Ngày 30-04-2012
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thương xác bảy mối: Trong cô đơn và lãng quên, một bác sĩ Công Giáo cứu giúp kẻ liệt tại vùng chiến sự Sudan
Trần Mạnh Trác
16:23 30/04/2012
Theo hồi ký của ông Alex Perry, giám đốc báo chí cuả TIME tại Phi Châu, thì nhiều người Công Giáo vẫn lì lợm ở lại vùng nuí Nuba hẻo lánh cuả Sudan để cứu giúp những người thiểu số đang bị săn đuổi tàn sát:

Tại bệnh viện Đức Mẹ Thương Xót (Mother of Mercy Hospital,) nằm sâu trong vùng kiểm soát cuả phiến quân ở vùng núi Nuba cuả Sudan, em Daniel Omar, 14 tuổi, kể lại trường hợp cuả em bị chặt đứt cả hai tay vì một quả bom vào đầu tháng ba vừa qua như sau:

"Em đang chăn bò ở Dar El thì nghe thấy tiếng máy bay Antonov, vì vậy em vội nằm xuống. Sau đó, em nghe thấy tiếng rít cuả bom và nhìn thấy nó đang rơi xuống ngay trên đầu mình. Vì vậy, em nhảy lên, nấp sau một gốc cây, và ôm chặt lấy thân cây."

Quả bom rơi cách Daniel chỉ có vài mét. Cái cây, thực ra chỉ là một loại bụi gai ở sa mạc có một cái gốc dày, đã bảo vệ cơ thể của Daniel, nhưng hai tay của em đã bị sức nổ phá nát. "Em nhìn thấy máu", Daniel nói. "Em không nhìn thấy tay nữa. Em thậm chí không khóc lên được. Em đứng lên, và bắt đầu đi, rồi gục xuống. Một người lính chạy đến và kéo em vào trong bóng râm. Sau đó, ông ta lấy một chiếc xe hơi, rửa và băng bó cho em, và đưa em tới đây. "

Nói chung, những câu chuyện như vậy ở Châu Phi thì ít khi mang nhiều sự thật. Châu Phi - một lục địa có hơn 50 quốc gia và một tỷ người - đã nổi danh vì những câu chuyện được phóng đại trước mặt những người Tây phương. Nhưng trong trường hợp của Daniel và hàng trăm người khác ở nơi đây, lý do duy nhất mà họ còn sống để kể những câu chuyện là bởi vì có sự tận tâm của một bác sĩ phẫu thuật Mỹ, BS Tom Catena, người đã sống ở vùng núi Nuba từ năm 2008.

Catena, 47 tuổi, đến từ New York, ông đã làm việc ở vùng núi Nuba ba năm trước khi chính phủ Khartoum của Sudan phát động một cuộc tấn công vào phiến quân Nuba hồi cuối tháng Sáu năm ngoái. Nhưng những gì bắt đầu như một cuộc tấn công vào quân du kích nhanh chóng trở thành một cuộc tấn công vào tất cả các sắc dân thiểu số nói chung. Mỗi khi chính phủ kiểm soát một khu vực nào thì sẽ có hàng loạt các vụ tàn sát dân thường: dự án truyền hình vệ tinh Sentinel, điều chỉnh sự theo dõi từ trên không gian nhắm vào các hành động tàn bạo và các cuộc hành quân ở Sudan, đã tìm thấy nhiều vết tích trông giống như tám ngôi mộ tập thể ở trong và xung quanh thủ phủ Kadugli.

Bác sĩ Catena là người duy nhất ở nhà thương có khả năng đối phó với những thương tích nghiêm trọng. Và như vậy, có lẽ không ai có uy tín hơn để mô tả những gì chính quyền Khartoum đang làm với công dân của họ. Tôi hỏi Catena có bao nhiêu người bị thương mà ông đã điều trị kể từ khi cuộc chiến bắt đầu: 822, ông nói. Trong số đó, 140 vụ là thương tích thường và 102 vụ là nghiêm trọng, chủ yếu là phải cắt bỏ. Catena cho biết thêm rằng số bệnh nhân bị thương nặng nhất là 73 và là nạn nhân cuả các vụ đánh bom từ máy bay Antonov. Ông không có nghi ngờ nào về ý định của Khartoum. Đó là, ông nói, "đã có những tính toán trước khi đánh bom trên vùng dân sự. .. để khủng bố người dân và buộc họ rời khỏi nhà của họ, và đất đai của họ."

BS Tom Catena, là thành viên hội đồng quản trị các Tình Nguyện viên Công giáo, đã làm việc tại Bệnh viện Mother of Mercy ở miền núi Nuba Sudan từ năm 2007.

Đây là lần thứ hai tôi gặp BS Catena. Lần đầu tiên hồi cuối tháng Sáu khi chiến dịch thanh trừng sắc tộc cuả chính quyền Khartoum khởi sự. Lúc đó, ông đã cho phép tôi đi lang thang trong khu bệnh viện của ông để thu thập lời khai. Bây giờ là mười tháng sau, trông ông hốc hác hẳn ra. Liên tục làm việc trong khu cấp cứu, BS Catena đã không thể rời khu giải phẫu trong 14 tháng dài, dưới sự đe doạ bị tấn công bất cứ lúc nào. "Tôi không biết lý do tại sao chúng tôi đã không bị bỏ bom", ông nói. "Mỗi khi họ bay qua, tôi nghĩ rằng: 'đây có phải là ngày đó chăng?" Thực ra họ chẳng phải là những người có lòng nhân đạo, hay có chút e dè về một nguyên tắc đạo lý nào cả. Vì họ đã từng đánh bom nhiều bệnh viện trước đây."

Được hỏi tại sao ông trông xanh xao như thế này, ông cho biết "có một chút sốt rét" và cũng còn bị xúc động vì một cái chết trong đêm trước của một bệnh nhân. "Ông ta bị 20 lỗ trong ruột của mình," Bs Catena nói "Chúng tôi ráng chữa một số và ông ta có vẻ hồi phục, thế là mỗi đêm chúng tôi cố chữa thêm một cái gì đó nữa cho ông ta, và ông ta lại bình phục rất tốt, giống như một con thuyền êm ả lướt sóng vậy. Thế rồi, ông ta tự nhiên bật ngửa ra chết vào lúc ba giờ sáng. Tôi không thể giải thích nổi."

BS Catena hiểu rất rõ ràng về những gì đã thu hút ông đi tới miền núi Nuba: đó là đức tin Kitô giáo của mình. Ông luôn luôn ấp ủ ý định làm việc truyền giáo, và sau khi đậu bằng kỹ sư cơ khí và trả xong nợ, ông trở lại học y khoa. "Tôi nhận ra là ngành cơ khí không thích hợp cho công việc truyền giáo." Ông gia nhập Hải quân để có cơ hội học y khoa và phục vụ là một bác sĩ cho các phi công Hải quân cho đến khi trả xong nợ của Hải Quân. Thế rồi, ông bắt đầu đi về châu Phi, làm việc ở Kenya, ở Nam Sudan, và sau cùng là bệnh viện Mother of Mercy, khi bệnh viện này mở cửa vào tháng 3 năm 2008. "Ý tưởng chính là phục vụ", ông nói. "Bạn lấy Chúa Kitô làm hướng dẫn cho bạn, làm cố vấn của bạn. Đây là những gì Ngài đã làm. Ngài đến để phục vụ, chứ không phải được phục vụ, và tôi cố gắng noi theo cái gương đó. "

Đức tin cuả Catena cũng đã thuyết phục ông ở lại sau khi chiến tranh bùng nổ, ngay cả khi vị giám đốc của ông muốn ông rút lui. "What the heck?" ("Sao phi lý thế") Ông kêu lên. "Chúng ta là nhà truyền giáo mà. Thời gian của Chúa Kitô chính là những lúc bạn có nghĩa vụ phải có mặt. Chứ đâu phải là những lúc bạn thối lui." Tuy nhiên ông không phải là một nhà tuyên truyền. Việc tuyên truyền không phù hợp với người Nuba, là những người hoàn toàn khác với nhóm Hồi giáo hiếu chiến, áp bức của chính phủ Khartoum - họ (dân Nuba) cho phép tự do và hỗn hợp tôn giáo, ngay cả trong một gia đình. Em Daniel là một trường hợp diển hình. Em đeo một cây thánh giá trên cổ, nhưng em nói: "cha mẹ em là người Hồi giáo. Nhưng ngay từ khi em biết nói, em đã quyết định làm một Kitô hữu. Và họ để mặc em."

Tuy nhiên đức tin cuả Catena cũng không thể ngăn cản ông ta tưởng tượng ra những giải pháp thực dụng rất là 'trần thế' để giải quyết cái khổ mà mọi người đang nhìn thấy mỗi ngày. "Chúng ta cần phải thiết lập ra một hành lang nhân đạo", ông nói. "Một khu vực cấm bay là một ý tưởng tốt, nhưng có nhiều người cho rằng chi phí cho giải pháp này là quá cao. Vâng, tôi đã từng phục vụ trong 1 phi đội F-18 của Hải quân và tôi biết chỉ cần 1 phi đội duy nhất là có thể kết thúc toàn bộ không lực của Sudan trong vòng một ngày."

Sự tức giận cuả BS Catena lại tăng thêm với ý nghĩ rằng, ông sắp phải điều trị 1 đợt thứ hai cho các nạn nhân bị oanh kích. Hầu hết các gia đình đã phải rời bỏ làng xóm của họ, một số đi tới các trại tị nạn ở Nam Sudan, nhưng hàng trăm hàng ngàn người khác đã tìm trú ẩn trong các hang động rải rác trên miền núi đá Nuba. Xa quê hương bản thổ và không thể trồng cấy, một nạn đói - và có thể là một cuộc chạy loạn ồ ạt - đang lấp ló xuất hiện.

Nhưng sau cùng thì, ngay cả đối với một bác sĩ phẫu thuật, rất có thể là một trong những người 'cưa chân cắt tay' nhiều kinh nghiệm nhất thế giới, cũng có nhiều điều ông ta không thể sửa chữa nổi. Sau hơn một tháng, những vết thương của Daniel đã lành, hai cổ tay cuả em trông trơn tru và gọn gàng, chỉ lờ mờ là một vết sẹo. Nhưng hình như cái đau trong lòng thì vẫn chưa lành được. "Nếu không có bàn tay, em không thể làm bất cứ điều gì", Daniel nói. "Em thậm chí không thể chiến đấu. Em sẽ là một gánh nặng cho gia đình trong tương lai"

Daniel đã nhìn thẳng vào mắt tôi và nói "Nếu em có thể chết được, thì em cũng muốn chết phứt đi cho rồi."
 
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Hàn Lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội
Lm Trần Đức Anh OP
12:32 30/04/2012
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 đề cao tính chất thời sự của Thông điệp ”Hòa bình dưới thế” do Đức Gioan 23 ban hành và ngài cổ võ sự tha thứ trong tiến trình hòa giải giữa các dân tộc.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp gửi các tham dự viên khóa họp khoáng đại thứ 18 của Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội, nhóm tại Vatican từ ngày 27-4 đến 1-5-2012 về đề tài: ”Mong ước của thế giới được trật tự yên hàn: Thông điệp Pacem in terris, Hòa bình dưới thế, 50 năm sau”.

Trong sứ điệp, ĐTC mô tả Thông điệp ”Hòa bình dưới thế” như ”một thư ngỏ gửi thế giới”, như ”lời kêu gọi thống thiết” của Đức Chân Phước Gioan 23 ở giai đoạn cuối đời, cho chính nghĩa hòa bình và công lý cần được thăng tiến ở mọi cấp độ xã hội, quốc gia và quốc tế. ĐTC Biển Đức nhận xét: ”Tuy bối cảnh chính trị thế giới đã thay đổi nhiều trong nửa thế kỷ qua, nhưng quan điểm do Đức Gioan 23 cống hiến vẫn còn rất nhiều điều để dạy chúng ta, giữa lúc chúng ta nỗ lực đương đầu với những thách đố mới của hòa bình và công lý trong thời Hậu chiến tranh lạnh, giữa sự tiếp tục lan tràn võ khí”.

Đức Chân phước Gioan 23 khẳng định rằng ”Thế giới sẽ không bao giờ trở thành nơi ở an bình, bao lâu không có hòa bình trong tâm hồn mỗi người và từng người, bao lâu mọi sự không được bảo tồn theo trật tự Thiên Chúa đã giữ gìn” (Pacem in terris, 165).

ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh một điều chủ yếu trong giáo huấn xã hội Công Giáo, đó là một nền nhân loại học nhìn nhận con người là hình ảnh của Đấng Tạo Hóa, có trí thông minh và tự do, có khả năng nhận biết và yêu mến. Hòa bình và công lý là thành quả của trật tự đúng đắn được ghi khắc trong chính các loại thụ tạo, được viết trong tâm hồn con người” (Xc Rm 2,15).

Sứ điệp ĐTC đương kim đặc biệt đề cao ý niệm tha thứ được Đức Gioan Phaolô 2 đề xướng trong tinh thần của Đức Gioan 23 và nhấn mạnh rằng ”không thể có hòa bình, nếu không có công lý, và không thể có công lý nếu không có tha thứ” (Sứ điệp nhân ngày Hòa bình thế giới năm 2002).

ĐTC viết: ”Ý niệm tha thứ cần được đưa vào các diễn văn quốc tế về việc giải quyết các xung đột, để biến đổi ngôn ngữ vô bổ của sự tố cáo lẫn nhau, vì thái độ này không dẫn tới đâu cả. Nếu con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa công chính đầy lòng từ bi (Ep 2,4), thì những đặc tính ấy cần phải được phản ánh qua cách cư xử trong các công việc con người. Đó là sự liên kết giữa công lý và tha thứ, giữa công lý và ân xá, ở trọng tâm câu trả lời của Thiên Chúa đối với sự sai trái của con người (Xc Spe salvi, 44)... Tha thứ không phải là chối bỏ sự hành động sai trái, nhưng là tham gia vào sự chữa lành và tình thương biến đổi của Thiên Chúa, Đấng hòa giải và phục hồi”.

Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội nhóm họp dưới quyền chủ tọa của Bà Chủ tịch Mary-Ann Glenndon, Giáo sư luật tại Đại học Havard, Hoa Kỳ, và từng là Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh. (SD 30-4-2012)
 
Một Chân Phước nhiệt thành về “sự hiệp thông trong Giáo Hội”
Bùi Hữu Thư
13:40 30/04/2012
Phong chân phước cho ông Giuseppe Toniolo tại Rôma

ROME, Chúa Nhật 29 tháng 4, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Một chân phước giáo dân người Ý, Giuseppe Toniolo (1845-1918), hôm nay đã được phong chân phước tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành: Đức Thánh Cha ngợi khen ngài về lòng nhiệt thành cho “sự hiệp thông trong Giáo Hội”. Đây là một kinh tế gia và một nhà xã hội học người Công Giáo nước Ý, và là một người cha trong gia đình.

Thực vậy, Đức Thánh Cha đã nhắc đến việc phong chân phước này trong Kinh Nữ Vương Thiên Đàng ngày 29 tháng 4, khi ngài nói: “Tôi đặc biệt kính chào các khách hành hương đang tụ tập tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành nơi ông Giuseppe Toniolo đã được phong chân phước sáng hôn nay. Ngài đã sống giữa thế kỷ 19 và 20, ngài có vợ và có 7 người con; ngài là giáo sư Đại Học và người lo giáo huấn cho giới trẻ, ngài cũng là một kinh tế gia và một nhà xã hội học, và một người phục vụ nhiệt thành cho việc hiệp thông Giáo Hội.”

Đức Thánh Cha cũng tuyên dương lòng nhiệt thành của ngài về vấn đề giáo dục xã hội của Giáo Hội: “Ngài đã áp dụng việc giáo huấn Thông Điệp Rerum Novarum của Đức Giáo Hoàng Léon XIII; ngài đã cổ võ cho Công Giáo Tiến Hành, cho Đại Học Công Giáo Thánh Tâm, cho các tuần lễ xã hội của người Công Giáo Ý và một Học Viện về luật quốc tế về hòa bình.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Sứ điệp của ngài, là một thời sự lớn lao, đặc biệt cho thời đại của ngài: Chân Phước Toniolo xác định con đường tiên quyết của con người và của sự liên đới. Ngài viết: “Bên kia những tài sản và những lợi ích chính đáng của mỗi quốc gia, có một đặc tính không thể xóa bỏ, và gom chúng ta thành một đơn vị duy nhất, đó là bổn phận của tình liên đới nhân loại.”
 
ĐTC: Đừng sợ hãi, hãy tìm kiếm lời mời gọi của Thiên Chúa đã bị che lấp
Bùi Hữu Thư
18:11 30/04/2012
VATICAN (CNS) – Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Thiên Chúa luôn luôn mời gọi mọi người tận hiến để phục vụ Người, nhưng con người nhiều khi không nghe tiếng, hoặc vì bị quá chia trí hoặc là sợ rằng họ sẽ mất tự do nếu đáp trả lời mời.

Ngài nói ngày 29 tháng 4 – là ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi: "Chúng ta hãy cầu xin cho tất cả giới trẻ biết chú ý đến lời của Thiên Chúa đang nói với trái tim họ và kêu gọi họ từ bỏ tất cả mọi sự để phục vụ Người.”

Trước khi đọc Kinh “Nữ Vương Thiên Đàng” với các tín hữu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói: “Chúa luôn luôn mời gọi chúng ta, nhưng chúng ta thuờng không lắng nghe.”

"Chúng ta bị chia tri vì nhiều việc, bởi các lời nói khác hời hợt hơn, và vì chúng ta sợ phải nghe tiếng Chúa vì chúng ta cho rằng sẽ làm cho chúng ta mất tự do."

Nhưng tất cả mọi người trên trái đất đều được Chúa yêu thương hết mực, và ngay khi người ta nhận thức được tình yêu này, thì đời sống của họ thay đổi bằng cách trở nên một sự đáp trả cho tình yêu của Chúa, và điều này lại có nghĩa là sự tự do của con người đã được hoàn toàn thể hiện.”

Đức Thánh Cha yêu cầu Giáo Hội hoàn vũ và tất cả các giáo xứ hay cộng đồng điạ phương đều trở nên một thửa vườn phì nhiêu “trong đó hạt giống của ơn gọi Chúa đã gieo thật nhiều có thể nẩy mầm và tăng trưởng."

Ngài yêu cầu tất cả mọi người giúp cho việc vun bón thửa vườn này để những ai nghe được tiếng Chúa có thể theo đuổi ơn gọi với niềm vui và lòng quảng đại.

Vào buổi sáng, Đức Thánh Cha Benedict đã truyền chức cho chín tân linh mục trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô; một trong các linh mục sẽ phục vụ tại Giáo Phận Bùi Chu, Việt Nam, trong khi các vị khác – đến từ Ý, Côte d’Ivoire và Colombia – sẽ phục vụ trong Giáo Phận Rôma.

Một trong các tân linh mục là cha Piero Gallo, 42 tuổi, đã phục vụ như một luật sư và chánh án cho chính phủ Ý trong 8 năm. Một vị khác, cha Marco Santarelli, 29 tuổi, đã từng là phi công các phi cơ tư nhân, và đã mơ có ngày được lái một phi cơ Boeing 747.

Trước khi đọc kinh “Nữ Vương Thiên Đàng”, Đức Thánh Cha nói: những thanh niên này “không khác gì so với những người trẻ khác."

Điều độc nhất làm cho họ khác biệt là “họ đã bị đánh động mạnh mẽ bởi sự huy hoàng của tình yêu Thiên Chúa và không thể làm gì khác hơn là đáp trả bằng tất cả đời sống của họ.” Họ gặp gỡ tình yêu này trong Chúa Giêsu qua Phúc Âm, Thánh Thể và mọi người trong cộng đồng giáo hội.
 
Top Stories
Pope: Message to Pontifical Academy of Social Sciences
Benedictus PP. XVI
12:31 30/04/2012
Pope Benedict XVI has sent a message to Professor Mary Ann Glendon, the President of the Pontifical Academy of Social Sciences to mark the Eighteenth Plenary Session of the Pontifical Academy, which is marking the fiftieth anniversary of Blessed John XXIII’s Encyclical Letter Pacem in Terris.

The Pope said “the vision offered by Pope John still has much to teach us as we struggle to face the new challenges for peace and justice in the post-Cold-War era.”

Pope Benedict said the notion of forgiveness needs to find its way into international discourse on conflict resolution.

“It is the combination of justice and forgiveness, of justice and grace, which lies at the heart of the divine response to human wrong-doing, at the heart, in other words, of the ‘divinely established order’”, he said. “Forgiveness is not a denial of wrong-doing, but a participation in the healing and transforming love of God which reconciles and restores.”

The full text of the Pope's Message follows

To Her Excellency Professor Mary Ann Glendon

President of the Pontifical Academy of Social Sciences

I am pleased to greet you and all who have gathered in Rome for the Eighteenth Plenary Session of the Pontifical Academy of Social Sciences. You have chosen to mark the fiftieth anniversary of Blessed John XXIII’s Encyclical Letter Pacem in Terris by studying the contribution of this important document to the Church’s social doctrine. At the height of the Cold War, when the world was still coming to terms with the threat posed by the existence and proliferation of weapons of mass destruction, Pope John addressed what has been described as an “open letter to the world”. It was a heartfelt appeal from a great pastor, nearing the end of his life, for the cause of peace and justice to be vigorously promoted at every level of society, nationally and internationally. While the global political landscape has changed significantly in the intervening half-century, the vision offered by Pope John still has much to teach us as we struggle to face the new challenges for peace and justice in the post-Cold-War era, amid the continuing proliferation of armaments.

“The world will never be the dwelling-place of peace, till peace has found a home in the heart of each and every human person, till all preserve within themselves the order ordained by God to be preserved” (Pacem in Terris, 165). At the heart of the Church’s social doctrine is the anthropology which recognizes in the human creature the image of the Creator, endowed with intelligence and freedom, capable of knowing and loving. Peace and justice are fruits of the right order that is inscribed within creation itself, written on human hearts (cf. Rom 2:15) and therefore accessible to all people of good will, all “pilgrims of truth and of peace”. Pope John’s Encyclical was and is a powerful summons to engage in that creative dialogue between the Church and the world, between believers and non-believers, which the Second Vatican Council set out to promote. It offers a thoroughly Christian vision of man’s place in the cosmos, confident that in so doing it is holding out a message of hope to a world that is hungry for it, a message that can resonate with people of all beliefs and none, because its truth is accessible to all.In that same spirit, after the terrorist attacks that shook the world in September 2001, Blessed John Paul II insisted that there can be “no peace without justice, no justice without forgiveness” (Message for the 2002 World Day of Peace). The notion of forgiveness needs to find its way into international discourse on conflict resolution, so as to transform the sterile language of mutual recrimination which leads nowhere. If the human creature is made in the image of God, a God of justice who is “rich in mercy” (Eph 2:4), then these qualities need to be reflected in the conduct of human affairs. It is the combination of justice and forgiveness, of justice and grace, which lies at the heart of the divine response to human wrong-doing (cf. Spe Salvi, 44), at the heart, in other words, of the “divinely established order” (Pacem in Terris, 1). Forgiveness is not a denial of wrong-doing, but a participation in the healing and transforming love of God which reconciles and restores.

How eloquent, then, was the choice of theme for the 2009 Special Assembly for Africa of the Synod of Bishops: “The Church in Africa at the Service of Reconciliation, Justice and Peace”. The life-giving message of the Gospel has brought hope to millions of Africans, helping them to rise above the sufferings inflicted on them by repressive regimes and fratricidal conflicts. Similarly, the 2010 Assembly on the Church in the Middle East highlighted the themes of communion and witness, the oneness of mind and soul that characterizes those who set out to follow the light of truth. Historic wrongs and injustices can only be overcome if men and women are inspired by a message of healing and hope, a message that offers a way forward, out of the impasse that so often locks people and nations into a vicious circle of violence. Since 1963, some of the conflicts that seemed insoluble at the time have passed into history. Let us take heart, then, as we struggle for peace and justice in the world today, confident that our common pursuit of the divinely established order, of a world where the dignity of every human person is accorded the respect that is due, can and will bear fruit.I commend your deliberations to the maternal guidance of Our Lady, Queen of Peace. To you, to Bishop Sánchez Sorondo, and to all the participants in the XVIII Plenary Session, I gladly impart my Apostolic Blessing.

From the Vatican, 27 April 2012
+ Benedictus PP. XVI
 
One World Trade Center, the ‘Freedom Tower,’ becomes New York’s tallest building
Dylan Stableford
14:17 30/04/2012
One World Trade Center, the so-called Freedom Tower currently under construction in Lower Manhattan, technically became New York City's tallest building on Monday, as workers erected steel columns on the 100th floor, 1,271 feet above the street, to make it stand 21 feet higher than the Empire State Building's observation deck.

The Freedom Tower, which is being built to replace the twin towers that fell during the 9/11 terror attacks, won't be completed until 2014. When it is, it will be 104 stories and likely declared the tallest building in America—surpassing Chicago's 1,451-foot Willis Tower at 1,776 feet.

The achievement isn't without a little controversy. As the Associated Press points out, "those bragging rights will carry an asterisk." The reason? A "408-foot-tall needle that will sit on the tower's roof. Count it, and the World Trade Center is back on top. Otherwise, it will have to settle for No. 2."

The world's (undisputed) tallest building is Burj Khalifa in Dubai, which stands at 2,717 feet.

Controversy aside, New York Mayor Mike Bloomberg marked Monday's milestone in a statement:

The New York City skyline is—once again—stretching to new heights. The latest progress at the World Trade Center is a testament to New Yorkers' strength and resolve—and to our belief in a city that is always reaching upward. This building has been a labor of love for many, and I congratulate the men and women who have worked together to solve the challenges presented by this incredibly complex project. Today our city has a new tallest building—and a new sense of how bright our future is.

The operators of the Empire State Building released a statement welcoming 1 WTC's progress, too:

The world's most famous office building, the ancestor of all super-tall towers, welcomes our newer, taller cousin to the skyline. We've watched you grow, and now we salute you.

(Source: http://news.yahoo.com/blogs/lookout/one-world-trade-center-freedom-tower-becomes-york-182905853.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày ơn gọi tu trì tại giáo xứ Tuy Hóa Quy Nhơn
GX Tuy Hòa
09:19 30/04/2012
Ơn gọi: Một đặc sủng – Một huyền nhiệm”. Đó chính là chủ đề của chương trình diễn nguyện và giới thiệu đời sống ơn gọi tu trì tại nhà thờ Tuy Hòa vào chiều Chúa Nhật Chúa Chiên Lành ngày 29/04/2012.

Xem hình diễn nguyện

Đã từ lâu trong Hội Thánh, thần học về “Ơn gọi tu trì” và những vấn đề liên quan đén lãnh vực nầy đã được nghiên cứu, đào sâu và học hỏi thật nhiều. Tuy nhiên, để giúp các em thiếu nhi, các bạn trẻ và cộng đoàn giáo dân, tiếp cận và hiểu thấu đáo, cụ thể “thế nào là ơn gọi” tu trì, thì phải nói, các nữ tu của các hội dòng luôn là những “nhà vô địch”. Bằng chứng là đã qua bao “Mùa Chúa Chiên Lành”, hai cộng đoàn nữ tu tại Tuy Hòa, luôn có những chương trình diễn nguyện và giới tiệu đời sống tu trì trong Hội Thánh thật xuất sắc, ấn tượng.

Năm nay, cộng đoàn nữ tu Phaolô đã dàn dựng một “kịch bản” diễn nguyện và giới thiệu đời sống ơn gọi tru trì thật sinh động và có sức thuyết phục tuyệt vời. Khởi đi từ Ơn gọi trong Cựu ước: ơn gọi của Abraham, Môsê để sau cùng hướng tới ơn gọi trong Tân ước với chân dung Thánh Phaolô, Tông đồ ngã ngựa trong biến cố Damas. Sau cùng hướng tới Chúa Giêsu, là khởi điểm và chung kết cho mọi cuộc dấn thân vào con đường thánh hiến.

Từ các hình tượng trong Thánh Kinh đó, chương trình giới thiệu ơn gọi tu trì đã chọn hình tượng Mẹ Á Thánh Têrêsa thành Calcutta như “mô hình mẫu” cho việc lựa chọn và sống ơn gọi thánh hiến trong bối cảnh xã hội hôm nay.

Kết thức chương trình là cách “tiếp thị ơn gọi tu trì” của các hội dòng qua những chân dung thiếu nhi “đóng thế” nhà tu thật dễ thương và sống động. Những đôi mắt thiên thần, những gương mặt hồn nhiên, những nụ cười thánh thiện…các em thiếu nhi đã hóa thân “y hệt’ nào là Giám mục, linh mục triều, linh mục dòng, các nữ tu dòng Mến Thánh Giá, Phaolô, Đa Minh, Ánh sáng Tin Mừng…; các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế, Phanxicô, La San, Đồng Công…

Khúc hát “Hình tượng Ngài trong tôi” như một gợi mở để một lần nữa, cho những ai đang dấn thân trên con đường tu trì luôn phải nhìn thấy Chúa Giêsu trong anh em đồng loại, nhất là những anh chị em nghèo hèn, đau thương, khốn khó….; và để những ai đang loay hoay đi tìm một ý nghĩa đích thực cho cuộc đời, biết mở lòng lắng tai nghe tiếng gọi mời của Thiên Chúa để can đảm ra đi và mang về cho Thiên Chúa và Giáo Hội nhiều hoa trái tốt lành.

Cám ơn các em thiếu nhi, cám ơn các bạn trể, cám ơn quý nữ tu Phaolô Đà Nẵng, đã cho cộng đoàn một cơ hội tiếp cận hiếm có với đời sống tu trì trong Giáo Hội.

Tuyệt vời thay ngày lễ Chúa Chiên Lành 2012 và ngày Quốc Tế cầu nguyện cho ơn gọi tu trì ! Tạ ơn Chúa.
 
Lễ Cảm tạ Ân nhân người tị nạn lần đầu tiên tại Nhật Bản
Nguyễn Lưu
07:53 30/04/2012
Lễ cảm tạ ân nhân người tị nạn lần đầu tiên tại Nhật Bản



Người Việt tị nạn có mặt trên đất Nhật đã được 35 năm, nhưng mãi đến tháng 6 năm 1981, chính phủ Nhật mới ký hiệp ước công nhận địa vị của người tị nạn.

Mặc dù chính phủ Nhật đã đóng cửa các trại tị nạn và không tiếp nhận thuyền nhân gần 20 năm nay, và tuy con số người tị nạn chính thức trên đất Nhật chỉ khoảng trên 10.000 người, cộng thêm thân nhân được bảo lãnh gần 20.000 người; một con số khiêm tốn so với các đất nước tự do khác, nhưng với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, một số đồng bào đã có ý tưởng tổ chức một buổi lễ cảm tạ đánh dấu sự hiện diện của người tị nạn và cảm ơn các ân nhân đã cứu trợ, giúp đỡ cho người tị nạn lúc chân ướt chân ráo đến Nhật.

Xem hình ảnh (Photos: Văn Tuynh)

Được sự giúp đỡ nhiệt tình của L.M Cao sơn Thân và của dòng Junshin, tháng 8 năm 2011, một tấm bia cảm tạ đã được dựng lên ngay trên mảnh đất có hai trại tị nạn của 35 năm trước trong thành phố Himeji: trại tị nạn tạm cư Himeji của Caritas và trại Xúc tiến định cư cho người tị nạn của chính phủ Nhật; kỷ niệm đúng 30 năm Nhật Bản ký Công ước tị nạn. Và để đáp ứng sự mong mỏi của nhiều đồng hương, một buổi lễ khánh thành bia cũng như cảm tạ chính quyền Nhật, các đoàn thể cứu trợ, các ân nhân đã được long trọng tổ chức vào ngày 29 tháng 4 vừa qua.

Trước đó một tuần, nhằm giới thiệu cho chương trình chính thức, Ban tổ chức đã mời hai ca sĩ Thanh Lan và Lâm Thúy Vân đến Nhật hát cho cộng đồng người Việt. Đối với Thanh Lan, đây là lần đầu chị trở lại Nhật sau 37 năm, kể từ ngày đoạt giải thưởng Đại hội âm nhạc quốc tế Tokyo do công ty Yamaha tổ chức với nhạc phẩm Tuổi biết buồn. Trong 2 buổi biểu diễn Những nhạc phẩm gắn liền tên tuổi Thanh Lan đã được gởi đến các đồng hương Tokyo, Osaka theo cùng những cảm xúc dâng trào. Và Lâm thúy Vân, một ca sĩ thành danh ở hải ngoại, ngoài những bản tình ca, nhạc trẻ theo chị đi khắp nơi trên thế giới là những gợi nhớ về Sài gòn qua “Một lần đi”… được khán giả nhiệt liệt tán thưởng.

Trở lại với chương trình cảm tạ ân nhân, từ sáng sớm ngày 29-4, đồng hương các nơi, có những người lái xe 12 tiếng vượt 800 cây số, có những người trở về để tìm lại dấu tích tị nạn 30 năm xưa. Mọi người nóng lòng muốn chiêm ngưỡng tấm bia đầu tiên của người tị nạn dựng trên đất Nhật như thế nào, Thật sự nó không đồ sộ to lớn… nhưng tấm bia mang một cái nét đơn sơ đặc trưng của Nhật và quan trọng hơn, nó cho thấy tấm lòng biết ơn của người Việt và nhắc nhở thế hệ thứ hai thứ ba là cha ông các em đã đến Nhật như thế nào. Có thể nói cho tới thời điểm này, đây là một biểu tượng tị nạn Việt Nam duy nhất tại Nhật Bản.

Đúng 13 giờ, Đại diện Cao Ủy tị nạn LHQ tại Nhật Bản (UNHCR), Đại diện chính quyền thành phố Himeji, nơi đầu tiên đặt Trại xúc tiến định cư cho người tị nạn, Cựu trưởng trại tạm cư Himeji -cha Harrie đã tiến lên cắt băng khánh thành; tấm vải che bia được gỡ xuống trong tiếng vỗ tay và trẩm trồ của trên 500 đồng bào VN. Tiếp theo, Đức cha phụ tá địa phận Osaka là Matsuura, cũng là Đức cha phụ trách mục vụ di dân-tị nạn của Hội đồng giám mục Nhật, lên làm phép chúc lành cho tấm bia. Sau đó mọi người di chuyển sang Thánh đường của dòng Phanxico –Bệnh viện để tham dự chương trình cảm tạ,

Khoảng 90 ân nhân và đại diện chính quyền, đoàn thể cứu trợ cùng 500 đồng bào tị nạn VN ngồi chật kín trong thánh đường. Mở đầu là điện thư chúc từ của bà Ogata, cựu Tổng cao ủy tị nạn LHQ và bộ Ngoại giao, bộ Tư pháp Nhật, kế đến là Phát biểu của ông Johan Cels, viên chức cao cấp nhất của UNHCR tại Nhật Bản, ông đánh giá cao những nỗ lực của người tị nạn, nhất là qua buổi lễ cảm tạ đầu tiên do chính người tị nạn đứng ra tổ chức với một tầm vóc quy mô chưa từng có. Sau đó lần lượt đại diện chính quyền thành phố Himeji, đại diện Bản bộ tị nạn –cơ quan của chính phủ Nhật đặc trách các vấn đề tị nạn, Đại diện các đoàn thể cứu trợ như Caritas, Hội Liên đới Á Châu(Trước đây là Hội Liên đới người tị nạn Đông Dương) lên chúc mừng; đặc biệt mọi người đã không thể nén cảm xúc khi ông thuyền trưởng Muraoka, năm nay 83 tuổi, người đã cứu một chiếc ghe trong đó có 1 thành viên Ban tổ chức hôm nay, thuật lại chuyện ông đã cứu chiếc ghe 30 năm trước; ngược lại cha Harrie ân nhân lớn của người tị nạn Nhật Bản thì ngài cho biết một cách thật cảm động, nếu không có người tị nạn thì cuộc đời hoạt động của Cha đã không có ý nghĩa. Ngoài cha Harrie, còn có một vị sơ già trên 80 tuổi, cựu trưởng trại tị nạn Konagai –miền Nam nước Nhật, cũng đã vượt qua một quãng đường rất dài để tới tham dự và phát biểu.

Cuối cùng, một thiếu nữ đại diện cho thế hệ thứ hai em Nguyễn thị Thiên Trang đã lên thay mặt cha mẹ để gởi lời cảm tạ đến tất cả các ân nhân. Từng ân nhân đã được các thành viên Ban tổ chức tận tay trao quà kỷ niệm, Đó là mẫu một con thuyền vượt biên, được anh Phạm văn Cử phác thảo hình hai bàn tay –tượng trưng cho sự cứu giúp, nâng con thuyền vượt qua cơn sóng gió. Anh chính là người được thuyền trưởng Muraoka cứu sống năm xưa.

Sau buổi lễ, các quan khách đã được mời sang hội trường bên cạnh để dùng tiệc trà và xem triển lãm hình ảnh tị nạn, trong đó có những tấm hình của chuyến vượt biên kinh hoàng 41 ngày trên biển từng làm chấn động nước Nhật vào năm 81. anh Nguyễn văn Tuynh, người có mặt trên chuyến vượt biển này, đã được viên thuyền trưởng gởi tặng những tấm hình quý giá nói trên, và anh đã thực hiện bộ ảnh triển lãm cùng với những hình ảnh các chuyến ghe khác. Nhiều quan khách đã không thể dấu những dòng nước mắt khi nhìn thấy tận mắt được những chứng tích mà người tị nạn đã phải trải qua năm xưa. Nhà báo Kobe Shinbun và Mainichi đã ghi lại tất cả các diễn tiến để tường trình trên mặt báo vào ngày hôm sau.

Buổi lễ thành công tốt đẹp ngoài dự tưởng của mọi người. Như người viết đã trình bày, ngoài sự bày tỏ biết ơn đến các ân nhân, điều quan trọng Ban Tổ Chức muốn nhắm tới là muốn cho các thế hệ sau biết tại sao các em có mặt trên đất Nhật, tại sao cha ông các em phải bỏ nước ra đi để tìm sự tự do và sâu xa hơn, muốn gởi tới thông điệp; vấn đề tị nạn của thế giới chưa chấm dứt!
 
Tháng Năm: những đoá hoa dâng Mẹ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:07 30/04/2012
Tháng Năm về, một tháng trong năm với tên gọi thật thơ mộng, thật tươi vui: Tháng Hoa.

Mỗi độ tháng Hoa về, các Nhà thờ rộn rã mùa dâng hoa kính Đức Mẹ. Phụng vụ Mùa Hoa tưng bừng nhộn nhịp với nhiều thể loại phong phú Rước hoa và Dâng hoa tuỳ mỗi tập quán mỗi đặc trưng văn hoá địa phương.

Nói tới hoa là nghĩ về một kỳ công của Thiên Chúa. Hoa muôn màu muôn sắc, hoa tươi xinh, hoa thơm ngào ngạt. Hoa tô thắm vũ trụ nên xinh tươi. Hoa mời gọi ong bướm đến hút mật. Hoa khoe sắc thắm, nhoẻn cười với con người. Lời của hoa thật dịu huyền giữa thiên nhiên. Hoa hòa vào lòng người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.

Loài hoa nào cũng đẹp. Loài hoa nào cũng gởi cho ta một sứ điệp yêu thương. “Hoa Hướng Dương biểu trưng cho mặt trời toả sáng, sưởi ấm lòng người. Hoa Mười Giờ gởi ta một tình yêu thuỷ chung, son sắt. Dù đời em chỉ toả sáng lúc mười giờ, nhưng trọn đời em vẫn yêu thương. Thật vấn vương khi nhắc đến loài Hoa Phượng. Loài hoa gợi ta nhớ lại những phút giây vui đùa trên sân trường thuở nhỏ, một tuổi thơ mơ tiên, hồn nhiên, trong trắng, thơ ngây, tuổi ô mai, tuổi vấn vương, tuổi học trò. Màu hoa tươi tắn là tình yêu chan chứa cho cuộc đời khô cằn nắng cháy và cũng là ước nguyện, sức sống cho tương lai. Hoa Lưu Ly là lời tha thiết yêu thương “xin đừng quên tôi”. Cuộc đời là muôn đời liên kết “xin đừng quên tôi” hỡi người tôi yêu ! Đó phải chăng là những ai còn nhớ và những ai đã quên, nhất là khi ta vắng mặt sau cuộc đời trần thế.” (Sứ điệp loài hoa, trg 11.)

Hoa đã trở thành bạn thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa khích lệ lòng người. Hoa hướng con người nhớ tới Đấng tạo hoá đã xoay vần vũ trụ bốn mùa xinh tươi. Hoa mơn man lòng người đau khổ. Hoa khích lệ những ai thất bại. Hoa chúc mừng những ai chiến thắng. Hoa ca vang kỳ công kiệt tác của Thiên Chúa. Đôi khi, chỉ một cánh hoa đủ trào dâng lòng mến của Thánh Têrêxa Hài Đồng. Nhiều lần, một dàn hoa làm tâm hồn Thánh Phanxicô ngây ngất tình Chúa.

Lắng nghe tiếng nói huyền diệu của hoa, Thánh Bênađô biết được tâm trạng của hoa. Chẳng hạn, Hoa Hồng giàu lòng yêu mến. Hoa Huệ biểu tượng đức Khiết trinh, Hoa Tím là duyên đức đoan trang khiêm tốn. Thánh nhân ca ngợi các nhân đức Đức Mẹ qua ý nghĩa các loài hoa. Hoa Hồng đức mến, Hoa Huệ đức Khiết trinh, Hoa Tím đức Khiêm nhường. Đức Mẹ là Hoa Huệ khiết trinh. Đức Mẹ là Hoa Hồng yêu mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa.

Sứ Thần Gabriel đã cung kính thưa với Mẹ rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn. Đức Mẹ tuyệt đẹp vì không vương vấn tội, vẻ đẹp của sự thánh thiện vô tỳ tích, một vẻ đẹp không chỉ do con người nỗ lực thanh tẩy mà còn do ân sủng Thiên Chúa trao ban.

Tháng Năm về, mỗi lần thưởng thức hương hoa, ta hãy hướng về Đức Mẹ, xin Mẹ tỏa hương thiên đàng của người, ấp ủ ta thành những đóa hoa tươi thắm của Mẹ. Mỗi khi hái hoa dâng tiến Đức Mẹ, ta hãy mượn hương sắc và lời huyền diệu của hoa để ca tụng hoặc cầu xin người. Dâng Hoa Hồng, xin Mẹ cho ta được yêu mến Mẹ nhiều hơn. Dâng Hoa Huệ, ta ca ngợi đức khiết trinh của Mẹ. Xin Mẹ lấy hương huệ trinh nguyên của hồn Mẹ ướp hồn ta nên trong trắng.

Tháng Năm về, mỗi tín hữu yêu mến Hoa Mân Côi cách đặc biệt hơn. Hoa Mân Côi là sứ điệp Yêu Thương, sứ điệp Ơn Cứu Độ, là kinh nguyện Phúc Âm được kết dệt từ các mầu nhiệm chính trong đạo : Mầu Nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể, Mầu Nhiệm Cuộc Đời Dương Thế, Vượt Qua và Thăng Thiên, được suy gẫm qua 20 Mầu Nhiệm “Hoa Mân Côi” : Năm Sự Vui, Năm Sự Sáng, Năm Sự Thương, Năm Sự Mừng.

Mỗi khi cất lên lời kinh: Kính mừng Maria đầy Ơn Phước… là chúng ta kết thành Hoa Mân Côi kính dâng Mẹ. Từ trời cao, Đức Mẹ mừng vui và ban muôn ơn lành cho đoàn con cái sốt mến thành tâm hướng về Mẹ.

Ở thành Nancêniô trong nước Pháp, có một gia đình trung lưu. Vợ đạo đức, chồng hiền lành nhưng khô khan. Vợ luôn cầu xin Chúa mở lòng cho chồng sửa mình, nhưng chồng cứng lòng mãi.

Năm ấy, đầu tháng Hoa Đức Mẹ, bà sửa sang bàn thờ để mẹ con làm việc tháng Đức Mẹ. Chồng bà bận việc làm ăn, ít khi ở nhà, và dù ông ở nhà cũng không bao giờ cầu nguyện chung với mẹ con. Ngày lễ nghỉ không bận việc làm thì cũng đi chơi cả ngày, nhưng ông có điều tốt là khi về nhà, bao giờ cũng kiếm mấy bông hoa dâng Đức Mẹ.

Ngày 15 tháng Sáu năm ấy, ông chết bất thình lình, không kịp gặp linh mục. Bà vợ thấy chồng chết không kịp lãnh các phép đạo, bà buồn lắm, nên sinh bệnh nặng, phải đi điều trị ở nơi xa. Khi qua làng Ars, bà vào nhà xứ trình bày tâm sự cùng cha xứ là cha Gioan Maria Vianey.

Ngài là người đạo đức nổi tiếng, được mọi người xem là vị thánh sống. Bà vừa tới nơi chưa kịp nói điều gì, cha Vianey liền bảo:

- Đừng lo cho linh hồn chồng bà. Chắc bà còn nhớ những bông hoa ông vẫn đem về cho mẹ con bà dâng cho Đức Mẹ trong tháng Hoa vừa rồi chứ?

Nghe cha nói, bà hết sức kinh ngạc, vì bà chưa hề nói với ai về những bông hoa ấy, nếu Chúa không soi cho cha, lẽ nào người biết được?

- Cha Vianey nói thêm: Nhờ lời bà cầu nguyện và những việc lành ông ấy đã làm để tôn kính Đức Mẹ, Chúa đã thương cho ông ấy được ăn năn tội cách trọn trong giờ chết. Ông ấy đã thoát khỏi hỏa ngục, nhưng còn bị giam trong luyện ngục, xin bà dâng lễ, cầu nguyện, làm việc lành thêm cầu cho ông chóng ra khỏi nơi đền tội nóng nảy mà lên Thiên đàng. Nghe xong lời cha Vianey, bà hết sức vui mừng tạ ơn Đức Mẹ. (trích từ: Sách Tháng Đức Bà, Hiện Tại xuất bản, 1969, trg 10).

Chỉ có mấy bông hoa nhỏ dâng kính Đức Mẹ mà người đàn ông khô khan ấy cũng được Đức Mẹ ban ơn cứu rỗi lớn lao như vậy. Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng ta tin có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở, yêu thương nâng đỡ. Chúng ta nhìn lên Mẹ như mẫu gương của bậc thầy lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Hãy luôn vững lòng cậy trông với niềm tin yêu. Đức Mẹ hằng yêu thương phù trợ mỗi người chúng ta.

Trong tháng Năm này, chúng ta tham dự những buổi dâng Hoa, rước kiệu, lần hạt Mân Côi…dâng lên Mẹ những hoa tin, cậy, mến, hi sinh, đau khổ, bệnh tật…chắc sẽ được Đức Mẹ ban nhiều ơn lành. Mẹ thích những bông hoa Xanh của lòng cậy, hoa Đỏ của lòng mến, hoa Trắng của lòng trong sạch, hoa Tím của hy sinh hãm mình, hoa Vàng của niềm tin, hoa Hồng của tình yêu sắt son chung thủy.

Xin dâng lên Mẹ hoa Trắng của sự trinh trong, xin Mẹ giúp chúng con gìn giữ tâm hồn luôn trong trắng, thánh thiện.

Xin dâng lên Mẹ hoa Xanh của niềm cậy trông và hy vọng, xin đừng để chúng con thất vọng chùn bước trước bất cứ khó khăn nghịch cảnh nào của cuộc sống.

Xin dâng lên Mẹ hoa Vàng của niềm tin kiên vững, xin Mẹ dạy chúng con sống phó thác tin tưởng vào tình thương và sự quan phòng của Chúa như Mẹ.

Xin dâng lên Mẹ hoa Hồng của lòng yêu mến, xin Mẹ dạy chúng con biết yêu Chúa hết lòng và yêu anh chị em mình như Chúa đã yêu chúng con.

Xin dâng lên Mẹ hoa Tím của những đau khổ, bệnh tật, thất bại, xin Me dạy chúng con biết vui lòng chấp nhận Thánh Giá Chúa gởi đến để trung thành bước theo Đức Kitô, Con của Mẹ.

Lạy Mẹ Maria, những đoá hoa lòng đơn sơ, chân thành nhưng đượm tình yêu mến, chúng con xin dâng lên Mẹ, xin Mẹ thương nhận lấy và chúc lành cho chúng con. Amen.
 
Giáo xứ Hàng Bột: Thánh lễ cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu
Gx Hàng Bột
07:36 30/04/2012
HÀ NỘI - Lúc 17g, Chúa nhật 4 Phục sinh - Lễ Chúa Chiên Lành ngày 29/4, tại nhà thờ Hàng Bột, Cha Giuse Nguyễn Chấn Hưng, giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội đã long trọng cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu với sự tham dự của quý Sơ Dòng Thánh Phaolô thành Chartres cùng đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ.

Xem hình ảnh

Trước khi bước vào thánh lễ là phần giới thiệu ơn gọi tu triều và tu dòng, do các diễn viên không chuyên sắm vai trong tu phục xinh xắn. Phần giới thiệu ơn gọi Tu triều với hàng giáo phẩm trong Giáo Hội, phẩm trật gồm có; Đức Hồng Y, Giám mục, Linh mục, chủng sinh. Tiếp đó là phần giới thiệu linh đạo và sứ vụ của một số Dòng tu hiện đang có mặt tại Việt Nam như; Dòng Xitô, Dòng Phanxicô, Dòng Don Bosco, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Lasan, Dòng Đaminh, Dòng Tên, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Phaolô thành Chartres, Dòng Đức Mẹ Vỗ Nhiễm, Dòng Kín, Dòng Nữ Tử Bác Ái và Tu Hội Đời.

Chia sẻ trong thánh lễ, cha giáo Giuse nhấn mạnh tới Ơn gọi linh mục và tu sĩ được xuất phát từ gia đình và chính gia đình là thửa đất tốt để phát triển ơn gọi. Hiện nay, trong giáo phận Hà Nội có gần 150 giáo xứ trong đó có 50% giáo xứ là có linh mục nên giáo phận chúng ta rất cần những bạn trẻ hăng hái, sẵn sàng đáp trả tiếng gọi của Chúa để đi theo Chúa và để trở thành những mục tử tốt lành trên cánh đồng truyền giáo và tái truyền giáo.

Trước khi kết thúc thánh lễ, Cha giáo Giuse kêu gọi mọi cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu, đặc biệt là cầu nguyện và giúp đỡ cho Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, nơi đào tạo linh mục cho 8 giáo phận Miền Bắc.
 
Mục Vụ Trưởng Thành CGVN tại Pháp khóa XV: Ngày hội học và thảo luận
Trần Văn Cảnh
08:31 30/04/2012
Mục Vụ Trưởng Thành CGVN tại Pháp khóa XV, Bài 3 « Tân Phúc Âm hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam »

Ngày hội học và thảo luận–280412

Đây là ngày quan trọng và phong phú nhất trong Khóa Gặp Gỡ, vì tất cả đều hướng về chủ đề của khóa gặp gỡ « Tân Phúc Âm hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ». Bốn việc quan trọng đã được thực hiện : Cử hành Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam để nhắc lại gương sáng truyền giáo của các ngài ; Việc học hỏi, thảo luận và trao đổi về đề tài Tinh thần truyền giáo của các thanh tử đạo Việt Nam ; Rồi về đề tài : Áp dụng tinh thần truyền giáo của các thánh Tử Đạo Việt Nam, (tức tinh thần Tân Phúc âm hóa) ; Và văn nghệ áp dụng sáng tạo theo những chủ đề đã học hỏi.

1. Mở ngày : Thánh lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Sáng sớm vừa thức dậy, 7g30 ngày 28/04/2012, tất cả các hội thảo viên đã cùng nhau qui tụ nơi nhà nguyện, để cử hành thánh lễ tôn kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Bốn linh mục và một phó tế đồng tế, do cha Tổng Tuyên Úy Nguyễn Văn Sang chủ tế.

Được mời chia sẻ Lời Chúa, cha Hà Quang Minh, cựu Tổng Tuyên Úy, hiện Giáo sư Chủng Viện Poitiers, đã chia sẻ về « Gương truyền giáo của các Thánh Tử Đạo Việt Nam » một cách rất đơn giản, nhưng rất kế hoạch, rất việt nam, rất tâm linh và rất cảm động. Chia sẻ này có thể tóm tắt vào 5 tâm tư chính yếu sau đây :

Mừng lễ các thánh tử đạoViệt Nam trong những ngày gặp gỡ các cộng đoàn là một cử chỉ đạo đức hết sức tốt đẹp.

Mừng lễ các thánh tử đạo Viêt Nam, tôi muốn cùng với các ông bà anh chị em hướng lòng về đất mẹ, về cái nôi đức tin, nơi chúng ta đã được chăm sóc, dưỡng nuôi từ những ngày mới lọt lòng mẹ. Chúng ta không thể quên lãng cái nôi đó được. Cổ nhân đã có câu : « Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn. Người có tông mới đạt ngã, thành nhân ». Cái « Ngã » ở đây là cái bản ngã cuả mỗi một người, là cái làm nên tính cách riêng biệt cuả từng nhân vị. Nó không thể hiểu là cái « TÔI » ích kỷ, ngạo mạn, khinh thường, bất cần người chung quanh. Gia đình, tổ tiên, họ hàng, bà con lối xóm là những yếu tố cấu tạo nên cái NHÂN, cái NGÃ cuả một người Việt Nam chân chính.

Tôi muốn cho mọi người thấy được cái tầm quan trọng cuả tấm gương hào hùng, anh dũng của các thánh tử đạo Việt Nam. Trên danh sách chỉ có 117 vị. Nhưng phải nói là còn bao nhiêu người khác nữa đã anh dũng làm chứng đức tin mà
Giáo Hội không thể biết hết và nêu danh kể ra. Sau lưng 117 vị là cả một Giáo Hội điạ phương đã nêu gương làm chứng về đạo Chúa Kitô. « Cưu mang trong thử thách, khai sinh trong đau khổ, trưởng thành trong máu đào », Giáo Hôi mẹ Việt nam lúc nào cũng là muối đất, là đèn sáng, là men trong bột cho chúng ta, những người con đã một lần phải bỏ nước ra đi.

Mừng lễ các thánh tử đạo là nhớ đến cái nôi đức tin, đức cậy, đức mến, nhớ đến cái nôi đã che chở và dạy dỗ, làm cho chúng ta ngày hôm nay trở thành những nhân chứng đức tin. Nhưng không phải chỉ dừng lại đó đễ nuối tiếc quá khứ, những ngày còn thơ. Nhưng còn phải lên đường. Lên đường ngày hôm nay, tại nơi đây, trong hoàn cảnh xã hội thị trường toàn cầu hoá, tại một quốc gia khử thiêng, chạy theo các phong trào hưởng thụ. Chính trong môi trường này mà Chuá muốn chúng ta là chứng nhân. Chứng nhân cuả tình yêu vô biên của thầy chí thánh là Đức Giêsu Kitô.

Nhìn dưới khiá cạnh bí tích học, cái nôi đã nuôi dưỡng chúng ta và làm cho chúng ta trờ thành con cái Chuá chính là Bí tích thánh tẩy. Nó là cội rễ nuôi sống lòng tin của chúng ta. Chớ gì sự liên kết chặt chẽ với Giáo Hội VN giúp chúng thêm nghị lực, thêm can đảm, để trong mọi lúc, mọi việc, mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, chúng ta vẫn can trương, theo gương các thánh tử đạo Việt Nam. Nó tiếp tục nuôi dưỡng chúng ta. Cũng do chính ơn gọi kitô hữu nhân được từ bí tích thánh tẩy mà chúng ta được sai đi, nhân danh Đức Giêsu Kitô.

2. Học hỏi về đề tài « Tinh thần truyền giáo của các thánh tử đạo Việt Nam »

ta
Dưới sự chủ toạ điều hành của Gs Trần Văn Cảnh, Gs Lê Đình Thông đã thuyết trình, rồi thảo luận và trao đổi với 75 hội thảo viên về « Tinh thần truyền giáo của các thánh tử đạo Việt Nam », trong một thời lượng dài 2g45 phút, từ 9g15 đến 12 giờ.

THUYẾT TRÌNH

Sau đôi lời giới thiệu của Gs Trần Văn Cảnh, Gs Lê Đình Thông đã đi thẳng vào vấn đề Gương Truyền Giáo của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và tóm tắt đề tài qua hai phần :

Phần I : Ba điểm quan trọng liên quan đến các thánh Tử Đạo Việt Nam :

1. Có bao nhiêu lệnh cấm đạo ? Có tất cả 53 lệnh cấm đạo, khởi đầu từ năm 1625, thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, rồi tiếp tục suốt thời Trịnh Nguyễn, qua thời Tây Sơn, đến Thời nhà Nguyễn, đặc biệt là dưới ba triều đại Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, để chấm dứt với Văn Thân. Tổng cộng có khoảng 130.000 người đã tử vì đạo.

2. Tử đạo là gì ? Trong ngôn ngữ nước ta, tử đạo (死道) có nghĩa là chết vì đạo. Trong ngôn ngữ tây phương, martyre, martyr (tiếng Pháp); martyr (tiếng Anh) do tiếng Hy Lạp : martus (μάρτυς : chứng nhân), có nghĩa là người hy sinh mạng sống để làm chứng cho đức tin. marturia (μαρτυρία): chịu chết để làm chứng cho Đức Kitô. Ý nghĩa này được nói đến trong Le martyre của thánh Polycarme (giáo phụ, 69-155). Ngày xưa, người Roma tra tấn để kiểm tra lời khai của nhân chứng. Bằng sự đau đớn và cái chết, người chứng (martus) làm chứng cho sự thật về Đức Kitô và Phúc âm.

3. Việt Nam có bao nhiêu vị tử đạo ? Trong hàng trăm ngàn các vị được phúc tử đạo, 118 vị đã được nâng lên bậc hiển thánh, đứng hàng nhất nhì thế giới về số thánh tử đạo : - Người Việt (97 vị) gồm 37 linh mục, 60 giáo dân (1 chủng sinh, 17 thầy giảng, 10 vị dòng ba Đa Minh, 1 phụ nữ). - Người Tây Ban Nha (11 vị) gồm 6 giám mục, 5 linh mục. - Người Pháp (10 vị thuộc Hội Thừa sai Paris) gồm 2 giám mục, 8 linh mục.

Theo tài liệu của Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc ngày 26 tháng 11 năm 2006, tại pháp trường, quan án sát đọc lệnh nhà vua định rõ hình phạt áp dụng. Trong số 117 vị Chân phước : 75 vị bị xử trảm
(décapitation) ; 22 vị bị thắt cổ (étranglement) ; 6 vị bị thiêu sống (brûlés vifs) ; 5 vị bị phân thây (écartelés) ; 9 chết trong ngục thất vì bị tra tấn cực hình (tortures).

Phần II. Ba tinh thần và gương truyền giáo của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, qua hai điểm chính yếu của thần học tử đạo, là mầu nhiệm thập giá và mầu nhiệm Giáo hội.

1. Trong Mầu nhiệm Thập Giá : trên hành trình đức tin, các thánh tử đạo Việt Nam là tấm gương sáng vì các ngài đã khổ cực vác thánh giá đi theo Chúa, chịu chết đề làm chứng cho mầu nhiệm thập giá.

2. Cũng trong Mầu nhi ệm Thập Giá, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là tấm gương sáng về đức vâng lời và lòng đạo đức (piété), các thánh tử đạo trở thành Chúa Kitô khác (alter Christus, ipse Christus). Các thánh tử đạo Việt Nam tôn sùng thánh giá để thêm lòng can đảm khước từ quá khóa và xuất giáo.

3. Trong Mầu nhiệm Giáo Hội, Giáo hội là cộng đoàn, mà nhờ phép rửa, có cùng đức tin, trăm họ hay bách tính (百姓) tin cậy mến. Các thánh tử đạo xuất phát từ trăm họ, chịu chết để Giáo hội gồm trăm họ ngày càng mở rộng. Các thánh tử đạo đã góp phần xây dựng Giáo hội nước nhà bằng ‘‘dòng máu anh hùng’’, khiến Giáo Hội trở thành muối cho đời và ánh sáng cho trần gian (Mt 5,13-14), thông hiệp Giáo hội son trẻ (jeune Église) nước Việt vào Giáo hội hoàn vũ (Église universelle), bằng đức tin son sắt và văn hóa bản địa đặc thù. Các vị đồng lao cộng khổ, sát cánh nhau trong cái chết anh dũng để làm chứng tá cho ba nhân đức Tin Cậy Mến. Vì ‘‘không có tình yêu nào lớn hơn sự hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu’’. (Gioan 15,13)’’

THẢO LUẬN NHÓM

Sau bài thuyết trình gợi ý của Gs Lê Đình Thông, 6 nhóm hội thảo đã đi thảo luận theo 4 câu hỏi. Sau đây là tóm lược trả lời của họ :

1. Nhóm 1 : Sống Phúc Âm hóa là thể hiện cuộc sống đức tin, luôn trung thành với tình yêu tuyệt đối của Chúa Giêsu bằng cách đối thoại, phục vụ tha nhân. Mang Tin Mừng (Chúa Kitô) tuyên truyền cho mọi người vô vị lợi để cùng sống đạo. Với các thánh tử đạo, không chỉ nhìn đến cái chết của các ngài, mà nhìn vào cách sống của các ngài để noi theo gương các ngài, dám hiến mình vì tình yêu Chúa.

2. Nhóm 2 : Tân Phúc Âm hóa không phải là xóa bỏ cái cũ, xây dựng cái mới. Nhưng là đối thoại với mọi người, xóa bỏ hận thù qua lời cầu nguyện, yêu Chúa và yêu người.

3. Nhóm 3 : Sống Đức tin là phục vụ hết mình qua cách sống đạo hằng ngày, vì yêu Chúa sẵn sàng chia sẻ Phúc Âm để nuôi dưỡng và duy trì cách sống đạo.

4. Nhóm 4 : Sống đức tin và Phúc Âm hóa qua yêu thương, hy sinh, tích cực tham gia, phục vụ, phó thác, cầu nguyện và trung thành, biết đối thoại bằng sự kkhiêm nhường hòa đồng, làm gương nơi môi trường sống.

5. Nhóm 5 : Sống Đức tin là sống theo gương Chúa Kitô trên Thập giá và theo gương các thánh Tử Đạo, biến đổi thập giá của các thánh Tử Đạo, thành thánh giá ngày hôm nay, làm nhân chứng cho các con cháu.

6. Nhóm 6 : Sống Phúc Âm là sống theo Đức Kitô, yêu thương lắng nghe tiếng Chúa, đón nhận, phục vụ, chia sẻ qua cầu nguyện. Không khép kín đối với anh em, bạn hữu.

TRAO ĐỔI VỚI THUYẾT TRÌNH VIÊN

Một hội thảo viên đặt với Gs Thông 3 vấn đề về Tân Phúc Âm : là gì ? Tại sao lại Tân, Tân khác với cựu thế nào ? Tại sao lại vào thời điểm này ?

Trả lời 1 : Không phải là Tân Phúc Âm, nhưng là Tân Phúc Âm Hóa. Chúng ta chỉ có một Phúc Âm. Chúng ta không có Tân hay Cựu Phúc Âm.

Trả lời 2 : Tân Phúc Âm Hóa không phải là tái Phúc Âm Hóa, vì Tân Phúc Âm Hóa không phại là sửa lại, nhưng là làm mới, hay đúng hơn là : Rao giảng Tin Mừng theo cách mới mẻ, mới mẻ không về nội dung, vì ta chỉ có một phúc âm ; nhưng mới mẻ về nhiệt huyết, về phương pháp và về cách biểu hiện.

3. Giáo hội (Từ Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI) nói đến Tân Phúc Âm Hóa, vì những thách đố hiện nay đòi hỏi phải Tân Phúc Âm Hóa. Đó là 6 thách đố sau đây : Thế tục hóa, di dân và nhập cư, truyền thông, kinh tế, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, và chính trị.

3. Học hỏi về đề tài « Tân Phúc Âm hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam »

Dưới sự chủ toạ điều hành của Gs Trần Văn Cảnh, Lm Nguyễn Đình Thắngg đã thuyết trình, rồi thảo luận và trao đổi với 75 hội thảo viên về « Tân Phúc Âm hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam », trong một thời lượng dài 3g30 phút, từ 14g00 đến 17g30.

THUYẾT TRÌNH

Sau đôi lời giới thiệu của Gs Trần Văn Cảnh, Lm Nguyễn Đình Thắng đã đi thẳng vào đề tài « Tân Phúc Âm Hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam » :

Nhập đề : Nguồn gốc và ý nghĩa của cụm từ TPAH : Đã xuất hiện lần đầu tiên do ĐGH Gioan Phaolô 2 xử dụng vào năm 1979 trong một bài giảng ở Ba Lan và lần 2 năm 1983 ở châu Mỹ La tinh. Đến thời Đức Benêdictô 16, trước những thách đố của thời đại và nhiệm vụ phải rao giảng tin mừng ngài đã thành lập một thánh bộ mới vào năm 2010 gọi là TBTPAH và dự tính mở một thượng hội đồng các GM từ ngày 7 đến 28 tháng 10 năm 2012 để thảo luận về việc TPAH trong một công nghị với đề tài : Tân PAH để truyền bá niềm tin Kitô. Hiểu ý nghĩa của từ TPAH như vậy, cha Thắng trình bày đề tài qua 5 điểm mà ta có thể tóm vào hai phần :

I-TPAH : Tại sao ? Để làm gì ? Và bằng cách nào ?

a) – Tại sao TPAH : Do 6 thách đố của thời đại : Thế tục hóa, di dân và nhập cư, truyền thông, Kinh tế, nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, chính trị .

b) – Để làm gì ? Để đặt CKT làm trung tâm điểm, gặp gỡ và kết hợp mật thiết với ĐKT, truyền bá ĐT mình đang sống.

c) - Bằng cách nào : Bằng giáo dục sự thật, bằng làm chứng nhân.

II-TPAH theo tinh thần các TTĐVN

a). Ba Gương TPAH của các TTĐVN : Gương Đức tin và lòng trung thành ; Gương Đặt Chúa vào trung tâm đời sống của mình ; và gương luôn luôn chọn chúa, dẫu có phải chết.

b). Làm sao áp dụng tinh thần các Thánh Tử Đạo Việt Nam ? Ba áp dụng : Đưa ĐKT làm chủ đời mình ; Làm chủ gia đình mình ; Và làm chủ cộng đoàn mình.

Kết luận : Đưa Chúa vào đời sống của chính bản thân bằng những nhiệt hiuyết mới, phương pháp mới và những biểu hiệu mới.

THẢO LUẬN NHÓM

Sau bài thuyết trình gợi ý của Lm Nguyễn Đình Thắng, các nhóm hội thảo đã đi thảo luận mỗi nhóm 1 câu hỏi. Sau đây là tóm lược trả lời của họ :

Nhóm 1 : Cái gì là những thách đố trong đời sống của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ? Hai thách đố lớn : Văn hóa thế tục hóa của thời đại và sức mạnh của truyền thông. Đâu là khó khăn lớn nhất ? Khó khăn chính cho CCĐCGVN là do não trạng mới.

Nhóm 2 : Đã có những sáng kiến nào được đưa ra để hỗ trợ các Giáo Lý Viên và cha mẹ hầu giúp họ truyền bá Đ ức Tin ? 3 sáng kiến đã được gợi ra : nêu cao gương sáng sống đạo trong Gia đ ình ; Giúp các GLV được chuẩn bị để có thể trả lời những thắc mắc của trẻ em, nhưng căn bản vẫn là Cầu Nguyện để họ tìm ra phương pháp, ngôn từ hầu giúp trẻ em hiểu Giáo Lý.

Nhóm 3 : Đâu là cấp bách lớn của việc ý thức TPAH ? C ộng đoàn con không có tuyên uý. Nói chi đến Phúc Âm Hóa, hay Tân Phúc Âm Hóa ; Nói chi đến ý thức Tân Phúc Âm Hóa !

Nhóm 4 và 6 : Bằng cách nào giúp giáo hữu tăng thêm ý thức nhiệm vụ loan báo TM ? Nhờ đã nhận được những ơn cao cả, do những thách đố của thời đại, nhờ bí tích R ửa t ội, nhờ bí tích Hôn phối, qua việc giáo dục con cái và nhờ lời cầu nguyện lúc cao niên.

Nhóm 5 : Đâu là những hành động ưu tiên để rao giảng Tin m ừng ? Bằng những sinh hoạt xã hội cụ thể, (fête vivante), mời hết mọi người tham gia Giáng Sinh và mùa Chay, tổ chức picnic, hội họp, gặp gỡ và giúp đỡ giới cao niên.

TRAO ĐỔI VỚI THUYẾT TRÌNH VIÊN

1. Chúng con được nghe nói rằng, trẻ em lúc nhỏ thì sống đạo tốt lành theo bố mẹ, sau 12, 13 tuổi thì không còn như thế nữa. Con con mới 10 tuổi, liệu cháu có còn giữ đạo lức đến tuổi 13, 14 nữa chăng ? Chúng con lo ngại quá, xin cha giúp ý kiến.

Trong việc dạy Giáo Lý có hai quá trình : 1- Các Cộng Đoàn nhờ cac Giáo Lý Viên đưa Chúa đến cho trẻ em. Điều này có thực hiện tốt. 2- Đưa trẻ em về với Các Cộng Đoàn. Công việc này thất bại. Vấn nạn đã được Giáo Hội Pháp đưa ra từ lâu, từ 10 năm nay ; nhưng vẫn chưa tìm ra được câu trả lời. Tôi nghĩ rằng, nếu gia đình vẫn trao truyền niềm tin bằng gương sáng hằng ngày, còn đọc kinh cầu nguyện chung, thì trẻ em vẫn giữ đưọc niềm tin và ở lại với Cộng Đoàn.

2. Có một thanh niên có cha mẹ ly dị và đang sống thử với một cô gái, không muốn nghe lời khuyên là phải cưới hỏi. Theo cha Giáo Hội có phương pháp gì để giải quyết ?

Giáo Hội không biết giải quyết làm sao, chỉ biết rằng kết quả có khi ngược lại điều mình mong muốn. Tôi nghĩ rằng tình yêu là quan trọng và đôi khi ơn Chúa giứp họ khám phá ra những đau khổ của cuộc đời mà trở về với đời sống Kitô hữu.

4. Kết ngày : Văn nghệ sáng tạo

Khổng tử bảo : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ ? “Học mà mỗi buổi tập, chẳng cũng thích ư ? Giáo sư Sư Phạm Benjamin Bloom phân chia 6 mức hiểu biết : nhận biết (Connaissance), hiểu biết (Compréhension); biết làm (Application); biết phân (Analyse), biết hợp (Synthèse), biết lượng (Evaluation) và biết tạo (création).

Việc học muốn cho có kết quả, phải tập luyện, thực tập. Tập nghe, tập nói, tấp làm, tập hỏi. Người đi học phải nói ra được điều mình đã nghe, phải cụ thể thực hiện điều mình đã nghe, phải đặt được những câu hỏi liên quan đến điều mình đã nghe. Đó là những bước đầu biểu lộ rằng mình đã bắt đầu biết điều mình đã ghi nhận, nghe nhận hay cảm nhận.

Khóa Gặp Gỡ Giới Trưởng Thành đã áp dụng phương pháp sư phạm này và đưa ra 4 mức độ, hay đúng hơn, 4 công việc học hỏi, tập luyện về một đề tài. Thứ nhất là nghe thuyết trình. Thứ hai là thảo luận, trả lời một vài câu hỏi liên quan đến đề tài thuyết trình. Thứ ba là đặt được những câu hỏi với thuyết trình viên. Và thứ tư là sáng tạo một mục văn nghệ để diễn tả một góc độ của đề tài.

Ban tổ chức đã muốn kết thúc ngày học hỏi bằng một tối văn nghệ. Để làm gì ? Để thư giãn ? Đề gặp gỡ ? Để cộng tác ? Để áp dụng điều mình đã học hỏi qua 2 đề tài đã nghe thuyết trình, thảo luận và trao đổi ? Để diễn tả cách hiểu của mình ?

Trong một thời lượng là 1g30 phút, từ 20g30 đến 22g00, chị MC Hằng dã duyên dáng giới thiệu 15 mục văn nghệ. Mỗi người một tiếp nhận, theo cảm nhận của mình.

Paris, ngày 29 th áng 04 năm 2012

Trần Văn Cảnh
 
Đại hội Ơn gọi tại giáo phận Bùi Chu
GP Bùi Chu
09:40 30/04/2012
Đền Thánh Phêrô – Phương Chính, 29/4/2012 -- Bùi Chu là một mảnh đất được chúc lành, là một vườn ươm phong phú, rực rỡ cho các sắc màu về ơn gọi tu trì: Bùi Chu đã có Đại Chủng Viện; có 5 Hội dòng nữ (Đa Minh; Mân Côi; Mến Thánh Giá; Thăm Viếng và Trinh Vương); cùng sự hiện diện của các Dòng tu nam: Don Bosco; Đa Minh; Thánh Tâm; Thánh Thể.

Xem hình ảnh

Hoạt động khích lệ ơn gọi tu trì trong Giáo phận luôn được đề cao và ưu tiên. Ngoài các lớp ơn gọi dành cho tu sinh nam tại giáo phận, đệ tử tại các Dòng tu, các Giáo xứ trong giáo phận cũng có những lớp tìm hiểu ơn gọi do các cha hoặc các sơ trực tiếp điều hành.

Ban đặc trách ơn gọi cấp Giáo phận tổ chức ngày Đại Hội Ơn Gọi vào Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh theo chu kỳ 2 năm một lần. Địa điểm đăng cai tổ chức được luân chuyển theo các Giáo hạt. Sau những buổi họp bàn, Ban đặc trách ơn gọi đã thống nhất lựa chọn Đền thánh Phêrô Phương Chính, hạt Kiên Chính – Tứ Trùng là nơi diễn ra Đại Hội Ơn Gọi cấp Giáo phận lần thứ IV.

Chủ đề: Đại Hội theo sát lời mời gọi của ĐTC Bênêđíctô XVI cho ngày Quốc tế cầu nguyện cho ơn thiên triệu lần thứ 49: ƠN GỌI – QUÀ TẶNG TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA.

Ngay từ rất sớm, đội linh hoạt viên của Giáo hạt chủ nhà, với số lượng rất đông, trong sắc màu vàng rạng rỡ biểu trưng cánh đồng lúa chín, đã làm cho bầu khí Đến Thánh Phương Chính sôi động và đầy sức sống. Sức trẻ thể hiện rất rõ trên nụ cười, gương mặt rạng ngời của các bạn, những điệu vũ tươi vui đã xóa đi sự mệt mỏi của mỗi đoàn tới tham dự.

Ban tổ chức vui vẻ chào đón, đội “hoạt náo viên” reo hò mỗi khi có đoàn xe, đoàn người tiến vào khuôn viên Đền Thánh. Bầu khí tưng bừng! Đúng là một ngày hội lớn!

Theo tiêu chuẩn, mỗi giáo xứ có 20 em đại diện tham dự Đại Hội, nhưng thường thì số lượng nhân lên nhiều lần. Dư âm của Đại Hội Ơn Gọi cách đây 2 năm tại Giáo xứ Lác Môn vẫn còn bừng cháy, điều đó thôi thúc số lượng tham dự Đại Hội lần này tăng lên rất đông. Không kể anh chị em giáo dân, riêng các bạn ơn gọi, ước chừng gần 6.000.

7h30, chương trình bắt đầu với các trò chơi, bài hát sinh hoạt. Các bạn ơn gọi, đặc biệt các em thiếu nhi, có lẽ nhiều trong số họ lần đầu tiên tham dự Đại Hội lớn thế này nên còn ngại, bỡ ngỡ. Nhưng bầu khí của Đại Hội đã “nhấc chân” các em rời khỏi ghế, hòa mình vào các vũ điệu của những bài hát sinh hoạt, tiếng cười, hò, vỗ tay vang dội!

8h: Cha Gioan Kim Nguyễn Hữu Văn, đang du học tại Philippines, về nghỉ hè, đã chia sẻ đôi chút để khích lệ các bạn trẻ ơn gọi. Sau bài chia sẻ, các bạn lại háo hức với các vũ điệu và trò chơi.

8h30: MC chính thức của Đại Hội xuất hiện, nêu lý do, mục đích tổ chức Đại Hội, chào mừng các đoàn tham dự. Sau nghi thức thánh hóa Đại Hội, Cha Đặc trách ơn gọi Giáo Phận, cha Phaolô Đinh Quang Tiến, có bài phát biểu chào mừng và chính thức khai mạc Đại Hội Ơn Gọi Giáo phận lần thứ IV.

Ngay sau lời khai mạc của Cha đặc trách, văn nghệ trình diễn ơn gọi được bắt đầu với vũ khúc chủ đề: “Thắp sáng niềm vui” – nhạc phẩm của linh mục Trọng Khẩn.

Các tiết mục văn nghệ theo sát chủ đề của Đại Hội: ƠN GỌI – QUÀ TẶNG TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA.

Ngoài tiết mục của anh em tu sinh, mỗi giáo hạt đóng góp một tiết mục. Các tiết mục rất phong phú: múa, hát, kịch, hoạt cảnh, nhảy,… rất đặc sắc nên chương trình kéo dài 90 phút liên tục mà cộng đoàn tham dự không cảm thấy chán!

Đúng 10h, Đoàn đồng tế rước ra lễ đài để bắt đầu thánh Lễ.

Trời nắng chang chang, nhiệt độ lúc đó có thể lên tới 37-380C, vẫn không cản được những con tim đang khao khát đáp trả lời mời gọi của Chúa.

Những tia nắng chói chang tựa như những tia lửa trong Nhà Tiệc Ly ngày xưa thiêu đốt lòng mến của những người trẻ hôm nay.

Mở đầu thánh Lễ, Đức Cha gợi lên ý nghĩa của ngày Đại Hội. Nhìn những bạn trẻ đang phơi mình dưới trời nắng, Đức Cha sánh ví: Chúa Giêsu là Mặt Trời Công Chính đang chiếu sáng nơi tâm hồn các bạn trẻ hôm nay. Các em xứng đáng là những người chiến thắng, những người có phúc hơn cả vì đã sẵn sàng hy sinh giữa trời nắng để nói lên khát khao và quyết tâm theo Chúa của mình.

Trong bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh rằng: ơn gọi là quà tặng của Thiên Chúa. Ngài đã chuẩn bị cho mỗi người từ đời đời và được thực hiện trong thời gian. Ơn gọi là những hạt mầm đầy sức sống được gieo trong tâm hồn các bạn trẻ hôm nay, để nhờ sự vun tưới của nhiều người, nó sẽ đơm hoa kết trái. Thánh Lễ kết thúc với lời mời gọi: Hãy lên đường nào các bạn ơi! Hãy để Giêsu hướng dẫn cuộc đời ta. Hãy quảng đại, can đảm đáp lại tiếng Chúa, dấn thân phục vụ và ra đi đem Tình Yêu của Đấng là Tình Yêu đến cho muôn người đang khao khát Ngài!

Đội linh hoạt viên rất nhanh chóng xuất hiện trở lại sân khấu và giữa các đoàn, họ cùng nhau ca hát, vui nhảy bài hát chủ đề, bài hát chia tay với những ca từ chan chứa niềm vui và hy vọng. Những giọt nước mắt rơi xuống trong khi gương mặt tươi vui với nụ cười rạng rỡ. Ban tổ chức đã chào và hẹn gặp lại nhưng rất nhiều bước chân không rời. Hình ảnh lưu luyến đầy sức sống ấy đem lại niềm vui cho tất cả mọi người, cho Ban tổ chức, cho các bạn trẻ và cho toàn thể cộng đoàn!

Hãy can đảm để sống cho nhau và sống cho Giáo Hội! Hãy tiến bước cùng nhau, chúng ta sẽ có được sức mạnh,… Đó là những lời cuối cùng Ban tổ chức gửi tới các bạn trẻ khi các bạn chia tay Đại Hội.

Hẹn gặp lại các bạn trong Đại Hội Ơn Gọi lần thứ V, Lễ Chúa Chiên Lành 2014!
 
Thánh Lễ cầu nguyện và tưởng niệm ngày 30/04 tại Sydney
Diệp Hải Dung
09:52 30/04/2012
SYDNEY - Tối thứ Hai 30/04/2012 rất đông đủ giáo dân trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta Sydney tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các anh linh đã hy sinh bỏ mình vì nước vì dân tộc, và những người bỏ mình trên đường tìm đường tự do. Nhân ngày Quốc Hận 30/04.

Xem hình ảnh

Sau 3 hồi chiêng trống cổ truyền, quý Cha, quý Hội Đồng Mục Vụ và đoàn phụng vu tiến vào nhà thờ đến trước bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam đặt trên cung thánh . Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn dâng Lời Nguyện trước bàn thờ Tổ Quốc “Lạy Cha ! Cộng Đồng chúng con xin dâng lên Cha lời cầu nguyện đặc biệt cho quê hương Việt Nam một phần đất của thế giới Cha tạo dựng giờ gần như không còn Tự Do và Công Lý. Những đồng bào ruột thịt vẫn chưa được trọn vẹn sống một đời sống chân chính con người tác thành theo hình ảnh Cha.

Sau đó Cha Tuyên úy Trưởng và quý Cha cùng thắp nén hương dâng lên bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam tiếp theo quý Ban Thường Vụ và quý Trưởng Ban trong Cộng Đồng cùng thắp lên ngọn Nến dâng lên bàn thờ Tổ Quốc để tưởng nhớ những anh linh đã vị quốc vong thân và những đồng bào đã hy sinh trên đường đi tìm Tự Do.

Trước khi dâng Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn nói “Hôm nay thời tiết cuối Thu, cái lạnh của thể xác không thể nào so sánh với những buốt giá trong tâm hồn, và đường tuy cũ nhưng ân tình không cũ, Áo tuy mòn nhưng nhân nghĩa không mòn. Kính mời mọi người hãy cùng sốt sắng hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện và tưởng niệm 37 năm mất quê hương và Thánh lễ đồng tế gồm quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Đặng Đình Nên, Cha Mai Đào Hiền và Cha Nguyễn Thái Hoạch.

Trong bài giảng Cha Dương Thanh Liêm nói: Con tuy sanh sau đẻ muộn, nhưng cũng xin chia sẻ với quý ông bà và anh chị em về ngày quốc hận 30/4 mà con đã tìm hiểu qua các bậc chú bác và tài liệu lịch sử. Biến cố 30/04/1975 đã mở một trang sử mới của dân tộc Việt Nam mà chủ nghĩa Cộng Sản vô thần đã khiến anh em tàn sát lẫn nhau không còn nhìn ra tình nghĩa đồng bào. Nếu là một chủ nghĩa đầy tình người thì làm gì có chuyện bắt bớ anh em đồng loại đẩy vào những trại cải tạo sống chết không màng đến…Những cuộc đánh tư sản, đổi tiền, xiết hộ khẩu, bán gạo theo khẩu phần, đẩy mọi người đi kinh tế mới v..v.. Để thay đổi một chế độ thiếu nhân bản, thì chúng ta phải là những con người có nhân bản trước tiên. Đức Giêsu là Mục Tử nhân lành, nhà lãnh đạo nhân lành đã thay đổi một nhân loại thiếu tình người, thiếu nhân bản bằng chính tình yêu và sự hy của Ngài. Chúng ta là đoàn chiên của Ngài, chúng ta hãy theo bước của Ngài, để rồi những gì chúng ta tưởng niệm hôm nay, chúng ta cũng có thể sống với những gì chúng ta tưởng niệm

Thánh lễ kết thúc, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời cám ơn Ban Thường Vụ, quý Trưởng Ban các Giáo Đoàn, quý Đại diện các Ban Ngành Đoàn Thể và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các anh linh và tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04.
 
Giáo xứ Tân Mỹ mừng vui vì có tân Linh mục
Thùy Chi
12:53 30/04/2012
PHÁT DIỆM – Vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 30.4.2012, tại nhà thờ giáo xứ Tân Mỹ (xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), tân linh mục Giuse Nguyễn Văn Toàn với tuổi đời 44 đã dâng lễ mở tay trong ngôi nhà thờ giáo xứ quê hương. Tham dự thánh lễ có bà cố Catirina Nguyễn thị Tin (92 tuổi), còn ông cố An tôn Phan Văn Nghi (96 tuổi) thì theo lời bà cố cho biết ông cố đang bị ốm không thể đến dự được.

Cem hình ảnh

Sự hiện diện rất đặc biệt trong thánh lễ tạ ơn của cha Toàn đó là có quý cha và quý thầy Dòng Chúa Cứu Thế, cùng 5 tân linh mục và Phó tế Giuse Vũ Văn Biển là anh em trong lớp khóa X niên học 2004 – 2011 của Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội với cha mới, 16 linh mục trong giáo phận, quí sơ Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, quí thầy dòng Xitô, quí vị ân nhân cùng với hơn 1.500 giáo dân đến từ các xứ Chính tòa Phát Diệm, Đồng Chưa, Mỹ Thủy, Lãng Vân, Uy Đức, Uy Tế và anh chị em giáo dân xứ Áng Sơn. Trong 23 năm theo đuổi ơn gọi tu trì, cha Toàn đã có 12 năm dạy nhạc tại Tòa Giám mục Phát Diệm và phục vụ nơi nhà thờ Chính tòa.

Kể từ năm 1950 đến năm 1954, giáo xứ Tân Mỹ khi đó còn là họ lẻ của xứ Tân Khẩn, được đánh dấu là thiếu vắng ơn gọi tu triều. Theo biến động của đất nước, giáo xứ có nhiều gia đình di dân đi miền Nam sinh cơ lập nghiệp. Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, trong miền Nam có nhiều Hội Dòng phát triển, kêu gọi được nhiều thanh niên chọn đi tu dòng và những thanh niên tại xứ Tân Khẩn đã theo tiếng gọi vào dòng để trở thành tu sĩ, linh mục. Chỉ đến năm 1989, khi Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến làm Giám mục phó Giáo phận Phát Diệm, ngài đã mời gọi lớp các thanh niên trong xứ đến với gọi gọi tu triều. Cha Toàn đã ở trong số các tu sinh được Đức cha Yến giúp đỡ về vật chất cũng như về tinh thần để yên tâm đi tu, sau khi đạt đủ điều kiện, các tu sinh được chọn vào Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội.

Thánh lễ tạ ơn đã được diễn tiến trong hai tiếng đồng hồ dưới sự điều khiển của cha quản hạt Văn Hải là cha Giuse Mai Văn Thiện, đang là chính xứ Hóa Lộc kiêm Tân Mỹ. Phần trước lễ là lời chào mừng của ông Chánh trương đại diện cho giáo xứ; tiếp đến là các thiếu nhi tặng hoa các tân linh mục. Sau đó là thánh lễ do cha mới Giuse Nguyễn Văn Toàn làm chủ tế. Cha Toma Aquino Vũ Quân Bằng, Dòng Chúa Cứu Thế, đồng hương xứ Tân Mỹ được mời giảng lễ.
 
Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long cầu nguyện cho quê hương Việt Nam nhân ngày 30/4
Trần Văn Minh + Huy Hoàng
17:13 30/04/2012
Vào lúc 5 giờ chiều Chúa nhật 29 tháng Tư Năm 2012. Nhân dịp kỷ niệm 37 năm biến cố đau thương của đất nước Việt nam. Tại Nhà thờ Saint Margaret Mary’s Brunswick. Một Thánh lễ đồng tế do Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Melbourne chủ tế cùng Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng chánh xứ Saint Margaret Mary, và Linh mục Peter Huy, đã được cử hành để cầu cho các chiến sĩ, đồng bào, nạn nhân chiến cuộc.

Chiều Thu nắng trong trời đẹp, cái lạnh se se khi nắng chiều vừa khuất, mọi người cảm thấy ấm áp hơn khi được nhìn lại bàn thờ tổ quốc do giáo xứ trang hoàng ở nơi cao quý. Bàn đồ Việt Nam yêu dấu với con chim hòa bình bay trên ngọn lửa thắp sáng lòng tin yêu. Cờ Úc và Việt Nam Cộng Hòa cũng được giương cao trên bàn thờ tổ quốc.

Thánh lễ được Đức cha Vincent và quý cha đồng tế bắt đầu bằng nghi thức dâng hương trước bàn thờ tổ quốc. Hương trầm nghi ngút bay để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đồng bào đã hy sinh cho lý tưởng tự do.

Bài chia sẻ của Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long

Kính thưa toàn thể qúy ông bà anh chị em,

Một lần nữa, ngày 30 tháng 4, ngày ghi sâu trong ký ức của toàn dân Việt Nam như một ngày Quốc Nạn lại trở về với chúng ta, nhất là những người Việt tỵ nạn cộng sản ở khắp nơi trên thế giới. Có nhiều người nói rằng chúng ta không nên nhìn về qúa khứ nữa, chúng ta không nên tưởng niệm ngày quốc nạn hay quốc hận nữa mà hãy hướng về tương lai. Có không ít người còn nói rằng: “Việt Nam bây giờ đã đổi mới, chính thể Cộng Sản đã thay đổi với thời đại, đâu còn gì để chúng ta phải ôn lại dĩ vãng xa xưa, hãy bắt tay vào việc xây dựng tương lại của đất nước trong tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc”.

Nhưng làm sao chúng ta có thể tiến về tương lai nếu chúng ta không biết nhận ra những bài học của lịch sử? Có “ôn cố mới biết tri tân”. Tôi thiển nghĩ rằng, không ai thiết tha với vận mệnh của dân tộc Việt Nam có thể làm ngơ trước những bài học của lịch sử. Nếu lịch sử là một dòng sông thì những bế tắc trong chiều dài của nó phải được đả thông cặn kẽ. Lúc đó dòng sông mới được chảy đều và làm tươi mát phì nhiêu cho đất Việt thân yêu; lúc đó chúng ta mới mong có tương lai tươi sáng.

Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu một khúc ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam cận đại. Nó cũng đánh dấu một bế tắc dẫn đến một sự băng hoại toàn bộ cho cả đất nước và dân tộc Việt Nam. Khi bao nhiêu bom đạn của cuộc chiến ý thức hệ đã gây chết chóc thương tích và tàn phá trên những người dân vô tội; khi bao nhiêu những chiến sĩ bỏ mình nơi chiến trận, phơi thây không một nấm mồ hay chết dần mòn tức tưởi trong các trại cải tạo; khi những phương phế binh bị ruồng bỏ trong một xã hội vô nhân bản; khi cả triệu người phải bỏ nước ra đi, làm nạn nhân trên biển cả trong bao tủi nhục đắng cay; khi cả khối dân Việt tại quốc nội phải sống trong một xã hội hoàn toàn băng hoại, bị cai trị bởi một chính thể đã bị đào thải trong thế giới tiến bộ; khi những người dân lưu vong tại hải ngoại chưa có cơ hội đóng góp vào tiến trình canh tân đất nước. Đây chẳng phải là những mệnh đề của người nhìn dưới lăng kính của kẻ chiến bại hay một nhóm người còn mang đầu óc hận thù chia rẽ. Nhưng đây là những bế tắc của lịch sử mà chỉ khi được khai thông mới mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc.

Kính thưa toàn thể qúy vị và nhất là các bạn trẻ,

Hôm nay chúng ta cùng “ôn cố tri tân” trong niềm tin vào tiến trình tất yếu của lịch sử. Lịch sử sẽ đào thải những gì không còn thích hợp. Dù có ngoan cố cưỡng lại, không ai có thể ngăn cản thế lực của lịch sử, cũng như không chính thể nào có thể làm ngược lòng dân mà tồn tại. Hôm nay chúng ta tưởng nhớ đến những nạn nhân trước và sau 30 tháng 4 năm 1975. Chúng ta cùng ôn lại những bài học của lịch sử. Nhưng trên hết, chúng ta hãy góp một bàn tay khai thông những bế tắc hầu cùng với toàn thể dân tộc mở ra một kỷ nguyên mới cho quê hương Việt Nam.

Lời Chúa hôm nay cho chúng ta sự an ủi và niềm tin vào một tương lai tươi sáng, một bình minh mà bóng tối của tà thần sẽ không chế ngự được. Thánh Phêrô đã dùng lời Thánh Vịnh để nói với dân chúng về Đức Kitô rằng “Phiến đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở nên tảng đá góc tường”. “Người thợ xây” trong bối cảnh này chính là những con người tượng trưng cho thế lực của bóng tối và tội lỗi. “Người thợ xây” đây là Giuda, là quân dữ, là những kỳ mục, là Philatô, là Cêsarê và đồng thời là tất cả những ai đứng về phía của sự dữ. Họ đã loại bỏ Đức Kitô, tức là loại bỏ ánh sáng và sự sống, công lý và sự thật cùng tất cả những giá trị nhân bản và siêu nhiên. Nhưng Đức Kitô là phiến đá bị họ loại bỏ đã trở nên tảng đá góc tường. Ngài đã chiến thắng trên tà thần và tội lỗi. Chiến thắng của Ngài vượt không gian và thời gian, để rồi những ai đứng về phía công lý và sự thật đều được thông phần vào chiến thắng của Ngài. Qủa thế, dù cho thế lực của sự dữ lấn án sự lành, dù cho những kẻ cường bạo giết hại những bậc chí nhân, nhưng chúng ta có thể tin chắc vào sự viên mãn của công lý và sự thật trong Chúa Giêsu Kitô, viên đá tảng của niềm tin và niềm hy vọng chúng ta.

Trong bối cảnh của đất nước chúng ta hôm nay, “người thợ xây” là ai nếu không phải là chế độ phi nhân vong bản; “người thợ xây” là ai nếu không phải là những công cụ đàn áp cưỡng chiếm đất đai của người dân vô tội như công an, cảnh sát cơ động và côn đồ. Và “phiến đá bị họ loại bỏ” là ai nếu không phải là những người đấu tranh cho công lý và sự thật, là người giáo dân Thái Hà với lá cây vạn tuế, là Đồng Chiêm với một cây thánh giá, là Cồn Dầu với một nghĩa trang thiêng liêng, là anh Việt Khang với một bài ca ái quốc,hay là dân oan với chỉ những tiếng kêu than vô vọng. Như Thiên Chúa đã thực hiện qua sự khổ nhục, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô, Ngài cũng sẽ thực hiện nơi những ai đứng về phía của công lý và sự thật. Chúng ta hãy vững tin và liên đới với nhau trong cùng một lý tưởng, một giấc mơ, một mục đích là ngày khải hoàn của chân thiện mỹ trên quê hương mến yêu.

“Ta là mục tử nhân lành. Ta hiến mạng sống vì chiên ta”. Lời Chúa trong bài Phúc Âm hôm nay nói lên một chân lý bất hủ là chỉ có tình yêu hiến thân cho người khác mới là lẽ sống của người tín hữu. Sứ mạng của Đức Kitô cũng chính là hiến thân để sự sống viên mãn được thể hiện nơi con người. Hôm nay, một cách đặc biệt, chúng ta tưởng nhớ đến những người con của tổ quốc đã vì nước vong thân. Họ đã chẳng màng danh vọng, vinh quang, phú qúy hay trường thọ. Họ hy sinh chính mạng sống ngay trong tuổi thanh xuân để quê hương có ngày tươi sáng. Chúng ta nghiêng mình kính cẩn trước những gương anh linh của tổ quốc. Chúng ta hãy cùng nhau hướng về mục đích mà chính họ đã làm những viên gạch lót đường: đó là sự sống viên mãn cho tha nhân, sự phục hưng cho dân tộc và sự trường tồn của cơ đồ tổ quốc.

Kính thưa qúy ông bà anh chị em,

Ngày 30 tháng 4 không chỉ là một ngày quốc hận hay quốc nạn. Nó là ngày mà chúng ta, nhất là những thế hệ trẻ phải “ôn cố tri tân”. Nó là ngày chúng ta cùng động viên tranh đấu cho một tương lai Việt Nam tươi sáng hơn. Trong tinh thần Phục Sinh, người tín hữu chúng ta nhìn vào biến cố lịch sử đó như là đoạn đường chúng ta phải đi để tiến vào tương lai vinh thắng. Chúng ta phải can trường bước theo con đường mà các anh hùng hào kiệt đã đi trước chúng ta, vững tin vào sự viên mãn của công lý và sự thật trong Chúa Giêsu Kitô, viên đá tảng của niềm tin và niềm hy vọng chúng ta. Hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ cộng sản. Hãy cùng nhau khai thông dòng sông lịch sử để nó được chảy và làm tươi mát phì nhiêu cho đất Việt thân yêu. Xin Thiên Chúa chúc lành và kiện toàn cho mọi hy sinh và nỗ lực của chúng ta, người con dân của tổ quốc trong và ngoài nước đang khát khao và tranh đấu cho công lý. Hãy vững tin tiến về bình minh mới, ngày mùa gặt mới của quê hương, vì “người đi gieo trong đau thương sẽ về giữa vui cười”.


Thánh lễ được Ca đoàn Don Bosco một ca đoàn lớn của Giáo xứ Saint Margaret Mary phụ trách. Đã dùng lời ca thật tuyệt vời dâng lên Thiên Chúa tâm tình và lời cầu xin cho các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong biến cố 30 tháng Tư, cùng những người đã chết trên đường vượt biển để tìm tự do mau được hưởng vinh phúc trên nước trời. Cùng cầu nguyện cho quê hương sớm thoát nạn cộng sản, độc tài. Mau được hưởng tự do, dân chủ, dân quyền và ấm no hạnh phúc.

Sau lời cám ơn của đại diện cộng đoàn, mọi người được mời gọi ký thỉnh nguyện thư gửi quốc hội và chính phủ Úc Đại Lợi ủng hộ đòi hỏi nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
 
Nam Úc - Lễ Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30-4-2012
Jos. Vĩnh SA
21:38 30/04/2012
Lúc 07 giờ tối, ngày 30-4-2012. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc đã tổ chức Thánh Lễ tại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka, Adelaide, South Australia state để:
-Cầu nguyện cho các nạn nhân chiến cuộc Việt Nam.
-Cầu nguyện cho công lý & hoà bình sớm được thể hiện trên quê hương Việt Nam
Trước Thánh Lễ có nghi lễ Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30 - 4 gồm:
-Rước 2 lá quốc kỳ VNCH để treo hai bên gian cung thánh, trong hội trường
-Đặt vòng hoa tưởng niệm trước bàn thờ
-Chiếu slide show tường thuật những cuộc đàn áp đẫm máu hiện nay của cảnh sát, công an CSVN, khi dân chúng xuống đường, biểu tình yêu cầu chính quyền phải đứng lên bảo vệ đất nước tránh ngoại xâm và đòi hỏi tự do dân chủ, nhân quyền cho VN
-Cộng Đoàn thắp nến, rước nến, cầu nguyện cho quê hương Việt Nam
Nghi lễ rước quốc kỳ VNCH và đặt vòng hoa do nhóm cựu quân nhân QLVNCH, đại diện các quân binh chủng phụ trách.
Thánh Lễ do Lm. GB Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm Cộng Đồng chủ tế, cùng đồng tế có Lm. Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Saint Augustine, Salisbury, Nam Úc.
Lm. Nguyễn Viết Huy Sj là cựu sĩ quan QLVNCH đã từng là tù binh của chế độ CSVN trước 1975, Cha tỵ nạn đến Úc sau năm 1975 và xin tu học, trở thành tu sĩ của Dòng Tên Úc Châu. Sau khi thụ phong linh mục, Cha Huy được bổ nhiệm làm tuyên úy cho quân đội Hoàng Gia Úc, phục vụ trong tiểu đoàn 6 của đoàn quân đã từng tham chiến tại Long Tân VN trước 1975.
Mặc dù tối nay là ngày Day Off của Cộng Đồng và các tu sĩ, nhưng Cha Huy đã cử hành Thánh Lễ để nhớ đến quê hương, đồng bào VN đang bị áp bức, những nạn nhân chiến cuộc.
Có khoảng trên dưới 700 đồng hương đến tham dự Thánh Lễ và nghi lễ thắp nến cầu nguyện cho quê hương VN và các nạn nhận chiến cuộc.

Mời Xem Hình Nơi đây

Mời Xem Video Clip

Có rất nhiều anh em cựu QN/QLVNCH không cùng tôn giáo cũng đến tham dự và những chiến hữu mặc quân phục, đầu đội những chiến mũ của từng quân binh chủng QLVNCH tham gia rước quốc kỳ. Họ đại diện cho màu cờ sắc áo, quân phục cho đơn vị của mình đã từng phục vụ và chiến đấu, để chứng tỏ sự hiên ngang dũng cảm bảo vệ lý tưởng tự do dưới lá cờ vàng 3 sọc đỏ và mến yêu tổ quốc, quê hương.

 
Nhân ngày 30 tháng Tư, đọc lại cuộc lưu đầy và hồi hương của Do Thái
Vũ Văn An
23:42 30/04/2012

Lịch sử Do Thái khó có thể được xếp ngay ngắn vào các phạm trù của các triết gia lịch sử. Các phạm trù này thường được sử dụng để giải thích việc sụp đổ của các đế quốc hùng mạnh cũng như nhiều tiểu vương quốc thời xưa. Trong khi sự trì chí không gì lay chuyển của dân tộc Do Thái và niềm tin của họ trước mọi rủi ro lịch sử trong suốt hơn 3,500 năm nay mãi mãi làm cho các nhà sử học kia bỡ ngỡ. Mười chi tộc, tức gồm phần lớn con cái Israel, buộc phải biệt xứ sau khi Assyria tru diệt Vương Quốc phiá Bắc vào năm 722, đã biến mất giữa lòng các dân tộc trên thế giới. Chỉ còn hai chi tộc của Vương Quốc phương Nam tức Giuđa, tuy cùng chịu một thảm họa dưới bàn tay Babylon, là vẫn còn giữ được bản sắc dân tộc ngay trong cảnh lưu đầy. Ta phải giải thích ra sao hiện tượng lạ lùng này?

Sự kiện cũng đáng ngạc nhiên không kém, được kể gần như một phép lạ, đó là đáp ứng của lưu dân Giuđa trước công bố của Cyrus vào năm 539 trước Công Nguyên. Công bố này cho phép lưu dân trở về cố hương. Thánh Kinh ghi nhận con số đáng ngạc nhiên gồm trên 40,000 người đáp lại công bố ấy và lên đường trở về cố quốc. Ngược lại, theo Ephraim Stern, giáo sư khảo cổ học Palestine tại Đại Học Hebrew, thì người Philistines, cũng bị người Babylon cưỡng bức phải biệt xứ như người Giuđa, “hoàn toàn bị tiêu diệt và biệt xứ; không bao giờ hồi hương… Từ đó, không còn người Philistines nữa”.

Sau đây là một vài sự kiện liên quan đến giai đoạn từ 722 tới 422 trước Công Nguyên, chưa đầy 300 năm trong lịch sử 3,500 của Do Thái, trong đó có việc tái thiết của Ezra và Nehemiah giữa một Giuđa hoang tàn. Những năm tháng đầy định mệnh này thực sự đã nắm được chìa khóa mở bức màn bí mật của lịch sử Do Thái và tạo nên khuôn thước cho 2,500 năm sau, tận cho tới ngày nay. Có thể coi đây là một cố gắng nhằm giải thích phần nào lẽ huyền nhiệm và sinh khí sáng tạo trong sự sống còn của Do Thái: từ đâu phát sinh ra sức mạnh để họ sẵn sàng đương đầu với các thách đố, vượt thắng hết khủng hoảng này đến khủng hoảng nọ, và sau cùng, giống con phượng hoàng của huyền sử, đã trỗi dậy từ đống tro tàn sau khi bị lửa Diệt Chủng (Holocaust) thiêu gần rụi, và tạo ra cuộc Hồi Hương thứ hai sau 2,000 năm biệt xứ?

Hai cuộc biệt xứ tương phản

Gần sông Babylon,
Tôi ngồi, tôi khóc,
Tôi nhớ Xion
(Tv 137:1)

Năm 722 trước CN, Vua Assyria chinh phục Samaria, thủ đô Vương Quốc phía Bắc, và lưu đầy mọi cư dân của nó. Được coi là “mười chi tộc thất lạc”, họ biến dạng và mất hút khỏi lịch sử Israel trong tư cách một thực thể quốc gia hay tôn giáo gắn bó.

(Cho đến nay, chỉ còn một vài vết tích. Điển hình nhất là Pashtun, một bộ lạc hùng mạnh tại Afghanistan. Bộ lạc này dùng tên Hípri và cắt bì trẻ trai lúc được 8 ngày. Tuy họ theo Hồi Giáo một cách cuồng tín, rất ghét Do Thái, nhưng phụ nữ của họ đốt nến và nướng bánh challah vào ngày sabát của Hồi Giáo)

Năm 598 trước CN, tức 124 năm sau biến cố bi thảm tại Samaria, Babylonia, nước đã thay thế Assyria nắm đế quyền tại Trung Đông, đã vây hãm Giêrusalem. Vua Giuđa là Jehoiachin phải đầu hàng. Ông bị đày qua Babylon cùng với 10,000 vị vọng của Giuđa, trong đó có tiên tri Ezekiel. Zedekiah, một người chú của Jehoiachin, được chỉ định thay thế. Ông vua trẻ và thiếu kinh nghiệm này nổi loạn, bất chấp lời cảnh cáo của Jeremiah. Vua Babylon là Nebuchadnezzar bèn lên đường chinh phạt Giêrusalem, bắt giam Zedekiah, xử tử các con ông ngay trước mặt ông và chọc thủng đôi mắt ông. Ngày thứ chín tháng Ab đen, năm 586 trước CN, Nebuchadnezzar phá hủy tường thành Giêrusalem, nhà cửa các vị vọng, và thiêu rụi Đền Thờ. Một con số đáng kể người Giuđa, không biết là bao nhiêu, đã bị bắt phải lưu đày, làm con số những người đã lưu đày sẵn gia tăng rất nhiều.

Nhưng lần này, một sự kiện hoàn toàn bất ngờ đã xẩy ra. Ngược với lưu dân của Vương Quốc phía Bắc, lưu dân Giuđa đã tạo được một thực tại mới, chưa từng có trong lịch sử. Họ không hòa tan vào xã hội Babylon mạnh hơn và tân kỳ hơn; thay vào đó, họ giữ cho lòng hoài hương, trở về cố quốc Giuđa, luôn bừng cháy.

Một trăm hai mươi bốn năm định mệnh

Điều gì đã tạo nên khúc quanh đáng ghi nhớ ấy? Điều đầu tiên, ta thấy có ngôn sứ Ezekiel, đầy đặc sủng, trong số các lưu dân Giuđa hàng đầu. Hiển nhiên, ông là người hướng dẫn tinh thần của các lưu dân khốn vùng này. Ta được kể rằng ít nhất cũng có đến 3 lần, các trưởng thượng của Giuđa đã tới tham khảo ông (Ed 8:1; 14:1; 20:1). Sự kiện các lưu dân có “các vị trưởng thượng” cũng đủ cho thấy chính tổ chức nội bộ này đã liên kết họ một cách chặt chẽ thành một thực tại quốc gia và tôn giáo.

Tuy nhiên, điều này không giải thích được loại hình “Do Thái” mới, xuất hiện sau các tai họa năm 598 và 586. Một số học giả cho rằng hiện tượng mới này là do chủ nghĩa độc thần, một chủ nghĩa không chấp nhận thứ thần thánh bị trói ghì vào địa dư. Nhưng, theo Kaufmann, tuy bị vấy bẩn bởi các thực hành và niềm tin ngoại giáo, chủ nghĩa độc thần cũng từng là tôn giáo chính thức của Vương Quốc Israel phía Bắc. Đàng khác, các thực hành ngoại giáo cũng từng nổi cộm tại Giuđa. Về phương diện này, Vua Manasseh chẳng hơn gì Vua Ahab. Ngay trong các ngày tận cùng của Vương Quốc phía Nam, tiên tri Jeremiah vẫn lớn tiếng tố cáo việc thờ Nữ Vương Thiên Giới (Gr 44) và chỉ trích việc lập các đền thờ cho Baal và cái dã man của tục thờ Molech trong Thung Lũng Ge-hinnom [tức Gehenna] (2V 32:35).

Nhờ tẩy sạch việc thờ ngẫu thần, người Do Thái lưu đày giữ trọn được căn tính Do Thái của mình, và luôn mong được trở về nơi cố quận. Ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng 124 hay 136 năm, kể từ năm 722 tới năm 598 hay năm 586, là những năm có tính quyết định đối với Do Thái Giáo. Đó là những năm có các tiên tri vĩ đại: Hosea và Amos, Isaiah và Micah, Jeremiah và Ezekiel. Dù không hữu hiệu đối với người đương thời, các sứ điệp của họ cuối cùng đã được tích góp để gây nên một chấn động mạnh mẽ và thẩm thấu tâm can mọi người Do Thái.

Họ là những người như thế nào? Ở đây, chỉ xin kể ra một số yếu tố. Trong môi trường ngoại đạo, cuộc đấu tranh giữa hai dân tộc thường cùng một lúc cũng là cuộc đấu tranh giữa các thần minh của họ. Bởi thế, một dân tộc thua trận cũng có nghĩa là thần minh của họ thua trận, và thần minh của kẻ thù thắng trận, vị thần mà nay họ phải nhìn nhận và thờ lạy. Do đó, Jephthah, khi xử lý việc đại diện Ammon đến đòi lãnh thổ từng bị Israel chiếm đóng của người Amorite hơn một thế kỷ trước, đã phát biểu thế này: “Và bây giờ, Thiên Chúa của Israel đã trục xuất người Amorite khỏi Israel dân của Người … Há ngài lại không chiếm hữu những gì Chemosh, thần linh của ngài, đã ban cho ngài hay sao?” (Thủ Lãnh, 11:21-25). Sách Các Vua, quyển II, thuật rằng Rabshakeh, một viên chức của Vua Assyria lúc ấy đang vây hãm Giêrusalem, đã mắng nhiếc Vua Hezekiah như sau: “Đừng để Thiên Chúa của ông … lừa dối ông rằng Giêrusalem sẽ không bị nạp vào tay Assyria… Các quốc gia từng bị các tiền nhiệm của ta tiêu diệt… liệu có được thần minh của họ cứu không?” (2V 19:10).

Trong khi lưu dân Vương Quốc phía Bắc bị khuất phục bởi quan điểm ngoại giáo ấy, thì lưu dân Giuđa giữ vững niềm tin của mình, từng được lời cảnh cáo của các ngôn sứ chuẩn bị, rằng chiến bại và phân tán chỉ là hình phạt của Thiên Chúa đối với tội lỗi và sự gian trá của dân mà thôi (xem Ed 36:18).

Khi quá cùng quẫn, người Giuđa từng đặt câu hỏi: liệu Giao Ước giữa Thiên Chúa và Israel có còn hiệu lực hay không? Isaiah trả lời: ly thư của mẹ ngươi, ly thư dùng để ly dị nàng ở đâu?” (Is 50:1). Jeremiah cho họ hay: các xếp đặt tự nhiên (như mặt trời trăng sao)… có suy suyển trước mặt Ta, thì Israel mới hết là một dân tộc trường tồn trước mặt Ta” (Gr 31:35-36). Ngay khi Israel hủy bỏ Giao Ước trước đó, Thiên Chúa đã lập tức hứa với họ một giao ước mới: Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta” (Gr 31:31-33). Ezekiel còn đi xa hơn nữa khi viết rằng dù Thiên Chúa đã phân tán Israel vì tội lỗi của nó, đã xúc phạm Danh Thánh Người, Người vẫn có bổn phận biều dương Danh Thánh ấy bằng cách qui tụ dân lại từ khắp nơi trên thế giới và đem họ trở về cố hương (Ed 36:24). Jeremiah còn ấn định cả ngày giờ hồi hương nữa: Quả thế, Thiên Chúa phán: khi mãn 70 năm dành cho Babylon, Ta sẽ nhớ đến các ngươi… khiến các ngươi trở về nơi này” (Gr 29:10).

Đanien, người Do Thái lưu đày tiêu biểu

Thông thường, đọc sách Đanien, ta nghĩ ngay tới nhân vật chính này như người giải mộng, có được những thị kiến khải huyền. Tuy nhiên, sách còn cho ta thấy nhiều chiều kích quan trọng khác nữa trong cá tính của ông, khiến ông quả là một người Do Thái lưu đày tiêu biểu. Lúc còn thiếu niên, ông với ba người bạn Hannaniah, Mishael, và Azariah được tuyển chọn phục vụ trong hoàng cung.

Vì nhất quyết không chịu làm mình ra ô uế, ông chỉ ăn rau và uống nước (1:12). Ở đây, ta thấy điển hình đầu tiên về một cá nhân, dù sống giữa hai nền văn hóa, vẫn nhất quyết trung thành với chính phủ của mình và một lòng một dạ với Thiên Chúa và lề luật của Người.

Ta nên chú ý tới lời kinh đẹp đẽ trong Chương 9, các câu 1-19, một lời cầu cần được đọc trong toàn diện tính của nó. Được đánh động bởi sứ điệp của Jeremiah gửi dân Do Thái tại Babylon, liên quan tới 70 năm trong đó Người để Giêrusalem hoang tàn (câu 2), Đanien đã xưng thú cùng Thiên Chúa, Đấng luôn trung trinh với giao ước của Người (4). Ông xưng thú rằng người Giuđa, những kẻ chống lại Chúa, đã không tuân phục các tôi tớ của Người, tức các tiên tri (câu 6), và do đó, họ đã bị lưu đày khỏi quê hương và trở thành trò cười cho các dân tộc lân bang. Sau đó, ông quả quyết rằng Thiên Chúa vẫn tín trung với giao ước của Người, chính tội lỗi và gian tà của dân đã khiến Giêrusalem bị phá hủy và dân bị lưu đày. Do lòng xót thương vô bờ, Thiên Chúa sẽ phục hồi Giêrusalem và xức dầu nơi Cực Thánh khi lỗi lầm đã được đền xong (câu 24).

Lòng hoài nhớ Giêrusalem nơi Đanien mạnh mẽ đến độ ông làm cửa sổ tại các phòng trên lầu để ngày ngày 3 lần quay mặt về thành thánh cầu nguyện. Người Babylon coi hành vi đó là tội tử hình và do đó đã ném ông vào hang sư tử, nhưng ông đã được giải thoát cách lạ lùng (6:11-21). Đây là điển hình được ghi chép đầu tiên cho thấy một người Do Thái lưu đày hướng về Giêrusalem cầu nguyện, và là người sẵn sàng chết cho niềm tin của mình.

Hồi hương

Khi Chúa phục hồi thịnh vượng cho Xion
Chúng tôi như người đang mơ…
Ai gieo trong nước mắt sẽ gặt trong trong hân hoan
(Tv 126).

Cyrus, lãnh tụ Ba tư, đột hiện trên diễn đàn lịch sử, đánh đâu thắng đó, và vào năm 539 trước CN, đã giáng cho người Babylon một đòn chí mạng, hoàn toàn đánh bại họ. Sau một thời kỳ vắn vỏi chỉ có 66 năm, đế quốc hùng cường Babylon đã đột ngột sụp đổ, trước nỗi hân hoan nhẹ nhõm của lưu dân Giuđa. Và sau đó là bá quyền Ba Tư thống trị gần khắp thế giới theo cái nhìn thời ấy suốt 208 năm. Vì các lý do mà ta chỉ có thể phỏng đoán, Cyrus đã đi ngược lại các chính sách của hai đế quốc trước, tức Đế Quốc Assyria và Babylon, là lưu đày và hoán đổi các sắc dân có thể cản trở chủ nghĩa bành trướng của họ. Ngay sau khi lên ngôi, ông ta đưa ra lời tuyên bố thời danh, được chương đầu Sách Ezra ghi lại.

Một cách chủ yếu, lời tuyên bố này cho phép người Do Thái trong đế quốc mới của ông ta được trở về Giêrusalem và xây lại Đền Thờ, và đồng thời cho phép những người Do Thái quyết định ở lại Ba Tư được yểm trợ các công trình của người trở về. Ông chỉ định Sheshbazzar giữ chức “hoàng tử người Giuđa” và hoàn trả ông những đồ đựng thánh từng bị Nebuchadnezzar cướp về. Gần như một phép lạ, có đến 42,690 người Giuđa, chưa kể đàn bà và con trẻ, lên đường trở về cố hương, bất chấp các khó khăn bị bứng rễ một lần nữa cũng như hành trình dài thăm thẳm, để khởi đầu một cuộc sống mới trên mảnh đất Giuđêa tàn tạ. Không sợ sệt trước các khó khăn ấy, một hội nghị quốc gia đã được triệu tập, và hai lãnh tụ Zerubabbel, cháu vua Jehoiachin, và Joshua, thượng tế, đã đặt viên đá xây nền cho Đền Thờ mới và thiết lập một bàn thờ ở đấy. Vì các bất ổn do kẻ thù gây ra, chủ yếu là người Samaria, việc xây dựng Đền Thờ bị ngưng lại.

Sử học Do Thái, trong Sách Samuen và Sách Các Vua, sống động là thế, mà đến Sách Ezra và Sách Nehemiah, thì không sống động bằng. Có những câu hỏi khiến đầu óc ưa tìm hiểu phải bối rối và có lẽ chả bao giờ được trả lời. Sắc lệnh của Cyrus có áp dụng cho các dân lưu đày khác không? Nếu có, thì có tài liệu nào ghi nhận việc trở về nguyên quán của những lưu dân này không? Sheshbazzar và Zerubabbel có phải là một người hay không, hay họ là hai cá nhân khác biệt? Điều gì xẩy ra cho Zerubabbel, người đột ngột biến mất khỏi diễn đàn lịch sử?

Tuyên bố thứ hai

Đối với những người hồi hương, việc lên cầm quyền của Darius Đại Vương (522-486) là một ơn quan phòng. Sau một vài do dự lúc ban đầu liên quan tới cố gắng tái thiết Đền Thờ, dân Do Thái bất ngờ gặp một khúc quanh do kẻ thù của những người hồi hương gây ra. Với ý định ngăn cản công việc tái thiết Đền Thờ và Giêrusalem nói chung, chúng viết thư cho vị tổng đốc miền là Tattenai. Nhờ người Giuđa cho hay lệnh khởi công đã được chính Cyrus cho phép, ông này bèn viết thư cho Darius xin ý kiến. Vị vua này bèn ra lệnh lục tìm văn khố và người ta đã tìm thấy sắc lệnh của Cyrus tại thành Ecbatana. Nhờ thế, Darius đã viết thư cho Tattenai, trong đó, không những ông tái xác nhận đặc ân khởi thủy mà còn thêm nhiều đặc ân mới, đến độ người ta coi đây là lời tuyên bố thứ hai.

Những qui định mới có thể tóm tắt như sau:

a. Phải để tổng đốc Do Thái và các trưởng lão của họ tái thiết Đền Thờ.
b. Phí tổn xây cất được ngân khố Nhà Vua chi trả, lấy từ thuế đánh vào các tỉnh “Bên Kia Sông”. Các hy lễ dâng tại đây phải được kèm lời cầu nguyện sau “cho sự trường thọ của Đức Vua và các hoàng tử” (6:10).
c. Các hy lễ hàng ngày đặt dưới “lệnh lạc của các tư tế Giêrusalem” (6:9).
d. Công trình phải được hoàn tất không trì hoãn, và hình phạt, thậm chí cả tử hình, sẽ áp dụng cho bất cứ ai thay đổi chỉ dụ này.

Các qui định mới này đã ban cấp một mức độ tự chủ nào đó, khiến quyền hành của các tư tế gia tăng gấp bội, và biến Đền Thờ thành gần như “Cung Thánh của Vua” đến nỗi kẻ thù không dám làm gì gây trở ngại cho nó nữa.

Vào chính thời điểm quan yếu này của lịch sử, người hồi hương lại được chúc phúc nhờ tài lãnh đạo của tổng đốc Zerubabbel, của thượng tế Joshua, và của hai tiên tri đầy đặc sủng là Haggai và Zechariah luôn luôn biết kích thích các cố gắng lúc nào cũng như muốn xìu xìu ển ển nơi những người Giuđa mất tinh thần. Với sự khích lệ của Darius và các nhà lãnh đạo, việc tái thiết Đền Thờ diễn tiến rất nhanh và chẳng bao lâu sau được hoàn tất mỹ mãn.

Năm 516, đúng 70 năm sau lời tiên tri của Isaiah, 20 năm sau khi đặt móng, Đền Thờ đã được thánh hiến.

Ezra và Nehemiah

Sau các biến cố này, dưới thời Vua Ba Tư Artaxerxes, Ezra. . . đã từ Babylon xuất hiện, ông vốn là một kinh sư chuyên về Giáo Huấn Môsê (Er 7:16)

Biến cố này xẩy ra vào năm thứ 7 triều Vua Artaxerxes (465-425); nghĩa là vào năm 458 trước CN. Ezra trở về Giêrusalem với một số người hồi hương mới, được trang bị bằng một lá thứ cho phép đặc biệt của Nhà Vua. Đâu là ý nghĩa bí ẩn đứng đàng sau các biến cố này? Ta biết có cả một khoảng trống đến 60 năm kể từ ngày thánh hiến Đền Thờ tới ngày Ezra xuất hiện tại Giêrusalem. Chỉ có các ngụ ý trong hai sách Nehemiah và Malachi mới giúp ta tái dựng được các hoàn cảnh nổi bật trong thời kỳ 60 năm tối tăm này.

Nehemiah cho hay: Ở miền đó [Giuđêa], những người sống sót sau thời gian tù đầy đang thật là khốn khổ nhục nhằn. Tường thành Giêrusalem bị phá đổ, cửa thành bị đốt cháy” (Nkm 1:3).

Căn cứ vào đó, dường như tình hình kinh tế và an ninh tại Giêrusalem không được khả quan. Vua Xerxes (486-465), con của Darius, bị nhiều người coi là thất thường như Ahasuerus của Sách Esther, không có cảm tình nhiều với dân Do Thái. Sự lãnh đạo tài ba của Zerubabbel, Joshua, Haggai, và Zechariah đã không còn. Các tổng đốc của tỉnh Giuđêa chắc chắn đều là ngoại nhân. Nhưng trên hết là sự xuống dốc về tinh thần và tôn giáo, nhất là nơi đẳng cấp tư tế, như Malachi, một trong các ngôn sứ cuối cùng, đã ghi nhận: “Ai trong các ngươi sẽ đóng cửa lại, để các ngươi khỏi uổng công đốt lửa trên bàn thờ của Ta? Ta chẳng hài lòng chút nào về các ngươi… và Ta chẳng ưng nhận lễ phẩm từ tay các ngươi dâng” (Ml 1:10). Thật khác xa biết bao với Haggai, người vốn khuyến khích Zerubabbel và Thượng Tế Joshua: Hãy lên núi, đưa gỗ về tái thiết Đền Thờ” (Kg 1:8), ấy là mới chỉ có 60 năm sau khi Đền Thờ được thánh hiến.

Phép mới ban cho Ezra là phép gì? Điểm chính là điều hành Giuđêa và người Giuđêa theo luật Thiên Chúa “của ông”, là chỉ định các quan tòa và thẩm phán để xét xử nhân dân và dạy dỗ họ. Sắc chỉ do Artaxerxes trao cho Ezra này được viết dưới hình thức một thư riêng, nhưng đã tạo ra một hiệu quả khôn lường cho việc phát triển Do Thái Giáo. Thời đại các ngôn sứ đã đến lúc chấm dứt. Kinh Torah, cho đến nay, vốn nằm trong tay giai cấp tư tế, đã trở thành tài sản của nhân dân. Điều này đã cân bằng cán cân quyền lực vốn được ban cho giai cấp tư tế dưới thời Darius, và đã là chất keo liên kết đời sống quốc gia của người Do Thái. Truyền thống vốn cho rằng Ezra-Nehaemiah đã khởi đầu cho định chế Anshei Knesset HaG'dola [Những Con Người Của Đại Nghị Hội].

Trong giới học giả, người ta tranh luận nhiều về điều ai đi trước ai, Ezra hay Nehemiah. Tuy nhiên, cuộc tranh luận này xem ra dư thừa. Người ta nên coi họ như hai nhân vật bổ túc cho nhau; Ezra là một kinh sư bén nhậy, còn Nehemiah là nhà cai trị có khả năng và mạnh dạn. Điều người trước nghĩ ra, được người sau thi hành. Người Do Thái coi họ là Những Con Người Của Đại Nghị Hội, được nối gót bởi Biệt Phái, những người sẽ thống nhất Torah, Các Tiên Tri và Thánh Thư và biến chúng thành qui điển Sách Thánh.

Qua nhiều thiên niên kỷ, người Do Thái được chứng kiến cảnh hưng vong của các đế quốc Assyria, Babylon, Ba Tư, Hy Lạp và Rôma, và sự diệt vong của nhiều dân tộc khác, trong khi chính họ, nhờ được trang bị với một “quê hương di động” (portable homeland), nên đã sinh tồn. Họ đã đứng vững trước nhiều rủi ro khôn lường, các cố gắng nhằm cải đạo họ, các lưu đày phát vãng và trục xuất, và ngay cả các âm mưu tận diệt họ. Không những chỉ sống sót, họ còn giữ cho hoài niệm Giêrusalem luôn sống động và với một phép lạ lớn lao nhất trong hế kỷ 20, họ đã lại trở về cố hương xưa một lần nữa.

Viết theo Shimon Bakon, Ph.D., The Jewish Bible Quarterly Vol. 31, No. 2, 2003.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cả dân tộc đang bị đầu độc bởi hóa chất
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
07:06 30/04/2012
Trong khi tại các quốc gia Âu Mỹ, người dân được bảo vệ tối đa trước các thực phẩm độc hại, thì tại Việt Nam người dân phải tự bảo vệ mình là chính. Nhưng bảo vệ thế nào được khi mà hầu như tất cả các đồ ăn thức uống, thậm chí đồ may mặc cũng tràn ngập hóa chất độc hại. Báo chí đã nêu danh nhiều, đã lên tiếng nhiều, sau khi đã chứng minh hẳn hoi. Nào là nước tương chứa chất 3-MCPD gây ung thư, sữa nhiễm Mêlamine, phở ướp phoocmôn; nào là heo siêu nạc chứa chất độc clenbuterol, nào là gà vịt bị tẩm hoá chất tạo màu bắt mắt, v,v... và gần đây nhất là vụ cá diêu hồng được nuôi bằng thực phẩm có chứa chất cực độc. Tuy nhiên còn bao nhiêu thứ thực phẩm bị nhiễm độc khác chưa được phanh phui thì sao?

Người dân Việt Nam vẫn thường được khuyến khích hãy trở thành những người tiêu dùng thông minh. Nhưng thông minh thế nào đây khi mà hầu như tất cả đồ ăn thức uống đều bị đầu độc. Được bao nhiêu người thông minh giữa một đất nước đa phần là những người nông dân chân lấm tay bùn, ít học. Vả lại thông minh quá chắc là không còn biết ăn uống gì nữa, trừ khi tự mình cung cấp mọi thứ. Đã từng có một cựu Tổng bí thư khuyên người dân không nên mua rau ngoài chợ. Nhiều người nghèo nghe mà cảm thấy tủi thân. Họ tự hỏi vậy thì mua rau ở đâu? Lên cung trăng mà mua ạ!

Ngay cả những mặt hàng được kiểm định chất lượng VSATTP cũng không đáng tin là an toàn. Bởi vì rất thường người ta chỉ kiểm định lấy có, kiểm định chiếu lệ. Những con dấu kiểm định được đóng lên thực phẩm hay đồ dùng mà không phải nhọc công kiểm định hoặc kiểm định một cách qua loa vô trách nhiệm. Một phần cũng vì khâu nhân sự dành cho lĩnh vực kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm tại Việt Nam dường như bị bỏ ngỏ: vừa thiếu vừa yếu. Có những nơi thiếu trầm trọng. Đây cũng là hậu quả của chương trình đào tạo nguồn nhân lực hiện nay quá bất cập.

Nguyên nhân để cho cả một thị trường bị tràn ngập hóa chất độc hại đã rõ. Trước hết là do lòng tham của con người: để có tiền người ta làm đủ mọi cách kể cả việc đầu độc người khác. Thứ đến là do quản lí quá lỏng lẻo, thậm chí nhiều khâu, nhiều công đoạn trong sản xuất, nhập khẩu, lưu hành, tiêu thụ bị thả nổi. Sau nữa là do xử lí không nghiêm minh: theo kiểu đánh trống bỏ dùi, hoặc theo phong trào rồi sau đó đâu lại vào đấy.

Nhưng sâu xa hơn là lương tâm người ta đã bị cơ chế làm cho không còn nhận ra đâu là tội, đâu là lỗi. Hay nói một cách hình tượng là lương tâm đã bị rụng hết răng rồi nên không còn cắn rứt khi làm điều ác, điều hại với đồng loại. Chính vì thế dù làm những điều ác với đồng loại, người ta vẫn cứ ăn ngon ngủ ngon.

Bao nhiêu thứ mặt hàng của Trung Quốc bị cấm nhập khẩu vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ… vẫn được tuồn vào Việt Nam một cách vô tư sau khi đã cho thay đổi nhãn mác. Chính tâm lí ham của rẻ, của lạ cũng là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho những kẻ làm hàng nhái, hàng dỏm, hàng kém chất lượng, hàng độc hại sống phây phây.

Hậu quả là gì? Hậu quả là hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô tập thể, có những vụ ngộ độc lên tới hàng ngàn người (đặc biệt là tại các khu công nghiệp). Ngày 27.4, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC bị một tòa án Úc ra lệnh bồi thường 8,3 triệu USD cho gia đình một bé gái bị tổn thương não nặng và phải ngồi xe lăn, sau khi ngộ độc vì ăn thịt gà của hãng này. Đọc tin tức này thấy thương cho người dân Việt Nam! Bị ngộ độc phải cấp cứu mà không được bồi thường một đồng cắc nào? Các nhà hàng, quán ăn gây nên ngộ độc, chỉ cười trừ. Huề cả làng. Buồn!

Hậu quả là gì nữa? Hậu quả là bệnh tật ngấm ngầm ngày càng nhiều. Dòng giống người Việt bị thoái hóa trầm trọng. Rất nhiều trường hợp vô sinh cũng có nguyên nhân từ việc ăn uống những thứ có nhiều hóa chất độc hại mà các bác sĩ đã chỉ rõ. Rất nhiều trẻ em sinh ra bị dị tật cũng vì cha mẹ bị phơi nhiễm quá nhiều các hóa chất độc hại từ các đồ ăn thức uống kém chất lượng. Nghiêm trọng nhất đó là chưa bao giờ người Việt Nam lại phải đối mặt với đại nạn ung thư lan tràn như ngày hôm nay. Chắc chắn trong tương lai người ta còn phải xây dựng nhiều bệnh viện, nhiều trung tâm ung bướu nữa, nếu tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm không được cải thiện.

Người ta vẫn thường rêu rao đất nước Việt Nam yên bình vì không có chiến tranh, không có những xáo trộn về chính trị… Nhưng thực tế thì lòng người xáo trộn và bất an hơn bao giờ hết. Ra đường thì nơm nớp lo sợ tai nạn giao thông, xuống phố thì thấp thỏm sợ lo bị trộm cắp. Vào bếp thì canh cánh lo sợ nổ bình ga, vào bàn ăn thì áy náy sợ lo không biết đồ ăn thức uống có đảm bảo an toàn không đây? Bao nhiêu thứ hoá chất đang rình rập bủa vây? Nhất là những thứ thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Cộng!

Một người lạc quan lắm đọc báo hằng ngày cũng không thể lạc quan nổi. Người ta vẫn kể cho nhau nghe một câu chuyện khôi hài cười ra nước mắt, câu chuyện “Ăn gì không sợ chết?”

Trong lớp Giáo Lý, một ma-xơ có sáng kiến: “Mùa Chay gần tới rồi. Hôm nay xơ muốn các em thảo luận về đề tài "lợi ích của việc ăn chay", vì bây giờ thực phẩm độc hại nhiều quá!”

- Tèo: “Thưa Xơ, ăn chay ta chỉ ăn cơm với cá thôi là tốt nhất! Vì heo thì bị thúc ‘thần dược siêu nạc’, gà vịt thì bị tẩm hoá chất tạo màu bắt mắt, lại thêm mấy bệnh dịch đe doạ: tai xanh tai đỏ, lở mồm long móng, H5N1...”

- Tí: “Không được đâu! Cá biển thì bị ướp phân u rê, hàn the; cá đồng thì cho ăn thức ăn tăng trọng chứa hoá chất cực độc! Vì vậy, ăn chay ta nên ăn rau chấm nước tương là tốt nhất.”

- Tèo: “Ăn rau cũng chết, vì rau xịt quá lượng thuốc trừ sâu, nước tương thì chứa 3-MCPD gây ung thư...”

- Xơ thở dài: “Ăn gì cũng... ung thư, cũng chết! Biết ăn chay cái gì đây?”

- Tí bỗng giơ tay: “Thưa xơ, con nghĩ ra rồi, ăn gì cũng chết chỉ có ... 'ăn hối lộ' là không chết! Con thấy cán bộ chỉ bị ...'tự kiểm điểm hay phê bình' mà thôi!”

Ăn uống là một nhu cầu sinh tồn của con người. Người ta không thể tồn tại nếu không ăn không uống. Ăn sạch uống sạch thì mới khỏe mạnh, nhưng ăn uống bây giờ là đồng nghĩa với việc tích lũy mầm bệnh. Câu tục ngữ: “Bệnh từ miệng vào” quả đã trở thành câu tục ngữ mang tính thời sự hơn lúc nào hết. Bao nhiêu thứ hóa chất độc hại mà người dân Việt Nam đang vô tình rước vào thân sẽ còn xuất hiện dài dài trên bản danh sách liệt kê của các tờ báo đây?

Biết đến bao giờ người dân Việt Nam mới có thể an toàn ngồi vào bàn ăn, mà không còn lo cái nỗi lo ăn phải thức ăn gì nguy hại đây? Biết đến bao giờ các bà nội trợ mới hết phải đắn đo suy nghĩ chọn lựa thức ăn nào là an toàn và thức ăn nào là không an toàn đây? Biết đến bao giờ các y bác sĩ Việt Nam mới có thể ngồi rung đùi uống cà phê giữa các ca trực mà không còn phải ưu tư nhiều vì phận người sao lắm bệnh tật khổ đau?

Đau khổ vì nghèo đói đã là thứ đau khổ hạ thấp phẩm giá con người; đau khổ vì bệnh tật, mà bệnh tật do bị đầu độc bởi các hóa chất phải chăng là thứ đau khổ làm cho người ta uất hận hơn hết?
 
Tiên Lãng, Văn Giang và ngày 30/4
Alf. Hoàng Gia Bảo
07:47 30/04/2012
Việc chính quyền Văn Giang – Hưng Yên sử dụng một lực lượng hùng hổ hàng trăm công an, dân quân cùng vài chục phương tiện cơ giới để cưỡng đoạt ‘chớp nhoáng’ lấy 5,8Ha đất của 116 nông dân hôm 24/4 vừa qua khiến dư luận không khỏi bàng hoàng.

Bàng hoàng không chỉ vì nó xảy ra trong khi sai phạm của chính quyền tại Tiên Lãng – Hải Phòng dự luận vẫn chưa hết quan tâm, sự đúng sai chưa được giải quyết rốt ráo, mà còn vì mức độ bạo lực lần này ‘dữ dội’ hơn Tiên Lãng nhiều, với các cảnh video quay hàng chục công an dân quân đánh hội đồng một người dân trong khi anh này không có lấy nửa tấc sắt trong tay!

Càng khó hiểu hơn khi vụ cưỡng chiếm đất xảy ra trong tình hình kinh doanh bất động sản tại VN đang còn rất u ám. Các đại gia cỡ như Hoàng Anh Gia Lai đang ‘chết lên chết xuống’ phải chuyển hướng kinh doanh. Cả nước hiện có hàng vạn công trình đang xây dựng bị bỏ hoang nằm ‘thi gan cùng tuế nguyệt’ bán lỗ không ai mua v.v...

Vậy điều gì đã khiến Ecopark ‘sốt sắng’ muốn nhận đất lúc này?

‘Chạy đua’ với sửa đổi luật đất đai?

Bối cảnh diễn ra vụ Văn Giang thoạt nghe như trên tưởng là ‘bất hợp lý’ nhưng với một khi nền nền kinh tế thị trường còn bị vướng víu cái đuôi ‘định hướng XCHCN’ như VN, thì với những lĩnh vực ‘béo bở’ chịu ảnh hưởng và chi phối nhiều bởi chính sách nhà nước như các dự án liên quan đến đất đai bất động sản tầm cỡ lớn, có khi 2+2 cũng chẳng bằng 4. Nếu không phải là người ‘am hiểu’ về đường lối chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, chẳng phải là ‘đồng minh thân cận’ của các quan chức địa phương v.v… thật khó có thể hiểu hết những ‘đường đi nước bước’ quanh co của những công trình tầm cỡ như Ecopark ra sao.

Sự bùng nổ về tranh chấp đất đai do các luật lệ và chính sách đất đai bất hợp lý xảy ra ngày một nhiều cả số lượng lẫn mức độ mấy năm gần đây, ‘nhãn tiền’ nhất chính là vụ Đoàn Văn Vươn - Tiên Lãng hồi đầu năm, đã khiến nhà cầm quyền biết rõ họ không thể nào tiếp tục bám víu vào cái khái niệm hết sức ỡm ờ ‘đất đai là thuộc sở hữu toàn dân’ lâu hơn nữa, mà phải có những thay đổi nhanh chóng sao cho phù hợp.

Và thời điểm hiện nay chính là lúc mọi người đang chứng kiến toa cuối cùng của đoàn tàu ‘luật đất đai 2003’ đang sắp qua đi. Một trong số ấy là dự án Ecopark đã được giao đất từ năm 2004 (dưới thời ông Phan Văn Khải chứ không phải ông Nguyễn Tấn Dũng hiện nay, như nhiều báo nhầm lẫn?) nhưng đến nay vẫn chưa nhận hết 500Ha đất.

Thật ra cái gọi là ‘dự án sửa đổi luật đất đai’ người dân đã bắt đầu được nghe báo đài râm ran nói đến từ cuối năm 2008 nhưng vẫn không có mấy tiến triển. Mãi cho đến gần đây, đặc biệt là kể từ sau sự bùng nổ dư luận từ vụ Đoàn Văn Vươn (và thậm chí là cả tác động đến từ các biến cố Bắc Phi) dự án mới lại được nhắc đến và lẽ ra sẽ được đem ra bàn thảo tại kỳ họp thứ 4 (10/2012) sắp tới của quốc hội. Thế nhưng hôm 19/4 vừa qua lại mới có thông tin từ phía chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình sang kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào năm sau năm 2013? (chắc để kịp ‘vớt vát’ thêm vài vụ cưỡng chế Văn Giang nữa chăng?)

Cũng liên quan chuyện đất đai một thông tin quan trọng rất đáng lưu ý khác. Đó là sau nhiều cân nhắc (tất nhiên là với không ít lo ngại) cuối cùng thì vừa qua (3/2012) chính phủ VN cũng phải đã đồng ý bỏ khung giá đất bỏ khung giá đất do liên bộ Tài chính, Tài nguyên Môi trường kiến nghị. Việc hủy bỏ cái khung giá đất ‘ăn cướp’ này cũng đang khiến nhiều chủ đầu tư và địa phương có các dự án qui hoạch lo ngại, vì khả năng câu kết nhau để ăn chận tiền đền bù của người dân khi tiến hành thu hồi đất đai sẽ không còn ‘dễ ăn’ như trước.

Tóm lại, cơ hội chiếm đất đai của người dân nhân danh ‘lợi ích quốc gia’ (nhưng có khi lại là ‘lợi ích của đại gia’ như nhà báo Huy Đức bảo) sắp tới đây sẽ không còn dễ dàng. Ecopark có thể vì ‘nhìn xa trông rộng’ nên đã hối hả nhận đất. Nhận rồi có khi cũng chỉ để hoang đó chờ thời… chờ khi luật đất đai sửa đổi có hiệu lực quyền tư hữu đất đai của người dân được luật pháp bảo vệ tốt hơn + cơn ‘bĩ cực’ bất động sản qua đi, giá đất tăng nhanh, 5,8 Ha ‘chiến lợi phẩm chiếm’ từ Xuân Quan chắc cũng kiếm ‘bộn bạc’?

Thắng thua là nhờ báo

Không như vụ Tiên Lãng, lần này Văn Giang bị ‘thua trận’ là vì báo chí là điều ai cũng thấy khi mà tất cả các báo đều ‘tịt ngòi’ hoặc đưa tin rất chiếu lệ, ngoại trừ tờ báo ‘Người Cao Tuổi’. Nhưng rốt cuộc cũng chỉ cầm cự được trong ngày 24/4. Hôm sau bài báo này với nội dung cho rằng quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là “trái pháp luật hiện hành” vì “chỉ có những dự án phục vụ quốc phòng an ninh..., nhà nước mới thu hồi đất” cũng đã phải gỡ xuống?

Cùng trong một quốc gia, với 2 vụ nhà nước cưỡng chế đất đai xảy ra cách nhau chỉ khoảng 3 tháng thế nhưng thái độ của báo chí lại trái ngược nhau, như thể ‘bên trọng bên khinh’ đến độ ‘kỳ lạ’!?

Vụ Tiên Lãng mặc dù nhiều báo được biết trước nhưng vừa nổ ra tất cả đã vào cuộc rầm rộ. Còn với Văn Giang (thật ‘tủi thân’ cho bà con nơi này) dù được tỉnh Hưng Yên họp báo cho biết trước cả ngày để chuẩn bị, vậy mà báo chí đã ‘giả điếc ngó lơ’… chưa nói đến chuyện cưỡng chế đúng sai, ngay cả việc dân chúng bị công an hành xử bạo lực cũng chẳng được báo nào bênh vực?

Thái độ im lặng này buộc mọi người phải hiểu động thái họp báo của Văn Giang chỉ mang tính thủ tục huyện đứng ra làm. Tất cả những gì còn lại đã được thu xếp chỉ đạo bằng con đường khác từ trên xuống.

Bởi vậy, chuyện gì phải đến cũng đã đến…. 116 hộ dân Xuân Quan - Văn Giang rốt cuộc bị chính quyền đánh cho tan tác, hoàn toàn trái ngược với gia đình anh Vươn chỉ với mấy người đàn bà thôi cũng khiến chính quyền lo ngại.

Hôm sau ông Bùi Huy Thanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên ‘hớn hở’ khoe là đã -“Hoàn Thành Giải Phóng Mặt Bằng”. Nguyên văn lời ông này cũng được TTXVN chính thức đưa tin.

Một chính quyền trên dưới đã đồng lòng dùng vũ lực để hành xử thì dân nào mà chống đỡ nổi. Chính quyền không ‘hoàn thành’ mới là chuyện lạ?

Thay lời kết

Vụ Văn Giang xảy ra gần ngày kỷ niệm 30/4, ngẫm nghĩ cái sự ‘hoàn thành giải phóng’ ấy của ông Bùi Huy Thanh đ/với bà con nông dân Văn Giang mà không khỏi băn khoăn khi nhớ lại lời của ông cố thủ tướng Võ Văn Kiệt “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn” có lần nói về chuyện ‘giải phóng miền Nam’ trước kia…

Từ 30/4/1975 ấy đến nay trên đất nước này đã có quá nhiều việc nhà nước, cán bô bảo làm ‘đúng chủ trương, đúng chính sách đường lối, đúng luật v.v…’ thế nhưng chỉ sau một thời gian cũng chính họ lại bảo cần phải ‘sửa sai, đổi mới, tái cấu trúc v.v… !?

Sau ‘giải phóng’ người dân Sàigòn cũng từng chứng kiến những vụ việc khá giống với cưỡng chế đất đai hiện nay. Như 2 lần đánh tư sản mại bản vào các năm 1976 & 1978. Chính quyền khi ấy cũng nhân danh ‘cải tạo công thương nghiệp’ mà họ cho là tốt đẹp, nhưng rốt cuộc đã khiến nhiều ngàn gia đình phải tán gia bại sản phải bỏ chạy tán loạn ra nước ngoài một thời. Cũng là một trong những nguyên nhân chính làm suy sụp kinh tế VN ngay sau đó.

Thế cho nên nay trước những gì vừa xảy ra ở Văn Giang, ngay cả khi việc làm này được ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo là ‘làm đúng luật’ đi chăng nữa, thì việc chính quyền vẫn bị người dân qui kết mượn danh nghĩa ‘giải phóng mặt bằng’ để cưỡng chiếm đất đai của họ xem ra cũng không phải là vô căn cứ.

Saigòn, 30/4/2012
 
Văn Hóa
Chuột
Lm Vũđình Tường
05:23 30/04/2012
Từ nhà đến trường chỉ có 7 cây số, năm cây số đường đất và hai cây số đường dầu thế mà lũ học sinh năm đứa chúng tôi phải mất 4 tiếng đồng hồ mỗi ngày đi học: hai tiếng đi và hai tiếng về. Bốn tiếng đồng hồ đi bộ là thời gian chúng tôi có nhiều kỉ niệm đẹp và cũng là thời gian thú nhất của tuổi học trò. Năm đứa ở cùng xóm ngày nào cũng rủ nhau đi học đúng giờ, không cần cha mẹ thúc giục. Nhờ thế mà cha mẹ khen ngoan, ham học, vui lòng với tinh thần ham học của con. Thực tế các cụ đâu có biết việc học đối với chúng tôi chỉ là phụ, việc đi bộ chung với nhau mới là chính, quan trọng hơn việc học gấp bội. Không đứa nào nói với đứa nào nhưng phải tự biết cái thú của nó. Nhờ những bước chân âm thầm trên mà sau này đứa nào cũng thành đạt, đạt được ước mơ thời niên thiếu. Tuy cái ước mơ đó chẳng có gì gọi là cao sang nhưng ít nhất mỗi đứa hài lòng với điều mong mỏi, có công ăn việc làm hẳn hoi, trở thành hữu ích cho xã hội. Không đứa nào tệ thành đầu trộm đuôi cướp như những nguyền rủa chủ nhân của trái ổi, bẹ chuối, cây mía, gốc mì, củ sắn của cái tuổi học trò. Thế mới biết nguyền rủa cho lắm cũng chẳng đi đến đâu, không hại ai chỉ nói cho sướng miệng. Nói đúng hơn của cải và khôn ngoan đi chung với nhau. Mất của là mất cả khôn ngoan. Những lời chửi bới không làm chúng tôi nhụt chí nhưng nghịch bạo hơn và cẩn thận hơn. Trò đời vẫn thế. Mươi năm sau có người trước đây từng đào cha bới mả ba đời nhà chúng tôi nhưng sau này có việc đến ngọt như đường, mềm như con chi chi. Tất nhiên không ai trong chúng tôi để ý chi đến chuyện vặt vãnh đó, không có thâm ý hằn thù chỉ lâu lâu gặp lại bạn cũ kể cho nhau nghe những kỉ niệm xưa mua vui.

Con đường đến trường là nơi chúng tôi có nhiều kỉ niệm. Trên con đường này là nơi chúng tôi học bài, ôn bài, làm bài tập, và tâm sự với nhau về mọi vấn đề từ chuyện gia đình đến hy vọng, ước mơ cho tương lai. Không thiếu điều gì trong đầu mà không được nói với nhau trên con đường kỉ niệm đẹp của thuở thiếu thời. Cuộc đời sao mà nhiều chuyện, nói với nhau mãi cũng không chán, ngay cả chẳng có chuyện gì đáng nói thế mà vẫn tranh nhau nói. Nhiều khi hai ba đứa cùng nói, không cần ai nghe, tuổi trẻ là như thế. Có gì nói toạc ra, không cần giấu, nhiều lúc cũng chẳng cần ai nghe. Đối với bạn thì như thế. Đối với cha mẹ hay người lớn thì khác hẳn. Chúng tôi nói với các ngài càng ít càng tốt. Dường như chẳng có gì nói với các ngài ngoài việc phải xin xỏ điều này, chuyện nọ. Hơn nữa cha mẹ và con cái không có thông lệ nói chuyện với nhau một cách cởi mở. Nói với nhau trong khung cảnh lớn bé dường như làm cụt hết các tư tưởng. Tôi vẫn thèm hình ảnh bà mẹ trẻ bồng con nói với con trong tay; trong khi đứa bé không hiểu gì chỉ nhoẻn miệng cười hay dẫy dọn. Hình ảnh đẹp đó biến mất khi ta lớn lên. Đối thoại trong gia đình trở thành khuôn phép thưa gửi. Hầu hết các cuộc đối thoại trong gia đình giữa cha mẹ và con cái mang tính cách phỏng vấn điều tra nhiều hơn là vui chuyện với con cái. Chính vì mang tâm trạng bị phỏng vấn, điều tra mà con cái luôn dấu cha mẹ những điều họ nhĩ trong lòng. Cực chẳng đã mới phải nói chuyên với cha mẹ. Để bù vào cái nhu cầu cần diễn đạt tư tưởng trên chúng tôi tranh nhau nói khi gặp nhau. Thường trên đường về học nếu có gì thắc mắc không hiểu hỏi nhau như thế đã hiểu và nhớ được ít nhiều điều thầy giảng. Về đến nhà mệt khờ người đâu còn sức nào mà học bài, làm bài tập. Chỉ đọc qua loa cho xong việc, tránh cha mẹ mắng mỏ. Phần nào chưa hiểu rõ hay câu hỏi nào giải không được hôm sau gặp nhau bàn tiếp. Đi học sáng trời còn tối, nhất là những ngày mưa lâm râm, không thánh nào kiềm chế được cái tính hay nghịch, ranh mãnh của tuổi trẻ. Chúng tôi thường bắt đầu mỗi ngày bằng việc rủ nhau ôn bài học. Lí do phá phách gần nhà không có lợi vì hàng xóm vạch mặt chỉ tên có mà ốm đòn. Đi xa xa một chút không ai biết ai tha hồ phá. Để tránh buồn chán chúng tôi ôn bài bằng các câu đố và thay nhau giải đáp các câu đố. Nhờ vậy cả bọn hiểu bài và thuộc bài. Học thầy không tầy học bạn nhờ đi bộ. Không những bài học mà cả bài tập cũng được làm trong lúc đi bộ, vừa có việc để làm vừa không phí thời gian. Nhiều khi cả lũ năm đứa trả lời sai giống nhau. Sau khi những câu hỏi được giải đáp, các bài toán đã thanh toán xong. Đứa nào cũng mau mắn thi thố tạm gọi là “tài ranh mãnh trời ban.”Thời gian nghịch phá bà con là những ngày bài dễ đi chưa hết nửa đừng đã thuộc bài, hết việc làm nên phá xóm làng cho thỏa những lúc ở nhà bị cấm đoán. Lí do thứ hai phá để cứu đói. Chiều đi học về bụng anh nào cũng đói meo. Vài chén cơm rang sáng sớm dồn xuống chân rải đường hết sạch chất dinh dưỡng. Không phá phách kiếm của ăn không đủ sức bò về nhà an toàn. Một khúc mía, một trái chuối xanh, trái xoài hay bất cứ thứ gì lót dạ cũng giúp cho đôi chân đều nhịp bước luôn. Ở cái tuổi đó chúng tôi không hiểu mình làm điều chống đói. Giờ đây nghĩ lại mới hiểu rõ việc mình làm mấy mươi năm về trước. Tôi vẫn nhớ điều thắc mắc tại sao anh tôi đi học về không ăn cơm ngay mà luôn nhai khúc mía. Đói quá, ăn cơm không thấy ngon vì cơm cần thời gian tiêu hóa. Ăn mía chất đường vào máu ngay nên người cảm thấy khỏe. Hơn nữa cơm đồng quê chỉ có cơm và rau chấm mắm thối cũng chẳng có bao dinh dưỡng. Nghĩ lại bây giờ mới biết lúc đó sống thật gian nan. Trời công bằng cho hưởng niềm vui trong cái gian nan đó.

Mấy chục năm xa cách mỗi lần bạn bè có cơ hội gặp nhau gợi lại cái kỉ niệm êm đềm tinh nghịch kia vẫn thấy thú cho tuổi đời niên thiếu. Có một kỉ niệm mà khi nhắc đến đứa nào cũng ấm ức vì năm trẻ ranh mãnh như bọn tôi thua mưu mụ già không một chữ bẻ đôi. Trong số những bạn học chung lớp và ngay cả khi chung trường đều biết bọn ngũ liên bang đi đâu cũng có nhau, nghịch phá cũng có nhau và nếu cần đánh đấm thì cũng phải phá vòng vây của năm đứa. Chúng tôi là tác giả của bao vụ phá làng xóm, phá bạn bè, phá thầy cô và ngay cả phá nhau nữa. Chính bọn năm đứa từng làm chứng gian cho nhau, thề gian, và chạy tội thay cho nhau khi cần. Bọn ngũ liên bang này là tác giả gây nhiều tiếng xấu cho trường và làm nhiều bạn chung lớp phải đòn oan. Ấy thế mà thua mưu mụ già nhà quê. Thế có đau không chứ.

Miền Nam khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa nắng hạn. Mùa nào có cái vui của mùa đó. Tất cả những trò chơi đều là những thú vui chế tạo tại chỗ, vừa vui lại không mất tiền mua. Vào mùa mưa đi học thường lầy lội. Việc đi lại có nhem nhuốc, bẩn thỉu hơn nhưng thân xác thoải mái hơn vì khí trời mát dịu. Mùa hè thú vị hơn vì được đua xe đạp và thả dốc cầu đua xem xe nào cứng hơn, chạy nhanh hơn. Cái trò chơi ú tim này cứ đứa nào gan dạ, lì lợm, không sợ đau là thắng. Chẳng có kĩ thuật gì ráo trọi. Lì đòn, gan dạ thế nào cũng đoạt giải. Nhờ trời thương không đứa nào bị tật nguyền vì cái trò vừa táo bạo vừa ngu của tuổi học trò. Ở lứa tuổi đó chúng tôi nghĩ khác lắm, không có trò chơi nào là ngu cả, không thứ nào có hại cả. Càng nguy hiểm càng thú vị. Bây giờ nghĩ lại mới thấy dại nhưng cũng thầm tạ ơn trời đã giúp cả bọn nếu không thì tất cả đều què đui mang tật nguyền suốt đời.

Một ngày kia trên đường về học, trời nắng đứa nào cũng khát nước bèn rủ nhau vào nhà cụ Hớn xin nước uống. Cụ Hớn được chọn vì hai mắt cụ đã lòa không còn nhận diện được mặt mũi trẻ ranh. Đây không phải là lí do chính. Lí do chính là nhà cụ đơn chiếc nên cụ nuôi con chó khá dữ. Chọc phá chó là nghề của thằng Dư. Bố Dư trước đây làm nghề giết chó nổi tiếng nên Dư bị anh em trong bọn chế nhạo. Tự ái nổi lên không sao chống chế được nên Dư nhận lời trêu chó nhà cụ Hớn. Để có lí do chính đáng vào trêu chó cái lí do xin nước uống được ngấm ngầm chế ra cho có cớ gõ cửa nhà cụ Hớn. Cụ sống một mình nên thường trữ nước mưa uống quanh năm. Cái nắng trưa hè mà uống gáo nước mưa thì không còn gì mát bằng. Giọt nước uống vào cổ đến đâu, người uống cảm thấy khoan khoái, dễ chịu đến đó. Giọt nước mưa trong miệng ngon đến độ nuốt vào họng rồi mà tiếc vì cái vị ngon lành. Nó ngọt lịm mặc dù nước không có pha đường nhưng ngọt mát, dễ chịu sảng khoái vô cùng. Cái tinh khiết trong lành của nước mưa hình như có khả năng vận động cơ thể pha loại đường dự trữ sẵn trong người làm cho vị nước thêm ngọt ngào. Nước mưa mát, không lạnh gắt như đá chanh, nhưng lạnh vừa phải, lạnh êm dịu làm cho các cơ thịt cuống họng nở ra vừa thưởng thức cái mát dịu hiền vừa xả hơi tịnh dưỡng. Không giống cái lạnh xe thắt của nước đá, hay kem. Uống vào miệng thấy thú nhưng nơi cổ các bắp thịt phải xe thắt chống lại cái lạnh quá độ nên các cơ thịt trong cuống họng không cảm thấy thoải mái bằng uống nước mưa để lạnh trưa hè. Phải uống vào trưa hè mới đúng lúc, uống lúc khác cũng thú nhưng không bằng trưa hè, nhất là lúc đang khát còn sướng hơn gấp bội.

Chưa vào đến ngõ nhà cụ Hớn con vện trong nhà đã sủa vang, đúng tầm chân thằng Dư để ngay vào miệng con vện một cái ra hồn. Nó ăng ẳng ba bốn tiếng rồi cụp đuôi biến mất sau nhà. Thằng Dư hành động lẹ quá làm anh em mất hứng, đứa nào cũng tiếc rẻ vì cú đá nhanh như chớp của Dư. Hai tay nó ôm ghi đông xe, hơi ngiêng người về phía con chó và bất thần xuất ra cú đá thần tốc vào ngay miệng con vện. Con chó đau quá vãi ra mấy giọt nước đái cụp đuôi chạy mất. Đúng lúc đó tiếng cụ Hớn vọng ra từ trong nhà hỏi ai đó. Dư ngồi đong đưa trên xe, tay bám vào kèo mái hiên chõ miệng vào thưa xin nước uống. Trong khi đó chúng tôi cũng vừa dựa xe vào vách đất ngó nhớn nhác tìm xem con Vện còn dám xuất hiện nữa hay không. Đứa nào cũng hả dạ vì cú đá của thằng Dư vì coi như chính mình trả thù được con Vện. Nhiều lần con Vện theo sau chúng tôi rồi bất phần gâu lên một tiếng thật to khiến có đứa sợ hoảng hồn, tim đập thình thịch đến mười phút sau mới hoàn hồn. Hôm nay thì nó cụp đuôi biến mất, thế mới đáng đời. Thằng Dầu khoái nhất vì có lần nó bị con Vện rượt theo xe đạp cắn, Dầu hoảng hồn nhắm mắt đạp thoát nạn không biết lớ quớ thế nào lọt ngay xuống sông. Con Vện vẫn không tha cứ đứng trên bờ chõ mõm xủa. Cu Dầu phải vác xe bơi sang phía bên sông về nhà, người ướt như chuột lột. Hôm nay Dầu hả dạ vì cú đá của Dư làm con vện lấm lét ngó từ đàng xa.

Cụ Hớn ngần ngừ chối khéo lão đâu có đủ nước uống cho nhiều người vậy. Năm cái miệng tru tréo xin xỏ, năn nỉ, kể lể nắng nhọc, vất vả trên đường đi học về. Cụ Hớn không mủi lòng vì nắng nôi khổ cực của bọn trẻ ranh nhưng cụ không thể chối được vì lũ ranh con này có dư giờ để giả deo, nài nỉ. Cụ càng chối bọn tôi càng thích thú. Có lẽ nhận ra điều đó nên cụ hỏi hết câu này sang câu khác trước khi đưa điều kiện hôm nay cho nhưng mai phải đi xin nhà khác không được đến nữa. Sau khi thỏa thuận xong năm đứa uống ngon lành những gáo nước lạnh.

Con Vện bị cú đá bất ngờ vẹo hàm, không xủa được và cũng không ăn uống được gì. Cụ Hớn thương con Vện lắm nhưng không biết làm sao hơn là xỉa xói, chửi rủa lũ học trò ma quái, côn đồ. Trong lúc bực quá và thương con vện như người nhà. Thấy nó đau cụ không nhịn được nhờ người viết hộ lá thư gởi đến trường tố cáo hành động đánh chó của cụ. Thơ được viết xong dán cẩn thận bằng mấy hột cơm nguội vò nát cho dẻo. Hạt cơm còn dính lọ lem nơi bì thư. Cụ nhờ người chuyển thư tố bọn tôi nhưng thằng học trò nào đó nhận thơ mà không dám giao thơ. Kể ra là nó khôn đấy nếu không thì nó chỉ có nước bỏ học nếu năm đứa chúng tôi bị đòn. Con Vện ngày một gầy guộc đi vì nó đau không ăn được. Cụ Hớn đau lòng và hận bọn năm đứa. Cụ không biết tên cũng không nhận diện được, ngoài nhận giọng nói. Cơn nguôi chưa hết năm đứa lại rủ nhau vào xin nước. Lần này muốn dò xem con Vện thế nào, mất bóng nó cả tuần nay nên đứa nào cũng thắc mắc. Không lẽ cú đá của Dầu mạnh đến độ chết được con Vện. Năm đứa chúng tôi trở lại xin nước làm bộ quyên hẳn điều đã hứa trước đây. Vài đứa còn nói ngang khiến cụ giận tím mặt nhưng không làm cách nào đuổi được bọn tôi. Con Vện vẫn còn nhớ cú đá ngày hôm trước nên hôm nay nó đứng đằng xa chĩa mõm về phía chúng tôi sủa, không dám đến gần. Thằng Dư thấy cụ không cho nước nó làm bộ ngã lăn đùng ra đất giẫy đành đạch trước mặt cụ. Dẫu thế cụ nhất định chối khéo, không cho lấy một giọt. Cả bọn làm bộ dắt xe đạp đi ra. Nói là làm bộ thực ra chúng tôi thay phiên nhau cầm chân cụ để lẻn vào phía sau nhà tìm nước uống. Không biết vì luống cuống hay cố tình mà một đứa trong bọn làm bể cái gáo múc nước. Khi cái tin gáo múc nước bị bể chúng tôi tìm cách rút lẹ tránh cái miệng tru tréo của cụ Hớn. Ai cũng tin là câu chuyện đến đó là xong. Không ngờ ngày hôm sau cụ ra đến tận trường học phàn nàn về việc uống trộm nước, đánh chó và đập bể gáo múc nước. Nếu chỉ uống trộm nước vì khát thì sự việc đơn giản thôi. Đàng này cụ tố là đập bể gáo múc nước và đánh què chó cho nó to chuyện. Năm đứa bị thầy tổng giám thị gọi lên đứa nào cũng thề sống thề chết không đập bể gáo múc nước. Lời thề của trẻ ranh không nặng kí, không ai chứng dám cho. Cụ Hớn nhất định buộc tội cả bọn. Cuối cùng thầy cảnh cáo bắt hứa trước mặt cụ là không bao giờ được xin nước nhà cụ Hớn. Vấn đề tạm giải quyết xong nhưng không đi vào quên lãng và chắc chắn chưa đến hồi kết thúc. Dầu hứa trước mặt thầy nhưng trong bụng không vui chút nào. Không ai nói với ai nhưng đứa nào cũng mang trong đầu ý tưởng phải tìm cách chơi lại cho bõ ghét. Sự việc chưa đi đến đâu vì chưa ai nghĩ ra được cách trả thù cho xứng đáng. Đúng ra lúc bực tức thì nói thế, thực tâm cả bọn ham chơi nên cũng không ai để tâm tìm cách trả thù. Vừa xong việc nọ lại xảy đến việc kia. Cụ Hớn nhắc thầy giám thị cái thơ cụ gởi trước đây hơn tuần. Thầy giám thị mù tịt về cái thơ. Năm đứa chúng tôi cũng ngã người ra không hề biết gì về cái thơ. Sau khi tra hỏi thầy giám thị biết rõ chúng tôi vô tội vạ về cái thơ nên câu chuyện cái thơ được xếp lại chờ dịp giải quyết. Cả bọn thở phào nhẹ nhõm. Kể từ ngày đó chúng tôi bắt đầu đi điều tra nguồn gốc cái thơ. Hỏi người lớn thì không được chỉ còn cách dọa dẫm mấy thằng ranh con ở khu ngoài thì thế nào cũng lòi ra. Khi những lời hăm dọa đưa ra cu Học sợ quá nghỉ học với lí do bị bệnh. Cu cậu bị bắt vì nói dối trường thì được nhưng không dối được gia đình. Cậu cắp sách đi học nhưng chui vào đâu đó chơi đến giờ học lẩn về nhà. Không may cho nó có đứa trong bọn trông thấy. Thằng Dư túm cổ áo nó nạt lớn. Mày cầm thư mụ già Hớn phải không. Cu Học sợ quá khai ra là lá thơ còn trong cặp cả hai tuần nay nhưng chưa dám đưa. Dư giật cặp của Học đổ ngay xuống đường tìm. Thấy cái thư nó nhặt nhanh lấy rồi nhanh nhẹn bỏ vào túi. Nó ra lệnh tha cho rồi lên xe đạp đi khỏi.

Không biết có phải thâm ý Học trả thù mà vài ngày sau hũ nước cụ Hớn có con chuột cống khổng lồ chết lềnh bềnh trong đó. Không cần phải suy già đoán non cụ cũng gán ngay cho lũ ngũ quỷ phá cụ hôm trước. Cụ Hớn tin là năm đứa tìm cách trả thù bằng cách ném chuột chết vào trong lu nước nhà cụ. Cách trả thù trên thì quá lắm. Cụ tức vô cùng nhưng không làm cách nào hơn được. Chưa cáo nhà trường thì chúng đến xin nước. Cáo nhà trường chúng bỏ chuột chết vào lu. Làm sao bây giờ. Cụ vừa tức vừa sợ nên cụ không trực tiếp báo cho trường học hay nhưng đi rêu rao đầu làng, cuối xóm về thành quả chuột trong lu nước. Tin bay đến trường nhưng rồi chẳng ai đoái hoài đến việc con nít làm chi. Dù sao cũng chỉ là tin đồn có hại cho trường nên thầy giam thị nói xa nói gần nhắc nhở chung tư cách của học sinh. Mấy đứa bào chữa kẻ thiếu tư cách nhất là kẻ mồi lê mách lẻo, gặp chuyện lớn nhỏ đều phao tin như thế mới là mất tư cách. Tuy kháo nhau như thế nhưng đứa nào cũng sợ nếu bố mẹ biết được thì khó mà thoát được sự khốn. Cáo nhà trường không đáng sợ, cáo bố mẹ mới là đại họa. Ngày hôm sau đi học vừa gặp nhau đứa nào cũng hỏi cùng câu. Hôm qua có sao không. Hình như bố mẹ chúng lo làm không để ý đến việc thiên hạ đồn thổi. Tạ ơn trời cho cha mẹ bận rộn. Nếu không thì có đứa ốm đòn.

Câu chuyện chuột trong lu nước đi vào quên lãng. Bẵng đi thời gian khá dài năm bảy tháng không còn đứa nào nhớ đến nhà cụ Hớn. Đột nhiên thằng Dư nhắc đến nhà cụ Hớn và nó rủ nhau vào xin nước uống. Cả bọn thấy ngại làm sao đó nhưng thằng Dư năn nỉ quá cả bọn đành chiều theo ý nó. Lí do chính không phải nó có tài lãnh đạo nhưng nó học được mấy cú đá kinh hồn từ người anh dậy võ trong quân đội nên khi đụng trận có thằng Dư anh em cảm thấy yên tâm hơn. Vì thế mà cả bọn chiều Dư. Như mọi khi con Vện cũng nhao ra xủa vang, cũng giọng khàn khàn của cụ hỏi vọng ra từ trong sập gỗ. Mấy đứa nhìn nhau e ngại nhưng cụ hỏi rát quá đành liều nói xin nước uống. Khác hẳn thái độ mọi người trông chờ. Cụ Hớn mời uống nước cẩn thận. Cụ còn giải thích mùa mưa sắp tới rồi nên lão không cần trữ nước nữa các cậu cứ tự nhiên cho. Thấy thái độ hiếu khách của cụ cả bọn mạnh dạn hơn trong việc xin nước và đôi khi còn tử tế biếu cụ quả đu đủ hay mấy trái chuối. Gọi là biếu cho nó sang thực tế thì toàn đồ ăn cắp cả. Đi đêm thấy gì tiện tay là vặt không đặt vấn đề đúng sai. Đồ ăn cắp ăn ngon hơn đồ nhà vả lại đi đường đôi khi đói không lấy gì ăn được. Cách duy nhất chống đói là ăn cắp vừa tươi vừa ngon.

Lu nước nhà cụ Hớn cạn gần đáy cả bọn mới nhìn thấy xác chuột chết nằm chình ình một đống dưới đáy lu. Lúc đó mới biết suốt thời gian qua đứa nào cũng ních đầy bụng nước chuột cống. Vài đứa chạy tháo ra sân ói tới mật xanh, mật vàng, nằm vật xuống sân thở dốc. Cụ Hớn thấy thế vui ra mặt nhưng cứ làm bộ thản nhiên như không có sự gì xảy ra. Khi bị chất vấn cụ chối khéo lão già rồi không đủ sức đổ lu nước chuột chết đi, hơn nữa già lão rồi lẩm cẩm không nhớ. Các cậu có tốt thì đổ lu nước đi cho lão. Tuổi già sức yếu, cụ không thể đổ lu nước đi được nhưng đậy chặt nắp để đó chờ có ai đến giúp đổ đi dùm.

Đúng vậy, lu nước có chuột không bị phí nhưng được đổ vào bụng của ngũ liên bang, đến khi chúng nhận ra thì lu nước đã cạn gần đáy.

Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Cây Nho Thật
Ngô Xuân Tịnh
08:59 30/04/2012
Cây Nho Thật
Ga 15,1-8

Thầy là chính thật cây nho
Cha Thầy trồng và chăm lo nhiệt thành
Gắn với Thầy có những cành
không sinh hoa trái Cha đành chặt đi
Cành nào hoa trái phương phi
Người cần cắt tỉa bớt đi phần nào
càng cho nhiều trái dồi dào
Anh em thanh sạch bề nào nhờ chi ?
Lời Thầy tẩy sạch diệu kỳ
Để lời Thầy tỉa cắt đi hằng ngày !
Hãy luôn ở lại trong Thầy
như Thầy hằng ở tràn đầy anh em
Cành không cho được trái thêm
nếu không gắn kết êm đềm cùng cây
Anh em cũng sẽ như vầy
nếu không cùng ở với Thầy triền miên
Đây Thầy nhắc lại nỗi niềm
Thầy là cây nho anh em là cành
Với Thầy ai ở trọn lành
như Thầy ở với tình thân vẹn toàn
sẽ sinh hoa trái đầy tràn.
Không Thầy không thể làm nên được gì!
Ai là người phải chặt đi
ném vào trong lửa khác gì cành cây ?
là người không ở trong Thầy
như cành không ở với cây, đồ tồị
Trong Thầy luôn ở để rồi
Thầy luôn ở lại mặn mòi thiết tha
Muốn gì hãy cứ xin và
anh em sẽ được như là ước mong
Tôn vinh Cha thực hết lòng :
Sinh nhiều hoa trái và là môn đệ Thầy

Ngô xuân Tịnh
 
Tháp Tự Do - tòa nhà mới ở Trung tâm Thương Mại - giờ là cao nhất New York
Đồng Nhân
18:11 30/04/2012
Một Trung tâm Thương mại thế giới, và bây giờ được gọi bằng tên Tháp Tự Do đang được xây dựng ở khu mạn nam Manhattan, về mặt kỹ thuật thứ Hai hôm nay, tháp này trở thành tòa nhà cao nhất thành phố New York, khi công nhân dựng cột thép trên các tầng 100, ở độ cao 1.271 feet (bộ). Như vậy tháp này cao hơn tòa nhà Empire State Building 21 feet.



Tháp Tự do, đang được xây dựng để thay thế tòa Tháp Đôi đã bị phá tan trong các cuộc tấn công khủng bố 9/11, tháp sẽ được hoàn thành vào năm 2014. Và khi hoàn thành sẽ có 104 tầng, và như vậy có thể tuyên bố nó là tòa nhà cao nhất ở Mỹ, vượt Tòa nhà Chicago Willis Tower.

Tòa nhà cao nhất thế giới (không thể tranh cãi) là tòa tháp cao Burj Khalifa ở Dubai, đứng ở 2.717 feet.



Hôm nay ông thị trưởng Mike Bloomberg tuyên bố rằng: Đường chân trời thành phố New York - một lần nữa - vượt lên tầm cao mới. Các tiến bộ mới nhất tại Trung tâm Thương mại Thế giới là một minh chứng cho sức mạnh của người dân New York và và niềm tin của chúng ta cho một thành phố luôn vươn lên. Tòa nhà này đã tạo dựng do sức lao động của tình yêu đối với nhiều người, và tôi chúc mừng những người đàn ông và phụ nữ, những người đã làm việc với nhau để giải quyết những thách thức và hoàn thành dự án này vô cùng phức tạp này. Ngày nay thành phố của chúng ta có một tòa nhà mới cao nhất, nó diễn tả được ý thức mới của tương lai tươi sáng của chúng ta là như thế nào.

Các nhà khai thác quản trị tòa nhà Empire State đã cũng tuyên bố hoan nghênh sự tiến bộ của Tháp 1 Trung Tâm Thương Mại như sau:



Tòa nhà văn phòng nổi tiếng nhất thế giới (Empire State building), tổ tiên của tất cả các tòa tháp cao siêu, đón chào phiên bản mới hơn của chúng tôi, người anh em họ cao hơn đường chân trời. Chúng tôi đã xem bạn phát triển, và bây giờ chúng tôi chào đón bạn.



(Source: http://news.yahoo.com/blogs/lookout/one-world-trade-center-freedom-tower-becomes-york-182905853.html)
 
Cảm tưởng của GS Đặng Tiến về ngày Văn Hóa Hàn Mạc Tử tại GXVN Paris
Trần Văn Cảnh
17:25 30/04/2012
KỶ NIỆM 100 NĂM HÀN MẶC TỬ, bài 7
GIÁO SƯ ĐẶNG TIẾN CHO CẢM TƯỞNG VỀ
Ngày Văn Hóa Hàn Mặc Tử tại GGXVN Paris 15.04.2012


Paris, ngày chủ nhật 15.04.2004, Thư viện Giáo xứ Việt Nam mửng sinh nhật thứ 22 và tổ chức Ngày Văn Hóa « KỶ NIỆM 100 NĂM HÀN MẶC TỬ ». Khoảng 400 người đã đến tham dự. Giáo Sư Đặng Tiến, chuyên về Hàn Mặc Tử, đã được mời cho cảm tưởng tổng quát về Ngày Văn Hóa Kỷ Niệm 100 năm Hàn Mặc Tử. Sau đây xin ghi lại những cảm tưởng của ông

Đây là bài thứ bảy trong loạt 8 bài « Kỷ Niệm 100 năm Hàn Mặc Tử »
1. Lễ cầu cho Hàn Mặc Tử
http://vietcatholic.net/News/Html/97284.htm
2. Giới thiệu Ngày Văn hóa 100 năm Hàn Mặc Tử và Thư viện Giáo xứ
http://vietcatholic.net/News/Html/97337.htm
3. Tình sử « Hàn Mặc Tử »
http://vietcatholic.net/News/Html/97362.htm
4. «Thinh lặng và siêu thoát trong thơ Hàn Mặc Tử »
http://vietcatholic.net/News/Html/97385.htm
5. «Thơ Tin, Cậy, Mến của Hàn Mặc Tử »
http://vietcatholic.net/News/Html/97407.htm
6. « HànMặc Tử người lữ hành dưới trăng »
http://vietcatholic.net/News/Html/97449.htm
7. Giáo sư Đặng Tiến cho cảm tưởng về Ngày Văn hóa Kỷ niệm 100 năm Hàn Mặc Tử
8. Lời bạt : Những Hàn Mặc Tử mới đang xuất hiện


Kết thúc Văn Nghệ, Cha Đinh Đồng Thượng Sách mời Gs Đặng Tiến lên sân khấu. Ngài giới thiệu GS là chuyên viên về Hàn Mặc Tử, rồi nhìn Gs và xin ông cho cảm tưởng chung về Ngày Văn Hóa « Kỷ Niệm 100 năm Hàn Mặc Tử » mà ông vừa tham dự và chứng kiến.

GS Đặng Tiến :

-« Với Giáo Xứ, tôi là một khách lạ. Xin cám ơn cha Sách cho tôi phát biểu một vài ý kiến về buổi lễ hôm nay. Thứ nhất xin có lời ca ngợi Ban Văn Nghệ đã tạo ra một chương trình văn nghệ công phu và hào hứng.
Cả hội trường vỗ tay. Cha Sách xen vào :

-Đó là công lao đặc biệt của anh Nguyễn Kim Tuấn và anh Bùi văn Triển.
Tiếng vỗ tay của hội trường vang to hơn. Cha Sách xen vào giới thiệu Gs Đặng Tiến :

-Giáo sư Đặng Tiến là người dậy trên đại học Jussieu.

GS Đặng Tiến tiếp lời :

-Rồi cảm ơn hai bài thuyết trình của hai anh Đỗ Mạnh Tri và Lê Đình Thông rầt là uyên bác, công phu và hấp dẫn. (Cả hội trường vỗ tay). Tiếp theo là cảm ơn Giáo Xứ và các cha, đặc biệt là cha Sách, đã cho chúng ta gặp nhau hôm nay. (Vỗ tay). Và xin nói thêm một chút về lời tham luận của Đức cha. Ông ấy không phải đến như là người chuyên môn để nói về Hàn Mặc Tử. Ông ấy đến để dâng lễ. Nhưng mà cái điều ngắn ngủi mà ông ấy nói vể Hàn Mặc Tử là một cái nhấn gọn quan trọng nhất về một điểm liên quan đến Hàn Mặc Tử. Đó là những tư liệu về Hàn Mặc Tử có rất nhiều điều sai trái. Ví dụ cái tên thánh của Hàn Mặc Tử mà ông Tín, em ruột, còn nhớ sai. Huống chi là những điều khác. Cho nên chúng ta cũng phải hết sức dè dặt. Tôi lấy thí dụ khác. Bài « Đây Thôn Vỹ Dạ » mà anh Lê Đình Thông đã phân tích rất hay, là một bài nổi tiếng nhất của Hàn Mặc Tử và đã được đưa vào giáo trình trung học hiện nay. Bài thơ này có chỗ viết sai. Mà cái chỗ viết sai đó là do ông Giáo Sư Hà Minh Đức, một người rất là nổi tiếng, từng là Viện Trưởng Viện Văn Học ở Hà Nội, chứ không phải là một người thường. Điều cuối cùng mà tôi muốn nói là, nhân dịp này, đưa ra một lời kêu gọi. Đó là điều sau đây : Chúng ta biết rằng suốt đời Hàn Mặc Tử, ông chỉ in được một tập thơ. Đó là tập thơ « Gái Quê », được xuất bản năm 1936. Tập thơ đó, hiện bây giờ, trong nước, ngoài nước, bị thất lạc. Tập thơ « Gái Quê » in từ 1976 đến bây giờ là một tập thơ in lại từ bản đánh máy của ông Chế Lan Viên. Mà ông Chế Lan Viên có thêm bớt gì thì mình không biết. Tóm lại, bản Gái Quê mà chúng ta xử dụng hôm nay không phải là bản Gái Quê chính thức của Hàn Mặc Tử. Về điểm này, các anh em trong nước cũng như bản thân tôi xin đưa ra lời kêu gọi rằng : tình cờ, nếu có ai thấy đâu đó có bản Gái Quê chính thức của Hàn Mặc Tử in năm 1936, thì xin thông tin cho tôi hay là cho cha Sách, hay cho một người nào khác cũng được. Tôi xin nhắc lại rằng chúng ta tìm bản gốc, in năm 1936, chứ không phải bản in lại từ bản sao đánh máy của ông Chế Lan Viên năm 1976. Đó là điều cần kíp cho văn học và cho tất cả mọi người. Lời cuối cùng mà tôi muôn nói là xin cảm ơn cha Sách.

Cả hội trường vỗ tay rất to và rất lâu, như muốn hoan hô GS Đặng Tiến, hoan hô GS Lê Đình Thông, hoan hô GS Đỗ Mạnh Tri, hoan hô Đức cha Hoàng Văn Đạt. Và nhất là có lẽ muốn hoan hô đặc biệt Ban Văn Nghệ và Ban Thư Viện đã cho Giáo Xứ và Đồng bào Việt Nam Paris một Ngày Văn Hóa có mức văn hóa sâu, có tổ chức chất lượng cao và có tình liên đới đặm. Theo lời đề nghị của cha Sách, cả hội trường đứng lên kết thúc Ngày Văn Hóa « Kỷ Niệm 100 năm Hàn Mặc Tử » và hát bài « Việt Nam, Việt Nam ».

Bài thơ « Hàn Mặc Tử » của Cung Chi

Một tuần sau, đọc lại những bài thuyết trình, nghe lại những lời cảm tưởng, xem lại những hình ảnh văn nghệ, nhà thơ Cung Chi, bút hiệu của cha Đinh Đông Thượng Sách, đã gửi cho tôi một bài thơ với đầu đề là : « Hàn Mặc Tử ». Không dám giữ riêng cho mình, tôi xin ghi ra đây biếu các độc giả đã theo dõi 7 bài về Ngày Văn Hóa « Kỷ Niệm 100 năm Hàn Mặc Tử », do nhóm Thư Viện tổ chức, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris ; Và giống như Giáo Sư Đặng Tiến, tôi xin cám ơn cha Sách đã cho chúng ta được thưởng thức những bài thuyết trình uyên bác, một buổi Văn Nghệ tuyệt diệu và một bài thơ, giọng không khác gì cung cách của Hàn Mặc Tử. Tôi tự hỏi, đọc bài thơ này, mình đang đọc thơ của ai đây ? của Hàn Mặc Tử, hay của một Hàn Mặc Tử Mới đang xuất hiện tại Giáo Xứ Việt Nam Paris,

HÀN MẶC TỬ

Đây thi sĩ,với "gió sầu vô hạn"
Rất "đau thương","tê điếng cả làn da"
"Sượng sần"run,"máu đỏ lệ chan hòa
"Uống mật đắng","mửa ra từng búng huyết"

Đây thi sĩ,"cơn tê mê rên xiết"
Trong "thân tàn ma dại","cười như điên"
Cả "con người tiêu tán","rợn vô biên"
Tựa "khối tình vỡ toang ra từng mảnh"

Đây "miêu duệ của muôn vì rất thánh"
Lấy "bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng"
Những câu thơ "xao xuyến vũng sông Hằng"
Mang "nghia lý sáng trưng như thất bảo"

Đây "phong nhân",kính dâng Mẹ yêu dấu
"Giòng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ"
Thay "muôn kinh dồn dập cõi thơm tho"
Hồn "ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ"

Mẹ "có nghe xôn xao muôn tinh tú ?
Mẹ "có nghe náo động cả muôn trời?
Mẹ "có hay thơ mầu nhiệm ra đời?"
Của người con "thấm nhuần ơn trìu mến?"

"Kính lạy Mẹ,Đấng trinh tuyền thánh vẹn"
"Giầu nhân đức,giầu muôn hộc từ bi"
Xin thương nhận "lời cảm tạ phò nguy"
Người con Mẹ "qua lâm lụy cõi thế"

Xin lau sạch mi mắt "hai hàng lệ"
Đưa lên trời "chốn châu ngọc đền vua"
Đỉnh "Phượng Trì",cảnh "Đâu Suất" "chưa bưa"
Hồn có đậu,vần thơ bay có thấu ? (1)

PARIS,Dịp Thư Viện Giáo Xứ VN/Paris
mừng 100 năm sinh nhật Hàn Mặc Tử,1912-2012
(1)Những lời,những chữ trong "..." là của HMT

Paris, ngày 28 tháng 04 năm 2012
Trần Văn Cảnh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trong Vườn Nắng
Phạm Tuấn Anh
21:25 30/04/2012
TRONG VƯỜN NẮNG
Ảnh của Phạm Tuấn Anh, Toronto, Canada
Vươn mình trong ánh bình minh
Hoa xinh trong gió, đẹp tình cùng mây
Phúc Ân Chúa Cả an bài…
(Phạm Tuấn Anh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền