Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy can đảm lên đường loan báo Tin mừng Phục Sinh
Lm. Jude Siciliano, OP
19:47 02/05/2014
Chúa Nhật III PHỤC SINH A
Cv 2: 14,22-33; T.vịnh 15; 1 Phêrô 1: 17-21; Luca 24: 13-35
HÃY CAN ĐẢM LÊN ĐƯỜNG LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH
Trình tự thời gian trong các bài đọc hôm nay đòi hỏi chúng ta phải gạt lối suy nghĩ thông thường của mình sang một bên, như người ta thường nói: “Để gió cuốn đi.” Vì đây là Chúa Nhật thứ ba mùa Phục Sinh, nên chúng ta cho rằng các bài đọc hôm nay sẽ nối kết trực tiếp đến biến cố phục sinh. Ngay cả bài Tin Mừng cũng vậy, chứ không chỉ riêng các bài đọc trong sách Công vụ Tông đồ.
Quý vị hiểu được đoạn mở đầu trong bài đọc thứ nhất chứ? “Khi ấy, ông Phêrô đứng lên…” Ôi, đó là một sự thay đổi lớn nơi tông đồ Phêrô nếu so với hành động của ông vào đêm Đức Giêsu bị bắt. Trong khi Đức Giêsu đang bị xét xử trước Thượng Hội đồng, thì ở ngoài sân, ông Phêrô lại chối Thầy đến ba lần (Mt 26,57-75). Song, hôm nay chúng ta được nghe kể lại rằng: “Ông Phêrô đứng chung với Nhóm Mười Một, lớn tiếng nói với dân chúng rằng…” Có phải cũng là ông Phêrô hôm đó chăng? Người môn đệ nhát đảm hôm nào đã trở thành một nhà giảng thuyết dũng cảm. Ông kể cho đám đông đang tụ họp rằng họ đã giết “Đức Giêsu Nadarét, Đấng đã được Thiên Chúa sai đến.” Điều gì đã thâm nhập vào ông Phêrô, một ngư dân mỏng giòn? Ông và các môn đệ khác, những kẻ đã quả quyết theo Đức Giêsu đến cùng, nhưng tất cả lại bỏ chạy khi thời điểm thử thách xảy đến?
Đó là lý do chúng ta phải linh động về trình tự thời gian cho các bài đọc hôm nay. Ông Phêrô chưa rao giảng ngay sau biến cố phục sinh, nhưng khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần, ông lập tức thi hành điều đó. Không phải là cái gì đã thâm nhập ông Phêrô, mà là một Đấng nào đó. Chính trong ngày Chúa Nhật lễ Hiện Xuống, ông Phêrô và những môn đệ khác đã được đầy tràn Thánh Thần và điều đó đã làm nên mọi sự khác biệt.
Thánh Luca thuật lại: kết quả sau bài giảng của ông Phêrô (bài đọc hôm nay chỉ là một phần) là “Hôm ấy, đã có thêm khoảng 3000 người theo đạo” (Cv 2,41). Thử tưởng tượng xem 3000 người nhờ phép rửa, mà lãnh nhận Thánh Thần chắc hẳn là thuộc nhiều thành phần xã hội, cũng như khác nhau về tuổi tác. Một số có thể là đang thực sự tìm kiếm sự hiệp thông sâu xa hơn đời sống với Thiên Chúa, đang khi một số khác chỉ tình cờ vì những nhu cầu tôn giáo. Trong số họ, có cả những người tội lỗi. Những kẻ bệnh hoạn, tật nguyền chắc chắn cũng có mặt ở đó; cả đàn ông lẫn đàn bà; nô lệ cũng như tự do; hạng phú gia hay kẻ cơ bần; dân thành Giêrusalem và khách ngoại kiều, những người vào thành để ăn mừng đại lễ (2,8-12).
Đó là những gì “đã xảy ra lúc đó”, còn hôm nay là Chúa Nhật thứ ba mùa Phục Sinh, chứ chưa phải là Chúa Nhật lễ Hiện Xuống. Tuy nhiên, thông điệp của thánh Phêrô vẫn lay động lương tâm và khơi dậy niềm khao khát của chúng ta. Hôm nay, thánh Phêrô nhắc nhớ chúng ta rằng chính Thiên Chúa đã làm cho Đức Giêsu chỗi dậy. Chúng ta cũng được ban cho cuộc sống mới và cuộc sống này khơi dậy nơi chúng ta một nhận thức về biến cố Ngũ Tuần đang kéo dài. Chúng ta ao ước nhận được ân huệ nào của Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần này? Đây là lúc để suy nghĩ về điều đó.
Liệu có điều gì sai trái khi chúng ta khao khát ngọn lửa của Chúa Thánh Thần thanh tẩy? Một cuộc chữa trị tinh thần hay thể xác? Ơn được can đảm chăng, như một ông Phêrô đầy Thần Khí, đã can đảm bày tỏ đức tin của mình? Một nghị lực mới mẻ cho việc cầu nguyện chăng? Trở nên một chứng nhân dũng cảm hơn cho gia đình và bè bạn có được không? Một ngọn lửa công lý được nhóm lên chăng? Lễ Ngũ Tuần là một đại lễ xa xưa và cũng là một đại lễ mới mẻ hôm nay! Lời chứng của ông Phêrô hôm nay nhắc nhớ chúng ta về những gì có thể thực hiện, khi Thần Khí ngự xuống trên các môn đệ đang mong mỏi đợi chờ. Chúng ta mong ước Thánh Thần sẽ thực hiện điều mới mẻ nào cho tinh thần đầy mệt mỏi và đóng chặt bởi các thói quen? Chúng ta có một tháng cầu nguyện xin ơn khôn ngoan để nhận ra nhu cầu của mình, và cầu xin Chúa Thánh Thần đến mang theo các ân sủng để thỏa lòng mong ngóng của chúng ta.
Quý vị có để ý xem có bao nhiêu câu chuyện Tin Mừng diễn ra trên những chặng đường, trong khi người ta đang đến hay rời khỏi nơi nào đó không? Câu chuyện trên đường Emmau phù hợp với những trình thuật di chuyển như thế. Một người là Clêôpát và người kia rất có thể là vợ ông ta (Ga 19,25), đã rời khỏi Giêrusalem, nơi những hy vọng về Đức Giêsu và về chính họ đã chết trên thập giá. Tin Mừng kể lại cho chúng ta rằng, họ đang trên đường đến Emmau, có lẽ họ đang quay về với lối sống trước kia. Tuy nhiên, quý vị có cảm nhận rằng nơi họ đang đến không quan trọng. Sắp đến bước đường cùng, hai môn đệ này sẽ cố quên đi những giấc mơ mà họ đã từng có với Đức Giêsu và sống nốt phần đời còn lại.
Hai môn đệ này đang trên đường đi, nhưng họ không biết mình đi về đâu, cho đến khi có một người lạ cùng đi với họ, lắng nghe nỗi đau buồn và sau đó khích lệ họ thực hiện một cuộc hành trình đầy kinh ngạc, đó là trở về Giêrusalem. Ở đó, hai môn đệ này sẽ kể lại hành trình của mình, kể về cách thức họ đã được gặp Đấng Phục Sinh trên đường đi.
Thánh Luca và các tác giả sách Tin Mừng khác đã khai mở cho chúng ta thấy Thiên Chúa đang đi về phía chúng ta. Qua Đức Giêsu, chúng ta cũng được mời gọi lên đường. Từ lúc khởi đầu Tin Mừng, lời kêu gọi các môn đệ được hiểu như việc bỏ lại mọi thứ sau lưng và tiến lên phía trước để theo Đức Kitô. Đức Giêsu đã dẫn đường đến thành Giêrusalem và những kẻ khác đã theo Người. Sau biến cố phục sinh và biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống, họ sẽ lại trở thành những nhà lữ hành, đi đến tận cùng trái đất để loan báo Tin Mừng Cứu độ. Đấng Phục Sinh lôi cuốn từng người chúng ta và ban ân sủng để chúng ta tiến lên phía trước. Cũng như hai môn đệ trên đường Emmau, chúng ta được mời gọi để chia sẻ với người khác về một Thiên Chúa mà chúng ta đã khám phá ra trên chuyến lữ hành của mình.
Các môn đệ rời Giêrusalem kia không thuộc thành phần những người nổi trội, không thuộc nhóm nòng cốt của Đức Giêsu. Họ cũng giống như rất nhiều người trong chúng ta, những Kitô hữu tiến bước mỗi ngày, bận tâm với những nỗi thất vọng. Họ kể cho người lạ mặt đã nhập cuộc với họ về cái chết của Đức Giêsu và về những niềm hy vọng đã vụt tắt nơi họ. “Nhưng chúng tôi vẫn đang hy vọng…” Dù là họ đã được nghe những người phụ nữ báo rằng Đức Giêsu đã sống lại, nhưng họ vẫn không cảm thấy vui sướng. Đức Giêsu cần hướng dẫn và nhắc nhớ họ rằng, các ngôn sứ đã tiên báo cuộc khổ nạn của Đấng Mêsia.
Họ đến làng Emmau và đã mời Đức Giêsu ở lại cùng. Đang khi Người bẻ bánh và trao cho họ, thì “mắt họ được mở ra.” Những sự kiện trong Bữa Ăn Cuối Cùng đang được tái hiện. Sau khi giáp mặt với Đấng Phục Sinh, ông Clêôpát và người bạn đồng hành lại lên đường lần nữa, với một thông điệp vốn đã làm con tim họ bừng cháy. Những gì họ đã thấy như một lời kết thì giờ đây chính là sự khởi đầu, một khởi đầu mà chỉ có Thiên Chúa mới thực hiện, đó là mang lại sự sống từ trong cái chết.
Khi người lạ mặt nhập đoàn cùng hai môn đệ trên đường đi và hỏi xem họ đang thảo luận về điều gì, thánh Luca kể lại cho chúng ta rằng: “Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.” Hành trình của hai con người ấy đã dừng lại, họ không còn biết nơi nào để đi và phải làm gì nữa. Nhưng Thiên Chúa đã nhập cuộc vào hoàn cảnh ấy, và khoảnh khắc ấy đã được thay đổi với những triển vọng. Có lẽ ngày nay chúng ta đang đặt câu hỏi rằng: “Phải làm gì tiếp đây? Đi đâu bây giờ?” Chúng ta dừng lại trên chuyến hành trình của mình. Ngày Chúa Nhật hôm nay, chúng ta thực hiện những gì mà các môn đệ đầu tiên đã làm, đó là chúng ta “quy tụ với nhau.” Chúng ta là một Giáo Hội và Đức Kitô Phục Sinh cùng Thánh Thần của Người hằng ở cùng chúng ta. Chúng ta gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh khi các bài đọc Kinh Thánh được công bố và quảng diễn cho chúng ta. Chúng ta gặp gỡ Đức Kitô trong cộng đoàn của mình, trong lời cầu nguyện và trong việc bẻ bánh. Như khi Đức Giêsu chủ tọa bữa ăn với hai môn đệ trên đường Emmau thế nào, thì Người vẫn chủ tọa nơi bàn tiệc của chúng ta ngày nay như vậy.
Và rồi chúng ta sẽ rời nơi tụ họp này để lên đường nói cho người khác biết về Đức Kitô Phục Sinh. Chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm được Người như hai môn đệ trên đường Emmau, nơi những người lạ mặt mà chúng ta gặp gỡ trên hành trình đời mình, nhất là trong số những người đang phải chịu đau khổ và vụt tắt niềm hy vọng. Với họ, chúng ta sẽ nên như những dấu chỉ của niềm hy vọng vì chúng ta đã được gặp gỡ Đức Giêsu khi chúng ta lên đường, và được nuôi dưỡng bởi chính Người qua lời và các Bí tích.
Chuyển ngữ : Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp
3rd SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 2: 14,22-33; Psalm 16; 1 Peter 1: 17-21; Luke 24: 13-35
The time frames for today’s readings require us to put aside our usual sequential, way of thinking and, as they say, "go with the flow." Since this is the Third Sunday of Easter, we might have expected today’s readings to follow immediately upon the resurrection. The gospel does – but not our reading from Acts.
Did you catch the opening phrase of our first reading? "Then Peter stood up...." Well, that’s a big change from what Peter did on the night of Jesus’ arrest. While he was being tried before the Sanhedrin, Peter was outside in the courtyard denying three times that he knew Jesus (Mt 26: 57-75). Yet, today we are told, "Peter stood up with the eleven, raised his voice and proclaimed...." Is this the same Peter? The frightened disciple has become the bold preacher. He tells the assembled crowd that they killed, "Jesus the Nazorean [a] man commended to you by God." What has gotten into Peter, the brash fisherman? He and the others, who once said they would follow Jesus to his death, but fled when the moment of testing came?
That’s why we have to be flexible in our time frame for today’s readings. Peter is not giving his speech right after the resurrection, but immediately following the descent of the Holy Spirit on Pentecost. It’s not what got into Peter, it’s who. It’s Pentecost Sunday and Peter and the others are filled with the Holy Spirit and that has made all the difference.
As a result of Peter’s speech (today’s reading is only a part), Luke tells us "some three thousand were added that day" (Acts 2: 41). Imagine the diversify of those 3,000 who, by their baptism, also received the Spirit. Among the newly baptized there would have been people of all ages. Some would have been searchers for a deeper share in the life of God, while others were casual in their religious pursuits. Among them would have been people carrying guilt, perhaps for a long time. The sick were certainly there; both women and men; free and slaves; the desperately poor and the comfortable; citizens of Jerusalem and foreigners who had come to the city to celebrate the feast (2: 8-12).
That was "back then" and today is the Third Sunday of Easter, not yet Pentecost. Still, Peter’s message might stir our consciences and our longings. God raised Jesus, Peter reminds us today. New life has been given us too and maybe stirred up an awareness of our Pentecost longings. What gift of the Spirit would we like this Pentecost? There is time to think about it.
Is there guilt we would like cleansed by the Spirit’s flames? Physical or spiritual healing? Courage to be, like Spirit-filled Peter, more forthright about our faith? New energy for prayer? More courageous witnesses to our family and friends? A rekindling of the flames of justice? Pentecost is an ancient feast and a new one too! Peter’s own witness today reminds us what is possible when the Spirit descends on waiting disciples. What new thing would we like the Spirit to do for our tired, habit-bound spirits? We have a month to pray for the wisdom to recognize our need and to pray for the Spirit to come with gifts for our waiting spirits.
Have you noticed how many gospel stories take place on the road, while people are going somewhere or leaving a place? The Emmaus story fits into these traveling narratives. Cleopas and possibly his wife (John 19:25), have left Jerusalem, where their hopes for Jesus and themselves died on the cross. We are told they are going to Emmaus, perhaps back to their former lives and ways. But you get the sense that where they are going is not important. It’s going to be a dead-end place for them, where they will try to forget the dreams they once had with Jesus and live out the rest of their lives.
These two disciples are on the move, but they are not going anywhere – until the stranger joins them, listens to their heartache and then inspires them to make a surprising move, back to Jerusalem. There they will tell their traveler’s story, how they met the risen Lord on the road.
Luke and the other evangelists have revealed God’s movement towards us. In Jesus we have been invited to move as well. From the beginning of the gospels the call to the disciples was understood as leaving everything behind and moving forward to follow Christ. Jesus led the way to Jerusalem and others joined. After his resurrection and the coming of the Spirit, they will become travelers again, going out to the whole world to announce the Good News. The risen Lord beckons each of us and gives us the grace to move forward. We are called, like the Emmaus disciples to share with others the God we have discovered as we have traveled.
The disciples leaving Jerusalem are not members of the prominent, inner circle of Jesus’ band. They are like many of us, everyday Christians walking along, preoccupied by their disappointments. They tell the stranger who joins them about Jesus’ death and their dashed hopes. "But we were hoping...." Even though they have heard the report of the women that Jesus was alive, they aren’t gladdened by the news. Jesus needs to instruct and remind them that the prophets had foretold the Messiah’s suffering.
They arrive at Emmaus and invite Jesus to stay with them. When he breaks the bread and gives it to them, "Their eyes were opened." The events of the Last Supper are taking place again. After their encounter with the risen Lord Cleopas and his companion are on the move again, with a message that has set their hearts on fire. What they saw as an ending, was just the beginning, a beginning that only God could start – bring life from death.
When the stranger joins the two on the road and asks them what they were discussing, Luke tells us, "They stopped and looked downcast." Their journey has stopped, they don’t know where to go or what to do. But God has entered the scene, the moment is charged with possibilities. Perhaps we are asking this day – "What to do next? Where to go?" We have stopped on our journey. On this Sunday we are doing what those first disciples did – we are "gathered together." We are a church and the resurrected Christ and his Spirit are with us. We meet the risen Christ when the scriptures are proclaimed and interpreted for us. We meet Christ in our community, our prayer and the breaking of the bread. As he presided over the meal with the Emmaus disciples, so Christ presides at our table today.
We will leave this gathering place to tell others about the resurrected Christ. We will also experience him as the Emmaus disciples did, in the strangers we meet as we travel – especially among those who are suffering and have had their hopes dashed. We will be signs of hope to them because we have met Jesus as we have traveled and been fed by him in his word and sacrament.
Cv 2: 14,22-33; T.vịnh 15; 1 Phêrô 1: 17-21; Luca 24: 13-35
HÃY CAN ĐẢM LÊN ĐƯỜNG LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH
Trình tự thời gian trong các bài đọc hôm nay đòi hỏi chúng ta phải gạt lối suy nghĩ thông thường của mình sang một bên, như người ta thường nói: “Để gió cuốn đi.” Vì đây là Chúa Nhật thứ ba mùa Phục Sinh, nên chúng ta cho rằng các bài đọc hôm nay sẽ nối kết trực tiếp đến biến cố phục sinh. Ngay cả bài Tin Mừng cũng vậy, chứ không chỉ riêng các bài đọc trong sách Công vụ Tông đồ.
Quý vị hiểu được đoạn mở đầu trong bài đọc thứ nhất chứ? “Khi ấy, ông Phêrô đứng lên…” Ôi, đó là một sự thay đổi lớn nơi tông đồ Phêrô nếu so với hành động của ông vào đêm Đức Giêsu bị bắt. Trong khi Đức Giêsu đang bị xét xử trước Thượng Hội đồng, thì ở ngoài sân, ông Phêrô lại chối Thầy đến ba lần (Mt 26,57-75). Song, hôm nay chúng ta được nghe kể lại rằng: “Ông Phêrô đứng chung với Nhóm Mười Một, lớn tiếng nói với dân chúng rằng…” Có phải cũng là ông Phêrô hôm đó chăng? Người môn đệ nhát đảm hôm nào đã trở thành một nhà giảng thuyết dũng cảm. Ông kể cho đám đông đang tụ họp rằng họ đã giết “Đức Giêsu Nadarét, Đấng đã được Thiên Chúa sai đến.” Điều gì đã thâm nhập vào ông Phêrô, một ngư dân mỏng giòn? Ông và các môn đệ khác, những kẻ đã quả quyết theo Đức Giêsu đến cùng, nhưng tất cả lại bỏ chạy khi thời điểm thử thách xảy đến?
Đó là lý do chúng ta phải linh động về trình tự thời gian cho các bài đọc hôm nay. Ông Phêrô chưa rao giảng ngay sau biến cố phục sinh, nhưng khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần, ông lập tức thi hành điều đó. Không phải là cái gì đã thâm nhập ông Phêrô, mà là một Đấng nào đó. Chính trong ngày Chúa Nhật lễ Hiện Xuống, ông Phêrô và những môn đệ khác đã được đầy tràn Thánh Thần và điều đó đã làm nên mọi sự khác biệt.
Thánh Luca thuật lại: kết quả sau bài giảng của ông Phêrô (bài đọc hôm nay chỉ là một phần) là “Hôm ấy, đã có thêm khoảng 3000 người theo đạo” (Cv 2,41). Thử tưởng tượng xem 3000 người nhờ phép rửa, mà lãnh nhận Thánh Thần chắc hẳn là thuộc nhiều thành phần xã hội, cũng như khác nhau về tuổi tác. Một số có thể là đang thực sự tìm kiếm sự hiệp thông sâu xa hơn đời sống với Thiên Chúa, đang khi một số khác chỉ tình cờ vì những nhu cầu tôn giáo. Trong số họ, có cả những người tội lỗi. Những kẻ bệnh hoạn, tật nguyền chắc chắn cũng có mặt ở đó; cả đàn ông lẫn đàn bà; nô lệ cũng như tự do; hạng phú gia hay kẻ cơ bần; dân thành Giêrusalem và khách ngoại kiều, những người vào thành để ăn mừng đại lễ (2,8-12).
Đó là những gì “đã xảy ra lúc đó”, còn hôm nay là Chúa Nhật thứ ba mùa Phục Sinh, chứ chưa phải là Chúa Nhật lễ Hiện Xuống. Tuy nhiên, thông điệp của thánh Phêrô vẫn lay động lương tâm và khơi dậy niềm khao khát của chúng ta. Hôm nay, thánh Phêrô nhắc nhớ chúng ta rằng chính Thiên Chúa đã làm cho Đức Giêsu chỗi dậy. Chúng ta cũng được ban cho cuộc sống mới và cuộc sống này khơi dậy nơi chúng ta một nhận thức về biến cố Ngũ Tuần đang kéo dài. Chúng ta ao ước nhận được ân huệ nào của Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần này? Đây là lúc để suy nghĩ về điều đó.
Liệu có điều gì sai trái khi chúng ta khao khát ngọn lửa của Chúa Thánh Thần thanh tẩy? Một cuộc chữa trị tinh thần hay thể xác? Ơn được can đảm chăng, như một ông Phêrô đầy Thần Khí, đã can đảm bày tỏ đức tin của mình? Một nghị lực mới mẻ cho việc cầu nguyện chăng? Trở nên một chứng nhân dũng cảm hơn cho gia đình và bè bạn có được không? Một ngọn lửa công lý được nhóm lên chăng? Lễ Ngũ Tuần là một đại lễ xa xưa và cũng là một đại lễ mới mẻ hôm nay! Lời chứng của ông Phêrô hôm nay nhắc nhớ chúng ta về những gì có thể thực hiện, khi Thần Khí ngự xuống trên các môn đệ đang mong mỏi đợi chờ. Chúng ta mong ước Thánh Thần sẽ thực hiện điều mới mẻ nào cho tinh thần đầy mệt mỏi và đóng chặt bởi các thói quen? Chúng ta có một tháng cầu nguyện xin ơn khôn ngoan để nhận ra nhu cầu của mình, và cầu xin Chúa Thánh Thần đến mang theo các ân sủng để thỏa lòng mong ngóng của chúng ta.
Quý vị có để ý xem có bao nhiêu câu chuyện Tin Mừng diễn ra trên những chặng đường, trong khi người ta đang đến hay rời khỏi nơi nào đó không? Câu chuyện trên đường Emmau phù hợp với những trình thuật di chuyển như thế. Một người là Clêôpát và người kia rất có thể là vợ ông ta (Ga 19,25), đã rời khỏi Giêrusalem, nơi những hy vọng về Đức Giêsu và về chính họ đã chết trên thập giá. Tin Mừng kể lại cho chúng ta rằng, họ đang trên đường đến Emmau, có lẽ họ đang quay về với lối sống trước kia. Tuy nhiên, quý vị có cảm nhận rằng nơi họ đang đến không quan trọng. Sắp đến bước đường cùng, hai môn đệ này sẽ cố quên đi những giấc mơ mà họ đã từng có với Đức Giêsu và sống nốt phần đời còn lại.
Hai môn đệ này đang trên đường đi, nhưng họ không biết mình đi về đâu, cho đến khi có một người lạ cùng đi với họ, lắng nghe nỗi đau buồn và sau đó khích lệ họ thực hiện một cuộc hành trình đầy kinh ngạc, đó là trở về Giêrusalem. Ở đó, hai môn đệ này sẽ kể lại hành trình của mình, kể về cách thức họ đã được gặp Đấng Phục Sinh trên đường đi.
Thánh Luca và các tác giả sách Tin Mừng khác đã khai mở cho chúng ta thấy Thiên Chúa đang đi về phía chúng ta. Qua Đức Giêsu, chúng ta cũng được mời gọi lên đường. Từ lúc khởi đầu Tin Mừng, lời kêu gọi các môn đệ được hiểu như việc bỏ lại mọi thứ sau lưng và tiến lên phía trước để theo Đức Kitô. Đức Giêsu đã dẫn đường đến thành Giêrusalem và những kẻ khác đã theo Người. Sau biến cố phục sinh và biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống, họ sẽ lại trở thành những nhà lữ hành, đi đến tận cùng trái đất để loan báo Tin Mừng Cứu độ. Đấng Phục Sinh lôi cuốn từng người chúng ta và ban ân sủng để chúng ta tiến lên phía trước. Cũng như hai môn đệ trên đường Emmau, chúng ta được mời gọi để chia sẻ với người khác về một Thiên Chúa mà chúng ta đã khám phá ra trên chuyến lữ hành của mình.
Các môn đệ rời Giêrusalem kia không thuộc thành phần những người nổi trội, không thuộc nhóm nòng cốt của Đức Giêsu. Họ cũng giống như rất nhiều người trong chúng ta, những Kitô hữu tiến bước mỗi ngày, bận tâm với những nỗi thất vọng. Họ kể cho người lạ mặt đã nhập cuộc với họ về cái chết của Đức Giêsu và về những niềm hy vọng đã vụt tắt nơi họ. “Nhưng chúng tôi vẫn đang hy vọng…” Dù là họ đã được nghe những người phụ nữ báo rằng Đức Giêsu đã sống lại, nhưng họ vẫn không cảm thấy vui sướng. Đức Giêsu cần hướng dẫn và nhắc nhớ họ rằng, các ngôn sứ đã tiên báo cuộc khổ nạn của Đấng Mêsia.
Họ đến làng Emmau và đã mời Đức Giêsu ở lại cùng. Đang khi Người bẻ bánh và trao cho họ, thì “mắt họ được mở ra.” Những sự kiện trong Bữa Ăn Cuối Cùng đang được tái hiện. Sau khi giáp mặt với Đấng Phục Sinh, ông Clêôpát và người bạn đồng hành lại lên đường lần nữa, với một thông điệp vốn đã làm con tim họ bừng cháy. Những gì họ đã thấy như một lời kết thì giờ đây chính là sự khởi đầu, một khởi đầu mà chỉ có Thiên Chúa mới thực hiện, đó là mang lại sự sống từ trong cái chết.
Khi người lạ mặt nhập đoàn cùng hai môn đệ trên đường đi và hỏi xem họ đang thảo luận về điều gì, thánh Luca kể lại cho chúng ta rằng: “Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.” Hành trình của hai con người ấy đã dừng lại, họ không còn biết nơi nào để đi và phải làm gì nữa. Nhưng Thiên Chúa đã nhập cuộc vào hoàn cảnh ấy, và khoảnh khắc ấy đã được thay đổi với những triển vọng. Có lẽ ngày nay chúng ta đang đặt câu hỏi rằng: “Phải làm gì tiếp đây? Đi đâu bây giờ?” Chúng ta dừng lại trên chuyến hành trình của mình. Ngày Chúa Nhật hôm nay, chúng ta thực hiện những gì mà các môn đệ đầu tiên đã làm, đó là chúng ta “quy tụ với nhau.” Chúng ta là một Giáo Hội và Đức Kitô Phục Sinh cùng Thánh Thần của Người hằng ở cùng chúng ta. Chúng ta gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh khi các bài đọc Kinh Thánh được công bố và quảng diễn cho chúng ta. Chúng ta gặp gỡ Đức Kitô trong cộng đoàn của mình, trong lời cầu nguyện và trong việc bẻ bánh. Như khi Đức Giêsu chủ tọa bữa ăn với hai môn đệ trên đường Emmau thế nào, thì Người vẫn chủ tọa nơi bàn tiệc của chúng ta ngày nay như vậy.
Và rồi chúng ta sẽ rời nơi tụ họp này để lên đường nói cho người khác biết về Đức Kitô Phục Sinh. Chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm được Người như hai môn đệ trên đường Emmau, nơi những người lạ mặt mà chúng ta gặp gỡ trên hành trình đời mình, nhất là trong số những người đang phải chịu đau khổ và vụt tắt niềm hy vọng. Với họ, chúng ta sẽ nên như những dấu chỉ của niềm hy vọng vì chúng ta đã được gặp gỡ Đức Giêsu khi chúng ta lên đường, và được nuôi dưỡng bởi chính Người qua lời và các Bí tích.
Chuyển ngữ : Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp
3rd SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 2: 14,22-33; Psalm 16; 1 Peter 1: 17-21; Luke 24: 13-35
The time frames for today’s readings require us to put aside our usual sequential, way of thinking and, as they say, "go with the flow." Since this is the Third Sunday of Easter, we might have expected today’s readings to follow immediately upon the resurrection. The gospel does – but not our reading from Acts.
Did you catch the opening phrase of our first reading? "Then Peter stood up...." Well, that’s a big change from what Peter did on the night of Jesus’ arrest. While he was being tried before the Sanhedrin, Peter was outside in the courtyard denying three times that he knew Jesus (Mt 26: 57-75). Yet, today we are told, "Peter stood up with the eleven, raised his voice and proclaimed...." Is this the same Peter? The frightened disciple has become the bold preacher. He tells the assembled crowd that they killed, "Jesus the Nazorean [a] man commended to you by God." What has gotten into Peter, the brash fisherman? He and the others, who once said they would follow Jesus to his death, but fled when the moment of testing came?
That’s why we have to be flexible in our time frame for today’s readings. Peter is not giving his speech right after the resurrection, but immediately following the descent of the Holy Spirit on Pentecost. It’s not what got into Peter, it’s who. It’s Pentecost Sunday and Peter and the others are filled with the Holy Spirit and that has made all the difference.
As a result of Peter’s speech (today’s reading is only a part), Luke tells us "some three thousand were added that day" (Acts 2: 41). Imagine the diversify of those 3,000 who, by their baptism, also received the Spirit. Among the newly baptized there would have been people of all ages. Some would have been searchers for a deeper share in the life of God, while others were casual in their religious pursuits. Among them would have been people carrying guilt, perhaps for a long time. The sick were certainly there; both women and men; free and slaves; the desperately poor and the comfortable; citizens of Jerusalem and foreigners who had come to the city to celebrate the feast (2: 8-12).
That was "back then" and today is the Third Sunday of Easter, not yet Pentecost. Still, Peter’s message might stir our consciences and our longings. God raised Jesus, Peter reminds us today. New life has been given us too and maybe stirred up an awareness of our Pentecost longings. What gift of the Spirit would we like this Pentecost? There is time to think about it.
Is there guilt we would like cleansed by the Spirit’s flames? Physical or spiritual healing? Courage to be, like Spirit-filled Peter, more forthright about our faith? New energy for prayer? More courageous witnesses to our family and friends? A rekindling of the flames of justice? Pentecost is an ancient feast and a new one too! Peter’s own witness today reminds us what is possible when the Spirit descends on waiting disciples. What new thing would we like the Spirit to do for our tired, habit-bound spirits? We have a month to pray for the wisdom to recognize our need and to pray for the Spirit to come with gifts for our waiting spirits.
Have you noticed how many gospel stories take place on the road, while people are going somewhere or leaving a place? The Emmaus story fits into these traveling narratives. Cleopas and possibly his wife (John 19:25), have left Jerusalem, where their hopes for Jesus and themselves died on the cross. We are told they are going to Emmaus, perhaps back to their former lives and ways. But you get the sense that where they are going is not important. It’s going to be a dead-end place for them, where they will try to forget the dreams they once had with Jesus and live out the rest of their lives.
These two disciples are on the move, but they are not going anywhere – until the stranger joins them, listens to their heartache and then inspires them to make a surprising move, back to Jerusalem. There they will tell their traveler’s story, how they met the risen Lord on the road.
Luke and the other evangelists have revealed God’s movement towards us. In Jesus we have been invited to move as well. From the beginning of the gospels the call to the disciples was understood as leaving everything behind and moving forward to follow Christ. Jesus led the way to Jerusalem and others joined. After his resurrection and the coming of the Spirit, they will become travelers again, going out to the whole world to announce the Good News. The risen Lord beckons each of us and gives us the grace to move forward. We are called, like the Emmaus disciples to share with others the God we have discovered as we have traveled.
The disciples leaving Jerusalem are not members of the prominent, inner circle of Jesus’ band. They are like many of us, everyday Christians walking along, preoccupied by their disappointments. They tell the stranger who joins them about Jesus’ death and their dashed hopes. "But we were hoping...." Even though they have heard the report of the women that Jesus was alive, they aren’t gladdened by the news. Jesus needs to instruct and remind them that the prophets had foretold the Messiah’s suffering.
They arrive at Emmaus and invite Jesus to stay with them. When he breaks the bread and gives it to them, "Their eyes were opened." The events of the Last Supper are taking place again. After their encounter with the risen Lord Cleopas and his companion are on the move again, with a message that has set their hearts on fire. What they saw as an ending, was just the beginning, a beginning that only God could start – bring life from death.
When the stranger joins the two on the road and asks them what they were discussing, Luke tells us, "They stopped and looked downcast." Their journey has stopped, they don’t know where to go or what to do. But God has entered the scene, the moment is charged with possibilities. Perhaps we are asking this day – "What to do next? Where to go?" We have stopped on our journey. On this Sunday we are doing what those first disciples did – we are "gathered together." We are a church and the resurrected Christ and his Spirit are with us. We meet the risen Christ when the scriptures are proclaimed and interpreted for us. We meet Christ in our community, our prayer and the breaking of the bread. As he presided over the meal with the Emmaus disciples, so Christ presides at our table today.
We will leave this gathering place to tell others about the resurrected Christ. We will also experience him as the Emmaus disciples did, in the strangers we meet as we travel – especially among those who are suffering and have had their hopes dashed. We will be signs of hope to them because we have met Jesus as we have traveled and been fed by him in his word and sacrament.
Bảy dấu ấn lòng Chúa Thương Xót
JM. Lam Thy ĐVD.
21:25 02/05/2014
BẢY DẤU ẤN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT:
Mở đầu Sứ điệp Phục Sinh 2014, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nhắc lại lời thiên thần nói với các bà đến thăm mộ Chúa: “Các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Chúa Giê-su, Đấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã sống lại… Các bà hãy đến xem chỗ Người đã nằm” (Mt 28,5-6). Từ đó, ĐTC nhấn mạnh: “Đây là đỉnh cao của Phúc Âm, là Tin vui tuyệt hảo: Chúa Giê-su, Đấng chịu đóng đinh, đã sống lại! Biến cố này là nền tảng của đức tin và niềm hy vọng của chúng ta: nếu Chúa Ki-tô không sống lại, Ki-tô giáo chẳng còn ý nghĩa; toàn bộ sứ mệnh của Giáo Hội sẽ mất hết động lực, bởi vì Giáo Hội đã khởi đầu từ đó và luôn bắt đầu lại từ đó. Sứ điệp mà các Ki-tô hữu mang đến cho thế giới này là: Chúa Giê-su, Tình yêu nhập thể, đã chết trên thập giá vì tội chúng ta, nhưng Thiên Chúa Cha đã cho Người sống lại và đặt Người làm Chúa của sự sống và cái chết. Trong Chúa Giê-su, tình yêu đã chiến thắng hận thù, lòng thương xót chiến thắng tội lỗi, sự thiện chiến thắng sự dữ, sự thật chiến thắng dối trá, sự sống chiến thắng sự chết.”
Bao nhiêu đó cũng đủ chứng tỏ Thiên Chúa Tình Yêu giàu lòng thương xót nhân loại như thế nào. Xin cùng nhìn lại giờ phút cuối cùng trên thập tự giá, Chúa Giê-su đã ban 7 lời cuối thể hiện tình yêu vô lượng của Thiên Chúa. Suy niệm 7 lời cuối của Đức Giê-su, thấy rõ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa dành cho loài người là vô cùng vô tận, và vì thế có thể coi đó là 7 DẤU ẤN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT.
† Dấu ấn 1- “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23, 34).
Lề luật của Do-thái quy định: “Luật báo phục tương xứng: Mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân.” (Đnl 19:21); “Nếu có gây tổn thương, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân” (Xh 21, 23-24). Chiếu theo Lề luật đó, thì những kẻ sỉ nhục, nhạo báng, đóng đinh giết Chúa Giê-su, cũng phải chịu sự báo phục tương xứng. Và khi Chúa tử nạn, thì đám người đó cũng phải chết theo.
Bước sang thời Tân Ước, chính Chúa Giê-su cũng cho biết ngày cánh chung (Mt 25, 31-46) Con Người sẽ ngự đến, “Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái.” (Mt 25, 32-33). Chiếu theo sự phân xử đó, thì chắc chắn đám người đã đóng đinh, sỉ nhục, nhạo báng Đức Giê-su, sẽ phải đứng ở bên trái Người và rất đáng được Đức Vua (Quan Tòa Chung Thẩm) kết án: "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó.” Vậy mà Đức Vua Giê-su trên thánh giá đã không xử như thế, trái lại còn cầu xin Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Như vậy thì phải hiểu vấn đề như thế nào?
Thực ra Lời tiên báo về ngày tận thế chỉ là lời cảnh báo cho người tín hữu biết mà lo “làm lành, lánh dữ” trước khi đã quá muộn. Chỉ những kẻ cố tình phạm tội mới bị kết án. Lời Chúa xin tha tội cho những kẻ đã đóng đinh Người trên thập giá, đã chứng minh điều đó (“vì chúng không biết việc chúng làm”, tức là không cố ý phạm tội). Cũng chính Đức Giê-su đã khẳng định: ”Bất cứ ai nói phạm đến Con Người, thì còn được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì sẽ chẳng được tha.” (Lc 12, 19). Một cách cụ thể thì Lòng Thương Xót của Thiên Chúa là vô lượng, vô biên. Chúa tha thứ hết mọi tội lỗi xúc phạm đến Chúa, nên Người đã ban Thánh Thần soi sáng và thêm sức mạnh để ăn năn sám hối. Tuy nhiên nếu đã biết đó là tội mà còn cố tình phạm tội (tức là xúc phạm đến Chúa Thánh Thần) thì tất nhiên án phạt thích đáng là không tránh khỏi.
Sách Giáo lý HTCG (số 1864) giải thích rõ: “Mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được tha cho loài người, chứ tội nói phạm thượng đến Thần Khí sẽ chẳng được tha" (Mt 12, 31; Mc 3, 29; Lc 12, 10). Lòng Thiên Chúa thương xót không có giới hạn, nhưng ai cố tình không hối cải và khước từ Lòng Thiên Chúa thương xót thì cũng khước từ sự tha tội và ơn cứu độ do Chúa Thánh Thần ban cho. Lòng chai dạ đá như thế có thể đưa tới chỗ không hối cải trong giờ sau hết và phải hư mất đời đời.”
Suy niệm Lời cuối thứ nhất của Đức Giê-su khi bước vào đỉnh điểm của cuộc Thương Khó, thì thấy đó chính là một dấu ấn đậm nét về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Điều đó nhắc nhở người Ki-tô hữu hãy tin tưởng vào Chúa Quan Phòng, mọi tội lỗi đã mắc phạm sẽ được tha hết, nếu biết ăn năn dốc lòng chừa. Nhưng cũng đừng vì thế mà ỷ lại rồi khất lần “để đến ngày mai sẽ tính”, bởi ngày Đấng Xét Xử Công Chính sẽ đến như kẻ trộm, “vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.” (Lc 12, 40). Nhà “phù thủy tin học” Steve Jobs, giám đôc điều hành công ty máy tính Apple, trước khi chết, đã để lại một lời khuyên mà ông vẫn coi là một châm ngôn: “Hãy sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của cuộc đời”. Ông giải thích: “Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, đến lúc nào đó bạn sẽ tin tưởng rằng mọi điều bạn làm đã đúng”. Như vậy thì người Ki-tô hữu đừng để đến ngày mai những việc mà hôm nay có thể làm được, nhất là việc sám hối để canh tân con người và đời sống của mình.
† Dấu ấn 2- “Hôm nay, ngươi sẽ ở trên Thiên đàng với Ta.” (Lc 23, 43).
Từ Lời cuối thứ nhất có thể suy ra Lời cuối thứ hai (“Hôm nay, ngươi sẽ ở trên Thiên đàng với Ta.” – Lc 23, 43). Đến những kẻ đã đóng đinh và giết Đức Giê-su, mà Người còn xin Chúa Cha tha cho chúng, thì những người tội lỗi đầy mình (như 2 tên trộm) Chúa cũng không chấp tội. Duy chỉ có điều là người phạm tội phải biết ăn năn, nếu muốn được tha tội. Cuộc đối thoại giữa hai tên trộm với nhau và với Chúa Giê-su đã nói rõ về điều này: “Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!" Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!" Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng." (Lc 23, 39-43).
Sự kiện này gợi nhớ lại khi còn đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giê-su đã bị bọn kinh sư và Pha-ri-sêu phê phán: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." (Lc 15, 2). Họ còn “lẩm bẩm trách các môn đệ Đức Giê-su rằng: "Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?", khiến “Đức Giê-su đáp lại họ rằng: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn." (Lc 5, 30-32). Sứ vụ của Đức Giê-su là xuống trần gánh lấy tội lỗi của loài người, chịu khổ hình và chịu chết để giải thoát loài người khỏi tội lỗi và sự chết đời đời. Duy chỉ có điều loài người tội lỗi có nhìn ra con người thật của mình không và từ đó ăn năn sám hối, như người trộm lành để được hưởng ơn cứu độ. Đó mới thực sự là chân lý, là cứu cánh cho cuộc sống chan đầy tội lỗi của nhân trần.
Thêm một dấu ấn minh chứng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Người tín hữu hãy nhìn cho rõ hình ảnh 2 tên trộm cướp, để thấy được rằng là con người thì ai ai cũng có tội. Vậy thì hãy từ bỏ ngay cái thói kiêu căng hợm hĩnh của tên trộm dữ, mà kiên quyết học theo người trộm lành, dốc một lòng tin tưởng vào Đấng Cứu Độ đã chịu khổ hình vì tội lỗi của nhân loại. Nhiên hậu hãy tha thiết cầu xin Người, như người trộm lành năm xưa: “Lạy Chúa Giê-su, xin nhớ đến con, xin cứu con khỏi án phạt đời đời, để con được vào Nước của Ngài”.
† Dấu ấn 3- “Thưa Bà, đây là con Bà, này con, đây là Mẹ của con.” (Ga 19, 27)
Người Mẹ nào mà không đau khổ khi mất con, nhất là Người Con đó hoàn toàn vô tội mà bị xử tử bằng khổ hình ô nhục. Hiểu được nỗi đau khổ đó của Đức Mẹ, nên Chúa mới trao phó thánh Gio-an cho Đức Mẹ như một nguồn an ủi cho nỗi đau đứt ruột của Người Mẹ mất đi Người Con duy nhất. Đến như thánh Gio-an và nói chung là các môn đệ, trước khổ nạn thập hình của Thầy, tất cả đều như đám gà con mất mẹ. Đức Giê-su đã trao phó các môn đệ của mình cho Mẹ của Người là để các môn đệ có nơi nương tựa, có người chăm sóc. Đó mới chỉ là nhìn theo nhân sinh quan, nhưng cao hơn một bậc, nhìn theo nhãn quan siêu hình học, thì sẽ thấy Lời trao phó này còn hàm nghĩa sâu rộng hơn nhiều: Đức Giê-su trước khi về cùng Chúa Cha, Người đã lo cho Hội Thánh mà Người thiết lập, và trao phó cho Đức Mẹ giữ gìn chăm sóc. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, trao cho Mẹ thiên chức Mẹ Giáo Hội của Thiên Chúa thì còn gì chuẩn xác hơn?
Nhờ thế, các Tông đồ “đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su.” (Cv 1, 14). Cho đến ngày Lễ Ngũ Tuần thì hoa trái của sự cầu nguyện giữa Mẹ và các con đã hiển hiên: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.” (Cv 2, 1-4). Nếu không nhờ dấu ấn đặc biệt này (trao Đức Mẹ cho thánh Gio-an và phó thác thánh Gio-an cho Đức Mẹ), thì thử hỏi chỉ với 12 vị Tông đồ tiên khởi (đã chọn ông Mat-thi-a thay thế Giu-đa It-ca-ri-ốt – Cv 1, 15-26), Giáo Hội có thể phát triển vượt bậc được như ngày nay không?
Khi Đức Giê-su trao Đức Mẹ cho thánh Gio-an và phó thác thánh Gio-an cho Đức Mẹ, thì cũng có nghĩa Người muốn cho người tín hữu thấy được chỉ có Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa mới đủ sức chở che, dẫn dắt đàn con cái trên hành trình tiến về quê Trời vĩnh cửu. Một cách cụ thể, Đức Giê-su muốn dạy các môn đệ phải hiểu và thực hành cho được châm ngôn sống: “Nhờ Mẹ, đến với Chúa – Ad Jesum per Mariam”. Lời Đức Giê-su dạy khi còn rao giảng Tin Mừng: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15, 5); mà muốn đến với Thầy để có thể làm được những việc Thầy trao phó, thì rất cần phải có Cây Cầu Nối, Đấng Trung Gian, đó chính là Đức Mẹ, không thể khác hơn. Hiểu được như vậy thì tại sao người Ki-tô hữu không hiệp nhất với nhau và với Giáo Hội “rước Đức Mẹ về nhà mình” (Ga 19, 27) như thánh Gio-an thủa xưa?
† Dấu ấn 4- “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con. Sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15, 34).
Chúa chịu đựng mọi sự sỉ nhục của đám đông, sự bỏ rơi của các môn đệ và cả sự nhạo cười của những kẻ cùng bị đóng đinh với Ngườị. Trong khi đó, thì lại không thấy Chúa Cha hiện ra như khi Đức Ki-tô chịu phép rửa trên sông Gio-đan (Mt 3, 13-17), hay khi Người cầu nguyện trên núi Ta-bo (Lc 9, 28-36). Sự kiện này gợi nhớ đến lần cầu nguyện trên núi Cây Dầu (vườn Ghết-sê-ma-ni), Đức Ki-tô cũng đã lo lằng đến độ đổ cả mồ hôi máu ra và cầu xin “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này” (Mt 26, 39). Mới chỉ nghĩ tới thôi mà đã lo lắng như thế, thì giờ đây trực tiếp uống “chén đắng” làm sao tránh khỏi ưu phiền tuyệt vọng và vì thế Chúa mới than thở gần như trách móc: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?".
Lời than thở này phản ánh đúng thực chất bản tính loài người. Thực vậy, Chúa Giê-su “đã làm việc bằng đôi bàn tay của con người, đã suy nghĩ với trí thông minh của con người, đã hành động với ý chí của con người, đã yêu thương với trái tim của con người. Sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, Ngài đã thực sự trở nên một người trong chúng ta, giống chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi” (Hiến chế “Mục Vụ về Giáo Hội – Gaudium et Spes”, số 22). Có một câu hỏi được đặt ra: “Đức Giê-su Thiên Chúa đã vâng lời Chúa Cha xuống thế làm người, chịu khổ hình và chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại. Như vậy thì tại sao Người còn than thở gần như trách móc Chúa Cha như vậy?” Như đã phân tích, Chúa Giê-su Nhập Thể “đã làm việc bằng đôi bàn tay của con người, đã suy nghĩ với trí thông minh của con người”, nên tới giờ phút lên đến đỉnh điểm của sự cô đơn tuyệt vọng, Người than thở như vậy cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên, ngay sau đó, bản tính Thiên Chúa lại nhắc nhở đến sứ mệnh của Người. Và Đức Giê-su tiếp tục “Vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2, 8).
Tuy đây là Lời Đức Giê-su than thở cùng Đức Chúa Cha xuất phát từ nhân tính của Người; nhưng nếu nhìn vào thiên tính sẽ thấy Đức Giê-su đã “vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập tự”, thì chẳng lẽ công trình cứu chuộc nhân loại sẽ trở nên vô ích vì bị Chúa Cha “bỏ rơi” sao? Lại thêm một dấu ấn sáng ngời cho Lòng Chúa Thương Xót (Đức Ki-tô đã hấp hối mà vẫn không quên sứ vụ trọng đại mà Chúa Cha trao phó). Người Ki-tô hữu cần khắc sâu trong tâm khảm dấu ân trọng đại này, bởi không thể có sự kiện “Chúa Cha bỏ rơi Người Con” và vì thế Người Con Cả (Trưởng Tử Giê-su) tất nhiên cũng không quên đàn em thơ dại và yếu ớt, nên đã trao phó cho Mẹ Người chăm sóc. Hai dấu ấn 3 và 4 như một hệ luận tất yếu minh nhiên Lòng Chúa Thương Xót.
† Dấu ấn 5- “Ta khát!” (Ga 19, 28).
Cái khát của Chúa Giê-su là hậu quả đau đớn của cực hình trên thập giá. Khi trình thuật sự kiện này, Thánh sử Gio-an viết: “Sau đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Tôi khát!" (Ga 19, 28). Thánh Gio-an nghĩ rằng cái khát của Chúa Giê-su đã đưa lên tột đỉnh ý nghiã của Kinh Thánh, đúng như Lời Chúa hằng nhấn mạnh: Tất cả mọi việc diễn ra trong công trình cứu độ dều “ứng nghiệm lời Kinh Thánh” (Lc 4, 21; Ga 19, 24.28.36-37). Thực vậy, Lời Chúa Giê-su đã gợi đến lời than trong Thánh Vịnh 69, trong đó tác giả là người “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà con phải thiệt thân”. Tác giả nói rất rõ bị người đời thóa mạ, ruồng bỏ, đến độ “Thay vì đồ ăn, chúng trao mật đắng, con khát nước, lại cho uống giấm chua.” (Tv 69, 22). Sau khi nói “Ta khát” thì quả thực đám đông đã làm đúng như lời Thánh vịnh đã tiên báo: “Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người.” (Ga 19, 29).
Đó là nói về tất cả sự kiện diễn ra trên Núi Sọ đều ứng nghiệm Lời Kinh Thánh. Tuy nhiên, ngoài cái khát thể lý ra, Đức Giê-su trước khi chấm dứt sứ vụ tại trần gian để trở về cùng Chúa Cha, thì Người còn một cơn khát tinh thần luôn bốc lửa trong Thánh Tâm Người: Ấy chính là cơn khát lo cho Giáo Hội (mà Người đã khai sinh) được no thỏa hồng ân, vững bước trên hành trình đem hoa trái Tình Yêu Cứu Độ đến cho “mọi loài thụ tạo”. Loài người đã đáp ứng cái khát thể lý của Đức Giê-su bằng giấm chua, mật đắng (sỉ nhục, nhạo cười, đóng đinh, đưa giấm cho Người uống), thì cũng chẳng khác đáp ửng cái khát tinh thần của Chúa bằng tội lỗi ngập đầu và sự chết đời đời.
Lời Chúa “Ta khát” rất cần phải được in dấu ấn thật sâu đậm trong tâm khảm mỗi tín hữu Ki-tô giáo. Chúa Giê-su đã khao khát cho dân Người được hưởng đầy đủ Lòng Chúa Thương Xót trong mọi tình huống cuộc đời trần thế (cả tinh thần lẫn vật chất). Vậy thì xin hãy khao khát được tin nghe và thực hành liên lỉ Lời Chúa, để đáp ứng cơn khát của bản thân cũng như của anh em xa gần.
† Dấu ấn 6- “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19, 30).
Lời Chúa “Mọi sự đã hoàn tất” cho biết công trình của Chúa Giê-su "đã hoàn tất" theo nghĩa không còn gì để làm thêm nữa, đã chấm dứt. Đồng thời cũng hàm chứa ý nghịa là một "chung kết" theo nghĩa là "cùng đích" của tất cả những gì Lời Chúa đã tiên báo: hy vọng của Kinh Thánh về một Đấng Cứu Chuộc đã được đáp ứng tận tình. Rõ ràng sứ vụ Chúa Cha trao phó đã được Chúa Giê-su thực hiện hoàn hảo. Giờ phút cuối cùng trước khi trở về cùng Chúa Cha, Đức Giê-su đã nói lời này với chính mình, đồng thời cũng cho mọi người biết Người đã hoàn tất sứ vụ. Tuy nhiên, Đức Giê-su có chấm dứt hoàn toàn mối bận tâm về hành trình cứu độ nhân loại hay không, thì lại là chuyện khác.
Thật vậy, sau khi Đức Giê-su phán: “Mọi sự đã hoàn tất”, Thánh sử Gio-an ghi: “Người gục đầu xuống và trao Thần Khí”, trong khi Thánh Mat-thêu ghi: “trút linh hồn”, còn Thánh Lu-ca và Mac-cô đều ghi là “Người tắt thở”. Điều này cho thấy Thánh sử Gio-an – nhờ được Thần Khí mạc khải – đã có ngụ ý riêng: Nếu chỉ là trút hơi thở cuối cùng thì ghi như Thánh Mat-thêu, Lu-ca, Mac-cô là đủ; nhưng ở đây Thánh Gio-an còn muốn người đọc (các tín hữu) hiểu sâu hơn và xa hơn: Tới giờ phút cuối cùng của cuộc sống trần thế, trước khi trở về cùng Chúa Cha, Chúa Giê-su vẫn còn lưu tâm tới điều Người đã truyền (Lời thứ ba): “Thưa Bà, đây là con Bà, này con, đây là Mẹ con” (Ga 19, 27). Mà vì thế nên “Người gục đầu xuống và trao Thần Khí”. Đó chính là: Người đã trao phó Chúa Thánh Linh (Thần Khí) cho Đức Mẹ và Giáo Hội mà Thánh Gio-an là đại diện trong giờ phút cực trọng này.
Một cách cụ thể thì Lời Chúa “Mọi sự đã hoàn tất” chỉ là nói về sứ vụ của Người nơi trần thế đã xong, nhưng Lòng Thương Xót của Chúa vẫn trải dài trong không gian và thời gian, “trải qua đời nọ tới đời kia” cho đến thiên thu vạn đại. Và như thế, dấu ấn chung cuộc về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa sẽ không bao giờ phai lạt, dù cho có thiên binh vạn mã của sự dữ, của Sa-tan cũng không xóa mờ được.
† Dấu ấn 7- “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 46)
Thời điểm nghiêm trọng đã điểm: “Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa.” Đức Giê-su kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở.” (Lc 23, 44-46). Lời cuối cùng và cũng là dấu ấn đậm nét nhất của Đức Giê-su trên thánh giá (“Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”), chính là một lời kinh nguyện quen thuộc của người Do-thái trích dẫn từ cuốn Thánh Vịnh (xc Tv 31, số 6). Điều đó cho thấy Chúa Giê-su luôn kết hợp với dân Người, và bày tỏ sự cậy trông nơi Chúa Cha bằng những lời mà tất cả mọi người có thể hiểu được dễ dàng.
Nếu chỉ nhìn vào Đức Giê-su với Lời cuối cùng này thì chỉ thấy lòng thương cảm trào dâng trước cảnh Người Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật phải chết trong ô nhục, cay đắng vì tội lỗi loài người. Tuy nhiên, mở rộng sụ quan sát ra toàn cảnh Núi Sọ, sẽ thấy ngoài quang cảnh thiên sầu địa thảm ra, còn có một cảnh tượng về con người: “Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Người này đích thực là người công chính!" Toàn thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy, khi thấy sự việc đã xảy ra, đều đấm ngực trở về. Đứng đàng xa, có tất cả những người quen biết Đức Giê-su cũng như những phụ nữ đã theo Người từ Ga-li-lê; các bà đã chứng kiến những việc ấy.” (Lc 23, 47-49). Đó là những nhân chứng đầu tiên cho vinh quang Thập Giá. Nói khác hơn đó là những hoa quả đầu mùa của Lòng Chúa Thương Xót tuôn trào nhựa sống từ Cây Nho Giê-su Ki-tô vậy.
Khoảng 10 ngày sau, thì hiện thực diễn ra đúng như Lời hứa trao Thần Khí của Chúa Giê-su: “Vào ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.” (Cv 2, 1-4). Hoa trái của Cây Nho Giê-su thật sự nở rộ “Và hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo.” Cộng đoàn tín hữu đầu tiên hình thành “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ.” (Cv 2, 41-43). Và cho đến ngày nay thì Giáo Hội vì luôn được “tràn đầy ơn Thánh Thần” phát triển vượt bậc tới năm châu bốn biển, cũng là nhờ Đấng Cứu Độ đã “trao Thần Khí” vậy.
KẾT LUẬN:
Bảy Lời cuối của Đức Giê-su Ki-tô trên thập giá, như bảy dấu ấn về Lòng Thương Xót Chúa dành cho Giáo Hội và nói chung là toàn thể nhân loại. Tuy là Lời Chúa Giê-su dành cho loài người, nhưng phải hiểu đây chính là “ấn tín” Chúa Thánh Thần đóng trên mỗi Ki-tô hữu. Sách Giáo lý HTCG (số 698) đã cho biết định nghĩa về “Ấn tín”: “Ấn tín là biểu tượng gắn liền với biểu tượng “xức dầu”. Thật vậy, chính "Thiên Chúa đã đóng ấn xác nhận" (Ga 6, 27) Ðức Ki-tô và cũng đã đóng ấn Thánh Thần trên chúng ta trong Con của Người. (2Cr 1, 22; Ep 1, 13; 4, 30)”.
Người Ki-tô hữu ngày hôm nay hãy cầu xin Đức Giê-su Thiên Chúa cho thông hiểu về những dấu ấn quan trọng này, bởi chính “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước,
là ánh sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119, số 105). Ôi! Lạy Chúa Giê-su, xin cho sứ điệp của Chúa qua bẩy lời cuối cùng trên thập giá, như bảy dấu ấn khắc sâu vào tâm khảm chúng con. Cúi xin Chúa ban Thần Khi cho chúng con để chúng con hiểu rằng chính 7 dấu ấn Lòng Chúa Thương Xót sẽ đem lại cho chúng con niềm hy vọng vững vàng. Ôi! Lạy Chúa! Xin ban đức tin cho chúng con, bởi đức tin chính là niềm hy vọng vào Ơn Cứu Chuộc của Chúa (*). Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.
Chú thích: (*) xc. Thông điệp “Spe Salvi – Đức Tin là Hy vọng” (số 2)
Mở đầu Sứ điệp Phục Sinh 2014, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nhắc lại lời thiên thần nói với các bà đến thăm mộ Chúa: “Các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Chúa Giê-su, Đấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã sống lại… Các bà hãy đến xem chỗ Người đã nằm” (Mt 28,5-6). Từ đó, ĐTC nhấn mạnh: “Đây là đỉnh cao của Phúc Âm, là Tin vui tuyệt hảo: Chúa Giê-su, Đấng chịu đóng đinh, đã sống lại! Biến cố này là nền tảng của đức tin và niềm hy vọng của chúng ta: nếu Chúa Ki-tô không sống lại, Ki-tô giáo chẳng còn ý nghĩa; toàn bộ sứ mệnh của Giáo Hội sẽ mất hết động lực, bởi vì Giáo Hội đã khởi đầu từ đó và luôn bắt đầu lại từ đó. Sứ điệp mà các Ki-tô hữu mang đến cho thế giới này là: Chúa Giê-su, Tình yêu nhập thể, đã chết trên thập giá vì tội chúng ta, nhưng Thiên Chúa Cha đã cho Người sống lại và đặt Người làm Chúa của sự sống và cái chết. Trong Chúa Giê-su, tình yêu đã chiến thắng hận thù, lòng thương xót chiến thắng tội lỗi, sự thiện chiến thắng sự dữ, sự thật chiến thắng dối trá, sự sống chiến thắng sự chết.”
Bao nhiêu đó cũng đủ chứng tỏ Thiên Chúa Tình Yêu giàu lòng thương xót nhân loại như thế nào. Xin cùng nhìn lại giờ phút cuối cùng trên thập tự giá, Chúa Giê-su đã ban 7 lời cuối thể hiện tình yêu vô lượng của Thiên Chúa. Suy niệm 7 lời cuối của Đức Giê-su, thấy rõ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa dành cho loài người là vô cùng vô tận, và vì thế có thể coi đó là 7 DẤU ẤN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT.
† Dấu ấn 1- “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23, 34).
Lề luật của Do-thái quy định: “Luật báo phục tương xứng: Mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân.” (Đnl 19:21); “Nếu có gây tổn thương, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân” (Xh 21, 23-24). Chiếu theo Lề luật đó, thì những kẻ sỉ nhục, nhạo báng, đóng đinh giết Chúa Giê-su, cũng phải chịu sự báo phục tương xứng. Và khi Chúa tử nạn, thì đám người đó cũng phải chết theo.
Bước sang thời Tân Ước, chính Chúa Giê-su cũng cho biết ngày cánh chung (Mt 25, 31-46) Con Người sẽ ngự đến, “Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái.” (Mt 25, 32-33). Chiếu theo sự phân xử đó, thì chắc chắn đám người đã đóng đinh, sỉ nhục, nhạo báng Đức Giê-su, sẽ phải đứng ở bên trái Người và rất đáng được Đức Vua (Quan Tòa Chung Thẩm) kết án: "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó.” Vậy mà Đức Vua Giê-su trên thánh giá đã không xử như thế, trái lại còn cầu xin Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Như vậy thì phải hiểu vấn đề như thế nào?
Thực ra Lời tiên báo về ngày tận thế chỉ là lời cảnh báo cho người tín hữu biết mà lo “làm lành, lánh dữ” trước khi đã quá muộn. Chỉ những kẻ cố tình phạm tội mới bị kết án. Lời Chúa xin tha tội cho những kẻ đã đóng đinh Người trên thập giá, đã chứng minh điều đó (“vì chúng không biết việc chúng làm”, tức là không cố ý phạm tội). Cũng chính Đức Giê-su đã khẳng định: ”Bất cứ ai nói phạm đến Con Người, thì còn được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì sẽ chẳng được tha.” (Lc 12, 19). Một cách cụ thể thì Lòng Thương Xót của Thiên Chúa là vô lượng, vô biên. Chúa tha thứ hết mọi tội lỗi xúc phạm đến Chúa, nên Người đã ban Thánh Thần soi sáng và thêm sức mạnh để ăn năn sám hối. Tuy nhiên nếu đã biết đó là tội mà còn cố tình phạm tội (tức là xúc phạm đến Chúa Thánh Thần) thì tất nhiên án phạt thích đáng là không tránh khỏi.
Sách Giáo lý HTCG (số 1864) giải thích rõ: “Mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được tha cho loài người, chứ tội nói phạm thượng đến Thần Khí sẽ chẳng được tha" (Mt 12, 31; Mc 3, 29; Lc 12, 10). Lòng Thiên Chúa thương xót không có giới hạn, nhưng ai cố tình không hối cải và khước từ Lòng Thiên Chúa thương xót thì cũng khước từ sự tha tội và ơn cứu độ do Chúa Thánh Thần ban cho. Lòng chai dạ đá như thế có thể đưa tới chỗ không hối cải trong giờ sau hết và phải hư mất đời đời.”
Suy niệm Lời cuối thứ nhất của Đức Giê-su khi bước vào đỉnh điểm của cuộc Thương Khó, thì thấy đó chính là một dấu ấn đậm nét về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Điều đó nhắc nhở người Ki-tô hữu hãy tin tưởng vào Chúa Quan Phòng, mọi tội lỗi đã mắc phạm sẽ được tha hết, nếu biết ăn năn dốc lòng chừa. Nhưng cũng đừng vì thế mà ỷ lại rồi khất lần “để đến ngày mai sẽ tính”, bởi ngày Đấng Xét Xử Công Chính sẽ đến như kẻ trộm, “vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.” (Lc 12, 40). Nhà “phù thủy tin học” Steve Jobs, giám đôc điều hành công ty máy tính Apple, trước khi chết, đã để lại một lời khuyên mà ông vẫn coi là một châm ngôn: “Hãy sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của cuộc đời”. Ông giải thích: “Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, đến lúc nào đó bạn sẽ tin tưởng rằng mọi điều bạn làm đã đúng”. Như vậy thì người Ki-tô hữu đừng để đến ngày mai những việc mà hôm nay có thể làm được, nhất là việc sám hối để canh tân con người và đời sống của mình.
† Dấu ấn 2- “Hôm nay, ngươi sẽ ở trên Thiên đàng với Ta.” (Lc 23, 43).
Từ Lời cuối thứ nhất có thể suy ra Lời cuối thứ hai (“Hôm nay, ngươi sẽ ở trên Thiên đàng với Ta.” – Lc 23, 43). Đến những kẻ đã đóng đinh và giết Đức Giê-su, mà Người còn xin Chúa Cha tha cho chúng, thì những người tội lỗi đầy mình (như 2 tên trộm) Chúa cũng không chấp tội. Duy chỉ có điều là người phạm tội phải biết ăn năn, nếu muốn được tha tội. Cuộc đối thoại giữa hai tên trộm với nhau và với Chúa Giê-su đã nói rõ về điều này: “Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!" Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!" Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng." (Lc 23, 39-43).
Sự kiện này gợi nhớ lại khi còn đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giê-su đã bị bọn kinh sư và Pha-ri-sêu phê phán: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." (Lc 15, 2). Họ còn “lẩm bẩm trách các môn đệ Đức Giê-su rằng: "Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?", khiến “Đức Giê-su đáp lại họ rằng: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn." (Lc 5, 30-32). Sứ vụ của Đức Giê-su là xuống trần gánh lấy tội lỗi của loài người, chịu khổ hình và chịu chết để giải thoát loài người khỏi tội lỗi và sự chết đời đời. Duy chỉ có điều loài người tội lỗi có nhìn ra con người thật của mình không và từ đó ăn năn sám hối, như người trộm lành để được hưởng ơn cứu độ. Đó mới thực sự là chân lý, là cứu cánh cho cuộc sống chan đầy tội lỗi của nhân trần.
Thêm một dấu ấn minh chứng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Người tín hữu hãy nhìn cho rõ hình ảnh 2 tên trộm cướp, để thấy được rằng là con người thì ai ai cũng có tội. Vậy thì hãy từ bỏ ngay cái thói kiêu căng hợm hĩnh của tên trộm dữ, mà kiên quyết học theo người trộm lành, dốc một lòng tin tưởng vào Đấng Cứu Độ đã chịu khổ hình vì tội lỗi của nhân loại. Nhiên hậu hãy tha thiết cầu xin Người, như người trộm lành năm xưa: “Lạy Chúa Giê-su, xin nhớ đến con, xin cứu con khỏi án phạt đời đời, để con được vào Nước của Ngài”.
† Dấu ấn 3- “Thưa Bà, đây là con Bà, này con, đây là Mẹ của con.” (Ga 19, 27)
Người Mẹ nào mà không đau khổ khi mất con, nhất là Người Con đó hoàn toàn vô tội mà bị xử tử bằng khổ hình ô nhục. Hiểu được nỗi đau khổ đó của Đức Mẹ, nên Chúa mới trao phó thánh Gio-an cho Đức Mẹ như một nguồn an ủi cho nỗi đau đứt ruột của Người Mẹ mất đi Người Con duy nhất. Đến như thánh Gio-an và nói chung là các môn đệ, trước khổ nạn thập hình của Thầy, tất cả đều như đám gà con mất mẹ. Đức Giê-su đã trao phó các môn đệ của mình cho Mẹ của Người là để các môn đệ có nơi nương tựa, có người chăm sóc. Đó mới chỉ là nhìn theo nhân sinh quan, nhưng cao hơn một bậc, nhìn theo nhãn quan siêu hình học, thì sẽ thấy Lời trao phó này còn hàm nghĩa sâu rộng hơn nhiều: Đức Giê-su trước khi về cùng Chúa Cha, Người đã lo cho Hội Thánh mà Người thiết lập, và trao phó cho Đức Mẹ giữ gìn chăm sóc. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, trao cho Mẹ thiên chức Mẹ Giáo Hội của Thiên Chúa thì còn gì chuẩn xác hơn?
Nhờ thế, các Tông đồ “đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su.” (Cv 1, 14). Cho đến ngày Lễ Ngũ Tuần thì hoa trái của sự cầu nguyện giữa Mẹ và các con đã hiển hiên: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.” (Cv 2, 1-4). Nếu không nhờ dấu ấn đặc biệt này (trao Đức Mẹ cho thánh Gio-an và phó thác thánh Gio-an cho Đức Mẹ), thì thử hỏi chỉ với 12 vị Tông đồ tiên khởi (đã chọn ông Mat-thi-a thay thế Giu-đa It-ca-ri-ốt – Cv 1, 15-26), Giáo Hội có thể phát triển vượt bậc được như ngày nay không?
Khi Đức Giê-su trao Đức Mẹ cho thánh Gio-an và phó thác thánh Gio-an cho Đức Mẹ, thì cũng có nghĩa Người muốn cho người tín hữu thấy được chỉ có Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa mới đủ sức chở che, dẫn dắt đàn con cái trên hành trình tiến về quê Trời vĩnh cửu. Một cách cụ thể, Đức Giê-su muốn dạy các môn đệ phải hiểu và thực hành cho được châm ngôn sống: “Nhờ Mẹ, đến với Chúa – Ad Jesum per Mariam”. Lời Đức Giê-su dạy khi còn rao giảng Tin Mừng: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15, 5); mà muốn đến với Thầy để có thể làm được những việc Thầy trao phó, thì rất cần phải có Cây Cầu Nối, Đấng Trung Gian, đó chính là Đức Mẹ, không thể khác hơn. Hiểu được như vậy thì tại sao người Ki-tô hữu không hiệp nhất với nhau và với Giáo Hội “rước Đức Mẹ về nhà mình” (Ga 19, 27) như thánh Gio-an thủa xưa?
† Dấu ấn 4- “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con. Sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15, 34).
Chúa chịu đựng mọi sự sỉ nhục của đám đông, sự bỏ rơi của các môn đệ và cả sự nhạo cười của những kẻ cùng bị đóng đinh với Ngườị. Trong khi đó, thì lại không thấy Chúa Cha hiện ra như khi Đức Ki-tô chịu phép rửa trên sông Gio-đan (Mt 3, 13-17), hay khi Người cầu nguyện trên núi Ta-bo (Lc 9, 28-36). Sự kiện này gợi nhớ đến lần cầu nguyện trên núi Cây Dầu (vườn Ghết-sê-ma-ni), Đức Ki-tô cũng đã lo lằng đến độ đổ cả mồ hôi máu ra và cầu xin “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này” (Mt 26, 39). Mới chỉ nghĩ tới thôi mà đã lo lắng như thế, thì giờ đây trực tiếp uống “chén đắng” làm sao tránh khỏi ưu phiền tuyệt vọng và vì thế Chúa mới than thở gần như trách móc: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?".
Lời than thở này phản ánh đúng thực chất bản tính loài người. Thực vậy, Chúa Giê-su “đã làm việc bằng đôi bàn tay của con người, đã suy nghĩ với trí thông minh của con người, đã hành động với ý chí của con người, đã yêu thương với trái tim của con người. Sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, Ngài đã thực sự trở nên một người trong chúng ta, giống chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi” (Hiến chế “Mục Vụ về Giáo Hội – Gaudium et Spes”, số 22). Có một câu hỏi được đặt ra: “Đức Giê-su Thiên Chúa đã vâng lời Chúa Cha xuống thế làm người, chịu khổ hình và chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại. Như vậy thì tại sao Người còn than thở gần như trách móc Chúa Cha như vậy?” Như đã phân tích, Chúa Giê-su Nhập Thể “đã làm việc bằng đôi bàn tay của con người, đã suy nghĩ với trí thông minh của con người”, nên tới giờ phút lên đến đỉnh điểm của sự cô đơn tuyệt vọng, Người than thở như vậy cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên, ngay sau đó, bản tính Thiên Chúa lại nhắc nhở đến sứ mệnh của Người. Và Đức Giê-su tiếp tục “Vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2, 8).
Tuy đây là Lời Đức Giê-su than thở cùng Đức Chúa Cha xuất phát từ nhân tính của Người; nhưng nếu nhìn vào thiên tính sẽ thấy Đức Giê-su đã “vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập tự”, thì chẳng lẽ công trình cứu chuộc nhân loại sẽ trở nên vô ích vì bị Chúa Cha “bỏ rơi” sao? Lại thêm một dấu ấn sáng ngời cho Lòng Chúa Thương Xót (Đức Ki-tô đã hấp hối mà vẫn không quên sứ vụ trọng đại mà Chúa Cha trao phó). Người Ki-tô hữu cần khắc sâu trong tâm khảm dấu ân trọng đại này, bởi không thể có sự kiện “Chúa Cha bỏ rơi Người Con” và vì thế Người Con Cả (Trưởng Tử Giê-su) tất nhiên cũng không quên đàn em thơ dại và yếu ớt, nên đã trao phó cho Mẹ Người chăm sóc. Hai dấu ấn 3 và 4 như một hệ luận tất yếu minh nhiên Lòng Chúa Thương Xót.
† Dấu ấn 5- “Ta khát!” (Ga 19, 28).
Cái khát của Chúa Giê-su là hậu quả đau đớn của cực hình trên thập giá. Khi trình thuật sự kiện này, Thánh sử Gio-an viết: “Sau đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Tôi khát!" (Ga 19, 28). Thánh Gio-an nghĩ rằng cái khát của Chúa Giê-su đã đưa lên tột đỉnh ý nghiã của Kinh Thánh, đúng như Lời Chúa hằng nhấn mạnh: Tất cả mọi việc diễn ra trong công trình cứu độ dều “ứng nghiệm lời Kinh Thánh” (Lc 4, 21; Ga 19, 24.28.36-37). Thực vậy, Lời Chúa Giê-su đã gợi đến lời than trong Thánh Vịnh 69, trong đó tác giả là người “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà con phải thiệt thân”. Tác giả nói rất rõ bị người đời thóa mạ, ruồng bỏ, đến độ “Thay vì đồ ăn, chúng trao mật đắng, con khát nước, lại cho uống giấm chua.” (Tv 69, 22). Sau khi nói “Ta khát” thì quả thực đám đông đã làm đúng như lời Thánh vịnh đã tiên báo: “Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người.” (Ga 19, 29).
Đó là nói về tất cả sự kiện diễn ra trên Núi Sọ đều ứng nghiệm Lời Kinh Thánh. Tuy nhiên, ngoài cái khát thể lý ra, Đức Giê-su trước khi chấm dứt sứ vụ tại trần gian để trở về cùng Chúa Cha, thì Người còn một cơn khát tinh thần luôn bốc lửa trong Thánh Tâm Người: Ấy chính là cơn khát lo cho Giáo Hội (mà Người đã khai sinh) được no thỏa hồng ân, vững bước trên hành trình đem hoa trái Tình Yêu Cứu Độ đến cho “mọi loài thụ tạo”. Loài người đã đáp ứng cái khát thể lý của Đức Giê-su bằng giấm chua, mật đắng (sỉ nhục, nhạo cười, đóng đinh, đưa giấm cho Người uống), thì cũng chẳng khác đáp ửng cái khát tinh thần của Chúa bằng tội lỗi ngập đầu và sự chết đời đời.
Lời Chúa “Ta khát” rất cần phải được in dấu ấn thật sâu đậm trong tâm khảm mỗi tín hữu Ki-tô giáo. Chúa Giê-su đã khao khát cho dân Người được hưởng đầy đủ Lòng Chúa Thương Xót trong mọi tình huống cuộc đời trần thế (cả tinh thần lẫn vật chất). Vậy thì xin hãy khao khát được tin nghe và thực hành liên lỉ Lời Chúa, để đáp ứng cơn khát của bản thân cũng như của anh em xa gần.
† Dấu ấn 6- “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19, 30).
Lời Chúa “Mọi sự đã hoàn tất” cho biết công trình của Chúa Giê-su "đã hoàn tất" theo nghĩa không còn gì để làm thêm nữa, đã chấm dứt. Đồng thời cũng hàm chứa ý nghịa là một "chung kết" theo nghĩa là "cùng đích" của tất cả những gì Lời Chúa đã tiên báo: hy vọng của Kinh Thánh về một Đấng Cứu Chuộc đã được đáp ứng tận tình. Rõ ràng sứ vụ Chúa Cha trao phó đã được Chúa Giê-su thực hiện hoàn hảo. Giờ phút cuối cùng trước khi trở về cùng Chúa Cha, Đức Giê-su đã nói lời này với chính mình, đồng thời cũng cho mọi người biết Người đã hoàn tất sứ vụ. Tuy nhiên, Đức Giê-su có chấm dứt hoàn toàn mối bận tâm về hành trình cứu độ nhân loại hay không, thì lại là chuyện khác.
Thật vậy, sau khi Đức Giê-su phán: “Mọi sự đã hoàn tất”, Thánh sử Gio-an ghi: “Người gục đầu xuống và trao Thần Khí”, trong khi Thánh Mat-thêu ghi: “trút linh hồn”, còn Thánh Lu-ca và Mac-cô đều ghi là “Người tắt thở”. Điều này cho thấy Thánh sử Gio-an – nhờ được Thần Khí mạc khải – đã có ngụ ý riêng: Nếu chỉ là trút hơi thở cuối cùng thì ghi như Thánh Mat-thêu, Lu-ca, Mac-cô là đủ; nhưng ở đây Thánh Gio-an còn muốn người đọc (các tín hữu) hiểu sâu hơn và xa hơn: Tới giờ phút cuối cùng của cuộc sống trần thế, trước khi trở về cùng Chúa Cha, Chúa Giê-su vẫn còn lưu tâm tới điều Người đã truyền (Lời thứ ba): “Thưa Bà, đây là con Bà, này con, đây là Mẹ con” (Ga 19, 27). Mà vì thế nên “Người gục đầu xuống và trao Thần Khí”. Đó chính là: Người đã trao phó Chúa Thánh Linh (Thần Khí) cho Đức Mẹ và Giáo Hội mà Thánh Gio-an là đại diện trong giờ phút cực trọng này.
Một cách cụ thể thì Lời Chúa “Mọi sự đã hoàn tất” chỉ là nói về sứ vụ của Người nơi trần thế đã xong, nhưng Lòng Thương Xót của Chúa vẫn trải dài trong không gian và thời gian, “trải qua đời nọ tới đời kia” cho đến thiên thu vạn đại. Và như thế, dấu ấn chung cuộc về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa sẽ không bao giờ phai lạt, dù cho có thiên binh vạn mã của sự dữ, của Sa-tan cũng không xóa mờ được.
† Dấu ấn 7- “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 46)
Thời điểm nghiêm trọng đã điểm: “Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa.” Đức Giê-su kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở.” (Lc 23, 44-46). Lời cuối cùng và cũng là dấu ấn đậm nét nhất của Đức Giê-su trên thánh giá (“Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”), chính là một lời kinh nguyện quen thuộc của người Do-thái trích dẫn từ cuốn Thánh Vịnh (xc Tv 31, số 6). Điều đó cho thấy Chúa Giê-su luôn kết hợp với dân Người, và bày tỏ sự cậy trông nơi Chúa Cha bằng những lời mà tất cả mọi người có thể hiểu được dễ dàng.
Nếu chỉ nhìn vào Đức Giê-su với Lời cuối cùng này thì chỉ thấy lòng thương cảm trào dâng trước cảnh Người Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật phải chết trong ô nhục, cay đắng vì tội lỗi loài người. Tuy nhiên, mở rộng sụ quan sát ra toàn cảnh Núi Sọ, sẽ thấy ngoài quang cảnh thiên sầu địa thảm ra, còn có một cảnh tượng về con người: “Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Người này đích thực là người công chính!" Toàn thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy, khi thấy sự việc đã xảy ra, đều đấm ngực trở về. Đứng đàng xa, có tất cả những người quen biết Đức Giê-su cũng như những phụ nữ đã theo Người từ Ga-li-lê; các bà đã chứng kiến những việc ấy.” (Lc 23, 47-49). Đó là những nhân chứng đầu tiên cho vinh quang Thập Giá. Nói khác hơn đó là những hoa quả đầu mùa của Lòng Chúa Thương Xót tuôn trào nhựa sống từ Cây Nho Giê-su Ki-tô vậy.
Khoảng 10 ngày sau, thì hiện thực diễn ra đúng như Lời hứa trao Thần Khí của Chúa Giê-su: “Vào ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.” (Cv 2, 1-4). Hoa trái của Cây Nho Giê-su thật sự nở rộ “Và hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo.” Cộng đoàn tín hữu đầu tiên hình thành “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ.” (Cv 2, 41-43). Và cho đến ngày nay thì Giáo Hội vì luôn được “tràn đầy ơn Thánh Thần” phát triển vượt bậc tới năm châu bốn biển, cũng là nhờ Đấng Cứu Độ đã “trao Thần Khí” vậy.
KẾT LUẬN:
Bảy Lời cuối của Đức Giê-su Ki-tô trên thập giá, như bảy dấu ấn về Lòng Thương Xót Chúa dành cho Giáo Hội và nói chung là toàn thể nhân loại. Tuy là Lời Chúa Giê-su dành cho loài người, nhưng phải hiểu đây chính là “ấn tín” Chúa Thánh Thần đóng trên mỗi Ki-tô hữu. Sách Giáo lý HTCG (số 698) đã cho biết định nghĩa về “Ấn tín”: “Ấn tín là biểu tượng gắn liền với biểu tượng “xức dầu”. Thật vậy, chính "Thiên Chúa đã đóng ấn xác nhận" (Ga 6, 27) Ðức Ki-tô và cũng đã đóng ấn Thánh Thần trên chúng ta trong Con của Người. (2Cr 1, 22; Ep 1, 13; 4, 30)”.
Người Ki-tô hữu ngày hôm nay hãy cầu xin Đức Giê-su Thiên Chúa cho thông hiểu về những dấu ấn quan trọng này, bởi chính “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước,
là ánh sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119, số 105). Ôi! Lạy Chúa Giê-su, xin cho sứ điệp của Chúa qua bẩy lời cuối cùng trên thập giá, như bảy dấu ấn khắc sâu vào tâm khảm chúng con. Cúi xin Chúa ban Thần Khi cho chúng con để chúng con hiểu rằng chính 7 dấu ấn Lòng Chúa Thương Xót sẽ đem lại cho chúng con niềm hy vọng vững vàng. Ôi! Lạy Chúa! Xin ban đức tin cho chúng con, bởi đức tin chính là niềm hy vọng vào Ơn Cứu Chuộc của Chúa (*). Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.
Chú thích: (*) xc. Thông điệp “Spe Salvi – Đức Tin là Hy vọng” (số 2)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Michael Novak tưởng niệm hai Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II (1)
Vũ Văn An
19:09 02/05/2014
Cùng với lễ phong thánh cho Đức GH Gioan XXIII và Đức GH Gioan Phaolô II, Zenit cho đăng lại ba bài báo của Michael Novak đã được đăng trên Corriere della Sera. Novak từng hiện diện tại Khóa Họp Thứ Hai của Vatican II và là người nghiên cứu sâu rộng về cả hai vị thánh giáo hoàng.
Ở đây, Novak làm sống lại bài giảng tôn vinh Đức GH Gioan XXIII của Đức HY Leo Jozef Suenens, người Bỉ, trước mặt 2,700 giám mục tụ tập tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô dự lễ khai mạc Công Đồng Vatican II. Bài giảng này trình bày cuộc đời của Đức GH Gioan XXIII như là Cha Già của Công Đồng, và cả thế giới đều biết rõ ngài.
--
Điều liên kết Đức GH Gioan XXIII và Đức GH Gioan Phaolô II, và làm cho lễ phong thánh chung của các ngài trong tháng này trở thành thích hợp một cách đặc biệt, chính là vai trò chung của các ngài trong việc phát động và hoàn tất Công Đồng Vatican II (1961-1965). Việc triệu tập Công Đồng này phát xuất từ chính trái tim của vị “Giáo Hoàng Nhân Hậu”. Khoảng 3 thập niên sau, việc cứu nó khỏi bị tầm thường hóa được đặt trong tay Đức Gioan Phaolô II.
Không có Đức GH Gioan XXIII, chắc chắn không có Vatican II, không có tinh thần ngọt ngào, chừng mực và can đảm của ngài, chắc chắn không có hòa bình trong Giáo Hội để che chở nó.
Trong các năm tháng sau Vatican II, có lẽ không vị giám mục nào trên thế giới đã sử dụng các thúc đẩy và ơn phúc của Vatican II một cách hữu hiệu bằng Đức Gioan Phaolô II của Krakow, Ba Lan. Trong tinh thần Công Đồng này, ngài đã động viên toàn bộ đất nước của ngài, cả người tin lẫn người không tin, để họ chuẩn bị sẵn sàng cho vai trò quan trọng của họ trong việc triệt hạ Bức Màn Sắt Áp Chế xuống, một bức màn từng phân rẽ nền văn minh đương đại quá lâu rồi.
Đức Gioan Phaolô II, ngay trong cái tên của ngài, đã liên kết ngài với hai vị giáo hoàng vĩ đại của Công Đồng, tức Đức Gioan và Đức Phaolô. Mục tiêu của ngài là đẩy sức mạnh và ơn thánh của Công Đồng này vào lịch sử, để thay đổi bộ mặt thế giới, và để thâm hậu hóa đức tin, lòng can đảm và sự hiểu biết của giáo dân Công Giáo mọi vùng trên thế giới. Đức Gioan Phaolô II làm cho Công Đồng bén rễ sâu vào lịch sử, cả về thiêng liêng lẫn chính trị.
Chính Công Đồng đã liên kết các vị, hai đấng thánh vĩ đại này. Đầu tiên, ta hãy bắt đầu với Đức Gioan XXIII.
* * *
Đức GH Gioan XXIII sống thực trong đời mình điều được Công Đồng Vatican II cố gắng cô đọng bằng lời. Trong triều giáo hoàng 5 năm vắn vỏi của ngài, Đức GH Gioan đã làm cho việc hợp nhất Kitô Giáo rõ ràng trở thành có thể. Ngài nói với những ai tin vào Thiên Chúa và cả những ai không tin vào Thiên Chúa, và ai ai cũng hiểu cả. Đức GH Gioan là tiêu điểm của Giáo Hội Công Giáo Rôma, và qua ngài, như qua một lăng kính, việc con người đi tìm Thiên Chúa đã đụng tới và làm bùng cháy hàng triệu trái tim khắp thế giới. Trong một khoảnh khắc, như trong một nháy mắt, Đức GH Gioan đã là điều Giáo Hội muốn mình là. Ngài chỉ cho các vị giám mục khác thấy ý nghĩa thực sự của chức vụ các ngài. Ngài chỉ cho các linh mục thấy các ngài nên nói năng và được những người các ngài hy sinh cuộc đời phục vụ cho nghe ra sao. Ngài chỉ cho người ta thấy họ gần gũi xiết bao với các mục tử của họ. Đức GH Gioan quả đã sống thực Tin Mừng. Càng khó hơn khi phải viết một loạt các sắc chỉ để hướng dẫn các giám mục, các linh mục và giáo dân đang cố gắng sống các Tin Mừng này. Đối với nhiều người, Đức GH Gioan luôn nói lớn tiếng hơn Công Đồng.
Sự hiện diện của Đức GH Gioan được các Nghị Phụ Công Đồng cảm nhận suốt khóa hai. Thí dụ, ngày 21 tháng 11, diễn giả đầu tiên lên diễn đàn, Đức Cha Jaime Flores Martin, của giáo phận Barbastro, Tây Ban Nha, đã bắt đầu đưa ra nhận định thuận lợi của ngài đối với sơ đồ hợp nhất Kitô Giáo bằng những lời sau: “Sơ đồ này dẫn ta vào nẻo đường đại kết, là nẻo đường hết sức thân thiết đối với Đức GH Gioan XXIII”. Ngày 28 tháng 10, một trong những ngày quan trọng nhất của Công Đồng, một trong những dịp hiếm hoi để Đức GH Phaolô vào phòng Công Đồng, Đức HY Suenens đã được mời lên để gợi lại kỷ niệm về Đức GH Gioan một cách hết sức minh nhiên và đầy đủ chi tiết bao nhiêu có thể, chỉ với ý muốn làm cho sự hiện hữu của Đức GH Gioan trở thành tích cực đến không quên được trong lòng Giáo Hội. Chúng tôi sẽ mô tả sau các hoàn cảnh cảm kích khiến Đức HY Suenens đọc bài diễn văn của ngài cũng như hiệu quả của bài diễn văn đối với Công Đồng. Nhưng ở đây, chúng tôi xin tường trình các lời lẽ của Đức HY Suenens để mọi người hiểu khuôn mặt Đức GH Gioan đã luôn hiện diện ra sao với các Nghị Phụ Công Đồng.
Leo lên tòa giảng của Nhà Thờ Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của Đức GH Phaolô, các thượng phụ, các Hồng Y, các tổng giám mục và các giám mục thế giới, cũng như hàng mấy trăm giáo dân, Đức Hồng Y đã giảng bài giảng sau:
Khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Gioan XXIII được người ta coi là “một giáo hoàng chuyển tiếp”. Mà ngài là người chuyển tiếp thật, nhưng không phải theo lối mong chờ hay theo lối thông thường của từ ngữ. Lịch sử chắc chắn sẽ phán kết rằng ngài khai mở một thời đại mới cho Giáo Hội và ngài đặt để nền tảng cho một cuộc chuyển tiếp từ thế kỷ 20 qua thế kỷ 21.
Nhưng mục đích của chúng ta hôm nay không nhằm lượng định ý nghĩa trọn vẹn của triều giáo hoàng vừa kết thúc; điều ấy rõ ràng là vội vã và quá sớm. Điều chúng ta muốn làm trong cuộc tụ tập long trọng này, được triệu tập theo ý muốn của Đức GH Phaolô đang hiển trị, là đơn thuần cố gắng họa lại trước chúng ta, trong khoảnh khắc, khuôn mặt Đức Gioan XXIII, trong hành vi hiếu thảo tập thể và lòng biết ơn sâu xa.
Mỗi một Nghị Phụ Công Đồng đều giữ trong trái tim mình kỷ niệm sống động của lần cuối cùng chúng ta gặp gỡ ngài, ngay ở đây, tại nơi này, gần mộ Thánh Phêrô. Mỗi một người đều vừa lắng nghe vừa tự hỏi: “Phải chăng đây là buổi từ giã?Liệu người cha đang nói với chúng ta đây có bao giờ thấy lại con cái mình một lần nữa hay không?” Chúng ta nhận thấy mình đang nghe loại diễn từ của Bữa Tiệc Ly…
Truyền hình, truyền thanh, và báo chí đem cái chết của ngài tới gần chúng ta đến nỗi nó giống như cái chết (của người) trong gia đình. Chưa bao giờ cả thế giới lại đã tham dự một cách sát nút như thế vào giai đoạn sé lòng của cơn bệnh chí tử. Chưa bao giờ thế giới đã biểu lộ một nhất trí như thế trong xúc cảm. Thánh Kinh nói rằng “cái chết của các thánh hết sức quí giá trước nhan Thiên Chúa”. Cái chết của Đức Gioan XXIII quí giá cả trước mặt thế giới nữa. Đức Giáo Hoàng đã biến cải nó thành lời tuyên xưng đức tin và đức cậy; ngài biến nó thành như thể một cuộc cử hành phụng vụ Phục Sinh.
Vài tuần trước khi đi nghỉ vĩnh viễn, trong một buổi yết kiến, Đức Giáo Hoàng nói rằng “mọi ngày đều là ngày lành để được sinh ra, và mọi ngày đều là ngày lành để được chết đi. Cha biết cha đã tin Đấng nào”. Ngài lên đường gặp chung cuộc của ngài với một lòng thanh thản của đứa trẻ về nhà, vì biết rằng cha em đang giang rộng đôi tay chờ đợi em ở đấy. Còn điều gì đơn sơ hơn thế?
Khi nghe thành viên của phủ giáo hoàng sụt sịt khóc quanh giường ngài nằm, ngài phản đối: “con đừng khóc, đây là thời điểm của hân hoan”. Khi chung cuộc đã tới gần, ngài yêu cầu được “ở một mình với Chúa” để hồi tâm. Nhưng tiếng vọng lời ngài cầu nguyện vẫn còn được nghe thấy khi ngài hồi tỉnh. Người ta nghe thấy ngài nhắc lại lời lẽ của Thầy Chí Thánh: “Ta là sự phục sinh và là sự sống”, những lời trong giây phút này quả đã mặc lấy hết ý nghĩa trọn vẹn của chúng. Và rồi môi ngài phát ra tiếng kêu sau cùng, yếu ớt, nhưng từ tận trái tim, đầy tình yêu con thảo với Mẹ Đồng Trinh: “Mẹ con ơi, hy vọng của con ơi”. Và thế là hết…
Đức Gioan XXIII đã rời bỏ chúng ta.
Ấy thế nhưng, chúng ta dám tin rằng hơn bao giờ hết, ngài vẫn ở giữa chúng ta. Người chết không ngừng sống, nhưng sống trọn vẹn hơn. Trong thực tại huyền nhiệm của Các Thánh Cùng Thông Công, các ngài vẫn hành động một cách sâu sắc, thân mật và mạnh mẽ hơn nữa…
Giờ đây, chúng ta cần cố gắng mô tả khuôn mặt Đức Giáo Hoàng, mà ký ức mãi mãi được in đậm trong trái tim mỗi người chúng ta…
Nếu phải phát biểu mọi điều trong một câu chữ thì con thiển nghĩ ta có thể nói rằng Đức Gioan XXIII là một con người hết sức tự nhiên đồng thời lại rất siêu nhiên. Tự nhiên và ơn thánh đã sản xuất nơi ngài một sự thống nhất sống động đầy tràn duyên dáng và ngạc nhiên.
Mọi sự nơi ngài đều bật sinh từ một nguồn duy nhất. Ngài siêu nhiên một cách hoàn toàn tự nhiên. Ngài tự nhiên bằng một tinh thần siêu nhiên đến độ không ai khám phá được sự phân biệt nào giữa hai chiều kích này.
Như thể, khi làm đầy buồng phổi, ngài hít đức tin cùng lúc với việc hít sức mạnh thể lý và tinh thần.
Có người viết rằng “Ngài sống trước nhan Thiên Chúa, với vẻ đơn sơ của một người dạo quanh phố xá của thị trấn mình”.
Ngài sống với đôi chân trên đất, và ngài quan tâm tới mọi lắng lo hàng ngày của người ta, bằng một mối thiện cảm sống động. Ngài biết phải dừng lại bên đường ra sao để chuyện trò với những người tầm thường, để lắng nghe một em nhỏ, để an ủi một người tàn tật. Ngài lưu tâm tới việc xây dựng một phi trường và ngài cầu nguyện cho các phi hành gia…
Lòng nhân hậu tự phát, thẳng thắn, luôn thức tỉnh của ngài như một tia sáng mặt trời xua tan sương mù, làm chẩy băng giá, thấu qua mọi sự không ai để ý, như thể nó có quyền làm thế. Một tia sáng mặt trời như thế tạo lạc quan dọc đường nó đi, loan truyền hạnh phúc dưới những giáng vẻ bất ngờ, và biến mọi trở ngại thành nhẹ nhàng.
Đức Gioan XXIII đã xuất hiện như thế đối với thế giới, không phải như mặt trời nhiệt đới làm mù mắt người ta bằng cường độ chói lói của nó, nhưng đúng hơn như mặt trời khiêm hạ, quen thuộc, hàng ngày chỉ đơn giản có mặt tại vị trí của mình, luôn trung thực với chính mình dù đôi lúc có bị mây phủ, một mặt trời ít ai chú ý, nhưng chắc chắn lúc nào cũng hiện diện.
Đức Gioan XXIII không ngây thơ đến độ tin rằng lòng nhân hậu sẽ giải quyết được mọi vấn đề, nhưng ngài biết rõ: nó mở cửa tâm hồn để đối thoại, để hiểu nhau, và để kính trọng nhau. Ngài tin tưởng sức mạnh của đức ái Chúa Kitô luôn bừng cháy trong trái tim con người…
Ta hãy lắng nghe ngài khi ngài tự giới thiệu với các bề tôi mới của ngài là các tín hữu của toà thượng phụ Venice: Ngài bảo họ: “tôi muốn nói với anh chị em một cách thành thực nhất. Anh chị em đã nóng lòng chờ đợi tôi; người ta đã nói với anh chị em về tôi và đã viết cho anh chị em nhiều trình thuật vượt quá công lênh của tôi. Tôi xin tự giới thiệu con người thực sự của tôi. Giống mọi người khác đang sống trên cõi đời này, tôi cũng xuất thân từ một gia đình và một nơi chốn nhất định. Tạ ơn Chúa, tôi có sức khỏe thể lý tốt và một chút ý thức tốt giúp tôi nhìn sự việc một cách nhanh chóng và phân minh. Luôn sẵn sàng yêu thương mọi người, tôi vẫn tuân theo lề luật của Tin Mừng, biết tôn trọng các quyền lợi của tôi và của những người khác, một sự kiện ngăn không cho tôi gây hại cho bất cứ ai và khuyến khích tôi làm điều thiện cho mọi người.
“Tôi xuất thân từ một cội nguồn khiêm tốn. Tôi được dưỡng dục trong một cảnh nghèo khá hạn chế nhưng bổ ích, đòi hỏi không bao nhiêu nhưng bảo đảm việc phát triển các nhân đức cao thượng nhất và vĩ đại nhất, giúp chuẩn bị con người cho việc leo dốc ngọn núi cuộc đời. Đấng Quan Phòng lôi tôi ra khỏi làng quê sinh trưởng và làm tôi chu du mọi nẻo đường thế giới khắp Tây cùng Đông. Cũng Đấng Quan Phòng này đã khiến tôi ôm hôn những người khác với tôi cả về tôn giáo lẫn ý thức hệ. Thiên Chúa làm tôi đối diện với những vấn đề xã hội gay gắt và đầy đe dọa, mà trước chúng, tôi vẫn giữ được một phán đoán và một trí tưởng tượng bình thản và quân bình để lượng định vấn đề cho chính xác, vì lòng tôn kính các nguyên tắc tín lý và luân lý Công Giáo, không quan tâm tới những gì phân rẽ người ta và khiêu khích tranh chấp, mà đúng hơn quan tâm tới những gì hợp nhất con người…”
Không ai ngạc nhiên khi đọc trong nhật ký riêng của ngài những suy nghĩ như sau: “Các cử hành kim khánh linh mục của tôi vào năm nay đã kết thúc. Tôi cho phép chúng được tổ chức ở đây, tại Sophia, và tại Sotto il Monte. Tôi thật bối rối hết sức!Biết bao linh mục đã qua đời hay còn đang sống đã thực hiện được những kỳ công về tông đồ và trong việc thánh hóa các linh hồn chỉ sau khi làm linh mục được 25 năm. Còn tôi, tôi đã làm được những gì? Ôi lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con! Nhưng, dù tôi khiêm hạ vì cho tới nay làm được rất ít hay chưa làm được gì, tôi vẫn hướng mắt về tương lai. Trước mặt tôi, vẫn còn ánh sáng; vẫn còn hy vọng làm được điều tốt nào đó. Bởi thế, tôi lại nắm lấy cây gậy một lần nữa, mà từ nay sẽ là cây gậy của tuổi già, và tôi sẽ tiến lên phía trước để gặp bất cứ điều gì Chúa muốn cho tôi” (Sofia, 30 tháng 10,1929). . . .
“Đấng Đại Diện Chúa Kitô ư? Ôi, tôi đâu xứng với tước hiệu này, tôi, đứa con khốn khổ của Baotixita và Maria Anna Roncalli, hai Kitô hữu quá tốt lành, chắc chắn như thế, nhưng tầm thường và khiêm tốn xiết bao” (15 tháng 8,1961).
Nếu ta bỏ con người này và quay nhìn tới công trình do ngài thực hiện, thì đời ngài quả là một ơn phúc ba chiều: ơn phúc cho tín hữu của Giáo Hội Công Giáo; ơn phúc cho mọi Kitô hữu; ơn phúc cho mọi người có thiện chí.
Đời ngài là một ơn phúc cho tín hữu, trên hết vì Công Đồng do ngài triệu tập; đây là đỉnh cao hoạt động mục vụ của ngài. Đức Gioan XXIII muốn có Công Đồng này: ngài nói chí lý rằng ước muốn này là lời đáp trả đối với ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần, một ơn linh hứng từng mời gọi ngài tụ tập mọi giám mục khắp thế giới về Rôma.
Lúc khai mạc Công Đồng, ngài đã bình thản tuyên bố sự bất đồng hoàn toàn của ngài "đối với các tiên tri bất hạnh, luôn tiên đoán tai ương thảm họa”. Ngài nói thêm “Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi; sợ hãi chỉ có thể phát xuất từ việc thiếu đức tin”.
Ngài vâng theo tiếng Chúa kêu gọi, một cách bình an và không biết chính xác tất cả những kêu gọi này sẽ được thực hiện ra sao. Có lần ngài đã mỉm cười cho hay “Khi nói tới công đồng, thì tất cả chúng ta đều là tập sinh, Chúa Thánh Thần sẽ hiện diện khi các giám mục tụ họp nhau; ta sẽ thấy điều này”.
Quả thực thế, đối với ngài, Công Đồng trước nhất không phải là cuộc họp của các giám mục với Đức Giáo Hoàng, một cuộc họp theo nghĩa hàng ngang. Trước nhất và trên hết, nó là cuộc họp tập thể toàn bộ giám mục đoàn với Chúa Thánh Thần, một cuộc họp theo nghĩa hàng dọc, một cởi mở hoàn toàn để đón nhận ơn mưa móc mênh mông của Chúa Thánh Thần, một thứ Lễ Hiện Xuống mới…
Đời ngài là ơn phúc cho mọi Kitô hữu. Vì đối với ngài, ta mắc nợ một bầu khí mới, một khí hậu mới. Bầu khí này giúp ta cùng nhau, như anh chị em, đương đầu với các trở ngại vẫn cần được vượt qua trên đường tiến tới hợp nhất trọn vẹn và hữu hình. Bầu không khí này ta mắc nợ đối với tình bác ái của ngài và đối với lòng thành thực của ngài.
Đối với tình bác ái của ngài, vì tình bác ái này mở cửa trái tim con người ra để đối thoại, để sẵn sàng phán đoán thuận lợi, để hiểu biết nhau. Hơn bất cứ ai khác, Đức Gioan XXIII biết rằng việc mưu tìm hợp nhất Kitô Giáo không diễn tiến theo đường thương lượng ngoại giao, nhưng đúng hơn biết nhìn sâu vào tận đáy cuộc sống thiêng liêng của người ta.
Theo phán đoán của ngài, ta trở nên gần gũi với nhau tùy theo mức độ mỗi người tự để cho cuộc đời và tình yêu Chúa Kitô chiếm hữu lấy mình. Càng trở nên một với Người, ta chỉ càng trở nên gần gũi với anh chị em ta nhiều hơn. Mọi cố gắng hợp nhất, do chính sự kiện nó là một hành vi đức ái, đều có giá trị hợp nhất…
Há không phải lòng thành thực đầy xúc động này đã làm ngạc nhiên các quan sát viên trong một buổi yết kiến một ngày sau khi khai mạc Công Đồng đó ư?
Ngài nói với họ: “Còn với qúy vị, qúy vị hãy đọc cõi lòng tôi: có lẽ quí vị sẽ học được nhiều điều ở đó hơn là ở lời tôi nói. Làm sao tôi quên được 10 năm sống tại Sofia và 10 năm nữa tại Istanbul và tại Athens?... Tôi thường được gặp các Kitô hữu thuộc các hệ phái khác nhau… Chúng tôi không tranh luận; chúng tôi chỉ chuyện vãn với nhau; và dù không tranh luận, chúng tôi vẫn yêu thương nhau. Sự hiện diện của quý vị tại nơi đây, một sự hiện diện chúng tôi rất trân quí, và niềm xúc động đang tràn ngập tâm hồn linh mục của tôi… thúc giục tôi thổ lộ với quí vị rằng trái tim tôi bừng bừng biết bao niềm khát khao được làm việc và được đau khổ cho việc xuất hiện giờ phút trong đó lời cầu nguyện của Chúa Giêsu tại Bữa Tiệc Ly được thể hiện cho mọi người”.
Đời ngài là ân phúc cho thế giới. Đức Gioan XXIII là vị giáo hoàng của đối thoại, và điều này có ý nói tới mọi người trong thời ta.
Làm cho thế giới ngày nay nghe tiếng Giáo Hội là điều không dễ. Tiếng nói này bị át đi bởi quá nhiều tiếng ồn ào: có quá nhiều nhiễu khí quyển và nhiễu không khí khiến sứ điệp không truyền qua được.
Bất chấp các trở ngại trên, Đức Gioan XXIII đã tìm ra cách để tiếng nói của ngài được nghe thấy: ngài vượt qua bức tường ngăn cản âm thanh. Lời Đức Gioan làm sống dậy một đáp ứng.
Con người nhận ra giọng nói của ngài, một giọng nói nói với họ về Thiên Chúa, nhưng cũng nói đến tình huynh đệ nhân bản, đến việc tái lập công bình xã hội, đến một nền hòa bình phải thiết lập khắp thế giới.
Họ nghe được một thách đố ngỏ với chính con người tốt hơn của họ, và họ ngước mắt nhìn con người này, con người mà lòng nhân hậu khiến họ nghĩ tới Thiên Chúa.Vì con người, dù biết hay không, luôn tìm kiếm Thiên Chúa, và chính sự phản ảnh Thiên Chúa là điều họ tìm kiếm trên gương mặt ông già này, người vốn yêu thương họ bằng chính tình yêu của Chúa Kitô.
Và đó chính là lý do tại sao họ khóc ngài như những đứa con khóc cha mình, quây quần quanh ngài để được ngài chúc lành.
Và người nghèo khóc thương ngài; vì họ biết ngài là một người trong số họ và ngài chết nghèo như họ, tạ ơn Chúa vì ngài vốn coi cảnh nghèo là một ơn phúc.
Các tù nhân cũng khóc thương ngài: ngài từng viếng thăm họ và khuyến khích họ bằng chính sự hiện diện của ngài. Có ai không nhớ cuộc viếng thăm nhà tù Rôma của ngài? Trong số các tù nhân ấy có hai người sát nhân. Sau khi nghe Đức Thánh Cha, một trong hai sát nhân này tiến tới và thưa: “Những lời hy vọng ngài vừa nói có áp dụng vào tôi hay không, một kẻ tội lỗi lớn lao như thế này?” Câu trả lời duy nhất của Đức Giáo Hoàng là mở rộng đôi tay, ôm chầm lấy anh ta vào ngực.
Người tù ấy chắc chắn là một thứ biểu tượng của toàn thể nhân loại, rất gần với trái tim của Đức Gioan XXIII.
Giờ đây, triều giáo hoàng của ngài đã chấm dứt, làm thế nào ta lại có thể không xúc động đọc lại những lời ngài nói năm 1934 khi rời bỏ Bulgaria. Ta nhận ra Đức Gioan XXIII trong bài sứ điệp từ giã này, một sứ điệp có giá trị tiên tri:
Ngài nói: “ôi thưa anh em, anh em đừng quên tôi, người, dù trong hoàn cảnh nào, cũng mãi mãi là người bạn sốt sắng của Bulgaria.
“Theo một truyền thống cổ xưa của Aí Nhĩ Lan Công Giáo, vào đêm vọng Giáng Sinh, mỗi nhà đều để một cây nến sáng ở cửa sổ để chỉ cho Thánh Giuse và Mẹ Diễm Phúc đang tìm một nơi để trú ngụ thấy rằng bên trong nhà ấy có một gia đình đang chờ đợi để tiếp rước các ngài. Bất cứ ở nơi nào, dù là ở tận cùng trái đất, bất cứ người Bulgaria nào xa mảnh đất quê hương mà băng qua nhà tôi đều sẽ tìm thấy trên cửa sổ một ngọn nến thắp sáng. Hễ ông ta gõ cữa, cửa liền mở, bất kể ông ta là người Công Giáo hay người Chính Thống. Một người anh em từ Bulgaria, tước hiệu ấy đã là quá đủ. Ông ta sẽ được chào đón và sẽ tìm được nơi nhà tôi tình hiếu khách ấm áp nhất và thân ái nhất”.
Lời mời trên đã vượt qua các biên giới của Bulgaria; Đức Gioan XXIII đã ngỏ nó với mọi người thiện chí, bất chấp mọi biên giới quốc gia.
Với lịch sử, ngài sẽ là Vị Giáo Hoàng của Chào Đón và Hy Vọng. Đó là lý do khiến kỷ niệm dịu ngọt và thánh thiện về ngài sẽ còn mãi trong lời chúc tụng của hàng thế kỷ tương lai.
Lúc ngài ra đi, ngài đã để lại những con người gần gũi hơn với Thiên Chúa, và một thế giới làm nơi tốt hơn để con người sinh sống.
* * *
Đức GH Gioan hiện diện với các Nghị Phụ Công Đồng không phải chỉ trong bài diễn văn của Đức HY Suenens. Ngài còn hiện diện trong ký ức và trái tim cũng như khát vọng của nhiều Nghị Phụ Công Đồng và rất nhiều chuyên viên tháp tùng các ngài. Ngài chứng tỏ rằng một người, một linh mục, một giáo hoàng có thể sống trong thế kỷ 20 và bất chấp mọi hàm hồ và hào nhoáng của lịch sử, vẫn có thể nói với người ta về Chúa Kitô trong âm sắc của chính Người, theo cách người ta có thể coi đó là đường lối của Người. Đơn sơ, khiêm nhường, tốt lành, trong nhiều năm bị coi như “một tên hề” theo thời, nhát đảm; và rồi bỗng nhiên trở nên can đảm và tích cực, Đức Gioan không khởi sự một sự phục hưng Kitô Giáo hiện đại; ngài không phải là người đẻ ra các ý niệm hàng đầu hay các phong trào dẫn đạo; trước khi làm giáo hoàng, ngài không hề làm cho mình nổi tiếng nhờ các đóng góp cho các phong trào này. Nhưng Đức GH Gioan đã thực hiện một điều còn quan trọng hơn bất cứ phong trào nào hay bất cứ việc lên công thức nào cho một ý niệm hay hỗ trợ nào cho một chương trình. Đức Gioan chỉ sống cuộc sống đặc biệt của ngài.
Dĩ nhiên, có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu cách thế hiện hữu. Dưới mắt người ta, Đức Gioan không luôn giống như con người vào lúc cuối đời của ngài. Ngài hiểu rất rõ sự khôn ngoan của thỏa hiệp. Ngài viết trong Hòa Bình Trên Trái Đất: “có một số linh hồn được đặc biệt phú cho lòng đại lượng; họ là những người, khi nhìn thấy các tình huống trong đó các đòi hỏi của công lý không được thỏa mãn trọn vẹn, cảm thấy bùng lên một ước muốn muốn thay đổi tình thế của sự việc, như thể họ muốn sử dụng một điều gì đó giống như cách mạng. Cần phải ghi nhớ điều này: diễn tiến từ từ là định luật của sự sống trong mọi biểu thức của nó. Do đó, cả trong các định chế nhân bản, ta cũng không thể canh tân được chúng để chúng tốt hơn, ngoại trừ phải làm từ bên trong, một cách từ từ”.
Cả khi làm giáo hoàng, con đường của ngài cũng được dệt bằng những biện pháp từ từ. Công Đồng Rôma, mà ngài chủ tọa năm 1959, không hề “mở các cửa sổ” mà Vatican II sẽ mở. Ngài cho phép ban hành tông hiến lỗi thời và không thể áp dụng được là tông hiến Veterum Sapientiae; tông hiến này ra lệnh phải dạy tiếng La Tinh trong các chủng viện. Ngài cũng cho phép Văn Phòng Thánh ban hành thông báo (monitum) lên án các công trình của Teilhard de Chardin. Khi các Nghị Phụ Công Đồng bầu một ít thành viên của Giáo Triều vào các uỷ ban công đồng, ngài đã gia tăng niềm kiêu hãnh của Giáo Triều bằng cách bổ nhiệm nhiều thành viên của nó vào số 9 thành viên của mỗi ủy ban và cử một vị trong Giáo Triều làm Tổng Thư Ký của Công Đồng.
Tuy nhiên, sau đó, ngài đã vượt qua được rất nhiều trở ngại để giữ cho Công Đồng được hợp nhất; đã thành công trong việc mở cửa Giáo Hội như Chúa Kitô mong muốn: không đòi thế giới phải phù hợp với mình trước mà bằng lòng bước vào thế giới trong hiện trạng của nó. Ngài tập chú vào những điều chủ yếu và hiểu cách phải thể hiện các giấc mơ của mình qua phương pháp tiệm tiến ra sao…
Có nhiều cách phát biểu sự thật. Khi Thiên Chúa muốn mạc khải cho con người sự bí mật của cuộc sống họ và bản chất sự sống của riêng Người, Người đã nói một Lời; nhưng Lời này không phải là một cuốn sách hay một trường phái tư tưởng mà là một cuộc đời, cuộc đời của chính Con của Người. Giống như Lời ngài vốn phục vụ, Đức GH Gioan cũng cho ta hay mầu nhiệm của thời ta và của số phận ta, không bằng một cuốn sách hay một trường phái tư tưởng, mà bằng một cuộc đời. Đời sống luôn đi trước các bài học; các bài học chỉ có vì đời sống.
Cái chết chầm chậm, kéo dài của Đức GH Gioan đã khắc ghi ký ức về ngài vào tâm trí của hầu hết những người nay còn sống. Lần đầu tiên trong lịch sử, toàn bộ nhân loại chú ý tới cuộc hấp hối của một trong các thành viên của mình, và ý thức về ngài như một nhà tôn giáo vĩ đại, một môn đệ của Chúa Kitô, một người đang dâng sự đau khổ của mình cho họ: vì lợi ích của Công Đồng và vì hòa bình. Ngài từng nói: “Ngày nào cũng là ngày lành để chết, các túi xách của tôi đã được sắp đồ sẵn”. Cứ mỗi một phần tư giờ, tại Hiệp Chúng Quốc, các bản tin đều theo dõi diễn tiến việc ngài về chầu Chúa. Thế giới bỗng nhiên được hợp nhất trong đau buồn, thiện cảm và yêu thương. Con người quả đang học tập để biết chết tốt là thế nào, và để cùng chia sẻ cái chết của một người tốt lành.
Còn tiếp
Ở đây, Novak làm sống lại bài giảng tôn vinh Đức GH Gioan XXIII của Đức HY Leo Jozef Suenens, người Bỉ, trước mặt 2,700 giám mục tụ tập tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô dự lễ khai mạc Công Đồng Vatican II. Bài giảng này trình bày cuộc đời của Đức GH Gioan XXIII như là Cha Già của Công Đồng, và cả thế giới đều biết rõ ngài.
--
Điều liên kết Đức GH Gioan XXIII và Đức GH Gioan Phaolô II, và làm cho lễ phong thánh chung của các ngài trong tháng này trở thành thích hợp một cách đặc biệt, chính là vai trò chung của các ngài trong việc phát động và hoàn tất Công Đồng Vatican II (1961-1965). Việc triệu tập Công Đồng này phát xuất từ chính trái tim của vị “Giáo Hoàng Nhân Hậu”. Khoảng 3 thập niên sau, việc cứu nó khỏi bị tầm thường hóa được đặt trong tay Đức Gioan Phaolô II.
Không có Đức GH Gioan XXIII, chắc chắn không có Vatican II, không có tinh thần ngọt ngào, chừng mực và can đảm của ngài, chắc chắn không có hòa bình trong Giáo Hội để che chở nó.
Trong các năm tháng sau Vatican II, có lẽ không vị giám mục nào trên thế giới đã sử dụng các thúc đẩy và ơn phúc của Vatican II một cách hữu hiệu bằng Đức Gioan Phaolô II của Krakow, Ba Lan. Trong tinh thần Công Đồng này, ngài đã động viên toàn bộ đất nước của ngài, cả người tin lẫn người không tin, để họ chuẩn bị sẵn sàng cho vai trò quan trọng của họ trong việc triệt hạ Bức Màn Sắt Áp Chế xuống, một bức màn từng phân rẽ nền văn minh đương đại quá lâu rồi.
Đức Gioan Phaolô II, ngay trong cái tên của ngài, đã liên kết ngài với hai vị giáo hoàng vĩ đại của Công Đồng, tức Đức Gioan và Đức Phaolô. Mục tiêu của ngài là đẩy sức mạnh và ơn thánh của Công Đồng này vào lịch sử, để thay đổi bộ mặt thế giới, và để thâm hậu hóa đức tin, lòng can đảm và sự hiểu biết của giáo dân Công Giáo mọi vùng trên thế giới. Đức Gioan Phaolô II làm cho Công Đồng bén rễ sâu vào lịch sử, cả về thiêng liêng lẫn chính trị.
Chính Công Đồng đã liên kết các vị, hai đấng thánh vĩ đại này. Đầu tiên, ta hãy bắt đầu với Đức Gioan XXIII.
* * *
Đức GH Gioan XXIII sống thực trong đời mình điều được Công Đồng Vatican II cố gắng cô đọng bằng lời. Trong triều giáo hoàng 5 năm vắn vỏi của ngài, Đức GH Gioan đã làm cho việc hợp nhất Kitô Giáo rõ ràng trở thành có thể. Ngài nói với những ai tin vào Thiên Chúa và cả những ai không tin vào Thiên Chúa, và ai ai cũng hiểu cả. Đức GH Gioan là tiêu điểm của Giáo Hội Công Giáo Rôma, và qua ngài, như qua một lăng kính, việc con người đi tìm Thiên Chúa đã đụng tới và làm bùng cháy hàng triệu trái tim khắp thế giới. Trong một khoảnh khắc, như trong một nháy mắt, Đức GH Gioan đã là điều Giáo Hội muốn mình là. Ngài chỉ cho các vị giám mục khác thấy ý nghĩa thực sự của chức vụ các ngài. Ngài chỉ cho các linh mục thấy các ngài nên nói năng và được những người các ngài hy sinh cuộc đời phục vụ cho nghe ra sao. Ngài chỉ cho người ta thấy họ gần gũi xiết bao với các mục tử của họ. Đức GH Gioan quả đã sống thực Tin Mừng. Càng khó hơn khi phải viết một loạt các sắc chỉ để hướng dẫn các giám mục, các linh mục và giáo dân đang cố gắng sống các Tin Mừng này. Đối với nhiều người, Đức GH Gioan luôn nói lớn tiếng hơn Công Đồng.
Sự hiện diện của Đức GH Gioan được các Nghị Phụ Công Đồng cảm nhận suốt khóa hai. Thí dụ, ngày 21 tháng 11, diễn giả đầu tiên lên diễn đàn, Đức Cha Jaime Flores Martin, của giáo phận Barbastro, Tây Ban Nha, đã bắt đầu đưa ra nhận định thuận lợi của ngài đối với sơ đồ hợp nhất Kitô Giáo bằng những lời sau: “Sơ đồ này dẫn ta vào nẻo đường đại kết, là nẻo đường hết sức thân thiết đối với Đức GH Gioan XXIII”. Ngày 28 tháng 10, một trong những ngày quan trọng nhất của Công Đồng, một trong những dịp hiếm hoi để Đức GH Phaolô vào phòng Công Đồng, Đức HY Suenens đã được mời lên để gợi lại kỷ niệm về Đức GH Gioan một cách hết sức minh nhiên và đầy đủ chi tiết bao nhiêu có thể, chỉ với ý muốn làm cho sự hiện hữu của Đức GH Gioan trở thành tích cực đến không quên được trong lòng Giáo Hội. Chúng tôi sẽ mô tả sau các hoàn cảnh cảm kích khiến Đức HY Suenens đọc bài diễn văn của ngài cũng như hiệu quả của bài diễn văn đối với Công Đồng. Nhưng ở đây, chúng tôi xin tường trình các lời lẽ của Đức HY Suenens để mọi người hiểu khuôn mặt Đức GH Gioan đã luôn hiện diện ra sao với các Nghị Phụ Công Đồng.
Leo lên tòa giảng của Nhà Thờ Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của Đức GH Phaolô, các thượng phụ, các Hồng Y, các tổng giám mục và các giám mục thế giới, cũng như hàng mấy trăm giáo dân, Đức Hồng Y đã giảng bài giảng sau:
Khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Gioan XXIII được người ta coi là “một giáo hoàng chuyển tiếp”. Mà ngài là người chuyển tiếp thật, nhưng không phải theo lối mong chờ hay theo lối thông thường của từ ngữ. Lịch sử chắc chắn sẽ phán kết rằng ngài khai mở một thời đại mới cho Giáo Hội và ngài đặt để nền tảng cho một cuộc chuyển tiếp từ thế kỷ 20 qua thế kỷ 21.
Nhưng mục đích của chúng ta hôm nay không nhằm lượng định ý nghĩa trọn vẹn của triều giáo hoàng vừa kết thúc; điều ấy rõ ràng là vội vã và quá sớm. Điều chúng ta muốn làm trong cuộc tụ tập long trọng này, được triệu tập theo ý muốn của Đức GH Phaolô đang hiển trị, là đơn thuần cố gắng họa lại trước chúng ta, trong khoảnh khắc, khuôn mặt Đức Gioan XXIII, trong hành vi hiếu thảo tập thể và lòng biết ơn sâu xa.
Mỗi một Nghị Phụ Công Đồng đều giữ trong trái tim mình kỷ niệm sống động của lần cuối cùng chúng ta gặp gỡ ngài, ngay ở đây, tại nơi này, gần mộ Thánh Phêrô. Mỗi một người đều vừa lắng nghe vừa tự hỏi: “Phải chăng đây là buổi từ giã?Liệu người cha đang nói với chúng ta đây có bao giờ thấy lại con cái mình một lần nữa hay không?” Chúng ta nhận thấy mình đang nghe loại diễn từ của Bữa Tiệc Ly…
Truyền hình, truyền thanh, và báo chí đem cái chết của ngài tới gần chúng ta đến nỗi nó giống như cái chết (của người) trong gia đình. Chưa bao giờ cả thế giới lại đã tham dự một cách sát nút như thế vào giai đoạn sé lòng của cơn bệnh chí tử. Chưa bao giờ thế giới đã biểu lộ một nhất trí như thế trong xúc cảm. Thánh Kinh nói rằng “cái chết của các thánh hết sức quí giá trước nhan Thiên Chúa”. Cái chết của Đức Gioan XXIII quí giá cả trước mặt thế giới nữa. Đức Giáo Hoàng đã biến cải nó thành lời tuyên xưng đức tin và đức cậy; ngài biến nó thành như thể một cuộc cử hành phụng vụ Phục Sinh.
Vài tuần trước khi đi nghỉ vĩnh viễn, trong một buổi yết kiến, Đức Giáo Hoàng nói rằng “mọi ngày đều là ngày lành để được sinh ra, và mọi ngày đều là ngày lành để được chết đi. Cha biết cha đã tin Đấng nào”. Ngài lên đường gặp chung cuộc của ngài với một lòng thanh thản của đứa trẻ về nhà, vì biết rằng cha em đang giang rộng đôi tay chờ đợi em ở đấy. Còn điều gì đơn sơ hơn thế?
Khi nghe thành viên của phủ giáo hoàng sụt sịt khóc quanh giường ngài nằm, ngài phản đối: “con đừng khóc, đây là thời điểm của hân hoan”. Khi chung cuộc đã tới gần, ngài yêu cầu được “ở một mình với Chúa” để hồi tâm. Nhưng tiếng vọng lời ngài cầu nguyện vẫn còn được nghe thấy khi ngài hồi tỉnh. Người ta nghe thấy ngài nhắc lại lời lẽ của Thầy Chí Thánh: “Ta là sự phục sinh và là sự sống”, những lời trong giây phút này quả đã mặc lấy hết ý nghĩa trọn vẹn của chúng. Và rồi môi ngài phát ra tiếng kêu sau cùng, yếu ớt, nhưng từ tận trái tim, đầy tình yêu con thảo với Mẹ Đồng Trinh: “Mẹ con ơi, hy vọng của con ơi”. Và thế là hết…
Đức Gioan XXIII đã rời bỏ chúng ta.
Ấy thế nhưng, chúng ta dám tin rằng hơn bao giờ hết, ngài vẫn ở giữa chúng ta. Người chết không ngừng sống, nhưng sống trọn vẹn hơn. Trong thực tại huyền nhiệm của Các Thánh Cùng Thông Công, các ngài vẫn hành động một cách sâu sắc, thân mật và mạnh mẽ hơn nữa…
Giờ đây, chúng ta cần cố gắng mô tả khuôn mặt Đức Giáo Hoàng, mà ký ức mãi mãi được in đậm trong trái tim mỗi người chúng ta…
Nếu phải phát biểu mọi điều trong một câu chữ thì con thiển nghĩ ta có thể nói rằng Đức Gioan XXIII là một con người hết sức tự nhiên đồng thời lại rất siêu nhiên. Tự nhiên và ơn thánh đã sản xuất nơi ngài một sự thống nhất sống động đầy tràn duyên dáng và ngạc nhiên.
Mọi sự nơi ngài đều bật sinh từ một nguồn duy nhất. Ngài siêu nhiên một cách hoàn toàn tự nhiên. Ngài tự nhiên bằng một tinh thần siêu nhiên đến độ không ai khám phá được sự phân biệt nào giữa hai chiều kích này.
Như thể, khi làm đầy buồng phổi, ngài hít đức tin cùng lúc với việc hít sức mạnh thể lý và tinh thần.
Có người viết rằng “Ngài sống trước nhan Thiên Chúa, với vẻ đơn sơ của một người dạo quanh phố xá của thị trấn mình”.
Ngài sống với đôi chân trên đất, và ngài quan tâm tới mọi lắng lo hàng ngày của người ta, bằng một mối thiện cảm sống động. Ngài biết phải dừng lại bên đường ra sao để chuyện trò với những người tầm thường, để lắng nghe một em nhỏ, để an ủi một người tàn tật. Ngài lưu tâm tới việc xây dựng một phi trường và ngài cầu nguyện cho các phi hành gia…
Lòng nhân hậu tự phát, thẳng thắn, luôn thức tỉnh của ngài như một tia sáng mặt trời xua tan sương mù, làm chẩy băng giá, thấu qua mọi sự không ai để ý, như thể nó có quyền làm thế. Một tia sáng mặt trời như thế tạo lạc quan dọc đường nó đi, loan truyền hạnh phúc dưới những giáng vẻ bất ngờ, và biến mọi trở ngại thành nhẹ nhàng.
Đức Gioan XXIII đã xuất hiện như thế đối với thế giới, không phải như mặt trời nhiệt đới làm mù mắt người ta bằng cường độ chói lói của nó, nhưng đúng hơn như mặt trời khiêm hạ, quen thuộc, hàng ngày chỉ đơn giản có mặt tại vị trí của mình, luôn trung thực với chính mình dù đôi lúc có bị mây phủ, một mặt trời ít ai chú ý, nhưng chắc chắn lúc nào cũng hiện diện.
Đức Gioan XXIII không ngây thơ đến độ tin rằng lòng nhân hậu sẽ giải quyết được mọi vấn đề, nhưng ngài biết rõ: nó mở cửa tâm hồn để đối thoại, để hiểu nhau, và để kính trọng nhau. Ngài tin tưởng sức mạnh của đức ái Chúa Kitô luôn bừng cháy trong trái tim con người…
Ta hãy lắng nghe ngài khi ngài tự giới thiệu với các bề tôi mới của ngài là các tín hữu của toà thượng phụ Venice: Ngài bảo họ: “tôi muốn nói với anh chị em một cách thành thực nhất. Anh chị em đã nóng lòng chờ đợi tôi; người ta đã nói với anh chị em về tôi và đã viết cho anh chị em nhiều trình thuật vượt quá công lênh của tôi. Tôi xin tự giới thiệu con người thực sự của tôi. Giống mọi người khác đang sống trên cõi đời này, tôi cũng xuất thân từ một gia đình và một nơi chốn nhất định. Tạ ơn Chúa, tôi có sức khỏe thể lý tốt và một chút ý thức tốt giúp tôi nhìn sự việc một cách nhanh chóng và phân minh. Luôn sẵn sàng yêu thương mọi người, tôi vẫn tuân theo lề luật của Tin Mừng, biết tôn trọng các quyền lợi của tôi và của những người khác, một sự kiện ngăn không cho tôi gây hại cho bất cứ ai và khuyến khích tôi làm điều thiện cho mọi người.
“Tôi xuất thân từ một cội nguồn khiêm tốn. Tôi được dưỡng dục trong một cảnh nghèo khá hạn chế nhưng bổ ích, đòi hỏi không bao nhiêu nhưng bảo đảm việc phát triển các nhân đức cao thượng nhất và vĩ đại nhất, giúp chuẩn bị con người cho việc leo dốc ngọn núi cuộc đời. Đấng Quan Phòng lôi tôi ra khỏi làng quê sinh trưởng và làm tôi chu du mọi nẻo đường thế giới khắp Tây cùng Đông. Cũng Đấng Quan Phòng này đã khiến tôi ôm hôn những người khác với tôi cả về tôn giáo lẫn ý thức hệ. Thiên Chúa làm tôi đối diện với những vấn đề xã hội gay gắt và đầy đe dọa, mà trước chúng, tôi vẫn giữ được một phán đoán và một trí tưởng tượng bình thản và quân bình để lượng định vấn đề cho chính xác, vì lòng tôn kính các nguyên tắc tín lý và luân lý Công Giáo, không quan tâm tới những gì phân rẽ người ta và khiêu khích tranh chấp, mà đúng hơn quan tâm tới những gì hợp nhất con người…”
Không ai ngạc nhiên khi đọc trong nhật ký riêng của ngài những suy nghĩ như sau: “Các cử hành kim khánh linh mục của tôi vào năm nay đã kết thúc. Tôi cho phép chúng được tổ chức ở đây, tại Sophia, và tại Sotto il Monte. Tôi thật bối rối hết sức!Biết bao linh mục đã qua đời hay còn đang sống đã thực hiện được những kỳ công về tông đồ và trong việc thánh hóa các linh hồn chỉ sau khi làm linh mục được 25 năm. Còn tôi, tôi đã làm được những gì? Ôi lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con! Nhưng, dù tôi khiêm hạ vì cho tới nay làm được rất ít hay chưa làm được gì, tôi vẫn hướng mắt về tương lai. Trước mặt tôi, vẫn còn ánh sáng; vẫn còn hy vọng làm được điều tốt nào đó. Bởi thế, tôi lại nắm lấy cây gậy một lần nữa, mà từ nay sẽ là cây gậy của tuổi già, và tôi sẽ tiến lên phía trước để gặp bất cứ điều gì Chúa muốn cho tôi” (Sofia, 30 tháng 10,1929). . . .
“Đấng Đại Diện Chúa Kitô ư? Ôi, tôi đâu xứng với tước hiệu này, tôi, đứa con khốn khổ của Baotixita và Maria Anna Roncalli, hai Kitô hữu quá tốt lành, chắc chắn như thế, nhưng tầm thường và khiêm tốn xiết bao” (15 tháng 8,1961).
Nếu ta bỏ con người này và quay nhìn tới công trình do ngài thực hiện, thì đời ngài quả là một ơn phúc ba chiều: ơn phúc cho tín hữu của Giáo Hội Công Giáo; ơn phúc cho mọi Kitô hữu; ơn phúc cho mọi người có thiện chí.
Đời ngài là một ơn phúc cho tín hữu, trên hết vì Công Đồng do ngài triệu tập; đây là đỉnh cao hoạt động mục vụ của ngài. Đức Gioan XXIII muốn có Công Đồng này: ngài nói chí lý rằng ước muốn này là lời đáp trả đối với ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần, một ơn linh hứng từng mời gọi ngài tụ tập mọi giám mục khắp thế giới về Rôma.
Lúc khai mạc Công Đồng, ngài đã bình thản tuyên bố sự bất đồng hoàn toàn của ngài "đối với các tiên tri bất hạnh, luôn tiên đoán tai ương thảm họa”. Ngài nói thêm “Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi; sợ hãi chỉ có thể phát xuất từ việc thiếu đức tin”.
Ngài vâng theo tiếng Chúa kêu gọi, một cách bình an và không biết chính xác tất cả những kêu gọi này sẽ được thực hiện ra sao. Có lần ngài đã mỉm cười cho hay “Khi nói tới công đồng, thì tất cả chúng ta đều là tập sinh, Chúa Thánh Thần sẽ hiện diện khi các giám mục tụ họp nhau; ta sẽ thấy điều này”.
Quả thực thế, đối với ngài, Công Đồng trước nhất không phải là cuộc họp của các giám mục với Đức Giáo Hoàng, một cuộc họp theo nghĩa hàng ngang. Trước nhất và trên hết, nó là cuộc họp tập thể toàn bộ giám mục đoàn với Chúa Thánh Thần, một cuộc họp theo nghĩa hàng dọc, một cởi mở hoàn toàn để đón nhận ơn mưa móc mênh mông của Chúa Thánh Thần, một thứ Lễ Hiện Xuống mới…
Đời ngài là ơn phúc cho mọi Kitô hữu. Vì đối với ngài, ta mắc nợ một bầu khí mới, một khí hậu mới. Bầu khí này giúp ta cùng nhau, như anh chị em, đương đầu với các trở ngại vẫn cần được vượt qua trên đường tiến tới hợp nhất trọn vẹn và hữu hình. Bầu không khí này ta mắc nợ đối với tình bác ái của ngài và đối với lòng thành thực của ngài.
Đối với tình bác ái của ngài, vì tình bác ái này mở cửa trái tim con người ra để đối thoại, để sẵn sàng phán đoán thuận lợi, để hiểu biết nhau. Hơn bất cứ ai khác, Đức Gioan XXIII biết rằng việc mưu tìm hợp nhất Kitô Giáo không diễn tiến theo đường thương lượng ngoại giao, nhưng đúng hơn biết nhìn sâu vào tận đáy cuộc sống thiêng liêng của người ta.
Theo phán đoán của ngài, ta trở nên gần gũi với nhau tùy theo mức độ mỗi người tự để cho cuộc đời và tình yêu Chúa Kitô chiếm hữu lấy mình. Càng trở nên một với Người, ta chỉ càng trở nên gần gũi với anh chị em ta nhiều hơn. Mọi cố gắng hợp nhất, do chính sự kiện nó là một hành vi đức ái, đều có giá trị hợp nhất…
Há không phải lòng thành thực đầy xúc động này đã làm ngạc nhiên các quan sát viên trong một buổi yết kiến một ngày sau khi khai mạc Công Đồng đó ư?
Ngài nói với họ: “Còn với qúy vị, qúy vị hãy đọc cõi lòng tôi: có lẽ quí vị sẽ học được nhiều điều ở đó hơn là ở lời tôi nói. Làm sao tôi quên được 10 năm sống tại Sofia và 10 năm nữa tại Istanbul và tại Athens?... Tôi thường được gặp các Kitô hữu thuộc các hệ phái khác nhau… Chúng tôi không tranh luận; chúng tôi chỉ chuyện vãn với nhau; và dù không tranh luận, chúng tôi vẫn yêu thương nhau. Sự hiện diện của quý vị tại nơi đây, một sự hiện diện chúng tôi rất trân quí, và niềm xúc động đang tràn ngập tâm hồn linh mục của tôi… thúc giục tôi thổ lộ với quí vị rằng trái tim tôi bừng bừng biết bao niềm khát khao được làm việc và được đau khổ cho việc xuất hiện giờ phút trong đó lời cầu nguyện của Chúa Giêsu tại Bữa Tiệc Ly được thể hiện cho mọi người”.
Đời ngài là ân phúc cho thế giới. Đức Gioan XXIII là vị giáo hoàng của đối thoại, và điều này có ý nói tới mọi người trong thời ta.
Làm cho thế giới ngày nay nghe tiếng Giáo Hội là điều không dễ. Tiếng nói này bị át đi bởi quá nhiều tiếng ồn ào: có quá nhiều nhiễu khí quyển và nhiễu không khí khiến sứ điệp không truyền qua được.
Bất chấp các trở ngại trên, Đức Gioan XXIII đã tìm ra cách để tiếng nói của ngài được nghe thấy: ngài vượt qua bức tường ngăn cản âm thanh. Lời Đức Gioan làm sống dậy một đáp ứng.
Con người nhận ra giọng nói của ngài, một giọng nói nói với họ về Thiên Chúa, nhưng cũng nói đến tình huynh đệ nhân bản, đến việc tái lập công bình xã hội, đến một nền hòa bình phải thiết lập khắp thế giới.
Họ nghe được một thách đố ngỏ với chính con người tốt hơn của họ, và họ ngước mắt nhìn con người này, con người mà lòng nhân hậu khiến họ nghĩ tới Thiên Chúa.Vì con người, dù biết hay không, luôn tìm kiếm Thiên Chúa, và chính sự phản ảnh Thiên Chúa là điều họ tìm kiếm trên gương mặt ông già này, người vốn yêu thương họ bằng chính tình yêu của Chúa Kitô.
Và đó chính là lý do tại sao họ khóc ngài như những đứa con khóc cha mình, quây quần quanh ngài để được ngài chúc lành.
Và người nghèo khóc thương ngài; vì họ biết ngài là một người trong số họ và ngài chết nghèo như họ, tạ ơn Chúa vì ngài vốn coi cảnh nghèo là một ơn phúc.
Các tù nhân cũng khóc thương ngài: ngài từng viếng thăm họ và khuyến khích họ bằng chính sự hiện diện của ngài. Có ai không nhớ cuộc viếng thăm nhà tù Rôma của ngài? Trong số các tù nhân ấy có hai người sát nhân. Sau khi nghe Đức Thánh Cha, một trong hai sát nhân này tiến tới và thưa: “Những lời hy vọng ngài vừa nói có áp dụng vào tôi hay không, một kẻ tội lỗi lớn lao như thế này?” Câu trả lời duy nhất của Đức Giáo Hoàng là mở rộng đôi tay, ôm chầm lấy anh ta vào ngực.
Người tù ấy chắc chắn là một thứ biểu tượng của toàn thể nhân loại, rất gần với trái tim của Đức Gioan XXIII.
Giờ đây, triều giáo hoàng của ngài đã chấm dứt, làm thế nào ta lại có thể không xúc động đọc lại những lời ngài nói năm 1934 khi rời bỏ Bulgaria. Ta nhận ra Đức Gioan XXIII trong bài sứ điệp từ giã này, một sứ điệp có giá trị tiên tri:
Ngài nói: “ôi thưa anh em, anh em đừng quên tôi, người, dù trong hoàn cảnh nào, cũng mãi mãi là người bạn sốt sắng của Bulgaria.
“Theo một truyền thống cổ xưa của Aí Nhĩ Lan Công Giáo, vào đêm vọng Giáng Sinh, mỗi nhà đều để một cây nến sáng ở cửa sổ để chỉ cho Thánh Giuse và Mẹ Diễm Phúc đang tìm một nơi để trú ngụ thấy rằng bên trong nhà ấy có một gia đình đang chờ đợi để tiếp rước các ngài. Bất cứ ở nơi nào, dù là ở tận cùng trái đất, bất cứ người Bulgaria nào xa mảnh đất quê hương mà băng qua nhà tôi đều sẽ tìm thấy trên cửa sổ một ngọn nến thắp sáng. Hễ ông ta gõ cữa, cửa liền mở, bất kể ông ta là người Công Giáo hay người Chính Thống. Một người anh em từ Bulgaria, tước hiệu ấy đã là quá đủ. Ông ta sẽ được chào đón và sẽ tìm được nơi nhà tôi tình hiếu khách ấm áp nhất và thân ái nhất”.
Lời mời trên đã vượt qua các biên giới của Bulgaria; Đức Gioan XXIII đã ngỏ nó với mọi người thiện chí, bất chấp mọi biên giới quốc gia.
Với lịch sử, ngài sẽ là Vị Giáo Hoàng của Chào Đón và Hy Vọng. Đó là lý do khiến kỷ niệm dịu ngọt và thánh thiện về ngài sẽ còn mãi trong lời chúc tụng của hàng thế kỷ tương lai.
Lúc ngài ra đi, ngài đã để lại những con người gần gũi hơn với Thiên Chúa, và một thế giới làm nơi tốt hơn để con người sinh sống.
* * *
Đức GH Gioan hiện diện với các Nghị Phụ Công Đồng không phải chỉ trong bài diễn văn của Đức HY Suenens. Ngài còn hiện diện trong ký ức và trái tim cũng như khát vọng của nhiều Nghị Phụ Công Đồng và rất nhiều chuyên viên tháp tùng các ngài. Ngài chứng tỏ rằng một người, một linh mục, một giáo hoàng có thể sống trong thế kỷ 20 và bất chấp mọi hàm hồ và hào nhoáng của lịch sử, vẫn có thể nói với người ta về Chúa Kitô trong âm sắc của chính Người, theo cách người ta có thể coi đó là đường lối của Người. Đơn sơ, khiêm nhường, tốt lành, trong nhiều năm bị coi như “một tên hề” theo thời, nhát đảm; và rồi bỗng nhiên trở nên can đảm và tích cực, Đức Gioan không khởi sự một sự phục hưng Kitô Giáo hiện đại; ngài không phải là người đẻ ra các ý niệm hàng đầu hay các phong trào dẫn đạo; trước khi làm giáo hoàng, ngài không hề làm cho mình nổi tiếng nhờ các đóng góp cho các phong trào này. Nhưng Đức GH Gioan đã thực hiện một điều còn quan trọng hơn bất cứ phong trào nào hay bất cứ việc lên công thức nào cho một ý niệm hay hỗ trợ nào cho một chương trình. Đức Gioan chỉ sống cuộc sống đặc biệt của ngài.
Dĩ nhiên, có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu cách thế hiện hữu. Dưới mắt người ta, Đức Gioan không luôn giống như con người vào lúc cuối đời của ngài. Ngài hiểu rất rõ sự khôn ngoan của thỏa hiệp. Ngài viết trong Hòa Bình Trên Trái Đất: “có một số linh hồn được đặc biệt phú cho lòng đại lượng; họ là những người, khi nhìn thấy các tình huống trong đó các đòi hỏi của công lý không được thỏa mãn trọn vẹn, cảm thấy bùng lên một ước muốn muốn thay đổi tình thế của sự việc, như thể họ muốn sử dụng một điều gì đó giống như cách mạng. Cần phải ghi nhớ điều này: diễn tiến từ từ là định luật của sự sống trong mọi biểu thức của nó. Do đó, cả trong các định chế nhân bản, ta cũng không thể canh tân được chúng để chúng tốt hơn, ngoại trừ phải làm từ bên trong, một cách từ từ”.
Cả khi làm giáo hoàng, con đường của ngài cũng được dệt bằng những biện pháp từ từ. Công Đồng Rôma, mà ngài chủ tọa năm 1959, không hề “mở các cửa sổ” mà Vatican II sẽ mở. Ngài cho phép ban hành tông hiến lỗi thời và không thể áp dụng được là tông hiến Veterum Sapientiae; tông hiến này ra lệnh phải dạy tiếng La Tinh trong các chủng viện. Ngài cũng cho phép Văn Phòng Thánh ban hành thông báo (monitum) lên án các công trình của Teilhard de Chardin. Khi các Nghị Phụ Công Đồng bầu một ít thành viên của Giáo Triều vào các uỷ ban công đồng, ngài đã gia tăng niềm kiêu hãnh của Giáo Triều bằng cách bổ nhiệm nhiều thành viên của nó vào số 9 thành viên của mỗi ủy ban và cử một vị trong Giáo Triều làm Tổng Thư Ký của Công Đồng.
Tuy nhiên, sau đó, ngài đã vượt qua được rất nhiều trở ngại để giữ cho Công Đồng được hợp nhất; đã thành công trong việc mở cửa Giáo Hội như Chúa Kitô mong muốn: không đòi thế giới phải phù hợp với mình trước mà bằng lòng bước vào thế giới trong hiện trạng của nó. Ngài tập chú vào những điều chủ yếu và hiểu cách phải thể hiện các giấc mơ của mình qua phương pháp tiệm tiến ra sao…
Có nhiều cách phát biểu sự thật. Khi Thiên Chúa muốn mạc khải cho con người sự bí mật của cuộc sống họ và bản chất sự sống của riêng Người, Người đã nói một Lời; nhưng Lời này không phải là một cuốn sách hay một trường phái tư tưởng mà là một cuộc đời, cuộc đời của chính Con của Người. Giống như Lời ngài vốn phục vụ, Đức GH Gioan cũng cho ta hay mầu nhiệm của thời ta và của số phận ta, không bằng một cuốn sách hay một trường phái tư tưởng, mà bằng một cuộc đời. Đời sống luôn đi trước các bài học; các bài học chỉ có vì đời sống.
Cái chết chầm chậm, kéo dài của Đức GH Gioan đã khắc ghi ký ức về ngài vào tâm trí của hầu hết những người nay còn sống. Lần đầu tiên trong lịch sử, toàn bộ nhân loại chú ý tới cuộc hấp hối của một trong các thành viên của mình, và ý thức về ngài như một nhà tôn giáo vĩ đại, một môn đệ của Chúa Kitô, một người đang dâng sự đau khổ của mình cho họ: vì lợi ích của Công Đồng và vì hòa bình. Ngài từng nói: “Ngày nào cũng là ngày lành để chết, các túi xách của tôi đã được sắp đồ sẵn”. Cứ mỗi một phần tư giờ, tại Hiệp Chúng Quốc, các bản tin đều theo dõi diễn tiến việc ngài về chầu Chúa. Thế giới bỗng nhiên được hợp nhất trong đau buồn, thiện cảm và yêu thương. Con người quả đang học tập để biết chết tốt là thế nào, và để cùng chia sẻ cái chết của một người tốt lành.
Còn tiếp
Một danh hiệu Đức Mẹ mà ĐTC Phanxicô yêu quí: Đức Mẹ Montserrat
Trần Mạnh Trác
18:16 02/05/2014
Chúng ta đều biết ĐTC Phanxicô có lòng kính mến Đức Mẹ một cách đặc biệt và luôn kêu cầu cùng Mẹ trong những biến cố quan trọng. Thí dụ trong buổi lễ phong thánh vừa qua, Ngài đã dừng chân trước một pho tượng ĐM dựng ngay sau Cung Thánh và khẩn khoản đưa tay với tới tận đầu gối cuả Mẹ để xin ơn bầu cử.
Xem Slideshow phong cảnh hùng vĩ ở Montserrat
Pho tượng bằng gỗ này, bắt đầu xuất hiện thường xuyên trong các buổi lễ cuả ĐGH, là một pho tượng cuả Viện Bảo Tàng Vatican. Đây là món quà cuả vị Tổng Thống thứ 24 cuả Brazil, João Belchior Marques Goulart, tặng cho ĐGH Phaolo VI nhân dịp lễ đăng quang năm 1963. Pho tượng được đẽo với một sắc thái nghệ thuật tân thời nhưng là một mô phỏng cuả một pho tượng rất cổ và rất nổi danh bên Tây Ban Nha có tên là Đức Mẹ Montserrat, được tôn kính trong một đan viện Biển Đức ở vùng núi Montserrat.
Những môn sinh cuả dòng Tên thì đều biết rằng Thánh Ignatio Loyola, sau khi phục hồi vết thương cuả một trận chiến vào năm 1522, đã tới viếng thăm đan viện Biển Đức Montserrat và đặt bộ y phục hiệp sĩ cuả mình trước tượng Mẹ, rồi bắt đầu một cuộc sống mới, sáng lập ra dòng Tên.
Chúng tôi đã có dịp tường thuật về những sự tích cuả Đức Mẹ mà ĐTC Phanxicô yêu quí như
Ngài cũng tỏ lòng mộ mến Đức Mẹ Bonaria ở Sardinia vì tên cuả giáo phận cũ cuả Ngài là Buenos Aires đã phát xuất ra từ danh hiệu Đức Mẹ Bonaria và do đó Ngài đã dành một cuộc hành hương đặc biệt đến đây.
Trong văn phòng cuả Ngài thì luôn đặt một pho tượng 'Đức Mẹ Lujan'. Đây là một danh hiệu được sùng kính ở nhiều quốc gia Nam Mỹ và ở Phi Luật Tân bên Á Châu. Người Argentina rất hãnh diện về 'Đức Mẹ Lujan' cuả họ, đến nỗi họ đặt cả một sư đoàn bộ binh làm lính dưới quyền chỉ huy cuả vị 'đại tướng Đức Mẹ Lujan'.
Chúng tôi sẽ tường trình về các sự tích liên quan tới Đức Mẹ Bonaria và Đức Mẹ Lujan khi có dịp, bây giờ xin trở lại sự tích Đức Mẹ Montserrat.
Đức Mẹ Montserrat
Di tích lịch sử cổ nhất về Đức Mẹ Montserrat là một biên bản cuả Bá Tước xứ Barcelona viết trong năm 932 xác nhận rằng cha mình đã hiến tặng một phần đất để xây ngôi đền cho Đức Mẹ từ năm 888 ở núi Montserrat.
Montserrat là một vùng núi hiểm trở, chữ Montserrat theo nguyên tự Latin thì có nghiả là 'rặng núi răng cưa', độ cao 4000 bộ (1200 m), cách Barcelona 20 miles (32km). Nhiều tu viện được xây dựng trên núi trông giống như các tu viện cổ nằm cheo veo trên nuí Athos ở Hy Lạp.
Truyền thuyết kể rằng pho tượng Đức Mẹ được khắc ở Jerusalem trong thời kỳ Giáo Hội Sơ Khai và được Thánh Etereo, giám mục Barcelona, đưa về đây. Tượng ĐM lúc đó được gọi là ĐM Jerosolimitana (Đức Bà Jerusalem) và làm nhiều phép lạ. Nhưng vào năm 718 thì có nạn giặc Saracens (Hồi Giáo) lan tràn đến, do đó để bảo toàn cho pho tượng, người ta đã đem giấu đi vào một hang nhỏ trong vùng núi Montserrat.
Mới đây người ta đã khám phá ra một văn khố cổ cuả Barcelona đề ngày 22 tháng 4 năm 718 ghi chép về sự việc di chuyển và nơi chôn giấu pho tượng. Nhưng trong thời điểm đó thì người ta quên mất, cho mãi tới 170 năm sau, tức là năm 888 mới có nhiều mục đồng cuả làng Monistrol báo động rằng chúng đã nghe thấy những tiếng hát và nhìn thấy ánh hào quang từ trong núi phát ra.
Cha Sở cuả làng rồi sau đó là Đức Giám Mục cũng đã tới tìm hiểu và cũng chứng kiến những sự việc lạ lùng như vậy. Thế rồi pho tượng đã được tìm lại. Đức Giám Mục lúc đó muốn rước tượng về lại Barcelona ngay, nhưng càng đi thì pho tượng càng nặng thêm lên, cuối cùng Ngài đành phải ra lệnh xây một đền thờ ngay ở trong núi để tôn kính. Bá Tước xứ Barcelona đã hiến tặng khu đất vào năm 888, và một đan viện đã được thành lập ở đó.
Montserrat nhanh chóng trở thành một nơi hành hương nổi tiếng. Đèn nến tôn kính thắp sáng ngày đêm qua nhiều thế kỷ làm cho gỗ cuả pho tượng từ từ xám lại và do đó người ta còn gọi pho tượng bằng một tên mới là "La Morenata" ("Đức Mẹ Đen bé nhỏ". ) Pho tượng chỉ cao có 38 inches (96cm.)
Trong lúc sinh thời, Thánh Ignatio Loyola thường xuyên hành hương tới đây. Ngày nay mỗi năm vẫn có trên 1 triệu người đến viếng Mẹ.
Khách hành hương còn có thể viếng thăm một hang động ở gần bên, cách đó 1 km, là nơi Thánh Ignatio viết ra linh đạo cuả dòng Tên.
Ngoài Thánh Ignatio ra, cũng có nhiều vị thánh khác đến tôn kính Mẹ ở đây, kể ra là Th. Peter Nolasco, Th. Raymond Penafort, Th. Vincent Ferrer, Th. Francis Borgia, Th. Aloysius Gonzaga, Th. Joseph Calasanctius và Th. Anthony Mary Claret.
"Đức Nữ Trinh Montserrat" đã được ĐGH Leo XIII phong là quan thày cuả xứ Catalonia. Trong dịp này một sử gia viết:
"Qua mọi thời đại, những kẻ tội lỗi, những kẻ đau khổ, những kẻ phiền muộn đã đem tai ương cuả họ đặt dưới chân Đức Mẹ Montserrat, và chưa từng thấy đã có ai phải ra về tay không".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Tôi khóc cho các Kitô hữu vẫn còn bị đóng đinh hôm nay
Đặng Tự Do
15:16 02/05/2014
Trong bài giảng Thánh lễ sáng thứ Sáu Mùng 2 tháng 5 tại tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô than thở rằng trong thế giới ngày nay vẫn còn có những loại "cảnh sát tư tưởng” và ở một số nước người ta vẫn có thể đi tù vì sở hữu một cuốn Kinh Thánh hoặc vì đeo một cây thánh giá. Đức Thánh Cha nói với những người hiện diện rằng ngài đã khóc vì các Kitô hữu tiếp tục chịu đóng đinh, đặc biệt trước hiện trạng ngày nay có quá nhiều những kẻ giết người khác nhân danh Thiên Chúa.
Bài giảng của Đức Thánh Cha đã được lấy ý từ trình thuật Tin Mừng Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều và từ bài đọc sách Tông Đồ Công Vụ, trong đó các môn đệ của Chúa Kitô bị Thượng Hội Ðồng Do Thái đánh đập. Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất ba biểu tượng : đầu tiên là tình yêu của Chúa Giêsu dành cho dân chúng, kế đến là sự chú ý của Ngài đến những vấn nạn của họ; và cuối cùng là thái độ của giới thẩm quyền Do Thái.
Theo Đức Thánh Cha, Chúa không quan tâm đến việc có bao nhiêu người theo Ngài, Ngài "không bao giờ nghĩ đến việc thực hiện một cuộc điều tra dân số " để xem "Giáo Hội đã phát triển hay không... không có! Ngài giảng dạy, yêu thương, đồng hành, tiến bước trên đường với mọi người, hiền lành và khiêm nhường". Ngài nói với thẩm quyền, có nghĩa là, với "sức mạnh của tình yêu" .
Trong khi đó, giới thẩm quyền Do Thái lại giữ một thái độ ghen tuông vì họ không thể chịu được thực tế là ngày càng có nhiều người theo Chúa Giêsu. Họ không thể chịu đựng được. Họ ghen tị. Đây là một thái độ thực sự xấu xa vì chúng ta biết rằng cha đẻ của ghen tị là ‘ma quỷ’ . Nó đã thông qua ghen tị mà dẫn đưa sự ác đến thế gian
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng “Những người này biết rõ Ðức Giêsu là ai. Họ biết chứ! Nhưng chính những kẻ ấy đã hối lộ cho lính canh để phao tin rằng các môn đệ Chúa Giêsu đã đánh cắp thi hài của Ngài! " .
“Họ đã trả tiền để bịt miệng sự thật. Con người đôi khi có thể rất độc ác. Chẳng hạn, khi họ trả tiền để che giấu sự thật, lúc đó họ phạm một điều ác rất lớn. Mọi người biết họ là ai. Bình thường ra, người ta sẽ không theo họ, nhưng dân chúng phải chịu đựng họ vì họ có quyền lực: quyền lực của giáo phái, thẩm quyền của tôn giáo tại thời điểm đó, hay quyền lực của một thứ chính quyền nhân dân ... và Chúa Giêsu nói rằng những kẻ này áp chế mọi người, bắt dân chúng mang vác họ trên vai. Những kẻ ấy không thể chịu đựng được sự hiền lành của Chúa Giêsu, họ không thể chịu đựng được sự hiền lành của Tin Mừng, họ không thể chịu đựng được tình yêu; và vì thế và họ đã trả tiền vì lòng ghen tị, vì hận thù" .
Trong Thượng Hội Ðồng Do Thái, có một người “khôn ngoan” tên là Gamalien. Ông là một kinh sư được toàn dân kính trọng. Ông đề nghị trả tự do cho các tông đồ vì nếu ý định hay công việc của các tông đồ là do người phàm, tất sẽ bị phá huỷ; còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì Thượng Hội Ðồng Do Thái không thể nào phá huỷ được; và lại trở thành những kẻ chống Thiên Chúa. Họ đã tán thành ý kiến của ông, kêu các tông đồ đến đánh đòn các ngài và truyền không được nói đến tên Giêsu nữa.
"Những kẻ này, với thủ đoạn chính trị lắt léo của họ, thao túng Giáo Hội của họ để tiếp tục thống trị con người ... Họ cho mình cái quyền làm cảnh sát tư tưởng, làm chủ tể của lương tâm ... Ngay cả trong thế giới ngày nay, có rất nhiều những kẻ như thế" .
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận rằng: "Tôi đã khóc khi đọc thấy những báo cáo về các Kitô hữu vẫn tiếp tục chịu đóng đinh tại một số quốc gia trên thế giới. Ngày hôm nay vẫn còn có những người bị giết và bị bắt bớ vì danh Thiên Chúa. Ngày hôm nay vẫn còn, thưa anh chị em, và chúng ta thấy nhiều người như các tông đồ vui mừng vì họ thấy xứng đáng phải chịu nhục vì danh Chúa Kitô.”
Bài giảng của Đức Thánh Cha đã được lấy ý từ trình thuật Tin Mừng Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều và từ bài đọc sách Tông Đồ Công Vụ, trong đó các môn đệ của Chúa Kitô bị Thượng Hội Ðồng Do Thái đánh đập. Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất ba biểu tượng : đầu tiên là tình yêu của Chúa Giêsu dành cho dân chúng, kế đến là sự chú ý của Ngài đến những vấn nạn của họ; và cuối cùng là thái độ của giới thẩm quyền Do Thái.
Theo Đức Thánh Cha, Chúa không quan tâm đến việc có bao nhiêu người theo Ngài, Ngài "không bao giờ nghĩ đến việc thực hiện một cuộc điều tra dân số " để xem "Giáo Hội đã phát triển hay không... không có! Ngài giảng dạy, yêu thương, đồng hành, tiến bước trên đường với mọi người, hiền lành và khiêm nhường". Ngài nói với thẩm quyền, có nghĩa là, với "sức mạnh của tình yêu" .
Trong khi đó, giới thẩm quyền Do Thái lại giữ một thái độ ghen tuông vì họ không thể chịu được thực tế là ngày càng có nhiều người theo Chúa Giêsu. Họ không thể chịu đựng được. Họ ghen tị. Đây là một thái độ thực sự xấu xa vì chúng ta biết rằng cha đẻ của ghen tị là ‘ma quỷ’ . Nó đã thông qua ghen tị mà dẫn đưa sự ác đến thế gian
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng “Những người này biết rõ Ðức Giêsu là ai. Họ biết chứ! Nhưng chính những kẻ ấy đã hối lộ cho lính canh để phao tin rằng các môn đệ Chúa Giêsu đã đánh cắp thi hài của Ngài! " .
“Họ đã trả tiền để bịt miệng sự thật. Con người đôi khi có thể rất độc ác. Chẳng hạn, khi họ trả tiền để che giấu sự thật, lúc đó họ phạm một điều ác rất lớn. Mọi người biết họ là ai. Bình thường ra, người ta sẽ không theo họ, nhưng dân chúng phải chịu đựng họ vì họ có quyền lực: quyền lực của giáo phái, thẩm quyền của tôn giáo tại thời điểm đó, hay quyền lực của một thứ chính quyền nhân dân ... và Chúa Giêsu nói rằng những kẻ này áp chế mọi người, bắt dân chúng mang vác họ trên vai. Những kẻ ấy không thể chịu đựng được sự hiền lành của Chúa Giêsu, họ không thể chịu đựng được sự hiền lành của Tin Mừng, họ không thể chịu đựng được tình yêu; và vì thế và họ đã trả tiền vì lòng ghen tị, vì hận thù" .
Trong Thượng Hội Ðồng Do Thái, có một người “khôn ngoan” tên là Gamalien. Ông là một kinh sư được toàn dân kính trọng. Ông đề nghị trả tự do cho các tông đồ vì nếu ý định hay công việc của các tông đồ là do người phàm, tất sẽ bị phá huỷ; còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì Thượng Hội Ðồng Do Thái không thể nào phá huỷ được; và lại trở thành những kẻ chống Thiên Chúa. Họ đã tán thành ý kiến của ông, kêu các tông đồ đến đánh đòn các ngài và truyền không được nói đến tên Giêsu nữa.
"Những kẻ này, với thủ đoạn chính trị lắt léo của họ, thao túng Giáo Hội của họ để tiếp tục thống trị con người ... Họ cho mình cái quyền làm cảnh sát tư tưởng, làm chủ tể của lương tâm ... Ngay cả trong thế giới ngày nay, có rất nhiều những kẻ như thế" .
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận rằng: "Tôi đã khóc khi đọc thấy những báo cáo về các Kitô hữu vẫn tiếp tục chịu đóng đinh tại một số quốc gia trên thế giới. Ngày hôm nay vẫn còn có những người bị giết và bị bắt bớ vì danh Thiên Chúa. Ngày hôm nay vẫn còn, thưa anh chị em, và chúng ta thấy nhiều người như các tông đồ vui mừng vì họ thấy xứng đáng phải chịu nhục vì danh Chúa Kitô.”
Thước đo một cộng đoàn Kitô
Đặng Tự Do
17:45 02/05/2014
Cộng đoàn Kitô phải có khả năng thuận thảo hoàn toàn bên trong nội bộ hầu có thể làm chứng cho Chúa Kitô với thế giới bên ngoài, ngăn chặn không để xảy ra bất kỳ những đau khổ và chịu đựng của các thành viên. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô đó là "ba đặc điểm của những người đã được tái sinh". Trong bài giảng Thánh lễ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã tập trung vào điều mà Giáo Hội chiếu rọi ánh sáng trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh: đó là "sự tái sinh từ trên cao" của chúng ta, trong Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống cho nhóm các Kitô hữu tiên khởi là những người "vào lúc ấy vẫn chưa có một danh xưng" .
"Họ đồng tâm nhất trí". Hòa bình. Một cộng đoàn trong hòa bình. Điều này có nghĩa là trong cộng đoàn này không có chỗ cho tin đồn, cho ghen tị , vu khống , và phỉ báng nhưng chỉ có chỗ cho hòa bình và tha thứ: . . .Tình yêu bao phủ tất cả mọi thứ. Để hội đủ điều kiện có một cộng đoàn Kitô, chúng ta phải đặt câu hỏi về thái độ của mỗi người Kitô hữu: Họ có nhu mì, khiêm tốn không? Hay họ tranh giành quyền lực với nhau trong cộng đoàn đó? Họ có cãi vã ghen tị? có tin đồn không? Nếu có những thứ như thế, họ không phải đang trên con đường của Chúa Giêsu Chúa Kitô. Nhận thức rõ điều này là rất quan trọng, bởi vì ma quỷ luôn luôn cố gắng chia rẽ chúng ta. Nó là cha đẻ của chia rẽ" .
Những chuyện ganh tị, cãi vã về tín lý hay tranh giành quyền lực cũng xảy ra trong các cộng đoàn tiên khởi sau đó như chuyện những bà góa than phiền không được trợ giúp và các thánh Tông Đồ phải đặt ra những phó tế chuyên lo chuyện đó. Tuy nhiên, “những ưu điểm” vẫn vượt trội hơn và cho thấy những đặc tính của một cộng đoàn thực sự được tái sinh trong Thánh Thần: một cộng đoàn hài hòa và làm chứng cho đức tin. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các cộng đoàn Kitô ngày nay suy tư trên những điều này:
"Cộng đoàn này của chúng ta có làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô hay không? Giáo xứ này, cộng đoàn này, giáo phận này có thực sự tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại không? Hay là ‘Vâng, Ngài đã sống lại, nhưng chỉ ở đây, bởi vì họ chỉ là các tín hữu khi ở đây, còn con trái tim của họ thì ở nơi xa xôi khác.’ Rồi chúng ta cũng phải nghĩ xem chúng ta làm chứng cho Chúa Giêsu hằng sống và ngự giữa chúng ta như thế nào? Đó là cách chúng ta chứng thực cộng đoàn chúng ta là một cộng đoàn Kitô”
Đặc điểm thứ ba từ đó chúng ta có thể đo lường cuộc sống của một cộng đoàn Kitô là "người nghèo". Và ở đây, Đức Thánh Cha Phanxicô phân biệt hai điểm để đánh giá:
"Đầu tiên, là thái độ của anh chị em hoặc thái độ của cộng đoàn này đối với người nghèo là gì? Thứ hai, là cộng đoàn này có tinh thần khó nghèo hay không? khó nghèo trong con tim, khó nghèo trong tâm hồn? Hay nó đặt niềm tin của mình nơi sự giàu có? Hài hòa, chứng tá, khó nghèo và chăm sóc cho người nghèo là những gì Chúa Giêsu đã giải thích với ông Nicôđêmô: điều này xuất phát từ trên cao bởi vì Chúa Thánh Thần là Đấng duy nhất có thể làm điều này. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần. Giáo Hội được xây dựng bởi Chúa Thánh Thần là Đấng tạo ra sự hiệp nhất. Thánh Linh dẫn chúng ta đến chứng tá. Thánh Linh làm cho chúng ta trở nên nghèo, bởi vì Ngài là sự giàu có của chúng ta và dẫn chúng ta đến việc chăm sóc cho người nghèo " .
Xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta tiến bước trên con đường tái sinh thông qua quyền năng của Bí Tích Rửa Tội.
"Họ đồng tâm nhất trí". Hòa bình. Một cộng đoàn trong hòa bình. Điều này có nghĩa là trong cộng đoàn này không có chỗ cho tin đồn, cho ghen tị , vu khống , và phỉ báng nhưng chỉ có chỗ cho hòa bình và tha thứ: . . .Tình yêu bao phủ tất cả mọi thứ. Để hội đủ điều kiện có một cộng đoàn Kitô, chúng ta phải đặt câu hỏi về thái độ của mỗi người Kitô hữu: Họ có nhu mì, khiêm tốn không? Hay họ tranh giành quyền lực với nhau trong cộng đoàn đó? Họ có cãi vã ghen tị? có tin đồn không? Nếu có những thứ như thế, họ không phải đang trên con đường của Chúa Giêsu Chúa Kitô. Nhận thức rõ điều này là rất quan trọng, bởi vì ma quỷ luôn luôn cố gắng chia rẽ chúng ta. Nó là cha đẻ của chia rẽ" .
Những chuyện ganh tị, cãi vã về tín lý hay tranh giành quyền lực cũng xảy ra trong các cộng đoàn tiên khởi sau đó như chuyện những bà góa than phiền không được trợ giúp và các thánh Tông Đồ phải đặt ra những phó tế chuyên lo chuyện đó. Tuy nhiên, “những ưu điểm” vẫn vượt trội hơn và cho thấy những đặc tính của một cộng đoàn thực sự được tái sinh trong Thánh Thần: một cộng đoàn hài hòa và làm chứng cho đức tin. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các cộng đoàn Kitô ngày nay suy tư trên những điều này:
"Cộng đoàn này của chúng ta có làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô hay không? Giáo xứ này, cộng đoàn này, giáo phận này có thực sự tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại không? Hay là ‘Vâng, Ngài đã sống lại, nhưng chỉ ở đây, bởi vì họ chỉ là các tín hữu khi ở đây, còn con trái tim của họ thì ở nơi xa xôi khác.’ Rồi chúng ta cũng phải nghĩ xem chúng ta làm chứng cho Chúa Giêsu hằng sống và ngự giữa chúng ta như thế nào? Đó là cách chúng ta chứng thực cộng đoàn chúng ta là một cộng đoàn Kitô”
Đặc điểm thứ ba từ đó chúng ta có thể đo lường cuộc sống của một cộng đoàn Kitô là "người nghèo". Và ở đây, Đức Thánh Cha Phanxicô phân biệt hai điểm để đánh giá:
"Đầu tiên, là thái độ của anh chị em hoặc thái độ của cộng đoàn này đối với người nghèo là gì? Thứ hai, là cộng đoàn này có tinh thần khó nghèo hay không? khó nghèo trong con tim, khó nghèo trong tâm hồn? Hay nó đặt niềm tin của mình nơi sự giàu có? Hài hòa, chứng tá, khó nghèo và chăm sóc cho người nghèo là những gì Chúa Giêsu đã giải thích với ông Nicôđêmô: điều này xuất phát từ trên cao bởi vì Chúa Thánh Thần là Đấng duy nhất có thể làm điều này. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần. Giáo Hội được xây dựng bởi Chúa Thánh Thần là Đấng tạo ra sự hiệp nhất. Thánh Linh dẫn chúng ta đến chứng tá. Thánh Linh làm cho chúng ta trở nên nghèo, bởi vì Ngài là sự giàu có của chúng ta và dẫn chúng ta đến việc chăm sóc cho người nghèo " .
Xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta tiến bước trên con đường tái sinh thông qua quyền năng của Bí Tích Rửa Tội.
Đức Thánh Cha Phanxicô phê bình những Kitô hữu “như loài dơi”
Đặng Tự Do
18:23 02/05/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết có những người Kitô hữu sợ niềm vui và ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô; và thích nỗi buồn cũng như bóng tối giống như loài dơi. Điều quan trọng là Kitô hữu phải hân hoan vui vẻ, chứ đừng buồn sầu hay sợ hãi. Đó là trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha tại tại nhà nguyện Santa Marta hôm thứ Năm Mùng 01 tháng Năm.
Phân tích bài phúc âm thuật lại việc Chúa Kitô phục sinh hiện ra với các môn đệ của Ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý một chi tiết trong bài trình thuật là thay vì vui mừng vì sự sống lại của Thầy mình, các môn đệ đã sợ hãi.
"Đây là căn bệnh thường thấy của một Kitô hữu. Chúng ta sợ niềm vui. Người ta thường nghĩ: Đúng, tôi tin có Thiên Chúa, nhưng Ngài ở tuốt chỗ đó. Chúa Giêsu đúng là đã sống lại và Ngài ở tuốt chỗ đó. Hơi xa. Chúng ta sợ gần gũi với Chúa Giêsu vì điều này đem lại cho chúng ta niềm vui chăng? Và đây là lý do tại sao có rất nhiều Kitô hữu với khuôn mặt đưa đám, phải không? Đó là những người có một cuộc sống dường như một đám tang bất tận. Họ thích nỗi buồn hơn niềm vui. Họ thích sống trong bóng tối hơn là trong ánh sáng của niềm vui, giống như những loài động vật chỉ đi ra vào ban đêm, không phải giữa thanh thiên bạch nhật. Đó là những người không thể nhìn thấy bất cứ điều gì như dơi vậy. Và với một chút hài hước chúng ta có thể nói rằng có những con dơi Kitô hữu là những người thích bóng tối hơn là ánh sáng sự hiện diện của Chúa."
Nhưng, Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu qua sự phục sinh của mình, đang mang lại cho chúng ta niềm vui, niềm vui được trở nên các Kitô hữu và theo Ngài kề cận, niềm vui của đi trên con đường Tám Mối Phúc Thật .
"Quá thường khi chúng ta khó chịu hay sợ hãi niềm vui này hoặc chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã thấy ma hay tin rằng Chúa Giêsu chỉ là một cách hành xử. ‘chúng ta là những Kitô hữu và vì vậy chúng ta phải cư xử như thế này. Nhưng mà Chúa Giêsu ở đâu? Không, Chúa Giêsu ở trên thiên đàng. Anh chị em có nói chuyện với Chúa Giêsu không? Anh chị em có nói với Chúa rằng: ‘Lạy Chúa con tin Chúa hằng sống, Chúa đã sống lại, và Chúa đang kề cận bên con và Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi con? Một đời sống Kitô hữu đích thực phải là điều này: đó là một cuộc đối thoại với Chúa Giêsu, bởi vì - thật sự - Chúa Giêsu luôn luôn ở với chúng ta, luôn luôn có bên cạnh chúng ta với những vấn đề của chúng ta và những khó khăn của chúng ta , với những việc làm tốt của chúng ta" .
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng cách ghi nhận bao nhiêu lần chúng ta những Kitô hữu không vui vì chúng ta sợ! Chúng ta là Kitô hữu vấp phạm vì Thánh Giá.
"Ở nước tôi có một câu nói như thế này: ‘Sau khi đã bị bỏng bởi sữa đun sôi, nhìn thấy một con bò là bạn bắt đầu khóc.’ Những người này bị bỏng bởi thảm kịch của thập giá và nói: ‘Không, chúng ta hãy dừng lại ở đây. Chúa về trời rồi: mọi thứ tốt rồi. Ngài đã sống lại nhưng tốt nhất là Ngài đừng bao giờ trở lại bởi vì chúng ta không biết làm sao ứng phó’ chúng ta hãy cầu xin Chúa làm cho chúng ta tất cả những gì Ngài đã làm cho các môn đệ là những người đã kinh hoàng trước niềm vui: đó là xin Chúa mở tâm trí chúng ta ra: Ngài đã mở trí của họ để hiểu Kinh Thánh, xin Ngài cũng mở tâm trí chúng ta và giúp chúng ta hiểu rằng Ngài là một thực tại sống động, Ngài có một thân thể, Ngài ở với chúng ta, Ngài đồng hành với chúng ta và Ngài đã chiến thắng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn đừng sợ niềm vui.
Phân tích bài phúc âm thuật lại việc Chúa Kitô phục sinh hiện ra với các môn đệ của Ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý một chi tiết trong bài trình thuật là thay vì vui mừng vì sự sống lại của Thầy mình, các môn đệ đã sợ hãi.
"Đây là căn bệnh thường thấy của một Kitô hữu. Chúng ta sợ niềm vui. Người ta thường nghĩ: Đúng, tôi tin có Thiên Chúa, nhưng Ngài ở tuốt chỗ đó. Chúa Giêsu đúng là đã sống lại và Ngài ở tuốt chỗ đó. Hơi xa. Chúng ta sợ gần gũi với Chúa Giêsu vì điều này đem lại cho chúng ta niềm vui chăng? Và đây là lý do tại sao có rất nhiều Kitô hữu với khuôn mặt đưa đám, phải không? Đó là những người có một cuộc sống dường như một đám tang bất tận. Họ thích nỗi buồn hơn niềm vui. Họ thích sống trong bóng tối hơn là trong ánh sáng của niềm vui, giống như những loài động vật chỉ đi ra vào ban đêm, không phải giữa thanh thiên bạch nhật. Đó là những người không thể nhìn thấy bất cứ điều gì như dơi vậy. Và với một chút hài hước chúng ta có thể nói rằng có những con dơi Kitô hữu là những người thích bóng tối hơn là ánh sáng sự hiện diện của Chúa."
Nhưng, Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu qua sự phục sinh của mình, đang mang lại cho chúng ta niềm vui, niềm vui được trở nên các Kitô hữu và theo Ngài kề cận, niềm vui của đi trên con đường Tám Mối Phúc Thật .
"Quá thường khi chúng ta khó chịu hay sợ hãi niềm vui này hoặc chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã thấy ma hay tin rằng Chúa Giêsu chỉ là một cách hành xử. ‘chúng ta là những Kitô hữu và vì vậy chúng ta phải cư xử như thế này. Nhưng mà Chúa Giêsu ở đâu? Không, Chúa Giêsu ở trên thiên đàng. Anh chị em có nói chuyện với Chúa Giêsu không? Anh chị em có nói với Chúa rằng: ‘Lạy Chúa con tin Chúa hằng sống, Chúa đã sống lại, và Chúa đang kề cận bên con và Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi con? Một đời sống Kitô hữu đích thực phải là điều này: đó là một cuộc đối thoại với Chúa Giêsu, bởi vì - thật sự - Chúa Giêsu luôn luôn ở với chúng ta, luôn luôn có bên cạnh chúng ta với những vấn đề của chúng ta và những khó khăn của chúng ta , với những việc làm tốt của chúng ta" .
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng cách ghi nhận bao nhiêu lần chúng ta những Kitô hữu không vui vì chúng ta sợ! Chúng ta là Kitô hữu vấp phạm vì Thánh Giá.
"Ở nước tôi có một câu nói như thế này: ‘Sau khi đã bị bỏng bởi sữa đun sôi, nhìn thấy một con bò là bạn bắt đầu khóc.’ Những người này bị bỏng bởi thảm kịch của thập giá và nói: ‘Không, chúng ta hãy dừng lại ở đây. Chúa về trời rồi: mọi thứ tốt rồi. Ngài đã sống lại nhưng tốt nhất là Ngài đừng bao giờ trở lại bởi vì chúng ta không biết làm sao ứng phó’ chúng ta hãy cầu xin Chúa làm cho chúng ta tất cả những gì Ngài đã làm cho các môn đệ là những người đã kinh hoàng trước niềm vui: đó là xin Chúa mở tâm trí chúng ta ra: Ngài đã mở trí của họ để hiểu Kinh Thánh, xin Ngài cũng mở tâm trí chúng ta và giúp chúng ta hiểu rằng Ngài là một thực tại sống động, Ngài có một thân thể, Ngài ở với chúng ta, Ngài đồng hành với chúng ta và Ngài đã chiến thắng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn đừng sợ niềm vui.
Michael Novak tưởng niệm hai Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II (2)
Vũ Văn An
19:09 02/05/2014
Thánh Gioan Phaolô Cả
Khi chấp nhận việc bầu ngài làm giáo hoàng, Đức HY Karol Wojtyla của Ba Lan đã chọn tên hiệu của hai vị giáo hoàng vốn chủ trì Công Đồng Vatican II là Đức Gioan và Đức Phaolô. Cả Đức Gioan Phaolô II lẫn Đức Gioan và Đức Phaolô đã góp tay thúc đẩy Đông và Trung Âu nổi dậy phá sập kẻ thù lớn nhất của nhân loại là chủ nghĩa Cộng Sản vô thần, và phá sập nó theo cung cách Kitô Giáo, nghĩa là một cách hòa bình.
Nếu Đức Gioan XXIII không bất ngờ triệu tập Công Đồng Vatican II, thì thế giới có bao giờ được chứng kiến khoảng 2,500 giám mục Công Giáo Rôma tụ họp nhau trên khán đài không có lộng che bên trong Nhà Thờ Thánh Phêrô năm 1962. Năm 1870, chỉ có khoảng 700 giám mục tại Vatican I. Chỉ trong vòng 90 năm phân cách, sự phát triển của Giáo Hội Công Giáo, tại Châu Mỹ La Tinh, tại Bắc Mỹ, tại Châu Phi và tại Châu Á, quả là phi thường. Giờ đây, sức mạnh hoàn cầu của nó chỉ cần một bức hình cũng thấy rõ.
Nếu Đức Phaolô không lưu tâm tới lời yêu cầu thống thiết của Đức HY Karol Wojtyla rằng các giám mục sau Bức Màn Sắt phải trở về nhà với Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo (Dignitatis Humanae), thì các ngài làm gì có được lời kêu gọi chiến đấu làm thất đảm những tên trùm bất cần đạo lý của Châu Âu Cộng Sản: “Tự Do Tôn Giáo!” Các Giáo Hội hầm trú phồn thịnh của Đông Âu, các khích động của Solidarnosc (Phong Trào Đoàn Kết, tức nghiệp đoàn lao động của Lech Walesa), liên minh các nhà trí thức vô thần và các nhà lãnh đạo Giáo Hội họp thường xuyên tại các cơ sở Giáo Hội, tất cả hẳn đã đến rồi đi. Ta cần trở lại hàng thế kỷ họa may mới thấy một tiền lệ trong đó các thay đổi vĩ đại bỗng nhiên diễn ra nhanh chóng.
Đức Lêô Cả chặn đứng lũ man rợ khỏi xâm nhập Rôma năm 452. Đức Grêgôriô Cả cũng làm một việc như thế vào năm 593. Đức Gioan Phaolô Cả năm 1989 (Bá Linh) và 1991 (Mạc Tư Khoa) cũng đã hạ bệ những tên bách hại Giáo Hội dữ dằn nhất trong lịch sử con người. Tất cả sẽ không thể nào diễn ra nếu không có hai vị giáo hoàng là Gioan XXIII và Phaolô VI, hai vị giáo hoàng được Đức Gioan Phaolô II lấy tên.
Đó là lý do tại sao Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phaolô II được liên kết với nhau mãi mãi trong lịch sử.
Đức Lêô Cả và Đức Grêgôriô Cả là các khuôn mẫu của Đức Gioan Phaolô II theo nhiều cách khác nữa. Các ngài can đảm một cách phi thường khi đối diện với những kẻ thù gây khiếp đảm, nhưng cũng rất nhiều sáng kiến trong việc cải tổ Giáo Hội, trong việc canh tân kỷ luật tiên khởi, trong âm nhạc, giáo luật, giáo lý và giáo huấn huấn quyền. Cả hai vị giáo hoàng cao cả đều phục hồi mạnh mẽ bản chất cũng như cột trụ và định hướng của một đức tin tín thác.
Cũng vì những lý do trên và nhờ cuốn Sách Giáo Lý mới của ngài cũng như việc ngài khai triển một cách trang trọng các học lý lâu đời qua 14 thông điệp hết sức sâu sắc, Đức Gioan Phaolô II đã được tôn vinh ngang hàng “Cả” với các Đức Lêô và Grêgôriô. Chỉ có ba vị “Cả” trong số 263 vị giáo hoàng đầu tiên.
Một thuyết nhân bản mới
Ấy thế nhưng, đóng góp vĩ đại nhất của Đức Gioan Phaolô II hẳn là việc ngài đã dẫn nhập vào thế giới, trên bình diện hoàn cầu, một chủ thuyết nhân bản Kitô Giáo mới. Ngài đề cao Chúa Giêsu Kitô độc nhất như là hình thức mới của chủ nghĩa nhân bản: ngôi vị, Ngôi Vị Thiên Chúa mặc xác phàm, khuôn mẫu mới cho những con người nhân bản nhờ thế ta trở nên điều mình đã được dựng nên để trở thành.
Đức Gioan Phaolô II mặc lấy nhân tính của ngài một cách duyên dáng: một tân giáo hoàng trẻ trung và mạnh khỏe từng trượt tuyết và đi bộ trên dẫy núi Alps, cái mỉm cười sẵn sàng và sự lanh trí của một nghệ sĩ đã quá quen thuộc với các đám đông lớn và được quần chúng ái mộ, nói thì nói thẳng như rót vào trái tim từng người.
Tôi còn nhớ có lần đem mẹ tôi tới nghe ngài khi ngài viếng Thủ Đô Washington lần đầu. Chúng tôi có được một chỗ đứng rất tốt trên Đại Lộ Rhode Island trước mặt nhà xứ cạnh Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Mátthêu. Theo chương trình thì không có gì diễn ra ở đây, nhưng một đám đông lớn và đầy yêu thương đã tụ tập bên dưới cửa sổ lầu hai có một ban công nhỏ của nhà xứ. Khi các cánh cửa kiểu Pháp mở rộng, thì đám đông rộ lên cả một triều phấn kích khi thấy khuôn mặt thân yêu mặc đồ trắng xuất hiện: hoàn toàn trẻ trung và đầy sinh khí, toát ra tràn trề sinh lực.
Đám đông lập tức bật lên tiếng hô: “John Paul Two – We love you!” “John Paul Two – We love you!” (Gioan Phaolô II, Chúng con yêu mến ngài! Gioan Phaolô II, chúng con yêu mến ngài!). Ngài để tiếng hô ấy kéo dài thêm ít phút, rồi vẫy tay xin im lặng. Khi im lặng từ từ được tái lập, đột nhiên, Đức Giáo Hoàng chỉ tay vào đám đông, vào mọi người từ trái qua phải, và hô lớn: “John Paul II – he loves you! John Paul II” (Gioan Phaolô II, ngài yêu mến anh chị em! Gioan Phaolô II) vừa đâm mạnh ngón tay vào đám đông vừa thêm “he loves you!” (ngài yêu mến anh chị em!). Đám đông lại ồ lên hò reo vang dội. Một trao đổi yêu thương quả đang diễn ra trước mắt.
Thế giới cũng thấy nhân tính của Đức Gioan Phaolô II không chỉ nơi tuổi trẻ đầy sức sống của ngài, mà cả trong tình thế xanh xao và yếu đuối của ngài khi vụ mưu sát hụt gần như đã sát hại ngài, và một lần nữa trong tuổi già của ngài, lúc thể lý đã ra yếu đuối (tự đẩy mình vào máy bay bằng cách nắm chặt cầu thang). Bất kể lúc trẻ hay lúc già, đôi mắt của ngài vẫn ánh lên, dường như muốn nói “vinh quang Thiên Chúa là con người sống trọn vẹn!” (Thánh Irênê).
Xét về bản thân, Đức Gioan Phaolô II là người ấm áp, dí dỏm, mau lẹ nắm được nghịch lý cũng như nét hài hước của mọi hoàn cảnh, và ngài rất thích bông đùa lành mạnh, nhất là những bông đùa pha lẫn nét oái oăm của Trung Âu. Thí dụ, có lần ngài phá lên cười trong một bữa ăn, khi nghe kể câu truyện về người lính Ba Lan và người lính Nga trong một buổi thao dượt chung vào mùa đông. Lúc đó là lúc thiết quân luật tại Ba Lan, và cả hai chàng lính này đều lạnh và đói bụng. Cả hai người đều không được một chút thực phẩm nào trong ngày này.
Trong một cố gắng tuyệt vọng cuối cùng, người lính Ba Lan lục lọi khắp góc cạnh của chiếc tuí xách, và ngạc nhiên thay cho cả hai người, anh ta lôi ra được một khúc bánh đã hơi mốc. Khi thấy mẩu bánh, người lính Nga háu ăn bàn: “Ta hãy chia đôi mẩu bánh này, vì tinh thần bình đẳng chân thực xã hội chủ nghĩa”. Vì biết rõ lịch sử Xô Viết về “bình đẳng” và “liên đới” là “cái gì của tôi là của tôi, và cái gì của anh cũng là của tôi”, nên người lính Ba Lan trả lời: “Tuyệt đối không! Một nửa và một nửa. Không hơn một mẩu!”
Một dịp khác, bạn bè kể cho Đức Giáo Hoàng một truyện vui đùa về cuộc bầu cử tại Ba Lan, cuộc bầu cử thứ hai sau khi chính phủ Đoan Kết nắm quyền. Dù chỉ trong một thời gian ngắn, cử tri Ba Lan đã tự phân hóa thành 38 chính đảng khác nhau. Một trong các đảng này tự gọi mình là Đảng Uống Bia.
Nhắc đến sự phân hóa ấy, Đức Giáo Hoàng lắc đầu và nói: “Chỉ có hai giải pháp cho cuộc khủng hoảng của Ba Lan: giải pháp thực tiễn và giải pháp lạ lùng. Giải pháp thực tiễn là Đức Mẹ Czestochowa thình lình hiện ra, với Chúa Giêsu và tất cả các thánh ở một bên ngài, và Môsê cùng tất cả các tiên tri ở bên kia ngài, thì cuộc khủng hoảng Ba Lan sẽ được giải quyết. Giải pháp lạ lùng là dân Ba Lan học cách thỏa hiệp và hợp tác”.
Khi khách tới viếng ngài, Đức Gioan Phaolô II rất tò mò. Ngài rất thích tổng hợp việc suy nghĩ các chủ đề văn hóa lớn với các câu truyện cụ thể có tính thông tri. Hình như thỉnh thoảng ngài muốn có bạn bè vây quanh để thư giãn đôi chút, để quên đi những vần vũ hàng ngày, để trân quí những khoảnh khắc được vui hưởng thuần túy. Ngay cả những lúc như vậy, ngài cũng vẫn dò tìm một vài suy tư, một vài ý kiến, một vài gợi ý, một chút thông tri, nếu có thể, thì ngắn gọn và dí dỏm.
Ngài cau mặt và gật đầu về hướng người thư ký, là Đức Cha Dziwisz, “Nếu con thấy cảnh nghèo mà chúng ta vừa thấy tại Peru, con sẽ làm gì?” Ngài muốn câu trả lời thực tế, nhưng xem ra không được thuyết phục mấy đối với các câu trả lời ướm thử ngập ngừng.
Dịp khác, một ai đó cám ơn Đức Giáo Hoàng vì đã giúp đem lại “phép lạ” lật đổ được chủ nghĩa Cộng Sản chỉ sau khi được bầu không lâu, chưa đầy 11 năm. Khi nghe vậy, Đức Giáo Hoàng cau mặt đáp lại “Phép lạ gì đâu. Chẳng qua cái hệ thống Mickey-Mouse ấy tự sụp đổ do chính gánh nặng của nó đấy thôi”.
Và khi ở Ba Lan, ngài có được sự sáng trí tại chỗ khi lật ngược bàn cờ chống lại sự tuyên truyền của Cộng Sản trong một cuộc tranh luận trực diện: “Người ta nói rằng chủ nghĩa Cộng Sản ở đây để phục vụ công nhân. Nhưng họ đâu có biết gì tới chủ quan tính của công nhân, công nhân nghĩ gì, cảm nhận gì, họ tự hào về điều gì. Họ đâu có tôn trọng linh hồn của công nhân. Đó là những thành phần quan trọng của việc làm. Không phải chỉ sản xuất ra hàng đống bất tận những chiếc rầm chữ I để rồi thành rỉ sét dưới trời mưa, và rỉ sét vì sao? Vì không có thị trường, không ai muốn mua chúng cả.
“Việc làm không phải chỉ là kéo những chiếc lưới cá nặng lên khỏi Biển Bantích, chỉ để thấy chẳng có tủ đá nào còn hoạt động, thành thử mẻ cá thành hư thối. Qủa là một nhạo báng đối với tinh thần và mồ hôi công nhân. Những việc như thế không hề tôn vinh công nhân. Chúng làm họ phẫn nộ. Chúng hủy diệt linh hồn công nhân”. Một cách có hệ thống, từng chủ đề một, vị giáo hoàng trẻ trung đã quay chong chóng ý thức hệ Cộng Sản khiến nó tự mâu thuẫn với chính mình.
Chủ nghĩa nhân bản của ngài sâu rộng hơn chủ nghĩa nhân bản của họ. Sức phân tích của ngài cũng thế. Cả nụ cười và lanh trí của ngài cũng vậy.
Lợi điểm của việc yêu kịch nghệ
Người ta thường quên rằng vị giáo hoàng này là tác giả của những vở kịch và vần thơ rất thành công. Ngài hiểu rõ sức mạnh của bi hài kịch. Dưới chế độ Quốc Xã, ngài đã liều chết duy trì cho bằng được nền văn chương kịch nghệ, tình người và niềm hy vọng của Ba Lan tiếp tục sinh động. Khi làm giáo hoàng, ngài vẫn không quên kỹ năng kịch nghệ của mình.
Thí dụ, một trong các thành tựu vĩ đại thực sự của Công Đồng Vatican II là việc thông qua Hiến Chế Tin Lý về Giáo Hội (Lumen Gentium). Mục đích của hiến chế này là để thi hành giáo huấn của Vatican I, là giáo huấn đã làm những gì có thể làm được, sau khi các lãnh thổ giáo hoàng bị mất, để minh xác vai trò thiêng liêng của các vị giáo hoàng tương lai. Còn Vatican II thì tập chú vào vai trò của mọi giám mục thế giới trong hợp nhất, quanh Giám Mục Rôma. Không còn lối liên hệ kim tự tháp nữa, đúng như thế, nhưng là liên hệ đồng tâm.
Với một cảm thức chắc chắn về lối giáo huấn bằng kỹ năng kịch nghệ, Đức Gioan Phaolô II đã gần như tức khắc khởi đầu các cuộc tông du mục vụ tới phân nửa các quốc gia trên thế giới. Không bao lâu sau đó, ngài trở thành con người nhân bản duy nhất đích thân hiện diện với hàng trăm triệu con người, hơn hẳn bất cứ người nào khác trong lịch sử.
Nhưng điều ít được lưu ý hơn là bất cứ xuất hiện ở đâu, ngài cũng được vây quanh bởi rất nhiều giám mục trong vùng cũng như từ các vùng khác. Tại những nơi đó, hiện diện hữu hình trên lễ đài hay trên màn ảnh truyền hình là những vòng tròn đồng tâm gồm các giám mục thế giới với phẩm phục mầu tím bao quanh ngài, tất cả đều lên tiếng như một. Điều rõ mồn một là Giám Mục Rôma đang quay nhìn và “củng cố anh em mình”. Sự hợp nhất hoàn cầu của các ngài nhờ ngài mà thành tỏ hiện.
Sự thánh thiện của ngài
Với Đức GH Gioan Phaolô, “Đức Thánh” (His Holiness) không phải chỉ là một tước hiệu danh dự. Nó cũng không phải là một lối sống. Nửa triều giáo hoàng của ngài, một vị Hồng Y được phỏng vấn, vị này lúc ấy chưa ai biết là người ủng hộ ngài. Ấy thế nhưng vị Hồng Y này nói lên sự ngưỡng phục khi thấy vị giáo hoàng này “huyền nhiệm” xiết bao. Ngài cho thấy vị giáo hoàng này cầu nguyện sâu sắc đến chừng nào như thể đang sống trong một thế giới khác hẳn mọi người chúng ta.
Sau đó, có ba hay bốn lần đích thân tôi được may mắn thấy điều đó lúc ngài chuẩn bị cử hành thánh lễ buổi sáng. Ngài như cuộn tròn trên ghế quì, hoàn toàn chú tâm vào Thiên Chúa. Dường như ngài không cầu nguyện, không đọc lời nào cả, mà như bị cuốn hút vào một Hiện Diện khác. Ấy thế nhưng, sau Thánh Lễ, khi tới thăm khách khứa, như thói quen ngài vốn làm, xem ra ngài hiện diện ngay lập tức với mỗi người chúng tôi. Như thể ngài trốn đi gặp Đấng khác rồi trở lại với thế giới thực mà không cần phải cố gắng chi. Như thể, việc ngài hiện diện với Chúa càng làm ngài hiện diện nhiều hơn, chứ không ít hơn, với mọi người khác.
Vào dịp kia, vợ tôi, một điêu khắc gia và là một họa sĩ, đem tặng ngài bức tượng đồng thân mình Chúa Giêsu chịu chết trên Thánh Giá. Vợ tôi đúc tượng này cho cây thánh giá rước kiệu. Vừa thấy tượng này, Đức Giáo Hoàng bèn ấn ngón tay vào khuôn tượng rũ rợi không còn giữ cho mình thẳng đứng được nữa vì đang chết vì nghẹt thở. Ngài bảo: “vào chính lúc hấp hối”. Vợ tôi liền ôn tồn tiếp nối: là “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”. Đây là tựa đề tác phẩm bán chạy nhất vừa được phát hành của Đức Giáo Hoàng, và ngài mỉm cười một cách ý vị trước câu đáp nhanh nhẹn của nàng.
Giống mọi dịp khác, dịp này Đức Gioan Phaolô II cũng đã thực tế hết sức khi chỉ trước đó vài phút, ngài từng mất hút trước Nhan Thiên Chúa, như thể chìm hẳn vào một thế giới khác.
Karen và tôi từng hiện diện với Mẹ Têrêxa, Dorothy Day và nhiều vị thánh thiện đặc biệt khác. Các bạn cũng có thể cảm nhận sự thánh thiện của các vị này.
Nhưng sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II có khác. Một sự hiện diện mạnh mẽ bao phủ ngài. Đôi mắt trong xanh của ngài ánh lên một niềm vui giống như của Thánh Nicôla. Của một tình yêu vui tươi và dịu dàng dành cho người khác, xem ra tràn đầy cương nghị.
Với chủ thuyết nhân bản Kitô Giáo sâu sắc, mạnh như sắt, can đảm, bạo dạn, Đức Gioan Phaolô II quả xứng đáng với những lời được nhiều người ưa thích của Shakespeare: “Đời ngài dịu hiền; và các yếu tố nơi ngài được hoà hợp đến độ Thiên Nhiên cũng phải đứng dậy và tuyên bố với toàn thể thế giới rằng: đây quả là một con người!”
Công trình của Đức Gioan XXIII chưa hoàn tất
Trong một cuộc phỏng vấn với Deborah Castellano Lubov của Zenit trước lễ phong thánh, Novak cho rằng vào cuối đời ngài, công trình của Đức Gioan XXIII chưa hoàn tất. Phải đợi tới Đức Gioan, công trình ấy mới đem lại kết quả chính xác. Lúc đó, có người còn đề cập tới khả thể một Vatican III. Chính Đức Bênêđíctô XVI, khi được hỏi: “ý nghĩa trọn vẹn của Vatican II là gì?”, đã cho hay: “Chúng ta không biết được, vì hoa trái của Công Đồng cần có thời gian mới phát triển được”.
Theo Novak, thời gian ấy chính là 50 năm phân cách giữa Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II, phải có nó ta mới đạt được “sự hiểu biết chung về những gì thực sự đã diễn ra”. Vì các vấn đề do Vatican II đặt ra hết sức sâu rộng và có cái nhìn khá xa về tương lai. Đức Gioan Phaolô II giúp đưa lại một lối giải thích đúng đắn. Ngài “làm tròn” các sáng kiến của Đức Gioan XXIII, nghĩa là hoàn tất chúng và làm chúng trở thành quốc tế. Ngài cho thế giới thấy cơ cấu Giáo Hội không còn là kim tự tháp mà là các vòng tròn đồng tâm. Tuy nhiên, cần tới Đức Bênêđíctô XVI, ta mới có được một cấu trúc có tính bác học và Đức Phanxicô đem lại cho cấu trúc ấy một khuôn mặt hợp quần chúng.
Novak cũng nhấn mạnh tới sự tương tự giữa Đức Gioan XXIII và Đức Phanxicô hiện nay: cả hai vị đều là những người bạn muốn uống một ly cà phê hay hút một điếu thuốc với.
Top Stories
Pope Francis at Mass: I weep for Christians still crucified today
Vatican Radio
16:14 02/05/2014
2014-05-02 Vatican - In his homily at morning Mass in Casa Santa Martha Friday, Pope Francis lamented that in today’s world there are still "masters of conscience" [thought police – ed] and in some countries you can still go to jail for possessing a Gospel or wearing a Crucifix. He also confessed to those present that he has wept at the news that some Christians were crucified, because still today there are people who kill others in God’s name.
The Pope's homily drew from the Gospel of the multiplication of the loaves and fishes and the reading from the Acts of the Apostles, in which Christ’s disciples are flogged by the Sanhedrin. Pope Francis proposed three icons: the first is Jesus’ love for people, his attention to peoples’ problems. He said the Lord is not concerned with how many people follow him, he would “never even thinks of taking a census" to see if "the Church has grown ... no! He speaks, preaches, loves, accompanies, travels on the path with people, meek and humble". He speaks with authority, that is, with "the power of love".
The second icon is the "jealousy" of the religious authorities of the time: "They couldn’t stand the fact that people followed Jesus! They couldn’t stand it! They were jealous. This is a really bad attitude to have. Jealousy and envy, and we know that the father of envy" is "the devil". It was through his envy that evil came into the world". Pope Francis continued: "These people knew who Jesus was: they knew! These people were the same who had paid the guard to say that the disciples had stolen Christ’s body!".
"They had paid to silence the truth. People can be really evil sometimes! Because when we pay to hide the truth, we are [committing] a very great evil. And that's why people knew who they were. They would not follow them, but they had to tolerate them because they had authority: the authority of the cult, the authority of the ecclesiastical discipline at that time, the authority of the people ... and the people followed. Jesus said that they weighed people down with oppressive weights and made them carry them on their shoulders. These people cannot tolerate the meekness of Jesus, they cannot tolerate the meekness of the Gospel, they cannot tolerate love. And they pay out of envy, out of hate".
During the gathering of the Sanhedrin there is a "wise man", Gamaliel, who asks the religious leaders to free the apostles. Thus, the Pope insists, there are these first two icons: Jesus who is moved to see people "without a shepherd" and the religious authorities ...
"These, with their political maneuvering, with their ecclesiastical maneuvers to continue to dominate the people ... And so, they bring forth the apostles, after this wise man had spoken, the called the apostles and had them flogged and ordered them not to speak in the name of Jesus. Then they freed them. ‘We have to do something, we will give them a sound hiding and send them on their way! . Unjust! but they did it. They were the masters of conscience [thought police], and felt they had the power to do so. Masters of conscience ... Even in today's world , there are so many".
Then Pope Francis confessed: “I cried when I saw reports on the news of Christians crucified in a certain country, that is not Christian. Still today - he pointed out – there are these people who kill and persecute, in the name of God. Still today, "we see many who" like the apostles “rejoice that they were counted worthy to suffer dishonor in Christ’s name". This - he said - "is the third icon today. The Joy of witness".
"First icon: Jesus with people, his love, the path that He has taught us, which we should follow. The second icon: the hypocrisy of these religious leaders of the people, who had people imprisoned with these many commandments, with this cold, hard legality, and who also paid to hide the truth. Third icon: the joy of the Christian martyrs, the joy of so many of our brothers and sisters who have felt this joy in history, this joy that they were counted worthy to suffer dishonor for Christ’s name. And today there are still so many! Just think that in some countries, you can go to jail for just carrying a Gospel. You may not wear a crucifix or you will be fined. But the heart rejoices. The three icons: let us look at them today. This is part of our history of salvation".
The Pope's homily drew from the Gospel of the multiplication of the loaves and fishes and the reading from the Acts of the Apostles, in which Christ’s disciples are flogged by the Sanhedrin. Pope Francis proposed three icons: the first is Jesus’ love for people, his attention to peoples’ problems. He said the Lord is not concerned with how many people follow him, he would “never even thinks of taking a census" to see if "the Church has grown ... no! He speaks, preaches, loves, accompanies, travels on the path with people, meek and humble". He speaks with authority, that is, with "the power of love".
The second icon is the "jealousy" of the religious authorities of the time: "They couldn’t stand the fact that people followed Jesus! They couldn’t stand it! They were jealous. This is a really bad attitude to have. Jealousy and envy, and we know that the father of envy" is "the devil". It was through his envy that evil came into the world". Pope Francis continued: "These people knew who Jesus was: they knew! These people were the same who had paid the guard to say that the disciples had stolen Christ’s body!".
"They had paid to silence the truth. People can be really evil sometimes! Because when we pay to hide the truth, we are [committing] a very great evil. And that's why people knew who they were. They would not follow them, but they had to tolerate them because they had authority: the authority of the cult, the authority of the ecclesiastical discipline at that time, the authority of the people ... and the people followed. Jesus said that they weighed people down with oppressive weights and made them carry them on their shoulders. These people cannot tolerate the meekness of Jesus, they cannot tolerate the meekness of the Gospel, they cannot tolerate love. And they pay out of envy, out of hate".
During the gathering of the Sanhedrin there is a "wise man", Gamaliel, who asks the religious leaders to free the apostles. Thus, the Pope insists, there are these first two icons: Jesus who is moved to see people "without a shepherd" and the religious authorities ...
"These, with their political maneuvering, with their ecclesiastical maneuvers to continue to dominate the people ... And so, they bring forth the apostles, after this wise man had spoken, the called the apostles and had them flogged and ordered them not to speak in the name of Jesus. Then they freed them. ‘We have to do something, we will give them a sound hiding and send them on their way! . Unjust! but they did it. They were the masters of conscience [thought police], and felt they had the power to do so. Masters of conscience ... Even in today's world , there are so many".
Then Pope Francis confessed: “I cried when I saw reports on the news of Christians crucified in a certain country, that is not Christian. Still today - he pointed out – there are these people who kill and persecute, in the name of God. Still today, "we see many who" like the apostles “rejoice that they were counted worthy to suffer dishonor in Christ’s name". This - he said - "is the third icon today. The Joy of witness".
"First icon: Jesus with people, his love, the path that He has taught us, which we should follow. The second icon: the hypocrisy of these religious leaders of the people, who had people imprisoned with these many commandments, with this cold, hard legality, and who also paid to hide the truth. Third icon: the joy of the Christian martyrs, the joy of so many of our brothers and sisters who have felt this joy in history, this joy that they were counted worthy to suffer dishonor for Christ’s name. And today there are still so many! Just think that in some countries, you can go to jail for just carrying a Gospel. You may not wear a crucifix or you will be fined. But the heart rejoices. The three icons: let us look at them today. This is part of our history of salvation".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ an táng anh Anphongsô Phạm Văn Hiệp, một cộng sự viên của Vietcatholic va Dân Chúa Úc Châu 2/5/2014
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
00:56 02/05/2014
Lễ an táng anh Anphongsô Phạm Văn Hiệp, một cộng sự viên của Vietcatholic va Dân Chúa Úc Châu 2/5/2014
Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục phụ tá Melbourne chủ tế và linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng, chính xứ và chủ nhiệm Dân Chúa Úc Châu chia sẻ giảng lễ tại nhà thờ St Margaret Mary’s Brunswick.
Trước một cộng đoàn đông đảo có tới 500 người tham dự, kính cẩn và thương tiếc cho người ra đi và ủi an người ở lại. Sau đây là bài giảng của lễ an táng:
SỰ HIỆN DIỆN CỦA THÀY GIÊSU
Bài giảng lễ an táng anh Anphongsô Phạm Văn Hiệp
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
Có lẽ rất nhiều lần chúng ta đã nghe bài phúc âm Chúa phục sinh Lazarô, nhưng điều chung tôi muốn chia sẻ trong thánh lễ an táng Anphonsô Phạm Văn Hiệp hôm nay là câu nói của Martha và Maria: ”Thưa Thầy, nếu Thày có mặt ở đây em con đã không chết?”
Câu hỏi này anh Hiệp cũng như chị Hạnh dù chưa phải là người Kitô hữu bằng danh nghĩa nhưng bằng trái tim chị đã là người Kitô hữu từ khi kết hôn với anh Hiệp năm 1981 tại Biên Hòa Việt Nam. Anh chị đã tự hỏi Chúa Giêsu nhiều lần, đặc biệt khi người con gái duy nhất cua anh chi là Huy Hoàng tất tưởi ra đi trong một tai nạn bi thương lúc đang trên đường về từ một công tác tông đồ “tổ chức trại hè” cho nhóm trẻ của St Vincent de Paul Melbourne! Rồi trong thời gian anh Hiệp đối diện với cơn bệnh hiểm nghèo, chắc nhiều lần anh đã tự hỏi Chúa và ba tuần trước đây khi ông cụ Giuse Phạm Văn Lạc, ba anh qua đời: “Tại sao ba con chết? Tại sao lại là con mang chứng bệnh trầm kha này?” và hôm nay chị Hạnh có quyền thân thưa với Chúa: “Nếu Thày có mặt ở đây thì chồng con đã không chết?” Hoặc bà má và các anh chị cũng có thể thân thưa với Chúa Giêsu và hờn dỗi Ngài như Marta và Maria “Nếu Thày có mặt ở đây thì em con đã không chết!”
Là người con của Chúa chúng ta xác tín và tin chắc lúc nào Chúa chẳng có mặt trong cuộc đời chúng ta, thế tại sao đau khổ và chết chóc vẫn triền miên xảy ra! Hình như Chúa vắng bóng? Tại sao Ngài im lặng? Thật là nhiệm mầu khó hiểu…
Tuy vậy dù đời ta có khổ đau chất chồng thế nào đi nữa, chúng ta vẫn thấy Chúa hiện diện đỡ nâng và gần gũi với chúng ta, vì chính Ngài đã trải qua mọi khổ đau cùng cực nhất của phận người và chết tất tưởi Thập gía để có thể nói: “Thày yêu chúng con”. Như Marta và Maria, chúng ta cũng hy vọng thưa lại với Chúa ”Con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy” và ”Con biết, em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”. Nhờ đó, Chúa Giêsu đã mặc khải một chân lý: ”Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin không?”
Câu hỏi ấy Chúa hỏi chị Marta 2000 năm trước. Hôm nay giờ này, cũng là câu hỏi ấy, Chúa đang hỏi mỗi người chúng ta, đặc biệt hỏi chị Hạnh. Chúng ta có dám phó thác trả lời như Marta: ”Thưa Thầy, có. Con tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian” không?
Nói về Chúa thì cũng nên nói về Phật. Trong đời sống của Đức Phật, người ta có kể lại mẩu chuyện: Một hôm Đức Phật đang ngồi với các môn đệ, bỗng có một vị thần hiện đến và bảo:
- Người còn muốn sống đến bao lâu nữa? Hãy xin một ngàn năm và một ngàn năm sẽ ban cho ngươi.
Đức Phật trả lời một cách ngượng nghịu:
-Tôi chỉ xin 8 năm nữa thôi.
Khi vị thần ấy biến đi rồi, các môn đệ buồn rầu trách Đức Phật:
-Thưa thày, sao thày không xin cho sống thêm một ngàn năm nữa? Thày thử nghĩ xem, thày sẽ giúp ích cho biết bao thế hệ nữa.
Đức Phật mỉm cười trả lời:
-Nếu ta sống thêm một ngàn năm nữa, thì ta sẽ chỉ lo lắng đến việc kéo dài đời sống mình hơn là đi tìm sự khôn ngoan của cuộc sống.
Vậy làm thế nào để tìm được sự khôn ngoan của cuộc sống và chiếm hữu được sự sống trường sinh?
Ai trong chúng ta đã chẳng một lần nghe nói và chứng kiến sự chết? Có điều là người ta thường không thích nghĩ về cái chết.
Nhiều người cho rằng không nói, không bàn về cái chết, thì nó sẽ không xảy ra! Chẳng hạn như nhà tỷ phú Mỹ William Randoph Hearst, chủ nhân của nhiều tờ báo và phim trường ở Holywood trước thế chiến thứ hai, đã cấm các nhân viên của mình nhắc đến từ ngữ "chết" trước mặt ông. Những ai lỡ miệng nói ra thì bị đuổi việc. Ông thông minh, tài giỏi, thành công, nhưng lại không dám đối diện với sự thật phũ phàng đó! Rồi cuối cùng Hearst cũng chết, để lại một toà lâu đài rộng lớn, bây giờ trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở California.
Ngược lại, người Việt cha ông ta thời xưa cũng như nay có thói quen lo hậu sự cho chính mình. Cha ông mình thường nhắc "sinh ký tử quy", sống gửi thác về. Nên khi còn sống đã sắm sẵn một cỗ quan tài, huyệt mộ đủ thứ. Ngày nay có người còn đi mua huyệt đầu tư nữa! Anh Hiệp trong thời gian mang bệnh đã không sợ nói về sự chết… Dù anh và tất cả chúng ta đều tha thiết xin Chúa chữa lành… Khi bác sĩ đưa anh lên lầu 8 nằm cùng cái phòng mà 3 tuần trước ba anh đã nằm và đã yên bình ra đi… Anh cười nói: “Có lẽ bác sĩ đưa lầm mình vào đây… Mình còn ăn uống được, đi đứng được…” Rồi anh tự trấn an tuần tới bác sĩ mới họp lại để trị bệnh anh ra sao? Dù đau đớn không đi quay phim được thì nằm trên giường với cái note book anh đã cắt ráp phim chị Hạnh thâu “Đàng Thánh Gía” đưa về. Anh nói với tôi: “Con ráng làm cho xong để cha đưa lên net…”
Chết là gì? Chết rồi đi về đâu?
Chết là chấm tận cuộc sống. Thánh Phaolô cho “Chết là cánh cửa im lìm chúng ta cần bước qua để vào cõi vĩnh hằng”. Sự chết là bài học giúp chúng ta sống tròn đây yêu thương, tha thứ cảm thông với mọi người. Đó là trường dậy ta sống trọn vẹn tin yêu hy vọng vào Chúa và vào Giáo Hội, đem lại cho chúng ta sự sống đời đời như Đức Kitô đã hứa.
Đối với những kẻ không tin thì chết là hết! Là cái chung cuộc chẳng ai muốn đi tới. Nếu thế thì cái chết đáng sợ lắm, vì nó chấm dứt và xé tung tất cả những ước mơ, những vun góp của đời ta. Cát bụi trở về bụi cát, không còn gì để đi tiếp.
Trái lại trong niềm tin Kitô giáo, chúng ta biết rằng chết không phải là hết. Nó chỉ là khởi đầu của một hành trình đi vào cõi thiên thu. Sau cái chết, tôi sẽ đi gặp gỡ Đấng Tạo Hoá, và tính sổ cuộc đời mình. Cùng đích của cuộc đời là được sống mãi với Thiên Chúa. Nếu tôi đã sống trong ân nghĩa của Ngài, thì chuyến đi cũng giống như trở về nhà của mình. Sinh ký tử quy, tôi trở về nhà để sống với Thiên Chúa, Đấng dựng nên tôi. Danh từ bình dân gọi là “Nước Thiên Đàng”, nơi không còn nước mắt, chỉ có niềm vui và hạnh phúc viên mãn.
Dầu vậy trong chuyến đi này, chúng ta cần được thanh luyện, như vàng thử lửa, vì trong cuộc sống, ít nhiều có lần chúng ta đã không sống trong ân sủng của Ngài, chúng ta đã để những quyến luyến danh vọng chức quyền trần thế chiếm ngự trái tim ta, đóng những lớp bụi trần trên con người thật của ta. Chúng ta sinh đến trong đời với hai bàn tay trắng, và khi ra đi chúng ta cũng chẳng mang gì theo được ngoại trừ công phúc và lỗi lầm.
Hai ngày trước đại lễ lòng Chúa thương xót, chúng tôi vào thăm anh, anh còn nói với chúng tôi “con đau lắm nhưng con ráng xin bác sĩ cho về dự lễ Lòng Chúa thương xót!” Thế nhưng 4.30 sáng ngày 27/4 chị Hạnh điện thoại cho chúng tôi nói “anh con yếu lắm mời cha vào xức dầu cho anh con”. Thông thường các linh mục ít ai chịu đi xức dầu vào các giờ giấc thế này… Đang ngon giấc, thế mà chúng tôi chẳng hỏi han gì có gấp hay không? Để sáng mai được không? Chúng tôi đã trả lời ngắn gọn “cha sẽ tới ngay!”.
Chúng tôi đã tới ban bí tích xức dầu và bí tích hòa giải ân xá mà Giáo Hội ban cho linh mục quyền ban cho người đã hôn mê bất tỉnh… Lúc tới anh còn có thể nhận ra chúng tôi và nhấp miệng lời cám ơn… Chúng tôi đã chợt nghĩ “anh chọn ngày đại lễ hôm nay để về với Đấng anh tin yêu và truyền bá…” Tự kinh nghiệm thì chúng tôi nghĩ anh chưa ra đi được! Dù hơi tàn nhưng sắc diện anh vẫn còn tươi tỉnh. Ấy vậy mà chưa đầy ba tiếng sau chúng tôi nghe tin anh đã vĩnh viễn ra đi… làm chúng tôi bàng hoàng… nhưng chúng tôi tạ ơn Chúa là chúng tôi đã tới với anh không chần chừ đắn đo…
Biết Chết Để Biết Sống
Anh đã chấp nhận và sửa soạn ra đi nên trong những ngày cuối nằm tại căn phòng định mệnh, anh luôn tươi cười cám ơn bạn bè tới thăm viếng cầu kinh hoặc nhắn nhủ cháu này cháu kia phải cố gắng này nọ… Ai mà chẳng phải chết, nhưng liệu chúng ta có thể ra đi trong thanh thản an bình, hay ra đi trong sợ hãi, dằn vặt, tiếc nuối! Phải chăng những người dám đối diện với cái chết thì biết cách sống hơn? Có lẽ muốn sống tốt hơn, phải hiểu cái chết. Chúng ta hãy đừng để quá muộn, vì có những điều muốn sửa lại cũng chẳng được, vì sẽ chẳng còn thời gian.
Lạy Chúa,
Đứng trước cái chết, con cũng run sợ như ai
Vì con chưa thấy sẵn sàng để gặp Chúa.
Cả cuộc đời con, con đã lo toan rất nhiều,
Nhưng điều quan trọng nhất là chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ ấy
Thì con lại chưa làm gì cả.
Con thật dại khờ khi nghĩ rằng con sẽ có đủ thời gian,
Con sẽ làm được điều đó bất cứ lúc nào con muốn.
Nhưng sự thật là con chưa bao giờ tự làm chủ được sự sống của mình
Làm sao con lại dám cho mình cái quyền làm chủ được sự chết?
Ngày nào đó con đến trước mặt Chúa
Không biết Chúa có nhận ra con hay không,
Hay là Chúa bảo "đi cho khuất mắt Ta, hỡi phường gian ác"
Lạy Chúa là Chúa Tạo Vật,
Con xin Chúa sự khôn ngoan
Để sống trọn vẹn giây phút hiện tại
Trong ân nghĩa của Chúa
Để rồi ngày nào đó con đi gặp Chúa,
Sẽ không như hai người xa lạ
Nhưng là hai người rất thân quen.
Lúc đó, Chúa sẽ gọi con bằng tên rất trìu mến
Và giang đôi tay đón con vào lòng.
Niềm tin và hi vọng Kitô giáo về sự chết đã được Phụng vụ diễn tả như sau: Đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan thì có chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời. Mỗi lần đọc kinh Kính mừng chúng ta vẫn thường xin Mẹ: " Cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử". Hãy nhớ mãi lời nhắn nhủ của cha Charles de Foucault: “Hãy sống ngày hôm nay như con sắp ra pháp trường tử đạo"
Để kết thúc bài chia sẻ, chúng tôi xin mượn lời cuea Linh mục Michael Quang Nguyễn Trung Tây đã tâm sự: Sáng Chúa Nhật 27/4 vừa qua, tôi nhận được tin anh Phạm Văn Hiệp nhắm mắt lại ngủ say giấc ngủ thiên đàng. 27/4, ngày Đại Lễ Lòng Thương Xót Chúa cũng đúng ngày Giáo Hội có thêm hai vị thánh, Gioan XXIII và Gioan Phaolô II. Tôi bồi hồi khi nhận được tin, dù biết rằng chuyện sẽ đến rồi cũng đã đến. Như vậy là trong khoảng một thời gian thật ngắn, anh Hiệp và thân phụ, cả hai xác gửi cõi trần, hồn nhẹ bay cao.
Nhớ tới anh Hiệp, tôi vẫn nhớ một người bạn chưa bao giờ làm tôi phiền hà dù chỉ là một lời nói, một cộng sự viên đắc lực nhiệt thành của Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu. Nhớ tới anh Hiệp, tôi vẫn nhớ tới người có nụ cười tươi, nụ cười dễ bật trên môi. Khi anh Hiệp cười, với tôi, dù đang không vui trong lòng, tâm tôi rộn rã.
Thôi nhé anh Anphongsô Phạm Văn Hiệp, ngủ yên giấc ngủ của tuổi trung niên, ngủ yên giấc ngủ thiên đàng. Ở cõi thiên, anh mỉm cười, và cười tươi mãi. Ở trên cõi thiên, gặp lại cháu Julia Huy Hoàng và người cha thân yêu của anh, xin anh nguyện cầu cho chị, cho mẹ và các em các cháu của anh. Xin anh cũng nhớ chúng tôi nữa.
Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục phụ tá Melbourne chủ tế và linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng, chính xứ và chủ nhiệm Dân Chúa Úc Châu chia sẻ giảng lễ tại nhà thờ St Margaret Mary’s Brunswick.
Trước một cộng đoàn đông đảo có tới 500 người tham dự, kính cẩn và thương tiếc cho người ra đi và ủi an người ở lại. Sau đây là bài giảng của lễ an táng:
Đức Cha Vincent Long chủ tế và 6 linh mục đồng tế lễ an táng |
Đức Cha Vincent Long rảy nước Thánh quanh quan tài |
SỰ HIỆN DIỆN CỦA THÀY GIÊSU
Bài giảng lễ an táng anh Anphongsô Phạm Văn Hiệp
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
Có lẽ rất nhiều lần chúng ta đã nghe bài phúc âm Chúa phục sinh Lazarô, nhưng điều chung tôi muốn chia sẻ trong thánh lễ an táng Anphonsô Phạm Văn Hiệp hôm nay là câu nói của Martha và Maria: ”Thưa Thầy, nếu Thày có mặt ở đây em con đã không chết?”
Câu hỏi này anh Hiệp cũng như chị Hạnh dù chưa phải là người Kitô hữu bằng danh nghĩa nhưng bằng trái tim chị đã là người Kitô hữu từ khi kết hôn với anh Hiệp năm 1981 tại Biên Hòa Việt Nam. Anh chị đã tự hỏi Chúa Giêsu nhiều lần, đặc biệt khi người con gái duy nhất cua anh chi là Huy Hoàng tất tưởi ra đi trong một tai nạn bi thương lúc đang trên đường về từ một công tác tông đồ “tổ chức trại hè” cho nhóm trẻ của St Vincent de Paul Melbourne! Rồi trong thời gian anh Hiệp đối diện với cơn bệnh hiểm nghèo, chắc nhiều lần anh đã tự hỏi Chúa và ba tuần trước đây khi ông cụ Giuse Phạm Văn Lạc, ba anh qua đời: “Tại sao ba con chết? Tại sao lại là con mang chứng bệnh trầm kha này?” và hôm nay chị Hạnh có quyền thân thưa với Chúa: “Nếu Thày có mặt ở đây thì chồng con đã không chết?” Hoặc bà má và các anh chị cũng có thể thân thưa với Chúa Giêsu và hờn dỗi Ngài như Marta và Maria “Nếu Thày có mặt ở đây thì em con đã không chết!”
Là người con của Chúa chúng ta xác tín và tin chắc lúc nào Chúa chẳng có mặt trong cuộc đời chúng ta, thế tại sao đau khổ và chết chóc vẫn triền miên xảy ra! Hình như Chúa vắng bóng? Tại sao Ngài im lặng? Thật là nhiệm mầu khó hiểu…
Tuy vậy dù đời ta có khổ đau chất chồng thế nào đi nữa, chúng ta vẫn thấy Chúa hiện diện đỡ nâng và gần gũi với chúng ta, vì chính Ngài đã trải qua mọi khổ đau cùng cực nhất của phận người và chết tất tưởi Thập gía để có thể nói: “Thày yêu chúng con”. Như Marta và Maria, chúng ta cũng hy vọng thưa lại với Chúa ”Con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy” và ”Con biết, em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”. Nhờ đó, Chúa Giêsu đã mặc khải một chân lý: ”Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin không?”
Câu hỏi ấy Chúa hỏi chị Marta 2000 năm trước. Hôm nay giờ này, cũng là câu hỏi ấy, Chúa đang hỏi mỗi người chúng ta, đặc biệt hỏi chị Hạnh. Chúng ta có dám phó thác trả lời như Marta: ”Thưa Thầy, có. Con tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian” không?
Nói về Chúa thì cũng nên nói về Phật. Trong đời sống của Đức Phật, người ta có kể lại mẩu chuyện: Một hôm Đức Phật đang ngồi với các môn đệ, bỗng có một vị thần hiện đến và bảo:
- Người còn muốn sống đến bao lâu nữa? Hãy xin một ngàn năm và một ngàn năm sẽ ban cho ngươi.
Đức Phật trả lời một cách ngượng nghịu:
-Tôi chỉ xin 8 năm nữa thôi.
Khi vị thần ấy biến đi rồi, các môn đệ buồn rầu trách Đức Phật:
-Thưa thày, sao thày không xin cho sống thêm một ngàn năm nữa? Thày thử nghĩ xem, thày sẽ giúp ích cho biết bao thế hệ nữa.
Đức Phật mỉm cười trả lời:
-Nếu ta sống thêm một ngàn năm nữa, thì ta sẽ chỉ lo lắng đến việc kéo dài đời sống mình hơn là đi tìm sự khôn ngoan của cuộc sống.
Vậy làm thế nào để tìm được sự khôn ngoan của cuộc sống và chiếm hữu được sự sống trường sinh?
Ai trong chúng ta đã chẳng một lần nghe nói và chứng kiến sự chết? Có điều là người ta thường không thích nghĩ về cái chết.
Nhiều người cho rằng không nói, không bàn về cái chết, thì nó sẽ không xảy ra! Chẳng hạn như nhà tỷ phú Mỹ William Randoph Hearst, chủ nhân của nhiều tờ báo và phim trường ở Holywood trước thế chiến thứ hai, đã cấm các nhân viên của mình nhắc đến từ ngữ "chết" trước mặt ông. Những ai lỡ miệng nói ra thì bị đuổi việc. Ông thông minh, tài giỏi, thành công, nhưng lại không dám đối diện với sự thật phũ phàng đó! Rồi cuối cùng Hearst cũng chết, để lại một toà lâu đài rộng lớn, bây giờ trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở California.
Ngược lại, người Việt cha ông ta thời xưa cũng như nay có thói quen lo hậu sự cho chính mình. Cha ông mình thường nhắc "sinh ký tử quy", sống gửi thác về. Nên khi còn sống đã sắm sẵn một cỗ quan tài, huyệt mộ đủ thứ. Ngày nay có người còn đi mua huyệt đầu tư nữa! Anh Hiệp trong thời gian mang bệnh đã không sợ nói về sự chết… Dù anh và tất cả chúng ta đều tha thiết xin Chúa chữa lành… Khi bác sĩ đưa anh lên lầu 8 nằm cùng cái phòng mà 3 tuần trước ba anh đã nằm và đã yên bình ra đi… Anh cười nói: “Có lẽ bác sĩ đưa lầm mình vào đây… Mình còn ăn uống được, đi đứng được…” Rồi anh tự trấn an tuần tới bác sĩ mới họp lại để trị bệnh anh ra sao? Dù đau đớn không đi quay phim được thì nằm trên giường với cái note book anh đã cắt ráp phim chị Hạnh thâu “Đàng Thánh Gía” đưa về. Anh nói với tôi: “Con ráng làm cho xong để cha đưa lên net…”
Chết là gì? Chết rồi đi về đâu?
Chết là chấm tận cuộc sống. Thánh Phaolô cho “Chết là cánh cửa im lìm chúng ta cần bước qua để vào cõi vĩnh hằng”. Sự chết là bài học giúp chúng ta sống tròn đây yêu thương, tha thứ cảm thông với mọi người. Đó là trường dậy ta sống trọn vẹn tin yêu hy vọng vào Chúa và vào Giáo Hội, đem lại cho chúng ta sự sống đời đời như Đức Kitô đã hứa.
Đối với những kẻ không tin thì chết là hết! Là cái chung cuộc chẳng ai muốn đi tới. Nếu thế thì cái chết đáng sợ lắm, vì nó chấm dứt và xé tung tất cả những ước mơ, những vun góp của đời ta. Cát bụi trở về bụi cát, không còn gì để đi tiếp.
Trái lại trong niềm tin Kitô giáo, chúng ta biết rằng chết không phải là hết. Nó chỉ là khởi đầu của một hành trình đi vào cõi thiên thu. Sau cái chết, tôi sẽ đi gặp gỡ Đấng Tạo Hoá, và tính sổ cuộc đời mình. Cùng đích của cuộc đời là được sống mãi với Thiên Chúa. Nếu tôi đã sống trong ân nghĩa của Ngài, thì chuyến đi cũng giống như trở về nhà của mình. Sinh ký tử quy, tôi trở về nhà để sống với Thiên Chúa, Đấng dựng nên tôi. Danh từ bình dân gọi là “Nước Thiên Đàng”, nơi không còn nước mắt, chỉ có niềm vui và hạnh phúc viên mãn.
Dầu vậy trong chuyến đi này, chúng ta cần được thanh luyện, như vàng thử lửa, vì trong cuộc sống, ít nhiều có lần chúng ta đã không sống trong ân sủng của Ngài, chúng ta đã để những quyến luyến danh vọng chức quyền trần thế chiếm ngự trái tim ta, đóng những lớp bụi trần trên con người thật của ta. Chúng ta sinh đến trong đời với hai bàn tay trắng, và khi ra đi chúng ta cũng chẳng mang gì theo được ngoại trừ công phúc và lỗi lầm.
Hai ngày trước đại lễ lòng Chúa thương xót, chúng tôi vào thăm anh, anh còn nói với chúng tôi “con đau lắm nhưng con ráng xin bác sĩ cho về dự lễ Lòng Chúa thương xót!” Thế nhưng 4.30 sáng ngày 27/4 chị Hạnh điện thoại cho chúng tôi nói “anh con yếu lắm mời cha vào xức dầu cho anh con”. Thông thường các linh mục ít ai chịu đi xức dầu vào các giờ giấc thế này… Đang ngon giấc, thế mà chúng tôi chẳng hỏi han gì có gấp hay không? Để sáng mai được không? Chúng tôi đã trả lời ngắn gọn “cha sẽ tới ngay!”.
Chúng tôi đã tới ban bí tích xức dầu và bí tích hòa giải ân xá mà Giáo Hội ban cho linh mục quyền ban cho người đã hôn mê bất tỉnh… Lúc tới anh còn có thể nhận ra chúng tôi và nhấp miệng lời cám ơn… Chúng tôi đã chợt nghĩ “anh chọn ngày đại lễ hôm nay để về với Đấng anh tin yêu và truyền bá…” Tự kinh nghiệm thì chúng tôi nghĩ anh chưa ra đi được! Dù hơi tàn nhưng sắc diện anh vẫn còn tươi tỉnh. Ấy vậy mà chưa đầy ba tiếng sau chúng tôi nghe tin anh đã vĩnh viễn ra đi… làm chúng tôi bàng hoàng… nhưng chúng tôi tạ ơn Chúa là chúng tôi đã tới với anh không chần chừ đắn đo…
Biết Chết Để Biết Sống
Anh đã chấp nhận và sửa soạn ra đi nên trong những ngày cuối nằm tại căn phòng định mệnh, anh luôn tươi cười cám ơn bạn bè tới thăm viếng cầu kinh hoặc nhắn nhủ cháu này cháu kia phải cố gắng này nọ… Ai mà chẳng phải chết, nhưng liệu chúng ta có thể ra đi trong thanh thản an bình, hay ra đi trong sợ hãi, dằn vặt, tiếc nuối! Phải chăng những người dám đối diện với cái chết thì biết cách sống hơn? Có lẽ muốn sống tốt hơn, phải hiểu cái chết. Chúng ta hãy đừng để quá muộn, vì có những điều muốn sửa lại cũng chẳng được, vì sẽ chẳng còn thời gian.
Lạy Chúa,
Đứng trước cái chết, con cũng run sợ như ai
Vì con chưa thấy sẵn sàng để gặp Chúa.
Cả cuộc đời con, con đã lo toan rất nhiều,
Nhưng điều quan trọng nhất là chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ ấy
Thì con lại chưa làm gì cả.
Con thật dại khờ khi nghĩ rằng con sẽ có đủ thời gian,
Con sẽ làm được điều đó bất cứ lúc nào con muốn.
Nhưng sự thật là con chưa bao giờ tự làm chủ được sự sống của mình
Làm sao con lại dám cho mình cái quyền làm chủ được sự chết?
Ngày nào đó con đến trước mặt Chúa
Không biết Chúa có nhận ra con hay không,
Hay là Chúa bảo "đi cho khuất mắt Ta, hỡi phường gian ác"
Lạy Chúa là Chúa Tạo Vật,
Con xin Chúa sự khôn ngoan
Để sống trọn vẹn giây phút hiện tại
Trong ân nghĩa của Chúa
Để rồi ngày nào đó con đi gặp Chúa,
Sẽ không như hai người xa lạ
Nhưng là hai người rất thân quen.
Lúc đó, Chúa sẽ gọi con bằng tên rất trìu mến
Và giang đôi tay đón con vào lòng.
Niềm tin và hi vọng Kitô giáo về sự chết đã được Phụng vụ diễn tả như sau: Đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan thì có chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời. Mỗi lần đọc kinh Kính mừng chúng ta vẫn thường xin Mẹ: " Cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử". Hãy nhớ mãi lời nhắn nhủ của cha Charles de Foucault: “Hãy sống ngày hôm nay như con sắp ra pháp trường tử đạo"
Để kết thúc bài chia sẻ, chúng tôi xin mượn lời cuea Linh mục Michael Quang Nguyễn Trung Tây đã tâm sự: Sáng Chúa Nhật 27/4 vừa qua, tôi nhận được tin anh Phạm Văn Hiệp nhắm mắt lại ngủ say giấc ngủ thiên đàng. 27/4, ngày Đại Lễ Lòng Thương Xót Chúa cũng đúng ngày Giáo Hội có thêm hai vị thánh, Gioan XXIII và Gioan Phaolô II. Tôi bồi hồi khi nhận được tin, dù biết rằng chuyện sẽ đến rồi cũng đã đến. Như vậy là trong khoảng một thời gian thật ngắn, anh Hiệp và thân phụ, cả hai xác gửi cõi trần, hồn nhẹ bay cao.
Nhớ tới anh Hiệp, tôi vẫn nhớ một người bạn chưa bao giờ làm tôi phiền hà dù chỉ là một lời nói, một cộng sự viên đắc lực nhiệt thành của Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu. Nhớ tới anh Hiệp, tôi vẫn nhớ tới người có nụ cười tươi, nụ cười dễ bật trên môi. Khi anh Hiệp cười, với tôi, dù đang không vui trong lòng, tâm tôi rộn rã.
Thôi nhé anh Anphongsô Phạm Văn Hiệp, ngủ yên giấc ngủ của tuổi trung niên, ngủ yên giấc ngủ thiên đàng. Ở cõi thiên, anh mỉm cười, và cười tươi mãi. Ở trên cõi thiên, gặp lại cháu Julia Huy Hoàng và người cha thân yêu của anh, xin anh nguyện cầu cho chị, cho mẹ và các em các cháu của anh. Xin anh cũng nhớ chúng tôi nữa.
Dòng Đaminh Rosa Lima dâng Hoa Kính Đức Mẹ
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
00:54 02/05/2014
Khi nắng chiều vừa xiên lá khoai, nắng trong vườn dịu dần, những tia nắng nhẹ chiếu trên những bông hoa khoe sắc ngoài vườn thì trong ngôi nguyện đường của nhà Dòng, chị em dâng những bông hoa, những ánh nến, những nén hương lên Mẹ dấu yêu.
Các nhóm Đệ Tử, Tiền Tập, Tập Viện, Học Viện và Tiền Vĩnh Thệ từ hơn một tháng trước đã chia nhau tập những vũ điệu, những đội hình sao cho nhịp nhàng để “ trình làng” Mẹ.
Bốn bài hát: Bài Ca Dâng Mẹ, Ngũ Bái, Nến Hồng Dâng Mẹ, Maria Mẹ ơi do hai nhạc sĩ “ cây nhà lá vườn” của Dòng là Dì Clara Chu Linh và Maria Kim Loan đã miệt mài sáng tác những tâm tình cho những “ con hoa” làm cho buổi dâng hoa thêm phần linh thiêng và sốt sáng.
Những bông hoa, những nén hương, những ánh nến lung linh chỉ là những hình thức bề ngoài. Bông hoa mà chị em dâng lên không sắc đó là những đóa hoa lòng, những bông hoa của sự hy sinh, hoa của tình yêu hoa của khiêm nhường, hoa của cầu nguyện và hoa của niềm vui đời Dâng Hiến... dẫu biết cuộc sống có những bộn bề, nhưng trong lòng của mỗi chị em, Mẹ vẫn ở đó làm chỗ dựa tinh thần mỗi ngày
Không chỉ trong tháng Hoa chị em mới dâng những bông hoa đặc biệt này, nhưng mỗi ngày chị em nhắc nhau dâng Mẹ những đóa hoa thiêng, dù không ai thấy, dù không có sắc... nhưng lại là những bông hoa đẹp lòng Chúa, ấm lòng Mẹ. Dâng những đóa hoa thiêng để thánh hóa mình, cầu nguyện cho chị em trong Dòng, cầu nguyện cho gia đình, cầu nguyện cho những người thân quen và nhất là cầu nguyện cho những người đang cần lời cầu nguyện. Đời sống nữ tu bình dị và mỗi ngày như thế, sống cho mình và nhất là hướng tới tha nhân.
Ước chi những niềm vui của tháng Hoa trong những ngày mới bắt đầu sẽ lan tỏa đến nhiều người hơn nữa và lòng sùng kính Mẹ được nhân rộng đến tận cùng trái đất để cảm tạ và tri ân Thiên Chúa.
Tạ ơn Chúa đã cho chúng con bày tỏ lòng kính quý của mình lên Mẹ. Tạ ơn Chúa đã cho Giáo Hội dành riêng tháng Năm này cho người tín hữu yêu mến Mẹ ngày một hơn . Amen
Giáo Xứ Thượng Lộc GP Vinh Khai Mạc Tháng Hoa Kính Đức Mẹ
VTT Thượng Lộc
01:25 02/05/2014
XEM HÌNH
Đoàn con Mẹ đã dâng lên Mẹ với trái tim lòng bài ca, hoa tươi, nến sáng. Cao điểm là Thánh lễ khai mạc để cùng Mẹ dâng lên Chúa những lời cảm tạ tri ân và cầu xin với muôn ơn lành Chúa đã tuôn đổ trên cộng đoàn giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội.
Đại Hội Di Dân Giáo Phận Thanh Hóa tại miền Nam lần IX
BBT. GP Thanh Hóa
09:05 02/05/2014
Đại Hội Di Dân Giáo Phận Thanh Hóa tại miền Nam lần IX
Sau những ngày dài chuẩn bị và mong đợi, ngày truyền thống di dân giáo phận Thanh Hóa miền Nam 01/05 chính thức diễn ra tại nhà thờ Phú Trung – Lạc Long Quân – Quận Tân Bình – Thành phố Sài Gòn vào lúc 9 giờ sáng.
Xem Hình
Quý Đức Cha, quý cha, quý khách tiến vào thánh đường giáo xứ Phú Trung trong tiếng vỗ tay vang dội, những bàn tay vẫy chào thành kính. Điều rất vui và vinh sự cho ĐH khi có sự hiện diện của Đại Diện Bản Quyền Tổng Giáo phận Sài Gòn, Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Khảm. Tuy không phải là người Thanh Hóa nhưng hình như trong vài năm gần đây, chưa khi di dân Thanh Hóa họp mặt, lại không có sự hiện diện của Đức Cha phụ tá Phêrô. Cùng với Đức Cha Phêrô là cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng – quản xứ Phú Trung, địa điểm diễn ra ngày đại hội.
Về phía giáo phận Thanh Hóa có sự hiện diện đầy tình yêu của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Chủ tịch Ủy ban Di dân thuộc HĐGMVN. Cha Antôn Vũ Mạnh Hà – tân Giám đốc Trụ sở Giáo phận Thanh Hóa tại Sài Gòn đồng thời trưởng ban di dân Thanh Hóa.
Ngoài ra, ngày họp mặt còn được chào đón đông đảo quý cha quê hương, quý cha gốc Thanh Hóa hiện mục vụ tại khu vực Miền Nam, quý khách xa gần, quý ân nhân, quý hội đồng giáo xứ Phú Trung cùng toàn thể cộng đoàn di dân Thanh Hóa tại Miền Nam.
Chương trình buổi sáng ngày họp mặt gồm có hai phần chính: Phần đầu – Khai mạc ngày truyền thống di dân Thanh Hóa, phần hai – Sám hối cộng đồng, Chầu Thánh Thể.
Với tiết mục trống, một bản sắc riêng của Dòng Mân Côi Chí Hòa – người bạn quen thuộc trong mỗi lần họp mặt di dân Thanh Hóa, ĐH được mở ra với một khí thế hào hùng, sôi động, như sức sống mới đang được kêu gọi để bừng lên. Tiếp nối là tiết mục của Tu hội Nô tì Thiên Chúa và tiết mục “Gia đình yêu thương” của Dòng Mân Côi Chí Hòa.
Sau đó, cha Giám đốc Trụ sở giáo phận Thanh Hóa tại Sài Gòn kiêm Trưởng Ban Di dân Thanh Hóa báo cáo về ngày đại hội. Suy tư và trăn trở của giáo phận trước cảnh đàn chiên xa nhà, những khó khăn, những điều còn bất cập trong đời sống đức tin, đời sống vật chất của bà con di dân được cha khái quát trong báo cáo của mình.
Đức Cha Phêrô cũng ưu ái chia sẻ với ĐH: “Hôm nay tôi cũng trở thành người Thanh Hóa mất rồi”. Năm nay, ngày truyền thống di dân Thanh Hóa có nhiều điểm đặc biệt. Đó là “chức vị” của Đức Cha Thanh Hóa – Chủ tịch UB Di dân thuộc HĐGMVN. Như vậy, di dân Thanh Hóa có trách nhiệm mẫu mực để các hoạt động ý nghĩa của chương trình di dân lan rộng ra xa hơn.
Điều đặc biệt thứ hai đến từ chủ đề của ngày hội ngộ - “Di dân với năm Tân Phúc Âm hóa gia đình”. “Mỗi người chúng ta đều có một gia đình. Nhưng khi chúng ta quy tụ nhau ở đây, chúng ta cũng là một gia đình. Đây là một con đường để đưa Lời Chúa Giêsu vào đời sống gia đình di dân, đó là tình yêu, sự hiệp nhất”.
Xa nhà không có nghĩa là xa một mảnh đất, mà là hy sinh một góc tâm hồn với những gì thân thuộc nhất “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”. Đức Cha Phêrô nhấn mạnh một lần nữa “đây là một sự quy tụ quý giá. Hy vọng rằng hoạt động mục vụ di dân của giáo phận Thanh Hóa ngày càng nâng lên, làm tâm điểm cho một Giáo Hội Việt Nam hiệp nhất”.
Những lời chia sẻ đầy ưu tư của Đức Cha chủ nhà cô đọng cùng lời ca mà Đức Cha dành cho di dân Thanh Hóa qua bài hát “Và con tim đã vui trở lại” do chính Đức Cha hát tặng.
Cha quản xứ Phú Trung cũng trân trọng niềm vui của di dân Thanh Hóa. Thật đặc biệt ngày này cũng chính là ngày đặc biệt của xứ chủ nhà – ngày kỷ niệm cung hiến ngôi thánh đường này. “Xin đừng đến với nhau như là một nơi xa lạ mà hãy coi nơi đây là nhà của mình, là anh em của nhau, là trở về chứ không phải đi đến”.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa cũng có nhiều những trăn trở. Đức Cha đã vắn gọn những điều mà Đức Cha còn ấp ủ, nỗi buồn khi “lực bất tòng tâm” trước đời sống tha hương của di dân. Đức Cha cũng chỉ mong muốn ngày di dân thế này có thể dịu lại đôi chút nỗi đắng cay trong đời sống di dân và gieo mầm tin yêu, đồng hành với giáo phận quê nhà.
Thánh đường Phú Trung trở nên nhộn nhịp hơn qua các tiết mục của ca sĩ khách mời: Diệu Hiền, Hồng Ân. Đặc biệt là tiết mục góp vui của giới trẻ Phú Trung và sinh viên Thanh Hóa đang học tập tại khu vực phía Nam. Những người trẻ hai nơi xa lạ quây quần bên nhau, nắm tay nhau để “nối vòng tay yêu thương” càng tô điểm thêm cho sự hiệp nhất của một Giáo Hội đầy sức sồng.
Các tiết mục sôi động cũng đã khép lại phần thứ nhất, khai mạc. Bước vào phần tâm linh là lúc các di dân lắng lòng mình để cùng trò chuyện với Chúa Cha, kể lại những nỗi nhọc nhằn, tủi hổ của đời tha phương.
Và cũng chính lúc này đây, lòng người tĩnh lại, trở về với bờ bến yêu thương, sám hối lỗi lầm, làm động lực cải biến bản thân. Mỗi di dân Thanh Hóa cũng chính là một ngọn đuốc để loan truyền Tin Mừng cứu độ. Đuốc không sáng thì con đường sẽ tối tăm. Vậy lúc này đây, chính là lúc tiếp lửa cho các ngọn đuốc ấy, để mỗi ngày di dân biết sống trọn lòng mình với Đấng bảo trợ toàn năng.
Sau giờ Sám hối là giờ Chầu Thánh Thể và giờ cơm trưa.
Chương trình buổi chiều chính là trung tâm điểm của Ngày họp mặt với Thánh Lễ tạ ơn.
Sau những ngày dài chuẩn bị và mong đợi, ngày truyền thống di dân giáo phận Thanh Hóa miền Nam 01/05 chính thức diễn ra tại nhà thờ Phú Trung – Lạc Long Quân – Quận Tân Bình – Thành phố Sài Gòn vào lúc 9 giờ sáng.
Xem Hình
Quý Đức Cha, quý cha, quý khách tiến vào thánh đường giáo xứ Phú Trung trong tiếng vỗ tay vang dội, những bàn tay vẫy chào thành kính. Điều rất vui và vinh sự cho ĐH khi có sự hiện diện của Đại Diện Bản Quyền Tổng Giáo phận Sài Gòn, Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Khảm. Tuy không phải là người Thanh Hóa nhưng hình như trong vài năm gần đây, chưa khi di dân Thanh Hóa họp mặt, lại không có sự hiện diện của Đức Cha phụ tá Phêrô. Cùng với Đức Cha Phêrô là cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng – quản xứ Phú Trung, địa điểm diễn ra ngày đại hội.
Về phía giáo phận Thanh Hóa có sự hiện diện đầy tình yêu của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Chủ tịch Ủy ban Di dân thuộc HĐGMVN. Cha Antôn Vũ Mạnh Hà – tân Giám đốc Trụ sở Giáo phận Thanh Hóa tại Sài Gòn đồng thời trưởng ban di dân Thanh Hóa.
Ngoài ra, ngày họp mặt còn được chào đón đông đảo quý cha quê hương, quý cha gốc Thanh Hóa hiện mục vụ tại khu vực Miền Nam, quý khách xa gần, quý ân nhân, quý hội đồng giáo xứ Phú Trung cùng toàn thể cộng đoàn di dân Thanh Hóa tại Miền Nam.
Chương trình buổi sáng ngày họp mặt gồm có hai phần chính: Phần đầu – Khai mạc ngày truyền thống di dân Thanh Hóa, phần hai – Sám hối cộng đồng, Chầu Thánh Thể.
Với tiết mục trống, một bản sắc riêng của Dòng Mân Côi Chí Hòa – người bạn quen thuộc trong mỗi lần họp mặt di dân Thanh Hóa, ĐH được mở ra với một khí thế hào hùng, sôi động, như sức sống mới đang được kêu gọi để bừng lên. Tiếp nối là tiết mục của Tu hội Nô tì Thiên Chúa và tiết mục “Gia đình yêu thương” của Dòng Mân Côi Chí Hòa.
Sau đó, cha Giám đốc Trụ sở giáo phận Thanh Hóa tại Sài Gòn kiêm Trưởng Ban Di dân Thanh Hóa báo cáo về ngày đại hội. Suy tư và trăn trở của giáo phận trước cảnh đàn chiên xa nhà, những khó khăn, những điều còn bất cập trong đời sống đức tin, đời sống vật chất của bà con di dân được cha khái quát trong báo cáo của mình.
Đức Cha Phêrô cũng ưu ái chia sẻ với ĐH: “Hôm nay tôi cũng trở thành người Thanh Hóa mất rồi”. Năm nay, ngày truyền thống di dân Thanh Hóa có nhiều điểm đặc biệt. Đó là “chức vị” của Đức Cha Thanh Hóa – Chủ tịch UB Di dân thuộc HĐGMVN. Như vậy, di dân Thanh Hóa có trách nhiệm mẫu mực để các hoạt động ý nghĩa của chương trình di dân lan rộng ra xa hơn.
Điều đặc biệt thứ hai đến từ chủ đề của ngày hội ngộ - “Di dân với năm Tân Phúc Âm hóa gia đình”. “Mỗi người chúng ta đều có một gia đình. Nhưng khi chúng ta quy tụ nhau ở đây, chúng ta cũng là một gia đình. Đây là một con đường để đưa Lời Chúa Giêsu vào đời sống gia đình di dân, đó là tình yêu, sự hiệp nhất”.
Xa nhà không có nghĩa là xa một mảnh đất, mà là hy sinh một góc tâm hồn với những gì thân thuộc nhất “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”. Đức Cha Phêrô nhấn mạnh một lần nữa “đây là một sự quy tụ quý giá. Hy vọng rằng hoạt động mục vụ di dân của giáo phận Thanh Hóa ngày càng nâng lên, làm tâm điểm cho một Giáo Hội Việt Nam hiệp nhất”.
Những lời chia sẻ đầy ưu tư của Đức Cha chủ nhà cô đọng cùng lời ca mà Đức Cha dành cho di dân Thanh Hóa qua bài hát “Và con tim đã vui trở lại” do chính Đức Cha hát tặng.
Cha quản xứ Phú Trung cũng trân trọng niềm vui của di dân Thanh Hóa. Thật đặc biệt ngày này cũng chính là ngày đặc biệt của xứ chủ nhà – ngày kỷ niệm cung hiến ngôi thánh đường này. “Xin đừng đến với nhau như là một nơi xa lạ mà hãy coi nơi đây là nhà của mình, là anh em của nhau, là trở về chứ không phải đi đến”.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa cũng có nhiều những trăn trở. Đức Cha đã vắn gọn những điều mà Đức Cha còn ấp ủ, nỗi buồn khi “lực bất tòng tâm” trước đời sống tha hương của di dân. Đức Cha cũng chỉ mong muốn ngày di dân thế này có thể dịu lại đôi chút nỗi đắng cay trong đời sống di dân và gieo mầm tin yêu, đồng hành với giáo phận quê nhà.
Thánh đường Phú Trung trở nên nhộn nhịp hơn qua các tiết mục của ca sĩ khách mời: Diệu Hiền, Hồng Ân. Đặc biệt là tiết mục góp vui của giới trẻ Phú Trung và sinh viên Thanh Hóa đang học tập tại khu vực phía Nam. Những người trẻ hai nơi xa lạ quây quần bên nhau, nắm tay nhau để “nối vòng tay yêu thương” càng tô điểm thêm cho sự hiệp nhất của một Giáo Hội đầy sức sồng.
Các tiết mục sôi động cũng đã khép lại phần thứ nhất, khai mạc. Bước vào phần tâm linh là lúc các di dân lắng lòng mình để cùng trò chuyện với Chúa Cha, kể lại những nỗi nhọc nhằn, tủi hổ của đời tha phương.
Và cũng chính lúc này đây, lòng người tĩnh lại, trở về với bờ bến yêu thương, sám hối lỗi lầm, làm động lực cải biến bản thân. Mỗi di dân Thanh Hóa cũng chính là một ngọn đuốc để loan truyền Tin Mừng cứu độ. Đuốc không sáng thì con đường sẽ tối tăm. Vậy lúc này đây, chính là lúc tiếp lửa cho các ngọn đuốc ấy, để mỗi ngày di dân biết sống trọn lòng mình với Đấng bảo trợ toàn năng.
Sau giờ Sám hối là giờ Chầu Thánh Thể và giờ cơm trưa.
Chương trình buổi chiều chính là trung tâm điểm của Ngày họp mặt với Thánh Lễ tạ ơn.
Thánh lễ truyền chức đặc biệt tại giáo phận Mỹ Tho
Dom. Xuân MVTT
10:02 02/05/2014
THÁNH LỄ TRUYỀN CHỨC ĐẶC BIỆT Ở GIÁO PHẬN MỸ THO
Sáng ngày 30-4-2014, tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ Bắc Hòa thuộc Giáo phận Mỹ Tho, bầu không khí bỗng rộn rã, náo nhiệt thay cho bầu khí tĩnh mịch và yên ắng mọi ngày của một gx. vùng sâu vùng xa, với dòng người từ các nơi đổ về tham dự thánh lễ truyền chức linh mục cho thầy phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Hùng – một người con của giáo xứ.
Xem Hình
Điều đặc biệt của thánh lễ truyền chức hôm nay là các hàng ghế nhà thờ được dành ưu tiên cho các em thiếu nhi, nên có hơn 700 em thiếu nhi đã quy tụ về đây từ rất sớm, để có giờ sinh hoạt với nhau và tìm hiểu về tiếng gọi Samuel, Samuel, Samuel… Trong thánh lễ các em THIẾU NHI phụ trách các bài đọc, hát đáp ca, hát kinh cầu các thánh, hát lễ cộng đồng
Từ cổng nhà thờ các em Thiếu nhi, hội GĐPTTT, các Bà Mẹ Công Giáo, Ban Mục Vụ sắp hàng chào đón và hướng dẫn quý linh mục, tu sĩ nam nữ, ân nhân, thân nhân và khách mời của tiến chức cũng như của giáo xứ. Ban Mục vụ các giáo xứ Kiến Bình, Mộc Hóa, Kinh Cùng, Thánh Giuse, Mỹ Trung, Vĩnh Hưng, Đức Hòa, Nước Trong, Thánh Tâm, Gò Công. . . vào những khu vực dành riêng chuẩn bị cho thánh lễ.
Vì Thánh lễ phong chức này đặc biệt dành ưu tiên cho các em thiếu nhi vùng đồng Tháp Mười, nên trong nhà thờ một phần ghế dành cho quý tu sĩ nam nữ, thân nhân của Tân linh Mục, một ít quý khách, phần lớn số ghế còn lại là dành cho các em thiếu nhi. Hai bên và phần cuối nhà thờ trang bị bảy màn hình lớn để mọi người có thể tham dự thánh lễ một cách sốt sáng nhất.
Đúng 9g30, đoàn rước hân hoan tiến vào thánh đường trong lời ca đơn sơ hồn nhiên thánh thiện và sốt sắng của tất cả các em thiếu nhi dự lễ cùng hát cộng đồng bài “Tình yêu Thiên Chúa” của cha Kim Long.
Thánh Lễ truyền chức do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn, Giám Quản giáo phận Mỹ Tho, chủ sự. Ngoài ra, còn có sự hiện diện rất nhiều linh mục trong và ngoài giáo phận Mỹ Tho, các cha bạn của Tân Linh Mục cùng đồng tế.
Trong lời chào đầu lễ, Đức Cha chủ tế nói lên tâm tình của ngày lễ. Ngài mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho tiến chức được sốt sắng đón nhận thánh chức và trung thành với sứ vụ mà tiến chức sắp lãnh nhận.
Sau khi công bố Tin mừng là phần nghi thức truyền chức linh mục. Diễn tiến nghi thức gồm 3 phần: Tuyển chọn, Truyền chức, Diễn nghĩa.
Trong phần tuyển chọn, cha Phêrô Hồ Bản Chánh giới thiệu tiến chức, xác nhận tiến chức được xem là xứng đáng và thỉnh cầu Đức Giám Mục truyền chức linh mục cho ứng sinh.
Tiếp đến là bài giảng của Đức Tổng Giám Mục, trong bài giảng ngài nhấn mạnh đến tiếng gọi Samuel, Samuel, Samuel, sự đáp lại của Samuel và sự hướng dẫn của Thầy cả Hêli. ĐTGM nhắn nhủ người môn đệ Đức Giêsu phải luôn biết cậy trông vào Chúa, tin tưởng, phó thác cho thánh ý Thiên Chúa định đoạt. Các hồng ân lãnh nhận từ Thiên Chúa một cách như không thì cũng phải phân phát cách như không. Một khi chọn Đức Giêsu làm lý tưởng và lẽ sống thì phải thực thi những điều Ngài truyền dạy. Đồng thời, ngài nhắn nhủ tân chức về tinh thần khiêm tốn phục vụ-một đức tính cần thiết của người mục tử.
Nghi thức phong chức bắt đầu bằng việc Giám mục và các linh mục đồng tế thinh lặng đặt tay trên các tiến chức. Sau cùng, Đức Giám Mục đọc lời nguyện truyền chức.
Trong phần nghi thức diễn nghĩa, ông bà cố trao phẩm phục cho các tân linh mục, sau đó được cha nghĩa phụ giúp mặc phẩm phục. Tiếp đó, lần lượt từng vị quỳ trước Đức Giám Mục để được ngài xức dầu Thánh. Việc xức dầu nơi lòng bàn tay nói lên ý nghĩa: Từ nay, đôi tay các ngài sẽ thi hành nhiệm vụ chúc lành và thánh hóa, cử hành bí tích mỗi ngày nhằm đem lại ơn ích thiêng liêng cho các linh hồn. Bên cạnh đó, việc trao chén thánh cũng hàm ý nói lên rằng: Đời sống linh mục luôn gắn liền với hy tế thập giá của Đức Giêsu, do vậy, các ngài phải diễn tả lại hy tế ấy mỗi ngày trong suốt cuộc đời qua việc dâng lễ trên bàn thờ.
Trước khi kết thúc thánh lễ, Đại diện Ban Mục Vụ gx. Bắc Hòa cám ơn Đức TGM, quý cha, quý quan khách, các em thiếu nhi gx. Đức Hòa. Đại diện các em thiếu nhi Đồng Tháp Mười cám ơn Đức TGM đã cho các em được dự lễ phong chức Linh Mục. Đại diện các em thiếu nhi cũng dâng lên Đức TGM lẵng hoa tươi thắm để tỏ lòng biết ơn và kính mến.
Tân Linh Mục nói lên lời tri ân cảm tạ Đức TGM, quý cha bề trên, cha nghĩa phụ, cha sở gx. Bắc Hòa, quý cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã hiện diện trong thánh lễ để hiệp lời cầu nguyện cho ngài. Đặc biệt, cha đã ngỏ lời cám ơn các bậc sinh thành và gia đình đã quảng đại hy sinh mọi mặt và âm thầm cầu nguyện cho các ngài trong suốt thời gian qua, cũng như quý ân nhân thân nhân tất cả mọi người đã chung tay góp sức với giáo xứ trong việc tổ chức thánh lễ phong chức để có được thánh lễ long trọng sốt sắng ngày hôm nay. Đồng thời cha cũng xin gia đình và cộng đoàn tiếp tục nâng đỡ, đồng hành với tân chức trong sứ vụ mới.
Thánh lễ kết thúc thật trang nghiêm sốt sắng, lần đầu tiên có một lễ truyền chức linh mục tại một nhà thờ vùng sâu vùng xa của Đồng Tháp Mười, và lần đầu tiên một thánh lễ truyền chức linh mục được dành cho thiếu nhi, vì ngoài ân sủng và sự thánh thiện, đây còn là một dấu ấn in đậm vào tâm hồn các em thiếu nhi.
Dom. Xuân MVTT.
Sáng ngày 30-4-2014, tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ Bắc Hòa thuộc Giáo phận Mỹ Tho, bầu không khí bỗng rộn rã, náo nhiệt thay cho bầu khí tĩnh mịch và yên ắng mọi ngày của một gx. vùng sâu vùng xa, với dòng người từ các nơi đổ về tham dự thánh lễ truyền chức linh mục cho thầy phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Hùng – một người con của giáo xứ.
Xem Hình
Điều đặc biệt của thánh lễ truyền chức hôm nay là các hàng ghế nhà thờ được dành ưu tiên cho các em thiếu nhi, nên có hơn 700 em thiếu nhi đã quy tụ về đây từ rất sớm, để có giờ sinh hoạt với nhau và tìm hiểu về tiếng gọi Samuel, Samuel, Samuel… Trong thánh lễ các em THIẾU NHI phụ trách các bài đọc, hát đáp ca, hát kinh cầu các thánh, hát lễ cộng đồng
Từ cổng nhà thờ các em Thiếu nhi, hội GĐPTTT, các Bà Mẹ Công Giáo, Ban Mục Vụ sắp hàng chào đón và hướng dẫn quý linh mục, tu sĩ nam nữ, ân nhân, thân nhân và khách mời của tiến chức cũng như của giáo xứ. Ban Mục vụ các giáo xứ Kiến Bình, Mộc Hóa, Kinh Cùng, Thánh Giuse, Mỹ Trung, Vĩnh Hưng, Đức Hòa, Nước Trong, Thánh Tâm, Gò Công. . . vào những khu vực dành riêng chuẩn bị cho thánh lễ.
Vì Thánh lễ phong chức này đặc biệt dành ưu tiên cho các em thiếu nhi vùng đồng Tháp Mười, nên trong nhà thờ một phần ghế dành cho quý tu sĩ nam nữ, thân nhân của Tân linh Mục, một ít quý khách, phần lớn số ghế còn lại là dành cho các em thiếu nhi. Hai bên và phần cuối nhà thờ trang bị bảy màn hình lớn để mọi người có thể tham dự thánh lễ một cách sốt sáng nhất.
Đúng 9g30, đoàn rước hân hoan tiến vào thánh đường trong lời ca đơn sơ hồn nhiên thánh thiện và sốt sắng của tất cả các em thiếu nhi dự lễ cùng hát cộng đồng bài “Tình yêu Thiên Chúa” của cha Kim Long.
Thánh Lễ truyền chức do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn, Giám Quản giáo phận Mỹ Tho, chủ sự. Ngoài ra, còn có sự hiện diện rất nhiều linh mục trong và ngoài giáo phận Mỹ Tho, các cha bạn của Tân Linh Mục cùng đồng tế.
Trong lời chào đầu lễ, Đức Cha chủ tế nói lên tâm tình của ngày lễ. Ngài mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho tiến chức được sốt sắng đón nhận thánh chức và trung thành với sứ vụ mà tiến chức sắp lãnh nhận.
Sau khi công bố Tin mừng là phần nghi thức truyền chức linh mục. Diễn tiến nghi thức gồm 3 phần: Tuyển chọn, Truyền chức, Diễn nghĩa.
Trong phần tuyển chọn, cha Phêrô Hồ Bản Chánh giới thiệu tiến chức, xác nhận tiến chức được xem là xứng đáng và thỉnh cầu Đức Giám Mục truyền chức linh mục cho ứng sinh.
Tiếp đến là bài giảng của Đức Tổng Giám Mục, trong bài giảng ngài nhấn mạnh đến tiếng gọi Samuel, Samuel, Samuel, sự đáp lại của Samuel và sự hướng dẫn của Thầy cả Hêli. ĐTGM nhắn nhủ người môn đệ Đức Giêsu phải luôn biết cậy trông vào Chúa, tin tưởng, phó thác cho thánh ý Thiên Chúa định đoạt. Các hồng ân lãnh nhận từ Thiên Chúa một cách như không thì cũng phải phân phát cách như không. Một khi chọn Đức Giêsu làm lý tưởng và lẽ sống thì phải thực thi những điều Ngài truyền dạy. Đồng thời, ngài nhắn nhủ tân chức về tinh thần khiêm tốn phục vụ-một đức tính cần thiết của người mục tử.
Nghi thức phong chức bắt đầu bằng việc Giám mục và các linh mục đồng tế thinh lặng đặt tay trên các tiến chức. Sau cùng, Đức Giám Mục đọc lời nguyện truyền chức.
Trong phần nghi thức diễn nghĩa, ông bà cố trao phẩm phục cho các tân linh mục, sau đó được cha nghĩa phụ giúp mặc phẩm phục. Tiếp đó, lần lượt từng vị quỳ trước Đức Giám Mục để được ngài xức dầu Thánh. Việc xức dầu nơi lòng bàn tay nói lên ý nghĩa: Từ nay, đôi tay các ngài sẽ thi hành nhiệm vụ chúc lành và thánh hóa, cử hành bí tích mỗi ngày nhằm đem lại ơn ích thiêng liêng cho các linh hồn. Bên cạnh đó, việc trao chén thánh cũng hàm ý nói lên rằng: Đời sống linh mục luôn gắn liền với hy tế thập giá của Đức Giêsu, do vậy, các ngài phải diễn tả lại hy tế ấy mỗi ngày trong suốt cuộc đời qua việc dâng lễ trên bàn thờ.
Trước khi kết thúc thánh lễ, Đại diện Ban Mục Vụ gx. Bắc Hòa cám ơn Đức TGM, quý cha, quý quan khách, các em thiếu nhi gx. Đức Hòa. Đại diện các em thiếu nhi Đồng Tháp Mười cám ơn Đức TGM đã cho các em được dự lễ phong chức Linh Mục. Đại diện các em thiếu nhi cũng dâng lên Đức TGM lẵng hoa tươi thắm để tỏ lòng biết ơn và kính mến.
Tân Linh Mục nói lên lời tri ân cảm tạ Đức TGM, quý cha bề trên, cha nghĩa phụ, cha sở gx. Bắc Hòa, quý cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã hiện diện trong thánh lễ để hiệp lời cầu nguyện cho ngài. Đặc biệt, cha đã ngỏ lời cám ơn các bậc sinh thành và gia đình đã quảng đại hy sinh mọi mặt và âm thầm cầu nguyện cho các ngài trong suốt thời gian qua, cũng như quý ân nhân thân nhân tất cả mọi người đã chung tay góp sức với giáo xứ trong việc tổ chức thánh lễ phong chức để có được thánh lễ long trọng sốt sắng ngày hôm nay. Đồng thời cha cũng xin gia đình và cộng đoàn tiếp tục nâng đỡ, đồng hành với tân chức trong sứ vụ mới.
Thánh lễ kết thúc thật trang nghiêm sốt sắng, lần đầu tiên có một lễ truyền chức linh mục tại một nhà thờ vùng sâu vùng xa của Đồng Tháp Mười, và lần đầu tiên một thánh lễ truyền chức linh mục được dành cho thiếu nhi, vì ngoài ân sủng và sự thánh thiện, đây còn là một dấu ấn in đậm vào tâm hồn các em thiếu nhi.
Dom. Xuân MVTT.
Phỏng vấn Đức Cha Giuse Trần Văn Toản, tân Giám Mục Phụ tá Long Xuyên
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
10:00 02/05/2014
Phỏng vấn Đức Cha Giuse Trần Văn Toản, tân Giám Mục Phụ tá Long Xuyên
LTS. Ngày 5-4-2014, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Giuse Trần Văn Toản, Giám đốc Trung Tâm mục vụ Giáo Phận Long Xuyên, Việt Nam, làm tân Giám Mục phụ tá của giáo phận này, và chỉ định cho ngài hiệu tòa Acalisso. Đức Cha Giuse năm nay 59 tuổi, làm linh mục 22 năm, đã từng du học tại Philippines và có bằng Tiến sĩ Giáo dục. Thông tấn xã VietCatholic xin được phỏng vấn ngài nhân dịp này.
Kính thưa Đức Cha, trước hết, trong tâm tình vui mừng tạ ơn Thiên Chúa, chúng con xin được chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mới. Và Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về giáo phận Long Xuyên, những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn hiện tại.
Xin cám ơn Thông tấn xã VietCatholic đã hiệp thông tạ ơn Chúa và có lời chúc mừng. Xin cầu nguyện cho toàn thể giám mục trong Hội Thánh và các giám mục Việt Nam của chúng ta, cách riêng cho tôi, đang chuẩn bị lãnh nhận chức vụ giám mục vào ngày 29/5 sắp tới.
Giáo phận Long Xuyên đã kỷ niệm kim khánh thành lập giáo phận năm 2010. Nhìn lại chặng đường trên 50 năm, tôi nhận ra một trong nét nổi bật là Chúa Thánh Thần luôn hoạt động tích cực và hữu hiệu trong từng bối cảnh của giáo phận.
Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong giáo phận là có một nỗ lực và sự liên tục làm cho Giáo Hội Chúa Kitô hiện diện sống động tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đức Cha Tiên Khởi Micae Nguyển Khắc Ngữ, với lửa nhiệt tâm, đã lập nền tảng và vạch ra một định hướng cho giáo phận theo giáo huấn của công đồng. Đức Cha kế nhiệm Gioan Baotixita Bùi Tuần, với lửa tình yêu, đã hướng dẫn giáo phận, nổi bật là hiện diện và chia sẻ với dân tộc theo tinh thần của thư chung năm 1980 “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”. Và Đức Cha đương nhiệm Giuse Trần Xuân Tiếu, với lửa hiệp thông, đã đẩy mạnh sinh hoạt mục vụ và truyền giáo của giáo phận theo đường hướng của Liên Hiệp Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) được chấp thuận trong tông huấn Giáo Hội Tại Á Châu – Ecclesia in Asia.
Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong giáo phận là có một gia sản tinh thần do các bậc tiền bối để lại. Đó là là truyền thống đối thoại, phục vụ và hội nhập. Đây là cuộc đối thoại, phục vụ và hội nhập trong một bối cảnh văn hóa, xã hội, kinh tế, và niềm tin của người dân miền Tây Nam bộ. Người dân miệt vườn là hiền hòa, dung dị, và thơ mộng như hình ảnh của chiếc thuyền ba lá, nhẹ nhàng, thong thả, nhẹ lướt trên kênh rạch, sẵn sàng ghé bất cứ nơi nào, cũng sẵn sàng ra đi đến bất cứ địa chỉ nào, và sẵn sàng vang xa câu hò dân ca nam bộ như chia sẻ và mời gọi. Còn Hội thánh Long Xuyên hiện diện để đối thoại, phục vụ, và hội nhập như hình ảnh của một dòng nước từ thượng nguồn tràn vào các kênh rạch, ao hồ, ruộng vườn, chuyên chở nước mát cùng với phù sa, tôm cá, hứa hẹn một cuộc sống dồi dào, đồng thời cũng tạo điều kiện cho con người trên những chiếc thuyền ba lá ra đi, gặp gỡ, chia sẻ và giao lưu.
Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong giáo phận là có một vốn quí về nhân sự. Một tập thể giáo sĩ và tu sĩ khá đông (261 linh mục, 19 phó tế, 86 chủng sinh, 406 tu sĩ nam nữ). Một tập thể ơn Thiên Triệu dồi dào (36 dự tu dự bị, trên 150 dự tu sinh viên, trên 300 dự tu học sinh). Một tập thể tông đồ giáo dân đông đảo (Hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo lý viên, huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, Thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ …). Các tập thể nhân sự này đang chăm sóc mục vụ cho 224.157 giáo dân trong 191 giáo xứ và giáo họ của 9 giáo hạt, và lãnh trách nhiệm Loan Báo Tin Mừng cho trên 4.783.000 dân cư (theo thống kê năm 2013 của Tòa Thánh), đang sống trong hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, cùng với huyện Vĩnh Thạnh và Quận Thốt Nốt thuộc thành Phố Cần Thơ. Nhìn chung, hàng giáo sĩ và tông đồ giáo dân của giáo phận Long Xuyên là nhiệt tình với giáo phận và gần gũi với đồng bào.
Cũng có một hiện tượng xã hội đang tiếp tục xẩy ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đó là tình trạng di dân. Đa số người trẻ rời xa vùng nông thôn để đi học tại các thành phố. Nhiều gia đình, đa số là thành phần trẻ, rời xa nông thôn để kiếm sống tại các phố thị. Trách nhiệm của Giáo Hội là giúp con cái mình đủ trưởng thành về nhân bản và tâm linh để ra đi, hiện diện, và hội nhập vào một môi trường sống mới. Hiện tượng di dân cũng phải được coi như một thời cơ cho Giáo Hội thi hành sứ vụ Loan Báo Tin Mừng. Theo cái nhìn này, thì trách nhiệm của Giáo Hội còn là giúp cho con cái mình, nhất là những người trẻ, đủ trưởng thành đức tin có khả năng đối thoại, phục vụ và hội nhập để thi hành sứ vụ Loan Báo Tin Mừng trong môi trường sống của mình tại các trường học, các xí nghiệp, nhà máy, chợ búa… Chúa Thánh Thần tiếp tục hoạt động trong giáo phận, và qua giáo phận để mời gọi mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận Long Xuyên thi hành sứ vụ của Chúa Kitô trong hoàn cảnh xã hội ngày nay. Cùng với cộng đoàn, giữa cộng đoàn, và cho cộng đoàn, tôi cũng được mời gọi trở thành dụng cụ của Chúa Thánh Thần.
Được bổ nhiệm và thi hành tác vụ Giám Mục thời Đức Thánh Cha Phanxico, người đang là hiện tượng của Giáo Hội và của thế giới, tôi coi Ngài như gợi hứng cho cách sống của một giám mục, và tôi dùng tông huấn Niềm Vui Tin Mừng – Evangelii Gaudium của Ngài như cương lĩnh cho đời sống và tác vụ giám mục của tôi. Khi còn là Hồng Y Bergoglio tham dự cuộc họp tiền mật viện của các Hồng Y, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã trình bày viễn ảnh của cá nhân ngài về Giáo Hội hiện nay. Ngài đặt trọng tâm vào sứ vụ Phúc Âm hóa. Giáo Hội phải đi ra khỏi chính mình và đến với vùng ngoại biên hiện sinh để phục vụ con người đang ở ngoài lề xã hội. Đây là hình ảnh về một Giáo Hội đi ra khỏi mình để thi hành sứ vụ Phúc Âm hóa. Hiển nhiên, đây là một lời phê bình về một Giáo Hội “qui ngã”, tách biệt khỏi thế giới, sống đóng khung trong chính mình, vì mình và cho mình. Sự chọn lựa hình ảnh một Giáo Hội phúc âm hóa phải đem lại ánh sáng cho những thay đổi cần được thực hiện trong Giáo Hội. Với định hướng trên, các mục tử phải là những người, nhờ việc chiêm ngưỡng Đức Giêsu Kitô… sẽ giúp Giáo Hội đi ra khỏi chính mình đến các vùng ngoại biên để “Phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho muôn người”. Tại Long Xuyên, đi ra ngoại biên để đối thoại, phục vụ, và hội nhập sẽ là định hướng để giáo phận tiếp tục thi hành sứ vụ của Chúa Kitô trong thế giới ngày nay. Nhựng hành trình ra đi “ngoại vi” để đối thoại, phục vụ và hội nhập, phải được bắt đầu từ “nội vi” nhằm đạt được lý tưởng “tham gia, hiệp thông, và đồng trách nhiệm vì sứ vụ” theo đường hướng của giáo phận sau năm thánh kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận 2010.
Như là hiện thân của Hội Thánh Chúa Kitô tại địa phương, giáo phận Long Xuyên xin hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu, cùng với Đức Giáo Hoàng, giám mục đoàn và toàn thể dân Chúa, để cùng với Chúa Kitô ra đi ngoại biên rao giảng niềm vui của Tin Mừng
Xin Đức Cha chia sẻ cho độc giả một vài tâm tình của Đức Cha nhân dịp trọng đại này.
Tôi đã chấp nhận sự bổ nhiệm của Tòa Thánh vì vì sự vâng phục của một linh mục, vì yêu Giáo Hội, nhất là giáo phận Long Xuyên, của người mục tử, và vì tinh thần phục vụ của một người được sai đi đến với con người.
Tôi coi đây như là Thánh Ý Thiên Chúa giống như Ơn Gọi của Chúa dành cho Thánh Giuse, bổn mạng của tôi. Khi cần một người đứng ra che chắn bảo vệ thanh danh của một cô gái không chồng mà có thai, Thánh Giuse là người được chọn. Khi cần một người đứng ra để nhận một bào thai vô chủ, Thánh Giuse là người được chọn. Khi cần một người lao động cật lực để nuôi sống 2 miệng ăn trong cảnh nghèo, Thánh Giuse là người được chọn. Vì được chọn, nên Thánh Giuse đã vâng phục đón nhận Đức Mẹ và Chúa Giêsu vào cuộc đời mình, đã vâng phục bảo vệ Chúa Giêsu khỏi sự truy lùng của vua Hêrôđê, và đã vâng phục dùng hết khả năng của mỉnh để phục vụ Đức Mẹ và Chúa Giêsu tại Nazareth. Chấp nhận chức Giám mục phụ tá Long Xuyên, tôi cũng đón nhận giáo phận Long xuyên và con người trong phần đất An Giang, Kiên Giang, và 2 huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt vào cuộc đời mình để gắn bó, bảo vệ và phục vụ. Nhẫn giám mục là biểu hiện cho giao ước tình yêu này.
Khi xong nhiệm vụ, Thánh Giuse âm thầm rút vào hậu trường. Không ai biết Ngài chết ở đâu, chết lúc nào, chết cách nào. Chọn lựa cách sống khó nghèo và khiêm tốn này thực sự là một chọn lựa lội ngược dòng, nhất là trong bối cảnh ngày nay, xu hướng chung là lấy thành tích, thành công, thành quả là tiêu chuẩn đánh giá một người. Nhưng tôi cũng có thể tìm được niềm vinh dự vì được chọn, vì được sử dụng, và vì có cơ hội phục vụ. Vì, “Vinh dự của tôi là Thập Giá Đức Kitô”.
Một lời khuyên của Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần dành cho tôi là hãy nương tựa vào cộng đoàn. Chính vì thế sau khi sự bổ nhiệm được công bố, tôi đã gửi thư cho Linh Mục Đoàn giáo phận Long Xuyên, cho các Đức Cha trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cho các Chủng Sinh, các dự tu, bạn bè lớp Giuse 66, và các cựu chủng sinh Long Xuyên, xin cầu nguyện và xin nâng đỡ.
Nhân cuộc phỏng vấn này, tôi cũng xin mọi người cầu nguyện và nâng đỡ tôi.
Chúng con biết Đức Cha đã đi theo ơn gọi trong hoàn cảnh khó khăn, và sau này khi đi du học về, Đức Cha đã đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong giáo phận. (Giám đốc Trung tâm mục vụ và phối hợp các hoạt động mục vụ và truyền giáo, Giám đốc tiểu chủng viện thánh Têrêsa, giảng dạy môn Truyền Giáo học tại Đại chủng viện liên giáo phận Cần Thơ). Xin Đức Cha vui lòng cho chúng con biết đôi nét về hành trình ơn gọi của Đức Cha.
Tôi bắt đầu cuộc hành trình theo đuổi ơn gọi từ rất sớm. Tôi rời cha mẹ từ năm 7 tuổi đến giáo xứ Long Phước Thôn để giúp lễ cha Cố Phêrô Trần Gia Vĩnh (+ 1968). Sau đó, là giúp lễ của cha cố Đaminh Đinh An Khang (+ 2014) tại giáo xứ Thái Bình Xóm Mới, và năm 11 tuổi (năm 1966) vào chủng viện Á Thánh Phụng Châu Đốc; năm 1970, học tại tiểu chủng viện Têrêsa Long xuyên; năm 1974, học triết học tại đại chủng viện Tôma Long Xuyên. Sau năm 1975, không còn chủng viện, tôi được sai đến thí điểm truyền giáo Môi Khôi, Láng Sen, Thạnh Quới để hiện diện, lao động, và phục vụ. Trong thời gian 24 năm hiện diện tại đây (1975-1999), tôi có cơ hội theo học một năm triết do giáo phận tổ chức tại Đài Đức Mẹ Tân Hiệp (1976) và 2 năm thần học tại Tòa Giám Mục (năm 1977 và 1981). Đây là lớp cuối cùng của Đại chủng viện thánh Tôma. Năm 1988, vì nhu cầu mục vụ, tôi được Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần trao chức thánh phó tế. 4 năm sau (năm 1992) tôi lãnh nhận chức thánh linh mục. Tôi tiếp tục ở giáo xứ Môi Khôi với nhiệm vụ là phó xứ. Năm 1999, tôi được Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần gửi đi học tại East Asian Pastoral Institute (EAPI) và sau đó học tại đại học De La Salle, Manila, Philippines. Tôi trở về giáo phận năm 2005 và phục vụ cho đến ngày nay.
Nhìn lại cuộc hành trình theo đuổi ơn gọi Linh Mục gần 50 năm qua, tôi nghiệm ra rằng, Thiên Chúa Cha đã cài đặt trong tôi một ước mơ độc đáo của Ngài dành riêng cho tôi. Chúa Thánh Thần là nhà đào tạo, huấn luyện để tôi từng bước khám phá và thể hiện ước mơ trong tôi. Chúa Giêsu là mô hình tuyệt hảo cho việc thể hiện ước mơ đời tôi. Và cộng đoàn (gia đình, giáo xứ, chủng viện, xã hội…) là môi trường để ước mơ của tôi được khám phá, được nuôi dưỡng và được thể hiện.
Nghĩ lại, Ơn Gọi thật là một huyền nhiệm. Từ một bài báo trong báo Tuổi Trẻ năm 1990 cho rằng, đến năm 2000, một người trẻ Việt Nam mà không có kiến thức trình độ đại học, không biết một ngoại ngữ, và không biết sử dụng máy vi tính, bị liệt vào những người mù chữ. Tôi chia sẻ cái nhìn này với các bạn trẻ tại giáo xứ Môi Khôi Láng Sen. Và để đi tiên phong, tôi bắt đầu ôn và học Anh Văn, từ văn bằng A, rồi B, rồi C (trước đây trong chủng viện, tôi học Pháp Văn là sinh ngữ chính). Vì có kiến thức Anh văn, nên tôi được trao cho cơ hội đi học tại Philippines, để khi trở về, tôi được trao cho những cơ hội phục vụ giáo phận, và theo một suy nghĩ nào đó, nhờ đó mà tôi được giới thiệu và được bổ nhiệm là giám mục phụ tá.
Bài thánh ca mà tôi chọn để minh họa cho cuộc hành trình ơn gọi của tôi là bài “Tình yêu Thiên Chúa” của Đình Diễn-Thế Thông.
Trong lá thư Đức Cha gửi cho cộng đoàn dân Chúa mới đây, Đức Cha có viết rằng Đức Cha muốn liên kết với Quý Đức Cha tiền nhiệm qua khẩu hiệu Giám Mục: “Vinh dự của tôi là Thập Giá Chúa Giêsu Kitô” (x. Gal 6. 14). Xin Đức Cha cho chúng con biết thêm về ý nghĩa huy hiệu cũng như khẩu hiệu Giám Mục của Đức Cha.
Như trên tôi đã trình bày, giáo phận Long Xuyên có một nỗ lực và sự liên tục làm cho Giáo Hội Chúa Kitô hiện diện sống động tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ thời Đức Cha Tiên Khởi Micae, đến thời Đức Cha Gioan Baotixita, và đến thời Đức Cha đương Nhiệm Giuse. Tôi cũng nhận ra tính liên tục trong chức vụ giám mục phụ tá Long Xuyên của tôi vì có sự hiện diện của cả 3 Đức Giám Mục giáo phận Long Xuyên trong cuộc hành trình ơn gọi của tôi. Đức Cha Micae đã tiếp nhận tôi vào chủng viện năm 1966. Đức Cha Gioan Baotixita đã trao chức vụ linh mục cho tôi năm1992. Và Đức Cha Giuse sắp trao chức vụ giám mục cho tôi ngày 29/5/2014. Là hậu duệ của các ngài, tôi ước nguyện sống và thi hành chức vụ giám mục qua khẩu hiệu giám mục của tôi “Vinh dự của tôi là Thập Giá Chúa Kitô – Mea Gloria est Christi Crux”, bằng cách liên kết với khẩu hiệu giám mục của các ngài. Từ khẩu hiệu giám mục của Đức Cha Tiên Khởi Micae “Chúa Kitô trong anh chị em” tôi ý thức rằng: “Giám Mục là người đón nhận Thập Giá để phục vụ Chúa Kitô trong anh chị em”. Từ khẩu hiệu“Điều răn mới” của Đức Cha Cố Gioan Baotixita, tôi ý thức: “Giám Mục là người thực hiện Giới Luật Yêu Thương đến hiến mạng sống mình trên Thập Giá”. Và “Để Chúng Nên Một” của Đức Cha Đương Nhiệm Giuse, tôi ý thức rằng: “Giám mục là người xây dựng sự Hiệp Nhất Nên Một nhờ sống Hiệp Thông với Chúa Kitô Vượt Qua trên Thập Giá.”
Huy hiệu giám mục của tôi có nền là cánh đồng lúa chín vàng, biểu hiện cho cánh đồng trù phú và thẳng cánh cò bay của miền đồng bằng sông Cửu Long, như đang đợi chờ đoàn người thợ gặt được Chủ ruộng sai đến, và tôi là một nguòi trong tập thể thừa sai này. Phía trên là ảnh Chúa Chuộc Tội, biểu hiện cho lý tưởng trong khẩu hiệu giám mục của tôi. Ở giữa là tấm bánh được bẻ ra. Hai nửa tấm bánh có màu trắng và màu đỏ biểu hiện cho nước và máu từ cạnh sườn Chúa trên Thập Giá. Tấm Bánh được bẻ ra là biểu hiện thánh lễ tôi hiệp thông với Chúa và với Giáo Hội trên bàn thờ, nối kết với thánh lễ tôi hiệp thông với cộng đồng dân Chúa và dân chúng trong cuộc đời tôi, để đời tôi là một tấm bánh: “Anh chị em hãy lãnh nhận mà ăn, vì đời tôi là tấm bánh được bẻ ra cho anh chị em”. Phía dưới là chữ M là viết tắt của chữ Misa (Mess-Thánh Lễ, chữ Missio (Mission-Sứ Vụ Truyền Giáo, và chữ Maria (Mary-Mẹ Maria. Chữ là biểu tượng cho sứ vụ của tôi: “M-Missio” là ra đi ngoại biên loan báo tin mừng, M-Misa là trở thành hy lễ được tiến dâng lên Thiên Chúa và trao tặng cho con người, và M-Maria là lời xin vâng như Mẹ Maria. Biểu tượng M-Maria cũng là nhắc nhớ tôi đến Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng của Mẹ Maria. Luận án ra trường của tôi là nghiên cứu về nền tu đức cho các linh mục triều rút ra từ giáo huấn của Ngài. Thêm nữa, Thánh giá giám mục của tôi là quà tặng của Đức Gioan Phaolô II đã trao tặng Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần, thánh giá này được trao lại cho tôi ngay sau khi đài phát thanh Vatican công bố việc bổ nhiệm tôi là giám mục. Trong thánh giá này có hàng chữ “Duc In Altum – Hãy thả lưới chỗ nước sâu” và huy hiệu giáo hoàng của Ngài trong đó có chữ M. Muốn đặt đời giám mục của tôi dưới sự chở che từ mẫu của Mẹ Maria, nên tôi xin được lãnh nhận tác vụ giám mục trong tháng Năm (29/5), tháng Hoa kính Đức Mẹ.
Đức Cha luôn nhắc đến gia đình Cựu Chủng Sinh Long Xuyên với lòng ưu ái, Đức Cha còn thiết tha mong “có sự hiện diện của gia đình Cựu Chủng Sinh Long Xuyên trong ngày phong chức giám mục” của Đức Cha. Như vậy, thưa Đức Cha, Đức Cha nhận định gì về vai trò của người giáo dân, nhất là những người đã có thời ôm ấp lý tưởng tu trì, trong đời sống Giáo Hội Việt Nam?
Như tôi đã trình bày ở trên, trong dịp được bổ nhiệm là giám mục phụ tá của giáo phận Long Xuyên, tôi đã viêt sáu (06) lá thư, trong đó có thư gửi cho các cựu chủng sinh Long Xuyên.
Tôi nhìn tập thể cựu chủng sinh long Xuyên như một điển hình về truyền thống giáo dục của giáo phận Long Xuyên với 3 sắc thái sau đây: 1) Truyền thống giáo dục nhớ về cội nguồn, biểu lộ bằng lòng thảo hiếu đối các vị ân sư như các cây đại thụ của giáo phận, và cựu chủng sinh Long Xuyên luôn tạo ra những cơ hội để tưởng nhớ và tìm lại “lửa nhiệt tâm”, “lửa yêu thương”, và “lửa Hiệp thông” của các ngài, nhất là Đức Cha Cố Micae. 2) Truyền thống giáo dục tình liên đới cộng đoàn qua hình ảnh của một bụi tre miền tây nam bộ. Tre luôn mọc và phát triển thành bụi. Thế hệ trước chấp nhận cằn cỗi để vươn những nhánh tre ra xa nhằm bao bọc thế hệ măng non khỏi gió bão, và nuôi dưỡng thế hệ sau to hơn, cao hơn, tươi tốt hơn, nhờ đó sẽ được sử dụng phục vụ một cách khiêm tốn cho cuộc sống thường nhật của dân nghèo tại vùng nông thôn. 3) Truyền thống giáo dục tìm gặp nhau tiến về phía trước như một dòng chảy, qua hình ành của hệ thống sông rạch chằng chịt tại vùng Đồng Tháp Mười. Các mương rạch tìm gặp nhau tạo thành một con sông. Các con sông tìm gặp nhau tạo thành con sông cả. Và mọi con sông đều đổ ra biển và tìm gặp nhau nơi đại dương mênh mông. Ở đại dương, dưới ánh nắng mặt trời, nước bốc hơi tìm về trời cao. Dù ở trong giáo phận hay ngoài giáo phận, ở trong nước hay ở nước ngoài, các cựu chủng sinh Long Xuyên luôn được thôi thúc tìm đến nhau, để khích lệ nhau tiếp tục cuộc hành trình cuộc đời với lý tưởng tìm gặp “Chúa Kitô Nơi Anh Chị Em” để phục vụ theo “Điều Răn Mới”, và xây dựng sự “Hiệp Nhất Nên Một” trong Thiên Chúa Ba Ngôi và trong Nước Thiên Chúa.
Tôi cũng nhìn các cựu chủng sinh Long Xuyên như điển hình cho đường hướng của giáo phận trước tình trạng di dân mà tôi đã đề cập ở trên. Các cựu chủng sinh được hướng dẫn trong các chủng viện của giáo phận theo truyền thống giáo dục của giáo phận Long Xuyên, để khám phá ra ơn gọi của mình. Khám phá ra ơn gọi và họ đi ra ngoại biên, ngoại biên ngoài ơn gọi linh mục và tu sĩ, ngoại biên ngòai giáo phận, ngoại biên ngoài quê hương Việt Nam. Đi ra ngoại biên để là hiện thân của Chúa Kitô, mang sắc thái của Hội Thánh Long Xuyên, họ loan báo tin mừng cho muôn dân. Trong làn sóng di dân, giáo dân Long Xuyên cũng như giáo dân Việt Nam cũng vậy. Họ trở thành hiện thân của Chúa Kitô và của Hội Thánh Người, và vì có tính cách trần thế, họ thực sự là muối, là men hiện, là ánh sáng hiện diện trong mọi ngõ ngách của xã hội, những nơi mà vì có chức thánh, hàng giáo sĩ không hiện diện được. Theo hình ảnh của dòng sông An Giang, họ là dòng nước từ Thiên Chúa và từ Hội Thánh, tuôn tràn và thấm nhập, để phục vụ. Muốn được như vậy, họ phải là được đào tạo để họ ý thức về ơn gọi của họ “Cả các anh, các anh cũng đi làm vườn nho cho ta”, và để họ có nhiệt tâm và khả năng tham gia, hiệp thông, và đồng trách nhiệm với hàng giáo sĩ vì sứ vụ. Như vậy, giáo dân vừa là đòi hỏi trách nhiệm vừa là ân sủng đối với một giám mục giáo phận. Đây là trách nhiệm và ân sủng mà ngài được mời gọi tham dự vào mối tương quan giữa Thiên Chúa và Dân của Ngài; đó là tương quan Cha-con (Thiên Chúa Cha); đó là tương quan Thầy-trò (Chúa Thánh Thần); đó là tương quan Bạn đồng hành (Chúa Giêsu).
Chúng con xin cám ơn Đức Cha và xin cầu chúc Đức Cha bình an và đầy ơn Chúa trong sứ vụ mà Chúa giao phó cho Đức Cha.
Tôi cũng xin cám ơn VietCatholic, đã cho tôi cơ hội để chia sẻ. Những chia sẻ trên là một lời tri ân, tri ân Thiên Chúa và tri ân mọi người, cách riêng những người nghèo đã âm thầm và quảng đại nâng đỡ tinh thần kể cả vật chất trong cuộc hành trình ơn gọi của tôi, mà chưa một lần tôi gặp mặt, và có thể sẽ không có cơ hội gặp mặt trên trần gian này, để nói lên lời tri ân. Tôi xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho mọi người. Và xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
LTS. Ngày 5-4-2014, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Giuse Trần Văn Toản, Giám đốc Trung Tâm mục vụ Giáo Phận Long Xuyên, Việt Nam, làm tân Giám Mục phụ tá của giáo phận này, và chỉ định cho ngài hiệu tòa Acalisso. Đức Cha Giuse năm nay 59 tuổi, làm linh mục 22 năm, đã từng du học tại Philippines và có bằng Tiến sĩ Giáo dục. Thông tấn xã VietCatholic xin được phỏng vấn ngài nhân dịp này.
Kính thưa Đức Cha, trước hết, trong tâm tình vui mừng tạ ơn Thiên Chúa, chúng con xin được chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mới. Và Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về giáo phận Long Xuyên, những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn hiện tại.
Giáo phận Long Xuyên đã kỷ niệm kim khánh thành lập giáo phận năm 2010. Nhìn lại chặng đường trên 50 năm, tôi nhận ra một trong nét nổi bật là Chúa Thánh Thần luôn hoạt động tích cực và hữu hiệu trong từng bối cảnh của giáo phận.
Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong giáo phận là có một nỗ lực và sự liên tục làm cho Giáo Hội Chúa Kitô hiện diện sống động tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đức Cha Tiên Khởi Micae Nguyển Khắc Ngữ, với lửa nhiệt tâm, đã lập nền tảng và vạch ra một định hướng cho giáo phận theo giáo huấn của công đồng. Đức Cha kế nhiệm Gioan Baotixita Bùi Tuần, với lửa tình yêu, đã hướng dẫn giáo phận, nổi bật là hiện diện và chia sẻ với dân tộc theo tinh thần của thư chung năm 1980 “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”. Và Đức Cha đương nhiệm Giuse Trần Xuân Tiếu, với lửa hiệp thông, đã đẩy mạnh sinh hoạt mục vụ và truyền giáo của giáo phận theo đường hướng của Liên Hiệp Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) được chấp thuận trong tông huấn Giáo Hội Tại Á Châu – Ecclesia in Asia.
Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong giáo phận là có một gia sản tinh thần do các bậc tiền bối để lại. Đó là là truyền thống đối thoại, phục vụ và hội nhập. Đây là cuộc đối thoại, phục vụ và hội nhập trong một bối cảnh văn hóa, xã hội, kinh tế, và niềm tin của người dân miền Tây Nam bộ. Người dân miệt vườn là hiền hòa, dung dị, và thơ mộng như hình ảnh của chiếc thuyền ba lá, nhẹ nhàng, thong thả, nhẹ lướt trên kênh rạch, sẵn sàng ghé bất cứ nơi nào, cũng sẵn sàng ra đi đến bất cứ địa chỉ nào, và sẵn sàng vang xa câu hò dân ca nam bộ như chia sẻ và mời gọi. Còn Hội thánh Long Xuyên hiện diện để đối thoại, phục vụ, và hội nhập như hình ảnh của một dòng nước từ thượng nguồn tràn vào các kênh rạch, ao hồ, ruộng vườn, chuyên chở nước mát cùng với phù sa, tôm cá, hứa hẹn một cuộc sống dồi dào, đồng thời cũng tạo điều kiện cho con người trên những chiếc thuyền ba lá ra đi, gặp gỡ, chia sẻ và giao lưu.
Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong giáo phận là có một vốn quí về nhân sự. Một tập thể giáo sĩ và tu sĩ khá đông (261 linh mục, 19 phó tế, 86 chủng sinh, 406 tu sĩ nam nữ). Một tập thể ơn Thiên Triệu dồi dào (36 dự tu dự bị, trên 150 dự tu sinh viên, trên 300 dự tu học sinh). Một tập thể tông đồ giáo dân đông đảo (Hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo lý viên, huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, Thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ …). Các tập thể nhân sự này đang chăm sóc mục vụ cho 224.157 giáo dân trong 191 giáo xứ và giáo họ của 9 giáo hạt, và lãnh trách nhiệm Loan Báo Tin Mừng cho trên 4.783.000 dân cư (theo thống kê năm 2013 của Tòa Thánh), đang sống trong hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, cùng với huyện Vĩnh Thạnh và Quận Thốt Nốt thuộc thành Phố Cần Thơ. Nhìn chung, hàng giáo sĩ và tông đồ giáo dân của giáo phận Long Xuyên là nhiệt tình với giáo phận và gần gũi với đồng bào.
Cũng có một hiện tượng xã hội đang tiếp tục xẩy ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đó là tình trạng di dân. Đa số người trẻ rời xa vùng nông thôn để đi học tại các thành phố. Nhiều gia đình, đa số là thành phần trẻ, rời xa nông thôn để kiếm sống tại các phố thị. Trách nhiệm của Giáo Hội là giúp con cái mình đủ trưởng thành về nhân bản và tâm linh để ra đi, hiện diện, và hội nhập vào một môi trường sống mới. Hiện tượng di dân cũng phải được coi như một thời cơ cho Giáo Hội thi hành sứ vụ Loan Báo Tin Mừng. Theo cái nhìn này, thì trách nhiệm của Giáo Hội còn là giúp cho con cái mình, nhất là những người trẻ, đủ trưởng thành đức tin có khả năng đối thoại, phục vụ và hội nhập để thi hành sứ vụ Loan Báo Tin Mừng trong môi trường sống của mình tại các trường học, các xí nghiệp, nhà máy, chợ búa… Chúa Thánh Thần tiếp tục hoạt động trong giáo phận, và qua giáo phận để mời gọi mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận Long Xuyên thi hành sứ vụ của Chúa Kitô trong hoàn cảnh xã hội ngày nay. Cùng với cộng đoàn, giữa cộng đoàn, và cho cộng đoàn, tôi cũng được mời gọi trở thành dụng cụ của Chúa Thánh Thần.
Được bổ nhiệm và thi hành tác vụ Giám Mục thời Đức Thánh Cha Phanxico, người đang là hiện tượng của Giáo Hội và của thế giới, tôi coi Ngài như gợi hứng cho cách sống của một giám mục, và tôi dùng tông huấn Niềm Vui Tin Mừng – Evangelii Gaudium của Ngài như cương lĩnh cho đời sống và tác vụ giám mục của tôi. Khi còn là Hồng Y Bergoglio tham dự cuộc họp tiền mật viện của các Hồng Y, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã trình bày viễn ảnh của cá nhân ngài về Giáo Hội hiện nay. Ngài đặt trọng tâm vào sứ vụ Phúc Âm hóa. Giáo Hội phải đi ra khỏi chính mình và đến với vùng ngoại biên hiện sinh để phục vụ con người đang ở ngoài lề xã hội. Đây là hình ảnh về một Giáo Hội đi ra khỏi mình để thi hành sứ vụ Phúc Âm hóa. Hiển nhiên, đây là một lời phê bình về một Giáo Hội “qui ngã”, tách biệt khỏi thế giới, sống đóng khung trong chính mình, vì mình và cho mình. Sự chọn lựa hình ảnh một Giáo Hội phúc âm hóa phải đem lại ánh sáng cho những thay đổi cần được thực hiện trong Giáo Hội. Với định hướng trên, các mục tử phải là những người, nhờ việc chiêm ngưỡng Đức Giêsu Kitô… sẽ giúp Giáo Hội đi ra khỏi chính mình đến các vùng ngoại biên để “Phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho muôn người”. Tại Long Xuyên, đi ra ngoại biên để đối thoại, phục vụ, và hội nhập sẽ là định hướng để giáo phận tiếp tục thi hành sứ vụ của Chúa Kitô trong thế giới ngày nay. Nhựng hành trình ra đi “ngoại vi” để đối thoại, phục vụ và hội nhập, phải được bắt đầu từ “nội vi” nhằm đạt được lý tưởng “tham gia, hiệp thông, và đồng trách nhiệm vì sứ vụ” theo đường hướng của giáo phận sau năm thánh kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận 2010.
Như là hiện thân của Hội Thánh Chúa Kitô tại địa phương, giáo phận Long Xuyên xin hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu, cùng với Đức Giáo Hoàng, giám mục đoàn và toàn thể dân Chúa, để cùng với Chúa Kitô ra đi ngoại biên rao giảng niềm vui của Tin Mừng
Xin Đức Cha chia sẻ cho độc giả một vài tâm tình của Đức Cha nhân dịp trọng đại này.
Tôi đã chấp nhận sự bổ nhiệm của Tòa Thánh vì vì sự vâng phục của một linh mục, vì yêu Giáo Hội, nhất là giáo phận Long Xuyên, của người mục tử, và vì tinh thần phục vụ của một người được sai đi đến với con người.
Tôi coi đây như là Thánh Ý Thiên Chúa giống như Ơn Gọi của Chúa dành cho Thánh Giuse, bổn mạng của tôi. Khi cần một người đứng ra che chắn bảo vệ thanh danh của một cô gái không chồng mà có thai, Thánh Giuse là người được chọn. Khi cần một người đứng ra để nhận một bào thai vô chủ, Thánh Giuse là người được chọn. Khi cần một người lao động cật lực để nuôi sống 2 miệng ăn trong cảnh nghèo, Thánh Giuse là người được chọn. Vì được chọn, nên Thánh Giuse đã vâng phục đón nhận Đức Mẹ và Chúa Giêsu vào cuộc đời mình, đã vâng phục bảo vệ Chúa Giêsu khỏi sự truy lùng của vua Hêrôđê, và đã vâng phục dùng hết khả năng của mỉnh để phục vụ Đức Mẹ và Chúa Giêsu tại Nazareth. Chấp nhận chức Giám mục phụ tá Long Xuyên, tôi cũng đón nhận giáo phận Long xuyên và con người trong phần đất An Giang, Kiên Giang, và 2 huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt vào cuộc đời mình để gắn bó, bảo vệ và phục vụ. Nhẫn giám mục là biểu hiện cho giao ước tình yêu này.
Khi xong nhiệm vụ, Thánh Giuse âm thầm rút vào hậu trường. Không ai biết Ngài chết ở đâu, chết lúc nào, chết cách nào. Chọn lựa cách sống khó nghèo và khiêm tốn này thực sự là một chọn lựa lội ngược dòng, nhất là trong bối cảnh ngày nay, xu hướng chung là lấy thành tích, thành công, thành quả là tiêu chuẩn đánh giá một người. Nhưng tôi cũng có thể tìm được niềm vinh dự vì được chọn, vì được sử dụng, và vì có cơ hội phục vụ. Vì, “Vinh dự của tôi là Thập Giá Đức Kitô”.
Một lời khuyên của Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần dành cho tôi là hãy nương tựa vào cộng đoàn. Chính vì thế sau khi sự bổ nhiệm được công bố, tôi đã gửi thư cho Linh Mục Đoàn giáo phận Long Xuyên, cho các Đức Cha trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cho các Chủng Sinh, các dự tu, bạn bè lớp Giuse 66, và các cựu chủng sinh Long Xuyên, xin cầu nguyện và xin nâng đỡ.
Nhân cuộc phỏng vấn này, tôi cũng xin mọi người cầu nguyện và nâng đỡ tôi.
Chúng con biết Đức Cha đã đi theo ơn gọi trong hoàn cảnh khó khăn, và sau này khi đi du học về, Đức Cha đã đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong giáo phận. (Giám đốc Trung tâm mục vụ và phối hợp các hoạt động mục vụ và truyền giáo, Giám đốc tiểu chủng viện thánh Têrêsa, giảng dạy môn Truyền Giáo học tại Đại chủng viện liên giáo phận Cần Thơ). Xin Đức Cha vui lòng cho chúng con biết đôi nét về hành trình ơn gọi của Đức Cha.
Tôi bắt đầu cuộc hành trình theo đuổi ơn gọi từ rất sớm. Tôi rời cha mẹ từ năm 7 tuổi đến giáo xứ Long Phước Thôn để giúp lễ cha Cố Phêrô Trần Gia Vĩnh (+ 1968). Sau đó, là giúp lễ của cha cố Đaminh Đinh An Khang (+ 2014) tại giáo xứ Thái Bình Xóm Mới, và năm 11 tuổi (năm 1966) vào chủng viện Á Thánh Phụng Châu Đốc; năm 1970, học tại tiểu chủng viện Têrêsa Long xuyên; năm 1974, học triết học tại đại chủng viện Tôma Long Xuyên. Sau năm 1975, không còn chủng viện, tôi được sai đến thí điểm truyền giáo Môi Khôi, Láng Sen, Thạnh Quới để hiện diện, lao động, và phục vụ. Trong thời gian 24 năm hiện diện tại đây (1975-1999), tôi có cơ hội theo học một năm triết do giáo phận tổ chức tại Đài Đức Mẹ Tân Hiệp (1976) và 2 năm thần học tại Tòa Giám Mục (năm 1977 và 1981). Đây là lớp cuối cùng của Đại chủng viện thánh Tôma. Năm 1988, vì nhu cầu mục vụ, tôi được Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần trao chức thánh phó tế. 4 năm sau (năm 1992) tôi lãnh nhận chức thánh linh mục. Tôi tiếp tục ở giáo xứ Môi Khôi với nhiệm vụ là phó xứ. Năm 1999, tôi được Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần gửi đi học tại East Asian Pastoral Institute (EAPI) và sau đó học tại đại học De La Salle, Manila, Philippines. Tôi trở về giáo phận năm 2005 và phục vụ cho đến ngày nay.
Nhìn lại cuộc hành trình theo đuổi ơn gọi Linh Mục gần 50 năm qua, tôi nghiệm ra rằng, Thiên Chúa Cha đã cài đặt trong tôi một ước mơ độc đáo của Ngài dành riêng cho tôi. Chúa Thánh Thần là nhà đào tạo, huấn luyện để tôi từng bước khám phá và thể hiện ước mơ trong tôi. Chúa Giêsu là mô hình tuyệt hảo cho việc thể hiện ước mơ đời tôi. Và cộng đoàn (gia đình, giáo xứ, chủng viện, xã hội…) là môi trường để ước mơ của tôi được khám phá, được nuôi dưỡng và được thể hiện.
Nghĩ lại, Ơn Gọi thật là một huyền nhiệm. Từ một bài báo trong báo Tuổi Trẻ năm 1990 cho rằng, đến năm 2000, một người trẻ Việt Nam mà không có kiến thức trình độ đại học, không biết một ngoại ngữ, và không biết sử dụng máy vi tính, bị liệt vào những người mù chữ. Tôi chia sẻ cái nhìn này với các bạn trẻ tại giáo xứ Môi Khôi Láng Sen. Và để đi tiên phong, tôi bắt đầu ôn và học Anh Văn, từ văn bằng A, rồi B, rồi C (trước đây trong chủng viện, tôi học Pháp Văn là sinh ngữ chính). Vì có kiến thức Anh văn, nên tôi được trao cho cơ hội đi học tại Philippines, để khi trở về, tôi được trao cho những cơ hội phục vụ giáo phận, và theo một suy nghĩ nào đó, nhờ đó mà tôi được giới thiệu và được bổ nhiệm là giám mục phụ tá.
Bài thánh ca mà tôi chọn để minh họa cho cuộc hành trình ơn gọi của tôi là bài “Tình yêu Thiên Chúa” của Đình Diễn-Thế Thông.
Trong lá thư Đức Cha gửi cho cộng đoàn dân Chúa mới đây, Đức Cha có viết rằng Đức Cha muốn liên kết với Quý Đức Cha tiền nhiệm qua khẩu hiệu Giám Mục: “Vinh dự của tôi là Thập Giá Chúa Giêsu Kitô” (x. Gal 6. 14). Xin Đức Cha cho chúng con biết thêm về ý nghĩa huy hiệu cũng như khẩu hiệu Giám Mục của Đức Cha.
Như trên tôi đã trình bày, giáo phận Long Xuyên có một nỗ lực và sự liên tục làm cho Giáo Hội Chúa Kitô hiện diện sống động tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ thời Đức Cha Tiên Khởi Micae, đến thời Đức Cha Gioan Baotixita, và đến thời Đức Cha đương Nhiệm Giuse. Tôi cũng nhận ra tính liên tục trong chức vụ giám mục phụ tá Long Xuyên của tôi vì có sự hiện diện của cả 3 Đức Giám Mục giáo phận Long Xuyên trong cuộc hành trình ơn gọi của tôi. Đức Cha Micae đã tiếp nhận tôi vào chủng viện năm 1966. Đức Cha Gioan Baotixita đã trao chức vụ linh mục cho tôi năm1992. Và Đức Cha Giuse sắp trao chức vụ giám mục cho tôi ngày 29/5/2014. Là hậu duệ của các ngài, tôi ước nguyện sống và thi hành chức vụ giám mục qua khẩu hiệu giám mục của tôi “Vinh dự của tôi là Thập Giá Chúa Kitô – Mea Gloria est Christi Crux”, bằng cách liên kết với khẩu hiệu giám mục của các ngài. Từ khẩu hiệu giám mục của Đức Cha Tiên Khởi Micae “Chúa Kitô trong anh chị em” tôi ý thức rằng: “Giám Mục là người đón nhận Thập Giá để phục vụ Chúa Kitô trong anh chị em”. Từ khẩu hiệu“Điều răn mới” của Đức Cha Cố Gioan Baotixita, tôi ý thức: “Giám Mục là người thực hiện Giới Luật Yêu Thương đến hiến mạng sống mình trên Thập Giá”. Và “Để Chúng Nên Một” của Đức Cha Đương Nhiệm Giuse, tôi ý thức rằng: “Giám mục là người xây dựng sự Hiệp Nhất Nên Một nhờ sống Hiệp Thông với Chúa Kitô Vượt Qua trên Thập Giá.”
Đức Cha luôn nhắc đến gia đình Cựu Chủng Sinh Long Xuyên với lòng ưu ái, Đức Cha còn thiết tha mong “có sự hiện diện của gia đình Cựu Chủng Sinh Long Xuyên trong ngày phong chức giám mục” của Đức Cha. Như vậy, thưa Đức Cha, Đức Cha nhận định gì về vai trò của người giáo dân, nhất là những người đã có thời ôm ấp lý tưởng tu trì, trong đời sống Giáo Hội Việt Nam?
Như tôi đã trình bày ở trên, trong dịp được bổ nhiệm là giám mục phụ tá của giáo phận Long Xuyên, tôi đã viêt sáu (06) lá thư, trong đó có thư gửi cho các cựu chủng sinh Long Xuyên.
Tôi nhìn tập thể cựu chủng sinh long Xuyên như một điển hình về truyền thống giáo dục của giáo phận Long Xuyên với 3 sắc thái sau đây: 1) Truyền thống giáo dục nhớ về cội nguồn, biểu lộ bằng lòng thảo hiếu đối các vị ân sư như các cây đại thụ của giáo phận, và cựu chủng sinh Long Xuyên luôn tạo ra những cơ hội để tưởng nhớ và tìm lại “lửa nhiệt tâm”, “lửa yêu thương”, và “lửa Hiệp thông” của các ngài, nhất là Đức Cha Cố Micae. 2) Truyền thống giáo dục tình liên đới cộng đoàn qua hình ảnh của một bụi tre miền tây nam bộ. Tre luôn mọc và phát triển thành bụi. Thế hệ trước chấp nhận cằn cỗi để vươn những nhánh tre ra xa nhằm bao bọc thế hệ măng non khỏi gió bão, và nuôi dưỡng thế hệ sau to hơn, cao hơn, tươi tốt hơn, nhờ đó sẽ được sử dụng phục vụ một cách khiêm tốn cho cuộc sống thường nhật của dân nghèo tại vùng nông thôn. 3) Truyền thống giáo dục tìm gặp nhau tiến về phía trước như một dòng chảy, qua hình ành của hệ thống sông rạch chằng chịt tại vùng Đồng Tháp Mười. Các mương rạch tìm gặp nhau tạo thành một con sông. Các con sông tìm gặp nhau tạo thành con sông cả. Và mọi con sông đều đổ ra biển và tìm gặp nhau nơi đại dương mênh mông. Ở đại dương, dưới ánh nắng mặt trời, nước bốc hơi tìm về trời cao. Dù ở trong giáo phận hay ngoài giáo phận, ở trong nước hay ở nước ngoài, các cựu chủng sinh Long Xuyên luôn được thôi thúc tìm đến nhau, để khích lệ nhau tiếp tục cuộc hành trình cuộc đời với lý tưởng tìm gặp “Chúa Kitô Nơi Anh Chị Em” để phục vụ theo “Điều Răn Mới”, và xây dựng sự “Hiệp Nhất Nên Một” trong Thiên Chúa Ba Ngôi và trong Nước Thiên Chúa.
Tôi cũng nhìn các cựu chủng sinh Long Xuyên như điển hình cho đường hướng của giáo phận trước tình trạng di dân mà tôi đã đề cập ở trên. Các cựu chủng sinh được hướng dẫn trong các chủng viện của giáo phận theo truyền thống giáo dục của giáo phận Long Xuyên, để khám phá ra ơn gọi của mình. Khám phá ra ơn gọi và họ đi ra ngoại biên, ngoại biên ngoài ơn gọi linh mục và tu sĩ, ngoại biên ngòai giáo phận, ngoại biên ngoài quê hương Việt Nam. Đi ra ngoại biên để là hiện thân của Chúa Kitô, mang sắc thái của Hội Thánh Long Xuyên, họ loan báo tin mừng cho muôn dân. Trong làn sóng di dân, giáo dân Long Xuyên cũng như giáo dân Việt Nam cũng vậy. Họ trở thành hiện thân của Chúa Kitô và của Hội Thánh Người, và vì có tính cách trần thế, họ thực sự là muối, là men hiện, là ánh sáng hiện diện trong mọi ngõ ngách của xã hội, những nơi mà vì có chức thánh, hàng giáo sĩ không hiện diện được. Theo hình ảnh của dòng sông An Giang, họ là dòng nước từ Thiên Chúa và từ Hội Thánh, tuôn tràn và thấm nhập, để phục vụ. Muốn được như vậy, họ phải là được đào tạo để họ ý thức về ơn gọi của họ “Cả các anh, các anh cũng đi làm vườn nho cho ta”, và để họ có nhiệt tâm và khả năng tham gia, hiệp thông, và đồng trách nhiệm với hàng giáo sĩ vì sứ vụ. Như vậy, giáo dân vừa là đòi hỏi trách nhiệm vừa là ân sủng đối với một giám mục giáo phận. Đây là trách nhiệm và ân sủng mà ngài được mời gọi tham dự vào mối tương quan giữa Thiên Chúa và Dân của Ngài; đó là tương quan Cha-con (Thiên Chúa Cha); đó là tương quan Thầy-trò (Chúa Thánh Thần); đó là tương quan Bạn đồng hành (Chúa Giêsu).
Chúng con xin cám ơn Đức Cha và xin cầu chúc Đức Cha bình an và đầy ơn Chúa trong sứ vụ mà Chúa giao phó cho Đức Cha.
Tôi cũng xin cám ơn VietCatholic, đã cho tôi cơ hội để chia sẻ. Những chia sẻ trên là một lời tri ân, tri ân Thiên Chúa và tri ân mọi người, cách riêng những người nghèo đã âm thầm và quảng đại nâng đỡ tinh thần kể cả vật chất trong cuộc hành trình ơn gọi của tôi, mà chưa một lần tôi gặp mặt, và có thể sẽ không có cơ hội gặp mặt trên trần gian này, để nói lên lời tri ân. Tôi xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho mọi người. Và xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Giáo xứ Chu Hải Bà Riạ khai mạc tháng hoa
Phúc Hoàng Đặng
17:33 02/05/2014
Tháng Năm lại về, với muôn ngàn sắc hoa tươi thắm. Theo truyền thống tốt đẹp của toàn thể Giáo Hội hoàn vũ, cộng đoàn giáo xứ Chu Hải, gp Bà Rịa long trọng khai mạc tháng Hoa mừng kính Đức Mẹ Maria. Truyền rằng, từ hàng thế kỷ trước, cộng đoàn tín hữu đã sốt sắng tỏ lòng tôn kính Đức Maria, với những việc đạo đức bình dân như rước kiệu, dâng hoa, hát thánh ca, lần chuỗi Mân côi.
Xem Hình
Đặc biệt trong tháng năm, thì càng đặc biệt và có ý nghĩa hơn cả. Vì lẽ, tháng 5 đánh dấu những lần hiện ra của Mẹ như ở Fátima 1917. Ngoài ra, tại những nơi khác như Âu châu, thời gian này là mùa xuân, với khí hậu ấm áp, mang lại sức sống căng tràn cho cây lá xanh tươi và trổ sinh hoa trái. Cách riêng tại những nước nhiệt đới như Việt Nam, thời điểm này chấm dứt sự nắng nóng gay gắt của mùa khô, với những cơn mưa tươi mát đầu mùa, làm cho muôn hoa đua nhau khoe sắc. Những bông hoa tươi thắm được tuyển chọn và dâng kính đặc biệt cho Đức Maria, vì lẽ Mẹ chính là mùa xuân, là mưa hồng ân tưới mát tâm hồn đoàn con lữ thứ trần thế, là niềm hy vọng, là nguồn an vui.
Chúng ta cũng mượn tâm tình từ những sắc hoa tươi xinh, để dâng lời ca tụng Thiên Chúa, và ca ngợi các nhân đức của Mẹ. Năm sắc hoa, hoa trắng biểu trưng cho sự trong sạch, trinh khiết của Mẹ đồng trinh. Hoa đỏ tựa lòng mến Chúa nồng nàn, cũng như lòng trung tín sắt son của Mẹ. Hoa tím như sự đau khổ của Mẹ, khi đồng công cứu chuộc cùng con Mẹ dưới chân thập giá. Hoa xanh mang ý nghĩa niềm hy vọng của chúng ta nơi Mẹ, và hoa vàng biểu trưng sự vinh quang của Nữ Vương Thiên Đàng. Dâng Mẹ năm sắc hoa, chúng ta mở lời ngợi ca Mẹ, cùng muôn tâm tình mến yêu, cậy trông nơi Mẹ, là trạng sư và là Đấng thông ban ơn Thiên Chúa xuống trên chúng ta.
Giáo xứ Chu Hải từ những ngày mới lập xứ, đã luôn mang trong mình lòng sùng kính đặc biệt Mẹ Maria. Khi mùa hoa về, mọi người trong giáo xứ rộn ràng đi hái những bông hoa tươi, từ hoa phượng đỏ, hoa sứ trắng, hoa dâm bụt, hoa cúc dại, hoa xoan, hoa dừa cạn...kết thành từng chùm để dâng tiến Mẹ. Kiệu hoa cũng được chuẩn bị chu đáo. Những bài hát, múa tiến hoa, ngũ bái, hái hoa, dâng năm sắc,...được truyền lại và gìn giữ tới ngày hôm nay. Bây giờ, tuy điều kiện đã dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng truyền thống và lòng yêu mến Mẹ vẫn luôn sốt mến như những bông hoa tươi xinh.
Cuộc rước kiệu hôm nay quy tụ bốn đội hoa của bốn họ đạo Phêrô, Vô Nhiễm, Thăng Thiên và Phanxico, cùng các kiệu hoa và cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ được long trọng tổ chức. Sau đó là dâng hoa của hai đội và kết thúc với Thánh lễ khai mạc tháng Hoa và kính thánh Giuse lao động. Từng ngày trong tháng, các đội hoa sẽ thay phiên nhau cùng dâng kính Mẹ những bông hoa tươi thắm, cùng tâm tình mến yêu của cộng đoàn giáo xứ.
Xem Hình
Đặc biệt trong tháng năm, thì càng đặc biệt và có ý nghĩa hơn cả. Vì lẽ, tháng 5 đánh dấu những lần hiện ra của Mẹ như ở Fátima 1917. Ngoài ra, tại những nơi khác như Âu châu, thời gian này là mùa xuân, với khí hậu ấm áp, mang lại sức sống căng tràn cho cây lá xanh tươi và trổ sinh hoa trái. Cách riêng tại những nước nhiệt đới như Việt Nam, thời điểm này chấm dứt sự nắng nóng gay gắt của mùa khô, với những cơn mưa tươi mát đầu mùa, làm cho muôn hoa đua nhau khoe sắc. Những bông hoa tươi thắm được tuyển chọn và dâng kính đặc biệt cho Đức Maria, vì lẽ Mẹ chính là mùa xuân, là mưa hồng ân tưới mát tâm hồn đoàn con lữ thứ trần thế, là niềm hy vọng, là nguồn an vui.
Chúng ta cũng mượn tâm tình từ những sắc hoa tươi xinh, để dâng lời ca tụng Thiên Chúa, và ca ngợi các nhân đức của Mẹ. Năm sắc hoa, hoa trắng biểu trưng cho sự trong sạch, trinh khiết của Mẹ đồng trinh. Hoa đỏ tựa lòng mến Chúa nồng nàn, cũng như lòng trung tín sắt son của Mẹ. Hoa tím như sự đau khổ của Mẹ, khi đồng công cứu chuộc cùng con Mẹ dưới chân thập giá. Hoa xanh mang ý nghĩa niềm hy vọng của chúng ta nơi Mẹ, và hoa vàng biểu trưng sự vinh quang của Nữ Vương Thiên Đàng. Dâng Mẹ năm sắc hoa, chúng ta mở lời ngợi ca Mẹ, cùng muôn tâm tình mến yêu, cậy trông nơi Mẹ, là trạng sư và là Đấng thông ban ơn Thiên Chúa xuống trên chúng ta.
Giáo xứ Chu Hải từ những ngày mới lập xứ, đã luôn mang trong mình lòng sùng kính đặc biệt Mẹ Maria. Khi mùa hoa về, mọi người trong giáo xứ rộn ràng đi hái những bông hoa tươi, từ hoa phượng đỏ, hoa sứ trắng, hoa dâm bụt, hoa cúc dại, hoa xoan, hoa dừa cạn...kết thành từng chùm để dâng tiến Mẹ. Kiệu hoa cũng được chuẩn bị chu đáo. Những bài hát, múa tiến hoa, ngũ bái, hái hoa, dâng năm sắc,...được truyền lại và gìn giữ tới ngày hôm nay. Bây giờ, tuy điều kiện đã dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng truyền thống và lòng yêu mến Mẹ vẫn luôn sốt mến như những bông hoa tươi xinh.
Cuộc rước kiệu hôm nay quy tụ bốn đội hoa của bốn họ đạo Phêrô, Vô Nhiễm, Thăng Thiên và Phanxico, cùng các kiệu hoa và cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ được long trọng tổ chức. Sau đó là dâng hoa của hai đội và kết thúc với Thánh lễ khai mạc tháng Hoa và kính thánh Giuse lao động. Từng ngày trong tháng, các đội hoa sẽ thay phiên nhau cùng dâng kính Mẹ những bông hoa tươi thắm, cùng tâm tình mến yêu của cộng đoàn giáo xứ.
Văn Hóa
Lòng tự trọng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:02 02/05/2014
Ngày 27/4, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong Won xin từ chức sau khi không hoàn thành trách nhiệm trong thảm họa chìm phà khiến gần 200 người chết và hàng trăm người mất tích.
VTC News đã có cuộc phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xung quanh chủ đề này.
- Quan điểm của ông như thế nào xung quanh vụ việc Thủ tướng Hàn Quốc từ chức để nhận trách nhiệm sau vụ lật phà Sewol?
Tôi nhớ đây không phải lần đầu tiên một vị Thủ tướng Hàn Quốc từ chức. Tháng 3/2006, Thủ tướng Lee Hae Chan cũng đã phải xin từ chức vì đi chơi golf giữa lúc diễn ra cuộc biểu tình của nhân viên đường sắt trong toàn quốc, mặc dù ngày ông chơi golf đúng là ngày nghỉ lễ của nước này.
Nhìn hình ảnh ông Thủ tướng Chung Hong Won cúi thấp đầu xin lỗi dân chúng và đọc lời ông: “Là Thủ tướng tôi chắc chắn phải nhận trách nhiệm và từ chức. Tôi quyết định từ chức lúc này để không trở thành gánh nặng cho Chính phủ.” Tôi thấy hành động của ông ấy thật là quân tử.
Những hành động trên cho thấy quan chức Hàn Quốc có ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng rất cao. Trước mỗi sai phạm trong công việc họ phụ trách hoặc liên quan đến những cấp, những người mà họ có ảnh hưởng, họ sẵn sàng nhận trách nhiệm cá nhân và từ chức ngay.
Thậm chí, có người còn tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự như Cựu Tổng thống Ro Moo Hyun. Tháng 5/2009, ông đã gieo mình xuống vách núi tự vẫn để kết thúc những ngày sống “khó khăn” do dư luận xì xào về sự dính líu của một số thành viên gia đình ông đến những vụ bê bối.
Nói gì thì nói, các vị lãnh đạo, cựu lãnh đạo ấy là những người giàu lòng tự trọng. Qua đó, tôi cũng hiểu vì sao đất nước Hàn Quốc lại phát triển nhanh như thế…(x.bolapquechoa.com).
Những người lãnh đạo thành công, được người dân mến mộ và có lòng tự trọng luôn tự quyết định số phận chính trị của họ. Thật ra, ở các nước dân chủ, việc từ chức của các quan chức và chính khách gần như là một nét văn hoá: văn hoá từ chức. Một khi họ cảm thấy không còn đóng góp gì cho xã hội, hay lương tâm họ tự cảm thấy cắn rứt trước những cái chết oan uổng của người dân, họ tự nguyện xin từ chức. Ông Chung Hong Won, đáng kính trọng không chỉ vì dám từ bỏ chiếc ghế quyền lực, mà còn là vì ông chân thành bày tỏ niềm đau xót, thương dân của ông. Ông thực sự thấy mình có lỗi, có tội với những nạn nhân. Như vậy, lãnh đạo không phải là uy quyền, không phải là bằng cấp, là chức vụ, mà là uy tín.
Con người không chỉ là cái bụng lo cơm áo gạo tiền. Con người không chỉ là cái đầu biết đắn đo, tính toán hơn thiệt. Con người còn là cái tâm biết tự trọng và cần được kính trọng. Ðã là người, ai cũng bức xúc, phẫn nộ khi bị khinh rẻ; biết hổ thẹn, tức là chính mình khinh mình, khi mình thiếu tự trọng.
Nhưng tại sao phải tự trọng ? Đó là tiếng nói của lương tâm. Cụ thể, ai cũng ôm ấp và cố gắng thực hiện một cái gì đó nó làm cho mình lớn hơn mình. Một niềm tin tôn giáo, một lý tưởng xã hội, một khát vọng nghệ thuật, một mơ ước yêu thương... Chỉ có con người mới mang những giá trị vượt người và sẵn sàng chết để bảo vệ những giá trị đó.
Người có đức tin tự hào về niềm tin của mình. Niềm tin ấy giúp họ tự trọng và trân trọng tha nhân. Nói cách khác, tự trọng đồng nghĩa với tự do vì tự trọng là chính mình làm chủ mình. Tự do đi đôi với bình đẳng, vì với tư cách là người ai cũng phải được kính trọng như ai.
Tôi nhớ đến câu chuyện: “Bát mì của lòng tự trọng”.
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con.
Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”.
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò.” Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.
Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng.
Ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc vì luôn vững tin vào chính mình.
Lòng tự trọng với ánh hào quang chói lọi của nó sẽ trở thành lương tri con người (Irving Layton).
Phúc âm Thánh Luca kể câu chuyện “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện” (Lc 18, 9-14). “Người Pharisiêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao người khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia”. Khi so sánh, ông mới thấy mình cao vượt hơn mọi người về mặt đạo đức. Ông kể lể với Chúa: “Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18,12). Ông quan niệm cầu nguyện chỉ là việc đổi chác theo lẽ công bình, chứ không phải là một ân sủng.
Trong khi đó, “Người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời.” (Lc 18,13). Ông thành tâm cầu nguyện, “vừa đấm ngực vừa thưa rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi’” (Lc 18,13). Ông nhận sự thật về mình, chứ không dám so sánh với ai. Ông chỉ biết tương quan giữa Thiên Chúa và mình là một tương quan bất tương xứng.
Trong dụ ngôn này, rõ ràng ông Pharisiêu tập trung hoàn toàn vào cái tôi của mình. Không thông cảm với người khác, làm sao ông có thể đòi Thiên Chúa cảm thông với mình ? Đó là lý do tại sao ông thất bại trong việc cầu nguyện. Thật là công dã tràng bao nhiêu khó nhọc trong việc giữ luật và đóng góp vào đền thờ.
Trái lại, dù không có những việc đạo đức như ông Pharisiêu, người thu thuế “đã được nên công chính” (Lc 18,14) vì đã hết lòng cầu khẩn Chúa xót thương đến thân phận mình. Ông không có công trạng gì để tự hào. Khi nhìn lại mình, ông chỉ thấy một vực thẳm tội lỗi.Nhìn lên Thiên Chúa, ông lại thấy vực thẳm đầy ân sủng. Trái lại, ông Pharisiêu không hề cầu xin Chúa tha thứ hay thương xót, nên tình trạng ông trước sau như một. Ông coi mình hoàn hảo về mọi phương diện, nên cầu nguyện đối với ông là đòi nợ. Thiên Chúa chẳng nợ ai cả, tại sao ông lại biến Thiên Chúa thành con nợ ? Lời cầu của ông hoàn toàn dựa trên công trạng riêng, chứ không trên tình yêu Thiên Chúa.
Câu chuyện “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện” là một giáo huấn của Chúa Giêsu về lòng tự trọng. Người thu thuế đã có nhiều công trạng đặc biệt không? Có phải do anh ta là người đạo đức và bác ái không? Hoàn toàn không! Anh ta chẳng có công trạng gì, ngoài một “mớ tội” công khai. Vậy thì do đâu mà anh ta được nên công chính, như lời Chúa Giêsu quả quyết ở đoạn cuối Tin Mừng: “Người thu thuế được nên công chính, còn người Pharisêu thì không” ? Lý do: trước mặt Chúa, anh biết khiêm tốn nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Thể hiện qua các cử chỉ: đứng xa xa mà không dám tới gần cung thánh, cúi đầu, đấm ngực…Tất nhiên là đấm ngực chính mình, chứ không phải đấm ngực người khác như người biệt phái. Hơn nữa, còn do anh biết giục lòng thống hối ăn năn một cách sâu xa, và tha thiết kêu xin lòng thương xót thứ tha của Thiên Chúa: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Chỉ với một lời cầu xin ngắn gọn, có thể nói được là ngắn gọn nhất, mà anh lại được trở nên công chính. Thế mới hay lời Chúa Giêsu đã từng tuyên bố: “Phàm ai nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Thánh Phaolô cảm thấy tự hào khi nói: “Nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng” (2 Tm 4,17).Thế nhưng, ngài qui hướng tất cả về Thiên Chúa, Đấng “đã ban sức mạnh cho tôi” (2 Tm 4,17). Đó là lý do tại sao ngài đầy hứng khởi khi “chúc tụng Chúa vinh hiển đến muôn thuở muôn đời Amen ” (2 Tm 4,18). Thánh nhân thú nhận: “Tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa” (1 Cr 15,9-10).Ơn Chúa vô cùng sung mãn đã bù đắp được tất cả những thiếu sót quá khứ và đưa thánh nhân vào một tương quan hoàn toàn mới với Thiên Chúa và tha nhân.
Lòng tự trọng luôn gắn với đức khiêm nhường sẽ trở thành lương tri con người.
VTC News đã có cuộc phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xung quanh chủ đề này.
- Quan điểm của ông như thế nào xung quanh vụ việc Thủ tướng Hàn Quốc từ chức để nhận trách nhiệm sau vụ lật phà Sewol?
Tôi nhớ đây không phải lần đầu tiên một vị Thủ tướng Hàn Quốc từ chức. Tháng 3/2006, Thủ tướng Lee Hae Chan cũng đã phải xin từ chức vì đi chơi golf giữa lúc diễn ra cuộc biểu tình của nhân viên đường sắt trong toàn quốc, mặc dù ngày ông chơi golf đúng là ngày nghỉ lễ của nước này.
Những hành động trên cho thấy quan chức Hàn Quốc có ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng rất cao. Trước mỗi sai phạm trong công việc họ phụ trách hoặc liên quan đến những cấp, những người mà họ có ảnh hưởng, họ sẵn sàng nhận trách nhiệm cá nhân và từ chức ngay.
Thậm chí, có người còn tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự như Cựu Tổng thống Ro Moo Hyun. Tháng 5/2009, ông đã gieo mình xuống vách núi tự vẫn để kết thúc những ngày sống “khó khăn” do dư luận xì xào về sự dính líu của một số thành viên gia đình ông đến những vụ bê bối.
Nói gì thì nói, các vị lãnh đạo, cựu lãnh đạo ấy là những người giàu lòng tự trọng. Qua đó, tôi cũng hiểu vì sao đất nước Hàn Quốc lại phát triển nhanh như thế…(x.bolapquechoa.com).
Những người lãnh đạo thành công, được người dân mến mộ và có lòng tự trọng luôn tự quyết định số phận chính trị của họ. Thật ra, ở các nước dân chủ, việc từ chức của các quan chức và chính khách gần như là một nét văn hoá: văn hoá từ chức. Một khi họ cảm thấy không còn đóng góp gì cho xã hội, hay lương tâm họ tự cảm thấy cắn rứt trước những cái chết oan uổng của người dân, họ tự nguyện xin từ chức. Ông Chung Hong Won, đáng kính trọng không chỉ vì dám từ bỏ chiếc ghế quyền lực, mà còn là vì ông chân thành bày tỏ niềm đau xót, thương dân của ông. Ông thực sự thấy mình có lỗi, có tội với những nạn nhân. Như vậy, lãnh đạo không phải là uy quyền, không phải là bằng cấp, là chức vụ, mà là uy tín.
Con người không chỉ là cái bụng lo cơm áo gạo tiền. Con người không chỉ là cái đầu biết đắn đo, tính toán hơn thiệt. Con người còn là cái tâm biết tự trọng và cần được kính trọng. Ðã là người, ai cũng bức xúc, phẫn nộ khi bị khinh rẻ; biết hổ thẹn, tức là chính mình khinh mình, khi mình thiếu tự trọng.
Nhưng tại sao phải tự trọng ? Đó là tiếng nói của lương tâm. Cụ thể, ai cũng ôm ấp và cố gắng thực hiện một cái gì đó nó làm cho mình lớn hơn mình. Một niềm tin tôn giáo, một lý tưởng xã hội, một khát vọng nghệ thuật, một mơ ước yêu thương... Chỉ có con người mới mang những giá trị vượt người và sẵn sàng chết để bảo vệ những giá trị đó.
Người có đức tin tự hào về niềm tin của mình. Niềm tin ấy giúp họ tự trọng và trân trọng tha nhân. Nói cách khác, tự trọng đồng nghĩa với tự do vì tự trọng là chính mình làm chủ mình. Tự do đi đôi với bình đẳng, vì với tư cách là người ai cũng phải được kính trọng như ai.
Tôi nhớ đến câu chuyện: “Bát mì của lòng tự trọng”.
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con.
Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”.
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò.” Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.
Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng.
Ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc vì luôn vững tin vào chính mình.
Lòng tự trọng với ánh hào quang chói lọi của nó sẽ trở thành lương tri con người (Irving Layton).
Phúc âm Thánh Luca kể câu chuyện “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện” (Lc 18, 9-14). “Người Pharisiêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao người khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia”. Khi so sánh, ông mới thấy mình cao vượt hơn mọi người về mặt đạo đức. Ông kể lể với Chúa: “Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18,12). Ông quan niệm cầu nguyện chỉ là việc đổi chác theo lẽ công bình, chứ không phải là một ân sủng.
Trong khi đó, “Người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời.” (Lc 18,13). Ông thành tâm cầu nguyện, “vừa đấm ngực vừa thưa rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi’” (Lc 18,13). Ông nhận sự thật về mình, chứ không dám so sánh với ai. Ông chỉ biết tương quan giữa Thiên Chúa và mình là một tương quan bất tương xứng.
Trong dụ ngôn này, rõ ràng ông Pharisiêu tập trung hoàn toàn vào cái tôi của mình. Không thông cảm với người khác, làm sao ông có thể đòi Thiên Chúa cảm thông với mình ? Đó là lý do tại sao ông thất bại trong việc cầu nguyện. Thật là công dã tràng bao nhiêu khó nhọc trong việc giữ luật và đóng góp vào đền thờ.
Trái lại, dù không có những việc đạo đức như ông Pharisiêu, người thu thuế “đã được nên công chính” (Lc 18,14) vì đã hết lòng cầu khẩn Chúa xót thương đến thân phận mình. Ông không có công trạng gì để tự hào. Khi nhìn lại mình, ông chỉ thấy một vực thẳm tội lỗi.Nhìn lên Thiên Chúa, ông lại thấy vực thẳm đầy ân sủng. Trái lại, ông Pharisiêu không hề cầu xin Chúa tha thứ hay thương xót, nên tình trạng ông trước sau như một. Ông coi mình hoàn hảo về mọi phương diện, nên cầu nguyện đối với ông là đòi nợ. Thiên Chúa chẳng nợ ai cả, tại sao ông lại biến Thiên Chúa thành con nợ ? Lời cầu của ông hoàn toàn dựa trên công trạng riêng, chứ không trên tình yêu Thiên Chúa.
Câu chuyện “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện” là một giáo huấn của Chúa Giêsu về lòng tự trọng. Người thu thuế đã có nhiều công trạng đặc biệt không? Có phải do anh ta là người đạo đức và bác ái không? Hoàn toàn không! Anh ta chẳng có công trạng gì, ngoài một “mớ tội” công khai. Vậy thì do đâu mà anh ta được nên công chính, như lời Chúa Giêsu quả quyết ở đoạn cuối Tin Mừng: “Người thu thuế được nên công chính, còn người Pharisêu thì không” ? Lý do: trước mặt Chúa, anh biết khiêm tốn nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Thể hiện qua các cử chỉ: đứng xa xa mà không dám tới gần cung thánh, cúi đầu, đấm ngực…Tất nhiên là đấm ngực chính mình, chứ không phải đấm ngực người khác như người biệt phái. Hơn nữa, còn do anh biết giục lòng thống hối ăn năn một cách sâu xa, và tha thiết kêu xin lòng thương xót thứ tha của Thiên Chúa: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Chỉ với một lời cầu xin ngắn gọn, có thể nói được là ngắn gọn nhất, mà anh lại được trở nên công chính. Thế mới hay lời Chúa Giêsu đã từng tuyên bố: “Phàm ai nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Thánh Phaolô cảm thấy tự hào khi nói: “Nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng” (2 Tm 4,17).Thế nhưng, ngài qui hướng tất cả về Thiên Chúa, Đấng “đã ban sức mạnh cho tôi” (2 Tm 4,17). Đó là lý do tại sao ngài đầy hứng khởi khi “chúc tụng Chúa vinh hiển đến muôn thuở muôn đời Amen ” (2 Tm 4,18). Thánh nhân thú nhận: “Tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa” (1 Cr 15,9-10).Ơn Chúa vô cùng sung mãn đã bù đắp được tất cả những thiếu sót quá khứ và đưa thánh nhân vào một tương quan hoàn toàn mới với Thiên Chúa và tha nhân.
Lòng tự trọng luôn gắn với đức khiêm nhường sẽ trở thành lương tri con người.
Dâng hoa kính Mẹ
Đinh Văn Tiến Hùng
17:25 02/05/2014
DÂNG HOA KÍNH MẸ
Thơ Kinh Lục bát Tháng Hoa,
Con xin dâng kính trước Toà Nữ Vưowng.
( Tặng các Đội Dâng Hoa )
Dâng Hoa năm sắc Cầu vồng,
Thơ vương ý nhạc sóng lòng dâng cao.
Hương thơm lan toả ngạt ngào,
Lòng con trùm phủ biết bao ân tình !
Dâng Hoa khoe sắc tươi xinh,
Lời thơ, điệu nhạc, câu kinh diệu huyền,
Bụi trần lọc suối tinh tuyền,
Bao nhiêu khắc khoải ưu phiền xua tan !
Lâng lâng đôi cánh vươn dài,
Vương vương sóng nhạc thiên thai dặt dìu,
Xanh xanh màu áo tin yêu,
Nghiêng nghiêng mái tóc, nâng niu tấm lòng,
Lung linh toả ánh nến hồng,
Dâng Hoa Kính Mẹ, cậy trông dạt dào !
Lâng lâng lòng thoả ước ao,
Vương vương thơ quyện biết bao nhiêu tình,
Hồng hồng màu áo đoan trinh,
Nghiêng nghiêng mái tóc, cúi mình khiêm cung,
Lung linh toả ánh nền vàng,
Dâng Hoa kính Mẹ cao sang tuyệt vời.
Lâng lâng hồn nhẹ bay cao,
Vang vang kinh nguyện xôn xao cõi lòng,
Dâng dâng hương tỏa mông lung,
Hồn con mơ tưởng sống trong Thiên đình,
Muôn hoa năm sắc đẹp xinh,
Xin dâng kính Mẹ trọn tình con yêu.
Đinh văn Tiến Hùng.
Thơ Kinh Lục bát Tháng Hoa,
Con xin dâng kính trước Toà Nữ Vưowng.
( Tặng các Đội Dâng Hoa )
Thơ vương ý nhạc sóng lòng dâng cao.
Hương thơm lan toả ngạt ngào,
Lòng con trùm phủ biết bao ân tình !
Dâng Hoa khoe sắc tươi xinh,
Lời thơ, điệu nhạc, câu kinh diệu huyền,
Bụi trần lọc suối tinh tuyền,
Bao nhiêu khắc khoải ưu phiền xua tan !
Lâng lâng đôi cánh vươn dài,
Vương vương sóng nhạc thiên thai dặt dìu,
Xanh xanh màu áo tin yêu,
Nghiêng nghiêng mái tóc, nâng niu tấm lòng,
Lung linh toả ánh nến hồng,
Dâng Hoa Kính Mẹ, cậy trông dạt dào !
Lâng lâng lòng thoả ước ao,
Vương vương thơ quyện biết bao nhiêu tình,
Hồng hồng màu áo đoan trinh,
Nghiêng nghiêng mái tóc, cúi mình khiêm cung,
Lung linh toả ánh nền vàng,
Dâng Hoa kính Mẹ cao sang tuyệt vời.
Lâng lâng hồn nhẹ bay cao,
Vang vang kinh nguyện xôn xao cõi lòng,
Dâng dâng hương tỏa mông lung,
Hồn con mơ tưởng sống trong Thiên đình,
Muôn hoa năm sắc đẹp xinh,
Xin dâng kính Mẹ trọn tình con yêu.
Đinh văn Tiến Hùng.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Đường Đằng Trước
Dominic Đức Nguyễn
21:18 02/05/2014
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Dù qua lũng âm u, tôi không sợ gì nguy khốn,
Vì có Chúa ở cùng tôi.
(Thánh vịnh 23,22-4)
VietCatholic TV
Lễ Phong Thánh Cho Hai Vị Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolo II Phần 2
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:30 02/05/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trọng tâm Chúa Nhật kết thúc Tuần Bát Nhật Phục Sinh này, mà Đức Gioan Phaolô 2 đã muốn gọi là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, là những vết thương vinh hiển của Chúa Giêsu Phục sinh.
“Chúa đã tỏ các vết thương ấy lần đầu tiên khi Ngài hiện ra với các Tông Đồ, chính buổi chiều tối một ngày sau ngày sabát, ngày Phục sinh, nhưng chiều tối hôm ấy không có tông đồ Tôma; và khi nhưng vị khác kể lại với ông là đã thấy Chúa, ông trả lời là sẽ không tin nếu không nhìn thấy và động chạm đến các vết thương của Ngài. 8 ngày sau, Chúa Giêsu lại hiện ra tại Nhà Tiệc Ly, giữa các môn đệ, và có cả Tôma; Ngài ngỏ lời với ông và mời ông chạm đến các vết thương của Ngài. Bấy giờ con người chân thành ấy, con người quen đích thân kiểm chứng, liền quỳ xuống trước Chúa Giêsu và thưa: ‘Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!’” (Ga 20,28).
Những vết thương của Chúa Giêsu là cớ vấp phạm đối với đức tin, nhưng chúng cũng là điều kiểm chứng niềm tin. Vì thế nơi thân thể của Chúa Kitô Phục Sinh, những vết thương ấy không biến mất, nhưng tồn tại, vì những vết thương ấy là dấu chỉ trường tồn về tình thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, và chúng không thể thiếu được để tin nơi Thiên Chúa. Không phải để tin Thiên Chúa hiện hữu, nhưng để tin rằng Thiên Chúa là tình thương, là lòng từ bi, trung tín. Thánh Phêrô, nhắc lại Ngôn sứ Isaia, đã viết cho các tín hữu Kitô: “Từ những vết thương của Người, anh chị em được chữa lành” (1 Pr 2,24; Xc Is 53,5).
Đức Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 đã can đảm nhìn những vết thương của Chúa Giêsu, động chạm đến những bàn tay bị thương và cạnh sườn của Chúa bị đâm thâu qua. Các vị đã không hổ thẹn vì thân thể của Chúa Kitô, không vấp phạm về Chúa, về thập giá của Ngài Is 58,7); không hổ thẹn vì thân mình của người anh em (Xc 58,7), vì nơi mỗi người đau khổ, các vị nhìn thấy Chúa Giêsu. Hai vị là những người can đảm, đầy ơn táo bạo (parresía) của Chúa Thánh Linh, và đã làm chứng cho Giáo Hội và thế giới về lòng từ nhân của Thiên Chúa, về lòng từ bi của Chúa. Các vị đã là những linh mục, giám mục và giáo hoàng của thế kỷ 20. Các vị đã sống những thảm trạng, nhưng không để chúng lướt thắng. Nơi các vị, Thiên Chúa mạnh mẽ hơn; niềm tin nơi Chúa Giêsu Đấng Cứu Chuộc con người và là Chúa tể của lịch sử mạnh mẽ hơn; nơi các vị sự gần gũi từ mẫu của Mẹ Maria mạnh mẽ hơn. Nơi hai vị là những người chiêm ngắm các vết thương của Chúa Kitô và là chứng nhân về lòng từ bi của Chúa có một “niềm hy vọng sinh động”, cùng với một “niềm vui khôn tả và vinh hiển” (1 Pr 1,3.8). Niềm hy vọng và niềm vui mà Chúa Kitô phục sinh ban cho các môn đệ của Ngài, và không ai và không gì có thể làm cho họ bị thiếu những hồng ân ấy. Niềm hy vọng và niềm vui phục sinh, được thanh luyện qua cái lò từ bỏ, loại trừ sự gần gũi tội lỗi cho đến tột cùng, đến độ cảm thấy buồn nôn vì chén đắng. Đó chính là niềm hy vọng và niềm vui mà hai vị Thánh Giáo Hoàng đã lãnh nhận như hồng ân từ Chúa phục sinh và tiếp đến, các vị đã trao tặng dồi dào cho Dân Chúa, và được lòng biết ơn đời đời của họ.
Niềm hy vọng và niềm vui này được cảm nghiệm trong cộng đoàn các tín hữu tiên khởi ở Jerusalem, như sách Tông đồ công vụ đã kể lại (Xc 2,42-47). Đó là một cộng đoàn đã sống nòng cốt của Tin Mừng nghĩa là với tình thương, lòng từ bi, đơn sơ và huynh đệ.
Và đó cũng là hình ảnh Giáo Hội mà Công đồng chung Vatican 2 đã có trước mắt. Đức Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 đã cộng tác với Chúa Thánh Linh để phục hồi và canh tân Giáo Hội theo dạng thức nguyên thủy, dạng thức mà các thánh qua các thế kỷ đã mang lại cho Giáo Hội. Chúng ta đừng quên rằng chính các thánh đã làm cho Giáo Hội tiến bước và tăng trưởng. Trong việc triệu tập Công đồng chung Vatian 2, Đức Gioan 23 đã chứng tỏ một thái độ ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Linh, đã để cho Chúa hướng dẫn, và đối với Giáo Hội, Người là một vị mục tử, một người tôi tớ - lãnh đạo được hướng dẫn bởi Thánh Thần. Đó chính là một sự phục vụ cao cả Người dành cho Giáo Hội; Người là một vị Giáo Hoàng mở rộng lòng cho Chúa Thánh Linh.
Trong việc phục vụ Dân Chúa, Đức Gioan Phaolô 2 là vị Giáo Hoàng của gia đình. Chính Người đã có lần nói là muốn được người đơi sau nhớ đến như vị Giáo Hoàng của gia đình. Tôi vui lòng nhấn mạnh điều đó trong lúc chúng ta đang sống hành trình Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình và với các gia đình, một hành trình mà từ trời cao, chắc chắn Người đang tháp tùng và hỗ trợ. xin cả hai vị tân Hiển Thánh Mục Tử của Dân Chúa chuyển cầu cho Giáo Hội, để trong hai năm hành trình Thượng Hội Đồng Giám Mục này, Giáo Hội ngoan ngoãn tuân theo chỉ dạy của Chúa Thánh Linh trong việc phục vụ mục vụ gia đình. Xin cả hai thánh nhân dạy chúng ta đừng coi các vết thương của Chúa Kitô như cớ vấp phạm, nhưng biết tập trung vào mầu nhiệm từ bi của Chúa, luôn hy vọng, luôn tha thứ, luôn yêu thương.