Ngày 27-04-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cần Chúa giải phóng
Lm GB Nguyễn Minh Hùng
07:36 27/04/2017
Chúa Nhật III Phục Sinh Năm A

Cần Chúa giải phóng

Hai môn đệ trên làng Emmaus, có lẽ vừa mới dự lễ Vượt qua tại Giêrusalem, bây giờ, sau khi tan lễ, họ trở về làng mình.

Khác mọi cuộc hành hương hàng năm, hành hương Giêrasalem năm nay, các môn đệ trở về, mang theo cả một tâm trạng ngỗn ngang, run rẫy. Bởi Thầy của họ vừa mới bị giết chết thê thảm.

Họ trở về, nhưng tâm tưởng vẫn vươn đầy hình ảnh tàn khốc về tất cả những gì mà những nhà lãnh đạo đã dành cho Thầy. Họ trở về, nhưng chắc chắn, bên trong cõi lòng, vẫn còn đó những nỗi bàng hoàng, xao xuyến, sợ hãi, đau buồn, chán nản…

Khác mọi cuộc hành hương trong đời họ, lần hành hương này mang tính vĩnh biệt, vì Chúa đã chết. Có thể họ sẽ còn những lần hành hương khác, nhưng đấy chỉ là hành hương theo nghi thức tôn giáo và vì lòng đạo đức. Nó sẽ thiếu niềm hy vọng, niềm vui, sự háo hức vì có Chúa, nguồn tin tưởng của họ…

Chính những biến cố xảy ra bên ngoài cùng những tâm tư đầy thất bại bên trong tâm hồn như thế, làm bước chân hai môn đệ trên làng Emmaus trĩu nặng. Họ bước bên nhau lầm lũi, tương lai xa vắng. Trước mắt, sự tối tăm của cuộc đời như đang giăng mắc, chẳng khác một ngày của họ đang khuất và bóng chiều đang đổ.

Họ bước bên nhau nhưng không chút niềm vui, trái lại, nỗi buồn của cả hai như cộng vào nhau, làm tăng thêm, làm mạnh hơn. Đã buồn, càng buồn!

Những bước đi của họ là những bước của kẻ dại khờ: Trước đây từng tự trói buộc mình vào ước mơ đổi đời hảo huyền, không tưởng. Nay lại tự trói buộc mình vào nỗi ám ảnh thất bại, nỗi ám ảnh của kẻ đi tìm ánh sáng, nhưng chỉ đối diện sự tối tăm của đoạn cuối con đường hầm.

Nghĩ như thế mà thấy hai môn đệ đáng thương. Thấy họ càng điêu đứng, càng thất thỉu, càng quay quắt…

Nghĩ như thế mà thương cho thân phận của những ai mải miết rong ruỗi trong đời chỉ để thực hiện giấc mơ trần thế, một giấc mơ rẻ rúng đến độ chỉ có cơm-áo-gạo-tiền, chỉ có quyền-lực-danh cho một kiếp “quán trọ-trần gian”. Đó là một sự trói buộc đầy nô lệ.

Nhưng Đấng Phục Sinh không đứng bên lề cuộc đời con người. Người là Đấng giải phóng. Người yêu chuộng sự giải phóng. Người tìm đến để có thể giải phóng tất cả những gì trói buộc, những gì gây nên nỗi áp bức và nô lệ.

Cũng như xưa, Thiên Chúa đã từng đi tìm Adong, Evà trao lời hứa cứu độ. Người tìm Cain, kẻ sát hại em ruột để ngỏ với Cain rằng, người tôn trọng sự sống và không muốn bất cứ ai xúc phạm sự sống. Người tìm dân riêng và trao sự lãnh đạo toàn dân cho Môsê, để Môsê có thể trực tiếp liên đới với dân và với chính Người. Sau này, Người lại tiếp tục dẫn dân trở về quê cha đất tổ của họ để lập quốc, để ổn định đời sống sau thời gian lưu đàu khổ ải...

Đó là những hành trình giải phóng, Thiên Chúa thực hiện để cởi bỏ mọi trói buộc, mọi ách nô lệ mà con người, hoặc vì hoàn cảnh, hoặc tự mình mang vào. Vô số những bằng chứng từ Lời Chúa, Thiên Chúa cho thấy Người trung thành với ơn giải phóng mà từ ngàn xưa Người đã thực hiện…

Cũng vậy, Đấng Phục Sinh đồng hành để lắng nghe tâm tư nặng trĩu của môn đệ, để giải phóng họ khỏi những trói buộc, mà vì mê muội, khiến họ tự chuốc lấy. Giữa lúc ề chề, thất vọng, yếu đuối, và bất ngờ nhất, họ được Chúa tìm thấy. Chúa không muốn họ chìm sâu trong tuyệt vọng.

Phương thế Chúa dùng để giải phóng họ, cởi trói họ là Thánh Kinh, là bí tích Thánh Thể:

- Bằng Thánh Kinh, “bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông tất cả những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh”. Chúa Giêsu mở trí để môn đệ hiểu kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Chúa giúp họ nhận ra, đau khổ là nhịp cầu để Chúa vượt qua, tiến về vinh quang. Đau khổ không là chuyện may rủi, nhưng có vị trí trong chương trình cứu độ.
Chính nhờ Lời Chúa mà các môn đệ được cởi trói. Tin Mừng mà Đấng Phục Sinh trao tặng là Tin Mừng ngọt ngào, khiến nỗi đau dịu đi và cõi lòng được hâm nóng, trở nên ấm áp diệu kỳ. Sự giải phóng thiêng liêng khiến họ hạnh phúc thốt lên: “Khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”.

- Bằng hành động của buổi chiều thứ năm tuần Thánh khi lập bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu cử hành lại nghi thức bẻ bánh, sau khi đã giảng dạy Lời của Chúa, đã thêm sức cho các môn đệ. Họ đã thực sự được giải phóng khỏi tất cả những gì mà chỉ trước đây ít phút, họ từng bị cột trói.

Giờ đây, họ phục hồi niềm tin. Họ tìm lại được Chúa, tìm lại Đấng luôn giải phóng trên suốt dọc đường đời của họ. Chúa vẫn tiếp tục ở cùng họ. Người tỏ mình cho họ qua những dấu chỉ của lòng tin. Người tiếp tục lôi kéo họ vào mầu nhiệm phục sinh của Người.

Từ đây, họ vững vàng hơn, tin tưởng hơn, can đảm hơn để có thể ra đi, không phải chỉ quay về Giêrusalem, nhưng là vươn ra mọi nẻo đời để công bố tin mừng phục sinh, công bố tình yêu cứu độ, tình yêu giải phóng của Thiên Chúa.

Chắc chắn, không ai là không có ước mơ. Chúng ta hãy để ước mơ trường sinh chi phối đời mình, chứ đừng để “mộng vàng” trần thế trói buộc.

Bởi biết bao nhiêu lần, ta chỉ loay hoay với mưu sinh, với việc kiếm tiền, mà tấm thân thành ra phờ phạc, xót xa.

Biết bao nhiêu lần ta phạm tội vì thói tham lam, vì muốn vượt quyền, đoạt chức, nên tâm trí mù tối, cuộc sống diễn ra nhiều bi thương.

Biết bao nhiêu lần vì tranh giành, tranh chấp, ta mất hết lẽ sống, mất nghĩa ân.

Bị trói buộc nhiều thứ, mà lẽ ra phải cảnh giác để không bị trói buộc, vì thế, ta chẳng còn khám phá Chúa đang hiện diện, chẳng còn nhận thấy tình thương quan phòng của Chúa.

Kinh nghiệm của hai môn đệ trên làng Emmaus cũng là kinh ghiệm của chúng ta: Do bị cột trói bởi nhiều thứ, mà đời ta cứ mãi bất hạnh. Chúa có đến, ta không ngờ. Chúa có đi, ta chẳng biết mà giữ lại. Chúa ở lại với ta mà ta không cảm được, không nhìn thấy. Lúc tưởng Chúa vắng mặt, thì Chúa ở gần bên. Lúc nhận ra Chúa gần bên, thì Chúa đã biến mất.

Hãy trở về với nguồn mạc khải là Lời Chúa và với nguồn sống thần linh là Thánh Thể, ta sẽ tìm lại năng lực sống, để từ nay, Chúa giải phóng cõi lòng ta, giải phóng những u tối vây bũa ta.

Hãy cầu nguyện nhiều, hãy suy niệm Thánh Kinh bền bỉ, siêng năng kết hợp với Thánh Thể, để chính khi ta tưởng Chúa biến mất, sẽ là giây phút ta cảm nghiệm sâu hơn sự hiện diện của Chúa.

Bởi những lúc ta tưởng mình phải đi một mình, càng là lúc ta được Chúa đồng hành. Chỉ có cảm nghiệm thiêng liêng như thế, ta mới thực sự mở ngỏ để Chúa chạm đến cõi tâm hồn. Chỉ có mở lòng lãnh nhận ơn được giải phóng, ta mới thuộc trọn về Chúa, mới không vướng bận cõi đời.
 
Trên đường Em-mau
Lm Jude Siciliano OP
14:37 27/04/2017
Chúa Nhật III Phục Sinh A
TĐ CV 2: 14,22-33; Tv. 15; 1 Phêrô 1:17-21; Luca 24: 13-35

Trên đường Em-mau

Hôm nay, câu chuyện Em-mau là câu chuyện thích thú cho nhiều người. Câu chuyện này tiếp theo câu chuyện các phụ nữ đứng ngay dưới chân thánh giá cho đến khi Chúa Giêsu sinh thì. Tối các bà đi theo ông Giuse Arimathea khi ông ta đem xác Chúa chôn vào mộ.

Ngày sau ngày sa bát các bà đi ra thăm mộ mang theo dầu thơm. Họ không trông thấy xác Chúa trong mộ. Có hai người đàn ông, y phục sáng chói. đứng bên họ và nói với họ là Chúa Giêsu đã chỗi dậy rồi. Khi các bà trở về kể cho các môn đệ những sự việc ấy, các ông cho là chuyện lẩn thẩn nên chẳng tin. Phụ nữ thời đó có địa vị thấp kém nên lời nói của họ không có giá trị cho lắm.

Phêrô chạy ra mộ trông thấy những khăn vải liệm và ông ta rất đỗi ngạc nhiên. Luca không nói là thánh Phêrô tin, và cũng không nói là ông ta được biết như các phụ nữ đã biết. Đến đây trong phúc âm thánh Luca, Chúa Giêsu chưa hiện ra với các môn đệ trong phòng trên. Chưa có việc Chúa Giêsu hiện ra lúc nào cả. Sau khi câu chuyện về các phụ nữ, thánh Luca nói về câu chuyện trên đường đi Em-mau. Câu chuyện rất tầm thường theo như đã kể. Trong câu chuyện đó có bài học cho chúng ta là những người muốn tìm thấy những dấu chỉ sáng ngờivề việc Chúa Kitô phục sinh xuất hiện trong khung cảnh thường ngày, trên đường đi và ở nơi bàn ăn.

Cũng như trong các câu chuyện kể trong các phúc âm khác, thánh Luca nói với chúng ta là Chúa Giêsu sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần, và thánh Luca cũng nói về ngôi mộ trống. Nhưng, vì sao thánh Luca lại trình bày câu chuyện Chúa Giêsu hiện ra lần thứ nhất một cách đơn sơ như thế? Có lẽ là vì thánh Luca viết phúc âm cho một cộng đoàn Kitô hữu sống 50 năm sau ngày Chúa Giêsu phục sinh. Các tín hữu đó sống đã xa cách sau thời Chúa Giêsu, và họ có thể hỏi, như chúng ta cũng có thể hỏi "vậy Chúa Kitô phục sinh ở giữa chúng ta như thế nào? Chúng ta tìm thấy Ngài ở đâu?". Thánh Luca trả lời cho câu hỏi về đức tin đó là cách diễn tả Chúa Kitô hiện diện trong phụng vụ Thánh Thể, như có thể xãy ra trong thời Giáo Hội tiên khởi.

Câu chuyện mở đầu với các môn đệ cảm thấy chán nản xuống tinh thần về sự việc xãy ra trong đời sống và sự chết của Chúa Giêsu. "Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng..." (Lc 24: 21). Đó là lời hai môn đệ nói với người khách lạ họ gặp trên đường đi Em-mau. Sự việc đã không xãy ra như họ hy vọng trước đó. Với chúng ta cũng vậy, có bao sự việc không xãy ra như chúng ta mong muốn. Cộng đoàn phụng vụ hôm nay sẽ thấy việc phụng vụ bắt đầu với sự cần chửa lành cho hai môn đệ đang chán nản và tinh thần xuống thấp. Rồi đến lúc một linh mục giảng nói lời Chúa cho họ, giúp họ trông thấy chương trình Thiên Chúa trong những sự việc đã xãy ra. Tiếp đến là cử chỉ mà chúng ta nhận thấy trong phụng vụ hôm nay xung quanh bàn tiệc là "việc bẻ bánh". Trong phúc âm thánh Luca và sau đó trong sách Công vụ Tông đồ "việc bẻ bánh" là ám chỉ Bí tích Thánh Thể.

Hình như thánh Luca muốn nói với cộng đoàn của ông ta là "bây giờ anh em hiểu chưa?". Chúa phục sinh hiện diện với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể khi chúng ta họp nhau để đón nhận Chúa Kitô trong Lời sách thánh và Bí tích bí tích. Cũng như hai môn đệ trên đường đi Em-mau, chúng ta không nhận được sự hiện diện đặc biệt lạ lùng của Chúa Kitô với các môn đệ trong phòng trên. Và Chúa Kitô cũng không hiện ra với chúng ta như với ông Tôma rồi bảo chúng ta sờ vào vết sẹo trên thân thể Ngài. Nếu được như thế thì quý hóa và nâng đỡ biết bao. Như thánh Luca đã viết, diều quý hóa và nâng đỡ chúng ta là mỗi khi chúng ta họp nhau mừng việc lớn lao Thiên Chúa đã làm qua Chúa Giêsu, chúng ta mừng vui và cảm tạ Chúa Giêsu như Ngài hiện diện với hai môn đệ trên đường đi Em-mau.

Điều làm chúng ta mừng vui và cảm tạ là Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta, trong mỗi người, trong sự loan báo Lời Chúa và trong Bí tích Thánh Thể. Cũng như Chúa Giêsu hiện ra trong lúc các môn đệ chán nản, tinh thần xuống thấp, nói chuyện với nhau trên đường đi, và Ngài nói chuyện với các ông. Và chúng ta cũng mời Ngài đến nói chuyện với chúng ta trong những lúc chúng ta cảm thấy chán nản yếu đuối.

Đấy là những lúc nói những việc khó khăn: như khi chúng ta muốn tìm sự hòa giải sau một thời gian ưu tư lâu dài; khi chúng ta tranh đấu hướng dẫn con cái và các thanh thiếu niên; khi chúng ta tìm lời giải thích đức tin của chúng ta cho người khác hay cho một người đang do dự nghi ngờ; khi chúng ta cố gắng an ủi người đang buồn phiền chản nản vị tội lỗi, vì yếu đau, vì bị nghiện, hay vì bị loại trừ v.v... Trong những trường hợp như thế, là chúng ta cũng đang trên đường, bàn chuyện về những sự việc khó khăn, chúng ta mời Chúa Giêsu đi với chúng ta để chúng ta có thể nhận thấy Ngài, không phải chỉ để nhớ một thời trong quá khứ, nhưng là một sự hiện diện tại chổ với chúng ta, trên đường chúng ta đi về quê thật mà Ngài đã sửa soạn cho chúng ta qua sự chết và sự sống lại của Ngài.

Bí tích Thánh Thể là dịp giúp chúng ta cảm tạ về những dịp Lời Chúa trở nên sống động cho chúng ta; như khi với hai môn đệ đi Em-mau tâm hồn chúng ta bừng cháy. Chúng ta cũng cảm tạ khi giữa một chặng đường tăm tối, Lời Chúa đến với chúng ta trong lúc suy ngẫm Thánh Kinh, hay trong lúc cầu nguyện phụng vụ. Đôi khi Lời Chúa nói rõ ràng, như một ánh sáng bùng phát cho chúng ta, làm chúng ta ngạc nhiên như lời nói hiện tại vẫn đem đến sự yêu thương của Chúa. Với hai người đi trên đường đến Em-mau, chúng ta mừng về sự hiện diện của Chúa hôm nay trong Lời Chúa, trong việc bẻ bánh và cùng sẽ chia với nhau chén rượu.

Các môn đệ nhận ra đức tin là một bài học cho chúng ta, và chúng ta nhận thấy ngay. Đó là việc xãy ra với suy nghĩ về Kinh Thánh, cùng đi với người khác và tìm hiểu khi chúng ta họp nhau để mừng Bí tích Thánh Thể. Thánh Luca cho chúng ta biết, về sự hiện hữu của những Kitô hữu trong lời kinh nguyện thâm sâu. Cũng như hai môn đệ trên đường đi, chúng ta thưa với Chúa Giêsu "Mời Chúa ở lại với chúng con".

Về thơ thánh Phêrô, Phêrô nói với các thính giả đang nghe ông ta là họ đang sống cuộc đời "lữ khách". Và đó là sự liên kết của câu chuyện phúc âm và việc "lữ khách" của hai môn đệ trên đường đi Em-mau. Nhưng, các Kitô hữu tiên khởi không đi trên đường lên thành phố hay đi xem các dinh thự ở thế giới. Việc lữ hành của họ là việc khốn khổ vì họ đang bị bách hại vì đức tin của họ vào Chúa Giê su.

Đoạn sách hôm nay là một phần của đoạn sách lớn nói về niềm hy vọng. Làm sao mà các Kitô hữu đó có thể sống không hy vọng được? Nếu họ và chúng ta không có hy vọng, thì sẽ bị chán nản trong tâm hồn, bị tràn ngập vì những thử thách chống đối với cộng đoàn. Trước đó trong đoạn 2 câu 11, Phêrô nhắc các tín hữu là họ là "khách lạ" và đang là "lữ khách". Chúng ta không hoàn toàn ở trong quê hương của chúng ta trong thế gian này, cho đến khi Chúa trở lại để làm mọi sự hoàn toàn đổi mới. Phêrô khuyên chúng ta trong lúc chờ đợi, chúng ta hãy sống "thánh thiện trong cách ăn ở" (Pr 1: 15). Hãy sống đời sống biết vâng phục dựa trên đức tin mà Thiên Chúa đã trả giá đắt để cứu chuộc chúng ta qua "bữu huyết của Chúa Kitô". Phêrô khuyến khích là nếu với một giá cứu chuộc (bữu huyết Chúa Kitô) đắt như thế thì không có lý do gì để phải sợ hãi những uy quyền đã gây ảnh hưởng và kiềm chế đời sống của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



3rd SUNDAY OF EASTER (A)

Acts 2: 14,22-33; Psalm 16; 1 Peter 1: 17-21; Luke 24: 13-35


Today’s Emmaus story is a favorite for a lot of people. It follows immediately upon the account of the women who remained at the foot of the cross until Jesus died. They then followed Joseph of Arimathea, when he took Jesus’ body and placed it in the tomb.

The day after the Sabbath they returned to the tomb with spices for the body. They discovered the body missing. Two men in "dazzling clothes" appeared and told them that Jesus had risen. When the women went back to tell the disciples what they witnessed they did not believe them. The lowly status of women in the ancient world meant they weren’t taken seriously.

Peter ran to the tomb, saw the linen cloths and was "amazed." Luke doesn’t tell us he believed; nor did he get the same revelation the women received. Up to this point in Luke Jesus has not appeared to the disciples in the upper room. No special appearances yet. What Luke gives, after the episode with the women, is the account on the road to Emmaus. It is a very low-key story, almost ordinary-sounding in light of what has happened. There’s a lesson in that for those of us who look for special signs and illuminations. The risen Christ appeared in a daily setting – on a road and at the table.

Like the other gospel accounts, Luke tells us that Jesus rose on the first day of the week and he too features the empty tomb. But why does Luke present his first appearance narrative in such a low-key way? Possibly because he was writing for a Christian community about 50 years after the Easter event. His audience is a long way from Jesus’ time and might ask, as we might: "How is the resurrected Christ in our midst now? Where shall we look for and find him?"
Luke’s response to such faith questions is his description of Christ’s appearance in a setting that he structures like a Eucharistic liturgy, as it might have been celebrated by his early church.

The story opens with the disciples’ confusion and disappointment about the events of Jesus’ life and death. "We were hoping that…," they tell the stranger who has joined them on the road. Things had not turned out the way they had hoped. They seldom do for us too. The worshiping community today will notice the "liturgy" begins, as ours does, with a need for healing for the two disillusioned and crestfallen disciples. Then it moves to a "preacher" breaking open God’s Word for them, enabling them to see God’s plan in what had happened. What follows is a sacred gesture we will experience ourselves around the table today, "the breaking of the bread." In Luke and then later in Acts, "the breaking of the bread" is a term used for the Eucharist.

It’s as if Luke is telling his readers, "do you get it?" The risen Lord is present to us in the celebration of the Eucharist when we gather to receive Christ in his Word and Sacrament. Like the two on the road, we don’t get the extraordinary appearances of Christ the disciples in the upper room would have. Nor does Christ appear to us as he did to Thomas, inviting us to touch his wounds. That would be wonderful and life altering. What we have that is also wonderful and life altering, Luke tells us, is that each time we gather to celebrate the great deed God has done in Jesus with joy and gratitude, Jesus is as present to us as he was in the upper room and to the Emmaus travelers.

What fills us with joy and gratitude is Jesus’ presence with us – in one another, in the proclamation of the Word of God and in the Eucharist. Just as Jesus entered/interrupted the conversation of the downcast disciples as they journeyed and discussed their broken-hearted and discouraged condition, so we invite him to come into our conversations when we feel defeated or inadequate.

These are the difficult conversations when we: seek reconciliation after a long period of hurt; struggle to guide our children and young people; search for words to explain our faith to an inquirer, or doubter; try to comfort a broken spirit weighed down by guilt, sickness, addiction, exclusion, etc. At times like these we too are on a journey, involved in conversations that matter. We invite Jesus to join us so we can discover him, not just as a memory of long ago, but as a living presence with us, on the road as we travel to the home he has prepared for us by his death and resurrection.

The Eucharist is a moment to express thanks for those times when the Word of God has come alive for us. When, with the Emmaus disciples, our hearts have burned with excitement within us. We also give thanks when, in the midst of a dark journey, God’s Word came to us during a meditative reading of Scripture, or a moment of worship. Sometimes the Word speaks clearly and a light is turned on for us, surprising us as it speaks a present and relevant word that brings with it the fellowship of the Lord. With the Emmaus travelers, we celebrate his presence with us today in his Word, the breaking of the bread and the sharing of the cup.

The disciples’ coming to faith is a lesson for us. We don’t come to see right away. It is a process of reflecting on the Scriptures, walking with others and seeking understanding as we gather to celebrate Eucharist. Luke provides us sojourning Christians with a short and pointed prayer. Like the disciples on the road we say to Jesus, "Stay with us!"

A word about the reading from Peter’s letter. He refers to his hearers being in a time of "sojourning." Hence the link to our gospel story and the couple "sojourning" to Emmaus. But these early Christians are not on a tour, traveling to see the cities and monuments of the world. Their sojourn is a painful journey; they are undergoing sufferings because of their faith in Jesus.

Today’s passage is taken from a larger one that focuses on hope. How could they be Christians without hope? If they, and we, didn’t have hope they would be crushed in spirit, overwhelmed by the adversity afflicting the community. Previously (2:11) Peter reminded his hearers that they are "aliens" and "exiles." We’re not fully at home in this world, not until the Lord returns to make all things new. Meanwhile, Peter advises, we are to live holy lives, "conduct yourselves with reverence." A life of reverence is based on our faith that God has paid for our redemption with, "the precious blood of Christ." Peter’s encouraging his readers that if such a price were paid for us (Christ’s blood) there is no reason to fear the powers that once influenced or controlled our previous lives.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bối cảnh cuộc tông du Ai Cập của Đức Phanxicô: Chính Thống Giáo Ai Cập
Vũ Văn An
17:04 27/04/2017
Trong thông điệp gửi nhân dân Ai Cập trước khi lên đường tới đó vào ngày 28 tháng này, Đức Phanxicô cám ơn “ngài tổng thống nước Cộng Hòa, Đức Thượng Phụ Tawadros II, Đại Imam của Đại Học Al-Azhar và Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic đã mời tôi”.

Đức thượng phụ Tawadros II chính là vị đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Coptic (Ai Cập), người mà theo Đức Hồng Y Leonardo Sandri, bộ trưởng Thánh Bộ Các Giáo Hội Đông Phương, Đức Phanxicô đến để “củng cố đức tin”.

Nói như thế chỉ là lặp lại một công thức quen thuộc, thực tế, ngài tới để biểu dương tình liên đới với các Kitô hữu thiểu số trong một quốc gia đại đa số theo Hồi Giáo Sunni, mà phần lớn các Kitô hữu này thuộc Giáo Hội Chính Thống Coptic (khoảng 10 triệu) đang bị các tên khủng bố cuồng tín tấn công dã man, trong khi các tín hữu Công Giáo chỉ chiếm chừng 0.34% dân số.

Việc trên hết sức cần thiết, vì tình hình gay cấn do các nhóm chính trị đội lốt tôn giáo gây ra cho các Kitô hữu nói chung và đặc biệt cho tín hữu Coptic nói riêng. Các đối tượng này, trong cảm thức của tín hữu Ai Cập, chỉ là một, bất kể họ là Thệ Phản, Công Giáo hay chính thống Chính Thống.

Cảm thức hợp nhất trên sẽ được đánh động và tăng cường khi Đức Phanxicô tới Cairo ngày 28 tháng này để ôm hôn Đức Tawadros II, mà người Chính Thống Coptic vốn gọi là “giáo hoàng” (Pope).

Giáo Hội Chính Thống Coptic

Tước hiệu “giáo hoàng” dành cho vị đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Coptic đủ làm cho Giáo Hội này khác với các Giáo Hội Chính Thống khác, mà người đứng đầu thường chỉ là Thượng Phụ.

Thực thế, Giáo Hội này được thành lập trước mọi Giáo Hội Chính Thống khác, thậm chí còn trước cả mọi Giáo Hội Kitô Giáo khác, kể cả Giáo Hội Rôma. Vì, theo truyền thuyết, nó được thành lập nhân danh Chúa Giêsu Kitô bởi thánh sử Máccô tại Thành Phố Alexandria khoảng năm 43 Công Nguyên.



Ai cũng biết Thánh Máccô, người viết Tin Mừng đầu tiên, một trong 70 môn đệ, sinh tại Libya sau Chúa Giêsu 3 năm. Cha mẹ ngài người Do Thái, sau di chuyển tới Palestine. Nhà của Thánh Máccô vốn là nơi Chúa hay gặp các tông đồ, nơi Người cử hành Lễ Vượt Qua với các ông. Tại nhà này, các tông đồ cũng đã tụ tập lúc Chúa Thánh Thần hiện xuống vào Lễ Ngũ Tuần.

Truyền thuyết Coptic kể rằng: Thánh Máccô được cử đi truyền bá Tin Mừng ở Alexandria, Ai Cập. Một hôm, tại đây, dép của ngài bị đứt quai phải vào nhà Ananias, người thợ giầy, để sửa. Trong khi sửa dép cho ngài, Ananias bị đứt ngón tay, kêu thấu trời “ối thần duy nhất ơi!” Thánh Máccô chữa lành ngón tay cho ông và giải thích cho ông hay “Thần Duy Nhất” là ai. Ananias bèn mời ngài về nhà mình. Thế là cả nhà chịu Phép Rửa sau khi tuyên xưng Chúa Kitô. Chẳng bao lâu sau, nhiều người khác cùng tham gia vơí họ, và nhà Ananias trở thành địa điểm gặp gỡ của các tín hữu.

Năm 62, trước khi rời Ai Cập để đi truyền bá Tin Mừng tại Pentapolis, Thánh Máccô phong chức cho Ananias làm giám mục. Trở lại Ai Cập sau khi Thánh Phêrô và Thánh Phaolô chịu tử đạo, Thánh Máccô thấy Giáo Hội ở đây phát triển tốt đẹp nên ngài đã phong chức cho 3 linh mục, 7 phó tế để phụ giúp Ananias. Năm 68, đang lúc cầu nguyện với giáo dân, ngài bị những người thờ ngẫu thần tấn công, bị họ bắt giam và hành hạ cho tới chết. Ngài được coi là vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội Coptic; và Đức Tawadros II hiện nay là vị giáo hoàng thứ 118 của Giáo Hội này.

Thực ra, theo người Copt, nguồn gốc của Giáo Hội này còn có trước cả Thánh Máccô nữa khi Thánh Gia tới đó lánh nạn lúc Chúa Giêsu chỉ mới sinh ra được ít ngày. Người Chính Thống Coptic coi đây là nền tảng của Giáo Hội họ. Tuy nhiên, về mặt chính thức, họ vẫn coi Thánh Máccô là vị sáng lập ra Giáo Hội của họ, khi ngài tới đây giảng đạo, chịu tử đạo tại Alexandria vào thời Nêrông cai trị Rôma.

Đến cuối thế kỷ thứ hai, Kitô Giáo đã vững vàng ở Ai Cập. Năm 190 CN, Giáo Hội Alexandria đã trao đổi Các Thư Phục Sinh với các Giáo Hội Giêrusalem và Antiôkia liên quan tới việc định ngày cho Lễ Phục Sinh và đã có tới 40 giáo phận thuộc quyền của Đức Giáo Hoàng Alexandria…

Sau đó, Giáo Hội Coptic bị bách hại nặng nề bởi đế quốc Rôma. Cho đến thời Hoàng Đế Valerian khoảng năm 302, có tới 800,000 Kitô hữu chịu tử đạo tại Ai Cập.

Lúc Thánh Máccô chết tại Alexandria năm 68 Công Nguyên, xác ngài được chôn cất trong một nhà nguyện ở Beucalis. Năm 828, di cốt ngài bị đánh cắp và đem về chôn tại nhà thờ Venice, Ý. Năm 1970, nhà thờ chánh tòa lớn nhất Châu Phi được xây tại Cairo, tức Nhà Thờ Chánh Tòa Coptic Thánh Máccô. Trước khi hoàn thành nhà thờ, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI hoàn trả hài cốt Thánh Máccô cho Giáo Hội Chính Thống Coptic và hài cốt này đã được đặt dưới bàn thờ chính, nơi, từ đó, hàng tuần, giáo dân họp lại nghe “giáo hoàng” hiệu triệu.

Tín lý và ly giáo

Dĩ nhiên ngài hiệu triệu về đức tin Chính Thống Coptic. Đức tin này dựa trên Kinh Tin Kính Nixêa là đức tin mà Thánh Atanasiô (296-373 CN), vị giáo hoàng thứ 12 của Giáo Hội Coptic, đã bảo vệ cách hữu hiệu khi bênh vực tín điều về Thần Tính của Chúa Giêsu Kitô tại Công Đồng Nixêa năm 325. Việc bênh vực này đem lại cho ngài hai tước hiệu “Cha của nền Chính Thống” và “Atanasiô Tông Đồ”.

Tuy nhiên, năm 451 CN, Công Đồng Chung Thứ Tư tại Canxêđoan diễn ra và đã chia rẽ Giáo Hội Công Giáo hay Giáo Hội “phổ quát”. Các quyết định của Công Đồng này liên quan tới bản tính của Chúa Giêsu Kitô.

Định tín Canxêđoan quả quyết rằng: Chúa Giêsu Kitô quả là Ngôi Lời nhập thể, là chính Con Thiên Chúa “sinh bởi Chúa Cha từ trước vô cùng”. Định tín này nói rằng Trinh Nữ Maria quả thực là Mẹ Thiên Chúa vì Đấng sinh ra bởi ngài “theo xác thịt” tại Bêlem, là Con Thiên Chúa không do tạo dựng và có thiên tính, là một trong Ba Ngôi Thánh Thiêng. Công đồng tuyên bố rằng lúc sinh ra làm người, Ngôi Lời Thiên Chúa mang trọn nhân tính, trở nên một người đích thực về đủ mọi phương diện, chỉ trừ tội lỗi. Như thế, theo định tín Canxêđoan, Chúa Giêsu Thành Nadarét là một ngôi vị (hypostasis) trong hai bản tính - bản tính nhân loại và bản tính Thiên Chúa. Người là nhân bản trọn vẹn. Người là thiên bản trọn vẹn. Người là Thiên Chúa hoàn toàn và là con người hoàn toàn. Trong tư cách Thiên Chúa, Người là “một yếu tính” (homoousios) với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Trong tư cách con người, Người là “một yếu tính” (homoousios) với mọi hữu thể nhân bản.

Sự kết hợp thần tính và nhân tính trong Chúa Kitô được gọi là sự kết hợp ngôi vị (hypostatic union). Kiểu nói này muốn nói: trong một ngôi duy nhất, độc đáo của Chúa Kitô, thiên tính và nhân tính kết hợp với nhau một cách không hoà lẫn và lẫn lộn, cũng không tách biệt và chia lìa với nhau. Chúa Kitô là một ngôi vị, vừa là người vừa là Thiên Chúa. Con Thiên Chúa và Con Đức Maria là một ngôi vị và là cùng một ngôi vị.

Quyết định trên của Công Đồng Canxêđoan không được các môn đệ cực đoan của Thánh Xirilô thành Alexandria, và cả những ai có liên hệ với họ, chấp nhận. Những Kitô hữu tự xưng là độc tính (monophysites) này bác bỏ Công Đồng Canxêđoan vì Công Đồng này nói tới hai bản tính, ngược với công thức của Thánh Xirilô xác rín rằng lúc Nhập Thể, Chúa Kitô chỉ có một bản tính.

Sự chia rẽ vì thế đã diễn ra và mặc dù nhiều cố gắng tái hợp nhất đã được đưa ra trong các thế kỷ thứ 5 và thứ 6, và cả mới đây nữa, những người bất đồng với quyết định của Công Đồng Canxêđoan vẫn đứng riêng ra một cõi so với các Giáo Hội Kitô Giáo khác, kể cả các Giáo Hội Chính Thống thoát thai từ cuộc đại ly giáo năm 1054.

Hiện nay, các Kitô hữu tự xưng là Độc Tính đứng trong Giáo Hội Coptic Ai Cập, Giáo Hội Êtiôpia, Giáo Hội Giacôbê Syria, Giáo Hội Syria Ấn Độ, và Giáo Hội Ácmênia. Các Giáo Hội này thường được gọi là các Giáo Hội Đông Phương Nhỏ Hơn (Lesser Eastern Churches) hay các Giáo Hội Chính Thống Phương Đông (Oriental Orthodox Churches).

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng về mặt chính thức, Giáo Hội Coptic không bao giờ tin thuyết độc tính như cách mô tả của Công Đồng Canxêđoan. Ta hãy đọc tuyên bố của Giáo Hội Coptic:

"Kitô hữu Copt tin rằng Chúa hoàn hảo trong thiên tính của Người, và Người hoàn hảo trong nhân tính của Người, nhưng thiên tính và nhân tính của Người kết hợp thành một bản tính gọi là ‘bản tính của lời nhập thể’ vốn được Thánh Xirilô Thành Alexandria nhắc đi nhắc lại. Như thế, Kitô hữu Copt tin hai bản tính ‘nhân loại’ và ‘Thiên Chúa’ kết hợp thành một ‘không hoà lẫn, không lẫn lộn, và không thay đổi’(trích lời tuyên xưng đức tin ở cuối phụng vụ thánh Coptic).

Hai bản tính này ‘không tách biệt nhau dù trong giây lát hay trong nháy mắt” (cũng trích từ lời tuyên xưng đức tin ở cuối phụng vụ thánh Coptic)”.


Sự chia rẽ này đem lại hậu quả hết sức đáng tiếc và bi thảm là người Copt bị chính các đồng Kitô hữu của mình bách hại, sau khi bị người ngoại giáo Rôma bách hại. Đến nỗi khi người Ả Rập tới xâm lăng vào giữa thế kỷ thứ 7, họ gặp rất ít kháng cự từ dân bản xứ.

Hạn từ “Coptic” là do chữ Hy Lạp “Aigyptos” có nghĩa “Người Ai Cập” nhưng bị người Ả Rập đọc trại thành “qibt”. Và “qibt” dùng để chỉ cả “Người Ả Rập” lẫn “Kitô hữu”.

Còn chữ “Chính Thống” là chỉ việc duy trì “Đức Tin Nguyên Thủy” của người Copt, những người, qua nhiều thời đại, vẫn một lòng bảo vệ Kinh Tin Kính Xưa, chống lại nhiều cuộc tấn kích nhắm vào nó.

Người Copt tin rằng Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần bằng nhau trong một hợp nhất duy nhất; Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất của thế giới. Giáo Hội này ít thay đổi nhất về cả lễ nghi lẫn tín lý và sự kế thừa của các thượng phụ, giám mục, linh mục và phó tế Coptic luôn liên tục.

Các đóng góp Coptic cho Thế Giới Kitô Giáo

Người Copt tự hào về Didascalia, Trường Giáo Lý nổi tiếng đầu tiên ở Alexandria, nơi giảng dạy thế giới Kitô Giáo các phương pháp ẩn dụ và linh đạo để giải thích Thánh Kinh, nơi các học giả tiên khởi của Kitô Giáo mài miệt để chứng minh rằng lý trí và mạc khải, triết học và thần học không những tương hợp với nhau mà còn thiết yếu để có thể hiểu nhau nữa. Học giả vĩ đại nhất đầu tiên đứng đầu Didascalia là Pantaenus, người điều khiển trường này từ năm 180 tới năm 200 CN. Tuy nhiên, nhà thần học quan trọng nhất và là một tác giả viết nhiều nhất liên hệ tới trường này phải kể Origen.

Đóng góp lớn lao thứ hai là phong trào đơn tu. Thực vậy, phong trào đơn tu của Kitô Giáo, dưới mọi hình thức, khởi đầu từ Ai Cập, lôi kéo trái tim Giáo Hội hướng về sa mạc, thực hành lối sống thiên thần bên trong. Việc này diễn ra vào lúc triều đình mở cửa chào đón các giáo sĩ và do đó gây nguy hại cho Giáo Hội vì công trình âm thầm và có tính linh thiêng bị hòa lẫn với quyền bính trần thế và nền chính trị cung đình.

Người Copt hiện nay

Người Copt tại Ai Cập hiện có khoảng 10 triệu, chiếm từ 13% tới 15% dân số cả nước. Ngoài ra, họ còn có nhiều cộng đoàn tại các nước Phương Tây.

Trước đây, dưới thời thống trị của Ả Rập, Giáo Hội Coptic gặp nhiều suy thoái về số tín hữu. Nhưng vào khoảng giữa thế kỷ 20, Giáo Hội này trải nghiệm được một cuộc phục hung chưa từng thấy. Cuộc phục hung này khởi diễn trong các thập niên bốn mươi và năm mươi trong các phong trào Trường Chúa Nhật Coptic tại Cairo, Giza và Asyut. Nhờ khí thế này, các thanh niên hiến đời mình cho Thiên Chúa và tham gia cùng các bậc thầy ở sa mạc. Ngày nay, nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội phát xuất từ cuộc phục hung tâm linh này. Tuy gọi là Trường Chúa Nhật Coptic, nhưng các lớp được tổ chức vào Thứ Sáu. Con em các gia đình Copt đua nhau tham dự suốt qua tuổi thiếu niên. Tại đây, các em tham dự nhiều sinh hoạt khác nhau, cả trên bình diện thiêng liêng lẫn trên bình diện xã hội.

Ngày nay, Giáo Hội Coptic lan tràn khắp thế giới, với các nhà thờ tại nhiều quốc gia khác nhau. Dưới sự lãnh đạo của thế hệ hiện nay, Giáo Hội quan tâm sâu sắc tới việc xóa nhòa các ý niệm trước đây về mình trên thế giới. Giáo Hội Coptic hiện duy trì đối thoại với Giáo Hội Công Giáo Rôma, cũng như nhiều Giáo Hội khác.

Thực vậy, nhờ các cố gắng truyền giáo mới đây, Giáo Hội Coptic đã thiết lập được nhiều nhà thờ tại Zambia, Kenya, Zaire, Zimbabwe, Namibia và South Africa. Giáo Hội cũng có mặt tại Anh, Âu Châu nói chung, Bắc Mỹ và Úc cùng Đại Dương Châu. Hiện có khoảng 15 giáo phận và 500 giáo xứ bên ngoài Ai Cập.

Các nhà lãnh đạo

Hàng giáo sĩ của Giáo Hội Chính Thống Coptic do Đức Giáo Hoàng của Alexandria lãnh đạo. Hiện nay là Đức Tawadros II, nhậm chức từ năm 2012, kế nhiệm Đức Shenouda III. Hàng trăm năm trước đây, Alexandria, thành phố lớn thứ nhì của Ai Cập, là trụ sở của Đức Giáo Hoàng, nhưng hiện nay, nhà thờ chính tòa của ngài ở Cairo.

Cả Đức Giáo Hoàng lẫn các giám mục đều là các đan sĩ. Còn các linh mục, họ phải có gia đình và học Trường Giáo Lý trước khi được thụ phong. Hiện có khoảng 60 giám mục cai quản các giáo phận ở trong nước cũng như ở ngoài nước.

Thánh Hội Đồng (The Holy Synod) là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm về các việc thiêng liêng, Giáo Hội học, cơ cấu, tổ chức và kinh tế. Hội Đồng này bao gồm mọi thành viên của hàng giám mục Coptic và một trưởng linh mục đại diện cho hàng giáo sĩ có gia đình. Hội đồng này chia thành 7 ủy ban: mục vụ, phụng vụ, liên lạc đại kết, đơn tu sự vụ, đức tin và đạo đức, và giáo phận sự vụ.

Ngoài ra, còn có hai cơ quan không có tính giáo sĩ: Hội Đồng Giáo Dân Coptic do dân bầu, đã có từ năm 1883, giữ vai trò liên lạc giữa Giáo Hội và Chính Phủ, và ủy ban hỗn hợp giáo dân và giáo sĩ, thành lập năm 1928, giữ nhiệm vụ giám sát và theo dõi việc quản trị của cải của Giáo Hội phù hợp với luật lệ Ai Cập.

Các Bí Tích Coptic

Người Copt tuân giữ đủ 7 bí tích như người Công Giáo. Phép Rửa được cử hành vài tuần sau khi đứa trẻ sinh ra bằng cách dìm toàn thân em vào nước đã làm phép ba lần. Phép Thêm Sức được cử hành liền ngay sau Phép Rửa. Việc thường xuyên xưng tội với một linh mục của riêng mình, gọi là cha giải tội, là cần thiết để lãnh nhận Thánh Thể. Thói quen là cả gia đình cùng chọn một cha giải tội, do đó, biến vị này thành huấn đạo viên của cả gia đình. Trong bẩy bí tích, chỉ có phép hôn phối là không được cử hành trong mùa ăn chay. Đa hôn là bất hợp pháp, dù được dân luật trong nước thừa nhận. Ly dị không được phép trừ trường hợp ngoại tình, tuyên bố vô hiệu vì song hôn, hay các hoàn cảnh cực kỳ khác được tái duyệt bởi một hội đồng giám mục đặc biệt. Ly dị có thể được cả vợ lẫn cHồng Yêu cầu. Ly dị phần đời không được Giáo Hội thừa nhận. Giáo Hội Coptic không lưu tâm tới bất cứ luật dân sự nào nếu nó không can thiệp vào các bí tích của Giáo Hội. Giáo Hội cũng không có lập trường chính thức nào về một số vấn đề gây tranh cãi như phá thai chẳng hạn.

Đức Tawadros II

Xem như thế, thực sự có rất ít dị biệt trầm trọng giữa Giáo Hội Chính Thống Coptic và Giáo Hội Công Giáo Rôma, cả trong phạm vi tín lý lẫn thực hành. Các dị biệt nếu có chắc chắn sẽ được nhìn bằng tầm nhìn mới khi hai vị giáo hoàng gặp nhau tại Cairo.

Người ta có quyền hy vọng như vậy vì thái độ hết sức cơỉ mở của Đức Tawadros II. Thực vậy, ngài là người mau mắn tới Vatican hội kiến với Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô, ngày 10 tháng 5 năm 2013, giữa lúc các Kitô hữu Ai Cập nói chung đang chịu áp lực nặng nề của Huynh Đệ Hồi Giáo.

Nhân dịp này, Đức Tawadros II nói với Đức Phanxicô rằng Giáo Hội Coptic “cho tới nay từng bị dẫn thủy bằng máu của nhiều vị tử đạo, nhưng nhờ thế ngày một trở nên mạnh mẽ hơn”.

Đức Phanxicô đáp lại: hai Giáo Hội của chúng ta hợp nhất bằng “nền đại kết đau khổ… Máu các vị tử đạo là hạt giống gây sức mạnh và sự mầu mỡ của Giáo Hội như thế nào, thì việc chia sẻ các đau khổ hàng ngày cũng có thể trở thành một phương tiện hữu hiệu để hợp nhất”.

Đức Tawadros tiếp lời: “Mục đích quan trọng nhất cho cả Giáo Hội Công Giáo lẫn Giáo Hội Coptic là việc cổ vũ đối thoại đại kết hầu đạt được mục tiêu được theo đuổi hơn cả là hợp nhất!”.

Đức Phanxicô đáp lại: “Cho phép tôi bảo đảm với ngài rằng các cố gắng của ngài nhằm xây dựng sự hiệp thông giữa các tín hữu trong Chúa Kitô, và quan tâm sống động của ngài đối với tương lai xứ sở ngài và vai trò của cá cộng đồng Kitô Giáo trong xã hội Ai Cập tìm thấy tiếng vang sâu xa trong lòng người kế nhiệm Thánh Phêrô và toàn thể cộng đồng Công Giáo”.

Không riêng đối với Giáo Hội Công Giáo, Đức Tawadros II còn cố gắng bắt tay với cả kẻ thù của thế giới Ả Rập. Thực vậy, ngày 27 tháng 11 năm 2015, ngài là vị giáo hoàng Coptic đầu tiên thăm Giêrusalem kể từ năm 1832, ngược với chính sách tẩy chay Israel của vị tiền nhiệm, Đức Shenouda III.

Và ai cũng biết Giáo Hội Chính Thống Coptic đặc biệt bị các nhóm Hồi Giáo quá khích ra mặt tấn công, nhất là vụ sát hại 23 vị tử đạo Coptic cách nay mấy năm và gần đây vụ đánh bom nhân dịp Lễ Lá. Nhưng Đức Tawadros II không hận thù người Hồi Giáo nói chung. Tại một hội nghị đại kết các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô Giáo Trung Đông họp tại Jordan năm 2016, ngài nói rằng Kitô hữu và người Hồi Giáo ôn hòa cần phải nắm tay nhau cùng làm việc để tôn vinh phẩm giá con người và đề cao các giá trị và nguyên tắc cao thượng. Chỉ bằng cách này, bạo lực và chủ nghĩa cuồng tín mới bị bác bỏ.

Bầu khí cởi mở do Đức Tawadros II khởi xướng chắc chắn sẽ được ca tụng và thăng tiến trong dịp Đức Phanxicô thăm viếng Cairo.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi canh tân Công Giáo tiến hành
LM. Trần Đức Anh OP
12:11 27/04/2017
VATICAN. ĐTC kêu gọi canh tân Phong trào Công Giáo tiến hành để thực thi công cuộc truyền giáo trong bối cảnh xã hội ngày nay.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 27-4-2017, dành cho 300 tham dự viên diễn đàn quốc tế của Phong trào Công Giáo tiến hành.

ĐTC nhắc đến 4 cột trụ truyền thống của Phong trào này là: cầu nguyện, huấn luyện, hy sinh và tông đồ. Tuy theo những bối cảnh lịch sử, các trục này được nhấn mạnh khác nhau. Sứ mạng của Phong trào là huấn luyện giáo dân để họ lãnh nhận trách nhiệm trong thế giới. Ngày nay, sứ mạng đó cụ thể là huấn luyện các môn đệ thừa sai.

ĐTC khẳng định rằng ”Điều sinh tử là canh tận và cập nhập sự dấn thân của Công Giáo tiến hành cho việc loan bao Tin Mừng, đi tới mọi người, mọi nơi và trong mọi cơ hội, trong tất cả các môi trường ngoại ô của cuộc sống. Điều này có nghĩa là cần xét lại các chương trình huấn luyện, các hình thức tông đồ, thậm chí cả việc cầu nguyện của anh chị em, để việc làm này có đặc tính chủ yếu là thừa sai, chứ không phải tùy theo cơ hội. Hãy từ bỏ tiêu chuẩn cũ kỹ, nói rằng ”vì từ trước đến giờ ta vẫn làm như vậy”.

ĐTC nói thêm rằng ”Công Giáo tiến hành phải đảm nhận trọn vẹn sứ mạng của Giáo Hội trong sự quảng đại thuộc về giáo phận địa phương, bắt đầu từ giáo xứ”. (SD 27-4-2017)
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 26/4/2017
VietCatholic Network
13:40 27/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- ĐTC nói, Thiên Chúa là Đấng ở cùng con người, đồng hành và lo lắng cho con người.

2- Sứ điệp video của Đức Thánh Cha gửi Ai Cập.

3- Kitô hữu và tín hữu Hồi giáo sẽ tham dự Thánh lễ của ĐGH ở Ai cập.

4- ĐTC từ chối di chuyển bằng thiết giáp trong chuyến tông du Ai Cập.

5- ĐTC an ủi em gái của cha Jacques Hemel.

6- Hội nghị đầu tiên của Hiệp hội khoa học gia Công Giáo.

7- Thắng lợi của Erdoğan là một tin rất buồn cho cộng đoàn Kitô hữu Thổ Nhĩ Kỳ.

8- Các Đại Học Công Giáo tại Mỹ trung thành với giáo huấn của Giáo Hội phát triển mạnh.

9- Cha George Weinmann và soeur Lilian McLaughlin, hai vị tử đạo của Thánh Thể.

10- Giáo Phận Sài Gòn: Đại Lễ Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chúa.

11- Thánh Ca: Con Yêu Ngài Muộn Màng.

Sau đây mời qúi vị theo dõi phần tin chi tiết

- ĐTC nói, Thiên Chúa là Đấng ở cùng con người, đồng hành và lo lắng cho con người.

** Thiên Chúa là Emmanuel, Đấng ở cùng chúng ta và sẽ ở cùng chúng ta cho tới tận thế. Ngài luôn luôn đồng hành với chúng ta, lo lắng cho chúng ta, và không bao giờ bỏ rơi chúng ta trên con đường lữ hành trần gian.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Trong bài huấn dụ ĐTC tiếp tục khai triển đề tài giáo lý về niềm hy vọng kitô bằng cách quảng diễn văn bản trích từ Phúc Âm thánh Mátthêu chương 28 các câu 16 và 18 tới 20 viết rằng: “…Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến”… Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,16.18-20).

ĐTC nói: “… Các lời cuối cùng của Phúc Âm thánh Mátthêu nhắc lại lời loan báo ngôn sứ chúng ta tìm thấy ở đầu Phúc Âm. ‘Người ta sẽ gọi Ngài là Emmanuel, có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi’ (Mt 1,23; x. Is 7,14). Thiên Chúa sẽ ở cùng chúng ta, mọi ngày, cho tới tận thế. Chúa Giêsu sẽ bước đi với chúng ta, mọi ngày, cho tới tận thế. Toàn Phúc Âm được gói ghém giữa hai câu trích này là các lời thông truyền cho chúng ta mầu nhiệm của một vì Thiên Chúa, mà tên Ngài và căn tính của Ngài là ‘ở cùng chúng ta’…”

ĐTC nói thêm: Sẽ không có ngày nào trong cuộc sống trong đó chúng ta sẽ thôi là một âu lo đối với Thiên Chúa. Ngài lo lắng cho chúng ta, và bước đi với chúng ta… Có ai đó gọi nó là “Sự Quan Phòng”. Nghĩa là sự gần gũi của Thiên Chúa, tình yêu của Thiên Chúa, việc Thiên Chúa bước đi với chúng ta cũng gọi là sự “Quan Phòng của Thiên Chúa”. Ngài thấy trước cho cuộc sống chúng ta… Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta trong lúc gặp thử thách và đen tối. Sự chắc chắn này xin đuợc làm tổ trong tâm hồn chúng ta để không bao giờ bị tắt ngấm.

** Sau khi kết thúc bài huấn dụ, ĐTC đã chào tín hữu và rất nhiều đoàn hành hương khác nhau đến từ khắp nơi thế giới, trong đó có Anh quốc, Đức, Ailen, Đan Mạch, Phần Lan, Ba lan, Nigeria, Australia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brasil, Niu Dilen, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kỳ.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành TòaThánh ĐTC ban cho mọi người.

- Sứ điệp video của Đức Thánh Cha gửi Ai Cập.

ĐTC hy vọng chuyến viếng thăm của ngài tại Ai Cập là một an ủi và khích lệ cho các tín hữu Kitô và là một sứ điệp thân hữu quí mến đối với nhân dân Ai Cập và trong vùng. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp video gửi quốc dân Ai Cập công bố hôm 25-4-2017 trước cuộc viếng thăm của ngài từ ngày 28 đến 29-4 tới đây. ĐTC nói:

“Tôi thực sự vui mừng đến như một người bạn, như sứ giả hòa bình và như một người hành hương tại đất nước, cách đây hơn 2 ngàn năm, đã cho Thánh Gia tị nạn và tá túc khi trốn chạy những đe dọa của vua Hêrôđê (Xc Mt 2,1-16). Tôi hân hạnh được viếng thăm miền đất đã được Thánh Gia thăm viếng!”

Sau khi cám ơn Tổng thống, Đức Thượng Phụ Chính Thống Tawadros II, Đại Iman của Đại học Al-Azhar, và Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic, ngài nói: “Tôi mong ước rằng cuộc viếng thăm này là một vòng tay ôm an ủi và khích lệ cho tất cả các tín hữu Kitô ở Trung Đông; một sứ điệp thân hữu và quí mến đối với tất cả mọi người dân Ai Cập và trong vùng; một sứ điệp huynh đệ và hòa giải cho mọi người con của Abraham, đặc biệt là thế giới Hồi giáo, trong đó Ai Cập chiếm một chỗ hàng đầu. Tôi cầu mong cuộc viếng thăm này cũng là một đóng góp giá trị cho cuộc đối thoại liên tôn với thế giới Hồi giáo và đối thoại đại kết với Giáo Hội Chính Thống Copte kính mến.”

ĐTC nhận xét thêm rằng: “Thế giới chúng ta bị bạo lực mù quáng xâu xé - đánh cả vào trọng tâm đất nước yêu quí của quí vị - thế giới ấy đang cần hòa bình, tình thương và lòng thương xót; cần những người kiến tạo hòa bình và những người tự do và giải thoát, cần những người can đảm biết học hỏi từ quá khứ để xây dựng tương lai mà không khép kín trong những thiên kiến; thế giới ấy đang cần những người bắc cầu hòa bình, đối thoại, công lý và tình nhân đạo”. (SD 25-4-2017)

- Kitô hữu và tín hữu Hồi giáo sẽ tham dự Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng ở Ai cập.

Không chỉ các Kitô hữu chờ đợi chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhưng cả đất nước Ai cập. Theo ĐC Anba Antonios Aziz Mina, giám mục Công Giáo Coptic ở Guizeh, một dấu chứng của sự quan tâm rộng rãi đến chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ được thấy qua sự tham gia đa dạng Thánh lễ do ngài cử hành vào lúc 10 giờ sáng ngày thứ Bảy, 29/04, tại sân vận động của căn cứ không quân, ở ngoại ô thủ đô Cairo.

ĐC Anba Antonios giải thích: “Trước đó, Thánh lễ được dự định cử hành tại một cơ sở trong nhà, ở trung tâm Cairo. Việc thay đổi chương trình là do nhu cầu, không chỉ vì ở sân vận động có thể tổ chức bảo vệ an ninh tốt hơn, nhưng cũng để bảo đảm có nhiều chỗ đầy đủ cho những ai muốn tham dự. Con số tín hữu Công Giáo tối đa có thể là 5 đến 6 ngàn và sân vận động có thể chứa 20 ngàn. Sẽ có nhiều tín hữu Chính thống Coptic và các Kitô hữu của các Giáo Hội và cộng đoàn Giáo Hội địa phương, cũng như các tín hữu Hồi giáo, bên cạnh các phái đoàn đạo đời chính thức, tham dự Thánh lễ.”

- Đức Thánh Cha từ chối di chuyển bằng thiết giáp trong chuyến tông du Ai Cập.

Ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết mặc dù có nhiều nguy cơ khủng bố, nhưng Đức Thánh Cha đã lên kế hoạch tông du Ai Cập như một dấu chỉ gần gũi với người dân ở đó. Trong cuộc họp báo tại Vatican hôm thứ Hai 24 tháng Tư, ông Greg Burke nói rằng … mong muốn của ĐTC Phanxicô vẫn là “tiến hành chuyến tông du như một dấu chỉ cho thấy sự gần gũi của ngài” đối với những ai bị ảnh hưởng bởi bạo lực và tất cả nhân dân Ai Cập.

Theo ông Burke, ĐTC đã từ chối di chuyển bằng thiết giáp trong chuyến tông du Ai Cập, ngài đã yêu cầu một chiếc xe bình thường để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Như thế, để di chuyển từ phi trường vào thành phố Cairo, và di chuyển từ nơi này sang nơi khác, ĐTC sẽ dùng một chiếc xe hơi nhỏ. Sau đó, ngài dùng một chiếc xe chơi golf bình thường khi đi vòng quanh các đám đông tại một sân vận động. Ngài cũng sẽ sử dụng xe golf để chào thăm hơn 1000 chủng sinh, các tu sĩ và giáo sĩ trong một buổi cầu nguyện ngoài trời tại chủng viện Thánh Leô của Giáo Hội Công Giáo Coptic ở khu ngoại ô Maadi vào ngày 28 tháng Tư.

- Đức Thánh Cha an ủi em gái của cha Jacques Hemel.

Trong buổi Phụng Vụ Lời Chúa tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô tại Rôma chiều thứ Bẩy 22 tháng Tư do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức để tưởng niệm các vị tử đạo mới trong thế kỷ 20 và 21, Đức Thánh Cha Phanxicô đã an ủi em gái của một linh mục người Pháp bị sát hại bởi bọn khủng bố Hồi Giáo IS trong một nhà thờ ở Normandy.

ĐTC Phanxicô đã nắm tay Roselyne Hamel, em gái của cha Jacques Hamel, 85 tuổi, đã chết vì bị cắt đứt cuống họng khi ngài cử hành Thánh Lễ vào ngày 26/7/2016. Ngài đã lặng lẽ nói chuyện và an ủi bà trong buổi lễ tối tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô trên cù lao Tiberina của sông Tiber ở Rôma; sau khi nghe bà Roselyne Hamel phát biểu những cảm nghĩ và tâm tình đau đớn của bà khi nghe tin anh mình bị giết bởi “hai thanh niên cực đoan bị nhồi nhét các tư tưởng hận thù.”

ĐTC nhấn mạnh rằng “các vị tử đạo dạy chúng ta rằng với sức mạnh của tình yêu, và với sự dịu dàng, chúng ta có thể chống lại thói kiêu ngạo, bạo lực và chiến tranh - và sự bình an có thể đạt được với lòng kiên nhẫn.”

- Hội nghị đầu tiên của Hiệp hội khoa học gia Công Giáo.

Chicago, Illinois – Trong các ngày 21-23 tháng 4, hội nghị đầu tiên của Hiệp hội Khoa học gia Công Giáo sẽ diễn ra tại Hotel Knickerbocker ở Chicago. Hội nghị sẽ tập trung trên các vấn đề về sự khởi đầu: nguồn gốc của ý thức, nguồn gốc của ngôn ngữ loài người, nguồn gốc của vũ trụ và nguồn gốc của sinh vật sống. Dự kiến sẽ có khoảng 100 tham dự viên vào buổi khai mạc hội nghị.

Hiệp hội Khoa học gia Công Giáo được thành lập vào giữa năm 2016 với mục đích làm chứng về sự hòa hợp giữa ơn gọi của khoa học gia và đời sống đức tin. Nó giúp nuôi dưỡng tình thân hữu giữa các nhà khoa học và cung cấp tài liệu và diễn đàn thảo luận cho những người có câu hỏi về khoa học và đức tin, trong khi vẫn gắn kết với giáo huấn Công Giáo.

Hiệp hội Khoa học gia Công Giáo có vài trăm thành viên, bao gồm các nhà nghiên cứu hàng đầu trong các lãnh vực sinh học vũ trụ, lý thuyết tiến hóa, v.. v.. Chủ tịch của Hiệp hội là Stephen M. Barr, giáo sư vật lý và thiên văn học của đại học Delaware. Đức TGM Charles Chaput của Philadelphia là cố vấn của Hiệp hội. (CNA 19/04/2017)

- Thắng lợi của Erdoğan là một tin rất buồn cho cộng đoàn Kitô hữu Thổ Nhĩ Kỳ.

Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm 16 tháng Tư ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy: mặc dù, tổng thống Erdoğan đã đóng cửa hầu hết các phương tiện truyền thông đối lập, ông ta chỉ thắng lớn ở các vùng nông thôn và các khu vực đậm nét Hồi Giáo của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc trưng cầu dân ý vừa qua đã chuyển Thổ Nhĩ Kỳ từ một nước cộng hòa nghị viện sang một chế độ tổng thống chế, tập trung quyền lực ở mức độ đáng chú ý trong tay của một người, là ông Erdoğan. Sự hỗ trợ của ông Erdoğan xuất phát chủ yếu từ khu trung tâm Hồi Giáo Anatolia, và đây là một khu vực bài Kitô giáo mạnh nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là nơi thỉnh thoảng lại bùng phát các hoạt động chống lại các Kitô hữu, và những hoạt động này thường được sự hỗ trợ bí mật từ chính quyền.

Tưởng cũng nên nhắc lại, sau cuộc đảo chánh hụt hôm 15 tháng 7, 2016, các bồi bút của chính quyền Erdoğan đã vu cáo Giáo Hội Công Giáo với những vai trò đầy huyền thoại. Họ đã đưa ra nhiều cáo buộc chống lại giáo sĩ Hồi Giáo Fethullah Gulen, cho rằng giáo sĩ này là một “gián điệp” của Giáo Hội Công Giáo đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y “in pectore” (không nêu danh tính) và được cài vào Thổ Nhĩ Kỳ trong âm mưu “Kitô Giáo hóa” nước này. Cho đến nay, nhiều người vẫn tin rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả do chính Erdoğan dàn dựng để có cớ thu tóm quyền hành.

Ông Erdoğan có kỷ lục về việc hăm dọa những người ngoại quốc sống trên đất Thổ, và Kitô hữu thường được đồng hóa với người ngoại quốc trong tâm thức của nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ. Vì thế, các Kitô hữu ở nước này, đặc biệt là những người cải đạo, đang ở trong một thời kỳ rất khó khăn với chế độ độc tài mới của Thổ Nhĩ Kỳ.

- Các Đại Học Công Giáo tại Mỹ trung thành với giáo huấn của Giáo Hội phát triển mạnh.

Một số Đại Học tại Mỹ Công Giáo tuy mang danh là Công Giáo nhưng có xu hướng xa rời các giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Họ thường mời các nhân vật gây tranh cãi như Barack Obama, Hilary Clinton … đến nói chuyện, khai mạc năm học mới và bế giảng; và thường xuyên xung đột với đấng bản quyền địa phương.

Chính vì thế, tổ chức ĐHY Newman mỗi năm xuất bản đều đặn cuốn “Newman Guide” nêu rõ các trường Đại Học nào thực sự gắn bó với các giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Ấn bản lần thứ 10 của cuốn Newman Guide, vừa được công bố, cho thấy có một sự tăng trưởng mạnh mẽ và đều đặn trong các Đại Học khuyến khích sinh viên trung thành với giáo huấn của Giáo Hội.

Những Đại Học này có thể kể là: Thomas Aquinas College ở California, Christendom College ở Virginia, Wyoming College, Đại học Ave Maria ở Florida và Benedictine College ở Kansas. Riêng tại Benedictine College, năm ngoái là năm liên tiếp thứ 19 có số sinh viên gia tăng, và thánh lễ hàng ngày của họ thu hút khoảng 625 sinh viên mỗi thánh lễ.

- Cha George Weinmann và soeur Lilian McLaughlin, hai vị tử đạo của Thánh Thể

Đã 50 năm trôi qua, các tín hữu Công Giáo ở Rochester, New York, vẫn nhớ đến gương hy sinh của cha George Weinmann và soeur Lilian Marie McLaughlin, một nữ tu dòng Notre Dame, đang dạy học tại trường học của giáo xứ, những người đã hy sinh mạng sống để cứu các trẻ em và Thánh Thể trong một cơn hỏa hoạn tại nhà thờ thánh Philip Neri tại thành phố này. Cha Weinmann được thụ phong Linh mục năm 1918; ngài là cha sở của xứ Philip Neri. Soeur McLaughlin sinh trưởng ở Boston và gia nhập dòng Notre Dame vào năm 1962. Các học sinh nói soeur là người dịu dàng, kiên nhẫn, vui vẻ và có tình hài hước. Soeur xinh đẹp, dễ thương và như thiên thần.

Ngày 20 tháng 2 năm 1967, trong lúc các học sinh của trường đang chơi giỡn bên trong nhà thờ trong giờ ăn trưa, thì lửa bắt cháy lan tràn khắp nhà thờ. Cha Weinmann, 77 tuổi, đã băng mình xông vào lửa để cứu lấy Mình Thánh Chúa trong Nhà Tạm. Còn soeur McLaughlin, khi biết là còn một số ít trẻ em đang ở trong nhà thờ, soeur đã không chút do dự, chạy vào nhà thờ để vào cứu các em. Thật ra lúc đó trong nhà thờ đã không có học sinh nào cả, nhưng soeur McLaughlin và cha Weinmann đã không thoát ra ngoài được vì khói dày đặc. Soeur McLaughlin qua đời vì ngạt khói, ngay chiều thứ Hai hôm ấy, khi chỉ vừa mừng sinh nhật lần thứ 26 được 2 ngày. Còn cha Weinmann, đã mang Mình Thánh Chúa ra khỏi Nhà Tạm, cũng qua đời hai ngày sau đó.

Sự hy sinh của cha Weinmann và soeur McLaughlin đã để lại một dấu vết không thể xóa nhà trong ký ức của các học sinh và giáo dân tại thành phố Rochester. Có người đã gọi họ là “các vị tử đạo”. ĐC Matano của giáo phận Rochester nói cha Weinmann và soeur McLaughlin là gương mẫu cho các tín hữu Công Giáo dâng trọn mạng sống của họ cho Chúa Giêsu. Ngài nói thêm: “Chúng ta cầu nguyện để noi gương cha Weinmann và soeur McLaughlin, chúng ta có thể nói ‘Tôi sống nhưng không là tôi sống mà Chúa Kitô sống trong tôi.” (CNS 10/03/2017)

- Giáo Phận Sài Gòn: Đại Lễ Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chúa

Ngày 23 tháng Tư, Chúa Nhật thứ II Phục Sinh, Giáo phận Sàigòn đã tổ chức đại lễ Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chúa.

Chương trình cầu nguyện cũng như các huấn từ về Lòng Thương Xót Chúa được khởi sự từ lúc 2g30 chiều dưới sự hướng dẫn của Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng - Tổng Linh Hướng Cộng Đoàn Lòng Chúa Thương Xót Giáo Phận Sài Gòn. Thánh Lễ tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa đã bắt đầu vào lúc 5g15 chiều, do ĐC Phêrô Huỳnh Văn Hai thuộc giáo phận Vĩnh Long chủ tế. ĐC Phêrô cho biết Đức TGM Phaolô của giáo phận Sài gòn bận việc mục vụ nên Ngài đã nhờ Đức Cha đến dâng Thánh Lễ cho giáo phận Sài gòn.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô đã nói về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa trải dài trong những trang Kinh Thánh. ĐC trưng dẫn cuộc đời của ngôn sứ Hôsê để nói về tình thương Thiên Chúa dành cho con người. Và ĐC cũng đã lấy hình ảnh người mẹ thương con của mình trong ngôn sứ Isaia để nói về lòng thương xót của Thiên Chúa. ĐC đã gợi cho cộng đoàn lòng thương xót gợi đi từ gia đình, bền bỉ và thiết thực nhất để minh họa cho ý tưởng của HĐGM Việt Nam đưa ra năm nay là Năm Gia Đình. ĐC cũng đã trưng dẫn cuộc đời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cũng như Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta để nói về Lòng Thương Xót.

Thánh Lễ tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa của Giáo Phận Sài Gòn đã khép lại, nhưng lời nhắn gửi của ĐC Phêrô còn vang vọng. ĐC nói không phải đến đây như một lễ hội nhưng đến đây để cho tâm hồn lắng đọng lại và đặc biệt hãy sống, hãy loan báo Lòng Thương Xót Chúa cho mọi người.

Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quý vị và anh chị em một bản thánh ca: Con Yêu Ngài Muộn Màng của Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh. Bản thánh ca này được trình bày bởi ca sĩ Như Ý, với phần hình ảnh minh họa của anh Đăng Văn An. Kính mời quý vị và anh chị em cùng thưởng thức.
 
Người vợ góa Kitô hữu đã gây kinh ngạc cho người phỏng vấn trên TV chị tha thứ cho kẻ khủng bố ISIS đã giết chết chồng mình
Đồng Nhân
17:06 27/04/2017
AI CẬP - Trên chương trình ONTV phóng viên Amr Adeeb của Ai Cập đã bị kinh ngạc và nín lặng một hồi sau khi nghe lời phát biểu của ​​một Kitô hữu theo đạo Coptic đã sẵn sàng tha thứ cho kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo, người đã giết chồng cô trong vụ đánh bom vào Chúa nhật ở Nhà thờ Ai cập đầu tháng rồi.

"Người Kitô hữu Ai Cập được làm bằng thép." Đó là lời ông Amr Adeeb đã thốt ra khi nghe bà Samira Fahmi người vợ Kitô hữu đã sẵn sàng tha cho người giết chồng mình là Naseem Fahmi đã chết vì người đánh bom tự sát thuộc nhóm khủng bố Hồi giáo tại nhà thờ St. Mark ở Alexandria, Ai Cập, rõ ràng đã ảnh hưởng đến Adeeb.

Bà Samira Fahmi nói: "Tôi xin Chúa tha thứ cho họ và để họ cố suy nghĩ. Nếu họ nghĩ, họ sẽ biết rằng chúng tôi đã không làm bất cứ điều gì sai trái với họ."

Bà nói tiếp: "Hãy để Chúa tha thứ cho bạn, và chúng tôi cũng tha thứ cho bạn. Tin tôi đi, chúng tôi tha thứ cho bạn. Bạn đặt chồng tôi vào một nơi mà tôi không thể mơ ước. Hãy tin tôi, tôi tự hào về anh ta. Và tôi ước tôi được ở bên cạnh anh ấy. "

Để đáp lại sự chứng tỏ đức tin mạnh mẽ và lòng đại lượng này, ông Adeeb đã khen ngợi bà Samira Fahmi, cùng với các Kitô hữu Ai Cập nói chung.

Ông nói: "Các Kitô hữu Ai Cập được làm bằng thép. Những Kitô hữu Ai Cập hàng trăm năm nay đã và đang chịu nhiều những thảm cảnh tội ác và thảm hoạ gây ra cho họ. Kitô hữu Ai Cập rất yêu đất nước của mình. ... Mức độ tha thứ của anh chị em lớn đến mức như thế nào? "

"Nếu kẻ thù của các anh chị em biết các anh chị em đã tha thứ bao nhiêu cho họ, họ cũng sẽ không tin điều đó", ông tiếp tục. "... Những người này đã tha thứ rất nhiều. ... Những người này được làm từ một bản chất khác".

"Bản chất khác đó, người Kitô hữu cho rằng, đó là ân sủng cứu độ của Chúa Giêsu Kitô."

Đó là những lời của Amr Adeeb, chủ nhà của tờ ONTV của Ai Cập, sau khi bị tạm giam 10 giây sau khi một tín đồ Coptic Christian sẵn lòng tha thứ cho kẻ khủng bố Hồi giáo ở Islamabad, người đã giết chồng cô trong các vụ đánh bom ở Palm Sunday nhắm vào hai nhà thờ Ai Cập hồi đầu tháng này.

Theo Open Doors, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ việc khủng bố các Kitô hữu trên khắp thế giới thì vào Chúa Nhật Lễ Lá, tuần trước lễ Phục Sinh, ông Naseem Fahmi được giao nhiệm vụ bảo vệ Giáo hòang Coptic là Ngài Tawardos.

Bà Samira Fahmi nhớ lại là "Về ngày hôm đó, khi chúng tôi nói chuyện, anh ấy (chồng bà) nói rằng anh ta sẽ sẵn sàng bảo vệ Giáo Hội bằng máu của mình". Bà nói tiếp: "Chúa Nhật tuần trước Samira Fahmi anh ấy đã làm như vậy."

(Nguồn: The Blaze.com)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Lễ truyền chức Linh Mục tại dòng Phaxicô Việt Nam
Minh Thiên
11:15 27/04/2017
 
Tuyên úy đòan Công giáo Việt Nam tại Úc châu họp
BTT Úc
16:22 27/04/2017
KỲ HỌP THƯỜNG NIÊN TUYÊN ÚY ĐOÀN Công Giáo VIỆT NAM - ÚC CHÂU

ADELAIDE ÚC CHÂU - Sau đại lễ Phục Sinh, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc hân hoan chào mừng quý Linh Mục Tuyên Úy Việt Nam đang coi sóc mục vụ các Cộng Đồng-Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam từ các tiểu bang về tham dự kỳ họp Tuyên Úy Đoàn Việt Nam - Úc Châu. Tuyên Úy Đoàn mỗi năm họp tại một tiểu bang khác nhau. Năm nay, kỳ họp thường niên Tuyên Úy Đoàn Việt Nam - Úc Châu được tổ chức tại Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, thành phố Adelaide, từ ngày 24 đến 26 tháng 4 năm 2017.

Thành phần tham dự gồm: Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm (Adelaide), Linh Mục Phaolô Chu Văn Chi (Sydney), Linh Mục Remy Bùi Sơn Lâm (Sydney), Linh Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Tuyết (Sydney), Linh Mục Phêrô Hoàng Kim Huy SDB (Melbourne), Linh Mục Giuse Trần Ngọc Tân SSS (Melbourne), Linh Mục Gioan Baotixita Đặng Nhật Trường CSsR (Melbourne), Linh Mục Phêrô Bùi Xuân Mỹ (Canberra) và Linh Mục Giuse Vũ Minh Nguyên SVD (Brisbane).

Quý Cha về họp đã cùng dâng Thánh Lễ cho Cộng Đoàn vào tối Thứ Hai(24/4), Thứ Ba (25/4) và sáng Thứ Tư (26/4) trước khi chấm dứt chương trình họp và hội thảo vào buổi trưa cùng ngày.

Mặc dù rất bận rộn với chương trình nghị sự dầy đặc, quý Cha cũng đã cố gắng thu xếp để có cuộc tiếp xúc thân tình, cởi mở và một bữa ăn vui vẻ với Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc vào chiều ngày Thứ Ba, 25 tháng 4 năm 2017 tại Nhà Nazareth, Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Pooraka.

Trong dịp nầy, hai Sơ Phụ Tá Mục Vụ và Ban Mục Vụ cũng đã bày tỏ tinh thần hiệp thông và gắn kết chặt chẽ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc với các hoạt động của Tuyên Úy Đoàn Úc Châu, cũng như qua các sinh hoạt của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc, với sự dìu dắt tận tụy và lòng quảng đại, hy sinh của vị chủ chăn là Đức Ông Quản Nhiệm Phaolô Nguyễn Minh-Tâm.

Con đường dấn thân của Tuyên Úy Đoàn cũng như quý Linh Mục luôn có nhiều khó khăn và thử thách qua sứ vụ mà Giáo Hội đã tín thác. Nguyện xin Thiên Chúa tuôn tràn muôn hồng ân cần thiết xuống trên quý Cha. Nguyện xin ánh sáng Phục Sinh của Chúa Kitô là nguồn soi dẫn, giúp các ngài luôn vui tươi và kiên định trong đức tin, sáng suốt trong hành động cùng chân thành trong đức ái, để dìu dắt đoàn chiên Chúa. Qua sự chăm sóc và hướng dẫn của các ngài, xin cho các Kitô hữu biết lấy lời Chúa làm kim chỉ nam cho đời sống đức tin của mình trong cuộc hành trình tiến về Quê Trời.

Hội tụ về đây Tuyên Úy Đoàn,
Dấn thân vì sứ vụ Chúa ban.
Dẫn dắt đoàn chiên theo Thánh ý,
Hướng về trọng trách phải cưu mang.
Đức tin tỏa sáng - toàn dân Chúa…
Cùng nắm tay nhau bước lên đàng.
Con thuyền Giáo Hội luôn vững tiến,
Cho dẫu chông gai, mãi bình an!






 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tháng Tư Đen : Tă dã thấy gì sau đêm ấy
Sơn Ca Linh
08:35 27/04/2017
TA ĐÃ THẤY GÌ SAU ĐÊM ẤY ?
(Chút hoài niệm 42 năm “Tháng 4 đen”)
 
Ta đã thấy gì sau đêm ấy,
Đêm hòa bình mà “mắt mẹ chưa vui”[1]
Thấy em thơ nước mắt sụt sùi,
Vầng khăn trắng phủ lên đời côi cút !
 
Ta đã thấy tương lai là ngõ cụt,
Kiếp phận đời xin phó mặc rủi may.
Của cải gia tài, trắng cả đôi tay,
Còn duy nhất chút nợ tình dang dở.
 
Ta đã thấy người vợ hiền nức nở,
Ôm xác chồng lạnh ngắt vết thương đau !
Làm sao qua giờ đứt đoạn cây cầu ?
Và cuối xóm mái nhà xưa tan nát ?
 
Ta nghe thấy con chìa vôi đang hát,
Tháp giáo đường tắt lịm tiếng chuông ngân.
Con sông quê ta hụp tắm bao lần,
Giờ hoang vắng nên bãi bờ xa lạ !
 
Ta đã thấy gánh gồng ai tất tả,
Dắt díu đi mà chẳng biết về đâu !
Tay ẵm tay bồng mắt mẹ lo âu,
Nắng tháng tư, bụi đường mờ chân bước…!
 
Ta đã thấy giữa núi rừng mạn ngược,
Những thân tàn ma dại đám tàn quân.
Rách nát xanh xao còm cỏi tấm thân,
Trường cải tạo của một bầy súc vật.
 
Ta đã thấy bao công trường tất bật,
Nước mắt em hòa nhại nhễ mồ hôi.
Mái tóc, làn da, dáng đứng hoa khôi,
Tay liềm cuốc, bút nghiên đành xếp lại.
 
Ta đã thấy những đêm dài tê tái,
Những con thuyền trôi dạt giữa mênh mông.
Ai đó trên bờ dõi mắt ngóng trông,
Người đi mãi giữa trùng dương cổ mộ…
 
Sau đêm ấy, tiếng đàn ta đứt đổ,
“Ca hát” (KH) thôi nhường “khờ khổ” (Khờ-ô-khô…) lên ngôi.
Cạp đất mà ăn đành phải chọn thôi…
Làm sao kể đủ, chuyện từ sau đêm ấy !
 
Sơn ca Linh (Tháng 4/2017)
 


[1] Lời trong ca khúc “ĐÊM NAY HÒA BÌNH SAO MẮT MẸ CHƯA VUI” của có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
 
GM Hoàng Đức Oanh: ''Việt Nam ngày nay không chỉ bị ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đủ mọi thứ và luôn lương tâm con người cũng bị ô nhiễm”.
Lê Sự, Ken Khanh, VietCatholic Network
21:56 27/04/2017
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam họp báo về tình hình tôn giáo tại Việt Nam và vụ Formosa

Hình ảnh cuộc họp báo Photo: William Nguyễn

Video Họp báo - Phần 1



Video Họp báo - Phần 2



Video Họp báo - Phần 3



Tin tức về những vụ tranh đấu đòi công lý và đòi giải quyết những khúc mắc về tình trạng nhà nước Việt Nam chiếm đất của dân chúng và không bồi thường thỏa đáng đã dẫn đến những vụ xung đột rất lớn mà ngay cả báo chí Tây phương cũng tường thuật trong những ngày qua như vụ làng Đồng Tâm quận Mỹ Đức... hay làng đánh cá Đông Yên đứng lên tranh đấu đòi công lý và phản đối vụ gây ô nhiễm môi trường do nhà máy Formosa ảnh hưởng đến 4 tỉnh miền Trung mà cả hơn 1 năm nay vẫn còn đang quyết liệt... những vụ cưỡng chế đất đai thuộc các Dòng Tu như Thiên Ân ở Huế hay tu viện và nhà thờ Thủ Thiêm ở Sàigòn còn đang là những ngòi nổ lớn về khía cạnh tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa kỳ đã mời Đức Cha Hòang Đức Oanh nhân dịp Ngài sang Cali để chủ sự thánh lễ suy tôn Lòng Chúa Thương Xót ở Long Beach đến chia sẻ về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và Formosa.

Buổi gặp gỡ của Hội Hội Đồng Liên Tôn với Giám Mục Hòang Đức Oanh và sau đó là cuộc họp báo diễn ra tại Trung Tâm Công Giáo GP Orange vào ngày 26/4/2017.

Ngay từ lúc 10:30 sáng đã có 15 anh em Hiệp Sĩ và một Hiệp Sĩ Phu Nhân của đoàn Hiệp Sĩ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Hội Đồng Huân Tước Đức Mẹ La Vang của tổ chức Hiệp Sĩ Kha Luân Bố đã có mặt tại Trung tâm Công Giáo để sắp bàn ghế, chuẩn bị âm thanh, lo ăn uống cho Ban Lãnh Đạo Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ và giúp việc tiếp tân cho buổi họp báo. Tại hội trường nơi sẽ diễn ra cuộc họp báo, một bàn dài phía trước với 8 ghế dành cho thành viên của Hội Đồng Liên Tôn và Giám Mục Hoàng Đức Oanh, nhìn xuống với 60 ghế ngồi đã được xếp sẵn.

Các vị trong HDLT đã đến tham dự gồm có: LM Trần Văn Kiểm, LM Trần Công Nghị, LM Mai Khải Hoàn, Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu (Hòa Hảo), Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng (Cao Đài) và đặc biệt là có thêm sự hiện diện của Mục Sư Đặng Ngọc Báu (Tin Lành).

Thành viên của HDLT đã gặp gỡ thân mật trước trên phòng họp của TTCG vào lúc 12:00 giờ trưa với Giám Mục Hoàng Đức Oanh từ giáo phận Komtum, mọi người chia sẽ với nhau về hiện tình đất nước của từng tôn giáo và bàn thảo thêm các chi tiết của cuộc họp báo, sau đó cùng nhau dùng bữa trưa nhẹ và chụp hình lưu niệm.

Buổi họp báo đã được khai mạc đúng 1:00 giờ trưa (đây là một điểm son với truyền thông) với trên 60 người hiện diện (người ngồi đầy trên 60 ghế đã sắp sẳn, sau đó sắp thêm ghề và phần lớn các đài truyền hình thì đứng). Các cơ quan truyền thông đã đến rất đông đảo gồm có: Báo Viễn Đông, báo Chân Trời Mới, đài truyền hình Văn Hoá Nhân Bản Lạc Việt, báo Việt Tân, Lưu Phát, Việt Phố TV, VietCatholic TV, đài Free Vietnam.net, đài truyền hình SET, đài truyền hình SBTN, báo Việt Báo, báo Việt Tide, đài phát thanh Little Saigon Radio, báo Người Việt, đài Little Saigon TV, đài Diễn Đàn Giáo Dân v.v…

Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của Phó Thị Trưởng Garden Grove kiêm Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Phát Bùi, đại diện của Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Miền Tây Nam, Đãng Việt Tân, Việt Nam Quốc Dân Đãng, Quỹ Nhân Quyền và v.v…

Khởi đầu là phần giới thiệu các cơ quan truyền thông và thân hào nhân sĩ đến tham dự. Kế tiếp nghi thức khai mạc, sau đó LM Trần Văn Kiểm đã thay mặt cho TTCG để ngỏ lời chào mừng mọi người đến tham dự và LM Trân Công Nghị thay mặt cho HDLT để chào mừng mọi người. MC giới thiệu các vị trong Bàn Chủ Toạ.

Mở đầu buổi họp báo Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng trình bày sơ lược một số vấn đề về những sinh hoạt của Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh trong nước, ông cho biết, sau năm 1975, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh bị giải thể, sau đó chính quyền cộng sản thành lập Hội Đồng Chưởng Quản, trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, vì vậy nên tất cả các tổ chức Cao Đài Hải Ngoại không tuân thủ, sau đó thành lập lại Hội Thánh.

Ông Chánh trị Sự Hà Quang Cảnh về nhận trách nhiệm Lễ Sanh, kêu gọi mọi người hợp tác bị phản đối nên từ đó im lặng. Nhưng những ngày gần đây ông kêu gọi đồng đạo khắp nơi về tham dự Đại Hội theo chỉ thị từ Pháp Lệnh của chính quyền cộng sản nói rằng trong nước có tự do tôn giáo. Vì vậy nên Cao Đài Hải Ngoại kêu gọi tẩy chay.

Nhưng hiện nay ông đang kêu gọi đồng đạo Cao Đài khắp nơi về tham dự đại hội khoáng đại “Đại Hội Nhân Sanh” sẽ được tổ chức vào ngày 3 tháng 7 năm 2017. Ông nói sẽ có thông báo chính thức để các cơ quan truyền thông theo dõi trong thời gian gần.

Tiếp theo Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu, Tổng Thư Ký Hội Đồng Liên Tôn lên cho biết về tình hình đàn áp các đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo hiện nay, trong đó có ông Vương Văn Thả và nhiều người đã và đang bị nhà cầm quyền cộng sản bắt bớ xách nhiểu, ngoài ra chính quyền cộng sản còn cho đổi tên Làng Hòa Hảo thành tên Xã Phú Mỹ để xóa đi những di tích lịch sử của Phật Giáo Hòa Hảo, Thánh Địa Phật Giáo Hòa Hảo hôm ngày 10 tháng 4 -2017 đã cho bọn côn đồ tới đập phá.

Sau đó là phần trình bày của Giám Mục Hoàng Đức Oanh về hiện tình tôn giáo tại Việt Nam và những khổ đau của đồng bào vì tệ nạn Formosa. Thuyến trình của GM Oanh trên 45 phút với sự chăm chú và lắng nghe của mọi người tham dự.

(Xin xem Video cuộc họp báo do VietCatholic TV thực hiện gồm 2 phần)

Nhiều câu hỏi từ các cơ quan truyền thông đã được nêu ra và tất cả đều được GM Oanh giải đáp rất tường tận và thẳng thắn.

Giám Mục Hoàng Đức Oanh đã mạnh dạn tuyên bố là "Việt Nam ngày nay không chỉ bị ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đủ mọi thứ và luôn lương tâm con người cũng bị ô nhiễm”.

“Thảm hoạ Formosa là thật nghiêm trọng, là đại hoạ không chỉ cho đồng bào 4 tỉnh miền Trung mà còn cho cả đất nước Việt Nam, đại hoạ này không chỉ bây giờ mà còn lâu dài nữa, không chỉ có đại hoạ Formosa chỉ là một trong những đại hoạ của Việt Nam mà còn nhiều đại hoạ khác trên lảnh thổ Việt Nam".


Buổi họp báo đã được kết thúc vào lúc 3:00 trưa cùng ngày và mọi người đã ra về với sự thoã mãn và không ngớt lời khen ngợi là cuộc họp báo đã được thực hiện rất tốt đẹp, đã giúp thấu hiểu thêm nhiều về thực trạng sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam và cãm thông hơn về những lầm than mà đồng bào miền trung đang phải gánh chịu bởi thảm hoạ Formosa đã gây ra tại Việt Nam.

Ken Khanh
 
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam họp báo về tình hình tôn giáo tại Việt Nam và vụ Formosa
Lê Sự,Ken Khanh, VietCatholic Network
21:59 27/04/2017
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam họp báo về tình hình tôn giáo tại Việt Nam và vụ Formosa

Hình ảnh cuộc họp báo Photo: William Nguyễn

Video Họp báo - Phần 1



Video Họp báo - Phần 2



Video Họp báo - Phần 3



Tin tức về những vụ tranh đấu đòi công lý và đòi giải quyết những khúc mắc về tình trạng nhà nước Việt Nam chiếm đất của dân chúng và không bồi thường thỏa đáng đã dẫn đến những vụ xung đột rất lớn mà ngay cả báo chí Tây phương cũng tường thuật trong những ngày qua như vụ làng Đồng Tâm quận Mỹ Đức... hay làng đánh cá Đông Yên đứng lên tranh đấu đòi công lý và phản đối vụ gây ô nhiễm môi trường do nhà máy Formosa ảnh hưởng đến 4 tỉnh miền Trung mà cả hơn 1 năm nay vẫn còn đang quyết liệt... những vụ cưỡng chế đất đai thuộc các Dòng Tu như Thiên Ân ở Huế hay tu viện và nhà thờ Thủ Thiêm ở Sàigòn còn đang là những ngòi nổ lớn về khía cạnh tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa kỳ đã mời Đức Cha Hòang Đức Oanh nhân dịp Ngài sang Cali để chủ sự thánh lễ suy tôn Lòng Chúa Thương Xót ở Long Beach đến chia sẻ về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và Formosa.

Buổi gặp gỡ của Hội Hội Đồng Liên Tôn với Giám Mục Hòang Đức Oanh và sau đó là cuộc họp báo diễn ra tại Trung Tâm Công Giáo GP Orange vào ngày 26/4/2017.

Ngay từ lúc 10:30 sáng đã có 15 anh em Hiệp Sĩ và một Hiệp Sĩ Phu Nhân của đoàn Hiệp Sĩ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Hội Đồng Huân Tước Đức Mẹ La Vang của tổ chức Hiệp Sĩ Kha Luân Bố đã có mặt tại Trung tâm Công Giáo để sắp bàn ghế, chuẩn bị âm thanh, lo ăn uống cho Ban Lãnh Đạo Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ và giúp việc tiếp tân cho buổi họp báo. Tại hội trường nơi sẽ diễn ra cuộc họp báo, một bàn dài phía trước với 8 ghế dành cho thành viên của Hội Đồng Liên Tôn và Giám Mục Hoàng Đức Oanh, nhìn xuống với 60 ghế ngồi đã được xếp sẵn.

Các vị trong HDLT đã đến tham dự gồm có: LM Trần Văn Kiểm, LM Trần Công Nghị, LM Mai Khải Hoàn, Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu (Hòa Hảo), Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng (Cao Đài) và đặc biệt là có thêm sự hiện diện của Mục Sư Đặng Ngọc Báu (Tin Lành).

Thành viên của HDLT đã gặp gỡ thân mật trước trên phòng họp của TTCG vào lúc 12:00 giờ trưa với Giám Mục Hoàng Đức Oanh từ giáo phận Komtum, mọi người chia sẽ với nhau về hiện tình đất nước của từng tôn giáo và bàn thảo thêm các chi tiết của cuộc họp báo, sau đó cùng nhau dùng bữa trưa nhẹ và chụp hình lưu niệm.

Buổi họp báo đã được khai mạc đúng 1:00 giờ trưa (đây là một điểm son với truyền thông) với trên 60 người hiện diện (người ngồi đầy trên 60 ghế đã sắp sẳn, sau đó sắp thêm ghề và phần lớn các đài truyền hình thì đứng). Các cơ quan truyền thông đã đến rất đông đảo gồm có: Báo Viễn Đông, báo Chân Trời Mới, đài truyền hình Văn Hoá Nhân Bản Lạc Việt, báo Việt Tân, Lưu Phát, Việt Phố TV, VietCatholic TV, đài Free Vietnam.net, đài truyền hình SET, đài truyền hình SBTN, báo Việt Báo, báo Việt Tide, đài phát thanh Little Saigon Radio, báo Người Việt, đài Little Saigon TV, đài Diễn Đàn Giáo Dân v.v…

Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của Phó Thị Trưởng Garden Grove kiêm Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Phát Bùi, đại diện của Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Miền Tây Nam, Đãng Việt Tân, Việt Nam Quốc Dân Đãng, Quỹ Nhân Quyền và v.v…

Khởi đầu là phần giới thiệu các cơ quan truyền thông và thân hào nhân sĩ đến tham dự. Kế tiếp nghi thức khai mạc, sau đó LM Trần Văn Kiểm đã thay mặt cho TTCG để ngỏ lời chào mừng mọi người đến tham dự và LM Trân Công Nghị thay mặt cho HDLT để chào mừng mọi người. MC giới thiệu các vị trong Bàn Chủ Toạ.

Mở đầu buổi họp báo Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng trình bày sơ lược một số vấn đề về những sinh hoạt của Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh trong nước, ông cho biết, sau năm 1975, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh bị giải thể, sau đó chính quyền cộng sản thành lập Hội Đồng Chưởng Quản, trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, vì vậy nên tất cả các tổ chức Cao Đài Hải Ngoại không tuân thủ, sau đó thành lập lại Hội Thánh.

Ông Chánh trị Sự Hà Quang Cảnh về nhận trách nhiệm Lễ Sanh, kêu gọi mọi người hợp tác bị phản đối nên từ đó im lặng. Nhưng những ngày gần đây ông kêu gọi đồng đạo khắp nơi về tham dự Đại Hội theo chỉ thị từ Pháp Lệnh của chính quyền cộng sản nói rằng trong nước có tự do tôn giáo. Vì vậy nên Cao Đài Hải Ngoại kêu gọi tẩy chay.

Nhưng hiện nay ông đang kêu gọi đồng đạo Cao Đài khắp nơi về tham dự đại hội khoáng đại “Đại Hội Nhân Sanh” sẽ được tổ chức vào ngày 3 tháng 7 năm 2017. Ông nói sẽ có thông báo chính thức để các cơ quan truyền thông theo dõi trong thời gian gần.

Tiếp theo Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu, Tổng Thư Ký Hội Đồng Liên Tôn lên cho biết về tình hình đàn áp các đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo hiện nay, trong đó có ông Vương Văn Thả và nhiều người đã và đang bị nhà cầm quyền cộng sản bắt bớ xách nhiểu, ngoài ra chính quyền cộng sản còn cho đổi tên Làng Hòa Hảo thành tên Xã Phú Mỹ để xóa đi những di tích lịch sử của Phật Giáo Hòa Hảo, Thánh Địa Phật Giáo Hòa Hảo hôm ngày 10 tháng 4 -2017 đã cho bọn côn đồ tới đập phá.

Sau đó là phần trình bày của Giám Mục Hoàng Đức Oanh về hiện tình tôn giáo tại Việt Nam và những khổ đau của đồng bào vì tệ nạn Formosa. Thuyến trình của GM Oanh trên 45 phút với sự chăm chú và lắng nghe của mọi người tham dự.

(Xin xem Video cuộc họp báo do VietCatholic TV thực hiện gồm 2 phần)

Nhiều câu hỏi từ các cơ quan truyền thông đã được nêu ra và tất cả đều được GM Oanh giải đáp rất tường tận và thẳng thắn.

Giám Mục Hoàng Đức Oanh đã mạnh dạn tuyên bố là "Việt Nam ngày nay không chỉ bị ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đủ mọi thứ và luôn lương tâm con người cũng bị ô nhiễm”.

“Thảm hoạ Formosa là thật nghiêm trọng, là đại hoạ không chỉ cho đồng bào 4 tỉnh miền Trung mà còn cho cả đất nước Việt Nam, đại hoạ này không chỉ bây giờ mà còn lâu dài nữa, không chỉ có đại hoạ Formosa chỉ là một trong những đại hoạ của Việt Nam mà còn nhiều đại hoạ khác trên lảnh thổ Việt Nam".


Buổi họp báo đã được kết thúc vào lúc 3:00 trưa cùng ngày và mọi người đã ra về với sự thoã mãn và không ngớt lời khen ngợi là cuộc họp báo đã được thực hiện rất tốt đẹp, đã giúp thấu hiểu thêm nhiều về thực trạng sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam và cãm thông hơn về những lầm than mà đồng bào miền trung đang phải gánh chịu bởi thảm hoạ Formosa đã gây ra tại Việt Nam.

Ken Khanh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cờ Bay Trên Trời Tự Do
Joseph Ngọc Phạm
20:32 27/04/2017
CỜ BAY TRÊN TRỜI TỰ DO

Ảnh của Joseph Ngọc Phạm

Đây cờ vàng ba sọc đỏ

Như ba miền tổ quốc thân yêu

Cờ theo anh vượt qua biển lớn

Cờ theo cha lên miền đất mới

Cờ tung bay

trên những phố lưu vong xứ người..

Phất phới cao trong nắng mai

mà ngỡ trên Quê Hương mình..

(Trích ca khúc của Trần Chí Phúc)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 26/4/2017
VietCatholic Network
13:42 27/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- ĐTC nói, Thiên Chúa là Đấng ở cùng con người, đồng hành và lo lắng cho con người.

2- Sứ điệp video của Đức Thánh Cha gửi Ai Cập.

3- Kitô hữu và tín hữu Hồi giáo sẽ tham dự Thánh lễ của ĐGH ở Ai cập.

4- ĐTC từ chối di chuyển bằng thiết giáp trong chuyến tông du Ai Cập.

5- ĐTC an ủi em gái của cha Jacques Hemel.

6- Hội nghị đầu tiên của Hiệp hội khoa học gia Công Giáo.

7- Thắng lợi của Erdoğan là một tin rất buồn cho cộng đoàn Kitô hữu Thổ Nhĩ Kỳ.

8- Các Đại Học Công Giáo tại Mỹ trung thành với giáo huấn của Giáo Hội phát triển mạnh.

9- Cha George Weinmann và soeur Lilian McLaughlin, hai vị tử đạo của Thánh Thể.

10- Giáo Phận Sài Gòn: Đại Lễ Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chúa.

11- Thánh Ca: Con Yêu Ngài Muộn Màng.

Sau đây mời qúi vị theo dõi phần tin chi tiết

- ĐTC nói, Thiên Chúa là Đấng ở cùng con người, đồng hành và lo lắng cho con người.

** Thiên Chúa là Emmanuel, Đấng ở cùng chúng ta và sẽ ở cùng chúng ta cho tới tận thế. Ngài luôn luôn đồng hành với chúng ta, lo lắng cho chúng ta, và không bao giờ bỏ rơi chúng ta trên con đường lữ hành trần gian.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Trong bài huấn dụ ĐTC tiếp tục khai triển đề tài giáo lý về niềm hy vọng kitô bằng cách quảng diễn văn bản trích từ Phúc Âm thánh Mátthêu chương 28 các câu 16 và 18 tới 20 viết rằng: “…Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến”… Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,16.18-20).

ĐTC nói: “… Các lời cuối cùng của Phúc Âm thánh Mátthêu nhắc lại lời loan báo ngôn sứ chúng ta tìm thấy ở đầu Phúc Âm. ‘Người ta sẽ gọi Ngài là Emmanuel, có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi’ (Mt 1,23; x. Is 7,14). Thiên Chúa sẽ ở cùng chúng ta, mọi ngày, cho tới tận thế. Chúa Giêsu sẽ bước đi với chúng ta, mọi ngày, cho tới tận thế. Toàn Phúc Âm được gói ghém giữa hai câu trích này là các lời thông truyền cho chúng ta mầu nhiệm của một vì Thiên Chúa, mà tên Ngài và căn tính của Ngài là ‘ở cùng chúng ta’…”

ĐTC nói thêm: Sẽ không có ngày nào trong cuộc sống trong đó chúng ta sẽ thôi là một âu lo đối với Thiên Chúa. Ngài lo lắng cho chúng ta, và bước đi với chúng ta… Có ai đó gọi nó là “Sự Quan Phòng”. Nghĩa là sự gần gũi của Thiên Chúa, tình yêu của Thiên Chúa, việc Thiên Chúa bước đi với chúng ta cũng gọi là sự “Quan Phòng của Thiên Chúa”. Ngài thấy trước cho cuộc sống chúng ta… Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta trong lúc gặp thử thách và đen tối. Sự chắc chắn này xin đuợc làm tổ trong tâm hồn chúng ta để không bao giờ bị tắt ngấm.

** Sau khi kết thúc bài huấn dụ, ĐTC đã chào tín hữu và rất nhiều đoàn hành hương khác nhau đến từ khắp nơi thế giới, trong đó có Anh quốc, Đức, Ailen, Đan Mạch, Phần Lan, Ba lan, Nigeria, Australia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brasil, Niu Dilen, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kỳ.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành TòaThánh ĐTC ban cho mọi người.

- Sứ điệp video của Đức Thánh Cha gửi Ai Cập.

ĐTC hy vọng chuyến viếng thăm của ngài tại Ai Cập là một an ủi và khích lệ cho các tín hữu Kitô và là một sứ điệp thân hữu quí mến đối với nhân dân Ai Cập và trong vùng. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp video gửi quốc dân Ai Cập công bố hôm 25-4-2017 trước cuộc viếng thăm của ngài từ ngày 28 đến 29-4 tới đây. ĐTC nói:

“Tôi thực sự vui mừng đến như một người bạn, như sứ giả hòa bình và như một người hành hương tại đất nước, cách đây hơn 2 ngàn năm, đã cho Thánh Gia tị nạn và tá túc khi trốn chạy những đe dọa của vua Hêrôđê (Xc Mt 2,1-16). Tôi hân hạnh được viếng thăm miền đất đã được Thánh Gia thăm viếng!”

Sau khi cám ơn Tổng thống, Đức Thượng Phụ Chính Thống Tawadros II, Đại Iman của Đại học Al-Azhar, và Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic, ngài nói: “Tôi mong ước rằng cuộc viếng thăm này là một vòng tay ôm an ủi và khích lệ cho tất cả các tín hữu Kitô ở Trung Đông; một sứ điệp thân hữu và quí mến đối với tất cả mọi người dân Ai Cập và trong vùng; một sứ điệp huynh đệ và hòa giải cho mọi người con của Abraham, đặc biệt là thế giới Hồi giáo, trong đó Ai Cập chiếm một chỗ hàng đầu. Tôi cầu mong cuộc viếng thăm này cũng là một đóng góp giá trị cho cuộc đối thoại liên tôn với thế giới Hồi giáo và đối thoại đại kết với Giáo Hội Chính Thống Copte kính mến.”

ĐTC nhận xét thêm rằng: “Thế giới chúng ta bị bạo lực mù quáng xâu xé - đánh cả vào trọng tâm đất nước yêu quí của quí vị - thế giới ấy đang cần hòa bình, tình thương và lòng thương xót; cần những người kiến tạo hòa bình và những người tự do và giải thoát, cần những người can đảm biết học hỏi từ quá khứ để xây dựng tương lai mà không khép kín trong những thiên kiến; thế giới ấy đang cần những người bắc cầu hòa bình, đối thoại, công lý và tình nhân đạo”. (SD 25-4-2017)

- Kitô hữu và tín hữu Hồi giáo sẽ tham dự Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng ở Ai cập.

Không chỉ các Kitô hữu chờ đợi chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhưng cả đất nước Ai cập. Theo ĐC Anba Antonios Aziz Mina, giám mục Công Giáo Coptic ở Guizeh, một dấu chứng của sự quan tâm rộng rãi đến chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ được thấy qua sự tham gia đa dạng Thánh lễ do ngài cử hành vào lúc 10 giờ sáng ngày thứ Bảy, 29/04, tại sân vận động của căn cứ không quân, ở ngoại ô thủ đô Cairo.

ĐC Anba Antonios giải thích: “Trước đó, Thánh lễ được dự định cử hành tại một cơ sở trong nhà, ở trung tâm Cairo. Việc thay đổi chương trình là do nhu cầu, không chỉ vì ở sân vận động có thể tổ chức bảo vệ an ninh tốt hơn, nhưng cũng để bảo đảm có nhiều chỗ đầy đủ cho những ai muốn tham dự. Con số tín hữu Công Giáo tối đa có thể là 5 đến 6 ngàn và sân vận động có thể chứa 20 ngàn. Sẽ có nhiều tín hữu Chính thống Coptic và các Kitô hữu của các Giáo Hội và cộng đoàn Giáo Hội địa phương, cũng như các tín hữu Hồi giáo, bên cạnh các phái đoàn đạo đời chính thức, tham dự Thánh lễ.”

- Đức Thánh Cha từ chối di chuyển bằng thiết giáp trong chuyến tông du Ai Cập.

Ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết mặc dù có nhiều nguy cơ khủng bố, nhưng Đức Thánh Cha đã lên kế hoạch tông du Ai Cập như một dấu chỉ gần gũi với người dân ở đó. Trong cuộc họp báo tại Vatican hôm thứ Hai 24 tháng Tư, ông Greg Burke nói rằng … mong muốn của ĐTC Phanxicô vẫn là “tiến hành chuyến tông du như một dấu chỉ cho thấy sự gần gũi của ngài” đối với những ai bị ảnh hưởng bởi bạo lực và tất cả nhân dân Ai Cập.

Theo ông Burke, ĐTC đã từ chối di chuyển bằng thiết giáp trong chuyến tông du Ai Cập, ngài đã yêu cầu một chiếc xe bình thường để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Như thế, để di chuyển từ phi trường vào thành phố Cairo, và di chuyển từ nơi này sang nơi khác, ĐTC sẽ dùng một chiếc xe hơi nhỏ. Sau đó, ngài dùng một chiếc xe chơi golf bình thường khi đi vòng quanh các đám đông tại một sân vận động. Ngài cũng sẽ sử dụng xe golf để chào thăm hơn 1000 chủng sinh, các tu sĩ và giáo sĩ trong một buổi cầu nguyện ngoài trời tại chủng viện Thánh Leô của Giáo Hội Công Giáo Coptic ở khu ngoại ô Maadi vào ngày 28 tháng Tư.

- Đức Thánh Cha an ủi em gái của cha Jacques Hemel.

Trong buổi Phụng Vụ Lời Chúa tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô tại Rôma chiều thứ Bẩy 22 tháng Tư do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức để tưởng niệm các vị tử đạo mới trong thế kỷ 20 và 21, Đức Thánh Cha Phanxicô đã an ủi em gái của một linh mục người Pháp bị sát hại bởi bọn khủng bố Hồi Giáo IS trong một nhà thờ ở Normandy.

ĐTC Phanxicô đã nắm tay Roselyne Hamel, em gái của cha Jacques Hamel, 85 tuổi, đã chết vì bị cắt đứt cuống họng khi ngài cử hành Thánh Lễ vào ngày 26/7/2016. Ngài đã lặng lẽ nói chuyện và an ủi bà trong buổi lễ tối tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô trên cù lao Tiberina của sông Tiber ở Rôma; sau khi nghe bà Roselyne Hamel phát biểu những cảm nghĩ và tâm tình đau đớn của bà khi nghe tin anh mình bị giết bởi “hai thanh niên cực đoan bị nhồi nhét các tư tưởng hận thù.”

ĐTC nhấn mạnh rằng “các vị tử đạo dạy chúng ta rằng với sức mạnh của tình yêu, và với sự dịu dàng, chúng ta có thể chống lại thói kiêu ngạo, bạo lực và chiến tranh - và sự bình an có thể đạt được với lòng kiên nhẫn.”

- Hội nghị đầu tiên của Hiệp hội khoa học gia Công Giáo.

Chicago, Illinois – Trong các ngày 21-23 tháng 4, hội nghị đầu tiên của Hiệp hội Khoa học gia Công Giáo sẽ diễn ra tại Hotel Knickerbocker ở Chicago. Hội nghị sẽ tập trung trên các vấn đề về sự khởi đầu: nguồn gốc của ý thức, nguồn gốc của ngôn ngữ loài người, nguồn gốc của vũ trụ và nguồn gốc của sinh vật sống. Dự kiến sẽ có khoảng 100 tham dự viên vào buổi khai mạc hội nghị.

Hiệp hội Khoa học gia Công Giáo được thành lập vào giữa năm 2016 với mục đích làm chứng về sự hòa hợp giữa ơn gọi của khoa học gia và đời sống đức tin. Nó giúp nuôi dưỡng tình thân hữu giữa các nhà khoa học và cung cấp tài liệu và diễn đàn thảo luận cho những người có câu hỏi về khoa học và đức tin, trong khi vẫn gắn kết với giáo huấn Công Giáo.

Hiệp hội Khoa học gia Công Giáo có vài trăm thành viên, bao gồm các nhà nghiên cứu hàng đầu trong các lãnh vực sinh học vũ trụ, lý thuyết tiến hóa, v.. v.. Chủ tịch của Hiệp hội là Stephen M. Barr, giáo sư vật lý và thiên văn học của đại học Delaware. Đức TGM Charles Chaput của Philadelphia là cố vấn của Hiệp hội. (CNA 19/04/2017)

- Thắng lợi của Erdoğan là một tin rất buồn cho cộng đoàn Kitô hữu Thổ Nhĩ Kỳ.

Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm 16 tháng Tư ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy: mặc dù, tổng thống Erdoğan đã đóng cửa hầu hết các phương tiện truyền thông đối lập, ông ta chỉ thắng lớn ở các vùng nông thôn và các khu vực đậm nét Hồi Giáo của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc trưng cầu dân ý vừa qua đã chuyển Thổ Nhĩ Kỳ từ một nước cộng hòa nghị viện sang một chế độ tổng thống chế, tập trung quyền lực ở mức độ đáng chú ý trong tay của một người, là ông Erdoğan. Sự hỗ trợ của ông Erdoğan xuất phát chủ yếu từ khu trung tâm Hồi Giáo Anatolia, và đây là một khu vực bài Kitô giáo mạnh nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là nơi thỉnh thoảng lại bùng phát các hoạt động chống lại các Kitô hữu, và những hoạt động này thường được sự hỗ trợ bí mật từ chính quyền.

Tưởng cũng nên nhắc lại, sau cuộc đảo chánh hụt hôm 15 tháng 7, 2016, các bồi bút của chính quyền Erdoğan đã vu cáo Giáo Hội Công Giáo với những vai trò đầy huyền thoại. Họ đã đưa ra nhiều cáo buộc chống lại giáo sĩ Hồi Giáo Fethullah Gulen, cho rằng giáo sĩ này là một “gián điệp” của Giáo Hội Công Giáo đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y “in pectore” (không nêu danh tính) và được cài vào Thổ Nhĩ Kỳ trong âm mưu “Kitô Giáo hóa” nước này. Cho đến nay, nhiều người vẫn tin rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả do chính Erdoğan dàn dựng để có cớ thu tóm quyền hành.

Ông Erdoğan có kỷ lục về việc hăm dọa những người ngoại quốc sống trên đất Thổ, và Kitô hữu thường được đồng hóa với người ngoại quốc trong tâm thức của nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ. Vì thế, các Kitô hữu ở nước này, đặc biệt là những người cải đạo, đang ở trong một thời kỳ rất khó khăn với chế độ độc tài mới của Thổ Nhĩ Kỳ.

- Các Đại Học Công Giáo tại Mỹ trung thành với giáo huấn của Giáo Hội phát triển mạnh.

Một số Đại Học tại Mỹ Công Giáo tuy mang danh là Công Giáo nhưng có xu hướng xa rời các giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Họ thường mời các nhân vật gây tranh cãi như Barack Obama, Hilary Clinton … đến nói chuyện, khai mạc năm học mới và bế giảng; và thường xuyên xung đột với đấng bản quyền địa phương.

Chính vì thế, tổ chức ĐHY Newman mỗi năm xuất bản đều đặn cuốn “Newman Guide” nêu rõ các trường Đại Học nào thực sự gắn bó với các giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Ấn bản lần thứ 10 của cuốn Newman Guide, vừa được công bố, cho thấy có một sự tăng trưởng mạnh mẽ và đều đặn trong các Đại Học khuyến khích sinh viên trung thành với giáo huấn của Giáo Hội.

Những Đại Học này có thể kể là: Thomas Aquinas College ở California, Christendom College ở Virginia, Wyoming College, Đại học Ave Maria ở Florida và Benedictine College ở Kansas. Riêng tại Benedictine College, năm ngoái là năm liên tiếp thứ 19 có số sinh viên gia tăng, và thánh lễ hàng ngày của họ thu hút khoảng 625 sinh viên mỗi thánh lễ.

- Cha George Weinmann và soeur Lilian McLaughlin, hai vị tử đạo của Thánh Thể

Đã 50 năm trôi qua, các tín hữu Công Giáo ở Rochester, New York, vẫn nhớ đến gương hy sinh của cha George Weinmann và soeur Lilian Marie McLaughlin, một nữ tu dòng Notre Dame, đang dạy học tại trường học của giáo xứ, những người đã hy sinh mạng sống để cứu các trẻ em và Thánh Thể trong một cơn hỏa hoạn tại nhà thờ thánh Philip Neri tại thành phố này. Cha Weinmann được thụ phong Linh mục năm 1918; ngài là cha sở của xứ Philip Neri. Soeur McLaughlin sinh trưởng ở Boston và gia nhập dòng Notre Dame vào năm 1962. Các học sinh nói soeur là người dịu dàng, kiên nhẫn, vui vẻ và có tình hài hước. Soeur xinh đẹp, dễ thương và như thiên thần.

Ngày 20 tháng 2 năm 1967, trong lúc các học sinh của trường đang chơi giỡn bên trong nhà thờ trong giờ ăn trưa, thì lửa bắt cháy lan tràn khắp nhà thờ. Cha Weinmann, 77 tuổi, đã băng mình xông vào lửa để cứu lấy Mình Thánh Chúa trong Nhà Tạm. Còn soeur McLaughlin, khi biết là còn một số ít trẻ em đang ở trong nhà thờ, soeur đã không chút do dự, chạy vào nhà thờ để vào cứu các em. Thật ra lúc đó trong nhà thờ đã không có học sinh nào cả, nhưng soeur McLaughlin và cha Weinmann đã không thoát ra ngoài được vì khói dày đặc. Soeur McLaughlin qua đời vì ngạt khói, ngay chiều thứ Hai hôm ấy, khi chỉ vừa mừng sinh nhật lần thứ 26 được 2 ngày. Còn cha Weinmann, đã mang Mình Thánh Chúa ra khỏi Nhà Tạm, cũng qua đời hai ngày sau đó.

Sự hy sinh của cha Weinmann và soeur McLaughlin đã để lại một dấu vết không thể xóa nhà trong ký ức của các học sinh và giáo dân tại thành phố Rochester. Có người đã gọi họ là “các vị tử đạo”. ĐC Matano của giáo phận Rochester nói cha Weinmann và soeur McLaughlin là gương mẫu cho các tín hữu Công Giáo dâng trọn mạng sống của họ cho Chúa Giêsu. Ngài nói thêm: “Chúng ta cầu nguyện để noi gương cha Weinmann và soeur McLaughlin, chúng ta có thể nói ‘Tôi sống nhưng không là tôi sống mà Chúa Kitô sống trong tôi.” (CNS 10/03/2017)

- Giáo Phận Sài Gòn: Đại Lễ Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chúa

Ngày 23 tháng Tư, Chúa Nhật thứ II Phục Sinh, Giáo phận Sàigòn đã tổ chức đại lễ Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chúa.

Chương trình cầu nguyện cũng như các huấn từ về Lòng Thương Xót Chúa được khởi sự từ lúc 2g30 chiều dưới sự hướng dẫn của Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng - Tổng Linh Hướng Cộng Đoàn Lòng Chúa Thương Xót Giáo Phận Sài Gòn. Thánh Lễ tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa đã bắt đầu vào lúc 5g15 chiều, do ĐC Phêrô Huỳnh Văn Hai thuộc giáo phận Vĩnh Long chủ tế. ĐC Phêrô cho biết Đức TGM Phaolô của giáo phận Sài gòn bận việc mục vụ nên Ngài đã nhờ Đức Cha đến dâng Thánh Lễ cho giáo phận Sài gòn.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô đã nói về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa trải dài trong những trang Kinh Thánh. ĐC trưng dẫn cuộc đời của ngôn sứ Hôsê để nói về tình thương Thiên Chúa dành cho con người. Và ĐC cũng đã lấy hình ảnh người mẹ thương con của mình trong ngôn sứ Isaia để nói về lòng thương xót của Thiên Chúa. ĐC đã gợi cho cộng đoàn lòng thương xót gợi đi từ gia đình, bền bỉ và thiết thực nhất để minh họa cho ý tưởng của HĐGM Việt Nam đưa ra năm nay là Năm Gia Đình. ĐC cũng đã trưng dẫn cuộc đời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cũng như Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta để nói về Lòng Thương Xót.

Thánh Lễ tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa của Giáo Phận Sài Gòn đã khép lại, nhưng lời nhắn gửi của ĐC Phêrô còn vang vọng. ĐC nói không phải đến đây như một lễ hội nhưng đến đây để cho tâm hồn lắng đọng lại và đặc biệt hãy sống, hãy loan báo Lòng Thương Xót Chúa cho mọi người.

Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quý vị và anh chị em một bản thánh ca: Con Yêu Ngài Muộn Màng của Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh. Bản thánh ca này được trình bày bởi ca sĩ Như Ý, với phần hình ảnh minh họa của anh Đăng Văn An. Kính mời quý vị và anh chị em cùng thưởng thức.
 
Thời sự tuần qua 28/04/2017: Kỳ quan tại Giêrusalem - Hiện tượng Lửa Thánh tại Đền thờ Thánh Mộ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:05 27/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Vài nét về đền thờ Thánh Mộ.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Nhà thờ Thánh Mộ - Holy Church of the Holy Sepulchre là danh từ của Công Giáo, người Chính Thống Giáo Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông Truyền gọi là nhà thờ Phục sinh – Holy Church of Resurrection - nằm phía bên trong bức tường than khóc trong khu vực cổ thành Giêrusalem, kế cận với đồi Golgotha (hay còn gọi là đồi Can Vê nơi Chúa Giêsu đã bị đóng đinh vào thập giá). Theo truyền thống, nhà thờ đã được xây dựng trên khu mộ Chúa Giêsu đã được táng xác.

Trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, đây được xem là nơi thánh thiêng bậc nhất của Kitô Giáo. Thế nhưng đến thế kỷ thứ hai, hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp hết những dấu tích của Kitô giáo, rồi xây đền thờ nữ thần Aphrodite, là một thứ nữ thần sắc đẹp như kiểu thần Vệ Nữ.

Sau khi đón nhận đức tin Công Giáo, năm 325, Đại Đế Constantine đã truyền phá hủy đền thờ nữ thần Aphrodite và cho đào bới khu vực này để tìm lại các dấu tích thánh thiêng của Kitô Giáo. Mẹ nhà vua là nữ hoàng Helena đã hiện diện từ năm 326 tại địa điểm này để đích thân giám sát các cuộc khai quật và xây dựng nhà thờ mới.

Theo dòng lịch sử, Giêrusalem đã bị phá hủy ít nhất hai lần, bị bao vây 23 lần, bị tấn công 52 lần, và bị chiếm và tái chiếm lại 44 lần. Số phận của ngôi nhà thờ này cũng trôi nổi theo những thăng trầm của thành Thánh Giêrusalem.

Ngôi nhà thờ mà chúng ta thấy hiện nay đã được tái thiết từ đống tro tàn vào thế kỷ thứ 12.

Theo thỏa ước Nguyên Trạng do Hoàng Đế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Đệ Tam đưa ra vào năm 1853, Công Giáo nghi lễ La Tinh, Chính Thống Giáo Hy Lạp, Chính Thống Giáo Coptic, Chính Thống Giáo Syria và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đều có quyền ngang nhau trong việc coi sóc và cử hành các lễ nghi Phụng Vụ tại đây.

Thỏa ước cũng quy định một điều trái khoáy là việc giữ chìa khoá nhà thờ được trao cho 2 gia đình Hồi Giáo.

Ngày nay, nhà thờ này cũng được dùng làm trụ sở Tòa Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp ở Giêrusalem.

2. Các lễ nghi quan trọng trong Tuần Thánh

Ngôi nhà thờ này có một vị trí quan trọng đặc biệt trong các lễ nghi của Tuần Thánh. Thật vậy, thưa quý vị và anh chị em và anh chị em.

Một phần quan trọng nhất trong nhà thờ này là 5 chặng cuối trong 14 chặng Đàng Thánh Giá, và Bàn Thờ Thánh Nữ Maria Mađalêna theo truyền thống là nơi Chúa Giêsu đã gặp thánh nữ sau khi Người từ cõi chết sống lại.

Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, cuộc đi đàng Thánh Giá do các Hiệp Sĩ Thánh Mộ, tức là các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô tại Giêrusalem, chủ sự diễn ra lúc 11 giờ sáng sẽ kết thúc với 5 chặng bên trong nhà thờ này.

Ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh là một ngày rất đặc biệt. Sáng sớm ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh là buổi công bố Tin Mừng Phục sinh của Công Giáo.

Trưa ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh là Lễ Lửa Thánh của Chính Thống Giáo.

Truyền thống Chính Thống Giáo tin rằng hiện tượng Lửa Thánh là một phép lạ xảy ra hàng năm vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh. Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Giêrusalem được tin tường là nhận được lửa từ trời xuống bên trong ngôi mộ Chúa.

Lúc 10 giờ sáng ngày thứ Bẩy Tòa Thánh 15 tháng Tư vừa qua, theo truyền thống hàng chục cảnh sát Do Thái đã vào trong Edicule, là ngôi đền nhỏ bên trong đền thờ Thánh Mộ, bao bọc khu hầm mộ Chúa, lục soát để bảo đảm rằng bên trong không hề có vật dụng gì có thể tạo ra lửa.

Đúng 11 giờ, thanh tra cảnh sát Do Thái niêm phong Edicule.

Những người tham dự buổi lễ, hầu hết là các khách hành hương Chính Thống Giáo người Nga, người Hy lạp, người Armenia và người Rumani được vào bên trong đền thờ Thánh Mộ.

Nghi thức bắt đầu lúc 12 giờ trưa với kinh cầu Các Thánh. Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp và các Giám Mục đến trước Edicule. Đức Thượng Phụ cởi bỏ phẩm phục bên ngoài và chịu sự khám xét nghiêm ngặt của một tiểu đội cảnh sát Do Thái để chứng minh rằng ngài không hề mang theo bất cứ vật dụng nào có thể tạo ra lửa. Sau đó, chỉ một mình ngài được vào trong Edicule, hai tay cầm hai bó nến, mỗi bó 33 cây tượng trưng cho 33 năm Chúa Kitô sống trên trần gian này.

Đức Thượng Phụ qùy cầu nguyện trước tấm đá cẩm thạch bao bọc chiếc giường bằng đá nơi thi thể Chúa được an táng. Bên ngoài một sự im lặng căng thẳng chụp xuống trên đám đông các tín hữu.

Một lúc sau, một ánh sáng xanh phát ra từ bên trong ngôi mộ của Chúa Kitô có thể kèm theo một tiếng nổ lớn. Ánh sáng này từ từ biến thành một lưỡi lửa thắp các ngọn nến của ngài, và thoát ra ngoài lượn trên các tín hữu. Họ giơ cao các cây nến để đón ánh sáng này.

Ngay cả trước khi Đức Thượng Phụ tiến ra với hai bó nến được thắp sáng, đền thờ Thánh Mộ đã được thắp sáng với những ánh nến huy hoàng.

Những người hành hương và hàng giáo phẩm Chính Thống Giáo cho biết trong 33 phút đầu tiên lửa này không hề làm phỏng họ nếu họ giơ tay trên ngọn lửa.

Lửa Thánh sau đó được rước đến Bethlehem và sau đó được đưa đến các quốc gia Chính Thống Giáo như Nga, Ukraine, Hy Lạp, Rumani bằng các chuyến bay đặc biệt, và được các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo và cả các nhà lãnh đạo dân sự ra tận sân bay đón nhận.

Hiện tượng lửa thiêng được ghi lại trong một cuốn sách của Bernardus Monachus vào năm 876, và được tin là diễn ra mỗi năm, trừ ra vào năm 1101, là năm duy nhất hiện tượng này không xảy ra.

Anh chị em tín hữu và hàng giáo sĩ Chính Thống Giáo rất tin tưởng vào hiện tượng này và cho là một phép lạ.

Tuy nhiên, năm 1238, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô thứ Chín truyền rằng tính siêu nhiên trong hiện tượng lửa thiêng này không được chứng minh (non constat de supernaturalitate) và cấm các linh mục, tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa không được dự phần vào biến cố này.