Ngày 08-05-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint: Ascension - Lễ Chúa Thăng Thiên Năm C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
04:10 08/05/2013
 
Ấn Tín
Lm Vũđình Tường
04:14 08/05/2013
Sản phẩm hàng hoá thường ghi chi tiết nơi sản xuất đồng thời đóng dấu hiệu cầu chứng. Thí dụ như ghi sản xuất tại Việtnam, hay Nhật Bản. Có những loại hàng sản xuất một nơi, đóng thùng một nẻo nên ghi thêm chi tiết hàng được công ti A nhập cảng và công ti B đóng thùng. Mục đích việc làm này mong giúp giới tiêu thụ không rơi vào trường hợp con buôn vì ham lợi đánh lận con đen, mua hàng giả dán nhãn thiệt thu lợi nhiều.

Kitô hữu cũng có nhãn hiệu không phải nhãn hiệu cầu chứng mà là ấn tín chứng thực. Mỗi người trong chúng ta là sản phẩm của Thiên Chúa, được Thiên Chúa sáng tạo, đóng ấn tín cho từng người. Đây không phải là điều bịa đặt mà là một thực tại có từ thời sáng tạo vũ trụ. Sách Sáng Thế Kí chương đầu 1, câu 27 trong phần lịch sử sáng tạo ghi rõ. Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Người. Như thế chúng ta vào đời là thành quả yêu quí của Thiên Chúa yêu thương.

Trước khi cho ngươi thành hình người trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi. Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi. Jer 1,4

Hãy xem Ta đã ghi khắc ngươi trong lòng bàn tay Ta Is 49,6


Dấu Ấn

Sản phẩm thường mang dấu hiệu cầu chứng thương mại, ghi rõ mã số cầu chứng. Kitô hữu không mang dấu hiệu cầu chứng thương mại mà là ấn tín đức tin. Ấn tín đức tin đó được ghi nhận trong ngày lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy với dấu thánh giá trên trán con người và được xức dầu thánh hiến để trở thành hàng thật, Kitô hữu thật trong Đức Kitô. Ấn tín thập giá là nhãn hiệu của mỗi Kitô hữu dưới danh hiệu chúng ta là con cái Thiên Chúa. Kitô hữu sống làm vinh danh thập giá là Kitô hữu chính hiệu. Đó là tiếp tục sứ mạng Đức Kitô đã bắt đầu như lời tiên báo của tiên tri Is 61,1-2

Thần Khí Chúa ngự trên tôi và đã xức dầu sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó tấm lòng tan nát, công bố ân xá cho kẻ giam cầm, phóng thích tù nhân và công bố năm hồng ân của Thiên Chúa.

Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Roma 8,17 còn cho biết là con cái Thiên Chúa nên được trở thành kẻ thừa tự, thừa hưởng tình yêu viên mãn và cuộc sống đời đời của Thiên Chúa.

Nhập cảng và đóng dấu

Chúng ta chính thức gia nhập Giáo Hội trong ngày lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy nơi xứ tạo ta đang cư trú. Xứ đạo địa phương là nơi chúng ta được đóng gói, được đúc khuôn để trở thành người Kitô hữu tương lai. Xứ đạo địa phương dẫn dắt chúng ta trên con đường học đạo và hành đạo. Xứ đạo địa phương là nơi chúng ta cùng hội họp, cầu nguyện, lãnh nhận bí tích, cùng chia sẻ và nhận những đóng góp, hỗ trợ trong tinh thần Kitô hữu. Xứ đạo địa phương là nơi chúng ta kết hợp trong Chúa qua các buổi cùng cầu nguyện, cùng sinh hoạt. Vì thế có thể coi xứ đạo địa phương đóng góp rất lớn vào việc giúp thành hình và phát triển đức tin. Điều này ít nhiều gây hiểu lầm trong việc hành đạo. Kitô hữu quá cứng ngắc gắn bó với xứ đạo, nhà thờ, trung tâm gây nên chia rẽ trong cộng đoàn giáo xứ. Lí do chính là sống trong sợ hãi. Sợ hãi làm tâm hồn mất tự do. Có thể họ là người đạo đức, siêng năng, cần mẫn nhưng căn bản là đức tin chưa trưởng thành. Địa điểm thờ phượng là phương tiện cho chúng ta gặp gỡ, cầu nguyện. Viện ra đủ lí lẽ tranh đấu biến địa điểm thờ phượng thành nơi đấu lí có khác chi mượn chính đạo làm việc tà đạo. Tình trạng ngấm ngầm cạnh tranh về mọi phương diện giữa họ lẻ với giáo xứ không thể biện minh là làm việc đạo đức.

Đức Kitô về trời cho xác tín một điều quê hương chúng ta ở trên trời. Là công dân nước trời cần có tinh thần, coi trọng việc hướng về thiên quốc, luôn nhớ mọi sự trần gian đều qua đi. Vật thể cần cho cuộc sống, cần cho việc giữ đạo, Kitô hữu khôn ngoan dứt khoát từ bỏ bất cứ điều gì khi chúng trở thành vật cản bước tiến về thiên quốc, chắn tầm nhìn nước trời.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Lễ Thăng Thiên: Có những trang mạng mở lối vào Đức Tin
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:48 08/05/2013
Vào đời Vua Hùng Vương Thứ Sáu có nạn giặc Ân bên Tàu. Chúng cậy thế mạnh nên hay sang quấy nhiễu nước ta. Vua truyền hịch đi khắp nơi để tìm người tài giỏi giúp nước diệt giặc.

Bấy giờ ở làng Phù Đổng có một cậu bé đã 3 tuổi mà chỉ nằm ngửa không nói được một lời nào. Nghe sứ giả nhà vua rao hịch tìm người tài diệt giặc, cậu liền nhờ sứ giả xin với Vua, đúc cho cậu một cây roi sắt và cấp cho cậu một con ngựa bằng sắt, để cậu đi đánh đuổi ngoại xâm. Nghe lời người hiền tài nhắn gởi, Vua thuận ý. Cậu bé liền vươn vai thành người to lớn, khỏe mạnh. Cậu đứng dậy, cầm roi sắt, nhảy lên yên ngựa, oai phong đi đánh giặc Ân. Dẹp xong giặc, cậu phóng ngựa lên núi Sóc Sơn rồi về trời. Vua nghĩ là thiên thần của trời cao xuống trần cứu giúp nên liền xây một đền thờ gọi là đền Phù Đổng Thiên Vương để tạ ơn và tưởng nhớ.

Câu chuyện huyền sử nói lên khát vọng của một dân tộc nhỏ bé luôn bị ngoại bang quấy nhiễu. Một tiểu quốc hiền hòa trước một đại hán bá quyền bành trướng. Vì thế mà ước mơ có được sứ thần từ trời cao đến cứu giúp. Một khát vọng ngàn đời, được tự do và độc lập, được công lý và dân chủ.

Con người mọi thời đại luôn khát khao bay lên trời. Đi dưới đất, ngược xuôi trên biển trên sông, con người luôn ước vọng, phải làm sao lên được trời cao.Vì thế, ngày 04 tháng 06 năm 1783, lần đầu tiên, hai anh em Mongolfiers, bay lên trời bằng khí cầu được 500 mét trước hàng ngàn người chứng kiến. Ngày 12 tháng 04 năm 1961, Gagarine, phi hành gia đầu tiên bay ra khỏi tầng khí quyển của trái đất trong phi thuyền Vostok I của Liên Xô. Đến ngày 16 tháng 07 năm 1969 hai phi hành gia người Mỹ là Armstrong và Aldrin bay lên tới mặt trăng.

Cả thế giới đã hồi hộp theo dõi những phi hành gia bay vào vũ trụ. Và chuyến bay nào rồi cũng phải trở về trái đất.

Hôm nay, Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu lên trời. Người trở về nhà Cha, sau khi đã hoàn tất sứ vụ Chúa Cha trao phó. Sau thời gian 33 năm xa nhà, Người hồi hương trong vinh quang phục sinh và “ được đưa về trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (Mc 16,19).

Chúa Giêsu lên trời, một cảnh tượng thật huyền diệu. Thân xác Người nhẹ bay lên cao. Tay Người ban phúc lành cho các tín hữu. Dáng Người nhỏ dần và hòa biến vào không gian vô tận.

Trên trời cao, các thiên thần và triều thần thiên quốc đang tụ họp tổ chức nghi lễ đón tiếp Đấng Cứu Thế khải hoàn. Tác giả Thánh vịnh 23 đã chiêm ngưỡng và mô tả cuộc nghinh đón đó bằng ca khúc bất hủ : “Hỡi các khải hoàn môn và các vệ binh thiên quốc, hãy cất cao đầu lên. Hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu, hãy mở rộng ra, để Vua vinh hiển và đoàn tùy tùng tiến vào. Vua vinh hiển là ai ? Thưa là Đức Giêsu uy hùng lẫm liệt, là Chúa oai phong chiến thắng. Hỡi các khải hoàn môn, hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu hãy cất cao đầu lên, để Vua vinh hiển tiến vào, Vua vinh hiển là ai ? Chính là Thiên Chúa hùng dũng uy linh”.

Đoàn tùy tùng theo Chúa về trời đông vô kể, các thánh thời Cựu Ước, các tổ phụ, các tiên tri, các người công chính…đang hoan hỉ vui mừng đi theo Chúa. Đặc biệt có thánh cả Giuse, thánh Gioan Tiền hô, Tổ phụ Abraham, Giacop, Môisê, thánh Giop, vua Đavid, các tiên tri, hân hoan cung nghinh Đấng Phục Sinh khải hoàn về thiên quốc.

Trên núi Cây Dầu cả cộng đoàn môn đệ đang ngây ngất chiêm ngưỡng, tâm trí như mất hút vào không gian vô tận, lòng rộn rã hân hoan: “Hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa. Hãy trổi cao kèn sáo, đàn ca lên dâng Người khúc ca tuyệt mỹ, Chúa là Vua khắp muôn dân, ngự trên tòa uy linh cao cả” (Tv 47, 2-3, 6-9).

Chúa về trời vì chính Người đã từ trời xuống thế: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng đã từ trời xuống” (Ga 3,13). Người đến nhân gian để nói với nhân loại về Nước Trời, mặc khải cho con người biết Thiên Chúa. Người giúp họ thay đổi quan niệm về Thiên Chúa cũng như quan niệm về con người.

Chúa về trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt. Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới.Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô.

Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.

Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Xuân Diệu đã diễn tả chân lý ấy cách sâu sắc : Hai người tình ngồi sát bên nhau, ôm lấy nhau mà vẫn còn thấy rất xa xôi . Những người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Chúa Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “ Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.

Chúa về trời mở ra sứ vụ mới cho các Tông đồ. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu với lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo”. Nội dung của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em”. Bảo chứng cho sứ vụ truyền giáo là: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.

Chúa đã dùng Giáo Hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Giáo Hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.

Giáo Hội Thánh chọn lễ Thăng Thiên làm Ngày Thế giới Truyền thông. Ngày lễ Thăng Thiên gắn liền với mệnh lệnh: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19). Vì thế, Ngày Thế Giới Truyền Thông gắn liền với sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến khích con cái mình vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng.

Trong Sứ điệp truyền thông 2012, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khuyến khích những ai làm công tác truyền thông hãy xây dựng những trang web và mạng xã hội: “Có thể giúp con người ngày nay tìm được thời giờ suy tư và tìm hiểu những vấn đề thiết yếu, cũng như tạo khoảng trống cho thinh lặng và cơ hội cầu nguyện, suy niệm, chia sẻ Lời Chúa”. Giáo Hội tìm cách hội nhập sứ điệp Tin Mừng vào trong “nền văn hoá mới này” do những những phương tiện truyền thông xã hội tạo nên với những ngôn ngữ mới, những kỹ thuật mới và với những cách cư xử mới.

Tiếp nối định hướng đó, Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 47 năm nay, ĐGH Bênêđictô viết sứ điệp truyền thông với chủ đề “Mạng lưới xã hội: Chân lý và Đức Tin; không gian mới cho việc Truyền bá Tin Mừng”. Lời mở đầu, ngài viết: “Tôi muốn xem xét việc phát triển các mạng xã hội kỹ thuật số đang góp phần rõ ràng tạo nên một “agora” (quảng trường) mới, một không gian công cộng mở, nơi đó con người chia sẻ các ý tưởng, thông tin, ý kiến, và cũng là nơi phát sinh những mối tương quan và hình thái cộng đồng mới”. Đức Thánh Cha nhận định tính tích cực của các trang mạng xã hội: “Các mạng xã hội, ngoài việc là một phương tiện loan báo Tin Mừng, còn có thể là một yếu tố phát triển con người. Chẳng hạn, trong một số bối cảnh địa lý và văn hóa mà các Kitô hữu cảm thấy bị cô lập, các mạng xã hội có thể giúp họ cảm thấy vẫn hiệp nhất thực sự với cộng đoàn Kitô hữu khắp thế giới. Những trang mạng tạo thuận lợi cho việc chia sẻ các nguồn tài liệu đạo đức và phụng vụ, giúp con người có thể cầu nguyện với cảm giác thấy mình gần gũi với những người cùng một niềm Tin”.

Có nhiều trang mạng dẫn lối vào Đức Tin: “Trong thế giới kỹ thuật số, có những trang mạng xã hội mang lại cho con người ngày nay những dịp để cầu nguyện, suy niệm và chia sẻ Lời Chúa. Những trang mạng này cũng có thể mở những cánh cửa dẫn vào những chiều kích khác của đức Tin. Quả thật, nhờ gặp gỡ trước trên mạng, nhiều người đã khám phá tầm quan trọng của việc gặp gỡ trực tiếp, những kinh nghiệm của cộng đoàn, và cả việc hành hương, là những yếu tố luôn luôn quan trọng trong hành trình đức Tin. Bằng cách cố gắng đưa Phúc âm hiện diện trong thế giới kỹ thuật số, chúng ta có thể mời gọi mọi người cùng cầu nguyện hoặc cử hành phụng vụ tại những nơi chốn cụ thể như nhà thờ, nhà nguyện. Trong bất cứ hiện thực nào của cuộc sống mà chúng ta được mời gọi tham dự, dù đó là không gian vật lý hữu hình hay trong thế giới kỹ thuật số, không được thiếu đi sự gắn bó và hiệp nhất khi diễn tả đức Tin và làm chứng cho Tin Mừng. Khi gặp gỡ tha nhân, chúng ta đều được kêu gọi bằng mọi cách phải làm cho tình yêu Thiên Chúa được nhận biết đến tận cùng trái đất”.

Ðứng trước một lục địa mênh mông như Châu Á, làm sao có đủ nhân lực và phương tiện để đưa Tin Mừng đến từng nhà ? Ðây là câu trả lời đích xác : “Giáo Hội cần khám phá những cách thế để tận dụng mọi phương tiện truyền thông đại chúng vào kế hoạch mục vụ và hoạt động mục vụ, nhờ biết sử dụng cách hữu hiệu mà sức mạnh của Tin Mừng có thể đến và tiếp xúc một cách rộng rãi với từng cá nhân cũng như với toàn cả các dân tộc, đưa các giá trị của Nước Trời thâm nhập vào các nền văn hóa của Châu Á”. (x.Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á, số 48).

Cho dù phương tiện truyền thông hiện đại tới mấy, nhân lực vẫn là yếu tố quan trọng. Sức mạnh của truyền thông cũng phải phát xuất từ đức tin, chứ không từ những kỹ thuật. Đức tin mạnh mẽ là nhờ chiêm niệm: “Trong thinh lặng, tư tưởng phát sinh và có được chiều sâu. Trong thinh lặng, chúng ta hiểu rõ hơn điều mình muốn nói và muốn người khác đón nhận. Trong thinh lặng, chúng ta tìm cách diễn tả chính mình tốt hơn”. (Sứ điệp Truyền Thông 2012).Giữa những ồn ào của truyền thông hôm nay, lời rao giảng Tin Mừng qua phương tiện truyền thanh, truyền hình, internet muốn đạt mục đích và kết quả như mong muốn cần có tĩnh lặng: “Trong thinh lặng của chiêm niệm, Lời hằng hữu hiện diện cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và chúng ta khám phá ra kế hoạch cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện trong suốt lịch sử bằng lời nói cũng như hành động” (Sứ điệp Truyền Thông 2012). Mỗi người Kitô hữu, nhờ thinh lặng, lắng nghe được tiếng Chúa và đi vào cuộc giao tiếp với Chúa, chúng ta mới có thể truyền thông Lời Chúa cho người khác. Chỉ có những người tin thực sự và mãnh liệt mới có thể làm cho Tin Mừng đến với mọi người.

Mỗi Kitô hữu là chi thể của Giáo Hội,thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Mỗi người chúng ta cũng là những cánh tay mở rộng của Chúa Kitô, nhờ đó Người không ngừng trao ban tình thương, ơn cứu độ và hạnh phúc cho mọi người. Chúa về trời, chúng ta vào đời làm chứng nhân của Tin mừng cứu độ và loan báo tin vui, mai này chúng ta cũng sẽ về nhà Cha trên trời.
 
My Seven-Minute-Homily: Ascension of the Lord, year C
Father Great Rice
17:31 08/05/2013
My Seven-Minute-Homily: Ascension of the Lord, year C

Acts of the Apostles 1, 1-11; Letter of St. Paul to Ephesians 1,17-23 and the Gospel of St. Luke 24, 46-53

We don’t have to kneel much while attending Sunday. People just kneel during The consecration time, just about 5 minutes. Not too long ago, people had to kneel down almost during the whole Mass celebration. I come from a very warm country where Catholic People love to attend Sunday Mass very much. The Church is always packed for Sunday Mass celebration. However, as I said the weather is so hot. The Sunday Mass attendants liked to stand at the back of the Church, in the foyer or at the entrance door. Especially during the time of homily giving, many men go out, not too far from the church, just seating right on the steps and enjoy a cigarette too.

Not any priest likes seeing people attending Sunday Mass in this way. Once I heard a joke from a priest like this. Before giving the homily, priest said: After we died, we go to heaven’s gate and get line in waiting for St. Peter checks us in. St. Peter keeps the key of the heaven. He can let people in or out. St. Peter won’t ask you any question. He will ask you to show your knees for him to check. For those who have knees with a soft skin and hair on it will be kicked out right away. This shows St. Peter that these people did not go to church much or they went to church but they did not kneel at all. For those whose knees covered with hard skin show that they went to church very much and they always stayed the inside of the Church especially they kneeled during Mass celebration.

The priest wanted to send this message to people who was seating on the steps and enjoying a cigarette. People laughed loudly with the joke. However I did not see any better change after this joke has been told. People, especially men still wanted enjoy relaxation a little bit during Sunday Mass celebration.

Today we celebrate the ascension of the Lord. Jesus Christ was lifted up to heaven before the eyes of his disciples. This makes us wonder why did Jesus Christ leave his disciples for Heaven? What does Ascension of the Lord mean to us? The catechism of the Catholic Church defines that Heaven is where God and saints live. Heaven is an everlasting life. Heaven is en eternal life. Heaven is the final and biggest reward for those who are faithful to God. Heaven is where people will be satisfied completely. The presence of God fulfills all desires in people.

Why the Risen Lord did not stay with his disciples on earth for the Evangelization? It will be much better if he stayed with them and directed them for this mission. It is really bad when he left them alone for many struggles and persecution when they tried to achieve the mission of Evangelization that he ordered them to do.

No, when the Gospel says, “Jesus withdrew himself from his disciples and was carried up into heaven”, the Gospel doesn’t mean that Jesus left his disciples for heaven, for a perfect life and Jesus abandoned them for many struggles and persecution on earth. The ascension of the Lord is considered as a final step of salvation. Salvation begins with Jesus’ birth in a form of man like we are. Salvation was performed by preaching the Good News, by healing the sick, by restoring to life for the dead. Salvation was shown by dying on the cross, by rising from the dead and finally by ascending into heaven. These stages make up salvation for human.

This is exactly the way we live. This is also the goal we try to reach. Jesus Christ is considered as the first born of human creation. He shows himself as a perfect model for all of us. All of us were born on earth. All of us have listened to the Good News preached by Jesus Christ. All of us have received the healing and reconciliation. All of us have received the Body of Christ as the food of life on the journey to heaven. All of us will die one day and finally all of us who believe in Jesus as the resurrection and the life will rise again from the dead for Heaven, for everlasting life with God and all Saints. So the ascension of the Lord is considered as a foreseen way that we will be in the future. The ascension of the Lord encourages us to follow Jesus Christ as a model of human life.

What should we do to have heaven at the end of life? We don’t need to kneel down a lot in Church so that we can show our bold knees covered with hard skin to St. Peter so that we can get into Heaven. Actually heaven is a reward. A reward is given to someone who has been won after fighting. Yes, we will have heaven as a reward given by God for our fidelity with faith. Jesus Christ ascended into heaven after he has died and rose again from the dead. I mean that Jesus also received a reward of Heaven after he has been faithful with his mission. As Christians, as the followers of Jesus Christ, we have to follow Jesus, our forerunner so that we would have heaven at the end of life. Actually we were born not for challenges. We don’t intend to live for persecution. But challenge and persecution are always around human life, especially Christian life.

We live like everyone does but keep in mind that we are on the journey of life. Our destination is heaven. When we celebrate the ascension of the Lord, I won’t say that life on earth has no value and nothing. I won’t tell you that just fix your mind and your eyes to heaven. No, Jesus lived on earth, loved people on earth and worked very hard to help people on earth so that they know that they have eternal life expecting them in heaven after the life on earth. My message is do not glue yourselves permanently on earth. Everything won’t last forever on the earth. We should live, should work and should serve people on the earth with love and with our enthusiasm but remember always that we are going to everlasting life in heaven. Amen

 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:32 08/05/2013
CHIẾN TRANH GIỮA THỦY THẦN VÀ HỎA THẦN
N2T

Thủy thần Cộng Công là một thiên thần tóc đỏ kiêu ngạo bá đạo, ông ta luôn cảm thấy mình cần phải nắm quyền quản lý thiên địa vạn vật; hỏa thần Chúc Nhung cũng là một thiên thần có một cá tính tính tình mạnh mẽ, luôn tự cho mình là đúng, ông ta cũng cho rằng trời đất nên quy về dưới sự quản lý thống lĩnh của ông ta.
Một hôm thủy thần Cộng Công dẫn đại tướng Tương Liễu bơi lội đến công đánh hỏa thần Chúc Nhung, dẫn đến một trận chiến tranh khốc liệt, thủy thần Cộng Công hô phong hoán vũ gây sóng gió đánh Chúc Nhung, nhuệ khí bức người; hỏa thần Chúc Nhung không cam chịu lép vế, lừa cho Cộng Công lên trên bờ rồi dùng khói lửa mãnh liệt vây khốn thủy thần Cộng Công.
Cuối cùng thủy thần Cộng Công thảm bại, ông ta nổi giận đánh gãy cây cột trụ chống trời, trong chớp mắt trời long đất lở, trên trời xuất hiện một cái lỗ lớn, dưới đất cũng xuất hiện một vết nứt lớn, nước áo ạt phun ra thành bốn biển, mặt đất thành một dãi mênh mông bát ngát gây nên lụt lội cho các sinh vật trên mặt đất.
(Tây Hán, Liễu An “Chuẩn Nam tử”)

Suy tư:
Có những cuộc chiến tranh về ý thức hệ cộng sản và quốc gia, có những cuộc chiến tranh vì hận thù dân tộc, có những cuộc chiến tranh lấn đất dành biển, có những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc khỏi xâm lăng của kẻ thù.v.v... nhưng dù cuộc chiến tranh ngắn ngày hay dài ngày đều làm hại đến sự phát triển của đất nước, hoặc gây chết chóc cho nhiều người bên này hay bên kia.
Nhưng trong cuộc sống của mỗi người đều có một cuộc chiến đấu âm thầm mà tất cả mọi người Ki-tô hữu đều biết, đó là chiến đấu giữa sự thiện và sự ác, đó là cuộc chiến đấu chống lại những cám dỗ của ma quỷ và thế gian mà tất cả những người Ki-tô hữu đều đề cao cảnh giác trong cuộc sống của mình, cuộc chiến đấu này là vô thời hạn, nó chỉ kết thúc khi con người nhắm mắt lìa đời, cuộc chiến đấu này không phải là lấn đất dành biển, cũng không phải là để diệu võ giương oai, mà là cuộc chiến đấu để dành Nước Trời, tức là thiên đàng của người Ki-tô hữu, cuộc chiến đấu này đã được Đức Chúa Giê-su báo trước đây là giờ của quyền lực thế gian, nhưng Ngài đã thắng ma quỷ và thế gian khi Ngài từ cõi chết sống lại.
Chuyện chiến tranh giữa thủy thần Cộng Công và hỏa thần Chúc Nhung là không có, là thần thoại, nhưng cuộc chiến giữa sự thiện và sự ác trong tâm hồn của mỗi người là sự thật, tất cả mọi người Ki-tô hữu đều biết như thế...
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:38 08/05/2013
N2T

1. “Cái tôi” và “con người cũ” là kẻ tử thù của đời sống tu đức, hơn nữa nó là tên nội thù rất giảo hoạt và khó khắc phục.

(Cha Vincent Lebbe)
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Chúa thăng thiên
Lm. Đan Vinh
19:50 08/05/2013
HIỆP SỐNG TIN MỪNG

CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH

CHÚA THĂNG THIÊN C


Cv 1,1-11 ; Ep 1,17-23 ; Lc 24,46-53

LÀM CHỨNG CHO CHÚA HÔM NAY

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Lc 24,46-53

(46) Khi ấy Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ và bảo: “Có lời Kinh thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại. (47) Và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. (48) Chính anh em là chứng nhân của những điều này”. (49) Và đây, chính Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống. (50) Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. (51) Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được rước lên trời. (52) Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỷ, (53) và hằng ở trong Đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.

2. Ý CHÍNH:

Tin mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su sau khi phục sinh đã hiện ra với các môn đệ vào chiều ngày Thứ Nhất trong tuần, nhằm mục đích dạy các ông hiểu Người trải qua cuộc tử nạn và phục sinh đúng như lời Thánh kinh, và các ông có bổn phận làm chứng về những điều mắt thấy tai nghe ấy. Người cũng hứa sẽ ban Thánh Thần đến giúp đỡ các ông. Sau đó, Đức Giê-su lên trời đang khi giơ tay chúc phúc cho các ông gần làng Bê-ta-ni-a. Rồi các ôing trở về Giê-ru-sa-lem cầu nguyện đón nhận ơn Thánh Thần.

3. CHÚ THÍCH:

- C 46-48: + Khi ấy Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ: Về con số môn đệ được chứng kiến việc Chúa Giê-su lên trời thì Tin mừng Lu-ca không nêu rõ, đang khi Tin mừng Mát-thêu và Mác-cô nói là 11 ông (x Mt 28,16; Mc 16,15). Về nơi Chúa lên trời thì các tác giả không thống nhất: Lu-ca cho biết ở gần làng Bê-ta-ni-a (x Lc 24,50), Mát-thêu xác định là xứ Ga-li-lê, tại quả núi đã được Người chỉ định trước (x. Mt 28,16). Sách Công vụ thì cho biết Đức Giê-su lên trời tại núi Ô-liu gần thành Giê-ru-sa-lem (x Cv 1,12) + Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem: Lu-ca luốn nhấn mạnh về tầm quan trọng của Giê-ru-sa-lem. + Chính anh em là chứng nhân của những điều này: Các Tông đồ được sai đi nói cho mọi người biết về Đức Giê-su, dựa theo những điều mắt thấy tai nghe tay sờ, sau khi Người đã từ cõi chết sống lại (x. Ga 21,24; Cv 3,15).

- C 49-50: + Chính Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa: Đức Giê-su tiên báo điều Chúa Cha đã hứa là gửi Chúa Thánh Thần đến với các Tông đồ sau khi Người bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha (x Cv 1,8). + Cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống: Quyền năng này chính là sức mạnh của Thánh Thần. Trong Tân ước, Chúa Thánh Thần và quyền năng luôn gắn liền với nhau. Chẳng hạn trong biến cố truyền tin, sứ thần đã nói với Trinh nữ Ma-ri-a: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà” (Lc 1,35). Sau khi chiến thắng Xa-tan cám dỗ, Đức Giê-su đã trở về Ga-li-lê trong quyền năng Thánh Thần để bắt đầu sứ vụ (x. Lc 4,14-19). Giờ đây, Đức Giê-su lại sắp trao cho các Tông đồ quyền năng Thánh Thần sau cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Người. Từ đây, các Tông đồ đã cố gắng chu toàn sứ vụ làm chứng về mầu nhiệm Chúa Giê-su đã chết và sống lại (x. Cv 4,33). Các ông không dùng sức riêng làm các phép lạ, nhưng nhờ quyền năng Thiên Chúa và nhờ Danh Đức Giê-su Ki-tô (x Cv 3,16; 4,7-10). + Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a: Với tư cách là Vua Mê-si-a, Đức Giê-su đã khải hoàn tiến vào thành Giê-ru-sa-lem, bắt đầu từ làng Bê-ta-ni-a (x. Lc 19,28-29). Giờ đây với tư cách là Đấng Phục Sinh chiến thắng tử thần, Đức Giê-su cũng khải hòan về trời từ làng Bê-ta-ni-a này (x. Lc 24,50). + Rồi giơ tay chúc lành cho các ông: Thời Cựu ước, các Tổ phụ dân Ít-ra-en thường chúc lành cho con cháu trước khi chết như: I-xa-ác chúc lành cho Gia-cóp (x. St 27,23-29) ; Gia-cóp chúc phúc cho 12 con trai (x. St 49,28) ; Mô-sê chúc phúc cho con cái Ít-ra-en (x. Đnl 33,1). Ở đây, trước khi về trời, Chúa Giê-su cũng chúc lành cho các Tông đồ. Ngày nay, vào cuối Thánh lễ, linh mục chủ tế cũng chúc lành cho các tín hữu trước khi giải tán họ.

- C 51-52: Người rời khỏi các ông và được rước lên trời: Qua sự kiện lên trời ở đây, tác giả Tin mừng Lu-ca muốn cho thấy hai mầu nhiệm Phục Sinh và Thăng Thiên luôn gắn bó mật thiết với nhau. Trong sách Công vụ (1,6-11), tác giả Lu-ca coi việc Thăng Thiên như kết thúc các lần Chúa hiện ra với các môn đệ, khởi đầu sứ vụ làm chứng cho Người tại Giê-ru-sa-lem cho đến tận cùng thế giới (x. Cv 1,8).

4. CÂU HỎI: 1- Chúa Giê-su đã lên trời ở nơi nào? Bao nhiêu môn đệ đã được chứng kiến Người lên trời? 2- Theo Tin mừng Lu-ca, Giê-ru-sa-lem có vai trò gì trong công cuộc cứu độ của Đức Giê-su? 3- Các Tông đồ phải làm gì để thi hành sứ vụ làm chứng nhân cho Đức Giê-su? 4- Đức Giê-su hứa ban quyền năng từ trên cao xuống trên các Tông đồ. Vậy các ông đã nhận được quyền năng ấy khi nào? 5- Tin mừng Lu-ca cho thấy hai mầu nhiệm Phục Sinh và Thăng Thiên có liên quan với nhau ra sao?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Chính anh em là chứng nhân của những điều này” (Lc 24,47-48).

2. CÂU CHUYỆN: CHỨNG NHÂN BÁC ÁI - PHƯƠNG THẾ TRUYỀN GIÁO HIỆU QUẢ.

Một tân tòng gặp một anh bạn vô tín. Người vô tín này hỏi thăm về việc theo đạo của anh như sau:

- Nghe nói anh mới theo đạo Công giáo phải không ?

- Vâng, đúng hơn là tôi mới theo làm môn đệ Chúa Giê-su.

- Thế thì chắc anh đã phải biết rõ về ông ta. Vậy hãy cho tôi biết ông Giê-su sinh ra ở đâu ?

- Tôi đã học rồi, nhưng rất tiếc bây giờ tôi lại quên mất.

- Thế ông Giê-su sống ở trần gian bao nhiêu năm ?

- Tôi không nhớ rõ lắm.

- Vậy anh có biết ông ta đã giảng bao nhiêu bài, làm bao nhiêu phép lạ, có bao nhiêu tác phẩm viết về ông ta ?...Nói chung, sự nghiệp của ông ta như thế nào ?

- Tôi cũng không rõ.

- Như vậy là anh đã biết quá ít về ông Giê-su. Vậy tại sao anh lại theo đạo của ông ta ?

- Anh đã nói đúng. Tôi rất xấu hổ vì mới chỉ biết qúa ít về Đức Giê-su. Thế nhưng, điều mà tôi biết rất rõ là thế này : ba năm trước, tôi là một tên nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, nợ nần chồng chất. Gia đình lâm vào tình trạng bất hạnh. Vợ con đều buồn giận và không muốn nhìn mặt tôi. Tôi chán nản tuyệt vọng thậm chí muốn đâm đầu vào xe lửa để chết quách đi cho xong. Nhưng một hôm tôi đã gặp được Đức Giê-su qua một người bạn công giáo. Anh này đã đưa tôi đến gặp một vị linh mục và tôi được vị linh mục khuyên chừa bỏ thói hư, được giới thiệu công ăn việc làm và được ghi tên học giáo lý công giáo. Sau một năm tôi đã trả hết được nợ nần, đã chừa bỏ được tật say sỉn, gia đình tôi đã tìm lại được hạnh phúc. Mỗi chiều vợ con tôi đều vui vẻ chào đón tôi về nhà sau giờ tan sở. Sở dĩ tôi được hạnh phúc như ngày nay, tất cả đều bắt nguồn từ tin vào Đức Giê-su. Và đó là tất cả những gì tôi biết rõ về Người.

3. SUY NIỆM:

1. Quê hương chúng ta ở trên trời: Trước cuộc tử nạn, Đức Giê-su dã khích lệ các môn đệ như sau :”Lòng anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi. Vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại, và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”(Ga 14,1-3). Thánh Phao-lô cũng khẳng định: ”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta”(Pl 3,20).

Trong thực tế, phải thừa nhận như lời thánh Phao-lô: “có nhiều người sống thù nghịch với thập giá Ðức Ki-tô. Chung cuộc đời họ là hư vong, chúa tể của họ là cái bụng, và họ đặt vinh danh của họ trong những điều ô nhục; họ chỉ ưa chuộng những cái trên cõi đời này” (Pl 3,17). Có nhiều tín hữu đã quá bám víu vào các thực tại trần gian là cái nay còn mai mất, như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, chức quyền… Thánh Phao-lô khuyên các tín hữu Phi-líp-phê, cũng là khuyên chúng ta hôm nay: Quê hương của chúng ta không phải ở trần gian, nhưng trên trời. Như dân Ít-ra-en xưa đã đi qua sa mạc bốn mươi năm để được thanh luyện, trước khi được vào trong miền Đất mà Đức Chúa đã hứa ban cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời, thì trần gian hôm nay cũng là một chặng đường mà chúng ta phải trải qua, trước khi về tới quê trời vui hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa.

2. Điều kiện để được lên trời: Đức Giê-su được Chúa Cha sai đến để thiết lập Nước Trời, là Thiên đàng, xưa đã bị A-đam E-và đánh mất do phạm tội không vâng phục và bị phạt xuống trần gian là thung lũng đầy nước mắt. Đức Giê-su đã được Chua Cha sai đến trần gian cứu độ lòai người. Người đã thiết lập Nước Trời, và làm cho Nước ấy sẽ ngày một triển nở biến thành một Trời Mới Đất Mới viên mãn vào ngày tận thế. Để được vào Nước Trời do Đức Giê-su thiết lập, cần phải vâng theo thánh ý Thiên Chúa là tuân giữ các giới răn “mến Chúa yêu người” như Đức Giê-su dạy: ”Không phải những ai cứ kêu Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! mà được vào Nước Trời, mà chỉ những ai làm theo thánh ý của Cha Ta” (Mt 7,21-23; Lc 6,46; 13,26-27). Nước Trời hay thiên đàng là phần thưởng cho những ai làm theo thánh ý Chúa.

3. Sứ vụ làm chứng cho Chúa: Khi Chúa lên trời, các môn đệ cứ đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì kìa có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh họ và nói: “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” (Cv 1,10-11). Từ đây, sứ vụ của các ông là phải ra đi rao giảng tin mừng Nước Trời, làm chứng về sự chết và sống lại của Đức Giê-su (Cv 1,8b).. Từ đây các ông phải xuống núi, chu toàn sứ vụ xây dựng môi trường mình đang sống trở thành một Trời Mới Đất Mới đầy công bình yêu thương và bình an (x Kh 21,1.4).

Cách đây ít lâu, tờ “Lơ Fi-ga-rô” (Le Figaro) đã có đăng một bài báo phỏng vấn Tổng thống Nga Pu-tin nội dung như sau: Khi được hỏi trong chuyến đi Giê-ru-sa-lem của ông mới đây, người ta đã thấy ông đến cầu nguyện tại mồ Đức Giê-su và tay ông cầm cây thánh giá. Vậy ông có cảm thấy mâu thuẫn giữa việc trước đây đã từng là cựu sĩ quan của tình báo KGB với việc bày tỏ đức tin hiện nay hay không?” Tổng thống Pu-tin đã trả lời như sau: “Cuộc sống được tạo nên bằng những điều mâu thuẫn. Chỉ khi nào chết thì người ta mới hết mâu thuẫn... Mẹ tôi là một phụ nữ theo đạo. Mẹ tôi đã bí mật làm lễ rửa tội cho tôi tại nhà thờ. Vậy tại sao các ông lại ngạc nhiên khi thấy tôi cầm cây thánh giá mà cầu nguyện tại ngôi mộ của Chúa Giê-su? Tôi tự hào là một tín hữu... Niềm tin của tôi đã cho tôi thêm tinh thần và sự bình an trong tâm hồn”.

4. Làm chứng cho Chúa bằng cách nào ? : Chứng nhân là người nghe gì thì nói lại y như vậy, thấy sao thì thuật lại cách trung thực cho người không thấy, là người sống và hành động theo điều mình hiểu biết và xác tín. Còn làm chứng là dùng lời nói hành động quả quyết về một sự việc đã thực sự xẩy ra mà chính mình đã chứng kiến hay đã trải nghiệm. Đức Giê-su đã đi giảng đạo gần ba năm và được mười một Tông đồ, bảy mươi hai môn đệ và dân chúng đương thời chứng kiến và có thể làm chứng, như Ngừơi đã nói với thượng tế Cai-pha : "Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Ðền Thờ, nơi mọi người Do thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Ðiều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì" (Ga 18,20-21).

Đức giáo hòang Phao-lô VI đã nói:”Mỗi ngưởi giáo dân, tự bản chất, là một chứng nhân”. Bởi vì khi lãnh nhận phép rửa tội và Thêm sức, chúng ta đã được Đức Giê-su trao cho sứ vụ làm chứng cho Người. Các tín hữu chúng ta hôm nay tuy không thấy, không gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với Chúa như các Tông đồ hay dân Do thái xưa, nhưng chúng ta nhờ đức tin, vẫn có thể suy niệm và thực hành Lời Chúa và được ơn Thánh Thần biến đổi nên con người mới giống Đức Giê-su. Cách thức làm chứng tốt nhất là quên mình vị tha bác ái theo gương Người làm và lời Người dạy.

Tóm lại: Làm chứng cho Chúa là công khai nhận mình là người tin Chúa, sống theo đức tin và sẵn sàng tuyên xưng đức tin ấy trước mặt người đời bằng lời nói cũng như hành động.

4. THẢO LUẬN: 1- Con người ngày nay thích nghe các chứng nhân hơn các bậc thầy dạy, thích nhìn thấy những gương sáng hơn nghe lời giảng suông, như Ba-banh (Babin) đã nói: “Người ta chỉ có thể tin vào Đức Giê-su, khi họ tin vào tình yêu của những kẻ đi loan báo Người”. Bạn có đồng ý với các nhận định nói trên hay không? Tại sao? 2- Trong quá khứ, bạn đã làm được việc nào tâm đắc nhất để làm chứng cho Chúa? Bạn quyết tâm sẽ làm chứng cho Chúa thế nào trước mặt bạn bè, đồng nghiệp hay người xa lạ trong những ngày sắp tới?

5. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Tuy là Con Thiên Chúa, nhưng vì yêu thương nhân lọai mà Chúa đã vâng lời Chúa Cha, từ trời xuống thế làm người. Chúa đã tình nguyện mang thân phận một người phàm. Chúa đã nên giống như chúng con mọi đàng ngoại trừ không phạm tội. Chúa đã biểu lộ một tình yêu tột đỉnh khi sẵn sàng chấp nhận mọi nỗi đau khổ và cả cái chết nhục nhã trên cây thập giá, để đền tội thay cho chúng con và đã sống lại để phục hồi sự sống cho chúng con.

- LẠY CHÚA. Hôm nay mừng ngày Chúa về trời. Xin cho chúng con nhớ rằng: “Quê hương chúng con ở trên trời, nơi đó chúng con sẽ gặp Đấng Cứu Chuộc” là Chúa. Xin giúp chúng con chu toàn bổn phận làm con Chúa Cha và làm anh em của mọi người. Xin cho chúng con sẵn sàng góp phần xây dựng thế giới này ngày một tươi đẹp hạnh phúc hơn, công bằng nhân ái hơn. Xin cho chúng con ý thức rằng: tuy sống giữa thế gian nhưng chúng con không thuộc về trần gian. Xin đừng để chúng con quá quyến luyến với những của cải vật chất nay còn mai mất, nhưng luôn biết phó thác cậy trông, và quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người nghèo, an ủi giúp đỡ những người đau khổ ... để sau này chúng con cũng được về trời với Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A - Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - Hiệp Hội Thánh Mẫu
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô bổ nhiệm các tân giám mục
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:54 08/05/2013
VATICAN – VATICAN -- Tòa Thánh hôm 07/05/2013công bố hai bổ nhiệm mới của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Bổ nhiệm Giám mục cho giáo phận Kibungo, Rwanda

Ngài đã chọn linh mục Antoine Kambanda, cho đến hiện nay là giám đốc chủng viện Nyakibanda, làm giám mục giáo phận Kibungo, Rwanda. Kể từ khi trống tòa vào ngày 29 tháng Giêng năm 2010, giáo phận này vẫn đang được điều hành bởi vị giám quản là đức cha Thaddée Ntihinyurwa, Tổng Giám Mục giáo phận Kigali.

Tân giám mục Kambanda thuộc sắc tộc Tutsi. Trong biến cố thảm sát năm 1994, tất cả các thành viên gia đình của ngài bị giết hại, ngoại trừ một người anh sống tại Italia.

Sinh năm 1958, khi còn nhỏ Đức Cha Kambanda theo học bậc tiểu học ở nước Burundi và nước Ouganda, sau đó học cấp II và cấp III tại Kenya. Ngài học triết học và thần học tại chủng viện Nyakibanda, thuộc giáo phận Butare và được chính chân phuớc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thụ phong năm 1990 trong chuyến tông du tại Rwanda.

Đậu tiến sĩ thần học, Đức cha Kambanda là giáo sư tiểu chủng viện, tiếp đến đại chủng chủng viện và cũng là cha linh hướng chủng viện.

Một vài con số liên quan đến hiện tình giáo phận Kibungo: diện tích 2.670 km2, 1.047.000 dân, 505.000 giáo dân, 59 linh mục và 117 tu sĩ.

Bổ nhiệm Giám mục cho giáo phận Kildare và Leighlin, Ireland

Cũng trong ngày hôm nay, 07/05/2013, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm cha Denis Nulty làm giám mục giáo phận Kildare và Leighlin, Ai len. Cho đến hiện nay Đức Tân Giám mục Nulty là cha xứ giáo xứ Đức Mẹ Drogheda. Sinh năm 1963 tại Slane, Ireland, và được truyền chức linh mục vào năm 1988, vị giám chức mới được bổ nhiệm có học vị thạc sĩ thần học và từng là tuyên úy, linh hướng và chủ tịch linh mục đoàn giáo phận.

Giáo phận mà đức cha Nulty coi sóc rộng 4.170 km2 với 255.400 dân trong đó 239.400 giáo dân, 171 linh mục và 369 tu sĩ.

Bổ nhiệm giám mục cho giáo phận Oakland Hoa Kỳ

Hôm Thứ Sáu, 03/05/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Michael C. Barber, tu sĩ Dòng Tên, làm giám mục giáo phận Oakland, Hoa Kỳ. Cho đến hiện nay tân giám mục là cha linh hướng chủng viện Boston.

Sinh năm 1954 tại Salt Lake City, đức cha Barber gia nhập Dòng Tên và tuyên khấn lần đầu tiên vào năm 1973. Ngài chịu chức linh mục vào năm 1985 và đậu văn bằng thạc sĩ thần học.



Đức Tân giám chức giáo phận Oakland lần lượt thi hành các chức vụ sau: thừa sai tại đảo Samoa, giáo sư Giáo Hoàng Học Viện Gregorio và chủng viện Menlo Park, Tuyên úy Đại học Oxford, Tuyên Úy US Navy, Giám đốc trường mục vụ giáo phận San Francisco.

Giáo phận Oakland có diện tích 3.798 km2 với dân số 2.589.322 người, trong đó 555.000 là người Công giáo, 374 linh mục, 108 phó tế vĩnh viễn và 944 tu sĩ.
 
Theo thống kê, các tân linh mục ở Hoa Kỳ thường là người da trắng và thụ phong ở tuổi 35
Tiền Hô
07:04 08/05/2013
Theo thống kê, các tân linh mục ở Hoa Kỳ thường là người da trắng và thụ phong ở tuổi 35

Một cuộc khảo sát thường niên của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Tông đồ thuộc Đại học Georgetown ở Washington (Center for Applied Research in the Apostolate - CARA) cho biết, các tân linh mục Hoa Kỳ được thụ phong trong năm nay thường ở tuổi 32 và đa phần có anh chị em ruột, 1/3 trong số các ứng viên được sinh bên ngoài Hoa Kỳ và nhiều trường hợp từng có công ăn việc làm trước khi được thụ phong linh mục.

"Khảo sát Thụ phong Linh mục" là một nghiên cứu thường niên đã được thực hiện tại Hoa Kỳ trong suốt 17 năm qua, nó luôn mang đến một vài dữ liệu rất thú vị. Vào mỗi mùa thu, CARA xin tất cả các giáo phận bản danh sách các chủng sinh sẽ được thụ phong linh mục vào năm sau; các ứng viên này sẽ nhận một bảng câu hỏi rồi điền các câu trả lời của mình vào đó. CARA sẽ tổng hợp số liệu và kết quả được công bố vào mùa xuân, trước khi các ứng viên được nhận tác vụ linh mục.

Cuộc khảo sát mới nhất cho thấy năm nay Hoa Kỳ sẽ có 497 tân linh mục được thụ phong. Tuổi trung bình của các ứng viên là 35.5. Sở dĩ độ tuổi trung bình này được nâng lên là do 1/4 trong số ứng viên đã trên tuổi 40. Nếu phân chia họ thành các nhóm tuổi thì trong trường hợp này, độ tuổi của hầu hết các ứng viên linh mục là 32.

Một điểm quan trọng trong dữ liệu khảo sát là nguồn gốc của ứng viên. Khi được hỏi về chủng tộc thì 67% ứng viên tự nhận mình là người da trắng và 15% cho rằng họ là người Hispanic (gốc Tây Ban Nha) - con số này khá thấp mặc dù cộng đồng Hispanic chiếm khoảng 30% tổng số người Công giáo ở Hoa Kỳ. Ngược lại, tỷ lệ ứng viên gốc Châu Á - Thái Bình Dương được thụ phong linh mục là khá cao (khoảng 10%).

Số lượng ứng viên được sinh bên ngoài Hoa Kỳ chiếm 3/10. Hầu hết trong số họ là người nhập cư từ Mễ Tây Cơ, Việt Nam, Colombia, Ba Lan, Phi Luật Tân và Nigeria, theo thứ tự từ cao xuống thấp. Họ có xu hướng được thụ phong linh mục sau khi đã sinh sống ở đất nước 14 năm.

23% ứng viên đã có bằng cử nhân tại thời điểm gia nhập chủng viện: các loại ngành họ nghiên cứu thường là triết học và thần học (23%), nhưng cũng có ngành khoa học kinh tế (17%) và ngành nghệ thuật tự do (16%). Đặc biệt, 62% ứng viên nói rằng họ đã có việc làm toàn thời gian trước khi vào chủng viện, thường là kế toán và nhân viên bảo hiểm. Có 4% nói rằng họ đã từng phục vụ trong quân lực. Cuối cùng, bản khảo sát cho thấy rất ít ứng viên linh mục Hoa Kỳ là con trai một (chỉ có 3%). Đại đa số (52%) có ít nhất là hai anh/chị/em ruột. Và 40% trường hợp ứng viên là trưởng nam trong gia đình. (Vatican Insider)

Tiền Hô
 
Giải đáp phụng vụ: Giám mục có quyền giải thích luật phụng vụ như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
07:07 08/05/2013
Giải đáp phụng vụ: Giám mục có quyền giải thích luật phụng vụ như thế nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Sách lễ mới buộc xuất bản một "sách hướng dẫn" của một giáo sư phụng vụ thuộc giáo phận, kèm theo một thư của Giám mục giáo phận nói rằng ngài xem sách hướng dẫn này như là "quy phạm". Các linh mục đang đặt câu hỏi về nhiều điểm khác nhau, từ cuốn "hướng dẫn" này, xem đó như là cách diễn giải cá nhân, chẳng hạn: "3.Vị tư tế mang dây stola xung quanh cổ và rủ xuống ngực, chứ không mang chéo (Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma, GIRM 340)". Người ta tranh luận để biết liệu Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma, số 340, có ý định này trong thực hành hay không. Người ta cũng tranh luận để biết liệu điều này và "các điểm thắc mắc" khác có là hợp pháp hay không (ví dụ, ban phép lành cho trẻ nhỏ đi theo hàng người rước lễ; không có lời giới thiệu hoặc lời chào thế tục, như nói "Chào anh chị em buổi sáng" trước khi làm dấu Thánh Giá, ...). Cha có thể vui lòng thảo luận các điểm gây tranh cãi này không ạ? - G. S., bang New York, Mỹ


Đáp: Câu hỏi này liên quan đến một một câu hỏi lớn hơn về đến các đặc quyền phụng vụ của các Giám mục địa phương, so với các luật phụng vụ phổ quát.

Thật ra, vị Giám mục có khá rộng thẩm quyền để đặt ra các qui định bắt buộc đối với giáo phận của ngài, trong một số lĩnh vực phụng vụ. Trong một số trường hợp, ngài cũng có thể giải thích luật phụng vụ, nếu không có sẵn lời giải thích của thẩm quyền cao hơn. Các qui định này là có tính bắt buộc trên mọi người, kể cả các nam nữ tu sĩ trong hầu hết các trường hợp.

Luật ngón tay cái liên quan đến quyền bính của Giám mục là ngài không nên cấm những gì mà luật phổ quát cho phép, và cũng không cho phép những gì mà luật phổ quát cấm. Như thế, chúng ta có thể đưa thêm một hệ luận rằng ngài không thể đưa ra một cách hợp pháp các qui định mới của phụng vụ.

Cũng như tất cả các qui chế tổng quát, có thể có trường hợp ngoại lệ hợp pháp, vốn có thể biện minh ngược lại với các khái niệm ấy trong các trường hợp đặc biệt.

Do đó, theo một câu trả lời từ Ủy ban phụng vụ của Hội Đồng Giám Mục Mỹ, Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma (QCTQSLRM) trao cho Giám mục thẩm quyền đặc biệt để điều chỉnh phụng vụ Thánh Lễ trong các lĩnh vực như sau: "Công bố các qui định về việc đồng tế thánh lễ (QCTQSLRM, số 202.), việc giúp vị tư tế nơi bàn thờ (QCTQSLRM, số 107), rước lễ dưới hai hình (QCTQSLRM, số 282-283), qui tắc về thiết kế thánh đường và sửa chữa thánh đường (QCTQSLRM, số 291 và 315), thích nghi các cử chỉ và điệu bộ (QCTQSLRM, số 43, 3 ), âm nhạc phụng vụ (QCTQSLRM, số 48 và 87), và chọn các ngày khẩn nguyện (QCTQSLRM, số 373)".

Các tài liệu khác đề cập đến quyền của Giám mục để đặt ra các qui chế liên quan “Quy định cử hành Thánh Lễ trên đài phát thanh, truyền hình và qua mạng internet, và trách nhiệm của ngài về thiết lập một lịch giáo phận".

Vì vậy, nguyên tắc nói rằng Giám mục không nên "cấm những gì được cho phép" cũng có nghĩa là ngài "đừng làm mất sự tự do, đã được các sách phụng vụ dự liệu, để thích ứng, một cách sáng suốt, việc cử hành vào cơ cấu thánh, hay vào nhóm tín hữu, hay là vào các hoàn cảnh mục vụ, để thế nào toàn bộ nghi lễ thánh được thực sự thích nghi vào tâm thức của con người" (xem Huấn thị Redemptionis Sacramentum, số 21, Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

Chẳng hạn, một Giám mục có thể thường không cấm việc sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể III, hoặc không quy định rằng Kinh nguyện này luôn được sử dụng cho các Thánh lễ an táng.

Việc không cho phép những gì bị cấm, có nghĩa là nói chung một Giám mục không thể đi trái với một qui chế rõ ràng của sách phụng vụ. Ví dụ, một Giám mục thường không có thẩm quyền cho phép không quỳ gối ở bất cứ nơi nào trong giáo phận của ngài, bởi vì việc quỳ là rõ ràng được dự liệu trong các sách phụng vụ.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng các Giám mục có quyền hạn rộng về ban miễn chuẩn, và có thể cho phép một số ngoại lệ so với luật phụng vụ phổ quát, vì một lý do chính đáng. Ví dụ, nếu một vài nhà thờ trong giáo phận không có bàn quỳ, và việc sắm bàn quỳ là rất khó khăn về mặt kỹ thuật hay không khả thi về mặt kinh tế trong thời gian ngắn, một Giám mục có thể cho phép giáo xứ ấy bỏ việc quỳ gối và giữ tư thế đứng thống nhất trong Thánh Lễ, ít là cho đến khi có một giải pháp khác.

Việc không đưa ra các điều mới lạ có nghĩa rằng - không Giám mục nào có quyền đưa ra bất cứ sự thực hành phụng vụ mới nào. Câu trả lời trên đây của các Giám mục Mỹ nói: "Ngoại trừ các thay đổi này và các thay đổi khác của luật được giao cách rõ ràng cho Giám Mục Giáo phận, không thay đổi bổ sung nào cho luật phụng vụ có thể được đưa ra cho việc thực hành phụng vụ giáo phận, mà không có sự chấp thuận đặc biệt trước của Tòa Thánh".

Về một số "điểm gây thắc mắc" được độc giả của chúng tôi nêu ra, cần phải nhớ rằng vị Giám mục không có thẩm quyền để giải thích luật và đưa ra các qui chế nhất quán với cách giải thích ấy.

Vì vậy, nếu một Giám mục chấp nhận việc giải thích rằng Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma, số 340, loại trừ việc mang chéo dây stola trong hình thức thông thường, hoặc lời chào thế tục khi bắt đầu Thánh lễ cần được bỏ qua, điều này là tốt trong quyền hạn của ngài trong việc điều hành phụng vụ và là một giải thích hợp lý của luật. Việc liệu Qui chế Tổng quát sách lễ Rôma, số 340, có ý tích cực loại trừ sự mang chéo dây stola hay không, sẽ không tạo sự khác biệt cho khả năng rằng Giám mục có thể xem đây là một suy luận hợp lý, và đặt ra một qui định để bảo đảm một sự thực hành chung trong thánh lễ đồng tế.

Vấn đề ban phép lành cho trẻ em trong hàng người rước lễ là khó hơn, bởi vì ở đây chúng ta đang đối phó với một sự mới lạ. Nhiều nguồn tin cho biết rằng Tòa Thánh ít ủng hộ việc này. Tuy nhiên, các Hội đồng Giám mục và cá nhân Giám mục đưa ra tín hiệu lẫn lộn.

Từ quan điểm pháp lý, tôi sẽ nói rằng, do là một sự mới lạ, một Giám mục sẽ ngăn cấm việc thực hành này trong thẩm quyền của ngài. Nếu được thuyết phục, ngài có thể xem nó như là một tùy chỉnh mục vụ hữu ích, trừ phi cuối cùng Tòa Thánh sẽ quyết định cách khác. Tuy nhiên, ngài không nên áp đặt về mặt pháp lý sự thực hành này cho các linh mục của ngài, vì điều này sẽ cố gắng để đưa ra một sự mới lạ về phụng vụ. (Zenit.org 7-5-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Thiên Chúa yêu thương chúng ta như một người cha
Bùi Hữu Thư
07:14 08/05/2013


2013-05-08 Vatican Radio

(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxicô giảng trong buổi triều kiến chung hàng tuần tại quảng trường Thánh Phêrô ngày thứ tư. Sau đây là bản dịch của đài phát thanh Vatican chuyển ngữ sang tiếng Việt:

Quý anh chị em thân mến,

Mùa Phục Sinh chúng ta đang hân hoan vui sống, được hướng dẫn bởi các nghi thức phụng vụ của Giáo Hội, là thời gian quý báu của Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta “vô ngần vô hạn " (Ga 3:34) bởi Chúa Giêsu bị đóng đanh và sống lại. Thời kỳ ân sủng này chấm dứt với ngày Lễ Hiện Xuống, khi Giáo Hội tưởng nhớ việc Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn xuống trên Đức Maria và các tông đồ tụ tập cầu nguyện trong Phòng BênTrên.

Nhưng Thánh Thần là ai? Trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng đức tin: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần, là Đấng ban sự sống.” Sự thật đầu tiên chúng ta noi theo trong kinh Tin Kính là Chúa Thánh Thần là Kyrios, là Chúa. Điều này có nghĩa là Người thực sự là Thiên Chúa cũng như Chúa Cha và Chúa Con, về phần chúng ta Thánh Thần là mục tiêu của cùng một hành động tôn thờ chúng ta làm đối với Chúa Cha và Chúa Con. Thực vậy, Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba của Ba Ngôi Thiên Chúa; Chúa Thánh Thần là ân sủng lớn lao của Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng mở lòng mở trí chúng ta cho đức tin nơi Chúa Giêsu là Người Con do Chúa Cha sai tới, và hướng dẫn chúng ta làm bạn hữu và hiệp thông với Thiên Chúa.

Nhưng tôi muốn nhấn mạnh vào sự kiện Chúa Thánh Thần là suối nguồn vô tận của sự sống của Thiên Chúa bên trong chúng ta. Trong mọi lúc và ở mọi nơi, con người đã từng ước ao có một đời sống viên mãn và tốt đẹp, một đời sống công chính và lành mạnh, một đời sống không bị đe dọa bởi cái chết, nhưng có thể trưởng thành và tăng trưởng đầy đủ nhất. Con người giống như một khách lữ hành, băng qua sa mạc của đời sống, khao khát nước hằng sống, tuôn trào tươi mát, có thể làm thỏa mãn ước vọng sâu xa về ánh sáng, tình yêu, vẻ đẹp và bình an. Tất cả chúng ta đều cảm nhận được ước nguyện này! Và Chúa Giêsu ban cho chúng ta nước hằng sống này: đó là Chúa Thánh Thần, đến từ Chúa Cha và Chúa Giêsu đổ đầy vào tim chúng ta. Chúa Giêsu phán rằng: “Ta đến để ban cho chúng sự sống và sự sống dồi dào hơn” (Ga 10, 10).

Chúa Giêsu hứa với thiếu phụ Samaritanô là Người sẽ ban “nước hằng sống” dồi dào vĩnh cửu cho những ai nhận ra Người là Người Con Chúa Cha sai tới để cứu chuộc chúng ta (Ga 4: 5-26; 3:17). Chúa Giêsu đến để ban cho chúng ta “nước hằng sống” này, để cho đời sống chúng ta có thể được Thiên Chúa hướng dẫn, được Thiên Chúa làm cho năng động, và được Thiên Chúa nuôi dưỡng. Khi chúng ta nói rằng một Kitô hữu là một người thánh thiện, có nghĩa là người này suy nghĩ và hành động theo Thiên Chúa. Và chúng ta có tin nơi Thiên Chúa không? Chúng ta có hành động theo Thiên Chúa không? Hay là chúng ta để cho biết bao nhiêu điều khác không phải là Thiên Chúa dẫn dắt chúng ta?



Đến đây chúng ta có thể tự hỏi: làm sao nước này có thể làm cho chúng ta hết khát? Chúng ta biết rằng nước này rất cần thiết cho đời sống; không có nước thì chúng ta chết; nước làm cho chúng ta hết khát, nước thanh tẩy chúng ta, nước làm cho đất đai mầu mỡ. Trong Thư gửi tín hữu Rôma chúng ta thấy có câu này: “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta.” (Rm 5:5). “Nước hằng sống”, Chúa Thánh Thần, ân sủng của Chúa Phục Sinh đến để ở trong chúng ta, thanh tẩy chúng ta, soi sáng chúng ta, canh tân chúng ta, biến đổi chúng ta để làm cho chúng ta được chia xẻ vào chính sự sống của Thiên Chúa, là tình yêu. Chính vì thế mà Thánh Phaolô tông đồ nói rằng đời sống của Kitô hữu được Chúa Thánh Thần đánh động và bởi hoa quả của Thánh Thần, đó là “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” " (Gl 5:22 -23). Thánh Thần dẫn đưa chúng ta đến đời sống thiêng liêng như những “đứa con của Người Con Duy Nhất”.

Trong một đoạn khác trong Thư gửi tín hữu Rôma, chúng ta đã đề cập đến nhiều lần, Thánh Phaolô tóm lược như sau: “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: "Ápba! Cha ơi!" Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. "(Rm 8, 14-17). Đây là quà tặng quý giá Chúa Thánh Thần đem đến trong tim chúng ta: chính sự sống của Thiên Chúa, sự sống của những người con đích thực, một mối tương quan thân mật, tự do và tin tưởng vào tình yêu và lòng thương xót của Chúa, là một hiệu quả khiến cho có một cái nhìn mới mẻ về người khác, gần và xa, luôn luôn được coi như những người anh chị em trong Chúa Giêsu phải được tôn trọng và yêu thương.

Chúa Thánh Thần dậy chúng ta phải nhìn bằng con mắt Chúa Kitô, sống như Chúa Kitô đã sống, và hiểu biết đời sống như Chúa Kitô đã hiểu.Chính vì thế mà nước hằng sống là Thánh Thần làm cho đời sống chúng ta hết khao khát vì bảo chúng ta là chúng ta được Thiên Chúa yêu thương như con cái của Người, là chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa như những đứa con, y như Chúa Giêsu yêu mến Chúa Cha. Còn chúng ta? Chúng ta có lắng nghe điều Chúa Thánh Thần nói với chúng ta không? Thiên Chúa có yêu bạn không? Chúng ta có thực sự yêu mến Chúa và tha nhân như Chúa Giêsu không?
 
Bài Giáo Lý về Kinh Tin Kính của ĐTC Phanxicô: Chúa Thánh Thần Nói Gì với Chúng Ta?
Phaolô Phạm Xuân Khôi
19:17 08/05/2013
“Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nhìn bằng đôi mắt của Đức Kitô, sống cuộc sống của mình như Đức Kitô đã sống cuộc sống của Người, hiểu cuộc đời như Đức Kitô đã hiểu.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 8 tháng 5 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô. Người tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin. Được biết Năm Đức Tin cũng là trọng tâm của Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Muốn ghi daanh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.

* * *


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Mùa Phục Sinh mà chúng ta đang sống với niềm vui, được hướng dẫn bởi phụng vụ của Hội Thánh, là thời gian tuyệt vời của Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu, Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh, ban cho chúng ta “một cách vô hạn” (x. Ga 3:34). Thời gian ân sủng này được kết thúc bằng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Ngũ Tuần), khi Hội Thánh sống lại sự tuôn đổ Thánh Thần trên Đức Mẹ Maria và các Tông Đồ đang tụ họp trong cầu nguyện nơi nhà Tiệc Ly.

Nhưng Chúa Thánh Thần là ai? Trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng bằng đức tin: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống.” Chân lý thứ nhất mà chúng ta giữ vững là tôi tin Chúa Thánh Thần là Kyrios, Đức Chúa. Điều này có nghĩa là Ngài thực sự là Thiên Chúa như Chúa Cha và Chúa Con, Ngài, đối với chúng ta, là đối tượng của cùng một hành vi thờ phượng và tôn vinh mà chúng ta dành cho Chúa Cha và Chúa Con. Thực ra, Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba của Thiên Chúa Ba Ngôi; Ngài là hồng ân cả thể của Đức Kitô Phục Sinh, là Đấng mở trí khôn và tâm hồn chúng ta ra để đón nhận đức tin vào Chúa Giêsu như Chúa Con được Chúa Cha sai đến, và dẫn chúng ta đến tình bằng hữu, đến sự hiệp thông với Thiên Chúa.

Nhưng tôi muốn tập trung đặc biệt vào thực tại là Chúa Thánh Thần là nguồn mạch vô tận của sự sống của Thiên Chúa trong chúng ta. Con người của mọi thời đại và mọi nơi đều muốn có một cuộc sống sung mãn và tốt đẹp, công bằng và tốt lành, một cuộc sống không bị đe dọa bởi cái chết, nhưng có thể trưởng thành và phát triển một cách trọn vẹn. Con người như một khách lữ hành, đang băng qua hoang địa cuộc đời, khát một nước hằng sống, vọt lên và tươi mát, có khả năng làm thỏa mãn ước vọng sâu thẳm tận đáy lòng về ánh sáng, tình yêu, vẻ đẹp và bình an của người ấy. Tất cả chúng ta đều cảm thấy ước vọng ấy! Và Chúa Giêsu ban cho chúng ta nước hằng sống này: đó là Chúa Thánh Thần, Đấng phát sinh từ Chúa Cha, và là Đấng mà Chúa Giêsu đổ vào lòng chúng ta. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10:10).

Chúa Giêsu đã hứa với người phụ nữ Samaria rằng Người sẽ luôn luôn ban một “nước hằng sống” cách dồi dào tất cả những ai nhìn nhận Người là Chúa Con được Chúa Cha sai đến để cứu chúng ta (x. Ga 4: 5-26; 3:17). Chúa Giêsu đến để ban cho chúng ta “nước hằng sống” này là Chúa Thánh Thần, để cuộc sống của chúng ta được hướng dẫn bởi Thiên Chúa, được sinh động hóa bởi Thiên Chúa và được nuôi dưỡng bởi Thiên Chúa. Đó là điều chúng ta muốn nói khi nói rằng một Kitô hữu là một con người tinh thần: một Kitô hữu là một người suy nghĩ và hành động theo Thiên Chúa, trong Chúa Thánh Thần. Nhưng tôi xin đưa ra một câu hỏi: còn chúng ta, chúng ta có nghĩ theo Thiên Chúa không? Chúng ta hành động theo Thiên Chúa không? Hoặc chúng ta để cho mình bị hướng dẫn bởi rất nhiều những điều khác mà không thực sự là Thiên Chúa? Mỗi người chúng ta phải phải trả lời câu hỏi này trong tận đáy lòng mình.

Lúc này chúng ta có thể tự hỏi: tại sao nước này có thể làm dịu cơn khát tận đáy lòng chúng ta? Chúng ta biết rằng nước là điều cần thiết cho cuộc sống, không có nước chúng ta chết; nó làm dịu cơn khát, rửa sạch, làm cho đất đai màu mỡ. Trong Thư gửi tín hữu Rôma, chúng ta tìm thấy những lời này: “tình yêu của Thiên Chúa đã được đổ vào tâm hồn chúng ta, qua Chúa Thánh Thần mà Ngài đã ban cho chúng ta” (5:5). “Nước hằng sống,” Chúa Thánh Thần, hồng ân của Đấng Phục Sinh cư ngụ trong chúng ta, thanh tẩy chúng ta, soi sáng chúng ta, đổi mới chúng ta, biến đổi chúng ta bởi vì làm cho chúng ta được thông phần vào chính sự sống của Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Vì lý do đó mà Thánh Tông Đồ Phaolô nói rằng đời sống Kitô hữu được sinh động hóa bởi Chúa Thánh Thần và các hoa trái của nó là “bác ái, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, nhân hậu, hào hiệp, trung tín, hòa nhã, tiết độ” (Gl 5:22 -23). Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta vào sự sống thần linh như “những người con trong Con Một.” Trong một đoạn khác của Thư gửi tín hữu Rôma, mà chúng ta đã nhiều lần đề cập đến, Thánh Phaolô tóm lược nó bằng những lời này: “Tất cả những ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì anh em đã không nhận được thần khí nô lệ khiến anh em phải sợ hãi, nhưng anh em đã nhận Thần Khí làm nghĩa tử, bởi đó chúng ta kêu lên,’Abba! Lạy Cha!’ Chính Thần Khí làm chứng cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy nếu là con, thì cũng là người thừa kế, thừa kế của Thiên Chúa, và đồng thừa kế với Ðức Kitô; miễn là chúng ta cùng chịu đau khổ với Người, để chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (8, 14-17).

Đây chính là hồng ân quý giá mà Chúa Thánh Thần đặt vào tâm hồn chúng ta: chính sự sống của Thiên Chúa, sự sống của những người con thật, một mối liên hệ tin tưởng, tự do và tín thác vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, cũng có ảnh hưởng là cho chúng ta một cái nhìn mới về tha nhân, dù xa hay gần, là những người phải luôn luôn được chúng ta coi như anh chị em trong Chúa Giêsu, phải được tôn trọng và yêu thương. Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nhìn bằng đôi mắt của Đức Kitô, sống cuộc sống của mình như Đức Kitô đã sống cuộc sống của Người, hiểu cuộc đời như Đức Kitô đã hiểu.

Đó là lý do tại sao nước hằng sống là Chúa Thánh Thần thỏa mãn cơn khát của cuộc đời chúng ta, bởi vì Ngài cho chúng ta biết rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương như con cái, rằng chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa như con cái của Ngài, và nhờ ân sủng của Ngài chúng ta có thể sống như con cái Thiên Chúa, như Chúa Giêsu. Còn chúng ta, chúng ta có lắng nghe Chúa Thánh Thần không? Chúa Thánh Thần nói gì với chúng ta? Ngài nói: Thiên Chúa yêu thương bạn. Ngài cho chúng ta biết điều này. Thiên Chúa yêu thương bạn, Thiên Chúa thực sự yêu thương bạn. Còn chúng ta, chúng ta có thật sự yêu mến Thiên Chúa và tha nhân như Chúa Giêsu không? Hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta, hãy để cho Ngài nói với tâm hồn chúng ta và cho chúng ta biết điều này: Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta, Thiên Chúa là Cha. Ngài yêu thương chúng ta như một người Cha thật, Ngài thật sự yêu thương chúng ta và chỉ một mình Chúa Thánh Thần nói điều này với tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy nghe Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy lắng nghe Chúa Thánh Thần, và chúng ta hãy tiến bước trên con đường này của tình yêu, lòng thương xót và tha thứ. Cảm ơn anh chị em.

http://giaoly.org/vn/
 
Đức Phanxicô và Đức Mẹ
Vũ Văn An
21:36 08/05/2013
Kể từ ngày lên ngôi giáo hoàng, Đức Phanxicô trở lại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả lần thứ hai vào buổi chiều ngày 4 tháng 5. Lần đầu tiên ngài tới đó là buổi sáng ngày 14 tháng 3, ngay sau khi được bầu làm giáo hoàng, để cầu nguyện trước bức ảnh Đức Bà Che Chở Con Dân Rôma (Salus Populi Romani).

Lần này, ngài tới để lần chuỗi mân côi và dâng triều đại giáo hoàng của ngài cho Đức Mẹ. Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày, ngài có giảng một bài giảng trong thánh lễ tại Nhà Thánh Marta, nơi hiện ngài đang cư ngụ. Trong bài giảng này, ngài có nhắc tới ma qủy, gọi hắn là ‘thằng ghét người”, luôn mong muốn điều xấu cho con người nam nữ, một tên mà ta phải cưỡng chống bằng đức tin và lời cầu nguyện.

Hai lời cầu nguyện vào ngày này quả có sự trùng hợp với nhau: lời cầu vào buổi sáng với Đức Mẹ tại ngôi vương cung thánh đường lớn nhất của ngài trên thế giới, lời cầu vào buổi sáng để chống lại “tên thủ lĩnh thế gian”, tức ma qủy, tại một nguyện đường nhỏ, cho thấy hình như Đức Phanxicô muốn nhấn mạnh tới chủ đề chính yếu trong triều giáo hoàng của ngài: trận chiến chống ma qủy, chống sự ác, chỉ thắng được với Đức Mẹ và qua Đức Mẹ, nữ tử Do Thái, Đấng vốn được ca tụng là “đầy ơn phúc”.

Và điều trên cũng giải thích khá nhiều về bản chất triều đại của Đức Phanxicô và hướng đi của nó. Cũng nên nhớ rằng trong vòng một tuần lễ nữa, căn cứ vào lời yêu cầu minh nhiên của Đức Phanxicô, triều đại của ngài sẽ được chính thức dâng hiến cho Đức Mẹ Fatima ngay tại Fatima, Bồ Đào Nha vào ngày 13 tháng 5 tới, ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra lần đầu với ba trẻ chăn chiên của Fatima vào năm 1917, cách nay 96 năm.

Trong các lần hiện ra, luôn luôn vào ngày 13 mỗi tháng, cho tới tháng 10, ngoại trừ tháng 8, lúc các em bị cầm tù, thì Đức Mẹ hiện ra vào ngày 19, Đức Mẹ cho các trẻ biết các biến cố tương lai, trong đó, có các trận chiến tranh lớn, nhưng cuối cùng, hòa bình sẽ đến với toàn thế giới.

Lời Đức Phanxicô tại Nhà Thờ Đức Bà Cả

Ngày 4 tháng 5, nhằm thứ bẩy đầu tiên của tháng 5 đầu tiên trong triều đại ngài, Đức Phanxicô, nhân đến thăm Nhà Thờ Đức Bà Cả, đã đọc đủ 5 chục kinh mân côi mùa mừng. Chuyện trùng hợp là người đứng đầu nhà thờ này, nhà thờ lớn nhất thế giới dâng kính Đức Mẹ, là Đức Hồng Y Santos Abril y Castelló, người Tây Ban Nha, 77 tuổi, từng là người chủ chốt trong việc vận động sự ủng hộ để các hồng y dồn phiếu bầu Đức HY Bergoglio làm giáo hoàng vào ngày 13 tháng 3 vừa qua. Đức Hồng Y Castelló có mặt tại nhà thờ Đức Bà Cả để nghênh đón Đức Phanxicô.

Các nhận định của Đức Phanxicô tại đây đã hùng hồn trình bày đủ nét chính yếu trong nền linh đạo Thánh Mẫu của ngài. Những nhận định này nhấn mạnh tới quan tâm mẫu thân của Đức Maria đối với mọi Kitô hữu, và nói chung, mọi người, sự quan tâm của một người mẹ muốn con cái mình lớn lên, sống trọn vẹn, và được tự do.

Đây là ba điều chính yếu được Đức Phanxicô nhấn mạnh: Đức Maria muốn mọi người chúng ta lớn lên, sống một đời sống trọn vẹn, và được tự do. Sau khi cám ơn Đức HY Castelló về sự đón tiếp nồng hậu, Đức Phanxicô nói rằng “Chiều nay, chúng ta hiện diện tại đây trước mặt Đức Maria. Chúng ta đã cầu nguyện cùng ngài, xin ngài lấy tình mẫu thân, đem chúng ta tới sự hợp nhất mỗi ngày một hơn với Con Giêsu của ngài; chúng ta đã đem đến cho ngài các nỗi vui và các nỗi buồn của ta, các hy vọng và các khốn khó của ta; chúng ta đã kêu cầu ngài dưới danh hiệu đáng yêu là Đấng Che chở Con Dân Rôma (Salus Populi Romani), cầu xin ngài cho tất cả chúng ta, cho Rôma, cho thế giới, để ngài giữ gìn ta mạnh khỏe.

“Đúng thế, vì Đức Maria ban cho ta sức khỏe, nên ngài là ơn cứu thoát ta… Đức Maria là một người mẹ, một người mẹ trước nhất chăm sóc sức khỏe của con cái mình và biết cách chữa lành cho chúng bằng một tình yêu vĩ đại và âu yếm. Đức Bà là Đấng gìn giữ sức khỏe của ta.

“Điều ấy có nghĩa gì? Trước nhất, tôi nghĩ tới ba khía cạnh: Đức Mẹ giúp ta trong lúc ta lớn lên, ngài giúp ta đương đầu với cuộc sống, ngài dạy ta thành người tự do”.

Nói về sự quan tâm của Đức Mẹ muốn chúng ta lớn lên, Đức Phanxicô cho rằng đây không hẳn chỉ là việc lớn lên về thể lý, về vật chất, nhưng còn là việc thâm hậu và tăng cường tính khí ta, thâm hậu tinh thần và linh hồn ta để chúng đừng nông cạn nữa, mà sâu sắc, đừng yếu đuối nữa mà mạnh mẽ.

Đức Phanxicô nói rằng: “Người mẹ luôn giúp con cái mình lớn lên và ý muốn của bà là chúng lớn lên cách tốt đẹp. Chính vì thế, ngài dạy chúng đừng sa vào lười biếng, một điều cũng từng phát sinh từ một trạng thái dư dả nào đó. Ngài dạy chúng đừng quen với lối sống dễ chịu chỉ nhằm vơ vét của cải vật chất.

“Người mẹ lúc nào cũng quan tâm sao cho việc lớn mạnh của con cái mình không bị còi cọc, nhưng lớn lên mạnh mẽ và có khả năng nhận các trách nhiệm được trao phó, biết dấn thân vào đời và hướng tới những lý tưởng cao đẹp.

“Tin Mừng Thánh Luca nói rằng trong gia đình Nadarét ‘Chúa Giêsu lớn lên và mạnh mẽ trong tinh thần, tràn đầy khôn ngoan; và ơn thánh Thiên Chúa ở với Người” (Lc 2:40). Đó chính là điều Đức Mẹ làm cho chúng ta, ngài giúp chúng ta lớn lên về nhân bản và đức tin, mạnh mẽ và không để mình sa vào cơn cám dỗ trở thành những con người và những Kitô hữu hời hợt, trái lại biết sống có trách nhiệm, luôn luôn vươn lên”.

Tóm lại, không nuông chiều làm con cái hư thân. Cũng không thoái hóa vì dễ chịu và lười biếng. Chỉ nhằm các lý tưởng cao đẹp nhất, luôn là các lý tưởng cao đẹp, bất chấp bất cứ điều gì… Đó là công thức dạy dỗ con cái của Đức Phanxicô.

Ngài nói tiếp: “Và rồi người mẹ nghĩ tới sức khỏe của con cái mình, dạy chúng cách đương đầu với các khó khăn trên đời”. Và ở đây, Đức Phanxicô nhấn mạnh tới tính hiện thực, tới lòng can đảm, và sự khôn ngoan, đều là các nhân đức. Ngài cho rằng con cái cần được dạy dỗ về nhân đức. Ngài bảo: “Người ta không giáo dục, không chăm sóc sức khỏe của ai bằng cách tránh các vấn đề, như thể cuộc đời là một xa lộ không hề có trở ngại. Bà mẹ nào cũng giúp con cái biết nhìn các vấn đề trong đời sống với thái độ hiện thực, không để mình mất hút trong chúng nhưng can đảm đương đầu với chúng, không yếu đuối nhưng biết cách chế ngự chúng, trong một quân bình mà bà ‘cảm thấy’ cần phải tìm giữa lãnh vực an toàn và may rủi.

“Cuộc sống mà không có thách đố là cuộc sống chưa hề có, một bé trai hay một bé gái không biết đương đầu với thách đố và sẵn sàng lên tuyến đầu, là đứa trẻ không có sương sống! Ta nên nhớ dụ ngôn người Samaritanô tốt lành: Chúa Giêsu không ca tụng tác phong của vị tư tế và của thầy Lêvi, cả hai đều tránh không giúp đỡ lữ khách bị đánh đập, cướp bóc và để thoi thóp bên vệ đường, nhưng Người ca tụng tác phong của người Samaritanô vì đã hiểu rõ hoàn cảnh của nạn nhân và đương đầu với nó một cách cụ thể.

“Đức Maria đã sống những thời khắc khó khăn trong đời, từ lúc sinh Chúa Giêsu, khi ‘không có phòng cho Người lại lữ quán’ (Lc 2:7), cho tới tận Đồi Canvariô (Ga 19:25). Và cũng như mọi bà mẹ tốt lành khác, Đức Mẹ gần gũi chúng ta để chúng ta không bao giờ mất can đảm trước các chướng ngại trên đời, trước các yếu đuối của chúng ta, trước các tội lỗi của chúng ta: ngài cho ta sức mạnh, ngài chỉ đường cho ta tới với Con ngài. Trên thánh giá, chỉ về Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ: ‘Thưa bà, này là con bà’ và với Thánh Gioan: ‘Này là mẹ con!’ (Ga 19: 26-27).

“Ta được đại diện bởi người môn đệ đó: Chúa Giêsu ủy thác chúng ta cho bàn tay yêu thương và sự trìu mến của Mẹ, để ta có thể nương tựa vào sự nâng đỡ của ngài khi đương đầu với và vượt qua các khó khăn trên hành trình nhân bản và Kitô hữu của chúng ta”.

Rồi Đức Phanxicô đề cập tới vấn đề tự do, có lẽ là vấn đề trung tâm của thời ta. Nhưng tự do đích thực là gì? Làm thế nào đạt được thứ tự do này? Ta có thể đánh mất nó ra sao? Ngài đề cập tới mọi khía cạnh này. Ngài bảo: “Khía cạnh cuối cùng là người mẹ tốt không những cùng đồng hành với con cái mình trên hành trình lớn lên của chúng, không tránh né các vấn đề và thách đố trên đời; bà mẹ tốt còn giúp chúng đưa ra các quyết định quan trọng một cách tự do.

“Nhưng tự do nghĩa là gì? Chắc chắn không phải là làm mọi điều ta muốn, để ta bị dục vọng thống trị, đi hết từ cảm nghiệm này tới cảm nghiệm kia không cần biện phân, chạy theo các xu hướng thời thượng; có thể nói tự do không có nghĩa ném mọi điều ta không muốn qua cửa sổ. Tự do được ban cho ta để ta thực hiện các chọn lựa tốt ở trên đời!

“Là một bà mẹ tốt, Đức Maria dạy ta khả năng, cũng như ngài, đưa ra các quyết định quan trọng với cùng một thứ tự do mà ngài sử dụng để thưa ‘xin vâng’ đối với kế hoạch Thiên Chúa dành cho đời ngài (Lc 1:38)”.

Đức Phanxicô không làm cho thứ tự do đó hoàn toàn dễ dãi đối với chúng ta. Ngài không cho chúng ta biết các chọn lựa tốt đó là những chọn lựa nào. Nhưng ngài hoàn toàn rõ ràng khi cho rằng tự do của ta sẽ được đặt ra khi ta thực hiện các lựa chọn. Ta có thể chọn để các dục vọng thống trị ta, hay ta tìm cách khuất phục các dục vọng ấy. Ta có thể chọn chống lại kế hoạch của Thiên Chúa dành cho đời ta, trốn chạy khỏi kế hoạch đó, hay như Đức Mẹ, ta chọn thưa “xin vâng” với kế hoạch đó, chấp nhận nó…

Kết luận, Đức Pahnxicô cho rằng: “Anh chị em thân mến, thời ta, thực hiện các quyết định quan trọng là điều khó khăn xiết bao! Sự phù phiếm lôi cuốn ta. Ta là nạn nhân của xu hướng luôn đẩy ta tới cõi phù phiếm… như thể ta vẫn mãi mãi là những thiếu niên suốt đời!

“Ta không nên sợ các dấn thân dứt khoát, các dấn thân có liên hệ và có hiệu quả tới trọn đời ta. Chỉ có cách đó, đời ta mới có kết quả!”.

Rồi Đức Phanxicô nói những lời đẹp đẽ về Đức Maria, những lời lẽ hùng biện khiến ta nhớ tới vị tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđíctô XVI, những lời ca ngợi nữ tử Israel như một linh hồn vĩ đại, trọn đời sống là một bài thánh ca… những lời đáng để suy niệm. Ngài nói: “Trọn đời sống Đức Mẹ là một bài ca sự sống, một bài ca tình yêu và sự sống. Ngài sinh hạ Chúa Giêsu làm người và đồng hành với việc sinh ra Giáo Hội trên Đồi Canvariô và tại Nhà Tiệc Ly.

“Đấng Salus Populi Romani là người mẹ luôn chăm sóc sự lớn mạnh của ta, ngài giúp ta đương đầu và vượt qua các vấn nạn, ngài cho ta sự tự do khi ta thực hiện các quyết định quan trọng; ngài là người mẹ luôn dạy ta biết sản sinh ra điều tốt, điều vui, điều hy vọng, biết đem sự sống đến cho người khác, cả sự sống thể lý lẫn sự sống tâm linh.

“Lạy Mẹ Maria, Đấng Che Chở Con Dân Rôma, đó là điều chúng con van xin Mẹ buổi chiều nay, cho dân chúng Rôma, cho tất cả chúng con: xin ban cho chúng con ơn mà chỉ Mẹ mới ban được, để chúng con luôn là dấu hiệu và dụng cụ sự sống”.

“Cầu cho tôi ba Kinh Kính Mừng”

Sau Kinh Mân Côi và khi rời Nhà Thờ Đức Bà Cả, Đức Phanxicô nói vài lời với các tín hữu hiện diện tại đó. Ngài yêu cầu họ đọc cho ngài “ba Kinh Kính Mừng”. Ngài nói: “Chào anh chị em. Xin cám ơn sự hiện diện của anh chị em tại nhà mẹ của Rôma, nhà mẹ của anh chị em. Vạn tuế Đấng Che Chở Con Dân Rôma. Vạn tuế Đức Mẹ. Ngài là Mẹ chúng ta. Chúng ta hãy phó thác trong tay ngài, để ngài che chở chúng ta như một người mẹ tốt lành. Tôi cầu nguyện cho anh chị em, nhưng tôi xin anh chị em cầu nguyện cho tôi, vì tôi cần lời cầu nguyện của anh chị em. Ba Kinh Kính Mừng cho tôi. Tôi xin chúc anh chị em một Chúa Nhật, ngày mai, hạnh phúc. Xin tạm biệt. Giờ đây, tôi ban phép lành cho anh chị em, cho anh chị em và cả gia đình của anh chị em nữa. Xin Thiên Chúa toàn năng chúc lành cho anh chị em… Chúc anh chị em một Chúa Nhật hạnh phúc”.

Trong sứ điệp gửi qua Twitter vào ngày trên, Đức Phanxicô viết rằng “Trong tháng Năm, thật là đẹp nếu anh chị em cùng đọc kinh Mân Côi với nhau trong gia đình. Lời cầu nguyện giúp cuộc sống gia đình trở nên mạnh mẽ hơn nữa”.

“Đặt triều đại giáo hoàng của ngài dưới chân Đức Mẹ”

Đức HY Santos Abril y Castelló, tổng quản Nhà Thờ Đức Bà Cả, đã dành cho Đài Phát Thanh Vatican một cuộc phỏng vấn về buổi đọc Kinh Mân Côi của Đức Phanxicô. Theo tiết lộ của ngài, Đức Phanxicô đã dâng hiến trọn triều giáo hoàng của mình cho Nữ Trinh Maria và đặt nó “dưới chân Đức Mẹ”.

Đức Hồng Y cho biết: vào buổi sáng đầu tiên của triều giáo hoàng, “Đức GH Phanxicô muốn tới Vương Cung Thánh Đường không những để cảm tạ Đức Mẹ, nhưng như lời ngài đích thân nói với tôi, còn là để thực hiện một hành vi tín thác nữa, là đặt triều giáo hoàng của ngài dưới chân Đức Mẹ.

“Ngài tới để xin sự che chở và hộ phù của Đức Mẹ, vì ngài là một giáo hoàng rất sùng kính Đức Maria. Tôi biết rõ ngài thường đi viếng đền thánh quốc gia dâng kính Đức Mẹ ở Luján (Argentina), và đây không hẳn là lần đầu tiên ngài viếng Đức Mẹ, Đấng Che Chở Con Dân Rôma.

“Lấy hiền lành và khiêm nhường chống lại sự dữ”

Vào buổi sáng ngày 4 tháng 5, trong thánh lễ lúc 7 giờ sáng tại Nhà Thánh Marta, Đức Phanxicô yêu cầu các thính giả của ngài “luôn ở hiền lành và khiêm nhường, để ta có thể đánh bại các lời hứa hão huyền và sự hận thù của thế gian”.

Bài giảng của Đức Phanxicô tập trung vào cuộc đấu tranh giữa tình yêu Chúa Kitô và lòng hận thù của “thủ lãnh “ thế gian, tức ma qủy. Đức Giáo Hoàng dạy rằng Chúa bảo ta đừng sợ khi thế gian ghét bỏ ta như nó đã ghét bỏ Người. Ngài nói; “Đường Kitô hữu đi là đường Chúa Giêsu đi. Nếu ta muốn theo chân Chúa Giêsu, thì không có con đường nào khác: thực vậy, không có con đường nào khác ngoài con đường của Người, con đường Người đã chỉ cho ta, và một trong các hậu quả của con đường này là lòng hận thù – đó là lòng hận thù của thế gian, và cũng là lòng hận thù của thủ lãnh thế gian.

Ngài cho hay: Chúa Giêsu “qua cái chết và sự phục sinh của Người” đã cứu chuộc ta “thoát khỏi quyền lực thế gian, thoát khỏi quyền lực ma qủy, thoát khỏi quyền lực của thủ lãnh thế gian”. Ngài thêm: “Nguồn gốc tạo nên lòng hận thù này là chúng ta được cứu rỗi. Chính thủ lãnh thế gian không muốn cho ta được cứu rỗi, vì nó là kẻ hận thù”. Ngài bảo rằng đó chính là lý do tạo nên hận thù và bách hại liên tục kể từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội cho tới tận thời nay.

Với một giọng đau đớn, Đức Phanxicô nói rằng “trên thế giới, hiện có nhiều cộng đồng Kitô Giáo đang bị bách hại. Thực thế, thời đại này có nhiều cộng đồng bị bách hại hơn buổi sơ khai, cả ngày nay và ngay lúc này, cả hôm nay và ngay giờ này”.

Tự hỏi tại sao có tình thế này, Đức Phanxicô trả lời: “Vì tinh thần thế gian là tinh thần hận thù”. Sau đó, ngài đưa ra một nhận định không làm vui lòng thế giới duy tương đối chút nào. Ngài bảo: không ai có thể “đối thoại” với ma quỷ được, dù đối thoại luôn cần thiết đối với con người nhân bản”.

Ngài nhấn mạnh: “Không thể có bất cứ cuộc đối thoại nào với thủ lãnh thế gian. Phải hiểu rõ điều đó! Ngày nay, đối thoại là điều cần thiết giữa con người chúng ta, nó cần cho hòa bình. Đối thoại là một thói quen, một thái độ phải có giữa chúng ta để cảm nhận và hiểu biết lẫn nhau… và cuộc đối thoại này phải được duy trì mãi mãi. Đối thoại phát sinh từ bác ái, từ tình yêu. Nhưng với tên thủ lãnh kia, ta không thể đối thoại được: ta chỉ có thể đối đáp bằng Lời Thiên Chúa, Đấng luôn bênh đỡ ta, vì thế gian luôn ghét bỏ ta, và như như nó đã làm thế với Chúa Giêsu, nó cũng sẽ làm vậy đối với chúng ta”.

Rồi Đức Phanxicô mô tả cách ma qủy cám dỗ con người, thậm chí còn đặt lời lẽ vào miệng tên cám dỗ, một tên chuyên môn lừa bịp con người nam nữ: “Hắn thường nói ‘chỉ làm một chuyện bậy nho nhỏ này thôi… chỉ là chuyện nhỏ ấy mà, đâu có quan trọng gì’ và thế là hắn bắt đầu dẫn ta bước vào con đường sai lạc. Đây là một lối dối trá ra điều đạo hạnh. ‘Làm đi, làm đi: đâu có vấn đề gì đâu’”. Đức Phanxicô nói thế, rồi thêm: “Nó bắt đầu từ từ, luôn luôn như thế, không đúng sao? Rồi hắn bảo: ‘ông bà là người tốt mà, chuyện này ăn nhằm gì’. Hắn tìm cách ve vuốt ta, nịnh hót ta, và thế là ta rơi vào cạm bẫy của nó”.

Đức Phanxicô sau đó cho hay Chúa dạy ta luôn làm chiên bên trong Giáo Hội, vì nếu ta quyết định rời đàn chiên, ta đâu còn “người chăn chiên để bảo vệ ta và do đó ta sẽ rơi vào nanh vuốt của sói dữ. Anh chị em sẽ hỏi: thưa cha, đâu là khí giới để bảo vệ chống lại các rù quyến này, các tán tỉnh, các lôi kéo mà thủ lãnh thế gian từng đưa ra này?”. Đức Giáo Hoàng nói rằng khí giới này cũng là khí giới của Chúa Giêsu, tức Lời Thiên Chúa, không phải đối thoại, mà là Lời Thiên Chúa, rồi lòng khiêm nhường và đức hiền lành. “Ta nên nghĩ tới Chúa Giêsu lúc chịu khổ nạn. Tiên tri của Người cho hay: ‘Giống như chiên đưa tới lò sát sinh’, Người không hề kêu la, không hề: đó là đức khiêm nhường. Khiêm nhường và hiền lành. Đó là các khí giới mà thủ lãnh và tinh thần thế gian không chịu đựng nổi, vì đề nghị của nó luôn là đề nghị hưởng quyền hành thế gian, hưởng phù vân, hưởng giầu sang bất chính”.

Đức Phanxicô thêm rằng: “Ngày nay, Chúa Giêsu nhắc ta nhớ sự hận thù của thế gian đối với ta, đối với những kẻ bước chân theo Người”. Thế gian ghét ta “vì Người đã cứu rỗi ta, đã cứu chuộc ta”. Ngài kết thúc bài giảng bằng lời khẩn cầu Đức Mẹ, xin ngài “giúp ta trở nên hiền lành và khiêm nhường theo kiểu Chúa Giêsu”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Hai và Ba của Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần Thứ II
Bùi Hữu Thư
11:35 08/05/2013
Houston, TX, 5 tháng 5, 2013

Thứ bẩy 4 tháng 5, 2013: Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Houston Texas đã tiếp nối chương trình Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần thứ hai ngày thứ bẩy mùng 4, tháng 5, 2013 với những tiết mục hết sứ hấp dẫn. Vì là ngày nghỉ cuối tuần nên số người tham dự đông hơn ngày thứ sáu nhiều lắm. Có khoảng hai ngàn năm trăm người có mặt trong các thánh lễ và các buổi hội thảo trong ngày.

Ngay từ lúc 6:30 sáng đã có hai thánh lễ tại Nhà Nguyện Linh Đài dành cho các Tu Sĩ với Đức Cha Mai Thanh Lương chủ tế. Cùng lúc tại Nhà thờ lớn có Thánh Lễ do Liên Đoàn Liên Minh Thánh tâm phụ trách và cha Tuyên Úy Liên Đoàn Bùi Đức Tiến chủ tế và giảng thuyết.

Lúc 7:30 sáng có hai thánh lễ: tại nguyện đường Linh Đài do Liên Hội Các Bà Mẹ Công Giáo phụ trách và cha chủ tế là linh mục Giuse Vũ Thảnh. Tại Nhà Thờ Lớn có thánh lễ cho Liên Hội Phong Trào Fatima với cha Lâm Bá Trọng tổng tuyên úy phong trào chủ tế và giảng.

Lúc 8:30 sáng tại nhà nguyện Linh Đài có thánh lễ cho Liên Đoàn Đa Minh do cha bề trên Miền Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế và giảng. Tại nhà thờ lớn là thánh lễ cho Liên Đoàn Legio Maria với cha tổng linh giám Nguyễn An Duy Hùng chủ tế và giảng.

9:30 sáng tại nhà nguyện Linh Đài có thánh lễ cho Liên Đoàn Cursillo với cha tổng tuyên úy Trịnh Thế Huy chủ tế. Tại nhà thờ lớn có Thánh Lễ Kính Lòng Thương xót Chúa do Cha Mathêu chủ tế và giảng thuyết. Đặc biệt có sự đóng góp của ca đoàn đặc biệt của giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington, VA với 60 ca viên thuộc đủ mọi lứa tuổi, từ 20 đến 80. Nhiều người chưa từng tham gia một ca đoàn nào nhưng cũng đã khổ công tập hát 4 năm lần dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ ca trưởng Văn Duy Tùng.

Về phần các buổi hội thảo từ 10:45 tại nhà thờ lớn có Cha Nguyễn Khắc Hy với chủ đề “Sống Năm Đức Tin với Thiên Chúa qua gương các Thánh Tử Đạo và Mẹ Maria”. Cha Hy đã nhấn mạnh là Lòng Chúa Thương Xót là kết quả và là hiệu quả của ận sủng yêu thương. Chúa yêu thương chúng ta vượt quá biên giới của sự tốt lành, quảng đại, và tha thứ. Ngài trích dẫn Thánh Kinh Tân Ước từ đoạn Chúa thương xót đám đông đói khát, đến chỗ Chúa thương tên trộm lành trên thập giá, cũng như đoạn nói về Chúa Giêu tha thứ cho những kẻ bách hại Người. Tha thứ 70 lần 7, và Chúa nói với các môn đệ, đừng cầm buộc ai vì sẽ bị cầm buộc. Cha nói: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” chúng ta phải sống lòng Chúa Thương Xót để trở thành những kitô thứ hai cho người khác, và phải tha thứ cho nhau.

Lúc 2 giờ chiều có buổi hội thảo dành cho giới trẻ tại nhà nguyên Linh Đài dành cho giới trẻ từ 17 đến 30 do Sư Huynh Phong Dòng La San hướng dẫn với chủ để “Giới trẻ sống đức tin cho tương lai.” Cùng lúc tại nhà thờ lớn có hội thảo gia đình với chủ đề “Gia Đình vả Năm Đức Tin” do giáo sư tín lý thần học Nguyễn Khắc Hy giảng thuyết.Ngài nói về Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo, Đấng yêu thương,và là nguồn hạnh phúc cho mọi người. Thiên Chúa xuống thế làm người ở giữa chúng ta, làm gương sống cho mọi người. Thiên Chúa là tình yêu, là nguồn mọi tình yêu, nhưng tình yêu không luôn luôn là Thiên Chúa. Chỉ trong đức tin thì Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu là Thiên Chúa. Chúa Giêsu là hiện thân của tình yệu Thiên Chúa. Một tình yêu sáng tạo, chấp nhận, hy sinh và tha thứ. Sau phần thuyết trình, cha Hy đã trả lời hết sức đầy đủ cho các câu hỏi của cử tọa.

Tiếp theo lúc 4 giờ chiều tại Hội Trường cha Hy đã trở lại với đề tài “Hãy ra khơi cùng Các Thánh Tử Đạo và Mẹ Maria”. Tại Nhà thờ lớn cùng lúc có hội thảo cho các em từ 7 tuổi đến 16 tuổi do Frère Phong Dòng La Can hướng dẫn với chủ đề: “Cùng Gia Đình và Giáo Xứ Sống Đức Tin”. Tại nhà nguyện Linh Đài có buổi tâm sự với tuổi già dành cho các cụ cao niên trên 70 tuổi và đề tài”Sống đạo xưa và nay” do Đức Cha Mai Thanh Lương hướng dẫn.

Tất cả các bài giảng đã được thu thành 9 CD và cha xứ Nguyễn Đức Vượng đã cho thực hiện cấp tốc 300 bộ để phát không cho những ai nhanh tay nhất. Tất cả các nhà thuyết giảng đều uyên bác, và các đề tài thật hấp dẫn.

Lúc 5:30 mọi người chuẩn bị rước kiệu cung nghinh trọng thể Thánh Tượng Mẹ La Vang, Các Thánh Tử Đạo và kiệu Thánh Tâm Chúa Kitô chung quanh khu vực thánh đường giáo xứ.

Lúc 7 giờ chiều có thánh lễ đại trào do Đức Cha Mai Thanh Lương chủ tế và giảng thuyết. Ngài đã nói về lịch sử của bức tượng Mẹ đang đặt trước Linh Đài: từ năm 1999 khi Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận cùng với ngài và cha cố Dụ đã cho tìm một khúc gỗ tại La Vang Quảng Trị mang về để tạc tượng. Tượng Mẹ đã được Chân Phước Gioan Phaolô II làm phép tại Rôma, sau đó được mang đi thánh du khắp các nơi trên đất Hoa Kỳ rồi cuối cùng được trao phó cho Giáo Xứ Mẹ La Vang ở Houston nơi đây quản thủ. Đức Hồng Y Daniel DiNardo đã làm phép lễ đài ngay tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang này. Chúng ta hãnh diện vì có Mẹ La Vang. Chúng ta phải đến với Mẹ để luôn luôn cầu khấn. Người Hoa Kỳ phải ganh tị với chúng ta vị tại đây chưa có Đức Mẹ hiện ra. Trong khi chúng ta có Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Trà Kiệu, Đức Mẹ Tà Pao, Đức Mẹ Bình Triệu, Chính cố tổng Thống Diệm đã cho thiết lập tại những địa điểm khác trên đồi núi miền trung các đài Đức Mẹ để tín hữu đến sùng kính. Bây giờ còn tìm được hai bức tượng trên núi. Đã hai thế kỷ con cái Mẹ đã kéo đến La Vang cầu nguyện và xin ơn chữa lành. Lời Mẹ hứa vẫn còn vang vọng sau 200 trăm năm. Những ai đến kêu cầu ra về đều được Mẹ thương nhận lời. Chính Chân Phước Gioan Phaolô II đã nói ngài ước ao được viếng thánh điạ La Vang.

Ở Fatima và Lộ Đức Đức Mẹ hiện ra đều đặt điều kiện: ăn năn sám hối, lần hạt mân côi…, còn tại La Vang thì Mẹ chỉ yêu cầu phải cầu nguyện. Chúng ta có xứng đáng làm con cái của Mẹ không? Chúng ta cần neo gương sáng của Mẹ để trung thành, khiêm tốn, trinh khiết. Đức Mẹ là cửa Thiên Đàng, là cánh cửa Đức Tin theo sách CVTĐ. Đức Cha mời gọi mọi người về đây chiêm ngưỡng dung nhan Mẹ. Ngài cầu chúc mọi người hãy đến nói với Mẹ: “Mẹ ơi, con là con của Mẹ. Xin Mẹ cho con theo chân Chúa Giêsu và các Thánh Tử Đạo, và theo bước chân Mẹ.

Ngày Chúa Nhật 5 tháng 5, 2013, lúc 8:45 có nghi thức dâng hoa kính Mẹ trước Linh Đài và Thánh Lễ Đại Trào do Đức Cha George A. Sheiltz thuộc tổng Giáo Phận Galverston-Houston chủ tế và giảng. Cha giáo Nguyễn Khắc Hy thông dịch. Tham dự Thánh Lễ Đại Trào bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ hai có khoảng ba ngàn người.

Đức Cha George nói: Ngài sanh ngày 15/8 lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, ngài rửa tội ngày Lễ Truyền Tin, nên ngài hết sức sùng kính Đức Mẹ. Ngài đã nghiên cứu lịch sử Mẹ La Vang, ngài biết khi có cuộc chiến Nam Bắc, dân Việt Nam bị bắt bớ phải chạy trốn lên rừng. Một ngày kia Mẹ hiện ra cùng với hai thiên thần, khi có một nhóm người đến xin Mẹ cứu giúp.Mẹ hiện ra rất nhiều lần tại đây và chữa lành nhiều người bệnh tật. Một nhà nguyện được thiết lập và nổi tiếng, dân chúng kéo đến từ khắp nơi để cầu xin. Nguyện đường bị phá hủy vì chiến tranh năm 1970, nay đã được xây lại. Đức Gioan 23 đã công nhận sự kiện Mẹ hiện ra tại đây là có thật. Chân phước Gioan Phaolô II đã nâng nơi này lên hàng Vương Cung Thánh Đường.

Đức Cha khâm phục lòng sùng kính Mẹ của dân Việt Nam, của những người tị nạn đã đem Mẹ La Vang sang đất Hoa Kỳ. Người Công Giáo Việt Nam đã làm cho người Công Giáo Hoa Kỳ ngưỡng mộ. Mẹ vẫn luôn luôn coi sóc, bảo vệ cho người Việt Nam qua bao nhiêu gian lao thử thách. Ngài cám ơn người Việt Nam đã mang Mẹ La Vang đến đất Hoa Kỳ. Ngài cũng khâm phục đức tin, lòng can đảm, và lòng cậy mến của người Công Giáo Việt Nam. Ngài nói đã được thấy những chứng nhân của một tình yêu cao cả. Cuối cùng ngài xin Chúa chúc lành cho mọi người hiện diện.

Đồng tế có Đức Cha Mai Thanh Lương, giáo phận Orange, California, quý cha bề trên, và nhiều linh mục. Sau thánh lễ cha xứ Nguyễn Đức Vượng đã cám ơn quý Đức Cha, quý linh mục, tu sĩ nam nữ, ban tổ chức Đại Hội, các ban ngành đoàn thể, ca đoàn, các liên hội đoàn, các ca đoàn, đặc biệt là ca đoàn tổng hợp với sự tham dự của các ca viên khắp nơi trong vùng và từ Virginia, các ban trật tự, cắm bông, trang hoàng, ẩm thực, các em Thiếu Nhi trong Nhóm Escape, và các nghệ sĩ ca sĩ đã đóng góp hy sinh trong ba ngày giúp cho đại hội thành công mỹ mãn. Cha phó Trần Thiên Ân đã tóm lược bài nói chuyện của cha Vượng bằng tiếng Anh. Cuối lễ hàng ngàn bóng bóng đủ mầu: trắng, vàng, tím, xanh và đỏ đã được thả bay lên trời như ngàn hoa dâng kính Mẹ La Vang, trong khi chiêng trống vang dội, pháo nổ tưng bừng, và đoàn con Mẹ hân hoan reo hò và phất cờ Mẹ.

Sau thánh lễ là ăn trưa tại nhà lều với một chương trình văn nghệ đặc sắc do các ca sĩ tên tuổi như Phương Hồng Ngọc và cây nhà lá vườn đóng góp, đặc biệt là các em Thiếu Nhi trong Nhóm Escape với các màn múa hát rất sinh động.

Được Chúa và Mẹ La Vang thương, ba ngày Đại Hội trời hết sức mát mẻ, không mưa, không nóng bức. Con cái Mẹ La Vang được hưởng những ngày hết sức vui vẻ và bổ ích cho phần hồn. Nhiều người nhận xét, đại hội năm nay đông hơn và thành công hơn năm ngoái nhờ có sự hiện diện của các nhà giảng thuyết rất uyên bác hùng hồn như Đức Cha Lương, cha Hy, cha Thành, và Frère Phong.

Cha xứ Nguyễn Đức Vượng hẹn mọi người tái ngộ tại giáo xứ La Vang năm tới vào cuối tuần 2, 3, và 4 tháng 5, năm 2014. Tạ ơn Chúa và Mẹ La Vang đã thương ban cho Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang và các khách hành hương nhiêu ơn lành hồn xác trong ba ngày qua.

Xin bấm vào đây để xem một số hình ảnh của một slideshow về Đại Hội Thánh Mẫu La Vang kỳ II:



http://www.flickr.com/photos/18607564@N00/sets/72157633432336910/show/


Đức Cha George A. Sheiltz và cha bề trên Miền Vinh Sơn Liêm
Đức Cha George Sheiltz, cha giáo Hy và cha xứ Vượng
Nhà thờ Mẹ La Vang hình bên
Phái đoàn giáo xứ Các Thánh Tử Đạo, Arlington, Virigina
Ca Đoàn giáo xứ Các Thánh Tử Đạo, Arlington, Virigina
Nhà Lều và các bàn ăn
Các em thiếu nhi trình diễn văn nghệ trên sân khấu
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thực tập nếp sống nhân bản: Nhẫn nhục chịu đựng lẫn nhau
Lm. Đan Vinh
20:05 08/05/2013
THỰC TẬP NẾP SỐNG NHÂN BẢN : NHẪN NHỊN CHỊU ĐỰNG LẪN NHAU

1.LỜI CHÚA: Thánh Phaolô khuyên các tín hữu phải biết nhẫn nhịn chịu đựng như sau:

-“Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại. Hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau” (Ep 4,2).

-“Anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau, nếu người này có chuyện phải oán trách người kia” (Cl 3,12)

2.CÂU CHUYỆN: HÀN TÍN LÒN TRÔN

Hàn Tín là một thống soái quân sự nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo hèn, bố mẹ mất sớm. Trước khi lập nên chiến công, Hàn Tín vừa không biết buôn bán, lại không thích làm ruộng, cha mẹ chết mà không để lại tài sản gì, khiến ông lâm vào tình trạng bần cùng và bị khinh thương, cơm ăn bữa no bữa đói. Hàn Tín quen biết một quan chức nhỏ địa phương, nên thường đến nhà vị này ăn chực. Thấy vậy, vợ viên quan không bằng lòng cố tình cho nhà ăn sớm làm cho Hàn Tín đến chơi phải bụng đói về không. Cảm thấy bị sỉ nhục nên ông không đến chơi nhà viên quan đó nữa.

Để tồn tại, ông đành phải đi câu cá ở một con sông gần nhà. Một phụ nữ hằng ngày ra giặt quần áo ổ bờ sông thấy tới bữa mà Hàn Tín không có gì ăn, liền chia phần thức ăn mang theo cho ông. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày liền khiến Hàn Tín rất cảm động. Một hôm ông nói với bà kia rằng: “Sau này tôi hứa sẽ báo đền công ơn của bà” Bà kia không tin đáp lại như sau: “Chú là nam nhi mà không tự nuôi nổi mình. Tôi thấy chú bụng đói tội nghiệp nên cho chú ăn, chứ chưa bao giờ lại mong có ngày sẽ được chú báo đền cả”. Hàn Tín nghe vậy lấy làm xấu hổ, càng quyết chí phải làm nên sự nghiệp.

Ở thành phố quê hương, một thanh niên thấy Hàn Tín cao lớn và luôn đeo gươm bên mình, nghĩ ông chỉ là một kẻ hèn nhát, có đeo gươm cũng chỉ để hù dọa người khác, nên một hôm đã chặn Hàn Tín ở giữa phố xá đông người và lên tiếng thách thức như sau: “Nếu mày có gan, thì hãy dùng gươm đánh nhau với tao; Nếu không dám đánh thì phải chui qua háng của tao mới có thể đi được”. Hàn Tín suy nghĩ giây lát rồi đành khom lưng chui qua háng của gã thanh niên kia, khiến mọi người có mặt đều cười ầm lên vì nghĩ Hàn Tín đích thực là một tên hèn nhát. Từ đó, câu chuyện “Hàn Tín lòn trôn” được lưu truyền như một điển cố.

Thực ra, Hàn Tín là một con người mưu lược. Ông thấy xã hội đang lúc tranh tối tranh sáng chưa ngã ngũ, nên chỉ chăm lo nghiên cứu binh pháp và luyện tập võ nghệ để sau này gặp thời sẽ sử dụng. Năm 209 trước công nguyên, phong trào khởi nghĩa của nông dân chống lại nhà Tần bùng nổ khắp nơi, Hàn Tín tham gia đạo quân của Lưu Bang, về sau này ông này sẽ lên làm vua. Lúc đầu, Hàn Tín chỉ giữ một chức quan nhỏ vận tải lương thực cho Lưu Bang. Sau đó nhờ quen biết Tiêu Hà, một mưu sĩ của Lưu Bang, Hàn Tín thường thảo luận về thời thế quân sự với người này. Tiêu Hà biết Hàn Tín là một người có tài, nên giới thiệu với Lưu Bang, nhưng vẫn không được trọng dụng. Về sau Hàn Tín chán nản bỏ Lưu Bang ra đi. Được tin, Tiêu Hà tức tốc cưỡi ngựa chạy theo Hàn Tín và hai ngày sau đưa được Hàn Tín trở về. Lưu Bang hỏi Tiêu Hà: “Trước kia có mấy chục tướng lĩnh chạy trốn mà nhà ngươi chưa bao giờ đuổi theo, tại sao bây giờ lại đuổi theo Hàn Tín?” Tiêu Hà nói: “Thưa ông, các tướng lĩnh bỏ trốn trước kia đều là những kẻ tầm thường, còn Hàn Tín tài ba lỗi lạc. Nếu ngài muốn tranh thiên hạ, ngoài Hàn Tín ra, ngài không thể tìm được ai khác”. Lưu Bang nghe lời cho Hàn Tín từ một viên quan nhỏ phụ trách lương thực trở thành một vị tướng cầm quân ra trận. Từ đó, Hàn Tín đã giúp Lưu Bang bách chiến bách thắng, lập nên nhiều chiến công hiển hách.

3. SUY NIỆM:

I) THẾ NÀO LÀ NHẪN NHỊN CHỊU ĐỰNG ? :

-Nhẫn là nhịn, là chịu phần thiệt về cho mình. Chúng ta thường nhẫn nhịn khi bị người ngang bằng hay người thua kém xúc phạm. Chẳng hạn: Khi ta nghe được lời kẻ bề dưới nói hành nói xấu mà vẫn giữ được bình tĩnh không nổi giận, hoặc khi bị một người ngang hàng nặng lời chỉ trích và lấn quyền mà vẫn giữ được thái độ ung dung. Đó là dấu chỉ của sự nhẫn nhịn chịu đựng.

-Phân biệt nhẫn nhịn với một số trạng thái tâm lý khác: Nhẫn nhịn không đồng nghĩa với thâm hiểm: Người thâm hiểm cũng bình tĩnh, không phản ứng ngay, nhưng lại nuôi ý định trả thù về sau. Nhẫn nhịn khác với nhu nhược: Khi một người bị xúc phạm tuy không phản ứng, nhưng lòng đầy lo âu sợ hãi thì là thái độ của kẻ nhu nhược nhát gan. Nhẫn nhịn là chịu đựng điều gì trái ý với cái tâm khoan dung độ lượng, không khiếp nhược, cũng không để bụng trả thù. Nhẫn nhịn cũng khác với chai lì: Kẻ chai lì “mặt dày mày dạn” là kẻ làm điều sai trái, khi bị phát hiện vẫn không xấu hổ mà lại tiếp tục làm điều sai trái kia. Chẳng hạn: trong bữa Tiệc Ly Giu-đa dù đã được Thầy Giê-su nhiều lần cảnh báo, vẫn trơ lì quyết tâm ra đi phản nộp Thấy (x Mt 26,21-25). Nhẫn nhịn khác với nịnh bợ vô liêm sỉ: Một người hám danh lợi sẵn sàng luồn cúi nịnh bợ kẻ có quyền thế và giàu có để mưu cầu danh lợi. Dù có bị kẻ ấy khinh dể vẫn “cố chịu đấm ăn xôi”. Tuy nhiên nếu một người không phản ứng không phải vì hèn nhát, nhưng chỉ muốn tránh “bé xé ra to” lại thực là người có tính nhẫn nhịn chịu đựng. Câu chuyện Hàn Tín lòn trôn nói trên cho thấy điều đó.

-Như vậy, người có khả năng mà kềm chế không phản ứng lại, là người thực sự có đức tính nhẫn nhịn. Trái lại nếu chịu đựng vì sợ hoặc vì không đủ sức nên đành phải nhẫn nhịn mà trong lòng cảm thấy uất ức, chờ cơ hội trả thù như người Trung quốc có câu: “Quân tử trả thù mưới năm vẫn chưa muộn”… thì không phải nhẫn nhịn mà là kẻ thâm hiểm. Nhẫn nhịn là dùng ý chí kềm chế cơn giận dữ, quảng đại tha thứ, bỏ qua cho kẻ xúc phạm đến mình như Đức Giê-su đã xin Chúa Cha tha cho những kẻ thù ghét làm hại mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:43).

2) ĐỨC GIÊ-SU NÊU GƯƠNG NHẪN NHỊN CHỊU ĐỰNG THẾ NÀO ? :

a) Trong cuộc khổ nạn, Người đã nhẫn nhịn chịu đựng môn đệ Giu-đa: Dù đã biết rõ hắn đang âm mưu phản nộp mình (x Mt 26,16). Khi đối diện với Giu-đa, Ngừơi chỉ nói với hắn: "Giuđa ơi! Anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao?" (Lc 22,48); Người nhẫn nhịn khi nghe dân Do thái la ó yêu cầu quan Phi-la-tô phải kết án đóng đinh vào thập tự giá (x Mt 27,20-21); Người nhẫn nhịn khi bị quân lính xỉ nhục và nhạo báng như ông vua hề (Mt 27,28-29); Người nhẫn nhịn khi bị nhiều người nhạo báng, kể cả tên gian phi cùng chịu án cũng chế nhạo Người (x Lc 23,39)… Thật vậy, Đức Giê-su luôn bình thản chịu đựng mọi sự sỉ nhục mà không thốt ra một lời than trách, “như con chiên hiền lành bị đem đi giết mà không kêu lên một tiếng” (x Is 53,7). Trái lại Người còn cầu xin Chúa Cha tha cho những kẻ thù ghét làm hại mình và bào chữa tội của họ: “vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34)...

b) Đức Giê-su đề cao thái độ nhẫn nhịn khác với Luật Mô-sê: Luật Mô-sê đề cao sự trả óan công bình còn Đức Giê-su lại nhấn mạnh đức ái trọn hảo để hóa giải hận thù, biến thù thành bạn: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng thế răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em : Đừng chống cự người ác. Trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa… Ai bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin thì anh hãy cho. Ai muốn vay mượn thì anh đừng ngỏanh mặt đi” (Mt 5,39-42).

c) Tuy nhiên, phải chăng các tín hữu cứ phải nhẫn nhịn chịu đựng tất cả những điều xấu, kể cả những sự lạm dụng của kẻ gian ác, và cứ nhắm mắt để chúng mặc sức đàn áp bóc lột người yếu đuối? Phải chăng những đòi hỏi của Đức Giê-su sẽ làm cho người tín hữu trở thành nhu nhược hèn nhát và khuyến khích kẻ gian ác làm tới “được đàng chân lân đàng đầu” ?...

Thực ra lời Chúa dạy chịu đựng và tha thứ đây là nhăm dạy thực hành nhân đức bác ái trọn hảo noi gương Thiên Chúa là đấng hòan thiện (x Mt 5,48), và chúng ta khó lòng đạt tới nếu không có ơn Thánh Thần trợ giúp. Còn ở bình diện xã hội, Đức Giê-su muốn các môn đệ noi gương Người nhẫn nhịn chịu đựng kẻ xấu như phương thế “giúp kẻ gian ác ăn năn sám hối và được sống” (x Ed 18,21). Còn đối với những kẻ thực sự gian ác thì Người đã mạnh mẽ chống lại: Người đã nặng lời quở trách thói giả hình của các đầu mục Do thái như sau: ”Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người pha-ri-sêu giả hình: các ngươi rửa sạch bên ngòai chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện trộm cắp và vô độ” (Mt 23,27). Người quyết liệt lấy dây thừng bện thành roi mà xua đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ và nói: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,13-16). Ngừơi đã hạch lại tên người nhà vị thượng tế khi hắn vả mặt Người: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào. Còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18,23; Người đã dám khinh thường vua Hê-rô-đê gian ác khi nói với bọn quan binh do Hê-rô-đê phái đến ngăn cấm Người rao giảng Tin Mừng rằng: Các ông hãy đi nói với con cáo ấy thế này: "Hôm nay và ngày mai tôi trừ quỷ và chữa lành bệnh tật, ngày thứ ba tôi hoàn tất“ (Lc 13,32)...

3) THỰC TẬP NHẪN NHỊN CHỊU ĐỰNG:

1) Kềm chế cơn giận: Để làm chủ được tính hay nóng giận, có người chủ trương hãy cứ để cho cơn nóng bùng phát hết cỡ, rồi “sau cơn mưa trời sẽ lại sáng”, sau cơn nóng họ sẽ bình tĩnh lại, giống như ”Đói cho ăn no sẽ hết đói; Khát cho uống no sẽ không khát nữa. Ham muốn cứ cho thỏa mãn tối đa sẽ hết còn ham muốn”!!! Nhưng làm như vậy có khác chi thấy nhà mới cháy, lẽ ra phải nhanh chóng dập tắt, lại để cho cháy lan ra cả nhà, cho tới khi cháy hết sẽ tự nhiên hết cháy !!!

2) Hóa giải cơn giận: Hãy tập khắc phục tính nóng nảy bằng sự mỉm cười. Đây là phương cách vừa dễ thực hiện lại rất hữu hiệu. Vì để có thể mỉm cười được, ta phải coi thương nguyên nhân làm cho ta tức giận. Mỗi lần gặp điều trái ý làm bùng phát cơn giận, ta hãy tự nhủ: “Chuyện nhỏ!” và mỉm cười thật tươi để hóa giải cơn giận. Người Trung Quốc có câu: "Nếu bạn không biết cười thì đừng bao giờ kinh doanh". Thánh Phao-lô cũng dạy các tín hữu như sau: "Anh em đừng phạm tội, chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma qủy thừa cơ lợi dụng". (Ep 4, 26-27).

3) Khôn ngoan đừng vội nói: Khi nóng giận ta thường “đa ngôn đa quá”. Hạy nhớ rằng: “Lời nói là bạc, im lặng là vàng”. Thánh Gia-cô-bê dạy: “Mỗi người phải mau nghe, đừng vội nói, và khoan giận” (Gc 1,19). Sách Gương Chúa Giê-su cũng dạy: ”Những điếu chưa nói là ta làm chủ nó. Nhưng khi đã nói ra rồi, là ta trở thành tôi tờ của nó”. Lời nói một khi đã ra ngòai cửa miệng sẽ khó lòng lấy lại được như người xưa đã dạy: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” nên “Hãy uốn lưỡi bảy lần truớc khi nói”. Một khi làm chủ được lời nói, chúng ta sẽ sống an vui hạnh phúc hơn, sẽ dễ gây được thiện cảm với người chung quanh và sẽ sống hòa thuận với mọi người, sẽ áp dụng được phương pháp “đắc nhân tâm” để thành công trong mọi việc như ngưới đời thường nói: “một sự nhịn bằng chín sự lành”.

4) Noi gương Đức Giê-su: Đức Giê-su đã khuyên mọi người phải noi gương hiền hòa nhẫn nhịn của Người: ”Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29). Mỗi khi gặp tình huống bị ai đó xúc phạn, chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha tha cho họ noi gương Đức Giê-su trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Cần xác tín rằng: Nhẫn nhịn chịu đựng là một phương thế nên thánh hữu hiệu mà thánh Bê-na-đô đã áp dụng. Ngài không coi trọng việc ăn chay, đọc kinh cầu nguyện và đánh tội hành xác để nên thánh như thói quen thời đó, nhưng coi trọng sự nhẫn nhịn chịu đựng anh em tu sĩ sống chung như Ngài đã chia sẻ: ”Hy sinh lớn nhất của tôi là nhẫn nhịn thói xấu và khuyết điểm của anh em mình”.

4. THẢO LUẬN: 1) Bạn có kinh nghiệm gì về sự ích lợi tinh thần do sự nhẫn nhịn chịu đựng tha nhân mang lại cho bạn không? 2) Bạn sẽ áp dụng phương cách nào để thực tập tính nhẫn nhịn chịu đựng tha nhân ?

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Hôm nay chúng con đã ý thức rằng: Chúa muốn chúng con nên thánh không phải chỉ bằng việc đọc kinh cầu nguyện, mà còn ở việc sống tình mến Chúa yêu người theo gương mẫu và lời Chúa dạy. Cụ thể là cho chúng con tránh nổi giận la rầy chửi mắng tha nhân. Nhưng biết nhẫn nhịn chịu đựng những xúc phạm của tha nhân bên cạnh, noi gương Chúa xưa đã bao dung không chấp nhất với tội ác phản bội bán nộp Thầy của môn đồ Giu-đa. Xin cho chúng con luôn tự chủ, biết im lặng chịu đựng khi nghe những lời khích bác nói hành của kẻ thù ghét mình như Chúa trên thập giá đã giữ im lặng trước những lời la ó thách thức của đám đông thù nghịch.

Tuy nhiên, nhẫn nhịn không đồng nghĩa với thái độ hèn nhát nhu nhược: Xin cho chúng con dám can đảm lên tiếng bênh vực công lý và tích cực góp phần đẩy lùi tội ác và các thói hư ra khỏi gia đình, khu xóm và nơi làm việc, noi gương Chúa xưa đã dùng dây thừng xua đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền thờ và chống lại thói đạo đức giả hình của bọn biệt phái đầu mục dân Do Thái.- AMEN.

LM ĐAN VINH (Hiệp Hội Thánh Mẫu)

 
Bài chia sẻ tĩnh tâm LM giáo Hạt Quảng Ngãi : Đó Là Nơi Cần Có Hội Thánh
LM. Giuse Trương Đình Hiền
20:12 08/05/2013
ĐÓ LÀ NƠI CẦN CÓ HỘI THÁNH

“Cánh cửa đức Tin” (x. Cv 14, 27) dẫn vào đời sống kết hiệp với Thiên Chúa, đồng thời mở ra con đường bước vào Giáo hội…” (Porta fidei)

Đề tài học hỏi dành cho linh mục theo Công Đồng Vaticanô II và Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo :

ĐỨC TIN VÀ CỘNG ĐOÀN GIÁO HỘI (GH 8, 11, 17, 65)

Lời thưa trước :

Kính thưa quý cha,

Tất cả những gì con chia sẻ hôm nay chỉ là những cảm nhận riêng tư xuyên qua chủ đề đã được giao phó : Đức tin và cộng đoàn Giáo Hội.

Chia sẻ cảm nhận thôi. Chứ lấy gì mà học hỏi. Bởi chưng, với một đề tài to “tổ bố” như thế nầy thì phải để cho các giáo sư tầm cở, các nhà chuyên môn về Giáo Hội học mới đủ uy tín và khả năng giải thích và truyền thụ ; chứ tay ngang như con đây thì biết cái mốc gì mà thuyết trình để các cha học hỏi.

Vã lại, con tin chắc rằng, tất cả chúng ta, khi ngồi trên ghế ĐCV đều đã được học đầy đủ đề tài nầy trong chuyên đề thần học tín lý Giáo Hội Học. Và nếu có cần phải bổ túc và cập nhật điều gì thì chúng ta lại có các cuộc thường huấn linh mục hàng năm ; đó là chưa kể, với thời đại @ này, chỉ cần vào google gõ một cái là nó bày ra mọi chuyện chúng ta cần và muốn.

Chính vì thế, con chỉ xin được mạo muội chia sẻ cùng quý cha một đôi điều cảm nhận để gọi là “tám chuyện cho vui” mỗi lần họp mặt với tinh thần huynh đệ hiệp thông trong Năm Đức Tin, theo đúng tinh thần của câu ca dao :

Mượn màu một chút làm duyên,

Mấy đời gỗ mục đúc nên thuyền vàng.

Và con xin được bắt đầu.

1). Đằng sau đức tin của một con người luôn thấp thoáng có một cộng đoàn

Trong sinh hoạt sống đạo của người Ki-tô hữu, khi đề cập đến Đức Tin, người ta thường viện dẫn các nhân vật tiêu biểu, như những chứng nhân trọn hảo của đời sống đức tin, đó là : Abraham, Mô-sê…của thời Cựu ước ; hay Đức Trinh nữ Maria, Thánh Cả Giuse, Thánh Phêrô, thánh Phaolô…của Tân ước.

Như thế, một cách nào đó, chúng ta có thể nói được rằng : Đức Tin chính là một hành vi cá vị, một thái độ cá nhân của một con người đối với Thiên Chúa và công trình của Ngài.

Tuy nhiên, trong viễn tượng tín ngưỡng của Ki-tô giáo, chúng ta luôn nhìn thấy, đằng sau đức tin của một con người luôn thấp thoáng có một cộng đoàn, một Hội Thánh.

- Với Abraham : “Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn….Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc.” (St 12,1-3)

- Với Mô-sê : “Bây giờ ngươi hãy đi ! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai Cập” (Xh 3,10)

- Với Đức Trinh Nữ Maria : “Chúa đã độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho Tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời” (Lc 1,55)

- Với Phê-rô : “Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.” (Lc 20,32) ; “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết ; anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy…” (Mt 16,18).

- Với Phao-lô : “Và chính Người đã ban cho kẻ nầy làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô, cho tới khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Ki-tô” (Ep 4,11-13).

Như vậy, đức tin cá nhân, chỉ là một chuẩn bị, một bước chuyển tiếp, một “ngón tay trỏ, để hướng tới tiêu đích chính là một cộng đoàn, một Hội Thánh, một “Dân tộc”, như chính lời khẳng quyết của giáo huấn Công Đồng Chung Vaticanô II trong Hiến Chế Giáo Hội : “Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu rỗi loài người cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn qui tụ họ thành một dân tộc để họ nhận biết Ngài trong chân lý và phụng sự Ngài trong thánh thiện…” (GH 9).

Và từ khái niệm “Đại Hội của Thiên Chúa” (Qahal Javê)-thực tại tiên báo, là dân tộc Ít-ra-en , đến Giáo Hội Chúa Ki-tô (Ecclesia Christi) - thực tại viên thành, giáo lý Công Đồng chung Vaticanô II còn vươn tới chân trời cánh chung là toàn thể nhân loại khi nhắc lại giáo lý của các Giáo Phụ : “Bấy giờ, như chúng ta đọc thấy nơi các Thánh Giáo Phụ, mọi người công chính từ Ađam, “từ Abel công chính đến người được tuyển chọn cuối cùng” sẽ được tập hợp trong Giáo Hội phổ quát bên Chúa Cha”. (GH 2)

2). Chính Đức tin làm nên Giáo Hội.

Chắc chắn có nhiều người đã từng “bước qua cánh cửa đức tin” để “đi vào Giáo Hội” qua con đường lãnh nhận các bí tích gia nhập Ki-tô giáo. Tuy nhiên, không phải tất cả đều có đức tin. Trong kinh nghiệm mục vụ của quý cha, chắc chắn đã gặp không ít anh chàng và cô nàng “con thờ lạy Chúa Ba Ngôi, con ẳm được vợ con thôi nhà thờ” !

Nhưng cho dù có vô số người vô tín như thế, thì Hội Thánh, tự trong bản chất, vẫn và một cộng đoàn đức tin, như Công đồng Vatican II và Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo đã dạy : “Chúa Cha muốn qui tụ những ai tin Chúa Ki-tô họp thành Hội Thánh” (GH 2, Sách GLCG 759).

Và để trình bày thế nào là một cộng đoàn đức tin, Hiến Chế Giáo Hội đã trình bày chi tiết (nhất là qua các chương mục được đề dẫn (số 8, 11, 17, 65) và Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đã cắt nghĩa tường tận từ số 748-986). Con chỉ xin được bổ túc qua cái nhìn của tác giả linh mục Dòng Tên Mark Link trong tác phẩm The Catholic vision, khi ngài ví các mô thức Hội Thánh như là góc cạnh của một viên kim cương, mà mỗi góc cạnh đều có những giá trị độc đáo :

Mô thức cộng đồng môn đệ nhấn mạnh Hội Thánh là một cộng đồng đức tin, mở rộng cho Chúa Thánh Thần.

Mô thức sứ giả Tin Mừng nhấn mạnh Hội Thánh có một sứ điệp đức tin phải đem cho thế giới.

Mô thức cộng đồng ân sủng nhấn mạnh đến sự kết hiệp của các phần tử Hội Thánh với Chúa Ki-tô và với nhau.

Mô thức tổ chức có cơ cấu nhấn mạnh việc Chúa Thánh Thần ban cho các phần tử Hội Thánh những đặc sủng khác nhau.

Mô thức bí tích nền tảng nhấn mạnh việc Hội Thánh giúp cho Đức Giê-su hiện diện một cách có thể cảm nhận được.

Mô thức tôi tớ nhấn mạnh rằng Hội Thánh được kêu gọi trở nên một "cộng đồng vị tha" như chính Đức Giê-su đã là "người sống cho tha nhân."

Người tín hữu Công Giáo Việt Nam chúng ta thường nhìn Giáo Hội qua “mô thức nhà thờ”. Giáo Hội chính là ngôi nhà thờ của xứ đạo. Giáo Hội mạnh, phát triển, khi nhà thờ to, hoành tráng. Vì thế, xây dựng nhà thờ là xây dựng đức tin, đóng góp cho nhà thờ là góp phần xây dựng Giáo Hội. Chúng ta không phủ nhận chiều kích tích cực của quan niệm và thái độ sống đức tin như thế. Nhưng cũng phải coi chừng, như lời cảnh giác của Billy Sunday : "Đi vào nơi đậu xe không thể biến bạn trở thành một chiếc xe. Cũng thế, vào nhà thờ không làm cho bạn thành một Ki-tô hữu."

3). Chúng tôi là Giáo Hội

Đã lâu rồi con đọc ở đâu đó câu chuyện nầy : Có hai người nam nữ tranh luận với nhau về Giáo Hội Công Giáo. Một người đã mang ra đủ mọi lý chứng và sự kiện lịch sử để phủ nhận sự thánh thiêng và đẹp đẽ của Giáo Hội ; đồng thời kết án Giáo Hôi không thương tiếc. Đợi cho người kia nói xong, cô nầy mới buột miệng : “Sao hồi nãy giờ anh chữi tôi nhiều dữ vậy ?”. Anh chàng kia đáp ; “Tôi nói Giáo Hội Công Giáo chứ đâu có đã động gì đến cô đâu !”. Cô liền đáp lại : “Giáo Hội chính là tôi”.

Và đây cũng là nội dung của một video clip mà con vừa đọc được trên mạng với tựa đề : We are Catholic Church. Con xin chép lại để quý cha cùng tham khảo :

Chúng tôi được tạo thành từ mọi chủng tộc. Nam phụ lảo ấu, mọi thành phần trong xã hội, những người thánh thiện và cả những người tội lỗi. Giáo Hội chúng tôi đã trải qua nhiều thế kỷ và lan tràn khắp hoàn cầu. Chúng tôi đã xây dựng các bệnh viện để chăm sóc cho các bệnh nhân. Chúng tôi thành lập các viện mồ côi và những trung tâm giúp đỡ người nghèo. Chúng tôi có tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới, đem lại ủi an và chăm sóc cho những người cần. Chúng tôi giáo dục trẻ em nhiều hơn các tổ chức học thuật và tôn giáo khác. Chúng tôi đã phát triển các phương pháp khoa học. Chúng tôi thành lập hệ thống đại học. Chúng tôi bảo vệ nhân phẩm và sự sống. Đề cao hôn hôn nhân và gia đình. Nhiều thành phố đã được đặt theo tên của các vị thánh mà chúng tôi tôn kính, những người theo đuổi sự thánh thiện trước chúng tôi. Chúng tôi dịch thuật Kinh Thánh, chúng tôi được biến đổi bởi thánh Kinh và Thánh Truyền là ánh sáng đã đã liên tục hướng dẫn chúng tôi hơn 2 ngàn năm qua. Chúng tôi là Giáo Hội Công giáo với hàng triệu tín hữu cùng chia sẻ các bí tích và sự viên mãn của đức tin Ki-tô. Trong nhiều thế kỷ, chúng tôi đã cầu nguyện cho thế giới và anh chị em mình, mỗi giờ, mỗi ngày, bất cứ khi nào chúng tôi cử hành Thánh lễ. Chính Chúa Giêsu đã đặt nền tảng cho đức tin của chúng tôi khi Ngài nói với Thánh Phêrô Tông Đồ, Vị Giáo hoàng đầu tiên ; “Con là Đá, trên Đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Trong hơn 2000 năm qua, chúng tôi đã có một dòng liên tục các mục tử hướng dẫn Giáo Hội Công Giáo trong tình yêu và sự thật giữa một thế giới hoang mang và đau thương ; và trong thế giới khó khăn, hổn loạn và đau thương nầy, thật là điều an ủi để biết rằng vẫn còn những điều là nhất quán, sự thật đó là đức tin Công Giáo, và tình yêu vĩnh cửu mà Thiên Chúa dành cho tất cả mọi loài thụ tạo.

Nếu bạn không phải là Công Giáo, chúng tôi mời bạn có cái nhìn khác. Chúng ta là một gia đình hiệp nhất trong Chúa Giê-su, Đấng là Chúa và là Đấng Cứu Độ chúng ta. Chào mừng bạn về nhà. Chúng tôi là Công Giáo.

Nêu bật hai sự kiện đều có chung một nội dung chuyển tải : Chúng tôi là Giáo Hội, con muốn nhấn mạnh đến khía cạnh mục vụ của đề tài hôm nay : Đức tin và cộng đoàn Giáo Hội.

Nếu Mẹ Giáo Hội đã đưa chúng ta vào đời sống con cái Chúa, đã giáo dục, gìn giữ và cung ứng cho ta những phương thế để lớn lên trong đức tin, đã đồng hành và dẫn đưa ta đi hết chặng đường trần gian để về quê trời, đã gọi mời ta trong thánh chức linh mục để sẻ chia sứ vụ mục tử của Chúa Ki-tô…thì lẽ gì mà chúng ta không yêu mến Giáo Hội và nhiệt tâm phục vụ Giáo Hội. Tông huấn Pastores dabo vobis đã dành trọn các số từ 31-32 để khai triển tư tưởng nầy như sau :

“Cũng như bất cứ đời sống thiêng liêng Kitô giáo chính hiệu nào, đời sống của linh mục cũng sở đắc một chiều kích Giáo hội cốt yếu và bất khả thay thế : đời sống ấy tham dự vào sự thánh thiện của chính Giáo Hội” (31)

“Sự trao hiến chính mình, cội rễ và chóp đỉnh của Đức Ái mục vụ nhằm đối tượng là Giáo hội. Điều nầy ứng dụng cho Đức Kitô : “Đấng đã yêu mến Giáo Hội và đã nộp mình cho Giáo Hội”. Linh mục cũng phải làm như vậy. Với Đức Ái mục vụ thấm nhuần vào việc thực thi thừa tác vụ linh mục như một “tác vụ tình yêu”, linh mục một khi đón nhận ơn gọi thi hành tác vụ, có nhiệm vụ làm cho ơn gọi ấy trở thành một lựa chọn do tình yêu, nhờ đó Giáo Hội và các linh hồn trở thành mối lợi chính yếu của linh mục. Sống đường thiêng liêng ấy một cách cụ thể, linh mục sẽ có khả năng yêu mến Giáo hội phổ quát và thành phần Giáo Hội được giao phó cho mình, với tất cả sự nồng nhiệt của một người chồng đối với vợ mình” (số 22)

Xuất phát từ những định hướng nền tảng đó, xin đề nghị một vài áp dụng mục vụ :

Không phải chỉ cho riêng mình, mà chúng ta cần đào tạo cộng đoàn tinh thần yêu mến Giáo Hội, huấn luyện giáo dân tập luyện cái nhân đức tổng hợp rất cần thiết nầy : “nhân đức Giáo Hội” !

Những anh em đang xây dựng Hội Thánh trong lặng lẽ, âm thầm, ẩn khuất : hãy an tâm. Tòa nhà Giáo Hội vẫn cần thiết phải có những viên gạch nằm sâu trong góc tối. Sự thánh thiện đó là biết “nằm đúng vị trí trong Thân Mình mầu nhiệm của Chúa Kitô”.

Chính lòng yêu mến Giáo Hội sẽ phát sinh nhiệt tâm truyền giáo, tinh thần huynh đệ hiệp thông, tương thân tương trợ, lòng quảng đại và anh hùng làm chứng tá phúc âm…

Một linh mục coi xứ mà đặt quyền lợi cá nhân trên danh dự và quyền lợi của Giáo Hội, vì mục tiêu và tham vọng cá nhân mà coi thường sự hiệp thông, hiệp nhất trong Hội Thánh…thì đó là một tai nạn khủng khiếp cho Giáo Hội và cho chính bản thân.

Chúng ta đừng tự hào là đã làm quá nhiều cho Giáo Hội, nhưng hãy đấm ngực mà ăn năn vì chúng ta chưa làm được bao nhiêu cùng với Giáo Hội.

Thay cho lời kết : Giáo Hội : một câu chuyện về tình yêu

Kính thưa quý cha,

Hơn lúc nào hết, con người hôm nay đang cần Giáo Hội ; nhưng không phải một Giáo Hội kềnh càng, cơ cấu với áo mảo cân đai, mà là một Giáo Hội đơn sơ, trong sáng, khó nghèo và phục vụ trong yêu thương. Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô đã chinh phục thế giới ngay từ những ngày đầu tiên trên “Ngai tòa Thánh Phêrô”, phải chăng vì Ngài đã thổi vào Giáo Hội một luồng gió mới, luồng gió của khiêm nhu, khó nghèo và phục vụ. Trong một thánh lễ ngày 24.4 vừa qua ĐTC đã chia sẻ :

“Khi Giáo hội tự mãn về số lượng và cơ cấu hành chính, thiết lập các cơ quan và một cách nào đó trở thành bộ máy hành chính, khi đó Giáo hội đánh mất bản chất của mình và rơi vào nguy cơ trở thành một tổ chức phi chính phủ. Giáo hội không phải là một tổ chức phi chính phủ nhưng là câu chuyện về tình yêu.”

Hôm nay, khi chia sẻ với nhau về đề tài “Đức Tin và cộng đoàn Giáo Hội’, con cũng ước mong tất cả chúng ta cố gắng xây dựng Giáo Hội địa phương thành một câu chuyện về tình yêu, một câu chuyện mà mọi thành phần trong giáo xứ đều thấy mình là một nhân vật trong đó ; không phải một nhân vật bị bỏ rơi, bị loại trừ, bị kết án…mà là một người anh, một người chị, một đứa em… đang hăng say phục vụ và cống hiến, một con chiên lạc đang quay gót trở về, một tông đồ đang quảng đại “đập bể bình dầu thơm cuộc đời” để yêu thương và phục vụ.

Và chúng ta cũng đừng quên rằng : chung quanh ta, khắp đó đây trên quê hương Việt Nam nầy, hay trên mọi nẻo đường thế giới hôm nay, có biết bao nhiêu địa chỉ đang cần sự hiện diện của Giáo Hội. Nếu mọi linh mục, mọi người Ki-tô hữu đều xác tín và sống chết với câu định nghĩa “TÔI LÀ GIÁO HỘI”, thì con người sẽ đỡ khổ biết bao, sự dữ sẽ bớt hoành hành, nhiều tội nhân sẽ trở lại và bóng tối sẽ bị đẩy lùi để nhường chỗ cho ánh sáng. Vì như George MacLeod đã nói : "Đức Giê-su không bị đóng đinh trong nhà thờ giữa hai ngọn nến, nhưng trên thập giá giữa hai tên cướp, trên một núi rác thành phố... tại một nơi những tên vô lại dối trá, kẻ cắp văng tục chửi thề và lính tráng bài bạc... Đó là nơi chúng ta phải tìm đến và đó là nơi cần có Hội Thánh."
 
Văn Hóa
Mẹ La-Mã, Bến-Tre
Đinh Văn Tiến Hùng
12:29 08/05/2013
Mẹ La-Mã, Bến-Tre (*)

( Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp)
*Kỷ niệm 63 năm tìm lại Linh Ảnh Mẹ (5/5/1950- 5/5/2013)

“Hãy làm cho Thế giới này yêu mến Đức Mẹ”
( Lời nhắn nhủ của Đức Giáo Hoàng Piô IX khi long trọng trao ban ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho Dòng Chúa Cứu Thế ngày 26/4/1866 )


Ai về La-Mã, Bến Tre,
Dòng sông uốn khúc lối về thân thương,
Truyện xưa lưu dấu còn vương,
Mẹ Hằng Cứu Giúp yêu thương xóm nghèo,
Chiến tranh tàn phá tiêu điều,
Giáo dân phiêu bạt trăm chiều xót xa,
Lửa bom trùm phủ quê nhà,
Ảnh Mẹ trôi dạt nhạt nhòa đáy sông.
Nhưng rồi một buổi trời trong,
Vớt lên Ảnh Mẹ nhưng không thấy hình,
Trùm họ giữ Ảnh nhà mình,
Thành tâm cầu nguyện lời kinh đêm trường,
Chiến tranh nhà nát tang thương,
Bàn thờ còn đó không vương vết gì.
Thật là phép là diệu kỳ!
Hình Mẹ tỏa sáng nét ghi rõ ràng.
Giáo dân lòng dạ hân hoan,
Rước về nhà nguyện khang trang kính thờ,
Tin yêu lòng thỏa ước mơ,
Đoàn con yêu Mẹ sớm trưa quây quần.
Nơi đây Mẹ đã bao lần,
Giang tay tuôn xuống hồng ân con cầu.
Chính nơi Linh Ảnh nhiệm mầu,
Một Đài Kỷ Niệm trên sông vẫn còn.
Hàng năm Đại hội hành hương,
Giáo dân nô nức muôn phương kéo về,
Hương hoa dâng phủ bốn bề,
Lời kinh khúc hát say mê tâm hồn,
Thánh đường vang dội hồi chuông,
Dòng sông gợn sóng yêu thương đón mời,
Nghe trong tiếng gió ai ơi!
Tìm về La-Mã là nơi lưu truyền:
Mẹ Hằng Cứu Giúp uy quyền,
Dâng đời tín thác Mẹ Hiền chở che.
Người về sông nước Bến Tre,
Có nghe sóng vỗ Hồn quê dâng trào.

Đinh văn Tiến Hùng

(*) Ghi chú: La-Mã là tên họ đạo Bầu Dơi trước kia, do Đức Giám Mục Phêrô Mactinô Ngô đình Thục đặt tên vào ngày 11/11/49- Năm nay kỷ niệm 63 năm, Đại hội hành hương tổ chức tại Linh địa La-mã dưới sự chủ lễ của Đức Cha Tôma Nguyễn văn Tân cùng với 33 Linh mục đồng tế và hàng chục ngàn giáo dân, du khách, dòng tu cùng cộng đoàn các giáo phận tham dự.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền : Trên Lưng Mẹ Bình An
Dominic Đức Nguyễn
21:19 08/05/2013
TRÊN LƯNG MẸ BÌNH AN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Từ ngày con được chào đời
Bên vòng tay Mẹ, chiếc nôi yên lành
Con vào giấc mộng tinh anh
Vì nghe tiếng hát dịu thanh mẹ hiền…
(Trích thơ của Đặng Xuân Linh)