Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuá nhật 3 PS: Nhận ra Chúa là điều quan trọng
Jos. Vinc. Ngọc Biển
11:12 29/04/2014
NHẬN RA CHÚA LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG
(Chúa Nhật II Phục Sinh, năm A)
Ở đời, người ta thường có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Trong đời sống đức tin cũng vậy, nếu chỉ tin khi thuận buồm xuôi gió, hoặc có lợi cho mình thì thật là dễ. Tuy nhiên, tin cả khi mây mù dày đặc, tức là tin cả những lúc không thuận với ý ta thì đây mới là đức tin mang tính trưởng thành.
Hôm nay, bài Tin Mừng thuật lại sự kiện Đức Giêsu hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmau khi các ông đang trên đường trở về quê vì sự thất vọng qua cái cái chết của Ngài. Họ chán trường, hoang mang vì đã tin vào một Đức Giêsu bị thất bại và kết cục cuộc đời lại bị treo trên thập giá như một tử tội. Tuy nhiên, Đức Giêsu phục sinh đã làm cho các ông bừng sáng lên niềm hy vọng và can đảm tuyên xưng cũng như loan truyền về Ngài cho anh chị em...
Vậy, đâu là điều mà các môn đệ nhận ra Ngài, tin theo và loan truyền?
1. Các ông đã nhận ra Đức Giêsu
Hai môn đệ đang trên đường trở về quê, các ông bước đi trên đôi chân rã rời vì mệt mỏi, cộng thêm tinh thần thất vọng vì đã đặt nhầm niềm tin vào Đức Giêsu! Thật vậy, các ông vừa đi vừa bàn chuyện, nhưng không phải là chuyện làm ăn, buôn bán, lao động, giao thương..., hay chuyện gia đình, mà bàn về chuyện một con người, con người đó là chính Đức Giêsu. Câu chuyện được khởi đi từ một tinh thần buồn bã của các ông. Thấu hiểu tâm can các môn đệ, Đức Giêsu đã hiện đến và hỏi: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?" (Lc 24, 17), họ trả lời: "Chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá” (Lc 24, 19-20). Đức Giêsu đã đi bước trước để đến với họ, nhưng họ vẫn không nhận ra Ngài. Tuy nhiên, Ngài vẫn trong vai trò là người chủ động, nên cùng bộ hành với họ, và bắt đầu giải thích cho họ hiểu về Đấng Mêsia, Ngài nói: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Ðấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh” (Lc 24, 25-27).
Đức Giêsu đã trao đổi về vai trò của người Tôi Trung đau khổ, đến để hoàn tất công trình cứu độ của Thiên Chúa Cha trong vai trò Thiên Sai, đồng thời, Ngài cũng giúp cho họ hiểu rằng con đường cứu độ là con đường đau khổ, phải qua đó thì mới bước vào vinh quang.
Đức Giêsu còn đang nói, thì trời đã về chiều, nhưng lòng các môn đệ đã ấm lên và vẫn muốn nghe lời Ngài giải thích. Tuy nhiên, dù muốn nghe nữa, các ông cũng không thể, vì ngày đã ngả bóng hoàng hôn và đêm đã về, nên họ mời Đức Giêsu ở lại với họ. Ngài đã đồng ý, và người bộ hành này đã ngồi vào bàn ăn, vẫn các cử chỉ quen thuộc là cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông. Chính vì vậy mà họ đã nhận ra Ngài. Nhưng cũng chính ngay lúc này, họ không còn được thấy Ngài cách thể lý nữa, vì Ngài đã biến mất. Điều này cho thấy, từ nay, Đức Giêsu sẽ hiện diện trong hành động Bí tích.
2. Đức Giêsu là Đấng giải phóng con người cách toàn diện trên bình diện ân sủng
Khi đọc lại bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy niềm hy vọng của các môn đệ, cũng như các Tông đồ và nhiều người Dothái thời bấy giờ là mong muốn một vị Cứu Tinh quyền uy lẫy lừng, đánh đông dẹp bắc, giải phóng dân tộc bằng quyền lực của sức mạnh, binh đao... Họ không thể tin được một vị Thiên Chúa mà lại bị thất bại ê chề trong tay người phàm qua cái chết tủi nhục đắng cay như vậy, nên các ông đã cảm thán khi được Đức Giêsu hỏi chuyện, trong tâm trạng vô vọng, họ đã thốt lên: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay" (Lc 24, 18). Ngài hỏi tiếp: “Chuyện gì vậy?” và họ đã cảm phiềm: “Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá” (Lc 24, 19-20). Thực ra lời nói này mang đầy tính thất vọng. Họ đã không hiểu nổi sứ vụ Thiên Sai của Ngài, nên trước đó, họ trách khéo người khách lạ này xem ra có vẻ vô tâm, vô tình nên không hay biết chuyện mới xảy ra..., nhưng giờ đây, Đức Giêsu đã khiển trách họ khờ dại và không hiểu biết gì...
Như vậy, Đức Giêsu đã giúp cho họ một lần nữa đi xa hơn về lộ trình cứu độ của Thiên Chúa. Ngài không giải thoát con người theo thiển ý của họ, mà Ngài giải phóng con người trên bình diện ân sủng, đó là: giải thoát con người khỏi tội lỗi, biết sống công bằng, chia sẻ bác ái và yêu thương hết mọi người, kể cả kẻ thù... để thế giới này chỉ có một Thiên Chúa là Cha và mọi người có nhau là anh em... Đây mới là sự giải phóng toàn diện của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Khi nhận ra cốt lõi của mầu nhiệm cứu chuộc nơi Đức Giêsu, ngay lập tức, các ông đã can đảm, hăng say trỗi dậy, trở lại Giêrusalem để loan tin vui mừng này cho các Tông đồ đang còn ở lại nơi đây.
Nguyên nhân để có một thái độ đặc biệt này là họ đã hiểu được Đức Giêsu qua việc Ngài giải thích Thánh Kinh và nhận ra Ngài lúc Ngài bẻ bánh.
3. Sống sứ điệp Lời Chúa
Bài Tin Mừng hôm nay được dàn trải cách tiệm tiến: bắt đầu là việc thông tri sự kiện; thứ đến là được Đức Giêsu giải thích; và, cuối cùng là họ nhận ra Ngài rồi lên đường loan truyền Tin Mừng Phục Sinh, Tin Mừng tình thương của Đức Giêsu cho mọi người...
Như vậy, sứ điệp Lời Chúa hôm nay nhắn gửi chúng ta rằng:
Trước tiên, muốn hiểu, tin và sống mầu nhiệm phục sinh của Đức Giêsu thì cần phải loại bỏ sự thất vọng. Hãy tin tưởng trong sự đơn sơ, không bám víu vào những triết lý cao siêu, nhưng sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa và để cho Lời của Ngài hướng dẫn, từ đó ta sẽ được biến đổi hầu trở nên chứng nhân của Ngài.
Thứ đến, hãy tin tưởng vào Chúa ngay trong những thất bại của cuộc đời, vì Ngài luôn có mặt và đồng hành với chúng ta như Ngài đã đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmau. Hãy gắn bó với Giáo Hội của Đức Giêsu, mặc cho phong ba bão táp; mặc cho những phần tử trong Giáo Hội có những chuyện chẳng hay, thì Giáo Hội Chúa vẫn còn và không ngừng hướng tới sự thánh thiện cũng như là trung gian để thông chuyển ơn cứu độ của Chúa đến với muôn dân.
Tiếp theo, hãy yêu mến Thánh Kinh, vì đây chính là sự hiện diện của Chúa cách đặc biệt. Nếu các môn đệ không được Đức Giêsu hiện ra để giải thích Thánh Kinh cho họ, chắc họ đã không có cơ hội để nhận ra Chúa. Vì thế, chúng ta muốn trở nên nghĩa thiết với Chúa thì phải yêu mến, đọc, học và siêng năng suy gẫm Lời Ngài, vì đây là kho tàng mặc khải trọn vẹn và phong phú mà Thiên Chúa dành cho con người. Có thế, chúng ta mới hy vọng nhận ra Ngài và can đảm, hăng say lên đường loan báo Tin Mừng cho muôn dân.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết đặt niềm hy vọng vào Ngài là Đấng đã Phục Sinh. Luôn yêu mến và gắn bó với Chúa. Sẵn sàng làm chứng cho Chúa khi đã nhận ra Chúa. Amen.
(Chúa Nhật II Phục Sinh, năm A)
Ở đời, người ta thường có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Trong đời sống đức tin cũng vậy, nếu chỉ tin khi thuận buồm xuôi gió, hoặc có lợi cho mình thì thật là dễ. Tuy nhiên, tin cả khi mây mù dày đặc, tức là tin cả những lúc không thuận với ý ta thì đây mới là đức tin mang tính trưởng thành.
Hôm nay, bài Tin Mừng thuật lại sự kiện Đức Giêsu hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmau khi các ông đang trên đường trở về quê vì sự thất vọng qua cái cái chết của Ngài. Họ chán trường, hoang mang vì đã tin vào một Đức Giêsu bị thất bại và kết cục cuộc đời lại bị treo trên thập giá như một tử tội. Tuy nhiên, Đức Giêsu phục sinh đã làm cho các ông bừng sáng lên niềm hy vọng và can đảm tuyên xưng cũng như loan truyền về Ngài cho anh chị em...
Vậy, đâu là điều mà các môn đệ nhận ra Ngài, tin theo và loan truyền?
1. Các ông đã nhận ra Đức Giêsu
Hai môn đệ đang trên đường trở về quê, các ông bước đi trên đôi chân rã rời vì mệt mỏi, cộng thêm tinh thần thất vọng vì đã đặt nhầm niềm tin vào Đức Giêsu! Thật vậy, các ông vừa đi vừa bàn chuyện, nhưng không phải là chuyện làm ăn, buôn bán, lao động, giao thương..., hay chuyện gia đình, mà bàn về chuyện một con người, con người đó là chính Đức Giêsu. Câu chuyện được khởi đi từ một tinh thần buồn bã của các ông. Thấu hiểu tâm can các môn đệ, Đức Giêsu đã hiện đến và hỏi: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?" (Lc 24, 17), họ trả lời: "Chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá” (Lc 24, 19-20). Đức Giêsu đã đi bước trước để đến với họ, nhưng họ vẫn không nhận ra Ngài. Tuy nhiên, Ngài vẫn trong vai trò là người chủ động, nên cùng bộ hành với họ, và bắt đầu giải thích cho họ hiểu về Đấng Mêsia, Ngài nói: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Ðấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh” (Lc 24, 25-27).
Đức Giêsu đã trao đổi về vai trò của người Tôi Trung đau khổ, đến để hoàn tất công trình cứu độ của Thiên Chúa Cha trong vai trò Thiên Sai, đồng thời, Ngài cũng giúp cho họ hiểu rằng con đường cứu độ là con đường đau khổ, phải qua đó thì mới bước vào vinh quang.
Đức Giêsu còn đang nói, thì trời đã về chiều, nhưng lòng các môn đệ đã ấm lên và vẫn muốn nghe lời Ngài giải thích. Tuy nhiên, dù muốn nghe nữa, các ông cũng không thể, vì ngày đã ngả bóng hoàng hôn và đêm đã về, nên họ mời Đức Giêsu ở lại với họ. Ngài đã đồng ý, và người bộ hành này đã ngồi vào bàn ăn, vẫn các cử chỉ quen thuộc là cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông. Chính vì vậy mà họ đã nhận ra Ngài. Nhưng cũng chính ngay lúc này, họ không còn được thấy Ngài cách thể lý nữa, vì Ngài đã biến mất. Điều này cho thấy, từ nay, Đức Giêsu sẽ hiện diện trong hành động Bí tích.
2. Đức Giêsu là Đấng giải phóng con người cách toàn diện trên bình diện ân sủng
Khi đọc lại bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy niềm hy vọng của các môn đệ, cũng như các Tông đồ và nhiều người Dothái thời bấy giờ là mong muốn một vị Cứu Tinh quyền uy lẫy lừng, đánh đông dẹp bắc, giải phóng dân tộc bằng quyền lực của sức mạnh, binh đao... Họ không thể tin được một vị Thiên Chúa mà lại bị thất bại ê chề trong tay người phàm qua cái chết tủi nhục đắng cay như vậy, nên các ông đã cảm thán khi được Đức Giêsu hỏi chuyện, trong tâm trạng vô vọng, họ đã thốt lên: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay" (Lc 24, 18). Ngài hỏi tiếp: “Chuyện gì vậy?” và họ đã cảm phiềm: “Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá” (Lc 24, 19-20). Thực ra lời nói này mang đầy tính thất vọng. Họ đã không hiểu nổi sứ vụ Thiên Sai của Ngài, nên trước đó, họ trách khéo người khách lạ này xem ra có vẻ vô tâm, vô tình nên không hay biết chuyện mới xảy ra..., nhưng giờ đây, Đức Giêsu đã khiển trách họ khờ dại và không hiểu biết gì...
Như vậy, Đức Giêsu đã giúp cho họ một lần nữa đi xa hơn về lộ trình cứu độ của Thiên Chúa. Ngài không giải thoát con người theo thiển ý của họ, mà Ngài giải phóng con người trên bình diện ân sủng, đó là: giải thoát con người khỏi tội lỗi, biết sống công bằng, chia sẻ bác ái và yêu thương hết mọi người, kể cả kẻ thù... để thế giới này chỉ có một Thiên Chúa là Cha và mọi người có nhau là anh em... Đây mới là sự giải phóng toàn diện của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Khi nhận ra cốt lõi của mầu nhiệm cứu chuộc nơi Đức Giêsu, ngay lập tức, các ông đã can đảm, hăng say trỗi dậy, trở lại Giêrusalem để loan tin vui mừng này cho các Tông đồ đang còn ở lại nơi đây.
Nguyên nhân để có một thái độ đặc biệt này là họ đã hiểu được Đức Giêsu qua việc Ngài giải thích Thánh Kinh và nhận ra Ngài lúc Ngài bẻ bánh.
3. Sống sứ điệp Lời Chúa
Bài Tin Mừng hôm nay được dàn trải cách tiệm tiến: bắt đầu là việc thông tri sự kiện; thứ đến là được Đức Giêsu giải thích; và, cuối cùng là họ nhận ra Ngài rồi lên đường loan truyền Tin Mừng Phục Sinh, Tin Mừng tình thương của Đức Giêsu cho mọi người...
Như vậy, sứ điệp Lời Chúa hôm nay nhắn gửi chúng ta rằng:
Trước tiên, muốn hiểu, tin và sống mầu nhiệm phục sinh của Đức Giêsu thì cần phải loại bỏ sự thất vọng. Hãy tin tưởng trong sự đơn sơ, không bám víu vào những triết lý cao siêu, nhưng sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa và để cho Lời của Ngài hướng dẫn, từ đó ta sẽ được biến đổi hầu trở nên chứng nhân của Ngài.
Thứ đến, hãy tin tưởng vào Chúa ngay trong những thất bại của cuộc đời, vì Ngài luôn có mặt và đồng hành với chúng ta như Ngài đã đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmau. Hãy gắn bó với Giáo Hội của Đức Giêsu, mặc cho phong ba bão táp; mặc cho những phần tử trong Giáo Hội có những chuyện chẳng hay, thì Giáo Hội Chúa vẫn còn và không ngừng hướng tới sự thánh thiện cũng như là trung gian để thông chuyển ơn cứu độ của Chúa đến với muôn dân.
Tiếp theo, hãy yêu mến Thánh Kinh, vì đây chính là sự hiện diện của Chúa cách đặc biệt. Nếu các môn đệ không được Đức Giêsu hiện ra để giải thích Thánh Kinh cho họ, chắc họ đã không có cơ hội để nhận ra Chúa. Vì thế, chúng ta muốn trở nên nghĩa thiết với Chúa thì phải yêu mến, đọc, học và siêng năng suy gẫm Lời Ngài, vì đây là kho tàng mặc khải trọn vẹn và phong phú mà Thiên Chúa dành cho con người. Có thế, chúng ta mới hy vọng nhận ra Ngài và can đảm, hăng say lên đường loan báo Tin Mừng cho muôn dân.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết đặt niềm hy vọng vào Ngài là Đấng đã Phục Sinh. Luôn yêu mến và gắn bó với Chúa. Sẵn sàng làm chứng cho Chúa khi đã nhận ra Chúa. Amen.
Lậy Chúa, xin ở lại với chúng con
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
11:14 29/04/2014
Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con
Suy niệm Chúa Nhật III Phục Sinh năm - A
(Lc 24, 13-35)
Ít ai biết đến " một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm " (Lc 24, 13), nếu không có một Người Bộ Hành mà hai môn đệ coi là "khách hành hương" cùng đi với họ thì ngôi làng Emmaus ấy đã bị lãng quên từ lầu rồi. Theo hai ông thì đây là khách hành hương duy nhất " không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay "(Lc 24, 18).
Chúng ta không biết tên của một trong hai môn đệ, chỉ biết một người tên là Clêophas, còn người kia thì không, có thể là mỗi người trong chúng ta, vào những giờ đen tối nhất của nghi ngờ, buồn thảm, mệt mỏi và chán nản, cuộc sống dường như thất bại, không thay đổi được quá trình của các sự kiện. Chúng ta không tiến bước, mà lại quay về với thực tại của quá khứ, trở thành gánh quá nặng, hoặc một mớ rối bòng bong, trốn chạy bằng con đường Emmaus. Hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh trong đời sống chúng ta.
Hai môn đệ trên đường Emmaus đã gắn bó với Đức Giêsu thành Nagiarét " với hy vọng Người sẽ cứu Israel " (Lc 24, 21). Rõ ràng, hai ông đã không " nghe " những lời cảnh báo lặp đi lặp lại của Thầy dành cho tất cả những ai muốn theo Người : " Phàm ai không vác khổ giá mình mà đi sau Ta, ắt không thể làm môn đồ của Ta " ( Lc 14, 27). Trong sự hào hứng của mình, họ đã " không ngồi mà trù liệu phí tổn, xem có đủ vốn đến lúc hoàn thành hay không ? " (Lc 14 , 28). Họ đã đặt nền móng, nhưng khi có thử thách về cuộc Khổ Nạn, họ bỏ dở : làm thế nào họ có thể tiếp tục mà không có một kế hoạch và không có người đứng đầu, tức là thợ cả ? Bằng chứng lời Chúa chứng minh rằng họ thiếu cái gì đấy để tiếp tục và đi đến cùng việc xây dựng Nước Trời ở giữa họ.
Vì đã tham gia vào cuộc hành trình buồn bã của họ, giữa bóng đêm của ngày đang qua và bóng tối đang phủ kín tâm trí họ, Chúa Giêsu Phục Sinh bắt đầu gợi chuyện : "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy ?" (Lc 24, 17) Nghe hỏi thế, họ đã bộc bạch về sự đau khổ, thất vọng, đắng cay của chính mình sau khi Thầy chết, các môn đệ tản mác mỗi người một ngả, đức tin của họ bị tan vỡ, mọi sự xem ra đã hết, các xác tín sụp đổ, niềm hy vọng tắt ngúm. Chúa nói chuyện với hai ông và " giải thích " Kinh Thánh. Chúa chủ động trình bày cho họ, " bắt đầu từ Môsê và các tiên tri", mà tất cả Sách Thánh đều hướng về mầu nhiệm Con Người (x. Lc 24, 27), làm cho tâm hồn họ “ bừng cháy”. Chúa đã đem lại một tia sáng khơi lên niềm hy vọng, đưa họ ra khỏi bóng tối của phiền muộn và thất vọng, đánh thức nơi họ lòng khao khát muốn được ở gần Người, khiến họ nài ép : "Mời ông ở lại với chúng tôi", với lý do "vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn " ( Lc 24, 29 ).
"Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn" (Lc 24, 29 ). Đây là lời mời xin tha thiết của hai ông vào ngày thứ nhất trong tuần, lúc mà tâm hồn đang trĩu nặng vì buồn nản, đang trên đường trở về quê. Họ không bao giờ nghĩ rằng người khách lạ ấy lại chính là Thầy mình mới sống lại. Hai ông đã nhận ra Người tại bàn ăn chỉ với một hành vi " bẻ bánh " đơn giản ( Lc 24, 35 ). Khi trí khôn được chiếu sáng, con tim được đốt nóng, những dấu chỉ bắt đầu gợi lên lòng sốt mến và thôi thúc họ " chỗi dậy trở về Giêrusalem " ( Lc 24, 33 ) để thuật lại tất cả những gì họ đã thấy và đã nghe cho " mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp " (Lc 24, 33).
Hình ảnh hai môn đệ trên đường Emmaus có thể hình ảnh của mỗi gia đình chúng ta trong năm Phúc Âm Hóa Gia Đình này. Giữa biết bao vấn đề và khó khăn, ngay cả những thất vọng nặng nề, Người Bộ Hành Thần Linh vẫn tiếp tục đồng hành bên cạnh chúng ta, mở ra cho chúng ta những trang Kinh Thánh và hướng dẫn chúng ta hiểu sâu hơn những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta hãy van nài : Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con.
Chúa luôn ở với chúng ta, hãy năng đến gặp Người nơi Bí tích Thánh Thể và lắng nghe Lời Chúa. Chính Ðấng Cứu Thế đã bảo đảm cho chúng ta về sự hiện diện hữu hình của Người ở giữa chúng ta, ngang qua Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể. Lời Chúa giúp tâm hồn các ông nóng lại, mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. Cử chỉ bẻ bánh giúp các môn đệ nhận ra Chúa Giê-su (x. Lc 24,35).
Chúng ta cũng vậy, bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể luôn dọn sẵn cho chúng ta, chúng ta nghe Chúa nói, gặp gỡ và đón rước Chúa trong khi cử hành Thánh lễ và rước lễ. Hai môn đệ nhận ra Ðức Giêsu khi người bẻ bánh, liền về Giêrusalem kể lại kinh nghiệm ngoại thường mà họ đã sống: đó là cuộc gặp gỡ với Ðấng Phục Sinh.
Thánh Phaolô cũng bảo chúng ta : " Mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền sự chết của Chúa cho tới khi Người đến" ( 1 Cr 11, 26 ). Như thế, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu trở thành những chứng nhân, sẵn sàng loan báo cái chết và sự phục sinh của Ðức Kitô với lòng hăng say và niềm vui vì được gặp gỡ Chúa. Niềm vui ấy phải lây sang người khác làm cho Giáo Hội tăng trưởng. Giáo Hội lớn mạnh nhờ những chứng tá nảy sinh từ niềm vui được đón nhận và được biến thành lời loan báo. Ðó là một niềm vui tông đồ, lan tỏa.
Cùng với Mẹ Maria trong tháng hoa này, chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria như gương mẫu để bắt chước. Xin Mẹ giúp chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể và nghe Lời Chúa, nhất là hăng say loan báo Tin Mừng Chúa sống lại để mọi người tin mà được cứu độ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật III Phục Sinh năm - A
(Lc 24, 13-35)
Ít ai biết đến " một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm " (Lc 24, 13), nếu không có một Người Bộ Hành mà hai môn đệ coi là "khách hành hương" cùng đi với họ thì ngôi làng Emmaus ấy đã bị lãng quên từ lầu rồi. Theo hai ông thì đây là khách hành hương duy nhất " không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay "(Lc 24, 18).
Chúng ta không biết tên của một trong hai môn đệ, chỉ biết một người tên là Clêophas, còn người kia thì không, có thể là mỗi người trong chúng ta, vào những giờ đen tối nhất của nghi ngờ, buồn thảm, mệt mỏi và chán nản, cuộc sống dường như thất bại, không thay đổi được quá trình của các sự kiện. Chúng ta không tiến bước, mà lại quay về với thực tại của quá khứ, trở thành gánh quá nặng, hoặc một mớ rối bòng bong, trốn chạy bằng con đường Emmaus. Hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh trong đời sống chúng ta.
Hai môn đệ trên đường Emmaus đã gắn bó với Đức Giêsu thành Nagiarét " với hy vọng Người sẽ cứu Israel " (Lc 24, 21). Rõ ràng, hai ông đã không " nghe " những lời cảnh báo lặp đi lặp lại của Thầy dành cho tất cả những ai muốn theo Người : " Phàm ai không vác khổ giá mình mà đi sau Ta, ắt không thể làm môn đồ của Ta " ( Lc 14, 27). Trong sự hào hứng của mình, họ đã " không ngồi mà trù liệu phí tổn, xem có đủ vốn đến lúc hoàn thành hay không ? " (Lc 14 , 28). Họ đã đặt nền móng, nhưng khi có thử thách về cuộc Khổ Nạn, họ bỏ dở : làm thế nào họ có thể tiếp tục mà không có một kế hoạch và không có người đứng đầu, tức là thợ cả ? Bằng chứng lời Chúa chứng minh rằng họ thiếu cái gì đấy để tiếp tục và đi đến cùng việc xây dựng Nước Trời ở giữa họ.
Vì đã tham gia vào cuộc hành trình buồn bã của họ, giữa bóng đêm của ngày đang qua và bóng tối đang phủ kín tâm trí họ, Chúa Giêsu Phục Sinh bắt đầu gợi chuyện : "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy ?" (Lc 24, 17) Nghe hỏi thế, họ đã bộc bạch về sự đau khổ, thất vọng, đắng cay của chính mình sau khi Thầy chết, các môn đệ tản mác mỗi người một ngả, đức tin của họ bị tan vỡ, mọi sự xem ra đã hết, các xác tín sụp đổ, niềm hy vọng tắt ngúm. Chúa nói chuyện với hai ông và " giải thích " Kinh Thánh. Chúa chủ động trình bày cho họ, " bắt đầu từ Môsê và các tiên tri", mà tất cả Sách Thánh đều hướng về mầu nhiệm Con Người (x. Lc 24, 27), làm cho tâm hồn họ “ bừng cháy”. Chúa đã đem lại một tia sáng khơi lên niềm hy vọng, đưa họ ra khỏi bóng tối của phiền muộn và thất vọng, đánh thức nơi họ lòng khao khát muốn được ở gần Người, khiến họ nài ép : "Mời ông ở lại với chúng tôi", với lý do "vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn " ( Lc 24, 29 ).
"Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn" (Lc 24, 29 ). Đây là lời mời xin tha thiết của hai ông vào ngày thứ nhất trong tuần, lúc mà tâm hồn đang trĩu nặng vì buồn nản, đang trên đường trở về quê. Họ không bao giờ nghĩ rằng người khách lạ ấy lại chính là Thầy mình mới sống lại. Hai ông đã nhận ra Người tại bàn ăn chỉ với một hành vi " bẻ bánh " đơn giản ( Lc 24, 35 ). Khi trí khôn được chiếu sáng, con tim được đốt nóng, những dấu chỉ bắt đầu gợi lên lòng sốt mến và thôi thúc họ " chỗi dậy trở về Giêrusalem " ( Lc 24, 33 ) để thuật lại tất cả những gì họ đã thấy và đã nghe cho " mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp " (Lc 24, 33).
Hình ảnh hai môn đệ trên đường Emmaus có thể hình ảnh của mỗi gia đình chúng ta trong năm Phúc Âm Hóa Gia Đình này. Giữa biết bao vấn đề và khó khăn, ngay cả những thất vọng nặng nề, Người Bộ Hành Thần Linh vẫn tiếp tục đồng hành bên cạnh chúng ta, mở ra cho chúng ta những trang Kinh Thánh và hướng dẫn chúng ta hiểu sâu hơn những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta hãy van nài : Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con.
Chúa luôn ở với chúng ta, hãy năng đến gặp Người nơi Bí tích Thánh Thể và lắng nghe Lời Chúa. Chính Ðấng Cứu Thế đã bảo đảm cho chúng ta về sự hiện diện hữu hình của Người ở giữa chúng ta, ngang qua Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể. Lời Chúa giúp tâm hồn các ông nóng lại, mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. Cử chỉ bẻ bánh giúp các môn đệ nhận ra Chúa Giê-su (x. Lc 24,35).
Chúng ta cũng vậy, bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể luôn dọn sẵn cho chúng ta, chúng ta nghe Chúa nói, gặp gỡ và đón rước Chúa trong khi cử hành Thánh lễ và rước lễ. Hai môn đệ nhận ra Ðức Giêsu khi người bẻ bánh, liền về Giêrusalem kể lại kinh nghiệm ngoại thường mà họ đã sống: đó là cuộc gặp gỡ với Ðấng Phục Sinh.
Thánh Phaolô cũng bảo chúng ta : " Mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền sự chết của Chúa cho tới khi Người đến" ( 1 Cr 11, 26 ). Như thế, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu trở thành những chứng nhân, sẵn sàng loan báo cái chết và sự phục sinh của Ðức Kitô với lòng hăng say và niềm vui vì được gặp gỡ Chúa. Niềm vui ấy phải lây sang người khác làm cho Giáo Hội tăng trưởng. Giáo Hội lớn mạnh nhờ những chứng tá nảy sinh từ niềm vui được đón nhận và được biến thành lời loan báo. Ðó là một niềm vui tông đồ, lan tỏa.
Cùng với Mẹ Maria trong tháng hoa này, chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria như gương mẫu để bắt chước. Xin Mẹ giúp chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể và nghe Lời Chúa, nhất là hăng say loan báo Tin Mừng Chúa sống lại để mọi người tin mà được cứu độ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo xứ đầu tiên trên Thế Giới được đặt tên là Gioan Phaolô II.
Trần Mạnh Trác
13:29 29/04/2014
Một giáo xứ thuộc loại nghèo nhất cuả Brazil vừa mới chính thức được đặt tên lại là Gioan Phaolô II.
Theo thông báo cuả Tổng Giáo Phận Salvador, Brazil, thì giáo xứ từng có tên là "giáo xứ Đức Bà Đầm Lầy" (Igreja Nossa Senhora dos Alagados) ờ thành phố Salvador de Bahia nay được đối thành "giáo xứ Đức Bà Đầm Lầy và Thánh Gioan Phaolô II"
Sự đổi tên chính thức được diễn ra vào buổi sáng ngày 27 tháng 4 trong một Thánh Lễ trang trọng tại giáo xứ. Cùng một lúc khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được phong thánh tại Vatican.
Ba mươi bốn năm về trước, ngày 7 tháng 7 năm 1980 trong cuộc Tông Du Brazil, Đức Gioan Phaolo II đã tới đây làm lễ khánh thành ngôi giáo đường cuả giáo xứ. Ngày nay ngôi giáo đường nhỏ bé này vẫn không có một thay đổi nào trừ việc có thêm một lớp rêu phong phủ lên. Đây là nơi duy nhất mà cư dân trong khu phố ổ chuột lui tới để được thở làn không khí khoáng đãng và tìm một chút thư giãn trong cái cảnh nghèo vô vọng.
Chúng ta đã biết Brazil có nhiều khu ổ chuột khét tiếng mà Đức Gioan Phaolo II và mới đây Đức Phanxicô đã viếng thăm.
Nhưng không như các khu ổ chuột cuả Rio de Janeiro nằm trên đồi, khu ổ chuột cuả Salvador de Bahia có một sắc thái đặc biệt là nằm trên nước, nói đúng ra là trên những ngõ ngóc bùn lầy hôi thối nơi các đầu ống cống xả nước thải ra các vịnh nằm khuất ven thành phố.
Người ta gọi những khu này bằng một tên chung là Alagados (những khu ngập nước.) Những căn nhà sàn dựng trên những cọc gỗ lêu khêu và những con đường bằng ván cheo leo trông tựa như những khu nhà sàn cuả vùng Khánh Hội cuả Saigon một thửa xa xưa.
Trước khi được chính quyền kưu ý tới thì Giáo Hội đã có mặt ở những nơi u uất như thế này. Từ năm 1943 các nữ tu Công Giáo đã lập trường học và y viện. Các Sơ dòng Thừa Sai Bác ái cuả Mẹ Teresa Calcuta cũng mở một khu vườn ươm cây ngay trước khi Đức Gioan Phaolô II tới.
Nghị định thành lập giáo xứ do chính Đức Gioan Phaolô II ký và vẫn còn lưu giữ tại giáo xứ, lúc đó Ngài viết:
"Desejo encorajar o desejo de vocês, que é também o meu, de melhorarem seu nível de vida, para sempre se tornarem: mais homens, com toda a sua dignidade; mais irmãos de todos os homens, na família humana; e mais filhos de Deus, sabendo e praticando o que isso quer dizer" - João Paulo II - 07/07/1980
"Tôi ủng hộ những nguyện vọng của quí bạn, và cũng là của tôi, là việc phải cải thiện mức sống của người dân, để vĩnh viễn đạt được những điều này: là mọi người hiểu biết và thực hành những gì nhằm nâng cao phẩm giá, tình huynh đệ, trong một gia đình nhân loại mà mọi người đều là con cuả một Thiên Chúa " - Gioan Phaolô II - 07/07/1980
Chuyện vui Ngày Phong Thánh: Tẩu vi thượng sách.
Trần Mạnh Trác
22:24 29/04/2014
Ngày xưa Tôn Tử đề nghị 36 kế sách binh pháp. Kế cuối cùng, thứ 36, rất đơn giản, rất dễ thực hiện, chỉ vỏn vẹn có một câu: Nếu không áp dụng được 35 kế trước thì "Tẩu Vi Thượng Sách" (Chạy là kế tốt nhất).
Kể ra thì "chạy" không phải là dở đâu, ngày nay người ta cổ động việc chạy nhiều lắm, không chỉ trên lãnh vực quân sự ngoại giao, mà cả trong lãnh vực đời sống cá nhân.
Chạy là để thân thể được khoẻ mạnh do đó tinh thần cũng được thoải mái hơn. Đúng với câu phương châm "Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện."
Có một xứ đạo còn đi xa hơn, phát động nhiều chương trình gọi là "Chạy vì Đạo". Như đã được tường trình nhiều lần ở đây, Gx ĐMHCG ở Garland TX năm nào cũng tổ chức chạy, năm nào củng có hàng nhiều trăm người đóng tiền tham gia, do đó năm nào Gx cũng thu góp được một số tiền kha khá gởi về cho các cô nhi bên VN...Thật là một chương trình hữu ích mọi bề: vừa khoẻ phần xác, vừa tốt phần hồn lại vừa tràn đầy ơn phúc.
Ngày Phong Thánh vừa qua, một nhóm thanh niên Ba Lan cũng tổ chức chạy.
Thử hỏi rằng nếu bạn còn trẻ, chưa tìm ra công ăn việc làm, thời giờ rảnh rỗi thì nhiều, tiền bạc lại eo hẹp, mà bạn ước ao được tham dự Ngày Phong Thánh cho ĐGH Gioan Phaolo II là người đồng hương đã làm cho dân tộc cuả bạn vẻ vang...thì bạn phải làm gì đây?
Một thanh niên đề nghị: "tại sao chúng ta không chạy tới Vatican?"
Cả nhóm, 22 anh chàng thuộc nhiều lứa tuổi, ngớ người ra trước một chân ý quá ư là hiển nhiên.
"OK, chúng ta sẽ chạy, nào đi thôi" anh Tomasz Pietnerzak kể lại.
"Chúng tôi không thuộc về một đoàn thể nào cả, chỉ là một nhóm bạn trẻ mà thôi."
"Chúng tôi chạy để cảm tạ tri ân" anh Pietnerzak vừa nói vừa chỉ vào chữ 'thanks' in trên áo cuả nhóm.
"Chúng tôi chạy vì không biết phải làm gì khác" anh giải thích như vậy, nhấn mạnh đến tâm tình tri ân tới đức Gioan Phaolo II bởi vì, trên hết, Ngài là một người Ba Lan, nhưng Ngài cũng là "Người làm thay đổi Thế Giới, và xứ Ba Lan"
"Ngài lả một người tốt, rất tốt", cả nhóm không tìm ra được một từ ngữ mỹ miều nào hơn là một chử "tốt" đơn giản đó. "Ngài đã thay đổi Âu Châu" họ nói thêm.
Con đường dẫn tới Vatican dài 2000 km (1200 miles), họ phải chạy liên tục trên 4 tháng trời, mỗi ngày trung bình 15 km, và đã đến Vatican kịp thời vào Ngày Lễ Phong Thánh.
Mặc dù mọi người trong nhóm còn có vẻ sung sức và rất hâm mộ thể thao, nhưng khi được hỏi họ có định "chạy về Ba Lan" không, cả nhóm vội vàng trả lời một cách quyết liệt: "không, không!"
Họ đang tìm một kế sách thứ 37 mới gọi là "Hồi Hương Xa" (a come back car, đi xe về nhà).
Top Stories
Thanksgiving celebrations in St Peter's Square and at San Carlo al Corso
L’Osservatore Romano
08:35 29/04/2014
2014-04-28 L’Osservatore Romano - John Paul II was ever obedient “to the Gospel of Jesus, and for this, he was loved”. Cardinal Angelo Comastri, Archpriest of the Vatican Basilica, emotionally recalled this, on Monday morning, 28 April, at the Mass of Thanksgiving for the Canonization. Thousands of faithful, many from Poland, filled St Peter's Square for the Mass at which the Cardinal. In his homily the Archpriest recalled the great moments of the Pontificate of Karol Wojtyła.
He began by pointing out various teachings which came out of John Paul II's holiness, especially his courage “to speak openly of faith in Jesus in an age of 'silent apostasy from the satisfied man who lives like God does not exist'”. Cardinal Comastri also spoke of his boldness “in defending the family which is God's plan, written clearly in the book of life”.
The Mass of Thanksgiving for the Canonization of John XXIII was celebrated in the Church of Santi Ambrogio e Carlo al Corso, where Angelo Giuseppe Roncalli was ordained a bishop in 1925. Presiding at Mass was Cardinal Dionigi Tettamanzi, Archbishop emeritus of Milan. At the celebration Bishop Beschi of Bergamo read a letter addressed to Pope Francis thanking him for his decision to proclaim the Polish Pope and the Pope from Bergamo saints. “Let us bless the Lord”, he said, “for the gift of the sainthood of Pope John XXIII and Pope John Paul II. The announcement of this gift before the Church and the whole world nourishes the hope which comes from the Gospel and from those who witness him”. At the same time, he added, this announcement “urges us to search – passionately and with profound joy – and to welcome the sowing of the Gospel which happens by way of its witnesses and by nurturing what has been sown in each of our lives, in the specific vocation and mission and in the life of all our communities”.
He began by pointing out various teachings which came out of John Paul II's holiness, especially his courage “to speak openly of faith in Jesus in an age of 'silent apostasy from the satisfied man who lives like God does not exist'”. Cardinal Comastri also spoke of his boldness “in defending the family which is God's plan, written clearly in the book of life”.
The Mass of Thanksgiving for the Canonization of John XXIII was celebrated in the Church of Santi Ambrogio e Carlo al Corso, where Angelo Giuseppe Roncalli was ordained a bishop in 1925. Presiding at Mass was Cardinal Dionigi Tettamanzi, Archbishop emeritus of Milan. At the celebration Bishop Beschi of Bergamo read a letter addressed to Pope Francis thanking him for his decision to proclaim the Polish Pope and the Pope from Bergamo saints. “Let us bless the Lord”, he said, “for the gift of the sainthood of Pope John XXIII and Pope John Paul II. The announcement of this gift before the Church and the whole world nourishes the hope which comes from the Gospel and from those who witness him”. At the same time, he added, this announcement “urges us to search – passionately and with profound joy – and to welcome the sowing of the Gospel which happens by way of its witnesses and by nurturing what has been sown in each of our lives, in the specific vocation and mission and in the life of all our communities”.
Meeting of the Holy Father with the Council of Cardinals
VIS
08:32 29/04/2014
Vatican City, 29 April 2014 (VIS) – The Council of Cardinals met yesterday, Monday 28 April, for the first sessions of its fourth Meeting. The Holy Father participated most of the time, except when he had other commitments of particular importance, such as the audiences with the King and Queen of Spain on Monday morning and with the president of Paraguay on Tuesday morning, and the Wednesday morning general audience.
Alongside the eight cardinal members of the Council, Cardinal Secretary of State Pietro Parolin participated regularly.
On Monday afternoon, the Council heard a report from the president of the Pontifical Commission for Reference on the Organisation of the Economic-Administrative Structures of the Holy See (COSEA), Joseph F.X. Zahra, in relation to some of the areas of activity within its remit.
Following its review in previous Meetings of the Congregations of the Roman Curia, the Council is now focusing on the Pontifical Councils, first in terms of general considerations, followed by an individual appraisal of each one. The Council is expected to complete a first report of its considerations regarding the Pontifical Councils during this Meeting.
The Council of Cardinals will hold a further four-day meeting in July (1-4 July).
There is still much work to be done, and it is therefore to be expected that it will be completed not this year, but instead during the next.
The previous Meetings of the Council took place on 1-3 October 2013, 3-5 December 2013, and 17-19 February 2014.
The first meeting of the new Council for the Economy will be held on Friday, 2 May.
Alongside the eight cardinal members of the Council, Cardinal Secretary of State Pietro Parolin participated regularly.
On Monday afternoon, the Council heard a report from the president of the Pontifical Commission for Reference on the Organisation of the Economic-Administrative Structures of the Holy See (COSEA), Joseph F.X. Zahra, in relation to some of the areas of activity within its remit.
Following its review in previous Meetings of the Congregations of the Roman Curia, the Council is now focusing on the Pontifical Councils, first in terms of general considerations, followed by an individual appraisal of each one. The Council is expected to complete a first report of its considerations regarding the Pontifical Councils during this Meeting.
The Council of Cardinals will hold a further four-day meeting in July (1-4 July).
There is still much work to be done, and it is therefore to be expected that it will be completed not this year, but instead during the next.
The previous Meetings of the Council took place on 1-3 October 2013, 3-5 December 2013, and 17-19 February 2014.
The first meeting of the new Council for the Economy will be held on Friday, 2 May.
Cardinal Parolin on 40 years of diplomatic relations
L’Osservatore Romano
08:35 29/04/2014
2014-04-29 L’Osservatore Romano - “The history of the 'magnificent land of Australia' has been marked by the constant endeavour of the Catholic Church to provide healthcare, education and charitable services”. And “Catholic Australians have courageously sought to be good stewards”. With these words Cardinal Pietro Parolin, Secretary of State, addressed those gathered late Monday afternoon, 28 April, at the Vatican for Mass on the occasione of the 40th anniversary of diplomatic relations between the Holy See and Australia and the centenary of the establishment of the Apostolic Delegation to the largest nation of Oceania.
In the Church of St Mary Mother of the Family, at the Governatorato, the Cardinal presided at the Eucharist Celebration, Cardinal George Pell, Prefect of the Secretariat for the economy, concelebrated together with Bishops Marcelo Sánchez Sorondo, chancellor of the Pontifical Academies of Sciences and of Social Sciences, Bishop Peter Comensoli, Auxiliary and Apostolic Administrator of Sydney, Bishop Forest Puthur, Prefect of Saint Thomas the Apostle of the Syro-Malabar in Melbourne, Bishop Antoine Tarabay, Prefect of Saint Maron of Sydney of the Maronites, and Msgr Peter Bryan Wells, Commissioner of the Secretariat of State. The Australian Senator Mr John Hogg together with his wife and the Ambassador to the Holy See Mr John McCarthy, KCSG were also present.
In his homily, Cardinal Parolin urged everyone to look to the example of Australia's first saint, Mary of the Cross MacKillop (1842-1909), Foundress of the Congregation of the Sisters of St Joseph of the Sacred Heart. Beatified by Pope John Paul II on 19 January 1995 in Sydney during his Apostolic Visit in Oceania, and later canonized on 17 October 2010 in St Peter's by Benedict XVI who prayed at her grave during the World Youth Day on 17 July 2008. Through her witness -- explained the Secretary of State, -- Mary MacKillop stands as the incontrovertible witness of the role of Australian Catholics. And yet, as she “knew only too well”, he continued, “the task is never complete. There is a great deal still to be done, not only in those fields of traditional collaboration, but together facing up to new challenges, especially fostering the respect of human rights”.
“Encouraged by the road of cooperation that Australia and the Holy See have already walked together,” he concluded, “we can look to the future with confidence, seeking out those 'new ways of living together in fidelity to the Gospel'. We know that treading that path will oblige us to respond ever more generously with the gifts given to each of us as persons, and as communities.”
In the Church of St Mary Mother of the Family, at the Governatorato, the Cardinal presided at the Eucharist Celebration, Cardinal George Pell, Prefect of the Secretariat for the economy, concelebrated together with Bishops Marcelo Sánchez Sorondo, chancellor of the Pontifical Academies of Sciences and of Social Sciences, Bishop Peter Comensoli, Auxiliary and Apostolic Administrator of Sydney, Bishop Forest Puthur, Prefect of Saint Thomas the Apostle of the Syro-Malabar in Melbourne, Bishop Antoine Tarabay, Prefect of Saint Maron of Sydney of the Maronites, and Msgr Peter Bryan Wells, Commissioner of the Secretariat of State. The Australian Senator Mr John Hogg together with his wife and the Ambassador to the Holy See Mr John McCarthy, KCSG were also present.
In his homily, Cardinal Parolin urged everyone to look to the example of Australia's first saint, Mary of the Cross MacKillop (1842-1909), Foundress of the Congregation of the Sisters of St Joseph of the Sacred Heart. Beatified by Pope John Paul II on 19 January 1995 in Sydney during his Apostolic Visit in Oceania, and later canonized on 17 October 2010 in St Peter's by Benedict XVI who prayed at her grave during the World Youth Day on 17 July 2008. Through her witness -- explained the Secretary of State, -- Mary MacKillop stands as the incontrovertible witness of the role of Australian Catholics. And yet, as she “knew only too well”, he continued, “the task is never complete. There is a great deal still to be done, not only in those fields of traditional collaboration, but together facing up to new challenges, especially fostering the respect of human rights”.
“Encouraged by the road of cooperation that Australia and the Holy See have already walked together,” he concluded, “we can look to the future with confidence, seeking out those 'new ways of living together in fidelity to the Gospel'. We know that treading that path will oblige us to respond ever more generously with the gifts given to each of us as persons, and as communities.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại lễ kính Lòng Chúa Thương Xót tại giáo xứ An Sơn, GP Long Xuyên
Martin Lê Hoàng Vũ
08:24 29/04/2014
Sáng Chúa Nhật ngày 27.4.2014, đông đảo cộng đoàn giáo xứ An Sơn kênh E2, quý cha cùng quý ân nhân xa gần đã về tham dự thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, và hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho công trình nhà thờ được hoàn thành phần thô, và hoàn thành hoa viên Lòng Chúa Thương Xót.
Hình ảnh
Lúc 9g 30, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Giáo phận Long Xuyên đã về thăm mục vụ giáo xứ. Ngài chủ sự thánh lễ tại khán đài được đặt trong khuôn viên nhà thờ.Trước khi đến với giáo xứ An Sơn, Đức Cha ghé thăm giáo họ Giuse, ở đây cũng có một ngôi nhà thờ đang được xây dựng.
Trước giờ lễ, cộng đoàn làm giờ cầu nguyện với Chúa Lòng Thương Xót.Kế đó, Đức Cha Giuse làm phép tượng, làm phép bàn thờ được đặt trong núi kính Lòng Chúa Thương Xót. Ông Chủ tịch HĐMV giáo xứ An Sơn cũng có vài lời cám ơn Đức Cha, cha sở và quý cha hiện diện. Ông nói lời chúc mừng Đức Cha trong năm 2014 này, Đức Cha sẽ mừng thượng thọ 70 tuổi, mừng kỷ niệm 40 năm Linh mục và 15 năm Giám mục.
Trong lời đầu thánh lễ, Đức Cha kêu mời cộng đoàn tham dự thánh lễ cùng dâng lên Thiên Chúa những công trình đang xây dựng dở dang của giáo xứ, những công trình đã hoàn thành và ước mong nơi đây sẽ là trung tâm hành hương Lòng Chúa Thương xót tại địa phương, của giáo phận Long Xuyên, để nhờ đó sẽ quy tụ mọi người đến với Chúa Giêsu, Đấng đầy lòng thương xót.
Các bài đọc Phụng vụ được đọc hôm nay lấy từ bài đọc Chúa Nhật II Phục Sinh với Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với các tông đồ.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha nói đến ngọn núi mới xây dựng của giáo xứ An Sơn.Từ nơi đây sẽ phát xuất ra lòng Thương Xót Chúa, để chúc lành và nâng đỡ chúng ta.Chúa Giêsu Phục sinh đã hiện ra với nhiều người, với các phụ nữ.Thánh Gioan đã nhận ra Chúa bằng tình yêu mến chân thành. Phêrô đã nhận ra Chúa ở bên cạnh mình trong đời thường.Riêng với Tôma, ông là con người thực tiễn. Các môn đệ là những chứng nhân lòng Chúa thương xót.Lòng thương xót Chúa càng thể hiện rõ nét hơn qua việc Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với các tông đồ, nhưng Tôma không tin. Chúa lại hiện ra một lần nữa, lần này có cả Tôma, Ngài mời gọi ông hãy xỏ ngón tay vào các vết thương ở cạnh sườn của Ngài.Ngày nay, Chúa Phục Sinh vẫn mời gọi chúng ta làm chứng cho Lòng thương xót Chúa, nhất là từ cái chết trên thập giá.Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thiết lập lễ lòng thương xót Chúa, theo như lời Chúa dạy cho thánh nữ Faustina.Thế giói đang cần đến lòng Chúa thương xót, mọi tâm hồn cần ngụp lặn trong suối nguồn của yêu thương.Chúng ta đến đây để gặp gỡ Chúa Giêsu đầy lòng thương xót, để được Ngài sai đi. Qua hành trình cuộc sống, chúng ta cũng trở thành suối nguồn yêu thương chia sẻ với anh em tha nhân.
Thánh lễ kết thúc, cộng đoàn giáo xứ và các khách mời cùng tham dự tiệc liên hoan tại nhà thờ mới đang được xây dựng.
Ước mong, nhờ Lòng Chúa thương xót, công trình nhà thờ Giáo xứ An Sơn sẽ hoàn thành vào năm 2015, để cộng đoàn giáo xứ nơi đây có được niềm vui trọn vẹn hơn.
Muôn ngàn đời xin tạ ơn Lòng Chúa thương xót
Vài nét lược sử Giáo xứ An Sơn:
Giáo xứ An Sơn nằm trên địa bàn kênh E2, huyện Thạnh Thắng, xã Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ.Nằm trên hai bờ kênh E2, từ cây số 7 tới cuối kinh.Số giáo dân: Khoảng 1900 (Khu vực nhà thờ Vô Nhiễm). Toàn tòng Công Giáo.
Lịch sử hình thành và phát triển:
* Năm 1956, quí Cha đưa giáo dân tới định cư tại kênh E và chia thành ba xứ. Cha Nguyễn Hưng Phong phụ trách giáo xứ Truyền Tin. Cha Nguyễn Phi Hùng phụ trách giáo xứ Thánh Gia. Cha Dương Hữu Soạn phụ trách giáo xứ Thánh Mẫu.
* Năm 1964, xứ Thánh Gia bị giải tán. Kênh E còn lại hai giáo xứ. Riêng giáo xứ Thánh Mẫu được đổi tên thành Giáo Xứ An Sơn.
* Trải qua thời gian, giáo xứ bắt đầu phát triển, xây dựng các cơ sở như: nhà thờ, trường học, trạm y tế; hình thành các hội đoàn và những sinh hoạt mục vụ. Đời sống người giáo dân cũng dần dần được cải thiện với những ngành nghề: làm ruộng, làm chiếu, chăn nuôi, đổi chó, bán tép…
* Giáo xứ có hai nhà thờ: Nhà thờ Vô Nhiễm được xây dựng vào năm 1972 và nhà thờ thánh Giuse được xây dựng vào năm 1974. Cả hai nhà thờ đều được bảo trì và tu sửa hàng năm vì tình trạng xuống cấp.
Linh mục coi sóc giáo xứ:
* 1956 – 1964: Cha Giuse Nguyễn Phi Hùng (Nhà thờ Thánh Gia).
* 1956 – 1960: Cha Giuse Dương Hữu Soạn (Nhà thờ Thánh Mẫu).
* 1960 – 1968: Cha Giuse Hoàng Đức.
* 1968 – 1975: Cha Sebastianô Đỗ Đức Phổ.
* 1975 – 1979: Cha Giuse Vũ Đức Hước.
* 1979 – 2008: Cha Phanxicô X. Hoàng Đình Mai.
* 6/2008 – nay: Cha Giuse Đinh Công Oánh.
Nhà thờ Giáo xứ An Sơn bổn mạng Mẹ Vô Nhiễm được khởi công xây dựng 21.4.2012 và hiện nay đã hoàn thành phần thô.
Hình ảnh
Lúc 9g 30, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Giáo phận Long Xuyên đã về thăm mục vụ giáo xứ. Ngài chủ sự thánh lễ tại khán đài được đặt trong khuôn viên nhà thờ.Trước khi đến với giáo xứ An Sơn, Đức Cha ghé thăm giáo họ Giuse, ở đây cũng có một ngôi nhà thờ đang được xây dựng.
Trước giờ lễ, cộng đoàn làm giờ cầu nguyện với Chúa Lòng Thương Xót.Kế đó, Đức Cha Giuse làm phép tượng, làm phép bàn thờ được đặt trong núi kính Lòng Chúa Thương Xót. Ông Chủ tịch HĐMV giáo xứ An Sơn cũng có vài lời cám ơn Đức Cha, cha sở và quý cha hiện diện. Ông nói lời chúc mừng Đức Cha trong năm 2014 này, Đức Cha sẽ mừng thượng thọ 70 tuổi, mừng kỷ niệm 40 năm Linh mục và 15 năm Giám mục.
Trong lời đầu thánh lễ, Đức Cha kêu mời cộng đoàn tham dự thánh lễ cùng dâng lên Thiên Chúa những công trình đang xây dựng dở dang của giáo xứ, những công trình đã hoàn thành và ước mong nơi đây sẽ là trung tâm hành hương Lòng Chúa Thương xót tại địa phương, của giáo phận Long Xuyên, để nhờ đó sẽ quy tụ mọi người đến với Chúa Giêsu, Đấng đầy lòng thương xót.
Các bài đọc Phụng vụ được đọc hôm nay lấy từ bài đọc Chúa Nhật II Phục Sinh với Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với các tông đồ.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha nói đến ngọn núi mới xây dựng của giáo xứ An Sơn.Từ nơi đây sẽ phát xuất ra lòng Thương Xót Chúa, để chúc lành và nâng đỡ chúng ta.Chúa Giêsu Phục sinh đã hiện ra với nhiều người, với các phụ nữ.Thánh Gioan đã nhận ra Chúa bằng tình yêu mến chân thành. Phêrô đã nhận ra Chúa ở bên cạnh mình trong đời thường.Riêng với Tôma, ông là con người thực tiễn. Các môn đệ là những chứng nhân lòng Chúa thương xót.Lòng thương xót Chúa càng thể hiện rõ nét hơn qua việc Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với các tông đồ, nhưng Tôma không tin. Chúa lại hiện ra một lần nữa, lần này có cả Tôma, Ngài mời gọi ông hãy xỏ ngón tay vào các vết thương ở cạnh sườn của Ngài.Ngày nay, Chúa Phục Sinh vẫn mời gọi chúng ta làm chứng cho Lòng thương xót Chúa, nhất là từ cái chết trên thập giá.Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thiết lập lễ lòng thương xót Chúa, theo như lời Chúa dạy cho thánh nữ Faustina.Thế giói đang cần đến lòng Chúa thương xót, mọi tâm hồn cần ngụp lặn trong suối nguồn của yêu thương.Chúng ta đến đây để gặp gỡ Chúa Giêsu đầy lòng thương xót, để được Ngài sai đi. Qua hành trình cuộc sống, chúng ta cũng trở thành suối nguồn yêu thương chia sẻ với anh em tha nhân.
Thánh lễ kết thúc, cộng đoàn giáo xứ và các khách mời cùng tham dự tiệc liên hoan tại nhà thờ mới đang được xây dựng.
Ước mong, nhờ Lòng Chúa thương xót, công trình nhà thờ Giáo xứ An Sơn sẽ hoàn thành vào năm 2015, để cộng đoàn giáo xứ nơi đây có được niềm vui trọn vẹn hơn.
Muôn ngàn đời xin tạ ơn Lòng Chúa thương xót
Vài nét lược sử Giáo xứ An Sơn:
Giáo xứ An Sơn nằm trên địa bàn kênh E2, huyện Thạnh Thắng, xã Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ.Nằm trên hai bờ kênh E2, từ cây số 7 tới cuối kinh.Số giáo dân: Khoảng 1900 (Khu vực nhà thờ Vô Nhiễm). Toàn tòng Công Giáo.
Lịch sử hình thành và phát triển:
* Năm 1956, quí Cha đưa giáo dân tới định cư tại kênh E và chia thành ba xứ. Cha Nguyễn Hưng Phong phụ trách giáo xứ Truyền Tin. Cha Nguyễn Phi Hùng phụ trách giáo xứ Thánh Gia. Cha Dương Hữu Soạn phụ trách giáo xứ Thánh Mẫu.
* Năm 1964, xứ Thánh Gia bị giải tán. Kênh E còn lại hai giáo xứ. Riêng giáo xứ Thánh Mẫu được đổi tên thành Giáo Xứ An Sơn.
* Trải qua thời gian, giáo xứ bắt đầu phát triển, xây dựng các cơ sở như: nhà thờ, trường học, trạm y tế; hình thành các hội đoàn và những sinh hoạt mục vụ. Đời sống người giáo dân cũng dần dần được cải thiện với những ngành nghề: làm ruộng, làm chiếu, chăn nuôi, đổi chó, bán tép…
* Giáo xứ có hai nhà thờ: Nhà thờ Vô Nhiễm được xây dựng vào năm 1972 và nhà thờ thánh Giuse được xây dựng vào năm 1974. Cả hai nhà thờ đều được bảo trì và tu sửa hàng năm vì tình trạng xuống cấp.
Linh mục coi sóc giáo xứ:
* 1956 – 1964: Cha Giuse Nguyễn Phi Hùng (Nhà thờ Thánh Gia).
* 1956 – 1960: Cha Giuse Dương Hữu Soạn (Nhà thờ Thánh Mẫu).
* 1960 – 1968: Cha Giuse Hoàng Đức.
* 1968 – 1975: Cha Sebastianô Đỗ Đức Phổ.
* 1975 – 1979: Cha Giuse Vũ Đức Hước.
* 1979 – 2008: Cha Phanxicô X. Hoàng Đình Mai.
* 6/2008 – nay: Cha Giuse Đinh Công Oánh.
Nhà thờ Giáo xứ An Sơn bổn mạng Mẹ Vô Nhiễm được khởi công xây dựng 21.4.2012 và hiện nay đã hoàn thành phần thô.
Thánh lễ Tạ Ơn tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế
Trương Trí
08:27 29/04/2014
MỪNG LỄ TẠ ƠN 25 NĂM LINH MỤC CỦA VỊ ĐẠI ÂN NHÂN: CHA PATRICK-MARIE SERAFINI VÀ LÀM PHÉP NHÀ HƯU DƯỠNG
“Tình thương của Chúa con sẽ ca ngợi đến muôn muôn đời…”
Hình ảnh
Trong bầu khí trang trọng và đầy tràn tình yêu thương, sáng hôm nay 29/04/2014, Hội Dòng Mến Thánh giá Huế long trọng mừng lễ Ngân khánh tạ ơn hồng ân 25 năm linh mục của Cha Patrick-Marie Serafini. Ngài là một đại ân nhân của Hội Dòng đã giúp xây dựng ngôi trường Mầm non Bích Trúc khang trang và đầy đủ tiện nghi nhằm đào tạo cho các cháu một tương lai sáng lạn, ngày 24/4/2014 vừa qua, trường Mầm non Bích Trúc của Hội Dòng Mến Thánh giá Huế đã được trao quyết định: “Trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I”. Cha Serafini cũng đã giúp Hội Dòng xây dựng Nhà Hưu dưỡng, một ngôi nhà 3 tầng rộng lớn, đầy đủ tiện nghi với hệ thống thang máy kề sát Nhà Nguyện để các nữ tu già yếu có điều kiện thuận lợi ra vào Nhà Nguyện đọc kinh cầu nguyện hàng ngày.
Đúng 9 giờ, đoàn rước long trọng rước đoàn đồng tế do Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ tế và quí Cha đồng tế tiến vào Nguyện đường.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nói lời chào mừng và giới thiệu Cha Patrick-Marie Serafini với cộng đoàn: Cha Patrick là người Pháp, thụ phong linh mục năm 1989, đến nay vừa tròn 25 năm. Ngài ao ước được nhập tịch vào Giáo phận Huế. Năm 2012, sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Tư vấn, Đức Tổng Giám mục Stêphanô đã chấp thuận cho Ngài nhập vào Giáo phận Huế. Chúng ta không phân biệt chủng tộc, vì chúng ta đều là con một Cha trên trời.
Trong bài giảng lễ, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh chia sẻ:
Hôm nay, Cha Patrick dâng lời cảm tạ hồng ân bao la của Thiên Chúa vì 25 năm Ngài đã được nhận Thánh chức Linh mục.
Người tín hữu có 3 Bí tích được ghi dấu ấn đời đời, đó là các Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Chức Thánh. Trong đó Chức Thánh Linh mục là ơn Thánh do Chúa tuyển chọn.
Ngày chịu chức linh mục là ngày trọng đại, là ước nguyện cao quí của mọi tín hữu Công Giáo, đó cũng là ngày trọng đại đối với Hội Thánh. Đó là việc hệ trọng mà chính Chúa Giêsu trước khi tuyển chọn, Ngài đã phải thức suốt đêm để cầu nguyện. Linh mục là người lãnh trách nhiệm phát triển Hội Thánh của Chúa ở trần gian này. “Từ bụi tro, Người nâng con lên hàng Tư tế”. Bản thân của linh mục cũng chỉ là con người, nhưng được Chúa tuyển chọn để làm tư tế, là người truyền phép Thánh thể để bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Linh mục tận tuỵ rao giảng Lời Chúa để tất cả mọi người trên trần gian nay được lãnh nhận Tin Mừng của Chúa.
Hôm nay, chúng ta cùng với Cha Patrick tạ ơn Chúa vì Chức Thánh Linh mục của Ngài đã được 25 năm. Ngài chịu chức ngày 2/7/1989, khi đã 33 tuổi. Năm 2003, trong một chuyến du lịch Việt Nam, khi đến Huế Ngài rất cảm kích trước tấm lòng yêu thương và tận tuỵ truyền giáo của Hội Dòng Mến Thánh giá Huế. Ngài đã hết lòng giúp đỡ cho Hội Dòng xây dựng một ngôi trường Mầm non và ngôi nhà Hưu dưỡng khang trang.
Sau Thánh lễ, Cha Patrick nói lời cảm ơn bằng tiếng Việt, Ngài bày tỏ lòng tri ân đến Đức Tổng Giám mục đã chủ tế Thánh lễ long trọng, cảm ơn Cha Tổng Đại diện và quí Cha đồng tế, quí Bề trên các Hội Dòng và toàn thể cộng đoàn đã hiệp dâng lời tạ ơn trong Thánh lễ hôm nay.
Sau thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã làm phép Nhà Hưu dưỡng, Ngài nói đây là niềm mơ ước của Hội Dòng từ lâu nay, để các chị em sau những năm tháng phục vụ, đến khi tuổi già có một nơi an dưỡng. Sau khi dâng lời cầu nguyện, Đức Tổng rảy Nước Thánh tầng trệt toà nhà, Cha Tổng Đại diện rảy Nước Thánh tầng 1 và Cha Patrick rảy Nước Thánh tầng 2.
Tiếp đó, hướng về tượng Đức Mẹ ở giữa sân, Ngài làm phép và rảy Nước Thánh, cộng đoàn cùng cất lời ca “Salve Maria…”
Nữ tu Anna Trần Thị Hồng Tuý, Bề trên Tổng quyền Hội Dòng Mến Thánh giá Huế thay mặt toàn thể Hội Dòng bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Tổng Giám mục, Cha Tổng Đại diện và quí Cha đã đến dâng Thánh lễ đồng tế long trọng Tạ ơn vì Hồng ân 25 năm Linh mục của Cha Patrick, vị đại ân nhân của Hội Dòng, đồng thời Đức Tổng đã chủ sự nghi thức làm phép nhà hưu dưỡng của Hội Dòng. Nữ tu Bề trên Tổng quyền cũng cảm ơn các Bề trên các Hội Dòng và cộng đoàn đã sốt sắng dâng lời tạ ơn trong Thánh lễ sáng mai nay. Đặc biệt tri ân Cha Patrick, đại ân nhân đã hết lòng giúp đỡ Hội Dòng có được cơ sở vật chất khang trang, tạo điều kiện cho Hội Dòng hoạt động thuận lợi.
Kết thúc ngày vui, mọi người được thưởng thức những làn điệu Ca Huế, Nam ai Nam Bình, Hò Văn cùng những tiết mục biểu diễn nhạc cụ dân tộc do các Nghệ sĩ ưu tú và giảng viên Học viện Âm nhạc Huế biểu diễn.
“Tình thương của Chúa con sẽ ca ngợi đến muôn muôn đời…”
Hình ảnh
Trong bầu khí trang trọng và đầy tràn tình yêu thương, sáng hôm nay 29/04/2014, Hội Dòng Mến Thánh giá Huế long trọng mừng lễ Ngân khánh tạ ơn hồng ân 25 năm linh mục của Cha Patrick-Marie Serafini. Ngài là một đại ân nhân của Hội Dòng đã giúp xây dựng ngôi trường Mầm non Bích Trúc khang trang và đầy đủ tiện nghi nhằm đào tạo cho các cháu một tương lai sáng lạn, ngày 24/4/2014 vừa qua, trường Mầm non Bích Trúc của Hội Dòng Mến Thánh giá Huế đã được trao quyết định: “Trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I”. Cha Serafini cũng đã giúp Hội Dòng xây dựng Nhà Hưu dưỡng, một ngôi nhà 3 tầng rộng lớn, đầy đủ tiện nghi với hệ thống thang máy kề sát Nhà Nguyện để các nữ tu già yếu có điều kiện thuận lợi ra vào Nhà Nguyện đọc kinh cầu nguyện hàng ngày.
Đúng 9 giờ, đoàn rước long trọng rước đoàn đồng tế do Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ tế và quí Cha đồng tế tiến vào Nguyện đường.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nói lời chào mừng và giới thiệu Cha Patrick-Marie Serafini với cộng đoàn: Cha Patrick là người Pháp, thụ phong linh mục năm 1989, đến nay vừa tròn 25 năm. Ngài ao ước được nhập tịch vào Giáo phận Huế. Năm 2012, sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Tư vấn, Đức Tổng Giám mục Stêphanô đã chấp thuận cho Ngài nhập vào Giáo phận Huế. Chúng ta không phân biệt chủng tộc, vì chúng ta đều là con một Cha trên trời.
Trong bài giảng lễ, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh chia sẻ:
Hôm nay, Cha Patrick dâng lời cảm tạ hồng ân bao la của Thiên Chúa vì 25 năm Ngài đã được nhận Thánh chức Linh mục.
Người tín hữu có 3 Bí tích được ghi dấu ấn đời đời, đó là các Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Chức Thánh. Trong đó Chức Thánh Linh mục là ơn Thánh do Chúa tuyển chọn.
Ngày chịu chức linh mục là ngày trọng đại, là ước nguyện cao quí của mọi tín hữu Công Giáo, đó cũng là ngày trọng đại đối với Hội Thánh. Đó là việc hệ trọng mà chính Chúa Giêsu trước khi tuyển chọn, Ngài đã phải thức suốt đêm để cầu nguyện. Linh mục là người lãnh trách nhiệm phát triển Hội Thánh của Chúa ở trần gian này. “Từ bụi tro, Người nâng con lên hàng Tư tế”. Bản thân của linh mục cũng chỉ là con người, nhưng được Chúa tuyển chọn để làm tư tế, là người truyền phép Thánh thể để bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Linh mục tận tuỵ rao giảng Lời Chúa để tất cả mọi người trên trần gian nay được lãnh nhận Tin Mừng của Chúa.
Hôm nay, chúng ta cùng với Cha Patrick tạ ơn Chúa vì Chức Thánh Linh mục của Ngài đã được 25 năm. Ngài chịu chức ngày 2/7/1989, khi đã 33 tuổi. Năm 2003, trong một chuyến du lịch Việt Nam, khi đến Huế Ngài rất cảm kích trước tấm lòng yêu thương và tận tuỵ truyền giáo của Hội Dòng Mến Thánh giá Huế. Ngài đã hết lòng giúp đỡ cho Hội Dòng xây dựng một ngôi trường Mầm non và ngôi nhà Hưu dưỡng khang trang.
Sau Thánh lễ, Cha Patrick nói lời cảm ơn bằng tiếng Việt, Ngài bày tỏ lòng tri ân đến Đức Tổng Giám mục đã chủ tế Thánh lễ long trọng, cảm ơn Cha Tổng Đại diện và quí Cha đồng tế, quí Bề trên các Hội Dòng và toàn thể cộng đoàn đã hiệp dâng lời tạ ơn trong Thánh lễ hôm nay.
Sau thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã làm phép Nhà Hưu dưỡng, Ngài nói đây là niềm mơ ước của Hội Dòng từ lâu nay, để các chị em sau những năm tháng phục vụ, đến khi tuổi già có một nơi an dưỡng. Sau khi dâng lời cầu nguyện, Đức Tổng rảy Nước Thánh tầng trệt toà nhà, Cha Tổng Đại diện rảy Nước Thánh tầng 1 và Cha Patrick rảy Nước Thánh tầng 2.
Tiếp đó, hướng về tượng Đức Mẹ ở giữa sân, Ngài làm phép và rảy Nước Thánh, cộng đoàn cùng cất lời ca “Salve Maria…”
Nữ tu Anna Trần Thị Hồng Tuý, Bề trên Tổng quyền Hội Dòng Mến Thánh giá Huế thay mặt toàn thể Hội Dòng bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Tổng Giám mục, Cha Tổng Đại diện và quí Cha đã đến dâng Thánh lễ đồng tế long trọng Tạ ơn vì Hồng ân 25 năm Linh mục của Cha Patrick, vị đại ân nhân của Hội Dòng, đồng thời Đức Tổng đã chủ sự nghi thức làm phép nhà hưu dưỡng của Hội Dòng. Nữ tu Bề trên Tổng quyền cũng cảm ơn các Bề trên các Hội Dòng và cộng đoàn đã sốt sắng dâng lời tạ ơn trong Thánh lễ sáng mai nay. Đặc biệt tri ân Cha Patrick, đại ân nhân đã hết lòng giúp đỡ Hội Dòng có được cơ sở vật chất khang trang, tạo điều kiện cho Hội Dòng hoạt động thuận lợi.
Kết thúc ngày vui, mọi người được thưởng thức những làn điệu Ca Huế, Nam ai Nam Bình, Hò Văn cùng những tiết mục biểu diễn nhạc cụ dân tộc do các Nghệ sĩ ưu tú và giảng viên Học viện Âm nhạc Huế biểu diễn.
Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc Việt Nam lần 34
Trầm Thiên Thu
08:13 29/04/2014
TGP SAIGON – Đến hẹn lại lên theo thông lệ thường niên, 8 giờ 15 sáng thứ Ba ngày 29-4-2014, tại TTMV TGP Saigon đã diễn ra Đại hội Thánh Nhạc toàn quốc lần thứ 34.
Vẫn như thường lệ, chủ tọa đoàn là ĐGM Vincent Nguyễn Văn Bản (Giám mục GP Ban Mê Thuột, đặc trách Ban Thánh Nhạc) và LM Rôcô Nguyễn Duy (Thư ký BTN). Tham dự đại hội lần này có LM Kim Long, LM Đỗ Xuân Quế, LM Xuân Thảo,… và gần 100 hội thảo viên (các linh mục, các tu sĩ, các nhạc sĩ sáng tác, và một số ca trưởng) thuộc các giáo phận của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Thiết tưởng cũng nên nói rõ rằng lần nào cũng thấy có các thành viên của Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh và Nhóm sáng tác Sao Mai (GP Xuân Lộc). MC là Ns Minh Tâm.
Chủ đề của Đại hội Thánh nhạc lần này là vấn đề ngắm thương khó (ngắm 15 sự, ngắm dấu đanh, ngắm rằng). Thuyết trình viên là ĐGM Laurent Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá TGP Hà Nội và Giám đốc Đại chủng viện Hà Nội.
Chúng ta quen gọi dạng ngắm thương khó là ngắm đứng (vì người ngắm sẽ đứng chứ không ngồi hoặc nằm, rất đơn giản là thế). Nguyện ngắm là một phần trong đời sống tôn giáo của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, nhưng nguyện ngắm lại là điều không đơn giản. Các cung nguyện ngắm còn tùy miền (Nam, Trung, Bắc) với các kiểu ngân nga hoặc nhấn nhá khác nhau. Ở đây, ĐGM Laurent Minh chỉ đơn giản hóa cung ngắm của miền Bắc thành hai dạng cho dễ nhớ: Ngắm Triều (theo cung Rê-Fa-La) và Ngắm Dòng (theo cung Mi-La-Do). Trong đó còn có dạng ngắm đơn và ngắm đại thể. Nhờ đơn giản hóa thành hai dạng như vậy để giới trẻ ngày nay có thể biết và duy trì một dạng ngắm đã có lâu đời.
Về cách nói “ngắm triều” và “ngắm dòng” là để dễ hiểu. “Ngắm triều” là cách ngắm của các Giáo phận của các Linh mục Thừa sai, còn “ngắm dòng” là cách ngắm của các Linh mục Dòng Đa-minh. Ở đây không có ý nói là Linh mục Triều hoặc Dòng.
Nói chung, đó là để đơn giản hóa và rút gọn thành như “khung sườn”, từ đó có thể “ngân nga” biến đổi tùy theo vùng miền và tùy sự nhạy bén của người ngắm. Vấn đề Thánh nhạc mãi như một bản “Trường Ca Vô Tận”, vẫn còn nhiều nỗi ưu tư và trăn trở về nhiều vấn đề đối với nền Thánh nhạc Việt Nam.
Buổi hội thảo kết thúc lúc 11 giờ 30. Mọi người cùng dùng bữa trưa thân mật trong tình đoàn kết, yêu thương, và bình an của Đức Kitô Phục Sinh. Sau đó, mọi người chia tay và hẹn gặp lại tại Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 35 cũng sẽ diễn ra tại TTMV TGP Saigon, ngày Thứ Ba, 14-10-2014. Chủ đề lần tới sẽ là Bình ca, loại nhạc đặc trưng của Giáo Hội Công Giáo, thuyết trình viên sẽ là Lm Ns Phêrô Kim Long.
Âm nhạc chỉ có 7 nốt, từ 7 nốt đó được biến hóa đa dạng và phong phú. Hãy tạo 7 nốt đơn giản đó thành bản tổng phổ thánh thiện và tuyệt vời nhất để theo đúng Ý Chúa.
Vẫn như thường lệ, chủ tọa đoàn là ĐGM Vincent Nguyễn Văn Bản (Giám mục GP Ban Mê Thuột, đặc trách Ban Thánh Nhạc) và LM Rôcô Nguyễn Duy (Thư ký BTN). Tham dự đại hội lần này có LM Kim Long, LM Đỗ Xuân Quế, LM Xuân Thảo,… và gần 100 hội thảo viên (các linh mục, các tu sĩ, các nhạc sĩ sáng tác, và một số ca trưởng) thuộc các giáo phận của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Thiết tưởng cũng nên nói rõ rằng lần nào cũng thấy có các thành viên của Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh và Nhóm sáng tác Sao Mai (GP Xuân Lộc). MC là Ns Minh Tâm.
Chủ đề của Đại hội Thánh nhạc lần này là vấn đề ngắm thương khó (ngắm 15 sự, ngắm dấu đanh, ngắm rằng). Thuyết trình viên là ĐGM Laurent Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá TGP Hà Nội và Giám đốc Đại chủng viện Hà Nội.
Chúng ta quen gọi dạng ngắm thương khó là ngắm đứng (vì người ngắm sẽ đứng chứ không ngồi hoặc nằm, rất đơn giản là thế). Nguyện ngắm là một phần trong đời sống tôn giáo của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, nhưng nguyện ngắm lại là điều không đơn giản. Các cung nguyện ngắm còn tùy miền (Nam, Trung, Bắc) với các kiểu ngân nga hoặc nhấn nhá khác nhau. Ở đây, ĐGM Laurent Minh chỉ đơn giản hóa cung ngắm của miền Bắc thành hai dạng cho dễ nhớ: Ngắm Triều (theo cung Rê-Fa-La) và Ngắm Dòng (theo cung Mi-La-Do). Trong đó còn có dạng ngắm đơn và ngắm đại thể. Nhờ đơn giản hóa thành hai dạng như vậy để giới trẻ ngày nay có thể biết và duy trì một dạng ngắm đã có lâu đời.
Về cách nói “ngắm triều” và “ngắm dòng” là để dễ hiểu. “Ngắm triều” là cách ngắm của các Giáo phận của các Linh mục Thừa sai, còn “ngắm dòng” là cách ngắm của các Linh mục Dòng Đa-minh. Ở đây không có ý nói là Linh mục Triều hoặc Dòng.
Nói chung, đó là để đơn giản hóa và rút gọn thành như “khung sườn”, từ đó có thể “ngân nga” biến đổi tùy theo vùng miền và tùy sự nhạy bén của người ngắm. Vấn đề Thánh nhạc mãi như một bản “Trường Ca Vô Tận”, vẫn còn nhiều nỗi ưu tư và trăn trở về nhiều vấn đề đối với nền Thánh nhạc Việt Nam.
Buổi hội thảo kết thúc lúc 11 giờ 30. Mọi người cùng dùng bữa trưa thân mật trong tình đoàn kết, yêu thương, và bình an của Đức Kitô Phục Sinh. Sau đó, mọi người chia tay và hẹn gặp lại tại Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 35 cũng sẽ diễn ra tại TTMV TGP Saigon, ngày Thứ Ba, 14-10-2014. Chủ đề lần tới sẽ là Bình ca, loại nhạc đặc trưng của Giáo Hội Công Giáo, thuyết trình viên sẽ là Lm Ns Phêrô Kim Long.
Âm nhạc chỉ có 7 nốt, từ 7 nốt đó được biến hóa đa dạng và phong phú. Hãy tạo 7 nốt đơn giản đó thành bản tổng phổ thánh thiện và tuyệt vời nhất để theo đúng Ý Chúa.
Thánh Lễ Tạ Ơn của Đức Giám Mục và một số Linh Mục giáo phận Phú Cường.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
09:08 29/04/2014
Thánh Lễ Tạ Ơn của Đức Giám Mục và một số Linh Mục giáo phận Phú Cường.
10 giờ sáng ngày 29-4-2-14, tại nhà Chung giáo phận Phú Cường đã diễn ra Thánh lễ Tạ Ơn mừng kỷ niệm 3 năm Giám mục của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước. Mừng lễ hôm nay còn có: 49 năm Linh mục của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ. 47 năm linh mục của quý cha Tôma Phan Minh Chánh, Philipphê Trần Tấn Binh. 45 năm linh mục của cha Phêrô Nguyễn Văn Thắm. 44 năm linh mục của quý cha Tôma Nguyễn Văn Điểu, Giuse Phạm Quang Tòng. 41 năm linh mục của cha Giuse Trương Công Thành.
Xem Hình
Chủ tế thánh lễ là Đức Cha Giuse, quý cha mừng lễ trên và hầu hết quý cha trong giáo phận, quý tu sĩ nam nữ và gần 150 quý vị đại diện các giáo xứ.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
10 giờ sáng ngày 29-4-2-14, tại nhà Chung giáo phận Phú Cường đã diễn ra Thánh lễ Tạ Ơn mừng kỷ niệm 3 năm Giám mục của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước. Mừng lễ hôm nay còn có: 49 năm Linh mục của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ. 47 năm linh mục của quý cha Tôma Phan Minh Chánh, Philipphê Trần Tấn Binh. 45 năm linh mục của cha Phêrô Nguyễn Văn Thắm. 44 năm linh mục của quý cha Tôma Nguyễn Văn Điểu, Giuse Phạm Quang Tòng. 41 năm linh mục của cha Giuse Trương Công Thành.
Xem Hình
Chủ tế thánh lễ là Đức Cha Giuse, quý cha mừng lễ trên và hầu hết quý cha trong giáo phận, quý tu sĩ nam nữ và gần 150 quý vị đại diện các giáo xứ.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Ký sự bên lề Lễ phong thánh Giáo Hoàng John thứ 23 và John Paul Đệ Nhị
Thanh Thảo
21:14 29/04/2014
Những gì có thể là sự kiện công cộng lớn nhất mà Rome từng chứng kiến đã diễn ra sáng Chúa Nhật 27 tháng Tư, 2014, khi hai cố Giáo Hoàng John thứ 23 và John Paul Đệ Nhị gia nhập hàng ngũ của các vị Thánh được tôn kính bởi người Công Giáo trên toàn thế giới. Ý nghĩa lịch sử của sự kiện phong thánh cho hai vị Giáo hoàng lại càng tăng thêm bội phần khi lễ phong hiển thánh được cử hành bởi hai vị Giáo hoàng, vị đương nhiệm được giáo dân yêu mến, Giáo Hoàng Francis và người đã về hưu trí, ít xuất hiện trước công chúng, Giáo hoàng Benedict thứ 16.
Xem video phóng sự
Từ khoảng 4 giờ sáng, ánh đèn đường màu vàng le lói còn soi rọi trên những con đường vẫn chìm trong màn đêm, hàng ngàn người thuộc từng nhóm đại diện nhiều khu vực, mà đa số là từ Ba Lan, đã lũ lượt đi bộ trên những con đường đá gồ ghề để tiến vào quảng trường St. Peter. Tiếng chân người bước dồn trong bóng đêm và tiếng hát quân hành những bản nhạc Ba Lan cùng nhạc Ý vang vang trong không gian đem lại sự nô nức cho hầu hết mọi người. Trong con số gần 1 triệu người qui tụ về Vatican City để chứng kiến sự kiện này, gần một phần ba là người dân Ba Lan, nơi sinh quán của cố giáo hoàng John Paul Đệ Nhị. Phần còn lại bao gồm nhiều sắc dân trên thế giới, cũng có rất nhiều người đến từ miền bắc nước Ý, nơi sinh quán của cố giáo hoàng John thứ 23. Có rất nhiều người đã thức trắng đêm hôm trước để cầu nguyện tại các nhà nguyện hoặc các nhà thờ trong nội thành Rome, chờ đến lúc khởi hành vào quảng trường St. Peter. Các nhà thờ quanh Rome mở cửa đón đoàn người hành hương cũng một phần vì không còn một khách sạn, quán trọ, hay tu viện nào còn chỗ chứa khách trọ nữa.
An ninh được thắt chặt nghiêm ngặt tại các lối vào quảng trường với những trạm kiểm soát giống như các phi trường quốc tế. Các con đường chính dẫn vào quảng trường đều bị phong tỏa và canh gác bởi hàng đoàn cảnh sát viên, nhân viên an ninh và những người giữ trật tự cũng như chỉ đường. Đối với Thanh Thảo, việc phải đi bộ mệt nghỉ quanh các con đường bị phong tỏa không khác chi những lần Thanh Thảo đã phải trải qua khi đi làm phóng sự Đại Hội Toàn Quốc Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong kỳ bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ hồi năm 2012. Điểm khác biệt là mặt đường đá đóng bằng những thanh đá dọc gập ghềnh tại Rome làm những bước chân người nặng nề hơn nhưng lại tạo ra những thanh âm rất riêng biệt, như trong các phim cổ về thành Rome. Chưa kể cảm nghĩ về thời gian tính là mình đang bước trên những con đường không thay đổi mà người dân tứ xứ đã từng đi qua trong khoảng 2,000 năm nay tuy rằng nhiều biến cố đã diễn ra tại đây và hoàn cảnh sống của loài người đã đổi thay về mọi khía cạnh. Trong tiếng chân người, Thanh Thảo chợt nghĩ đến bốn câu thơ trích trong bài Thăng Long Thành Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan “…Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, nước còn cau mặt với tang thương…”
Đến quảng trường, đoàn khách hành hương phải chờ tại các cổng đông chật người và họ lại hô những khẩu hiệu và hát những bản nhạc Ba Lan và nhạc Ý, ca ngợi hai vị thánh sắp được công nhận của quê hương họ. Tuy vậy, những người thuộc các sắc dân khác cũng cùng đứng nghe và mỉm cười đồng tình trong không khí hào hứng của một sự kiện lịch sử sắp diễn ra. Đoàn phóng viên từ các hãng thông tấn lớn như AP và các công ty truyền thông khác như Thanh Thảo tuy có thẻ báo chí của tòa thánh Vatican, mà vẫn phải đứng xếp hàng chờ đến 5 giờ rưỡi sáng mới được bước vào vị trí, tận trên balcony cao nhìn xuống quảng trường St. Peter. Chúng tôi vào được quảng trường khi hừng đông chưa ló dạng. Chưa đến 6 giờ sáng, trong tiết trời se lạnh và có vẻ sắp mưa, chúng tôi đã chuẩn bị xong máy móc, dụng cụ, máy điện toán và cả dù che mưa, để chuẩn bị thu hình sự kiện lịch sử này.
Quá trình phong thánh đối với rất nhiều người, kể cả người Công Giáo, là một sự việc phức tạp. Để tóm gọn, quá trình phong thánh bao gồm nhiều giai đoạn, tuy phần chót và khó khăn nhất, là việc xác minh 2 phép lạ mà một vị Thánh được đề cử đã thực hiện sau khi họ qua đời. Theo truyền thống Công Giáo, việc phong thánh chỉ bắt đầu 5 năm sau khi vị Thánh được đề cử từ trần. Tuy nhiên, trường hợp của Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị là một trường hợp đặc biệt, có thể kể là nhiệm màu. Vì giáo hoàng John Paul đệ nhị đã làm rất nhiều phép lạ cho nhiều người trên khắp thế giới nên trường hợp phong thánh của ngài đã được cứu xét chỉ vài tuần lễ sau khi ngài từ trần, với 2 phép lạ đã được tòa Thánh Vatican xác nhận. Một phép lạ xảy đến cho 1 nữ tu người Pháp tên Marie Simon-Pierre khi cô được chữa khỏi bệnh Parkinson, đã được công nhận vào năm 2011. Phép lạ thứ nhì được thực hiện cho một phụ nữ người Costa Rica tên Floribeth Mora Diaz sau khi cô được chữa lành chứng Brain Aneurism, tức bệnh phình động mạch máu não, chỉ còn chờ chết. Bên cạnh những phép lạ cá nhân, Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị còn là vị Giáo hoàng tông du thế giới nhiều nhất và được kể là người đã giúp lật đổ chế độ Cộng Sản mà không cần đổ máu tại Âu châu, khởi đầu bằng vụ phá sập “bức tường ô nhục” chia đôi nước Đức thành hai miền Đông, Tây. Sự kiện lịch sử này đã mở màn cho kỷ nguyên mới của nước Đức, để trở thành quốc gia hùng mạnh nhất khối Liên Âu hiện nay.
Giáo Hoàng John thứ 23 cũng được phong thánh trong một trường hợp đặc biệt vì ngài mới chỉ được tòa thánh Vatican công nhận thực hiện 1 phép lạ vào năm 1966 khi chữa lành bệnh ung thư cho một nữ tu người Ý tên Catherine Capitani. Tuy nhiên Giáo Hoàng đương nhiệm Francis đã quyết định phá lệ và phong Thánh cho cố Giáo Hoàng John thứ 23 vì nhiều điều hữu ích ngài đã làm cho Giáo Hội Công Giáo và cho nhân loại, thể hiện qua sáng kiến khởi xướng Công Đồng Vatican thứ nhì, một sự kiện canh tân Giáo Hội Công Giáo La Mã mà vài điểm quan trọng chính bao gồm: các nghi lễ phụng vụ được phép cử hành bằng tiếng bản xứ, nâng cao ý thức nhân quyền và vai trò của phụ nữ trong xã hội, kêu gọi xóa bỏ chế độ nô lệ và nâng đỡ các quốc gia nghèo. Một thành tích đáng lưu ý khác của Giáo Hoàng John thứ 23 là thu hẹp khoảng cách giữa người Công Giáo và người Do Thái giáo.
Vào lúc 10 giờ sáng, tiếng chuông từ St. Peter’s Basilica, tức Đền Thánh Phê-rô, đã vang vọng khắp quảng trường. Thanh âm thánh thiện của tiếng chuông ngân vang dài nhiều phút trong khi đoàn Giám Mục, Hồng Y và Đức Giáo Hoàng đương nhiệm Francis, người được hàng tỉ người trên thế giới mến chuộng, dần bước trên thảm đỏ từ trong Đền thánh Phê-rô ra khán đài được đặt trên các bậc thềm ngoài đền thánh. Lẫn trong tiếng chuông ngân là tiếng xướng đọc Kinh Cầu Các Thánh khiến lòng người cũng cảm thấy muốn sống đời hướng thiện. Nhiều phóng viên các công ty truyền thông khác đứng gần Thanh Thảo đã bàn về điều có thể chính Giáo Hoàng Francis đương nhiệm cũng sẽ mau chóng được phong Thánh sau này vì những cải cách ngài đang thực hiện cho Giáo Hội trong nỗ lực đến gần hơn với giáo dân bằng lối sống vô cùng đơn giản, bằng sự thân thiện với mọi người và bằng ý chí quyết thay đổi lề lối Giáo Hội đã cũ cả gần hai ngàn năm sao cho minh bạch hơn về tài chính, công bằng hơn về xã hội và nhất là hợp thời hơn với cuộc sống loài người trong thế kỷ thứ 21.
Thật vậy, nếu cố Giáo hoàng John Paul Đệ Nhị là người đã phong hiển thánh cho nhiều người nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo La Mã, trong số đó có 117 vị thánh tử đạo Việt Nam, thì Giáo Hoàng Francis lại được biết đến với việc lập ra nhiều tiền lệ trong lịch sử Giáo Hội. Việc phong thánh hai vị giáo hoàng trong cùng một ngày là điều chưa bao giờ xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo La Mã. Nhưng tiền lệ này còn tăng phần long trọng hơn khi có đến hai vị giáo hoàng đồng chủ tọa lễ phong hiển thánh, trong đó Giáo hoàng John Paul Đệ Nhị, là một người cùng thời với cả hai vị Giáo Hoàng, một điều cũng chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Giáo Hội. Đây được cho là một trong những nỗ lực hiệp nhất Giáo Hội của Giáo hoàng Francis. Trong thông điệp gửi tín hữu nhân lễ phong hiển thánh ngày Chúa Nhật 27 tháng Tư năm 2014, Giáo hoàng Francis đã nhấn mạnh đến nỗ lực đưa Giáo Hội trở lại nền tảng của nó, bao gồm tình yêu, lòng thương xót và sự quan trọng của gia đình trong một xã hội bình ổn, là những điều quan trọng mà hai vị Giáo hoàng được phong thánh đã luôn cố gắng thực hiện lúc còn sinh thời.
Hai Giáo Hoàng được phong thánh đều có chủ trương sống đời bình dị, đơn sơ và phục vụ nhân loại. Đó là những quan niệm có tính cách phổ quát và là vài trong nhiều lý do họ được phong hiển thánh trong ngày Chúa Nhật 27 tháng Tư, năm 2014. Có lẽ đó cũng chính là lý do gần một triệu giáo dân và giới lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có hoàng gia Tây Ban Nha…đã không quản ngại mưa phùn, gió bấc, tụ hội về quảng trường St. Peter để được chứng kiến tận mắt và cùng cảm nghiệm giây phút lịch sử mà Giáo Hội đón mừng hai vị Thánh mới, Thánh Giáo Hoàng John thứ 23 và Thánh Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị.
Trong cơn mưa phùn nhẹ, những nghi thức phong thánh đã được long trọng cử hành, trong đó bao gồm phần đọc sơ lược tiểu sử của hai cố giáo hoàng. Lúc hai vị giáo hoàng sống cùng tuyên hiển thánh hai cố giáo hoàng là lúc tiếng người reo hò vui mừng đã vang dội quảng trường St. Peter. Mọi người cùng hân hoan dự thánh lễ đại trào diễn ra ngay sau đó mặc dù trời vẫn mưa và gió vẫn tăng thêm cảm giác buốt giá đến cho người tham dự, đặc biệt là những phóng viên đứng tít trên bao lơn của đền thánh như Thanh Thảo. Tuy nhiên, trong không khí tưng bừng nhưng thánh thiện tại quảng trường St. Peter sáng Chúa Nhật 27 tháng Tư, 2014, Thanh Thảo cảm thấy mình vô cùng may mắn có dịp chứng kiến và cảm nhận niềm vui mừng lớn lao của Giáo Hội Công Giáo này. Phải chăng, nhu cầu được cùng chia sẻ cảm xúc vui, buồn.. với đồng loại của loài người là lý do khiến những sự kiện đặc biệt như lễ phong thánh hai vị giáo hoàng mới nhất của Giáo Hội đã thu hút hàng triệu người đến dự và hàng tỉ người theo dõi diễn tiến tại nhà? Nhu cầu này đã được thể hiện trước mắt Thanh Thảo và sẽ mãi để lại một kỷ niệm khó quên trong lòng Thanh Thảo trên đường đi bộ nhiều cây số vì đường vẫn còn bị phong tỏa để trở về khách sạn chuẩn bị viết bài này nhằm chia sẻ với quí độc giả khắp nơi. Quí vị có thể đón xem thêm phim tài liệu đặc biệt do LM Văn Chi và Thanh Thảo thực hiện về buổi lễ phong thánh này trên VietCatholic TV và Đài truyền hính Vietface TV.
Xem video phóng sự
Từ sáng sớm đã có mặt tại chỗ dành riêng trên Balcon Đền thờ |
Các Ký già và các đài truyền hình lớn đều có mặt ở đây |
Quang cảnh Thánh lễ nhìn từ chỗ chúng tôi xuống |
Cùng tường trình phóng sự với LM Văn Chi |
An ninh được thắt chặt nghiêm ngặt tại các lối vào quảng trường với những trạm kiểm soát giống như các phi trường quốc tế. Các con đường chính dẫn vào quảng trường đều bị phong tỏa và canh gác bởi hàng đoàn cảnh sát viên, nhân viên an ninh và những người giữ trật tự cũng như chỉ đường. Đối với Thanh Thảo, việc phải đi bộ mệt nghỉ quanh các con đường bị phong tỏa không khác chi những lần Thanh Thảo đã phải trải qua khi đi làm phóng sự Đại Hội Toàn Quốc Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong kỳ bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ hồi năm 2012. Điểm khác biệt là mặt đường đá đóng bằng những thanh đá dọc gập ghềnh tại Rome làm những bước chân người nặng nề hơn nhưng lại tạo ra những thanh âm rất riêng biệt, như trong các phim cổ về thành Rome. Chưa kể cảm nghĩ về thời gian tính là mình đang bước trên những con đường không thay đổi mà người dân tứ xứ đã từng đi qua trong khoảng 2,000 năm nay tuy rằng nhiều biến cố đã diễn ra tại đây và hoàn cảnh sống của loài người đã đổi thay về mọi khía cạnh. Trong tiếng chân người, Thanh Thảo chợt nghĩ đến bốn câu thơ trích trong bài Thăng Long Thành Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan “…Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, nước còn cau mặt với tang thương…”
Đến quảng trường, đoàn khách hành hương phải chờ tại các cổng đông chật người và họ lại hô những khẩu hiệu và hát những bản nhạc Ba Lan và nhạc Ý, ca ngợi hai vị thánh sắp được công nhận của quê hương họ. Tuy vậy, những người thuộc các sắc dân khác cũng cùng đứng nghe và mỉm cười đồng tình trong không khí hào hứng của một sự kiện lịch sử sắp diễn ra. Đoàn phóng viên từ các hãng thông tấn lớn như AP và các công ty truyền thông khác như Thanh Thảo tuy có thẻ báo chí của tòa thánh Vatican, mà vẫn phải đứng xếp hàng chờ đến 5 giờ rưỡi sáng mới được bước vào vị trí, tận trên balcony cao nhìn xuống quảng trường St. Peter. Chúng tôi vào được quảng trường khi hừng đông chưa ló dạng. Chưa đến 6 giờ sáng, trong tiết trời se lạnh và có vẻ sắp mưa, chúng tôi đã chuẩn bị xong máy móc, dụng cụ, máy điện toán và cả dù che mưa, để chuẩn bị thu hình sự kiện lịch sử này.
Quá trình phong thánh đối với rất nhiều người, kể cả người Công Giáo, là một sự việc phức tạp. Để tóm gọn, quá trình phong thánh bao gồm nhiều giai đoạn, tuy phần chót và khó khăn nhất, là việc xác minh 2 phép lạ mà một vị Thánh được đề cử đã thực hiện sau khi họ qua đời. Theo truyền thống Công Giáo, việc phong thánh chỉ bắt đầu 5 năm sau khi vị Thánh được đề cử từ trần. Tuy nhiên, trường hợp của Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị là một trường hợp đặc biệt, có thể kể là nhiệm màu. Vì giáo hoàng John Paul đệ nhị đã làm rất nhiều phép lạ cho nhiều người trên khắp thế giới nên trường hợp phong thánh của ngài đã được cứu xét chỉ vài tuần lễ sau khi ngài từ trần, với 2 phép lạ đã được tòa Thánh Vatican xác nhận. Một phép lạ xảy đến cho 1 nữ tu người Pháp tên Marie Simon-Pierre khi cô được chữa khỏi bệnh Parkinson, đã được công nhận vào năm 2011. Phép lạ thứ nhì được thực hiện cho một phụ nữ người Costa Rica tên Floribeth Mora Diaz sau khi cô được chữa lành chứng Brain Aneurism, tức bệnh phình động mạch máu não, chỉ còn chờ chết. Bên cạnh những phép lạ cá nhân, Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị còn là vị Giáo hoàng tông du thế giới nhiều nhất và được kể là người đã giúp lật đổ chế độ Cộng Sản mà không cần đổ máu tại Âu châu, khởi đầu bằng vụ phá sập “bức tường ô nhục” chia đôi nước Đức thành hai miền Đông, Tây. Sự kiện lịch sử này đã mở màn cho kỷ nguyên mới của nước Đức, để trở thành quốc gia hùng mạnh nhất khối Liên Âu hiện nay.
Giáo Hoàng John thứ 23 cũng được phong thánh trong một trường hợp đặc biệt vì ngài mới chỉ được tòa thánh Vatican công nhận thực hiện 1 phép lạ vào năm 1966 khi chữa lành bệnh ung thư cho một nữ tu người Ý tên Catherine Capitani. Tuy nhiên Giáo Hoàng đương nhiệm Francis đã quyết định phá lệ và phong Thánh cho cố Giáo Hoàng John thứ 23 vì nhiều điều hữu ích ngài đã làm cho Giáo Hội Công Giáo và cho nhân loại, thể hiện qua sáng kiến khởi xướng Công Đồng Vatican thứ nhì, một sự kiện canh tân Giáo Hội Công Giáo La Mã mà vài điểm quan trọng chính bao gồm: các nghi lễ phụng vụ được phép cử hành bằng tiếng bản xứ, nâng cao ý thức nhân quyền và vai trò của phụ nữ trong xã hội, kêu gọi xóa bỏ chế độ nô lệ và nâng đỡ các quốc gia nghèo. Một thành tích đáng lưu ý khác của Giáo Hoàng John thứ 23 là thu hẹp khoảng cách giữa người Công Giáo và người Do Thái giáo.
Vào lúc 10 giờ sáng, tiếng chuông từ St. Peter’s Basilica, tức Đền Thánh Phê-rô, đã vang vọng khắp quảng trường. Thanh âm thánh thiện của tiếng chuông ngân vang dài nhiều phút trong khi đoàn Giám Mục, Hồng Y và Đức Giáo Hoàng đương nhiệm Francis, người được hàng tỉ người trên thế giới mến chuộng, dần bước trên thảm đỏ từ trong Đền thánh Phê-rô ra khán đài được đặt trên các bậc thềm ngoài đền thánh. Lẫn trong tiếng chuông ngân là tiếng xướng đọc Kinh Cầu Các Thánh khiến lòng người cũng cảm thấy muốn sống đời hướng thiện. Nhiều phóng viên các công ty truyền thông khác đứng gần Thanh Thảo đã bàn về điều có thể chính Giáo Hoàng Francis đương nhiệm cũng sẽ mau chóng được phong Thánh sau này vì những cải cách ngài đang thực hiện cho Giáo Hội trong nỗ lực đến gần hơn với giáo dân bằng lối sống vô cùng đơn giản, bằng sự thân thiện với mọi người và bằng ý chí quyết thay đổi lề lối Giáo Hội đã cũ cả gần hai ngàn năm sao cho minh bạch hơn về tài chính, công bằng hơn về xã hội và nhất là hợp thời hơn với cuộc sống loài người trong thế kỷ thứ 21.
Thật vậy, nếu cố Giáo hoàng John Paul Đệ Nhị là người đã phong hiển thánh cho nhiều người nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo La Mã, trong số đó có 117 vị thánh tử đạo Việt Nam, thì Giáo Hoàng Francis lại được biết đến với việc lập ra nhiều tiền lệ trong lịch sử Giáo Hội. Việc phong thánh hai vị giáo hoàng trong cùng một ngày là điều chưa bao giờ xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo La Mã. Nhưng tiền lệ này còn tăng phần long trọng hơn khi có đến hai vị giáo hoàng đồng chủ tọa lễ phong hiển thánh, trong đó Giáo hoàng John Paul Đệ Nhị, là một người cùng thời với cả hai vị Giáo Hoàng, một điều cũng chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Giáo Hội. Đây được cho là một trong những nỗ lực hiệp nhất Giáo Hội của Giáo hoàng Francis. Trong thông điệp gửi tín hữu nhân lễ phong hiển thánh ngày Chúa Nhật 27 tháng Tư năm 2014, Giáo hoàng Francis đã nhấn mạnh đến nỗ lực đưa Giáo Hội trở lại nền tảng của nó, bao gồm tình yêu, lòng thương xót và sự quan trọng của gia đình trong một xã hội bình ổn, là những điều quan trọng mà hai vị Giáo hoàng được phong thánh đã luôn cố gắng thực hiện lúc còn sinh thời.
Hai Giáo Hoàng được phong thánh đều có chủ trương sống đời bình dị, đơn sơ và phục vụ nhân loại. Đó là những quan niệm có tính cách phổ quát và là vài trong nhiều lý do họ được phong hiển thánh trong ngày Chúa Nhật 27 tháng Tư, năm 2014. Có lẽ đó cũng chính là lý do gần một triệu giáo dân và giới lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có hoàng gia Tây Ban Nha…đã không quản ngại mưa phùn, gió bấc, tụ hội về quảng trường St. Peter để được chứng kiến tận mắt và cùng cảm nghiệm giây phút lịch sử mà Giáo Hội đón mừng hai vị Thánh mới, Thánh Giáo Hoàng John thứ 23 và Thánh Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị.
Trong cơn mưa phùn nhẹ, những nghi thức phong thánh đã được long trọng cử hành, trong đó bao gồm phần đọc sơ lược tiểu sử của hai cố giáo hoàng. Lúc hai vị giáo hoàng sống cùng tuyên hiển thánh hai cố giáo hoàng là lúc tiếng người reo hò vui mừng đã vang dội quảng trường St. Peter. Mọi người cùng hân hoan dự thánh lễ đại trào diễn ra ngay sau đó mặc dù trời vẫn mưa và gió vẫn tăng thêm cảm giác buốt giá đến cho người tham dự, đặc biệt là những phóng viên đứng tít trên bao lơn của đền thánh như Thanh Thảo. Tuy nhiên, trong không khí tưng bừng nhưng thánh thiện tại quảng trường St. Peter sáng Chúa Nhật 27 tháng Tư, 2014, Thanh Thảo cảm thấy mình vô cùng may mắn có dịp chứng kiến và cảm nhận niềm vui mừng lớn lao của Giáo Hội Công Giáo này. Phải chăng, nhu cầu được cùng chia sẻ cảm xúc vui, buồn.. với đồng loại của loài người là lý do khiến những sự kiện đặc biệt như lễ phong thánh hai vị giáo hoàng mới nhất của Giáo Hội đã thu hút hàng triệu người đến dự và hàng tỉ người theo dõi diễn tiến tại nhà? Nhu cầu này đã được thể hiện trước mắt Thanh Thảo và sẽ mãi để lại một kỷ niệm khó quên trong lòng Thanh Thảo trên đường đi bộ nhiều cây số vì đường vẫn còn bị phong tỏa để trở về khách sạn chuẩn bị viết bài này nhằm chia sẻ với quí độc giả khắp nơi. Quí vị có thể đón xem thêm phim tài liệu đặc biệt do LM Văn Chi và Thanh Thảo thực hiện về buổi lễ phong thánh này trên VietCatholic TV và Đài truyền hính Vietface TV.
Ngày hội Tân Tòng Miền Pleiku năm 2014
Gx Thánh Tâm
21:40 29/04/2014
Ngày 28.04.2014, tại giáo xứ Thánh Tâm, Miền Pleiku, Giáo phận Kon Tum, hơn 1.300 anh chị em tân tòng từ các giáo xứ trong miền Gia Lai về họp mặt. Buổi gặp mặt bắt đầu lúc 8 giờ sáng, kết thúc bằng nghi thức Sai Đi lúc 14 giờ cùng ngày. Đây là buổi gặp mặt có rất đông anh chị em sắc tộc Bahnar, Jarai, Sêđăng và Kinh đến từ các giáo xứ trong toàn tỉnh Gia Lai. Hầu hết, họ là những người mới gia nhập đạo từ đêm Phục Sinh năm nay. Ngoài ra còn có nhiều anh chị em là những người đỡ đầu của các tân tòng cũng có mặt trong ngày vui này.
Hình ảnh
Chương trình buổi họp mặt được bắt đầu bằng nhịp điệu múa tại chỗ vui tươi thoải mái với chủ đề “NIỀM VUI TIN MỪNG”. Sau đó là nghi thức rước nến Phục Sinh và lời khai mạc ngày hội của Cha Nguyễn Duy Linh, trưởng ban Loan Báo Tin Mừng và lời chia sẻ của cha chánh xứ Thánh Tâm Đa Minh Trương Bảo Tâm.
Trong phần chia sẻ với anh chị em tân tòng cha Đaminh Đinh Quang Vinh đã thuyết tình về đề tài: “NIỀM VUI TIN MỪNG”. Đây là một tông huấn của Đức Thánh Cha Phanxico và ngài cũng lưu ý đến đời sống đức tin trong gia đình, nơi đó mỗi người cảm nghiệm được con đường của mình đến với Chúa như thế nào? Có tình yêu nâng đỡ của chồng vợ, con cái trong gia đình chưa?... Nhằm hướng dẫn giúp củng cố đức tin, hâm nóng tình yêu trong Chúa cho các tân tòng và khích lệ tinh thần Truyền Giáo. Nhờ đó những Tân Tòng sẽ cảm nhận được sự đồng hành của Hội Thánh thông qua các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ cùng đông đảo giáo dân trong Giáo Phận.
Tiếp theo phần trình bày của Cha Đa Minh là một số anh chị em tân tòng cũng lên lễ đài chia sẻ đời sống đức tin của mình, những thao thức, những cảm nhận từ khi lãnh nhận đức tin Công Giáo…
Khoảng 10 giờ sáng, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục giáo phận có mặt trong tiếng vỗ tay hân hoan chào đón của anh chị em tân tòng, mà rất có thể có nhiều người, đây là lần đầu tiên họ được gặp mặt vị cha chung của giáo phận. Trong phần chia sẻ với anh chị em tân tòng, Đức Cha Micae nói về đề tài: “NIỀM VUI TIN MỪNG”. Ngài đặt biệt nói về câu Kinh Thánh Ga8,54 rằng niềm vui lớn nhất và trọng đại nhất là anh em được gọi Thiên Chúa là Cha và mọi người đều là anh em. Ngài cũng lưu ý đến đời sống đức tin trong gia đình và trong cồng đồng.
Thánh lễ bắt đầu lúc 10 giờ 30 phút do Đức Cha Micae, cha tổng đại diện Phêrô Nguyễn Vân Đông cùng quý cha trong giáo Miền đồng tế. Đến dự lễ có đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, anh chị em ban Loan Báo Tin Mừng, quý chức Ban hành giáo, các Hội đoàn, các Giới và cộng đoàn phụng vụ.
Buổi chiều, để tiếp nối ngày hội là phần đại diện tân tòng các giáo xứ lên làm chứng cho niềm tin của chính mình về Thiên Chúa.
Và kết thúc ngày hội là phần nghi thức sai đi của Cha Nguyễn Duy Linh, trưởng ban Loan Báo Tin Mừng. Buổi họp mặt tuy diễn ra rất ngắn, nhưng đã để lại nhiều tâm tình và cảm nghiệm đầy tính thiêng liêng và vui mừng hy vọng cho những người tham dự. Ban tổ chức cũng như nhóm ẩm thực phải làm việc cật lực, mãi tới khi mọi người về hết, họ vẫn còn ở lại để dọn dẹp. Dù có vất vả một chút cho những người tổ chức, nhưng ai cũng cảm thấy một niềm vui ở trong lòng vì đã làm được một việc có ích cho những anh chị em mới gia nhập đạo Công Giáo.
Hình ảnh
Chương trình buổi họp mặt được bắt đầu bằng nhịp điệu múa tại chỗ vui tươi thoải mái với chủ đề “NIỀM VUI TIN MỪNG”. Sau đó là nghi thức rước nến Phục Sinh và lời khai mạc ngày hội của Cha Nguyễn Duy Linh, trưởng ban Loan Báo Tin Mừng và lời chia sẻ của cha chánh xứ Thánh Tâm Đa Minh Trương Bảo Tâm.
Trong phần chia sẻ với anh chị em tân tòng cha Đaminh Đinh Quang Vinh đã thuyết tình về đề tài: “NIỀM VUI TIN MỪNG”. Đây là một tông huấn của Đức Thánh Cha Phanxico và ngài cũng lưu ý đến đời sống đức tin trong gia đình, nơi đó mỗi người cảm nghiệm được con đường của mình đến với Chúa như thế nào? Có tình yêu nâng đỡ của chồng vợ, con cái trong gia đình chưa?... Nhằm hướng dẫn giúp củng cố đức tin, hâm nóng tình yêu trong Chúa cho các tân tòng và khích lệ tinh thần Truyền Giáo. Nhờ đó những Tân Tòng sẽ cảm nhận được sự đồng hành của Hội Thánh thông qua các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ cùng đông đảo giáo dân trong Giáo Phận.
Tiếp theo phần trình bày của Cha Đa Minh là một số anh chị em tân tòng cũng lên lễ đài chia sẻ đời sống đức tin của mình, những thao thức, những cảm nhận từ khi lãnh nhận đức tin Công Giáo…
Khoảng 10 giờ sáng, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục giáo phận có mặt trong tiếng vỗ tay hân hoan chào đón của anh chị em tân tòng, mà rất có thể có nhiều người, đây là lần đầu tiên họ được gặp mặt vị cha chung của giáo phận. Trong phần chia sẻ với anh chị em tân tòng, Đức Cha Micae nói về đề tài: “NIỀM VUI TIN MỪNG”. Ngài đặt biệt nói về câu Kinh Thánh Ga8,54 rằng niềm vui lớn nhất và trọng đại nhất là anh em được gọi Thiên Chúa là Cha và mọi người đều là anh em. Ngài cũng lưu ý đến đời sống đức tin trong gia đình và trong cồng đồng.
Thánh lễ bắt đầu lúc 10 giờ 30 phút do Đức Cha Micae, cha tổng đại diện Phêrô Nguyễn Vân Đông cùng quý cha trong giáo Miền đồng tế. Đến dự lễ có đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, anh chị em ban Loan Báo Tin Mừng, quý chức Ban hành giáo, các Hội đoàn, các Giới và cộng đoàn phụng vụ.
Buổi chiều, để tiếp nối ngày hội là phần đại diện tân tòng các giáo xứ lên làm chứng cho niềm tin của chính mình về Thiên Chúa.
Và kết thúc ngày hội là phần nghi thức sai đi của Cha Nguyễn Duy Linh, trưởng ban Loan Báo Tin Mừng. Buổi họp mặt tuy diễn ra rất ngắn, nhưng đã để lại nhiều tâm tình và cảm nghiệm đầy tính thiêng liêng và vui mừng hy vọng cho những người tham dự. Ban tổ chức cũng như nhóm ẩm thực phải làm việc cật lực, mãi tới khi mọi người về hết, họ vẫn còn ở lại để dọn dẹp. Dù có vất vả một chút cho những người tổ chức, nhưng ai cũng cảm thấy một niềm vui ở trong lòng vì đã làm được một việc có ích cho những anh chị em mới gia nhập đạo Công Giáo.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Gioan XXIII khai mở Công Đồng Vatican II
Nguyễn Thị Hảo
13:26 29/04/2014
ĐỨC GIOAN XXIII KHAI MỞ CÔNG ĐỒNG VATICAN II
LTS : Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII được Giáo Hội công nhận là đấng thánh. Ngài đã thực hiện nhiều công trình cho Giáo Hội và Xã hội. Ngài lại là người có tình nghĩa sâu đậm với người Công Giáo Việt Nam.
Khi làm Sứ thần tại Paris, ngài đã liên hệ với cha Trần Thanh Giản, Giám đốc Giáo xứ Việt nam Paris qua thư đề ngày 17.04.1951.
Ngày 28.10.1958, vừa được bầu làm Giáo Hoàng, Ðức Gioan XXIII đã tái chấp nhận những quyết định của Vị Tiền Nhiệm, cử Ðức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian làm đặc sứ đến Việt Nam tham dự Đại Hội Thánh Mẫu vào năm 1959, một sự kiện lớn nhất do sáng kiến của các Đức Giám Mục miền Nam. Đại hội được tổ chức trong ba ngày 16, 17, 18 tháng 2/1959 tại Sài Gòn, nhân dịp Năm Thánh Mẫu, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, đồng thời mừng 300 năm việc bổ nhiệm hai Giám Mục tiên khởi tại Việt Nam ngày 9/9/1659 là Đức Cha Pallu tại Đàng Ngoài và Đức Cha Pierre Lambert de la Motte tại Đàng Trong.
Ngày 24/11/1960, qua Tông sắc Venerabilium Nostrorum, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam. Tông sắc Venerabilium Nostrorum là tiếng nói quyết định của Tòa thánh, công nhận sự tăng trưởng và lớn mạnh của Giáo Hội tại Việt Nam, đáng được nâng lên địa vị hàng Giáo Phẩm, bằng cách thiết lập 3 Giáo tỉnh mới : 1 ở Bắc, 1 ở Trung, 1 ở Nam, với ba Tòa tổng Giám Mục Hà Nội, Huế, Sàigon.
Nhân dịp Giáo Hội phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII vào ngày 27.04.2014, để góp phần ghi ơn và mộ mến ngài, chúng tôi xin trích đăng một số bài trong tập sách « Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII », do Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris biên soạn và xuất bản năm 2000, gợi lại những công trình lớn mà ngài đã làm cho Giáo Hội và cho nhân loại.
Đã được phổ biến : Bài 1, ngày 22.04.2014 : « ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA ĐỨC GIOAN XXIII », do Lm Mai Đức Vinh
Đây là bài 2 về «ĐỨC GIOAN XXIII KHAI MỞ CÔNG ĐỒNG VATICAN II » do Ls Nguyễn Thị Hảo
Có thể nói biến cố quan trọng nhất dưới triều đại ngắn ngủi của Đức Gioan XXIII là công đồng chung Vatican II, một công đồng do ngài triệu tập nhưng lại kết thúc dưới thời Đức Phaolô VI, vị Giáo hoàng kế nhiệm.
I. CÔNG ĐỒNG LÀ GÌ?
Công đồng là một hội nghị gồm các Giám mục và một số chức vị trong Giáo Hội chính thức họp để thảo luận và quy định những vấn đề trọng đại của Giáo Hội. Có hai cấp bậc công đồng: công đồng riêng và công đồng chung.
Công đồng riêng là một hội nghị các Giám mục của một khu vực trong Giáo Hội. Công đồng riêng được gọi là đại công đồng nếu gồm các Giám mục của nhiều giáo tỉnh dưới quyền chủ tọa của Sứ thần Tòa Thánh. Nếu chỉ có các Giám mục của một giáo tỉnh dưới quyền chủ tọa của Tổng Giám mục hay một Giám mục thâm niên thì đó là công đồng tỉnh. Ngoài ra còn có các loại công đồng khác như công đồng toàn quốc, công đồng toàn miền.
Công đồng chung hay công đồng phổ quát là hội nghị toàn thể các Giám mục trên thế giới do Đức Giáo Hoàng triệu tập và đặt dưới thẩm quyền của ngài, để tìm giải đáp cho những vấn đề trọng đại và cấp bách của Giáo Hội. Vì dựa trên nguyên tắc rằng công đồng là ý muốn của Đức Kitô, là Đấng đã trao quyền giáo huấn và điều khiển Giáo Hội cho các tông đồ và những người kế vị, nên công đồng có thẩm quyền tối thượng trong Giáo Hội, là cơ quan lập pháp và giáo huấn tối cao của Giáo Hội.
Từ năm 325 cho đến công đồng Vatican II, đã có 20 công đồng chung được tổ chức. Trước công đồng Vatican II là công đồng Vatican I (1869-1870) do Đức Piô IX triệu tập. Công đồng này đã phải kết thúc khi giáo phận Roma bị sát nhập vào vương quốc Ý, trong khi chương trình thảo luận còn đang dang dở. Rốt cuộc, công đồng chỉ quyết định về hai điểm: tối thượng quyền và ơn bất khả ngộ của Giáo Hoàng.
Sự kiện Đức Gioan XXIII đã chọn tên Vatican II làm cho nhiều người, nhất là một số chức vị của giáo triều Roma, cho rằng Vatican II sẽ nối tiếp hướng đi của Vatican I. Đây là một điều sai lầm lớn vì ý muốn của Đức Gioan XXIII là triệu tập một công đồng hoàn toàn mới trong mục tiêu cũng như trong tổ chức.
II. CÔNG ĐỒNG VATICAN II.
1. PHÁT XUẤT TỪ MỘT Ý NGHĨ CÁ NHÂN CỦA ĐỨC GIOAN XXIII.
Một câu hỏi thường được đặt ra: công đồng này là do ứng biến của Đức gioan XXIII hay là do linh ứng?
Những sự kiện sau đây sẽ giúp trả lời câu hỏi này. Trước khi rời Tòa Thánh, các nhân vật đã tham dự cuộc bầu cử Giáo Hoàng được Đức Gioan XXIII tiếp kiến và khuyến khích bầy tỏ ý kiến. Nhiều vấn đề khó khăn được nêu lên. Chẳng hạn chế độ quan liêu làm cho Giáo Hội nặng nề chậm chạp vì bất cứ điều gì cũng phải đợi Tòa Thánh giải quyết; chưa có một giải pháp cho mối liên hệ với các tín đồ Tin Lành; các Hội đồng Giám mục hầu như thiếu nội quy; vấn đề hôn nhân tạp giáo ngày càng trầm trọng; vấn đề Giáo Hội và xã hội, Giáo Hội và con người; Giáo Hội trước sự phủ nhận một vài loại giá trị và sự tán đồng quá lố của một vài loại giá trị khác; Giáo Hội đứng trước một thế giới sau hai trận chiến với những hậu quả bi thương, với mối đe dọa diệt vong của vũ khí nguyên tử v.v...
Trước một khối lượng trọng đại các vấn đề cấp bách và thực tế như vậy, Đức Giáo Hoàng nhận thấy một mình khó mà tìm được các giải pháp thích đáng và đã đến lúc phải triệu tập các Giám mục trên toàn thế giới để họ soi sáng lẫn nhau. Tuy nhiên ở đây cần nhấn mạnh rằng ngài đã có một trực giác sâu sắc về cơn khủng hoảng Công Giáo và trực giác này được xác nhận bởi các nguồn tin do các người đối thoại đem đến. Một điều chắc chắn là ý nghĩ về công đồng là một linh ứng đặc biệt của Đức Giáo Hoàng và không có một người nào khác đã gợi ý đến sự cần thiết của một công đồng.
Cũng có thể nói rằng công đồng là một trong những phương tiện để vị tân Giáo Hoàng thực hiện chương trình hoạt động đã được Ngài khiêm tốn và thành thật trình bày trong bài diễn văn đọc trước mật viện sau khi cuộc bỏ phiếu bầu tân Giáo Hoàng kết thúc. Qua bài diễn văn, người ta thấy rõ ý muốn của Ngài muốn làm một người chủ chăn và dành trọn đời cho việc truyền bá Lời Chúa và bành trướng mọi ảnh hưởng của Giáo Hội khắp thế giới. Ngài nói: “... Chớ gì hai vị Thánh đó (tức là Thánh Gioan Tẩy giả và Thánh Gioan Phúc âm gia, hai vị Thánh cùng mang tên Gioan như ngài) khiến cho hàng giáo sĩ và mọi tín hữu biết rõ công trình của chúng tôi nhằm chuẩn bị một dân chúng hoàn hảo cho Thiên Chúa, san bằng các đường lộ để ai cũng nhìn thấy được quyền lực cứu rỗi của Thiên Chúa. Chớ gì Thánh Gioan, Phúc âm gia, vị đã đón rước Trinh Nữ, Thánh Mẫu của Đức Kytô và của chúng ta, cùng với Thánh Mẫu, tán trợ công việc của chúng tôi nhằm đem lại sinh lực và mừng vui cho Giáo Hội Công Giáo, hòa bình và thịnh vượng cho mọi dân tộc...”
2. THÔNG BÁO DỰ TÍNH TỔ CHỨC CÔNG ĐỒNG.
1/ Thông báo riêng tư cho những người thân cận.
Chỉ năm ngày sau khi được bầu lên, tức là vào ngày 2.11.1958, Đức Gioan XXIII nói với vị bí thư là Đức Ông Capovilla: “Cần phải có một công đồng”. Vị bí thư thuật lại: “Tôi vô cùng kinh ngạc. Tôi nghĩ rằng đường đi sẽ dài và khó khăn, không thích hợp với một người tuổi gần 80. Theo tôi thì Đức Gioan XXIII chỉ cần đi theo vết chân của các Giáo Hoàng tiền nhiệm và khai thác đặc sủng mà ngài đã thụ lãnh được một cách rõ rệt”.
Đức Giáo Hoàng còn nhắc lại ý định này với vị bí thư ngày 21.11.1958 trên đường đi đến Castelgandolfo, rồi một lần nữa trước lễ Giáng Sinh.
Sau lễ Giáng Sinh 1958, ngài kín đáo ngỏ ý với một vài giám chức thân cận để thăm dò phản ứng và đồng thời để chuẩn bị dư luận, như với vị phó nhiệm là Đức ông Dell'Acqua và với người bạn thuở thiếu thời là Đức Ông Testa. Rồi đến ngày 9.1.1959, Ngài ngỏ ý với người bạn thâm giao là Don Giovanni Rossi, sáng lập viên tổ chức “Procivitae Christiana” ở thành Assise và cũng là cựu bí thư của Đức Hồng Y Ferrani thành Milan. Ngài tâm sự: “Tôi cho bạn biết một điều tối quan trọng nhưng bạn phải hứa giữ kín. Một tư tưởng tuyệt vời đã đến với tôi: đó là việc tổ chức một công đồng”. Sau khi nghe lời tán đồng của Don Rossi, ngài tiếp: “Này bạn, nói rằng Thánh Linh bảo trợ Giáo Hoàng là không hoàn toàn đúng. Không phải Thánh Linh bảo trợ Giáo Hoàng. Tôi chỉ là phụ tá của Thánh Linh. Vì chính Thánh Linh đã làm tất cả. Công đồng là một dự tính của Ngài”.
Như vậy có nghĩa là Đức Gioan XXIII đã lấy quyết định từ đầu tháng giêng 1959. Ngài lo âu đợi lúc phải thông báo cho vị Quốc vụ khanh Tòa Thánh là Đức Hồng Y Tardini, người có phận sự thực thi các quyết định của Giáo Hoàng. Lần này kẻ đối thoại không còn phải là người bí thư tâm phúc hay là các giám chức thâm giao, mà là một nhân vật quan trọng nhất của Giáo triều Roma, người mà khuynh hướng bảo thủ cũng như tính nói thẳng không xa lạ đối với ngài.
Vì phản ứng của Đức Tardini rất quan trọng nên cần thuật lại những lời đối đáp của hai nhân vật nhân cuộc đàm luận ngày 20.1.1959, những lời này được hai vị ghi lại trong sổ nhật ký của họ.
Sau khi bầy tỏ mối lo âu trước các chấn động của thế giới cũng như các lời hô hào liên tiếp hầu như tuyệt vọng để cứu vãn hòa bình và công lý, ngài hỏi vị Quốc vụ khanh xem Giáo Hội phải làm gì để phô bày trước thế giới một khuôn mẫu hòa khí giữa các con người với nhau. Sau khi đề cập đến dự định tổ chức một công đồng, ngài chờ đợi phản ứng chống đối của người cộng sự viên, một chính trị gia khôn ngoan. Nhưng trái lại, ngài nghe Đức Tardini thốt lên: “Vâng, vâng, một công đồng!”
Đức Hồng Y ghi trong sổ nhật ký của ngài: “Đức Giáo Hoàng tóm lược chương trình hoạt động trong ba điểm: tổ chức một công nghị giáo phận Roma, một công đồng chung và cải tổ bộ Giáo luật. Ngài dự tính sẽ thông tri quyết định cho các Hồng Y sau buổi lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành. Tôi thưa với ngài rằng tôi vẫn mến chuộng những điều đẹp đẽ và mới lạ. Ba dự định trên rất ư là đẹp và cách thức thông báo cho các Hồng Y rất tân kỳ nhưng vẫn phù hợp với truyền thống của Hội Thánh và rất là thích nghi”.
Trong sổ nhật ký của Ngài, Đức Giáo Hoàng ghi: “Nhân cuộc đàm luận với Quốc vụ khanh Tardini, tôi muốn thăm dò tâm tư của Hồng Y Tardini về việc thông báo cho Hồng Y đoàn vào ngày 25 sắp tới, dự tính tổ chức một công đồng chung với sự tham dự của các Giám mục Công Giáo trên thế giới. Câu trả lời của đương sự khiến tôi hân hoan ngạc nhiên: ”Thật là một tư tưởng tuyệt vời và thánh thiện xuất phát từ Trời Cao. Tư tưởng đó phải được khai triển, tinh luyện và phổ biến. Quả là một ân phúc cho toàn thế giới”. Đức Giáo Hoàng ghi tiếp: ”Tôi không còn muốn gì hơn nữa. Tôi sung sướng. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì dự tính của tôi đã nhận được dấu ấn đầu tiên ở cõi trần này và tôi kính cẩn đợi dấu ấn ở Trên Cao kia”.
Các sự kiện này được Đức Giáo Hoàng nhắc lại trong sổ nhật ký trước ngày khai mạc công đồng: “... Trước đây tôi không hề nghĩ đến, vậy mà trong buổi đàm thoại với vị Quốc vụ khanh, tôi đã thốt lên các danh từ công đồng chung, công nghị giáo phận và sự tu chính giáo luật, và không ai đã gợi ý cho tôi”.
Ở đây cần lưu ý ba điểm:
• Quyết định của Đức Giáo Hoàng không do một sự linh cảm thần diệu và bất chợt mà là hậu quả của “sự tuân phục đức tin”.
• Quyết định đã vững chắc khi ngài thông báo cho Đức Tardini.
• Sự tán đồng của Đức Hồng Y.
Về điểm thứ nhất, có người giải thích rằng quyết định này là một sự ứng biến đã xẩy ra nhân cuộc đàm luận với Đức Hồng Y. Tuy nhiên câu “không hề nghĩ đến trước đây” chỉ có nghĩa là ngài không nghĩ đến trước khi được đắc cử giáo hoàng. Một điều không thể chối cãi là ngài đã đề cập đến vấn đề với nhiều người và nhiều lần sau ngày bầu cử và trước khi ngỏ ý với Đức Hồng Y, và tư tưởng là của ngài chứ không phải của ai khác. Với cách diễn tả giản dị, Đức Gioan XXIII nói rằng dự tính công đồng xuất hiện trong tâm trí ngài như một đóa hoa khiêm tốn ẩn nấp trong cánh đồng cỏ. Người ta không nhìn thấy nó nhưng cảm nhận được sự hiện diện nhờ hương thơm.
Về điểm thứ hai, trong sổ nhật ký của Đức Tardini, có ghi rõ là hôm đó Đức Giáo Hoàng không hỏi ý kiến về sự thích nghi của quyết định và của phương thức thông tri, mà chỉ bày tỏ một quyết tâm: “Đức Giáo Hoàng muốn thông báo ba điểm vào Chúa Nhật tới”. Như vậy, Đức Giáo Hoàng ngỏ lời với vị Quốc vụ khanh chỉ vì muốn tỏ ra trọng nể chức vụ của vị này và để vị này trợ giúp ngài trong việc tổ chức công đồng và nhất là để Đức Hồng Y làm luật sư biện hộ trước các chức vị của Giáo triều mà ngài thừa biết là sẽ chống đối.
Về điểm thứ ba, người ta có thể ước đoán một cách hữu lý rằng thoạt tiên Đức Hồng Y có thể tỏ ra sửng sốt, cũng có thể là vị này nghĩ rằng dự tính của Đức Giáo Hoàng chỉ là một tư tưởng còn mơ hồ. Nhưng sau đó ngài hiểu rằng đây là một quyết định vững chắc khi thấy Đức Giáo Hoàng rút ra một tập bản thảo gồm 12 trang giấy viết tay ghi rõ chương trình tổng quát và tôn chỉ của công đồng. Đức Hồng Y hiểu rằng mọi sự đã được quyết định và ngài bầy tỏ sự hưởng ứng nồng nhiệt.
Vị bí thư xác nhận điều này: “Đức Giáo Hoàng đã thuyết phục được Đức Hồng Y và vị này đã tán đồng không phải vì vâng lời mà vì tin tưởng”.
Sau đó, thừa lệnh Đức Giáo Hoàng, Đức Tardini thông báo cho các chức vị của giáo triều. Mọi người đều sững sờ. Trong thâm tâm, họ nghĩ rằng Đức Gioan XXIII được bầu lên như là một giải pháp chuyển tiếp để tình hình gạn lóng trong một thời gian mà không cần phải thay đổi điều gì. Tuổi tác cũng như tính tình trầm lặng và dễ dãi của ngài rất phù hợp với mưu định đó. Nhưng bỗng nhiên phim chuyện được viết trong Mật nghị Hồng Y bị đảo lộn khi diễn viên thay vì nhắc lại những lời đối đáp đã được người khác soạn thảo, lại hành động theo ý riêng. Cử tri đã bỏ phiếu bầu ngài tỏ ra sửng sốt vì họ cho là đã bị vị tân Giáo Hoàng chơi khăm, một Giáo Hoàng mà họ đã vạch trước con đường đi là giải quyết các công việc hành chánh thông thường.
Sau khi thông báo cho Đức Hồng Y Tardini, Đức Giáo Hoàng tâm sự rất lâu với vị bí thư. Ngài hân hoan vì sẽ bước qua một giai đoạn quan trọng của nhiệm kỳ. Ngài tin tưởng rằng sáng kiến nhằm thanh lọc bộ mặt của Giáo Hội sẽ nhận được một lời phúc đáp nhất trí. Ngài nhắc đi nhắc lại mãi đến mối liên hệ giữa công đồng và hòa bình thế giới. Ngài nói: “Thế giới đang khao khát hòa bình. Nếu Giáo Hội đáp ứng được nguyện vọng của Đấng Sáng Lập và tìm lại được hằng tính của mình thì thế giới sẽ rút tỉa được rất nhiều lợi lộc. Trong niềm tin của tôi, tôi không bao giờ hoài nghi. Nhưng một điều làm cho tôi kinh hoàng là Đức Kitô đã dang tay trên cây thập giá từ gần 2000 năm nay. Thử hỏi chúng ta đã làm gì để rao giảng Tin Mừng? Cần phải làm gì để trình bày giáo thuyết chân chính cho con người thời nay?”
Qua cuộc đàm luận kín đáo này trước khi chính thức loan báo công đồng, người ta có thể nhận thấy được những ý hướng chính yếu của Đức Giáo Hoàng:
• Khía cạnh tiêu cực: Đức Giáo Hoàng cương quyết gạt bỏ quan niệm cho rằng công đồng sẽ đưa ra những tín điều mới.
• Khía cạnh tích cực: cập nhật hóa việc trình bày giáo thuyết chân chính để giúp người thời nay thông hiểu dễ dàng; Giáo Hội phải được thanh luyện để trở lại hằng tính của mình và để tỏ ra trung thành hơn với Đức Kytô; Giáo Hội phải làm sao để có thể đáp ứng các mong đợi của xã hội trước các nhu cầu thiết yếu của lịch sử, nhất là về vấn đề hòa bình.
2/ Thông báo chính thức.
Sáng Chúa Nhật 25.1.1959, Đức Giáo Hoàng đến tham dự lễ bế mạc tuần lễ hiệp nhất Kitô hữu tại đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành. Sau buổi lễ, ngài tập họp 12 Hồng Y của giáo triều hiện diện hôm đó. Chỉ có một số Hồng Y biết rõ lý do của “Hội nghị Hồng Y” bất thường này.
Đức Giáo Hoàng khởi đầu diễn từ bằng một vài nhận định liên quan đến tình hình giáo phận Roma và tâm trạng lo âu của những kẻ vì không biết đến “khung trời rộng mở” nên đã để cho “các lợi lộc giả tạo của thế gian lôi cuốn”. Ngài tiếp: “Nhận xét này đã gợi lên trong người giáo sĩ hèn mọn và bất xứng này, kẻ đã được Thiên Chúa nâng lên địa vị Giáo Hoàng, quyết tâm trở về với những phương thức cổ xưa để trình bầy giáo thuyết và điều hành kỷ luật Giáo Hội, những phương thức đã từng tỏ ra rất công hiệu để thanh sảng tư tưởng, siết chặt sự hiệp nhất tôn giáo và làm sống lại nhiệt tâm của các Kitô hữu”.
“Các anh em tôn kính và các con thân mến, lòng đầy xúc động nhưng với một quyết tâm khiêm tốn, chúng tôi đề nghị triệu tập một công nghị giáo phận Roma và một công đồng chung cho Giáo Hội hoàn vũ”.
Ngài thêm một điểm quan trọng về khía cạnh hoàn vũ: “Chúng tôi thiết tha xin toàn thể quý vị một bước khởi đầu tốt đẹp, một sự tiến hành tốt đẹp và một thắng lợi hoàn hảo cho các dự tính gan dạ của chúng tôi, một luồng ánh sáng để đem lại sự khuyến thiện và niềm vui cho toàn thể dân Chúa, một lời mời gọi thân thiện và ưu ái được lập lại, gửi các anh em của chúng ta thuộc các Giáo Hội Kitô ly khai đến tham dự buổi tiệc ân sủng đầy tình huynh đệ với chúng ta, buổi tiệc mà nhiều tâm hồn từ mọi nẻo đường trên thế giới đang khao khát”.
Đoạn này cực kỳ quan trọng.
Thứ nhất là vì nói lên được mối bận tâm trọng đại của Đức Giáo Hoàng: đó là chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các Kitô hữu mà sự tác hại đã được ngài chứng kiến tại Bảo Gia Lợi và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thứ hai là vì trong văn kiện chính thức được công bố, Giáo triều Roma đã dám tự ý sửa đổi nhiều điểm, nhất là để xóa bỏ danh từ “các Giáo Hội”, lần đầu tiên được dùng để công nhận giá trị và bản chất Giáo Hội của các cộng đồng ngoài Công Giáo. Văn kiện chính thức ghi lại như sau: “... một lời mời gọi thân thiện được lập lại, gửi tới các tín đồ của các cộng đồng ly khai để theo chúng ta đi tìm sự thống nhất và ân sủng mà nhiều tâm hồn từ mọi nẻo đường trên thế giới đang khao khát...”
Người ta thấy rõ ẩn ý và sự chống đối của Giáo triều. Đối với Giáo triều, những tín đồ Tin Lành, Chính Thống... không phải là các anh em, cộng đồng của họ không phải là các Giáo Hội, nên họ không thể “tham dự buổi tiệc ân sủng đầy tình huynh đệ” tức là công đồng. Họ chỉ có thể đi tìm sự thống nhất và ân sủng (làm như thể là Thiên Chúa không cho họ được hưởng ân sủng!), họ chỉ có thể đi theo chúng ta... (có nghĩa là họ phải tuân theo những yêu sách của Công Giáo Roma!)
3.PHẢN ỨNG CỦA Hồng Y ĐOÀN.
Bài diễn văn chấm dứt thì các Hồng Y đứng lặng yên như thể đã hóa thành đá. Về sau Đức Giáo Hoàng kể lại rằng thay vì các lời tán đồng hay chúc tụng thì chỉ có “một sự im lặng nặng nề”. Thật ra Đức Giáo Hoàng không chờ đợi một phản ứng khác hơn.
Trở về điện Vatican, ngài có vẻ như đã cởi bỏ được một gánh nặng. Trả lời câu hỏi của vị bí thư: “Thưa Đức Thánh Cha, ngài có hài lòng không?” Ngài nói: “Vấn đề không phải là cá nhân tôi, cũng không phải là tình cảm riêng tư của tôi. Chúng ta đang đứng trước Thánh ý Chúa. Bây giờ tôi cần sự im lặng, mặc niệm. Tôi cảm thấy được giải thoát khỏi mọi sự, khỏi mọi người, cũng giống như khi tôi đọc Thánh Vịnh: Lạy Chúa, đẹp đẽ thay được an nghỉ trong nhà tạm của Ngài”.
4. PHẢN ỨNG CỦA QUẦN CHÚNG.
Dọc đường từ đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành về đến điện Vatican, dân chúng vỗ tay tán trợ ngài. Đức Giáo Hoàng ghi vào sổ nhật ký: “Mọi sự đã thành tựu. Tôi đã duy trì được sự hiệp thông với Thiên Chúa”. Không hiểu vào lúc đó ngài có tiên đoán được rằng sau khi tin tức được loan ra, các Kitô hữu bậc trung, các linh mục khiêm tốn, một vài Giám mục và đông đảo các thành phần ngoài kitô giáo sẽ bầy tỏ sự vui mừng khi thấy các cơ chế cổ xưa đang ở trên con đường canh tân? Và người đứng ra đảm trách đưa Giáo Hội tiến vào con đường mạo hiểm đó lại là một vị Giáo Hoàng tuổi tác. Chính điều này lại làm cho mọi người thêm kính mến và trọng nể vị chủ chăn.
5. TÔN CHỈ HƯỚNG DẪN CÔNG ĐỒNG.
Qua những lời tuyên bố của Đức Gioan XXIII thì với công đồng này một kỷ nguyên mới sẽ mở ra cho Giáo Hội Công Giáo bề ngoài đang sống trong một tình trạng an bình dựa trên các sắc lệnh do công đồng Tridentino ban hành bốn thế kỷ trước đây. Trước hiện tình thế giới, một vị Giáo Hoàng tuổi tác, được bầu lên chưa đầy ba tháng để rồi sẽ ra đi trong một thời gian ngắn ngủi, cảm thấy rằng “một trật tự mới” trong mối tương quan giữa các con người đang được thiết lập. Giáo Hội không thể chỉ khư khư “gìn giữ một bảo tàng viện” như lời ngài tuyên bố trước ngày khai mạc công đồng. Giáo Hội phải hành động theo sự dẫn dắt của Thiên Chúa: Vì vậy mà ngài quyết định thách đố tình trạng bất động của cơ chế Giáo Hội và trả lại quyền ăn nói cho các Giám mục. Sau khi sự triệu tập công đồng được chính thức thông báo, người ta thấy rõ ý hướng chính yếu của Đức Gioan XXIII: đó là việc cải tổ Giáo Hội để chuẩn bị sự hiệp nhất các Kitô hữu.
Đức Giáo Hoàng rất tha thiết với vấn đề hiệp nhất các Kitô hữu. Nhưng Ngài ý thức rằng công đồng này chưa có thể là một công đồng tái lập sự hiệp nhất theo đúng nghĩa, vì rằng cơ cấu già nua của Giáo Hội là một chướng ngại vật vì không còn phù hợp với nhựa sống luôn luôn mới mẻ của Phúc Âm. Do đó điều phải làm trước tiên là đổi mới bộ mặt của Giáo Hội để rồi có thể nói với các huynh đệ ly khai rằng: “đây là Giáo Hội thật của Đức Kitô, xin anh em hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng vì đó cũng chính là Giáo Hội của anh em. Và chúng ta hãy hiệp nhất với nhau”.
400 năm sau trào lưu cải cách tôn giáo, một công đồng được tổ chức không phải để đưa ra những tín điều mới, những sự cấm chỉ mới, mà là để tiến đến một cố gắng tích cực. Những kẻ thận trọng thì cho là “quá sớm” những kẻ hoài nghi thì cho là “quá chậm”. Nhưng không nên quên rằng trong lịch sử Giáo Hội, nhiều cơ hội thuận lợi đã bị bỏ qua và hậu quả là nhiều tai ương đã xẩy ra.
Thật vậy, công đồng Lateranô V (1512-1517) đã thất bại với việc cải tổ Giáo Hội. Sáu tháng sau, xuất hiện phong trào Cải Cách dưới dấu hiệu của sự chia rẽ vào lúc mà bộ mặt thế giới đang thay đổi với việc tìm ra Châu Mỹ.
Công đồng Tridentino (1543-1563) cũng thất bại với công cuộc canh tân Giáo Hội. Nhiều đề nghị đổi mới được nêu ra tại công đồng nhưng khi đem thi hành thì bị cản trở. Hậu quả là sự hiệp nhất tôn giáo đổ vỡ và từ đó sinh sôi nẩy nở nhiều giáo thuyết, nhiều cơ chế.
Thành kiến cổ xưa theo đó không có sự hiệp nhất các Kitô hữu nếu không có sự hiệp nhất tức khắc các cơ chế, làm cho một số bình luận gia giải thích sai lầm tư tưởng của Đức Gioan XXIII về tính cách hoàn vũ của công đồng. Họ nói đến một công đồng muốn tập hợp các Giáo Hội Kitô (Công Giáo, Chính thống giáo và Tin lành) để tái lập một cơ chế duy nhất của Kytô giáo, như trước đây các công đồng ở Lyon (1274) và Florence (1438) đã thử thực hiện với các tín đồ Công Giáo và Chính thống giáo.
Cách giải thích này quá xa vời với ý muốn của Đức Giáo Hoàng. Ngài nhắc đi nhắc lại rằng mục đích ở đây không phải là tổ chức một công đồng dùng làm công cụ trực tiếp cho sự thống nhất các cộng đoàn Kitô hữu, mà chỉ là để tán trợ phong trào đại kết, bằng cách cải tổ Giáo Hội Công Giáo ngõ hầu giúp Giáo Hội bước từ các cuộc tranh luận qua việc tìm kiếm một sự hòa đồng trong một viễn ảnh hiệp nhất các Kitô hữu. Ngài ước mong rằng “Công đồng có thể đem đến cho Giáo Hội một sự tấn phát khá quan trọng để rồi các anh em và con cái chúng ta đang xa rời Tông Tòa, sẽ nhận được một lời mời gọi và khuyến khích hữu ích nhờ sự cải thiện các đức tính của người Kitô hữu”.
Xem như vậy thì vấn đề không phải là sự trở về tức khắc của các huynh đệ ly khai. Điều này đã được Đức Hồng Y Bea, một trong những người được Đức Giáo Hoàng bầy tỏ ý định và cũng là một trong những người đề nghị thiết lập một văn phòng đại kết tại Roma, nhấn mạnh: “Công đồng không nhằm thực hiện tức khắc sự hiệp nhất: Công đồng nhằm chuẩn bị về lâu về dài sự hiệp nhất bằng cách cải thiện bầu không khí giữa các người Công Giáo và ngoài Công Giáo, tạo những điều kiện thuận lợi cho sự hòa hợp và giải quyết những vấn đề liên hệ”.
Để diễn tả sự chuẩn bị dài hạn này và những giai đoạn phải trải qua trước khi đạt được mục tiêu mong muốn, Đức Giáo Hoàng đưa ra những phương sách được xem như là mẫu mực cho chiến lược đại kết: “... trước tiên là giao hữu, sau đó là làm thân và cuối cùng là kết hợp hoàn mỹ”.
Đây chính là khía cạnh tân kỳ của viễn tượng đại kết do Đức Gioan XXIII đề ra. Sự thành công trong việc cải tổ Giáo Hội Công Giáo đòi hỏi phải bao hàm tất cả các giá trị Kitô giáo của Giáo Hội Công Giáo và các cộng đồng ly khai, bằng cách quay trở lại thời đại “hiệp thông” ngay lúc mà sự hiệp thông đó bị đổ vỡ. Ngoài ra sự cải tổ đồng thời phải đặt trọng tâm ở việc nhận thức được thực chất của con người.
Những phần tử bảo thủ của Tòa Thánh cho rằng dự án này chẳng qua chỉ là để giữ thể diện và sau một thời gian phô diễn nghệ thuật hùng biện và những lễ nghi hào nháng, sẽ không có gì thay đổi cả. Nhưng một số đông các Giám mục lại nghĩ rằng đây là một quyết định quan trọng nhắm việc chấn hưng Giáo Hội.
Đức Gioan XXIII nói đến sự canh tân để trở lại những “đặc điểm giản dị và thuần khiết của Giáo Hội của Đức Kitô lúc mới thành lập”. Điều này nhắc chúng ta nhớ đến một lời nhận xét cay chua của Loisy: “Đức Kitô thiết lập Nước Trời, nhưng chính Giáo Hội Roma đã xuất hiện!”
Lẽ cố nhiên Đức Giáo Hoàng không hề có ý định sửa đổi các giáo thuyết căn bản của Giáo Hội. Trong truyền thống Công Giáo, không thể có vấn đề đụng chạm đến các điều khoản của kinh Tin Kính hay đến 10 điều răn. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Bea, trưởng Phòng Đại kết Kitô giáo nói rằng, Giáo Hội không thể sửa đổi các tín điều nhưng có thể làm cho rõ ràng hơn. Nói khác đi, sự xác định và trùng tu giá trị các tín điều phải được ghi trong chương trình nghị sự.
Báo chí thế giới đôi khi đề cập đến áp lực của các tín hữu ở Đức, Hòa Lan, Pháp, Đông Phương v.v... nhằm cải cách tổ chức nội bộ của Giáo Hội. Một vài nhóm công khai đòi chấn chỉnh và ngay cả bãi bỏ Giáo Triều Roma. Có nhóm muốn sửa đổi luật lệ về hôn nhân, giáo dục, thánh lễ, các bí tích, các nghi thức phụng vụ, các phương pháp thẩm tra và kết án. Họ cũng đề nghị giản dị hóa y phục các giáo sĩ, giảm sự hào nháng thái quá của y phục các giám chức. Họ muốn có một định nghĩa mới về các quyền và đặc quyền của hàng Giám mục và giáo dân trong Giáo Hội.
Ngoài ra đã đến lúc phải diễn tả và trình bầy sứ điệp của Thiên Chúa bằng những danh từ dễ hiểu đối với giáo dân thời nay đang hướng về các vấn đề quốc tế.
Cũng phải nghĩ đến việc phân chia trách nhiệm trong Giáo Hội cũng như vai trò của giáo dân và điều này tùy thuộc vào sự kiện các Giám mục thấy rõ nhiệm vụ chính đáng của họ. Thật vậy, tuy có hình thức một chính thể quân chủ nhưng Giáo Hội không phải là một định chế độc tài; và nếu như Giáo Hoàng là vị chủ tể và là nhà lập pháp tối cao vị ở địa vị của Thánh Phêrô, đại diện của Đức Kitô, nhiệm vụ của ngài được minh định bởi lời nói của Đấng Cứu Thế: “về phần ngươi, khi đã được củng cố, hãy củng cố anh em ngươi” (Lc 22,32).
Trong Giáo Hội Công Giáo theo nghi thức Đông phương, Giáo Hoàng được xem như là một tặng vật của Đức Kitô cho Giáo Hội. Khi chỉ định Thánh Phêrô như là một tảng đá trên đó Ngài dựng lên Giáo Hội, Đức Kitô bảo đảm cho Giáo Hội thoát khỏi các sai lầm và suy đồi và hứa cho được hưởng cuộc sống đời đời.
Tiếc thay một số thần học gia đã giải thích theo đúng từng chữ, nên thay vì hiểu rằng tảng đá chỉ có nghĩa là nơi căn bản, là cái trụ của sự hiệp nhất Giáo Hội, thì trái lại, họ cho rằng Giáo Hoàng được ban cấp một quyền lực tuyệt đối và vô song. Tư tưởng này (hoàn toàn khác biệt với ơn bất khả ngộ) rất là xa vời với ý định của Đức Kitô vì Ngài đã tổ chức Giáo Hội từ Tông đồ đoàn; Ngài ban cho mỗi tông đồ cùng một ủy nhiệm tông tòa: Rao giảng, dạy dỗ và rửa tội cho mọi người. Về sau, Ngài mới nói đến nhiệm vụ của Thánh Phêrô: “Ngươi hãy chăn sóc chiên của Ta và củng cố đức tin của các anh em ngươi”.
Đáng tiếc là lịch sử cho thấy ở Phương Tây, Giáo Hội dễ bị rơi vào các sai lầm của các cơ chế thế nhân. Thật vậy đôi khi Giáo Hội đã vay mượn vài đặc tính của thể chế chính trị hiện hữu. Chẳng hạn vào khoảng các thế kỷ thứ IV và V, Giáo Hội đã rập theo kiến trúc pháp định của Đế quốc Roma, và vào thời Trung Cổ đã trở thành một thế lực phong kiến.
Vào các thời đại sau hàng giáo phẩm Roma thường liên kết với các chính phủ đương thời, chống đối các lý thuyết dân chủ, không chấp nhận chính thể đại nghị và đề cao quá đáng tính cách quân chủ của quyền hành của Giáo Hoàng. Ở cuối thời đại Trung Cổ và cả những thời đại gần đây hơn, người ta thấy các giám chức của Giáo Triều xử dụng một quyền hành tuyệt đối. Theo nguyên tắc, họ hành động nhân danh Giáo Hoàng. Nhưng trên thực tế, họ vượt quá ý muốn của Giáo Hoàng vì họ cho rằng chỉ có họ mới đối phó được với các mối hiểm họa đe dọa niềm tin và nền phong hóa, chỉ có họ mới biết rõ bộ máy phức tạp của nền quản trị Giáo Hội hoàn vũ.
Xu hướng này đạt đến đỉnh cao nhất vào năm 1870 với công đồng Vatican I. Công đồng này (1869-1870) đã trình bày trước thế giới, một Giáo Hội như là một cái tháp mà vị Giáo Hoàng bất khả ngộ có uy quyền độc tôn. Người ta đã đi đến chỗ công nhận rằng quyền giáo huấn thông thường của Giáo Hoàng là ”mực thước của Đức Tin” cho các tín hữu thực hành.
Quan niệm này bị nhiều người chỉ trích trong đó có cha Congar; Trong bức mật thư gợi hàng Giám mục Pháp vào tháng 11.1968 (nghĩa là 3 năm sau khi công đồng Vatican II kết thúc), ngài nói rằng mọi sự được xem như thể là Thánh Linh được Đức Kitô hứa hẹn cho toàn thể Giáo Hội, lại chỉ được ưng chuẩn cho một cá nhân để rồi cá nhân này có thể quyết định mọi điều một cách chuyên đoán. Về điểm này, tưởng cũng nên nhắc đến một câu nói độc địa của Tyrrel: “Phải chăng Giáo Hội bất khả ngộ vì có một Giáo Hoàng bất khả ngộ, cũng tựa như một đàn cừu vị được kết hợp với một mục đồng thông minh nên được tuyên bố là thông minh!”
Với sự công bố tín điều về tối thượng quyền và ơn bất khả ngộ của Giáo Hoàng, Công đồng Vatican I đã làm kiên cố hơn nữa đầu não của Giáo Hội hữu hình mà không hề phán quyết về quyền hành của hàng Giám mục.
Điều cần thiết ngày nay là phải minh định địa vị của Giáo Hoàng (là vị lãnh đạo tối cao và nhà lập pháp tối cao của Giáo Hội) và quyền hành của các Giám mục, vì rằng có một số Giám mục ở Pháp và Trung Âu đứng về phía chính phủ của họ, đã bầy tỏ khuynh hướng ly khai. Sự xuất hiện của giáo phái Galican và lạc giáo Joséphisme chính là phản ứng chống khuynh hướng độc tài của Giáo Triều Roma.
Với Công đồng II, Đức Gioan XXIII, “vị Giáo Hoàng chuyển tiếp” như người ta vẫn thường gọi, sẽ đưa Giáo Hội ra khỏi thuyết “duy Giáo Hoàng” để tiến gần với nguồn Phúc âm hơn.
Một vấn đề khác nữa cũng phải được giải quyết: đó là việc quản trị Giáo Hội.
Từ 200 năm nay, hay nói một cách tổng quát hơn từ cuộc Cách Mạng Pháp, Giáo Triều Roma chiếm ưu thế trong việc quản trị Giáo Hội. Nhiều chức vị trong Giáo Triều cho rằng họ tích cực dự phần vào quyền tối thượng của Giáo Hoàng đối với hàng giáo sĩ và giáo dân. Vì vậy những quyết định của họ phải được xem như là các đạo luật và quan niệm của họ về giáo thuyết, đạo đức, là sự phát biểu ơn bất khả ngộ của Giáo Hoàng. Dần dà họ độc quyền trong các thủ tục hành chánh, nắm trọn quyền trong việc chỉ định các Giám mục, phân chia các giáo phận, giám tra trong lãnh vực đức tin và đạo đức, kiểm soát các dòng tu và hội đoàn, tài trợ các sứ bộ truyền giáo, bảo toàn truyền thống và tính chính truyền của việc phụng tự cũng như của đời sống đạo đức của tín hữu. Qua hệ thống các sứ thần và khâm sứ Tòa Thánh được ủy nhiệm cạnh các chính phủ của nhiều quốc gia, họ được báo cáo thường xuyên về các giám chức và tình hình tín ngưỡng trên toàn thế giới. Qua các chuyến công du đi Mỹ Châu, các quốc gia Âu Châu, Phi Châu và Viễn Đông, với sự tiếp đón trọng thể của các chính quyền, họ có cảm tưởng là ngoài họ ra, không ai (kể cả Đức Giáo Hoàng) có thể hiểu được các nhu cầu của Giáo Hội vào thời đại mới. Đương nhiên họ là những người chủ trương thượng tôn luật pháp vì họ hiểu rằng lẽ nghi cứng rắn và các thủ tục khắt khe sẽ giản dị hóa việc kiểm soát một cơ chế rộng lớn như là Giáo Hội Công Giáo.
Uy quyền của Giáo Triều còn được bảo đảm vì các Giám mục bị hạn chế quyền hành trong việc ban phát các bí tích cũng như sự quản trị hàng giáo sĩ và giáo dân, và bị kiểm soát chặt chẽ trong sự phát biểu chân lý thiêng liêng dù là bằng lời nói hay là bằng văn thư. Đối với những người chủ trương thượng tôn luật pháp một cách cực đoan thì việc sở đắc các chân lý thiêng liêng chính là cứu cánh của tôn giáo. Ở Roma, người ta nói rằng bất cứ một lỗi lầm nào vi phạm trong địa hạt đạo đức, xã hội hay chính trị, đều có thể được tha thứ, nhưng chỉ cần đi lệch một chút trên lãnh vực giáo thuyết là đủ gây tác hại cho sự nghiệp giáo đồ. Thái độ này đã bị các nhà thần học bên kia dãy Alpes phản đối: họ nhắc nhở rằng Đức Kitô không phải chỉ nói rằng Ngài là Sự Thật mà còn là Con Đường và Sự Sống.
Nhiều khó khăn xuất hiện khi một nhóm thần học gia muốn cưỡng ép mọi người phải chấp nhận quan niệm một chiều về các chân lý thiêng liêng nhất là nếu các thần học gia đó có quyền hành. Chẳng hạn nếu như quan điểm thần học của Thánh Tôma rất hữu ích và cần thiết để có một ý niệm đích xác và rõ ràng về chân lý thiêng liêng, đó không phải là phương cách duy nhất để diễn tả chân lý này.
Lịch sử chứng tỏ rằng sự câu nệ thái quá trong cách diễn tả thần học đã gây biết bao tai ương cho Giáo Hội, cùng là các cuộc tranh luận và xung đột với hậu quả là làm cho giới trí thức đương thời xa lánh Giáo Hội trước tính quá khích của khoa duy thần học đã quên đi huấn dụ của Thánh Gioan: “Nếu như ngươi không yêu mến người anh em mà ngươi thấy thì làm sao ngươi có thể yêu mến Thiên Chúa mà ngươi không thấy?”
Thật ra các khó khăn trọng đại thường phát xuất từ các chức vị trong Thánh Bộ Đức Tin và Bộ Nghi lễ và Bí tích. Vì muốn duy trì tính nguyên tuyền của giáo thuyết và tính nhất tề của cách hành đạo nên họ có một cái nhìn lỗi thời và bi quan đối với thế giới hiện đại. Trong bài diễn văn khai mạc Công đồng, Đức Gioan XXIII gọi họ là “các tiên tri loan báo sự dữ”.
Kể từ khi phong trào canh tân bị lên án vào năm 1907, Giáo Hội sống trong tình trạng e dè và nghi kỵ. Mọi tư tưởng gia, mọi văn sĩ Công Giáo không tuân theo lời giáo huấn chính thức của Giáo Hội được trình bày trong các tài liệu do Tòa Thánh kiểm soát, đều bị kết án là lạc đạo.
Một lời tuyên thệ chống canh tân có tính cách bắt buộc đối với các Giám mục mới được chỉ định và đối với các giáo sư và giảng sĩ thần học tại các chủng viện và các trường đại học Giáo Hoàng. Một hội kín mệnh danh là “Rừng Tùng” (La Sapinière) được thành lập để lùng kiếm và tố giác trước Thánh Bộ Đức Tin, những điều trái nghịch với giáo huấn Công Giáo, nhất là trong lãnh vực khảo cứu Thánh Kinh, lịch sử, triết học, những lý thuyết khoa học và những học thuyết chính trị.
Cũng vì vậy mà một số tác phẩm của các sử gia nổi tiếng như của Đức Cha Duchesne và Pierre Battifol bị cấm chỉ và nhiều giáo sĩ tên tuổi bị cách chức giáo sư.
Sau đệ nhị thế chiến, nhất là tại Paris và phía Bắc Âu Châu, người ta chứng kiến sự sống dậy của các trào lưu trí thức. Một nhóm tu sĩ trẻ thuộc dòng Tên và Đa Minh cố gắng đem lại cho Công Giáo một sinh lực mới để bảo đảm sự ngự trị của Công Giáo trong một thế giới đang quay lưng lại với đức tin của tổ tiên. Trong số những người này, phải kể đến các giáo sĩ dòng Tên là Henri de Lubac, Jean Danielou và Henri Bouillard, các giáo sĩ dòng Đa Minh như Yves Congar, M.D. Cheme và A.M. Dubarle.
Các cha Congar và De Lubac bắt tay vào việc khảo cứu bản chất của Giáo Hội. Họ nói đến các sự “đổi mới thật sự và giả tạo trong Giáo Hội” và “những bước đầu của khoa thần học giáo dân”. Hai văn kiện được đặc biệt chú ý: một văn kiện về siêu nhiên của cha De Lubac và “Tiểu luận về các vấn đề thần học” của Le Charlier, văn kiện này bị cấm chỉ vào tháng 2.1952.
Một nhóm đại diện cho “khuynh hướng tân thần học” ra đời. Họ bị nghi ngờ là tán dương quan điểm hiện sinh của các triết gia giáo dân như là Emmanuel Mounier và Maurice Blondel.
Thông điệp Humani Generis của Đức Piô XII công bố vào tháng 8.1950 nhằm đập tan mầm mống lạc giáo trong các khảo luận về Thánh Kinh và khuynh hướng muốn xích lại gần chủ nghĩa thực nghiệm đương thời trong các công cuộc nghiên cứu lịch sử và thần học. Tiếp theo thông điệp này, một vài giáo sư và hai giáo sĩ người Pháp, một thuộc dòng Tên và một thuộc dòng Đa Minh bị truất khỏi chức vụ hiện hữu để nhận một chức vụ mới.
Ngoài trào lưu tân thần học, phải nói đến trào lưu canh tân phụng vụ. Trào lưu này nhấn mạnh đến sự tham dự tích cực của giáo dân vào sự cầu nguyện công khai của Giáo Hội. Chẳng hạn các tu sĩ dòng Biển Đức ở các đan viện Maria Laach và Benron ở Đức, đan viện Solesmes ở Pháp, đan viện Einsiedelm ở Thụy Sĩ, đã thiết lập các học viện để cải tổ và phổ thông điệu hát bình ca và để giáo dân có một vai trò thiết thực trong các nghi lễ phụng vụ.
Trào lưu gặp sự chống đối dai dẳng của các thần học gia lớn tuổi ở Roma và của một số đông Giám mục được đào tạo tại đây. Họ viện lý do rằng trào lưu này có xu hướng Tin Lành vì không có sự phân biệt rõ rệt giữa linh mục và giáo dân. Do đó họ không chấp nhận thánh lễ có đối thoại cũng như việc dùng ngôn ngữ thông dụng để cử hành thánh lễ.
Những buổi thảo luận sau này tại Công đồng II sẽ cho thấy là Giáo Hội Công Giáo Đông Phương (thường không được Giáo Triều coi trọng) đã bảo tồn được những điểm tốt đẹp nhất trong các nghi thức của Giáo Hội nguyên thủy. Vì vậy mà những người được gọi là “các nhà canh tân” trong Giáo Hội Tây Phương nhìn nhận rằng những điều mà họ cố gắng thực hiện để cải tổ phụng vụ thì lại thuộc di sản tôn giáo của các huynh đệ Đông Phương.
Vì lý do đó mà sau này tại Công đồng, các tham dự viên sửng sốt thấy các giám chức Đông Phương rất tích cực trong các cuộc thảo luận cũng như khi đề nghị các giải pháp cho những vấn đề liên quan đến nguồn mạc khải, sự hiệp nhất Kitô giáo và bản chất của Giáo Hội, những giải pháp mà các nhà thần học Tây Phương, vì bị Giáo Triều cản trở, phải để bao nhiêu năm mới tìm ra.
Chẳng hạn Giáo Hội Đông Phương xem ý niệm về cộng đoàn tính của Giáo Hội dựa trên tông đồ đoàn đầu tiên, như là một giáo thuyết hiện hành. Trái lại Giáo Triều Roma không có mấy thiện cảm với tư tưởng này.
Về nguồn Mạc Khải, các tín hữu Tin Lành cho rằng Thánh Kinh là kho tàng duy nhất của Kitô giáo. Nhưng các thần học gia Công Giáo bảo thủ lại cho rằng lời nói và hành vi của Đức Kitô được truyền đạt đến chúng ta qua hai con đường khác nhau là Phúc âm tức là lời nói được viết ra và Thánh Truyền. Do đó Thánh Truyền được xem như là một kho tàng mà Huấn quyền của Hội Thánh có thể đem xử dụng để biện minh cho một vài định nghĩa có tính cách giáo thuyết, những định nghĩa hầu như chỉ có một giây liên hệ rất mong manh với những điều được ghi trong Thánh Kinh.
Quan niệm có hai nguồn mạc khải gặp sự chống đối kịch liệt của các Giám mục Đông Phương cũng như của các Giám chức Tây Phương sáng suốt nhất. Họ cương quyết nói rằng chỉ có một nguồn mạc khải duy nhất: đó là Thiên Chúa qua người con của Ngài là Đức Kitô. Nếu như cần phải phân biệt giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền thì chỉ có cách là xem cả hai không phải là nguồn gốc mà là các phương tiện để truyền đạt giáo huấn của Đức Kitô cho chúng ta. Và đây là một vấn đề phải được giải quyết tại Công đồng. Rốt cuộc, Đức Gioan XXIII cảm thấy cần tổ chức một công đồng, không những chỉ vì quan điểm hẹp hòi của đa số các chức vị tại Tòa Thánh mà còn vì thái độ rụt rè của nhiều Giám mục trên thế giới. Tuy rất tận tụy trong sự quản lý các công trình thế tục cũng như thiêng liêng của Giáo Hội, các Giám mục ít biết đến tinh thần mới đang tác động trên trí óc và tâm tư của nhiều giáo sĩ và được biểu lộ trong các văn kiện của các thần học gia, các trí thức giáo dân và các tu sĩ uyên bác và tiến bộ nhất. Họ cũng thường ngần ngại không dám lấy quyết định vì sợ gây ảnh hưởng xấu ở Roma. Về điểm này, tưởng cũng nên nhắc đến lời của Đức Hồng Y Denis Dougherty nói với một vị Giám mục Mỹ: “Này bạn, sau này khi bạn đối diện với Đức Kitô, Ngài sẽ không hỏi bạn đã xử sự như thế nào với Giáo Triều Roma, mà là bạn đã cứu vớt được bao nhiêu linh hồn!”
Do đó mà một sự tập họp các Giám mục trên thế giới rất cần thiết để họ soi sáng lẫn nhau về tình trạng của Giáo Hội trong một thế giới đầy đau khổ và hỗn loạn, một thế giới đang lo sợ trước mối đe dọa của chiến tranh nguyên tử và hầu như bất lực trước thắng lợi của chế độ độc tài, đặc biệt là chế độ cộng sản và sự bành trướng của chủ nghĩa duy vật vô thần.
Tại sao Giáo Hội đã không làm tròn nhiệm vụ hoàn vũ do Đức Kitô giao phó? Tại sao gia đình của Đức Kitô lại bất hòa? Phải chăng các tranh chấp nội bộ và các mối bất hòa không đáng kể với người Kitô hữu, không có thật trên thực tế và chỉ hời hợt bên ngoài?
Như vậy đã đến lúc phải chiêu hồi các con chiên lạc, phải quy hóa các lương dân thời nay đang khao khát công lý, phải tập hợp tất cả đoàn chiên về chuồng nhất là đoàn chiên Chính Thống và một vài phần tử Tin Lành bảo thủ đã ly khai chỉ vì các điều hiểu lầm và thành kiến lịch sử.
6. CHUẨN BỊ CÔNG ĐỒNG.
Từ khi loan báo chính thức (25.1.1959) cho đến ngày khai mạc Công đồng (11.10.1962) có một thời gian chuẩn bị là 44 tháng.
Một Ủy ban do Đức Hồng Y Tardini làm chủ tịch được thành lập để thảo luận về những đề án do Tòa Thánh đề nghị và để tham khảo ý kiến các Giám mục về những đề án này. Để khai triển các đề nghị trên, Đức Giáo Hoàng ra tự sắc Superno Dei nutu ngày 5.6.1960 thành lập 12 Ủy ban và 3 văn phòng. Các ủy ban tương đương với các Thánh Bộ của Giáo Triều, mỗi Ủy ban có một Bộ trưởng đứng đầu. Ủy ban trung ương do Đức Giáo Hoàng làm chủ tịch và Tổng thư ký là Đức Cha Felici, sau này là Tổng thư ký của Công đồng. Nhưng vì không muốn để cho các Hồng Y của Giáo Triều đưa Công đồng vào một chiều hướng ngược với ý định của ngài nên Đức Giáo Hoàng yêu cầu vị Quốc Vụ khanh chọn một số đông các Giám mục và thần học gia không thuộc Roma, vào các ủy ban phụ trách soạn thảo các lược đồ Hội nghị.
Trong suốt thời gian sửa soạn Công đồng Đức Giáo Hoàng cầm chắc việc điều khiển, tuy vô hình nhưng cương quyết, 800 thần học gia và chuyên viên được triệu đến Roma. Họ có phận sự chọn lọc và làm thành luật những sự kiện của thời đại liên quan đến vấn đề tín ngưỡng. Đức Giáo Hoàng tôn trọng quyền hành của Đức Tardini là người cộng tác viên chủ yếu đã được ngài chọn, nhưng ngài không từ bỏ trách nhiệm của mình: ngài là Giáo Hoàng, chính ngài đã triệu tập Công đồng, ngài muốn rằng toàn thể Giáo Hội cùng các Giám mục và thần học gia với nhiều khuynh hướng khác nhau, chuẩn bị Công đồng dưới sự trông nom của ngài. Một phương sách mềm dẻo nhưng khó lay chuyển của một vị Giáo Hoàng hiểu rõ trách nhiệm tối cao của mình, và lại muốn chia xẻ việc hành xử trách nhiệm đó.
Trong 44 tháng chuẩn bị Công đồng, Đức Gioan XXIII tỏ ra rất an bình. Ngài tin vào nhiệt tình của các Giám mục làm việc với các cố vấn thần học của họ. Ngài nghĩ rằng Thánh Linh hoạt động trong nhóm người đó. Ngài không tìm cách rút ngắn thời gian chuẩn bị cũng như không tìm cách để kỳ họp đầu tiên của Công đồng được sớm hơn Ngài nói: “Ngày tháng không là một vấn đề quan trọng. Một người tuổi đã cao không sợ là sẽ không đi tới được”. Ngài tâm sự với Đức Hồng Y Garonne: nhiệm vụ của ngài là thả con tàu khổng lồ và nặng nề xuống biển, một người khác sẽ có phận sự đưa nó ra khơi.
Một lời nhận xét của cha Congar soi sáng điều này: “Công đồng được tổ chức vì có sự tin tưởng vào con người nhất là vào Đức Gioan XXIII. Ngay cả sau khi ngài qua đời, người ta vẫn quy chiếu vào tư tưởng, vào trực giác của ngài qua các lời nói, tuy rất ít ỏi của ngài”.
7. NGÀY KHAI MẠC CÔNG ĐỒNG.
Hai ngày trước khi Công đồng khai mạc, Đức Gioan XXIII cử hành lễ kỷ niệm 4 năm ngày tạ thế của vị Giáo Hoàng tiền nhiệm là Đức Piô XII tại giáo đường Thánh Phêrô. Ngài nói: “Với hành động của tôi, tôi muốn làm tăng trưởng lòng thành kính đối với vị Giáo Trưởng quá vãng kính mến đầy ân phúc và thánh thiện, người đã cho tôi thừa hưởng một tấm gương cao quý của một cuộc đời hoàn toàn dâng hiến cho Giáo Hội”.
Ngày tiếp theo, nhiều quan sát viên của Thượng phụ Nga sô từ Moscou đến Roma theo lời mời của Đức Giáo Hoàng. Sự kiện này có nghĩa là cành ô liu do Đức Gioan XXIII đưa ra đã có người nắm lấy.
Sáng ngày 11.10.1962, ngày khai mạc công đồng, một làn sóng các Giám mục vừa đọc kinh vừa tiến về Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Từng đoàn tín hữu và khách hành hương đứng dọc theo các hàng rào. Tất cả chuông nhà thờ ở Roma đều dóng lên. Không khí vang dội những bài thánh ca, thánh nhạc do máy phát thanh truyền ra. Đây là “thời vụ trọng đại nhất của thế kỷ”, ngày khai mạc Công đồng thứ 21 của lịch sử Giáo Hội. Mặc dầu lời dè bĩu của một vài chức vị Giáo Triều cho rằng Công đồng rốt cuộc chỉ là một quả bom tịt ngòi, nếu không thì cũng sẽ làm rạn nứt hệ thống hiện hữu. Họ nói: “Các Giám mục sẽ rút lui về sau một thời gian ngồi chán ngán ngáp dài!”
Trong bài diễn văn khai mạc Đức Giáo Hoàng lập lại tôn chỉ của Công đồng là suy gẫm đến vai trò và sứ mạng của Giáo Hội trên thế giới, là con đường mở rộng cho việc “đổi mới liên tục Giáo Hội” để có thể diễn đạt được sứ điệp của Thiên Chúa cho loài người. Đây là một hành vi đức tin tôn giáo, là một bằng chứng tin cậy vào con người.
Đã quá lâu, người ta không được nghe những lời phát biểu tương tự tại Tòa Thánh, nên lẽ cố nhiên một số tham dự viên tỏ ra phân vân, một số khác trái lại biểu lộ sự vui mừng trong ánh mắt khi rời khỏi phiên họp khai mạc lịch sử đó.
Sau đây là các đề mục chính của diễn văn.
1/ Thiết lập một trật tự mới cho mối liên hệ giữa loài người.
Ngài nói: “... Hàng ngày trong khi thi hành tông vụ, chúng tôi phiền lòng khi nghe một vài người tuy đầy nhiệt tâm, đã tỏ ra thiếu óc xét đoán, thiếu chừng mực trong cách nhìn các sự việc. Trong xã hội ngày nay, họ chỉ nhìn thấy điêu tàn và tai ương. Họ thường nói rằng thời đại của chúng ta quá tồi tệ so với các thế kỷ trước. Họ làm như thể là lịch sử đã không dạy họ được điều gì và như thể là vào thời đại các Công đồng trước đây, mọi sự đều hoàn hảo trong lãnh vực giáo thuyết Kitô giáo, phong hóa và sự tự do đứng đắn của Giáo Hội.”
“Chúng tôi xin nói rằng chúng tôi hoàn toàn bất đồng ý với các tiên tri gieo họa đó, những người chỉ luôn luôn loan báo đủ loại tai ương, làm như thể là sắp đến ngày tận thế.”
“Trong tiến trình của thế giới hiện đại, trong khi xã hội loài người hầu như đang ở một khúc quanh, thì thiết tưởng nên nhận thức được những dự tính bí ẩn của Thiên Chúa quan phòng, cho dầu đó là những biến cố bất lợi nhưng đã được xếp đặt một cách khôn ngoan để đem lại lợi ích cho Giáo Hội và thường vẫn đạt được mục tiêu ngoài mọi sự ước đoán”.
2/ Việc diễn đạt chân lý thiêng liêng phải phù hợp với nền văn hóa hiện đại.
Đức Giáo Hoàng tiếp: “Công đồng chung thứ 21 muốn chuyển đạt toàn vẹn giáo thuyết Công Giáo mà không làm yếu đi hay biến tính một giáo thuyết đã trở thành di sản chung của nhân loại mặc dầu gặp bao nỗi khó khăn và chống đối. Thật ra, di sản đó không làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng được cung hiến cho những người thiện chí như là một kho tàng quý giá để họ xử dụng.”
“Tuy nhiên chúng ta không nên cất giữ kho tàng đó như là một báu vật của quá khứ mà phải bạo dạn và vui vẻ làm những công việc do thời đại đòi hỏi và tiếp tục con đường mà Giáo Hội vẫn tiến hành từ 20 thế kỷ nay.”
“Mục tiêu trước tiên của chúng ta cũng không nhằm thảo luận một vài đề mục căn bản của giáo thuyết của Giáo Hội, nghĩa là lập lại những điều mà các giáo phụ và thần học gia xưa và nay đã đề cập đến. Chúng tôi nghĩ rằng và chắc quý vị cũng đồng ý, giáo thuyết đó đã in sâu vào tâm khảm chúng ta. Nếu chỉ cần thảo luận như vậy thì cần gì phải tổ chức một Công đồng hoàn vũ. Ngày hôm nay, điều cần thiết là có một sự tán đồng của mọi người trong một tình yêu thương đổi mới, trong sự an bình đối với toàn thể giáo thuyết được truyền đạt bằng những danh từ và khái niệm rõ ràng. Giáo thuyết đó phải được thông hiểu một cách rộng rãi và chính xác và phải thấm nhuần sâu đậm và biến cải các tâm hồn. Giáo thuyết chân chính và bất biến đó phải được tôn trọng và trình bày sao cho phù hợp với các yêu sách của thời đại.”
“Thật vậy, bên cạnh niềm tin vào những chân lý chứa đựng trong giáo thuyết khả kính của chúng ta, còn có vấn đề trình bày các chân lý đó sao cho có thể giữ nguyên vẹn ý nghĩa và phạm vi giá trị của chúng. Cần phải chú trọng đến phương thức trình bày và trau dồi nó. Cần phải áp dụng một phương thức diễn tả thích hợp nhất với giáo huấn mục vụ”.
Đức Gioan XXIII nhìn nhận rằng đức tin có thể được phát biểu dưới nhiều hình thức, tuy luôn luôn biến hóa, nhưng vẫn trung thành với thực chất của mạc khải. Vấn đề là làm sao để sự khảo cứu thần học phù hợp với các yêu sách của sứ mệnh truyền giáo và mục vụ của Giáo Hội, những yêu sách được Đức Giáo Hoàng xem như ưu tiên.
Xem như vậy thì quan niệm Giáo Hội học của Đức Gioan XXIII nhất quyết vượt quá khái niệm về cơ chế của Giáo Hội. Khoa thần học và truyền thống lấy Giáo Hội làm cứu cánh, phát xuất từ quan niệm cho rằng: Yếu tố hữu hình trổi hơn yếu tố vô hình, do đó, mọi sự, kể cả việc truyền bá Phúc âm, đều lệ thuộc vào sự bảo vệ cơ chế Giáo Hội, xét theo Giáo Hội là trung tâm của lịch sử. Quan niệm của Đức Giáo Hoàng khác hẳn. Theo Ngài, Giáo Hội không được xem như là cứu cánh mà chỉ được xem như là dụng cụ cần được cải tổ liên tục để phục vụ nhu cầu tổng quát của con người.
3/ Thông cảm chứ không lên án tuyệt thông; xót thương hơn là khắc khe.
Đức Giáo Hoàng nói: “Từ trước đến nay, Giáo Hội không ngớt chống đối các sự sai lạc và thường nghiêm khắc lên án. Nhưng ngày nay, Vị Hiền Thê của Đức Kitô muốn dùng lòng khoan dung độ lượng làm phương pháp trị liệu, và cho rằng muốn đáp ứng các nhu cầu của xã hội thì thay vì trừng trị, hãy nêu cao sự phong phú của giáo thuyết của mình. Không thể chối cãi là không thiếu gì các giáo thuyết và quan niệm sai lạc, những mối hiểm nguy cần phải xa lánh. Nhưng vì những loại giáo thuyết này rõ ràng quá trái ngược với các nguyên tắc chính trực và đem đến những hậu quả quá đắng cay, nên ngày nay, hầu như bắt đầu bị loài người lên án (...).
“... Với Công đồng đại kết này, Giáo Hội Công Giáo nêu cao ngọn đuốc chân lý của tín ngưỡng và muốn tỏ ra là một hiền mẫu khoan dung, ưu ái, kiên nhẫn, đầy thiện chí đối với các con cái đã ly khai với bà. Đứng trước nhân loại đang gánh chịu bao nỗi khó khăn, Giáo Hội dùng lời của Thánh Phêrô nói với người hành khất: ”Vàng bạc tôi không có, nhưng tôi cho bạn những gì tôi có: nhân danh Đức Kitô, bạn hãy đứng dậy và bước đi” (Cv 3,6).
4/ Tinh thần hiệp nhất của Kitô hữu.
Ngài nói “...Giáo Hội nghĩ rằng có bổn phận phải hoàn tất huyền nhiệm trọng đại của sự hiệp nhất đã được Đức Kitô, trước khi hiến sinh, khẩn khoản cầu xin với Đức Chúa Cha...”
Sự hiệp nhất này có 3 hình thái:
• Hiệp nhất giữa các tín hữu Công Giáo: sự hiệp nhất này phải vững chắc và mẫu mực.
• Hiệp nhất với các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác nhau, đã ly khai với Tông Tòa.
• Cuối cùng là sự hiệp nhất với các thành phần thuộc các giáo phái còn ở ngoài Kitô giáo, rất đông đảo và cũng đã được Máu Thánh của Đức Kitô cứu chuộc, nhưng chưa được dự phần vào ân sủng của Chúa Cứu Thế.
Với sự kết hợp các năng lực nồng cốt của Giáo Hội và với sự cố gắng tìm phương thức thích hợp để loan báo Tin Mừng Cứu Chuộc, Công đồng chuẩn bị và san bằng con đường dẫn tới sự hiệp thông của nhân loại: Đây là yếu tố cần thiết để làm cho trần gian, hình ảnh của Thiên Quốc, trở nên “nơi mà chân lý là vua, lòng nhân là luật lệ và vĩnh cửu là đơn vị đo lường” (Thánh Augustin, Ep CXXX VIII 3)..
Sau buổi lễ khai mạc kéo dài khá lâu, Đức Giáo Hoàng nói với những người thân cận: “Tôi đã cố gắng giữ bình tĩnh, chế ngự cảm xúc, tập trung tư tưởng từ đầu cho đến cuối. Trong khi đọc diễn văn, tôi đưa mắt nhìn các người đứng cạnh và tôi đã xin Chúa ngỏ lời với mỗi người”. Để trả lời câu hỏi của vị bí thư về tình trạng sức khỏe của ngài; Đức Giáo Hoàng nói: “Với những điều mà Chúa đã phán bảo tôi sáng nay, tôi phải cảm thấy phấn khởi. Hơn bao giờ hết, tôi thấy cần phải cầu nguyện rất nhiều. Chúng ta không là gì cả. Chính Chúa đã làm tất cả.”
Chiều hôm đó, 10.000 người mang đuốc tụ tập tại công trường Thánh Phêrô. Kinh ngạc, Đức Giáo Hoàng yêu cầu vị bí thư mở cửa sổ để ngài ban phép lành và nói vài lời với quần chúng. Một vài câu được ghi lại: “... Cá nhân tôi không đáng kể; Giáo Hoàng không đòi hỏi một đặc quyền nào cả, cũng như ơn bất khả ngộ, cũng không đòi hỏi quyền ưu tiên đối với các huynh đệ Giám mục tại Công đồng; chúng tôi chỉ lưu ý đến các sự kiện hòa hợp và bỏ ra ngoài các sự kiện chia rẽ, nếu có...”
Trở về phòng riêng, ngài nói: “Tôi không dám mơ tưởng nhiều như vậy, tôi chỉ dám ước mong là thông báo việc triệu tập Công đồng. Nhưng Thiên Chúa đã giúp tôi tiến hành Công đồng”. Ngài nói với các cộng sự viên: ”Bây giờ chúng ta tiến hành Công đồng. Xong chúng ta đi thăm viếng mục vụ các giáo xứ ở Roma theo thể thức sẽ bàn tới sau”.
Xem như vậy, có thể nói là Đức Giáo Hoàng không tiên liệu một thời gian hội họp lâu dài. Và theo lời của vị bí thư thì ngài hy vọng là phiên họp đầu tiên sẽ hoàn tất vào lễ Giáng Sinh. Ngài nói: “Tôi sẵn sàng từ bỏ niềm vui được chứng kiến kỳ khai hội. Tôi sẵn sàng trước Thánh Ý Chúa, sẵn sàng dừng lại bất cứ lúc nào để chuyển đạt việc tiến hành công việc cho người kế nhiệm”.
Đức Gioan XXIII biết là cái chết sắp đến với ngài. Ngài nói với giáo sư Gasbarrini, bác sĩ riêng của Ngài: “Giáo sư đừng quá khổ nhọc vì tôi, hành trang tôi sẵn sàng rồi”.
Chiều ngày 12.10.1962 sau khi đọc báo chí, ngài ghi: “Tin tức được loan báo trên tất cả các nhật báo. Công đồng là bước khởi đầu các ân phúc lành cho Giáo Hội. Thiên Chúa đã khiến cho tia sáng đầu tiên thoát ra khỏi tâm tôi và môi tôi”.
Đó đây, người ta nghe nhiều lời biện bác “có đi quá nhanh không? Có thiếu cẩn trọng không? Có nên sợ rằng hành động này là một khí cụ sẽ nổ tung trong những bàn tay thiếu tinh thông?” Nhưng Đức Gioan XXIII đã từng trả lời trong một bài diễn văn trước đây đọc vào ngày 28.1.1961: “... Chúng ta phải đẩy xa những ảo tưởng quá dễ dàng; vì nếu như lý tưởng hoàn toàn được thực hiện tức khắc thì giờ phút ân sủng đã đến rồi và chúng ta sẽ rời nhà cửa để tiến lên Thiên Đàng và cùng đồng ca bài Hosanna. Phải cần rất nhiều thời gian trước khi mọi quốc gia trên thế giới nhận thức được sứ điệp của Phúc âm; ngoài ra cũng cần cố gắng để thay đổi tâm trạng của con người”.
Sau khi được long trọng khai mạc với bài diễn văn của Đức Gioan XXIII, Công đồng đã họp khóa đầu tiên kéo dài từ 11.10 đến 8.12.1961. Trong kỳ họp này, một số lược đồ được đưa ra thảo luận, liên quan đến Phụng Vụ, nguồn mạc khải, các phương tiện truyền thông xã hội, sự hiệp nhất các Kitô hữu và Giáo Hội. Sự phát biểu ý kiến cực kỳ sôi nổi diễn ra trong một bầu không khí thật căng thẳng. Chỉ có lược đồ về Phụng vụ là được thông qua còn những lược đồ khác đều bị trả lại cho các ủy ban soạn thảo liên hệ để sửa chữa lại.
Đức Hồng Y Bea ghi lại: Trong buổi tiếp kiến một số Giám mục nhân kỳ họp đầu tiên, Đức Giáo Hoàng đã trả lời một vài vị tỏ ra thắc mắc về cách phát biểu dữ dội của nhiều tham dự viên: “Nhưng quý vị đợi chờ gì nơi họ? Họ không phải là một nhóm nữ tu phải luôn luôn đồng ý với Mẹ Bề Trên!”
Ngày bế mạc khóa họp đầu tiên (8.12.1962) là ngày mà Công đồng được thấy và nghe Đức Giáo Hoàng lần cuối cùng. Gương mặt xanh xao, Ngài đọc diễn văn bế mạc khóa họp mặc dầu có lời khuyên của bác sĩ nên tránh mệt nhọc sau cơn xuất huyết đầu tiên. Các Giám mục xúc động lặng lẽ nhìn Ngài. Lời cuối cùng Ngài nói với họ: “Đoạn đường còn dài, nhưng quý vị biết rõ là Đấng Chủ Chăn Tối Cao sẽ ưu ái cùng đi với quý vị trong các hoạt động mục vụ mà quý vị tiến hành trong giáo phận của quý vị... Nhiều trách nhiệm trọng đại đang chờ đợi chúng ta, nhưng Thiên Chúa sẽ trợ lực chúng ta trên mọi nẻo đường”. (Doc. Cath. 1963, col. 7.11).
Xem như vậy, Đức Thánh Cha Gioan XXIII chính là người khai mở Công Đồng Vatican II. Còn tiếp nối và kết thúc Công Đồng là Đức Hồng Y Montini, tức Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, vì kế nhiệm ngài. Mấy ngày trước khi tạ thế, Đức Gioan XXIII đã nói như một tiên tri: “Tôi chắc rằng Hồng Y đoàn sẽ không gặp khó khăn khi bỏ phiếu chọn người kế nhiệm. Tôi cũng xác tín rằng các Giám Mục sẽ dẫn đưa Công Đồng đến kết Thúc tốt đẹp. Và theo ý tôi, người kế vị tôi sẽ là Đức Hồng Y Montini. Các lá phiếu của Hồng Y đoàn sẽ hướng về ngài”. (IME, p.220).
Luật sư NGUYỄN THỊ HẢO
Khi làm Sứ thần tại Paris, ngài đã liên hệ với cha Trần Thanh Giản, Giám đốc Giáo xứ Việt nam Paris qua thư đề ngày 17.04.1951.
Ngày 28.10.1958, vừa được bầu làm Giáo Hoàng, Ðức Gioan XXIII đã tái chấp nhận những quyết định của Vị Tiền Nhiệm, cử Ðức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian làm đặc sứ đến Việt Nam tham dự Đại Hội Thánh Mẫu vào năm 1959, một sự kiện lớn nhất do sáng kiến của các Đức Giám Mục miền Nam. Đại hội được tổ chức trong ba ngày 16, 17, 18 tháng 2/1959 tại Sài Gòn, nhân dịp Năm Thánh Mẫu, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, đồng thời mừng 300 năm việc bổ nhiệm hai Giám Mục tiên khởi tại Việt Nam ngày 9/9/1659 là Đức Cha Pallu tại Đàng Ngoài và Đức Cha Pierre Lambert de la Motte tại Đàng Trong.
Ngày 24/11/1960, qua Tông sắc Venerabilium Nostrorum, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam. Tông sắc Venerabilium Nostrorum là tiếng nói quyết định của Tòa thánh, công nhận sự tăng trưởng và lớn mạnh của Giáo Hội tại Việt Nam, đáng được nâng lên địa vị hàng Giáo Phẩm, bằng cách thiết lập 3 Giáo tỉnh mới : 1 ở Bắc, 1 ở Trung, 1 ở Nam, với ba Tòa tổng Giám Mục Hà Nội, Huế, Sàigon.
Nhân dịp Giáo Hội phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII vào ngày 27.04.2014, để góp phần ghi ơn và mộ mến ngài, chúng tôi xin trích đăng một số bài trong tập sách « Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII », do Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris biên soạn và xuất bản năm 2000, gợi lại những công trình lớn mà ngài đã làm cho Giáo Hội và cho nhân loại.
Đã được phổ biến : Bài 1, ngày 22.04.2014 : « ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA ĐỨC GIOAN XXIII », do Lm Mai Đức Vinh
Đây là bài 2 về «ĐỨC GIOAN XXIII KHAI MỞ CÔNG ĐỒNG VATICAN II » do Ls Nguyễn Thị Hảo
Có thể nói biến cố quan trọng nhất dưới triều đại ngắn ngủi của Đức Gioan XXIII là công đồng chung Vatican II, một công đồng do ngài triệu tập nhưng lại kết thúc dưới thời Đức Phaolô VI, vị Giáo hoàng kế nhiệm.
I. CÔNG ĐỒNG LÀ GÌ?
Công đồng là một hội nghị gồm các Giám mục và một số chức vị trong Giáo Hội chính thức họp để thảo luận và quy định những vấn đề trọng đại của Giáo Hội. Có hai cấp bậc công đồng: công đồng riêng và công đồng chung.
Công đồng riêng là một hội nghị các Giám mục của một khu vực trong Giáo Hội. Công đồng riêng được gọi là đại công đồng nếu gồm các Giám mục của nhiều giáo tỉnh dưới quyền chủ tọa của Sứ thần Tòa Thánh. Nếu chỉ có các Giám mục của một giáo tỉnh dưới quyền chủ tọa của Tổng Giám mục hay một Giám mục thâm niên thì đó là công đồng tỉnh. Ngoài ra còn có các loại công đồng khác như công đồng toàn quốc, công đồng toàn miền.
Công đồng chung hay công đồng phổ quát là hội nghị toàn thể các Giám mục trên thế giới do Đức Giáo Hoàng triệu tập và đặt dưới thẩm quyền của ngài, để tìm giải đáp cho những vấn đề trọng đại và cấp bách của Giáo Hội. Vì dựa trên nguyên tắc rằng công đồng là ý muốn của Đức Kitô, là Đấng đã trao quyền giáo huấn và điều khiển Giáo Hội cho các tông đồ và những người kế vị, nên công đồng có thẩm quyền tối thượng trong Giáo Hội, là cơ quan lập pháp và giáo huấn tối cao của Giáo Hội.
Từ năm 325 cho đến công đồng Vatican II, đã có 20 công đồng chung được tổ chức. Trước công đồng Vatican II là công đồng Vatican I (1869-1870) do Đức Piô IX triệu tập. Công đồng này đã phải kết thúc khi giáo phận Roma bị sát nhập vào vương quốc Ý, trong khi chương trình thảo luận còn đang dang dở. Rốt cuộc, công đồng chỉ quyết định về hai điểm: tối thượng quyền và ơn bất khả ngộ của Giáo Hoàng.
Sự kiện Đức Gioan XXIII đã chọn tên Vatican II làm cho nhiều người, nhất là một số chức vị của giáo triều Roma, cho rằng Vatican II sẽ nối tiếp hướng đi của Vatican I. Đây là một điều sai lầm lớn vì ý muốn của Đức Gioan XXIII là triệu tập một công đồng hoàn toàn mới trong mục tiêu cũng như trong tổ chức.
II. CÔNG ĐỒNG VATICAN II.
1. PHÁT XUẤT TỪ MỘT Ý NGHĨ CÁ NHÂN CỦA ĐỨC GIOAN XXIII.
Một câu hỏi thường được đặt ra: công đồng này là do ứng biến của Đức gioan XXIII hay là do linh ứng?
Những sự kiện sau đây sẽ giúp trả lời câu hỏi này. Trước khi rời Tòa Thánh, các nhân vật đã tham dự cuộc bầu cử Giáo Hoàng được Đức Gioan XXIII tiếp kiến và khuyến khích bầy tỏ ý kiến. Nhiều vấn đề khó khăn được nêu lên. Chẳng hạn chế độ quan liêu làm cho Giáo Hội nặng nề chậm chạp vì bất cứ điều gì cũng phải đợi Tòa Thánh giải quyết; chưa có một giải pháp cho mối liên hệ với các tín đồ Tin Lành; các Hội đồng Giám mục hầu như thiếu nội quy; vấn đề hôn nhân tạp giáo ngày càng trầm trọng; vấn đề Giáo Hội và xã hội, Giáo Hội và con người; Giáo Hội trước sự phủ nhận một vài loại giá trị và sự tán đồng quá lố của một vài loại giá trị khác; Giáo Hội đứng trước một thế giới sau hai trận chiến với những hậu quả bi thương, với mối đe dọa diệt vong của vũ khí nguyên tử v.v...
Trước một khối lượng trọng đại các vấn đề cấp bách và thực tế như vậy, Đức Giáo Hoàng nhận thấy một mình khó mà tìm được các giải pháp thích đáng và đã đến lúc phải triệu tập các Giám mục trên toàn thế giới để họ soi sáng lẫn nhau. Tuy nhiên ở đây cần nhấn mạnh rằng ngài đã có một trực giác sâu sắc về cơn khủng hoảng Công Giáo và trực giác này được xác nhận bởi các nguồn tin do các người đối thoại đem đến. Một điều chắc chắn là ý nghĩ về công đồng là một linh ứng đặc biệt của Đức Giáo Hoàng và không có một người nào khác đã gợi ý đến sự cần thiết của một công đồng.
Cũng có thể nói rằng công đồng là một trong những phương tiện để vị tân Giáo Hoàng thực hiện chương trình hoạt động đã được Ngài khiêm tốn và thành thật trình bày trong bài diễn văn đọc trước mật viện sau khi cuộc bỏ phiếu bầu tân Giáo Hoàng kết thúc. Qua bài diễn văn, người ta thấy rõ ý muốn của Ngài muốn làm một người chủ chăn và dành trọn đời cho việc truyền bá Lời Chúa và bành trướng mọi ảnh hưởng của Giáo Hội khắp thế giới. Ngài nói: “... Chớ gì hai vị Thánh đó (tức là Thánh Gioan Tẩy giả và Thánh Gioan Phúc âm gia, hai vị Thánh cùng mang tên Gioan như ngài) khiến cho hàng giáo sĩ và mọi tín hữu biết rõ công trình của chúng tôi nhằm chuẩn bị một dân chúng hoàn hảo cho Thiên Chúa, san bằng các đường lộ để ai cũng nhìn thấy được quyền lực cứu rỗi của Thiên Chúa. Chớ gì Thánh Gioan, Phúc âm gia, vị đã đón rước Trinh Nữ, Thánh Mẫu của Đức Kytô và của chúng ta, cùng với Thánh Mẫu, tán trợ công việc của chúng tôi nhằm đem lại sinh lực và mừng vui cho Giáo Hội Công Giáo, hòa bình và thịnh vượng cho mọi dân tộc...”
2. THÔNG BÁO DỰ TÍNH TỔ CHỨC CÔNG ĐỒNG.
1/ Thông báo riêng tư cho những người thân cận.
Chỉ năm ngày sau khi được bầu lên, tức là vào ngày 2.11.1958, Đức Gioan XXIII nói với vị bí thư là Đức Ông Capovilla: “Cần phải có một công đồng”. Vị bí thư thuật lại: “Tôi vô cùng kinh ngạc. Tôi nghĩ rằng đường đi sẽ dài và khó khăn, không thích hợp với một người tuổi gần 80. Theo tôi thì Đức Gioan XXIII chỉ cần đi theo vết chân của các Giáo Hoàng tiền nhiệm và khai thác đặc sủng mà ngài đã thụ lãnh được một cách rõ rệt”.
Đức Giáo Hoàng còn nhắc lại ý định này với vị bí thư ngày 21.11.1958 trên đường đi đến Castelgandolfo, rồi một lần nữa trước lễ Giáng Sinh.
Sau lễ Giáng Sinh 1958, ngài kín đáo ngỏ ý với một vài giám chức thân cận để thăm dò phản ứng và đồng thời để chuẩn bị dư luận, như với vị phó nhiệm là Đức ông Dell'Acqua và với người bạn thuở thiếu thời là Đức Ông Testa. Rồi đến ngày 9.1.1959, Ngài ngỏ ý với người bạn thâm giao là Don Giovanni Rossi, sáng lập viên tổ chức “Procivitae Christiana” ở thành Assise và cũng là cựu bí thư của Đức Hồng Y Ferrani thành Milan. Ngài tâm sự: “Tôi cho bạn biết một điều tối quan trọng nhưng bạn phải hứa giữ kín. Một tư tưởng tuyệt vời đã đến với tôi: đó là việc tổ chức một công đồng”. Sau khi nghe lời tán đồng của Don Rossi, ngài tiếp: “Này bạn, nói rằng Thánh Linh bảo trợ Giáo Hoàng là không hoàn toàn đúng. Không phải Thánh Linh bảo trợ Giáo Hoàng. Tôi chỉ là phụ tá của Thánh Linh. Vì chính Thánh Linh đã làm tất cả. Công đồng là một dự tính của Ngài”.
Như vậy có nghĩa là Đức Gioan XXIII đã lấy quyết định từ đầu tháng giêng 1959. Ngài lo âu đợi lúc phải thông báo cho vị Quốc vụ khanh Tòa Thánh là Đức Hồng Y Tardini, người có phận sự thực thi các quyết định của Giáo Hoàng. Lần này kẻ đối thoại không còn phải là người bí thư tâm phúc hay là các giám chức thâm giao, mà là một nhân vật quan trọng nhất của Giáo triều Roma, người mà khuynh hướng bảo thủ cũng như tính nói thẳng không xa lạ đối với ngài.
Vì phản ứng của Đức Tardini rất quan trọng nên cần thuật lại những lời đối đáp của hai nhân vật nhân cuộc đàm luận ngày 20.1.1959, những lời này được hai vị ghi lại trong sổ nhật ký của họ.
Sau khi bầy tỏ mối lo âu trước các chấn động của thế giới cũng như các lời hô hào liên tiếp hầu như tuyệt vọng để cứu vãn hòa bình và công lý, ngài hỏi vị Quốc vụ khanh xem Giáo Hội phải làm gì để phô bày trước thế giới một khuôn mẫu hòa khí giữa các con người với nhau. Sau khi đề cập đến dự định tổ chức một công đồng, ngài chờ đợi phản ứng chống đối của người cộng sự viên, một chính trị gia khôn ngoan. Nhưng trái lại, ngài nghe Đức Tardini thốt lên: “Vâng, vâng, một công đồng!”
Đức Hồng Y ghi trong sổ nhật ký của ngài: “Đức Giáo Hoàng tóm lược chương trình hoạt động trong ba điểm: tổ chức một công nghị giáo phận Roma, một công đồng chung và cải tổ bộ Giáo luật. Ngài dự tính sẽ thông tri quyết định cho các Hồng Y sau buổi lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành. Tôi thưa với ngài rằng tôi vẫn mến chuộng những điều đẹp đẽ và mới lạ. Ba dự định trên rất ư là đẹp và cách thức thông báo cho các Hồng Y rất tân kỳ nhưng vẫn phù hợp với truyền thống của Hội Thánh và rất là thích nghi”.
Trong sổ nhật ký của Ngài, Đức Giáo Hoàng ghi: “Nhân cuộc đàm luận với Quốc vụ khanh Tardini, tôi muốn thăm dò tâm tư của Hồng Y Tardini về việc thông báo cho Hồng Y đoàn vào ngày 25 sắp tới, dự tính tổ chức một công đồng chung với sự tham dự của các Giám mục Công Giáo trên thế giới. Câu trả lời của đương sự khiến tôi hân hoan ngạc nhiên: ”Thật là một tư tưởng tuyệt vời và thánh thiện xuất phát từ Trời Cao. Tư tưởng đó phải được khai triển, tinh luyện và phổ biến. Quả là một ân phúc cho toàn thế giới”. Đức Giáo Hoàng ghi tiếp: ”Tôi không còn muốn gì hơn nữa. Tôi sung sướng. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì dự tính của tôi đã nhận được dấu ấn đầu tiên ở cõi trần này và tôi kính cẩn đợi dấu ấn ở Trên Cao kia”.
Các sự kiện này được Đức Giáo Hoàng nhắc lại trong sổ nhật ký trước ngày khai mạc công đồng: “... Trước đây tôi không hề nghĩ đến, vậy mà trong buổi đàm thoại với vị Quốc vụ khanh, tôi đã thốt lên các danh từ công đồng chung, công nghị giáo phận và sự tu chính giáo luật, và không ai đã gợi ý cho tôi”.
Ở đây cần lưu ý ba điểm:
• Quyết định của Đức Giáo Hoàng không do một sự linh cảm thần diệu và bất chợt mà là hậu quả của “sự tuân phục đức tin”.
• Quyết định đã vững chắc khi ngài thông báo cho Đức Tardini.
• Sự tán đồng của Đức Hồng Y.
Về điểm thứ nhất, có người giải thích rằng quyết định này là một sự ứng biến đã xẩy ra nhân cuộc đàm luận với Đức Hồng Y. Tuy nhiên câu “không hề nghĩ đến trước đây” chỉ có nghĩa là ngài không nghĩ đến trước khi được đắc cử giáo hoàng. Một điều không thể chối cãi là ngài đã đề cập đến vấn đề với nhiều người và nhiều lần sau ngày bầu cử và trước khi ngỏ ý với Đức Hồng Y, và tư tưởng là của ngài chứ không phải của ai khác. Với cách diễn tả giản dị, Đức Gioan XXIII nói rằng dự tính công đồng xuất hiện trong tâm trí ngài như một đóa hoa khiêm tốn ẩn nấp trong cánh đồng cỏ. Người ta không nhìn thấy nó nhưng cảm nhận được sự hiện diện nhờ hương thơm.
Về điểm thứ hai, trong sổ nhật ký của Đức Tardini, có ghi rõ là hôm đó Đức Giáo Hoàng không hỏi ý kiến về sự thích nghi của quyết định và của phương thức thông tri, mà chỉ bày tỏ một quyết tâm: “Đức Giáo Hoàng muốn thông báo ba điểm vào Chúa Nhật tới”. Như vậy, Đức Giáo Hoàng ngỏ lời với vị Quốc vụ khanh chỉ vì muốn tỏ ra trọng nể chức vụ của vị này và để vị này trợ giúp ngài trong việc tổ chức công đồng và nhất là để Đức Hồng Y làm luật sư biện hộ trước các chức vị của Giáo triều mà ngài thừa biết là sẽ chống đối.
Về điểm thứ ba, người ta có thể ước đoán một cách hữu lý rằng thoạt tiên Đức Hồng Y có thể tỏ ra sửng sốt, cũng có thể là vị này nghĩ rằng dự tính của Đức Giáo Hoàng chỉ là một tư tưởng còn mơ hồ. Nhưng sau đó ngài hiểu rằng đây là một quyết định vững chắc khi thấy Đức Giáo Hoàng rút ra một tập bản thảo gồm 12 trang giấy viết tay ghi rõ chương trình tổng quát và tôn chỉ của công đồng. Đức Hồng Y hiểu rằng mọi sự đã được quyết định và ngài bầy tỏ sự hưởng ứng nồng nhiệt.
Vị bí thư xác nhận điều này: “Đức Giáo Hoàng đã thuyết phục được Đức Hồng Y và vị này đã tán đồng không phải vì vâng lời mà vì tin tưởng”.
Sau đó, thừa lệnh Đức Giáo Hoàng, Đức Tardini thông báo cho các chức vị của giáo triều. Mọi người đều sững sờ. Trong thâm tâm, họ nghĩ rằng Đức Gioan XXIII được bầu lên như là một giải pháp chuyển tiếp để tình hình gạn lóng trong một thời gian mà không cần phải thay đổi điều gì. Tuổi tác cũng như tính tình trầm lặng và dễ dãi của ngài rất phù hợp với mưu định đó. Nhưng bỗng nhiên phim chuyện được viết trong Mật nghị Hồng Y bị đảo lộn khi diễn viên thay vì nhắc lại những lời đối đáp đã được người khác soạn thảo, lại hành động theo ý riêng. Cử tri đã bỏ phiếu bầu ngài tỏ ra sửng sốt vì họ cho là đã bị vị tân Giáo Hoàng chơi khăm, một Giáo Hoàng mà họ đã vạch trước con đường đi là giải quyết các công việc hành chánh thông thường.
Sau khi thông báo cho Đức Hồng Y Tardini, Đức Giáo Hoàng tâm sự rất lâu với vị bí thư. Ngài hân hoan vì sẽ bước qua một giai đoạn quan trọng của nhiệm kỳ. Ngài tin tưởng rằng sáng kiến nhằm thanh lọc bộ mặt của Giáo Hội sẽ nhận được một lời phúc đáp nhất trí. Ngài nhắc đi nhắc lại mãi đến mối liên hệ giữa công đồng và hòa bình thế giới. Ngài nói: “Thế giới đang khao khát hòa bình. Nếu Giáo Hội đáp ứng được nguyện vọng của Đấng Sáng Lập và tìm lại được hằng tính của mình thì thế giới sẽ rút tỉa được rất nhiều lợi lộc. Trong niềm tin của tôi, tôi không bao giờ hoài nghi. Nhưng một điều làm cho tôi kinh hoàng là Đức Kitô đã dang tay trên cây thập giá từ gần 2000 năm nay. Thử hỏi chúng ta đã làm gì để rao giảng Tin Mừng? Cần phải làm gì để trình bày giáo thuyết chân chính cho con người thời nay?”
Qua cuộc đàm luận kín đáo này trước khi chính thức loan báo công đồng, người ta có thể nhận thấy được những ý hướng chính yếu của Đức Giáo Hoàng:
• Khía cạnh tiêu cực: Đức Giáo Hoàng cương quyết gạt bỏ quan niệm cho rằng công đồng sẽ đưa ra những tín điều mới.
• Khía cạnh tích cực: cập nhật hóa việc trình bày giáo thuyết chân chính để giúp người thời nay thông hiểu dễ dàng; Giáo Hội phải được thanh luyện để trở lại hằng tính của mình và để tỏ ra trung thành hơn với Đức Kytô; Giáo Hội phải làm sao để có thể đáp ứng các mong đợi của xã hội trước các nhu cầu thiết yếu của lịch sử, nhất là về vấn đề hòa bình.
2/ Thông báo chính thức.
Sáng Chúa Nhật 25.1.1959, Đức Giáo Hoàng đến tham dự lễ bế mạc tuần lễ hiệp nhất Kitô hữu tại đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành. Sau buổi lễ, ngài tập họp 12 Hồng Y của giáo triều hiện diện hôm đó. Chỉ có một số Hồng Y biết rõ lý do của “Hội nghị Hồng Y” bất thường này.
Đức Giáo Hoàng khởi đầu diễn từ bằng một vài nhận định liên quan đến tình hình giáo phận Roma và tâm trạng lo âu của những kẻ vì không biết đến “khung trời rộng mở” nên đã để cho “các lợi lộc giả tạo của thế gian lôi cuốn”. Ngài tiếp: “Nhận xét này đã gợi lên trong người giáo sĩ hèn mọn và bất xứng này, kẻ đã được Thiên Chúa nâng lên địa vị Giáo Hoàng, quyết tâm trở về với những phương thức cổ xưa để trình bầy giáo thuyết và điều hành kỷ luật Giáo Hội, những phương thức đã từng tỏ ra rất công hiệu để thanh sảng tư tưởng, siết chặt sự hiệp nhất tôn giáo và làm sống lại nhiệt tâm của các Kitô hữu”.
“Các anh em tôn kính và các con thân mến, lòng đầy xúc động nhưng với một quyết tâm khiêm tốn, chúng tôi đề nghị triệu tập một công nghị giáo phận Roma và một công đồng chung cho Giáo Hội hoàn vũ”.
Ngài thêm một điểm quan trọng về khía cạnh hoàn vũ: “Chúng tôi thiết tha xin toàn thể quý vị một bước khởi đầu tốt đẹp, một sự tiến hành tốt đẹp và một thắng lợi hoàn hảo cho các dự tính gan dạ của chúng tôi, một luồng ánh sáng để đem lại sự khuyến thiện và niềm vui cho toàn thể dân Chúa, một lời mời gọi thân thiện và ưu ái được lập lại, gửi các anh em của chúng ta thuộc các Giáo Hội Kitô ly khai đến tham dự buổi tiệc ân sủng đầy tình huynh đệ với chúng ta, buổi tiệc mà nhiều tâm hồn từ mọi nẻo đường trên thế giới đang khao khát”.
Đoạn này cực kỳ quan trọng.
Thứ nhất là vì nói lên được mối bận tâm trọng đại của Đức Giáo Hoàng: đó là chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các Kitô hữu mà sự tác hại đã được ngài chứng kiến tại Bảo Gia Lợi và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thứ hai là vì trong văn kiện chính thức được công bố, Giáo triều Roma đã dám tự ý sửa đổi nhiều điểm, nhất là để xóa bỏ danh từ “các Giáo Hội”, lần đầu tiên được dùng để công nhận giá trị và bản chất Giáo Hội của các cộng đồng ngoài Công Giáo. Văn kiện chính thức ghi lại như sau: “... một lời mời gọi thân thiện được lập lại, gửi tới các tín đồ của các cộng đồng ly khai để theo chúng ta đi tìm sự thống nhất và ân sủng mà nhiều tâm hồn từ mọi nẻo đường trên thế giới đang khao khát...”
Người ta thấy rõ ẩn ý và sự chống đối của Giáo triều. Đối với Giáo triều, những tín đồ Tin Lành, Chính Thống... không phải là các anh em, cộng đồng của họ không phải là các Giáo Hội, nên họ không thể “tham dự buổi tiệc ân sủng đầy tình huynh đệ” tức là công đồng. Họ chỉ có thể đi tìm sự thống nhất và ân sủng (làm như thể là Thiên Chúa không cho họ được hưởng ân sủng!), họ chỉ có thể đi theo chúng ta... (có nghĩa là họ phải tuân theo những yêu sách của Công Giáo Roma!)
3.PHẢN ỨNG CỦA Hồng Y ĐOÀN.
Bài diễn văn chấm dứt thì các Hồng Y đứng lặng yên như thể đã hóa thành đá. Về sau Đức Giáo Hoàng kể lại rằng thay vì các lời tán đồng hay chúc tụng thì chỉ có “một sự im lặng nặng nề”. Thật ra Đức Giáo Hoàng không chờ đợi một phản ứng khác hơn.
Trở về điện Vatican, ngài có vẻ như đã cởi bỏ được một gánh nặng. Trả lời câu hỏi của vị bí thư: “Thưa Đức Thánh Cha, ngài có hài lòng không?” Ngài nói: “Vấn đề không phải là cá nhân tôi, cũng không phải là tình cảm riêng tư của tôi. Chúng ta đang đứng trước Thánh ý Chúa. Bây giờ tôi cần sự im lặng, mặc niệm. Tôi cảm thấy được giải thoát khỏi mọi sự, khỏi mọi người, cũng giống như khi tôi đọc Thánh Vịnh: Lạy Chúa, đẹp đẽ thay được an nghỉ trong nhà tạm của Ngài”.
4. PHẢN ỨNG CỦA QUẦN CHÚNG.
Dọc đường từ đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành về đến điện Vatican, dân chúng vỗ tay tán trợ ngài. Đức Giáo Hoàng ghi vào sổ nhật ký: “Mọi sự đã thành tựu. Tôi đã duy trì được sự hiệp thông với Thiên Chúa”. Không hiểu vào lúc đó ngài có tiên đoán được rằng sau khi tin tức được loan ra, các Kitô hữu bậc trung, các linh mục khiêm tốn, một vài Giám mục và đông đảo các thành phần ngoài kitô giáo sẽ bầy tỏ sự vui mừng khi thấy các cơ chế cổ xưa đang ở trên con đường canh tân? Và người đứng ra đảm trách đưa Giáo Hội tiến vào con đường mạo hiểm đó lại là một vị Giáo Hoàng tuổi tác. Chính điều này lại làm cho mọi người thêm kính mến và trọng nể vị chủ chăn.
5. TÔN CHỈ HƯỚNG DẪN CÔNG ĐỒNG.
Qua những lời tuyên bố của Đức Gioan XXIII thì với công đồng này một kỷ nguyên mới sẽ mở ra cho Giáo Hội Công Giáo bề ngoài đang sống trong một tình trạng an bình dựa trên các sắc lệnh do công đồng Tridentino ban hành bốn thế kỷ trước đây. Trước hiện tình thế giới, một vị Giáo Hoàng tuổi tác, được bầu lên chưa đầy ba tháng để rồi sẽ ra đi trong một thời gian ngắn ngủi, cảm thấy rằng “một trật tự mới” trong mối tương quan giữa các con người đang được thiết lập. Giáo Hội không thể chỉ khư khư “gìn giữ một bảo tàng viện” như lời ngài tuyên bố trước ngày khai mạc công đồng. Giáo Hội phải hành động theo sự dẫn dắt của Thiên Chúa: Vì vậy mà ngài quyết định thách đố tình trạng bất động của cơ chế Giáo Hội và trả lại quyền ăn nói cho các Giám mục. Sau khi sự triệu tập công đồng được chính thức thông báo, người ta thấy rõ ý hướng chính yếu của Đức Gioan XXIII: đó là việc cải tổ Giáo Hội để chuẩn bị sự hiệp nhất các Kitô hữu.
Đức Giáo Hoàng rất tha thiết với vấn đề hiệp nhất các Kitô hữu. Nhưng Ngài ý thức rằng công đồng này chưa có thể là một công đồng tái lập sự hiệp nhất theo đúng nghĩa, vì rằng cơ cấu già nua của Giáo Hội là một chướng ngại vật vì không còn phù hợp với nhựa sống luôn luôn mới mẻ của Phúc Âm. Do đó điều phải làm trước tiên là đổi mới bộ mặt của Giáo Hội để rồi có thể nói với các huynh đệ ly khai rằng: “đây là Giáo Hội thật của Đức Kitô, xin anh em hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng vì đó cũng chính là Giáo Hội của anh em. Và chúng ta hãy hiệp nhất với nhau”.
400 năm sau trào lưu cải cách tôn giáo, một công đồng được tổ chức không phải để đưa ra những tín điều mới, những sự cấm chỉ mới, mà là để tiến đến một cố gắng tích cực. Những kẻ thận trọng thì cho là “quá sớm” những kẻ hoài nghi thì cho là “quá chậm”. Nhưng không nên quên rằng trong lịch sử Giáo Hội, nhiều cơ hội thuận lợi đã bị bỏ qua và hậu quả là nhiều tai ương đã xẩy ra.
Thật vậy, công đồng Lateranô V (1512-1517) đã thất bại với việc cải tổ Giáo Hội. Sáu tháng sau, xuất hiện phong trào Cải Cách dưới dấu hiệu của sự chia rẽ vào lúc mà bộ mặt thế giới đang thay đổi với việc tìm ra Châu Mỹ.
Công đồng Tridentino (1543-1563) cũng thất bại với công cuộc canh tân Giáo Hội. Nhiều đề nghị đổi mới được nêu ra tại công đồng nhưng khi đem thi hành thì bị cản trở. Hậu quả là sự hiệp nhất tôn giáo đổ vỡ và từ đó sinh sôi nẩy nở nhiều giáo thuyết, nhiều cơ chế.
Thành kiến cổ xưa theo đó không có sự hiệp nhất các Kitô hữu nếu không có sự hiệp nhất tức khắc các cơ chế, làm cho một số bình luận gia giải thích sai lầm tư tưởng của Đức Gioan XXIII về tính cách hoàn vũ của công đồng. Họ nói đến một công đồng muốn tập hợp các Giáo Hội Kitô (Công Giáo, Chính thống giáo và Tin lành) để tái lập một cơ chế duy nhất của Kytô giáo, như trước đây các công đồng ở Lyon (1274) và Florence (1438) đã thử thực hiện với các tín đồ Công Giáo và Chính thống giáo.
Cách giải thích này quá xa vời với ý muốn của Đức Giáo Hoàng. Ngài nhắc đi nhắc lại rằng mục đích ở đây không phải là tổ chức một công đồng dùng làm công cụ trực tiếp cho sự thống nhất các cộng đoàn Kitô hữu, mà chỉ là để tán trợ phong trào đại kết, bằng cách cải tổ Giáo Hội Công Giáo ngõ hầu giúp Giáo Hội bước từ các cuộc tranh luận qua việc tìm kiếm một sự hòa đồng trong một viễn ảnh hiệp nhất các Kitô hữu. Ngài ước mong rằng “Công đồng có thể đem đến cho Giáo Hội một sự tấn phát khá quan trọng để rồi các anh em và con cái chúng ta đang xa rời Tông Tòa, sẽ nhận được một lời mời gọi và khuyến khích hữu ích nhờ sự cải thiện các đức tính của người Kitô hữu”.
Xem như vậy thì vấn đề không phải là sự trở về tức khắc của các huynh đệ ly khai. Điều này đã được Đức Hồng Y Bea, một trong những người được Đức Giáo Hoàng bầy tỏ ý định và cũng là một trong những người đề nghị thiết lập một văn phòng đại kết tại Roma, nhấn mạnh: “Công đồng không nhằm thực hiện tức khắc sự hiệp nhất: Công đồng nhằm chuẩn bị về lâu về dài sự hiệp nhất bằng cách cải thiện bầu không khí giữa các người Công Giáo và ngoài Công Giáo, tạo những điều kiện thuận lợi cho sự hòa hợp và giải quyết những vấn đề liên hệ”.
Để diễn tả sự chuẩn bị dài hạn này và những giai đoạn phải trải qua trước khi đạt được mục tiêu mong muốn, Đức Giáo Hoàng đưa ra những phương sách được xem như là mẫu mực cho chiến lược đại kết: “... trước tiên là giao hữu, sau đó là làm thân và cuối cùng là kết hợp hoàn mỹ”.
Đây chính là khía cạnh tân kỳ của viễn tượng đại kết do Đức Gioan XXIII đề ra. Sự thành công trong việc cải tổ Giáo Hội Công Giáo đòi hỏi phải bao hàm tất cả các giá trị Kitô giáo của Giáo Hội Công Giáo và các cộng đồng ly khai, bằng cách quay trở lại thời đại “hiệp thông” ngay lúc mà sự hiệp thông đó bị đổ vỡ. Ngoài ra sự cải tổ đồng thời phải đặt trọng tâm ở việc nhận thức được thực chất của con người.
Những phần tử bảo thủ của Tòa Thánh cho rằng dự án này chẳng qua chỉ là để giữ thể diện và sau một thời gian phô diễn nghệ thuật hùng biện và những lễ nghi hào nháng, sẽ không có gì thay đổi cả. Nhưng một số đông các Giám mục lại nghĩ rằng đây là một quyết định quan trọng nhắm việc chấn hưng Giáo Hội.
Đức Gioan XXIII nói đến sự canh tân để trở lại những “đặc điểm giản dị và thuần khiết của Giáo Hội của Đức Kitô lúc mới thành lập”. Điều này nhắc chúng ta nhớ đến một lời nhận xét cay chua của Loisy: “Đức Kitô thiết lập Nước Trời, nhưng chính Giáo Hội Roma đã xuất hiện!”
Lẽ cố nhiên Đức Giáo Hoàng không hề có ý định sửa đổi các giáo thuyết căn bản của Giáo Hội. Trong truyền thống Công Giáo, không thể có vấn đề đụng chạm đến các điều khoản của kinh Tin Kính hay đến 10 điều răn. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Bea, trưởng Phòng Đại kết Kitô giáo nói rằng, Giáo Hội không thể sửa đổi các tín điều nhưng có thể làm cho rõ ràng hơn. Nói khác đi, sự xác định và trùng tu giá trị các tín điều phải được ghi trong chương trình nghị sự.
Báo chí thế giới đôi khi đề cập đến áp lực của các tín hữu ở Đức, Hòa Lan, Pháp, Đông Phương v.v... nhằm cải cách tổ chức nội bộ của Giáo Hội. Một vài nhóm công khai đòi chấn chỉnh và ngay cả bãi bỏ Giáo Triều Roma. Có nhóm muốn sửa đổi luật lệ về hôn nhân, giáo dục, thánh lễ, các bí tích, các nghi thức phụng vụ, các phương pháp thẩm tra và kết án. Họ cũng đề nghị giản dị hóa y phục các giáo sĩ, giảm sự hào nháng thái quá của y phục các giám chức. Họ muốn có một định nghĩa mới về các quyền và đặc quyền của hàng Giám mục và giáo dân trong Giáo Hội.
Ngoài ra đã đến lúc phải diễn tả và trình bầy sứ điệp của Thiên Chúa bằng những danh từ dễ hiểu đối với giáo dân thời nay đang hướng về các vấn đề quốc tế.
Cũng phải nghĩ đến việc phân chia trách nhiệm trong Giáo Hội cũng như vai trò của giáo dân và điều này tùy thuộc vào sự kiện các Giám mục thấy rõ nhiệm vụ chính đáng của họ. Thật vậy, tuy có hình thức một chính thể quân chủ nhưng Giáo Hội không phải là một định chế độc tài; và nếu như Giáo Hoàng là vị chủ tể và là nhà lập pháp tối cao vị ở địa vị của Thánh Phêrô, đại diện của Đức Kitô, nhiệm vụ của ngài được minh định bởi lời nói của Đấng Cứu Thế: “về phần ngươi, khi đã được củng cố, hãy củng cố anh em ngươi” (Lc 22,32).
Trong Giáo Hội Công Giáo theo nghi thức Đông phương, Giáo Hoàng được xem như là một tặng vật của Đức Kitô cho Giáo Hội. Khi chỉ định Thánh Phêrô như là một tảng đá trên đó Ngài dựng lên Giáo Hội, Đức Kitô bảo đảm cho Giáo Hội thoát khỏi các sai lầm và suy đồi và hứa cho được hưởng cuộc sống đời đời.
Tiếc thay một số thần học gia đã giải thích theo đúng từng chữ, nên thay vì hiểu rằng tảng đá chỉ có nghĩa là nơi căn bản, là cái trụ của sự hiệp nhất Giáo Hội, thì trái lại, họ cho rằng Giáo Hoàng được ban cấp một quyền lực tuyệt đối và vô song. Tư tưởng này (hoàn toàn khác biệt với ơn bất khả ngộ) rất là xa vời với ý định của Đức Kitô vì Ngài đã tổ chức Giáo Hội từ Tông đồ đoàn; Ngài ban cho mỗi tông đồ cùng một ủy nhiệm tông tòa: Rao giảng, dạy dỗ và rửa tội cho mọi người. Về sau, Ngài mới nói đến nhiệm vụ của Thánh Phêrô: “Ngươi hãy chăn sóc chiên của Ta và củng cố đức tin của các anh em ngươi”.
Đáng tiếc là lịch sử cho thấy ở Phương Tây, Giáo Hội dễ bị rơi vào các sai lầm của các cơ chế thế nhân. Thật vậy đôi khi Giáo Hội đã vay mượn vài đặc tính của thể chế chính trị hiện hữu. Chẳng hạn vào khoảng các thế kỷ thứ IV và V, Giáo Hội đã rập theo kiến trúc pháp định của Đế quốc Roma, và vào thời Trung Cổ đã trở thành một thế lực phong kiến.
Vào các thời đại sau hàng giáo phẩm Roma thường liên kết với các chính phủ đương thời, chống đối các lý thuyết dân chủ, không chấp nhận chính thể đại nghị và đề cao quá đáng tính cách quân chủ của quyền hành của Giáo Hoàng. Ở cuối thời đại Trung Cổ và cả những thời đại gần đây hơn, người ta thấy các giám chức của Giáo Triều xử dụng một quyền hành tuyệt đối. Theo nguyên tắc, họ hành động nhân danh Giáo Hoàng. Nhưng trên thực tế, họ vượt quá ý muốn của Giáo Hoàng vì họ cho rằng chỉ có họ mới đối phó được với các mối hiểm họa đe dọa niềm tin và nền phong hóa, chỉ có họ mới biết rõ bộ máy phức tạp của nền quản trị Giáo Hội hoàn vũ.
Xu hướng này đạt đến đỉnh cao nhất vào năm 1870 với công đồng Vatican I. Công đồng này (1869-1870) đã trình bày trước thế giới, một Giáo Hội như là một cái tháp mà vị Giáo Hoàng bất khả ngộ có uy quyền độc tôn. Người ta đã đi đến chỗ công nhận rằng quyền giáo huấn thông thường của Giáo Hoàng là ”mực thước của Đức Tin” cho các tín hữu thực hành.
Quan niệm này bị nhiều người chỉ trích trong đó có cha Congar; Trong bức mật thư gợi hàng Giám mục Pháp vào tháng 11.1968 (nghĩa là 3 năm sau khi công đồng Vatican II kết thúc), ngài nói rằng mọi sự được xem như thể là Thánh Linh được Đức Kitô hứa hẹn cho toàn thể Giáo Hội, lại chỉ được ưng chuẩn cho một cá nhân để rồi cá nhân này có thể quyết định mọi điều một cách chuyên đoán. Về điểm này, tưởng cũng nên nhắc đến một câu nói độc địa của Tyrrel: “Phải chăng Giáo Hội bất khả ngộ vì có một Giáo Hoàng bất khả ngộ, cũng tựa như một đàn cừu vị được kết hợp với một mục đồng thông minh nên được tuyên bố là thông minh!”
Với sự công bố tín điều về tối thượng quyền và ơn bất khả ngộ của Giáo Hoàng, Công đồng Vatican I đã làm kiên cố hơn nữa đầu não của Giáo Hội hữu hình mà không hề phán quyết về quyền hành của hàng Giám mục.
Điều cần thiết ngày nay là phải minh định địa vị của Giáo Hoàng (là vị lãnh đạo tối cao và nhà lập pháp tối cao của Giáo Hội) và quyền hành của các Giám mục, vì rằng có một số Giám mục ở Pháp và Trung Âu đứng về phía chính phủ của họ, đã bầy tỏ khuynh hướng ly khai. Sự xuất hiện của giáo phái Galican và lạc giáo Joséphisme chính là phản ứng chống khuynh hướng độc tài của Giáo Triều Roma.
Với Công đồng II, Đức Gioan XXIII, “vị Giáo Hoàng chuyển tiếp” như người ta vẫn thường gọi, sẽ đưa Giáo Hội ra khỏi thuyết “duy Giáo Hoàng” để tiến gần với nguồn Phúc âm hơn.
Một vấn đề khác nữa cũng phải được giải quyết: đó là việc quản trị Giáo Hội.
Từ 200 năm nay, hay nói một cách tổng quát hơn từ cuộc Cách Mạng Pháp, Giáo Triều Roma chiếm ưu thế trong việc quản trị Giáo Hội. Nhiều chức vị trong Giáo Triều cho rằng họ tích cực dự phần vào quyền tối thượng của Giáo Hoàng đối với hàng giáo sĩ và giáo dân. Vì vậy những quyết định của họ phải được xem như là các đạo luật và quan niệm của họ về giáo thuyết, đạo đức, là sự phát biểu ơn bất khả ngộ của Giáo Hoàng. Dần dà họ độc quyền trong các thủ tục hành chánh, nắm trọn quyền trong việc chỉ định các Giám mục, phân chia các giáo phận, giám tra trong lãnh vực đức tin và đạo đức, kiểm soát các dòng tu và hội đoàn, tài trợ các sứ bộ truyền giáo, bảo toàn truyền thống và tính chính truyền của việc phụng tự cũng như của đời sống đạo đức của tín hữu. Qua hệ thống các sứ thần và khâm sứ Tòa Thánh được ủy nhiệm cạnh các chính phủ của nhiều quốc gia, họ được báo cáo thường xuyên về các giám chức và tình hình tín ngưỡng trên toàn thế giới. Qua các chuyến công du đi Mỹ Châu, các quốc gia Âu Châu, Phi Châu và Viễn Đông, với sự tiếp đón trọng thể của các chính quyền, họ có cảm tưởng là ngoài họ ra, không ai (kể cả Đức Giáo Hoàng) có thể hiểu được các nhu cầu của Giáo Hội vào thời đại mới. Đương nhiên họ là những người chủ trương thượng tôn luật pháp vì họ hiểu rằng lẽ nghi cứng rắn và các thủ tục khắt khe sẽ giản dị hóa việc kiểm soát một cơ chế rộng lớn như là Giáo Hội Công Giáo.
Uy quyền của Giáo Triều còn được bảo đảm vì các Giám mục bị hạn chế quyền hành trong việc ban phát các bí tích cũng như sự quản trị hàng giáo sĩ và giáo dân, và bị kiểm soát chặt chẽ trong sự phát biểu chân lý thiêng liêng dù là bằng lời nói hay là bằng văn thư. Đối với những người chủ trương thượng tôn luật pháp một cách cực đoan thì việc sở đắc các chân lý thiêng liêng chính là cứu cánh của tôn giáo. Ở Roma, người ta nói rằng bất cứ một lỗi lầm nào vi phạm trong địa hạt đạo đức, xã hội hay chính trị, đều có thể được tha thứ, nhưng chỉ cần đi lệch một chút trên lãnh vực giáo thuyết là đủ gây tác hại cho sự nghiệp giáo đồ. Thái độ này đã bị các nhà thần học bên kia dãy Alpes phản đối: họ nhắc nhở rằng Đức Kitô không phải chỉ nói rằng Ngài là Sự Thật mà còn là Con Đường và Sự Sống.
Nhiều khó khăn xuất hiện khi một nhóm thần học gia muốn cưỡng ép mọi người phải chấp nhận quan niệm một chiều về các chân lý thiêng liêng nhất là nếu các thần học gia đó có quyền hành. Chẳng hạn nếu như quan điểm thần học của Thánh Tôma rất hữu ích và cần thiết để có một ý niệm đích xác và rõ ràng về chân lý thiêng liêng, đó không phải là phương cách duy nhất để diễn tả chân lý này.
Lịch sử chứng tỏ rằng sự câu nệ thái quá trong cách diễn tả thần học đã gây biết bao tai ương cho Giáo Hội, cùng là các cuộc tranh luận và xung đột với hậu quả là làm cho giới trí thức đương thời xa lánh Giáo Hội trước tính quá khích của khoa duy thần học đã quên đi huấn dụ của Thánh Gioan: “Nếu như ngươi không yêu mến người anh em mà ngươi thấy thì làm sao ngươi có thể yêu mến Thiên Chúa mà ngươi không thấy?”
Thật ra các khó khăn trọng đại thường phát xuất từ các chức vị trong Thánh Bộ Đức Tin và Bộ Nghi lễ và Bí tích. Vì muốn duy trì tính nguyên tuyền của giáo thuyết và tính nhất tề của cách hành đạo nên họ có một cái nhìn lỗi thời và bi quan đối với thế giới hiện đại. Trong bài diễn văn khai mạc Công đồng, Đức Gioan XXIII gọi họ là “các tiên tri loan báo sự dữ”.
Kể từ khi phong trào canh tân bị lên án vào năm 1907, Giáo Hội sống trong tình trạng e dè và nghi kỵ. Mọi tư tưởng gia, mọi văn sĩ Công Giáo không tuân theo lời giáo huấn chính thức của Giáo Hội được trình bày trong các tài liệu do Tòa Thánh kiểm soát, đều bị kết án là lạc đạo.
Một lời tuyên thệ chống canh tân có tính cách bắt buộc đối với các Giám mục mới được chỉ định và đối với các giáo sư và giảng sĩ thần học tại các chủng viện và các trường đại học Giáo Hoàng. Một hội kín mệnh danh là “Rừng Tùng” (La Sapinière) được thành lập để lùng kiếm và tố giác trước Thánh Bộ Đức Tin, những điều trái nghịch với giáo huấn Công Giáo, nhất là trong lãnh vực khảo cứu Thánh Kinh, lịch sử, triết học, những lý thuyết khoa học và những học thuyết chính trị.
Cũng vì vậy mà một số tác phẩm của các sử gia nổi tiếng như của Đức Cha Duchesne và Pierre Battifol bị cấm chỉ và nhiều giáo sĩ tên tuổi bị cách chức giáo sư.
Sau đệ nhị thế chiến, nhất là tại Paris và phía Bắc Âu Châu, người ta chứng kiến sự sống dậy của các trào lưu trí thức. Một nhóm tu sĩ trẻ thuộc dòng Tên và Đa Minh cố gắng đem lại cho Công Giáo một sinh lực mới để bảo đảm sự ngự trị của Công Giáo trong một thế giới đang quay lưng lại với đức tin của tổ tiên. Trong số những người này, phải kể đến các giáo sĩ dòng Tên là Henri de Lubac, Jean Danielou và Henri Bouillard, các giáo sĩ dòng Đa Minh như Yves Congar, M.D. Cheme và A.M. Dubarle.
Các cha Congar và De Lubac bắt tay vào việc khảo cứu bản chất của Giáo Hội. Họ nói đến các sự “đổi mới thật sự và giả tạo trong Giáo Hội” và “những bước đầu của khoa thần học giáo dân”. Hai văn kiện được đặc biệt chú ý: một văn kiện về siêu nhiên của cha De Lubac và “Tiểu luận về các vấn đề thần học” của Le Charlier, văn kiện này bị cấm chỉ vào tháng 2.1952.
Một nhóm đại diện cho “khuynh hướng tân thần học” ra đời. Họ bị nghi ngờ là tán dương quan điểm hiện sinh của các triết gia giáo dân như là Emmanuel Mounier và Maurice Blondel.
Thông điệp Humani Generis của Đức Piô XII công bố vào tháng 8.1950 nhằm đập tan mầm mống lạc giáo trong các khảo luận về Thánh Kinh và khuynh hướng muốn xích lại gần chủ nghĩa thực nghiệm đương thời trong các công cuộc nghiên cứu lịch sử và thần học. Tiếp theo thông điệp này, một vài giáo sư và hai giáo sĩ người Pháp, một thuộc dòng Tên và một thuộc dòng Đa Minh bị truất khỏi chức vụ hiện hữu để nhận một chức vụ mới.
Ngoài trào lưu tân thần học, phải nói đến trào lưu canh tân phụng vụ. Trào lưu này nhấn mạnh đến sự tham dự tích cực của giáo dân vào sự cầu nguyện công khai của Giáo Hội. Chẳng hạn các tu sĩ dòng Biển Đức ở các đan viện Maria Laach và Benron ở Đức, đan viện Solesmes ở Pháp, đan viện Einsiedelm ở Thụy Sĩ, đã thiết lập các học viện để cải tổ và phổ thông điệu hát bình ca và để giáo dân có một vai trò thiết thực trong các nghi lễ phụng vụ.
Trào lưu gặp sự chống đối dai dẳng của các thần học gia lớn tuổi ở Roma và của một số đông Giám mục được đào tạo tại đây. Họ viện lý do rằng trào lưu này có xu hướng Tin Lành vì không có sự phân biệt rõ rệt giữa linh mục và giáo dân. Do đó họ không chấp nhận thánh lễ có đối thoại cũng như việc dùng ngôn ngữ thông dụng để cử hành thánh lễ.
Những buổi thảo luận sau này tại Công đồng II sẽ cho thấy là Giáo Hội Công Giáo Đông Phương (thường không được Giáo Triều coi trọng) đã bảo tồn được những điểm tốt đẹp nhất trong các nghi thức của Giáo Hội nguyên thủy. Vì vậy mà những người được gọi là “các nhà canh tân” trong Giáo Hội Tây Phương nhìn nhận rằng những điều mà họ cố gắng thực hiện để cải tổ phụng vụ thì lại thuộc di sản tôn giáo của các huynh đệ Đông Phương.
Vì lý do đó mà sau này tại Công đồng, các tham dự viên sửng sốt thấy các giám chức Đông Phương rất tích cực trong các cuộc thảo luận cũng như khi đề nghị các giải pháp cho những vấn đề liên quan đến nguồn mạc khải, sự hiệp nhất Kitô giáo và bản chất của Giáo Hội, những giải pháp mà các nhà thần học Tây Phương, vì bị Giáo Triều cản trở, phải để bao nhiêu năm mới tìm ra.
Chẳng hạn Giáo Hội Đông Phương xem ý niệm về cộng đoàn tính của Giáo Hội dựa trên tông đồ đoàn đầu tiên, như là một giáo thuyết hiện hành. Trái lại Giáo Triều Roma không có mấy thiện cảm với tư tưởng này.
Về nguồn Mạc Khải, các tín hữu Tin Lành cho rằng Thánh Kinh là kho tàng duy nhất của Kitô giáo. Nhưng các thần học gia Công Giáo bảo thủ lại cho rằng lời nói và hành vi của Đức Kitô được truyền đạt đến chúng ta qua hai con đường khác nhau là Phúc âm tức là lời nói được viết ra và Thánh Truyền. Do đó Thánh Truyền được xem như là một kho tàng mà Huấn quyền của Hội Thánh có thể đem xử dụng để biện minh cho một vài định nghĩa có tính cách giáo thuyết, những định nghĩa hầu như chỉ có một giây liên hệ rất mong manh với những điều được ghi trong Thánh Kinh.
Quan niệm có hai nguồn mạc khải gặp sự chống đối kịch liệt của các Giám mục Đông Phương cũng như của các Giám chức Tây Phương sáng suốt nhất. Họ cương quyết nói rằng chỉ có một nguồn mạc khải duy nhất: đó là Thiên Chúa qua người con của Ngài là Đức Kitô. Nếu như cần phải phân biệt giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền thì chỉ có cách là xem cả hai không phải là nguồn gốc mà là các phương tiện để truyền đạt giáo huấn của Đức Kitô cho chúng ta. Và đây là một vấn đề phải được giải quyết tại Công đồng. Rốt cuộc, Đức Gioan XXIII cảm thấy cần tổ chức một công đồng, không những chỉ vì quan điểm hẹp hòi của đa số các chức vị tại Tòa Thánh mà còn vì thái độ rụt rè của nhiều Giám mục trên thế giới. Tuy rất tận tụy trong sự quản lý các công trình thế tục cũng như thiêng liêng của Giáo Hội, các Giám mục ít biết đến tinh thần mới đang tác động trên trí óc và tâm tư của nhiều giáo sĩ và được biểu lộ trong các văn kiện của các thần học gia, các trí thức giáo dân và các tu sĩ uyên bác và tiến bộ nhất. Họ cũng thường ngần ngại không dám lấy quyết định vì sợ gây ảnh hưởng xấu ở Roma. Về điểm này, tưởng cũng nên nhắc đến lời của Đức Hồng Y Denis Dougherty nói với một vị Giám mục Mỹ: “Này bạn, sau này khi bạn đối diện với Đức Kitô, Ngài sẽ không hỏi bạn đã xử sự như thế nào với Giáo Triều Roma, mà là bạn đã cứu vớt được bao nhiêu linh hồn!”
Do đó mà một sự tập họp các Giám mục trên thế giới rất cần thiết để họ soi sáng lẫn nhau về tình trạng của Giáo Hội trong một thế giới đầy đau khổ và hỗn loạn, một thế giới đang lo sợ trước mối đe dọa của chiến tranh nguyên tử và hầu như bất lực trước thắng lợi của chế độ độc tài, đặc biệt là chế độ cộng sản và sự bành trướng của chủ nghĩa duy vật vô thần.
Tại sao Giáo Hội đã không làm tròn nhiệm vụ hoàn vũ do Đức Kitô giao phó? Tại sao gia đình của Đức Kitô lại bất hòa? Phải chăng các tranh chấp nội bộ và các mối bất hòa không đáng kể với người Kitô hữu, không có thật trên thực tế và chỉ hời hợt bên ngoài?
Như vậy đã đến lúc phải chiêu hồi các con chiên lạc, phải quy hóa các lương dân thời nay đang khao khát công lý, phải tập hợp tất cả đoàn chiên về chuồng nhất là đoàn chiên Chính Thống và một vài phần tử Tin Lành bảo thủ đã ly khai chỉ vì các điều hiểu lầm và thành kiến lịch sử.
6. CHUẨN BỊ CÔNG ĐỒNG.
Từ khi loan báo chính thức (25.1.1959) cho đến ngày khai mạc Công đồng (11.10.1962) có một thời gian chuẩn bị là 44 tháng.
Một Ủy ban do Đức Hồng Y Tardini làm chủ tịch được thành lập để thảo luận về những đề án do Tòa Thánh đề nghị và để tham khảo ý kiến các Giám mục về những đề án này. Để khai triển các đề nghị trên, Đức Giáo Hoàng ra tự sắc Superno Dei nutu ngày 5.6.1960 thành lập 12 Ủy ban và 3 văn phòng. Các ủy ban tương đương với các Thánh Bộ của Giáo Triều, mỗi Ủy ban có một Bộ trưởng đứng đầu. Ủy ban trung ương do Đức Giáo Hoàng làm chủ tịch và Tổng thư ký là Đức Cha Felici, sau này là Tổng thư ký của Công đồng. Nhưng vì không muốn để cho các Hồng Y của Giáo Triều đưa Công đồng vào một chiều hướng ngược với ý định của ngài nên Đức Giáo Hoàng yêu cầu vị Quốc Vụ khanh chọn một số đông các Giám mục và thần học gia không thuộc Roma, vào các ủy ban phụ trách soạn thảo các lược đồ Hội nghị.
Trong suốt thời gian sửa soạn Công đồng Đức Giáo Hoàng cầm chắc việc điều khiển, tuy vô hình nhưng cương quyết, 800 thần học gia và chuyên viên được triệu đến Roma. Họ có phận sự chọn lọc và làm thành luật những sự kiện của thời đại liên quan đến vấn đề tín ngưỡng. Đức Giáo Hoàng tôn trọng quyền hành của Đức Tardini là người cộng tác viên chủ yếu đã được ngài chọn, nhưng ngài không từ bỏ trách nhiệm của mình: ngài là Giáo Hoàng, chính ngài đã triệu tập Công đồng, ngài muốn rằng toàn thể Giáo Hội cùng các Giám mục và thần học gia với nhiều khuynh hướng khác nhau, chuẩn bị Công đồng dưới sự trông nom của ngài. Một phương sách mềm dẻo nhưng khó lay chuyển của một vị Giáo Hoàng hiểu rõ trách nhiệm tối cao của mình, và lại muốn chia xẻ việc hành xử trách nhiệm đó.
Trong 44 tháng chuẩn bị Công đồng, Đức Gioan XXIII tỏ ra rất an bình. Ngài tin vào nhiệt tình của các Giám mục làm việc với các cố vấn thần học của họ. Ngài nghĩ rằng Thánh Linh hoạt động trong nhóm người đó. Ngài không tìm cách rút ngắn thời gian chuẩn bị cũng như không tìm cách để kỳ họp đầu tiên của Công đồng được sớm hơn Ngài nói: “Ngày tháng không là một vấn đề quan trọng. Một người tuổi đã cao không sợ là sẽ không đi tới được”. Ngài tâm sự với Đức Hồng Y Garonne: nhiệm vụ của ngài là thả con tàu khổng lồ và nặng nề xuống biển, một người khác sẽ có phận sự đưa nó ra khơi.
Một lời nhận xét của cha Congar soi sáng điều này: “Công đồng được tổ chức vì có sự tin tưởng vào con người nhất là vào Đức Gioan XXIII. Ngay cả sau khi ngài qua đời, người ta vẫn quy chiếu vào tư tưởng, vào trực giác của ngài qua các lời nói, tuy rất ít ỏi của ngài”.
7. NGÀY KHAI MẠC CÔNG ĐỒNG.
Hai ngày trước khi Công đồng khai mạc, Đức Gioan XXIII cử hành lễ kỷ niệm 4 năm ngày tạ thế của vị Giáo Hoàng tiền nhiệm là Đức Piô XII tại giáo đường Thánh Phêrô. Ngài nói: “Với hành động của tôi, tôi muốn làm tăng trưởng lòng thành kính đối với vị Giáo Trưởng quá vãng kính mến đầy ân phúc và thánh thiện, người đã cho tôi thừa hưởng một tấm gương cao quý của một cuộc đời hoàn toàn dâng hiến cho Giáo Hội”.
Ngày tiếp theo, nhiều quan sát viên của Thượng phụ Nga sô từ Moscou đến Roma theo lời mời của Đức Giáo Hoàng. Sự kiện này có nghĩa là cành ô liu do Đức Gioan XXIII đưa ra đã có người nắm lấy.
Sáng ngày 11.10.1962, ngày khai mạc công đồng, một làn sóng các Giám mục vừa đọc kinh vừa tiến về Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Từng đoàn tín hữu và khách hành hương đứng dọc theo các hàng rào. Tất cả chuông nhà thờ ở Roma đều dóng lên. Không khí vang dội những bài thánh ca, thánh nhạc do máy phát thanh truyền ra. Đây là “thời vụ trọng đại nhất của thế kỷ”, ngày khai mạc Công đồng thứ 21 của lịch sử Giáo Hội. Mặc dầu lời dè bĩu của một vài chức vị Giáo Triều cho rằng Công đồng rốt cuộc chỉ là một quả bom tịt ngòi, nếu không thì cũng sẽ làm rạn nứt hệ thống hiện hữu. Họ nói: “Các Giám mục sẽ rút lui về sau một thời gian ngồi chán ngán ngáp dài!”
Trong bài diễn văn khai mạc Đức Giáo Hoàng lập lại tôn chỉ của Công đồng là suy gẫm đến vai trò và sứ mạng của Giáo Hội trên thế giới, là con đường mở rộng cho việc “đổi mới liên tục Giáo Hội” để có thể diễn đạt được sứ điệp của Thiên Chúa cho loài người. Đây là một hành vi đức tin tôn giáo, là một bằng chứng tin cậy vào con người.
Đã quá lâu, người ta không được nghe những lời phát biểu tương tự tại Tòa Thánh, nên lẽ cố nhiên một số tham dự viên tỏ ra phân vân, một số khác trái lại biểu lộ sự vui mừng trong ánh mắt khi rời khỏi phiên họp khai mạc lịch sử đó.
Sau đây là các đề mục chính của diễn văn.
1/ Thiết lập một trật tự mới cho mối liên hệ giữa loài người.
Ngài nói: “... Hàng ngày trong khi thi hành tông vụ, chúng tôi phiền lòng khi nghe một vài người tuy đầy nhiệt tâm, đã tỏ ra thiếu óc xét đoán, thiếu chừng mực trong cách nhìn các sự việc. Trong xã hội ngày nay, họ chỉ nhìn thấy điêu tàn và tai ương. Họ thường nói rằng thời đại của chúng ta quá tồi tệ so với các thế kỷ trước. Họ làm như thể là lịch sử đã không dạy họ được điều gì và như thể là vào thời đại các Công đồng trước đây, mọi sự đều hoàn hảo trong lãnh vực giáo thuyết Kitô giáo, phong hóa và sự tự do đứng đắn của Giáo Hội.”
“Chúng tôi xin nói rằng chúng tôi hoàn toàn bất đồng ý với các tiên tri gieo họa đó, những người chỉ luôn luôn loan báo đủ loại tai ương, làm như thể là sắp đến ngày tận thế.”
“Trong tiến trình của thế giới hiện đại, trong khi xã hội loài người hầu như đang ở một khúc quanh, thì thiết tưởng nên nhận thức được những dự tính bí ẩn của Thiên Chúa quan phòng, cho dầu đó là những biến cố bất lợi nhưng đã được xếp đặt một cách khôn ngoan để đem lại lợi ích cho Giáo Hội và thường vẫn đạt được mục tiêu ngoài mọi sự ước đoán”.
2/ Việc diễn đạt chân lý thiêng liêng phải phù hợp với nền văn hóa hiện đại.
Đức Giáo Hoàng tiếp: “Công đồng chung thứ 21 muốn chuyển đạt toàn vẹn giáo thuyết Công Giáo mà không làm yếu đi hay biến tính một giáo thuyết đã trở thành di sản chung của nhân loại mặc dầu gặp bao nỗi khó khăn và chống đối. Thật ra, di sản đó không làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng được cung hiến cho những người thiện chí như là một kho tàng quý giá để họ xử dụng.”
“Tuy nhiên chúng ta không nên cất giữ kho tàng đó như là một báu vật của quá khứ mà phải bạo dạn và vui vẻ làm những công việc do thời đại đòi hỏi và tiếp tục con đường mà Giáo Hội vẫn tiến hành từ 20 thế kỷ nay.”
“Mục tiêu trước tiên của chúng ta cũng không nhằm thảo luận một vài đề mục căn bản của giáo thuyết của Giáo Hội, nghĩa là lập lại những điều mà các giáo phụ và thần học gia xưa và nay đã đề cập đến. Chúng tôi nghĩ rằng và chắc quý vị cũng đồng ý, giáo thuyết đó đã in sâu vào tâm khảm chúng ta. Nếu chỉ cần thảo luận như vậy thì cần gì phải tổ chức một Công đồng hoàn vũ. Ngày hôm nay, điều cần thiết là có một sự tán đồng của mọi người trong một tình yêu thương đổi mới, trong sự an bình đối với toàn thể giáo thuyết được truyền đạt bằng những danh từ và khái niệm rõ ràng. Giáo thuyết đó phải được thông hiểu một cách rộng rãi và chính xác và phải thấm nhuần sâu đậm và biến cải các tâm hồn. Giáo thuyết chân chính và bất biến đó phải được tôn trọng và trình bày sao cho phù hợp với các yêu sách của thời đại.”
“Thật vậy, bên cạnh niềm tin vào những chân lý chứa đựng trong giáo thuyết khả kính của chúng ta, còn có vấn đề trình bày các chân lý đó sao cho có thể giữ nguyên vẹn ý nghĩa và phạm vi giá trị của chúng. Cần phải chú trọng đến phương thức trình bày và trau dồi nó. Cần phải áp dụng một phương thức diễn tả thích hợp nhất với giáo huấn mục vụ”.
Đức Gioan XXIII nhìn nhận rằng đức tin có thể được phát biểu dưới nhiều hình thức, tuy luôn luôn biến hóa, nhưng vẫn trung thành với thực chất của mạc khải. Vấn đề là làm sao để sự khảo cứu thần học phù hợp với các yêu sách của sứ mệnh truyền giáo và mục vụ của Giáo Hội, những yêu sách được Đức Giáo Hoàng xem như ưu tiên.
Xem như vậy thì quan niệm Giáo Hội học của Đức Gioan XXIII nhất quyết vượt quá khái niệm về cơ chế của Giáo Hội. Khoa thần học và truyền thống lấy Giáo Hội làm cứu cánh, phát xuất từ quan niệm cho rằng: Yếu tố hữu hình trổi hơn yếu tố vô hình, do đó, mọi sự, kể cả việc truyền bá Phúc âm, đều lệ thuộc vào sự bảo vệ cơ chế Giáo Hội, xét theo Giáo Hội là trung tâm của lịch sử. Quan niệm của Đức Giáo Hoàng khác hẳn. Theo Ngài, Giáo Hội không được xem như là cứu cánh mà chỉ được xem như là dụng cụ cần được cải tổ liên tục để phục vụ nhu cầu tổng quát của con người.
3/ Thông cảm chứ không lên án tuyệt thông; xót thương hơn là khắc khe.
Đức Giáo Hoàng nói: “Từ trước đến nay, Giáo Hội không ngớt chống đối các sự sai lạc và thường nghiêm khắc lên án. Nhưng ngày nay, Vị Hiền Thê của Đức Kitô muốn dùng lòng khoan dung độ lượng làm phương pháp trị liệu, và cho rằng muốn đáp ứng các nhu cầu của xã hội thì thay vì trừng trị, hãy nêu cao sự phong phú của giáo thuyết của mình. Không thể chối cãi là không thiếu gì các giáo thuyết và quan niệm sai lạc, những mối hiểm nguy cần phải xa lánh. Nhưng vì những loại giáo thuyết này rõ ràng quá trái ngược với các nguyên tắc chính trực và đem đến những hậu quả quá đắng cay, nên ngày nay, hầu như bắt đầu bị loài người lên án (...).
“... Với Công đồng đại kết này, Giáo Hội Công Giáo nêu cao ngọn đuốc chân lý của tín ngưỡng và muốn tỏ ra là một hiền mẫu khoan dung, ưu ái, kiên nhẫn, đầy thiện chí đối với các con cái đã ly khai với bà. Đứng trước nhân loại đang gánh chịu bao nỗi khó khăn, Giáo Hội dùng lời của Thánh Phêrô nói với người hành khất: ”Vàng bạc tôi không có, nhưng tôi cho bạn những gì tôi có: nhân danh Đức Kitô, bạn hãy đứng dậy và bước đi” (Cv 3,6).
4/ Tinh thần hiệp nhất của Kitô hữu.
Ngài nói “...Giáo Hội nghĩ rằng có bổn phận phải hoàn tất huyền nhiệm trọng đại của sự hiệp nhất đã được Đức Kitô, trước khi hiến sinh, khẩn khoản cầu xin với Đức Chúa Cha...”
Sự hiệp nhất này có 3 hình thái:
• Hiệp nhất giữa các tín hữu Công Giáo: sự hiệp nhất này phải vững chắc và mẫu mực.
• Hiệp nhất với các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác nhau, đã ly khai với Tông Tòa.
• Cuối cùng là sự hiệp nhất với các thành phần thuộc các giáo phái còn ở ngoài Kitô giáo, rất đông đảo và cũng đã được Máu Thánh của Đức Kitô cứu chuộc, nhưng chưa được dự phần vào ân sủng của Chúa Cứu Thế.
Với sự kết hợp các năng lực nồng cốt của Giáo Hội và với sự cố gắng tìm phương thức thích hợp để loan báo Tin Mừng Cứu Chuộc, Công đồng chuẩn bị và san bằng con đường dẫn tới sự hiệp thông của nhân loại: Đây là yếu tố cần thiết để làm cho trần gian, hình ảnh của Thiên Quốc, trở nên “nơi mà chân lý là vua, lòng nhân là luật lệ và vĩnh cửu là đơn vị đo lường” (Thánh Augustin, Ep CXXX VIII 3)..
Sau buổi lễ khai mạc kéo dài khá lâu, Đức Giáo Hoàng nói với những người thân cận: “Tôi đã cố gắng giữ bình tĩnh, chế ngự cảm xúc, tập trung tư tưởng từ đầu cho đến cuối. Trong khi đọc diễn văn, tôi đưa mắt nhìn các người đứng cạnh và tôi đã xin Chúa ngỏ lời với mỗi người”. Để trả lời câu hỏi của vị bí thư về tình trạng sức khỏe của ngài; Đức Giáo Hoàng nói: “Với những điều mà Chúa đã phán bảo tôi sáng nay, tôi phải cảm thấy phấn khởi. Hơn bao giờ hết, tôi thấy cần phải cầu nguyện rất nhiều. Chúng ta không là gì cả. Chính Chúa đã làm tất cả.”
Chiều hôm đó, 10.000 người mang đuốc tụ tập tại công trường Thánh Phêrô. Kinh ngạc, Đức Giáo Hoàng yêu cầu vị bí thư mở cửa sổ để ngài ban phép lành và nói vài lời với quần chúng. Một vài câu được ghi lại: “... Cá nhân tôi không đáng kể; Giáo Hoàng không đòi hỏi một đặc quyền nào cả, cũng như ơn bất khả ngộ, cũng không đòi hỏi quyền ưu tiên đối với các huynh đệ Giám mục tại Công đồng; chúng tôi chỉ lưu ý đến các sự kiện hòa hợp và bỏ ra ngoài các sự kiện chia rẽ, nếu có...”
Trở về phòng riêng, ngài nói: “Tôi không dám mơ tưởng nhiều như vậy, tôi chỉ dám ước mong là thông báo việc triệu tập Công đồng. Nhưng Thiên Chúa đã giúp tôi tiến hành Công đồng”. Ngài nói với các cộng sự viên: ”Bây giờ chúng ta tiến hành Công đồng. Xong chúng ta đi thăm viếng mục vụ các giáo xứ ở Roma theo thể thức sẽ bàn tới sau”.
Xem như vậy, có thể nói là Đức Giáo Hoàng không tiên liệu một thời gian hội họp lâu dài. Và theo lời của vị bí thư thì ngài hy vọng là phiên họp đầu tiên sẽ hoàn tất vào lễ Giáng Sinh. Ngài nói: “Tôi sẵn sàng từ bỏ niềm vui được chứng kiến kỳ khai hội. Tôi sẵn sàng trước Thánh Ý Chúa, sẵn sàng dừng lại bất cứ lúc nào để chuyển đạt việc tiến hành công việc cho người kế nhiệm”.
Đức Gioan XXIII biết là cái chết sắp đến với ngài. Ngài nói với giáo sư Gasbarrini, bác sĩ riêng của Ngài: “Giáo sư đừng quá khổ nhọc vì tôi, hành trang tôi sẵn sàng rồi”.
Chiều ngày 12.10.1962 sau khi đọc báo chí, ngài ghi: “Tin tức được loan báo trên tất cả các nhật báo. Công đồng là bước khởi đầu các ân phúc lành cho Giáo Hội. Thiên Chúa đã khiến cho tia sáng đầu tiên thoát ra khỏi tâm tôi và môi tôi”.
Đó đây, người ta nghe nhiều lời biện bác “có đi quá nhanh không? Có thiếu cẩn trọng không? Có nên sợ rằng hành động này là một khí cụ sẽ nổ tung trong những bàn tay thiếu tinh thông?” Nhưng Đức Gioan XXIII đã từng trả lời trong một bài diễn văn trước đây đọc vào ngày 28.1.1961: “... Chúng ta phải đẩy xa những ảo tưởng quá dễ dàng; vì nếu như lý tưởng hoàn toàn được thực hiện tức khắc thì giờ phút ân sủng đã đến rồi và chúng ta sẽ rời nhà cửa để tiến lên Thiên Đàng và cùng đồng ca bài Hosanna. Phải cần rất nhiều thời gian trước khi mọi quốc gia trên thế giới nhận thức được sứ điệp của Phúc âm; ngoài ra cũng cần cố gắng để thay đổi tâm trạng của con người”.
Sau khi được long trọng khai mạc với bài diễn văn của Đức Gioan XXIII, Công đồng đã họp khóa đầu tiên kéo dài từ 11.10 đến 8.12.1961. Trong kỳ họp này, một số lược đồ được đưa ra thảo luận, liên quan đến Phụng Vụ, nguồn mạc khải, các phương tiện truyền thông xã hội, sự hiệp nhất các Kitô hữu và Giáo Hội. Sự phát biểu ý kiến cực kỳ sôi nổi diễn ra trong một bầu không khí thật căng thẳng. Chỉ có lược đồ về Phụng vụ là được thông qua còn những lược đồ khác đều bị trả lại cho các ủy ban soạn thảo liên hệ để sửa chữa lại.
Đức Hồng Y Bea ghi lại: Trong buổi tiếp kiến một số Giám mục nhân kỳ họp đầu tiên, Đức Giáo Hoàng đã trả lời một vài vị tỏ ra thắc mắc về cách phát biểu dữ dội của nhiều tham dự viên: “Nhưng quý vị đợi chờ gì nơi họ? Họ không phải là một nhóm nữ tu phải luôn luôn đồng ý với Mẹ Bề Trên!”
Ngày bế mạc khóa họp đầu tiên (8.12.1962) là ngày mà Công đồng được thấy và nghe Đức Giáo Hoàng lần cuối cùng. Gương mặt xanh xao, Ngài đọc diễn văn bế mạc khóa họp mặc dầu có lời khuyên của bác sĩ nên tránh mệt nhọc sau cơn xuất huyết đầu tiên. Các Giám mục xúc động lặng lẽ nhìn Ngài. Lời cuối cùng Ngài nói với họ: “Đoạn đường còn dài, nhưng quý vị biết rõ là Đấng Chủ Chăn Tối Cao sẽ ưu ái cùng đi với quý vị trong các hoạt động mục vụ mà quý vị tiến hành trong giáo phận của quý vị... Nhiều trách nhiệm trọng đại đang chờ đợi chúng ta, nhưng Thiên Chúa sẽ trợ lực chúng ta trên mọi nẻo đường”. (Doc. Cath. 1963, col. 7.11).
Xem như vậy, Đức Thánh Cha Gioan XXIII chính là người khai mở Công Đồng Vatican II. Còn tiếp nối và kết thúc Công Đồng là Đức Hồng Y Montini, tức Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, vì kế nhiệm ngài. Mấy ngày trước khi tạ thế, Đức Gioan XXIII đã nói như một tiên tri: “Tôi chắc rằng Hồng Y đoàn sẽ không gặp khó khăn khi bỏ phiếu chọn người kế nhiệm. Tôi cũng xác tín rằng các Giám Mục sẽ dẫn đưa Công Đồng đến kết Thúc tốt đẹp. Và theo ý tôi, người kế vị tôi sẽ là Đức Hồng Y Montini. Các lá phiếu của Hồng Y đoàn sẽ hướng về ngài”. (IME, p.220).
Luật sư NGUYỄN THỊ HẢO
Giải đáp phụng vụ: Người đi lễ trễ sau bài Tin Mừng có được rước lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
21:45 29/04/2014
Giải đáp phụng vụ: Người đi lễ trễ sau bài Tin Mừng có được rước lễ không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, cha xứ của con đã ra quy định rằng bất cứ ai đi lễ trễ sau bài Tin Mừng thì không được rước lễ. Theo ngài, lý do là Chúa Giêsu là "Ngôi Lời đã làm người"; vì vậy chúng ta phải nhận ra Chúa Giêsu trong Lời Chúa trước khi nhận ra Chúa trong khi Rước Lễ. Tuy nhiên, một linh mục, là giáo sư phụng vụ, có ý kiến khác. Ngài nói rằng các người đến trễ trong Thánh Lễ với một lý do chính đáng (ví dụ, vì kẹt giao thông, chăm sóc con cái bị bệnh, vv…) sẽ không bị khước từ Rước lễ. Xin cha vui lòng làm sáng tỏ hơn về vấn đề này. - B. E., Kuala Lumpur, Malaysia.
Đáp: Trước đây, chúng tôi đã trả lời câu hỏi về việc đi lễ trễ trong mục Giải đáp này vào các ngày 4 và 18-11-2003.
Lúc ấy cũng như bây giờ, tôi đồng ý với linh mục thứ hai: một người đến trễ lễ mà không do lỗi của họ thì không nên bị từ chối Rước lễ.
Tôi cũng cho là thiếu khôn ngoan khi đưa ra một qui định rào cản; tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng các tín hữu cần tham dự trọn cả thánh lễ.
Có thể rằng một số tín hữu cho rằng bài Tin Mừng là thời điểm cuối, nên cảm thấy thoải mái khi có thói quen đến nhà thờ cho kịp bài đọc thứ hai, và như thế bảo đảm rằng Thánh Lễ ấy là "hợp lệ".
Đúng là Thánh Lễ là một tổng thể, và chúng ta phải nhận ra Chúa Giêsu trong Lời Chúa trước khi nhận ra Chúa trong Bí Tích Thánh Thể. Nhưng điều này bao gồm toàn bộ phần Phụng Vụ Lời Chúa, chứ không chỉ Tin Mừng mà thôi.
Trong khi có một luận lý nhất định trong việc lựa chọn bài Tin Mừng như một thời điểm như vậy, các lý do đưa ra không có căn cứ đầy đủ từ quan điểm thần học, giáo luật và luân lý, để hỗ trợ một cản trở cho việc Rước lễ.
Cha xứ có bổn phận hướng dẫn và hiểu được lương tâm của các tín hữu được trao phó cho cha. Trong khi tôi không đồng ý với đề xuất của ngài rằng bài Tin Mừng là một điểm phân giới để cho phép tín hữu Rước lễ, ít nhất tôi nhìn nhận rằng ngài đã cố gắng hết sức để thực thi nghĩa vụ thánh thiêng của mình.
Vì vậy, trách nhiệm về quyết định có nên Rước lễ hay không, trong trường hợp đặc biệt của người đến trễ, là trước tiên thuộc về cá nhân tín hữu ấy, hơn là thuộc về cha xứ, vì ngài không thể chú ý tới từng người đến trễ được.
Do đó, thật là đương nhiên cho các người đến muộn xem xét lương tâm của mình, cũng như lý do đằng sau việc đi lễ trễ của mình. Nếu lý do là bỏ bê hay lười biếng, thì tốt hơn họ nên tham dự một Thánh lễ đầy đủ khác nếu có thể được. Ngay cả các người đến trễ mà không do lỗi của họ, họ nên tham dự một Thánh lễ đầy đủ khác, mặc dù họ ít bị ràng buộc để làm như vậy trong lương tâm.
Đồng thời, có một số yếu tố khách quan cần được xem xét bên cạnh lý do đến trễ. Người nào đến sau khi đã hết phần Truyền phép, thì chắc chắn không tham dự Thánh lễ, bất chấp lý do nào cho sự chậm trễ của họ. Một người như vậy không nên rước lễ, và nếu ngày ấy là một ngày Chúa Nhật, người ấy có nghĩa vụ tham dự một Thánh Lễ khác.
Quả là đúng rằng người ta có thể Rước lễ ngoài Thánh Lễ, vì Thánh Lễ không phải là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc Rước Lễ. Tuy nhiên, điều này sẽ không biện minh cho việc chỉ đến đúng giờ Rước lễ trong thánh lễ ngày thường. Và trong nghi thức Rước lễ ngoài Thánh lễ, người ta phải tham dự toàn bộ các phần trong nghi thức này, trong đó có phần Phụng Vụ Lời Chúa nữa. (Zenit.org 23-10-2007)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, cha xứ của con đã ra quy định rằng bất cứ ai đi lễ trễ sau bài Tin Mừng thì không được rước lễ. Theo ngài, lý do là Chúa Giêsu là "Ngôi Lời đã làm người"; vì vậy chúng ta phải nhận ra Chúa Giêsu trong Lời Chúa trước khi nhận ra Chúa trong khi Rước Lễ. Tuy nhiên, một linh mục, là giáo sư phụng vụ, có ý kiến khác. Ngài nói rằng các người đến trễ trong Thánh Lễ với một lý do chính đáng (ví dụ, vì kẹt giao thông, chăm sóc con cái bị bệnh, vv…) sẽ không bị khước từ Rước lễ. Xin cha vui lòng làm sáng tỏ hơn về vấn đề này. - B. E., Kuala Lumpur, Malaysia.
Đáp: Trước đây, chúng tôi đã trả lời câu hỏi về việc đi lễ trễ trong mục Giải đáp này vào các ngày 4 và 18-11-2003.
Lúc ấy cũng như bây giờ, tôi đồng ý với linh mục thứ hai: một người đến trễ lễ mà không do lỗi của họ thì không nên bị từ chối Rước lễ.
Tôi cũng cho là thiếu khôn ngoan khi đưa ra một qui định rào cản; tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng các tín hữu cần tham dự trọn cả thánh lễ.
Có thể rằng một số tín hữu cho rằng bài Tin Mừng là thời điểm cuối, nên cảm thấy thoải mái khi có thói quen đến nhà thờ cho kịp bài đọc thứ hai, và như thế bảo đảm rằng Thánh Lễ ấy là "hợp lệ".
Đúng là Thánh Lễ là một tổng thể, và chúng ta phải nhận ra Chúa Giêsu trong Lời Chúa trước khi nhận ra Chúa trong Bí Tích Thánh Thể. Nhưng điều này bao gồm toàn bộ phần Phụng Vụ Lời Chúa, chứ không chỉ Tin Mừng mà thôi.
Trong khi có một luận lý nhất định trong việc lựa chọn bài Tin Mừng như một thời điểm như vậy, các lý do đưa ra không có căn cứ đầy đủ từ quan điểm thần học, giáo luật và luân lý, để hỗ trợ một cản trở cho việc Rước lễ.
Cha xứ có bổn phận hướng dẫn và hiểu được lương tâm của các tín hữu được trao phó cho cha. Trong khi tôi không đồng ý với đề xuất của ngài rằng bài Tin Mừng là một điểm phân giới để cho phép tín hữu Rước lễ, ít nhất tôi nhìn nhận rằng ngài đã cố gắng hết sức để thực thi nghĩa vụ thánh thiêng của mình.
Vì vậy, trách nhiệm về quyết định có nên Rước lễ hay không, trong trường hợp đặc biệt của người đến trễ, là trước tiên thuộc về cá nhân tín hữu ấy, hơn là thuộc về cha xứ, vì ngài không thể chú ý tới từng người đến trễ được.
Do đó, thật là đương nhiên cho các người đến muộn xem xét lương tâm của mình, cũng như lý do đằng sau việc đi lễ trễ của mình. Nếu lý do là bỏ bê hay lười biếng, thì tốt hơn họ nên tham dự một Thánh lễ đầy đủ khác nếu có thể được. Ngay cả các người đến trễ mà không do lỗi của họ, họ nên tham dự một Thánh lễ đầy đủ khác, mặc dù họ ít bị ràng buộc để làm như vậy trong lương tâm.
Đồng thời, có một số yếu tố khách quan cần được xem xét bên cạnh lý do đến trễ. Người nào đến sau khi đã hết phần Truyền phép, thì chắc chắn không tham dự Thánh lễ, bất chấp lý do nào cho sự chậm trễ của họ. Một người như vậy không nên rước lễ, và nếu ngày ấy là một ngày Chúa Nhật, người ấy có nghĩa vụ tham dự một Thánh Lễ khác.
Quả là đúng rằng người ta có thể Rước lễ ngoài Thánh Lễ, vì Thánh Lễ không phải là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc Rước Lễ. Tuy nhiên, điều này sẽ không biện minh cho việc chỉ đến đúng giờ Rước lễ trong thánh lễ ngày thường. Và trong nghi thức Rước lễ ngoài Thánh lễ, người ta phải tham dự toàn bộ các phần trong nghi thức này, trong đó có phần Phụng Vụ Lời Chúa nữa. (Zenit.org 23-10-2007)
Nguyễn Trọng Đa
Lịch sử, ý nghĩa và lòng tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm
Jos.Vinc. Ngọc Biển
21:49 29/04/2014
LỊCH SỬ, Ý NGHĨA VÀ LÒNG TÔN KÍNH ĐỨC MẸ TRONG THÁNG NĂM
Có lẽ, không một ai trên Đất Việt là người Công Giáo mà lại không biết đến tháng Năm là tháng Hoa dâng kính Mẹ. Thật vậy, sinh hoạt tôn giáo tại các giáo xứ từ Bắc –Trung –Nam, cứ mỗi dịp tháng Năm về, ấy là lúc muôn con tim dạo rực hướng về Mẹ Maria như một ngọn hải đăng để tỏ lòng tôn kính, mến yêu.
Trong số vô vàn cách tỏ bày lòng tôn kính đối với Đức Mẹ nơi con dân Nước Việt, thì lòng đạo đức bình dân như: dâng hoa kính mẹ; rước kiệu Mẹ; lần chuỗi Mân Côi; rồi những bài thánh ca hết sức dễ thương được cất lên để ton vinh Mẹ là Nữ Hoàng Thiên Quốc.
Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bước vào tháng Hoa. Tháng Hoa đối với Giáo Hội Công Giáo mang một ý nghĩa đặc biệt vì nó được dành riêng để tôn vinh Mẹ Chúa Trời.
Trước tiên, xin được khởi đi từ lịch sử của tháng Hoa, để thấy được diễn tiến của Giáo Hội trong việc sùng kính này.
1. Gốc tích tháng Hoa
Mới đây, dịp phong thánh cho hai vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 vừa qua tại Rôma, qua màn hình trực tiếp, chúng ta đều thấy thời tiết không còn lạnh lắm qua cách ăn mặc của người dân khắp nơi đổ về. Thời tiết lúc này bên Rôma cũng giống như khí tiết của Việt Nam tại các vùng Bắc Bộ. Khí hậu lúc này không còn rét đậm rét hại, cái rét mà nhiều người diễn tả: “rét cắt da cắt thịt”. Vì thế, cây cối trơ trụi và không phát triển là bao.
Từ những nét đặc trưng của khí hậu như thế, nên ngay từ những thế kỷ đầu, tại Rôma, thời điểm này, người ta tôn kính sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên, bằng những cuộc rước linh đình để tôn kính Hoa là nữ thần của mùa Xuân.
Người Công Giáo thời điểm đó đã tôn giáo hóa ý nghĩa này và thánh hóa tập tục đó bằng cách rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng tốt tươi...
Ở nhiều nơi, người ta rước những cành lá có nụ, có hoa ở đầu cành, gọi là “Rước xanh”. Những cành hoa, lá, được đưa về nhà thờ trang trí và nhất là nơi ngai tòa Mẹ Maria.
Đối với các nghệ nhân, thì họ đua nhau điêu khắc hay vẽ những bông hoa thật đẹp để tôn lên vẻ đẹp kiều mỹ của Mẹ trên các bức tranh hay trên vách tường...
Còn các nghệ sĩ thì sáng tác những bài hát mang đượm lòng tôn kính. Các bài giảng về Mẹ cũng được soạn ra để cùng nhau sử dụng hầu bày tỏ lòng tôn kính.
Đến thế kỷ 14, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã khởi xướng việc trang hoàng hoa muôn sắc chung quanh tượng Mẹ.
Còn thánh Philiphê Nêri, vào ngày 01 tháng 05, đã quy tụ các trẻ em lại quanh bàn thờ Mẹ, và hướng dẫn các em dâng lên Mẹ những bông hoa tươi sắc. Ngài cũng dâng lên Mẹ những đóa hoa lòng còn trong trắng đơn sơ để Mẹ dìu dắt các em.
Sang thế kỷ thứ 17, việc dâng hoa kính Mẹ được cử hành trong toàn dòng các nữ tu kín Clara. Mỗi chiều đều vang lên những bài hát kính Đức Mẹ. Từ đó, dần dần được lan rộng ra bên ngoài nơi các xứ đạo lân cận.
Đầu thế kỷ 19, việc tôn kính Mẹ được lan rộng nhiều nơi. Các nhà giảng thuyết đã có những bài giảng suất sắc về Mẹ. Linh mục Chardon là người có công nhiều nhất trong việc phổ biến lòng đạo đức này. Thời điểm trên, lòng tôn kính Mẹ được cử hành rầm rộ nhất là tại nước Pháp và một số nước lân cận.
Các Đức Thánh Cha được coi là gắn bó đặc biệt với Đức Mẹ, đó là: Đức Thánh Cha Piô VII, đã cổ võ việc sùng kính Mẹ vào tháng Năm. Đức Piô IX đã ban ơn toàn xá cho những ai tham dự việc đạo đức này. Và, đến thời Đức Piô XII, trong Thông điệp “Đấng Trung gian Thiên Chúa”, đã thêm vào và có tính khuyến khích cao: “Việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm là việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng vụ, được Giáo Hội công nhận và cổ võ”.
Đầu thế kỷ 20, Tông huấn về việc tôn kính Đức Mẹ được Đức Phaolô VI ban hành, trong đó có đoạn viết: “Tháng Năm là tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công Giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên đàng. Trong tháng này, các kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia, dâng lên Mẹ từ những tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc biệt. Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai toà rất dồi dào của Đức Mẹ” (Tông huấn về việc tôn kính Đức Mẹ, số 1).
Tháng 10 năm 2002, chuẩn bị mừng 25 năm Giáo Hoàng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài gửi đến mọi thành phần dân Chúa bức Tông thư “Kinh Rất Thánh Mân Côi” về Kinh Mân Côi, lặp lại xác tín và lòng yêu mến Đức Mẹ. Và dịp Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2003, ngài chỉ muốn nhắc lại xác tín này là “Hãy cùng với Đức Maria mà chiêm ngắm, bước theo và sinh Chúa Giêsu cho những người đồng thời với mình”.
Ngài cũng đã viết hai văn kiện lớn về Đức Mẹ:
- Thông điệp “Mẹ Đấng Cứu Độ”, công bố ngày 25.3.1987, để chuẩn bị Năm thánh Mẫu, bắt đầu từ lễ Hiện Xuống năm 1987 và bế mạc ngày lễ Mông Triệu năm 1988.
- Tông thư “Kinh Rất Thánh Mân Côi”, công bố ngày 16.3.2002.
Chính ngài đã thêm vào Năm Mầu Nhiệm Sự Sáng và công bố Năm Mân Côi (từ tháng 10.2002 đến tháng 10.2003).
Như thế, việc tôn sùng Đức Mẹ không tách rời mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, mà Mẹ được ví như máng chuyển ơn của Người xuống cho nhân loại.
Lược qua một chút về lịch sử tháng Hoa, cũng như những hướng dẫn về lòng tôn sùng Đức Mẹ, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu thêm về ý nghĩa của tháng này.
2. Ý nghĩa của tháng Hoa
Mẹ Maria cũng được ví như Người Nữ tuyệt vời, đẹp nhất trong muôn ngàn phụ nữ, Mẹ đẹp tâm hồn, Mẹ đẹp thân xác. Vì thế, nơi hoa tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, tượng trung cho các nhân đức nơi Mẹ. Đồng thời, những sắc màu của hoa tượng trưng cho Mẹ là Mẹ muôn loài khi đón nhận vai trò làm Mẹ Thiên Chúa.
Đức Mẹ còn được ví như Hòm Bia của Thiên Chúa, mà hoa lại là vật được dùng để trang trí cho Hòm Bia Giao Ước thời Cựu Ước. Như thế, Đức Mẹ luôn ở bên Thiên Chúa. Và hoa lại ở bên Mẹ...!
Hẳn chúng ta còn nhớ, trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã truyền lệnh cho Môsê làm những nụ và cánh hoa để trang trí nơi cây đèn 7 ngọn đặt trước Hòm Bia Giao Ước. Hay như Salomon, ông đã ra lệnh cho nghệ nhân điêu khắc những cánh hoa bên trong và bên ngoài để trang trí nơi Cực Thánh trong đền thờ.
Bắt nguồn từ đó, hoa trong phụng vụ hay truyền thống của người Công Giáo luôn được coi trọng. Nó được dùng để trang hoàng cung thánh, bàn thờ hay để tỏ lòng tôn kính với các vị thánh, đặc biệt là Đức Mẹ. Tức là hoa được dùng vào vị trí trang trọng trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội.
Mẹ Maria được ví như bông hoa thơm ngát trước tòa Chúa, nhưng trước đó Mẹ cũng là những con người rất đỗi bình thường như bao người phụ nữ khác. Tuy nhiên, được Thiên Chúa tuyển chọn, và qua tiếng “Xin Vâng” nên Mẹ đã trở nên tuyệt mỹ hơn muôn ngàn phụ nữ. Mẹ đã trở nên đóa hoa thơm ngát trước Ngai Thiên Chúa. Mẹ đã trở nên đóa hoa độc nhất vô nhị của thế giới loài người. Tại sao lại như thế, thưa chỉ vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và như một sự tất yếu, Mẹ là Mẹ loài người.
Nhờ ơn Chúa, Mẹ đã trở nên đóa hoa kiệt tác như: ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn đồng trinh trọn đời, Mẹ Thiên Chúa, Hồn xác lên trời và Mẹ như “hoa hường mầu nhiệm vậy”.
3. Ý nghĩa của việc dâng Hoa kính Mẹ
Tại sao lại dâng hoa mà không dâng những thứ khác? Thưa! Rất đơn giản, vì hoa là thứ đẹp nhất trong mọi loài Chúa dựng nên, chẳng thế mà Đức Giêsu đã ví sự lộng lẫy, tươi đẹp của hoa còn hơn cả vua Salomon: “Chúng con hãy xem hoa huệ ngoài đồng. Chúng không canh cửa, không xe dệt, thế mà Thầy bảo cho chúng con biết, ngay cả Vua Salômôn dù vinh hoa tột bậc, cũng không thể mặc đẹp bằng một bông hoa ấy”.
Các nhà thờ thường hay tổ chức dâng hoa kính Mẹ, lúc này, mỗi màu hoa lại tượng trung cho một nỗi lòng của con cái muốn dâng lên Mẹ, hay ca ngợi một nhân đức nào đó của Mẹ. Như vậy, Hoa biểu trưng cho lòng Mẹ và cũng là biểu trưng của lòng con người:
Hoa huệ trắng biểu trưng sự trong sạch khiết trinh nơi Mẹ;
Hoa hồng diễn tả lòng mến nồng nàn mà Mẹ dành cho Chúa;
Hoa lan toát lên sự trung thành, mạnh mẽ và can đảm nơi Mẹ;
Hoa sen tượng trưng phó thác, đại lượng và cung kính nơi Mẹ;
Hoa có màu tím tượng trung cho sự khiêm tốn ...
Người Việt Nam chúng ta khi biết ơn ai, hoặc kính trọng ai, thường hay biểu cảm qua bó hoa hay bông hoa. Cũng vậy khi đón nhận được ơn lành từ Trên ban, người ta cũng dâng tạ bằng những bông hoa. Với người Công Giáo, những biến cố quan trọng trong đời sống đức tin như: khi Rửa tôi; Thêm Sức; lãnh nhận Hôn Phối; hay Truyền Chức thánh, người ta cũng tặng hoa cho những người được mừng, và ngay cả khi chết, người ta cũng biểu đạt bằng hoa trên quan tài, bên di ảnh hay nơi mộ phần. Hay khi gặp rủi ro, tai nạn, bệnh tật, khi hết bệnh, người ta cũng dâng hoa để tỏ làng biết ơn với Thiên Chúa, Đức Mẹ và các thánh...
Riêng với Đức Mẹ, người dân Việt Nam có lòng sùng kính đặc biệt. Từ khắp nơi, mọi thành phần, lứa tuổi, đều hân hoan, nô nức dâng kính Mẹ những đóa hoa tươi thắm mối dịp tháng Năm về.
Tuy nhiên, hoa được dùng để qua đó, diễn tả hoa thiêng cõi lòng của con người. Hoa sẽ tàn phai, héo úa, lòng người cũng sẽ tàn phai và ủ rũ nếu không đón nhận được sứ điệp từ những việc đạo đức này.
Vì thế, điều quan trọng chính là tấm lòng chân thành, đơn sơ, yêu mến, phó thác, cậy trông của mỗi chúng ta dành nơi Mẹ. Như thế, nhờ những cách hoa lòng, chúng ta sẽ được nâng tâm hồn lên với Mẹ để Mẹ đón nhận và bầu chữa cho chúng ta. Thật vậy, không một ai có lòng tôn kính Mẹ mà mất ơn cứu rỗi bao giờ.
4. Lòng sùng kính Đức Mẹ đem lại hy vọng được sự sống đời đời
Công Đồng Vaticanô II đã khẳng định: "Trong nhiệm cục ân sủng, kể từ khi Mẹ tin tưởng ưng thuận trong ngày truyền tin, sự ưng thuận mà Mẹ đã kiên quyết giữ trọn cho đến bên Thập Giá. Đức Maria tiếp tục thiên chức làm Mẹ cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu độ mọi người được tuyển chọn. Thực vậy, sau khi về trời, vai trò của ngài trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng ngài vẫn tiếp tục liên lỉ chuyển cầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được cứu độ đời đời .... Vì thế, trong Hội Thánh, Đức Trinh Nữ được kêu cầu qua các tước hiệu: Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian" (LG 62).
Vì Mẹ là Mẹ của Đầu thân thể mầu nhiệm Hội Thánh là chính Đức Giêsu và là “mẹ của nhân loại” (x. LG 54), và, Đấng Cứu Thế đã mang lấy đau khổ của mọi người thì Mẹ Maria, Đấng đồng công cứu chuộc, đã chia sẻ hơn ai hết các hậu quả tai ác của tội lỗi nhân loại khi đảm nhận sứ mệnh làm Mẹ Đấng Cứu Thế: “Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra” (Lc 2, 35).
Tuy nhiên, vai trò Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian của Đức Mẹ phải gắn liền với Đức Giêsu Đấng là khơi nguyên và cùng đích của mọi điều thiện hảo.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cung minh định: “Trinh nữ Maria được công nhận và tôn kính là Mẹ đích thực của Thiên Chúa và của Đấng Cứu chuộc... Mẹ cũng thật sự là ‘Mẹ các chi thể Chúa Kitô’... vì Mẹ đã cộng tác bằng đức ái của mình vào việc sinh ra các tín hữu trong Hội Thánh, là những chi thể của Đức Kitô là Đầu. Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, là Mẹ của Hội Thánh” (x. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 963).
Việc sùng kính Đức Maria còn bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi vì: nhờ Người, với Người và trong Người, mọi vinh quang, danh dự đều quy về Cha trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, những biểu hiện tỏ lòng tôn kính Mẹ Maria cần phải dẫn đến việc tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.
Thế nên, mọi việc tôn sùng Đức Mẹ phải nhằm vào sự kết hợp trực tiếp với Đức Giêsu, thiếu yếu tố này, mọi việc kể như vô hiệu.
Qua những gì đã chia sẻ ở trên dựa trên Giáo huấn của Giáo Hội, chúng ta có quyền tin tưởng sẽ được cứu độ khi tôn sùng Đức Mẹ cách chính đáng và hợp với ý định và trong chương trình của Thiên Chúa.
Về điểm này, thánh Alphonsô quả quyết: "Hết mọi ơn thánh ở trong Chúa Giêsu như nguồn mạch: nhưng do ý định mầu nhiệm và thương xót của Chúa, không một ơn nào ban xuống cho loài người mà không có Mẹ cầu xin cho. Hơn nữa, Mẹ Maria là Mẹ đầy tình thương, Mẹ chỉ có một sứ mạng, một chức vụ là thương xót: đến nỗi những tội nhân khốn nạn nhất, tuyệt vọng nhất là những người đầu tiên được Mẹ cứu, Mẹ dấu yêu, miễn là họ đừng bỏ mất thiện chí cải tạo mà tin tưởng chạy đến với Mẹ". Ngài còn kêu gọi tội nhân bằng lời tha thiết này: "Bạn hãy yêu mến Mẹ Maria! Hãy cầu xin Mẹ, thì bạn sẽ được cứu rỗi"; "Chúng ta được rỗi là do Mẹ cầu bầu”; "Tôi tớ Mẹ không ai có thể hư mất đời đời”.
5. Những việc làm cụ thể tỏ lòng tôn sùng Đức Mẹ theo truyền thống Việt Nam
Bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Người dân Việt Nam ngay từ lâu, đã có hình ảnh tốt đối với Đức Mẹ qua hình ảnh người mẹ trong đời thường.
Chắc chắn đã có lần anh chị em nghe lời giới thiệu ngọt ngào, truyền cảm, đầy xúc động của ca sĩ Thanh Lan trong băng nhạc chủ đề Quê hương và Lòng Mẹ như sau:
"Mẹ là dòng suối ngọt ngào"
"Mẹ là bóng mát dịu dàng"
"Mẹ là nguồn thương yêu bất tận"
"May mắn thay là những người còn mẹ"
"Mất mát thay là những người thiếu mẹ"
"Mỗi người chúng ta hãy dành một Bông Hồng cài áo Mẹ"
"Tất cả chúng ta đều trở nên bé nhỏ dưới ánh mắt, trong vòng tay và trong tình thương yêu bao la như biển cả của mẹ."
"Mẹ đã che chở cho chúng ta trong những vinh nhục của cuộc sống, qua những sóng gió của cuộc đời".
Như vậy, lòng sùng kính Đức Mẹ của chúng ta mang đậm nét kính trọng và mến yêu vì mang nặng tình mẫu tử. Qua hình ảnh người mẹ trần gian, thôi thúc chúng ta hướng về Mẹ trên trời. Thật vậy, trong cuộc sống, những lúc gặp khó khăn hay hoạn nạn, nhiều người đã thuộc nằm lòng những ca vãn ngợi khen, và cầu xin tha thiết như: “Lạy Mẹ là ngôi sao sáng, soi lối cho con lúc vượt biển… “; “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam…”; “Lạy Mẹ, xin yên ủi chúng con luôn luôn…”, v.v… rồi những kinh Kính Mừng, tràng chuỗi Mân Côi được đọc lên râm ran trong các thánh đường, nơi các gia đình, và trong mọi biến cố vui buồn, thành công hay thất bại... Các cuộc rước linh đình, nhiều đền đài được mọc lên, nhiều nhà thờ được mang tước hiệu của Mẹ. Những thói quen đó đã đem lại cho Giáo Hội Việt Nam một tinh thần sốt sắng, giàu đức tin, lòng mến và trung kiên giữ đạo dù trải qua trăm nghìn thử thách gian truân.
Tuy nhiên, việc sùng kính đó nhiều lúc đã làm cho không ít người xa lạ với đức tin, tức là họ đã nhìn nhận Đức Mẹ như là đấng Trung Gian tuyệt đối, mà quên mất rằng: “Mọi ảnh hưởng có sức cứu độ của Đức Trinh Nữ trên nhân loại, đều bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Kitô" (x. LG 60). "Thực vậy, không bao giờ có thể đặt một thụ tạo nào ngang hàng với Ngôi Lời Nhập Thể và Cứu Chuộc” (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 970).
Thiết nghĩ, nhân dịp này, mỗi chúng ta hãy nhìn lại việc sùng kính của mình dành cho Đức Mẹ, và nếu đang đi quá xa về cách thức biểu lộ niềm tin và cách tôn sùng Mẹ không đúng với Giáo Huấn của Giáo Hội, thì hãy chỉnh lại sao cho phù hợp, để lòng tôn sùng Đức Mẹ không mất đi hay xa lạ với Đức Tin Công Giáo mà lại làm cho đức tin được thêm khởi sắc và đúng như ý Chúa, ý Mẹ và Giáo Huấn của Giáo Hội mong muốn.
Vì thế, Công Đồng đã nhắc nhở: “Lòng tôn sùng chân chính không hệ tại ở những tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại ở sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta” (LG 67).
Mong sao, những việc tôn sùng Đức Mẹ của chúng ta sẽ dẫn đến việc noi gương Mẹ để sống cho đẹp lòng Thiên Chúa như Mẹ đã sống, để sau cuộc đời này, chúng ta được cùng Mẹ ca ngợi Thiên Chúa không ngừng trên Thiên Quốc.
Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con người Mẹ tuyệt với là Đức Maria. Xin cho mỗi chúng con biết yêu mến Chúa như Mẹ, biết noi gương các nhân đức của Mẹ, để sau cuộc đời nay, chúng con cũng được vào Thiên Quốc dự tiệc vui bên Mẹ.
Lạy Mẹ Maria, xin đón nhận muôn vàn ý nguyện của chúng con dâng lên Mẹ qua những đóa hoa muôn sắc màu, ước gì chúng con được đón nhận những ơn lành của Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ. Amen.
Có lẽ, không một ai trên Đất Việt là người Công Giáo mà lại không biết đến tháng Năm là tháng Hoa dâng kính Mẹ. Thật vậy, sinh hoạt tôn giáo tại các giáo xứ từ Bắc –Trung –Nam, cứ mỗi dịp tháng Năm về, ấy là lúc muôn con tim dạo rực hướng về Mẹ Maria như một ngọn hải đăng để tỏ lòng tôn kính, mến yêu.
Trong số vô vàn cách tỏ bày lòng tôn kính đối với Đức Mẹ nơi con dân Nước Việt, thì lòng đạo đức bình dân như: dâng hoa kính mẹ; rước kiệu Mẹ; lần chuỗi Mân Côi; rồi những bài thánh ca hết sức dễ thương được cất lên để ton vinh Mẹ là Nữ Hoàng Thiên Quốc.
Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bước vào tháng Hoa. Tháng Hoa đối với Giáo Hội Công Giáo mang một ý nghĩa đặc biệt vì nó được dành riêng để tôn vinh Mẹ Chúa Trời.
Trước tiên, xin được khởi đi từ lịch sử của tháng Hoa, để thấy được diễn tiến của Giáo Hội trong việc sùng kính này.
1. Gốc tích tháng Hoa
Mới đây, dịp phong thánh cho hai vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 vừa qua tại Rôma, qua màn hình trực tiếp, chúng ta đều thấy thời tiết không còn lạnh lắm qua cách ăn mặc của người dân khắp nơi đổ về. Thời tiết lúc này bên Rôma cũng giống như khí tiết của Việt Nam tại các vùng Bắc Bộ. Khí hậu lúc này không còn rét đậm rét hại, cái rét mà nhiều người diễn tả: “rét cắt da cắt thịt”. Vì thế, cây cối trơ trụi và không phát triển là bao.
Từ những nét đặc trưng của khí hậu như thế, nên ngay từ những thế kỷ đầu, tại Rôma, thời điểm này, người ta tôn kính sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên, bằng những cuộc rước linh đình để tôn kính Hoa là nữ thần của mùa Xuân.
Người Công Giáo thời điểm đó đã tôn giáo hóa ý nghĩa này và thánh hóa tập tục đó bằng cách rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng tốt tươi...
Ở nhiều nơi, người ta rước những cành lá có nụ, có hoa ở đầu cành, gọi là “Rước xanh”. Những cành hoa, lá, được đưa về nhà thờ trang trí và nhất là nơi ngai tòa Mẹ Maria.
Đối với các nghệ nhân, thì họ đua nhau điêu khắc hay vẽ những bông hoa thật đẹp để tôn lên vẻ đẹp kiều mỹ của Mẹ trên các bức tranh hay trên vách tường...
Còn các nghệ sĩ thì sáng tác những bài hát mang đượm lòng tôn kính. Các bài giảng về Mẹ cũng được soạn ra để cùng nhau sử dụng hầu bày tỏ lòng tôn kính.
Đến thế kỷ 14, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã khởi xướng việc trang hoàng hoa muôn sắc chung quanh tượng Mẹ.
Còn thánh Philiphê Nêri, vào ngày 01 tháng 05, đã quy tụ các trẻ em lại quanh bàn thờ Mẹ, và hướng dẫn các em dâng lên Mẹ những bông hoa tươi sắc. Ngài cũng dâng lên Mẹ những đóa hoa lòng còn trong trắng đơn sơ để Mẹ dìu dắt các em.
Sang thế kỷ thứ 17, việc dâng hoa kính Mẹ được cử hành trong toàn dòng các nữ tu kín Clara. Mỗi chiều đều vang lên những bài hát kính Đức Mẹ. Từ đó, dần dần được lan rộng ra bên ngoài nơi các xứ đạo lân cận.
Đầu thế kỷ 19, việc tôn kính Mẹ được lan rộng nhiều nơi. Các nhà giảng thuyết đã có những bài giảng suất sắc về Mẹ. Linh mục Chardon là người có công nhiều nhất trong việc phổ biến lòng đạo đức này. Thời điểm trên, lòng tôn kính Mẹ được cử hành rầm rộ nhất là tại nước Pháp và một số nước lân cận.
Các Đức Thánh Cha được coi là gắn bó đặc biệt với Đức Mẹ, đó là: Đức Thánh Cha Piô VII, đã cổ võ việc sùng kính Mẹ vào tháng Năm. Đức Piô IX đã ban ơn toàn xá cho những ai tham dự việc đạo đức này. Và, đến thời Đức Piô XII, trong Thông điệp “Đấng Trung gian Thiên Chúa”, đã thêm vào và có tính khuyến khích cao: “Việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm là việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng vụ, được Giáo Hội công nhận và cổ võ”.
Đầu thế kỷ 20, Tông huấn về việc tôn kính Đức Mẹ được Đức Phaolô VI ban hành, trong đó có đoạn viết: “Tháng Năm là tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công Giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên đàng. Trong tháng này, các kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia, dâng lên Mẹ từ những tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc biệt. Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai toà rất dồi dào của Đức Mẹ” (Tông huấn về việc tôn kính Đức Mẹ, số 1).
Tháng 10 năm 2002, chuẩn bị mừng 25 năm Giáo Hoàng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài gửi đến mọi thành phần dân Chúa bức Tông thư “Kinh Rất Thánh Mân Côi” về Kinh Mân Côi, lặp lại xác tín và lòng yêu mến Đức Mẹ. Và dịp Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2003, ngài chỉ muốn nhắc lại xác tín này là “Hãy cùng với Đức Maria mà chiêm ngắm, bước theo và sinh Chúa Giêsu cho những người đồng thời với mình”.
Ngài cũng đã viết hai văn kiện lớn về Đức Mẹ:
- Thông điệp “Mẹ Đấng Cứu Độ”, công bố ngày 25.3.1987, để chuẩn bị Năm thánh Mẫu, bắt đầu từ lễ Hiện Xuống năm 1987 và bế mạc ngày lễ Mông Triệu năm 1988.
- Tông thư “Kinh Rất Thánh Mân Côi”, công bố ngày 16.3.2002.
Chính ngài đã thêm vào Năm Mầu Nhiệm Sự Sáng và công bố Năm Mân Côi (từ tháng 10.2002 đến tháng 10.2003).
Như thế, việc tôn sùng Đức Mẹ không tách rời mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, mà Mẹ được ví như máng chuyển ơn của Người xuống cho nhân loại.
Lược qua một chút về lịch sử tháng Hoa, cũng như những hướng dẫn về lòng tôn sùng Đức Mẹ, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu thêm về ý nghĩa của tháng này.
2. Ý nghĩa của tháng Hoa
Mẹ Maria cũng được ví như Người Nữ tuyệt vời, đẹp nhất trong muôn ngàn phụ nữ, Mẹ đẹp tâm hồn, Mẹ đẹp thân xác. Vì thế, nơi hoa tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, tượng trung cho các nhân đức nơi Mẹ. Đồng thời, những sắc màu của hoa tượng trưng cho Mẹ là Mẹ muôn loài khi đón nhận vai trò làm Mẹ Thiên Chúa.
Đức Mẹ còn được ví như Hòm Bia của Thiên Chúa, mà hoa lại là vật được dùng để trang trí cho Hòm Bia Giao Ước thời Cựu Ước. Như thế, Đức Mẹ luôn ở bên Thiên Chúa. Và hoa lại ở bên Mẹ...!
Hẳn chúng ta còn nhớ, trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã truyền lệnh cho Môsê làm những nụ và cánh hoa để trang trí nơi cây đèn 7 ngọn đặt trước Hòm Bia Giao Ước. Hay như Salomon, ông đã ra lệnh cho nghệ nhân điêu khắc những cánh hoa bên trong và bên ngoài để trang trí nơi Cực Thánh trong đền thờ.
Bắt nguồn từ đó, hoa trong phụng vụ hay truyền thống của người Công Giáo luôn được coi trọng. Nó được dùng để trang hoàng cung thánh, bàn thờ hay để tỏ lòng tôn kính với các vị thánh, đặc biệt là Đức Mẹ. Tức là hoa được dùng vào vị trí trang trọng trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội.
Mẹ Maria được ví như bông hoa thơm ngát trước tòa Chúa, nhưng trước đó Mẹ cũng là những con người rất đỗi bình thường như bao người phụ nữ khác. Tuy nhiên, được Thiên Chúa tuyển chọn, và qua tiếng “Xin Vâng” nên Mẹ đã trở nên tuyệt mỹ hơn muôn ngàn phụ nữ. Mẹ đã trở nên đóa hoa thơm ngát trước Ngai Thiên Chúa. Mẹ đã trở nên đóa hoa độc nhất vô nhị của thế giới loài người. Tại sao lại như thế, thưa chỉ vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và như một sự tất yếu, Mẹ là Mẹ loài người.
Nhờ ơn Chúa, Mẹ đã trở nên đóa hoa kiệt tác như: ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn đồng trinh trọn đời, Mẹ Thiên Chúa, Hồn xác lên trời và Mẹ như “hoa hường mầu nhiệm vậy”.
3. Ý nghĩa của việc dâng Hoa kính Mẹ
Tại sao lại dâng hoa mà không dâng những thứ khác? Thưa! Rất đơn giản, vì hoa là thứ đẹp nhất trong mọi loài Chúa dựng nên, chẳng thế mà Đức Giêsu đã ví sự lộng lẫy, tươi đẹp của hoa còn hơn cả vua Salomon: “Chúng con hãy xem hoa huệ ngoài đồng. Chúng không canh cửa, không xe dệt, thế mà Thầy bảo cho chúng con biết, ngay cả Vua Salômôn dù vinh hoa tột bậc, cũng không thể mặc đẹp bằng một bông hoa ấy”.
Các nhà thờ thường hay tổ chức dâng hoa kính Mẹ, lúc này, mỗi màu hoa lại tượng trung cho một nỗi lòng của con cái muốn dâng lên Mẹ, hay ca ngợi một nhân đức nào đó của Mẹ. Như vậy, Hoa biểu trưng cho lòng Mẹ và cũng là biểu trưng của lòng con người:
Hoa huệ trắng biểu trưng sự trong sạch khiết trinh nơi Mẹ;
Hoa hồng diễn tả lòng mến nồng nàn mà Mẹ dành cho Chúa;
Hoa lan toát lên sự trung thành, mạnh mẽ và can đảm nơi Mẹ;
Hoa sen tượng trưng phó thác, đại lượng và cung kính nơi Mẹ;
Hoa có màu tím tượng trung cho sự khiêm tốn ...
Người Việt Nam chúng ta khi biết ơn ai, hoặc kính trọng ai, thường hay biểu cảm qua bó hoa hay bông hoa. Cũng vậy khi đón nhận được ơn lành từ Trên ban, người ta cũng dâng tạ bằng những bông hoa. Với người Công Giáo, những biến cố quan trọng trong đời sống đức tin như: khi Rửa tôi; Thêm Sức; lãnh nhận Hôn Phối; hay Truyền Chức thánh, người ta cũng tặng hoa cho những người được mừng, và ngay cả khi chết, người ta cũng biểu đạt bằng hoa trên quan tài, bên di ảnh hay nơi mộ phần. Hay khi gặp rủi ro, tai nạn, bệnh tật, khi hết bệnh, người ta cũng dâng hoa để tỏ làng biết ơn với Thiên Chúa, Đức Mẹ và các thánh...
Riêng với Đức Mẹ, người dân Việt Nam có lòng sùng kính đặc biệt. Từ khắp nơi, mọi thành phần, lứa tuổi, đều hân hoan, nô nức dâng kính Mẹ những đóa hoa tươi thắm mối dịp tháng Năm về.
Tuy nhiên, hoa được dùng để qua đó, diễn tả hoa thiêng cõi lòng của con người. Hoa sẽ tàn phai, héo úa, lòng người cũng sẽ tàn phai và ủ rũ nếu không đón nhận được sứ điệp từ những việc đạo đức này.
Vì thế, điều quan trọng chính là tấm lòng chân thành, đơn sơ, yêu mến, phó thác, cậy trông của mỗi chúng ta dành nơi Mẹ. Như thế, nhờ những cách hoa lòng, chúng ta sẽ được nâng tâm hồn lên với Mẹ để Mẹ đón nhận và bầu chữa cho chúng ta. Thật vậy, không một ai có lòng tôn kính Mẹ mà mất ơn cứu rỗi bao giờ.
4. Lòng sùng kính Đức Mẹ đem lại hy vọng được sự sống đời đời
Công Đồng Vaticanô II đã khẳng định: "Trong nhiệm cục ân sủng, kể từ khi Mẹ tin tưởng ưng thuận trong ngày truyền tin, sự ưng thuận mà Mẹ đã kiên quyết giữ trọn cho đến bên Thập Giá. Đức Maria tiếp tục thiên chức làm Mẹ cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu độ mọi người được tuyển chọn. Thực vậy, sau khi về trời, vai trò của ngài trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng ngài vẫn tiếp tục liên lỉ chuyển cầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được cứu độ đời đời .... Vì thế, trong Hội Thánh, Đức Trinh Nữ được kêu cầu qua các tước hiệu: Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian" (LG 62).
Vì Mẹ là Mẹ của Đầu thân thể mầu nhiệm Hội Thánh là chính Đức Giêsu và là “mẹ của nhân loại” (x. LG 54), và, Đấng Cứu Thế đã mang lấy đau khổ của mọi người thì Mẹ Maria, Đấng đồng công cứu chuộc, đã chia sẻ hơn ai hết các hậu quả tai ác của tội lỗi nhân loại khi đảm nhận sứ mệnh làm Mẹ Đấng Cứu Thế: “Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra” (Lc 2, 35).
Tuy nhiên, vai trò Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian của Đức Mẹ phải gắn liền với Đức Giêsu Đấng là khơi nguyên và cùng đích của mọi điều thiện hảo.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cung minh định: “Trinh nữ Maria được công nhận và tôn kính là Mẹ đích thực của Thiên Chúa và của Đấng Cứu chuộc... Mẹ cũng thật sự là ‘Mẹ các chi thể Chúa Kitô’... vì Mẹ đã cộng tác bằng đức ái của mình vào việc sinh ra các tín hữu trong Hội Thánh, là những chi thể của Đức Kitô là Đầu. Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, là Mẹ của Hội Thánh” (x. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 963).
Việc sùng kính Đức Maria còn bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi vì: nhờ Người, với Người và trong Người, mọi vinh quang, danh dự đều quy về Cha trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, những biểu hiện tỏ lòng tôn kính Mẹ Maria cần phải dẫn đến việc tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.
Thế nên, mọi việc tôn sùng Đức Mẹ phải nhằm vào sự kết hợp trực tiếp với Đức Giêsu, thiếu yếu tố này, mọi việc kể như vô hiệu.
Qua những gì đã chia sẻ ở trên dựa trên Giáo huấn của Giáo Hội, chúng ta có quyền tin tưởng sẽ được cứu độ khi tôn sùng Đức Mẹ cách chính đáng và hợp với ý định và trong chương trình của Thiên Chúa.
Về điểm này, thánh Alphonsô quả quyết: "Hết mọi ơn thánh ở trong Chúa Giêsu như nguồn mạch: nhưng do ý định mầu nhiệm và thương xót của Chúa, không một ơn nào ban xuống cho loài người mà không có Mẹ cầu xin cho. Hơn nữa, Mẹ Maria là Mẹ đầy tình thương, Mẹ chỉ có một sứ mạng, một chức vụ là thương xót: đến nỗi những tội nhân khốn nạn nhất, tuyệt vọng nhất là những người đầu tiên được Mẹ cứu, Mẹ dấu yêu, miễn là họ đừng bỏ mất thiện chí cải tạo mà tin tưởng chạy đến với Mẹ". Ngài còn kêu gọi tội nhân bằng lời tha thiết này: "Bạn hãy yêu mến Mẹ Maria! Hãy cầu xin Mẹ, thì bạn sẽ được cứu rỗi"; "Chúng ta được rỗi là do Mẹ cầu bầu”; "Tôi tớ Mẹ không ai có thể hư mất đời đời”.
5. Những việc làm cụ thể tỏ lòng tôn sùng Đức Mẹ theo truyền thống Việt Nam
Bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Người dân Việt Nam ngay từ lâu, đã có hình ảnh tốt đối với Đức Mẹ qua hình ảnh người mẹ trong đời thường.
Chắc chắn đã có lần anh chị em nghe lời giới thiệu ngọt ngào, truyền cảm, đầy xúc động của ca sĩ Thanh Lan trong băng nhạc chủ đề Quê hương và Lòng Mẹ như sau:
"Mẹ là dòng suối ngọt ngào"
"Mẹ là bóng mát dịu dàng"
"Mẹ là nguồn thương yêu bất tận"
"May mắn thay là những người còn mẹ"
"Mất mát thay là những người thiếu mẹ"
"Mỗi người chúng ta hãy dành một Bông Hồng cài áo Mẹ"
"Tất cả chúng ta đều trở nên bé nhỏ dưới ánh mắt, trong vòng tay và trong tình thương yêu bao la như biển cả của mẹ."
"Mẹ đã che chở cho chúng ta trong những vinh nhục của cuộc sống, qua những sóng gió của cuộc đời".
Như vậy, lòng sùng kính Đức Mẹ của chúng ta mang đậm nét kính trọng và mến yêu vì mang nặng tình mẫu tử. Qua hình ảnh người mẹ trần gian, thôi thúc chúng ta hướng về Mẹ trên trời. Thật vậy, trong cuộc sống, những lúc gặp khó khăn hay hoạn nạn, nhiều người đã thuộc nằm lòng những ca vãn ngợi khen, và cầu xin tha thiết như: “Lạy Mẹ là ngôi sao sáng, soi lối cho con lúc vượt biển… “; “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam…”; “Lạy Mẹ, xin yên ủi chúng con luôn luôn…”, v.v… rồi những kinh Kính Mừng, tràng chuỗi Mân Côi được đọc lên râm ran trong các thánh đường, nơi các gia đình, và trong mọi biến cố vui buồn, thành công hay thất bại... Các cuộc rước linh đình, nhiều đền đài được mọc lên, nhiều nhà thờ được mang tước hiệu của Mẹ. Những thói quen đó đã đem lại cho Giáo Hội Việt Nam một tinh thần sốt sắng, giàu đức tin, lòng mến và trung kiên giữ đạo dù trải qua trăm nghìn thử thách gian truân.
Tuy nhiên, việc sùng kính đó nhiều lúc đã làm cho không ít người xa lạ với đức tin, tức là họ đã nhìn nhận Đức Mẹ như là đấng Trung Gian tuyệt đối, mà quên mất rằng: “Mọi ảnh hưởng có sức cứu độ của Đức Trinh Nữ trên nhân loại, đều bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Kitô" (x. LG 60). "Thực vậy, không bao giờ có thể đặt một thụ tạo nào ngang hàng với Ngôi Lời Nhập Thể và Cứu Chuộc” (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 970).
Thiết nghĩ, nhân dịp này, mỗi chúng ta hãy nhìn lại việc sùng kính của mình dành cho Đức Mẹ, và nếu đang đi quá xa về cách thức biểu lộ niềm tin và cách tôn sùng Mẹ không đúng với Giáo Huấn của Giáo Hội, thì hãy chỉnh lại sao cho phù hợp, để lòng tôn sùng Đức Mẹ không mất đi hay xa lạ với Đức Tin Công Giáo mà lại làm cho đức tin được thêm khởi sắc và đúng như ý Chúa, ý Mẹ và Giáo Huấn của Giáo Hội mong muốn.
Vì thế, Công Đồng đã nhắc nhở: “Lòng tôn sùng chân chính không hệ tại ở những tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại ở sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta” (LG 67).
Mong sao, những việc tôn sùng Đức Mẹ của chúng ta sẽ dẫn đến việc noi gương Mẹ để sống cho đẹp lòng Thiên Chúa như Mẹ đã sống, để sau cuộc đời này, chúng ta được cùng Mẹ ca ngợi Thiên Chúa không ngừng trên Thiên Quốc.
Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con người Mẹ tuyệt với là Đức Maria. Xin cho mỗi chúng con biết yêu mến Chúa như Mẹ, biết noi gương các nhân đức của Mẹ, để sau cuộc đời nay, chúng con cũng được vào Thiên Quốc dự tiệc vui bên Mẹ.
Lạy Mẹ Maria, xin đón nhận muôn vàn ý nguyện của chúng con dâng lên Mẹ qua những đóa hoa muôn sắc màu, ước gì chúng con được đón nhận những ơn lành của Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ. Amen.
Văn Hóa
Rạng Rỡ Nụ Cười
Nguyễn Trung Tây, SVD
00:27 29/04/2014
Nguyễn Trung Tây, SVD
Rạng Rỡ Nụ Cười
...Về Anh Phạm Văn Hiệp, người vừa nằm xuống, nghỉ yên ở một cái tuổi giữa dòng đời 50 (10/9/1957-27/4/2014).
Trời ban tặng cho tôi một ân sủng (ngôn từ niềm tin) hay may mắn (ngôn từ đời thường), bởi tôi thường vẫn gặp nhiều nhân vật khá đặc biệt. Những nhân vật này, dù ngày nắng hay mưa, dù nóng hay dịu, dù buồn hay vui, qua một chặng đường dài làm việc chung với nhau, họ vẫn nằm trong một khoảng không gian của tâm hồn, để mỗi khi nghĩ về họ, nhớ về một khoảng thời gian đã trôi qua, họ xuất hiện trong tâm trí như một điều bình thường, hình ảnh của họ làm tôi vui bởi đã biết họ, làm bạn với họ, và đi chung một chặng đường với họ. Một trong những người thân đó là anh Phạm Văn Hiệp, người vừa nằm xuống, nghỉ yên ở một cái tuổi giữa dòng đời 50.
Năm 2006, tôi đặt chân tới Úc. Hơn ba năm dài tôi làm việc cho Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu, cơ quan thông tin duy nhất của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu. Anh Hiệp thì lâu hơn. Ngoài cuộc họp với toàn Ban Biên Tập tháng một lần (thông thường tại nhà xứ của LM Chủ Nhiệm), nhiệm vụ của riêng anh Hiệp và tôi là gặp nhau để hoàn chỉnh bản layout của số báo trong tháng, rồi gửi tới nhà in. Nơi chúng tôi gặp là nhà của vợ chồng anh Hiệp. Thường tôi tới nhà anh chị Hiệp Hạnh khoảng 5 giờ chiều, ăn cơm, rồi ngồi sửa bản layout với anh Hiệp.
Trong khi làm việc cho một bản layout, anh Hiệp và tôi thường ngồi cạnh nhau. Tôi nói và chỉ vào trang layout đang mở rộng trước mặt, xăm xoi từng chỗ,
— Chữ này thiếu dấu rồi,
— Dấu đó hả? Sai bét!…,
— Chỗ này mình quên không xuống hàng, đúng không?
— Hình này nằm sai chỗ rồi, anh Hiệp ơi…
Cứ thế, anh Hiệp và tôi loay hoay với từng trang layout, từng hàng chữ, từng nét chữ. Cuối cùng, khi chúng tôi đứng lên, đồng hồ thông thường chỉ đã hơn nửa đêm, khi đó là gần sáng. Anh Hiệp hay nói giỡn, “Coi chừng về tới nhà Dòng, cha Bề Trên bắt quả tang về trễ nhé…!”.
Hoàn thành bản layout xong, tôi xong nhiệm vụ trong tháng, về ngủ. Anh Hiệp thì khác, anh còn phải liên lạc với một cộng tác viên khác của Nguyệt San để gửi bản layout đã hoàn chỉnh tới nhà in… Tháng một lần, mỗi lần từ chiều tới hơn nửa đêm… Hơn ba năm, tôi gặp gỡ, làm việc với anh Hiệp cho tờ Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu. Có nhiều giây phút hoặc anh Hiệp mệt, hoặc tôi mệt, hoặc cả hai, khuôn mặt của anh hoặc của tôi hoặc cả hai cùng chùng xuống, nhưng tôi luôn mến anh, đặc biệt nụ cười. Nụ cười (móm) thật tươi khiến những vết nhăn của tôi dịu xuống ngay. Những giây phút tôi nhắc đến nụ cười của anh, anh Hiệp cũng chọc lại tôi, “Móm cũng giống NTT vậy thôi…”
Thân với anh Hiệp, tôi mới biết chuyện anh chị Hạnh có cô con gái duy nhất, đã về thiên đàng ở tuổi thanh xuân. Lễ giỗ cháu được tổ chức tại gia đình của anh chị hằng năm, LM Chủ Nhiệm và tôi luôn cố gắng có mặt, điều mà riêng cá nhân tôi có thể làm được để an ủi vợ chồng anh Hiệp. Họp truyền thông, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Sydney, sinh hoạt Cộng đoàn Dân Chúa, anh Hiệp luôn có mặt, vẫn với nụ cười tươi, máy ảnh trên tay.
Đầu tháng 12/2009, tôi bỏ thị trấn phố đông Melbourne vô sa mạc phố vắng Alice Springs. Rộn ràng với đời sống truyền giáo sa mạc, anh Hiệp và tôi không còn gặp nhau thường xuyên như trước. Thời gian quay tới những vòng quay thường nhật. Vào một buổi chiều từ vùng sa mạc tôi nhận được tin anh Hiệp mắc bệnh hiểm nghèo…
Tháng 8/2013, tôi chấm dứt công tác bốn năm sa mạc, quay về lại phố đông Melbourne. Một trong những người đầu tiên tôi đi tìm là anh Hiệp. Tôi tưởng là tôi sẽ gặp một anh Hiệp buồn thiu… Nhưng không, trong căn phòng khách của buổi chiều mùa đông lạnh buốt, anh Hiệp ngồi trên ghế, gầy lắm, mặt trắng xanh, nhưng thần sắc vẫn tươi, vẫn nói giỡn, và đặc biệt nhất, vẫn còn đó nụ cười thật tươi. Lần hội ngộ đó cũng là một buổi kinh ngắn, tôi đặt tay lên vầng trán cao của anh Hiệp, cầu xin ơn thiên đàng, ơn chữa lành…
Tháng 3 vừa qua, tôi gặp lại anh Hiệp trước thánh lễ. Anh Hiệp lần này nhìn yếu hơn, gầy hơn nhiều. Tôi vỗ vai thân mật, nhưng anh Hiệp nhăn mặt, kêu đau. Tôi hẹn với anh Hiệp sẽ gặp lại mấy ngày sau, lần họp mặt với toàn thể Ban Biên Tập báo Dân Chúa. Nhưng thật bất ngờ, buổi tối hôm đó, chúng tôi gần như đủ mặt, riêng anh Hiệp vắng bóng. LM Chủ Nhiệm báo với mọi người sức khỏe của anh Hiệp yếu đi nhiều, không tới họp mặt được, như đã dự tính.
Sáng Chúa Nhật 27/4 vừa qua, tôi nhận được tin anh Phạm Văn Hiệp nhắm mắt lại ngủ say giấc ngủ thiên đàng. 27/4, ngày Đại Lễ Lòng Thương Xót Chúa cũng đúng ngày Giáo Hội có thêm hai vị thánh, Gioan XXIII và Gioan Phaolô II. Tôi bồi hồi khi nhận được tin, dù biết rằng chuyện sẽ đến rồi cũng đã đến. Như vậy là trong khoảng một thời gian thật ngắn, anh Hiệp và thân phụ, cả hai xác gửi cõi trần, hồn nhẹ bay cao.
Nhớ tới anh Hiệp, tôi vẫn nhớ một người bạn chưa bao giờ làm tôi phiền hà dù chỉ là một lời nói, một cộng sự viên đắc lực nhiệt thành của Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu. Nhớ tới anh Hiệp, tôi vẫn nhớ tới người có nụ cười tươi, nụ cười dễ bật trên môi. Khi anh Hiệp cười, với tôi, dù đang không vui trong lòng, tâm tôi rộn rã.
Thôi nhé anh Phạm Văn Hiệp, ngủ yên giấc ngủ của tuổi trung niên, ngủ yên giấc ngủ thiên đàng. Ở cõi thiên, anh sẽ vẫn cười, lần này tươi mãi. Ở trên cõi thiên, khi nhớ tới nhau, đừng quên một lời kinh cho nhau.
Xin Thiên Chúa đầy lòng thương xót mang Linh Hồn Phạm Văn Hiệp về cõi thiên đàng.
Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Rạng Rỡ Nụ Cười
...Về Anh Phạm Văn Hiệp, người vừa nằm xuống, nghỉ yên ở một cái tuổi giữa dòng đời 50 (10/9/1957-27/4/2014).
Trời ban tặng cho tôi một ân sủng (ngôn từ niềm tin) hay may mắn (ngôn từ đời thường), bởi tôi thường vẫn gặp nhiều nhân vật khá đặc biệt. Những nhân vật này, dù ngày nắng hay mưa, dù nóng hay dịu, dù buồn hay vui, qua một chặng đường dài làm việc chung với nhau, họ vẫn nằm trong một khoảng không gian của tâm hồn, để mỗi khi nghĩ về họ, nhớ về một khoảng thời gian đã trôi qua, họ xuất hiện trong tâm trí như một điều bình thường, hình ảnh của họ làm tôi vui bởi đã biết họ, làm bạn với họ, và đi chung một chặng đường với họ. Một trong những người thân đó là anh Phạm Văn Hiệp, người vừa nằm xuống, nghỉ yên ở một cái tuổi giữa dòng đời 50.
Năm 2006, tôi đặt chân tới Úc. Hơn ba năm dài tôi làm việc cho Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu, cơ quan thông tin duy nhất của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu. Anh Hiệp thì lâu hơn. Ngoài cuộc họp với toàn Ban Biên Tập tháng một lần (thông thường tại nhà xứ của LM Chủ Nhiệm), nhiệm vụ của riêng anh Hiệp và tôi là gặp nhau để hoàn chỉnh bản layout của số báo trong tháng, rồi gửi tới nhà in. Nơi chúng tôi gặp là nhà của vợ chồng anh Hiệp. Thường tôi tới nhà anh chị Hiệp Hạnh khoảng 5 giờ chiều, ăn cơm, rồi ngồi sửa bản layout với anh Hiệp.
Trong khi làm việc cho một bản layout, anh Hiệp và tôi thường ngồi cạnh nhau. Tôi nói và chỉ vào trang layout đang mở rộng trước mặt, xăm xoi từng chỗ,
— Chữ này thiếu dấu rồi,
— Dấu đó hả? Sai bét!…,
— Chỗ này mình quên không xuống hàng, đúng không?
— Hình này nằm sai chỗ rồi, anh Hiệp ơi…
Cứ thế, anh Hiệp và tôi loay hoay với từng trang layout, từng hàng chữ, từng nét chữ. Cuối cùng, khi chúng tôi đứng lên, đồng hồ thông thường chỉ đã hơn nửa đêm, khi đó là gần sáng. Anh Hiệp hay nói giỡn, “Coi chừng về tới nhà Dòng, cha Bề Trên bắt quả tang về trễ nhé…!”.
Hoàn thành bản layout xong, tôi xong nhiệm vụ trong tháng, về ngủ. Anh Hiệp thì khác, anh còn phải liên lạc với một cộng tác viên khác của Nguyệt San để gửi bản layout đã hoàn chỉnh tới nhà in… Tháng một lần, mỗi lần từ chiều tới hơn nửa đêm… Hơn ba năm, tôi gặp gỡ, làm việc với anh Hiệp cho tờ Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu. Có nhiều giây phút hoặc anh Hiệp mệt, hoặc tôi mệt, hoặc cả hai, khuôn mặt của anh hoặc của tôi hoặc cả hai cùng chùng xuống, nhưng tôi luôn mến anh, đặc biệt nụ cười. Nụ cười (móm) thật tươi khiến những vết nhăn của tôi dịu xuống ngay. Những giây phút tôi nhắc đến nụ cười của anh, anh Hiệp cũng chọc lại tôi, “Móm cũng giống NTT vậy thôi…”
Thân với anh Hiệp, tôi mới biết chuyện anh chị Hạnh có cô con gái duy nhất, đã về thiên đàng ở tuổi thanh xuân. Lễ giỗ cháu được tổ chức tại gia đình của anh chị hằng năm, LM Chủ Nhiệm và tôi luôn cố gắng có mặt, điều mà riêng cá nhân tôi có thể làm được để an ủi vợ chồng anh Hiệp. Họp truyền thông, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Sydney, sinh hoạt Cộng đoàn Dân Chúa, anh Hiệp luôn có mặt, vẫn với nụ cười tươi, máy ảnh trên tay.
Đầu tháng 12/2009, tôi bỏ thị trấn phố đông Melbourne vô sa mạc phố vắng Alice Springs. Rộn ràng với đời sống truyền giáo sa mạc, anh Hiệp và tôi không còn gặp nhau thường xuyên như trước. Thời gian quay tới những vòng quay thường nhật. Vào một buổi chiều từ vùng sa mạc tôi nhận được tin anh Hiệp mắc bệnh hiểm nghèo…
Tháng 8/2013, tôi chấm dứt công tác bốn năm sa mạc, quay về lại phố đông Melbourne. Một trong những người đầu tiên tôi đi tìm là anh Hiệp. Tôi tưởng là tôi sẽ gặp một anh Hiệp buồn thiu… Nhưng không, trong căn phòng khách của buổi chiều mùa đông lạnh buốt, anh Hiệp ngồi trên ghế, gầy lắm, mặt trắng xanh, nhưng thần sắc vẫn tươi, vẫn nói giỡn, và đặc biệt nhất, vẫn còn đó nụ cười thật tươi. Lần hội ngộ đó cũng là một buổi kinh ngắn, tôi đặt tay lên vầng trán cao của anh Hiệp, cầu xin ơn thiên đàng, ơn chữa lành…
Tháng 3 vừa qua, tôi gặp lại anh Hiệp trước thánh lễ. Anh Hiệp lần này nhìn yếu hơn, gầy hơn nhiều. Tôi vỗ vai thân mật, nhưng anh Hiệp nhăn mặt, kêu đau. Tôi hẹn với anh Hiệp sẽ gặp lại mấy ngày sau, lần họp mặt với toàn thể Ban Biên Tập báo Dân Chúa. Nhưng thật bất ngờ, buổi tối hôm đó, chúng tôi gần như đủ mặt, riêng anh Hiệp vắng bóng. LM Chủ Nhiệm báo với mọi người sức khỏe của anh Hiệp yếu đi nhiều, không tới họp mặt được, như đã dự tính.
Sáng Chúa Nhật 27/4 vừa qua, tôi nhận được tin anh Phạm Văn Hiệp nhắm mắt lại ngủ say giấc ngủ thiên đàng. 27/4, ngày Đại Lễ Lòng Thương Xót Chúa cũng đúng ngày Giáo Hội có thêm hai vị thánh, Gioan XXIII và Gioan Phaolô II. Tôi bồi hồi khi nhận được tin, dù biết rằng chuyện sẽ đến rồi cũng đã đến. Như vậy là trong khoảng một thời gian thật ngắn, anh Hiệp và thân phụ, cả hai xác gửi cõi trần, hồn nhẹ bay cao.
Nhớ tới anh Hiệp, tôi vẫn nhớ một người bạn chưa bao giờ làm tôi phiền hà dù chỉ là một lời nói, một cộng sự viên đắc lực nhiệt thành của Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu. Nhớ tới anh Hiệp, tôi vẫn nhớ tới người có nụ cười tươi, nụ cười dễ bật trên môi. Khi anh Hiệp cười, với tôi, dù đang không vui trong lòng, tâm tôi rộn rã.
Thôi nhé anh Phạm Văn Hiệp, ngủ yên giấc ngủ của tuổi trung niên, ngủ yên giấc ngủ thiên đàng. Ở cõi thiên, anh sẽ vẫn cười, lần này tươi mãi. Ở trên cõi thiên, khi nhớ tới nhau, đừng quên một lời kinh cho nhau.
Xin Thiên Chúa đầy lòng thương xót mang Linh Hồn Phạm Văn Hiệp về cõi thiên đàng.
Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Truyện Ngắn: Đường Tử Tức
Hà Hùng Vương
17:26 29/04/2014
Hà Hùng Vương
Truyện Ngắn: Đường Tử Tức
Chuyến tàu hôm đó, con gái đụng hải tặc, bị bắt hết, con trai bị chém bay đầu, chỉ còn sót lại người già da mồi tóc bạc. Máy tàu bị gỡ, thuyền lênh đênh trên biển, không lương thực, không nước uống, người ta ăn thịt người tỉnh bơ như ăn sáng một ổ bánh mì kẹp chả lụa. Tôi nhớ bà cụ khoảng sáu mươi tuổi, đầu vấn khăn nhung gọn gàng, ngồi yên, đưa vào miệng miếng thịt nhai sần sật. Nhai hết miếng thịt, bà cụ cúi xuống, lấy gấu quần lau miệng như một thói quen thường lệ. Thấy tôi nằm mê mệt trên khoang thuyền, nhiều cặp mắt trầm tĩnh đợi chờ giây phút sẽ tới. Nhưng không, như một phép lạ, tôi đặt chân lên bờ biển Trengganu của Mã Lai với đôi mắt vàng sền sệt mầu nghệ; người ta nói bởi những miếng thịt người! Cao Ủy Tỵ Nạn đưa thẳng tôi vào phòng Cấp Cứu bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong!!!
Số tôi cô quả, mạng tôi cô độc, cho nên không vợ không con. Thế thì còn nói chi về đường tử tức vượng suy. Cái bà thầy bói năm xưa, đến là vớ vẩn. Cầm tay tôi bà nội nói thánh nói tướng,
— Cậu này đường tử tức vượng. Đông con nhiều cháu.
Tôi mười bẩy tuổi đang kiếm đường vượt biên. Chị Hương tôi mang bà thầy bói về coi chuyến vượt biên tuần tới ở Chu Hải có may mắn thuận buồm xuôi gió hay không. Thế mà bà thầy lại lãng òm, nhảy sang chuyện đường tử tức đông con nhiều cháu. Vớ vẩn! Chẳng ra đâu vào với đâu. Thấy bà thầy bói lạc đường, chị tôi nói, nửa như giỡn nửa như muốn thử thách công phu bà thầy,
— Cậu này đi tu…
Bà thầy bói có mái tóc cạo trọc trắng xanh dừng lại trợn mắt nhìn tôi chòng chọc như muốn đâm lủng con ngươi. Tôi nhớ đường chân mày rậm, đen tuyền và đều như nét vẽ tranh lụa của bà thầy nhíu lại, bà thầy phản đối quyết liệt,
— Cậu này mà đi tu. Tôi lậy chị! Cậu này mà không ít nhất là hai đời vợ thì tui là tui chặt đầu tui xuống cái bốp, đặt ở mâm đồng, rồi hai tay tui te te dâng lên cho bà chị coi chơi...
Nhìn tôi một lần nữa, bà thầy bói phán những câu nghe lạnh người, rợn tóc gáy tựa như giây phút người ta cúng mở cửa mả,
— Nhà chị hên đó nghen, hồng đức ông bà để lại còn cao lắm. Chứ không, hồi đó bà mụ mà lỡ tay nặn cậu này ra con gái là mệt cầm canh rồi đa. Nhìn coi, con mắt ướt rượt, đuôi mắt cười cười có đuôi. Không rước cửa trước cũng đóng cửa sau là người này. Mà tui nói tình thiệt đó nghen, cậu này mà là con gái thì hên lắm cũng nhà thổ, mà xui hơn nữa thì chỉ nhà chòi mà thôi!
Nhìn khuôn mặt chị em tôi xanh lét, bà thầy đổi đề tài, quay lại chuyện bói toán,
— Nhưng mà thôi, chuyến tàu này lành ít dữ nhiều. Tôi khuyên cô không nên đi, bởi cung mạng cô xấu lắm.
Bà thầy bói trọc đầu nói đúng chỉ được câu này. Thiệt tình là như vậy, chuyến tàu hôm đó, con gái đụng hải tặc, bị bắt hết, con trai bị chém bay đầu, chỉ còn sót lại người già da mồi tóc bạc. Máy tàu bị gỡ, thuyền lênh đênh trên biển, không lương thực, không nước uống, người ta ăn thịt người tỉnh bơ như ăn sáng một ổ bánh mì kẹp chả lụa. Tôi nhớ bà cụ khoảng sáu mươi tuổi, đầu vấn khăn nhung gọn gàng, ngồi yên, đưa vào miệng miếng thịt nhai sần sật. Nhai hết miếng thịt, bà cụ cúi xuống, lấy gấu quần lau miệng như một thói quen thường lệ. Thấy tôi nằm mê mệt trên khoang thuyền, nhiều cặp mắt trầm tĩnh đợi chờ giây phút sẽ tới. Nhưng không, như một phép lạ, tôi đặt chân lên bờ biển Trengganu của Mã Lai với đôi mắt vàng sền sệt mầu nghệ; người ta nói bởi những miếng thịt người! Cao Ủy Tỵ Nạn đưa thẳng tôi vào phòng Cấp Cứu bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong!!!
Một tuần sau, tôi gặp bà chị họ và con cháu gái đã bị mục đảo gần hai năm trong trại tỵ nạn Bidong tình xù. Thấy tôi mắt vàng sung sũng, da xanh mướt nằm trên giường bệnh trắng toát bệnh viện Sick Bay, bả ấy rú lên,
— Ơ! Con Hương đâu?
Tôi lắc đầu, thều thào nói không ra lời!
Khi hai mẹ con bà chị họ được phái đoàn Úc khùng nhận, còn tôi bị dộng mộc xù, con cháu đen như cột nhà cháy gặp tôi hí hửng khoe,
— Cậu ơi! Mẹ cháu được nhận rồi.
Ơ, cái con quỷ! Vớ vẩn! Mẹ mày được nhận chứ tao có được nhận đâu. Gặp tao, khoe làm cái con mẹ gì! Nhìn con nhỏ gầy gò đen đủi cây củi khô, tự nhiên tôi ghét bỏ con bé thậm tệ, tôi chửi đổng khơi khơi giữa trời,
— Cà chớn! Cho mẹ con mày sang bên đó, cưỡi kăng-ga-ru. Tao là tao đi Mỹ, cưỡi ngựa cao bồi Téch-xịt.
Sáng hôm sau, gặp tôi, mẹ con bé tâm sự ngang xương,
— Nghe nói bên Úc người ít lắm. Có mấy triệu à.
Tôi nhìn ngang, khịt khịt mũi! Tự nhiên tôi ghét bả như tôi ghét đứt đuôi nòng nọc con của bả. Tôi ăn nói mát mẻ như người té giếng sâu mười tám thước,
— Hèn chi Úc khùng hận hai mẹ con bà. Sang đó, bà lấy Úc, đẻ con cho nước Úc thêm dân số. Còn tôi, đàn ông con trai, không chửa đẻ, nó dộng mộc xù.
Bà chị biết tôi đang rầu thúi ruột, không nói năng chi, không đối đáp ăn miếng trả miếng như thói quen thường lệ. Còn tôi, nhìn mặt bà ấy hớn hở, tự nhiên tôi lại nhớ lời bà thầy bói trọc đầu và lời phán năm xưa, “Đường tử tức vượng, nhiều con nhiều cháu”. Tôi lẩm bẩm trong miệng,
— Vớ vẩn! Có mà rỗi hơi, tin vào những chuyện bói toán!
Từ khi tái định cư bên Úc, bà chị họ đẻ thêm một đứa con gái nữa. Nhà thêm cái hĩm. Nước Úc thêm một người. Riêng đứa cháu gái thò lò mũi xanh hồi xưa, giờ ôm trong lòng hai đứa con. Đứa thứ nhất, con gái, được thủ tướng John Howard tặng ba ngàn đô la xanh lè lè. Đứa thứ hai, vòi voi, mới sanh được mấy ngày, thủ tướng Kevin Rudd ký tặng năm ngàn chẵn. Sướng nhé! Vừa có chồng, có con, lại vừa có tiền. Nhưng con cháu không lập được thành tích, bởi cách đây mấy tuần, người Úc thứ hai mươi lăm triệu được sinh ra tại phố Melbourne tiểu bang Victoria, mà lại là em bé gốc Việt Nam. Nếu vợ tôi còn sống, dám cô ta lập thành tích nâng dân số nước Úc tăng lên chẵn tròn hai mươi lăm triệu. Lúc đó con tôi tha hồ mà được nước Úc cưng chiều. Dám thủ tướng Úc Châu cúi xuống cầm viết ký check tặng chơi chơi mấy triệu đô la. Nhưng thôi, đó cũng chỉ là chuyện nếu. Mà cuộc đời này thì không chỉ có những chữ “nếu”, mà thực tế bây giờ là tôi vẫn cô độc không con. Ơi, buồn!
Nghe tôi than thở về đường tử tức, con cháu gái thò lò mũi xanh năm xưa (giờ cao lớn như tây con, nhưng vẫn nói giọng Bắc kỳ y như mẹ nó) nửa như an ủi nửa như cười cười cười vào mũi tôi,
— Ơ hay! Thì cậu cũng có nhiều con vậy...
Tôi cộ mắt ốc nhồi, chửi đổng,
— Ơ, cái con quỷ! Mày mát hay khùng? Con ở đâu ra mà nhiều với ít? Ăn nói vớ vẩn!
Tôi đưa tay sờ vào trán nó,
— Coi mày có té giếng sâu mười tám thước hay không?
Con cháu lửng lơ cá vàng chết thối mười đêm,
— Cháu thấy cậu cứ tí toáy ngồi viết đêm ngày…
Tôi nổi cục,
— Thì đã sao!
Tự nhiên tôi lại nhớ tới bà thầy bói trọc đầu năm xưa! Vừa nhớ vừa ghét!
Nghe hai cậu cháu cự lộn, chị tôi ở ngoài nhào vào ăn có. Bà nội mắng tôi mấy mắng,
— Ai biểu hồi xưa già kén kẹn hom? Người ta nói trai ba mươi tuổi còn soan. Nhưng cậu thì cũng hơn bốn chục rồi. Còn soan cái nỗi gì, có mà soan cái hột “soàn!”. Bây giờ may ra về Việt Nam thì hốt ổ được mấy bà góa.
Tôi cự nự,
— Bà nội! Cả đời ăn mắm, nói mà không sợ độc miệng.
— Vậy sao đang ở bên Mỹ, sung sướng ngon lành không ở, tự nhiên bán nhà bán cửa dọn nhà sang đây.
Tôi ăn nói dấm dẳng,
— Thì cũng biết đâu, bên đó ế độ quá… Vợ bỏ, con không, chó mèo cũng chẳng!
Bà chị đốc vào thêm mấy câu,
— Mai mốt lỡ có chuyện gì, dám cũng không có người cúng gà đốt nhang.
Tôi càu nhàu,
— Chắc chắn là vậy rồi.
Tôi man mát, bốc đồng kể cho bả nghe tuần trước, tôi ghé vào thương xá tìm mua những đôi vớ mới. Chị tôi hỏi,
— Để làm gì?
Tôi không dám nói cho bả ấy biết là trời tiểu bang Victoria năm nay lạnh quá, tuyết rơi dầy phố phường. Tối ngủ, chân lạnh, tôi trằn trọc ngủ không được. Nhưng có đôi vớ bao kín đôi chân, đêm tối lạnh teo tự nhiên hóa ra ngủ yên đẫy giấc. Đi tới đi lui trong khu thương xá, tôi thấy thương xá treo bảng, “Happy Father’s Day” khắp nơi. Dừng lại khu bán TV, tôi cũng thấy hàng chữ, “TV màn ảnh Plasma là món quà tốt nhất cho bố!”. Tôi chép miệng, "Con thì không có, chó mèo cũng không, bây giờ mua cái TV Samsung để làm chi? Cúng hà bá à?". Tức mình! Tôi ôm cái TV Samsung bán đại hạ giá nhân ngày Lễ Bố, một mình khệ lệ bê về nhà, mà trả tiền cash đàng hoàng, chứ không thèm chà thẻ nhựa với ký check. Trả tiền tươi cho Tây nó sợ! Ôm cái TV màn ảnh Plasma về tới nhà, bật máy sưởi lên, sỏ đôi vớ mới mua vào chân, tôi nằm trên giường một mình coi La Vie En Rose nói về cuộc đời nữ danh ca Edith Piaf người Pháp. Mà coi vậy chớ Edith Piaf là còn có chồng con hẳn hoi, dù là mấy đời chồng, nhưng cũng có con, mặc dù đứa con gái Marcellei mắc bệnh hiểm nghèo, chết trong tuổi ấu thơ. Mơ màng với người nữ danh ca có giọng ca bất hủ, tôi nhắm mắt ngủ quên lúc nào không hay. Sáng mở mắt ra, mặt trời bắt đầu chiếu xiên xiên qua khung cửa. Tôi mắt nhắm mắt mở hốt hoảng nhào xuống giường. Chân vừa chạm đất, đã vội vàng rút lại. Chúa ơi! Nước ở đâu mà lênh láng trong phòng ngủ như thế này. Ít ra là phải một đốt ngón tay nước ngập trong phòng! Chẳng lẽ global warming đã kéo tới, băng tuyết Nam Cực tan, cho nên mặt biển dâng cao, kéo nước biển sầm sập vào tận trong phòng ngủ. Tôi lắc lắc đầu, nhìn con số đồng hồ điện tử màu đỏ đe dọa. Chỉ còn ba mươi phút phù du nữa thôi, tôi phải có mặt tại hãng rồi. Bây giờ dù là có động đất giật sập tòa nhà con sò Oprah danh tiếng, tôi cũng vẫn phải đi làm. Phù du là ba mươi phút nữa thôi, tôi phải có mặt trong văn phòng rồi. Nếu không, tháng tới, thằng bố mồ côi như tôi sẽ bị gậy ăn mày, gõ cửa trung tâm phát chẩn Vincent de Paul lạy ông lạy bà xin ăn xin ngủ qua đêm.
Lội trong làn nước lạnh mùa đông lênh láng vô tới phòng tắm, tôi nhận ra vòi nước tối qua tôi quên, chưa vặn hết, cho nên nước rỉ từ vòi rớt xuống bồn rửa mặt; bồn đầy nước, vòi tiếp tục tí tách nước, nước lênh láng tràn ra khỏi bồn làm lụt lội căn phòng ngủ đúng một đốt ngón tay. Chúa ơi! Tôi lắc đầu! Chết rồi! Chắc là tôi mắc bệnh Alzheimer, mất trí nhớ rồi, cho nên bắt đầu quên. Ăn rồi mà cứ chối đây đẩy con cắn cỏ cắn rơm lạy quan lớn, con chưa ăn.
Nếu mà có vợ có con, tôi sẽ nhờ vợ con hốt rác. Nhưng bây giờ cô độc không con, tôi đành liều, vội vàng tắm rửa, hốt hoảng lái xe tới sở, để mặc cho căn phòng lênh láng nước lạnh cao tới một đốt ngón tay. Buổi trưa hôm đó, trong giờ ăn trưa, ngồi gặm miếng Meatpie thổ sản Úc Châu, tôi tự nhiên lại nhớ tới cái đầu trọc bà thầy bói thời xưa, “Đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu”.
Tôi lại cay cú với bà thầy. Ăn nói vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu!
Có người quen hứng hứng mua vé bay về Việt Nam chơi, tôi đưa ra tờ giấy trăm đô xanh lè. Họ trợn mắt,
— Chi vậy?
— Thì về đó, vô cô nhi viện xem coi có đứa nào nghèo nghèo, nói tôi gửi.
— Chi vậy?
Tôi dấm dẳng,
— Sao cứ "Chi vậy" hoài bà nội! Hỏi hoài, không biết đường đâu mà trả lời... Thì cứ nói ở bên đây có thằng bố mồ côi, cô độc cô quả, thèm khát con cái quá rồi…
Tôi dặn với,
— Nè, đừng có quên dặn nó lâu lâu phải viết thư cho bố nó bên Úc, để bố đẩy xe đi bán Meatpie kiếm tiền nuôi nó. Mà nếu kẹt quá là bị gậy, đầu đường thổi ống tiêu, chơi luôn;
Tôi sa đà lời ăn tiếng nói,
— Làm sao thì làm, miễn có tiền nuôi con thì thôi…
Người quen ngó tôi chòng chọc,
— Cha nội! Bộ đói khát con dữ vậy sao cha nội?
Tôi cục cằn
— Thôi đi, đừng có nói. Mấy ngày nữa là tới ngày Father’s Day rồi đó.
Có lần tôi ghé vào nhà người bạn, thấy bố giỡn với đứa con gái bé tí ti, mặt tôi chảy dài...
Người bạn than,
— Đời sống bên đây cực nhọc, nuôi con mệt nhoài, thở bở hơi tai, thôi, cho ông một đứa.
Tôi nhìn thằng bé trán nhô cao. Cái ngữ này bướng phải biết. Trán nó cao, trán tôi cũng cao. Mang nó về nuôi, trán bướng đụng đầu bò, mất tình nghĩa bố con. Mà khờ sao, ai rỗi hơi mà tự nhiên lại vác của nợ vào người. Thiên hạ mệt nhọc với đời cơm áo và với con. Giờ tự nhiên quẳng cục nợ sang cho tôi nuôi. Nhìn mặt mình trong gương, tôi thầm nghĩ, “Trán bướng thì có, chứ trên trán đâu có khắc chữ khờ! Cho vợ thì may ra còn nghĩ lại. Chứ quẳng cho mình cái của nợ, nói mình nuôi. Vớ vẩn!!!”.
Tưởng rằng trên thế gian này chỉ mình tôi cô quả, không vợ không con, nhưng không, cũng có người vào ngày lễ Father’s Day không có con cái mua quà. Gặp mặt, tôi cắc cớ hỏi,
— Lấy vợ lâu chưa?
— Cũng chục năm rồi?
— Chục dư hay chục thiếu?
— Chục dư.
— Mười hai năm rồi mà vẫn chưa con?
— Chưa…
Đang cầm tờ giấy trên tay, nhưng không có viết. Thấy người đó cây viết cài túi áo, tôi hỏi,
— Cho mượn cây viết được không ông bạn?
Cầm viết nắn nót được mới mấy nét chữ, viết hết mực. Tôi bực mình, nghĩ thầm trong đầu,
— Cây viết nhìn mới tinh thế này mà lại hết mực. Hèn chi không con là phải!
Nghĩ vậy thôi, nhưng tôi không dám nói ra. Nhưng hình như người đối diện có họ hàng với bà thầy bói năm xưa, nên đoán được ý tưởng hắc ám của tôi. Họ vặn hỏi ngược,
— Còn ông, viết mực còn đầy đủ, nhìn có vẻ bơ sữa đế quốc lắm, vậy sao cũng lại kém đường tử tức đến thế.
Tôi kể cho bà chị cưỡi kăng-ga-ru nghe nguyên văn,
— Bà nội biết không? Nghe hắn chơi tui sát ván như vậy, tui tưởng như bị đâm một cái bặp vào vết thương lòng. Thiếu chút xíu nữa là tui chơi luôn Máu Nhuộm Bãi Melbourne tập Ba màn ảnh Ba chiều…
Bà chị không an ủi thì thôi, lại còn mắng tôi mấy mắng,
— Cậu! Cái tánh hung hăng con bọ hung, cả đời vẫn chưa chừa. Hèn chi ế…
Tôi tính gây lộn với bả, nhưng nhớ lại thời gian ở đảo, hồi đó bả ấy cũng tử tế với tôi, nên tôi nhịn. Hồi đó, trong khi hải tặc bò lổm ngổm như cua càng trên khoang thuyền, con gái bị bắt, từng người đang bị xô đẩy lôi kéo sang tàu Thái, con trai đã bị chém đứt cần cổ mấy tên rồi. Tới phiên tôi, tên hải tặc giơ cao mã tấu xuống, tôi nhìn lên bầu trời, chỉ kịp lẩm nhẩm mấy lời thật nhanh xin lỗi bố mẹ cho những lầm lỗi. Nhưng nàng đã nhào tới, cản ngang lại đường mã tấu. Lưng người tình trung học của tôi hứng trọn đường dao. Máu đỏ vọt ra có vòi từ bờ vai thanh xuân con gái mười bẩy. Người đẹp tranh lụa nhìn tôi, nàng không nhăn một vết nhăn trên trán bởi đường chém, nhưng mỉm cười, mắt từ từ nhắm lại, thân hình đổ xuống che cản lại thân xác tôi.
Tôi hét lên, ngã xuống, bất tỉnh!
Hơn một ngày sau, tôi mở mắt ra, trong thần mắt điên loạn, tôi nhận ra trên một khoang thuyền, giờ này chỉ còn lại những thân xác còm cõi năm mươi, sáu mươi. Thanh niên bị chém đứt đầu, con gái bị bắt mang sang tàu Thái, tất cả đều đã biến mất hết, giờ này chỉ còn lại trên một mảng thuyền rách nát những thân xác già nua và một thằng thanh niên điên. Thuyền gỗ bấp bênh bềnh bồng phận nghèo và phận điên trên mặt sóng biển. Ngày này nối tiếp ngày kia, hết đêm dài lại tới đêm thâu, bao nhiêu con tàu quốc tế đi ngang qua nhắm mắt làm ngơ, bao nhiêu lần những người sống sót quỳ xuống lạy van tàu cộng sản lướt ngang tròng dây cứu vớt kéo về lại sông Sài Gòn. Nhưng trời cao tiếp tục bịt tai, không nghe, nhắm mắt, không nhìn, cho nên thiên hạ còm cõi trên một khoang thuyền tỉnh bơ lấy dao xẻ thịt nhau ăn. Thịt tươi được nướng bởi lửa trời, ngon hơn thịt sườn nướng. Ngày cuối cùng, mấy tiếng đồng hồ trước khi con thuyền gỗ tắp vào bờ biển Trenganu của Mã Lai, thiên hạ đã cầm dao, kiên nhẫn chờ đợi giây phút tôi ngưng thở, thọc con dao vào tim tôi, lôi ra trái tim người điên ăn sống…
Thấy mặt tôi dài ra, bà chị biết liền,
— Thôi, chuyện cũ đã qua rồi. Còn nhớ làm gì?
Tôi nhìn bà chị, không dám nói với bả, nếu nàng còn sống, chúng tôi đã làm đám cưới ở trên đảo. Bà chị họ đứng ra đại diện đằng trai. Cô dâu không có bố mẹ, họ hàng. Thì cũng chẳng sao! Nhưng hôm đám cưới ở trên đồi Tôn Giáo, tôi dù có phải mặc quần áo viện trợ, nhưng nàng, nghèo thì nghèo, tỵ nạn thì tỵ nạn, nhưng vẫn phải có khăn voan cô dâu trắng toát đội lên đầu đàng hoàng. Nhưng tội nghiệp cho nàng và cho tôi...
Giấc mộng thủy chung không thành,
À ơi, anh về (là) anh hóa điên.
Gần một năm ở trên đảo Pulau Bidong, tôi, thằng khùng. Ăn nói lảm nhảm như thằng điên. Hồi nằm trong Bệnh Viện Sick Bay trên đảo, tôi mê man bệnh nặng, cho nên bả chịu khó nấu cháo, hai tay bê lên bệnh viện Sick Bay nuôi tôi hằng ngày. Mà cái bà này cũng có trí nhớ dai, lúc còn ở bên Việt Nam, lâu lâu bả làm bộ ghé vào nhà tôi chơi, miệng vờ vịt nói thăm dì chú là bố mẹ tôi, nhưng thiệt tình ra là bả đàn đúm với bà chị Hương của tôi, hai người trốn nhà nói dối đi học thêm, nhưng tình thiệt là rủ nhau đi bum nhảy đầm. Có lần, bả thấy tôi đau nằm trên giường như một con chó ghẻ, bả hỏi, “Mày đau hả? Thích ăn phở hay ăn cháo?”. Tôi cuộn mền che kín mặt, miệng lúng búng, “Bà nội ơi, tui khoái ăn cháo thịt heo bầm, rắc trên mặt một chút tiêu”. Tôi chỉ nói có một lần, mà bà nầy có trí nhớ dai. Ngày nào cũng vậy, chiều chiều, bả dẫn đứa con gái lên bệnh viện Sick Bay thăm thằng em. Thấy bả bê tô cháo vào trong bệnh viện, trăm lần là cả trăm, tôi khóc gần chết, phần tủi thân cho phận mình, không bố mẹ, không chị Hương, phần tủi thân mồ côi, bởi nàng đã chết rồi, vợ tôi đã đưa thân ra đỡ mạng cho tôi, nếu không, đầu tôi đã lìa khỏi cổ. Cứ thế, thấy bà chị họ và tô cháo thịt bò (thịt bò là cái chắc, ăn thịt heo, cảnh sát Mã theo đạo Hồi đập cho thúi hẻo!!!) bầm rắc tiêu, tôi khóc mùi mẫn. Nhưng có lẽ bởi những hạt nước mắt đổ xuống sàn gạch bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong, đôi mắt vàng bệch ăn thịt người của tôi dần dần đen lại. Mắt thôi vàng, đôi mắt tôi lại ướt rượt, khi cười chân mắt lại thấp thoáng cái đuôi. Mà cũng có lẽ bởi tấm lòng tử tế của bà chị, tôi quyết tâm thôi không nằm khóc trên giường bệnh nữa, nhưng đứng dậy, tập đi lại những bước đi trong đời. Chiều chiều, tôi ra ngồi trên ghềnh đá, mắt dõi nhìn chân trời, hy vọng vợ tôi quay về lại với tôi. Tôi cứ ngồi như thế cho mãi tới khi bà chị dẵn con nhỏ cháu thò lò mũi xanh ra gềnh đá đánh thức tôi ra khỏi cơn mê,
— Thôi, đi về nhà, ăn cơm.
Nghe nói tới chữ nhà, tôi mủi lòng, nước mắt nước mũi dòng dòng, khóc như cha chết mẹ chết. Tôi thương tôi, thương vợ tôi đã bỏ xác trên mặt biển để tôi vẫn còn cái đầu trên mảnh hình hài tang thương. Tôi thương bà chị họ và đứa cháu gái cực nhọc vất vả vì thằng em điên có biệt danh “Ông khùng!”…
Bà chị tôi ái ngại,
— Nói cậu đừng giận. Chuyện cũ cũng đã hơn hai mươi năm rồi, thôi để cho mợ ấy yên nghỉ trên mặt biển đi. Cậu cứ mang vong linh mợ vào đời sống, chẳng trách chi số cậu cô quả.
Tôi nhìn bà chị, miệng lúng búng,
— Thôi đi bà nội…
— Chứ không phải sao? Hồi đó từ bên Mỹ, mợ ấy ngày nào cũng gọi phôn qua, khóc lóc nói với chị, “Chồng em yêu giấy hơn yêu vợ!”. Chị hỏi, “Sao vậy?”. Mợ ấy nói, “Thì chị cứ bay qua đây, tiền vé em lo hết cho. Chị qua đây đi, chị sẽ thấy liền. Anh ấy đi dạy học về là ngồi viết miết, hết chữ này đến chữ khác, hết trang giấy này đến trang giấy khác. Em hỏi tại sao anh cứ ngồi viết. Nhà em bảo bởi counselor nói phải viết để giải tỏa câu chuyện thuả xưa trên biển Đông. Em gặng hỏi anh ấy, ‘Câu chuyện thuả xưa trên biển Đông là câu chuyện nào? Nói cho em nghe đi mình, please’. Nhưng nhà em vẫn khăng khăng không chịu nói. Mà chị có biết câu chuyện trên biển Đông là câu chuyện chi hay không? Nếu chị biết, nói cho em nghe đi. Em năn nỉ chị đó! Mà chị ơi! Em chịu hết nổi rồi. Ngày mai, tụi em mang nhau ra tòa. Thà là em ở góa, chứ lấy chồng kiểu này, thà là không có chồng”.
Tôi cộ mắt nhìn bà chị họ, thầm phục cho đường dây ăng-ten của bả. Bà nội này đúng ra phải đi làm mật thám cho Pháp. Chuyện riêng tư vợ chồng nhà người ta mà bả biết hết trơn hết trọi.
Thấy tôi cộ mắt nhìn, nhưng không nói năng chi, bà chị không tha, buông thõng một câu,
— Cậu cứ vớ vẩn như vậy, hèn chi vợ con không có!
Tôi nổi sùng, muốn cự lộn với bả, bởi bà nội lại đụng tới vết thương lòng năm xưa. Nhưng nhớ tới những tô cháo thịt bò bầm với tiêu sọ rắc trên mặt thuả xưa, tôi nhịn bả, không nói năng chi. Nhưng tôi lại nhớ tới bà thầy bói trọc đầu thuả xưa. Bà nội ơi! Nói nhăng cuội không à. Ở đâu ra mà có đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu. Tôi đang ế độ, không vợ không con đây nè bà nội. Bây giờ mà gặp mặt, tôi hứa tôi sẽ đòi lại những đồng tiền đặt quẻ thuả xưa.
Bà chị lại nói,
— Thì thôi, cậu xem coi, thấy ai được, nói chị biết. Chị mang trầu cau sang nói chuyện với người ta.
Tôi cười nửa miệng, nói thầm thì cho một mình mình nghe,
— Thì dọn nhà từ Mỹ qua Úc cũng chỉ vì lý do này mà thôi. Bà nom nom cho tôi, xem coi có ai được, báo cho tôi biết để làm visa ở lại đất Kangaroo cho hết một đời cô quả, mồ côi vợ, mồ côi con...
Bà chị trợn mắt nhìn tôi, hốt hoảng,
— Cậu nói cái chi? Cậu nói cái chi mà mồ côi con?
Tôi nhìn bà chị, mắt đo đỏ lưng tròng. Chị tôi lập lại câu hỏi,
— Cậu nói cái chi mà mồ côi con?
Tôi đổ gục như cây khô, khóc nức nở, gục đầu vào vai chị tôi,
— Chị ơi, vợ em hồi đó đã có thai, hai tháng rồi…
Chị tôi ôm tôi, hai chị em cùng khóc. Nhìn những hạt nước mắt của hai chị em loang lổ nền nhà gạch nước Úc, tâm hồn tôi tự nhiên nhẹ tênh.
oOo
Chuông điện thoại trong phòng khách reo vang, tôi nhấc lên,
— Hello!
Đầu giây bên kia, tiếng nói vang vang,
— Bố!
Tôi lập lại,
— Bố?
Bên kia tiếp tục reo vang,
— Đúng là bố rồi!
Tôi nổi cục,
— Sorry, who is it?
— Bố ơi, con đây?
Tôi trợn mắt, sướng chưa, ở đâu mà tự nhiên lại lòi ra cái vụ, “Bố ơi, con đây”. Đầu giây bên kia, tiếng nói tên con trai tiếp tục oang oang,
— Bố, con đây. Thoại đây.
Tôi mất kiên nhẫn,
— Ơ hay! Thoại? Thoại nào?
— Vương Minh Thoại đây bố ơi. Con kiếm mãi mới có số điện thoại bố. Bố làm chi mà bỏ Mỹ đi tuốt sang bên Úc vậy?
Tôi lập lại cùng một câu hỏi,
— Xin lỗi anh! Thoại, Thoại nào vậy?
Tên con trai tiếp tục liến thoắng,
— Bố ơi, con Vương Minh Thoại, học lớp Việt Ngữ của bố trường trung học Andrew ở San Jose. Bố quên con rồi sao? Con học lớp bố năm 1995. Bố còn nhớ con không? Hồi đó con hay ngồi ở hàng ghế cuối, tới giờ Việt ngữ của bố là con ngủ gật thẳng cẳng. Bố tức, bố gửi con một mạch xuống văn phòng Bà Hiệu Trưởng… Bố quên con rồi hay sao?
Thôi! Tôi nhớ rồi. Thằng giặc này hồi đó phá phách ma chê quỷ hờn. Trong lớp học giờ Việt Ngữ, hắn ngồi gấp máy bay phóng lên trời. Chán, hắn ngồi gục đầu xuống bàn, ngủ tỉnh bơ trong lớp Việt Ngữ. Có lần, hắn còn dám nói với tôi,
— Bố già ơi, bên đây là Mỹ, không phải Việt Nam. Học tiếng Việt làm cái con mẹ gì? Bố về Việt Nam mà dạy Việt Ngữ, Lịch Sử.
Thế đấy, vậy mà giờ này hắn còn gọi điện thoại hỏi thăm bố già. Chịu, thiệt tình là không hiểu. Tên này, hồi đó là tui phạt hắn lia chia. Mà nói đúng ra, tôi ghét hắn thậm tệ. Thế mà hắn vẫn còn nhớ tới tôi. Tôi hỏi cho có chuyện để mà hỏi,
— Bây giờ em đang làm gì?
— Bố ơi, con đang dạy lớp Việt Ngữ tại trường trung học Andrew của bố con mình hồi xưa đó.
Tôi đưa tay lau lau những hàng nước mắt đang lăn dài hai bên má. Tên giặc hồi xưa giờ này lối gót bố già. Tôi bật miệng nói,
— Cám ơn em.
Tên con trai tiếp tục liến thoắng,
— Không, con phải cám ơn bố. Hồi đó bố hay phạt con, có lần bố cự con, “Cái mặt nhà cậu thì cả đời chỉ dốt tiếng Việt”. Bố biết không, tối đó, con về nhà, ghét bố vô cùng, ngày hôm sau con cầm đinh đâm lủng bánh xe hơi của bố. Con tức bố, bởi bố mắng con dốt! Ghét bố, con tự ái, con học tiếng Việt. Bố nhớ chuyện cổ tích Thủy Tinh Sơn Tinh, bố dạy tụi con trong lớp Lịch Sử hay không?
Tôi nhớ.
Tôi nhớ hết rồi.
Gần đây mưa trời đổ xuống đất Úc liên tục khiến cây cỏ thôi úa vàng, nhưng xanh tươi. Tên học trò thuả xưa hóa thành hạt nước mát lạnh từ trời cao tuôn đổ tưới mát tâm hồn điên loạn của tôi. Tự nhiên tôi tỉnh lại sau một khoảng thời gian dài ngủ mê với bóng ma của vợ và với đứa con còn trong bào thai.
Thôi, ngủ đi, ngủ yên đi, vợ anh. Em hãy mang đứa con hai tháng về cõi thiên đàng ngủ say giấc mộng. Anh xin lỗi em, hồi đó không bảo vệ được em và con của mình. Anh cám ơn em, em đã đưa thân mình ra để đầu anh không bị mã tấu chém rụng. Cám ơn em đã cho anh đứa con hai tháng. Cám ơn em đã chết đi để anh tiếp tục sống. Cám ơn em đã cho anh nếm đậm hương vị tình yêu và vị ngọt chung thủy.
Em về say ngủ cõi thiên,
Anh thôi ngớ ngẩn, thôi điên vì nàng.
Tôi hỏi lại tên con trai,
— Thoại ơi, gọi viễn liên qua Úc, có chuyện chi không em?
Bên kia đầu giây, tên con trai nói,
— Bố ơi, ngày mai Lễ Bố. Con gọi phôn chúc bố “Happy Father’s Day”.
Bên này đầu giây, tôi lại khóc sụt sùi, tôi lại lấy ngón tay lau lau nước mắt đang nhỏ giọt bên khóe mắt, nhưng lần này là những giọt nước mắt hân hoan,
— Cám ơn Thoại. Cám ơn, cám ơn…CON!
Trước khi gác phôn, thằng con tôi hét to,
— Bố ơi, “Happy Father’s Day”.
oOo
Tôi cự nự với ông thầy tử vi,
— Thầy coi đó, tôi không vợ không con, nhưng tại sao thầy cũng như bà thầy bói trọc đầu thuả xưa lại cứ nói đường tử tức của tôi vượng lắm.
Ông thầy tử vi nhìn tôi, vầng trán nhăn lại,
— Thầy nói cái chi? Ông giáo vẫn son sẻ, không vợ không con? Thế mà tại sao Lưu Niên lại nằm ở ngay Tử Tức nhỉ?
Ông thầy nhìn tôi, ánh mắt nghi ngờ,
— Nói thiệt tình là không phải, nhưng ông giáo có con rơi con rớt hay không?
Tôi lắc đầu quầy quậy,
— Son sẻ thì tôi không còn son sẻ nữa đâu. Con rơi con rớt thì tôi cũng không. Nhưng đúng là tôi không vợ không con, ngoại trừ đứa con mới nhận vờ (Câu chót, tôi nói thầm trong bụng).
Ông thầy tử vi cúi xuống, ngón tay bấm bấm, miệng lẩm nhẩm những câu kinh càn khôn khoa tử vi. Khoảng hai phút sau, ông thầy nói,
— Lạ lùng thật! Lá số tử vi của thầy, đường tử tức vượng lắm. Thầy phải ít nhất là đã sinh ra hơn mười hai người con.
Tôi muốn đưa tay sờ vào trán ông thầy, xem coi ông ấy có mát hay không. Nhưng tôi không dám, bởi kính lão viễn chi. Thấy cái mặt tôi tự nhiên trở nên ngớ ngẩn như người dở hơi, ông thầy tử vi e dè hỏi,
— Thầy có vẽ tranh như Tom Roberts, hay viết lách như J. Rowling không?
— Ơ! Ông thầy nói giỡn chơi! Ở nước Úc này, có mấy ông họa sĩ nổi tiếng cỡ như Tom Roberts? Người ta vẽ tranh Shearing the Rams, tiền triệu bỏ túi. Còn viết cỡ như J. K. Rowling thì lại càng không dám. Bà thần viết Harry Potter, kiếm tiền bạc tỉ. Làm sao mà mình dám so sánh.
Tôi nói nho nhỏ,
— Nhưng viết nhăng cuội thì cũng có tí ti…
Ông thầy tử vi vỗ cái đét vào đùi,
— Có thế chứ! Làm sao mà tôi đọc sai lá số tử vi cho được. Thầy có sao Hồng Loan chiếu mạng, cho nên chém chết cũng phải hai đời vợ. Trong lá số tử vi của thầy, sao Tử Tức nằm ngay cung mạng, thầy vượng về đường con cháu lắm. Tôi đoán bởi vì thầy viết nhiều. Thầy đừng có quên, sách vở, tất cả đều là con cái của thầy đó…
Nghe ông thầy tử vi nói, tôi o tròn miệng kinh ngạc. Mèng đéc ơi, cái bà thầy trọc đầu năm xưa và đứa cháu gái nói đúng quá. Đường tử tức của tôi vượng, bởi tôi ngồi viết vớ vẩn, hèn chi bà vợ thứ hai mang tôi ra tòa giơ tay chào tạm biệt; hèn chi số tôi cô quả mạng tôi cô độc, nhưng đường tử tức vẫn cứ vượng như thường.
Hay nhỉ! Đến là hay! Đời sống có nhiều điều, đến là khó hiểu!
Tôi thôi không còn cự nự bà thầy bói trọc đầu năm xưa nữa. Tôi hòa giải với bà thầy.
Hà Hùng Vương
Truyện Ngắn: Đường Tử Tức
Chuyến tàu hôm đó, con gái đụng hải tặc, bị bắt hết, con trai bị chém bay đầu, chỉ còn sót lại người già da mồi tóc bạc. Máy tàu bị gỡ, thuyền lênh đênh trên biển, không lương thực, không nước uống, người ta ăn thịt người tỉnh bơ như ăn sáng một ổ bánh mì kẹp chả lụa. Tôi nhớ bà cụ khoảng sáu mươi tuổi, đầu vấn khăn nhung gọn gàng, ngồi yên, đưa vào miệng miếng thịt nhai sần sật. Nhai hết miếng thịt, bà cụ cúi xuống, lấy gấu quần lau miệng như một thói quen thường lệ. Thấy tôi nằm mê mệt trên khoang thuyền, nhiều cặp mắt trầm tĩnh đợi chờ giây phút sẽ tới. Nhưng không, như một phép lạ, tôi đặt chân lên bờ biển Trengganu của Mã Lai với đôi mắt vàng sền sệt mầu nghệ; người ta nói bởi những miếng thịt người! Cao Ủy Tỵ Nạn đưa thẳng tôi vào phòng Cấp Cứu bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong!!!
Số tôi cô quả, mạng tôi cô độc, cho nên không vợ không con. Thế thì còn nói chi về đường tử tức vượng suy. Cái bà thầy bói năm xưa, đến là vớ vẩn. Cầm tay tôi bà nội nói thánh nói tướng,
— Cậu này đường tử tức vượng. Đông con nhiều cháu.
Tôi mười bẩy tuổi đang kiếm đường vượt biên. Chị Hương tôi mang bà thầy bói về coi chuyến vượt biên tuần tới ở Chu Hải có may mắn thuận buồm xuôi gió hay không. Thế mà bà thầy lại lãng òm, nhảy sang chuyện đường tử tức đông con nhiều cháu. Vớ vẩn! Chẳng ra đâu vào với đâu. Thấy bà thầy bói lạc đường, chị tôi nói, nửa như giỡn nửa như muốn thử thách công phu bà thầy,
— Cậu này đi tu…
Bà thầy bói có mái tóc cạo trọc trắng xanh dừng lại trợn mắt nhìn tôi chòng chọc như muốn đâm lủng con ngươi. Tôi nhớ đường chân mày rậm, đen tuyền và đều như nét vẽ tranh lụa của bà thầy nhíu lại, bà thầy phản đối quyết liệt,
— Cậu này mà đi tu. Tôi lậy chị! Cậu này mà không ít nhất là hai đời vợ thì tui là tui chặt đầu tui xuống cái bốp, đặt ở mâm đồng, rồi hai tay tui te te dâng lên cho bà chị coi chơi...
Nhìn tôi một lần nữa, bà thầy bói phán những câu nghe lạnh người, rợn tóc gáy tựa như giây phút người ta cúng mở cửa mả,
— Nhà chị hên đó nghen, hồng đức ông bà để lại còn cao lắm. Chứ không, hồi đó bà mụ mà lỡ tay nặn cậu này ra con gái là mệt cầm canh rồi đa. Nhìn coi, con mắt ướt rượt, đuôi mắt cười cười có đuôi. Không rước cửa trước cũng đóng cửa sau là người này. Mà tui nói tình thiệt đó nghen, cậu này mà là con gái thì hên lắm cũng nhà thổ, mà xui hơn nữa thì chỉ nhà chòi mà thôi!
Nhìn khuôn mặt chị em tôi xanh lét, bà thầy đổi đề tài, quay lại chuyện bói toán,
— Nhưng mà thôi, chuyến tàu này lành ít dữ nhiều. Tôi khuyên cô không nên đi, bởi cung mạng cô xấu lắm.
Bà thầy bói trọc đầu nói đúng chỉ được câu này. Thiệt tình là như vậy, chuyến tàu hôm đó, con gái đụng hải tặc, bị bắt hết, con trai bị chém bay đầu, chỉ còn sót lại người già da mồi tóc bạc. Máy tàu bị gỡ, thuyền lênh đênh trên biển, không lương thực, không nước uống, người ta ăn thịt người tỉnh bơ như ăn sáng một ổ bánh mì kẹp chả lụa. Tôi nhớ bà cụ khoảng sáu mươi tuổi, đầu vấn khăn nhung gọn gàng, ngồi yên, đưa vào miệng miếng thịt nhai sần sật. Nhai hết miếng thịt, bà cụ cúi xuống, lấy gấu quần lau miệng như một thói quen thường lệ. Thấy tôi nằm mê mệt trên khoang thuyền, nhiều cặp mắt trầm tĩnh đợi chờ giây phút sẽ tới. Nhưng không, như một phép lạ, tôi đặt chân lên bờ biển Trengganu của Mã Lai với đôi mắt vàng sền sệt mầu nghệ; người ta nói bởi những miếng thịt người! Cao Ủy Tỵ Nạn đưa thẳng tôi vào phòng Cấp Cứu bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong!!!
Một tuần sau, tôi gặp bà chị họ và con cháu gái đã bị mục đảo gần hai năm trong trại tỵ nạn Bidong tình xù. Thấy tôi mắt vàng sung sũng, da xanh mướt nằm trên giường bệnh trắng toát bệnh viện Sick Bay, bả ấy rú lên,
— Ơ! Con Hương đâu?
Tôi lắc đầu, thều thào nói không ra lời!
Khi hai mẹ con bà chị họ được phái đoàn Úc khùng nhận, còn tôi bị dộng mộc xù, con cháu đen như cột nhà cháy gặp tôi hí hửng khoe,
— Cậu ơi! Mẹ cháu được nhận rồi.
Ơ, cái con quỷ! Vớ vẩn! Mẹ mày được nhận chứ tao có được nhận đâu. Gặp tao, khoe làm cái con mẹ gì! Nhìn con nhỏ gầy gò đen đủi cây củi khô, tự nhiên tôi ghét bỏ con bé thậm tệ, tôi chửi đổng khơi khơi giữa trời,
— Cà chớn! Cho mẹ con mày sang bên đó, cưỡi kăng-ga-ru. Tao là tao đi Mỹ, cưỡi ngựa cao bồi Téch-xịt.
Sáng hôm sau, gặp tôi, mẹ con bé tâm sự ngang xương,
— Nghe nói bên Úc người ít lắm. Có mấy triệu à.
Tôi nhìn ngang, khịt khịt mũi! Tự nhiên tôi ghét bả như tôi ghét đứt đuôi nòng nọc con của bả. Tôi ăn nói mát mẻ như người té giếng sâu mười tám thước,
— Hèn chi Úc khùng hận hai mẹ con bà. Sang đó, bà lấy Úc, đẻ con cho nước Úc thêm dân số. Còn tôi, đàn ông con trai, không chửa đẻ, nó dộng mộc xù.
Bà chị biết tôi đang rầu thúi ruột, không nói năng chi, không đối đáp ăn miếng trả miếng như thói quen thường lệ. Còn tôi, nhìn mặt bà ấy hớn hở, tự nhiên tôi lại nhớ lời bà thầy bói trọc đầu và lời phán năm xưa, “Đường tử tức vượng, nhiều con nhiều cháu”. Tôi lẩm bẩm trong miệng,
— Vớ vẩn! Có mà rỗi hơi, tin vào những chuyện bói toán!
Từ khi tái định cư bên Úc, bà chị họ đẻ thêm một đứa con gái nữa. Nhà thêm cái hĩm. Nước Úc thêm một người. Riêng đứa cháu gái thò lò mũi xanh hồi xưa, giờ ôm trong lòng hai đứa con. Đứa thứ nhất, con gái, được thủ tướng John Howard tặng ba ngàn đô la xanh lè lè. Đứa thứ hai, vòi voi, mới sanh được mấy ngày, thủ tướng Kevin Rudd ký tặng năm ngàn chẵn. Sướng nhé! Vừa có chồng, có con, lại vừa có tiền. Nhưng con cháu không lập được thành tích, bởi cách đây mấy tuần, người Úc thứ hai mươi lăm triệu được sinh ra tại phố Melbourne tiểu bang Victoria, mà lại là em bé gốc Việt Nam. Nếu vợ tôi còn sống, dám cô ta lập thành tích nâng dân số nước Úc tăng lên chẵn tròn hai mươi lăm triệu. Lúc đó con tôi tha hồ mà được nước Úc cưng chiều. Dám thủ tướng Úc Châu cúi xuống cầm viết ký check tặng chơi chơi mấy triệu đô la. Nhưng thôi, đó cũng chỉ là chuyện nếu. Mà cuộc đời này thì không chỉ có những chữ “nếu”, mà thực tế bây giờ là tôi vẫn cô độc không con. Ơi, buồn!
Nghe tôi than thở về đường tử tức, con cháu gái thò lò mũi xanh năm xưa (giờ cao lớn như tây con, nhưng vẫn nói giọng Bắc kỳ y như mẹ nó) nửa như an ủi nửa như cười cười cười vào mũi tôi,
— Ơ hay! Thì cậu cũng có nhiều con vậy...
Tôi cộ mắt ốc nhồi, chửi đổng,
— Ơ, cái con quỷ! Mày mát hay khùng? Con ở đâu ra mà nhiều với ít? Ăn nói vớ vẩn!
Tôi đưa tay sờ vào trán nó,
— Coi mày có té giếng sâu mười tám thước hay không?
Con cháu lửng lơ cá vàng chết thối mười đêm,
— Cháu thấy cậu cứ tí toáy ngồi viết đêm ngày…
Tôi nổi cục,
— Thì đã sao!
Tự nhiên tôi lại nhớ tới bà thầy bói trọc đầu năm xưa! Vừa nhớ vừa ghét!
Nghe hai cậu cháu cự lộn, chị tôi ở ngoài nhào vào ăn có. Bà nội mắng tôi mấy mắng,
— Ai biểu hồi xưa già kén kẹn hom? Người ta nói trai ba mươi tuổi còn soan. Nhưng cậu thì cũng hơn bốn chục rồi. Còn soan cái nỗi gì, có mà soan cái hột “soàn!”. Bây giờ may ra về Việt Nam thì hốt ổ được mấy bà góa.
Tôi cự nự,
— Bà nội! Cả đời ăn mắm, nói mà không sợ độc miệng.
— Vậy sao đang ở bên Mỹ, sung sướng ngon lành không ở, tự nhiên bán nhà bán cửa dọn nhà sang đây.
Tôi ăn nói dấm dẳng,
— Thì cũng biết đâu, bên đó ế độ quá… Vợ bỏ, con không, chó mèo cũng chẳng!
Bà chị đốc vào thêm mấy câu,
— Mai mốt lỡ có chuyện gì, dám cũng không có người cúng gà đốt nhang.
Tôi càu nhàu,
— Chắc chắn là vậy rồi.
Tôi man mát, bốc đồng kể cho bả nghe tuần trước, tôi ghé vào thương xá tìm mua những đôi vớ mới. Chị tôi hỏi,
— Để làm gì?
Tôi không dám nói cho bả ấy biết là trời tiểu bang Victoria năm nay lạnh quá, tuyết rơi dầy phố phường. Tối ngủ, chân lạnh, tôi trằn trọc ngủ không được. Nhưng có đôi vớ bao kín đôi chân, đêm tối lạnh teo tự nhiên hóa ra ngủ yên đẫy giấc. Đi tới đi lui trong khu thương xá, tôi thấy thương xá treo bảng, “Happy Father’s Day” khắp nơi. Dừng lại khu bán TV, tôi cũng thấy hàng chữ, “TV màn ảnh Plasma là món quà tốt nhất cho bố!”. Tôi chép miệng, "Con thì không có, chó mèo cũng không, bây giờ mua cái TV Samsung để làm chi? Cúng hà bá à?". Tức mình! Tôi ôm cái TV Samsung bán đại hạ giá nhân ngày Lễ Bố, một mình khệ lệ bê về nhà, mà trả tiền cash đàng hoàng, chứ không thèm chà thẻ nhựa với ký check. Trả tiền tươi cho Tây nó sợ! Ôm cái TV màn ảnh Plasma về tới nhà, bật máy sưởi lên, sỏ đôi vớ mới mua vào chân, tôi nằm trên giường một mình coi La Vie En Rose nói về cuộc đời nữ danh ca Edith Piaf người Pháp. Mà coi vậy chớ Edith Piaf là còn có chồng con hẳn hoi, dù là mấy đời chồng, nhưng cũng có con, mặc dù đứa con gái Marcellei mắc bệnh hiểm nghèo, chết trong tuổi ấu thơ. Mơ màng với người nữ danh ca có giọng ca bất hủ, tôi nhắm mắt ngủ quên lúc nào không hay. Sáng mở mắt ra, mặt trời bắt đầu chiếu xiên xiên qua khung cửa. Tôi mắt nhắm mắt mở hốt hoảng nhào xuống giường. Chân vừa chạm đất, đã vội vàng rút lại. Chúa ơi! Nước ở đâu mà lênh láng trong phòng ngủ như thế này. Ít ra là phải một đốt ngón tay nước ngập trong phòng! Chẳng lẽ global warming đã kéo tới, băng tuyết Nam Cực tan, cho nên mặt biển dâng cao, kéo nước biển sầm sập vào tận trong phòng ngủ. Tôi lắc lắc đầu, nhìn con số đồng hồ điện tử màu đỏ đe dọa. Chỉ còn ba mươi phút phù du nữa thôi, tôi phải có mặt tại hãng rồi. Bây giờ dù là có động đất giật sập tòa nhà con sò Oprah danh tiếng, tôi cũng vẫn phải đi làm. Phù du là ba mươi phút nữa thôi, tôi phải có mặt trong văn phòng rồi. Nếu không, tháng tới, thằng bố mồ côi như tôi sẽ bị gậy ăn mày, gõ cửa trung tâm phát chẩn Vincent de Paul lạy ông lạy bà xin ăn xin ngủ qua đêm.
Lội trong làn nước lạnh mùa đông lênh láng vô tới phòng tắm, tôi nhận ra vòi nước tối qua tôi quên, chưa vặn hết, cho nên nước rỉ từ vòi rớt xuống bồn rửa mặt; bồn đầy nước, vòi tiếp tục tí tách nước, nước lênh láng tràn ra khỏi bồn làm lụt lội căn phòng ngủ đúng một đốt ngón tay. Chúa ơi! Tôi lắc đầu! Chết rồi! Chắc là tôi mắc bệnh Alzheimer, mất trí nhớ rồi, cho nên bắt đầu quên. Ăn rồi mà cứ chối đây đẩy con cắn cỏ cắn rơm lạy quan lớn, con chưa ăn.
Nếu mà có vợ có con, tôi sẽ nhờ vợ con hốt rác. Nhưng bây giờ cô độc không con, tôi đành liều, vội vàng tắm rửa, hốt hoảng lái xe tới sở, để mặc cho căn phòng lênh láng nước lạnh cao tới một đốt ngón tay. Buổi trưa hôm đó, trong giờ ăn trưa, ngồi gặm miếng Meatpie thổ sản Úc Châu, tôi tự nhiên lại nhớ tới cái đầu trọc bà thầy bói thời xưa, “Đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu”.
Tôi lại cay cú với bà thầy. Ăn nói vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu!
Có người quen hứng hứng mua vé bay về Việt Nam chơi, tôi đưa ra tờ giấy trăm đô xanh lè. Họ trợn mắt,
— Chi vậy?
— Thì về đó, vô cô nhi viện xem coi có đứa nào nghèo nghèo, nói tôi gửi.
— Chi vậy?
Tôi dấm dẳng,
— Sao cứ "Chi vậy" hoài bà nội! Hỏi hoài, không biết đường đâu mà trả lời... Thì cứ nói ở bên đây có thằng bố mồ côi, cô độc cô quả, thèm khát con cái quá rồi…
Tôi dặn với,
— Nè, đừng có quên dặn nó lâu lâu phải viết thư cho bố nó bên Úc, để bố đẩy xe đi bán Meatpie kiếm tiền nuôi nó. Mà nếu kẹt quá là bị gậy, đầu đường thổi ống tiêu, chơi luôn;
Tôi sa đà lời ăn tiếng nói,
— Làm sao thì làm, miễn có tiền nuôi con thì thôi…
Người quen ngó tôi chòng chọc,
— Cha nội! Bộ đói khát con dữ vậy sao cha nội?
Tôi cục cằn
— Thôi đi, đừng có nói. Mấy ngày nữa là tới ngày Father’s Day rồi đó.
Có lần tôi ghé vào nhà người bạn, thấy bố giỡn với đứa con gái bé tí ti, mặt tôi chảy dài...
Người bạn than,
— Đời sống bên đây cực nhọc, nuôi con mệt nhoài, thở bở hơi tai, thôi, cho ông một đứa.
Tôi nhìn thằng bé trán nhô cao. Cái ngữ này bướng phải biết. Trán nó cao, trán tôi cũng cao. Mang nó về nuôi, trán bướng đụng đầu bò, mất tình nghĩa bố con. Mà khờ sao, ai rỗi hơi mà tự nhiên lại vác của nợ vào người. Thiên hạ mệt nhọc với đời cơm áo và với con. Giờ tự nhiên quẳng cục nợ sang cho tôi nuôi. Nhìn mặt mình trong gương, tôi thầm nghĩ, “Trán bướng thì có, chứ trên trán đâu có khắc chữ khờ! Cho vợ thì may ra còn nghĩ lại. Chứ quẳng cho mình cái của nợ, nói mình nuôi. Vớ vẩn!!!”.
Tưởng rằng trên thế gian này chỉ mình tôi cô quả, không vợ không con, nhưng không, cũng có người vào ngày lễ Father’s Day không có con cái mua quà. Gặp mặt, tôi cắc cớ hỏi,
— Lấy vợ lâu chưa?
— Cũng chục năm rồi?
— Chục dư hay chục thiếu?
— Chục dư.
— Mười hai năm rồi mà vẫn chưa con?
— Chưa…
Đang cầm tờ giấy trên tay, nhưng không có viết. Thấy người đó cây viết cài túi áo, tôi hỏi,
— Cho mượn cây viết được không ông bạn?
Cầm viết nắn nót được mới mấy nét chữ, viết hết mực. Tôi bực mình, nghĩ thầm trong đầu,
— Cây viết nhìn mới tinh thế này mà lại hết mực. Hèn chi không con là phải!
Nghĩ vậy thôi, nhưng tôi không dám nói ra. Nhưng hình như người đối diện có họ hàng với bà thầy bói năm xưa, nên đoán được ý tưởng hắc ám của tôi. Họ vặn hỏi ngược,
— Còn ông, viết mực còn đầy đủ, nhìn có vẻ bơ sữa đế quốc lắm, vậy sao cũng lại kém đường tử tức đến thế.
Tôi kể cho bà chị cưỡi kăng-ga-ru nghe nguyên văn,
— Bà nội biết không? Nghe hắn chơi tui sát ván như vậy, tui tưởng như bị đâm một cái bặp vào vết thương lòng. Thiếu chút xíu nữa là tui chơi luôn Máu Nhuộm Bãi Melbourne tập Ba màn ảnh Ba chiều…
Bà chị không an ủi thì thôi, lại còn mắng tôi mấy mắng,
— Cậu! Cái tánh hung hăng con bọ hung, cả đời vẫn chưa chừa. Hèn chi ế…
Tôi tính gây lộn với bả, nhưng nhớ lại thời gian ở đảo, hồi đó bả ấy cũng tử tế với tôi, nên tôi nhịn. Hồi đó, trong khi hải tặc bò lổm ngổm như cua càng trên khoang thuyền, con gái bị bắt, từng người đang bị xô đẩy lôi kéo sang tàu Thái, con trai đã bị chém đứt cần cổ mấy tên rồi. Tới phiên tôi, tên hải tặc giơ cao mã tấu xuống, tôi nhìn lên bầu trời, chỉ kịp lẩm nhẩm mấy lời thật nhanh xin lỗi bố mẹ cho những lầm lỗi. Nhưng nàng đã nhào tới, cản ngang lại đường mã tấu. Lưng người tình trung học của tôi hứng trọn đường dao. Máu đỏ vọt ra có vòi từ bờ vai thanh xuân con gái mười bẩy. Người đẹp tranh lụa nhìn tôi, nàng không nhăn một vết nhăn trên trán bởi đường chém, nhưng mỉm cười, mắt từ từ nhắm lại, thân hình đổ xuống che cản lại thân xác tôi.
Tôi hét lên, ngã xuống, bất tỉnh!
Hơn một ngày sau, tôi mở mắt ra, trong thần mắt điên loạn, tôi nhận ra trên một khoang thuyền, giờ này chỉ còn lại những thân xác còm cõi năm mươi, sáu mươi. Thanh niên bị chém đứt đầu, con gái bị bắt mang sang tàu Thái, tất cả đều đã biến mất hết, giờ này chỉ còn lại trên một mảng thuyền rách nát những thân xác già nua và một thằng thanh niên điên. Thuyền gỗ bấp bênh bềnh bồng phận nghèo và phận điên trên mặt sóng biển. Ngày này nối tiếp ngày kia, hết đêm dài lại tới đêm thâu, bao nhiêu con tàu quốc tế đi ngang qua nhắm mắt làm ngơ, bao nhiêu lần những người sống sót quỳ xuống lạy van tàu cộng sản lướt ngang tròng dây cứu vớt kéo về lại sông Sài Gòn. Nhưng trời cao tiếp tục bịt tai, không nghe, nhắm mắt, không nhìn, cho nên thiên hạ còm cõi trên một khoang thuyền tỉnh bơ lấy dao xẻ thịt nhau ăn. Thịt tươi được nướng bởi lửa trời, ngon hơn thịt sườn nướng. Ngày cuối cùng, mấy tiếng đồng hồ trước khi con thuyền gỗ tắp vào bờ biển Trenganu của Mã Lai, thiên hạ đã cầm dao, kiên nhẫn chờ đợi giây phút tôi ngưng thở, thọc con dao vào tim tôi, lôi ra trái tim người điên ăn sống…
Thấy mặt tôi dài ra, bà chị biết liền,
— Thôi, chuyện cũ đã qua rồi. Còn nhớ làm gì?
Tôi nhìn bà chị, không dám nói với bả, nếu nàng còn sống, chúng tôi đã làm đám cưới ở trên đảo. Bà chị họ đứng ra đại diện đằng trai. Cô dâu không có bố mẹ, họ hàng. Thì cũng chẳng sao! Nhưng hôm đám cưới ở trên đồi Tôn Giáo, tôi dù có phải mặc quần áo viện trợ, nhưng nàng, nghèo thì nghèo, tỵ nạn thì tỵ nạn, nhưng vẫn phải có khăn voan cô dâu trắng toát đội lên đầu đàng hoàng. Nhưng tội nghiệp cho nàng và cho tôi...
Giấc mộng thủy chung không thành,
À ơi, anh về (là) anh hóa điên.
Gần một năm ở trên đảo Pulau Bidong, tôi, thằng khùng. Ăn nói lảm nhảm như thằng điên. Hồi nằm trong Bệnh Viện Sick Bay trên đảo, tôi mê man bệnh nặng, cho nên bả chịu khó nấu cháo, hai tay bê lên bệnh viện Sick Bay nuôi tôi hằng ngày. Mà cái bà này cũng có trí nhớ dai, lúc còn ở bên Việt Nam, lâu lâu bả làm bộ ghé vào nhà tôi chơi, miệng vờ vịt nói thăm dì chú là bố mẹ tôi, nhưng thiệt tình ra là bả đàn đúm với bà chị Hương của tôi, hai người trốn nhà nói dối đi học thêm, nhưng tình thiệt là rủ nhau đi bum nhảy đầm. Có lần, bả thấy tôi đau nằm trên giường như một con chó ghẻ, bả hỏi, “Mày đau hả? Thích ăn phở hay ăn cháo?”. Tôi cuộn mền che kín mặt, miệng lúng búng, “Bà nội ơi, tui khoái ăn cháo thịt heo bầm, rắc trên mặt một chút tiêu”. Tôi chỉ nói có một lần, mà bà nầy có trí nhớ dai. Ngày nào cũng vậy, chiều chiều, bả dẫn đứa con gái lên bệnh viện Sick Bay thăm thằng em. Thấy bả bê tô cháo vào trong bệnh viện, trăm lần là cả trăm, tôi khóc gần chết, phần tủi thân cho phận mình, không bố mẹ, không chị Hương, phần tủi thân mồ côi, bởi nàng đã chết rồi, vợ tôi đã đưa thân ra đỡ mạng cho tôi, nếu không, đầu tôi đã lìa khỏi cổ. Cứ thế, thấy bà chị họ và tô cháo thịt bò (thịt bò là cái chắc, ăn thịt heo, cảnh sát Mã theo đạo Hồi đập cho thúi hẻo!!!) bầm rắc tiêu, tôi khóc mùi mẫn. Nhưng có lẽ bởi những hạt nước mắt đổ xuống sàn gạch bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong, đôi mắt vàng bệch ăn thịt người của tôi dần dần đen lại. Mắt thôi vàng, đôi mắt tôi lại ướt rượt, khi cười chân mắt lại thấp thoáng cái đuôi. Mà cũng có lẽ bởi tấm lòng tử tế của bà chị, tôi quyết tâm thôi không nằm khóc trên giường bệnh nữa, nhưng đứng dậy, tập đi lại những bước đi trong đời. Chiều chiều, tôi ra ngồi trên ghềnh đá, mắt dõi nhìn chân trời, hy vọng vợ tôi quay về lại với tôi. Tôi cứ ngồi như thế cho mãi tới khi bà chị dẵn con nhỏ cháu thò lò mũi xanh ra gềnh đá đánh thức tôi ra khỏi cơn mê,
— Thôi, đi về nhà, ăn cơm.
Nghe nói tới chữ nhà, tôi mủi lòng, nước mắt nước mũi dòng dòng, khóc như cha chết mẹ chết. Tôi thương tôi, thương vợ tôi đã bỏ xác trên mặt biển để tôi vẫn còn cái đầu trên mảnh hình hài tang thương. Tôi thương bà chị họ và đứa cháu gái cực nhọc vất vả vì thằng em điên có biệt danh “Ông khùng!”…
Bà chị tôi ái ngại,
— Nói cậu đừng giận. Chuyện cũ cũng đã hơn hai mươi năm rồi, thôi để cho mợ ấy yên nghỉ trên mặt biển đi. Cậu cứ mang vong linh mợ vào đời sống, chẳng trách chi số cậu cô quả.
Tôi nhìn bà chị, miệng lúng búng,
— Thôi đi bà nội…
— Chứ không phải sao? Hồi đó từ bên Mỹ, mợ ấy ngày nào cũng gọi phôn qua, khóc lóc nói với chị, “Chồng em yêu giấy hơn yêu vợ!”. Chị hỏi, “Sao vậy?”. Mợ ấy nói, “Thì chị cứ bay qua đây, tiền vé em lo hết cho. Chị qua đây đi, chị sẽ thấy liền. Anh ấy đi dạy học về là ngồi viết miết, hết chữ này đến chữ khác, hết trang giấy này đến trang giấy khác. Em hỏi tại sao anh cứ ngồi viết. Nhà em bảo bởi counselor nói phải viết để giải tỏa câu chuyện thuả xưa trên biển Đông. Em gặng hỏi anh ấy, ‘Câu chuyện thuả xưa trên biển Đông là câu chuyện nào? Nói cho em nghe đi mình, please’. Nhưng nhà em vẫn khăng khăng không chịu nói. Mà chị có biết câu chuyện trên biển Đông là câu chuyện chi hay không? Nếu chị biết, nói cho em nghe đi. Em năn nỉ chị đó! Mà chị ơi! Em chịu hết nổi rồi. Ngày mai, tụi em mang nhau ra tòa. Thà là em ở góa, chứ lấy chồng kiểu này, thà là không có chồng”.
Tôi cộ mắt nhìn bà chị họ, thầm phục cho đường dây ăng-ten của bả. Bà nội này đúng ra phải đi làm mật thám cho Pháp. Chuyện riêng tư vợ chồng nhà người ta mà bả biết hết trơn hết trọi.
Thấy tôi cộ mắt nhìn, nhưng không nói năng chi, bà chị không tha, buông thõng một câu,
— Cậu cứ vớ vẩn như vậy, hèn chi vợ con không có!
Tôi nổi sùng, muốn cự lộn với bả, bởi bà nội lại đụng tới vết thương lòng năm xưa. Nhưng nhớ tới những tô cháo thịt bò bầm với tiêu sọ rắc trên mặt thuả xưa, tôi nhịn bả, không nói năng chi. Nhưng tôi lại nhớ tới bà thầy bói trọc đầu thuả xưa. Bà nội ơi! Nói nhăng cuội không à. Ở đâu ra mà có đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu. Tôi đang ế độ, không vợ không con đây nè bà nội. Bây giờ mà gặp mặt, tôi hứa tôi sẽ đòi lại những đồng tiền đặt quẻ thuả xưa.
Bà chị lại nói,
— Thì thôi, cậu xem coi, thấy ai được, nói chị biết. Chị mang trầu cau sang nói chuyện với người ta.
Tôi cười nửa miệng, nói thầm thì cho một mình mình nghe,
— Thì dọn nhà từ Mỹ qua Úc cũng chỉ vì lý do này mà thôi. Bà nom nom cho tôi, xem coi có ai được, báo cho tôi biết để làm visa ở lại đất Kangaroo cho hết một đời cô quả, mồ côi vợ, mồ côi con...
Bà chị trợn mắt nhìn tôi, hốt hoảng,
— Cậu nói cái chi? Cậu nói cái chi mà mồ côi con?
Tôi nhìn bà chị, mắt đo đỏ lưng tròng. Chị tôi lập lại câu hỏi,
— Cậu nói cái chi mà mồ côi con?
Tôi đổ gục như cây khô, khóc nức nở, gục đầu vào vai chị tôi,
— Chị ơi, vợ em hồi đó đã có thai, hai tháng rồi…
Chị tôi ôm tôi, hai chị em cùng khóc. Nhìn những hạt nước mắt của hai chị em loang lổ nền nhà gạch nước Úc, tâm hồn tôi tự nhiên nhẹ tênh.
oOo
Chuông điện thoại trong phòng khách reo vang, tôi nhấc lên,
— Hello!
Đầu giây bên kia, tiếng nói vang vang,
— Bố!
Tôi lập lại,
— Bố?
Bên kia tiếp tục reo vang,
— Đúng là bố rồi!
Tôi nổi cục,
— Sorry, who is it?
— Bố ơi, con đây?
Tôi trợn mắt, sướng chưa, ở đâu mà tự nhiên lại lòi ra cái vụ, “Bố ơi, con đây”. Đầu giây bên kia, tiếng nói tên con trai tiếp tục oang oang,
— Bố, con đây. Thoại đây.
Tôi mất kiên nhẫn,
— Ơ hay! Thoại? Thoại nào?
— Vương Minh Thoại đây bố ơi. Con kiếm mãi mới có số điện thoại bố. Bố làm chi mà bỏ Mỹ đi tuốt sang bên Úc vậy?
Tôi lập lại cùng một câu hỏi,
— Xin lỗi anh! Thoại, Thoại nào vậy?
Tên con trai tiếp tục liến thoắng,
— Bố ơi, con Vương Minh Thoại, học lớp Việt Ngữ của bố trường trung học Andrew ở San Jose. Bố quên con rồi sao? Con học lớp bố năm 1995. Bố còn nhớ con không? Hồi đó con hay ngồi ở hàng ghế cuối, tới giờ Việt ngữ của bố là con ngủ gật thẳng cẳng. Bố tức, bố gửi con một mạch xuống văn phòng Bà Hiệu Trưởng… Bố quên con rồi hay sao?
Thôi! Tôi nhớ rồi. Thằng giặc này hồi đó phá phách ma chê quỷ hờn. Trong lớp học giờ Việt Ngữ, hắn ngồi gấp máy bay phóng lên trời. Chán, hắn ngồi gục đầu xuống bàn, ngủ tỉnh bơ trong lớp Việt Ngữ. Có lần, hắn còn dám nói với tôi,
— Bố già ơi, bên đây là Mỹ, không phải Việt Nam. Học tiếng Việt làm cái con mẹ gì? Bố về Việt Nam mà dạy Việt Ngữ, Lịch Sử.
Thế đấy, vậy mà giờ này hắn còn gọi điện thoại hỏi thăm bố già. Chịu, thiệt tình là không hiểu. Tên này, hồi đó là tui phạt hắn lia chia. Mà nói đúng ra, tôi ghét hắn thậm tệ. Thế mà hắn vẫn còn nhớ tới tôi. Tôi hỏi cho có chuyện để mà hỏi,
— Bây giờ em đang làm gì?
— Bố ơi, con đang dạy lớp Việt Ngữ tại trường trung học Andrew của bố con mình hồi xưa đó.
Tôi đưa tay lau lau những hàng nước mắt đang lăn dài hai bên má. Tên giặc hồi xưa giờ này lối gót bố già. Tôi bật miệng nói,
— Cám ơn em.
Tên con trai tiếp tục liến thoắng,
— Không, con phải cám ơn bố. Hồi đó bố hay phạt con, có lần bố cự con, “Cái mặt nhà cậu thì cả đời chỉ dốt tiếng Việt”. Bố biết không, tối đó, con về nhà, ghét bố vô cùng, ngày hôm sau con cầm đinh đâm lủng bánh xe hơi của bố. Con tức bố, bởi bố mắng con dốt! Ghét bố, con tự ái, con học tiếng Việt. Bố nhớ chuyện cổ tích Thủy Tinh Sơn Tinh, bố dạy tụi con trong lớp Lịch Sử hay không?
Tôi nhớ.
Tôi nhớ hết rồi.
Gần đây mưa trời đổ xuống đất Úc liên tục khiến cây cỏ thôi úa vàng, nhưng xanh tươi. Tên học trò thuả xưa hóa thành hạt nước mát lạnh từ trời cao tuôn đổ tưới mát tâm hồn điên loạn của tôi. Tự nhiên tôi tỉnh lại sau một khoảng thời gian dài ngủ mê với bóng ma của vợ và với đứa con còn trong bào thai.
Thôi, ngủ đi, ngủ yên đi, vợ anh. Em hãy mang đứa con hai tháng về cõi thiên đàng ngủ say giấc mộng. Anh xin lỗi em, hồi đó không bảo vệ được em và con của mình. Anh cám ơn em, em đã đưa thân mình ra để đầu anh không bị mã tấu chém rụng. Cám ơn em đã cho anh đứa con hai tháng. Cám ơn em đã chết đi để anh tiếp tục sống. Cám ơn em đã cho anh nếm đậm hương vị tình yêu và vị ngọt chung thủy.
Em về say ngủ cõi thiên,
Anh thôi ngớ ngẩn, thôi điên vì nàng.
Tôi hỏi lại tên con trai,
— Thoại ơi, gọi viễn liên qua Úc, có chuyện chi không em?
Bên kia đầu giây, tên con trai nói,
— Bố ơi, ngày mai Lễ Bố. Con gọi phôn chúc bố “Happy Father’s Day”.
Bên này đầu giây, tôi lại khóc sụt sùi, tôi lại lấy ngón tay lau lau nước mắt đang nhỏ giọt bên khóe mắt, nhưng lần này là những giọt nước mắt hân hoan,
— Cám ơn Thoại. Cám ơn, cám ơn…CON!
Trước khi gác phôn, thằng con tôi hét to,
— Bố ơi, “Happy Father’s Day”.
oOo
Tôi cự nự với ông thầy tử vi,
— Thầy coi đó, tôi không vợ không con, nhưng tại sao thầy cũng như bà thầy bói trọc đầu thuả xưa lại cứ nói đường tử tức của tôi vượng lắm.
Ông thầy tử vi nhìn tôi, vầng trán nhăn lại,
— Thầy nói cái chi? Ông giáo vẫn son sẻ, không vợ không con? Thế mà tại sao Lưu Niên lại nằm ở ngay Tử Tức nhỉ?
Ông thầy nhìn tôi, ánh mắt nghi ngờ,
— Nói thiệt tình là không phải, nhưng ông giáo có con rơi con rớt hay không?
Tôi lắc đầu quầy quậy,
— Son sẻ thì tôi không còn son sẻ nữa đâu. Con rơi con rớt thì tôi cũng không. Nhưng đúng là tôi không vợ không con, ngoại trừ đứa con mới nhận vờ (Câu chót, tôi nói thầm trong bụng).
Ông thầy tử vi cúi xuống, ngón tay bấm bấm, miệng lẩm nhẩm những câu kinh càn khôn khoa tử vi. Khoảng hai phút sau, ông thầy nói,
— Lạ lùng thật! Lá số tử vi của thầy, đường tử tức vượng lắm. Thầy phải ít nhất là đã sinh ra hơn mười hai người con.
Tôi muốn đưa tay sờ vào trán ông thầy, xem coi ông ấy có mát hay không. Nhưng tôi không dám, bởi kính lão viễn chi. Thấy cái mặt tôi tự nhiên trở nên ngớ ngẩn như người dở hơi, ông thầy tử vi e dè hỏi,
— Thầy có vẽ tranh như Tom Roberts, hay viết lách như J. Rowling không?
— Ơ! Ông thầy nói giỡn chơi! Ở nước Úc này, có mấy ông họa sĩ nổi tiếng cỡ như Tom Roberts? Người ta vẽ tranh Shearing the Rams, tiền triệu bỏ túi. Còn viết cỡ như J. K. Rowling thì lại càng không dám. Bà thần viết Harry Potter, kiếm tiền bạc tỉ. Làm sao mà mình dám so sánh.
Tôi nói nho nhỏ,
— Nhưng viết nhăng cuội thì cũng có tí ti…
Ông thầy tử vi vỗ cái đét vào đùi,
— Có thế chứ! Làm sao mà tôi đọc sai lá số tử vi cho được. Thầy có sao Hồng Loan chiếu mạng, cho nên chém chết cũng phải hai đời vợ. Trong lá số tử vi của thầy, sao Tử Tức nằm ngay cung mạng, thầy vượng về đường con cháu lắm. Tôi đoán bởi vì thầy viết nhiều. Thầy đừng có quên, sách vở, tất cả đều là con cái của thầy đó…
Nghe ông thầy tử vi nói, tôi o tròn miệng kinh ngạc. Mèng đéc ơi, cái bà thầy trọc đầu năm xưa và đứa cháu gái nói đúng quá. Đường tử tức của tôi vượng, bởi tôi ngồi viết vớ vẩn, hèn chi bà vợ thứ hai mang tôi ra tòa giơ tay chào tạm biệt; hèn chi số tôi cô quả mạng tôi cô độc, nhưng đường tử tức vẫn cứ vượng như thường.
Hay nhỉ! Đến là hay! Đời sống có nhiều điều, đến là khó hiểu!
Tôi thôi không còn cự nự bà thầy bói trọc đầu năm xưa nữa. Tôi hòa giải với bà thầy.
Hà Hùng Vương
Khoảng xưa nay
Trầm Thiên Thu
22:02 29/04/2014
Bốn mươi cái Khoảng-Bốn-Mùa (*)
Tháng xưa ngày ấy ngu ngơ ngậm ngùi
Bốn mươi cái Khoảng-Buồn-Vui
Mấy Vòng-Sinh-Tử, mấy ai khóc cười?
Bốn mươi năm, nửa đời người
Tóc quên xanh thấy lá rơi rụng nhiều
Đời người như một ngôi sao
Tốt, xấu sao nào? Ta vẫn là ta!
Đời người như một đóa hoa
Hoa nào đẹp, xấu? Vẫn là mình thôi!
Sinh ra để chết về Trời
Khóc cười, cười khóc, đủ đời trăm năm
Không thừa, không thiếu thời gian
Dù dài hay ngắn vẫn nên một đời
Bốn mươi cái Khoảng-Đất-Trời
Bụi tro một hạt giạt trôi diệu kỳ
Nhiệm mầu Tình Chúa lưu ly
Lòng Thương Xót Chúa bao la muôn đời
Con xin nửa khóc, nửa cười
Khóc khi chịu chết, vui hồi phục sinh
Hồng ân Chúa vẫn lung linh
Con xin cảm tạ Thiên Tình Giêsu
Xin thương một chuyến mịt mù
Cho con cập bến nơi Quê An Bình
(*) Khoảng-Bốn-Mùa = Một Năm
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Trăng
Nguyễn Hùng
22:08 29/04/2014
Ảnh của Nguyễn Hùng
Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh;
Lung linh bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
(Trích thơ của Xuân Diệu)
VietCatholic TV
Lễ Phong Thánh Cho Hai Vị Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolo II Phần I
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:03 29/04/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Thánh Cha Phanxicô vừa làm dấu thánh giá khai mạc buổi lễ.
Để tiện cho quý vị theo dõi buổi lễ chúng tôi xin lược thuật qua những phần chính của buổi lễ như sau, xen kẽ giữa những phần này là các bài thánh ca.
Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng Bộ Phong Thánh cùng các cáo thỉnh viên của án phong thánh sẽ tiến lên xin Đức Thánh Cha Phong Thánh cho hai vị là Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII và Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô II.
Phần quan trọng nhất trong lễ nghi ngày hôm nay sẽ diễn ra sau đó với việc Đức Thánh Cha Phanxicô long trọng đọc công thức Phong Thánh và tuyên bố hai vị Chân Phước Giáo Hoàng là Thánh.
Sau đó, các phần của Thánh Lễ ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa sẽ diễn ra như thường lệ.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Dưới đây là tiểu sử chính thức của hai vị Giáo Hoàng
1. Tiểu sử Đức Thánh Cha Gioan XXIII
Angelo Giuseppe Roncalli sinh ngày 25 tháng 11 năm 1881, tại Sotto il Monte, thuộc giáo phận và tỉnh Bergamo. Là con thứ tư của gia đình, ngài được rửa tội cùng ngày. Dưới sự dìu dắt của vị linh mục chính xứ xuất chúng, Cha Francesco Rebuzzini, ngài được đào tạo sâu sắc về phương diện Giáo Hội, một sự đào tạo sẽ nâng đỡ ngài trong lúc khó khăn và gợi hứng cho ngài trong các công tác tông đồ.
Ngài được thêm sức và rước lễ lần đầu năm 1889 và gia nhập chủng viện Bergamo năm 1892. Ngài tiếp tục học cổ điển và thần học tại đây cho tới năm thứ hai thần học. Mới chỉ là một thiếu niên 14 tuổi, ngài đã bắt đầu viết nhật ký thiêng liêng và lưu giữ chúng dưới nhiều hình thức khác nhau cho tới ngày qua đời. Sau này, tất cả các nhật ký này đã được gom lại thành cuốn Nhật Ký Của Một Linh Hồn. Chính tại nơi này, ngài bắt đầu thực hành đều đặn việc linh hướng. Ngày 1 tháng 3 năm 1896, vị linh hướng của Chủng Viện Bergamo, Cha Luigi Isacchi, ghi danh cho ngài gia nhập Dòng Ba Phanxicô; ngài khấn luật dòng này ngày 23 tháng 5 năm 1897.
Từ năm 1901 tới năm 1905, ngài theo học Giáo Hoàng Học Viện Rôma, nơi ngài được giáo phận Bergamo cấp học bổng cho các sinh viên ưu tú. Trong khoảng thời gian này, ngài hoàn tất một năm nghĩa vụ quân sự. Ngài được truyền chức linh mục ngày 10 tháng 8 năm 1904 ở Rôma, tại nhà thờ Santa Maria in Monte Santo in Piazza del Popolo. Năm 1905, ngài được cử làm thư ký cho tân giám mục của giáo phận Bergamo, là Đức Cha Giacomo Maria Radini Tedeschi. Ngài giữ vai trò này cho tới năm 1914, tháp tùng Đức Cha đi thăm viếng mục vụ và tham gia nhiều sáng kiến mục vụ khác như hội đồng giám mục, viết xã luận cho nguyệt san giáo phận tên là La Vita Diocesana (Sinh Hoạt Giáo Phận), đi hành hương và nhiều công trình xã hội khác nhau. Ngài cũng dạy các môn lịch sử, giáo phụ học và hộ giáo tại chủng viện. Năm 1910, khi duyệt lại qui chế của Công Giáo Tiến Hành, Đức Cha giáo phận trao cho ngài việc chăm sóc mục vụ cho các phụ nữ Công Giáo (phân bộ V). Ngài thường xuyên viết cho nhật báo Công Giáo của giáo phận Bergamo. Ngài cũng là một diễn giả cần mẫn, sâu sắc và hữu hiệu.
Đó là những năm ngài tiếp xúc sâu sắc với các vị thánh giám mục: Thánh Charles Borromeo (mà tác phẩm Atti della Visita Apostolica, được hoàn thành tại Bergamo năm 1575, sẽ được chính ngài phát hành sau này), Thánh Phanxicô de Sales và chân phúc Gregorio Barbarigo. Đó cũng là những năm tháng hoạt động mục vụ vĩ đại bên cạnh Đức Cha Radini Tedeschi. Khi vị này qua đời vào năm 1914, Cha Roncalli tiếp tục thừa tác vụ linh mục của mình trong vai trò giáo sư chủng viện và phụ tá linh hướng cho nhiều hiệp hội Công Giáo.
Khi Ý tham chiến vào năm 1915, ngài bị gọi thi hành nghĩa vụ quân sự trong tư cách trung sĩ quân y. Một năm sau, ngài trở thành tuyên úy quân đội, phục vụ tại các bệnh viện quân sự tại hậu phương, và phối hợp việc chăm sóc thiêng liêng và luân lý cho các binh sĩ. Lúc chấm dứt chiến tranh, ngài mở một Cư Xá Cho Các Sinh Viên và chính ngài cũng phục vụ làm tuyên úy cho sinh viên. Năm 1919, ngài được cử làm linh hướng cho chủng viện.
Năm 1921 đánh dấu giai đoạn hai trong cuộc đời của ngài: phục vụ Tòa Thánh. Được Đức Bênêđíctô XV triệu về Rôma làm chủ tịch hội đồng trung ương Hội Truyền Bá Đức Tin của Ý, ngài đi thăm nhiều giáo phận và nhiều giới truyền giáo có tổ chức của Ý. Năm 1925, Đức Piô XI cử ngài làm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Bulgaria, nâng ngài lên chức giám mục, hiệu tòa Areopolis. Ngài chọn khẩu hiệu giám mục là Oboedentia et Pax (vâng lời và bình an), một khẩu hiệu được dùng làm chương trình cho đời ngài.
Được phong chức giám mục ngày 19 tháng 3, năm 1925, ngài tới Sophia ngày 25 tháng 4. Sau đó, được cử làm Đại Diện Tòa Thánh đầu tiên tại Bulgaria, Đức Tổng Giám Mục Roncalli tiếp tục phục vụ tại đây cho tới năm 1934, thăm viếng các cộng đoàn Kitô Giáo và phát huy các mối liên hệ tương kính đối với các cộng đoàn Kitô Giáo khác. Ngài có mặt và cung cấp nhiều trợ giúp bác ái trong vụ động đất năm 1928. Ngài âm thầm chịu đựng các hiều lầm cũng như các khó khăn trong thừa tác vụ của mình. Ngài phát triển việc hiểu mình và niềm tự tin cũng như phó thác trong tay Chúa Kitô chịu đóng đinh.
Ngày 27 tháng 11 năm 1934, Ngài được cử làm Đại Diện Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Trách nhiệm mới của ngài bao trùm một khu vực khá rộng. Giáo Hội Công Giáo hiện diện nhiều cách tại Cộng Hòa non trẻ Thổ Nhĩ Kỳ; Cộng Hòa này đang trong diễn trình đổi mới và tự tổ chức. Thừa tác vụ của ngài đối với người Công Giáo khá đòi hỏi và ngài được tiếng trong cung cách kính trọng của ngài và trong việc đối thoại với người Chính Thống Giáo và Hồi Giáo. Lúc Thế Chiến Hai bùng nổ, ngài đang có mặt tại Hy Lạp, lúc ấy đang bị chiến trận tàn phá. Ngài tìm cách thâu lượm tin tức về tù binh chiến tranh và ra tay cứu sống nhiều người Do Thái bằng cách phát hành nhiều chiếu khán quá cảnh cho họ. Ngày 6 tháng 12 năm 1944, ngài được Đức Piô XII cử làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Paris.
Trong những ngày cuối cùng của chiến tranh và trong những ngày đầu của hòa bình, Đức TGM Roncalli trợ giúp các tù binh chiến tranh và góp tay phục hồi ổn định cho sinh hoạt của Giáo Hội Pháp. Ngài thăm viếng các đền thờ của Pháp và tham dự các lễ lạy bình dân cũng như các biến cố tôn giáo có ý nghĩa hơn. Ngài chăm chú, khôn ngoan và đáng tin trong cách tiếp cận với các sáng kiến mục vụ mới do các linh mục và giám mục Pháp đưa ra. Ngài không ngừng tìm cách nhập thân tính đơn giản của Tin Mừng, cả khi phải đương đầu với những vấn đề ngoại giao phức tạp nhất. Ý muốn trở thành linh mục luôn nâng đỡ ngài trong mọi hoàn cảnh. Lòng đạo đức sâu sắc của ngài được phát biểu rõ ràng trong các thời điểm cầu nguyện và suy ngắm.
Ngày 12 tháng 1 năm 1953, ngài được tấn phong Hồng Y và ngày 25 tháng 1, ngài được cử làm Thượng Phụ Venice. Ngài hân hoan được tận hiến quãng đời sau cùng của ngài cho thừa tác vụ mục vụ trực tiếp, một nguyện vọng ngài luôn trân quí trong đời linh mục. Ngài là một mục tử khôn ngoan và đầy sinh lực, sẵn sàng bước theo chân các vị giám mục thánh thiện mà ngài hằng ngưỡng mộ: Thánh Lorenso Giustiniani, thượng phụ tiên khởi của Venice và thánh Piô X. Càng có tuổi, ngài càng tín thác nơi Chúa Kitô, trong bối cảnh một thừa tác vụ tích cực, mạnh dạn và đầy hân hoan.
Sau khi Đức Piô XII qua đời, ngài đựợc bầu làm giáo hoàng ngày 28 tháng 10 năm 1958, lấy tông hiệu là Gioan XXIII. Trong 5 năm làm giáo hoàng, ngài xuất hiện với thế giới như là hình ảnh đích thực của Người Chăn Chiên Tốt Lành. Khiêm nhường và hiền lành, tháo vát và đảm lược, đơn sơ và luôn tích cực, ngài đảm nhiệm nhiều công trình bác ái phần xác và phần hồn, thăm viếng tù nhân và người bệnh, chào đón người thuộc mọi quốc gia và tôn giáo, biểu lộ một cảm thức phụ tử tuyệt diệu với mọi con người. Huấn quyền xã hội của ngài chứa đựng trong thông điệp Mẹ và Thầy (1961) và Hoà Bình Tại Thế (1963).
Ngài triệu tập công đồng Rôma, thiết lập Ủy Ban Duyệt Xét Bộ Giáo Luật, và triệu tập Công Đồng Vatican II. Là giám mục Rôma, ngài đi thăm các giáo xứ và các nhà thờ trong trung tâm lịch sử và các khu ngoại thành. Nơi ngài, dân chúng nhận ra sự phản ảnh của benignitas evangelica (lòng nhân hậu của tin mừng) nên đã gọi ngài là “vị giáo hoàng nhân hậu”. Một tinh thần cầu nguyện sâu sắc luôn nâng đỡ ngài. Là sức mạnh lèo lái đứng đàng sau phong trào canh tân Giáo Hội, ngài nhập thân sự bình an của một người luôn tín thác hoàn toàn nơi Chúa. Ngài cương quyết tiến bước trên con đường phúc âm hóa, đại kết và đối thoại, và biểu lộ một quan tâm phụ tử muốn vươn tay ra cho tất cả những con cái cơ cực nhất.
Ngài qua đời tối ngày 3 tháng 6 năm 1963, ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, trong một tinh thần phó thác sâu xa cho Chúa Giêsu, tha thiết được nằm trong vòng tay Người, và được bao bọc bằng lời cầu nguyện của toàn thế giới; dừng như cả thế giới đang quây quần cạnh giường ngài để cùng ngài thở hơi thở yêu thương Chúa Cha.
Đức Gioan XXIII được Đức Gioan Phaolô II phong chân phúc ngày 3 tháng 9 năm 2000 tại quảng trường Thánh Phêrô, trong Năm Đại Thánh 2000.
2. Tiểu sử Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
Karol Józef Wojtyla, được bầu làm giáo hoàng ngày 16 tháng 10 năm 1978, sinh tại Wadowice, Ba Lan, ngày 18 tháng 5 năm 1920.
Ngài là con thứ ba trong số ba người con của ông Karol Wojtyla và bà Emilia Kaczorowska, người đã qua đời năm 1929. Anh trai của ngài là Edmund, một y sĩ, qua đời năm 1932, và cha ngài, ông Karol, một viên hạ sĩ quan của lục quân, qua đời năm 1941.
Lên 9, ngài được rước lễ lần đầu. Và lên 18, ngài được thêm sức. Sau khi tốt nghiệp trung học tại Wadowice, ngài ghi danh học tại Đại Học Jagellonian ở Krakow năm 1938.
Khi lực lượng chiếm đóng của Quốc Xã đóng cửa trường đại học vào năm 1939, Karol làm việc trong một hầm đá và sau đó trong nhà máy hóa chất Solvay (1940-1944) để kiếm kế sinh nhai và tránh khỏi bị phát vãng qua Đức.
Cảm nhận mình được kêu gọi làm linh mục, năm 1942, ngài bắt đầu theo học đại chủng viện chui của giáo phận Krakow, do Đức TGM Adam Stefan Sapieha điều khiển. Trong thời gian này, ngài là một trong những người tổ chức ra Ban Kịch Sống Động, hoạt động trong bóng tối.
Sau chiến tranh, Karol tiếp tục việc học tại đại chủng viện mới được mở lại, và tại trường thần học của Đại Học Jagellonian cho tới khi được thụ phong linh mục tại Krakow ngày 1 tháng 11 năm 1946. Sau đó, tân linh mục Wojtyla được Đức HY Sapieha gửi tới Rôma, nơi ngài đậu bằng tiến sĩ thần học năm 1948. Ngài viết luận án về đức tin như đã được hiểu trong các tác phẩm của Thánh Gioan Thánh Giá. Lúc còn học ở Rôma, ngài dành kỳ nghỉ làm mục vụ cho các các di dân Ba Lan ở Pháp, ở Bỉ và ở Hòa Lan.
Năm 1948, Cha Wojtyla trở về Ba Lan và được cử làm phó xứ tại nhà thờ Niegowic, gần Krakow, và sau đó tại nhà thờ Thánh Florian ở trung tâm thành phố. Ngài là tuyên úy đại học cho tới năm 1951, lúc ngài đi học triết học và thần học một lần nữa. Năm 1953, Cha Wojtyla trình luận án tại ĐH Jagellonian về việc có thể đặt cơ sở cho đạo đức học Kitô Giáo trên hệ thống đạo đức của Max Scheller. Sau đó, ngài trở thành giáo sư thần học luân lý tại Đại Chủng Viện Krakow và tại phân khoa thần học của ĐH Lublin.
Ngày 4 tháng 7 năm 1958, Đức Piô XII cử Cha Wojtyla làm giám mục phụ tá của giáo phận Krakow, hiệu tòa Ombi. Đức TGM Eugeniusz Baziak tấn phong ngài tại Nhà Thờ Chính Toà Wawel (Krakow) ngày 28 tháng 9 năm 1958.
Ngày 13 tháng 1 năm 1964, Đức Phaolô VI của Đức Cha Wojtyla làm Tổng Giám Mục Krakow và sau đó, ngày 26 tháng 6 năm 1967, ngài được phong Hồng Y.
Đức Cha Wojtyla tham dự Công Đồng Vatican II (1962-1965) và đưa ra nhiều đóng góp có ý nghĩa trong việc soạn thảo hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng. Ngài cũng tham dự 5 kỳ họp của Thượng HỘi Đồng Giám Mục trước khi được bầu làm giáo hoàng.
Ngày 16 tháng 10 năm 1978, Đức HY Wojtyla được bầu làm giáo hoàng và ngày 22 tháng 10, ngài bắt đầu thừa tác vụ của ngài như là Mục Tử của toàn thể Giáo Hội.
Đức Gioan Phaolô II thực hiện 146 cuộc tông du tại Ý, và trong tư cách Giám Mục Rôma, ngài thăm 317 trong tổng số 322 giáo xứ Rôma. Các cuộc tông du quốc tế của ngài lên tới 104; các cuộc tông du này nói lên quan tâm mục vụ thường hằng của Người Kế Nhiệm Thánh Phêrô đối với mọi Giáo Hội.
Các văn kiện chính của ngài bao gồm 14 thông điệp, 15 tông huấn, 11 tông hiến và 45 tông thư. Ngài cũng viết 5 cuốn sách: Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng (10/1994); Hồng Phúc và Mầu Nhiệm: Kỷ Niệm Lần Thứ 15 Tôi Được Thụ Phong Linh Mục” (tháng 11 năm 1996), Tranh Ba Bức Rôma: Suy Niệm Trong Thi Ca (tháng 3, 2003), Đứng Dậy, Nào Ta Lên Đường (Tháng 5, 2004) và Ký Ức Và Bản Sắc (tháng 2, 2005).
Đức Gioan Phaolô II cử hành 147 lễ phong chân phúc, trong đó, ngài đã phong chân phúc cho 1,338 vị, và cử hành 51 lễ phong thánh cho tất cả 482 vị. Ngài triệu tập 9 mật nghị viện Hồng Y, trong đó ngài tấn phong Hồng Y cho 231 vị (và 1 vị in pectore). Ngài cũng chủ tọa 6 phiên họp toàn thể Hồng Y Đoàn.
Từ năm 1978, Đức Gioan Phaolô II triệu tập 15 phiên họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới: 6 phiên khoáng đại thông thường (1980, 1983, 1987, 1990, 1994 và 2001), 1 phiên khoáng đại bất thường (1985) và 8 phiên đặc biệt (1980, 1991, 1994, 1995, 1997, 1998 [2] và 1999). Ngày 3 tháng 5 1981, một vụ mưu sát Đức Gioan Phaolô II đã diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô. Được bàn tay từ mẫu của Mẹ Thiên Chúa cứu chữa, sau một kỳ dưỡng thương dài tại bệnh viện, ngài đã tha thứ cho kẻ mưu toan sát nhân và, vì ý thức rằng mình đã lãnh nhận một hồng ân vĩ đại, nên ngài đã tăng cường các cam kết mục vụ của ngài một cách quảng đại anh hùng.
Đức Gioan Phaolô II cũng đã biểu lộ quan tâm mục vụ của ngài qua việc thiết lập khá nhiều giáo phận và giáo hạt, và qua việc công bố các bộ giáo luật cho các Giáo Hội La Tinh và Đông Phương, cũng như Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Ngài công bố Năm Cứu Chuộc, Năm Thánh Mẫu và năm Thánh Thể cũng như Năm Đại Thánh 2000 để cung cấp cho Dân Thiên Chúa những trải nghiệm thiêng liêng hết sức nồng đậm. Ngài cũng lôi cuốn giới trẻ bằng cách khởi sự cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Không có vị giáo hoàng nào khác từng gặp gỡ nhiều người như Đức Gioan Phaolô II. Hơn 17 triệu 6 trăm nghìn khách hành hương đã tham dự các buổi yết kiến chung vào ngày thứ Tư (tổng cộng 1,160 buổi). Đó là chưa tính các buổi yết kiến đặc biệt cũng như nhiều nghi thức tôn giáo khác (hơn 8 triệu khách hành hương nguyên trong Năm Đại Thánh 2000). Ngài gặp hàng triệu tín hữu trong các cuộc viếng thăm mục vụ tại Ý và trên khắp thế giới. Ngài cũng tiếp nhiều viên chức các chính phủ tới yết kiến, trong đó, có 38 cuộc viếng thăm chính thức và 738 cuộc yết kiến và gặp mặt các quốc trưởng, cũng như 246 cuộc yết kiến và gặp mặt các vị thủ tướng.
Đức Gioan Phaolô II qua đời tại Tông Điện lúc 9 giờ 37 đêm thứ Bẩy, ngày 2 tháng Tư năm 2005, hôm vọng Chúa Nhật Áo Trắng (in albis) hay Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, mà chính ngài thiết lập. Ngày 8 tháng Tư, lễ an táng ngài cách long trọng đã được cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô và xác ngài được chôn cất trong hầm Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Đức Gioan Phaolô II được Đức Bênêđíctô XVI, vị kế nhiệm cận kề của ngài và là người cộng tác được ngài trân quí trong tư cách tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, phong chân phúc tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 1 tháng 5 năm 2011.
3. Nghi thức phong Thánh
Sau khi cộng đoàn kết thúc kinh cầu các thánh, Đức Thánh Cha đọc:
Lậy Chúa nhân từ, xin nghe lời dân Chúa cầu xin và xin chiếu dọi ánh sáng Thần Linh Chúa vào tâm trí chúng con, để việc phụng thờ của chúng con làm đẹp lòng Chúa và cho Giáo Hội được thêm phát triển. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Giờ đây, Đức Hồng Y Angelo Amato và các cáo thỉnh viên tiến đến trước Đức Thánh Cha và thưa cùng ngài
Trọng Kính Đức Thánh Cha,
Giáo Hội Mẹ Thánh tha thiết khẩn xin Đức Thánh Cha ghi vào sổ bộ các Thánh hai vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II để các ngài có thể được kêu cầu như thế bởi tất cả các tín hữu Kitô.
Đức Thánh Cha đáp:
Anh chị em thân mến,
Chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha toàn năng nhờ Chúa Giêsu Kitô và nhờ sự chuyển cầu của Đức Mẹ và tất cả các Thánh xin Ngài đoái thương nâng đỡ quyết định long trọng chúng ta sắp thực hiện.
Lạy Chúa, chúng con xin Chúa đoái thương nhận lời cầu của dân Ngài để việc phụng thờ của chúng con làm đẹp lòng Chúa và cho Giáo Hội được thêm phát triển. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Giờ đây, Đức Hồng Y Angelo Amato thưa cùng ngài lần thứ hai
Trọng Kính Đức Thánh Cha,
Được củng cố bởi lời đồng thanh cầu nguyện, Hội Thánh tha thiết khẩn xin Đức Thánh Cha ghi vào sổ bộ các thánh những người con sau của Giáo Hội:
Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II
Đức Thánh Cha đáp:
Anh chị em thân mến,
Chúng ta hãy cầu khẩn cùng Thánh Thần Chúa, Đấng ban sự sống, để Ngài soi sáng cho tâm trí chúng ta và Chúa Kitô không để cho Giáo Hội của mình phạm sai lầm trong một vấn đề có tầm quan trọng như thế này.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cộng đoàn đang cùng hát bài Veni, Creator Spiritus – Thánh Thần Hãy Xin Ngự Đến
Sau bài hát, Đức Hồng Y Angelo Amato thưa cùng Đức Thánh Cha lần thứ ba
Trọng Kính Đức Thánh Cha,
Giáo Hội thánh thiện, tin tưởng vào Lời Chúa hứa sẽ gửi đến trên Giáo Hội Thần Khí của Sự thật, Đấng trong mọi thời đại giữ cho Huấn Quyền tối thượng khỏi những sai lầm tha thiết khẩn xin Đức Thánh Cha ghi vào sổ bộ các thánh những vị sau đã được Giáo Hội chọn:Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II
Giờ đây, Đức Thánh Cha long trọng đọc công thức phong thánh.
Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, để phát huy đức tin Công Giáo và củng cố đời sống Kitô hữu, với quyền lực của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô và của riêng tôi, sau khi đã suy nghĩ chín chắn, cũng như đã nhiều lần cầu xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa, đã tham khảo ý kiến của nhiều Chư huynh Giám mục, tôi quyết định tuyên bố:
Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII và Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô II
là Thánh và được ghi vào sổ bộ các Thánh và truyền rằng các vị tôn kính như vậy bởi toàn thể Giáo Hội.
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen
Đức Hồng Y Angelo Amato đáp:
Trọng kính Đức Thánh Cha, nhân danh Hội Thánh con cảm ơn Đức Thánh Cha đã công bố điều này và khiêm tốn thỉnh cầu ngài truyền rằng một tông thư liên quan đến hành động phong Thánh này được thảo ra.
Đức Thánh Cha bày tỏ sự đồng thuận.
Đức Hồng Y Angelo Amato tiến lên trao đổi cái hôm bình an với Đức Thánh Cha
Thánh lễ Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót đã được tiếp tục với Kinh Vinh Danh.