Ngày 05-04-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Xin thương xót chúng con
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
04:44 05/04/2020

Từ trước khi nộp đơn vào Chủng viện, tôi xác tín, trở thành linh mục triều, đời mình gắn liền với giáo dân, gắn liền nỗi vui buồn trong mỗi tâm sự anh chị em bày tỏ, gắn liền mọi cử hành phụng tự vì lợi ích thiêng liêng của giáo dân.

Vậy mà đã là Chúa Nhật thứ Hai trong hai Chúa Nhật liên tiếp (thứ V Mùa Chay và Lễ Lá) lần đầu tiên trong đời, tôi dâng thánh lễ, dù giáo xứ có hơn hai ngàn giáo dân, lại không một bóng người.

Một mình bước ra cung thánh, dẫu biết, khi dâng thánh lễ, là cả cộng đoàn Hội Thánh hữu hình và vô hình cùng lúc tham dự vào hy tế của Chúa. Tuy nhiên, dưới con mắt nhân trần, vì thiếu những khuôn mặt của nhiều giáo dân quanh mình, tôi vẫn thấy một mình đơn lẻ nơi bàn thờ.

Chưa bao giờ Tuần Thánh lại diễn ra trong nỗi đìu hiu như những gì đã chứng kiến và sẽ còn chứng kiến. Nỗi nghẹn ngào làm cổ họng nhiều lần như thắt lại, như có ai bóp chặt...

Ngày đầu của Tuần Thánh mà không một tiếng của bất cứ loại xe cộ nào chạy vào bãi, không một tiếng hát, không một lời cầu kinh của hàng lớp giáo dân, không một tiếng chân trẻ con chạy phía ngoài hiên nhà thờ...

Thói quen, trước giờ lễ, tôi đi một vòng nhà thờ. Kia là các thanh niên hút thuốc, tán gẫu... Chỉ giải tán khi thấy bóng cha xứ. Dù vậy, có kẻ nấng ná rít ngụm khói cuối cùng như tiếc nuối trước khi quăng mẫu thuốc lá dở...

Kia là các bà mẹ trẻ đang nựng con, hay bóc một gói bánh, hay mở nắp một hộp sữa cho con mình...

Tôi quá quen tiếng chuông điện thoại và sau đó là bóng một người hấp tấp rời khỏi nhà thờ, một lúc sau lại len lén bước vào chỗ của mình...

Hoặc hình ảnh thân thương vô cùng của mấy cụ bà đang sốt sắng cầu nguyện trước tượng đài Đức Mẹ... Thương bóng dáng thấp thoáng của các huynh trưởng, giáo lý viên, vì săn sóc các thiếu nhi, đôi lúc chạy ra, chạy vào. Hơn tháng rồi, lớp giao lý đã dừng.

Chỗ này là chiếc xe lăn, người đàn ông bị tai biến, được vợ con đẩy lên bậc thềm nhà thờ. Dẫu bệnh, vẫn không muốn xa rời thánh lễ Chúa Nhật...

Tôi nhớ như in khuôn mặt những anh chị em phục vụ trong từng thánh lễ. Họ hiện diện với tôi qua quá nhiều thánh lễ mà tôi không thể nhớ hết số lần. Làm việc bên cạnh tôi, họ đỡ đần tôi không biết bao nhiêu công việc lớn nhỏ...

Tôi thèm nhìn lại những khuôn mặt thân thương của giáo dân mình, nhất là những người ngồi ở những hàng ghế đầu. Đó là những hàng ghế ít ai tranh ngồi, nên chỗ họ ngồi hầu như trở thành cố định, trở thành "độc quyền".

Ở xa xa, sau những hàng ghế ấy, có người đã có giọng "lạc tông", đọc kinh "không giống ai", lại còn đọc to, từng làm cộng đoàn không ít khó chịu.

Tôi thuộc làu từng giọng solo của các ca viên trong ca đoàn, đến nỗi chỉ cần tiếng hát cất lên, tôi có thể gọi tên của từng bạn trẻ ca viên trong xứ tôi.

Tôi thèm tiếng chào của các thiếu nhi khi bước vào nhà thờ, hay gặp chúng trên sân. Tiếng chào cứ nhao nhao, đến nỗi nghe không kịp, đáp không xuể...

Đội giúp lễ của tôi có đến vài chục em. Là con trai, nhưng chúng nhiều chuyện vô cùng. Nhiều lần tôi phải la rầy vì dù trong phòng thánh, chúng vẫn "vô tư" "to mồm". Sao giờ mọi thứ xa vắng, tôi nhớ chúng đến vậy...

Đặc biệt, nhiều em trung thành trong bổn phận đến nỗi không bỏ sót thánh lễ nào, dù sáng sớm, dù trời mưa, trời lạnh... Ước trở lại ngày không xa, khi tôi bước vào cung thánh, chúng hiện diện bên cạnh như đã từng có xưa nay.

Bây giờ, tôi thấy nhà thờ như rộng gấp nhiều lần, những dãy ghế như dài thườn thượt. Gác chuông chẳng cần tỉnh giấc. Cây đàn, những chiếc micro, máy vi tính, những chiếc TV... như chẳng buồn nhớ đến sứ mạng của mình...

Giữa những nỗi nhớ lặng thầm, xem ra đơn độc, là linh mục của Chúa, tôi thấm thía ngọn roi Chúa quất trên loài người để giáo dục họ. Tôi tin Chúa “dùng khổ đau mà mở mắt” loài người. (G 36, 15).

Dịch bệnh "đồng hành" từ trước mùa Chay, tiếp tục theo trọn mùa Chay, bây giờ tiến vào tuần Thánh. Vẫn chưa biết, đến Phục sinh, điều gì sẽ diễn ra.

Vì thế, càng tiến sâu vào những mầu nhiệm trọng đại, chúng ta càng được Lời Chúa hối thúc: “Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van” (Ge 2, 12). Hay Chúa Giêsu luôn mời gọi: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3, 2).

Chỉ có khiêm nhường thống hối mới là thai độ đúng để đáp lại ngọn roi của tình yêu giáo dục mà Chúa dành cho nhân loại giữa lúc đớn đau này. Riêng bản thân, trong lúc chỉ thăm thẳm một mình, tôi nhận diện lại chính mình để xin ơn Chúa tha thứ cho tôi. Xin Chúa hoán cải và làm mới tâm hồn tôi.

Trong nỗi nhớ mọi người, tôi xin ơn tha thứ cho họ. Càng trống vắng trong từng thánh lễ, tôi càng nài xin để họ có nhiều ơn Chúa, nhất là ơn hoán cải.

Xin Chúa ban bình an cho từng người. Xin Chúa chở che loài người, thúc giục loài người thống hối, cho họ biết đứng lên, rũ bỏ những gì cũ kỹ của tâm hồn mà mặc lấy sức sống mới của Chúa. Xin Chúa đưa thế giới đi qua đại nạn.

Trong tinh thần sám hối, cậy trông ơn tha thứ cho mình, cho toàn thế giới, tôi cất lời Thánh vịnh (122) để van nài tình yêu thương xót của Chúa.

Nếu bạn kiên nhẫn đến cuối bài viết mộc mạc này, xin cùng tôi cầu nguyện: Xin xót thương chúng con, lạy Chúa, xin xót thương. Con ngước mắt nhìn lên Chúa, Đấng ngự trên các tầng trời. Như mắt gia nhân nhìn vào tay ông chủ, như mắt nữ tỳ nhìn vào tay bà chủ, mắt chúng con cũng nhìn lên Chúa là Thiên Chúa, tới khi nào được Chúa xót thương. Lạy Chúa, xin xót thương chúng con.

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:47 05/04/2020

7. Nước nhạt mà chảy ra biển thì biến thành nước mặn, cũng vậy, khoái lạc của thế tục kết cuộc vẫn chỉ là đau khổ.

(Thánh Bonaventura)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


-------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:55 05/04/2020
85. SẼ KHÔNG THIẾU KHÁCH

Trương Toản và Hà Kính Dung cùng nhau làm việc trong sứ bộ, nhưng chí hướng thì không giống nhau.

Hà Kính Dung lấy con gái lớn của Lương Võ đế làm phò mã và có quyền thế, khách khứa đều nịnh nọt lấy lòng ông ta và có rất nhiều người kề cận bên cạnh ông ta, mà người đi bên cạnh Trương Toản thì lại lèo tèo thưa thớt.

Từ đó về sau, Trương Toản bèn không tiếp khách, mỗi khi có khách đến thì nói: “Tôi sẽ không thiếu khách như Hà Kính Dung”, để từ chối tiếp khách.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 85:

Ở đời có nhiều hạng khách: khách đến cầu thân, khách đến để ăn nhậu, khách quen, khách sơ giao, khách hiếu kỳ mà đến, khách đến để nịnh bợ, khách đến để cậy nhờ, khách quý, khách sang, khách hèn.v.v… và còn nhiều loại khách khác với những mục đích khác nhau…

Khách nào cũng là khách, nhưng con người ta thường hay phân biệt thành từng hạng để đối xử cho đúng với mức độ đáng kính trọng của khách, cho nên vẫn còn có nhiều vị khách cúi đầu lòn cúi, và vẫn còn có những vì khách vị danh dự sĩ diện mà không làm khách dù được mời…

“Khách nào cũng là khách của mình”, đó phải là lời nói tự trong tâm của người Ki-tô hữu, bởi vì dù họ có đến làm khách với mục đích gì chăng nữa thì họ cũng vãn là khách của mình, nhưng quan trong hơn chính là người Ki-tô hữu luôn nhìn thấy Đức Chúa Giê-su trong người khách đến nhà mình, do đó từ cung cách phục vụ cho đến lời ăn tiếng nói đều phản ảnh lại tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su. Đức Chúa Giê-su đã làm khách đi đường với hai môn đệ thành Emmau, Đức Chúa Giê-su cũng đã làm khách nơi nhà của chị em bà Martha, Đức Chúa Giê-su cũng đã làm khách nơi nhà thu thuế Gia-kêu, Ngài cũng làm khách nơi nhà nhạc mẫu của thánh Phê-rô, và cuối cùng với ý nghĩa lớn lao nhất là Đức Chúa Giê-su cũng đã làm khách lưu đày ở trần thế này trong suốt ba mươi ba năm…

Khách là phản ảnh lại hình ảnh của Đức Chúa Giê-su sống tại trần gian, cho nên có những lúc chúng ta “trách” Đức Chúa Giê-su vì Ngài không để cho chúng ta có cơ hội tiếp đón Ngài như chị em Martha, như Giakêu lùn.v.v… nhưng thật ra chính Đức Chúa Giê-su đã tạo rất nhiều cơ hội để chúng ta tiếp đón Ngài, Ngài chính là những người khách đủ hạng trong xã hội đang đến nhà chúng ta mỗi ngày ấy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Hai Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:59 05/04/2020
THỨ HAI TUẦN THÁNH

Tin mừng: Ga 12, 1-11.

“Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy”.


Anh chị em thân mến,

Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy có cô Mác-ta đang hầu bàn phục vụ khách ăn, cô Ma-ri-a lấy bình dầu thơm quý giá xức chân cho Đức Chúa Giê-su, và chắc chắn La-da-rô cùng đồng bàn với Ngài vì anh là đàn ông trong gia đình, trong bối cảnh này, chúng ta nghĩ đến gia đình mà chúng ta đang sống, nghĩ đến cộng đoàn giáo xứ mà chúng ta đang phục vụ, và nghĩ đến cộng đoàn tu trì mà chúng ta được mời gọi hiến dâng để phục vụ.

Xin được rửa chân

thì tốt hơn là sửa lưng anh chị em

“Một ngày nọ, chim nhạn rừng mát lòng hả dạ nói với Đấng tạo hóa: “Con đến làm môn đồ của Ngài có được không?”.

- “Tốt thôi”- Đấng tạo hóa trả lời và chỉ một con hạc đàng xa nói tiếp: “Con đi rửa chân cho nó vì nó mới đi qua vũng bùn lầy lội”.

- “Cái gì?”- chim nhạn rừng kinh ngạc kêu lên một tiếng, không thèm để ý, nói tiếp: “Con là môn đồ của Chúa, không được phép phục vụ người khác”.

Đấng tạo hóa cười nói: “Này con, nếu con không phục vụ người khác, thì người ta làm sao mà nhận ra con là môn đồ của Ta chứ?”.


Anh chị em thân mến,

Sau khi rửa chân cho ông Phê-rô và các môn đệ, Đức Chúa Giê-su đã nói rằng: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm...Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau”.

Rửa chân cho nhau là dấu hiệu để người ta nhận ra người môn đệ của Đức Chúa Giê-su, khi mà thế gian còn quá nhiều người chỉ muốn sửa lưng dạy đời người khác, hơn là tự kiểm điểm bản thân của mình trước, rửa chân là phục vụ vô vị lợi Chúa Giê-su nơi người anh em chị em của mình.

“Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?”, các môn đệ đã hiểu rõ ràng sau khi Đức Chúa Giê-su giải thích, càng có chức quyền thì càng hiểu rõ lời nói của Đức Chúa Giê-su, chúng ta cũng hiểu rõ việc Đức Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ, các linh mục cũng hiểu rất rõ việc của Đức Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ, các tu sĩ nam nữ cũng hiểu rõ việc Đức Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ: rửa chân là phục vụ tha nhân, và là dấu chỉ người môn đệ chân chính của Đức Chúa Giê-su.

Trong cộng đoàn, tôi chỉ muốn ăn trên ngồi trước anh em chị em, tôi chỉ muốn người ta coi mình như một người đáng được phục vụ, cho nên không ai nhận ra tôi là người môn đệ của Đức Chúa Giê-su; trong xứ đạo, vì nghĩ mình là một mục tử nên tôi coi mình có quyền ban phát ân huệ của Thiên Chúa cho giáo dân, thế là tôi ngước mắt lên trời khi ông cụ giáo dân lớn tuổi chào tôi, tôi không gật đầu niềm nở với những người hay góp ý chân tình cho tôi, và thế là dù cho tôi đọc cả hàng ngàn lần câu chuyện rửa chân cho các môn đệ của Đức Chúa Giê-su, thì tôi cũng vẫn cứ cố tình không hiểu ý nghĩa của nó, cho nên ngay cả giáo dân của tôi cũng không nhìn thấy tôi là môn đệ của Ngài, mà chỉ thấy tôi là một chức sắc của Giáo Hội: kiêu căng, ích kỷ và xa cách.

Ai cũng thích đi sửa lưng cho người khác mà không ai biết cúi xuống rửa chân cho mình trước, bởi vì ai cũng muốn được làm môn đệ Đức Chúa Giê-su, nhưng lại không muốn học gương sáng phục vụ tha nhân của Ngài.

Anh chị em thân mến,

Cô Mác-ta đã hầu bàn phục vụ khách dự tiệc, cô Ma-ri-a lấy dầu thơm quý nhất của mình để xức chân cho Đức Chúa Giê-su, đây là bài học sống động để trở nên người môn đệ của Ngài: phục vụ là đem cái mình quý nhất là danh dự, là sĩ diện tặng cho tha nhân, bởi vì đó chính là hành động của Đức Chúa Giê-su, khi Ngài vốn là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”. – Ngài đã đem cái vinh quang Thiên Chúa của Ngài để tặng cho nhân loại khi chết nhục nhã trên thập giá.

Rửa chân mình trước thì tốt hơn là sửa lưng cho tha nhân, đó là tâm tình của người khiêm tốn biết nhìn ra cái yếu hèn và khuyết điểm của mình vậy...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Triển vọng thắng kháng án của Đức Hồng Y George Pell theo ý kiến của cựu chủ tịch Hội Đồng Công Dân Toàn Quốc
Vũ Văn An
04:34 05/04/2020
Hội đồng Công dân Tòan Quốc là một tổ chức dân sự do Bob Santamaria thành lập thập niên 1940 để ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập Đảng Lao Động Úc. Hiện họ có tờ báo hàng tuần tên là News Weekly. Ngày 4 tháng Tư hôm qua, cựu chủ tịch của họ là Peter Westmore có một bài đăng trên tờ báo này nhận định về triển vọng thắng kháng án của Đức Hồng Y George Pell.

Tối Cao Pháp Viện Úc, Canberra


Theo Westmore, Đức Hồng Y không trực tiếp kháng án việc buộc tội của bồi thẩm đoàn mà kháng án lời buộc tội đa số của Tòa Phúc Thẩm.

Hai cơ sở của kháng án

Lý lẽ của ngài dựa vào hai cơ sở sau đây:

1. Đa số ở Tòa Phúc Thẩm sai lầm trong lời quả quyết của họ rằng người khiếu nại đáng tin đến nỗi Đức Hồng Y Pell phải thiết lập được rằng việc vi phạm là việc không thể xẩy ra. Nói cách khác, Đức Hồng Y Pell buộc phải chứng minh sự vô tội của ngài, thay vì công tố phải chứng minh tội của ngài.

2. Đa số của Tòa Phúc Thẩm sai lầm trong việc thấy rằng các lời kết tội của bồi thẩm đoàn không phi lý, dưới ánh sáng mọi chứng cớ nói ngược lại.

Một ngày đã được dành cho luật sư của Đức Hồng Y, Bret Walker SC, để trình bầy lý lẽ của Đức Hồng Y Pell. Ngày thứ hai được dành cho Giám đốc Công tố viện ở Victoria, đại diện bởi công tố viên Kerri Judd SC, để bênh vực quyết định của Tòa phúc thẩm.

Một số diễn biến bất ngờ

Nhìn chung, tôi rất có ấn tượng bởi cách các thẩm phán Tòa án tối cao hiểu các vấn đề chính trong lý lẽ hoàn toàn từ các tài liệu được đệ trình bởi nhóm của Đức Hồng Y Pell, và bởi Giám đốc Công tố viện.

Như thường xảy ra trong các vụ án pháp lý, Tòa án Tối cao đã tiếp nhận đơn kháng cáo theo các hướng khá bất ngờ.

Khi luật sư của Đức Hồng Y Pell nêu câu hỏi về quyết định của Tòa phúc thẩm muốn xem các video bằng chứng từ phiên xử, một số thẩm phán đã hỏi liệu có thích đáng hay không khi Tòa phúc thẩm xem các video được lựa chọn từ phiên xử, thay vì toàn bộ phiên xử.

Các nhân chứng

Nếu Tòa án Tối cao phán quyết rằng Tòa án phúc thẩm Victoria đã sai lầm khi xem video bằng chứng được lựa chọn, thì một mình điều đó có thể đủ để đảo ngược quyết định của họ.

Điểm thứ hai đề cập đến tính khả tín của người khiếu nại, điều mà bồi thẩm đoàn và đa số Tòa phúc thẩm đã chấp nhận hoàn toàn. Luật sư của Đức Hồng Y Pell nhấn mạnh rằng, tại phiên xử, tất cả các nhân chứng đều được bên bào chữa mời ra và công tố không tấn công tính khả tín của các nhân chứng này, bao gồm cả Chưởng Nghi, Đức ông Charles Portelli, và người coi phòng áo, Max Potter, những người mà nguyên một mình bằng chứng của họ cũng đủ làm cho các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell là chuyện không thể có.



Trong các câu hỏi và nhận định, một số thẩm phán cho thấy điều này đã làm hại đến lý lẽ của công tố. Như luật sư của Đức Hồng Y Pell đã nói: “về phía công tố, không có bất cứ nỗ lực nào để hạ giá bằng chứng đó, rõ ràng là không công kích sự trung thực nhưng công kích sự đáng dựa vào (reliability) hoặc tính chính xác hoặc bất cứ điều gì - không có bất cứ nỗ lực nào để công kích nó”.

Khung thời gian cho là có để buộc tội

Trên thực tế, có hơn 20 nhân chứng, ngoài người khiếu nại, và không ai trong số họ đưa ra bằng chứng chứng thực các cáo buộc của người khiếu nại, nhưng theo những cách khác nhau, nhiều người trong số họ đã nói ngược lại ông ta.

Điểm thứ ba liên quan đến việc cho là năm hoặc sáu phút sau Thánh lễ Chúa Nhật khi phòng áo các linh mục được cho là trống rỗng, và khi việc lạm dụng đã diễn ra như công tố chủ trương.

Trên thực tế, dựa vào bằng chứng nghe được ở tòa, phòng áo ấy không bao giờ được mở khóa trừ khi có người đang làm việc ở đó, hoặc có những người ở bên trong và các người giúp lễ ra vào để dọn dẹp mọi thứ sau Thánh Lễ. Nó được gọi là “tổ ong đang hoạt động”. Điều này gây ấn tượng đối với các thẩm phán.

Trên thực tế, nó không bao giờ được mở khóa trừ khi mọi người đang làm việc ở đó, theo bằng chứng được nghe trước tòa, hoặc có những người bên trong và các người giúp lễ đến và dọn dẹp mọi thứ sau Thánh Lễ.

Giám đốc Công tố Victoria đã bắt đầu bằng cách lập luận rằng Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xem video bằng chứng của người khiếu nại tại phiên xử. Bà nói: “Nó đã trở thành một phần của hồ sơ theo nghĩa một phần của tất cả các bằng chứng khác”.

Tuy nhiên, một số thẩm phán đã thách thức bà về vấn đề này, hỏi bà liệu nó có được ghi vào như một đồ trưng bầy tại phiên xử hay không, câu trả lời cho câu hỏi này là “không”.

Các cáo buộc bị thay đổi

Công tố cũng thay đổi khẳng định trước đó của họ rằng việc vi phạm xảy ra trong phòng áo các linh mục trong năm hoặc sáu phút ngay sau Thánh lễ. Bây giờ bà ta nói rằng điều đó xảy ra sau cuộc rước kiệu vào cuối Thánh lễ. Nhưng bà từ chối nói chính xác khi nào vụ cho là vi phạm có thể đã xảy ra; bà nói rằng không có bằng chứng về điểm đó.

Một số thẩm phán đã chỉ ra rằng người giữ phòng áo của nhà thờ chính tòa, Max Potter, nói khi đưa bằng chứng rằng ông và các người giúp lễ bắt đầu dọn dẹp bàn thờ năm hoặc sáu phút sau khi đám rước bắt đầu, sau khi đám rước đã trở lại phòng áo các linh mục. Ông nói rằng ông khóa cửa phòng áo các linh mục cho đến khi đoàn rước trở lại phòng áo.

Các câu hỏi nêu ra do các thay đổi trong lý lẽ của công tố

Giám đốc Công tố viện tuyên bố rằng các vụ được cho là tấn công đã xảy ra sau khi đám rước trở lại phòng áo khi có nhiều người trong phòng áo và khu vực gần đó.

Điều này, tất nhiên, nêu ra nhiều câu hỏi ngay lập tức. Các người giúp lễ ở đâu (thường có số lượng từ sáu trở lên); và các giáo sĩ đồng tế ở đâu; họ là những người cởi áo lễ sau Thánh lễ trong phòng áo các linh mục?

Justice Bell nói: “Thưa bà Judd, nếu bằng chứng cơ hội bỏ ngỏ khả thể hợp lý là hành vi phạm tội không xảy ra, thì đơn kháng cáo cũng hoàn toàn kết thúc, và về bản chất, theo tôi hiểu, cả lập luận của người nộp đơn”.

Bằng chứng của Đức ông Portelli

Justice Bell nói thêm: “Tòa án bị chia trí bởi sự hoa mỹ bay bướm mà luật sư bào chữa thường sử dụng trong diễn từ với bồi thẩm đoàn, có lẽ là bất lợi pháp lý cho đương đơn, thử giọng quá cao. Bất khả không bao giờ là vấn đề, [mà là] việc loại bỏ khả thể hữu lý về sự hiện hữu của một chứng cứ ngoại phạm hoặc hoàn cảnh khác khiến người ta nghi ngờ” (1).

Đã có cuộc tranh luận về bằng chứng của Đức ông Portelli, chưởng nghi tại nhà thờ chính tòa vào thời điểm đó. Đức ông Portelli đã đưa ra bằng chứng rằng ông luôn ở bên cạnh Đức Tổng Giám Mục, và ông đã tháp tùng ngài sau Thánh lễ bên ngoài nhà thờ chánh tòa để gặp gỡ và chào hỏi cộng đoàn.

Tuy nhiên, bà Judd nói rằng: "về căn bản, Portelli không có ký ức về hai ngày đó”.

Thẩm phán Nellow đã vặn lại: “Chà, ông ấy đã không nói ông ấy ở với Pell trong cả hai dịp, 15 tháng 12 và 22 tháng 12 [1996] hay sao?”

Mặc dù Công tố viện đã cố gắng hạ giá bằng chứng của Đức ông Portelli bằng cách chỉ ra các dịp ông ta nói ông ta không thể nhớ chi tiết về những gì đã xảy ra vào một ngày đặc thù cách nay 20 năm, rõ ràng ông ta tin chắc rằng những cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell là không thể tin được và không thể nào có được.

Công tố viện thừa nhận rằng, nếu Tòa án Tối cao đưa ra kết luận cho rằng bằng chứng của người khiếu nại là không đáng dựa vào liên quan đến vi phạm đầu tiên, thì điều đó sẽ làm giảm tính khả tín của ông ta đối với vi phạm thứ hai.

Một nhượng bộ của công tố

Bà ấy nói: “Vấn đề khó khăn là, nó tùy thuộc con đường mà Tòa án đã chọn, tôi cho là thế, nhưng nếu ngài quyết định, chẳng hạn, rằng khoảng thời gian đó có tính cách làm cho sự việc không thể xảy ra, ngài sẽ bác bỏ bằng chứng của người khiếu nại rằng nó đã xảy ra. Đó là chuyện lý luận. Nó tùy thuộc - nó chỉ có thể tùy thuộc vào diễn trình lý luận, nhưng theo tôi, chúng ta có một số khó khăn”.
Rõ ràng là Công tố viện hoàn toàn chới với (out of her depth), và các thẩm phán không hài lòng với câu trả lời của bà.

Bên bào chữa tấn công việc công tố “ngẫu tác”

Trong một bài phát biểu ngắn sau đó bởi luật sư của Đức Hồng Y Pell, ông đã mô tả lý lẽ của công tố như một “ngẫu tác” (improvisation), kể cả việc đưa ra nhiều khẳng định mà không có bằng chứng nào hỗ trợ, “đọc sai các bằng chứng”, và “một cách xây dựng ngẫu tác và ọp ẹp của một lý lẽ công tố để làm cho một điều gì đó ăn khớp mà thực ra không ăn khớp chút nào”. Những tuyên bố này đã không bị thách thức bởi bất cứ thẩm phán Tòa án tối cao nào.

Chánh thẩm đã mời đương đơn nộp một bản đệ trình ngắn về những gì nên làm liên quan đến tính khả tín của biến cố thứ hai, nếu tòa án không chấp nhận rằng biến cố đầu tiên đã xảy ra. Bà cũng mời Giám đốc Công tố trả lời.

Phán quyết của Tòa án Tối cao sẽ được đưa ra vào Thứ ba ngày 7 tháng 4. Giống như kháng cáo tại Tòa án tối cao Victoria, nó sẽ được quyết định bởi đa số thẩm phán.
_____________________________________________________________________________________________________________
(1) Câu này nguyên văn tiếng Anh như sau: “The court became distracted by the sort of flourish that defence counsel commonly might employ in an address to the jury, perhaps to the forensic disadvantage of the applicant, pitching the test too high. Impossibility was never the issue, [which was] elimination of the reasonable possibility of the existence of an alibi or other circumstance that left a doubt.”
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Chúa Nhật Lễ Lá 05/04/2020
J.B. Đặng Minh An dịch
06:54 05/04/2020
Lúc 11 giờ sáng Chúa Nhật 5 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Lá, khởi sự Tuần Thánh, là tuần lễ quan trọng nhất trong Phụng Vụ Công Giáo.

Ngày Chúa Nhật Lễ Lá này không giống như bất cứ ngày lễ nào trong những ngày Chúa Nhật Lễ Lá mà chúng ta đã trải qua trong đời. Tại Vatican cũng vậy, thay cho những đám đông dân chúng đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, quý vị và anh chị em đang thấy Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ một cách lặng lẽ với các cộng sự viên gần gũi với ngài tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô. Đó là một bàn thờ nhỏ nơi đã từng xảy ra nghi thức tưởng niệm Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc do Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chủ sự.

Trong khoảnh khắc khi những nghi ngờ và sợ hãi tràn ngập trái tim chúng ta, điều quan trọng là chúng ta hướng mắt lên cầu nguyện cùng Chúa. Kinh Thánh không bỏ qua kinh nghiệm của con người về sự sợ hãi. Đức Thánh Cha lưu ý rằng Ápraham, Giacóp, Môise, Thánh Phêrô, các Tông Đồ khác và cả chính Chúa Giêsu đã từng trải qua những nỗi sợ hãi và đau đớn.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng cụm từ “Đừng sợ” được lặp lại đến 365 lần trong Kinh Thánh, “như thể nói với chúng ta rằng Chúa muốn chúng ta thoát khỏi sợ hãi, mỗi ngày trong năm”.

Dù chỉ có vài người, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự cuộc rước lá, tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:


Chúa Giêsu “hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (Phil 2: 7). Chúng ta hãy để những lời này của Tông đồ Phaolô dẫn chúng ta vào những ngày thánh thiêng này, như một điệp khúc mô tả Chúa Giêsu như một người tôi tớ: vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Ngài được mô tả là người tôi tớ rửa chân cho các môn đệ; vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Ngài được giới thiệu là người đầy tớ đau khổ và chiến thắng (x. Is 52:13); và ngày mai chúng ta sẽ nghe lời tiên tri Isaia nói về Ngài rằng: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ” (Is 42: 1). Chúa đã cứu chúng ta bằng cách phục vụ chúng ta. Chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta là những người phục vụ Chúa. Không, chính Ngài là người tự do lựa chọn phục vụ chúng ta, vì Chúa yêu mến chúng ta trước. Thật khó để yêu mà không được yêu lại. Và còn khó hơn để phục vụ nếu chúng ta không để cho Chúa phục vụ mình.

Nhưng Chúa đã phục vụ chúng ta như thế nào? Thưa: bằng cách hiến mạng sống của Ngài cho chúng ta. Chúng ta rất quý giá đối với Chúa; Chúa phải trả giá đắt vì chúng ta. Thánh Angela Foligno cho biết thánh nữ từng nghe Chúa Giêsu nói: “Tình yêu Ta dành cho con không phải là trò đùa”. Tình yêu của Chúa dành cho chúng ta đã khiến Ngài hy sinh bản thân và gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Điều này làm chúng ta ngạc nhiên: Thiên Chúa đã cứu chúng ta bằng cách tự mình gánh chịu mọi hình phạt vì tội lỗi của chúng ta. Không phàn nàn, nhưng với sự khiêm nhường, kiên nhẫn và vâng lời của một người tôi tớ, và hoàn toàn là vì yêu. Và Chúa Cha đã nâng đỡ Chúa Giêsu trong sự phục vụ của Ngài. Ngài không lấy đi cái ác đã nghiền nát Chúa Giêsu, nhưng củng cố Chúa Giêsu trong đau khổ để cái ác của chúng ta có thể được vượt qua bởi sự thiện, bởi một tình yêu cho đến tận cùng.

Chúa phục vụ chúng ta đến mức trải qua những tình huống đau đớn nhất của những người yêu thương: đó là bị phản bội và bỏ rơi.

Phản bội. Chúa Giêsu đã chịu sự phản bội bởi người môn đệ đã bán Ngài và người môn đệ khác đã chối Ngài. Chúa bị phản bội bởi những người hát Hosanna với Ngài và sau đó hét lên: “Đóng đinh hắn đi!” (Mt 27:22). Ngài đã bị phản bội bởi tổ chức tôn giáo đã lên án Ngài một cách bất công và bởi thể chế chính trị đã rửa tay đối với Ngài. Chúng ta có thể nghĩ về tất cả những sự phản bội lớn nhỏ mà chúng ta phải chịu trong cuộc sống. Thật là khủng khiếp khi phát hiện ra rằng một niềm tin được đặt vững chắc đã bị phản bội. Từ sâu thẳm trong tim chúng ta một nỗi thất vọng dâng lên thậm chí có thể khiến cuộc sống dường như vô nghĩa. Điều này xảy ra bởi vì chúng ta được sinh ra để yêu và được yêu, và điều đau khổ nhất là bị phản bội bởi một người hứa sẽ trung thành và gần gũi với chúng ta. Chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng được Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, đã đau đớn như thế nào.

Chúng ta hãy nhìn vào nội tâm mình. Nếu chúng ta thành thật với chính mình, chúng ta sẽ thấy những bất trung của mình. Bao nhiêu những giả dối, giả hình và những trò ăn ở hai lòng! Bao nhiêu những ý tốt lành bị phản bội! Bao nhiêu những thất hứa! Bao nhiêu những quyết tâm dở dang! Chúa biết lòng chúng ta hơn cả chúng ta. Ngài biết chúng ta yếu đuối và nửa vời như thế nào, chúng ta ngã bao nhiêu lần, khó khăn như thế nào để chúng ta đứng dậy và cam go ra sao để chữa lành một vết thương nhất định. Và Ngài đã làm gì để đến giúp chúng ta và phục vụ chúng ta? Ngài nói với chúng ta qua lời Tiên Tri: “Ta sẽ chữa chúng khỏi tội bất trung, sẽ yêu thương chúng hết tình” (Hos 14: 5). Ngài đã chữa lành chúng ta bằng cách gánh lấy sự bất trung của chúng ta và bằng cách lấy đi từ chúng ta sự phản bội. Thay vì chán nản vì sợ thất bại, giờ đây chúng ta có thể nhìn vào cây thánh giá, cảm nhận cái ôm của Ngài và nói: “Này đây là sự bất trung của con, Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã gánh lấy lên mình Chúa. Chúa mở rộng vòng tay của Chúa ra với con, Chúa phục vụ con với tình yêu của Chúa, Chúa tiếp tục nâng đỡ con... Và vì thế con sẽ tiếp tục tiến bước”.

Bỏ rơi. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thốt lên từ trên Thập Giá, một điều này riêng một mình: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27:46). Đây là những từ mạnh mẽ. Chính Chúa Giêsu đã phải chịu sự bỏ rơi của các môn đệ, những người đã chạy trốn. Nhưng Chúa Cha vẫn ở bên Ngài. Bây giờ, trong vực thẳm của sự cô đơn, lần đầu tiên Chúa Giêsu gọi Chúa Cha bằng danh xưng chung “Thiên Chúa”. Và “lớn tiếng”, Ngài hỏi câu hỏi đớn đau nhất “tại sao”: “Sao Ngài lại bỏ rơi con?”. Những lời này thực ra là những lời trong một Thánh Vịnh (x 22: 2); những lời ấy nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu cũng mang kinh nghiệm về sự cô đơn tột cùng vào lời cầu nguyện của Ngài. Nhưng sự thật vẫn là chính Người đã trải qua sự cô độc đó: Người đã trải qua sự ruồng bỏ tận cùng, mà các Tin Mừng đã làm chứng bằng cách trích dẫn chính những lời của Người: Eli, Eli, lama sabachthani?

Tại sao tất cả điều này diễn ra? Một lần nữa, những điều ấy đã được thực hiện vì thiện ích của chúng ta, để phục vụ chúng ta. Vì vậy, khi chúng ta bị dồn vào chân tường, khi chúng ta thấy mình ở một con đường cùng, không có ánh sáng và không lối thoát, khi dường như chính Chúa không đáp lại, chúng ta nên nhớ rằng chúng ta không cô đơn. Chúa Giêsu đã từng trải qua tình trạng bị ruồng bỏ hoàn toàn trong một tình huống mà trước đây Người chưa từng trải qua để nên một với chúng ta trong mọi thứ. Chúa đã làm điều đó vì tôi, vì anh chị em, để nói với chúng ta rằng: “Đừng sợ, con không cô đơn đâu. Thầy đã trải qua tất cả sự cô độc của con để có thể gần gũi con hơn bao giờ. Chúa Giêsu đã phục vụ chúng ta đến mức đó: Người rơi xuống vực thẳm của những khổ đau cay đắng nhất của chúng ta, đến tận đỉnh điểm của sự phản bội và bị ruồng bỏ. Hôm nay, trong thảm kịch của một đại dịch, trước nhiều thứ an ninh giả tạo đã sụp đổ, trước cơ man những hy vọng bị phản bội, trong cảm thức bị bỏ rơi đang đè nặng lên trái tim chúng ta, Chúa Giêsu nói với mỗi người chúng ta: “Hãy can đảm, mở cửa trái tim của con cho tình yêu của Thầy. Con sẽ cảm nhận được sự an ủi của Thiên Chúa, Đấng nâng đỡ con.”

Anh chị em thân mến, chúng ta có thể làm gì khi so sánh với Chúa, Đấng đã phục vụ chúng ta thậm chí đến mức bị phản bội và bỏ rơi? Chúng ta có thể từ nay đừng phản bội Người, vì chúng ta được tạo dựng cho Người; và đừng từ bỏ những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta được đưa vào thế giới này để yêu Chúa và những người lân cận của chúng ta. Mọi thứ khác sẽ qua đi, chỉ còn lại điều này. Bi kịch chúng ta đang trải qua hiệu triệu chúng ta đánh giá nghiêm chỉnh những gì là quan yếu, và không bị cuốn vào những điều tầm thường; nó mời gọi chúng ta tái khám phá rằng cuộc sống chẳng có ích gì nếu không được dùng để phục vụ người khác. Vì cuộc sống được đo lường bằng tình yêu. Vì vậy, trong những ngày thánh thiêng này, trong nhà của chúng ta, chúng ta hãy đứng trước Đấng bị đóng đinh, là thước đo đầy đủ nhất về tình yêu của Chúa dành cho chúng ta, và trước mặt Chúa, là Đấng phục vụ chúng ta đến độ thí mạng mình vì chúng ta, và chúng ta hãy xin ân sủng sống để phục vụ. Xin cho chúng ta có thể vươn ra với những người đang đau khổ và những người cần giúp đỡ nhất. Cầu xin cho chúng ta đừng quan tâm đến những gì chúng ta thiếu, nhưng lo lắng về những việc lành phúc đức chúng ta có thể làm cho những người khác.

Này là tôi trung Ta, người mà Ta nâng đỡ. Chúa Cha, Đấng đã nâng đỡ Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Ngài cũng nâng đỡ chúng ta trong nỗ lực phục vụ. Yêu thương, cầu nguyện, tha thứ, chăm sóc người khác, trong gia đình và ngoài xã hội: tất cả những điều này chắc chắn có thể khó khăn. Điều đó có thể được cảm nhận như đàng thánh giá. Nhưng con đường phục vụ là con đường chiến thắng và là con đường trao ban sự sống mà qua đó chúng ta đã được cứu độ. Tôi muốn nói điều này đặc biệt với những người trẻ tuổi, vào Ngày này là ngày đã được dành riêng cho họ trong suốt ba mươi lăm năm qua. Các bạn thân mến, hãy nhìn vào những anh hùng thực sự được đưa ra ánh sáng trong những ngày này: họ không phải là những người nổi tiếng, giàu có và thành đạt; trái lại, họ là những người đang cống hiến hết mình để phục vụ người khác. Hãy cảm thấy chính mình được gọi để đứng trên tuyến đầu. Đừng ngại cống hiến cuộc đời của bạn cho Chúa và cho người khác; nó đáng giá! Vì cuộc sống là một ân sủng chúng ta chỉ nhận được khi chúng ta cho đi, và niềm vui sâu sắc nhất của chúng ta đến từ việc nói vâng với tình yêu, không có nhưng nhị gì cả. Như Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta.

Lời nguyện giáo dân

Trong phần lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, với cái nhìn chăm chú vào Chúa Giêsu, là Chúa vinh quang và cũng là người tôi tớ đau khổ, chúng ta hãy vững dạ thành tâm dâng lên Chúa lời cầu xin của chúng ta với Chúa, Đấng là Cha nhân hậu và quan phòng của chúng ta.

1. Lạy Chúa là Cha toàn năng xin tuôn đổ ơn khôn ngoan trên Đức Thánh Cha và các Đức Giám Mục của chúng con để các ngài can đảm rao giảng sự điên rồ của thập tự giá. Trong số những lo lắng về thế giới này, xin cho các ngài hăng say loan báo cho mọi người biết Chúa Giêsu, là con chiên bất tử, là Đấng giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi và cái chết.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

2. Lạy Cha xin hãy nhìn với lòng từ ái trên những người cai trị các dân nước và tất cả các dân tộc trên trái đất. Trong giờ thử thách này, xin cho họ được trải nghiệm sức mạnh tình yêu của Chúa, Đấng giải thoát con người khỏi sự xấu xa và mọi nghịch cảnh.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

3. Lạy Chúa là Cha từ nhân xin cho ân sủng Cha chạm đến trái tim của những người tội lỗi và những người không tin, để họ có thể khám phá trong máu Chúa Giêsu, tuôn ra trên thập tự giá, ơn thanh tẩy thực sự đang mở ra cho nhân loại cuộc sống và hy vọng.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

4. Lạy Chúa là Cha toàn năng xin cho lời mời gọi đầy ủi an của Cha vang lên trong tâm hồn những người trẻ để họ tìm được sức mạnh để đứng dậy và sống trong sự hân hoan vâng phục theo thánh ý Cha.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

5. Lạy Chúa là Cha từ nhân xin nâng đỡ và ban sức mạnh cho những Kitô hữu bị sỉ nhục và bắt bớ vì danh Cha để họ không chùn bước trước các gian truân và bách hại.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

Đức Thánh Cha đã kết thúc các lời nguyện với lời cầu sau đây:

Lạy Cha, xin đoái thương lắng nghe những lời cầu nguyện nghèo nàn của chúng con và nhận ra trong đó tiếng kêu của Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mạng sống cho tình yêu và cho sự cứu rỗi của chúng con. Người là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Ơn Toàn xá cho những ai đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Đặng Tự Do
17:15 05/04/2020
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Ơn Toàn xá cho những ai tham gia đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh

Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã mời các tín hữu tham gia với ngài trong giây phút cầu nguyện vào Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư cùng với Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu. Đức Tổng Giám Mục yêu cầu chúng ta cầu nguyện cùng nhau như một quốc gia, tìm kiếm sự chữa lành cho tất cả những người không khỏe, ơn khôn ngoan cho những người đang làm việc để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, và sức mạnh cho tất cả con cái Chúa.

Nguyên bản tiếng Anh của tuyên bố này có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày mà các Kitô hữu trên khắp thế giới long trọng tưởng niệm Chúa Giêsu chịu đau khổ và chết trên thập tự giá. Theo truyền thống, người Công Giáo đánh dấu ngày này với việc ăn chay, sám hối và suy tư về sự hy sinh yêu thương của Chúa Giêsu. Cơ hội để cùng nhau cầu nguyện trong đại dịch coronavirus này mang đến một giây phút hiệp nhất đặc biệt cho các tín hữu trong thời gian mà các cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới không thể tụ tập cùng nhau trong Tuần Thánh và Phục Sinh vì COVID-19.

Ngoài ra, với sự cho phép đặc biệt nhận được từ Tòa Ân Giải Tối Cao, một ơn Toàn Xá được ban cho những ai tham gia cùng Đức Tổng Giám Mục Gomez trong Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào Thứ Sáu Tuần Thánh.

Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu với Đức Tổng Giám Mục Gomez sẽ được livestream trên trang web của Tổng giáo phận Los Angeles: http://www.lacatholics.org và trên trang Facebook của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: https://www.facebook.com/usccb.

Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu

Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con

Chúa Kitô nghe cho chúng con
Chúa Kitô nhậm lời chúng con

Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
Thương xót chúng con
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Ba ngôi cũng là một Đức Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu con Đức Chúa Cha hằng có đời đời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu bởi phép Đức Chúa Thánh Thần đã dựng nên trong lòng Rất Thánh Đức Mẹ Đồng trinh. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hợp làm một cùng ngôi thứ Hai cho trọn. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu oai vọng vô cùng. Thương xót chúng con.
Trái tim Đức Chúa Giêsu là đền thánh Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là toà Đấng cực cao cực trọng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là đền đài Chúa Trời cùng là cửa Thiên Đàng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu gồm sự công chính và sự thương yêu. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đầy sự nhân lành cùng sự yêu dấu. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là vực đầy mọi nhân đức. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu rất đáng ngợi khen mọi đàng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là Vua lòng mọi người cùng là chốn phải hướng về thay thảy. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là kho mọi sự khôn ngoan thông thái. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là nơi trót tính Đức Chúa Trời ngự. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là chốn Đức Chúa Cha lấy làm ưa ý mọi đàng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là mạch đầy dẫy hằng chảy ơn lành cho hết mọi người chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu các thánh trên trời khao khát. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay nhịn hay thương vô cùng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay ở rộng rãi cùng những kẻ nguyện xin. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là cội rễ cho chúng con được nên lành nên thánh. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là của lễ đền tội chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã phải xấu hổ nhuốc nha bội phần. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã phải tan nát vì tội chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã vâng lời cho đến chết. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã phải lưỡi đòng thâu qua. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là nguồn mọi sự yên ủi. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là sự sống cùng là sự sống lại chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu ban cho chúng con được bằng yên và làm lành cùng Đức Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu dâng mình chịu phạt cho kẻ có tội. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay cứu chữa kẻ trông cậy. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho kẻ mong sinh thì được cậy trông. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho các thánh được vui mừng. Thương xót chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Tha tội chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Nghe cho chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Thương xót chúng con.

Lạy Đức Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng.
Xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa.

Lời nguyện:

Chúng con lạy Đức Chúa Trời phép tắc vô cùng hằng có đời đời. Chúng con xin Chúa con trông đến Trái Tim Con Rất Yêu dấu Chúa con, cùng những lời ngợi khen, và những việc lành Người dâng thay cho kẻ có tội, mà nguôi cơn giận và tha thứ cho những kẻ ăn năn kêu van, vì một Đức Chúa Giêsu Kitô Con Chúa con, là Đấng hằng sống hằng trị làm một cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.

Litany to the Sacred Heart of Jesus

Lord, have mercy Lord, have mercy.
Christ, have mercy Christ, have mercy.
Lord, have mercy Lord, have mercy.

Christ, hear us Christ, hear us.
Christ, graciously hear us. Christ, graciously hear us.

God the Father of Heaven, have mercy on us.
God the Son, Redeemer of the world, have mercy on us.
God, the Holy Spirit, have mercy on us.
Holy Trinity, One God, have mercy on us.
Heart of Jesus, Son of the Eternal Father, have mercy on us.
Heart of Jesus, formed by the Holy Spirit in the womb of the Virgin Mother, have mercy on us.
Heart of Jesus, substantially united to the Word of God, have mercy on us.
Heart of Jesus, of Infinite Majesty, have mercy on us.
Heart of Jesus, Sacred Temple of God, have mercy on us.
Heart of Jesus, Tabernacle of the Most High, have mercy on us.
Heart of Jesus, House of God and Gate of Heaven, have mercy on us.
Heart of Jesus, burning furnace of charity, have mercy on us.
Heart of Jesus, abode of justice and love, have mercy on us.
Heart of Jesus, full of goodness and love, have mercy on us.
Heart of Jesus, abyss of all virtues, have mercy on us.
Heart of Jesus, most worthy of all praise, have mercy on us.
Heart of Jesus, king and center of all hearts, have mercy on us.
Heart of Jesus, in whom are all treasures of wisdom and knowledge, have mercy on us.
Heart of Jesus, in whom dwells the fullness of divinity, have mercy on us.
Heart of Jesus, in whom the Father was well pleased, have mercy on us.
Heart of Jesus, of whose fullness we have all received, have mercy on us.
Heart of Jesus, desire of the everlasting hills, have mercy on us.
Heart of Jesus, patient and most merciful, have mercy on us.
Heart of Jesus, enriching all who invoke Thee, have mercy on us.
Heart of Jesus, fountain of life and holiness, have mercy on us.
Heart of Jesus, propitiation for our sins, have mercy on us.
Heart of Jesus, loaded down with opprobrium, have mercy on us.
Heart of Jesus, bruised for our offenses, have mercy on us.
Heart of Jesus, obedient to death, have mercy on us.
Heart of Jesus, pierced with a lance, have mercy on us.
Heart of Jesus, source of all consolation, have mercy on us.
Heart of Jesus, our life and resurrection, have mercy on us.
Heart of Jesus, our peace and our reconciliation, have mercy on us.
Heart of Jesus, victim for our sins have mercy on us.
Heart of Jesus, salvation of those who trust in Thee, have mercy on us.
Heart of Jesus, hope of those who die in Thee, have mercy on us.
Heart of Jesus, delight of all the Saints, have mercy on us.

Lamb of God, who taketh away the sins of the world, spare us, O Lord.
Lamb of God, who taketh away the sins of the world, graciously hear us, O Lord.
Lamb of God, who taketh away the sins of the world, have mercy on us, O Lord.

V. Jesus, meek and humble of heart. R. Make our hearts like to Thine.
Let us pray:

Almighty and eternal God, look upon the Heart of Thy most beloved Son and upon the praises and satisfaction which He offers Thee in the name of sinners; and to those who implore Thy mercy, in Thy great goodness, grant forgiveness in the name of the same Jesus Christ, Thy Son, who livest and reignest with Thee forever and ever. Amen.


Source:USCCB
 
Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ hãy là những chứng nhân của hy vọng
Thanh Quảng sdb
17:35 05/04/2020
Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ hãy là những chứng nhân của hy vọng

Đức Thánh Cha Phanxicô chào các tín hữu đang theo dõi Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá và Giờ Kinh Truyền Tin qua các phương tiện truyền thông. Ngài mời gọi tất cả hãy cầu nguyện cho các bệnh, gia đình của họ và tất cả những ai đang hy sinh chăm sóc cho các bệnh nhân.

(Tin Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc Thánh Lễ Chúa Nhật lễ Lá và giờ kinh Truyền Tin bằng chào thăm các tín hữu tham dự qua các phương tiện truyền thông xã hội. Đức Thánh Cha nói lên tâm tư của ngài hướng về những người trẻ trên toàn thế giới, những người đang cử hành Ngày Giới Trẻ cấp Địa phận một cách chưa từng xảy ra bao giờ! Ngày Giới trẻ Thế giới Giáo phận 2020 được đánh dấu vào Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay mùng 5 tháng Tư.

Chính ra Chúa Nhật hôm nay cũng đánh dấu việc chuyển giao Cây Thánh Giá Giới Trẻ Thế Giới từ các bạn trẻ ở Panama, nơi đã tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới cuối cùng vào năm 2019, cho các bạn trẻ Bồ Đào Nha để rước về thủ đô Lisbon, nơi mà Ngày Giới trẻ Thế giới tới sẽ được tổ chức vào năm 2022. Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay việc trì hoãn này và hy vọng việc chuyển giao này sẽ được diễn ra vào lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Nhật ngày 22 tháng 11 tới. Trong thời gian chờ đợi, cha mong các bạn, những người trẻ hãy vun góp và thắp sáng niềm hy vọng, lòng quả cảm, tình đoàn kết mà tất cả chúng ta đang cần tới trong thời điểm đầy khó khăn này!

Nhìn vào tương lai, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng ngày Thứ Hai mùng 6 tháng 4 là Ngày Thể thao Quốc tế cho sự Phát triển và Hòa bình của Liên Hợp Quốc; nhưng trong thời gian này, nhiều sự kiện thể thao đã bị đình chỉ. Mặc dù vậy, Đức Thánh Cha chia sẻ chúng ta có thể thấy những thành quả đẹp của thể thao mang lại: tinh thần chiến đấu, tình đồng đội và huynh đệ. Vì vậy, ngài mong đợi các trận thể thao vì hòa bình và phát triển sẽ được duy trì!

Đức Thánh Cha kết thúc bằng mời gọi các tín hữu hãy cùng đồng hành với Đức Kitô trong niềm tin trong suốt Tuần Thánh này để kỷ niệm lại biến cố cuộc thương khó của Chúa Giêsu, sự chết và sống lại của Ngài. Đức Thánh Cha mời tất cả những ai không thể tham dự các nghi thức phụng vụ tại thánh đường, hãy tập hợp lại với nhau trong gia đình và cùng tham dự các nghi thức trực tuyến hay qua các phương tiện truyền thông...

Chúng ta hãy liên kết mật thiết với những người bị nhiễm bệnh, gia đình của họ, và tất cả những ai đang hy sinh chăm sóc họ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đã chết được phục sinh cùng Đức Kitô. Tất cả chúng ta hãy đồng tâm hiệp lực trong tâm tình cầu nguyện.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha hướng về Đức Maria, xin Mẹ đồng hành với chúng ta và nhóm lên niềm hy vọng cho chúng ta, đang trên bước đường theo Chúa Giêsu vác thập giá để đạt đến vinh quang cùng Chúa Phục sinh.
 
Tổng quan các đáp ứng của Vatican đối với Covid-19, 5
Vũ Văn An
19:57 05/04/2020
29 tháng 3, 4 giờ 00 chiều

Trong lời kêu gọi sau khi đọc Kinh Truyền Tin ngày hôm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tham gia với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres, để kêu gọi ngừng bắn hoàn cầu khi thế giới đang đương đầu với đại dịch Covid-19.

Trong huấn từ lúc đọc kinh Truyền Tin của mình, ngài kêu gọi các Kitô hữu loại bỏ các tảng đá khỏi trái tim họ, và để Lời Chúa phục hồi sự sống nơi có sự chết.



30 tháng 3, 11 giờ 10 sáng

Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm nay đã tiếp kiến riêng Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, người đang lãnh đạo các đáp ứng của chính phủ Ý đối với sự bùng phát của coronavirus.

30 tháng 3, 8 giờ 48 tối

Giám quản giáo phận Rôma, Đức Hồng Y Angelo De Donatis, đã thử nghiệm dương tính đối với coronavirus và nhập viện tại bệnh viện Gemelli ở Rôma.

Tòa Giám Quản nói trong một tuyên bố “Ngài bị sốt, nhưng tình trạng chung của ngài rất tốt và đã bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng Covid-19”. Tòa nói thêm rằng “các cộng sự viên thân cận nhất” của ngài đã tự cách ly để phòng hờ.

Đức Hồng Y nói "Tôi cũng đang trải qua thử thách này, tôi cảm thấy bình tĩnh và tin tưởng”. Ngài nói thêm rằng ngài phó thác cho Chúa và sự hỗ trợ cầu nguyện của các tín hữu.

Ngài nói “Tôi sống khoảnh khắc này như một cơ hội mà Chúa Quan Phòng đã ban cho tôi để chia sẻ nỗi khổ của rất nhiều anh chị em. Tôi dâng lời cầu nguyện của tôi cho họ, cho cả cộng đồng giáo phận và cho cư dân thành phố Rôma”.

Không rõ liệu Đức Hồng Y De Donatis, vị đại diện của Đức Giáo Hoàng cai quản giáo phận Rôma, có gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô gần đây hay không.

Đầu tháng này, Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu Đức Hồng Y đóng cửa tất cả các nhà thờ ở Rôma, trước khi ngài đổi ý và ra lệnh cho Đức Hồng Y đảo ngược quyết định vào ngày hôm sau sau các chỉ trích từ các giám mục và Hồng Y.

30 tháng 3, 9 giờ 15 tối

Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI và tất cả những người sống tại cư sở của ngài ở Công viên Vatican đều khỏe mạnh, có tinh thần tốt và hoàn toàn tin tưởng vào Chúa. Một nguồn tin rất gần với cư sở đã nói với tờ National Catholic Register như thế.

Nguồn tin cho biết tất cả những người ở Đan viện Mater Ecclesiae đang tuân theo chặt chẽ các hướng dẫn được báo cáo về đại dịch coronavirus, và sống như thể trong “một nơi vây kín có khóa”, nhưng họ không mất “bình thản và có tinh thần tốt và tín thác hoàn toàn vào Chúa".

30 tháng 3, 10 giờ 52 đêm

Tỷ lệ mới lây nhiễm COVID19 ở Ý ghi nhận mức giảm đáng kể nhất trong ngày hôm nay, chỉ tăng 2.2% trong 24 giờ qua so với tỷ lệ tăng hàng ngày là 5% -8% trong tuần qua.

Tổng cộng 75,528 người hiện đang được đăng ký là có coronavirus trong nước.

Thống kê ngày hôm nay cũng cho thấy tỷ lệ phục hồi hàng ngày cao nhất, với 1,590 người trở nên tốt hơn, tăng 12.2% từ Chúa Nhật, lên 14,620.

Tỷ lệ tử vong hàng ngày vẫn còn cao với 812 nạn nhân trong 24 giờ qua và 3,981 người vẫn được chăm sóc đặc biệt, tăng 1.9% so với ngày hôm trước.

Ngày 31 tháng 3, 10 giờ 11 sáng

“Trong tình liên đới với Ý, Tòa Thánh hôm nay sẽ treo cờ ở nửa cột kiểu tang chế để bày tỏ sự gần gũi của mình với các nạn nhân của đại dịch ở Ý và trên thế giới, với gia đình của họ và những người quảng đại chiến đấu để chấm dứt nó”. Bản tuyên bố sáng nay của Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh Matteo Bruni viết như thế.

1 tháng 4, 11 giờ 25 sáng

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tập chú vào Mối Phúc Thứ Sáu – tức mối phúc nói rằng trái tim trong sạch sẽ nhìn thấy Thiên Chúa - trong bài giáo lý của buổi triều yết chung hàng tuần của ngài sáng nay từ tông điện.

Buổi triều yết đã được truyền đến các tín hữu thông qua các phương tiện truyền thông như đã xảy ra trong tháng qua do đại dịch coronavirus.

Dưới đây là tóm tắt:

“Anh chị em thân mến: Trong bài giáo lý liên tiếp của chúng ta về các Mối Phúc, giờ đây, chúng ta chuyển sang Mối Phúc thứ sáu, là mối phúc hứa hẹn rằng trái tim trong sạch sẽ nhìn thấy Thiên Chúa. Nhìn thấy Thiên Chúa có nghĩa là có mối liên hệ bản thân với Người. Điều này đòi hỏi phải nhìn sâu vào trái tim chúng ta và tạo không gian cho Người; như Thánh Augustinô từng nói: ‘Chúa ở nội thẳm con hơn chính phần nội thẳm nhất của con” (Tự Thú, III, 6, 11). Tuy nhiên, thường thì trái tim của chúng ta rất chậm chạp và ngu ngốc, giống như những môn đệ trên đường đến Emmaus, lúc đầu không nhận ra Chúa Giêsu ở bên cạnh họ. Như thế, nhìn thấy Thiên Chúa đòi hỏi một quá trình thanh tẩy, nhờ đó, trái tim của chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi vốn làm chúng ta mù quáng trước sự hiện diện của Người. Điều này đòi hỏi phải từ bỏ sự ác và để Chúa Thánh Thần dạy dỗ và hướng dẫn chúng ta. Một khía cạnh nữa để thấy Thiên Chúa là nhận ra Người trong sáng thế, trong các bí tích của Giáo hội, và trong các anh chị em của chúng ta, đặc biệt là những người nghèo nhất và thiếu thốn nhất. Nếu chúng ta để Thiên Chúa thanh tẩy trái tim ta, Người sẽ dẫn chúng ta đến hưởng nhan phúc (beatific vision), nơi chúng ta sẽ tận hưởng sự viên mãn của niềm vui và bình an trong Nước Trời.

Tôi chào đón các tín hữu nói tiếng Anh tham gia với chúng ta qua các phương tiện truyền thông, khi chúng ta tiếp tục cuộc hành trình Mùa Chay hướng tới lễ Phục sinh. Trên anh chị em và gia đình anh chị em, tôi khẩn nài sức mạnh và bình an đến từ Chúa Giêsu Kitô của chúng ta. Xin Thiên Chúa ban phước lành cho anh chị em!”

1 tháng 4, 12 giờ 42 trưa

Chính phủ Ý đã quyết định gia hạn việc cấm ra ngoài trên toàn quốc đến Thứ Hai Phục Sinh, ngày 13 tháng Tư, mặc dù sự lây lan của coronavirus dường như đã đạt đến tuyệt đỉnh.

Hôm qua, các số liệu chính thức cho thấy liên tiếp trong hai ngày, số trường hợp nhiễm bệnh gia tăng hàng ngày ít hơn đáng kể so với 7-10 ngày qua, giảm xuống 2.8% so với từ 5 đến 8%.

Theo tường trình của hãng tin ANSA của Ý, Ông Roberto Speranza, bộ trưởng y tế Ý nói rằng “Không nên lạc quan tếu” mà “nhầm lẫn rằng các dấu hiệu tích cực đầu tiên có nghĩa là ta đã chiến thắng Covid-19. Chúng ta không nên lẫn lộn các dấu hiệu tích cực đầu tiên với dấu hiệu hoàn toàn hết bệnh”.

Ông nói với Thượng viện Ý rằng việc nới lỏng các hạn chế kiểm dịch sẽ là việc “từ từ và thận trọng” và mục đích là để “ngăn chặn hệ thống y tế quốc gia khỏi bị cơn sóng thần khác tấn công”.

Ông Speranza nói “Con đường vẫn còn dài khi chưa có vắc-xin”.

Theo số liệu chính thức mới nhất, 12,428 người đã chết ở Ý do coronavirus trong tổng số 105,792 trường hợp, khiến tỷ lệ tử vong lên tới gần 12%.

Thời gian kiểm dịch ban đầu kết thúc vào ngày 3 tháng Tư.

Ngày 2 tháng 4, 1 giờ 20 chiều

Vatican cho biết hôm nay: Một nhân viên khác của Vatican đã thử nghiệm dương tính đối với coronavirus. Theo một tuyên bố mới từ người phát ngôn của Phòng Báo chí Tòa Thánh, Matteo Bruni:

“Trong sáu trường hợp đã thông báo, một nhân viên Tòa Thánh khác đã thử nghiệm dương tính, người đã bị cách ly từ giữa tháng 3 vì vợ ông ta đã thử nghiệm dương tính đối với Covid-19 sau khi phục vụ tại bệnh viện Ý nơi bà làm việc.

Nhân dịp này, điều hữu ích là làm sáng tỏ rằng, như với mọi tổ chức định chế, các cơ quan và ban ngành khác nhau của Tòa Thánh và Thị quốc Vatican chỉ tiếp tục các hoạt động thiết yếu, bắt buộc và không thể tránh được, bằng cách áp dụng rõ ràng, ở mức độ tối đa có thể, các biện pháp thích đáng đã được truyền đạt, bao gồm làm việc từ xa và các quy trình luân chuyển, để bảo vệ sức khỏe của nhân viên".



3 tháng 4, 10 giờ 14 đêm

Tòa thánh Vatican đêm nay đã công bố một thông điệp video của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi “các gia đình Ý và thế giới trong thời đại đại dịch này”, trong đó ngài bày tỏ sự gần gũi của ngài với mọi người đau khổ và đang thực hiện nhiều hy sinh vì coronavirus.

Cuối thông điệp, ngài nhận định rằng Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh năm nay sẽ được tổ chức theo “cách khác thường” này, nhưng yêu cầu rằng “trong sự im lặng của các thành phố của chúng ta, Tin Mừng Phục Sinh sẽ vang lên”.

Đức Giáo Hoàng nói “Trong Chúa Giêsu sống lại, sự sống đã chiến thắng sự chết. Đức tin Phục Sinh này nuôi dưỡng niềm hy vọng của chúng ta. Tôi muốn chia sẻ nó với anh chị em đêm nay. Đó là hy vọng về một thời gian tốt đẹp hơn, trong đó chúng ta có thể tốt hơn, cuối cùng được giải thoát khỏi sự ác và khỏi đại dịch này".

Ngài nói “Đó là niềm hy vọng: hy vọng không thất vọng; đó không phải là ảo tưởng, đó là niềm hy vọng”.

“Cùng với nhau, trong tình yêu và kiên nhẫn, chúng ta có thể chuẩn bị thời gian tốt hơn trong những ngày này”.

4 tháng 4, 2 giờ 40 chiều

Vatican công bố: Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá vào lúc 11 giờ sáng ngày mai tại Bàn thờ kính Tòa trong vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá của Đức Giáo Hoàng, giống như mọi phụng vụ Tuần Thánh của Đức ngài trong năm nay, sẽ được tổ chức mà không có tín hữu do coronavirus nhưng, thay vào đó, được truyền hình trên Truyền thông Vatican.

Trong một tuyên bố, Vatican nói rằng trong vương cung thánh đường có đặt Tượng Chịu Nạn của Nhà thờ Thánh Marcellô, từng được rước ở Rôma trong Đại dịch hạch và bức ảnh Salus Populi Romani (Đấng Che Chở Dân Thành Rôma) của Đức Mẹ.

Vatican cho biết nghi thức Tưởng niệm Chúa vào thành Giêrusalem sẽ diễn ra dưới chân Bàn thờ Tuyên xưng và rước tới Bàn thờ kính Tòa, nơi đặt cây cọ và cây ô liu.

Vatican cho hay: Tại Bàn thờ, Thánh lễ sẽ diễn ra như thường lệ, ngoại trừ sẽ không có đám rước dâng của lễ.

EWTN sẽ cung cấp chiếu trực tiếp trọn Thánh lễ và Kinh Truyền Tin:

Vatican cũng cho biết ngày mai sẽ là Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXXV ở cấp giáo phận, với chủ đề: "Hỡi chàng trai trẻ, tôi nói với bạn, hãy đứng dậy! (Lc 7:14)”.

Ngày Giới trẻ Thế giới hàng năm, khác với biến cố lớn được tổ chức vài năm một lần, theo truyền thống được tổ chức vào Chúa Nhật Lễ Lá.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hãy ‘Rửa Tay’ Nhưng Xin Đừng ‘Phủi Tay’
Jos Đồng Đăng
10:33 05/04/2020
Hãy ‘Rửa Tay’ Nhưng Xin Đừng ‘Phủi Tay’

Jos. Đồng Đăng

Nhân loại đang phải đối diện với đại dịch coronavirus, một cơn dịch khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều anh chị em chúng ta. Tính đến lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật, ngày 5 tháng 4 năm 2020, số người bị nhiễm vi rút corona là 1,201,933; số người tử vong là 64,716. Giáo Hội đang bước vào Tuần Thánh trong bầu khí ảm đạm. Hầu hết giáo dân đang phải theo dõi các nghi thức Tuần Thánh qua các phương tiện truyền thông. Cơn đại dịch làm cho con người hết sức nao núng, sợ hãi, có khi đóng chặt cửa nhà, hòng được yên bề trong cơn dịch. Việc đóng cửa để bảo vệ mình và những người thân là tốt, tuy vậy, chúng ta không được đóng chặt lòng mình trước những nhu cầu của tha nhân. Thiết tưởng, đó cũng là thông điệp quan trọng mà chúng ta cần lưu tâm trong Tuần Thánh này.

Trước hết, trong hoản cảnh này, ai ai cũng nhận thức được việc phòng dịch là cần thiết. Các chuyên gia y tế khuyên người dân rửa tay để tránh bị nhiễm và lây lan loại vi rút Corona này. Trong bài thương khó Đức Giêsu Kitô mà chúng ta được nghe trong Tuần Thánh này, có một chi tiết đặc biệt chúng ta cần lưu ý. Tại phiên tòa xét xử Đức Giêsu, quan Tổng trấn Philatô “đã lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: ‘Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!’” (Mt 27,24). Và chúng ta hãy nghe những lời khuyên đầy tâm huyết của Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Bộ trưởng Thánh Bộ Truyền giáo các Dân tộc, được trích dẫn như sau: “Chúng ta cũng rửa tay của mình nhưng không phải theo cách thế mà Philatô đã làm. Chúng ta không thể phủi tay để chối bỏ trách nhiệm với người nghèo, người bệnh, người thất nghiệp, người tị nạn, người vô gia cư, với những người trợ giúp về y tế, với tất cả mọi người, với toàn thể công trình sáng tạo và với tương lai của biết bao thế hệ. Chúng ta cầu nguyện để nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có tình yêu đích thực cho mọi người khi chúng ta đối diện với tình trạng khẩn cấp chung.”

Chúng ta đóng cửa phòng nhưng không đóng cửa lòng. Trong Tuần Thánh này, chúng ta sẽ được nhắc lại tấm gương khiêm tốn phục vụ của Đức Giêsu, Đấng vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng đã không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, theo kiểu “con vua thì lại làm vua”. Trái lại, chính Người đã mang lấy thân phận tôi đòi, đã mặc lấy thân phận con người trong dung mạo của một Hài Nhi bé nhỏ, đã lang thang khắp mọi nẻo đường xứ Palestine, đã vui với người vui, khóc với người khóc, và cuối cùng đã chịu chết một cách tức tưởi trên cây thập giá để cứu độ con người, trong đó có bạn và tôi.

Trong Thánh Lễ Tiệc Ly tuần này, chúng ta sẽ được chứng kiến một nghĩa cử đặc biệt do các giám mục, linh mục cử hành để lặp lại hành động của Đức Giêsu trong bữa ăn cuối cùng của Người với các môn đệ trước khi Người bước vào cuộc khổ nạn. Thánh Gioan thuật lại: “Trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau” (Ga 13,4-5). Vào thời bấy giờ, rửa chân là việc làm của thứ dân nô lệ. Vậy mà Đức Giêsu đã không nề hà làm điều đó để nêu bài học khiêm nhường phục vụ cho chúng ta. Sau khi rửa chân, Người đã căn dặn các môn đệ: “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13,14-15). Thông điệp Người nhắn nhủ chúng ta là hãy phục vụ anh chị em mình một cách vô vị lợi chứ không phải vì tham vọng thống trị hay áp chế người khác. Ôi! Nhân cách Giêsu là thế ấy, là “hóa mình ra không” để phục vụ, để nêu gương khiêm tốn cho tất cả chúng ta. Đó ắt hẳn là một “phong cách làm lớn” mà chúng ta cần học hỏi.

Phục vụ chính là con đường để ta “làm lớn” vì “ai muốn làm đầu phải hầu thiên hạ”. Một lần kia, khi các Tông đồ đang tranh luận với nhau, họ đang cãi nhau ai là người lớn nhất, Đức Giêsu đã để một đứa trẻ ở giữa và nói: “Nếu các con không nên giống như trẻ thơ thì các con chẳng xứng đáng làm môn đệ của Thầy”. Một trái tim trẻ thơ, đơn sơ, khiêm nhường, nhưng đó chính là một cung cách phục vụ, cung cách của công dân Nước Trời. Và còn có nhiều điều thú vị mà chúng ta có thể liên hệ đến nghĩa cử này trong cuộc sống ngày của chúng ta. Chúng ta bắt gặp hình ảnh Đức Giêsu khiêm tốn phục vụ nơi những người cha phải “đầu tắt mặt tối” trên nương trên rẫy; nơi những người mẹ phải lặn lội trên sông trên nước, để mò cua bắt ốc, để kiếm từng bát cơm manh áo cho cho các thành viên trong gia đình, nơi những mục tử phải “dầm mưa dãi nắng”, phải “nếm mật nằm gai” với đoàn chiên trong cơn đại dịch này. Biết bao vị mục tử đã đứng ở “đầu sóng ngọn gió”, đã nằm xuống để đoàn chiên được tới đồng cỏ xanh tươi là các bí tích của Giáo Hội. Thật đẹp biết bao những bước chân của những người mực tử như thế! Đẹp biết bao những người cha người mẹ như thế! Họ chính là những “Alter Christus”, những Kitô thứ hai cho con người ngày hôm nay.

Tóm lại, giữa bao lo lắng, bao trăn trở, bao lo âu, bao đau khổ vì gánh nặng giữa cơn đại dịch coronavirus, chúng ta luôn được mời gọi sống tình liên đới, khiêm tốn và phục vụ lẫn nhau như Đức Giêsu Kitô – Đấng vốn dĩ là Thiên Chúa quyền năng, được trao phó mọi quyền hành trên trời dưới đất lại không dùng quyền đó để thống trị, để áp chế, nhưng để cúi xuống phục vụ tha nhân. Lề luật mà Người ban hành không phải là để thống trị, để làm hại, để hạ bệ người khác hay để lợi dụng người dân trong cơn khốn quẫn hòng “đục nước béo cò”, nhưng là để phục vụ. Cung cách Đức Giêsu hoàn toàn trái ngược với cung cách vua chúa quan quyền trần thế như chính Người đã nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20,25-27). Ước gì, chúng ta cũng biết noi gương Đức Giêsu, biết trở nên người phục vụ quảng đại hơn, khiêm tốn hơn, hầu xoa dịu những vết thương đau, hầu đem lại niềm vui cho anh chị em chúng ta – niềm vui Tin Mừng cứu độ. Cuối cùng, xin được mạo muội diễn ý thao thức mà Đức Hồng Y Tagle, Bộ Trưởng Thánh Bộ Truyền giáo cho các Dân tộc đã đề cập đến trong bài viết: “Emergencies and Charity: A reflection by Cardinal Tagle” trong lời vắn tắt này: Hãy rửa tay nhưng xin đừng phủi tay!
 
Chia Sẻ với anh em Linh Mục về nội dung các bài giảng về Sự Đau Khổ
LM Matthêu Nguyễn Khắc Hy PSS
18:55 05/04/2020
Chia Sẻ với anh em Linh Mục về nội dung các bài giảng về Sự Đau Khổ

Trong tình trạng đại dịch coronavirus đang hoành hành khắp thế giới, và Giáo Hội đang chuẩn bị bước vào tuần thánh mừng mầu nhiệm Thương Khó, Chết, và Sống Lại của Đức Giêsu Kitô qua nghi thức phụng vụ chưa từng có trong lịch sử, đó là, giáo dân tham dự phụng vụ qua màn hình của truyền thông hiện đại, tâm tư giáo dân xoay quanh câu hỏi: Tại sao Thiên Chúa để những đau khổ này xảy ra? Ngài có thật sự yêu thương con người không? Hay Thiên Chúa có trừng phạt con người vì tội lỗi của họ không?

Một số người còn thêm kịch tính khi cho rằng bí mật thứ Ba của sứ điệp Fatima chưa được tiết lộ… Vì thế, đại dịch covid-19 này là bí mật thứ ba được Đức Mẹ báo trước từ năm 1917.

Anh em linh mục có trách nhiệm giúp giải thích những thắc mắc này trong các bài giảng lễ, nhất là trong tuần thánh này, để giáo dân tăng thêm kiến thức đức tin, và tin tưởng hơn vào Thiên Chúa.

Linh mục chúng ta thường hay bị mắng là trả lời những câu không ai hỏi… Và chúng ta cũng phải thú nhận là nhiều câu trả lời của chúng ta thiếu rõ ràng hay không đúng trọng tâm những gì người khác hỏi. Một số những giải thích thiếu rõ ràng, ngay cả thậm chí sai trái, khiến giáo dân hoang mang.

Tôi muốn chia sẻ với anh em vài điểm đáng chú ý khi chúng ta giải thích tương quan giữa Sự dữ (evil) và Thiên Chúa trong các bài giảng.

Thứ nhất, cần nhấn mạnh: sự dữ và đau khổ là một huyền nhiệm (mystery) . Ta không biết nó đến cách nào, và tại sao nó tồn tại. [2] Ngay cả khoa học cũng không biết tại sao, vì khoa học chỉ cắt nghĩa được những hiện tượng xảy ra mà thôi. Cũng như ta đọc Kinh Thánh, tác giả không hề nói tại sao hay cách nào con rắn đến với con người, mà chỉ đơn giản nói việc con rắn xuất hiện cám dỗ hai ông bà nguyên tổ, một biểu tượng của sự dữ trong đời sống con người.

Thánh Phao lô đã nói: “Điều tôi muốn tôi không làm, và tôi làm điều tôi không muốn” (Rm 7:15), như một thú nhận trước mầu nhiệm cuộc sống. Sự dữ là một huyền nhiệm. Vì thế, ta không thể chấp nhận những câu trả lời đơn giản cho những câu hỏi hóc búa, hay những câu trả lời từ chối trách nhiệm cá nhân (như Satan khiến tôi làm…) hay cho rằng sự dữ không có thực, hay ta không đánh giá đúng mức sự thương khó (đau khổ) của Đức Kitô, Đấng đồng cảm với những đau khổ của con người.

Thứ hai, loại bỏ tư tưởng vô cảm khi cho rằng sự dữ và đau khổ là ý niệm tương đối, nghĩa là, nó không thật sự là sự dữ nếu không gây đau khổ cho ta. Ví dụ, động đất là động đất, và nó không thật sự là sự dữ hay gây đau khổ nếu xảy ra trong vùng hoang vu, không bóng người. Rắn độc tự nó là rắn độc, nhưng không là sự dữ nếu không cắn ta. Ngay cả những lý luận gần hơn như bệnh nhân ung thư chết hàng ngàn người trong một ngày, nhưng ta không quan tâm đơn giản vì ta không biết họ, hay sự dữ không trực tiếp ảnh hưởng đến ta. Chỉ khi nào “xui xẻo” đến với ta hay gia đình, người thân… lúc đó ta mới cho nó là sự dữ (và đau khổ).

Ta cần khơi dậy ý thức cộng đoàn, nghĩa là, tất cả đều là con Thiên Chúa. Đức tin Công Giáo không cho phép ta vô cảm trước những đau khổ của tha nhân, bất kể người đó ở đâu hay đến từ đâu. Chỉ có Đức Giê su mới dạy môn đệ Ngài “hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho ai ngược đãi con” mà thôi (cf. Mt 5:44).

Thứ ba, ta luôn tìm thấy “may trong rủi” . Vì ta không có kiến thức tương lai, và ta bị hạn chế trong những khủng hoảng đang có, nên ta quên những cái tốt do những khủng hoảng này mang lại. Ví dụ, cái chết một người có thể đem lại bình an cho gia đình; việc phong tỏa và cách ly trong thời gian gần đây giúp con người ý thức hơn về giá trị cuộc sống, về những hoang phí thời gian hay tiền bạc họ đã làm, về sự cần thiết gần gũi nhau trong gia đình giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái… Tính lạc quan giúp ta luôn tìm được lý do để tạ ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh (1 Tx 5,18). Ta luôn nhớ rằng sự dữ tự nó không có cái kết, mà cuối cùng nó sẽ bị đánh bại, rằng chúng ta không bao giờ bị Thiên Chúa bỏ rơi. Vì thế, hãy nhìn những sự kiện diễn ra trong đức tin vào Thiên Chúa, hơn là tìm Thiên Chúa trong lăng kính của những diễn tiến này.

Thứ tư, cẩn thận khi cắt nghĩa rằng mọi sự xảy ra đều là Ý Chúa. Dĩ nhiên điều này không đúng (nếu hiểu là Thiên Chúa muốn đau khổ cho con người). Cần phân biệt sự khác nhau giữa “Ý Chúa muốn” và “Chúa cho phép xảy ra”. Ý của Thiên Chúa rõ ràng là cho thế gian được cứu chuộc, tuy nhiên Thiên Chúa cho phép chúng ta và vũ trụ được tự do đáp trả lời mời gọi này trong nhiều cách. Không phải mọi sự xảy ra đều là Ý Thiên Chúa, vì còn có tự do của con người đóng góp đưa đến những kết quả này. Vì thế, nếu nói Ý Chúa dẫn đến những đau khổ, liệu ta có vẽ lên một Thiên Chúa độc ác không? Và nếu Thiên Chúa muốn những điều ác độc như thế, Thiên Chúa đó không đáng cho ta tôn thờ.

Thứ năm, tránh từ ngữ Thiên Chúa trừng phạt con người. Quan niệm trong dân gian về sự thưởng phạt nhãn tiền của thần thánh khiến nhiều khi ta dùng từ ngữ cắt nghĩa những hiện tượng trước mắt như sự trừng phạt của Thiên Chúa. Nhiều người còn trích dẫn các câu chuyện Kinh Thánh trong Cựu Ước để chứng minh Thiên Chúa “thưởng phạt nhãn tiền” những ai chống lại Ngài. Giáo lý Công Giáo dạy rằng có sự Thưởng – Phạt ở đời sau. Tuy nhiên, nếu kết án Thiên Chúa (Thưởng) – Phạt thì ta trốn trách nhiệm tự do con người sử dụng. Nếu một người sống đời tội lỗi, và kết quả sau này là phải bị xuống hỏa ngục trầm luân, liệu đây là hình phạt Thiên Chúa áp dụng cho họ, hay chính họ tự chọn cái kết cho chính mình? Trong một đất nước dân chủ và sống theo pháp luật như Hoa Kỳ, những ai ở trong tù không phải bị chính phủ Phạt, cho bằng họ có hành động gì sai, và tự họ Phạt họ trong tù qua sự can thiệp của chính quyền.

Thứ sáu Số phận. Đây là quan niệm Phật giáo, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân Việt nam, và nhiều người Công Giáo cũng bị ảnh hưởng. Điều bị hiểu lầm nhiều nhất là quan niệm “số phận” hạn chế hay dẹp bỏ tự do định đoạt của con người, và điều này sai với giáo lý Công Giáo. Quan niệm “tiền định” được nhắc đến trong thư Phao lô: “Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định.29 Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc.30 Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang.” (Rm 8:28-30)

Tiền định là tín lý thuộc về kết cục chứ không là bắt đầu trong đời sống Kitô hữu, nghĩa là nói đến hậu kết của đời sống mỗi người sau này. Ngay câu đầu “chúng ta biết rằng, Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” được xem là câu tiêu chuẩn để hiểu đúng nhất về tiền định. Tin vào Chúa Kitô là không để bất cứ yếu tố ngoại cảnh nào hủy hoại ý định và mục đích Thiên Chúa dành cho mỗi con người, đó là yêu thương và kết hợp với Ngài muôn đời: “Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,39 trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giesu, Chúa chúng ta.” (Rm 8:38-39)

Thứ bảy, tránh cực đoan và cuồng tín. Khi Đức Thánh Cha và các giám mục quyết định không dâng thánh lễ để tránh tập trung đông người khiến bệnh dịch có thể lây lan, một số người lên án quyết định này khi cho rằng đây là quyết định sai lầm, hay cho rằng những ai tin vào Đức Kitô thì “dù cầm rắn trong tay, hay uống nhầm thuốc độc cũng chẳng sao” (Mk 16:18). Nghĩa là, họ cho rằng tham dự thánh lễ chung nơi đông người không làm họ lây nhiễm coronavirus. Đây là lý luận “cùn” vì họ quên rằng chính Thiên Chúa là Đấng tạo nên mọi sự (cả coronavirus) và cho nó luật tự nhiên (là gây hại khi nhiễm vào con người). [3]

Vì thế, trong những bài giảng thuyết, chúng ta nên nhắc nhở vài điều quan trọng:

Đầu tiên, sự dữ và đau khổ sẽ được chế ngự bởi tình thương và cảm thông (chia sẻ) . Chúng ta tin Giáo Hội là Thân Thể mầu nhiệm Đức Kitô, và tất cả là anh chị em một nhà. Ông Gióp dù không hiểu tại sao mình chịu đau khổ (bỏ rơi), nhưng chính ông không quên nâng đỡ những người bất hạnh: “Con kêu lên Ngài, nhưng Ngài không đáp, con trình diện Ngài, nhưng Ngài chẳng lưu tâm. 21 Ngài đối xử với con tàn nhẫn… 24 Dù vậy, nào tôi đã chẳng giơ tay trợ giúp, kẻ khốn cùng kêu cứu lúc lâm nguy? Tôi đã chẳng khóc người lầm than vất vả, chẳng động lòng thương kẻ túng nghèo?” (Job 30:20-25) Thánh Phaolô khẳng định rằng Thiên Chúa cũng cảm thông với ta trong mọi hoàn cảnh: “Người [Thiên Chúa] luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó.” (2 Cor 1:4)

Thứ hai, đau khổ cần được san sẻ, và sự dữ (evil) cần phải đối đầu. Đó cũng là lý do cho ông ta dạy khi ai gặp nạn thì mình đến “chia buồn” (còn ai hạnh phúc thì mình đến “chung vui” chứ không lấy bớt đi hạnh phúc của họ). Vì thế, việc thăm viếng, an ủi, cầu nguyện và nâng đỡ nhau trong lúc khốn quẩn vô cùng quan trọng, vì đây là dấu chỉ cụ thể sự hiện diện của Thiên Chúa với những ai đang đau khổ qua trung gian của chúng ta. Trong kinh tin kính các tông đồ, khi tuyên xưng “Đức Giêsu xuống ngục tổ tông” là nói đến chính Đức Giêsu chia sẻ những đau khổ con người, và “ngục tổ tông” là bước cuối cùng con người chịu được trước khi được cứu chuộc để về kết hợp với Thiên Chúa. Chính đau khổ gắn bó con người với nhau, và gắn bó Thiên Chúa với con người, qua Đức Kitô, Đấng sống như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi (Heb 4:15).

Cuối cùng, hy vọng là niềm tin Kitô giáo. Chúng ta luôn sống trong hy vọng, và đức tin vào Chúa Giêsu Kitô là động lực của mọi hy vọng. Hy vọng không chỉ nhắm đến đời sau, mà còn ở đời này. Nếu những gì ta mong ước không được như ý ở đời này, thì chính hy vọng cho ta động lực và ý nghĩa sống. Đức Kitô là hy vọng của mọi người (1 Tim 1), và trong Đức Kitô con người hy vọng được cứu rỗi: “Vậy giờ đây, những ai ở trong Đức Kitô, thì không còn bị lên án nữa.” (Rom 8:1). Hơn nữa, chính sự sống lại của Đức Kitô đem lại cho nhân loại hy vọng (1 Cor 15 ff), vì “sự chết là kẻ thù cuối cùng đã bị đánh bại” (1 Cor 15:26), và Chúa Kitô Phục Sinh cho ta niềm tin để sống, cho ta giá trị và lý do để chết.

Một vài những suy tư với anh em linh mục trong dịp đại dịch xảy ra trong tuần thánh năm nay. Tôi có cảm tưởng chúng ta là những người “không nói cũng không được, mà nói cũng không xong” khi đối diện với đau khổ của người khác. Trước “tiến thoái lưỡng nan”, đừng để cám dỗ rút lui im lặng, hay chỉ nói qua loa… hay tệ hơn (dù họ không biết là họ đang làm sai) đi vào vết cũ của lạc giáo Ảo Thân thuyết (Docetism), Ngộ Đạo thuyết (Gnosticism) hay một lạc giáo hỗn tạp của những giải thích bâng quơ, không chính xác.

Để hiểu rõ thêm về thần học Công Giáo dạy gì về sự dữ và đau khổ trong đời sống con người, xin mời anh em đọc thêm bài đính kèm sau.

-----------

[1] “Ba Bí Mật Fatima” là cụm từ nói đến những điều Mẹ Maria nhắn với ba em Lucia Santos, Jacinta Marto và Francisco Marto khi hiện ra 6 lần với các em từ ngày 13-5-1917 đến 13-10-1917. Theo Lucia, ngày 13-7-1917 Mẹ Maria trao cho các em Ba Bí Mật. Năm 1941, theo yêu cầu của Đức Giám Mục Jose Alves Correia da Silva, giám mục Leiria, Lucia đã tiết lộ Hai Bí Mật, nhưng không muốn tiết lộ Bí Mật Thứ Ba. Tháng 10 năm 1943, theo yêu cầu của Đức Giám Mục địa phương, chị Lucia tiết bộ Bí Mật Thứ Ba bằng cách viết thư nhưng dán kín, và xin đợi cho đến năm 1960 rồi mới mở ra, vì lúc đó sẽ “rõ hơn.” Bức thư Bí Mật Thứ Ba này được đức thánh giáo hoàng Gioan Phao lô II cho công khai vào năm 2000, nhưng một số vẫn cho rằng đức Gioan Phao lô II đã không công bố toàn bộ lá thư, dù Vatican đã vài lần lên tiếng chính thức là bức thư đã được công khai hoàn toàn.

[2] Một số thường trích thư thánh Phaolô: “Tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội” (Rm 5:12), để giải thích đau khổ và sự chết đến thế gian. Đừng quên Đức Giêsu Kitô hoàn toàn vô tội nhưng Ngài cũng chịu đau khổ và chết. Vì thế giáo lý vẫn dạy sự hiện diện của sự dữ và đau khổ là một mầu nhiệm.

[3] Mục sư Jamie Coots của nhà thờ Full Gospel Tabernacle ở Kentucky chết ngày 15-2-2014 khi cầm rắn độc trong tay để chứng minh cho giáo dân rằng nếu tin thì rắn độc không làm hại ông (xem Mark 16:18). Đến tháng 8-2018, con ông nối nghiệp là mục sư Cody Coots cũng bị rắn cắn và phải đi nhà thương, nhưng may mắn được cứu sống.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tiệc Ly
Tấn Đạt
22:44 05/04/2020
TIỆC LY
Ảnh của Tấn Đạt

Chúa ban Bí tích muôn đời
Cử hành Thánh Thể mọi thời uy linh
Tiệc Ly trao hiến thân mình
Cùng nhau “ Bẻ Bánh ” chân tình thâm sâu
(Trích thơ cũa Lm.Khuất Dũng sss)
 
VietCatholic TV
Phóng sự Lễ Lá tại Vatican thời dịch bệnh 05 tháng Tư, 2020
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:21 05/04/2020
Lúc 11 giờ sáng Chúa Nhật 5 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Lá, khởi sự Tuần Thánh, là tuần lễ quan trọng nhất trong Phụng Vụ Công Giáo.

Ngày Chúa Nhật Lễ Lá này không giống như bất cứ ngày lễ nào trong những ngày Chúa Nhật Lễ Lá mà chúng ta đã trải qua trong đời. Tại Vatican cũng vậy, thay cho những đám đông dân chúng đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, quý vị và anh chị em đang thấy Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ một cách lặng lẽ với các cộng sự viên gần gũi với ngài tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô. Đó là một bàn thờ nhỏ nơi đã từng xảy ra nghi thức tưởng niệm Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc do Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chủ sự.

Trong khoảnh khắc khi những nghi ngờ và sợ hãi tràn ngập trái tim chúng ta, điều quan trọng là chúng ta hướng mắt lên cầu nguyện cùng Chúa. Kinh Thánh không bỏ qua kinh nghiệm của con người về sự sợ hãi. Đức Thánh Cha lưu ý rằng Ápraham, Giacóp, Môise, Thánh Phêrô, các Tông Đồ khác và cả chính Chúa Giêsu đã từng trải qua những nỗi sợ hãi và đau đớn.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng cụm từ “Đừng sợ” được lặp lại đến 365 lần trong Kinh Thánh, “như thể nói với chúng ta rằng Chúa muốn chúng ta thoát khỏi sợ hãi, mỗi ngày trong năm”.

Dù chỉ có vài người, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự cuộc rước lá, tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:


Chúa Giêsu “hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (Phil 2: 7). Chúng ta hãy để những lời này của Tông đồ Phaolô dẫn chúng ta vào những ngày thánh thiêng này, như một điệp khúc mô tả Chúa Giêsu như một người tôi tớ: vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Ngài được mô tả là người tôi tớ rửa chân cho các môn đệ; vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Ngài được giới thiệu là người đầy tớ đau khổ và chiến thắng (x. Is 52:13); và ngày mai chúng ta sẽ nghe lời tiên tri Isaia nói về Ngài rằng: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ” (Is 42: 1). Chúa đã cứu chúng ta bằng cách phục vụ chúng ta. Chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta là những người phục vụ Chúa. Không, chính Ngài là người tự do lựa chọn phục vụ chúng ta, vì Chúa yêu mến chúng ta trước. Thật khó để yêu mà không được yêu lại. Và còn khó hơn để phục vụ nếu chúng ta không để cho Chúa phục vụ mình.

Nhưng Chúa đã phục vụ chúng ta như thế nào? Thưa: bằng cách hiến mạng sống của Ngài cho chúng ta. Chúng ta rất quý giá đối với Chúa; Chúa phải trả giá đắt vì chúng ta. Thánh Angela Foligno cho biết thánh nữ từng nghe Chúa Giêsu nói: “Tình yêu Ta dành cho con không phải là trò đùa”. Tình yêu của Chúa dành cho chúng ta đã khiến Ngài hy sinh bản thân và gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Điều này làm chúng ta ngạc nhiên: Thiên Chúa đã cứu chúng ta bằng cách tự mình gánh chịu mọi hình phạt vì tội lỗi của chúng ta. Không phàn nàn, nhưng với sự khiêm nhường, kiên nhẫn và vâng lời của một người tôi tớ, và hoàn toàn là vì yêu. Và Chúa Cha đã nâng đỡ Chúa Giêsu trong sự phục vụ của Ngài. Ngài không lấy đi cái ác đã nghiền nát Chúa Giêsu, nhưng củng cố Chúa Giêsu trong đau khổ để cái ác của chúng ta có thể được vượt qua bởi sự thiện, bởi một tình yêu cho đến tận cùng.

Chúa phục vụ chúng ta đến mức trải qua những tình huống đau đớn nhất của những người yêu thương: đó là bị phản bội và bỏ rơi.

Phản bội. Chúa Giêsu đã chịu sự phản bội bởi người môn đệ đã bán Ngài và người môn đệ khác đã chối Ngài. Chúa bị phản bội bởi những người hát Hosanna với Ngài và sau đó hét lên: “Đóng đinh hắn đi!” (Mt 27:22). Ngài đã bị phản bội bởi tổ chức tôn giáo đã lên án Ngài một cách bất công và bởi thể chế chính trị đã rửa tay đối với Ngài. Chúng ta có thể nghĩ về tất cả những sự phản bội lớn nhỏ mà chúng ta phải chịu trong cuộc sống. Thật là khủng khiếp khi phát hiện ra rằng một niềm tin được đặt vững chắc đã bị phản bội. Từ sâu thẳm trong tim chúng ta một nỗi thất vọng dâng lên thậm chí có thể khiến cuộc sống dường như vô nghĩa. Điều này xảy ra bởi vì chúng ta được sinh ra để yêu và được yêu, và điều đau khổ nhất là bị phản bội bởi một người hứa sẽ trung thành và gần gũi với chúng ta. Chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng được Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, đã đau đớn như thế nào.

Chúng ta hãy nhìn vào nội tâm mình. Nếu chúng ta thành thật với chính mình, chúng ta sẽ thấy những bất trung của mình. Bao nhiêu những giả dối, giả hình và những trò ăn ở hai lòng! Bao nhiêu những ý tốt lành bị phản bội! Bao nhiêu những thất hứa! Bao nhiêu những quyết tâm dở dang! Chúa biết lòng chúng ta hơn cả chúng ta. Ngài biết chúng ta yếu đuối và nửa vời như thế nào, chúng ta ngã bao nhiêu lần, khó khăn như thế nào để chúng ta đứng dậy và cam go ra sao để chữa lành một vết thương nhất định. Và Ngài đã làm gì để đến giúp chúng ta và phục vụ chúng ta? Ngài nói với chúng ta qua lời Tiên Tri: “Ta sẽ chữa chúng khỏi tội bất trung, sẽ yêu thương chúng hết tình” (Hos 14: 5). Ngài đã chữa lành chúng ta bằng cách gánh lấy sự bất trung của chúng ta và bằng cách lấy đi từ chúng ta sự phản bội. Thay vì chán nản vì sợ thất bại, giờ đây chúng ta có thể nhìn vào cây thánh giá, cảm nhận cái ôm của Ngài và nói: “Này đây là sự bất trung của con, Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã gánh lấy lên mình Chúa. Chúa mở rộng vòng tay của Chúa ra với con, Chúa phục vụ con với tình yêu của Chúa, Chúa tiếp tục nâng đỡ con... Và vì thế con sẽ tiếp tục tiến bước”.

Bỏ rơi. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thốt lên từ trên Thập Giá, một điều này riêng một mình: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27:46). Đây là những từ mạnh mẽ. Chính Chúa Giêsu đã phải chịu sự bỏ rơi của các môn đệ, những người đã chạy trốn. Nhưng Chúa Cha vẫn ở bên Ngài. Bây giờ, trong vực thẳm của sự cô đơn, lần đầu tiên Chúa Giêsu gọi Chúa Cha bằng danh xưng chung “Thiên Chúa”. Và “lớn tiếng”, Ngài hỏi câu hỏi đớn đau nhất “tại sao”: “Sao Ngài lại bỏ rơi con?”. Những lời này thực ra là những lời trong một Thánh Vịnh (x 22: 2); những lời ấy nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu cũng mang kinh nghiệm về sự cô đơn tột cùng vào lời cầu nguyện của Ngài. Nhưng sự thật vẫn là chính Người đã trải qua sự cô độc đó: Người đã trải qua sự ruồng bỏ tận cùng, mà các Tin Mừng đã làm chứng bằng cách trích dẫn chính những lời của Người: Eli, Eli, lama sabachthani?

Tại sao tất cả điều này diễn ra? Một lần nữa, những điều ấy đã được thực hiện vì thiện ích của chúng ta, để phục vụ chúng ta. Vì vậy, khi chúng ta bị dồn vào chân tường, khi chúng ta thấy mình ở một con đường cùng, không có ánh sáng và không lối thoát, khi dường như chính Chúa không đáp lại, chúng ta nên nhớ rằng chúng ta không cô đơn. Chúa Giêsu đã từng trải qua tình trạng bị ruồng bỏ hoàn toàn trong một tình huống mà trước đây Người chưa từng trải qua để nên một với chúng ta trong mọi thứ. Chúa đã làm điều đó vì tôi, vì anh chị em, để nói với chúng ta rằng: “Đừng sợ, con không cô đơn đâu. Thầy đã trải qua tất cả sự cô độc của con để có thể gần gũi con hơn bao giờ. Chúa Giêsu đã phục vụ chúng ta đến mức đó: Người rơi xuống vực thẳm của những khổ đau cay đắng nhất của chúng ta, đến tận đỉnh điểm của sự phản bội và bị ruồng bỏ. Hôm nay, trong thảm kịch của một đại dịch, trước nhiều thứ an ninh giả tạo đã sụp đổ, trước cơ man những hy vọng bị phản bội, trong cảm thức bị bỏ rơi đang đè nặng lên trái tim chúng ta, Chúa Giêsu nói với mỗi người chúng ta: “Hãy can đảm, mở cửa trái tim của con cho tình yêu của Thầy. Con sẽ cảm nhận được sự an ủi của Thiên Chúa, Đấng nâng đỡ con.”

Anh chị em thân mến, chúng ta có thể làm gì khi so sánh với Chúa, Đấng đã phục vụ chúng ta thậm chí đến mức bị phản bội và bỏ rơi? Chúng ta có thể từ nay đừng phản bội Người, vì chúng ta được tạo dựng cho Người; và đừng từ bỏ những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta được đưa vào thế giới này để yêu Chúa và những người lân cận của chúng ta. Mọi thứ khác sẽ qua đi, chỉ còn lại điều này. Bi kịch chúng ta đang trải qua hiệu triệu chúng ta đánh giá nghiêm chỉnh những gì là quan yếu, và không bị cuốn vào những điều tầm thường; nó mời gọi chúng ta tái khám phá rằng cuộc sống chẳng có ích gì nếu không được dùng để phục vụ người khác. Vì cuộc sống được đo lường bằng tình yêu. Vì vậy, trong những ngày thánh thiêng này, trong nhà của chúng ta, chúng ta hãy đứng trước Đấng bị đóng đinh, là thước đo đầy đủ nhất về tình yêu của Chúa dành cho chúng ta, và trước mặt Chúa, là Đấng phục vụ chúng ta đến độ thí mạng mình vì chúng ta, và chúng ta hãy xin ân sủng sống để phục vụ. Xin cho chúng ta có thể vươn ra với những người đang đau khổ và những người cần giúp đỡ nhất. Cầu xin cho chúng ta đừng quan tâm đến những gì chúng ta thiếu, nhưng lo lắng về những việc lành phúc đức chúng ta có thể làm cho những người khác.

Này là tôi trung Ta, người mà Ta nâng đỡ. Chúa Cha, Đấng đã nâng đỡ Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Ngài cũng nâng đỡ chúng ta trong nỗ lực phục vụ. Yêu thương, cầu nguyện, tha thứ, chăm sóc người khác, trong gia đình và ngoài xã hội: tất cả những điều này chắc chắn có thể khó khăn. Điều đó có thể được cảm nhận như đàng thánh giá. Nhưng con đường phục vụ là con đường chiến thắng và là con đường trao ban sự sống mà qua đó chúng ta đã được cứu độ. Tôi muốn nói điều này đặc biệt với những người trẻ tuổi, vào Ngày này là ngày đã được dành riêng cho họ trong suốt ba mươi lăm năm qua. Các bạn thân mến, hãy nhìn vào những anh hùng thực sự được đưa ra ánh sáng trong những ngày này: họ không phải là những người nổi tiếng, giàu có và thành đạt; trái lại, họ là những người đang cống hiến hết mình để phục vụ người khác. Hãy cảm thấy chính mình được gọi để đứng trên tuyến đầu. Đừng ngại cống hiến cuộc đời của bạn cho Chúa và cho người khác; nó đáng giá! Vì cuộc sống là một ân sủng chúng ta chỉ nhận được khi chúng ta cho đi, và niềm vui sâu sắc nhất của chúng ta đến từ việc nói vâng với tình yêu, không có nhưng nhị gì cả. Như Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta.

Lời nguyện giáo dân

Trong phần lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, với cái nhìn chăm chú vào Chúa Giêsu, là Chúa vinh quang và cũng là người tôi tớ đau khổ, chúng ta hãy vững dạ thành tâm dâng lên Chúa lời cầu xin của chúng ta với Chúa, Đấng là Cha nhân hậu và quan phòng của chúng ta.

1. Lạy Chúa là Cha toàn năng xin tuôn đổ ơn khôn ngoan trên Đức Thánh Cha và các Đức Giám Mục của chúng con để các ngài can đảm rao giảng sự điên rồ của thập tự giá. Trong số những lo lắng về thế giới này, xin cho các ngài hăng say loan báo cho mọi người biết Chúa Giêsu, là con chiên bất tử, là Đấng giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi và cái chết.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

2. Lạy Cha xin hãy nhìn với lòng từ ái trên những người cai trị các dân nước và tất cả các dân tộc trên trái đất. Trong giờ thử thách này, xin cho họ được trải nghiệm sức mạnh tình yêu của Chúa, Đấng giải thoát con người khỏi sự xấu xa và mọi nghịch cảnh.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

3. Lạy Chúa là Cha từ nhân xin cho ân sủng Cha chạm đến trái tim của những người tội lỗi và những người không tin, để họ có thể khám phá trong máu Chúa Giêsu, tuôn ra trên thập tự giá, ơn thanh tẩy thực sự đang mở ra cho nhân loại cuộc sống và hy vọng.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

4. Lạy Chúa là Cha toàn năng xin cho lời mời gọi đầy ủi an của Cha vang lên trong tâm hồn những người trẻ để họ tìm được sức mạnh để đứng dậy và sống trong sự hân hoan vâng phục theo thánh ý Cha.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

5. Lạy Chúa là Cha từ nhân xin nâng đỡ và ban sức mạnh cho những Kitô hữu bị sỉ nhục và bắt bớ vì danh Cha để họ không chùn bước trước các gian truân và bách hại.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

Đức Thánh Cha đã kết thúc các lời nguyện với lời cầu sau đây:

Lạy Cha, xin đoái thương lắng nghe những lời cầu nguyện nghèo nàn của chúng con và nhận ra trong đó tiếng kêu của Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mạng sống cho tình yêu và cho sự cứu rỗi của chúng con. Người là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân: Sự lệ thuộc của WHO vào Trung Quốc là thảm kịch của nhân loại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:32 05/04/2020
Vừa có thêm một vị Hồng Y nữa lên tiếng quy trách nhiệm cho Trung Quốc và Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, về đại dịch coronavirus kinh hoàng đã gây tử vong cho ít nhất 64,000 người và làm hơn một triệu người nhiễm bệnh.

Lần này là Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân. Sự phụ thuộc của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, vào Trung Quốc cũng là một trong những yếu tố dẫn đến đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hương Cảng đã nhận định như trên trong một bài đăng trên tờ Catholic Herald.

Đó là tin chính chúng tôi sẽ trình bày trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.

Tính đến sáng Chúa Nhật Lễ Lá 5 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 64,710 người, trong số 1,201,767 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ trước đó đã có 5,801‬ người chết và thêm 84,801‬ người nhiễm coronavirus.

Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 8,452 người, trong số 311,357 trường hợp nhiễm coronavirus.

“Loại coronavirus mới độc địa này gây ảnh hưởng đến nạn nhân và gia đình họ. Nó cũng đóng cửa các nhà thờ, làm tổn thương sâu sắc các tín hữu và giáo sĩ Công Giáo, nhưng Tuần Thánh là thời gian để cùng nhau tìm kiếm lòng thương xót và tình yêu của Chúa trong Thánh Tâm Chúa Giêsu,” Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez, chủ tịch của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ,” nói trong tuyên bố hôm thứ Sáu 3 tháng Tư.

“Trong trái tim của Chúa Giêsu, bị đâm thâu qua khi Ngài bị treo trên thập giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, và tình yêu của Ngài dành cho mỗi người chúng ta.”

“Tuần Thánh quá khác biệt so với những Tuần Thánh chúng ta đã trải qua trong đời. Các nhà thờ có thể bị đóng cửa, nhưng Chúa Kitô không bị cách ly và Tin Mừng của Ngài không bị xiềng xích. Thánh Tâm Chúa chúng ta vẫn mở rộng cho mọi người nam nữ. Mặc dù chúng ta không thể thờ phượng cùng nhau, nhưng mỗi người chúng ta có thể tìm kiếm Chúa trong nhà tạm là trái tim mình.”

“Chúa yêu mến chúng ta, và vì tình yêu của Ngài không bao giờ thay đổi, chúng ta không nên sợ, ngay cả trong thời gian thử thách truân chuyên này. Trong tuần này, khi kính nhớ những mầu nhiệm, chúng ta hãy đổi mới niềm tin vào tình yêu Chúa”.

Số người nhiễm bệnh tại Tây Ban Nha đã vượt quá các trường hợp tại Ý và lên đến 126,168 người. Tử vong tại Tây Ban Nha đến nay là 11,947 người. Như vậy là có sự sụt giảm so với con số tử vong 837 người trong 24 giờ trước đó, lần lượt là 961 và 850.

Trước tình hình này, thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã tuyên bố gia hạn các biện pháp cách ly thêm 15 ngày nữa cho đến ngày 26 tháng Tư vì tốc độ lây nhiễm kinh hoàng hiện nay. Tây Ban Nha đã áp dụng lệnh cách ly toàn quốc trong 3 tuần qua.

Lãnh đạo đối lập Pablo Casado đã tweet rằng ông không tin thủ tướng có thể giải quyết được tình hình trước ngày 26 tháng Tư.

Tử vong tại Ý đã lên đến 15,362 người, trong số 124,632 trường hợp nhiễm coronavirus, tức là có 681 người chết trong 24 giờ qua. Số trường hợp tử vong trong 24 giờ qua tại quốc gia này là thấp nhất trong một tuần qua. Số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận là 4,805 người. Như vậy, nhìn chung số người chết và nhiễm bệnh tại Ý đang có khuynh hướng đáng mừng là đang sút giảm dần.

Trong ngày Lễ Lá, các Giám Mục cùng với các Hội Đồng Thành Phố đã có sáng kiến tổ chức cầu nguyện tại các quảng trường thành phố và các toà thị chính như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.

Vị Giám mục tại tâm chấn của vụ dịch coronavirus ở Ý nói rằng các nhà thờ đang phục vụ như những nhà quàn tạm thời vì có quá nhiều xác chết mà chính quyền không biết phải đặt ở đâu.

Trong một cuộc phỏng vấn với ACI Stampa, Đức Cha Francesco Beschi của Giáo phận Bergamo nói rằng việc sử dụng các nhà thờ là một hành động từ ái đối với những người chết cô đơn. Nếu Giáo Hội không làm như thế thi thể họ có thể phải chất đống rất thương tâm.

Ngài cho biết nhiều thi thể của người không Công Giáo cũng được phép đưa vào nhà thờ.

“Sự hiện diện của các thi thể trong nhà thờ là một món quà thể hiện sự tôn trọng và quan tâm,” Đức Cha nói.

Đức Cha nói thêm rằng các trường hợp tử vong thực ra nhiều hơn con số chính thức được Cục Bảo Vệ Dân Sự Ý báo cáo vì có nhiều người chết tại nhà và không được ghi vào trong số tử vong chính thức do coronavirus.

Tử vong tại Đức đã lên đến 1,444 người, trong số 96,092 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Đức là 169 người.

Tử vong tại Pháp đã lên đến 7,560 người, trong số 89,953 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Pháp là 1,053 người. Tử vong hàng ngày tại Pháp đã có sự gia tăng đột biến, Trong 5 ngày qua, các con số ấy là 418; 499; 509; 1,355 và 1,053 người. Giải thích về sự gia tăng này, Bộ Y Tế Pháp nói là do trước đó con số tử vong ở các viện dưỡng lão chưa được đưa vào các báo cáo.

Tử vong tại Anh đã lên đến 4,313 người, trong số 41,903 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong một diễn từ hiếm khi xảy ra gơi cho Anh quốc và các quốc gia trong Liên Hiệp Anh, Nữ hoàng Elizabeth II đã lên tiếng ca ngợi phản ứng của các cấp chính quyền và đặc biệt là các nhân viên y tế trước đại dịch coronavirus kinh hoàng này.

Trong diễn từ hôm Chúa Nhật 5 tháng Tư, Nữ hoàng Elizabeth II thúc giục mọi người đoàn kết để vượt qua thách thức do sự bùng phát coronavirus gây ra.

Nữ Hoàng, 93 tuổi, nói bà có niềm tin rằng Thiên Chúa sẽ nhậm lời cầu nguyện của chúng ta trong nghịch cảnh này.

Không kể các thông điệp Giáng Sinh thường niên, thì đây là lần thứ tư trong triều đại 68 năm của mình, Nữ Hoàng đã đưa ra một diễn văn được truyền hình trực tiếp.

Từ Cung điện Buckingham, nữ hoàng đã đích thân cám ơn các nhân viên y tế trên tuyến đầu.

Nữ Hoàng nói: “Tôi đang nói chuyện với các bạn vào những thời điểm mà tôi biết là một thời gian ngày càng đầy những thách thức. Một thời gian của sự gián đoạn trong cuộc sống của chúng ta: một sự gián đoạn đã mang lại nỗi đau cho một số người, khó khăn tài chính với nhiều người, và những thay đổi rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của tất cả chúng ta.”

Nữ Hoàng đã cầu khẩn Thiên Chúa toàn năng che chở mọi người và ra tay chấm dứt trận đại dịch coronavirus kinh hoàng, mà bà khẳng định là do bàn tay độc địa của con người gây ra.

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân lên tiếng chỉ trích Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO

Sự phụ thuộc của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, vào Trung Quốc cũng là một trong những yếu tố dẫn đến đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hương Cảng đã nhận định như trên trong một bài đăng trên tờ Catholic Herald.

Phản ứng của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã được đưa ra sau khi cách hành xử của ban lãnh đạo WHO gây bùng nổ trong dư luận tại Đài Loan và Hương Cảng.

Trong một cuộc phỏng vấn video diễn ra vào tuần trước với đài truyền hình Hương Cảng RTHK, Bruce Aylward, cố vấn chính của WHO tại Trung Quốc, đã từ chối bình luận về các biện pháp Covid-19 của Đài Loan, và từ chối giải thích lý do tại sao WHO, một tổ chức lẽ ra phải phi chính trị, đã tìm mọi cách gạt đảo quốc này sang một bên, và quyết liệt theo đuôi lập trường của bọn cầm quyền Bắc Kinh, theo đó Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.

Tại một thời điểm, bác sĩ Aylward thậm chí còn cúp máy, chấm dứt cuộc phỏng vấn một cách vô cùng bất lịch sự, với người phỏng vấn mình, là cô Thang Y Phương (Yvonne Tong - 汤依芳), trước các câu hỏi do cô đưa ra.

Khi người phóng viên gọi lại cho Aylward để nói cật vấn tiếp về tình hình tại Đài Loan, nhà dịch tễ học Canada liền tuôn ra một bài học thuộc lòng, không ngừng đánh giá cao những nỗ lực của bọn cầm quyền Trung Quốc, khoe khoang những cái mà ông ta gọi là “thành tích sáng chói trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của Trung Quốc”, nhưng không hề đề cập một câu nào đến Đài Loan, là đối tượng chính trong câu hỏi của nữ ký giả người Hương Cảng.

Cho đến nay, bọn cầm quyền Bắc Kinh coi Đài Loan là một “tỉnh nổi loạn” của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc đã yêu cầu các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và WHO bác bỏ các yêu cầu trở thành một thành viên của Đài Loan, mặc dù, quốc gia này vẫn giữ quan hệ ngoại giao với 14 quốc gia, trong đó có Tòa Thánh.

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân là một nhà phê bình nổi bật chính sách của bọn cầm quyền Trung Quốc. Trên Twitter, ngài chỉ trích các quan chức của WHO đã trốn tránh những câu hỏi như vậy và nói rằng điều đó khiến niềm tin của cá nhân ngài và nhiều người trên thế giới vào tổ chức này là không thể có được.

Cuộc tranh cãi về cuộc phỏng vấn với ký giả Hương Cảng diễn ra trong bối cảnh càng ngày càng có những chỉ trích gay gắt về mối quan hệ của WHO với Trung Quốc. Các quan chức WHO cố tình đánh giá cao Trung Quốc về “tốc độ xác định virus và cởi mở trong việc chia sẻ thông tin”, bất chấp các ý kiến trái ngược của công luận quốc tế, và những thực tế không thể chối cãi được.

Ngay trong nội bộ của tổ chức này cũng có sự mâu thuẫn trong đánh giá về Trung Quốc liên quan đến đại dịch coronavirus. Giáo sư John Mackenzie, một chuyên gia của WHO từ Đại học Curtin tại Úc, cho rằng phản ứng của bọn cầm quyền Trung Quốc là “đáng khiển trách”.

Trong tuyên bố hôm 2 tháng Tư về trách nhiệm của cộng sản Trung Quốc đối với đại dịch coronavirus, Đức Hồng Y Charles Bo nhắc cho mọi người nhớ rằng:

“Một mô hình dịch tễ học tại Đại học Southampton cho thấy nếu Trung Quốc đã hành động có trách nhiệm sớm hơn dù chỉ một, hai hoặc ba tuần, thì số người bị ảnh hưởng bởi virus sẽ được giảm thiểu lần lượt là 66%, 86% và 95%. Thất bại của nó đã gây ra một sự lây lan toàn cầu giết chết hàng trăm ngàn người.”

Đức Hồng Y nói thêm:

“Khi virus lần đầu tiên xuất hiện, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bóp nghẹt tin tức này. Thay vì bảo vệ công chúng và hỗ trợ cho các bác sĩ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt những người tố giác phải im lặng. Tệ hơn nữa, khi các bác sĩ đã cố gắng báo động - như bác sĩ Lý Văn Lương (Li Wenliang - 李文亮) tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, là người đã đưa ra một cảnh báo cho các đồng nghiệp y khoa vào ngày 30 Tháng Mười Hai - cảnh sát đã ra lệnh cho họ phải ‘ngưng ngay không được đưa ra những lời bình luận sai trái’. Bác sĩ Lương, một bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi, đã bị răn đe là ông sẽ bị điều tra vì tội “loan truyền tin đồn” và cảnh sát buộc ông phải ký một lời thú nhận. Sau đó, ông đã chết vì nhiễm coronavirus.”

Bàn về sự “cởi mở trong việc chia sẻ thông tin” của bọn cầm quyền Bắc Kinh, Đức Hồng Y đưa ra một sự thật không thể phản bác được:

“Một khi sự thật được biết đến, đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ ban đầu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã bị Bắc Kinh lờ đi trong hơn một tháng trời và ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù tổ chức này hợp tác chặt chẽ với chế độ Trung Quốc, ban đầu tổ chức ấy đã bị gạt sang một bên.”

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng mối liên hệ với Tổng Giám đốc WHO hiện tại, bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, thông qua những lời mời và tăng những khoản đóng góp cho WHO, đã gây lo ngại cho một số chuyên gia y tế. Điều này đã trùng hợp với sự hỗ trợ quá mới mẻ của WHO cho “nguyên tắc một nước Trung Quốc”, trong đó bác bỏ sự độc lập của Đài Loan. Đó là một sự thay đổi lập trường quan trọng đối với Trung Quốc mà WHO đã thông qua trong quá khứ.

Trong thời gian bùng phát dịch SARS từ 2002 đến 2004, Tổng giám đốc WHO lúc bấy giờ, là bác sĩ Gro Harlem Brundtland, đã lên án phản ứng chậm chạp của Trung Quốc và tính chất thiếu minh bạch, và năn nỉ rằng “lần sau, khi một cái gì đó kỳ lạ và mới mẻ xảy đến ở bất cứ nơi nào trên thế giới, xin cho chúng tôi đi vào nơi ấy càng sớm càng càng tốt”, và một trong những nghị quyết của WHO theo sau dịch SARS là Đài Loan đã được cấp tư cách quan sát viên tạm thời dưới cái tên “Chinese Taipei” – “Đài Loan Trung Hoa”.

Đại dịch coronavirus kinh hoàng bùng phát tại Vũ Hán từ cuối tháng 11 mà đến ngày 16 tháng Hai, các đại diện của WHO mới được vào Trung Quốc. Trong suốt thời gian đó và thậm chí cho đến nay WHO chỉ nhại lại các con số báo cáo của Trung Quốc mà không hề kiểm tra. Trong suốt ròng rã 5 tháng trời, con số tử vong tại Trung Quốc chỉ bằng một nửa so với số tử vong trong vòng 3 tuần lễ tại Hoa Kỳ!

Ban lãnh đạo hiện tại của WHO đã thẳng thừng gạt Đài Loan sang một bên trong trận đại dịch coronavirus, điều này đã hạn chế quyền truy cập của Đài Loan vào các dữ liệu khoa học được chia sẻ. Các nhà chức trách Đài Loan đã lặp đi lặp lại những lời chỉ trích của họ đối với các “hạn chế bất hợp lý” của WHO trong việc chia sẻ thông tin liên quan đến đại dịch Covid-19 hiện nay. Bất kể tình trạng bị cô lập, Đài Loan đã đương đầu hiệu quả với cuộc khủng hoảng hiện nay, chỉ có 355 trường hợp nhiễm virus được ghi nhận và 5 trường hợp tử vong do các biện pháp y tế công cộng được giám sát bởi Phó tổng thống Trần Kiến Nhân (Chen Chien-jen -陈建仁), một nhà dịch tễ học Công Giáo nổi tiếng.

Khi a dua theo bọn cầm quyền Trung Quốc, ban lãnh đạo hiện tại của WHO đã buộc Đài Loan phải chiến đấu một mình. Đó là tội thứ nhất đối với đảo quốc này. Tội thứ hai đối với cả cộng đồng quốc tế là ngăn cản Đài Loan chia sẻ các kinh nghiệm quý báu của họ đối với thế giới trong trận đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay.