Ngày 20-04-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mục tử và đàn chiên
Lm Giacôbê Tạ Chúc
08:35 20/04/2010
MỤC TỬ VÀ ĐÀN CHIÊN

Chúa nhật hôm nay, thường được goi là: Chúa nhật Chúa Chiên lành. Ngày mà Giáo hội dành riêng để cầu nguyện cho ơn gọi làm linh mục, hay tu sỹ nam nữ. Hình ảnh mục tử và đàn chiên, được Kinh thánh sử dụng rất nhiều để chỉ Thiên Chúa, hay những người đứng đầu trong dân Thiên Chúa, như Thánh vịnh 23 diễn tả:

“Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.

Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.

Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi.

Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.”

Cũng như vị tướng xuất trận, luôn đi trước khi dẫn quân xung trận, và sẵn sàng đón nhận mọi hiểm nguy, cho quân lính của mình. Người chăn chiên cũng vậy, luôn đi trước đoàn chiên. Người chăn chiên không đi sau đoàn chiên để "chăn", nhưng đi trước để chiên "đi theo". Người chăn biết rõ chiên của mình và chiên nghe tiếng, đi theo người chăn. Theo ngôn ngữ Do Thái, động từ "biết" nói lên một mối tương giao thâm sâu, gần gủi (chứ không chỉ biết bằng trí óc), yêu thương như mối tương giao vợ chồng. Nói cách khác, biết ai tức là yêu thương, gắn bó với người ấy. Đức Giêsu yêu thương và gắn bó với đoàn chiên của mình là Giáo hội, tức là toàn Giáo hội và từng thành viên trong Giáo hội.

Mục tử có nhiệm vụ bảo vệ chiên của mình, trước mọi sự tấn công, vồ vập của thú dữ. Mục tử tốt lành là hy sinh mạng sống vì đàn chiên, mục tử không để đàn chiên bị xâu xé bởi chó sói: “Không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha.” (Ga 10:28,29).

Còn chiên thì luôn ở trong “ràn”, và nghe theo tiếng gọi của người mục tử: “ Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta” (Ga 10, 27). Khi người mục tử đến ra hiệu hoặc gọi tên, các con chiên của người ấy liền nhận ra và đi theo; nhưng chiên của người mục tử khác thì không theo, lại còn chạy trốn. Ràn thì chỉ có một, còn người đến để dẫn chiên ra thì nhiều; mục tử, thậm chí có cả kẻ trộm, kẻ cướp. Người mục tử và chiên luôn biết và nhận ra nhau qua ngôn ngữ, qua hành động hay các cử chỉ quen thuộc (ánh mắt, dáng đi, giọng nói...).

Người mục tử cần đến chiên, và chiên cũng cần có những người mục tử. Đức Giêsu chính là vị mục tử mẫu mực cho hết thảy những ai đi theo Ngài: “ Người chăn chiên tốt chính là Ta”(Ga 10, 14).
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:37 20/04/2010
KHÔNG VÌ NĂM ĐẤU GẠO MÀ CÚI LẠY

N2T


Thời đông Tấn, ở Sài Tang xuất hiện một thi nhân gọi là Đào Tiềm (chính là Đào Uyên Chính), ông ta không thích làm quan, nhưng vì để nuôi gia đình nên đến Bành Trạch để làm huyện lịnh.

Một hôm, trong quận phái một đốc bưu đến Bàng Trạch để thị sát, ông ta ở trong khách điếm và bắt Đào Uyên Chính lập tức đến gặp ông ta. Mặc dù Đào Uyên Chính coi khinh loại người giả mượn danh nghĩa ra lệnh, nhưng cũng không thể không đi, nên lập tức khởi hành. Viên thư lại trong huyện nhìn thấy ông ta mặc áo bình thường thì kinh ngạc nói:

- “Đại nhân, đi tham kiến đốc bưu thì phải mặc áo quan, thắt đai lưng”.

Đào Uyên Chính thở dài một tiếng rồi nói:

- “Ta không muốn vì năm đấu gạo quan ban cho mà khom lưng đi lạy tên tiểu nhân”.

Nói xong thì từ chức về nhà.

(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)

Suy tư:

Ở đời, có những người vì mấy ngàn đồng bạc mà cầm dao chém giết bạn mình, có người vì mấy tiếng nói qua lại không đáng gì mà đốt cháy nhà hàng xóm, có người vì ham một chút chức quyền cỏn con mà bán con gái mình cho phường vô lại dâm ô. Tất cả những chuyện ấy đã và đang xảy ra trong xã hội loài người, tại sao vậy ? Thưa, tại vì tham sân si bám vào tâm hồn họ như những con hàu bám vào mạn thuyền gỗ làm hư hoại thuyền ghe...

Có một vài người đã dâng mình làm tôi Chúa rồi, nhưng vì coi tiền bạc cao trọng hơn Chúa, nên đi lòn cúi những nhà giàu có để họ dâng cúng cho nhiều, làm “lủng đoạn” nề nếp truyền thống của giáo xứ; có những người vì ham mê quyền lực danh vọng, nên đã bán mất lương tâm của mình để được chức tước “năm đấu gạo”, nên họ không thể trở thành người môn đệ hiền lành và khiêm tốn của Chúa Giê-su; lại có những người cả đời theo chân Chúa Giê-su, nhưng lại không qua nổi ải “ái tình”, thế là họ đánh mất sự bình an trong lương tâm của mình...

“Không vì năm đấu gạo mà khom lưng lạy tên tiểu nhân”, câu nói khảng khái này đáng cho chúng ta suy nghĩ trong cuộc sống của mình.

Người Ki-tô hữu không vì tiền tài, danh vọng và xác thịt chỉ đáng giá “năm đấu gạo” mà đánh mất linh hồn cao quý của mình, linh hồn đã được Chúa Giê-su đổ máu ra để chuộc lại từ trong tay của ma quỷ.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:38 20/04/2010
N2T


33. Chúa Giê-su vác cây Thánh Giá trước mặt con, lại vì con mà chết trên Thánh Giá là vì để con cũng vác Thánh Giá, và cũng mong con chết trên Thánh Giá.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:39 20/04/2010
N2T


423. Giá trị chung cuộc của đời người là ở tại năng lực giác ngộ và suy tư, chứ không phải ở sự sinh tồn.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngài không cảm thấy cô đơn
Bùi Hữu Thư
05:13 20/04/2010
Ngài nói với Hồng Y Đoàn nhân dịp kỷ niệm 5 năm giáo triều

VATICAN, ngày 19 tháng 4, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với nhóm Hồng Y là ngài không cảm thấy cô đơn giữa các khó khăn và tấn công ngài và Giáo Hội đang gánh chịu trong các tuần lễ vừa qua.

Hôm nay Đức Thánh Cha nói như vậy trong một bữa tiệc buổi trưa tại dinh Giáo Hoàng, với sự tham dự của 46 Hồng Y.

Báo L’Osservatore Romano báo cáo: "Vào lúc này Đức Thánh Cha cảm thấy rõ ràng là ngài không cô đơn, ngài cảm thấy ngài có Hồng Y Đoàn chung quanh ngài và có thể chia sẻ với họ những ưu phiền, và niềm an ủi.”

Nhật báo tiếp: "Đức Thánh Cha muốn cám ơn Hồng Y Đoàn về sự yểm trợ ngài nhận được hàng ngày. Trên hết, vào lúc lời Thánh Augustin thành Hippo, được Công Đồng Vatican II trích dẫn, dường như đã được xác nhận, theo đó Giáo Hội phải lữ hành ‘giữa những áp bức của thế gian và ủi an của Thiên Chúa.’”

Nhật báo bán chính thức của Vatican viết là Đức Thánh Cha “đề cập đến các tội lỗi của Giáo Hội, ngài nhắc rằng Giáo Hội khi bị tổn thương và tội lỗi, thì càng cảm nghiệm nhiều hơn về những an ủi của Thiên Chúa.”

Tờ báo thêm: "Đặc biệt Hồng Y Đoàn là nguồn an ủi lớn lao nhất đối với Đức Thánh Cha.”

Theo tờ báo, Đức Giám Mục thành Rôma công nhận rằng trong “Giáo Hội có hai nguyên tắc: một là cá nhân và một là hiệp thông. Đức Thánh Cha có một trách nhiệm cá nhân, ngài không thể nào phân nhiệm; nhưng ngài lại được bao quanh bởi các giám mục của ngài.

"Và Đức Thánh Cha được bao quanh bởi Hồng Y Đoàn, có thể được mệnh danh theo từ ngữ Đông Phương, gần như là ‘thượng hội đồng’ của ngài, là nhóm thường trực đồng hành với ngài, giúp đỡ và yểm trợ ngài trong công việc của ngài.”

Ngồi bên Đức Thánh Cha Benedict XVI quanh bàn tiệc là các Hồng Y Tarcisio Bertone, Tổng Trưởng Ngoại Giao; Angelo Sodano, chủ tịch Hồng Y Đoàn; Roger Etchegaray, Chủ tịch hồi hưu của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình; Giovanni Battista Re, giám quản Bộ Hồng Y; Jose Saraiva Martins, giám quản hồi hưu của Bộ Phong Thánh; và Jozef Tomko, giám quản hồi hưu của Bộ Rao Giảng Tin Mừng.

Đức Thánh Cha Benedict XVI trở về ngày Chúa Nhật sau hai ngày tông du tại Malta.
 
Lm. Angelo Paoli dòng Cát Minh sẽ được phong Á Thánh vào ngày 25 tháng 4 năm 2010.
Lm. Joseph Hưng, O.Carm.
11:45 20/04/2010
LM. Angelo Paoli, O.Carm. (1642-1720)dòng Cát Minh sẽ được phong Á Thánh vào ngày 25 tháng 4 năm 2010.

Angelo Paolo sinh ngày 1 tháng 9 năm 1642 tại Argiliano, Massa, Italia ngày nay. Ngài có tên rửa tội là Phanxicô. Năm 1660 sau khi tốt nghịệp trung học, ngài vào dòng Cát Minh tại Fivizzano, và làm tập viện tại Siena. Ngài khấn tạm ngày 18 tháng 12 năm 1661; sau đó học triết học và thần học tại Pisa và Florence. Ngài thụ phong linh mục ngày 7 tháng 1 năm 1667.

Cuộc đời của ngài có thể chia làm hai giai đoạn: thời gian sống tại Tuscany và thời gian sống tại Roma. Thời gian đầu được đánh dấu bởi việc liên tục di chuyển nhiều nơi của ngài. Năm 1674 ngài sống tại Argigliano và Pistoia. Năm 1675 ngài là giám đốc tập viện tại Florence. Sau 18 tháng, ngài chuyển về Carnilo làm chánh xứ. Nhưng chỉ sau 10 tháng, năm 1677, ngài thuyên chuyển về Siena. Từ năm 1680-1681, ngài sống tại Montecitini và đảm nhận việc dạy văn phạm cho các thầy trong dòng. Sau đó, ngài lại chuyển về Pisa, và chỉ vài tháng sau, ngài lại chuyển về Fivizzano, lo việc phòng thánh và đánh đàn cho nhà thờ.

Năm 1687, bề trên tổng quyền gọi ngài về Roma sống trong tu viện đồi thánh Martin. Ngài đã sống 32 năm tại Roma với nhiều chức vụ khác nhau: từ vai trò giám tập, quản lý, đánh đàn, lo việc phòng thánh cho đến giám đốc nhạc viện dành cho nữ sinh. Bất cứ những công việc gì ngài làm, ngài đều để lại một ấn tượng của một người đầy chuyên chăm và tốt lành. Ngài làm việc trong thinh lặng, trong cầu nguyện và trong hy sinh. Cuộc đời ngài được đánh dấu một cách rõ nét qua những công việc bác ái dành cho người nghèo trên cả hai phương diện tinh thần và vật chất. Ngài luôn chăm sóc và lo lắng cho bệnh nhân và người nghèo. Tại Siena người ta thường gọi ngài là “cha từ thiện”.

Ở Roma, tuy ngài là giám đốc tập viện nhưng ngài đã hết mình phục vụ những người nghèo. Ngài coi sóc bệnh viện thánh Gioan và thành lập trại tế bần dành cho những người nghèo và người cô thân - cô thế sống vất vưởng dọc con đường dẫn từ hý trường Colosseum đến Vương Cung Thánh Đường thánh Gioan Laterano. Khẩu hiệu của ngài là: “Ai yêu mến Chúa thì phải đi tìm Người trong những người nghèo”.

Khi đất nước rơi vào cảnh thiên tai như lũ lụt (năm 1701-1702) hay động đất (tháng 14/1 đến 2/2 năm 1703) và dẫn đến nạn đói năm 1706, ngài đã dồn hết sức mình để cứu trợ và phục vụ cho người nghèo khổ, bệnh tật. Tình yêu của ngài dành cho họ đã truyền cảm hứng cho nhiều người khác đi theo ngài phục vụ những người nghèo.

Người nghèo khổ thấy nơi ngài hình ảnh một người cha đầy lòng nhân ái, họ học nơi ngài lòng biết ơn những người đã giúp đỡ mình và từ đó biết sống sao cho thiện hảo trong từng hoàn cảnh cụ thể. Người giàu cũng thấy nơi ngài hình ảnh một vị trạng sư tốt lành. Họ đã tin tưởng và làm theo những chỉ dẫn của ngài. Họ đã nhờ ngài làm trung gian cho những việc bái ái - từ thiện. Ngài không những là cha linh hướng và linh mục giải tội cho những người bình thường mà còn cho nhiều quí tộc, bá tước và cả hoàng tử.

Các hồng y và giám mục rất quí mến ngài. Ngài đã từ chối chức vị giám mục và hồng y nhiều lần được Đức Giáo Hoàng Innocent XII và Clement XI đề xuất. Ngài giải thích: “ Người nghèo sẽ rất khó đến với con nếu con ở vị trí này. Con sẽ làm họ buồn vì họ sẽ không còn cơ hội đến với con”.

Một điều đặc biệt nơi ngài nữa là sự tin tưởng tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa và ngài thường gọi sự quan phòng của thiên Chúa là “nhà bếp cho nguời nghèo”. Ngài hiệp nhất với Thiên Chúa trong cô tịch và thinh lặng, trong cầu nguyện và trong việc bác ái. Ngài luôn hiệp nhất với Thiên Chúa trong từng giây phút của cuộc đời ngài, trong tu phòng nhỏ hẹp của ngài, trong nhà nguyện tại St. Martin hay trong hang toạ đạo ở Roma.

Ngài cũng có lòng yêu mến Thánh Giá vô tận. Đi đến đâu ngài cũng để lại một cây Thánh Giá như là dấu chỉ yêu mến Thánh Giá của ngài, chẳng hạn như tại Argigliano và Minucciano trong nhà thờ thánh Pellegrino gần Cornila, tại Roma trong hý trường Colosseum. Ngài cũng được thiên Chúa cho ngài ơn dự liệu những việc sắp xảy ra (ví dụ như ngài đã nói về cái chết của vua Louis XVI và việc chiến thắng của hoàng tử Eugence Savoy tại trận chiến ở Petrovaradin) và biết trước một số việc tương lai (như về cái chết của ngài và nhiều người khác). Nhiều người đã chứng kiến được ơn biết trước của ngài khi ngài còn đang sống.

Ngài qua đời ngày 20 tháng 1 năm 1720 và được mai táng tại nhà thờ dòng Cát Minh đồi thánh Martin, gian bên trái của giáo đường. Ba năm sau đó, tiến trình phong thánh cho ngài ở cấp địa phận được bắt đầu tại Florence, Pascia và Roma. Tiến trình phong thánh cấp toà thánh được thực hiện từ năm 1740-1753. Những công trạng của ngài được công nhận bởi Đức giáo hoàng Pius VI năm 1781. Tuy nhiên tiến trình phong á thánh bị chậm chễ vì thiếu phép lạ. Bậc đáng kính Angelo Paoli sẽ được phong Á Thánh tại Vương Cung Thánh Đường thánh Gioan Laterano vào ngày 25 tháng 4 năm 2010.

Lm. Joseph Hưng, O.Carm.

www.dongcatminh.org
 
Mừng sinh nhật lần thứ 26 của cây Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:53 20/04/2010
Mừng sinh nhật lần thứ 26 của cây Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ

ROMA, (zenit.org) - Ngày 24 tháng Tư tới đây, Trung Tâm Quốc Tế Giới Trẻ San Lorenzo sẽ mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 26 của Cây Thánh Giá được dùng cho các kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Vào năm 1984, Cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trao Cây Thánh Giá này cho các bạn trẻ để « vác đi trên khắp thế giới, như là dấu chỉ của tình yêu của Thầy Chí Thánh Giêsu đối với nhân loại, đồng thời loan báo cho mọi người rằng chỉ qua sự chết và phục sinh của Đức Kitô mà chúng ta nhận được ơn cứu độ và ơn cứu chuộc ».

« Chúng tôi mong muốn giới thiệu sứ điệp từ Cây Thánh Giá của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới cho những bạn đến Trung Tâm này, vì sứ điệp ấy vẫn là tâm điểm cho thời nay. Nhất là các bạn trẻ gặp phải đau khổ, thất bại, nghi nan, tang tóc…Họ cần có được sức mạnh, sự ủi an và niềm hy vọng. Do vậy, chúng tôi mời gọi họ đón nhận tất cả những thứ đó dưới chân Thánh Giá Chúa Giêsu », Cha Eric Jacquinet, Giám Đốc Trung Tâm San Lorenzo và cũng là vị Đặc Trách Khâu Giới Trẻ của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, lý giải như trên.

Nhân dịp này, Trung Tâm San Lorenzo sẽ cho ra mắt một đoạn vidéo mới có nhan đề: « Quyền năng của Thánh Giá » được thực hiện với sự hợp tác giữa hãng tin Công Giáo H2onews và Trường Phúc Âm hóa của Cộng Đoàn Emmanuel.

Đoạn vidéo này giúp cho những khách hành hương trẻ tuổi khám phá Cây Thánh Giá của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới qua đó thấm nhuần màu nhiệm thập giá mà Đức Giêsu Kitô đã chịu nạn chịu chết.

« Khi chúng tôi chỉ ra mối liên hệ tồn tại giữa Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và cuộc sống của người trẻ, họ đến để thờ lạy với đức tin mãnh liệt và để được đánh động. Một số còn cho rằng việc tôn kính Cây Thánh Giá này là thời điểm lắng đọng và quan trọng nhất trong chuyến hành hương đến Roma », Cha Jacquinet khẳng định.

Ngài cũng còn cho biết rằng các bạn trẻ trong Trung Tâm này đã từng là « những người chủ chốt trong các chuyến hành trình của Cây Thánh Giá trên khắp thế giới vốn đã mang lại rất nhiều hoa trái ».

Ngày nay, Trung Tâm Quốc Tế San Lorenzo tiếp đón hàng ngàn bạn trẻ đến từ năm châu lục với thiện ý tạo điều kiện cho họ có được « một ngôi nhà gần gũi với Đức Thánh Cha ». Cũng tưởng nhắc lại rằng Trung Tâm này được Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thành lập vào năm 1983 như là nơi cầu nguyện, đón tiếp, đào tạo cho những bạn trẻ trên khắp thế giới đổ về thăm viếng Thành trì Rôma.
 
Top Stories
Madhya Pradesh: manifestations de chrétiens après une série d’attaques perpétrées par des hindouistes
Eglises d'Asie
08:48 20/04/2010
INDE: Madhya Pradesh: manifestations de chrétiens après une série d’attaques perpétrées par des hindouistes

Eglises d'Asie, mardi 20 avril 2010 - A Bhopal, capitale du Madhya Pradesh, une grande manifestation s’est déroulée lundi 19 avril, après l’attaque le week-end dernier d’un groupe de chrétiens protestants lors d’un rassemblement de prière, faisant au moins un mort et trois blessés.

Dans la soirée du 17 avril, une trentaine d’hommes, le visage masqué par des étoffes de couleur safran (1), ont fait irruption au milieu d’une réunion de prière et ont frappé les participants, a raconté à Ucanews, le 18 avril, Sanjay James, présent lors de l’attaque (2).

Le rassemblement protestant se tenait à Saliya, village du district de Betul, dans l’Etat du Madhya Pradesh. Bien que l’assemblée ait compté plus de 400 fidèles, Sanjay James rapporte que les chrétiens ont été dans l’incapacité d’arrêter les assaillants avant qu’il ne soit trop tard. « Lorsqu’ils sont entrés, nous étions en train de chanter un cantique les yeux fermés », explique-t-il. Mais dès que leurs agresseurs ont commencé à les frapper avec des bâtons, des barres de fer et différentes armes, les chrétiens se sont mis à courir dans tous les sens pour se mettre à l’abri. « Ils nous battaient en nous accusant de nous livrer à des conversions forcées », raconte le témoin, qui ajoute que pendant qu’ils fuyaient dans l’obscurité, un jeune homme de 25 ans, Amit Gilbert, est tombé dans un puits à ciel ouvert où il s’est noyé, tandis que trois autres, dont une femme, étaient gravement blessés. Cette dernière a eu la colonne vertébrale brisée et son état est jugé très préoccupant par les médecins. Avant de disparaître, le groupe des assaillants a détruit le matériel liturgique, des bibles et vandalisé les véhicules des chrétiens (3).

Sept personnes auraient déjà été arrêtées par la police, mais aucune information n’a encore filtré sur l’identité des agresseurs. Le Madhya Pradesh Isai Mahasangh (Grand conseil des chrétiens du Madhya Pradesh, MPIM) a déclaré suspecter fortement le Bajrang Dal (4) d’être à l’initiative de l’agression, une allégation démentie par Preetivardhan Chaturvedi, responsable local du groupe hindouiste. «C’est de la diffamation pure et simple contre notre organisation ! », a-t-il fulminé.

Il s’agit, en deux jours, de la seconde attaque de chrétiens lors de réunions de prière au Madhya Pradesh. Lors d’une session évangélique qui s’était tenue du 13 au 15 avril derniers dans le grand stade de la ville de Balaghat, réunissant des milliers de participants, des militants hindouistes, après plusieurs tentatives pour pénétrer dans l’enceinte, avaient lancé un cocktail Molotov, sans faire de victimes. Le troisième jour, 15 avril, environ 200 militants hindouistes, identifiés par les forces de l’ordre comme appartenant au Bharatya Janata Party (BJP, Parti du peuple indien) et au Bajrang Dal, avaient de nouveau tenté de pénétrer dans le stade où se trouvaient près de 9 000 personnes (5 000 selon les forces de l’ordre), mais la police avait réussi à les refouler, arrêtant 22 d’entre eux, après avoir été attaquée elle-même à coup de pierres. A la fin du meeting, lorsque les chrétiens étaient sortis du stade, les hindouistes les avaient à nouveau attaqués, les poursuivant jusque dans les cars et autres véhicules qu’ils devaient prendre pour repartir. Selon les organisateurs, il y aurait eu de nombreux blessés (5). L’incident avait obligé les forces de l’ordre à protéger les églises et les prêtres de toute la région, comme cela avait déjà été le cas lors de l’attaque manquée de la cathédrale syro-malabar de Satna en mars dernier (6).

Le 15 avril, Mgr Leo Cornelio, archevêque catholique de Bhopal, avait tenu une conférence de presse au cours de laquelle il avait « rappelé au gouvernement qu’il [était ] de son devoir de protéger chaque citoyen, sans considération de caste, de religion ou autre », et que les chrétiens étaient continuellement « persécutés et humiliés » par les groupes hindouistes qui agissaient en toute impunité. « Nos fidèles sont arrêtés sur de fausses accusations et jetés en prison, alors que ceux qui les attaquent se promènent librement », a-t-il ajouté (7).

Comme d’autres observateurs avant lui, il n’avait pas manqué de souligner que les chrétiens subissaient ces violences en constante augmentation depuis 2003, année de l’arrivée au pouvoir du BJP. Selon les statistiques de l’Eglise locale et de plusieurs organisations chrétiennes, il n’y aurait eu plus de 170 attaques antichrétiennes depuis cette date. Mais « nous ne céderons pas à la pression », avait conclu l’archevêque, qui avait appelé à une manifestation pacifique pour le 18 avril.

L’attaque du week-end ayant renforcé la détermination des chrétiens, ils étaient plus de 5 000 à répondre à l’appel de Mgr Cornelio et de la Confédération des chrétiens (MPIM), en défilant lundi 18 avril 2010 dans les rues de Bhopal par une chaleur dépassant les 40° C. Les manifestants portaient des pancartes et des banderoles demandant que les droits des chrétiens et des minorités soient respectés et les agresseurs sanctionnés. Au même moment, à Saliya, les chrétiens, qui avaient également organisé une marche de protestation, déposaient une requête adressée au collector, le plus haut représentant de l’Etat dans le district, afin que cessent les violences infligées à leur communauté.

A l’issue de la manifestation, Mgr Leo Cornelio s’est adressé à la foule: « Nous sommes des citoyens de cet Etat et en tant que tels, nous avons les mêmes droits à mener une vie qui ne soit pas faite de peur et d’humiliation. » Cette demande de respect des minorités a été reprise par d’éminents hommes politiques et responsables religieux qui étaient venus apporter leur soutien aux chrétiens. « Nous sommes avec vous ! », a ainsi lancé à la foule Haji Haroon, leader musulman et président du principal parti d’opposition, après avoir rappelé que les chrétiens s’étaient risqués dans la jungle et dans les lieux les plus reculés de l’Etat pour y apporter aide médicale et éducation à tous les pauvres et laissés-pour-compte de la société. Quant à Shailendra Shailey, leader communiste, également présent au meeting, il a tenu à souligner que les chrétiens se refusaient à entrer dans le cercle de la violence, mais, au contraire, travaillaient à l’amélioration de la société et à la paix. Et pourtant, concluait-il, « les chrétiens sont persécutés sans raison pour avoir fait ce bon travail ».

Au Madhya Pradesh, on estime que les chrétiens représentent moins de 1 % d’une population de 55 millions, à 91 % hindoue.

(1) Le safran, couleur sacrée de l’hindouisme, est devenue l’un des symboles des mouvements extrémistes hindous.

(2) Ucanews, 19 avril 2010.

(3) Times of India, 16 avril 2009, All India Christian Council, 18 avril 2010.

(4) Le Bajrang Dal est la branche jeunesse du Vishwa Hindu Parishad (VHP), mouvement extrémiste hindou.

(5) IANS, 19 avril 2010, Central Chronicle, 19 avril 2010, Indian Express 19 avril 2010.

(6) Voir EDA 525

(7) Ucanews, 15 avril 2010.
 
Vietnam: L’incompatibilité entre l’école bouddhiste du Village des pruniers et le gouvernement vietnamien se confirme
Eglises d’Asie
09:21 20/04/2010
VIETNAM: L’incompatibilité entre l’école bouddhiste du Village des pruniers et le gouvernement vietnamien se confirme

Eglises d’Asie, 20 avril 2010 - Victimes d’une première expulsion de leur couvent de Bat Nha, les quelque 400 religieux de l’école bouddhiste du Village des pruniers, communauté fondée en France par le vénérable Thich Nhat Hanh, avaient été aussi obligés, dans les derniers jours de l’année, de quitter le monastère de Phuoc Thien où ils s’étaient réfugiés et de se disperser dans la nature. Depuis cette date, très peu d’informations avaient filtré concernant le destin de ces moines. Une rencontre entre une délégation de religieux du Village des pruniers et le personnel de l’ambassade du Vietnam à Paris remet cette affaire dans la lumière de l’actualité et permet de conclure qu’une solution de conciliation n’est pas à envisager pour le moment.

Le 8 avril dernier, à l’invitation de l’ambassade du Vietnam à Paris, une délégation du Village des pruniers, conduite par le vénérable Thich Trung Hai, a rencontré des membres du personnel diplomatique. Selon le compte rendu du religieux, cette rencontre a été particulièrement décevante (1). Le personnel de l’ambassade s’est plaint de l’absence du maître fondateur du Village des pruniers, le vénérable Thich Nhat Hanh. Celui-ci a l’habitude de déléguer ses pouvoirs pour tout ce qui concerne les affaires administratives. Les religieux n’ont pu débattre de leurs problèmes ni avec l’ambassadeur ni avec son adjoint. Leurs seuls interlocuteurs auront été des employés de l’ambassade de second niveau. Ceux-ci se sont contentés de répéter les thèses officielles à savoir que l’affaire de Bat Nha était une affaire intérieure au bouddhisme, qui ne concernait pas l’État mais opposait le Village des pruniers et l’Eglise bouddhiste officielle du Vietnam; une affirmation qui a été largement démentie par diverses déclarations du bouddhisme officiel au Vietnam. L’ambassade vietnamienne a également reproché aux religieux d’avoir répandu des versions des faits erronées et déformées.

Les représentants du Village des pruniers, très déçus de leur entrevue, en ont conclu que l’intention des Affaires étrangères vietnamiennes était seulement de montrer au monde que l’État vietnamien était en rapport avec les religieux bouddhistes afin de trouver une solution à la question de Bat Nha. En réalité, il ne s’agirait là que d’une attitude formelle ne recouvrant aucune intention authentique de réconciliation.

Au début de l’année 2010, une demande d’asile en France pour les religieux persécutés au Vietnam avait été déposée auprès de la présidence de la République française. Aujourd’hui, selon les confidences du vénérable Thich Trung Hai, le Village des pruniers s’orienterait déjà vers une solution hors du Vietnam. Au mois d’octobre prochain, le maître de cette école bouddhiste zen, Thich Nhat Hanh, partira en tournée dans divers pays d’Extrême-Orient (Hong kong, Malaisie, Indonésie et Thaïlande). Certaines communautés bouddhistes de ces pays seraient heureuses d’accueillir les jeunes moines vietnamiens, obligés de quitter leur pays pour continuer de pratiquer le mode de vie religieuse du Village des pruniers.

Déclarés indésirables depuis déjà plus d’un an, les 400 religieuses et moines bouddhistes du monastère de Bat Nha, dans la province de Lâm Dông, avaient été expulsés dans la violence et la précipitation par une troupe d’hommes de main de la Sécurité, le 27septembre 2009. Dans les jours qui suivirent, les moines chassés trouvèrent refuge dans la pagode-monastère de Phuc Huê où le recteur leur avait donné l’asile. Les pressions exercées par les autorités sur les religieux comme sur leurs hôtes, les obligèrent finalement à se disperser dans les derniers jours de l’année.

Leur communauté avait été fondée au Vietnam par le vénérable Thich Nhât Hanh. Celui-ci, après un long exil aux États-Unis puis en France où il s’est fixé, avait au mois de janvier 2005, accompli en compagnie de nombreux disciples une visite au Vietnam où les autorités l’avaient accueilli avec beaucoup d’égards. Il avait renouvelé son voyage en 2007 et avait même présidé de solennelles cérémonies de réconciliation nationale, officiellement autorisées par l’État. Ces bonnes relations lui avaient permis de fonder une communauté religieuse vivant selon l’esprit et les règles du Village des pruniers. Les causes de la rupture des bonnes relations entre les religieux et les autorités ne sont pas, pour le moment, très claires. Le changement d’attitude des autorités pourrait être lié à certaines déclarations publiques du fondateur de cette école bouddhiste (2).

(1) les propos du religieux bouddhiste ont été rapportés par Radio Free Asia, émission en vietnamien, le 19 avril 2010(2) Pour l’historique de cette affaire, voir EDA 514, 515, 516, 520, 521, 523, 524
 
Indonesie: De jeunes catholiques, protestants et musulmans, veulent agir ensemble contre la pollution de l'eau
Eglises d'Asie
11:38 20/04/2010
INDONESIE: De jeunes catholiques, protestants et musulmans, veulent agir ensemble contre la pollution de l'eau

Eglises d'Asie, mardi 20 avril 2010 - Dans l’élan du World Water Day célébré le 22 mars dernier, des jeunes de la paroisse catholique de l’Assomption à Pakem, situé dans le kapubaten de Sleman (1), au centre de l’île de Java, ont monté avec d’autres jeunes protestants et musulmans, un projet baptisé « Care for the Water ».

La première Journée mondiale de l’eau (World Water Day), a été instituée par les Nations Unies en 1993. Depuis, le 22 mars de chaque année, les Etats sont invités à consacrer une journée à sensibiliser la population et à proposer des actions concrètes pour améliorer la gestion des ressources en eau. Cette année, le thème choisi par les Nations Unies portait sur la qualité de l’eau et s’intitulait « De l’eau propre pour un monde sain ».

« C’est notre droit d’utiliser l’eau pour vivre », a expliqué lors d’une célébration eucharistique le 18 avril dernier, le P. Stefanus Ardian Wicaksono à son groupe de jeunes paroissiens de l’Eglise de l’Assomption. « Mais nous devons nous rappeler que nous avons également le devoir de préserver cette eau, parce que nous n’en sommes pas les propriétaires, mais seulement les dépositaires » (2).

Durant la messe, de l’eau contenue dans des kendi (3) a été bénie par le P. Wicaksono avant d’être portée en procession jusqu’à la rivière Boyong, à 4 km de là. Les récipients ont alors été confiés à un artiste local, Jemek Supardi, qui a ensuite versé l’eau bénite dans la rivière en signe de purification.

« L’eau appartient à Dieu et il veut que nous en fassions usage pour nous-mêmes, nos enfants et nos petits-enfants ainsi que pour toutes les créatures vivantes sur la terre », a déclaré le P. Wicaksono. « C’est donc un péché si nous ne l’utilisons pas avec respect ».

Parmi les nombreux pays d’Asie confrontés aux difficultés de gestion des ressources en eau, l’Indonésie est particulièrement touchée par la détérioration de la qualité de l’eau, la pollution aquatique et les problèmes de santé publique dus au manque d’infrastructures sanitaires et de traitement des eaux usées.

A Jakarta, considérée comme l’une des villes les plus polluées de la planète, seul un réseau rudimentaire de caniveaux dessert les eaux usées, qu’elles soient d’origine domestique ou industrielle. Les nappes phréatiques sont elles aussi polluées et la capitale indonésienne doit faire face à de fréquentes inondations qui répandent dans les rues les eaux contaminées, inondations majorées par la déforestation intensive de l’île de Java.

Dans les quartiers pauvres, l’absence de traitement des eaux usées et le manque d’accès à l’eau potable détériorent chaque année davantage les conditions de vie de la population, régulièrement victime d’épidémies de choléra, de polio, de diarrhée aigue et d’autres maladies liées à l’hygiène et à l’eau. Ces dernières sont entre autres responsables d’une mortalité infantile anormalement élevée, aussi bien dans les villes que dans les campagnes où selon les statistiques officielles de 2006, 37 % des foyers n’auraient ni sanitaires, ni accès à l’eau potable.

Dans son édition du 16 janvier dernier, The Jakarta Post faisait état du rapport alarmant du département pour l’environnement de la province centrale de Java. Selon l’agence gouvernementale, toutes les rivières de la région du centre de Java étaient aujourd’hui polluées, avec des taux extrêmement élevés d’engrais chimiques, de fumier, des matières fécales humaines et de différents déchets industriels toxiques.

En Indonésie, de nombreuses usines déversent leurs déchets dans les rivières, provoquant une pollution telle que la vie aquatique y est devenue impossible et les risques sanitaires pour la population considérables, leurs eaux étant utilisées pour les besoins domestiques et la culture des rizières. Le Citarum, qui coule à l’ouest de l’île de Java, a été déclaré en 2009, le fleuve le plus pollué du monde. Plus de 500 usines y déversent leurs déchets toxiques et les ordures y forment un magma compact, véritable égout à ciel ouvert (4).

Lors de la réunion interreligieuse du 18 avril, l’accent a été mis sur l’éducation et la responsabilisation de chacun dans la lutte pour la préservation des ressources en eau. Hajj Sukamato, un responsable musulman, a fait remarquer aux quelque 150 jeunes catholiques, protestants et musulmans réunis pour le projet Care for the Water, que la région, pourtant très peuplée, avait beaucoup de chance d’avoir accès à une eau non contaminée.

Aloysius Heri Susilo, coordinateur du projet, a parlé quant à lui de l’importance des éco-systèmes. La session s’est achevée par une prière commune, menée par les différents leaders religieux dont le P. Ardian et Hajj Sukamto.

En Indonésie, la protection de l’environnement est une préoccupation récente, due en partie à l’impulsion de l’Eglise au sein de laquelle les jeunes n’hésitent pas à s’engager pour faire évoluer les mentalités et les comportements, formant souvent comme à Pakem, des groupes de travail interreligieux réunissant catholiques, protestants et musulmans (5)

(1) Le kabupaten (ou regency) est une subdivision territoriale indonésienne qui équivaut à peu près au département. Sleman est l’un des kapubaten du territoire spécial de Yogyakarta, seule province d’Indonésie a être dirigée par un sultan héréditaire.

(2) Ucanews, 20 avril 2010

(3) Le kendi est un vase traditionnel à bec verseur, utilisé surtout dans le cadre de rituels religieux, généralement de purification.

(4) The Jakarta Post, 22 mars 2010; The Jakarta Post, 16 janvier 2010; The Jakarta Post, 24 mars 2003; rapport ONU-eau 2010

(5) Voir EDA 503
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thông báo vể cuộc gặp gỡ của Liên Đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc
Giuse Nguyễn Tiến Đạt
08:55 20/04/2010
Thông báo vể cuộc gặp gỡ của Liên Đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc

LIÊN ĐOÀN SINH VIÊN CÔNG GIÁO MIỀN BẮC

Email: svcgmbvietnam@gmail.com

THÔNG BÁO: VỀ CUỘC GẶP GỠ BAN ĐIỀN HÀNH LIÊN ĐOÀN

Kính gửi: Toàn thể các bạn sinh viên Công giáo Miền Bắc,

Trước thực trạng ngày càng có nhiền sinh viên rơi vào các tệ nạn xã hội, ngày 04 tháng 04 năm 2010 tại giáo xứ Ba Làng, Ban điều hành các Cộng đoàn trong Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Miền Bắc đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi và đưa ra đường hướng chung như sau:

1. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng cho các bạn sinh viên để đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

2. Tổ chức các buổi đi làm việc từ thiên như thăm trẻ em khuyết tật, bệnh nhân phong, người bị nhiễm HIV…

3. Các thành viên sẽ tìm các em học sinh nghèo ở các giáo xứ nhưng có tinh thần học để động viên và giúp đỡ các em.

4. Phát động phong trào học ngoại ngữ cho các thành viên để có thể nâng cao kiến thức và hội nhập với quốc tế được dễ dàng.

5. Mỗi thành viên trong các Cộng đoàn phải trang bị cho mình một cuốn Kinh Thánh để sử dụng cho việc học hỏi Lời Chúa và cầu nguyện hành ngày.

Xin các bạn sinh viên hãy cầu nguyện nhiều cho những đường hướng của chúng ta!

Làm tại Ba Làng, ngày 04 tháng 04 năm 2010

ĐẠI DIỆN LIÊN ĐOÀN

Giuse Nguyễn Tiến Đạt
 
Bác Bảy đã đi xa…Viết về cha Augustinô Đoàn Cao Lý, S.J.
Giuse Đào Nguyên Vũ, S.J.
09:04 20/04/2010
Bác Bảy đã đi xa…

Viết về Cha Augustinô Đoàn Cao Lý, S.J. vừa an nghỉ trong Chúa lúc 8g29 sáng thứ bảy 17.04.2010 tại Thủ Đức

Đúng 09 giờ 24 phút sáng ngày 20 tháng 04 năm 2010, đội mai táng đưa linh cữu của Bác Bảy bước qua ngưỡng cửa Nhà thờ Hiển Linh, nhún 3 nhịp bái biệt để đi vào lòng đất mẹ sau Tháng lễ an táng tiễn biệt.

Con đã không được diễm phúc biết Bác Bảy nhiều, nhưng qua những lần được gặp Bác Bảy trong các dịp họp Tỉnh, con có cảm nghiệm Bác Bảy là người dễ gần dễ mến, lạc quan hy vọng, kiên trung tín thác. Nhớ dịp họp Tỉnh tháng 7 năm ngoái, Bác Bảy gọi con vào phòng nghỉ của Bác ở Học viện, tặng con bộ suy niệm Kinh Môi Khôi ở gia đình. Thú thật là con chưa từng chiêm niệm tài liệu đó trừ một lần duy nhất nghe Bác Bảy “trình bày” vào buổi tối hôm ấy sau giờ cơm chiều. Nhưng cuộc đời Bác Bảy đã là một kinh nghiệm Kinh Môi Khôi rồi! Phải thế thật thôi!

Trong nghi thức di quan từ nhà hội của Học viện sang Nhà thờ Hiển Linh sáng nay, con thấu cảm được kinh nghiệm Kinh Môi Khôi mà Bác Bảy đã sống và dẫn dắt Dòng sống. Chưa bao giờ con khóc khi hát bài Sống trong niềm vui (của Linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy) như đã trào lệ trong nghi thức tiễn biệt.

Một đời lần trong đêm tối, tình yêu con nay như hao mòn.
Một đời tìm trong thao thức, lòng con ngập tràn bao nỗi buồn.
Chúa ơi xin thương giữ gìn con, về đây xin dâng cả tâm hồn.
Tin rằng Ngài là Thiên Chúa, bên Ngài hạnh phúc suốt đời.


Vâng, bây giờ thì Bác Bảy đã bắt đầu nếm hưởng hạnh phúc suốt đời ở bên Chúa.

Tối hôm qua, trong những tâm tình được sẻ chia của Đêm Canh Thức, con đã nghe và đã cảm được cuộc đời Bác Bảy đã sống trong giai đoạn “không tên” của Dòng Tên tại Việt Nam. Biết là trong những đằng đẵng năm tháng của 1981 đến 1993 Bác Bảy đã hao mòn nhiều vì tình yêu, đầy nỗi buồn phủ ngập lòng, và tâm hồn những mong tín thác tuyệt đối trong sự giữ gìn và dẫn dắt của Thiên Chúa. Có phải thời gian đó Bác Bảy cũng đã “lần trong đêm tối” như chính bối cảnh làm nên lời kinh nguyện cầu của cha Nguyễn Duy!

Mới trưa nay thôi, khi con kể cho cha Duy nghe tâm tư của con trong những ngày thọ tang Bác Bảy, cha Duy mới chia sẻ rằng tâm tình “Sống trong niềm vui” ấy đã như được thốt lên bằng mãnh lực của niềm tin trong những tháng ngày “đêm tối” nhất của năm 1978. Ấy là vào một buổi tối cúp điện – như những ngày cúp điện tối tăm triền miên của dạo ấy – mà cuộc sống chật vật gian khó bít lối trông mong lần tìm những bước đi tiếp cho mối tình dâng hiến của tác giả! Chính niềm tin ấy đã dẫn dắt nhạc sĩ vượt xuyên qua đêm tối để tiến đến Bàn Thánh sau ngót 19 năm được Chúa “dìu con những bước chân hy vọng”.

Nghiệm lại cuộc đời 81 năm của Bác Bảy, con thấy Bác cũng đã từng bước lần mò Thiên Ý cho đến khi tìm được “vé” cho chuyến đi vào vĩnh hằng của Đấng “cùng đích trọn đời con ước mong” vào lúc 08 giờ 29 phút sáng ngày Thứ bảy, 17 tháng 04 năm 2010.

Khi con đọc được email ngắn gấp của cha Siêu báo tin về hơi thở cuối cùng của Bác Bảy ngay sáng hôm đó, chưa kịp bàng hoàng thì cha Kiên điện thoại điểm báo cùng tin. Con như thấy rất gần với Bác, và với Tỉnh Dòng Phanxicô Xaviê.

Đích thực Bác Bảy đã là quà tặng mà chính Chúa đã ban cho Dòng. Và chính thực là Bác Bảy đã để Chúa và Dòng sử dụng món quà ấy cho đến hơi thở cuối cùng.

Bác Bảy đi du học Mỹ. Rồi chịu chức Linh mục ở Oregon. Rồi trải nghiệm 1 năm ở Đại học Loyola Chicago, sang Đại học Fordham ở New York. Với bằng tiến sĩ văn chương, Bác Bảy lại bỏ hết để sang Pháp nhập Dòng. Rồi về lại Việt Nam khấn Dòng năm 1966.

Bác Bảy làm linh mục 10 năm rồi mới vào Dòng.

Mười năm sau ngày Bác Bảy chính thức gia nhập Dòng Tên tại Việt Nam, Bác Bảy đã đồng hành với Dòng những trang sử mới với những “chật vật chông chênh” ở Đắc Lộ.

Từ Đắc Lộ đến Tam Hà. Từ bề dưới đến bề trên. Từ quản trị đến đào tạo. Nhiệm vụ nào Bác Bảy cũng hoàn thành. Con có cảm giác rằng Bác Bảy đã dọ dẫm từng bước để kiếm được ý Chúa, làm theo ý Chúa, và đi trong lộ trình của Chúa. Việc nhà nông Bác Bảy cũng đã thử. Tiến sĩ ngôn ngữ cũng được Chúa chỉ cho làm nông; để mang niềm vui đến cho người nghèo. Bốn năm nay đã về hưu, mà Bác Bảy vẫn chưa nghỉ hưu; Bác Bảy tận tình truyền lại kinh nghiệm thiêng liêng của mình cho hết thảy những ai Bác Bảy có thể tìm được. Ở hoàn cảnh nào Bác Bảy cũng “táy máy’ cho ra một sứ vụ nào đó để phục vụ. Không đợi chờ, không lãng phí.

Mấy ngày qua, đã nhiều anh em nhắc đi nhắc lại trong nghẹn ngào, rõ mồn một lời chỉ dạy của Bác Bảy: trên hết mọi sự, hãy qui hướng về Chúa. Nhiều Anh lớn trong Dòng đã không ngừng tấm tắc rằng Chúa đã sử dụng Bác Bảy cách diệu kì để chăm sóc Dòng Tên Việt Nam lớn và mạnh như ngày hôm nay. Chắc Bác Bảy đã nghe được lời của Bác Hai nghẹn ngào về Bác Bảy: Cha Âu Tinh là người cha âm thầm như thánh Giuse, đã trông coi Mìền Dòng nhỏ bé suốt mười hai năm (1981-1993) trong tình trạng của thánh Gióp: mất hết nhà cửa, tài sản, tiền bạc; 9/30 anh em ở tù. Cha Âu Tinh là người mẹ đã cưu mang, nuôi nấng, dạy dỗ 4/5 số anh em trong Tỉnh Dòng hiện nay suốt từ năm 1981. Có những lúc phải làm như bà mẹ của Mosê, bỏ con vào thúng thả trong dòng sông Bộ Đội và Thanh Niên Xung Phong, cậy nhờ công chúa của vua Pharaô đỡ đầu…

Thế mới hiểu làm sao mà Bác Tám cứ ngẩn ngơ trong Thánh Lễ an táng Bác Bảy. Thế mới cảm được những giọt nước mắt chảy ngược vào trong của Cụ Quý khi chủ tế Thánh Lễ tiễn biệt của toàn Tỉnh tối hôm qua và khuôn mặt ửng đỏ mếu ngậm tiếc thương khi Cụ ngồi trong đoàn đồng tế của Thánh Lễ an táng. Có lẽ cũng dễ hiểu vì sao cha Quế đã ra tham dự và đồng tế Thánh Lễ tiễn biệt Bác Bảy tối hôm qua.

Bây giờ thì đích thực Bác Bảy đã hạnh phúc rồi. Hạnh phúc vì một đời sống trọn tín trung, sống trong niềm vui, sống theo Thiên Ý.

Con nhớ nụ cười của Bác Bảy. Phải bình tâm lắm Bác Bảy mới có được nụ cười bình thản như vậy. Phải bình an lắm Bác Bảy mới có được phong thái bình dị như vậy. Những hình ảnh ghi nhận về cuộc đời của Bác Bảy được anh em chia sẻ tối hôm qua để lại trong con một niềm vui. Vui vì được biết Bác Bảy. Vui vì được ở với Bác Bảy mấy ngày vừa qua. Vui vì tìm được một ảnh hưởng tốt của một linh mục Dòng Tên chân chính, tốt lành, tín trung. Vui vì Bác Bảy đã nảy lửa trong trái tim con một tình yêu lớn hơn với Dòng Tên Việt Nam.

Bác Bảy đã đi hết một con đường. Và con đường ấy đã đưa Bác Bảy về bên Chúa. Con đường ấy cũng giúp chúng con biết đi ngăn nắp hơn, bình tâm hơn, hy vọng hơn trên Đại lộ Tình Yêu Chúa đã gọi mời!

Thứ ba 20 tháng 04 năm 2010
 
Giáo xứ Bảo Long, Hà Nội – hiệu quả của Chúa Phục Sinh
Jos Trần
09:17 20/04/2010
Giáo xứ Bảo Long, Hà Nội – hiệu quả của Chúa Phục Sinh

Hằng năm vào những ngày này, ngày 10/4 - 20/04. đặc biệt năm nay Năm Thánh của Giáo hội Việt nam, tất cả cộng đoàn giáo xứ nô nức đón mừng Con Thiên Chúa Phục Sinh và đã tổ chức kỳ thi giáo lý kinh bổn mùa chay năm 2010. Niềm vui cộng với niềm tin tưởng vào Chúa Phục Sinh ở nơi “rồng quý” này có được như ngày hôm nay phải chăng là do thành quả của người đời, hay của xã hội nào đó ban cho?; chắc chắn phải được thừa hưởng bởi một truyền thống tốt đẹp bao đời mà các đấng truyền giáo đã để lại. Cội nguồn của truyền thống ấy, thành quả ấy không ai khác chính là nhờ vững một niềm tin tưởng, phó thác nơi Chúa Kitô Phục Sinh.

Mùa phục sinh năm nay niềm vui lại được nhân lên khi mà giáo xứ đang được một vị chủ chăn khôn ngoan, và được gọi là người nổi tiếng, mà nổi tiếng thật; đó là Cha Giuse Phạm Minh Triệu. Ngài ưu ái quan tâm tới từng gia đình, từng hội đoàn, các con thiếu nhi. Thật là hồng ân mà Chúa đã và đang đổ xuống trên con người nơi đây. Xứ Bảo Long là một giáo xứ lớn của giáo phận Hà Nội, lớn cả về địa lý, cả về con người; tổng số giáo dân trong giáo xứ là 3700 ở rải rác trong 13 họ đạo. Được sự hướng dẫn của Cha xứ, chương trinh học giáo lý kinh bổn mùa chay được thực hiện, cộng với sự nhiệt tình hưởng ứng của Ban Chấp Hành giáo xứ, giáo họ, đặc biệt hơn là các gia đình cũng cùng nhau chung nhất một niềm, thi đua phấn khởi học. Ngày thi đã đến thật là phấn khởi, nhưng cũng không trách khỏi nỗi lo; lo vì không biết giáo họ mình có thuộc nhiều không, lo vì gia đình mình, lớp mình, tổ mình có đạt như mong muốn không?. Mọi nỗi lo ấy cũng mong manh và thoang biến mất khi mà những tiếng trống của ngày thi vang lên ghi nhận những thành quả học hành của những ngày miệt mài. Thật là một niềm vui không sao diễn tả trên từng khuôn mặt của những cụ già, bé thơ. Tiếng cười thật dòn dã được vang lên bởi những điều tốt đẹp đã nhận được do chính công lao và sự cố gắng của mình.

Ngày đầu diễn ra kỳ thi, Ban Chấp Hành giáo xứ, các ông trùm, ông bà quản giáo, là những con người đi tiên phong trong việc học kinh bổn mùa chay, hôm nay cũng phải đối diện với ban giám khảo là cha Phó và tất cả cộng đoàn giáo xứ là những khán giả nhiệt tình trong kỳ thi. Kết thúc ngày thi thành quả cũng không kém một hội đoàn nào trong giáo xứ. Thật xứng đáng là tấm gương sáng cho con cháu. Kỳ thi cấp giáo xứ đã hoàn thành với kết quả thu được cũng không nhỏ. Trong kì thi kinh bổn cấp giáo xứ có 116 lớp, đặc biệt trong số đó có 48 lớp gia đình (Ông bà, con, cháu). Và đã tuyển chọn được 102 lớp ưu tú để tham dự kỳ thi cấp giáo miền. (Xuân Bảng, Đồng Đội, Phú Thứ, Bảo Long, Trại Mới, Lập Thành). Lại tiến một bước nữa trong kỳ thi.

Ngay sau những ngày thi cấp giáo xứ xong, ngày 17/04/2010, Cha Phó xứ Giuse cùng với ban chấp hành giáo xứ không dấu nổi niềm vui và thể hiện ngay bằng việc tổ chức giã bánh dầy, quây quần bên Cha phó Giuse có BCH giáo xứ và rất đông anh em thanh niên, tay trong tay làm nhanh nhưng tấm bánh thật ngon, thật đẹp. Tấm bánh được làm ra bởi hạt gạo quê hương, bởi những lao công mà chính người dân nơi miền quê chất phác.

Ngày thi cấp giáo miền đã đến, Chúa nhật 18/04/2010, từng đoàn, từng hội, từng gia đình. Với gói hành trang kiến thức giáo lý mang theo, cùng nhau trên chuyến xe từ Bảo Long – Xuân Bảng. Với quãng đường dài nhưng đầy tiếng cười như coi đây là cuộc hành hương vậy, khác hẳn với tâm trạng của những thí sinh đang khắc khoải với kỳ thi. Vinh dự thay với 102 lớp tham gia đã mang về chiếc cúp danh dự cho giáo xứ. “Thật là tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau”.

Kỳ thi kết thúc nhưng vẫn vang vọng đây đó: “sao mà tuyệt vời vợi, sao giỏi thế”. Hẳn đây là một nỗ lực không ngừng nghỉ của những người có niềm tin vào Chúa Phục Sinh, niềm tin được thực hiện qua thái độ sống, qua quá trình đào luyện kiến thức về Kinh Thánh. Tất cả những thành quả ấy, tất cả những kiến thức ấy không ai có thể phủ nhận bởi Chúa. Thật là đạo đức và thánh thiện khi nhận thấy nơi một giáo xứ hay rất nhiều giáo xứ trong giáo phận cũng có truyền thống đạo đức bao đời, nơi những con người chân chất, thật thà. Không ai khác, không người nào nhưng là chính họ đã cộng tác với ơn Trời mà làm nên thành quả đạo đức tốt đẹp đó.
 
Ban Hội Đồng Mục Vụ Giáo Hạt Thành Phố Thái Bình học hỏi Chỉ Nam Giáo Phận
Trường Giang
13:00 20/04/2010
Sáng nay, 20/04/2010, 535 thành viên, họ là các vị trong ban hội đồng mục và các trưởng ban ngành của 10 giáo xứ và 45 giáo họ thuộc giáo hạt thành phố Thái Bình tổ chức buổi hội thảo, học hỏi chỉ nam giáo phận, tại giáo xứ Bồng Tiên, dưới sự hướng dẫn của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ.

Từ ngày cuốn “Chỉ nam giáo phận Thái Bình” được hình thành trong dịp tĩnh tâm năm của các linh mục trong giáo phận, hồi trung tuần tháng 11 năm 2009. Với bao cố gắng và nỗ lực của Đức cha và tất cả anh em linh mục đoàn, mà đầu năm mới 2010 cuốn chỉ năm giáo phận đã được hoàn tất và đem áp dụng trong giáo phận Thái Bình. Có thể nói đây là một “luồng gió mới” thổi vào vùng đất quê lúa, con người vốn đơn sơ và chất phác. Trong ngày cuối năm âm lịch vừa qua, một buổi hội thảo học hỏi chỉ nam giáo phận dành cho ban hội đồng mục vụ toàn giáo phận đã diễn ra tại nhà thờ Chính Tòa Thái Bình, cũng do Đức cha Đệ hướng dẫn.



Mục đích của các cuộc hội thảo là nhằm giúp các linh mục cũng như các ban hội đồng mục vụ các xứ họ trong giáo phận học hỏi, nắm bắt cách kỹ lưỡng để thực thi chỉ nam giáo phận cho tốt. Đức cha giáo phận sẽ đến trực tiếp sáu giáo hạt chia sẻ và dâng thánh lễ cầu nguyện cho các vị ban hội đồng mục vụ, những người đã được Chúa cất về cũng như những người đang ngày đêm sát cánh cộng tác cách đắc lực tại các giáo xứ, giáo họ.

Sáng nay là buổi đầu tiên được tổ chức tại giáo xứ Bồng Tiên, trung tâm giáo hạt thành phố Thái Bình. Một buổi học hỏi hết sức sôi nổi và thành công. Các đại biểu về dự rất đông đủ, có cả các bà các chị là những người đứng đầu các hội đoàn các xứ họ. cha Giuse Trần Xuân Chiêu, chánh xứ Bồng Tiên – Hạt trưởng giáo hạt thành phố Thái Bình cùng với ban tổ chức tiếp đón các đại biểu rất chu đáo ngay tại cổng trước khi vào thánh đường.



8 giờ khai mạc, Đức cha chủ tọa cùng cộng đoàn hát xin Chúa Thánh Thần thánh hóa và hướng dẫn. Kế đến cha hạt trưởng giới thiệu và nói lý do của cuộc hội thảo hôm nay. Tiếp đến, cộng đoàn cùng đọc đoạn Tin Mừng. Đức cha giáo phận chia sẻ đề tài: “Học hỏi xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô”. Sau một giờ, cộng đoàn nghỉ giải lao 15 phút và kế tiếp phần hai là giải đáp thắc mắc. Các đại biểu giơ tay phát biểu trực tiếp và nhiều đại biểu ghi ra giấy mong được Đức cha giải đáp. Các câu hỏi các đại biểu đặt ra đều xoay quanh vấn đề vai trò và nghĩa vụ của ban hội đồng mục vụ, cách thức bầu chọn, cũng như những câu hỏi về phụng vụ…

11 giờ, Đức cha giáo phận chủ sự thánh lễ đồng tế, cùng các linh mục trong giáo hạt thành phố. Trong bài giảng Đức cha dẫn chứng một câu chuyện về chiếc đồng hồ, mặt trước của đồng hồ có kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây. Nhưng có mấy ai để ý đến mặt sau của chiếc đồng hồ, nó bao gồm các linh kiện ngày đêm chôn ở trong đó, có những bộ phận nhỏ li ti, nhờ đó mà chiếc đồng hồ đó chạy. Hình ảnh này áp dụng về sự sống, sự phát triển của giáo xứ, giáo hạt, giáo phận, những con người ngày đêm âm thầm gánh vác trách nhiệm… Cuối bài giảng Đức cha ghi nhận tinh thần đồng trách nhiệm, đồng liên đới của các vị ban hội đồng mục vụ các xứ họ và toàn giáo phận.



Kết thúc thánh lễ, cộng đoàn cùng cất cao lời ca “xin dâng lời cảm tạ, hồng ân Thiên Chúa bao la…”
 
L. M. Augustinô ĐOÀN CAO LÝ, S.J.,Linh Hướng Đầu Tiên của Phong Trào Cursillo Việt Nam, đã về Nhà Cha Trên Trời
Nguyễn Đức Tuyên
13:08 20/04/2010
LM Đoàn Cao Lý, S.J., sau 54 năm theo Chúa trong chức vụ linh mục dấn thân và 44 năm sống đời thánh hiến trong Dòng Tên, đã về nhà Cha trên Trời vào lúc 8 giờ 29 phút, ngày 17.4. 2010 tại Tập Viện Thánh Tâm, Tam Phú, Thủ Đức, hưởng thọ 81 tuổi.

LM. Đoàn Cao Lý sinh ngày 29/03/1929 tại Nam Định, du học tại Hoa Kỳ năm 1950, tốt nghiệp Tiến Sỹ Văn chương tại Đại học tư thục công giáo St. John’s University, New York, chịu chức Linh mục ngày 10/05/1956 tại Oregon. Vào Dòng ngày 08/10/1964 tại Aix-en Provence, miền Nam nước Pháp, khấn lần đầu ngày 31/10/1966 tại Nhà Tập Thánh Tâm Dòng Tên, Thủ Đức và khấn cuối ngày 15/08/1975 tại Saigon. Ngài là nguyên Bề Trên Miền Dòng Tên Việt Nam từ 1981-1993, Cha Giám Tập từ 1993 - 2006. Ngài cũng là linh mục Việt Nam đầu tiên của Dòng Tên sau khi Dòng trở lại Việt Nam hoạt động.

Trong suốt nửa thế kỷ phục vụ trong tác vụ linh mục, cha đã đóng góp rất nhiều cho Giáo hội trong việc cổ võ ơn gọi, suy tư thần học, hướng dẫn linh đạo và chia sẻ Lời Chúa. Về mặt xã hội và phát triển, ngài là quản nhiệm Chương trình Đặc nhiệm Phát triển Nông thôn. Đối với Phong Trào Cursillo, ngài là sáng lập viên và là linh hướng đầu tiên, có công khai phá và phát triển Phong Trào.

Được hân hạnh làm việc với LM Đoàn Cao Lý trong những năm 1973-1975, và theo dõi công việc của ngài, tôi nhận được ở ngài là một học giả uyên thâm, một tâm hồn đơn sơ, khiêm nhường, thánh thiện, và một mục tử dấn thân, suốt một đời phụng sự Chúa, phụng sự Giáo hội và xã hội.

Cùng thời với ngài, có các linh mục Hoàng Sỹ Quý, SJ và Đỗ Quang Chính, SJ cùng tu tại Giáo phận Bùi Chu và du học tại ngoại quốc, nhưng cả ba vị đều chọn đời tận hiến trong Dòng Tên.

Sau khi về nước, với tấm bằng Tiến sỹ Văn chương tại Hoa Kỳ, ngài là người duy nhất không chịu đi dậy học và cũng không bằng lòng cho bất cứ một trường Đại học nào để tên mình trong danh sách giảng viên. Ngài dùng hết thời gian lo cho Dòng, cho Cursillo và công tác xã hội.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ngài lặng lẽ rời trung tâm Nguyễn Đình Chiểu về ẩn dật ở tu viện Thủ Đức. Cũng vì vậy mà ngài thoát nạn lao tù để lo cho Dòng, trong khi các linh mục Dòng Tên khác phải mắc vòng lao lý. Căn nhà ngài ở nằm sâu trong một góc vườn, cây cối um tùm, cổng đóng then cài, gần như ngoại bất nhập, nội bất xuất. Công việc chính của ngài là huấn luyện tập viên, từng người một, một cách cá nhân, âm thầm trong những ngày khổ nạn.

Vào giữa thập niên 80, ngài bắt đầu giúp Linh Thao tại những nhà chòi ở Tam Hà. Năm 1992, Linh Thao được coi là việc tông đồ thích hợp nhất đối với tu sĩ Dòng Tên: bầu khí thinh lặng, sinh hoạt nhóm nhỏ là việc tông đồ có ảnh hưởng thiêng liêng, không chỉ trên người làm Linh Thao mà còn trên cả những người xung quanh họ nữa.

Song song với việc giúp Linh Thao cho các tu sĩ nam nữ, việc giúp Linh Thao cho các sinh viên cũng thành hình và phát triển. Từ khóa Linh Thao đầu tiên của sinh viên tổ chức tại Củ Chi năm 1989 cho đến nay, các khóa Linh Thao dành cho sinh viên rất đều đặn vào dịp hè mỗi năm. Linh Thao gần như đã trở thành một sinh hoạt của các nhóm.

Thường mỗi khóa Linh Thao kéo dài tám ngày, gồm năm ngày trọn vẹn cho Linh Thao, và một ngày sinh hoạt giao lưu với nhau. Khi Linh Thao, người tham dự giữ bầu khí thinh lặng, cầu nguyện ít là bốn lần một ngày, mỗi lần 60 phút, sau đó là lượng giá cầu nguyện và ghi lại kinh nghiệm. Mỗi ngày có khoảng 45-60 phút để chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng với nhau.

Cầu nguyện kéo dài 60 phút là điều người ta tưởng các bạn trẻ không làm nổi, nhưng kinh nghiệm cho thấy phần lớn các bạn cầu nguyện được 60 phút; và có nhiều bạn cầu nguyện rất tốt. Thiên Chúa là Đấng các bạn cảm nghiệm, không còn là Đấng được nghe nói tới nữa.

Công tác khá quan trọng mà LM Đoàn Cao Lý theo đuổi không mệt mỏi là việc chia sẻ Lời Chúa, có lẽ từ sau năm 1975 cho đến ngày nay, dưới tên LM Augustine, S.J. trước tiên là những bản ronéo, sau là trên internet như qua đài Veritas. Những lời chia sẻ của ngài rất súc tích và truyền cảm. Người ta chỉ thấy các tác giả chia sẻ Lời Chúa sau này nở rộ vào khoảng sau năm 2000.

Xin ghi một đoạn ngắn bài chia sẻ của ngài làm thí dụ:

LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG (31.5.2009)

Lm. Augustine, SJ

Biệt ân thăng tiến người giáo dân

Trong Tông Thư Tiến Tới Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, Ðức Gioan Phaolô nhận thấy trước khi tiến vào Thế Kỷ 21, Giáo Hội đã tiếp nhận biệt ân mà Chúa Thánh Linh dành cho việc thăng tiến người giáo dân, đúng là ơn đặc biệt vì nhờ đó họ góp phần vào công cuộc hiệp nhất mọi Kitô hữu và đối thoại với các tôn giáo và nền văn hoá hiện đại (số 46). Có thể nêu một số trường hợp điển hình về hiệp nhất các Kitô hữu và về đối thoại với các tôn giáo chăng?

………….

Cách tốt nhất để đón nhận ơn cứu độ

Vậy việc làm thích hợp nhất người Kitô hữu có thể bắt đầu thực hiện dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống này là đặt mình để Chúa Thánh Thần dẫn dắt nhằm áp dụng lời Tin Mừng của Chúa Giêsu vào cuộc sống. Ðó sẽ là cách tốt nhất để đón nhận ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại.

Năm 1959 trong khuôn viên của Dòng Tên, các linh mục đã mở Trung Tâm Đắc Lộ. Tính đến năm 1975, trung tâm này đã phát triển thành một quần thể bao gồm một cư xá cho trên 60 sinh viên, một thư viện lớn với nhiều phòng học yên tĩnh cho hơn 1000 sinh viên tới học hỏi và nghiên cứu, một trung tâm truyền hình. Thêm vào đó còn có tạp chí Phương Đông và phong trào Hưng Giáo Văn Đông, Gia Đình Nhập Thể, với chủ trương về nguồn dân tộc và sống đạo sâu xa, đưa Chúa nhập thể vào những tinh hoa văn hóa đông phương theo tinh thần hội nhập văn hóa của Cha Đắc Lộ.

Tại trung tâm Nguyễn Đình Chiểu, từ năm 1973 LM Lý thành lập Chương trình Đặc nhiệm Phát triển Nông thôn. Chương trình này là môt tổ chức vô vị lợi. Mục tiêu là phục vụ con người nông thôn Việt Nam bằng cách cung ứng cho họ những thông tin, chia sẻ những nghiên cứu có giá trị và tham vấn. Đây là một tổ chức Việt Nam trong 12 nước Á Châu, có tên là Centre for the Development of Human Resources in Rural Asia (CENDHRRA), trụ sở đặt tại Phillippines.

Ngoài những tài liệu ngắn, gọn về kỹ thuật chăn nuôi và trồng tỉa, chương trình còn ấn hành tập tài liệu Nông Thôn Việt Nam, kết tinh của nhiều tháng nghiên cứu gồm những người đã từng tham gia phát triển nông thôn trong nhiều lãnh vực như đinh điền, nông tín, giáo dục, và phát triển cộng đồng.

Nhóm có cơ hội tham dự Hội nghị về phát triển con người nông thôn Á châu, họp tại ngoại ô Bangkok, Thái Lan, từ ngày 4 đến 25 tháng 8, năm 1974. Nhóm đã hình thành bản phúc trình về phát triển con người nông thôn Việt Nam cùng với 4 điền cứu (case studies): trung tâm Vinh Thạnh (Phước Tuy), Trại đinh cư Quảng Thuận (Ninh Thuận), trại định cư Cái Sắn (Kiên Giang), và làng định cư Đồng Thạnh (Quảng Nam).

Mọi sinh hoạt đều được chia sẻ với các tổ chức xã hội tại Việt Nam và tường trình cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Một sự đóng góp rất có ý nghĩa và đem lại thành qủa cho đông đảo giáo dân Việt Nam của LM Đoàn Cao Lý, SJ, là Phong Trào Cursillo. Tại Việt Nam, năm 1967, Tướng Lopez chỉ huy đoàn quân sang trợ chiến tại Việt Nam, đã xin phép giáo quyền Việt Nam mở khóa Cursillo đầu tiên tại Saigon cho các sĩ quan người Phi. Tiếp đó, một số khóa được tổ chức dành cho quí Linh mục và giáo dân Việt Nam. Theo như lời kể lại, khóa đầu tiên do anh em người Phi điều hành, cha Đoàn Cao Lý làm linh hướng và cùng với anh/bác Trần Trung Lương làm thông dịch viên và lo dịch thuật cùng tu chính tài liệu. Ngài còn tiếp tục hướng dẫn nhiều khóa Cursillo khi số nhân sự Việt Nam đã đầy đủ. Nhờ vào hiệu quả lớn lao của các khóa học 3 ngày này, Phong Trào Cursillo đã phát triển mạnh mẽ tại các giáo phận: Saigon, Xuân Lộc, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên, Nha Trang và Huế cho đến năm 1975 thì việc mở khóa chấm dứt. Mãi tới năm 2006, 2007 mới có các khóa tiếp theo.

Điểm son lớn nhất nơi LM Đoàn Cao Lý, SJ. là tinh thần hợp tác và hòa đồng với mọi người. Nhóm Phát Triển Nông Thôn do ngài chủ xướng và mời gọi gồm khoảng 20 người bao gồm cả giáo dân và phật tử chuyên ngành, tương đối có chuyên môn và kiến thức. Họ họp lại theo định kỳ để thảo luận, phân công thực hiện các công tác. Những cuộc thảo luận thường gay go sôi nổi. LM Lý là người khiêm nhường, biết lắng nghe. Điều này không dễ dàng đối với một linh mục, kể cả linh mục đang sống ở hải ngoại ngày nay. Ở hải ngoại hiện nay, chúng tôi không thấy có một tổ chức nào mà giáo dân nhận được sự cộng tác của linh mục trong sự lắng nghe và tương kính – ngoại trừ Giáo Xứ Paris, Pháp - như LM Đoàn Cao Lý, S.J.

Sau 54 năm thi hành tác vụ Linh Mục và 44 năm sống đời thánh hiến trong Dòng Tên, Thánh Lễ Tạ Ơn và An Táng người mục tử nhân lành đã diễn ra lúc 8 giờ 00, ngày thứ ba 20 tháng 04 năm 2010 tại Nhà thờ Hiển Linh, số19 đường số 5, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Saigon. Linh cữu ngài được an táng tại nghĩa trang Đan Viện Biển Đức Thiên Bình, Long Thành, Đồng Nai.

Tôi mới đọc được những lời chân tình và thống thiết của LM Nguyễn Công Đoan, SJ về cha Augustinô như sau:

Cha Âu Tinh là người cha âm thầm như thánh Giuse, đã trông coi Mìền Dòng nhỏ bé suốt mười hai năm (1981-1993) trong tình trạng của thánh Gióp: mất hết nhà cửa, tài sản, tiền bạc; 9/30 anh em ở tù.

Cha Âu Tinh là người mẹ đã cưu mang, nuôi nấng, dạy dỗ 4/5 số anh em trong Tỉnh Dòng hiện nay suốt từ năm 1981. Có những lúc phải làm như bà mẹ của Mosê, bỏ con vào thúng thả trong dòng sông Bộ Đội và Thanh Niên Xung Phong, cậy nhờ công chúa của vua Pharaô đỡ đầu…

Chúng con không hỏi Chúa tại sao Chúa cất người cha, người mẹ, người anh cả, người chị cả của chúng con về, nhưng chúng con xin tạ ơn Chúa đã ban cha Âu Tinh cho chúng con bấy nhiêu năm. Chúng con xin trao cha Âu Tinh lại cho Chúa để người tôi tớ trung thành được hưởng trọn niềm vui vĩnh cửu trong nhà Chúa, muôn đời hát HALLELUIA với các thiên thần và các thánh của Dòng!

Oakland, CA Tue April 20, 2010 DHN
 
Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Ba-Lê dâng Thánh Lễ Tiếng Việt tại Toronto.
Dominic David Trần- ảnh Kỳ Giang
19:28 20/04/2010
Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Ba-Lê dâng Thánh Lễ Tiếng Việt tại Toronto.

TORONTO, Chuá Nhật ngày 18 tháng Tư năm 2010 sau nghi thức mở đầu Thánh Lễ trước sự ngạc nhiên của hầu như cả cộng đoàn; Linh Mục Giuse Trần Tập, Cha Sở Nhà Thờ St. Cecilia's Church kiêm Quản Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto đã giới thiệu một cha Tây nói Tiếng Việt sẽ cùng với Cha Sở Giuse chủ sự Thánh Lễ Chúa Nhật Chúa Chiên Lành ngày hôm nay. Đó là Linh Mục Jean-Baptiste Etcharren M.E.P, Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Ba-Lê (Société des Missions Étrangères de Paris). Cùng đồng tế có các Linh mục Courtot và Linh mục Menwy.

Sau phần Phụng Vụ Lời Chúa, Cha Sở Giuse Trần Tập đã giảng tóm lược về ý nghĩa chính yếu của Phúc Âm Chúa Nhật Chúa Chiên Lành hôm nay. Tại sao Chúa Giêsu đã hỏi thánh Phêrô tông đồ đến ba lẩn; " Này Simôn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?" Cũng vậy sự chuyển biến trong tâm trạng của thánh Phêrô qua ba lần trả lời Chúa Giêsu trong cùng một câu hỏi-đã đi từ vui vẻ chân thành đến nghi ngờ chính mình- sau cùng thánh Phêrô buồn rầu và nghi ngờ đến cả câu hỏi của Chúa. Nếu suy niệm kỹ về lời Chúa phán với thánh Phêrô; "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy, Hãy chăm sóc chiên của Thầy và Hãy chăn dắt chiên của Thầy." Và lời truyền dạy tối thượng của Chúa; " Hãy theo Thầy!" chúng ta sẽ cảm nghiệm được " Đạo của Thiên Chúa là Đạo của Tình Yêu và Lòng Thương Xót". Theo Chúa có nghĩa là "Thờ phượng và kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự-sau lại yêu người như mình ta vậy." Bởi vì như sau này thánh Phêrô và các thánh tông đồ đã trả lời cho các thượng tế trong Thượng hội đồng Do-thái rằng; "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm." Đó chính là sự tuyên xưng về Chúa Chiên Lành, Chúa Giêsu Kitô, Vị Mục tử thánh thiện đời đời đã thiết lập sứ vụ Linh Mục và truyền cho các môn đệ theo chân Chúa cũng phải trở thành những " Đấng Chăn Chiên hiền lành". Cha Sở Giuse cũng yêu cầu cộng đoàn hãy sốt sắng cầu nguyện cho các vị mục tử hôm nay của Giáo Hội đứng đầu là Đức Thánh Cha Benedicto XVI- nhân Năm Thánh Các Linh Mục. Đức Chúa Giêsu cũng quan phòng cho cuộc đời của thánh Phêrô và các tông đồ thì Thiên Chúa cũng sẽ quan phòng cho những ai theo Chúa; "kính yêu Chúa và biết xót thương người khác."

Sau đó Cha Sở Giuse đã tuyên đọc bản tiếng Việt của Lá Thư Mục Vụ do Đức Cha Thomas Collins Tổng Giám Mục Toronto truyền phải công bố trên khắp 225 Giáo Xứ thuộc Tổng giáo phận trong Thánh Lễ Chúa Nhật Chúa Chiên Lành hôm nay liên quan đến tình hình chung của Giáo Hội Công Giáo- (xin xem phần Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins đang gây dựng lại bầu không khí thanh sạch cho Tổng giáo phận Toronto).

Linh Mục Etcharren, Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Ba-Lê sau đó đã tiếp tục phục vụ trọn vẹn các nghi thức phụng vụ Thánh lễ bằng Tiếng Việt.

Ở phần đầu Thánh lễ Linh Mục Etcharren chào mừng Cộng Đoàn và nói rằng nhân Đại Lễ khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 350 năm (1659-2009) thành lập hai Giáo Phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam cũng là thời điểm lập Hội Thừa Sai Ba-Lê, LM Etcharren rất vinh hạnh và cảm động vì được tham dự Đại Lễ kỷ niệm trọng đại này với hơn một trăm ngàn tín hữu và toàn thể Hàng Giáo Phẩm Việt Nam tại Trung Tâm nay trở thành Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện Hà Nội.

Hôm nay LMBTTQ Etcharren cùng với qúy Cha sang Toronto tham dự Đại Hội Thừa Sai Truyền Giáo Quốc Tế tại Scarborough do Hiệp Hội Thừa Sai và Truyền Bá Đức Tin Canada tổ chức, qúy Linh mục rất vui mừng gặp cộng đòan và kính chúc cho giáo đoàn Việt Nam luôn luôn vững mạnh, theo bước các đấng tiền nhân đi đến đâu là người tín hữu Công giáo Việt Nam loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Đức Tin vững mạnh đến đó.

Cha Sở Giuse Trần Tập và anh Giuse Phạm Tạo Chủ Tịch Tổng Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ cũng ngỏ lời tri ân Hội Thừa Sai Ba-Lê và các giáo sĩ đã đồng hành với Giáo Hội Việt Nam trong hơn 350 năm lịch sử. Thay mặt Hội Thừa Sai Ba-Lê, LM Etcharren BTTQ cảm ơn cộng đoàn và thưa trước rằng cho đến ngày nay các luồng tro bụi phun ra từ các nuí lửa của nước Cộng Hòa Băng Đảo đã làm cho chuyến bay về trụ sở tại Ba-Lê phải ngưng lại. Cho dù không biết ngày mai ra sao, xin mọi người cứ cầu nguyện và tín thác mọi sự vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, xin cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cho Hội Thừa Sai Ba-Lê và cách riêng cho Đại Hội Thừa Sai Ba-Lê vào tháng Bảy năm nay sẽ bầu chọn được vị Bề Trên Tổng Quyền mới.

Sau thánh lễ Linh Mục Bề Trên Tổng Quyền Etcharren rất vui mừng gặp lại giáo hữu và thành viên trong Giáo Xứ CTTĐVN Toronto- một thời đã từng là các học trò của ngài khi ngài được sai đi phục vụ tại Việt Nam qua giảng dạy tại Trường Thiên Hựu (Providence), Tiểu Chủng Viện Hoan-Thiện, Đại Chủng Viện Huế cũng như sinh hoạt tại Đan Viện Thiên An của Dòng Biển Đức và các nơi khác tại Tổng giáo phận Huế.

Cộng Đoàn Giáo Xứ rất sung sướng được chứng nghiệm lời Cha Sở Giuse Trần Tập đã giới thiệu lúc đầu lễ, " Đố qúy ông bà và anh chị em vị Linh mục này là người Việt hay người Tây?" Linh mục Etcharren khi dâng Thánh Lễ và tiếp chuyện bằng tiếng Việt rất Việt Nam hơn nhiều người Việt Nam. Âm sắc và âm vị (phoneme) của ngài hầu như là giọng miền Bắc kết hợp với âm hưởng xứ Huế nhưng rất nhẹ.

Nếu mở biên niên sử Công Giáo Việt Nam ra chúng ta sẽ tìm thấy được từ Đấng đồng sáng lập Hội Thừa Sai Ba-Lê và cũng là Giám Mục Tông Tòa Thừa Sai đầu tiên tại Giáo phận Đàng Ngoài là Đức Giám Mục Francois Pallu M.E.P (1659- 1679) cho đến vị Giám Mục Thừa Sai Ba-Lê cuối cùng tại Giáo phận Hà Nội là Đức Cha Francois Chaize Thịnh M.E.P (07/02/1935-22/02/1949) còn vị Giám Mục Tông Tòa ở Giáo phận Đàng Trong (từ Sông Gianh trở vào) là Đức Cha đồng sáng lập Lambert de la Motte M.E.P (1659-1679)

Nhân Đại Lễ khai mạc Năm thánh Giáo Hội Việt Nam, các Đấng bậc và giáo dân đã được chiêm ngưỡng các thánh tích tại Trung Tâm Sở Kiện và Tổng giáo Phận Hà Nội đã giới thiệu tác phẩm hội hoạ lịch sử (pienture historique) " Các Chứng nhân Đức Tin tại Việt Nam dưới mắt các hoạ sĩ Việt Nam cùng thời" với sự hỗ trợ của Hội Thừa Sai Ba-Lê và mô phỏng các phiên bản từ tác phẩm "Salle des Martyrs" của Linh mục Andrien Launay, do nhà xuất bản Pierre Péqui Paris vào năm 1900. VietCatholic đã giới thiệu về tác phẩm lịch sử này trong dịp khai mạc Đại Lễ cuối năm 2009.

Hơn một thập niên trước đây, để chứng minh rằng Nhà Thờ St.Cecilia's Church of Toronto sẽ là di sản Văn hóa-Đức Tin Công giáo chung của cả người Ái nhĩ lan và Việt Nam tại Canada: giáo đoàn Việt Nam đã thể hiện Đức Tin son sắt và kính dâng hài cốt của một số Thánh Tử Đạo Việt Nam vào Nhà Thờ St. Cecilia. Linh mục Giuse Trần Xuân Lãm, nguyên Quản Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Toronto đã hô hào mọi người cùng đóng góp để thể hiện lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam bằng tranh kính khảm. Kết qủa là Đức Cha Nicola de Angelis D.D, Giám Mục Phụ Tá kiêm Đặc trách Mục Vụ Đa Văn Hóa và Các Sắc Dân của Tổng Giáo Phận Toronto đã long trọng cử hành Lễ Thánh hiến 04 tranh kính được tôn trí vào mặt tiền mái vòm bên phía phải của Nhà thờ: Đức Mẹ La-Vang-Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thánh Linh mục Anrê Trần Văn Dũng Lạc, Thánh chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện; và Bà Thánh Đê tức Thánh Nữ Annê Lê Thị Thành là Các Thánh Tử Đạo đại diện cho các Đấng Tử Đạo Việt Nam đã được Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị tôn phong hiển thánh ngày 19/06/1988 tại giáo đô Roma.

Ngày Chúa nhật Chúa Chiên Lành hôm nay đại diện thuộc Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ đã giới thiệu đến Linh Mục BTTQ Hội Thừa Sai Ba-Lê phần " Salle de Martyrs" của Giáo Xứ CTTĐVN Toronto. Vưà trông thấy tranh thánh Đức Mẹ La-Vang, Linh mục Etcharren đã tuyên bố ngay, La-Vang là quê hương tôi, cha đã giải thích là sau khi ở Huế 05 năm cha đã được sai đi phục vụ tại Đông Hà, Quảng Trị. Khi được cho biết cảm tưởng thì Linh mục Courtot, nguyên giáo sư Trường Thiên Hựu cũng đã tự hào nhắc đến một trong những thừa sai tiền nhân của Hội - Cố Ven tức Cha Thánh Jean Etienne Vénard M.E.P đã có vinh phúc làm chứng ở đời vua Tự Đức vào ngày 02/02/1861 tại Ô Cầu Giấy.

Về tâm tình riêng khi trả lời về cảm nghĩ văn hoá và tiếng Việt, Linh Mục Bề Trên Tổng Quyền, như anh Peter Phúc Lê lập lại lời ngài tuyên bố mấy chục năm trước đây, " Tôi sinh ra tại xứ Basque và theo lời Chúa gọi, tôi đã đến quê hương Việt Nam, tôi đã yêu Việt Nam nhiều xứ Basque cố hương của tôi." Ngài giải thích; vào năm 1958 lúc tôi 26 tuổi tôi đã được sai đến phục vụ tại đất nước Việt Nam và ở lại nơi này cho đến tận ngày 15/08/1975 khi chính thể mới ở Việt Nam trục xuất tất cả các thừa sai ra khỏi Việt Nam.Tôi đã có cả một thời trẻ phục vụ trong yêu thương và nhận Việt Nam làm quê hương mới. Khi về đến Ba-Lê và sau này là người đứng đầu Hội Thừa Sai, tôi đã cùng các thừa sai khác tiếp tục phục vụ cho các anh em và giáo hữu Việt Nam. Tôi rất mong có một vị Bề Trên Tổng Quyền mới sẽ tiếp tục phục vụ Giáo Hội thay tôi vì nay tôi đã hơn 78 tuổi và xin tiếp tục phục vụ Giáo Hội và Việt Nam trong cách thế và vị trí mới. Xin hãy cầu nguyện cho Giáo Hội, cho Việt Nam và cho Hội Thừa Sai Ba-Lê và vị Bề Trên Tổng Quyền mới.

Chia xẻ đại kết của Dominic David Trần: Lạy Thiên Chúa là Chúa tể của Lịch Sử. Bởi nhờ lịch sử đã được viết nên bằng Hy Lễ Tình Yêu và chính Mình Máu Thánh Chúa- từ đó mới có Tình Yêu Chân chính, Lẽ Công Bằng và Bình An thật sự để cho phép loài người chúng con xây dựng một thế giới đại đồng trong tình yêu cứu độ và trong ân sủng của Thiên Chúa. Lạy Chúa -ngoài Chúa ra- chúng con không thể tìm được ở nơi người phàm nào những điều chân thực về tự do hạnh phúc đại đồng huynh đệ được. Xin Chúa ban cho chúng con sức mạnh và dũng cảm để tiếp tục lập lại lời thánh Phêrô và các Tông đồ đã tuyên xưng: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm." Xin Chúa đoái thương nhận lời cầu xin của Linh Mục Etcharren và hiệp ý thông công của chúng con.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chính Quyền Thành Phố Đà Nẵng Âm Mưu Giải Tỏa Nghĩa Địa Giáo Xứ Cồn Dầu
Song Ngọc
08:43 20/04/2010
Chính Quyền Thành Phố Đà Nẵng Âm Mưu Giải Tỏa Nghĩa Địa Giáo Xứ Cồn Dầu

Tin từ Cồn Dầu cho hay, ông bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đang chuẩn bị một chiến dịch quy mô hầu giải tỏa nghĩa địa giáo xứ Cồn Dâu, một khu đất rộng gần 10 hecta nằm ở khu B của giáo xứ, cách nhà thờ gần 1 km. Đây là nơi an nghỉ của bao thế hệ giáo dân Cồn Dầu từ ngày thành lập giáo xứ cách đây 135 năm. Nghĩa địa này đã được chính quyền trung ương liệt vào danh sách di tích lịch sử cần được bảo tồn.

Vào ngày 10/4/2010, chính quyền thành phố thông báo cho giáo dân và sai công an đến đặt bảng ra lệnh cấm chôn xác tại khu nghĩa địa, đồng thời canh gác rất nghiêm ngặt trước cổng ra vào. Tấm bảng cấm được cắm ngay trên mộ phần của thân phụ Cụ Lê Văn Sinh. Cụ Sinh cực lực phản đối hành động thiếu tôn trọng người đã khuất và một công an tên Hiệp đã rút bình hơi cay chống bạo động, xịt thẳng vào mặt Cụ Sinh, làm mắt cụ gần như mù và ngã ra bất tỉnh. Hàng ngàn giáo dân Cồn Dầu đã kéo đến lên án hành động bất nhân của đám công an và buộc họ phải làm biên bản nội vụ trước khi Cụ Sinh được xe cứu thương đưa đi cứu cấp. Hiện Cụ Sinh vẫn còn nằm tại bệnh viện và mắt Cụ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục.

Chính quyền cũng đã thông báo cho Tòa Giám Mục Đà Nẵng và Cha Xứ Cồn Dầu Nguyễn Tấn Lục biết dự định của họ là sẽ giải tỏa nghĩa địa Cồn Dầu. Họ đến yêu cầu Cha Lục thông báo cho giáo dân không được chôn kẻ chết tại nghĩa địa nữa. Cha Lục đã thẳng thắn từ chối vì Cha không có quyền bởi lẽ nghĩa địa thuộc về giáo dân từ bao đời nay, nếu muốn làm gì thì cứ họp dân lại mà giải quyết.

Nguồn tin mới nhất cho hay, để chuẩn bị dư luận trước khi giải tỏa khu nghĩa địa, chính quyền đã thuê một số rất đông những người dân ở các thôn lân cận như Cẩm Chánh, Trung Lương, Lổ Giáng, mỗi người 30 ngàn đồng, đễ ngày thứ tư 4/21/2010 tập trung tại nghĩa địa Cồn Dầu, cầm cờ hiệu và biểu ngữ ủng hộ việc giải tỏa khu nghĩa địa để báo chí, truyền hình nhà nước đến quay phim, chụp hình. Đây là một âm mưu tráo trở thâm độc của cộng sản hầu lừa bịp công luận khi họ chính thức ra tay giải tỏa khu nghĩa địa, bắt đầu cuộc phân sáp một xứ đạo lâu đời với hơn hai ngàn giáo dân. Đây cũng là một âm mưu chia rẽ luơng giáo, chia rẻ người đã ký và người không ký giấy giải tỏa. Và cũng rất có thể nhân cơ hội này họ sẽ tạo ra xô xát để có cớ bắt giữ những người mà lâu nay họ muốn bắt nhưng chưa có cơ hội. Nguời dân Cồn Dầu cho đến hôm nay vẫn đoàn kết, kiên trì bảo vệ mảnh đất cha ông của mình trong tinh thần ôn hòa bất bạo động. Kinh nghiệm của Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa khi chính quyền thuê côn đồ vào gây hấn vẫn còn đó. Giáo dân Cồn Dầu đã biết trước những âm mưu này và sẽ không để rơi vào những cạm bẫy đó. Họ dự định già trẻ lớn bé sẽ tập trung về khu nghĩa địa để đọc kinh cầu nguyện cho nhựng người đã khuất, cũng như cầu bình an cho những người sống đang phải đối đầu với hiểm họa phân sáp của bạo quyền.
 
Cha, Người Chủ Chăn Chính Thực
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
11:48 20/04/2010
Cha, Người Chủ Chăn Chính Thực

Kính Tặng Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt

Trọng kính Cha, người chủ chăn chính thực !
Tháng ngày qua đã sống vì chúng con
Dẫu khổ đau sức lực phải hao mòn
Vẫn còn đó huyết tâm Cha ngời sáng

Đường GiêSu Cha đã đi hùng tráng
Niềm tin yêu và sự thật hiển vinh
Cho chúng con Cha tận tuỵ hết mình
Theo gương Mục Tử Nhân Lành Chí Thánh

Cho chúng con Cha cô đơn hiu quạnh
Giữa nhân tình dồn đổ tiếng gièm pha
Giữa bè đảng gớm ghê và ương ngạnh
Cha một thân gánh chịu ách phiền hà

Trong kính Cha, người chủ chăn cao cả !
Giữa thù ghen luôn lộ nét hiền từ
Đầy khiêm hạ không kiểu cách quan vua
Xứng danh người tôi trung trong phục vụ

Cho chúng con Cha sống đời ngôn sứ
Đem trái oan ra ánh sáng tỏ tường
Kêu ganh hận trở lại với tình thương
Mời bạo vương trở lại đường nhân ái

Giữa nhỏ nhen Cha bao dung quảng đại
Giữa bất công không sợ hãi vực bênh
“Chạnh lòng thương” đoàn chiên nhỏ tội tình
Không vũ khí, không bức mành che đỡ

Không bận tâm đường công danh dang dở
Cha phó trao cho Mục Tử Nhân Hiền
Là mẫu hình đời trao dâng tận hiến
Của lòng Cha trong cay đắng, luỵ phiền

Trọng kính Cha, vị chủ chăn đáng mến !
Của những người yêu công lý muôn nơi
Nguyện tâm thành theo Chân Lý gọi mời
Cùng Cha đến nơi vùng đang đau khổ.

Con chiên nhỏ




 
Văn Hóa
Truyện ngắn: Trên một khoang thuyền
Nguyễn Trung Tây, SVD
01:47 20/04/2010
Truyện ngắn: Trên một khoang thuyền

Bị chỉ ngay mặt, điểm ngay tên, người đàn ông tóc muối tiêu nổi khùng, quát to,

— Ông tưởng ông ngon lắm hả. Ngon sao không làm trời làm đất trước mặt Thái Lan đi? Ngoài nghề thầy bói nói láo ăn tiền, lường gạt thiên hạ bao nhiêu năm nay, ông còn làm được cái gì hay hơn nữa không?


Sáng sớm ngày thứ ba hành trình vượt biên sóng gió đã tới. Chen chúc trên khoang thuyền chật hẹp mang bảng số Kiên Giang KG 0603 vẫn là vật vờ hơn hai trăm mạng người. Đêm qua mười hai giờ khuya, có người đàn ông rớt xuống biển. Khi con thuyền hốt hoảng bẻ tay lái đánh một đường vòng quay lại, bóng người đàn ông đã biến mất để lại mặt nước biển đen kịt nhấp nhô cuộn sóng. Thuyền đành ngậm ngùi bỏ đi. Người đàn bà quấn khăn rằn ri thì thào nói người đàn ông rớt xuống biển mấy năm nay tính khí khật khùng, bởi cô vợ mang đứa con trai duy nhất bỏ đi với người tình vượt biên, trong khi ông chồng bị giam cầm trong trại cải tạo. Bị đạp chết trong hầm tàu chật chội, xác đứa bé tám tuổi bị quẳng xuống biển. Người đàn ông tóc điểm bạc ngồi bên cạnh nói người đàn ông đang đứng tiểu, chắc tại lỡ chân. Người đàn ông trung niên mặt xương xương khắc khổ thì thào nói trên biển khoảng nửa đêm về sáng là giờ của nhiều vong linh thác oan trên mặt biển, đi đứng phải cẩn thận, ăn nói phải cẩn thận dè chừng.

Câu chuyện về người đàn ông rớt xuống biển vào lúc nửa đêm khơi dậy một thoáng bàn cãi lao xao trên khoang thuyền. Nhưng chỉ năm phút sau, tiếng người lắng xuống, rồi chìm sâu vào lòng khoang thuyền chật hẹp hôi tanh hầm hập hơi người. Đêm vẫn yên lặng ngột ngại đợi chờ…

Thuyền gỗ vượt biên được hơn hai ngày rồi. Từ cửa Rạch Sỏi, thuyền chầm chậm vượt qua đèn hải đăng nhô cao ngay mũi đất. Đôi mắt long nhãn thuyền gỗ và những cặp mắt mầu nâu hơn hai trăm mạng người hồi hộp dõi nhìn đèn trắng đều đặn quay tròn chiếu sáng mặt nước biển. Bình bịch! Bình bịch! Từng nhịp trống đập lồng ngực trỗi dậy nghe rõ mồn một. Bình bịch! Bình bịch! Bình bịch!… Cả một khoảng trời bỗng dưng chỉ còn tiếng đập của những trái tim vang xa, dồn dập màng nhĩ, thúc hối bỏ chạy.

Đèn trắng chụp hụt con thuyền một lần! Hụt hai lần! Nhưng đèn không bỏ cuộc, quay thêm một vòng nữa, lần này sát gần ngay đuôi thuyền. Nhịp tim thuyền gỗ thót lại hụt một tiếng đập bình bịch! Cong lưng vươn tới, thuyền vượt biên lọt thoát qua vòng quay thứ ba, rồi thứ tư, thứ năm của ngọn đèn trắng. Thuyền vượt biên ngoái cổ quay nhìn lại phiá sau lưng những vòng quay thứ sáu, thứ bẩy, thứ tám của ngọn hải đăng… Bình bịch, bình bịch của những trái tim trên một khoang thuyền nhỏ dần nhỏ dần rồi đồng loạt tắt lịm. Thuyền gỗ thở phào mừng vui. Nhiều khuôn mặt rạng rỡ vui tươi. Thì thào nho nhỏ trong lòng khoang thuyền lời kinh tạ ơn cứu khổ cứu nạn.

Tưởng thế là xong, vậy là thoát. Nhưng không, nửa tiếng sau vận xám không mời không gọi lại tự động bước chân xuống khoang thuyền. Lần này thuyền gỗ đâm thẳng vào cồn cát ẩn mình dưới làn nước tối đen. Thuyền vướng cồn cát, tiếng máy rên khừ khự như người ốm dở, chân vịt khục khặc ho khan. Thuyền vượt biên rùng mình, lắc lắc, cuối cùng đứng yên không nhúc nhích. Người người trên khoang thuyền theo lệnh tài công yên lặng nhảy ra, cong lưng, hai tay đẩy! Nhưng thuyền lì lợm nằm yên không xê dịch. Mọi người vẫn đẩy, thuyền vẫn im lìm! Đẩy tới nữa! Thuyền gỗ cồng kềnh lười biếng nằm ì ra, không rung rinh, không nhúc nhích! Thuyền không chuyển động, trong đêm đen và bóng tối, tiếng thở dài đâu đây bật ra, vang xa, nghe rõ mồn một. Tiếng kinh cứu khổ cứu nạn lại vang lên. Vài người thanh niên bắt đầu ngó nhìn quanh quẩn xì xào nho nhỏ.

Nhưng còn nước còn tát, lại thêm một lần nữa, hơn hai trăm sinh mạng ngón chân bám ghì, bậm chặt đôi môi, cong vòng xương sống, tư tưởng hoặc chết hoặc sống cuồn cuộn nổi vồng những bắp thịt! Lần này thuyền gỗ nặng nề nhè nhẹ rùng mình, mặt nước loáng thoáng xôn xao. Tiếp tục đẩy tới! Thuyền gỗ thở dài trượt mình lướt ra khỏi cồn cát. Thoát cồn, thuyền nhả hết ga, nhắm hướng biển Đông cương quyết lao tới.

Đêm khuya đầu tiên cuộc hải trình buông rơi với một đốm đèn le lói xa tít. Đốm sáng to dần, to dần, rồi bừng sáng trong đêm đen. Thuyền viễn xứ âu lo đăm chiêu dõi nhìn đốm sáng rực rỡ. Người thanh niên mặc áo jean xanh, mũ nỉ đội xùm xụp trên đầu cất tiếng,

— Chắc là tàu vớt đó.

Người đàn ông tóc điểm bạc đứng bên cạnh thằng Minh càu nhàu,

— Vớt, có mà vớt xác về nhà tù, ông nội. Giờ này chưa ra tới hải phận quốc tế mà đòi tàu vớt. Tàu đánh cá quốc doanh đó cha nội.

— Nói bậy nói bạ không à! Đừng quên đất có thổ thần, sông có hà bá.

Cả hai, người thanh niên mũ nỉ và người đàn ông tóc điểm bạc, không ai dám nói chi sau lời cằn nhằn của người đàn ông trung niên mặt xương xương khắc khổ. Yên lặng trên khoang thuyền tô đậm lời kinh thuyền gỗ thầm thì to nhỏ cứu khổ cứu nạn. Thuyền hạ ga vặn nhỏ tiếng máy. Tiếng máy nho nhỏ nhún nhường tiếng gió thì thào. Thêm một tiếng đồng hồ trôi qua, đốm sáng rực rỡ chợt nhiên mờ dần, mờ dần, sau cùng tan loãng vào trong màn đêm dầy đặc. Thuyền gỗ thở phào nhẹ nhõm hy vọng vận áo xám đã thực sự bỏ đi.

Ngày thứ hai của cuộc hải trình vừa mới trôi qua trong mệt nhọc, bão tố, và với một mạng người nửa đêm rớt xuống chìm sâu vào lòng đại dương.

Hôm nay, ngày thứ ba.

Sáng sớm ngày thứ ba, thuyền đang tiến ngang qua Vịnh Thái Lan. Sáng sớm nhưng trời bình minh tối thui bởi bầu trời vần vũ nổi cộm mây đen. Trời bão, bão tố xịt mực đen kịt bầu trời. Trời mây, mây đen ẩm thấp oằn cong trĩu nặng. Trời mưa, mưa trời bong bóng vỡ tan trên những mảng da mốc trắng. Trời gió, gió thổi quăn tít xơ xác sợi tóc màu đen. Giờ này ngột ngạt và nặng nề phủ chụp những mảng tóc đen mốc khô bởi nắng đại dương và nước biển mặn. Bây giờ mệt mỏi và lăn lóc ngập phủ khoang thuyền.

Sang ngày thứ ba, hết rồi hồi hộp đứng tim khi vượt qua ngọn đèn hải đăng, mất rồi những căng cứng nghẹt thở khi bị cồn cát cầm chân níu kéo, xa rồi hụt một nhịp tim mắt căng tròn mắt khi bị đốm sáng ban đêm săn đuổi. Giờ này mệt mỏi. Nơi đây im lìm. Mọi hoạt động trên chiếc thuyền mỏng manh nhỏ bé rơi rớt đọng lại trên cabin với tài công và hai ba người thanh niên da rám nắng, môi ngậm thuốc, mắt đăm chiêu dõi nhìn trời mây sóng nước. Trên trời, mây đen nặng nề đe dọa. Dưới biển, sóng nước nhấp nhổm dâng cao.

Từ dưới sàn thuyền nồng nặc mùi hôi chất thải ứ đọng và hơi người đọng lại, thằng Minh đứng bật lên. Há to miệng, nó muốn ói, nhưng vẫn chỉ là cái ói khan không nhớt không đờm. Hít thật sâu vào buồng ngực gió biển, thằng Minh hy vọng trấn áp được cảm giác buồn nôn. Nhưng sóng vẫn đều đặn nhấp nhô khoang thuyền khiến bao tử thằng Minh tiếp tục gờn gợn. Cơn ói lại nổi lên, thằng Minh ngồi sụp xuống sàn thuyền, nó há to cổ họng nôn thốc nôn tháo xuống sàn thuyền những vốc nước nhơn nhớt sền sệt màu vàng. Ói xong được một trận, thằng Minh ngồi thụp xuống, dựa lưng vào thành gỗ, ngửa cổ lên trời, thở hắt ra. Tưởng đã yên, thằng Minh vuốt vuốt ngực, mắt nhắm chặt lại. Nhưng lợn cợn nhờn nhợn lại xuất hiện, lần này cơn ói tự động nhúc nhích nơi màng nhầy bao tử, rồi đẩy thẳng thật nhanh ào ào lên cần cổ khiến tên con trai mười chín tuổi không kịp cúi gập người xuống, cũng không kịp há miệng ói ra. Bị hai bờ môi ngậm kín chặn giữ lại, nước vàng ngập ứ trong cổ họng xịt ra hai bên mép khiến thằng Minh phải há miệng thật to, nhổ ra sàn thuyền những búng nước vàng tanh tưởi chua loét. Vuốt vuốt ngực, thằng Minh mở miệng ngáp ngáp tương tự như người ham ăn nuốt miếng bánh trôi vướng ngay cần cổ. Ôm bụng, thằng Minh bám thành tàu cố gắng đứng dậy, hy vọng trấn áp được lợn cợn trong bao tử bằng cách hít sâu vào buồng ngực làn gió mát lạnh đại dương. Nhưng mới chỉ được một giây, thằng Minh hốt hoảng ngồi bệt ngay xuống sàn tàu, miệng há to tưởng chừng như sẽ nôn thốc nôn tháo một lần nữa, nhưng không, lần này nó chỉ ợ khan ra toàn hơi nồng nặc mùi tanh lờm lợm.

Sóng tiếp tục gầm gừ đe dọa, thằng Minh cúi xuống nhận ra người thanh niên chia chung căn phòng khách sạn Mỹ Tho trong khi chờ đợi xuống bến. Sau một ngày vật vờ ngỡ ngàng trong căn phòng lạ, người thanh niên rủ thằng Minh ra quán uống café. Trời buổi tối tháng Mười Hai gió bấc thổi buồn thiu. Bên ly café, người thanh niên trầm trầm cất giọng,

— Hồi đó, năm 76 tụi tớ thi đậu vào lớp Mười. Lớp hơn bốn mươi học sinh, cả con trai lẫn con gái. Sau hai tuần khai giảng, cô bạn gái từ hồi lớp Sáu đẹp như tranh vẽ bỏ mình chết trên biển Đông.

Người thanh niên nhìn thằng Minh, giọng nhỏ lại,

— Bị cưỡng ép, cô gái lao mình xuống biển.

Khói thuốc trong quán café tiếp tục quyện bay,

— Lớp Mười tiếp nối với thằng bạn bỏ học đi Kinh Tế Mới. Tối tối nền đất mát lạnh trống trơn bốn vách ru ngủ thằng con trai cuộn tròn bên cạnh bọ cạp, rắn hổ, và cạp nong. Có thằng còn xung phong đi Thủy Lợi hy vọng cứu được bố trong trại cải tạo. Bị rắn hổ cắn, thằng bạn Kinh Tế Mới sùi bọt mép, thân xác vùi nông trên nền đất hoang. Thằng bạn Thủy Lợi trở về với một chân. Nó đào mương, cuốc trúng đạn. Lớp Mười Một thuyền vượt biên của Cô Giáo dậy Lý bị tàu Thái Lan húc chìm. Cũng lớp Mười Một, thầy dậy Triết vượt thoát tới Singapore sau hơn một tháng lênh đênh trên mặt biển. Thuyền thầy Triết nhổ neo với hơn một trăm người. Khi con thuyền được vớt, mùi hôi xác chết bốc cao thấu trời xanh. Trời đang xanh lơ bỗng dưng tối sầm khi tàu dầu Hòa Lan ghé ngang nhìn xuống. Người ngoại quốc mắt xanh nhỏ lệ khóc thương cho những làn da vàng giờ này thối đen. Cô bạn sống sót trong chuyến tàu nói mắt ông thầy đổi màu nâu, pha đậm nét màu vàng bởi những miếng thịt màu đỏ tươi trên một khoang thuyền.

Tử Kỳ long lanh nước mắt, tiếp tục lắng nghe bản đàn cung thương của Bá Nha,

— Hai năm liên tục lớp Mười và lớp Mười Một, cả lớp thay phiên để tang trắng trong tâm hồn, những vành khăn tang khóc bạn, khóc cô, khóc thầy, và khóc thương cho mình.

Bản đàn cung thương tiếp tục réo rắt những nốt của gam thứ,

— Tháng Mười Hai năm 79, lớp Mười Hai, lệnh Tổng Động Viên mang lên bàn thờ bao nhiêu nhang khói những linh hồn con trai mới lớn; con trai thời ngồi chia xẻ với nhau một điếu thuốc bên vỉa hè café Sài Gòn; Sài Gòn của mất tên, của lạc loài, của bơ vơ, và của hờn giận, hờn giận làm người mắt nâu da vàng; thà là không sinh ra...

Thằng Minh tiếp tục nhìn người bạn. Cả hai thôi không nói thêm chi. Mắt hai đứa, mắt nào cũng đỏ nhìn theo khói thuốc tựa những nén nhang dành tưởng niệm linh hồn tuổi trẻ Việt Nam đã bỏ mình thối rữa trên đất Chùa Tháp.

Bản đàn cung thương của bất hạnh cuối cùng thôi ngân dấu giáng (b) đổi sang dấu thăng (#) khi thằng Minh và người bạn mới quen sánh bước trên con đường dẫn về khách sạn. Người bạn mới nói,

— Sang đó, tớ đi học tiếp.

Thằng Minh gật đầu, vỗ vai người bạn,

— Tới Mỹ, tụi mình làm lại.

Tối hôm đó, từ khách sạn, người thanh niên và thằng Minh được đưa lên hai chiếc ghe nhỏ riêng biệt. Trên mặt biển, thằng Minh gặp lại người bạn đang nôn ọe trong hầm thuyền chật chội, nóng nực, ngột ngạt hơi người và hơi dầu. Người thanh niên mặt trắng nằm dài ngã quỵ. Màu trắng biến mất. Màu xanh xam xám héo hắt trên khuôn mặt vàng úa bệnh hoạn! Thằng Minh nhớ lại những xác chết èo uột nằm vắt ngang ngửa trên người trong chuyến hải trình hai tháng trước. Nắm cánh tay khẳng khiu người thanh niên mặt vàng ủng, thằng Minh lay lay, lắc mạnh. Cặp mắt tròng vàng lờ đờ hé mở, liếc nhìn, rồi tiếp tục nhắm lại.

— Ê, có cái tàu. Đó, đó, kia kià, đó, thấy chưa?

Trong bầu không khí yên lặng, tiếng hét từ phía phòng máy của con thuyền vang vọng nghe rõ mồn một,

— Ừ đúng rồi, có cái tàu bên phía tay phải bà con ơi.

Nhiều người đứng nhỏm dậy nhìn ra xa xa. Theo hướng tay chỉ, người người nhận ra chấm đen chênh chếch phía bên tay phải đang thoáng hiện thoáng mất. Tiếng kinh trầm trầm trên khoang thuyền ngưng ngang rồi lại tiếp nối cung điệu. Lời kinh càng thêm ngân nga, chấm đen càng lúc càng thêm đậm nét. Từ trong phòng máy, thuyền đánh cá bật giọng chửi thề,

— Chết mẹ rồi! Tàu Thái Lan!

Ngay lập tức khoang thuyền nhỏ bé biến dạng chuyển hình thể. Phụ nữ bế xốc con nhỏ ấn sâu vào trong lòng, tay cởi tháo giây chuyền trên cổ. Đàn ông loay hoay ôm chặt xách tay, tay kia nắn tìm gấu quần viền áo. Thanh niên nhấp nhổm, đứng lên ngồi xuống, ngớ ngẩn nhìn trời. Con gái ngơ ngác nhìn nhau, nước mắt loang lổ ngắn dài. Thiếu nữ chuyền tay những vốc nhớt, trét vào mặt, bôi vào tay, xoa vào ngực, và đắp vào cổ.

Mặc cho sóng biển vẫn đang dâng cao, thuyền tỵ nạn tăng tốc độ, ào ào phóng chạy. Sóng biển vươn vai đứng dậy như muốn cản lại con thuyền. Gió trời chu môi thổi mạnh như muốn cầm chân thuyền gỗ. Sóng bạc đầu nhấp nhổm vươn mình lao tới như muốn chận đầu thuyền tỵ nạn. Thuyền gỗ hét to,

— Tát nước! Tát nước bà con ơi!

Thuyền vừa hét vừa bỏ chạy, chạy như bay, chạy như phóng, đáy như không chạm mặt nước. Nước biển trắng xóa bị đầu mũi thuyền chặt đôi tung tóe văng lên ướt đẫm cả một lòng khoang thuyền chật hẹp. Ầm! Ầm! Thuyền đánh cá chúi lên hụp xuống. Giông bão thổi toang rách nát tan thương. Mưa gió ồn ào tô đậm bất hạnh. Biển bao la vẫn nhuộm màu đen xám. Gió trời góp mây đen kịt lơ lửng không trung. Chớp sáng ngoằn ngoèo chạy ngang chạy dọc. Những tiếng sấm! Những cơn gió! Những cơn sóng! Tàu Thái Lan! Giờ này thiên nhiên rủ nhau quay cuồng, nhào lộn chung quanh con thuyền nhỏ bé.

Bên kia, tàu Thái vẫn phóng tới, điệu bộ cương quyết. Bên này, thuyền vượt biên vẫn bỏ chạy, điệu bộ tuyệt vọng. Bên kia, những người con xứ Phật chùa vàng nhảy lên hét to. Bên này, nơi cuối mũi, thuyền tị nạn tắt máy buông tay đầu hàng; nơi đầu mũi, những người con gái cuống cuồng bôi thêm dầu mỡ; giữa lòng thuyền, tiếng kinh trầm trầm ngân nga, vẫn là lời kinh cứu khổ cứu nạn.

Tàu Thái sáp lại. Những thân thể đen bóng dầu mỡ phóng qua với dao dài nhọn hoắc và súng ngắn khạc lửa. Tay cầm dao, tay cầm súng, ngư phủ Xiêm La tóc dài quăn tít hằn học săm soi khuôn mặt lân bang. Hai phái tính được phân chia rõ rệt. Đàn ông, thanh niên ngồi tụ lại ở đầu mũi thuyền. Đàn bà, con gái, và con nít bị xua đẩy về phòng máy. Ngư phủ Thái tiến đến đám thanh niên. Áo dài tay, áo sơ-mi, áo thung, lột ra. Quần dài, quần tây, quần jean, lột bỏ. Ngư phủ Thái Lan tiến đến người đàn ông tóc bạc đứng bên cạnh thằng Minh, tay trái giơ ra táng mạnh vào mặt ông ta, tay phải giựt đứt sợi dây chuyền vàng lóng lánh trên cổ. Nhét sợi dây chuyền vàng vào túi áo, người ngư phủ quay sang người thanh niên với áo jean xanh và mũ nỉ còn khoác còn đội lùm xùm trên người và trên đầu. Một tay nắm cổ áo jean xanh, tay còn lại, ngư phủ Thái co cụm giáng mạnh vào mặt người thanh niên. Mũ nỉ lùm xùm trên đầu anh chàng rớt xuống, cô gái Việt Nam hiện nguyên hình với tóc dài đen nhánh, nước da trắng xanh, và cặp mắt lạc thần. Ngơ ngác nhìn quanh, cô gái mếu máo, ngồi sụp xuống, bưng mặt khóc. Trước cảnh tượng bất ngờ, ngư phủ xứ Thái phá ra cười to, cười hô hố. Tiếng cười mồi chài lôi kéo thêm nhiều người ngư phủ khác. Một, rồi hai, và sau cùng bao nhiêu ngư phủ của xứ chùa vàng cùng lao tới.

Ngôn ngữ địa cầu trở nên câm đặc nhìn người xứ Thái Lan nắm áo, lôi chân mặc cho những cô gái Việt Nam trên một khoang thuyền la hét, trì kéo!!!

Thuyền đánh cá nhắm mắt thở dài thầm thì hy vọng vào lời kinh cứu khổ cứu nạn!

Lúc này ơi tuyệt vọng! Bây giờ mùa thương khó!

Thời gian đếm nhịp tích tắc, tích tắc, hai tiếng đồng hồ trôi qua. Thuyền đánh cá Thái Lan lạnh lùng bỏ đi để lại thuyền tỵ nạn một thân một mình bấp bênh phận nghèo trên mặt sóng nước và địa cầu.

Bầu trời vẫn tối đen!

Người đàn ông trung niên mặt xương xương bất ngờ xuất hiện, ông ta chỉ thẳng vào mặt người đàn ông tóc điểm bạc,

— Tất cả là bởi vì thằng cha nội này nè. Mở miệng ra là nói tầm bậy tầm bạ không à.

Bị chỉ ngay mặt, người đàn ông tóc điểm bạc nổi khùng quát to,

— Ông tưởng ông ngon lắm hả. Ngon sao không làm trời làm đất trước mặt Thái Lan đi? Ngoài nghề thầy bói nói láo ăn tiền, lường gạt thiên hạ bao nhiêu năm nay, ông còn làm được cái gì hay hơn nữa không?

Đôi mắt long nhãn của thuyền vượt biên và những đôi mắt nâu trên một khoang thuyền ngán ngẩm nhìn hai người đàn ông hung hăng đánh nhau từ gần một trăm năm nay. Không hẹn cùng gặp, bao nhiêu đôi mắt đăm chiêu dõi nhìn lên bầu trời xám đen như đang tìm kiếm, như đang thắc mắc tự hỏi, “Bao giờ mặt trời sẽ lại tiếp tục buông rơi vàng bạc ngọc ngà long lanh trên sóng nước?”.

www.nguyentrungtay.com
 
Một câu chuyện cảm động
Duy An
05:26 20/04/2010

Bài viết dưới đây mang theo một thông tin đặc biệt: Truyền hình National Geographic chiếu phim 'Inside the Vietnam War' nhân kỷ niệm 40 năm trận chiến Mậu Thân.

Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của Sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
- Duy à... Có chuyện rồi! Ðại uý Morrow cần gặp riêng Duy. Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và buớc nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uý Morrow vừa hỏi:
- Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?
- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 nguời 'homeless' cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng duợc. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những nguời này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một nguời tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
- Ồ... Ðó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West dó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Ðể tôi xuống gặp họ.
- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ 'ngầu' lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và 'càm ràm' với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?
- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhung có thể mời họ vào 'cafeteria' uống ly nuớc, chắc không sao chứ?
- Cũng được, nhung cẩn thận vẫn hơn. Ðể tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở 'cafeteria'. Anh không ngại chứ?
- Cám ơn các anh, nhung đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.

Trong lúc theo với đại uý Morrow xuống nhà gặp 'khách', tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.

Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn nên thuờng đi làm bằng xe 'Metro'. Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thuờng vì phải ghé qua truờng học dể ký một số giấy tờ cho các con truớc ngày tựu truờng. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang 'rên rỉ' bài Hạ Trắng:
Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa buớm say
Lối em đi về... trời không có mây
Ðuờng đi suốt mùa nắng lên thắp dầy...

Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một nguời Mỹ 'homeless' đang 'ngất nguởng' thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thuởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:
- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?
- Ðương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.
- Ðại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao dã từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhung khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.
- Ông...
- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải nguời Việt tụi mày vẫn nói thế sao?
- Tôi không quen gọi nguời lạ như thế. Hay gọi nhau là 'anh tôi' được không?
- Tùy mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa?
Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.
- Tôi sẽ trở lại truớc 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.
-Mày không sợ hả?
-Sợ gì?
-Tụi tao là loại nguời bị ruồng bỏ và khinh chê.
- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
- Ði đi. Hẹn gặp lại.

Tôi dã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành 'bạn' từ dạo dó. Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai nguời bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối.

Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở 'hạch hỏi'. Ðã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Có những nguời đã từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tuờng cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial).

Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.
Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cuời lớn, rồi lên giọng:
- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám 'cớm dổm' ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn nguời Việt rất thân của tao.
Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:
- Ðây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là nguời Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân 'homeless' của tao.
Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:
- Mời các bạn xuống 'cafeteria' uống nuớc và nói chuyện.
- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.
- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu. Norman cuời ha hả trả lời bằng tiếng Việt:
- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Ðúng không?Rất đúng. Nghe giống hệt 'một ông già Bắc kỳ' thứ thiệt.
Chúng tôi vui vẻ buớc vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng truớc bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những nguời đang có mặt trong 'cafeteria' sáng hôm dó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:
- Ðể khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có 'preview' cuộn phim 'Inside the Vietnam War' truớc khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Ðúng không?
-Ðúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
- Ðài của tụi mày chỉ có trên 'Cable' và 'Direct-TV'. Dân 'homeless' tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé 'preview' mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Ðược không?
- Chắc được. Mấy lần truớc tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!
- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.

Ðể giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 nguời 'bạn' cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang 'Explorer Hall' cả giờ đồng hồ truớc khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội truờng chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé 'preview', tôi đã liên lạc nhờ mấy nguời trong nhóm 'Audio & Video' của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội truờng, tránh xa những vị 'tai to mặt lớn' trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.

Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tục, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy nguời bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt nguời nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi nguời.

Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội truờng. Ba nguời bạn của tôi vẫn 'án binh bất động' dõi mắt đăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng buớc đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị 'dân Mỹ' và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài nguời chung quanh cùng khóc theo!

Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Ðèn hội truờng bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những nguời chung quanh rồi vội vàng 'kéo' ba nguời bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót 'khật khưỡng' buớc theo tôi như ba cái xác không hồn!

Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu 'Inside the VietNam War' nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 nguời bạn cựu chiến binh 'homeless' đã cùng tôi đi xem 'preview' hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.

Có lẽ đã tới lúc nguời Mỹ nhận thức được 'món nợ phải trả' cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam. Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giăng Mắc
Nguyễn Đăng Khoa
22:09 20/04/2010

GIĂNG MẮC



Ảnh của Nguyễn Đăng Khoa (Giáo phận Vinh, Việt Nam)

Buồn trông con nhện giăng tơ

Kẻ đi biền biệt, người chờ, chờ suông!

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền