Ngày 30-04-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
05:28 30/04/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời

“Người em gái đứng im trong hồi lâu”
“Tôi ngập ngừng lòng muốn nói đôi câu.”

(Văn Phụng – Suối Tóc)

(Mt 6: 33)

Những lúc ngồi buồn rảnh rỗi, bần đạo thường hay nghĩ ngợi viển vông, mông lung, thấy rằng mình cũng từng ”ngập ngừng lòng muốn nói đôi câu”, với bầu bạn. Về nhiều thứ. Về cái hay, cũng như cái dở của bần đạo, để bạn bè biết mà xa lánh. Chí ít là dạo gần đây, bần đạo không những chỉ ít nói mà còn hay quay về với tật xưa thói cũ, cứ là truy tầm/lục lọi những tâm tình nhè nhẹ trong xấp dĩa nhạc nằm ẩm mốc trên ngăn kệ. Truy và tầm, để còn tìm ra ba câu hát làm nhẹ mát cõi đời tất bật, rất từ lâu.

Qua truy tầm, bần đạo lại bất chợt nhận được ơn lành ở giòng chảy rất nhẹ của người nghệ sĩ thân thương nay khuất bóng. Thân thương người nghệ sĩ luôn nở nụ cười trong sáng khi ông chơi nhạc đệm cho vợ hiền mình đứng hát khúc nhạc thướt tha một giòng chảy đầy ý nghĩa:



“Xin cho suối nước non ngàn tìm đến nhau.

Như chúng ta đôi lần hàn gắn thương yêu.”

(văn Phụng – bđd)



Hôm nay, bần đạo lại cũng “tìm đến nhau” với đám bầu bạn thân quen còn khá ít, không chỉ để “hàn gắn (những) thương yêu”, mà là trao cho nhau những khoảnh khắc rất riêng tây, hầu tiếp nối đôi ba tình tự nghe rất nhẹ như ca từ đầy tình tứ, ở bên dưới:



“Lòng tôi muốn viết lên đôi vần thơ.

Hay cung đàn cùng nét bút tranh hoa.

Xin em biết nhé cho tình hai chúng ta.

Trong ý thơ, cung đàn và suối tóc mơ.”

(Văn Phụng – bđd)



“Viết lên đôi vần thơ” cho nhiều người trong chúng ta, có nét bút. Cung đàn. Cùng tranh hoa, suối tóc nhẹ và cũng mềm như cuộc tình của đôi lứa, rất riêng tây. Niềm riêng đó có thể là tâm tình của bạn bè từng xa rời tình thơ, nay vẫn thấy dẫy đầy ở ngoài đời hay trong Đạo! Tình thơ người nghệ sĩ viết, có còn thấy ở nơi thiên nhiên êm đềm mà tác giả, từng diễn tả?



“Tôi muốn đưa em qua miền giòng núi xanh.

Chúng ta cùng thăm con suối dịu êm.

Nhưng thiên nhiên không êm như tóc huyền.

Nhưng Thu qua không trong như đôi mắt em.”

(Văn Phụng – bđd)



Chao ôi, là đời người. Một đời từng đưa dẫn người em thân yêu đến tận chốn miền vẫn rất xanh, để thăm con suối dịu êm mà chỉ thấy mỗi “Thu không trong như đôi mắt em” hiền hoà, kể cũng lạ. Còn lạ hơn, ở chỗ: người đời hôm nay cũng từng mời bạn và mời tôi, ta hãy về với thiên nhiên mà thưởng thức những giây phút có Trời, có đất có tất cả tình tự ấm êm, dịu hiền như nghệ sĩ bảo:



“Tìm cho thấy liễu xanh-xanh lả lơi

Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai.

Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai.

Tôi với em một đêm Thu êm ái…”

(Văn Phụng – bđd)



À thì ra, nghệ sĩ nhà mình vẫn muốn “tìm cho thấy liễu xanh xanh lả lơi” nơi thiên nhiên có núi miền đều rất xanh. Hay nơi nào đó, có “hình bóng ai trong khoé mắt rất u hoài người em thương yêu dạt dào suối tóc trong xanh, hiền lành. Óng ả. “Tìm cho thấy Liễu Xanh – Xanh Lả Lơi” là việc của nghệ sĩ ngoài đời. Thế nhà Đạo hôm nay, có “tìm cho thấy Liễu Xanh – Xanh Lả Lơi” ở đâu không? Hay vẫn cứ ngơ ngẩn tìm Người ở chốn Nhà thờ/nhà thánh, đáng kính chăng?

Xét cho kỹ, hẳn người người rồi cũng thấy dân con Đạo mình vẫn cứ tìm và cứ kiếm “Liễu Xanh – Xanh Lả Lơi” ở nơi tôn nghiêm chốn Nhà Thờ. Nhà thờ, hiểu theo nghĩa những dinh và thự nguy nga cõi phụng thờ mà thôi, nhưng còn là Hội của các thánh hiền lành, công chính. Thánh thiện.

Còn nhớ, có lần Thày Chí Thánh vẫn nhắc nhở dân con/đồ đệ của Ngài, rằng:



“Trước hết hãy tìm kiếm Nước

và đức công chính của Người,

còn những thứ khác,

Người sẽ thêm cho.”

(Mt 6: 33)



Khẳng định của Đức Chúa từng gợi hướng dẫn đoàn người dấn bước thăng trầm theo chân Ngài về muôn lối, chốn thánh thiêng. Hôm nay, lời dặn ấy vẫn vang vọng khắp muôn nơi mà sao thánh Hội Đạo mình vẫn cứ tìm và cứ kiếm “Nước” ở đâu đó trong khi Nước đó cứ sờ sờ ngay trước mắt, mà không thấy. Thời bây giờ, “Liễu Xanh – Xanh Lả Lơi” đâu còn đóng khung cô lập một mình ở khuôn viên phụng thờ, nào đâu nữa mà “tìm cho thấy”. Đấy rồi xem.

Giả như người người có thấy và có gặp, cũng chẳng nhận ra “hình bóng ai” trong khoé mắt u hoài của người em vào những “Đêm thu êm ái”. Dù đàn em người người có tìm đến nhau, có gặp và có thấy “Liễu Xanh – Xanh Lả Lơi” cũng chợt nhận ra rằng;



“Người em gái đứng tim trong hồi lâu,

Tôi ngập ngừng lòng muốn nói đôi câu.”

(Văn Phụng – bđd)



Nói cho cùng, tìm “hình bóng ai” hay đích thực là tìm Hội (rất) thánh dân con của Chúa, tức Hội của Đấng Thánh Nhân Hiền nay không trụ trì ở chốn miền có “suối nước non ngàn”, để “hàn gắn thương yêu”, nữa. Nhưng các đấng bậc hiền lành và rất thánh nay đã bay về chốn thị thành nhiều hơn trước. Bởi thế nên, muốn “tìm cho thấy Liễu Xanh – Xanh Lả Lơi”, người người chớ nên tìm ở chốn miền thờ tự, ở đâu đâu. Bởi, chốn phụng thờ có “giòng núi xanh” hôm nay chỉ còn thấy các đấng cao niên ngoan hiền đà rỗi rảnh, cũng rất thưa. Thưa hơn thời trước, rất nhiều. Hội (của các) thánh nay không còn tụ vào một chỗ, rất khô khan, buồn chán. Thiếu nhựa sống, nữa.

Còn nhớ, khi xưa chốn miền có “giòng núi xanh”/”suối nước non ngàn” là thánh Hội ở thời đầu, lại đã khác. Khác một điều, như thể khi xưa thánh Phaolô Tông đồ từng bỏ công đến chốn thị thành mà giảng về Đức Kitô, rồi qui tụ các tân tòng gom lại làm thành Thân Mình Chúa, tức Nước trời ở trần gian.

Khi ấy, thành viên làm thành “Nước” của Thiên Chúa đã tụ hội, đều coi thánh hội như một thế giới mới được Chúa hoá giải, nhờ Đức Kitô Đấng hiền lành, “dịu êm” khuyên mời mọi người đến với Ngài. Và, các thánh như Phaolô Tông đồ đều đã rời xa chốn phồn hoa đô hội để tìm chốn miền có “giòng núi xanh”, chốn đạo lành, mà ủy thác cho lãnh đạo cộng đoàn trông nom chăm sóc, thế giới Nước Trời.

Thế giới Nước Trời rất mới của các ngài trong Thánh Hội bây giờ, nằm rải rác ở đây đó, chốn đời thường Nước của Chúa ở trần gian, không cứng ngắc đóng trụ ở xứ đạo nghe nhiều kinh kệ, chứ đâu bằng hành động “dịu êm”, có suối mát. Hội (của các) thánh hôm nay lại đã sinh hoạt rải rác ở chốn miền có suối nước. Có “Liễu Xanh – Xanh Lả Lơi”, hằng tỏ hiện.

Chẳng thế mà, xã hội trời Tây hôm nay vẫn bình chân như vại khi thấy xứ đạo mình nay cứ thờ ơ, vắng lạnh. Chẳng ai đến. Ở chốn miền nhiều sinh hoạt hấp dẫn, Nước Chúa ở trần gian xem ra muốn đi dần vào chốn dân gian tục trần, hơn là tự đóng khung mình ở chốn vắng xưa cổ. U uẩn. Buồn tẻ.

Nếu hỏi người trẻ hôm nay, đâu là Nước của Thiên Chúa có niềm vui dân dã chốn Thiên Đường, chắc chắn họ sẽ trỏ cho người hỏi biết chốn/miền sinh hoạt chuyên lôi cuốn đám người thích vui chơi. Hát hò. Nhảy nhót. Chứ đâu nào bó gối ngồi lầm lì ở hàng ghế đứng ngồi có lớp lang. Đàng hoàng. Có quá đáng chăng, nếu cứ bảo: Nhà thờ, Hội thánh hoặc giáo xứ mai ngày lại sẽ xuất hiện ở đâu đó chốn tục trần có niềm vui dân dã, không hề dứt.

Có kẻ hỏi: phải chăng đó là nhà trường. Người lại bảo: đúng ra, là phố chợ. Nhà hát. Cung thể thao. Nơi bọn trẻ đùa giỡn với trò chơi trên màn hình, hoặc di động. Đó, có thể là trang blogs, Facebook, Twitter. Hay, cùng lắm ở tại nhà. Có bạn bè/người thân, rất quây quần! Nhất nhất, là chốn “êm đềm” để người người già/trẻ trai gái đến đó mà tụ họp, mặt đối mặt. Tay cầm tay. Hay, dắt nhau đi vào “mạng nối kết”. Thứ mạng những móc nối và liên kết nhau bằng thông tin “êm đềm”. Nhiều san sẻ. San cho nhau, tình thương yêu chân chất, rất đùm bọc. Sẻ với nhau, cảnh huống để sống rất hợp thời. San và sẻ, những là của dư/của để, mà cho đi. Cho, cả vật chất. Tài năng. Kiến thức rộng/hẹp. Cho đi và san sẻ, theo đúng ý nghĩa mà Đấng Thánh Nhân Hiền từng nhủ khuyên.

Thế đó, là tư tưởng bộc phát, khi người nghệ sĩ hát lại ca từ ở đầu bài:



“Tôi muốn đưa em qua miền giòng núi xanh.

Chúng ta cùng thăm con suối dịu êm.”

(Văn Phụng – bđd)



Dĩ nhiên, nghệ sĩ ngoài đời hay đấng bậc trong Đạo, chẳng dám đánh bạo khuyên nhủ người nghe đi vào chốn miền đầy những núi, chẳng thấy được giòng suối róc rách. Chỉ thấy lao xao, rộn rạo những lời và lời khô khan. Cứng ngắc. Rất xin xỏ.

Nếu quan niệm Nước Trời, là chốn miền để dân con Chúa tập họp nguyện cầu, thiết tưởng cũng nên nhớ lại lời dặn dò của Thày Chí Thánh, còn vang vọng mãi hôm nay:



“Còn các anh,

khi nguyện cầu, hãy vào phòng đóng cửa lại

và nguyện cùng Cha của các anh,

Đấng có mặt cả những nơi kín đáo.

Và Cha của các anh, Đấng thấu suốt cả nơi kín đáo,

sẽ hoàn trả cho các anh.”

(Mt 6: 5-6)



Nguyện cầu nơi nhà Đạo, muốn tươi vui hấp dẫn tuổi trẻ, cũng nên thêm vào các ý/từ ấy, lời thơ giòng nhạc mà nghệ sĩ trên từng nhắc nhở:



“Xin em biết nhé cho tình hai chúng ta,

Trong ý thơ, cung đàn và suối tóc mơ.”

(Văn Phụng – bđd)



“Tình hai chúng ta”, hay tình Chúa với tình người, vẫn nằm gọn trong ý thơ. Giòng nhạc có lời cầu. Có cả cung đàn mềm như suối tóc và “suối tóc” xưa mà nhà nghệ sĩ thân thương khi xưa từng trân trọng. Là, “suối nước” cần mang đến cho mọi người. Cả người ngoài, ở đời cũng như trong Đạo.

Để diễn rộng “ý thơ” và giòng chảy có lời cầu tha thiết giống “suối tóc” ở trên, cũng nên minh hoạ thêm bằng đôi ba nhận xét ý nhị. Trong sáng. Không mang tính kể lể nhưng rất dễ nể, sau đây:



“Vào mùa đông, người người thường thấy hàng đàn vịt trời bay thành hình chữ V, xa đến cả trăm dặm từ Bắc xuống Nam, mà không mỏi cánh, trùng chân đến rã rời.



Tìm hiểu duyên do tại sao lại có chuyện đó, các nhà khoa học mới khám phá ra rằng: vịt trời bay theo đàn là có những qui luật hợp quần rất đáng nể. Nể, về tính tương thân tương trợ của thọ tạo. Nể, về tính chất tập thể rất đỡ nâng của chúng.



Mỗi khi vịt bầy vẫy cánh tung bay, chúng thường tạo thành luồng gió quyện vào nhau và tạo thành hấp lực nâng các chú vịt bay sát cạnh. Xem như thế, khi bay theo đội hình chữ V, con nọ nương vào hấp lực của con kia. Nhờ đó, chúng có thể bay nhẹ nhàng hơn và gia tăng khả năng bay được độ dài gần gấp đôi.



Với loài người, cũng không khác là bao. Nếu người người có cùng chí hướng mà tìm cách hợp quần thành nhóm hội, cộng đoàn để nương nhau mà sống hoặc sinh hoạt, hẳn sẽ đạt được mục tiêu cao hơn.



Thứ đến, khi chú vịt nào rời xa khỏi đội hình mình đang có, nó sẽ thấy đuối sức vì phải tự lực cánh sinh, nên càng phải cố gắng trở lại đội hình mình đang bay, có thế mới nương vào hấp lực của những con bay ở phía trước. Con người cũng thế, nếu người người biết kết đoàn, tay nắm tay thân thương xiết chặt hàng ngũ, không xa rời nhóm hội/cộng đoàn mình hợp tác, vẫn lợi thế hơn mọi cung cách riêng tư, xé lẻ.



Chỉ riêng chú vịt đầu đàn là không hưởng được hấp lực của chúng bạn cùng phi hành, nên nó dễ mệt. Khi nó mệt, lập tức sẽ phải trở xuống nương vào đội hình mình, để con khác khoẻ mạnh hơn sẽ bay vào vị trí dẫn đầu. Cứ như thế, đội hình của chúng sẽ nương nhau mà hợp sức, đâu cũng tới. Trong nhóm hội/cộng đoàn của loài người cũng thế. Vai trò lãnh đạo cộng đoàn phải thay luôn, tuỳ tình thế. Có rập theo tinh thần yêu thương nương tựa là đặc trưng của dân con Đạo Chúa, có tương thân tương ái và hợp lực, mới có thể tồn tại lâu dài và sống sót.



Trong hành trình bay theo độ, đàn vịt thường kêu lên thành tiếng kêu oang oác là để thúc giục nhau bay theo một tốc độ, đã định sẵn. Trong nhóm hội, tập thể của loài người cũng thế. Người người phải biết nhắc bảo nhau giữ vững tinh thần hay thắt chặt tình thân người đồng loại. Có thế, mới kéo dài sức lực, mà chống trả mọi buồn chán, ngã lòng. Trong quân ngũ, khi duyệt binh song hành, quân nhân các cấp thường lên tiếng đếm bước một hai hoặc hát lên bài đồng ca nào đó, để đoàn quân đi có thể bước đều theo nhịp quân hành, mà tiếp tục.



Khi có chú vịt trời bị đau ốm hoặc thương tích phải rời đội hình đang bay, sẽ có hai chú vịt đồng hành rời bầy để bay theo mà nâng đỡ, bảo vệ. Hai chú tháp tùng sẽ bay cạnh chú vịt đau yếu cho đến khi chú kia tự bay một mình hoặc rơi xuống đất chết tuột, hai chú tháp tùng kia mới bỏ chú vịt bị nạn, để kịp lướt theo đoàn bay.



Nghĩ về tinh thần đồng đội và qui luật đỡ nâng của đàn vịt, hẳn người người sẽ nhận ra nơi đó một bài học thiên nhiên/đất trời ban tặng mà xử sự với nhau, theo tinh thần mà Đấng Tạo Dựng, từng bảo ban.” (phỏng theo “Chicken Soup for the Soul)



Nhìn bày vịt trời thao tác thành đội hình có nâng và có đỡ, hẳn là bạn phiếm lại sẽ liên tưởng đến cảnh tình Nước Trời Hội thánh đang cần đỡ nâng, bằng tình yêu. Có như thế, người nhà Đạo rồi cũng tìm ra “Liễu Xanh – Xanh Lả Lơi”, trong đời mình. Bởi, đỡ nâng/giùm giúp luôn là chất keo sơn gắn dính tình cộng đoàn, ở mọi nơi. Chí ít, là nhà Đạo.

Thẩm định như thế, nay mời bạn và mời tôi, ta đi vào kết cục của chuyện phiếm, bằng đề nghị cuối, rằng: dù ở chốn miền có “giòng núi xanh” có “tìm cho thấy Liêu Xanh – Xanh lả lơi” hay không, cũng nhớ “hình bóng ai” mà người người nghĩ đến, sẽ như lời bạt từ nghệ nghĩ:



“Xin cho suối nước non ngàn tìm đến nhau.

Như chúng ta đôi lần hàn gắn thương yêu.”

(Văn Phụng – bđd)



Một khi đã hàn gắn thương yêu rồi, thì cũng đâu cần điều gì khác cho mình và cho nhau nữa, hỡi bạn hiền!



Trần Ngọc Mười Hai

Không chỉ mong muốn cộng đoàn Nước Trời

sẽ hàn gắn thương yêu chỉ một lần rồi thôi.

Nhưng vẫn làm thế, bây giờ và mãi mãi.

Suốt đời.



“Có lần tôi thấy một người đi,”



“chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì.

Chân bước hững hờ theo bóng lẻ,

một mình làm cả cuộc phân ly.”

(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)



Lc 24: 35-38



Thấy người đi hôm ấy, nhà thơ cứ ngỡ mình làm cuộc “phân ly”. Biết Chúa đã sống lại, nhà Đạo lại ngờ rằng: đó không phải. Vì nghĩ không phải, nên mới hững hờ. Thờ ơ. Tranh cãi.



Trình thuật thánh Luca, nay đưa ra luận cứ về điều mà nhiều thành viên Hội thánh xem ra vẫn cãi tranh, giành giựt mọi thắng lợi để thuyết phục người người chấp nhận lý lẽ mình đưa ra.



Về sống lại, nhiều sự kiện xảy đến với Chúa, không theo hướng quen thuộc, nên nếu người người sử dụng ngôn ngữ bình thường để suy nghĩ, sẽ thấy cũng khó mà tin. Khó, nhưng đó là việc có thật, từng xảy đến. Chúa sống lại, tuy gây dao động, nhưng đã tạo cho mọi người xác tín rằng niềm tin chính là quà tặng Chúa ban để mọi người có dịp suy nghĩ. Suy và nghĩ, những gì xảy đến với Chúa, rất hợp tình. Hợp lý. Chẳng nghi nan.



Xét bề ngoài, ta thấy nhiều việc xảy đến với Chúa xem ra khá mâu thuẫn. Nên trên thực tế, không phải ai ai cũng đều công nhận Chúa đã sống lại làm người thường. Nhưng, nếu Ngài lại bằng cách mặc lấy xác phàm làm người thường, thì sau đó, chắc Ngài sẽ phải chết thêm lần nữa. Sự thật, không phải thế. Trình thuật hôm nay, thánh Luca mô tả việc Chúa đến đồng hành với môn đệ bằng hình hài ta thấy và sờ chạm được bằng chân tay, nhưng không thể tưởng tượng được là: Ngài sẽ phải chết, thêm lần nữa. Thật ra, không thể có chuyện như thế. Điều, thánh Luca kể ở Tin Mừng, là để nói lên ý nghĩa nào đó mà nhiều vị gọi là truyện “Đường Emmaus, hành trình với môn đệ”.



Về thể lý, một khi đã chết rồi, thì những gì là xác thân hoặc vật thể vũ trụ, đều rữa nát. Vỡ tan. Không ai có thể trở lại sống với xác thân có xương thịt vẹn toàn như khi trước. Chẳng người nào lại có thể duy trì cùng một xác thân, suốt miên trường. Khi đã chết rồi, mà lại tái sinh với nguyên vẹn hình hài như khi trước, thì đó chỉ có thể là vòng chuyển luân, luẩn quẩn hết kiếp này đến kiếp khác, khoanh tròn quanh thành vòng quay sống-chết/chết-sống, không lối thoát.



Truyện hai môn đệ hướng về thành đô Giêrusalem được thánh Luca ghi chép, còn để nói lên rằng: Đức Giêsu được đồ đệ nhận ra Ngài đích thực là Đức Chúa Ngôi Hai, vẫn tồn tại với mọi người. Ngài chẳng là quỉ ma hiện hồn theo qui cách của người thật. Nhưng, Ngài hiển hiện qua hình hài sao đó, rất sống động (Mc 16: 12). Ở đây nữa, khi viết Tin Mừng Phục Sinh, thánh Luca tập trung nhấn mạnh vào điểm, bảo rằng: Chúa tỏ cho mọi người thấy hình hài của Ngài theo qui cách rất khác, nên khi gặp lại Ngài, đồ đệ thấy mình sợ hãi, đến khiếp kinh (Lc 24: 37). Vì kinh khiếp, nên đồ đệ mới nói năng những điều chẳng có nghĩa. Theo nhà chú giải Kinh thánh Herbert McCabe, thì: khi đồ đệ gặp Thầy Chí Ái, các thánh cứ tưởng Thầy là Vị đồng hành chẳng hề quen biết. Kịp đến khi Thầy nhắc lại toàn bộ chi tiết về lịch trình cứu độ, các thánh mới vỡ lẽ ra đó là Thầy.



Xem thế thì, Phục Sinh là điều mà người phàm xác thịt chúng ta chẳng thể nghiệm ra bằng lý lẽ của đời thường, để kiểm chứng. Bởi, dù biết Chúa sống lại thật, các thánh vẫn không coi đó như một chứng cứ hiển nhiên, tợ khi Ngài còn sống. Nhận biết hình hài Chúa rất nhãn tiền, điều đó có nghĩa: các thánh đã có động thái tin-yêu rất khác thường, trong cuộc sống. Và, đây là thực tại chỉ xảy đến với những người cũng trỗi dậy như Chúa và với Chúa bằng niềm xác tín yêu thương của người vẫn tin. Tin, theo qui cách và ý nghĩa khác. Khác ra sao, đó là vấn đề. Là, sự thực. Thực ra sao? Cũng nên suy xét.



Trở về với lập trường chú giải của các tổ phụ thuộc Giáo hội Đông phương thời tiên khởi, như: Thượng phụ Origen, Grêgôriô thành Nyssa… khi gọi sự việc gì là ‘cảm nhận linh thiêng’, các ngài có ý nói về cảm xúc thiêng liêng, sốt sắng. Điều mà các đấng bậc trên nói đến, có ý bảo rằng: tất cả chúng ta đều mang trong người cung cách yêu thương có nhận thức sự vật mà não-bộ-thần-kinh-thuộc-mé-trái không thể lĩnh nhận.



Nhờ yêu thương như thế, con người ‘định hình’ sự vật thành những ảnh hình như do chính mình tạo ra. Làm như thế, là để tác tạo thực thể như mọi người vẫn làm cho chính mình, nơi phần sâu thẳm của con người. Làm như thế, là để nhận thức rằng: thực thể ấy có thật. Vượt quá phạm vi và qui cách của ảnh hình. Nói theo ngôn từ triết học, thì các triết gia gọi đó là “tiềm thức”. Coi đó là giòng chảy sống, rất diệu kỳ. Là, sờ chạm thế giới nguyên uỷ không hư nát, mà thường ra, ta không sống ở trong đó.



Nhận thức sự vật như thế, giống hệt cảm giác thấy được ‘lửa ngọn’ rực cháy trong người mình. Lửa rực cháy, khiến mình sống yêu thương, hạ mình. Thúc bách mình sống bừng sáng luôn tiến về phía trước. Có tiến như thế, mới cảm nhận được ‘lửa ngọn bùng bừng’ đang trào dâng với mức độ rất mới mẻ. Khác thường. Có kinh nghiệm từng trải rồi, người người sẽ nhận ra cuộc sống lại thực sự đang dâng trào nơi con ngưòi mình.



Đó là cung cách mà dân con đồ đệ dám sử dụng thơ văn như chưa từng làm, và cũng chẳng ai nghĩ tới để diễn tả tình huống Chúa Phục Sinh hiện hình với dân con của Ngài, thật như thế. Có thể nói, các thánh đã sờ chạm Chúa. Cảm nhận được nhịp đập nơi tim mạch cùng vết thương đầy máu của Ngài. Thấy được Thầy mình bẻ bánh rồi cầm lên ăn. Các thánh không thể quên được vị ngọt nơi bánh thánh Thầy trao tặng. Tự thân, các thánh đều biết rõ chính Thầy là Đấng đã bẻ bánh phân phát cho người nghèo hèn, rất đói kém. Tương lai mai ngày, rồi ra các ngài cũng sẽ tạo nên thơ/văn như thế để kể về Thầy đến với mình, nơi nào đó. Thầy đến để bẻ bánh, ban phát tình thương yêu nồng thắm, cho chúng nhân.



Thực tế là như thế. Nhưng ngày nay, điều đáng buốn là rất nhiều tín hữu Đức Kitô cứ khăng khăng tin rằng thân xác Chúa trỗi dậy với cuộc sống theo hình thức rất thể lý. Rất nghĩa đen. Và, họ coi đó như thực tại duy nhất, không bàn cãi nữa. Buồn hơn nữa, lẽ đáng ra, ta phải hiểu Phục Sinh nhiều hơn thế. Nếu hiểu Phục Sinh chỉ là Chúa hiện diện với hình hài xác thể như khi trước thôi, tức là ta tự mình để luột mất ý nghĩa chính đáng, của nhiệm tích có thực. Buồn biết bao, khi nhiều người/nhiều vị vẫn lên án các đấng bậc nào khác nhận thức Chúa sống lại theo kiểu cách thơ văn mà thánh Luca viết theo dạng dụ ngôn, hay sao đó. Buồn nhiều cả, là: các vị không nghe và không thấy giòng chảy thi ca/âm nhạc vẫn tiềm tang ẩn mình ở trong đó. Thực tại Sống Lại rất thật. Thật, một cách đích thực.



Quả thật, Chúa sống lại THỰC. Ngài khiến ta THỰC THỤ sống lại với tình thương. Như bao giờ.

Trong tâm tình đó, tưởng cũng nên ngâm nga tiếp nguồn thơ/văn của thi sĩ trên, còn viết tiếp:





“Có lần tôi thấy một bà già

Đưa tiễn con đi, trấn ải xa

Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng

Lưng còng đổ bóng, xuống sân ga.”

(Nguyễn Bính – Những Bóng Người Trên Sân Ga)





“Thấy một bà già” hay thấy nhiều bà mẹ còn đó bóng hình đổ trên sân ga cuộc đời, là thực tại. Thấy lưng bà còng. Thấy bóng hình chờ con của bà “sống lại” rồi chợt đến để sẻ bánh/chia cơm, mà sống thực. Thực tình sống cõi đời đầy yêu thương, như Chúa dạy. Suốt miên trường. Đó cũng là ý nghĩa và tác động của thơ văn, trong đời.





Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch.
 
Nguyện cầu
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
16:32 30/04/2011
Cầu nguyện là tâm sự với Chúa. Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống. Thánh Marcô viết: Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống (Mc. 12,17). Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu thì luôn luôn muốn kết hợp và chia xẻ. Tình yêu luôn đi tìm đối tượng yêu. Tình yêu của Thiên Chúa được in dấu trong trái tim con người. Con người tìm hướng về nguồn tình yêu. Tình yêu mời gọi tình yêu. Chúng ta nói rằng chúng ta yêu mến Thiên Chúa mà lại không đến với Người là chúng ta nói dối. Yêu nhau là muốn gắn bó, ở gần và tâm sự với nhau. Cầu nguyện là một cách thế chúng ta liên kết với Chúa trong tình yêu.

Chúng ta có thể cầu nguyện trong mọi tình huống của cuộc đời. Thiên Chúa hiện diện khắp nơi trong vũ trụ tự nhiên và trong con người. Tình yêu của Thiên Chúa không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Chúng ta có thể cầu nguyện với Chúa bất cứ khi nào và chỗ nào. Tình yêu Chúa như biển bao la và tình yêu của chúng ta ví như giọt nước hòa trong biển cả. Chúng ta sẽ được ngụp lặn trong biển tình. Cầu nguyện là ý thức Chúa đang hiện diện với chúng ta qua mọi hoàn cảnh sống, qua người thân yêu và qua chính những biến cố buồn vui của cuộc đời. Cầu nguyện là gặp gỡ Chúa như chúng bắc một chiếc cầu nối liền hai bờ bằng lời nguyện. Cầu nối kết giữa Thiên Chúa và chúng ta.

Cầu nguyện thế nào? Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên cùng Chúa để ngợi khen, chúc tụng, cảm tạ và xin ơn. Có rất nhiều khi chúng ta rút bớt sự cầu nguyện bằng việc xin ơn. Chúng ta nhìn Chúa như ông chủ giầu có và đại lượng. Chúng ta cứ xin hết ơn này đến ơn khác theo ý muốn của chúng ta. Thật tốt lành khi chúng ta xin điều lành, điều thánh cho mình và cho người khác. Chúng ta luôn tin tưởng vào lòng nhân hậu của Chúa sẽ đáp lời cầu. Chúa nhắn nhủ chúng ta rằng: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho (Mt. 7,7-8). Nhưng rồi chúng ta xin điều gì? Tìm cái gì? Gõ cửa xin gì? Điều chúng ta xin có cần thiết cho phần rỗi của chúng ta hay không? Nhớ rằng Chúa Giêsu đã dậy: Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được (Mt. 6,24).

Chúng ta cần cầu nguyện luôn như Chúa Giêsu đã dậy: Đức Giêsu dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí (Lc.18,1). Cầu nguyện như hơi thở. Cầu nguyện là nhu cầu của đời sống tâm linh. Sự cầu nguyện cần thiết như cá cần sống trong nước. Chúng ta sống trong tình yêu vô bờ của Thiên Chúa. Cầu nguyện là ở lại với Chúa. Tâm sự với Chúa. Thưa truyện với Chúa. Cầu nguyện là hòa nhập trong tình yêu Chúa. Cầu nguyện để giúp chúng ta được làm sáng danh Chúa và vâng theo thánh ý Chúa. Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ càu nguyện: Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: "Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển (Mt. 6,9)

Chúng ta hãy cầu nguyện khi gặp những gian truân thử thách và đau khổ. Chúa hứa rằng: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt. 11,28). Cầu nguyện khi gặp thiên tai, mất mùa, đói khát và chán nản thất vọng. Chúng ta cứ chạy đến với Chúa tìm nguồn trông cậy ủi an: Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được (Mt. 21,22). Thiên Chúa là Cha nhân từ và độ lượng. Chúa không bỏ rơi những ai cậy trông vào Chúa. Khi cầu nguyện, chúng ta không cần phải nói nhiều lời, Thiên Chúa thấu tỏ lòng của chúng ta muốn gì và Chúa sẽ ban ơn cho chúng ta theo lòng nhân hậu Chúa. Không phải bất cứ điều gì chúng ta xin là Chúa phải đáp ứng ngay. Chúa Giêsu dậy rằng: Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời (Mt. 6,7).

Cầu nguyện không phải là lộ diện cho người ta thấy mà khen. Hai người yêu nhau, họ không cần phải tỏ tình công khai ngoài đường phố. Họ có những nơi kín đáo để tỏ lộ tâm tình và chia xẻ tâm sự. Cầu nguyện với Thiên Chúa cũng thế, chúng ta cần có những tâm tình chiêm niệm và riêng tư tâm sự với Chúa, Đấng thấu tỏ mọi sự. Chúa Giêsu dạy: Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh (Mt. 6,6).

Chính Chúa Giêsu đã có nhiều lần đến nơi hoang vắng và cầu nguyện với Chúa Cha. Các Thánh sử đã ghi nhận Chúa Giêsu thường đi vào nơi hoang vắng để nguyện cầu: Người lui vào nơi hoang vắng mà cầu nguyện (Lc. 5,16; Mt. 14,23; Lc. 6,12). Tuy sống và làm việc cùng với các môn đệ, Chúa Giêsu vẫn chọn cho mình những giây phút riêng tư để kết hợp với Cha của Ngài. Thánh Marcô viết: Sau khi từ biệt các ông, Người lên núi cầu nguyện (Mc. 6,46)

Cần có thái độ khiêm nhượng trong khi cầu nguyện. Chúa Giêsu đã kể cho chúng ta hình ảnh hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái và một người thu thuế. Một kẻ thì khoe khoang kể lể đủ điều, còn kẻ khác thì đấm ngực ăn năn xin ơn tha thứ. Chúa đã khen người có lòng khiêm hạ, Ngài nói: Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên (Lc. 18,14).

Cầu nguyện với tất cả khả năng của con người. Cầu nguyện bằng ngũ quan bao gồm thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và cảm giác. Cầu nguyện được cảm nhận qua mọi hành động. Có khi chúng ta ngồi lặng yên ngắm nhìn Chúa. Chúng ta chiêm niệm sự thật sâu thẳm nơi trái tim Chúa bị đâm thâu. Có khi chúng ta nghe lời kinh, nghe khúc nhạc, nghe lời cầu nguyện và có khi chúng ta lắng nghe tiếng Chúa âm thầm mời gọi tự đáy tâm hồn. Có khi chúng ta thưởng thức những hương hoa thơm nồng của cung thánh và những mùi hương kinh ngào ngạt dâng lên Thiên Chúa qua khói trầm nghi ngút bay.

Cầu nguyện cho chúng ta được hưởng nếm những hương vị yêu thương qua Bí Tích Thánh Thể như những gịot suối nước ân tình. Chúng ta được lãnh nhận những vị ngọt ngào êm dịu của Lời Hằng Sống. Cảm nhận những xúc động, những run rẩy, những ngây ngất trong tâm trí và thân xác. Những giọt nước mắt ăn năn và những cảm xúc từ đáy tâm hồn được tỏ lộ trong khi cầu nguyện. Chúng ta được liên kết chặt chẽ với Chúa và hòa nhập trong tình yêu Chúa.

Những ân huệ của cầu nguyện giúp chúng ta bớt đi mọi sự dữ, bớt hận thù, bớt chiến tranh, bớt ghen tương, bớt tham lam, bớt ích kỷ, bớt giân hờn, bớt hoang phí, bớt chơi bời, bớt cộc cằn, bớt nói hành, nói xấu, bớt dèm pha và bớt lười biếng. Cầu nguyện làm cho chúng ta vơi bớt đi những hiềm thù và khích bác. Chúa dậy chúng ta rằng: Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em (Lc. 6,28)

Khi cầu nguyện thì tâm hồn của chúng ta sẽ thuộc về Chúa. Chúng ta sẽ được liên kết với Chúa, liên đới với nhau, được cùng chung với cộng đoàn, được lắng đọng, được mọi sự lành, được tha thứ và được yêu thương. Cầu nguyện sẽ đem lại sự bình an, thánh thiện, hòa thuận, an vui, thư thái và lãnh nhận hồng ân. Những ân thiêng sẽ giúp chúng ta sáp nhập với Chúa như cành nho dính vào thân cây nho. Chúng ta sẽ sinh nhiều hoa trái tốt lành.

Chúng ta phải cầu nguyện luôn để vững tâm vào Chúa. Có nhiều khi chúng ta chán nản vì chúng ta cầu mãi mà chẳng được và xin hoài mà Chúa chẳng đáp lời. Chúng ta chỉ muốn được thêm phần lợi cho chúng ta. Biết rằng trước khi chúng ta xin điều gì, Thiên Chúa đã biết lòng mong ước của chúng ta. Có những điều không sinh lơi cho đời sống tinh thần, Chúa sẽ cho chúng ta những ơn khác cao trọng hơn. Chúa luôn nhắc nhở các tông đồ hãy cầu nguyện luôn, vì chúng ta biết rằng nhu cầu của thân xác sẽ đòi hỏi nhiều hơn nhu cầu của tinh thần: Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối."(Mc. 14,38).

Có muôn ngàn cách thế giúp chúng ta cầu nguyện liên kết với Chúa. Chúng ta có thể cầu nguyện chung hay cầu nguyện riêng. Cầu nguyện với cộng đoàn nhiều người hay với một nhóm người. Có thể đọc kinh ngoài miệng hoặc thầm thĩ trong lòng. Cầu nguyện có thể bằng hát thánh ca hay xướng thánh vịnh. Cầu nguyện có thể là suy gẫm và lắng nghe lời Chúa. Điều quan trọng của việc cầu nguyện là chúng ta dìm đắm trong sự hiện hữu và quan phòng của Thiên Chúa. Chúng ta có thể cầu nguyện mọi nơi mọi lúc: Khi thức dậy, khi ăn, khi lái xe, khi đi dạo, khi đi học, khi đi làm, khi về nhà, khi đi ngủ, khi dự lễ…cầu nguyện là luôn luôn đặt mình trước sự hiện diện của Chúa.

Học theo gương cầu nguyện nơi Chân Phước Gioan Phaolô II. Ngài là con người cầu nguyện. Một ngày 7 lần trong các giờ kinh nguyện và thánh lễ. Ngài cầu nguyện liên lỉ và có khi nằm sấp giang tay hàng giờ trước Nhà Tạm. Hằng đêm Ngài cầu nguyện lâu giờ trước Thánh Thể Chúa. Ngài kết hợp mật thiết với Chúa, nên Ngài dám làm tất cả vì danh Chúa. Ngài luôn mời gọi chúng ta: Đừng sợ!

Tham dự thánh lễ là sự kết hợp mật thiết với Chúa cách tốt nhất. Chúng ta sẽ được sống trong bầu khí của cộng đoàn dân Chúa, được chung lời ca tiếng hát, được xưng thú tội lỗi, được ơn tha thứ và cầu chúc bình an cho nhau. Hơn nữa, chúng ta được lắng nghe lời Chúa và được tham dự vào tiệc Thánh Thể. Chúng ta được rước Chúa ngự vào lòng, tuy dù chúng ta không xứng đáng. Chúa đến với chúng ta và ban nguồn sinh lực dồi dào.

Lạy Chúa, chúng con nguyện xin cho Danh Chúa luôn cả sáng và Nước Chúa trị đến. Xin cho chúng con sống trong bình an và gặp mọi sự may lành. Xin đừng để chúng con rơi vào cạm bẫy của ma qủy. Xin ban sức mạnh để chúng con kiên tâm vững bước theo Chúa cho đến cùng.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:49 30/04/2011
NGƯỜI THÔNG MINH CỦA NGƯỜI NGU
N2T

Có một người cầm một cây trúc dài đi vào thành, khi đến cổng thành thì anh ta dựng đứng đi vào, nhưng cổng thành quá thấp; vác ngang cây tre đi vào, nhưng cổng thành lại quá hẹp; đem cây tre bẻ làm đôi thì lại cảm thấy tiếc, do đó đứng trước cổng thành phân vân khó xử.
Người bên đường nhìn thấy bèn đi tới nói với anh ta:
- “Cách đây mười dặm có một vị tên là Lý Tam Lão, ông ta là người thông mình của chúng tôi, anh nên đi thỉnh giáo hỏi ông ta, để ông ta giúp anh tìm ra một phương pháp”.
Lời vừa nói ra thì đúng lúc Lý Tam Lão cỡi lừa đi tới, mọi người đều đi đến phía trước. Khi đến phía trước thì nhìn thấy ông ta ngồi trên mông con lừa mà cỡi, mọi người đều hỏi ông ta:
- “Tại sao không ngồi trên lưng lừa, cỡi trên mông lừa là có ý gì ?”
Lý Tam Lão dùng ngón tay chỉ sợi dây cương, thong thả nói:
- “Các ông coi sợi dây cương này quá dài”.

Suy tư:
Người cầm cây tre không vào cổng thành được vì không chịu suy nghĩ, nên bị coi là ngu; người được người khác cho là thông minh thì lại ngồi trên mông con lừa mà cỡi, lý do là vì sợi dây cương quá dài ! Người vác cây tre và người cỡi trên mông lừa cả hai đều là người không chịu suy nghĩ, chỉ cần vác dọc cây tre thì vào thành dễ dàng, và chỉ cần thâu sợi dây cương ngắn lại thì sẽ ngồi ngay ngắn trên lưng lừa...
Cây tre dài thì giống như người ăn rồi, ngồi ngẫm nghĩ moi móc chuyện của người khác để có dịp là bêu xấu, nhất là những người ấy có ảnh hưởng hơn mình; sợi dây cương dài thì giống như người có chút ít kiến thức nhưng óc kiêu ngạo thì cao hơn cả trời, nên cứ tìm cách để chê bai bêu xấu người khác để hạ bệ họ trước mặt người khác khi không có họ tại đó...
Sự thông minh không chỉ giới hạn ở một người, và không chỉ một mình mình có mà thôi, nhưng mỗi người đều được Thiên Chúa ban cho sự thông minh khác nhau, người này thông minh về lãnh vực này, người khác thông minh về lãnh vực kia, không phải để chê bai nhau, nhưng là để bổ sung cho nhau, để xây dựng ngôi nhà Giáo Hội và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn theo như ý của Thiên Chúa.
Trong cuộc sống không có ai là người ngu cả, chỉ có những người tự cho mình là tài cao học rộng mới cho người khác là ngu mà thôi. Coi chừng, Thiên Chúa không thích như thế đâu, vì tất cả mọi người đều là do Ngài dựng nên.
Ai hiểu thì hiểu !
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:50 30/04/2011
N2T

45. Người đi trên vách núi cheo leo dù không rơi xuống vực, thì thường thường run rẫy lo sợ mà rơi xuống vực thẳm. Cũng vậy, người không trốn tránh tội lỗi mà trái lại còn tiếp xúc với nó, thì lòng sợ hãi cả ngày, vả lại thường không tránh khỏi rơi vào sa đọa.

(Thánh John Chrysostom)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến 150 ký giả truyền thanh truyền hình Âu Châu
LM Trần Đức Anh OP
08:48 30/04/2011
CASTEL GANDOLFO - ĐTC Biển Đức 16 cổ võ các ký giả truyền thanh truyền hình thông tin đúng đắn và cổ võ sự đối thoại, hòa bình và phát triển giữa các dân tộc.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 30-4-2011 tại Castel Gandolfo dành cho 150 ký giả quốc tế tham dự Đại hội lần thứ 17 của Liên hiệp Âu Châu Truyền Thanh và Truyền hình, tổ chức tại Đài Vatican trong những ngày qua, nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Liên Hiệp.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến sự cởi mở của Giáo Hội Công Giáo đối với các phương tiện truyền thông và “người ta có thể nói rằng toàn thể giáo huấn của Giáo Hội trong lãnh vực này, từ các bài diễn văn của Đức Piô 12 cho đến các văn kiện của Công đồng chung Vatican 2, và các sứ điệp gần đây của tôi về các kỹ thuật số mới mẻ, đều có một sắc thái lạc quan, hy vọng và thiện cảm chân thành đối với những người dấn thân trong những lãnh vực này để phục vụ cộng đoàn nhân loại và góp phần vào sự tăng trưởng hòa bình của xã hội”.

ĐTC ghi nhận trong lãnh vực truyền thông xã hội cũng có nhiều khó khăn và rủi ro. Trong bối cảnh này ngài bày tỏ mối quan tâm của Giáo Hội trước tình trạng trong xã hội ngày nay, các giá trị cơ bản để mưu ích cho nhân loại bị lâm nguy, dư luận quần chúng thường bị ngỡ ngàng và chia rẽ. Ngài nói: “Anh chị em biết rõ những quan tâm của Giáo Hội về vấn đề tôn trọng sự sống con người, bảo vệ gia đình, nhìn nhận những quyền đích thực và khát vọng chính đáng của các dân tộc, những chênh lệch do sự chậm tiến gây ra, nạn đói tại nhiều nơi trên thế giới, việc đón tiếp người di dân, nạn thất nghiệp và an sinh xã hội, những nạn nghèo mới và tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội, sự kỳ thị và vi phạm tự do tôn giáo, việc giải trừ võ trang và tìm kiếm giải pháp ôn hòa cho các cuộc xung đột..”

ĐTC kêu gọi các ký giả mỗi ngày hãy nuôi dưỡng quần chúng bằng sự thông tin đúng đắn và quân bình, và thảo luận sâu rộng để tìm những giải pháp tốt đẹp nhất được nhiều người đồng thuận về những vấn đề trên đây trong một xã hội đa nguyên. Ngài nói: “Công tác trên đây đòi phải có sự lương thiện nghề nghiệp, đúng đắn và tôn trọng, cởi mở đối với những viễn tượng khác, sáng suốt trong việc xử lý các vấn đề, tự do đối với các hàng rào ý thức hệ và ý thức sự phức tạp của cac vấn đề. Đây thực là một sự kiên nhẫn tìm kiếm “chân lý thường nhật”, diễn tả các giá trị trong cuộc sống và hướng dẫn tốt đẹp hơn con đường của xã hội” (SD 30-4-2011)
 
Mỹ: Kết quả thăm dò cho thấy công chúng ngưỡng mộ ĐTC Gioan Phaolô II
Phạm Kim An
08:52 30/04/2011
Mỹ: Kết quả thăm dò cho thấy công chúng ngưỡng mộ ĐTC Gioan Phaolô II

New Haven, bang Connecticut (Mỹ) – Kết quả một cuộc khảo sát mới đây do Hội Hiệp sĩ Columbus thực hiện, cho thấy rằng cả người Công giáo và người ngoài Công Giáo ở Mỹ ngưỡng mộ ĐTC Gioan Phaolô II rất nhiều, và mọi người tin rằng việc phong chân phước cho Ngài ngày 1-5 là sự công nhận thích đáng cho đời sống và công lao của Ngài.

Ông Carl Anderson, Thượng Đại Hiệp, chủ tịch tổ chức huynh đệ và từ thiện công giáo, nói: “Không phải là ngạc nhiên khi người dân Mỹ - người mà ĐTC Gioan Phaolô II đã gặp gỡ nhiều lần - nghĩ rằng thật thích hợp để phong Chân phước cho Ngài”.

Cuộc thăm dò của Hội Hiệp sĩ Columbus, với sự hợp tác của Viện Công luận Dòng Marist, đã đặt câu hỏi với 1.274 người lớn chia ra hai nhóm: người Công giáo và người không Công giáo.

Kết quả cho thấy rằng 78% người Mỹ, và 98% người Công giáo, có ít là một sự ngưỡng mộ nào đó với ĐTC Gioan Phaolô II. Đa số của mỗi nhóm người – 55% của mọi người Mỹ và 82% của mọi người Công giáo Mỹ - nói rằng họ có mức độ ngưỡng mộ “lớn” hoặc “tốt” cho các thành tích của Ngài.

Gần 60% dân Mỹ, và hơn 80% người Công giáo nói rằng họ xem ĐTC Gioan Phaolô II là một trong số các ĐTC giỏi nhất trong lịch sử Giáo hội Công giáo.

75% người Mỹ, 90% mọi người Công giáo và 94% người Công giáo giữ đạo tốt đều đồng ý rằng Ngài xứng đáng hưởng vinh dự được phong Chân phước, bước cuối cùng trước khi được phong thánh.

Hơn 40% mọi người Mỹ, 87% người Công giáo, nói rằng tân Chân phước Giáo hoàng đã có ảnh hưởng nào đó đối với đời sống thiêng liêng của họ. Gần hai phần ba của tất cả người Mỹ còn nhớ nhiều chuyến đi thăm của Ngài tới Mỹ, và 46% người Mỹ đã xem truyền hình trực tiếp lễ tang của Ngài hồi năm 2005.

Ông Anderson, người đã từng làm việc chặt chẽ với cố Giáo hoàng và giúp thiết lập Viện ĐTC Gioan Phaolô II Nghiên cứu Hôn nhân và Gia đình ở Washington, nói: “Ngài là một Giáo hoàng của lịch sử thật sự. Ngài đã thăm hơn một chục thành phố của Mỹ trong thời giáo hoàng của Ngài, và rõ ràng đã để lại một dấu ấn có ý nghĩa vào tinh thần và đời sống thiêng liêng của người dân Mỹ".

Cố Giáo Hoàng, nay được gọi là Chân phước Gioan Phaolô II, được phong Chân phước ngày 1-5. Một phái đoàn Hội Hiệp sĩ Columbus Mỹ, trong đó có Thượng Đại Hiệp Anderson, đến Roma dự lễ phong Chân phước, mang theo một bộ sưu tập thư từ của người trẻ Mỹ hâm mộ Giáo hoàng, và sẽ đặt các thư này lên mộ của Ngài. (CNA/EWTN News 26-4-2011)

Phạm Kim An
 
Philippines: Khách hành hương tuôn đến ngôi nhà ĐTC Gioan Phaolô II
Nguyễn Trọng Đa
08:56 30/04/2011
Philippines: Khách hành hương tuôn đến ngôi nhà ĐTC Gioan Phaolô II

Bulacan - Bản sao ngôi nhà thời niên thiếu của ĐTC Gioan Phaolô II tại Marilao, tỉnh Bulacan, là một điểm thu hút nhiều người đến xem, trước lễ phong Chân phước cho Ngài ở Roma.

Bản sao của ngôi nhà thời niên thiếu của ĐTC Gioan Phaolô II, đúng y như ngôi nhà gốc ở Wadowice, Ba Lan, trở thành địa điểm thu hút khách hành hương trong mấy ngày trước lễ phong Chân phước cho Ngài ngày 1-5.

Ngôi nhà ở thành phố Marilao, tỉnh Bulacan, miền bắc Philippines, nằm trong khuôn viên của giáo xứ Đền thánh Quốc gia Lòng Thương Xót Chúa, và được xây dựng năm 2005, ít lâu sau khi ĐTC Gioan Phaolô II băng hà.

Trước ngôi nhà là bức tượng lớn của Ngài. Bên trong nhà là các bức ảnh kể lại cuộc đời của Đức Karol Wojtyla từ thời thơ ấu của Ngài cho đến khi Ngài băng hà năm 2005.

Ông Jaime Corpuz, một sử gia địa phương, cho biết ông cảm thấy bình an khi đứng trước ngôi nhà. Ông nói: “ Tôi có cảm giác thật khác lạ. Tôi cảm được sự thánh thiêng tại đây”.

Còn Jocelyn Gianan-Clemente, một người dân thành phố, nói: “Tôi không thường đến đó, nhưng mỗi lần tôi đến, tôi cảm thấy tính thánh thiện thật sự ở đây”.

Ngôi nhà này đứng bên cạnh một nhà nguyện cung hiến cho thánh nữ Faustina, vị nữ tu đã khởi xướng sự sùng mộ Lòng Thương Xót Chúa, vốn đã có lần bị cấm, nhưng sau đó đã được ĐTC Gioan Phaolô II công nhận.

Linh mục Vicente Robles, người sáng lập Đền thánh Quốc gia Lòng Thương Xót Chúa, cho biết rằng ngôi nhà và nhà nguyện được mệnh danh là cuộc triển lãm "nước Ba Lan nhỏ".

Cha nói rằng ngôi nhà được xây dựng để tôn vinh cuộc đời và lời dạy của cố Giáo hoàng, trong khi cuộc triển lãm "nước Ba Lan nhỏ" là nhằm cổ vũ sự sùng mộ Lòng Thương Xót Chúa.

Trong khi đó, ở thành phố Bacolod, các giám chức Giáo hội Công giáo nói rằng các vị hy vọng sẽ thu hút người Công giáo tới một địa điểm hành hương mới để tôn vinh ĐTC Gioan Phaolô II.

Được gọi là "Cuộc hành hương cho cuộc đời với ĐTC Gioan Phaolô II”, địa điểm dự trù có 10 đền thánh, với mỗi đền thánh đề cao một lời dạy của Ngài, theo linh mục Felix Pasquin, cha sở Nhà thờ chính tòa San Sebastian. (UCA News 29-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Gioan Phaolô II: Vị Giáo Hoàng chiêm niệm
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:02 30/04/2011
Gioan Phaolô II: Vị Giáo Hoàng chiêm niệm

Con đường đời sống của đức cố thánh cha Gioan Phaolô đệ nhị, tuy có những quãng chông gai khó khăn, có thể nói là con đường thăng tiến đi lên từ những chức vị trong Giáo Hội, đến vinh quang giữa trần thế.

Nhưng không vì thế mà ngài quên mình là người hiến thân trọn vẹn cho Chúa, cho Giáo Hội của Chúa. Chính vì thế ngài không sống theo chiều kích cao sang bề nổi mặt tiền. Trái lại, ngài tìm con đường thánh ý Chúa qua đời sống chiêm niệm trước mặt Chúa trong cầu nguyện và trong suy niệm.

1. Con người suy tư

Đức Thánh Cha Benedictô thứ 16. trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10.2005 trên đài truyền hình Balan đã nói về nếp sống chiêm niệm của vị tiền nhiệm của mình: „ ...Khi tận mắt nhìn thấy ngài cầu nguyện, tôi cảm nhận ra đó là một người của Chúa. Một người sống kết hợp mật thiết với Chúa, hơn thế nữa đó là người sống trong Chúa. Đó là điều căn bản sự cảm nhận của tôi. Những lần gặp gỡ nói chuyện với ngài, tôi đều cảm nhận được tâm tình cởi mở tràn đầy tình người tuôn trào từ tâm hồn trái tim của ngài. Trong những cuộc gặp gỡ trước Họp Mật Nghị bầu đức Giáo Hoàng mới với các vị Hồng Y, ngài đã nhiều lần phát biểu nói lên tâm tư suy nghĩ của mình. Và qua đó tôi đã có cơ hội lắng nghe một người có trí óc suy nghĩ sâu sắc cùng nhìn xa trông rộng.“

2. Đời sống đạo đức chiệm niệm

Ký gỉa Yuliya Tkachova hỏi Ông Hesemann về gương mẫu đời sống đức tin của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị qua những lần Ông được diện kiến ngài. Ông nói lên tâm tư của mình:

„ Ngài là một người của đời sống cầu nguyện. Khi cầu nguyện ngài chìm sâu trong chiêm niệm, ngài rất có lòng sùng kính Phép Thánh Thể và lòng sùng kính mộ mến Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa. Đó là cung cách sống lòng đạo đức căn bản phổ thông bình dân. Và qua đó, cung cách sống lòng đạo đức phổ thông được phục hồi công nhận nâng cao trên toàn thế giới, chứ không phải như nhóm phái thần học tân thời cấp tiến coi thường cung cách sống này.

Ngài đã tái khám phá ra mầu nhiệm Kinh mân côi, và đã lập thêm mầu nhiệm Năm Sự Sáng chặng đường đời sống Chúa Giêsu cho việc lần chuỗi mầu nhiệm kinh mân côi đã có sẵn ba mầu nhiệm Vui, Thương mừng về cuộc đời Chúa Giêsu.

Ngài cổ võ lòng sùng kính Lòng Thương xót Chúa trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Chính ngài đã thiếp lập ngày lễ kính Lòng thương xót Chúa vào Chúa nhật thứ hai sau lễ Phục sinh hằng năm.

Ngài đã qua đời vào buổi chiều trước ngày lễ kính Lòng thương xót Chúa, ngày 02.04.2005. Và năm nay vào ngày Chúa Nhật lễ kính lòng Thương xót Chúa, ngày 01.05.2011, ngài được tôn phong nâng lên hàng Chân Phước trong Giáo Hội Công Giáo.“ ( Kath.net 29.04.2011).

3. Sống liên kết với Thiên Chúa

Ký gỉa Adreas Englisch, người làm việc viết tường trình cho nhiều tờ báo bên Đức từ năm 1995 ở Vatican, cùng đã từng tháp tùng Đức cố Giáo Hòang Gioan Phaolô trong những chuyến thăm viếng mục vụ của ngài đi khắp nơi trên thế giới, đã viết thuật lại những điều mắt thấy tai nghe cùng cảm nhận của mình về Đức cố Giáo hoàng vĩ đại trong cuốn sách: Johannes Paul I I., Das Geheimnis des Karol Wojtyla, Ullstein München 2004

3.1. Dấu hiệu từ Trời cao

Trong cuộc viếng thăm Ai Cập, tôi cùng tháp tùng luôn sát bên cạnh đức Giáo hòang Gioan Phaolô đệ nhị dù ngài tuổi gìa sức yếu cũng đã leo lên núi Sinai, nơi ngày xưa Thiên Chúa đã hiện ra với Thánh tri Maisen.

Hôm đó trời rất nóng nực, không một vầng mây trôi trên nền trời. Nhưng nơi khuôn mặt đôi mắt ngài tỏa chiếu ánh sáng niềm vui mừng hân hoan. Ngài cất tiếng giảng không phải để cho những người đứng đó dưới trời nắng nóng bức, mà ngài đang nói thưa chuyện với Đấng Tạo Hóa: „ Đấng đó là Thiên Chúa, Ngài đến để gặp chúng ta, nhưng chúng ta không thể nắm giữ Ngài được. Đấng đó là Thiên Chúa: Đấng đó đã nói: Ta là đấng tự hữu hằng có mặt bên cạnh con người“

Đức giáo hoàng nói chậm rãi và nhỏ dần, cuối cùng ngài đan đôi tay lại trước ngực và giữ yên lặng. Mọi người chờ đợi Phép Lành kết thúc của ngài. Nhưng ngài vẫn ngồi yên lặng. Ngài nhìn lên phía cao nơi ngọn núi Sinai, nơi đó Thánh Tiên Tri Maisen đã đến cầu nguyện. Và ngài chiêm ngắm bầu trời. Tôi không hiểu ngài đang suy nghĩ muốn gì. Nhưng một lúc sau,tôi hiểu ra: Ngài đang chờ đợi.

Phải, Đức Giáo hoàng đang chờ đợi một dấu chỉ. Ngài tin tưởng chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ trả lời cho ngài về suy tư: Thiên Chúa Ngài là ai?

Mọi người đứng xung quanh trở nên mất bình tĩnh không còn yên lặng nữa, vì không khí ngột ngạt giữa trời nóng bức không có gío thổi. Bỗng chốc tôi thấy mắt ngài mở sáng như một làn chớp xẹt tạt qua. Ngài ra dấu hiệu cho chúng tôi qua cử chỉ của ngài: Các con nhìn kìa, Thiên Chúa đến đó!

Bầu trời trong xanh không một cụm mây bỗng chốc những cụm mây trắng kéo tới bay khắp nơi. Và cùng lúc đó ngọn gió mát thổi xuống, cây cối chuyển động, không khí trở nên mát dịu. Trên khuôn mặt ngài nở nụ cười và ngài ban Phép Lành kết thúc buổi lễ hôm đó.

Sự kiện này làm nhớ lại Thiên Chúa cũng đã hiện ra cho con người trên núi Sinai ( Sách xuất hành 19, 9-18) qua dấu hiệu trong cụm mây, qua bụi cây có ngọn lửa cháy ( Xuất Hành 3,1-6), và Thiên Chúa cũng đã hiện ra với Tiên Tri Elija trong tiếng gió thổi nhẹ nhàng ( 1 Sách Các Vua 19,12).

Sự kiện này xảy ra ở vùng núi Sinai, như dân chúng ở đây cho biết, hầu như không chưa xảy ra bao giờ là có mây kéo trên nền trời. Nhưng điều khác thường, bất thường đã xảy ra nơi đây hôm nay.

Đức Thánh Cha đã sống trải qua với Thiên Chúa, lẽ tất nhiên trong nội tâm, nhưng cụ thể cùng cường độ mạnh rõ ràng gây ấn tượng cảm động sâu thẳm nơi ngài nơi đây và hôm nay. ( trang 223-224).

3.2. Ngọn gió Đức Chúa Thánh Thần

Trong cuộc viếng thăm mục vụ đất nước Cuba năm 1998, ngày 25.01.1998 Đức Giáo Hoàng đến dâng thánh lễ ở quảng trường Cách Mạng ở thủ đô Havana của nước Cuba như chương trình đã thỏa thuận ấn định với nhà nước. Chính quyền Castro tuy không ra mặt ngăn cản dân chúng đến dự lễ. Nhưng qua phương tiện truyền thông, họ tìm cách đánh lạc hướng chú ý của dân chúng về cuộc viếng thăm của Đức giáo hoàng, nhất là họ nói rằng có thể chừng hơn kém tám ngàn người tới tham dự thánh lễ thôi, đang khi phía Tòa Thánh Vatican hy vọng chừng hai chục ngàn người. Thời tiết hôm đó lại cũng không có gì sáng sủa tốt. Đám mây kéo tới dầy đặc không có gió thổi, bầu trời như đe dọa mưa to. Tất cả hầu như bất lợi cho Đức Giáo hoàng.

Nhưng đang khi Đức giáo hoàng trên đường tới quảng trường, như một phép lạ xảy ra: hàng ngàn người rủ nhau lên đường tuôn kéo đến địa điểm hành lễ. Họ lũ lượt đi bang ngang qua những trạm kiểm soát của cảnh sát. Họ chen chúc đi qua những con đường nhỏ hẹp trong thành phố Havana kéo về quảng trường. Khi Đức Giáo hoàng tiến ra bàn thờ khoảng hơn kém một trăm ngàn người Cuba đã đến tụ tập tham dự thánh lễ của ngài. Thật là một điều lạ lùng. Phải, đó là một phép lạ. Chế độ cộng sản vô thần của Fidel Castro phải chấp nhận chịu thua sức mạnh thu hút của Đức giáo hoàng. Vì đã không làm sao ngăn cản nổi người dân đông đến như thế kéo đến tham dự Thánh lễ của ngài, đến nghe Đức giáo hoàng rao giảng sứ điệp Lời Chúa Giêsu, giữa lòng xã hội chủ nghĩa vô thần.

Từ trên bục cung thánh bàn thờ, Đức giáo hoàng nhìn đám đông dân chúng trứơc khi bắt đầu Thánh lễ. Ngài không nhìn lầm sai đâu. Điều đang xảy ra trước mắt làm ngài cảm động: Phải chăng là dấu chỉ của Thiên Chúa đã tỏ hiện mà ngài trong suốt thời gian ở đây đang chờ đợi? Phải chăng, số đông trăm ngàn người không thể tưởng tượng dự tính nổi đã kéo về đây như phép lạ đang xảy ra?

Nhưng Đức giáo hoàng còn chờ đợi dấu lạ nữa có thể xảy ra. Và đúng như vậy, bầu trời ở quảng trường lúc đó phủ kín đầy cơn mây đe dọa mưa đổ xuống, khí hậu ẩm ướt nóng bức ngột ngạt, không có gió thổi lại càng ngột ngạt hơn nữa. Nhưng đã tới giờ dâng Thánh lễ. Và ngài đã bắt đầu Thánh lễ.

Khi Đức giáo hoàng nói những lời chúc lành cho đất nước đảo Cuba thì bỗng chốc những tiếng rì rào của gió kéo thổi tới càng lúc mạnh hơn, những lá cờ ủ rũ nằm gục giờ có gió thổi bắt đầu tung bay trong khoảng trời. Đám mây đen đe dọa đổ mưa trôi đi nhanh chóng, mặt trời xuất hiện chiếu tỏa ánh náng xuống mặt đất. Đức giáo hoàng lập tức ngừng lại. Ngài hướng ánh mắt nhìn dân chúng đang hít thở thưởng thức không khí tươi mát lan tỏa trong không gian. Ngài ngó nhìn những người phóng viên chúng tôi với ánh mắt vui mừng tin tưởng như muốn nói: Các anh nhìn thấy chưa? Thiên Chúa đến đó!

Tươi cười nhìn chung quanh một vòng, Đức giáo hoàng Phaolô đệ nhị cất tiếng nói thẳng vào Micàrô với dân chúng:„ Anh chị em đã đón nhận được làn gió chưa? Tôi cho là làn gió này rất có ý nghĩa với chúng ta. Phải chăng Đức Chúa Thánh Thần chẳng đến như tiếng gió thổi sao?“ Nói xong ngài nở nụ cười tươi thắm và giơ tay ban phúc lành cho đất nước đảo Cuba.

Với Đức giáo hoàng những dấu chỉ xảy ra đó là cuộc gặp gỡ sống động với Đấng Tạo Hóa, mà Ngài đã soi sáng cùng hướng dẫn cho Đức giáo hoàng đến thăm viếng mục vụ đất nước đảo này còn đang sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa cộng sản. (Trang 251-253)

3.3. Đức Mẹ Fatima

Lòng yêu mến sùng kính Đức Mẹ là dấu chỉ đặc điểm đời sống đạo đức của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Ngày 13.05.1981 ngài bị bắn ám sát nhưng chỉ bị thương nặng, mà ngày này lại là ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima năm 1917. Nên biến cố này lại càng củng cố lòng tin tưởng xác tín của ngài nơi Đức Mẹ. Với Đức Giáo hoàng Karol Wojtyla không có chút gì hồ nghi, rằng Thiên Chúa hằng thường xuyên trực tiếp gửi đến cho con người những dấu chỉ. Thiên Chúa hằng bằng nhiều cách qua thời gian cùng không gian trực tiếp giao tiếp với con người.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị tin tưởng chắc chắn rằng, Đức Mẹ Fatima đã cứu sống ngài. Chính Đức Mẹ đã lèo lái viên đạn bắn vào ngài đi trệch ra chỗ khác, nhờ đó ngài được gìn giữ che chở chỉ bị thương chứ không bị tử thương. Ngài tin tưởng Thiên Chúa qua những lời tiên báo ở Fatima muốn gửi đến cho ngài sứ điệp:“ Con sẽ phải chịu đựng nhiều đau khổ cho Cha“. ( trang 311)

4. Sứ điệp lòng yêu thương

Mùa Xuân năm 2003 Đức Giáo Haòng Gioan Phaolô đệ nhị viết Tông hiến thứ 14. và cũng là Tông hiến cuối cùng trong triều đại giáo hoàng hơn 26 năm của ngài: Ecclesia de eucharistia

Tông hiến này đề cập đến mầu nhiệm linh thiêng cao cả của Phép Thánh Thể, mà trí khôn lý luận của con người chúng ta không thể cắt nghĩa được.

Mầu nhiệm linh thiêng cao cả Phép Thánh Thể không thể cắt nghĩa nổi bằng lời nói chữ viết này là nền tảng của đức tin vào Thiên Chúa. Và đó cũng là lương thực, là dấu chứng tình yêu sự hy sinh của Thiên Chúa cho con người.

Sự sống của mỗi con người, của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị cũng là mầu nhiệm linh thiêng không cắt nghĩa hiểu được.

Thiên Chúa đã sắp xếp dự phòng qua con người cùng đời sống của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị gửi đến cho nhân loại sứ điệp lòng yêu thương của Ngài.

„ Chúa đang gởi đến cho chúng ta một sứ điệp, đó là Chân Phước Gioan Phaolô II. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là một vị thánh đương thời.

Ngài là người môn đệ Chúa đã được tham gia sâu sắc vào cuộc thương khó Chúa.

Ngài là vị chủ chăn đã luôn dạy đoàn chiên về bổn phận yêu thương nhau.

Ngài là người con Đức Mẹ hay kêu gọi mọi người hãy trông cậy vào Thiên Chúa giàu lòng thương xót.

Ba tình thương đều có hy sinh.

Ba tình thương như ba dòng chảy ơn thánh, giúp chúng ta đến với Chúa và gần lại với nhau.

Ba dòng chảy này giúp chúng ta sống Lời Chúa về tình yêu một cách phong phú và cụ thể trong thời sự hôm nay.

Vì thế, với việc suy gẫm Lời Chúa hôm nay, cùng với việc phong Chân Phước ngày mai (01.05.2011) cho Đức Gioan Phaolô II, Chúa muốn chúng ta hãy vững tin vào đường lối, mà Chúa đã dạy trong Lời Chúa và trong vị tân Chân Phước, đường lối đó chính là tình yêu hy sinh. Khi bản thân ta biến thành của lễ tình yêu hy sinh, thì chúng ta sẽ làm cho Chúa được vinh quang. „ (GB. Bùi Tuần, Vinh quang Thiên Chúa).


„ Giáo Hội ngày nay không cần nhà cải cách. Giáo Hội cần những Vị Thánh mới. Vì hầu như có quá ít hay không có những đóng góp vào sự chăm sóc cho việc triển nở cung cách nếp sống đạo đức thường ngày, như việc tôn kính các Thánh trên trời.“ (Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị năm 1979).

Vâng Giáo Hội chúng ta hôm nay có thêm Vị Thánh mới: Chân Phước Gioan Phaolô đệ nhị, người đã sống thực hiện trong đời mình những đóng góp chăm sóc cho nếp sống đạo đức bình dân, phổ thông, như việc lần hạt kính Đức mẹ, yêu mến Bí tích Thánh Thể, sốngn lòng khiêm nhường bác ái…hằng ngày được gìn giữ sống động cùng lan rộng trong khắp Giáo Hội hoàn cầu.

Chân Phước Gioan Phaolô là người của Thiên Chúa, của Giáo Hội, có ơn đặc sủng (Charisma) thu hút con người, như khả năng gây thiện cảm, năng khiếu về kịch nghệ điện ảnh truyền thông.

Chân Phước Gioan Phaolô trong thời gian từ 1978 đến 2005 trên cương vị Giáo hoàng Giáo Hội Công giáo, vị đại diện Chúa Giêsu Kitô ở trần gian là một vị tông đồ dấn thân trọn cho việc truyền giáo: đi đến thăm viếng mang Lời Chúa cho các dân tộc trên thế giới, gây lòng phấn khởi nơi người trẻ về Chúa Giêsu.

Đây là cung cách của nếp sống trải rộng theo đường ngang chân trời, như chiều cây ngang của cây Thánh gía.

Chân Phước Gioan Phaolô đệ nhị lúc còn sinh thời là vị Giáo hoàng có một đời sống đạo đức chiêm niệm sâu xa vào Chúa. Đây là cung cách sống tiếp nhận sức lực ân huệ từ nơi gốc nguồn Thiên Chúa cho đời sống cũng như công việc mục vụ ngài.

Đây là cung cách của nếp sống theo hình thẳng đứng hướng lên trời cao, nơi là nguồn đời sống của con người. Đường thẳng đứng vươn lên cao là hình chiều thẳng đứng của cây Thánh gía.

Lễ Phong Chân Phước ngày 01.05.2011

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Canh thức cầu nguyện trước lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II
LM Trần Đức Anh OP
09:06 30/04/2011
ROMA - Tối ngày 30-4, giáo phận Roma đã tổ chức một buổi canh thức chuẩn bị tinh thần cho lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 vào sáng chúa nhật 1-5-2011.

Hàng chục ngàn tín hữu đã tham dự buổi canh thức tại khu vực Circo Massimo, xưa kia là trường đua thời La Mã. Buổi cầu nguyện dài 2 tiếng rưỡi, bắt đầu lúc 8 giờ tối và kết thúc lúc 10 giờ rưỡi, gồm có 2 phần:

- Phần đầu là tưởng niệm được khai mào với nghi thức: 30 bạn trẻ của các giáo xứ Roma rước bức ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma (Salus Populi Romani) lên lễ đài, trong khi ca đoàn Adonaj hợp xướng bài “Hỡi Mẹ Từ Bi” bằng tiếng Ba Lan.

Tiếp đến là các chứng từ được lần lượt trình bày, xen kẽ là các bài thánh ca và đoạn Video gợi lại những giáo huấn, lời nói và cử chỉ của Đức Gioan Phaolô 2, qua sự giới thiệu của nữ ký giả Safiria Leccese, ca đoàn giáo phận Roma cùng với Nhạc viện Thánh Cecilia đảm trách phần thánh ca.

Chứng từ đầu tiên là của bác sĩ Joaquin Navarro Valls, nguyên Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, nữ tu Marie Simon Pierre, người được khỏi bệnh Parkinson một cách lạ lùng nhờ Đức Gioan Phaolô 2 trong đêm 2 rạng ngày 3-6-2005, ĐHY Stanislaw Dziwisz, nguyên bí thư của Đức Cố Giáo Hoàng trong 40 năm trời.
Phần thứ I kết thúc với bài ca “Totus Tuus” được sáng tác nhân dịp kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức Gioan Phaolô 2.

- Phần thứ II của buổi canh thức là cử hành Kinh Mân Côi, 5 mầu nhiệm Sự Sáng, với lời dẫn nhập do chính Đức Cố Giáo Hoàng biên soạn.

ĐHY Vallini đã tóm lượt về con người và hoạt động mục vụ của Đức Gioan Phaolô 2. Việc đọc 5 chục kinh Mân Côi được nối với 5 Đền thánh Đức Mẹ trên thế giới và có kèm theo một ý chỉ cầu nguyện rất được Đức Gioan Phaolô 2 quan tâm:

- Đền thánh Lagniewkini, Cracovia Ba Lan: cầu cho giới trẻ
- Đền thánh Kawekamo, Bugando bên Tanzania: cầu cho gia đình
- Đền thánh Đức Bà Liban, Harissa, cầu cho việc truyềngiảng TinMừng
- Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe, Mêhicô, cầu cho hy vọng và an bình của các dân tộc
- Sau cùng là Đền thánh Fatima, Bồ đào nha, cầu cho Giáo Hội
Trong phần kết, nơi canh thức đã được nối qua truyền hình với Dinh Tông Tòa, ĐTC đã xuất hiện để đọc kinh kết thúc và ban phép lành cho mọi người.
Sau buổi canh thức, có 8 thánh đường ở Roma được mở cửa suốt đêm để các tín hữu có thể cầu nguyện suốt đêm trước Mình Thánh Chúa.

Chứng từ của ĐHY Dziwisz

ĐHY cho biết Đức Gioan Phaolô 2 cảm thấy mình là người Roma “đến tận cùng. Đến độ ngày ngây ngất nhìn Roma từ cửa sổ phòng của Ngài ở dinh Tông Tòa, không bao giờ nhìn ngắm thành này cho đủ qua đôi mắt và trong tâm hồn của Ngài. Ngài là người Roma đến độ mỗi tối trước khi đi ngủ, ngài chúc lành cho Roma, nhìn Roma đầy ánh điện từ phòng ngài và làm dấu thánh giá trên thành này. Ngài là người Roma đến độ luôn giữ một bản đồ Roma trong tầm tay, và chỉ rõ những giáo xứ đã viếng thăm và những xứ ngài chưa thăm viếng được. Vì thế, tối hôm nay, tôi nghĩ Ngài cũng ở với chúng ta, đặc biệt hài lòng, tươi cười và chúc lành”.

ĐHY Dziwisz cũng bày tỏ xác tín: “Sở dĩ hôm nay người được phong chân phước, vì ngài đã là thánh khi còn sống, ngài là thánh đối với cả chúng tôi những người sống gần ngài. Tôi biết rằng ngài là một vị thánh. Tôi biết điều đó từ lầu, khi ngài còn sống và cả trước khi được chọn làm Giáo Hoàng. Tôi biết điều đó khi tôi bắt đầu sống cạnh ngài. Không có một vị Giáo Hoàng riêng tư khách với một vị Giáo Hoàng công khai. Ngài vẫn luôn như vậy, luôn luôn như thể trước mặt Chúa.”

“Phần lớn thời gian trải qua với ngài, ngài giữ im lặng, vì đó là thái độ ngài ưa thích. Ở với Đức Gioan Phaolô 2 có nghĩa là yêu thích sự thinh lặng của ngài. Là cộng tác viên, là bí tích của ngài, trước tiên có nghĩa là bảo đảm cho ngài khoảng không gian quan trọng, sự di chuyển tự do, bảo vệ khoảng trống tự do của ngài, trong đó trước tiên có khoảng không gian và thời gian dành cho Thiên Chúa. Ngài tìm Chúa, và không bao giờ tỏ ra mệt mỏi ở với Chúa, trong mọi hoàn cảnh: cả khi ngài nghiên cứu hay ở giữa dân chúng, ngài ở với Thiên Chúa một cách rất tự nhiên. Cầu nguyện đối với Đức Gioan Phaolô 2 là hô hấp. Khi ngài nói về Chúa Giêsu Kitô, ngài không làm gì khác hơn là kể kinh nghiệm của ngài”.
 
Ai sẽ là tân Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo?
Tiền Hô
16:29 30/04/2011
Rôma, 29 Tháng Tư (CatholicCulture.org) - Theo Andrea Tornielli, một nhà báo thuộc La Stampa (tờ báo hàng đầu Vatican) thì Đức TGM Fernando Filoni - hiện đang làm Đặc Trách Các Công Việc Chung tại Quốc Vụ Khanh Vatican (thuật ngữ gọi là "sostituto") - sẽ sớm được đặt làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo.

Tornielli cho rằng, Đức TGM Filoni sẽ được bổ nhiệm để thay thế ĐHY Ivan Dias, ngài vừa bước qua tuổi 75 vào tuần trước, là độ tuổi cần nghỉ hưu. Việc tìm ra một vị sẽ lên thay thế cho ĐHY Ivan Dias đã tạo ra nhiều lời đồn đoán tại Rôma. Thánh Bộ Truyền Giáo (hay còn gọi là Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Cho Các Dân Tộc) điều phối các hoạt động của Giáo Hội trong vùng truyền giáo. Vị Tổng Trưởng Thánh Bộ này có quyền lực rất đáng kể, ngài có trách nhiệm về việc chỉ định bổ nhiệm các giám mục.

Với chức "sostituto", Đức TGM Filoni đã đã trở thành một nhân vật chủ chốt trong Giáo Triều Rôma. Ngài điều phối văn thư lẫn bộ máy làm việc của Vatican, và các cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng thường ngày. Thông thường, khi đã làm "sostituto" thì sau này vị giám chức ấy sẽ được bổ nhiệm làm Tổng Trưởng một Thánh Bộ nào đó của Rôma. Vào thế kỷ XX, có hai vị từng giữ chức "sostituto" về sau đã trở thành Giáo Hoàng, đó là Bênêđictô XV và Phaolô VI.

Là người gốc Ý, Đức TGM Filoni đã từng giữ chức Sứ Thần Tòa Thánh tại Iraq và tại Phi Luật Tân trước khi được bổ nhiệm làm "sostituto" vào năm 2007.

Torniell nói thêm, thay thế nhiệm vụ cho Đức TGM Filoni tại Phủ Quốc Vụ Khanh sẽ là Đức TGM Giovanni Angelo Becciu, ngài hiện đang là Sứ Thần Tòa Thánh tại Cuba. Là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Vatican, Đức TGM Becciu từng phục vụ tại Tân Tây Lan, Anh Quốc, Pháp Quốc và Hoa Kỳ, rồi trở thành Sứ Thần Tòa Thánh ở Angola nơi ngài chào đón Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vào Tháng Ba năm 2009, và hiện nay là Cuba.
 
Vatican: Chi tiết chương trình phụng vụ lễ phong chân phước ĐGH Gioan Phaolô II
Tiền Hô
16:31 30/04/2011
VATICAN, 29 Tháng Tư 2011 (Zenit) - Khách hành hương đến Rôma đang hướng về ba ngày diễn ra các sự kiện xung quanh lễ phong chân phước Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Hôm nay, Văn phòng báo chí Vatican đã tổ chức một cuộc họp báo để rà soát lần cuối các chi tiết của sự kiện trọng đại này.

1. Buổi Canh thức Cầu nguyện

Bắt đầu vào ngày Thứ Bảy bằng buổi canh thức cầu nguyện diễn ra tại Circus Maximus, chủ trì bởi ĐHY Agostino Valli - đại diện Đức Giáo Hoàng tại Rôma, và ban tổ chức của Giáo Phận Rôma.

Đức Ông Marco Frisina - Trưởng Ban Lễ Nghi Phụng Vụ của Tòa Giám Quản Rôma cho biết, ngài sẽ chỉ huy Ca đoàn Giáo phận Rôma (còn gọi là Dàn hợp xướng Thánh Cecilia) hát lễ. Ca đoàn của cộng đồng Philippine ở Rôma và Ca đoàn Gaudium Poloniae sẽ phục vụ hai mảng về truyền thống.

Đức Ông Frisina nói thêm rằng, sẽ có buổi trình chiếu đoạn phim vắn tắt nói về những thời khắc quan trọng của vị giáo hoàng này, "thông qua hình ảnh ấy, chúng ta cũng được sống lại những năm tháng cuối đời của của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vốn có nhiều sự đau khổ".

Một vài người thân cận với Đức Gioan Phaolô II sẽ kể cho chúng ta những lời chứng của họ về ngài: ĐHY Stanislaw Dziwisz - Tổng Giám Mục của Krakow (thư ký riêng của ngài); Joaquín Navarro Valls - phát ngôn viên Vatican trong triều đại giáo hoàng của ngài; và Chị Marie Simon Pierre - người được phép lạ chữa lành bệnh Parkinson, đây là phép lạ được sử dụng trong án phong chân phước.

Khi kết thúc phần đầu tiên, bài hát "Totus tuus" sẽ được hát lên, đây là bài hát sáng tác cho dịp kỷ niệm 50 năm chịu chức linh mục của Karol Wojtyla. Trong phần thứ hai của buổi cầu nguyện này, ĐHY Vallini sẽ phản ánh về tính cách và tinh thần mục vụ của Đức Gioan Phaolô II. Sau đó, sẽ suy niệm Mầu Nhiệm Năm Sự Sáng do chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm vào chuỗi Kinh Mân Côi, đồng thời liên kết đến video tại năm Đền thờ Đức Mẹ ở Krakow, Tanzania, Lebanon, Mexico, và Fatima.

Mỗi một mầu nhiệm sẽ gắn liền với một ý cầu nguyện quan trọng của Đức Gioan Phaolô II: tại linh địa Lagiewniki ở Krakow (Ba Lan) sẽ cầu cho giới trẻ; tại linh địa Kawekamo ở Bugando (Tanzania) sẽ cầu cho gia đình, tại linh địa Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico City (Mexico) sẽ cầu cho hy vọng và hòa bình giữa các quốc gia, tại linh địa Fatima sẽ cầu cho Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tham gia thông qua một video kết nối, ngài sẽ đọc lời cầu nguyện cuối cùng và ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả những ai tham gia.

"Thức trắng đêm":

Đêm đó, tám nhà thờ sẽ mở cửa dọc theo con đường dẫn từ Circus Maximus đến Đền Thờ Thánh Phêrô. Cha Watler Insero, giám đốc Văn phòng Truyền thông Xã hội của Tòa Giám Quản Rôma gọi đây là một "đêm trắng" cầu nguyện. Cha nói: "Sau Đêm Canh Thức tại Circo Massimo, từ lúc 11:30 tối trở đi, cầu nguyện vẫn tiếp tục cho đến rạng sáng tại tám nhà thờ ở trung tâm thành phố, dẫn từ Circo Massimo đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, bao gồm: Santa Anastasia, San Bartolomeo all'Isola, Santa Agnese Agone, San Marco al Campidoglio, Santissimo Nome di Gesu all'Argentina, Santa Maria Vallicella, San Andrea della Valle, và San Giovanni dei Fiorentini".

"Giới trẻ Rôma sẽ làm chủ đêm cầu nguyện này, họ sẽ chào đón khách hành hương, mời họ vào nhà thờ và tham gia vào những lời cầu nguyện", ngài nói tiếp. "Suốt đêm, tùy theo các nhà thờ, sẽ có sự thay đổi luân phiên tại các thời điểm: việc đọc và suy niệm Lời Chúa, sự thinh lặng Chầu Thánh Thể, và đọc một số văn kiện của Đức Gioan Phaolô II gửi cho giới trẻ. "Cũng sẽ có chia sẻ những lời chứng nhân của một số người trẻ, các bài hát do các nhóm trẻ thực hiện, suy niệm Kinh Mân Côi và Lòng Thương Xót Của Chúa tại tám nhà thờ này... ngoài ra có rất nhiều linh mục ngồi tòa giải tội".

Cha Walter Insero cũng thông báo rằng, nhà bếp bác ái Caritas dành cho người nghèo và trung tâm phục vụ tại ga tàu điện sẽ được dành riêng cho lễ phong chân phước Đức Gioan Phaolô II. Đây là "một dấu hiệu về sự bác ái của Giáo phận Rôma và mối quan tâm mục vụ cho những người nghèo nhất trong số những người nghèo."

2. Thánh lễ phong chân phước và Việc tôn kính

Sự kiện thứ hai là Thánh Lễ phong chân phước diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 1 Tháng Năm lúc 10:00 sáng, do Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI chủ tế. Một giờ trước Thánh Lễ sẽ có cầu nguyện, trong đó việc đặt hoa kính Lòng Thương Xót Của Chúa, bức ảnh do Thánh Maria Faustina Kowalska ghi nhận. Việc chuẩn bị cho Thánh Lễ sẽ kết thúc bằng một lời kêu gọi đến với Lòng Thương Xót Của Chúa trên khắp thế giới, và hát bài thánh ca "tobie ufam Jezu" (Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa).

Các bài đọc tại Thánh lễ phong chân phước vẫn sẽ là các bài đọc của Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh. Mình Thánh sẽ được ban tại Quảng trường Thánh Phêrô bởi 500 linh mục và 300 thừa tác viên dọc theo Đại Lộ Hòa Giải (Via della Conciliazione).

Có thể hiệp thông với thánh lễ thông qua các màn hình được kết nối. Mười bốn màn hình khổng lồ sẽ được đặt dọc theo Đại Lộ Hòa Giải và các khu vực lân cận.

Vào cuối nghi thức phong chân phước, Đức Giáo Hoàng sẽ công bố vị tân chân phước và vén màn hình ảnh tôn kính về ngài. Vào cuối Thánh lễ, thánh tích của Đức Gioan Phaolô II sẽ được đưa tới bàn thờ để các tín hữu tôn kính. Sau đó, việc tôn kính Đức Gioan Phaolô II vẫn sẽ bắt đầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô, và sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả mọi người trong đã có thể đi qua hết.

3. Thánh Lễ Tạ Ơn

Sự kiện thứ ba là một Thánh lễ tạ ơn vào ngày 2 Tháng Năm, sẽ được cử hành lúc 10:30 sáng tại Quảng trường Thánh Phêrô do ĐHY Tarcisio Bertone - Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chủ tế.

Trước Thánh Lễ sẽ có một giờ niệm thơ về Chân phước Gioan Phaolô II, do hai nghệ sĩ Dariusz Kowalski của Ba Lan và Pamela Villoresi của Ý thực hiện.

Đức Ông Frisina tiết lộ thêm rằng, xen kẽ các bài đọc sẽ là các bản hợp xướng do Ca đoàn Giáo phận Rôma trình bày với sự tham gia của Ca đoàn Warsaw và Dàn nhạc giao hưởng của Đài Katowice, Ba Lan.

Buổi lễ kết thúc bằng bài hát Lạy Nữ Vương.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm nhận Lễ phong chức Giám Mục Phó Giáo Phận Phú Cường
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:35 30/04/2011
Đức Tân Giám Mục Phó Giuse Nguyễn Tấn Tước xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, hưởng thụ một truyền thống đạo đức của gia đình Công Giáo trong họ đạo kỳ cựu của Giáo phận Phú Cường là Mỹ Hảo.

Xem hình ảnh

Giám Mục là quà tặng vừa cao siêu trong thiên chức thánh thiêng vừa tầm thường trong dáng dấp phàm nhân. Thiên Chúa đã chọn và nâng lên từ phàm nhân thấp hèn đến bậc giáo sĩ rồi bậc giáo phẩm.

Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước sinh ngày 22-9-1958 tại Chánh Hiệp, Giáo Xứ Mỹ Hảo tỉnh Bình Dương, Giáo Phận Phú Cường.

Sau khi theo học 7 năm tại Tiểu chủng viện Phú Cường (1971-1978) và 8 năm tại Đại chủng viện ở địa phương (1980-1988), Thầy Nguyễn Tấn Tước thụ phong Linh Mục ngày 4-4-1991 và nhập tịch Giáo Phận Phú Cường. Sau đó cha làm Phó xứ rồi Cha sở Giáo phận Tha La (1991-2000) trong 9 năm cho đến khi được cử đi du học tại Paris thủ đô Pháp trong 6 năm (2000-2006) và đậu cử nhân giáo luật với một chuyên môn về thần học Kinh Thánh và hệ thống.

Sau khi về nước, từ năm 2006, Cha Nguyễn Tấn Tước làm Giám đốc trung tâm huấn luyện các ứng sinh linh mục,đồng thời phụ trách ơn gọi trong giáo phận.

Đọc tiểu sử của ngài thấy có những con số thật đẹp:
- 20 năm: hành trình từ khi đi tu đến khi làm Linh mục: 1971-1991
- 20 năm: hành trình từ Linh mục đến Giám mục: 1991-2001
- Du học Pháp: 6 năm 7 tháng, 8 ngày, 9 giờ (theo lời kể của ngài).

Tôi được vinh dự được tham dự lễ tấn phong Giám Mục của ngài vào lúc 8giờ sáng ngày 29.4.2011 tại Nhà Chung Giáo Phận Phú Cường.

Nắng mỗi lúc một gay gắt suốt đại lễ trong 3 giờ đồng hồ với nhiều nghi thức. Đại lễ thật hoành tráng và sốt mến. Đặc biệt có sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, vị Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam. Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ chủ sự thánh lễ. Hai Giám Mục phụ phong là Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản và Đức Cha Toma Vũ Đình Hiệu. Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giáo phận Sài gòn; Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giáo phận Hà Nội - Chủ tịch HĐGM; 25 Đức Giám Mục; 2 Đức Đan Viện Phụ, quý Cha Tổng Đại diện, quý Đức Ông, quý cha Giám đốc các ĐCV, quý Cha Giám tỉnh, quý Bề trên các hội dòng, khoảng 500 linh mục, đông đảo các chủng sinh, nam nữ tu sĩ, và hơn 10 ngàn giáo dân Giáo phận Phú Cường. Ca đoàn tổng hợp liên tu sĩ giáo phận và ca đoàn một số giáo xứ hơn 300 ca viên dưới sự điều khiển của Nhạc sĩ Ngọc Linh. Tất cả làm nên hình ảnh của GHCGVN mầu nhiệm hiệp thông tuyệt đẹp.

Cha Tổng Đại Diện Miace Lê Văn Khâm ngỏ lời chào chúc và giới thiệu về Giáo Phận Phú Cường, ngài dâng lời cảm tạ lên Đức Thánh Cha Bênêđictô và xin tỏ lòng vâng phục, hiệp thông sâu sắc với Tòa Thánh trong cùng một đức tin và lời cầu nguyện hiệp thông hằng ngày.

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đáp lời bằng tiếng Việt, mỗi câu nói của Ngài được kèm theo một tràng pháo tay nồng nhiệt của cộng đoàn Dân Chúa. Phần tiếng Anh được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm chuyển ngữ (Audio đính kèm). Lời của vị đại diện Tòa Thánh thật cảm động: “Rôma ở rất xa Phú Cường nhưng trái tim của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thì đang ở đây, trong giây phút này!”.

Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ bắt đầu thánh lễ. Vị Giám Mục đã lớn tuổi nhưng giọng hát vẫn rất khỏe. Ngài hát mọi lời dành cho chủ tế làm cho thánh lễ thêm trang trọng.

Nghi thức phong chức bắt đầu bằng việc giới thiệu Tiến chức và công bố “Tông sắc bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI”.

Đức Giám mục Giáo Phận Phú cường giảng lễ, trình bày về chức vụ Giám mục trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa cũng như đời sống của Giáo Hội, đồng thời ngài cũng nhắc nhở vị Tiến chức về những nhiệm vụ phải chu tất để đáp lại tiếng Chúa mời gọi và hồng ân Chúa thương ban.

Sau lời tuyên hứa, Tiến chức nằm phủ phục. Cộng đoàn hát kinh cầu các Thánh. Giáo hội trần gian và Giáo hội Thiên quốc luôn hiệp thông với nhau trong lời cầu nguyện. Xin Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse, các Thiên thần và các Thánh khẩn cầu Thiên Chúa ban cho Tiến chức đang khiêm nhường phủ phục trước bàn thờ mọi ơn lành cần thiết cho sứ vụ mai ngày của ngài.

Các Đức Giám Mục lần lượt đặt tay và hiệp thông trong lời nguyện phong chức. Đây là phần quan trọng nhất trong lễ truyền chức hôm nay. Các Giám mục đã được thông phần vào chức vụ Thượng tế của Chúa Kitô, giờ đây qua việc đặt tay của các ngài và lời cầu nguyện của toàn thể Giáo hội, các ngài thông truyền chức vụ ấy cho Tiến chức.

Đức Giám Mục chủ phong xức dầu trên đầu Tiến chức, trao sách phúc âm và các huy hiệu. Đeo nhẫn để nhắc nhớ nhiệm vụ gìn giữ Giáo hội cho tinh tuyền. Trao mũ Giám mục để nhắc nhớ nhiệm vụ phải nên thánh. Trao gậy mục tử để nhắc nhớ nhiệm vụ lo cho đoàn chiên. Giám mục đoàn lần lượt trao hôn bình an cho Tân chức để nhận người anh em mới vào Đoàn Giám Mục của mình.

Cuối thánh lễ, Đức Tân Giám Mục Giuse đi ban phép lành cho cộng đoàn, ca đoàn hát thánh thi “Te Deum” cảm tạ Thiên Chúa.

Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có lời chúc mừng Đức tân Giám mục như sau:

Thưa Đức Tân Giám Mục Giuse kính mến.

Trong những ngày qua, khi tham dự khóa họp thứ nhất năm 2011 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đức Cha đã cùng với chúng tôi, cầu nguyện, chia sẻ và trao đổi cho người lợi ích thiêng liêng của dân Chúa trên quê hương thân yêu này. Nhưng hôm nay, qua thánh lễ tấn phong long trọng vừa được cử hành. Đức Cha chính thức là thành viên của Giám mục đoàn, tiếp nối sứ vụ các thánh tông đồ. Cùng với Đức cha và cộng đồng Hội thánh địa phương được trao phó cho Đức Cha, chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa, và xin cầu chúc Đức Cha, gặt hái được nhiều kết quả, khi cùng với Đức Cha chính Phêrô, Đức Cha hoạt động cho cánh đồng truyền giáo. Đức Cha đã chọn khẩu hiệu: ”Ngài phải lớn lên” để định hướng cho con đường mục vụ luôn đem hết con tim và sức lực để Thiên Chúa được tôn thờ, yêu mến, lắng nghe và vâng phục nơi tất cả mọi tạo vật.

Thưa Đức Cha kính mến.

Là thành viên trẻ trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chắc chắn Đức Cha sẽ góp phần tích cực và hữu hiệu, chăm sóc Giáo Phận Phú Cường, với tư cách là Giám Mục Phó, nhưng đồng thời Đức Cha cũng sẵn lòng quan tâm, lo lắng cho toàn thể Giáo Hội. Chúng tôi cầu chúc Đức Cha, được tràn đầy sức mạnh của Đấng Phục Sinh mà chúng ta đang hân hoan kính nhớ trong những ngày hồng phúc này. Xin Ngài tuôn đổ Thánh Thần trên Đức Cha như xưa Ngài đã trao ban cho các Tông Đồ.

Cha Tổng Đại Diện Miace thay mặt linh mục đoàn, chủng sinh, tu sĩ nam nữ và giáo dân Giáo phận Phú Cường chúc mừng 46 năm linh mục của Đức Cha Phêrô. Lời cảm ơn của ngài dành cho Đức tân Giám mục thật trang trọng.

Mỗi bầu trời sáng rực một vì sao.
Mỗi dòng sông kiên vững một lái đò.
Mỗi lịch sử xuất hiện một người hùng.
Mỗi thời điểm xuất hiện một vị thánh.
Ước gì bầu trời giáo phận xuất hiện một vì sao sáng ngời đức tin, chiếu soi vào u tối với những hạn hẹp thăm thẳm.
Ước gì dòng sông giáo phận có một lái đò vững tay lái trước sóng gió của thời cuộc, lệch lạc đổi trắng thay đen.
Ước gì lịch sử giáo phận ghi thêm một người hùng, dám xông pha giữa chiến trận giằng co của sự thiện và sự ác và dáng đứng của đá như đá, không hề lung lay giữa những tảng băng đôi co của văn hóa sự sống và sự chết.
Ước gì thời điểm này của giáo phận có thêm một vị thánh là chủ chăn, sẽ là một chứng nhân sinh động của Chúa Kitô trong bất kỳ hoàn cảnh thuận lợi hay không thuận lợi.


Chúng con tin tưởng và mong ước như vậy vì huy hiệu, phương châm Đức Cha Giuse là “Ngài phải lớn lên”. Đức Kitô phải lớn lên. Thánh Gioan Tẩy Giả đã từng vạch ra một phong cách sống khiêm nhu và giản dị, một đường lối không khoan nhượng với gian tà để bênh vực công lý. Hôm nay Đức Cha chọn lựa và quyết định một lối sống như tiền hô và loan báo như Thánh Gioan như để khẳng định một bản lĩnh lãnh đạo không vì mình mà vì sự nghiệp cứu độ của Chúa Kitô đã được lớn lên và lan rộng khắp. “Ngài phải lớn lên” trong số lượng đoàn chiên và lớn lên trong chất lượng Kitô hữu.

Đức tân Giám Mục bày tỏ lòng tri ân như sau:

Trong bầu khí chan hòa tình Chúa và tình người, xin cho con được phép tỏ bày thân tình tri ân của con.

Trước hết con xin dâng lời tạ ơn Chúa đã thương, luôn yêu thương nâng đỡ và dẫn dắt con trên bước đường ơn gọi. Và hôm nay, lại thương ban cho con thánh chức Giám mục để phục vụ dân Chúa theo gương Chúa Giêsu vị mục tử nhân lành.

Con xin tri ân Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ XVI và Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã thương chấp nhận con vào hàng ngũ Giám mục, kế vị các tông đồ dù con còn nhiều giới hạn và bất xứng.

Con xin cám ơn Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã không chỉ đến tham dự thánh lễ tấn phong hôm nay mà còn khích lệ chúc mừng và nhất là đã trân trọng đón nhận con làm thành viên trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Con xin cảm tạ Đức Hồng Y GB, quý Đức Cha là Giám mục của hầu hết các giáo phận trên đất nước Việt Nam, đặc biệt Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa nguyên Giám mục Nha Trang và Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan nguyên Giám mục Phan Thiết, vì thương yêu con, Đức Hồng Y và quý Đức Cha đã hiệp dâng thánh lễ và đặt tay truyền chức cho con.

Cách riêng, con xin cám ơn Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu và Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản vì tình thân thiết đã sẵn sàng giúp phụ phong.

Đặc biệt, con xin bày tỏ tâm tình biết ơn sâu xa của con đối với Đức Cha chính Phêrô chủ phong. Đức Cha là người cha và người thầy đã tận tình nâng đỡ dẫn dắt ơn gọi của con. Đức Cha đã tín nhiệm gởi con đi du học và còn đề cử con làm Giám mục phó để cùng với Đức Cha gánh vác trách nhiệm mục vụ đối với Giáo phận Phú Cường thân yêu này, đồng thời cũng để có thời giờ hướng dẫn và truyền lại cho con những kinh nghiệm cần thiết của đời Giám mục.

Con cũng không quên công ơn của các Đức cha của Giáo phận Phú Cường đã qua đời, chính nhờ bao yêu thương, sự nâng đỡ dẫn dắt của các ngài mà con mới có được ngày hôm nay.

Con xin cảm tạ quý viện phụ, quý cha tổng đại diện, quí bề trên các hội dòng và tỉnh dòng, quí cha giám đốc đại chủng viện, quí cha trong và ngoài giáo phận đã điện thoại gửi thư chúc mừng, động viên và hôm nay đã đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho con cũng như chia sẻ niềm vui với con. Cách riêng con xin cám ơn cha Tổng đại diện giáo phận Phú Cường và quí cha trong ban tổ chức đã vất vả rất nhiều trong cuộc lễ tấn phong hôm nay.

Trong giờ phút liêng thiêng này, con không thể không tưởng nhớ đến với lòng tri ân sâu thẳm cha mẹ của con là ông Phaolô Nguyễn Văn Đông và bà Maria Huỳnh Thị Sao là những người đã có công sinh thành dưỡng dục và quãng đại dâng con cho Chúa, xin Chúa trả công bội hậu và dẫn đưa cha mẹ của con về hưởng nhan thánh Chúa muôn đời để tiếp tục và nâng đỡ con và lời cầu nguyện trước tòa Chúa.

Con xin cảm tạ quí ân sư còn sống hay đã qua đời, những người đã giảng dạy hướng dẫn ơn gọi và đào tạo tri thức và nhân đức cho con tại trường tiểu học Mỹ Hảo nơi tiểu Chủng viện và đại Chủng viện thánh Giuse Phú Cường cũng như tại học viện Công giáo Paris.

Xin cám ơn quí tu sĩ nam nữ và chủng sinh trong và ngoài giáo phận, quí hội đồng giáo xứ, quí ông bà anh chị em của các giáo xứ trong giáo phận đã về đây hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho con, đặc biệt xin cám ơn quí nữ tu, quí thầy, các ứng sinh và quí anh chị em giáo xứ Mỹ Hảo, giáo xứ Chính Tòa và các giáo xứ lân cận đã tích cực tham gia các ban phục vụ như thánh nhạc khánh tiết, tiếp tân, y tế, văn phòng, ẩm thực, trật tự, vệ sinh, ánh sáng, Công ty thiết bị âm thanh Việt Thương Sài Gòn.Và tất cả những ai bằng cách này hay cách khác đã hy sinh góp phần làm buổi lễ hôm nay hết sức long trọng và sốt sáng.

Xin cám ơn quí bà con thân thuộc, quí ân nhân bạn bè trong và ngoài nước, quí chủng sinh phú Cường, đặc biệt quí anh em cùng lớp cùng hiện diện trong thánh lễ hôm nay hay vắng mặt như đã và đang cầu nguyện nâng đỡ tinh thần và vật chất.

Xin chân thành cám ơn quí cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đã bày tỏ lòng ưu ái đôí với giáo phận Phú Cường cũng như đối với cá nhân tôi đặc biệt đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho lễ tấn phong hôm nay được tốt đẹp.

Xin Thiên Chúa là nguồn mạch mọi ơn lành nhờ lời thỉnh cầu của Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Cả Giuse, trả công bội hậu cho tất cả. Kính chúc tất cả mọi người an khang thịnh vượng và hạnh phúc.

Đại lễ kết thúc lúc 11giờ trưa, nắng cháy rát và khí trời oi bức không chút gió. Nhưng hoa tươi và niềm vui làm lòng người dịu mát, nụ cười thân thiện nở trên môi mỗi người dự lễ. Tiệc mừng cho các linh mục và quan khách đơn giản là những chai nước mát lạnh và hộp bánh gọn nhẹ. Xe cộ tấp nập rộn rã niềm vui, phải mất 30 phút mới ra đường chính để về nhà.

Ý NGHĨA HUY HIỆU GIÁM MỤC

Huy hiệu Giám Mục được xây dựng trên khẩu hiệu “ NGÀI PHẢI LỚN LÊN” (Ga 3, 30). Khẩu hiệu muốn nói lên tâm niệm của đời Giám Mục là phải làm thế nào để Đức Kitô được lớn lên nơi chính con người của mình, trong nỗ lực nên “nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô”, để ngày càng xứng danh là một “Kitô khác”. Đồng thời, Đức Kitô cũng phải lớn lên cả nơi những người mà giám mục được mời gọi yêu thương phục vụ.

Vì thế, hình ảnh Đức Kitô, con người kiển mẫu của mọi người kitô hữu, đặt biệt là của giám mục, được đặt ở vị trí trung tâm, với tư thế diễn tả sự nối kết đất trời và liên kết với những người chung quanh trong dấn thân phục vụ. Ba hình nhỏ tượng trưng cho các tín hữu, trong đó có giám mục, dắt dìu nhau dấn bước theo Đức Kitô với niềm mong ước được lớn lên trong Ngài, nghĩa là chia sẻ sự sống, tinh thần và cách sống của Đức Kitô là ngôn sứ, tư tế và mục tử.

Đôi nét lịch sử Giáo phận Phú Cường

Giáo phận Phú Cường được Tòa Thánh tách từ giáo phận Sài gòn năm 1965, bởi thế có nhiều điểm chung về nguồn gốc và sự trưởng thành.

Ngày 26/11/1744 Đức Bênêđictô XIV cử Đức Cha Hilario Costa giáo phận Đông Đàng Ngoài là khâm sứ Tòa Thánh kinh lý Đàng trong, Cam Bốt và Chăm. Qua 10 phiên họp được tóm lại trong khoảng 260 trang (khổ lớn), cha Adrien Launay có ghi lại: “tại Lai-thiu (Lái Thiêu) năm 1747 có khoảng 400 giáo hữu. “ Qua việc phân chia vùng để các thừa sai truyền giáo: dòng Tên và dòng Phanxicô. Như vậy, các Kitô hữu chạy trốn Nhà Nguyễn cấm đạo (1617-1665) đã tới đây làm ăn sinh sống để an tâm giữ đạo”. Tháng 7/1789, Đức Cha Bá Đa Lộc chuyển chủng viện ở Chantaburi (Thái Lan) về Lái Thiêu (chừng 40 chủng sinh) và cử thừa sai Boisserand làm giám đốc. Khi đó ở vùng đất “Phú Cường” đã có nhiều họ đạo thuộc giáo phận Đàng Trong.

Năm 1821, cha Jean Baptiste Taberd (tên Việt là Từ) được bổ nhiệm coi sóc Lái Thiêu. Sáu năm sau (1827), ngài nhận được sắc Tòa Thánh bổ nhiệm là giám mục giáo phận Tây Đàng Trong, tháng 6 năm 1830, ngài được tấn phong ở Thái Lan do Đức cha Bregnieres và trở về đặt Tòa Giám Mục tại Lái Thiêu. Ngày 02/03/1844, Đức Grêrôriô XVI chia đôi giáo phận Đàng Trong: giáo phận Đông và Tây. Phần đất thuộc giáo phận Phú Cường ngày nay đã thành lập nhiều cơ sở, giáo xứ như: Lái Thiêu, Búng, Tân Quy, Tha La, Brơ-Lam,… thuộc giáo phận Tây Đàng Trong.

Vì vùng đất thuộc giáo phận phú Cường trước đây rất hiểm trở, nên trong các cuộc bách hại dưới thời Minh Mạng, Triệu Thị và Tự Đức, vùng Lái Thiêu được đặt làm cơ sở Tòa Giám Mục; và các thừa sai, linh mục, tu sĩ và giáo dân ít bị bách hại hơn các nơi khác. Tuy nhiên, những giọt máu tử đạo cũng đã đổ ra trên cánh đồng truyền giáo của giáo phận. Mở đầu trang sử được ghi bằng máu là linh mục Phêrô Đoàn Công Quý, tử đạo ngày 7/1/1659, ngài được Đức Gioan Phaolô II tuyên phong hiển thánh ngày 19/6/1988. Tiếp theo là vụ tàn sát 27 vị tử đạo tại họ đạo Thị Tính ngày 9 và 10/7/1868.

Ngày 3/12/1924, Tòa Thánh đổi tên các giáo phận ở Việt Nam theo tên địa bàn hành chính, nơi đặt tòa giám mục, giáo phận Tây Đàng Trong được đổi thành giáo phận Sài Gòn. Theo thống kê năm 1938, trên phần đất thuộc giáo phận Phú Cường hiện nay, số người Công Giáo còn thưa thớt, có 11 giáo xứ và 13.799 giáo hữu.

Ngày 14/10/1965, Đức Phaolô VI ban sắc chỉ “In Anino Nostro” cắt năm tỉnh: Bình Dương, Bình Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa và Tây Ninh thuộc Tổng giáo phận Sài gòn để thành lập giáo phận mới Phú Cường và đặt Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên làm giám mục tiên khởi. Nhân sự của giáo phận mới được ghi nhận là: 51.488 người Công Giáo trên tổng số 715.000 (chiếm 7,2%); 43 linh mục; 6 giáo hạt: Bình Long, Lạc An, Phú Cường, Phước Thành, Tây Ninh và Tha La; 39 họ đạo có cha sở hiện diện và 106 thánh đường lớn nhỏ. Về cơ sở vật chất, năm 1967, Đức Cha Giuse Thiên cho xây dựng tiểu chủng viện Gò Cầy (Nhà Chung Phú Cường hiện nay), lập trung tâm Bác Ái ở Lái Thiêu; năm 1968 xây dựng trường Thánh Giuse; năm 1970 tiếp nhận dòng Con Đức Mẹ từ Campuchia về định cư tại Phú Cường; năm 1972 xây dựng Tòa Giám Mục và xây dựng tu viện Lời Chúa lo cho công cuộc truyền giáo. Về mặt tinh thần, Đức Cha tiên khởi đã tổ chức sinh hoạt giáo phận theo tinh thần và đường hướng của Công Đồng Vaticanô II.

Từ ngày thành lập cho đến năm 1975, giáo phận Phú Cường nằm trong vùng luôn xảy ra những cuộc chiến ác liệt. Tình hình các xứ đạo và hoạt động tôn giáo bị xáo động. Con số giáo dân cứ giảm dần, có giáo xứ, giáo họ bị xóa tên trong danh sách.

Năm 1974, giáo phận có 54.494 giáo dân trên tổng số 887.056 người cư trú trong 49 giáo xứ, giáo họ với 58 linh mục triều và dòng, 30 đại chủng sinh, 35 nam tu sĩ, 171 nữ tu, 50 trường trung học, tiểu học và 13 cơ sở từ thiện bác ái.

Năm 1976 Đức Cha Giacôbê Huỳnh Văn Của được tấn phong làm giám mục phó giáo phận, nhưng vì bệnh nên đã đi nghỉ hưu từ năm 1979. Ngài sang Pháp điều trị và mất năm 1995 tại Nice, Pháp.

Năm 1982, Đức Cha Luy Hà Kim Danh được Tòa Thánh đặt làm giám mục phó giáo phận Phú Cường. Tháng 6 năm 1993, Đức cha Giuse Phạm Văn Thiên nghỉ hưu sau 28 năm cia quản địa phận và Đức Cha Luy Hà Kim Danh đã lên kế vị làm Giám Mục Chánh Tòa. Với tuổi cao sức yếu, ngài đã từ trần ngày 22/02/1995 và giáo phận trống tòa gần 4 năm. Trong thời gian này, cha Micae Lê Văn Khâm làm giám quản giáo phận.

Ngày 05/11/1998 cha Phêrô Trần Đình Tứ được bổ nhiệm làm giám mục chánh tòa giáo phận Phú Cường. Ngài được tấn phong làm giám mục ngày 06/01/1999 tại Rôma do chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chủ phong và về nhận giáo phận ngày 26/01/1999. Giaó phận lúc ấy có 94.166 tín hữu trên tổng số 1.948.510 dân, 63 linh mục, 10 phó tế, 50 đại chủng sinh, 207 tu sĩ nam nữ, 53 giáo xứ trong 7 giáo hạt.

Ngày 14/3/2011 Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm linh mục Giuse Nguyễn Tấn Tước làm giám mục phó giáo phận Phú Cường và Thánh Lễ tấn phong được tổ chức tại Nhà Chung Phú Cường ngày 29/4/2011.

Thống kê năm 2010 cho thấy số giáo dân Phú Cường là 131.345 trong 2.880.328 dân số của tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước (huyện Bình Long, Lộc Ninh, Chơn Thành và Hớn Quản) và huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Có 120 linh mục triều và 59 linh mục dòng phục vụ 91 giáo xứ trong giáo phận và các cơ sở tôn giáo. Số đại chủng sinh là 41, và số nam tu sĩ là 146 và 400 nữ tu. Bên cạnh đó, giáo phận Phú Cường còn có những cơ sở từ thiện bác ái như: Trung Tâm Câm Điếc Lái Thiêu, trại phong Bến Sắn, Trung tâm Mai Hòa chăm sóc những bệnh nhận AIDS giai đoạn cuối, Mái Ấm Thiên Phước Lô 6 nuôi trẻ khuyết tật, Viện Dưỡng Lão tại các giáo xứ, các điểm mẫu giáo nhà trẻ. (theo tài liệu lịch sử Gp Phú Cường).
 
Tường thuật Đại hội Di dân Thanh Hóa tại Miền Nam 30.04.2011
Vân Sơn
13:57 30/04/2011
Tường thuật Đại hội Di dân Thanh Hóa tại Miền Nam 30.04.2011

Sau những khoảng thời gian chuẩn bị và tập luyện hết sức chu đáo, chương trình Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam đã chính thức được khởi động vào sáng hôm nay, ngày 30/04/2011 tại Nhà thờ Giáo xứ Vườn Xoài thuộc TGP Sài Gòn.

Mục đích mà chương trình Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam năm nay hướng đến là mở rộng mối dây hiệp thông của Giáo phận Mẹ đến mọi thành phần là con cái Thanh Hóa đang sinh sống, học tập và làm việc tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt trên địa bàn thuộc thành phố Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu… cùng với đó là làm nên một cuộc hội ngộ, giao lưu cho chính những giáo dân này.

Trong kỳ Đại hội này, mọi người vui mừng và vinh hạnh được đón tiếp Đức cha Phaolô Nguyễn văn Hòa, nguyên Giám mục Nha Trang, nguyên chủ tịch HĐMVN; Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm, Giám mục phụ tá Tổng giám mục Sài gòn. Và nhất là sự hiện diện của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, vị cha chung của Giáo phận Thanh Hóa mến yêu. Cùng hiện diện trong ngày Đại hội còn có cha Gioan Nguyễn văn Ty, phó chủ tịch Ủy Ban Di Dân trực thuộc HĐGMVN; cha Phê-rô Nguyễn văn Võ, tân chánh xứ nhà thờ giáo xứ Vườn Xoài (ngài vừa nhận chức chiều hôm qua, ngày 29 tháng 4 thay cho cha Phê-rô Phan Khắc Từ), nơi đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Giáo phận Thanh Hóa tổ chức Đại hội Di dân năm nay; cha Giuse Nguyễn quang Huy, giám đốc trụ sở Thanh Hóa Sài Gòn; cùng với 15 quý cha mang hơi ấm, mang tình thân từ đất Mẹ Thanh Hóa thân thương vào cho những người con xa xứ.

Xem hình đại hội di dân Thanh Hóa

06g00 sáng thứ Bảy, khi nhưng người dân thành phố Sài gòn đang yên giấc sau một tuần làm việc, thì tại khuôn viên nhà thờ Vườn Xoài, các chú ứng sinh, các bạn sinh viên và quý cha trong Ban tổ chức đã bắt đầu làm việc. Bàn ghi danh, khăn, logo, nước uống, y tế… tất cả đã sẵn sàng để đón tiếp những người di dân.

6g30… 7g00 số lượng người tham dự mỗi lúc một đông… 4 bàn ghi danh vẫn không đáp ứng đủ, mọi người phải xếp hàng chờ để kịp ghi danh vào dự lễ khai mạc diễn ra lúc 8g30.

8g00, số lượng người đến tham dự đã gần 1000 người. Tuy nhiên con số này vẫn chưa dừng lại ở đó mà còn tăng thêm nữa. Đức cha Giuse và quý cha đã ra cổng nhà thờ, trực tiếp đón chào bà con giáo dân và trò chuyện tâm tình với những người con xa quê. Niềm vui ngày Đại hội đã vỡ trong nước mắt và nụ cười ngay giây phút gặp gỡ đầu tiên.

8h30, chương trình khai mạc Đại hội Di dân Thanh Hóa – Miền Nam năm 2011 bắt đầu.

Cộng đoàn tham dự đã vẫy khăn, vỗ tay trong tiếng nhạc và vũ điệu của các bạn sinh viên Công giáo Thanh Hóa chào đón sự hiện diện của quý Đức cha, quý cha và quý khách đến tham dự ngày Hội.

Để tỏ lòng tôn trọng đối với các vị khách quý, Đức cha Giuse đã trực tiếp giới thiệu quý Đức cha cho cộng đoàn tham dự, ngài nhấn mạnh về mối dây hiệp thông và tình yêu mà quý Đức cha đã dành cho Giáo phận Thanh Hóa bằng sự hiện diện đầy tình nghĩa trong ngày hôm nay. Đây là một món quà hết sức ý nghĩa để cổ võ cho những chương trình trong các năm tiếp theo. Cha Giuse Nguyễn Quang Huy - Giám đốc trụ sở giáo phận Thanh Hóa tại Sài Gòn, trưởng Ban điều phối ngày Đại hội, thay mặt cho mọi người trao tặng quý Đức cha vòng hoa tươi thắm, biểu trưng cho tấm lòng yêu mến của con dân Thanh Hóa; cha Raphael Đỗ Minh Tuấn – chủ tịch Ủy ban Di dân giáo phận, trao tặng quý Đức cha khăn và logo của Đại hội với tâm tình trân trọng và biết ơn.

Chương trình lễ khai mạc được xen kẻ bằng các vũ điệu và các bài hát, đặt biệt vũ điệu của các đệ tử Dòng Mân Côi Chí Hoà được mọi người vỗ tay tán thưởng về tính nghệ thuật và sự vui nhộn mà vũ điệu mang lại.

Trong phần chia sẻ, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa nói lên niềm vui và vinh hạnh khi được tham dự ngày Hội. Là một người có gốc gác ở làng Bồng Trung, Kẻ Bền, Thanh Hóa, Ngài cảm thấy hạnh phúc khi chứng kiến sự phát triển không ngừng của giáo phận Mẹ dưới sự dẫn dắt của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh trong thời gian qua.

Sau lời chia sẻ của Đức cha Phaolô, Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm cũng nói lên tâm tình mà ngài dành cho những người di dân. Ngài ghi nhận sự đóng góp tích cực của cộng đoàn di dân cho Tổng giáo phận Sài gòn bằng cách tham dự các hoạt động tại các giáo xứ mà người di dân hiện diện, như tham dự vào ca đoàn, tham gia làm giáo lý viên, tham gia các hội đoàn… Ngài bày tỏ sự cám ơn đến Đức Cha Giuse cũng như sự đón tiếp nồng nhiệt mà Đại hội dành cho ngài. Ngài cũng gửi lời chào của Đức Hồng Y J.B Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn, chủ tịch Ủy ban Di dân trực thuộc HĐGMVN đến Đại hội.

Với vai trò Mục Tử giáo phận Thanh Hóa, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã có những lời huấn từ đến con chiên của mình. Ngài cũng gửi lời chào trân trọng tới tất cả mọi người tham dự, đồng thời hướng tâm tình của những người con Thanh Hóa xa quê về đại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập GP Thanh Hóa (1932-2012) sẽ được tổ chức vào năm tới.

Sau phần khai mạc, chương trình Đại hội được tiếp nối bằng buổi thuyết trình do quý cha trong giáo phận phụ trách, theo chủ đề : Di dân hướng về đại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập giáo phận 1932 – 2012.

Nội dung thuyết trình được phân bố :

- Một thoáng nhìn về lịch sử giáo phận (di sản tinh thần)

- Hiện tình giáo phận (các hoạt động hiện tại, những thuận lợi và khó khăn…).

- Tương lai giáo phận : Di dân làm gì để xây dựng giáo phận? Hướng về Năm thánh giáo phận vào năm 2012.

Buổi thuyết trình đã để lại nhiều ấn tượng cho những người tham dự. Qua buổi thuyết trình này, mọi người càng ý thức hơn về vai trò Kito hữu của mình giữa môi trường sống với nhiều cám dỗ và qua đó đứng vững để xứng đáng là một người con của xứ Thanh, của mảnh đất có người tín hữu theo Đạo đầu tiên; của mảnh đất với câu truyện về Mai Hoa Công Chúa theo Đạo; của mảnh đất nơi cha Đắc Lộ đã đặt dấu ấn Hồng ân cứu độ...

Sau buổi thuyết trình, mọi người nghỉ ngơi và ăn trưa…

Giáo xứ Vườn Xoài- GP Sài Gòn, chiều ngày 30/04/2011

Nối kết những kết quả tốt đẹp đã đạt được vào buổi sáng cùng ngày, chương trình Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam 2011 tiếp tục được bắt đầu vào lúc 13g00. Số lượng người tham dự tính đến lúc này đã lên đến hơn một ngàn người.

Những hoạt động chính trong buổi chiều hôm nay là giờ Sám hối và Thánh lễ bế mạc. Đây là hai hoạt động chính của chương trình Đại hội, được chuẩn bị khá kỹ lưỡng và chu đáo để đạt được kết quả tốt đẹp cho những di dân tham dự Đại hội về mặt tinh thần và đức tin.

Giờ sám hối diễn ra trong bầu khí hết sức thinh lặng và sốt sắng. Cái nắng và nóng của đất Sài Gòn dường như chưa đủ làm cho tinh thần của mọi người suy giảm. Kết nối trong tình quê hương và hiệp nhất với Giáo phận, hầu hết các di dân có mặt trong ngày hôm nay đều nhận thức được việc cùng nhau tạo nên sự thành công cho chương trình. Giờ sám hối là giờ mời gọi con người trở về với Chúa sau những ngày tháng bôn ba với cuộc sống đầy những khó khăn, vất vả. Hướng dẫn giờ sám hối là Cha Raphael Đỗ Minh Tuấn. Cha chia sẻ về niềm tin vào Thiên Chúa và bản năng yếu đuối của con người, hướng lòng những người tham dự về Bí tích Hòa giải để có thể được sống lại trong ân nghĩa với Chúa Phục Sinh.

Trong giờ sám hối, các Linh mục Thanh Hóa thực hiện bí tích hòa giải cho di dân tại tầng hầm nhà thờ Vườn Xoài.

Đúng 15h00, Thánh lễ bế mạc Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam diễn ra trong sự sốt sắng, hợp nhất với chủ tế là Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, cùng Đồng tế là Đức cha Giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh và tất cả các Linh mục từ giáo phận Thanh hóa tham dự. Đoàn Đồng tế tiến vào nhà thờ trong sự chào đón của hết thảy mọi người tham dự. Bầu khí Thánh lễ luôn ở cao điểm của sự hiệp nhất và trang nghiêm.

Trước những trăn trở về đời sống đức tin và tình thương dành cho đoàn chiên mà mình coi sóc, trong bài chia sẻ, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã mượn lời Đức cha Phaolô Nguyễn văn Hòa : “chúng ta là Kitô hữu thì dù đi đến đâu, chúng ta vẫn là Kitô hữu…” mọi người quy tụ lại bên nhau cho dù khoảng cách địa lý xa xôi, điều đó thể hiện tinh thần quê hương và tình yêu hiệp nhất. Sự có mặt của Đức cha Phaolô và Đức cha Phêrô, các cha đến từ Ủy ban Di dân của HĐGMVN và tại Giáo xứ Vườn Xoài, cùng các Cha trong Giáo phận khi không ngại những khoảng cách xa xôi hữu hình mà đến với ngày Đại hội Di dân năm nay là dấu chỉ cho thấy tình hiệp thông liên đới của hết thảy mọi thành phần con cái Chúa. Đức cha Giuse bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về những tình cảm mà quý Đức cha, quý Cha đã dành cho Giáo phận Thanh Hóa, đặc biệt là cộng đoàn Di dân có mặt hôm nay. Một Giáo phận Thanh Hóa nằm trong lòng Giáo phận Sài Gòn như Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm đã nói chính là dấu hiệu của sự hiệp thông của Giáo hội.

Sự xa xôi cách trở không làm thuyên giảm đi tình yêu quê hương, được ví với chùm khế ngọt bình dị mà thân thương trong bài thơ “Quê hương’ của Đỗ Trung Quân. Đức Cha vô cùng xúc động trước những hoàn cảnh khác nhau của những người di dân mà Ngài có dịp trò chuyện và gặp gỡ. Đức cha còn nhấn mạnh rằng dù cho ở bất kể nơi đâu, những người Di dân luôn nhận được lời cầu nguyện và tình yêu thương của hết thảy những người đang còn ở quê hương mình, trong đó đặc biệt hơn là lời cầu nguyện chung của Giáo phận Thanh Hóa để có thể tìm được niềm vui trong cuộc sống tha hương cầu thực có rất nhiều cạm bẫy, tệ nạn. Tuy nhiên, Đức cha hướng lòng mỗi người về một sự an tâm cho cuộc hành trình này vì Ngài và hết thảy mọi người sẽ luôn đồng hành với Cộng đồng Di dân bằng lời cầu nguyện và sự hiệp thông. “Với tư cách là một người Di dân, chúng con phải làm gì để giữ vững cuộc đời mình”, điều đó chỉ có thể được thực hiện khi mỗi người biết sống đời sống cầu nguyện và trong sự tương trợ lẫn nhau, “người đi trước chỉ bảo cho người đi sau, đừng để cho người đi sau ngập sau trong hố sâu của tội lỗi”. Ngài mong muốn cộng đồng di dân luôn biết yêu thương đùm bọc nhau trong đời sống xa xứ với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, điều đó là điều cần thiết để có thể bước đi vững vàng trong cuộc sống di dân. Nhưng cho dù có yêu thương đến thế nào đi nữa, con người vẫn chỉ là con người, chỉ có Chúa mới có thể dẫn đưa con người tới hạnh phúc và bình an. Ngài nhắn nhủ Giáo dân của mình đừng bao giờ mất lòng tin vào Chúa, vì nếu như vậy con người sẽ thất bại trong cuộc sống, gặp những đau khổ. Lòng thương xót Chúa sẽ nâng đỡ con người và giúp con người giữ vững Đức tin Công giáo trên con đường trước mắt. Ngài mời goi Cộng đồng di dân năng đến với các Bí tích để nuôi dưỡng đời sống Đức tin. Cùng với những tình cảm yêu thương của Giáo phận dành cho cộng đoàn di dân, ước mong cộng đoàn cũng luôn vun đắp Đức tin cho mình ngày một vẹn toàn…

Điều đặc biệt nhất trong Thánh lễ chính là nghi thức trao ban bình an đến từ Đức cha chủ tế, Đức cha Giáo phận và các Linh mục hiện diện trong Thánh lễ. Trong tình yêu của Chúa Kitô Phục Sinh, các ngài đã rời cung thánh, đến bắt tay trao ban bình an tới hết thảy mọi người có mặt trong thánh lễ.

Trước khi Thánh lễ kết thúc, Đức cha Giuse đã có đôi lời cảm ơn sự hiện diện của Đức cha Phaolô và sự yêu mến của Ngài dành cho Giáo phận Thanh Hóa. Ngài cũng nhắn nhủ tới Cộng đoàn di dân về lịch tổ chức chương trình Đại hội các năm kế tiếp, để có thêm nhiều hơn nữa số lượng người Thanh Hóa di dân tham dự ngày lễ lớn này.

Kết thúc Thánh lễ với nghi thức sai đi được thực hiện bằng việc truyền Thánh Giá Chúa qua tay tất cả mọi người. Đây là lời hứa cho ý thức bổn phận loan báo Tin Mừng và làm chứng nhân cho Chúa trong cuộc sống, nơi làm việc cũng như học tập của tất thảy mọi người.

Sau nghi thức sai đi, đại diện Cộng đoàn di dân Thanh Hóa đã có những lời cám tạ tới Quý Đức cha, quý Cha, quý Souer, quý chú ứng sinh và hết thảy những ai đã cất công chuẩn bị bằng cách này hay cách khác cho chương trình Đại hội Di dân năm 2011 thành công tốt đẹp.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 17h00. Nghi thức chia tay được cử hành khá trọng thể bằng việc Quý Đức cha, Quý cha tiễn đưa từng người di dân ra về. Đó là biểu hiện tình cảm hết sức cao quý của những vị Mục tử nhân lành dành cho con chiên của mình, cũng như đã mang đến cái nhìn đầy ngưỡng mộ mà tất cả những ai có mặt ngày hôm nay dành cho các vị Mục tử.

Ngày Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam 2011 đã kết thúc, để lại rất nhiều dư âm trong lòng mỗi người. Với những kết quả tốt đẹp đã đạt được trong lần Đại hội này, Giáo phận Thanh Hóa có thể hy vọng một chương trình thành công hơn nữa vào năm 2012…
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tiếng nói lớp trẻ- Vài điều tâm huyết
Thắng Nguyên
15:46 30/04/2011
Tiếng nói lớp trẻ- Vài điều tâm huyết.

Khi đọc xong bài “Đơn tự thú” của bạn Nguyễn Tuấn Anh, tôi có một cảm giác rất khó tả, vừa cảm phục hành động can đảm của một bạn đồng lứa với mình vừa cảm thấy tự vấn lương tâm. Không tự vấn lương tâm sao được? Trong khi cũng được coi là một tri thức trẻ thời @, được tiếp cận với thông tin một cách đa chiều đủ để biết cái nào là đúng cái nào là sai, vậy mà nào dám công khai thể hiện quan điểm của mình để ủng hộ công lý và sự thật. Khi mà hàng ngàn tri thức và nhiều tầng lớp xã hội khác sẵn sàng lên tiếng ký vào bản Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ một cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn, còn tôi vẫn phải đắn đo suy nghĩ, đấu tranh với nỗi sợ hãi của bản thân mới dám ký tên vào bản kiến nghị này.

Thử hỏi nỗi sợ hãi ấy đến từ đâu? Ai gieo rắc? Ai ngăn cản quyền tự do cơ bản nhất của mỗi con người? Hay mình chưa dám vượt qua chính bản thân mình. Có 2 câu nói của bạn Tuấn làm tôi chợt nhận ra là mình vẫn còn nằm trong vòng sợ hãi chưa vượt được qua và cảm thấy hổ thẹn vô cùng. “… tôi chẳng thể tìm thêm được gì để mà tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình… biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu” (trích từ BVN).

Một xã hội tồn tại quá nhiều bất công, thật giả trắng đen lẫn lộn. Con người đánh mất chính mình hồi nào không hay khi phải sống giả dối với ngay cả bản thân mình. Muốn yên thân thì chịu nhịn chịu nhục, muốn tiến thân thì bợ đỡ nịnh nọt. Người tốt bị tù đày vướng vào vòng lao lý, bị sách nhiễu đàn áp còn kẻ xấu thì tự do nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thích làm gì thì làm. Còn dám lên tiếng vì sự thật công lý, vì an nguy của cả dân tộc thì bị coi là chống đối Nhà nước.

Một xã hội mà tất cả các qui phạm đạo đức tuột dốc không phanh, mỗi người bị tha hóa một cách thậm tệ. Chúng ta đang đối diện với sự “mất gốc hoàn toàn cũng có nghĩa là vong bản tuyệt đối”(trích từ BVN). Hai từ “vong bản” nghe thật chua xót quá!!! Một dân tộc với lịch sử ngàn năm văn hiến, với bao truyền thống tốt đẹp, với bề dày lịch sử kiêu hùng, oanh liệt mà lẽ nào chẳng thể phục sinh. Thật đau đớn biết bao khi ngay cả miếng đất ông cha để lại vẫn không thể giữ được, chẳng phải chúng ta đã phụ công ơn cha ông ta và không làm được điều Bác Hồ căn dặn: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”?

Thử hỏi những đứa con ưu tú của dân tộc đã làm được những gì nào? Có phải chúng ta đang e sợ và nhượng bộ “nước lạ” đó sao. Vấn đề bảo vệ chủ quyền dân tộc quan trọng hơn hay là hợp tác với “nước lạ” đế chống “thế lực thù địch”? Khi tôi đọc bài viết “Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác để chống các thế lực thù địch” thì tôi chẳng thể hiểu nỗi 4 từ “thế lực thù địch” nguồn gốc từ đâu ra? Lực lượng gồm những ai? Hoạt động như thế nào? Động cơ? Mục đích là gì? tôi nghĩ là những người trong bài báo đề cập đến là những học viên Pháp Luân Công, theo tôi tìm hiểu thì họ tu luyện theo nguyên lý của vũ trụ “CHÂN THIỆN NHẪN”, đó là đạo lý của trời đất từ khởi thủy đến nay, họ gồm những người hướng thiện hoạt động công khai và không phải là một tổ chức đảng phái chính trị nào, động cơ mục đích đều là muốn giúp mọi người tu tâm dưỡng tánh để hoàn thiện bản thân tiến đến làm người tốt hơn, giúp ích cho xã hội, thế mà bỗng dưng lại trở thành “thế lực thù địch” kia chứ! Đạo lý ở đây là gì vậy? Có ai giải thích giùm tôi không?

Ngay cả một sự thật hiển nhiên đó là Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, một câu nói thiêng liêng khẳng định chủ quyền không thể chối cãi được, vậy mà không ai được dám nói công khai, phải lén lút tìm cách thể hiện quan điểm của mình bằng cách ghi tắt “HS-TS-VN” để tỏ bày chính kiến và âm thầm nhân rộng ra, thế nhưng vẫn gặp lắm gian nan trắc trở và nguy cơ bị bắt giữ nhỡn tiền. Vậy là nỗi sợ hãi cứ bao trùm lên tất cả, ai dám nói lên chân lý đó lúc này thì phải đối mặt với 4 từ trên trời rơi xuống “thế lực thù địch” đứng đằng sau. Chợt nghĩ có khi mình cũng bị xem là thành phần “tuyên truyền chống đối nhà nước”, bị thế lực thù địch vô hình đứng đằng sau rồi cũng nên. Trong một xã hội như hiện nay thì không ai biết trước được điều gì cả và không biết bao giờ nỗi sợ hãi vô hình ấy mới chấm dứt với người dân Việt Nam ta.

Thắng Nguyên

Nguồn :BVN