Ngày 10-05-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:10 10/05/2009
PHONG BA CỦA CON CHÓ NHỎ

N2T


Một đôi vợ chồng tìm cách thu xếp cho năm con chó nhỏ mới sinh, ông chồng lái xe lên phố một vòng hỏi có ai thích nuôi chó, nhưng không có ai thích cả.

Họ đến đài phát thanh địa phương quảng bá nói sẽ tặng chó có huyết thống thuần chủng rất đáng tin cậy, nhưng cũng không có ai hỏi han gì.

Người hàng xóm góp ý cho họ thử rao bán xem sao, hai vợ chồng lại đi quảng cáo, nói: “Chúng nó xuất xứ từ loại chó thuần chủng, mỗi con hai mươi lăm đô la.”

Trước khi trời tối, năm con chó con đều được bán hết.

(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Người Việt chúng ta có một quan niệm rất không đẹp: là hể ai tặng cho quyển sách hoặc tặng cho một vài vật dụng mà chính họ làm ra, thì lại chê bai nói rằng sách bán không ai mua nên đem tặng, đồ vật sản xuất bán không chạy nên đem cho.v.v...

Năm con chó con trước khi đem cho và trước khi bán thì cũng vẫn là năm con chó con ấy, nhưng đem đi cho thì không ai thèm hỏi lấy, thế nhưng khi bán với lời quảng cáo thuần chủng thì lại đến mua. Lòng dạ con người đều như thế cả: chỉ tiếc công sức tiền bạc của mình bỏ ra, còn công sức tiền bạc vật chất của ai thì mặc kệ. Cái gì của mình bỏ tiền ra mua thì mới thấy quý, nhưng cái gì của người khác tặng, hoặc tự nhiên nhặt được thì cảm thấy không quý và không trân trọng.

Sách không bỏ tiền mua mà có thì ít khi cầm lên để đọc, tiền bạc tự nhiên mà có (tham nhũng, hối lộ, ăn trộm...) thì tiêu không tiếc và thường là chơi xả láng, hạnh phúc tự nhiên có mà không cần phấn đấu thì sẽ trở thành tai họa...

Đó chính là phong ba của tâm hồn vậy, ai hiểu thì hiểu !
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:11 10/05/2009
N2T


10. Thánh đức của người Ki-tô hữu, chính là vì yêu mến Chúa Giê-su mà chịu đau khổ.

(Thánh Philip Neri)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:13 10/05/2009
N2T


111. Đọc sách nghiên cứu thì chỉ có khổ công chứ không có đường tắt.

 
Như Thầy đã yêu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:28 10/05/2009
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH – B

Ga 15, 9-17

Sống yêu thương và hành động như Chúa Giêsu là điều mỗi Kitô hữu phải suy nghĩ, phải noi gương và bắt chước. Trên thế giới ngày nay nhiều nơi nhiều nước ngoài việc làm giàu cho nước mình, nhiều Chính phủ, nhiều Bộ ngành đã biết mở rộng cái nhìn của mình để chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo khổ, để ý tới những người neo đơn, cô thân cô thế vv…Đọc báo, nghe đài, truy cập mạng, chúng ta thấy nhan nhản các tổ chức, các cá nhân đầy lòng quảng đại, đầy từ tâm. Những con người này có trái tim nhạy cảm, có tấm lòng mở rộng sâu xa, biết chăm lo cho những người nghèo đói, những người bất hạnh, những người bị đẩy ra bên lề xã hội.Đây là những con người có trái tim như Chúa Giêsu biết nhạy cảm trước những nỗi khổ đau của nhân loại, biết trắc ẩn trước lời mời gọi của Chúa Giêsu: ” Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con:” ( Ga 15, 12 ).

TÌNH YÊU VÔ BIÊN GIỚI: Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta luôn bắt gặp một Chúa đầy lòng nhân từ, một Chúa luôn trắc ẩn trước nỗi đau khổ, thiếu thốn, đói khát của đám đông. Vâng, chúng ta có thể bắt gặp một Thiên Chúa thứ tha, một Thiên Chúa yêu thương đến tột cùng, một Thiên Chúa đầy lòng nhân nghĩa. Thử xem người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang và Chúa đã đối xử làm sao, đối xử như thế nào ? Một Thiên Chúa nhân từ đối với người phụ nữ bị cho là tội lỗi tràn đầy: cô Maria Mađalêna. Trước cái chết của người thân, người quen thuộc: Lagiarô đã chôn trong mồ bốn ngày rồi. Trước con bà góa thành Naim, trước đám đông dân chúng đi theo Chúa Giêsu khát khao lời của Ngài và đang lâm cơn khát, đói vv…Chúa Giêsu đã luôn để ý tới từng nhu cầu của từng nhóm, từng người. Tình yêu của Chúa quả không giới hạn và vô biên Người cảm thông với con người, với tất cả mọi người mà Ngài đã dựng nên:” Tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết “ ( Ga 15, 15 ). Tình yêu của Chúa Giêsu đã đi tới chỗ tuyệt đỉnh, đã đi cho tới cùng: ” Người đã yêu thương họ đến cùng “ ( Ga 13, 1 ). Tình yêu tận hiến, vô vị lợi: ” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu ( Ga 15, 13 ) hoặc “ Khi nào ta bị treo lên khỏi mặt đất Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta “. Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu phát xuất tự Thiên Chúa Cha, tình yêu này luân chuyển từ Người đến con người và giữa con người với con người:” Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con “ ( Ga 15, 12 ).

YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU: Yêu như Chúa yêu quả thực không phải là chuyện dễ nhưng lời mời gọi của Chúa luôn thúc bách mọi người hãy hướng tới người khác và bắt chước gương của Thầy Giêsu đã sống, đã thực hiện và nhất là đã yêu. Gương của các môn đệ bên Chúa Giêsu, đã được Ngài yêu thương, chăm sóc và các môn đệ đã yêu thương nhau như thế nào vẫn là điều thôi thúc mỗi người chúng ta vươn lên, vươn lên mãi và sống, yêu như mức độ Thầy Giêsu đã sống, đã yêu. Hãy chiêm ngắm gương thánh Maximilianô Kolbê, thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, thánh Phanxicô khó khăn, mẹ Têrêsa Calcutta, Đức Cha Jean Cassaigne, Đức thánh Cha gioan Phaolô II vv…Thiên Chúa là tình yêu. Ai ở trong Thiên Chúa là ở trong tình yêu. Yêu như Thầy đã yêu là yêu cho đến cùng và chết trên thập giá.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Trước một thế giới chạy theo lợi nhuận, chạy theo đà phát triển của văn minh, nhiều khi con người quên đi sự cảm thông, tình bác ái,lòng yêu thương chân thật. Một nụ cười giữa sa mạc khô cằn sẽ nâng đỡ, khuyến khích con người rất nhiều. Thế giới đang khao khát tình yêu.Người tín hữu phải là chứng nhân cho tình yêu đích thực, tình yêu nở hoa, tình yêu của Đức Giêsu Kitô. Con người của chúng ta không có cơ hội để chết như Đức Kitô, nhưng chết cho tha nhân là chấp nhận hao mòn hằng ngày để cho người khác được niềm vui và hạnh phúc.Bởi vì như bài hát Kinh Hòa Bình đã viết: ” Chính khi chết đi là khi vui sống muôn đời “.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết nhận ra bộ mặt của Chúa nơi tha nhân để chúng con yêu thương họ như Chúa đã yêu thương chúng con.Amen.
 
Nhạc: Nhớ Mẹ
Lê Hà
18:26 10/05/2009


 
Hoa Kinh tháng Năm
Hiền Thạch
18:46 10/05/2009
Tháng Năm!- năm tháng luân hồi
Hoa kinh tiến MẸ nhỏ lời từ tâm
Sự đời giọt bổng, giọt trầm. ..
Giọt phơi nắng quái, giọt thầm thăng hoa
Nầy đây: hạnh-phúc-xót-xa
Nầy đây: suy, thịnh. .. cũng là nhân sinh!
Từ khi Mẹ nhận truyền tin
XIN VÂNG ! thành bản tâm kinh thần kỳ
Ruổi theo mỗi một nẽo đi
Cưu mang đến phút sinh thì. .. TIN YÊU
XIN VÂNG giữa gió nghịch chiều
XIN VÂNG giữa chốn trăm điều đắng, cay. ..
Đồng hành với MẸ hôm, mai
Xuống Đông: Đông tĩnh; lên Đoài: Đoài yên.
Nhẹ tênh quẩy gánh lụy phiền
Kiên trung mặc thế đảo điên gian trần
Bùn đời chẳng thể vong thân
Lửa già trui luyện thêm phần CẬY TIN
Việt Nam oằn nỗi điêu linh
MẸ ơi ! thương đoái dân tình thê lương!
Mỗi ngày sống - mỗi đoạn đường !!
Chúng con cùng MẸ lên đường. .. -MẸ ơi ! Amen.
 
Mẹ Maria: Hiền mẫu trên các hiền mẫu
Anthony Nguyên Khoa
18:48 10/05/2009
Chúc tụng tôn vinh Mẹ tuyệt vời,
Nhân đức rạng ngàn hoa thắm tươi.
Ngắm nhìn nhan Mẹ con say đắm,
Khúc hát ca khen Mẹ Chúa Trời.

Mẹ đẹp tuyệt vời nét Á – Đông,
Lung linh trong sáng cả vườn hồng.
Tứ đức Tam tòng luôn hoàn hảo,
Hương trinh thơm mát tỏa mênh mông.

Tại gia tòng phụ, đức vâng lời,
Ngoan hiền con thảo tuổi thơ chơi.
Gioakim thân phụ - Anna thân mẫu,
Tuổi hồng vui khúc hát xuân tươi.

Ba tuổi dâng mình trong Thánh Cung,
Chỉ mong tình Chúa được ờ cùng.
Tùng phục Nghĩa phụ là Tư tế,
Hôn nhân ấn định phận tôi trung.

Xuất giá tòng phu trọn nghĩa tình,
Có chồng vẫn giữ trọn chữ Trinh.
Vâng lời Thiên Sứ vui hôn ước,
Giuse kết bạn duyên thắm xinh.

Một lòng tuân phục Đấng phu quân,
Ai Cập đường xa chẳng ngại ngần.
Sẵn lòng trở về quê yêu dấu,
Cùng chàng xây dựng phúc gia ân.

Thân phận nữ nhi trọn chữ tòng,
Phu tử tòng tử thật sáng trong.
Trên đường rao giảng Mẹ dõi bước,
Vạn nẻo đường dài dẫu long đong.

Trên đường thập giá kiếp phong sương,
Lặng lẽ hiệp thông nỗi đoạn trường.
Theo con từng bước chiều xưa ấy,
Can – Vê điểm hẹn Lễ Tình Thương.

Tứ đức tuyệt vời phận nữ nhi,
Công – Dung – Ngôn - Hạnh ai sánh bì.
Vun xén vuông tròn nơi Thánh thất,
Mái ấm chan hòa khúc tình si.

May vá thêu thùa đẹp chữ Công,
Từng bữa cơm ngon phục vụ chồng.
Chiếc áo Mẹ đan cho quý tử,
Quân lính không đành xé uổng công.

Mẹ chẳng tô son chẳng phấn hồng,
Chữ Dung Mẹ tựa ánh trăng trong.
Rực rỡ như mặt trời hừng sáng,
Tháp ngà cổ Mẹ tuyết mùa đông.

Ngọc thốt dịu dàng đẹp chữ Ngôn,
Lắng nghe Ý Chúa rọi tâm hồn.
Chỉ luôn ca tụng, ngợi khen Chúa,
Vui – buồn, sướng – khổ cũng suy tôn.

Chữ Hạnh sáng ngời thật đáng yêu,
Chúa Cha tuyển chọn Mẹ diễm kiều.
Sứ Thần chào Mẹ “Đầy ơn phúc”,
Thánh Tử Ngôi Lời gọi Mẹ yêu.

Hôm nay con cũng gọi Mẹ yêu,
Thủ thỉ dâng trao Mẹ bao điều.
Chỉ có một điều con nguyện ước,
Mẹ mãi mỉm cười gọi con yêu.
 
Bài hát: Hoan ca trái tim Người Mẹ
Pm. Cao Huy Hoàng
18:57 10/05/2009


 
Pelgrims tarten Vietnamees regime
Pm. Cao Huy Hoàng
19:42 10/05/2009
Het is een Hollywoodverfilming waard: hoe katholieke gelovigen uit het Vietnamese Thai Bin een 110 kilometer lange pelgrimstocht afleggen en daarbij alle door de autoriteiten opgeworpen obstakels trotseren. Zij wilden kost wat kost deelnemen aan het tachtigjarig jubileum van de opstandige parochie Thai Ha in de hoofdstad Hanoi.

De autoriteiten hebben alles in het werk gesteld om de pelgrimage te verhinderen. Zij vreesden dat de gelovigen zich zouden aansluiten bij het protest van de parochie Thai Ha tegen de aanhoudende smaadcampagne tegen de redemptoristen die de parochie leiden. Die begonnen twee jaar geleden met vreedzame acties om grond terug te krijgen dat in de jaren vijftig was geconfisceerd.

De politie heeft bisschop Francis Nguyen Van Sang ervan beschuldigd met de pelgrimage het protest aan te wakkeren. Hem werd geadviseerd die te verbieden omdat die politiek gemotiveerd zou zijn. De bisschop heeft alle beschuldigingen van de hand gewezen. Op zijn beurt wil hij een aanklacht tegen de politie indienen. “De pelgrimage was legaal in wettelijk en kerkelijk opzicht”, aldus de bisschop. De bedevaart was al gepland maanden voor de Heilige Stoel de redemptoristen toestemming gaf hun jubileum te vieren.

Zodra de lokale politie lucht kreeg van de plannen van de parochianen van Thai Binh nam zij allerlei maatregelen om de gelovigen van hun tocht af te laten zien.

In gebieden waar de meeste katholieken wonen werden autoverhuurbedrijven door de politie bedreigd om geen bussen aan katholieken te verhuren. “De politie heeft zich erg ingespannen om ons vertrek te verhinderen. Zij hebben alle documenten in beslag genomen die de verhuurders nodig hebben om hun voertuigen te verhuren”, aldus een pastoor.

Toch slaagden de pelgrims erin bussen te huren. Bij tientallen in de haast opgeworpen checkpoints werden de bussen onderzocht op aanwezigheid van ‘katholieke voorwerpen’ als rozenkransen. Minstens twintig stampvolle pelgrimsbussen werden teruggestuurd naar Thai Bin. Van sommige chauffeurs werd het rijbewijs in beslag genomen dat later tegen betaling van smeergeld kon worden teruggekocht.

Anderen waren eerder vertrokken en hadden een andere weg gekozen waar minder politie werd verwacht, maar die zestig kilometer om was. Maar kort voor Hanoi werden de bussen teruggestuurd tot dertig kilometer buiten de hoofdstad.

Toch lieten de pelgrims zich niet weerhouden van hun tocht. Zij trokken opnieuw, ditmaal te voet, op naar Thai Ha. De uitgeputte pelgrims, meest vrouwen, hielpen elkaar onderweg. Sommige ouderen werden zelfs gedragen. De alomtegenwoordige politie zag erop toe dat ze niet door bussen werden opgepikt.

Toen katholieken uit de buitenwijken van Hanoi hoorden van voorbijgangers wat er aan de hand was haasten zij zich op fietsen en brommers om de pelgrims veilig en op tijd naar de openingsceremonie te brengen.

Ook een uit zestien meisjes bestaande blaaskapel was teruggestuurd. De meisjes hadden geweigerd terug te keren en waren zestien kilometer buiten Hanoi gedumpt. Ook zij trokken gingen te voet met hun instrumenten naar Hanoi. Katholieken uit de buurt huurden taxi’s om de meisjes en hun instrumenten naar Thai Ha te brengen. Hun verhaal ging als een lopend vuurtje en heeft de gelovigen in Thai Ha diep ontroerd.

Aan het dapper trotseren van de autoriteiten hangt wel een prijskaartje. Terwijl de blaaskapel in Hanoi speelde, werd in ‘ thuisbasis’ Thai Thuy de leidster van de band, Tran Thi Cat, door de politie ter verantwoording geroepen. Haar staan dagenlange intensieve verhoren te wachten. Ook zou de politie van plan zijn de muziekinstrumenten in beslag te nemen. Dat zou een zware slag zijn omdat de meisjes daarmee in een deel van hun inkomen voorzien. (KN/AsiaNews).

(Source: geplaatst: donderdag, 7 mei 2009, 8.12 uur)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc tông du Đất Thánh (6)
Vũ Văn An
03:26 10/05/2009
Tại Giođăng, Đức Giáo Hoàng nói hòa bình

Tin Reuters ngày 8 tháng Năm, từ Amman, cho hay: Đức Giáo Hoàng bắt đầu chuyến đi khá tế nhị tới Trung Đông vào hôm Thứ Sáu bằng cách tỏ lòng “tôn kính sâu xa” đối với Hồi Giáo và cho hay: Giáo Hội Công Giáo sẽ làm mọi điều có thể làm được để góp phần vào diễn trình hòa bình đang bị ngưng đọng trong vùng.

Khởi đầu chặng thứ nhất của một chuyến đi sẽ bao gồm Do Thái và các Lãnh Thổ Palestine, ngài cũng kêu gọi một cuộc đối thoại ba chiều giữa Kitô Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo để hỗ trợ hòa bình. Ngài nói với các phóng viên báo chí trên chuyến máy bay chở ngài tới Giođăng rằng: “Chắc chắn tôi sẽ cố gắng đóng góp cho hòa bình, không với tư cách cá nhân mà với tư cách nhân danh Giáo Hội Công Giáo, nhân danh Tòa Thánh. Chúng tôi không phải là một thế lực chính trị nhưng là một sức mạnh tâm linh và sức mạnh tâm linh này là một thực tế có thể góp phần tạo tiến bộ cho diễn trình hòa bình”.

Tòa Thánh có liên hệ ngoại giao đầy đủ với hầu hết các quốc gia tại Trung Đông và có thoả hiệp ngoại giao với Thẩm Quyền Palestine. Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Là tín hữu, chúng tôi xác tín rằng cầu nguyện là một sức mạnh thật sự, nó mở cửa thế giới cho Thiên Chúa. Chúng tôi xác tín rằng Thiên Chúa đang lắng nghe và có thể tác động trên lịch sử và tôi nghĩ rằng nếu hàng triệu tín hữu biết cầu nguyện, thì đó là một sức mạnh có ảnh hưởng và có thể đóng góp vào việc thăng tiến hòa bình”.

Ngài cũng nói với các nhà báo rằng các cố gắng hòa bình thường bị ngăn chặn bởi quyền lợi phe phái, do đó Giáo Hội có thể “góp phần làm cho quan điểm hữu lý triển nở” vì Giáo Hội muốn mời gọi cả người Do Thái Giáo lẫn người Hồi Giáo dấn thân vào một cuộc đối thoại cho hòa bình đặt căn bản trên đức tin. Ngài bảo: “Cuộc đối thoại ba chiều phải tiến lên phía trước. Nó rất quan trọng đối với hòa bình, và còn cho phép mỗi người sống tốt niềm tin của mình”.

Vị giáo hoàng 82 tuổi này tỏ ra thận trọng trong việc tránh né các ngôn từ chính trị lộ liễu, ngay ở giai đoạn đầu tiên trong chuyến công du tới vùng này. Thay vào đó, ngài nhấn mạnh tới tiềm năng của tôn giáo trong việc giải quyết tranh chấp. Cuộc tông du của Đức Bênêđíctô xẩy ra trong dư vị bài diễn văn năm 2006 tại Regensburg, trong đó ngài trích dẫn nhận xét của một vị hoàng đế Byzantine cho rằng Hồi Giáo ưa bạo lực và phi lý. Bài diễn văn đó hiện vẫn còn làm một số thành phần Hồi Giáo bất bình và các lãnh tụ của Phong Trào Duy Hồi Giáo tại Giođăng từng lên tiếng phản đối cuộc viếng thăm nếu ngài không chịu xin lỗi trước. Tòa Thánh cũng như Đức Giáo Hoàng minh xác nhiều lần rằng ngài không ủng hộ nhận định của vị hoàng đế kia. Nay là lúc không cần phải nhắc tới biến cố ấy nữa. “Cuộc viếng thăm Giođăng cho tôi cơ hội thuận tiện để nói lên lòng tôn kính sâu xa của tôi đối với cộng đồng Hồi Giáo”, đó là lời Đức Bênêđíctô nói trong bài diễn văn tại phi trường Amman. Ngài cũng ca ngợi Vua Abdullah II đã tận tình “cổ vũ một cái hiểu tốt hơn về các nhân đức được Hồi Giáo truyền dạy”.

Nhà vua nói chính trị

Tuy nhiên, Vua Abdullah II, người nồng nhiệt nghênh đón Đức Giáo Hoàng tại phi trường Amman, đã không tránh né các vấn đề chính trị đặc thù của vùng này và đã cho Đức Giáo Hoàng nếm thử các khó khăn mà ngài sẽ thấy ở chặng kế tiếp của chuyến đi, lúc tới Do Thái. Nhà Vua lên tiếng kêu gọi giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Do Thái và Palestine. Ông cho rằng: “Các giá trị chung chia của chúng ta có thể góp phần quan trọng tại Đất Thánh, nơi, chúng ta phải cùng nhau cất bỏ cái bóng của tranh chấp”.

Theo tờ tuần báo Anh, the Tablet, trước ngày đức Giáo Hoàng tới Gio-đăng, Vua Abdullah II nói với hãng truyền hình RAI của Ý rằng: ông hy vọng cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ làm gia tốc các cố gắng nhằm đạt hòa bình cho Trung Đông. Ông bảo: “Cuộc viếng thăm này rất đúng lúc”. Ông cũng nói với nhật báo Corriere della Sera của Milan rằng: "các lời ngài nói sẽ là một kích thích nhằm vào tất cả chúng ta, thúc đẩy chúng ta tiến nhanh hơn tới hòa bình”.

Theo tờ The New Straits Time, tại buổi nghênh đón Đức Giáo Hoàng, nhà vua nhấn mạnh tới “tầm quan trọng của việc chung sống và sự hoà hợp giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo” và cảnh giác rằng “những giọng nói khiêu khích, các ý thức hệ hàm hồ gây chia rẽ, chỉ đe dọa đem đến những thống khổ khôn tả mà thôi… Chúng tôi hoan nghênh cam kết của ngài trong việc loại trừ các quan điểm lầm lạc và gây chia rẽ từng mang họa lại cho các mối liên hệ giữa người Kitô Giáo và người Hồi Giáo… Tôi hy vọng rằng cùng nhau chúng ta sẽ mở rộng cuộc đối thoại mà chúng ta đã mở ra”.

Về phía Do Thái, từ ngày tuyên thệ làm người đứng đầu tân chính phủ cánh hữu vào ngày 31 tháng Ba đến nay, Thủ Tướng Benjamin Netanyahu chưa bao giờ đặc thù thảo luận tới việc thiết lập một nhà nước Palestine tại West Bank và Giải Gaza, vốn được Mỹ và khối Ả Rập coi là ưu tiên. Tại cuộc họp của Uỷ Ban Các Vấn Đề Công Cộng Mỹ Do Thái (American Israel Public Affairs Committee [Aipac]) tại Hoa Thịnh Đốn vừa qua, Netanyahu cho hay hòa bình với thế giới Ả Rập là một ưu tiên đối với ông: “Chúng tôi muốn hòa bình với thế giới Ả Rập, nhưng chúng tôi cũng muốn hòa bình với người Palestine.Tôi tin rằng việc ấy có thể thực hiện được, nhưng tôi nghĩ việc ấy đòi một phương thức mới hẳn”.

Trong bối cảnh ấy, bất cứ Đức Giáo Hoàng nói điều gì về chủ đề này đều sẽ có tiếng vang khắp vùng, nhất là lúc ngài tới thăm trại tị nạn của người Palestine, không xa hàng rào mà Do Thái đã và đang xây cất gần Bêlem trong lãnh thổ West Bank hiện đang bị Do Thái chiếm đóng. Đức Tổng Giám Mục Michel Sabbah, thượng phụ về hưu của Giêrusalem và là một người Palestine, nói rằng: “Tôi tin Đức Giáo Hoàng sẽ đem tới một sứ điệp nói lên nỗi đau khổ của người Palestine dưới sự chiếm đóng của Do Thái”.

Tại phi trường Amman, Đức Tổng Giám Mục Sabbah nói với thông tín viên của Reuters rằng: “Tôi nghĩ ngài sẽ gửi một thông điệp nói lên nỗi bất công từng giáng xuống người Palestine, bất kể họ là Kitô hữu hay người Hồi Giáo”.

Ưu tiên thăm người khuyết tật

Đúng như chương trình, Vua Abdullah II đã thân hành ra tận máy bay để cùng hoàng hậu Rania nghênh đón Đức Giáo Hoàng lúc ngài đáp xuống phi trường Amman. Cũng theo chương trình, hai vị sẽ còn gặp nhau vào buổi chiều tại hoàng cung để thảo luận. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu của Đức Giáo Hoàng là tới thăm trung tâm dành cho người khuyết tật tại giáo xứ Regina Pacis (Nữ Vương Hòa Bình). Theo tin Catholic News Service, trung tâm trên do Giáo Hội Công Giáo sở hữu và điều hành, nhằm chăm sóc sức khỏe và khôi phục cho hơn 600 người Giođăng khuyết tật về thể lý và tinh thần. Tại đây, ngài xúc động đề cập tới việc biến khổ đau thành có ý nghĩa và các cố gắng của Giáo Hội nhằm trợ giúp người khuyết tật. Việc ngài tới thăm trung tâm này cũng nói lên quan tâm của Giáo Hội đối với những người bệnh hoạn. Tại Giođăng, người ta ước lượng có tới 10% người trẻ dưới tuổi 19 mang khuyết tật trầm trọng. Trung tâm điều trị hết sức tối tân này được điều hành bởi ba nữ tu thuộc Dòng Truyền Giáo Comboni và một nhóm giáo viên, điều trị viên và thiện nguyện viên để giáo dục và chăm sóc miễn phí cho những người Hồi Giáo và Kitô Giáo tàn tật.

Đức Giáo Hoàng đến trung tâm giữa tiếng reo hò của đám đông. Ngài len lỏi vào giữa hàng ngũ tín hữu, trong khi ban nhạc Giođăng thổi gerpe, một loại kèn ống của họ, và đánh tabla (trống đánh bằng tay). Trong bài huấn dụ, ngài nhận rằng đôi khi thật “khó tìm được lý lẽ giải thích điều xem ra chỉ là một trở ngại phải vượt qua hay đơn giản chỉ là đau khổ phải hứng chịu, đau khổ thể lý hay đau khổ xúc cảm”. Ngài cho rằng: đức tin vào Thiên Chúa và tình yêu vô điều kiện của Người đem lại tầm nhìn cần thiết, và cầu nguyện có thể giúp ta chữa lành các vết thương tâm linh và xúc cảm. Ngài vui cười nói với đám đông tại trung tâm: “Các bạn thân mến, không giống người hành hương thuở xưa, tôi tới đây chẳng mang theo quà cáp hay lễ dâng gì cả. Tôi chỉ đến với một chủ đích, một niềm hy vọng: là cầu nguyện cho hồng phúc hợp nhất và hòa bình đầy qúy giá, nhất là hợp nhất và hòa bình cho Trung Đông”.

Phản ứng của người Hồi Giáo

Vào sáng hôm nay, ngài cũng sẽ đọc diễn văn trước các nhà lãnh đạo Hồi Giáo và ngoại giao đoàn sau khi viếng Đền Thờ Hồi Giáo Al-Hussein Mosque. Các học giả Hồi Giáo coi cuộc viếng thăm Đền Thờ này là một dấu hiệu thiện chí.

Basma Dajani, một giáo sư dạy tiếng Ả Rập tại Đại Học Giođăng cho hay: “chúng tôi hoan nghênh cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại nơi thánh ấy. Chúng tôi hy vọng cuộc viếng thăm này không chỉ nhằm gây tác động hỗ tương về tôn giáo, mà còn là cơ hội cho sự hợp tác văn hóa giữa người Ả Rập và người Phương Tây”.

Hamdi Murad, một học giả Hồi Giáo và là thành viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Chung Sống Liên Tín Ngưỡng Giođăng cho hay: “Trong tư cách một quốc gia Hồi Giáo, chúng tôi hoan nghênh Đức Giáo Hoàng. Cuộc thăm viếng của ngài thật tích cực… và giúp xua đuổi mọi hiểu lầm giữa Vatican và thế giới Ả Rập”.

Lớn mạnh, góp phần xây dựng Trung Đông

Trước khi rời Gio-đăng qua Do Thái, Đức Giáo Hoàng sẽ làm phép viên đá đầu tiên xây dựng ít nhất ba cấu trúc Công Giáo: một đại học tân lập tại Madaba, cách Amman 20 dặm, và hai nhà thờ tại Bethany-quá-bên-kia-Giođăng gần địa điểm người ta tin Chúa Giêsu xưa kia đã được Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho. Giám đốc báo chí của Tòa Thánh là Cha Federico Lombardi cho biết: khi làm phép các viên đá đầu tiên nói trên, Đức Giáo Hoàng hy vọng cộng đồng Kitô hữu nhỏ bé của nước này tiếp tục ở lại và lớn mạnh, góp phần vào sự phồn vinh của đất nước.

Marie-Ange Siebrecht, một nhân viên thuộc tổ chức “Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu”, vừa từ Trung Đông trở về Đức, mô tả điều kiện sống hết sức khó khăn của các Kitô hữu tại vùng này. Theo cô, người Kitô hữu tại Galilê chẳng hạn, tuy có được những điều kiện sống tốt hơn người Palestine tại West Bank, nhưng đối với Do Thái, họ vẫn bị coi là công dân bậc nhì, nghĩa là không được đủ tự do như các công dân Do Thái khác, như không được tự do du hành như các công dân kia. Dù thế, vẫn có chừng 73,000 người Công Giáo tại Galilê, một con số không nhỏ.

Cô cho hay khu vực quanh Bêlem thuộc West Bank có nhiều vấn đề tồi tệ nhất. Ở đấy, người ta như sống trong một nhà tù, vì bức tường phân cách kia, họ không thể tới lui được chi cả. Vấn đề càng trở nên khó khăn hơn cho các cặp vợ chồng Kitô giáo còn trẻ. Cô trưng trường hợp người chồng trẻ được cấp giấy đi Giêrusalem làm việc, nhưng người vợ của anh thì không được phép rời Bêlem để cùng đi và sống với anh…

Cô kêu gọi Kitô hữu hãy tới Đất Thánh không phải chỉ để thăm những nơi thánh mà còn thăm những ‘viên đá sống’ vì những người Kitô hữu này rất vui khi thấy anh chị em Kitô hữu tới lui gần gũi với mình.

Đó chính là điều Đức Thánh Cha đang làm. Ngài đến nói với những viên đá sống này rằng: nay quả là một thời kỳ hết sức khó khăn đối với họ, nhưng cũng là thời điểm của hy vọng, thời điểm của “một bắt đầu mới và một cố gắng mới tiến tới hòa bình”. Ngài cho họ hay: họ là thành tố quan trọng trong sinh hoạt của các quốc gia tại trung Đông, và Giáo Hội muốn khích lệ họ hãy “can đảm, khiêm nhường và nhẫn nại để tiếp tục ở lại trong nước” và đóng góp cho xã hội, đặc biệt qua hệ thống học đường và bệnh viện của mình. Nhất là các học đường, những định chế này sẽ giúp đưa người Kitô Giáo và người Hồi Giáo tìm về với nhau.

Tự do tôn giáo

Trong đáp từ của ngài tại phi trường Amman, Đức Giáo Hoàng nói rằng các công trình xây dựng trên còn làm chứng cho sự tự do tôn giáo của Gio-đăng. Và ngài hy vọng sự tự do ấy được quảng bá khắp vùng. Theo ngài, tự do tôn giáo là một quyền căn bản, “và tôi hết sức hy vọng và cầu nguyện để việc tôn trọng các quyền và phẩm giá bất khả nhượng của mọi con người, bất kể nam hay nữ, được khẳng nhận và bênh vực mỗi ngày một hơn, không phải chỉ ở Trung Đông, mà còn ở mọi vùng trên thế giới”.

Theo tin của Catholic News Service, Đức Thánh Cha nhân dịp này cũng ca ngợi các nhà lãnh đạo Giođăng trong việc ủng hộ các cố gắng tìm ra giải pháp công bằng cho cuộc xung đột Do Thái và Palestine. Cuối tháng Tư vừa qua, Vua Abdullah II từng gặp Tổng Thống Barack Obama và thúc giục ông này có những động thái cương quyết cho hòa bình giữa Do Thái và Palestine, bằng cách cảnh cáo rằng một cuộc chiến tranh Trung Đông mới sẽ bùng nổ nếu không có tiến triển thật sự nào trong 18 tháng tới. Nhà Vua cũng mới gặp Tổng Thống Ai Cập là Hosni Mubarak để cố gắng tái phát động các cuộc thương thảo nghiêm chỉnh về hòa bình giữa người Palestine và người Do Thái, đặt căn bản trên giải pháp hai quốc gia.

Đức Giáo Hoàng cũng ghi nhận việc Giođăng tiếp nhận người tị nạn từ Iraq. Con số người tị nạn này lên đến 700,000 người, trong đó có 70,000 người là Kitô hữu. Một số Kitô hữu này cũng đã tham dự các buổi nghênh đón Đức Giáo Hoàng tại Giođăng.

Thù tiếp của Giođăng

Báo chí tường thuật rằng theo truyền thống Đức Giáo Hoàng không ăn uống với các vị nguyên thủ quốc gia, nên tại Giođăng, dù được quốc vương, hoàng hậu và hoàng gia đón tiếp nồng hậu, ngài vẫn không dự yến tiệc chi tại hoàng cung cả. Phần lớn các bữa ăn của ngài diễn ra tại Tòa Đại Sứ của Vatican ở Amman, do các đầu bếp thượng thặng trông coi. Thực đơn đã được gửi trước cho Vatican và các đầu bếp được dặn dò cẩn thận là Đức Giáo Hoàng không dùng nấm và đồ biển.

Giođăng đã dành cả hai tháng chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng. Biển ngữ chào đón ngài được chăng khắp các phố, có biển ngữ viết rằng: “Hãy đứng sau quốc vương để nghênh đón Đức Giáo Hoàng trong suốt cuộc hành hương của ngài. Hỡi người Hồi Giáo và Kitô Giáo”. Sở bưu điện Giođăng cũng sẽ phát hành các tem thư đặc biệt trong những ngày tới để đánh dấu cuộc viếng thăm này, nhưng các viên chức không cho biết thêm tin tức gì về hình thù các tem thư này.

Chuyến đi của Đức Bênêđíctô phản ảnh chuyến đi lịch sử năm 2000 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người được cả người Do Thái Giáo lẫn người Hồi Giáo ca ngợi như nhau. Phản ứng tốt đẹp vào ngày đầu cuộc viếng thăm cho người ta hy vọng Đức Bênêđíctô XVI cũng sẽ gặt hái được một thành quả tương tự. Một viên chức, ông Bader, cho hay hàng ngàn chiếc nón mang cờ Giođăng và Vatican cũng như các áo thung in hình nhà vua và Đức Giáo Hoàng đã được phân phối tại vận động trường quốc tế tại Amman vào ngày Chúa Nhật trước Thánh Lễ Đức Giáo Hoàng cử hành tại đó. Theo tin của tờ The National, Nhà Cầm Quyền Palestine đã bằng lòng bỏ kế hoạch tiếp đón Đức Giáo Hoàng tại một khán đài cạnh bức tường phân cách West Bank với Do Thái, mà theo Essa Qaraqie, một nhà lập pháp của Palestine, là do áp lực của Do Thái. Họ đã di chuyển địa điểm nghênh đón tới một ngôi trường của Liên Hiệp Quốc bên trong trại tị nạn. Phải chăng, đó cũng là vết rạn của sự căng thẳng cố hữu trong vùng.
 
Giordania là quốc gia gương mẫu chứng minh cho phần đóng góp tích cực của tôn giáo cho việc phát triển xã hội dân sự.
Linh Tiến Khải - Trần Đức Anh
23:02 10/05/2009
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi gặp gỡ giới lãnh đạo Hồi giáo, Ngoại giao đoàn và viện trưởng các đại học toàn nước Giordania trưa 9-5-2009, ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm vương quốc Giordania. Ngài kêu gọi các tín hữu Kitô và Hồi giáo cùng dấn thân vun trồng thiện ích trong bối cảnh của lòng tin và sự thật.

Gặp gỡ giới lãnh đạo Hồi Giáo
Tại Núi Nebo
Thứ bẩy mùng 9-5 Đức Thánh Cha đã có 4 sinh hoạt chính. Ban sáng ngài thăm vương cung thánh đường ”Tưởng niệm ông Môshê” trên núi Nebo, rồi chủ sự lễ làm phép viên đá đầu tiên xây đại học của Tòa Thượng Phụ Latinh Madaba. Tiếp đến Đức Thánh Cha viếng thăm viện bảo tàng Hashemita và đền thờ hồi giáo Al Hussein Bin Talal trong thủ đô Amman, rồi gặp gỡ các thủ lãnh Hồi giáo, Ngoại giao đoàn và viện trưởng các Đại học toàn nước Giordania. Vào ban chiều Đức Thánh Cha chủ sự buổi hát kinh chiều với các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, và giáo dân đại diện các Phong trảo của Giáo Hội trong nhà thờ chính tòa Hy Lạp Melkít thánh Giorgio trong thủ đô Amman.

Sau đây là chi tiết các hoạt động của Đức Thánh Cha trong ngày thứ hai viếng thăm Giordania. Lúc 7.15 sáng Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ riêng trong nhà nguyện của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Ngài rời Tòa Sứ Thần lúc 8.30 để đi xe tới núi Nebo nằm cách đó 42 cây số. Núi Nebo cao 806 mét, cách thủ đô Amman 25 cây số về hướng tây nam. Đây là nơi xưa kia dân chúng thờ kính thần Nebu của Babilonia. Hai đỉnh nổi tiếng nhất là Siyàgha ở mạn tây và Mukhàyat ở mạn đông. Từ sườn núi có nhiều suối nước chảy quanh năm chẳng hạn như Uyùn Mùsa ”Suối của ông Môshê”, và Ayn Kanisah, ”Suối của Giáo Hội”. Từ núi Nebo có thể trông thấy toàn cảnh Thánh Địa và miền Nam Giordania trải dài cho tới Biển Chết và sa mạc Giudea phía đông, cũng như thung lũng Giordan và các vùng núi vùng Giudea và Samaria. Khi nào trời trong sáng, người ta cũng có thể trông thấy thành phố Bếtlêhem và pháo đài của vua Herốt, thành phố Gierico và cả mái tròn mạ vàng của đền thờ hồi giáo Giêrusalem nữa. Theo truyền thống, núi Nebo là nơi Thiên Chúa đã chỉ cho ông Môshê trông thấy Đất Hứa, sau khi dân Do thái lang thang 40 năm trong sa mạc.

Các tu sĩ dòng Phanxico Quản thủ Thánh Địa đã hiện diện tại đây từ năm 1932. Được như thế cũng là nhờ lòng hăng say của tu sĩ Jerome Mihaic, người Croat đặc trách các khu vườn của dòng tại Giêricô, là bạn và ân nhân của người du mục Bedouin sống bên bờ sông Giordan, và sự cộng tác của vua Abdullah Ben Hussein, là người đã cho phép các cha Phamxicô Quản Thủ Thánh Địa ở trên đỉnh Siyàgha của núi Nebo. Đặc biệt là sau khi người ta khám phá ra cuốn nhật ký của một nữ tín hữu hành hương theo lộ trình Egeria giữa các năm 393-396, và chứng tá của Đức Cha Pietro Ibero, Giám Mục Gaza, miêu tả nhà thờ trên núi Nebo, và kể lại nguồn gốc lạ lùng của đền thánh này. Trường Kinh Thánh Phanxicô đã tổ chức hai cuộc đào bới khảo cổ trên núi Nebo vào các năm 1933-1937 và 1960, dưới sự hướng dẫn của Linh Mục Michele Piccirillo, là một nhà khảo cổ nổi tiếng thế giới. Người ta đã khám phá ra Vương cung thánh đường kính ngôn sứ Môshê và tu viện Wadi Afrit, tức ”Thung lũng của qủy”, 5 nhà thờ kính các thánh: Giorgio, Lot và Procopio, Amos và Casiseos, nhà thờ của linh mục Gioan với một nhà nguyện bên dưới. Tất các nhà thờ này đều có nền khảm đá mầu rất đẹp, một vài nơi bị hư hại trong thời có phong trào chống lại các ảnh tượng. Nhà thờ kính ngôn sứ Môshê được xây hồi thế kỷ thứ IV. Từ năm 1933 có một tu viện của các tu sĩ dòng Phanxicô trên núi Nebo. Trong các cuộc đào bới tại Umm Al Rasàs cách Madaba 40 cây số về hướng đông nam các tu sĩ Phanxicô đã tìm thấy nhà thờ thánh Stephano, có nền khảm đá mầu là một bản đồ của vài thành phố tại Thánh Địa.

Trong bài huấn dụ, sau lời chào mừng của Cha Bề trên tổng quyền dòng Phanxicô, Rodriguez Carballo, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn của ngài và toàn thể Giáo Hội đối với các tu sĩ dòng Phanxicô tại Thánh Địa, vì sự hiện diện của các vị tại phần đất này, vì lòng trung thành của các vị với đoàn sủng của thánh Phanxicô cũng như vì lòng quảng đại ân cần chăm sóc thiện ích thiêng liêng và vật chất của các cộng đoàn Kitô tại Thánh Địa cũng như các tín hữu đến hành đương tại miền này.

Tiếp đến, dựa vào mẫu gương của Ngôn Sứ Môshê, Đức Thánh Cha rút ra những bài học thực hành cho đời sống của các Kitô hữu và nói rằng: ”Tại đây, trên núi Nebo này, ký ức về Môshê mời gọi chúng ta ngước mắt lên để biết ơn, chiêm ngắm công trình toàn năng của Thiên Chúa trong quá khứ, nhưng đồng thời với niềm tin, cậy, chúng ta cũng nhìn về tương lai mà Chúa dành cho chúng ta và thế giới. Giống như Môshê, chúng ta cũng được gọi đích danh, được kêu mời hằng ngày thực hiện cuộc xuất hành từ tội lỗi và nô lệ tiến đến sự sống và tự do, và chúng ta cũng được một lời hứa không lay chuyển hướng dẫn hành trình của chúng ta. Trong nước rửa tội, chúng ta đã tiến từ tình trạng nô lệ tội lỗi đến đời sống mới và hy vọng. Trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô, chúng ta hướng nhìn về viễn tượng Thành thánh thiên quốc, là Jerusalem mới, nơi Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi sự. Từ núi thánh này, Môshê hướng cái nhìn của chúng ta lên cao, tới sự thành toàn viên mãn mọi lời Thiên CHúa hứa trong Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng: ”Môshê đã nhìn thấy Đất Hứa từ xa, vào cuối cuộc lữ hành trần thế của Người. Tấm gương ấy nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cũng tham gia cuộc hành trình liên tục của Dân Thiên CHúa qua dòng lịch sử. Theo vết các ngôn sứ, các tông đồ và các thánh, chúng ta cũng được mời gọi đồng hành với Chúa, thi hành sứ vụ của Ngài, làm chứng cho Tin Mừng về tình yêu đại đồng và lòng từ bi của Thiên Chúa... Chúng ta biết rằng, giống như Môshê, có thể chúng ta không thấy sự thể hiện viên mãn kế hoạch của Thiên CHúa trong đời sống chúng ta. Nhưng chúng ta tin chắc rằng khi chu toàn phận sự nhỏ bé của mình, trong niềm trung thành với ơn gọi mà mỗi người đã nhận lãnh, chúng ta sẽ giúp dọn thẳng đường của Chúa và đón chào bình minh Nước của Ngài.”

Sau cùng, Đức Thánh Cha nói rằng: ”truyền thống kỳ cựu về các cuộc hành hương ở Nơi Thánh nhắc nhở chúng ta về mối liên hệ không thể tách rời giữa Giáo Hội và dân tộc Do thái. Ngay từ đầu, Giáo Hội tại các nơi này vẫn kính nhớ trong phụng vụ các đại Tổ Phụ và Ngôn Sứ, như một dấu chỉ nói lên lòng ngưỡng mộ sâu xa đối với sự hiệp nhất giữa hai Giao Ước. Ước gì cuộc gặp gỡ hôm nay giúp chúng ta gia tăng lòng yêu mến đối với Kinh Thánh và mong ước vượt thắng mọi chướng ngại cản trở sự hòa giải giữa các tín hữu Kitô và Do thái, trong niềm tôn trọng và cộng tác mới nhau để phục vụ hòa bình mà Lời Chúa kêu gọi chúng ta thi hành.“

Sau khi thăm núi Nebo Đức Thánh Cha đã đi xe đến Madaba cách đó 19 cây số để làm phép viên đá đầu tiên xây Đại học của Tòa Thượng Phụ. Thành phố này đã có người ở từ 4.500 năm nay và trong Kinh Thánh nó được coi là thành phố Medeba của người Moab, như viết trong sách Dân Số 21,30 và sách Giôduê 13, 9). Madaba đã thuộc Tỉnh Arabia của đế quốc Roma vào năm 106 sau công nguyên, và có rất nhiều dinh thự đền đài. Trong thế kỷ thứ I Kitô giáo được phổ biến nhanh chóng trong toàn vùng A Rập, nhưng các tín hữu bị người Roma bách hại. Sau khi hoàng đế Constantino theo Kitô giáo và nhất là từ thế kỷ thứ V trở đi, Madaba đã có một Giám Mục và nhiều nhà thờ được xây cất trong thời bisantin tức giữa hai thế kỷ thứ VI-VII cho tới cuộc xâm lăng của người Hồi.

Thành phố Madaba nổi tiếng vì vụ khám phá ra bản đồ khảm đá mầu dịp xây nhà thờ thánh Giorgio hồi năm 1896. Nó là nền của một nhà thờ binsantin thuộc thế kỷ thứ VI diễn tả toàn Thánh Địa, lộ trình đến Giêrusalem đi qua 50 địa danh khác nhau, và thành thánh với bức tường ngoài, cửa Damasco, cửa cây Cột, Dinh thự Tròn, Vương cung thánh đường Thánh Mộ, vương cung thánh đường Sion bên cạnh đó là Nhà Tiệc Ly. Madaba là quê sinh của Đức Thượgn Phụ Latinh Fouad Twal. Ngày nay nó là thành phố đông dân thứ 5 của Giordania, và là thành phố được hàng trăm ngàn du khách thăm viếng mỗi năm.

Xe Đức Thánh Cha đi ngang qua khu phố kitô và tại khu đất đặt viên đá xây Đại học do Đức Thượng Phu Twal đề xướng, đã có mấy ngàn tín hữu tụ tập chào đón Đức Thánh Cha và tham dự lễ nghi làm phép viên đá đầu tiên. Đáp từ Đức Thượng Phụ, Đức Thánh Cha đặc biệt cám ơn và ca ngợi Quốc vương Giordani đã dành ưu tiên cho việc mở rộng và cải tiến việc giáo dục và Hoàng hậu Rania đặc biệt tích cực hoạt động trong lãnh vực này. Ngài cũng ca ngợi những người cổ võ việc thành lập Đại học Công giáo vì lòng can đảm của họ trong việc tin tưởng nơi nền giáo dục tốt, như một điều kiện quan trọng để phát triển con người và cho hòa bình tiến bộ trong vùng. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:

Trong bối cảnh đó, Đại học Madaba chắc chắn sẽ luôn nhắm đến 3 mục tiêu. Qua sự phát triển tài năng và những thái độ cao thượng của các thế hệ các sinh viên nối tiếp nhau, Đại học này sẽ chuẩn bị họ phục vụ cộng đồng rộng lớn và nâng cao mức sống. Qua việc thông truyền kiến thức và giúp các sinh viên yêu sự thật, Đại học sẽ đẩy mạnh sự gắn bó của họ với các giá trị lành mạnh, và tự do bản thân. Sau cùng, sự huấn luyện trí thức ấy cũng sẽ tăng cường khả năng phê bình, đánh tan sự dốt nát và thành kiến, giúp phá vỡ những sự quyến rũ của các ý thức hệ cũ và mới. Kết quả của tiến trình này sẽ là một đại học, không những là diễn đàn để củng cố sự gắn bó với chân lý và các giá trị của một nền văn hóa nhất định, nhưng là một nơi cảm thông và đối thoại. Khi hấp thụ gia sản của mình, những người trẻ Giordani và các sinh viên đến từ các miền khác sẽ được dẫn tới sự hiểu biết sâu xa hơn về những thành tựu của văn hóa nhân loại, được phong phú nhờ các quan điểm khác, và được huấn luyện trong sự cảm thông, trong tinh thần bao dung và hòa bình.

Cũng trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến vai trò của tôn giáo trong việc tìm kiếm sự thật, và ngài cảnh giác rằng tôn giáo cũng có thể bị hư hỏng, bị biến dạng, khi người ta dùng tôn giáo để phục vụ cho sự dốt nát hoặc thành kiến, sự khinh rẻ, bạo lực và lạm dụng. Trong trường hợp ấy, chúng ta thấy đó không phải chỉ là sự băng hoại tôn giáo, nhưng còn là sự băng hoại tự do của con người nữa.

Sau cùng, Đức Thánh Cha không quên nhắn nhủ các sinh viên Kitô tại Giordania và vùng phụ cận hãy tận tụy thụ huấn trong tinh thần trách nhiệm về nghề nghiệp và luân lý. Ngài nói: ”Các bạn được kêu gọi trở thành những người xây dựng một xã hội công chính và an bình, gồm những dân tộc thuộc các tôn giáo và chủng tộc khác nhau. Những thực tại này không được dẫn tới chia rẽ, nhưng làm cho nhau được thêm phong phú. Sứ mạng và ơn gọi của Đại học Madaba chính là giúp các bạn tham gia trọn vẹn hơn vào trách vụ cao thượng ấy”.

Kết thúc lễ nghi làm phép viên đá xây Đại học, Đức Thánh Cha đã đi thăm đền thờ Al Hussein Bin Talal, nằm cách đó 38 cây số. Đền thờ này đã được xây cất theo ước muốn của quốc vương Abdallah II để tưởng niệm phụ vương, và đã được khánh thành ngày 12 tháng 4 năm 2006. Đền thờ được xây trên ngọn đồi cao nhất của công viên Amman, và có diện tích rộng 7.700 mét vuông, có thể chứa 6.000 tín hữu. Cấu trúc gồm một hình vuông, có một mái tròn bằng đồng và 4 tháp ở bốn góc cũng có mái tròn, cao 46 mét. Bên cạnh đền thờ là trường dậy kinh Coran, một thư viện, các suối nước dùng cho việc thanh tẩy, và bảo tàng viện Hashemita trưng bầy các di tích lịch sử của nhà Hashemita đang cai trị Giordania.

Đức Thánh Cha đã được ông giám đốc viện bảo tàng tiếp đón và đưa vào thăm viếng bên trong một lát, trước khi qua thăm đền thờ. Sau khi được Imam đón tiếp và thăm đền thờ Đức Thánh Cha đã gặp gỡ giới lãnh đao Hồi giáo, ngoai giao đoàn và và viện trưởng các đại học toàn nước Giordania.

Hoàng thân Ghazi Bin Muhammed Bin Talal đã ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha. Hoàng thân là anh họ vua Abdallah II kiêm cố vấn tôn giáo, và là một trong những người đã ký bức thư ”Một tiếng nói chung giữa chúng tôi và các bạn”, do 138 Ulema tức giới trí thức hồi, gửi Đức Thánh Cha và giới lãnh đạo kitô giáo để cùng thăng tiến hòa bình trên thế giới, ngày 13 tháng 10 năm 2007. Sau đó Hoàng thân và phái đoàn các Ulema đã được Đức Thánh Cha tiếp đón tại Vaticăng ngày mùng 6 tháng 11 năm 2008.

Trong bài phát biểu Đức Thánh Cha đã ca ngợi các sáng kiến mà nhà vua và hoàng gia đã đề ra nhằm thăng tiến đối thoại liên tôn giáo và liên văn hóa, rất được cộng người dân Giordania và cộng đồng quốc tế ngưỡng mộ. Các đền thờ lớn nhỏ huy hoàng lộng lẫy cũng như khiêm tốn bé nhỏ trong toàn vương quốc đều quy chiếu về Thiên Chúa, là Đấng Siêu Viêt Toàn Năng, và là nơi con người tới cầu nguyện, chấp nhận sự hiện diện của Chúa và nhận biết chúng ta tất cả là thụ tạo của Người.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng ngày nay có một vài người cho rằng tôn giáo đã thất bại trong bản chất tự nhiên của mình là xây dựng hiệp nhất và hòa hợp, diễn tả sự hiệp thông giữa con người và Thiên Chúa. Và họ khẳng định rằng tôn giáo là lý do gây chia rẽ trên thế giới, rồi kết luận rằng càng ít chú ý tới tôn giáo trong cuộc sống công cộng bao nhiêu lại càng tốt bấy nhiêu. Nhưng thường khi tôn giáo bị lèo lái cho các ý thức hệ và các mục đích chính trị gây căng thẳng chia rẽ và bạo lực trong xã hội. Rồi Đức Thánh Cha mạnh mẽ minh định như sau:

Chính vì sức nặng của lịch sử chung, thường bị ghi dấu bởi sự không biểu biết, mà các tín hữu hồi giáo và kitô giáo phải dấn thân để được nhận ra và được thừa nhận như là những người tôn thờ Thiên Chúa, trung thành với lời cầu nguyện, ước mong có cung cách hành xử và sống theo các xếp đặt của Đấng Toàn Năng từ bi thương xót; trung thực làm chứng cho tất cả những gì là công chính tốt lành, luôn nhớ tới nguồn gốc và phẩm giá của mọi người, là tột đỉnh của chương trình tạo dựng của Thiên Chúa đối với thế giới và và lịch sử.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nêu bật gương sống của các cá nhân và cộng đoàn cũng như các chương trình giáo dục do giáo giới và các vị lãnh đạo tôn giáo đề ra. Chúng chứng minh cho thấy phần đóng góp xây dựng của tôn giáo cho các lãnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội và từ thiện bác ái của xã hội dân sự. Cụ thể như Trung Tâm Đức Bà Hòa Bình, mà Đức Thánh Cha đã viếng thăm hôm thứ sáu, nơi các trẻ em tàn tật hồi giáo cũng như và kitộ đựơc yêu thương săn sóc đồng đề như nhau, cũng như Đại Học Madaba mà ngài mới làm phép viên đá tầu tiên ban sáng, nơi người trẻ hồi giáo và kitô nhận được nền giáo dục cao, có khả năng sau này giúp xã hội và đất nước phát triển. Các sinh hoạt liên tôn và liên văn hóa tại Giordania đã đề cập tới các đề tài quan trọng như mối dây không thể phá hủy giữa tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với con người, sự mâu thuẫn nền tảng trong việc nhân danh Thiên Chúa để có các hành động bạo lực chống lại con người hay loại bỏ nó, cũng là hai đề tài đã được Đức Thánh Cha khai triển trong Thông điệp ”Thiên Chúa là Tình Yêu.”

Các sáng kiền đó dẫn đưa tới chỗ hiểu biết nhau hơn, và phát huy sự tôn trọng đối với những những gì là chung cho hai bên, và cả những gì khác biệt nữa. Giordania là mẫu gương của tinh thần cộng tác và phần đóng góp tích cực sáng tạo của tôn giáo cho xã hội dân sự. Nhiệm vụ chung của các tín hữu hồi giáo và kitô là vun trồng thiện ích trong bối cảnh lòng tin và sự thật. Lý trí mà Thiên Chúa ban cho con người là món qùa qúy báu. Nó được nâng cao khi có ánh sáng lòng tin soi chiếu và được củng cố trong dấn thân phục vụ nhân loại. Nó che chở xã hội dân sự khỏi các thái qúa của môt cái tôi không thể điều khiển được và khuynh hướng tuyệt đối hóa cái hữu hạn và loại bỏ cái vô hạn. Và Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu kitô và hồi giáo như sau:

Các tín hữu kitô và hồi giáo được thúc đẩy cùng nhau tìm kiếm tất cả những gì công bằng và ngay thật, cố gắng thắng vượt các lợi lộc riêng tư và khích lệ các người khác, đặc biệt là các giới hành chánh và các vị lãnh đạo xã hội cũng biết dấn thân phục vụ thiện ích chung, cả khi có bị thiệt thòi cho bản thân đi nữa. Lý do nền tảng đó là phẩm giá con người làm nảy sinh ra các nhân quyền đại đồng, không phân biệt các nhóm tôn giáo, xã hội và chủng tộc, kể cả các nhóm thiểu số.

Sau cùng Đức Thánh Cha cám ơn Giordania đã tiếp nhận người tị nạn Irak, và ngài tái kêu gọi giới ngoại giao và cộng đồng quốc tế cũng như hàng lãnh đạo địa phương làm tất cả những gì có thể để bảo đảm hòa bình và hào giải cho nhân dân Irak, đặc biệt là các tín hữu kitô.

Sau khi từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã lên xe về Tòa Sứ Thần cách đó 12 cây số để dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng, và nghỉ ngơi chốc lát trước khi đến nhà thờ chính tòa thánh Giorgio của Giáo Hội Công giáo Hy lạp Melkít để chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể với các linh mục su sĩ nam nữ chủng sinh và các phong trào giáo hội.

Buổi hát kinh chiều đã bắt đầu lúc 17.30. Đáp lại lời chào của Đức Thượng Phụ Gregorio Laham III và Đức Cha Giám Quản Yasser Ayyach, Đức Thánh Cha đã nêu bật sức sinh động của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương và phần đóng góp qúy báu cho gia tài chung của Kitô giáo. Đa số các tín hữu thuộc các Giáo Hội công giáo đông phương đều có mối dây nối kết với Tòa Thượng Phụ Antiokia, là nơi lần đầu tiên những người tin Chúa được gọi là kitô hữu. Giáo Hội là dân lữ hành cũng chịu ảnh hưởng của các thăng trầm lịch sử và văn hóa. Trong một vài giai đoạn đã có các tranh luận thần học và chèn ép, nhưng cũng có sự hòa giải với nhau. Quảng diễn thánh vịnh 103 và đoạn thư gửi giáo đoàn Ephêxô, Đức Thánh Cha nói sức mạnh của Thiên Chúa và anh sáng của Ngài luôn hướng dẫn chúng ta biết lựa chọn sự sống và chân lý. Mọi công việc của các giám mục, linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân đều nhằm dẫn đưa tín hữu tới với Chúa là sự sống và chân lý. Các cơ cấu khác nhau của Giáo Hội trong lãnh vực giáo dục, bác aí xã hội: từ vườn trẻ cho tới các trường cao học, từ nhà dưỡng lão cho tới viện mồ côi, và các nhà thương cũng như các sáng kiến văn hóa và sinh hoạt đối thoại liên tôn... tất cả đều nhắm mục đích dẫn đưa con người tới với sự sống tràn đầy nơi Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha đã khích lệ các linh mục tu sĩ nam nữ và người trẻ Giordani tươi vui làm chứng cho Tin Mừng của Chúa và góp phần vào việc xây dựng cuộc sống chung của dân nước Giordania.

Buổi hát kinh chiều đã kết thúc với phép lành tòa thánh của Đức Thánh Cha. Sau khi từ giã mọi người, Đức Thánh Cha đã trở về Tòa Sứ Thần đẽ dùng bữa tối, kết thúc ngày thứ hai chuyến viếng thăm Giordania.
 
Thánh Lễ cử hành tại thủ đô Giorđani Chúa Nhật 10-5
Bình Hòa
23:15 10/05/2009
Chúa Nhật hôm qua là ngày thứ ba Đức Thánh Cha viếng thăm nước Giorđani, nhưng là cơ hội đầu tiên để gặp gỡ cộng đoàn Dân Chúa tại quốc gia này cũng như các giáo đoàn lân cận trong Thánh lễ cử hành tại sân vận động thủ đô, với sự tham dự của khoảng 30 ngàn tín hữu. Đây là một con số đáng kể nếu biết rằng các tín hữu trong toàn quốc chỉ có 110 ngàn. Một chi tiết nữa đáng ghi nhận là nhiều cộng đoàn các nước láng giềng cũng đến tham dự, bởi vì tại Giorđani quyền tự do tín ngưỡng của các Kitô hữu được bảo đảm hơn. Chính quyền đã tuyên bố cho các kitô hữu được nghỉ việc vào Chúa Nhật hôm qua. Cũng nên biết là do chiến tranh Irak, gần một triệu người đã lánh nạn sang Giordani, trong số đó có bốn mươi ngàn Kitô hữu, và nhiều con em của họ đã được rước lễ vỡ lòng ngày hôm qua.

Thánh lễ bắt đầu từ lúc 10 giờ sáng, được cử hành bằng tiếng Anh trong phần dành cho chủ tế, những phần khác bằng tiếng A-rập, còn các bài ca phần Thường lễ được hát bằng tiếng latinh. Tại Giorđani, các tín hữu công giáo dùng lịch phụng vụ chung với các giáo hội chính thống, vì thế hôm qua là Chúa Nhật thứ 4 phục sinh, ngày cầu cho ơn thiên triệu. Một bức ảnh to lớn của Chúa Giêsu Mục tử nhân lành đã đặt làm nền trên lễ đài. “Tạ ơn Chúa, chủng viện Beit Jala không còn chỗ để thu nhận thêm chủng sinh nữa”, đức thượng phụ Fouad Twal đã khôi hài nói như vậy khi giới thiệu cộng đồng Dân Chúa ở đầu thánh lễ, giữa những tiếng hò vang “Benedetto” của các bạn trẻ.

Trong bài giảng, dựa trên bài Tin mừng thuật lại Chúa Kitô là “mục tử nhân lành, hiến mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11), Đức Bênêđictô nói rằng: “Người kế vị thánh Phêrô muốn làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh để khích lệ anh chị em hãy kiên trì trong niềm tin, hy vọng và yêu mến, trung thành với truyền thống cố hữu và lịch sử chứng tá móc nối tới thời các thánh tông đồ. Cộng đoàn các Kitô hữu tại đây đã trải qua nhiều nỗi khó khăn và bấp bênh, nhưng anh chị em đừng bao giờ quên phẩm giá cao quý của mình phát sinh từ gia sản Kitô giáo, và đừng bỏ qua tình liên đới với các anh chị em đồng đạo ở khắp nơi”.

Ngài nói tiếp: Chúa Giêsu là mục tử nhân lành, Người “biết các con chiên của mình” (Ga 10,14), nhân ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, chúng ta hãy cầu xin để biết nghe tiếng Chúa. Chúa biết chúng ta hơn chính chúng ta biết mình. Chúa có một kế hoạch dành cho mỗi người chúng ta. Dù được Chúa gọi vào cương vị nào đi nữa, chúng ta cũng tìm thấy hạnh phúc, bởi vì chúng ta sẽ gặp được chính mình (xc Mt 10,39). Các bạn trẻ hãy chú ý lắng nghe tiếng Chúa gọi để đi theo Người và phục vụ Giáo hội, trong tác vụ linh mục, trong đời sống tu trì, trong bí tích hôn nhân. Chúa cần đến các bạn mang tiếng Chúa đến cho mọi người.

Đức Thánh Cha đã dành một đoạn dài trong bài giảng để trình bày vai trò của người phụ nữ nhân dịp Giáo hội địa phương dành năm nay làm “Năm của Gia đình”. Gia đình là mầu nhiệm của tình yêu: nơi mà người ta học được tình yêu, bắt nguồn từ tình yêu của Thiên Chúa. Mong sao cho mỗi gia đình trở thành trường dạy biết chung thuỷ, trường dạy cầu nguyện. Cách riêng, trong Năm của Gia đình, cần phải khám phá phẩm giá, ơn gọi và sứ mạng của các phụ nữ trong chương trình của Thiên Chúa. Giáo hội đã mang nợ nhiều với chứng tá của lòng tin và tình thương của biết bao bà mẹ, nữ tu, cô giáo, y tá, và các phụ nữ khác đã hiến cuộc đời để kiến tạo hoà bình và cổ võ tình thương. Trong những trang đầu của Kinh Thánh, chúng ta đọc thấy rằng người nam và người nữ đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, cùng hợp tác với nhau để quản trị những hồng ân của Thiên Chúa, truyền thông sự sống cho thế giới. Tiếc rằng phẩm giá và sứ mạng của phụ nữ đã không luôn luôn được nhìn nhận và trân trọng. Giáo hội và xã hội ngày nay ý thức sự cần thiết của “đặc sủng ngôn sứ của các phụ nữ”, như đức Gioan Phaolô II đã viết trong tông thư Phẩm giá phụ nữ số 29. Họ là những người cưu mang tình thương, những nhà giáo dục về lòng nhân ái, những người kiến tạo hoà bình, những người chuyển thông tình người vào một thế giới thường chỉ đánh giá tất cả dựa trên khai thác lợi nhuận.

Trong phần kết luận, nhìn lên Chúa Kitô Mục tử đã hiến mạng sống mình vì đoàn chiên, Đức Thánh Cha nói: “tôi cầu mong cho lòng can đảm của Chúa Kitô soi sáng và nâng đỡ những nỗ lực cho các tín hữu trong việc làm chứng cho đức tin Kitô hữu và duy trì sự hiện diện của Giáo hội giữa cuộc biến thiên tình cảnh xã hội trên mảnh đất cố cựu này. Lòng trung thành với cội nguồn đức tin Kitô giáo, lòng trung thành với sứ mạng của Giáo hội tại Thánh điạ đòi hỏi anh chị em một thứ can đảm đặc biệt: can đảm của niềm xác tín phát sinh từ niềm tin bản thân, chứ không phải từ quy ước xã hội hay truyền thống gia đình; can đảm dấn thân vào cuộc đối thoại và hợp tác với các Kitô hữu khác trong việc phục vụ Tin mừng và giúp đỡ những người nghèo, những người tị nạn, những nạn nhân của những thiên tai và thảm hoạ; can đảm bắt những nhịp cầu để hỗ trợ cho cuộc gặp gỡ phong phú giữa những người khác tín ngưỡng và văn hoá. Điều này cũng có nghĩa là làm chứng tá cho tình yêu thúc đẩy chúng ta dám hy sinh mạng sống mình để phục vụ tha nhân, và như vậy, chúng ta có thể đối chọi với não trạng của những kẻ bênh vực cho chính sách tàn sát dân lành vô tội.

Trong phần kinh nguyện phổ quát, các ý chỉ đã được dâng lên để cầu cho Đức Giáo hoàng, cho hoà bình tại miền Trung đông, cho quốc vương và chính quyền Giorđani, cho những người chịu đau khổ về thể chất hoặc tinh thần, cho các em rước lễ lần đầu. Một số em đã được chính Đức Thánh Cha trao Mình Thánh Chúa.

Trước khi ban phép lành Toà Thánh kết thúc Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã nói đôi lời đẫn vào kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng như sau: Lúc nãy, tôi có nói đến đặc sủng ngôn sứ của các phụ nữ,. Tấm gương tuyệt vời của những đức tính phụ nữ được biểu lộ nơi Đức Maria, người mẹ của lòng khoan nhân và Nữ Vương hoà bình. Chúng ta xin Mẹ chuyển cầu cho tất các gia đình tại nước này được trở nên ngôi trường cầu nguyện và yêu thương, xin cho tất các tín hữu được hợp nhất trong lòng tin và chứng tá. Mẹ Maria đã quảng đại đáp lại tiếng gọi của Chúa để trở nên thân mẫu Đấng Cứu thế, chúng ta hãy xin Mẹ cầu cho các bạn trẻ được can đảm nhận định ơn gọi và dấn thân thực hiện ý Chúa.

Vào ban chiều, đức Bênêđictô XVI đến Bêtania bên bớ sông Giorđanô, nơi thánh Gioan tiền hô làm phép rửa. Tại đây ngài làm phép viên đá đầu tiên cho các thánh đường của Giáo hội Latinh và Giáo hội Melkite. Chúng tôi sẽ tường thuật biến cố này trong buổi phát thanh ngày mai, cùng với những sinh hoạt cuối cùng tại Giorđani. Vào thứ hai hôm nay, ngài rời quốc gia này để bay sang Israel.
 
Top Stories
Peter Arnett: Driven by the truth, war reporter returns
From Wire Report
00:04 10/05/2009
Veteran war reporter Peter Arnett, who made a name for himself by spending 13 tumultuous years covering the conflict in Việt Nam, is still drawn to the country’s past and present.

He is scheduled to visit Việt Nam this week to promote the Vietnamese version of his 1995 book, ''Live from the Battlefield: From Việt Nam to Baghdad, 35 years in the world’s war zones. '' It was translated into Vietnamese by a Vietnamese student at Hong Kong Baptist University.

The modern-day Việt Nam is a mixture, he wrote in an e-mail interview with Thanh Niên newspaper. The rampant commercialism that is transforming Việt Nam with the million motorcycles clogging the streets of Sài Gòn is infused with ''the inherent sadness below the surface of a country much more scarred by war than many observers believe.''

During one of his visits, notably in 2007 with a group of Chinese university students, he recalled in his e-mail, ''We found that on the surface the Vietnamese people were amiable and helpful to visiting foreigners. We were aware that the government had long stres-sed the importance of strong political and economic ties with its former enemies in the west.''

Arnett spent his lifetime and career covering wars, including the Việt Nam War between 1962-1975 for the Associated Press and most recently, 2003’s Gulf War II and its bloody aftermath.

He became an international household name for his ability to provide reports from the battlefields and exclusive interviews with political figures such as Osama Bin Laden and Saddam Hussein during his time with CNN.

But it was Việt Nam where he produced his most vital works, with more than 3,500 articles during the 13-year period. He helped contribute to the American public’s better understanding of the war. That led, in part, possibly to the U.S. government’s withdrawal of the troops in 1973.

Arnett said as a young reporter, he was not driven to be in Việt Nam because of a Pulitzer Prize in international reporting or any other kinds of awards

''There’s more to war reporting than just writing about getting shot at,'' he wrote. ''Since I received my award there have been approximately 500 Pulitzers awarded. So how many names can you remember of those who won? But you can remember the generals’ names and the politicians’ names.''

''The longer I stayed in Việt Nam the more I wanted to discover the truth, and the truth at that time was that the war was not going well. I was reporting the truth and the truth was going against the Americans in Việt Nam. I was supporting a sensible end to the bloodshed, and I remain sorry to this day that the end did not come sooner.

''But it was not me who was supporting the Vietnamese people. It was the truth of what was happening that supported them, and I was simply the messenger of that truth.''

During the years in the Sài Gòn working for the AP, Arnett covered what he considered to be every subject: from battles in the jungles to politics in Sài Gòn to VIP visits and even beach parties.

The then-AP war correspondent had access to nearly every major figure of the former Sài Gòn govern-ment’s officers, generals and diplomats, including vice president Nguyễn Cao Kỳ, president Nguyễn Văn Thiệu and Madame Nhu.

''Việt Nam was the first modern American war to allow open coverage,'' according to Arnett. ''That’s why the war was so controversial because the reporters could tell the truth from the battlefield that often conflicted with the official government propaganda view of the war.

''You must realize that no similar reporting opportunities were offered on your side of the war. In the wars since then, the U.S. government has imposed controls on coverage by the media, which means that the full story is not being told, as is clear in Iraq.''

For the past two years, Arnett has been teaching journalism at Shantou University in southern China, a university founded and supported by Hong Kong billionaire and philanthropist Li Ka Shing.

During his summer trip in 2007, he took his students to visit the old battlefield sites in Quảng Trị Province in central Việt Nam. They also visited the old French prison nicknamed the ''Hà Nội Hilton,'' and the Trường Sơn cemetery.

The students were so moved driving through the bomb-blasted landscape that one said ''it was like a moving textbook,'' Arnett recalled.
 
Ethnic groups from Son La joined Thai Ha community in Golden Jubilee celebration.
Emily Nguyen
06:22 10/05/2009
Thai Ha parishioners and Redemptorists in Hanoi have been greatly touched by the presence of a group of Catholics from Son La who came to co-celebrate the Golden Jubilee of the Redemptorists on May 7, 2009 and offered a very unique musical presentation as gift to their fellow Christians in Hanoi.

The group, from Son La province, the northwestern highland province of Vietnam (328 km or about 150 miles from Hanoi) where Christians are suffering severely from religious and human rights abuse as alleged in the U.S. Commission on International Religious Freedom's (USCIRF) latest report, has made the effort to catch up with the Hanoi Catholic community's rhythm in celebrating 80th anniversary of the Redemptorist establishment in Hanoi, despite of difficulties they may be facing on their way back home.

To learn about how much the minorities of Northwest and Northeast provinces in Vietnam have been suffering under scrutiny of the government's oppression, one has to look at the USCIRF's 2009 report as follows:

“Since the Commission's last report, in Bat Xat district, Lao Cai province, police harassed and confiscated food and other materials from a group of unregistered "house church" Protestants celebrating Christmas. In another village in Bat Xat district, police reportedly confiscated livestock and other belongings from the members of another Protestant "house church" celebrating the Lunar New Year.

In Son La province, ethnic minority Catholics reported that government officials and police regularly threatened the loss of government benefits and services unless they returned to traditional practices; and in Ha Giang province, local officials have used similar tactics in the past and have refused to allow a Catholic priest residence in the province."

The Archbishop of Hanoi and the Redemptorists as well as their fellow Christians at Thai Ha parish were well aware of the agony their brothers and sisters in Christ from the above regions are suffering, and by inviting the minorities to the celebration, the Thai Ha -Redemptorist community would like to show them how much they mean to the Catholic Church as a whole, especially at time like this, when Catholics at Thai Ha are also victims of abuse from the government except in different forms. The Superior of the Redemptorist monastery had been reportedly dropping everything to run out and welcome the group upon their arrival at Thai Ha. The congregation was equally elated to see the fellow- Catholics they have been faithfully praying and waiting for.

Another highlight of their visit was the group dance they performed and invited the congregation to join in. There seemed to be no difference, no formality can prevent the sound of music from bringing the Viet-Kinh parishioners together with the ethnic J'rai or H'mong at the Golden Jubilee celebration on the evening in early May of 2009.

The presence of the ethnic minority Catholics at Thai Ha parish had spoken volume, as if when secular power would do their best to prevent God's word from reaching those who are observed to be at the bottom of Maslow hierarchy of both material and spiritual needs, they will set out to go find it, as Jesus once said “My sheep hear my voice; I know them, and they follow me” (Jn 10, 27)
 
Pelgrims tarten Vietnamees regime
geplaatst: donderdag
19:43 10/05/2009
Het is een Hollywoodverfilming waard: hoe katholieke gelovigen uit het Vietnamese Thai Bin een 110 kilometer lange pelgrimstocht afleggen en daarbij alle door de autoriteiten opgeworpen obstakels trotseren. Zij wilden kost wat kost deelnemen aan het tachtigjarig jubileum van de opstandige parochie Thai Ha in de hoofdstad Hanoi.

De autoriteiten hebben alles in het werk gesteld om de pelgrimage te verhinderen. Zij vreesden dat de gelovigen zich zouden aansluiten bij het protest van de parochie Thai Ha tegen de aanhoudende smaadcampagne tegen de redemptoristen die de parochie leiden. Die begonnen twee jaar geleden met vreedzame acties om grond terug te krijgen dat in de jaren vijftig was geconfisceerd.

De politie heeft bisschop Francis Nguyen Van Sang ervan beschuldigd met de pelgrimage het protest aan te wakkeren. Hem werd geadviseerd die te verbieden omdat die politiek gemotiveerd zou zijn. De bisschop heeft alle beschuldigingen van de hand gewezen. Op zijn beurt wil hij een aanklacht tegen de politie indienen. “De pelgrimage was legaal in wettelijk en kerkelijk opzicht”, aldus de bisschop. De bedevaart was al gepland maanden voor de Heilige Stoel de redemptoristen toestemming gaf hun jubileum te vieren.

Zodra de lokale politie lucht kreeg van de plannen van de parochianen van Thai Binh nam zij allerlei maatregelen om de gelovigen van hun tocht af te laten zien.

In gebieden waar de meeste katholieken wonen werden autoverhuurbedrijven door de politie bedreigd om geen bussen aan katholieken te verhuren. “De politie heeft zich erg ingespannen om ons vertrek te verhinderen. Zij hebben alle documenten in beslag genomen die de verhuurders nodig hebben om hun voertuigen te verhuren”, aldus een pastoor.

Toch slaagden de pelgrims erin bussen te huren. Bij tientallen in de haast opgeworpen checkpoints werden de bussen onderzocht op aanwezigheid van ‘katholieke voorwerpen’ als rozenkransen. Minstens twintig stampvolle pelgrimsbussen werden teruggestuurd naar Thai Bin. Van sommige chauffeurs werd het rijbewijs in beslag genomen dat later tegen betaling van smeergeld kon worden teruggekocht.

Anderen waren eerder vertrokken en hadden een andere weg gekozen waar minder politie werd verwacht, maar die zestig kilometer om was. Maar kort voor Hanoi werden de bussen teruggestuurd tot dertig kilometer buiten de hoofdstad.

Toch lieten de pelgrims zich niet weerhouden van hun tocht. Zij trokken opnieuw, ditmaal te voet, op naar Thai Ha. De uitgeputte pelgrims, meest vrouwen, hielpen elkaar onderweg. Sommige ouderen werden zelfs gedragen. De alomtegenwoordige politie zag erop toe dat ze niet door bussen werden opgepikt.

Toen katholieken uit de buitenwijken van Hanoi hoorden van voorbijgangers wat er aan de hand was haasten zij zich op fietsen en brommers om de pelgrims veilig en op tijd naar de openingsceremonie te brengen.

Ook een uit zestien meisjes bestaande blaaskapel was teruggestuurd. De meisjes hadden geweigerd terug te keren en waren zestien kilometer buiten Hanoi gedumpt. Ook zij trokken gingen te voet met hun instrumenten naar Hanoi. Katholieken uit de buurt huurden taxi’s om de meisjes en hun instrumenten naar Thai Ha te brengen. Hun verhaal ging als een lopend vuurtje en heeft de gelovigen in Thai Ha diep ontroerd.

Aan het dapper trotseren van de autoriteiten hangt wel een prijskaartje. Terwijl de blaaskapel in Hanoi speelde, werd in ‘ thuisbasis’ Thai Thuy de leidster van de band, Tran Thi Cat, door de politie ter verantwoording geroepen. Haar staan dagenlange intensieve verhoren te wachten. Ook zou de politie van plan zijn de muziekinstrumenten in beslag te nemen. Dat zou een zware slag zijn omdat de meisjes daarmee in een deel van hun inkomen voorzien. (KN/AsiaNews).

(Source: geplaatst: donderdag, 7 mei 2009, 8.12 uur)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc, Thánh Lễ Mừng Ngày Hiền Mẫu ''Mother's Day''
Jos. Vĩnh SA
07:58 10/05/2009
Thánh Lễ lúc 9 giờ 30 sáng, Chúa Nhật ngày 10 tháng 5 năm 2009. Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Têrêsa đã đặc trách phụng vụ, đặc biệt cho Thánh Lễ Mừng Ngày Hiền Mẫu “Nhớ Ơn Các Người Mẹ”

Xem hình ảnh

Mẹ Hiền
Cha Phó Quản Nhiệm GB. Nguyễn Viết Huy Sj chủ tế, cùng đồng tế có Lm. Giuse Nguyễn Minh Ước Sj

Trong phần phụng vụ Rước Lễ, các em Thiếu Nhi đã chia nhau đứng khắp các lối đi lên và xuống rước lễ, dâng tặng mỗi người Mẹ trong Cộng Đồng một bông hồng tươi thắm.

Bà Mẹ Trẻ
Sau khi rước lễ xong. Các em đã mời một người Mẹ trẻ trong Cộng Đồng lên ngồi gần gian Cung Thánh, để các em trao gửi những lời thân thương, cảm ơn và kính tặng vị đại diện một bó hoa tươi thắm, để tỏ tình con thảo với hiền. Đồng thời các em cũng mời 2 Sơ Trợ Úy của Xứ Đoàn TN Têrêsa, là 2 người Mẹ thiêng liêng lên nhận những bó hoa, tỏ tình biết ơn của các em.

Lồng trong khung cảnh trang trọng này, một tốp múa của các em đã lên phía trên cung thánh, múa hoa, nến xen kẽ với một hoạt cảnh rất cảm động, về tình thương của người Mẹ với người con ngỗ nghịch, xám hối ăn năn, đã làm nhiều người trong Cộng Đồng xụt xùi rơi lệ.

Happy Mother’s Day
 
Ngày cầu nguyện và giới thiệu Ơn gọi Linh mục - Tu sĩ tại TGP Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
18:44 10/05/2009
HÀ NỘI - Chiều Chúa nhật V mùa Phục Sinh, 10 tháng 5 năm 2009, Tổng giáo phận Hà Nội đã tổ chức ngày cầu nguyện và giới thiệu ơn gọi Linh mục – tu sĩ tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.

Chương trình ngày hội ơn gọi năm nay được tổ chức một cách quy mô với chủ đề “Hãy Theo Thầy”. Phòng hội của Đại Chủng Viện đã trở nên chật chội so với tiếng cười tiếng hát, những tràng pháo tay vang dội và những điệu múa của gần 500 bạn trẻ, cùng quý cha, quý tu sĩ nam nữ trong ngày cầu nguyện và giới thiệu ơn gọi của Tổng giáo phận Hà Nội.

13h30 chiều, còn nửa tiếng nữa mới đến giờ khai mạc, song khuôn viên của Toà Tổng Giám mục và Đại chủng viện, các bạn trẻ đã tụ họp về thật đông đảo. Không khí của ngày hội ơn gọi nóng dần lên trong lời chào mừng và tiếng mời gọi dập dồn của ban tổ chức và trong những ca khúc về đời tận hiến thật ý nghĩa.

14h30 chiều, Đức Tổng Giám mục Giuse đã giới thiệu ý nghĩa và long trọng khai mạc ngày cầu nguyện và giới thiệu ơn gọi Linh mục – tu sĩ của Tổng giáo phận Hà Nội. Cha Gioan Lê Trọng Cung - Đặc trách giới trẻ - sinh viên TGP - trưởng ban tổ chức đã chào mừng các bạn và chúc các bạn một buổi chiều thật vui và ý nghĩa.

Tại căn phòng ấm cúng của ĐCV, những tấm panô với những hình ảnh của ngày hội như nhảy múa chào đón các bạn trẻ. Xung quanh sân ĐCV và trong phòng hội, các Hội Dòng đã treo các poster giới thiệu về tôn chỉ, mục đích của Hội Dòng.

Trong chương trình buổi chiều hôm nay, các bạn trẻ đã được chứng kiến những chương trình giới thiệu mang những bản sắc rất riêng của các hội dòng hiện diện và phục vụ trong Tổng giáo phận Hà Nội: Dòng Phansinh, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi, Đại Chủng Viện. Các hội dòng, chủng vịên, bằng những vở kịch ngắn, bằng những điệu múa hay đã trình bày cho các bạn trẻ linh đạo của Hội Dòng mình. Quý Cha cũng đã dành nhiều thời gian để phân tích cho các bạn trẻ về ơn gọi linh mục triều và dòng để giúp các bạn mở rộng suy tư cho chọn lựa ơn gọi dấn thân của cuộc đời mình.

Sau những giờ nghỉ giải lao, quý Cha và quý nam nữ tu sĩ của các Dòng trả lời những thắc mắc của các bạn trẻ về những khía cạnh căn bản của đời sống ơn gọi, giới thiệu thêm về lịch sử, cơ cấu, linh đạo và tình trạng hiện nay của các Dòng, về điều kiện gia nhập Dòng,…

Vào lúc 18h, tại phòng Hội của Đại Chủng Viện, các bạn trẻ và quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh đã tham dự Thánh lễ trọng thể - cao điểm của ngày cầu cho ơn kêu gọi hôm nay. Sau thánh lễ, mọi người cùng chia sẻ với nhau trong bữa ăn gia đình thật ấm cúng và chan chứa nghĩa tình.

Việc tổ chức chương trình quảng bá và cầu nguyện cho ơn gọi hôm nay, có thể coi là một hành động thiết thực đáp lại mời gọi của Hội Thánh cầu nguyện cho ơn kêu gọi; đồng thời còn là dịp để giới thiệu ơn gọi cho các bạn trẻ hầu có thể chọn cho mình một ơn gọi thích hợp phục vụ Hội Thánh và xã hội.

Ngày hôm nay các bạn trẻ đã có được nhiều ấn tượng với sự hiện diện và giới thiệu của hầu hết các hội dòng, các tổ chức tu trì trong Tổng giáo phận, các bạn trẻ sau khi lắng nghe sẽ định hướng cho tương lai vào một Dòng thích hợp với khả năng của mình. Các tu sĩ nam nữ, những người đang sống đời tận hiến đã đến chia sẻ những cảm nghiệm về hành trình ơn gọi của cuộc đời mình và hướng dẫn cho các bạn trẻ cách định hướng ơn gọi cuộc đời mình để dấn thân tiếp nối sứ mạng của Thầy Giêsu Chí Thánh.

Buổi gặp gỡ hôm nay đã để lại cho các bạn trẻ nhiều cảm xúc và ý nghĩa. Bạn Giuse Nguyễn Văn Hiệp thuộc giáo xứ Sơn Lãng cho biết: “ Qua buổi hôm nay, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều thật sâu sắc về ơn gọi dâng hiến và điều đó đã giúp tôi chọn lựa cho mình một cách sống xứng đáng hơn với ơn Chúa”. Một bạn trẻ đã bày tỏ tâm tình đơn sơ của mình: “ Ngày hội ơn gọi hôm nay đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp, nhiều cảm xúc không thể diễn tả thành lời”. Và còn rất nhiều cảm tưởng của các bạn trẻ khác. Những mầm trẻ ơn gọi của Giáo Hội lại trở về gia đình với công việc học hành, với bổn phận của một người con, nhưng chắc chắn rằng từ chiều hôm nay các bạn đã sống khác, đã nói khác, đã hành động khác, vì các bạn đã được chính Đức Giêsu chiếm hữu qua ước muốn theo Chúa một cách trọn vẹn với đời hiến dâng phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân.

Hy vọng rằng buổi gặp gỡ đầy ý nghĩa hôm nay sẽ là một khởi đầu mới đầy tốt đẹp cho các ơn gọi tương lai của Giáo hội, đặc biệt của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi cánh đồng truyền giáo mênh mông còn thiếu nhiều thợ gặt lành nghề. Qua những gì các bạn trẻ đã được học hỏi thêm về đời sống tu trì, dâng hiến, các bạn sẽ có những chọn lựa một cách nghiêm túc hơn, với ơn Chúa, cho đời sống Đức tin và hành trình ơn gọi cuộc đời mình.

Cầu chúc cho những ước muốn đó ngày càng trở nên mạnh mẽ trong tâm hồn những người quảng đại với Thầy Chí Thánh Giêsu..
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ăn gì không chết?
Nguyên Hà
18:34 10/05/2009
Cán bộ họp gia đình, vợ bảo chồng: - Ăn uống phải cẩn thận, thời buổi này thực phẩm độc hại nhiều quá!

- Hay ta chỉ ăn cơm với cá thôi! Thịt thì. .. lở mồm long móng, H5N1, tăng trọng, phoóc-môn. ..

- Không được đâu! Cá thì bị ướp... u rê! Hay ta chuyển sang... ăn chay!

- Ăn chay cũng chết, rau thì dư lượng thuốc trừ sâu, nước tương thì chứa 3-MCPD, gây ung thư...

Vợ thở dài: Ăn gì cũng... chết! Biết ăn cái gì đây?

Thằng con góp ý: Chỉ có. .. 'ăn hối lộ' là không chết! Con thấy người ta chỉ bị. .. 'nghiêm khắc phê bình' hoặc. .. 'hưởng án treo' là cùng! Hay ta chuyển sang... ăn hối lộ đi bố mẹ!
 
Những Cây Số Nhân Quyền
Ca Dao
20:26 10/05/2009
Ghi lại về cuộc biểu tình Nhân Quyền tại Genève ngày 8 tháng 5 năm 2009

PARIS - 3 giờ chiều, thứ sáu ngày 8 tháng 5, Paris, porte Choisy. Trời tháng năm nắng hanh vàng trên màu tím nhạt của những ngọn cây Paulownia. Những đóa hoa tim tím, xinh xinh được trồng rải rác trong khu phố Á châu của quận 13 đã điểm cho khu thương mại này một chút mềm mại của tuổi thơ, một chút trử tình thật nhẹ nhàng như bài thơ “Tuổi 13” của nhà thơ Nguyên Sa. Không biết từ một hội ngộ nào giửa màu tím xinh xinh của cây Paulownia trong khu thương mại Á châu và bài thơ của thi sĩ Nguyên Sa mà có lúc, tôi đã hứa với một người bạn là, hôm nào đó, tôi sẽ viết một bài về quận 13, về những kỷ niệm trong 2 năm gắn bó tại đây, bài viết ấy tôi sẽ đặt tựa đề là “Tím 13”. Tựa đã có, tư liệu để viết cũng không thiếu, nhưng cho mãi đến hôm nay, tôi cũng chưa đánh được một con chữ nào về bài viết đã hứa. Nhưng, đó là chuyện bên lề của một lời hứa, chuyện sẽ đến.....

Bây giờ, tôi xin được trở lại với porte Choisy và cái nắng hanh vàng của tháng 5. Phía bên này của đường rầy xe tram mới đươc thành lập đã thấp thoáng những bóng người ngồi, đứng, túi xách, valise, cờ vàng, biểu ngữ. .. làm sinh động hẳn cái vĩa hè của đại lộ Massena. Rất thành thật để thú tội rằng, chưa bao giờ tôi đến một nơi để ăn uống, đi chơi, hội họp, biểu tình... sớm như thế này, tôi đến điểm hẹn sớm hơn giờ khởi hành khoảng nửa tiếng, thường thì tôi canh để chỉ đến đúng giờ hoặc sớm hơn 5 phút vì tôi nghĩ rằng đến sớm quá thì phải chờ đợi người khác, uổng phí thì giờ, trong khi đó, ở nhà tôi làm được nhiều việc khác hơn. Lần này, tôi sợ đến trể sẽ bị bỏ lại nên đến thật sớm, ấy thế mà vẫn có rất nhiều người đến sớm hơn tôi. Sau màn chào hỏi cho đúng thủ tục, tôi được dịp làm quen với một vài người bạn mà tôi chỉ nghe tên chứ chưa biết mặt. Những khuôn mặt đấu tranh quen thuộc của Paris có mặt hầu như đầy đủ. Câu chuyện giửa những người đã từng quen biết nhau, giửa những người mới quen nhau nổ râm rang vang động cả một khúc vĩa hè. Đã quá giờ ấn định, xe vẫn chưa đến, mọi người bắt đầu sốt ruột, những câu hỏi được đặt ra, những nhà tiên tri tài tử giải đáp lưng chừng “ah, chắc kẹt xe. ... chắc xe hư.... chắc có biểu tình hay tai nạn ở đâu đó.... thậm chí có nhà tiên tri nửa đùa nửa thật cho rằng “ừ, chắc cộng sản phá hoại cho mình hổng đi biểu tình...” cuối cùng, mọi người đồng ý chọn một giải pháp hiện đại nhất cho câu hỏi là nhờ thầy điện thoại di động đoán dùm tại sao xe đến trể, câu trả lời rất nhanh và rất chính xác “bị kẹt xe”. Kẻ thở phào, người lo lắng. ... những câu chuyện dở dang lại được tiếp tục.

Đến khoảng 4 giờ rưởi chiều thì chiếc xe bus khổng lồ đã lừ lừ tiến tới. Tôi đến sớm nửa giờ, xe bus đến trể nửa giờ, tổng cộng tôi đến sớm 1 tiếng đồng hồ, một kỷ lục đối với tôi !!!

Mọi người tuần tự lên xe nhận chổ ngồi. Rất nhanh, xe lăn bánh, hơn 700 km đang chờ đợi chúng tôi trên con đường trước mặt.

Xe nhọc nhằn chen lấn giửa dòng xe cộ của đại lộ vòng đai Paris, có lúc phải nhích từng thước một, có lúc dừng hẳn lại....Cuối cùng thì tôi cũng thở phào cùng chiếc xe bus nặng nề khi nó thoát ra khỏi đám bụi mù của khói CO2 để ra xa lộ chính dẩn về hướng Nam của nước Pháp. Buổi chiều xuống rất chậm, Chân trời bị cắt ngang bởi những thảm cỏ xanh non, thỉnh thoảng tôi bắt gặp những cánh đồng cải vàng tươi, màu vàng tươi mát ngút ngàn trải rộng hết một khoảng đồi đem đến một cảm giác thanh bình của một đất nước ấm no. Phút chốc, tôi tạm quên đi những âu lo đã trải qua trong những ngày chuẩn bị cho cuộc biểu tình, phút chốc tôi tạm quên đi bên kia bờ đại dương, vẫn còn những cảnh đời khổ ải. Bao giờ quê hương tôi mới có màu xanh thanh bình của đồng lúa tự do ? Bao giờ non nước tôi mới có được những thảm cải vàng ngút mắt trong không khí nhân quyền ? Bao giờ và bao giờ ??? Câu trả lời còn ở phía bên kia nửa quả địa cầu....

Những cánh đồng cải vàng bạt ngàn được tưới thêm bởi cái nắng tháng năm nên rất tươi, rất chói chang, rất ngợp... hàng triệu triệu bông cải vàng san sát nhau nằm đó, như cô gái biết mình đẹp và hãnh diện uốn éo khoe khoang trước những mắt nhìn. Những đồng cỏ xanh tiếp nối những đồng cải vàng, chiếc xe vẫn tiến về phía trước, chân trời tiếp nối chân trời...

Chiếc xe đầy người, những khuôn mặt “đã toan về chiều” bên những tiếng cười rất trẻ như một phối hợp hài hòa giửa nhiều thế hệ. tiếng cười nói, ca hát, tiếng thăm hỏi, trao nhau những tin tức cuối cùng của những chuẩn bị cho cuộc biểu tình. Thoát chốc, bóng tối xuống thật nhanh, xe chạy qua những ánh đèn loang loáng nước, hình như trời đang mưa. Một ý nghĩ rất cải lương thoáng qua: “Trời đang khóc cho thân phận của những người dân Việt sao lắm nổi đoạn trường” 34 năm tưởng đã thanh bình, nhưng chúng ta vẫn phải còn gào lên tiếng nói của một dân tộc bị áp bức, thét lên tiếng kêu của một dân tộc bị tước đọan đến tận cùng những gì căn bản nhất mà con người sinh ra đều phải có, đó là cái quyền được làm con người theo đúng ý nghĩa của nó. Xe chạy thật êm, giấc ngủ đến ngập ngừng trong tiếng hát của anh Hiệp ( MC của đoàn ) và ban hợp ca tài tử của đoàn “Vận nước trong tay ta, là quyền của quân dân ta.... ta thề chết chứ không hề lui, quyết không hề phản bội quê hương....”

Place des Nations, tức công trưòng Liên Hiệp Quốc, 9 giờ sáng ngày 8 tháng 5 năm 2009. Điểm đến cuối cùng của chuyến đi, mục đích của mọi chuẩn bị trong gần 2 tháng qua. Màu vàng của cánh đồng cải trên con đường tôi đi qua không rực rỡ bằng màu vàng của rừng cờ đang ngự trị tại công trường này. Màu vàng của cánh đồng cải nhẹ nhàng và êm đềm. Màu vàng của rừng cờ trên quảng trường này rực rỡ, mạnh mẽ, oai hùng như tiếng nói quật khởi của một dân tộc không chịu khuất phục trước những điêu linh.

Chào hỏi, bắt tay, nhận ra và được nhận ra bởi những người thân, quen. Nhân dịp này mà tôi có cơ hội gặp gỡ những người bạn trên PT, những người bạn một thời “gặp” nhau hàng ngày trên mạng, tưởng chừng như thân thiết mà thật ra chưa một lần gặp mặt. Khi nhận ra nhau nơi này, tay bắt mặt mừng như đã thân nhau từ lâu lắm. Màu cờ và sắc áo, những chiếc áo dài truyền thống và cả những chiếc áo lính hải quân, lính biệt động, áo cà sa của các thầy tu, áo chùng của các linh mục và có cả sari của người Khome Krom, người Ấn Độ, tất cả đều góp mặt tô điểm cho công trường một hổn hợp đầy màu sắc sinh động.

Công trường khá rộng nên mặc dù rất đông người đến biểu tình, tôi vẫn phải đến từng khu một mới nghe được phát biểu của từng nhóm, từng người. Tếng tụng kinh râm ri, tiếng hát vang vang, tiếng kêu gọi hoan hô, đã đảo... Mỗi nhóm tạo nên một sắc thái riêng của nhóm mình, sự khác biệt tất nhiên trong sinh hoạt dân chủ, tuy nhiên tất cả đều đến đây vì - và chỉ vì - một mục đích thiêng liêng chung: nói lên nguyện vọng đòi hỏi Nhân quyền trên đất nước mình. Hai chữ Nhân Quyền viết hoa mà nhiều người đã tốn bao nhiêu bút mực, công lao, sinh mạng chỉ để đòi lại cái quyền mà vốn dĩ khi sinh ra chúng ta đã có, nay đã bị tước đoạt bởi những chế độ độc tài.

Dưới những mái che được căng ra để che nắng và mưa, tôi ngạc nhiên khi thấy những anh chị em tham dự đã chuẩn bị thật đầy đủ: máy móc, âm thanh, dụng cụ y tế, thức ăn, nước uống, kể cả ghế xếp để ngồi khi mệt mõi... mỗi người một việc, mọi người đều bận rộn nhưng ai cũng rất nhiệt tình và hăng hái.

Trong tất cả các cuộc biểu tình của người Việt hải ngoại đều có sự hiện diện của lá cờ VNCH dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo những sáng kiến khác nhau: ái dài, khăn quàng, caravate, áo thun, nón, dù...vv.... lá cờ như một điểm tựa để những người việt tha hương tìm đến nhau, màu cờ như một nhớ về để làm đòn bẩy cho tinh thần đấu tranh. Có lần, tôi hỏi một người bạn đã sinh ra và lớn lên dưới chế độ Cộng Sản, hiện đang định cư tại hải ngoại: “anh nghĩ gì về lá cờ VNCH của chúng tôi ?» anh cười buồn và trả lời: « các bạn may mắn còn có một lá cờ để mà chào, một quá khứ để ấp ủ, chúng tôi bây giờ chẳng còn gì nữa». Thật tội nghiệp cho những người đã bị một chế độ lừa dối suốt cuộc đời, bây giờ, ngoảnh lại, họ chẳng còn một niềm tin để tạm trú tâm hồn. Tôi hiểu họ lắm !!!

Nắng vẫn trải đều lên công trường Liên Hiệp Quốc, nắng bây giờ tưới lên rừng cờ một màu vàng kiêu sa, rực rỡ. Những lá cờ VNCH ngày nào vẫn tiếp tục bay trên bầu trời tự do. Bên kia góc công trường, lá cờ của những người Khome Krom cũng phất phới bay, số lượng người của họ tuy ít hơn chúng ta, nhưng dù sao cũng là một cố gắng to lớn của họ để có thể đến Genève để nói lên tiếng kêu gọi Nhân quyền cho quê hương của họ.

Một sự kiện đặc biệt sẽ xảy ra trong ngày hôm nay, một chương trình mà chúng tôi đã chuẩn bị từ nhiều ngày trước với sự hội ý của nhiều đảng phái, đoàn thể và hội đoàn: sự tái xuất hiện lá Đại Kỳ của VNCH.

Đây là lá Đại Kỳ của Tòa Đại Sứ VN tại Washington, DC; Hoa Kỳ trước năm 1975.

Đại Kỳ này đã được một nhân viên Đại Sứ Quán cất giữ gần 33 năm kể từ ngày Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam VN. Mãi tới ngày 7 tháng 3 năm 2008 lá Đai Kỳ mới được trao lại cho Bảo Tàng Viện Fresno Discovery Museum, Cali, Mỹ để cất giữ.

Đại Kỳ, dệt bằng lụa quí đặc biệt, chiều ngang 5 thước (15 feet) chiều dài hơn 8 thước (25 feet) và cân nặng 7 kilo (13 Lb)

Lá Đại Kỳ VNCH Lịch Sử đã được xử dụng trong những Đại Lể tiếp đón nhiều vị quốc khách, nhiều nhân vật chính trị tên tuổi trên thế giới. Đại Kỳ đã một thời biểu trưng cho sức mạnh hào hùng, ý chí bất khuất và tinh thần yêu chuộng Tự Do Dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam trước 1975.

Đây là báu vật của Dân Tộc Việt Nam và của Cộng Đồng Người Việt yêu Tự Do Dân Chủ. Bảo Tàng Viện chỉ có nhiệm vụ cất giữ Đại Kỳ và đem đến những nơi nào có yêu cầu.

Hai ngày trước cuộc biểu tình cho Nhân quyền, anh S. ( tôi tạm gọi là anh S. vì nhân sĩ này muốn được dấu tên ) – là người đầu tiên nêu ý kiến về việc ruớc lá Đại Kỳ đến Genève – anh S. đã cùng với nhà văn Đinh Lâm Thanh* đến Thụy Sĩ để rước lá Đại Kỳ do anh Jimmmy Nhan Vu – marketing manager của Bảo Tàng Viện Fresno Discovery – mang sang. Chuyến đi khá vất vả và nhiều trục trặc vì nhân viên phi trường khám phá ra anh Jimmy ôm kè kè trong người một chiếc valise đựng một bảo vật của một viện bảo tàng. mặc dù có giấy phép đầy đủ nhưng họ cũng gây rất nhiều khó khăn cho anh Jimmy. Phải vận dụng những cách tránh né khéo léo, đi đường vòng, cuối cùng thì qua 3 lần chuyển máy bay, anh Jimmy cũng đến được Genève vào tối ngày thứ năm, 7 tây tháng 5 để trao lá Đại Kỳ lại cho anh Đinh Lâm Thanh và anh S.

Theo chương trình đã dự thảo thì lá Đại kỳ sẽ được căng rộng ra giửa công trường Liên Hiệp Quốc bởi 20 phụ nữ trong đồng phục áo dài vàng và trắng. Chung quanh lá Đại Kỳ sẽ có một hàng rào an ninh do các anh Võ Bị Đà Lạt phụ trách, các anh Võ Bị sẽ cầm những lá cờ đại diện cho Liên Châu. Sau đó anh Lưu Phát Tấn ( Cộng Đồng Hoà Lan) sẽ điều khiển nghi thức chào Đại Kỳ và mặc niệm. Tuy nhiên giờ cuối, vì một vài sơ sót trong phối hợp nên chương trình đã không diễn ra theo trình tự như dự định. Nhưng trong bất cứ một tổ chức nào cũng vậy, đều có những trục trặc xảy ra vào giờ cuối, nhất là những phối hợp giửa những tổ chức liên châu lại càng khó khăn hơn vì lý do không gian và thời gian.

10 giờ sáng ngày thứ sáu 8 tháng 5, công trường Liên Hiệp Quốc chan hoà ánh nắng, những ngày nắng hiếm hoi tại một xứ sở nhiều đồi núi, lắm sương mù này như một món quà ưu ái của thượng đế dành cho những người còn có một tấm lòng. Chiếc Ghế Gảy vĩ đại được dựng lên từ năm 1997 để đòi quyền lợi cho những người tàn tật vẫn sừng sững ở một góc công trường, ngạo nghễ đối diện với Điện Quốc Liên, nơi sẽ diễn ra cuộc điều trần trong vài giờ sắp tới. Có chiếc Ghế Gảy nào cho quê hương tôi ? một quê hương tàn tật cả Tự Do lẫn Nhân Quyền ??

Không biết từ lúc nào, anh S đã đến bên tôi, hai tay anh nâng lá Đại Kỳ được xếp gọn ghẽ, anh chọn một thế đứng đối diện với tôi và nói “Ca Dao tuyên bố vài lời trước khi anh trao lại lá Đại Kỳ”. Tôi thoáng bất ngờ vì lúc đó anh Lưu Phát Tấn chưa chuẩn bị xong dàn âm thanh, nhưng đã quá trể để có thể thay đổi nên tôi phát biểu ngắn gọn về lịch sử của lá Đại Kỳ và nhận lá Đại Kỳ từ tay anh S. Lá Đại Kỳ từ từ được các chị mặc áo dài mở ra giửa khuôn viên của công trường. Trong khi tôi còn ngơ ngác chưa định nghĩa được cảm xúc của mình lúc đó thì tiếng Quốc Ca VNCH đã trổi lên từ lúc nào, thiết tha, trầm hùng và hình như có cả những giọt nước mắt xúc động. Lá cờ vĩ dại đã được tung ra, toàn vẹn và oai hùng, ngaọ nghễ chiếm một khoảng giửa rộng lớn của công trường. Quanh lá Đại Kỳ, những bài ca được hát lên một cách tự phát để vinh danh những linh hồn đã nằm xuống, những nhớ tiếc về một quê hương đã xa và những hoài vọng cho những ngày sắp tới.

Vào lúc tôi đang ngồi viết những dòng này, tôi đã nhận được nhiều bài tường thuật gửi đến từ những góc nhìn khác nhau, những đoạn phỏng vấn của các đài truyền thông. tất cả những ý kiến được phát biểu của những người có mặt, nói chung đều toát lên một tinh thần rất phấn khởi khi đến đây tham dự, tất cả mọi người đều có một cái nhìn đoàn kết về cuộc đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam.

Có lẽ những anh chị em đã tham dự vào Ban Tổ Chức ( Cộng Đồng ở Đức, Hoà lan, Pháp) cho ngày biểu tình này đều đồng ý rằng điều mà chúng ta rất lo lắng trong khi chuẩn bị cho ngày biểu tình đã không xảy ra. Dù có những sự việc xảy ra ngoài dự định, nhưng nói chung, những sự việc ấy cũng đã diễn tiến một cách rất tự nhiên. Nếu không có một phát biểu nào đó về “phe, nhóm” thì bên ngoài nhìn vào họ sẽ chỉ thấy một khối hải ngoại đoàn kết từ bốn phương đổ về đây chỉ vì một mục đích duy nhất: Nhân Quyền cho Việt Nam. Những phát biểu có tính cách tiêu cực như thế trước công chúng có thể sẽ bị cộng sản lợi dụng để gây chia rẽ. Rất may, lời phát biểu lẽ loi đó chỉ là một chấm đen nhỏ nhoi không đủ làm hoen ố bức tranh Nhân Quyền rực rỡ được tô điểm bằng những con tim rực lửa đấu tranh, bằng dòng máu Lạc Hồng đang cuồn cuộn chảy.

Trời đổ mưa, những giọt mưa xuân rất nhẹ nhàng trong cái nắng chiều đến vội. Mọi người tìm chổ trốn mưa, tuy nhiên, những cuộc phỏng vấn vẫn được tiếp tục, những tiếng hát vẫn vang vang duới những chiếc lều trú mưa. Thấy tôi co ro trong chiếc áo dài mỏng manh, chị Thái Thanh Thủy hỏi tôi cần chị cho mượn lá cờ để phủ quanh người cho ấm không, trong khi chính chị cũng cúm rúm dưới chiếc dù nhỏ để tránh mưa. Nếu lúc này có ai hỏi tôi: Tình người ở đâu ? thì tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng: “Tình người ở đây, trên khoảng đất xa lạ này” Này là áo dài của chị Hạnh cho mượn, cờ của chị Thủy quấn cho ấm, xôi của chi Lợi lúc tôi đói buổi trưa, nước của chị Duyên, miếng chip của anh chị Tuấn, cục kẹo của anh Răn, trái xí muội của anh Hà, bánh mì của các anh chị bên phái đoàn Đức, thỏi fromage của một anh bạn không biết tên, cái....vai của anh Bắc Ninh (mang dùm cái giỏ)...vv...và. ..vv...

Trên con đường đấu tranh, chúng ta sẽ gặp trùng trùng những chân tình như thế. Đó là những chiếc phao ân tình cho tôi bám vào những khi mệt mỏi trên đường.

Khoảng 2 giờ 30, trong khi phái đoàn cộng sản Hà Nội báo cáo về tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam bên trong với sự hiện hiện của phái đoàn người Việt hải ngoại: ông Vũ Quốc Dụng, ông Võ văn Ái, ông Nguyễn Quốc Nam, bà Nguyễn Thể Bình, bà Xuân Lan, ông Nguyễn Ngọc Bảo...bên ngoài, đoàn biểu tình vẫn tiếp tục cầu nguyện, ca hát, hô to những khẩu hiệu đòi hỏi Nhân Quyền cho Việt Nam. Cạnh đó, phái đoàn Khome Krom và Ấn Độ cũng hô hào những khẩu hiệu đòi Nhân Quyền cho đất nước của họ. Mặc dù có nhiều nhóm biểu tình, mặc dầu không cùng ngôn ngữ, mỗi người lo thực hiện phần việc của nhóm mình, nhưng tất cả những nhóm biểu tình hôm đó đã tạo thành một bức tranh hài hoà với tinh thần kết đoàn cao đẹp.

6 giờ chiều, phái đoàn Pháp lên xe chuẩn bị ra về, những cái bắt tay vội vã, những tiếng chào nghẹn ngào, trao vội cho nhau một địa chỉ email, hẹn với nhau ở một lần đấu tranh tới....

Xe lăn bánh, tôi nghĩ mình sẽ phải ngủ một giấc dài trên xe sau bao nhiêu mệt mỏi. Những chuẩn bị cho ngày Quốc Hận 30 tháng 4, rồi cho biểu tình Genèeve đã ở lại sau lưng, bây giờ phải nghĩ mệt, phải ngủ một giấc để lấy sức cho những công tác sắp tới. Ai cũng mệt cả rồi ! Nhưng tôi lầm ! Mọi người vẫn còn khỏe lắm. Một chương trình bỏ túi được tiếp tục trên xe bus. Anh Nguyễn quốc Nam tường thuật những gì xảy ra trong Điện Quốc Liên khi CS Hà Nội báo cáo về Nhân Quyền, anh Đinh Lâm Thanh thuật lại những khó khăn gặp phải để có được lá Đại Kỳ tại Genève. Để thu ngắn quảng đường dài trở về, anh Hiệp hát vài bài nhạc đấu tranh rồi kể chuyện vui và được sự hưởng ứng của mọi người. Cũng trong dịp này, tôi học được thêm một nghĩa thứ hai của chữ “cóc”. Mọi người thấm thía lắm nên thành ngữ này được áp dụng suốt chuyến trở về, và cũng rất tình cờ mà bác sĩ Liễu đã trở thành đề tài cho mọi người chọc ghẹo, tuy nhiên ông bác sĩ già này “cóc có giận ai bao giờ” !!!

Nắng đã tắt tự bao giờ trên những ngọn đồi chập chùng của núi rừng Thụy Sĩ, đêm xuống nhẹ nhàng trong lòng những kẻ lưu vong, nhưng đêm tha hương hôm nay thật ấm tình người. Trong bóng tối nhập nhòa, giọng ca trầm buồn của anh Phan Toàn Châu như chứa đựng những giọt nước mắt: ”Vạn ngày buồn trôi qua, tim tôi đã chết rồi... đã chết rồi theo tiếng thở của quê hưong...”. Con đường trước mặt hãy còn dài và lắm chông gai. Hãy thức dậy những con tim đã ngủ yên, Mở rộng tấm lòng để đón nhận mọi đóng góp cho quê hương, hãy góp từng cơn gió nhỏ để tạo nên bảo lớn.

12 giờ đêm, Paris, porte Choisy. Những hàng cây Paulownia đã ngủ yên. Đêm thổi đi những nhọc nhằn đã qua. Ngày mai sẽ là một ngày mới với những niềm tin và hy vọng mới.

* (Những chi tiết khác liên quan đến công tác tổ chức và buổi chào lá Đại Kỳ tại Genève, xin vào trang web dưới đây để đọc thêm: http://www.hoivanhoanguoiviettudo.com/)

Chúa Nhật, 10 tháng 5 năm 2009.
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: D – Decree, Ecclesiastical
Nguyễn Trọng Đa
01:10 10/05/2009
D
D -- Ngày; Phó tế, Thầy sáu; Dominus, Chúa; Bà; Tiến sĩ Giáo hội; Giáo phận.
D.A.
Dies Assignata – ngày được chỉ định.
Daily Communion
Rước lễ mỗi ngày, rước lễ hàng ngày. Tập tục trong thời Giáo hội sơ khai là tín hữu Công giáo rước lễ mỗi ngày. Tập tục này đã được tái lập cho Giáo hội hoàn vũ, và được Thánh Giáo hoàng Pius X cỗ vũ mạnh mẽ trong sắc lệnh Sacra Tridentina Synodus (Denzinger 3379-83).
Dalmatic
Áo lễ phó tế. Là chiếc áo lễ phụng vụ được Phó tế mang trong Thánh lễ và các cuộc rước long trọng. Áo có vạt rộng và ngắn, dài tới đầu gối, và mở rộng cả hai phía. Áo này có cùng màu và cùng chất liệu với áo lễ của vị chủ tế. Chiếc áo đầu tiên được đưa từ miền Dalmatia (tên áo phái sinh từ chữ này) đến Roma như là chiếc áo đời thường của triều vua Diocletian.
Damascus
Thành Damascus, thành Đa-mát. Damascus là một thành cổ ở Syria, nổi tiếng là thành phố cổ nhộn nhịp nhất thế giới. Hiện tại nó là thủ đô của Syria. Nhiều sự kiện Kinh thánh đã diễn ra tại đây. Vua David chiếm thành này (2 Sm 8:5-6). Rezon, Ben-hadad, và Hazael từng cai trị và sinh sống tại thành này (1 V 11:24; 15:18). Cuộc trở lại lạ thường của Phaolô diễn ra ở một nơi gần Damascus (Cv 9:1-19). Sau đó ngài đã giảng dạy tại đây (Cv 9:20-22). (Từ nguyên Do Thái cổ dammeseq; từ chữ Akkadian dimaski; từ chữ Ai Cập timasku.)
Dame
Bà, Quý bà. Là danh hiệu truyền thống của các nữ tu đã khấn trong một số Dòng tu, chẳng hạn nữ đan sĩ Biển Đức hoặc nữ đan sĩ Xitô, thích ứng với danh từ "Dom" dành cho nam tu sĩ của các dòng đan tu.
Damnation
Đọa hình, án trầm luân, đọa đày hỏa ngục. Là sự vĩnh viễn không được chiêm ngưỡng Chúa. Là tình trạng trầm luân hỏa ngục của một người từ lý luận tự ý xa cách Chúa. Đây là tình trạng của nhiều quỷ dữ, và của những người chết trong tội trọng. Đây là án đọa hình, bởi vì là kết quả của một phán quyết của Chúa đối với người tội lỗi. Án phạt này là đời đời, bởi vì không thể đảo ngược được, sau khi được công bố với tính viễn viễn trong hệ quả (Mt 25). Người bị kết án không còn ở trong tình trạng thử thách, và cũng không còn có thể ăn năn được nữa (Lc 16). (Từ nguyên Latinh damnatio, kết án; từ chữ damnum, thiệt hại, mất mát.)
Damnification
Sự gây tổn hại, sự gây thiệt hại. Sự gây thiệt hại một cách bất công cho thân thể, tài sản, thanh danh hoặc lợi ích tinh thần của một người khác. Việc đền bù phải được thực hiện càng nhiều càng tốt, và ước muốn không gây thiệt hại nữa là một điều kiện để được tha thứ lỗi đã phạm.
Dance Of Death
Vở kịch “Vũ điệu thần chết”. Nguyên thủy là một vở kịch hoành tráng, với câu chuyện xảy ra trong một nghĩa địa, vào thế kỷ 14, khi nạn Dịch Hạch và các dịch bệnh khác gây ấn tượng cho trí tưởng tượng người dân. Vở kịch mở đầu với một diễn văn về sự chết, và một loạt hình nhân trông giống như các bộ xương xuất hiện. Chuyển động khiêu vũ là một sự phát triển về sau. Dấu vết của vở kịch này vẫn còn tìm thấy được ở Đức, Pháp, Anh và Ý. Việc trình bày hình ảnh của vở kịch được thực hiện trên tường của nghĩa địa và các nơi khác. Trong số các hình vẽ, hình nổi tiếng nhất là hình do họa sĩ Hans Holbein (1460-1524) và họa sĩ Albrecht Dürer (1471-1528) vẽ.
Dancing, Morality Of
Luân lý của khiêu vũ. Khiêu vũ tự thân là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, nó có thể trở thành một nguồn tội lỗi hoặc do cách thức thực hiện khiêu vũ hoặc do nó là dịp tội cho cá nhân. Nói chung, nếu khiêu vũ không là dịp tội gần cho người khiêu vũ, việc khiêu vũ là được phép. Thỉnh thoảng có thể có lệnh cấm đặc biệt không cho khiêu vũ của một giám mục hay một linh mục, khi khiêu vũ diễn ra trong một thời điểm nào đó hoặc theo các điều kiện nào đó. Các lệnh cấm này phải được tuân giữ. Thông thường trong các trường hợp này, khiêu vũ bị cấm do một số người xấu tham gia việc tập họp khiêu vũ như thế tại địa phương.
Dangerous Occasions
Dịp tội, nguy tội, dịp nguy hiểm. Là những dịp gần dễ phạm tội, chẳng hạn người nào đó, nơi nào đó, vật nào đó mà một người có thể biết qua kinh nghiệm hoặc nhận xét, có thể dễ dàng làm cho người ấy phạm tội. Cần phải tránh các dịp tội, vì nó là như bằng chứng của lòng thành một người muốn phục vụ Chúa.
Daniel, Book Of
Sách Daniel, sách Đa-ni-en (Đn). Là một sách sứ ngôn trong Cựu Ước, gồm 14 chương, viết bằng ba ngôn ngữ. Phần mở đầu (ch 1, 2, và 4) viết bằng tiếng Do Thái cổ và mô tả việc Daniel bị bắt giữ và giáo dục. Phần đầu của các lời tiên báo của ngài (ch 2, 5, và 7) bằng tiếng Aramaic, nhắc đến sức mạnh của thế gian đối với dân Chúa, nhất là giấc mộng bức tượng lớn và thị kiến bốn con vật. Phần thứ hai của các lời tiên báo (ch 7 đến ch 12) bằng tiếng Do Thái cổ, mô tả gia tài của người Do thái với sự kính mến quyền lực thế gian. Cuốn sách kết luận với các phần gọi là thứ quy (ch 12 đến ch 14), mặc dầu không có trong Kinh thánh Do Thái, nhưng lại có bản dịch Hi Lạp Bảy Mươi. Trong phần này, có trình thuật về bà Susanna khiết tịnh, ngẫu tượng Bel, con rồng bị Daniel tiêu diệt, và sự nguy hiểm thứ hai trong hang sư tử. Khi nói về tương lai ngôn sứ Daniel nói rất chính xác. Chúa Kitô đã trích dẫn một số lời của Daniel, tiên báo Jerusalem sẽ sụp đổ và ngày cánh chung (Mt 24:15-25). Giáo hội đã đưa tất cả 14 chương sách Daniel vào quy điển Kinh thánh.
Daring
Sự cả gan, sự táo bạo. Là một khía cạnh của nhân đức can đảm, nhờ đó một người sẵn sàng lao vào rủi ro và chịu đựng nguy hiểm. Nó cũng là một chức năng của ơn dũng cảm, vốn ban một cảm thức sức mạnh do ơn Chúa trao cho, để có thể làm điều mà theo tự nhiên người ta không dám làm.
Darius
Darius, Đa-ri-ô. 1. Là Darius Đại đế (Darius I), cai trị Persia từ năm 522 đến năm 486 trước Công nguyên. Nhiều chiến tích của ông được khắc ghi lại trên các vách đá ở Behistun (Er 5). Ông đi theo một chính sách gương mẫu về khoan dung đối với các tù nhân Do Thái ở Babylon, và giúp họ thật sự trong các nỗ lực tái thiết đền thờ Jerusalem. Công việc được hoàn tất trong những năm đầu trị vì của ông (Er 6:6-12, 15); 2. Darius người Mede (Mê-đi). Ông xuất hiện trong sách Daniel như là Vua Babylon, kế vị Belshazzar (Bên-sát-xa). Chi tiết về cuộc đời ông là khá mâu thuẫn nhau (Đn 5:31). Lúc đầu ông ban quyền uy lớn trong thời đầu trị vì cho ngôn sứ Daniel (Đn 6:1-3), nhưng rồi ông bị thúc giục giam giữ Daniel trong chuồng sư tử. Việc Daniel thóat miệng sư tử một cách nhiệm mầu càng tăng thêm uy tín cho Daniel và sự bối rối cho kẻ thù ông (Đn 6:22-29).
Dark Ages
Thời đại tăm tối. Từ ngữ này đôi khi được áp dụng cho thời Trung Cổ, chủ yếu bởi các nhà văn tin tưởng một cách sai lầm rằng trong Thời kỳ Đức tin (từ năm 500 đến năm 1500), có rất ít hoặc không có tiến bộ về khoa học và mỹ thuật, trong chính quyền và tổ chức xã hội, và cả trong tôn giáo nữa. Dần dà từ ngữ này đã bị bỏ rơi khi các học giả chứng minh rằng, dầu trong các thời kỳ chiến tranh hoặc xung đột, một số trong các thế kỷ này là xuất sắc về tiến bộ và thành tích trong nhiểu mặt.
Dark Night Of The Senses
Đêm tối giác quan. Là giai đoạn đầu của thanh luyện, qua đó Chúa đều đặn dẫn linh hồn đi vào con đường trọn lành. Thánh Gioan Thánh giá nói: “Chúa thiết lập linh hồn trong đêm tối giác quan, để Ngài có thể thanh luyện, chuẩn bị và chinh phục bản tính thấp của nó, và kết hiệp nó với Chúa Thánh Thần, bằng cách tước nó khỏi ánh sáng và làm cho nó ngưng suy niệm.”
Dark Night Of The Soul
Đêm tối tâm hồn. Là từ ngữ tổng quát trong thần học thần nghiệm để nhận định bất cứ hình thức nào của thanh luyện, qua đó Chúa dẫn đưa một người mà Ngài đã kêu gọi đến một mức độ thánh thiện cao hơn. Nó được gọi là “đêm” để phân biệt điều kiện thiêng liêng bình thường của một người về nhìn thấy, mặc dầu còn mù mờ, qua ánh sáng đức tin; trong khi trong sự thanh luyện thần bí một người bị tước đi phần lớn ánh sáng ấy. Có một sự “mò mẫm trong đêm tối.” Nó được gọi là “đêm tối” để nhấn mạnh đến cường độ rút khỏi ơn soi sáng của Chúa. Mục đích của sự thanh luyện như thế là nhằm tẩy sạch linh hồn khỏi mọi vết nhơ của sự yêu chính mình, và kết hiệp một người càng lúc càng gắn bó với Chúa hơn. Khi trí tuệ bị hành hạ như thế, ý chí sẽ trở nên được thu hút vững mạnh đến với Chúa hơn, và càng gắn bó an tòan với ý Chúa hơn. Tuy nhiên sự thanh luyện này chỉ là một phương tiện cho một mục đích, đó là 1. trao vinh quang nhiều hơn cho Chúa, vì Chúa được yêu mến vì Chúa chứ không vì những ơn Ngài ban; 2. dẫn đưa một người đã được thanh luyện vào sự chiêm niệm thiên phú và kết hiệp xuất thần với Chúa; 3. cho phép người thần nghiệm được Chúa sử dụng hữu hiệu hơn vì lợi ích thiêng liêng của những người khác, bởi vì một người càng thánh thiện thì lời cầu nguyện và hy sinh của người ấy càng có công hơn cho nhân lọai.
Dark Night Of The Spirit
Đêm tối tinh thần. Là giai đoạn hai của sự thanh luyện, qua đó Chúa dẫn đưa một số linh hồn vượt qua sự suy niệm và chiêm niệm thông thường để đến sự kết hôn thiêng liêng. Mục đích của giai đoạn này là tách linh hồn khỏi các an ủi tinh thần (chứ không chỉ là an ủi dễ thấy), và khỏi tình yêu vị kỷ (ngay cả yêu nhân đức của mình). Mục tiêu là kết hiệp một người hoàn tòan với Chúa.
Datary
Biên niên phòng, tiểu chưởng ấn tông tòa. Là một văn phòng của Giáo triều với nhiệm vụ chính là xem xét ứng viên được hưởng bổng lộc Tòa thánh, sọan thảo các văn kiện, thu tiền, và thỏa mãn các khiếu nại liên quan đến các bổng lộc này. Văn phòng đã bị Đức Giáo hòang Phaolô VI hủy bỏ ngày 15-8-1967, và các chức năng của phòng được trao lại cho Thánh bộ Giáo sĩ. (Etym Latin datarius, viên chức ghi ngày tháng cho mọi văn kiện Giáo hòang, từ chữ data, ngày giờ.)
David
Vua David, vua Đa-vít. Là Vua Do Thái cai trị từ năm 1000 đến năm 961 trước Công nguyên. Là đứa trẻ chăn chiên, con trai ông Jesse (Gie-sê), người Bê Lem (R 4:22). David được đưa vào cung điện Vua Saul (Sa-un) nhờ tài chơi đàn giỏi. Sau đó ông trở nên nổi tiếng với vụ đấu tay đôi với Goliath (Go-li-át), khi ông giết đấu thủ này với dây phóng hòn đá. (1 Sm 17). Chiến thắng này làm ông được nhiều người ngưỡng mộ đến nỗi Saul cảm thấy bị thua kém và tìm cách giết ông (1 Sm 18:6-11). David phải chạy trốn và trở nên người sống ngoài luật pháp cùng với một nhóm binh lính mà ông kết hợp được (1 Sm 19). Sau khi Saul và các con ông qua đời (1 Sm 31:6), David trở thành Vua trị vì cả Judah lẫn Israel trong 40 năm (2 Sm 5:4-5). Có lẽ thành quả có tính lịch sử nhất của ông là lấy lại Jerusalem từ tay người Philistine, và xây dựng thành trở nên thủ đô tôn giáo của tòan cõi Israel. Giai đoạn xấu hổ nhất trong cuộc đời David ông âm mưu giết chết quan Uriah (U-ri-gia) người Hittite (Khết) để cưới vợ góa của ông này là bà Bath-Sheba (Bát Se-va). Ngôn sứ Nathan đưa ra lời khiển trách nặng nề của Chúa đối với David về tội ác này. Như một sự trừng phạt, con trai của Bath-Sheba bị chết sau khi sinh được một tuần lễ. Tuy nhiên, đứa con trai sau đó của David và bà Bath-Sheba được Chúa Giavê chấp nhận, và sống để trở nên Vua Solomon (Sa-lô-môn, 2 V 11, 12). Cuộc đời David là một sự trộn lẫn giữa tốt và xấu, nhưng phán đoán của lịch sử cũng có phân công bằng khi cho rằng ông là một vụ vua vĩ đại, trung thành với Chúa Giavê, một nhà quân sự xuất sắc và một nhà cai trị tháo vát (1 V 2:12).
Day
Ngày. Là khỏang thời gian được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau trong Kinh thánh: 1. thời có ánh sáng từ rạng đông đến hòang hôn (Tv 74:16); 2. một khỏang thời gian vô định (“Thiên Chúa gọi ánh sáng là ngày”, St 1:5); 3. một khỏang đời (“khi trời còn sáng”, Ga 9:4).
Days Of Abstinence
Ngày kiêng thịt. Là những ngày được qui định cho Giáo hội hoàn vũ rằng các tín hữu bị cấm ăn thịt hoặc thức ăn làm từ thịt. Mọi ngày thứ Sáu trong cả năm, ngoại trừ các ngày lễ buộc, là ngày kiêng thịt; nhưng kể từ năm 1966, có sự lựa chọn để thay thế một hình thức sám hối khác. Do đó, việc kiêng thịt còn phải được tuân giữ trong ngày thứ Tư lễ Tro và ngày thứ Sáu Tuần Thánh, và mọi ngày thứ Sáu trong mùa Chay. Việc kiêng thịt là buộc cho những người từ 14 tuổi trở lên.
D.C.L.
Doctor Civilis (hoặc Canonicae) Legis – Tiến sĩ dân luật, Tiến sĩ giáo luật.
D.D.
Doctores – Các tiến sĩ, Các bác sĩ.
D.D.
Donum dedit; dedicavit – quà tặng, quà biếu.
D.D.
Doctor Divinitatis – Tiến sĩ Thần học
D.D.D.
Dat, dicat, dedicat – cho, tặng, hiến.
Deacon
Phó tế, thầy sáu. Là một người được đặc biệt phong chức thánh để phục vụ thừa tác vụ của Giáo hội. Trong lễ phong phó tế, chất thể là việc đặt tay của Giám mục trên từng ứng viên phó tế, vốn được thực hiện trước lời nguyện phong chức; mô thức chính là các lời của lời nguyện phong chức, trong đó lời sau đây nói về yếu tính của chức thánh và do đó cần phải được đọc để việc phong chức là thành sự: “Lạy Cha, chúng con xin Cha sai Chúa Thánh Thần xuống trên thầy, để nhờ Người, thầy được bảy ơn Cha thêm sức, sẽ trung thành thi hành thừa tác phục vụ.” Vai trò của thầy sáu là giúp linh mục trong việc giảng dạy, ban bí tích Rửa tội, làm phép Hôn phối, quản lý giáo xứ, và các bổn phận tương tự. (Từ nguyên Latinh diaconus; từ chữ Hi lạp diakonos, người phục vụ, thầy sáu.)
Deadly Sins
Bảy mối tội đầu. Gọi là tội đầu bởi vì chúng là xu hướng cho các tội cơ bản, và các tội này nếu được đồng ý một cách tự do và trọn vẹn, làm cho linh hồn một người mất sự sống siêu nhiên của Chúa.
Dead Sea
Biển Chết. Là một vùng nước rộng nằm giữa Judah và Moab. Nó có bề rộng 16km và chiều dài 75,5km, và nằm thấp hơn mặt nước biển quốc tế 304m. Vì nó không có sông chuyển nước đi nơi khác, độ mặn của nước là cao hơn so với nước các đại dương khác. Do đó nó còn có tên là Biển Muối (St 14:3). Một số người tin rằng các thành bị hủy diệt là Sodom và Gomorrah nằm trong lòng biển này. Một số quy chiếu đến Biển Muối được tìm thấy trong Cựu ước (Ds 34:12; 2 Sb 20:2; Ed 47:18).
Dead Sea Scrolls
Các cuộn sách Biển Chết. Là bộ sưu tập các bản viết tay và nhiều mảnh viết tay khác được phát hiện năm 1947 tại vị trí của cộng đòan Qumran xưa, nằm gần Biển Chết tại Palestine. Các bản văn chính gồm có một lọat luật của cộng đòan đan tu, gọi là “Thủ bản kỷ luật”, “Tài liệu Zadokite” (phát hiện trước đó tại Cairo), và “Bản thể thức làm phép lành”; hai bộ sưu tập các thánh ca; nhiều bản chú giải các sách Micah, Nahum, và Habakuk; một diễn văn dài của Moses; một anh hùng ca về “Chiến tranh giữa Con cái sự Sáng và Con cái sự Tối”; và một thủ bản về đại hội tương lai của Israel, gọi là “Bữa tiệc Thiên sai”. Giới học giả bảo thủ cho rằng các cuộn sách này được viết trong khỏang thời gian từ năm 170 trước Công nguyên đến năm 68 Công nguyên. Trong các cuộn sách Biển Chết không có dấu vết của bất cứ tín lý chính nào của Kitô giáo: chẳng hạn mầu nhiệm Nhập thể hay tính phổ quát của Vương Quốc Thiên sai. Nhưng một số liên hệ thân cận chiếu nhiều ánh sáng trên ý nghĩa của đức tin Kitô giáo, nhất là cho thấy sự hiện diện của một công đòan đan tu, tương tự như nhóm Essenes ở Palestine trong thế kỷ thứ nhất.
Dean
Linh mục quản hạt, tổng linh mục, niên trưởng, khoa trưởng, chủ nhiệm khoa, người giám luật của khoa. Một viên chức Giáo hội có thể coi sóc một nhà thờ chính tòa hay một hội kinh sĩ; linh mục quản hạt hay vị phụ tá cho Giám mục; vị khoa trưởng trong trường cao đẳng hoặc đại học công giáo; và trong một số học viện cao đẳng, là vị giám luật của một khoa. (Từ nguyên Latinh decanus, người đứng đầu 10 [decem] binh lính hoặc tu sĩ.)
Deanery
Giáo hạt. Là phân cấp của một giáo phận, gồm một số giáo xứ, và đứng đầu là một linh mục quản hạt do Giám mục chỉ định. Bổn phận của linh mục hạt trưởng là coi sóc hàng giáo sĩ của giáo hạt, xem họ chu tòan các lệnh của Giám mục hay không, và tuân giữ các luật phụng vụ và Giáo luật hay không. Ngài triệu tập hội nghị của giáo hạt và chủ tọa hội nghị này. Theo định kỳ, ngài làm phúc trình gửi lên giám mục về tình hình và các điều kiện của giáo hạt.
Death Instinct
Bản năng chết chóc. Là từ ngữ nói về sự ước muốn phi lý về tiêu diệt và sự chết, và khi kết hợp với thú vui này, nó là một xu hướng bệnh họan về đau khổ. Nó giải thích một phần nào lý do một số người đi đến tự tử. Nó cũng giúp giải thích xu hướng hư vô thuyết trong một số phong trào hiện đại, vốn trưng bày tài năng tích cực về hủy diệt những gì cần đến nhiều thế kỷ để xây dựng trong xã hội tôn giáo hay xã hội thế tục.
Death Wish
Muốn chết. Sự mong muốn chết một cách có ý thức và tự do. Mong muốn này có thể là hợp pháp, bất hợp pháp, hoặc ngây ngô trong sự trọn lành luân lý. Nó là hợp pháp khi sự mong muốn được cảm hứng bởi một động cơ tốt, chẳng hạn ước muốn kết hiệp với Chúa trên thiên đàng. Nó là bất hợp pháp khi được tác động bởi một động cơ xấu, chẳng hạn nỗi buồn tẻ hay sự chán đời. Tuy nhiên sự mong muốn chết như thế hiếm khi là một tội trọng do thiếu ý định nghiêm túc để thực hiện thật sự mong muốn của mình. Sẽ thiếu sự trọn lành luân lý về muốn chết, khi qua sự mất kiên nhẫn hoàn toàn người ta thích làm mất sự sống của mình hơn là tiếp tục chịu đựng gian nan đau khổ mà Chúa gửi cho mình.
De Auxiliis
Cuộc tranh luận De Auxiliis, Cuộc tranh luận về ơn hộ trợ. Là cuộc tranh luận giữa các tu sĩ Dòng Đaminh và Dòng Tên vế mối quan hệ giữa ân sủng Chúa và ý chí tự do. Cuộc tranh luận diễn ra chủ yếu chung quanh tính chính đáng thần học tương đối giữa thuyết Bannez (mà tu sĩ Dòng Daminh ủng hộ) và thuyết Molina (mà tu sĩ Dòng Tên ủng hộ). Sau hơn một thế kỷ tranh luận gay gắt, kể cả tranh luận trước mặt một số Đức Giáo hoàng, cuối cùng Tòa thánh đã quyết định rằng cả hai bên có thể giữ lập trường của mình, nhưng không được lên án lập trường phía bên kia. Ngày 2-10-1733, Đức Giáo hoàng Clement XII công bố sắc chỉ Apostolicae Providentiae Officio, trong đó Ngài tuyên bố: “Chúng tôi cấm các trường phái đối lập, hoặc trong sách vở, hoặc trong phát biểu hoặc trong tranh luận hay vào bất cứ dịp nào, không áp đặt bất cứ định mức thần học hoặc hình phạt nào cho trường phái tư tưởng khác với mình, hoặc tấn công đối thủ bằng công kích hay bằng ngôn từ nhục mạ” (Denzinger 2510).
Debitum
Debitum, nợ, nghĩa vụ vợ chồng. Sự mắc nợ hoặc có nghĩa vụ đối với ai. Thường được dùng cho nghĩa vụ và quyền lợi giữa vợ chồng với nhau.
Deborah
Deborah, Bà Đơ-vô-ra. Là một thủ lãnh và nữ ngôn sứ, bà Deborah sống ở cao nguyên Ephraim và nổi tiếng về việc xét xử các tranh chấp giữa người Do Thái với nhau. Các thành quả của bà cho thấy vai trò lãnh đạo nổi bật của một số phụ nữ quý tộc trong thời kỳ các Thủ lãnh. Sự bực tức của bà khi thấy người Do Thái bị người Canaan đàn áp đã thúc đẩy bà tìm cách hợp tác với tướng chỉ huy quân đội Barak (Ba-rắc) để trả thù. Bà cùng đi với tướng Barak và quân đội của ông tiến về hướng tướng Sisera (Xi-xơ-ra), chỉ huy quân đội Canaan. Sự chỉ huy dũng cảm của bà đã đạt đỉnh cao trong tiêu diệt quân địch và tướng Sisera. Rõ ràng bà là một con người năng động, có tài, quyết đoán và gây cảm hứng (Tl 4:4-24).
Debt
Nợ. Là sự mắc nợ về công bình đối với người khác, dù là Chúa hay người ta, dù là cá nhân hay một nhóm người, một cộng đoàn hay một tổ chức. Nợ mắc có thể là bằng hàng hóa hay dịch vụ, vật chất hay tinh thần, do con nợ đang mắc với chủ nợ. (Từ nguyên Latinh debitum, tiền nợ; từ chữ debere, nợ.)
Debt, Marital
Nợ vợ chồng, nghĩa vụ vợ chồng. Là nghĩa vụ giao hợp giữa vợ chồng với nhau, nhờ đó hai người liên kết với nhau qua khế ước hôn phối.
Dec
Decanus – Hạt trưởng, khoa trưởng.
Decade
Chục mười kinh. Tên bình dân để gọi một trong năm phần của chuỗi Mân Côi. Nó được gọi là chục mười kinh, bởi vì nó chứa 10 hạt Kinh Kính mừng, với một hạt Kinh Lạy Cha kèm theo kinh Sáng danh. Bởi vì mỗi chục mười kinh là một đơn vị riêng, có một mầu nhiệm riêng để tưởng nhớ, nên nó có thể đọc riêng ra, dù khi chuỗi Mân côi không được lần trọn vẹn. Tuy nhiên để hưởng ân xá dành cho chuỗi Mân côi, cần phải lần cho hết cả năm chục mười kinh liên tục.
Decalogue
Mười Điều Răn, Thập giới. Là Mười Điều Răn được Chúa ban cho ông Moses trên núi Sinai (Xh 20). Mười Điều Răn được viết lên hai bia đá (Đnl 4:13). Trong Tân Ước, Chúa Giêsu chấp nhận Mười Điều Răn như là nền tảng giáo huấn của Ngài, và hứa cho thực thi Mười Điều Răn cho đến khi mọi sự được hoàn thành. “Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành” (Mt 5:18). (Từ nguyên Hi Lạp deka, mười + logos, lời nói: dekalogos, Mười Điều Răn.)
Deceit
Lừa đảo, giả dối. Là một cố gắng tự do để che giấu sự thật, dù là trong lời nói, viết lách hay hành động. Sự lừa đảo thường được cho là phát sinh từ tính tham lam, vốn chống lại đức công bằng. Nhưng nó cũng có thể là kết quả của kiêu ngạo, trong đó sự thiếu khiêm nhượng của con người dẫn đến hành động giả dối, để sở hữu hoặc duy trì một sự nhìn nhận sai lầm từ người khác. Trong giáo luật, ai vào Nhà tập một cách lừa đảo là vào một cách vô giá trị. Nói chung, một hành động có tính lừa đảo có thể được tuyên bố là vô hiệu, vô giá trị và có thể phải bồi thường thiệt hại.
Decency
Đoan trang, lịch sự, tề chỉnh. Là khía cạnh xã hội của sự nết na. Nó bao hàm sự quan tâm đền điều mà xã hội nói chung và những người khác nói riêng xem là thích đáng trong việc thực thi sự khiết tịnh ở bề ngoài. Khi luân lý của một nền văn hóa xuống thấp hơn chuẩn mực khách quan của đức khiết tịnh Kitô giáo, các tiêu chuẩn của sự đoan trang thường được hình thành từ các thói tục nổi bật của con người. (Từ nguyên Latinh decere, thích đáng.)
Declaration Of Nullity
Tuyên bố bất thành. Là tuyên bố chính thức của Giáo hội rằng một hôn nhân có vẻ hợp pháp bề ngòai là vô hiệu và không thành sự do một ngăn trở bãi hiệu (chẳng hạn đã có hôn nhân trước đó), thiếu sự đồng ý (thiếu hiểu biết hoặc thiếu tự do), hoặc thiếu mô thức cần phải có (các điều kiện cần có trong việc làm phép cưới).
Decoration, Papal
Huân chương Tòa thánh. Là một vinh dự mà Tòa thánh ban cho các giáo dân đã có nhiều công lao đặc biệt trong việc phục vụ Giáo hội. Một Giám mục đề nghị người đáng hưởng vinh dự này, và khi được phép ban, lễ ban được cử hành tại Roma hoặc tại Giáo phận nhà. Các huân chương hiệp sĩ Tòa thánh (cũng có thể ban cho phụ nữ) gồm chủ yếu các huân chương sau đây, xếp theo thứ tự quan trong: 1. Huân chương tối cao của Chúa Kitô; 2. Huân chương Giáo hòang Pius IX; 3. Huân chương thánh Giáo hoàng Gregory Cả; 4. Huân chương thánh Sylvester; 5. Huân chương Dân quân Vàng hoặc Hiệp sĩ Vàng; 6. Huân chương Mộ thánh. Các huân chương Tòa thánh khác gồm có nhiều loại huy chương, chẳng hạn Huy chương Pro Ecclesia et Pontifice (Vì Giáo hội và Giáo hoàng), Huy chương Benemerenti, và Huy chương Thánh Địa. Một số văn phòng tại Giáo triều được mang thêm tước hiệu Bá tước. Trợ lý giám mục tại Giáo triều được xem là các Bá tước Roma.
Decr
Sắc lệnh, nghị định, chiếu chỉ, sắc luật, pháp lệnh.
Decree
Sắc lệnh, nghị định, chiếu chỉ, sắc luật, pháp lệnh. Là một lệnh ban ra để thực thi một luật trong một trường hợp đặc biệt. Cũng gọi là quyết định của ý bề trên, như là một chiếu chỉ của Chúa để ban ơn cho những ai cầu nguyện. Trong vấn đề dân sự, nghị định là quyết định của vụ tố tụng ở tòa công lý, và phù hợp với phán quyết ở tòa thông luật. Như thế một phán quyết phải là không điều kiện vì một bên này hay bên kia trong một vụ tố tụng, trong khi một nghị định là thích hợp cho các nhu cầu đặc biệt của từng vụ tố tụng. Các nghị định nổi tiếng nhất thường được ra ra từ các tòa công lý, vốn ra nghị định cho vụ li dị, quyết định rằng hôn nhân bị vô hiệu hóa và buộc cấp dưỡng cho người vợ.
Decree, Ecclesiastical
Sắc lệnh Giáo hội. Thường là các đạo luật của Đức Giáo hòang, một công đồng của Giáo hội, hay của một thánh bộ của Giáo triều. Các sắc lệnh giáo hoàng được tìm thấy trong các hiến chế, tông thư, tông dụ và tự sắc. Các sắc lệnh pháp lý là phán quyết của một tòa án Giáo hội, nhưng không có trong các quyết định phụ và chung cuộc. Các sắc lệnh không pháp lý gồm từ các lệnh được ban trong chuyến kinh lý của Giám mục, cho đến các lệnh cách chức hoặc thuyên chuyển một linh mục quản xứ. Các thánh bộ Roma cũng đưa ra sắc lệnh, nhưng quyết định của bộ còn mang nhiều dạng thức khác.