Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Gương mặt của hai vị tân Hiển Thánh Gioan XXIII và Gioan Phaolô II
Linh Tiến Khải
17:47 28/04/2014
Phỏng vấn Đức Hồng Y Angelo Comastri và Đức Hồng Y Loris Francesco Capovilla
Chúa Nhật 27-4-2014 Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ phong Hiển Thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II. Hiện diện trong thánh lễ cũng có Đức Biển Đức XVI, cũng như ngoại giao đoàn cạnh tòa thánh và nhiều giới chức đạo đời và mấy triệu tín hữu đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây là biến cố chưa từng có vì là lần đầu tiên trong lịch sử dài hơn 2.000 năm của Giáo Hội hai Giáo Hoàng còn sống cùng hiện diện trong thánh lễ phong Hiển Thánh cho hai Giáo Hoàng khác. Thánh lễ đã được các đài truyền hình quốc tế chiếu trực tiếp để tín hữu toàn thế giới có thể theo dõi.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Angelo Comastri, giám quản Đền Thờ thánh Phêrô và thành phố Vaticăng là người đã sống gần Đức Gioan Phaolô II.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Comastri, Đức Hồng Y có kỷ niệm nào về Đức Gioan Phaolô II? Làm sao ngài lại có thể trở lại quảng trường Thánh Phêrô sau vụ mưu sát hồi năm 1981?
Đáp: Lần đầu tiên tôi gặp Đức Gioan Phaolô II là khi tôi được chỉ định làm Giám Mục. Hồi đó vụ mưu sát đã xảy ra gần 10 năm trước rồi. Và tôi nhớ là khi đứng mặt giáp mặt với Đức Gioan Phaolô II tôi đã rất là cảm động. Bất thình lình tâm trí tôi như bị một màn sương che phủ và tôi đã không có câu hỏi nào trong trí. Đức Gioan Phaolô II nói: ”Đức Cha xúc động qúa! Xin hỏi tôi điều gì đi chứ”. Lúc đó tôi mới nói: ”Xem nào, vâng con xin hỏi Đức Thánh Cha: làm sao mà Đức Thánh Cha có thể trở lại quảng trường thánh Phêrô sau vụ mưu sát như vậy?” Tôi nhớ là Đức Gioan Phaolô II nhìn tôi mỉm cười và nói: ”Thật đã không dễ đâu”. Và tôi hỏi ngài: “Thế Đức Thánh Cha đã không sợ à?” Và ngài trả lời: ”Chắc chắn là tôi sợ chứ. Xin Đức Cha nhớ là những người can đảm không phải là những người không sợ hãi, nhưng là người cho dù có sợ vẫn tiến tới để đưa sứ mệnh của họ tiến tới”. Và ngài nói thêm: “Sau vụ mưu sát người ta khuyên tôi nên mặc áo giáp chắn đạn dưới áo chùng... Nhưng tôi đã không muốn. Mạng sống của tôi ở trong tay Thiên Chúa”.
Hỏi: Tình yêu con thảo của Đức Gioan Phaolô II đối với Đức Maria có ảnh hưởng nào trên chứng tá sự thánh thiện của ngài, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Đức Gioan Phaolô II đã tâm sự rằng ngài đã khám phá ra sự sùng kính Đức Maria khi còn trẻ. Ban đầu xem ra lòng sùng kính Đức Mẹ - trong một cách nào đó - làm lu mờ quyền tối thượng của Chúa Kitô. Thế rồi khi đọc ”Khảo luận về lòng sùng kích đích thật đối với Mẹ Maria” của thánh Luigi Maria Grignion de Montfort, ngài hiểu ra rằng Đức Maria không làm cho chúng ta xa Chúa Giêsu, trái lại Mẹ dẫn đưa chúng ta tới với Chúa Giêsu. Và ngài cũng nói rằng chính Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta con đường này, con đường của Mẹ Maria, khi từ trên thập giá Người đã nói với Gioan: ”Gioan, này là Mẹ con” và nói với Mẹ Maria: ”Này là con Mẹ”. Chúa Giêsu đã chỉ Mẹ Maria cho chúng ta như con đường để tới với Người bởi vì Mẹ Maria, bởi định nghĩa, là Đấng vâng lời. Là Đấng nói tiếng ”xin vâng”. Và bên cạnh Mẹ Maria, khi nhìn Mẹ Maria, chúng ta học được kiểu ”xin vâng” đó. Khi đó khẩu hiệu ”Totus tuus”, chương trình của Đức Gioan Phaolô II có nghĩa là ”Lậy Mẹ Maria, con hoàn toàn là của Mẹ để đi đến với Chúa Giêsu”.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã gần gũi Đức Karol Wotijla trong những lúc cuối cùng cuộc đời dương thế của ngài. Cả trong kiểu đối diện với thử thách cuối cùng người ta cũng đã trông thấy sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II có đúng thế không?
Đáp: Tôi có một kỷ niệm rất sống động của cuộc gẵp gỡ cuối cùng với ngài: đó là ngày mùng 1 tháng 4 năm 2005, một ngày trước khi ngài qua đời. Tôi nhớ là tôi đã làm mọi chuyện với sự vội vã. Tôi đến sân San Damaso, lấy thang máy, đến phòng của Đức Giáo Hoàng và tìm thấy cha Stanislaw dẫn tôi vào phòng Đức Giáo Hoàng, đây là lần đầu tiên trong đời tôi vào phòng một vị Giáo Hoàng. Tôi thấy ngài ngồi dựa lưng vào mấy chiếc gối trong khi một bác sĩ chuyền dưỡng khí cho ngài vì ngài liên tục bị khủng hoảng nghẹt thở. Khi đó tôi nói: ”Thưa Đức Thánh Cha, con vừa bắt đầu công việc ngài đã giao cho, xin Đức Thánh Cha chúc lành cho con”. Và tôi thấy bàn tay phải của Đức Thánh Cha thò ra ngoài khăn trải giường, sưng rất to, giơ lên chúc lành nhưng rơi xuống. Khi đó tôi nói: ”Thưa Đức Thánh Cha, phép lành đã ra từ con tim và như thế là đủ cho con rồi”. Đó là kỷ niệm đẹp nhất mà tôi mang theo trong mình. Khi đó Đức Thánh Cha chăm chú nhìm tôi. Tôi còn thấy đôi mắt đó nhìn tôi: đôi mắt thanh thản, trong sáng... Tôi nhớ là khi ra khỏi phòng Đức Giáo Hoàng, tôi tự hỏi từ đâu nảy sinh ra sự thanh thản đó: nó nảy sinh từ sự kiện ngài chắc chăn đi găp Chúa. Nhưng đối với tôi cũng còn có một lý do khác nữa: ngài đã xác tín rằng đã hoàn toàn tiêu hao cuộc sống cho Chúa. Khẩu hiệu ”Totus tuus” ấy ngài đã thực hiện nó một cách tràn đầy: tất cả là của Mẹ Maria cho Chúa Giêsu.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y trong các năm qua Đức Hồng Y đã có thể đọc và thu thập hàng ngàn lời cầu mà tín hữu toàn thế giới đả để lại nơi mộ của Đức Gioan Phaolô II. Có cái gì đánh động Đức Hồng Y từ các chứng tá này?
Đáp: Điều đánh động tôi đó là tất cả chúng hướng về hai phía: hoặc đó là các gia đình cám ơn Đức Giáo Hoàng vì gương sống của ngài, các lời ngài nói, và chứng tá của ngài hay đó là các người trẻ cám ơn Đức Gioan Phaolô II vì niềm hăng say mà ngài đã thắp lên trong họ. Và đó là hai mối tình của Đức Gioan Phaolô II: gia đình và giới trẻ. Nhưng đồng thời chúng ta tất cả đều nhớ ngài như là vị Giáo Hoàng của giới trẻ. Ngoài ra các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một trong các sáng chế của ngài để quy tụ người trẻ và thắp lên nơi họ lòng hăng say theo Chúa Giêsu.
Hỏi: Bây giờ chúng ta tất cả đều có thể khấn cầu Đức Gioan Phaolô II như là Thánh, tương quan giữa tín hữu và Đức Gioan Phaolô II sẽ thay đổi như thế nào thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Tôi xin trả lời từ trên trước rồi từ dưới sau. Từ trên tôi nhớ tới một khẳng định của thánh nữ Têrêxa thành Lisieux: hai tháng trước khi chết thánh nữ tâm sự rằng: ”Tôi sẽ sống trên Trời để làm sự lành cho trái đất”. Tôi tin rằng Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là người đã yêu thương Giáo Hội, giới trẻ, gia đình, nhân loại biết bao, sống trên Trời run rẩy như khi người còn sống trong ước muốn làm cái gì đó, làm sự lành, đem người ta đến với Chúa Giêsu. Như vậy nơi ngài chắc chắn có sự đam mê đó, ước muốn đó, bởi vì trên Trời sự thiện được khuyếch đại lên. Đàng khác, chúng ta nhớ tới ngài như là một vi Giáo Hoàng đã trao ban một chứng tá đức tin vĩ đại và một lòng can đảm sống đức tin lớn lao. Điều đánh động tôi nhất đó là sự can đảm này của Đức Gioan Phaolô II, sức mạnh tiến tới để chiến thắng mọi sợ hãi, như lời kêu gọi ngài đã đưa ra trong thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô ngày 22 tháng 10 năm 1978: ”Đừng sợ hãi! Hãy mở ra, còn hơn thế nữa, hãy mở toang các cửa cho Chúa Kitô! Chúa Kitô biết trong trái tim con người có điều gì. Chỉ có Ngài biết mà thôi”. ”Đừng sợ hãi hãy mở toang cửa cho Chúa Kitô” Tôi tin rằng các lời này là kỷ niệm đẹp nhất về Đức Giona Phaolô II. Nó giống như một mũi tên chỉ đường, một dấu hiệu nói rằng ”Hãy đi đến với Chúa Giêsu”.
Sau đây là một vài nhận xét của Đức Hồng Y Capovilla, nguyên bí thư của Đức Gioan XXIII trong hơn 10 năm trời.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn tôn phong Hiển Thánh Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII năm nay mà không cần chứng nhận phép lạ thứ hai do lời bầu cử của người?
Đáp: Tôi không thể vào trong các ý định của Đức Thánh Cha. Tôi chỉ biết rằng xem ra Đức Thánh Cha muốn lấy lại không phải diễn văn của Đức Gioan XXIII, nhưng là linh hứng đến từ bên trên là triệu tập tất cả các Giám Mục, tất cả các Giáo Hội địa phương trên toàn thế giới, quy tụ bện nhau để lắng nghe, cầu nguyện, suy tư trong tình huynh đệ và tự hỏi xem chúng ta phải làm gì để con người thời đại của thế kỷ XXI đáp trả là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, là người đã nói: ”Công Đồng Chung Vaticăng II là ngôi sao dẫn đường của thế kỷ XXI”. Tuy nhiên đó không phải là lộ trình của một biến cố thôi, mà là lộ trình sứ điệp của Chúa Giêsu ”Niềm vui Phúc Âm”. Giáo Hội là một bà mẹ, xem xét con cái mình. Dọc dài các thế kỷ nếu thầy cần đề nghị người này người nọ nam hay nữ để mọi tín hữu kitô chú ý, thì Giáo Hội tự do làm điều đó và có Chúa Thánh Thần soi sáng con đường của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Phanxicô đến gần cầm tay hướng dẫn chúng ta như một người cha người mẹ. Ngài không bắt buộc nhưng thuyết phục chúng ta. Ngài khÔng đem đến cho chúng ta sứ điệp và kinh nghiệm tại Argentina của ngài, nhưng đến nhân danh Chúa Giêsu và chỉ nói về Chúa Giêsu thôi.
Hỏi: Đức Hồng Y đã viết rằng Đức Gioan XXIII vị Giáo Hoàng tốt lành không gợi lên sự nuối tiếc nào, nhưng khích lệ nhìn tới trước, Đức Hồng Y có ý nói gì vậy?
Đáp: Tôi có ý nói rằng chúng ta không phải là những người giữ gìn một đền thánh, một thánh tích, một viện bảo tàng - chính Đức Gioan XXIII đã nói điều đó - nhưng chúng ta được mời gọi giữ gìn một ngôi vườn, nơi có các hạt giống của Ngôi Lời nhập thể; vun trồng một ngôi vườn và tạo thuận tiện cho một lễ Hiện Xuống mới, một lễ Vượt Qua mới, một mùa xuân mới, không phải chỉ là cho niềm vui của từng người, nhưng là cho toàn nhân loại. Chúng ta đang tiến bước chứ chưa tới đích. Đường còn dài. Chúng ta hiểu rằng mình có một kho tàng không phải chỉ để giữ gìn, mà còn để cống hiến cho toàn thế giới nữa. Phúc âm là Tin Mừng. Tin Mừng tôi là Con Thiên Chúa và Ngài không bỏ rơi tôi. Thật là hay đẹp, khi hầu như mỗi ngày nghe Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu không khước từ ai hết, Ngài chờ đợi mọi người”.
Hỏi: Đức Hồng Y diển tả thời gian mười năm cộng tác với Đức Gioan XXIII như thế nào?
Đáp: Tôi đã không bao giờ cảm thấy mình là cộng sự viên cũng như bí thư của người. Tôi cảm thấy tất cả niềm vui được ở bên một người được Thiên Chúa gửi tới, hướng dẫn và đã ném các hạt giống. Ngài đã không thể thực hiện tràn đầy tất cả những gì có trong tâm hồn ngài, nhưng ngài đã để lại các hạt giống. (SD 17-4-2014; 19-3-2014; 20-4-2014)
Chúa Nhật 27-4-2014 Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ phong Hiển Thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II. Hiện diện trong thánh lễ cũng có Đức Biển Đức XVI, cũng như ngoại giao đoàn cạnh tòa thánh và nhiều giới chức đạo đời và mấy triệu tín hữu đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây là biến cố chưa từng có vì là lần đầu tiên trong lịch sử dài hơn 2.000 năm của Giáo Hội hai Giáo Hoàng còn sống cùng hiện diện trong thánh lễ phong Hiển Thánh cho hai Giáo Hoàng khác. Thánh lễ đã được các đài truyền hình quốc tế chiếu trực tiếp để tín hữu toàn thế giới có thể theo dõi.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Angelo Comastri, giám quản Đền Thờ thánh Phêrô và thành phố Vaticăng là người đã sống gần Đức Gioan Phaolô II.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Comastri, Đức Hồng Y có kỷ niệm nào về Đức Gioan Phaolô II? Làm sao ngài lại có thể trở lại quảng trường Thánh Phêrô sau vụ mưu sát hồi năm 1981?
Đáp: Lần đầu tiên tôi gặp Đức Gioan Phaolô II là khi tôi được chỉ định làm Giám Mục. Hồi đó vụ mưu sát đã xảy ra gần 10 năm trước rồi. Và tôi nhớ là khi đứng mặt giáp mặt với Đức Gioan Phaolô II tôi đã rất là cảm động. Bất thình lình tâm trí tôi như bị một màn sương che phủ và tôi đã không có câu hỏi nào trong trí. Đức Gioan Phaolô II nói: ”Đức Cha xúc động qúa! Xin hỏi tôi điều gì đi chứ”. Lúc đó tôi mới nói: ”Xem nào, vâng con xin hỏi Đức Thánh Cha: làm sao mà Đức Thánh Cha có thể trở lại quảng trường thánh Phêrô sau vụ mưu sát như vậy?” Tôi nhớ là Đức Gioan Phaolô II nhìn tôi mỉm cười và nói: ”Thật đã không dễ đâu”. Và tôi hỏi ngài: “Thế Đức Thánh Cha đã không sợ à?” Và ngài trả lời: ”Chắc chắn là tôi sợ chứ. Xin Đức Cha nhớ là những người can đảm không phải là những người không sợ hãi, nhưng là người cho dù có sợ vẫn tiến tới để đưa sứ mệnh của họ tiến tới”. Và ngài nói thêm: “Sau vụ mưu sát người ta khuyên tôi nên mặc áo giáp chắn đạn dưới áo chùng... Nhưng tôi đã không muốn. Mạng sống của tôi ở trong tay Thiên Chúa”.
Hỏi: Tình yêu con thảo của Đức Gioan Phaolô II đối với Đức Maria có ảnh hưởng nào trên chứng tá sự thánh thiện của ngài, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Đức Gioan Phaolô II đã tâm sự rằng ngài đã khám phá ra sự sùng kính Đức Maria khi còn trẻ. Ban đầu xem ra lòng sùng kính Đức Mẹ - trong một cách nào đó - làm lu mờ quyền tối thượng của Chúa Kitô. Thế rồi khi đọc ”Khảo luận về lòng sùng kích đích thật đối với Mẹ Maria” của thánh Luigi Maria Grignion de Montfort, ngài hiểu ra rằng Đức Maria không làm cho chúng ta xa Chúa Giêsu, trái lại Mẹ dẫn đưa chúng ta tới với Chúa Giêsu. Và ngài cũng nói rằng chính Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta con đường này, con đường của Mẹ Maria, khi từ trên thập giá Người đã nói với Gioan: ”Gioan, này là Mẹ con” và nói với Mẹ Maria: ”Này là con Mẹ”. Chúa Giêsu đã chỉ Mẹ Maria cho chúng ta như con đường để tới với Người bởi vì Mẹ Maria, bởi định nghĩa, là Đấng vâng lời. Là Đấng nói tiếng ”xin vâng”. Và bên cạnh Mẹ Maria, khi nhìn Mẹ Maria, chúng ta học được kiểu ”xin vâng” đó. Khi đó khẩu hiệu ”Totus tuus”, chương trình của Đức Gioan Phaolô II có nghĩa là ”Lậy Mẹ Maria, con hoàn toàn là của Mẹ để đi đến với Chúa Giêsu”.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã gần gũi Đức Karol Wotijla trong những lúc cuối cùng cuộc đời dương thế của ngài. Cả trong kiểu đối diện với thử thách cuối cùng người ta cũng đã trông thấy sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II có đúng thế không?
Đáp: Tôi có một kỷ niệm rất sống động của cuộc gẵp gỡ cuối cùng với ngài: đó là ngày mùng 1 tháng 4 năm 2005, một ngày trước khi ngài qua đời. Tôi nhớ là tôi đã làm mọi chuyện với sự vội vã. Tôi đến sân San Damaso, lấy thang máy, đến phòng của Đức Giáo Hoàng và tìm thấy cha Stanislaw dẫn tôi vào phòng Đức Giáo Hoàng, đây là lần đầu tiên trong đời tôi vào phòng một vị Giáo Hoàng. Tôi thấy ngài ngồi dựa lưng vào mấy chiếc gối trong khi một bác sĩ chuyền dưỡng khí cho ngài vì ngài liên tục bị khủng hoảng nghẹt thở. Khi đó tôi nói: ”Thưa Đức Thánh Cha, con vừa bắt đầu công việc ngài đã giao cho, xin Đức Thánh Cha chúc lành cho con”. Và tôi thấy bàn tay phải của Đức Thánh Cha thò ra ngoài khăn trải giường, sưng rất to, giơ lên chúc lành nhưng rơi xuống. Khi đó tôi nói: ”Thưa Đức Thánh Cha, phép lành đã ra từ con tim và như thế là đủ cho con rồi”. Đó là kỷ niệm đẹp nhất mà tôi mang theo trong mình. Khi đó Đức Thánh Cha chăm chú nhìm tôi. Tôi còn thấy đôi mắt đó nhìn tôi: đôi mắt thanh thản, trong sáng... Tôi nhớ là khi ra khỏi phòng Đức Giáo Hoàng, tôi tự hỏi từ đâu nảy sinh ra sự thanh thản đó: nó nảy sinh từ sự kiện ngài chắc chăn đi găp Chúa. Nhưng đối với tôi cũng còn có một lý do khác nữa: ngài đã xác tín rằng đã hoàn toàn tiêu hao cuộc sống cho Chúa. Khẩu hiệu ”Totus tuus” ấy ngài đã thực hiện nó một cách tràn đầy: tất cả là của Mẹ Maria cho Chúa Giêsu.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y trong các năm qua Đức Hồng Y đã có thể đọc và thu thập hàng ngàn lời cầu mà tín hữu toàn thế giới đả để lại nơi mộ của Đức Gioan Phaolô II. Có cái gì đánh động Đức Hồng Y từ các chứng tá này?
Đáp: Điều đánh động tôi đó là tất cả chúng hướng về hai phía: hoặc đó là các gia đình cám ơn Đức Giáo Hoàng vì gương sống của ngài, các lời ngài nói, và chứng tá của ngài hay đó là các người trẻ cám ơn Đức Gioan Phaolô II vì niềm hăng say mà ngài đã thắp lên trong họ. Và đó là hai mối tình của Đức Gioan Phaolô II: gia đình và giới trẻ. Nhưng đồng thời chúng ta tất cả đều nhớ ngài như là vị Giáo Hoàng của giới trẻ. Ngoài ra các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một trong các sáng chế của ngài để quy tụ người trẻ và thắp lên nơi họ lòng hăng say theo Chúa Giêsu.
Hỏi: Bây giờ chúng ta tất cả đều có thể khấn cầu Đức Gioan Phaolô II như là Thánh, tương quan giữa tín hữu và Đức Gioan Phaolô II sẽ thay đổi như thế nào thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Tôi xin trả lời từ trên trước rồi từ dưới sau. Từ trên tôi nhớ tới một khẳng định của thánh nữ Têrêxa thành Lisieux: hai tháng trước khi chết thánh nữ tâm sự rằng: ”Tôi sẽ sống trên Trời để làm sự lành cho trái đất”. Tôi tin rằng Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là người đã yêu thương Giáo Hội, giới trẻ, gia đình, nhân loại biết bao, sống trên Trời run rẩy như khi người còn sống trong ước muốn làm cái gì đó, làm sự lành, đem người ta đến với Chúa Giêsu. Như vậy nơi ngài chắc chắn có sự đam mê đó, ước muốn đó, bởi vì trên Trời sự thiện được khuyếch đại lên. Đàng khác, chúng ta nhớ tới ngài như là một vi Giáo Hoàng đã trao ban một chứng tá đức tin vĩ đại và một lòng can đảm sống đức tin lớn lao. Điều đánh động tôi nhất đó là sự can đảm này của Đức Gioan Phaolô II, sức mạnh tiến tới để chiến thắng mọi sợ hãi, như lời kêu gọi ngài đã đưa ra trong thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô ngày 22 tháng 10 năm 1978: ”Đừng sợ hãi! Hãy mở ra, còn hơn thế nữa, hãy mở toang các cửa cho Chúa Kitô! Chúa Kitô biết trong trái tim con người có điều gì. Chỉ có Ngài biết mà thôi”. ”Đừng sợ hãi hãy mở toang cửa cho Chúa Kitô” Tôi tin rằng các lời này là kỷ niệm đẹp nhất về Đức Giona Phaolô II. Nó giống như một mũi tên chỉ đường, một dấu hiệu nói rằng ”Hãy đi đến với Chúa Giêsu”.
Sau đây là một vài nhận xét của Đức Hồng Y Capovilla, nguyên bí thư của Đức Gioan XXIII trong hơn 10 năm trời.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn tôn phong Hiển Thánh Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII năm nay mà không cần chứng nhận phép lạ thứ hai do lời bầu cử của người?
Đáp: Tôi không thể vào trong các ý định của Đức Thánh Cha. Tôi chỉ biết rằng xem ra Đức Thánh Cha muốn lấy lại không phải diễn văn của Đức Gioan XXIII, nhưng là linh hứng đến từ bên trên là triệu tập tất cả các Giám Mục, tất cả các Giáo Hội địa phương trên toàn thế giới, quy tụ bện nhau để lắng nghe, cầu nguyện, suy tư trong tình huynh đệ và tự hỏi xem chúng ta phải làm gì để con người thời đại của thế kỷ XXI đáp trả là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, là người đã nói: ”Công Đồng Chung Vaticăng II là ngôi sao dẫn đường của thế kỷ XXI”. Tuy nhiên đó không phải là lộ trình của một biến cố thôi, mà là lộ trình sứ điệp của Chúa Giêsu ”Niềm vui Phúc Âm”. Giáo Hội là một bà mẹ, xem xét con cái mình. Dọc dài các thế kỷ nếu thầy cần đề nghị người này người nọ nam hay nữ để mọi tín hữu kitô chú ý, thì Giáo Hội tự do làm điều đó và có Chúa Thánh Thần soi sáng con đường của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Phanxicô đến gần cầm tay hướng dẫn chúng ta như một người cha người mẹ. Ngài không bắt buộc nhưng thuyết phục chúng ta. Ngài khÔng đem đến cho chúng ta sứ điệp và kinh nghiệm tại Argentina của ngài, nhưng đến nhân danh Chúa Giêsu và chỉ nói về Chúa Giêsu thôi.
Hỏi: Đức Hồng Y đã viết rằng Đức Gioan XXIII vị Giáo Hoàng tốt lành không gợi lên sự nuối tiếc nào, nhưng khích lệ nhìn tới trước, Đức Hồng Y có ý nói gì vậy?
Đáp: Tôi có ý nói rằng chúng ta không phải là những người giữ gìn một đền thánh, một thánh tích, một viện bảo tàng - chính Đức Gioan XXIII đã nói điều đó - nhưng chúng ta được mời gọi giữ gìn một ngôi vườn, nơi có các hạt giống của Ngôi Lời nhập thể; vun trồng một ngôi vườn và tạo thuận tiện cho một lễ Hiện Xuống mới, một lễ Vượt Qua mới, một mùa xuân mới, không phải chỉ là cho niềm vui của từng người, nhưng là cho toàn nhân loại. Chúng ta đang tiến bước chứ chưa tới đích. Đường còn dài. Chúng ta hiểu rằng mình có một kho tàng không phải chỉ để giữ gìn, mà còn để cống hiến cho toàn thế giới nữa. Phúc âm là Tin Mừng. Tin Mừng tôi là Con Thiên Chúa và Ngài không bỏ rơi tôi. Thật là hay đẹp, khi hầu như mỗi ngày nghe Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu không khước từ ai hết, Ngài chờ đợi mọi người”.
Hỏi: Đức Hồng Y diển tả thời gian mười năm cộng tác với Đức Gioan XXIII như thế nào?
Đáp: Tôi đã không bao giờ cảm thấy mình là cộng sự viên cũng như bí thư của người. Tôi cảm thấy tất cả niềm vui được ở bên một người được Thiên Chúa gửi tới, hướng dẫn và đã ném các hạt giống. Ngài đã không thể thực hiện tràn đầy tất cả những gì có trong tâm hồn ngài, nhưng ngài đã để lại các hạt giống. (SD 17-4-2014; 19-3-2014; 20-4-2014)
Các suy tư sau lễ phong thánh
Vũ Văn An
22:09 28/04/2014
Linh mục Robert Barron hiện là Giám Đốc Chủng Viện Mundelein của TGP Chicago, đồng thời là sáng lập viên của sáng kiến trực tuyến Thừa Tác Vụ Lời Chúa Rực Lửa. Nhân dịp tới Rôma dự lễ phong thánh cho hai Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II, cha đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn.
Trả lời nhận xét của Zenit rằng không phải mọi vị giáo hoàng đều là thánh, Cha cho hay: và không phải mọi vị thánh đều là giáo hoàng. Muốn là thánh, người ta phải có nhân đức anh hùng. Các vị vừa được phong thánh là những nhân vật nổi tiếng thế giới, nhưng nếu đó là điều kiện để được phong thánh, thì Bông Hoa Nhỏ của chúng ta là Têrêxa đệ Lidiơ làm sao là thánh được.
Điển hình nhân đức anh hùng
Đó là điều quan trọng cần suy niệm. Điều làm các vị nên thánh là các vị có nhân đức anh hùng. Ta hãy xem các nhân đức cột trụ là công bình, khôn ngoan, tiết độ và can đảm. Các nhân đức đối thần là tin, cậy và mến. Giáo Hội nói rằng các vị này điển hình hóa các nhân đức này một cách anh hùng.
Một vài thí dụ: Đức Gioan XXIII chẳng hạn đã cứu tới 25,000 người Do Thái trong thời Quốc Xã, một việc làm hết sức nguy hiểm cho mạng sống của ngài. Công bình và can đảm đều đã được biểu lộ hết sức tươi đẹp ở đây.
Đức Gioan Phaolô II thì dấn thân cho công lý: ngài là một trong những phát ngôn viên vĩ đại của thế kỷ 20. Ngài biểu tỏ một lòng can đảm phi thường: lúc còn là một thiếu niên đương đầu với cuộc chiếm đóng của Quốc Xã, rồi linh mục trẻ, phải giáp mặt với người cộng sản, lúc làm giáo hoàng trở về Ba Lan để nói lên sự thật giữa cảnh áp chế tột cùng.
Đối với Đức Gioan XXIII, đức cậy hay niềm hy vọng cũng rất quan trọng. Cha Barron nghĩ rằng triệu tập Công Đồng là một hành vi vĩ đại của đức cậy. Ngài vốn là một sử gia về Giáo Hội, nghĩa là ngài hiểu rất rõ phía đen tối của lịch sử này, nhưng ngài cũng biết rằng Chúa Thánh Thần luôn hướng dẫn Giáo Hội. Ngài bảo: Vatican II phải là “một lễ Hiện Xuống mới”. Cha cho rằng kêu cầu Chúa Thánh Thần trong một niềm tín thác vĩ đại như thế vào năm 1962 hẳn phải là dấu chỉ của một đức cậy sâu sắc.
Rồi Đức Gioan Phaolô II với đức mến. Cha Barron cho rằng cả hàng nghìn năm sau người ta vẫn kể cho nhau nghe truyện ngài tha thứ cho kẻ mưu toan sát hại ngài. Liệu còn có thể có một hành vi yêu thương nào lớn hơn thế? Bạn dám vươn tay ra tha thứ cho kẻ toan mưu sát mình. Xem thế, đủ biết hai vị giáo hoàng này quả là điển hình của các nhân đức anh hùng vừa kể.
Tại sao các vị được phong thánh cùng một lúc
Cha Barron cho rằng sự kiện hai vị giáo hoàng cùng được phong thánh một dịp là điều có ý nghĩa. Theo ngài, tất cả là vì Vatican II. Đức Giaon XXIII triệu tập Vatican II. Nó là biến cố vĩ đại của thế kỷ 20 đối với Giáo Hội Công Giáo. Đức Gioan Phaolô II có mặt tại đó lúc còn là một giám mục trẻ tuổi, sau đó thăng tổng giám mục. Ngài giúp soạn thảo một số văn kiện. Lúc làm giáo hoàng, ngài đã đem lại cho nó một lối giải thích dứt khoát. Cha không biết rõ tâm tư của Đức Phanxicô, nhưng cha nghĩ rằng ngài coi hai vị giáo hoàng này như những nhân vật vĩ đại của Công Đồng.
Sâu xa hơn việc nổi tiếng
Trong số hàng trăm nghìn khách hành hương tuốn đến Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô để tham dự lễ phong thánh, không ít người coi các vị giáo hoàng được phong thánh, nhất là Đức Gioan Phaolô II, như những người nổi tiếng. Nhưng cha Barron cho rằng các khách hành hương không chỉ coi các vị giáo hoàng như những người nổi tiếng, mà họ còn khám phá nơi các ngài một điều gì đó sâu xa hơn.
Đã đành Đức Gioan Phaolô II là người rất nổi tiếng. Đức Gioan XXIII, lúc sinh thời, cũng hết sức nổi tiếng. Việc nổi tiếng này đâu có gì xấu. Các ngài được nhiều người biết tiếng. Các ngài đầy lôi cuốn, nhất là Đức Gioan Phaolô II. Ngài vốn là một kịch sĩ. Ngài biết cách vận động quần chúng.
Nhưng thực ra, quần chúng đáp ứng một điều gì còn sâu xa hơn thế. Sự thánh thiện là điều rất cần trong thế giới hiện nay. Thế giới này đang đen tối nhiều cách, trong khi các thánh là những tia sáng rực rỡ. Thiển nghĩ, người ta bị lôi cuốn bởi thứ ánh sáng này.
Chỉ cần nhìn vào các bức hình của các ngài ta sẽ thấy có hào quang. Hào quang là ánh sáng, là đèn hiệu là dấu chỉ. Các ngài là ánh sáng giữa bóng tối. Đó là điều làm người ta cảm kích.
Không phải là người hoàn hảo
Giáo Hội phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II dù ngài có mắc một số lầm lẫn trong việc xử lý các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Về việc này, cha Barron cho rằng: phong thánh cho một người không có nghĩa mọi phán đoán đặc thù của người này đều được coi là đúng đắn cả. Ai cũng nhận có một chút bóng tối trong triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, hay đúng hơn, có một số nố ngài không chịu hành động (inaction), liên quan tới cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, rõ ràng nhất là vụ Cha Maciel. Nhiều nố khác, ngài hành động chậm chạp. Có thể coi đây là khía cạnh tiêu cực.
Tuy nhiên, khi nói một ai là thánh thì điều này không có nghĩa mọi động thái của họ đều đúng cả, họ không mắc lầm lẫn nào hay mọi phán đoán dựa vào sự khôn ngoan của họ đều chính xác cả. Đúng hơn, phải nhìn vào khuôn mẫu tổng quát của nhân đức anh hùng. Đó là điều quan trọng, bởi nếu không thế, thì ngoài Đức Mẹ ra, có ai mà là thánh được, vì nào có vị thánh nào lại không mắc lầm lỗi hay có một chút bóng tối trong thành tích của mình.
Còn về Đức Gioan XXIII, trong những năm sau Vatican II, người ta thấy nhiều phát triển rực rỡ nhưng đâu có thiếu những mơ hồ, hỗn độn. Cha Barron nghĩ rằng điều này đúng cho mọi công đồng. Nhất là những công đồng vĩ đại như Vatican II. Vĩ đại về số giám mục tham dự, vĩ đại cả về kích thước các văn kiện. Ta hãy so sánh Vaticn II với Trent hay Vatican I hoặc Canxêđoan hay Nixêa. Tài liệu sâu rộng hơn nhiều. Rồi, trong khi thi hành, lại có cuộc cách mạng văn hóa, một điều gây ảnh hưởng không nhỏ trong phương cách tiếp nhận nó. Cha Barron cho rằng cần đến cả một triều giáo hoàng lâu dài của Đức Gioan Phaolô II và 8 năm triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI ta mới đạt tới điểm thực sự hiểu được một cách chắc chắn Vatican II muốn nói gì.
Đọc theo lối hữu khuynh hay tả khuynh, bạn sẽ làm méo mó Vatican II. Vatican II “tả khuynh” tiếp theo một lối thi hành còn cấp tiến hơn nữa, rồi sau đó bị phản công bởi phe bảo thủ, chỉ là một cách đọc hời hợt. Cần một thời gian dài mới lượng giá và giải thích được đúng dắn các văn kiện của Vatican II. Đó là thời điểm hiện nay của ta.
Lôi cuốn ơn gọi
Sau Vatican II, có một sự xuống dốc ơn gọi trông thấy. Nhưng nay, đang có sự gia tăng đáng kể. Về phương diện này, Cha Barron không qui kết sự xuống dốc ơn gọi cho Vatican II. Bởi trong các văn kiện của nó, Vatican không hề nói điều gì có thể tạo ra sự xuống dốc ấy. Sự xuống dốc ấy là do cuộc cách mạng văn hóa lúc ấy.
Nhưng rồi bạn thấy Đức Gioan Phaolô II, nhân vật lịch sử này đã bắt đầu lôi cuốn giới trẻ trở lại một cách ồ ạt. Ngày Giới Trẻ Thế Giới gây tác động mạnh mẽ lên ơn gọi khắp thế giới. Cha cho rằng gương anh hùng của ngài đã làm ơn gọi sống lại. Cho tới nay, nhiều người trong các chủng viện vẫn tự nhận mình là người của Gioan Phaolô II, dù khá nhiều người trong số này còn rất trẻ lúc ngài qua đời. Chính viễn kiến của ngài, chính việc ngài giải thích đúng đắn Vatican II, chính chủ trương đầy đặc sủng của ngài về phúc âm hóa, đã thực sự lôi kéo sự chú ý của người trẻ. Đó là nguyên cớ của việc gia tăng ơn gọi.
Thời hoàng kim của ngôi vị giáo hoàng
Nhân dịp này, cha Barron cũng cho rằng chúng ta đang sống trong thời hoàng kim của ngôi vị giáo hoàng. Thời này bắt đầu với Đức Piô IX, người đã được phong chân phúc, rồi Đức Lêô XIII, một nhân vật hết sức quan trọng. Sau ngài là Đức Piô X, một vị thánh. Đức Bênêđíctô XV cũng là một giáo hoàng xuất sắc. Hai Đức Piô XI và XII nổi bật về phương diện thiêng liêng. Rồi Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, Đức Phaolô VI với nhiều sức mạnh thiêng liêng, và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Rồi Đức Bênêđíctô XVI, người có thể đặt ngang tầm với các giáo phụ.
Từ thế kỷ thứ nhất của Kitô Giáo tới nay, mới lại có thời tập trung nhiều vị giáo hoàng khôn ngoan, thánh thiện như hiện nay. Bởi thế, dù vẫn có những điều đen tối trong sinh hoạt Giáo Hội, ta nên mừng vui khôn tả trong thời hoàng kim của ngôi vị giáo hoàng này.
Hãnh diện làm người Công Giáo
Tham dự lễ phong thánh vừa qua có phái đoàn Hoa Kỳ do Tổng Thống Barack Obama chỉ định, đặt dưới hướng dẫn của Dân Biểu John Podesta, vốn là Cố Vấn của Tổng Thống. Trong phái đoàn này có Dân biểu Xavier Becera, chủ tịch Hội Đồng Dân Biểu Dân Chủ.
Trước lễ phong thánh, hai dân biểu Podesta và Becera có tổ chức họp báo tại Rôma. Podesta cho rằng hai Đức Gioan XXIII và Gioan Phaolô II “đại diện cho các thành phần nòng cốt của đức tin Công Giáo: can đảm, quan tâm, lo lắng cho người bị bỏ quên”. Becera mô tả lễ phong thánh là “ngày vĩ đại để làm người Công Giáo”.
Nhân dịp này, Becera có dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn trong đó ông nói tới tác dụng bản thân đối với đời ông của các Đức Gioan XXIII, Gioan Phaolô II và cả của Đức Phanxicô nữa. Cha mẹ Becera vốn là di dân từ Mễ Tây Cơ.
Becera cảm phục Đức Gioan XXIII về việc ngài “mở cửa Nhà Chúa” cho mọi người. Đối với Đức Gioan Phaolô II, ông cảm phục tinh thần tranh đấu không ngoan nhượng cho tự do của ngài. Về Đức Phanxicô, ông ca ngợi ngài vì đã đem hy vọng lại cho người di dân.
Ông tin rằng nếu Đức Phanxicô nhận nói chuyện với cả hai viện quốc hội Hoa Kỳ, ngài sẽ gây tác động lớn lao cho nhân dân nước này. Bất kể ngài nói gì, lời ngài cũng có sức biến đổi. Quốc hội và nhân dân Hoa kỳ chắc chắn sẽ đưa ra các biện pháp để giải quyết nhiều vấn đề vốn được ngài đề cập một cách mạnh mẽ xưa nay.
Thêm hai lý do nữa để hân hoan
John Thavis, một bỉnh bút gia Công Giáo, cho rằng ông có nói chuyện với một ít người trong số một triệu người tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô vào ngày phng thánh, tất cả đều cho hay: hai vị giáo hoàng, hai vị thánh, hai lý do nữa để hân hoan.
Ông cho rằng nói gì thì nói, việc phong thánh cùng một lúc cho hai vị giáo hoàng là một động thái hợp nhất của Đức Phanxicô nhằm bắc cầu giữa mọi thành phần trong Giáo Hội, nhất là giữa những người cứ nhất định cho rằng Đức Gioan XXIII là “cấp tiến” và Đức Gioan Phaolô II là “bảo thủ”.
Tuy nhiên, đối với phần đông, ý nghĩ có khác. Rosemary Febregas, một người Công Giáo từ San Francisco, chẳng hạn, cho rằng: “cả hai vị giáo hoàng đều là những người tốt lành, thánh thiện. Đức Gioan XXIII có viễn kiến. Đức Gioan Phao II là người hành động. Nhưng cả hai vị đều có chung một ý hướng là đem Giáo Hội lại gần người ta”.
Một người Ý, khi được hỏi về sự khác nhau giữa hai vị giáo hoàng, đã thưa: “Khác nhau ư? Tôi không rõ. Điều quan trọng là cả hai vị đều thiêng liêng và yêu mến người nghèo”.
Bài giảng của Đức Phanxicô phản ảnh lời những người trên. Đức Phanxicô không đi vào nền chính trị của Tòa Thánh hay các lý do ngoằn ngoèo mà một số người vốn gán cho việc phong thánh kép lần này. Thay vào đó, ngài cho rằng Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II biểu lộ một chứng tá chung đối với niềm hy vọng và nỗi vui Kitô Giáo.
Đức Phanxicô nói rằng cả hai vị thánh mới đều đã “thấy Chúa Giêsu trong mọi con người đau khổ và đang đấu tranh”. Cả hai vị đều là người can đảm “làm chứng cho thế giới và Giáo Hội thấy sự tốt lành và nhân hậu của Thiên Chúa”.
Ngài cũng tin rằng Vatican II đã nối kết hai vị với nhau. Qua Công Đồng, hai vị đã góp tay đổi mới và cập nhật hóa Giáo Hội để Giáo Hội tương ứng mật thiết hơn với các “đặc điểm trong sáng” của mình, như một “cộng đồng biết sống tâm điểm của Tin Mừng, của tình yêu và lòng nhân từ, trong đơn sơ và tình huynh đệ”.
Đức Phanxicô không đề cập tới việc giải thích Vatican II, nhưng chú trọng tới cuộc sống của hai vị giáo hoàng, coi chúng như các biến cố thống nhất hóa. Yếu tố hợp nhất này càng nổi bật hơn nữa với sự hiện diện của Đức Bênêđíctô XVI trong lễ phong thánh, một sự hiện diện do chính sáng kiến của Đức Phanxicô mà có.
Trả lời nhận xét của Zenit rằng không phải mọi vị giáo hoàng đều là thánh, Cha cho hay: và không phải mọi vị thánh đều là giáo hoàng. Muốn là thánh, người ta phải có nhân đức anh hùng. Các vị vừa được phong thánh là những nhân vật nổi tiếng thế giới, nhưng nếu đó là điều kiện để được phong thánh, thì Bông Hoa Nhỏ của chúng ta là Têrêxa đệ Lidiơ làm sao là thánh được.
Điển hình nhân đức anh hùng
Đó là điều quan trọng cần suy niệm. Điều làm các vị nên thánh là các vị có nhân đức anh hùng. Ta hãy xem các nhân đức cột trụ là công bình, khôn ngoan, tiết độ và can đảm. Các nhân đức đối thần là tin, cậy và mến. Giáo Hội nói rằng các vị này điển hình hóa các nhân đức này một cách anh hùng.
Một vài thí dụ: Đức Gioan XXIII chẳng hạn đã cứu tới 25,000 người Do Thái trong thời Quốc Xã, một việc làm hết sức nguy hiểm cho mạng sống của ngài. Công bình và can đảm đều đã được biểu lộ hết sức tươi đẹp ở đây.
Đức Gioan Phaolô II thì dấn thân cho công lý: ngài là một trong những phát ngôn viên vĩ đại của thế kỷ 20. Ngài biểu tỏ một lòng can đảm phi thường: lúc còn là một thiếu niên đương đầu với cuộc chiếm đóng của Quốc Xã, rồi linh mục trẻ, phải giáp mặt với người cộng sản, lúc làm giáo hoàng trở về Ba Lan để nói lên sự thật giữa cảnh áp chế tột cùng.
Đối với Đức Gioan XXIII, đức cậy hay niềm hy vọng cũng rất quan trọng. Cha Barron nghĩ rằng triệu tập Công Đồng là một hành vi vĩ đại của đức cậy. Ngài vốn là một sử gia về Giáo Hội, nghĩa là ngài hiểu rất rõ phía đen tối của lịch sử này, nhưng ngài cũng biết rằng Chúa Thánh Thần luôn hướng dẫn Giáo Hội. Ngài bảo: Vatican II phải là “một lễ Hiện Xuống mới”. Cha cho rằng kêu cầu Chúa Thánh Thần trong một niềm tín thác vĩ đại như thế vào năm 1962 hẳn phải là dấu chỉ của một đức cậy sâu sắc.
Rồi Đức Gioan Phaolô II với đức mến. Cha Barron cho rằng cả hàng nghìn năm sau người ta vẫn kể cho nhau nghe truyện ngài tha thứ cho kẻ mưu toan sát hại ngài. Liệu còn có thể có một hành vi yêu thương nào lớn hơn thế? Bạn dám vươn tay ra tha thứ cho kẻ toan mưu sát mình. Xem thế, đủ biết hai vị giáo hoàng này quả là điển hình của các nhân đức anh hùng vừa kể.
Tại sao các vị được phong thánh cùng một lúc
Cha Barron cho rằng sự kiện hai vị giáo hoàng cùng được phong thánh một dịp là điều có ý nghĩa. Theo ngài, tất cả là vì Vatican II. Đức Giaon XXIII triệu tập Vatican II. Nó là biến cố vĩ đại của thế kỷ 20 đối với Giáo Hội Công Giáo. Đức Gioan Phaolô II có mặt tại đó lúc còn là một giám mục trẻ tuổi, sau đó thăng tổng giám mục. Ngài giúp soạn thảo một số văn kiện. Lúc làm giáo hoàng, ngài đã đem lại cho nó một lối giải thích dứt khoát. Cha không biết rõ tâm tư của Đức Phanxicô, nhưng cha nghĩ rằng ngài coi hai vị giáo hoàng này như những nhân vật vĩ đại của Công Đồng.
Sâu xa hơn việc nổi tiếng
Trong số hàng trăm nghìn khách hành hương tuốn đến Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô để tham dự lễ phong thánh, không ít người coi các vị giáo hoàng được phong thánh, nhất là Đức Gioan Phaolô II, như những người nổi tiếng. Nhưng cha Barron cho rằng các khách hành hương không chỉ coi các vị giáo hoàng như những người nổi tiếng, mà họ còn khám phá nơi các ngài một điều gì đó sâu xa hơn.
Đã đành Đức Gioan Phaolô II là người rất nổi tiếng. Đức Gioan XXIII, lúc sinh thời, cũng hết sức nổi tiếng. Việc nổi tiếng này đâu có gì xấu. Các ngài được nhiều người biết tiếng. Các ngài đầy lôi cuốn, nhất là Đức Gioan Phaolô II. Ngài vốn là một kịch sĩ. Ngài biết cách vận động quần chúng.
Nhưng thực ra, quần chúng đáp ứng một điều gì còn sâu xa hơn thế. Sự thánh thiện là điều rất cần trong thế giới hiện nay. Thế giới này đang đen tối nhiều cách, trong khi các thánh là những tia sáng rực rỡ. Thiển nghĩ, người ta bị lôi cuốn bởi thứ ánh sáng này.
Chỉ cần nhìn vào các bức hình của các ngài ta sẽ thấy có hào quang. Hào quang là ánh sáng, là đèn hiệu là dấu chỉ. Các ngài là ánh sáng giữa bóng tối. Đó là điều làm người ta cảm kích.
Không phải là người hoàn hảo
Giáo Hội phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II dù ngài có mắc một số lầm lẫn trong việc xử lý các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Về việc này, cha Barron cho rằng: phong thánh cho một người không có nghĩa mọi phán đoán đặc thù của người này đều được coi là đúng đắn cả. Ai cũng nhận có một chút bóng tối trong triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, hay đúng hơn, có một số nố ngài không chịu hành động (inaction), liên quan tới cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, rõ ràng nhất là vụ Cha Maciel. Nhiều nố khác, ngài hành động chậm chạp. Có thể coi đây là khía cạnh tiêu cực.
Tuy nhiên, khi nói một ai là thánh thì điều này không có nghĩa mọi động thái của họ đều đúng cả, họ không mắc lầm lẫn nào hay mọi phán đoán dựa vào sự khôn ngoan của họ đều chính xác cả. Đúng hơn, phải nhìn vào khuôn mẫu tổng quát của nhân đức anh hùng. Đó là điều quan trọng, bởi nếu không thế, thì ngoài Đức Mẹ ra, có ai mà là thánh được, vì nào có vị thánh nào lại không mắc lầm lỗi hay có một chút bóng tối trong thành tích của mình.
Còn về Đức Gioan XXIII, trong những năm sau Vatican II, người ta thấy nhiều phát triển rực rỡ nhưng đâu có thiếu những mơ hồ, hỗn độn. Cha Barron nghĩ rằng điều này đúng cho mọi công đồng. Nhất là những công đồng vĩ đại như Vatican II. Vĩ đại về số giám mục tham dự, vĩ đại cả về kích thước các văn kiện. Ta hãy so sánh Vaticn II với Trent hay Vatican I hoặc Canxêđoan hay Nixêa. Tài liệu sâu rộng hơn nhiều. Rồi, trong khi thi hành, lại có cuộc cách mạng văn hóa, một điều gây ảnh hưởng không nhỏ trong phương cách tiếp nhận nó. Cha Barron cho rằng cần đến cả một triều giáo hoàng lâu dài của Đức Gioan Phaolô II và 8 năm triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI ta mới đạt tới điểm thực sự hiểu được một cách chắc chắn Vatican II muốn nói gì.
Đọc theo lối hữu khuynh hay tả khuynh, bạn sẽ làm méo mó Vatican II. Vatican II “tả khuynh” tiếp theo một lối thi hành còn cấp tiến hơn nữa, rồi sau đó bị phản công bởi phe bảo thủ, chỉ là một cách đọc hời hợt. Cần một thời gian dài mới lượng giá và giải thích được đúng dắn các văn kiện của Vatican II. Đó là thời điểm hiện nay của ta.
Lôi cuốn ơn gọi
Sau Vatican II, có một sự xuống dốc ơn gọi trông thấy. Nhưng nay, đang có sự gia tăng đáng kể. Về phương diện này, Cha Barron không qui kết sự xuống dốc ơn gọi cho Vatican II. Bởi trong các văn kiện của nó, Vatican không hề nói điều gì có thể tạo ra sự xuống dốc ấy. Sự xuống dốc ấy là do cuộc cách mạng văn hóa lúc ấy.
Nhưng rồi bạn thấy Đức Gioan Phaolô II, nhân vật lịch sử này đã bắt đầu lôi cuốn giới trẻ trở lại một cách ồ ạt. Ngày Giới Trẻ Thế Giới gây tác động mạnh mẽ lên ơn gọi khắp thế giới. Cha cho rằng gương anh hùng của ngài đã làm ơn gọi sống lại. Cho tới nay, nhiều người trong các chủng viện vẫn tự nhận mình là người của Gioan Phaolô II, dù khá nhiều người trong số này còn rất trẻ lúc ngài qua đời. Chính viễn kiến của ngài, chính việc ngài giải thích đúng đắn Vatican II, chính chủ trương đầy đặc sủng của ngài về phúc âm hóa, đã thực sự lôi kéo sự chú ý của người trẻ. Đó là nguyên cớ của việc gia tăng ơn gọi.
Thời hoàng kim của ngôi vị giáo hoàng
Nhân dịp này, cha Barron cũng cho rằng chúng ta đang sống trong thời hoàng kim của ngôi vị giáo hoàng. Thời này bắt đầu với Đức Piô IX, người đã được phong chân phúc, rồi Đức Lêô XIII, một nhân vật hết sức quan trọng. Sau ngài là Đức Piô X, một vị thánh. Đức Bênêđíctô XV cũng là một giáo hoàng xuất sắc. Hai Đức Piô XI và XII nổi bật về phương diện thiêng liêng. Rồi Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, Đức Phaolô VI với nhiều sức mạnh thiêng liêng, và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Rồi Đức Bênêđíctô XVI, người có thể đặt ngang tầm với các giáo phụ.
Từ thế kỷ thứ nhất của Kitô Giáo tới nay, mới lại có thời tập trung nhiều vị giáo hoàng khôn ngoan, thánh thiện như hiện nay. Bởi thế, dù vẫn có những điều đen tối trong sinh hoạt Giáo Hội, ta nên mừng vui khôn tả trong thời hoàng kim của ngôi vị giáo hoàng này.
Hãnh diện làm người Công Giáo
Tham dự lễ phong thánh vừa qua có phái đoàn Hoa Kỳ do Tổng Thống Barack Obama chỉ định, đặt dưới hướng dẫn của Dân Biểu John Podesta, vốn là Cố Vấn của Tổng Thống. Trong phái đoàn này có Dân biểu Xavier Becera, chủ tịch Hội Đồng Dân Biểu Dân Chủ.
Trước lễ phong thánh, hai dân biểu Podesta và Becera có tổ chức họp báo tại Rôma. Podesta cho rằng hai Đức Gioan XXIII và Gioan Phaolô II “đại diện cho các thành phần nòng cốt của đức tin Công Giáo: can đảm, quan tâm, lo lắng cho người bị bỏ quên”. Becera mô tả lễ phong thánh là “ngày vĩ đại để làm người Công Giáo”.
Nhân dịp này, Becera có dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn trong đó ông nói tới tác dụng bản thân đối với đời ông của các Đức Gioan XXIII, Gioan Phaolô II và cả của Đức Phanxicô nữa. Cha mẹ Becera vốn là di dân từ Mễ Tây Cơ.
Becera cảm phục Đức Gioan XXIII về việc ngài “mở cửa Nhà Chúa” cho mọi người. Đối với Đức Gioan Phaolô II, ông cảm phục tinh thần tranh đấu không ngoan nhượng cho tự do của ngài. Về Đức Phanxicô, ông ca ngợi ngài vì đã đem hy vọng lại cho người di dân.
Ông tin rằng nếu Đức Phanxicô nhận nói chuyện với cả hai viện quốc hội Hoa Kỳ, ngài sẽ gây tác động lớn lao cho nhân dân nước này. Bất kể ngài nói gì, lời ngài cũng có sức biến đổi. Quốc hội và nhân dân Hoa kỳ chắc chắn sẽ đưa ra các biện pháp để giải quyết nhiều vấn đề vốn được ngài đề cập một cách mạnh mẽ xưa nay.
Thêm hai lý do nữa để hân hoan
John Thavis, một bỉnh bút gia Công Giáo, cho rằng ông có nói chuyện với một ít người trong số một triệu người tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô vào ngày phng thánh, tất cả đều cho hay: hai vị giáo hoàng, hai vị thánh, hai lý do nữa để hân hoan.
Ông cho rằng nói gì thì nói, việc phong thánh cùng một lúc cho hai vị giáo hoàng là một động thái hợp nhất của Đức Phanxicô nhằm bắc cầu giữa mọi thành phần trong Giáo Hội, nhất là giữa những người cứ nhất định cho rằng Đức Gioan XXIII là “cấp tiến” và Đức Gioan Phaolô II là “bảo thủ”.
Tuy nhiên, đối với phần đông, ý nghĩ có khác. Rosemary Febregas, một người Công Giáo từ San Francisco, chẳng hạn, cho rằng: “cả hai vị giáo hoàng đều là những người tốt lành, thánh thiện. Đức Gioan XXIII có viễn kiến. Đức Gioan Phao II là người hành động. Nhưng cả hai vị đều có chung một ý hướng là đem Giáo Hội lại gần người ta”.
Một người Ý, khi được hỏi về sự khác nhau giữa hai vị giáo hoàng, đã thưa: “Khác nhau ư? Tôi không rõ. Điều quan trọng là cả hai vị đều thiêng liêng và yêu mến người nghèo”.
Bài giảng của Đức Phanxicô phản ảnh lời những người trên. Đức Phanxicô không đi vào nền chính trị của Tòa Thánh hay các lý do ngoằn ngoèo mà một số người vốn gán cho việc phong thánh kép lần này. Thay vào đó, ngài cho rằng Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II biểu lộ một chứng tá chung đối với niềm hy vọng và nỗi vui Kitô Giáo.
Đức Phanxicô nói rằng cả hai vị thánh mới đều đã “thấy Chúa Giêsu trong mọi con người đau khổ và đang đấu tranh”. Cả hai vị đều là người can đảm “làm chứng cho thế giới và Giáo Hội thấy sự tốt lành và nhân hậu của Thiên Chúa”.
Ngài cũng tin rằng Vatican II đã nối kết hai vị với nhau. Qua Công Đồng, hai vị đã góp tay đổi mới và cập nhật hóa Giáo Hội để Giáo Hội tương ứng mật thiết hơn với các “đặc điểm trong sáng” của mình, như một “cộng đồng biết sống tâm điểm của Tin Mừng, của tình yêu và lòng nhân từ, trong đơn sơ và tình huynh đệ”.
Đức Phanxicô không đề cập tới việc giải thích Vatican II, nhưng chú trọng tới cuộc sống của hai vị giáo hoàng, coi chúng như các biến cố thống nhất hóa. Yếu tố hợp nhất này càng nổi bật hơn nữa với sự hiện diện của Đức Bênêđíctô XVI trong lễ phong thánh, một sự hiện diện do chính sáng kiến của Đức Phanxicô mà có.
Top Stories
Pope Francis thanks pilgrims, urges them to follow teachings of new saints
Vatican Radio
11:23 28/04/2014
2014-04-27 Vatican - Pope Francis issued a message of thanks on Sunday during his Regina Coeli address, following the canonization Mass of Saints John XXIII and John Paul II.
The Pope thanked all of the pilgrims and the official delegates who traveled to Rome for the occasion. He also thanked the Italian authorities for their generous work and collaboration in preparing for this event.
He greeted the pilgrims from the home dioceses of the new saints—Bergamo and Krakow—exhorting them to “honour the memory of these two holy Popes by following their teachings faithfully”.
He also issued a special greeting “for the sick and the aged, to whom the new saints were particularly close.” The full text of the Pope’s address below:
Dear brothers and sisters,
Before concluding this celebration of faith, I wish to greet and thank all of you!
I thank my brother cardinals and the many bishops and priests from every part of the world.
My appreciation goes to the official delegations from many countries, who came to pay tribute to two pontiffs, who contributed in an indelible way to the cause of human development and to peace. A special thank-you goes to the Italian authorities for their precious collaboration.
With great affection, I greet the pilgrims from the dioceses of Bergamo and Krakow! Dear ones, honour the memory of these two holy Popes by following their teachings faithfully.
I am grateful for all those who, with great generosity, prepared these memorable days: the Diocese of Rome with Cardinal Vallini, the City of Rome and its Mayor Ignazio Marino, the law enforcement officers and various organizations, the associations and the numerous volunteers. Thanks to all!
My greeting goes to all the pilgrims—here in St. Peter’s Square, in adjacent streets and in other locations in Rome—as well as to those who are united to us through radio and television; and thank you to the media directors and personnel, who have given many people the possibility to participate. For the sick and the aged, to whom the new saints were particularly close, I add a special greeting.
And now, we turn in prayer to the Virgin Mary, who Saint John XXIII and Saint John Paul II had loved as her true sons.
The Pope thanked all of the pilgrims and the official delegates who traveled to Rome for the occasion. He also thanked the Italian authorities for their generous work and collaboration in preparing for this event.
He greeted the pilgrims from the home dioceses of the new saints—Bergamo and Krakow—exhorting them to “honour the memory of these two holy Popes by following their teachings faithfully”.
He also issued a special greeting “for the sick and the aged, to whom the new saints were particularly close.” The full text of the Pope’s address below:
Dear brothers and sisters,
Before concluding this celebration of faith, I wish to greet and thank all of you!
I thank my brother cardinals and the many bishops and priests from every part of the world.
My appreciation goes to the official delegations from many countries, who came to pay tribute to two pontiffs, who contributed in an indelible way to the cause of human development and to peace. A special thank-you goes to the Italian authorities for their precious collaboration.
With great affection, I greet the pilgrims from the dioceses of Bergamo and Krakow! Dear ones, honour the memory of these two holy Popes by following their teachings faithfully.
I am grateful for all those who, with great generosity, prepared these memorable days: the Diocese of Rome with Cardinal Vallini, the City of Rome and its Mayor Ignazio Marino, the law enforcement officers and various organizations, the associations and the numerous volunteers. Thanks to all!
My greeting goes to all the pilgrims—here in St. Peter’s Square, in adjacent streets and in other locations in Rome—as well as to those who are united to us through radio and television; and thank you to the media directors and personnel, who have given many people the possibility to participate. For the sick and the aged, to whom the new saints were particularly close, I add a special greeting.
And now, we turn in prayer to the Virgin Mary, who Saint John XXIII and Saint John Paul II had loved as her true sons.
Council of Cardinals meets for fourth time
Vatican Radio
11:26 28/04/2014
2014-04-28 Vatican - The fourth meeting of the Council of Cardinals with the Holy Father began on Monday morning, and will continue on Tuesday and Wednesday. The Council of Cardinals was instituted by Pope Francis to help him in the governance of the universal Church and to draw up a project for the revision of the apostolic constitution “Pastor Bonus” on the Roman Curia. Meanwhile, the Supervisory Commission of Cardinals of the Institute for the Works of Religion (the Vatican Bank) met in order to draft guidelines for their action. Furthermore, it was decided that the Supervisory Commission will initially meet thrice yearly, notwithstanding special circumstances necessitating other meetings.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tôi đã gặp và nói chuyện với một vị Thánh
Lm. Nguyễn Hữu Thy
07:24 28/04/2014
Tôi đã gặp và nói chuyện với một vị Thánh
Nhìn vào lịch sử Giáo Hội Công Giáo, chúng ta thấy rằng từ 150 năm qua đa số các vị Giáo Hoàng đều được lập án phong thánh. Hoàn toàn khác với một số các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm thời trung cổ và thời phục hưng hãy còn vấn vương ít nhiều bụi trần, hầu hết các vị Giáo Hoàng thời tân đại đã sống một cuộc đời Kitô giáo đầy nhân đức, thánh thiện và gương mẫu.
Án phong thánh của Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II (1978-2005), Vị Giáo Hoàng thứ hai đã cai quản Giáo Hội lâu nhất trong suốt lịch sử Kitô Giáo, là một trong những trường hợp hy hữu nhất, vì chỉ sau một thời gian ngắn, Giáo Hội – với sự chứng thực của Trời Cao qua các phép lạ nhãn tiền, bất khả phủ nhận đã xảy ra do sự bầu cử của thánh nhân – đã có thể công khai tuyên xưng sự thánh thiện gương mẫu đích thực của ngài. Vâng, chỉ chín năm sau khi băng hà, vị Giáo Hoàng thánh thiện người Ba-lan Karol Wojtyla đã cùng với Đức Gioan XXIII (1958-1963), vị Giáo Hoàng nhân hậu của Công Đồng Vatican II, được Giáo Hội long trọng đặt lên bàn thờ vào ngày Chúa Nhật 27.4.2014 tại Roma trước sự chứng kiến của hơn một triệu khách hành hương từ khắp thế giới kéo về.
Riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy tận đáy lòng sâu thẳm mình tràn ngập niềm hạnh phúc và vui mừng khôn tả, vâng, lẫn chút tự hào, vì từ nay tôi sẽ được xưng tên Đức Gioan Phaolô II là Thánh Giáo Hoàng, vị đại thánh của thời đại tân tiến hôm nay, vị đại thánh mà tôi đã được diễm phúc gặp mặt và nói chuyện trong hai lần yết kiến tư vào các năm 1990 và 1994 tại Vatican.
Đặc biệt nhất là trong lần yết kiến tư lần thứ hai. Vì do công tác Mục Vụ đột xuất nên tôi đã có dịp đến Roma chỉ trong vòng hai ngày, và tôi đã không bao giờ dám nghĩ là mình sẽ được diễm phúc vào chầu Đức Thánh Cha. Nhưng sau đó, qua sự trung gian của Đức Ông Trần Ngọc Thụ, vị thư ký khả kính của Đức Gioan Phaolô II, tôi đã bất ngờ nhận được hạnh phúc không chờ đợi trên.
Nhưng cũng vì không hề nghĩ mình sẽ được diễm phúc vào chầu Đức Thánh Cha khi đến Roma, nên tôi đã không có sự sửa soạn trước. Vì thế, khi bất ngờ được diễm phúc vào chầu Đức Thánh Cha như thế, tôi vô cùng bối rối, vì áo quần mặc chẳng những rất bình thường mà tôi còn không mang theo cả cổ áo giáo sĩ „Col Cleriman“ nữa, một điều mà khi một vị Linh Mục vào chầu Đức Thánh Cha không thể thiếu được. Thế là tôi đành phải đi tìm mượn cổ áo của người khác vậy. Nhưng đáng tiếc thay, tất cả các vị Linh Mục có mặt tại nhà nghỉ „Foyer Phát Diệm“ vào thời điểm ấy, đều không có vị nào có cổ áo giáo sĩ vừa với „Size“ của tôi cả. Thật „họa vô đơn chí.“
May thay, vào lúc quá thất vọng như thế, Đức Ông Hiền, thư ký của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, mới bảo tôi hay cha thử mặc cổ áo của Đức Tổng xem sao, vì hiện ngài đang đi vắng. Thật là may mắn, tất cả hoàn toàn vừa vặn khít khao, không dư không thiếu một ly. Và trước khi vào chầu tôi đã chuẩn bị rất kỹ trước một vài điều để thưa cùng Đức Thánh Cha. Thế nhưng khi trực diện vị Cha Chung thánh thiện khả ái và được bắt tay ngài, tôi quá vui mừng và xúc động, nên chỉ nói được một câu ngắn gọn: „Xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho quê hương Việt Nam của con với, vì quê hương con cũng trong cùng một tình trạng như quê hương Ba-lan của Đức Thánh Cha.“ Và Đức Thánh Cha đã mỉm cười gật đầu và nói: „Nhưng cha đang ở Đức mà!“ Nhưng niềm hạnh phúc của tôi chưa dừng lại tại đó!
Và sau đó, trong buổi cơm trưa tại Foyer Phát Diệm tôi đã „thú tội“ với Đức Hồng Y Thuận, để nếu ngài có quở trách thì tôi cũng xin vui lòng chấp nhận: „Thưa Đức Tổng, sáng nay con được diễm phúc vào chầu ĐTC, nhưng chỉ có đầu và thân mình là của con, còn cổ lại là của Đức Tổng.“ Nghe thế, chẳng những Đức Hồng Y không tỏ ý trách móc gì cả, trái lại ngài còn mỉm cười bảo: „Vậy thì cám ơn cha nhiều, vì nhờ cha mà cổ của tôi cũng được vào chầu ĐTC sáng nay.“
Qua những sự kiện hy hữu trên đây, tôi đã ngộ ra được một điều là những vị Tôi Tớ chân chính của Thiên Chúa – như trường hợp ĐTC Gioan Phaolô II và ĐHY Thuận – luôn mang đầy trong mình tâm tình yêu thương, nhân hậu và quảng đại của Chúa Cứu Thế.
Đức Gioan Phaolô, vị thánh của thời tân đại
Hôm nay, trong khi nóng lòng chờ ngày Giáo Hội truy phong Chân Phước cho tôi tớ Chúa là ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận mà tôi rất kính mến, tôi vô cùng vui mừng cảm tạ Chúa đã ban cho nhân loại nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng một vị đại thánh: Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Và hôm nay, trong ngày hồng phúc Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II được suy tôn lên bậc Hiển Thánh, tôi đã có dịp suy gẫm qua cuộc đời thánh đức của ngài, và cũng xin được phép chia sẻ cùng các bạn đọc bốn phương một vài suy gẫm ấy.
Khởi đầu một triều đại mới
Một điều quá hiển nhiên, khó có thể phủ nhận được đó là trong suốt hai mươi sáu năm lèo lái con thuyền Giáo Hội, tinh thần „anh em đừng sợ“ và „hãy mở tung các cửa ra cho Chúa Thánh thần“ của thánh Giáo Hoàng Phaolô II đã ăn sâu trong lòng Giáo Hội. Ngài đã mang lại cho Kitô giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng một diện mạo mới giữa lòng trần thế, đã củng cố lại uy thế và các giá trị đạo đức luân lý chân chính, đặc biệt trong cuộc sống Giáo Hội, qua nhiều Thông Điệp và Tông Thư quan trọng. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đặc biệt cổ vũ và thăng tiến công cuộc đại kết giữa các Giáo Hội Kitô giáo, phong trào đối thoại liên tôn, và nhất là mối tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo với Do-thái giáo và nước Ít-ra-en. Ngoài ra, ngài còn tạo cho Tòa Thánh Vatican có được một vai trò quan trọng nhất định trong các biến cố chính trị, đến nỗi cả thế giới, kể cả các nhà nước vô thần hay thù nghịch với Giáo Hội Công Giáo, đều trân trọng lắng nghe những lời cảnh báo của Đức Giáo Hoàng trước các bất công và áp bức chống lại con người trên thế giới, cũng như những lời kêu gọi kiến tạo hòa bình và tự do của ngài.
Góp phần vào sự giải thể khối Đông âu
Tên „Gioan Phaolô II“ chắc chắn đã đi vào lịch sử nhân loại qua sự góp phần rất lớn của ngài vào biến cố chấm dứt toàn bộ các chế độ cộng sản độc tài ở toàn khối Đông Âu, tức Liên Sô và các nước chư hầu. Ở đây, đặc biệt nhất là cách thế và phương tiện Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã sử dụng trong việc ủng hộ công đoàn Đoàn Kết „Solidarnosc“ tại Ba-lan và đồng thời việc ngài ra tay cứu vớt công đoàn ấy đang trên bờ vực thẳm của sự chia rẽ và hỗn loạn, là cả một công trình thần kỳ, khiến cả thế giới phải nghiêng mình khâm phục.
Tuy nhiên, mãi cho tới nay người ta vẫn chưa biết rõ được toàn bộ các hoạt động của Đức Gioan Phaolô II trong việc nâng đỡ công đoàn Đoàn Kết „Solidarnosc“. Phải chăng ngoài những lời kêu gọi công khai và những thương lượng ngoại giao kín đáo, còn có cả sự giúp đỡ tài chính nữa? Tất cả đều chưa có câu trả lời.
Nhưng bên cạnh sự thành công vĩ đại đó, ngài cũng đã phải đau lòng nhìn thấy mọi nỗ lực của ngài trong việc ngăn chặn trận chiến tàn khốc tại Irak vào năm 2003 hoàn toàn trở nên mây khói. Tuy nhiên, không lâu sau đó Tòa Thánh Vatican đã bỗng chốc trở thành nơi hành hương thăm viếng của các nhà chính trị hàng đầu thuộc các phe tham chiến cũng như thuộc các nước làm trung gian, nhân dịp Đức Gioan Phaolô II lâm trọng bệnh. Điều đó hầu như là một phép lạ nhắc nhủ con người không nên đánh mất niềm hy vọng vào nền hòa bình chân chính của các dân tộc.
Một điều chắc chắn rằng, không phải mọi hoạt động mang màu sắc chính trị của Đức Gioan Phaolô II đều được mọi người đồng tình. Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI, Đấng Kế Vị của ngài, đã tìm cách hướng dẫn các hoạt động xã hội của Giáo Hội quay trở lại với nguồn cội Kitô giáo một cách có hệ thống.
Nói chung, suốt hai mươi sáu năm trên ngôi vị Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã thổi vào lòng Giáo Hội một luồng gió mới và một cách thức điều hành Giáo Hội hoàn toàn mới mẻ. Và người ta đã không quá ngạc nhiên về điều đó, vì sau khi Đức Phaolô VI, một vị Giáo Hoàng thường được đánh giá là đầy âu lo và do dự, băng hà thì Giáo Hội lại được trao phó cho một vị Tân Giáo Hoàng người Ba-lan mới 58 tuổi, trẻ trung, năng động và đầy tràn sức sống.
Tông du khắp thế giới như một thánh Phaolô tân thời
Trên ngôi vị Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã loại bỏ rất nhiều những truyền thống và thói quen nặng hình thức, rườm rà và mang tính cách phô trương trong các sinh hoạt của giáo triều. Với tư cách là Giáo Hoàng, ngài vẫn có những hoạt động thể thao, nhất là ngài đã tông du khắp thế giới như một thánh Phaolô tân thời vậy. Với khả năng truyền thông thiên phú, Đức Gioan Phaolô II đã thu hút sự ngưỡng mộ của mọi tầng lớp quần chúng trên khắp thế giới, và đồng thời ngài cũng đã gây được những ấn tượng tốt nơi những giới truyền thông hay phê bình chỉ trích, ở Ý, ở Âu châu cũng như ở Hoa Kỳ. Nhưng qua thái độ đầy cảm tình đó, Đức Gioan Phaolô II đã thành công trong việc giới thiệu quan điểm chân chính về đức tin Kitô giáo và về luân lý đạo đức của Giáo Hội.
Tại một số giáo phận quan trọng trên thế giới, như ở Köln (Đức), ở Wien (Áo), v.v… chính Đức Thánh Cha đã đích thân bổ nhiệm các vị Chủ Chăn mới, chứ không chiều theo khuynh hướng „dân chủ“ tại các địa phương này, nên đã không tránh được một số chống đối. Đặc biệt nhất là các cuộc tranh cãi sôi nổi về việc thành lập các văn phòng tư vấn cho các phụ nữ mang thai đang gặp khủng hoảng, Vatican liền lên tiếng đòi buộc phải chấm dứt ngay, dĩ nhiên điều đó đã gây nên những bất mãn nhất định nơi một số thành phần trong Giáo Hội. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, trong các khủng hoảng trên đây cũng như trong các vấn đề khó khăn khác, Đức Hồng Y Josef Ratzinger, Tổng trưởng Thánh Bộ Đức Tin, vị cộng tác đắc lực nhất của Đức Gioan Phaolô II và sau này là Đấng Kế Vị của ngài, đã đưa ra những quyết định hết sức thẳng thắn và dứt khoát.
Nói một cách tổng quát thì vào thập niên 1990, Tòa Thánh nói chung và Đức Gioan Phaolô II nói riêng đã phải đối mặt với một số vấn đề gai góc, chẳng hạn:
• Tình hình Kitô Giáo tại các nước thuộc khối Đông Âu trước kia: Thái độ đối nghịch, ghen tỵ và cạnh tranh thiếu tinh thần Kitô giáo giữa Giáo Hội Chính Thống và Giáo Hội Công Giáo tại các địa phương ấy mỗi ngày một gia tăng.
• Tiếp đến là phong trào Công Giáo bảo thủ quá khích của cựu Tổng Giám Mục Marcel Lefèbvre đã càng ngày càng gây nhức nhối cho Mẹ Giáo Hội qua thái độ cố chấp, chối bỏ toàn bộ các giáo huấn của Thánh Công Đồng Vatican II một cách hết sức vô lý.
• Một nỗi khổ tâm khác của Đức Gioan Phaolô II cũng không nhỏ, đó là trường hợp mập mờ của vị sáng lập phong trào „Legionäre Christi“ - Binh Đoàn Đức Kitô, Marcial Marciel Degollado (1920-2008). Nói chung, người ta cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã phản ứng quá chậm trễ trước những sai trái quá đà của nhóm này.
• Tiếp đến, người ta cũng phàn nàn là Đức Thánh Cha đã thả lỏng quá nhiều cho một số giáo chức trong giáo triều.
Điểm đặc biệt nơi con người Đức Gioan Phaolô II là tình yêu mãnh liệt của ngài đối với sứ vụ Phêrô mà ngài đã được trao phó. Vì thế, kể từ năm 2000, mặc dù bệnh rung chân tay, mà tiếng chuyên môn gọi là Parkison, mỗi ngày một thêm trầm trọng, có lẽ phần lớn do ảnh hưởng của cuộc ám sát tại quảng trường Thánh Phêrô vào năm 1981, Đức Thánh Cha vẫn không chút mỏi mệt trong việc chu toàn thừa tác vụ Chủ Chăn Hoàn Vũ của ngài: Ngài vẫn tiếp tục các cuộc tông du khắp nơi trên thế giới, biên soạn các Tông Thư, các Thông Điệp, giữ các cuộc yết kiến chung hằng tuần, tiếp xúc với các quốc trưởng và ngoại giao đoàn, vẫn tiếp tục giảng lễ, mãi cho tới giây phút cuối cùng khi ngài không còn đủ sức đi lại và nói lên lời nữa mới thôi. Hình ảnh cuối cùng hoàn toàn kiệt lực của ngài xuất hiện trên cửa sổ phòng làm việc của ngài trước sự chứng kiến của hằng trăm ngàn khách hành hương, đã minh chứng rõ ràng tâm tình mục tử của ngài, và đồng thời cũng đã ghi sâu vào trong lòng kính trọng và yêu mến của mọi người đối với ngài.
Bởi vậy, ngay trước khi ngài qua đời, nhiều người đã muốn tôn Đức Gioan Phaolô II làm thánh sống. Đặc biệt trong Thánh Lễ an táng của ngài, hầu như tất cả các tín hữu hiện diện đã đồng thanh hô to: „santo subito!“ „santo subito!“ – Hãy phong thánh ngay lập tức! Hãy phong thánh ngay lập tức!
Từ làn sóng sùng kính này, án phong Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô II đã được tiến hành rất mau chóng. Nhưng trước hết, đó là nguyện vọng sâu xa và to lớn của Giáo Hội Công Giáo tại Ba-lan và của Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Giáo phận Krakauer/Ba-lan, và là vị thư ký lâu năm của Đức Thánh Cha. Đức Bênêđíctô XVI đã thu ngắn một vài thủ tục không cần thiết của án phong Chân Phước cho ngài, dù rằng Đức Bênêđíctô XVI luôn đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm nhặt mọi công tác của án phong Chân Phước này. Sau cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoàn toàn xác tín rằng Đức Giaon Phaolô II quả thực đã sống một cuộc sống Kitô giáo gương mẫu, nên đã long trọng ghi tên ngài vào sổ bộ các bậc Hiển Thánh cùng với Đức Gioan XXIII vào ngày Chúa Nhật 27.4.2014 vừa qua.
Lạy Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô, xin cầu cho chúng con! Amen
Nhìn vào lịch sử Giáo Hội Công Giáo, chúng ta thấy rằng từ 150 năm qua đa số các vị Giáo Hoàng đều được lập án phong thánh. Hoàn toàn khác với một số các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm thời trung cổ và thời phục hưng hãy còn vấn vương ít nhiều bụi trần, hầu hết các vị Giáo Hoàng thời tân đại đã sống một cuộc đời Kitô giáo đầy nhân đức, thánh thiện và gương mẫu.
Riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy tận đáy lòng sâu thẳm mình tràn ngập niềm hạnh phúc và vui mừng khôn tả, vâng, lẫn chút tự hào, vì từ nay tôi sẽ được xưng tên Đức Gioan Phaolô II là Thánh Giáo Hoàng, vị đại thánh của thời đại tân tiến hôm nay, vị đại thánh mà tôi đã được diễm phúc gặp mặt và nói chuyện trong hai lần yết kiến tư vào các năm 1990 và 1994 tại Vatican.
Đặc biệt nhất là trong lần yết kiến tư lần thứ hai. Vì do công tác Mục Vụ đột xuất nên tôi đã có dịp đến Roma chỉ trong vòng hai ngày, và tôi đã không bao giờ dám nghĩ là mình sẽ được diễm phúc vào chầu Đức Thánh Cha. Nhưng sau đó, qua sự trung gian của Đức Ông Trần Ngọc Thụ, vị thư ký khả kính của Đức Gioan Phaolô II, tôi đã bất ngờ nhận được hạnh phúc không chờ đợi trên.
Nhưng cũng vì không hề nghĩ mình sẽ được diễm phúc vào chầu Đức Thánh Cha khi đến Roma, nên tôi đã không có sự sửa soạn trước. Vì thế, khi bất ngờ được diễm phúc vào chầu Đức Thánh Cha như thế, tôi vô cùng bối rối, vì áo quần mặc chẳng những rất bình thường mà tôi còn không mang theo cả cổ áo giáo sĩ „Col Cleriman“ nữa, một điều mà khi một vị Linh Mục vào chầu Đức Thánh Cha không thể thiếu được. Thế là tôi đành phải đi tìm mượn cổ áo của người khác vậy. Nhưng đáng tiếc thay, tất cả các vị Linh Mục có mặt tại nhà nghỉ „Foyer Phát Diệm“ vào thời điểm ấy, đều không có vị nào có cổ áo giáo sĩ vừa với „Size“ của tôi cả. Thật „họa vô đơn chí.“
May thay, vào lúc quá thất vọng như thế, Đức Ông Hiền, thư ký của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, mới bảo tôi hay cha thử mặc cổ áo của Đức Tổng xem sao, vì hiện ngài đang đi vắng. Thật là may mắn, tất cả hoàn toàn vừa vặn khít khao, không dư không thiếu một ly. Và trước khi vào chầu tôi đã chuẩn bị rất kỹ trước một vài điều để thưa cùng Đức Thánh Cha. Thế nhưng khi trực diện vị Cha Chung thánh thiện khả ái và được bắt tay ngài, tôi quá vui mừng và xúc động, nên chỉ nói được một câu ngắn gọn: „Xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho quê hương Việt Nam của con với, vì quê hương con cũng trong cùng một tình trạng như quê hương Ba-lan của Đức Thánh Cha.“ Và Đức Thánh Cha đã mỉm cười gật đầu và nói: „Nhưng cha đang ở Đức mà!“ Nhưng niềm hạnh phúc của tôi chưa dừng lại tại đó!
Và sau đó, trong buổi cơm trưa tại Foyer Phát Diệm tôi đã „thú tội“ với Đức Hồng Y Thuận, để nếu ngài có quở trách thì tôi cũng xin vui lòng chấp nhận: „Thưa Đức Tổng, sáng nay con được diễm phúc vào chầu ĐTC, nhưng chỉ có đầu và thân mình là của con, còn cổ lại là của Đức Tổng.“ Nghe thế, chẳng những Đức Hồng Y không tỏ ý trách móc gì cả, trái lại ngài còn mỉm cười bảo: „Vậy thì cám ơn cha nhiều, vì nhờ cha mà cổ của tôi cũng được vào chầu ĐTC sáng nay.“
Qua những sự kiện hy hữu trên đây, tôi đã ngộ ra được một điều là những vị Tôi Tớ chân chính của Thiên Chúa – như trường hợp ĐTC Gioan Phaolô II và ĐHY Thuận – luôn mang đầy trong mình tâm tình yêu thương, nhân hậu và quảng đại của Chúa Cứu Thế.
Đức Gioan Phaolô, vị thánh của thời tân đại
Hôm nay, trong khi nóng lòng chờ ngày Giáo Hội truy phong Chân Phước cho tôi tớ Chúa là ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận mà tôi rất kính mến, tôi vô cùng vui mừng cảm tạ Chúa đã ban cho nhân loại nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng một vị đại thánh: Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Và hôm nay, trong ngày hồng phúc Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II được suy tôn lên bậc Hiển Thánh, tôi đã có dịp suy gẫm qua cuộc đời thánh đức của ngài, và cũng xin được phép chia sẻ cùng các bạn đọc bốn phương một vài suy gẫm ấy.
Khởi đầu một triều đại mới
Một điều quá hiển nhiên, khó có thể phủ nhận được đó là trong suốt hai mươi sáu năm lèo lái con thuyền Giáo Hội, tinh thần „anh em đừng sợ“ và „hãy mở tung các cửa ra cho Chúa Thánh thần“ của thánh Giáo Hoàng Phaolô II đã ăn sâu trong lòng Giáo Hội. Ngài đã mang lại cho Kitô giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng một diện mạo mới giữa lòng trần thế, đã củng cố lại uy thế và các giá trị đạo đức luân lý chân chính, đặc biệt trong cuộc sống Giáo Hội, qua nhiều Thông Điệp và Tông Thư quan trọng. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đặc biệt cổ vũ và thăng tiến công cuộc đại kết giữa các Giáo Hội Kitô giáo, phong trào đối thoại liên tôn, và nhất là mối tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo với Do-thái giáo và nước Ít-ra-en. Ngoài ra, ngài còn tạo cho Tòa Thánh Vatican có được một vai trò quan trọng nhất định trong các biến cố chính trị, đến nỗi cả thế giới, kể cả các nhà nước vô thần hay thù nghịch với Giáo Hội Công Giáo, đều trân trọng lắng nghe những lời cảnh báo của Đức Giáo Hoàng trước các bất công và áp bức chống lại con người trên thế giới, cũng như những lời kêu gọi kiến tạo hòa bình và tự do của ngài.
Góp phần vào sự giải thể khối Đông âu
Tên „Gioan Phaolô II“ chắc chắn đã đi vào lịch sử nhân loại qua sự góp phần rất lớn của ngài vào biến cố chấm dứt toàn bộ các chế độ cộng sản độc tài ở toàn khối Đông Âu, tức Liên Sô và các nước chư hầu. Ở đây, đặc biệt nhất là cách thế và phương tiện Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã sử dụng trong việc ủng hộ công đoàn Đoàn Kết „Solidarnosc“ tại Ba-lan và đồng thời việc ngài ra tay cứu vớt công đoàn ấy đang trên bờ vực thẳm của sự chia rẽ và hỗn loạn, là cả một công trình thần kỳ, khiến cả thế giới phải nghiêng mình khâm phục.
Tuy nhiên, mãi cho tới nay người ta vẫn chưa biết rõ được toàn bộ các hoạt động của Đức Gioan Phaolô II trong việc nâng đỡ công đoàn Đoàn Kết „Solidarnosc“. Phải chăng ngoài những lời kêu gọi công khai và những thương lượng ngoại giao kín đáo, còn có cả sự giúp đỡ tài chính nữa? Tất cả đều chưa có câu trả lời.
Nhưng bên cạnh sự thành công vĩ đại đó, ngài cũng đã phải đau lòng nhìn thấy mọi nỗ lực của ngài trong việc ngăn chặn trận chiến tàn khốc tại Irak vào năm 2003 hoàn toàn trở nên mây khói. Tuy nhiên, không lâu sau đó Tòa Thánh Vatican đã bỗng chốc trở thành nơi hành hương thăm viếng của các nhà chính trị hàng đầu thuộc các phe tham chiến cũng như thuộc các nước làm trung gian, nhân dịp Đức Gioan Phaolô II lâm trọng bệnh. Điều đó hầu như là một phép lạ nhắc nhủ con người không nên đánh mất niềm hy vọng vào nền hòa bình chân chính của các dân tộc.
Một điều chắc chắn rằng, không phải mọi hoạt động mang màu sắc chính trị của Đức Gioan Phaolô II đều được mọi người đồng tình. Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI, Đấng Kế Vị của ngài, đã tìm cách hướng dẫn các hoạt động xã hội của Giáo Hội quay trở lại với nguồn cội Kitô giáo một cách có hệ thống.
Nói chung, suốt hai mươi sáu năm trên ngôi vị Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã thổi vào lòng Giáo Hội một luồng gió mới và một cách thức điều hành Giáo Hội hoàn toàn mới mẻ. Và người ta đã không quá ngạc nhiên về điều đó, vì sau khi Đức Phaolô VI, một vị Giáo Hoàng thường được đánh giá là đầy âu lo và do dự, băng hà thì Giáo Hội lại được trao phó cho một vị Tân Giáo Hoàng người Ba-lan mới 58 tuổi, trẻ trung, năng động và đầy tràn sức sống.
Tông du khắp thế giới như một thánh Phaolô tân thời
Trên ngôi vị Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã loại bỏ rất nhiều những truyền thống và thói quen nặng hình thức, rườm rà và mang tính cách phô trương trong các sinh hoạt của giáo triều. Với tư cách là Giáo Hoàng, ngài vẫn có những hoạt động thể thao, nhất là ngài đã tông du khắp thế giới như một thánh Phaolô tân thời vậy. Với khả năng truyền thông thiên phú, Đức Gioan Phaolô II đã thu hút sự ngưỡng mộ của mọi tầng lớp quần chúng trên khắp thế giới, và đồng thời ngài cũng đã gây được những ấn tượng tốt nơi những giới truyền thông hay phê bình chỉ trích, ở Ý, ở Âu châu cũng như ở Hoa Kỳ. Nhưng qua thái độ đầy cảm tình đó, Đức Gioan Phaolô II đã thành công trong việc giới thiệu quan điểm chân chính về đức tin Kitô giáo và về luân lý đạo đức của Giáo Hội.
Tại một số giáo phận quan trọng trên thế giới, như ở Köln (Đức), ở Wien (Áo), v.v… chính Đức Thánh Cha đã đích thân bổ nhiệm các vị Chủ Chăn mới, chứ không chiều theo khuynh hướng „dân chủ“ tại các địa phương này, nên đã không tránh được một số chống đối. Đặc biệt nhất là các cuộc tranh cãi sôi nổi về việc thành lập các văn phòng tư vấn cho các phụ nữ mang thai đang gặp khủng hoảng, Vatican liền lên tiếng đòi buộc phải chấm dứt ngay, dĩ nhiên điều đó đã gây nên những bất mãn nhất định nơi một số thành phần trong Giáo Hội. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, trong các khủng hoảng trên đây cũng như trong các vấn đề khó khăn khác, Đức Hồng Y Josef Ratzinger, Tổng trưởng Thánh Bộ Đức Tin, vị cộng tác đắc lực nhất của Đức Gioan Phaolô II và sau này là Đấng Kế Vị của ngài, đã đưa ra những quyết định hết sức thẳng thắn và dứt khoát.
Nói một cách tổng quát thì vào thập niên 1990, Tòa Thánh nói chung và Đức Gioan Phaolô II nói riêng đã phải đối mặt với một số vấn đề gai góc, chẳng hạn:
• Tình hình Kitô Giáo tại các nước thuộc khối Đông Âu trước kia: Thái độ đối nghịch, ghen tỵ và cạnh tranh thiếu tinh thần Kitô giáo giữa Giáo Hội Chính Thống và Giáo Hội Công Giáo tại các địa phương ấy mỗi ngày một gia tăng.
• Tiếp đến là phong trào Công Giáo bảo thủ quá khích của cựu Tổng Giám Mục Marcel Lefèbvre đã càng ngày càng gây nhức nhối cho Mẹ Giáo Hội qua thái độ cố chấp, chối bỏ toàn bộ các giáo huấn của Thánh Công Đồng Vatican II một cách hết sức vô lý.
• Một nỗi khổ tâm khác của Đức Gioan Phaolô II cũng không nhỏ, đó là trường hợp mập mờ của vị sáng lập phong trào „Legionäre Christi“ - Binh Đoàn Đức Kitô, Marcial Marciel Degollado (1920-2008). Nói chung, người ta cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã phản ứng quá chậm trễ trước những sai trái quá đà của nhóm này.
• Tiếp đến, người ta cũng phàn nàn là Đức Thánh Cha đã thả lỏng quá nhiều cho một số giáo chức trong giáo triều.
Điểm đặc biệt nơi con người Đức Gioan Phaolô II là tình yêu mãnh liệt của ngài đối với sứ vụ Phêrô mà ngài đã được trao phó. Vì thế, kể từ năm 2000, mặc dù bệnh rung chân tay, mà tiếng chuyên môn gọi là Parkison, mỗi ngày một thêm trầm trọng, có lẽ phần lớn do ảnh hưởng của cuộc ám sát tại quảng trường Thánh Phêrô vào năm 1981, Đức Thánh Cha vẫn không chút mỏi mệt trong việc chu toàn thừa tác vụ Chủ Chăn Hoàn Vũ của ngài: Ngài vẫn tiếp tục các cuộc tông du khắp nơi trên thế giới, biên soạn các Tông Thư, các Thông Điệp, giữ các cuộc yết kiến chung hằng tuần, tiếp xúc với các quốc trưởng và ngoại giao đoàn, vẫn tiếp tục giảng lễ, mãi cho tới giây phút cuối cùng khi ngài không còn đủ sức đi lại và nói lên lời nữa mới thôi. Hình ảnh cuối cùng hoàn toàn kiệt lực của ngài xuất hiện trên cửa sổ phòng làm việc của ngài trước sự chứng kiến của hằng trăm ngàn khách hành hương, đã minh chứng rõ ràng tâm tình mục tử của ngài, và đồng thời cũng đã ghi sâu vào trong lòng kính trọng và yêu mến của mọi người đối với ngài.
Bởi vậy, ngay trước khi ngài qua đời, nhiều người đã muốn tôn Đức Gioan Phaolô II làm thánh sống. Đặc biệt trong Thánh Lễ an táng của ngài, hầu như tất cả các tín hữu hiện diện đã đồng thanh hô to: „santo subito!“ „santo subito!“ – Hãy phong thánh ngay lập tức! Hãy phong thánh ngay lập tức!
Từ làn sóng sùng kính này, án phong Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô II đã được tiến hành rất mau chóng. Nhưng trước hết, đó là nguyện vọng sâu xa và to lớn của Giáo Hội Công Giáo tại Ba-lan và của Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Giáo phận Krakauer/Ba-lan, và là vị thư ký lâu năm của Đức Thánh Cha. Đức Bênêđíctô XVI đã thu ngắn một vài thủ tục không cần thiết của án phong Chân Phước cho ngài, dù rằng Đức Bênêđíctô XVI luôn đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm nhặt mọi công tác của án phong Chân Phước này. Sau cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoàn toàn xác tín rằng Đức Giaon Phaolô II quả thực đã sống một cuộc sống Kitô giáo gương mẫu, nên đã long trọng ghi tên ngài vào sổ bộ các bậc Hiển Thánh cùng với Đức Gioan XXIII vào ngày Chúa Nhật 27.4.2014 vừa qua.
Lạy Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô, xin cầu cho chúng con! Amen
Giáo xứ St Margaret Mary Brunswick Mừng Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
05:30 28/04/2014
Giáo xứ St Margaret Mary Brunswick Mừng Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót
Chín ngày qua kể từ thứ Sáu Tuần Thánh Nhóm Lòng Chúa Thương Xót của giáo xứ đã sốt sắng làm tuần chín ngày kính Lòng Chúa Thương Xót và hôm nay sau giờ chầu Thánh Thể và giảng thuyết cả cộng đoàn đã tề tựu rước kiệu ảnh Lòng Chúa Thương Xót từ Trung tâm Thiên Ân vào Thánh đường cử hành Thánh lễ thật long trọng và sốt sắng. Sau Thánh lễ tất cả đã vui mừng chia sẻ bữa tiệc liên hoan trong hội trường giáo xứ.
Xem hình xin bấm vào đây: https://www.dropbox.com/sh/8o775n7oip01ftc/f8-HlNVrUz
Chín ngày qua kể từ thứ Sáu Tuần Thánh Nhóm Lòng Chúa Thương Xót của giáo xứ đã sốt sắng làm tuần chín ngày kính Lòng Chúa Thương Xót và hôm nay sau giờ chầu Thánh Thể và giảng thuyết cả cộng đoàn đã tề tựu rước kiệu ảnh Lòng Chúa Thương Xót từ Trung tâm Thiên Ân vào Thánh đường cử hành Thánh lễ thật long trọng và sốt sắng. Sau Thánh lễ tất cả đã vui mừng chia sẻ bữa tiệc liên hoan trong hội trường giáo xứ.
Xem hình xin bấm vào đây: https://www.dropbox.com/sh/8o775n7oip01ftc/f8-HlNVrUz
Cộng đòan Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm mừng Lễ kính Lòng Chúa thương xót trọng thể.
Trần Văn Minh
06:24 28/04/2014
Cộng đòan Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm mừng Lễ kính Lòng Chúa thương xót trọng thể.
Melbourne, Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh. Sau khi cộng đòan chuẩn bị cho đại lễ với tuần cửu nhật thật sốt sắng. Chiều nay 27/4/14 vào lúc 3 giờ chiều cộng đòan đã long trọng khai mạc đại lễ mừng kính Lòng Chúa thương xót tại Nguyện đường Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm với rất đông giáo dân các nơi trong Tổng giáo phận Melbourne về tham dự.
Đúng 3 giờ chiều, cộng đòan đã khai mạc giờ kinh Lòng Chúa thương xót thật trọng thể. Lời kinh, tiếng hát và những lời khẩn cầu đến Lòng Chúa Thương xót, xin cha thương xót chúng con và tòan thế giới.
Tiếp đến là Kinh cầu Suy tôn Lòng Chúa thương xót, kinh “Xin Lòng Chúa thương xót,” Kinh “Tận hiến cho Lòng Thương xót Chúa.” Có những bài hát cùng chủ đề làm cho buổi lần chuỗi Lòng Chúa thương xót thêm phần sốt mến.
Phần giảng thuyết do Linh mục Phạm Quang Hồng thuyết giảng với chủ đề “Lòng Chúa thương xót: Nguồn Sống các gia đình.” Mặc dù linh mục không được khỏe, nhưng với kiến thức rộng rãi, lối giảng thuyết lôi cuốn và dí dỏm, đã diễn tả một cách thật dễ hiểu về Lòng Chúa thương xót nhân lọai, qua các điển tích, tín lý và thần học diễn giải về đời sống gia đình mà Thiên Chúa sáng tạo, với ba kế họach của Thiên Chúa kỳ vọng vào con người qua đời sống hôn nhân thánh thiện.
Cũng nhân nói về Lòng Chúa thương xót, linh mục cũng nói đến nết hư, tật xấu của con người qua những tội lỗi, như thiếu thành thật, hà tiện những lời nói yêu thương, đánh mất đi cơ hội, không nhìn ra tình thương từ người khác dành cho mình, để nhận ra tình Chúa thương xót mình. Vì thời gian có hạn, buổi thuyết giảng chấm dứt lúc 5 giờ để mọi người có thời gian nghỉ giải lao trước khi tới giờ chầu Thánh Thể.
Mọi người lại trở lại nguyện đường để dự giờ chầu Thánh Thể của Đại lễ Lòng Chúa thương xót. Chúa ngự giữa đòan con cái, nghe lời ngợi khen tôn vương và cả những lời tâm sự xin Chúa luôn xót thương, nâng đỡ phù trì cho mọi người còn ở nơi thế gian hưởng được tình Chúa bao la.
6 giờ 30’ Thánh lễ đồng tế do Linh mục Raphael Võ Đức Thiện quản nhiệm cộng đòan chủ tế, cùng đồng tế có quý cha Linh Dòng ngôi lời, LM. Trứ, LM. Hồng, LM. Giang, LM Tân Dòng Thánh Thể và Phó tế Vinh. Phần phụng vụ Thánh ca do Ca đòan Cecillia phụ trách đã dùng lời ca, tiếng hát ca khen, cảm tạ Lòng Chúa thương xót thật xuất sắc giúp buổi lễ thêm sốt sắng và long trọng hơn.
Cũng nhân ngày tuyên Thánh cho hai vị cố Giáo hòang Gioan Phaolô II và Gioan XXIII. Linh mục Raphael đã nhắc lại công lao của hai vị Thánh giáo hòang đã có công làm cho Giáo Hội Công Giáo trở nên sống động.
Nhân dịp Đại lễ Lòng Chúa thương xót 2014. Ban tổ chức đại lễ đã có món qùa kỷ niệm đến mọi người hiện diện là những cỗ tràng hạt hai màu trắng đỏ, và những ảnh, tượng sau khi đuợc Linh mục quản nhiệm làm phép đã được các chị trong Đòan Liên Minh Thánh Tâm, Ngành nữ tông đồ mang đi trao tặng đến cộng đòan.
Buổi lễ kết thúc với bữa tiệc mừng thật vui vẻ, mọi người đón nhận phần ăn từ những lều phân phối và vui vẻ thăm chào nhau, hàn huyên trong tiếng cười nói vui vẻ. Trời về tối không khí trờ nên lạnh hơn nhưng nhờ ơn vào Lòng Chúa thương xót. Buổi lễ đã được hưởng một ngày thật đẹp tươi.
Melbourne 27/4/14.
Trần Văn Minh
Melbourne, Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh. Sau khi cộng đòan chuẩn bị cho đại lễ với tuần cửu nhật thật sốt sắng. Chiều nay 27/4/14 vào lúc 3 giờ chiều cộng đòan đã long trọng khai mạc đại lễ mừng kính Lòng Chúa thương xót tại Nguyện đường Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm với rất đông giáo dân các nơi trong Tổng giáo phận Melbourne về tham dự.
Thánh lễ đồng tế |
Thuyết giảng |
Chầu Thánh Thể |
Đúng 3 giờ chiều, cộng đòan đã khai mạc giờ kinh Lòng Chúa thương xót thật trọng thể. Lời kinh, tiếng hát và những lời khẩn cầu đến Lòng Chúa Thương xót, xin cha thương xót chúng con và tòan thế giới.
Tiếp đến là Kinh cầu Suy tôn Lòng Chúa thương xót, kinh “Xin Lòng Chúa thương xót,” Kinh “Tận hiến cho Lòng Thương xót Chúa.” Có những bài hát cùng chủ đề làm cho buổi lần chuỗi Lòng Chúa thương xót thêm phần sốt mến.
Phần giảng thuyết do Linh mục Phạm Quang Hồng thuyết giảng với chủ đề “Lòng Chúa thương xót: Nguồn Sống các gia đình.” Mặc dù linh mục không được khỏe, nhưng với kiến thức rộng rãi, lối giảng thuyết lôi cuốn và dí dỏm, đã diễn tả một cách thật dễ hiểu về Lòng Chúa thương xót nhân lọai, qua các điển tích, tín lý và thần học diễn giải về đời sống gia đình mà Thiên Chúa sáng tạo, với ba kế họach của Thiên Chúa kỳ vọng vào con người qua đời sống hôn nhân thánh thiện.
Cũng nhân nói về Lòng Chúa thương xót, linh mục cũng nói đến nết hư, tật xấu của con người qua những tội lỗi, như thiếu thành thật, hà tiện những lời nói yêu thương, đánh mất đi cơ hội, không nhìn ra tình thương từ người khác dành cho mình, để nhận ra tình Chúa thương xót mình. Vì thời gian có hạn, buổi thuyết giảng chấm dứt lúc 5 giờ để mọi người có thời gian nghỉ giải lao trước khi tới giờ chầu Thánh Thể.
Mọi người lại trở lại nguyện đường để dự giờ chầu Thánh Thể của Đại lễ Lòng Chúa thương xót. Chúa ngự giữa đòan con cái, nghe lời ngợi khen tôn vương và cả những lời tâm sự xin Chúa luôn xót thương, nâng đỡ phù trì cho mọi người còn ở nơi thế gian hưởng được tình Chúa bao la.
6 giờ 30’ Thánh lễ đồng tế do Linh mục Raphael Võ Đức Thiện quản nhiệm cộng đòan chủ tế, cùng đồng tế có quý cha Linh Dòng ngôi lời, LM. Trứ, LM. Hồng, LM. Giang, LM Tân Dòng Thánh Thể và Phó tế Vinh. Phần phụng vụ Thánh ca do Ca đòan Cecillia phụ trách đã dùng lời ca, tiếng hát ca khen, cảm tạ Lòng Chúa thương xót thật xuất sắc giúp buổi lễ thêm sốt sắng và long trọng hơn.
Cũng nhân ngày tuyên Thánh cho hai vị cố Giáo hòang Gioan Phaolô II và Gioan XXIII. Linh mục Raphael đã nhắc lại công lao của hai vị Thánh giáo hòang đã có công làm cho Giáo Hội Công Giáo trở nên sống động.
Nhân dịp Đại lễ Lòng Chúa thương xót 2014. Ban tổ chức đại lễ đã có món qùa kỷ niệm đến mọi người hiện diện là những cỗ tràng hạt hai màu trắng đỏ, và những ảnh, tượng sau khi đuợc Linh mục quản nhiệm làm phép đã được các chị trong Đòan Liên Minh Thánh Tâm, Ngành nữ tông đồ mang đi trao tặng đến cộng đòan.
Buổi lễ kết thúc với bữa tiệc mừng thật vui vẻ, mọi người đón nhận phần ăn từ những lều phân phối và vui vẻ thăm chào nhau, hàn huyên trong tiếng cười nói vui vẻ. Trời về tối không khí trờ nên lạnh hơn nhưng nhờ ơn vào Lòng Chúa thương xót. Buổi lễ đã được hưởng một ngày thật đẹp tươi.
Melbourne 27/4/14.
Trần Văn Minh
Xứ Tân Việt Sàigòn mừng lễ Lòng Chúa Thương Xót
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
09:26 28/04/2014
Giáo Xứ Tân Việt Đại Lễ Kính Lòng Chúa Xót Thương
3giờ chiều ngày 27-04-2014, Giáo xứ Tân việt cùng Cha Chánh xứ, cũng là Cha Linh Hướng mừng Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa Trong Thánh lễ, lời nhắn nhủ của Cha Linh hướng giúp mọi người hiểu nhiều hơn về tình yêu Chúa dành cho mỗi người. “ Qua cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh giá và qua bao thời đại, dấu hiệu, nhân chứng, mạc khải… Ngài chỉ muốn tỏ lộ cho thế gian biết về lòng thương xót vô biên của một Thiên Chúa nhân lành đối với con người tội lỗi. Mạc khải về lòng thương xót của Thiên Chúa xoá tan mọi nghi ngờ. Tin vào tình thương của Chúa, chúng ta xác quyết rằng chúng ta có giá trị, chúng ta được tha thứ, và Thiên Chúa luôn quan tâm đến mỗi người chúng ta.”
Xem Hình
Cảm nhận được tình yêu từ lòng Thương Xót Chúa, qua lời nhắc nhở hôm nay và mỗi ngày trong giờ cầu nguyện, chúng tôi đã được đón nhận Lòng thương Xót của Chúa: hãy biết xót thương anh em mình khi mình được Chúa xót thương, phải sống và thực hành lòng bác ái yêu thương. Biết nhìn bằng cái nhìn của Lòng Thương Xót Chúa nhìn kẻ tội lỗi xót xa vì họ lầm đường lạc lối, để thông cảm với anh em. Biết thể hiện Lòng Thương Xót là ánh mắt của tình yêu, nhận ra nhu cầu của tha nhân để chia sẻ, cảm thông, nâng đỡ trong điều kiện Chúa ban.
Ra về mỗi người được nhận món quà thân thương của Cha Chánh xứ trong dịp đại lễ. Đó là một tấm ảnh Lòng Chúa Chúa thương xót dứng giữa nhị vị Giáo Hoàng cùng một tượng Lòng Thương xót Chúa nhỏ xinh, đủ để có thể ấp ủ trên đôi tay mỗi khi cầu nguyện, có thể đem Chúa cùng đồng hành mỗi khi đi xa, có thể đặt trên đầu giường để được an lành trong giấc ngủ, hay có thể gửi cho bạn bè món quà đầy yêu thương của Lòng Thương Xót Chúa, như tấm lòng của Cha Linh hướng muốn biểu lộ cho đoàn chiên.
Xin cho chúng con cảm nghiệm được lòng thương xót vô điều kiện của Chúa để không bao giờ ngã lòng vì những yếu đuối bất toàn của mình. “Lạy Chúa Giêsu! Con tín thác vào Chúa.”
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
3giờ chiều ngày 27-04-2014, Giáo xứ Tân việt cùng Cha Chánh xứ, cũng là Cha Linh Hướng mừng Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa Trong Thánh lễ, lời nhắn nhủ của Cha Linh hướng giúp mọi người hiểu nhiều hơn về tình yêu Chúa dành cho mỗi người. “ Qua cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh giá và qua bao thời đại, dấu hiệu, nhân chứng, mạc khải… Ngài chỉ muốn tỏ lộ cho thế gian biết về lòng thương xót vô biên của một Thiên Chúa nhân lành đối với con người tội lỗi. Mạc khải về lòng thương xót của Thiên Chúa xoá tan mọi nghi ngờ. Tin vào tình thương của Chúa, chúng ta xác quyết rằng chúng ta có giá trị, chúng ta được tha thứ, và Thiên Chúa luôn quan tâm đến mỗi người chúng ta.”
Xem Hình
Cảm nhận được tình yêu từ lòng Thương Xót Chúa, qua lời nhắc nhở hôm nay và mỗi ngày trong giờ cầu nguyện, chúng tôi đã được đón nhận Lòng thương Xót của Chúa: hãy biết xót thương anh em mình khi mình được Chúa xót thương, phải sống và thực hành lòng bác ái yêu thương. Biết nhìn bằng cái nhìn của Lòng Thương Xót Chúa nhìn kẻ tội lỗi xót xa vì họ lầm đường lạc lối, để thông cảm với anh em. Biết thể hiện Lòng Thương Xót là ánh mắt của tình yêu, nhận ra nhu cầu của tha nhân để chia sẻ, cảm thông, nâng đỡ trong điều kiện Chúa ban.
Ra về mỗi người được nhận món quà thân thương của Cha Chánh xứ trong dịp đại lễ. Đó là một tấm ảnh Lòng Chúa Chúa thương xót dứng giữa nhị vị Giáo Hoàng cùng một tượng Lòng Thương xót Chúa nhỏ xinh, đủ để có thể ấp ủ trên đôi tay mỗi khi cầu nguyện, có thể đem Chúa cùng đồng hành mỗi khi đi xa, có thể đặt trên đầu giường để được an lành trong giấc ngủ, hay có thể gửi cho bạn bè món quà đầy yêu thương của Lòng Thương Xót Chúa, như tấm lòng của Cha Linh hướng muốn biểu lộ cho đoàn chiên.
Xin cho chúng con cảm nghiệm được lòng thương xót vô điều kiện của Chúa để không bao giờ ngã lòng vì những yếu đuối bất toàn của mình. “Lạy Chúa Giêsu! Con tín thác vào Chúa.”
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
Tổng kết khóa học tiếng Anh tại giáo xứ Bình Khánh
Giuse Khổng Hữu Nguồn
09:29 28/04/2014
XUÂN LỘC - Sáng Chúa Nhật 27.4.2014, Giáo xứ Bình Khánh, hạt Xuân Lộc, Giáo phận Xuân Lộc, tổ chức tổng kết khóa học Tiếng Anh cho 101 em không phân biệt lương giáo trong khu vực học miễn phí hoàn toàn. Hiện diện trong buổi tổng kết có Cha xứ Phero, Quý Thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc, và đặc biệt có hai vị khách nước ngoài là Soeur người Ireland và anh người Scotland đến thăm và dự buổi tổng kết với các em.
Hình ảnh
Khóa học chín tháng, trừ Chúa Nhật đầu tháng hoặc lễ trọng thì các em được nghỉ, còn lại học bình thường.
Các thầy đại chủng viện trực tiếp dậy các em cho biết: “Các em học rất chăm chỉ, tiếp thu bài khá tốt, nhưng các em cần trau dồi thêm kỹ năng nghe nói. Vì quá chú trọng học ngữ pháp ở nhà trường mà không được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nên hầu hết là các em thiếu tự tin trong giao tiếp ngoại ngữ”.
Nhưng sau khóa học nghe nhiều, nói nhiều, đối thoại trực tiếp, nên các em hôm nay mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp với người nước ngoài.
Trước buổi tổng kết, các em được tập hát vui chơi trao đổi ngoại ngữ với hai vị khách đến thăm.
Kế đến là thánh lễ tạ ơn Chúa đã ban cho lớp học được thành công kết quả tốt đẹp, và trong bài giảng lễ, Cha xứ Phero chia sẻ với cộng đoàn về công ơn dậy dỗ của Quý Thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc đã hy sinh không quản nắng mưa, sức khỏe cũng như thời giờ quý báu, hàng tuần đến giúp các em có được kiến thức ngoại ngữ để về sau ra đời hội nhập với cuộc sống xã hội, thuận lợi trong công việc làm.
Sau lễ là phần tổng kết, trong dịp này một số em lãnh thưởng do đạt thành tích trong học tập, và còn lại mỗi em một phần quà của quý ân nhân giúp đỡ.
Hai vị khách nước ngoài đến thăm cho nhận xét: “Các em trả lời những câu hỏi rất tốt, song các em nên học cách yêu thích Tiếng Anh bằng trò chơi, bài hát, những hình ảnh, những câu chuyện tiếng anh và nhất là nên rèn luyện ngữ điệu, kỹ năng giao tiếp nhiều hơn nữa”.
Bình Khánh là giáo xứ mới, cha xứ mới, nhà thờ đang xây dựng mới, các tổ chức sinh hoạt phụng vụ đang từng bước được hình thành và củng cố. Hy vọng một ngày không xa, đây sẽ là nơi hội tụ nhiều niềm vui truyền giáo của Chúa và Hội Thánh.
Hình ảnh
Khóa học chín tháng, trừ Chúa Nhật đầu tháng hoặc lễ trọng thì các em được nghỉ, còn lại học bình thường.
Các thầy đại chủng viện trực tiếp dậy các em cho biết: “Các em học rất chăm chỉ, tiếp thu bài khá tốt, nhưng các em cần trau dồi thêm kỹ năng nghe nói. Vì quá chú trọng học ngữ pháp ở nhà trường mà không được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nên hầu hết là các em thiếu tự tin trong giao tiếp ngoại ngữ”.
Nhưng sau khóa học nghe nhiều, nói nhiều, đối thoại trực tiếp, nên các em hôm nay mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp với người nước ngoài.
Trước buổi tổng kết, các em được tập hát vui chơi trao đổi ngoại ngữ với hai vị khách đến thăm.
Kế đến là thánh lễ tạ ơn Chúa đã ban cho lớp học được thành công kết quả tốt đẹp, và trong bài giảng lễ, Cha xứ Phero chia sẻ với cộng đoàn về công ơn dậy dỗ của Quý Thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc đã hy sinh không quản nắng mưa, sức khỏe cũng như thời giờ quý báu, hàng tuần đến giúp các em có được kiến thức ngoại ngữ để về sau ra đời hội nhập với cuộc sống xã hội, thuận lợi trong công việc làm.
Sau lễ là phần tổng kết, trong dịp này một số em lãnh thưởng do đạt thành tích trong học tập, và còn lại mỗi em một phần quà của quý ân nhân giúp đỡ.
Hai vị khách nước ngoài đến thăm cho nhận xét: “Các em trả lời những câu hỏi rất tốt, song các em nên học cách yêu thích Tiếng Anh bằng trò chơi, bài hát, những hình ảnh, những câu chuyện tiếng anh và nhất là nên rèn luyện ngữ điệu, kỹ năng giao tiếp nhiều hơn nữa”.
Bình Khánh là giáo xứ mới, cha xứ mới, nhà thờ đang xây dựng mới, các tổ chức sinh hoạt phụng vụ đang từng bước được hình thành và củng cố. Hy vọng một ngày không xa, đây sẽ là nơi hội tụ nhiều niềm vui truyền giáo của Chúa và Hội Thánh.
Giáo Phận Đà Nẵng Mừng Ngày Tuyên Thánh Hai Vị Giáo Hoàng
Toma Trương Văn Ân
09:29 28/04/2014
Hòa chung niềm vui với Giáo Hội toàn cầu trong ngày tuyên Thánh hai vị Giáo Hoàng (27.4.2014), Giáo phận Đà Nẵng qui tụ về nhà thờ Chính tòa, quanh Đức Giám Mục (ĐGM) Giáo phận, vị Cha chung để hiệp dâng Thánh lễ mừng hai tân Thánh trong ngày lễ Lòng Chúa Thương Xót ( Chúa Nhật 2 Phục Sinh).
Hình ảnh
Lúc 14 giờ, tất cả các cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót các Giáo xứ trong toàn Giáo phận cùng đọc kinh chung với ĐGM trong nhà thờ. ĐGM huấn từ những điều cần thiết cho các hoạt động của cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót, Ngài nhấn mạnh: “ …. Đây không phải là hội đoàn Công Giáo tiến hành, không cần có những cơ cấu cấp giáo phận, không xem là đoàn thể. Mỗi người cảm nhận lòng Chúa thương xót mình, hằng luôn tín thác vào tình thương bao la của Chúa. Tình thương Chúa lớn hơn bất cứ tội lỗi nào của mỗi người, miễn là chúng ta biết chạy đến tin tưởng vào lòng Chúa thương xót, qua đó ảnh hưởng đến mọi người trong gia đình mình và những người xung quanh…. Tránh các hình thức bên ngoài không cần thiết, mà trọng tâm là lòng Chúa thương xót”. Giáo Hội muốn phổ biến lòng Chúa Thương xót cho toàn thế giới và mỗi người để hướng dẫn lương tâm con người, nâng đỡ kẻ có tội và người yếu đuối được hưởng nhờ lòng Chúa thương xót. ĐGM mời gọi các cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót các giáo xứ nội thành và vùng lân cận cùng đọc kinh chung với Ngài lúc 15 giờ chiều các thứ sáu đầu tháng, sau đó thánh lễ Thánh tâm kính lòng Chúa thương xót, bổn mạng giáo phận. Có thể luân phiên đến tất cả các Giáo xứ, nhằm cổ võ thêm tâm tình tín thác vào lòng Chúa thương xót tại các giáo xứ đó.
ĐGM và cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót chầu Thánh Thế kết thúc buổi đọc kinh chung, sau đó cùng ra hội trường Giáo xứ Chính tòa xem truyền hình trực tiếp Thánh lễ tuyên phong hai Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phao lô II do Đức Thánh Cha chủ sự tại Vatican. Tất cả mọi người hồi hộp, vui mừng, theo dõi từng nghi lễ, nhất là bài giảng của Đức Thánh Cha, như đang dự lễ tại quảng trường Thánh Phê rô tại Vatican vậy.
Trước khi Thánh lễ Đại trào kính Lòng Chúa Thương xót và mừng ngày tuyên phong hai Thánh tại sân nhà thờ Chính tòa do ĐGM chủ sự, cộng đoàn dân Chúa Giáo phận được nghe tiểu sử, các nhân đức, các đóng góp to lớn cho Giáo Hội …của hai Thánh Giáo Hoàng. Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập khai mở Công Đồng Vat II, như cánh cửa Giáo Hội mở đi vào lòng trần thế trong mọi phương diện; Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II lập lễ Lòng Thương Xót Chúa, xác tín chúng ta được Chúa yêu thương khi chúng ta còn là tội nhân.
Trong bài chia sẻ, ĐGM nhấn mạnh mỗi người cần đổi mới nên hoàn thiện mỗi ngày, nhờ đó canh tân đổi mới gia đình và mọi người. Đời sống chúng ta phải cảm nhận được lòng Chúa thương xót, chúng ta biết dành mọi phương tiện trần gian để đạt mục đích là chính Chúa. Qua đoạn Tin Mừng Ga 20,19-31 thuật lại việc Chúa hiện ra thiếu ông Toma, và ông đòi kiểm chứng thực nghiệm, Chúa lại hiện ra để đáp ứng yêu cầu của ông. ĐGM cho cộng đoàn thấy được Chúa yêu thương từng người, quan tâm đến nhu cầu mỗi người.
Trước lúc kết thúc, tràng pháo tay thật dài của cộng đoàn hiện diện hòa chung niềm vui với Giáo Hội có hai tân Thánh của thời đại, ĐGM nhắc nhở mỗi người phải trở thành những ngọn tháp chứng nhân Tin Mừng trong môi trường sống của mình cho anh em xung quanh, và 2 tuần nữa sẽ đến Chúa Nhật lễ Chúa Chiên Lành, cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu. Mỗi người cần nổ lực cố gắng tạo mọi điều kiện cho việc ươm mần và đào tạo Linh Mục Tu sĩ, kể cả mọi phương diện, phương tiện và con em mình cho Giáo Hội.
Trong dịp này, Tòa Giám Mục đã tặng một số sách Thông Điệp Sùng Kính Lòng Chúa Thương Xót và ảnh lòng Chúa thương xót cho những ai có nhu cầu, trước lúc mọi người chia tay trong niềm vui lớn của Giáo Hội.
Hình ảnh
Lúc 14 giờ, tất cả các cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót các Giáo xứ trong toàn Giáo phận cùng đọc kinh chung với ĐGM trong nhà thờ. ĐGM huấn từ những điều cần thiết cho các hoạt động của cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót, Ngài nhấn mạnh: “ …. Đây không phải là hội đoàn Công Giáo tiến hành, không cần có những cơ cấu cấp giáo phận, không xem là đoàn thể. Mỗi người cảm nhận lòng Chúa thương xót mình, hằng luôn tín thác vào tình thương bao la của Chúa. Tình thương Chúa lớn hơn bất cứ tội lỗi nào của mỗi người, miễn là chúng ta biết chạy đến tin tưởng vào lòng Chúa thương xót, qua đó ảnh hưởng đến mọi người trong gia đình mình và những người xung quanh…. Tránh các hình thức bên ngoài không cần thiết, mà trọng tâm là lòng Chúa thương xót”. Giáo Hội muốn phổ biến lòng Chúa Thương xót cho toàn thế giới và mỗi người để hướng dẫn lương tâm con người, nâng đỡ kẻ có tội và người yếu đuối được hưởng nhờ lòng Chúa thương xót. ĐGM mời gọi các cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót các giáo xứ nội thành và vùng lân cận cùng đọc kinh chung với Ngài lúc 15 giờ chiều các thứ sáu đầu tháng, sau đó thánh lễ Thánh tâm kính lòng Chúa thương xót, bổn mạng giáo phận. Có thể luân phiên đến tất cả các Giáo xứ, nhằm cổ võ thêm tâm tình tín thác vào lòng Chúa thương xót tại các giáo xứ đó.
ĐGM và cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót chầu Thánh Thế kết thúc buổi đọc kinh chung, sau đó cùng ra hội trường Giáo xứ Chính tòa xem truyền hình trực tiếp Thánh lễ tuyên phong hai Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phao lô II do Đức Thánh Cha chủ sự tại Vatican. Tất cả mọi người hồi hộp, vui mừng, theo dõi từng nghi lễ, nhất là bài giảng của Đức Thánh Cha, như đang dự lễ tại quảng trường Thánh Phê rô tại Vatican vậy.
Trước khi Thánh lễ Đại trào kính Lòng Chúa Thương xót và mừng ngày tuyên phong hai Thánh tại sân nhà thờ Chính tòa do ĐGM chủ sự, cộng đoàn dân Chúa Giáo phận được nghe tiểu sử, các nhân đức, các đóng góp to lớn cho Giáo Hội …của hai Thánh Giáo Hoàng. Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập khai mở Công Đồng Vat II, như cánh cửa Giáo Hội mở đi vào lòng trần thế trong mọi phương diện; Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II lập lễ Lòng Thương Xót Chúa, xác tín chúng ta được Chúa yêu thương khi chúng ta còn là tội nhân.
Trong bài chia sẻ, ĐGM nhấn mạnh mỗi người cần đổi mới nên hoàn thiện mỗi ngày, nhờ đó canh tân đổi mới gia đình và mọi người. Đời sống chúng ta phải cảm nhận được lòng Chúa thương xót, chúng ta biết dành mọi phương tiện trần gian để đạt mục đích là chính Chúa. Qua đoạn Tin Mừng Ga 20,19-31 thuật lại việc Chúa hiện ra thiếu ông Toma, và ông đòi kiểm chứng thực nghiệm, Chúa lại hiện ra để đáp ứng yêu cầu của ông. ĐGM cho cộng đoàn thấy được Chúa yêu thương từng người, quan tâm đến nhu cầu mỗi người.
Trước lúc kết thúc, tràng pháo tay thật dài của cộng đoàn hiện diện hòa chung niềm vui với Giáo Hội có hai tân Thánh của thời đại, ĐGM nhắc nhở mỗi người phải trở thành những ngọn tháp chứng nhân Tin Mừng trong môi trường sống của mình cho anh em xung quanh, và 2 tuần nữa sẽ đến Chúa Nhật lễ Chúa Chiên Lành, cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu. Mỗi người cần nổ lực cố gắng tạo mọi điều kiện cho việc ươm mần và đào tạo Linh Mục Tu sĩ, kể cả mọi phương diện, phương tiện và con em mình cho Giáo Hội.
Trong dịp này, Tòa Giám Mục đã tặng một số sách Thông Điệp Sùng Kính Lòng Chúa Thương Xót và ảnh lòng Chúa thương xót cho những ai có nhu cầu, trước lúc mọi người chia tay trong niềm vui lớn của Giáo Hội.
Giáo hạt Thuận Nghĩa: Khai mạc tuần tập huấn giáo lý viên cấp III
Pv Vĩnh Nghĩa
09:35 28/04/2014
Sáng ngày 28/4/2014, Ban giảng huấn giáo lý giáo phận Vinh đã hội ngộ cùng gần 150 giáo lý viên đến từ hai giáo xứ Thuận Nghĩa và Thuận Giang để khai mạc chương trình tập huấn giáo lý viên cấp III tại giáo hạt.
Hình ảnh
Tuần tập huấn tại giáo hạt Thuận Nghĩa được chia thành ba địa điểm và được cử hành đồng thời tại các giáo cụm: Thuận Nghĩa (Thuận Nghĩa, Thuận Giang), Cầm Trường (Cầm Trường, Song Ngọc, Phú Yên, Vĩnh Yên và Mành Sơn), Thanh Dạ (Thanh Dạ, Thanh Xuân, Lộc Thuỷ, Xuân An, Yên Hoà, Sơn Trang). Đây là mốc điểm quan trọng để giáo lý viên nhìn lại sứ mạng cao quý của mình. Tại cụm Thuận Nghĩa, buổi khai mạc có sự hiện diện của cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, cha Phêrô Nguyễn Văn Sơn - quản xứ Thuận Giang, quý Sr. trong ban tập huấn gồm Anna Cao Thị Ánh Hồng, Maria Đan Thị Minh Tuyết, Anna Nguyễn Thị Mỹ Linh.
Hướng đến bốn chiều kích đào tạo nhân bản, đời sống thiêng liêng, giáo lý, mục vụ, chương trình tập huấn sẽ trao cho các thầy cô vốn kiến thức, kinh nghiệm sống và những kỹ năng sư phạm cần thiết cho các giờ lên lớp.
Như lời phát biểu của cha quản hạt trong giờ khai mạc, giáo lý viên không chỉ đơn thuần trao cho các em kiến thức giáo lý trên lớp, nhưng mỗi người phải là mô phạm về đời sống nhân bản, thiêng liêng và luôn biết để tâm giúp đỡ các em trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Lâu nay, việc tuyển chọn và xây dựng đội ngũ giáo lý viên có chiều sâu thực sự là bài toán nan giải tại các giáo xứ. Trước những dấu hiệu xuống cấp về giáo lý của một bộ phận Kitô hữu trẻ hiện nay, việc canh tân giáo lý theo tinh thần Công đồng Vaticanô II đang là vấn đề cấp thiết. Muốn thực hiện được điều này trên hết giáo lý viên phải là chứng nhân đức tin, kế đến mới là thầy dạy và là nhà giáo dục cho thế hệ trẻ.
Chương trình tập huấn sẽ được kết thúc vào trưa thứ 7 ngày 03 tháng 05 năm 2014 bằng giờ chầu Thánh Thể và nghi thức sai đi. Giáo hạt Thuận Nghĩa hiện có 13 giáo xứ, 47 ngàn giáo dân với gần 600 giáo lý viên.
Hình ảnh
Tuần tập huấn tại giáo hạt Thuận Nghĩa được chia thành ba địa điểm và được cử hành đồng thời tại các giáo cụm: Thuận Nghĩa (Thuận Nghĩa, Thuận Giang), Cầm Trường (Cầm Trường, Song Ngọc, Phú Yên, Vĩnh Yên và Mành Sơn), Thanh Dạ (Thanh Dạ, Thanh Xuân, Lộc Thuỷ, Xuân An, Yên Hoà, Sơn Trang). Đây là mốc điểm quan trọng để giáo lý viên nhìn lại sứ mạng cao quý của mình. Tại cụm Thuận Nghĩa, buổi khai mạc có sự hiện diện của cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, cha Phêrô Nguyễn Văn Sơn - quản xứ Thuận Giang, quý Sr. trong ban tập huấn gồm Anna Cao Thị Ánh Hồng, Maria Đan Thị Minh Tuyết, Anna Nguyễn Thị Mỹ Linh.
Hướng đến bốn chiều kích đào tạo nhân bản, đời sống thiêng liêng, giáo lý, mục vụ, chương trình tập huấn sẽ trao cho các thầy cô vốn kiến thức, kinh nghiệm sống và những kỹ năng sư phạm cần thiết cho các giờ lên lớp.
Như lời phát biểu của cha quản hạt trong giờ khai mạc, giáo lý viên không chỉ đơn thuần trao cho các em kiến thức giáo lý trên lớp, nhưng mỗi người phải là mô phạm về đời sống nhân bản, thiêng liêng và luôn biết để tâm giúp đỡ các em trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Lâu nay, việc tuyển chọn và xây dựng đội ngũ giáo lý viên có chiều sâu thực sự là bài toán nan giải tại các giáo xứ. Trước những dấu hiệu xuống cấp về giáo lý của một bộ phận Kitô hữu trẻ hiện nay, việc canh tân giáo lý theo tinh thần Công đồng Vaticanô II đang là vấn đề cấp thiết. Muốn thực hiện được điều này trên hết giáo lý viên phải là chứng nhân đức tin, kế đến mới là thầy dạy và là nhà giáo dục cho thế hệ trẻ.
Chương trình tập huấn sẽ được kết thúc vào trưa thứ 7 ngày 03 tháng 05 năm 2014 bằng giờ chầu Thánh Thể và nghi thức sai đi. Giáo hạt Thuận Nghĩa hiện có 13 giáo xứ, 47 ngàn giáo dân với gần 600 giáo lý viên.
Đại Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót tại xứ Thánh Tâm Bến Sắn, GP Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
11:45 28/04/2014
Đại Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót tại xứ Thánh Tâm Bến Sắn, GP Phú Cường
Thánh Tâm Chúa Giêsu nguồn êm ái địu dàng, xin hãy ban xuống lòng con tàn lửa say yêu một Chúa. Thánh Tâm Chúa Giêsu tràn lan niềm thương xót, xin thương giúp người đang sống trong tội biết tìm tới Thánh Tâm Cha. Bài hát rất xa xưa, thấm nhuần vào mỗi con người trong thánh lễ chiều nay.
Xem Hình
Nhà thờ Thánh Tâm còn gọi là nhà thờ Bến Sắn. Từ những ngày đầu hình thành đến nay đã được 160 năm. Ngôi nhà thờ cũ, cách nhà thờ hiện nay khoảng 5 Km, đó là một vùng đất đẹp nhưng hoang vắng. Thực hiện Lời Chúa dạy là yêu thương, nhất là những hoàn cảnh cùng cực. Trại phong Bến Sắn được thành lập từ đây.
Chiều nay ngày 27-4-2014 Chúa Nhật thứ II Phục sinh, mừng kính Lòng Thương Xót của Chúa. 16 giờ, bất ngờ một đám mây lớn che phủ bầu trời phía tây, cùng với những đợt gió làm dịu mát khu vực thị trấn Bến Sắn và nhà thờ, đã làm cho giáo dân chờ đón Đức Cha về dâng lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót như được vui hơn, hân hoan hơn.
Trước lễ, cộng đoàn cung nghinh (Rước) thánh tượng từ nhà mục vụ vào nhà thờ trong tiếng nhạc của đội kèn đồng, tôn vinh LCTX.
Chủ sự thánh lễ hôm nay có: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, cha xứ Đaminh Nguyễn Đức Trung và cha Điệp HTSVN, cùng khoảng 2000 giáo dân tham dự thánh lễ.
Mở đầu thánh lễ, Đức Giám Mục Phêrô nói. Tôn vinh LCTX là để mỗi người chúng ta biết và hiểu là: Chúng ta được Thiên Chúa yêu thương mặc dù chúng ta chỉ là tạo vật,là đầy tớ vô dụng. Ngài cũng đòi hỏi chúng ta là phải biết yêu thương như Ngài. Với bản tính hơn thua, chúng rất dễ mau quên Lời Ngài. Chúng ta hãy biết tín thác vào Ngài, điều này có vẻ hơi khó, nhưng không phải là không làm được. Đã có rất nhiều hạnh đức của các thánh được chiếu tỏa. Giờ đây mỗi người chúng ta hãy thực tâm xin LCTX, thương xót chúng ta.
Trong 20 phút giảng lễ, mọi người chăm chú nghe những lời giáo huấn của vị mục tử và như được thấm vào lòng: Hằng ngày bôn ba với của cải vật chất, tiền bạc, địa vị, những thú vui không lành mạnh, chúng ta quên lãng không chú ý đến những giá trị tinh thần, những hoàn cảnh khó khăn quanh ta. Lòng Thương Xót của Chúa hằng ngày chúng ta lãnh nhận, chúng ta đừng làm uổng phí, nguyện một lòng từ nay xin đáp trả và xin cho hết mọi người biêt rằng: Chúng ta được Thiên Chúa Xót Thương.
Thời tiết khá nóng, nhưng không một cử chỉ nào tỏ ra khó chịu. các cháu nhỏ, các chàng trai, cô gái cũng mãi trang nghiêm. Thật là hạnh phúc từ nay và đến mãi sau này.
Thánh lễ kết thúc sau phép lành của LCTX, nhiều người còn quyến luyến bên chân Thánh Tượng Chúa.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Thánh Tâm Chúa Giêsu nguồn êm ái địu dàng, xin hãy ban xuống lòng con tàn lửa say yêu một Chúa. Thánh Tâm Chúa Giêsu tràn lan niềm thương xót, xin thương giúp người đang sống trong tội biết tìm tới Thánh Tâm Cha. Bài hát rất xa xưa, thấm nhuần vào mỗi con người trong thánh lễ chiều nay.
Xem Hình
Nhà thờ Thánh Tâm còn gọi là nhà thờ Bến Sắn. Từ những ngày đầu hình thành đến nay đã được 160 năm. Ngôi nhà thờ cũ, cách nhà thờ hiện nay khoảng 5 Km, đó là một vùng đất đẹp nhưng hoang vắng. Thực hiện Lời Chúa dạy là yêu thương, nhất là những hoàn cảnh cùng cực. Trại phong Bến Sắn được thành lập từ đây.
Chiều nay ngày 27-4-2014 Chúa Nhật thứ II Phục sinh, mừng kính Lòng Thương Xót của Chúa. 16 giờ, bất ngờ một đám mây lớn che phủ bầu trời phía tây, cùng với những đợt gió làm dịu mát khu vực thị trấn Bến Sắn và nhà thờ, đã làm cho giáo dân chờ đón Đức Cha về dâng lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót như được vui hơn, hân hoan hơn.
Trước lễ, cộng đoàn cung nghinh (Rước) thánh tượng từ nhà mục vụ vào nhà thờ trong tiếng nhạc của đội kèn đồng, tôn vinh LCTX.
Chủ sự thánh lễ hôm nay có: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, cha xứ Đaminh Nguyễn Đức Trung và cha Điệp HTSVN, cùng khoảng 2000 giáo dân tham dự thánh lễ.
Mở đầu thánh lễ, Đức Giám Mục Phêrô nói. Tôn vinh LCTX là để mỗi người chúng ta biết và hiểu là: Chúng ta được Thiên Chúa yêu thương mặc dù chúng ta chỉ là tạo vật,là đầy tớ vô dụng. Ngài cũng đòi hỏi chúng ta là phải biết yêu thương như Ngài. Với bản tính hơn thua, chúng rất dễ mau quên Lời Ngài. Chúng ta hãy biết tín thác vào Ngài, điều này có vẻ hơi khó, nhưng không phải là không làm được. Đã có rất nhiều hạnh đức của các thánh được chiếu tỏa. Giờ đây mỗi người chúng ta hãy thực tâm xin LCTX, thương xót chúng ta.
Trong 20 phút giảng lễ, mọi người chăm chú nghe những lời giáo huấn của vị mục tử và như được thấm vào lòng: Hằng ngày bôn ba với của cải vật chất, tiền bạc, địa vị, những thú vui không lành mạnh, chúng ta quên lãng không chú ý đến những giá trị tinh thần, những hoàn cảnh khó khăn quanh ta. Lòng Thương Xót của Chúa hằng ngày chúng ta lãnh nhận, chúng ta đừng làm uổng phí, nguyện một lòng từ nay xin đáp trả và xin cho hết mọi người biêt rằng: Chúng ta được Thiên Chúa Xót Thương.
Thời tiết khá nóng, nhưng không một cử chỉ nào tỏ ra khó chịu. các cháu nhỏ, các chàng trai, cô gái cũng mãi trang nghiêm. Thật là hạnh phúc từ nay và đến mãi sau này.
Thánh lễ kết thúc sau phép lành của LCTX, nhiều người còn quyến luyến bên chân Thánh Tượng Chúa.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bài Viết Cho Em
Diệp Hải Dung
21:21 28/04/2014
Ảnh của Diệp Hải Dung (Australia)
Tôi ru em nét nhạc quá khô khan
Niềm mơ ước viễn vông ôi khờ dại.
(DHD)