Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 11/05: Ở lại trong tình thương – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, C.P
Giáo Hội Năm Châu
03:45 10/05/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:06 10/05/2023
59. Đức Mẹ Ma-ri-a hưởng địa vị cao quý trên thiên đàng, thì có thể hiểu và nhận ra rằng: tất cả số lượng ân thánh sủng ở trên thế gian này thì Mẹ đều có.
(Thánh Bernadus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:07 10/05/2023
46. CON KHỈ
Có một người giàu có nhưng rất keo kiết, từ trước đến nay chưa bao giờ làm được một việc từ thiện. Ông ta có một con khỉ, ông ta rất muốn bán con khỉ đó cho người khác với một giá rất cao, để kiếm thêm một khoản tiền.
Một hôm, ông ta đi làm việc bên ngoài, con khỉ một mình ở nhà trèo lên trèo xuống. Ngẫu nhiên nó phát hiện một cái hộp đựng đầy vàng, nó mở cái hộp ra và ngồi trên cửa sổ, ném từng đồng tiền vàng xuống bên ngoài cửa sổ.
Rất nhiều người đi đường nhìn thấy đều chạy đến, xúm nhau nhặt những đồng tiền vàng. Khi trong hộp sắp gần hết đồng tiền vàng thì chủ nhân trở về, nhìn thấy tình hình như vậy thì nổi giận đùng đùng.
- “Mày là thứ đáng ghét, thứ súc sinh ngu xuẩn!”
Ông ta bạo phát hét to như sấm, lớn tiếng nạt nộ. Nhưng làm gì được chứ? Con khỉ không chút gì sợ hãi.
Một người hàng xóm nói với ông ta:
- “Bình tĩnh chút nào, như con khỉ lấy tiền ném qua cửa sổ tất nhiên là chuyện ngu, nhưng so với lấy tiền bỏ vào trong hộp làm như đồ phế bỏ thì thông minh hơn nhiều.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 46:
Kẻ keo kiệt tích trữ một túi đầy tiền, nhưng con ong mật vì sự cần thiết của con người mà làm việc siêng năng tích trữ mật ong.
Tiền bạc là để lưu hành thì cuộc sống mới sinh hoa lợi, bo bo cất giữ thì không sinh lợi gì cả. Cho nên cuộc sống cần phải cống hiến và cho đi thì mới có ý nghĩa, bằng không chỉ là làm người nô lệ cho đồng tiền mà thôi.
“Cho đi là còn, giữ lại là mất”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người giàu có nhưng rất keo kiết, từ trước đến nay chưa bao giờ làm được một việc từ thiện. Ông ta có một con khỉ, ông ta rất muốn bán con khỉ đó cho người khác với một giá rất cao, để kiếm thêm một khoản tiền.
Một hôm, ông ta đi làm việc bên ngoài, con khỉ một mình ở nhà trèo lên trèo xuống. Ngẫu nhiên nó phát hiện một cái hộp đựng đầy vàng, nó mở cái hộp ra và ngồi trên cửa sổ, ném từng đồng tiền vàng xuống bên ngoài cửa sổ.
Rất nhiều người đi đường nhìn thấy đều chạy đến, xúm nhau nhặt những đồng tiền vàng. Khi trong hộp sắp gần hết đồng tiền vàng thì chủ nhân trở về, nhìn thấy tình hình như vậy thì nổi giận đùng đùng.
- “Mày là thứ đáng ghét, thứ súc sinh ngu xuẩn!”
Ông ta bạo phát hét to như sấm, lớn tiếng nạt nộ. Nhưng làm gì được chứ? Con khỉ không chút gì sợ hãi.
Một người hàng xóm nói với ông ta:
- “Bình tĩnh chút nào, như con khỉ lấy tiền ném qua cửa sổ tất nhiên là chuyện ngu, nhưng so với lấy tiền bỏ vào trong hộp làm như đồ phế bỏ thì thông minh hơn nhiều.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 46:
Kẻ keo kiệt tích trữ một túi đầy tiền, nhưng con ong mật vì sự cần thiết của con người mà làm việc siêng năng tích trữ mật ong.
Tiền bạc là để lưu hành thì cuộc sống mới sinh hoa lợi, bo bo cất giữ thì không sinh lợi gì cả. Cho nên cuộc sống cần phải cống hiến và cho đi thì mới có ý nghĩa, bằng không chỉ là làm người nô lệ cho đồng tiền mà thôi.
“Cho đi là còn, giữ lại là mất”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Yêu mến Chúa, thì phải giữ giới răn Thầy
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:10 10/05/2023
Yêu mến Chúa, thì phải giữ giới răn Thầy
Suy Niệm Chúa Nhật Vi Phục Sinh Năm - A
(Ga 14, 15 - 21)
Khi thể hiện tình yêu, nếu không nắm bắt được tấm lòng của đối phương, mà lại thể hiện tình yêu bằng phương pháp chỉ có bản thân mình thích trong khi đối phương không vui mừng thì đây không phải là tình yêu chân chính.
Liên hệ đến tình yêu của chúng ta đối với Chúa. Chúng ta yêu mến Thiên Chúa như thế nào? Chúng ta yêu theo kiểu của chúng ta thôi chưa chắc đã là yêu mến Chúa. Chính Thiên Chúa phán : “Trời cao hơn đất bao nhiêu thì tư tưởng của Thiên Chúa cũng cao hơn tư tưởng của lòng người bấy nhiêu” (Is 55, 9).
Trong bầu khí tình Thầy trò tâm sự, Chúa Giêsu phán : “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy” (Ga 14, 15). Vậy, chúng ta nghĩ xem, chúng ta yêu mến Chúa với việc tuân giữ các giới răn của Chúa như thể nào?
Mến Chúa thì phải giữ các giới răn của Chúa
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể làm người vừa mở ra cho nhân loại con đường dẫn đến sự sống đời đời, vừa dạy người ta biết cách yêu mến Thiên Chúa. “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy... Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy, và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu mến nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó” (Ga 14, 15. 21).
Cứ lời Chúa Giêsu nói ở trên thì có thể biết được rằng việc giữ các giới răn của Chúa là thể hiện lòng yên mến Chúa. Nếu ai yêu mến Chúa thì phải quý trọng và giữ các răn mà Chúa đã dạy và truyền phải giữ.
Những người giữ tập tục của loài người
Chúa Giêsu đã nghiêm khắc với những người không giữ các giới răn của Chúa lại còn tự phụ cho rằng mình yêu mến Chúa. “… như có chép rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng. Còn lòng chúng thi xa Ta... Các ông gạt bên lệnh truyền của Thiên Chúa, mà cố thủ lấy lệ truyền của loài người ” (Mc 7, 6).
Việc giữ các giới răn của Chúa phải phát xuất từ đức tin tôn trọng lời của Chúa và tình yêu hướng tới Chúa. Tuy nhiên, rất nhiều người không có đức tin và tình yêu thương ấy nên mới dễ dàng gặt bỏ các giới răn của Chúa để giữ các tập tục của loài người. Dù họ tuyên xưng to tiếng ngoài môi miệng rằng họ kính mến Chúa thì Chúa, Đấng thấu suốt mọi tâm can cũng không công nhận cho.
Giữ các giới răn của Chúa là mến Chúa
Chúng ta yêu mến Chúa nên giữ các giới răn của Chúa. Giữ các giới răn của Chúa là yêu mến Chúa.
Lời của Chúa Giêsu nêu lên tương quan giữa các giới răn với tình yêu dành cho mình, nên Người kết luận : « Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy » (Ga 14, 21). Và Người cam kết : « Thầy sẽ xin Cha ». Nói thế là Người chịu trách nhiệp về những việc Người làm. Một cách chắc chắn và bảo đảm là; nếu Chúa Giêsu bênh đỡ chúng ta, chúng ta còn sợ hãi gì?
Chúa Giêsu xin Cha điều gì? Người xin Cha « ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác » (Ga 14, 16). Khi nói Đấng Phù Trợ khác, Chúa Giêsu chứng tỏ sự lo lắng bảo vệ các môn đệ, và cho thấy Người là một Đấng Phù Trợ. Đó là lý do tại sao Người nói đến một « Đấng Phù Trợ khác ».
Lạy Chúa Giêsu, chúng con nài xin Chúa xin Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến với chúng con, và ở trên chúng con như đã ở với các môn đệ Chúa, những người sống nhờ Thánh Thần Chúa và vui mừng nhận biết chỉ có Chúa là ơn cứu độ chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Chúa Nhật Vi Phục Sinh Năm - A
(Ga 14, 15 - 21)
Khi thể hiện tình yêu, nếu không nắm bắt được tấm lòng của đối phương, mà lại thể hiện tình yêu bằng phương pháp chỉ có bản thân mình thích trong khi đối phương không vui mừng thì đây không phải là tình yêu chân chính.
Liên hệ đến tình yêu của chúng ta đối với Chúa. Chúng ta yêu mến Thiên Chúa như thế nào? Chúng ta yêu theo kiểu của chúng ta thôi chưa chắc đã là yêu mến Chúa. Chính Thiên Chúa phán : “Trời cao hơn đất bao nhiêu thì tư tưởng của Thiên Chúa cũng cao hơn tư tưởng của lòng người bấy nhiêu” (Is 55, 9).
Trong bầu khí tình Thầy trò tâm sự, Chúa Giêsu phán : “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy” (Ga 14, 15). Vậy, chúng ta nghĩ xem, chúng ta yêu mến Chúa với việc tuân giữ các giới răn của Chúa như thể nào?
Mến Chúa thì phải giữ các giới răn của Chúa
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể làm người vừa mở ra cho nhân loại con đường dẫn đến sự sống đời đời, vừa dạy người ta biết cách yêu mến Thiên Chúa. “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy... Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy, và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu mến nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó” (Ga 14, 15. 21).
Cứ lời Chúa Giêsu nói ở trên thì có thể biết được rằng việc giữ các giới răn của Chúa là thể hiện lòng yên mến Chúa. Nếu ai yêu mến Chúa thì phải quý trọng và giữ các răn mà Chúa đã dạy và truyền phải giữ.
Những người giữ tập tục của loài người
Chúa Giêsu đã nghiêm khắc với những người không giữ các giới răn của Chúa lại còn tự phụ cho rằng mình yêu mến Chúa. “… như có chép rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng. Còn lòng chúng thi xa Ta... Các ông gạt bên lệnh truyền của Thiên Chúa, mà cố thủ lấy lệ truyền của loài người ” (Mc 7, 6).
Việc giữ các giới răn của Chúa phải phát xuất từ đức tin tôn trọng lời của Chúa và tình yêu hướng tới Chúa. Tuy nhiên, rất nhiều người không có đức tin và tình yêu thương ấy nên mới dễ dàng gặt bỏ các giới răn của Chúa để giữ các tập tục của loài người. Dù họ tuyên xưng to tiếng ngoài môi miệng rằng họ kính mến Chúa thì Chúa, Đấng thấu suốt mọi tâm can cũng không công nhận cho.
Giữ các giới răn của Chúa là mến Chúa
Chúng ta yêu mến Chúa nên giữ các giới răn của Chúa. Giữ các giới răn của Chúa là yêu mến Chúa.
Lời của Chúa Giêsu nêu lên tương quan giữa các giới răn với tình yêu dành cho mình, nên Người kết luận : « Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy » (Ga 14, 21). Và Người cam kết : « Thầy sẽ xin Cha ». Nói thế là Người chịu trách nhiệp về những việc Người làm. Một cách chắc chắn và bảo đảm là; nếu Chúa Giêsu bênh đỡ chúng ta, chúng ta còn sợ hãi gì?
Chúa Giêsu xin Cha điều gì? Người xin Cha « ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác » (Ga 14, 16). Khi nói Đấng Phù Trợ khác, Chúa Giêsu chứng tỏ sự lo lắng bảo vệ các môn đệ, và cho thấy Người là một Đấng Phù Trợ. Đó là lý do tại sao Người nói đến một « Đấng Phù Trợ khác ».
Lạy Chúa Giêsu, chúng con nài xin Chúa xin Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến với chúng con, và ở trên chúng con như đã ở với các môn đệ Chúa, những người sống nhờ Thánh Thần Chúa và vui mừng nhận biết chỉ có Chúa là ơn cứu độ chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Nhưng còn là Giáo Hội
Lm Minh Anh
14:50 10/05/2023
NHƯNG CÒN LÀ GIÁO HỘI
“Nếu các con giữ các điều răn của Thầy, các con sẽ ở lại trong tình yêu của Thầy!”.
William Barclay nói, “Chúa Kitô là đầu, Giáo Hội là thân. Đầu phải có một thân! Đúng theo nghĩa đen, Giáo Hội là đôi tay để làm công việc của Chúa Kitô; là đôi chân để lên đường rao truyền Chúa Kitô; và là tiếng nói, để công bố Lời Chúa Kitô. Yêu mến Chúa Kitô là yêu mến Giáo Hội; chống đối Chúa Kitô, thì không chỉ chống đối Ngài, ‘nhưng còn là Giáo Hội’ của Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Qua Tin Mừng hôm nay, khi nói, “Nếu các con giữ các điều răn của Thầy, các con sẽ ở lại trong tình yêu của Thầy”, Chúa Giêsu không chỉ nói đến các giới răn, không chỉ nói đến Ngài; ‘nhưng còn là Giáo Hội’ của Ngài!
Như Evà hình thành từ cạnh sườn Ađam, Giáo Hội hình thành từ cạnh sườn Chúa Kitô. Giáo Hội và Ngài là một! Bạn không thể nói, “Lạy Chúa, vâng! Và Giáo Hội, không!”. Chính nhờ Giáo Hội, bạn và tôi chào đời trong đức tin, lãnh nhận bao ân tứ đức tin và lớn lên trong đức tin.
Thật thú vị, bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay tường thuật một nan đề của Giáo Hội sơ khai: “Cắt bì hay không cắt bì!”. Các tông đồ, những con người đầu tiên này không phải là một tổ chức nhân loại thuần tuý, ‘nhưng còn là Giáo Hội’; vì thế, Chúa Thánh Thần đã can thiệp, giúp họ tìm ra giải pháp tối ưu! Một mặt, Giáo Hội cẩn thận tránh những thực hành không là trọng tâm của đức tin; mặt khác, sẵn sàng loại bỏ những gì không thiết yếu. Nguyên tắc vàng ‘khoan dung’ được tuân thủ bởi cả nhóm bảo thủ, lẫn nhóm tiến bộ; nhờ đó, Tin Mừng tiếp tục toả lan. Thánh Vịnh đáp ca tiên báo, “Hãy kể cho muôn dân được biết những kỳ công Chúa làm!”.
Qua những con người đầu tiên đó, Chúa Kitô xây nên Toà Nhà Hội Thánh giữa lòng thế giới; và hơn 2.000 năm qua, luôn có các đấng kế vị bảo tồn, gìn giữ. Vì thế, Chúa Kitô muốn chúng ta yêu thương các Giám mục, Linh mục; đặc biệt, Đức Thánh Cha, đại diện Ngài.
Chúng ta cần biết những giáo huấn ngài dạy, khó khăn ngài gặp… để hiệp thông, cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Ngày nay, với internet, điều này thật dễ! Chỉ cần một chút quan tâm, một chút thời gian, chúng ta có thể tiếp cận ngài; có thể biết công việc khó khăn của các mục tử, biết cả sự kiên trì của họ. Chính nhờ các ngài, Thánh Thể và các Bí Tích hiện diện khắp nơi. Hãy cám ơn Đức Thánh Cha, các Giám mục, Linh mục; cám ơn Giáo Phận, Giáo Xứ và cộng tác theo sức mình.
Anh Chị em,
“Yêu mến Chúa Kitô là yêu mến Giáo Hội!”. Đức Phanxicô nói, “Bạn không trở thành Kitô hữu từ phòng thí nghiệm; Giáo Hội sinh chúng ta như bà mẹ sinh con! Tại giếng Rửa Tội của đền thờ Latêranô, có một bản khắc Latin với đại ý, “Nơi đây, sinh ra một dân tộc thuộc dòng dõi Thiên Chúa, bởi Thánh Thần, Đấng làm cho nước này nên phong phú. Mẹ Giáo Hội sinh con cái mình trong sóng nước này!”. Đẹp không? Chúng ta không thuộc về Giáo Hội như thuộc về một hiệp hội, tổ chức; nhưng như ‘cuống rốn’ nối kết sinh tử với mẹ mình!”. Mọi bà mẹ đều thiếu sót như mỗi người thiếu sót. Khi ai nói tới các thiếu sót của mẹ mình, chúng ta che lại, chúng ta yêu chúng, thế thôi! Tôi có yêu Giáo Hội như yêu mẹ tôi không? Tôi có giúp Mẹ Giáo Hội của tôi nên xinh đẹp hơn không?”. Đừng quên, tôi càng thánh thiện, khuôn mặt Mẹ tôi càng xinh; tôi càng bất xứng, khuôn mặt Mẹ tôi càng khó nhìn! Mẹ tôi sáng láng hay lấm lem, tuỳ ở tôi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con yêu mến sự thánh thiện, vì con không chỉ là con, ‘nhưng còn là Giáo Hội’. Con là Giáo Hội, Giáo Hội là Mẹ con; khuôn mặt Mẹ con sáng láng hay lấm lem, tuỳ con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thượng Phụ Chính Thống ngỏ lời cùng khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô
Thanh Quảng sdb
03:32 10/05/2023
Đức Thượng Phụ Chính Thống ngỏ lời cùng khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô
Đức Thượng Phụ Tawadros II, người đứng đầu Giáo hội Chính thống phát biểu trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư với Đức Thánh Cha Phanxicô, nhân dịp năm mươi năm của một thỏa thuận Kitô học lịch sử giữa hai Giáo hội.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Đây là lần đầu tiên sau một thập kỷ, có hai vị đứng đầu của hai Giáo hội cùng hiện diện trong một buổi Triều yết ở Vatican.
Cả hai vị trao đổi lời chào và Đức Thương Phụ Ai Cập đã phát biểu trước đám đông tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô, đây là lần đầu tiên một người đứng đầu một Giáo hội khác làm như vậy.
Lời chào của Đức Thượng Phụ Tawadros
Đức Thượng Phụ Tawadros nói: “Kính thưa hiền huynh yêu dấu, Đức Phanxicô, Chúa Kitô đã sống lại, Ngài thực sự đã sống lại!”
Đức Thượng Phụ Chính thống giáo nhắc nhớ lại chuyến viếng thăm cuối cùng của ngài đến Quảng trường Thánh Phêrô, mười năm trước vào đúng ngày hôm nay; ngài nói: “Tôi nhìn nơi này, làm tôi nhớ lại mười năm trước, vào cùng thời điểm này, tôi và phái đoàn Chính thống của tôi được đón tiếp một cách chân tình.”
Đức Thượng Phụ Tawadros nhắc lại rằng, vào dịp đó, ngày 10 tháng 5 năm 2013, ngài đã gợi ý rằng ngày này phải được cử hành như một ‘Ngày của Tình bạn hàng năm giữa hai Giáo hội. Kể từ đó, Đức Thượng Phụ cho biết, ngài và Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao đổi qua điện thoại vào ngày 10 tháng 5 hàng năm.
Nhà lãnh đạo Chính thống giáo tiếp tục cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về chuyến viếng thăm Ai Cập năm 2017, Đức Thượng Phụ nhắc lại rằng đất nước Ai cập – nơi đặt trụ sở của Giáo hội Chính thống của tôi – có nguồn gốc Kitô giáo cổ xưa, và là vùng đất mà đời đan tu đã chào đời.
Đức Thượng Phụ nói: “Mặc dù có sự khác biệt về nguồn gốc và quan hệ của chúng ta, nhưng chúng ta được hợp nhất bởi tình yêu của Chúa Kitô, Đấng ngự trị trong chúng ta, và niềm tin của các Giáo phụ và các Tông đồ bao phủ chúng ta và hướng dẫn chúng ta.”
Phản ứng của Đức Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Thật là một niềm vui lớn lao, hôm nay tôi được chào đón Đức Thượng Phụ Tawadros II, Vị Giáo hoàng của Tòa Alexandria và là Thượng phụ của Tòa Thánh Marcô.”
“Quí anh chị em và Đức Thượng Phụ Tawadros thân mến, Tôi cảm ơn Đức Thượng Phụ đã nhận lời mời của tôi trong dịp kỷ niệm đang ghi nhớ này, và tôi nguyện xin ánh sáng của Thánh Linh Chúa soi dẫn chuyến viếng thăm của ngài tới Rome.”
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Tôi chân thành cảm ơn Đức Thượng Phụ trước sự tái cam kết tình thân hữu hôm nay, giúp tăng cường tình bằng hữu giữa Giáo hội Chính thống và Công Giáo”.
ĐTC nói đùa với Đức Thượng Phụ Tawadros, hai chúng ta nói chuyện qua điện thoại hàng năm, chúng ta vẫn là anh em tốt lành với nhau, và chúng ta không cãi nhau!”.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách thân thưa cùng các giám mục Chính thống và các tín hữu đang tụ tập tại Quảng trường: “cùng với anh chị em, tôi cầu xin Thiên Chúa toàn năng, nhờ sự chuyển cầu của các thánh và các vị tử đạo của Giáo hội Chính thống, giúp chúng ta thăng tiến trong sự hiệp thông.”
Đức Thượng Phụ Tawadros II, người đứng đầu Giáo hội Chính thống phát biểu trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư với Đức Thánh Cha Phanxicô, nhân dịp năm mươi năm của một thỏa thuận Kitô học lịch sử giữa hai Giáo hội.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Đây là lần đầu tiên sau một thập kỷ, có hai vị đứng đầu của hai Giáo hội cùng hiện diện trong một buổi Triều yết ở Vatican.
Cả hai vị trao đổi lời chào và Đức Thương Phụ Ai Cập đã phát biểu trước đám đông tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô, đây là lần đầu tiên một người đứng đầu một Giáo hội khác làm như vậy.
Lời chào của Đức Thượng Phụ Tawadros
Đức Thượng Phụ Tawadros nói: “Kính thưa hiền huynh yêu dấu, Đức Phanxicô, Chúa Kitô đã sống lại, Ngài thực sự đã sống lại!”
Đức Thượng Phụ Chính thống giáo nhắc nhớ lại chuyến viếng thăm cuối cùng của ngài đến Quảng trường Thánh Phêrô, mười năm trước vào đúng ngày hôm nay; ngài nói: “Tôi nhìn nơi này, làm tôi nhớ lại mười năm trước, vào cùng thời điểm này, tôi và phái đoàn Chính thống của tôi được đón tiếp một cách chân tình.”
Đức Thượng Phụ Tawadros nhắc lại rằng, vào dịp đó, ngày 10 tháng 5 năm 2013, ngài đã gợi ý rằng ngày này phải được cử hành như một ‘Ngày của Tình bạn hàng năm giữa hai Giáo hội. Kể từ đó, Đức Thượng Phụ cho biết, ngài và Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao đổi qua điện thoại vào ngày 10 tháng 5 hàng năm.
Nhà lãnh đạo Chính thống giáo tiếp tục cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về chuyến viếng thăm Ai Cập năm 2017, Đức Thượng Phụ nhắc lại rằng đất nước Ai cập – nơi đặt trụ sở của Giáo hội Chính thống của tôi – có nguồn gốc Kitô giáo cổ xưa, và là vùng đất mà đời đan tu đã chào đời.
Đức Thượng Phụ nói: “Mặc dù có sự khác biệt về nguồn gốc và quan hệ của chúng ta, nhưng chúng ta được hợp nhất bởi tình yêu của Chúa Kitô, Đấng ngự trị trong chúng ta, và niềm tin của các Giáo phụ và các Tông đồ bao phủ chúng ta và hướng dẫn chúng ta.”
Phản ứng của Đức Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Thật là một niềm vui lớn lao, hôm nay tôi được chào đón Đức Thượng Phụ Tawadros II, Vị Giáo hoàng của Tòa Alexandria và là Thượng phụ của Tòa Thánh Marcô.”
“Quí anh chị em và Đức Thượng Phụ Tawadros thân mến, Tôi cảm ơn Đức Thượng Phụ đã nhận lời mời của tôi trong dịp kỷ niệm đang ghi nhớ này, và tôi nguyện xin ánh sáng của Thánh Linh Chúa soi dẫn chuyến viếng thăm của ngài tới Rome.”
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Tôi chân thành cảm ơn Đức Thượng Phụ trước sự tái cam kết tình thân hữu hôm nay, giúp tăng cường tình bằng hữu giữa Giáo hội Chính thống và Công Giáo”.
ĐTC nói đùa với Đức Thượng Phụ Tawadros, hai chúng ta nói chuyện qua điện thoại hàng năm, chúng ta vẫn là anh em tốt lành với nhau, và chúng ta không cãi nhau!”.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách thân thưa cùng các giám mục Chính thống và các tín hữu đang tụ tập tại Quảng trường: “cùng với anh chị em, tôi cầu xin Thiên Chúa toàn năng, nhờ sự chuyển cầu của các thánh và các vị tử đạo của Giáo hội Chính thống, giúp chúng ta thăng tiến trong sự hiệp thông.”
Đức Phanxicô chào đón Thượng phụ Chính thống giáo Ai Cập
Vũ Văn An
14:53 10/05/2023
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung sáng ngày 10 tháng 5, 2023, tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã không dạy giáo lý như thường lệ, thay vào đó, ngài đã chính thức chào đón Thượng phụ Chính thống giáo Ai Cập Tawdros II, được ngài xưng là “pope” [Giáo Hoàng] hoặc “his Holiness” [Đức thánh thiện],đến thăm ngài nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày gặp mặt giữa Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI và Thượng phụ chính thống giáo Ai Cập Shenouda III. Sau đây là lời chào đón của Đức Phanxicô:
“Thưa anh chị em!
Hôm nay tôi vô cùng vui mừng chào đón Đức Thánh thiện Tawadros II, Giáo hoàng của Alexandria và Thượng phụ của Tòa Thánh Máccô, và phái đoàn ưu tú đang tháp tùng ngài.
Đức Thánh thiện Tawadros đã nhận lời mời của tôi đến Rôma để cùng tôi cử hành lễ kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử của Thánh Phaolô VI và Giáo hoàng Shenouda III vào năm 1973. Đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một Giám mục Rôma và một Thượng phụ của Giáo hội Chính thống Ai Cập, cao điểm là việc ký kết một tuyên bố chung đáng nhớ về Kitô học, chính xác vào ngày 10 tháng Năm. Để tưởng nhớ sự kiện này, Đức Thánh thiện Tawadros đã đến thăm tôi lần đầu tiên vào ngày 10 tháng 5 mười năm trước, một vài tháng sau cuộc bầu cử của ngài và của tôi, và đề xuất cử hành “Ngày của tình bạn Công Giáo-Coptic” vào mỗi ngày 10 tháng 5, mà từ đó chúng tôi đã cử hành hàng năm. Chúng tôi gọi điện cho nhau, chúng tôi gửi lời chào, và chúng tôi vẫn là anh em tốt, chúng tôi không cãi nhau!
Bằng hữu và hiền đệ Tawadros thân mến, cảm ơn hiền đệ đã nhận lời mời của tôi trong dịp kỷ niệm kép này, và tôi cầu nguyện để ánh sáng của Chúa Thánh Thần có thể soi sáng chuyến viếng thăm Rôma của hiền đệ, những cuộc gặp gỡ quan trọng mà hiền đệ sẽ có ở đây, và đặc biệt là những cuộc trò chuyện cá nhân của chúng ta. Tôi chân thành cảm ơn hiền đệ vì sự cam kết của hiền đệ đối với tình bạn ngày càng tăng giữa Giáo hội Chính thống Ai cập và Giáo Hội Công Giáo.
Thưa Đức Thánh thiện, các giám mục thân mến, tất cả qúy vị, cùng với qúy vị, tôi nài xin Thiên Chúa Toàn Năng, nhờ lời chuyển cầu của Các Thánh Tử đạo của Giáo hội Ai Cập, xin Người giúp chúng ta lớn lên trong hiệp thông, trong một mối dây duy nhất và thánh thiện của đức tin, đức cậy và đức mến Kitô giáo. Và nói về các vị tử đạo của Giáo hội Ai Cập, cũng là của chúng tôi, tôi muốn nhắc lại các vị tử đạo trên bãi biển Libya, đã tử đạo cách đây vài năm.
Tôi yêu cầu tất cả anh chị em có mặt hãy cầu nguyện với Thiên Chúa để Người ban phước lành cho chuyến thăm của Giáo hoàng Tawadros tới Rôma và bảo vệ toàn bộ Giáo hội Chính thống Ai Cập. Ước gì chuyến viếng thăm này đưa chúng ta đến ngày hồng phúc khi chúng ta sẽ nên một trong Chúa Kitô! Cảm ơn qúy vị”.
Sau đó, Đức Phanxicô đã chào thăm các người đến yết kiến ngài bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ả Rập, tiếng Ba Lan và dĩ nhiên tiếng Ý. Cuối cùng, ngài nói: “như thường lệ, tôi ngỏ lời với các bạn trẻ, bệnh nhân, người già và các cặp vợ chồng mới cưới: Tôi cầu chúc mỗi người giữ trong Chúa Kitô niềm hy vọng soi sáng ý nghĩa của cuộc sống hàng ngày. Tôi kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria trong tháng dành riêng cho Mẹ.
Tôi giao phó đất nước Ukraine đau khổ cho Mẹ, Đấng an ủi những người đau khổ và là Nữ hoàng của hòa bình.
Tôi chúc lành cho tất cả anh chị em, và bây giờ cùng với Thượng phụ Tawadros và tất cả chúng ta sẽ cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha và sau đó là Thượng phụ Tawadros và tôi sẽ ban phép lành”.
Tình hình tự do tôn giáo trên thế giới ngày càng tồi tệ
Thanh Quảng sdb
16:34 10/05/2023
Tình hình tự do tôn giáo trên thế giới 'ngày càng tồi tệ'
Theo Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF), một số quốc gia trên thế giới được ghi nhận có sự suy giảm đáng kể về tự do tôn giáo trong năm 2022.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Tình hình tự do tôn giáo đang trở nên tồi tệ trên khắp thế giới, một ủy ban giám sát độc lập của Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo mới.
Trong Báo cáo thường niên năm 2023, được công bố gần đây, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đã báo cáo một “sự thụt lùi” đáng kể ở các quốc gia như Afghanistan, Trung Quốc, Cuba, Iran, Nicaragua và Nga.
Báo cáo của cơ quan liên bang lưỡng đảng đưa ra các khuyến nghị về chính sách đối ngoại cho Chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn các cuộc đàn áp tôn giáo và thúc đẩy tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở nước ngoài.
Các khuyến nghị giúp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lập danh sách hàng năm các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tham gia hoặc dung túng cho “những vi phạm có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng” đối với tự do tôn giáo.
Mười bảy quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC)
Đối với năm 2023, USCIRF đề xuất 17 quốc gia lên Bộ Ngoại giao để chỉ định là Quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC). Đó là 12 quốc gia mà Bộ đã chỉ định là CPC vào tháng 11 năm 2022 (Myanmar, Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan) cũng như năm quốc gia khác: Afghanistan, Ấn Độ, Nigeria, Syria, và Việt Nam.
Báo cáo 2023 cũng khuyến nghị đưa 11 quốc gia vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) của Bộ Ngoại giao.
Trong số đó, Algeria và Cộng hòa Trung Phi (CAR) mà Bộ Ngoại giao đã đưa vào danh sách năm ngoái.
8 quốc gia khác được đề xuất cho SLW là: Azerbaijan, Ai Cập, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và lần đầu tiên có Sri Lanka, vì các điều kiện tự do tôn giáo xút giảm vào năm 2022.
Đức Tổng Giám Mục Ấn Độ ‘lo ngại’ về cuộc bách hại Kitô hữu trong cuộc đụng độ ở Manipur
Báo cáo nêu chi tiết những hoàn cảnh khó khăn đối với những người có đức tin ở 28 quốc gia này, chẳng hạn như cuộc đàn áp các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo bởi chế độ của Tổng thống Daniel Ortega ở Nicaragua, hay những vi phạm nhân quyền trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine.
Bảy thực thể cần quan tâm đặc biệt (EPC)
USCIRF tiếp tục khuyến nghị bảy chủ thể phi nhà nước được chỉ định lại là Thực thể Cần quan tâm Đặc biệt (EPC) vì “những vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống, đang diễn ra và nghiêm trọng”. Bộ Ngoại giao đã chỉ định tất cả bảy nhóm này vào EPC vào tháng 11 năm 2022.
Đó là: tổ chức Hồi giáo Somali al Shabaab; nhóm khủng bố Hồi giáo Boko Haram của Nigeria; Houthis thân Iran ở Yemen bị chiến tranh tàn phá; Hay’at Tahrir al-Sham (HTS), một tổ chức vũ trang Hồi giáo dòng Sunni tham gia Nội chiến Syria; Nhà nước Hồi giáo ở Greater Sahara (ISGS); Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Tây Phi (ISWAP hoặc ISIS-Tây Phi) và Jamaat Nasr al-Islam wal Muslimin (JNIM), được thành lập ở Mali vào năm 2017.
Lo lắng về luật báng bổ
Trong báo cáo, USCIRF bày tỏ sự báo động về việc tiếp tục thực thi các điều khoản báng bổ trừng phạt các cá nhân bị cáo buộc xúc phạm, xúc phạm hoặc bôi nhọ các học thuyết tôn giáo và nỗ lực ban hành luật báng bổ nghiêm khắc hơn ở một số quốc gia. Chủ tịch USCIRF Nury Turkel cho biết: “Các vụ truy tố tội báng bổ thể hiện sự coi thường trắng trợn nhân quyền và thường được xử dụng để nhắm mục tiêu vào các thành viên của cộng đồng tôn giáo và những người có quan điểm khác hoặc bất đồng chính kiến,” Chủ tịch USCIRF Nury Turkel cho biết trong một tuyên bố, thúc giục Chính quyền Hoa Kỳ thực hiện các khuyến nghị và xem xét chính sách của Hoa Kỳ đối với bốn quốc gia do CPC chỉ định đã được miễn trừ khi thực hiện bất kỳ hành động nào.”
Theo Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF), một số quốc gia trên thế giới được ghi nhận có sự suy giảm đáng kể về tự do tôn giáo trong năm 2022.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Tình hình tự do tôn giáo đang trở nên tồi tệ trên khắp thế giới, một ủy ban giám sát độc lập của Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo mới.
Trong Báo cáo thường niên năm 2023, được công bố gần đây, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đã báo cáo một “sự thụt lùi” đáng kể ở các quốc gia như Afghanistan, Trung Quốc, Cuba, Iran, Nicaragua và Nga.
Báo cáo của cơ quan liên bang lưỡng đảng đưa ra các khuyến nghị về chính sách đối ngoại cho Chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn các cuộc đàn áp tôn giáo và thúc đẩy tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở nước ngoài.
Các khuyến nghị giúp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lập danh sách hàng năm các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tham gia hoặc dung túng cho “những vi phạm có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng” đối với tự do tôn giáo.
Mười bảy quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC)
Đối với năm 2023, USCIRF đề xuất 17 quốc gia lên Bộ Ngoại giao để chỉ định là Quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC). Đó là 12 quốc gia mà Bộ đã chỉ định là CPC vào tháng 11 năm 2022 (Myanmar, Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan) cũng như năm quốc gia khác: Afghanistan, Ấn Độ, Nigeria, Syria, và Việt Nam.
Báo cáo 2023 cũng khuyến nghị đưa 11 quốc gia vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) của Bộ Ngoại giao.
Trong số đó, Algeria và Cộng hòa Trung Phi (CAR) mà Bộ Ngoại giao đã đưa vào danh sách năm ngoái.
8 quốc gia khác được đề xuất cho SLW là: Azerbaijan, Ai Cập, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và lần đầu tiên có Sri Lanka, vì các điều kiện tự do tôn giáo xút giảm vào năm 2022.
Đức Tổng Giám Mục Ấn Độ ‘lo ngại’ về cuộc bách hại Kitô hữu trong cuộc đụng độ ở Manipur
Báo cáo nêu chi tiết những hoàn cảnh khó khăn đối với những người có đức tin ở 28 quốc gia này, chẳng hạn như cuộc đàn áp các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo bởi chế độ của Tổng thống Daniel Ortega ở Nicaragua, hay những vi phạm nhân quyền trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine.
Bảy thực thể cần quan tâm đặc biệt (EPC)
USCIRF tiếp tục khuyến nghị bảy chủ thể phi nhà nước được chỉ định lại là Thực thể Cần quan tâm Đặc biệt (EPC) vì “những vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống, đang diễn ra và nghiêm trọng”. Bộ Ngoại giao đã chỉ định tất cả bảy nhóm này vào EPC vào tháng 11 năm 2022.
Đó là: tổ chức Hồi giáo Somali al Shabaab; nhóm khủng bố Hồi giáo Boko Haram của Nigeria; Houthis thân Iran ở Yemen bị chiến tranh tàn phá; Hay’at Tahrir al-Sham (HTS), một tổ chức vũ trang Hồi giáo dòng Sunni tham gia Nội chiến Syria; Nhà nước Hồi giáo ở Greater Sahara (ISGS); Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Tây Phi (ISWAP hoặc ISIS-Tây Phi) và Jamaat Nasr al-Islam wal Muslimin (JNIM), được thành lập ở Mali vào năm 2017.
Lo lắng về luật báng bổ
Trong báo cáo, USCIRF bày tỏ sự báo động về việc tiếp tục thực thi các điều khoản báng bổ trừng phạt các cá nhân bị cáo buộc xúc phạm, xúc phạm hoặc bôi nhọ các học thuyết tôn giáo và nỗ lực ban hành luật báng bổ nghiêm khắc hơn ở một số quốc gia. Chủ tịch USCIRF Nury Turkel cho biết: “Các vụ truy tố tội báng bổ thể hiện sự coi thường trắng trợn nhân quyền và thường được xử dụng để nhắm mục tiêu vào các thành viên của cộng đồng tôn giáo và những người có quan điểm khác hoặc bất đồng chính kiến,” Chủ tịch USCIRF Nury Turkel cho biết trong một tuyên bố, thúc giục Chính quyền Hoa Kỳ thực hiện các khuyến nghị và xem xét chính sách của Hoa Kỳ đối với bốn quốc gia do CPC chỉ định đã được miễn trừ khi thực hiện bất kỳ hành động nào.”
Toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng Phanxicô của các tu sĩ Dòng Tên Hung Gia Lợi
Vũ Văn An
18:38 10/05/2023
Như thông lệ, trong chuyến viếng thăm Hung Gia Lợi vừa qua, Đức Phanxicô đã gặp gỡ các tu sĩ cùng dòng của ngài, tức Dòng tên, tại toà sứ thần Tòa Thánh ở Budapest. Và cũng như thông lệ, Cha Sparado, chủ bút tờ La Civilta Cattolica, đã ghi lại cuộc phỏng vấn ngài tại đây như sau (Nguyên văn xem tại đây: https://www.laciviltacattolica.com/this-is-gods-style-pope-francis-conversation-with-hungarian-jesuits/):
:
Trong ngày thứ hai của chuyến tông du đến Hung Gia Lợi, vào ngày 29 tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các tu sĩ Dòng Tên của đất nước. Khoảng 6 giờ chiều, ngài bước vào Hội trường của Tòa Sứ thần, nơi tập trung 32 tu sĩ Dòng Tên, trong đó có cha giám tỉnh, Attila András. Sau đó ngài thăm hỏi nhiều người trong số họ, từng người một. Cuộc họp bắt đầu với những lời chào mừng của Cha András, người đã trình bày tình hình trong tỉnh dòng. Sau đó, Đức Giáo Hoàng cảm ơn ngài và nói, “Bây giờ, anh em hãy hỏi những câu hỏi anh em muốn. Cảm ơn!" Các tu sĩ Dòng Tên muốn tặng một món quà cho mỗi câu trả lời được đưa ra - “một trò chơi,” cha phụ tá của cha giám tỉnh, Cha Koronkai Zoltán, nói thế. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cười sảng khoái, nhưng yêu cầu họ hỏi mọi câu hỏi trước, rồi cuối cùng mới cùng nhau trao quà, vì ngài sợ sẽ không có đủ thời gian.
Câu hỏi đầu tiên là về mục vụ giới trẻ: làm thế nào để chúng ta tương tác tốt nhất với giới trẻ?
Đối với tôi, chữ chủ yếu là “chứng từ.” Không có chứng từ, không có việc làm chứng thì không thể làm gì được. Anh em kết cục giống như bài hát hay của Mina: “parole, parole, parole…” (lời, lời, lời). Không có chứng từ thì không có gì xảy ra. Và chứng từ có nghĩa là nhất quán trong cuộc sống.
Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô thân mến, thật vui khi có Đức Giáo Hoàng ở cùng chúng con. Điều gì đã thôi thúc Đức Giáo Hoàng quay trở lại Hung Gia Lợi sau chuyến đi năm 2021?
Lý do là lần đầu tiên tôi phải đi Slovakia, mà Budapest đang có Đại Hội Thánh Thể. Vì vậy, tôi đã đến đây trong vài giờ. Khi đó, tôi đã hứa sẽ trở lại, và đây, tôi đang ở đây!
Về những người trẻ đang được đào tạo trong Dòng Tên và những người trẻ nói chung, Đức Thánh Cha có lời khuyên nào cho chúng con?
Nói một cách rõ ràng. Người ta thường nói rằng để trở thành một tu sĩ Dòng Tên tốt, anh em phải suy nghĩ rõ ràng và nói năng tối nghĩa. Nhưng với những người trẻ tuổi, điều đó không có tác dụng: anh em phải nói rõ ràng, cho họ thấy sự nhất quán. Những người trẻ tuổi có một cái mũi rất thính đối với việc không có sự nhất quán. Với những người trẻ đang được huấn luyện, anh em phải nói như nói với người lớn, như anh em nói với người trưởng thành, chứ không phải với trẻ em. Và dẫn nhập họ vào kinh nghiệm thiêng liêng; chuẩn bị cho họ kinh nghiệm thiêng liêng tuyệt vời là Linh thao. Những người trẻ tuổi không chấp nhận nói nước đôi, điều đó rõ ràng với tôi. Nhưng rõ ràng không có nghĩa là hung hăng. Sự rõ ràng phải luôn được kết hợp với sự hòa nhã, tình huynh đệ, tình phụ tử.
Chữ chủ yếu là “tính chân chính”. Hãy để những người trẻ tuổi nói những gì họ cảm thấy. Đối với tôi, đối thoại giữa một người trẻ và một người lớn tuổi là điều quan trọng: nói chuyện, thảo luận. Tôi mong đợi tính chân chính, sự việc làm sao, người ta nên nói về chúng như thế: các khó khăn, tội lỗi. Là một người tạo điều kiện cho việc đào tạo, anh em phải dạy cho những người trẻ tuổi sự nhất quán. Và điều quan trọng là người trẻ phải đối thoại với người già. Người già không thể ở bệnh xá một mình; họ phải ở trong cộng đồng, để có thể trao đổi giữa họ và những người trẻ tuổi. Hãy nhớ lời tiên tri của Giôen: người già sẽ có những giấc mơ và người trẻ sẽ là các tiên tri. Lời tiên tri của người trẻ là lời tiên tri xuất phát từ mối quan hệ dịu dàng với người già. “Dịu dàng” là một trong những chữ chủ yếu của Thiên Chúa: gần gũi, cảm thương và dịu dàng. Trên con đường này chúng ta sẽ không bao giờ đi sai đường. Đây là phong cách của Thiên Chúa.
Con muốn đặt một câu hỏi về chủ đề tình yêu của Kitô hữu đối với những người đã phạm tội lạm dụng tình dục. Tin Mừng yêu cầu chúng ta yêu thương, nhưng làm thế nào để chúng ta đồng thời yêu thương những người từng bị lạm dụng và những kẻ lạm dụng họ? Chúa yêu tất cả mọi người. Người cũng yêu họ. Nhưng còn chúng ta thì sao? Đương nhiên không bao giờ che đậy điều gì, nhưng chúng ta yêu những kẻ lạm dụng cách nào? Con muốn cung ứng lòng cảm thương và tình yêu mà Tin Mừng đòi hỏi phải dành cho mọi người, kể cả kẻ thù. Nhưng làm thế nào để điều này khả hữu?
Nó không hề dễ dàng chút nào. Ngày nay chúng ta hiểu rằng thực tế lạm dụng rất rộng: có lạm dụng tình dục, lạm dụng tâm lý, lạm dụng kinh tế, lạm dụng người di cư. Con đề cập đến lạm dụng tình dục. Làm thế nào để chúng ta tiếp cận, làm thế nào để chúng ta nói chuyện với những kẻ lạm dụng mà chúng ta cảm thấy kinh tởm? Vâng, họ cũng là con cái Thiên Chúa. Nhưng làm thế nào anh em có thể yêu họ? Đó là một câu hỏi mạnh mẽ. Thực vậy, kẻ lạm dụng phải bị lên án, nhưng với tư cách một người anh em. Lên án họ phải được hiểu là một hành động bác ái. Có một luận lý học, một hình thức yêu kẻ thù cũng được thể hiện theo cách này. Và nó không phải là điều dễ dàng để hiểu và sống. Kẻ lạm dụng là kẻ thù. Mỗi người chúng ta đều cảm nhận được điều này vì chúng ta đồng cảm với nỗi đau khổ của những người bị lạm dụng. Khi anh em nghe những gì mà sự lạm dụng để lại trong lòng những người bị lạm dụng, anh em sẽ có ấn tượng rất mạnh mẽ. Ngay cả việc nói chuyện với kẻ lạm dụng cũng khiến anh em cảm thấy ghê tởm; nó không dễ. Nhưng họ cũng là con cái của Thiên Chúa. Họ đáng bị trừng phạt, nhưng họ cũng đáng được chăm sóc mục vụ. Làm thế nào để chúng ta cung cấp điều đó? Không, nó không phải dễ dàng. Con nói đúng.
Còn mối liên hệ của Đức Thánh Cha với cha Ferenc Jálics thì sao? Chuyện gì đã xảy ra? Là giám tỉnh, Đức Thánh Cha đã trải nghiệm tình huống bi đát đó như thế nào? Những lời buộc tội nghiêm trọng đã được đưa ra chống lại Đức Thánh Cha.
Cha Ferenc Jálics và Orlando Yorio đã phục vụ mục vụ trong một khu phố thuộc tầng lớp lao động và làm việc chăm chỉ. Jálics là người cha thiêng liêng và là cha giải tội của tôi trong năm thứ nhất và thứ hai thần học. Ở khu phố nơi ngài công tác có một chi bộ du kích. Nhưng hai tu sĩ Dòng Tên này không liên quan gì đến chi bộ này: các ngài là mục tử, không phải chính trị gia. Các ngài vô tội khi bị bắt làm tù binh. Quân đội không tìm thấy gì để buộc tội các ngài, nhưng các ngài phải ngồi tù 9 tháng, bị đe dọa và tra tấn. Sau đó, các ngài được thả ra, nhưng những điều này để lại vết thương sâu. Jálics ngay lập tức đến gặp tôi và chúng tôi nói chuyện. Tôi khuyên ngài về với mẹ ngài ở Mỹ. Tình hình thực sự quá rối ren và bất định. Sau đó, huyền thoại phát triển cho rằng tôi đã giao nộp họ để bị cầm tù. Anh em nên biết một tháng trước, Hội đồng Giám mục Á Căn Đình đã xuất bản hai tập, trong số ba tập đã được lên kế hoạch, với tất cả các tài liệu liên quan đến những gì đã xảy ra giữa Giáo hội và quân đội. Anh em sẽ tìm thấy mọi điều ở đó. Nhưng trở lại những sự kiện tôi đang kể lại. Khi quân đội rời đi, Jálics đã xin phép tôi đến để thực hiện một khóa Linh thao ở Á Căn Đình. Tôi để ngài đến, và chúng tôi thậm chí còn cử hành Thánh lễ với nhau. Sau đó, tôi gặp lại ngài với tư cách tổng giám mục và rồi một lần nữa với tư cách giáo hoàng; ngài đến Rôma để gặp tôi. Chúng tôi luôn duy trì mối liên hệ này. Nhưng khi ngài đến gặp tôi lần cuối ở Vatican, tôi có thể thấy ngài đau khổ vì không biết nói chuyện với tôi như thế nào. Có một khoảng cách. Vết thương của những năm tháng đó vẫn còn trong tôi và ngài, bởi vì cả hai chúng tôi đều trải qua sự bách hại đó.
Một số người trong chính phủ muốn “chặt đầu tôi,” và họ không đề cập nhiều đến vấn đề Jálics này, nhưng họ đặt câu hỏi về toàn bộ cách hành động của tôi trong chế độ độc tài. Vì vậy, họ đưa tôi ra xét xử. Tôi được lựa chọn nơi tổ chức phiên điều trần. Tôi đã chọn để nó ở dinh giám mục. Nó kéo dài bốn giờ 10 phút. Một trong những thẩm phán đã rất khăng khăng khi đặt câu hỏi về cách tôi cư xử. Tôi luôn luôn trả lời trung thực. Nhưng, theo quan điểm của tôi, câu hỏi nghiêm túc duy nhất, có thực chất và được diễn đạt rõ ràng, đến từ một luật sư thuộc Đảng Cộng sản. Và nhờ câu hỏi đó, sự việc đã được sáng tỏ. Cuối cùng, sự vô tội của tôi đã được chứng minh. Nhưng trong bản án đó hầu như không đề cập đến Jàlics, mà chỉ đề cập đến những trường hợp khác của những người đã nhờ tôi giúp đỡ. Sau đó, tôi đã gặp lại ở đây tại Rôma với tư cách giáo hoàng hai trong số các thẩm phán đó. Một cùng đến với một nhóm người Á Căn Đình. Tôi không nhận ra ông ta, nhưng tôi có ấn tượng rằng tôi đã thấy ông ta. Tôi nhìn ông ta, tôi cứ thế nhìn ông ta. Tôi tự nói với mình, "nhưng mình biết ông ta mà." Ông ôm tôi rồi bỏ đi. Sau đó tôi gặp lại ông ta và ông ta tự giới thiệu. Tôi nói với ông: “Tôi đáng bị trừng phạt gấp trăm lần, nhưng không phải vì lý do đó.” Tôi nói với ông ấy để làm hòa. Vâng, tôi đáng bị phán xét vì tội lỗi của mình, nhưng về điểm này tôi muốn làm rõ. Một trong ba thẩm phán khác cũng đến, và ông ấy nói với tôi rõ ràng rằng họ đã nhận được chỉ thị từ chính phủ để kết án tôi.
Nhưng tôi muốn nói thêm rằng khi Jálics và Yorio bị quân đội bắt giữ, tình hình ở Argentina rất hoang mang và không rõ phải làm gì. Tôi đã làm những gì tôi cảm thấy phải làm để bảo vệ họ. Đó là một vụ việc rất đau khổ.
Jálics là một người tốt, một người của Thiên Chúa, một người tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng ngài lại trở thành nạn nhân của một đám tùy tùng mà ngài không thuộc về. Bản thân ngài hiểu rõ điều này. Đám tùy tùng đó là lực lượng kháng chiến tích cực ở nơi ngài đến làm tuyên úy. Anh em sẽ tìm thấy sự thật về vụ án này trong hai tập tài liệu đã được xuất bản.
Công đồng Vatican II nói về mối tương quan giữa Giáo hội và thế giới hiện đại. Làm thế nào chúng ta có thể hòa giải Giáo hội và thực tại đã vượt quá hiện đại? Làm thế nào để chúng ta tìm thấy tiếng nói của Thiên Chúa trong khi yêu thời đại của chúng ta?
Tôi không biết phải trả lời thế nào về mặt lý thuyết, nhưng tôi chắc chắn biết rằng Công đồng vẫn đang được áp dụng. Người ta nói rằng phải mất một thế kỷ để một Công đồng được thẩm hóa. Và tôi biết sự kháng cự đối với các sắc lệnh của nó quả khủng khiếp. Có sự hỗ trợ đáng kinh ngạc cho chủ nghĩa duy phục hồi, điều mà tôi gọi là “indietrismo” (sự lạc hậu), như Thư gửi người Do Thái (10:39) nói: “Nhưng chúng tôi không thuộc về những người lùi bước.” Dòng chảy của lịch sử và ân sủng đi từ gốc rễ trở lên giống như nhựa cây đơm hoa kết trái. Nhưng nếu không có dòng chảy này, anh em mãi là xác ướp. Đi ngược lại không bao giờ bảo toàn cuộc sống. Bạn phải thay đổi, như Thánh Vincent thành Lérins đã viết trong Commonitory[Sách Lời Khuyên] của mình khi ngài nhận xét rằng ngay cả tín điều của Kitô giáo cũng tiến triển, củng cố qua nhiều năm tháng, phát triển theo thời gian, đào sâu theo thời gian. Nhưng đây là sự thay đổi từ dưới lên. Điều nguy hiểm ngày nay là indietrismo, phản ứng chống lại hiện đại. Đó là một căn bệnh hoài cổ. Đây là lý do tại sao tôi quyết định rằng giờ đây việc không cho phép cử hành theo Sách lễ Rôma năm 1962 là bắt buộc đối với tất cả các linh mục mới được thánh hiến. Sau tất cả các cuộc tham vấn cần thiết, tôi quyết định điều này bởi vì tôi thấy rằng các biện pháp mục vụ tốt mà Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI đưa ra đang được sử dụng một cách ý thức hệ, đi thụt lùi. Cần phải ngăn chặn thứ indietrismo này, điều không nằm trong tầm nhìn mục vụ của các vị tiền nhiệm của tôi.
Lễ thụ phong linh mục của con sẽ diễn ra trong ba tuần nữa. Đức Thánh Cha có nhớ lễ thụ phong linh mục của Đức Thánh Cha như thế nào không? Đức Thánh Cha có muốn đưa ra lời khuyên nào cho một linh mục mới được thụ phong không?
Có năm người chúng tôi, và hai người chúng tôi vẫn còn sống. Tôi có một trí nhớ tốt. Và tôi rất biết ơn các bề trên đã chuẩn bị chu đáo cho chúng tôi, và tổ chức một buổi lễ kỷ niệm đẹp đẽ, đơn giản, không hào nhoáng hay phô trương trong Vườn của Khoa. Những khoảnh khắc đẹp đẽ. Và tôi cũng rất vui khi thấy có một nhóm đồng đội của tôi từ phòng thí nghiệm hóa học nơi tôi làm việc, tất cả đều là người vô thần và cộng sản. Họ đã có mặt! Một trong số họ đã bị bắt giữ và sau đó bị quân đội giết chết. Thầy muốn một lời khuyên: đừng đi lạc xa người già!
Cuối cùng, Đức Phanxicô đứng dậy và nói: “Cảm ơn rất nhiều vì chuyến thăm này. Chúng ta có thể cầu nguyện với Đức Mẹ và sau đó tôi sẽ ban phép lành.” Đức Giáo Hoàng đã nhận được nhiều món quà khác nhau, mỗi người tặng đều đưa ra những lời giải thích chi tiết. Sau đó, Đức Phanxicô chào từng người mà ngài không chào được khi bước vào và một bức ảnh nhóm được chụp.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội Mừng Sinh Nhật Nước Trời Thánh Lôrenxô Nguyễn Văn Hưởng
GX Tụy Hiền
10:02 10/05/2023
Giáo Xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội Mừng Sinh Nhật Nước Trời Thánh Lôrenxô Nguyễn Văn Hưởng
Thứ Năm, ngày 27/4/2023, Giáo xứ Tụy Hiền (Kẻ Sải) hân hoan mừng 167 năm sinh nhật Nước Trời thánh Lô-ren-sô Nguyễn Văn Hưởng. Thánh lễ do Đức TGM Giu-se chủ tế lúc 9h30 với sự hiệp thông sốt sắng của quý cha, quý thầy phó tế, quý sơ và đông đảo cộng đoàn dân Chúa. Trong ngày lễ đặc biệt hôm nay, 113 em thiếu nhi toàn Giáo xứ cũng được vui mừng khi lần đầu tiên được rước Mình Thánh Chúa.
Xem Hình
Thánh Lô-ren-sô Nguyễn Văn Hưởng, linh mục sinh năm 1802 tại Kẻ Sải, Hà Nội. Ngài tử vì đạo ngày 27/4/1856, gần Ninh Bình. Thánh Hưởng truyền giáo nhiều năm trước khi bị bắt, bị giam tù và bị xử trảm dưới đời vua Tự Ðức. Ngài được Đức Thánh Cha Pi-ô X phong chân phước ngày 2/5/1909. Ngày 19/6/1988, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã tôn phong người lên bậc hiển thánh.
Chào đón vị cha chung của Tổng Giáo phận
Cùng cờ hoa, kèn trống rộn ràng trong màu cờ sắc áo, các hội đoàn đã hội tụ đông đủ tại khuôn viên nhà thờ để chào đón Đức TGM Giu-se, vị cha chung của Tổng Giáo phận.
Sau những tràng pháo tay giòn giã cùng những lời chúc, cộng đoàn hiệp thông với Đức TGM Giu-se dâng lời kinh tạ ơn, cầu nguyện cho ngài và toàn thể con dân nơi Giáo xứ.
Tin vào sự sống Phục sinh
Khởi đi từ biến cố Phục sinh, Đức TGM Giu-se khẳng định Chúa Giê-su là Thiên Chúa quyền năng trên sự sống và sự chết. Việc cử hành lễ Phục sinh, hướng tâm hồn chúng ta về với tương lai, để biết rằng tương lai của chúng ta không phải ở trong nấm mồ mà ở trên quê trời vĩnh cửu.
Mừng kính thánh Lô-ren-sô Hưởng hôm nay, Đức TGM Giu-se cũng mời gọi cộng đoàn cùng nhau suy tư về mầu nhiệm Phục sinh. Vì tin vào sự Phục sinh trong tương lai, Thánh Lô-ren-sô sẵn sàng chấp nhận cái chết khổ hình, đau đớn như lời Chúa đã dạy: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình” (Ga 20,24). Thánh Lô-ren-sô noi gương Chúa coi mình như hạt lúa gieo vào lòng đất, chấp nhận chết đi và trổ sinh hạt lúa mới. Cộng đoàn đức tin của Giáo xứ, của Tổng Giáo phận có được như ngày hôm nay là nhờ ơn Chúa, nhờ máu của các thánh tử đạo. Máu của các ngài chính là hạt giống nảy sinh đức tin của chúng ta.
Ngỏ lời với 113 em thiếu nhi trong toàn Giáo xứ hôm nay lần đầu tiên được rước Chúa vào lòng, Đức TGM Giu-se mời gọi các em hãy yêu mến Chúa Giê-su qua việc năng đến viếng Thánh Thể, năng rước lễ, năng học hỏi Giáo lý, thực hành những điều Chúa dạy: mến Chúa, yêu người.
Sống chứng nhân
Trước khi kết thúc Thánh lễ, vị đại diện Giáo xứ bày tỏ tâm tình tri ân tới Đức TGM Giu-se, quý cha, quý thầy, quý sơ và toàn thể cộng đoàn. Thánh lễ khép lại vào lúc 11h00 trong tâm tình tạ ơn và hân hoan của cộng đoàn tham dự.
Được biết, công trình cây dựng Đền thánh Lô-ren-sô trong khuôn viên nhà thờ Giáo xứ cũng đang dần được hoàn thiện. Cùng với việc xây dựng Đền thánh, xin cho mỗi tín hữu nơi đây biết xây dựng đời sống đức tin, tình hiệp nhất và sẵn sàng làm chứng cho Chúa trong xã hội hôm nay.
Thứ Năm, ngày 27/4/2023, Giáo xứ Tụy Hiền (Kẻ Sải) hân hoan mừng 167 năm sinh nhật Nước Trời thánh Lô-ren-sô Nguyễn Văn Hưởng. Thánh lễ do Đức TGM Giu-se chủ tế lúc 9h30 với sự hiệp thông sốt sắng của quý cha, quý thầy phó tế, quý sơ và đông đảo cộng đoàn dân Chúa. Trong ngày lễ đặc biệt hôm nay, 113 em thiếu nhi toàn Giáo xứ cũng được vui mừng khi lần đầu tiên được rước Mình Thánh Chúa.
Xem Hình
Thánh Lô-ren-sô Nguyễn Văn Hưởng, linh mục sinh năm 1802 tại Kẻ Sải, Hà Nội. Ngài tử vì đạo ngày 27/4/1856, gần Ninh Bình. Thánh Hưởng truyền giáo nhiều năm trước khi bị bắt, bị giam tù và bị xử trảm dưới đời vua Tự Ðức. Ngài được Đức Thánh Cha Pi-ô X phong chân phước ngày 2/5/1909. Ngày 19/6/1988, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã tôn phong người lên bậc hiển thánh.
Chào đón vị cha chung của Tổng Giáo phận
Cùng cờ hoa, kèn trống rộn ràng trong màu cờ sắc áo, các hội đoàn đã hội tụ đông đủ tại khuôn viên nhà thờ để chào đón Đức TGM Giu-se, vị cha chung của Tổng Giáo phận.
Sau những tràng pháo tay giòn giã cùng những lời chúc, cộng đoàn hiệp thông với Đức TGM Giu-se dâng lời kinh tạ ơn, cầu nguyện cho ngài và toàn thể con dân nơi Giáo xứ.
Tin vào sự sống Phục sinh
Khởi đi từ biến cố Phục sinh, Đức TGM Giu-se khẳng định Chúa Giê-su là Thiên Chúa quyền năng trên sự sống và sự chết. Việc cử hành lễ Phục sinh, hướng tâm hồn chúng ta về với tương lai, để biết rằng tương lai của chúng ta không phải ở trong nấm mồ mà ở trên quê trời vĩnh cửu.
Mừng kính thánh Lô-ren-sô Hưởng hôm nay, Đức TGM Giu-se cũng mời gọi cộng đoàn cùng nhau suy tư về mầu nhiệm Phục sinh. Vì tin vào sự Phục sinh trong tương lai, Thánh Lô-ren-sô sẵn sàng chấp nhận cái chết khổ hình, đau đớn như lời Chúa đã dạy: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình” (Ga 20,24). Thánh Lô-ren-sô noi gương Chúa coi mình như hạt lúa gieo vào lòng đất, chấp nhận chết đi và trổ sinh hạt lúa mới. Cộng đoàn đức tin của Giáo xứ, của Tổng Giáo phận có được như ngày hôm nay là nhờ ơn Chúa, nhờ máu của các thánh tử đạo. Máu của các ngài chính là hạt giống nảy sinh đức tin của chúng ta.
Ngỏ lời với 113 em thiếu nhi trong toàn Giáo xứ hôm nay lần đầu tiên được rước Chúa vào lòng, Đức TGM Giu-se mời gọi các em hãy yêu mến Chúa Giê-su qua việc năng đến viếng Thánh Thể, năng rước lễ, năng học hỏi Giáo lý, thực hành những điều Chúa dạy: mến Chúa, yêu người.
Sống chứng nhân
Trước khi kết thúc Thánh lễ, vị đại diện Giáo xứ bày tỏ tâm tình tri ân tới Đức TGM Giu-se, quý cha, quý thầy, quý sơ và toàn thể cộng đoàn. Thánh lễ khép lại vào lúc 11h00 trong tâm tình tạ ơn và hân hoan của cộng đoàn tham dự.
Được biết, công trình cây dựng Đền thánh Lô-ren-sô trong khuôn viên nhà thờ Giáo xứ cũng đang dần được hoàn thiện. Cùng với việc xây dựng Đền thánh, xin cho mỗi tín hữu nơi đây biết xây dựng đời sống đức tin, tình hiệp nhất và sẵn sàng làm chứng cho Chúa trong xã hội hôm nay.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh nguồn suối nước sự sống
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:29 10/05/2023
Hình ảnh nguồn suối nước sự sống
Nhiên liệu dầu xăng, khí đốt, năng lượng điện từ hơn năm nay vì chiến tranh vướng mắc trong tình trạng khủng hoảng. Vì thế trở nên đắt mắc. Mọi người ở khắp các nước xôn xao bàn luận tưởng chừng như nguồn nước dầu thô trong thiên nhiên, huyết mạch cho xe hơi, cho nhà máy chạy, đến lúc bị hạn chế khan hiếm…. Và như thế nền tài chính kinh tế, gía cả sinh hoạt, công ăn việc làm cũng lâm vào khủng hoảng xuống dốc thất nghiệp, sức tiêu thụ mua bán hàng hóa suy giảm….
Rồi nước uống, nước tắm rửa hằng ngày trong gia đình cũng càng ngày mắc thêm, và có đề nghị phải sống tiết kiệm nước.
Điều này gây nên tâm trạng suy nghĩ, phải chăng nguồn nước thiên nhiên cũng sắp khô cạn hết?
Cơn sốt hay cơn báo động về nguồn dầu thô, về nguồn nước gây nên những suy nghĩ về nhu cầu đời sống, cùng về gía trị nguồn thiên nhiên ẩn chứa trong lòng đất, nơi lòng biển khơi, trong cát đá.
Càng ngày cùng với đà phát triển khoa học kỹ thuật, con người càng có nhiều suy nghĩ về thiên nhiên, nơi là kho nguồn cho sự sống tồn tại cùng phát triển. Đó là dấu hiệu lòng khao khát quy hướng về sự sống.
Trong đời sống con người không chỉ cần nguồn nước cho sự sống thân xác. Nhưng còn cần nguồn nước cho sự sống tinh thần, đạo giáo niềm tin nữa.
Nguồn nước cho sự sống tinh thần đức tin không chảy phun lên từ dưới tầng đất cát, hay ngoài biển khơi. Nhưng chẩy từ trên trời cao xuống trái tim tâm hồn con người.
Nguồn nước tinh thần đó không cần kỹ thuật cao khoan đào hay kín múc bằng máy bơm lên. Nhưng kín múc bằng đức tin, bằng trái tim tình yêu mến.
Nguồn nước tinh thần đó không là món hàng phải mua trả bằng tiền bạc. Nhưng nguồn được trao tặng ban cho những ai cần đến mà không phải trả gía hay đầu tư tiền bạc buôn bán tích trữ.
Nguồn nước tinh thần đó không nhìn thấy bằng con mắt thường. Nhưng lại cảm nghiệm được hương vị bình an làm tràn đầy tận trong tâm hồn cuộc sống.
Nguồn nước tinh thần này không làm máy nổ, xe chạy. Nhưng thúc đẩy bộ máy cơ quan thân xác cũng như tâm hồn con người phấn khởi vươn lên. Và từ đó trí óc sáng tạo triển nở.
Nguồn nước tinh thần này không là chất lỏng, hay khô dẻo đông đặc có thể đo lường bằng lít hay thước tấc phân khối. Nhưng vô hình thể chảy xuyên suốt như làn gió tươi mát thấm nhập vào tận thẳm sâu tâm hồn con người.
Nguồn nước thiêng liêng này không là toa thuốc chữa khỏi đau bụng, đau mắt, nhức đầu... Nhưng có sức chữa trị mang lại cho tâm hồn sự an ủi tha thứ thoát khỏi vòng đau khổ bối rối đè nặng tâm trí.
Các Bí Tích, trong đời sống đức tin của Giáo Hội, là nguồn nước thiên nhiên cho tinh thần đời sống đức tin. Mỗi khi tiếp nhận nguồn nước thiêng liêng qua các Bí tích là gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, được cùng sống trong Chúa, nhận lãnh ơn đức chữa lành tâm trí bớt khỏi bối rối, từ nơi Ngài.
Làn nước Bí tích rửa tội là làn nước đức tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn nước đời sống, cho tâm hồn em bé, cho người lãnh nhận bí tích.
Ân đức tha thứ làm hòa của bí tích giải tội là dòng nước ban bình an cho tâm hồn con người có sức tươi mát phấn khởi trở lại.
Tấm Bánh Thánh Thể tình yêu Chúa Giêsu Kitô hòa lẫn trong dòng máu thánh Chúa Giêsu mang lại sự no đủ, và tương quan liên kết trong dòng nguồn nước cứu độ của Chúa cho tâm hồn con người.
Bẩy ân đức Chúa Thánh Thần trong bí tích Thêm sức là nguồn nước ân đức sự sống củng cố cùng đổi mới tâm hồn người tín hữu Chúa Kitô.
Đó là nếp sống đức tin của người Công Giáo trong dòng nguồn nước ân đức cho tâm hồn con người. Ngoài ra còn có nếp sống đạo đức khác cũng dẫn đưa đến nguồn suối nước ân đức Thiên Chúa nữa: Nếp sống lòng sùng kính Đức Mẹ Maria.
Nếp sống đạo đức sùng kính Đức Mẹ Maria được phổ biến rộng rãi trong Giáo Hội Công Giáo từ xưa nay, nhất là vào hai tháng Năm và tháng Mười hằng năm, đã ăn rễ sâu đậm trong nếp sống tâm hồn người tín hữu Chúa Giêsu Kitô.
Tâm tình nếp sống đạo đức này có từ lâu đời xa xưa, nhưng lại sống động luôn tươi trẻ hòa nhịp trong dòng đời sống con người vào mọi thời đại.
Có nhiều ca ví so sánh đời sống nhân đức tinh thần của Đức Mẹ bằng nhiều hình ảnh văn thơ cũng như suy tư văn chương thần học.
Một trong những ca ví đó là diễn tả Đức Mẹ như dòng suối nước trong. Nhưng Đức Mẹ không phải là nguồn nước. Nguồn nước ân đức thiêng liêng bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.
Đức Mẹ Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ cưu mang sinh hạ nuôi dưỡng Chúa Giêsu, Đấng là nguồn nước ân đức thiêng liêng từ trời cao xuống cho con người trên trần gian.
Đức Mẹ Maria, như bao người mẹ khác, là người mẹ lo lắng quan tâm đến sự khao khát nước uống cho sự sống con người. Đức Mẹ khi đi dự tiệc cưới thành Cana đã bầu cử cùng Chúa Giêsu, Đấng là nguồn nước, làm phép lạ cứu giúp sự sống niềm vui mừng hạnh phúc con người, đang khi giữa tiệc họ lâm cơn buồn phiền lo âu vì thiếu hết rượu.
Trong sách Diễm tình Ca có đoạn diễn tả Đức Mẹ Maria như hình ảnh dòng suối nước thiên nhiên trong lành: „Là giếng nước giữa hoa viên,
là hồ chứa nước nguồn từ dãy núi Li-băng chảy xuống“. ( Diễm tình Ca 4,15)
Khi hiện ra với chị Thánh nữ Bernadette bên Lourdes năm1858, và hiện ra với cô bé Mariette Beco bên Banneux năm 1933, Đức Mẹ đã chỉ dẫn đường đến múc nước ở nguồn suối nơi đó mà lãnh nhận ân đức thiêng liêng cho cơn khát nước tâm hồn.
“Tối ngày 19.01.1933, trời rất xấu. Mariette ra con đường cũ, thì lại gặp Bà. Em hỏi Bà là ai? Bà lạ đáp: Ta là Mẹ của những người nghèo. Rồi Bà lại dẫn em đến suối nước, và bảo em thọc tay vào nước như lần trước.
Sự lạ xảy ra 8 lần trong nhiều tháng. Nội dung tương tự như nhau. Nhiều người tới đó, cầu nguyện và thọc tay xuống suối nước. Họ đã nhận được nhiều ơn khấn xin.
Năm 1942, sau điều tra cẩn thận, Đức Giám Mục giáo phận đã công nhận việc tôn sùng Đức Mẹ Maria là Mẹ của người nghèo.Và năm 1949, ngài công nhận chính thức tám sự kiện hiện ra là có thực.
Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ nhị, nay trờ thành Hiển Thánh trong Hội Thánh Công Giáo,đã hành hương tới Banneux ngày 21.05.1985. Ngài đã đi theo con đường Mariette đã đi đến suối nước. Ngài cũng đã cúi mình xuống cầu nguyện đang khi nhúng tay vào dòng suối nước linh thiêng Đức Mẹ Banneux.
Cách đây 90 năm (1933-2023)Đức Mẹ đã hiện ra với cô Mariette Beco, và đã chỉ cho Cô dòng suối nước chữa trị ban ơn lành.
Xin Đức Mẹ giúp chúng con đừng bao giờ quên làn nước Bí tích Rửa tội cũng là dòng suối nước ban ơn lành của Chúa, mà ngày xưa khi còn thơ bé chúng con đã lãnh nhận.
Khi hiện ra với cô Mariette Beco, Mẹ đã bảo „hãy nhúng tay vào dòng suối nước dành cho mọi dân tộc“.
Xin Đức Mẹ giúp chúng con luôn nhớ chạy đến dòng suối nước nguồn mạch mọi ơn đức là các Bí Tích, nhất là nguồn suối nước Bí Tích Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô.
Khi hiện ra Đức Mẹ đã nói với Mariette Becco rằng Mẹ đến để xoa dịu những đau khổ thương tích cho con người.
Chúng ta là con cháu Adong Evà đang còn trong thung lũng đầy nước mắt đau khổ nơi trần gian, thân xác hay đau yếu bệnh tật. Nên rất cần sự an ủi xoa dịu của Đức Mẹ cho cuộc đời chúng con hôm nay và ngày mai.
Đức Mẹ Maria khi hiện ra ở Banneux đã xưng mình là Mẹ của người nghèo khổ. Chúng ta loài thụ tạo trong công trình tạo dựng của Chúa trên trần gian. Đời sống chúng ta là những con người nghèo khổ. Vì cuộc đời có nhiều vướng trở vấp phạm khiếm khuyết tội lỗi.
Chạy đến dưới bóng áo từ bi xin Đức Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho đời sống con người, như lời kêu xin trong kinh cầu:
“Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành!”
Kỷ niệm 90 năm Đức Mẹ Maria hiện ra ở Banneux 1933-2023
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nhiên liệu dầu xăng, khí đốt, năng lượng điện từ hơn năm nay vì chiến tranh vướng mắc trong tình trạng khủng hoảng. Vì thế trở nên đắt mắc. Mọi người ở khắp các nước xôn xao bàn luận tưởng chừng như nguồn nước dầu thô trong thiên nhiên, huyết mạch cho xe hơi, cho nhà máy chạy, đến lúc bị hạn chế khan hiếm…. Và như thế nền tài chính kinh tế, gía cả sinh hoạt, công ăn việc làm cũng lâm vào khủng hoảng xuống dốc thất nghiệp, sức tiêu thụ mua bán hàng hóa suy giảm….
Rồi nước uống, nước tắm rửa hằng ngày trong gia đình cũng càng ngày mắc thêm, và có đề nghị phải sống tiết kiệm nước.
Điều này gây nên tâm trạng suy nghĩ, phải chăng nguồn nước thiên nhiên cũng sắp khô cạn hết?
Cơn sốt hay cơn báo động về nguồn dầu thô, về nguồn nước gây nên những suy nghĩ về nhu cầu đời sống, cùng về gía trị nguồn thiên nhiên ẩn chứa trong lòng đất, nơi lòng biển khơi, trong cát đá.
Càng ngày cùng với đà phát triển khoa học kỹ thuật, con người càng có nhiều suy nghĩ về thiên nhiên, nơi là kho nguồn cho sự sống tồn tại cùng phát triển. Đó là dấu hiệu lòng khao khát quy hướng về sự sống.
Trong đời sống con người không chỉ cần nguồn nước cho sự sống thân xác. Nhưng còn cần nguồn nước cho sự sống tinh thần, đạo giáo niềm tin nữa.
Nguồn nước cho sự sống tinh thần đức tin không chảy phun lên từ dưới tầng đất cát, hay ngoài biển khơi. Nhưng chẩy từ trên trời cao xuống trái tim tâm hồn con người.
Nguồn nước tinh thần đó không cần kỹ thuật cao khoan đào hay kín múc bằng máy bơm lên. Nhưng kín múc bằng đức tin, bằng trái tim tình yêu mến.
Nguồn nước tinh thần đó không là món hàng phải mua trả bằng tiền bạc. Nhưng nguồn được trao tặng ban cho những ai cần đến mà không phải trả gía hay đầu tư tiền bạc buôn bán tích trữ.
Nguồn nước tinh thần đó không nhìn thấy bằng con mắt thường. Nhưng lại cảm nghiệm được hương vị bình an làm tràn đầy tận trong tâm hồn cuộc sống.
Nguồn nước tinh thần này không làm máy nổ, xe chạy. Nhưng thúc đẩy bộ máy cơ quan thân xác cũng như tâm hồn con người phấn khởi vươn lên. Và từ đó trí óc sáng tạo triển nở.
Nguồn nước tinh thần này không là chất lỏng, hay khô dẻo đông đặc có thể đo lường bằng lít hay thước tấc phân khối. Nhưng vô hình thể chảy xuyên suốt như làn gió tươi mát thấm nhập vào tận thẳm sâu tâm hồn con người.
Nguồn nước thiêng liêng này không là toa thuốc chữa khỏi đau bụng, đau mắt, nhức đầu... Nhưng có sức chữa trị mang lại cho tâm hồn sự an ủi tha thứ thoát khỏi vòng đau khổ bối rối đè nặng tâm trí.
Các Bí Tích, trong đời sống đức tin của Giáo Hội, là nguồn nước thiên nhiên cho tinh thần đời sống đức tin. Mỗi khi tiếp nhận nguồn nước thiêng liêng qua các Bí tích là gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, được cùng sống trong Chúa, nhận lãnh ơn đức chữa lành tâm trí bớt khỏi bối rối, từ nơi Ngài.
Làn nước Bí tích rửa tội là làn nước đức tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn nước đời sống, cho tâm hồn em bé, cho người lãnh nhận bí tích.
Ân đức tha thứ làm hòa của bí tích giải tội là dòng nước ban bình an cho tâm hồn con người có sức tươi mát phấn khởi trở lại.
Tấm Bánh Thánh Thể tình yêu Chúa Giêsu Kitô hòa lẫn trong dòng máu thánh Chúa Giêsu mang lại sự no đủ, và tương quan liên kết trong dòng nguồn nước cứu độ của Chúa cho tâm hồn con người.
Bẩy ân đức Chúa Thánh Thần trong bí tích Thêm sức là nguồn nước ân đức sự sống củng cố cùng đổi mới tâm hồn người tín hữu Chúa Kitô.
Đó là nếp sống đức tin của người Công Giáo trong dòng nguồn nước ân đức cho tâm hồn con người. Ngoài ra còn có nếp sống đạo đức khác cũng dẫn đưa đến nguồn suối nước ân đức Thiên Chúa nữa: Nếp sống lòng sùng kính Đức Mẹ Maria.
Nếp sống đạo đức sùng kính Đức Mẹ Maria được phổ biến rộng rãi trong Giáo Hội Công Giáo từ xưa nay, nhất là vào hai tháng Năm và tháng Mười hằng năm, đã ăn rễ sâu đậm trong nếp sống tâm hồn người tín hữu Chúa Giêsu Kitô.
Tâm tình nếp sống đạo đức này có từ lâu đời xa xưa, nhưng lại sống động luôn tươi trẻ hòa nhịp trong dòng đời sống con người vào mọi thời đại.
Có nhiều ca ví so sánh đời sống nhân đức tinh thần của Đức Mẹ bằng nhiều hình ảnh văn thơ cũng như suy tư văn chương thần học.
Một trong những ca ví đó là diễn tả Đức Mẹ như dòng suối nước trong. Nhưng Đức Mẹ không phải là nguồn nước. Nguồn nước ân đức thiêng liêng bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.
Đức Mẹ Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ cưu mang sinh hạ nuôi dưỡng Chúa Giêsu, Đấng là nguồn nước ân đức thiêng liêng từ trời cao xuống cho con người trên trần gian.
Đức Mẹ Maria, như bao người mẹ khác, là người mẹ lo lắng quan tâm đến sự khao khát nước uống cho sự sống con người. Đức Mẹ khi đi dự tiệc cưới thành Cana đã bầu cử cùng Chúa Giêsu, Đấng là nguồn nước, làm phép lạ cứu giúp sự sống niềm vui mừng hạnh phúc con người, đang khi giữa tiệc họ lâm cơn buồn phiền lo âu vì thiếu hết rượu.
Trong sách Diễm tình Ca có đoạn diễn tả Đức Mẹ Maria như hình ảnh dòng suối nước thiên nhiên trong lành: „Là giếng nước giữa hoa viên,
là hồ chứa nước nguồn từ dãy núi Li-băng chảy xuống“. ( Diễm tình Ca 4,15)
Khi hiện ra với chị Thánh nữ Bernadette bên Lourdes năm1858, và hiện ra với cô bé Mariette Beco bên Banneux năm 1933, Đức Mẹ đã chỉ dẫn đường đến múc nước ở nguồn suối nơi đó mà lãnh nhận ân đức thiêng liêng cho cơn khát nước tâm hồn.
“Tối ngày 19.01.1933, trời rất xấu. Mariette ra con đường cũ, thì lại gặp Bà. Em hỏi Bà là ai? Bà lạ đáp: Ta là Mẹ của những người nghèo. Rồi Bà lại dẫn em đến suối nước, và bảo em thọc tay vào nước như lần trước.
Sự lạ xảy ra 8 lần trong nhiều tháng. Nội dung tương tự như nhau. Nhiều người tới đó, cầu nguyện và thọc tay xuống suối nước. Họ đã nhận được nhiều ơn khấn xin.
Năm 1942, sau điều tra cẩn thận, Đức Giám Mục giáo phận đã công nhận việc tôn sùng Đức Mẹ Maria là Mẹ của người nghèo.Và năm 1949, ngài công nhận chính thức tám sự kiện hiện ra là có thực.
Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ nhị, nay trờ thành Hiển Thánh trong Hội Thánh Công Giáo,đã hành hương tới Banneux ngày 21.05.1985. Ngài đã đi theo con đường Mariette đã đi đến suối nước. Ngài cũng đã cúi mình xuống cầu nguyện đang khi nhúng tay vào dòng suối nước linh thiêng Đức Mẹ Banneux.
Cách đây 90 năm (1933-2023)Đức Mẹ đã hiện ra với cô Mariette Beco, và đã chỉ cho Cô dòng suối nước chữa trị ban ơn lành.
Xin Đức Mẹ giúp chúng con đừng bao giờ quên làn nước Bí tích Rửa tội cũng là dòng suối nước ban ơn lành của Chúa, mà ngày xưa khi còn thơ bé chúng con đã lãnh nhận.
Khi hiện ra với cô Mariette Beco, Mẹ đã bảo „hãy nhúng tay vào dòng suối nước dành cho mọi dân tộc“.
Xin Đức Mẹ giúp chúng con luôn nhớ chạy đến dòng suối nước nguồn mạch mọi ơn đức là các Bí Tích, nhất là nguồn suối nước Bí Tích Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô.
Khi hiện ra Đức Mẹ đã nói với Mariette Becco rằng Mẹ đến để xoa dịu những đau khổ thương tích cho con người.
Chúng ta là con cháu Adong Evà đang còn trong thung lũng đầy nước mắt đau khổ nơi trần gian, thân xác hay đau yếu bệnh tật. Nên rất cần sự an ủi xoa dịu của Đức Mẹ cho cuộc đời chúng con hôm nay và ngày mai.
Đức Mẹ Maria khi hiện ra ở Banneux đã xưng mình là Mẹ của người nghèo khổ. Chúng ta loài thụ tạo trong công trình tạo dựng của Chúa trên trần gian. Đời sống chúng ta là những con người nghèo khổ. Vì cuộc đời có nhiều vướng trở vấp phạm khiếm khuyết tội lỗi.
Chạy đến dưới bóng áo từ bi xin Đức Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho đời sống con người, như lời kêu xin trong kinh cầu:
“Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành!”
Kỷ niệm 90 năm Đức Mẹ Maria hiện ra ở Banneux 1933-2023
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Ukraine thắng oanh liệt, lính Dù Nga tháo chạy, báo hại Wagner. Zelenskiy: Nga đã thất bại ở Bakhmut
VietCatholic Media
03:58 10/05/2023
1. Lính Dù Nga bỏ chạy trên một chiến tuyến dài 2km tại thành phố Bakhmut. Quân Ukraine thắng rất lớn.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư mùng 10 tháng Năm, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, cho biết trong mấy ngày quân Nga đã tấn công ráo riết nhằm chiếm cho được thành phố Bakhmut trước thời hạn 9 Tháng Năm do Putin đặt ra.
Tuy nhiên, trong ngày mà Nga gọi là Ngày Chiến Thắng, lính Dù Nga và quân Wagner đã đại bại. Các Lữ Đoàn Dù Nga được phân công bọc hai bên sườn cho quân Wagner đã bỏ chạy trước sức tấn công quyết liệt của quân Ukraine trên một chiến tuyến dài 2km. Quân phòng thủ Ukraine đẩy lui được quân Nga đến nửa cây số. Chỉ trong một ngày quân Ukraine chiếm lại được các lãnh thổ mà quân Nga mất ít nhất 4 tháng mới chiếm được.
Do lính Dù Nga bỏ chạy bất ngờ, quân Wagner chống trả lúng túng trước các lực lượng quân Ukraine, trước khi quyết định rút lui, bỏ lại hàng trăm xác đồng đội.
Đại Tá Serhiy Cherevatyi nói: “Chiến thắng ngày hôm nay, chứ không phải việc quân Wagner có rút hay không, là khúc quanh trong cuộc chiến tại thành phố Bakhmut.”
Tổng thống Zelenskiy đã được thông báo về chiến thắng quan trọng này. Trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Âu Châu Ursula von der Leyen, ông nói với bà Leyen rằng “Nga đã thất bại tại thành phố Bakhmut.”
Cựu chỉ huy quân đội Nga Igor Girkin nhận định rằng cuộc chiến tại thành phố Bakhmut là một sự sỉ nhục cho quân đội Nga vì thành phố này quá nhỏ mà quân Wagner và quân chính quy Nga mất cả 9 tháng trời vẫn không chiếm được. Toàn bộ diện tích của thành phố Bakhmut và khu vực ngoại ô là 41,6 km vuông, Để quý vị và anh chị em dễ hình chung, chúng tôi xin nêu chi tiết này: Diện tích của Thủ Đức là 48 km vuông. Như thế, thành phố Bakhmut chưa bằng được Thủ Đức.
Theo Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, chỉ tính từ tháng 12 đến hết tháng Tư vừa qua, phía Nga đã phải chịu 100.000 thương vong, chủ yếu là tại thành phố Bakhmut; trong đó quá một nửa là quân Wagner.
Hôm 7 Tháng Năm, Đại Tá Serhiy Cherevatyi cho biết “Trong 9 tháng qua, ít nhất 100.000 binh sĩ Nga đã tử trận trong và xung quanh Bakhmut”.
“Nhưng đây là những tính toán sơ bộ. Tôi chắc chắn rằng việc xác minh thêm sẽ chỉ cho thấy con số này tăng lên. Điều này là tự nhiên vì đối phương sử dụng cái gọi là các cuộc tấn công biển người như là phương pháp chính để tiến hành chiến tranh”
2. Zelenskiy của Ukraine nói rằng Nga đã thất bại trong việc chiếm Bakhmut
Tổng thống Ukraine Volodmyr Zelenskiy cho biết Nga đã thất bại trong việc chiếm thành phố Bakhmut phía đông trước thời hạn ngày 9 tháng 5 - ngày Nga đánh dấu chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Thế chiến II.
“Họ không thể chiếm được Bakhmut. Đây là hoạt động quân sự quan trọng cuối cùng mà họ muốn hoàn thành trước ngày 9 tháng 5,” Zelenskiy nói trong một cuộc họp báo chung với Chủ tịch Âu Châu Ursula von der Leyen.
“Thật không may, thành phố không còn tồn tại nữa. Mọi thứ đã bị phá hủy hoàn toàn,” ông nói thêm.
Zelenskiy kêu gọi cung cấp thêm đạn dược. Tổng thống Ukraine cũng cho biết đạn dược mà Liên minh Âu Châu cam kết cung cấp cho Ukraine là cần thiết trên chiến trường, đồng thời kêu gọi giao hàng nhanh hơn.
“ Ukraine hàng ngày chứng minh hiệu quả phòng thủ của chúng tôi chống lại sự xâm lược của Nga. Mỗi hỏa tiễn của những kẻ khủng bố bị đánh chặn, mỗi thành công của các chiến binh của chúng tôi trong việc đánh bại các cuộc tấn công của Nga, đó là những bằng chứng cho thấy chúng ta thấy rằng có thể chiến thắng kẻ xâm lược này”, ông Zelenskiy nói.
“Điều chính là sự tương xứng giữa khả năng của chúng ta với khả năng mà kẻ xâm lược có. Và trong bối cảnh này, tôi đã cảm ơn Ursula vì sự sẵn sàng của Liên minh Âu Châu để cung cấp cho Ukraine loại đạn rất cần thiết này, một tỷ quả đạn pháo, và chúng tôi cũng đã thảo luận về các vấn đề chính, tốc độ mua sắm và vận chuyển loại đạn này, bởi vì chúng cần thiết trên chiến trường ngay bây giờ”.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đánh dấu ngày 9 tháng 5 bằng cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng hàng năm và phát động một cuộc tấn công gay gắt khác vào phương Tây, cáo buộc phương Tây bắt Ukraine làm con tin cho các kế hoạch chống Nga. Ông cũng tuyên bố rằng “chiến tranh thực sự” đã nổ ra chống lại Nga. Ông ta nói rằng phương Tây bắt Ukraine làm con tin để kéo dài cuộc chiến chống lại Nga, bất chấp thực tế là nếu ông ta ngưng bắn và rút quân, chiến tranh sẽ chấm dứt ngay ngày hôm nay.
3. Thủ lĩnh Wagner Prigozhin chỉ trích quân đội Nga, tuyên bố rằng quân đội Nga đã “nói dối một cách trắng trợn” và không giữ được phòng tuyến gần thành phố Bakhmut
Trong một diễn biến mới, trùm Wagner, Yevgeniy Prigozhin, đã chỉ trích giới lãnh đạo quân đội Nga vì họ thiếu sự hỗ trợ cho các chiến binh của ông ta và vì đã không giữ được phòng tuyến gần Bakhmut, trong một video dài được đăng trên tài khoản mạng xã hội của ông ta.
“Hôm nay, Thứ Ba, một trong các đơn vị của Bộ Quốc phòng đã bỏ chạy khỏi một trong các sườn của chúng tôi, bỏ vị trí của họ. Tất cả đều tháo chạy và để lại một mặt trận rộng gần hai cây số và sâu 500m. Điều tốt là chúng tôi đã chặn nó bằng cách nào đó,” Prigozhin nói.
Prigozhin tiếp tục nói rằng các chiến binh của ông sẽ có thể chiếm thành phố nếu được cung cấp đủ đạn dược - nhưng Mạc Tư Khoa đã đi ngược lại với những lời hứa ban đầu.
Anh ta giải thích: “Chúng tôi đã được hứa vào ngày 7 tháng 5 rằng chúng tôi sẽ được cung cấp đạn dược.”
Vào sáng ngày 8 tháng 5, Prigozhin nói rằng Mạc Tư Khoa đã ra lệnh cung cấp cho Wagner “mọi thứ” mà họ muốn. Tuy nhiên, sau đó họ chỉ được cung cấp “10% những gì được yêu cầu”
Prigozhin nói: “Chúng tôi chỉ đơn giản là bị lừa dối một cách trắng trợn.”
Người sáng lập Wagner tiếp tục nói rằng Tổng tham mưu trưởng Nga Valery Gerasimov phải chịu trách nhiệm về quyết định này.
“Sáng nay, Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov đã đích thân sửa tất cả các số liệu và giảm chúng xuống 10 lần,” ông tuyên bố mà không cung cấp bằng chứng. “Thật tồi tệ. Nếu cứ tiếp tục như thế này, chúng tôi sẽ không thể chiến đấu được.”
“Nếu thực hiện tất cả các nhiệm vụ để đánh lừa Tổng tư lệnh tối cao Vladimir Putin, thì hoặc là Tổng tư lệnh tối cao sẽ xé xác bạn hoặc người dân Nga, những người sẽ rất khó chịu nếu cuộc chiến này thất bại,” Prigozhin nói thêm.
Người sáng lập Wagner nói thêm rằng các chiến binh của ông sẽ không rời khỏi Bakhmut và quân Wagner sẽ “cầm cự thêm vài ngày nữa”.
“Đối phương của chúng tôi ngày nay không phải là Lực lượng vũ trang Ukraine, mà là quan chức Nga. Đặc biệt là thái độ gần như chiến tranh với chúng tôi”, anh ta nói. “Những quả đạn pháo đang nằm trong nhà kho, chúng đang nghỉ ngơi ở đó. Ngành công nghiệp đang sản xuất những nguồn dự trữ này và thay vì cung cấp cho quân đội, chúng được dự trữ trong các nhà kho. Không ai biết để làm gì. Thay vì tốn một quả đạn để giết đối phương, họ lại giết những người lính của chúng tôi.”
Lời phàn nàn này chỉ là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh cãi đang diễn ra giữa nhóm lính đánh thuê tư nhân của Prigozhin và giới lãnh đạo quân sự của Mạc Tư Khoa. Tuần trước, Prigozhin đã tung ra một cuộc tấn công dữ dội chống lại Bộ Quốc phòng Nga, cáo buộc họ ngồi như “heo béo” trong các văn phòng khi người của ông ta chết ở Bakhmut. Ông đe dọa sẽ rút quân hoàn toàn khỏi thành phố đang bị bao vây của Ukraine, mà Nga đã không thể chiếm được trong nhiều tháng.
Tuy nhiên, Prigozhin dường như đã thay đổi quyết định vào Chúa Nhật, sau khi nhận được sự nhượng bộ từ chính phủ. Ông tuyên bố lực lượng của mình sẽ ở lại Bakhmut vì Mạc Tư Khoa hứa “cung cấp cho chúng tôi đạn dược và vũ khí, nhiều nhất có thể để chúng tôi tiếp tục các hành động tiếp theo”.
Nhưng cuộc cãi vã mới nhất này cho thấy tranh chấp giữa Prigozhin và Mạc Tư Khoa còn lâu mới được giải quyết.
4. Tổng thống Pháp thương tiếc nhà báo thiệt mạng ở Ukraine
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ lòng thương tiếc trước cái chết của Arman Soldin, phóng viên quay phim làm việc cho AFP bị giết ở Ukraine.
“Chúng tôi chia sẻ nỗi đau của gia đình anh ấy và tất cả các đồng nghiệp của anh ấy,” tổng thống Macron cho biết như trên hôm thứ Ba.
Soldin thiệt mạng hôm thứ Ba do trúng rocket ở ngoại ô thị trấn Chasiv Yar, gần Bakhmut, AFP dẫn lời các đồng nghiệp chứng kiến vụ việc cho biết.
Sergiy Kyslytsya, đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hiệp Quốc, cũng đã tweet bằng tiếng Pháp về cái chết của Soldin, rằng nhà báo “đã phải trả giá bằng mạng sống vì lòng dũng cảm của mình” và gửi lời chia buồn tới những người thân yêu của Soldin.
AFP cho biết: “Chúng tôi rất đau buồn khi biết về cái chết của nhà báo video Arman Soldin ở miền đông Ukraine ngày hôm nay. Tất cả những suy nghĩ của chúng tôi đều hướng về gia đình và những người thân yêu của anh ấy.”
Soldin, một công dân Pháp gốc Bosnia, đã thiệt mạng do trúng rocket ở ngoại ô thị trấn Chasiv Yar, gần Bakhmut, AFP dẫn lời các đồng nghiệp chứng kiến vụ việc cho biết.
Anh ta đang đứng cùng với bốn đồng nghiệp vào thời điểm xảy ra vụ tấn công nhưng các nhà báo khác không bị thương, hãng tin này cho biết.
Soldin là một trong số những nhà báo nổi tiếng bị giết kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, bao gồm phóng viên ảnh Pierre Zakrzewski của Fox News và nhà tư vấn Oleksandra “Sasha” Kuvshynova, nhà báo kiêm phóng viên tài liệu Brent Renaud và phóng viên ảnh Maks Levin.
5. Ukraine cho biết dân thường ở khu vực Zaporizhzhia đang được di tản sâu hơn vào lãnh thổ do Nga nắm giữ
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư mùng 10 tháng Năm, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết cái gọi là chính quyền dân sự-quân sự do Nga dựng lên tại thành phố Kamianka-Dniprovska bị xâm lược của Ukraine ở khu vực phía nam Zaporizhzhia đang di tản các gia đình và viên chức khu vực công sang lãnh thổ do Nga kiểm soát.
“Vào ngày 8 tháng 5, những người xâm lược Nga bắt đầu di tản trẻ em mẫu giáo và tuổi đi học cùng cha mẹ, cũng như giáo viên và các nhân viên khu vực công khác khỏi thành phố Kamianka-Dniprovska ở tỉnh Zaporizhzhia. Không có nhiều người sẵn sàng tham gia.”
Cuối ngày thứ Năm, Yevgeniy Balitskiy, quyền thống đốc của các khu vực bị xâm lược của vùng Zaporizhzhia - người được Tổng thống Nga Vladimir Putin hậu thuẫn - tuyên bố chính quyền của ông sẽ di tản người dân khỏi những nơi gần chiến tuyến phía nam của cuộc chiến.
Hôm qua, Yurii Malashko, Thống đốc Zaporizhzhia của Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng ông hiểu một số quan chức được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn đang rời khỏi các thị trấn bị xâm lược và đề nghị di tản những người có hộ chiếu Nga, trước cuộc phản công dự kiến của Ukraine.
“Chúng tôi cũng nghe nói rằng trước hết họ đưa dân thường, bao gồm cả trẻ em, đến Berdiansk. Sau đó, họ sẽ tới Crimea hoặc tới khu vực Donetsk bị xâm lược,” Malashko nói.
Ivan Fedorov, thị trưởng Melitopol do Ukraine bầu chọn - một thành phố ở Zaporizhzhia - nói với kênh truyền hình Ukraine rằng đó không phải là một “cuộc di tản hàng loạt”, mà là “hàng trăm người được di tản để trình diễn”. Ông tuyên bố rằng Nga đang gửi thêm lực lượng đến tiền tuyến phía nam và ở Melitopol, quân đội đã bắt đầu đặt mìn các tòa nhà hành chính, nhà trẻ và trường học.
Fedorov khuyên người dân ở các khu vực bị xâm lược nên chuẩn bị cho cuộc phản công bằng cách tìm nơi trú ẩn, sạc pin dự phòng và dự trữ thức ăn và nước uống.
6. Ngũ Giác Đài chính thức tuyên bố Ukraine bắn hạ hỏa tiễn Nga bằng hệ thống hỏa tiễn Patriot
Hôm thứ Ba, Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, nói với các phóng viên báo chí:
“Tôi có thể xác nhận rằng người Ukraine đã bắn hạ một hỏa tiễn của Nga bằng cách sử dụng hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot,” Ryder nói. “Như các bạn đã biết, hệ thống đó là một phần trong phạm vi khả năng phòng không rộng lớn hơn mà Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế đã cung cấp cho Ukraine.”
Ryder nói thêm rằng Mỹ và các đối tác sẽ tiếp tục “tăng cường năng lực phòng không trên bộ và đạn dược để giúp Ukraine kiểm soát bầu trời thuộc chủ quyền và giúp Ukraine bảo vệ công dân của mình khỏi các cuộc tấn công của Nga”.
7. Quốc hội Pháp thông qua kiến nghị yêu cầu Pháp và Liên Hiệp Âu Châu liệt nhóm Wagner vào danh sách tổ chức khủng bố
Các nhà lập pháp tại Quốc hội Pháp hôm thứ Ba đã thông qua một kiến nghị kêu gọi chính phủ Pháp và Liên minh Âu Châu liệt tập đoàn quân sự tư nhân Wagner của Nga vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Cuộc bỏ phiếu được thông qua với đa số tuyệt đối. Tất cả 331 đại diện có mặt đều bỏ phiếu ủng hộ.
Kiến nghị - được coi là một động thái mang tính biểu tượng từ các thành viên của hội đồng - cũng kêu gọi chính phủ Pháp thúc đẩy Liên Hiệp Quốc liệt kê Wagner là một tổ chức khủng bố.
Tập đoàn Wagner hiện nằm trong danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Liên minh Âu Châu.
8. Ukraine có những gì cần thiết để chiếm lại thành công lãnh thổ, ngoại trưởng Hoa Kỳ nói
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng ông nghĩ Ukraine có các nguồn lực cần thiết để chiếm lại lãnh thổ trong một cuộc phản công đã được lường trước.
“Họ đã có sẵn… những gì họ cần để tiếp tục thành công trong việc giành lại lãnh thổ đã bị Nga chiếm giữ bằng vũ lực trong 14 tháng qua,” Blinken nói trong một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Anh James Cleverly.
“Không chỉ có vũ khí; nhưng còn có quá trình đào tạo,” Blinken nói thêm. “Điều đó bảo đảm rằng người Ukraine có thể duy trì các hệ thống mà chúng tôi cung cấp cho họ, và điều quan trọng, tất nhiên, là họ có kế hoạch phù hợp, một lần nữa, để thành công.”
Bình luận của Blinken được đưa ra cùng ngày Mỹ công bố khoản viện trợ bổ sung 1,2 tỷ USD cho Ukraine nhằm củng cố hệ thống phòng không và duy trì nguồn cung cấp đạn dược.
9. Bộ trưởng Ngoại giao Anh nói cuộc phản công theo kế hoạch của Ukraine sẽ không phải là một bước đột phá quyết định
Ukraine đã thể hiện lòng can đảm và sự phản kháng to lớn kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, nhưng mọi người không nên mong đợi một cuộc phản công giống như phim từ Kyiv, nhà ngoại giao hàng đầu của Vương quốc Anh cho biết trong chuyến thăm Hoa Kỳ hôm thứ Ba.
“Thế giới thực không vận hành như vậy,” Ngoại trưởng Anh James Cleverly nói.
Nhận xét của ông được đưa ra trong bối cảnh có tin đồn về một cuộc phản công của Ukraine chống lại Nga.
“Tôi hy vọng và mong đợi họ sẽ làm rất, rất tốt, bởi vì bất cứ khi nào tôi nhìn thấy người Ukraine, họ đều làm tốt hơn mong đợi,” ông nói và thêm rằng mọi người “phải thực tế.”
“Đây là thế giới thực. Đây không phải là một bộ phim Hollywood,” Cleverly nói.
Ông cũng bày tỏ thiện chí của Luân Đôn muốn Trung Quốc đóng vai trò mang tính xây dựng hơn trong việc chấm dứt chiến tranh.
“Chúng tôi biết rằng Tập Cận Bình có mức độ ảnh hưởng đáng kể với Vladimir Putin,” Cleverly nói. Nếu thông qua sự can thiệp của mình, ông ấy có thể giúp khôi phục chủ quyền của Ukraine và đưa quân đội Nga ra khỏi đất nước đó, thì tôi sẽ không chỉ trích điều đó,” ông nói.
Ngoại trưởng Cleverly thừa nhận rằng liệu Trung Quốc có thể thực hiện một sự can thiệp có ý nghĩa hay không vẫn còn phải chờ xem.
10. Nga đang cố gắng phá hủy các giá trị vì họ sợ con đường của Ukraine đến Liên Hiệp Âu Châu
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết hôm thứ Ba rằng Nga đang tìm cách phá hủy các giá trị tự do ở Ukraine vì họ sợ con đường gia nhập Liên minh Âu Châu của nước này.
“Người Âu Châu chúng ta trân trọng quyền tự do, nền dân chủ, quyền tự do tư tưởng và ngôn luận của chúng ta,” von der Leyen nói cùng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong chuyến thăm Kyiv để đánh dấu Ngày Âu Châu.
“Ukraine đang đấu tranh cho những lý tưởng của Âu Châu mà chúng ta kỷ niệm ngày hôm nay. Ở Nga, Putin và chế độ của ông ta đã phá hủy những giá trị này,” cô nói.
“Họ sợ thành công mà các bạn đại diện và tấm gương các bạn thể hiện, và họ sợ con đường đến Liên minh Âu Châu của các bạn,” cô nói.
Von der Leyen nói thêm rằng Nga đã “thất bại nặng nề” và Ukraine đang “chống trả thành công”.
11. Zelenskiy nói hạn chế ngũ cốc của Âu Châu là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Ba đã chỉ trích “các biện pháp bảo hộ” từ các nước láng giềng nhằm hạn chế nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine, nói rằng chúng “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Tuần trước, Liên Hiệp Âu Châu đã thông qua một biện pháp tạm thời cấm lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương có nguồn gốc từ Ukraine được xuất khẩu sang Bulgaria, Hung Gia Lợi, Ba Lan, Rumani và Slovakia, sau khi các nước này nêu quan ngại về việc nông dân địa phương bị thiệt thòi do giá ngũ cốc quá rẻ của Ukraine.
“Thật không may, chúng tôi đã gặp phải những vấn đề mà lẽ ra chúng tôi phải tiếp tục thấy những dấu hiệu đoàn kết mạnh mẽ, tương xứng với những mối đe dọa đang tồn tại ngày nay – các biện pháp bảo hộ cứng rắn và thậm chí tàn bạo, thời chiến từ các nước láng giềng của chúng tôi,” Zelenskiy nói trong một cuộc họp báo chung với Chủ tịch Ủy ban Liên Hiệp Âu Châu Ursula von der Leyen,
Ông nói thêm: “Bất kỳ hạn chế nào đối với hàng xuất khẩu của chúng tôi hiện nay là hoàn toàn không thể chấp nhận được vì chúng không củng cố sức mạnh của tất cả chúng ta ở Âu Châu, thay vào đó chúng củng cố khả năng của kẻ xâm lược”.
Giải quyết những lo ngại của Zelenskiy, von der Leyen mô tả chủ đề ngũ cốc là một “tình huống đầy thách thức” và tuyên bố sẽ thiết lập một “nền tảng điều phối” chung để xuất khẩu ngũ cốc “hoạt động bình thường trở lại”.
Bà nói: “Ưu tiên trước mắt hiện nay là quá trình vận chuyển ngũ cốc diễn ra suôn sẻ và với chi phí thấp nhất có thể bên ngoài Ukraine tới Liên minh Âu Châu”.
12. Nhà tài phiệt Nga chỉ trích cuộc chiến “khủng khiếp” ở Ukraine
Nhà tài phiệt Nga Andrey Kovalev đã chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa và hậu quả của nó đối với Nga.
Trong một video được Kovalev chia sẻ trên kênh Telegram của mình hôm thứ Hai, doanh nhân này cho biết ban đầu ông chắc chắn rằng quân đội Nga sẽ chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraine và nhanh chóng chiếm được Kyiv trong vòng hai hoặc ba tuần. Ông bày tỏ sự ngạc nhiên rằng điều này đã không xảy ra.
Kovalev đã chỉ ra những tổn thất nặng nề của Nga kể từ khi xâm lược Ukraine - bao gồm cả việc quân đội Nga phải rút lui khỏi các vị trí mà họ đạt được trong thời kỳ đầu của cuộc chiến, vụ chìm tàu chiến Moskva của Nga vào tháng 4 năm ngoái, vụ nổ trên cây cầu nối Crimea với đất liền Nga, và cuộc tấn công bằng máy bay không người lái bị cáo buộc gần đây vào điện Cẩm Linh.
“Đây không phải là một hoạt động quân sự đặc biệt, đây là một cuộc chiến khủng khiếp,” Kovalev nói trong buổi phát sóng trực tiếp cho Phong trào Doanh nhân Toàn Nga.
“Cả thế giới đang chống lại chúng ta. 122 quốc gia đã bỏ phiếu công nhận chúng ta là kẻ xâm lược,” ông nói thêm, đề cập đến một nghị quyết được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào tháng trước. Nghị quyết coi cuộc chiến chống Ukraine là “sự xâm lược của Liên bang Nga” đã nhận được 122 phiếu bầu, bao gồm cả từ Trung Quốc và Ấn Độ – hai quốc gia đã tránh lên án cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa.
Andrey Kovalev là một doanh nhân bất động sản người Nga, người của công chúng và là chủ tịch của Phong trào Doanh nhân Toàn Nga. Theo tiểu sử của anh ta trên trang web của phong trào, trước đây anh ta đã giữ các chức vụ trong chính phủ và là thành viên của Duma thành phố Mạc Tư Khoa. Năm 2012, Kovalev được Forbes Russia đưa vào “Danh sách các ông vua bất động sản Nga” với thu nhập 55 triệu Mỹ Kim.
Có rất ít không gian cho những tiếng nói bất đồng ở Nga. Sự kiểm soát chặt chẽ của Putin đối với không gian thông tin của Nga ngăn cản nhiều công dân tiếp cận các báo cáo chính xác về cuộc xâm lược Ukraine. Những người cố gắng lên tiếng sẽ phải đối mặt với án tù dài hạn, hoặc tệ hơn.
Nhưng có những dấu hiệu cho thấy một số người Nga ngày càng mất tinh thần về việc cuộc xâm lược đang chững lại đã diễn ra như thế nào. Những lời của Kovalev lặp lại lời của ngôi sao nhạc pop nổi tiếng người Nga Alla Pugacheva, người vào tháng 9 đã kêu gọi chấm dứt việc binh lính Nga “chết vì những mục tiêu hão huyền khiến đất nước chúng ta trở thành những kẻ bị coi là hạ đẳng.”
Lời chỉ trích của Kovalev được đưa ra một ngày trước Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Mạc Tư Khoa - một sự kiện được tổ chức hàng năm vào ngày 9 tháng 5 để kỷ niệm ngày phát xít Đức đầu hàng vào năm 1945, và được sử dụng trong những năm gần đây để phô trương sức mạnh quân sự của Nga.
Giới trẻ Nga và Ukraine tham dự WYD Lisbon. Một mưu toan đàn áp tôn giáo tinh vi vừa thất bại
VietCatholic Media
05:09 10/05/2023
1. Bộ Y tế Mỹ rút lại đòi hỏi một nhà thương Công Giáo tắt đèn chầu
Bộ Y tế Mỹ đã rút lại đòi hỏi một nhà thương Công Giáo ở thành phố Oklahoma phải tắt đèn chầu Nhà Tạm Mình Thánh Chúa thì mới có thể tiếp tục nhận được tài trợ của chính phủ.
Nhà thương vừa nói là thành phần của Hệ thống Sức Khỏe thánh Phanxicô, gồm năm nhà thương ở miền đông Bang Oklahoma, mỗi năm chữa trị ít nhất 400.000 bệnh nhân, và cung cấp hơn 650 triệu Mỹ kim săn sóc sức khỏe miễn phí trong 5 năm gần đây.
Hồi tháng Hai năm nay, một Ủy ban hỗn hợp thuộc Bộ Y tế Mỹ nói rằng việc nhà thương nói trên đốt nến cạnh Nhà Tạm Mình Thánh Chúa là điều nguy hiểm, không phù hợp với tiêu chuẩn an ninh, vì có thể gây ra hỏa hoạn. Mặc dù giới hữu trách nhà thương nhiều lần khiếu nại, nhưng cơ quan của chính phủ đe dọa sẽ cắt tài trợ cho việc săn sóc những người già, người khuyết tật và các bệnh nhân có lợi tức kém.
Tuy nhiên, các luật sư của nhà thương phản đối và nói rằng việc đòi hỏi của cơ quan chính phủ là một vi phạm tự do của các bệnh nhân ở nhà thương, chiếu theo luật liên bang tái lập tự do tôn giáo và khoản số 1 của Hiến pháp Mỹ.
Trước phản ứng này, hôm mùng 04 tháng Năm vừa qua, Cơ quan hữu trách thuộc Bộ Y tế đã gửi thư thông báo cho nhà thương thánh Phanxicô rằng họ được sự miễn trừ, được tiếp tục duy trì việc đốt nến cạnh Nhà Tạm, miễn là phải dán các dấu hiệu cảnh giác không được giữ các thiết bị dưỡng khí gần nến Nhà Tạm, dù các nến này được đặt khung trong một hộp trên một bức tường cách mặt đất 2 mét.
Trong một tweet, ngày 05 tháng Năm vừa qua, bà Lori Windham, Phó Chủ tịch Nhóm Luật sư Becker bênh vực tự do tôn giáo, nói rằng: “Viên chức chính phủ đã nhìn thấy ngọn nến và đã từ bỏ ý định buộc nhà thương Công Giáo ở Oklahoma phải tắt ngọn nến nhỏ, nếu không phải ngưng phục vụ những người già, khuyết tật và bệnh nhân nghèo.
2. Từ 40 đến 50 bạn trẻ Nga và Ukraine tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ Lisbon
Sẽ có khoảng 40, 50 bạn trẻ người Nga và Ukraine tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 37, tiến hành tại Lisbon, Bồ Đào Nha, từ ngày 01 đến ngày 06 tháng Tám tới đây, với sự hiện diện của Đức Thánh Cha.
Đức Cha Paolo Pezzi, Tổng giám mục Giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Mạc Tư Khoa, kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Liên bang Nga, cho hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Ý biết như trên, và nói rằng: “Những người trẻ có ít vấn đề và vì thế, họ thường gặp nhau và biết tìm ra ngay một ngôn ngữ chung, không phải chỉ là ngôn ngữ đức tin, nhưng cũng là ngôn ngữ bác ái, phục vụ, đón tiếp tha nhân. Một cơ hội như Ngày Quốc tế Giới trẻ này, đối với nhiều người, sẽ là cơ hội để gặp gỡ với nhau, vì trong lúc này, cuộc gặp gỡ ấy không thể làm được”.
Đức Tổng Giám Mục Pezzi cho biết lập trường này, trong lúc ngài viếng thăm tại Syria, đồng thời nói thêm rằng: “Chắc chắn là chúng tôi đang chuẩn bị cho chuyến đi Lisbon, vì đây là điều quan trọng. Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn lớn mà việc tham dự cần phải vượt qua... Đối với chúng tôi, Ngày Quốc tế Giới trẻ luôn là một biến cố rất có ý nghĩa, nhất là khi nó diễn ra ở Âu châu, chúng tôi vẫn luôn gửi được một số lớn người tham dự. Nhưng số bạn trẻ có thể tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Lisbon sẽ không cao, nhất là vì phí tổn cao và vấn đề thị thực nhập cảnh, khiến chúng tôi không thể gửi một số tham dự đông đảo. Dầu sao, chúng tôi hy vọng có thể gửi 40, 50 người trẻ”.
Các bạn trẻ Nga sẽ được Đức Cha Clemens Pickel, người Đức, Giám mục Giáo phận Saratov ở miền nam Nga, hướng dẫn, cùng với Đức Cha Nikolai Gennadievich Dubini, Dòng Phanxicô, Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Mạc Tư Khoa.
Đức Tổng Giám Mục Pezzi nhấn mạnh rằng: “Đối với những người trẻ, Ngày Quốc tế Giới trẻ là một cơ hội lớn để gặp gỡ, và sau cùng đối với nhiều người, biến cố này cũng là một cơ hội phân định về chính ơn gọi của họ”.
Mặt khác, trong tuần qua, Đức Thánh Cha đã gửi một sứ điệp Video cho các bạn trẻ thế giới sẽ tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Bồ Đào Nha, khuyến khích họ hãy hướng về biến cố này trong niềm hy vọng, vì biến cố này giúp tăng trưởng nhiều, và ngài mời gọi các bạn trẻ hãy chuẩn bị kỹ lưỡng, nói với những người cao tuổi, vì họ có những lời khôn ngoan chỉ dẫn.
Ukraine tiến công thần tốc, hàng trăm lính Nga bị bắt tại mặt trận. Cả tiểu đoàn Wagner bị xóa sổ
VietCatholic Media
17:16 10/05/2023
1. Ukraine loan tin chiến thắng ở khu vực phía Nam thành phố Bakhmut. Cả tiểu đoàn Wagner chỉ còn không đến 20 người sống sót. Hàng trăm lính Dù Nga bị bắt tại mặt trận
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv tối thứ Tư mùng 10 tháng Năm, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, cho biết một khu vực rộng lớn có chiều dài 3km và sâu 2.6km đã được tái chiếm chỉ trong vòng 24 giờ qua. Đó là diện tích mà quân Wagner đã mất gần 6 tháng trời mới đánh chiếm được.
Theo Đại Tá Serhiy Cherevatyi, cuộc phản công của quân Ukraine đã do Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân đảm trách tấn công vào Lữ Đoàn Dù số 72 của quân Nga phụ trách bọc sườn phía Đông Nam thành phố Bakhmut cho quân Wagner đánh vào khu vực trung tâm thành phố. Trong vài giờ đầu tiên giao tranh, các đại đội 6 và 8 của Lữ Đoàn Dù 72 của quân Nga đã bị tiêu diệt hoàn toàn cùng với một số lượng đáng kể các phương tiện chiến đấu bọc thép.
Phần còn lại của Lữ Đoàn Dù Nga bỏ chạy tán loạn. Một phần của Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân tiếp tục truy kích lính Dù Nga, một phần đánh bọc bên sườn quân Wagner. Bị bất ngờ, tiểu đoàn xung kích số 3 của quân Wagner tử trận gần hết, chỉ còn không đến 20 người chạy thoát.
Trung Tá Andriy Biletsky, người thành lập Trung Đoàn Azov, hiện nay là Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân, cho biết sau khi 2 xe tăng và 18 xe thiết giáp của Nga bị bắn cháy, lính Dù Nga biết đã đến đường cùng, những người không chạy thoát buông súng đầu hàng, “một số lượng đáng kể lên đến hàng trăm tù binh” đã bị bắt và “tiểu đoàn xung kích số 3 của quân Wagner chịu tổn thất rất nặng nề.”
Một số bối cảnh: Bakhmut là nơi xảy ra cuộc tấn công kéo dài nhiều tháng của lực lượng Nga, bao gồm cả lính đánh thuê Wagner, khiến hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa và khiến khu vực này bị tàn phá hoàn toàn. Nhưng bất chấp một lượng lớn nhân lực và nguồn lực mà Mạc Tư Khoa đã đổ vào để chiếm thành phố, họ vẫn không thể chiếm được.
Cũng trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết lực lượng phòng không đã phá hủy 3 máy bay không người lái của Nga trên khu vực Dnipro vào đêm 9 Tháng Năm. Cũng trong đêm đó, quân đội Nga pháo kích dữ dội vào Kherson. Hơn 350 quả đạn đã được bắn vào tỉnh Kherson trong ngày khiến một người bị thương.
Tại Zaporizhzhia, quân đội Nga đã nã pháo vào 19 khu định cư: một cư dân làng Mykilske bị thương nặng.
Trong 24 giờ qua, các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của Ukraine đã tấn công một sở chỉ huy của Nga, hai đơn vị pháo binh Nga đang trong tư thế khai hỏa bất ngờ bị nổ tung cùng với một hệ thống tác chiến điện tử. Bên cạnh đó, Lực lượng Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã đánh trúng hai hệ thống hỏa tiễn phòng không của đối phương.
Lực lượng Không quân Ukraine cũng đã tiến hành 8 cuộc tấn công vào binh sĩ và cụm thiết bị quân sự của đối phương trong ngày qua, và 2 cuộc tấn công vào các hệ thống hỏa tiễn phòng không của Nga. Quân đội Ukraine đã bắn hạ 6 máy bay không người lái của đối phương, trong đó có 3 máy bay không người lái cảm tử Shahed.
Trong 24 giờ qua, 690 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 2 xe tăng, 18 xe thiết giáp, 8 hệ thống pháo, một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, và một hệ thống phòng không.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 10 Tháng Năm, 196.310 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 3.736 xe tăng, 7.275 xe thiết giáp, 3.039 hệ thống pháo, 555 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 294 hệ thống tác chiến phòng không, 308 máy bay, 294 trực thăng, 2.624 máy bay không người lái, 970 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.974 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 389 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Mỹ công bố gói 1,2 tỷ USD mới cho Ukraine. Đây là những gì trong đó
Hoa Kỳ đã công bố gói hỗ trợ an ninh trị giá 1,2 tỷ đô la cho Ukraine hôm thứ ba, khi cuộc phản công của Ukraine chống lại các lực lượng Nga sắp xảy ra.
Gói này bao gồm đạn pháo 155 ly, hệ thống phòng không bổ sung, đạn dược và đạn dược cho máy bay không người lái, cũng như thiết bị giúp “tích hợp các bệ phóng, hỏa tiễn và radar phòng không của phương Tây” với các hệ thống hiện có của Ukraine.
Nhiều quan chức cấp cao của Ukraine đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Hoa Kỳ về đợt viện trợ quốc phòng mới nhất.
“Chúng tôi đánh giá cao dấu hiệu đoàn kết này với Ukraine được thể hiện vào một ngày mang tính biểu tượng đối với chúng tôi - Ngày Âu Châu và Ngày Chiến thắng Chủ nghĩa Quốc xã trong Thế chiến II. Cùng nhau, chúng ta đang tiến tới một chiến thắng mới!” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một tweet.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cũng hoan nghênh thông tin này, gọi khoản viện trợ mới là “một gói hỗ trợ an ninh mới”.
Gói này, lần đầu tiên được báo cáo bởi Associated Press, sẽ thuộc Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, có nghĩa là nó sẽ được ký hợp đồng và mua từ các nhà sản xuất thay vì lấy trực tiếp từ kho dự trữ của Bộ Quốc phòng. Thay vì cung cấp cho Ukraine những vũ khí mà nước này hiện đang cần, các gói của USAI nhằm tạo ra nguồn cung cấp trung hạn và dài hạn cho Ukraine.
Với thông báo gói mới, Hoa Kỳ đánh dấu khoản viện trợ quân sự trị giá 37,6 tỷ đô la cho Ukraine kể từ khi bắt đầu chính quyền Biden, bao gồm 36,9 tỷ đô la kể từ khi bắt đầu chiến tranh vào tháng 2 năm 2022.
Theo một quan chức quân sự Mỹ, ngay cả sau khi cuộc phản công của Ukraine bắt đầu, Mỹ sẽ tiếp tục gửi viện trợ quân sự cho Ukraine, vừa để duy trì lực lượng quân sự của Ukraine chống lại quân đội Nga đang cố phòng thủ, vừa để cung cấp thiết bị mới.
3. Các quan chức cấp cao cho biết Hoa Kỳ đã không nhận thấy sự thay đổi nào trong tư thế của các lực lượng hạt nhân Nga sau những hăm dọa gần đây
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho rằng bất chấp các vụ tấn công hạt nhân gần đây của các quan chức cấp cao Nga, Hoa Kỳ không phát hiện thấy dấu hiệu di chuyển hay thay đổi nào đối với lực lượng hạt nhân của Nga. Do đó, Hoa Kỳ đã không thay đổi quan điểm của mình.
“Chúng tôi không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi trong tư thế lực lượng chiến lược của Nga và tiếp tục theo dõi tình hình. Chúng tôi không thấy gì có thể cần thay đổi tư thế lực lượng chiến lược của chúng ta vào thời điểm này”
Các nhà lãnh đạo Nga đã nhiều lần nêu ra viễn cảnh chiến tranh hạt nhân trong những tháng gần đây. Với mỗi mối đe dọa, Mỹ và các đồng minh của họ đã theo dõi các lực lượng hạt nhân của Nga để tìm dấu hiệu di chuyển hoặc chuẩn bị triển khai chúng.
Gần đây nhất, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hồi cuối tháng 4 cho biết mối đe dọa xung đột hạt nhân đang “tăng lên mỗi ngày”.
“Ngày nay có triển vọng như vậy không? Không may là đúng vậy. Và nó đang phát triển mỗi ngày vì những lý do ai cũng biết,” ông ta nói.
Đây không phải là lần đầu tiên trong năm nay Medvedev nêu ra viễn cảnh chiến tranh hạt nhân. Vào Tháng Giêng, ông ta đã đăng lên Telegram về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và NATO đối với Ukraine, lưu ý rằng, “thất bại của một cường quốc hạt nhân trong một cuộc chiến tranh thông thường có thể gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.”
Hôm thứ Ba, cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga đã giới thiệu các bộ phận của lực lượng hạt nhân Nga, bao gồm hệ thống phòng không tối tân S-400 và hệ thống hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa Yars.
Bất chấp thực tế là Putin đã xua quân xâm lược Ukraine, Putin nói: “Một cuộc chiến thực sự đã nổ ra chống lại tổ quốc của chúng ta.” Ông ta cũng tuyên bố sai sự thật rằng phương Tây đã kích động chiến tranh ở Ukraine. “Chúng ta đã đẩy lùi chủ nghĩa khủng bố quốc tế và thật chính đáng khi chúng ta bảo vệ người dân Donbas và bảo đảm an toàn cho chính chúng ta.” Ông nhấn mạnh rằng “Nga không thể có quốc gia nào không thân thiện dù ở phương Tây hay phương Đông.”
Tuyên bố của Putin xem ra khá hoang tưởng. Người ta không thể thân thiện với Nga, nếu như nước này tiếp tục bắn phá vào các các cơ sở hạ tầng dân sự, giết chết thường dân vô tội, và chà đạp lên công pháp quốc tế. Ngôi sao nhạc pop nổi tiếng người Nga Alla Pugacheva, vào tháng 9 đã kêu gọi chấm dứt việc binh lính Nga “chết vì những mục tiêu hão huyền khiến đất nước chúng ta trở thành những kẻ bị coi là hạ đẳng.”
4. Tổng Thư Ký Stoltenberg nói: 'Chúng ta phải nỗ lực gấp đôi' để giữ an toàn cho công dân NATO trước các mối đe dọa đang gia tăng
Tổng thư ký của Nato, Jens Stoltenberg, đã phát biểu tại Brussels trong một cuộc họp của ủy ban quân sự của Nato. Ông nói rằng liên minh cần “tăng gấp đôi nỗ lực của chúng ta” để cung cấp an ninh cho 1 tỷ người ở các quốc gia NATO, viện dẫn những gì ông tuyên bố là một loạt các mối đe dọa đang gia tăng. Ông nói với các nhà lãnh đạo quân sự:
Sự chuyển đổi trong liên minh của chúng ta trong thập kỷ qua rất đáng kể. Kể từ khi Nga sáp nhập bất hợp pháp Crimea và tiến vào miền đông Ukraine vào năm 2014, chúng ta đã tăng cường sự sẵn sàng của các lực lượng của mình.
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta đã triển khai quân chiến đấu ở phía đông của liên minh, đồng thời các đồng minh Âu Châu và Canada đã chi thêm 350 tỷ đô la cho quốc phòng.
Do đó, khi Putin phát động cuộc xâm lược chính thức vào Ukraine vào năm 2022, chúng ta đã sẵn sàng. Trong vòng vài giờ, chúng ta đã kích hoạt tất cả các kế hoạch phòng thủ của mình. Chúng ta đặt 40.000 quân dưới sự chỉ huy của Nato, được hỗ trợ bởi sức mạnh hàng hải và không quân đáng kể, đồng thời chúng ta củng cố các tuyến phòng thủ phía trước của mình từ Baltic đến Hắc Hải. Những hành động này làm giảm nguy cơ người Nga tính toán sai lầm và leo thang bên ngoài Ukraine, bằng cách làm rõ ràng rằng chúng ta sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ của NATO.
Khi chúng ta chuẩn bị cho một tương lai nguy hiểm hơn, chúng ta phải nỗ lực gấp đôi để giữ an toàn cho một tỷ công dân của mình và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Chiến tranh cường độ cao đang quay trở lại ở Âu Châu, cạnh tranh toàn cầu đang gia tăng, các chế độ độc tài đang thách thức các giá trị, lợi ích và an ninh của chúng ta, đồng thời các mối đe dọa khác cũng đang gia tăng – từ khủng bố đến tấn công mạng, từ phổ biến vũ khí hạt nhân đến biến đổi khí hậu. Vì vậy, chúng ta cần đẩy mạnh cho kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược mới này.
5. Ủy ban quân sự của Nato họp tại Brussels
Chiều thứ Tư 10 Tháng Năm, Ủy ban quân sự của Nato đã họp tại Brussels. Phiên đầu tiên được dành riêng để thảo luận về Nga và Ukraine. Phần Lan lần đầu tiên tham gia trực tiếp với tư cách thành viên.
Đô đốc Rob Bauer, chủ tịch ủy ban quân sự Nato, đã nói trong bài phát biểu khai mạc rằng Nga đang ở tháng thứ mười lăm của cuộc chiến tranh đã được lên kế hoạch trong ba ngày và ủy ban sẽ lắng nghe trực tiếp tiếng nói của quân đội Ukraine.
6. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tiết lộ các cuộc đàm phán đang diễn ra để NATO mở văn phòng liên lạc ở Tokyo
Nhật Bản đang đàm phán để mở một văn phòng liên lạc của NATO, là văn phòng đầu tiên thuộc loại này ở Á Châu, Ngoại trưởng nước này nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn độc quyền hôm thứ Tư. Ông nói rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã khiến thế giới trở nên kém ổn định hơn.
Bộ trưởng Ngoại giao Yoshimasa Hayashi cho biết hôm thứ Tư: “Chúng tôi đang thảo luận, nhưng chưa có thông tin chi tiết nào được hoàn thiện.
Hayashi đặc biệt trích dẫn cuộc xâm lược Ukraine của Nga năm ngoái như một sự kiện có tác động vượt xa biên giới Âu Châu buộc Nhật Bản phải suy nghĩ lại về an ninh khu vực.
Ông nói: “Lý do tại sao chúng tôi đang thảo luận về vấn đề này là kể từ khi Nga gây hấn với Ukraine, thế giới đã trở nên bất ổn hơn”.
“Điều gì đó đang xảy ra ở Đông Âu không chỉ giới hạn trong vấn đề ở Đông Âu, và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ở Thái Bình Dương. Đó là lý do tại sao sự hợp tác giữa chúng tôi ở Đông Á và NATO đang trở nên… ngày càng quan trọng.”
Nikkei Asia lần đầu tiên đưa tin về kế hoạch mở văn phòng tại Nhật Bản vào thứ Tư tuần trước, trích dẫn các quan chức giấu tên của Nhật Bản và NATO.
Trong một tuyên bố với CNN vào tuần trước, một phát ngôn viên của NATO cho biết: “Về kế hoạch mở văn phòng liên lạc tại Nhật Bản, chúng tôi sẽ không đi vào chi tiết về các cuộc thảo luận đang diễn ra giữa các đồng minh NATO”. Bà nói thêm rằng NATO và Nhật Bản “có mối quan hệ hợp tác lâu dài”.
Cuộc xâm lược của Nga đã khiến Phần Lan và Thụy Điển không liên kết từ bỏ vị thế trung lập của họ và tìm kiếm sự bảo vệ trong NATO, với việc Phần Lan chính thức gia nhập khối này vào tháng trước.
Một văn phòng ở Tokyo sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì cuộc chiến ở Ukraine và sự chia rẽ ngày càng sâu sắc ở Á Châu đã chứng kiến các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc xích lại gần hơn với các đối tác phương Tây của họ — và đưa ra một mặt trận thống nhất chống lại các mối đe dọa được cho là ở ngay gần quê nhà, chẳng hạn như Triều Tiên và Trung Quốc.
7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Vào ngày 09 tháng 5 năm 2023, lớp son phấn của Cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng hàng năm của Nga tại Quảng trường Đỏ đã nêu bật những thách thức về vật chất và thông tin liên lạc chiến lược mà quân đội đang phải đối mặt sau 15 tháng tham chiến ở Ukraine.
Hơn 8.000 binh sĩ được cho là đã tham gia cuộc duyệt binh, nhưng phần lớn là lực lượng phụ trợ, bán quân sự và học viên từ các cơ sở huấn luyện quân sự.
Nhân sự duy nhất từ đơn vị có thể triển khai của lực lượng chính quy là lực lượng dự phòng của Quân đội Đường sắt và quân cảnh.
Một chiếc T-34 cổ điển từ một đơn vị nghi lễ là chiếc xe tăng duy nhất trong cuộc duyệt binh. Bất chấp tổn thất nặng nề ở Ukraine, Nga vẫn có thể triển khai nhiều xe bọc thép hơn như thế.
Các nhà chức trách có thể đã kiềm chế không làm như vậy vì họ muốn tránh sự chỉ trích trong nước về việc ưu tiên các cuộc duyệt binh hơn các hoạt động chiến đấu.
8. Đức muốn Trung Quốc bảo đảm không giúp Nga lách lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu
Đức muốn Bắc Kinh hứa rằng họ sẽ không giúp Nga tránh các lệnh trừng phạt của Âu Châu, trong khi Trung Quốc cảnh báo Berlin và Âu Châu về việc cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc, khi các nhà ngoại giao của hai nước gặp nhau tại Berlin hôm thứ Ba.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu tại một cuộc họp báo chung rằng các biện pháp trừng phạt được áp đặt không nên “bị làm suy yếu thành một vòng tròn lẩn quẩn”.
Cô nói: “Điều đặc biệt quan trọng là các công ty vũ khí của Nga không thể có được hàng hóa liên quan đến chiến tranh,” đồng thời cho biết thêm rằng tất cả các quốc gia – bao gồm cả Trung Quốc – nên hành động để bắt buộc các công ty của họ phải tuân thủ điều này.
Baerbock hoan nghênh cuộc điện đàm gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và kêu gọi Trung Quốc đóng vai trò quyết định hơn trong việc chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Baerbock nói: “Trung lập có nghĩa là đứng về phía kẻ xâm lược.”
Hôm Chúa Nhật, Financial Times đưa tin gói trừng phạt mới của Liên Hiệp Âu Châu đang được xem xét liệt kê 7 công ty Trung Quốc bị cáo buộc bán thiết bị có thể được sử dụng trong vũ khí cho Nga. Danh sách trừng phạt sẽ cần sự đồng thuận của 27 quốc gia thành viên trước khi có thể được thi hành.
Trung Quốc hôm thứ Hai cho biết họ phản đối bất kỳ biện pháp nào chống lại thương mại dựa trên mối quan hệ với Nga. Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Vương Văn Bân (Wang Wenbin - 王文斌) cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai: “Chúng tôi kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu không đi sai đường, nếu không Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ các quyền hợp pháp của chúng tôi”.
Đề cập đến các báo cáo về các biện pháp trừng phạt được đề xuất của Liên minh Âu Châu đối với các công ty Trung Quốc vì cáo buộc họ tham gia hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của Nga, Bân nói:
“Chúng tôi đã ghi nhận các báo cáo liên quan. Trung Quốc kiên quyết phản đối các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp hoặc quyền tài phán dài hạn đối với Trung Quốc vì sự hợp tác Trung-Nga”
“Hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Nga là cởi mở và thẳng thắn. Trung Quốc không bao giờ tấn công vào bất kỳ bên thứ ba nào, cũng như không dung thứ cho bất kỳ sự can thiệp hoặc ép buộc nào của bên thứ ba”, Bân nói thêm và nói với các phóng viên rằng Trung Quốc sẽ có hành động kiên quyết để bảo vệ lợi ích của mình.
Trung Quốc khẳng định rằng họ không cung cấp vũ khí để hỗ trợ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine, và Bân nhắc lại rằng Bắc Kinh giữ “quan điểm khách quan và vô tư” về cuộc chiến và ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình. Các công ty quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã duy trì quan hệ thương mại với các công ty quốc phòng Nga bị trừng phạt trong năm qua. Một đánh giá của CNN về hồ sơ hải quan của các công ty chủ chốt cho thấy không có bằng chứng nào rằng bất kỳ hàng hóa nào được trao đổi đang trực tiếp phục vụ chiến tranh của Nga.
9. Ukraine nói: Quân đội Nga sẽ không để nhân viên nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia di tản cùng gia đình
Các binh sĩ Nga đang ngăn cản các nhân viên của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị tạm chiếm di tản khỏi một thị trấn tiền tuyến gần đó cùng với gia đình của họ, quân đội Ukraine cho biết hôm thứ Tư.
“Tại Enerhodar, quân xâm lược Nga đã tổ chức cái gọi là 'di tản' cho các thành viên gia đình của nhân viên nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia – nhưng bản thân nhân viên của nhà máy điện không được phép rời khỏi thành phố”, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết như trên.
Các nhà chức trách do Nga hậu thuẫn đã ra lệnh di tản hàng nghìn dân thường dọc theo mặt trận phía nam khi một cuộc phản công của Ukraine sắp xảy ra.
Enerhodar, nơi hầu hết các nhân viên của nhà máy hạt nhân sinh sống, nằm trong số 18 khu định cư mà cư dân đã được di tản vào cuối tuần. Quân đội Ukraine cho biết những người di tản đã được chuyển đến các trung tâm giải trí và khách sạn ở các thị trấn phía nam Berdiansk và Kyrylivka, trong khi những người khác được đưa đến vùng Rostov của Nga.
Nhà máy Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu và đã bị lực lượng Nga tạm chiếm kể từ đầu cuộc xâm lược năm ngoái. Nhà máy chủ yếu vẫn được điều hành bởi một lực lượng lao động Ukraine.
Vị trí của nhà máy trên tiền tuyến có nghĩa là các cuộc pháo kích vào các thị trấn xung quanh và gần cơ sở là phổ biến. Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc một lần nữa đưa ra quan ngại vào đầu tuần này về sự an toàn tại nhà máy, mô tả tình hình là “ngày càng khó lườngLàm
10. Lữ đoàn Dù số 82 của Ukraine cực kỳ mạnh mẽ và có thể dẫn đầu cuộc phản công sắp tới
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Ukraine’s 82nd Air Assault Brigade Is Ridiculously Powerful—And Could Lead The Coming Counteroffensive”, nghĩa là “Lữ đoàn Dù số 82 của Ukraine cực kỳ mạnh mẽ và có thể dẫn đầu cuộc phản công sắp tới. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Lữ đoàn Dù 82 của lực lượng Dù Ukraine gần như mạnh mẽ một cách đáng kinh ngạc. Rõ ràng là lữ đoàn 2.000 người, được thành lập vào tháng 2 năm ngoái, sẽ dẫn đầu từ phía trước khi bùn mùa xuân của Ukraine cuối cùng khô cạn và Kyiv phát động cuộc phản công đã được lên kế hoạch từ lâu.
Theo trình tự chiến đấu của Kyiv, các lực lượng Dù thực sự không thường xuyên di chuyển bằng trực thăng hoặc máy bay. Đặc biệt là trong cuộc chiến hiện nay, nơi người Ukraine đang chiến đấu trên chính lãnh thổ của họ và trong bất kỳ trường hợp nào, lực lượng phòng không của Nga sẽ loại trừ các cuộc tấn công đường không quy mô lớn.
Theo phong tục Ukraine, “lính Dù” về cơ bản có nghĩa là “ưu tú”. Đó là lý do tại sao Kyiv để dành nhiều vũ khí tốt nhất cho các lữ đoàn Dù của mình là điều hợp lý.
Các tài liệu mật mà Binh Nhất Jack Teixeira của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ rò rỉ trực tuyến cho thấy Lữ đoàn Dù 82 — là lữ đoàn hoặc trung đoàn thứ 10 trong lực lượng Dù — sẽ nhận được tất cả các thiết bị chính từ các đồng minh nước ngoài của Ukraine.
Các khoản viện trợ này bao gồm tất cả 14 xe tăng Challenger 2 mà Ukraine nhận được từ Vương quốc Anh, cũng như tất cả 90 xe chiến đấu bánh lốp Stryker mà Hoa Kỳ tặng và tất cả 40 xe chiến đấu bộ binh bánh xích Marder do Đức cung cấp. Hai chục khẩu pháo kéo M-119 do Mỹ sản xuất hỗ trợ hỏa lực.
Lúc đầu, các tài liệu bị rò rỉ đã khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Chúng tôi có bằng chứng hình ảnh cho thấy các đội xe tăng từ Lữ đoàn Dù 25 và 80 kỳ cựu đã tới Vương quốc Anh để huấn luyện trên chiếc Challenger 2. Bây giờ có vẻ như Lữ đoàn 25 và 80 đã cắt các đội đó cho Lữ đoàn 82 tân lập.
Challenger 2 nặng 71 tấn, bốn kíp lái với lớp giáp tổng hợp dày - tương đương với gần 2.000 ly thép ở mặt trước tháp pháo - có thể là xe tăng được bảo vệ tốt nhất trong cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga ở Ukraine. Vương quốc Anh đã tặng những viên đạn uranium đã được làm nghèo mạnh mẽ cho súng trường 120 ly của xe tăng.
14 chiếc Challenger 2 đó có thể là vũ khí tốt nhất mà người Ukraine có để tấn công trực tiếp vào các công sự của Nga. Và họ sẽ có sự hỗ trợ mạnh mẽ của 40 chiếc Marders.
Marder nặng 31 tấn - chở ba thành viên trong kíp lái và sáu bộ binh, trang bị một khẩu pháo tự động 20 ly và bệ phóng hỏa tiễn chống tăng Milan - có giáp trước dốc mang lại khả năng bảo vệ tương đương từ 53 đến 70 ly thép, nếu không muốn nói là nhiều hơn. Bảo vệ dọc theo các bên bằng ít nhất 33 ly thép.
Đó là một phần rất nhỏ của áo giáp bảo vệ Kẻ thách thức 2. Nhưng đối với IFV, nó là rất nhiều. BMP-1 IFV trụ cột của Ukraine có khả năng bảo vệ chỉ bằng một nửa. Marder có thể làm chệch hướng đạn pháo tự động 30 ly.
Trong một cuộc tấn công vũ trang tổng hợp, những chiếc Challenger 2 sẽ xuất kích trước, bắn phá xe tăng và cứ điểm của đối phương bằng súng 120 ly của chúng trong khi nhún vai bắn trả. Trong khi đó, Marders sẽ càn quét dọc theo hai bên sườn của đội hình xe tăng, thả các đội bộ binh để trấn áp các hỏa tiễn chống tăng của Nga và làm chệch hướng mọi nỗ lực của quân Nga nhằm vượt qua và phía sau những chiếc Challenger 2. Giáp của xe tăng mỏng nhất ở phía sau.
Và một khi những chiếc Challenger 2 đã giúp chọc thủng hàng phòng thủ của Nga, những chiếc Stryker có thể chạy qua khoảng trống và tiến vào khu vực phía sau được phòng thủ sơ sài của quân Nga.
Chiếc Stryker tám bánh, nặng 16 tấn—chở được hai kíp lái và tối đa chín bộ binh cùng một khẩu súng máy hạng nặng hoặc súng phóng lựu—được bọc giáp mỏng so với chiếc Marder. Nó có thể chống lại hỏa lực của súng máy hạng nặng, nhưng một viên đạn đại bác 30 ly có thể xuyên thủng nó.
Stryker sẽ không tồn tại lâu trong một cuộc tấn công trực tiếp vào các công sự của Nga. Nhưng các bánh xe của Stryker giúp nó có tốc độ cao và tiết kiệm nhiên liệu tốt. Stryker dễ bảo trì hơn các xe chiến đấu bộ binh khác. Nó có thể chỉ là thứ để tấn công nhanh chóng, sâu sắc trong một bước đột phá bọc thép.
Hãy tưởng tượng 90 chiếc Stryker, kéo theo hơn 800 bộ binh đang tức giận, tung hoành sau chiến tuyến của Nga. Tấn công rồi bỏ chạy khi hàng phòng thủ Nga có thể trở tay.
Theo nghĩa đó, Lữ đoàn Dù 82 là một lực lượng tấn công và phá mìn. Chỉ có hai điều quan trọng mà chúng ta chưa biết về cơ cấu lực lượng của lữ đoàn. Lữ Đoàn Dù 82 sở hữu những phương tiện kỹ thuật nào? Và đoàn tàu hậu cần của nó mạnh đến mức nào?
Các phương tiện kỹ thuật rất quan trọng cho cuộc tấn công ban đầu vào hệ thống phòng thủ của Nga. Chúng dọn sạch các bãi mìn, đẩy các chướng ngại vật bằng bê tông sang một bên, lấp đầy các chiến hào và đào các gờ đất: một chuỗi các hành động mà các binh sĩ gọi là “tiền công kích”.
Trong một cuộc tấn công vào tuyến phòng thủ của quân Nga, những chiếc Challenger 2 sẽ di chuyển đủ xa về phía trước để che chở cho các phương tiện công binh. Nếu tiền công kích thành công, xe tăng sẽ tiến qua khoảng trống và bảo vệ cho các xe thiết giáp có thể tăng tốc vượt qua.
Các xe chiến đấu bộ binh có thể thâm nhập sâu đến đâu không chỉ phụ thuộc vào tốc độ và sự nhanh nhẹn của chúng mà còn phụ thuộc vào khả năng hỗ trợ hậu cần của chúng. Nếu Stryker hết nhiên liệu hoặc đạn, quá trình phá mìn sẽ bị đình trệ—và thậm chí có thể sụp đổ.
Dự đoán các yêu cầu cung cấp khổng lồ nếu các hoạt động tiền công kích và phá mìn thành công, Hoa Kỳ trong những tháng gần đây đã cam kết cung cấp cho Ukraine 69 tàu chở nhiên liệu và 105 xe kéo nhiên liệu, cùng với nhiều xe tải cung cấp trung bình khác. Chúng tôi không biết có bao nhiêu phương tiện hỗ trợ đó thuộc Lữ đoàn Dù 82.
Nhưng nếu người Ukraine thực sự có ý định để lữ đoàn mới hùng mạnh lãnh đạo cuộc phản công sắp tới, thì chắc chắn rằng sẽ có một đoàn tàu tiếp tế đáng kể đang chờ ngay sau xe tăng và xe chiến đấu của Lữ Đoàn Dù 82.