Ngày 18-04-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật IV Phục Sinh B
Lm Jude Siciliano OP
05:57 18/04/2018
CV 4: 8-12;; Tvịnh 117; 1 Gioan 3: 1-2; Ga 10: 11-18

Tôi sống nơi một thành phố lớn, và chưa bao giờ gặp một người chăn chiên nào cho đến khi tôi đến tiểu bang West Virginia. Phía nam tiểu bang đó có nhiều cộng đoàn dân Chúa. Một lần có một vị mục tử ở đó hỏi đứa bé ở thành phố lớn này: "Nếu có 100 con chiên trong chuồng ở vùng đồng bằng mà có một con nhảy rào ra ngoài thì còn lại mấy con? " Thật là một câu hỏi đố mẹo cho đứa bé này, tôi nói nó sẽ trả lời: "còn lại 99 con". Người mục tử nói "sai rồi”, sẽ không còn lại con chiên nào cả. Vì chiên ngu lắm, chúng nhảy theo con chiên nhảy qua hàng rào".

Trong khi chúng ta không phải là "chiên ngu", nhưng chúng ta vẫn có thể làm những việc ngu dốt, và trong đời chúng ta đã có những việc làm khiến chúng ta bực mình. Khi chúng ta suy ngẫm về những việc chúng ta đã làm, chúng ta phải chấp nhận chúng ta cần một vị mục tử đồng hành và hướng dẩn chúng ta. Và lẻ cố nhiên, không phải chúng ta cần một mục tử bình thường, nhưng là một mục tử tốt lành, một vị không bỏ rơi chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn, và bị chó sói khác săn đuổi như: lúc bất hạnh; lúc ganh tỵ về của cải; lúc cô đơn; lúc bị nghiện ngập; lúc bất mãn; lúc những an toàn giả dối quyến rủ; và những lúc bám theo mục đích sai lầm.

Suốt Phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu có nói vài lần "Ta là" để diễn tả bổn phận về sứ vụ của Ngài như: cánh cửa; cây nho; là bánh và nước. Trong Kinh Thánh Do thái thường tiếp theo lời "Ta là" (ego eimi) có sự Thiên Chúa mặc khải. Như trong sách Xuất Hành (3: 14): "Thiên Chúa phán với ông Môsê 'Ta là Đấng Hiện Hữu' Người phán: 'ngươi nói với con cái Israel thế này 'Đấng Hiện Hữu sai tôi đến nói với anh em'". Trong sách ngôn sứ Edekien (24:15) Thiên Chúa tức giận vì các lãnh đạo và thầy tư tế không biết chăn dắt dân Israel, nên Ngài nói: "chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta. Chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ..." Lời hứa Thiên Chúa: tự Ngài sẽ chăn dắt những con chiên lạc đường được thực hiện trong Chúa Giêsu Kitô, người mục tử nhân lành. Nên Chúa Giêsu nói về Ngài với lời: "Tôi chính là Mục Tử Nhân Lành". Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành vì Ngài sẵn sàng hy sinh mạng sống Ngài cho đoàn chiên. Đó là hy sinh thân mình cho những người mình săn sóc.

Hai lần Chúa Giêsu nói về Ngài là người mục tử nhân lành. Lần thứ nhất Ngài cam đoan là Ngài sẽ hy sinh mạng sống Ngài cho đoàn chiên. Ngài sẽ che chở chúng ta và Giáo hội chống lại "chó sói". Những "chó sói" đây có thể là những người dạy dỗ gian dối làm cho đoàn chiên chạy tán loạn vì sự sai lầm trong việc dạy dỗ. Lần thứ hai Chúa Giêsu nói: "tôi là Mục Tử Nhân Lành". Ngài nói đến đời sống bên trong của Giáo hội. "Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi". Ngài là một trong chúng ta và Ngài sẽ không buông thả chúng ta. Ngài cũng giao cho chúng ta nhiệm vụ của Ngài: là hãy tìm đến những "chiên khác" là người ngoại.

Chúng ta thường nói đến các Giám mục là mục tử của đoàn chiên. Trong thi hành Phụng vụ Giám mục cầm cây gậy của người chăn chiên để tượng trưng nhiệm vụ Giám mục là Mục tử. Trong nhiều nhiệm vụ của Giám mục, các ngài phải nói đến những người nghèo, những người bất hợp pháp, và phải làm gương và thách thức chúng ta trong chức năng làm mục tử của các ngài. Chúng ta được chịu phép Rửa tội để trở nên "tư tế, ngôn sứ và vương đế", và mỗi người trong chúng ta có một vai trò chăn dắt rất độc đáo và cộng tác phục vụ cho Giáo hội. Đặc biệt hơn, chúng ta cũng muốn các Giám mục có tiếng nói nhân lành của vị mục tử cho những ai bị bách hại vì Giáo hội của họ. Trong nhũng năm vừa qua có vài Giám mục đã gặp những chỉ trích gắt gao về những việc họ đã làm hay không làm.

Thời buổi này, đoàn chiên có nhiều kiến thức hơn thời trước, và họ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe, được kính trọng và được nâng đỡ trong việc thực thi mục vụ của Giáo hội. Chính vì thế mà sau truyền phép Thánh Thể có lời kinh, nhất là lời cầu bầu cho Đức Thánh Cha là Giám Mục ở Roma, các Giám mục địa phương và hàng Giáo phẩm phải không? Thí dụ như trong Kinh Thánh Thể thứ IV tất cả chúng ta được nêu lên vì chúng ta là những người đã chịu phép Rửa và cũng trở nên người chăn dẫn. "Những ai dự phần vào việc dâng lễ, những giáo dân hiện diện ở đây trước mặt Chúa, tất cả các con dân của Ngài và những người với lòng thành tâm tìm đến Chúa".

Lẻ cố nhiên chúng ta cần lời cầu xin để được sống một đời sống Kitô hữu lớn mạnh hơn. Nhưng, hãy để ý, chúng ta được nêu lên trong lời kinh với các mục tử của chúng ta trong đức tin. Có phải điều đó nói lên phần việc chúng ta cũng là mục tử hay sao? Chẳng phải tất cả những người được chịu phép Rửa cũng cần được cầu bàu để thi hành ơn gọi là mục tử, để lời nói của chúng ta; cũng như người mục tử nhân lành; cho những ai cần dẫn dắt, cần che chở, cần được hướng dẫn và cần được thử thách hay sao?

Trong những ngày này, tình hình của Giáo hội, với số giáo dân bớt dần, với những gương xấu, với những nghi thức phụng vụ khác như chống lại sự thay đổi v.v... Chúa Giêsu cam đoan với chúng ta là Ngài không hề từ bỏ chúng ta. Chúng ta không bị bỏ rơi đi lang thang vì Phúc âm hôm nay nhắc chúng ta là Chúa Giêsu lo lắng cho các môn đệ Ngài, và Ngài cũng lo lắng cho chúng ta, ngay đến phải hy sinh mạng sống Ngài. Trong khi có vài lãnh đạo và Giáo chức bỏ chúng ta để theo "những đồng cỏ xanh tươi hơn" là những ban thưởng bên ngoài, hay khi gặp khó khăn họ không tận hiến đời sống họ để phục vụ các môn sinh, sự liên kết yếu đuối dần và chỉ biết lo cho chính họ mà thôi.

Nhưng đây không chỉ nói đến những người bỏ đoàn chiên thôi. Chúng ta, những người được ơn gọi lãnh nhận chức thánh, hay các giáo dân có nhiệm vụ trong Giáo hội, có thể như ở với đoàn chiên, nhưng thật ra thái độ dấn thân có thể chỉ có bề ngoài trong khi chúng ta giữ bàn tay chúng ta trong sạch và thái độ an toàn. Đức Thánh Cha Phanxicô thách thức mỗi chúng ta nên sống với đoàn chiên mà chúng ta đã được gởi đến, sống như thế nào để vẫn có được mùi chiên.

Trong bài trích sách Công Vụ hôm nay, thánh Phêrô mạnh dạn loan báo trước những vị lãnh đạo tôn giáo, là dấu chỉ Chúa Giêsu đang chăn dắt một đoàn chiên nhỏ bé. Phêrô nói như thế nào? Câu trả lời là trong lời mở đầu: "Bấy giờ, ông Phêrô được đầy Thánh Thần liền nói với họ..." Giáo hội lúc đó đã gặp những trở lực, nhưng, Chúa Giêsu người Mục Tử Nhân Lành, trung thành với lời hứa của Ngài và dẫn dắt chúng ta qua Ân sũng của Chúa Thánh Thần.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th SD OF EASTER (B)
Acts 4: 8-12 Psalm 118 1 John 3: 1-2 John 10: 11-18

I grew up in a big city and had never seen or met a shepherd, until I lived in West Virginia. In the southern part of the state there were communities of shepherds. Once, one of the shepherds in a small congregation there, asked this big-city kid, "If there were 100 sheep in a pasture and one jumped over the fence, how many would be left?" Sensing a trick question, I still said, "Ninety nine?" "Nope," he said, "There would be none left. Sheep are so dumb they would just follow the one who jumped over the fence."

While we might not be "dumb sheep," we certainly have done some dumb things and made hurtful decisions in our lives. When we reflect on how we have been on our own, we have to admit we need a shepherd to stay with us and guide us. And more: to give us encouragement and healing when we need it. Not just an ordinary shepherd of course, but a good shepherd who won’t leave us when our lives get tough and we are attacked by one kind of wolf, or another. Wolves like: misfortune, material envy, loneliness, addiction, discontent, the allure of false security and misdirected goals.

Throughout John’s Gospel Jesus makes a number of "I am" statements, in which he describes his role and mission in terms of – a door, vine, bread, and water. In the Hebrew Scriptures, "I am" ("ego eimi") accompanies God’s self revelation (Exodus 3:14). In Ezekiel (34:15) God, frustrated with the poor leadership of Israel’s rulers and priests says, "I myself will pastor my sheep: I myself will give them rest...." God’s promise to personally shepherd the lost and confused, is fulfilled in Jesus Christ, the good shepherd. And so, with another "I am," Jesus says, "I am the good shepherd." He is the good shepherd because he willingly lays down his life for his sheep. It is what shepherds must do, sacrifice for the well-being of those in their care.

Jesus refers to himself as the good shepherd twice. The first time he asserts that he will lay down his life for the sheep. He will defend us and his church against the "wolves." These could also be false teachers who scatter the flock by their errors. The second time he says, "I am the good shepherd," he speaks of the inner life of the church. "I know mine and mine know me." He is one with us and will not abandon us. He also gives us his mission: to reach out to the "other sheep," the Gentiles.

Our bishops are often referred to as the shepherds of the flock. In liturgical settings bishops carry a shepherd’s staff, a crozier, to symbolize their shepherding responsibility. Among their many tasks, they are to speak up for the rights of the poor and disenfranchised and to model and challenge us in our own shepherding responsibilities. We were baptized as "priests, prophets and royalty" and each of us has our unique and responsible shepherding role in the church. We especially want our bishops to have a shepherd’s compassionate voice for those who have been victimized by their church. These past years some bishops have come under severe scrutiny for what they have done, or failed to do.

The flock is better educated than times past and they expect their voices to be heard and their ministerial roles in the church respected and supported. Is it any wonder that our Eucharistic prayer specifically prays for our Pope, the Bishop of Rome, our local bishops and clergy? Right after them, in Eucharistic Prayer IV, for example, we the baptized, also shepherd, are included in the prayer... "Those who take part in this offering, those gathered here before you, your entire people and all who seek you with a sincere heart."

Of course we need prayers to strengthen us in our Christian lives. But note that we are included in the prayers with our shepherds in faith. Doesn’t that suggest our roles as shepherds too? Don’t all the baptized also need prayer to fulfill our vocation as shepherds, so that our voices also speak, like the good shepherd, for those who need guidance, protection, instruction and challenge?

As dire as these days can be for our church, with declining numbers, scandals, liturgical differences, resistance to change, etc., Jesus assures us of his unbreakable bond with us. We are not left to wander off, for today’s gospel reminds us that he is concerned about his disciples and will maintain his bond with us, even at the cost of his life. While some of our leaders and teachers may desert their flock for "greener pastures," for external rewards, or when trouble arrives. They have not invested their lives in service to their disciples; their bonds are weak, they care only for themselves.

But it may not just be a matter of outright desertion of the flock. We, who are called to ordained, or lay ministry in the church, might appear to be among the flock, but in reality our attitude and involvement might only be superficial, while keeping our hands clean and our presence cool. Pope Francis has challenged us to be among the sheep, to whom we have been sent, close enough to have the smell of the sheep on us.

In our first reading from Acts, Peter’s bold proclamation of Jesus before the religious leaders, is a sign that Jesus is shepherding his small flock. How is he doing that? The answer is in the opening line, "Peter, filled with the Holy Spirit said…" The church was already facing opposition, but Jesus, the good shepherd, is faithful to his promise and is shepherding us through his promised gift of the Holy Spirit
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:57 18/04/2018
63. RÂU TÓC CỨNG NHẤT
Có hai người cùng trò chuyện:
-“Trên thế giới cái gì là cứng nhất ?”
- “Thép là cứng nhất.”
- “Thép bị lửa nấu chảy, sao gọi là cứng nhất ?”
- “Vậy anh nói cái gì là cứng nhất ?”
- “Cứng nhất không gì bằng râu tóc.”
- “Tại sao lại nói râu tóc là cứng nhất ?”
- “Da mặt dày cở nào chăng nữa thì cũng bị nó đâm thâu qua, không phải là cứng nhất sao ?

(Chuyện tiếu thời thượng)

Suy tư 63:
Râu tóc cứng nhất chỉ là chuyện tiếu lâm mà thôi, bởi vì ở đời không có gì là cứng nhất cả, cái này cứng thì có cái kia trị, cái kia cứng thì có cái cứng hơn trị nó...
Nhưng người Ki-tô hữu có cái cứng hơn tất cả mọi thứ trên thế gian này, đó là Đức Tin.
Đức tin không những cứng mà còn mạnh, nó cứng nên nó không sợ gươm đao, đức tin không sợ súng đạn, không sợ lửa khói; nó mạnh nên nó không sợ những tra tấn đánh đòn, không sợ những hoàn cảnh đói nghèo hay gian khổ, không sợ tù ngục...
Đức tin được trui luyện không phải bằng lửa nhưng bằng Lời Chúa và các bí tích, người có đức tin là người biết chấp nhận hoàn cảnh và biết nhận ra tiếng Chúa trong cuộc sống của mình.
Cái có thể làm cho mọi thứ của con người gãy nát vỡ vụn chính là mạng sống, nhưng đức tin đã cứng và mạnh hơn mạng sống, cho nên có rất nhiều các thánh tử đạo đã anh dũng nói to: “Thà chết chẳng thà bỏ đạo”, tức là chết thì chết chứ không đánh mất đức tin.
Thiên Chúa đã “suy nghĩ” rất chu đáo khi ban tặng cho những người đi theo Ngài cái “bảo bối” là Đức Tin, ai có đức tin thì không sợ bất cứ kẻ thù nào, dù là ma quỷ, bởi vì đức tin vừa cứng vừa mạnh hơn những thứ trên trần gian và trong âm phủ...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:58 18/04/2018

12. Đối với một đức tính, bất luận bên ngoài biểu hiện như thế nào, nếu không chịu đựng được thử thách của mặt trái, thì như thế bạn đừng hòng được nó thật.

(Thánh Teresa of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật IV Sau Phục Sinh. Năm B - 22.4.2018
Lm Francis Lý văn Ca
18:00 18/04/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Theo truyền thống của Giáo Hội, Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Với đôi phút dọn lòng để bước vào thánh lễ, chúng ta suy nghĩ về ơn gọi sống đời hiến dâng. Đồng thời, mỗi người được mời gọi cầu nguyện và nâng đỡ những ai đáp lại tiếng gọi của Trời Cao.
Chúng ta hãy tiếp tay với Giáo Hội trong việc cổ võ và khuyến khích con em tìm hiểu và theo đuổi ơn thiên triệu. Chúng ta phải rộng tay đóng góp vào việc huấn luyện các chủng sinh, tu sĩ dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta cầu xin Chúa là Chủ Ruộng sai nhiều thợ gặt vào cánh đồng của Ngài.
Với những tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Hai tông đồ Phêrô và Gioan bị bắt sau khi Phêrô chữa lành người què. Nhờ dịp nầy, Phêrô đã công khai xác định về việc chữa người tàn tật đó là do ơn Chúa Kitô Phục Sinh mà người Dothái đã đóng đinh.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan trình bày ơn cứu rỗi bắt nguồn từ sự chết và phục sinh của Đức Kitô. Cuộc sống chúng ta ngày mai sẽ ra sao thì không nằm trong sự hiểu biết của con người, nhưng do Chúa quan phòng.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Người chăn chiên nhân hậu phó mình vì đàn chiên mà Tin Mừng hôm nay thuật lại là hình ảnh trung thực của Đức Kitô. Hình ảnh đó ngày nay ám chỉ các Đức Giáo Hoàng, Giám mục, Linh mục trong sứ vụ chăn dắt, giảng dạy và ban phát những mầu nhiệm thánh.

Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến, C
húa Kitô đã sống lại thật, chúng ta được cứu rỗi nhờ tin vào danh thánh Đức Kitô, Đấng Chăn Chiên Nhân Hậu. Ngài hiện hữu với Thiên Chúa Cha, luôn cầu bầu cho chúng ta là những con chiên trong đàn chiên của Ngài. Với sự tin tưởng nầy chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin hôm nay:

1. Chúng ta cầu xin cho các phẩm trật trong Giáo Hội trần thế: cho Đức Thánh Cha Phanxicô là Đấng Chăn Chiên Tối Cao của Giáo Hội Hoàn Vũ, Hàng Giáo Phẩm, luôn được khôn ngoan và minh mẫn, để tiếp tục sứ vụ Đấng Chăn Chiên trong Giáo Hội trần thế. Chúng ta cùng nguyện xin

Xin Chúa nhậm lời chúng con

2. Xin cho những vị lãnh đạo các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, luôn đặt lợi ích cho quốc gia-đồng bào của họ lên lợi ích cá nhân, được như thế, quốc gia-đồng bào của họ luôn được hạnh phúc trong đất nước mà họ đang lãnh đạo. Chúng ta cùng nguyện xin

Xin Chúa nhậm lời chúng con

3. Xin cho những thanh thiếu niên đang tìm hiểu hay đang bước theo tiếng gọi của Chúa sống đời hiến dâng, luôn đủ nghị lực để trung thành trong ơn gọi. Chúng ta cùng nguyện xin

Xin Chúa nhậm lời chúng con

4. Xin Chúa cho những anh chị em đang tu học trong các dòng tu nam nữ. được trở thành những người thợ nhiệt thành phục vụ vườn nho của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin

Xin Chúa nhậm lời chúng con

5. Xin cho các Giáo Hội tin vào Đức Kitô là Mục Tử Nhân Hậu, trong khả năng của từng Giáo Hội không ngừng tìm kiếm sự hiệp nhất trong một đàn chiên có cùng một Chúa Chiên Nhân Lành. Chúng ta cùng nguyện xin

Xin Chúa nhậm lời chúng con

6. Xin cho những ai bị bạc đãi, nạn nhân của những bất công, nghèo đói hay gánh chiu những đau khổ phần hồn cũng như phần xác do những người khác gây ra, xin cho họ tìm gặp được những ân nhân, tha nhân đầy lòng nhân hậu giúp đỡ, an ủi họ trong những hoàn cảnh khỏ khăn về tinh thần lẫn vật chất. Chúng ta cùng nguyện xin

Xin Chúa nhậm lời chúng con

7. Xin cho các tôi tớ nam nữ của Chúa đã qua đời, đăc biệt những linh hồn vì lòng hiếu thảo, chúng ta nhớ đến trong những thánh lễ tuần nầy đuợc nghỉ yên muơn đời. Chúng ta cùng nguyện xin

Xin Chúa nhậm lời chúng con

Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con là những con chiên trong đàn chiên của Chúa, Chúa đã dưỡng nuôi chúng con trên đồng cỏ xanh tươi, qua các phép bí tích. Xin cho chúng con biết nghe tiếng Chủ Chăn, qua sự hướng dẫn của Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sau phiên tòa hôm nay, luật sư biện hộ cho ĐHY Pell kêu gọi bãi nại tòa vì không có một lý chứng rõ ràng gì để cáo buộc ĐHY
Thanh Quảng sdb
01:00 18/04/2018
Sau phiên tòa hôm nay, luật sư biện hộ cho ĐHY Pell kêu gọi bãi nại tòa vì không có một lý chứng rõ ràng gì để cáo buộc ĐHY.

Phiên tòa điều trần của Đức Hồng Y George Pell hôm nay đã kết thúc, luật sư Robert Richter của ĐHY đã nói với tòa án rằng các cáo buộc đối với Đức Hồng Y được dựa trên các cáo buộc bịa đặt.

"Những cáo buộc này là một sản phẩm của trí tưởng tượng, thành phẩm của một số vấn đề tâm thần mà người khiếu kiện có hoặc không, chỉ do trí tưởng tượng của một tâm thức muốn trừng phạt những người đại diện của Giáo Hội Công Giáo tại đất nước này".

Luật sư Richter nói thêm rằng những cáo buộc nghiêm trọng nhất đã chẳng xảy ra, và ông nói với tòa án rằng các cáo buộc chống lại ĐHY Pell, chỉ vì Ngài là "bộ mặt nổi" của Giáo Hội Công Giáo Úc, "nên cần được vạch mặt trước những cáo trạng che dấu hay bênh vực các vụ lạm dụng tính dục!"

Luật sư của ĐHY Pell cũng tấn công sự khả tín về sự thành tín của một số người khiếu kiện bằng nêu lên những bất nhất quán của họ về ngày tháng, và nêu lên các trường hợp tố cáo ĐHY "không có khả tín", họ "không thể chứng minh được nói chi nêu ra các dữ kiện!".

Luật sư Richter nói với tòa án rằng ĐHY Pell, là tổng trưởng của Ban Tài chánh của Tòa Thánh, nên không nên xét xử Ngài trước những cáo buộc không có sức thuyết phục… Các phiên xử như thế chỉ "lãng phí thời gian công sức và tiền bạc!"

Công tố viên Mark Gibson cho rằng những lời tuyên bố của luật sư Richter là một suy đoán! Công bố chung cục về những khả tín hay dữ kiện về các bằng chứng của các nguyên cáo phải được công bố bởi tòa án". Ông cũng cho rằng lời cáo buộc của luật sư Richter về những người khiếu kiện muốn trả thù Giáo Hội Công Giáo chỉ là "một giả thuyết mà thôi."

Thẩm phán Belinda Wallington cho rằng luật sư Richter đã đưa ra một số lập luận "hơi xa vời", và bà cho rằng "những vấn đề khả tin, cũng như những thái độ khả tín là phán quyết của bồi thẩm đoàn".

Bà Wallington cũng nói ĐHY Pell đã không có mặt trong phiên xử cuối cùng hôm nay tại Toà án Melbourne và có thể Ngài không có mặt hay có mặt trong phiên tòa ngày 1 tháng 5 sắp tới.

ĐHY Pell đã hiện diện trong nhiều phiên tòa kể từ tháng 6 năm 2017, khi Ngài bị truy tố về tội lạm dụng tình dục tại Victoria vào những năm 1970. Ngài đã luôn biện hộ được sự vô tội cũng như không nhận tội danh nào trong các cáo buộc tại các phiên tòa mà Ngài phải đối chất!

Vào tháng 6 năm 2017 ĐHY Pell nói với các báo giới: "Tôi vô tội trước những cáo buộc này, những kẻ tố cáo tôi là những kẻ bịa đặt nói dối”.



Trong buổi điều trần tại Toà án Melbourne có khoảng 50 người chứng kiến. Trong tòa án, luật sư Richter đã phản công chống lại Cảnh sát Victoria, vì họ đã bí mật một điều tra đặc biệt vào năm 2013 về ĐHY Pell. Luật sư Richter gọi đó là "một hoạt động tìm kiếm tội ác dù không có tội phạm nào được báo cáo cả!"

ĐHY Pell, 76 tuổi, đã được thụ phong linh mục ở Ballarat năm 1966. Ngài đảm trách về Tài chánh Kinh tế của Giáo triều và là một trong 9 Hồng Y trong Ủy ban giúp ý kiến cho Đức Thánh Cha Phanxicô cải tổ lại Giáo triều; nhưng vì những cáo buộc Ngài đã phải tạm từ nhiệm trách vụ này từ mùa hè năm ngoái cho đến nay...
 
Tổng Giám mục Syria: Vụ không kích vào Syria là dựa trên 'những lời dối trá' và 'ngôn ngữ của Satan'
Đặng Tự Do
06:29 18/04/2018
Theo Đức Tổng Giám Mục Jean-Clement Jeanbart, Tổng Giám mục Melkite của Aleppo, vụ tấn công của Hoa Kỳ, Anh và Pháp vào rạng sáng ngày thứ Bẩy 14 tháng Tư là “dựa trên những lời dối trá và những thông tin sai lệch,” bị thúc đẩy bởi “những con người không có đạo đức, và họ đang làm việc với tà thần, tôi muốn nói là với Satan. Những lời dối trá của họ là ngôn ngữ của Satan và họ dựa vào đó mà giải quyết mọi thứ.”

“Tôi sợ rằng khi bạn nói dối, nói dối, và nói dối, và sau đó nói về dân chủ, tự do, nhân quyền và phẩm giá của con người, thì chẳng còn ai tin bạn nữa, bạn chẳng có chút tín nhiệm nào”. Đức Tổng Giám Mục Jeanbart cảnh cáo như trên và nói thêm rằng muốn giúp Syria, người ta cần phải thực sự tìm ra những gì đã và đang xảy ra.

Các nhà quan sát tại chỗ cũng đồng ý rằng vụ đánh bom gần đây đã gây ác cảm trong lòng người dân địa phương đối với phương Tây.

Ông Alexander Gouodarzy, Trưởng phái đoàn Trợ Giúp các Giáo Hội Đông phương của Giáo Hội Pháp, người đã sống ở Syria trong ba năm qua, cho biết Syria ngày nay cảm thấy rằng “các nước phương Tây muốn tiêu diệt họ vì họ thực sự thấy rằng quân đội Syria đang bảo vệ họ”.

Ông Gouodarzy thừa nhận rằng vì ông không phải là người của Liên Hợp Quốc hay là một chuyên gia về vũ khí hóa học, ông không thể nói chắc chắn liệu tổng thống Assad có sử dụng khí sarin chống lại người dân ở ngoại ô Damascus hay không, nhưng “điều tôi biết chắc là chúng ta không dành chút thời gian nào cho các chuyên gia điều tra. Chúng ta đã vội vã đánh bom Syria.”

Ông nói thêm rằng ông nghi ngờ tính hợp lý của cáo buộc cho rằng quân chính phủ Syria dùng đến vũ khí hóa học. Thứ nhất, quân đội Syria đã gần như đánh bại những người theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở cả hai thành phố. Thứ hai, ông lập luận rằng, đây không phải là lần đầu tiên những chứng cứ không đáng tin cậy đã được sử dụng để biện minh cho việc tấn công một nước ở Trung Đông.

“Tại sao quân đội Syria, và tổng thống Assad lại sử dụng đến vũ khí hóa học để tấn công những kẻ khủng bố này, trong khi 95 phần trăm Ghouta đã được giải phóng? Đối với tôi khả năng này quá vô lý.”

Đức Tổng Giám Mục Jeanbart tỏ ra không ngây thơ khi nói về Tổng thống Syria Bashar al-Assad: “Ông ta có thể đã làm điều này hai tháng trước, thậm chí một tháng trước, nhưng bây giờ khi cuộc chiến đã kết thúc, quân đội Syria đã chiến thắng ... Cho dù quân đội Syria có phương tiện để làm điều đó, họ sẽ không làm như vậy. Nó quá vô lý.”

Đức Cha Jeanbart nhấn mạnh rằng các quốc gia phương Tây có những “thông tin sai lạc” về những gì đang xảy ra ở Syria. Các xã hội phương Tây đầy những tin giả và thậm chí có cả các bộ phim dựa trên “dối trá.”

Ngài nói thêm “Chúng tôi đã thấy nhiều lần những tin giả mạo, đang diễn ra trên các phương tiện truyền thông, với những nỗ lực làm cho Syria có vẻ như là một nơi mà mọi người không có trái tim và không có đạo đức, không tôn trọng con người”.

“Điều này là không đúng”. Đức Cha Jeanbart cho biết thêm, về mặt lịch sử, Syria đã là nơi mà người Hồi giáo, Kitô hữu và những người khác đã sống hòa bình bên nhau trong nhiều thế kỷ.
Source: Crux: Syrian prelate says airstrikes based on ‘lies’ and ‘Satan’s language’
 
Phản ứng lúng túng của Giáo Hội tại Phi Châu đối với nạn phù thủy khiến nhiều người Công Giáo bỏ đạo
Đặng Tự Do
07:33 18/04/2018
Các linh mục đang trong khóa học về trừ quỷ tại Vatican
Giáo sư Giuseppe Ferrari, điều hợp viên khóa học và hội nghị về trừ tà tại Vatican diễn ra từ 16 đến 21 tháng Tư cho biết một điều mới lạ trong phiên họp năm nay là, lần đầu tiên, khóa học sẽ có một phần nói về nạn phù thủy ở châu Phi.

Ông nói: “Chúng tôi sẽ bàn đến vấn đề bắt cóc và giết trẻ em trong các nghi thức sát tế, liên quan đến phù thủy, để mang lại may mắn cho khách hàng. Đó là một hành động độc ác và vô nhân đạo.” Tuy nhiên, đó chỉ là một vấn đề nhỏ. Tầm mức của nạn phù thủy, theo giáo sư Giuseppe Ferrari, rộng lớn hơn rất nhiều. Nạn phù thủy từ lâu đã là một mối quan tâm mục vụ làm điên đầu các Hội Đồng Giám Mục tại lục địa này.

Tháng 8 năm 2006, các giám mục Công Giáo Nam Phi, bao gồm Nam Phi, Swaziland và Botswana, đã ra một lá thư mục vụ cảnh báo các linh mục không được dùng đến các thuật sangoma, tức là các phương pháp chữa bệnh truyền thống, để chữa bệnh, và ngăn chặn ma quỷ. Vì những điều như thế khiến cho người ta hiểu nhầm vai trò của người mục tử và xem các ngài không khác gì các thầy phù thủy và thầy bói.

Đường lối chung của hàng giáo sĩ, nhất là các vị được đào tạo tại phương Tây, là phủ nhận sự tồn tại và hoành hành của nạn phù thủy tại Phi Châu.

Tuy nhiên, tháng 2 năm 2007, Đại học Công Giáo Đông Phi ở Nairobi, Kenya, đã tổ chức một hội nghị chuyên đề kéo dài ba ngày về thách thức mục vụ trước nạn phù thủy. Các chuyên gia cảnh báo rằng nạn phù thủy đã và đang “phá hủy” Giáo Hội Công Giáo ở Châu Phi, một phần bởi vì hàng giáo sĩ phủ nhận hiện tượng này và không đáp ứng đầy đủ nhu cầu tinh thần của người dân.

Giáo sư Michael Katola, một giảng viên về thần học mục vụ, cho biết: “Điều quan trọng là Giáo hội phải hiểu được nỗi sợ hãi của người dân, chứ đừng vội lên án họ gắn bó với mê tín dị đoan.” Giáo sư Katola cảnh báo rằng những phản ứng mục vụ không đầy đủ đang đẩy một số người Công Giáo châu Phi vào các nhà thờ Tin Lành.

Cha Clement Majawa của Malawi liệt kê 14 loại phù thủy đang hoành hành tại Châu Phi, và lập luận rằng sự phủ nhận của Giáo hội “chỉ làm vấn đề trầm trọng thêm.”

Đây là vấn đề sinh tử. Tất cả 100 trường đại học tại Nigeria đều có các nhóm làm phù thuật với những tên gọi như “Black Axes” và “Pyrates”. Các sinh viên thường luyện tập “juju”, hoặc ma thuật đen, để làm kinh hoàng đối thủ của họ, và những cuộc đấu tranh bạo lực giữa các giáo phái này đã khiến hàng trăm người chết. Năm 2007, một nhóm dân làng ở Kenya đã đánh chết một người đàn ông 81 tuổi, bị nghi ngờ là đã dùng tà thuật để giết ba đứa cháu nội của mình.

Một linh mục Ấn Độ hiện đang phục vụ tại Dubai đã nêu ra một câu hỏi với hội nghị.

Ngài nói: “Nhiều người Hồi giáo đến tìm tôi, kể cả những người có trình độ học vấn cao. Họ nói, 'Cha ơi, có ai đó đã trù ếm tôi, cha có thể cầu nguyện cho tôi và trục xuất ma quỷ ra được không?'. Cách tốt nhất tôi nên làm trong các trường hợp như thế là gì?”

Đức Hồng Y Ernest Simoni, là Tổng Giám Mục Shkoder-Pult, Albania, trả lời rằng “Ân sủng Chúa được dành cho mọi người, không phân biệt tôn giáo. Xin cha cứ cầu nguyện với họ. Ân sủng của Chúa Thánh Thần sẽ cứu chuộc tất cả chúng ta.”
Source: Crux: Focus on witchcraft at exorcists’ summit signifies a paradigm shift
 
ĐGH Phanxicô kêu gọi bảo vệ sự sống của Alfie Evans và Vincent Lambert.
Giuse Thẩm Nguyễn
12:00 18/04/2018
(Vatican News) ĐGH Phanxiô đã lập lại lời kêu gọi hãy tôn trọng sự sống của Alfie Evans và Vincent Lambert và nhấn mạnh rằng “Quyền chủ tể duy nhất của sự sống, từ khi bắt đầu cho đến lúc lìa đời, là Thiên Chúa.”

Ngỏ lời với khách hành hương tại buổi Tiếp Kiến Chung vào thứ Tư hàng tuần, ngày 18 tháng Tư năm 2018, ĐGH nói rằng ngài muốn nhấn mạnh đến tình trạng của Vincent và Alfie và nhắc nhở mọi người là “chúng ta có bổn phận làm mọi sự có thể để bảo vệ sự sống. Chúng ta hãy dành ra ít phút yên lặng để cầu nguyện cho sự sống của tất cả mọi người, đặc biệt cho hai người anh em của chúng ta, được tôn trọng.”

ĐGH đã kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cho Vincent Lambert, một người có não bị tổn thương nặng ở Pháp và cho Alfie Evans, một em bé 36 tháng tuổi ở Anh bị chứng suy thoái thần kinh kỳ lạ, trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vào ngày Chúa Nhật vừa qua. Cả hai bệnh nhân đều phải sống nhờ vào y cụ trợ sự sống và gia đình họ đang đấu tranh về mặt pháp lý để bảo đảm người thân của họ được tiếp tục nhận được sự chăm sóc y tế cơ bản cần thiết.

Trong lần kêu gọi này, ĐGH mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho “những người như Vincent Lambert ở Pháp và em nhỏ Evans ở Anh, và những người khác nữa trong các quốc gia khác, những người đang sống, có khi đã là một thời gian rất dài, trong một tình trạng bệnh hoạn nặng nề, được có sự trợ giúp y tế cho các nhu cầu cơ bản của họ.

ĐGH nói thêm rằng những hoàn cảnh khó xử như thế này rất đau đớn và phức tạp. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người bệnh luôn được tôn trọng đúng với phẩm giá con người và được chăm sóc thích hợp với hoàn cảnh của họ, với sư hy sinh đóng góp của gia đình, các bác sĩ, các nhân viên y tế và với sự tôn trọng nhất dành cho sự sống.

Bản tin cho biết là trước buổi Tiếp Kiến Chung vào sáng nay, ĐGH đã gặp cha của Alfie Evans tại Vatican.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
ĐGH Phanxicô: Dấu Thánh Giá nhắc nhở chúng ta về Bí Tích Rửa Tội.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:58 18/04/2018
(Vatican News) Tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Bí Tích Rửa Tội trong buổi Tiếp Kiến Chung hàng tuần, Thứ Tư 18 tháng Tư năm 2018, ĐGH Phanxicô dạy rằng dấu thánh giá là một dấu nhắc nhở chúng ta là ai và thuộc về ai. Ngài cũng mời gọi phụ huynh nên dạy con em của mình biết làm dấu thánh giá cho đúng.

ĐGH nói rằng linh mục và cha mẹ ghi dấu thánh giá trên con trẻ trong khi cử hành Bí Tích Rửa Tội để diễn tả “dấu ấn của Đức Kitô trên mình người thuộc trọn về Chúa. Nó cũng mang ý nghĩa là ơn cứu chuộc của Đức Kitô đã chiến thắng cho chúng ta, nhờ thánh giá của Người.”

Ngài cũng thúc giục cha mẹ và người đỡ đầu nên dạy con em mình biết làm dấu thánh giá cho đúng bởi vì “nếu được học cách làm dấu thánh giá khi còn nhỏ, thì sẽ làm dấu thánh giá đúng cách khi trưởng thành.”

Lời nói và cử chỉ.

ĐGH nói rằng lời nói và cử chỉ được thực hành trong khi cử hành Bí Tích Rửa Tội khai mở ý nghĩa của Bí Tích này như là khởi đầu của một đời sống mới trong Đức Kitô.

Những gì xảy ra trong việc cử hành Bí Tích Rửa Tội khơi dậy quyền năng Chúa Thánh Thần trong suốt cuộc đời của người được rửa tội; nó bắt đầu một tiến trình cho phép người ấy sống kết hợp với Đức Kitô trong Giáo Hội.”

Một dấu chỉ quan trọng trong Bí Tích Rửa Tội là cha mẹ đặt tên cho con trẻ. Tên của môt người là sự nhận diện người ấy khác biệt với những người khác và danh tính của một người cũng nhắc nhở rằng họ là một người riêng biệt. Thiên Chúa “gọi mỗi người chúng ta bằng tên riêng của mình, yêu thương chúng ta một cách riêng biệt trong thực tế đời sống của chúng ta. Vì thế việc này đòi hỏi mỗi người trả lời những câu hỏi cá nhân của mình, chứ không phải qua loa lấy lệ, hay “cắt và dán” thôi đâu.

Hành trình đức tin.

ĐGH nói rằng để trở thành một Kitô hữu trong Bí Tích Rửa Tội là “một món quà từ trên cao.” Chúng ta trở thành con của Thiên Chúa và bắt đầu một hành trình đức tin.

Việc đào tạo các tân tòng và sự chuẩn bị cho các cha mẹ giúp cho người được rửa tội được lớn lên trong sự thánh thiện kết hợp với Chúa Giê-su.

ĐGH nói rằng sự huyền nhiệm của việc ghi dấu thánh giá trên trán của đứa trẻ là một dấu ấn đặc biệt của người Kitô hữu.

“Thánh giá là một huy hiệu cho biết chúng ta là ai: mọi lời nói, suy nghĩ, nhìn ngắm và việc làm của chúng ta đều được làm dưới dấu thánh giá, nghĩa là dưới dấu ấn tình yêu của Chúa Giê-su cho đến trọn đời.”

Dấu Thánh Giá: Thước đo đời sống người Kitô hữu.

ĐGH nói rằng chúng ta trở nên những Kitô hữu trong chiều kích mà thánh giá được in như “dấu ấn Phục Sinh” trong đời sống của chúng ta.

“Chúng ta làm dấu thánh giá khi chúng ta khi thức dậy, trước khi ăn, khi gặp nguy hiểm, khi phải chiến đấu với sự dữ và buổi tối trước khi đi ngủ, có nghĩa là chúng ta tự nhắc nhở mình và những người khác về một Đấng mà chúng ta thuộc về và muốn ở cùng.”

Đó là lý do “rất là quan trọng để trẻ em biết cách làm dấu thánh giá”.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
LHQ cảnh báo tình trạng khốn khổ của hơn 400.000 người Rohingya ở Myanmar
Thanh Quảng sdb
18:08 18/04/2018
LHQ cảnh báo tình trạng khốn khổ của hơn 400.000 người Rohingya ở Myanmar
Bà Ursula Mueller, Phó Giám đốc Cứu trự LHQ
Bà Ursula Mueller, Phó giám đốc cứu trợ LHQ, nói rằng 400.000 người Hồi giáo sống ở bang Rakhine tại Myanmar vẫn đang tiếp tục phải đối diện với một cuộc sống đầy khó khăn, bị loại trừ và hạn chế được đi lại.
Trong khi hầu hết sự chú ý của thế giới tập trung vào cuộc di dân khổng lồ của hơn 700.000 người Rohingyas đã trốn thoát khỏi Myanmar và tới được Bangladesh. Liên Hợp Quốc cho hay thế giới dường như đã quên lãng 400.000 người trong số những người Hồi giáo thiểu số phần lớn đang sống trong tình trạng thật "thảm khốc" tại chính quê hương của họ.
Bà Ursula Mueller, phó giám đốc cứu trợ của LHQ cho hay, "Cuộc khủng hoảng nhân đạo ở biên giới Bangladesh - Miến Điện đang gây ra một ảnh hưởng to lớn đến nhóm người vô gia cư lớn nhất thế giới này.
Khó khăn, bên lề xã hội
Những thảm hoạ đang xảy ra tại các trại tị nạn ở Cox's Bazar [Bangladesh] đã thu hút sự chú ý của thế giới, nhưng chúng ta đừng quên những thảm họa của hơn 400.000 người Hồi giáo vẫn còn sống ở tiểu bang Rakhine, họ không ngừng phải đối diện với cuộc sống khó khăn và hạn chế đi lại", bà nói với các phóng viên ở New York sau chuyến viếng thăm 6 ngày tại Myanmar vào đầu tháng này.
Bà Mueller, Trợ lý Tổng thư ký các Vấn đề Nhân đạo và Phó Điều phối những Khắc phục Khẩn cấp thuộc Văn phòng Điều phối Nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), đã đề cập tới những tin tức của LHQ về những vấn đề bà nhận thấy tại đất nước Myanmar trong cuộc họp với một số lãnh đạo tại nhiều bộ tộc.
Các đối tượng nhân đạo cần được tiếp xúc
Bà lưu ý rằng trong các cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách khác nhau, bà đã nói công khai rằng để có thể cung cấp viện trợ nhân đạo, các nhà hoạt động nhân đạo cần được tiếp xúc với dân chúng. Về vấn đề này, bà đã nêu ra những cản trở "do các cách thế cai trị quan liêu" và kêu gọi các cơ quan của Myanmar tuân thủ luật pháp nhân đạo quốc tế, yêu cầu các cho cơ quan nhân đạo được trực tiếp gặp gỡ các nạn nhân để họ được hỗ trợ và bảo vệ.
Hạn chế đi lại
Bà Mueller than phiền có nhiều rào cản khắt khe dành cho những người Rohingya, gây nhiều tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi của họ và cản trở họ được tìm đến các trung tâm săn sóc sức khoẻ, an sinh, bảo vệ, giáo dục và các dịch vụ thiết yếu khác.
Bà nói: "Khi tôi nghe những người mà tôi gặp trong các trại tạm trú IDP, họ nên lên những quan tâm về an ninh to lớn", họ chia sẻ các vấn đề của họ trước những hạn chế ngăn cản họ đi bệnh viện và con cái họ đền trường.
Tình hình bên trong các trại của IDP thật là "nghiêm trọng", bà Mueller nói rằng đây là một yếu tố rõ ràng gửi đến cho những người đang ở các trại tị nạn ở Bangladesh đừng nên hồi hương! Họ cần được đảm bảo rằng tình trạng tồi tệ trong các trại tập trung IDP này phải được cải thiện trong tiến trình hòa giải, hòa bình và phát triển.
Tính ổn định, hòa bình và hòa giải
Bà Mueller cũng nói về cuộc họp giữa bà với bà Aung San Suu Kyi, Tham vấn của Nhà nước và người đã lãnh giải Hòa bình Nobel, thảo luận với bà về tầm quan trọng của việc "chấm dứt bạo động hầu ổn định sự hài hòa và hòa giải dân tộc cho đất nước Myanmar."
Bà đề nghị Myanmar hãy hỗ trợ Liên Hợp Quốc để giải quyết các nhu cầu về nhân đạo và nhu cầu bảo vệ nhân viên LHQ trong việc tiếp xúc với các nạn nhân trên khắp đất Myanmar hầu công cuộc viện trợ nhân đạo được thực hiện...
 
Nữ phi công anh hùng: “Mỗi lần bay là một cơ hội làm chứng cho Chúa Kitô”
Vũ Văn An
20:01 18/04/2018
Andrew Hay của Reuters ngày 18 tháng Tư tường trình rằng viên phi công đã hạ cánh an toàn chuyến bay gặp nạn của Hãng Hàng Không Southwest vào hôm thừ Ba có kinh nghiệm lái máy bay đầu tiên của cô trong Hải Quân Hoa Kỳ, từng hạ cánh các phản lực cơ F-18 với tốc độ 150 dặm một giờ trên các hàng không mẫu hạm.



Tammie Jo Shults, 56 tuổi, có thể đã rút tỉa các kỹ năng học được của Hải Quân khi một trong hai cỗ máy trên chiếc Boeing 737-700 của cô nổ tan ở độ cao 32,000 bộ Anh vào hôm thứ Ba, buộc cô phải thi hành một cuộc lao xuống nhanh hướng về Phi Trường Quốc Tế Philadelphia.

Vụ nổ trên đã gây tử vong cho một hành khách và gần như hút một hành khách khác ra khỏi một chiếc cửa sổ vỡ tan.

Là một trong các nữ phi công chiến đấu đầu tiên của Hải Quân Hoa Kỳ, Shults đã bình thản nói với kiểm soát không vận rằng một phần máy bay của cô đã không còn, và cô cần các xe cứu thương trên đường bay.

Cô nói với một kiểm soát viên: “Chúng tôi có một phần máy bay không còn, nên chúng tôi cần bay chậm lại chút đỉnh”.

Nhiều người trong số 144 hành khách hết lời ca ngợi cô trên các phương tiện truyền thông xã hội sau khi Shults cám ơn họ về lòng dũng cảm khi họ rời máy bay.

Amanda Bourman viết trên Instagram: “Phi công Tammy Jo thật là tuyệt vời! Cô đã hạ chúng tôi xuống đất an toàn tại Philly”.

Theo CBS, hành khách Alfred Tumlinson nói về Shults: “Cô có thần kinh bằng thép. Vị nữ lưu ấy, tôi hết lòng ca ngợi. Tôi sẽ gửi tới cô thiệp Giáng Sinh, tôi xin nói với qúy vị điều đó, với một phiếu quà vì đã giúp tôi xuống tới đất an toàn. Cô quả tuyệt vời!”. Ông còn viết thêm: “Vị nữ lưu, phi hành đoàn, mọi sự, mọi người đều không thể trách được. Họ thật chuyên nghiệp trong những điều họ làm để giúp chúng tôi tới đất an toàn”.

Diana McBride Self dùng Facebook để cám ơn Shults. Bà viết "sự duyên dáng và kiến thức của cô dưới áp lực quả là ngoại thường. Cô xuống tận máy bay đích thân thăm hỏi chúng tôi sau khi đã hạ cánh chiếc máy bay bị nạn... Chúng tôi quả ở trong những bàn tay tuyệt diệu”.

Các hành khách nhận diện Shults là phi công. Còn Hãng Hàng Không Southwest thì từ chối việc nêu tên phi hành đoàn chuyến bay 1380. Chính cô Shults cũng không sẵn sàng để đưọc phỏng vấn.

Các người có thẩm quyền cho rằng phi hành đoàn chỉ làm những gì họ đã được huấn luyện.

"Thiên Chúa gửi Các Thiên Thần Của Người Xuống”



Shults có lẽ đã không bao giờ trở thành phi công nếu cô không nhất quyết muốn bay từ lúc còn nhỏ tuổi.

Cô được trích dẫn trên trang mạng F-16.net rằng cô cố gắng dự ngày nghiệp bay tại trường trung học nhưng được cho hay là người ta không nhận con gái.

Là người quê ở New Mexico, cô không bao giờ để mất niềm khao khát được bay và, sau khi học y khoa ở Kansas, cô đã nạp đơn vào Không Quân. Nhưng không phải Không Quân đã để cô dự thi trở thành phi công, mà là Hải Quân.

Cô là một trong những nữ phi công F-18 đầu tiên và trở thành một huấn luyện viên trước khi rời Hải Quân năm 1993 và gia nhập hãng Southwest.

Là một Kitô hữu, kết hôn với một đồng phi công và có hai con, Shults cho biết ngồi ở ghế phi công trưởng giúp cô “cơ hội làm chứng cho Chúa Kitô hầu như trên mọi chuyến bay”.

Còn Bourman thì là một trong nhiều hành khách cho rằng họ được cứu nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa. Bà nói: “Thiên Chúa gửi các thiên thần của Người xuống để trông nom chúng tôi”.

Tờ Washington Post tường thuật kỹ hơn cuộc điệm đàm giữa Shults và đài kiểm soát không lưu. Lời cô: ““Southwest 1380, chúng tôi chỉ còn 1 máy. Một phần máy bay của chúng tôi đã không còn nên chúng toi cần bay chậm lại một chút... Chúng tôi có những hành khách bị thương”.

Không lưu: “các hành khách bị thương, rồi, còn máy bay của chị có cháy không?”

Shults: “Không , không cháy, nhưng một phần của nó không còn... Họ nói có một lỗ hổng, ôi, có người bị rớt ra ngoài”.

Washington Post cũng kể về Diana McBride Self. Cô cám ơn Shults trên Facebook về “sự hướng dẫn và đảm lược trong tình huống cấp bách... Cô còn xuống máy bay để chuyện trò với mỗi người chúng tôi... Cô quả là một nữ anh thư Hoa Kỳ”.

Nhiều người ví cô với phi công trưởng Chesley “Sully” Sullenberger, người đã hạ cánh chiếc máy bay của US Airways an toàn xuống Sông Hudson ở New York năm 2009.

Hãng Southwest từ chối cho biết tên phi công. Nhưng mẹ chồng của Shults quả quyết với Washington Post cô chính là phi công. Chồng cô cũng xác nhận như vậy với Associated Press. Shults thì không bình luận gì khi được tờ báo hỏi.

Bà mẹ chồng của Shults xác nhận cô là một Kitô hữu ngoan đạo, có một đức tin mà theo bà đã góp phần vào trạng thái bình tĩnh khi hạ cánh khẩn cấp. Bà Virginia Shults nói về con dâu: “tôi biết Thiên Chúa ở với nó, và tôi biết lúc ấy nó chuyện trò với Thiên Chúa”.

Và dù đầu óc cô lúc đó nghĩ gì, cô vẫn không quên cám ơn đài kiểm soát không lưu khi đã hạ cánh: “Cám ơn...cám ơn các anh, đã giúp đỡ tôi”. Đủ thấy, cô không thể không cám ơn Thiên Chúa, Đấng cô hằng mong ước được làm chứng.
 
ĐTC Phanxicô khẳng định: Giáo hội cần nhiều tiên tri
Thanh Quảng sdb
23:46 18/04/2018
ĐTC Phanxicô khẳng định: Giáo hội cần nhiều tiên tri
Trong Bài giảng của Thánh Cha vào buổi sáng thứ ba 17/4 tại nhà nguyện thánh Marta, với bài đọc kể lại việc Thánh Stephanôô, vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội bị ném đá. ĐTC nói một vị tiên tri chân chính là người có khả năng than khóc với dân mình, dù người ta chẳng quan tâm tới mình!
ĐTC đã suy tư trên bài đọc trong phụng vụ hôm nay trong đó thánh Stephanôô cáo buộc dân chúng, các trưởng lão và các nhà lãnh đạo là những người bướng bỉ, những người luôn chống lại sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần giống như tổ tiên của họ, họ bắt bớ các tiên tri.
ĐTC nói những người như vậy không có trái tim rộng mở, họ không muốn nghe lời cảnh tỉnh của Stephanô và họ không thèm nhớ lại lịch sử của dân tộc mình.
Bị bắt vì nói sự thật
Giống như cha ông, họ đã bắt bớ các tiên tri - Đức Thánh Cha nói - những vị cao niên và các thầy thông giáo đã lồng lộng lao vào Stephanô, xô đuổi ông ta ra khỏi thành và ném đá ông.
"Khi vị tiên tri nói sự thật đụng chạm tới trái tim, hoặc trái tim họ được hoán cải hay càng trở nên rắn đá, tức giận và lẽ tất nhiên dẫn tới bách hại! đó là cái kết của đời vị ngôn sứ tiên tri".
Một vị tiên tri đích thực biết khóc với người dân của mình
ĐTC nói: "Đôi khi sự thật không dễ được đón nhận! thì các nhà tiên tri luôn phải đối diện với sự bách hại vì đã nói sự thật”.
Một tiên tri đích thực là người không chỉ nói sự thật, mà còn có khả năng khóc cùng dân chúng, những người thường bị loại trừ! Và ĐTC nhắc cho mọi người về hình ảnh Chúa Giêsu, một mặt Chúa khiển trách dân, gọi họ là một "thế hệ ác độc và gian dâm", nhưng mặt khác Ngài đã khóc thương cho thành Giêrusalem.
ĐTC nói: "Cũng vậy một tiên tri đích thực là người có khả năng khóc với dân chúng, nhưng đồng thời dám nói sự thật một cách mạnh mẽ".
Nhóm lên hy vọng
Và tiếp tục triển khai chủ đề đó, ĐTC mô tả một vị tiên tri đích thực là một người có khả năng hy sinh: "Mở cửa trái tim, chữa lành tận gốc rễ, củng cố ý thức thuộc về người của Thiên Chúa để tiến tới…
"Một tiên tri biết khi nào khiển trách, nhưng cũng biết làm thế nào để nhóm lên hy vọng.
Giáo hội cần nhiều tiên tri
Nhắc nhớ lại cuộc tử đạo của thánh Stephanô bị giết dưới sự chứng giám của Saulê, Đức Thánh Cha đã trích dẫn lời của một giáo phụ tiên khởi của Giáo Hội đã nói: "Máu của những vị tử đạo là hạt giống nẩy sinh người Kitô hữu".
"Giáo hội cần nhiều vị tiên tri. Giáo hội cần mỗi người chúng ta trở thành những tiên tri, chứ không phải những người chỉ biết phê bình chỉ trích ... đây lại là một điểm khác!"
Những người chỉ biết phê bình chỉ trích sẽ không bao giờ hài lòng với bất cứ điều gì, họ không phải là một vị tiên tri, vì Đức Phanxicô giải thích: “một nhà tiên tri là một người biết miệt mài cầu nguyện, luôn cậy trông tín thác vào Chúa, và biết khóc thương khi nhìn thấy dân tình lầm lạc...”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài Chia Sẻ Tại Cuộc Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót Tại TTMV Saigon, ngày 7.4.2018
+GM Anphong Nguyễn Hữu Long
22:02 18/04/2018
Kính thưa cộng đoàn,

Có thể nói không nơi nào - kể cả ở Ba Lan, quê hương của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II và thánh nữ Faustina, hai tông đồ của LCTX -, mà lòng sùng kính này được đẩy lên cao trào như ở Việt Nam. Đi đâu, ở đâu, tôi cũng thấy giáo dân Việt Nam rất nhiệt thành tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót. Nhiều người không lần chuỗi Mân Côi nữa, kể cả trong năm ngoái là năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, nhưng không bỏ sót một ngày nào mà không lần chuỗi Lòng Thương Xót. Nhiều nhà thờ, nhà nguyện được dâng kính LCTX. Tại giáo phận Hưng Hóa cũng có một Đền Thánh LCTX ở tỉnh Hòa Bình, mỗi năm đón tiếp hàng vạn người đến hành hương. Nghe nói tại giáo điểm Tin Mừng (Nhà Bè) nơi cha Trần Đình Long giảng thuyết về LCTX, mỗi ngày chứ không phải mỗi tuần, có hàng trăm, hàng ngàn người từ khắp nơi kéo về để cầu nguyện.

Hôm nay, được mời đến chia sẻ với cộng đoàn LCTX tổng giáo phận Saigon, tôi lấy làm vinh hạnh, vì đây là lần thứ hai tôi được đến hợp lời cầu nguyện, dâng lễ, và còn được nói chuyện với cộng đoàn.

Giờ đây, tôi xin chia sẻ với cộng đoàn về Lòng Chúa Thương Xót và Lòng Thương Xót Chúa. Thoạt nghe thì nghĩ rằng giống nhau, nhưng thật ra khác nhau. Ta cần phân biệt để làm cho việc đạo đức này đúng ý nghĩa và mang lại hiệu quả tốt đẹp.

I. LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Trong cụm từ này, Chúa là chủ của lòng thương xót. Nói “Lòng Chúa thương xót” hay “Lòng thương xót của Chúa” đều đúng. Tự bản chất, Chúa là Đấng giàu lòng thương xót (Dives in misericordia), như thánh vịnh 102 : “Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và rất mực khoan dung”. Lòng thương xót của Chúa là một chủ đề lớn của Thánh Kinh. Tôi xin trích dẫn vài sự kiện :

Trong Cựu Ước :

- Ngay sau khi ông bà nguyên tổ phạm tội không vâng lời, thì dù kết án, Chúa vẫn tỏ lòng thương xót khoan dung, Ngài hứa sẽ cứu chuộc ông bà và con cháu.

- Dân Do Thái khi rong ruổi trong sa mạc đã kêu trách Môsê, xúc phạm Chúa. Chúa cho rắn độc cắn chết nhiều người. Nhưng khi dân hối lỗi thì Chúa bảo Môsê đúc con rắn đồng treo lên, ai bị cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì thoát chết.

- Đavít phạm tội gian dâm với vợ của Uria rồi lập kế giết ông này, cả hai tội đều nặng nề, nhưng khi Đavít hối hận thì Chúa tha ngay cho ông.

Trong Tân Ước :

- Người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị các Biệt Phái và Luật sĩ bắt ra làm bung xung hầu tìm cớ kết án Chúa, nhưng Chúa bênh vực chị, đảo ngược tình thế, khiến chẳng ai dám ném đá chị. Và Chúa bảo chị ta : “Tôi cũng thế, tôi không kết án chị. Chị hãy về và đừng phạm tội nữa” (Ga 8,10).

- Dụ ngôn “Đứa con hoang đàng”, hay còn gọi là dụ ngôn “Người cha nhân hậu” tiêu biểu cho lòng thương xót của Chúa. Khi đứa con hoang hối hận trở về, hắn chỉ mới thú tội rằng : “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha, không còn đáng được gọi là con của cha nữa”, thì người cha đã tha thứ lỗi lầm, ôm hắn vào lòng, trả lại địa vị làm con, đối xử còn nồng nàn hơn là với đứa con cả vẫn trung thành với ông (cf. Lc 8).

- Chúa để lại nhiều câu nói rất hay về lòng tha thứ, vốn là khía cạnh rõ nét nhất của lòng thương xót : “Hãy tha thứ thì sẽ được thứ tha” (Mt 6,37) ; “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha cho kẻ có lỗi với chúng con” (Mt 11,4 - Kinh Lạy Cha) ; “Thầy không nói là phải tha thứ bảy lần mà bảy mươi lần bảy” (Mt 18,21). “Phúc cho ai có lòng thương xót, vì sẽ được Chúa xót thương” (Mt 5,7 - Tám Mối Phúc Thật).

- Ông Phêrô chối thầy ba lần, tội nặng quá cỡ. Nhưng Chúa không kết tội ông, nhìn ông bằng ánh mắt tha thứ. Cái nhìn đó xoáy vào tâm hồn ông, khiến ông khóc thảm thiết vì hối hận (Ga 18,15-27).

- Lúc sắp chết, Chúa Giêsu cầu nguyện : “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,24).

Ôi lòng tha thứ của Chúa lớn lao thế đấy ! Không hận thù, không oán than, mà chỉ biết thương xót, tha thứ, khoan dung, nhân hậu.

Để được hưởng lòng thương xót của Chúa, ta phải làm gì ?

1. Hãy đến với Chúa. Ai cũng muốn được tha thứ những lỗi lầm của mình, nhất là được Chúa tha tội. Chúa luôn tha thứ, không mệt mỏi, không giới hạn. Ta cảm nhận được cách rõ rệt nhất lòng tha thứ này nơi bí tích Sám Hối. Trong mỗi thánh lễ, chúng ta đều cúi đầu đấm ngực thú nhận tội lỗi và xin Chúa thương xót tha tội cho. Muốn được hưởng lòng thương xót của Chúa, ta hãy đến với Ngài, bất kể tội lỗi nặng nề đến đâu ! Không bao giờ đến với Chúa mà ta lại bị từ chối tha tội. Chúa đã nói qua miệng Ysaia rằng : “Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Ys 1,18). Chúa còn nói : “Mọi tội lỗi đều được tha thứ, trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần”. Tội đó là tội gì ? Là tội ngoan cố, bất khẳng, không đến với Chúa để được tha thứ.

2. Đến với Chúa, nhưng đồng thời, chúng ta cần tránh một thái cực khác, là vụ lợi để được hưởng lòng thương xót của Chúa. Người Việt Nam nói chung, rất giàu tâm tình tôn giáo, rất nhạy bén với niềm tin tôn giáo, nhưng lại dễ nghiêng chiều về sự cầu khẩn có tính cách vụ lợi. Mở miệng là xin, hết ơn này đến ơn khác, nhiều khi xin những điều vô lý, không đúng, không đáng. Đạo Công Giáo dạy ta sống với Chúa trong tình Cha-con, yêu mến, tôn thờ Ngài, đạo dạy ta đến với Chúa như đứa con đến với cha, trong lòng mến, để được Ngài yêu thương, săn sóc, bảo vệ, dạy dỗ… chứ không phải đến để xin ơn này ơn nọ. Chúa bị xem như một ông chủ ngồi ôm cái thúng đựng các ơn, ai xin thì Chúa thò tay vào thúng lấy ra cho…, người được ơn như mình xin thì hớn hở, vui mừng, bảo rằng Chúa thiêng lắm, xin gì được nấy, và người đó nghĩ rằng mình đã tin Chúa mạnh mẽ lắm ; kẻ xin mà không được như ý thì trách móc, giận dỗi, và có khi bỏ đạo nữa ! Nếu anh chị em đến với Lòng Chúa Thương Xót chỉ để xin ơn thì không đúng rồi đó. Tôi có cảm tưởng rất nhiều người tôn sùng lòng Chúa thương xót chỉ để được ơn này ơn nọ, chứ không thật sự có lòng mến Chúa cho đúng đắn.

Khi lòng Chúa thương xót chạm đến một người, thì nhất định người ấy sẽ biến đổi nên tốt. Điều này dẫn chúng ta đến điểm thứ hai : “Lòng Thương Xót Chúa”.

II. LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

Cụm từ này nói lên con người là chủ của hành động thương xót, và có hai nghĩa : thương xót Chúa, tức yêu mến Chúa, và yêu như Chúa yêu.

1. Trước hết, ta đáp lại lòng Chúa yêu bằng cách yêu mến Chúa. Không phải chỉ Chúa yêu thương con người mà thôi, như thể là tình yêu đơn phương, mà Ngài muốn con người yêu mến, đáp lại, làm nên tình yêu song phương. Tình yêu đúng nghĩa phải có hai chiều, có cho và nhận, có xướng và đáp. Chính Chúa dạy : “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn ngươi”. Thánh Gioan Thánh Giá cũng nói : “Tình yêu chỉ được đền đáp lại bằng tình yêu”. Á thánh An-rê Phú Yên, trên đường đi chịu chết vì đạo, đã lập đi lập lại : “Anh em ơi, ta hãy lấy tình yêu đáp lại Tình Yêu, lấy sự sống đáp lại Sự Sống”.

Dù tình yêu của con người nhỏ bé, mong manh, hay thay đổi, nhưng Chúa vẫn đón nhận và trân trọng tình yêu ấy. Tin Mừng Luca 7,36-47 kể về người phụ nữ tội lỗi đã tỏ lòng yêu mến Chúa cách độc đáo như sau :

“Có người Biệt phái kia mời Ngài tới dùng bữa với mình. Ngài vào nhà người Biệt phái, và lên giường ăn. Và này một phụ nữ, một người tội lỗi trong thành biết Ngài dùng bữa tại nhà người Biệt Phái, bà mang theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Ðứng phía sau chân Ngài, bà khóc nức nở, sa nước mắt ướt đẫm chân Ngài. Xõa tóc trên đầu, bà lau và tha thiết hôn chân Ngài, rồi xức dầu thơm. Thấy vậy, người Biệt phái đã mời Ngài nghĩ thầm : "Nếu quả thực ông này là tiên tri, ắt đã biết người đàn bà chạm đến mình là ai, và thuộc hạng người nào : một người tội lỗi "! Ðức Yêsu nói: "Simôn, tôi có điều muốn nói với ông". Ông đáp : "Thưa Thầy, xin cứ nói". "Có hai người mắc nợ một ông chủ; một người mắc nợ năm trăm đồng, một người mắc nợ năm mươi. Vì họ không có gì để trả nợ, nên ông tha bổng cho cả hai. Vậy trong hai người ấy, ai sẽ cảm mến ông hơn?" Simôn đáp : "Tôi thiết tưởng là người đã được ông tha nhiều hơn". Và Đức Giê-su nói : "Ông đã xét cách chí lý". Quay lại phía người phụ nữ, Ngài nói với Simôn : "Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông, ông không lấy nước rửa chân tôi, còn bà ấy lấy nước mắt mà tưới đẫm chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông không hôn chào tôi, còn bà ấy, từ lúc vào, không ngớt tha thiết hôn chân tôi. Ðầu tôi, một chút dầu ông cũng không xức, còn bà ấy lấy thuốc thơm mà xức chân tôi. Vì thế, tôi bảo ông : Các tội của bà, các tội lỗi nhiều đó, quả đã được tha rồi vì bà đã cảm mến nhiều. Ai được tha ít, cảm mến ít".

Ước gì khi anh chị em sốt sắng sùng kính lòng thương xót Chúa, anh chị em cũng yêu mến Chúa tha thiết, hơn là nhắm xin ơn này nọ.

2. Khi đã yêu mến Chúa rồi, thì ta sẽ có lòng thương xót như Chúa, trở nên hình ảnh sống động của Chúa, lòng ta trở nên lòng Chúa, ta thể hiện lòng thương xót đó cho người chung quanh.

Chắc anh chị em còn nhớ chủ đề của Năm Thánh Lòng Thương Xót 2015-2016 : “Thương Xót Như Chúa Cha” (Misericordes sicut Pater). Giáo Hội mong muốn chúng ta có lòng thương xót như Chúa. Chúa Giêsu chính là hình ảnh sống động, cụ thể của lòng thương xót của Chúa Cha cho người cùng thời, khi làm phép lạ cho “người mù được thấy, người què được đi, người phong cùi được sạch, người điếc được nghe, người chết sống lại, và Tin Mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó” (Mt 11,5). Kitô hữu phải giống Chúa Giêsu, có lòng thương xót như Chúa.

Sẽ oái ăm khi chúng ta chỉ muốn được hưởng lòng thương xót của Chúa, rồi sau đó chúng ta lại khép lòng thương xót đối với anh em. Chúa Giê-su đã dạy điều đó trong dụ ngôn hai người mắc nợ trong Tin Mừng Mátthêu 18,24-34 :

“Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn nén vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống lạy lục : “Thưa ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết”. Tôn chủ của tên đầy tớ liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao !”. Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh”. Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: “Tên đầy tớ độc ác kia. Ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin Ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính Ta đã thương xót ngươi sao ?” Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.

Anh chị em thân mến,

Yêu thương tha nhân là điều răn thứ hai, quan trọng không kém điều răn thứ nhất là yêu mến Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã trả lời câu hỏi của một luật sĩ về điều răn nào là quan trọng nhất như sau :

“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó” (Mc 12,29-31).

Hễ ai yêu mến Chúa thì cũng yêu thương anh em, thánh Gioan đã xác quyết như thế. Ngài còn nói : “Nếu ai nói mình yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình, thì đó là kẻ nói láo”.

Vậy, nếu anh chị em sùng mộ lòng Chúa thương xót, thì anh chị em cũng phải thương xót anh chị em mình, yêu thương và tha thứ cho họ, nhất là với những người đau khổ, bé mọn, nghèo hèn, ở bên lề xã hội, những người xa Chúa, những kẻ tội lỗi, những kẻ chối từ Chúa,

Chúng ta không yêu thương tha nhân theo cách của chúng ta, vì con người thường so đo, tính toán, cân-đong-đo-đếm ! Tình thương của con người thường có giới hạn, trong khi tình yêu của Chúa lại không bến không bờ.

Chúa Giêsu dạy chúng ta yêu như Chúa yêu : “Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau. Nếu các con thương yêu nhau, người ta sẽ nhận ra các con là môn đệ Thầy”.

Sau cùng, anh chị em thân mến, trong tư cách Chủ tịch Ủy ban Loan Báo Tin Mừng trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi xin anh chị em ý thức rằng khi tôn sùng và thực hành Lòng Thương Xót Chúa là chúng ta đang thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng.

Trong câu trả lời cho các môn đệ của Gioan đến hỏi Chúa có phải là Đấng Mêsia, tức là Đấng Cứu Thế không, Chúa đã nói : “Hãy về kể lại cho Gioan biết điều các anh thấy : người mù được xem, người què được đi, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và Tin Mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó” (Mt 11,5). Có nghĩa là khi chúng ta làm điều tốt lành vì yêu thương tha nhân, thì đó là loan báo Tin Mừng rồi vậy. Chúa Giêsu dạy “khi thấy việc tốt lành anh em làm, người ta sẽ ngợi khen Cha của anh em Đấng ngự trên trời”.

Ý thức như vậy, chúng ta sẽ phấn khởi hơn khi để Chúa thương, và khi mình đáp lại bằng lòng thương yêu anh chị em như Chúa, thì đó là chúng ta đang góp phần loan báo Tin Mừng, làm cho muôn dân nhận biết Thiên Chúa giàu lòng thương xót, để rồi chính họ cũng đến với Chúa, tin yêu Chúa và được Chúa thương xót.

- Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa.

- Lạy Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô, xin cầu cho chúng con.

- Lạy Thánh Nữ Faustina, xin cầu cho chúng con.

- Xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót, là CHÚA CHA +, CHÚA CON +, VÀ CHÚA THÁNH THẦN (+) ban phúc lành cho tất cả anh chị em. Amen.

+ Anphong Nguyễn Hữu Long

Giám Mục Phụ Tá Hưng Hóa

Chủ tịch UBLBTM/HĐGMVN

 
Chiều Kích Cánh Chung Trong Đời Tu
Lm. Fr. Lê Văn La Vinh, OP.
22:05 18/04/2018
Chiều Kích Cánh Chung Trong Đời Tu

Bài thuyết trình của Cha Phanxicô Salesio Lê Văn La Vinh, O.P cho các tu sĩ các dòng tại giáo phận Xuân Lộc

I. Vào đề:

Trong Kinh thánh Tân Ước - đặc biệt là nơi các sách Tin Mừng - Đức Giêsu đã đôi lần mặc khải cho chúng ta chiều kích cánh chung trong lời rao giảng của Ngài. Xin được trích đoạn Tin Mừng Mátthêu ở chương 22 như là nền tảng và là gợi hứng cho bài suy niệm này: “Hôm đó, có những người thuộc nhóm Sađốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Họ hỏi Người: “Thưa thầy, ông Môsê có nói: Nếu ai chết mà không có con, thì anh hay em của người ấy phải cưới lấy người vợ góa, để gây dựng một dòng giống cho anh hay em mình. Mà, trong chúng tôi, nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, rồi chết, và vì không có con nối dòng, nên để vợ lại cho em. Người thứ hai, rồi người thứ ba cho đến hết bảy người, người nào cũng vậy. Sau hết, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy, trong ngày sống lại, bà ấy sẽ là vợ ai trong số bảy người, vì tất cả đều đã lấy bà. Đức Giêsu trả lời họ: “Các ông lầm, vì không biết Kinh Thánh cũng chẳng biết quyền năng Thiên Chúa. Quả thế, trong ngày sống lại, người ta chẳng lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời…” (Mt 22, 23-33)

II. Đôi lời dẫn nhập:

Như chúng ta đã biết, Đại lễ Phục sinh là trung tâm điểm của niềm tin Kitô giáo, và mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Giêsu là nền tảng đức tin, là động lực, là nguồn hứng khởi và cũng là ánh sáng soi rọi cho người Kitô hữu trên hành trình đức tin để đi về Nước Trời. Trong đoàn người lữ hành này, các tu sĩ đang sống đời dâng hiến vừa là thành phần, và cũng vừa là “con chim đầu đàn” trong cộng đoàn lữ hành đức tin tiến về nhà Chúa.

Bởi đó, mục đích tối hậu của người đi tu sống đời dâng hiến là đi tìm Chúa, gặp Chúa và sống với Chúa ngay trong cuộc sống ở trần gian này. Điều này giả thiết là người tu sĩ phải có một tình yêu lớn lao với Thiên Chúa và có một lòng mến nồng nàn với tha nhân.

Mặt khác, khi nói tới đời sống của người tu sĩ là nói tới việc sống độc thân, tính khó nghèo và đức vâng phục; có nghĩa là, khi đi tu là lúc người tu sĩ tự nguyện cam kết dấn thân cho Chúa và cho Giáo hội khi tuyên khấn 3 lời khuyên Tin Mừng: Khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Nhưng 3 lời khuyên Tin Mừng mà người tu sĩ tuyên khấn không phải là mục đích của đời tu mà chỉ là phương tiện; và phương tiện này giúp cho người tu sĩ đạt tới được cùng đích đời tu đó là sống với Chúa và vui hưởng Nước Trời khi diễn tả chiều kích cánh chung trong cuộc sống hiện tại, phục vụ Chúa và tha nhân; đồng thời họ cũng trở thành nhân chứng cho Nước Trời.

Thế nhưng, trước khi khảo sát đến chiều kích cánh chung, chúng ta cùng nhau tìm hiểu và sống chiều kích vượt qua của đời tu hôm nay.

III . Theo Chúa Kitô trên đường khổ nạn:

Bước theo Chúa Kitô - sequel Christi – đây là điều mà người tu sĩ luôn tâm nguyện để mỗi ngày phải lên đường và trở nên giống Thầy Giêsu của mình.

Mặc dầu ngày hôm nay có nhiều hình thức sống đời tận hiến với sự hiện diện của nhiều dòng tu, nhiều hội dòng với những sắc thái và nhiều hoạt động cũng như sứ vụ khác nhau; nhưng khi càng gần gũi với thập giá của Đức Giêsu - tựu trung lại - thì người tu sĩ sẽ dần dà khám phá và thấu hiểu được chân lý “Thiên Chúa là tình yêu” như thánh Gioan đã từng tuyên bố (I Ga 4,8b).

Qua mầu nhiệm thập giá, Thiên Chúa đã biểu lộ quyền năng và tình yêu của Ngài cách tỏ tường và trọn vẹn. Từ đó, những người sống đời thánh hiến cũng phản ánh tình yêu và sự hiện diện của Thiên Chúa trong sự dấn thân và phục vụ nơi cuộc sống của mình. Qua kinh nghiệm tiếp xúc thường ngày cũng như các thông tin viễn thông, chúng ta vẫn biết là có một số lớn những tu sĩ đang thường xuyên làm chứng về điều này cách can đảm và đáng nể phục với những hoàn cảnh khó khăn họ phải đương đầu trong cuộc sống, trong khi thi hành sứ vụ và trong việc đối thoại với con người hôm nay. Thêm vào đó là bệnh tật, công việc, hoàn cảnh sống, có khi là sự thờ ơ ghẻ lạnh của nhân gian trước sứ điệp và lời chứng mà các tu sĩ đang thực hiện… đều là những gánh nặng, những thập giá mà những người thánh hiến phải đối diện, phải mang vác hàng ngày để nên giống Thầy Giêsu chí thánh.

Chính lúc chấp nhận và chịu đựng những đau khổ này, hơn ai hết, các tu sĩ hiểu rõ rằng họ đang bước theo Thầy Giêsu chí Thánh để thể hiện lòng trung tín và tình yêu đối với Thiên Chúa và đang hoàn thành ý nguyện dâng hiến của mình. Và một hệ quả nảy sinh xuất phát từ lòng trung thành với Thiên Chúa cũng sẽ đưa người tu sĩ đến lòng tận tụy với tha nhân: điều này có thể làm cho cuộc đời của người tu sĩ bị phân mãnh, bị bẻ ra vì những nhu cầu và đòi hỏi của sứ vụ trong việc phục vụ tha nhân, phục vụ Giáo hội.

Và như thế, ngay trong đời sống hàng ngày, khi đối diện với Thiên Chúa cũng như khi đồng hành và phục vụ tha nhân, người tu sĩ đã và đang phải sống và trãi nghiệm mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu trong chính cuộc đời của mình. Điều này đòi hỏi nơi người tu sĩ một lòng mến thiết tha đối với Thiên Chúa và một tình yêu nồng nàn với anh chị em đồng loại của mình… nếu không tất cả chỉ là gánh nặng, sự chắp vá, khập khiển với một nhân đức chịu vậy mà người tu sĩ phải cố gồng mình, kéo lê cuộc sống trong đời tu của mình.

IV. Sống thời cánh chung trong hiện tại:

Tu sĩ là những người, tuy còn sống trên trần gian, nhưng nếp sống của họ đã sống trước và diễn tả khá rõ thực tại cánh chung trong đời sống hàng ngày của mình.

Theo bài Tin Mừng thánh Mátthêu được trích dẫn làm chủ để cho bài suy tư này mà chúng ta vừa đọc. Chúa Giêsu đã giới thiệu cho chúng ta thấy phần nào cuộc sống mai hậu mà nhân loại sẽ bước vào mà ở đó, đời tu là một nếp sống diễn tả điều này rõ nét nhất. Nơi đó, mọi người sẽ không còn bận tâm gì đến chuyện nhân gian với những lo toan của kiếp sống con người; và ai nấy sẽ chỉ sống như các thiên thần được vui hưởng nhan thánh Chúa.

Xin lấy một vài minh họa để diễn tả chiều kích cánh chung mà người tu sĩ đang sống hôm nay:

Khi yêu ai, chúng ta muốn sống gần người ấy. Người tu sĩ yêu Chúa nên đã bỏ mọi sự để lên đường tìm Chúa. Yêu mà chưa một lần gặp mặt, chưa được cận kề… cho nên người tu sĩ vẫn luôn nhớ và tưởng nghĩ đến Chúa…; nhớ như vợ nhớ chồng - mà “hòn vọng phu” là một điển tích cũng minh họa được nỗi nhớ mong này. Nhớ hoài nên cứ mãi thầm ước, thầm mong, thầm xin: “Maranatha… Ngài ơi xin mau đến” với tất cả niềm vui mừng và hy vọng của họ đang khi chờ đợi Ngài…

Điều này được nêu lên trong Tông huấn Đời sống thánh hiến của Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II khi ngài viết: “Trong Giáo hội tiên khởi, người ta sống cao độ niềm chờ mong Đức Chúa ngự đến. Qua các thời đại, Giáo hội không ngừng duy trì lòng trông mong đó: Giáo hội tiếp tục mời gọi các tín hữu đưa mắt hướng về ơn cứu độ sắp tới lúc được biểu lộ rồi; Trong viễn tượng này, ta hiểu rõ hơn vai trò của đời thánh hiến là làm dấu chỉ cánh chung. Quả thế, Giáo lý vẫn trình bày đời sống này như là sự tiên báo về vương quốc đang đến… Những người dâng hiến cuộc đời cho Đức Kitô chỉ còn sống trong niềm mong ước được gặp Người, ngõ hầu được sống với Người mãi mãi… ; nỗi niềm mong chờ và ước vọng ấy được nâng đỡ bởi những ân huệ mà Chúa ban dồi dào cho những ai đi tìm những gì thuộc về thượng giới.”

Như thế, theo nhãn quan của Tông huấn, chúng ta - là những người tu sĩ - được nhắc nhở rằng, trên đời này, chúng ta không có thành trì vững chắc nào cả, bởi vì quê hương chúng ta là ở trên trời, nói theo kiểu nói của thánh Phaolo (X. Pl 3,20).

Và để thể hiện điều này, chúng ta thấy ba Lời tuyên khấn như là một động thái mà người tu sĩ tự nguyện cam kết để sống chiều kích cánh chung ngay trong cuộc sống đời thường hôm nay.

Minh họa thứ hai để diễn tả chiều kích cánh chung trong đời sống dâng hiến của người đi tu: Vì yêu mến Chúa hết lòng nên người tu sĩ dám chấp nhận sống cuộc đời hy sinh khi tự nguyện cam kết sống ba lời khuyên Tin Mừng đó là khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục.

Khi đã khám phá được và nhận Chúa Giêsu là người yêu lý tưởng và trọn hảo của đời mình, thì người đi tu sẽ thấy rằng, của cải, tình người, tình đời sẽ không là gì cả khi so sánh với Chúa Giêsu và họ sẵn sàng từ bỏ tất cả để có được Chúa Giêsu.

• Khi sống khiết tịnh:

Người tu sĩ khấn sống đời độc thân - khiết tịnh, vì sống khiết tịnh là bắt đầu và phỏng theo nếp sống của các thiên thần trên thiên quốc, các ngài chỉ ngày đêm lo phụng thờ Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng Mátthêu: “Quả thế, trong ngày sống lại, người ta chẳng lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời” (Mt 22,30). Hay nói cách khác, người tu sĩ hôm nay sống trong đời tu là họ đã sống trước thực tại mai ngày trên thiên quốc, họ đang sống như các thiên thần, không lấy vợ lấy chồng, không bận tâm lo lắng những chuyện thế gian, và suốt cuộc đời (suốt ngày) chỉ dành trọn cho Thiên Chúa mà thôi.

Nhân đây cũng xin được một lần nữa minh định rằng, các tu sĩ khi khước từ tình yêu hôn nhân không phải vì khinh chê hay coi thường đời sống vợ chồng, cũng không phải vì họ là những người không có khả năng hay không có điều kiện để xây dựng cho mình một gia đình. Nhưng trái lại, họ là một người bình thường trong xã hội, người tu sĩ biết rõ cái sướng cái khổ của cuộc đời, nhưng họ chọn lựa sống cuộc sống không vợ không chồng vì họ đã yêu thương một Đấng là Thiên Chúa cách trọn vẹn nên họ không còn cần phải yêu ai nữa. Niềm hy vọng cánh chung của họ được diễn tả trong cách sống như những thiên thần ngay tại thế này khi ngày đêm cận kề để ca tụng, tán dương và khẩn cầu với Thiên Chúa và mong đợi sự trở lại của Ngài.

• Cánh chung và đức thanh bần:

Khi yêu ai, chúng ta thường bắt chước và vâng nghe người ấy, mà Đức Giêsu là người tình, là mẫu gương, là thần tượng mà người tu sĩ quyết tình noi gương. Ngài là một người nghèo. Đã sống nghèo, chết nghèo và mời gọi chúng ta noi theo để bắt chước cuộc sống của Ngài. Ngài không có ý làm cho người môn đệ theo Ngài phải khổ hay Ngài muốn bần cùng hóa cuộc sống của chúng ta. Nhưng Ngài muốn chúng ta sống nghèo và có tinh thần nghèo khó là để tránh đi những ràng buộc của vật chất, sự dính bén và ham hố đến của cải… để chúng ta - người tu sĩ - có thể thanh thoát nhẹ nhàng bước đi mà sống tận hiến cho Thiên Chúa và tha nhân.

Hơn nữa, kinh nghiệm đời thường cho thấy là khi chúng ta ham mê hay dính bén nhiều với của cải, thì còn đâu tâm trí mà hướng về Chúa và khó cởi mở tấm lòng với tha nhân như Chúa Giêsu đã từng nói: “kho tàng của anh ở đâu thì lòng anh ở đó” (Mt 6,19)

Vẫn biết rằng, mọi thụ tạo Thiên Chúa làm ra đều là tốt đẹp cho con người hưởng dùng. Và sự tiến bộ cũng như các phát minh khoa học là để phục vụ cho nhu cầu của con người. Thế nhưng người tu sĩ khi đã chọn Chúa làm gia nghiệp, cộng với đức thanh bần của lời khấn khó nghèo đã giúp họ biết chọn lựa và biện phân để thấy rằng, tất cả chỉ là phương tiện để giúp người tu sĩ sống tốt và hạnh phúc. Nhờ đó họ có thể thanh thoát, bình an để sống cuộc đời thanh bần, đạm bạc trong cuộc sống mỗi ngày của đời dâng hiến.

• Cánh chung và vâng phục:

Một khi yêu ai, chúng ta thường nghe lời người đó và không làm trái ý, phật lòng người yêu của mình. Mà người tu sĩ là người hiến thân trọn đời để tìm Chúa Giêsu, để gặp và để sống với Chúa Giêsu trong những ngày sống của họ.

Chúa Giêsu đã vâng phục Chúa Cha trong mọi sự, và chúng ta noi gương Ngài để cùng sống nhân đức vâng phục: vâng phục với Chúa, vâng phục bề trên và vâng phục cộng đoàn của mình.

Khi thực hành đức vâng phục, người tu sĩ khiêm tốn từ bỏ ý riêng, tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa qua việc tuân phục bề trên và cộng đoàn của mình. Chính khi thực hành đức vâng phục, người tu sĩ cho thấy được tính siêu việt trong những hành vi thường ngày: họ chấp nhận từ bỏ ý riêng, bỏ đi “cái tôi” sĩ diện để tìm kiếm và sống điều thiêng liêng, linh thánh ngay trong cuộc sống thường ngày.

Để diễn tả chiều kích cánh chung cụ thể và rõ ràng hơn nơi đời sống của những người sống đời dâng hiến, Hiến chế Lumen Gentium - Hiến chế Tín lý về Giáo hội - có nói: “Việc khấn giữ các lời khuyên Phúc âm thực là một dấu chỉ có thể và phải lôi cuốn hữu hiệu tất cả mọi chi thể của Giáo hội đến việc can đảm chu toàn ơn gọi Kitô hữu. Thực vậy, dân Thiên Chúa không đặt thành trì vĩnh viễn ở đời này, nên đi tìm một thành trì mai sau nên bậc tu trì giải thoát người tu sĩ bớt những lo lắng trần tục, tỏ lộ cách hoàn hảo hơn cho người tín hữu thấy của cải trên trời đã có ngay dưới trần gian này và làm chứng rằng ơn cứu độ của Chúa Kitô đã đem lại một đời sống mới và vĩnh cửu, đồng thời tiên báo sự phục sinh tương lai và vinh quang Nước Trời.”

Và như vậy, chúng ta thấy đời sống thánh hiến diễn tả tính thánh thiêng và siêu việt chứ không đơn thuần là việc mưu sinh trần thế của một nhóm người sống chung. Mặc dầu, cũng như thánh Phaolô, những tu sĩ cũng cần phải có nghề nghiệp, và biết lao động để có kế sinh nhai hầu nuôi sống mình và anh chị em khác. Nhưng cũng như thánh Phaolô, các người thánh hiến cũng thâm tín rằng không ai trong số họ sống cho mình, và cũng không ai chết cho mình. Họ sống là sống cho Thiên Chúa, vì Đức Kitô đã chết và sống lại, chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết (x.. Rm 14,7-9). Điều này được thể hiện rõ nét trong đời sống và linh đạo của những người thánh hiến hôm nay.

Hơn nữa, trong thời đại hôm nay, người thánh hiến được mời gọi dấn thân để làm cho Vương Quốc của Thiên Chúa được thể hiện và giá trị Tin Mừng được biểu lộ. Song song vào đó, các tu sĩ là dấu chỉ của Vương Quốc và diễn tả tinh thần cánh chung trong hiện tại, nên chúng ta cần phải mang tinh thần nghèo khó, được thanh luyện và siêu thoát khỏi tinh thần tư lợi để sẵn sàng phục vụ hòa bình, sống liên đới, biết tỏ lòng thương cảm đặc biệt đối với người nghèo khổ cùng khốn. Đồng thời, người tu sĩ hôm nay phải nhạy cảm với các nhu cầu của thế giới để hướng thế giới đến một niềm hy vọng phục sinh mà hôm nay họ đang diễn tả trước thực tại này trong đời sống tu trì của họ.

IV. Tạm kết luận:

Trong niềm tin, chúng ta đang cất bước tiến về những thực tại đại thể như: Phục sinh, Nước Trời, Trời mới, Đất mới, sự sống đời đời (Cl 3, 1-4; Kh 21, 1-4). Những thực tại ấy vẫn còn trong tương lai và là nơi Đức Kitô hứa ban cho chúng ta (X. Ga 14,1-3). Tuy nhiên, trong Đức Kitô Phục Sinh, những thực tại này đã xuất hiện, cái tương lai ấy đã khởi đầu rồi. Như thế không có hai cuộc sống: hiện tại và tương lai. Ngay từ hôm nay chỉ có một cuộc sống, một cuộc sống thay đổi dưới tác động của Đức Kitô và Thần Khí của Người.

Sự Phục Sinh của Đức Giêsu là khởi điểm cho sự phục sinh - cánh chung - của toàn thể nhân loại. Thực tại cánh chung biến đổi thực sự thân phận con người, khiến con người có khả năng dấn thân cho một thế giới mới, nhờ đức tin và phép rửa, trở nên tạo vật mới trong Chúa Kitô (X. 2 Cr 5,17 ; Gl 6,15)

Viễn tượng cánh chung này đẹp và hấp dẫn khiến cho nhiều người trong nhân loại - là các tu sĩ - dấn thân bước theo trong đời sống tu trì. Bởi lẽ, cuộc sống tu trì mà người tu sĩ đang đeo đuổi mang lại niềm hy vọng về một sự sống mới, sự sống thiêng liêng trong Đức Giêsu mà hôm nay họ đang sống trước.

Thiết nghĩ, vai trò chứng nhân của những người thánh hiến nên được phát huy lúc này, có nghĩa là, người tu sĩ cần phải làm chứng cho thế giới hôm nay - một thế giới mà trong đó người ta cổ võ nhiều cho sự hưởng thụ, một thế giới mà nhiều người cắm đầu để thu vén, tranh giành thủ đắc thật nhiều những giá trị chóng qua và chỉ tìm kiếm những lợi lộc trần gian như là mục đích lớn nhất của đời người - rằng “Trước hết phải tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người…” (Mt 6,33tt). Nhờ đó, đời sống của những người dâng hiến hôm nay diễn tả được thực tại cánh chung đang có đó. Và điều này chính là mục đích tối hậu của cuộc đời mỗi người - người tu sĩ nói riêng và nhân loại nói chung – phải đạt tới.

Xin được mượn lời của đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắn nhũ với các tu sĩ như để kết thúc cho bài chia sẻ này: “Hỡi những người tận hiến yêu quý, các con hãy biến cuộc đời mình thành cuộc sốt sắng trông đợi đức KITÔ; hãy đi đón Người như những trinh nữ khôn ngoan đi đón Lang quân. Hãy sẵn sàng luôn luôn, hãy trung thành với Đức Kitô và Giáo hội, với tu hội của mình và với con người của thời đại này. Nhờ thế, ngày qua ngày, các con sẽ được Đức Kitô đổi mới… Mong sao thế giới sẽ được trao vào tay con người sẽ luôn được nhân đạo hơn, công bằng hơn, trở nên dấu chỉ báo trước thế giới sắp đến, trong đó Thiên Chúa khiêm hạ và vinh hiển, khó nghèo và được siêu tôn, sẽ trở thành niềm hoan lạc sung mãn và trường tồn cho chúng ta, cho anh chị em chúng ta, cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.”

Mùa Phục sinh 2018

Lm. Fr. Lê Văn La Vinh, OP.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa Là Cái Chi Chi ?
Phạm Trần
14:39 18/04/2018

Nếu 4.5 triệu đảng viên Cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa bị tâm thần tất cả thì số đông cán bộ tuyên truyền đã bị lá bùa “dân chủ xã hội chủ nghĩa” làm mê sảng hoảng loạn.

Hiện tượng này đã phản ảnh trong luồng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo, cơ quan có trách nhiệm giữ vững tư tưởng đảng viên, nhằm chống lại những phê phán Việt Nam không có dân chủ và tự do.

Đứng đầu chiến dịch không mới nhưng liên tiếp được thực hiện đã xuất hiện trên báo Quân đội Nhân dân, Tạp chí Cộng sản và trong đội ngũ những nhà lý luận cực đoan, bảo thủ và giáo điều của Hội đồng lý luận Trung ương.

Hãy đọc:”Để thực hiện mục tiêu xuyên suốt trong chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân, chống phá cách mạng Việt Nam, xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về dân chủ, về xây dựng nền dân chủ ở nước ta, các thế lực thù địch đã, đang và sẽ triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các phần tử bất mãn, thoái hóa, biến chất, những người nước ngoài và những người nước ngoài vào Việt Nam có ý đồ chống phá cách mạng Việt Nam để tuyên truyền, xuyên tạc phủ nhận những thành tựu về dân chủ, về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam.” (Báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 28/03/2018)

Nhưng tìm đâu ra “những thành tựu về dân chủ” và “dân chủ xã hội chủ nghĩa” là cái chi chi mà Ban Tuyên giáo phải ra công giãi bầy và bênh vực đến tốn công tốn của đến thế ?

Trước khi đi sâu hơn vào ngôn ngữ của những loa phường này, nên biết từ năm 2016, Tạp chí kinh tế nổi tiếng của Anh, The Economist đã liệt Việt Nam vào thứ 131/167 các nước “chuyên chế, độc tài (authoritarian regime)” đứng cùng hàng với Triều Tiên, Trung Quốc, Lào và Afghanistan.

Trong khi Feedom House (Ngôi Nhà Tự Do), một tổ chức độc lập ở Hoa Kỳ công bố phúc trình về tự do toàn cầu năm 2017 cho thấy Việt Nam nằm trong số 49 quốc gia trên thế giới, không có tự do trong nhiều lịnh vực.

Một trong những bằng chứng đàn áp dân chủ công khai của nhà nước CSVN là họ đã không ngần ngại trấn áp và bỏ tù những ai bất đồng chính kiến và đòi dân chủ tự do, kể cả các quyền tự do báo chí,ngôn luận, lập hội, biểu tình và tín ngưởng, tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp.

Nhà nước CSVN đã đội lên đầu các nhà báo tự do (Bloggers) và tổ chức Xã hội Dân sự chiếc mũ “các thế lực thù nghịch” để tự do đàn áp.

Theo Tổ chức ân xá Quốc tế, ÂXQT ( Amnesty International) thì Việt Nam đang giam giữ ít nhất 97 tù nhân lương tâm trong các trại giam khắc nghiệt ở Việt Nam.

Ông James Gomez, giám đốc Amnesty International tại Đông Nam Á, đã nói với báo chí thế giới:” Việt Nam là một trong những nhà tù giam giữ nhiều nhà tranh đấu hòa bình nhất Đông Nam Á – một danh hiệu đáng xấu hổ. Cả 97 tù nhân lương tâm mà chúng tôi biết được là những con người can đảm, đã bị mất đi tự do chỉ vì muốn thúc đẩy nhân quyền. Điều tệ hại nhất là con số này có thể thấp hơn so với thực tế.” (Theo RFI, ngày 04/04/2018).

Tuyên bố của ÂXQT được đưa ra một ngày trước khi các Tòa án của nhà nước kết án 10 nhà đấu tranh dân chủ và xã hội dân sự, trong đó có Luật sư nổi tiếng Nguyễn Văn Đài bị án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Tổng cộng số năm tù của 10 người, bị cáo buộc vào tội danh “Lật đổ chính quyền nhân dân”, hay “tuyên truyền chống nhà nước” là 96 năm tù giam và 32 năm quản chế. Bốn phiên tòa này đã diễn ra theo sắp đặt và ý muốn của nhà nước ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội và Thái Bình từ ngày 04 đến 12/04/2018.

Vậy mà, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng vẫn có thể chối biến để nói ngày 05/04 (2018) rằng “Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, không có việc những người bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ.”

DÂN CHỦ THEO ĐẢNG

Vậy điều được gọi là “quan điểm của Đảng về dân chủ” và “xây dựng nền dân chủ” ở nước Việt Nam Cộng sản là gì ?

Trước hết đó là thứ dân chủ trá hình do đảng vẽ ra và điều hành từ nội dung đến hình thức được gọi là “dân chủ trực tiếp” và “dân chủ đại diện”.

Nhưng dù “trực tiếp” hay “đại diện” thì những kẻ được bầu cũng là người của đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam. Vì vậy, trên các Hội đồng Nhân dân là Ban đảng địa phương cai trị. Và trên Quốc hội là Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đảng.

Tuy không có bất cứ văn kiện nào minh thị cho phép Đảng quyền ngồi trên Hành pháp, hay Pháp quyền cũng phải nằm dưới Đảng quyền nhưng thực tế mọi việc từ nhỏ đến lớn ở Việt Nam đều do Bộ Chính trị của một nhúm người quyết định tất cả.

Tỷ dụ như Bộ Chính trị khóa đảng XII chỉ có 18 Ủy viên do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu thì không những chỉ điều khiển 4.5 triệu đảng viên mà cả 94 triệu người Việt Nam. Nhúm người này còn điều khiển cả Chính phủ và Quốc hội.

Do đó, mọi việc của Lập pháp và Hành pháp ở Trung ương phải được sự đồng ý của Bộ Chính trị. Cũng như thế ở địa phương, ông việc của Hội đồng Nhân dân không thể qua mặt Đảng ủy cơ sở. Hơn thế nữa, những vấn đề lớn của địa phương, muốn cho “ăn chắc mặc bền” thì cứ thỉnh ý Trung ương cho vừa lòng nhau.

Lý do có “chồng chéo” lên nhau vì nhiều Lãnh đạo Đảng cũng là lãnh đạo Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp hay là Đại biểu Quốc hội. Ơ cấp địa phương cũng ít khi mà có thể tách đảng ra khỏi Hội đồng nhân dân.

Đó là lý do tại sao “đảng quyền” và “chính quyền” ở Việt Nam đã được người dân gói gọn vào mấy chữ “vừa đá bóng vừa thổi còi” cho tiện việc.

Vì tập quán “ăn trùm quyền lực” của đảng cứ mỗi ngày một phình to ra nên nhân dân phải để mọi việc cho nhà nước lo. Do đó, những khẩu hiệu như : “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, hay “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, hoặc là “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ...” không có nghĩa gì trong đời sống hàng ngày. Mục đích viết ra chỉ để gõ cho kêu mà thôi, trong bụng chả có gì.

Do đó mới có chuyện đội ngũ tuyên truyền của Ban Tuyên giáo đã phải nhảy chổm lên như bị kiến lửa đốt mỗi khi thứ dân chủ xã hội chủ nghĩa giả tạo của Việt Nam bị tấn công.

Bằng chứng như báo QĐND đã viết:”Những thành tựu to lớn của Đảng, Nhà nước và của nhân dân ta trong quán triệt và thực hành nền dân chủ nhân dân là một thực tế sinh động không ai có thể phủ nhận được. Ấy vậy mà các thế lực thù địch vẫn ra sức xuyên tạc bản chất của chế độ dân chủ và những thành tựu về dân chủ ở nước ta với những thủ đoạn, biện pháp vừa trắng trợn, vừa tinh vi và đều nhằm tới mục đích là chống phá cách mạng Việt Nam, hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vai trò của Nhà nước XHCN, phủ nhận bản chất ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta.” (QĐND, 28/03/2018)

DÂN CHỦ ĐẤT SÉT

Nhưng “ưu việt” ở chỗ mô, khi mà người dân không được quyền tự do tư tưởng, ra báo; đảng cầm quyền độc tài không chấp nhận đa nguyên đa đảng; không có ứng cử và bầu cử tự do; cứ mãi trì hoãn trình ta Quốc hội hai Luật biểu tình và lập hội để tước bỏ quyền dân.

Chỉ bấy nhiêu chuyện đảng còn nợ dân để tiếp tục tham quyền cố vị đã chứng minh có đốt đuốc đi tìm cũng không thấy được cái ưu việt nó nằm chỗ nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tại sao ? Vì Việt Nam ngày nay vẫn còn có nhiều cái đầu đất sét ăn sâu bám rễ trong Bộ Chính trị, Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo, Tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Tiêu biểu như vào năm 2011, cả nước đã “bừng con mắt dậy thấy mình chơi vơi” khi biết Bà Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, khi ấy là Phó Chủ tịch Nước đã hát trên báo Nhân Dân, cơ quan tiếng nói của Ban Chấp hành Trung ương đảng rằng:"Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản, nhưng chưa tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội." (Nhân Dân, ngày 5/11/2011)

Bảy năm sau, dù đảng đã khan cổ tuyên truyền mà ông Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Vĩnh Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng vẫn phải ca tiếp Bản nhạc Nguyễn Thị Doan.

Ông viết trên báo QĐND :”Trong bối cảnh hiện nay, trước những tác động to lớn, toàn diện của tình hình thế giới, khu vực, trong nước, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, thâm độc và những hạn chế, bất cập của việc thực hiện dân chủ ở nước ta, để tiếp tục khẳng định bản chất ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta, cần quan tâm làm tốt một số vấn đề sau đây:

Thường xuyên quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân ở những nơi khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ, về xây dựng và thực hành nền dân chủ XHCN, một nền dân chủ gấp triệu lần nền dân chủ tư sản.”

Ông Thắng nêu lên trình độ dân trí thấp để bảo vệ luận điểm có nhiều người ở Việt Nam chưa hiểu rõ giá trị của “nền dân chủ XHCN” là ông đã coi thường dân.

Chuyện này cũng giống như con người, bị lên án là “bất bình thường” Hoàng Hữu Phước, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, đã đề nghị bỏ hai dự Luật lập hội và Luật biểu tình. Phước nói với Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2011: "Biểu tình là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình" và "Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn".

Cùng ngày, khi trả lời báo Tuổi Trẻ tại hành lang Quốc hội, Phước nói:” Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình.”

Nhưng liệu đảng có dám tổ chức trưng cầu ý dân để xem có mấy ai còn muôn tiếp tục kiên định thứ Chủ nghĩa thoái trào và lạc hậu Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, hay muốn cứ để cho đảng độc quyền và độc tài cai trị suốt đời ?

Nếu đảng CSVN chưa dám làm vì lòng dạ đảng còn xốn xang, tâm tư còn bức xúc, bực rọc và lo âu cho số phận cũng là điều dễ hiểu.

Bằng chứng như một tài liệu của Ban Tuyên giáo đã được in sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2007 đã phản ảnh tâm trạng sợ đa nguyên đa đảng hiện nay.

Tại liệu viết:”Thực chất những luận điệu hô hào, cổ súy đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không có mục đích gì khác là muốn hạ thấp và đi tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam.”

Khổ nỗi là cũng đã có không thiếu những viên chức cao cấp, trí thức và lão thành cách mạng Cộng sản cũng đòi “đã đổi mới kinh tế thì phải đổi mới chính trị” để thu hút sự đóng góp xây dựng đất nước của toàn dân.

Họ nêu bằng chứng thất bại của chủ trương lạc hậu “đảng phải lãnh đạo” và “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” đã tạo ra một nền kinh tế không co tự do và phải tiếp tục lệ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt với Trung Hoa, để tồn tại. Và với hoàn cảnh công nhân phải làm thuê cho nước ngoài ngay trên quê hương mình và bên ngoài Việt Nam mới sống nổi cho thấy còn lâu lắm Việt Nam mới tự lực cánh sinh được.

Tình hình này đã được phản ảnh trên Báo cáo "Chỉ số tự do kinh tế 2018" của Quỹ Heritage ở Washington công bố hôm 02-02-2018. Heritage xếp Việt Nam vào hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33) và Campuchia (58,7, điểm hạng 22). (Theo báo Tuổi trẻ online, TTO, ngày 04/02/2018)

Như vậy, chừng nào tư duy của những cái đầu đất sét trong đội ngũ tuyên truyền chưa gột tẩy được não trạng khô cứng và cằn cỗi để tiếp tục ăn nói lạc lõng như lý luận dưới đây của ông Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Thắng thì Việt Nam còn chậm tiến dài dài.

Ông Thắng viết:”Thực chất luận điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người có nhận thức hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong xã hội; làm suy giảm và có thể đi đến mất dần niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực chất của luận điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là tìm cách xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, lái nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta sang nền dân chủ tư sản; gây nên những khó khăn trong quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, nhất là làm cho chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế suy giảm, văn hóa xuống cấp, các mâu thuẫn và xung đột xã hội ngày càng gia tăng, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Và nếu cứ nghe theo “lời khuyên” của các thế lực thù địch, cơ hội, chiều theo sự đòi hỏi phi lý của những người (hoặc là do thiếu hiểu biết, hoặc là do động cơ không trong sáng) để thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thì điều gì sẽ xẩy ra? Điều chắc chắn có thể khẳng định là, chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ đứng trước nguy cơ bị tan rã, chẳng những người dân không được dân chủ, mà xã hội cũng rơi vào rối loạn, khủng hoảng, đình trệ, không phát triển được.”

(Theo Tạp chí Cộng sản điện tử (TCCSĐT), ngày 28/2/2017)

Viết trên báo tư tưởng hàng đầu của đảng như thế thì qủa thật ông Nguyễn Vĩnh Thắng đã coi thường trình độ của không ít người Việt Nam ở Thế kỷ 21.

Bởi vì lối lập luận kiểu “rung cây dọa khỉ” của ông chỉ gây thêm nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của đảng khi so với thành qủa thực tế trên các lĩnh vưc kinh tế, chính trị, quốc phòng và văn hóa.

Điều này càng làm cho thái độ kiêu căng “tính ưu việt” của cụm từ “Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam u tối hơn. -/-

Phạm Trần

(04/018)
 
Thông Báo
Thông báo về Chương Trình Đại Hội Fatima Lần Thứ 2 Tại Missouri từ ngày 14 đến 17 tháng 6 năm 2018
Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima
22:20 18/04/2018
THÔNG BÁO ĐẠI HỘI FATIMA LẦN THỨ 2

Chúng con hân hạnh xin thông báo, Đại Hội Fatima lần thứ 2 sẽ được tổ chức tại Dòng Sứ Giả Fatima 150 Hwy WW, St. Clair, Missouri 63077, từ Thứ Năm ngày 14 đến Chúa Nhật ngày 17 tháng 6 năm 2018. Chúng con chân thành kính mời Qúi Đức Cha, Qúi Cha, Qúi Tu Sĩ và Quí Vị đến tham dự Đại Hội Fatima nhân dịp mừng kỷ niệm 30 năm 118 Thánh Tử Đạo VN được phong thánh. Đại Hội Fatima hướng về các Thánh Tử Đạo VN cảm tạ, tôn vinh Mẹ Fatima và lòng Thương Xót Chúa, cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam và hoà bình thế giới.

- Trong 4 ngày Đại Hội sẽ có các Thánh Lễ tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa, Mẹ Fatima và các Thánh Tử Đạo VN, các buổi hội thảo về Lòng Thương Xót Chúa và Sứ Điệp Fatima, Bí Tích Hoà Giải và văn nghệ.

- Ban Tổ Chức sẽ cung cấp miễn phí vấn đề ẩm thực cho Qúi Khách hành hương trong 4 ngày Đại Hội.

- Qúi Vị đến tham dự qua đường máy bay xin đến phi trường Quốc Tế St. Louis Lambert cách nhà dòng khoảng 58 miles.

- Qúi vị lái xe đến tham dự Đại Hội muốn thuê hotels và motels chung quanh thành phố Dòng Sứ Giả Fatima xin xem phần giới thiệu hotels/motels trong facebook messengersoffatima@gmail.com và website www.dongsugiafatima.com.

- Ngoài ra nhà dòng có đất cho những Qúi Vị muốn dựng lều ngoài trời.

Mọi chi tiết xin liên lạc với Thầy Micheal số điện thoại 432-248-5610 hay anh Phú 832-526-3475.

Dòng Sứ Giả Fatima hân hạnh thông báo và kính mời.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Biển Vắng/Empty Beach
Robert Helfman
08:31 18/04/2018
BIỂN VẮNG / EMPTY BEACH
Ảnh của Robert Helfman
Biển hiền hòa và đẹp lắm Anh ơi
Nhưng hôm nay biển lại buồn vời vợi
Biển cô đơn bởi vắng người lui tới
Như vắng Anh mình Em lẻ trên đời
(Trích thơ của Trần Thị Thủy)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 19/4/2018: ĐHY Ernest Simoni quả quyết trừ quỷ từ xa bằng Mobile Phone cũng có hiệu quả
VietCatholic Network
16:05 18/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 18 tháng Tư.

2- Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Giáo Hội cần thêm nhiều ngôn sứ”.

3- Đức Thánh Cha nói: “Theo Đức Kitô vì đức tin chứ đừng vì tư lợi”.

4- Đức Thánh Cha viếng thăm ”Giáo xứ chuồng chim" tại Roma.

5- Phát triển một tầm nhìn “Công Giáo” về sự hiệp nhất.

6- Đức TGM George Gänswein nói về Sinh Nhật thứ 91 của ĐGH danh dự Bênêđíctô XVI.

7- Đức Hồng Y Ernest Simoni quả quyết trừ quỷ từ xa bằng Mobile Phone cũng có hiệu quả.

8- Một nữ tu người Úc bị chính quyền Phi Luật Tân bắt vì điều tra những vi phạm nhân quyền.

9- Tình trạng của các tín hữu Kitô tại dải Gaza, Trung Đông.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Lời Thiêng.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 19/04/2018: Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 mừng sinh nhật thứ 91
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:22 18/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 kỷ niệm sinh nhật lần thứ 91

Hôm thứ Hai 16 tháng 4, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 91 một cách lặng lẽ trong tu viện “Mẹ Giáo Hội” ở Vatican, nơi ngài về hưu.

Ngày sinh của Đức Joseph Ratzinger đã được một số người xem như một dấu hiệu của Ơn Quan Phòng của Thiên Chúa. Đó chắc chắn là một dấu chỉ cho những điều sẽ xảy đến. Vị Giáo Hoàng tương lai Bênêđictô XVI được sinh ra vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, 16 tháng 4 năm 1927. Nơi sinh của ngài là Marktl-an-Inn, một ngôi làng nhỏ bé cách Altoetting, đền thờ Thánh Mẫu lớn nhất trong miền Bavaria chưa đầy một giờ đi bộ.

Năm 1927 cũng là năm Charles Lindbergh hoàn thành chuyến bay thẳng đầu tiên vượt Đại Tây Dương. Vị Giáo hoàng lúc đó là Đức Piô XI – là người kế vị Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, đã mừng sinh nhật lần thứ 85 của mình, lần sinh nhật cuối cùng của ngài khi còn ở ngôi giáo hoàng với Thánh Lễ tại Nhà Nguyện Thánh Phaolô của Vatican. Đó là ngày 16 tháng 4 năm 2012. Suy tư về cuộc đời trường thọ và đầy những biến cố, ngài tuyên bố ngài đang “phải đối mặt với chặng cuối cùng” của cuộc hành trình trong cuộc lữ hành trần thế của mình. “Tôi không biết những gì đang chờ đợi tôi”, ngài nói, “Nhưng tôi biết rằng ánh sáng của Thiên Chúa ở đó, rằng Ngài đã sống lại, ánh sáng của Ngài mạnh hơn tất cả bóng tối, sự tốt lành của Thiên Chúa mạnh hơn mọi điều ác trong thế giới này, và điều này giúp tôi tự tin tiến bước, điều này giúp chúng ta tiến lên phía trước”.

2. Triển vọng về một Thượng Hội Đồng Giám Mục về Phụ nữ

Giáo Hội Công Giáo ở châu Mỹ Latinh phải công nhận và đánh giá cao vai trò của phụ nữ và chấm dứt việc dùng họ đơn thuần như những người lao động phục tùng trong các giáo xứ. Các thành viên của ủy ban giáo hoàng về châu Mỹ Latinh đã nhấn mạnh như trên.

Ngoài ra, vào cuối cuộc họp toàn thể của ủy ban giáo hoàng về châu Mỹ Latinh từ ngày 6 đến ngày 9 vừa qua tại Vatican, các thành viên của ủy ban đã đề nghị Giáo Hội tổ chức một Thượng Hội Đồng Giám Mục “về chủ đề phụ nữ trong cuộc sống và sứ mệnh của Giáo Hội”.

Tài liệu cuối cùng của cuộc họp cổ vũ việc trao cho phụ nữ nhiều trách vụ xứng đáng với khả năng của họ hơn là chỉ xem họ là những lao công trong các thánh đường tại nhiều nơi ở Mỹ châu La tinh.

Tờ Quan Sát Viên Rôma tường thuật hôm thứ Năm ngày 11 tháng 4 rằng chủ đề của cuộc họp kéo dài bốn ngày, “Phụ nữ: trụ cột trong việc xây dựng Giáo hội và xã hội ở Mỹ Latinh”, đã được chính Đức Thánh Cha Phanxicô chọn.

Ngoài 17 Hồng Y và 7 Giám Mục là thành viên của ủy ban, Đức Thánh Cha đã mời một số phụ nữ Mỹ Latinh tham dự hội nghị này trong đó có tám giáo dân và sáu nữ tu.

3. Mỹ, Anh, Pháp đồng loạt tấn công Syria. Đức Hồng Y Bechara Rai lên án chiến tranh

Khoảng 4 giờ sáng giờ địa phương ngày thứ Bẩy 14 tháng Tư, thủ đô Damascus của Syria đã nổ tung với hàng loạt hỏa tiễn. Những đám cháy dữ dội làm sáng rực bầu trời ngay sau khi Tổng thống Donald Trump kết thúc bài diễn văn của ông vào tối thứ Sáu.

Mỹ đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự cùng với các lực lượng Anh và Pháp với chiêu bài là triệt hạ các cơ sở vũ khí hóa học của chế độ Syria sau các cáo buộc là chính phủ Syria dùng đến vũ khí hóa học vào cuối tuần trước ở Douma, một vùng ngoại ô của Damascus.

Một cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc sau đó xác nhận ba địa điểm đã bị tấn công: hai ở Damascus và một ở Homs. Các địa điểm này đều được coi là có liên quan đến việc lưu giữ, hoặc thử nghiệm vũ khí hoá học. Các hệ thống phòng không của Syria đã đáp trả lại các cuộc tấn công nhưng Mỹ cho biết họ đã không bị tổn thất trong những cuộc không kích ban đầu.

Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin, mô tả các cuộc tấn công như là một hành động gây hấn và cho biết cuộc tấn công sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria. Ông Anatoly Antonov, đại sứ Nga tại Mỹ, nói “những hành động như vậy sẽ không thể không có những hậu quả” và cho rằng Mạc Tư Khoa đang bị đe dọa.

Đài truyền hình nhà nước Syria đã cho thấy một đoạn video trong đó tổng thống Bashar al-Assad đến nơi làm việc vào sáng thứ Bảy sau cuộc tấn công. Theo quân đội Nga, hệ thống phòng không của Syria, do Nga cung cấp, đã chặn được 71 trong số 103 tên lửa trong các cuộc tấn công do Hoa Kỳ lãnh đạo. Các hệ thống phòng không của Nga do quân Nga trú đóng tại Syria điều khiển đã không phản ứng lại các tên lửa của Mỹ, Anh và Pháp.

Nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei - một đồng minh của Bashar al-Assad - đã lên án cuộc không kích do Hoa Kỳ lãnh đạo, mô tả các nhà lãnh đạo Pháp, Anh và Mỹ là “bọn tội phạm”.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ hoan nghênh cuộc tấn công này, mô tả các cuộc không kích là “phản ứng thích hợp” đối với việc sử dụng vũ khí hóa học ở Douma vào thứ 7 tuần trước.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết bốn máy bay Tornado đã cất cánh từ Síp trong cuộc tấn công ở Homs.

Các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, Pháp đã bắn 12 tên lửa từ các máy bay chiến đấu và các tàu khu trục nhỏ.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông António Guterres, đã kêu gọi “tất cả các quốc gia thành viên thể hiện sự kiềm chế trong những tình huống nguy hiểm này”.

Tại Li Băng, Đức Hồng Y Bechara Rai của Công Giáo nghi lễ Maronite kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới ngưng ngay cuộc chiến ở Syria và hoạt động cho một nền hòa bình toàn diện thông qua các phương tiện ngoại giao.

Đức Hồng Y Rai nói: “Trong khi các cường quốc đang nổi trống thúc giục một cuộc chiến tranh mới chống Syria, chúng tôi lấy làm tiếc về sự vắng mặt của một ngôn ngữ hòa bình từ miệng các quan chức cao cấp trong thế giới chúng ta ngày nay”

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: “Bi thảm nhất là trái tim của họ không có cảm xúc tình người nào đối với hàng triệu người dân Syria vô tội đã bị buộc phải trốn khỏi vùng đất của họ dưới ngọn lửa chiến tranh, tàn phá, khủng bố và bạo lực.”

Đức Hồng Y Rai nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi lương tâm của các cường quốc và cộng đồng quốc tế hãy hành động để chấm dứt chiến tranh và mang lại một nền hòa bình công chính, trọn vẹn và bền vững thông qua các phương tiện chính trị và ngoại giao, chứ không phải những nỗ lực quân sự.”

4. Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói về Sinh Nhật thứ 91 của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16

Đức Bênêđíctô XVI kỷ niệm sinh nhật thứ 91 trong lặng lẽ và thanh thản với hiền huynh của ngài. Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký của Đức Bênêđíctô XVI đã cho biết như trên.

Đức Tổng Giám Mục nói:

“Ngài ăn mừng Sinh Nhật với hiền huynh đang có mặt với chúng tôi trong những ngày này. Buổi sáng, chúng tôi cùng lần chuỗi Mân Côi trước khi ban nhạc của các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ dành cho ngài một sự ngạc nhiên nhỏ, rất điển hình ở Đức, họ chơi hai hoặc ba bài hát sau các bài phát biểu ngắn”

Về sức khoẻ của Đức Bênêđíctô XVI, Đức Tổng Giám Mục cho biết tình trạng của Đức nguyên Giáo Hoàng cũng giống như một vài tuần trước, khi ngài viết lời cám ơn một cơ quan truyền thông của Ý. Trong lá thư đó, Đức Bênêđíctô XVI thừa nhận có sự suy giảm về thể chất của ngài.

Đức Tổng Giám Mục nói thêm:

“Tâm trí của ngài vẫn rất minh mẫn, dù sức mạnh thể lý có giảm xuống một chút. Ngài vẫn giữ một tinh thần lạc quan, đặc biệt là trong buổi cử hành Sinh Nhật này. Điều quan trọng là ngài có thể hiện diện chung vui với mọi người. Cho dù ngài có đang viết điều gì hay không có lẽ không quan trọng. Tôi không biết, nhưng chính ngài nói rằng chúng ta không nên mong đợi bất cứ điều gì có tính chất học thuật.”

Những người gần gũi nhất với Đức Bênêđíctô XVI biết ngài rất nhớ quê hương Bavaria của mình và đó là lý do tại sao mỗi năm họ cố gắng mang đến cho ngài một chút quà từ quê hương gởi đến quốc gia nhỏ nhất thế giới này.

5. Đức Thánh Cha chủ sự buổi đọc kinh Mân côi đầu tháng Năm và tham sự cuộc họp với Con Đường Tân Dự Tòng

Trong thông cáo đưa ra hôm 10 tháng Tư, ông Greg Burke, Giám đốc phòng Báo chí Tòa thánh, cho biết vào lúc 17h ngày 1 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm Santuario del Divino Amore ở Rôma để chủ sự buổi đọc kinh Mân côi khai mạc Tháng Hoa kính Đức Mẹ.

Ngoài ra, vào ngày thứ Năm 5 tháng 5, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ tọa một cuộc họp của Con Đường Tân Dự Tòng ở khu phố Tor Vergata của Rôma nhân dịp kỉ niệm năm mươi thành lập phong trào này ở Rôma.

6. Vatican công bố Công nghị Tuyên thánh

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ tọa một Công nghị để chuẩn y một vài án tuyên thánh. Vatican đã tuyên bố như trên hôm thứ Tư 11 tháng Tư.

Công nghị được triệu tập vào ngày 19 tháng 5, rất có thể sẽ xác nhận ngày tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero.

Cuộc họp của các Hồng Y và các cáo thỉnh viên các án tuyên thánh thường được gọi là “công nghị bình thường”, chính thức kết thúc tiến trình phê chuẩn một vị thánh mới.

Trong khi chưa định ngày chính thức, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã nói rằng việc tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục sẽ diễn ra vào cuối của Thượng Hội Đồng Giám Mục về thanh thiếu niên và sự phân định ơn gọi, được dự trù diễn ra từ ngày 3 đến 28 tháng Mười.

Hôm 6 tháng 3, trong một cuộc họp với Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận một phép lạ do Đức Phaolô Đệ Lục can thiệp. Đức Phaolô Đệ Lục, tức là Đức Giovanni Battista Montini, đã ở ngôi giáo hoàng từ năm 1963 đến năm 1978.

7. Án Tuyên Thánh cho Đức Tổng Giám Mục Romero

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cũng trong cuộc họp hôm 6 tháng 3, Đức Giáo Hoàng, là người đã nhiều lần bày tỏ sự ngưỡng mộ của ngài đối với Đức Tổng Giám Mục Romero trong nhiều dịp khác nhau, cũng đã ký vào sắc lệnh công nhận một phép lạ cần thiết để tuyên thánh cho vị tổng giám mục bị sát hại.

Trước đó, mặc dù án tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Romero đã được mở tại Vatican vào năm 1993, tiến trình này đã bị trì hoãn trong nhiều năm giữa các cuộc tranh cãi sâu rộng về việc ngài đã bị giết vì đức tin hay vì những lập trường chính trị chống lại chính phủ Salvador và chống lại các đội tử thần tại quốc gia này.

Chân Phước Romero bị ám sát năm 1980 trong khi cử hành Thánh Lễ tại nhà nguyện của một bệnh viện địa phương, một ngày sau khi kêu gọi chính phủ chấm dứt vi phạm nhân quyền chống lại dân chúng.

8. Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput lập chuẩn giáo xứ mới cho người Công Giáo gắn bó với Thánh Lễ Latin truyền thống.

Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia đã tạo ra một ‘chuẩn giáo xứ’ (quasi-parish) mới cho người Công Giáo quan tâm đến Thánh Lễ Latin truyền thống.

Ðiều 516, triệt 1 của bộ Giáo Luật định nghĩa ‘chuẩn giáo xứ’ (quasi-parish) là một cộng đoàn tín hữu trong một Giáo Hội địa phương được ủy thác cho một tư tế như là chủ chăn riêng, nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt chưa được thiết lập thành giáo xứ.

Từ ngày 1 tháng 8 tới đây, giáo đường St. Mary ở Conshohocken trước đây dự trù sẽ bị sáp nhập vào năm 2014 - sẽ được trao cho Huynh Đoàn Thánh Phêrô (FSSP). Nếu chuẩn giáo xứ này được cho là thành công, Đức Tổng Giám Mục Chaput có thể ban cấp quy chế giáo xứ.

Đức Tổng Giám Mục Chaput nói: “Để đáp lại sự quan tâm ngày càng tăng, đã đến lúc cần phải cung cấp các chăm sóc mục vụ bổ sung cho những ai muốn tham dự việc thờ phượng Thiên Chúa dưới Hình Thức Ngoại Thường”.

Ngài nói thêm: “Trong khi vẫn còn phải xem liệu cộng đồng này có thể phát triển thành một giáo xứ hay không, thì việc thành lập một chuẩn giáo xứ để cung cấp sự chăm sóc tinh thần này dường như là thích hợp nhất vào thời điểm hiện nay”.

9. Vài nét về Huynh Đoàn Thánh Phêrô

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Huynh Đoàn Thánh Phêrô – gọi tắt là FSSP, xin phân biệt với Huynh Đoàn Thánh Piô X, là một hiệp hội quốc tế các linh mục cử hành thánh lễ dưới Hình Thức Ngoại Thường của nghi thức Rôma. FSSP hiện đang hoạt động tại 39 giáo phận ở Hoa Kỳ, và có 96 linh mục làm việc tại 54 nơi thờ phượng trên toàn cõi Hoa Kỳ.

Năm nay, Vatican cũng đã ban phép đặc biệt cho FSSP cử hành phụng vụ Tuần Thánh theo các hình thức trước năm 1955.

Sau khi giáo xứ St Mary không còn là một giáo xứ độc lập vào năm 2014, Đức Tổng Giám Mục Chaput đã giao ngôi nhà thờ này cho cộng đồng Ba Lan làm nơi thờ phượng. Ông David Swedkowski, giám đốc điều hành của Hiệp Hội Đức Maria của người Mỹ gốc Ba Lan, hoan nghênh việc thiết lập chuẩn giáo xứ này.

Ông nói: “Hiệp Hội sẽ tiếp tục tồn tại và tập trung vào việc quảng bá di sản Ba Lan tại quận Montgomery và tiếp tục gây quỹ để giúp cho Huynh Đoàn Thánh Phêrô có thể chăm sóc thành công cho chuẩn giáo xứ Đức Maria.”

10. Ngoại trưởng Algeria nói chính phủ của ông hoàn toàn đồng thuận với án tuyên Chân Phước cho 7 đan sĩ dòng Trap.

Trong một cuộc phỏng vấn với FRANCE 24, Bộ trưởng Ngoại giao Algeria là ông Abdelkader Messahel nói rằng chính phủ của ông và nói chung là người Algeria hoàn toàn đồng thuận với Tòa Thánh trong việc phong chân phước cho bảy đan sĩ người Pháp bị giết tại Algeria trong cuộc nội chiến hồi thập niên 1990.

Tháng 12, 1991 Mặt trận Cứu nguy Hồi Giáo thắng lớn trong vòng thứ nhất trong hai vòng của cuộc tuyển cử Quốc Hội. Trước nguy cơ thành lập một chính phủ Hồi Giáo quá khích, chính quyền Algeria can thiệp vào ngày 11 tháng Giêng 1992 và hủy bỏ kết quả bầu cử.

Nội chiến giữa chính quyền Algeria và các nhóm Hồi Giáo Vũ Trang bùng nổ và kéo dài cho đến tháng 10, 1997. Hơn 100,000 thường dân vô tội bị các nhóm Hồi Giáo vũ trang giết hại trong giai đọan này.

Vào ngày 27 tháng Ba năm 1996, 7 đan sĩ dòng Trap bị bắt cóc. Đến ngày 21 tháng Năm thì nhóm Hồi Giáo Vũ Trang Algeria tuyên bố nhận trách nhiệm đã tàn sát các đan sĩ này. Ngày 30 tháng Năm 1996, người ta tìm thấy thủ cấp các vị, nhưng không tìm thấy phần thi thể còn lại. Cái chết của 7 đan sĩ dòng Trap gây ra nhiều tranh cãi. Mặc dù nhóm Hồi Giáo Vũ Trang Algeria đã tuyên bố nhận trách nhiệm giết hại các vị, tướng Pháp François Buchwalter cả quyết là chính quân đội Algeria đã giết các đan sĩ người Pháp này.

11. Những diễn biến sau cuộc tàn sát

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Dòng Trap có trụ sở tại Tibhirine, nước Algeria. Đây là một chi nhánh của dòng Xitô, được thành lập vào năm 1938 ở thành phố Medea, cách thủ đô Algiers 90 km về phía Nam.

Ngoài 7 đan sĩ nói trên, còn có một vị Giám Mục khác là Đức Cha Pierre Claverie sinh năm 1938, bị giết năm 1996. Trong công việc mục vụ, ngài luôn để chăm sóc người Hồi Giáo nên người Hồi Giáo Algeria rất thương mến ngài và gọi ngài là Giám Mục của người Hồi Giáo. Ngài qua đời trong một vụ ám sát bằng bom khi cùng người tài xế đi đến tòa Giám Mục. Tang lễ của ngài được nhiều người Hồi Giáo tham dự.

Ngày 27 tháng Giêng vừa qua, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành nghị định cứu xét việc tuyên phong chân phước cho các đan sĩ này và Đức Cha Pierre Claverie.

Vụ tàn sát dã man các đan sĩ dòng Trap đã được giới điện ảnh Pháp làm thành phim có tựa đề “Des Hommes Et Des Dieux”, được trao giải thưởng Grand Prix tại đại hội điện ảnh Cannes, ở Pháp.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã viết lời tựa cho một cuốn sách bằng tiếng Pháp viết về bảy tu sĩ dòng Trap này.

Ngài viết:

“Hai mươi năm sau cái chết của họ, chúng ta được mời gọi là dấu chỉ của sự đơn sơ và lòng thương xót trong thời đại chúng ta, trong việc thực hành hàng ngày việc cho đi chính mình, theo gương Chúa Kitô,” Đức Giáo Hoàng đã viết như trên trong lời nói đầu cuốn sách có tựa đề: Tibhirine: L'heritage; nghĩa là Di sản Tibhirine, vừa được ra mắt công chúng hôm 6 tháng Tư, 2016.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngoài lòng thương xót, “sẽ không có cách nào khác để chống lại cái ác đã dệt thành một mạng nhện trong thế giới của chúng ta.”

12. Đức Thánh Cha chia buồn với quốc gia Algeria trong tai nạn máy bay quá thảm khốc

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bày tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho những người bị ảnh hưởng bởi một tai nạn máy bay rơi bi thảm nhất trong lịch sử Algeria với 257 hành khách thiệt mạng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi tai nạn này xảy ra ngay sau khi chiếc máy bay cất cánh chỉ có vài phút từ phi trường quân sự Boufarik ở phía Tây của thủ đô Algiers vào hôm thứ Tư 11 tháng Tư.

Trong một bức điện tín được Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin, gởi đến Đức Tổng Giám Mục Paul Desfarges của thủ đô Algiers, thay mặt cho ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và tham gia trong tinh thần với người dân Algeria đang than khóc cho các nạn nhân. Algeria tuyên bố quốc tang trong 3 ngày bắt đầu từ thứ Năm 12 tháng Tư.

Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị ảnh hưởng.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã lên tiếng cầu xin sự trợ giúp của Thánh Linh trên Giáo Hội và đất nước Algeria.

13. Vatican nên thương thảo với Bắc Kinh như thế nào? Quan điểm của cựu đại sứ Canada tại Bắc Kinh

Giáo sư David Mulroney từng là đại sứ Canada tại Bắc Kinh từ năm 2009 đến năm 2012. Ông hiện đang là hiệu phó trường Đại học St Michael's ở Toronto, Canada. Trong một bài đăng trên Catholic Herald hôm thứ Năm 12 tháng Tư, 2018 với tựa đề “This is how the Vatican should deal with China” – “Đây là cách Vatican nên thương thảo với Trung Quốc”, ông viết như sau:

Trung Quốc có một khả năng đáng nể trong việc lừa dối những người trí thức. Cuộc “Đại nhảy vọt” của Mao, một thử nghiệm cuối thập niên 1950 đã được thiết kế để biến Trung Quốc thành một cường quốc công nghiệp, là một thất bại khổng lồ làm cho hàng triệu người phải chết đói. Nhạy cảm với những lời chỉ trích gia tăng, Trung Quốc đã tổ chức các chuyến tham quan được nghiên cứu cẩn thận cho các nhà lãnh đạo công luận quốc tế với hy vọng họ sẽ tuyên bố điều mà Trung Quốc muốn họ nói ra.

Tổng thống Pháp François Mitterrand và tướng Anh Field Marshal Montgomery đã phát biểu một cách dại dột rằng không hề có nạn đói ở đất nước này. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng không hoàn toàn tránh được cạm bẫy này của Trung Quốc trong một tuyên bố được đưa ra hồi năm 2013 khi ông ca ngợi “nền độc tài chút đỉnh” của Trung Quốc đã mang lại những thành công vang dội cho kinh tế của nước này.

Và các nhà quan sát Trung Quốc lại có cơ hội mỉm cười toe toét trước tuyên bố gần đây của Đức Giám Mục Marcelo Sánchez Sorondo, giám đốc tất cả các viện hàn lâm khoa học của Giáo Hội Công Giáo tại thánh đô Rôma, rằng chúng ta nên nhìn Trung Quốc như một gương mẫu thực hiện xuất sắc các học thuyết xã hội Công Giáo.

Trước những thành tích vi phạm nhân quyền tồi tệ của Trung Quốc, nạn bán cơ phận tử tù, phá thai cưỡng bức, triệt hạ các thánh giá, san bằng các thánh đường, bắt bớ hàng giáo sĩ, những người Công Giáo trên thế giới bối rối trước một tuyên bố gây ngỡ ngàng như vậy. Sorondo là một quan chức cao cấp tại Vatican, hiện đang đàm phán với chính phủ Trung Quốc về một hiệp ước mới, trong đó bên cạnh những điều khác, sẽ có việc loại bỏ những trở ngại trong việc bổ nhiệm các giám mục, với hy vọng mang lại cho Giáo hội một sự thừa nhận nào đó đã được mong đợi rất lâu từ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cho đến nay, đảng đã lúc nóng lúc lạnh chuyển đổi liên tục giữa thái độ thù hằn hoàn toàn với Giáo Hội, như đã từng xảy ra từ thời Mao cho đến những năm 1980, và cả trong thời gian gần đây; và một sự khoan dung giới hạn khiến cho một số cộng đồng Công Giáo có thể phát triển ở một số nơi trong khi các linh mục và giám mục ở các nơi khác bị bỏ tù, các nhà thờ và thánh giá bị phá hủy và triệt hạ.

Trong một số khía cạnh, các nhà ngoại giao Vatican đang tham gia vào các loại đàm phán với các quan chức Trung Quốc, là những kẻ rất quyết liệt với các đối tác của họ trong các vấn đề về chủ quyền quốc gia, cần phải giữ trong trí một vài quy tắc cơ bản.

Thứ nhất, chúng ta cần xem Trung Quốc như nó là, chứ không phải như chúng ta muốn nó là. Bất chấp tất cả các tiến bộ không thể phủ nhận của nó, Trung Quốc vẫn còn dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, với mục tiêu chính là nắm vững quyền lực, bằng mọi giá. Đảng cảnh giác với bất kỳ tổ chức hoặc hệ thống tín ngưỡng nào khác có khả năng thúc đẩy hoặc truyền cảm hứng tự do cho các công dân Trung Quốc. Tôn giáo, do đó, được xem là một mối đe dọa, đặc biệt là Hồi giáo, Phật giáo Tây Tạng và Công Giáo, là những niềm tin vượt biên giới các quốc gia. Đó là lý do tại sao đảng đã thường xuyên khăng khăng khẳng định rằng tôn giáo ở Trung Quốc cần phải được “Trung hoa hóa”, nghĩa là làm sao để giới hạn trong phạm vi Trung Quốc nhiều hơn và có thể kiểm soát được.

Chuyến đi từ sân bay đến khu thương mại rực rỡ của Bắc Kinh nói lên sự tiến bộ to lớn mà Trung Quốc đã đạt được, là một ấn tượng rõ ràng không kém phần quan trọng đối với các nhà đàm phán Vatican, là những người đang được các quan chức khéo léo Trung Quốc tán tỉnh với những lời ngọt ngào nhất. Nhưng thực tế thì lộn xộn và phức tạp hơn nhiều. Các quyền tự do cơ bản, bao gồm cả tự do tín ngưỡng, vẫn bị đe doạ, và đó là những điều càng khó có khả năng thay đổi hơn bao giờ khi chủ tịch Tập Cận Bình củng cố quyền lực của mình.

Thứ hai, chúng ta cần phải gắn bó với các nguyên tắc của chính mình và biết lúc nào thì nên đứng dậy bước ra khỏi bàn đàm phán. Các nhà thương thuyết Trung Quốc là các chuyên gia trong việc giữ cho một thỏa thuận sắp đạt được cứ tiếp tục chơi vơi ngoài tầm với, để dẫn đến những nhượng bộ nhiều hơn nữa từ phía bên kia. Một khi cây bài đã được đặt xuống, nó không thể bị cướp lại. Nhưng nó sẽ được phân tích cẩn thận. Sự sẵn lòng của Vatican từ bỏ quan điểm trước đây của mình và chấp nhận bảy giám mục do chính phủ chỉ định, thậm chí còn phải trả giá cao hơn nữa là buộc hai giám mục trung thành của mình phải đứng qua một bên, đặc biệt khích lệ giới lãnh đạo Trung Quốc.

Thứ ba, và cuối cùng, các cuộc đàm phán với Trung Quốc không bao giờ kết thúc. Bất kỳ thỏa thuận nào đạt được với Trung Quốc cũng chỉ được tôn trọng cho tới một lúc nào đó, khi mà Trung Quốc tuyên bố rằng các “điều kiện thực tế đã thay đổi”. Điều thực sự có ý nghĩa là các thỏa thuận sẽ chỉ được tôn trọng chừng nào mà người Trung Quốc cảm thấy rằng các thỏa thuận này phục vụ lợi ích của họ. Nếu có vẻ như bên nước ngoài đang đạt được quá nhiều, thoả thuận sẽ được yêu cầu mở lại hoặc bị bác bỏ.

Có thể có những điểm tương đồng trong cuộc đàm phán giữa Trung Quốc với Vatican; và giữa Trung Quốc và các quốc gia khác. Tuy nhiên, chắc chắn có một sự khác biệt quan trọng. Bất kỳ cuộc trao đổi công khai nào giữa Giáo hội và Trung Quốc phải là một cơ hội cho việc phúc âm hóa. Đối tượng quan trọng nhất của Vatican không phải là bộ chính trị hay đảng cộng sản Trung Quốc, mà là người Trung Quốc. Năm 1956, Đức Hồng Y Ignatius Kung, Giám Mục của Thượng Hải, đã bị diễu hành thị chúng trước các khán giả trong sân vận động đua chó của thành phố này. Ngài đã bị giam cầm trong một cuộc đàn áp của nhà cầm quyền đối với Giáo hội, và nếu ngài công khai đầu hàng những người cộng sản tại sân vận động đua chó này, ngài có thể được đối xử tốt hơn. Nhưng khi micro đã được đặt trước mặt mình, Đức Hồng Y Kung đơn giản nói: “Vạn tuế Chúa Kitô. Vạn tuế Đức Giáo Hoàng.” Với mấy lời tung hô vạn tuế ấy, ngài phải ở trong tù cho đến năm 1985, sáu năm sau khi được Đức Gioan Phaolô II phong Hồng Y “in pectore”. Những năm tháng tù đầy của ngài là xứng đáng vì chứng tá dũng cảm và trung tín của ngài đã truyền cảm hứng cho người Công Giáo Trung Quốc qua nhiều thập kỷ bị khủng bố.