tổ chức tại Hội trường Walter Pyramid của Đại học California State University thuộc thành phố Long Beach.

Xem hình ảnh

Với sự quy tụ của 5000 người tham dự từ nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ cũng như từ một số quốc gia Âu châu và cả Úc châu, Đại hội đã diễn ra từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều với nhiều phần khác nhau như Hát Ca ngợi, Khấn Lòng Chúa Thương Xót, Giảng Thuyết, Chứng từ Cảm nghiệm Hồng ân, Kịch và Ca vũ về Lòng Chúa Thương Xót, Thánh lễ, Chầu Thánh Thể và Cầu nguyện Chữa lành.

Về phần Ca, Vũ và Kịch do các ca đoàn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Ca đoàn thiều nhi Sêraphim, Nhạc đoàn Thương Xót, Nhóm Cầu nguyện Magnificat ở Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Long Beach đảm trách; riêng Ca đoàn Tổng hợp Cộng đồng Công giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Los Angeles phụ trách trong Thánh lễ đại trào.

Giảng thuyết do Cha Phêrô Bùi Quang Tuấn, DCCT, và Cha Anthony Đào Quang Chính. Trong phần Cảm Nghiệm Hồng Ân, có 5 người lên làm chứng về lòng thương xót của Thiên Chúa trong cuộc sống, trong đó có chứng từ của Nữ Ca sĩ Carol Kim về việc Chị đã được ơn Chúa để trở thành người Công giáo trong dịp Lễ Phục sinh năm nay.

Đặc biệt năm nay, Ban Tổ chức có lập ra 2 đường dây điện thọai để những ai ở xa muốn gọi vào hiệp ý xin khấn trong Đại hội. Và như mọi năm, những người ở Hoa Kỳ và Canada có thể theo dõi trực tiếp trên Hệ thống Truyền hình Satellite Galaxy 19 hoặc những ai ở Nam California còn có thể theo dõi trên Đài Truyền hình Little Saigon TV 57.7. Đồng thời, mọi người trên khắp thế giới có thể tham dự Đại hội qua hệ thống điện toán toàn cầu littlesaigontv.com.

Cao điểm của Đại hội là Thánh lễ đại trào lúc 2 giờ chiều do Đức Cha Mátthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục phó Giáo phận Quy Nhơn chủ tế cùng với sự đồng tế của Đức Cha Joseph Sartoris, Giám mục phụ tá nghỉ hưu của Tổng Giáo phận Los Angeles, và 30 linh mục từ nhiều nơi đến, kể cả từ Việt Nam.

Trong bài giảng thật súc tích, Đức Cha Mátthêu đã trình bày cho mọi người thấy được lòng thương xót của Thiên Chúa đối với con người như thế nào và đến lượt người Kitô hữu cũng phải đáp trả tình Chúa bằng hành động thương xót đối với tha nhân.

Được biết, vào năm 2000 sau khi Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II quy định Ngày Chúa nhật thứ 2 Mùa Phục sinh là Ngày Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót theo mặc khải của Chúa Giêsu cho Thánh nữ Faustina Kowalska, thì kể từ năm 2001, Phụ tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngọai và Cơ Sở Truyền Thông Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cùng với nhiều anh chị em thiện nguyện cũng như những ân nhân đã không tiếc công sức để tổ chức Đại hội Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót hằng năm thành một ngày lễ để mọi người cùng đến ca ngợi tình yêu thương bao la của Thiên Chúa cũng như khấn xin Ngài đoán thương đến những nhu cầu của họ. Cũng như mọi năm, việc vào Hội trường tham dự Đại hội, cũng như việc đậu xe, ăn trưa đều miễn phí.

Tuy nhiên, cũng hơi đáng tiếc một điều là, một số người đến Đại hội đã phải ra về vì quy định về an toàn của Đại học không cho phép số người tham dự vượt quá con số 5000 người.

Trong những kỳ Đại hội Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót được tổ chức trước đây cũng tại Hội trường Đại học California State Long Beach vào những năm 2008, 2009 và 2010, số người tham dự đã vượt quá con số dự kiến. Ban Tổ chức Đại hội rất mong mọi người thông cảm và hứa sẽ cố gắng tìm cách để tất cả đều có cơ hội đến tham dự Đại hội vào năm sau không gặp phải tình trạng này nữa.

Nhìn chung, Đại hội Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót kỳ 12 đã diễn ra tốt đẹp với sự chúc lành của Thiên Chúa cùng với những lời nguyện cầu và hy sinh của quý Cha, quý Thầy Phụ tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngọai và nhiều anh chị em thiện nguyện viên cũng như của biết bao ông bà và anh chị em thiết tha với công việc cổ võ suy tôn Lòng Thương Xót của Ngài.
 
Mừng lễ thánh Vincentê tại Hố Nai
Giuse Khổng Hữu Nguồn
19:07 17/04/2012
HỐ NAI - Chiều thứ Ba 17/4/2012. Tại giáo họ Vinh Sơn, giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc, đã long trọng tổ chức kiệu rước Xương Thánh – Thánh Tượng Vicente từ thánh đường giáo xứ về giáo họ Vinh sơn với thánh lễ đồng tế tạ ơn Chúa trong hân hoan vui mừng kính thánh bổn mạng của giáo họ.

Xem hình ảnh

Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải, ngài thay lời cộng đoàn dân chúa, dâng lên cha quản hạt, quý cha đồng tế, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, quý khách, quý anh chị em lương dân và rất đông quý cộng đoàn gần xa trong ngoài xứ đang hiện diện với lời chào trân trọng nhất. Lời chào mừng vừa kết thúc thì những tràng pháo tay vang dội biểu lộ niềm vui hân hoan tạ ơn Chúa ca khen Thánh Vicente.

Bước vào thánh lễ, cha Đaminh Trần Xuân Thảo, quản hạt Hố Nai, ngài chia sẻ tâm tình vui mừng vì một sự hiện diện rất đông đảo trong thánh lễ hôm nay. Ngài nói: “Cũng trong niềm vui ân sủng của mùa phục sinh, cộng đoàn chúng ta quy tụ nơi đây để mừng lễ Thánh Vicente, bổn mạng của giáo họ Vinh sơn, của nhiều người mang thánh hiệu Vinh sơn và của mỗi người chúng ta đang xin sự bầu cử của Người’’.

Trong bài giảng lễ, cha Đaminh chánh xứ Bắc Hải, vốn chất giọng tuyệt vời! ngài vui mừng chia sẻ với cộng đoàn đôi nét về đời sống thánh nhân. “Thánh Vicente Ferrier chúng ta mừng kính hôm nay là một vị thánh thuộc Dòng Anh Em Thuyết Giáo, với đời sống thiêng liêng theo kỷ luật nhiệm nhặt và dồn hết tâm lực đi thuyết giảng lưu động với tư cách là “đặc sứ của Chúa Kito’’. Có thể nói, cả cuộc đời thánh Vinh sơn đều dành cho việc rao giảng Lời Chúa, dành nhiều thời gian cho việc khuyên bảo những người lỗi lầm cách tế nhị đơn sơ như trò chuyện thân tình và người sung sướng khi thấy các tội nhân tiến bộ và hy vọng họ cùng được vinh hiển thiên đàng.

Thánh nhân đã tận lực hoạt động để giáo hội được bình an và hiệp nhất. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, thánh Vicente đã du thuyết khắp Tây Âu, trở thành nhà giảng thuyết vĩ đại tài ba đầy đoàn sủng và đem lại nhiều lợi ích cho các linh hồn.

Ngày hôm nay, Thiên Chúa yêu thương cũng đang mời gọi mỗi người chúng ta làm chứng cho Người trong cuộc sống bằng những lời yêu thương, bằng hành động khởi đi từ tâm hồn quảng đại, thành thật hiến dâng, và mong muốn chia sẻ tình thương của Thiên Chúa cho con người’’.

Trong tâm tình mừng lễ quan thầy, giáo họ Vinh sơn muốn gởi đến cộng đoàn dân xứ, dân họ, quý ân nhân xa gần, trong ngoài nước, tâm tình cảm mến tri ân. Quý vị đã quảng đại trong lời cầu nguyện và những góp phần hy sinh để việc xây dựng ngôi Đền Kính Thánh Vicente được diễn tiến tốt đẹp. Chắc chắn một ngày gần đây, Ngôi Đền Thánh Vicente tọa lạc giữa vùng đất Hố Nai, sẽ là điểm rất thuận tiện cho mọi người khắp nơi ngày đêm chạy đến khấn xin cùng Ngài.

Theo truyền thống từ nhiều năm, các thành phần tham dự đoàn kiệu rước với trang phục theo giới theo đoàn hội của mình; nhưng có lẽ ấn tượng nhất là đoàn các em bé mắc phẩm phục dòng Đaminh, tay cầm bông huệ trắng tươi, tung tăng hồn nhiên theo đoàn tiến về lễ đài.

Nhờ lời chuyển cầu của thánh Vicente, xin Chúa Kito phục sinh ban dồi dào ân sủng, để tâm hồn mỗi người luôn xứng đáng là đền thờ Ba Ngôi Thiên Chúa.

Xin chúc mừng Ban điều hành, chúc mừng quý gia đình giáo họ Vinh sơn, và quý vị mang thánh hiệu Vicente hưởng nhiều niềm vui trong ngày Mừng Kính Thánh Quan Thầy.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quan hệ trung quốc “ưu tiên hàng đầu”!
lykhách
19:27 17/04/2012
Mấy chục ngư dân còn bị Tàu…hải tặc giam
Thượng tướng ta sang hữu nghị Bắc Kinh thăm
Khẳng định: “Hợp tác quốc phòng là trụ cột Việt-Trung”!
Nhiều nước nhỏ, nhưng tại sao ta thu nhỏ đến nhục vô cùng!

Hai đảng có chung một vận mệnh
Nghĩa một thằng chết, thằng kia chết theo
Chúng đỡ nhau, đá đít nhau…trên con đường đi sẽ không bao giờ đến
Bỏ mặc tổ quốc sa cơ, bỏ mặc nhân dân thất thế khó nghèo

Tổ quốc ơi bao giờ nhục thế này chăng?
Có quốc gia nào ngoài nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Giặc chiếm biển, giam dân nhưng chính quyền luôn đề cao khẳng định:
Vàng vội mò sang ca tụng “Hữu nghị Việt –Trung!

Nước Phi hiện yếu nhưng chẳng hèn
Nước ta tuy nhỏ vốn quật cường
Nhưng đảng theo Tàu đè dân mình bịt miệng
Cấm dân gào lên quốc nhục quê hương

Có “Phú-Trọng” mà coi khinh bần dân
Có “Tấn-Sang” mà nước ngập nợ nần
Có “Tấn-Dũng” mà sao hèn uất hận
Bởi đặt đảng lên trên quốc phá gia vong!

Đất nước ngày càng thêm lắm lũ côn đồ:
Côn đồ tham quan, côn đồ hối lộ
Những côn đồ đặc trưng sản sinh từ chế độ:
Độc tài sinh đặc quyền, đặc lợi… đặc sản côn đồ!

Độc tài cổ kim cũng nhiều kiểu
Gian tham cũng lắm bậc thấp cao
Nhưng cái kiểu “xử ác với dân, lụy hèn với giặc”
Thì đặc trưng của đảng ta – không đụng hàng chính phủ nào!

Chiều chiều bế con ra biển ngóng những ông chồng
(Nên gọi là biển “Nam Trung-Hoa” hay gọi là Biển Đông?!)
Nghề ngư phủ Việt-Nam thật là khó sống
Biển đảo mình mất, nước có chủ như không!

Ngay khi lúc ngư dân còn thấp thỏm ngồi tù Tàu
Phái đoàn nước ta trong tư cách…chư hầu
Sang sứ Bắc-Kinh để mà khẳng định
Mười Sáu Chữ Vàng, Bốn Tốt – hai đảng thề sống chết có nhau!

(Ừ, hai đảng có chung một vận mệnh!
Chẳng sai! rồi chúng bay sẽ chết cùng nhau
Đảng ta chết trước thì Việt Nam còn phước
Nếu chết sau, kẹt, nước khó vượt mặt Tàu!)

Thượng tướng ta về, ngư dân ta còn tù
Tướng ta nghe tướng Tàu khuyên nhủ:
“Bám chặt 16 Chữ Vàng cùng 4 Tốt – đề phòng lũ:
“Thế lực thù địch”!
Ngay sau cái bắt tay, những tràng cười…đồng chí, vẫn như cũ:
Một thằng đểu giả sai khiến một thằng ngu!
 
Cảm nghĩ về việc Linh Mục Nguyễn Văn Bình bị tấn công.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:43 17/04/2012
Cảm nghĩ về việc Linh Mục Nguyễn Văn Bình bị tấn công.

Theo tin từ Vietcatholic: Sáng ngày 14/4/2012 linh mục Nguyễn Văn Bình (Chánh xứ Yên Kiệu) cùng nhiều giáo dân đã bị đánh trọng thương trong cuộc đàn áp nghiêm trọng của “ chính quyền” nhằm vào ngôi nhà tình thương gia đình Agape.

Tôi không đồng ý với cách dùng từ của bản tin trên, phải nói là của “ bạo quyền” thay vì của “ chính quyền”. Chính quyền gì mà chuyên đi đàn áp, bắt nạt người dân của mình, những người không một tấc sắt trong tay. Chính quyền gì mà lại hành động như bọn côn đồ ,đánh đập tàn nhẫn một linh mục Công Giáo, tấn công, đập phá nhà tình thương, một ngôi nhà dành cho những trẻ mồ côi, phụ nữ sa cơ lỡ bước. Cứ tưởng công an là đầy tớ của dân, bảo vệ dân, ai ngờ họ chỉ là những tay sai đàn áp dân mình. Tiếng hát của ca nhạc sĩ Việt Khang đã vang vọng trên khắp thế giới, làm thổn thức bao triệu con tim, làm sống lại tình yêu quê hương và niềm tự hào của dân tộc, sao các anh vẫn còn u mê chống lại dân mình. “Xin hỏi anh là ai? Sao bắt tôi tôi làm gì sai. Xin hỏi anh là ai? Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay” (Anh là ai? - Nhạc Sĩ Việt Khang)

Xót xa quá, đau thương quá khi nhìn thấy hình ảnh cha Bình bị đánh đến hôn mê. Ngài đã làm gì? Chống lại cường quyền chăng? Gây hận thù chia rẽ chăng? Cướp của giết người chăng? Không, trăm lần không, vạn lần không. Cha Bình là Cha Xứ của xứ Yên Kiệu, là một mục tử luôn hết lòng chăm sóc, yêu thương đoàn chiên của mình. Ngài bị đánh vì Ngài là Nhân Chứng của Tình Yêu. Tình Yêu luôn luôn đối nghịch với bạo lực, hận thù.

Tất cả những người có lương tri và đã có ít nhiều kinh nghiệm về chính sách “ nói một đàng, làm một nẻo” của Cộng Sản thì không cần tìm hiểu nguyên nhân sự việc cũng biết chắc cái nguyên nhân đánh người và đập phá ngồi nhà tình thương này là gì rồi.

Bạo lực và gian dối là bản chất của người Cộng Sản, nhất là những người Cộng Sản đang nắm quyền, đang tận dụng mọi cơ hội để vơ vét. Tôi thấy cái chính sách mà Cộng Sản Việt Nam đang ráo riết thi hành, từ việc bắt bớ vô cớ các thanh niên sinh viên thuộc Giáo Phận Vinh, việc cấm đạo ở huyện Dăk Hà, Kontum, việc cưỡng chiếm tài sản ở Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, việc điều tra xét xử vụ làm càn của tham quan Hải Phòng mà nạn nhân là ông Đoàn Văn Vươn, tất cả mọi vụ việc đều gợi cho chúng ta hình ảnh một tên say rượu, quần áo sốc xếch, ống thấp ống cao, nửa tỉnh nửa say đang lè nhè trước đám trẻ con thò lò mũi xanh “Chúng ông có quyền, chúng ông muốn làm gì thì làm, đứa nào dám làm gì chúng ông nào ?”

Những kẻ vô cớ đánh linh mục Bình, là những kẻ cũng mang cái não trạng say sưa kênh kiệu ấy, chắc chắn là họ đã vô cớ đánh phá nhiều người, kể cả những người thân yêu như bố mẹ, vợ con của họ. Bởi hung hăng tàn bạo là bản chất nên họ sẽ luôn hành xử với mọi người một cách thô bạo. Ai trái ý là họ đánh liền, không cần biết phải quấy.Tuy nhiên họ sẽ cúp đuôi lại khi chủ nhân của họ phẫn nộ hay quỳ mọp cúi đầu trước Tàu lạ, người lạ.

Với tâm tình của một người Việt Nam yêu quê hương, tôi mong rằng những người này sẽ có cơ hội làm lại cuộc đời, sống cho ra người. Dân tộc chúng ta luôn tự hào là một dân tộc hiền hòa, trọng nhân nghĩa, yêu lẽ phải. Tôi tin rằng một người bình thường có khả năng phân biệt thế nào là phải, thế nào là sai trái sẽ không vô cớ đánh người, nhất là một người như linh mục Nguyễn Văn Bình, ngài đã hiến trọn đời mình cho tình yêu tha.

Không biết đã có bao nhiêu người trẻ tuổi do hoàn cảnh khó khăn, thiếu giáo dục nhân bản tình nguyện nhảy vào hàng ngũ đạo quân gọi là “ nhóm côn đồ” để được đào tạo thành những kẻ hận thù với đồng bào mình chỉ vì cơm áo, vì một số đặc quyền nhỏ nhen. Xã hội Việt Nam sẽ đi về đâu, tương lai dân Việt sẽ như thế nào khi mà những kẻ chà đạp luật phát lại chính là những công an, những kẻ cầm cân nảy mực cho xã hội, lại là những kẻ lớn tiếng nói đến dân chủ, tự do, hạnh phúc.

Nhớ lại lời của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt nói về việc xấu hổ khi cầm hộ chiếu Việt Nam. Xấu hổ là phải bởi có sự phân biệt đối xử, khinh miệt khi người Việt đi ra nước ngoài. Ở các phi trường, hải cảng, người ta nhìn người Việt một cách e dè với thái độ soi mói…Họ sợ những con người sống trong một đất nước có nhiều gian dối, nhiều bạo lực mà lại thiếu văn minh. Văn minh thế nào được khi mà con người lại đối xử với nhau theo cách mạnh được yếu thua thời man khai, ăn lông ở lỗ? Văn minh làm sao được khi mà kẻ cầm quyền lại đánh đập người dân nước mình, chà đạp luập pháp kỷ cương do chính nước mình đặt ra, khi mà có cảnh công an nhân dân đánh linh mục, cảnh phá nhà cướp của giữa ban ngày. Tại các nước văn minh, tất cả mọi người, bất kể giàu nghèo, giai cấp, địa vị xã hội đều được tôn trọng, đối xử với nhau đầy tình người. Không ai bị xỉ nhục, hành hạ, bắt bớ vô cớ như ở nước ta hiện nay. Ngay cả con vật như con chó, con mèo nuôi trong nhà, hay con vật hoang như con chim, con sóc cũng không bị hành hạ hay chọc phá. Đã có những kẻ bị phạt 10 năm tù chỉ vì đối xử dã man với con vật. Làm sao người ta không kinh tởm khi nhìn thấy hình ảnh người dân bị đánh đập không nương tay ở Việt Nam? Làm sao người ta không nhìn người Việt với con mắt khinh thường? Nếu ai đã từng đi du lịch nước ngoài thì chắc sẽ thấm thía lắm cái nhìn khinh miệt này. Một người Việc có bằng cấp thì có thể là bằng gỉa, bằng mua; có tiền thi được coi là tiền ăn cắp, tiền ăn hối lộ, tiền buôn lậu; có thái độ lịch sự thì cho là đóng kịch, giả dối …vì những thông tin hằng ngày phản ánh cái tồi tệ trong xã hội chúng ta. Ai đã tạo ra hình ảnh đáng xấu hổ này? Có phải những người cầm quyền đang lãnh đạo đất nước hiên nay ? Có phải sự cúi đầu cam chịu sự bất công vô lý của chúng ta ?

Viết đến đây tôi nhớ lại những khoe khoang mà ông Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã lớn tiếng trong cuộc viếng thăm Cuba ngày 9/4/2012. Những điều ông khoe về Việt Nam làm nhiều người thấy ngượng thay cho ông. Ông nói “Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế." (Theo BBC news).Dù không có ác cảm gì với chế độ Cộng Sản, thì người ta cũng phải bật cười vì những bốc phét huyền hoặc của ngài bí thư, phản ảnh rõ bản chất người cộng sản là “nói dối”. Rõ ràng, ông đã bị mắc chứng bệnh hoang tưởng trầm trọng. Chắc ông sẽ lại được khen là một chính sách lỗi lạc, có một không hai trên thế giới bởi đám nịnh thần khi ông về nước. Bộ máy tuyên truyền sẽ phát đi những bài bình luận ca ngợi cái ngớ ngẩn của ông và rồi các cơ quan lại ra sức học tập, thật là hết ý!

Với luồng thông tin toàn cầu như hiện nay, không gì có thể che đậy được, không gì dấu kín được, thế mà vẫn có kẻ muốn lấy thúng úp voi. Thật tội nghiệp cho những kẻ có mắt mà không nhìn, có tai mà không nghe, có đầu mà không có óc.

Việc cha Nguyễn Văn Bình bị hành hung là một hành động leo thang bạo lực. Tại sao nhà cầm quyền Cộng Sản lại càng ngày càng lộng hành, mạnh tay với Công Giáo trong khi đã có nhiều nổ lực cải tiến từ phía Giáo Hội?

Nhớ lại những ngày bừng bừng khí thế đấu tranh ở Tòa Khâm Sứ Hà Nội, rồi đến Thái Hà. Bạo quyền đã phải chùn tay. Nguyễn Tấn Dũng đã phải dùng đến lá bùa mị dân, tạm thời hòa hoãn. Bọn công an mật vụ phải ẩn mình trong những căn nhà gần đó, lấm lét nhìn qua khe cửa…

Nhưng rồi đến Đồng Chiêm, bọn côn đồ bắt đầu đập phá Thánh Gía, sau đó chúng hù dọa người này, đánh đập người nọ. Bắt đầu từ đả thương một giáo dân, sau đánh chết người. Sự lộng quyền tăng dần, chúng bắt đầu tấn công linh mục, đánh linh mục và gần đây nhất chặn đường một Đức Cha.

Không biết rồi người Cộng Sản sẽ còn giở trò gì nữa nếu mọi người vẫn coi việc đấu tranh chống bất công không phải là việc của mình.

Phải chăng đây là hệ quả của việc chủ trương đàm thoại bằng mọi cách, của sự im lặng đáng sợ?

Những thời gian trước đây, khi nghe tin Giáo Hội bị đánh phá, bị đàn áp, thì khắp nơi như hoa nở rộ. Nơi này tổ chức biểu tình, nơi kia đưa ra kiến nghị, nơi khác cầu nguyện hiệp thông. Nay tin một linh mục ngay giữa Hà Nội bị đánh đến bất tỉnh bởi bọn côn đồ của bạo quyền, thì bản tin được xem như là tin xe cán chó, chó cán xe…

Người xưa bảo “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, vậy mà cha Bình bị đánh bất tỉnh nằm đó, những con ngựa khác vần hớn hở đi tìm cỏ non ăn cho đầy bụng hay vẫn đi chơi với chó sói. Không ai quan tâm tới vụ đánh người này. Giáo Hội thì vẫn nhẫn nhục im lặng. Người dân thì thờ ơ, vẫn tất bật lăn lộn vời cuộc sống hằng ngày. Người ta viện cớ là tôi không làm chính trị, khi nào đến lượt tôi bị đánh, lúc đó rồi sẽ hay.

Ôi, thảm thương thay! Hội chứng mặc kệ nó, căn bệnh vô cảm đã tới giai đoạn trầm trọng đến thế sao ?

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rồng Chầu Mặt Trời
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:21 17/04/2012
RỒNG CHẦU MẶT TRỜI
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Rồng chầu ngoài Huế, Ngựa tế Ðồng Nai,
Sông trong chảy lộn sông ngoài,
Thương người xa xứ lạc loài tới đây,
Tới đây thì ở lại đây,
Bao giờ bén rễ xanh cây thì về !..
(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền