Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 04/05: Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em - Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
00:28 03/05/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.”
Đó là lời Chúa
Yêu thương là gì ?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
03:45 03/05/2024
YÊU THƯƠNG LÀ GÌ? (Chúa Nhật VI PS B)
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12)
Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chương, nghệ thuật, phim ảnh…và luôn mang tính thời sự. Tình của mỗi thời dường như mỗi vẻ và cách kiểu yêu của mỗi giới, mỗi người, thì mang mỗi sắc mầu, nhưng bản chất tình yêu thì trước sau như một. Biết rằng chúng ta phải yêu thương nhau nếu muốn sống như con người, thế nhưng thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).
Có thể nói tình yêu là huyền nhiệm vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Tuy nhiên thánh Gioan Tông đồ lại cho chúng ta một cái nhìn về tình yêu: “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Như thế chúng ta có thể nói yêu thương là thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu trong sự tự nguyện đi bước trước và có trả giá cách nào đó.
1. Thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu: Yêu thương là không chỉ muốn điều tốt cho người mình yêu mà còn thể hiện ước muốn ấy bằng hành vi cụ thể, thực tế. Trong tình yêu đích thực không có sự nửa vời hay giới hạn. Đã yêu là yêu đến cùng. Chính vì thế tình yêu đòi hỏi ta thực thi điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Cứu sống nhân loại, giải thoát nhân lại khỏi ách nô lệ thần dữ, đưa nhân loại vào hàng con cái, được thừa hưởng gia nghiệp trên trời, chính là việc Thiên Chúa đã thực hiện để yêu thương nhân loại chúng ta.
“Sông sâu còn có người dò…”, nhưng để đo mức độ của ước muốn thì như không thể. Làm sao để minh chứng rằng ước muốn của tôi không triệt để? Quả thật, khi đã ước muốn thì người ta khó biết mức độ ít nhiều, có giới hạn hay đến cùng. Tuy nhiên qua hành động, thì ta có thể kiểm chứng mức độ một cách nào đó khả dĩ được nhiều người chấp nhận. Thực tế có đó chuyện ta nghĩ rằng mình có muốn điều tốt nhất cho người mình yêu, nhưng chỉ thực hiện điều tốt có hạn mức mà thôi. Khi đã có cái giới hạn thì hình như đã có sự tính toán. Đã có tính toán, có so đo hơn thiệt, thì chưa thực sự là yêu thương. Sự thường: “ăn thì cho và buôn thì so”. Biên giới của tình yêu là tình yêu không biên giới.
2. Đi bước trước: Đã yêu thì không đợi “con khóc mẹ mới cho bú”. Thánh Kinh trình bày Thiên Chúa là Đấng luôn đi bước trước trong việc thể hiện tình yêu với con người. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Đức Kiô đã chết vì chúng ta, cho chúng ta, ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch cùng Người.
Trong động thái đi bước trước, phía người yêu thương thì thể hiện qua việc có sáng kiến, và phía người được yêu thương thì biểu lộ sự kinh ngạc, sững sờ. Kinh Thánh cho ta thấy điều này: Mỗi khi Thiên Chúa trực tiếp can thiệp vào một biến cố lịch sử nào đó thì dân chúng nói chung và những người được tuyển chọn nói riêng đều bàng hoàng, kinh sợ. Sau mỗi kỳ công mà Chúa Giêsu thực hiện để thi ân giáng phúc, thì dân chúng thường kinh hãi và ca ngợi Thiên Chúa. Đây là tình trạng sững sờ khi chứng kiến một điều kỳ diệu hay được yêu thương vượt quá tầm luận lý thường tình. Đêm Tiệc ly, Phêrô và các bạn đã sững sờ khi Thầy Chí thánh cúi xuống rửa chân cho mình, đến nỗi ông đã vội phản ứng: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13,8). Sống yêu thương thì không thể ngồi chờ. Đã yêu thương thì luôn có đó những việc phải thực hiện, ngay hôm nay và chúng sẽ không quá ở ngoài tầm tay chúng ta.
3. Để sống yêu thương thì phải vác thập giá: Tiền nào của nấy (you get what you pay), câu ngạn ngữ của nền kinh tế thị trường một cách nào đó có thể áp dụng cho tình yêu. Tình yêu thì vô giá. Và hoa trái của tình yêu là kết quả của nhiều nỗ lực hy sinh, quên mình. Yêu thương cách đích thực thì sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống (x.Ga 15,13). Đã ngại khó, sợ khổ, tránh né hy sinh, thì sẽ chẳng bao giờ có được bảo vật đáng trân trọng là tấm lòng biết yêu thương.
Vì yêu thương nhân loại Chúa Kitô đã tự nguyện hy sinh vinh quang và danh dự của một vị Thiên Chúa, để mặc lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vì yêu thương nhân loại đến cùng, Người đã hy sinh cả phẩm giá của một con người bình thường để rồi chịu chết bằng án hình thập giá nhục nhã, như một tội nhân (x.Phil 2,6-8). Vì yêu thương, Người đã tự nguyện ở lại với chúng ta trong hình bánh rượu. Yêu thương nhân loại, Chúa Kitô không chỉ trao ban những gì Người có bằng quyền năng của Người mà Người còn trao ban chính cái Người là, tức chính bản thân, danh dự, phẩm vị, sự sống của Người.
Nhiều người nói rằng mình yêu thương khi sẵn sàng cho đi tiền bạc và cả thời giờ, nhưng lại không chịu được khi bị mất một chút danh dự hay uy quyền, chưa kể là chính mạng sống. Cho đi chút của tiền, quả là không dễ, vì đồng tiền dính liền khúc ruột, nhưng vẫn có thể cho đi cách này cách khác, lúc này lúc kia, và nhất là khi khúc ruột ấy là “khúc ruột thừa”. Cho đi ít thời giờ, cũng không mấy dễ, vì thời giờ là vàng bạc, nhưng vẫn có thể cho đi, nhất là những lúc rảnh rỗi, không biết làm gì. Còn cho đi cái phẩm vị, cái danh dự của mình, thì dường như là quá khó, vì đó chính là bản thân tôi. Thế nhưng, nếu không vượt qua cái khó này thì đừng nói chuyện yêu thương.
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Đây là lệnh truyền, là giới răn mới và cũng là lời di trối của Thầy Chí Thánh. Để thực sự là môn đệ của Người, chúng ta không thể xao lãng hay tránh né nó (x.Ga 13,35). Xin đừng yêu nhau bằng môi miệng nhưng hãy can đảm vác thập giá hằng ngày để có sáng kiến, đi bước trước trong việc thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương và cho cả những người không yêu thương mình.
Ban Mê Thuột
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12)
Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chương, nghệ thuật, phim ảnh…và luôn mang tính thời sự. Tình của mỗi thời dường như mỗi vẻ và cách kiểu yêu của mỗi giới, mỗi người, thì mang mỗi sắc mầu, nhưng bản chất tình yêu thì trước sau như một. Biết rằng chúng ta phải yêu thương nhau nếu muốn sống như con người, thế nhưng thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).
Có thể nói tình yêu là huyền nhiệm vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Tuy nhiên thánh Gioan Tông đồ lại cho chúng ta một cái nhìn về tình yêu: “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Như thế chúng ta có thể nói yêu thương là thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu trong sự tự nguyện đi bước trước và có trả giá cách nào đó.
1. Thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu: Yêu thương là không chỉ muốn điều tốt cho người mình yêu mà còn thể hiện ước muốn ấy bằng hành vi cụ thể, thực tế. Trong tình yêu đích thực không có sự nửa vời hay giới hạn. Đã yêu là yêu đến cùng. Chính vì thế tình yêu đòi hỏi ta thực thi điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Cứu sống nhân loại, giải thoát nhân lại khỏi ách nô lệ thần dữ, đưa nhân loại vào hàng con cái, được thừa hưởng gia nghiệp trên trời, chính là việc Thiên Chúa đã thực hiện để yêu thương nhân loại chúng ta.
“Sông sâu còn có người dò…”, nhưng để đo mức độ của ước muốn thì như không thể. Làm sao để minh chứng rằng ước muốn của tôi không triệt để? Quả thật, khi đã ước muốn thì người ta khó biết mức độ ít nhiều, có giới hạn hay đến cùng. Tuy nhiên qua hành động, thì ta có thể kiểm chứng mức độ một cách nào đó khả dĩ được nhiều người chấp nhận. Thực tế có đó chuyện ta nghĩ rằng mình có muốn điều tốt nhất cho người mình yêu, nhưng chỉ thực hiện điều tốt có hạn mức mà thôi. Khi đã có cái giới hạn thì hình như đã có sự tính toán. Đã có tính toán, có so đo hơn thiệt, thì chưa thực sự là yêu thương. Sự thường: “ăn thì cho và buôn thì so”. Biên giới của tình yêu là tình yêu không biên giới.
2. Đi bước trước: Đã yêu thì không đợi “con khóc mẹ mới cho bú”. Thánh Kinh trình bày Thiên Chúa là Đấng luôn đi bước trước trong việc thể hiện tình yêu với con người. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Đức Kiô đã chết vì chúng ta, cho chúng ta, ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch cùng Người.
Trong động thái đi bước trước, phía người yêu thương thì thể hiện qua việc có sáng kiến, và phía người được yêu thương thì biểu lộ sự kinh ngạc, sững sờ. Kinh Thánh cho ta thấy điều này: Mỗi khi Thiên Chúa trực tiếp can thiệp vào một biến cố lịch sử nào đó thì dân chúng nói chung và những người được tuyển chọn nói riêng đều bàng hoàng, kinh sợ. Sau mỗi kỳ công mà Chúa Giêsu thực hiện để thi ân giáng phúc, thì dân chúng thường kinh hãi và ca ngợi Thiên Chúa. Đây là tình trạng sững sờ khi chứng kiến một điều kỳ diệu hay được yêu thương vượt quá tầm luận lý thường tình. Đêm Tiệc ly, Phêrô và các bạn đã sững sờ khi Thầy Chí thánh cúi xuống rửa chân cho mình, đến nỗi ông đã vội phản ứng: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13,8). Sống yêu thương thì không thể ngồi chờ. Đã yêu thương thì luôn có đó những việc phải thực hiện, ngay hôm nay và chúng sẽ không quá ở ngoài tầm tay chúng ta.
3. Để sống yêu thương thì phải vác thập giá: Tiền nào của nấy (you get what you pay), câu ngạn ngữ của nền kinh tế thị trường một cách nào đó có thể áp dụng cho tình yêu. Tình yêu thì vô giá. Và hoa trái của tình yêu là kết quả của nhiều nỗ lực hy sinh, quên mình. Yêu thương cách đích thực thì sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống (x.Ga 15,13). Đã ngại khó, sợ khổ, tránh né hy sinh, thì sẽ chẳng bao giờ có được bảo vật đáng trân trọng là tấm lòng biết yêu thương.
Vì yêu thương nhân loại Chúa Kitô đã tự nguyện hy sinh vinh quang và danh dự của một vị Thiên Chúa, để mặc lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vì yêu thương nhân loại đến cùng, Người đã hy sinh cả phẩm giá của một con người bình thường để rồi chịu chết bằng án hình thập giá nhục nhã, như một tội nhân (x.Phil 2,6-8). Vì yêu thương, Người đã tự nguyện ở lại với chúng ta trong hình bánh rượu. Yêu thương nhân loại, Chúa Kitô không chỉ trao ban những gì Người có bằng quyền năng của Người mà Người còn trao ban chính cái Người là, tức chính bản thân, danh dự, phẩm vị, sự sống của Người.
Nhiều người nói rằng mình yêu thương khi sẵn sàng cho đi tiền bạc và cả thời giờ, nhưng lại không chịu được khi bị mất một chút danh dự hay uy quyền, chưa kể là chính mạng sống. Cho đi chút của tiền, quả là không dễ, vì đồng tiền dính liền khúc ruột, nhưng vẫn có thể cho đi cách này cách khác, lúc này lúc kia, và nhất là khi khúc ruột ấy là “khúc ruột thừa”. Cho đi ít thời giờ, cũng không mấy dễ, vì thời giờ là vàng bạc, nhưng vẫn có thể cho đi, nhất là những lúc rảnh rỗi, không biết làm gì. Còn cho đi cái phẩm vị, cái danh dự của mình, thì dường như là quá khó, vì đó chính là bản thân tôi. Thế nhưng, nếu không vượt qua cái khó này thì đừng nói chuyện yêu thương.
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Đây là lệnh truyền, là giới răn mới và cũng là lời di trối của Thầy Chí Thánh. Để thực sự là môn đệ của Người, chúng ta không thể xao lãng hay tránh né nó (x.Ga 13,35). Xin đừng yêu nhau bằng môi miệng nhưng hãy can đảm vác thập giá hằng ngày để có sáng kiến, đi bước trước trong việc thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương và cho cả những người không yêu thương mình.
Ban Mê Thuột
Có một dòng sông yêu thương
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
03:48 03/05/2024
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B
CÓ MỘT DÒNG SÔNG YÊU THƯƠNG
Bằng lời hiệu triệu "Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy", Chúa Giêsu cho thấy giữa Chúa với Kitô hữu có một mối liên hệ vô cùng quan trọng, vô cùng cần thiết, lồng trong nhau trong một tương quan dữ dội. ĐÓ LÀ TÌNH YÊU KHỞI ĐI TỪ CHÚA CHA.
Chính mối liên hệ cao cả, mối liên hệ nguồn của tất cả mọi năng lực là lý do mạnh để Chúa Giêsu mời gọi chúng ta ở lại trong tình yêu của Người. Đó là: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con".
Tương quan trong tình yêu từ Thiên Chúa đến Chúa Giêsu rồi đến chúng ta là tương quan phát sinh năng lực sống và làm cho sống. Sự sống ấy là kết quả cuối cùng giữa liên hệ xuôi chiều: Thiên Chúa - Chúa Giêsu - Kitô hữu.
Cội nguồn của dòng sông tình yêu phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Giêsu rồi tuôn chảy đến nhân loại. Chúa Cha là cội nguồn của tình yêu. Chúa Cha là cội nguồn của mọi sáng kiến vì yêu. Chúa Cha là cội nguồn của mọi ban phát, giữ gìn, đỡ nâng, cứu chuộc... mà tình yêu đòi buộc và thể hiện.
1. Không đơn giản là...
Nhưng hãy nhớ, tình yêu không đơn giản, không phải cứ nói yêu thì đó là tình yêu. Tình yêu đích thực không hệ tại ở lời nói. Càng không bao giờ là lời yêu nhưng lại ẩn chứa những xảo trá, gian dối, lừa lọc...
Tình yêu đích thực là thứ tình chất chứa lắng sâu bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu đánh đổi để hình thành. Tình yêu đích thực là thứ tình mang đậm dấu ấn của những vượt qua, của những phấn đấu, của những nỗ lực. Đó là tình yêu không có chỗ cho sự mệt mỏi, cho sự ngã lòng và buông bỏ...
Nó phải được nuôi dưỡng bằng hy sinh, bằng máu, thậm chí bằng cả sinh mạng. Nó không chỉ là hoa quả của một cuộc trả giá, mà còn là trả giá đắt. Nó phải được thể hiện bằng lối "yêu cho tới cùng". Nó phải cho thấy ranh giới của nó là vô biên, là không ranh giới.
Thiên Chúa yêu trần thế đến nỗi hiến trao Con Một của Người cho trần thế. Chính hành động trao hiến này, Thiên Chúa tự nguyện hiến tế mình nơi Người Con Một ấy.
Nếu có lần nào chứng kiến người thân yêu chết mà lòng ta đau đớn, quặn thắt. Hoặc có khi ta chết còn dễ chịu hơn cảnh tượng phải chứng kiến sự mất mát người thân, ta sẽ phần nào hiểu được hành động hy sinh Người Con Một mà Thiên Chúa đã thể hiện để chứng tỏ tình yêu vì chúng ta.
Vì thế, có thể nói, nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa chịu khổ hình vì ta, Thiên Chúa chết cho ta, Thiên Chúa chấp nhận thánh giá để cứu sống ta. Vì ta, Thiên Chúa "đau đớn", "quặn thắt" chứng kiến đến kỳ cùng sự hiến thân của Người Con Một.
Chúa Giêsu đã trả giá cho tình yêu chân thật bằng sự đổ máu chính mình trên thánh giá. Để rồi qua cái chết nhục nhằn, thương đau ấy, Chúa Giêsu vừa thể hiện đậm nét khuôn mặt yêu thương đến tột cùng của Thiên Chúa, vừa thể hiện chính tình yêu lớn lao mà chính Người đáp trả khối tình của Thiên Chúa, và mang lại sự sống, sự giải phóng cho chúng ta.
2. Và chúng ta đáp trả...
Tình yêu của Chúa Cha dành cho Chúa Giêsu là tình yêu chia sẽ và trao ban. Tình yêu của Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha là tình yêu tôn kính và vâng phục. Chúa Giêsu yêu chúng ta cùng một mức độ như tình yêu Chúa Cha đối với Người, như chính Người nhận lãnh từ nơi Chúa Cha.
Hiểu rõ bản chất và nguồn cội của tình yêu là chính Thiên Chúa, xuất phát từ Thiên Chúa, thánh Gioan mời gọi: "Chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4:7-8).
Tình yêu là nguồn sự sống, là động lực chính yếu của cuộc đời. Sau hết nó cũng là cứu cánh của cuộc đời.
Chúng ta không chỉ nhận lãnh mà còn thuộc lòng giáo lý về tình yêu, đó là hãy yêu thương nhau. Vì thế, chúng ta hãy nỗ lực sống trọng tình yêu như Thiên Chúa và Chúa Giêsu nêu gương và dạy bảo.
Để thực hành tình yêu của Chúa, chúng ta hãy tập sống cho tình yêu liên tục suốt đời mình. Hãy dành yêu thương của bản thân cho tất cả mọi người, nhất là những ai nghèo hèn, đau khổ, lầm than, bệnh tật, bị bỏ rơi, bị loại trừ, bị xa cách...
Hãy luôn tha thứ những lỗi lầm của nhau, và tha thứ không mệt mỏi, không đòi điều kiện.
Hãy chấp nhận hy sinh, chấp nhận chịu thiệt thòi miễn sao cuộc sống xung quanh bình an, danh Chúa được mọi người biết đến, tình thương yêu của Chúa được cao rao.
Từng người hãy nỗ lực từng phút giây để có thể bắt chước Thiên Chúa và bắt chước Chúa Giêsu để bằng sự cố gắng của bản thân và ơn Chúa giúp, chúng ta có thể yêu nhau bằng tình yêu đích thực.
Đừng bao giờ quên, chúng ta có một dòng sông tình yêu chảy từ Thiên Chúa đến Chúa Giêsu rồi đến chúng ta. Hãy nỗ lực sống và ngụp lặng trong dòng sông vời vợi ấy...
CÓ MỘT DÒNG SÔNG YÊU THƯƠNG
Bằng lời hiệu triệu "Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy", Chúa Giêsu cho thấy giữa Chúa với Kitô hữu có một mối liên hệ vô cùng quan trọng, vô cùng cần thiết, lồng trong nhau trong một tương quan dữ dội. ĐÓ LÀ TÌNH YÊU KHỞI ĐI TỪ CHÚA CHA.
Chính mối liên hệ cao cả, mối liên hệ nguồn của tất cả mọi năng lực là lý do mạnh để Chúa Giêsu mời gọi chúng ta ở lại trong tình yêu của Người. Đó là: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con".
Tương quan trong tình yêu từ Thiên Chúa đến Chúa Giêsu rồi đến chúng ta là tương quan phát sinh năng lực sống và làm cho sống. Sự sống ấy là kết quả cuối cùng giữa liên hệ xuôi chiều: Thiên Chúa - Chúa Giêsu - Kitô hữu.
Cội nguồn của dòng sông tình yêu phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Giêsu rồi tuôn chảy đến nhân loại. Chúa Cha là cội nguồn của tình yêu. Chúa Cha là cội nguồn của mọi sáng kiến vì yêu. Chúa Cha là cội nguồn của mọi ban phát, giữ gìn, đỡ nâng, cứu chuộc... mà tình yêu đòi buộc và thể hiện.
1. Không đơn giản là...
Nhưng hãy nhớ, tình yêu không đơn giản, không phải cứ nói yêu thì đó là tình yêu. Tình yêu đích thực không hệ tại ở lời nói. Càng không bao giờ là lời yêu nhưng lại ẩn chứa những xảo trá, gian dối, lừa lọc...
Tình yêu đích thực là thứ tình chất chứa lắng sâu bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu đánh đổi để hình thành. Tình yêu đích thực là thứ tình mang đậm dấu ấn của những vượt qua, của những phấn đấu, của những nỗ lực. Đó là tình yêu không có chỗ cho sự mệt mỏi, cho sự ngã lòng và buông bỏ...
Nó phải được nuôi dưỡng bằng hy sinh, bằng máu, thậm chí bằng cả sinh mạng. Nó không chỉ là hoa quả của một cuộc trả giá, mà còn là trả giá đắt. Nó phải được thể hiện bằng lối "yêu cho tới cùng". Nó phải cho thấy ranh giới của nó là vô biên, là không ranh giới.
Thiên Chúa yêu trần thế đến nỗi hiến trao Con Một của Người cho trần thế. Chính hành động trao hiến này, Thiên Chúa tự nguyện hiến tế mình nơi Người Con Một ấy.
Nếu có lần nào chứng kiến người thân yêu chết mà lòng ta đau đớn, quặn thắt. Hoặc có khi ta chết còn dễ chịu hơn cảnh tượng phải chứng kiến sự mất mát người thân, ta sẽ phần nào hiểu được hành động hy sinh Người Con Một mà Thiên Chúa đã thể hiện để chứng tỏ tình yêu vì chúng ta.
Vì thế, có thể nói, nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa chịu khổ hình vì ta, Thiên Chúa chết cho ta, Thiên Chúa chấp nhận thánh giá để cứu sống ta. Vì ta, Thiên Chúa "đau đớn", "quặn thắt" chứng kiến đến kỳ cùng sự hiến thân của Người Con Một.
Chúa Giêsu đã trả giá cho tình yêu chân thật bằng sự đổ máu chính mình trên thánh giá. Để rồi qua cái chết nhục nhằn, thương đau ấy, Chúa Giêsu vừa thể hiện đậm nét khuôn mặt yêu thương đến tột cùng của Thiên Chúa, vừa thể hiện chính tình yêu lớn lao mà chính Người đáp trả khối tình của Thiên Chúa, và mang lại sự sống, sự giải phóng cho chúng ta.
2. Và chúng ta đáp trả...
Tình yêu của Chúa Cha dành cho Chúa Giêsu là tình yêu chia sẽ và trao ban. Tình yêu của Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha là tình yêu tôn kính và vâng phục. Chúa Giêsu yêu chúng ta cùng một mức độ như tình yêu Chúa Cha đối với Người, như chính Người nhận lãnh từ nơi Chúa Cha.
Hiểu rõ bản chất và nguồn cội của tình yêu là chính Thiên Chúa, xuất phát từ Thiên Chúa, thánh Gioan mời gọi: "Chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4:7-8).
Tình yêu là nguồn sự sống, là động lực chính yếu của cuộc đời. Sau hết nó cũng là cứu cánh của cuộc đời.
Chúng ta không chỉ nhận lãnh mà còn thuộc lòng giáo lý về tình yêu, đó là hãy yêu thương nhau. Vì thế, chúng ta hãy nỗ lực sống trọng tình yêu như Thiên Chúa và Chúa Giêsu nêu gương và dạy bảo.
Để thực hành tình yêu của Chúa, chúng ta hãy tập sống cho tình yêu liên tục suốt đời mình. Hãy dành yêu thương của bản thân cho tất cả mọi người, nhất là những ai nghèo hèn, đau khổ, lầm than, bệnh tật, bị bỏ rơi, bị loại trừ, bị xa cách...
Hãy luôn tha thứ những lỗi lầm của nhau, và tha thứ không mệt mỏi, không đòi điều kiện.
Hãy chấp nhận hy sinh, chấp nhận chịu thiệt thòi miễn sao cuộc sống xung quanh bình an, danh Chúa được mọi người biết đến, tình thương yêu của Chúa được cao rao.
Từng người hãy nỗ lực từng phút giây để có thể bắt chước Thiên Chúa và bắt chước Chúa Giêsu để bằng sự cố gắng của bản thân và ơn Chúa giúp, chúng ta có thể yêu nhau bằng tình yêu đích thực.
Đừng bao giờ quên, chúng ta có một dòng sông tình yêu chảy từ Thiên Chúa đến Chúa Giêsu rồi đến chúng ta. Hãy nỗ lực sống và ngụp lặng trong dòng sông vời vợi ấy...
Trong lòng yêu thương
Lm. Nguyễn Xuân Trường
03:50 03/05/2024
TRONG LÒNG YÊU THƯƠNG
Thánh Gioan định nghĩa: Thiên Chúa là tình yêu. Chúa yêu thế nào? Tình yêu của Chúa có gì khác với tình yêu người ta thường hiểu trong xã hội hôm nay? Lời Chúa tuần này cho chúng ta câu trả lời.
1. Quấn quýt. Tình yêu có đặc điểm quấn quýt: yêu ai luôn muốn ở gần người đó. Chúa yêu loài người nên muốn ở gần loài người đến độ: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy như Thầy đã ở lại trong tình thương của Cha Thầy.” Chúa yêu con người cách thân mật gần gũi đến độ không chỉ ở bên nhau, cạnh nhau, sát nhau mà còn ở trong nhau, ôm ấp quấn quýt lấy nhau. Tình yêu Chúa như bầu không khí bao phủ toàn bộ nhân loại này. Lòng Chúa thương xót như lòng dạ mẹ ôm ấp bao bọc, che chở nuôi dưỡng con mình. Câu hỏi được đặt ra là: Phần tôi, tôi có quấn quýt với Chúa không?
2. Quảng đại. Tình yêu có đặc điểm quảng đại, luôn muốn vượt ra khỏi mình để đến với người khác. Biểu hiện của lòng quảng đại là cho đi, trao tặng. Thế nên, yêu nhau luôn muốn trao tặng cho nhau. Vì yêu thương, Thiên Chúa không chỉ trao tặng ơn này ơn nọ, mà còn trao tặng cả chính Ngài cho nhân loại. Thiên Chúa quảng đại “ban Thánh Thần xuống trên cả các dân ngoại.” Thiên Chúa quảng đại ban Con Một của Người để cứu độ trần gian. Và Người Con ấy lại quảng đại trao ban cả mạng sống mình cho nhân loại. Chúa quảng đại trao ban tất cả. Và Chúa bảo chúng ta: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”
Chúa Nhật này cũng là Chúa Nhật đầu tháng Năm- tháng hoa kính Đức Mẹ. Tình mẹ, lòng mẹ là hình ảnh rất gần gũi, rất thân thương để diễn tả tình yêu Thiên Chúa: Một tình yêu vô điều kiện, một tình yêu quấn quýt và quảng đại, sẵn lòng cho đi tất cả vì con cái. Chúng ta tạ ơn Chúa và Mẹ. Hãy sống là những người con ngoan hiền của Chúa và Mẹ. Amen.
Thánh Gioan định nghĩa: Thiên Chúa là tình yêu. Chúa yêu thế nào? Tình yêu của Chúa có gì khác với tình yêu người ta thường hiểu trong xã hội hôm nay? Lời Chúa tuần này cho chúng ta câu trả lời.
1. Quấn quýt. Tình yêu có đặc điểm quấn quýt: yêu ai luôn muốn ở gần người đó. Chúa yêu loài người nên muốn ở gần loài người đến độ: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy như Thầy đã ở lại trong tình thương của Cha Thầy.” Chúa yêu con người cách thân mật gần gũi đến độ không chỉ ở bên nhau, cạnh nhau, sát nhau mà còn ở trong nhau, ôm ấp quấn quýt lấy nhau. Tình yêu Chúa như bầu không khí bao phủ toàn bộ nhân loại này. Lòng Chúa thương xót như lòng dạ mẹ ôm ấp bao bọc, che chở nuôi dưỡng con mình. Câu hỏi được đặt ra là: Phần tôi, tôi có quấn quýt với Chúa không?
2. Quảng đại. Tình yêu có đặc điểm quảng đại, luôn muốn vượt ra khỏi mình để đến với người khác. Biểu hiện của lòng quảng đại là cho đi, trao tặng. Thế nên, yêu nhau luôn muốn trao tặng cho nhau. Vì yêu thương, Thiên Chúa không chỉ trao tặng ơn này ơn nọ, mà còn trao tặng cả chính Ngài cho nhân loại. Thiên Chúa quảng đại “ban Thánh Thần xuống trên cả các dân ngoại.” Thiên Chúa quảng đại ban Con Một của Người để cứu độ trần gian. Và Người Con ấy lại quảng đại trao ban cả mạng sống mình cho nhân loại. Chúa quảng đại trao ban tất cả. Và Chúa bảo chúng ta: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”
Chúa Nhật này cũng là Chúa Nhật đầu tháng Năm- tháng hoa kính Đức Mẹ. Tình mẹ, lòng mẹ là hình ảnh rất gần gũi, rất thân thương để diễn tả tình yêu Thiên Chúa: Một tình yêu vô điều kiện, một tình yêu quấn quýt và quảng đại, sẵn lòng cho đi tất cả vì con cái. Chúng ta tạ ơn Chúa và Mẹ. Hãy sống là những người con ngoan hiền của Chúa và Mẹ. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:33 03/05/2024
34. Nếu không có thánh sủng thì chúng ta không có gì cả, mà những người chỉ muốn dựa vào sức lực của mình để cứu linh hồn mình nên thánh, thì sẽ muôn đời không đạt được ân sủng của Thiên Chúa.
(Thánh Vincentius de Paul)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:38 03/05/2024
46. VÁ CÁI LƯỚI TRÙM ĐẦU
Người nọ có cái lưới để bối tóc nhưng bị rách, có người khuyên ông ta nên đi vá lại.
Người nọ bèn đi mời thợ may đến, sau khi an vị thì lấy tay chỉ cái lưới trùm trên đầu ra cho người thợ sửa, thợ may kêu ông ta lấy xuống, ông ta nói:
- “Nếu lấy xuống thì nó sẽ đứt tán loạn sao?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 46:
Muốn sửa áo quần thì phải cởi ra đưa cho thợ may, muốn sửa cái lưới bối tóc trùm đầu hoặc sửa bất cứ thứ gì thì cũng phải cởi ra và đưa cho người thợ sửa, không muốn cởi ra để sửa thì dù có muốn sửa thì sửa cũng không được.
Muốn sửa chữa một tật xấu hay một khuyết điểm thì cũng phải “cởi ra”, tức là phải xác định cái tật xấu của mình và quyết tâm sửa chữa.
Có những người Ki-tô hữu khi vào tòa xưng tội, tức là muốn sửa chữa và làm lại cuộc sống của mình, nhưng không muốn “cởi tội” của mình ra cho cha giải tội biết, họ sợ cha giải tội biết tội của mình, họ sợ mắc cở với cha giải tội, họ sợ xưng tội lâu thì bị người khác nói là mình tội nhiều, cho nên họ vẫn giấu tội của mình mà không xưng ra. Và thế là họ không được tha tội khi ra khỏi tòa xưng tội.
Không cởi áo ra thì không thể nào sửa áo được, không cởi cái lưới trùm đầu ra để sửa thì cái lưới cũng vẫn là cái lưới rách. Không thành tâm thú tội và không thành thật xưng tội thì tội sẽ chồng chất thêm tội mà thôi, và như thế cuộc sống thiêng liêng của họ cũng vẫn là cuộc sống đầy những bất an, ray rứt mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Người nọ có cái lưới để bối tóc nhưng bị rách, có người khuyên ông ta nên đi vá lại.
Người nọ bèn đi mời thợ may đến, sau khi an vị thì lấy tay chỉ cái lưới trùm trên đầu ra cho người thợ sửa, thợ may kêu ông ta lấy xuống, ông ta nói:
- “Nếu lấy xuống thì nó sẽ đứt tán loạn sao?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 46:
Muốn sửa áo quần thì phải cởi ra đưa cho thợ may, muốn sửa cái lưới bối tóc trùm đầu hoặc sửa bất cứ thứ gì thì cũng phải cởi ra và đưa cho người thợ sửa, không muốn cởi ra để sửa thì dù có muốn sửa thì sửa cũng không được.
Muốn sửa chữa một tật xấu hay một khuyết điểm thì cũng phải “cởi ra”, tức là phải xác định cái tật xấu của mình và quyết tâm sửa chữa.
Có những người Ki-tô hữu khi vào tòa xưng tội, tức là muốn sửa chữa và làm lại cuộc sống của mình, nhưng không muốn “cởi tội” của mình ra cho cha giải tội biết, họ sợ cha giải tội biết tội của mình, họ sợ mắc cở với cha giải tội, họ sợ xưng tội lâu thì bị người khác nói là mình tội nhiều, cho nên họ vẫn giấu tội của mình mà không xưng ra. Và thế là họ không được tha tội khi ra khỏi tòa xưng tội.
Không cởi áo ra thì không thể nào sửa áo được, không cởi cái lưới trùm đầu ra để sửa thì cái lưới cũng vẫn là cái lưới rách. Không thành tâm thú tội và không thành thật xưng tội thì tội sẽ chồng chất thêm tội mà thôi, và như thế cuộc sống thiêng liêng của họ cũng vẫn là cuộc sống đầy những bất an, ray rứt mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Phần còn lại, Ngài lo
Lm. Minh Anh
15:17 03/05/2024
PHẦN CÒN LẠI, NGÀI LO
“Nếu thế gian ghét các con, hãy biết, nó đã ghét Thầy trước!”.
E. Stanley Jones nói, “Một khi bị dồn vào đường cùng, rắn đuôi chuông sẽ tức giận tới mức tự cắn vào mình! Đó cũng là những gì xảy ra nơi một người tích chứa sự căm ghét. Ôm chặt hận thù, người ấy nghĩ, họ đang ‘làm đau’ kẻ khác; nhưng tai hại lớn hơn là họ đang huỷ hoại bản thân. Tốt nhất, bạn hãy đón nhận sự thù ghét, tìm dịp để yêu thương, và phó thác cho Chúa. Phần còn lại, Ngài lo!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Tìm dịp để yêu thương, phó thác cho Chúa. ‘Phần còn lại, Ngài lo!’”. Trước một nền văn hoá chống lại Thiên Chúa, Chúa Giêsu vẫn “tìm dịp để yêu thương và phó mình cho Chúa Cha”. Trong Tin Mừng hôm nay, Ngài nói, “Nếu thế gian ghét các con, hãy biết, nó đã ghét Thầy trước!”.
Sứ vụ của Chúa Giêsu càng mở ra, các thế lực chống đối Ngài càng trở nên tồi tệ. Nhưng Ngài sẵn lòng ôm lấy thực tế nghiệt ngã đó. Rõ ràng, Ngài vẫn yêu thương giới biệt phái, yêu Giuđa, yêu Phêrô, yêu cả những kẻ sẽ đóng đinh Ngài; Ngài yêu đến cùng. Từ việc phó mình cho Cha - với tất cả sức mạnh - Ngài đã vượt qua tất cả. Ai trong chúng ta, vào một giai đoạn nào đó, cũng cảm thấy gánh nặng này khi phải trải qua những sự từ chối tương tự, cả khi chúng ta chỉ muốn làm điều tốt cho người khác. Đây là thời điểm chúng ta nên giống Chúa Giêsu nhất. Dĩ nhiên, điều đó không dễ, nhưng nếu được vậy, bình an và niềm vui sẽ lấp đầy trái tim bạn; với một điều kiện, như Chúa Giêsu, bạn và tôi phó thác tất cả cho Chúa. ‘Phần còn lại, Ngài lo!’.
Và tình yêu luôn tìm kiếm giải pháp! Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho biết, như Chúa Giêsu, các tông đồ đã làm điều tương tự. Chỗ nào đón tiếp, các ngài lưu lại; chỗ nào tẩy chay, các ngài ra đi. Tại Đerbê, Lystra, được đón tiếp, Phaolô tiếp nhận Timôthê; các ngài đi qua Phygia, Galat, Trôa và xuống Macêđônia. Nhờ đó, Tin Mừng được rao giảng; tín hữu vui, dân ngoại mừng, “Hãy tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Đức Phanxicô nói, “Con đường của Kitô hữu là con đường của Chúa Kitô, không có con đường nào khác ngoài con đường Ngài đã chỉ ra với những hệ luỵ là bị thế gian căm ghét. Đó là lý do của những hận thù và khủng bố liên tục từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội - và cho đến ngày nay - nhiều cộng đoàn Kitô trên thế giới đang bị bách hại!”.
Anh Chị em,
“Nếu thế gian ghét các con, hãy biết, nó đã ghét Thầy trước!”. Họ ghét Chúa Giêsu hơn ghét một tên gian phi. Tại sao? Vì Ngài nói cho họ sự thật về Thiên Chúa, về chính Ngài và về chính họ. Ngài chấp nhận tất cả và cứ tìm dịp để yêu thương, yêu cho đến cùng. Để rồi, tình yêu mạnh hơn sự thù ghét, mạnh hơn sự chết của Ngài chiến thắng, trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho nhân loại, một nhân loại thù hiềm Thiên Chúa. Với chúng ta, giữa một thế giới căm ghét Ngài; bạn cứ “tìm kiếm các giải pháp” để tiếp tục thứ tha, tiếp tục yêu thương. Và với sự trợ lực của Chúa Giêsu, sẽ không trở ngại nào là quá lớn; chính Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả. Điều quan trọng là cứ tập trung vào việc mở mang Nước Chúa, bạn và tôi tìm dịp để yêu thương. ‘Phần còn lại, Ngài lo!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để thế gian ghét con vì con dễ ghét; cứ để họ ghét con vì con dễ thương! Cho con, cứ thương, dù bị họ ghét. Được như thế, con nào khác Chúa mấy!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nếu thế gian ghét các con, hãy biết, nó đã ghét Thầy trước!”.
E. Stanley Jones nói, “Một khi bị dồn vào đường cùng, rắn đuôi chuông sẽ tức giận tới mức tự cắn vào mình! Đó cũng là những gì xảy ra nơi một người tích chứa sự căm ghét. Ôm chặt hận thù, người ấy nghĩ, họ đang ‘làm đau’ kẻ khác; nhưng tai hại lớn hơn là họ đang huỷ hoại bản thân. Tốt nhất, bạn hãy đón nhận sự thù ghét, tìm dịp để yêu thương, và phó thác cho Chúa. Phần còn lại, Ngài lo!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Tìm dịp để yêu thương, phó thác cho Chúa. ‘Phần còn lại, Ngài lo!’”. Trước một nền văn hoá chống lại Thiên Chúa, Chúa Giêsu vẫn “tìm dịp để yêu thương và phó mình cho Chúa Cha”. Trong Tin Mừng hôm nay, Ngài nói, “Nếu thế gian ghét các con, hãy biết, nó đã ghét Thầy trước!”.
Sứ vụ của Chúa Giêsu càng mở ra, các thế lực chống đối Ngài càng trở nên tồi tệ. Nhưng Ngài sẵn lòng ôm lấy thực tế nghiệt ngã đó. Rõ ràng, Ngài vẫn yêu thương giới biệt phái, yêu Giuđa, yêu Phêrô, yêu cả những kẻ sẽ đóng đinh Ngài; Ngài yêu đến cùng. Từ việc phó mình cho Cha - với tất cả sức mạnh - Ngài đã vượt qua tất cả. Ai trong chúng ta, vào một giai đoạn nào đó, cũng cảm thấy gánh nặng này khi phải trải qua những sự từ chối tương tự, cả khi chúng ta chỉ muốn làm điều tốt cho người khác. Đây là thời điểm chúng ta nên giống Chúa Giêsu nhất. Dĩ nhiên, điều đó không dễ, nhưng nếu được vậy, bình an và niềm vui sẽ lấp đầy trái tim bạn; với một điều kiện, như Chúa Giêsu, bạn và tôi phó thác tất cả cho Chúa. ‘Phần còn lại, Ngài lo!’.
Và tình yêu luôn tìm kiếm giải pháp! Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho biết, như Chúa Giêsu, các tông đồ đã làm điều tương tự. Chỗ nào đón tiếp, các ngài lưu lại; chỗ nào tẩy chay, các ngài ra đi. Tại Đerbê, Lystra, được đón tiếp, Phaolô tiếp nhận Timôthê; các ngài đi qua Phygia, Galat, Trôa và xuống Macêđônia. Nhờ đó, Tin Mừng được rao giảng; tín hữu vui, dân ngoại mừng, “Hãy tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Đức Phanxicô nói, “Con đường của Kitô hữu là con đường của Chúa Kitô, không có con đường nào khác ngoài con đường Ngài đã chỉ ra với những hệ luỵ là bị thế gian căm ghét. Đó là lý do của những hận thù và khủng bố liên tục từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội - và cho đến ngày nay - nhiều cộng đoàn Kitô trên thế giới đang bị bách hại!”.
Anh Chị em,
“Nếu thế gian ghét các con, hãy biết, nó đã ghét Thầy trước!”. Họ ghét Chúa Giêsu hơn ghét một tên gian phi. Tại sao? Vì Ngài nói cho họ sự thật về Thiên Chúa, về chính Ngài và về chính họ. Ngài chấp nhận tất cả và cứ tìm dịp để yêu thương, yêu cho đến cùng. Để rồi, tình yêu mạnh hơn sự thù ghét, mạnh hơn sự chết của Ngài chiến thắng, trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho nhân loại, một nhân loại thù hiềm Thiên Chúa. Với chúng ta, giữa một thế giới căm ghét Ngài; bạn cứ “tìm kiếm các giải pháp” để tiếp tục thứ tha, tiếp tục yêu thương. Và với sự trợ lực của Chúa Giêsu, sẽ không trở ngại nào là quá lớn; chính Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả. Điều quan trọng là cứ tập trung vào việc mở mang Nước Chúa, bạn và tôi tìm dịp để yêu thương. ‘Phần còn lại, Ngài lo!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để thế gian ghét con vì con dễ ghét; cứ để họ ghét con vì con dễ thương! Cho con, cứ thương, dù bị họ ghét. Được như thế, con nào khác Chúa mấy!”, Amen.
(Tgp. Huế)
CN 6B PS : TÌNH YÊU LÀM ĐIỀU KỲ DIỆU
Anphong Nguyễn Công Minh ofm
16:57 03/05/2024
CN 6B PS : TÌNH YÊU LÀM ĐIỀU KỲ DIỆU
Tình yêu làm nên điều kỳ diệu, đó là đề tài của bài giảng hôm nay, dựa trên những lời tâm tình của Chúa với các môn đệ trong bữa tiệc ly, như được ghi trong Tin Mừng Gioan mà Giáo Hội cho chúng ta nghe lại : Thầy không còn coi anh em là tôi tớ. Thầy xem anh em là bạn hữu. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Ta sẽ duyệt xét điều kỳ diệu của tình yêu trên hai điểm:
(1) Tình yêu biến “người” thành “Chúa”
(2) Tình yêu đổi “loài” người thành “đấng” người
1. Tình yêu biến người thành Chúa
Trong Báo Công Giáo & Dân Tộc số 1408 có đăng thắc mắc của ông Nguyễn quang Hiền Gx Bắc Dũng, hạt Xóm Mới : Ông nói rằng bài báo trước đó của linh mục Thiện Cẩm với tựa đề: “Chúa làm người để người làm Chúa như Chúa đã làm người” khiến nhiều người, nhất là ngoài Công Giáo có thể hiểu lầm về cách nói lộng ngôn phạm thượng này. Quả vậy, nói “người làm Chúa” thì thật lộng ngôn, có khi là rối đạo, lạc giáo, kiêu ngạo, tựa Satan xưa.
Nhưng không lộng ngôn đâu ! Chính tình yêu làm nên điều kì diệu đó. Chúa là Tình Yêu đã giáng thế chia sẻ thân phận con người, để con người được thông phần bản tính Chúa. Nói huỵch toẹt ra như thánh Irênê xưa : “Chúa làm người để người làm Chúa,” chẳng có chi là sai cả, nhờ hai chữ “tình yêu”. Câu nói này có hơi lạ tai một chút so với câu quen tai hơn: “Con Chúa làm người để người làm con Chúa” (thêm chữ “con” ở cả hai vế).
Lm Thiện Cẩm có lý luận cũng hay. “Con của con chó có được gọi là chó không?” Được quá đi chứ. Cũng vậy, con của con mèo cũng gọi là mèo, con của con người cũng được kêu là người, thì con của Chúa cũng phải được gọi là Chúa chứ. Vì thế làm con Chúa hay làm Chúa cũng đâu khác gì. Dĩ nhiên “Chúa” làm người, khác với “Chúa” của “người làm ‘Chúa’,” giống như con khác với cha. Nhưng dẫu sao “người thành Chúa” cũng là điều cực kì kì diệu, mà chỉ có Đấng là Tình Yêu mới làm nên được. Một Thiên Chúa Toàn Năng, một Thiên Chúa Phép Tắc không làm nên được, (dẫu toàn năng làm gì cũng được, nhưng Đấng Toàn Năng ấy dại gì làm ra cái giống mình, dại gì sẻ chia địa vị mình. Chỉ Đấng Tình Yêu mới làm. Tình yêu làm nên điều cực kì kì diệu.
Kể từ khi Chúa Con nhập thể để bày tỏ tình yêu của Ngôi Cha dành cho con người, thì mối liên hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại hoàn toàn thay đổi : Không còn là Tạo Hóa và thụ tạo, không còn là Thượng đế và phàm nhân, không còn là Chủ ông và tôi tớ, nhưng chính là "Bạn hữu thân tình". Thầy không gọi các con là tôi tớ. Thầy xem các con là bạn hữu ngang hàng. Thầy là Chúa, các con cũng là Chúa. Tình yêu biến loại người thành bậc Chúa.
2. Tình yêu đổi “loài” người thành “đấng” người.
Nhà văn nữ Harriet Beecher Stove có viết một quyển tiểu thuyết nhan đề "Túp lều Bác Tôm" kể chuyện đời của một người nô lệ da đen tên là Tôm. Chủ của bác Tôm là một trong số rất ít những người chủ da trắng biết thương yêu những người nô lệ da đen của mình. Đáp lại bác Tôm cũng rất yêu thương chủ và tận tụy hết lòng phục vụ chủ. Nhưng ông chủ này vì làm ăn thua lỗ nên đã nợ một món tiền rất lớn. Một ông (tên) da trắng khác chuyên buôn bán nô lệ đã tìm cách nắm được các giấy nợ và dùng giấy nợ để làm áp lực với ông Senbi (tên của ông chủ da trắng nhân hậu của bác Tom). Hắn buộc ông phải bán bác Tôm cho hắn để trừ nợ. Lúc đầu ông Senbi nhất định không chịu. Nhưng vì tên lái buôn hăm doạ sẽ tịch thu tất cả tài sản của ông, nên cuối cùng ông đành phải bán bác Tôm. Người ta đã xúi bác Tôm trốn đi trước khi bị tên lái buôn bắt đem đi. Nhưng Tôm đã từ chối với lý lẽ: "Nếu ông chủ buộc lòng phải bán tôi để khỏi phải bán tất cả những người khác và để khỏi phải phá sản thì thôi cũng được". Sau đó cuộc đời bác Tôm đã phải lao đao lận đận chịu đủ thứ khổ sở và cuối cùng phải chết thảm.
Ta không nói về cuối cuộc đời của bác Tom, nhưng gần như suốt cuộc sống trước đó, bác đã được ông chủ da trắng Senbi tốt lành cư xử như người nhà, như bạn hữu. Hẳn ông chủ Senbi Kitô hữu này đã thuộc nằm lòng Lời Chúa mà ta nghe hôm nay. “Thầy không gọi anh em là tôi tớ, nô lệ, vì nô lệ tôi tớ không biết việc chủ làm. Thầy coi anh em là bạn hữu. Những gì Thầy nghe biết nơi Cha Thầy, Thầy cho anh em biết.” Tình yêu biến đổi “loài người” thành “đấng người.” Bởi lẽ sự thường người ta cư xử với loài nô lệ như loài vật: mua bán đổi chác như mua ngựa mua bò. Tình yêu, chỉ tình yêu mới biến họ thành đấng người.
Chúng ta có ngạc nhiên phẫn nộ không, chứ đã có thời người ta không xem người nữ là người thật, mà chỉ “dưới” người. Đến độ có lúc thần học thử xét xem người nữ có linh hồn hay không ! Điều răn thứ 10: Ngươi chớ ham muốn nhà cửa, ruộng nương, của cải, vợ con của người khác. Xếp vợ con cùng một lứa với nhà cửa ruộng vườn ! Chế độ Taliban ở Afghanistan trước và mới đây là một ví dụ. Người nữ ra đường phải bịt mặt. Không được đi học, không được đi làm. Ngày nay chẳng còn nữa, nhưng dấu vết của nó vẫn còn : xem người ăn người ở người phục vụ là tôi tớ.
Có bao giờ ta gặp ông già lựu đạn này chưa?
Ông già "Lựu Đạn" là một danh xưng mà Chị Nữ Tu Antoinette thường gọi thế, khi nhắc đến ông lính già khó tính nhất trong bệnh viện Chị đang phục vụ. Gặp ai ông cũng nhăn nhó, nạt nộ; có truyện gì không vừa ý, ông la lối rùm beng.
Ngày kia, đang mải mê phục vụ, Chị Antoinette nghe tiếng cha già Lựu Đạn hét lớn: "Đem cho tôi vài quả trứng luộc". Chị Antoinette vui vẻ đem đến.
- Trứng chưa chín đủ mà cũng đem tới à? Chị Antoinette tươi cười đem trứng đi luộc lại.
- Trứng chín quá. Luộc gì mà kỹ quá vậy? Chị Antoinette chẳng biết làm sao hơn được. Chị đi lấy một cái bếp đem đến kê ở cạnh giường và trao cho ông cha già Lựu Đạn vài quả trứng để ông tự luộc lấy cho vừa ý. Ông thấy thế, liền nổi cơn lôi đình, đạp đổ bếp, quăng xoong nước và trứng xuống nền nhà, miệng quát lớn: "Sơ không biết tôi là bệnh nhân sao! Bệnh nhân mà đi luộc trứng à?" Bệnh nhân là thượng đế. (Sơ là người nữ, lại làm nhiệm vụ phục vụ, dĩ nhiên phải phục vụ thôi. Tôi có tiền mà…)
Chị Antoinette chẳng nói nửa lời, chỉ thinh lặng cúi xuống thu dọn, quét tước, lau lọt... Một lát sau, Chị lại đem đến cho ông già vài quả trứng khác và nói: "Ông cố gắng dùng thử cái này, tôi luộc vừa chín tới thôi"... Tỉnh ngộ, ông lính già tỏ vẻ cảm động vì khâm phục trước tấm lòng bác ái, nhịn nhục của Chị Dòng khiêm nhu dễ thương, miệng lắp bắp nghẹn ngào nói: "Cảm ơn Sơ, tôi ăn trái trứng mà cũng là ăn cả tấm lòng tốt của Sơ nữa". Ta có thể nói lời gì đây: tình yêu biến đổi con người.
Ta không thể kể cả ngàn trường hợp nhờ tình yêu mà một con người tàn tật phế thải, một con người từ vũng sâu bùn lầy vươn lên thành người hữu ích. Mà người ta thuật lại trong cuốn: Những phép lạ của tình yêu. Tình yêu làm nên điều kì diệu.
Tình yêu cao quí nhất là tình yêu hy sinh tính mạng. Nhưng ta không dễ gì gặp những trường hợp như vậy đâu. ĐGH Gioan Phaolô I (vị giáo hoàng 33 ngày) có lần viết:
“Tôi chưa bao giờ được dịp may nhảy xuống dòng nước đang chảy cuồn cuộn để cứu một người chết đuối, nhưng thường người ta chỉ xin tôi cho mượn một cái gì nhỏ nhặt hoặc viết một lá thư ngắn, hay xin những chỉ dẫn rất đơn giản và dễ làm.
“Tôi chưa bao giờ gặp chó dại trên đường đi mà chỉ thấy có ruồi muỗi. Tôi chưa bao giờ bị những kẻ bách hại đánh đập, nhưng lại thường bị quấy rầy bởi những tiếng kêu la ngoài đường, âm thanh mở quá lớn của máy truyền hình hay cách ăn súp ồn ào của người đồng bàn…”
Giúp đỡ trong mức độ mình có thể, giữ bình tĩnh và nụ cười yêu thương tha nhân là thế đó: không cầu kỳ nhưng thực tế và đơn giản. Nhưng đừng khinh thường, nó cũng có sức biến đổi. Vì tình yêu làm nên điều cực kì kì diệu. Bởi tình yêu đã biến ta thành Chúa. Và chớ gì ta hãy dùng tình yêu mà biến U-người (under -dưới- người) thành người. Và từ người thành Chúa. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(biên tập từ nhiều nguồn)
Tình yêu làm nên điều kỳ diệu, đó là đề tài của bài giảng hôm nay, dựa trên những lời tâm tình của Chúa với các môn đệ trong bữa tiệc ly, như được ghi trong Tin Mừng Gioan mà Giáo Hội cho chúng ta nghe lại : Thầy không còn coi anh em là tôi tớ. Thầy xem anh em là bạn hữu. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Ta sẽ duyệt xét điều kỳ diệu của tình yêu trên hai điểm:
(1) Tình yêu biến “người” thành “Chúa”
(2) Tình yêu đổi “loài” người thành “đấng” người
1. Tình yêu biến người thành Chúa
Trong Báo Công Giáo & Dân Tộc số 1408 có đăng thắc mắc của ông Nguyễn quang Hiền Gx Bắc Dũng, hạt Xóm Mới : Ông nói rằng bài báo trước đó của linh mục Thiện Cẩm với tựa đề: “Chúa làm người để người làm Chúa như Chúa đã làm người” khiến nhiều người, nhất là ngoài Công Giáo có thể hiểu lầm về cách nói lộng ngôn phạm thượng này. Quả vậy, nói “người làm Chúa” thì thật lộng ngôn, có khi là rối đạo, lạc giáo, kiêu ngạo, tựa Satan xưa.
Nhưng không lộng ngôn đâu ! Chính tình yêu làm nên điều kì diệu đó. Chúa là Tình Yêu đã giáng thế chia sẻ thân phận con người, để con người được thông phần bản tính Chúa. Nói huỵch toẹt ra như thánh Irênê xưa : “Chúa làm người để người làm Chúa,” chẳng có chi là sai cả, nhờ hai chữ “tình yêu”. Câu nói này có hơi lạ tai một chút so với câu quen tai hơn: “Con Chúa làm người để người làm con Chúa” (thêm chữ “con” ở cả hai vế).
Lm Thiện Cẩm có lý luận cũng hay. “Con của con chó có được gọi là chó không?” Được quá đi chứ. Cũng vậy, con của con mèo cũng gọi là mèo, con của con người cũng được kêu là người, thì con của Chúa cũng phải được gọi là Chúa chứ. Vì thế làm con Chúa hay làm Chúa cũng đâu khác gì. Dĩ nhiên “Chúa” làm người, khác với “Chúa” của “người làm ‘Chúa’,” giống như con khác với cha. Nhưng dẫu sao “người thành Chúa” cũng là điều cực kì kì diệu, mà chỉ có Đấng là Tình Yêu mới làm nên được. Một Thiên Chúa Toàn Năng, một Thiên Chúa Phép Tắc không làm nên được, (dẫu toàn năng làm gì cũng được, nhưng Đấng Toàn Năng ấy dại gì làm ra cái giống mình, dại gì sẻ chia địa vị mình. Chỉ Đấng Tình Yêu mới làm. Tình yêu làm nên điều cực kì kì diệu.
Kể từ khi Chúa Con nhập thể để bày tỏ tình yêu của Ngôi Cha dành cho con người, thì mối liên hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại hoàn toàn thay đổi : Không còn là Tạo Hóa và thụ tạo, không còn là Thượng đế và phàm nhân, không còn là Chủ ông và tôi tớ, nhưng chính là "Bạn hữu thân tình". Thầy không gọi các con là tôi tớ. Thầy xem các con là bạn hữu ngang hàng. Thầy là Chúa, các con cũng là Chúa. Tình yêu biến loại người thành bậc Chúa.
2. Tình yêu đổi “loài” người thành “đấng” người.
Nhà văn nữ Harriet Beecher Stove có viết một quyển tiểu thuyết nhan đề "Túp lều Bác Tôm" kể chuyện đời của một người nô lệ da đen tên là Tôm. Chủ của bác Tôm là một trong số rất ít những người chủ da trắng biết thương yêu những người nô lệ da đen của mình. Đáp lại bác Tôm cũng rất yêu thương chủ và tận tụy hết lòng phục vụ chủ. Nhưng ông chủ này vì làm ăn thua lỗ nên đã nợ một món tiền rất lớn. Một ông (tên) da trắng khác chuyên buôn bán nô lệ đã tìm cách nắm được các giấy nợ và dùng giấy nợ để làm áp lực với ông Senbi (tên của ông chủ da trắng nhân hậu của bác Tom). Hắn buộc ông phải bán bác Tôm cho hắn để trừ nợ. Lúc đầu ông Senbi nhất định không chịu. Nhưng vì tên lái buôn hăm doạ sẽ tịch thu tất cả tài sản của ông, nên cuối cùng ông đành phải bán bác Tôm. Người ta đã xúi bác Tôm trốn đi trước khi bị tên lái buôn bắt đem đi. Nhưng Tôm đã từ chối với lý lẽ: "Nếu ông chủ buộc lòng phải bán tôi để khỏi phải bán tất cả những người khác và để khỏi phải phá sản thì thôi cũng được". Sau đó cuộc đời bác Tôm đã phải lao đao lận đận chịu đủ thứ khổ sở và cuối cùng phải chết thảm.
Ta không nói về cuối cuộc đời của bác Tom, nhưng gần như suốt cuộc sống trước đó, bác đã được ông chủ da trắng Senbi tốt lành cư xử như người nhà, như bạn hữu. Hẳn ông chủ Senbi Kitô hữu này đã thuộc nằm lòng Lời Chúa mà ta nghe hôm nay. “Thầy không gọi anh em là tôi tớ, nô lệ, vì nô lệ tôi tớ không biết việc chủ làm. Thầy coi anh em là bạn hữu. Những gì Thầy nghe biết nơi Cha Thầy, Thầy cho anh em biết.” Tình yêu biến đổi “loài người” thành “đấng người.” Bởi lẽ sự thường người ta cư xử với loài nô lệ như loài vật: mua bán đổi chác như mua ngựa mua bò. Tình yêu, chỉ tình yêu mới biến họ thành đấng người.
Chúng ta có ngạc nhiên phẫn nộ không, chứ đã có thời người ta không xem người nữ là người thật, mà chỉ “dưới” người. Đến độ có lúc thần học thử xét xem người nữ có linh hồn hay không ! Điều răn thứ 10: Ngươi chớ ham muốn nhà cửa, ruộng nương, của cải, vợ con của người khác. Xếp vợ con cùng một lứa với nhà cửa ruộng vườn ! Chế độ Taliban ở Afghanistan trước và mới đây là một ví dụ. Người nữ ra đường phải bịt mặt. Không được đi học, không được đi làm. Ngày nay chẳng còn nữa, nhưng dấu vết của nó vẫn còn : xem người ăn người ở người phục vụ là tôi tớ.
Có bao giờ ta gặp ông già lựu đạn này chưa?
Ông già "Lựu Đạn" là một danh xưng mà Chị Nữ Tu Antoinette thường gọi thế, khi nhắc đến ông lính già khó tính nhất trong bệnh viện Chị đang phục vụ. Gặp ai ông cũng nhăn nhó, nạt nộ; có truyện gì không vừa ý, ông la lối rùm beng.
Ngày kia, đang mải mê phục vụ, Chị Antoinette nghe tiếng cha già Lựu Đạn hét lớn: "Đem cho tôi vài quả trứng luộc". Chị Antoinette vui vẻ đem đến.
- Trứng chưa chín đủ mà cũng đem tới à? Chị Antoinette tươi cười đem trứng đi luộc lại.
- Trứng chín quá. Luộc gì mà kỹ quá vậy? Chị Antoinette chẳng biết làm sao hơn được. Chị đi lấy một cái bếp đem đến kê ở cạnh giường và trao cho ông cha già Lựu Đạn vài quả trứng để ông tự luộc lấy cho vừa ý. Ông thấy thế, liền nổi cơn lôi đình, đạp đổ bếp, quăng xoong nước và trứng xuống nền nhà, miệng quát lớn: "Sơ không biết tôi là bệnh nhân sao! Bệnh nhân mà đi luộc trứng à?" Bệnh nhân là thượng đế. (Sơ là người nữ, lại làm nhiệm vụ phục vụ, dĩ nhiên phải phục vụ thôi. Tôi có tiền mà…)
Chị Antoinette chẳng nói nửa lời, chỉ thinh lặng cúi xuống thu dọn, quét tước, lau lọt... Một lát sau, Chị lại đem đến cho ông già vài quả trứng khác và nói: "Ông cố gắng dùng thử cái này, tôi luộc vừa chín tới thôi"... Tỉnh ngộ, ông lính già tỏ vẻ cảm động vì khâm phục trước tấm lòng bác ái, nhịn nhục của Chị Dòng khiêm nhu dễ thương, miệng lắp bắp nghẹn ngào nói: "Cảm ơn Sơ, tôi ăn trái trứng mà cũng là ăn cả tấm lòng tốt của Sơ nữa". Ta có thể nói lời gì đây: tình yêu biến đổi con người.
Ta không thể kể cả ngàn trường hợp nhờ tình yêu mà một con người tàn tật phế thải, một con người từ vũng sâu bùn lầy vươn lên thành người hữu ích. Mà người ta thuật lại trong cuốn: Những phép lạ của tình yêu. Tình yêu làm nên điều kì diệu.
Tình yêu cao quí nhất là tình yêu hy sinh tính mạng. Nhưng ta không dễ gì gặp những trường hợp như vậy đâu. ĐGH Gioan Phaolô I (vị giáo hoàng 33 ngày) có lần viết:
“Tôi chưa bao giờ được dịp may nhảy xuống dòng nước đang chảy cuồn cuộn để cứu một người chết đuối, nhưng thường người ta chỉ xin tôi cho mượn một cái gì nhỏ nhặt hoặc viết một lá thư ngắn, hay xin những chỉ dẫn rất đơn giản và dễ làm.
“Tôi chưa bao giờ gặp chó dại trên đường đi mà chỉ thấy có ruồi muỗi. Tôi chưa bao giờ bị những kẻ bách hại đánh đập, nhưng lại thường bị quấy rầy bởi những tiếng kêu la ngoài đường, âm thanh mở quá lớn của máy truyền hình hay cách ăn súp ồn ào của người đồng bàn…”
Giúp đỡ trong mức độ mình có thể, giữ bình tĩnh và nụ cười yêu thương tha nhân là thế đó: không cầu kỳ nhưng thực tế và đơn giản. Nhưng đừng khinh thường, nó cũng có sức biến đổi. Vì tình yêu làm nên điều cực kì kì diệu. Bởi tình yêu đã biến ta thành Chúa. Và chớ gì ta hãy dùng tình yêu mà biến U-người (under -dưới- người) thành người. Và từ người thành Chúa. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(biên tập từ nhiều nguồn)
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 6 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 03/05/2024
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH
Tin Mừng: Ga 15, 9-17
“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu.”
Anh chị em thân mến,
Tuần trước có một giáo dân đến “mắng vốn” tôi về người bạn của ông ta, bởi vì quá tin vào bạn bè, nên ông ta đã giao cho người bạn tất cả số vốn để qua đại lục (Trung Quốc) mở công ty, nhưng người bạn “quý” ấy đã cuỗm mất tất cả số tiền ấy và của những người khác đi biệt mất tiêu không nghe tin tức gì...
Có được tình thương chân thật nơi người bạn chân thật, đó chính là món quà quý giá mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta vậy.
1. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu”.
Trong cuộc sống chúng ta gặp nhiều loại bạn:
Bạn thân, bạn sơ giao, bạn nhậu, bạn buôn bán, bạn làm ăn, bạn hàng xóm, bạn chôi bời, bạn tình, bạn nối khố, bạn học, bạn cờ bạc.v.v... và còn nhiều loại bạn khác mà chúng ta gặp trong cuộc sống đầy bon chen này.
Nhưng chúng ta chưa gặp một người bạn nào dám sống chết vì chúng ta.
Người bạn dám sống chết vì chúng ta thì hiếm có, bởi vì ai cũng muốn kết bạn để thủ lợi cho mình, hoặc là để kết bè kết cánh để củng cố địa vị của mình, hoặc là để cùng nhau có lợi khi làm ăn...
Người bạn tốt chưa chắc phải là người giàu có, cũng không phải là người uống rượu giỏi, cũng không phải là người chịu chôi, nhưng một người bạn tốt là người hiểu, yêu thương và dám hi sinh mạng sống vì bạn hữu, đó chính là điều mà Đức Chúa Giê-su muốn nhấn mạnh để dạy dỗ các Tông Đồ.
Người bạn tốt chính là món quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta, như Ngài đã ban tặng Con Một của mình cho nhân loại là Đức Chúa Ki-tô, chính Đức Chúa Ki-tô đã hiểu thế nào là một tình thương chân thật nơi người bạn hữu, bởi vì chính Ngài đã thực hiện điều ấy khi vì yêu thương những người bạn tội lỗi –là chúng ta- mà Ngài đã tình nguyện chết trên thập giá để cứu chuộc bạn mình.
2. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu”.
Cha mẹ có thể hi sinh cho con cái, vì con cái là món quà tặng của Thiên Chúa ban cho họ để họ được an ủi lúc tuổi già, để họ được hạnh phúc trong đời sống đôi bạn, để họ được quyền thay mặt Chúa để nuôi nấng và dạy dỗ con cái theo ý muốn của Thiên Chúa. Đây là một tình thương của người làm cha làm mẹ.
Bạn hữu hy sinh cho nhau, vì tình bạn này được Thiên Chúa chúc phúc, do đó nó là món quà vô giá mà Thiên Chúa đã tặng cho chúng ta, để qua tình bạn chân thật này, chúng ta nhận ra được tình thương của Đức Chúa Giê-su đối với cá nhân mình và đối với nhân loại, một tình thương hiến dâng mạng sống cho người mình thương.
Bạn hữu không có nghĩa là hạn hẹp trong phạm vi bè bạn, nhưng nó được mở rộng ra trong gia đình giữa anh chị em với nhau, giữa đồng sự với nhau, giữa người với người, giữa cha sở và giáo dân, giữa bề trên và thuộc cấp, bởi vì trong tất cả tình cảm ấy, nếu không có một tình cảm bạn hữu chân thật thì chỉ làm khổ nhau mà thôi.
Hằng ngày chúng ta thường gặp nhau nhưng chúng ta ít khi trò chuyện với nhau, bởi vì chúng ta chưa có một tình thương chân thật với nhau, bởi vì chúng ta chỉ biết cá nhân mình mà thôi; chúng ta thường ăn uống với nhau nhưng chúng ta chưa hiểu nhau, bởi vì chúng ta chưa thật sự nhận ra Đức Chúa Giê-su đang hiện diện nơi người anh em của chúng ta; chúng ta cùng làm việc với nhau nhưng chúng ta chưa thông cảm cho nhau, bởi vì chúng ta vẫn có thành kiến với nhau; chúng ta đùa vui với nhau nhưng chúng ta vẫn còn giữ kẻ với nhau, bởi vì chúng ta chưa có tinh thần bác ái với nhau...
Anh chị em thân mến,
Không phê bình bạn bè, không nói xấu bạn bè, không chỉ trích bạn bè, không chú trọng đến các khuyết điểm của bạn bè để phê bình, nhưng biết góp ý tốt cho bạn bè với một tâm tình yêu mến, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với bạn bè, thì đó là dấu hiệu của một người bạn tốt. Những người bạn này đúng thật là món quà của Thiên Chúa tặng cho chúng ta vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Mừng: Ga 15, 9-17
“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu.”
Anh chị em thân mến,
Tuần trước có một giáo dân đến “mắng vốn” tôi về người bạn của ông ta, bởi vì quá tin vào bạn bè, nên ông ta đã giao cho người bạn tất cả số vốn để qua đại lục (Trung Quốc) mở công ty, nhưng người bạn “quý” ấy đã cuỗm mất tất cả số tiền ấy và của những người khác đi biệt mất tiêu không nghe tin tức gì...
Có được tình thương chân thật nơi người bạn chân thật, đó chính là món quà quý giá mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta vậy.
1. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu”.
Trong cuộc sống chúng ta gặp nhiều loại bạn:
Bạn thân, bạn sơ giao, bạn nhậu, bạn buôn bán, bạn làm ăn, bạn hàng xóm, bạn chôi bời, bạn tình, bạn nối khố, bạn học, bạn cờ bạc.v.v... và còn nhiều loại bạn khác mà chúng ta gặp trong cuộc sống đầy bon chen này.
Nhưng chúng ta chưa gặp một người bạn nào dám sống chết vì chúng ta.
Người bạn dám sống chết vì chúng ta thì hiếm có, bởi vì ai cũng muốn kết bạn để thủ lợi cho mình, hoặc là để kết bè kết cánh để củng cố địa vị của mình, hoặc là để cùng nhau có lợi khi làm ăn...
Người bạn tốt chưa chắc phải là người giàu có, cũng không phải là người uống rượu giỏi, cũng không phải là người chịu chôi, nhưng một người bạn tốt là người hiểu, yêu thương và dám hi sinh mạng sống vì bạn hữu, đó chính là điều mà Đức Chúa Giê-su muốn nhấn mạnh để dạy dỗ các Tông Đồ.
Người bạn tốt chính là món quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta, như Ngài đã ban tặng Con Một của mình cho nhân loại là Đức Chúa Ki-tô, chính Đức Chúa Ki-tô đã hiểu thế nào là một tình thương chân thật nơi người bạn hữu, bởi vì chính Ngài đã thực hiện điều ấy khi vì yêu thương những người bạn tội lỗi –là chúng ta- mà Ngài đã tình nguyện chết trên thập giá để cứu chuộc bạn mình.
2. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu”.
Cha mẹ có thể hi sinh cho con cái, vì con cái là món quà tặng của Thiên Chúa ban cho họ để họ được an ủi lúc tuổi già, để họ được hạnh phúc trong đời sống đôi bạn, để họ được quyền thay mặt Chúa để nuôi nấng và dạy dỗ con cái theo ý muốn của Thiên Chúa. Đây là một tình thương của người làm cha làm mẹ.
Bạn hữu hy sinh cho nhau, vì tình bạn này được Thiên Chúa chúc phúc, do đó nó là món quà vô giá mà Thiên Chúa đã tặng cho chúng ta, để qua tình bạn chân thật này, chúng ta nhận ra được tình thương của Đức Chúa Giê-su đối với cá nhân mình và đối với nhân loại, một tình thương hiến dâng mạng sống cho người mình thương.
Bạn hữu không có nghĩa là hạn hẹp trong phạm vi bè bạn, nhưng nó được mở rộng ra trong gia đình giữa anh chị em với nhau, giữa đồng sự với nhau, giữa người với người, giữa cha sở và giáo dân, giữa bề trên và thuộc cấp, bởi vì trong tất cả tình cảm ấy, nếu không có một tình cảm bạn hữu chân thật thì chỉ làm khổ nhau mà thôi.
Hằng ngày chúng ta thường gặp nhau nhưng chúng ta ít khi trò chuyện với nhau, bởi vì chúng ta chưa có một tình thương chân thật với nhau, bởi vì chúng ta chỉ biết cá nhân mình mà thôi; chúng ta thường ăn uống với nhau nhưng chúng ta chưa hiểu nhau, bởi vì chúng ta chưa thật sự nhận ra Đức Chúa Giê-su đang hiện diện nơi người anh em của chúng ta; chúng ta cùng làm việc với nhau nhưng chúng ta chưa thông cảm cho nhau, bởi vì chúng ta vẫn có thành kiến với nhau; chúng ta đùa vui với nhau nhưng chúng ta vẫn còn giữ kẻ với nhau, bởi vì chúng ta chưa có tinh thần bác ái với nhau...
Anh chị em thân mến,
Không phê bình bạn bè, không nói xấu bạn bè, không chỉ trích bạn bè, không chú trọng đến các khuyết điểm của bạn bè để phê bình, nhưng biết góp ý tốt cho bạn bè với một tâm tình yêu mến, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với bạn bè, thì đó là dấu hiệu của một người bạn tốt. Những người bạn này đúng thật là món quà của Thiên Chúa tặng cho chúng ta vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trump được thăm dò thắng Biden trong số cử tri Công Giáo với sự thay đổi trong phiếu bầu của người nói tiếng Tây Ban Nha
Vũ Văn An
14:21 03/05/2024
Peter Pinedo thuộc Phòng tin tức Washington, D.C. của CNA, ngày 2 tháng 5 năm 2024 tường trình rằng theo một cuộc khảo sát gần đây của Pew, cựu Tổng thống Donald Trump đang dẫn trước Tổng thống Joe Biden hơn 10 điểm trong số cử tri Công Giáo, một phần nhờ vào sự ủng hộ ngày càng tăng từ các cử tri Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha.
Nhìn chung, Pew cho biết Trump dẫn đầu chỉ với 1% trong tổng số cử tri. Tuy nhiên, sự ủng hộ của ông trong cộng đồng người Công Giáo cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng đáng chú ý so với năm 2020.
Theo cuộc thăm dò mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew, được thực hiện từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 4, Trump dẫn trước Biden trong số những người Công Giáo với tỷ lệ 55% đến 43%. Tỷ lệ dẫn đầu 12% là một mức tăng đáng kể so với năm 2020, khi người Công Giáo bỏ phiếu ủng hộ Trump chỉ với 1%, 50% so với 49%.
Chad Pecknold, giáo sư thần học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và là chuyên gia về Giáo hội Hoa Kỳ, nói với CNA rằng sự thay đổi của người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha là điều nổi bật nhất trong cuộc thăm dò mới nhất của Pew.
Người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha, chiếm khoảng 40% Giáo hội Hoa Kỳ, tiếp tục ủng hộ Biden, nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn nhiều, 49% còn 47%. Đây là sự suy giảm nghiêm trọng trong sự ủng hộ của người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha dành cho Biden. Một cuộc thăm dò tương tự của Pew được thực hiện một tháng trước cuộc bầu cử năm 2020 cho thấy người nói tiếng Tây Ban Nha ủng hộ Biden với tỷ lệ áp đảo 67% so với 26%.
Điều này xảy ra khi Pew dự đoán người nói tiếng Tây Ban Nha sẽ chiếm tỷ lệ cao kỷ lục 14.7% trong tổng số cử tri Hoa Kỳ đủ điều kiện trong mùa bầu cử này.
Pecknold nói: “Đảng Dân chủ là chuyên gia gặt hái ‘các danh tính’ để lấy phiếu bầu, vì vậy điều quan trọng là phải hết sức chú ý khi họ thất bại.
“Họ [những người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha] từng là những cử tri đáng tin cậy cho đảng Dân chủ, nhưng giờ đây họ đang chia rẽ ở giữa. Điều này cho thấy rằng, bất chấp những nỗ lực tốt nhất của họ trong việc mua phiếu bầu của họ thông qua các ưu đãi chính trị, các đảng viên Đảng Dân chủ đang đánh mất một trong những nhóm danh tính mà họ đã nỗ lực hết sức để duy trì.”
Trong khi đó, tỷ lệ dẫn đầu của Trump trong số những người Công Giáo da trắng cũng đã tăng lên, hiện ở mức 61% ủng hộ Trump với 38% dành cho Biden, so với 57% và 42% vào năm 2020.
Tuy nhiên, cả Biden lẫn Trump hiện đều có xếp hạng không thuận lợi cao đối với người Công Giáo. Theo Pew, chỉ có 35% người Công Giáo có quan điểm thuận lợi với Biden trong khi 64% có quan điểm không thuận lợi. Trong khi đó, Trump cũng được đa số người Công Giáo đánh giá không thiện cảm (57%) và có thiện cảm với 42%.
Mặc dù là tổng thống Công Giáo thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng Biden đã gây ra sự phẫn nộ trong nhiều người Công Giáo vì viện dẫn đức tin Công Giáo của mình để ủng hộ việc phá thai. Đức Hồng Y Wilton Gregory, tổng giám mục Washington, D.C., gần đây đã chỉ trích Biden trên truyền hình quốc gia, nói rằng ông “lựa lọc” các yếu tố của đức tin Công Giáo để tuân theo.
Dữ kiện của Pew cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong quan điểm chính trị giữa những người Công Giáo tham dự Thánh lễ ít nhất hàng tháng trở lên và những người không tham dự.
Bất kể sắc tộc, trong số tất cả những người Công Giáo tham dự Thánh lễ hàng tháng hoặc thường xuyên hơn, 61% xác định theo Đảng Cộng hòa hoặc thiên về Đảng Cộng hòa. Điều này bao gồm đa số (67%) người Công Giáo da trắng và người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha (52%).
Biden dẫn đầu nhiều nhất trong cuộc thăm dò này nơi các cử tri vô thần, nhóm nhân khẩu học mà ông dẫn đầu với 76 điểm phần trăm, 87% so với 11%. Ông cũng dẫn đầu rất lớn trong số những người theo đạo Tin lành da đen (77% so với 18%) và những người theo thuyết bất khả tri (82% so với 17%). Biden dẫn đầu trong số cử tri không theo tôn giáo nào với tỷ lệ 69% so với 28%, rất giống với mức ủng hộ ông trong nhóm nhân khẩu học này vào năm 2020.
Vị giám mục Công Giáo nghỉ hưu bị băng đảng bắt cóc
Đặng Tự Do
17:17 03/05/2024
Hội đồng Giám mục Mexico cho biết hôm thứ Hai rằng một giám mục Công Giáo đã nghỉ hưu, người nổi tiếng vì cố gắng làm trung gian giữa các băng đảng ma túy ở Mexico, đã được phát hiện và đưa đến bệnh viện sau khi dường như bị bắt cóc trong một thời gian ngắn.
Ủy ban thường trực Hội Đồng Giám Mục Mexico cho biết trong một tuyên bố trước đó rằng Đức Cha Salvador Rangel, một giám mục nghỉ hưu, đã biến mất hôm thứ Bảy và kêu gọi những kẻ bắt giữ thả ngài ra.
Nhưng Ủy ban sau đó cho biết ngài “đã được xác định và đang ở bệnh viện” mà không nói rõ Đức Cha được tìm thấy hay thả ra như thế nào, cũng không cung cấp mức độ thương tích của ngài.
Uriel Carmona, công tố viên trưởng bang Morelos, nơi vị giám mục biến mất, cho biết “các dấu hiệu sơ bộ cho thấy đây có thể là một vụ bắt cóc ‘cấp tốc’”.
Ở Mexico, các vụ bắt cóc thường xuyên thường kéo dài, liên quan đến các cuộc đàm phán hết tháng này sang tháng khác về yêu cầu tiền chuộc. Trong khi đó, các vụ bắt cóc “cấp tốc” là những vụ bắt cóc nhanh chóng thường được thực hiện bởi tội phạm cấp thấp và yêu cầu tiền chuộc thấp hơn, chính vì vậy tiền có thể được chuyển giao nhanh hơn.
Trước đó, Ủy ban thường trực Hội Đồng Giám Mục Mexico cho biết Đức Cha Rangel đang trong tình trạng sức khỏe kém và cầu xin những kẻ bắt giữ cho phép ngài dùng thuốc như “một hành động nhân đạo”.
Đức Cha Rangel là giám mục của giáo phận Chilpancingo-Chilapa nổi tiếng bạo lực, ở bang Guerrero phía nam, nơi các băng đảng ma túy đã chiến đấu trong nhiều năm. Trong một nỗ lực sau đó được chính phủ xác nhận, Đức Cha Rangel đã tìm cách thuyết phục các thủ lĩnh băng đảng ngừng đổ máu và đạt được các thỏa thuận.
Đức Cha Rangel đã bị bắt cóc ở bang Morelos, ngay phía bắc Guerrero. Tuyên bố của các giám mục phản ánh ranh giới nguy hiểm mà các giám mục phải hành xử trong các khu vực do các băng đảng thống trị ở Mexico, để tránh gây phản cảm với những trùm ma túy, những kẻ có thể kết liễu đời các ngài ngay lập tức, và bất chợt.
“Xét đến tình trạng sức khỏe yếu của ngài, chúng tôi kêu gọi một cách kiên quyết nhưng đầy tôn trọng những người đang giữ Đức Cha Rangel cho phép ngài uống những loại thuốc cần thiết một cách thích hợp và kịp thời, như một hành động nhân đạo,” hội đồng giám mục cho biết trong một tuyên bố trước khi tìm được Đức Cha Rangel.
Không rõ ai có thể đã bắt cóc Rangel. Các băng nhóm ma túy siêu bạo lực được gọi là Tlacos, Ardillos và Familia Michoacana hoạt động trong khu vực. Không ai ngay lập tức nhận trách nhiệm về tội ác này.
Nếu có bất kỳ tổn hại nào xảy đến với Rangel, thì đó sẽ là tội ác gây sốc nhất đối với một giáo sĩ kể từ năm 1993, khi các tay súng của băng đảng ma túy giết chết Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo trong một vụ rõ ràng là nhầm lẫn danh tính trong một vụ xả súng ở phi trường Guadalajara.
Các công tố viên ở bang Guerrero đã xác nhận vụ bắt cóc nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết mà chỉ nói rằng họ sẵn sàng hợp tác với các đối tác ở Morelos. Morelos, giống như Guerrero, đã hứng chịu bạo lực, giết người và bắt cóc trong nhiều năm.
Trong một tuyên bố, giáo phận cũ của Đức Cha Rangel đã viết rằng ông “rất được yêu mến và tôn trọng trong giáo phận của chúng tôi”.
Vào tháng 2, các giám mục khác thông báo rằng họ đã giúp dàn xếp một thỏa thuận ngừng bắn giữa hai băng đảng ma túy đang gây chiến ở Guerrero.
Linh mục José Filiberto Velázquez, người biết về các cuộc đàm phán tháng 2 nhưng không tham gia, cho biết các cuộc đàm phán có sự tham gia của các thủ lĩnh của băng đảng Familia Michoacana và băng đảng Tlacos, còn được gọi là Băng Miền Núi.
Tình trạng an ninh tồi tệ ở Mễ Tây Cơ dưới thời Tổng thống Andrés Manuel López Obrador
Các giám mục và linh mục cố gắng thuyết phục các băng đảng nói chuyện với nhau với hy vọng giảm bớt những trận chiến đẫm máu. Giả định ngầm là các băng đảng sẽ phân chia lãnh thổ nơi chúng tha hồ tống tiền và buôn bán ma túy mà không giết chóc quá nhiều..
Đức Cha José de Jesús González Hernández, Giám Mục giáo phận Chilpancingo-Chilapa, cho biết ngài và ba giám mục khác trong bang đã nói chuyện với các ông trùm mua bán ma túy trong nỗ lực đàm phán một hiệp định hòa bình.
Đức Cha Hernández cho biết vào thời điểm đó những cuộc đàm phán đã thất bại vì các băng đảng ma túy không muốn ngừng tranh giành lãnh thổ ở quốc gia ven biển Thái Bình Dương này. Những trận chiến đó đã làm tê liệt giao thông ở ít nhất hai thành phố và dẫn đến hàng chục vụ giết người trong những tháng gần đây.
González Hernández nói về cuộc đàm phán được tổ chức vài tuần trước đó: “Họ yêu cầu đình chiến nhưng có điều kiện” về việc phân chia lãnh thổ. “Nhưng những điều kiện này không được một trong những người tham gia đồng ý.”
Vào tháng 2, Tổng thống Andrés Manuel López Obrador cho biết ông tán thành những cuộc đàm phán như vậy.
“Các linh mục, mục sư và thành viên của tất cả các giáo hội đã tham gia, giúp đỡ trong việc bình định đất nước. Tôi nghĩ nó rất tốt”, López Obrador nói.
Các nhà phê bình cho rằng các cuộc đàm phán cho thấy mức độ mà chính sách không đối đầu với các băng nhóm của López Obrador đã khiến người dân bình thường phải tự mình thực hiện các thỏa thuận hòa bình riêng với các băng đảng.
Một linh mục giáo xứ ở một thị trấn ở bang Michoacan đã bị thống trị bởi các băng đảng trong nhiều năm cho biết vào tháng 2 rằng các cuộc đàm phán là “một sự thừa nhận ngầm rằng chính phủ không thể cung cấp các điều kiện an toàn”.
Vị linh mục, người phát biểu với điều kiện giấu tên vì lý do an ninh, cho biết “chắc chắn, chúng tôi phải nói chuyện với một số người, trên hết là khi nói đến sự an toàn của mọi người, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi đồng ý với điều đó”.
Chẳng hạn, ngài cho biết, người dân địa phương đã yêu cầu ngài hỏi các ông trùm mua bán ma túy về số phận của những người thân mất tích. Đó là một vai trò không phải của Giáo Hội.
Vị linh mục nói: “Chúng tôi sẽ không phải làm điều này nếu chính phủ thực hiện đúng công việc của mình”.
Vào tháng 2, các Giám Mục nói với hãng tin AP rằng thỏa thuận ngừng bắn giữa các băng đảng thường không kéo dài.
“Chúng hơi mong manh, bởi vì trong thế giới của những kẻ buôn bán ma túy, việc phá vỡ các thỏa thuận và sự phản bội xảy ra rất dễ dàng”.
Source:AP
Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Giáo phận Trieste nhân Tuần lễ Xã hội Công Giáo Ý
Thanh Quảng sdb
17:30 03/05/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Giáo phận Trieste nhân Tuần lễ Xã hội Công Giáo Ý
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến đến thăm thành phố Trieste vào ngày 7 tháng 7 để tham gia Tuần lễ Bác ái Xã hội Công Giáo Ý, nơi ngài sẽ gặp gỡ những người di cư và những người sống bên lề xã hội.
(Tin Vatican - Adriana Masotti)
Đức Giám Mục Enrico Trevisi đã công bố chi tiết chuyến viếng thăm dự kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô tới thành phố phía bắc Ý vào ngày 7 tháng 7, khi ngài chia sẻ bài nói chuyện với Đại hội Tuần lễ Bác ái Xã hội Công Giáo Ý lần thứ 50 vào thứ Sáu 7/7/2024.
Sự kiện này được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 7 năm 2024 và diễn ra với chủ đề: "Trọng tâm của nền dân chủ: Sự tham gia giữa lịch sử và tương lai".
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Trieste vào ngày 7 tháng 7
Theo thông báo của Đức Giám Mục Trieste, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Trung tâm Hội nghị Generali ở Trieste, tọa lạc tại Old Port, bằng trực thăng vào khoảng 8 giờ sáng.
Ngài sẽ được chào đón bởi các cơ quan dân sự và tôn giáo, trong đó có chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, Đức Hồng Y Matteo Maria Zuppi.
Tiếp theo sự chào đón là cuộc gặp gỡ những tham dự viên của Đại hội Tuần lễ Bác ái Xã hội Công Giáo và sau đó với đại diện của các Giáo hội và tôn giáo Kitô giáo khác có mặt trong thành phố và ban giảng dậy của học viện, cũng như với một nhóm người di cư và người khuyết tật.
Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ lên xe đến Quảng trường Thống nhất để cử hành Thánh lễ và đọc Kinh Truyền Tin. Ngài sẽ rời Trieste để trở về Vatican vào khoảng 12:30 trưa.
Tổng thống Mattarella khai mạc sự kiện
Đại hội thường niên của các công tác bác ái Công Giáo Ý được khai mạc với Tổng thống Ý, Sergio Mattarella, vào ngày 3 tháng Bảy và kết thúc với chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Dự kiến có hơn một nghìn đại biểu, tìm cách thúc đẩy sự tham gia của người dân vào nền dân chủ. Đại hội sẽ bao gồm các phần trình bày về “những thực hành tốt”, cũng như các cuộc thảo luận và hội thảo ở nhiều khu vực khác nhau trong thành phố.
Theo tổng thư ký Hội đồng Giám mục Ý, Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Baturi, người đã công bố chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha vào tháng 1/2024 thì sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng thống Mattarella nói lên “tầm quan trọng của sự kiện Trieste đối với đời sống của cả nước. "
Nhằm mục đích “đề ra sự đóng góp của người Công Giáo hầu đáp lại những thách thức mà Ý, Châu Âu và thế giới được kêu gọi phải đối diện”.
Dòng người di cư từ Balkan
“Chúng ta không thể nói về sự tham gia, dân chủ, lợi ích chung mà không đề cập tới những người dễ bị tổn thương”, Đức Giám Mục Trevisi nói vào sáng thứ Sáu tại cuộc họp báo. “Sự trưởng thành của nền dân chủ phụ thuộc vào việc những người dễ bị tổn thương được chào đón và hòa nhập như thế nào.”
Đề cập đến thực tế địa phương của mình, Đức Giám Mục giải thích rằng Giáo phận Trieste nằm trên tuyến đường Balkan, nên việc nhập cư “là một chủ đề mà chúng tôi ý thức với đầy thách thức và phức tạp và Đức Thánh Cha kêu gọi chúng tôi hãy tiếp nhận họ một cách xứng đáng”.
ĐTC đề cập đến một công trình đổ nát, thiếu thiết bị vệ sinh, nước và điện, nằm gần ga xe lửa của thành phố, hiện là nơi ẩn náu cho nhiều người di cư từ lâu nay.
Đức Giám Mục Trevisi cho biết khu trại là “một nơi không xứng hợp” và ngài nói, “chúng tôi hy vọng có một giải pháp tốt đẹp hơn”.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến đến thăm thành phố Trieste vào ngày 7 tháng 7 để tham gia Tuần lễ Bác ái Xã hội Công Giáo Ý, nơi ngài sẽ gặp gỡ những người di cư và những người sống bên lề xã hội.
(Tin Vatican - Adriana Masotti)
Đức Giám Mục Enrico Trevisi đã công bố chi tiết chuyến viếng thăm dự kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô tới thành phố phía bắc Ý vào ngày 7 tháng 7, khi ngài chia sẻ bài nói chuyện với Đại hội Tuần lễ Bác ái Xã hội Công Giáo Ý lần thứ 50 vào thứ Sáu 7/7/2024.
Sự kiện này được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 7 năm 2024 và diễn ra với chủ đề: "Trọng tâm của nền dân chủ: Sự tham gia giữa lịch sử và tương lai".
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Trieste vào ngày 7 tháng 7
Theo thông báo của Đức Giám Mục Trieste, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Trung tâm Hội nghị Generali ở Trieste, tọa lạc tại Old Port, bằng trực thăng vào khoảng 8 giờ sáng.
Ngài sẽ được chào đón bởi các cơ quan dân sự và tôn giáo, trong đó có chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, Đức Hồng Y Matteo Maria Zuppi.
Tiếp theo sự chào đón là cuộc gặp gỡ những tham dự viên của Đại hội Tuần lễ Bác ái Xã hội Công Giáo và sau đó với đại diện của các Giáo hội và tôn giáo Kitô giáo khác có mặt trong thành phố và ban giảng dậy của học viện, cũng như với một nhóm người di cư và người khuyết tật.
Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ lên xe đến Quảng trường Thống nhất để cử hành Thánh lễ và đọc Kinh Truyền Tin. Ngài sẽ rời Trieste để trở về Vatican vào khoảng 12:30 trưa.
Tổng thống Mattarella khai mạc sự kiện
Đại hội thường niên của các công tác bác ái Công Giáo Ý được khai mạc với Tổng thống Ý, Sergio Mattarella, vào ngày 3 tháng Bảy và kết thúc với chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Dự kiến có hơn một nghìn đại biểu, tìm cách thúc đẩy sự tham gia của người dân vào nền dân chủ. Đại hội sẽ bao gồm các phần trình bày về “những thực hành tốt”, cũng như các cuộc thảo luận và hội thảo ở nhiều khu vực khác nhau trong thành phố.
Theo tổng thư ký Hội đồng Giám mục Ý, Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Baturi, người đã công bố chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha vào tháng 1/2024 thì sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng thống Mattarella nói lên “tầm quan trọng của sự kiện Trieste đối với đời sống của cả nước. "
Nhằm mục đích “đề ra sự đóng góp của người Công Giáo hầu đáp lại những thách thức mà Ý, Châu Âu và thế giới được kêu gọi phải đối diện”.
Dòng người di cư từ Balkan
“Chúng ta không thể nói về sự tham gia, dân chủ, lợi ích chung mà không đề cập tới những người dễ bị tổn thương”, Đức Giám Mục Trevisi nói vào sáng thứ Sáu tại cuộc họp báo. “Sự trưởng thành của nền dân chủ phụ thuộc vào việc những người dễ bị tổn thương được chào đón và hòa nhập như thế nào.”
Đề cập đến thực tế địa phương của mình, Đức Giám Mục giải thích rằng Giáo phận Trieste nằm trên tuyến đường Balkan, nên việc nhập cư “là một chủ đề mà chúng tôi ý thức với đầy thách thức và phức tạp và Đức Thánh Cha kêu gọi chúng tôi hãy tiếp nhận họ một cách xứng đáng”.
ĐTC đề cập đến một công trình đổ nát, thiếu thiết bị vệ sinh, nước và điện, nằm gần ga xe lửa của thành phố, hiện là nơi ẩn náu cho nhiều người di cư từ lâu nay.
Đức Giám Mục Trevisi cho biết khu trại là “một nơi không xứng hợp” và ngài nói, “chúng tôi hy vọng có một giải pháp tốt đẹp hơn”.
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Chương Năm Hans Urs von Balthasar
Vũ Văn An
20:18 03/05/2024
Chương 5: Nền thần học đổi mới và nền văn hóa hiện đại, tiếp theo
Hans Urs von Balthasar: “Thiên Chúa là nhà chú giải của chính Người”
Bằng sự công nhận gần như nhất trí, sự hiện diện lớn nhất trong thần học Công Giáo cuối thế kỷ 20—cả về ảnh hưởng lẫn số lượng sản phẩm—là Hans Urs von Balthasar (1905—1988). Karl Rahner, một nhân vật được von Balthasar đánh giá cao và đôi khi bị chỉ trích gay gắt, có lẽ là nhà thần học đơn nhất có ảnh hưởng hơn cả ngay sau Công đồng Vatican II, nhưng ảnh hưởng của ngài suy yếu khá nhanh và dường như không có khả năng quay trở lại sớm. Ngược lại, danh tiếng của von Balthasar tiếp tục tăng, đáng chú ý nhất là trong các giới chẳng hạn như nhóm liên kết với tạp chí Communio. (Tạp chí đó được thành lập bởi von Balthasar cùng với Joseph Ratzinger và các nhà thần học nổi tiếng khác đang tìm kiếm một con đường khác sau Công đồng so với con đường được thúc đẩy bởi tạp chí Concilium trước đó, cấp tiến hơn, mà một số người trong số họ ban đầu đã liên kết với nó.) Ngoài phạm vi rộng lớn trong công trình của ngài, một trở ngại cho việc hiểu biết von Balthasar là phương pháp của ngài: như chính von Balthasar đã viết trong một trong những cuốn sách của ngài, sự thật có tính “giao hưởng” (25) và do đó không thể giản lược thành một vài nguyên tắc và khai triển chi tiết có hệ thống theo cách của phần lớn lối viết học thuật.
Như có thể phỏng đoán từ cái tên ấn tượng của ngài, von Balthasar là hậu duệ của một gia đình quý tộc có lịch sử lâu đời và nổi tiếng. Ngài sinh năm 1905 tại Lucerne, khi đó là một trong những trung tâm Công Giáo ở Thụy Sĩ. Thời thơ ấu, ngài được tiếp xúc với những đỉnh cao của văn học, âm nhạc, nghệ thuật, thần học và triết học của Đức, Pháp, Anh và các nước châu Âu khác. Thật vậy, ngài là một nhạc sĩ tài năng đến nỗi nếu không phát triển những sở thích khác, nhiều người tin rằng ngài có thể đã có một sự nghiệp chuyên về âm nhạc. Sự thoải mái mà sau này ngài biểu lộ trong các nghiên cứu về nhiều ngôn ngữ và toàn bộ nền văn hóa phương Tây khi ngài thực hiện công trình triết học và thần học của ngài phản ảnh chính nguồn gốc quá trình dưỡng dục của ngài. Henri de Lubac, bản thân vốn là một người có học thức cao với sự sắc sảo trong phê bình đáng kể và là một người bạn, đã từng mô tả von Balthasar “có lẽ là [người] có học thức nhất trong thời đại của mình”. (26) Nơi von Balthasar, văn hóa cao đã kết hợp với năng lực làm việc to lớn và một óc sáng tạo chói lọi. Xuất lượng lớn lao và đa dạng đến nỗi nguyên việc phân loại nó các học giả cũng đã thấy khó khăn rồi. Tùy thuộc vào cách phân loại nhỏ các tác phẩm, von Balthasar đã viết đâu đó khoảng từ sáu mươi đến một trăm cuốn sách—phần lớn có độ dài đáng kể—và hàng trăm bài báo trước khi ngài qua đời vào năm 1988, chỉ hai ngày trước khi được Đức Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y.
Ngay cả việc lần giở lại các đường nét lớn của một bộ óc phong phú như vậy cũng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Và một khó khăn nữa phát sinh từ việc ngài là một nhà văn rất bao quát (việc trong phần lớn cuộc đời ngài, ngài cũng là nhà xuất bản của chính mình, thông qua Johannes Verlag, một cơ quan do chính ngài thành lập cũng chẳng giúp gì trong khía cạnh này). Một ý nghĩ chợt nảy ra với ngài trong một cuộc tranh luận có thể dẫn đến sự lạc đề kéo dài hàng chục trang trước khi ngài trở lại với chủ đề chính. May mắn một điều, có lẽ cảm nhận được địa hình đồi núi mà mình đã tạo ra, ngài đã cung cấp cho độc giả một tiểu luận ngắn thực sự là một tổng hợp tuyệt tác và cô đọng, mà dường như ngài có thể làm khi ngài muốn làm: “Bản Tóm lược Tư tưởng của tôi”. (27) Năm trang này là một hướng dẫn không thể thiếu về đóng góp chính của von Balthasar cho truyền thống trí thức Công Giáo: bộ ba gồm mười lăm tập của ngài, Vinh quang Thiên Chúa, Thần-Kịch [Theo-Drama] và Thần-Luận Lý [Theo-Logic], xuất hiện từ năm 1961 đến 1987, chính trong thời kỳ sôi động nhất của Giáo Hội trong thế kỷ hai mươi. Mỗi phần của bộ ba tập trung vào một “sự suy tư [đăc thù] về hoàn cảnh của con người”. (28) Bảy tập của Vinh quang Thiên Chúa được dành cho mỹ học, một cách ngạc nhiên đối với những người không quen thuộc với von Balthasar; năm tập Thần-Kịch dành cho cuộc gặp gỡ đầy kịch tính giữa Thiên Chúa và con người; và ba tập Thần-Luận lý dành cho những cách thức trong đó lý trí con người mở cửa một cách không thể tránh khỏi đón nhận siêu việt, những cách thức mà nếu được hiểu một cách đúng đắn sẽ dẫn chúng ta vào trung tâm của tính Công Giáo. Bất cứ ai từng nghiên cứu triết học đều có thể nghi ngờ rằng những sự phân chia này, đại khái, làm vang dội lại ba cuốn Phê bình của Kant, theo một trật tự cố ý đảo ngược. Mặc dù von Balthasar chủ yếu là người chỉ trích Kant, nhưng rõ ràng mục tiêu của ngài trong kiệt tác này cũng đầy tham vọng như mục tiêu của người tiền nhiệm vĩ đại người Đức của ngài.
Như von Balthasar giải thích trong bản “Tóm lược” của ngài, sự suy tư phải bắt đầu từ việc chúng ta khám phá ra bản thân mình như những hữu thể ngẫu nhiên và hữu hạn trong một thế giới ngẫu nhiên và hữu hạn. Mọi điều hiện hữu trong thế giới của chúng ta đều có thể dễ dàng không hiện hữu. Tuy nhiên, cả chúng ta và thế giới, một cách nào đó, cũng cởi mở đối với thể vô hạn và vĩnh cửu. Các nhà triết học cổ thời đã trực quan những sự thật này nhưng lại cố gắng giải quyết các căng thẳng theo những cách sai lầm. Ở một thái cực, Parmenides tuyên bố rằng điều có thực phải không thay đổi, biến thế giới luôn thay đổi của chúng ta thành ảo ảnh, như trong Phật giáo và các thuyết thần bí phủ nhận thế giới khác. Ở một thái cực khác, Heraclitus tuyên bố rằng vạn vật đều lưu chảy - nhưng thể bất biến và vĩnh cửu thì sao? Ngay Platông vĩ đại, đối mặt với sự phân chia, cũng chỉ có thể giải quyết tính nhị phân [dichotomy] biểu kiến này bằng cách lập luận rằng chân lý thực sự phải ở đâu đó trong một lĩnh vực ý tưởng vĩnh cửu, cách xa thế giới này vốn chỉ là một bản sao không ổn định và luôn thay đổi của những điều vĩnh cửu. Những người theo chủ nghĩa Tân Platông sau này đã bất đồng ý kiến khi nghĩ rằng bản thân thế giới là một sự rơi rụng từ thể thần linh hoặc một sự xuất phát tất yếu từ một Đấng không thể nào hiểu được. Nhưng những triết lý mang tính tôn giáo này không phải là giải pháp cho tính nhị phân [duality] không thể nào vượt qua được trong viễn ảnh của người Hy Lạp, vốn có những điểm song hành trong những suy tư duy lý của các nền văn minh khác.
Chính Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể trả lời cho câu hỏi liên quan đến chính hữu thể và yếu tính của con người:
“Bản thể suy nghĩ của tôi tự lồng nó vào chính chỗ này. Trước hết, chúng ta hãy nói rằng thuật ngữ truyền thống chỉ “siêu hình” có nghĩa là hành vi vượt quá khoa vật lý, điều mà đối với người Hy Lạp có nghĩa là tổng thể của vũ trụ, mà con người là một thành phần. Đối với chúng ta, khoa vật lý là một điều khác: khoa học về thế giới vật chất. Đối với chúng ta, vũ trụ tự hoàn thiện trong con người, một chủ thể cùng một lúc vừa tóm lược vừa vượt quá thế giới. Do đó, triết học của chúng ta, trong yếu tính, sẽ là siêu nhân học, tiền giả định không những các khoa vũ trụ học, mà cả các khoa nhân học nữa, và vượt quá chúng để hướng tới vấn đề về hữu thể và yếu tính của con người. (29)
Đây là một cách trình bày khá trừu tượng mà von Balthasar cũng phát biểu một cách cụ thể hơn (và điều này giúp giải thích các phân chia cấu trúc bên trong tác phẩm bộ ba đồ sộ của ngài). Ngài nói, tất cả chúng ta đều trở nên có ý thức, không phải do suy tư triết học, nhưng trong một cuộc gặp gỡ bản thân, một cách cụ thể, với nụ cười của mẹ chúng ta. Theo von Balthasar, kinh nghiệm nguyên thủy này tiết lộ cho mỗi người bốn điều: “(1) họ là người yêu mẹ, ngay cả khi không phải là mẹ mình, do đó mọi hữu thể đều là một; (2) tình yêu tốt lành, do đó mọi hữu thể đều tốt lành; (3) tình yêu đó chân thật, do đó mọi hữu thể đều chân thật; và (4) tình yêu gợi lên niềm vui, do đó mọi hữu thể đều đẹp đẽ.” (30)
Không nản lòng trước những lời chỉ trích thông thường đối với quan điểm như vậy từ trường phái Freud hoặc trường phái khác chủ trương giản lược tâm lý, von Balthasar khẳng định rằng những trải nghiệm ban đầu này cho thấy những loại suy nào đó với cách trình bày cổ điển về các thể siêu việt: thể duy nhất, thể thiện, thể chân và thể mỹ. Hơn nữa, chúng nhắc nhở chúng ta rằng “con người chỉ hiện hữu nhờ đối thoại liên bản vị”, (31) bao gồm cả khả thể đối thoại với Thiên Chúa. Trong tác phẩm bộ ba của von Balthasar, mỗi phần trong số ba phần đều tìm thấy nguồn cảm hứng từ một trong những thể siêu việt, nhưng ngài khái niệm hóa những phạm trù truyền thống này theo một cách mới mẻ và rất độc đáo. Để bắt đầu, phần đầu tiên của bộ ba, The Glory of the Lord [Vinh quang Thiên Chúa], tập trung vào vẻ đẹp và các vấn đề thẩm mỹ, sức mạnh của cái đẹp chạm đến trái tim của chúng ta và đưa chúng vượt quá những gì chúng ta tin trước đó là có thật. Đây không phải là lời biện hộ cho nghệ thuật và tính cao qúy của tự nhiên như một cách sắp xếp và truyền cảm hứng cho cuộc sống theo cách mơ hồ của Chủ nghĩa lãng mạn - một chủ nghĩa chủ quan và tính phi lý sai lầm mà von Balthasar nhận thức rõ mang theo nhiều nguy hiểm, như đã thấy rõ trong lịch sử của hai thế kỷ qua. Đúng hơn, ngài tìm cách nối kết “vinh quang”, theo nghĩa sâu sắc của tiếng Do Thái kabod, với Chúa Giêsu Kitô, như “mô thức” đẹp nhất được chúng ta tri nhận, và với những biểu hiện khác của cái đẹp khi chúng khúc xạ vẻ đẹp căn bản của hiện hữu được trình bày với chúng ta trong những biến cố được kể lại trong Cựu Ước và Tân Ước.
“Nhìn thấy mô thức” [Seeing the form], ít nhất, cũng là một nơi táo bạo để bắt đầu một công việc thần học rộng lớn như vậy, đặc biệt trái ngược với các trào lưu cứng cỏi của Aristốt, Tôma và Kant trong thần học Công Giáo. Những cách tiếp cận vừa kể có vẻ vượt qua chủ nghĩa duy lý hiện đại và chân lý khoa học trên địa hình của chính chúng; von Balthasar, mặc dù khá ý thức được phần đó của truyền thống văn hóa, nhưng có vẻ như sẽ xây dựng trên một nền tảng hoàn toàn khác. Sự kêu gọi của ngài hướng về “trái tim” —và chỉ sau đó mới đền cái đầu — đã có tiền lệ ở các thời đại khác. Chẳng hạn, Pascal đã lập luận một cách nổi tiếng trong tác phẩm Pensées [Các Ý Tưởng] rằng trái tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không biết gì, một chủ trương từng nổi bật trong các thời kỳ khi một quan niệm hẹp hòi về lý trí được cho là đe dọa bản chất đặc biệt của các loài động vật có lý trí vốn sản xuất ra nó. Theo nghĩa này, lời kêu gọi căn bản của von Balthasar đối với tính toàn thể của con người ban đầu có nguy cơ bị nhấn chìm trong làn nước dâng cao của chủ nghĩa chủ quan và thuyết tương đối hiện đại, nhưng nó nắm lấy cơ hội để có cơ tưới mát những vùng đất khô cằn của thần học và triết học quá duy lý. Von Balthasar thích nhắc mọi người nhớ rằng bằng tiến sĩ duy nhất của ngài là về Đức học [Germanistik], một lĩnh vực liên ngành bao gồm văn học, triết học và văn hóa. Ở Đức, người ta thường nói rằng trí thức phải lựa chọn giữa lý trí khô khan của Kant và thi ca tươi tốt của Goethe; von Balthasar chủ yếu thuộc phe sau xét về điểm xuất phát của ngài, mặc dù ngài có thể cũng nghiêm ngặt như bất cứ nhà tư tưởng hiện đại nào trong địa hình đã chọn của mình.
Điều này đủ rõ ràng ngay trong tựa đề ngài đặt cho bảy quyển Vinh quang Thiên Chúa. Ngài bắt đầu với cuốn "Nhìn thấy Mô thức" [Seeing the Form], tức là mô thức của Chúa Kitô và toàn bộ lịch sử thánh thiêng dẫn đến sự hy sinh của Người để cứu chuộc con người và các thời đại Kitô giáo tiếp theo. Von Balthasar sau đó lần theo dấu vết vinh quang của mô thức này trong sáu tập thông qua ba cặp nhân chứng có liên quan: các nhân vật giáo sĩ và giáo dân trong suốt lịch sử Kitô giáo (kết thúc với Charles Péguy, nhà tư tưởng và nhà thơ người Pháp qua đời năm 1914); siêu hình học cổ đại và hiện đại; và Cựu Ước và Tân Ước. Đối với von Balthasar, việc tìm ra ánh vinh quang này không phải chỉ là cách cảm xúc hay sở thích bản thân hay cách suy nghĩ khả hữu về Kitô giáo. Đó là cách sự thật tự bộc lộ ngay tức khắc, nghĩa là tham gia vào diễn trình tự giao tiếp với chúng ta, vì sự thật phải chọn cách đến với chúng ta theo một phương thức tự bộc lộ chứ không thể diễn ra theo bất cứ cách nào khác. Dư âm của hiện tượng học, đã được xem xét trong chương trước, khá rõ ràng.
Cách tiếp cận này cũng đáp ứng một loạt các cuộc khủng hoảng. Đầu tiên, sự tan biến của cách tiếp cận vũ trụ học cũ dường như tìm thấy những dấu hiệu của thể thần linh trong trật tự của vũ trụ qui địa [geocentric] cũ của Ptolemy. Ngài nói, ngay trước cuộc Cách mạng Copernicus, cách tiếp cận đó đang dần biến mất và quan điểm nhân học đã bắt đầu thay thế nó. Trong viễn cảnh xa hơn này, những điều đặc trưng của con người—lý trí, ý chí, tự do, tình cảm—đã thay thế trật tự vũ trụ khách quan như những gợi ý dẫn tới Thiên Chúa. Các nhân vật đa dạng như Pascal, Luther và thậm chí cả Kant đều chia sẻ cảm thức này là: lý trí cổ xưa không thể chạm tới trái tim con người, vốn phong phú với những thực tại vượt quá vật chất [the material]. Nhưng nhân tính vượt quá lý trí này và Thiên Chúa, Đấng giả thiết lôi cuốn nó, dễ bị buộc là duy ngã [solipsism] và chủ quan đơn thuần. Trong những bàn tay lỗ mãng hơn, chẳng hạn như của Ludwig Feuerbach, viễn cảnh nhân học có thể được sử dụng như một việc ban đặc quyền cho các viễn cảnh nhân bản để đánh giá những tín điều dường như không đáp ứng nhu cầu của con người, được hiểu một cách duy tự nhiên: “Triết học rốt cuộc chẳng là gì khác hơn là nhân học”.
Von Balthasar trích dẫn câu này từ cuốn Principles of the Philosophy of the Future [Các Nguyên tắc của Triết học về Tương lai] của Feuerbach, một cuốn sách có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Marx và nhiều nhà tư tưởng khác sau này, trong một tập ngắn gọn và hữu ích đặt ra các mục tiêu của mỹ học thần học, Love Alone Is Credible [Chỉ có Tình yêu mới Đáng Tin cậy. (32) Như ngài nói rõ, tình yêu, như được hiểu một cách trọn vẹn trong truyền thống Kitô giáo, giờ đây phải là nền tảng, Con đường Thứ ba, là con đường duy nhất trong thời đại chúng ta nhờ đó những chân lý vĩ đại của đức tin có thể được bảo đảm: “Triết lý tôn giáo hay sự hiện hữu tôn giáo đều không thể cung cấp tiêu chuẩn cho tính chân chính của Kitô giáo. Trong triết học, con người khám phá ra những gì con người có thể biết được về chiều sâu của hữu thể; trong hiện hữu, con người sống qua được những gì có thể sống được một cách nhân bản. Nhưng Kitô giáo sẽ biến mất ngay khi nó tự cho phép mình bị hòa tan thành một điều kiện tiên quyết siêu việt cho việc con người tự hiểu biết về chính họ trong suy nghĩ hay cách sống, nhận thức hay hành động.” (33) Chúng ta phải gặp gỡ người khác trong tình yêu, và gặp gỡ người khác có nghĩa không bao giờ được thống trị người khác hay giải thích bằng các bác bỏ tình yêu trong một hệ thống nào đó. Đối với von Balthasar, một tri nhận “thẩm mỹ” tương tự như và tạo thành một phần của cuộc gặp gỡ với người khác này vì “giống như cuộc gặp gỡ bản thân, thẩm mỹ có thể phục vụ tốt nhất như một dấu hiệu của Kitô giáo. Nhưng, giống như trong tình yêu thương lẫn nhau của con người, dấu hiệu này có giá trị trong chừng mực người khác như người khác được gặp gỡ một cách tự do, chứ không bao giờ nằm trong tầm kiểm soát của tôi, trong tri nhận thẩm mỹ cũng vậy, không thể giản lược mô thức xuất hiện [ Gestalt] vào sức tưởng tượng của riêng tôi.” (34)
Mặc khải Kitô giáo tham gia vào loại năng động tính này và không bị sự kiện đó làm suy giảm. Thay vào đó, nó cho thấy nó có liên quan đến những điều khác mà chúng ta thường gọi là tình yêu nhưng nó cũng vượt trội hơn rất nhiều so với bất cứ sự so sánh nào như vậy: “Sự hợp lý của tình yêu Thiên Chúa... chỉ được soi sáng bởi hình thức mặc khải tự diễn giải của chính tình yêu. Và hình thức này uy nghi đến mức chúng ta được dẫn dắt để tôn thờ nó từ một khoảng cách tôn kính bất cứ khi nào chúng ta nhìn thấy nó, ngay cả khi nó không ra lệnh minh nhiên cho chúng ta làm như vậy.” (35)
Von Balthasar cảnh cáo rằng nếu không có gốc rễ trong tình yêu này, thì chính thần học có nguy cơ trôi dạt vào chủ nghĩa vô thần hoặc thuyết bất khả tri: caritas forma Revelationis (“Tình yêu là hình thức của mặc khải”). Tương tự như vậy, các tín điều của Giáo hội—tự chúng là cần thiết và chân chính—không có tình yêu rõ ràng thì không chiếm được vị trí thích hợp của chúng một cách hữu hiệu. Tất cả những thất bại và hư hỏng của Giáo hội đều không đáng kể khi người ta tri nhận được đặc điểm thiết yếu này. Tình yêu với tư cách là hình thức mặc khải thậm chí có thể sinh tồn trước sự tấn công của học thuật Kinh thánh hiện đại, mà von Balthasar vốn khá quen thuộc và coi trọng ở mức độ lớn. Nhưng ngài gán kết quả của nền học thuật như vậy cho một chức năng phụ đối với một sự thật lớn hơn. Sự thật đó vượt quá các đề xuất trí thức để thừa nhận rằng đức tin Kitô là một bi kịch trong đó Thiên Chúa hành động và những người đàn ông và đàn bà đáp trả. Nó không chỉ đơn thuần là một tập hợp các đề xuất, mặc dù có một vai trò thích đáng cho các chân lý đức tin được trình bày rõ ràng. Nhưng những sự thật đó phải được hiểu trong bối cảnh của một hành động kịch tính, tạo thành chủ đề trung tâm của phần chính thứ hai trong bộ ba tác phẩm của von Balthasar, Theo-Drama: Theological Dramatic Theory [Thần-Kịch: Lý thuyết Kịch tính thần học].
Thần-Kịch: Lý thuyết Kịch tính thần học
Giống như thẩm mỹ thần học của ngài, Thần-Kịch có thể dễ dàng bị hiểu lầm. Đối với nhiều người trong thế giới hiện đại, kịch gắn liền với sự phi thực tại, mọi thứ đều “sân khấu”, “dàn dựng”, “đóng kịch”, v.v. Những thái độ như thế này phản ảnh sự lo lắng hiện đại về việc thiếu tính chân chính trong việc đóng các “vai trò” trong xã hội, một điều đã xuất hiện vào đầu thế kỷ XX trong tác phẩm của Martin Heidegger, triết gia người Đức có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả thần học. Von Balthasar đã nghiên cứu Heidegger và tiếp thu một số ảnh hưởng nhất định từ ông, nhưng điều này không ngăn cản ngài tin rằng đời sống Kitô hữu nhất thiết phải được quan niệm như một bi kịch, trước hết là bi kịch về sự Nhập thể, cái chết và sự Phục sinh của Chúa Kitô, vốn cung cấp chìa khóa để đọc tất cả các bi kịch trước đó và tiếp theo trong toàn bộ câu chuyện về Sáng thế, Sa ngã và Cứu chuộc. Ngài thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng Cha, Con và Thánh Thần đóng vai trò làm nhà viết kịch, diễn viên và đạo diễn trong vở kịch này.
Tại sao von Balthasar lại nhấn mạnh quá nhiều vào kịch tính của câu chuyện Kitô giáo? Rất khó để tóm tắt phần này trong công trình của ngài, và các nhà thần học chuyên nghiệp có những đánh giá khác nhau về sự thành công hay thất bại của nó. Chắc chắn, một phần của sự nhấn mạnh phản ảnh sự nhạy cảm bản thân. Bi kịch và thi ca bi kịch đã thu hút sự chú ý của von Balthasar, đến mức ngài là dịch giả và ông bầu chính đằng sau việc dàn dựng một số tác phẩm kịch, trong số đó có vở kịch lớn The Satin Slipper [chiếc dép satanh] của Paul Claudel và Great Theater of the World [Nhà hát Vĩ đại của Thế giới] của Calderon. Khi von Balthasar nghiên cứu Kierkegaard dưới sự hướng dẫn của Romano Guardini ở Munich, tuy ngài có ấn tượng trước triết gia Đan Mạch vĩ đại này, nhưng điều đó cũng khiến ngài mất hứng thú khi một nhà tư tưởng Kitô giáo sắc sảo bác bỏ thẩm mỹ chỉ đơn thuần coi nó có tính nhục cảm, ngay trong những tác phẩm nghệ thuật rõ ràng là vĩ đại như Don Giovanni của Mozart. Đối với von Balthasar, kịch dường như thể hiện điều gì đó tốt hơn các phương thức sáng tạo khác của con người. Nhưng điều gì đặc biệt đã thuyết phục ngài sử dụng kịch tính trong một tác phẩm xét cho cùng chủ yếu nhằm đóng góp cho thần học Kitô giáo?
Von Balthasar đã viết rất xuất sắc và trở nên khá thân thiện với nhà thần học Thệ phản vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Karl Barth. Sau những nghiên cứu ban đầu với các tu sĩ Dòng Tên, von Balthasar được cấp trên đề nghị làm giáo sư tại Đại học Gregorianô ở Rôma hoặc tuyên úy trường đại học ở Basel. Ngài chọn điều thứ hai. Barth cũng sống ở Basel, và von Balthasar đã thuyết trình một loạt bài về tác phẩm của ông, được Barth tham dự và sau này trở thành một cuốn sách. (36) Làm việc với một số ý niệm loại suy hữu thể (analogia entis) lúc ấy đang trong diễn trình khai triển bởi Erich Przywara, von Balthasar đã chứng minh rằng tuyên bố chính của Barth - rằng ý niệm loại suy của Công Giáo Rôma là một nỗ lực nhằm giành quyền kiểm soát ý niệm Thiên Chúa - hoàn toàn ngược lại với sự thật. Kể từ các sắc lệnh của Công đồng Lateranô lần thứ tư vào năm 1215, trong Giáo hội, vốn đã có việc tiếp nhận sự khôn ngoan cho rằng “giữa Đấng Tạo Hóa và tạo vật, không thể biện phân được điểm nào giống nhau mà đồng thời không cần phải biện phân được điểm khác biệt lớn hơn”. Chúng ta phải thu thập một số ý niệm về Đấng Tạo Hóa từ việc sáng thế của Người, bởi vì sự sáng thế không thể nói sai về Đấng Tạo Hóa. Đó là tất cả những gì chúng ta biết, nhưng nó cho chúng ta biết rằng không có gì giống hệt như những gì chúng ta thấy trong sáng thế có thể đã tạo ra nó. Barth dần dần chuyển dịch theo hướng của von Balthasar trong diễn trình tương tác của họ. Và, có lẽ một phần để trả lời những câu hỏi được đặt đúng chỗ của Barth, von Balthasar đôi khi đã nói tới cata-logy, một việc từ trên cao nói xuống dưới [κατα=xuống dưới; λέγω=nói], tương phản với phép loại suy, qua đó Thiên Chúa đã chọn để mặc khải Người phần nào trong những điều nhỏ bé hơn có thể dẫn dắt chúng ta trở lại với Người.
Do đó, các Kitô hữu cũng có thể tiếp cận Thiên Chúa qua sự mặc khải của Người, không chỉ qua Kinh thánh, mà còn qua sự kiện thực tế về việc Thiên Chúa đi vào thế giới trong con người của Chúa Giêsu Kitô. Von Balthasar coi cuộc đời của Chúa Kitô là “điều phi thường” (Einmaligkeit), vở kịch thần thiêng ở tâm điểm của trọn sáng thế, trong đó tất cả chúng ta đều là những diễn viên phụ. Bi kịch này, mặc dù được viết, sản xuất và “đóng vai chính”, có thể nói như thế, bởi Chúa Ba Ngôi, cho phép tự do thực sự dù hữu hạn trong chân trời của chúng ta. Tại sao chúng ta cần viễn cảnh bi kịch để hiểu điều đó? Chủ yếu là vì các phương thức tiếp cận triết học và thần học, vốn cố gắng hiểu làm thế nào tự do hữu hạn có thể hiện hữu trước tự do, quyền năng và kiến thức vô hạn của Thiên Chúa, trong lịch sử, đã dẫn đến mâu thuẫn. Hoặc là Thiên Chúa biết và làm mọi sự qua ân sủng, còn con người chỉ là công cụ thụ động của ân sủng Người (người được cứu) hoặc từ chối ân sủng (người bị nguyền rủa), như trong thuyết tiền định kép của Calvin; hoặc con người có sức mạnh hạn chế nhưng thực sự để kết hợp sức mạnh của ân sủng vô hạn và do đó có thể tự cứu mình, như trong thuyết Pelagianô. Trong nhiều thế kỷ, các nhóm tín ngưỡng Kitô giáo đã xung đột với nhau về vấn đề nan giải này, ngay cả trong đạo Công Giáo. Chứng kiến cuộc tranh cãi vào thế kỷ XVI và XVII giữa những người theo Domingo Bânez thuộc dòng Đa Minh và những người Dòng Tên ủng hộ Luis de Molina; Các tu sĩ Dòng Tên buộc tội các tu sĩ Đa Minh theo chủ nghĩa Calvin vì họ nhấn mạnh đến quyền năng toàn năng của ân sủng, trong khi các tu sĩ Đa Minh cáo buộc các tu sĩ Dòng Tên theo chủ nghĩa Pelagianô vì họ nhấn mạnh vào ý chí tự do. Ngay cả Đức Giáo Hoàng Piô VI cũng không thể giải quyết xung đột này và chỉ cấm mỗi bên tấn công bên kia.
Một trong những người giải thích tốt nhất về von Balthasar lập luận rằng lịch sử này đã khiến nhà thần học vĩ đại tin rằng chúng ta cần một điều gì đó giống như một sự thay đổi mô hình, điều mà ngài đã tìm thấy trong Thần-Kịch: “Điều mà ngài đã làm bằng cách làm nổi bật tất cả các ẩn dụ sân khấu và kịch tính vốn có trong thần học là một lúc thay đổi toàn bộ quan điểm mà nhờ đó các nhà thần học từng xem xét vấn đề này.” (37) Chúng ta có thể trình bày các hệ quả như sau. Khi chính Thiên Chúa trở thành con người trong mầu nhiệm Nhập thể và đi vào thời gian, chúng ta không còn vướng vào một cuộc tranh luận trừu tượng về ân sủng nữa; chúng ta có một người đồng chủng có thể thông đạt một cách mà chúng ta có thể hiểu, ít nhất là một phần, và yêu cầu chúng ta đáp trả. Trong cuốn A Theology of History [Một Nền Thần học Lịch sử], von Balthasar giải thích: “Vở kịch không hiện hữu trước nhưng được thai nghén, sản xuất và diễn xuất cùng một lúc. Nhập thể không phải là màn trình diễn thứ mấy của một bi kịch đã nằm trong văn khố vĩnh cửu. Đó là một sự kiện hoàn toàn độc đáo, duy nhất và không bị hoen ố như sự ra đời vĩnh viễn tại đây và bây giờ của Chúa Con từ Chúa Cha.” (38) Và mục đích của việc diễn tập sự thật này đã được von Balthasar nêu rõ trong Thần-Kịch: “Chúng ta cần phải luôn giữ trước mắt cách trong đó tự do vô hạn hài lòng xuất hiện giữa sự hữu hạn, nếu chúng ta không bị lôi kéo sang một bên vào những vấn đề tư biện trừu tượng (và do đó được đặt ra một cách sai lầm).” (39)
Thần-Luận lý
Điều trên đưa chúng ta đến Thần-Luận lý (phần thứ ba của bộ ba). Nó đề cập đến ba tập, một cách khái niệm hơn, với một vấn đề trung tâm bắt nguồn từ cái nhìn sâu sắc này: Làm thế nào lý trí hoặc trí hiểu của con người, vốn được tạo dựng và có giới hạn như chúng nhất thiết phải là, có thể tiếp nhận lời thần thiêng, theo định nghĩa vốn bất tạo và vô hạn? Dĩ nhiên, theo một nghĩa nào đó, chúng ta chỉ nhận được mặc khải của Thiên Chúa như một mầu nhiệm. Nhưng, von Balthasar nói, xét một cách khác, Chúa Giêsu, như chúng ta thấy trong các sách Tin Mừng, là “nhà chú giải” của Chúa Cha và của chính Người, và Chúa Thánh Thần giúp chúng ta có khả năng tiếp nhận cả ý nghĩa của điều đó và những gì Chúa Kitô nói. Bằng những thuật ngữ đôi khi gợi nhớ đến Heidegger, von Balthasar không nhìn điều này theo cách truyền thống của siêu hình học về Hữu thể Tuyệt đối (mặc dù ngài khá quen thuộc với cách tiếp cận đó và quan tâm đến việc bổ sung nó hơn là loại bỏ nó). Quan điểm của ngài phù hợp hơn với các cách tiếp cận thẩm mỹ và kịch tính mà ngài đã khai triển như một kiểu tiết lộ-che giấu Hữu thể. Ngài ít theo đuổi “mô thức” của sự tiết lộ đó bằng các thuật ngữ trừu tượng của Thánh Tôma hoặc Kant hơn là biện phân việc nó đã diễn ra như thế nào trong lịch sử. Theo quan điểm này, cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người được hưởng lợi từ những hình ảnh có sẵn trong thế giới, những hình ảnh này không chỉ đơn giản là chính chúng mà còn duy trì những gốc rễ mầu nhiệm trong Hữu thể, trong khi vẫn tự cung hiến cho chúng ta theo cách mà chúng ta có thể nắm bắt được. Vì vậy, một loại biện chứng xuất hiện từ khuôn mặt trực tiếp của một hữu thể, một loại biểu tượng qua đó chúng ta được dẫn đến một sự thật khác. Chúng ta không thể nắm bắt được hữu thể và sự thật mầu nhiệm đó bởi vì do chính bản chất của nó, nó phải quyết định tự tiết lộ chính nó cho chúng ta. Và vì vậy, nó không phải là kết quả của nỗ lực trí thức từ phía chúng ta cũng không phải là trải nghiệm chủ quan đơn thuần; đúng hơn, đó là sự tự tiết lộ bản thân trong tình yêu của Đấng là vẻ đẹp, là sự thiện và là sự thật. Và sự tự tiết lộ này chắc chắn là một thần-luận lý; nó phụ thuộc một cách chuyên biệt vào sự tiết lộ thần thiêng tìm thấy nơi Chúa Kitô.
Adrienne von Speyr và Cộng đồng Thánh Gioan
Một trong những cách chủ yếu khiến điều trên trở nên cụ thể đối với von Balthasar là trong mối tương quan của ngài với Adrienne Kaegi-von Speyr, một nhân vật khá nổi bật theo đúng tư cách của bà. Bà là một bác sĩ y khoa người Thụy Sĩ xuất thân từ một gia đình danh giá ở Basel và là một người theo phái Thệ phản Cải cách. Bà được von Balthasar tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo năm 1940, điều này đã gây ra không ít chấn động cho những người đồng đạo trước đây của bà. Đáng chú ý, những câu chuyện bắt đầu lan truyền về phép lạ trong văn phòng y tế của bà. Nhà thần học vĩ đại người Thụy Sĩ sau này tuyên bố: “Công việc của bà và của tôi không thể tách rời nhau về mặt tâm lý hay thần học. Chúng là hai nửa của một tổng thể, với một nền tảng duy nhất ở trung tâm.” (40) Von Balthasar rời Dòng Tên (mặc dù không phải chức linh mục) vài năm sau đó để cùng với bà thành lập Johannesgemeinschaft (Cộng đồng Thánh Gioan) và Johannes Verlag, nơi đã xuất bản nhiều cuốn sách của bà và của ngài. Vì người ta ước tính rằng bà đã viết hoặc đọc chính tả cho von Balthasar ghi lại khoảng sáu mươi cuốn sách, một số trong thời gian bà được thị kiến, và ngài đã tự mình sản xuất gần gấp đôi số lượng đó, nên có lẽ không ai có thể mô tả đầy đủ mối tương quan và ảnh hưởng lẫn nhau của họ. Nhưng một số đường hướng chính có thể được nhận diện.
Có lẽ chiều kích đơn nhất quan trọng nhất liên quan đến một loại linh đạo Thánh Mẫu trong đó định hướng thần học chính yếu là tính dễ tiếp nhận sáng kiến của Thiên Chúa. (Vào những năm 1940, Von Speyr đã khuyến khích von Balthasar, giữa tất cả các công việc khác của ngài, thành lập một tạp chí—một gợi ý chỉ được tuân theo khi tờ Communio xuất hiện vào năm 1972, một tờ báo đã coi tính dễ tiếp nhận này của Đức Mẹ như một loại chủ đề thần học trung tâm.) Như ngài đã viết trong “Chương trình” cho tạp chí đó: “Tuy nhiên, Agape trước hết là một món quà từ trên cao; chỉ khi đó nó mới có thể được chúng ta bắt chước một cách ngập ngừng. Thành thử, sự hiệp thông liên bản vị theo chiều ngang không bao giờ có thể thiết lập tiêu chuẩn cho chiều dọc do Thiên Chúa thiết lập. Nếu không, chúng ta nên quay trở lại một lần nữa với một Giáo hội tự tạo ra trong Luật được giải thích theo kiểu biệt phái. Hoặc theo tà giáo Pelagianô (có lẽ đang phổ biến một cách nguy hiểm hơn bao giờ hết vào thời điểm hiện tại), theo đó mỗi Kitô hữu đều có khả năng cho đi nhiều như những gì họ thực sự đạt được.” (41)
Có một điển hình bản thân về điều này trong mối tương quan của họ. Khi ngài hướng dẫn bà về đức tin, một điều bất thường đã xảy ra:
“Khi tôi cho bà thấy rằng câu nói ‘Ý Cha được thể hiện’ không có nghĩa là chúng ta dâng cho Thiên Chúa những gì chúng ta có thể tự làm, mà đúng hơn là chúng ta dâng cho Người sự sẵn lòng của chúng ta để những gì Người làm chiếm lấy cuộc đời chúng ta và đưa chúng ta đi bất cứ đâu theo ý muốn, như thể tôi đã vô tình chạm vào công tắc đèn khiến tất cả đèn trong phòng bật sáng ngay lập tức. Adrienne dường như được giải thoát khỏi xiềng xích kiềm chế và được cuốn đi trong cơn lũ cầu nguyện như thể một con đập bị vỡ”. (42)
Có vẻ như đây là nguồn gốc cận kề của nhiều thị kiến và nguồn cảm hứng mà bà sẽ có trong những thập niên tiếp theo của cuộc đời bà. Trong số đó, von Balthasar tin rằng những bài bình luận về Kinh thánh, đặc biệt là những bài bình luận về Tin Mừng của Thánh Gioan, vị tông đồ của tình yêu, là quan trọng nhất trong số những thứ mà ngài đã xuất bản.
Nhưng bà cũng có những thị kiến thường xuyên vào Thứ Sáu Tuần Thánh, điều này đã đưa von Balthasar đến một trong những lập trường gây tranh cãi nhất của ngài: xem xét liệu “chúng ta có thể hy vọng” rằng tất cả các linh hồn cuối cùng sẽ được cứu hay không. (43) Xin nói rõ, von Balthasar không bao giờ nói rằng họ sẽ, chỉ có điều là chúng ta phải trung thành với cả những lời cảnh cáo trong Kinh thánh về sự nguy hiểm của địa ngục và lời chứng của Kinh thánh khi nói rằng ý muốn của Thiên Chúa là tất cả mọi người đều được cứu rỗi. Trong cuốn Our Task [Nhiệm vụ của Chúng ta], một cuốn sách mô tả công việc chung của họ, ngài lưu ý:
“Adrienne mở ra một phần thần học về sự cứu chuộc cho đến nay vẫn chưa được khai triển. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, tình yêu của Chúa Con từ bỏ mọi tiếp xúc khả giác với Chúa Cha, để Người có thể cảm nghiệm nơi mình sự xa cách của tội nhân đối với Thiên Chúa. (Không ai có thể bị Chúa Cha bỏ rơi nhiều hơn Chúa Con, bởi vì không ai biết Người và phụ thuộc vào Người nhiều như Chúa Con.) Nhưng sau đó, sau Thứ Sáu Tuần Thánh, đến giai đoạn cuối cùng, nghịch lý nhất và mầu nhiệm nhất của đức vâng lời yêu thương này: xuống địa ngục. Theo kinh nghiệm và cách giải thích mới của Adrienne về địa ngục, điều này có nghĩa là rơi vào thực tại tội lỗi mà Thập giá đã tách rời khỏi con người và nhân loại, điều mà Thiên Chúa đã vĩnh viễn và cuối cùng loại bỏ khỏi thế giới, điều mà Thiên Chúa không bao giờ, không hề bao giờ có thể là. Chúa Con phải trải qua điều này để trở về với Chúa Cha trong đức vâng phục cuối cùng của cái chết.” (44)
Quan điểm này làm dấy lên lo ngại không chỉ về việc bác bỏ địa ngục, mà còn về việc liệu có hợp lý về mặt thần học hay không khi mô tả việc Chúa Kitô xuống thế liên quan đến việc từ bỏ “mọi tiếp xúc khả giác với Chúa Cha” và bước vào “thực tại tội lỗi”. (45)
Von Balthasar đôi khi được những độc giả hấp tấp xếp vào loại một trong số nhiều nhân vật xuất hiện vào giữa thế kỷ hai mươi muốn đưa Giáo hội ra khỏi những ràng buộc của mình đối với học thuyết Tôma để hướng tới những lập trường mơ hồ và duy cảm. Nhưng nói thế là đã bỏ qua tính nghiêm ngặt trong tất cả các công trình của ngài, mặc dù, như đã thấy, ngài bắt đầu ở một nơi khác với siêu hình học cổ điển. Vì có lẽ ngài là nhà thần học yêu thích của Đức Gioan Phaolô II và dường như có một vị thế hơi giống như thế với Đức Bênêđictô XVI, nên ngài có thể sẽ gây ảnh hưởng lên Giáo hội trong một thời gian sắp tới. Và von Balthasar không thể bị buộc tội là một người theo thuyết duy hiện đại bí mật nào đó. Ngay khi Công đồng Vatican II, mà ngài không được mời, sắp kết thúc, von Balthasar đã viết:
“Họ nói, để có vẻ đáng tin cậy, Giáo hội phải phù hợp với thời đại. Nếu được hiểu một cách nghiêm túc, điều này có nghĩa là Chúa Kitô đã hòa hợp với thời đại khi Người thi hành sứ mệnh của mình và chết trên Thập giá, một điều tai tiếng đối với người Do Thái và là điều điên rồ đối với dân ngoại. Tất nhiên, tai tiếng diễn ra phù hợp với thời thế - vào thời điểm thuận lợi của Chúa Cha, vào thời viên mãn, ngay khi Israel đã chín muồi, như trái cây chuẩn bị nở bung, và Dân ngoại sẵn sàng đón nhận nó trên mảnh đất phóng khoáng của họ. Hiện đại là điều Chúa Kitô chưa bao giờ là, và, nếu Chúa muốn, sẽ không bao giờ là.” (46)
Vào ngày 6 tháng 10 năm 2005, kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của von Balthasar, Đức Bênêđictô XVI - bản thân ngài là một người có học thức bao la và đa tài - đã nhắc lại sự hợp tác chung của họ và làm chứng cho sự tìm tòi mãnh liệt đích thân của ngài trong văn học, nghệ thuật, âm nhạc, thần học và triết học cho "cuộc sống đích thực". Và ngài bình luận cách trình bày sâu rộng ba bên của von Balthasar về Mầu nhiệm Vượt qua: “Thật vậy, trong cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu, mầu nhiệm tình yêu Ba Ngôi của Thiên Chúa được tỏ lộ trọn vẹn. Thực tại của đức tin tìm thấy ở đây vẻ đẹp vô song của nó. Trong bi kịch của Mầu Nhiệm Vượt Qua, Thiên Chúa sống trọn vẹn việc làm người, nhưng đồng thời làm cho hành động của con người trở nên có ý nghĩa và mang lại nội dung cho sự dấn thân của các Kitô hữu trong thế giới. Trong điều này, Von Balthasar tri nhận được luận lý của mặc khải.” Đối với Joseph Ratzinger, tấm gương của Von Balthasar là tấm gương của “một nhà thần học chân chính”, người đã làm việc trong Giáo hội và tìm cách giữ cho thần học và tâm linh nghiêm ngặt luôn luôn đồng hành với nhau.
VietCatholic TV
44 chiếc F-18 sẽ sớm đến Ukraine. F-16 sẽ phá cầu Crimea? FSB bắt hàng loạt quan chức Bộ Quốc Phòng Nga
VietCatholic Media
03:44 03/05/2024
1. F-18 cũng sẽ sớm đến Ukraine. Nga lo lắng F-16 sẽ tham gia đánh cầu Crimea
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov, đã nói chuyện với các Bộ trưởng Quốc phòng Ái Nhĩ Lan và Australia hôm thứ Tư, cảm ơn họ vì đã tiếp tục hỗ trợ.
Umerov cho biết ông đã có một “cuộc gọi quan trọng” với Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Richard Marles.
Bình luận về cuộc gặp, Umerov cho biết: “Tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với gói viện trợ quân sự gần đây được cung cấp cho Ukraine trị giá 100 triệu Mỹ Kim. Chúng tôi đã thảo luận về hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng và khả năng thành lập liên doanh với ngành công nghiệp quốc phòng Australia.”
“Mặc dù có khoảng cách đáng kể giữa các quốc gia của chúng ta, sự hỗ trợ của Australia vẫn không hề lay chuyển. Cùng nhau, chúng ta sẽ đánh đuổi đối phương ra khỏi đất Ukraine.”
Một trong những nội dung quan trọng được đề cập đến là việc Australia chuyển giao các chiến đấu cơ F-18 cho Ukraine.
Cả Úc Đại Lợi và Phần Lan đều đã sẵn sàng cung cấp các chiến đấu cơ F-18 cho Ukraine. Chỉ riêng Úc đã có thể cung cấp cho Ukraine hàng trăm chiếc F-18 khi nước này hiện đại hóa không quân bằng F-35.
F-18 được thiết kế để sử dụng trên biển từ các Hàng Không Mẫu Hạm của Mỹ và có khả năng cơ động cao ở tốc độ thấp. Nó có tốc độ tối đa thấp hơn F-16, nhưng được coi là mạnh mẽ hơn, đặc biệt khi đối phó với không khí mặn của các hoạt động hải quân.
F-18 có thể hoạt động từ những đường băng ngắn hơn, ít phức tạp hơn. Điều này có thể khiến nó trở nên phù hợp với các căn cứ không quân tương đối cũ của Ukraine và với đường lối của Kyiv trong việc phân tán các chiến đấu cơ nhằm giảm thiểu nguy cơ bị Nga tấn công.
Kể từ giữa năm ngoái, bom lượn KAB đã trở thành vũ khí phòng không thần kỳ của lực lượng không quân Nga. Những quả bom này có tầm bắn xa đến 40km trên các cánh bật ra. Chúng giúp giữ các máy bay phản lực của Nga nằm ngoài tầm bắn của lực lượng phòng không Ukraine.
Không quân Nga tấn công lực lượng Ukraine với số lượng lên tới 3.000 quả bom lượn KAB mỗi tháng.
Cho nên, các quan sát viên cho rằng không quân Ukraine sẽ dùng F-16 chủ yếu là để tấn công các chiến đấu cơ Nga đang tung bom lượn vào quân phòng thủ Ukraine.
Tuy nhiên, các blogger quân sự Nga bày tỏ nghi ngờ rằng các chiến đấu cơ F-16 của Ukraine sẽ được dùng để phóng các hỏa tiễn Storm Shadow và SCALP vào cầu Crimea.
2. Tình báo quân sự: Lính đánh thuê Nepal trong quân đội Nga đào ngũ hàng loạt
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Military Intelligence: Nepalese mercenaries desert Russian army in droves”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, ngày 1 Tháng Năm đưa tin lính đánh thuê Nga từ Nepal được triển khai tại Ukraine đang đào ngũ hàng loạt khỏi quân đội Nga.
Nga được cho là đã tuyển dụng người nước ngoài từ các quốc gia như Nepal, Somalia, Ấn Độ, Cuba và những quốc gia khác để chiến đấu ở Ukraine ngay từ đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Petro Yatsenko, phát ngôn nhân của Trụ sở điều phối đối xử với tù nhân chiến tranh của Ukraine, cho biết Mạc Tư Khoa sử dụng họ làm bia đỡ đạn trên mặt trận mà không chuẩn bị lính đánh thuê cho các hoạt động chiến đấu.
Theo HUR, các binh sĩ Nepal, được phân về đơn vị quân đội số 29328 của Lực lượng vũ trang Nga, đang đào ngũ do tổn thất nặng nề, không được trả lương và bị chỉ huy lạm dụng, “bao gồm cả việc hành quyết vì từ chối tuân theo mệnh lệnh”.
Cơ quan này đã công bố danh sách các binh sĩ được tường trình và hồ sơ của một số lính đánh thuê. HUR cho biết, quân đội Nga hầu hết đã thất bại trong việc tìm kiếm lính đánh thuê đang chạy trốn trong các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm ở Luhansk, nơi đơn vị quân đội này được triển khai.
Trong các báo cáo gửi lãnh đạo cao cấp, các chỉ huy Nga cho rằng trận động đất ở Nepal là nguyên nhân khiến lính đánh thuê đào ngũ chứ không phải các thất bại trên chiến trường hay tình trạng bị ngược đãi.
“Đi từ tỉnh Luhansk bị tạm chiếm trở về Nepal không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Ngoài ra, công dân Nepal có thể phải đối mặt với việc bị truy tố tại đất nước của họ vì tham gia chiến sự chống lại Ukraine với tư cách là một phần của quân đội Nga”, HUR cho biết.
Tình báo quân sự Ukraine ngày 29 Tháng Tư cho biết hơn 18.000 binh sĩ của Quân khu phía Nam đã rời bỏ vị trí, trong đó có khoảng 12.000 người thuộc Quân đoàn vũ trang tổng hợp số 8 - đơn vị thường được triển khai trong chiến sự ở miền đông Ukraine.
3. Ukraine trình làng phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao bằng trí tuệ nhân tạo
Tờ Daily Mail có trụ sở ở London cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine unveils AI spokesperson to provide timely updates amid the war with Russia that looks like a real-life influencer”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Ukraine đã trình làng phát ngôn nhân Trí Tuệ Nhân Tạo sẽ 'cung cấp thông tin cập nhật kịp thời' trong bối cảnh cuộc chiến với Nga. Cô ta trông giống như người có ảnh hưởng ngoài đời thực. Đó là những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.
Phát ngôn nhân Trí Tuệ Nhân Tạo, tên là Victoria Shi – Victoria nghĩa là 'chiến thắng' và Shi là từ viết tắt tiếng Ukraine của chữ 'AI' hay Trí Tuệ Nhân Tạo. Cô ta được thiết kế dựa trên hình ảnh của Rosalie Nombre, là ca sĩ nổi tiếng và có ảnh hưởng mạnh đối với Ukraine.
Hình đại diện mặc đồ toàn màu đen với một chiếc ghim hình cờ Ukraine, tóc được búi lại và cô ấy đeo khuyên tai đính đá – nhưng các quan chức nhấn mạnh rằng người kỹ thuật số và Nombre ‘là hai người khác nhau.’
Trong video do Bộ Ngoại giao Ukraine công bố, Shi giới thiệu bản thân và mô tả vai trò cũng như chức năng công việc của mình, nói rằng cô được thành lập để bảo vệ 'quyền và lợi ích của công dân Ukraine ở nước ngoài.'
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba, cho biết trong một tuyên bố rằng quyết định bổ sung phát ngôn nhân Trí Tuệ Nhân Tạo “không phải là ý thích” mà là một yêu cầu của những nỗ lực thời chiến.
Ông nói: “Sau cùng, để đạt được những kết quả cần thiết cho đất nước, cần phải đẩy nhanh mọi quy trình và đi trước một bước”.
Nói về vai trò đại diện cho Bộ Ngoại giao Ukraine, Shi nói trong thông điệp video của mình: 'Công việc của tôi sẽ là báo cáo thông tin hoạt động và những xác minh của bộ phận lãnh sự của Bộ Ngoại giao Ukraine cho công chúng.
'Tôi sẽ thông báo cho các nhà báo những tin tức về công việc của lãnh sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Ukraine ở nước ngoài, ứng phó với các sự việc hoặc tình huống khẩn cấp và các tin tức khác.'
Bộ Ngoại Giao Ukraine đã thực hiện các bước để bảo vệ Shi khỏi tin tặc hoặc hàng giả kỹ thuật số bằng cách đặt mã QR ở cuối mỗi video sẽ đưa người xem trực tiếp đến phiên bản văn bản của tuyên bố trên trang web chính thức của chính phủ.
Nếu không có mã QR trên video, cảnh báo rằng video đó không được coi là xác thực nhưng cũng làm rõ rằng Shi không phải là người thay thế phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Ukraine, là người thực.
Kuleba cho biết Shi được phát minh để tiết kiệm thời gian và nguồn lực của Bộ Ngoại Giao Ukraine bằng cách cho phép các nhà lãnh đạo Ukraine tập trung vào các nhiệm vụ khác như hỗ trợ người dân.
Ông nhấn mạnh rằng: “Ngoại giao, không chỉ ở Ukraine mà trên toàn thế giới, luôn là một lĩnh vực bảo thủ và là lĩnh vực cuối cùng đưa ra những đổi mới.”
'Chúng tôi đang thay đổi điều đó. Ngoại giao Ukraine hiện đang tăng cường năng lực và đạt được bước nhảy vọt về công nghệ, điều mà chưa có cơ quan ngoại giao nào trên thế giới làm được.'
Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022, tuyên bố sai sự thật rằng đất nước này được cai trị bởi những kẻ theo chủ nghĩa phát xít mới - Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố ông đang gửi quân đến để 'phi quân sự hóa và phi Quốc Xã hóa' Ukraine.
Việc Ukraine giới thiệu phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao của mình diễn ra khi các quốc gia khác bắt đầu ra mắt những người dẫn chương trình tin tức Trí Tuệ Nhân Tạo có thể đọc tin tức 24 giờ một ngày, nói được nhiều ngôn ngữ và không cần phải trả tiền.
Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Kuwait và Đài Loan là một trong những quốc gia đầu tiên giới thiệu người dẫn chương trình Trí Tuệ Nhân Tạo sống động như thật cho phòng tin tức.
Trung Quốc đã giới thiệu người dẫn chương trình do Trí Tuệ Nhân Tạo tạo ra, tên là Lisa, vào năm ngoái và đại diện của Odisha TV - đài tin tức mà Lisa dẫn chương trình - cho biết cô ấy sẽ rất hữu ích trong phòng tin tức, giám đốc điều hành của đài, Jagi Mangat Panda nói với China Morning Post.
Panda nói: “Lisa thực hiện các công việc lặp đi lặp lại và phân tích dữ liệu, vì vậy những người đưa tin có thể tập trung vào các góc độ mới và công việc sáng tạo hơn”.
4. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết hàng loạt Tướng Nga sẽ sớm bị bắt trong vụ án tham ô nghiêm trọng ở Bộ Quốc Phòng Nga
Trong bản tin tình báo hôm 1 Tháng Năm, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến vụ án tham ô nghiêm trọng ở Bộ Quốc Phòng Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Cuộc điều tra về Thứ trưởng Quốc phòng Nga Timur Ivanov có thể đã lôi kéo Thứ trưởng Quốc phòng cấp cao hơn Ruslan Tsalikov vào cuộc. Có thông tin cho rằng Tsalikov đã bị FSB thẩm vấn liên quan đến vụ Ivanov. Tsalikov được mô tả là người bảo trợ của Ivanov. Tsalikov có lẽ đứng thứ ba trong hệ thống cấp bậc của Bộ Quốc phòng, sau Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoygu và Tổng Tham mưu trưởng Valery Gerasimov. Giống như Ivanov, Tsalikov có mối quan hệ lâu dài với Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoygu. Ông làm việc dưới quyền của Shoygu trong Bộ Phòng vệ Dân sự và Các tình huống khẩn cấp và theo Shoygu trước tiên khi Shoygu đảm nhận chức Thống đốc Khu vực Moscow và sau đó vào Bộ Quốc phòng vào năm 2012.
Cũng có khả năng thực tế là các cuộc điều tra về Ivanov cũng có thể ảnh hưởng đến Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov với một số nguồn tin cho rằng cơ quan xây dựng của Bộ Quốc phòng Nga đã xây một ngôi nhà cho Siluanov.
Tham nhũng từ lâu đã là một vấn đề ở Bộ Quốc phòng Nga. Vào năm 2019, Trưởng công tố quân sự Valery Petrov nói rằng tham nhũng “gần như là gốc rễ của hầu hết các vấn đề trong nhà nước pháp quyền”. Tham nhũng là một yếu tố dẫn đến thành tích kém cỏi của Nga, đặc biệt trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược ở Ukraine, nơi tham nhũng được cho là nguyên nhân dẫn đến các gói khẩu phần ăn hết hạn và vỏ xe kém chất lượng. Cả hành vi tham ô nhiên liệu cũng được báo cáo.
5. Kyiv cho biết Nga mất gần 6.000 quân trong 5 ngày qua
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Lost Nearly 6,000 Troops in Last Five Days: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các lực lượng Nga tiếp tục chịu con số thương vong cao trong cuộc xâm lược Ukraine theo số liệu mới nhất do Kyiv cung cấp, cho thấy tổn thất hàng ngày lên tới hơn 1.000 trong hầu hết các ngày trong tuần qua và tổng thiệt hại là gần 6.000 trong 5 ngày qua.
Trong bản cập nhật mới nhất hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, trong 24 giờ trước đó, Nga đã mất 1.120 nhân sự, đây là ngày thứ 5 liên tiếp con số thương vong vượt quá 1.000.
Hôm thứ Ba, 1.250 quân nhân Nga bị loại khỏi vòng chiến, 1.320 vào thứ Hai, 1096 và 1.124 trận trong hai ngày trước đó, nâng tổng số quân nhân Nga tử trận trong 5 ngày qua lên 5.910. Tổng số trong tuần trước đạt 7.980, mức trung bình hàng ngày là 1.140.
Tổn thất của Nga gia tăng trong nửa cuối tháng 4 trong bối cảnh lực lượng này tiến quân vào khu vực Donetsk, sau khi Mạc Tư Khoa chiếm được thị trấn Avdiivka vào tháng 2, trong khi Kyiv đang chờ nhận hỗ trợ quân sự vừa được Quốc hội Mỹ phê duyệt.
Vào tháng 3, số lần có hơn 1.000 quân nhân Nga bị loại khỏi vòng chiến trong một ngày xảy ra trong 9 lần, 13 lần trong tháng 2 và chỉ 4 lần trong tháng Giêng. Con số mới nhất của Kyiv đưa ra tổng thiệt hại của Nga trong 797 ngày chiến tranh là 469.840, trung bình hàng ngày là 560.
Bản thân Ukraine cũng kín tiếng về những tổn thất của chính mình. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tiết lộ vào tháng 2 rằng 31.000 quân của ông đã thiệt mạng.
Mặc dù Nga chưa cập nhật số liệu thương vong kể từ tháng 9 năm 2022 khi Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết chỉ có dưới 6.000 người thiệt mạng, nhưng rất khó xác định ước tính chính xác về số nhân sự thiệt mạng trong cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin.
Vào ngày 27 tháng 4, Vương Quốc Anh cho biết tổn thất về nhân sự của Mạc Tư Khoa đã lên tới 450.000 người, giống như con số của Ukraine, bao gồm cả những người đã thiệt mạng hoặc bị thương.
Ngày hôm trước, hãng truyền thông độc lập Mediazona của Nga cùng với BBC tiếng Nga cho biết họ có thể xác nhận rằng 51.679 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến, tăng 1.208 kể từ lần cập nhật cuối cùng vào giữa tháng 4.
Tuy nhiên, các cơ quan báo chí cho biết số liệu thống kê, bao gồm hơn 3.400 sĩ quan, có thể là con số thấp hơn vì số liệu này chỉ được rút ra từ các nguồn công khai, chẳng hạn như cáo phó và thông báo trực tuyến.
Nó xuất hiện khi Bộ Tổng tham mưu Ukraine nói rằng các lực lượng Nga đã không đạt được bất kỳ bước tiến nào được xác nhận trong khu vực Avdiivka vào hôm thứ Ba khi Mạc Tư Khoa tấn công thị trấn Chasiv Yar, nơi Kyiv đã cảnh báo Vladimir Putin muốn chiếm giữ kịp thời cho lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng. vào ngày 9 tháng 5.
6. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết Nga đã xử tử binh sĩ Ukraine đầu hàng trong các trường hợp có thể coi là phạm tội ác chiến tranh
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Human Rights Watch: Russia executes surrendering Ukrainian soldiers in possible war crimes”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, gọi tắt là HRW, ngày 2 Tháng Năm cho biết kể từ tháng 12 năm ngoái, các lực lượng Nga có thể đã hành quyết ít nhất 15 binh sĩ Ukraine đã đầu hàng.
Tuyên bố của tổ chức phi chính phủ nêu rõ: “Những sự việc này cần được điều tra như tội ác chiến tranh”.
Trong những tháng qua, cảnh quay về một số trường hợp binh sĩ Nga giết chết các binh sĩ Ukraine đã đầu hàng xuất hiện trên mạng.
Belkis Wille, phó giám đốc khủng hoảng và xung đột tại HRW cho biết: “Kể từ khi Nga xâm lược toàn diện vào Ukraine, các lực lượng của họ đã phạm nhiều tội ác chiến tranh ghê tởm”.
“Việc hành quyết tập thể những người lính Ukraine đầu hàng và bị thương, bị bắn chết một cách máu lạnh, bị cấm rõ ràng theo luật nhân đạo quốc tế, cũng nằm trong di sản đáng xấu hổ đó.”
Tuyên bố của HRW đề cập đến 5 vụ quân đội Nga hành quyết tập thể binh sĩ Ukraine mà tổ chức phi chính phủ này đã điều tra dựa trên cảnh quay từ máy bay không người lái đăng trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông và các cuộc phỏng vấn.
Các sự việc nói trên xảy ra vào ngày 2 và 27 tháng 12 năm ngoái, cũng như vào các ngày 16, 19 và 25 tháng 2 năm 2024 tại các tỉnh Donetsk và Zaporizhzhia. Bằng chứng thu thập được cho thấy binh lính Ukraine đang cố gắng đầu hàng hoặc đã đầu hàng.
Âm thanh trong một số cảnh quay được thu thập cũng ghi lại được lệnh của binh lính Nga không được bắt tù binh.
“Tụi bay, hãy giết tất cả bọn chúng, ai bị thương, hãy bắn nó từ trên xuống, bắn nó, không bắt tù binh”, một giọng nói được ghi lại ra lệnh.
Đây không phải là vụ hành quyết binh sĩ Ukraine đầu tiên được các tổ chức quốc tế và Ukraine ghi nhận trong suốt cuộc chiến toàn diện.
Văn phòng Tổng công tố Ukraine hôm 9 Tháng Tư cho biết ít nhất 54 tù binh chiến tranh Ukraine đã bị lính Nga hành quyết trong thời gian chiến tranh.
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi tháng 3 báo cáo rằng họ đã ghi nhận ít nhất 32 tù binh Ukraine bị hành quyết.
Trong một vụ việc đặc biệt nguy hiểm, hơn 50 tù nhân quân sự Ukraine đã thiệt mạng tại Olenivka bị Nga tạm chiếm ở tỉnh Donetsk vào tháng 7 năm 2022. Theo Kyiv, Nga có thể đã cho nổ nhà tù bằng một loại đạn nhiệt áp.
Mạc Tư Khoa đã phủ nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho cuộc tấn công HIMARS của Ukraine gây ra vụ việc, nhưng cả Liên Hiệp Quốc và Kyiv đều bác bỏ phiên bản sự kiện này.
7. Vương quốc Anh nhận định rằng việc Ukraine tấn công các phi trường có khả năng buộc Nga phải 'phân tán' máy bay phản lực
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Attack on Airfield Likely To Force 'Dispersals' of Russian Jets: UK”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một đánh giá mới, các cuộc tấn công của Ukraine vào một phi trường quân sự của Nga cuối tuần qua có thể sẽ buộc Nga phải phân tán các chiến đấu cơ và di chuyển các hệ thống phòng không, khi Kyiv đang phải đối mặt với các quả bom lượn phóng từ máy bay phản lực gây chết người của Mạc Tư Khoa.
Một số cơ quan báo chí đưa tin, vào ngày 27 tháng 4, cơ quan an ninh SBU của Ukraine đã tổ chức các cuộc tấn công vào một phi trường quân sự của Nga và hai nhà máy lọc dầu nằm ở khu vực Krasnodar phía nam nước Nga, thường được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công vào Ukraine.
Tờ Kyiv Independent đưa tin, trích dẫn một nguồn an ninh và quốc phòng giấu tên, SBU và Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã tấn công vào căn cứ không quân Kushchevskaya của Nga, nơi chứa “hàng chục máy bay quân sự, radar và thiết bị tác chiến điện tử”.
Sáng sớm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã chặn hoặc phá hủy 66 máy bay không người lái của Ukraine trên khu vực Krasnodar trong đêm.
Một nguồn tin Ukraine nói với truyền thông trong nước: “SBU tiếp tục tấn công một cách hiệu quả vào các cơ sở quân sự và cơ sở hạ tầng phía sau phòng tuyến của đối phương, làm giảm khả năng tiến hành chiến tranh của Nga”.
Ukraine hiếm khi công khai thừa nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận, đây là một chủ đề nhạy cảm đối với những người phương Tây ủng hộ Kyiv. Ukraine thường xuyên tấn công các căn cứ quân sự của Nga và gia tăng các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga trong những tháng gần đây.
Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Ba cho biết phi trường Kushchevskaya là nơi tiếp nhận các máy bay Su-34 và Su-35. Đoạn phim được lan truyền rộng rãi trên mạng dường như cho thấy việc phá hủy các bộ bom lượn tại địa điểm này.
Chính phủ Anh cho biết: “Các chiến đấu cơ của Nga, từ Kushchevskaya và một số căn cứ không quân khác, thường thực hiện 100 đến 150 phi vụ mỗi ngày, một tỷ lệ đáng kể trong số đó phóng đạn dọc theo tiền tuyến khi Nga cố gắng đột phá bằng ưu thế hỏa lực”.
Các máy bay phản lực đã bắn phá tiền tuyến bằng những quả bom thích ứng, được nâng cấp từ đạn “câm” thành vũ khí được trang bị bộ dẫn đường và lướt. Những quả bom hạng nặng và chính xác hơn có thể được phóng từ bên ngoài tầm bắn của lực lượng phòng không Ukraine - một nguồn lực vốn đã khan hiếm đối với Kyiv trong vài tháng qua.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết khả năng Ukraine can thiệp vào sức mạnh không quân chiến thuật của Nga, đặc biệt là việc nước này sử dụng bom lượn có sức tàn phá, là rất quan trọng để bảo vệ các chiến tuyến rộng lớn hơn.
“Cuộc tấn công thành công này có khả năng buộc Nga phải phân tán thêm các chiến đấu cơ cũng như tái phân bổ các khí tài phòng không để lấp đầy những khoảng trống”
Ukraine trước đây đã tấn công các căn cứ không quân của Nga trên Bán đảo Crimea do Mạc Tư Khoa kiểm soát, bao gồm cả tại thị trấn trung tâm quan trọng phía bắc Crimea là Dzhankoy.
8. Mỹ cáo buộc Nga sử dụng vũ khí hóa học ở Ukraine
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia used chemical weapons in Ukraine, US says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Hôm thứ Tư mùng 1 Tháng Năm, Mỹ cáo buộc Nga vi phạm công ước vũ khí hóa học quốc tế bằng cách sử dụng chloropicrin /klo-rô-pi-krin/ chống lại lực lượng Ukraine.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Vedant Patel, cho biết: “Việc sử dụng các loại hóa chất như vậy không phải là một sự việc cá biệt và có thể được thúc đẩy bởi mong muốn của lực lượng Nga nhằm đánh bật lực lượng Ukraine khỏi các vị trí kiên cố và đạt được lợi ích chiến thuật trên chiến trường”.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) có trụ sở tại Hoa Kỳ, cloropicrin/klo-rô-pi-krin/, không còn được phép sử dụng trong quân đội. Đó là chất gây kích ứng có đặc tính của hơi cay và được sử dụng phần lớn trong Thế chiến thứ nhất như một tác nhân chiến tranh hóa học.
Nga đã tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022 và Tòa án Hình sự Quốc tế có trụ sở tại Hague /la Hay/ đã ban hành lệnh bắt giữ tội ác chiến tranh đối với Putin vào tháng 3 năm 2023.
Phát ngôn nhân cho biết: “Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ mà mình có để phá vỡ sự hỗ trợ cho cơ sở công nghiệp-quân sự của Nga và hạn chế việc Nga sử dụng hệ thống tài chính quốc tế để tiếp tục cuộc chiến chống lại Ukraine”.
“Chúng tôi tiếp tục đoàn kết với những người Nga đang phấn đấu vì một tương lai dân chủ hơn và với những người Ukraine bảo vệ quê hương của họ khỏi sự xâm lược của Nga”
Mỹ cũng đã xử phạt thêm 3 cá nhân liên quan đến cái chết của thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny ở tuổi 47 tại một nhà tù ở Bắc Cực hồi tháng 2.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đáp trả: “Ở Washington, họ dường như không hiểu rằng Nga và người Nga không thể bị đe dọa bởi các quyết định của họ. Họ không nhận ra rằng những thủ đoạn phi pháp của họ chỉ khiến các quốc gia khác xa lánh. Trên thực tế, chúng đã gieo mầm những nghi ngờ về tính xây dựng trong vai trò hiện tại của Mỹ trên thế giới.”
Ông nói thêm: “Đây là một ví dụ về việc Mỹ tiếp tục thực hiện nhiều hành động bài Nga trong những ngày gần đây”.
9. Truyền hình Nhà nước Nga đưa ra cảnh báo đáng lo ngại cho đồng minh Mỹ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian State TV Issues Ominous Warning to US Ally”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một đồng minh của Putin đã đưa ra cảnh báo đáng ngại cho Vương quốc Anh trên truyền hình nhà nước.
Vladimir Solovyov, một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới truyền thông được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn, đã thảo luận với một vị khách trên truyền hình nhà nước về khả năng Nga tấn công Vương quốc Anh trong lần xuất hiện trên Russia-1.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã chia sẻ một đoạn video về cuộc trao đổi. Ông nói: “Nước Anh, hãy chú ý! Những lời đe dọa hủy diệt từ các nhà tuyên truyền Nga.”
Những người dẫn chương trình và khách mời của đài truyền hình nhà nước thường xuyên cảnh báo rằng Nga có thể tấn công lãnh thổ NATO vì viện trợ và vũ khí do chính quyền Tổng thống Biden và các thành viên liên minh quân sự cung cấp cho Kyiv.
Vương quốc Anh là một trong những nhà cung cấp viện trợ quân sự hàng đầu cho Ukraine trong cuộc chiến ở Âu Châu. Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã thề sẽ tiếp tục hỗ trợ Kyiv “khi nào còn cần thiết”.
Tham gia cùng Solovyov có Yevgeny Buzhinsky, một trung tướng Nga đã nghỉ hưu, người nói rằng ông nghĩ “đã đến lúc chúng ta phải leo thang một chút.”
“Bộ trưởng Quốc phòng Anh nói rằng họ đang có chiến tranh với chúng ta. Như thế, hãy tiêu diệt chúng hoàn toàn, thế là xong,” Solovyov đề xuất.
“Nếu là chiến tranh, hãy đối mặt với âm nhạc. Tạm biệt, Vương Quốc Anh bé nhỏ,” Solovyov tiếp tục. “Các lựa chọn là gì? Ngoài ra, dù sao thì tôi cũng đang bị trừng phạt ở đó. Vì vậy, nó không đau. Nếu bạn tuyên chiến với Nga, bạn sẽ bị đánh”.
Buzhinsky nói rằng việc binh lính Ukraine sử dụng vũ khí từ Anh trong cuộc chiến cho thấy quốc gia này có sự tham gia trực tiếp vào cuộc chiến.
“Vì vậy, có thể nói rằng họ sẽ không tham chiến cho đến khi trực tiếp giết chết binh lính của chúng ta—đúng là như vậy. Họ giết người bằng vũ khí của họ, với sự tham gia trực tiếp của họ. Hướng dẫn hỏa tiễn”, ông nói.
Solovyov nói thêm: “Đó là sự tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột. Vậy tại sao lại mềm mỏng với Sunak và những người khác như vậy?
Thủ tướng Sunak, vào ngày 24 tháng 4, tuyên bố rằng Vương quốc Anh đang đặt ngành công nghiệp quốc phòng của mình vào tình thế “chiến tranh” khi ông cam kết một gói quân sự mới trị giá 500 triệu bảng Anh hay 620 triệu Mỹ Kim cho Ukraine bao gồm 400 phương tiện, 60 tàu thuyền, 1.600 đạn dược và 4 triệu viên đạn.
Sunak nói với các phóng viên: “Trong một thế giới nguy hiểm nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chúng ta không thể tự mãn”. “Khi các đối thủ của chúng ta liên kết với nhau, chúng ta phải làm nhiều hơn để bảo vệ đất nước, lợi ích và giá trị của mình.”
Sunak nói: “Chúng tôi sẽ đặt ngành công nghiệp quốc phòng của Vương quốc Anh vào tình thế chiến tranh. “Một trong những bài học trọng tâm của cuộc chiến ở Ukraine là chúng ta cần dự trữ đạn dược nhiều hơn và để ngành công nghiệp có thể bổ sung chúng nhanh hơn”.
10. Bộ trưởng Ngoại giao Latvia: Một số quốc gia đã cung cấp vũ khí cho Ukraine mà không yêu cầu đừng tấn công bên trong Nga
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Latvian FM: Some countries have provided Ukraine weapons with no restrictions on strikes in Russia”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong cuộc phỏng vấn với Pravda Âu Châu xuất bản ngày 1 Tháng Năm, Ngoại trưởng Latvia Baiba Braze cho biết một số đồng minh của Ukraine đã gửi vũ khí tới Kyiv mà không yêu cầu đừng tấn công bên trong Nga.
Ukraine tiếp tục thúc ép các đồng minh phương Tây viện trợ vũ khí tầm xa, nhưng các đối tác lại do dự về việc cung cấp vũ khí có khả năng được sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói rằng Kyiv sẽ không sử dụng vũ khí do đối tác nước ngoài cung cấp để tấn công các mục tiêu bên ngoài biên giới đất nước. Những hạn chế như vậy không áp dụng đối với vũ khí sản xuất trong nước, một số trong đó được cho là có khả năng tấn công sâu vào Nga.
Braze nói rằng Ukraine cần có khả năng tiến hành “các cuộc tấn công chính xác và sâu đằng sau chiến tuyến”, bao gồm cả các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
“Việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây được luật pháp quốc tế cho phép. Nếu có những cơ sở mà Nga đang thực hiện các cuộc tấn công vào Ukraine, bạn có quyền đáp trả”, Bộ trưởng Latvia nói.
Khi được hỏi liệu đường lối cấm tấn công bằng vũ khí do nước ngoài sản xuất trên lãnh thổ Nga có thể thay đổi hay không, Braze trả lời rằng “có những quốc gia đã cung cấp vũ khí cho Ukraine mà không có những hạn chế như vậy”.
“Không phải mọi thứ đều được công bố công khai, và tốt hơn hết là đừng nói to ra cho đến một thời điểm nhất định. Điều chính là tác động trên chiến trường. Bởi vì ở đây có sự lựa chọn – hoặc nói to về điều gì đó hoặc chỉ làm những gì cần thiết”, Bộ trưởng nói.
Ukraine đã nhận được các hỏa tiễn tầm xa, như Storm Shadow từ Anh và SCALP do Pháp sản xuất. Tờ New York Times hôm 25 Tháng Tư đưa tin Mỹ đã bí mật gửi hơn 100 hỏa tiễn ATACMS tầm xa tới Kyiv.
Các lực lượng Ukraine được cho là đã sử dụng thành công chúng để tấn công các mục tiêu trên các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm, bao gồm cả Crimea.
Macron: Pháp đưa quân vào nếu Ukraine lâm nguy. Trận đại chiến Chasiv Yar. Kyiv tấn công tiếp Crimea
VietCatholic Media
16:01 03/05/2024
1. Thành viên NATO nêu ra hai tình trạng mà liên minh cần phải triển khai quân tới Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO Member Outlines Two Conditions for Deploying Troops to Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khi tranh cãi trong liên minh về khả năng gửi bộ binh đến Ukraine vẫn tiếp tục diễn ra, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, những nước phương Tây ủng hộ Ukraine trong NATO và Âu Châu sẽ phải xem xét việc gửi quân tới quốc gia bị chiến tranh tàn phá này khi một trong hai tình trạng sau xảy ra
“Thứ nhất là khi người Nga đột phá được tiền tuyến, và thứ hai là khi có yêu cầu của Ukraine.”
Ông nhấn mạnh rằng những điều trên không xảy ra ngày hôm nay – nhưng chúng ta sẽ phải tự hỏi mình câu hỏi về khả năng gửi bộ binh và chuẩn bị cho tình huống đó.
Những người ủng hộ Ukraine, mặc dù đã cung cấp hàng tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự cho Kyiv, nhưng vẫn ngần ngại trước ý tưởng gửi quân, một động thái có thể lôi kéo NATO trực tiếp hơn vào cuộc đối đầu với Nga.
Ông Macron đã giới thiệu về tiềm năng triển khai quân đội NATO tại Ukraine vào cuối tháng 2, nói rằng mặc dù “không có sự đồng thuận” về nhân sự chiến đấu nhưng “không nên loại trừ bất cứ điều gì” khi nói đến việc hỗ trợ Ukraine. Điều quan trọng là phải bảo đảm rằng Nga không thể thắng trong cuộc xâm lược này.
Các nước vùng Baltic nồng nhiệt đón nhận ý tưởng này trong khi Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski nói thêm rằng việc triển khai quân đội NATO tới Ukraine không phải là một điều gì đó “không thể tưởng tượng được”.
Bình luận của Macron đã làm rung chuyển các nhà lãnh đạo NATO khác, trong đó một số nhà lãnh đạo đã nhanh chóng hạ thấp tiềm năng gởi quân đội NATO ra tiền tuyến. Ngay sau phát biểu của Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói: “Sẽ không có bộ binh, không có binh sĩ nào trên đất Ukraine do các nước Âu Châu hoặc các quốc gia NATO gửi đến đó”.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói thêm: “Việc khởi động trên bộ không phải là một lựa chọn đối với Đức”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngay từ đầu đã tuyên bố trong cuộc chiến kéo dài hơn hai năm rằng “các lực lượng của Mỹ không và sẽ không tham gia vào một cuộc xung đột với Nga ở Ukraine”. Vào tháng 3 năm 2024, Tổng thống cho biết Kyiv “không yêu cầu lính Mỹ”.
“Trên thực tế, không có lính Mỹ nào tham chiến ở Ukraine và tôi quyết tâm duy trì điều đó”, ông nói trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang.
Đáp lại bình luận của ông Macron, Điện Cẩm Linh cảnh báo một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO sẽ khó tránh khỏi nếu quân đội liên minh chiến đấu bên cạnh Ukraine ở nước này.
“ Việc thảo luận về khả năng gửi một số quân từ các nước NATO tới Ukraine là một yếu tố mới rất quan trọng”.
Nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông “hoàn toàn” giữ nguyên tuyên bố trước đó của mình và nói thêm: “Tôi không loại trừ bất cứ điều gì, bởi vì chúng ta đang đối mặt với một kẻ không loại trừ bất cứ điều gì”.
Ông Macron cho biết Pháp “đã triển khai hàng ngàn binh sĩ” tới khu vực Sahel của Phi Châu để chống khủng bố theo yêu cầu của các quốc gia có chủ quyền.
Đề cập đến thời điểm bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022, ông nhấn mạnh rằng: “Tôi nghĩ việc loại trừ thẳng thừng ngay từ đầu khả năng đó có nghĩa là không biết rút ra được bài học trong hai năm qua”
2. Quân đội cho biết 'Trận đại chiến' đang diễn ra để giành quyền kiểm soát các tuyến đường hậu cần gần Chasiv Yar
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Military: 'Great battle' ongoing for control over logistics routes near Chasiv Yar”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu, 3 Tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết quân đội Nga tiếp tục tấn công thị trấn Chasiv Yar và các khu định cư gần đó ở tỉnh Donetsk trong bối cảnh “trận chiến lớn” giành quyền kiểm soát các tuyến đường hậu cần.
Chasiv Yar nằm ở tỉnh Donetsk, cách Bakhmut khoảng 10 km về phía tây và cách Avdiivka 50 km về phía bắc, các thành phố mà Nga lần lượt chiếm được vào tháng 5 năm 2023 và tháng 2 năm 2024.
Hồi tháng 3, quân đội Ukraine cho biết lực lượng Nga đang tập trung nỗ lực gần Chasiv Yar, khu vực mà họ coi là rất quan trọng để tiếp tục tiến tới các thành phố lân cận là Kostiantynivka, Kramatorsk và Sloviansk.
Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, quân đội Nga đang cố gắng tràn qua các làng Bohdanivka và Ivanivske để chiếm Chasiv Yar.
Phát ngôn nhân cho biết Nga đang cố gắng phá hủy các thành trì của Ukraine, bao gồm cả thị trấn Chasiv Yar, để các lực lượng Ukraine sẽ “không có nơi nào để tự vệ”.
Ông nói: “Quân xâm lược Nga đang cố gắng bằng mọi cách có thể để giành được những đỉnh cao có ưu thế, nơi có Chasiv Yar, nhằm tiếp tục cuộc chiến giành lãnh thổ và tấn công xa hơn vào Kostiantynivka, Druzhkivka, Sloviansk, Kramatorsk”.
“Tuyến phòng thủ thứ hai đã được củng cố. Lực lượng phòng vệ sẵn sàng chiến đấu với đối phương”.
Ông cũng bác bỏ tuyên bố cho rằng lực lượng Nga đã đột phá tới kênh đào Siverskyi Donets-Donbas để tiến tới vùng đông dân cư Kramatorsk.
Bộ Quốc Phòng Ukraine đưa tin trước đó vào ngày 22 Tháng Tư rằng có khoảng 20.000 đến 25.000 quân Nga đang cố gắng tấn công Chasiv Yar và các khu định cư xung quanh.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hồi đầu tháng 4 rằng Nga đang cố gắng chiếm thị trấn trước Ngày Chiến thắng vào ngày 9 tháng 5, một ngày lễ quân sự hóa mạnh mẽ ở Nga đánh dấu chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
3. Nga cáo buộc Ukraine tiếp tục tấn công bằng máy bay không người lái vào Crimea bị tạm chiếm. Cầu Kerch lại bị đóng.
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia claims drone attack on occupied Crimea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng Nga đã bắn hạ một máy bay không người lái của Ukraine trên vùng Crimea bị tạm chiếm vào ngày 2 tháng 5.
Theo phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ một máy bay không người lái vào khoảng 6h30 chiều giờ địa phương ngày Thứ Năm, 2 Tháng Năm. Không có thương vong hoặc thiệt hại nào được báo cáo.
Kênh Crimea Wind Telegram cho biết nhà cầm quyền khu vực đã không cho xe cộ qua lại và còi báo động đã vang lên trong các đơn vị quân đội ở Sevastopol bị tạm chiếm.
Trong những tháng gần đây, Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công vào Crimea bị tạm chiếm, nhắm vào các tài sản quân sự của Nga trong và xung quanh Hắc Hải.
Sergei Aksyonov, Thống đốc khu vực bán đảo Crimea, do Nga dựng nên, tuyên bố vào ngày 30 tháng 4 rằng lực lượng phòng không đã đánh chặn hỏa tiễn của Ukraine trên các thành phố Dzhankoi và Simferopol.
Trong khi Kyiv chưa bình luận chính thức về vụ tấn công, các kênh Telegram của Nga đưa tin về vụ tấn công hỏa tiễn vào phi trường quân sự ở Dzhankoi, lần thứ hai trong những tuần gần đây. Các hình ảnh vệ tinh được Radio Free Europe/Radio Liberty's (RFE/RL) chia sẻ vào ngày 2 tháng 5 cho thấy nhiều thiết bị của Nga bị hư hỏng.
Trước đó, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết Ukraine đã phá hủy một số đơn vị thiết bị quân sự trong cuộc tấn công vào phi trường quân sự Nga ở Dzhankoi vào ngày 17 Tháng Tư.
Hai ngày trước đó, lực lượng Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào một sở chỉ huy ở Crimea, nơi các sĩ quan hàng đầu của Nga cư trú, một nguồn tin tình báo nói với Kyiv Independent.
4. Phản ứng trước tin tức Ukraine có F-16, Shoigu nói Nga cần tăng cường sản xuất vũ khí, tăng tốc độ cung cấp vũ khí
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia to increase arms production, speed up weapons deliveries, Shoigu says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ra lệnh tăng cường sản xuất vũ khí, với mục tiêu cung cấp vũ khí cho mặt trận phía Đông Ukraine nhanh hơn. Diễn biến này xảy ra ngay sau khi có tin chính thức rằng Ukraine sẽ bắt đầu vận hành các chiến đấu cơ F-16 từ ngày Chúa Nhật 5 Tháng Năm, là ngày lễ Phục sinh theo lịch Chính Thống Giáo.
Shoigu cho biết trong một tuyên bố do Bộ Quốc phòng Nga đưa ra: “Để duy trì tốc độ tấn công cần thiết khả dĩ ngăn chặn được các cuộc tấn công của Ukraine, cần phải tăng số lượng và phẩm chất vũ khí và thiết bị quân sự cung cấp cho quân đội, chủ yếu là vũ khí”.
Ngoài đơn đặt hàng sản xuất mới, ông Shoigu, trong cuộc gặp với các lãnh đạo quân sự hàng đầu của Nga, đã chỉ đạo sửa chữa các sai sót của các đơn vị trên tiền tuyến ở khu vực phía đông và phía nam Ukraine để nâng cao hiệu quả chiến đấu. Các sai sót nổi bật nhất hiện nay là tình trạng đào ngũ hàng loạt. Theo Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine, từ Tháng Giêng đến nay, chỉ tính riêng Quân Khu phía Nam của Nga, đã có hơn 18.000 lính Nga đã đào ngũ.
Không có thông tin chi tiết nào được cung cấp về kế hoạch tăng sản lượng của Nga hoặc khung thời gian khi Nga có thể bắt đầu quan sát việc giao hàng nhanh hơn tới mặt trận phía đông Ukraine.
Kế hoạch tăng cường sản xuất vũ khí của Nga được đưa ra trong bối cảnh chiến dịch tấn công của Nga đã được dự đoán trước, mà Kyiv dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
Các quan chức Ukraine cảnh báo nước này sẽ phải đối mặt với tình huống “khó khăn” nhưng “không thảm khốc” trên mặt trận trong tương lai gần, trong bối cảnh việc cung cấp viện trợ của Mỹ bị chậm trễ.
Sau nhiều tháng trì hoãn, cuối cùng Mỹ đã ký gói viện trợ trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, với số vũ khí dự kiến sẽ được chuyển vào Ukraine trong những tuần và tháng tới. Một số mặt hàng viện trợ quân sự tiềm năng cũng sẽ cần được mua hoặc thậm chí sản xuất, việc này thậm chí còn mất nhiều thời gian hơn.
Ukraine đang phải vật lộn để duy trì vị trí của mình dọc theo mặt trận phía đông đất nước trong bối cảnh thiếu hụt đáng kể về đạn dược và phòng không. Trong những tháng gần đây, Nga đã tăng cường tấn công gần các thành phố Bakhmut và Avdiivka bị Nga tạm chiếm ở tỉnh Donetsk nhằm nỗ lực tiến vào khu vực tiền tuyến này.
Chasiv Yar, nằm cách Bakhmut 10 km về phía tây, vẫn là một trong những mục tiêu chính của Nga - với việc Nga được cho là đã đặt mục tiêu chiếm thị trấn trước Ngày Chiến thắng của Nga vào ngày 9 tháng 5.
Trong khi đó, cách Bakhmut 50 km về phía nam, gần Avdiivka, quân đội Ukraine tiếp tục rút lui nhẹ. Vào ngày 28 tháng 4, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết các lực lượng vũ trang Ukraine đã rút lui về phía tây khỏi các làng Berdychi, Semenivka và Novomykhailivka ở tỉnh Donetsk.
5. Scholz và Macron tổ chức bữa tối bí mật ở Paris trước chuyến thăm của Tập Cận Bình
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Scholz and Macron to hold secret dinner in Paris ahead of Xi’s visit”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào tối thứ Năm 2 Tháng Năm, tại Paris để ăn tối và thảo luận về chính sách của Liên minh Âu Châu đối với Trung Quốc.
Cuộc gặp bí mật của hai nhà lãnh đạo nặng ký của Liên Hiệp Âu Châu, diễn ra chỉ vài ngày trước chuyến thăm Âu Châu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được mô tả là một sự kiện nửa riêng tư: Scholz và vợ, Britta Ernst, đang có kỳ nghỉ ngắn ngày ở Thủ đô của Pháp, nơi họ sẽ gặp Macron và vợ Brigitte tại một nhà hàng Pháp.
Theo ba người am hiểu về bữa tối, sẽ không có cố vấn nào tham gia, những người được giấu tên vì họ không được phép phát biểu công khai.
Scholz và Macron nhiều lần xung đột trong những năm gần đây, gần đây nhất là vào tháng 2 khi Tổng thống Pháp mở cửa cho khả năng gửi bộ binh tới Ukraine, là điều mà thủ tướng Scholz phản đối kịch liệt.
Scholz và Macron cũng không đồng ý về khả năng Liên Hiệp Âu Châu áp thuế đối với xe điện được trợ cấp của Trung Quốc.
Chủ đề chính của cuộc thảo luận sẽ là chuyến thăm của Tập Cận Bình, người sẽ đến Pháp vào Chúa Nhật trong ba ngày trước khi đến Serbia và Hung Gia Lợi. Bữa tối sẽ là cơ hội để Scholz thông báo ngắn gọn cho Macron về cuộc gặp với Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tháng trước.
Theo Noah Barkin của Quỹ Marshall Đức, người đầu tiên đưa tin về bữa tối, Macron sẽ cố gắng thuyết phục thủ tướng tham gia cuộc gặp với Tập Cận Bình vào tuần tới, cùng với Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen.
Một chủ đề khác có thể xảy ra trong bữa tối sẽ là chính trị Liên Hiệp Âu Châu, đặc biệt là quốc phòng và tài chính. Macron đang thúc đẩy mạnh mẽ cái gọi là trái phiếu quốc phòng, liên quan đến việc Âu Châu phát hành nợ chung để tài trợ cho các khoản đầu tư quân sự.
Scholz cho đến nay đã bác bỏ ý tưởng này.
6. Tổng thống Zelenskiy cho biết Nga thả hơn 3.200 quả bom dẫn đường xuống Ukraine trong tháng 4
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelensky: Russia drops over 3,200 guided aerial bombs on Ukraine in April”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm 2 Tháng Năm cho biết Nga đã tấn công Ukraine bằng hơn 3.2000 quả bom dẫn đường, gần 300 máy bay không người lái loại Shahed và hơn 300 hỏa tiễn chỉ trong tháng 4.
Trong những tháng gần đây, Mạc Tư Khoa đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng và trung tâm dân cư của Ukraine, gây thiệt hại nặng nề và thương vong cho dân thường. Vào tháng 3, Nga đã tấn công Ukraine bằng hơn 400 hỏa tiễn các loại, 600 máy bay không người lái Shahed và 3.000 quả bom dẫn đường.
Các quan chức Ukraine đã cảnh báo rằng bom trên không của Nga là mối nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng đối với cả quân đội và các thành phố ở tiền tuyến của Ukraine.
“Các thành phố và cộng đồng của chúng tôi từ vùng Sumy đến vùng Odesa, vùng Dnipropetrovsk, vùng Kharkiv, vùng Donetsk, Mykolaiv và Kherson đang phải hứng chịu cuộc khủng bố có chủ ý và hèn hạ này hàng ngày”, tổng thống nói trên mạng xã hội.
“Hàng ngàn sinh mạng của người dân chúng ta đã được cứu nhờ sự giúp đỡ của các nhà lãnh đạo và các quốc gia đã hỗ trợ lá chắn phòng không của chúng ta và đang gây áp lực trừng phạt một cách hiệu quả đối với cỗ máy chiến tranh của Nga.
“Tuy nhiên, thật không may, nhiều sinh mạng đã bị cướp đi bởi những cuộc tấn công này. Và chỉ bằng sức mạnh chúng ta mới có thể ngăn chặn được nỗi kinh hoàng này.”
Kyiv đã kêu gọi các đối tác cung cấp thêm lực lượng phòng không để giúp nước này đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga. Đức đã dẫn đầu, cam kết cung cấp hệ thống phòng không Patriot thứ ba và khởi động sáng kiến phòng không của đồng minh cho Ukraine.
Sau khi Quốc hội Mỹ cuối cùng đã thông qua hỗ trợ bổ sung cho Ukraine, Ngũ Giác Đài cũng tuyên bố chuyển giao hỏa tiễn Patriot mới.
7. Hình ảnh trước và sau phi trường Crimea tiết lộ thiệt hại do hỏa tiễn tấn công
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Before and After Crimea Airfield Photos Reveal Damage From Missile Strike”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hình ảnh vệ tinh được công bố cho thấy hậu quả của một cuộc tấn công hỏa tiễn vào một phi trường quân sự lớn ở thành phố Dzhankoi, vùng Crimea bị sáp nhập.
Hai bức ảnh, đề ngày 27 tháng 4 và ngày 1 tháng 5, là của Planet Labs, một công ty hình ảnh toàn cầu ở California, và được Radio Svoboda, cơ quan thuộc Đài Âu Châu Tự do/Radio Liberty của Nga, lấy được. Cơ quan truyền thông này cho biết hình ảnh thứ hai cho thấy hậu quả của cuộc tấn công của Ukraine vào phi trường vào ngày 30 Tháng Tư.
Quân đội Nga sử dụng căn cứ không quân Dzhankoy ở Crimea – nơi bị Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014 – làm trung tâm vận chuyển nhân sự, đạn dược và các thiết bị khác. Vào ngày 17 tháng 4, Ukraine đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công trước đó vào cùng một phi trường.
Một quan chức Nga và các blogger quân sự cho biết Kyiv đã tấn công Crimea hôm thứ Ba 30 Tháng Tư, bằng hỏa tiễn do Mỹ cung cấp — sử dụng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS — từ khu vực Kherson phía nam Ukraine. Ukraine và Nga chưa bình luận chính thức về các cuộc tấn công được báo cáo.
Gần đây, Mỹ đã bí mật gửi cho Ukraine hỏa tiễn ATACMS tầm xa có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 300 km. Các blogger quân sự Nga lo ngại Ukraine có thể sử dụng hỏa tiễn để nhắm vào Cầu eo biển Kerch, nối Nga với bán đảo Crimea sáp nhập và đóng vai trò là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho lực lượng Nga.
Hình ảnh vệ tinh ngày 1 Tháng Năm cho thấy “dấu vết của vụ nổ” và “có thể ít nhất một bệ phóng của hệ thống phòng không S-400 của Nga bị hư hỏng”, Radio Svoboda đưa tin.
Báo cáo cho biết tiếp: “Một số lớn các thiết bị khác, có thể thấy trong hình ảnh ngày 27 tháng 4, đã không còn nữa”.
Vladimir Rogov – tên phản bội, trước đây từng được Nga bổ nhiệm làm Thị trưởng Melitopol của Ukraine, hiện nay chỉ là chủ tịch của cái gọi là nhóm “Chúng ta hiệp nhất với Nga”, một nhóm thân Nga hoạt động ở khu vực Zaporizhzhia của Ukraine do Mạc Tư Khoa xâm lược - và các blogger quân sự Nga hôm thứ Ba cho biết Ukraine đã bắn ATACMS vào Crimea. Trong một luận điệu thách thức, tên phản bội đang ở Zaporizhzhia xa xôi, không phải ở Crimea cho rằng các hỏa tiễn của quân Ukraine đã bị các hệ thống phòng không của Nga bắn hạ.
Ông ta nói:
“ Tối nay, các chiến binh của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào Cộng hòa Crimea. Phòng không Nga đã hoạt động hiệu quả ở Dzhankoy và Simferopol. Theo thông tin mới nhất, các hậu vệ của chúng tôi đã làm rất tốt.”
Rogov cho biết thêm Ukraine đã phóng “một số hỏa tiễn đạn đạo ATACMS để tấn công bán đảo hòa bình”.
Sergey Aksyonov, lãnh đạo Crimea được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn, cho biết các quả đạn con chưa nổ đã nằm rải rác ở khu vực Simferopol trên bán đảo “sau khi hỏa tiễn ATACMS bị bắn rơi”.
Anh ta nói trên Telegram, “Nếu bạn tìm thấy loại đạn này, đừng nhặt nó lên, đừng đến gần chúng.”
8. Tin tặc nhắm vào ngân hàng Ukraine bằng cuộc tấn công DdoS
Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty Oleh Horokhovskyi cho biết tin tặc đã tấn công vào ngân hàng di động lớn nhất Ukraine, Monobank, bằng một cuộc tấn công từ chối dịch vụ thường được gọi là DdoS mạnh mẽ vào ngày 2 tháng 5.
Các cuộc tấn công DDoS hướng lượng truy cập quá lớn vào một trang web nhằm làm quá tải máy chủ của trang web đó, hậu quả là gây gián đoạn dịch vụ.
Horokhovskyi đã công bố “một cuộc tấn công DDoS mạnh mẽ khác” nhằm vào ngân hàng vào khoảng 1 giờ chiều giờ địa phương.
Giám đốc điều hành của ngân hàng đã báo cáo một cuộc tấn công tương tự vào đầu năm nay. Ngân hàng đã bị các điện tặc truy cập 580 triệu lần chỉ trong một giờ.
Horokhovskyi không cho biết ông nghĩ ai đứng sau các cuộc tấn công, mặc dù các mối đe dọa trước đó có liên quan đến tin tặc Nga.
Nga đã tiến hành hàng ngàn cuộc tấn công mạng nhằm vào các tổ chức của Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công toàn diện.
9. Ba Lan sẽ đưa nghi phạm tấn công đồng minh Navalny trở lại Lithuania
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Poland will send suspects in attack on Navalny ally back to Lithuania”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hai người đàn ông bị bắt giữ ở Ba Lan vào đầu tháng 4 vì tình nghi tấn công nhân vật đối lập Nga Leonid Volkov ở Vilnius dự kiến sẽ được chuyển đến Lithuania vào giữa tháng 5, phát ngôn nhân của cơ quan công tố Lithuania tuyên bố hôm thứ Năm.
Cục Cảnh sát Hình sự Lithuania, cơ quan điều phối việc chuyển giao, chưa tiết lộ liệu họ có đang yêu cầu dẫn độ công dân Belarus bị giam giữ bị tình nghi ra lệnh tấn công hay không, như Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã đề cập.
Volkov – một đồng minh chủ chốt của nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny, là người đã chết ở tuổi 47 trong một nhà tù ở Bắc Cực vào tháng 2 – đã bị hành hung dữ dội trong xe của ông ta bên ngoài nơi ở của ông ta ở Vilnius vào ngày 12 tháng 3.
Theo phát ngôn nhân của tòa án, hai nghi phạm người Ba Lan gốc Nga đã bị bắt tại Warsaw vào ngày 3 tháng 4 và sẽ bị giam giữ cho đến ngày 13 tháng 5.
Tòa án khu vực ở Warsaw đã đồng ý dẫn độ các nghi phạm về Lithuania với điều kiện nếu bị kết án, họ sẽ chấp hành án ở Ba Lan.
10. Các phi công Nga đã chất đầy một nhà kho bằng những quả lượn cực mạnh. Ngay sau đó, hàng chục máy bay không người lái của Ukraine đã tràn vào.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Airmen Filled A Shed With Powerful Glide Bombs. Soon, Dozens Of Ukrainian Drones Swarmed In.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Không quân Nga tấn công lực lượng Ukraine với số lượng lên tới 3.000 quả bom lượn KAB mỗi tháng. Đó là lý do tại sao hôm thứ Bảy, 27 Tháng Tư, người Ukraine đã phóng hàng chục máy bay không người lái tầm xa vào một căn cứ không quân ở miền nam nước Nga và cho nổ tung một nhà kho chứa đầy KAB.
Hình ảnh video và vệ tinh sau cuộc tấn công vào căn cứ không quân Kushchyovskaya, cách tiền tuyến ở miền nam Ukraine 120 dặm, cho thấy các tòa nhà bị đốt cháy và hàng đống KAB bị phá hủy. Hình ảnh trên cao cũng có thể gợi ý về việc ít nhất 2 máy bay ném bom bị phá hủy. Đó là các chiến đấu cơ Sukhoi Su-34 – là loại chiến đấu cơ chủ yếu mang bom KAB của lực lượng không quân Nga.
Sẽ cần nhiều hơn một cuộc đột kích vào một căn cứ chứa đầy bom lượn để làm nghiêng cán cân hỏa lực trong cuộc chiến Nga-Ukraine.
Nhưng điều đáng chú ý là người Ukraine ít nhất đang cố gắng phá vỡ cơ sở hạ tầng cơ bản của chiến dịch ném bom lượn của Nga. Bộ Quốc phòng Anh giải thích: “Khả năng của Ukraine trong việc cản trở ưu thế chiến thuật của Nga, đặc biệt là việc sử dụng bom lượn, là chìa khóa để mở rộng khả năng phòng thủ ở tiền tuyến”.
Kể từ giữa năm ngoái, KAB đã trở thành vũ khí phòng không chủ yếu của lực lượng không quân Nga. Những quả bom này, tương tự như Bom tấn công trực tiếp chung do Mỹ sản xuất và bom lượn Hammer do Pháp sản xuất - cả hai đều trang bị cho máy bay ném bom chiến đấu của chính lực lượng không quân Ukraine - có tầm bắn 25 dặm trên các cánh bật ra. Chúng giúp giữ các máy bay phản lực của Nga nằm ngoài tầm bắn của lực lượng phòng không Ukraine.
Mỗi KAB chứa hàng trăm pound chất nổ - đủ để đào một cái hố sâu hàng chục feet. Egor Sugar, một binh sĩ thuộc Lữ đoàn xung kích số 3 Ukraine, viết: “Tất cả các tòa nhà và công trình đơn giản biến thành một cái hố sau khi chỉ một KAB xuất hiện”.
Nhóm phân tích Deep State của Ukraine lưu ý rằng KAB là một “vũ khí thần kỳ” đối với người Nga. Và người Ukraine “thực tế không có biện pháp đối phó nào”. Có lẽ ngoại trừ việc cho nổ tung các nhà kho nơi người Nga cất giữ bom trước khi chất bốn quả bom mỗi quả lên máy bay Su-34 của họ.
Không rõ chính xác máy bay không người lái nào mà người Ukraine đã ném vào Kushchyovskaya. Họ có các lựa chọn, bao gồm máy bay không người lái do thám của Liên Xô cũ có đầu đạn thay cho máy ảnh, máy bay không người lái được cải tiến để đóng gói hàng pound thuốc nổ TNT và máy bay thể thao không người lái với bom dưới bụng.
Dù máy bay không người lái nào tấn công Kushchyovskaya, chúng đều tấn công với số lượng rất lớn. Cuộc tấn công cuối tuần này là một trong những vụ lớn nhất trong cuộc chiến kéo dài 27 tháng của Nga ở Ukraine. Điện Cẩm Linh tuyên bố quân đội của họ đã bắn hạ 66 máy bay không người lái, “minh họa quy mô của cuộc đột kích”, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh lưu ý.
Tuy nhiên, người Nga không bắn hạ mọi máy bay không người lái. Ít nhất một trong số chúng đã tấn công mục tiêu chính của cuộc đột kích: là nhà kho chứa đầy KAB. Khi phá hủy hàng chục quả bom lượn có khả năng xảy ra, những người điều khiển máy bay không người lái của Ukraine có thể đã cho một số đồng đội của họ ở tiền tuyến một thời gian ngắn tạm hoãn – khoảng một ngày – khỏi chiến dịch ném bom lượn của Nga.
Tuy nhiên, sẽ cần nhiều cuộc đột kích hơn nữa vào nhiều căn cứ hơn để hạn chế đáng kể các vụ đánh bom trong thời gian dài. Và vẫn còn một câu hỏi mở là liệu các nhà quy hoạch ở Kyiv có bổ sung cơ sở hạ tầng KAB vào danh sách các mục tiêu thường xuyên tấn công của máy bay không người lái của Ukraine hay không. Những máy bay không người lái tương tự đó đã tấn công vào các nhà máy lọc dầu và nhà máy sản xuất vũ khí của Nga.
Câu hỏi lớn chưa có lời đáp là Ukraine có thể sản xuất bao nhiêu máy bay không người lái tầm xa. Mykhailo Fedorov, người giám sát ngành công nghiệp chiến tranh công nghệ cao của Ukraine, gần đây nói với Reuters rằng có 10 công ty sản xuất hàng ngàn máy bay không người lái tầm xa hàng năm – có khả năng đủ cho các cuộc tấn công hàng tuần trên quy mô của cuộc tấn công Kushchyovskaya.
Nhưng việc sản xuất máy bay không người lái có thể mở rộng. Fedorov nói: “Chúng tôi sẽ đấu tranh để tăng nguồn tài chính nhiều hơn nữa.
GM Mexico bị du đảng bắt cóc. Tổng thống, con ma nhà họ Hứa, khoán trắng công việc cảnh sát cho GH
VietCatholic Media
17:15 03/05/2024
1. Vị giám mục Công Giáo nghỉ hưu bị băng đảng bắt cóc
Hội đồng Giám mục Mexico cho biết hôm thứ Hai rằng một giám mục Công Giáo đã nghỉ hưu, người nổi tiếng vì cố gắng làm trung gian giữa các băng đảng ma túy ở Mexico, đã được phát hiện và đưa đến bệnh viện sau khi dường như bị bắt cóc trong một thời gian ngắn.
Ủy ban thường trực Hội Đồng Giám Mục Mexico cho biết trong một tuyên bố trước đó rằng Đức Cha Salvador Rangel, một giám mục nghỉ hưu, đã biến mất hôm thứ Bảy và kêu gọi những kẻ bắt giữ thả ngài ra.
Nhưng Ủy ban sau đó cho biết ngài “đã được xác định và đang ở bệnh viện” mà không nói rõ Đức Cha được tìm thấy hay thả ra như thế nào, cũng không cung cấp mức độ thương tích của ngài.
Uriel Carmona, công tố viên trưởng bang Morelos, nơi vị giám mục biến mất, cho biết “các dấu hiệu sơ bộ cho thấy đây có thể là một vụ bắt cóc ‘cấp tốc’”.
Ở Mexico, các vụ bắt cóc thường xuyên thường kéo dài, liên quan đến các cuộc đàm phán hết tháng này sang tháng khác về yêu cầu tiền chuộc. Trong khi đó, các vụ bắt cóc “cấp tốc” là những vụ bắt cóc nhanh chóng thường được thực hiện bởi tội phạm cấp thấp và yêu cầu tiền chuộc thấp hơn, chính vì vậy tiền có thể được chuyển giao nhanh hơn.
Trước đó, Ủy ban thường trực Hội Đồng Giám Mục Mexico cho biết Đức Cha Rangel đang trong tình trạng sức khỏe kém và cầu xin những kẻ bắt giữ cho phép ngài dùng thuốc như “một hành động nhân đạo”.
Đức Cha Rangel là giám mục của giáo phận Chilpancingo-Chilapa nổi tiếng bạo lực, ở bang Guerrero phía nam, nơi các băng đảng ma túy đã chiến đấu trong nhiều năm. Trong một nỗ lực sau đó được chính phủ xác nhận, Đức Cha Rangel đã tìm cách thuyết phục các thủ lĩnh băng đảng ngừng đổ máu và đạt được các thỏa thuận.
Đức Cha Rangel đã bị bắt cóc ở bang Morelos, ngay phía bắc Guerrero. Tuyên bố của các giám mục phản ánh ranh giới nguy hiểm mà các giám mục phải hành xử trong các khu vực do các băng đảng thống trị ở Mexico, để tránh gây phản cảm với những trùm ma túy, những kẻ có thể kết liễu đời các ngài ngay lập tức, và bất chợt.
“Xét đến tình trạng sức khỏe yếu của ngài, chúng tôi kêu gọi một cách kiên quyết nhưng đầy tôn trọng những người đang giữ Đức Cha Rangel cho phép ngài uống những loại thuốc cần thiết một cách thích hợp và kịp thời, như một hành động nhân đạo,” hội đồng giám mục cho biết trong một tuyên bố trước khi tìm được Đức Cha Rangel.
Không rõ ai có thể đã bắt cóc Rangel. Các băng nhóm ma túy siêu bạo lực được gọi là Tlacos, Ardillos và Familia Michoacana hoạt động trong khu vực. Không ai ngay lập tức nhận trách nhiệm về tội ác này.
Nếu có bất kỳ tổn hại nào xảy đến với Rangel, thì đó sẽ là tội ác gây sốc nhất đối với một giáo sĩ kể từ năm 1993, khi các tay súng của băng đảng ma túy giết chết Đức Hồng Y Juan Posadas Ocampo trong một vụ rõ ràng là nhầm lẫn danh tính trong một vụ xả súng ở phi trường Guadalajara.
Các công tố viên ở bang Guerrero đã xác nhận vụ bắt cóc nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết mà chỉ nói rằng họ sẵn sàng hợp tác với các đối tác ở Morelos. Morelos, giống như Guerrero, đã hứng chịu bạo lực, giết người và bắt cóc trong nhiều năm.
Trong một tuyên bố, giáo phận cũ của Đức Cha Rangel đã viết rằng ông “rất được yêu mến và tôn trọng trong giáo phận của chúng tôi”.
Vào tháng 2, các giám mục khác thông báo rằng họ đã giúp dàn xếp một thỏa thuận ngừng bắn giữa hai băng đảng ma túy đang gây chiến ở Guerrero.
Linh mục José Filiberto Velázquez, người biết về các cuộc đàm phán tháng 2 nhưng không tham gia, cho biết các cuộc đàm phán có sự tham gia của các thủ lĩnh của băng đảng Familia Michoacana và băng đảng Tlacos, còn được gọi là Băng Miền Núi.
Source:AP
2. Tình trạng an ninh tồi tệ ở Mễ Tây Cơ dưới thời Tổng thống Andrés Manuel López Obrador
Các giám mục và linh mục cố gắng thuyết phục các băng đảng nói chuyện với nhau với hy vọng giảm bớt những trận chiến đẫm máu. Giả định ngầm là các băng đảng sẽ phân chia lãnh thổ nơi chúng tha hồ tống tiền và buôn bán ma túy mà không giết chóc quá nhiều..
Đức Cha José de Jesús González Hernández, Giám Mục giáo phận Chilpancingo-Chilapa, cho biết ngài và ba giám mục khác trong bang đã nói chuyện với các ông trùm mua bán ma túy trong nỗ lực đàm phán một hiệp định hòa bình.
Đức Cha Hernández cho biết vào thời điểm đó những cuộc đàm phán đã thất bại vì các băng đảng ma túy không muốn ngừng tranh giành lãnh thổ ở quốc gia ven biển Thái Bình Dương này. Những trận chiến đó đã làm tê liệt giao thông ở ít nhất hai thành phố và dẫn đến hàng chục vụ giết người trong những tháng gần đây.
González Hernández nói về cuộc đàm phán được tổ chức vài tuần trước đó: “Họ yêu cầu đình chiến nhưng có điều kiện” về việc phân chia lãnh thổ. “Nhưng những điều kiện này không được một trong những người tham gia đồng ý.”
Vào tháng 2, Tổng thống Andrés Manuel López Obrador cho biết ông tán thành những cuộc đàm phán như vậy.
“Các linh mục, mục sư và thành viên của tất cả các giáo hội đã tham gia, giúp đỡ trong việc bình định đất nước. Tôi nghĩ nó rất tốt”, López Obrador nói.
Các nhà phê bình cho rằng các cuộc đàm phán cho thấy mức độ mà chính sách không đối đầu với các băng nhóm của López Obrador đã khiến người dân bình thường phải tự mình thực hiện các thỏa thuận hòa bình riêng với các băng đảng.
Một linh mục giáo xứ ở một thị trấn ở bang Michoacan đã bị thống trị bởi các băng đảng trong nhiều năm cho biết vào tháng 2 rằng các cuộc đàm phán là “một sự thừa nhận ngầm rằng chính phủ không thể cung cấp các điều kiện an toàn”.
Vị linh mục, người phát biểu với điều kiện giấu tên vì lý do an ninh, cho biết “chắc chắn, chúng tôi phải nói chuyện với một số người, trên hết là khi nói đến sự an toàn của mọi người, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi đồng ý với điều đó”.
Chẳng hạn, ngài cho biết, người dân địa phương đã yêu cầu ngài hỏi các ông trùm mua bán ma túy về số phận của những người thân mất tích. Đó là một vai trò không phải của Giáo Hội.
Vị linh mục nói: “Chúng tôi sẽ không phải làm điều này nếu chính phủ thực hiện đúng công việc của mình”.
Vào tháng 2, các Giám Mục nói với hãng tin AP rằng thỏa thuận ngừng bắn giữa các băng đảng thường không kéo dài.
“Chúng hơi mong manh, bởi vì trong thế giới của những kẻ buôn bán ma túy, việc phá vỡ các thỏa thuận và sự phản bội xảy ra rất dễ dàng”.
Source:AP
3. Đức Hồng Y Pizzaballa: Nói về hòa bình tại Thánh địa là điều quá sớm
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công Giáo Latinh Jerusalem, nhận định rằng: nói về hòa bình tại Thánh địa hiện nay là điều không có ý nghĩa, trước tiên cần phải thương thuyết để ngưng bắn và chấm dứt chiến tranh.
Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng Tư vừa qua, Đức Hồng Y đã được mời thuyết trình tại Học viện Âu châu ở Natolin, khu vực phía nam thủ đô Varsava, Ba Lan, về đề tài: “Lãnh đạo tôn giáo trong thời chiến tranh”. Nhân dịp này, ngài đã dành cho hãng tin KAI của Công Giáo Ba Lan, cuộc phỏng vấn về tình hình tại Thánh địa và đã đưa ra lời tuyên bố trên đây. Đức Hồng Y khẳng định rằng:
“Mục đích đầu tiên là một cuộc ngưng bắn và chấm dứt chiến tranh. Hòa bình có thể diễn ra trong một bối cảnh hoàn toàn khác và hiện nay chưa có bối cảnh đó, không có một sự tín nhiệm tối thiểu nào giữa người Israel và Palestine. Hiện nay, có quá nhiều oán ghét giữa họ với nhau. Vì thế, trước tiên, chúng ta phải sửa chữa thái độ kinh khủng này, chỉ như thế mới có thể nói về hòa bình... Các cuộc thương thuyết là cần thiết để chấm dứt tình trạng hiện nay ở Thánh địa, tình trạng này không thể tiên đoán được, vì nó biến chuyển mỗi ngày”.
Ký giả hỏi Đức Hồng Y: Cách đây ít ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định rằng “tốt hơn nên hòa đàm, thay vì cứ chiến tranh vô tận”, Đức Hồng Y Pizzaballa đáp: “Chiến tranh vẫn luôn kết thúc bằng một trong hai cách: hoặc một bên chiến thắng và bên kia mất mát mọi sự, hoặc bằng cách thương thuyết. Hiển nhiên là Thánh địa chúng tôi cần chấm dứt chiến tranh bằng thương thuyết. Mỗi người đều biết điều đó và những cuộc thương thuyết đang diễn ra, tuy không trực tiếp giữa Israel và Hamas. Tôi hy vọng sớm muộn gì các cuộc thương thuyết ấy sẽ có kết quả”.
Về giải pháp “hai quốc gia cho hai dân tộc”, Đức Hồng Y Thượng phụ nhận xét rằng “không có giải pháp nào khác ngoài con đường đó. Thật là dễ nói: đó là điều không thực tế, ví dụ vì có nhiều khu định cư của người Do thái trong các vùng của người Palestine. Nhưng đâu là con đường khác? Điều hiển nhiên là giải pháp không phải là tình trạng hiện nay chúng ta đang sống, vì sở dĩ chiến tranh hiện nay bùng nổ là vì các vấn đề không được giải quyết”.
Một giải pháp chính trị mà thôi vẫn không đủ, còn cần có sự hòa giải giữa hai dân tộc đang sống trên cùng một lãnh thổ. Về nhận xét này, Đức Hồng Y Pizzaballa khẳng định rằng: “Hòa giải tại Thánh địa là điều cần thiết. Nhưng chúng ta không thể vội vã. Hòa giải đòi phải có những điều kiện. Dĩ nhiên, trước tiên phải chấm dứt chiến tranh. Thật là khó nói về hòa giải khi những vết thương còn mở toang. Hơn nữa, hòa giải đòi phải làm việc trên nhiều bình diện: trước tiên là tôn giáo, vì tôn giáo giữ một vai trò rất quan trọng tại Thánh địa, và bình diện chính trị, truyền thông, giáo dục, đào tạo, để hàn gắn những vết thương, đặc biệt là những vết thương nặng nề cần nhiều thời gian. Hòa giải sẽ không sớm xảy ra, nhưng chúng ta cần bắt đầu mau lẹ hoạt động về vấn đề này”.