Ngày 27-04-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:34 27/04/2009
NHÂN TÍNH

N2T


Đại sư muốn tuyên truyền giải thích những việc có liên quan đến “ngày tận thế của thế giới”, một ngày truyền đi vạn dặm, gần xa đều biết tin. Thế là quần chúng ùn ùn kéo đến ngồi ở quảng trường trước sân chùa lắng nghe.

Đại sư lên ngồi chưa tới một phút thì đã kết thúc cách viễn mãn, ông ta đã nói như sau:

- “Việc sắp hủy diệt nhân loại là:

chính trị không màng đến lý lẽ của trời,

nhân ái không tiến bộ,

có của cải mà không cần lao động,

tìm khôn ngoan mà không cam chịu vắng lặng,

để tôn giáo đứng ngoài cuộc mà không biết sợ,

không có tính cảm giác lễ bái thần minh.”


(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Nhân loại sắp hủy diệt là vì con người ta không tuân theo quy luật của tự nhiên, mà luật của tự nhiên là:

- Người làm chính trị không nghĩ nghĩ đến những lý lẽ của trời, tức là thiên đạo, mà chỉ muốn làm theo ý riêng và tham vọng của mình mà thôi.

- Xã hội không có nhân ái, người người sống theo dục vọng của mình, chèn ép người cô thế, áp bức người nghèo.

- Giàu có tiền bạc mà không phải lao động, tức là tham nhũng hối lộ, bốc lột mồ hôi và nước mắt của người khác.

- Muốn có khôn ngoan nhưng lại cứ hết xía vào chuyện này đến chuyện nọ, không hồi tâm suy nghĩ.

- Không muốn tôn giáo có mặt trong xã hội mà không cảm thấy sợ hãi, đó là việc đáng sỡ nhất, vì một khi con người sống không có tâm linh, thì việc gì cũng có thể làm, kể cả việc giết người.

- Phủ nhận Đấng thần linh trong cuộc sống của mình, cũng như nơi cuộc sống của người khác.

Trên đây là những dấu chỉ mà nhân loại sắp bị hủy diệt, bởi vì tất cả những điều ấy đều đi ngược với tự nhiên và trật tự của vũ trụ vạn vật, mà những điều trên là những điều mà con người đều phải làm trong cuộc sống của mình.

Đó chính là nhân tính (tính của con người) phải có vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:35 27/04/2009
N2T


2. Không chứng minh đầy đủ, thì không thể luận đoán hoặc hoài nghi hành vi xấu của người khác.

(Thánh Alfonsus Maria de Liguori)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:37 27/04/2009
N2T


98. Cần mẫn là căn bản của đức hạnh.

 
Chứng từ ơn gọi: Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến
Trần Văn Cảnh
03:46 27/04/2009
PARIS - Chủ nhật 19.04.2009, tại Giáo Xứ Việt Nam, chị Marie Đào Kim Phượng (1), giáo dân tận hiến « Nữ Trợ tá tông đổ », nói chuyện với cộng đoàn về đề tài: « Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến ».

Đây là đề tài học hỏi thứ năm trong chương trình « chứng từ ơn gọi », được thực hiện vào mỗi chủ nhật thứ hai mỗi tháng, trong « Năm cầu cho ơn gọi 2009 » tại GXVN Paris. Chứng từ ơn gọi, bài 1, đã được cha Nguyễn Bình chia sẻ vào chủ nhật 14.12.08 về vấn đề «Làm sao biết Chúa gọi mình» ? Bài 2, đã được cha Phan Tấn Khánh chia sẻ vào chủ nhật 11.01.2009 về đề tài « Tự do trong đời sống tận hiến ». Bài 3, đã được chị Maria Vũ Thị Minh chia sẻ vào chủ nhật 08.02.2009 về đề tài « Đời sống siêu nhiên của người tận hiến ». Bài 4, đã được thầy Nguyễn Quốc Tuấn, Dòng Tên, chia sẻ vào chủ nhật 15.0302009 về đề tài: « Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến ».

Mời bạn đọc trước hết nghe chứng từ ơn gọi của chị Marie Đào Kim Phương, rồi sau đó tìm hiểu đôi chút về đời sống giáo dân tận hiến “Nữ Trợ tá tông đồ », đời sống mà chị Phượng đã quyết định dấn thân một cách dứt khoát 27 năm qua, từ 1982.

1. Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến

Sau Phúc Âm, theo lời mời của Đức Ông Mai Đức Vinh, chị Marie Đào Kim Phương lên chia sẻ với cộng đoàn về đề tài « Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến ».

Chị Phượng nói: « Kính thưa Đức Ông, quí Cha, quí Thầy, quí ông bà, quí bác, quí anh chị và quí bạn trẻ,

Vâng lời Đ. Ô. hôm nay con xin chia sẻ với cộng đoàn vài nét về sự độc thân trong đời sống tận hiến. Đời sống tận hiến ở đây bao gồm những người đi tu và những người giáo dân tận hiến.

Nhưng trước hết, tưởng cũng nên nói vài lời về hai chữ « độc thân » trong sự đối chiếu với đời sống lứa đôi (hay đời sống vợ chồng). Người Việt nam mình hay nói nôm na là: con người ta lớn lên, một là đi tu, hai là lập gia đình. Nhưng trong cách nói đó đôi khi có cái tiêu cực như: đi tu vì không lấy được ai, hay không tu được thì kiếm ai mà lấy. Nói như vậy thì cả hai đàng đều là không có tự do và không có hứng thú. Trong khi cả hai bậc sống đều là tốt đẹp cả và đều đáng cho người ta hâm mộ và đeo đuổi.

Thưa quí bác và quí anh chị ở đây, có ai trong chúng chẳng từng nghe hoặc nói: « cô này đẹp vậy mà đi tu, uổng quá » (làm như chỉ có những người xấu xí mới nên đi tu), hay bậc cha mẹ là người công giáo siêng năng đi nhà thờ, thấy một anh chàng thanh niên đẹp trai, học giỏi, có thể là bác sĩ, kỹ sư mà đi tu thì thay vì mừng cho Giáo Hội, lại tiếc thầm mình chưa kịp gả con gái. Hai câu chuyện trên đây không phải là chuyện tiếu lâm để giải sầu cho quí vị mà để nói lên phần nào cái nhìn không đúng đắn của một số người.

Nói có sách mách có chứng, chúng ta thử lật xem Thánh Kinh nói gì về đời sống độc thân vì Nước Trời. Ngay những trang đầu Thánh Kinh, sau khi Thiên Chúa sáng tạo trời đất, chúng ta thấy: « Đức Chúa là Thiên Chúa phán: « Con người ở một mình thì không tốt, Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó. Đức Chúa là Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dã thú… Con người đặt tên cho mọi súc vật, mọi chim trời và mọi dã thú, nhưng con người không tìm được một trợ tá tương xứng.. . Đức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. » (ST 2, 18-22). Vài câu sau đó chúng ta lại đọc thấy: « Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và TC phán với họ: « Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất ». » (ST 1,28). Rõ ràng con người phải lập gia đình thì mới sinh sôi nảy nở và làm đầy mặt đất.

Như vậy, vào thuở ban đầu con người ta có nam, có nữ, có vợ, có chồng, có con có cái. Thế thì hôm nay tại sao trong Giáo Hội lại có những người sống độc thân tận hiến ?

Nhân năm nay là Năm Thánh Phaolô, chúng ta hãy thử tham khảo các thư của ngài xem ý kiến và những lời khuyên dạy của vị thánh tông đồ này ra sao.

1Co 7: « 1Bây giờ, tôi đề cập tới những điều anh em đã viết cho tôi: đàn ông không gần đàn bà là điều tốt. Nhưng để tránh hiểm họa dâm ô, thì mỗi người hãy có vợ có chồng. 2 Với những người độc thân và quả phụ, tôi nói thế này: họ cứ ở vậy như tôi thì tốt cho họ. Nếu không tiết dục được, họ cứ kết hôn, vì thà kết hôn còn hơn bị thiêu đốt… »

25 « Về vấn đề độc thân, tôi không có chỉ thị nào của Chúa, nhưng tôi chỉ khuyên nhủ anh em với tư cách là người - nhờ Chúa thương – đáng được anh em tín nhiệm. 26 Vậy tôi nghĩ rằng: vì những nỗi thống khổ hiện tại, ở vậy là điều tốt. Phải, tôi nghĩ rằng đối với người ta, như thế là tốt. 27 Bạn đã kết hôn với người đàn bà ư ? Đừng tìm cách gỡ ra. Bạn chưa kết hôn với người đàn bà ư ? Đừng lo kiếm vợ. 28 Nhưng nếu bạn cưới vợ, thì cũng chẳng có tội gì. Và nếu người con gái lấy chồng, thì cũng chẳng có tội gì…. »

32 « Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. 33 Còn người có vợ thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, 34 thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng chồng ».

Nhưng đời sống độc thân ở đời này - ở trần gian này - đối với con người bằng xương, bằng thịt như chúng ta là một dấu hỏi lớn, nếu không nói là một ngờ vực, đối với những người đi tu. Làm sao để sống độc thân ? Nói trắng ra là làm sao để sống một mình trong sự thiếu vắng « một bóng người » (hay một « bóng hồng ») ? Trái tim của người muốn sống đời tận hiến cũng tiềm tàng tình phụ tử hay tình mẫu tử. Làm sao để khỏa lấp cái trống vắng quá lớn đó ? Khi người ta ví vợ hay chồng mình là « một nửa của tôi » (ma moitié), vậy thì người độc thân tận hiến là một sự « bất toàn » hay sao ? Cái giá phải trả có quá đắt không ?

Đây có thể là một sự lo lắng của cha mẹ có con muốn đi tu và cũng có thể là một đắn đo của chính đương sự. Sự đắn đo, suy nghĩ này rất chính đáng và cần thiết vì con người đó là một con người bình thường chứ chưa là thiên thần. Người tận hiến không phải là người không có tình cảm, không có rung cảm, không có trái tim, không biết yêu thương hay không cần được yêu thương. Và dĩ nhiên là trong mỗi bậc sống đều có Ơn Chúa, nhưng Ơn Chúa không miễn cho con nguời sự suy nghĩ, cân nhắc trước khi đi đến quyết định chọn đời sống « một mình » trong tự do và ý thức – ý thức từ khước Tình Yêu con người và một mái ấm gia đình.

Vâng, người quyết định chọn đời sống tận hiến là người chọn « đời sống một mình » (solo) nhưng chữ « một mình » này không đồng nghĩa với « cô đơn trường kỳ ». Cái đời sống không có « bóng hồng » (hay « hoàng tử của lòng em ») mà tôi vừa nêu trên đây có một « khoảng trống đợi chờ » nhưng đợi chờ được một Tình Yêu bao la của Thiên Chúa lấp đầy. Nó là một thửa đất mà Thiên Chúa sẽ làm nên mầu mỡ, sinh hoa kết trái ra những đứa con tinh thần thay cho những đứa con xác thịt mà họ không thể có. Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến không phải là một gò bó, ràng buộc, thiếu thốn mà là một khả năng yêu thương rộng mở, sẵn sàng, để họ không thuộc về riêng ai nhưng thuộc về tất cả, vì Chúa và với Ơn Chúa. Không có Ơn Chúa thì việc đó thật là ngoài sức con người.

Trong đức tin Công giáo, chúng ta tin là con người từ Thiên Chúa mà đến và ơn gọi của con người là trở về với Thiên Chúa. Cuộc đời của con người ở trần thế chỉ là một cuộc hành hương tiến về Nước Trời nơi con người sẽ được chia sẻ đời sống viên mãn và vĩnh cửu là hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa. Đó là cùng đích và hy vọng của nhân loại. Nơi đó không còn là nơi « dựng vợ, gả chồng » nữa.

Và đời sống độc thân tận hiến là một tiên báo, một dấu chỉ cho cuộc sống đó. Thiên Chúa sẽ là tất cả cho tất cả. Giáo Hội quả quyết đời sống độc thân tận hiến là một ơn Chúa ban cho Giáo Hội và cho nhân loại. Người độc thân tận hiến không những sẽ hoàn toàn thuộc về Chúa ở đời sau mà ngay từ đời này. Amen.

Đào-Kim-Phượng, AA, Giáo xứ VN Paris, 19-04-2009

2. Giáo dân tận hiến «Nữ Trợ tá Tông đồ»

Sau tên mình, chị Đào Kim Phượng thường hay thêm hai chữ AA hoa. Đó là viết tắt của hai chữ tiếng pháp « Auxiliaire de l’Apostolat », nghĩa là Nữ Trợ tá Tông đồ, đời sống giáo dân tận hiến mà chị Phượng đã dứt khoát dấn thân. Nữ Trợ Tá Tông Đồ không phải là một nữ tu, nhưng là một giáo dân, một giáo dân tận hiến, tận hiến để giúp việc tông đồ của giám mục địa phận.

Cuối chiến tranh thế giới thứ nhất, vào năm 1917, Hồng y MERCIER, tổng giám mục giáo phận Malines-Bruxelles, Bỉ, muốn phát triển công việc tông đồ trong giáo phận mình, đã kêu gọi những phụ nữ muốn dấn thân đời mình, tận hiến cho Chúa, hãy tham gia vào công việc tông đồ trong giáo phận của ngài. Nhiều phụ nữ đã nghe theo lời kêu gọi này. Họ sống đời tận hiến, chiêm niệm "như một nữ tu dòng kín". Nhưng hoạt động xã hội tông đồ ngoài đời như một giáo dân, theo chỉ dẫn của giám mục địa phận mình. Đây là một hình thức ơn gọi tông đồ mới. Ơn gọi này, ngày nay lan ra khắp nơi. Hơn 350 giám mục trên khắp thế giới đã mời những nữ giáo dân dấn thân làm Nữ Trợ Tá Tông Đồ trong các giáo phận của mình. Các nữ trợ tá tông đồ có mặt trên các giáo phận Pháp, cũng như ở nhiều giáo phận Việt Nam: Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh,…

Theo lời gọi của giám mục, Nữ Trợ Tá Tông Đồ hứa dấn thân:

• Yêu mến Giáo Hội, đặc biệt là giáo hội địa phương mình phục vụ
• Sống đời độc thân, tận hiến cả đời mình cho Chúa, cả tâm hồn, cả thân xác, cả ý chí, cả trí tuệ, cả con tim
• Chấp nhận mọi sứ mệnh tông đồ mà giám mục trao phó
• Dâng hiến con người mình, thời giờ mình, tài sản mình để phục vụ giáo hội
• Theo học những khóa trình đào tạo do giám mục đề nghị
• Lấy sáng kiến và đảm nhận trách nhiệm trong các công việc: hoặc trong lãnh vực nghề nghiệp, hoặc trong những lãnh vực khác.

Để đáp lại lời gọi của giám mục, Nữ Trợ Tá Tông Đồ có ba chặng đường phải đi qua trong tiến trình dấn thân.

Chặng đào tạo đầu tiên kéo dài khoảng 3 năm, trong đó nữ giáo dân thấy có ơn gọi tận hiến sẽ được đào tạo về tu đức, về thần học, về đời sống giáo hội hiện tại, về chuyên nghiệp, công dân, văn hóa, xã hội,…

Chặng đáp tạm, kéo dài khoảng 6 năm, qua hai giai đoạn. Giai đoạn tạm 1 năm, lập lại 3 lần (1x3). Rồi giai đoạn tạm 3 năm, đáp một lần (3x1).

Chặng đáp dứt khoát. Sau khi đã đáp tạm 6 năm, tức sau 9 năm đào tạo, nếu nữ giáo dân vẫn thấy ơn gọi tận hiến hấp dẫn mình và muốn theo đuổi và đáp lại lời gọi này đến cùng, thì có thể đáp dứt khoát (définitif).

Trong những chặng học hỏi dấn thân tận hiến trên và suốt cuộc đời mình, người Nữ Trợ Tá Tông Đồ sống bằng tình yêu Chúa Cha, kết hiệp và bén rễ trong Chúa Con Kitô, yêu mến thế giới nhân trần và suy ngắm về hoạt động của Chúa Thánh Linh trong thế giới ấy.

Chị luôn luôn học hiểu để sống cho Thiên Chúa trong Đức Tin. Điều này có nghĩa là:

• Nhờ cầu nguyện (một giờ mỗi ngày), Chị tìm được ý nghĩa và sức mạnh cho hoạt động của mình
• Chị gắng sức thường xuyên tham dự thánh lễ càng nhiều càng tốt
• Chị năng chịu bí tích giải tội
• Để thêm nguồn sức mạnh, mỗi tháng chị dành một ngày để cầu nguyện thinh lặng, và mỗi năm làm một cấm phòng.

Chị mở tâm trí ra tiếp nhận mọi thực tại nhân loại.
Mọi ơn huệ mà Chúa đã ban cho chị, chị dùng để phục vụ con người và thế giới.
Đời sống của chị trong tất cả những khía cạnh của nó sẽ là nơi mà giám mục gọi chị.

LỜI KẾT

Giáo hội Việt Nam đang hồ hởi chuẩn bị cử hành NĂM THÁNH 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Chính Tòa Việt Nam (1960-2010). 50 năm đầy hồng ân Chúa, nhưng cũng là 50 năm mà công việc tông đồ truyền giáo có chiều không tăng mà lại giảm. Phải chăng đây là dịp để giáo sĩ và giáo dân việt nam nhìn lại để dấn thân hơn và hữu hiệu hơn trong công việc tông đồ ? Phải chăng đây là lý do thức đẩy các giám mục lưu tâm nhiều hơn đến việc truyền giáo ? thúc đẩy các giáo dân dấn thân hơn để trợ giúp các giám mục trong việc tông đồ ?

Năm 1533, Theo « Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục », vào tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ I (1533), một người Âu Châu tên là Inêkhu lén đến truyền giáo ở làng Ninh Cường, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ thuộc giáo phận Bùi Chu, tỉnh Nam Định ngày nay (2). Năm 1533 được các nhà làm sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam coi là năm đầu tiên Công Giáo đi vào xã hội Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ gọi là BẢO HỘ, 1533-1659. Kết quả, nhờ sự giảng đạo của các cha Đaminh, Phanxicô và nhất là Dòng Tên, đặc biệt là cha Đắc Lộ, vào năm 1659, Giáo Hội Việt Nam, chưa có giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh, nhưng có khoảng 100.000 tín hữu, 20.000 trong Nam và 80.000 ngoài Bắc (3), với 265 nhà thờ (4). Cùng với các thừa sai khác, cha Đắc Lộ đã khai sinh ra Chữ Quốc Ngữ.

Ngày 09.09.1659 ÐTC Alexandre VII ban sắc lệnh thiết lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam: ÐC François Pallu được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Ngòai, thêm quyền cai quản 5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc và nước Lào; và ÐC Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Trong, thêm quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành. Từ đây, ngày 09.09.1659 được coi là ngày mở đầu cho thời kỳ thứ hai trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam: thời kỳ TÔNG TÒA (5). Kết quả là 300 năm sau, vào năm 1960, Giáo hội Việt Nam có 17 giáo phận, có 130.000 người tử vì đạo, trong đó 117 vị đã được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II Tuyên Phong Hiển Thánh tại Rôma ngày 19/06/1988, có 23 giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 tu sĩ, 1.530 đại và tiểu chủng sinh, có 2.096.540 tín hữu, trên tổng số 29.200.000 dân, chiếm tỷ số 7.17% dân số (6). Số giáo hữu tăng gấp 21 lần. Giáo Hội, dẫu không ngừng bị bách hại bởi chính quyền, đã tạo ra một nền văn học quốc ngữ mới cho Việt Nam, đã tham gia tích cực vào việc xây dựng và cải tiến văn hóa, giáo dục và xã hội cho Việt Nam.

Ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam; các giáo phận hiệu toà trở thành CHÍNH TÒA với 3 toà Tổng giám mục ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Thành lập thêm ba giáo phận Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên trong giáo tỉnh Sài Gòn. Số các giáo phận tăng lên thành 20: 10 ở giáo tỉnh Hà Nội, 4 ở giáo tỉnh Huế và 6 ở giáo tỉnh Sài Gòn. Sau 50 năm Chính Tòa (1960-2010), « Tính đến 31-12-2007, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 26 giáo phận: 10 ở Giáo tỉnh Hà Nội, 6 ở Giáo tỉnh Huế và 10 ở Giáo Tỉnh TP-HCM, 2 Hồng y, 2 Tổng Giám mục, 38 giám mục, 3.510 linh mục, 14.968 tu sĩ nam nữ, 6.087.659 tín hữu trên tổng số 85.154.900 người, chiếm 7,15% dân số. Trong gần 50 năm qua, GHCGVN đã có thêm 6 giáo phận mới, số tín hữu tăng gấp 3, số linh mục tu sĩ tăng gấp đôi » (7). Nhưng tỷ số sút 0.02%. Đây là một vấn đề lớn mà Giáo Hội Việt Nam hôm nay phải đặt ra cho mình. Kết quả truyền giáo chẳng những không tăng, mà còn giảm, tại sao ?

Trần Văn Cảnh, Paris, ngày 26 tháng 04 năm 2009

Chú thích:
(1). Chị Marie Đào Kim Phượng là thứ hai trong một gia đình tin lành, có 7 chị em. Từ tấm bé, được đào tạo trong tinh thần tông đồ, chị đã muốn hiến đời mình làm thừa sai. Sang Pháp từ 1975, gia đình chị cư ngụ gần Toulouse. Sau tú tài, chị học chuyên về vi tính. Tốt nghiệp năm 1981, chị làm việc ở Lộ Đức. Ở đây, chị được dịp tham dự Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế năm 1981, được quen biết các chị Nữ Trợ Tá Tông Đồ và được dịp gặp một linh mục, trao đổi và học đạo với ngài. Chị đã trở lại đạo công giáo và lãnh bí tích thêm sức năm 1982. Đầu niên học 1982, quyết định dấn thân gia nhập cộng đoàn các Nữ Trợ tá Tông Đồ, chị lên Paris và bắt đầu giai đoạn đầu tiên trong cộng đoàn này, giai đoạn đào tạo 3 năm. Tính đến nay, 2009, chị đã là Nữ Trợ Tá Tông Đồ được 27 năm.
Sống ở Paris, chị tham gia vào nhiều sinh hoạt của Giáo Xứ Việt Nam. Không kể những sinh hoạt cơ bản trong các đoàn, ban, nhóm công giáo tiến hành, chị Đào Kim Phương đặc biệt tận tâm trong việc giáo dục thanh thiếu niên và dậy giáo lý cho họ cũng như đã đảm trách lớp đào tạo giáo lý viên tại GXVNP (2006-2008).
Chị cũng rất hăng hái tham dự Hội Đồng Mục Vụ của Giáo Xứ, trong nhiều chức vụ khác nhau:
• Phó thủ quĩ 1987-1990,
• Phó chủ tịch, đặc trách văn hóa và tuổi trẻ 1990-1994,
• Tổng thơ ký 1994-1997
• Phó Chủ Tịch 2001-2003, 2008-
(2). Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, q. XXXIII, tập II, tr.301, Viện Sử học, NXB Giáo dục 1998
(3) HĐGMVN, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, tr. 189
(4) Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn: Đường mới, 1972, tr. 129
(5) Trần Văn Cảnh, http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=13&ia=641
(6) HĐGMVN, sđd, tr. 199
(7) Lm Nguyễn Ngọc Sơn http://www.vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=65180
 
Chúa chiên lành
LM. Anphong Trần Đức Phương
06:48 27/04/2009
CHÚA CHIÊN NHÂN LÀNH

(CHÚA NHẬT IV MÙA PHỤC SINH, NĂM B)



Trong Chúa Nhật IV mùa Phục Sinh (năm B), bài Phúc Âm (Gioan 10, 11-18), Bài Đọc I (Cv. 4, 8-12), và Bài Đọc II (1 Gioan 3, 1-2) đều gợi lên trong tâm trí chúng ta hình ảnh Người Chăn Chiên Nhân Lành. Bài Phúc Âm và các Bài Đọc trong năm A và C cũng vậy; vì thế, Chúa Nhật IV mùa Phục Sinh thường được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Nhân Lành.

Chúa Giêsu Kitô chính là CHÚA CHIÊN NHÂN LÀNH. Ngài đã vâng lời Đức Chúa Cha, và xuống thế làm người, mặc lấy thân phận một người hèn mọn, sống khiêm nhường trong gia đình nghèo khó Nagiaret. Trong thời gian ra đi rao giảng, Ngài đã luôn tận tụy rao giảng Phúc Âm Tình Thương, chấp nhận mọi khó khăn, mệt nhọc, mọi phản ứng chống đối, và sẵn sàng chấp nhận cả cái chết nhục nhã trên Thánh Giá để cứu chuộc đoàn chiên: “Ngài đã vâng phục cho đến chết, và chết trên Thánh Giá…” (Phillip 2, 6-8).

Cuộc đời và những lời rao giảng của Chúa Giêsu phác họa cho chúng ta hình ảnh Người Chăn Chiên Nhân lành:

Người Chăn Chiên Nhận Lành hy sinh tận tụy rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người.

Người Chăn Chiên Nhân Lành săn sóc đoàn chiên với lòng yêu thương, nhân hậu; biết lưu ý đến từng con chiên một, tìm hiểu hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi người, lắng nghe tiếng nói của mọi người, và yêu thương, khiêm tốn phục vụ mọi người trong những hoàn cảnh khác nhau. Với những con chiên xa lạc, Người Chăn Chiên Nhân Lành hy sinh đi tìm, và vui mừng khi tìm thấy, không giận dữ, không la mắng, nhưng âu yếm vác lên vai và mang trở về đoàn.

Người Chăn Chiên Nhân Lành cũng luôn là ngọn đèn cháy sáng để chiếu soi ánh sáng chân lý tình thương của Chúa cho mọi người.

Đời sống đạo đức sâu xa, âm thầm cầu nguyện và lòng nhiệt thành của vị Chủ Chăn luôn như muối men ướp cho đời sống Dân Chúa được mặn nồng sốt sáng.

Trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, cũng như trong đời sống hằng ngày, chúng ta hãy cùng nhau dâng nhiều hy sinh, hãm mình để xin Chúa ban ơn thánh hóa Đức Giáo Hoàng và các vị Chủ Chăn trong toàn thể Giáo Hội, trong đó có các vị Chủ Chăn tại quê hương Việt Nam, nhất là các vị đang bị tù đày, các vị đang gặp nhiều khó khăn thử thách tại những nơi mà Giáo Hội đang bị bách hại dưới nhiều hình thức khác nhau.

Chúng ta cũng hãy cầu xin Chúa cho chúng ta luôn hăng hái nhiệt thành cộng tác với các Chủ Chăn trong công việc chăn dắt đoàn chiên Chúa. Các bậc làm cha mẹ cũng là ‘các chủ chăn’ của đoàn chiên trong các gia đình của mình, nên cũng cần cầu nguyện nhiều để xin Chúa giúp chúng ta biết sống làm gương sáng và dẫn dắt con cháu chúng ta trung thành giữ vững Đức Tin trong sự hòa hợp yêu thương phục vụ lẫn nhau.

Hôm nay cũng là ngày “Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ.” Chúng ta cũng hãy hy sinh, hãm mình, dâng lời cầu nguyện xin Chúa ban cho giới trẻ, con cháu chúng ta, được Chúa thương gọi và chọn để dâng hiến cuộc đời làm Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ phục vụ trên cánh đồng truyền giáo bao la và đa dạng trong thế giới ngày nay.

KINH CẦU CHO CÁC LINH MỤC

Lạy Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, Chúa đã sai Đức Chúa Thánh Thần xuống trên Hội Thánh Chúa để đưa các tín hữu đến với Đức Chúa Cha qua công việc mục vụ của các Linh Mục. Tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con Thiên Chức Linh Mục và các tông đồ nhiệt thành. Nhờ sự linh hướng của Đức Chúa Thánh Thần, xin hãy ban xuống trên các Linh Mục của Chúa Ơn Khôn Ngoan trong việc lãnh đạo, Ơn Trung Tín trong việc giảng dạy và Ơn Thánh Thiện trong việc bảo vệ các Mầu Nhiệm Thánh của Chúa.

Mỗi khi các ngài cùng với các tín hữu tha thiết kêu lên “Lạy Cha”, nguyện xin cho các Linh Mục được kết hợp mật thiết với Chúa hơn. Xin cho các ngài trở nên một với Chúa trong mối tình Con Thảo, và tận hiến cuộc sống của các ngài cho Chúa là Con Chiên Cứu Độ trần gian.

Nguyện xin cho các ngài biêt nâng đỡ nhau trong Thiên Chức Linh Mục và trở nên những người cha biết thông cảm đối với tất cả mọi người.

Nguyện xin Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống canh tân đổi mới tâm hồn các Linh Mục, và ban cho các ngài một Đức Tin thật lớn lao và một niềm xác tín thật sâu thẳm vào Chúa Giêsu ngự thật nơi Phép Thánh Thể.

Xin ban cho các ngài niềm tín thác tuyệt đối như trẻ thơ vào tình yêu Đức Maria, Mẹ trung tín sắt son. Xin cho các ngài biết yêu mến và vâng lời Đức Thánh Cha và các Đức Giám Mục.

Lạy Rất Thánh Đồng Trinh Maria, xin bênh vực các Linh Mục của Mẹ. Lạy Thánh Cả Giuse, xin phù hộ các Linh Mục. Lạy thánh Gioan Vianney là bổn mạng các Linh Mục, xin cầu bầu cùng Chúa cho các Linh Mục được ơn biết kính sợ Chúa. Lạy Thánh Anphongsô, là bổn mạng các Cha Giải Tội, xin cầu cho các Linh Mục được thêm lửa yêu mến Chúa. Lạy Tổng lãnh Thiên Thần Micae, xin chở che các Linh Mục và Hội Thánh Chúa. AMEN.
 
Mục tử nhân lành
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
14:53 27/04/2009
Chúa Nhật IV Phục Sinh

Mục tử nhân lành là một hình ảnh rất đẹp ở xứ Palestin. Danh xưng mục tử nhân lành không phải là tôn danh người ta gán cho Chúa Giêsu để ca tụng Ngài, nhưng đây chính là mạc khải của Chúa Giêsu cho biết Ngài là ai. Ngài là mục tử thứ thiệt, mục tử chính hiệu, mục tử nhân lành đúng nghĩa.

- Mục tử nhân lành là mục tử biết rõ đàn chiên:

Ngài biết rõ từng con chiên. Biết theo nghĩa Thánh kinh, tức là không phải chỉ biết trên lý thuyết, biết theo con số, nhưng là biết tường tận từng đặc điểm, từng tính cách của mỗi con chiên và Ngài có thể gọi tên từng con một, dẫu đàn chiên của Ngài là vô cùng đông đảo. Tương quan giữa Ngài và đàn chiên là rất gần gũi và mật thiết. Đàn chiên trở nên lẽ sống của Ngài.

Ngài gọi tên rồi đi trước dẫn đường cho đàn chiên theo sau. Ngài đi trước chứ không phải đi sau để “lùa”. Chiên đi sau cũng có nghĩa là chúng được Ngài cho tự do để có thể theo hoặc không theo Ngài. Ngài đi trước bằng lời nói, bằng việc làm. Ngài đi trước bằng gương sáng phục vụ cách tận tuỵ.

- Mục tử nhân lành là mục tử yêu thương đàn chiên:

Ngài không chăn dắt bằng quyền uy và bạo lực như những mục tử trong Cựu Ước. Ngài cũng không chăn dắt kiểu tắc trách, gặp chăng hay chớ như những kẻ chăn thuê. Ngài chăn dắt hoàn toàn bằng tình yêu và trách nhiệm. Tình yêu được thể hiện đặc biệt ở chổ: đối với những con chiên đau yếu, Ngài tận tuỵ chạy chữa; những con chiên thương tích, Ngài tận tình băng bó; những con chiên lạc đàn, Ngài tận lực kiếm tìm; những con chiên có nguy cơ làm mồi cho sói hùm, Ngài tận trung canh giữ... Ngài chưa thể an giấc, bao lâu còn những con chiên bị yếu đau, thương tích. Ngài chưa thể an phận, bao lâu còn những con chiên ngơ ngác lạc đàn. Ngài chưa thể an tâm, bao lâu còn những con chiên hoang đàng đùa giỡn trước nanh vuốt của ác thú. Mục tử nhân lành là thế, và nhất là Ngài còn sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên.

- Mục tử nhân lành là mục tử hiến mạng vì đàn chiên:

Thường tình thì chủ chiên bắt các con chiên hiến lông, hiến thịt, hiến sữa và cả hiến mạng cho mình. Hiếm có trường hợp ngược lại. Đây là điểm khác biệt rõ nét giữa mục tử nhân lành và người chăn thuê. Chỉ có mục tử chính hiệu Giêsu nhân lành mới sẵn sàng tự nguyện hiến mạng cho đàn chiên. Ngài hiến mạng để bảo vệ sự hiệp nhất cho đàn chiên. Ngài hiến mạng để cho đàn chiên được sống và sống dồi dào. Nói cách khác để đàn chiên có được sự hệp nhất và sự sống sung mãn, Chúa Giêsu đã phải trả bằng chính giá máu của mình. Đây là đỉnh cao của tình yêu mà Ngài dâng hiến cho đàn chiên.

Là những Kitô hữu, chúng ta được mời gọi trở nên những con chiên tốt lành của Chúa Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành, mục tử chính hiệu. Trở nên tốt lành qua hai tương quan tình yêu:

- Tương quan với người mục tử: biết – nghe – đi theo. Biết mục tử của mình là Đấng đã yêu thương và hiến mạng sống vì mình. Biết qua Lời của Chúa, qua Phụng vụ các Bí tích, qua cầu nguyện…. Nghe theo tiếng người mục tử, tiếng mang lại hạnh phúc đời đời, chứ không nghe tiếng người lạ. Đi theo mục tử của mình, chứ không đi theo người lạ, kẻ trộm hay sói dữ. Nếu chiên mà nghe và đi theo người lạ thì sẽ bị lạc; nghe và đi theo kẻ trộm sẽ bị bắt; nghe và đi theo sói dữ sẽ bị ăn thịt. Chỉ khi biết nghe và đi theo chủ mình thì mới có sự sống đích thực. Vì chỉ có chủ chiên mới đưa đàn chiên tới những nơi có đồng cỏ xanh tươi, có suối nước mát lành.

- Tương quan với các con chiên khác: hiệp nhất trong yêu thương, phục vụ trong quên mình. Biết, nghe và đi theo chủ chiên, con chiên cũng phải biết yêu thương hiệp nhất trong đàn chiên nữa. Chiên không thể cấu xé nhau, hay mạnh con nào con đó sống. Trái lại các con chiên khoẻ mạnh phải biết phục vụ nâng đỡ các con chiên ốm yếu theo gương của chủ mình. Sẽ không thể nào có một đàn chiên duy nhất, nếu các con chiên không hoà hợp với nhau, không yêu thương nâng đỡ nhau. Sẽ không thể nào trở nên gương sáng cho các con chiên khác không thuộc về đàn noi theo, nếu đàn chiên không biết hy sinh phục vụ lẫn nhau theo tinh thần của người mục tử nhân lành.

Hãy tạ ơn Chúa vì hồng ân được thuộc về đàn chiên của Chúa. Và hãy xin Người giúp chúng ta luôn biết trung thành nghe và đi theo vị mục tử tuyệt hảo là chính Chúa, qua các các vị chủ chăn đại diện cho Chúa ở trần gian. Xin Chúa cũng gởi thêm cho chúng ta nhiều mục tử nhân hậu biết noi gương Chúa hết lòng yêu thương và sẵn lòng hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên được Chúa trao phó. Amen.
 
Dâng Chúa đời con
Sa Mạc Hồng
14:54 27/04/2009
Dâng Chúa, đời con ngàn trinh trong
Như muôn hương hoa giữa cánh đồng
Toả lan thơm ngát ân tình Chúa
Theo gió bay xa giữa nắng hồng

Dâng Chúa, đời con tuổi thanh xuân
Như cơn mưa nước xuống suối nguồn
Cho mạch đất trổ mầm hoa trái
Và ngàn cây xanh lá hân hoan

Dâng Chúa đời con cả xác hồn
Đôi bàn tay ngày tháng truân chuyên
Bao trăn trở, con tim nồng ấm
Cho tình người tình Chúa kề bên

Con nguyện cầu dâng lên Chúa, Chúa ơi!
Dâng lòng con như tấm bánh cho người
Dâng hồn con như men muối giữa đời
Để tạ ơn, ân tình Chúa biển khơi!
 
Mục tử tốt lành
Lm Giacôbê Tạ Chúc
14:55 27/04/2009
Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh

Phúc âm của Thánh Gioan, trong chương thứ 10, Đức Giêsu đã khẳng định với các Tông đồ và những người đương thời:” Người chăn chiên tốt chính là Ta, người chăn chiên tốt thí mạng sống mình vì chiên”( Ga 10, 11). Lời khẳng định này luôn thể hiện một cách sinh động trong cuộc đời của Đức Giêsu.

Hình ảnh người Mục tử rất gần gũi với những người do thái, họ là những người chăn chiên trên các đồng cỏ bao la, bát ngát, họ sống cuộc đời du mục, luôn đi trước để tìm đến những đồng cỏ xanh tươi, có suối mát, cho chiên ăn no, tắm mát. Mục tử luôn lo lắng cho con chiên của mình:” chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm, chiên tản mác, Ta sẽ lùa về”( Ez 34, 16). Suốt cuộc đời Đức Giêsu luôn đi tìm “con chiên lạc”, “đồng bạc bị mất”, hay “người con hoang đàng”. Người Mục tử tốt chẳng quản ngại nắng mưa, dãi dầu sương gió, chỉ với ước mong:” Ta đã đến, là để chúng được có sự sống, và có một cách dồi dào” ( Ga 10,10). Đức Giêsu đã thể hiện trọn vẹn trái tim của người Mục tử nhân lành khi chết treo thân trên Thập Tự giá, khi bằng lòng vâng phục Thiên Chúa Cha, bỏ tất cả vinh quang chốn trời cao để xuống làm thân phàm nhân. Người mục tử Giêsu, luôn thao thức kiếm tìm những con chiên lạc đàn:” Ta còn những chiên khác nữa, không thuộc ràn này; các con chiên ấy, Ta cũng phải chăn dắt, và chúng sẽ nghe tiếng ta; và sẽ thành một đàn chiên, một chủ chiên”( Ga 10, 16). Sau khi sống lại và lên trời, Đức Giêsu đã trao trách nhiệm chăm sóc đàn chiên của Ngài cho Thánh Tông đồ Phêrô:” hãy chăm sóc chiên của Thầy”( Ga 21, 17). Giáo hội qua Bí tích Truyền Chức Thánh, các mục tử tiếp tục trở nên “Altre Christus”, là hình ảnh của Đức Kitô, là hiện thân, là cái tôi thứ hai của Ngài khi cử hành thánh lễ,nhất là khi đọc lời Truyền phép, khi ban bí tích Giải tội. Các mục tử hành động nhân danh Chúa Kitô, trong vai trò và ngôi vị của Ngài – in Persona Christi. Được sử dụng quyền năng và danh hiệu của Chúa, vị mục tử phải chia sẻ tư tưởng, tâm tình, ý muốn, ước vọng và đời sống của Chúa Giêsu Mục tử. Tiên tri Êzêkiel cảnh báo những mục tử không lo chu tòan sứ mạng của mình, không chăm lo cho phần rỗi của các con chiên của mình, nói tóm lại, đó không phải là những Mục tử tốt:” Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ chăn nuôi lấy mình. Mục tử thì phải chăn chiên chứ? Sữa các ngươi ăn; len các ngươi mặc; những con vật béo các ngươi làm thịt. Còn chiên các ngươi lại không chăn; chúng ốm yếu, các ngươi không bổ sức; chúng bệnh họan, các ngươi không chữa chạy; chúng xây xát, các ngươi không băng bó; chúng tản mác các ngươi không lùa về; chúng thất lạc, các ngươi không tìm kiếm”( Ez 34, 2-4).

Mục tử tốt là mục tử có tinh thần hy sinh và phục vụ một cách vui tươi và vô điều kiện:” Thầy đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và thí mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”( Mc 10,45). Mục tử tốt chính là hiện thân của Đức Kitô, nơi đó con người sẽ dễ dàng đón nhận và gặp gỡ Thiên chúa.
 
Mục tử và đàn chiên
Lm Giacôbê Tạ Chúc
14:57 27/04/2009
Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh

Ca dao Việt nam có những ca từ thật giản gị và gần gũi, để diễn tả mối quan hệ hai chiều giữa những thành viên trong xã hội với nhau như:

Mình với ta tuy hai mà một

Ta với mình tuy một mà hai’


Hai mà một, một mà hai, thật như thế, tình yêu thương giữa các ngôi vị với nhau: Ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái…Cha ông ta cũng thường nói:”Bán bà con xa, mua láng giềng gần”.

Hình ảnh kinh thánh quen dùng để diễn tả cho chúng ta thấy, một tương quan sâu đậm, khắng khít, một sống một còn, giữa Thiên Chúa và con người, giữa các vị chủ chăn và các Tín hữu là “Mục tử” và “ Chiên’. Những kiểu nói này không xa lạ gì đối với những anh chị em sống ở vùng Trung đông, ở đất nước Do thái. Người mục tử tận tụy, hy sinh từng bữa ăn giấc ngủ để lo cho đàn chiên, còn chiên thì lắng nghe tiếng vị mục tử của mình. Đức Giêsu khẳng định rằng:” Tôi biết các chiên tôi, và các chiên tôi biết tôi”(Ga 10, 14 ). Không biết có một vị Quân vương nào trên trần gian này, dám khẳng định mình biết hết thần dân của mình không? Thiên Chúa biết con người từ khi chưa thành hình trong dạ Mẫu thân:” Trước khi Ta nắn ra ngươi trong lòng Mẹ, Ta đã biết ngươi; và trước khi lọt dạ mẹ, ta đã tác thánh ngươi” (Gr 1,5). Mục tử Giêsu chẳng những biết mà còn biết rõ từng con người:” Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến thầy”( Ga 21, 17). Còn thánh Phaolô, thì xác tín một cách mạnh mẽ, về cái “biết” của chúa Giêsu: biết con khi ngồi, khi đứng, khi nghĩ suy. Mục tử là như vậy, phải biết rõ từng con chiên của mình, phải đi tìm những con chiên lạc, băng bó cho những con chiên bị bệnh họan. Nếu mục tử cần thiết cho đàn chiên như vậy thì ngược lại chiên cũng cần biết bao cho các vị mục tử. Không có Mục tử nào mà chăn không có chiên, vì như thế chẳng khác nào người nghệ sỹ chơi đàn mà không có dây, chẳng mang lại ích lợi gì cho những khán thính giả. Có chiên mới cần mục tử, mục tử sống cần “sữa”, cần “thịt” từ những con chiên, có thể nói mối hổ tương như là “Ôxy” để thở, như là ” cá với nước”. Chiên của tôi thì biết tôi( Ga 10,14), lời khẳng định này càng làm gia tăng tình yêu thương thắm thiết trong quan hệ song phương giữa các vị chủ chăn và những anh chị em giáo dân trong các họ đạo. Lối so sánh cụ thể ở các cụm từ” Mục tử” và “ Chiên” không hề hạ thấp hay đề cao tương quan quý giá của những vị mục tử lãnh đạo trong các cộng đòan với những anh chị em giáo dân, những cộng sự viên đắc lực đang phục vụ cho vị Mục tử tối cao và nhân từ là Đức Giêsu Kitô. Trái lại nó còn làm tăng thêm giá trị hiến tế của mỗi người được trở nên của lễ tinh tuyền và thánh thiện, đẹp lòng thiên Chúa.

“UT SINT UNUM”, Chúa Giêsu vẫn thường cầu nguyện cho sự hiệp nhất nên một, trong các cộng đòan Kitô hữu. Thánh lễ hằng ngày vẫn nhắc nhở sự hiệp nhất giữa đòan chiên và vị chủ chăn. Vẫn phải trau dồi và cố gắng để mỗi ngày trỏ nên những mục tử giàu lòng nhân ái, giàu nghĩa tín trung cho đòan chiên của Chúa hưởng nhờ.
 
Hoa Con Dâng Mẹ Không Hương Sắc Mầu
Tuyết Mai
14:59 27/04/2009
Mẹ Maria Hiền Mẫu yêu dấu cuả con ơi!

Cả một vườn hoa của Chúa rộng lớn, bát ngát, bao la, vô tận cùng, ngoài kia, nào là hoa hướng dương, đại đóa, cẩm chướng, huệ, lan, cúc, đào, panse, mồng gà, quỳnh, hồng, thược dược, mẫu đơn, và cả hàng ngàn loại hoa khác thật đẹp đẽ mà con không được biết hết tên của chúng. Mỗi một loài hoa Chúa ban cho chúng có mầu sắc và hương thơm thật đẹp lạ đẹp lùng. Con cũng có rất nhiều cơ hội được ngắm chúng hay ngửi được mùi thơm của chúng. Vì thường vào mỗi sáng hay vào một dịp Lễ nào đó, rất thường con thấy người người đi ra cắt để đem chúng ra chợ bán, để dâng cúng chúng vào các Nhà Thờ, Chùa, hay chưng chúng vào những cửa tiệm lớn, nhà hàng, hoặc tại nhà của người ta. Tại sao con được biết nếu Mẹ hỏi!? Sở dĩ con được biết là vì con nghe người ta đến cắt chúng và noí chuyện với nhau như vậy!

Còn con ư! Con chẳng biết Chúa sinh ra con trên đời naỳ để làm gì nữa Mẹ ơi! Vì hoa con chắc vô duyên lắm hay sao đó! Mà con chỉ thấy người ta cũng đem con đi cùng khắp đến tất cả những nơi trên mà anh chị em của con được đi, nhưng con chỉ được đi một lần trong một năm, mà chỉ vaò dịp Tết Nguyên Đán mà thôi! Vì con là hoa Mai Mẹ ạ! Mẹ có thấy hoa con tầm thường lắm hay không!? Còn con tự nhìn con và so sánh với tất cả anh chị em cuả con thì con thấy con chẳng đẹp đẽ tí nào cả! Hương thơm thì cũng chẳng có! Mầu sắc hoa con thì cũng chẳng có gì là đặc biệt, chắc tại vậy mà con trở thành vô duyên và được ít người thưởng thức phải không thưa Mẹ!?

Đó là tư tưởng còn chưa được trưởng thành của con khi còn non trẻ, nhưng theo thời gian thì nay con đã trưởng thành, và Thiên Chúa đã ban cho con sự hiểu biết thật rõ ràng, vì sao Chúa lại cho con là hoa Mai mà không là hoa nào khác? Có phải chuyện thường tình khi còn nhỏ thì tất cả chúng con hay ganh tị nhau về hình dáng, mầu sắc, và hương thơm, và hay làm dáng để cùng khoe với anh chị em mình, xem mình là ai đây!?? Bởi thế mà hoa nào cũng ráng vươn mình lên cho cao vào mỗi buổi sáng của bình minh. Tất cả đều ráng trổ chân mình lên cho thật cao, ngoi lên cho hết sức của mình, để tất cả anh chị em phải công nhận rằng là mình đẹp!? Còn những anh chị em nào có tánh tự ti mặc cảm thì cũng ráng hết sức để tiết ra cho được những mùi thơm để thách thức cùng với những hoa đẹp nhưng không có được hương thơm. Những anh chị em con, cho đến ngày hôm nay, có chị thì đã ra đi lâu lắm rồi! Vì sức thì Chuá ban cho có giới hạn nhưng đã tự huỷ mình vì không lượng sức mình, và vì quá kiêu ngạo, nên đã tử trước khi thời hạn của mình!? Còn có chị thì vì tham lam quá độ đã thay vì sống trong miếng đất đầy đủ của mình, nhưng không, chị đã lấn chân qua phần đất không phải của chị, nên đã chết vì phân bón quá nóng và quá nhiều chất lượng, chị chịu không nổi và cũng phải ra đi trước thời hạn của mình!? Mẹ có biết cho đến ngaỳ hôm nay tình trạng tranh dành đất đai và nước để sống, vẫn còn là tình trạng xâm lăng không có ngày chấm dứt, và như thế thì tình trạng chết non chết yểu vẫn luôn là lý do chính, và là kết quả của sự sống tranh dành không có ngày được bình an, là thế không thưa Mẹ!???

Nghĩ cho cùng thì thân phận của con lại được bình an và hạnh phúc nhất Mẹ ạ! Vì con được Chúa ban cho sống trên một mảnh đất thật mầu mỡ thật đầy đủ với những gì mà hoa Mai con cần. Nếu con biết sống bình an và chấp nhận những gì Chúa ban cho, thì con vẫn maĩ sống để cảm tạ Thiên Chúa là Đấng Công Minh Chính Trực vô cùng. Ngài là Tình Yêu và là Ánh Sáng giúp cho chúng con sống. Mỗi một loài hoa đều có mang một sắc thái đặc biệt riêng. Mỗi một loài hoa có mang một ý nghĩa sống riêng của chúng và mục đích riêng, mà tuỳ ở chúng con biết tự khai phá, để mang lợi ích chung cho đời và cho người.

Mà cuộc đời của mỗi loài hoa chúng con đây, không phải tất cả các anh các chị đều hiểu được cái mục đích chính là tại sao mình lại có mặt trên traí đất naỳ đâu! Phải không thưa Mẹ!? Để hiểu được mục đích sống ở đời này để làm gì thì các anh các chị trước nhất phải biết đến Đấng Toàn năng đã tác tạo ra chúng. Kế đến phải hiểu được Đấng ấy và Tình Yêu cuả Ngaì đã luôn ban cho ta. Thì mới hy vọng các anh các chị đón lấy những gì Chuá ban cho hằng ngaỳ là thiết yêú là quá đầy đủ, để còn biết tôn thờ, cảm tạ, và tôn vinh Ngaì. Hiêủ được thế, thì thưa Mẹ, chuyện thương yêu lẫn nhau là chuyện hy hữu và nên thực hành, để thế giới mới luôn sống trong yêu thương, chia sẻ, và hoà bình. Để thế giới mới không còn chiến tranh, hận thù, chia rẽ, và chết chóc.

Lậy Mẹ Maria Nữ Vương Hoà Bình của chúng con ơi!

Xin thương ban cho tất cả chúng con là con cái hư hỏng cuả Mẹ, được một cuộc sống bình an, luôn được Mẹ che chở giữ gìn, để một ngaỳ rất gần chúng con sẽ được Mẹ thương mà bênh vực cho chúng con Trước Toà Thiên Chúa. Bởi cuộc đời này thì chóng qua, chóng tàn, và chóng hư nát. Chỉ có mọi sự trên Trời mới là mãi mãi và vô cùng mà thôi.

Lậy Mẹ Maria! Tuy dù chúng con biết Chúa nhưng lại quá u mê những gì thuộc về trần gian này! Nên đã bị mù loà trước những cám dỗ, trước những sự dụ dỗ quy mô mà chúng quỷ đã lùa chúng con vào. Xin Mẹ đừng để chúng con phải sống xa Mẹ, dù là phút giây ngắn ngủi, cũng đủ làm mất linh hồn đời đời của chúng con. Xin Mẹ giúp chúng con bằng cách cấy những Giới Răn của Chúa trong tâm hồn và tấm lòng của chúng con. Hai Giới Răn quan trọng và rất cần thiết cho linh hồn cuả chúng con là Trước Kính Mến Một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, hết linh hồn, và hết trí khôn; sau laị yêu người như mình ta vậy! Xin ban và nhắc nhở cho chúng con biết luôn dùng đến Bưủ Bối quý giá của Mẹ là "Chuỗi Mân Côi" để khai trừ tất cả tà ma và sự dữ. Chúng quỷ sẽ phải tránh và than khóc thảm thiết vô cùng lắm! Chúng sẽ phải run giùng, sợ hãi, la hét dữ dội, khi chúng con đọc lên những câu kinh Mân Côi, để quyền phép của Mẹ sẽ đạp đầu, trừ diệt, và đẩy chúng thật xa đến tận đáy của Hoả Ngục, nơi mà chúng phải ở đó đời đời kiếp kiếp. Nơi mà xưa kia chúng đã bị Thiên Chúa giáng phạt vì mắc tội Kiêu Ngạo. Chúng đã dám ngang nhiên thách thức với Thiên Chúa là Đấng đầy quyền năng đã hằng có và hằng trị muôn đời. Chúng đã dám coi thường Thiên Chúa mà đòi cho bằng thì có phải chúng đã không biết tự lượng sức của mình, thưa phải không Mẹ Nhân Lành của chúng con ơi! Và có phải đó là tất cả những gì mà quỷ ma đang làm trong chúng con, là luôn đem tiền tài, danh vọng, quyền hành, và xác thịt, mà chiếm lấy linh hồn của chúng con. Và vì lòng tham mà chúng con đã không còn nhớ đến Chúa, chúng con đã cố tình lãnh đạm, thờ ơ, với tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa, mà làm cho Chúa Con Giêsu đã phải gánh lấy bao tội lỗi của chúng con. Chúa con Giêsu của Mẹ đã vì yêu chúng con mà hy sinh chết trên Thập Giá và Ngài đã Sống Lại để chẳng những tha tội cho chúng con và còn để mang chúng con đến Nước Chúa sống một cuộc sống lành thánh bên Thiên Chúa Cha, Chúa Con Giêsu, Chúa Thánh Thần, tất cả các Thánh, cùng cả Triêù Thần Đạo Binh Thiên Quốc.

Ước gì chúng con khi còn sống trên trần gian này, luôn được tắm gội những ơn đức của Mẹ Maria là Xin Vâng với Thánh Ý Chúa, Ngoan hiền và biết kính sợ Thiên Chúa, giữ Giới Răn của Ngài, Khiêm Nhường, Nhịn Nhục, Hy Sinh, Nhường nhịn, Bác Aí, luôn Tha Thứ cho anh chị em mình, và lần chuỗi Mân Côi để được Mẹ bảo ban, bảo bọc, và bảo toàn linh hồn chúng con luôn mãi. Amen.
 
Chỉ số Tử tế
Trầm Thiên thu
18:33 27/04/2009
Sharon Salzberg chia sẻ tại Beliefnet.com. Cuốn "The Kindness Handbook: A Practical Companion" của bà vừa được xuất bản năm 2008.

Chỉ số tử tế (Kindness Quotient) rất cần. Cũng như chất lượng của tâm hồn, sự tử tế là một kỹ năng. Nó đào sâu thêm khi chúng ta biết chú ý tới chính mình và người khác bằng sự nhận thức. Khi chúng ta ra khỏi vùng thoải mái và nói chuyện với nhau, lắng nghe nhau, và quan tâm nhau theo cách thức khác thì sự tử tế sẽ phát triển. Kết quả của sự tử tế hơn sẽ được tiết lộ trong tâm trí chúng ta, trong cuộc sống và trong cộng đồng. Đây là 10 cách làm tăng chỉ số tử tế:

1. Tử tế là sức mạnh. Không thể hiểu sự tử tế là đức tính thứ yếu, điều mà chúng ta đạt tới như phương kế cuối cùng. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào sức mạnh của sự tử tế – cách nhắc nhớ chúng ta về sự phong phú nội tâm và giúp chúng ta cảm thấy liên kết với người khác chứ không tách rời – chúng ta có thể đánh giá cao về sự tử tế như chính sức mạnh của nó. Sự tử tế không là khờ dại hoặc nhẹ dạ, nhưng là khôn ngoan và can đảm.

2. Tìm điều tốt nơi mình. Chúng ta thường quá chú ý hoặc ám ảnh về lỗi lầm của mình, chúng ta không dám “ăn to, nói lớn” vì chúng ta cảm ngượng ngùng hoặc quá nhút nhát. Nhìn vào những điều tốt nơi mình không phải là từ chối khó khăn hoặc vấn đề gì, mà là cách mở rộng tầm nhìn để chân thật hơn và không quá khắt khe với chính mình.

3. Chia sẻ. Nếu chúng ta nhìn sâu vào bất kỳ cách cư xử nào chúng ta sẽ thấy muốn cảm thấy điều gì đó vĩ đại hơn chính con người hữu hạn của mình – cả về tinh thần và thể lý. Đây là sự thôi thúc đạt đến hạnh phúc, nhưng nó thường bị bóp méo bởi sự khinh suất, không biết thực sự hạnh phúc có được tìm thấy hay không, và do đó chúng ta làm tổn hại nhiều thứ. Chúng ta hãy chia sẻ niềm khao khát được hạnh phúc, muốn thay đổi, sợ mất mát và sợ yếu đuối. Hãy nhớ rằng những gì chúng ta chia sẻ sẽ gợi hứng cho chúng ta tìm đến sự tử tế.

4. Biết ơn. Rather than taking inspiring voices for granted, or overlooking the helping hands that might have picked us up when we have fallen, we can make an effort to hold them in our hearts. Sometimes even a small act of kindness on someone’s part makes an essential difference for us. Cultivating gratitude is a way of honoring these people, and also a way of lifting our spirits and reminding us of the power of good-heartedness.

5. Rộng lượng. The Buddha said, “If you knew as I did, the power of giving, you would not let a single day pass without sharing.” We all have something to give: it may be material, large or small, it may be a smile, or an attentive conversation in the elevator. Perhaps you let a stranger get ahead of you on line, or give a co-worker a small gift, or write a late-night note of appreciation. Any act of generosity--material or of the spirit, small or large--is a meaningful expression of kindness.

6. Suy nghĩ về sự tử tế. Mỗi ngày chúng ta dành thời gian để nhớ đến người khác và cầu nguyện cho họ. Một lúc nào đó trong ngày, hãy nhớ đến những người đã giúp đỡ mình, những người may mắn, những người cô đơn, những người sầu khổ, những người bệnh tật,… Tùy theo hoàn cảnh sống của mình, chúng ta có thể hành động trong giới hạn cho phép. Mỗi ngày dành ra 10 phút suy tư về sự tử tế, bạn sẽ thấy mình đang thay đổi…

7. Lắng nghe người khác. Chúng ta thường nói về những gì mình quan tâm, nghĩ về những gì mình thích, hoặc những gì người khác đánh giá về mình. Chúng ta cũng thường chú ý những người “hợp” và theo phe mình, nhưng lại chỉ trích những ai không theo phe mình. Hãy quên đi những điều đó cho khỏi bận lòng. Đó là một dạng tử tế và bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng.

8. Thân thiện với mọi người. Trong khi nói chuyện với một nhóm người, có những người quá nhút nhát, không dám nói và không dám hỏi. Trong bữa tiệc có nhiều người không biết nhau. Cảm giác không được ai quan tâm hoặc lưu ý là cảm giác “đáng sợ”. Mình sao, người vậy. Hãy tỏ ra cởi mở và thân thiện với những người cảm thấy lẻ loi. Đó là sự hòa đồng cần thiết.

9. Kiềm chế. Nếu cảm thấy ghét ai, không muốn gặp hoặc nói chuyện với họ, hãy cố gắng kiềm chế để vẫn có thể tỏ thái độ nhã nhặn hoặc mỉm cười với họ. Hãy hít sâu để lấy bình tĩnh. Sự thù hận và ghen ghét bất lợi cho tinh thần, thể lý, xã hội, tôn giáo,… Thù hận thì dễ, nhưng tha thứ và yêu thương rất khó, nhất là khi người đó “dị ứng” với mình. Nhưng ai làm được vậy mới đáng nể trọng. Tha thứ không là thua cuộc.

10. Cảm thông. Luôn luôn hữu ích nếu biết đặt mình vào vị trí của người khác. Tục ngữ có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, nghĩa là đừng xét đoán ai theo bề ngoài. Dù bạn đang rất muốn thay đổi người khác, sự cảm thông và hiểu hòan cảnh của họ sẽ khiến bạn thêm mạnh mẽ. Dù sao thì sự tử tế cũng sẽ mở rộng đường phản ứng của chúng ta đối với vấn đề nào đó, giúp chúng ta nhạy bén hơn và sáng tạo hơn khi chúng ta muốn loại trừ đau khổ, và tìm về Chân-Thiện-Mỹ.

(chuyển ngữ theo Beliefnet.com)
 
Năm Thánh Phaolô: Đức Kitô vũ trụ bao la
Jos. Tú Nạc, NMS
18:36 27/04/2009
Vào Lể Phục sinh,những Ki-tô hữu được thôi thúc – trong một bài đọc từ lá thư của Phaolô gửi giáo hữu Colossae - từ khi họ được sống lại cùng Đức Ki-tô “để tìm kiếm những điều cao cả, nơi đức Ki-tô ngự trị.”

Toạ lạc trong Lycus Valley (Tây Nam Thổ nhĩ kỳ), Colossae ở phía Tây Ephesus 175 cây số, một thành phố Ki-tô giáo quan trọng. Vào giữa thế kỷ thứ nhất, môt cộng đồng Ki-tô giáo đã sống ở đó, có lẽ đã được Epaphras tìm ra (1: 7-8).

Nguyên nhân thúc đẩy của lá thư, được viết bởi Phaolô hoặc bởi một môn đồ của ông, là sự xuất hiện một “triết lý” đã gợi ý rằng Đức Ki-tô không đủ nhu cầu tinh thần trước những yêu cầu của tín đồ.

Dân Colossae “dị giáo” đã tranh luận rất nhiều. Đã có những liên quan với Do thái giáo như yêu cầu phép cắt bì (2: 11), việc giữ gìn những ngày lễ Sabbath, trăng non, lễ hội, hạn chế ăn uống, ngay cả những gì liên quan như “thờ cúng thần linh” (2: 16-21).

“Những linh hồn thiết yếu” thuộc tính thiên thần được tin là để điều khiển sự vận động những vì sao và những hành tinh, tác động đến số phận con người (2: 8, 20). Những ai theo những thói quen khổ hạnh của sự vận động này sẽ tìm được mối giao hoà với Thiên Chúa và những thần linh của vũ trụ cai trị. Như nhiều người ngày nay tìm kiếm để giải quyết tương lai của họ bằng lời cầu xin tới những khả năng tiên trí – bói toán, những lá bài tarot, v.v…

Để bác bỏ những quan điểm này, Phaolô đã nhấn mạnh về những ý nghĩa hợp nhất của Chúa Giêsu, và giờ đây, đã cứu vớt sự tồn tại của cộng đồng Ki-tô giáo, những người theo Chúa Giêsu không cần liên lạc hoặc bảo vệ, vì Thiên Chúa đã “đưa chúng ta ra khỏi mãnh lực của bóng tối và đã tạo cho chúng ta một nơi trong vương quốc của Con Một mà Người yêu thương.”

Hầu hết việc giảng dạy về những gì mà Thiên Chúa và Chúa Giêsu đã thành tựu, đã được liên kết trong hình thức những lời cầu nguyện và thánh ca. Thật vậy, Colossians 1: 9-14 là bài kinh cầu mở đường cho thánh ca đầu tiên đối với Đức Ki-tô người mà không chỉ lần đầu được sinh ra từ cõi chết (như trong những bài viết khác của Phaolô) mà cũng còn là sự khai sinh cho mọi sự sáng tạo (1: 15, 18). Tất cả mọi việc dưới đất cũng như trên trời: những việc trông thấy hoặc không trông thấy – Vương quyền, Thống trị, Chủ quyền, Quyền lực, tất cả sự sống thiên đàng mà dân Colosae muốn nhận lãnh bên hữu của Người - tất cả được tạo ra thông qua Đức Ki-tô và vì Đức Ki-tô.

Sự hoà giải của Chúa Giêsu đã ảnh hưởng khi mối giao hoà khởi nguyên và trật tự đã trở nên tì vết bởi tội lỗi diễn ra trên Calvery “khi Người tạo sự bình an bởi cái chết của Người trên thập giá.” Sự việc này là toàn bộ trong kế hoạch thiêng liêng “vì Thiên Chúa muốn thấy tất cả sự hoàn thiện được tìm thấy trong Chúa Giêsu Ki-tô và mọi việc được hoà giải thông qua Người và vì Người, mọi việc trên nước trời và mọi việc dưới trần thế.”

Tất cả mọi người, nam cũng như nữ không cần phải rút lui ra khỏi thế giới trong một vài hình thức tôn thờ bí mật hoặc thề hiện sự từ tốn để sống hướng thiện cùng cuộc đời ngay thẳng. Bây giờ và nơi đây, họ có quyền lực ấy, từ Đức Ki-tô và thông qua phép rửa của họ để sống với một tư thế của đạo lý. Điều này là gì, nó hàm ý để được sống trong vương quốc của Con Một Thiên Chúa.

Phần thứ hai, Phaolô suy nghĩ làm cách nào sự phục sinh của Chúa Giêsu con Thiên Chúa chia sẻ sự tái tạo cuộc sống của Người với môn đồ thành tín. Ảnh hưỏng tái tạo tâm hồn bởi phép rửa mời gọi mọi người hãy tưởng lại chính mình khi bước vào trật tự mới của cuộc sống. Những phương thức quan hệ cổ xưa, được mô tả đặc trưng bởi tự tư tự lợi, phải được lột bỏ. Giờ đây họ đã được định hướng, “được tái tạo tri thức theo hình ảnh của Đấng Sáng tạo nó.”

Tất cả những phân biệt trước kia đã dẫn dắt người ta tự chia rẽ với người khác phải được gạt sang một bên. Những cặp đối chiếu Phaolô nêu ra trong những lá thư của ông bao gồm những dị biệt giữa người Hy lạp và người Do thái, cả nô lệ và tự do. Một cặp đối chiếu khác là “nữ và nam,” cũng được thấy trong Galatians 3: 28.

Sự liệt kê sóng đôi này là lần duy nhất chúng ta thấy sự đối nghịch cắt bì hay không cắt bì (sự biến dị giữa người Do thái và Hy lạp) hoặc sự thiếu hiểu biết, vô văn hoá hoặc và sự phân biệt của người Scythia. Vấn đề nhận biết sự khác nhau là gì không rõ ràng ở tình thế muộn màng. Một số người coi đó là sự phân biệt chủng tộc, sự thiếu hiểu biết có thể ám chỉ đến chủng tộc da đen, và dân Scythia đóng vai trò như đại diện chủng tộc da trắng.

Một số khác xem “sự vô văn hoá” như một cách diễn đạt làm giảm giá trị của người nào đó, người mà không tham gia đóng góp vào hệ thống giao tiếp của con người, văn hoá và đạo đức. Dân “Scythia,” sau đó, là một sự bồi thêm ý nghĩa sâu sắc, có lẽ “man rợ nhất trong những người man rợ.”

Phaolô nói rằng những thành viên của giáo hội, như cơ thể của Chúa Ki-tô, sẽ mãi mãi tự do phủ nhận những ý tưởng rập khuôn và những phân biệt. Từ nay trở đi, “chúa Ki-tô là tất cả trong mọi tất cả!” Phaolô đã nói kết quả cuối cùng của điều này phải là một sự thay đổi định kiến của môn đồ và gạt bỏ tất cả tự tư tự lợi, “những mong muốn tham lam, độc ác, nó chỉ là sự sùng bái thái quá.”

Tiếng Hy lạp đã dịch như “thói tham lam” (greed), cũng có thể được dịch một cách sinh động như “luôn luôn mong muốn để được có nhiều hơn,” giống như thực tế mà Chúa Giêsu đã khuyến cáo các môn đệ của Người đừng nên đi ngược lại với Tin mừng (Luke 12: 15). Sự tham lam không có vị trí trong đời sống của Ki-tô hữu, vì Chúa Giêsu là tất cả của họ!

Nguồn: The Catholic Register
 
Chúa chiên lành
LM Anphong Trần Đức Phương
21:19 27/04/2009
CHÚA NHẬT IV MÙA PHỤC SINH, NĂM B

Trong Chúa Nhật IV mùa Phục Sinh (năm B), bài Phúc Âm (Gioan 10, 11-18), Bài Đọc I (Cv. 4, 8-12), và Bài Đọc II (1 Gioan 3, 1-2) đều gợi lên trong tâm trí chúng ta hình ảnh Người Chăn Chiên Nhân Lành. Bài Phúc Âm và các Bài Đọc trong năm A và C cũng vậy; vì thế, Chúa Nhật IV mùa Phục Sinh thường được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Nhân Lành.

Chúa Giêsu Kitô chính là CHÚA CHIÊN NHÂN LÀNH. Ngài đã vâng lời Đức Chúa Cha, và xuống thế làm người, mặc lấy thân phận một người hèn mọn, sống khiêm nhường trong gia đình nghèo khó Nagiaret. Trong thời gian ra đi rao giảng, Ngài đã luôn tận tụy rao giảng Phúc Âm Tình Thương, chấp nhận mọi khó khăn, mệt nhọc, mọi phản ứng chống đối, và sẵn sàng chấp nhận cả cái chết nhục nhã trên Thánh Giá để cứu chuộc đoàn chiên: “Ngài đã vâng phục cho đến chết, và chết trên Thánh Giá…” (Phillip 2, 6-8).

Cuộc đời và những lời rao giảng của Chúa Giêsu phác họa cho chúng ta hình ảnh Người Chăn Chiên Nhân lành:

Người Chăn Chiên Nhận Lành hy sinh tận tụy rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người.

Người Chăn Chiên Nhân Lành săn sóc đoàn chiên với lòng yêu thương, nhân hậu; biết lưu ý đến từng con chiên một, tìm hiểu hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi người, lắng nghe tiếng nói của mọi người, và yêu thương, khiêm tốn phục vụ mọi người trong những hoàn cảnh khác nhau. Với những con chiên xa lạc, Người Chăn Chiên Nhân Lành hy sinh đi tìm, và vui mừng khi tìm thấy, không giận dữ, không la mắng, nhưng âu yếm vác lên vai và mang trở về đoàn.

Người Chăn Chiên Nhân Lành cũng luôn là ngọn đèn cháy sáng để chiếu soi ánh sáng chân lý tình thương của Chúa cho mọi người.

Đời sống đạo đức sâu xa, âm thầm cầu nguyện và lòng nhiệt thành của vị Chủ Chăn luôn như muối men ướp cho đời sống Dân Chúa được mặn nồng sốt sáng.

Trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, cũng như trong đời sống hằng ngày, chúng ta hãy cùng nhau dâng nhiều hy sinh, hãm mình để xin Chúa ban ơn thánh hóa Đức Giáo Hoàng và các vị Chủ Chăn trong toàn thể Giáo Hội, trong đó có các vị Chủ Chăn tại quê hương Việt Nam, nhất là các vị đang bị tù đày, các vị đang gặp nhiều khó khăn thử thách tại những nơi mà Giáo Hội đang bị bách hại dưới nhiều hình thức khác nhau.

Chúng ta cũng hãy cầu xin Chúa cho chúng ta luôn hăng hái nhiệt thành cộng tác với các Chủ Chăn trong công việc chăn dắt đoàn chiên Chúa. Các bậc làm cha mẹ cũng là ‘các chủ chăn’ của đoàn chiên trong các gia đình của mình, nên cũng cần cầu nguyện nhiều để xin Chúa giúp chúng ta biết sống làm gương sáng và dẫn dắt con cháu chúng ta trung thành giữ vững Đức Tin trong sự hòa hợp yêu thương phục vụ lẫn nhau.

Hôm nay cũng là ngày “Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ.” Chúng ta cũng hãy hy sinh, hãm mình, dâng lời cầu nguyện xin Chúa ban cho giới trẻ, con cháu chúng ta, được Chúa thương gọi và chọn để dâng hiến cuộc đời làm Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ phục vụ trên cánh đồng truyền giáo bao la và đa dạng trong thế giới ngày nay.

KINH CẦU CHO CÁC LINH MỤC

Lạy Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, Chúa đã sai Đức Chúa Thánh Thần xuống trên Hội Thánh Chúa để đưa các tín hữu đến với Đức Chúa Cha qua công việc mục vụ của các Linh Mục. Tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con Thiên Chức Linh Mục và các tông đồ nhiệt thành. Nhờ sự linh hướng của Đức Chúa Thánh Thần, xin hãy ban xuống trên các Linh Mục của Chúa Ơn Khôn Ngoan trong việc lãnh đạo, Ơn Trung Tín trong việc giảng dạy và Ơn Thánh Thiện trong việc bảo vệ các Mầu Nhiệm Thánh của Chúa.

Mỗi khi các ngài cùng với các tín hữu tha thiết kêu lên “Lạy Cha”, nguyện xin cho các Linh Mục được kết hợp mật thiết với Chúa hơn. Xin cho các ngài trở nên một với Chúa trong mối tình Con Thảo, và tận hiến cuộc sống của các ngài cho Chúa là Con Chiên Cứu Độ trần gian.

Nguyện xin cho các ngài biêt nâng đỡ nhau trong Thiên Chức Linh Mục và trở nên những người cha biết thông cảm đối với tất cả mọi người.

Nguyện xin Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống canh tân đổi mới tâm hồn các Linh Mục, và ban cho các ngài một Đức Tin thật lớn lao và một niềm xác tín thật sâu thẳm vào Chúa Giêsu ngự thật nơi Phép Thánh Thể.

Xin ban cho các ngài niềm tín thác tuyệt đối như trẻ thơ vào tình yêu Đức Maria, Mẹ trung tín sắt son. Xin cho các ngài biết yêu mến và vâng lời Đức Thánh Cha và các Đức Giám Mục.

Lạy Rất Thánh Đồng Trinh Maria, xin bênh vực các Linh Mục của Mẹ. Lạy Thánh Cả Giuse, xin phù hộ các Linh Mục. Lạy thánh Gioan Vianney là bổn mạng các Linh Mục, xin cầu bầu cùng Chúa cho các Linh Mục được ơn biết kính sợ Chúa. Lạy Thánh Anphongsô, là bổn mạng các Cha Giải Tội, xin cầu cho các Linh Mục được thêm lửa yêu mến Chúa. Lạy Tổng lãnh Thiên Thần Micae, xin chở che các Linh Mục và Hội Thánh Chúa. AMEN.
 
Ánh mắt trông theo
Jos. Tú Nạc, NMS
21:23 27/04/2009
Tôi chọn lựa những gì? Tôi đứng nơi đâu
khi ai lên tiếng goi? Nevada sẽ là nơi đón đợi?
nơi cao nguyên, đồng nội, hay một hố hầm sâu?
Tôi không mong; nhưng hãy để một nơi tôi chọn lựa,
như giờ đây lơ lửng giữa bài thơ;
những vần thơ là bất kể chốn nào tôi sẽ đứng;
hăm hở hướng về miền sâu thẳm của ánh mắt đăm đăm,
linh hồn như chạm phải một vì sao như thể
chỉ ra rằng đó chẳng phải vì sao, nhưng cái nhìn
của ai đang tìm kiếm, dõi theo; và tôi lặp lại –
đang tìm kiếm;
như thể bản thánh ca mượt mà duyên dáng,
như thể đang trải dài cho vang vọng dư âm,
như thể linh hồn từ ngàn xưa là tình yêu cho trần thế,
đã được hồi quang từ ánh mắt của Cha

Ý thơ “Attending” – Giorgio DiCicco
 
Kính Thánh Tử Đạo Đinh Văn Thanh
Đ.Ô. Phaolô Giuse Tịnh Nguyễn Quang Thiều
22:04 27/04/2009
THÁNH TỬ ĐẠO ĐINH VĂN THANH (Lễ kính nhớ ngày 28.4)
(Thôn Nuốn, làng Nộn Khê, Giáo xứ Quảng Phúc, Giáo phận Phát Diệm)

Vinh quang phúc địa Nộn Khê
Họ Đinh trước từng là quê Thánh hiền,
Đinh văn Thanh, Thánh đầu tiên
Xa gần nay biết không quên hạnh người.

Nộn Khê văn vật là nơi
Chuyên nghề canh cửi, thức thời văn minh.
Ngàn bảy chín sáu cậu sinh (1796)
Lên mười tám tuổi quyết tình đi tu.
Nhưng mà lẽ đạo mịt mù
Mẹ cha ngoại giáo mặc dù quyết tâm.

Một hôm cụ đạo tới thăm (Cha Dong, phó xứ Phúc Nhạc)
Nộn Khê họ giáo ân cần tiếp cha.
Cậu Thanh nấn ná cũng ra
Nghe kinh nghe giảng thế là cậu tin.
Cha Dong nghe cậu tự tình
Mẹ cha vô đạo, nhưng mình quyết theo,
Mặc dù nguy khó cheo leo
Thiên đàng cao mấy, xin trèo tới nơi.
Anh mình cũng được đạo rồi
Kết duyên cầm sắt với người giáo dân.
Cậu khuyên anh chị ân cần
Dưỡng nuôi cha mẹ một phần hiếu trung.
Cậu thời nhất quyết một lòng
Dâng mình cho Chúa làm Tông Đồ Người.
Theo cha Phúc Nhạc tới nơi
Cha cho nhập đạo mừng ơi là mừng!
Sống đời đạo đức khiêm nhường
Cha Khoan quý mến lại thương hết tình
Âu bằng thày giảng quang vinh

Cha sai giữ trại Đông Biên ruộng nhiều (xứ Hiếu Thuận)
Thầy Thanh kinh lễ sớm chiều
Sống đời gương mẫu rất nhiều người ưa.
Tại đây thày Hiếu cũng vừa
Đưa cha Khoan tới sớm trưa nguyện cầu.
Cả ba bị bắt ngờ đâu
Tại nhà tông Du âu sầu biết bao!!!
Trước quan, cha đáp thế nào
Hai thày đáp thế, trước sau một lòng
Một lần cha nói vừa xong
Thày Thanh dõng dạc tỏ lòng hùng anh:
“Tôi là đầy tớ rành rành
Cụ đây mà chết, tôi đành chết theo.
Bỏ đạo, không có khi nào
Mặc quan tra tấn làm sao thì làm.”
Quan truyền tách biệt cha Khoan
Thày Thanh, thày Hiếu hoàn toàn vững tin.
Chúng đe, chúng dọa linh tinh
Chúng rằng: Có kẻ bỏ tin, thôi rồi.
Có lần chúng kép lôi người
Bắt chân đạp ảnh nhưng người co ngay.
Chúng còn dùng tới kế này
Dẫn cha Duyệt tới loay hoay khuyên rằng:
“Phêrô chối Chúa ba lần
Chúa đều tha cả nữa phần chúng ta”
Thày Thanh tỏ mặt thực là:
Âu sầu, cực với mưu ma chước tà
Quan truyền đánh xác tan ra
Nhưng thày chẳng động, chẳng ca thán gì.
Quan quân đánh chán bỏ đi
Thân này là gỗ khác gì đá trơ
Nhốt riêng thày những mong chờ
Sống cùng thày Hiếu thảnh thơi hoàn toàn
Mong cùng sống với cha Khoan
Chúa cho như ý, lại ban ơn này:
Cả ba được chịu lễ – may!
Tạ ơn Chúa Cả mong ngày xử thôi
Án cha trảm quyết, con thời
Xử giảo, giam hậu, hỡi ơi mong chờ.
Hãm mình cầu nguyện sao cho
Cha con một án khỏi lo sờn lòng.
Cha con lại ước lại mong
Được ơn rước Chúa vào lòng, sướng thay!
Bà kia bí mật một ngày
Lản vào đưa Chúa, đoạn bay đi liền.
Giam chờ đã chẵn nhất niên
Án Kinh quyết trảm chém liền cả ba.
Hai thày vui xiết cùng cha
Các quan lại bắt ra tòa giỗ đe.
Thày Thanh quá khóa chẳng nghe
Cất Kinh Thập giới đọc lên rõ ràng
Cha Khoan lại giục các quan
“Án Kinh đã có đàng hoàng xử đi!
Chúng tôi cái chết coi khinh
Không hề chối Chúa quyết tình hiến dâng
Các quan cứ giết! Xin vâng.”
Tháng tư, hai tám muôn vàn sáng tươi

Một ngàn tám trăm bốn mươi (28.4.1840)
Ba người hát vang vui tươi giơ đầu
Ninh Bình là chốn trước sau
Rất nhiều tử đạo được mau lên trời
Thánh Thanh tử đạo chôn nơi
Tại làng Yên Mối, sau rời gần quê
Thế là Phúc Nhạc đưa về
Thánh Đê, thánh Đạt thỏa thuê xum vầy
Một ngàn chín trăm gần đây (1900)
Được phong chân phúc, đợi ngày tôn vinh.

Năm nay La Mã linh đình (19.6.1988)
Phong lên Hiển thánh quang vinh muôn đời.
Toàn cầu Giáo hội khắp nơi
Tung hô tôn kính: chí người Việt Nam
Nộn Khê càng được vẻ vang
Giáo dân cầu khẩn muôn vàn kính tin.
Nguyện xin Thánh cả quang vinh
Ban muôn hồng phúc họ Đinh đất này.
Ban cho xứ Đạo ngày nay
Xác hồn thịnh đạt tới ngày vinh quang.

(Nộn Khê, tháng 6 năm 1988)
 
Ngàn Hoa Dâng Mẹ
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
23:59 27/04/2009
Ngàn Hoa Dâng Mẹ

Tháng Năm, với những cơn mưa đầu mùa đã mang lại cho đất trời một màu xanh của tươi vui và hy vọng. Đất trời xanh tươi càng thêm lộng lẫy nhờ những cánh hoa đồng nội ở trước hiên nhà, hay ven đồi, ven núi. Hoa hoà cùng với cảnh sắc của đất trời để nói lên kỳ công của Thiên Chúa. Mầu sắc của hoa tươi xinh, hương thơm lại càng ngào ngạt, hoa chẳng những tô thắm vũ trụ nên xinh tươi, lại còn như muốn nở một nụ cười thân thiện với con người.

Hoa đã trở thành một người bạn thật thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng lẫn nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa khích lệ lòng người. Hoa còn hướng con người nhớ tới Đấng tạo hoá đã xoay vần vũ trụ bốn mùa xinh tươi.

Mỗi độ tháng năm về, Giáo hội còn mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria, là đoá hoa đẹp nhất của trần gian. Mẹ là bông huệ vì Mẹ khiết trinh. Mẹ là đoá hồng vì Mẹ say mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa.

Ôi Maria! Mẹ kiều diễm xinh tươi! Mẹ đẹp như ngàn hoa luôn tô thắm cho vũ trụ đẹp xinh. Hương thơm nhân đức của Mẹ tựa hương thơm của ngàn hoa toả lan cho khắp nhân gian. Nhân đức của Mẹ đã thực thi trọn hảo trong vai trò người vợ, người mẹ của gia đình. Mẹ đã tận hiến hy sinh cho gia đình. Mẹ đã sống hết mình vì hài nhi Giê-su. Cuộc đời Mẹ quyện vào đời Con làm nên hy tế cứu độ trên đồi Cal-vê. Mẹ đã đi qua những thăm trầm của gia đình trong niềm tín thác cậy trông vào Thiên Chúa.

Xin cho cộng đoàn chúng ta mỗi khi hái hoa dâng kính Đức Mẹ, chúng ta hãy mượn hương sắc của hoa để trao gởi tâm tình tín thác, cậy trông nơi Mẹ. Xin Mẹ toả hương thiên đàng cho cuộc đời chúng ta luôn được an vui và dư tràn thánh ân. Xin Mẹ ấp ủ chúng ta trong tình Mẹ để cuộc đời chúng ta cũng trở thành những đoá hoa tươi thắm dâng tặng cho đời.

Vâng, mỗi cuộc đời là một sắc hoa dâng tặng cho đời..Hoa tình yêu, hoa bác ái, hoa thuỷ chung, hoa dâng hiến. Loài hoa nào cũng đẹp. Hương hoa nào cũng làm vui lòng người. Hoa để tô thắm vũ trụ. Cuộc đời đẹp để tô thắm nhân gian. Hoa mang hương thơm vào đời. Cuộc sống làm người cũng phải mang tình yêu dấn thân phục vụ cho đời.

Xin dâng lên Mẹ những sắc hoa của cuộc đời chúng con. Ước gì cuộc đời chúng con luôn là những bông hoa dâng tặng cho đời và lan toả hương thơm bác ái trong môi trường sống của chúng con.

Xin dâng lên Mẹ hoa tím lung linh trong ánh chiều tà như tình yêu trung tín sắt son vẹn nghĩa câu thề.

Xin dâng lên Mẹ Màu đỏ hy sinh trong bổn phận gia đình. Xin cho chúng con biết dâng tặng cho nhau những đoá hồng của tình yêu, của hy sinh, của phục vụ cho lợi ích chung của gia đình.

Xin dâng lên Mẹ màu vàng rạng rỡ đẹp xinh được nồng ép bởi hương thơm bác ái và vị tha của chúng con.

Xin dâng lên Mẹ Màu xanh của hy vọng. Màu xanh được dệt từ những ước mơ cao đẹp dám sống vì lợi ích tha nhân tựa như muôn ngàn đoá hoa làm tươi mát lòng người.

Xin dâng lên Mẹ màu trắng trinh nguyên là biểu lộ tấm lòng thanh khiết, không vấn vương tội lỗi, luôn là đền thờ thanh sạch cho Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị.

Xin dâng lên Mẹ những cánh hoa muôn màu sắc như cuộc đời với bao phận đời khác nhau. Có người vui. Có người buồn. Có gia đình hạnh phúc. Có gia đình đang khô cạn tình yêu. Xin Mẹ đón nhận tấm lòng chân thành của chúng con. Xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho gia đình chúng con được thuận hòa. Cho mỗi người chúng con biết chết đi trong cái tôi ích kỷ để lan tỏa hương thơm của bác ái và vị tha. Cho cuộc sống gia đình luôn tươi mát như cánh hoa, luôn thanh khiết như hương hoa. Cho tình con người sống trên trái đất được thắm đượm tình Chúa tình người như mùi hương hoa thơm ngát, như mầu hoa muôn sắc điểm tô cho cuộc đời thêm hạnh phúc thắm tươi. Xin cho từng người chúng con luôn là một đoá hoa tươi xinh, góp về nơi đây trong ngày của Mẹ để cùng nhau mở hội hoa đăng: Ngàn Hoa Dâng Mẹ.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ phong thánh cho 5 chân phước 26-4-09
Bình Hòa
03:20 27/04/2009
Lúc 10 giờ sáng hôm qua, trên thềm đền thờ thánh Phêrô, đức thánh cha đã chủ sự lễ tôn phong hiển thánh cho năm vị chân phước sống cách nhau khá lâu về thời gian, từ cuối thế kỷ 13 cho đến thế kỷ 19.

Thực vậy, thánh Bernarđô Tôlômei, viện phụ và sáng lập dòng Biển đức nhánh Monte Oliveto, sinh tại thành phố Siena năm 1272. Nguyên là một luật sư, vào lúc 40 tuổi ông từ bỏ nghiệp chính trị để sống đời cô tịch tại một miền núi cách đó 30 cây số. Cùng với hai bạn đồng chí hướng, ông đã khai trương một đan viện, mang tên là núi Olivetê. Năm 1348, khi thành phố Siena trải qua một cơn dịch tễ, cha rời đan viện cùng với 82 tu sĩ để giúp các nạn nhân, và tất cả đã qua đời vì lây bệnh.

12 năm sau khi cha Bernardo qua đời, thì tại Bồ-đào-nha, vị anh hùng tương lai của quốc gia mở mắt chào đời (năm 1360), đó là Nuno Alavares Pereira, được thăng làm tướng lãnh lúc 23 tuổi, và đã chỉ huy quân đội trong cuộc chiến thắng dành độc lập khỏi ảnh hưởng của nước Tây-ban-nha. Tuy nhiên, sau khi bà vợ qua đời vào năm 1387, ông đã phân chia tài sản cho người nghèo, và xin gia nhập dòng Carmêlô chấp nhận địa vị khiêm tốn của một trợ sĩ, đội tên là Nuno de Santa Maria, vì muốn bày tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ. Thầy qua đời vào chính ngày lễ Phục sinh năm 1431.

Vị tân hiển thánh thứ ba xét theo thứ tự thời gian là chị Caterina Volpicelli sinh năm 1839 tại Napoli. Khi lên 20 tuổi, chị xin vào dòng các nữ tu thờ lạy Thánh Thể, nhưng vì lý do sức khoẻ chị đành phải hồi tục. Tuy nhiên, chị không từ bỏ ý định dâng mình cho Chúa. Khi nghe biết sự truyền bá hội Tông đồ cầu nguyện ở quê nhà, chị đăng ký làm thành viên, và cùng với một số hội viên, chị đã thành lập hội nữ tì Thánh Tâm, vừa chiêm niệm vừa phục vụ các trẻ mồ côi, các thiếu nữ và người nghèo. Chị qua đời năm1894.

Một năm trước đó, tại Brescia, miền Bắc Italia, linh mục Arcangelo Tadini vừa thành lập một quỹ tương trợ dành để trợ giúp những công nhân bị tai nạn. Táo bạo hơn nữa, năm 1900, cha Tadini (sinh năm 1846) lập một dòng nữ tu mang tên là các nữ công nhân thánh gia Nazaret, với mục tiêu là chia sẻ đời sống lao động với các nữ công nhân trong các xí nghiệp, từ giờ giấc cho đến công tác. Cha qua đời năm 1912

Chị Caterina Comensoli thua cha Tadini 1 tuổi (sinh năm 1847). Khi còn bé, chị đã có lòng mộ mến Thánh thể, và lúc lên 6 tuổi, em đã lẻn lên rước Mình Thánh Chúa. 13 năm sau đó, chị vào tu dòng thánh Angelica Merici, chuyên lo việc giáo dục. Do lòng kính mến Thánh Thể thôi thúc, chị đã lập hội dòng Thờ lạy Thánh Thể (và đổi tên là Gertrude) vào năm 1882 ở Bergamo. Chị qua đời năm 1903.

Mặc dù sống vào những thời buổi khác nhau, nhưng trong bài giảng Thánh lễ, đức thánh cha đã nêu bật một nét chung, nguồn mạch cho sự thánh thiện, đó là bí tích Thánh Thể. Như đã nói, Thánh lễ bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng, do đức thánh cha chủ sự với 50 vị đồng tế, trong số đó có 19 hồng y và giám mục, thuộc các quốc gia hoặc giáo phận của các vị tân hiển thánh. Dựa theo các bài đọc Sách Thánh của chúa nhựt thứ 3 Phục sinh, đức Bênêđictô đã chú giải sự hiện diện của Chúa Kitô Phục sinh, cách đặc biệt là trong bí tích Thánh Thể. Ngài nói:

Trong bài Tin mừng, thánh Luca thuật lại một lần Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với các môn đệ (24,35-48). Ngày từ đầu bài trình thuật, thánh sử ghi nhận rằng hai môn đệ Emmaus đã vội vã về Giêrusalem, kể lại cho các tông đồ về việc họ nhân ra Chúa qua việc bẻ bánh. Và đang khi họ kể lại cảm nghiệm gặp gỡ Chúa, thì chính Người đã đứng ở giữa họ. Vì sự hiện ra cách bất chợt như vậy, nên các tông đồ đã hoảng hốt sợ hãi, đến độ Chúa Giêsu phải trấn an họ, bảo họ hãy chạm đến mình để chứng thực là chính Người chứ không phải là ma, và bảo họ đưa cái gì để ăn. Lại một lần nữa, cũng như đã xảy ra cho hai môn đệ Emmaus, đang khi ngồi ăn với các môn đệ mà Chúa Giêsu đã tỏ mình cho họ, giúp cho họ hiểu Kinh thánh và đọc các biến cố cứu độ dưới ánh sáng của sự phục sinh. Chúa nói: “Cần phải hoàn tất hết những gì đã viết về Thầy trong Lề luật Môsê, các ngôn sứ và thánh vịnh”. Chúa còn mời họ hãy nhìn về tuơng lai: “nhân danh Người, muôn dân sẽ được nghe giảng về sự thống hối và tha thứ”.

Kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Phục sinh được diễn lại mỗi khi cử hành Thánh Thể, cách riêng là vào ngày chúa nhựt. Thánh thể - tức là việc bẻ bánh, theo ngôn ngữ của sách Tông đồ công vụ - là chỗ ưu việt để Giáo hội nhận biết “tác giả của sự sống” (xc Cv 3,15), Nơi Thánh Thể, nhờ đức tin, chúng ta hiệp thông với Chúa Giêsu là “bàn thờ, hy lễ và thượng tế” (xc Tiền tụng 3 mùa Phục sinh). Chúng ta tụ họp nhau để tưởng nhớ những lời của Người và những biến cố được ghi lại trong Sách Thánh; chúng ta sống lại cuộc khổ nạn, sự chết và phục sinh của Người. Khi cử hành Thánh Thể, chúng ta hiệp thông với Chúa Giêsu, hy lễ xá tội, và chúng ta nhận được sự tha thứ và sự sống. Nếu không có Thánh Thể, thì đời sống kitô hữu sẽ ra thế nào? Thánh Thể là gia sản hằng hữu mà Chúa để lại cho chúng ta; chúng ta cần suy gẫm và đào sâu, ngõ hầu bí tích này in đậm dấu ấn trên hết mọi ngày của đời ta. Chính nhờ được nuôi dưỡng bởi bí tích Thánh Thể, mà các vị tân hiển thánh đã chu toàn sứ mạng tình thương qua nhiều hình dạng.

Lần lượt đức thánh cha đọc lại cuộc đời của các ngài để chứng tỏ mối liên hệ đó. Thánh Bernardo Tololomei đã sống đời chiêm niệm sâu xa, đã học đức khiêm nhường trong khi cai quản đan viện, đã thực hành đức ái qua việc xả thân phục vụ những nạn nhân mắc bệnh dịch đến nỗi chết vì lây bệnh. Nhờ đời sống cầu nguyện, thánh Nuno de Santa Maria luôn tín thác vào Chúa, dù khi hoạt động trong quân đội hay khi chấp nhận làm một tu sĩ khiêm tốn. Cách riêng thánh nữ Gertrude nổi bật về sự thờ lạy Thánh Thể, ngay từ khi còn bé; khi lập dòng nữ tì thờ lạy Thánh Thể, chị đã muốn đặt việc thờ lạy Chúa lên trên tất cả mọi hoạt động, nhưng cũng nhờ sự chiêm niệm tình thương của Chúa mà chị đã biết nhìn nhận sự hiện diện của Chúa nơi tha nhân. Hai vị thánh Tadini và Volpicelli, sáng lập hội dòng hoạt động xã hội, cũng mang một tinh thần tương tự, nghĩa là từ Thánh Thể, từ việc chiêm ngắm tình thương của Chúa, mà chúng ta nhạy cảm với những nhu cầu của tha nhân. Kết luận, ngài nói: “chúng ta hãy theo gương các vị thánh, biến cuộc đời trở thành một bài chúc tụng Thiên Chúa, theo gương Đức Giêsu, mà chúng ta thờ lạy trong nhiệm tích và phục vụ nơi tha nhân”.

Thánh lễ kết thúc khi đã quá 12 giờ trưa. Trước khi ban phép lành bế mạc, Đức Thánh Cha đã gửi lời chào thăm các phái đoàn hành hương, trong đó có đại diện các cơ quan chính phủ hoặc hành chánh, đến dự lễ phong thánh. Sau đó ngài đã cất bài hát Regina caeli.
 
Suy tư về Ngày Quốc Tế Truyền Thông xã hội lần thứ 43
+ GM Jean-Michel di Falcon Léandri
03:30 27/04/2009
Ngày 24/05/2009 - Suy tư của đức cha Jean-Michel di Falcon Léandri, giám mục giáo phận Gap và Embrun, Chủ tịch Ủy Ban Truyền Thông trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Pháp về « Nền công nghệ mới, mối quan hệ mới. Khích lệ một nền văn hóa của sự tôn trọng, đối thoại và tình bằng hữu », chủ đề trong thông điệp của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nhân kỷ niệm lần thứ 43 Ngày Quốc Tế Truyền Thông xã hội, 24 tháng 5 năm 2009.

Ngày 24 tháng 5 tới đây, chúng ta sẽ mừng Ngày Quốc Tế Truyền Thông. Thấm thoát bốn tháng, chính xác kể từ ngày 24 tháng 1 vừa qua, dịp lễ thánh François de Sales, quan thầy các nhà báo, Đức thánh Cha đã công bố sứ điệp của Ngày Truyền Thông xã hội với chủ đề: « Nền công nghệ mới, mối quan hệ mới. Khích lệ một nền văn hóa của sự tôn trọng, đối thoại và của tình bằng hữu».

Thông tin hay là thiêu rụi tin tức? Là nhà báo hay là người đốt nhà? Ngày hôm nay đã khác xa so với thời kỳ trước đây: chốt trên cao để phóng chất dẫn hỏa đã được thay thế bằng sự bùng nổ thông tin. Bốn tháng với ba công việc đi kèm, internet đã chỉ cho chúng ta thấy sức mạnh của sự cuốn hút, của sự bóp méo, của kỹ xảo, nhưng cũng là của sự cải chính cho sự thật.

« Nền công nghệ mới, mối quan hệ mới. Khích lệ một nền văn hóa của sự tôn trọng, đối thoại và tình bằng hữu ». Thời gian khủng hoảng vừa qua làm cho chân tướng hữu thể của chúng ta được tỏ hiện. Đó là cơ hội để tự hỏi mình xem: chúng ta đã làm gì trong vòng bốn tháng? Chúng ta đã nghe những gì… những cái bị động của trào lưu dư luận, hay những cái chủ động mà chúng ta mong muốn lắng nghe? Chúng ta đã hành động như thế nào? Và chúng ta đã phản ứng ra làm sao ? Chúng ta đã đóng góp phần vốn liếng của mình cho ai ? Chúng ta biến đổi được những gì ? Chúng ta quăng được những gì vào trong thùng rác ?

« Ông chủ của một tờ báo chẳng phải là tổng biên tập, chủ bút hay ký giả. Độc giả mới là ông chủ thực thụ », Raymond Aron (1905-1983) đã đưa ra lời nhận xét chí lý này. Mỗi chúng ta có thực sự ý thức được vai trò này của mình không mỗi khi là độc giả, thính giả, khán giả truyền hình, hay cư dân mạng ?

« Ước mong nối kết và bản năng giao tiếp là những điều hết sức hiển nhiên của nền văn hóa đương đại. Quả thật, chúng chỉ là những biểu đạt căn bản và bất biến mang dáng dấp thời thượng về tư thế sẵn sàng của những hữu thể nhân loại muốn thoát ra khỏi chính mình để vươn tới mối quan hệ với đồng loại», Đức Giáo hoàng đã trình bày như vậy trong sứ điệp của mình về ngày này. Thế nên, không thể nào ra khỏi mình để bước vào mối quan hệ nếu như không có niềm tin, và sẽ không thể có niềm tin nếu toàn là dối trá.

Tôi có phải là người đáng yêu hay chỉ là kẻ ngồi lê mách lẻo ? Tôi có sẵn sàng tập tành óc phê bình ? Liệu tôi có muốn nhìn xa trông rộng ? Tôi có thích tìm tòi tập luyện óc phán đoán cách tốt nhất hay là buông xuôi để mặc cho cuốn theo chiều gió ? « Cuốn theo chiều gió, theo cách nói của triết gia Jean Guitton, đó là số phận của những chiếc lá úa tàn».

Internet là một công cụ hấp dẫn đầy mãnh lực hoặc cho điều tốt lành hoặc cho điều tệ hại, hoặc để phá hủy hoặc để xây dựng. Đừng để bị mắc lừa, « triều đại của sự tốt lành vĩnh cửu và bền chặt sẽ không bao giờ tồn tại trên trần gian này » (Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Thông điệp được cứu độ vì hy vọng, 24). Tuy nhiên hãy biết nuôi dưỡng niềm hy vọng. Qua Thánh Thần đã được hứa ban, chúng ta có trong mình một món tiền đặt cọc của sự sống vĩnh hằng. Chúng ta có trong mình niềm cậy trông vào Chúa Kitô để chống trả lại tất cả những gì là ảo tưởng. Trong tầm mức của mình, hành động của chúng ta không được « thờ ơ với diễn tiến của lịch sử », (Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Thông điệp được cứu độ vì hy

vọng, 35). Chúng ta có thể khích lệ, bằng một nền kỹ nghệ tiên tiến, bằng những mối quan hệ được thiết lập giữa chúng ta, một nền văn hóa của sự tôn trọng, đối thoại và tình bằng hữu.

Vào dịp lễ Ngũ Tuần, năm mươi ngày sau biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu, những người Do Thái « từ các dân thiên hạ trở về Giêrusalem và tề tựu một nơi » (Cv 2). Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các Tông Đồ rao giảng về những kỳ công của Thiên Chúa bằng tiếng bản xứ của mình. Trong tháng 5 năm 2009, hết thảy các dân nước đều trú ngụ trong một ngôi lều chung. Mỗi chúng ta trở thành những nhân chứng bằng công nghệ truyền thông trong việc thiên biến vạn hóa hàng ngàn phương thức để loan báo sứ điệp của mình trong thời kỳ công nghệ tân tiến: « Đức Ki tô đã Phục Sinh ! Người đã thực sự Phục Sinh ».
 
Lectio divina và sự thân mật vợ chồng
Vũ Văn An
08:04 27/04/2009
Lectio divina và sự thân mật vợ chồng

Tập san America số ngày 9 tháng Ba năm nay có một bài của cặp vợ chồng Patrick J. McDonald and Claudette McDonald (1) viết về tác động của phương thức cầu nguyện bằng thánh kinh mà ta quen gọi là lectio divina đối với cuộc sống thân mật vợ chồng.

Cặp vợ chồng này cho hay họ rất may mắn có được một cuộc sống phu phụ tốt đẹp, đem lại cho họ nhiều phúc lộc. Và dù đã trải qua 34 năm chung sống, cuộc sống phu phụ ấy vẫn tiếp tục chín mùi, tăng trưởng. Nghiệm ra, họ thấy tuy cuộc sống phu phụ ấy có phong thái, tập chú và tầm nhìn hiện đại, nhưng các chiều kích sâu sắc hơn của nó lại được thúc đẩy bởi một thực hành rất xưa, đó là phương thức cầu nguyện bằng thánh kinh lectio divina.

Cặp vợ chồng này cũng là những nhà chuyên nghiệp trị liệu hôn nhân, chuyên giúp đỡ các cặp vợ chồng khác tìm kiếm một cuộc sống hôn nhân lành mạnh hơn. Nên họ không ngần ngại hướng dẫn các cặp vợ chồng này để họ hiểu biết các phúc lộc của phương pháp cầu nguyện hết sức đặc biệt này, được họ coi như một nền linh đạo chắc chắn không những đem lại một tình yêu tươi mới đối với Thiên Chúa mà còn thâm hậu hóa được cuộc sống thân mật của vợ chồng. Đôi khi họ có cảm giác như đang lạc điệu thời gian khi dính cứng vào lối cầu nguyện xưa cũ này. Tuy nhiên, sự chú tâm của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới gần đây về Lời Chúa khiến họ mạnh dạn hơn trong việc cổ vũ áp dụng phương thức cầu nguyện này vào cuộc sống phu phụ.

Lectio divina là cách gặp gỡ Chúa qua việc đọc Thánh Kinh cách to tiếng, cung kính và có suy nghĩ. Một cách đặc trưng, các đoạn Thánh Kinh này thường ngắn thôi; người đọc dừng lại sau khi đã đọc xong đoạn ấy, để người nghe thấm nhập từ từ tinh thần và nội dung Lời Chúa. Bài đọc này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần theo ý nguyện của người nghe, sau đó, các tham dự viên được mời gọi chia sẻ các phản ứng của mình. Có khi từ đó phát sinh ra lời cầu nguyện, có khi không.

Như thế, Lectio diễn tiến như cách suy niệm Lời Chúa và những gì Lời ấy cung hiến cho người nghe. Mọi trao đổi sẽ lên xuống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, trong khi người nghe nhận được những thông tuệ đầy ngạc nhiên cũng như những trực giác mạnh mẽ về địa vị của Chúa trong việc khai triển cuộc sống bản thân của họ.

Khía cạnh nhân bản của hôn nhân

Vốn là sản phẩm của nhu cầu nhân bản muốn được thuộc về, nên mọi cuộc hôn nhân đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi rất nhiều động lực nhân bản, cụ thể là hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố dục, cái thất tình nhân bản chi phối cuộc sống của đôi vợ chồng. Bởi thế, cuộc sống phu phụ đầy rẫy những cơ hội cho mọi dằng kéo rối rắm về xúc cảm cũng như hiểu lầm sâu xa. Cuộc sống nhàm chán hàng ngày, những căng thẳng liên tục mà hai vợ chồng luôn luôn gặp phải, những cố gắng thăng trầm trong việc tìm ra ý nghĩa cho tình nghĩa vợ chồng, tất cả những điều ấy buộc họ phải luôn canh tân, đổi mới.

Nhiều cặp vợ chồng đến thổ lộ với ông bà McDonald rằng họ cảm thấy họ bị khía cạnh nhân bản của hôn nhân trói tay, nên họ muốn đi tìm một cách thế nào đó để vượt lên trên các lầm lỗi và giới hạn của bản thân mình. Phương thức Lectio chính là phương thế giúp họ tìm ra cơ sở sâu xa hơn cho tình yêu, một cơ sở chắc chắn sẽ thăng tiến và hỗ trợ các cố gắng của họ trong việc phát triển cuộc sống thân mật vợ chồng đúng nghĩa của họ. Lời Chúa thúc đẩy họ phá vỡ các trói buộc chật hẹp trong tác phong phu phụ và mở ra một tầm nhìn mới mẻ đối với tương lai của cuộc sống thân mật ấy.

Lectio divina giúp họ ý thức rằng hôn nhân là một thực tại lớn hơn chính hai người phối ngẫu. Thiên Chúa trở thành nền tảng sâu xa của mọi hành động qua lại giữa họ với nhau. Nhờ đọc, lắng nghe, đối thoại và cầu nguyện, sự hiện diện của Thiên Chúa trở nên mỗi lúc mỗi hiện thực hơn. Cũng thế, hai vợ chồng cũng sẽ trở nên chân thực với nhau hơn vì Thiên Chúa mời gọi họ phải đặt mình trên cơ sở các sự thật thánh. Lòng kính trọng nhau cũng sâu sắc thêm, và với thời gian, một tình thân mật tươi mới cũng sẽ bắt đầu lộ diện. Một nền linh đạo chung cũng sẽ được khai triển. Vợ chồng sẽ tìm lại được một cảm thức mới về toàn diện tính của người kia và sẽ bớt không còn chú mục tới những vấn đề liên bản ngã vốn khiến họ mè nheo nhau. Việc thực hành lectio divina lại không đòi nhiều qui luật khó khăn. Ở đây, ông bà McDonald trình bày những điều ông bà cho là hữu dụng đối với ông bà và đề nghị ra một số bước đơn giản cho những ai muốn thực hành phương pháp cầu nguyện này.

Bốn bước

Tìm một chỗ thinh lặng. Vì chỗ thinh lặng là điều chủ yếu đối với bất cứ hình thức suy niệm nghiêm chỉnh nào, nên các cặp vợ chồng nên khởi sự bằng cách tạo ra một chỗ như thế cho riêng mình. Hãy tránh xa nơi có điện thoại. Tìm một lúc các con đang nghỉ ngơi hoặc thinh lặng. Tắt máy truyền hình hay máy truyền thanh đi. Sáng sớm là lúc thuận tiện nhất, trước khi các nhu cầu của cuộc sống hàng ngày khiến mình tất bật. Thường nên thu mình vào một góc trên lầu hay tại phòng gia đình, nơi có ánh sáng ban mai nhắc ta nhớ đây là lúc bắt đầu một ngày mới để ta tự ý thức mình là ai và Chúa đứng ở đâu trong cuộc sống mình.

Thở đều trước mặt Chúa. Một khung cảnh tương xứng về vật lý cần cho việc tạo thanh thản bên trong thế nào, thì ít phút thở chậm cũng tạo ra sự thanh thản ấy như vậy. Tâm trí ta bắt đầu tinh trong khi cơ thể lắng đọng từ từ và hơi thở lúc đó sẽ đưa ta trở vào với cõi thánh thiêng trong nội tâm. Bạn có thể hình dung mình thở đều trước mặt Chúa khi đang tiếp tục lắng đọng và dọn mình để Chúa đến viếng thăm. Khi đã cảm thấy cái bồn chồn lăng xăng của cuộc sống hàng ngày êm hẳn, mỗi người chúng ta sẽ kính mời Thần Trí Thiên Chúa đến ở với chúng ta trong 20 phút sắp tới. Và đấy là lúc để ta lắng nghe Lời Chúa.

Tập chú vào một đoạn Thánh Kinh ngắn. Vợ chồng hãy chọn một đoạn Sách Thánh ngắn và lần lượt đọc cho nhau nghe, một cách chậm rãi và tôn kính. Bước kế tiếp là mở lòng mình đón nhận sức mạnh của Lời Chúa. Ta lắng nghe trong khi Chúa dạy dỗ. Lời Chúa làm thông sáng đầu óc ta và mở rộng tâm hồn ta. Các cảm nghiệm của ta có thể diễn biến từ say sưa qua tỉnh táo, đôi lúc có thể buồn tẻ và ngay cả nhàm chán nữa. Tuy thế, Thần Trí Thiên Chúa không khi nào lại không đánh động ta cách này hay cách khác.

Có thể lấy một đoạn trong phúc âm Gioan làm điển hình. Vợ hoặc chồng có hể đọc to: “Nếu các con yêu Ta, thì các con sẽ giữ lời Ta và Cha Ta sẽ yêu các con và Chúng Ta sẽ đến với các con và cư ngụ trong các con” (Ga 14:23). Khi ta để lòng mình lắng xuống và lắng nghe lời Chúa hứa đến cư ngụ trong ta, sự thinh lặng sẽ làm các ý nghĩ và xúc cảm của ta sống dậy. Các hoài niệm của ta cũng sẽ trở nên sống động, cả hai vợ chồng cùng được nuôi dưỡng bằng những hoài niệm về lòng trung thành bền bỉ của Chúa đối với cuộc đồng hành dài lâu của mình.

Vợ chồng cũng sẽ hiểu ra rằng việc Thiên Chúa cư ngụ trong ta được cảm nghiệm nhiều cách khác nhau, vượt quá cả dự ứng của mình: trong những lúc khó khăn, khi mình không hiểu nhau, hay khi đang đi tìm một cơ sở sâu sắc hơn sau một biến cố đau lòng.

Đôi khi thay đổi nhau để cùng đọc đoạn văn đó. Các dị biệt trong giọng nói và ngắt quãng đôi khi làm sống dậy một ý thức nào đó trong mỗi người chúng ta; rồi ta lại để lòng mình lắng đọng một lần nữa. Ta có thể không hiểu hết các hệ lụy của việc đọc này, nhưng ta biết chắc ta đang được biến đổi cách nào đó trong thẩm sâu linh hồn, ở một bình diện nơi Thần Trí Thiên Chúa đang làm việc. Mà nếu một trong chúng ta đã thay đổi cách này hay cách khác, dù rất nhỏ nhoi, thì cuộc hôn nhân của chúng ta cũng sẽ thay đổi theo. Ta hiểu ra rằng việc Thiên Chúa làm cho ta bao giờ cũng tế vi và êm đềm, và do đó cách ta đối xử với nhau cũng sẽ phản ánh cùng một sự tế vi và êm đềm ấy.

Không sợ chia sẻ. Chia sẻ các tâm tư tình cảm chân thực có thể tạo ra lo âu bất ổn. Nói về các cảm nghiệm ở tầng sâu bao giờ cũng khiến vợ chồng trở nên dễ bị thương tổn hơn, và ai cũng thấy ngại ngùng về điều ấy. Tuy nhiên, trong những giây phút cứu độ này, vợ chồng phải cố gắng làm sao để chia sẻ với nhau một cách càng trung thực bao nhiêu càng tốt. Chúa luôn hiện diện ở đấy để nâng đỡ và hướng dẫn họ. Cầu nguyện từ trong tim có lẽ là điều dễ cho thấy điểm yếu hơn cả cho nên ngần ngại không muốn chia sẻ bình diện ấy là điều dễ hiểu. Cặp vợ chồng mà ông bà McDonald từng giúp đỡ đã cho ông bà hay: sự trung thực trong bình diện này quả đã khơi dậy cả một diễn trình học hỏi và trưởng thành liên tục. Họ nhanh chóng khám phá ra điều được ông bà McDonald mô tả là hình thức tối hậu của tình thân mật phu phụ: hồn với hồn.

Cuối cùng, lectio divina đem lại cho ta chính điều thuật ngữ này bao hàm: một cảm nghiệm học hỏi sâu xa, một bài học. Với thời gian, vợ chồng sẽ học được cách thở, cách sống và cách cư xử qua lại với nhau với ý thức rằng: Thiên Chúa thực sự là cơ sở dấu kín cho tình yêu của họ. Phong thái cư xử với nhau và cách thế họ chăm sóc lẫn nhau sẽ phản ánh mọi yếu tố của một tình yêu vô điều kiện: tha thứ, cơi mở, ân cần, nhậy cảm, kiên trì và mềm dẻo.

Sau buổi cầu nguyện buổi sáng, vợ chồng sẽ trở nên cởi mở để tiếp cận nhau một cách khác hẳn: kính trọng và tốt với nhau hơn nhiều. Họ có quyết tâm sẽ sống với nhau cách kiên nhẫn hơn, vì biết rõ Thiên Chúa luôn kiên nhẫn với họ. Suốt những giây phút còn lại trong ngày, qua nhiều cư xử muôn hình muôn dạng với nhau, vợ chồng luôn được nhắc nhớ tới tính thánh thiêng của hôn nhân. Sự nhắc nhớ ấy hiển nhiên là công việc của Thần Trí Thiên Chúa đang cư ngụ trong ta. Lòng tôn kính sẽ bắt đầu thắng lướt sự chỉ trích; sự an bình sẽ bắt đầu thắng thế bồn chồn bất an. Kiên nhẫn sẽ mỗi ngày một nhất quán hơn.

Nhiều cặp vợ chồng từng được ông bà McDonald chỉ dẫn cho hay lectio divina giúp họ khám phá ra căn bản mới cho tình thân mật của họ. Họ không còn thấy mình hoàn toàn chỉ biết dựa vào tài nguyên của mình nữa; trái lại, nay họ đã biết làm việc với Chúa để cổ vũ một óc sáng tạo mới cho cuộc sống chung của họ. Đôi khi, thực hành lectio này quá đơn giản đối với họ. Tuy nhiên, khi ta chịu để Thiên Chúa làm cơ sở dấu kín cho tình yêu của ta, thì cuộc hôn nhân của ta nhất định sẽ trở nên tỉnh táo đối với mọi thách đố và thành tựu của mối tình kia.

_______________________________________________________________________

(1) Patrick J. McDonald và Claudette McDonald là hai nhà trị liệu hôn nhân và gia đình, tại Des Moines, Iowa, và là hai tác giả cuốn “Marital Spirituality: The Search for the Hidden Ground of Love (Paulist Press) (Linh Đạo Hôn Nhân: Đi Tìm Cơ Sở Dấu Kín Của Tình Yêu).
 
Top Stories
Redemptorist priests accused of plot to overthrow communist regime
J.B. An Dang
07:21 27/04/2009
In a commonly practiced tactic to uproot opponents whose leadership among ordinary citizens is being viewed as a threat to the current regime, Vietnam's state run media have fiercely attacked two Redemptorist priests, accusing them of causing critical damage to the national unity block, the national construction and development process; and plotting to overthrow the communist regime - a capital offense in Vietnam.
The Candlelight prayer vigil on Saturday April 24
Parishioners signed petitions


On Sunday April 26, the newspaper New Hanoi, ran by Hanoi City Party Committee, initiated a new wave of defamatory attacks against Thai Ha parish. This time, it aimed at Fr. Peter Nguyen Van Khai, the spokesperson of Thai Ha Redemptorist Monastery, denouncing him of “instigating parishioners in order to cause divisions, inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law and instigating others to violate it.”

Fr. Peter Nguyen was also criticized for organizing a candlelight prayer vigil on Saturday night to protest a construction project at a lakeside belonged to Thai Ha parish.

The lake Ba Giang incident was the latest move from the government which caused much anxiety and upset among the priests and Thai Ha parishioners and led to the above-mentioned prayer vigil. Soon after Easter, local government suddenly started a construction project at the 18,230 square meters area surrounding Lake Ba Giang which has been legally owned and managed by Thai Ha parish. The faithful protested the construction asking for an immediate suspension of the project and a legal process to solve the issue peacefully.

They also prayed for the government and expressed their opposition against its plans for bauxite mining in Vietnam's Central Highlands by signing a petition against the plans which have been confirmed by Vietnam prime minister as "a major policy for the state and the (Communist) party". By criticizing the government bauxite plans, they joined a diverse collection of scientists, intellectuals, former officials and countless of Vietnamese at home and abroad who have adamantly opposed these plans citing detrimental, long term environmental and social damage from this exploitation would outweigh any economic benefit.

Prior to the candlelight prayer vigil, police repeatedly sent to Thai Ha Monastery “urgent summoning orders” asking Fr. Peter Nguyen to present “in person” at Hanoi Criminal Investigation Department for the "clarification of a number of documents" regardless of the fact that Fr. Khai has many pastoral duties to fulfill on weekend as a priest. It was seen as a threatening tactic designed to destroy the vigil.

On Monday April 27, the Capital Security newspaper joined the New Hanoi attacking Fr. Peter Nguyen of teaching false Church doctrine to incite riots against the government while the later turned to another Redemptorist priest in Saigon, Fr. Joseph Le Quang Uy. He became a victim of the paper because he had openly criticized the plans and set up a Web site asking Catholics in Vietnam and abroad to sign electronically a petition for an immediate suspension of bauxite mining in Vietnam's Central Highlands.

The paper mocked Fr. Joseph Le of “stupidity”; “ignorance”; causing critical damage to the national unity block, the national construction and development process; and plotting to overthrow the communist regime. His title as “Reverend” was frequently omitted on purpose.

In all the articles, the paper called Vietnam government for “immediate and severe punishment” against the two priests “before they go too far”. The accusations leveled against the two priests, especially “the sin” of plotting to overthrow communist regime - an offense that leads to capital punishment, were so severe that many have believed that Vietnam government has been preparing public opinions for an imminent crackdowns.

Criticisms against the government plans for bauxite mining in Vietnam's Central Highlands have not only come from Catholics. Earlier this month, a dissident Buddhist monk, Thich Quang Do, said that strip mining would destroy the way of life of the region's ethnic minorities. His view was highly regarded and his call for action was widely supported by many fellow citizens.

The most unexpected criticism has come from General Vo Nguyen Giap, a revered Vietnamese military leader who helped defeat the French and later the Americans. In a letter to Vietnam's Prime Minister, the 97-year-old general voiced his concern over the presence of large numbers of Chinese in the Central Highlands, which is a strategic gateway to Vietnam.

Also, at a seminar in Hanoi earlier this month, most of the over 50 scientists in attendance said that government plans for bauxite mining and processing projects covering over 1,800 square kilometers in the mountainous Central Highlands would cause irreversible environmental damage.
 
Hanoi authorities renew their attack against Thai Ha Redemptorists
Asia-News
16:21 27/04/2009
Clergymen are summoned by police reacting to a complaint filed by the monastery’s superior against a construction plan that involves seizing more parish-owned land.

Fr. Peter Nguyen Van Khai
Hanoi (AsiaNews) – Tensions are boiling over again between Redemptorists from Thai Ha parish and the authorities. The reason is the same: Church property seized by the authorities. After taking most of the land owned by the local parish church and the nearby Redemptorist monastery, using the court system and the law to try and send to prison peaceful protesters demanding justice through prayers, the authorities now want more Church-owned land, namely 18,230 m2 along Lake Ba Giang.

A new development plan includes the area but is facing opposition. Redemptorist monastery superior, Fr Matthew Vu Khoi Phung, filed complaint before various government agencies, stressing that the land belongs to the Church.

In his application Fr Matthew Vu cited article 70 of the constitution of the Socialist Republic of Vietnam which says: “Public places of religious worship are protected by law” to object to the invasion of the area and the start of construction.

In his appeal he called on the Dong Da District People’s Committee to order the suspension of the work underway and the removal of all the machinery already there.

After the complaint was filed Redemptorist spokesman Fr Peter Nguyen Van Khai (pictured) was repeatedly summoned by police.

Last Saturday the police sent three urgent summonses, calling on the clergyman to appear in person before the Hanoi Criminal Investigation Department to explain “a number of documents”.

Fr Peter Nguyen replied by saying that he could not comply with the order because of his many week-end pastoral responsibilities.

The police sent two more summons, using a threatening tactic to impose binding legal obligations upon him.
 
To brother and sister Christians, journalists and all those of good will around the world
VietCatholic Network
16:31 27/04/2009
Dear brother and sister Christians, journalists and all those of good will,

We want to bring to your attention recent human rights violations by the Vietnam government and a new wave of persecutions it is conducting against Catholics in Vietnam.

Dear friends,

In the last episode of the conflict between Thai Ha parish and Vietnamese authorities, police has repeatedly harassed Hanoi Redemptorists by summoning them to investigation departments. Typically, during Saturday April 25, police sent to Thai Ha Monastery three “urgent summoning orders” asking Fr. Peter Nguyen Van Khai, the spokesperson of Hanoi Redemptorists to present “in person” at Hanoi Criminal Investigation Department for the "clarification of a number of documents".

Harassments against Hanoi Redemptorists occurred immediately after Fr. Matthew Vu Khoi Phung, the Superior of Hanoi Monastery, sent a complaint to various government organs asking for the suspension of a construction project at the 18,230 square meters area surrounding Lake Ba Giang which has been legally owned and managed by Thai Ha parish - the Redemptorist Monastery.

Citing article 70 in the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam in 1992 which states "The places of worship of all faiths and religions are protected by the law", Fr. Matthew Vu strongly denounced the current situation of the area: “our land is being invaded and construction project has been illegally started.”

“We request the Dong Da District's People Committee to take actions by ordering the suspension of construction project being in progress at the Lake Ba Giang area, ceasing all work related-activities, pulling out all equipments and machinery from the premise of Thai Ha parish-Redemptorists in Hanoi,” wrote Fr. Matthew Vu.

In response to his letter, a series of summoning orders have been sent to Thai Ha Monastery threatening “criminal investigations” against his congregation.

Dear friends,

The situation has become extremely serious with a new wave of defamatory attacks from State run media. They have attacked fiercely two Catholic priests accusing them of causing critical damage to the national unity block, the national construction and development process; and plotting to overthrow the communist regime - a capital offense in Vietnam.

On Sunday April 26, the newspaper New Hanoi, ran by Hanoi City Party Committee, opened a new wave of defamatory attacks against Thai Ha parish. This time, it aimed at Fr. Peter Nguyen Van Khai, the spokesperson of Thai Ha Redemptorist Monastery denouncing him of “instigating parishioners in order to sow divisions, inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law and instigating others to violate it.”

The newspaper criticized Fr. Peter Nguyen for organizing a candlelight prayer vigil on Saturday night to protest a construction project at a lakeside belonged to Thai Ha parish.

Dear friends,

Soon after Easter, local government suddenly started a construction project at the 18,230 square meters area surrounding Lake Ba Giang which has been legally owned and managed by Thai Ha parish. The faithful protested the construction asking for an immediate suspension of the project and legal process to solve the issue peacefully.

They also prayed for the government and expressed their opposition against its plans for bauxite mining in Vietnam's Central Highlands by signing a petition against the mine. By criticizing the government bauxite plans, they joined a diverse collection of scientists, intellectuals, and former officials who have opposed these plans stating that the environmental and social damage of the mine would far outweigh any economic benefit.

Prior to the candlelight prayer vigil, police repeatedly sent to Thai Ha Monastery “urgent summoning orders” asking Fr. Peter Nguyen to present “in person” at Hanoi Criminal Investigation Department for the "clarification of a number of documents". It was seen as a threatening tactic designed to destroy the vigil.

Dear friends,

On Monday April 27, the Capital Security newspaper joined the New Hanoi attacking Fr. Peter Nguyen of teaching false church doctrine to incite riots against the government while the later turned to another Redemptorist priest in Saigon, Fr. Joseph Le Quang Uy. He became a victim of the paper because he had openly criticized the plans and set up a Web site asking Catholics in Vietnam and abroad to sign electronically a petition for an immediate suspension of bauxite mining in Vietnam's Central Highlands.

The paper accused Fr. Joseph Le of “stupidity”; “ignorance”; causing critical damage to the national unity block, the national construction and development process; and plotting to overthrow the communist regime.

In both the articles, the paper called Vietnam government for “immediate and severe punishments” against the two priests “before they go so far”. The accusations leveled against the two priests, especially “the sin” of plotting to overthrow communist regime - an offense that leads to capital punishment, were so severe that many have believed that Vietnam government has been preparing public opinions for imminent crackdowns.

Dear friends,

Criticisms against the government plans for bauxite mining in Vietnam's Central Highlands have not only come from Catholics. Earlier this month, a dissident Buddhist monk, Thich Quang Do, said that strip mining would destroy the way of life of the region's ethnic minorities.

The most unexpected criticism has come from General Vo Nguyen Giap, a revered Vietnamese military leader who helped defeat the French and later the Americans. In a letter to Vietnam's Prime Minister, the 97-year-old general voiced his concern over the presence of large numbers of Chinese in the Central Highlands, which is a strategic gateway to Vietnam.

Also, at a seminar in Hanoi earlier this month, most of the over 50 scientists in attendance said that government plans for bauxite mining and processing projects covering over 1,800 square kilometers in the mountainous Central Highlands would cause irreversible environmental damage.

Dear friends,

Please pray for us and do whatever you can to help us in this difficult point of time.
 
Le autorità di Hanoi tornano all’attacco dei Redentoristi di Thai Ha
Asia-News
16:37 27/04/2009
Ordini di comparizione per i religiosi da parte della polizia, in risposta al reclamo del superiore del monastero contro l’avvio di un progetto di costruzione su altri terreni che appartengono alla parrocchia.

Padre. Peter Nguyen Van Khai
Hanoi (AsiaNews) - Torna a salire la tensione tra i Redentoristi della parrocchia di Thai Ha, a Hanoi, e le autorità. Il motivo è nuovamente relativo a beni della chiesa: dopo essersi impadronite di gran parte del terreno della parrocchia e dell’adiacente monastero dei religiosi, con processi e condanne contro coloro che avevano preso parte a pacifiche riunioni di preghiera per chiedere giustizia, ora l’obiettivo è un'altra parte del comprensorio: i 18.230 metri quadrati che costeggiano il lago Ba Giang.

Il luogo è al centro di un progetto di costruzione contro il quale il superiore del monastero dei Redentoristi, padre Matthew Vu Khoi Phung ha inviato un reclamo a vari organismi governativi, chiedendo la sospensione dei lavori, in quanto il terreno appartiene alla chiesa. Nel documento, padre Matthew Vu cita l’articolo 70 della Costituzione della Repubblica socialista del Vietnam, secondo il quale “i luoghi di culto di tutte le fedi e religioni sono protetti dalla legge”, protesta per l’invasione dell’area e l’avvio del progetto di costruzione e chiede al Comitato del popolo de distretto di Dong Da di ordinare la sospensione dei lavori e l’allontanamento dall’area dei macchinari che vi sono stati portati.

Subito dopo l’invio del reclamo, la polizia ha ripetutamente convocato il portavoce dei Redentoristi, padre Peter Nguyen Van Khai (nella foto). Il 25 aprile, la polizia ha inviato la monastero tre ordini di convocazione urgente, chiedendo al religioso di presentarsi personalmente al Dipartimento di investigazione criminale di Hanoi per “chiarimento di vari documenti”.

Appena ricevuto l’ordine di comparizione, padre Peter Nguyen ha replicato di non potersi recare al Dipartimento a causa degli incarichi pastorali che deve svolgere durante il fine settimana. In risposta, la polizia gli ha fatto avere altri due ordini di comparizione, con una strategiaminacciosa, che mira a fissare obblighi legali contro di lui.
 
Sri Lanka: L’Eglise catholique et la communauté internationale viennent en aide aux déplacés tamouls mais ne peuvent obtenir un cessez-le-feu
Eglises d'Asie
17:04 27/04/2009
Au nord-est du Sri Lanka, l’exode des civils ayant réussi à s’échapper de la zone des combats la semaine dernière (1) se tarit progressivement, alors que des milliers de personnes sont toujours prises au piège avec les derniers Tigres de libération de l’Eelam tamoul (LTTE) sur une bande côtière de moins de 9 km2. Encerclés par les forces armées du gouvernement et retenus par les rebelles séparatistes, ces déplacés sont en passe d’être anéantis dans la dernière phase de la guerre civile meurtrière de plus de trente ans, qui oppose Colombo aux Tigres tamouls.

Impuissants à obtenir des deux parties de laisser les civils sortir de la zone des combats, la communauté internationale, les organismes humanitaires et les Eglises chrétiennes du Sri Lanka, tentent de porter secours aux déplacés et aux blessés qui affluent dans les camps surpeuplés du gouvernement et les hôpitaux de campagne, dénués de tout matériel. Le 23 avril dernier, Colombo a demandé l’aide internationale pour gérer ce qui est considéré comme une véritable catastrophe humanitaire. Près de 150 000 personnes, selon les rapports officiels, s’entasseraient dans les 15 camps d’accueil, conçus comme des unités de transit et dont les capacités sont totalement dépassées. Les personnels de l’ONU et de MSF présents à Vavuniya parlent d’un afflux ingérable d’hommes, de femmes et d’enfants très gravement blessés, ayant été privés de soins, de nourriture depuis des mois, et accueillis dans des conditions très difficiles, aussi bien matérielles que psychologiques (2).

Le P. Anthony Victor Sosai, vicaire général du diocèse de Mannar, situé au nord-ouest de l’île, explique que les chrétiens, de par leur neutralité, sont plus facilement autorisés à venir en aide aux milliers de réfugiés des camps du gouvernement de Vavuniya et de Jaffna. Alors que les membres des ONG ne peuvent entrer librement dans les camps, « les religieuses et les prêtres ont la permission d’y venir le dimanche pour célébrer la messe et apporter du réconfort aux déplacés », rapporte le P. Sosai (3).

La communauté catholique de Mannar a pu également faire parvenir aux populations tamoules des vêtements et des produits d’hygiène, mais a conscience de l’ampleur des besoins: « La situation est terrible, s’inquiète le prêtre. Nous avons lancé des appels de fonds dans les paroisses, mais nous avons besoin de tellement plus…. » Son diocèse accueillera probablement sous peu des camps de réfugiés, l’UNHCR, l’Unicef, le CICR et la Caritas locale ayant prévu d’y installer des structures pour pallier celles, insuffisantes, des régions de Jaffna et de Vavuniya (4).

Parmi les prêtres et les religieux qui prennent part à des opérations de secours, un certain nombre d’entre eux ont été gravement blessés ces dernières semaines, comme le P. Vasanthaseelan, 35 ans, directeur de la Caritas de Vanni, qui a dû être amputé des jambes après l’explosion d’une bombe à l’église St Anthony de Valaignarmadam, dans le district de Mullaitivu. Un autre bombardement à l’église Ste Mary, toujours à Valaignarmadam, a blessé également le P. James Pathinathan, membre de la Commission nationale pour la Justice, la Paix et le Développement.

Malgré les appels de plus en plus pressants de l’ensemble de la communauté internationale (5) et les exhortations de l’ONU, qui a dépêché à Colombo, le 24 avril, son responsable aux Affaires humanitaires, John Holmes, rien ne semble arrêter le gouvernement sri-lankais dans sa volonté d’en finir avec la rébellion tamoule, ni les Tigres dans leur refus de rendre les armes. Selon les Nations Unies, plus de 7 000 civils ont été tués depuis « l’offensive finale » lancée en janvier dernier par Colombo contre le LTTE. Quant au nombre des civils coincés dans la zone des conflits, il est totalement invérifiable et varie selon les sources; l’ONU les évalue à environ 50 000, Colombo à 15 000 et les Tigres à 160 000.

Le 25 avril, John Holmes a appelé « le LTTE à laisser partir le reste des civils et à déposer les armes (…) et le gouvernement à exercer la plus grande retenue, notamment en n’utilisant aucune arme lourde », laissant en outre les organisations humanitaires « avoir accès à tous les déplacés à l’intérieur du pays, où qu’ils soient, y compris dans la zone de conflit ». Cette demande des Nations Unies est intervenue alors que le président Mahinda Rajapakse venait de refuser un cessez-le-feu « humanitaire » décrété unilatéralement par les Tigres (6). « A quoi servirait un cessez-le feu alors qu’ils sont en pleine débâcle ? », a déclaré le secrétaire à la Défense, Gotabhaya Rajapakse, frère du président, ajoutant que le LTTE devait se rendre sans condition.

Lundi 27 avril, les combats ont repris, malgré une infime concession faite par Colombo à la communauté internationale: « Le gouvernement du Sri Lanka a décidé que les opérations de combat arrivaient à leur fin (…). Les forces armées ont reçu l’ordre de cesser d’utiliser armes lourdes, avions de combat et bombardements aériens qui pourraient provoquer des victimes parmi les civils (…). Nos forces de sécurité se cantonneront au sauvetage des civils qui ont été pris en otages (…) » (7). Cependant, le site Internet proche de la rébellion séparatiste, tamilnet, fait état, quelques heures après cette déclaration, de deux attaques aériennes avec bombardements, ayant fait de nombreux morts et blessés, et le site de l’armée sri-lankaise lui-même fait l’éloge de la destruction aujourd’hui par ses unités de bateaux appartenant aux rebelles, sans préciser si des civils ont été touchés (8).

(1) Voir dépêche EDA diffusée le 20 avril 2009 et EDA 505.
(2) Reuters, 24 avril 2009.
(3) Ucanews, 24 avril 2009.
(4) Fides, 27 avril 2009.
(5) Ces derniers jours, les demandes d’un cessez-le-feu se sont multipliées, notamment celles de l’Inde et des nations du G8 dont la plupart sont des bailleurs de fonds du Sri Lanka. Le 29 avril, trois ministres européens des Affaires étrangères (France, Grande-Bretagne, Suède) sont attendus à Colombo pour se faire l’écho de l’inquiétude de la communauté internationale.
(6) Dans un communiqué du 26 avril 2009, le LTTE a déclaré: « Face à une crise humanitaire sans précédent et en réponse aux appels lancés par l’ONU, l’Union européenne, les gouvernements de l’Inde et d’autres pays, les Tigres de libération de l’Eelam Tamoul ont annoncé un cessez-le-feu (…). Ce cessez-le-feu revêt un objectif purement humanitaire et (sa) durée dépend de la réponse du gouvernement » (Reuters, 26 avril 2009).
(7) Reuters, 27 avril 2009.
(8) www.tamilnet.com; www.army.lk


(Source: Eglises d'Asie, 27 avril 2009)
 
Hongkong: Mgr John Tong Hon, nouvel évêque du diocèse, inscrit son action dans l’exacte continuité de celle menée par son prédécesseur, le cardinal Zen
Eglises d'Asie
17:05 27/04/2009
Ainsi que cela avait été annoncé il y a plusieurs mois, Mgr John Tong Hon a succédé, le 16 avril dernier, au cardinal Joseph Zen Ze-kiun à la tête du diocèse catholique de Hongkong. La veille, le Saint-Siège avait officiellement annoncé que Benoît XVI avait accepté la démission du cardinal; âgé de 77 ans, celui-ci avait présenté sa démission à trois reprises, peu avant son 75ème anniversaire, puis un an plus tard et enfin, à nouveau, cette année, où elle a donc été finalement acceptée.

Agé de 69 ans, Mgr Tong, qui avait été nommé évêque auxiliaire de Hongkong en 1996 puis coadjuteur au début de l’année 2008, a inscrit son ministère dans l’exacte continuité de l’action menée par le cardinal Zen. Le 27 mars, dans une interview à la presse locale, Mgr Tong, qui suit de très près les affaires de l’Eglise en Chine depuis une trentaine d’années, a souligné le fait qu’il était plus important de défendre les droits de l’homme et la liberté religieuse sur le continent chinois que de chercher à normaliser les relations diplomatiques entre Pékin et le Saint-Siège. « Nous devons témoigner de l’amour pour tous, a-t-il déclaré, mais je ne dialoguerai ni n’accepterai d’invitations » de la part de l’Association patriotique des catholiques chinois ou de la Conférence des évêques de l’Eglise catholique en Chine. « L’Association patriotique a été établie par le gouvernement pour contrôler l’Eglise. » Le nouvel évêque de Hongkong a seulement ajouté qu’au cas où il serait amené par hasard à croiser les dirigeants de l’une ou l’autre de ces deux instances officielles, il se contenterait de faire profil bas et de les saluer poliment.

Les propos de Mgr Tong s’inscrivent dans la perspective de l’Assemblée nationale des représentants catholiques, organe que les autorités à Pékin vont réunir dans la seconde moitié de l’année 2009 afin de donner de nouveaux dirigeants à l’Association patriotique et à la Conférence des évêques « officiels ». A ce sujet, l’évêque de Hongkong a déploré que des évêques « officiels » – au nombre d’une quarantaine – aient accepté, de leur plein gré ou non, de participer aux cérémonies organisées le 19 décembre dernier à Pékin pour le 50ème anniversaire des premières ordinations illicites d’évêques « officiels ». Les consignes du Vatican n’avaient sans doute pas été assez claires ou clairement exprimées, a continué Mgr Tong. « Nous devons nous demander comment faire mieux la prochaine fois », a-t-il conclu, dans une claire allusion à l’Assemblée nationale des représentants catholiques à venir.

Signe de son intérêt maintenu pour le continent chinois, Mgr Tong a indiqué qu’il continuera à présider le Centre d’études du Saint-Esprit, la structure du diocèse de Hongkong qui mène recherches et contacts avec l’Eglise catholique en Chine.

Sur le plan des affaires de la cité de Hongkong, Mgr Tong a déclaré que le cardinal et lui « partag[ai]ent le même objectif » depuis 1997, à savoir la mise en œuvre de la doctrine sociale de l’Eglise. « En tant qu’Eglise, nous continuerons très certainement à tenir notre place dans les affaires publiques. Dieu a créé l’homme comme un être libre. Défendre les libertés et prendre soin des plus petits fait partie de la foi que nous professons », a expliqué l’évêque, qui a toutefois précisé que son style de communication pourrait ne pas être le même que celui de son prédécesseur, bien connu pour son franc-parler et son accessibilité aux médias. « Le cardinal Zen était réellement talentueux. L’Eglise doit être capable de faire entendre sa voix. Mais la manière dont je ferai entendre ma voix sera sans doute légèrement différente. Je souhaite faire ressortir la sagesse collective de l’Eglise », a-t-il explicité.

Le cardinal Zen, âgé de 77 ans, a quant à lui, fait savoir qu’il continuerait à résider à Hongkong (il s’installera au séminaire du Saint-Esprit), d’où il s’occupera des affaires concernant la Chine, qu’il s’agisse de celles relatives à l’Eglise en Chine (« si compliquée ») ou de celles concernant le pays, telles le 20ème anniversaire, le 4 juin prochain, du massacre de Tiananmen.

(Source: Eglises d'Asie, 27 avril 2009)
 
VIETNAM: Les catholiques vietnamiens participent à la levée de boucliers contre l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du Centre
Eglises d'Asie
18:19 27/04/2009
Répondant à une invitation lancée trois jours auparavant par la paroisse, quelque 5 000 catholiques de Hanoi, parmi lesquels de nombreux étudiants, sont venus participer à la messe et à la veillée de prière aux flambeaux qui se sont déroulées dans l’église de Thai Ha, le 25 avril au soir. L’intention principale proposée à la prière de l’assemblée était la cessation immédiate des travaux d’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du Centre, des travaux qui menacent très gravement l’environnement de cette région, son économie et la souveraineté nationale. L’assemblée a également prié pour que la justice soit rétablie à l’intérieur du Vietnam et, plus particulièrement, dans la paroisse où les autorités municipales viennent de se livrer à un nouvel empiètement sur la propriété de la communauté rédemptoriste (1). Lors de l’introduction de la messe et de l’homélie, des religieux rédemptoristes ont alerté les fidèles sur les graves conséquences que l’exploitation de la bauxite pourrait avoir sur le milieu de vie des ethnies montagnardes habitant les Hauts Plateaux. Les catholiques se sont ainsi associés à un mouvement de protestation qui anime aujourd’hui une partie de la population contre ce projet d’exploitation, confié par le gouvernement à des entreprises chinoises, venues avec leur propre encadrement et leur propre main-d’œuvre.

Les autorités policières de Hanoi se sont inquiétées et irritées de cette manifestation et ont, par deux fois, convoqué pour une « séance de travail » à leur siège son organisateur, le P. Nguyên Van Khai. Mais celui-ci a décliné l’invitation, arguant des occupations que lui impose son ministère sacerdotal le samedi et le dimanche. Le lundi 27 avril, deux journaux de la capitale, Ha Nôi Moi et An Ninh Thu Dô, ont violemment attaqué l’initiative des religieux rédemptoristes et leur ont attribué des arrière-pensées politiques ainsi que des desseins subversifs.

Est-il opportun d’exploiter la bauxite sur les Hauts Plateaux du centre du pays ? Le problème est en train d’enflammer une partie de l’opinion publique du pays, qui, pour la première fois depuis la mise en place du régime communiste, se manifeste aussi ouvertement. Une déclaration publique du Premier ministre, qui a affirmé, le 5 février dernier, que cette exploitation était un élément essentiel du projet politique du parti et de l’Etat, n’a pas réussi à faire taire les protestations qui ont surgi de toutes parts, à l’intérieur comme à l’extérieur du Parti communiste. L’exploitation de ce minerai est en effet considérée par beaucoup d’experts comme susceptible d’engendrer des conséquences particulièrement néfastes sur l’environnement de la région du Centre et le mode de vie des ethnies minoritaires qui y habitent. En outre, l’extraction et le traitement du minerai ont déjà été confiés à des entreprises et à des ouvriers chinois. Beaucoup y voient une dangereuse menace pour la souveraineté nationale du pays en cette région, stratégiquement très importante selon le général Vo Nguyên Giap, qui a déjà adressé deux lettres de mise en garde aux autorités suprêmes du pays. L’inquiétude est d’autant plus grande que, depuis quelque temps, la presse officielle elle-même dénonce l’entrée illégale dans le pays d’ouvriers chinois de plus en plus nombreux, venant constituer la main-d’œuvre d’entreprises elles-mêmes chinoises.

Ce n’est que récemment que les milieux catholiques se sont mêlés à ce mouvement de protestation. Une circulaire intitulée « Sauvons les Hauts Plateaux vietnamiens » est diffusée sur Internet et proposée par plusieurs sites à la signature des catholiques. Elle a rencontré un succès tout à fait inattendu. La Fédération vietnamienne des médias catholiques (2) avait, quelques jours plus tôt, lancé un cri d’alarme contre l’abandon du territoire vietnamien à la Chine (les archipels de Paracel et des Spratly) et la pollution que va entraîner la production d’aluminium dans une région qui est le poumon vert du pays. La fédération propose ensuite à la signature des catholiques vietnamiens une lettre de protestation adressée aux autorités gouvernementales du Vietnam.

Après avoir proposé, à la fin des années 1990, l’exploitation du minerai de bauxite à divers groupes internationaux, en particulier Pechiney, les autorités vietnamiennes se sont ensuite tournées vers la Chine, grande consommatrice d’aluminium. Depuis que la nouvelle est connue, les milieux informés (l’armée, la police, les milieux scientifiques et littéraires, la dissidence démocratique) n’ont cessé de faire entendre leurs protestations, qui ont été, en partie, relayées par la presse officielle. A tel point, que, le 9 avril dernier, le gouvernement a été obligé de réunir un colloque sur le sujet, où de nombreuses opinions négatives et des mises en garde ont été exprimées. Cependant, la conclusion tirée par un vice-Premier ministre dirigeant les débats a été que l’exploitation du minerai déjà entamée à Tân Rai serait poursuivie « à titre expérimental », en prenant toutes les précautions nécessaires. Cependant, le mouvement de protestation continue.

(1) Voir la dépêche diffusée le 23 avril 2009 par EDA.
(2) Le texte est signé des responsables des plus importants médias produits par la diaspora vietnamienne, mais consultés et écrits par de nombreux Vietnamiens dans le pays. Il s’agit de Radio Veritas (émissions en vietnamien), de l’agence de presse VietCatholic News, du magazine de la diaspora Dân Chua (‘Peuple de Dieu’) (versions américaine, européenne, australienne) et Radio Evangile et Paix (Australie).

(Source: Eglises d'Asie, 27 avril 2009)
 
SAIGON: The six letter word that embodies a culture, a tradition and a heritage
Sarah Nguyễn Ngọc Hiếu
18:26 27/04/2009
SAIGON :The six letter word that embodies a culture, a tradition and a heritage.

30-04-75: The six digits that tore it all apart.

Home is not where you live, but where they understand you.’ The words of German author, Christian Morgenstern encapsulates the lives of over 3 million Vietnamese people, who fled from the suppression, turmoil and obliteration of their Vietnam.

Forced to sacrifice their lives, the 30th April 1975 not only marks the fall of their city, Saigon – but more importantly their culture, heritage and home. As a foreigner, looking back on one’s past, it is difficult to wholly understand the experiences of a Vietnamese refugee after the fall of Saigon. One can be told stories. One can be given recounts. But one may still not understand.

As an Australian-born Vietnamese, it is this understanding that I strive to acquire. The understanding of what tore lives apart on the 30th of April 1975. The understanding of the culture and heritage that once was, and still is.

It is this understanding that I strive to maintain for a generation who call Saigon, their home – the understanding that has been shrouded and suppressed by the workings of a dictatorial force.

Behind the historical and political significance of the 30th of April, lie the stories of millions of Vietnamese people. The stories of displacement, loss and defeat, that have been told and those that haven’t. Brought up, I was told one of these stories.

Forced to escape when the guard’s lights were circling the entire district in the early hours of an awakening day, crawling on her hands and knees, her wrists were bound to the front of the rickety boat. Braving the raucous seas for nine days, enduring the shortage of food and water, she was forced to abandon everything she owned – forced to abandon her Saigon.

The 30th of April to her, is not only a day to commemorate the South Vietnamese soldiers, who fought for her country, but rather the obliteration of her culture, tradition and heritage. It is not only a day of grief as she remembers the Communist flag, raised above the South Vietnamese presidential palace, but rather one to mourn the death of friends and family members lost at sea.

The 30th of April to me, not only marks a cornerstone of my identity, but rather one that has shaped my family to how it is today. It is not only a day of sorrow and sadness as I am told of the sacrifices that were made, but rather one of understanding – understanding what this day means to the South Vietnamese people, who too, are my people.

My mother’s story is just one of many millions.

It is my generation that need to see beyond the illusions that have been made. Beyond the fabrication of a culture and heritage that once was. Beyond the obliteration of the Saigon that once was. And although the 30th of April 1975 marks the day a culture, tradition and heritage were torn apart – it is the stories and memories like these, that piece them back together again.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trở lại Thái Bình
TS Phạm Huy Thông
03:28 27/04/2009
Nhận được giấy mời về dự lễ kỷ niệm 51 năm linh mục và 28 năm Giám mục của Đức cha F.x Nguyễn Văn sang, chúng tôi mau chóng thu xếp công việc để được trở lại Thái Bình. Dĩ nhiên, đây không phải lần đầu tôi ghé thăm Toà giám mục. Từ khi Đức cha F.X Nguyễn Văn Sang được Toà thánh bổ nhiệm về làm Giám mục chính toà Thái Bình (3-12-1990), hầu như năm nào tôi cũng về thăm Thái Bình. Mỗi lần về đây, tôi lại nhận ra những điều mới lạ để thêm yêu và kính trọng giáo phận cũng như vị chủ chăn của giáo phận này.

Trước đây, tôi cứ đinh ninh rằng chỉ có người dân Bùi Chu quê tôi mới có lòng sùng đạo “nhất nhì quả đất”. Thời còn bao cấp, ngăn chặn thế nào, cấm đoán thế nào họ cũng nghĩ ra muôn ngàn cách để vượt qua những trạm kiểm soát về dự lễ “Đầu Dòng” ở Bùi Chu hay lễ Đức Mẹ vô nhiễm ở Phú Nhai. Chỉ cần một người nằm trong cáng đi viện là đã có thể có 4-5 người đi lễ ngon lành. Nhưng hoá ra lòng sùng đạo của giáo dân Thái Bình cũng không kém chút nào. Hôm 20-2-2009 vừa qua, khi cùng phái đoàn Toà thánh về thăm giáo phận, chứng kiến cảnh vài chục ngàn giáo dân đội mưa, đứng yên lặng trong gió lạnh để tham dự thánh lễ tại Đền thánh Đông Phú, Đức ông Pietro Parolin- Thứ trưởng ngoại giáo Vatican và là Trưởng phái đoàn của Toà thánh đã cảm động nói rằng: xin Đức Thánh Cha đến thăm Việt Nam, đến thăm Thái Bình vì những điều phái đoàn báo cáo không thể nói hết lòng sốt mến của giáo dân nơi đây.

Giáo dân Thái Bình mộ mến quá và cũng yêu mến vị chủ chăn của giáo phận quá nên lễ nào cũng đông đúc không có chỗ chen chân. Tôi nhớ lễ cung hiến nhà thờ chính toà hồi tháng 10-2007. Nhiều người đã chen chúc từ khắp nơi về để giữ chỗ ngay từ chiều hôm trước và khu vực Toà Giám mục rộng như thế mà không thể chen chân. Tôi được Đức cha bố trí phòng nghỉ và còn cấp cho một thẻ “Nhà báo, có quyền đi lại đặc biệt” nhưng cũng đành ngủ lại trên ghế nhà thờ cùng với những khách hành hương qua đêm. Thái Bình có lẽ cũng là nơi duy nhất có những đội kèn đồng mà các nhạc công toàn là nữ. Phải yêu mến giáo hội lắm những phụ nữ này mới vượt được e thẹn cũng như nỗ lực để làm công việc mà xưa nay chỉ giành cho nam giới.

Ngôi nhà thờ chính toà Thái Bình to đẹp nhất nhì Việt Nam này chắc chắn kinh phí không nhỏ. Tiền ở đâu ra? Tôi đã không ít lần phản bác lại ý kiến của một số người nói rằng Vatican cho tiền các Giám mục để lôi kéo dân chúng! Xin thưa, tiền của giáo dân tất. Dĩ nhiên giáo dân phải hiểu rộng hơn vì giáo hội là hoàn vũ nên người hảo tâm không chỉ là những ai hiện đang sống ở Thái Bình mà khắp thế giới. Trong bảng đá ghi công ở cuối nhà thờ thấy ân nhân ở mọi châu lục. Song cũng còn nhiều ân nhân chưa kịp khắc tên hoặc không muốn kể tên. Đức cha Thái Bình có kể cho tôi một gia đình buôn bán ở ngay thành phố Thái Bình khi nhà thờ đã khánh thành, ông mới vào xin gặp và muốn đóng góp tý chút vào công trình vì thấy Đức cha “làm được”. Và số tiền “tý chút” đó cũng vượt con số hàng tỷ. Sản phẩm của tấm lòng đó, hôm nay đã thấy hiện diện một pho tượng đá trắng “Trái tim Chúa Giê su”, cao tới 3m ở phía cuối cổng nhà thờ vẫn còn đang bọc trong túi nilon, chắc vừa vận chuyển từ xa mới về.

Nói đến giáo phận Thái Bình không thể không nhắc đến Đức cha F.x Nguyễn Văn Sang. Trong các dịp lễ kỷ niệm của giáo phận cũng như chính trứơc khi vào dâng lễ ngày 22-4-2009 vừa qua, linh mục Tổng đại diện giáo phận Đa minh Đặng Văn Cầu đã thay mặt gia đình giáo phận nói lên tấm lòng tri ân của cộng đoàn với vị chủ chăn nhưng vẫn chưa đủ và có lẽ chẳng bao giờ đủ vì Ngài không muốn kể ra. Trong những ngày chạy tìm kinh phí để xây nhà thờ, có lúc Ngài đã tính phải bán đi cả cơ sở mà các cha, các xơ vẫn dùng làm chỗ tạm trú ở Hà Nội. Bôn ba hải ngoại, ngửa mũ Giám mục đứng cuối nhà thờ xin từng đồng tiền lẻ. Bán sách. Xin ý lễ…Tất cả gom góp để xây nhà thờ.

Tôi cũng đã vào phòng ở của Ngài mấy lần và rất ngạc nhiên, chỗ ở của vị chủ chăn có ngôi nhà thờ lớn nhất nhì Việt Nam vẫn tuyềnh toàng, đơn sơ như hồi mới về. Chỉ có sách là nhiều thêm. Tôi cũng đã vài lần được dùng bữa cùng mâm với ngài: cũng đơn sơ, đạm bạc vì ngài phải ăn kiêng. Nhớ hôm tổ chức hội thảo ở Huế năm 2004, ngài bảo tôi: thôi tiết kiệm đi ô tô từ Hà Nội. Vậy là mấy Giáo sư, mấy linh mục tham gia hội thảo đều đi ô tô vượt 700km từ Thủ đô vào Huế. Nhưng bù lại, chúng tôi được ghé thăm động Phong Nha và cùng tham dự một thánh lễ sốt sắng ở nhà thờ Hà Lời, một họ lẻ nằm ngay giữa kỳ quan di sản thế giới và mừng kỷ niệm 46 năm thụ phong linh mục của ngài ở ngay bến phà Xuân Sơn lịch sử. Tiết kiệm là thế nhưng lúc cần, ngài cũng hào phóng lắm. Để hỗ trợ cho phiên “Chợ quê” của Tổng giáo phận Huế năm 2004, đón vài ngàn thực khách, ngài cũng rút hầu bao ủng hộ cả trăm triệu đồng. Dịp hội thảo ở Huế năm 2000, chúng tôi đã mua vé máy bay khứ hồi cho các Giáo sư có tham luận nhưng Ban thư ký lại thanh toán lần nữa cùng tiền nhuận bút. Biết chuyện, chúng tôi định hồi lại, nhưng ngài bảo thôi. Các Giáo sư ngoài đời, họ đến tham gia với mình để giao lưu với mình đã là quý lắm rồi nên chút tiền coi như biếu họ mua quà cho gia đình. Ngài ân cần giao lưu với các nhà nghiên cứu trong đạo ngoài đời nên ngài cũng là người tổ chức thành công những buổi gặp gỡ giữa các nhà nghiên cứu đạo đời với nhau. Khi chuẩn bị hội thảo, cũng có những ý kiến không đồng tình: Cần gì phaỉ mời các nhà nghiên cứu bên ngoài? Trong đạo cũng nhiều người giỏi, thông thạo chuyên môn…Nhưng ngài vẫn quyết tâm mở ra những cơ hội để gặp gỡ, đối thoại trong giới nghiên cứu. Và bây giờ các cơ quan nghiên cứu như Viện Triết học, Viện nghiên cứu tôn giáo, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình cũng hoạt động theo xu hướng này.

Có cuốn sách gì mới, ngài lại nhờ tôi gửi biếu các GS.TS quen biết ở Hà Nội. Mà sách của ngài in ra không ít. Công khai, nội bộ đều có. Tôi cũng đã có hẳn một giá sách của ngài lên tới hàng trăm cuốn. Không dịp lễ trọng thể nào ngài quên mời các nhà nghiên cứu. Chính tình cảm chân thành này đã làm cho rất nhiều GS, nhà báo, nhà văn ở Hà Nội yêu mến ngài.

Ngài tuổi cao, chân đi khó nhọc, tai nghe phải dùng máy trợ thính nhưng đầu óc còn tỉnh táo minh mẫn lắm. Đến viếng Thái Hà, Toà Khâm sứ, ngài cũng mở đầu. Gây quỹ ủng hộ Thái Hà, ngài cũng nêu ý tưởng đầu tiên. Bây giờ đi viếng Năm thánh Thái Hà với tư cách dẫn đầu một giáo phận vào 2-5-2009, ngài cũng tiên phong. Ngài viết nhanh, viết khoẻ và bộc trực thẳng thắn cũng làm nhà chức trách lo ngại. Có lẽ thế mà Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – Thứ trưởng Bộ công an đã đôi lần phải thân chinh về tận Thái Bình “thăm” ngài. Cuối năm 2007, tôi nghe ngài gọi điện thoại bảo, không hiểu tại sao thấy công an các loại tràn ngập quanh khu toà giám mục. Tôi dò hỏi bạn bè quen biết thì ra nhà chức trách lo ngại về tin đồn Giám mục Sang huy động 100 ngàn người đến cầu nguyện đòi đất! Họ lo ngại cũng có cơ sở vì chuyện Thái Hà, Toà Khâm sứ mà ngài còn hăng hái như vậy thì ở Thái Bình phải biết. Nhưng thực ra là ngài mời gọi giáo dân đến để dự khai mạc Năm thánh Hồng đào 2008 mà thôi. Còn xin lại đất, Ngài có cách khác cũng hữu hiệu không kém.

Cũng có người không thích các cuộc gặp gỡ của ngài với nhà chức trách vì coi đó là công việc của các “Giám mục đỏ”. Một bạn đọc ở Hoa Kỳ đã viết trên Vietcatholic rằng: nếu giám mục đỏ mà được như Đức cha Thái Bình thì cũng nên có nhiều Giám mục đỏ. Tôi cũng đã chứng kiến những cuộc gặp gỡ của ngài ở Ban tôn giáo Chính phủ, ở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam những dịp tết cổ truyền. Sau những lời thăm chúc xã giao là ngài kiến nghị việc nọ việc kia. Nào là tại sao chỉ cho các linh mục “chui” ở các giáo phận khác đi học hợp thức ở Sao Biển, vậy Thái Bình không phong “chui’ thì chịu thiệt sao? Tại sao Nhà nước vẫn tự hào tổ chức được các hội nghị quốc tế lớn ở Việt Nam an toàn mà không dám cho phía giáo hội thuê sân vận động Mỹ Đình để đón Đức Hồng y Sepe hay tổ chức gặp gỡ giới trẻ?... Chắc chắn Đại chủng viện Thánh Tâm được mở ra ở Thái Bình cho hơn 30 thày cao tuổi theo đuổi con đường tu trì, dòng Đaminh nữ được tái lập, nhiều dòng tu mới đang tìm Thái Bình làm nơi “ đất lành”…là có sự tác động của những cuộc đối thoại thẳng thắn đó.

Ngài không bao giờ lợi dụng hay bị cuốn vào danh vọng của quyền thế. Khi ông Thứ trưởng Bộ công an về Thái Bình có đưa cho ngài số điện thoại riêng với con số rất đẹp và nói rằng nếu xe đi trên đường có bị cảnh sát hỏi han thì cứ gọi. Anh lái xe của ngài biết chuyện này nên hôm đi Lạng Sơn cứ “mát tay ga”, bị bắn tốc độ. Cảnh sát giao thông chặn lại, anh tài xế xin ngài gọi điện cầu cứu vì có thể bị phạt nặng. Ngài xuống xe bảo người cảnh sát giao thông: nếu lái xe vi phạm luật xin cứ phạt. Vậy là tài xế buồn rầu móc túi triệu đồng nộp. Mấy lần các vị cán bộ cao cấp cứ khẩn khoản xin ngài tham gia Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngài đều chối khéo, tôi là vị Giám mục nhà quê, lại hay ốm yếu, tai điếc. Đến họp Hội đồng Giám mục có khi còn cáo ốm không đi. Nay vào đấy, mình nói người ta nghe, người ta nói mình điếc lại sinh chuyện. Thôi xin để các vị mạnh khoẻ, thông thái.

Ngài cũng ao ước Thái Bình sớm có Giám mục kế vị để được nghỉ ngơi viết sách hay về phục vụ những anh chị em bệnh nhân ở trại phong Vân Môn – những người mà ngài cho nhiều tình cảm quý mến. Ngài đã từng cõng bệnh nhân phong lên lễ đài, rửa chân cho họ trong tuần Thánh và bón cả cơm cho họ nữa. Mấy năm nay, cứ vào dịp đầu xuân cả giáo phận tập hợp về đây cùng ngài chia vui với các bệnh nhân. ở Việt Nam mới có Đức cha J. Cassaigne chọn trại phong Di Linh làm nơi an nghỉ cuối đời từ năm 1955 cho đến khi chết (31-10-1973). Còn các Giám mục người Việt chưa có ai theo được gương đó.

Dù thế nào, chúng tôi cũng hợp ý cùng ngài trong bài giảng hôm 22-4-2009: Xin tạ ơn Chúa hết thảy. Vì tất cả đều là hồng ân Thiên Chúa ban cho.

Thái Bình - Hà Nội, tháng 4 năm 2009
 
Giáo đoàn Marrickville ở Sydney mừng Lễ Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
03:39 27/04/2009
SYDNEY - Chiều Chúa Nhật 26/04/2009 đông đủ giáo dân thuộc Giáo đoàn Thánh Tử Đạo ĐaMinh Vũ Đình Tước Marrickville Sydney và các quan khách thuộc các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Britgid Mariickville tham dự Thánh lễ mừng kính lễ Quan Thầy của Giáo đoàn.



Đúng 3 giờ 30 tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ và Cha FX Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo đoàn Marrickville xông hương tượng Thánh Tử Đạo VN Đa Minh Vũ Đình Tước và sau đó kiệu cung nghinh tượng Thánh Tử Đạo tiến vào nhà thờ. Cha Nguyễn Văn Tuyết thắp nén hương dâng lên bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam và tượng Thánh Tử Đạo Đa Minh Vũ Đình Tước.

Kế tiếp là phần đọc tiểu sử của Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Ngài rất can trường và hiên ngang bất chấp mọi thủ đoạn của đám quan quân triều đình. Ngài vẫn một mực kiên trì trung thành với Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận cái chết để vinh danh Thiên Chúa và Ngài đã nêu một tấm anh dũng gương sáng ngời cho hậu thế. Sau khi chấm dứt phần tiểu sử quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Mai Đào Hiền, Cha Ubagara Swamy, Cha Tony Egar Phó xứ cùng đồng tế dâng Thánh lễ tạ ơn.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tony Egar Phó xứ Marrickville ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn Mariickville. ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney thay mặt cho Cộng Đồng lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng của Giáo đoàn, tiếp đến ông Hứa Thanh Sâm Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Quan Khách, quý Hội đoàn Đoàn thể đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo đoàn Marrickville hôm nay. Đặc biệt ông chúc mừng Huynh Đoàn Thánh Đa Minh Vũ Đình Tước nhân ngày mừng Bổn Mạng và sau cùng Cha Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời cám ơn quý Cha, Thầy Phó Tế Đặng Đình Nên, quý Sơ và tất cả mọi ngưòi đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Quan Thầy Giáo đoàn Marrickville.

Sau khi kết thúc Thánh lễ, mọi người ở lại và tham dự bữa tiệc liên hoan và tham gia cuộc vui xổ số may mắn lấy hên. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 7pm.
 
Lễ Thêm Sức tại giáo xứ Văn Thạch và Đại Điền thuộc GP Bắc Ninh
Phanxicô Xaviê Hoan
04:31 27/04/2009
BẮC NINH ngày 25-26/4/2009: Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt Giám Mục giáo phận Bắc Ninh đi công du mục vụ Ban Bí Tích Thêm Sức cho hai giáo xứ Văn Thạch – Đại Điền tại giáo xứ Đại Điền nơi linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàn chánh xứ.

Xem hình ảnh

Ngày 25 Đức Cha đi thăm hỏi, ban phép lành quí Ban Giáo Xứ, Ban Hành Giáo cùng toàn thể giáo dân thuộc các họ Sơn Nam, Gia Cát, Quang Yên, Ngọc Mỹ, Liễn Sơn. Buổi chiều cùng ngày, Ngài dâng Lễ Chúa Nhật cầu nguyện cho hai linh mục và quí soeur đã an nghỉ tại giáo xứ Văn Thạch. Buổi tối Ngài dâng Thánh Lễ Chúa Nhật tại giáo họ Sơn Đình.

Đúng 8 giờ 30 sáng ngày 26/4/2009, Thánh Lễ đồng tế với sự hiện diện quí cha Đại Diện giáo phận cùng cha xứ dâng thánh Lễ Chúa Nhật và ban bí tích Thêm Sức cho hàng trăm em thuộc hai giáo xứ.Với sự nỗ lực của quí soeur dòng Mến Thánh Giá giáo phận Vinh hơn hai năm qua, nay các em đã đạt được ý nguyện mà các em đã mong ước từ lâu bằng việc tích cực tham gia học hỏi giáo lý.

Các bài giảng của Đức Cha trong thánh lễ, sự quan tâm khi thăm hỏi giáo dân, hết thảy mọi người đều cảm nhận được tình thương của Ngài trong ánh mắt, cử chỉ và lời động viên. Nhất là các em lãnh nhận bí tích Thêm sức hiểu rằng mình cần phải biến đổi con người của mình giống như con ong:không được đốt bất cứ ai mà cần mang Mật Ngọt đến hết thảy mọi người. Mật Ngọt của tình Yêu Thương của Chúa.

Phần Ngài, cũng không khỏi băn khoăn lo lắng vì những nhu cầu của giáo dân thuộc các giáo họ trong hai giáo xứ muốn có cơ sở đất đai và có ngôi nhà nguyện nhỏ để hàng ngày đọc kinh cầu nguyện. Ngài nói: “Đây là những ước vọng chính đáng, nhưng chúng ta cần phải yêu thương đoàn kết, siêng năng chịu khó tập trung vào một nơi để đọc kinh, mỗi khi cha xứ đến dâng Lễ anh chị em tập trung đông đủ, cần phải giữ vữngđức tin, cậy trông vào Chúa, còn mọi sự Chúa sẽ lo liệu giúp. Hãy An Tâm”.

Buổi chiều cùng ngày Ngài đi thăm giáo họ Sơn Thanh rồi trở về Giáo Phận.
 
ĐHY Theodore Edgar McCarrick ở Hoa Kỳ thăm ĐHY Phạm minh Mẫn và TGP Saigòn
Peter Nguyễn Minh Trung
04:40 27/04/2009
SÀIGÒN - Đúng như thông báo trước đó 1 tuần của các Linh mục ở Vương cung Thánh đường Đức Bà - Nhà thờ chánh tòa Sàigòn, vào lúc 17h00 chiều thứ bảy ngày 25-04-2009 vừa qua đã diễn ra Thánh lễ đồng tế do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn - TGM Sàigòn chủ sự, cùng đồng tế có Đức Hồng Y Theodore Edgar McCarrick - Nguyên Tổng Giám mục Tổng giáo phận thủ đô Hoa Kỳ Washington D.C, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Giám mục phụ tá TGP Sàigòn và 4 Linh mục của Nhà thờ chánh tòa.

Như thông báo thì đúng 17h00 Thánh lễ mới bắt đầu nhưng từ 16h00 mọi người ở nhiều nơi đã đổ về nhà thờ chánh tòa để tham dự Thánh lễ chiều thứ 7 đặc biệt này. Hàng chục hàng ghế chính diện bàn thờ ở cả hai bên trái phải đều được dành riêng cho khách danh dự, các nam nữ tu sĩ và các hội dòng giáo dân, hội đoàn giáo xứ...Đến khoảng 16h30 thì toàn bộ nhà thờ đã chật kín người, nhiều khách du lịch ngoại quốc cũng tham dự thánh lễ.

Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đến khá sớm trước khi các vị còn lại đến. Đúng 16h58 phút thì xe chở ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và ĐHY Theodore Edgar McCarrick cùng 4 vị khách danh dự là những người điều hành Caritas Hoa Kỳ tiến đến cổng lớn Nhà thờ chánh tòa. Sau khi xuống xe và tiến vào nhà thờ, 2 Đức Hồng Y liền mặc phẩm phục để dâng Thánh lễ. Chính xác là 17h00 thì đoàn đồng tế bắt đầu tiến lên Cung Thánh.

Mở đầu thánh lễ Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm giới thiệu phái đoàn Hoa Kỳ với cộng đoàn Nhà thờ chánh tòa, sau đó là phần đáp từ của ĐHY McCarrick được Đức cha Khảm đại ý dịch ngược lại cho cộng đoàn vì ĐHY McCarrick nói một hơi dài từ đầu đến cuối không nghỉ bằng cả song ngữ Anh - Pháp.

ĐHY McCarrick 78 tuổi nói rằng đây không phải là lần đầu tiên ngài đến với Việt Nam, trước đó đoàn đại diện Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ do Đức TGM Roger Mahony (nay là Hồng Y Tổng Giám mục TGP Los Angeles, giáo phận kết nghĩa với TGP Sàigòn) hướng dẫn từ 4 đến 9 tháng 1 năm 1989, phái đoàn lúc ấy cũng có Đức cố TGM Edward T. O'Meara mà sau đó qua đời vào tháng 01 năm 1992 và Đức TGM Theodore Edgar McCarrick (nay là Hồng Y) đồng tế tại Nhà thờ chánh tòa Sàigòn với Đức cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình khi còn đương nhiệm. Tiếp đó từ 26-08 đến 02-09 năm 1999, một phái đoàn gồm các Giám mục thuộc các Ủy ban có liên hệ đến Việt Nam của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ do Đức cha Chủ tịch Joseph A. Fiorenza hướng dẫn đã đến thăm Việt Nam theo lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua thư của Đức cố Hồng Y Chủ tịch Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng. Và lại một lần nữa, chính Đức TGM Theodore Edgar McCarrick cũng có mặt trong phái đoàn này, cũng đồng tế tại Nhà thờ chánh tòa Sàigòn này. Ngài cũng nhắc lại mối quan hệ chị em giữa hai Giáo hội Việt Nam - Hoa Kỳ và cầu chúc nó ngày càng phát triển, đặc biệt trong đó có hai Tổng giáo phận kết nghĩa Sàigòn và Los Angeles.

ĐHY McCarrick đứng cạnh TT Bush
ĐHY McCarrick cũng bày tỏ sự vui mừng được đón tiếp nồng hậu tại Việt Nam và đặc biệt là với cộng đoàn tại Nhà thờ chánh tòa Sàigòn. Ngài nói ngài thấy sức sống, sự trẻ trung và năng động của các giáo dân tại Việt Nam sau ngần ấy năm ngài quay trở lại vẫn như ngày nào.

Tiếp sau khi ĐHY McCarrick kết lời, Cha sở Nhà thờ chánh tòa - Linh mục Tổng đại diện Sàigòn Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh có đôi lời chào mừng phái đoàn và ôn lại một số kỷ niệm cũ. Cộng đoàn vỗ nhiều tràng pháo tay dài chào mừng phái đoàn cho tới khi Thánh lễ bắt đầu do ĐHY Phạm Minh Mẫn chủ sự.

Thánh lễ của Chúa Nhật III Phục Sinh chiều thứ bảy này được cử hành bằng song ngữ Việt - Anh. Ca đoàn hát nhiều kinh cầu bằng tiếng Anh, bài đọc một của Sách Công Vụ Tông Đồ (Cv 3, 13-15. 17-19) được đọc bằng tiếng Việt, bài đọc hai trích Thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông Đồ (1 Ga 2, 1-5a) được đọc bằng tiếng Anh, và phần công bố Tin Mừng Luca 24, 35-48 được Linh mục Phêrô Đỗ Duy Khánh đọc bằng cả song ngữ Việt - Anh lần lượt. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm giảng lễ với chất giọng lôi cuốn, mở đầu bằng một cách nói minh họa vui và liên tục trình bày bài giảng bằng các ví dụ phản đề, ngài diễn giải lại trình thuật hai môn đệ được Chúa Giêsu hiện ra dọc đường đi và hai ông đã vui mừng nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 18h30, hai Đức Hồng Y, Đức cha phụ tá cùng các Linh mục ở lại chụp hình lưu niệm chung với các nam nữ tu sĩ hiện diện tại Nhà thờ chánh tòa.

Bên ngoài Nhà thờ Đức Bà sau lễ trời quang đãng, gió nhẹ, khác hẳn với lúc trước Thánh lễ bầu trời đen kịt cùng gió thổi mạnh. Mọi người ra về và có lẽ cũng cầu nguyện nhiều cho ĐHY McCarrick, nhìn ngài có vẻ yếu, nhưng không quản ngại xa xôi viếng thăm nhiều quốc gia trên thế giới sau khi từ nhiệm vì ích lợi của chung Hội Thánh.

Tưởng cũng nên nhắc lại tiểu sử của Đức Hồng Y Theodore Edgar McCarrick:

- 07/07/1930: Sinh tại thành phố New York
- 1954: Nhận bằng cử nhân Triết học khi còn là chủng sinh tại Đại chủng viện St. Joseph ở Yonkers (New York)
- 1958: Nhận bằng cử nhân sử học của Đại học Công giáo Hoa Kỳ
- 31/05/1958: Thụ phong Linh mục TGP New York bởi ĐHY Francis Spellman
- 11/1965: Được Đức Thánh Cha Paul VI ban tước Đức Ông
- 24/05/1977: Được ĐTC Paul VI bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá New York, hiệu tòa Rusubisir
- 29/06/1977: Thụ phong Giám mục phụ tá New York, hiệu tòa Rusubisir bởi ĐHY Cooke, hai Đức cha phụ phong là Đức TGM John Maguire và ĐGM Patrick Ahern. Tân Giám mục McCarrick lấy khẩu hiệu Giám mục là: "Hãy đến cùng Chúa Giêsu"
- 19/11/1981: Đức Thánh Cha John Paul II bổ nhiệm ngài làm Giám mục tiên khởi Giáo phận Metuchen
- 31/01/1982: Nhận nhiệm sở mới
- 30/05/1986: ĐTC John Paul II bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Newark
- 25/07/1986: Nhận nhiệm sở mới
- 21/11/2000: ĐTC John Paul II bổ nhiệm làm Tổng Giám mục thủ đô Washington DC
- 03/01/2001: Nhận nhiệm sở mới
- 21/01/2001: Được ĐTC John Paul II công bố trở thành Hồng Y
- 21/02/2002: Được ĐTC John Paul II tấn phong Hồng Y tại Vatican cùng dịp với Đức Hồng Y Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận của Việt Nam. Đây là Công nghị Hồng Y lớn nhất trong lịch sử Giáo hội tính cho đến nay. Ngài được sắc phong vào vị trí Hồng Y bậc Linh mục, hiệu tòa Nereus and Achilleus
- 04/2005: Tham dự Cơ Mật Viện bầu chọn Đức Tân Giáo Hoàng Benedict XVI

ĐHY McCarrick còn là thành viên của Giáo triều Rôma ở các cương vị sau:

- Thành viên của Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hợp nhất Kitô hữu
- Thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình
- Thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về mục vụ cho người Di dân và Du mục
- Chủ nhiệm, trưởng phòng của Văn phòng Quản trị Tài sản Tông tòa, có trách nhiệm quản lý bất động sản của Tòa Thánh dưới sự chỉ đạo của các đại diện Giáo hoàng
- Thành viên của Ủy ban Giáo hoàng về Lục địa Mỹ Latin

Tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, ngài là:

- Cố vấn Ủy ban về Người Công giáo Phi châu tại Mỹ châu
- Thành viên của Ủy ban Trợ giúp các Giáo hội ở Trung và Đông Âu
- Thành viên của Ủy ban Trợ giúp các Giáo hội ở Phi châu
- Thành viên của Ủy ban Chính sách Đối nội
- Thành viên của Ủy ban Kinh tế Tòa Thánh
- Thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc tế
- Cố vấn Ủy ban Di dân
- Cố vấn Ủy ban Các hoạt động Phò sự sống
- Thành viên Ủy ban Liên hệ giữa các Giáo hội Đông Phương và Latin
- Thành viên của Ủy ban Đối thoại liên tôn
- Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Chính trị và Chính sách Quốc tế
- Thành viên Ủy ban Truyền giáo Thế giới
- Thành viên Ủy ban Cứu trợ Quốc tế

Bên cạnh đó, Đức Hồng Y Theodore Edgar McCarrick còn là:

- Hiệu trưởng danh dự Đại học Công giáo Hoa Kỳ
- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đền Thánh - Vương Cung Thánh Đường Quốc gia Đức Mẹ Đồng Trinh
- Thành viên sáng lập Tổ chức Giáo hoàng kiêm chủ tịch từ năm 1997
- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ủy ban Cứu trợ Quốc tế
- Thành viên Ủy ban Cố vấn Quốc gia của Chính phủ Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo từ năm 1999 đến 2001
- Thành viên của Ủy ban Chính phủ Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế

Tháng 01/2000, ĐHY McCarrick được nhận danh hiệu cao quý của Tổng thống Libăng, vinh danh ngài là Officer of the Order of the Cedars of Lebanon.

Tháng 12/2000, Tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush tặng ngài huân chương Eleanor Roosevelt về Nhân quyền.
 
30 năm hành trình sống đạo của giáo họ Đa Lộc
Jos. Nguyễn Thái
06:55 27/04/2009
30 NĂM HÀNH TRÌNH SỐNG ĐẠO CỦA GIÁO HỌ ĐA LỘC

Jos. Nguyễn Thái

Mùa xuân năm Kỷ Mùi ( năm 1979 ), một cái tết thật đau buồn của một số bà con vùng Cam Ranh, Nha Trang khi nhận được tin lên đường đi xây dựng Kinh tế mới. Họ phải từ bỏ những gì đang có: ruộng vườn, nhà cửa, bà con,...để sẽ đến một nơi mà ở đó là những đồi tranh, mịt mờ trong những khu rừng với biết bao nguy hiểm của thiên nhiên, cuộc sống đang rình rập họ.

Từng đoàn xe tải cuốn bụi ngược lên Sơn Hòa, Sông Hinh, Đa Lộc...hứa hẹn cho họ một cuộc sống đầy thử thách, đầy gian khổ.

Đa Lộc, một cái tên thật mĩ miều- một cái tên hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp ở phía trước. Những bà mẹ ôm con, những đứa trẻ co ro bên cha mẹ chịu những cái lắc lư, những cú xốc trên con đường vừa ủi tạm để rồi quê hương mới của họ là lau lách, là những cơn sốt rét rừng cướp đi nhiều người con yêu thương và phải chôn mình ở góc rừng đâu đó.

Cái khổ đang bao vây họ: rừng thiêng nước độc, cái đói cháo rau và cả tiếng kẻng thông báo đi lao động “ Tập đoàn” hay họp đêm, kêu trời chẳng thấu chỉ biết nương tựa vào nhau để sống và trông cậy vào sự Quan phòng của Thiên Chúa.

Đa Lộc hình thành lên những “ Xóm Đạo” ở thôn 2, thôn 4, thôn 5, thôn 6 với những giờ kinh để cùng nhắc nhớ nhau hãy phó thác vào Chúa và nương tựa nhau để sống. Cuộc sống rồi dần dà cũng ổn định, con cái lớn lên phải dựng vợ gả chồng, một thế hệ mới được chào đời tại đây, cần được lãnh nhận các bí tích. Ban đầu, muốn đi lễ, xưng tội hay lãnh nhận các bí tích phải cố gắng đi về Cam Ranh hoặc ra tận Quy Nhơn mà những chuyến tàu lửa luôn bị trở ngại. Ở đâu có con chiên là ở đó có chủ chăn, cha Phêrô Bùi Huy Bích đã âm thầm với nhiều vai ( người mua bò, bạn nheo ong...) đến thăm hỏi và ban các bí tích khi bà con mong chờ. Một sức sống mới được nảy nở ở vùng đất này, thánh đường để bà con tham dự Thánh Lễ là nhà của giáo dân, rồi các lớp giáo lý Bao đồng được mở ra giúp các em thanh thiếu niên tìm hiểu giáo lý trước khi được xưng tội, rước lễ lần đầu và Thêm sức.

Nhu cầu xây dựng một họ đạo ở Đa Lộc là cấp thiết, khoảng đầu năm 1992 cha Giuse Trương Đình Hiền về quản xứ giáo xứ Đồng Tre, sự trăn trở về một họ đạo xa xôi này luôn thôi thúc vị chủ chăn mới. Bà con giáo dân chi họ Đa Lộc khẩn thiết mong muốn có một ngôi nhà thờ dù là đơn sơ nhất để có nơi tập họp đọc kinh và quây quần bên nhau mỗi khi có Cha về cử hành Thánh Lễ. Những bậc cao niên và những người nhiệt tình công việc Nhà Chúa đã kiên trì và không ngại gian nan xuôi ngược bao lần để xin được giấy phép của chính quyền cho phép cất lên một ngôi “thánh đường” làm hoan hỉ bao người. Sau bao ngày mong đợi và biết bao công sức đổ ra của nhiều người, ngày 27-05-1993 ĐGM Phaolô Huỳnh Đông Các đã về Đa Lộc làm phép thánh hiến ngôi nhà thờ và ban phép Thêm sức cho hơn 50 thanh thiếu niên tại đây, điều kì diệu hơn cả là ĐGM đã công bố cho phép nhà nguyện Đa Lộc được đặt Mình Thánh Chúa.Từ đây, Đa Lộc bừng lên một cuộc sống đạo mới. Các hoạt động: giáo lý, ca đoàn, gia trưởng, gia mẫu,...được tổ chức có quy củ. Với sự nhìn xa trông rộng và thấy ở Đa Lộc sẽ là một vùng Đất Hứa của Ơn gọi, cha Giuse đã gửi đi học ở cộng đoàn Mến Thánh Giá Thanh Hải 4 em đang tuổi bước vào PTTH (nay 4 em đó đã có 3 người khấn ), rồi anh thanh niên Phêrô Nguyễn Xuân Bá sau khi rời ghế Đại học mặc dù có chỗ làm ổn định đã gia nhập Đại chủng viện Sao Biển (nay là cha phó giáo xứ Sơn Nguyên ), từ đó Đa Lộc như một vườn ươm Ơn gọi. Năm 1999, sau khi rời ghế Đại chủng viện Sao Biển, thầy Tôma Nguyễn Công Binh nhận bài sai về giúp xứ Đồng Tre đã được cha sở giao phó đặc trách chi họ Đa Lộc để giúp việc dạy giáo lý và phụng vụ Lời Chúa cũng như là nguồn nâng đỡ cho bà con giáo dân tại đây. Thế rồi vào ngày 14-04-2002 đang trong công việc xúc tiến nâng cấp ngôi nhà thờ, cha Giuse đã phải dừng lại mọi công việc để nhận một nhiệm vụ mới (Quản hạt Phú Yên ). Lại phải những giây phút chia tay ngậm ngùi giữa đoàn chiên với vị chủ chăn đáng kính và với bao kỷ niệm vui buồn, còn đó cây cầu Ông Hiền giúp cho bà con liên thôn được thông thương mỗi khi mùa mưa đến, còn đó âm vang giọng hát cao trào với chất giọng “run run” của người nhạc sĩ, ca sĩ Sơn ca linh,...

Ngày 15-04-2002, cha Antôn Nguyễn Huy Điệp về quản xứ giáo xứ Đồng Tre. Tiếp bước người tiền nhiệm cha Antôn lại phải dốc hết tài lực để lo cho việc xây cất ngôi thánh đường mới tại Đa Lộc. Ngày 25-04-2002, một tin vui đến với giáo xứ Đồng Tre, đặc biệt là giáo họ Đa Lộc, thầy sở Tôma được thụ phong linh mục, từ đây, Đa Lộc đã có cha phó thường xuyên hôm sớm và lo lắng cho bà con. Niềm vui nối tiếp niềm vui, ngày 24-08-2002, ĐGM Giáo Phận Phêrô Nguyễn Soạn đã về Đa Lộc làm nghi thức đặt viên đá đầu tiên để chuẩn bị xây dựng ngôi thánh đường mới. Nhờ ơn Chúa giúp, với sự năng động của Cha Sở Antôn, với sự giúp đỡ của những ân nhân xa gần, với sự đồng tâm cộng tác của bà con giáo dân ngôi thánh đường mới đã được hoàn thành. Ngày 29-01-2004, ĐGM Giáo Phận Phêrô Nguyễn Soạn đã về làm phép thánh hiến ngôi nhà thờ mới. Từ đây, ngôi nhà thờ mới là niềm tự hào của bà con giáo dân Đa Lộc, là nơi để bà con phụng sự Chúa và nuôi dưỡng đời sống đức tin của mình… Giáo họ Đa Lộc nay đã phát triển và tin chắc sẽ vươn đến trên một tầm cao mới.

Ngày 19-03-2009 vừa qua, nhân lễ kính Thánh cả Giuse cũng là Bổn mạng của giáo họ Đa Lộc, nhìn lại 30 năm thật là một hành trình sống Đạo đầy cam go, thử thách và tràn đầy Hồng ân của Thiên Chúa. Cảm tạ Chúa vì những Hồng ân Người đã tuôn đổ xuống trên giáo họ, tri ân bao con người đã yêu thương và rộng tay giúp đỡ nhiều mặt cho Đa Lộc, thắp lên nén hương lòng tưởng nhớ đến cha Phêrô và các bậc tiền nhân đã gửi gắm thân xác mình nơi vùng đất này để đồng lúa Đa Lộc sẽ đến ngày bội thu.

Rồi nay mai đây, giáo họ Đa Lộc sẽ là giáo xứ Đa Lộc, một thế hệ mới nối tiếp cha ông xây dựng giáo xứ non trẻ lớn mạnh hơn như sự tin tưởng của nhiều người. Câu chuyện cổ tích 30 năm trước được viết thêm trang mới...

Đa Lộc, tuần V Mùa Chay 2009
 
OXAM 2009 - Lữ Hành Trên Từng Cây Số
Lm Lê Thành Nhân
14:30 27/04/2009
Cuộc đi bộ băng rừng 100km - Đội gồm 4 người - Đi trong vòng 48 tiếng đồng hồ bắt nguồn từ Hồng Kông vào năm 1981. Nó được dùng như là một cuộc diễn tập quân sự của Nhóm Cảm Tử Quân Gurkhas người Nê-pan được huấn luyện để bảo vệ Nữ Hoàng. Ngày nay cuộc Đi Bộ Băng Rừng 100km này được sử dụng như là một thách đố thể thao. Tại Melbourne bắt đầu từ năm 2003, hằng năm cơ quan từ thiện Oxfam đã tổ chức cuộc đi bộ này với hơn ba ngàn người tham dự. Năm ngoái tôi đã tham dự cuộc đi bộ này lần đầu tiên với nhóm giáo dân của tôi ở Belgrave với cái tên là The Good, The Bad and The Nhân Lê. Năm nay với kinh nghiệm có sẵn và với ước muốn nâng cao trình độ sức khỏe của các anh em Linh Mục Tu Sĩ, tôi đã đứng ra làm hướng đạo mời gọi các anh em tham gia. Cha Trần văn Minh thuộc Dòng Tên rất hăng hái ghi tên liền, Cha Minh mong rằng cuộc đi bộ sẽ giúp Cha giảm đi 15kg và như thế thì mọi người sẽ thấy Cha cao hơn một chút xíu. Cha Trần Công Linh, cha sở xứ Holy Child, Dallas, mặc dù bận bịu công việc Nhà Xứ không có giờ chơi thể thao và sợ là cuộc đi bộ dài dòng này sẽ biến Cha thành bộ xương cách trí, nhưng Cha cũng muốn thử bộ vó của mình. Cùng với Cha Linh là anh Ian Smith, giáo dân của Cha Linh, trước đây được huấn luyện như lính Commando trong quân đội của Úc đi theo để làm guard-de-corps. Tôi thì vẫn lo sợ như Cha Huy dòng Đông-Các-Cô vẫn nói: “Đi tu như chúng tôi có đông các cô theo lắm, nào là cô đơn, cô độc, cô thế, cô thân… nhưng có một cô lúc nào cũng bám chặt lấy mình!” - nghe tới đây ai cũng thở dài buột miệng: ôi thôi rồi nồi xôi – cha phải giải thích cô ấy chính là Cô-lét-tê-rôn!! Vì thế mà tôi hy vọng là cuộc đi bộ sẽ giúp tôi dứt duyên nợ với cô ấy.

Cuộc đi bộ năm nay 2009 được tổ chức tại Melbourne trong hai ngày 27 và 28 tháng 3. Đội của chúng tôi lấy tên là The Pilgrims, tức là những người lữ hành cùng đi trên một con đường. Là những người lữ hành thì ai cũng muốn về đến nhà, vì đường xa mệt mỏi nên ai thỉnh thoảng cũng muốn dừng chân để lấy lại sức và tiếp tục lên đường. Chúng tôi may mắn có gia đình anh chị Khương-Diệp, Nhóm Trẻ Đồng Hành ở Springvale và Nhóm người Đông Timor của Cha Linh tiếp tế nước nôi, ẩm thực và cổ võ tinh thần tại các trạm dừng chân trong chuyến đi. Bắt đầu ra quân ở Jells Park, Wheelers Hill thì Cha Linh nhận được message động viên tinh thần: Remember a thousand miles journey begins with a single step - Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng được bắt đầu bằng một bước chân. Thật vậy 100 cây số chúng tôi không dám nghĩ tới nhưng chỉ nghĩ đến trạm dừng chân thứ nhất cách đó 12.5 cây số. Cuộc xuất hành đường trường này làm tôi nhớ đến Cha Gerard Hughes, sj. đã dùng cuộc đi bộ 10 tuần từ London đến Rome để suy tư về những vấn đề căn bản trong cuộc sống chẳn hạn như:Tôi là ai? Tại sao tôi là người Kitô hữu? Đức tin về Đức Kitô có ‎y nghĩa gì đối với tôi? Ngài đã viết lại một cuốn sách có tựa đề là: In Search Of A Way. Tôi thiết tưởng cuộc hành trình dài này cũng giúp tôi tìm cho mình một con đường, tìm một lối đi cho những vấn đề của cuộc sống. Mãi suy nghĩ về tư tưởng này tôi đã đến trạm dừng chân thứ nhất lúc nào mà tôi không biết. Sau khi check in và check out chúng tôi lại tiếp tục lên đường, nhưng đến cây số thứ 25 thì một chuyện không may đã xảy ra: Ian đã bị trặc mắt cá chân, anh đành phải bỏ cuộc trong nuối tiếc để lại 3 người chúng tôi tiếp tục lên đường. Sự kiện này làm tôi cảm nghiệm được sự cần thiết của việc nâng đỡ nhau trên con đường, nhất là khi mình không biết sự gì đang xảy ra với người anh em cùng đi. Miên man trong suy nghĩ thì cha Minh đã thúc giục chúng tôi: Anh em đi chậm quá vậy làm chân tôi lạnh quá, đi nhanh lên đi chứ. Đến đây chúng tôi bắt đầu leo rặng núi Dandenongs với độ cao 800m, lên đến đỉnh là cây số thứ 47 chúng tôi ai nấy cảm thấy uể oải và muốn nghỉ đêm vì cũng đã gần 12 giờ khuya.

Hôm sau dậy sớm lên đường. Đến cây số thứ 63 thì Cha Minh bị phồng chân còn cha Linh thì bị bong gân. Cha Minh định bỏ cuộc, nhưng Nhóm Trẻ Đồng Hành lại đấm bóp và thúc giục chúng tôi với bài ca Lên Đường: “Nào ta lên đường khi trời còn sáng bạn ơi…” Vì đường xa nên mỗi bước chân của chúng tôi trở nên nặng nề, và để cho quên đi nổi nhọc nhằn tôi phải tưởng tượng rằng mình đang cuốc bộ ở Đất Thánh Israel bên bờ hồ Galilê, hoặc là mình đang leo núi Tám Mối Phúc Thật... Quay qua nói chuyện với cha Linh thì cha Linh cũng nói là cha đang đếm cừu (counting sheep). Đúng là tục ngữ vẫn thường nói: Cái khó nó bó cái khôn. Đến cây số thứ 73 thì Cha Linh chịu không nổi và định bỏ cuộc nhưng nghĩ đến thiện chí của Nhóm Trẻ và những người bảo trợ hảo tâm nên Cha đành ngậm đắng nuốt cay- uống liều thuốc chống đau mà đi. Điều này làm tôi nhớ đến câu nói của nhà triết gia hiện sinh Nietzsche khi ông nói về Viktor Frankl, một trong số rất ít người còn sống sót lại trong trại tập trung Đức Quốc Xã trong khi biết bao người đã bỏ cuộc vì sự đói khát cùng cực, cái lạnh thấu xương và những đối xử dã man: He who has a why to live can bear with almost any how - Ai mà tìm thấy được cho mình mục đích, y‎ nghĩa của cuộc sống thì trước sau gì họ cũng sẽ đạt được mục đích y nghĩa đó. Lên đến cây số thứ 91, khi phải leo lên ngọn núi Little Joe, gọi là núi nhỏ nhưng lại cao tuốt luốt, cha Minh và cha Linh rủa thầm tôi: “Tại sao mình lại dại dột đến nổi nghe lời ông cha Nhân đi bộ làm chi để chuốc khổ vào thân.” Lúc này thì cha Minh đi như người đang mắc bịnh gì đó, còn cha Linh thì cà nhắc trông giống như một thương phế binh. Về đến mức thì đã 2 giờ sáng Chúa Nhật, mọi người đều vui mừng, tôi đăt biệt vui nhất vì đã hoàn thành sứ mạng mang hai cha về đến đích.

Sáng hôm ấy, mọi người chúng tôi đều có Lễ sáng. Đầu Lễ Cha Linh đã đươc mọi người đón tiếp như là một “người hùng trở về từ đỉnh núi”. Giáo dân của tôi thì chăm chú nhìn xem khi tôi bái gối thì không biết tôi có đứng dậy nổi không. Hôm sau gặp lại cha Linh tưởng là Cha sẽ không bao giờ muốn đi bộ nữa nhưng Cha cho biết là trong Giáo Xứ của Cha đã có ba đội muốn tham gia vào năm tới. Nhóm trẻ Đồng Hành cảm thấy bị khiêu khích nên cũng có một đội, Chị Diệp cũng hùa theo nói là sẽ có một đội sồn sồn, và các Cha bạn Úc của tôi cũng háo hức muốn tham gia. Tôi xin dùng cơ hội này để cám ơn mọi người đã bảo trợ và nâng đỡ chúng tôi trong cuộc đi bộ này, đặc biệt các bạn Ân, Bình, Phú, Tony, Thảo, Ngọc, Lan và Ly thuộc Nhóm Đồng hành, Anh Chị Khương-Diệp, và Nhóm East Timor. Số tiền bảo trợ mà chúng tôi nhận được là hơn $AUS3,000. Số tiền này cơ quan Oxfam sẽ sử dụng để giúp các nước nghèo trên thế giới trong đó có nước Việt Nam của chúng ta.
 
Linh Mục Phát Diệm thăm mục vụ giáo xứ Sapa, Hưng Hóa
LM. Hồng Phúc
17:21 27/04/2009
LTS: Sau lễ Phục Sinh, Toà Giám mục Phát diệm tổ chức cho các cha đi thăm viếng mục vụ tại giáo xứ Sapa, thuộc giáo phận Hưng Hoá. Đây là một giáo xứ miền cao nguyên ở độ cao 1500m so với mực nước biển. Không khí thoáng đãng, thiên nhiên hùng vĩ, đẹp tình Chúa, đẹp tình người. Giáo xứ Sapa có tới 1900 giáo dân là người H’mong, người Kinh chỉ có khoảng 200. Dưới đây là một vài phong cảnh chúng tôi ghi lại được dưới hình thức ảnh và thơ, xin cống hiến bạn đọc

SAPA - ĐIỂM HẸN

Sapa - điểm hẹn tuyệt vời,
Chân mây, mặt đất, cổng trời giao nhau.
Sương mờ, mây trắng một màu,
Nghìn năm trăm (1500m) mét, chiều cao thanh bình.
Sáu dân tộc sống hoà mình,
Giao lưu văn hoá, kết tinh đậm đà.



*
Hàm rồng, chân núi nở hoa
Đào trên núi, ngỡ vườn nhà đâu đây.
Làn sương mờ ảo đan dầy,
Trùng trùng mỏm núi, gió mây quyện hoà.
Hàm rồng - đỉnh núi kiêu xa
Cao hai nghìn mét mời ta ngắm nhìn.
Rời Hàm rồng tiếp hành trình
Cầu Mây qua suối, dập dình trong sương.
Đặc thù dân bản địa phương,
Cây mây đan kết thành đường qua khe.
Quanh năm sắc thái mùa hè:
Mời thăm Thác Bạc nhìn, nghe nước nguồn.
Từ cao nước chảy tràn tuôn,
Tự nhiên, ánh bạc, vọng muôn tiếng đàn.



Ta về Bãi đá tham quan
Nhẵn và bí ẩn, hoa văn khắc chìm.
Sapa mời gọi truy tìm
Công trình khảo cứu một nền văn minh...
Đi vào lãnh vực tâm linh
Sapa giáo xứ hai nghìn giáo dân
Người Hơ-mông (H’mong) chiếm đa phần
Sống nghèo, thành thật, dễ gần thiên nhiên.
Nền văn hoá - chữ viết riêng,
Ngôi nhà còn đó, xưa tên Vua Mèo !
Thật là cảm động bao nhiêu,
Một đôi Hôn phối lễ chiều Sapa:
Bốn trăm cây số vượt qua
Chàng từ tỉnh mới tên là Điện Biên
Còn nàng đâu có gần bên
Trăm hai (120km) cây số từ miền Lai Châu.
Thánh Thần Thiên Chúa nhiệm mầu
Tác thành, thánh hoá cao, sâu, rộng, dài.
Tình thương Thiên Chúa an bài
Trăm năm mảnh đất sâu dày tình thương.
Sapa đỉnh núi mờ sương,
Sapa ơn thánh quyện hương nguyện cầu.
Mới hay ngọn núi giãi dầu
Nên lời Thánh vịnh đượm mầu, sắt son:
“ Như sương từ đỉnh Khe-mon
Toả trên đồi núi Sion lan tràn,
Nơi đây ân huệ Chúa ban
Chính là sự sống chứa chan muôn đời” (Tv 133,3)
Mến người tín hữu vui tươi
Phục cha chính xứ khoảng trời mênh mang !


*

Không đơn thuần chỉ tham quan,
Nhưng là Mục vụ, phái đoàn hôm nay
Linh mục Phát Diệm chia tay
Sapa tạm biệt, hẹn ngày tiếp sau
Núi cao - biển rộng gặp nhau
Sapa - Phát Diệm nguyện cầu - TẠ ƠN.


 
Một ngày tại Đan Viện Xitô Thánh Giuse tại San Bernadino, TB California
Bùi Đức Hợp
18:39 27/04/2009
Báo chí Mỹ nói nhiều về một dòng khổ tu người Việt nằm ở phía bắc thung lũng Lữ Sơn (Lucerne valley), quận San Bernadino, Nam Cali, cách xa thủ đô tỵ nạn Little Saigon khoảng 120 dặm. Trong số các bài báo, có bài tựa đề là "There is God in this deserted place" (tạm dịch "Có sự hiện diện của Thượng Đế trong chốn hoang vắng này") đã thúc đẩy tôi đến thăm một lần cho biết.

Khởi hành từ quận Cam lúc 7:30 tối, chúng tôi lái xe trên xa lộ liên bang 15 N. Tới exit 147, xe quẹo phải vào tỉnh lộ 18, rồi rẽ trái vào TL 247. Rời bỏ vùng ánh đèn chói chang của thị trấn Lucerne Valley, chúng tôi tiến dần tới sa mạc dưới ánh trăng mờ. Cả một vùng rộng lớn, không cây cối, toàn là núi đá, bụi cỏ; càng đi, trời và đất càng gần lại. Sau cùng, quẹo trái đường Lucerne Valley Cutoff, chúng tôi tới Đan Viện Xitô Thánh Giuse.

Đan Viện gồm 2 nhà kéo (trailers) màu kem, bao bọc chung quanh bởi hàng rào mắt cáo, một nhà dùng cho khách hành hương, một cho đan sĩ. Mỗi nhà có 6 phòng ngủ, thư viện, phòng ăn và bếp. Phòng ngủ trang bị đầy đủ tiện nghi gồm giường nệm, chăn mền, bàn viết, với phòng tắm và cầu tiêu riêng biệt. Tôi được chỉ định phòng số 1 trong suốt thời gian cư ngụ tại đây. Vừa mới chợp mắt, một thầy đánh thức tôi dậy vào lúc 3:55 sáng, thể theo lời yêu cầu tối qua của tôi.

- Mời Kỹ sư lên nhà nguyện!

Co ro trong bộ áo ấm, tôi băng qua sân cỏ xanh, tiến về phía phòng nguyện. Phòng được đạt tạm trong nhà đan sĩ, có sức chứa khoảng 15 người. Cung thánh tuy đơn sơ nhưng trang trọng, chính giữa là Thập Giá, bên phải là tượng Đức Mẹ La Vang, bên trái là tượng Thánh Cả Giuse. Tôi và 8 đan sĩ trong bộ áo dòng trắng bắt đầu giờ nguyện ngẫm. Tất cả đèn trong phòng đều tắt, trừ ngọn đèn 5w tỏa sáng mờ trong cung thánh. Bầu không khí lặng thinh bao trùm, tôi trống rỗng lòng mình để đón nhận Hồng Ân. Toàn thân tôi rung động, tưởng chừng Thiên Chúa đang hiện diện nơi đây.

Giờ nguyện ngẫm và cầu nguyên ban mai vừa chấm dứt. Một hồi chuông rung lên báo Thánh Lễ bắt đầu, khách tĩnh tâm cùng tham dự. Hòa nhịp với lời ca của cộng đoàn, tiếng đàn dương cầm từ cuối phòng nhẹ nhàng thánh thót. Qùy gối bên tôi là Đức Viện Phụ Vương Đình Lâm. Ngài năm nay ngoài 80, giầu nghị lực, ánh mắt nhân từ và phúc hậu. Ngài giúp tôi mở từng trang Thánh Kinh, lật từng bài thánh ca, thánh vịnh.

Sau Thánh Lễ là giờ lao động sáng,bắt đầu từ 7:30 đến 11:15. Hiện thời, đan viện có 4 thầy và 4 cha kể cả Đức Viện Phụ. Tất cả đều lao động: người phát quang, kẻ đào mương, người trồng cây. Các đan sĩ cần cù làm việc, đổi mồ hôi lấy bát cơm. Gạt mồ hôi trên trán, một đan sĩ kể rằng hồi còn ở nhà dòng Phước Sơn, chúng con cầy cuốc ruộng thay trâu bò!

- Nhưng ở đây, đất cầy lên sỏi đá, đan viện lấy gì mà tự lực cánh sinh? Tôi hỏi.

- Hiện giờ, công việc kiến thiết tu viện là ưu tiên 1, nhà dòng sẽ sản xuất sữa đậu nành, bỏ mối ngoài chợ, máy móc đã mua sẵn, và còn nhiều chương trình tự lực khác.

Sau khi cắt việc cho các tu sĩ, cha phụ trách Phạm Sĩ Hanh tiếp tôi tại phòng ăn nhà hành hương.

- Thưa cha, sao gọi là Đan Viện Xitô? kính xin cha giải thích.

- Vào thế kỷ 11, Thánh Robert of Molerme sáng lập đan viện tại tỉnh Citeaux, Pháp, dòng chuyên về " cầu nguyện và làm việc", do đó có tên Cisterian Monastery. Cha Tổ Phụ Benoit (tên Việt Nam là Cố Thuận) lập đan viện đầu tiên năm 1918 tại vùng rừng núi Phước Sơn, Quảng Trị. Từ đó, đẻ ra nhiều dòng con như đan viện Châu Sơn Bắc, Châu Sơn Nam, Phước Lý, và những đan viện nữ như Vĩnh Phước, Phước Hải. Tại Mỹ, 2 nhà dòng mới thành lập: một tại đây đã được Đức Cha Gerald Barrnes, Giám Mục địa phận San Bernadino khánh thành ngày 17/8/08, và một tại Walnut Grove, Bắc Cali. Trên thế giới có 7000 tu sĩ Xitô, trong đó có 800 thành viên thuộc Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam. Đan sĩ là con người tách biệt với tất cả mà lại liên kết với tất cả.

- Xin cha cho biết họa đồ tổng thể cuả đan viện (master plan) và những dự án tương lai.

Trải rộng họa đồ trên bàn, cha trình bầy:

- Một Ân Nhân người Việt hiến tặng 80 mẫu (80 acres). Ở đây phong cảnh sa mạc với đồi núi ngoạn mục và yên tĩnh, rất thuận tiện cho việc hồi tâm, cầu nguyện. Lô đất được bao bọc bởi hàng rào mà Kỹ sư thấy, chỉ chiếm một góc nhỏ, có diện tích khoảng 1 mẫu. Trên lô đất, nhà dòng đã thiết lập 2 nhà ở 20m x12m, một nhà nguyện 3000 sf với chi phi 390,000 đ sẽ xây cất sau khi có giấy phép của quận San Bernadino. Trong tương lai, nhà nguyện và các Trung Tâm Sinh Hoạt khác như nhà Tĩnh Tâm, cốc Tĩnh Tâm cheo leo trên đỉnh núi v. v. sẽ được xây cất trên 79 mẫu còn lại. Mỗi mỏm núi, mỗi địa hình là 1 chặng đường Thánh Giá. Một khi hoàn thành, du khách cũng như khách tĩnh tâm phải mất cả buổi mới đi hết 14 chặng đường.

- Thưa cha, còn tiện nghi công cộng như điện, nước, thoát thủy...?

- Đây là vùng đất mới khai phá, nên chưa có tiện nghi công cộng. Về điện, nhà dòng dùng năng lượng mặt trời (solar system), máy phát điện riêng chỉ dùng để chạy máy bơm nước và hệ thống điều hòa không khí. Về nước, chúng tôi đào giếng sâu 136m. Để thoát nước dơ, nhà dòng sử dụng hầm tự hoại (septic tank). Bình chứa khí propane được dùng trong bếp nấu ăn.

- Còn các phương tiện truyền thông như điện thoại, internet?

- Vùng núi cao khó bắt sóng, chỉ có điện toại di động của hãng Verizon là bắt được, nhưng phải đứng ở vị trí nhất định (cha chỉ tay về khoảng trống giữa 2 nhà). Còn internet, chúng con nối cáp (cable).

Với tư cách một chuyên viên lâu năm trong nghề, tôi góp ý với nhà dòng về họa đồ chỉnh trang và các công trình. xây dựng. Thảo luận xong, chúng tôi cùng đi quan sát thực địa.

Tiếp theo buổi cầu nguyện chiều là giờ lao động chiều từ 2:45 - 4:45. Ngoài 6 tiếng lao động, đan viện dành trọn vẹn 10 tiếng còn lại trong ngày cho cầu nguyện. Cầu nguyện trong sa mạc là từ bỏ cái ảo để tiếp nhận cái thực, cái tạm thời để tiếp nhận cái trường cửu.

9:30 tối là giờ nghi, đan viện nhạt nhòa trong bóng đêm. Dùng thì giờ tự do, tôi đơn độc thiền hành hướng về linh đài Thánh Cả Giuse, nằm phía bắc của đan viện. Trăng đã ẩn mình sau rặng núi. Vừa đi, tôi vừa cầu xin Ơn Soi Sáng " tiếp tục dấn thân hay an hưởng tuổi già". Thần trí tôi mỗi lúc một thêm sáng suốt, tôi lãnh nhận trong suốt 50 năm thiện nguyện biết bao Hồng Ân, con đường đi tới đã được tỏ lộ! Càng về khuya, khí trời càng lạnh, gió sa mạc hú từng hồi. Một vì sao sáng bất thần xuất hiện phương đông. Theo hướng sao dẫn đường, tôi trở về Đan Viện..

Khi còn ở San Jose, tôi ao ước được nhìn thấy Đan Viện và chỉ muốn biết bằng cách nào các đan sĩ có thể cầu nguyện 10 tiếng một ngày. Đến đây, không những mọi ưu tư được giải tỏa, tâm linh đổi mới, tôi còn được sống một ngày như một đan sĩ, ngoại trừ 6 giờ lao động. Đúng là xin ít mà được nhiều, càng cho đi càng được đong đầy.
 
Tâm tình một linh mục khi được trao phó nhiệm sở mới
Thảo Hương
18:46 27/04/2009
« …Có sứ vụ lệnh là lên đường ngay. Không chần chừ, không đắn đo, không chậm trễ, luôn sẵn sàng lên đường. Đời Linh mục luôn vui và hạnh phúc vì luôn vâng lời Đức Giám Mục. »

Bài cám ơn của cha Giuse Nguyễn Hữu An trong ngày nhận xứ Kim Ngọc 23/4/2009

«Kính thưa Đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý ông bà anh chị em.

Lời đầu tiên con chân thành tri ân Đức Cha Phaolô đã thương và ưu ái đưa con đến Giáo xứ Kim Ngọc và chủ tế thánh lễ.

Con tri ân Cha Hạt trưởng Phan Thiết, Cha Hạt trưởng Đức Tánh, Cha Giám Đốc Chủng Viện Nicolas, cha Thư ký, cha Quản lý TGM, quý cha đã yêu thương đưa con đến xứ mới và hiệp thông thánh lễ. Chân thành tri ân quý Bề trên các hội dòng, Mái ấm tình thương, quý Dì, quý Thầy đã đến hiệp dâng thánh lễ.

Chân thành cám ơn quý ông bà anh chị em giáo xứ Mẹ Vô Nhiễm, Chính Tâm, Thánh Tâm, Khiết Tâm, làng Dân tộc Châuro, Giáo Xứ Gia Định, cám ơn ba mẹ và bà con Giáo Xứ Tin Mừng, anh chị em Giáo lý viên Hạt Đức Tánh. Mọi người đã đi từ rất sớm, một chặng đường rất xa đưa tiễn con đến giáo xứ mới.

Chân thành cám ơn quý ông bà anh chị em Giáo Xứ Kim Ngọc đã ân cần đón tiếp chu đáo quý khách xa gần.

Tâm tình của con lúc này là rất xúc động trước sự ưu ái của Đức cha, quý cha quý tu sĩ nam nữ và anh chị em. Sau gần 10 năm làm Linh mục, hôm nay lần đầu tiên con đổi xứ và có sự đưa tiễn và đón nhận hết sức trang trọng. Con nhớ sau 7 năm làm phó tế và phó xứ Chính tâm, Đức cha sai con đến Giáo Họ Mẹ Vô Nhiễm. Nhà thờ vừa bị cháy rụi, hoàn cảnh khó khăn tư bề. Cha xứ Giuse Nguyễn văn Lừng muốn con đi âm thầm đến xây nhà thờ nên không tổ chức đón đưa. Gần một năm sau, Đức cha nâng giáo họ lên Giáo xứ và bổ nhiệm con làm quản xứ tiên khởi.

Trong 7 năm làm cha phó, con chân thành tri ân cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Cha Giuse Nguyễn văn Lừng. Hai cha tận tình chỉ dạy và nâng đỡ cho con rất nhiều trong sứ vụ linh mục. Cám ơn Cha Quản hạt FX Phạm Quyền đã luôn thương nâng đỡ con qua 10 năm tại hạt Đức Tánh và bây giờ xin tiếp tục nâng đỡ con trong giáo hạt Phan Thiết. Cám ơn Giáo Chính Tâm luôn yêu thương và nâng đỡ trong suốt 7 năm phó xứ.

Đặc biệt cám ơn quý ông bà anh chị em giáo xứ Vô Nhiễm, khi nhà thờ cháy rụi, chúng ta cùng nhau vượt qua bao gian truân khó nhọc, vui buồn sướng khổ cùng nhau xây dựng nhà thờ và nhiều công trình khác. Nhờ Ơn Chúa, Giáo xứ ngày càng phát triển. Tôi luôn nhớ và khắc ghi những kỷ niệm đẹp của những năm tháng sống với anh chị em.

Một cụ già nói: sáng sớm mỗi ngày dâng thánh lễ cha luôn nói: Chúa ở cùng anh chị em. 10 năm dài ngày nào cha cũng nói lời khởi đầu ngày mới như vậy. Chúa ở cùng cha và chúng con, nên chúng con luôn nhớ cha và cha nhớ chúng con vì chúa ở cùng chúng ta. Chúng ta luôn nhớ nhau trong Chúa trong lời cầu nguyện hàng ngày.

Thưa anh chị em Giáo xứ Kim ngọc. Dịp lễ khánh thành nhà thờ Kim ngọc ngày 9.11.2006, tôi có viết một bài báo về Kim ngọc nên có tìm hiều tư liệu lịch sử Giáo xứ. Điều huyền diệu là sau gần 3 năm tôi được ĐGM đưa về đây để trở thành linh mục quản xứ thứ 41 của giáo xứ. Những ngày qua tôi đọc hết kỷ yếu giáo xứ đăng trên trang gpphanthiet.net.

Từ cộng đoàn Ô xâng cho đến hôm nay, Kim Ngọc là một xứ đạo đã có 260 năm tuổi. Giữa những bách hại và thăng trầm lịch sử giáo xứ lớn mạnh không ngừng. Đặc biệt Giáo xứ có mộ của Cha Giuse Phan Văn Bổn, ngài là cháu của thánh tử đạo Phillipphê Phan Văn Minh, thi hài của ngài hiện được chôn táng trước thánh đường, sau lưng tượng Đức Mẹ La vang.

Với bề dày lịch sử, với truyền thống đạo đức hơn 260 năm, kết tinh những gì đẹp nhất tốt nhất của các thế hệ cha ông, tôi tin chắc Giáo xứ Kim ngọc luôn hiệp nhất yêu thương. Nhà thờ mới đẹp và tâm hồn mỗi người đều là đền thờ Chúa Thánh Thần. Chúng ta cùng làm việc để xây dựng giáo xứ thăng tiến nhiều thêm. Tôi về đây, được thừa hưởng bao công trình của cha Giuse Nguyễn Kim Anh. Sau 15 năm ngài đã xây dựng giáo xứ phát triển mọi mặt, xin được tiếp nối những công việc tốt lành của ngài. Những ngày sắp đổi xứ ngài đã miệt mài hoàn thành cuổn kỷ yếu Giáo xứ Kim ngọc. Một tác phẩm lịch sử rất giá trị. Đức cha Nicolas đã viết trong kỷ yếu « là một công trình có giá trị giáo dục đức tin và truyền thống, không chỉ cho Kim ngọc mà cho cả Giáo phận Phan thiết. Từ chiếc nôi Kim ngọc và một vài họ đạo cổ xưa khác đã lan toả các cộng đoàn để hình thành giáo phận Phan Thiết ngày nay ». Đức cha Phaolô nhìn lịch sử 260 năm Kim ngọc như hạt lúa Tin Mừng. « Ngày xưa Kim ngọc là vùng núi rừng, dân cư thưa thớt, những người nghèo đến lập nghiệp. những nhóm giáo dân chạy trốn các cuộc bách hại từ miền Trung vào. Họ là hạt lúa Tin Mừng Chúa gieo vào miền đất này để hôm nay có mùa gặt phong nhiêu trên đất Kim Ngọc. Nhìn lịch sử như một hồng ân diệu vợi mà Chúa ban để sống xứng đáng. »

Kính thưa Đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý ông bà anh chị em.

Qua dịp thuyên chuyển giáo xứ mới, con thấy được tâm tình nồng ấm mà anh chị em trong giáo xứ dành cho cha xứ. Xứ nào cũng vậy cha xứ nào cũng vậy. Lúc ở thì bình thường, lúc ra đi sao mà nhớ thương lưu luyến, chia tay trong nước mắt, bịn rịn và ngậm ngùi. Tình cảm ấy thật quý hoá, mọi người đều yêu mến các linh mục.

Một người lính nói: con đi lính hơn mười năm chinh chiến, con thấy đời linh mục giống như đời lính. Không có ở một chỗ lâu dài. Có sứ vụ lệnh là lên đường ngay. Không chần chừ, không đắn đo, không chậm trễ, luôn sẵn sàng lên đường. Đời Linh mục luôn vui và hạnh phúc vì luôn vâng lời Đức Giám Mục.

Kính thưa cộng đoàn,

Sứ vụ linh mục cao đẹp lắm, bởi được nhận lãnh từ Chúa Kitô. Sứ vụ Linh mục nặng nề lắm, bởi vừa phải chu toàn trách vụ riêng vừa phải chăm lo phục vụ Dân Chúa. Sứ vụ càng cao đẹp, linh mục càng thấy mình bất xứng. Sứ vụ càng phức tạp, linh mục càng thấy mình giới hạn. Sứ vụ càng trường kỳ, linh mục càng sợ mình mệt mỏi.

Chính vì thế, linh mục cần đến lời cầu nguyện của mọi người.

Xin mọi người thêm lời cầu nguyện cho con để con sống và chu toàn trách vụ mà Chúa trao ban.

Con chân thành tri ân và kính chúc mọi người tràn đầy niềm vui, ân sủng Chúa Phục sinh.
»

Hiện diện trong thánh lễ nhậm chức có 26 Linh mục thuộc các giáo hạt, đông đảo giáo dân các giáo xứ Mẹ Vô Nhiễm, Chính Tâm, Thánh Tâm, Khiết Tâm, làng Dân tộc Châuro, Giáo Xứ Gia Định, Ông Bà Cố và bà con Giáo Xứ Tin Mừng, anh chị em Giáo lý viên Hạt Đức Tánh. Giáo xứ Kim Ngọc theo thống kê hiện có 2400 giáo dân.

Nguyện chúc Cha Giuse Nguyễn Hữu An luôn hạnh phúc trong sứ vụ linh mục.
 
Chương trình khoá tận hiến cho Đức Mẹ theo tinh thần Legio Mariae
Vũ Văn Tế
22:10 27/04/2009
HẢI PHÒNG - Được sự khích lệ của Đức Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên giám mục Giáo Phận Hải Phòng, Cha linh giám Comitium Hải Phòng Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện, cùng với quý Cha và anh chị em Commitium Biên Hoà đã mở khoá Tận hiến khoá I cho anh chị em Legio thuộc Comitium Hải Phòng với ba khu vực của Giáo Phận đó là Curia Nam Am; Kẻ Sặt và Trà cổ. Thời gian một khoá tận hiến là ba ngày từ ngày 20 tháng 04 đến 30 tháng 04 năm 2008.

Khu vực Nam Am với 80 hội viên, Khu vực Kẻ sặt 60 hội viên và Trà Cổ 50 hội viên

Các Hội viên được học hỏi và thảo luận với 7 đề tài của khóa tận hiến

1- Tôi tìm hiểu tận hiến?
2- Tại sao tôi tận hiến ?
3- Tận hiến theo lối nào?
4- Tại sao phải tôn sùng và cậy nhờ Đức Maria?
5- Thể hiện đời sống tận hiến
6- Những ngày chuẩn bị đời sống tận hiến
7- Ngày tận hiến

Các đề tài này được Cha GioanBaotixit linh giám Comitium Hải Phòng, Cha Gioan Baotixita Trần Văn Hộ, cựu linh giám Comitium Biên Hoà, Cha Antôn Nguyễn Văn Thục linh giám Curia Nam Am, Cha Gioan Baotixita Bùi Văn Nhượng linh giám Curia Kẻ Sặt và anh trưởng Comitium Biên Hoà Toma Vũ Văn Tế lần lượt chia sẻ các đề tài này.

Ngày đầu tiên của khoá tận hiến được khai mạc với Thánh Lễ kính Chúa Thánh Thần, như ý thức vai trò quan trọng không thể thiếu được của Chúa Thánh Thần trong sứ vụ sai đi của mỗi thành viên Legio.

Ngày thứ hai với Thánh lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm như nhắc nhở mỗi hội viên luôn tiến bước theo chân Vị Nữ Tướng Maria trên hành trình làm tông đồ giáo dân.

Ngày thứ ba Thánh lễ kính Thánh Phao lô vị tông đồ truyền giáo cho dân ngoại, như mời gọi mọi thành viên noi gương vị Thánh Tông Đồ dân ngoại này tiếp bước truyền giáo và tái truyền giáo cho những người chưa biết Chúa cũng như những người khô khan.

Trước khi bước vào ngày tận hiến cho Đức Mẹ, thành viên con cái Mẹ đã có nhưng giây phút chuẩn bị tâm hồn, lãnh nhận Bí tích Hoà Giải để dâng mình cho Đức Mẹ.

Sau ba ngày được sống bên nhau, cùng cầu nguyện, cùng lắng nghe Lời Chúa, cùng chia sẻ các thành viên trong tổ với nhau. Anh chị em Legio được hâm nóng tinh thần phục vụ của người tông đồ giáo dân. Mọi ngườ thực sự cảm nhận vai trò làm chứng nhân cho Chúa và Mẹ Maria giữa cuộc sống ngày hôm nay, qua những giờ công tác hoạt động tông đồ nơi mỗi Giáo xứ của mình.

Ngày kết thúc Cha Linh giám Comitium Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã chủ sự nghi thức tận hiến cho anh chị em. Mỗi thành viên đã thề hứa với Mẹ Maria và Thiên Chúa sẽ trung thành với lời tận hiến của mình, xin hứa sẽ không bao giờ làm trái ý Chúa và Mẹ.

Các thành viên Legio trước khi chia tay lòng bịn rịn vì đã có những ngày anh chị em được sống bên nhau, chia sẻ cho nhau những giờ công tác, những khi thành công cũng như những lúc gặp thử thách gian nan, nhưng mọi người đều có chung một tinh thần phó thác nơi Đức Mẹ và Thiên Chúa, có chung một sứ mạng làm chứng nhân cho Tin Mừng của Chúa trong lòng Giáo Hội và xã hội hôm nay.

Xin Mẹ Maria, Nữ Vương bình an luôn đồng hành và cầu bầu cùng Chúa cho mỗi anh chị em Legio Hải Phòng can đảm và nhiệt thành trong công việc tông đồ của mình.
 
Cảm nhận về một chuyến đi phục vụ tại giáo xứ Văn Thành, Vinh
JB Nguyễn Ngọc Hùng
22:19 27/04/2009
VINH - Chúng tôi đến giáo xứ Văn Thành (Thanh Giang-Thanh Chương-Nghệ An) vào buổi chiều thứ Tư Tuần Thánh 08/4/2009, để cộng tác phục vụ Tuần Thánh (Tam Nhật Vượt Qua) cùng với Tân linh mục quản nhiệm Giuse Trần Đức Ngợi. Đây không phải là lần đầu chúng tôi đến nơi này. Trước đó, chúng tôi đã có dịp ghé về lần Cha nhận xứ mới(dù sao chúng tôi cũng chưa hiểu tường tận về cuộc sống nơi đây nhiều lắm). Nhưng đặc biệt lần này, chúng tôi thực sự có một ấn tượng mạnh mẽ, nói đúng hơn là cảm nhận sâu về những ngày Đại Thánh-tưởng niệm cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô Giêsu, Đấng mà cả hoàn vũ đang để tang Ngài.

Sang suốt ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngắm 15 sự thương khó của Chúa và chuẩn bị cho Thánh lễ tối trọng thể kỷ niệm việc ‘Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể’. Với cử chỉ và bài học khiêm nhường, Chúa Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ được Chủ tế phụng vụ thể hiện thật cảm động và đầy tình mến. Đến ngày thứ 6 Tuần Thánh, ăn chay kiêng thịt. Kỷ niệm cuộc khổ nạn thập giá của Chúa Giêsu cùng ngắm 15 sự thương khó. Chiều tối, toàn thể giáo dân đi đường Thánh giá trọng thể ngoài trời. Mỗi lần đi lại chặng đường Thánh Giá là mỗi lần bà con giáo dân lại múc lấy những hứng khởi của niềm tin. Họ như những ngọn cây đang héo rũ, bỗng được tưới mát hồi sinh trong những ngày đại phúc qua Đức Kitô chịu đóng đinh và sống lại. Hơn nữa, từ trung tâm lò lửa yêu mến ấy, mối tương quan liên – ngã – vị khác tựa như cũng được phần nào dự vào tuyệt đối tính và vĩnh cửu tính. Đó là hạnh phúc của cuộc đời mỗi người công giáo. Hạnh phúc không hệ tại là thỏa mãn nhu cầu, vì no thỏa tâm trí thì khác với no thỏa của thân xác. No thỏa thân xác là một ồn ào réo gọi. No thỏa tâm linh là một êm đềm chọn lựa. sung mãn của tâm hồn là một xô đẩy của đám đông.

Trước những khó khăn về địa lý, đường sá gập ghềnh, cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn nước sinh hoạt thiếu thốn. Đa phần người dân phải dùng nước sông hồ để tắm gội…còn rất nhiều khó khăn khác. Về phương diện vật chất là thế, nhưng đặc biệt về tinh thần đạo đức thì chúng tôi cảm phục họ. Chúa đã quy tụ họ về lại trong cộng đoàn phụng vụ. Thậm chí có những họ đạo vùng sâu vùng xa, bị ngăn sông cách núi không có nhà thờ, nhà nguyện riêng, thế nên phải cất công hàng chục cây số đổ về đây để cùng với đoàn người hòa vào cuộc lữ hành hướng về Đất Thánh. Đoàn người đi kín lòng sân ngoài Thánh đường, trải dài như con suối Silôê ở Giêrusalem. Với ngọn nến sáng trên tay, họ cùng sánh bước với linh mục của mình trên con đường khổ nạn vào tối thứ 6 Tuần Thánh, bắt đầu từ 19 giờ(10/4/2009). Họ cầu nguyện kết hợp với suy niệm và chúc tụng Thiên Chúa trong ánh sáng huyền nhiệm lung linh của nến. Khí trời đêm đó u uất, có cái gì đó nhuốm vẻ ủ dột thê lương buồn thay cho tội lỗi của con người. Cảnh đã vậy, con người lại càng không khỏi rịn nước mắt mồ hôi, nhưng vẫn nhẹ nhàng vì sốt sắng toát ra từ lời nguyện như hương trầm thơm ngát tỏa bay dâng lên trước tòa Chúa, phá tan đi cái không gian ảm đạm. Mọi người đã đi trọn con đường Thập giá và được tiếp nối suy niệm bằng cách xem lại cuốn phim ‘Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu’ bằng màn ảnh rộng thật sống động. Đây là câu chuyện 12 giờ sau cùng của cuộc đời tại thế của Đức Kitô, về cuộc khổ nạn Ngài phải chịu để cứu độ nhân loại tội lỗi. Ngài đã mang thương tích vì tội chúng ta, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi làm. Ai ai cũng không khỏi rơi nước mắt để rồi trộn lẫn làm thành giọt lệ của vũ trụ khóc thương Đấng Cứu Chuộc.

Ngày thứ 7 Tuần Thánh. Thầm lặng. Thời gian này Chúa còn ở trong mồ. Con người cần thinh lặng để chiêm niệm ngày Đại tang và kéo dài cuộc tử đạo như Thầy Chí Thánh đã một lần tự nguyện chịu chết, hầu đổi mới bộ mặt trái đất. Như thế, không phải khổ nạn chỉ có ngày thứ 6, mà người công giáo cần biết cắm chặt cây Thập giá vào thẳm sâu cuộc đời như là ơn gọi quý báu nhất và là đích điểm để chờ ngày phục sinh ở Nước Hằng Sống mai sau. Thật có lý khi ngạn ngữ Latinh đã viết: “Chiến thắng mà không nguy nan, thì khải hoàn cũng chẳng có gì vinh hiển”. Lúc này, chúng ta nhớ lại lời Chúa Giêsu đã từng báo trước: “Nếu hạt lúa mỳ rơi xuống đất mà không thối đi thì không thể sinh nhiều bông hạt khác”( Mc 4,26-29).

Tối đến, Thánh lễ Vọng Phục Sinh được bắt đầu với nghi thức lấy lữa lâm bô, mọi người gặp lại Chúa như xưa các môn đệ được diễm phúc đối diện với Đấng là “ánh sáng thế gian’’ đổ vào bình đời của mỗi người tràn đầy Ơn Thánh. Tiếp theo nghi thức này, giáo dân hướng vào nhà thờ để tham dự phần rước Nến Phục Sinh, công bố Tin Mừng mà lòng được nâng lên cùng bài Exultet - MỪNG VUI LÊN qua tiếng ngân nga của Chủ tế. Rồi Thánh lễ được kéo dài cho tới sáng hôm sau. Thánh lễ Chúa nhật Phục sinh được bắt đầu từ đoàn rước trọng thể. Dân Chúa hân hoan trong bài ca tiếp liên: “Đây là ngày Chúa đã ra tay, nào ta hãy tưng bừng hoan hỷ”…Kết thúc Thánh lễ, mọi người trở về trong TIN YÊU và HY VỌNG nối dài với những thường nhật.

Tôi đi tìm tôi trong phục vụ. Khi phục vụ mới thấy sự khác biệt rõ nét giữa thực tế với điều tôi học được. Vì khi phục vụ, tôi phải đối diện với một hoàn cảnh hầu như khác so với sách vở; những việc gặp phải cũng khác, chúng muôn hình muôn vẻ. Nhất là phải đối diện, chấp nhận từng con người cụ thể với tất cả tích cực, tiêu cực của họ, những điều kiện khó chịu họ mang đến cho tôi. Lúc này, nhiều lúc đã hình thành một cột trụ dương cao để thể hiện cái tôi ích kỷ trong tôi. Giữa họ và tôi tạo nên một hố sâu ngăn cách khiến hai bên khó có thể gần lại được. Thế nhưng, tất cả những khó khăn đó có thể vượt qua khi tôi đặt lại mục tiêu ban đầu, cũng như tâm thế khi bước vào phục vụ. phục vụ là: vì lợi ích và phần rỗi của người khác, và của cộng đoàn. Phục vụ là mang đến cho công việc một ý nghĩa mới, một khuôn mặt mới. Ý thức như thế tôi dễ dàng chấp nhận thực tế, và nhiệt tình hơn. Chính lúc chấp nhận mình để tất cả vì lợi ích của người khác, là lúc tôi tìm thấy tôi.

Dù sao, ta cũng có thể tìm lại chính mình đích thực trong Thiên Chúa mà thôi. Trong hành trình trần thế, ơn trên đã gởi đến nhiều cách để giúp cho mỗi ngày tôi tìm thấy tôi rõ hơn. Thế nhưng tôi đã quên. Để rồi, bây giờ, tôi phải bắt đầu, bắt đầu lại trong hành trình đi tìm chính mình.

Xin chân thành cám ơn Cha xứ cùng hết thảy bà con giáo dân xứ Văn Thành, đã cho chúng tôi những cảm tình đặc biệt. Kính chúc Cha và bà con Vui -Mạnh trong Chúa Kitô Phục Sinh.
 
Mùa Phục Sinh nơi xứ Truyền giáo Paraguay
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
22:25 27/04/2009
PARAGUAY - Pascua Joven (Pás-qua Khó-ven), đây là một thuật ngữ để nói về những ngày đại hội giới trẻ dịp Tuần Thánh được sử dụng ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha, cách riêng là vùng Nam Mỹ.

Chúng tôi đã bước vào Tuần Thánh với những điều thú vị bất ngờ.

Chúa Nhật Lễ Lá, tất các các nhà thờ đều đông nghẹt từ già trẻ, lớn bé và ngay cả những người khác tôn giáo cũng đến tham dự. Người dân ở đây rất thích các cuộc rước kiệu và những sinh hoạt năng động. Họ tham dự Chúa nhật lễ lá để được linh mục rảy nước thánh và làm phép lá, nước để họ dùng các dịp khác trong năm. Họ thích hình ảnh Chúa Giêsu là một vị vua hơn là hình ảnh của một kẻ tử tù!

Từ chiều thứ 4 Tuần Thánh, tất cả các công sở hay tư sở, trường học, siêu thị… đều đóng cửa để nghỉ ngơi vì đây là ngày quốc lễ và chuẩn bị cho Tam Nhật Thánh. Cũng chính vì lý do này mà các sinh hoạt tôn giáo được tổ chức cách dễ dàng hơn nhằm hâm nóng đức tin cho các tín hữu, nhất là giới trẻ.

Như tôi đã chia sẻ trong các bài trước, tôi mới chuyển về đây chỉ vài tháng với hai nhiệm vụ vừa là một nhà huấn luyện ơn gọi, vừa làm tuyên úy cho các cộng đoàn tín hữu gốc Âu châu. Tôi cũng đã cố gắng lên chương trình với anh em linh mục người Argentina trong những ngày đại hội giới trẻ đầu tiên được tổ chức tại đây nhằm qui tụ các bạn trẻ từ 14 tuổi trở lên tham gia các sinh hoạt tôn giáo để hiểu biết về cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa.

Thực tình mà nói giới trẻ ở đây họ hiểu biết rất nhiều thứ nhưng có một thứ quan trọng mà họ thiếu, đó là kiến thức về Chúa Kitô dù họ là những người Công giáo chính gốc! Đỉều đó cũng dễ hiểu trong thế giới ngày nay mà sự tự do luôn đặt yêu tiên hàng đầu khiến các bậc phụ huynh, những người hữu trách rất đau đầu trước sự tự do thái quá khiến giới trẻ dần dần đánh mất chính mình.

Ba ngày Tam Nhật Thánh với các sinh hoạt tôn giáo giành cho giới trẻ khiến tôi mệt nhoài về thể xác cũng như tinh thần nhưng bù lại đã giúp tôi gần gũi với giới trẻ hơn và hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của giới trẻ của vùng Nam Mỹ này. Chúng ta không thể đỗ lỗi hết cho giới trẻ về những hành vi xấu xa chúng làm nhưng một phần cũng do xã hội tiêu thụ và một phần cũng do chính các bậc phụ huynh trong gia đình thiếu sự quan tâm, đồng hành với chúng khi chúng bước vào đời. Những gia đình thiếu sự hoà thuận của cha mẹ hay những bậc cha mẹ ly dị thì con cái cũng bị ảnh hưởng lây và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho xã hội. Qua những ngày đại hội giới trẻ này các em cảm thấy vui hơn, muốn gần gũi với giáo hội hơn và nhiều em hứa sẽ cố gắng tham dự thánh lễ Chúa Nhật để liên kết với giáo hội mà các em đang sống.

Ngày thứ sáu Tuần Thánh, sau nghi thức hôn chân Chúa tại Nhà thờ, chúng tôi bắt đầu đi 14 chặng đàng Thánh Giá qua các con đường chính của thành phố với sự hiện diện đông đảo của giáo dân, chính quyền địa phương và các lực lượng vũ trang. 14 nhóm giới trẻ lần luợt xướng lên các lời Kinh Thánh và lời nguyện mà các em đã chuẩn bị để tâm sự với Chúa Kitô trong cuộc khổ nạn của Người. Ca đoàn nghiệp dư cũng tấu lên các bài hát trong lúc chuyển tấu các chặng đàng Thánh giá giúp cho buổi cầu nguyện thêm phần long trọng và sốt sắng. Qua các chặng đàng Thánh Giá sống động này, mọi người, nhất là giới trẻ ý thức được tầm quan trọng của Tuần Thánh kỷ niệm cuộc khổ nạn và Phục sinh của Chúa. Chính chúng tôi, những anh em linh mục cũng cảm nhận được sự thánh thiên và gắn kết giữa mục tử và đàn chiên khi cử hành mầu nhiệm này.

Tản mạn mùa Phục sinh

Những ngày đại hội giới trẻ lần đầu tiên được kết thúc với thánh lễ Vọng Phục sinh. Trong thánh lễ trọng đại này tôi đã cố gắng diễn giải cách vắn tắt về ý nghĩa của các nghi thức vừa cử hành vì nhiều người thường than phiền đêm lễ Vọng Phục sinh quá kéo dài và gây mệt mỏi. Người dân Paraguay không có thói quen tham dự lễ quá sớm hoặc quá trễ. Tuy nhiên khi có tiệc tùng thì dù khuya cỡ nào họ cũng tham dự được!

Người Paraguay cũng giống người Việt là hay phàn nàn việc các cha giảng dài và một số linh mục dù còn rất trẻ nhưng bị đưa về nhà hưu dưỡng do giáo dân đã kiện lên toà giám mục vì tội giảng quá dài. Bởi thế anh em linh mục thường bảo nhau cố gắng gói gọn những ý tưởng trong khi giảng giải kẻo bị cho về hưu non vì tội giảng dài thì xấu hổ lắm! Làm linh mục thì như làm dâu trong họ vậy, nếu gặp được những bà mẹ chồng là những giáo dân dễ thương thì linh mục đỡ khổ, bằng không gặp những bà “mẹ chằng” là những giáo dân thích chống đối thì lo mà cuốn gói cho lẹ, kẻo có ngày ăn đạn đồng thì nguy.

Những sinh hoạt và thánh lễ trong mùa Phục sinh đã làm hao mòn sức lực và tài năng của một linh mục xấu trai như tôi, nhưng bù lại mọi người nhận được những niềm vui và tìm được niềm an ủi sau những tháng ngày vắng bóng Chúa. Đó là một khích lệ rất lớn cho các linh mục.

Một niềm vi bất ngờ đến với tôi trong tuần bát nhật Phục sinh. Vào một buổi sáng khi đang làm việc thì bất ngờ hai anh em linh mục Việt Nam đến thăm mà không hề được thông báo trước. Một trong số đó có là cha Benjamin Văn Thanh, tiến sĩ về Kinh Thánh có cuộc họp chuyên đề về Kinh Thánh ở Argentina nhưng đã tranh thủ ghé qua Paraguay để thăm các anh em truyền giáo. Chúng tôi đã từng gặp nhau ở Việt Nam cách đây vài năm khi cha Thanh về Việt Nam cho một khoá hội thảo về Kinh Thánh của anh em Ngôi Lời tại Việt Nam. Gặp nhau tay bắt mặt mừng như những người thân yêu lâu ngày gặp lại. Tôi đã cho các chủng sinh nghỉ buổi học để được trò chuyện với các anh em đồng hương và đồng đạo thân mến này.

Những ngày tĩnh tâm

Sau Đại lễ Lòng Thương Xót Chúa, Tỉnh Dòng Paraguay chúng tôi bắt đầu bước vào Tuần tĩnh tâm năm để anh em có dịp bồi bổ thân xác và tinh thần sau những ngày bề bộn trong công tác mục vụ. Vị giảng phòng năm nay là một giám mục người Đức thuộc Dòng Tận Hiến Truyền giáo đã làm việc ở Paraguay gần 40 năm. Hiện ngài đang coi sóc giáo phận Chaco, một giáo phận của những người thổ dân ở Paraguay với hai phần ba là hoang mạc quanh năm thiếu nước. Giáo phận của ngài có hơn 80 nhóm thổ dân và chỉ vỏn vẹn có 11 linh mục, trong đó có 2 linh mục người thổ dân là thuộc linh mục triều và 9 vị còn lại thuộc Dòng Tận Hiến truyền giáo người nước ngoài. Vì là giáo phận truyền giáo nên không có toà giám mục, không có nhà thờ chính toà, cũng chẳng có các ban bệ như các giáo phận khác. Đây là giáo phận nghèo nhất mà chính người bản xứ Paraguay cũng không dám dấn thân.

Mở đầu cho cuộc tĩnh tâm, vị giám mục truyền giáo đã chân tình chia sẻ là ngài cảm thấy sợ khi giảng tĩnh tâm cho các tu sĩ Dòng Truyền giáo Ngôi Lời vì các cử toạ là những bậc thầy về truyền giáo, những bậc tiến sĩ trong nhiều lĩnh vực (Đây là một tâm sự rất thật vì người Âu châu ít có kiểu nói đưa đẩy và bôi trơn). Vị giám mục khiêm tốn này đã tâm sự ngài là một con người “tình cờ” từ khi chiụ chức tới giờ. Bài sai đầu tiên của ngài là ở Phi châu nhưng cuối cùng lại chuyển qua Paraguay vì một người anh em trong Dòng có bài sai đi Paraguay bị tai nạn. Rồi ở Paraguay một thời gian thì vị giám tỉnh của ngài qua đời đột ngột nên ngài được bầu lên thay thế. Rồi vị giám mục trong vùng truyền giáo của ngài bị tai nạn qua đời nên ngài được chọn làm giám mục. Vị giám mục “tình cờ” trong một giáo phận truyền giáo của người thổ dân quanh năm thiếu nước đã chia sẻ cho anh em về cuộc sống, ơn gọi và cảm nhận truyền giáo của những môn đệ Chúa Kitô ngày nay rất chân thành và lôi cuốn. Với sự khiêm tốn và những câu chuyện dí dỏm, vị giảng phòng đã thuyết phục được các anh em tu sĩ từ già đến trẻ và mang lại những bữa ăn thiêng liêng đầy bổ ích cho các cử toạ trong tuần tĩnh tâm.

Ngày tĩnh tâm cuối cùng tất cả chúng tôi đã đọc lại lời khấn hứa và phó thác cuộc đời cho Chúa dù biết rằng cuộc đời có những cạm bẫy khó lường, nhất là trong những ngày sau lễ Phục sinh, giáo hội tại Paraguay trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin mà nguyên nhân là do một số giáo sĩ cao cấp trong giáo hội sa ngã khiến giáo dân mất lòng tin vào giáo hội, cách riêng là hàng ngũ giáo sĩ. Ước mong sau cơn mưa trời lại sáng và để mọi người biết rằng Giáo hội của Chúa Kitô luôn chiến thắng và đứng vững dù trong giáo hội ấy có những con người bất toàn, tội lỗi.

(Paraguay, Mùa Phục sinh 2009)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Họa mất nước ngày càng rõ rệt: Công nhân TQ hiện diện tại Đồng Nai
Nhã Trân, phóng viên RFA
00:25 27/04/2009
Trong vài tuần qua báo chí trong nước cho hay hàng vạn công nhân Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam.

Hàng ngàn công nhân TQ hiện đang có mặt

tại các công trình các dự án lớn (Photo: RFA)


Mới đây chính quyền Đồng Nai xác nhận sự hiện diện bất hợp pháp của nhiều công nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Sự hiện diện ngày một thêm nhiều của lao động Trung Quốc ở Việt Nam nói lên điều gì và tình trạng đó có cần đựơc chấm dứt?

“Tin từ Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai cho biết vừa phát hiện khoảng 600 công nhân nước ngoài đang có mặt tại tỉnh này sau một cuộc thanh tra gần 50 doanh nghiệp trên địa bàn.

600 công nhân bất hợp pháp đa số là dân TQ

Tin từ Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai cho biết vừa phát hiện khoảng 600 công nhân nước ngoài đang có mặt tại tỉnh này sau một cuộc thanh tra gần 50 doanh nghiệp trên địa bàn. Trong số 600 người này chỉ một phần ba có giấy phép lao động, và nhiều công ty thu nhận cả đến vài trăm công nhân diện bất hợp pháp như thế.

Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai cho hay đa số các công nhân này là dân Trung Quốc, đến Việt Nam qua hình thức làm việc cho doanh nghiệp hay nhà thầu lao động nước ngoài. Một viên chức không nêu tên của Sở xác nhận:

- "Website của UBND tỉnh người ta đưa tin, đúng rồi, khi trả lời về quản lý người nước ngoài. Tôi được biết hiện nay cơ quan thanh tra của Sở đang kiểm tra việc đó. Đang kiểm tra nên chưa có số liệu. Trong quy chế thì tôi không được phép trả lời về số liệu."

“Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai cho hay đa số các công nhân này là dân Trung Quốc, đến Việt Nam qua hình thức làm việc cho doanh nghiệp hay nhà thầu lao động nước ngoài.

Trong những ngày vừa qua công luận người Việt khắp nơi đang quan ngại hiện tượng lao động Trung Quốc được đưa sang Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên. Lực lượng lao động ấy có mặt tại những công trình ở Việt Nam sau khi nhiều nhà thầu Hoa Lục thắng thầu những dự án quan trọng trong ngành xây dựng, điện lực và sản xuất hóa chất.

Thủ Tướng Việt Nam, trong một phiên họp hồi đầu tháng Tư 2009 về nhiều vấn đề kinh tế, trong đó có vấn đề lao động nước ngoài nhập cư vào Việt Nam, thừa nhận rằng tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam làm việc đang tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Hàng vạn lao động đến từ Trung Quốc

Theo tin của báo chí trong nước, số lao động đến từ Trung Quốc ít ra phải hàng vạn vì có những công trình quy tụ tới cả vài ngàn người. Sở Lao Động-Thương Binh-Xã Hội Đồng Nai cho biết số doanh nghiệp bị kiểm tra chưa đến 50 là rất nhỏ so với tổng số doanh nghiệp cả ngàn trên địa bàn tỉnh.

“Theo tin của báo chí trong nước, số lao động đến từ Trung Quốc ít ra phải hàng vạn vì có những công trình quy tụ tới cả vài ngàn người.

Bộ LĐ-TB-XH thì tuyên bố nắm được tình trạng lao động nước ngoài đến Việt Nam. Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Hoà vài hôm trước cho hay Việt Nam hiện có trên 50.000 lao động đến từ hơn 40 nước, hầu hết là các xứ Châu Á. Trong số này chỉ 70% có giấy phép hợp lệ, phần còn lại đến theo diện visa du lịch.

Trả lời phỏng vấn báo chí trong nước mới đây, ông Hoà khẳng định rằng có không ít lao động phổ thông nước ngoài sang Hải Phòng và Quảng Ninh làm việc bất hợp lệ, và số này có lúc tăng đến khoảng 2.000 người chỉ riêng ở một công trường.

Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS) ở Hà Nội cũng cho rằng lượng công nhân Trung Quốc đang có mặt ở Việt Nam không phải là ít, theo lời Viện Trưởng IDS Nguyễn Quang A:

- "Chức chắn là có khá nhiều công nhân lao động phổ thông nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam một cách bất hợp pháp. Con số cụ thể là bao nhiêu thì tôi cũng chỉ biết được qua các thông tin ở báo chí, những mà người dân có thể cảm nhận được việc này qua một số dự án mà các nhà đầu tư nước ngoài trúng thầu."

Luật pháp của Việt Nam quy định rằng lao động nước ngoài chỉ đựơc nhận nếu có bằng cấp, có tay nghề.

Thứ Trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thanh Hoà cho biết lao động nước ngoài chỉ đựơc cấp giấy phép làm việc ở Việt Nam nếu hội đủ điều kiện đó. Phó Cục Trưởng Cục Việc Làm Lê Quang Trung cũng xác nhận là quy định hiện hành của Việt Nam chỉ nhận những lao động nước ngoài có chuyên môn cao.

“Trong tình trạng này sự kiện người Trung Quốc ồ ạt vào chiếm thị trường lao động Việt Nam có thể nói là một nghịch lý và là một vi phạm luật pháp, chưa kể đến những hậu quả liên quan đến các vấn đề trọng đại hơn như an ninh quốc phòng

Cuộc khủng hoảng kinh tế đang khiến mức thất nghiệp của Việt Nam ngày một tăng. Hàng trăm ngàn người Việt Nam, dù là lao động trong nước hay lao động xuất khẩu, đã mất việc và đang lâm vào cảnh đói kém.

Trong tình trạng này sự kiện người Trung Quốc ồ ạt vào chiếm thị trường lao động Việt Nam có thể nói là một nghịch lý và là một vi phạm luật pháp, chưa kể đến những hậu quả liên quan đến các vấn đề trọng đại hơn như an ninh quốc phòng, mà công luận đang quan ngại đối với dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên.

Luật pháp không nghiêm minh

Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS) đưa ý kiến:

- "Việt Nam đã có những luật pháp quy định người nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam. Bất luận như thế nào thì người nước ngoài phải có giấy phép lao động. Lao động phổ thông vào làm việc ở Việt Nam mà không có giấy phép hiển nhiên là nó rất là có hại ở nhiều khía cạnh.

“Người ta coi thường pháp luật nên bản thân người dân cũng lại không coi trọng pháp luật nữa. Cái đấy sẽ có những hệ quả rất lâu dài. Về vấn đề an ninh quốc phòng thì tất nhiên công nhân lao động phổ thông Trung Quốc tôi nghĩ mối quan tâm đấy chính quyền phải lưu ý - Viện Nghiên Cứu Phát Triển

Cái hại trực tiếp nhất trong tình hình khủng hoảng như thế này là nhiều người Việt Nam mất việc làm, mà những công việc không phải là cao và rất nhiều người Việt Nam có thể làm được thì lại không được làm. Đấy là vấn đề xã hội rất là nghiêm trọng. Nhưng còn một vấn đề còn sâu hơn thế nữa là làm cho luật pháp không nghiêm minh, và như thế thì người dân nhìn thấy pháp luật không được nghiêm minh.

Người ta coi thường pháp luật nên bản thân người dân cũng lại không coi trọng pháp luật nữa. Cái đấy sẽ có những hệ quả rất lâu dài. Về vấn đề an ninh quốc phòng thì tất nhiên công nhân lao động phổ thông Trung Quốc tôi nghĩ mối quan tâm đấy chính quyền phải lưu ý chứ không thể bỏ qua một cách đơn giản được.

Các cơ quan chức trách phải ra tay một cách mạnh mẽ để thực hiện những quy định mà do chính nhà nước đã ban hành."

Thông tin của UBND Đồng Nai cho thấy sự kiện dân Trung Quốc sang chia phần thị trường lao động Việt Nam đang xảy ra. Chính sách của Việt Nam lâu nay không tuyển lao động phổ thông nước ngoài. Trên thực tế, nhiều nhà thầu đã đưa lao động từ nước khác vào. Những người này, hầu hết không có trình độ chuyên môn cũng không giấy phép làm việc ở Việt Nam, và đa số đều tới từ Trung Quốc.

Phó Cục Trưởng Cục Việc Làm thuộc Bộ LĐ-TB-XH, ông Lê Quang Trung vài ngày trước đây lên tiếng là những doanh nghiệp đưa lao động phổ thông vào Việt Nam làm việc trái phép, bất chấp quy định của Bộ LĐ-TB-XH sẽ bị xử phạt, còn các lao động bất hợp pháp này thì sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Cùng thời gian đó Thủ Tướng Việt Nam ra thông cáo chỉ thị Bộ LĐ-TB-XH cứu xét, bổ sung về vấn đề lao động nước ngoài tại Việt Nam nhằm hạn chế những trường hợp người nước ngoài vào làm việc tuy không được cấp phép. Các cơ quan trách nhiệm được yêu cầu xem xét, tổng kiểm tra việc sử dụng cũng như việc điều hành lao động nước ngoài, và báo cáo Thủ Tướng trước ngày 31 tháng Năm.
 
Nguy cơ Trung Quốc đối với Việt Nam
Thanh Quang, phóng viên RFA
00:39 27/04/2009
AFP PHOTO/Frederic J. Brown
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo hôm 17-4-2009, nhân chuyến sang Trung Quốc tham dự Diễn đàn Kinh tế Bác Ngao.
Trung Quốc ngày càng cho thấy những dấu hiệu lấn lướt Việt Nam, từ vấn đề biên giới Việt-Trung, vấn đề Hòang Sa-Trường Sa, rồi kế họach Trung Quốc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên.

Những nguy cơ từ Phương Bắc đó có thể đe dọa Việt Nam ra sao? Thanh Quang nêu các câu hỏi đó với Giáo sư Tạ Văn Tài là người từng dạy tại Đại Học Harvard, Hoa Kỳ.


Chủ nghĩa bá quyền

GS Tạ Văn Tài: Trung Quốc luôn luôn là bá quyền từ mấy ngàn năm, khi thì tỏ thái độ quyết liệt hay có khi mềm dẻo nhưng mà sẽ là tằm ăn rỗi. Thái độ đó trong những năm gần đây thì đấy là cái thói quen từ cổ chí kim của Trung Quốc. Điều đấy không lấy gì đáng ngạc nhiên. Tôi lấy thí dụ việc phát triển hạm đội và quân sự của Trung Quốc thì họ đã làm từ bao nhiêu năm nay rồi.

Gần đây chính Hoa Kỳ cũng phải để ý đến vấn đề lực lượng quân sự của Trung Quốc, còn Trung Quốc thì họ yêu cầu bàn thảo giữa hai bên về tăng ngân sách quốc phòng như thế nào để có việc thông cảm dễ dàng hơn, đặc biệt là về vấn đề họ dùng hình thức biện pháp mạnh hay đe doạ để khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển, hay là dùng những áp lực mạnh để đặt mốc biên giới.

Đấy là những hình thức áp lực của Trung Quốc. Và không những áp lực đối với Việt Nam đến nỗi ông Bush phải tuyên bố là chúng tôi sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải Việt Nam khi ông thủ tướng Việt Nam qua Mỹ. Vì thế cho nên khuynh hướng dùng áp lực mạnh có hàm ý về quân sự là lối thương lượng thói quen của Trung Quốc. “Trung Quốc luôn luôn là bá quyền từ mấy ngàn năm nay. Vì thế cho nên khuynh hướng dùng áp lực mạnh có hàm ý về quân sự là lối thương lượng thói quen của Trung Quốc. GS Tạ Văn TàiVấn đề như là đối với các nhà đầu tư ngoại quốc thì họ doạ trên vấn đề dầu lửa, chẳng hạn nếu mà khai thác chung với Việt Nam thì quyền lợi dầu lửa của quý vị sẽ bị nguy hiểm. Tức là họ dùng đủ hình thức áp lực mà đàng sau luôn luôn có đe doạ về quân sự, bởi vậy Việt Nam cần phải thân thiện với Hoa Kỳ vì lực lượng Hoa Kỳ sẽ là đối trọng với Trung Quốc.

Nhưng mà trong giới lãnh đạo VN thì những người thân Trung Quốc có thể dùng sức mạnh của phe của mình để loại trừ những người không sợ Trung Quốc và chống báng Trung Quốc ra khỏi những chức vụ trong đảng hay trong chính quyền.

Trung Quốc xúi một phần trong lãnh đạo lật đổ bằng cách thí dụ như đưa ra Uỷ Ban Trung Ương hay đưa ra Quốc Hội bỏ cái chức của ông có vẻ chống Trung Quốc. Thành ra người này người kia ngó nhau, sợ nhau. Đó là cách Trung Quốc thao túng chính trường Việt Nam.

Thanh Quang : Nếu đi vào cụ thể thêm một chút thì trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng về thương mại lẫn chính trị trong khu vực thì Bắc Kinh hiện cũng đang ráo riết đầu tư rất mạnh vào Việt Nam, nhất là nhắm vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và đưa công nhân Trung Quốc tới cả khu vực chiến lược nhạy cảm của Việt Nam. Giáo Sư nhận xét ra sao về những hoạt động như vậy của Trung Quốc?

GS Tạ Văn Tài : Trung Quốc rất là tham lam về vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên. Và như có lần tôi nói trên đài phát thanh là mình đi trong các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải thấy xe hơi chạy nườm nượp 4 lằn trên xa lộ, có khi 8 lằn đường luôn, như vậy là Trung Quốc tiêu thụ nhiên liệu còn hơn bên Mỹ trong những năm tới.

Vì vậy mà họ đi bất cứ nơi nào trên thế giới, từ Miến Điện đến Sudan mà không cần để ý đến những sự vi phạm về nhân quyền của các chính phủ ở những nước đó, như tại Miến Điện hay Sudan ở vùng Dafur. Họ chỉ cần biết tới anh cầm quyền cho vô khai thác là họ khai thác để thu lợi tài nguyên thiên nhiên. “Tôi không sợ sự Nam tiến của Trung Quốc bởi vì nước Việt Nam không chìm xuống biển đâu, nó không bị ông Trung Quốc tràn ngập đâu. Nói xin lỗi ngày xưa ở Miền Bắc họ sợ, sợ Trung Quốc vì dựa vào Trung Quốc nhiều quá. GS Tạ Văn TàiVới Việt Nam cũng vậy, họ đưa đề nghị khai thác bauxite của Việt Nam, nhưng mà nghe nói ở bên Trung Quốc có đến năm sáu dự án bauxite họ bỏ đi rồi vì cái tai hại về môi trường. Họ bỏ đi để cho môi trường của họ không bị độc hại và họ sang Việt Nam họ khai thác, mặc kệ dân ngoại quốc vì họ đâu cần gì để ý tới.

Đe dọa Việt Nam?

Thanh Quang: Thưa Giáo Sư, khi Trung Quốc ngày càng có nhiều dấu hiệu lấn lướt Việt Nam như vậy, thì dư luận người Việt trong và ngòai nước bày tỏ quan ngại về chiến lược có thể hiểu là “Nam tiến” từ từ của Bắc Kinh, để sau cùng sẽ thôn tính Việt Nam. Giáo Sư có quan ngại về điều này không?

GS Tạ Văn Tài: Tôi không sợ sự Nam tiến của Trung Quốc bởi vì nước Việt Nam không chìm xuống biển đâu, nó không bị ông Trung Quốc tràn ngập đâu. Nói xin lỗi ngày xưa ở Miền Bắc họ sợ, sợ Trung Quốc vì dựa vào Trung Quốc nhiều quá.

Nói xin lỗi, ông bác sĩ Tôn Thất Tùng kỳ cựu ở đất Bắc vô Miền Nam nói với người bà con của một luật sư trưởng văn phòng (mà tôi là phó) ở Sài Gòn, nói là sợ lắm khi Trung Quốc đánh vùng biên giới năm 1979, những người cán bộ lớn di cư vợ con vào Miền Nam, trong đó có một ông thứ trưởng bộ tư pháp di cư vào nhà của bà con ở trong Nam.

Vậy thì có sợ Trung Quốc nhưng trong lịch sử xâm lăng của Trung Quốc khi chạm vào Việt Nam thì cũng vuớng phải sự chiến đấu mãnh liệt của quân đội Việt Nam, ví dụ như vùng biên giới năm 1979 họ chết nhiều đến nỗi chính ông Đặng Tiểu Bình đã phải đặt ra chính sách tứ canh tân, mà một trong các canh tân quan trọng nhất là canh tân quân đội.

Nói lại là không bao giờ có chuyện Trung Quốc xâm lăng được một phần đất lớn nào của Việt Nam, cùng lắm là tằm ăn rỗi một vài cái đảo. Nếu hải quân Trung Quốc có sức mạnh hơn hải quân Việt Nam thì nay chiếm một đảo, mai chiếm một đảo như cách tắm ăn rỗi thôi.

Cao nguyên thì không phải là lối chiến tranh quy ước như ngày xưa nữa, tức là đem đại quân vô chiếm cao nguyên rồi từ trên cao đó đánh xuống vùng đồng bằng. Không có cái chuyện đó nữa đâu. Thành ra chả có gì phải sợ vấn đề quân sự. “Nhân dân Việt Nam có sợ gì Trung Quốc đâu, họ còn biểu tình đấy. Những người sợ là trong giới lãnh đạo. Ông nào mà thân Trung Quốc thì phải bàn tới bàn lui. GS Tạ Văn TàiCòn nếu mà đánh như vậy thì cả dư luận thế giới nhốn nháo lên. Mỹ đem đại quân vào Iraq mà rốt cuộc cũng phải tìm đường rút lui.

Thanh Quang: Thưa Giáo Sư, theo giới lãnh đạo VN thì việc để cho TQ vào khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên là “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”. Và phản ứng của nhiều thành phần dân chúng trước hành động lấn lướt của Bắc Kinh đã bị Hà Nội ra sức ngăn chận. Nói chung, Giáo Sư có nhận xét như thế nào về phản ứng của chính phủ VN trước những rắc rối phát xuất từ Phương Bắc như vậy?

GS Tạ Văn Tài: Như tôi đã nói là nhân dân Việt Nam có sợ gì Trung Quốc đâu, họ còn biểu tình đấy. Những người sợ là trong giới lãnh đạo. Ông nào mà thân Trung Quốc thì phải bàn tới bàn lui.

Nhưng mà bây giờ nếu đồng bào hải ngoại và đồng bào trong nước cứ đặt vấn đề, kể cả cái hội thảo của giới trí thức, rồi đại tướng Võ Nguyên Giáp, cứ làm áp lực thì những người vị nễ Trung Quốc chắc họ cũng phải xét lại vấn đề mà thôi.

Thanh Quang: Xin cảm ơn GS Tạ Văn Tài.
 
Báo Hà Nội Mới tấn công và lên án LM Khải "'kích động nhân dân chống phá Nhà nước và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc"'
Trích Hà Nội Mới
03:30 27/04/2009
LTS: Cùng với việc liên tục gởi thư buộc cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, phát ngôn viên của Dòng Chúa Cứu Thế phải ra làm việc với cơ quan an ninh điều tra Công An Hà Nội về “một số tài liệu liên quan đến ông (Nguyễn Văn Khải)”, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ đạo cho báo chí mở một đợt tấn công mới nhắm trực diện vào các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế.

Dưới đây là hai bài liên tiếp đăng trên tờ Hà Nội Mới là cơ quan thông tin của thành ủy thành phố Hà Nội trong hai ngày Chúa Nhật 26/4 và Thứ Hai 27/4.

Bài thứ nhất tấn công cha Phêrô Nguyễn Văn Khải và tập thể các linh mục DCCT tại Thái Hà. Bài thứ hai tấn công linh mục Lê Quang Uy, DCCT Sàigòn.


Dưới chiêu bài dối trá “cầu nguyện cho công lý”



(HNM) - Những ngày này, nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài đang có nhiều hoạt động thiết thực hướng về Tổ quốc, kỷ niệm Ngày chiến thắng 30-4. Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại chặng đường đã qua, vui mừng trước những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trong đó có những thành tựu về dân chủ, tự do tôn giáo, tín ngưỡng được dư luận quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Thế nhưng, trên trang web Chuacuuthe, một số linh mục Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam và Giáo xứ Thái Hà tán phát những bài viết với giọng điệu hằn học, phản động, chống đối chế độ, coi thường chính quyền, lợi dụng dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động bà con giáo dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, cố tình can dự vào các vấn đề chính trị của đất nước với dụng ý xấu. Thậm chí, Nhà thờ Thái Hà còn ngang nhiên ra Thông cáo tổ chức một cuộc cầu nguyện vào tối 25-4-2009 để kêu gọi giáo dân hiệp thông.

Trong Thông cáo, với vai trò là phát ngôn viên của Giáo xứ Thái Hà, linh mục Nguyễn Văn Khải hỗn xược nêu lý do cần phải cầu nguyện là vì "hiện tượng bất công tràn lan trên khắp đất nước; trước sự kiện môi trường sống của đồng bào, đặc biệt của anh chị em dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đang có nguy cơ bị hủy hoại do chủ trương khai thác bô-xít ở đây; trước sự kiện đất đai ở nhiều nơi trong đó có Giáo xứ Thái Hà đang bị ngang nhiên lấn chiếm...".

Với những ai theo dõi hành vi và lời nói của linh mục Nguyễn Văn Khải từ trước đến nay sẽ chẳng khó khăn gì mà không nhận ra ngay, cái mà linh mục Khải gọi là "bất công" thực chất là sự hằn học trước kết quả của phiên xét xử phúc thẩm 8 giáo dân phạm tội "Gây rối trật tự công cộng" và "Phá hoại tài sản" tại 178 Nguyễn Lương Bằng. Kết quả của phiên tòa đã tỏ rõ sự công minh của pháp luật, đồng thời thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước đối với những giáo dân do kém hiểu biết, thiếu thông tin, bị kẻ xấu kích động mà vi phạm pháp luật. Một phiên tòa được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận xã hội, thế nhưng lại không như ý muốn của linh mục Nguyễn Văn Khải cũng như sự dày công chuẩn bị những màn kịch "gây áp lực với chính quyền" của Nhà thờ Thái Hà.

Để chuẩn bị cho cuộc "đấu tranh đòi công lý" cùng với 8 bị can, Nhà thờ Thái Hà đã cho chuẩn bị 5 nghìn cành vạn tuế, 5 nghìn bức ảnh Đức Mẹ Công lý (đã được phát hết trong buổi sáng) và 8 nghìn bánh mỳ (được phát hết trong buổi trưa) và ước tính có khoảng 10 nghìn người tham dự... như lời linh mục Khải đã hỉ hả tường trình bề trên về cuộc ra tòa của 8 giáo dân ngày 27-3-2009.

Cũng chẳng có gì lạ khi linh mục Khải tỏ ra rất phấn khích khi đã kích động, lôi kéo được hàng ngàn giáo dân kéo về trước cửa tòa án, nhằm gây thanh thế, gây sức ép với chính quyền, làm tắc nghẽn giao thông suốt buổi sáng tại một cửa ngõ quan trọng của thành phố, bởi tính chất phản động, coi thường chính quyền, tìm mọi cách để kích động lật đổ chế độ của linh mục Nguyễn Văn Khải đã được bộc lộ rất rõ trong các trả lời phỏng vấn của linh mục này với Đài RFA trước đó. Ngày 10-2-2009, khi trả lời phỏng vấn Đài RFA, linh mục Khải cho rằng "nhà cầm quyền phải chấp nhận đau thương, chấp nhận lột xác, dân tộc mới có tương lai tươi sáng hơn". Khi gặp mặt chính quyền quận và thành phố để đối thoại về vấn đề đất đai tại 178 Nguyễn Lương Bằng, linh mục Nguyễn Văn Khải luôn "nhã nhặn" nói rằng các linh mục và giáo dân luôn kiềm chế, việc làm của các giáo dân là tự phát, các linh mục không xúi giục. Thế nhưng, người ta lại thấy, trong đám đông giáo dân tụ tập cầu nguyện trái phép tại khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng, ở giữa luôn có mặt linh mục Khải hô hào, kích động giáo dân.

Trong bản Thông cáo, một lý do nữa mà Nhà thờ Thái Hà thấy "bức xúc" cần phải tổ chức giáo dân cầu nguyện đó là: "Cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt nhận ra tác hại về môi sinh về kinh tế cũng như về an ninh quốc phòng của dự án bô-xít ở Tây Nguyên... để từ đó ngừng dự án".

Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bô-xít là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX đến Đại hội X của Đảng. Bộ Chính trị đã nhiều lần bàn bạc và ra nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành công nghiệp bô-xít, nhôm phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Tiếp thu ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Quy hoạch vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007 - 2015 trên cơ sở bảo đảm hiệu quả KT-XH, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh, quốc phòng phù hợp với yêu cầu phát triển của cả nước và khu vực Tây Nguyên... Có thể khẳng định, việc triển khai dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là một quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước. Quá trình xây dựng quy hoạch đã được tiến hành đúng trình tự pháp luật, đã tổ chức các hội thảo lấy ý kiến công khai của nhân dân và các nhà khoa học.

Thế nhưng, các linh mục của Dòng Chúa Cứu thế đã xuyên tạc về ý nghĩa và hiệu quả của dự án, nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, gây mâu thuẫn giữa nhân dân khu vực có dự án với nhà đầu tư. Việc Nhà thờ Thái Hà, thông qua phát ngôn viên là Nguyễn Văn Khải, kêu gọi giáo dân cầu nguyện "Cho bất công sớm chấm dứt, sự thật được tôn trọng, công lý và hòa bình sớm được hiển trị trên quê hương Việt Nam" thực chất là hành vi chống lại các chủ trương, chính sách hợp tác quốc tế, kêu gọi đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước.

Thư chung Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2001 với chủ đề "Để họ được sống và sống dồi dào" (Ga 10, 10) nhấn mạnh: "Để yêu thương và phục vụ, trước hết ta phải tiếp tục đường hướng đồng hành với dân tộc, đồng cảm, chia sẻ hy vọng và lo âu của dân tộc trong tiến trình phát triển xã hội và thăng tiến con người. Ta không nhìn những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục như những kẻ đứng ngoài cuộc, nhưng nhận đó là những vấn đề của ta và chủ động góp phần giải quyết... bởi vì ta là thành viên của cộng đồng dân tộc với tất cả quyền lợi và nghĩa vụ".

Dư luận xã hội nói chung và dư luận của hơn 6 triệu đồng bào công giáo chân chính sống "Kính Chúa, yêu nước" đang hết sức phẫn nộ trước việc một số linh mục Dòng Chúa Cứu thế đang lợi dụng dân chủ, tự do tôn giáo, tín ngưỡng kêu gọi chống phá Nhà nước, kích động khiếu kiện, coi thường kỷ cương pháp luật, không tôn trọng và bất hợp tác với chính quyền. Các linh mục Nhà thờ Thái Hà mà cụ thể ở đây là linh mục Nguyễn Văn Khải là ai, tự cho mình có quyền gì mà được phán xét các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, đánh giá những thành quả của công cuộc đổi mới? Trong những lần gặp chính quyền, linh mục Nguyễn Văn Khải luôn cao giọng nói rằng: "Chúng tôi là những người tu hành, giảng dạy đạo lý, nếu chúng tôi không tuân theo pháp luật thì không nói được ai. Chúng tôi dạy dân sâu hơn cả pháp luật nữa là tuân theo đạo đức, tuân theo lương tâm mình". Và ngay trong Thông cáo, linh mục Khải cũng dẫn lời Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam: "Chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình". Đạo đức, lương tâm ư? Đồng hành cùng dân tộc ư? Đấy chẳng qua chỉ là sự ngụy biện vô liêm sỉ.

Trong Luật Báo chí có quy định rõ: "Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí; quyền tự do ngôn luận", đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tự do báo chí, ngôn luận để "kích động nhân dân chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc". Những trang web phản động nêu trên cần phải bị loại bỏ; những kẻ có mưu đồ chính trị đen tối, tự tách mình ra khỏi khối đại đoàn kết dân tộc, lợi dụng dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận để chống phá cách mạng phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.

Anh Quang

Lật mặt kẻ bịa đặt

27/04/2009 07:09

(HNM) - Những ngày gần đây, dư luận xã hội rất bất bình với những bài viết mang đầy tính kích động, chống chính quyền trên trang web của Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam.

Với tiêu đề "Hãy cứu lấy Tây Nguyên khỏi thảm họa bô-xít đỏ", linh mục Lê Quang Uy, Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam đã tung những lời lẽ xằng bậy, bóp méo sự thật khi trắng trợn cho rằng: "Mọi quyết định vận hành kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của đất nước này dần dần trở nên hỗn loạn, vô đạo đức, mất lương tri". Và: "Ở Việt Nam, bao nhiêu năm nay người ta cứ lải nhải tuyên truyền, ấn vào mấy thế hệ liên tiếp thời hậu chiến cái luận điệu rằng thì là đất nước mình còn nghèo, còn đang phải ra sức và từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh...".

Là người Việt Nam, sao Lê Quang Uy có thể lãng quên đến ngớ ngẩn rằng, dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng ác liệt của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, để phán xét bừa bãi như vậy?

Hàng chục năm sau chiến tranh, trên mỗi mảnh đất, trong mỗi con người Việt Nam vẫn còn đó những hậu quả nặng nề. Linh mục Uy có biết hay cố tình không biết? "Nỗi đau da cam" vẫn hiển hiện đến tận hôm nay, làm nhức nhối mọi người dân Việt Nam và những người có lương tri, yêu chuộng hòa bình công lý trên khắp thế giới. Nhắc lại để cho linh mục Uy được rõ, từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam. Với số lượng rất lớn chất độc hóa học được rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài với nồng độ cao, không những làm chết cây cối, động vật gây ô nhiễm môi trường mà còn làm biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên. Và đặc biệt để lại những di chứng đau thương cho con người. Tòa án Bertrand Roussel cũng như Hội nghị Paris năm 1970 đã lần đầu tiên nêu lên trước dư luận thế giới về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ tại Việt Nam, gọi đích danh đó là "cuộc chiến tranh hủy diệt môi trường, hủy diệt hệ sinh thái và con người" ở Việt Nam.

Ông Uy có cách nhìn lệch lạc nên thấy thực tiễn đất nước chỉ có màu đen. Cứ xem cách ông Uy nhận xét về việc mở rộng diện tích nuôi tôm xuất khẩu; chương trình đánh bắt xa bờ và xây dựng các đường giao thông thì rõ.

Theo linh mục Uy, "Người ta khuyến khích phá đê ngăn mặn để lấy nước vào hồ nuôi tôm tăng lãi suất để rồi tôm thì chết mà cả một vùng đồng bằng bao la ngày xưa phải khắc phục ngọt hóa..." và tất nhiên khi viết như vậy, linh mục này đã cố tình quên đi những thành tựu mà ngành thủy sản đạt được trong những năm qua. Năm 2008, chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bãi tài chính toàn cầu, nhưng theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến tháng 12, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước vẫn đạt 4 tỷ USD. Và với mức tăng trưởng hơn 13%/năm, Việt Nam từ vị trí thứ 11 đã vươn lên hàng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu thủy sản.

Trắng trợn hơn, linh mục Uy lớn tiếng phê phán một dự án xây dựng xa lộ hiện đại dọc theo đất nước. Những muốn ám chỉ Dự án đường Hồ Chí Minh là "không những tốn kém tỷ tỷ, còn phá hoại vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn, khiến đất đai cằn cỗi, thêm lũ đá, hạn hán...". Những ai có dịp đi lại nhiều trên quốc lộ 1A đều biết, cứ đến mùa mưa bão, nhiều đoạn thường bị ngập lụt, chính vì vậy cần có một con đường khác song song để kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông những khi mưa lũ. Con đường này cùng với quốc lộ 1A tạo nên hệ thống giao thông huyết mạch của đất nước, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển KT-XH, khai thác lợi thế tiềm năng kinh tế các vùng miền của Tổ quốc.

Những ngày này, khắp nơi đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, con đường huyền thoại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Với những người lính Trường Sơn nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, việc phê phán chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước khi xây dựng đường Hồ Chí Minh CNH - HĐH không chỉ đơn thuần là sự thiếu hiểu biết mà còn thể hiện lối tư duy của một kẻ vong ơn, bội nghĩa, đi ngược lại truyền thống, đạo lý tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.

Câu hỏi được đặt ra là sau hàng loạt sự bịa đặt trơ trẽn, bóp méo sự thật một cách trắng trợn như vậy, linh mục Lê Quang Uy muốn nói lên điều gì? Chẳng có gì khác là muốn kích động, kêu gọi chống đối chính quyền, Uy cho rằng: "Lúc này đây, tuy đã chậm trễ rồi... người Công giáo không thể cứ mãi bên lề cuộc sống trong sự e ngại, không thể cứ mãi chờ đợi lẫn nhau mà không ai dám quyết định một việc gì thiết thực và can đảm".

Ai là người đang đứng bên lề? Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng trì trệ về kinh tế và đang vươn lên với một tốc độ mạnh mẽ, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao, đặc biệt, dư luận quốc tế đánh giá cao những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong thực hiện dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hòa trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, đồng bào Công giáo Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống sống "Tốt đời đẹp đạo", đoàn kết và đồng hành cùng dân tộc, kề vai sát cánh cùng toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT- XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Truyền thống sống "Tốt đời đẹp đạo", "Đồng hành cùng dân tộc" của người Công giáo còn được thể hiện sâu sắc qua các đường hướng hành đạo tiến bộ, tích cực: "Kính Chúa, yêu nước", "Sống Phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào" của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Đồng bào Công giáo ở các địa phương luôn quan tâm, theo dõi và có những đóng góp thiết thực vào các hoạt động chính trị, KT-XH của đất nước, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân, đóng góp ý kiến xây dựng đất nước thông qua các tổ chức chính trị, các đoàn thể, chính quyền địa phương... Những giáo dân kính Chúa, yêu nước không hề "đứng ngoài lề" và càng không có chuyện lên mạng hô hào đòi "làm một việc gì đó thiết thực và can đảm". Và cũng không một ai "trăn trở, xót xa với vận mệnh quê hương và dân tộc" theo kiểu của Lê Quang Uy là vội vã bay từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội để cùng với các linh mục Nhà thờ Thái Hà kích động giáo dân lấn chiếm đất trái phép, hủy hoại tài sản, tụ tập cầu nguyện trái pháp luật, gây mất trật tự công cộng... Rồi với giọng điệu kích động, bịa đặt và thông tin sai lạc, Lê Quang Uy xăng xái công khai kêu gọi ghi danh "Hãy cứu lấy Tây Nguyên". Đó có phải là cách để Lê Quang Uy thể hiện rằng mình "không đứng bên lề"?

Mang quốc tịch Việt Nam, nhưng linh mục Lê Quang Uy đã không tự ý thức được hết quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Lê Quang Uy đã bịa đặt, xuyên tạc sự thật, cố tình bóp méo những việc làm đang diễn ra bình thường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với mưu toan chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kêu gọi lật đổ chế độ... Với những kẻ cố tình bơi ngược dòng như thế, dư luận xã hội đòi hỏi pháp luật phải có biện pháp nghiêm khắc, không thể để tiếp diễn những hành vi vi phạm pháp luật làm tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc, đến lợi ích của đất nước và công cuộc xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Anh Quang
 
Âm mưu một bài báo
Phong Thương
03:54 27/04/2009
Báo Hà Nội Mới ngày 26-4 vừa qua lại một lần nữa chứng tỏ là tên xung kích của Thành Uỷ khi đưa bài xuyên tạc và bôi nhọ những người giáo dân và tu sĩ Thái Hà một cách điên cuồng đầy hằn học của kẻ có quyền lực nhưng bị coi khinh. Trong khi các tờ báo khác đang nêu những việc tốt, phản ánh tình trạng xã hội phục vụ nhu cầu thông tin của đại bộ phận quần chúng nhân dân, thì tờ Hà Nội Mới không có khả năng gì hơn được, để tồn tại được phải nên gân sức phục vụ ông chủ quản lý mình được hài lòng bằng việc làm đê hèn là “vu khống, đặt điều và quy kết tội người khác thay cho toà án”.

Mở đầu bài báo này dùng hình ảnh ngày 30-4 là ngày chiến thắng của cả nước, và ca ngợi những thành tựu mà Đảng CSVN đã mang lại cho đất nước. Điều này chỉ cần bỏ ra chút thời gian đi xe ôm, ngồi quán nước, ăn bát bún…các bạn sẽ thấy người dân Việt Nam đánh giá báo Hà Nội Mới nói đúng hay sai. Nhân đây cũng nói rằng tại sao báo Hà Nội Mới to mồm nhắc tới kỷ niệm ngày 30-4 bằng dòng tít đậm nhưng ngày 17-2 báo Hà Nội Mới không nhắc đến.Thậm chí báo Hà Nội Mới không những không nhắc đến ngày 17-2 chống quân xâm lược Trung Quốc mà còn ca ngợi tên tướng Tầu Hứa Thế Hữu đã chỉ huy trực tiếp cuộc chiến xâm lược làm hơn 20 nghìn người lính Việt Nam tử trận, hay những tội ác giết đàn bà trẻ con vất xuống giếng nước của lính TQ do Hứa Thế Hữu cầm đầu.

Tiếp đến tờ báo còn ca ngợi chủ trương cho hàng vạn thanh niên Trung Quốc sang Việt Nam vào Tây Nguyên khai thác quặng bô xít là một chủ trương đúng đắn. Hà Nội Mới ngang nhiên cho rằng những phản đối về chính sách này của bất kỳ ai là sự phá hoại đường lối, chính sách của Đảng. Một ngạo mạn đầy ngông cuồng bất chấp sự thật là trước đó bao nhiêu tờ báo đã đưa những bài phản đối của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Nực cười nhất là báo Hà Nội Mới quá coi thường sự hiểu biết của người dân khi đưa thông tin nói rằng: Dự án bô xít Tây Nguyên được làm sau hội thảo của các nhà khoa học, được lấy ý kiến công khai từ nhân dân đến các nhà khoa học. Ai cũng thấy rằng hội thảo hồi tháng 3 vừa rồi tại khách sạn Melia – Hà Nội chỉ là biện pháp hợp thức hoá đầy khiên cưỡng cho cái dự án đã được thực hiện từ đời nào. Còn ý kiến nhân dân thì chúng ta hãy xem những bản kiến nghị mà người dân đang vận động nhau ký tên phản đối. Không biết cái “ý kiến công khai” mà báo Hà Nội Mới nói là lấy của nhân dân nào, của nhân dân Trung Quốc chăng? Tất nhiên là dân Trung Quốc đồng ý khi bỗng dưng có hàng chục ngàn việc làm cho người lao động Trung Quốc trong thời buổi thất nghiệp tràn lan này. Chứ đại đa số bộ phận người dân Việt Nam yêu nước không thể nào đồng tình. Báo HNM đã lợi dụng phương tiện đang có của mình mà bịa đặt, xúc phạm đến ý chí của toàn bộ dân tộc, thông tin sai lệch hoàn toàn về tâm nguyện của toàn thể nhân dân Việt Nam đang tha thiết vì sự an nguy đất nước.

Quan tâm đến vận mệnh đất nước là trách nhiệm không loại trừ bất cứ ai. Bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào lên tiếng nói vì sự an nguy của đất nước mình đều hoàn toàn hợp pháp và đáng để khuyến khích ca ngợi. Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khẳng định điều này không những chỉ một lần. Mỗi khi đất nước đứng trước khó khăn như suy thoái kinh tế, chống giặc ngoại xâm, thiên tai lũ lụt lời kêu gọi đều đưa đến bất kỳ mọi cá nhân, tổ chức nào. Đất nước là của hơn tám mươi triệu người dân Việt Nam chứ không phải là độc quyền của một vài triệu người có quyền thế.

Báo HNM gần cuối có nhắc đến mưu đồ chính trị trong vụ bô xít. Điều này nếu suy ngẫm về lợi ích kính tế trong dự án Bô Xít Tây Nguyên như các nhà khoa học chứng minh và ngay tại hội thảo cũng đã nói là lãi suất không đáng kể. Một dự án kinh tế mà hiệu quả kinh tế cực thấp, ảnh hưởng đến môi trường, văn hoá, an ninh quốc phòng liệu có phải mà có mưu đồ chính trị hắc ám là chủ trương chính hay không ?

Bài báo có trích dẫn thư của Hội đồng Giám Mục năm 2001.

Nếu đã biết trích như vậy mà còn lên án cuộc cầu nguyện cho Tây Nguyên của giáo dân Thái Hà đúng là chỉ có những kẻ phản động, đi ngược lại lợi ích đất nước, dân tộc để lấy lòng ngoại bang mới có những lời quy kết buổi cầu nguyện đó một cách sống sượng bất chấp lý lẽ như vậy.

Có lẽ báo HNM không phải ngẫu nhiên khi lôi không khí ngày 30-4 để mở đầu bài báo hèn hạ vu khống người giáo dân, khi mà các giáo dân đang lo toan cho mái nhà Tây Nguyên bởi dự án cực kỳ thiếu thuyết phục. Có nhiều cách để mở đầu cho một bài báo, bài viết mà không làm thay đổi phần nội dung chính. Nhưng báo Hà Nội Mới chọn bầu không khí 30-4 là nhân tiện cố tình để khoét sâu mâu thuẫn với Hoa Kỳ với Việt Nam. Ngay lúc các sĩ quan hải quân Việt Nam vừa đi thăm chiến hạm sân bay USS.John C.Stennies trong bầu không khí thân thiện và hữu hảo, mộtchiến hạm có những quân nhân là người Mỹ gốc Việt.

Tại sao báo HNM ca ngợi dự án Bô Xít mà Trung Quốc tham gia, đồng thời vu cáo giáo dân Thái Hà mở đầu qua lời ca ngợi ngày 30-4.?

Hãy tự mình đặt câu hỏi, báo Hà Nội Mới đại diện cho thế lực nào. Và trong những chủ thể liên quan trong bài viết này ai là kẻ mưu đồ chính trị, làm tổn hại đến đất nước, ai câu kết với ngoại bang ( ngoại bang nao?) để âm mưu tham vọng quyền lực.

Báo HNM cao giọng thay toà án đòi kết tội một người mà chưa bị toà án kết tội. Đồng thời kêu gọi phá hoại trang web của Dòng Chúa Cứu Thế, Giáo Xứ Thái Hà… là một hành động lố bịch bộc lộ thủ đoạn xấu xa, bẩn thỉu vừa ăn cướp vừa la làng. Vừa già mồm buộc tội người khác, vừa đòi bịt miệng không cho họ thanh minh. Y hệt tính chất tranh luận xử phúc thẩm tám giáo dân Thái Hà ngày 27-3 vừa qua tại Hà Đông. Qua đây người khách quan càng nhìn rõ tâm địa và bản chất của báo HNM và những kẻ có quyền lực đứng đằng sau.
 
Linh mục Khải và Anh Quang – Người nói dối đã bị thu hồi
Jos. Nguyễn Thái Hà
04:13 27/04/2009
Là một công dân thủ đô Hà Nội, buổi sáng tôi vẫn hay ra quầy báo gần nhà mua mấy tờ báo. Sáng nay người bán báo vội nói: “Bác mua Hà Nội mới nhanh lên kẻo họ đến thu hết bây giờ ?” Ngạc nhiên hỏi lại thì được người bán báo cho biết là có người đã đến các quầy báo khác thu hồi lại toàn bộ các tờ báo Hà Nội mới ra hôm nay ngày 26 tháng 4 năm 2009 vì “có điều gì đó nói sai về các Cha ở Thái Hà”

Ít khi mua báo Hà Nội mới nhưng nghe vậy tôi liền tò mò mua một tờ. Sau khi trả tiền và chắc chắn cầm tờ báo tôi mới vào quán cà phê cẩn thận đọc bài viết: “Dưới chiêu bài dối trá “Cầu nguyện cho công lý” của tác giả Anh Quang.

Đọc qua bài báo tôi thấy đây là một bài báo tấn công những linh mục DCCT rất mạnh mẽ. Vậy thì tại sao một tờ báo của Đảng cộng sản nổi tiếng về những bài viết đấu tố các Cha DCCT, xuyên tạc xuất sắc đến mức được khen thưởng thì tại sao lại bị thu hồi ?

Đọc kỹ lại một lần nữa, thì thấy rõ lý do.

À hóa ra đúng là tác giả viết kiểu gì mà càng đọc kỹ lại càng nghe thấy chính ông ấy là “phản động”. Tại một tờ báo Đảng để lên án các Cha DCCT mà sao thấy toàn trích những đoạn của Cha Nguyễn Văn Khải chính xác và hợp lý quá. Những đoạn trích trong ngoặc kép của Cha đọc thấy rất đắc ý.

Ngược lại người đọc thấy đẳng cấp của người viết tồi đến mức chỉ giống như một mụ hàng tôm hàng cá, chửi toáng lên mà không có một kiến thức lô gic nào. Càng đọc người ta càng thấy tác giả sai mà Cha Khải và Dòng Chúa cứu thế lại đúng. Thì ra là như vậy cho nên Tòa báo mới tức tốc cho người đi mua gom lại hết.

Thật vậy, đọc kỹ tôi mới thấy tác giả đưa hàng loạt từ ngữ sáo rỗng như: “hỗn xược, hằn học, kích động, lôi kéo, hỉ hả…” để chỉ trích Cha Khải. Trong khi đó các đoạn trích của Thông báo của Cha Nguyễn Văn Khải rất đúng mực và chính xác ví dụ như: “môi trường sống có nguy cơ bị hủy hoại” khi nói về Bauxit ở tây nguyên và “tường trình chi tiết trung thực về phiên tòa” “dạy giáo dân tuân theo đạo đức, theo lương tâm…”.

Tôi đã đọc thông báo tường trình của Cha Khải về Phiên tòa thì thấy đó là bản tường trình rất chân thực. Thậm chí tôi còn xem được Video Cha Khải ngồi trong xe cảnh sát để dẹp đường cho giao thông được thuận lợi.

Càng đọc tiếp tôi lại càng thấy tác giả rất mâu thuẫn với chính mình vì tác giả đã dùng chính bức thư chung của Hội đồng giám mục Việt Nam năm 2001 “phải tiếp tục đường hướng đồng hành cùng dân tộc, đồng cảm chia sẻ hy vọng và những lo âu của Dân tộc trong tiến trình phát triển xã hội” Nhưng lại quy kết rằng những việc làm của các Cha Dòng Chúa Cứu thế là phá hoại khối đoàn kết, chống lại các chủ trương chính sách của Nhà nước. Thực tế giáo dân nào thờ ơ trước vận mệnh của dân tộc là người đi ngược lại tinh thần của thư chung và với tư cách công dân là đi ngược lại với tinh thần công dân.

Thực tế tôi thấy những việc của các Cha DCCT làm là hoàn toàn cần thiết, là quan trọng. Kêu gọi bảo vệ môi trường sống, ngăn chặn những hành vi đi ngược lại với lợi ích của Dân tộc của nhà cầm quyền là những điều hoàn toàn đúng theo tinh thần của bức Thư chung của HĐGM.

Tác giả thật hồ đồ khi nói rằng các giáo dân đã phẫn nộ và phản đối hoạt động của Các cha DCCT. Tác giả không đến nhà thờ để xem khi Cha giảng lễ nhân dân đã vỗ tay hoan hô nhiệt liệt như thế nào. Riêng ngày hôm qua, thứ 7 đã có 3 lần Cha giảng giữa chừng bị ngắt ngang vì tiếng hoan hô bột phát của toàn thể giáo dân.

Rõ ràng chủ trương khai thác Bauxite đang bị hầu hết các tầng lớp nhân dân phản đối: Từ vị tướng cao cấp là công thần của chế độ cho đến những người lính binh nhì. Từ người nông dân ít học đến các nhà khoa học tài cao học rộng. Từ đồng bào trong nước đến quốc tế, từ đồng bào Phật giáo đến tin lành…Vậy thì người công giáo, đặc biệt các linh mục cũng không thể thờ ơ đứng ngoài cuộc. Nếu thờ ơ đứng ngoài cuộc thì đúng như tác giả nói rằng như thế là tiếp tay cho cái xấu, là phản động.

Cuối bài tác giả còn nói dại dột nói về luật báo chí và “nghiêm cấm lợi dụng Tự do báo chí để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”. Tiếc rằng chính tác giả mới là người đang phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, đang tiếp tay cho việc làm không hợp pháp trong vụ khai thác Bauxite ở Tây Nguyên đồng thời còn vi phạm đến nhân phẩm và danh dự của Linh mục Nguyễn Văn Khải, các cha DCCT và cả Hội đồng giám mục Việt Nam.

Càng đọc kỹ tôi lại càng thấy đó là một bài báo phản tác dụng theo ý đảng. Chắc chắn 90% nhân dân hiện nay đã quan tâm đến sự kiện thì họ cũng sẽ tìm hiểu và sẽ thấy rằng những điêu tác giả viết là tự bôi gio trát phấn vào mặt mình. Chỉ có một bộ phận dân chúng bình dân họ không quan tâm tới đất nước thì họ cũng không đọc báo. Bởi vậy lý do chính mà làm cho nhiều tờ báo Hà Nội mới bị thu hồi ngay khi phát hành sáng nay cũng là điều dễ hiểu.
 
Giáo xứ Thái Hà thắp nến cầu nguyện
BBC News
05:17 27/04/2009
Giáo xứ Thái Hà thuộc Dòng Chúa Cứu thế vừa tổ chức một buổi thắp nến cầu nguyện vào tối thứ Bảy tại Nhà thờ Thái Hà để phản đối một số chính sách của nhà nước.

Trong đó có kế hoạch khai thác bauxite tại Tây Nguyên và việc thi công xây dựng tại đất hồ Ba Giang.

BBC không có mặt để kiểm chứng, nhưng hãng thông tấn Pháp Agence-France Presse cho hay con số người tham gia cầu nguyện vào khoảng một ngàn.

AFP nói buổi thắp nến cầu nguyện kéo dài 30 phút trong sân nhà thờ sau phiên lễ chiều.

Website của Dòng Chúa Cứu thế cho hay mục đích thắp nến cầu nguyện là để "cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt nhận ra tác hại về môi sinh, về kinh tế cũng như về an ninh quốc phòng của dự án bauxite ở Tây Nguyên, và cho công lý và sự thật được thực thi trên quê hương Việt Nam".

Trong bài giảng của mình, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải đã "nhấn mạnh đến những tác hại của việc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên như sẽ hủy hoại môi trường sống, nguy hiểm cho an ninh quốc gia....".

Sau buổi lễ, những người tham gia đã ký tên vào một đơn kiến nghị ủng hộ môi trường sống ở Tây Nguyên, phản đối dự án bauxite.

Giáo xứ Thái Hà cũng đang tiếp tục phản đối việc thi công xây dựng trên khu đầm ao thuộc hồ Ba Giang, mà họ nói là thuộc về Nhà thờ Thái Hà từ những năm đầu thế kỷ.

Phản đối bauxite

Kế hoạch khai thác bauxite tại Tây Nguyên của chính phủ Việt Nam đã bị phản đối trong nhiều bộ phận dân cư một thời gian nay.

Các quan ngại chính là hiểm họa về môi trường, ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư địa phương, và nguy cơ về an ninh quốc phòng.

Được biết một website (http://vn.myblog.yahoo.com/huechivn2009) do một nhóm các nhà trí thức hàng đầu của Việt Nam lập nên để kiến nghị Chính phủ dừng dự án bauxite chỉ sau năm ngày đã có hơn một ngàn chữ ký.

Hồi đầu tháng, các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng đã gửi bản kiến nghị của 135 trí thức ký tên đầu tiên lên Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước và Quốc hội.

Trong số người ký tên có các tên tuổi lớn như giáo sư Hoàng Tụy, Trần Văn Khê, Phan Đình Diệu...
 
Báo động: Cộng sản Việt Nam đấu tố các cha DCCT trên các phương tiện truyền thông
Thúy Dung
08:14 27/04/2009
LTS: Cùng với việc liên tục gởi thư buộc cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, phát ngôn viên của Dòng Chúa Cứu Thế phải ra làm việc với cơ quan an ninh điều tra Công An Hà Nội về “một số tài liệu liên quan đến ông (Nguyễn Văn Khải)”, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ đạo cho báo chí mở một đợt tấn công mới nhắm trực diện vào các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế.

Sáng nay Thứ Hai 27/4, báo chí, truyền thanh và truyền hình tại Hà Nội đã đồng loạt tấn công cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, tập thể các linh mục DCCT tại Thái Hà và cha Lê Quang Uy, DCCT Sàigòn.

Với những lời kết tội rất nghiêm trọng như “kích động nhân dân chống phá nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, mưu toan lật đổ chế độ”.

Trong tình hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt với các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam, xin quý cha và anh chị em theo dõi sát tình hình, cầu nguyện và làm tất cả những gì có thể để bênh vực cho công lý, sự thật và cho quê hương Việt Nam đang bị thử thách nặng nề bởi những kẻ sẵn sàng chà đạp lên quyền lợi tối thượng của dân tộc và quê hương để củng cố quyền hành, địa vị và tài sản của họ.

Dưới đây là trích dẫn một bài trên báo công an cộng sản - tờ An Ninh Thủ Đô.


Đằng sau cái gọi là “Thông cáo của giáo xứ Thái Hà”: Linh mục Nguyễn Văn Khải muốn điều gì?

(ANTĐ) - Ngày 23-4-2009, mượn danh giáo xứ Thái Hà, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải - người được gọi là phát ngôn viên giáo xứ Thái Hà - đã phát đi trên trang web Chuacuuthe cái gọi là “Thông cáo của giáo xứ Thái Hà” với nội dung kích động, xuyên tạc sự thật. Đằng sau cái thông cáo ấy, người bình thường nhất cũng có thể nhận ra Linh mục Nguyễn Văn Khải muốn điều gì.

Mở đầu bản thông cáo là một câu sặc mùi kích động: “Trước hiện tượng bất công tràn lan trên đất nước, trước sự kiện môi trường sống của đồng bào, đặc biệt của anh chị em dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đang có nguy cơ bị hủy hoại do chủ trương khai thác bauxite tại đây, trước sự kiện đất đai của nhiều nơi, trong đó có giáo xứ Thái Hà đang bị ngang nhiên lấn chiếm…”, rõ ràng đây là một “mũi tên nhằm nhiều đích” của linh mục Nguyễn Văn Khải.

Khi đưa ra luận điệu “Trước hiện tượng bất công tràn lan trên đất nước”, Nguyễn Văn Khải đã cố tình khái quát hóa một số việc riêng rẽ, nhằm tấn công trực diện vào bản chất tốt đẹp của xã hội Việt Nam - một xã hội mà ở đó, phương châm và hành động “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” đang mỗi ngày một trở thành hiện thực. Người dân Việt Nam, trong đó có cả triệu người theo các tôn giáo đang được hưởng một cuộc sống tự do, dân chủ - cuộc sống mà ở nhiều nước trên thế giới người dân lành đang mơ ước.

Kích động đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trước chủ trương khai thác bauxite tại đây, rõ ràng Nguyễn Văn Khải đã vượt quá giới hạn của một người tu hành, can thiệp vào chính trị, đi ngược lại lợi ích của đất nước. Ai cũng biết, việc khai thác quặng bauxite là một vấn đề lớn, dự án đã được đưa ra bàn trong các hội thảo khoa học, đã được trình trước Quốc hội để các đại biểu Quốc hội - những người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến, Đảng và Nhà nước đã lắng nghe mọi ý kiến, phân tích trên cơ sở khoa học và đời sống dân sinh để có một quyết định đúng đắn, vì sự giàu mạnh và phát triển bền vững của đất nước.

Lập lờ trong việc đưa ra chuyện tranh chấp đất đai, trong đó nhắc lại việc giáo xứ Thái Hà, linh mục Nguyễn Văn Khải đã cố tình “xới” lại một chuyện cũ - mà chuyện đó đã êm thấm. Hàng nghìn người dân, trong đó có những giáo dân của giáo xứ Thái Hà đang hàng ngày được hưởng lợi, hít thở không khí trong lành, vui chơi, thể dục… nơi vườn hoa 1-6 tuyệt đẹp.

Vậy là chỉ trong mấy câu mở đầu của bản thông cáo, linh mục Nguyễn Văn Khải đã lộ rõ ý đồ kích động giáo dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, can thiệp thô bạo vào những quyết sách của Đảng và Nhà nước.

“Tim đen” của Nguyễn Văn Khải đã lộ rõ!

Sau khi đưa ra một thứ kiến thức hổ lốn được chắp vá trong những mệnh đề “ý thức rằng…”, linh mục Nguyễn Văn Khải đã không ngần ngại khi tuyên bố: “Giáo xứ Thái Hà sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện”, mà nếu đưa hết nội dung ấy ra đây sẽ không khỏi khiến nhiều người dân bình thường phẫn nộ. Cầu nguyện gì mà: “Cho bất công sớm chấm dứt, sự thật được tôn trọng, công lý và hòa bình được sớm hiển trị trên quê hương Việt Nam”? Cầu nguyện gì mà: “Cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt… quyết định ngưng dự án khai thác…”. Cầu nguyện gì mà “Cho công lý và sự thật được thực thi ở giáo xứ Thái Hà” v.v và v.v. Nói gọn lại, người ta chỉ thấy trong nội dung buổi “cầu nguyện” được Nguyễn Văn Khải đưa ra như một “Lời kêu gọi” đi ngược lại những gì mà một người tu hành chân chính cần làm.

Linh mục Nguyễn Văn Khải đang sống, đang ăn, đang uống trên đất Thủ đô ngàn năm tuổi, đang chứng kiến một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển, hà cớ gì phải đưa ra “Lời kêu gọi” trong buổi “cầu nguyện” cho “công lý và hòa bình được sớm hiển trị trên quê hương Việt Nam”? Chẳng lẽ có một thứ “công lý” dành riêng cho linh mục Nguyễn Văn Khải, để ông muốn nói ngược nói xuôi, đổi trắng thay đen theo ý mình? Và cũng chẳng lẽ có một thứ “hòa bình” dành riêng cho linh mục Nguyễn Văn Khải và một vài cộng sự của ông? Một thứ “hòa bình” để tự tung tự tác, phách lối rao giảng trái với giáo lý của Đức Chúa lòng lành.

Những điều chúng tôi vừa nói ở trên là lương tri tử tế, chúng tôi phân tích để ông thấy ông đã “quá đà” trong việc thực hiện chức phận của người tu hành, ông hãy tỉnh táo để suy nghĩ trước khi bị quỷ Sa-tăng cám dỗ.

Trọng Nghĩa
 
Thư gửi nhà báo Trọng Nghĩa: Phải chăng anh muốn cầu nguyện cho gian dối, xạo trá được lan tràn?
Xuân An
08:19 27/04/2009
Anh Trọng Nghĩa mến, theo thói quen, sáng nay tôi lướt qua các trang báo mạng, trong đó có báo an ninh thủ đô, trước khi đi làm. Đọc bài viết của anh với nhan đề: “Đằng sau cái gọi là “Thông cáo của giáo xứ Thái Hà”: Linh mục Nguyễn Văn Khải muốn điều gì?”, cả buổi sáng nay tôi chẳng làm được gì vì băn khoăn nghĩ đến những con người có tâm huyết với mọi người, với đất nước, với dân tộc như linh mục Nguyễn Văn Khải lại bị cánh bồi bút như các anh kết án, bôi nhọ. Tôi cứ tự hỏi đi hỏi lại chính mình, ở đất nước này nếu toàn có những người như cánh bồi bút các anh và những người đứng sau xúi giục, bắt ép các anh viết ra cái điều trái lương tâm, đạo lý như anh đã viết về linh mục Nguyễn Văn Khải, thì rồi dân tộc Việt sẽ ra sao?!

Linh mục Nguyễn Văn Khải dùng loa kích động,

nhưng rồi người có lương tri cũng phải quay lưng! (chú thích của báo ANTĐ)
Ngay ở đầu bài báo, anh đã cho đăng hình linh mục Khải cầm loa, còn một anh cảnh sát cơ động phải đứng núp đằng sau ngài, vậy mà anh lại chú thích tâm hình rằng: Linh mục Nguyễn Văn Khải dùng loa kích động, nhưng rồi người có lương tri cũng phải quay lưng! Phải chăng linh mục Khải đang kích động các cảnh sát cơ động chống lại chính quyền? Hay phải chăng linh mục Khải đang kích động dân chúng, vậy mà cảnh sát lại làm ngơ, thậm chí như thể còn đang khuyến khích ngài cứ việc kích động nữa đi?! Ai cũng biết là tại Phiên toà phúc thẩm 8 giáo dân Thái Hà ở Hà Đông, chính cảnh sát đã phải đưa loa cho linh mục Khải, nhờ linh mục ổn định trật tự giùm, ấy vậy mà anh lại bóp méo rằng linh mục Khải đang dùng loa kích động!

Phần đầu bài báo, anh phang luôn một cầu rằng: “Mở đầu bản thông cáo là một câu sặc mùi kích động: “Trước hiện tượng bất công tràn lan trên đất nước, trước sự kiện môi trường sống của đồng bào, đặc biệt của anh chị em dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đang có nguy cơ bị hủy hoại do chủ trương khai thác bauxite tại đây, trước sự kiện đất đai của nhiều nơi, trong đó có giáo xứ Thái Hà đang bị ngang nhiên lấn chiếm…” Đọc những dòng thông báo ấy, những người có phán đoán và lương tri bình thường thì chẳng thấy có gì là phản động, kích động cả, anh ạ.

Sau đó, anh kết tội linh mục Khải: “‘Khi đưa ra luận điệu “Trước hiện tượng bất công tràn lan trên đất nước’, Nguyễn Văn Khải đã cố tình khái quát hóa một số việc riêng rẽ, nhằm tấn công trực diện vào bản chất tốt đẹp của xã hội Việt Nam…” Tôi xin thưa với anh rằng anh đang nói ngược lại với những gì các nhà lãnh đạo Việt Nam đang nói đấy. Chỉ cách đây vài ngày thôi, đống chí nguyên Bí thư Trung ương Đảng Lê Khả Phiêu đã cho hãng thông tấn BBC biết, ông vẫn chưa hài lòng với kết quả chống tham nhũng của nhà nước hiện nay. Không biết anh có giả điếc, giả mù hay không mà không thấy bao nhiêu người nghèo ở Hưng Yên đã kéo về thủ đô kêu oan với các vị lãnh đạo cấp cao về việc đất đai của họ bị chiếm dụng trái phép, bao nhiêu người dân miền Tây Nam Bộ đang đổ về Sài Gòn để kêu oan chuyện đất đai, đêm ngày phải nằm vạ nằm vật trên các hè phố đấy, anh ạ. Trên các trang báo lớn, kể cả các trang báo “lề phải”, ngày nào người dân chúng tôi chẳng thấy cánh báo chí các anh viết về các vụ bất công, hối lộ, tham nhũng… Ấy vậy mà anh chỉ cho đó là một số việc riêng rẽ, nhỏ bé, chẳng đáng kể hay sao, thưa anh.

Chưa hết, anh còn tiếp tục lấy những chứng cứ nguỵ tạo để kết tội linh mục Khải kích động đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên: “Kích động đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trước chủ trương khai thác bauxite tại đây, rõ ràng Nguyễn Văn Khải đã vượt quá giới hạn của một người tu hành, can thiệp vào chính trị, đi ngược lại lợi ích của đất nước. Ai cũng biết, việc khai thác quặng bauxite là một vấn đề lớn, dự án đã được đưa ra bàn trong các hội thảo khoa học, đã được trình trước Quốc hội để các đại biểu Quốc hội - những người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến, Đảng và Nhà nước đã lắng nghe mọi ý kiến, phân tích trên cơ sở khoa học và đời sống dân sinh để có một quyết định đúng đắn, vì sự giàu mạnh và phát triển bền vững của đất nước”.

Trưởng công an quận Đống Đa

(ông Long - người đứng chống nạnh) nhờ cha Khải dùng loa của cảnh sát

cơ động "kích động giáo dân" tại phiên tòa Phúc Thẩm?
Xin hỏi anh Trọng Nghĩa, dự án bauxite đã được trình trước Quốc hội khi nào vậy? Nếu tôi nhớ không lầm thì giới trí thức Việt Nam hiện nay đang lấy chứ ký, viết kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước mong đưa vấn đề bauxite ra bàn trước Quốc hội, vậy mà văn phòng Chính phủ chưa chịu trực tiếp nhận kiến nghị của họ đấy, anh ạ. Trước những bức xúc của mọi thành phần trong xã hội, Bộ chính trị mới vừa rồi vội họp lại và đưa ra những chỉ đạo xem ra cũng không khả thi. Cái không khả thi của những chỉ đạo mới của Bộ chính trị đã được PGS.TS Nguyễn Đình Hoè phân tích sơ qua, anh có thể đọc ý kiến của vị tiến sĩ này trên báo Tuổi Trẻ số 109/2009 (5792) ra ngày 27/4/2009, trang 4. Tôi cũng xin thưa với anh rằng, cả đến những người dân bình thường như chúng tôi còn đang mất ăn, mất ngủ nghĩ đến cái hậu quả của dự án bauxite chưa hề được thông qua Quốc hội, huống hồ là một người tu hành chân chính hy sinh cả cuộc đời lo cho đời sống tinh thần của người khác, vậy mà anh lại lên án linh mục Khải vượt quá giới hạn của một người tu hành!

Liên quan đến chuyện đất đai giáo xứ Thái Hà bị chiếm dụng, anh phán luôn một câu nghe như có vẻ nhẹ nhàng, tươi đẹp lắm: “Lập lờ trong việc đưa ra chuyện tranh chấp đất đai, trong đó nhắc lại việc giáo xứ Thái Hà, linh mục Nguyễn Văn Khải đã cố tình “xới” lại một chuyện cũ - mà chuyện đó đã êm thấm. Hàng nghìn người dân, trong đó có những giáo dân của giáo xứ Thái Hà đang hàng ngày được hưởng lợi, hít thở không khí trong lành, vui chơi, thể dục… nơi vườn hoa 1-6 tuyệt đẹp.” Tôi xin thưa với anh là anh đang cố tình không nhắc đến cái chuyện hiện nay giáo dân Thái Hà đang hết sức phẫn nộ vì Hồ Ba Giang của giáo xứ ngang nhiên bị chiếm dụng. Vả lại, hôm nào anh thử đi thăm qua cái vườn hoa 1-6 xem có đông người đến đó hít thỏ không khí trong lành không, hay bây giờ nó trở thành vườn hoang, người không Công Giáo không dám đến đó thì sợ bị trừng phạt, vì sợ giẵm đạp lên mảnh đất thiêng thánh của người Công giáo, còn người Công Giáo không muốn bước ra đó vì cái vết thương cũ trong lòng dễ hồi rỉ máu, anh ạ.

Phần cuổi bài viết, anh lại lớn tiếng kết tội linh mục Nguyễn Văn Khải: “Sau khi đưa ra một thứ kiến thức hổ lốn được chắp vá trong những mệnh đề “ý thức rằng…”, linh mục Nguyễn Văn Khải đã không ngần ngại khi tuyên bố: “Giáo xứ Thái Hà sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện”, mà nếu đưa hết nội dung ấy ra đây sẽ không khỏi khiến nhiều người dân bình thường phẫn nộ. Cầu nguyện gì mà: “Cho bất công sớm chấm dứt, sự thật được tôn trọng, công lý và hòa bình được sớm hiển trị trên quê hương Việt Nam”? Cầu nguyện gì mà: “Cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt… quyết định ngưng dự án khai thác…”. Cầu nguyện gì mà “Cho công lý và sự thật được thực thi ở giáo xứ Thái Hà” v.v và v.v. Nói gọn lại, người ta chỉ thấy trong nội dung buổi “cầu nguyện” được Nguyễn Văn Khải đưa ra như một “Lời kêu gọi” đi ngược lại những gì mà một người tu hành chân chính cần làm”.

Thưa anh, tôi xin hỏi anh rằng thế việc cầu nguyện cho bất công được chấm dứt là xấu sao? Việc cầu nguyện các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt là xấu sao? Việc cầu nguyện cho công lý và sự thật được thực thi là xấu sao? Phải chăng anh và những người như anh muốn cầu nguyện cho bất công càng ngày càng lan tràn, cho các nhà lãnh đạo quốc gia trở nên tối tăm, kém cỏi, cho gian dối, xảo trá được thực thi?!

Anh Trọng Nghĩa mến, tôi không hề giận ghét anh đâu khi viết những dòng này. Tôi sẽ nhớ đến anh trong lời cầu nguyện của tôi để cầu mong Đấng tối cao có thể rủ tình cứu anh khỏi những gian dối, tối tăm.
 
Phải chăng hơn 6 triệu người Công giáo phẫn nộ với những người yêu công lý và hòa bình?
An Dân
09:02 27/04/2009
Ngay sau khi giáo xứ Thái Hà tổ chức đêm thắp nến cầu nguyện cho môi trường sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trước hiểm họa Bô xít đỏ, số báo Hà Nội mới ra ngày 26/4/2009, đã đăng một bài viết của tác giả Anh Quang - người đã được Ban Khoa giáo thành ủy trao giải thưởng cho sự dối trá vào cuối Năm Mậu Tý, người chưa bao giờ thuộc biên chế của Báo Hà nội mới, nhưng được phái sang từ Thành ủy; bài viết có tựa đề: “Dưới chiêu bài dối trá, cầu nguyện cho công lý”.

Chiêu bài hạ độc thủ

Vẫn giọng điệu hằn học, quy chụp và đầy gian ngoan, tác giả đã cố tình chia rẽ khối đại đoàn kết lương giáo, cách đặc biệt chia rẽ khối công giáo khi viết:

"Dư luận xã hội nói chung và dư luận của hơn 6 triệu đồng bào công giáo chân chính sống "Kính Chúa, yêu nước" đang hết sức phẫn nộ trước việc một số linh mục Dòng Chúa Cứu thế đang lợi dụng dân chủ, tự do tôn giáo, tín ngưỡng kêu gọi chống phá Nhà nước, kích động khiếu kiện, coi thường kỷ cương pháp luật, không tôn trọng và bất hợp tác với chính quyền. Các linh mục Nhà thờ Thái Hà mà cụ thể ở đây là linh mục Nguyễn Văn Khải là ai, tự cho mình có quyền gì mà được phán xét các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, đánh giá những thành quả của công cuộc đổi mới?"

Đây vẫn là chiêu bài mà chính quyền cộng sản thường làm khi muốn lấp liếm một vấn đề xã hội nào đó, họ sẽ dựng nên một chiêu bài, kết án người khác bằng những thứ tội danh như "lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tôn giáo, chống phá nhà nước XHCN. ..” nhắm triệt hạ và bỏ tù những người yêu nước.

Không biết những người công giáo, các vị chức sắc trong Giáo Hội nghĩ gì khi Báo Hà Nội mới cơ quan ngôn luận của thành ủy Hà Nội, cố tình khiêu khích các giám mục, linh mục, tu sĩ và hơn 6 triệu đồng bào công giáo. Cái thâm hiểm của tác giả bài báo là ở chỗ sau khi trích dẫn thư chung của Hội Đồng Giám mục năm 2001, đã cố tình đặt hơn 6 triệu đồng bào công giáo ra khỏi đời sống chung của xã hội và một cách nào đó ngầm khẳng định Giáo Hội công giáo Việt nam, cách riêng các giám mục Việt nam hoàn toàn ủng hộ chủ trương khai thác Bô xít tại Tây Nguyên, phẫn nộ trước việc làm của nguyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của hơn một ngàn nhà khoa học đã tham gia ký tên kiến nghị các cấp lãnh đạo ngưng dự án bô xít và các giáo dân đã tham gia thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình cho Tây Nguyên???

Bên cạnh đó, khi trích dẫn thư chung của Hội đồng Giám mục 2001, sau đó gây chia rẽ bằng cách kết án các linh mục tu sĩ Thái Hà, tác giả bài báo muốn khẳng định cách hiểu của các giám mục Việt nam từ trước tới nay vẫn là: “Đồng hành với dân tộc tức là đồng hành với Chủ nghĩa Xã hội do đảng Cộng sản lãnh đạo”. Quả là thâm hiểm!

Lẽ nào lại như thế?

Thực ra, đây chỉ là chiêu bài mà cộng sản Việt Nam thường dùng nhằm chia rẽ những người công giáo để cai trị. Có lẽ nhà cầm quyền Hà Nội đã thấy rõ được sức mạnh của sự hiệp nhất trong Giáo Hội, thấy rõ được sức mạnh của lòng tin, lời cầu nguyện trong vụ việc Thái Hà – Tòa Khâm sứ vừa qua, nên tìm cách gây mất đoàn kết trong nội bộ Giáo hội để dễ bề thao túng.

Tác giả bài báo đã quên một điều, hơn 400 năm diện diện trên quê hương Việt nam, Giáo hội công giáo Việt Nam luôn có những giám mục, linh mục, giáo dân can đảm, dấn thân cho công lý và Hòa Bình, chấp nhận hy sinh cả mạng sống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và cùng chung tay với mọi người dân Việt Nam xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thực tế, kể từ năm 1980 tới nay, tại các kỳ họp hội đồng thường niên, rất nhiều lần các vị giám mục đã mạnh mẽ lên tiếng sự bất công trong xã hội. Chẳng hạn thư chung của Hội Đồng Giám mục Việt Nam năm 2001, được tác giả Anh Quang trích dẫn cẩn thận, đã mạnh mẽ khẳng định:

"Để yêu thương và phục vụ, trước hết ta phải tiếp tục đường hướng đồng hành với dân tộc, đồng cảm, chia sẻ hy vọng và lo âu của dân tộc trong tiến trình phát triển xã hội và thăng tiến con người. Ta không nhìn những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục như những kẻ đứng ngoài cuộc, nhưng nhận đó là những vấn đề của ta và chủ động góp phần giải quyết... bởi vì ta là thành viên của cộng đồng dân tộc với tất cả quyền lợi và nghĩa vụ".

Cũng vậy, tại kỳ họp Hội đồng Giám mục năm 2002 (từ ngày 7 – 12/10/2002), trong lá thư kiến nghị gửi các Cơ quan lập pháp, Quốc hội và Các Hội đồng Nhân dân Việt Nam, các giám mục Việt nam đã mạnh mẽ tố cáo sự tha hóa, sự bất công trong xã hội, do bởi nguyên nhân từ cơ chế xin – cho:

“Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền mà Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép, đồng thời biến Nhà Nước từ một tổ chức có chức năng phục vụ công ích trở thành một chủ nhân ông nắm các quyền tự do của người dân và ban phát các phép tự do lại cho họ thường theo sự tùy tiện chủ quan hơn là theo những tiêu chuẩn khách quan. Như thế cơ chế xin-cho vừa đi ngược lại công ích và xóa đi các quyền tự do của người dân, vừa bôi đen hình ảnh của một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân. Ðó là điều làm tha hóa con người.” “Dành cho mình độc quyền hay một quyền hành quá lớn trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội, đó là con đường dẫn đến chuyên chế và độc tài, quan liêu và bao cấp, áp bức và bất công, là những tệ nạn làm tha hóa con người.” (Thư ngỏ của Hội Đồng Giám mục Việt nam gửi nhà nước Việt Nam 2002).

Với một truyền thống can đảm và anh dũng như thế, lẽ nào các Giám mục Việt nam lại không lên tiếng khi vụ Bô xít đang tiềm ẩn nguy cơ mất nước, đang bị dư luận lên án, bị nguyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hơn một ngàn nhà tri thức ký đơn thư kiến nghị phản đối và nhất là dự án Bô xít là hiểm họa đe dọa cuộc sống yên lành của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên?

Có thể các ngài đã lên tiếng, nhưng theo thói quen và tinh thần kín đáo đối thoại, nên các ngài đã không muốn công bố rộng rãi các kiến nghị của mình;

Nhất là dự án Bô xít lại được nhà cầm quyền triển khai ngay tại địa phận Đà Lạt – nơi đức cha Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt nam cai quản, nơi có rất đông anh chị em công giáo người K’hor, những người anh em dân tộc thiểu số mà Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục “luôn để họ trong trái tim mình”, thì lẽ nào ngài lại không lên tiếng khi những người con yêu thương nhất của ngài đang bị lâm nguy?

Lên tiếng chính là đồng hành với dân tộc

Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt nam 1980 khẳng định:

“Là Hội thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thông Dân tộc hòa vào cuộc sống hiện tại của đất nước, Công đồng dạy rằng “Hội thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới” (MV 40, 2). Vậy, chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì Quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, Đất nước này là lòng Mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiên ơn gọi làm con Thiên Chúa. Dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tư cách vừa là công dân vừa là thành phần dân Chúa” (TC 1980, 9)

Không cần giải thích thì người bình thường nhất cũng có thể hiểu “đồng hành với dân tộc” theo tinh thần của lá thư chung của Hội Đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 là gì và người Công giáo Việt nam phải làm gì để đồng hành với dân tộc nhất là trong hoàn cảnh cụ thể lúc này?

Ông Võ Văn Kiệt lúc sinh thời đã từng nói: “Tổ quốc không phải của riêng ai, không phải của bất cứ đảng phái hay tôn giáo nào mà là của hơn tám mươi triệu đồng bào Việt nam”.

Tổ quốc đang lâm nguy, dân tộc Việt Nam đang phải chứng kiến hiện tượng bất công lan tràn, nhất là môi trường sống của các anh chị em đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên đang bị xâm hại một cách trầm trọng, người công giáo Việt nam không thể làm ngơ trước tiếng kêu cứu của anh chị em mình và càng không thể khoanh tay đứng nhìn, thờ ơ trước vận mệnh của dân tộc.

Yên lặng lúc này chính là đồng lõa với tội ác, là đi ngược lại tinh thần của bức thư chung năm 1980 của Hội Đồng giám mục Việt Nam và đi ngược lại lời răn dạy của các vị chủ chăn: ‘Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”.

27/4/2009
 
Cứu lấy Tây Nguyên
HTMV
15:01 27/04/2009
Hãy cứu lấy Tây Nguyên khỏi chết,
Bởi chính quyền hủy diệt môi sinh.
Để cho cả một đạo binh,
Ngày đêm đào xới, mặc tình phá tan.

Quý lãnh đạo an nhàn sung sướng,
Còn dân đen đâu hưởng được gì.
Tài nguyên đã bị cướp đi,
Ngày mai con cháu lấy gì mà ăn.

Đất Nước bốn ngàn năm tồn tại,
Nay ngoại bang hủy hoại thẳng tay.
Thế mà Cộng Sản đâu hay,
Lại còn giúp đỡ tiếp tay ngoại thù.

HTMV (Hội nhà thơ Sài Gòn, 25.04.2009)
 
Một tờ báo chuyên hại người công chính
Đaminh Phan Văn Dũng
15:40 27/04/2009
Đã từ lâu, tôi không hề xem báo Hà nội mới vì biết rằng đó là một tờ báo “tin tức”, đọc mà thấy “tức”. Nhưng hôm nay, khi vào trang trang http://vietcatholic.net, đọc bài viết “Báo chí cộng sản mở đợt tấn công mới nhắm vào Dòng Chúa Cứu Thế” tôi vô tình đọc phải những bài viết của báo Hà Nội mới. Đọc xong, tôi phát bực trước cách viết vô văn hóa, thóa mạ, vu khống đến trắng trợn của tác giả Anh Quang nhắm vào Linh mục Nguyễn Văn Khải và Linh mục Lê Quang Uy. Những linh mục này là những người mà tôi đặc biệt yêu mến và khâm phục vì tinh thần dũng cảm bảo vệ cho sự thật và bảo vệ sự sống cho các thai nhi bị tàn sát dã man. Dằn lòng chẳng được, cực chẳng đã, tôi phải viết lên đôi dòng không phải để bảo vệ cho Cha Khải và Cha Uy vì đã có quá nhiều người biết đến tấm lòng đôn hậu và lương tâm công chính của các ngài, nhưng để giải toả bớt cái bức mình nơi chính mình. Xin thưa rằng sự thật vẫn luôn luôn là sự thật, cho dù những bôi bút như Anh Quang có cố tình lấm liếm, che đậy. Cho dù có hàng ngàn tờ báo như Hà nội mới thì cũng không thể che dấu được ánh sáng của sự thật rồi đây nó sẽ tỏa sáng trên quê hương Việt nam.

Thực trạng xã hội ngày nay có quá nhiều bất công, luân thường đạo lý đã suy đồi trầm trọng, môi trường bị ô nhiễm tàn phá nặng nề, tương lai mất nước đã cận kề, tất cả các hệ thống quản lý xã hội chẳng còn cái nào không bị cái vòi bạch tuộc tham nhũng xâu xé đến tận xương tủy, vậy mà có những có kẻ vẫn còn cố tình bao che, bịt mắt thiên hạ. Nếu xã hội chúng ta tốt đẹp thì sao còn có đầy rẫy cảnh người dân oan khắp nơi kéo về biểu tình rầm rộ cả ngày lẫn đêm mặc cho mưa sa nắng lửa; sao ở đâu cũng có cảnh đuổi người cướp đất đổi một lấy mười mà người dân luôn là kẻ bị thiệt thòi, đất đai thờ phượng cũng bị chiếm đoạt, đến nghĩa trang cũng chẳng chừa; sao đâu cũng thấy cảnh công an đánh người, công an trở thành những kẻ cướp đường; sao đâu cũng thấy chuyện mua bằng bán chức; thầy đánh trò dã man, rồi trò đánh thày cũng dã man không kém; bệnh viện thì chặt chém mà chữa trị thì qua loa chiếu lệ. Khắp Việt nam này có rừng nào không bị tàn phá, có con sông con suối nào không bị ô nhiễm, lại còn phát sinh có cả những làng ung thư chết như ngả rạ. Từ thủa cha ông dựng nước đã bao giờ chịu nhục trước ngoại xâm mà nay phải cống hiến đất đai lãnh thổ, tài nguyên cho phương Bắc?! Dân trong nước còn phải chịu cảnh thắt lưng buộc bụng, đói nghèo thất nghiệp thế mà lại cho cả vạn công nhân ngoại bang tự do ra vào như chỗ không người! Ôi, còn cả biết bao những nghịch lý bất công kể sao cho xiết, rửa sao cho hết tội.. Nỗi đau da cam chưa đủ nay chuẩn bị nỗi đau da đỏ, hàng triệu đồng bào uất ức trước thảm họa bauxite Tây nguyên! Vận mệnh đất nước thì cũng đang trong vong bấp bênh nguy hiểm trước cái gọi là “chủ trương lơn”. Đơn kiến nghị gửi thẳng chẳng thèm nhận, coi thường giới trí thức cả nước đến thế là cùng! Vậy mà chỉ thông báo cầu nguyện cho công lý hòa bình, chỉ lên tiếng kêu gọi đoàn kết trước vận nước lâm nguy lại bị cho là phản động, là phá hoại đất nước, thật đáng buồn thay!

Những luận điệu mà phóng viên Anh Quang viết trong loạt bài trên toàn là lời lẽ nguỵ biện, lấp liếm, khoác lác về những thành công trong ngành này ngành nọ, xây dựng đường xá này kia. Cứ thử đi đi rồi sẽ thấy con đường mang tên Bác giờ để cho trâu đi, cứ đi đi rồi sẽ thấy những cánh đồng nhiễm mặn không khắc phục nổi. Mà cần gì phải đi cho mệt, cứ sau mỗi cơn mưa sẽ thấy cận cảnh khối cái không muốn thấy ngay ở hai thành phố lớn nhất nước là TP. HCM và Hà nội để thấy được cái phát triển mà anh bồi bút của báo Hà Nội mới này tô vẽ. Chỉ cần nghe báo cáo hãi hùng về tai nạn giao thông cũng đủ hiểu là việc xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông ở ta ra như thế nào mà. Chỉ cần đến bệnh viện là đã biết môi trường sống thế nào ngay, chỉ cần xem lại ngân quỹ gia đình cho việc học thêm học nếm là đủ biết nền tảng giáo dục Việt Nam. Chỉ cần đếm lịch cúp điện là chúng ta biết đất nước mình “xanh mặt” hiện đại thế nào.

Thế nhưng, tất cả những sự thật hiển nhiên ấy thì những bồi bút Hà nội mới cứ phớt lờ như không biết, vẫn nói ngược ngạo nhằm để hại người công chính. Hết hại Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, hại 8 giáo dân Thái hà, hại cha Vũ khởi Phụng, cha Nguyễn Ngọc Nam Phong, hại Luật sư lê Trần Luật, nay hại Cha Khải, Cha Uy, lại còn tính hại luôn cả “hơn 6 triệu đồng bào công giáo chân chính sống “Kính Chúa yêu nước” đang hết sức phẫn nộ”. Nhưng nói cho đúng, tờ Hà nội mới đang hại cả dân tộc này.
 
Tin Thái Hà 26-27/4/2009
Đinh Thái Bình
15:41 27/04/2009
CA chìm nổi theo dõi nhà thờ Thái Hà chặt chẽ. Các ôtô ra vào đều bị kín đáo kiểm soát. Nếu là xe chở các cha nhà thờ Thái Hà đi đâu lập tức được quan tâm đặc biệt. Một tài xế taxi kể có một đồng nghiệp của anh, chở hai cha DCCT đi sáng thứ bẩy vừa rồi. Lập tức bị CA điên về công ty lấy số di động của anh này, và sau đó một người xưng tên là Long, CA quận Đống Đa, thẩm vấn tài xế này qua điện thoại. Sau đó, khi đi xe về công ty, anh còn bị 4 thanh tra “hỏi thăm”.

Tối thứ bẩy 25/4/2009 hàng chục công an vào sân nhà thờ đứng giữa giáo dân. Nhiều người nhận ra các công an quen mặt Một số nhân viên CA khác đứng trên ngõ cạnh nhà thờ để theo dõi diễn tiến bên trong.

Cùng lúc đó, phía sau Đền Giêrađô, có mấy trăm nhân viên công lực đưa xe lớn đến chắn ngang đầu các con đường đổ đến phố Đức Bà. Có lẽ nhà cầm quyền sợ giáo dân đi lối này kéo ra cầu nguyện ngoài khu đất Hồ Ba Giang.

Ngày chủ nhật giáo dân các nơi về Thái Hà đi lễ đông hơn các chủ nhật khác. Có đến 6 lễ trong ngày mà lễ nào cũng hàng nghìn ngồi tràn cả ra sân trước sân sau nhà thờ và lễ nào thì các cha cũng kêu gọi cầu nguyện cho việc chấm dứt dự án khai thác bauxite. Trong khi đấy, các bảng thông tin đều thấy có dán các bài viết và hình ảnh của các nhà khoa học về tác hại của việc khai thác. Sau lễ, nhiều người ở lại xếp hàng ký vào danh sách những người ủng hộ việc chấm dứt dự án khai thác bauxite.

Thánh lễ tối 20 h, cha Nguyễn Ngọc Nam Phong nói rằng cha Khải làm phát ngôn viên của “chúng ta”, của giáo xứ và tu viện, vì vậy “chúng ta” đồng trách nhiệm với ngài (Vỗ tay). Cha chủ tế còn nói, chúng ta cùng đi lên CATP với ngài.(Cả cộng đoàn lại vỗ tay hưởng ứng).

Sáng thứ hai lễ xong, nhiều giáo dân ở lại để đi lên CATP với cha Khải. Đợi mãi không thấy ngài đi nên mọi người tự ý đi ra Sở CA. Đến nơi thấy đông đảo anh chị em ở giáo xứ Hà Đông và Phùng Khoang cũng đang ở cổng Văn phòng 2, Sở CAHN ở Hà Đông. Mọi người không liên lạc được với cha Khải. Đợi hồi lâu không thấy cha Khải, mọi người đi về.

Trong khi đó, tại Hồ Ba Giang nơi nhà nước đang lấn chiếm thi công, khoảng 300 giáo dân tụ họp cầu nguyện phản đối việc lấn chiếm đất nhà thờ.

Cũng buổi chiều nay chúng tôi được biết, trưa nay nhiều giáo dân trong thành phố đã kéo đến báo ANTĐ ở phố Lý Thường Kiệt để phản đối bài báo xuyên tạc, vu khống cha Khải. Họ gặp các nhân viên phụ trách Toà báo đưa ra các bằng chứng khiến cho các nhân viên này phải im lặng. Chiều đến các hình ảnh ban đầu về cha Khải trên các trang mạng này đã được gỡ xuống.

Bài viết trên báo HNM 26/4/2009 hôm qua cũng bị gỡ khỏi trang mạng của báo này. Chúng tôi đọc bài này hôm qua và ước mong nó được phổ biến cho mọi người, vì trừ phần kết án cha Khải một các ác ý và phi logic, thì nhờ đọc bài báo đấy mà nhiều người biết vấn đề bauxite nguy hại thế nào cho đất nước.

Chúng tôi nghe nói CA đã tống đạt giấy triệu tập đến cha Khải. Chứ không còn là giấy mời nữa! Thế là biết cha Khải đã không ra Sở CA theo giấy mời. Nghe nói có thể sau khi gửi giấy triệu tập, nếu cha Khải không đi, CA sẽ đến ‘áp giải” ngài, theo luật.

Chúng ta hãy chờ xem sự thể rồi sẽ ra sao?

Ba hôm nay, báo Hà Nội Mới( của Thành uỷ HN), An Ninh Thủ Đô (của CAHN), Kinh Tế Đô Thị ( của UBND TP HN) và tờ Tin tức luôn tập trung đấu tố cha Khải và quy kết cho ngài là “kích động”, “phản động”, “chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”... và đòi truy tố hình sự ngài. Nếu ai theo dõi báo chí “lề phải” thì từ một năm rưỡi qua, các báo này đã đấu tố Đức TGM và các cha DCCT khá nhiều. Nhưng đây là lần đầu tiên các báo này lớn lối đòi các vị mục tử này “phải chịu trách nhiệm HÌNH SỰ trước pháp luật”.
 
Giáo dân Thái Hà rước Thánh Giá ra Hồ Ba Giang
Phóng Viên Hà Nội
17:14 27/04/2009
Bức xúc trước việc chính quyền Hà Nội tiếp tục lấn chiếm khu đất Hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà, sau thánh lễ tối ngày 27/4/2009, giáo dân Thái Hà đã cung nghinh thánh giá ra khu đất Hồ Ba Giang cầu nguyện cho công lý và sự thật được thực thi trên quê hương Việt Nam và đặc biệt tại giáo xứ Thái Hà.

Trong tình hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt với các anh chị em giáo dân Thái Hà và linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam, xin quý cha và anh chị em theo dõi sát tình hình, cầu nguyện và làm tất cả những gì có thể để bênh vực cho công lý, sự thật và cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam
 
Ai đã có dụng ý xấu và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc?
Luật sư Lê Văn Minh
17:21 27/04/2009
Báo Hà Nội Mới ra ngày 26/4/2009 có bài: Dưới chiêu bài dối trá “cầu nguyện cho công lý” của tác giả Anh Quang, nội dung bài viết này quy kết Linh mục Nguyễn Văn Khải và các Linh mục DCCT chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc... Dưới góc độ pháp luật, chúng tôi có một số ý kiến về bài viết này.

Dụng ý xấu!

Ngay những dòng đầu của bài viết, Anh Quang đã cho rằng, một số Linh mục DCCT có "dụng ý xấu". Thế nào là dụng ý xấu? Đọc bài viết: Dưới chiêu bài dối trá “cầu nguyện cho công lý” của Anh Quang chúng ta đã bắt gặp nhiều từ ngữ mang tính miệt thị, xúc phạm đến Linh mục Nguyễn Văn Khải, các linh mục DCCT và toàn thể giáo dân Công giáo. Đó là những từ ngữ: “hỗn xược, hằn học, kích động, lôi kéo, hỉ hả, vô liêm sỉ…”. Đây thực sự là sự xúc phạm nặng nề đến danh dự, nhân phẩm của các Linh mục. Việc xúc phạm này là có "dụng ý xấu", là vi phạm pháp luật, cần phải được ngăn chặn kịp thời và xử lý theo pháp luật. Bài viết này của Anh Quang phải chăng đã được viết, được đăng với dụng ý xấu?

Hơn thế nữa, Anh Quang còn dám khẳng định rằng: "một số linh mục Dòng Chúa Cứu thế đang lợi dụng dân chủ, tự do tôn giáo, tín ngưỡng kêu gọi chống phá Nhà nước, kích động khiếu kiện, coi thường kỷ cương pháp luật...”. Căn cứ vào đâu mà Anh Quang lại viết một cách "manh động", vu khống một cách trắng trợn cho người khác, coi thường pháp luật như thế? Anh Quang viết như thế nhằm mục đích gì? Viết như thế phải chăng là có "dụng ý xấu"?

Ai chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc?

Trong bài viết nêu trên của tác giả Anh Quang, người đọc dễ dàng thấy rằng, tất cả những chi tiết nói về Linh mục Nguyễn Văn Khải như: kêu gọi giáo dân cầu nguyện cho bất công sớm chấm dứt, sự thật được tôn trọng, công lý và hòa bình sớm được hiển trị trên quê hương Việt Nam; tuân theo đạo đức, tuân theo lương tâm mình; đồng hành với dân tộc..., đều không có gì để thấy rằng ngài chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc hay vi phạm những điều to tát như bài viết của Anh Quang đề cập, trái lại, đó còn là điều tốt và không ai có thể chối cãi.

Chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng: việc cầu nguyện cho bất công sớm chấm dứt, sự thật được tôn trọng, công lý và hòa bình sớm được hiển trị trên quê hương Việt Nam của các Linh mục, giáo dân Công giáo hay của bất kỳ chức sắc, tín đồ tôn giáo nào đều là chuyện bình thường và là sự thể hiện cao tinh thần trách nhiệm công dân, thể hiện thái độ yêu nước, là "đồng hành với dân tộc, đồng cảm, chia sẻ hy vọng và lo âu của dân tộc trong tiến trình phát triển xã hội và thăng tiến con người", như Thư chung Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2001 đã đề ra.

Tuy nhiên, tác giả Anh Quang nhận định rằng: "kêu gọi giáo dân cầu nguyện "Cho bất công sớm chấm dứt, sự thật được tôn trọng, công lý và hòa bình sớm được hiển trị trên quê hương Việt Nam" thực chất là hành vi chống lại các chủ trương, chính sách hợp tác quốc tế, kêu gọi đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước". Đây là nhận định hết sức hồ đồ và xuyên tạc, thể hiện sự vu khống một cách trắng trợn, thô bỉ. Hành vi này của Anh Quang phải chăng đã bị các thế lực thù địch, chống phá nước ta mua chuộc nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, chia rẽ nhân dân với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội, chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội, có dấu hiệu của tội "Phá hoại chính sách đoàn kết" được quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự.

Vấn đề đặt ra ở đây là: Các cơ quan chức năng cần điều tra, xem xét hành vi này của Anh Quang vì đã có dấu hiệu "nhằm chống chính quyền nhân dân" qua bài viết này.

Các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và các cơ quan báo chí cần ngăn chặn kịp thời những bài viết tương tự như bài viết của Anh Quang nêu trên để giữ gìn sự trong sáng của báo chí cách mạng, đặc biệt là không để những phần tử xấu lọt vào cơ quan báo chí để viết, phát tán những bài có những từ ngữ có vẻ như phục vụ công tác Đảng, nhưng thực chất là chống lại chủ trương của Đảng, Nhà nước và lợi ích chính đáng của nhân dân, đã "gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc", có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Những cá nhân này cần được điều tra, xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

Luật sư Lê Văn Minh


Điều 87. Tội phá hoại chính sách đoàn kết
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực luợng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
 
Xin cứ tiếp tục
Đoàn Hưng
17:23 27/04/2009
Khi giáo xứ Thái Hà đưa ra lời gọi cầu nguyện cho đất nước được bình an, cầu cho những nhà lãnh đạo đất nước được sáng suốt. Người dân khắp nơi vui mừng vì sự đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân. Bỗng dưng tờ báo Hà Nội Mới tỏ vẻ cay cú khó chịu khi thấy sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Bằng những giọng văn cay cú, hằn học không hề có tính thuyết phục về lý luận, mang nặng tính chợ búa, đầu đường xó chợ. Tờ báo đại diện cho tiếng nói của Thành Uỷ Hà Nội, trung tâm văn hoá thủ đô sao đến nỗi hết cạn cách hành văn mà phải mượn ngôn từ hạ đẳng như vậy.

Rõ ràng tờ báo này có mục đích là vu cáo, bôi nhọ người khác hơn là phục vụ lợi ích của đất nước và nhân dân. Lẽ ra báo HNM phải đồng hành với các báo khác để kiến nghị dừng dự án Bô Xít Tây Nguyên, nhưng HNM ngược dòng dư luận để chỉ trích những ai lên tiếng phản đối dự án này dù họ là những người được nhân dân yêu mến, tôn trọng như cựu tướng lĩnh quân đội, linh mục, hoà thượng, trí thức, nghệ sĩ… chúng ta hiểu vì sao trong năm 2008 qua, nhiều tờ báo bị khiển trách, bị kỷ luật thì riêng tờ Hà Nội Mới lại được khen thưởng vì thành tích xuất sắc. Thử hỏi những tờ báo bị khiển trách, kỷ luật như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Đại Đoàn Kết, Du Lịch, Vietnamnet…. được người dân yêu mến tìm đọc nhiều hơn hay tờ báo được khen thưởng được dân chúng yêu mến hơn. Nếu các bạn uống cà phê buổi sáng ở các thành phố, nhìn quanh thấy người ta vừa uống cà phê vừa chăm chú theo dõi tờ báo nào thì thấy ngay câu trả lời. Để đánh đổi lấy giải thưởng, sự vừa lòng cấp trên, báo HNM không từ bỏ thủ đoạn nào như vu khống, bịa đặt để đạt mục đích. Thật buồn ở thời đại ngày nay mà ở nước ta sự dối trá công khai là lại là nấc thang của những kẻ cầm bút ở HNM. Phóng viên báo HNM không có một cây viết phân tích, bình luận nào ra hồn. Thử xem những bài mà HNM được trích và đăng lại ở chỗ khác liên quan đến kinh tế, xã hội, giáo dục… được bài nào? Hỏi xem báo HNM có tay viết nào đáng ghi dấu ấn của mình vào lòng người đọc như những tờ báo bị khiển trách kia. Dễ hiểu thôi, vì một tờ báo với giọng điệu vô học, bất chấp lẽ phải như những bài viết về giáo dân vừa qua thì lấy đâu ra uy tín, chất lượng để người khác quan tâm. Phóng viên HNM là những phóng viên bị coi thường nhất trong giới làm báo tại Việt Nam. Coi thường bởi tài năng lẫn nhân cách. Một tờ báo mà tài năng, nhân cách là hai cái quan trọng nhất để chinh phục người đọc mà không có, nếu tồn tại được chẳng qua là do phục vụ lợi ích cho một số kẻ có tài chính, quyền lực mà thôi. Tất nhiên quyền lợi của nhân dân, đất nước phải va chạm với quyền lợi của nhóm này, tên xung kích HNM mới đương nhiên phải bằng mọi giá thể hiện sự hăng hái phục vụ ông chủ của mình.

Thật uổng cho kiếp cầm bút, những người đang làm việc tại báo HNM à ?

Sự hồ đồ của báo HNM là ở chỗ chỉ trích giáo dân Thái Hà khi họ tổ chức cầu nguyện cho Tây Nguyên. Một nghĩa cử cao cả, hoà mình với nguyện vọng toàn dân tộc lẽ ra không ca ngợi được, thì báo HNM tốt nhất là lờ đi. Nhưng báo HNM đã quyết liệt phê phán, đay nghiến cả những hành vi tốt đẹp ấy. Y như một con vích người ta cứ kéo đi về phía nào là gắng sức gồng mình đi ngược lại, kể cả người ta đưa mình về với biển. Hai bài báo mà một bài đã bỏ vừa qua của tờ HNM đã cho thấy rõ bản chất kém cỏi của tờ báo này khi họ gạt bỏ tất cả những chứng từ và lẽ phải của vấn đề.

Một lần nữa trong bái báo ra ngày 27/4 báo HNM lại khơi dậy lòng căm thù với Hoa Kỳ. Cần phải nói rõ động cơ vì sao báo HNM lại liên tiếp làm vậy. Nếu chúng ta hình dung bối cảnh tranh chấp biển, đảo của Việt Nam với Trung Quốc, sự có mặt thân thiện của hải quân Hoa Kỳ. Các phe phái thân Tàu và phe đang nỗ lực tìm kiếm sự trợ giúp để gìn giữ chủ quyền đất nước. Sẽ thấy rõ báo HNM đang còn mưu đồ gì trong định hướng quan hệ ngoại giao? Không có gì phải ngạc nhiên nếu đánh câu hỏi: Báo Hà Nội Mới có thực sự phục vụ lợi ích của dân tộc, đất nước Việt Nam này không? Phải chăng HNM lo ngại sự đoàn kết, nhất trí của mọi giai tầng trong xã hội trong cuộc gìn giữ Tây Nguyên trước mối lo ngoại xâm. Ai là kẻ phá hoại, kẻ thù của dân đất nước, kẻ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc đang trỗi dậy trước mối hoạ an nguy đất, đến nay thiết nghĩ đã rõ ràng.

Những gì mà linh mục Lê Quang Uy đã làm từ những công tác từ thiện, xã hội … là điều mà ai biết ông đều thấy tận mắt. Nhưng người bồi bút HNM ra sức bịa đặt thế nào cũng không thể khiến ai nghi ngờ tư cách của linh mục Lê Quang Uy. Đất nước này may mắn khi có những con người dũng cảm đã dám cất tiếng nói khi thấy điều sai trái, họ đã có mặt mọi nơi, mọi xuất thân từ công nhân, kỹ sư, nghệ sĩ, linh mục, hoà thượng. Sự lo sợ, hoảng hốt đến lồng lộn qua những giấy mời của công an, những luận điệu của hai tờ HNM và ANTĐ chứng tỏ rằng nhà nước đang lúng túng với phản ứng của nhân dân khắp nước ngày càng dâng cao và lan rộng. Những hành động vu cáo, bôi nhọ, xuyên tạc hay bắt bớ giam cầm của nhà cầm quyền nếu có vào thời điểm này sẽ là may mắn cho dân tộc, nó sẽ minh chứng để người dân nào đang thờ ơ phải giật mình mà suy nghĩ đến vận nước. Nó sẽ là một tiêu điểm để mọi nguồn dư luận đang sục sôi kia có điểm nhấn, điểm tựa cùng hướng vào một phía.

Nào báo HNM với ANTĐ, xin cứ tiếp tục giọng điệu thủ đoạn đây đi. Đừng ngưng lại nhé, biết đâu lịch sử sau này sẽ ghi tên hai quý báo đã có công khởi tạo một điểm ngoặt mới cho dân tộc này đấy.
 
Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà nội gửi giấy triệu tập cha Khải
Phóng Viên Hà Nội
17:25 27/04/2009
Sau ba lần gửi giấy mời, vì xác tín rằng mình không phạm tội, cha Khải đã từ chối cuộc hẹn theo giấy mời. Vì thế, tối nay (27/4) vào lúc 20h00, ông công an khu vực và ông tổ trưởng dân phố đã mang giấy triệu tập của Cơ quan An ninh điều tra thành phố tới trao cho cha Khải. Chúng ta cầu nguyện cho ngài.
 
Đảng Bô Xít Việt Nam
Ngô Nhân Dụng
17:33 27/04/2009
Hàng ngàn người Việt Nam, ở trong nước và bên ngoài, đã ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu đảng Cộng Sản Việt Nam ngưng vụ khai thác các mỏ bô xít (bauxite) ở cao nguyên Trung phần. Việc khai mỏ này đe dọa môi trường sống và tài nguyên kinh tế ở các vùng từ Tây nguyên xuống bờ biển miền Trung nước ta. Mỗi ngày càng nhiều người hưởng ứng cuộc tranh đấu của những nhà trí thức đại diện cho lương tâm dân tộc Việt. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản vẫn cương quyết khai thác bô xít và chưa chịu lùi bước. Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng đều tuyên bố đó là một “đường lối lớn” của đảng, cho nên từ bây giờ có thể gọi tên nhóm người này là đảng Bô Xít.

Trước phong trào phản đối ngày càng lan rộng, ông Thủ Tướng Bô xít Nguyễn Tấn Dũng đã bay qua đảo Hải Nam để xin ý kiến của các đồng chí từ Bắc Kinh bay xuống. Nếu người Việt Nam ở Úc Đại Lợi (Australia) có thể mô phỏng dư luận nước này mà phong cho ông Nguyễn Tấn Dũng làm phó đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội. Giống như ông Thủ Tướng Úc Kevin Rudd đang được các đại biểu đối lập trong Quốc Hội phong cho tước hiệu Đại sứ Lưu động của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Thủ Tướng Rudd đang tính chấp thuận cho công ty Nhôm Trung Quốc (China Aluminium Corporation, viết tắt là Chinalco) mua và khai thác các quặng mỏ ở Úc, trong đó cũng có cả quặng bô xít. Tháng Sáu này hội đồng chính phủ phụ trách việc cho phép các công ty ngoại quốc đầu tư vào Úc mới quyết định về việc cho phép Chinalco mua 18% cổ phần của công ty Rio Tinto, để trở thành cổ đông với phần hùn lớn nhất hay không. Nhưng hiện nay phong trào phản đối trong dân chúng Úc đang lên cao, chắc chắn là gây ồn ào náo nhiệt hơn ở Việt Nam vì dân Úc được tự do viết báo, lên đài bầy tỏ ý kiến.

Trung Quốc có chiến lược tìm tài nguyên khắp thế giới. Từ hàng chục năm qua, Bắc Kinh cho người đi mua quyền khai thác quặng mỏ kim loại và dầu lửa ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ. Tuần báo Economist đã viết một bài nhan đề “Thực Dân Mới” với hình bìa là một đoàn người Trung Quốc cưỡi ngựa và lạc đã đi trên sa mạc ở Phi Châu, người dẫn đầu trương cao ngọn cờ ngũ tinh mầu đỏ của Trung Quốc. Trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa này các nhà thực dân mới không cần dùng súng đạn đi xâm chiếm đất nước khác như đám thực dân vào thế kỷ 18, 19 - trừ khi họ đã dùng súng chiếm từ trước, như Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, và chiếm thêm Trường Sa năm 1988. Nhưng họ không thể sử dụng đường lối đó với các quốc gia độc lập khác. Bây giờ họ phải dùng thị trường thay cho bãi chiến trường, lấy tiền bạc (tốt nhất là dùng đô la Mỹ) làm khí giới, qua các thị trường chứng khoán họ mua cổ phần của các công ty về quặng mỏ và dầu lửa. Hoặc điều đình trực tiếp mua luôn quyền làm chủ tất cả một công ty, để được hưởng những tài nguyên mà công ty đó được quyền khai thác. Giống như năm 2005 công ty CNOOC của Trung Quốc đã toan mua Unocal của Mỹ để mua lấy quyền khai thác dầu khí của Unocal ở Trung Á, Miến Điện và Úc. Hồi đó các đại biểu Quốc Hội đã buộc chính phủ Mỹ phải tìm cách ngăn cản, cho nên Cnooc đành bỏ cuộc khi thấy gặp khó khăn.

Năm ngoái, tổng số tiền mà Trung Quốc đã chi vào việc đầu tư ở nước ngoài là 52 tỷ Mỹ kim, bằng hai phần ba tổng sản lượng nội địa của Việt Nam; trong đó hai phần ba là để nắm quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong ba tháng đầu năm 2009 họ đã bỏ ra 23 tỷ Mỹ kim trong 65 vụ thương thuyết đầu tư kiểu này. Dùng cơ cấu thị trường đi mua tài nguyên nước khác là phương pháp làm ăn lương thiện, tôn trọng luật chơi kinh tế. Nhưng chính phủ một nước mạnh như Trung Quốc vẫn có thể dùng biện pháp khác, gây ảnh hưởng trực tiếp trên chính quyền các nước khác để được ưu đãi trực tiếp khai thác lâm sản, đá quý (Miến Điện và Lào) hoặc quặng mỏ (như ở Việt Nam, Congo). Trong trường hợp đó họ chỉ dùng “diễn biến hòa bình” chứ không dùng vũ lực, mà lại không tốn tiền như khi phải mua cổ phần trên các thị trường.

Vụ Chinalco mua Rio Tinto trở thành một đề tài chính trị ở Úc vì báo chí và các đại biểu Quốc Hội Úc tìm ra rằng chưa đầy một tuần sau khi ông chủ tịch Chinalco ký giấy thuận trả gần 20 tỷ Mỹ kim để mua 18% cổ phần của Rio Tinto, thì ông ta được thăng lên cấp phụ tá bộ trưởng trong chính phủ Bắc Kinh, với trách nhiệm đi mua thêm tài nguyên các nước khác. Một điều ai cũng biết nhưng ở Úc từ trước không ai nêu ra, là Chinalco không phải là một công ty kinh doanh thuần túy. Như tất cả các xí nghiệp lớn ở Trung Quốc, họ là những cánh tay nối dài của đảng Cộng Sản và nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu chính trị. Cộng Sản Trung Quốc dùng các xí nghiệp quốc doanh như những đạo quân đi chiếm tài nguyên của thế giới qua thị trường kinh tế tư bản. Ông chủ tịch công ty Chinalco đóng vai trò một nhà kinh doanh khi ra nước ngoài mua bán, nhưng trong đảng Cộng Sản thì ông là một cán bộ do Bộ Chính Trị điều động.

Ông Tiêu Á Khánh (Xiao Yaqing) 49 tuổi tốt nghiệp kỹ sư vào lúc Đặng Tiểu Bình bắt đầu tư bản hóa kinh tế nước Trung Hoa. Ông leo lên dần dần trong guồng máy, được Giang Trạch Dân và Chu Dong Cơ chiếu cố cất nhắc, năm 2004 được lên làm bí thư đảng ủy công ty Chinalco. Năm đó ông đã tranh mua với 10 công ty quốc tế khác, thắng cuộc đấu thầu mua một quặng mỏ bô xít ở Úc với giá 3 tỷ đô la Mỹ. Đó cũng là thời gian Trung Quốc bắt đầu chú ý tới mỏ bô xít ở Việt Nam. Mỏ bô xít này nằm bên vùng khai thác mỏ của Rio Tinto, công ty khai thác khoáng sản lớn thứ ba trên thế giới. Năm 2007, Chinalco cộng tác với một công ty Á Rập Sau đi mua mỏ đồng ở Peru từ một công ty Canada. Họ tranh thắng dễ dàng vì họ không quản ngại trả giá cao để đạt mục đích chính trị.

Cuối năm 2007, công ty khai thác mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton của Anh đề nghị mua các cổ phần để chiếm đa số kiểm soát công ty Rio Tinto. Lúc đó ai cũng biết Rio Tinto đang mang những món nợ lớn tới 38 tỷ đô la Mỹ, sau khi vay để mua công ty nhôm Alcan của Canada, món nợ này khiến nhiều cổ đông lo sợ muốn bán cổ phần của họ. Nếu thành công, BHP sẽ làm chủ những mỏ sắt lớn nhất thế giới. Rio Tinto không muốn bị BHP “nuốt” cho nên đi tìm các công ty khai mỏ khác điều đình bán cổ phần cho họ, hy vọng rằng làm như vậy BHP sẽ không thể chiếm được đa số cổ phần với khả năng áp đảo. Nghe tin đó, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc đã họp khẩn cấp các công ty khai mỏ, nằm trong guồng máy dưới sự điều hợp của Cơ Quan Phát Triển và Đổi Mới (NDRC) của Bắc Kinh. Chinalco được trao nhiệm vụ đóng vai “phò cứu” cho Rio Tinto bằng cách mua cổ phần của hãng này.

Để thực hiện “diễn biến hòa bình” trên, Chinalco được hai ngân hàng nhà nước Trung Quốc tài trợ, một ngân hàng do con ông Chu Dong Cơ đứng đầu, ngân hàng kia có con một người phụ tá của ông Đặng Tiểu Bình điều khiển. Tiếu Á Khánh đã mời công ty nhôm Alcoa của Mỹ hợp tác, góp một phần nhỏ trong cuộc đầu tư này để khỏi lộ liễu.

Đêm 31 Tháng Giêng năm 2008, sau khi thị trường New York và London đều đóng cửa, đích thân ông Tiếu Á Khánh cùng với các chuyên viên thị trường của công ty cố vấn đầu tư Mỹ Lehman Brothers thức suốt đêm đặt mua các cổ phần của Rio Tinto trên các thị trường quốc tế. Cứ như vậy, họ thu mua được 9% số cổ phần của Rio Tinto với số tiền 14 tỷ Mỹ kim, ngày hôm sau Chinalco trở thành cổ đông có số cổ phần lớn nhất của công ty khai mỏ Anh-Úc này. Sau đó, BHP bỏ ý định mua Rio Tinto. Nhưng cũng từ đó giá cổ phần các công ty mỏ và kim loại tụt xuống vì kinh tế thoái trào khắp nơi khiến nhu cầu kim loại đột ngột giảm bớt. Có lúc giá cổ phần xuống thấp đến mức số tiền đầu tư của Chinalco đã mua cổ phần Rio Tinto chỉ còn trị giá 4 tỷ Mỹ kim, lỗ khoảng 10 tỷ.

Nhưng địa vị của ông Tiếu Á Khánh không bị lung lay. Trái lại, ông còn nghe lời khuyên của công ty cố vấn Mỹ J.P. Morgan đề nghị tăng gấp đôi số cổ phần Chinalco làm chủ. Dịp may vừa tới, công ty Rio Tinto đang mang những món nợ lớn và tới Tháng Mười năm 2009 sẽ phải trả gần 9 tỷ đô la tiền nợ. Tháng Mười Hai năm 2008, ông Douglas Rithcie, giám đốc chiến lược của Rio Tinto đã nói chuyện với đại diện của Chianlco ở Úc, để nhờ giới thiệu với các ngân hàng Trung Quốc ngõ hầu có thể vay nợ mới trả nợ cũ.

Chinalco lúc nào cũng sẵn tiền, đã đề nghị cho Rio Tinto vay hơn 7 tỷ Mỹ kim dưới hình thức trái khoán “khả hoán” (convertible bonds), mà các trái khoán nay có thể đổi thành cổ phần của công ty Úc. Ngoài ra, Chinalco sẽ bỏ ra thêm hơn 12 tỷ đô la mua một số mỏ quặng của Rio Tinto. Ban giám đốc của công ty Úc đã chấp thuận đề nghị này, thay vì bán thêm cổ phiếu trên thị trường để gây vốn lấy tiền trả món nợ đáo hạn Tháng Mười năm nay.

Nhưng khi báo chí loan tin Chinalco sắp bỏ thêm 19.5 tỷ đô la để làm chủ 18% số cổ phần của Rio Tinto, dư luận Úc và cả thế giới phải chú ý. Người ta thấy đây không phải là một cuộc mua bán hoàn toàn vì lý do kinh tế mà đằng sau còn những ẩn ý chính trị. Nhất là khi nghe tin ông Tiếu Á Khánh được thăng quan tiến chức, thì mối nghi ngờ trên càng lớn, khiến các đại biểu Quốc Hội Úc phải chất vấn ông thủ tướng, một người nói thông thạo tiếng phổ thông Trung Quốc và đã từng làm nhà ngoại giao của Úc ở Trung Quốc trước đây. Vì vậy ông Kevin Rudd được dân Úc phong làm Đại sứ Lưu động của chính phủ Trung Quốc!

Tại Úc Nghị Sĩ Barnaby Joyce lên ti vi đặt câu hỏi: “Chính phủ Trung Quốc không bao giờ cho phép chính phủ Úc mua một mỏ kim loại ở Trung Quốc! Tại sao chúng ta lại để cho người Trung Quốc mua và kiểm soát một tài sản chiến lược của nước ta?” Ở Việt Nam nhiều người cũng muốn đặt câu hỏi giống như vậy, nhưng họ không bao giờ được nói công khai trên báo, trên đài. Vì đảng Bô Xít Việt Nam kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông, bịt miệng tất cả những ý kiến chống Bô xít.

Đến Tháng Sáu này chúng ta mới biết sau cùng tham vọng làm chủ một phần năm tài sản Rio Tinto của đảng Cộng Sản Trung Quốc có thành công hay không. Trong kinh tế thị trường theo lối tư bản, hiện tượng một công ty nước này làm sở hữu chủ các xí nghiệp của nước khác không làm ai ngạc nhiên. Vì đồng tiền có được tự do tìm chỗ đầu tư sinh lời cao nhất thì kinh tế thế giới mới phát triển mạnh. Nhưng trong trường hợp các công ty Trung Quốc đầu tư thì khác. Vì ai cũng biết các công ty này chỉ là dụng cụ của chính phủ Bắc Kinh để thực hiện tham vọng gây ảnh hưởng chính trị của họ.

Trong vụ khai thác Bô xít ở Việt Nam, họ có tham vọng gì, chắc chỉ có Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Bắc Kinh biết với nhau thôi, mà Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam ở Hà Nội chưa chắc đã biết. Nhưng khi hàng ngàn nhà trí thức ở trong nước và hải ngoại đã lên tiếng yêu cầu ngưng ngay việc này, nếu đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn nhất định bịt tai không nghe thì phải đổi tên họ thành đảng Bô xít thật.

Giáo Sư Tôn Thất Thiện đang cư ngụ ở Canada đã đề nghị người Việt hải ngoại nêu vấn đề môi trường sống ở Tây nguyên bị tàn phá nếu khai thác bô xít để yêu cầu các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế điều tra, can thiệp và can ngăn các lãnh tụ đảng Bô xít Việt Nam. Đó là một phương pháp đấu tranh mới mà chúng ta cần vận dụng.
 
Những biến cố dồn dập đang thúc đẩy Giáo Hội Việt Nam bước sang một trang sử mới...
Anmai, CSsr
18:16 27/04/2009
Chuẩn bị thánh lễ an táng cho một nữ tu thân quen, một linh mục luống tuổi biết tôi là linh mục Dòng Chúa Cứu Thế liền xối xả nói vào mặt tôi:

- “Này anh ! Anh về anh nói Cha Giám Tỉnh Phạm Trung Thành của Dòng anh và các cha các thầy dòng anh đủ rồi nha ! Chuyện Thái Hà như thế là đủ rồi nha ! Đừng có quá nha !”

Với phép lịch sự và nhân bản tối thiểu của một con người và một linh mục, cộng với sự kiềm chế cơn giận tôi bèn thưa với cha ấy:

- “Dạ thưa Cha ! Để con về con thưa với Giám Tỉnh của con như ý Cha !”.

Dạ cho lịch thiệp chứ đời nào về nói với Giám Tỉnh ba cái chuyện nhảm nhí của một linh mục xa lạ ấy.

Chuyện buồn cười là lần đầu tiên gặp gỡ, chưa hề biết ai ra ai ấy vậy mà linh mục ấy xối xả vào mặt tôi. Thử hỏi cha ấy, nếu một cha khác làm như vậy thì cha ấy nghĩ như thế nào.

Lần gặp gỡ ngắn ngủi ấy đọng lại trong tôi hình ảnh vị linh mục ấy. Chắc có lẽ, vị linh mục ấy là linh mục “quốc doanh” nên phản ứng mạnh về chuyện Thái Hà như thế. Nếu là linh mục thật sự, đồng cảm với dòng chảy của Xã Hội và của Giáo Hội thì suy nghĩ phải khác chứ !

Tôi thông cảm cho hoàn cảnh “quốc doanh” của ngài nhưng nơi ngài còn chút lương tâm của một ngôn sứ ngài đã lãnh nhận nơi bí tích Thanh Tẩy và đặc biệt hơn là bí tích Truyền Chức chứ ! Đâu phải vì một chút tư lợi cá nhân mà ngài lại im lặng và còn tệ hơn là ủng hộ cho những người sống giả dối, sống thiếu công bằng và lẽ phải.

Tôi hiểu cho hoàn cảnh của ngài là phải “đi đêm” với những người có chức có quyền để ngài được an phận nhưng thử hỏi, với lương tâm ngay thẳng của một con người có cho phép ngài “đi đêm” như vậy chăng ?

Chuyện Thái Hà, Khâm Sứ có lẽ không ngoài Thánh ý Chúa.

Nay lại thêm mảnh đất Ba Giang và chuyện khai thác quặng Bauxit ở Tây Nguyên chắc có lẽ cũng chẳng ngoài thánh ý của Ngài.

Những người dính dự đến chuyện Thái Hà, Khâm Sứ hay Ba Giang hay Bauxit đi chăng nữa đều chẳng được hưởng lợi dẫu chỉ một xu trên những mảnh đất ấy, trên những tấn quặng ấy. Vấn đề ở chỗ là những người ấy muốn thốt lên một tiếng nói của sự thật, của công bằng và của lẽ phải.

“Thuốc đắng dã tật ! Sự thật mất lòng !”. Sự thật luôn luôn làm mất lòng những người sống không thật.

Bằng chứng thực tế cho thấy rằng, nếu sống trong sự thật thì làm gì phải sợ hãi đến độ huy động bao nhiêu cảnh sát, chó nghiệp vụ … để bảo vệ cho phiên toà xử có 8 người với tội trạng “gây rối trật tự xã hội”. Ngược lại, có những phiên toà xử một băng cướp chuyên nghiệp mà chỉ vỏn vẹn với một đội cảnh sát thôi. Bi hài nhất là xử những người cố tình gây thiệt hại cho dân cho nước hàng tỷ hàng tỷ đồng thì lại nhẹ nhàng êm ái !

Một người ít học cũng đủ hiểu cái hành động không thật của những người sợ sự thật.

Nhiều và nhiều năm Xã Hội, Giáo Hội sống trong cảnh bất công, tham nhũng, tàn bạo nhưng chưa có dịp lên tiếng nói. Nay, Thái Hà, Khâm Sứ, Ba Giang, quặng Bauxit là dịp để Giáo Hội lên tiếng.

Giáo Hội bản chất là Giáo Hội của những người nghèo, những người khiêm hạ, những người sống trong sự thật. Đứng đầu Giáo Hội lại là Chúa của Sự Thật. Ngài biết trước những ai sống cho Sự Thật và vì Sự Thật sẽ phải trả một cái giá rất đắc và thậm chí mất cả mạng sống mình.

Thời gian qua, qua một số phương tiện truyền thông, nhiều người được biết một số anh em tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã hiến mình cho Sự Thật ấy.

Xin mọi người hãy nhớ cho rằng, anh em tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi không hề có ý đi làm chính trị. Anh em tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi chỉ lên tiếng nói cho sự thật, cho công bằng, cho lẽ phải mà thôi. Thánh Anphongsô - Tổ phụ Dòng chúng tôi - đã hơn một lần ngao ngán cho sự giả trá, đảo điên của con người, của xã hội thời của Ngài. Ngài phải đau đớn mà thốt lên rằng: “Thế gian ơi ! Ta biết mi rồi !”

Vâng ! Ngày hôm nay, anh em Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi cũng chỉ biết thốt lên như Thánh Tổ Phụ của chúng tôi: “Thế gian ơi ! Ta biết mi rồi !”. Biết cái thế gian ấy, chúng tôi cũng phải hô lên cho mọi người biết và đường lối giải quyết của chúng tôi là cầu nguyện và cầu nguyện. Chúng tôi không hề bạo động, chúng tôi không hề

Tạ ơn Chúa ! Anh em Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi không cô độc, không đơn lẻ. Bên cạnh chúng tôi có Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, vài vị Giám Mục và đông đảo cộng đoàn dân Chúa trên khắp mọi miền đất nước có hình chữ S thân thương và cả ở hải ngoại nữa. Đức Tổng Giám Mục Giuse, vài vị Giám mục và đông đảo cộng đoàn dân Chúa đã kề vai sát cánh bên anh em chúng tôi bất chấp hiểm nguy đang rình rập.

Chúng tôi cũng tạ ơn Chúa vì bên cạnh chúng tôi còn có những linh mục, tu sĩ, giáo dân “quốc doanh” đơn cử như vị linh mục đã nói vào mặt tôi xối xả dù chưa một lần gặp gỡ. Cảm ơn các vị vì sự hiện diện của các vị đã tô điểm thêm cho Ánh Sáng là anh em Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi, Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và tất cả những ai đang nói và đang sống cho Sự Thật. Nhờ có sự hiện diện của các vị mà Ánh Sáng của Sự Thật lại được sáng thêm.

Lịch sử Giáo Hội Việt Nam vài chục năm qua mang tiếng là êm đềm thư thái trước một chế độ lúc nào cũng đề cao tự do tôn giáo ấy nhưng bên dưới thật sự chẳng có tự do. Có chăng là ở những nơi thành thị, những nơi trung tâm còn những nơi xa vắng, hẻo lánh như Sơn La, Tây Nguyên … thật sự đã có tự do tôn giáo hay chưa thì chỉ khi đến nơi mới biết được sự thật vì lẽ báo chí đều nói tốt cả.

Có lẽ những ngày này và những ngày sắp tới, lịch sử Giáo Hội sang trang, lịch sử Dòng Chúa Cứu Thế sang trang.

Thời gian sẽ qua đi, con người sống trong thời đại này cũng sẽ trở thành người thiên cổ nhưng làm sao có thể xoá nhoà được những trang sử hùng hồn này. Làm sao có thể xoá được những bút tích, những giọng nói can đảm nói lên sự thật như Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và nhiều vị khác.

Sẽ có những tu sĩ, linh mục và ngay cả giáo dân sẵn sàng ngồi tù và sẵn sàng tử vì Đạo, tử vì Chân Lý, tử vì Sự Thật.

Nếu sự thật sẽ xảy ra thì Giáo Hội Việt Nam sẽ ghi thêm những trang sử hào hùng với các tên tuổi đang bị người ta khủng bố, chà đạp. Có thể có chăng sử sách Giáo Hội Việt Nam sẽ có thêm những anh hùng như Giuse Ngô Quang Kiệt, Matthêu Vũ Khởi Phụng, Giuse Nguyễn Văn Thật, Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, Giuse Nguyễn Văn Khải và nhiều tu sĩ giáo dân đã và còn đang kiên cường tranh đấu cho sự thật và lẽ phải. Họ có thể được chọn vào số những người nằm trong danh sách Tử Đạo Việt Nam.

Tạ ơn Chúa, cảm ơn Đức Mẹ, tri ân các Thánh Tử Đạo Việt Nam, lòng can đảm nói lên Sự Thật và sống Sự Thật ấy vẫn còn chảy mạnh và rất mạnh trong con cháu của các Thánh Tử Đạo.

Can đảm lên ! Thầy đây ! Đừng Sợ

Sự Thật sẽ giải thoát anh em !
 
Vì sao đi lễ nhưng tôi không nghe giảng?
Cát Nguyên
18:29 27/04/2009
Không hiểu sao (hay có hiểu mà làm như không hiểu?) hôm nay tôi lại cảm thấy phải tự xét mình, để rồi nhận ra gần đây càng ngày càng nhiều lần tham dự Thánh Lễ cứ đến phần các linh mục giảng là tôi lại lơ mơ với những suy nghĩ riêng tư, thoát hoàn toàn khỏi bài giảng của vị linh mục đang …đọc hoặc đang giảng giữa nhà thờ!

Thử điểm qua vài Thánh Lễ để tìm nguyên nhân, hy vọng nhờ vậy biết đường chừa tội.

Ngày thứ nhất - Trên các phương tiện truyền thông đại chúng lề phải và lề trái, mấy ngày nay cháy bỏng tin tức về những nguy cơ có thể xảy ra với những giáo dân đang cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội, với Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Như biết bao giáo dân ở nơi xa khác, lòng tôi lo âu, nóng ruột vô cùng. Sao không thấy các chủ chăn ở các nơi như nơi tôi đang sống lên tiếng? Có ai đứng ra bênh đỡ những người anh em ấy không ? Trông chờ từng ngày, từng giờ thông tin, hướng dẫn chính thức từ những chủ chăn. Cuối cùng, tạm thở phào khi bản thông báo (?) của HĐGMVN được đưa ra nhân kết thúc kỳ họp thường niên, trong có đề cập đến vấn đề nóng bỏng ấy một cách nhẹ nhàng, với hướng dẫn sẽ đọc tại tất cả các nhà thờ vào Thánh Lễ ngày Chủ Nhật gần nhất.

Chiều thứ bẩy, tham dự Thánh Lễ thay ngày Chủ Nhật tại một nhà thờ gần nơi làm việc theo thói quen. Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy kết thúc bài giảng rồi mà vị chủ tế không có một lời nào về những chuyện đang xảy ra! Kể cả việc “đọc thông báo” như đề nghị của HĐGMVN. Thông báo chỉ dán ở bảng cuối nhà thờ. Bài giảng toàn là những lời giải thích thật sâu xa và kỹ lưỡng, đến cả những từ dịch sát nghĩa hay chưa sát nghĩa với bản tiếng La Tinh của bài Tin Mừng, nhưng lời nhắc đến những người anh em “ruột thịt” đang chịu đựng biết bao khó khăn vì quyết SỐNG SỰ THẬT thì lại không có lấy một từ!

Khi chưa có bản thông báo, tôi tự an ủi rằng: có thể vì thiếu thông tin và cẩn trọng trong vai trò chủ chăn nên các ngài (ít ra linh mục thường cử hành Thánh Lễ tôi tham dự) còn chưa chính thức lên tiếng, ngay cả một lời gợi ý cầu nguyện cho những người anh em đang gặp bách hại cũng không. Nhưng hôm nay thông báo cũng không đọc! Nỗi thất vọng với vị chủ chăn dâng trào lên trong tôi. Nhưng “Lạy Chúa, con đến đây vì muốn được lắng tâm hồn mình trong Chúa, trở về với Chúa xin của ăn đường. Vị chủ chăn chỉ là người đại diện, không phải là Chúa nên con sẽ còn đến tham dự Thánh Lễ ở ngôi nhà thờ này Chúa ạ! L”

Những ngày thứ hai – Giáo dân Thái Hà sẽ phải kéo nhau ra hầu tòa, thậm chí có người đã bị tạm giam. Truyền thông lề phải lề trái lại lên cơn sốt cao độ. Trong ngôi thánh đường nơi tôi đến, vẫn thế, suốt Thánh Lễ, trong bài giảng, vị chủ chăn không có lấy một lời nhắc nhở con chiên cầu nguyện cho những người anh em! “ Chúa ơi! Ai là người thực sự SỐNG BÁC ÁI như vẫn hằng rao giảng hả Chúa của con? Những người anh em chỉ cần cùng dòng máu VN đang như lửa đốt trên các blog, không phân biệt đã nhận Chúa là Cha chưa hay những con chiên của Chúa lúc này ở đây? ”

Ngày thứ ba – Bauxit, Tây Nguyên! Dân tộc VN sẽ như thế nào khi dự án khai thác bauxit đang được tiến hành với biết bao hiểm nguy cho dân tộc? Người người đã lên tiếng, từ những người có kiến thức khoa học, có kiến thức về văn hóa Tây Nguyên cho đến những người bình thường nhất đã lên tiếng tràn ngập các trang mạng. Tôi, một lần nữa lại ngóng cổ chờ đợi các chủ chăn. Bây giờ là vấn đề nghiêm trọng, sự sống còn của cả dân tộc VN chứ chẳng phải chuyện một vùng, một cách nhìn để biện minh rằng: Anh và tôi khác quan điểm nên hành động khác nhau. “ Chúa ơi! Chúa đã dạy chúng con rằng: Thế giới tự nhiên này Chúa dựng nên là để chung cho mọi người hưởng, chứ không phải của riêng ai. Chúa cũng đã dạy rằng: Con người là con của Chúa, mỗi người có NHÂN VỊ không ai thay thế được, bất cứ cách hành động nào cũng phải lấy việc phục vụ con người làm chuẩn. Lạy Chúa, thế đã đủ để chúng con phải lên nóc nhà mà rao truyền SỰ THẬT ấy trước những chuyện bất thường đang xảy ra trên đất nước VN của chúng con chưa? Nhưng vì sao vậy Chúa? Vì sao có sự IM LẶNG KINH KHỦNG từ những vị chủ chăn vậy Chúa?! ”

“Lạy Chúa, con xin xưng tội trước Ngài. Con xin dâng lên Ngài những khốn khó của chúng con. Amen”

Giảng dạy?

Cách đây khoảng 5 năm, tôi đi coi thi tại một Hội đồng thi Bổ túc văn hóa.

Trong giới giáo viên chúng tôi, khi biết mình “được” phân công gác thi tại một Hội đồng Bổ túc văn hóa là cảm thấy “oải” lắm! Vì sao chúng tôi chưa gác thi đã thấy mệt? Vì tình hình “phao” trắng sân trường là chuyện (ngày ấy) dĩ nhiên sẽ thế. Vì sự quyết tâm “làm” cho bằng được của các thí sinh là chuyện thứ hai, mà chúng tôi phải đối mặt trong 3 ngày gác thi.

Rồi ngày phải làm nhiệm vụ cũng tới. Buổi thi hôm ấy tôi được phân công làm giám thị cùng một giáo viên trường khác. Trong phòng thi 2/3 là những thí sinh lớn tuổi, đang đi làm, phần còn lại là những học sinh trường nghề các em học đúng tuổi.

Sau khi đề thi được phát ra, tài liệu bắt đầu xuất hiện liên tục trong phòng. Chúng tôi thay nhau đi tịch thu khắp phòng. Nhưng một thí sinh không phải có một bộ tài liệu mà nhiều bộ. Cuối cùng, tôi phải làm cứng: Bắt một anh (khoảng hơn 40 tuổi) đã lôi đến bộ tài liệu thứ ba ra, phải làm biên bản, làm xong tôi mới cho thi tiếp (nghĩa là cảnh cáo anh ). Anh năn nỉ cỡ nào tôi cũng không đồng ý. Vì tôi hiểu chỉ còn cách duy nhất đó để trật tự phòng thi được ổn định. Khi anh chấp nhận ngồi viết biên bản, phòng thi có vẻ trật tự lại, phao được cất đi.

Bất chợt một thí sinh nam đứng lên tỏ vẻ rất tức giận, em phản đối tôi: “Người ta đi làm giờ đâu mà học! Sao lại bắt người ta? Sao không cho người ta xử dụng tài liệu?” Tôi trả lời em trước cả phòng: “Nếu không học được thì không đi thi. Em ngồi xuống và làm bài đi”. Em vẫn đứng với thái độ nóng nảy. Tôi hỏi ngược lại cả phòng: “ Các bạn đang đi thi hay các bạn đang làm bộ, đóng kịch rằng đang thi, có chúng tôi đóng kịch rằng đang gác thi?”. Có lẽ thấy sự quyết tâm của tôi, phòng thi yên lặng. Tất cả quay về với tờ giấy thi khi em chịu nghe tôi ngồi xuống. Nhưng nhìn em, thấy em vẫn không chịu làm bài tiếp. Quan sát gương mặt tức giận và buồn của em tôi hết sức thương cảm. Thương vì một tâm hồn trong trắng dám can đảm lên tiếng khi em cho đó là điều không đúng.

Nhìn vào phiếu dự thi thấy em học ở Cao đẳng Sư phạm Thể dục … (lâu rồi tôi không nhớ rõ, hình như TW2). Vì em nhất định không chịu tiếp tục làm bài nên tôi quyết định đến nói chuyện với em, mong làm em giảm cơn bức xúc mà chịu cố gắng làm bài.

Tôi đến gần hỏi em: “Em học Sư phạm, vậy có phải ra trường em sẽ đi dạy không?”
Em xác nhận: “ Phải”.
-“ Vậy khi đi dạy em có muốn hay có cho phép học sinh mình gian lận như thế không?”.
Bối rối một chút …em trả lời: “Nhưng mọi người vẫn làm vậy!”
Thế !
Mười bẩy, mười tám tuổi với một tâm hồn trong sáng, với một lòng can đảm sẵn sàng đương đầu với điều em nghĩ là không đúng nhưng em đã đi sai đường!
Vì ai vậy ?
Vì cái gương hành động của người đi trước !

Và chuyện hôm nay.
Cái gương hành động của những vị mục tử trong việc làm tròn trách nhiệm công dân của mình khi đất nước, dân tộc đang gặp nguy khó lúc này ở đâu ?

Xin gởi đến các ngài câu hỏi của một giáo dân đang vô cùng băn khoăn về tương lai những người trẻ trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hiện nay.
 
Tâm tình một người trẻ tham dự Ngày Lễ Chào Cờ VNCH
Nguyễn Kim Vi
21:56 27/04/2009
Súng nổ, làng cháy, trẻ con khóc, dân kêu “cứu tôi!”

Ông Dương Văn Minh tuyên bố: “Tôi Đại Tướng Dương văn Minh, chính quyền Saigon kêu gọi Quân Lực Cộng Hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố Chính Quyền Saigon từ Trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, giao toàn chính quyền từ trung ương đến địa phương lại cho chính quyền cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam

Ba-mươi-bốn năm về trước vào ngày 30 Tháng 4, dân mình mất Saì Gòn, mất Việt Nam, mất hết tự do và đến nay, đảng cộng sản làm cho dân sống tối tăm trong đau khổ, nghèo đói, mọi quyền căn bản đều không được hưởng. Đó là niềm tủi nhục của nước ta.

Cha Ông chúng con hy sinh mạng sống của mình trong chiến tranh, và hàng triệu người bỏ lại tất cả để đi trên một con thuyền nhỏ mong manh, lẻ loi chơi vơi trên biển Thái Bình gặp bao nhiêu nguy hiểm, phần trăm may mắn đến bến bờ tự do rất ít. So ra đời sống của chúng con không như Ông Bà Cha Mẹ, đẻ ra đã có sẵn những gì muốn, nhất là đời sống có tự do và công bằng.

Từ còn ở trong bụng mẹ tới nay, Bố Mẹ và Vi tham dự Lễ Chào Cờ mỗi năm, không thiếu một năm nào, giờ 18 tuổi, cũng là 18 năm tham dự theo. Ngày trước Kim Vi không có hiểu tại sao mỗi năm Bố Mẹ bắt 3 chị em mình phải đi chào cờ làm chi? Ở City Hall gió thổi lạnh, đứng mỏi chân, và phải cố gắng nghe mấy người lớn lên phát biểu cả tiếng đồng hồ, sao buồn chán quá, không vui gì hết! Trưởng thành, cách suy nghĩ của Vi thay đổi và hiểu được lý do sao Bố Mẹ dẫn chúng con theo. Ngày Lễ Chào Cờ có mấy ngàn người Việt ở vùng Toronto và các vùng thân cận tham dự để nhớ lại ngày Việt Nam mất tự do, và cũng để tạ ơn những người chiến sĩ đã hy sinh tranh đấu cho đất mình, và cám ơn cộng đồng - chính phủ Canada đã đón tiếp dân tỵ nạn Việt Nam.

Kim Vi cám ơn Bố Mẹ để luôn luôn nhắc nhở nguồn gốc của mình. Bố Mẹ trao cho Vi một ngọn lửa nhỏ đốt cháy trong trái tim Vi. Ngọn lửa này là biểu tượng sự yêu mến Việt Nam. Dù ở Canada, Kim Vi tự hào ràng mình có thể nói tiếng Mẹ đẻ, thích mặc aó dài, nếm được mắm tôm, chúc tết đầu năm và v.v. Kim Vi mong rằng ngọn nến trong tim mình sẽ một ngày bừng sáng cho mọi người khắp phương trời được thấy.

Trước, vì ở vùng Scarborough, có ít người Việt, Vi cảm thấy lẻ loi, không biết có bạn trẻ nào có giống như mình không. Lớn lên, Kim Vi sinh hoạt trong cộng đồng rất nhiều, nhất là cộng đồng người Việt-Toronto, thì mới có cơ hội để gặp gỡ các bạn Việt Nam. Hai năm gần đây, Kim Vi rất vui để biết rằng có những bạn trẻ cũng như Vi, họ đều không biết nếu có bạn trẻ cùng tuổi mình để chia sẽ ý kiến và cảm giác với mình không? Đây là một phần lý do chúng con xum họp và lập ra Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu mới đây không lâu. Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu Toronto có mục đích để tranh đấu cho Tự Do/Nhân Quyền và khuyến khích giới trẻ gìn giữ văn hoá Việtnam. Chủ Nhật 3 tháng 5 này, mời các bạn trẻ cùng đi diễn hành chung với đoàn, nối một vòng tay lớn, để một ngày gần đây, đoàn mong rằng tuổi trẻ chúng ta có thể tiếp tục tiếp tay việc làm của Cha Ông, như là: tổ chức Ngày 30 Tháng 4, lến tiếng cho quyền tự do của người dân VN….

Tham dự mấy năm ở Ngày Kỷ Niệm Quốc Hận, chúng con mới hiểu biết thêm về lá cờ mình. Năm nay, chị Phạm Chiêu-Nghi, chủ tịch Hội Sinh Viên Việt Nam ở đại học York University (Vietnamese Student Association @ York – VSAY) cũng là một đoàn viên của Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu đã can thiệp với giám đốc trường để thay thế lá cờ đỏ sao vàng bằng lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.

Mỗi năm chỉ có một lần để cho cộng đồng gần gũi và tạo thân tình với nhau. Kim Vi rất vui khi tham dự ngày lễ tại vì Kim Vi có thể gặp lại nhiều bạn bè cũ, cũng như gặp được nhiều bạn bè mới. Hằng năm chúng con trong nhóm Hướng Việt lên hát Quốc Ca Canada và Quốc Ca Việt Nam, và hợp ca thêm một bài cho ngày lễ này. Có những em, những bạn trong nhóm không thông thạo nói và đọc tiếng Việt, nhưng các bạn ai cũng đều cố gắng hết sức mình để lên hát cho hay và rõ ràng. Năm nay còn có thêm tiết mục do tuổi trẻ sửa soạn cho ngày lễ quan trọng này. Em Dương Thái Hòa sẽ đàn và đơn ca một bài hát về quê hương nước Nam. Ban nhạc Thiếu Nhi mặc đồng phục đánh trống rất là oai. Lớp Việt Ngữ Scarborough trình diễn hai màn múa quê hương. Thêm màn đặc biệt, do các anh chị trường đại học York University diễn vỡ kịch “The Boat People” để kể lại chuyện 34 năm về trước.

Kim Vi cũng như các bạn rất cảm động để nhìn thấy trong tay mỗi người cầm lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ với tinh thần rất là tự hào…nhìn như một biển cờ vàng bay phất phới trên bầu trời Toronto. Ôi biết bao sung sướng! Nếu quyền căn bản của người dân Việt Nam mình cũng được bay theo làn gió tự do!

Quý vị ơi! Tuổi trẻ chúng con rất cố gắng tiếp xúc với nguồn gốc của mình. Nhưng, nếu không có lớp lớn để dẫn đầu thì sao chúng con có thể noi gương được. Vì thế, đại diện thế hệ trẻ, Kim Vi xin hỏi, “Sẽ có nhiều bạn trẻ chúng con tham dự Lễ Chào Cờ đó, các Ông Bà, Bác và Cô Chú có đi không?”

Chúng con rất mong gặp quý vị ở ngày lễ “30 Tháng Tư”, vào ngày 3-tháng 5, 2009.

Thành viên Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cờ Bay
Đặng Đức Cương
06:19 27/04/2009

CỜ BAY



Ảnh của Đặng Đức Cương

Cờ bay. Cờ bay tung trời ta về với quê hương

Từng ngóng đợi quân ta tiến về

Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào, quỳ hôn đất thân yêu….

(Trích Ca khúc Cờ Ta Bay.. của Lê Kim Hoa)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền