Ngày 12-05-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Giêsu mặc khải sự thật về Chúa Cha
Lm Đan Vinh
03:30 12/05/2017
Chúa Nhật 5 Phục Sinh A
Cv 6,1-7; 1 Pr 2,4-9; Ga 14,1-12




I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 14,1-12

(1) Lòng anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. (2) Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở. Nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. (3) Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại, và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. (4) Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi. (5) Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường ?” (6) Đức Giê-su đáp: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”. (7) Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha của Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người. (8) Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện”. (9) Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha. (10) Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao ? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. (11) Anh em hãy tin Thầy, Thầy ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy. Bằng không, thì hãy tin vì chính các việc kia vậy. (12) Thật, Thầy bảo thật anh em: Ai tin vào Thầy, thì Người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.

2. Ý CHÍNH:

Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giê-su đã tiên báo việc Người sắp từ giã Môn đệ mà về trời với Chúa Cha. Người đi trước để dọn chỗ và sẽ trở lại đón các ông lên trời với Người (1-4). Sau đó, Đức Giê-su mặc khải Người là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Người. Ai biết và thấy Người là đã thấy và biết Chúa Cha (5-7). Rồi Người cũng cho biết mối liên hệ mật thiết giữa Chúa Cha với Người: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (9). Cuối cùng Người còn hứa sẽ ban quyền năng lớn lao cho những kẻ tin vào Người (12).

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-2: + Đừng xao xuyến: Có lẽ sau khi nghe Thầy cho biết sắp phải chịu tử nạn (x. Ga 12,32-33), có một kẻ trong Nhóm Mười Hai sẽ phản nộp Thầy (x. Ga 13,21) và Phê-rô sẽ chối Thầy ba lần (x. Ga 13,38), thì các môn đệ cảm thấy xao xuyến và lo âu chán nản, nên Đức Giê-su đã phải lên tiếng để động viên tinh thần của các ông. + Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy: Anh em đã tin vào Thiên Chúa, thì cũng hãy tin vào quyền năng và tình thương của Thầy sẽ cứu anh em khỏi mọi nguy hiểm đang chờ đón anh em. + Nhà Cha Thầy: Là trời cao hay thiên đàng, nơi Thiên Chúa ngự trị. + Nhiều chỗ ở: Theo một số giáo phụ (I-rê-nê, Clê-men-tê, Ô-ri-dê-nê) thì câu này nghĩa là trên thiên đàng có nhiều cấp độ hạnh phúc khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các học giả ngày nay (Maldonat, Lagrange, Durant, Huby) lại hiểu là trên thiên đàng sẽ có đủ chỗ ở cho tất cả mọi người. + Nếu không…: Nếu không phải như thế thì Đức Giê-su đã nói rõ để các ông khỏi thất vọng.

- C 3-4: + Đi dọn chỗ: Đức Giê-su cho các môn đệ biết Người không về trời một mình, mà Người sẽ quay lại đón các ông lên trời, để các ông cùng được hưởng hạnh phúc với Người. + Thì Thầy sẽ trở lại: Khi nào Người trở lại ? Có ba ý kiến: Ý THỨ NHẤT: vào thời Giáo hội sơ khai, người ta cho là đến ngày tận thế Chúa Giê-su sẽ lại đến phán xét chung toàn nhân loại và sẽ cho các Môn đệ được hưởng hạnh phúc thiên đàng với Người (x. Mt 25,31-46). Ý THỨ HAI: cho rằng sự đoàn tụ với Chúa xảy ra ngay sau cái chết của từng cá nhân Môn đệ. Ngày nay nhiều người theo Ý THỨ BA: Đức Giê-su sẽ đoàn tụ với các Môn đệ sau khi Người từ cõi chết sống lại. Từ đây, Người sẽ hiện diện với các Môn đệ mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20), Người sẽ ở giữa và ở trong các tín hữu bằng ơn thánh hóa (x. Ga 14,17-18). Rồi sau khi họ chết, Người sẽ ban cho họ được hưởng hạnh phúc thiên đàng tùy theo công việc họ đã làm khi còn sống (x. Mt 16,27).

- C 5-7: + Chúng con không biết Thầy đi đâu làm sao chúng con biết được đường ?: Câu này cho thấy Tô-ma là một con người thực nghiệm: đòi phải sờ mó, nhìn xem và kiểm chứng rồi mới chấp nhận (x. Ga 20,24-29). Câu nói của Tô-ma chứng tỏ ông cũng như Phê-rô và các người Do thái khác đều không hiểu gì về việc ra đi của Đức Giê-su (x. Ga 13,37; 7,35-36; 8,14). + Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống: *LÀ CON ĐƯỜNG: Đức Giê-su là con đường duy nhất dẫn đưa loài người từ đất lên trời, giống như chiếc thang tổ phụ Gia-cóp đã nằm mơ. *LÀ SỰ THẬT: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1-2). Đức Giê-su mặc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa (x. Ga 12,45; 14,9) và chỉ đường cho các tín hữu phải ăn ở sao cho đẹp lòng Chúa Cha, nhờ lắng nghe lời Người (x. Mt 17,5). *LÀ SỰ SỐNG: Con đường dẫn đến mục tiêu cuối cùng là sự sống sung mãn nơi Chúa Cha. Chúa Cha đã ban sự sống cho Đức Giê-su, nên chỉ Người mới có thể ban sự sống đời đời cho những ai tin Người (x. Ga 3,36; 10,28). Tín hữu mang nơi mình mầm sống vĩnh cửu phải tiếp tục đón nhận sự sống ấy qua các phép bí tích do Đức Giê-su thiết lập, và cố gắng góp phần làm phát triển sự sống đó cho đến khi đạt tới sự sống sung mãn với Chúa Cha ở đời sau. + Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy: Qua thập giá, Đức Giê-su đã giao hòa nhân loại với Chúa Cha. Từ đây, không ai có thể nhận được ơn cứu độ nếu không đi “con đường thập giá” (x Mt 16,24) và không được tái sinh bởi nước và Thần Khí (x Ga 3,5). Vì dưới gầm trời này không một danh nào khác ban ơn cứu độ ngoài Danh Giê-su Ki-tô. + Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người: Thực ra các môn đệ đã không xem thấy Chúa Cha vì Người thiêng liêng vô hình, mà chỉ xem thấy Chúa Giê-su, Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm. Tuy nhiên ai xem thấy Chúa Giê-su cũng kể như đã thấy Chúa Cha rồi, vì Chúa Giê-su là Em-ma-nu-en nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x Mt 1,23), và Người hằng làm đẹp lòng Chúa Cha (x Mt 17,5) và vâng theo ý Cha. Có lần Người đã khẳng định: “Tôi và Chúa Cha là Một” (Ga 10,30).

- C 8-10: + Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha: Phi-líp-phê đòi Đức Giê-su chỉ cho xem Chúa Cha như Mô-sê ngày xưa đã xem thấy Đức Gia-vê trong đám mây trên núi Si-nai (x. St 24,9-17). + Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha: Đức Giê-su đã cho Phi-líp-phê biết ngày nay Thiên Chúa sẽ không tỏ hiện trong sấm chớp như xưa, mà sẽ ngự nơi con người Đức Giê-su. Từ nay không có con đường nào khác để người ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa, ngoài con đường duy nhất là chính Đức Giê-su (x. Ga 1,18), vì Người được ví như Đầu của thân thể nhiệm mầu là Hội Thánh (x Ep 5,23). + Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy: Chúa Cha được mặc khải nơi Đức Giê-su là Con của Ngài (x. Ga 12,45; 14,7). Tất cả đời sống, lời nói và việc làm của Người là nơi mà Chúa Cha sẽ được tỏ mình ra cách hoàn hảo. Vì Đức Giê-su luôn kết hiệp với Chúa Cha và làm theo ý Chúa Cha.

- C 11-12: + Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm: Đó là được tham phần vào sứ mệnh cứu độ loài người. + Còn làm những việc lớn hơn nữa bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha: Không phải các Môn đệ sẽ làm được những phép lạ lớn hơn Đức Giê-su, nhưng sau khi Người lên Trời, các ông được trao sứ mệnh thay Người đi rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc đến tận cùng thế giới với ơn phù trợ của Thánh Thần (x. Cv 1,8).

4. CÂU HỎI:

1) Tại sao các Môn đệ bị xao xuyến khiến cho Đức Giê-su phải động viên tinh thần các ông ?
2) Đức Giê-su muốn nói gì qua câu "Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở" ?
3) Đức Giê-su hứa đi trước để dọn chỗ và Người sẽ trở lại đón các môn đệ đi theo Người vào lúc nào ?
4) Khi tự ví mình là con đường, là sự thật và là sự sống, Đức Giê-su muốn dạy chúng ta điều gì ?
5) Câu "Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy" có ý nghĩa thế nào ?
6) Ngay từ bây giờ các Môn đệ đã xem thấy Chúa Cha qua ai ?
7) Từ đây ai muốn gặp Chúa Cha thì phải gặp qua người nào ?
8) Ai tin vào Đức Giê-su sẽ làm được những việc Người đã làm và còn làm được việc gì lớn hơn nữa cụ thể là những việc gì ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA : “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9b).

2. CÂU CHUYỆN :

1) MẮT PHÀM KHÔNG THỂ THẤY THIÊN CHÚA VÔ HÌNH :

Một ông vua kia do cận thần xúi bẩy nên một hôm đã ra lệnh triệu tập tất cả các giám mục trong nước vào trong hoàng cung. Vua ra lệnh cho các Giám mục trong một tuần lễ phải chứng minh Thiên Chúa là Đấng có thực. Nếu không chứng minh được thì tất cả các Giám mục sẽ bị khép vào tội lừa bịp dân chúng và bị án treo cổ. Thật là một đòi hỏi nan giải, vì làm sao có thể chỉ cho nhà vua xem thấy Thiên Chúa vô hình được ? Rồi càng gần đến hết hạn định, tâm trạng các vị Giám mục lại càng bị bồn chồn lo lắng. Bấy giờ một tu sĩ trẻ nghe biết câu chuyện, liền đến xin phép được thay cho các Giám mục để chỉ cho nhà vua xem thấy Thiên Chúa. Đúng hẹn, anh tu sĩ đã dẫn nhà vua cùng quần thần đến một ngọn đồi giữa buổi trưa nắng gắt. Anh chỉ tay lên mặt trời và tâu nhà vua: “Muôn tâu bệ hạ, thảo dân xin bệ hạ nhìn theo ngón tay của thảo dân, thì sẽ xem thấy Thiên Chúa”. Nhà vua và các quan cận thần đều nhìn lên mặt trời theo hướng ngón tay của anh tu sĩ kia, nhưng không ai có thể nhìn được vì bị chói mắt. Bấy giờ nhà vua liền nổi giận ra lệnh chém đầu anh tu sĩ vì cho rằng anh ta đã dám đánh lừa mình. Bấy giờ vị tu sĩ liền quỳ dưới chân nhà vua và thưa rằng: “Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ đòi xem bằng được Thiên Chúa. Nhưng mặt trời kia chỉ là một tạo vật tầm thường của Thiên Chúa, mà bệ hạ còn không thể xem được, thì làm sao bệ hạ có thể nhìn thấy Thiên Chúa là Đấng vô cùng cao cả được ? Thiên Chúa luôn hiện hữu, nhưng vì Ngài thiêng liêng vô hình, nên người ta không thể xem thấy Ngài bằng cặp mắt xác thịt, mà chỉ có thể thấy Ngài bằng cặp mắt đức tin thôi”

2) NĂM NGƯỜI MÙ CHO BIẾT VỀ HÌNH DẠNG CON VOI :

Bài thơ của John Saxe kể lại câu chuyện năm gã mù người Ấn Độ đứng vòng quanh một con voi và muốn biết hình thù của con voi ra sao. Gã mù thứ nhất liền tiến ra sờ vào bên hông của con voi liền bảo voi giống như một bức tường. Gã thứ hai sờ thấy ngà voi thì bảo nó giống như một thanh gươm. Gã thứ ba sờ thấy chiếc vòi thì bảo nó giống một con rắn khổng lồ. Gã thứ tư sờ vào cái tai thì bảo nó giống như một chiếc quạt lớn. Gã thứ năm sờ vào cái đuôi thì bảo nó giống như một bó dây thừng. Thế thì ai trong năm gã mù này trả lời đúng ? Có lẽ cả năm gã mù đều trả lời đúng, nhưng chỉ đúng một phần khi dựa vào cảm nghiệm giới hạn của mình. Phải nhờ ngồi lại đối thoại với nhau thì họ mới có được một cái nhìn tổng hợp về hình thù của con voi mà mắt họ không xem thấy.

3) CÓ THẾ GIỚI NÀO KHÁC SAU KHI CHẾT KHÔNG ?

Có một gia đình kia. Bà vợ rất sùng đạo, luôn dạy con cái giữ đạo sốt sắng. Ngày nào bà cũng dắt con đi lễ nhà thờ. Trái lại, ông chồng lại không tin vào Thiên Chúa và luôn miệng nhạo báng những hành vi thờ phượng của vợ. Dù sống giữa hai niềm tin đối kháng nhau của bố mẹ, cậu con trai duy nhất của họ vẫn luôn yêu mến và tỏ lòng hiếu thảo với hai cha mẹ. Ngày nọ, đứa con mắc bệnh hiểm nghèo, các bác sĩ bệnh viện cũng vô phương cứu chữa. Khi biết mình sắp chết, cậu bé đã hỏi bố rằng: "Bố ơi, bác sĩ nói con sẽ không còn sống được mấy ngày nữa! Vậy con xin bố hãy nói cho con biết, con phải tin theo bố hay theo mẹ? Tin theo bố thì sẽ chẳng có thiên đàng, chẳng có Thiên Chúa và sau này cũng chẳng có bố mẹ để yêu thương và bảo vệ con ! Còn tin theo mẹ, thì con sẽ có Thiên Chúa là cha nhân lành ban thưởng hạnh phúc thiên đàng cho con, và sau này con cũng hy vọng sẽ được gặp bố mẹ mãi mãi.
Ông bố nghe con nói mà nước mắt lưng tròng. Ông ôm con và nói: "Con hãy tin theo mẹ của con đi nhé". Cậu bé lại nói: "Nhưng nếu bố không tin giống như mẹ, thì làm sao con có thể gặp được bố trên thiên đàng được?" Trước câu nói đơn sơ chân thành của con, ông bố đã nói với con : « Bố cũng tin giống như mẹ của con. Sau này cả gia đình chúng ta sẽ gặp nhau trên Thiên Đàng con nhé ». Kể từ ngày đó, ông đã hoàn toàn thay đổi lối sống để trở thành người tín hữu đạo hạnh với hy vọng sau này cả gia đình sẽ được sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

4) DẤN THÂN ĐI THEO CHỦ TƯỚNG :

Trận chiến tranh giữa hai bên: một bên là nước Pháp và bên kia là liên minh hai nước Ý và Áo đầu năm 1796 đã kết thúc với chiến thắng của Pháp vào ngày 17.11.1796 như sau :

Đại tướng Bonaparte đã đưa quân đến một địa điểm, có cái cầu bắc qua trận tuyến quân địch. Trong lúc trận thế căng thẳng, đại tướng Bonaparte liền ra lệnh cho quan Pháp xung phong đi qua cây cầu để sang bờ bên kia. Nhưng trước họng súng của quân thù, không một người lính nào dám tuân lệnh để xung phong tiến lên thành cầu ! Đại tướng liền xuống ngựa, giựt lấy lá cờ dẫn đầu của người lính cầm cờ và ông vừa tiến lên thành cầu vừa hô to : ”Ai yêu tổ quốc thì đi theo ta”. Nhưng rồi khi ngó lại, ông thấy trên cầu chỉ có một mình với lá cờ bị rách tơi tả do đạn của quân địch. Trong lúc nguy cấp, bỗng xuất hiện một cậu bé 13 tuổi vừa đánh trống thúc quân vừa hô xung phong và tiến lên cầu đi theo đại tướng. Quân sĩ thấy vậy liền ào ào xung phong theo sau lên cầu sang bên kia sông và đại tướng Bonaparte đã toàn thắng trận chiến đầy cam go chấm dứt cuộc chiến tranh.

Tám năm sau, khi Bonaparte đã lên ngôi lấy tên là hoàng đế Napoléon, có dịp trở lại chiến trường xưa và được mọi người đón rước linh đình. Hoàng đế Napoléon ngỏ ý muốn gặp lại cậu bé Vidal bấy giờ đã được 20 tuổi, và đang đóng quân tại địa phương.

Viên sĩ quan tùy tùng báo cáo cho biết cậu lính trẻ đã được trưởng đơn vị cho nghỉ phép về nhà đưa đám tang mẹ mới qua đời. Hoàng đế Napoléon liền bỏ mọi lễ nghi, cùng đoàn người lên xe đến làng của Vidal. Đến nơi vừa kịp lúc di quan đến nghĩa trang. Hoàng đế liền cùng các quan xuống xe đi bộ theo sau quan tài đến tận huyệt mộ. Tại đây ông đã nói mấy lời phân ưu với Vidal trước khi hạ huyệt. Rồi Hoàng đế ngỏ ý muốn đi chung với cậu trên đường từ nghĩa trang về làng. Khi Vidal từ chối không dám, Hoàng đế Napoléon đã nói với cậu như sau: « Tám năm trước con đã liều chết xung phong đi theo ta lên con đường chết, nay con hãy cho ta đi chung trên con đường sống để chia sẻ nỗi đau với con » (x. Những tia sáng).

5) NGƯỜI PHỤC VỤ CHÚA KI-TÔ :

Thỉnh thoảng trong các bức tranh thánh, chúng ta lại bắt gặp một người đàn ông trung niên cao lớn có chòm râu rậm ẵm đứa trẻ lội qua sông. Đứa bé đó chính là Chúa Hài Đồng, còn người đàn ông kia là thánh CHRISTOPHER, có nghĩa Người mang Chúa Ki-tô, dựa theo truyền thuyết nổi tiếng sau đây:

Christopher là một người khổng lồ gốc Canaan có chiều cao 2.3m. Tên ông là Reprobus, nghĩa là kẻ bơ vơ, bị xã hội ruồng bỏ. To cao như vậy mà Reprobus lại có khát vọng phục vụ một vị vua vĩ đại. Ông tìm đến nhà vua được truyền tụng là xuất chúng nhất, nhưng phát hiện ra ông vua này lại sợ quỷ Satan. Thế là ông lại bỏ đi tìm quỷ. Tìm thấy Satan rồi, ông dốc lòng phục vụ hắn, nhưng rồi ông lại phát hiện ra quỷ cũng biết sợ Chúa Giê-su. Ông bèn lang thang đi tìm Chúa Giê-su. Theo hướng dẫn của một nhà tu hành mộ đạo, Reprobus làm nhiệm vụ đưa mọi người qua một con sông hiểm trở. Nhà tu hành khuyên ông làm việc thiện này sẽ làm Chúa hài lòng và sẽ gặp được Chúa Giê-su.

Ông khổng lồ Reprobus miệt mài cõng người qua con sông dữ cho tới một ngày, một đứa trẻ xuất hiện. Tuy bé nhưng lại nặng như chì, ông khổng lồ vốn khỏe mà bưng em nhỏ qua sông cũng mệt bở hơi tai. Hài nhi Giê-su cho Reprobus biết sức nặng siêu phàm là do cả thế giới mà ngài đỡ trên tay. Sau khi hé lộ danh tính của mình cho Reprobus, Chúa Giê-su đã lập tức biến mất.

Sau khi gặp mặt Chúa Giê-su, anh chàng khổng lồ Reprobus đổi tên thành Christophoros (kẻ mang vác Chúa). Về sau người ta đọc thành Christopher. Từ đó Christopher bắt đầu rao giảng truyền đạo, thu phục thêm nhiều con chiên về cho Chúa. Nhà vua đương thời là hoàng đế La Mã Decius (249-251) quyết tâm đàn áp Thiên Chúa giáo. Hoàng đế Decius không để cho Christopher được yên. Ông bị bỏ tù, tra tấn, và cuối cùng bị xử tử chặt đầu.

Từ đó thánh Christopher trở thành vị thánh bảo trợ đặc biệt cho các du khách và binh sĩ khi ra trận. Cả đời ngài đã đưa người qua sông an toàn, thế nên từ Âu sang Á, những người lữ hành thường mang theo dây chuyền có mặt hình thánh Christopher, xe cộ du lịch cũng hay có tượng ngài để phù hộ cho khách đi đường bình an.

Thánh Christopher đã nâng đỡ Chúa Giê-su bằng bốn cách: Trên vai khi ngài cõng Chúa qua sông; Trong cơ thể khi ngài chịu sự tra tấn của nhà vua; Trong tâm khảm khi ngài tận tuỵ hiến dâng lòng mến Chúa; Và bằng môi miệng khi ngài rao giảng Tin Mừng. Vì thế mỗi tín hữu chúng ta đều có thể trở thành một “Christopher – người mang vác Chúa” nếu chúng ta quyết tâm yêu mến phụng sự Chúa và chuyên cần làm việc thiện.

3. SUY NIỆM :

1) CHẲNG AI THẤY Thiên Chúa BAO GIỜ :

Chẳng ai có thể thấy được Thiên Chúa vì Ngài là đấng thiêng liêng vô hình. Nhưng người ta có thể cảm nghiệm về sự hiện hữu của Thiên Chúa bằng những cách khác. Giống như mắt ta không thể nhìn sợi giây nào có điện hay không, nhưng ta có thể nhận biết có điện bằng nhiều cách khác. Chẳng hạn khi cả xóm đang tối thui vì cúp điện đột nhiên có điện lại, là đám trẻ con liền la to: «Có điện rồi». Tại sao lũ trẻ lại nhận ra có điện lại là do chúng thấy bóng đèn cháy sáng, quạt quay mát, tivi có hình ảnh v.v… Cũng vậy đối với Thiên Chúa. Tất cả những gì đang hiện hữu và hoạt động nơi bản thân và môi trường chung quanh chúng ta đều chứng tỏ có Thiên Chúa. Vì nếu không có Thiên Chúa thì sẽ chắc chắn sẽ không thể có những biểu hiện ấy.

2) AI THẤY THẦY LÀ THẤY CHÚA CHA :

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu hỏi của tông đồ Phi-líp-phê muốn được Thầy chỉ cho xem thấy mặt Chúa Cha, thì đã được Người trả lời như sau: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ?”. Thực vậy, "Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha. Chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Con người tuy có thể nhận biết có Thiên Chúa qua công trình sáng tạo và lịch sử cứu độ của Ngài, nhưng chưa ai thấy khuôn mặt của Ngài. Chính Chúa Con là Chúa Giê-su đã tỏ bày cho nhân loại biết sự thật sâu xa của Thiên Chúa nơi Người: "Ai thấy Thầy là thấy Cha" (Ga 14,9). Qua cuộc sống và lời giảng dạy, Người đã cho nhân loại nhận biết Chúa Cha nơi lời nói và hành động của Người như sau: Thiên Chúa là một người Cha từ bi nhân hậu, đầy lòng xót thương, sẵn sàng tha thứ tội lỗi của con cái. Chúa Giêsu trở thành con đường độc nhất dẫn đưa loài người đến với Chúa Cha: "Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy" (Ga 14, 6).- "Thiên Chúa không ban một danh nào khác dưới bầu trời, để nhờ danh đó mà chúng ta được ơn cứu độ" (Cv 4,12).
Đức Giê-su là Đấng “Em-ma-nu-en”, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23). Người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình đã trở nên hữu hình khi từ trời xuống thế mặc lấy thân xác phàm nhân (x. Ga 1,14). Người nên giống loài người chúng ta mọi đàng, ngoại trừ không phạm tội (x. Dt 4,15). Chính nhờ Đức Giê-su mà loài người chúng ta mới biết « Thiên Chúa là Tình Yêu » (1 Ga ,16); Thiên Chúa là Một theo Bản Tính, nhưng là Ba theo Ngôi Vị (Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi).

3) THẦY LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG :

Khi nghe Đức Giê-su cho biết trong nhà Cha của Người có nhiều chỗ ở, và Người sắp về trời là để dọn chỗ cho các môn đệ. Rồi Người sẽ trở lại để đem các ông lên trời với Người, để Thầy trò sẽ được ở bên nhau mãi mãi. Ông Tô-ma thắc mắc « Chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường đi ? Đức Giê-su trả lời: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).
- Là Con đường: Đức Giê-su vừa là mục tử dẫn đường cho đoàn chiên là các tín hữu lên trời, mà Người còn là con đường, là chiếc cầu duy nhất dẫn đưa loài người lên trời.
- Là Sự Thật: Đức Giê-su đến để bày tỏ sự thật về Thiên Chúa cho chúng ta (x. Ga 12,45). Người là hình ảnh của Chúa Cha: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,10); “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30).
- Là Sự Sống: Đức Giê-su đã trải qua sự chết và đã sống lại vinh quang, để mở đường sống cho những ai tin và chấp nhận đi con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Người, như thánh Phao-lô viết: “Nếu chúng ta cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người” (Rm 6,8). Người đã lập bí tích Thánh Thể để biến bánh rượu trở thành Mình Máu Người và mời gọi các tín hữu lãnh nhận để được tham phần vào sự sống đời đời với Người.

4) TRỞ THÀNH CON ĐƯỜNG DẪN ĐƯA THA NHÂN LÊN TRỜI VỚI CHÚA CHA :

Trờ thành Ki-tô hữu tức là thành một Chúa Giê-su khác trước mặt tha nhân. Mỗi người chúng ta phải sống thế nào để cũng có thể nói như thánh Phao-lô: “Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô” (Pl 1, 21). “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Thánh Phê-rô cũng đã khẳng định trước Thượng Hội Đồng Do thái như sau: “Chính Đấng ấy, là Tảng Đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, Tảng Đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ. Vì dưới gầm trời này, không có một Danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào Danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,11-12).

Ngày nay Đức Giê-su đã về trời với Chúa Cha, và đã mở con đường sống cho loài người là đạo Công Giáo. Cuộc đời của Đức Giê-su chính là con đường duy nhất dẫn đưa chúng ta lên trời. Mỗi lần học sống Lời Chúa, chúng ta sẽ nhận biết thánh ý Chúa Cha muốn chúng ta phải làm gì. Một khi biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa, chúng ta sẽ đi Con Đường Giê-su : là « đường hẹp, leo dốc và ít người muốn đi », là đường « Bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa », là đường « mến Chúa yêu người », đường « Qua đau khổ vào trong vinh quang »… thì chúng ta cũng sẽ trở thành con đường để đưa tha nhân cùng được lên trời với chúng ta. Mỗi lần dự lễ và rước lễ sốt sắng, chúng ta sẽ được Chúa Giê-su ban sự sống là ơn Thánh Thần để giúp ta hăng hái chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa đến tận cùng trái đất.

4. THẢO LUẬN :

1) Bạn có đồng ý với lập luận như sau: “Đạo nào cũng tốt. Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Do đó, Hội Thánh chẳng cần phải truyền đạo cho ai. Chỉ cần giúp anh em lương dân sống theo đạo làm người là đủ” ? Tại sao ? 2) Khi gặp một hoàn cảnh nan giải, bạn cần làm gì để nhận biết thánh ý Thiên Chúa và vâng theo Lời Người chỉ dạy ? 3) Hát bài kết thúc như sau: “Con đây ! Lạy Chúa Chúa muốn con làm gì ?"

5. NGUYỆN CẦU :

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Thánh ý Thiên Chúa là muốn cho mọi người đều được nhận biết chân ly và được hưởng ơn cứu độ. Xin ban cho những ai chưa biết Thiên Chúa, được nghe Lời Chúa để có đức tin và quyết tâm sống theo gương Chúa làm và lời Chúa dạy để được hưởng ơn cứu độ. Xin thôi thúc các tín hữu chúng con biết ý thức sứ mệnh phải chia sẻ niềm tin, hạnh phúc, niềm vui và sự bình an cho lương dân đang sống chung quanh chúng con.

- LẠY CHÚA. Chúng con cảm thấy mình thật nhỏ bé và bất lực, khó lòng có thể chu toàn sứ mệnh truyền giáo mà Chúa đã trao cho Hội Thánh trước khi về trời. Xin cho chúng con ý thức rằng: Sứ mệnh truyền giáo trước hết phải được thực hiện cho những người thân quen như: cha me, vợ chồng, con cái, anh em và bạn bè của chúng con, rồi sau đó mới đến người khác. Xin giúp chúng con năng nhìn ngắm khuôn mặt dịu hiền của Chúa và suy niệm các hành vi và lời dạy của Chúa, vì Chúa chính là hình ảnh trung thực của Chúa Cha. Xin giúp chúng con biết lắng nghe Lời Chúa dạy và quyết tâm thực hành theo trong đời sống thường ngày. Xin cho chúng con biết từ bỏ ý riêng và vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ ngày một nên con ngoan hiếu thảo của Chúa Cha, nên môn đệ đích thực của Chúa và nên anh chị em của mọi người.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
 
Đức Giêsu mặc khải sự thật về Chúa Cha
Lm Đan Vinh
03:33 12/05/2017
Chúa Nhật 5 Phục Sinh A
Cv 6,1-7; 1 Pr 2,4-9; Ga 14,1-12




I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 14,1-12

(1) Lòng anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. (2) Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở. Nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. (3) Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại, và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. (4) Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi. (5) Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường ?” (6) Đức Giê-su đáp: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”. (7) Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha của Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người. (8) Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện”. (9) Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha. (10) Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao ? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. (11) Anh em hãy tin Thầy, Thầy ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy. Bằng không, thì hãy tin vì chính các việc kia vậy. (12) Thật, Thầy bảo thật anh em: Ai tin vào Thầy, thì Người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.

2. Ý CHÍNH:

Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giê-su đã tiên báo việc Người sắp từ giã Môn đệ mà về trời với Chúa Cha. Người đi trước để dọn chỗ và sẽ trở lại đón các ông lên trời với Người (1-4). Sau đó, Đức Giê-su mặc khải Người là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Người. Ai biết và thấy Người là đã thấy và biết Chúa Cha (5-7). Rồi Người cũng cho biết mối liên hệ mật thiết giữa Chúa Cha với Người: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (9). Cuối cùng Người còn hứa sẽ ban quyền năng lớn lao cho những kẻ tin vào Người (12).

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-2: + Đừng xao xuyến: Có lẽ sau khi nghe Thầy cho biết sắp phải chịu tử nạn (x. Ga 12,32-33), có một kẻ trong Nhóm Mười Hai sẽ phản nộp Thầy (x. Ga 13,21) và Phê-rô sẽ chối Thầy ba lần (x. Ga 13,38), thì các môn đệ cảm thấy xao xuyến và lo âu chán nản, nên Đức Giê-su đã phải lên tiếng để động viên tinh thần của các ông. + Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy: Anh em đã tin vào Thiên Chúa, thì cũng hãy tin vào quyền năng và tình thương của Thầy sẽ cứu anh em khỏi mọi nguy hiểm đang chờ đón anh em. + Nhà Cha Thầy: Là trời cao hay thiên đàng, nơi Thiên Chúa ngự trị. + Nhiều chỗ ở: Theo một số giáo phụ (I-rê-nê, Clê-men-tê, Ô-ri-dê-nê) thì câu này nghĩa là trên thiên đàng có nhiều cấp độ hạnh phúc khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các học giả ngày nay (Maldonat, Lagrange, Durant, Huby) lại hiểu là trên thiên đàng sẽ có đủ chỗ ở cho tất cả mọi người. + Nếu không…: Nếu không phải như thế thì Đức Giê-su đã nói rõ để các ông khỏi thất vọng.

- C 3-4: + Đi dọn chỗ: Đức Giê-su cho các môn đệ biết Người không về trời một mình, mà Người sẽ quay lại đón các ông lên trời, để các ông cùng được hưởng hạnh phúc với Người. + Thì Thầy sẽ trở lại: Khi nào Người trở lại ? Có ba ý kiến: Ý THỨ NHẤT: vào thời Giáo hội sơ khai, người ta cho là đến ngày tận thế Chúa Giê-su sẽ lại đến phán xét chung toàn nhân loại và sẽ cho các Môn đệ được hưởng hạnh phúc thiên đàng với Người (x. Mt 25,31-46). Ý THỨ HAI: cho rằng sự đoàn tụ với Chúa xảy ra ngay sau cái chết của từng cá nhân Môn đệ. Ngày nay nhiều người theo Ý THỨ BA: Đức Giê-su sẽ đoàn tụ với các Môn đệ sau khi Người từ cõi chết sống lại. Từ đây, Người sẽ hiện diện với các Môn đệ mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20), Người sẽ ở giữa và ở trong các tín hữu bằng ơn thánh hóa (x. Ga 14,17-18). Rồi sau khi họ chết, Người sẽ ban cho họ được hưởng hạnh phúc thiên đàng tùy theo công việc họ đã làm khi còn sống (x. Mt 16,27).

- C 5-7: + Chúng con không biết Thầy đi đâu làm sao chúng con biết được đường ?: Câu này cho thấy Tô-ma là một con người thực nghiệm: đòi phải sờ mó, nhìn xem và kiểm chứng rồi mới chấp nhận (x. Ga 20,24-29). Câu nói của Tô-ma chứng tỏ ông cũng như Phê-rô và các người Do thái khác đều không hiểu gì về việc ra đi của Đức Giê-su (x. Ga 13,37; 7,35-36; 8,14). + Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống: *LÀ CON ĐƯỜNG: Đức Giê-su là con đường duy nhất dẫn đưa loài người từ đất lên trời, giống như chiếc thang tổ phụ Gia-cóp đã nằm mơ. *LÀ SỰ THẬT: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1-2). Đức Giê-su mặc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa (x. Ga 12,45; 14,9) và chỉ đường cho các tín hữu phải ăn ở sao cho đẹp lòng Chúa Cha, nhờ lắng nghe lời Người (x. Mt 17,5). *LÀ SỰ SỐNG: Con đường dẫn đến mục tiêu cuối cùng là sự sống sung mãn nơi Chúa Cha. Chúa Cha đã ban sự sống cho Đức Giê-su, nên chỉ Người mới có thể ban sự sống đời đời cho những ai tin Người (x. Ga 3,36; 10,28). Tín hữu mang nơi mình mầm sống vĩnh cửu phải tiếp tục đón nhận sự sống ấy qua các phép bí tích do Đức Giê-su thiết lập, và cố gắng góp phần làm phát triển sự sống đó cho đến khi đạt tới sự sống sung mãn với Chúa Cha ở đời sau. + Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy: Qua thập giá, Đức Giê-su đã giao hòa nhân loại với Chúa Cha. Từ đây, không ai có thể nhận được ơn cứu độ nếu không đi “con đường thập giá” (x Mt 16,24) và không được tái sinh bởi nước và Thần Khí (x Ga 3,5). Vì dưới gầm trời này không một danh nào khác ban ơn cứu độ ngoài Danh Giê-su Ki-tô. + Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người: Thực ra các môn đệ đã không xem thấy Chúa Cha vì Người thiêng liêng vô hình, mà chỉ xem thấy Chúa Giê-su, Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm. Tuy nhiên ai xem thấy Chúa Giê-su cũng kể như đã thấy Chúa Cha rồi, vì Chúa Giê-su là Em-ma-nu-en nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x Mt 1,23), và Người hằng làm đẹp lòng Chúa Cha (x Mt 17,5) và vâng theo ý Cha. Có lần Người đã khẳng định: “Tôi và Chúa Cha là Một” (Ga 10,30).

- C 8-10: + Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha: Phi-líp-phê đòi Đức Giê-su chỉ cho xem Chúa Cha như Mô-sê ngày xưa đã xem thấy Đức Gia-vê trong đám mây trên núi Si-nai (x. St 24,9-17). + Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha: Đức Giê-su đã cho Phi-líp-phê biết ngày nay Thiên Chúa sẽ không tỏ hiện trong sấm chớp như xưa, mà sẽ ngự nơi con người Đức Giê-su. Từ nay không có con đường nào khác để người ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa, ngoài con đường duy nhất là chính Đức Giê-su (x. Ga 1,18), vì Người được ví như Đầu của thân thể nhiệm mầu là Hội Thánh (x Ep 5,23). + Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy: Chúa Cha được mặc khải nơi Đức Giê-su là Con của Ngài (x. Ga 12,45; 14,7). Tất cả đời sống, lời nói và việc làm của Người là nơi mà Chúa Cha sẽ được tỏ mình ra cách hoàn hảo. Vì Đức Giê-su luôn kết hiệp với Chúa Cha và làm theo ý Chúa Cha.

- C 11-12: + Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm: Đó là được tham phần vào sứ mệnh cứu độ loài người. + Còn làm những việc lớn hơn nữa bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha: Không phải các Môn đệ sẽ làm được những phép lạ lớn hơn Đức Giê-su, nhưng sau khi Người lên Trời, các ông được trao sứ mệnh thay Người đi rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc đến tận cùng thế giới với ơn phù trợ của Thánh Thần (x. Cv 1,8).

4. CÂU HỎI:

1) Tại sao các Môn đệ bị xao xuyến khiến cho Đức Giê-su phải động viên tinh thần các ông ?
2) Đức Giê-su muốn nói gì qua câu "Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở" ?
3) Đức Giê-su hứa đi trước để dọn chỗ và Người sẽ trở lại đón các môn đệ đi theo Người vào lúc nào ?
4) Khi tự ví mình là con đường, là sự thật và là sự sống, Đức Giê-su muốn dạy chúng ta điều gì ?
5) Câu "Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy" có ý nghĩa thế nào ?
6) Ngay từ bây giờ các Môn đệ đã xem thấy Chúa Cha qua ai ?
7) Từ đây ai muốn gặp Chúa Cha thì phải gặp qua người nào ?
8) Ai tin vào Đức Giê-su sẽ làm được những việc Người đã làm và còn làm được việc gì lớn hơn nữa cụ thể là những việc gì ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA : “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9b).

2. CÂU CHUYỆN :

1) MẮT PHÀM KHÔNG THỂ THẤY THIÊN CHÚA VÔ HÌNH :

Một ông vua kia do cận thần xúi bẩy nên một hôm đã ra lệnh triệu tập tất cả các giám mục trong nước vào trong hoàng cung. Vua ra lệnh cho các Giám mục trong một tuần lễ phải chứng minh Thiên Chúa là Đấng có thực. Nếu không chứng minh được thì tất cả các Giám mục sẽ bị khép vào tội lừa bịp dân chúng và bị án treo cổ. Thật là một đòi hỏi nan giải, vì làm sao có thể chỉ cho nhà vua xem thấy Thiên Chúa vô hình được ? Rồi càng gần đến hết hạn định, tâm trạng các vị Giám mục lại càng bị bồn chồn lo lắng. Bấy giờ một tu sĩ trẻ nghe biết câu chuyện, liền đến xin phép được thay cho các Giám mục để chỉ cho nhà vua xem thấy Thiên Chúa. Đúng hẹn, anh tu sĩ đã dẫn nhà vua cùng quần thần đến một ngọn đồi giữa buổi trưa nắng gắt. Anh chỉ tay lên mặt trời và tâu nhà vua: “Muôn tâu bệ hạ, thảo dân xin bệ hạ nhìn theo ngón tay của thảo dân, thì sẽ xem thấy Thiên Chúa”. Nhà vua và các quan cận thần đều nhìn lên mặt trời theo hướng ngón tay của anh tu sĩ kia, nhưng không ai có thể nhìn được vì bị chói mắt. Bấy giờ nhà vua liền nổi giận ra lệnh chém đầu anh tu sĩ vì cho rằng anh ta đã dám đánh lừa mình. Bấy giờ vị tu sĩ liền quỳ dưới chân nhà vua và thưa rằng: “Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ đòi xem bằng được Thiên Chúa. Nhưng mặt trời kia chỉ là một tạo vật tầm thường của Thiên Chúa, mà bệ hạ còn không thể xem được, thì làm sao bệ hạ có thể nhìn thấy Thiên Chúa là Đấng vô cùng cao cả được ? Thiên Chúa luôn hiện hữu, nhưng vì Ngài thiêng liêng vô hình, nên người ta không thể xem thấy Ngài bằng cặp mắt xác thịt, mà chỉ có thể thấy Ngài bằng cặp mắt đức tin thôi”

2) NĂM NGƯỜI MÙ CHO BIẾT VỀ HÌNH DẠNG CON VOI :

Bài thơ của John Saxe kể lại câu chuyện năm gã mù người Ấn Độ đứng vòng quanh một con voi và muốn biết hình thù của con voi ra sao. Gã mù thứ nhất liền tiến ra sờ vào bên hông của con voi liền bảo voi giống như một bức tường. Gã thứ hai sờ thấy ngà voi thì bảo nó giống như một thanh gươm. Gã thứ ba sờ thấy chiếc vòi thì bảo nó giống một con rắn khổng lồ. Gã thứ tư sờ vào cái tai thì bảo nó giống như một chiếc quạt lớn. Gã thứ năm sờ vào cái đuôi thì bảo nó giống như một bó dây thừng. Thế thì ai trong năm gã mù này trả lời đúng ? Có lẽ cả năm gã mù đều trả lời đúng, nhưng chỉ đúng một phần khi dựa vào cảm nghiệm giới hạn của mình. Phải nhờ ngồi lại đối thoại với nhau thì họ mới có được một cái nhìn tổng hợp về hình thù của con voi mà mắt họ không xem thấy.

3) CÓ THẾ GIỚI NÀO KHÁC SAU KHI CHẾT KHÔNG ?

Có một gia đình kia. Bà vợ rất sùng đạo, luôn dạy con cái giữ đạo sốt sắng. Ngày nào bà cũng dắt con đi lễ nhà thờ. Trái lại, ông chồng lại không tin vào Thiên Chúa và luôn miệng nhạo báng những hành vi thờ phượng của vợ. Dù sống giữa hai niềm tin đối kháng nhau của bố mẹ, cậu con trai duy nhất của họ vẫn luôn yêu mến và tỏ lòng hiếu thảo với hai cha mẹ. Ngày nọ, đứa con mắc bệnh hiểm nghèo, các bác sĩ bệnh viện cũng vô phương cứu chữa. Khi biết mình sắp chết, cậu bé đã hỏi bố rằng: "Bố ơi, bác sĩ nói con sẽ không còn sống được mấy ngày nữa! Vậy con xin bố hãy nói cho con biết, con phải tin theo bố hay theo mẹ? Tin theo bố thì sẽ chẳng có thiên đàng, chẳng có Thiên Chúa và sau này cũng chẳng có bố mẹ để yêu thương và bảo vệ con ! Còn tin theo mẹ, thì con sẽ có Thiên Chúa là cha nhân lành ban thưởng hạnh phúc thiên đàng cho con, và sau này con cũng hy vọng sẽ được gặp bố mẹ mãi mãi.
Ông bố nghe con nói mà nước mắt lưng tròng. Ông ôm con và nói: "Con hãy tin theo mẹ của con đi nhé". Cậu bé lại nói: "Nhưng nếu bố không tin giống như mẹ, thì làm sao con có thể gặp được bố trên thiên đàng được?" Trước câu nói đơn sơ chân thành của con, ông bố đã nói với con : « Bố cũng tin giống như mẹ của con. Sau này cả gia đình chúng ta sẽ gặp nhau trên Thiên Đàng con nhé ». Kể từ ngày đó, ông đã hoàn toàn thay đổi lối sống để trở thành người tín hữu đạo hạnh với hy vọng sau này cả gia đình sẽ được sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

4) DẤN THÂN ĐI THEO CHỦ TƯỚNG :

Trận chiến tranh giữa hai bên: một bên là nước Pháp và bên kia là liên minh hai nước Ý và Áo đầu năm 1796 đã kết thúc với chiến thắng của Pháp vào ngày 17.11.1796 như sau :

Đại tướng Bonaparte đã đưa quân đến một địa điểm, có cái cầu bắc qua trận tuyến quân địch. Trong lúc trận thế căng thẳng, đại tướng Bonaparte liền ra lệnh cho quan Pháp xung phong đi qua cây cầu để sang bờ bên kia. Nhưng trước họng súng của quân thù, không một người lính nào dám tuân lệnh để xung phong tiến lên thành cầu ! Đại tướng liền xuống ngựa, giựt lấy lá cờ dẫn đầu của người lính cầm cờ và ông vừa tiến lên thành cầu vừa hô to : ”Ai yêu tổ quốc thì đi theo ta”. Nhưng rồi khi ngó lại, ông thấy trên cầu chỉ có một mình với lá cờ bị rách tơi tả do đạn của quân địch. Trong lúc nguy cấp, bỗng xuất hiện một cậu bé 13 tuổi vừa đánh trống thúc quân vừa hô xung phong và tiến lên cầu đi theo đại tướng. Quân sĩ thấy vậy liền ào ào xung phong theo sau lên cầu sang bên kia sông và đại tướng Bonaparte đã toàn thắng trận chiến đầy cam go chấm dứt cuộc chiến tranh.

Tám năm sau, khi Bonaparte đã lên ngôi lấy tên là hoàng đế Napoléon, có dịp trở lại chiến trường xưa và được mọi người đón rước linh đình. Hoàng đế Napoléon ngỏ ý muốn gặp lại cậu bé Vidal bấy giờ đã được 20 tuổi, và đang đóng quân tại địa phương.

Viên sĩ quan tùy tùng báo cáo cho biết cậu lính trẻ đã được trưởng đơn vị cho nghỉ phép về nhà đưa đám tang mẹ mới qua đời. Hoàng đế Napoléon liền bỏ mọi lễ nghi, cùng đoàn người lên xe đến làng của Vidal. Đến nơi vừa kịp lúc di quan đến nghĩa trang. Hoàng đế liền cùng các quan xuống xe đi bộ theo sau quan tài đến tận huyệt mộ. Tại đây ông đã nói mấy lời phân ưu với Vidal trước khi hạ huyệt. Rồi Hoàng đế ngỏ ý muốn đi chung với cậu trên đường từ nghĩa trang về làng. Khi Vidal từ chối không dám, Hoàng đế Napoléon đã nói với cậu như sau: « Tám năm trước con đã liều chết xung phong đi theo ta lên con đường chết, nay con hãy cho ta đi chung trên con đường sống để chia sẻ nỗi đau với con » (x. Những tia sáng).

5) NGƯỜI PHỤC VỤ CHÚA KI-TÔ :

Thỉnh thoảng trong các bức tranh thánh, chúng ta lại bắt gặp một người đàn ông trung niên cao lớn có chòm râu rậm ẵm đứa trẻ lội qua sông. Đứa bé đó chính là Chúa Hài Đồng, còn người đàn ông kia là thánh CHRISTOPHER, có nghĩa Người mang Chúa Ki-tô, dựa theo truyền thuyết nổi tiếng sau đây:

Christopher là một người khổng lồ gốc Canaan có chiều cao 2.3m. Tên ông là Reprobus, nghĩa là kẻ bơ vơ, bị xã hội ruồng bỏ. To cao như vậy mà Reprobus lại có khát vọng phục vụ một vị vua vĩ đại. Ông tìm đến nhà vua được truyền tụng là xuất chúng nhất, nhưng phát hiện ra ông vua này lại sợ quỷ Satan. Thế là ông lại bỏ đi tìm quỷ. Tìm thấy Satan rồi, ông dốc lòng phục vụ hắn, nhưng rồi ông lại phát hiện ra quỷ cũng biết sợ Chúa Giê-su. Ông bèn lang thang đi tìm Chúa Giê-su. Theo hướng dẫn của một nhà tu hành mộ đạo, Reprobus làm nhiệm vụ đưa mọi người qua một con sông hiểm trở. Nhà tu hành khuyên ông làm việc thiện này sẽ làm Chúa hài lòng và sẽ gặp được Chúa Giê-su.

Ông khổng lồ Reprobus miệt mài cõng người qua con sông dữ cho tới một ngày, một đứa trẻ xuất hiện. Tuy bé nhưng lại nặng như chì, ông khổng lồ vốn khỏe mà bưng em nhỏ qua sông cũng mệt bở hơi tai. Hài nhi Giê-su cho Reprobus biết sức nặng siêu phàm là do cả thế giới mà ngài đỡ trên tay. Sau khi hé lộ danh tính của mình cho Reprobus, Chúa Giê-su đã lập tức biến mất.

Sau khi gặp mặt Chúa Giê-su, anh chàng khổng lồ Reprobus đổi tên thành Christophoros (kẻ mang vác Chúa). Về sau người ta đọc thành Christopher. Từ đó Christopher bắt đầu rao giảng truyền đạo, thu phục thêm nhiều con chiên về cho Chúa. Nhà vua đương thời là hoàng đế La Mã Decius (249-251) quyết tâm đàn áp Thiên Chúa giáo. Hoàng đế Decius không để cho Christopher được yên. Ông bị bỏ tù, tra tấn, và cuối cùng bị xử tử chặt đầu.

Từ đó thánh Christopher trở thành vị thánh bảo trợ đặc biệt cho các du khách và binh sĩ khi ra trận. Cả đời ngài đã đưa người qua sông an toàn, thế nên từ Âu sang Á, những người lữ hành thường mang theo dây chuyền có mặt hình thánh Christopher, xe cộ du lịch cũng hay có tượng ngài để phù hộ cho khách đi đường bình an.

Thánh Christopher đã nâng đỡ Chúa Giê-su bằng bốn cách: Trên vai khi ngài cõng Chúa qua sông; Trong cơ thể khi ngài chịu sự tra tấn của nhà vua; Trong tâm khảm khi ngài tận tuỵ hiến dâng lòng mến Chúa; Và bằng môi miệng khi ngài rao giảng Tin Mừng. Vì thế mỗi tín hữu chúng ta đều có thể trở thành một “Christopher – người mang vác Chúa” nếu chúng ta quyết tâm yêu mến phụng sự Chúa và chuyên cần làm việc thiện.

3. SUY NIỆM :

1) CHẲNG AI THẤY Thiên Chúa BAO GIỜ :

Chẳng ai có thể thấy được Thiên Chúa vì Ngài là đấng thiêng liêng vô hình. Nhưng người ta có thể cảm nghiệm về sự hiện hữu của Thiên Chúa bằng những cách khác. Giống như mắt ta không thể nhìn sợi giây nào có điện hay không, nhưng ta có thể nhận biết có điện bằng nhiều cách khác. Chẳng hạn khi cả xóm đang tối thui vì cúp điện đột nhiên có điện lại, là đám trẻ con liền la to: «Có điện rồi». Tại sao lũ trẻ lại nhận ra có điện lại là do chúng thấy bóng đèn cháy sáng, quạt quay mát, tivi có hình ảnh v.v… Cũng vậy đối với Thiên Chúa. Tất cả những gì đang hiện hữu và hoạt động nơi bản thân và môi trường chung quanh chúng ta đều chứng tỏ có Thiên Chúa. Vì nếu không có Thiên Chúa thì sẽ chắc chắn sẽ không thể có những biểu hiện ấy.

2) AI THẤY THẦY LÀ THẤY CHÚA CHA :

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu hỏi của tông đồ Phi-líp-phê muốn được Thầy chỉ cho xem thấy mặt Chúa Cha, thì đã được Người trả lời như sau: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ?”. Thực vậy, "Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha. Chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Con người tuy có thể nhận biết có Thiên Chúa qua công trình sáng tạo và lịch sử cứu độ của Ngài, nhưng chưa ai thấy khuôn mặt của Ngài. Chính Chúa Con là Chúa Giê-su đã tỏ bày cho nhân loại biết sự thật sâu xa của Thiên Chúa nơi Người: "Ai thấy Thầy là thấy Cha" (Ga 14,9). Qua cuộc sống và lời giảng dạy, Người đã cho nhân loại nhận biết Chúa Cha nơi lời nói và hành động của Người như sau: Thiên Chúa là một người Cha từ bi nhân hậu, đầy lòng xót thương, sẵn sàng tha thứ tội lỗi của con cái. Chúa Giêsu trở thành con đường độc nhất dẫn đưa loài người đến với Chúa Cha: "Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy" (Ga 14, 6).- "Thiên Chúa không ban một danh nào khác dưới bầu trời, để nhờ danh đó mà chúng ta được ơn cứu độ" (Cv 4,12).
Đức Giê-su là Đấng “Em-ma-nu-en”, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23). Người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình đã trở nên hữu hình khi từ trời xuống thế mặc lấy thân xác phàm nhân (x. Ga 1,14). Người nên giống loài người chúng ta mọi đàng, ngoại trừ không phạm tội (x. Dt 4,15). Chính nhờ Đức Giê-su mà loài người chúng ta mới biết « Thiên Chúa là Tình Yêu » (1 Ga ,16); Thiên Chúa là Một theo Bản Tính, nhưng là Ba theo Ngôi Vị (Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi).

3) THẦY LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG :

Khi nghe Đức Giê-su cho biết trong nhà Cha của Người có nhiều chỗ ở, và Người sắp về trời là để dọn chỗ cho các môn đệ. Rồi Người sẽ trở lại để đem các ông lên trời với Người, để Thầy trò sẽ được ở bên nhau mãi mãi. Ông Tô-ma thắc mắc « Chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường đi ? Đức Giê-su trả lời: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).
- Là Con đường: Đức Giê-su vừa là mục tử dẫn đường cho đoàn chiên là các tín hữu lên trời, mà Người còn là con đường, là chiếc cầu duy nhất dẫn đưa loài người lên trời.
- Là Sự Thật: Đức Giê-su đến để bày tỏ sự thật về Thiên Chúa cho chúng ta (x. Ga 12,45). Người là hình ảnh của Chúa Cha: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,10); “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30).
- Là Sự Sống: Đức Giê-su đã trải qua sự chết và đã sống lại vinh quang, để mở đường sống cho những ai tin và chấp nhận đi con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Người, như thánh Phao-lô viết: “Nếu chúng ta cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người” (Rm 6,8). Người đã lập bí tích Thánh Thể để biến bánh rượu trở thành Mình Máu Người và mời gọi các tín hữu lãnh nhận để được tham phần vào sự sống đời đời với Người.

4) TRỞ THÀNH CON ĐƯỜNG DẪN ĐƯA THA NHÂN LÊN TRỜI VỚI CHÚA CHA :

Trờ thành Ki-tô hữu tức là thành một Chúa Giê-su khác trước mặt tha nhân. Mỗi người chúng ta phải sống thế nào để cũng có thể nói như thánh Phao-lô: “Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô” (Pl 1, 21). “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Thánh Phê-rô cũng đã khẳng định trước Thượng Hội Đồng Do thái như sau: “Chính Đấng ấy, là Tảng Đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, Tảng Đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ. Vì dưới gầm trời này, không có một Danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào Danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,11-12).

Ngày nay Đức Giê-su đã về trời với Chúa Cha, và đã mở con đường sống cho loài người là đạo Công Giáo. Cuộc đời của Đức Giê-su chính là con đường duy nhất dẫn đưa chúng ta lên trời. Mỗi lần học sống Lời Chúa, chúng ta sẽ nhận biết thánh ý Chúa Cha muốn chúng ta phải làm gì. Một khi biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa, chúng ta sẽ đi Con Đường Giê-su : là « đường hẹp, leo dốc và ít người muốn đi », là đường « Bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa », là đường « mến Chúa yêu người », đường « Qua đau khổ vào trong vinh quang »… thì chúng ta cũng sẽ trở thành con đường để đưa tha nhân cùng được lên trời với chúng ta. Mỗi lần dự lễ và rước lễ sốt sắng, chúng ta sẽ được Chúa Giê-su ban sự sống là ơn Thánh Thần để giúp ta hăng hái chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa đến tận cùng trái đất.

4. THẢO LUẬN :

1) Bạn có đồng ý với lập luận như sau: “Đạo nào cũng tốt. Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Do đó, Hội Thánh chẳng cần phải truyền đạo cho ai. Chỉ cần giúp anh em lương dân sống theo đạo làm người là đủ” ? Tại sao ? 2) Khi gặp một hoàn cảnh nan giải, bạn cần làm gì để nhận biết thánh ý Thiên Chúa và vâng theo Lời Người chỉ dạy ? 3) Hát bài kết thúc như sau: “Con đây ! Lạy Chúa Chúa muốn con làm gì ?"

5. NGUYỆN CẦU :

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Thánh ý Thiên Chúa là muốn cho mọi người đều được nhận biết chân ly và được hưởng ơn cứu độ. Xin ban cho những ai chưa biết Thiên Chúa, được nghe Lời Chúa để có đức tin và quyết tâm sống theo gương Chúa làm và lời Chúa dạy để được hưởng ơn cứu độ. Xin thôi thúc các tín hữu chúng con biết ý thức sứ mệnh phải chia sẻ niềm tin, hạnh phúc, niềm vui và sự bình an cho lương dân đang sống chung quanh chúng con.

- LẠY CHÚA. Chúng con cảm thấy mình thật nhỏ bé và bất lực, khó lòng có thể chu toàn sứ mệnh truyền giáo mà Chúa đã trao cho Hội Thánh trước khi về trời. Xin cho chúng con ý thức rằng: Sứ mệnh truyền giáo trước hết phải được thực hiện cho những người thân quen như: cha me, vợ chồng, con cái, anh em và bạn bè của chúng con, rồi sau đó mới đến người khác. Xin giúp chúng con năng nhìn ngắm khuôn mặt dịu hiền của Chúa và suy niệm các hành vi và lời dạy của Chúa, vì Chúa chính là hình ảnh trung thực của Chúa Cha. Xin giúp chúng con biết lắng nghe Lời Chúa dạy và quyết tâm thực hành theo trong đời sống thường ngày. Xin cho chúng con biết từ bỏ ý riêng và vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ ngày một nên con ngoan hiếu thảo của Chúa Cha, nên môn đệ đích thực của Chúa và nên anh chị em của mọi người.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:41 12/05/2017
57. ĐỐT CHUỘT HUỶ LỀU
Ở Việt Tây có một anh chàng độc thân, ở đó có mấy con chuột ban ngày nhảy lung tung trong nhà, ban đêm thì cắn đồ vật kêu lạo xạo lạo xạo ồn ào chịu không nổi, anh ta rất bực mình. Một hôm anh ta uống say tỉ bỉ, vừa nằm kê đầu trên gối thì lũ chuột xuất đầu lộ diện bày đủ trò khiến anh ta không thể nhắm mắt được chút xíu.
Anh ta bèn nổi giận liền cầm mồi lửa đốt chung quanh nhà, quả nhiên lũ chuột bị cháy chết, nhưng cái “túp lều cỏ” của anh ta cũng bị cháy rụi luôn.
(Cửu Môn Tử Ngưng Đạo ký)

Suy tư 57:
Nóng giận cộng thêm với say rượu thì đốt chuột cháy nhà mình chỉ là chuyện...nhỏ, bởi vì đối tượng chỉ là mấy con chuột nhắt, nhưng nếu đối tượng là con người thì án mạng chắc chắn là phải xảy ra và trở thành chuyện lớn.
Thiên Chúa không đem cái nóng giận bỏ vào trong con người, nhưng từ khi con người phạm tội thì hình như tất cả vạn vật đều quay lưng lại với con người, và con người trở nên nóng nảy, gắt gỏng vì đã mất tất cả mọi thứ mà Thiên Chúa đã ban cho họ: ân sủng và bình an.
“Giận cá chém thớt” là hành vi của người có tâm tính nhỏ mọn; ”đốt chuột huỷ lều” là việc làm của người suy nghĩ nông cạn; nhưng “khiêm tốn phục vụ” là việc làm của người có một tâm hồn bình an và yêu thương của Thiên Chúa.
Người Ki-tô hữu nhất định là không thích “giận cá chém thớt, càng không muốn “đốt chuột huỷ lều”, cái mà họ mong muốn tìm kiếm trong cuộc sống chính là khiêm tốn hòa nhã phục vụ Chúa trong tha nhân.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:43 12/05/2017
Chúa Nhật V PHỤC SINH

Tin mừng: Ga 14, 1-12.
“Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống”


Bạn thân mến,
Dù bạn đi đâu, xa hay gần, thì cuối cùng bạn cũng sẽ trở về nhà trên con đường mà bạn đã ra đi, đó có thể là con đường nhỏ trong hẽm ít xe cộ, hoặc con đường lớn lắm người qua kẻ lại, bởi vì nếu không có con đường ấy thì bạn không thể dễ dàng đi ra với thế giới bên ngoài.

Đức Chúa Giê-su không những là người dẫn đường, mà còn là con đường dẫn chúng ta đến với Chúa Cha, con đường này có được là do sáng kiến yêu thương của Chúa Cha, sự vâng phục của Đức Chúa Giê-su và sự cộng tác của Đức Mẹ Ma-ri-a, cho nên nó trở thành con đường duy nhất để đi vào ràn chiên là Hội Thánh và sẽ viên mãn hạnh phúc trong Nước Trời, nơi Đức Chúa Giê-su –lúc này- không còn là con đường nữa, nhưng là Đấng phán xét kẻ sống và kẻ chết, là nguồn an ủi và hạnh phúc của những người thiện tâm, trung thành và tuân giữ giáo huấn của Ngài.

- Bạn và tôi đang đi trên con đường mang danh là Giê-su này với hành trang là đức tin, đức cậy và đức ái, trên con đường này bạn và tôi gặp rất nhiều thử thách về đức tin khi mà cuộc sống hưởng thụ vật chất xem ra đã đánh bại cuộc sống tâm linh.

- Trên con đường này bạn và tôi –có lúc- cảm thấy thất vọng vì niềm tin của mình, khi mà có những mục tử không chu toàn bổn phận và trở thành gương mù cho người khác; khi mà có những người Ki-tô hữu trở thành những người sống như không có đức tin giữa một xã hội dối trá và mất phương hướng...

- Trên con đường này bạn và tôi cũng gặp thử thách lớn về vấn nạn yêu tha nhân như chính mình, khi mà ai cũng bo bo lo cho bản thân mình được sung sướng thoải mái, mà không màng đến người bên cạnh đang đói ăn...

Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su là con đường -con đường sự thật và chân lý- dẫn chúng ta đến cùng Chúa Cha. Nếu đi trên con đường này mà bạn và tôi không gặp thử thách thì sẽ không thể có hy sinh, mà không có hy sinh thì sẽ không có thánh giá của Chúa, không có thánh giá thì sẽ không có sự chết, và đương nhiên là cũng sẽ không có sự phục sinh với Đức Chúa Giê-su. Bởi vì không có con đường nào mà không có chông gai, không có đá sỏi, không có ổ gà và những cỏ dại ven đường !

Đi trên con đường Giê-su bạn và tôi phải có tin, yêu và hy vọng thì mới bền đỗ đến cùng, bởi vì con đường này sẽ dẫn chúng ta đến với Chúa Cha và cùng chung hưởng hạnh phúc trong Nước Trời với Thiên Chúa Ba Ngôi và các thánh.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:45 12/05/2017

29. Cầu nguyện là linh hồn của linh hồn.

(Thánh Vincent)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Bảo đảm
Lm Vũđình Tường
21:05 12/05/2017
Sợ hãi và hoàn cảnh khắc nghiệt trong xã hội ảnh huởng đến cách thức thể hiện niềm tin của các Kitô hữu. Các môn đệ Đức Kitô đang sống trong hoàn cảnh đó. Các ông lo lắng sợ sệt khi nghe Đức Kitô nói về những gì sắp xảy ra cho chính Ngài và những khó khăn sẽ xảy ra với các ông. Các ông ái ngại nhìn nhau tự hỏi ai là người Đức Kitô nói là đang âm thầm tìm cách phản bội Ngài Gn 13,21. Sự việc chưa ngã ngũ ra sao thì Đức Kitô lại cho biết tiếp là Ngài sẽ ra đi và nơi Ngài đến các ông không đến được Gn 13,13. Chính những điều này khiến các ông cảm thấy lo lắng. Niềm hy vọng theo Đức Kitô tan rã, sụp đổ, tương lai mù tối. Thầy ra đi, một trong số các ông phản bội Thầy và cả nhóm không người lãnh đạo. Toàn là những vấn đề lớn các ông phải đối mặt, không thể chạy trốn.

Bên cạnh đó là mầm mâu thuẫn đe doạ tình đoàn kết cho nhóm. Lòng tin nơi các ông với Thầy còn như xưa hay đang bị mổ xẻ, bàn tán. Lòng tin các ông dành cho nhau còn đó hay biến mất bởi có người lợi dụng lòng tin đó nên bất tín, mất tin tưởng, chia rẽ trong nhóm đang lên cao. Có phải vì có kẻ phản bội mà Thầy chán nản bỏ nhóm và khi Thầy nguôi cơn giận trở về Thầy sẽ đối xử với nhóm như thế nào, cho tất cả theo hay chỉ có một số được theo? Tất cả những thách đố đó không có câu trả lời xác đáng. Những câu hỏi trên quanh quẩn trong đầu các ông, thôi thúc tìm câu trả lời để tương lai sáng sủa hơn, cuộc sống ổn định hơn. Trước đây khi có những thắc mắc hay thách đố Phêrô luôn là người đầu tiên nêu thắc mắc với Đức Kitô nhưng lần này Phêrô im tiếng và Philip là người lên tiếng thay cho nhóm khi ông nói với Đức Kitô xin chỉ cho chúng con biết Chúa Cha và câu trả lời của Đức Kitô càng làm cho các ông cảm thấy lung túng hơn, không hiểu Ngài nói gì. Sau câu trả lời các ông lặng im không biết nên hỏi gì và bắt đầu từ đâu.

Đức Kitô lên tiếng an ủi các ông khi Ngài nói dù các ông có bất trung, có phản bội, có chối bỏ Thiên Chúa, không nhìn nhận Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn hiện hữu và không bao giờ chối bỏ các ông. Thiên Chúa luôn trung thành và thực thi những gì đã hứa và luôn tha thứ cho kẻ có lòng thống hối, ăn năn. Đức Kitô bảo đảm điều trên là sự thật và kêu gọi các ông hãy tin vào Ngài và tin vào Chúa Cha. Trong nhà Cha có nhiều chỗ ở Gn 14,1. Nói khác đi tình yêu Chúa cao hơn trí ta có thể tưởng, lòng nhân ái Ngài vượt xa sự suy nghĩ loài người. Tâm hồn Ngài bao la hơn bầu trời xanh ngát và lượng từ bi Ngài lan tran khắp không gian. Hiểu như thế mới chính xác được câu nói trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ. Đừng để đau khổ và hoàn cảnh trái ngang làm chủ tâm hồn nhưng để tình yêu Chúa đóng đô trong tâm hồn mới có bình an và vững tâm trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh. Chạy đến Chúa mau hơn, nhanh hơn và khắng khít, thắm thiết hơn khi đau khổ xảy ra trong đời. Khi ta thật sự yêu mến Thiên Chúa với tất cả tấm lòng, đau khổ khiến ta liên kết mật thiết hơn, chặt chẽ hơn với Thiên Chúa. Đó là con đường các thánh nhân theo đuổi, thực thi trọn đời.

Đừng xao xuyến nhưng hãy tin vào Thiên Chúa Gn 14,1.

Đức tin nông cạn dễ bị chao đảo khi phải đương đầu với sóng gió. Đức tin yếu kém dễ bị lung lạc bởi lí luận loài người và đức tin thiếu trưởng thành dễ phát sinh bè phái. Để tránh các truờng hợp nêu trên chúng ta cần đức tin vững mạnh, có chiều sâu, luôn tín thác vào Chúa trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thác tín vào Chúa bảo đảm bình an trong cuộc sống; thác tín vào loài người, hoàn cảnh thuận sẽ được người nâng đỡ, hoản cảnh nghịch có thể bị bán đứng, phản bội vì con người đặt lợi nhuận cá nhân trên tình nghĩa. Dù cuộc sống trước đây xấu đến đâu, tàn tệ đến đâu khi quay trở về với Thiên Chúa Ngài luôn đón nhận và tha thứ lỗi lầm xưa. Tín thác vào Chúa bằng cách thác tín vào Đức Kitô, nghe lời Ngài giảng dậy, tin tưởng nơi Ngài, yêu mến Ngài bởi Ngài có kinh nghiệm sống như mọi người trong chúng ta vì thế Ngài hiểu rõ hoàn cảnh cuộc sống con người. Từ niềm tin đó chúng ta tin vào Chúa Cha bởi tin Đức Kitô là tin Chúa Cha; yêu mến Đức Kitô là yêu mến Chúa Cha. Gn 12,44.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô hành hương Fatima trong 2 ngày 12/13 tháng 5 /2017
Lê Đình Thông
00:38 12/05/2017
Đức Thánh Cha PHANXICÔ HÀNH HƯƠNG FATIMA TRONG HAI NGÀY 12 VÀ 13/05/2017

Trong hai ngày 12 và 13/05/2017, Đức Thánh Cha Phanxicô hành hương tại Đền Thánh Fatima, Bồ Đào Nha. Ngài sẽ phong hiển thánh cho hai chân phước Phanxicô, 9 tuổi, và Jacinta, 7 tuổi. Cả hai cùng với chị họ là Lucia đã được Đức Mẹ hiện ra 6 lần, từ 13/05 đến 13/10/1917 tại làng Fatima, cách Lisbonne 130 cây số về phía bắc.

Sắc lệnh ngày 24/03/2017 của Thánh bộ Phong thánh công nhận phép lạ chữa lành bệnh một trẻ em người Ý, nhờ lời cầu bầu các mục đồng. Phanxicô sinh năm 1908, Jacinta sinh năm 1910 và Lucia sinh năm 1907, chăn chiên trên đồng cỏ miền quê Fatima. Năm 1915, cả ba được ba Thiên Thần hiện ra. Năm 1917, các mục đồng được Đức Mẹ hiện ra 6 lần.

Đức Mẹ mạc khải cho các mục đồng ba điều bí nhiệm: cả ba chứng kiến hỏa ngục, biết trước thế chiến thứ hai bùng nổ và biến cố năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II bị trúng đạn của quân khủng bố đạo hồi nhưng thoát hiểm.

Sau khi được phước chứng kiến Đức Mẹ hiện ra, Jacinta dốc mình đền tội, cầu xin cho những kẻ có tội được ăn năn hối cải. Phanxicô tuân theo mệnh lệnh của Đức Mẹ, sốt sắng lần chuỗi Mân côi. Cả hai đều đã qua đời. Năm 2000, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã phong chân phước cho Jacinta và Phanxicô. Còn lại Lucia trở nên nữ tu dòng Kín, từ trần năm 2005. Hồ sơ phong chân phước cấp giáo phận cho nữ tu Lucia đã hoàn tất và được trình lên Thánh bộ Phong thánh.

Linh mục Carlos Cabecinhas, Viện trưởng Đền thánh Fatima, có trách nhiệm điểu hợp chuyến hành hương của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã công bố huy hiệu hành hương. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng thứ tư hành hương Fatima: ngày 13/05/1967, Đức Phaolô VI đến Fatima, Đức Gioan-Phaolô II hành hương vào các năm 1982, 1991 và 2000. Tháng 05/2010 đến lượt Đức Bênêdictô và trong hai ngày 12 và 13/05/2017 là Đức Phanxicô.

Giáo xứ Paris, ngày 11/05/2017

Lê Đình Thông
 
TV Thời sự Giáo hội và Thế Giới hôm nay 10/5/2017
VietCatholic Network
08:24 12/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1. Đức Thánh Cha tiếp kiến chung khách hành hương vào ngày thứ Tư hôm nay

2. Đức Thánh Cha khuyên các linh mục và chủng sinh: dù học chuyên môn nào thì cũng cần phải tiến triển trên con đường thánh hiến.

3. Thư Đức Thánh Cha gửi các Giám Mục Venezuela vì đã chia sẻ cảnh khổ đau của dân chúng.

4. Hội đồng Giám mục Châu Âu phê bình Liên Hiệp Âu Châu hờ hững trong việc bảo vệ tự do tôn giáo.

5. Ông Emmanuel Macron Tân Tổng Thống Pháp Nhiệm Kỳ 2017-2022.

6. Giáo Hội Công Giáo Pháp ủng hộ tân Tổng Thống Macron.

7. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quyết định cải tổ truyền thông: tập trung vào kỹ thuật số, từ bỏ báo in.

8. Kitô hữu Thống đốc đầu tiên tại Indonesia bị tuyên án 2 năm tù về tội báng bổ Hồi Giáo.

9. Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn ủng hộ việc giảm bớt sử dụng năng lượng hạt nhân.

10. Linh mục và giáo dân Giáo hạt Thuận Nghĩa, thuộc Giáo phận Vinh, phản đối chính quyền đấu tố các linh muc.

11. Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ lên tiếng về việc CSVN đàn áp tôn giáo.

12. Giới thiệu Thánh Ca Tháng Hoa Đức Mẹ: Bài Ca Tình Yêu.

Sau đây là phần tin chi tiết:

Trong buổi Tiếp Kiến Chung ngày thứ Tư hôm nay ngày 10 tháng 5, năm 2017 với hơn 30 ngàn du khách hành hương, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương Mẹ Maria giữ vững hy vọng trong những nghịch cảnh và đen tối của cuộc đời.

Vào lúc gần 9.30 sáng, khi ĐTC đi xe mui trần tiến vào quảng trường thánh Phêrô và dành 20 phút tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu. Đặc biệt có một nhóm người Việt Nam cầm cờ vàng ba sọc đỏ nồng nhiệt vẫy chào ĐTC khi xe ngài đi qua gần khu vực của họ.

Mở đầu buổi tiếp kiến, mọi người nghe đọc bài Tin mừng theo thánh Gioan đoạn 19, ghi lại lời Chúa Giêsu nói với Mẹ Maria dưới chân Thánh Giá: Thưa bà, này là con bà! và với thánh Gioan: Này là Mẹ con!. Từ lúc đó môn đệ mang Mẹ về nhà mình.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nói về đề tài Mẹ Hy Vọng. Đây là bài thứ 21 trong loạt bài giáo lý về Đức Hy vọng Kitô giáo. Ngài nói: Trong hành trình giáo lý của chúng ta về đức hy vọng Kitô giáo, hôm nay chúng ta nhìn lên Mẹ Maria, Mẹ hy vọng. Mẹ Maria đã trải qua hơn một đêm đen trong hành trình của Mẹ.

Ngay từ khi mới xuất hiện trong lịch sử các Tin Mừng, hình ảnh của Mẹ nổi bật như thể Mẹ là một nhân vật trong một bi kịch. Không phải Mẹ chỉ thưa ”xin vâng” đối với lời mời của thiên thần; nhưng Mẹ còn là một phụ nữ, đang ở tuổi thanh xuân, can đảm đáp lại, dù không biết gì về vận mệnh đang chờ đợi Mẹ...

Lời thưa ”xin vâng” ấy là bước đầu trong một danh sách dài những vâng phục tháp tùng hành trình của Mẹ. Vì thế Mẹ Maria xuất hiện trong các sách Tin Mừng như một phụ nữ thầm lặng, thường không hiểu tất cả những gì xảy ra quanh mình, nhưng Mẹ suy niệm mỗi lời và mỗi biến cố trong tâm hồn Mẹ… Mẹ là một phụ nữ lắng nghe, đón nhận cuộc sống như được ủy thác cho chúng ta, với những ngày hạnh phúc, nhưng cũng với cả những thảm kịch mà không bao giờ chúng ta muốn gặp. Cho đến đêm tột đỉnh của Mẹ Maria, khi Con của Mẹ bị đóng đinh vào thập giá…

ĐTC nói tiếp: Mẹ Maria “đứng đó”. Này đây một thiếu nữ thành Nazareth, nay tóc đã hoa râm với năm tháng… Mẹ Maria đứng đó, trung thành hiện diện, mỗi lần cần cầm nến sáng trong một nơi u tối và mây mù…

Chúng ta lại thấy Mẹ trong ngày đầu tiên của Giáo Hội, Mẹ là Mẹ hy vọng, giữa cộng đoàn các môn đệ rất mong manh: một người đã chối Chúa, nhiều người khác bỏ chạy, tất cả đều sợ hãi. Trong Giáo Hội đầu tiên được bao phủ trong ánh sáng Phục Sinh, nhưng cả trong những rung động đầu tiên của những bước mà Giáo Hội phải thực hiện trong thế giới.

Vì thế, tất cả chúng ta đều yêu mến Mẹ như người Mẹ. Vì Mẹ dạy chúng ta nhân đức chờ đợi, cả khi tất cả dường như không có ý nghĩa: Mẹ luôn tín thác nơi mầu nhiệm Thiên Chúa, cả khi Chúa dường như lu mờ vì sự ác trong trần thế. Trong những lúc khó khăn, Mẹ Maria, người Mẹ mà Chúa Giêsu ban tặng cho tất cả chúng ta, có thể luôn luôn nâng đỡ những bước đường của chúng ta!

Sau bài huấn dụ, các Linh mục thông dịch viên lần lượt tóm lược trong các sinh ngữ khác nhau cùng với những lời chào thăm và nhắn nhủ của ĐTC bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức,

Tiếng Tây Ban Nha, đặc biệt ngỏ lời với các tín hữu nói tiếng Bồ đào nha, ĐTC nói: “Thứ sáu và thứ bẩy này, nếu Chúa muốn, tôi sẽ đến hành hương tại Fatima để phó thác cho Đức Mẹ vận mệnh trần thế và vĩnh cửu của nhân loại và khẩn cầu phúc lành của Trời Cao trên những nẻo đường của nhân loại…” ĐTC cũng nhắc nhở các bạn trẻ, Ngài nói: thứ bẩy 13-5 tới đây là kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ Fatima hiện ra với 3 mục đồng. Các bạn trẻ thân mến, hãy học cách vun trồng lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa, qua việc đọc kinh Mân Côi hằng ngày.”

Đức Thánh Cha khuyên các linh mục và chủng sinh: dù học chuyên môn nào thì cũng cần phải tiến triển trên con đường thánh hiến.

VATICAN. Sáng 8-5-2017, ĐTC đã tiếp kiến ban giám đốc và các Linh mục sinh viên thuộc Giáo Hoàng Học Viện Bồ Đào nha ở Roma gồm 50 người. //ĐTC nhắn nhủ các linh mục sinh viên hãy tăng trưởng không biết mệt mỏi /trong việc huấn luyện về phương diện Kitô, linh mục, mục vụ và văn hóa. Ngài nói:

“Bất kỳ anh em theo đuổi ngành chuyên môn nào, quan tâm đầu tiên của anh em vẫn phải luôn làm sao để tiến triển trên con đường thánh hiến linh mục, qua kinh nghiệm yêu mến Chúa, một Thiên Chúa gần gũi và trung tín… “

ĐTC cũng đề cao tương quan với Mẹ Maria, tương quan này giúp chúng ta có tương quan tốt đẹp với Giáo Hội: ”cả hai đều là Mẹ chúng ta. Cần vun trồng tình con thảo với Đức Mẹ, vì nếu thiếu điều này, thì có một sự mồ côi nào đó trong tâm hồn. Một linh mục quên Đức Mẹ, nhất là trong những lúc khó khăn, thì sẽ như thể là người mồ côi, dù trong thực tế họ không phải như vậy!”

Thư Đức Thánh Cha gửi các Giám Mục Venezuela vì đã chia sẻ cảnh khổ đau của dân chúng

VATICAN. Trong thư đề ngày 5-5-2017 gửi các GM Venezuela, ĐTC xác tín rằng những vấn đề trầm trọng của đất nước này có thể được giải quyết, nếu có ý chí muốn bắc cầu hòa giải. ĐTC cho biết ngài lo lắng theo dõi tình trạng của nhân dân Venezuela đang đứng trước những vấn đề trầm trọng; đồng thời ngài cũng bày tỏ đau buồn sâu xa vì những cuộc đụng độ và bạo lực trong những ngày qua làm cho nhiều người chết và bị thương. ĐTC cũng cám ơn các Gíam mục cùng với các Linh mục, tu sĩ và giáo dân đã chia sẻ tình cảnh đau khổ của dân chúng đang thiếu lương thực và thuốc men, một số còn phải chịu những cuộc tấn công và những hành vi bạo hành.

Hơn 3 năm nay, Venezuela lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và chính trị. Làn sóng phản đối mới đây xảy ra khi ngành tư pháp tại Venezuela toan tính tước quyền của Quốc hội và vụ tổng thống Maduro truyên bố triệu tập một tổ chức để soạn thảo hiến pháp mới. Từ đầu tháng 4 đến nay đã có hơn 35 người chết vì những xáo trộn tại quốc gia này.

Trưa Chúa Nhật ngày 7-5-2017, có một số người Venezuela hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với ĐTC. Họ mang những biểu ngữ và cờ Venezuela, cũng như những thánh giá màu đen âm thầm lưu ý về chế độ của tổng thống Nicolas Maduro và những người đã chết trong những ngày qua vì biểu tình phản đối chế độ của ông.

Hội đồng Giám mục Châu Âu phê bình Liên Hiệp Âu Châu hờ hững trong việc bảo vệ tự do tôn giáo

Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Châu Âu đã lên tiếng chỉ trích các nhà lãnh đạo chính phủ trong Liên Hiệp Âu Châu vì đã không có hành động cụ thể nhằm bảo vệ tự do tôn giáo. Đức Ông Duarte Nuno da Cunha, người Bồ Đào Nha, là Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Châu Âu từ năm 2008 đến nay nhận xét rằng:

“Khi các quan chức nói về tự do tôn giáo, họ thường nói một cách trừu tượng và có vẻ như sợ hãi hoặc xấu hổ khi nhắc đến các cộng đồng đang thực sự đau khổ, đặc biệt là ở Trung Đông”.

Ngài phàn nàn rằng các nhà lãnh đạo chính phủ đã không gây áp lực chính trị và ngoại giao đối với các quốc gia đàn áp tự do tôn giáo. Ngài nói thêm: “Liên Hiệp Âu Châu nên ngừng thói đạo đức giả bằng cách nói một đàng lại làm một nẻo đằng sau hậu trường.”

Ông Emmanuel Macron Tân Tổng Thống Pháp Nhiệm Kỳ 2017-2022

Tổng thống tân cử, Emmanuel Jean-Michel Macron, sinh ngày năm 1977, tại Amiens năm nay 39 tuổi. Cha ông là bác sĩ và là giáo sư thần kinh học và Mẹ là bác sĩ và cố vấn An ninh xã hội. Năm 2007, ông Emmanuel Macron kết hôn với bà Brigitte Trogneux là giáo sư Pháp văn, bà lớn hơn ông 24 tuổi.

Tân Tổng thống Pháp tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh năm 2004, ông trở thành Thanh tra tài chính trước khi trở thành chuyên viên Ngân hàng Rothschild & Cie. Ông gia nhập Ðảng xã hội năm 2006, và trở thành ông là cố vấn kinh tế cho TT François Hollande trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 2012. Sau khi Hollande đắc cử, ông trở thành phó Tổng thư ký Elysée. Năm 2014, rời chức vụ này, ông định lập doanh nghiệp, nhưng vì chính trị, ông quay trở lại với chức Tổng trưởng Kinh tế.

Ông tự cho rằng mình “không tả, không hữu, không trung, mà là giữa”, đến từ tả phái xã hội, nhưng mượn kinh tế từ hữu phái… Trong khoảng thời gian xảy ra các vụ tấn công khủng bố ở Paris, tiếp đến là Nice, Tổng trưởng Macron đã đề nghị Tổng thống Hollande và Thủ tướng Manuel Valls thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, những yêu cầu này đã không được thực hiện trong khi dự thảo luật về chính sách kinh tế của ông cũng không được phê chuẩn. Chính từ đây, ông Macron đã chuyển sang một ngã rẽ khác là khởi xướng phong trào "Tiến bước" vào tháng 4/2016. Chỉ vài tháng sau, ông tuyên bố từ chức Bộ trưởng, đồng thời ra tranh cử Tổng thống Pháp. Ngày 14.05.2017, tân Tổng thống đắc cử sẽ nhận chìa khóa điện Elysée, Tổng thống phủ, từ tay Tổng thống mãn nhiệm.

Giáo Hội Công Giáo Pháp ủng hộ tân Tổng Thống Macron.

Theo Nhật báo Công Giáo La Croix, trong cuộc bầu tổng thống vừa qua có tới 62% người Công Giáo bỏ phiếu cho ông Macron. Tỷ lệ tham gia của người Công Giáo lên tới 78%.

Trong bài giảng, các vị linh mục đều nhắc nhở tín hữu làm tròn bổn phận công dân. Qua cuộc đầu phiếu vừa qua, các cử tri Công Giáo đã bác bỏ chính sách bài ngoại và bế quan tỏa cảng của bà Marine Le Pen.

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quyết định cải tổ truyền thông: tập trung vào kỹ thuật số, từ bỏ báo in.

Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã thông báo một kế hoạch tái tổ chức các nỗ lực truyền thông của mình, với trọng tâm mới là các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, theo cùng một khuôn mẫu với việc cải cách truyền thông của Vatican.

Cách tiếp cận mới sẽ nhấn mạnh đến truyền thông kỹ thuật số, các phương tiện truyền thông xã hội và các chương trình truyền hình; trong khi loại bỏ dần việc truyền thông qua các ấn phẩm. Việc tái tổ chức sẽ liên quan đến việc tạo ra mười chức vụ mới trong cơ cấu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong khi 12 chức vụ hiện nay liên quan đến việc xuất bản các ấn phẩm sẽ bị loại bỏ.

Ông James Rogers, giám đốc truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói:

“Đây là một vấn đề hội nhập văn hóa. Nếu bạn muốn loan báo Tin Mừng, bạn cần tiếp cận với mọi người nơi họ đang hiện diện.” Ông Rogers cũng nhận xét rằng: cơ quan truyền thông của Hội Đồng Giám Mục được xây dựng vào lúc báo in là lực lượng chủ yếu trong giới truyền thông. Tình hình đang thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây theo hướng tập trung vào một nền thông tin kỹ thuật số, nơi mà các thông tin có thể được tìm kiếm và chia sẻ tức thì. Những thay đổi này không ảnh hưởng đến Catholic News Service, là thông tấn xã được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hỗ trợ, nhưng các biên tập viên hoạt động trong một khuôn khổ độc lập.

Kitô hữu Thống đốc đầu tiên tại Indonesia bị tuyên án 2 năm tù về tội báng bổ Hồi Giáo

Trong một bản án được nhiều người coi là một cái tát vào mặt công lý và làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết quốc gia, ông Basuki Tjahaja Purnama, thường được gọi là Ahok, là thống đốc theo Kitô Giáo đầu tiên của thủ đô Jakarta, Indonesia, đã bị kết án tội báng bổ Hồi giáo và bị tuyên án 2 năm tù. Ông Ahok bị bắt ngay giữa phiên tòa và bị đưa ngay vào nhà giam.

Trong nỗ lực tái tranh cử hồi đầu năm nay, ông Ahok, một người theo đạo Tin Lành, lập luận rằng nhiều đối thủ của ông đã lạm dụng kinh Qu'ran khi cho rằng những người Hồi giáo phải quyết liệt từ chối sự lãnh đạo của những người không theo Hồi giáo.

Lời bình luận của ông về kinh Qu'ran làm cho các giáo sĩ Hồi giáo cực đoan tức giận, và thúc giục các cuộc biểu tình lớn của công chúng chống lại Thống đốc. Tháng Tư vừa qua, ông đã thất bại trong cuộc tái tranh cử chức thống đốc Jakarta.

Vụ án hình sự chống lại ông Ahok, do các thành phần thánh chiến Hồi giáo gây ra, đã làm chia rẽ Indonesia: một quốc gia tự hào về sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Phán quyết của tòa án làm sâu sắc thêm sự chia rẽ này. Các thẩm phán thực sự đã vượt ra ngoài khuyến nghị của công tố viên, là người đã gợi ý rằng Ahok cùng lắm là bị tù treo.

Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn ủng hộ việc giảm bớt sử dụng năng lượng hạt nhân

Trong thông cáo báo chí đưa ra vào đầu tuần này, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nam Hàn nói các ngài ủng hộ một kiến nghị kêu gọi quốc gia này từ bỏ việc sử dụng năng lượng hạt nhân.

Năng lượng hạt nhân hiện cung cấp 22% sản lượng điện ở quốc gia Đông Á này.

Đức Tổng Giám Mục René Dupont của Andong cho hay: “Có một sự nhất trí chung về vấn đề hạt nhân ở Hàn Quốc. Tất cả các đảng chính trị và tất cả các Giáo Hội đều đồng ý là chúng ta nên giảm với sản xuất điện hạt nhân.”

Các tổ chức Công Giáo bảo vệ môi trường đã đưa ra một kiến nghị liên quan đến việc chống sản xuất điện hạt nhân hôm 10 tháng Tư nhân Chúa Nhật Lễ Lá. Những người đưa ra kiến nghị này đang cố gắng thu thập một triệu chữ ký tại Hàn Quốc.

Linh mục và giáo dân Giáo hạt Thuận Nghĩa, thuộc Giáo phận Vinh, phản đối chính quyền đấu tố các linh muc.

Vào ngày 8 tháng 5 năm 2017, toàn thể 19 linh mục và tất cả giáo dân của Giáo hạt Thuận Nghĩa đã gởi bản Tuyên Bố phản đối chính quyền tỉnh Nghệ An và chính quyền huyện Quỳnh Lưu đã thực hiện nhiều hành động mang tính chất đấu tố 2 linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yên và linh mục Nguyễn Đình Thục, Quản xứ Song Ngọc, với mức độ ngày càng gia tăng và nghiêm trọng.

Cụ thể là thời gian gần đây, Ủy ban nhân dân và cơ quan truyền thông của tỉnh Nghệ An đã phát đi các thông báo vu cáo linh mục Nam và linh mục Thục đã nhận tiền của những tổ chức phản động để kích động và tổ chức giáo dân đi khởi kiện Công ty Formosa. Các phương tiện truyền thông nhà nước cũng đã thực hiện các phóng sự công kích, vu cáo và bôi nhọ 2 vị linh mục này.

Ngoài ra, Ban chấp hành hội cựu chiến binh tỉnh Nghệ An cũng gửi Công văn cáo buộc linh mục Nam “xuyên tạc, bóp méo lịch sử”, “phủ nhận thành quả cách mạng của Đảng, của dân tộc và nhân dân”, v.v…; thậm chí họ còn cáo buộc Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh và Cha Nguyễn Văn Đính, Quản hạt Thuận Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh, đã tiếp tay và chỉ đạo linh mục Đặng Hữu Nam. Liên tiếp trong các ngày qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đặc biệt tại huyện Quỳnh Lưu, đã có rất nhiều cuộc biểu tình và hội nghị phản đối, kết tội linh mục Đặng Hữu Nam do chính quyền gián tiếp tổ chức hay khuyến khích.

Theo bản Tuyên bố, nguyên nhân chính của các hành động trên là do linh mục Đặng Hữu Nam và linh mục Nguyễn Đình Thục đã tận tình hỗ trợ người dân thu thập bằng chứng, soạn thảo đơn khởi kiện và tổ chức đưa nạn nhân đi nộp đơn khởi kiện Công ty Formosa, một doanh nghiệp đã và đang gây ra thảm họa môi trường biển một cách nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung, trong đó có Nghệ An.

Linh mục quản hạt Thuận Nghĩa Antôn Nguyễn Văn Đính đứng tên bản Tuyên Bố này, cùng với chữ ký của tất cả 18 linh mục thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa và Giáo hạt Vàng Mai.

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ lên tiếng về việc CSVN đàn áp tôn giáo.

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ gồm đại diện của các tôn giáo: Cao Đài, Chính Thống Giáo, Công Giáo, Phật Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo và Tin Lành. Trong phiên họp của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ vào ngày 08 tháng 5 năm 2017 tại Thánh Đường Little Saigon, Westminster, California, Hội đồng nhận định rằng: Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã và đang tiếp tục thi hành những biện pháp đàn áp tôn giáo một cách tinh vi và thâm độc.

Hội đồng nêu ra một số điểm chính như sau:

1. Tịch thu các cơ sở thờ phượng và các cơ sở xã hội của các Tôn giáo từ năm 1975 đến nay vẫn chưa hoàn trả cho các tôn giáo.

2. Bắt giam, thủ tiêu các hàng lãnh đạo, giáo phẩm, tu sĩ, tín đồ có uy tín, có ảnh hưởng.

3. Hạn chế tối đa các sinh hoạt tôn giáo như thờ tự, lễ nghi, phổ biến tài liệu, sách báo tôn giáo.

4. Hạn chế việc di chuyển, sinh hoạt của các giáo sĩ, tu sĩ.

5. Lũng đoạn hàng ngũ các Giáo Hội bằng cách thành lập các Giáo Hội quốc doanh, Giáo Hội độc lập, hoặc cho người xâm nhập vào các tổ chức Giáo Hội để thu thập tin tức, phá hoại.

6. Cấm đoán, hạn chế việc tuyển bổ, đào tạo tu sĩ. Âm mưu phân hóa giữa các Giáo Hội với nhau.

7. Giải tán, giới hạn việc hội họp sinh hoạt của các hội đoàn tôn giáo.

8. Ngăn cấm, hạn chế việc liên lạc với các giáo quyền ở ngoài nước.

9. Nhục mạ, phỉ báng các tôn giáo bằng các phương tiện truyền thông, sách báo, chiến dịch rỉ tai v.v. để giảm thiểu uy tín của các tôn giáo.

Trước việc đàn áp tôn giáo trắng trợn đó và những hành vi tra tấn dã man của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, chúng tôi kêu gọi TỔNG THỐNG VÀ QUỐC HỘI HOA KỲ, TỔ CHỨC LIÊN HIỆP QUỐC, và QUỐC HỘI LIÊN HIỆP ÂU CHÂU VÀ CÁC QUỐC GIA TỰ DO KHÁC TRÊN THẾ GIỚI, GIÚP:

1. Can thiệp trực tiếp với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, buộc họ phải ngưng tất cả các chính sách và việc đàn áp, kỳ thị tôn giáo.

2. Mở các cuộc điều tra tại chỗ về những vụ vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng đang diễn ra tại Việt Nam.

3. Yêu cầu Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ: Cứu xét việc tái xếp loại Việt Nam vào những “Quốc Gia Đặc Biệt Cần Quan Tâm” vì những vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng gần đây.

4. Áp dụng những biện pháp chế tài mạnh mẽ và hữu hiệu về kinh tế và viện trợ trước những sự vi phạm về quyền tự do tôn giáo của người dân.

Thành Viên Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ đồng ký tên.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trước khi kết thúc chương trình Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới hôm nay, chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quý vị và anh chị em một bài thánh ca tôn vinh Mẹ Maria của Nhạc sĩ Đỗ Vy Hạ mang tựa đề Bài Ca Tình Yêu. Bài thánh ca này sẽ được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Cẩm Yến. Kính mời quý vị và anh chị em cùng thưởng thức. Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
 
Nếu đã từng thấy hỏa ngục, bạn còn cười được không?
Đặng Tự Do
01:50 12/05/2017
Ảnh chính thức trong lễ Tuyên Thánh
Trong cuộc họp báo hôm 11 tháng 5 để giới thiệu về chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, ban tổ chức đã giới thiệu bức ảnh chính thức của 2 trẻ mục đồng đã từng thấy Đức Mẹ hiện ra, và sẽ được tuyên thánh hôm thứ Bẩy 12 tháng 5.

Cả hai bức chân dung chính thức của Jacinta và Francisco Marto, được dùng trong lễ tuyên thánh, đều “héo hắt nụ cười”. Một số ký giả thắc mắc tại sao ban tổ chức không kiếm những bức chân dung nào bớt “nhăn nhó” một chút. Hai trẻ mục đồng này là những vị thánh – không phải là thánh tử đạo - trẻ nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Việc tuyên thánh của họ có thể giúp tăng cường đức tin cho những người trẻ và cả những người lớn.

Đức Cha Antonio dos Santos Marto của Leiria-Fatima nói:

“Chúng tôi thực sự không tìm ra được hình ảnh của hai người đang mỉm cười. Nếu bạn đã từng thấy hỏa ngục, bạn còn cười được không?”

Vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ mời gọi ba trẻ dâng hy sinh để cầu cho kẻ có tội, Mẹ nói: “Các con hãy dâng những hy sinh để đền thay cho những người tội lỗi. Khi làm việc hy sinh, các con hãy thưa với Chúa những lời này: Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng việc hy sinh này vì lòng mến Chúa. Xin cho kẻ có tội biết ăn năn trở lại và đền bù về những tội lỗi người ta đã xúc phạm đến Trái Tim vô nhiễm nguyên tội Mẹ Maria”.

Và Đức Mẹ đã cho ba trẻ thấy hoả ngục.

Đức Thánh Cha Phanxicô và hai vị tiền nhiệm của ngài đã tỏ ra chú ý đặc biệt đến những thị kiến của các trẻ mục đồng.

Đức Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho họ vào năm 2000, Đức Bênêđictô XVI đã đến Fatima vào năm 2010, để kỷ niệm năm thứ mười của lễ phong chân phước này, và Đức Phanxicô nhanh chóng chấp thuận việc tuyên thánh cho họ.
 
Tiểu sử Chân Phước Francisco Marto sẽ được tuyên thánh ngày 13 tháng 5, 2017
Đặng Tự Do
06:24 12/05/2017
FRANCISCO MARTO sinh ngày 11 tháng 6 năm 1908 là con của ông bà Manuel và Olimpia de Jesus Marto và là anh trai của Jacinta và là em họ của Lucia dos Santos. Cậu lên chín tuổi vào thời điểm của những cuộc hiện ra. Trong những lần xuất hiện của Thiên sứ và của Đức Trinh Nữ, cậu nhìn thấy tất cả, nhưng, không giống như hai người kia, cậu không được nghe những lời trò chuyện.

Trong lần hiện ra đầu tiên, chị Lucia hỏi Đức Mẹ liệu Francisco có được lên thiên đàng hay không, Đức Mẹ đáp: “Được, em con sẽ đến đó, nhưng em con phải đọc Kinh Mân Côi nhiều lần.”

Biết rằng mình sẽ sớm được gọi về thiên đàng, Francisco tỏ ra rất ít quan tâm đến việc học. Thông thường, khi đến gần trường, cậu nói với Lucia và Jacinta: “Chị và em cứ tiếp tục đi, tôi sẽ đến nhà thờ để giữ mối quan hệ với Chúa Giêsu kín nhiệm” (đó là một cách diễn tả về Bí Tích Thánh Thể của cậu). Nhiều nhân chứng đương thời khẳng định đã nhận được nhiều ân sủng, sau khi xin Francisco cầu nguyện cho họ. Cậu thường nói:

“Đức Trinh Nữ Maria và Thiên Chúa buồn vô cùng, chúng ta phải an ủi các Ngài!”

Tháng 10 năm 1918, Francisco ngã bệnh nặng. Nhiều người trong gia đình bảo rằng cậu sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhưng cậu đã trả lời thẳng thừng: “Thật là vô ích, Đức Mẹ muốn con ở cùng với Người ở trên trời!”

Trong cơn bệnh hoạn, cậu tiếp tục hiến dâng những kinh nguyện để an ủi Chúa Giêsu đang bị xúc phạm bởi quá nhiều tội lỗi.

Một ngày kia cậu nói với chị Lucia:

“Chỉ một ít lâu nữa thôi, em sẽ được lên Trời. Trên đó, em sẽ an ủi Chúa và Đức Mẹ. Jacinta sẽ cầu nguyện rất nhiều cho những người tội lỗi, cho Đức Thánh Cha và cho chị. Chị sẽ ở lại đây vì Đức Mẹ muốn điều đó. Hãy làm tất cả mọi thứ như Đức Mẹ nói với chị”

Khi cơn bệnh trầm trọng và sức khoẻ cạn kiệt dần, Francisco không còn đủ sức để đọc Kinh Mân Côi. Một ngày, cậu gọi to:

“Mẹ ơi, con không còn có thể đọc được kinh Mân Côi. Như thể đầu con đang nằm giữa đám mây”

Ngay cả khi sức mạnh thể lý của mình đã suy sụp, tâm trí cậu vẫn hướng về cõi trường sinh. Cậu đã gọi cha mình, xin cho được nhận Chúa trong Bí Tích Thánh Thể (vào thời điểm đó cậu vẫn chưa được Rước Lễ Lần Đầu). Tự chuẩn bị để xưng tội, cậu gọi Lucia và Jacinta đến bên giường bệnh và xin hai người nhắc lại cho cậu những tội lỗi mà cậu đã phạm. Nghe thấy một số tội nhẹ mà cậu đã phạm, Francisco rơi nước mắt, nói “Tôi đã xưng thú những tội lỗi này, nhưng tôi sẽ xưng những tội này lần nữa. Có lẽ đó là vì những điều đó mà Chúa Giêsu rất buồn, xin cả hai người đều cầu xin Chúa tha thứ tất cả tội lỗi của tôi.”

Cậu được Rước Lễ Lần Đầu (và cũng là lần cuối cùng) trong căn phòng nhỏ bé mà cậu đang nằm chờ chết. Không còn đủ sức mạnh để cầu nguyện, cậu xin Lucia và Jacinta đọc Kinh Mân Côi thật lớn để cậu hiệp ý. Hai ngày sau, gần cuối cuộc đời, cậu kêu lên: “Nhìn kìa, nhìn kìa, ánh sáng thật đẹp, ở gần bên cửa.” Đến 10 giờ tối, ngày 4 tháng Tư năm 1919, sau khi xin tất cả các tội lỗi của mình được tha, cậu đã ra đi một cách thanh thản, không có dấu hiệu đau khổ, hay đau đớn nào nhưng mặt cậu sáng lên như thiên thần. Miêu tả cái chết của người em họ trong nhật ký của mình, sơ Lucia viết: “Francisco đã bay về Thiên Đàng trong vòng tay của Mẹ Trên Trời của chúng tôi.”
 
Tiểu sử Chân Phước Jacinta Marto sẽ được tuyên thánh ngày 13 tháng 5, 2017
Đặng Tự Do
07:02 12/05/2017
JACINTA MARTO sinh ngày 11 tháng 3 năm 1910. Vào thời điểm của những cuộc hiện ra, cô được bảy tuổi. Cô là người trẻ nhất trong số những người được nhìn thấy Đức Mẹ. Trong những lần hiện ra, cô đã thấy và nghe mọi thứ, nhưng không nói với Thiên sứ cũng như với Đức Mẹ. Thông minh và rất nhạy cảm, cô rất xúc động khi nghe Đức Trinh Nữ Maria nói rằng Chúa Giêsu đã bị xúc phạm nhiều bởi tội lỗi nhân loại. Sau khi nhìn thấy thị kiến về hỏa ngục, cô quyết định dâng mình cho sự cứu rỗi các linh hồn.

Đêm Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên (tức là ngày 13 tháng 5 năm 1917), Jacinta, mặc dù đã hứa với Lucia không tiết lộ chuyện này với ai, đã kể cho mẹ cô nghe về cuộc hiện ra này: “Mẹ ơi, hôm nay con đã nhìn thấy Đức Mẹ ở cánh đồng Cova da Iria. Ôi, Đức Mẹ xinh đẹp là ngần nào!” Sau đó, Jacinta còn nhận được hai thị kiến quan trọng về Đức Thánh Cha. Cô thấy một vị Giáo Hoàng chịu đau khổ vì những cuộc bách hại chống lại Giáo Hội cũng như những cuộc chiến tranh và những tàn phá kinh hoàng trên thế giới. Jacinta nói, “Thật tội nghiệp Đức Thánh Cha, cần cầu nguyện cho ngài thật nhiều.” Từ lúc đó trở đi, vị thay mặt Chúa Kitô trên trần gian luôn hiện diện trong những lời cầu nguyện và sự hy sinh của tất cả những thị nhân, nhưng đặc biệt là của Jacinta.

Jacinta thường nói:

“Ước gì tôi có thể đặt trong trái tim của tất cả mọi người ngọn lửa hun nóng trong trái tim tôi, đã làm tôi yêu mến trái tim Đức Mẹ thật nhiều!”

Để cứu các linh hồn khỏi lửa hỏa ngục, Jacinta đã tự nguyện thực hiện các hy sinh. Vào mùa hè nóng nực, cô bỏ không uống nước. Như một hy tế cho vinh quang của Thiên Chúa, cô đã cho các trẻ em nghèo hơn cô phần ăn trưa của mình. Để cứu lấy linh hồn, cô đã tự chịu đựng đau đớn khi mang một sợi dây thừng bên cạnh mình. Cô đã chịu đựng những cuộc thẩm vấn mệt mỏi và những lời xúc phạm của những người không tin mà không hề than phiền chút nào. Cô nói: “Ước gì tôi có thể chỉ cho những người tội lỗi thấy hỏa ngục như thế nào. Tôi sẽ hạnh phúc biết bao nếu tất cả mọi người có thể lên thiên đường”.

Một năm sau những cuộc hiện ra ở cánh đồng Cova da Iri, bệnh tật dẫn đến cái chết đã bắt đầu hoành hành. Đầu tiên là bệnh viêm phổi, sau đó là áp xe trên phổi, cả hai đều làm cô rất đau đớn. Tuy nhiên, trên giường bệnh của mình cô vui vẻ nói rằng bệnh tật của cô chỉ là một cơ hội mới cho sự hoán cải của những người tội lỗi.

Sau hai tháng ở bệnh viện, cô trở về nhà, sau đó lại thêm một vết lở loét đã được khám phá ngay trên ngực của cô. Ngay sau đó, cô được chẩn đoán là bị bệnh lao. Trong suốt năm kế tiếp, cô mỏi mòn trông mong được thấy Đức Mẹ.

Cô hỏi chị Lucia “Liệu Chúa Giêsu có hài lòng với hy lễ là những đau khổ của em không?”. Vào tháng Hai năm 1920, cô được đưa đến một bệnh viện khác, lần này ở Lisbon. Khi thấy mình chỉ còn da bọc xương và sẽ chết đi mà không có sự hiện diện của bố mẹ yêu dấu của mình hay chị Lucia, cô tự an ủi mình với ý nghĩ rằng đây cũng là cơ hội để hy sinh đền tội. Tại bệnh viện Lisbon, cô được Đức Mẹ hiện ra an ủi ít nhất ba lần.

Cuối cùng, vào đêm 20 tháng 2 năm 1920, lời hứa của “Người phụ nữ rạng rỡ hơn mặt trời” đã được hoàn thành. “Mẹ đến để đưa con về bên Mẹ trên Thiên Đàng”

Giống như Francisco, Jacinta giờ đây được chôn cất tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi ở Fatima.
 
Đức Thánh Cha lên đường hành hương Fatima
VietCatholic Network
09:59 12/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 2h chiều ngày thứ Sáu, 12 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang phi trường quân sự Monte Real của Leiria, Bồ Đào Nha.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là quang cảnh lúc Đức Thánh Cha chuẩn bị lên chiếc máy bay của hãng hàng không Alitalia.

Đức Thánh Cha đã đáp xuống Monte Real của Leiria, Bồ Đào Nha. Sau nghi thức đón tiếp chính thức, Đức Thánh Cha đã có cuộc họp với tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa của Bồ Đào Nha tại căn cứ không quân Monte Real. Sau đó, ngài đã di chuyển bằng trực thăng tới sân vận động Fatima và rồi đi xe đến ngôi đền.

Trong khi đó tại Fatima, thời tiết mấy ngày nay có vẻ không thuận lợi. Từ hôm thứ Tư, trời u ám nhiều mây với những cơn mưa nhẹ. Nhiệt độ xuống thấp đến 10o C và cao nhất cũng chỉ đến 15o C. Tuy vậy rất đông người đã có mặt từ mấy ngày trước.

Một bà cụ cho biết: “Tôi đã ngủ đêm tại hàng hiên này, trong khi ông nhà tôi ngủ cả đêm trong xe hơi. Tôi ngủ đêm ngoài này vì tôi muốn thấy Đức Thánh Cha từ hàng đầu.”

Một thiếu nữ cho biết: “Đây là một kinh nghiệm không thể nào chúng ta có thể để tuột mất trong đời. Tôi rất vui bởi vì tôi đến đây thật là sớm và chúng tôi chiếm được một chỗ rất là thuận lợi”.
 
Biến cố lớn nhất trong đời sống Giáo Hội năm 2017 - một triệu người đã có mặt tại Fatima
VietCatholic Network
15:59 12/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 2h chiều ngày thứ Sáu, 12 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang phi trường quân sự Monte Real của Leiria, Bồ Đào Nha.

Lúc 4:20 chiều chiếc máy bay của Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường Monte Real của Leiria. Ra đón Đức Thánh Cha tại chân thang máy bay có tổng thống Bồ Đào Nha là ông Marcelo Rebelo de Sousa, năm nay 68 tuổi, đã là tổng thống từ hôm 9 tháng Ba năm ngoái 2016. Ông là người Công Giáo và là một nhà lãnh đạo phò sinh nổi bật tại Bồ Đào Nha.

Ra đón Đức Thánh Cha còn có đông đảo các Giám Mục Bồ Đào Nha, và sứ thần Tòa Thánh tại quốc gia này là Đức Tổng Giám Mục Rino Passigato, người Bolivia.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Theo ban tổ chức cho biết, bất chấp mưa và giá lạnh, ít nhất đã có một triệu người đến Fatima. Biến cố mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại đây có lẽ sẽ là biến cố lớn nhất trong Giáo Hội diễn ra trong năm 2017 này.

Bồ Đào Nha là một quốc gia nhỏ bé tại châu Âu, với diện tích khoảng 90,000 km2, dân số 10,8 triệu người, nằm bên bờ Đại Tây dương. Bồ Đào Nha đã từng là một cường quốc về hàng hải và đã có một thời vàng son trải dài từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVI và đã đóng một vai trò lớn trong trong việc mở đường từ châu Âu qua mũi Hảo Vọng (1488), tới Ấn Độ (1497), Brazil (1500)…

Các thừa sai dòng Tên đã từ thủ đô của nước này là Lisbon tới truyền giáo tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII và Giáo Hội Công Giáo do các ngài đặt nền móng đã không ngừng phát triển và tồn tại đến ngày nay trên đất nước Việt Nam này. Tiếng Bồ Đào Nha cũng đã là một trong những cơ sở chính các thừa sai sử dụng để sáng chế ra chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng ngày nay.

Lịch sử Công Giáo Bồ Đào Nha ghi nhận Đức Mẹ Maria đã hiện ra với ba trẻ mục đồng tại Fatima vào năm 1917. Ba trẻ này có tên là Lucia, Jacinta và Francesco. Hai trẻ Jacinta và Francesco đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 2000, năm bản lề của hai thiên niên kỷ và sắp được tuyên thánh vào ngày thứ Bẩy 13 tháng 5. Nữ tu Lucia qua đời năm 2005, ở tuổi 97, trước Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II mấy tuần.

Bồ Đào Nha là một quốc gia thế tục, như Hiến pháp năm 1976 đã khẳng định. Các quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước được quy định bởi một thỏa ước được tu chính vào năm 2004 (thay thế thỏa ước năm 1940).

Số người Công Giáo chịu phép Rửa Tội chiếm 81% trong tổng số 10,8 triệu người dân.

Giáo Hội gồm 21 giáo phận và 4,832 giáo xứ, 52 giám mục và 2,789 linh mục. Số linh mục đã giảm sút từ con số 3,797 linh mục vào năm 2000.

Giáo Hội hiện điều hành một số lớn cơ sở xã hội trong đó có 34 bệnh viện, 155 phòng phát thuốc, 799 nhà hưu dưỡng và cơ sở cho người tàn tật, 663 trại mồ côi, 462 cơ sở đặc biệt phụ trách việc tái giáo dục và 55 trung tâm tư vấn gia đình.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đức Thánh Cha và tổng thống đang dự lễ chào cờ Vatican và Bồ Đào Nha.

Sau buổi lễ chính thức, Đức Thánh Cha đã đi thăm nhà nguyện của căn cứ không quân Monte Real.

Lúc 17:15, ngài đã di chuyển bằng trực thăng tới sân vận động Fatima.

Sau 20 phút bay, Đức Thánh Cha đến sân vận động Fatima và di chuyển bằng xe đến ngôi đền.

Lúc 18:15, Đức Thánh Cha đã thăm và cầu nguyện tại nguyện đường nơi Đức Mẹ đã từng hiện ra với các trẻ mục đồng.

Lúc 21:30, Đức Thánh Cha làm phép các ngọn nến tại nhà nguyện. Sau một bài suy niệm ngắn, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Mân Côi cùng anh chị em tín hữu hành hương.
 
Đức Phanxicô tại Fatima: Maria nào? Tượng thạch cao hay thầy dạy đời sống thiêng liêng
Vũ Văn An
18:48 12/05/2017
Đức Phanxicô đã tới Nhà Nguyện Hiện Ra ở Fatima để cùng đọc kinh Mân côi với tín hữu, một ngày trước khi chính thức khai mạc lễ kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần đầu tiên, ngày 13 tháng 5 năm 1917.

Ngỏ lời với tín hữu, Đức Phanxicô kêu gọi họ xét xem Đức Maria của họ là ai, và nhấn mạnh rằng “Nếu muốn là người Kitô hữu, ta phải là người Maria hữu”.

Ngài nhấn mạnh rằng, không một tạo vật nào được chan hòa ánh sáng của thánh nhan Thiên Chúa như Đức Maria. Ngược lại, “ngài đem lại cho Con của Chúa Cha hằng hữu khuôn mặt nhân bản”.

Trong lúc đọc kinh Mân Côi, ngài nói rằng ta có thể chiêm ngắm Đức Mẹ qua diễn tiến các khoảnh khắc vui, sáng, thương, mừng của đời ngài. “Mỗi khi ta đọc kinh Mân Côi, tại nơi thánh thiêng này hay tại bất cứ nơi nào khác, Tin Mừng đều đã, một lần nữa, đi vào đời sống các cá nhân, gia đình, dân tộc và toàn thể thế giới”.

Sau đây là nguyên văn lời ngài ngỏ cùng tín hữu tại Nhà Nguyện Hiện Ra ở Fatima;

Các người hành hương kính Đức Mẹ và cùng với Đức Mẹ thân mến!

Cám ơn anh chị em đã chào đón tôi và tham gia với tôi trong cuộc hành hương hy vọng và hòa bình này. Ngay lúc này, tôi muốn bảo đảm với tất cả anh chị em đang hợp nhất với tôi, ở đây cũng như ở những nơi khác, rằng anh chị em có một chỗ đặc biệt trong trái tim tôi. Tôi cảm thấy Chúa Giêsu đã trao phó anh chị em cho tôi (xem Ga 21:15-17), và tôi xin ôm hôn tất cả anh chị em và phó thác anh chị em cho Chúa Giêsu, “nhất là những người cần Chúa thương xót hơn” như Đức Mẹ dạy chúng ta cầu nguyện (Lần Hiện Ra Tháng Bẩy, 1917). Xin ngài, là Mẹ yêu thương và đầy chăm sóc những người thiếu thốn, cầu bầu để Chúa ban phước lành cho họ! Xin phước lành của Chúa, nhập thể trong Chúa Giêsu Kitô, xuống trên mỗi người thiếu thốn và bị cướp mất hiện tại, xuống trên mỗi người bị loại trừ và bỏ rơi, bị cướp mất tương lai, xuống trên mỗi trẻ mồ côi và nạn nhân của bất công, bị bác bỏ quá khứ. “Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em! Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh chị em và dủ lòng thương anh chị em! Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em!” (Ds 6:24-26).

Lời chúc phúc trên được nên trọn nơi Trinh Nữ Maria. Không một tạo vật nào được chan hòa ánh sáng của thánh nhan Thiên Chúa như Đức Maria. Ngược lại, ngài đem lại cho Con của Chúa Cha hằng hữu khuôn mặt nhân bản. Nay ta có thể chiêm ngắm Đức Mẹ qua diễn tiến các khoảnh khắc vui, sáng, thương, mừng của đời ngài như ta vốn được thấy khi đọc kinh Mân Côi. Với Chúa Kitô và Đức Mẹ, chúng ta ở trong Thiên Chúa. Quả vậy, “nếu ta muốn là Kitô hữu, ta phải là Maria hữu; tóm lại, ta phải nhìn nhận mối tương quan chủ yếu, sinh tử và có tính quan phòng luôn kết hợp Đức Mẹ với Chúa Giêsu, một mối tương quan khai mở cho ta con đường dẫn tới Người” (Phaolô VI, Diễn Văn tại Đền Thờ Đức Mẹ Bonaria, Cagliari, 24 tháng Tư năm 1970).

Hành hương với Đức Me… Nhưng Đức Mẹ nào? Một thầy dạy đời sống thiêng liêng, người đầu tiên theo Chúa trên “con đường hẹp” của thập giá bằng cách nêu gương cho ta, hay một Đức Bà “không ai với tới” và không thể nào bắt chước được? Một phụ nữ “có phúc vì đã tin” Lời Thiên Chúa, luôn luôn và ở mọi nơi (xem Lc 1:42, 45) hay một “bức tượng thạch cao” mà ta đến xin ơn huệ với thật ít phí tổn? Trinh Nữ Maria của Tin Mừng, được Giáo Hội tôn kính trong kinh nguyện, hay một Maria do ta tạo ra: một người kìm hãm cánh tay của một Thiên Chúa ưa trả thù; một người dịu dàng hơn thẩm phán Giêsu không thương xót; một người thương xót hơn Chiên Con chịu chết vì chúng ta?

Ta đã hết sức bất công đối với ơn thánh Thiên Chúa mỗi khi ta nói rằng tội lỗi bị sự phán xét của Người trừng phạt, mà không trước hết nói, như Tin Mừng dạy ta, rằng chúng được lòng thương xót của Người tha thứ! Lòng thương xót phải được đặt trước sự phán xét và, trong bất cứ trường hợp nào, sự phán xét của Thiên Chúa cũng luôn được đưa ra dưới ánh sáng lòng thương xót của Người. Dĩ nhiên, lòng thương xót của Thiên Chúa không bác bỏ công lý, vì Chúa Giêsu đã tự vác lấy các hậu quả của tội lỗi ta, cùng với hình phạt xứng đáng của nó. Người không chối bỏ tội lỗi, nhưng cứu chuộc nó trên thập giá. Do đó, trong đức tin vốn kết hợp ta vào thập giá Chúa Kitô, ta đã được giải thoát khỏi tội lỗi; ta đã để qua một bên mọi sợ hãi và khiếp đảm, không thích hợp đối với những người được yêu thương (xem 1Ga 4:18). “Mỗi khi nhìn lên Đức Mẹ, ta đều tiến tới chỗ tin một lần nữa vào bản chất cách mạng của tình yêu và sự dịu dàng. Nơi ngài, ta thấy lòng khiêm nhường và sự dịu dàng không phải là các nhân đức của người yếu đuối, mà là của người mạnh mẽ, không cần phải xử tệ với người khác để tự cảm thấy mình quan trọng… Sự tương tác giữa công lý và sự dịu dàng, giữa chiêm niệm và quan tâm tới người khác, là điều làm cho cộng đồng Giáo Hội nhìn lên Đức Mẹ làm mẫu gương truyền bá Tin Mừng” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 288). Với Đức Maria, ước chi mỗi người chúng ta trở thành một dấu chỉ và bí tích của lòng Chúa thương xót, Đấng luôn tha thứ và tha thứ mọi sự.

Tay trong tay với Trinh Nữ Maria, và dưới tầm mắt chăm sóc của ngài, ước chi chúng ta đến để hân hoan ca hát lòng thương xót của Chúa, và reo lên: “Lạy Chúa, linh hồn con ca ngợi Chúa!” Vì lòng thương xót Chúa tỏ cùng mọi đấng thánh và mọi tín hữu, nay Chúa cũng tỏ cùng con. Vì tự cao tự đại trong lòng, con đã sa lạc, chạy theo các tham vọng và quyền lợi riêng của con, mà đâu có nhận được chút vinh quang nào! Lạy Chúa, hy vọng vinh quang duy nhất của con là đây: Mẹ Chúa sẽ ôm con trong cánh tay ngài, che chở con dưới tà áo ngài, và đặt con bên cạnh trái tim Chúa. Amen
 
Hàng triệu tín hữu đón chào Đức Thánh Cha tại linh địa Fatima
VietCatholic Network
22:06 12/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là quang cảnh hàng triệu người đang chờ đón Đức Thánh Cha tại quảng trường trước Đến Thờ Đức Mẹ Mân Côi.

Trong những ngày qua thời tiết có vẻ không thuận lợi. Từ hôm thứ Tư, trời u ám nhiều mây với những cơn mưa nhẹ. Nhiệt độ xuống thấp đến 10o C và cao nhất cũng chỉ đến 15o C. Tuy vậy, hàng triệu người đã dầm mưa hướng về Fatima.

Bây giờ là gần 6h chiều ngày thứ Sáu 12 tháng 5, trên quảng trường này có rất nhiều thuộc nhiều quốc gia khác nhau nhưng chúng tôi nhận thấy các tín hữu đang cùng hát và cầu nguyện rất nhịp nhàng. Quý vị và anh chị em có thể thấy trực thăng của Đức Thánh Cha đang lượn quanh quảng trường này để chào các tín hữu, trước khi đáp xuống sân vận động Fatima.

Từ đó, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng xe đến nguyện đường nơi Đức Mẹ đã từng hiện ra với các trẻ mục đồng là Lucia, Jacinta và Francesco Marto.

Trong khi chờ đợi, Kim Thúy xin tóm lược tiểu sử của Jacinta và Francesco Marto là hai trẻ mục đồng đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong Chân Phước vào năm 2000 và ngày thứ Bẩy 13 tháng 5, sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên thánh.

FRANCISCO MARTO sinh ngày 11 tháng 6 năm 1908 là con của ông bà Manuel và Olimpia de Jesus Marto và là anh trai của Jacinta và là em họ của Lucia dos Santos. Cậu lên chín tuổi vào thời điểm của những cuộc hiện ra. Trong những lần xuất hiện của Thiên sứ và của Đức Trinh Nữ, cậu nhìn thấy tất cả, nhưng, không giống như hai người kia, cậu không được nghe những lời trò chuyện.

Trong lần hiện ra đầu tiên, chị Lucia hỏi Đức Mẹ liệu Francisco có được lên thiên đàng hay không, Đức Mẹ đáp: “Được, em con sẽ đến đó, nhưng em con phải đọc Kinh Mân Côi nhiều lần.”

Biết rằng mình sẽ sớm được gọi về thiên đàng, Francisco tỏ ra rất ít quan tâm đến việc học. Thông thường, khi đến gần trường, cậu nói với Lucia và Jacinta: “Chị và em cứ tiếp tục đi, tôi sẽ đến nhà thờ để giữ mối quan hệ với Chúa Giêsu kín nhiệm” (đó là một cách diễn tả về Bí Tích Thánh Thể của cậu). Nhiều nhân chứng đương thời khẳng định đã nhận được nhiều ân sủng, sau khi xin Francisco cầu nguyện cho họ. Cậu thường nói:

“Đức Trinh Nữ Maria và Thiên Chúa buồn vô cùng, chúng ta phải an ủi các Ngài!”

Tháng 10 năm 1918, Francisco ngã bệnh nặng. Nhiều người trong gia đình bảo rằng cậu sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhưng cậu đã trả lời thẳng thừng: “Thật là vô ích, Đức Mẹ muốn con ở cùng với Người ở trên trời!”

Trong cơn bệnh hoạn, cậu tiếp tục hiến dâng những kinh nguyện để an ủi Chúa Giêsu đang bị xúc phạm bởi quá nhiều tội lỗi.

Một ngày kia cậu nói với chị Lucia:

“Chỉ một ít lâu nữa thôi, em sẽ được lên Trời. Trên đó, em sẽ an ủi Chúa và Đức Mẹ. Jacinta sẽ cầu nguyện rất nhiều cho những người tội lỗi, cho Đức Thánh Cha và cho chị. Chị sẽ ở lại đây vì Đức Mẹ muốn điều đó. Hãy làm tất cả mọi thứ như Đức Mẹ nói với chị”

Khi cơn bệnh trầm trọng và sức khoẻ cạn kiệt dần, Francisco không còn đủ sức để đọc Kinh Mân Côi. Một ngày, cậu gọi to:

“Mẹ ơi, con không còn có thể đọc được kinh Mân Côi. Như thể đầu con đang nằm giữa đám mây”

Ngay cả khi sức mạnh thể lý của mình đã suy sụp, tâm trí cậu vẫn hướng về cõi trường sinh. Cậu đã gọi cha mình, xin cho được nhận Chúa trong Bí Tích Thánh Thể (vào thời điểm đó cậu vẫn chưa được Rước Lễ Lần Đầu). Tự chuẩn bị để xưng tội, cậu gọi Lucia và Jacinta đến bên giường bệnh và xin hai người nhắc lại cho cậu những tội lỗi mà cậu đã phạm. Nghe thấy một số tội nhẹ mà cậu đã phạm, Francisco rơi nước mắt, nói “Tôi đã xưng thú những tội lỗi này, nhưng tôi sẽ xưng những tội này lần nữa. Có lẽ đó là vì những điều đó mà Chúa Giêsu rất buồn, xin cả hai người đều cầu xin Chúa tha thứ tất cả tội lỗi của tôi.”

Cậu được Rước Lễ Lần Đầu (và cũng là lần cuối cùng) trong căn phòng nhỏ bé mà cậu đang nằm chờ chết. Không còn đủ sức mạnh để cầu nguyện, cậu xin Lucia và Jacinta đọc Kinh Mân Côi thật lớn để cậu hiệp ý. Hai ngày sau, gần cuối cuộc đời, cậu kêu lên: “Nhìn kìa, nhìn kìa, ánh sáng thật đẹp, ở gần bên cửa.” Đến 10 giờ tối, ngày 4 tháng Tư năm 1919, sau khi xin tất cả các tội lỗi của mình được tha, cậu đã ra đi một cách thanh thản, không có dấu hiệu đau khổ, hay đau đớn nào nhưng mặt cậu sáng lên như thiên thần. Miêu tả cái chết của người em họ trong nhật ký của mình, sơ Lucia viết: “Francisco đã bay về Thiên Đàng trong vòng tay của Mẹ Trên Trời của chúng tôi.”

JACINTA MARTO sinh ngày 11 tháng 3 năm 1910. Vào thời điểm của những cuộc hiện ra, cô được bảy tuổi. Cô là người trẻ nhất trong số những người được nhìn thấy Đức Mẹ. Trong những lần hiện ra, cô đã thấy và nghe mọi thứ, nhưng không nói với Thiên sứ cũng như với Đức Mẹ. Thông minh và rất nhạy cảm, cô rất xúc động khi nghe Đức Trinh Nữ Maria nói rằng Chúa Giêsu đã bị xúc phạm nhiều bởi tội lỗi nhân loại. Sau khi nhìn thấy thị kiến về hỏa ngục, cô quyết định dâng mình cho sự cứu rỗi các linh hồn.

Đêm Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên (tức là ngày 13 tháng 5 năm 1917), Jacinta, mặc dù đã hứa với Lucia không tiết lộ chuyện này với ai, đã kể cho mẹ cô nghe về cuộc hiện ra này: “Mẹ ơi, hôm nay con đã nhìn thấy Đức Mẹ ở cánh đồng Cova da Iria. Ôi, Đức Mẹ xinh đẹp là ngần nào!” Sau đó, Jacinta còn nhận được hai thị kiến quan trọng về Đức Thánh Cha. Cô thấy một vị Giáo Hoàng chịu đau khổ vì những cuộc bách hại chống lại Giáo Hội cũng như những cuộc chiến tranh và những tàn phá kinh hoàng trên thế giới. Jacinta nói, “Thật tội nghiệp Đức Thánh Cha, cần cầu nguyện cho ngài thật nhiều.” Từ lúc đó trở đi, vị thay mặt Chúa Kitô trên trần gian luôn hiện diện trong những lời cầu nguyện và sự hy sinh của tất cả những thị nhân, nhưng đặc biệt là của Jacinta.

Jacinta thường nói:

“Ước gì tôi có thể đặt trong trái tim của tất cả mọi người ngọn lửa hun nóng trong trái tim tôi, đã làm tôi yêu mến trái tim Đức Mẹ thật nhiều!”

Để cứu các linh hồn khỏi lửa hỏa ngục, Jacinta đã tự nguyện thực hiện các hy sinh. Vào mùa hè nóng nực, cô bỏ không uống nước. Như một hy tế cho vinh quang của Thiên Chúa, cô đã cho các trẻ em nghèo hơn cô phần ăn trưa của mình. Để cứu lấy linh hồn, cô đã tự chịu đựng đau đớn khi mang một sợi dây thừng bên cạnh mình. Cô đã chịu đựng những cuộc thẩm vấn mệt mỏi và những lời xúc phạm của những người không tin mà không hề than phiền chút nào. Cô nói: “Ước gì tôi có thể chỉ cho những người tội lỗi thấy hỏa ngục như thế nào. Tôi sẽ hạnh phúc biết bao nếu tất cả mọi người có thể lên thiên đường”.

Một năm sau những cuộc hiện ra ở cánh đồng Cova da Iri, bệnh tật dẫn đến cái chết đã bắt đầu hoành hành. Đầu tiên là bệnh viêm phổi, sau đó là áp xe trên phổi, cả hai đều làm cô rất đau đớn. Tuy nhiên, trên giường bệnh của mình cô vui vẻ nói rằng bệnh tật của cô chỉ là một cơ hội mới cho sự hoán cải của những người tội lỗi.

Sau hai tháng ở bệnh viện, cô trở về nhà, sau đó lại thêm một vết lở loét đã được khám phá ngay trên ngực của cô. Ngay sau đó, cô được chẩn đoán là bị bệnh lao. Trong suốt năm kế tiếp, cô mỏi mòn trông mong được thấy Đức Mẹ.

Cô hỏi chị Lucia “Liệu Chúa Giêsu có hài lòng với hy lễ là những đau khổ của em không?”. Vào tháng Hai năm 1920, cô được đưa đến một bệnh viện khác, lần này ở Lisbon. Khi thấy mình chỉ còn da bọc xương và sẽ chết đi mà không có sự hiện diện của bố mẹ yêu dấu của mình hay chị Lucia, cô tự an ủi mình với ý nghĩ rằng đây cũng là cơ hội để hy sinh đền tội. Tại bệnh viện Lisbon, cô được Đức Mẹ hiện ra an ủi ít nhất ba lần.

Cuối cùng, vào đêm 20 tháng 2 năm 1920, lời hứa của “Người phụ nữ rạng rỡ hơn mặt trời” đã được hoàn thành. “Mẹ đến để đưa con về bên Mẹ trên Thiên Đàng”

Giống như Francisco, Jacinta giờ đây được chôn cất tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi ở Fatima.

Nhân đây, Kim Thúy cũng xin nói qua một chuyện bên lề.

Trong cuộc họp báo hôm 11 tháng 5 để giới thiệu về chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, ban tổ chức đã giới thiệu bức ảnh chính thức của 2 trẻ mục đồng đã từng thấy Đức Mẹ hiện ra, và sẽ được tuyên thánh hôm thứ Bẩy 12 tháng 5.

Cả hai bức chân dung chính thức của Jacinta và Francisco Marto, được dùng trong lễ tuyên thánh, đều “héo hắt nụ cười”. Một số ký giả thắc mắc tại sao ban tổ chức không kiếm những bức chân dung nào bớt “nhăn nhó” một chút. Hai trẻ mục đồng này là những vị thánh – không phải là thánh tử đạo - trẻ nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Việc tuyên thánh của họ có thể giúp tăng cường đức tin cho những người trẻ và cả những người lớn.

Đức Cha Antonio dos Santos Marto của Leiria-Fatima nói:

“Chúng tôi thực sự không tìm ra được hình ảnh của hai người đang mỉm cười. Nếu bạn đã từng thấy hỏa ngục, bạn còn cười được không?”

Vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ mời gọi ba trẻ dâng hy sinh để cầu cho kẻ có tội, Mẹ nói: “Các con hãy dâng những hy sinh để đền thay cho những người tội lỗi. Khi làm việc hy sinh, các con hãy thưa với Chúa những lời này: Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng việc hy sinh này vì lòng mến Chúa. Xin cho kẻ có tội biết ăn năn trở lại và đền bù về những tội lỗi người ta đã xúc phạm đến Trái Tim vô nhiễm nguyên tội Mẹ Maria”.

Và Đức Mẹ đã cho ba trẻ thấy hoả ngục.
 
Ngày đầu tiên của Đức Phanxicô tại Fatima
Vũ Văn An
23:49 12/05/2017
Hãng tin Associated Press cung cấp bản tin ghi nhanh sau đây về ngày đầu tiên, 12 tháng Năm, của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Fatima:

9 giờ 15 sáng

Đức Giáo Hoàng Phanxicô và những người hành hương từ khắp nơi trên thế giới đang đổ về một đền thờ Công Giáo tại Bồ Đào Nha để tôn vinh hai mục đồng nghèo khó bị mù chữ mà các thị kiến về Đức Trinh Nữ Maria cách đây 100 năm đã đánh dấu một trong những sự kiện quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo thế kỷ 20.

Đức Phanxicô lên đường từ sân bay Leonardo da Vinci của Rôma vào chiều thứ Sáu để cử hành lễ kỷ niệm một trăm năm các cuộc hiện ra và phong thánh cho hai trong ba mục đồng. Ngài hy vọng sứ điệp về hòa bình mà các em tường trình cách đây 100 năm, khi Châu Âu đang lâm vào tình trạng chiến tranh thế giới thứ nhất, sẽ vang vọng nơi các tín đồ Công Giáo ngày nay.

Hàng ngàn người hành hương, vẫy cờ của những nước xa xôi như Venezuela, Argentina và Cuba, đã bất chấp cơn mưa lạnh thứ Sáu khi đứng chờ đợi ngài, nhiều người sống qua đêm ở ngoài trời. Trong ít ngày qua, các nhóm Giáo Hội, các gia đình và các cá nhân đã tìm đường đến Fatima, cách Lisbon 150 km về phía bắc.

Mang nến, tràng hạt và hoa hồng, họ đã tiến đến bức tượng kính Đức Mẹ Fatima hoặc ném những bộ phận cơ thể bằng sáp - tai, trái tim, chân tay - vào một ngọn lửa khổng lồ để cầu nguyện xin chữa bệnh.

3 giờ 00 chiều

Hàng chục ngàn người đang tụ tập tại một thị trấn nhỏ Fatima ở Bồ Đào Nha để gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người dự kiến sẽ đến thăm.

Các viên chức cho biết họ mong đợi khoảng một triệu người tụ tập tại thị trấn nông thôn, nơi cung cấp một trong những địa điểm hành hương Công Giáo nổi tiếng nhất thế giới. Các khách sạn và căn hộ đã được giữ chỗ hết cách đây mấy tháng.

Một trăm năm trước, ba mục đồng Bồ Đào Nha cho biết Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với các em ở Fatima, và Đức Giáo Hoàng sẽ viếng đền thờ nhân kỷ niệm một trăm năm các “thị kiến” này.

An ninh khá chặt chẽ đối việc ngài tới đây dự tính vào lúc 4 giờ 20 chiều (1520 GMT) Thứ Sáu.

Sáng thứ bảy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ để phong hiển thánh cho hai em trong số những mục đồng này.

4 giờ 00 chiều

Các nhà chức trách Bồ Đào Nha đã triển khai một cuộc hành quân an ninh khổng lồ cho chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô tại Fatima, cách thủ đô Lisbon 150 km về phía bắc.

Các viên chức cho biết khoảng 3.000 cảnh sát và các nhân viên an ninh khác đã được triển khai.

Trước khi vị giáo hoàng dự tính đến vào chiều Thứ Sáu, Bồ Đào Nha đã khôi phục việc kiểm tra căn cước và xe cộ bắt buộc tại biên giới đối với các công dân của Liên Hiệp Châu Âu.

Các máy drones bị cấm không được bay trên đền thờ trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng kéo dài chưa tới 24 giờ . Cảnh sát đã đặt khối bê tông trên các con đường dẫn vào đền thờ để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng xe tải.

4 giờ 10 chiều

Các viên chức tại đền thờ Công Giáo ở Fatima, Bồ Đào Nha, nói rằng khoảng 45,000 người hành hương đang đi bộ đến thị trấn vì chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Theo truyền thống, những người hành hương vốn đi bộ để tỏ bày lòng cảm ơn Đức Mẹ Fatima đã giúp đỡ họ, hoặc để xin Đức Mẹ giúp đỡ. Những người khác liệng các chân tay bằng sáp vào đống lửa bên cạnh nhà nguyện của đền thờ để cầu xin cho được khỏi bệnh.

Giống như đền thờ ở Lộ Đức, Pháp, Fatima thu hút số lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới - tổng cộng khoảng 6 triệu người mỗi năm, theo ước tính của các viên chức địa phương.

Đền thờ được xây dựng tại nơi ba mục đồng, cách nay 100 năm, nói rằng Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với các em trong "các thị kiến". Vị giáo hoàng, người đến đây thứ Sáu, sẽ phong hiển thánh cho hai trong các em vào thứ Bảy trước khi rời Bồ Đào Nha.

Thánh lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường rộng lớn của đền thờ, trước vương cung thánh đường của nó. Các viên chức cho hay: Nhà Thờ Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, được cung hiến năm 2007, có chỗ ngồi cho 8,633 người.

4 giờ 15 chiều

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến Bồ Đào Nha, nơi ngài sẽ viếng thăm đền thờ Fatima, một trong những địa điểm hành hương Công Giáo nổi tiếng nhất thế giới.

Hai chiếc máy bay tiêm kích F-16 của Không lực Bồ Đào Nha đã hộ tống chiếc máy bay của Đức Giáo Hoàng khi nó bay tới căn cứ không quân Monte Real của Bồ Đào Nha, nằm giữa rừng thông cách thị trấn nông thôn Fatima một đoạn ngắn. Một đoàn vệ binh danh dự đã xếp hàng trên đường băng bên cạnh máy bay.

Biến cố chính thức đầu tiên của Đức Giáo Hoàng vào thứ Sáu là cuộc hội kiến riêng với Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa tại căn cứ không quân.

5 giờ 20 chiều

Các đám đông những người chào đón ở Bồ Đào Nha hy vọng nhìn thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xếp hàng dọc hàng rào dây thép gai quanh căn cứ không quân, nơi máy bay của ngài sẽ hạ cánh.

Tại Fatima, địa điểm đến của vị giáo hoàng, các đám đông người trong quảng trường khổng lồ của đền thờ vang lên tiếng hoan hô khi màn hình TV cho thấy ngài bước ra khỏi máy bay. Không có ước tính chính thức nào về đám đông, nhưng các viên chức cho biết họ hy vọng sẽ có 1 triệu người đến dự buổi lễ kỷ niệm một trăm năm các cuộc hiện ra ở Fatima, khi ba mục đồng cho biết Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với các em.

Trên sân bay, một nhóm nhỏ học sinh hát các dạ khúc mừng Đức Phanxicô. Đức Giáo Hoàng đến nhà nguyện nhỏ bé của căn cứ không quân trên một chiếc xe chơi golf. Ngài dừng lại để chào hỏi một phụ nữ lớn tuổi ngồi trong một chiếc xe lăn, hôn những đứa trẻ trên đầu và ôm một người đàn ông tàn tật.

6 giờ 40 tối

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến đền thờ Fatima trước sự chào đón nồng nhiệt của những đám đông khổng lồ đang chờ đợi trong quảng trường rộng lớn của địa điểm hành hương.

Các chuông của vương cung thánh đường đã vang lên khi vị giáo hoàng trong giáo hoàng xa của ngài chạy băng qua biển người vẫy cờ của hàng chục quốc gia.

Đám đông bỗng im lặng khi Đức Phanxicô đứng và cầu nguyện tại Nhà Nguyện Hiện Ra nơi ba trẻ em chăn chiên địa phương cho biết Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với các em cách nay 100 năm. Ngài sẽ phong thánh cho hai trong số các em trong một Thánh Lễ vào thứ Bảy.

Sau khi đến Bồ Đào Nha tại một căn cứ không quân, Đức Giáo Hoàng đã đi bằng máy bay trực thăng đến Fatima trong 10 phút, vòng quanh trên đền thờ hai lần trước khi hạ cánh trong lúc đám đông vẫy tay chào đón.

7 giờ 00 tối

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang kêu gọi người Công Giáo "đạp đổ tất cả các bức tường" và đi đến các vùng ngoại vi để truyền bá hòa bình và công lý.

Đức Phanxicô đưa ra lời kêu gọi trên vào hôm thứ Sáu khi ngài đến đền thờ Fatima ở Bồ Đào Nha, một trong những đền thờ quan trọng nhất của Công Giáo trên thế giới.

Ngài đang ở Fatima để đánh dấu lễ kỷ niệm các lần thị kiến Đức Trinh Nữ Maria do ba mục đồng tường thuật cách đây 100 năm.

Trong buổi cầu nguyện chiều tối, Đức Phanxicô nói với hàng chục ngàn người hành hương rằng: "Chúng ta sẽ đạp đổ tất cả các bức tường và vuợt qua mọi biên giới, khi chúng ta đi tới các vùng ngoại vi, để công bố công lý và hòa bình của Thiên Chúa".

Ngài đã nói như trên sau khi dành vài phút để cầu nguyện thầm lặng trước bức tượng Đức Mẹ trong nhà nguyện xây tại Fatima tại địa điểm hiện ra.

9 giờ 45 tối

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tham dự lễ làm phép các cây nến theo truyền thống tại đền thờ Fatima, một địa điểm hành hương nổi tiếng thế giới ở Bồ Đào Nha, mà ngài tới thăm trong non 24 tiếng đồng hồ.

Ngài đã thắp một ngọn nến trong buổi lễ tại Nhà Nguyện Hiện Ra của đền thờ, được đặt tên vì "các thị kiến" Đức Trinh Nữ Maria do ba trẻ chăn chiên địa phương tường thuật cách đây 100 năm.

Nghi thức đốt nến ban đêm, theo truyền thống, vốn phổ biến đối với khách hành hương. Đằng sau Đức Giáo Hoàng lúc ngài cầu nguyện là hàng ngàn điểm sáng do người ta giơ cao các ngọn nến tại quảng trường rộng lớn tối đen của đền thờ.

Không có ước tính chính thức về đám đông, nhưng các viên chức cho biết có thể là 1 triệu người.

Sau khi màn đêm đã buông xuống, đám đông vẫn còn chật cứng như lúc sáng sớm.

10 giờ 10 đêm

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo phạm một "bất công lớn" khi họ nói rằng Thiên Chúa phán xét những kẻ có tội trong khi thực sự Người tha thứ cho những người tội lỗi vì lòng thương xót của Người.

Ở buổi cầu nguyện ban tối thứ Sáu ở Fatima, Bồ Đào Nha, Đức Phanxicô nói rằng: "Lòng thương xót phải được đặt trước sự phán xét và, dù gì, sự phán xét của Thiên Chúa cũng luôn luôn được biểu lộ dưới ánh sáng lòng thương xót của Người".

Đức Phanxicô chỉ trích phe giáo điều trong Giáo Hội bằng các ưu tiên đối với lòng thương xót hơn là luân lý của ngài, đặc biệt là sau hai triều giáo hoàng có đầu óc giáo điều trước đó. Gần đây, ngài đã kết thúc một Năm Thánh dành trọn cho việc cố gắng thể hiện khía cạnh thương xót của Giáo Hội.

Ngài đã đưa ra thông điệp thương xót lật tẩy phán xét (mercy-trumps-judgment) ngay ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm hai ngày tại đền thờ Fatima, nơi ba mục đồng kể rằng các em được thị kiến Trinh Nữ Maria cách đây 100 năm. Đức Phanxicô sẽ tuyên thánh cho hai trong số các vị thánh trẻ này vào ngày Thứ Bảy, kỷ niệm 100 năm những lần hiện ra.
 
TV Video: Tường trình đặc biệt Đức Thánh Cha tới Fatima và Cuộc Rước Kiệu ngày 12/5/2017
VietCatholic Network
23:54 12/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Bồ Đào Nha trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

Như chúng tôi đã tường trình, lúc 2h chiều thứ Sáu 12 tháng 5, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma. Ngài đã đến sân bay quân sự Monte Real của Leiria, Bồ Đào Nha vào lúc 16:20.

Sau nghi thức đón tiếp chính thức, Đức Thánh Cha đã có cuộc họp với tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa của Bồ Đào Nha tại căn cứ không quân Monte Real.

Sau buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã đi thăm nhà nguyện của căn cứ không quân Monte Real; và vào lúc 17:15, ngài đã di chuyển bằng trực thăng tới sân vận động Fatima.

Sau 20 phút bay, Đức Thánh Cha đã đến sân vận động Fatima và di chuyển bằng xe đến ngôi đền.

Lúc 18:15, Đức Thánh Cha đã thăm và cầu nguyện tại nguyện đường nơi Đức Mẹ đã từng hiện ra với các trẻ mục đồng.

Lúc 21:30, Đức Thánh Cha làm phép các ngọn nến tại nhà nguyện. Sau một bài suy niệm ngắn, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Mân Côi cùng anh chị em tín hữu hành hương.

Hình thức đọc Kinh Mân Côi bao gồm một đoạn Kinh Thánh, một bài suy niệm ngắn, Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh. Sau đó là các lời nguyện cho Hội Thánh, cho các tín hữu và cho những nhu cầu khác nhau của nhân loại.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là đoàn rước vĩ đại với muôn ngàn ánh nến lung linh sáng rực quảng trường trước Đền Thờ Fatima do Đức Hồng Y Pietro Parolin, là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dẫn đầu.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Chính ngày này, cách đây tròn 100 năm, ngày 13 tháng 05 năm 1917, Đức Mẹ đã hiện ra tại Fatima với Lucia, Giaxinta và Phanxicô. Trong những lẫn hiện ra tại đó, Đức Mẹ đã nói với ba trẻ rất nhiều điều.

Lần hiện ra thứ nhất, ngày 13 tháng 05 năm 1917, Đức Mẹ nhắn nhủ: “Chúng con hãy lần hạt Mân Côi hàng ngày, để cầu cho thế giới được chóng hòa bình và chiến tranh sớm chấm dứt”.

Vào ngày 13 tháng 6 năm 1917, Đức Mẹ căn dặn rằng: “Các con hãy lần hạt và sau mỗi chục thì đọc: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa Hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Mẹ muốn các con đi học để biết đọc, biết viết, rồi Mẹ sẽ cho các con biết thêm những gì Mẹ muốn”.

Vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ mời gọi ba trẻ dâng hy sinh để cầu cho kẻ có tội, Mẹ nói: “Các con hãy dâng những hy sinh để đền thay cho những người tội lỗi. Khi làm việc hy sinh, các con hãy thưa với Chúa những lời này: Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng việc hy sinh này vì lòng mến Chúa. Xin cho kẻ có tội biết ăn năn trở lại và đền bù về những tội lỗi người ta đã xúc phạm đến Trái Tim vô nhiễm nguyên tội Mẹ Maria”.

Sau khi cho ba trẻ thấy hoả ngục, Đức Mẹ nói: “Chúng con vừa xem thấy hỏa ngục nơi giam cầm những kẻ có tội. Để khỏi vào tai họa này, Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Mẹ trên khắp thế giới. Nếu người ta thực hiện những điều Mẹ nói, thì nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình, chiến tranh sẽ chấm dứt. Nhưng nếu nhân loại không ngừng xúc phạm tới Thiên Chúa, thì chiến tranh sẽ bùng nổ dữ dội và khung khiếp hơn. Khi nào các con nhìn thấy ánh sáng xuất hiện khác thường, thì các con nhớ rằng đó là dấu hiệu Chúa báo cho các con hay, Thiên Chúa sắp dùng chiến tranh, đói khát, bắt bớ Giáo Hội và Đức Thánh Cha, hầu giáng phạt thế gian. Để ngăn ngừa những sự ấy, Mẹ nài xin người ta dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và rước lễ đền tạ trong các ngày thứ Bảy đầu tháng. Nếu nhân loại đáp ứng lời kêu gọi của Mẹ, nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ có hòa bình. Nếu không, nước Nga sẽ truyền bá những thuyết sai lầm trên toàn thế giới, sẽ gây ra nhiều cuộc chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Kẻ lành sẽ chịu tử đạo, Đức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Nhưng sau cùng Trái tim Mẹ sẽ toàn thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng nước Nga cho Mẹ. Nước Nga sẽ trở lại và nhân loại sẽ được Chúa ban cho một thời hòa bình. Tại Bồ Đào Nha sẽ giữ được đức tin”.

Vào ngày 13 tháng 9 năm 1917, Đức Mẹ nói với Lucia : “Con hãy nói với mọi người tiếp tục lần hạt mỗi ngày để xin cho chiến tranh chóng chấm dứt”.

Vào ngày 13 tháng 10 năm 1917, Đức Mẹ nói rằng : “Mẹ muốn xây một nhà thờ ở đây để tôn kính Mẹ. Mẹ là Mẹ Mân Côi. Mẹ muốn các con tiếp tục lần hạt mỗi ngày. Chiến tranh sẽ chấm dứt và binh lính sắp được trở về với gia đình”.

Tất cả những sứ điệp của Đức Mẹ qua những lần hiện ra trên đây được tóm lại trong ba mệnh lệnh, được coi như những phương thế tối hảo để cứu vãn hoà bình thế giới, đó là: Hãy cải thiện đời sống; Hãy lần hạt Mân Côi; Hãy tôn sùng Trái tim Mẹ.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Biến cố kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima được coi là một trong những biến cố trọng đại nhất trong năm 2017 này. Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã truyền ban ơn Đại Xá trong suốt năm mừng kỷ niệm 100 năm này, kể từ ngày 27.11.2016 đến ngày 26.11.2017.

Theo Giáo Luật khoản 992 hay theo Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 1471, Ân Xá được định nghĩa: “Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn được hưởng nhờ Ân Xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Kitô và các thánh.

Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là Tiểu Xá hay Đại Xá.”

Tất cả các tín hữu muốn được hưởng Ân Toàn Xá trong năm kỷ niệm 100 năm biến cố lịch sử Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, thì:

Trước hết, nhất thiết phải chu toàn các điều kiện thông thường, đó là: Xưng tội, rước lễ và cầu nguyện chỉ theo ý Đức Giáo Hoàng.

Tiếp đến, phải thực hiện một trong ba hình thức tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima sau đây:

1) Hình thức thứ nhất: “Các tín hữu đích thân đi hành hương Linh địa Fatima ở Bồ Đào Nha và tham dự Thánh Lễ hay một trong những giờ cầu nguyện trọng thể và công khai nhằm tôn kính Đức Trinh Nữ Maria.” Ngoài ra, các tín hữu còn phải đọc kinh Lạy Cha và kinh Tin Kính cũng như lời khẩn nguyện dâng lên Mẹ Thiên Chúa.

2) Hình thức thứ hai: Người tín hữu phải kính viếng và tham dự Thánh Lễ, Giờ Chầu hay một buổi cầu nguyện công khai và trọng thể trước một bức tượng hay một bức ảnh Đức Mẹ Fatima ở bất cứ một nhà thờ, nhà nguyện hay ở một nơi tôn nghiêm nào đó trong các ngày Đức Mẹ hiện ra trong Năm Kỷ Niệm này, (tức vào các ngày 13 hàng tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. 2017) để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria. Trong trường hợp này, người ta cũng phải đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính cũng như kêu cầu Đức Mẹ Fatima.

3) Hình thức thứ ba: Các tín hữu vì do già yếu, bệnh tật hay vì một lý do quan trọng bất khả kháng nào đó mà không thể đích thân tham dự vào cuộc hành hương Linh địa Fatima hay vào Thánh Lễ, Giờ Chầu hay các giờ cầu nguyện công khai và trọng thể với các tín hữu khác trước các tượng ảnh Đức Mẹ Fatima để tỏ lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, thì họ cũng có thể cầu nguyện trước một bức tượng hay ảnh Đức Mẹ Fatima và phải hợp ý tham dự cách thiêng liêng với các tín hữu khác trong các Thánh Lễ, các Giờ Chầu hay các giờ cầu nguyện trong các ngày Đức Mẹ hiện ra, (tức vào các ngày 13 hàng tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. 2017.) Và tất nhiên, trong những trường hợp này, người tín hữu cần phải “hết lòng tin tưởng phó thác vào sự chuyển cầu của Mẹ Maria mà dâng lên Thiên Chúa từ nhân các kinh nguyện, các khổ đau và các hy sinh đời mình làm hy lễ đẹp lòng Người.”

Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.

Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.

Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về địa chỉ tv@vietcatholic.net

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.

Laudetur Iesus Christus

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
 
Top Stories
Sacerdoti vietnamiti diffamati dal governo, l’appello dei media cattolici
Asia-News
07:35 12/05/2017
P. Đặng Hữu Nam e Nguyen p. Nguyễn Đình Thục sostengono le proteste contro il governo per la mancata distribuzione dei risarcimenti di una società resonsabile di uno dei più gravi disastri ambientali della storia del Paese. La federazione dei mass media cattolici in un comunicato: “Fermare subito gli atti terroristici contro i sacerdoti di Thuận Nghĩa”. “Con la nostra totale fiducia in Dio, siamo in comunione, condividiamo e accompagniamo le vittime del disastro”. “Chiediamo agli organi internazionali di accompagnarci nella lotta per i diritti umani e la libertà religiosa in Vietnam”.

Hanoi (AsiaNews) – Due sacerdoti della diocesi di Vinh sono nel mirino del governo vietnamita. P. Đặng Hữu Nam e Nguyen p. Nguyễn Đình Thục sono i parroci delle chiese di Phu Yên e Song Ngoc. Negli ultimi mesi hanno sostenuto i loro fedeli nelle proteste contro il governo e la Formosa Plastics Corporation, compagnia taiwanese responsabile del più grave disastro ambientale nella storia del Paese. Le autorità vietnamite hanno condotto una campagna diffamatoria contro i due parroci su tutti i media ufficiali, in televisione, alla radio e sui giornali controllati dal governo. Di fronte a questo attacco senza precedenti contro i loro confratelli, i membri del clero locale non sono rimasti senza reagire. In una dichiarazione firmata da molti sacerdoti, hanno preso le difese di p. Đặng Hữu Nam e Nguyen p. Nguyễn Đình Thục. La Federazione dei mass media cattolici del Vietnam ha preso posizione sul caso e da Sidney ha rilasciato ieri un comunicato ufficiale. Riportiamo di seguito la dichiarazione integrale.

Sulla scia di un'intensa, orchestrata ondata di attacchi contro i sacerdoti e parrocchiani cattolici nella diocesi di Vinh da parte del governo vietnamita

La Federazione dei mass media cattolici del Vietnam

11 Maggio 2017

Comunicato stampa

Sidney, 11 Maggio 2017. La Federazione dei mass media cattolici del Vietnam, davanti alla comunità internazionale, protesta e condanna con durezza l'intensa ondata di attacchi orchestrata dal governo vietnamita contro i sacerdoti cattolici nella diocesi di Vinh.

Lo scorso anno, un’acciaieria di proprietà della compagnia taiwanese Formosa Plastics Corporation ha scaricato in mare 12.000 metri cubi di rifiuti tossici liquidi attraverso i tubi di drenaggio, in quello che è stato il peggiore incidente del suo genere nel Paese.

I rifiuti hanno ucciso centinaia di tonnellate di pesci, con drammatiche conseguenze per la popolazione delle province centrali del Vietnam. Circa 250 km di costa hanno subito gravi danni ambientali e più di 40 mila pescatori hanno perso il loro sostentamento.

In un accordo firmato dalla Formosa Plastics Corporation e dal governo senza audizioni pubbliche, Hanoi ha accettato un compenso di 500 milioni di dollari americani per conto delle vittime. I soldi, però, non sono mai stati distribuiti alle vittime.

Poiché l'attesa diventa sempre più lunga, sono aumentati il senso d'ingiustizia e il risentimento contro il governo, accusato di corruzione e di politiche fallimentari.

P. Đặng Hữu Nam e p. Nguyễn Đình Thục, pastori nel decanato di Thuận Nghĩa, dove il disastro ambientale della Formosa ha causato i danni maggiori, sostengono i residenti colpiti e hanno preso una posizione contro le autorità e le loro carenze.

I sacerdoti hanno parlato attivamente e agito per conto delle vittime del disastro ambientale della Formosa, in quanto il governo si ostina a consentire l’esistenza della Formosa Ha Tinh Steel Corporation; persevera nel coprire e proteggere la pericolosa società, affinché questa possa continuare a scaricare rifiuti tossici in mare senza alcuna intenzione di bonificare le acque.

Nel tentativo di mettere a tacere i sacerdoti, dall'inizio di quest'anno contro di loro il governo vietnamita ha mobilitato un gran numero di organi di informazione in una campagna di false accuse.

In maniera più preoccupante, nei giorni scorsi, per minacciare i sacerdoti le autorità si sono servite di organizzazioni periferiche del Partito comunista, incluse le donne, le associazioni giovanili e dei veterani. Nella provincia di Nghe An, un gruppo di veterani si è persino spinto a minacciare con violenza Paul Nguyễn Thái Hợp, vescovo di Vinh, chiedendo che i due preti vengano rimossi dai loro posti.

Nell'episodio più estremo, dal 7 maggio 2017, nella contea di Quỳnh Lưu si è svolta una serie di grandi raduni e manifestazioni contro i sacerdoti. Gli studenti, inclusi quelli delle scuole elementari, sono stati costretti a partecipare alle proteste e a urlare slogan di condanna contro i sacerdoti in quanto antirivoluzionari, chiedendo il loro immediato arresto e una pesante condanna in prigione.

Le immagini di queste proteste sono del tutto simili a quelle delle manifestazioni pubbliche al tempo della riforma territoriale (1953 - 1956), in cui sono state uccise decine di migliaia di persone. Come avviene di solito in Vietnam, queste proteste fungono da preludio a una imminente repressione nei confronti dei sacerdoti e di coloro che osano sostenere le vittime del disastro ambientale.

Convinta che la Chiesa cattolica debba sostenere la Verità, difendendo i poveri e tutti coloro che sono vittime di un regime ingiusto e brutale, la Federazione dei mass media cattolici del Vietnam dichiara il suo incondizionato sostegno alla diocesi di Vinh. Condanna e denuncia con rigore alla comunità internazionale la condotta disumana e le azioni violente delle pubbliche autorità contro p. Đặng Hữu Nam e p. Nguyễn Đình Thục, e le vittime del disastro ambientale della Formosa. La Federazione chiede al governo comunista del Vietnam quanto segue:

1 - Fermare subito gli atti terroristici contro i sacerdoti cattolici di Thuận Nghĩa.

2 - Cessare le persecuzioni nei confronti della Chiesa cattolica e di altre religioni.

3 - Applicare in via ufficiale la legge promulgata dal governo stesso ed elargire adeguati compensi alle vittime.

4 - Rispettare in ogni caso i diritti umani e la libertà religiosa, come afferma la Carta delle Nazioni Unite.

Con la nostra totale fiducia in Dio, siamo in comunione, condividiamo e accompagniamo le vittime del disastro ambientale di Formosa e la diocesi di Vinh nel loro cammino di croce. Chiediamo a tutti i Congressi, i governi, i partiti politici di tutte le nazioni, le organizzazioni per i diritti umani, Amnesty International, la Commissione internazionale per i diritti dell'uomo, le organizzazioni con particolare preoccupazione per la libertà e i diritti umani in Vietnam e le agenzie di comunicazione mondiali, di accompagnarci nella lotta per i diritti umani e la libertà religiosa in Vietnam.

Contatti:

Rev. John Tran Cong Nghi

Direttore della VietCatholic News Agency

Rev. Anthony Nguyen Huu Quang

Vice Direttore della VietCatholic News Agency

Editore del People of God Monthly Magazine ( in Australia )

Rev. Stephen Luu Thuong Bui

Editore del People of God Monthly Magazine (in Europe)

Rev. Paul Van- Chi Chu

Vice Diretore della VietCatholic News Agency

La Federazione dei mass media cattolici del Vietnam
 
Sacerdotes vietnamitas difamados por el gobierno, el pedido de los medios católicos
Asia-News
07:36 12/05/2017
Los p. Đặng Hữu Nam y Nguyen p. Nguyễn Đình Thục guían las protestas contra l gobierno ante la falta de indemnización por parte de una sociedad responsable de uno de los más graves desastres ambientales en la historia del país. La federación de los medios católicos dice en un comunicado: “Detener inmediatamente los actos terroristas contra los sacerdotes de Thuận Nghĩa”. “Con nuestra total confianza en Dios, estamos en comunión, compartimos y acompañamos a las víctimas del desastre”. “Pedimos a los organismos internacionales que nos acompañen en la lucha por los derechos humanos y la libertad religiosa en Vietnam”.

Hanói (AsiaNews)- Dos sacerdotes de la diócesis de Vinh están en la mira del gobierno vietnamita. El p. Đặng Hữu Nam e Nguyen p. Nguyễn Đình son dos párrocos de las iglesias de Phu Yen y Song Ngoc. En los últimos meses han apoyado a sus fieles en las protestas contra el gobierno y la Formosa Plastic Corporation, compañía taiwanesa responsable del más grave desastre ambiental en la historia del país. Las autoridades vietnamitas han conducido una campaña difamatoria contra los dos párrocos en todos los medios oficiales, en la televisión, en la radio y en los periódicos controlados por el gobierno. Frente a este ataque sin precedentes contra sus co-hermanos, los miembros del clero local no se quedaron de brazos cruzados. En una declaración firmada por muchos sacerdotes, han salido a defender a los p. Đặng Hữu Nam y Nguyen p. Nguyễn Đình Thục. La Federación de los medios católicos tomó posición sobre el caso y desde Sidney emitió un comunicado oficial. Transcribimos a continuación el texto completo de la declaración.

Siguiendo la huella de un intensa, orquestada ola de ataques contra los sacerdotes y parroquianos católicos de Vinh por parte del gobierno vietnamita

La Federación de los medios católicos de Vietnam

11 Mayo de 2017

Comunicado de prensa

Sidney, 11 de mayo de 2017. La Federación de los medios católicos de Vietnam, ante la comunidad internacional, protesta y condena duramente la intensa ola de ataques orquestada por el gobierno vietnamita contra los sacerdotes católicos de la diócesis de Vinh.

El año pasado, una compañía siderúrgica propiedad de la compañía taiwanesa Formosa Plastics Corporation descargó en el mar 12.000 metros cúbicos de residuos tóxicos a través de tubos de drenaje, en aquel que fue el peor incidente de este tipo en el país.

Los residuos han matado a centenares de toneladas de peces, con dramáticas consecuencias para la población de las provincias centrales de Vietnam. Unos 250 Km de costa han sufrido graves daños ambientales y más de 40 mil pescadores han perdido su fuente de sustento.

En un acuerdo firmado por la Formosa Plastics Corporation y por el gobierno sin mediar audiencia pública, Hanói aceptó una compensación de 500 millones de dólares americanos por cuenta de las víctimas. Pero, el dinero, jamás fue distribuido entre las víctimas.

Siendo que la espera se vuelve cada vez más larga, aumentaron el sentido de injusticia y el resentimiento contra el gobierno, acusado de corrupción y de políticas fallidas.

El padre Đặng Hữu Nam y el padre. Nguyễn Đình Thục, pastores en el decanato de Thuận Nghĩa, donde el desastre ambiental de la empresa Formosa causó los mayores daños, apoyan a los residentes afectados y han tomado posición contra las autoridades y sus carencias.

Los sacerdotes han hablado libremente y obrado por cuenta de las víctimas del desastre ambiental de la Formosa, al ver que el gobierno se obstina en permitir la existencia de la Formosa Ha Tinh Steel Corporation; persevera en el encurimiento de la misma y en proteger a esta peligrosa compañía para que pueda seguir descargando residuos tóxicos en el mar sin ninguna intención de limpiar las aguas.

En un intento por acallar a los sacerdotes, desde el inicio de este año el gobierno vietnamita movilizó un gran número de órganos de información en una campaña de acusaciones falsas.

Más preocupante áún es el hecho de que días atrás, desde el 7 de mayo, para amenazar a los sacerdotes las autoridades se sirvieron de organizaciones periféricas al partido comunista, incluyendo las de mujeres, las asociaciones juveniles y la de los veteranos. En la provincia de Nghae An, un grupo de veteranos llegó a amenazar con violencia a Paul Nguyễn Thái Hợp, obispo di Vinh, pidiendo que los dos curas sean removidos de sus cargos.

En el episodio más extremo, desde el 7 de mayo de este año, en el condado de Quỳnh Lưu se realizaron una serie de grandes concentraciones y manifestaciones contra los sacerdotes. Los estudiantes, incluidos aquellos de las escuelas primarias, fueron obligados a participar en las protestas y a gritar eslóganes de condena contra los sacerdotes, calificándolos de anti-revolucionarios, exigiendo su arresto inmediato y una pesada condena en la cárcel.

Las imágenes de estas protestas son exactamente iguales a aquellas de las manifestaciones públicas en la época de la reforma territorial (1953-1956), época en la cual fueron asesinadas decenas de miles de personas. Como sucede normalmente en Vietnam, estas protestas funcionan como preludio de una inminente represión contra los sacerdotes y de aquellos que osan apoyar a las víctimas del desastre ambiental.

Siendo que la Iglesia tiene la convicción de que debe apoyar la Verdad, defendiendo a los pobres y todos aquellos que son víctimas de un régimen injusto y brutal, la Federación de los medios católicos de Vietnam ratifica su incondicional apoyo a la diócesis de Vinh. Condena y denuncia con fuerza ante la comunidad internacional la conducta inhumana y las acciones violentas de las autoridades públicas contra los p. Đặng Hữu Nam y el p. Nguyễn Đình Thục, y las víctimas del desastre ambiental de la Formosa. La Federación pide al gobierno comunista de Vietnam lo que se enuncia a continuación:

1 –Detener inmediatamente los actos terroristas contra los sacerdotes de Thuận Nghĩa.

2 –Cesar en las persecuciones contra la iglesia católica y las otras religiones

3 –Aplicar en vía oficial la ley promulgada por el mismo gobierno y distribuir adecuadas compensaciones a las víctimas.

4 –Respetar en cada caso los derechos humanos y la libertad religiosa, como afirma la Carta de las Naciones Unidas.

Con nuestra total confianza en Dios, estamos en comunión, compartimos y acompañamos a las víctimas del desastre ambiental de Formosa y la diócesis de Vinh en su camino de cruz. Pedimos a todos los Congresos, gobiernos, partidos políticos de todas las naciones, organizaciones por los derechos humanos, a Amnesty International, a la Comisión internacional por los derechos del hombre, a las organizaciones con particular preocupación por la libertad y los derechos humanos en Vietnam y a las agencias de comunicación mundiales, que nos acompañen en la lucha por los derechos humanos y la libertad religiosa en Vietnam.

Contactos:

Rev. John Tran Cong Nghi

Director de la VietCatholic News Agency

Rev. Anthony Nguyen Huu Quang

Vice Director de la VietCatholic News Agency

Editor del People of God Monthly Magazine ( en Australia )

Rev. Stephen Luu Thuong Bui

Editor del People of God Monthly Magazine (en Europa)

Rev. Paul Van- Chi Chu

Vice Director de la VietCatholic News Agency

La Federación de medios masivos de comunicación católicos de Vietnam
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trung tâm hành hương Fatima Vĩnh Long kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra
Người Giồng Trôm
09:55 12/05/2017
TTHH FATIMA VĨNH LONG : KHAI MẠC HÀNH HƯƠNG KỶ NIỆM 100 NĂM ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI FATIMA

Fatima Vĩnh Long : một trung tâm hành hương có tư lâu đời của Giáo Phận Vĩnh Long.

Được biết Trung Tâm hành hương Fatima Vĩnh Long toạ lạc tại xã Tân Ngãi, Thành Phố Vĩnh Long. Trung tâm này được xây nên từ sáng kiến của Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện. Ngài cho khởi công ngày 17/02/1965 và ngày 13/05/1965 khánh thành Tượng đài và Trung tâm.

Đức Cha Antôn muốn cho Giáo phận có nơi để giáo dân xa gần hành hương kính viếng nhớ ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (Bồ Đào Nha) năm 1917, có nơi huấn luyện các hội đoàn và có nơi cho các họ đạo luân phiên đi hành hương.

Hàng năm Trung Tâm này tổ chức hai ngày hành hương cấp Giáo phận 12-13/5 và 12-13/10 để khách hành hương cầu nguyện và học hỏi về Đức Mẹ.

Hòa cùng niềm vui, niềm sùng kính Đức Mẹ Fatima, ngày hôm nay 12 tháng 5 năm 2017, Trung Tâm Hành Hương Fatima đã tổ chức hành hương kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

Xem Hình

Như thông lệ, giờ Lần Chuỗi Mân Côi trọng thể kính Đức Mẹ được khai mạc từ 11 giờ trưa hôm nay.

Trong mỗi giờ lần hạt, cộng đoàn được quý Cha Mẫn, Trí, Trúc, Tâm đồng hành và đặc biệt hướng dẫn.

Hết sức đặc biệt, 15 g 00, cộng đoàn cùng bước vào giờ Chầu Chúa, Lòng Thương Xót Chúa do Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Việt hướng dẫn.

Sau giờ này, cộng đoàn cùng được nghe chủ đề và hướng dẫn để bước vào Thánh Lễ khai mạc hành hương kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

17 g 00, đoàn đồng tế cất bước tiến lên Lễ Đài của Trung Tâm Hành Hương Fatima. Chủ tế Thánh Lễ chiều tối nay là Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương cũng là cha Tổng Đại Diện Giáo Phận Vĩnh Long chủ tế.

Trong bài chia sẻ, Đức Ông mời gọi cộng đoàn : “Kính thưa cộng đoàn ... Cuộc hành hương của chúng ta năm nay mang ý nghĩa rất đặc biệt đó là kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra cho 3 trẻ chăn chiên ..”

Đức Cha gợi lên khung cảnh lịch sử Đức Mẹ hiện ra cũng như phương cách mà Mẹ chỉ cho nhân loại, cảnh báo cho nhân loại ăn năn cải thiện đời sống, đừng xúc phạm đến Chúa nữa : “Phải ăn năn đời sống” ! Đó là cốt lõi của sứ điệp Fatima.

Đức Ông nói : “Tất cả những lời gọi khác là phương thế để đừng xúc phạm đến Chúa nữa ... Lần hạt Mân Côi để xin cho thế giới chấm dứt chiến tranh ... Hy sinh đền tội cho chính mình, cho người khác vì lời cầu nguyện của chúng ta liên đới đến người khác nữa. Hãy noi gương Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ ... là sự cộng tác vào chương trình Cứu Thế của Thiên Chúa, luôn ghi nhớ trong lòng và đem ra thực hành. Dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ để cho Nước Nga ăn năn trở lại. Dịp này, mọi người mong Đức Mẹ làm phép lạ, và xin ơn lành toàn xá. Hôm nay, chúng ta nhìn lại chúng ta, nhìn thế giới vì ngày hôm nay người ta không thờ phượng Chúa và xem như Chúa trống vắng. Người ta thờ tiền, chạy theo những đam mê vật chất. Người ta tự do phá thai theo luật pháp, theo quốc sách. Chủ nghĩa vô thần của Nga ác độc với con người dần dần nhường chỗ cho tinh thần dân chủ và tự do nhưng con đẻ của nó vẫn còn, vẫn sống và vẫn ở một số nước. Hòa bình chưa được thể hiện trên thế giới ngày nay. Chiên tranh, chết chóc gây cho hàng triệu người tạo nên làn sóng di cư gia tăng ... ”

Tiếp đến, Đức Ông mời gọi mỗi người Kitô hữu thực hiện lời Đức Mẹ như thế nào ?

Sau đó, Đức Ông mời cộng đoàn soi chiếu đến Lời Chúa và Đức Ông nhấn mạnh đến việc có làm theo, nghe theo Lời của Chúa hay không ? Chúng ta có vâng nghe Lời Chúa Giêsu không ? Chúng ta trầm mình vào lòng thương xót của Chúa vào lúc 3 giờ chiều. Đức Ông mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Mẹ, chiêm ngắm Mẹ và nghe lời Mẹ dạy, làm những điều phải làm để cứu vãn thế giới ... Điều chúng ta có thể làm đẹp lòng Đức Mẹ nhất là nghe lời Đức Mẹ, nghe lời Đức Mẹ : ăn năn cải thiện đời sống, lần hạt Mân Côi, tôn sùng Trái Tim Mẹ và “người bảo gì, các anh cứ làm theo”.

Thánh Lễ khai mạc hành hương kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima khép lại, cộng đoàn nghỉ ngơi để đi vào chương trình còn lại của tối hôm nay. Trong niềm tin, Mẹ Maria vẫn luôn thương yêu, đồng hành và chở che đoàn con của Mẹ trên mọi nẻo đường.

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Fatima chung quanh việc dâng Nước Nga và việc nó trở lại
Vũ Văn An
01:40 12/05/2017
Theo cuốn hồi ký thứ bốn của chị Lucia, viết theo lệnh của Đức Giám Mục giáo phận Leira năm 1941, thì trong lần hiện ra ngày 13 tháng Bẩy năm 1917, sau khi cho ba trẻ thị kiến hỏa ngục, Đức Mẹ nói với các em:

Dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ

“Các con đã xem thấy hỏa ngục nơi linh hồn các kẻ có tội đáng thương sẽ tới. Để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới lòng sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ. Nếu điều Mẹ nói với con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hòa bình. Chiến tranh sẽ kết thúc; nhưng nếu người ta không thôi xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến tranh tàn khốc hơn sẽ bùng phát vào triều giáo hoàng của Đức Piô XI. Khi các con thấy một đêm được ánh sáng lạ chiếu sáng, thì các con hãy biết rằng đó là dấu hiệu lớn lao Thiên Chúa tỏ cho chúng con thấy Người sắp sửa trừng phạt thế gian vì tội ác của nó, bằng chiến tranh, đói kém, và bách hại Giáo Hội cũng như Đức Giáo Hoàng”.

Rồi Đức Mẹ chỉ cho các em phương thế “để ngăn ngừa việc trên, Mẹ sẽ đến yêu cầu dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ, và việc rước lễ để đền tạ vào các ngày thứ Bẩy đầu tháng. Nếu lời yêu cầu của Mẹ được lưu ý, Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có hòa bình; nếu không, nó sẽ gieo rắc các sai lạc của nó khắp thế giới, gây ra nhiều cuộc chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Người lành sẽ bị tử vì đạo, Đức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ sẽ chiến thắng…”

Dĩ nhiên, lời yêu cầu trên không được lưu ý ngay. Vì cho tới mãi năm 1930, sau nhiều cuộc điều tra theo giáo luật, Giám Mục Leira mới chính thức công bố các thị kiến tại Fatima là “đáng tin” và cho phép việc sùng kính Đức Mẹ Fatima.

Đức Giáo Hoàng cùng với các giám mục thế giới dâng Nước Nga

Chính vì thế, năm 1929, Đức Mẹ lại hiện ra với chị Lucia, lúc đó, đang tu tại một tu viện ở Tuy, Tây Ban Nha, và yêu cầu phải dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của ngài dưới những điều kiện chính ngài cho biết vào dịp này. Cuộc thị kiến lần này chị không đích thân viết lại, nhưng lời tường thuật của chị được cha linh hướng là linh mục José Bernardo Gonçalves, Dòng Tên, ghi lại như sau:

Ngày 13 tháng Sáu năm 1929, chị được phép bề trên làm giờ thánh từ 11 giờ tới nửa đêm. Lúc còn lại một mình, chị thấy Thiên Chúa Ba Ngôi và Đức Mẹ hiện ra với chị. “Lúc ấy, Đức Mẹ nói với con: ‘Đã đến lúc Thiên Chúa yêu cầu Đức Thánh Cha, hợp nhất với các giám mục thế giới, làm việc dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ… Sau đó,… Chúa than thở với con rằng: người ta không muốn lưu ý tới lời yêu cầu của Ta. Giống Vua nước Pháp, họ phải ăn năn và thực hiện việc đó, nhưng sẽ quá trễ. Lúc đó, Nước Nga đã gieo rắc các sai lạc của nó khắp thế giới, gây ra nhiều cuộc chiến tranh, và bách hại Giáo Hội, Đức Thánh Cha sẽ phải chịu đau khổ rất nhiều”.

Lời kêu gọi này cũng vẫn không được lưu ý ngay, phải đợi đến khi Cộng Sản củng cố vững chắc chế độ cai trị độc tài của họ tại Nga và truyền bá chủ nghĩa vô nhân đạo này khắp thế giới, và nhất là thế chiến hai năm 1939 với những tàn phá ghê gớm và dã man chưa từng thấy diễn ra, Đức Giáo Hoàng Piô XII, người từng được tấn phong giám mục vào đúng ngày 13 tháng Năm năm 1917, mới chính thức dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ vào năm 1942.

Đức Piô XII đặc biệt dâng nhân dân Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ

Nhờ thế, năm 1945, Thế Chiến II chấm dứt. Nhưng một phần khá lớn của Đông Âu đã lọt vào tay các đảng Cộng Sản, những kẻ lấy việc đàn áp tôn giáo, nhất là Kitô Giáo và đặc biệt Công Giáo làm lẽ sống. Nhiều người nêu lý do: Đức Thánh Cha chưa thi hành đúng “mệnh lệnh Fatima” vì ngài chỉ dâng thế giới chung chung, chứ không dâng một mình Nước Nga như Đức Mẹ muốn. Do đó, năm 1952, Đức Piô XII chính thức dâng “dân tộc Nga” cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ. Qua Tông Thư Sacro Vergente Anno ngày 7 tháng Bẩy năm 1952, ngài thông báo việc này cho nhân dân Nga:

“Cũng như ít năm trước đây, Ta đã dâng toàn thể nhân loại cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Trinh Nữa Maria, Mẹ Thiên Chúa, hôm nay, Ta cũng dâng và phó thác một cách đặc biệt mọi người dân Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm này…”

Ngài giải thích với họ rằng sau khi công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác lên trời, nhiều người viết thư xin ngài làm việc dâng hiến này. Ngài đánh giá cao lời yêu cầu này vì ngài rất yêu qúy dân tộc Nga, những người tuy phân rẽ đối với ngài, nhưng tiếp tục chiến đấu duy trì căn tính Kitô Giáo của mình bằng mọi phương thế và lòng can đảm, nhất là với lòng sùng kính đối với Mẹ Thiên Chúa. Ngài bảo đảm với họ rằng Đức Mẹ sẽ phù giúp họ “Mọi sai lạc và chủ nghĩa vô thần sẽ bị đánh bại với sự trợ giúp của ngài và ơn thánh Chúa”.

Tuy nhiên, chủ nghĩa Cộng Sản không vì thế mà suy tàn, trái lại sau khi tràn vào Trung Quốc năm 1949, nó đã chiếm được Bắc Hàn năm 1953, Bắc Việt năm 1954 và Cuba năm 1960 và nhiều nước khác. Người ta lại nêu lý do: tuy dâng “dân tộc Nga” cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, nhưng Đức Piô XII không cùng dâng với toàn thể giám mục thế giới, như Đức Mẹ nhấn mạnh với chị Lucia năm 1929.

Công Đồng Vatican II và Đức Phaolô VI

Người ta chờ đợi Công Đồng Vatican II, với sự hiện diện thực sự của mọi giám mục năm châu dưới sự chủ tọa của vị kế nhiệm thánh Phêrô là Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI, sẽ làm việc này. Nhưng, không những Công Đồng Vatican II không dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, mà còn làm một hành vi khiến những người sau này được mệnh danh là “duy Fatima” (fatimists) chỉ trích là hạ thấp vai trò của Đức Mẹ khi bàn đến ngài như một tín hữu, dù hết sức đặc biệt, nhưng cũng đứng trong cùng một Giáo Hội như tôi và anh, là thành viên của Giáo Hội!

Đức Phaolô VI, dù có sử dụng quyền hạn riêng của mình, để tuyên bố tước hiệu Đức Mẹ là Mẹ Giáo Hội khi cho công bố Tông Hiến Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, và nhiều văn kiện nói về Đức Mẹ sau này, vẫn không dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ vào một dịp có một không hai trong lịch sử Giáo Hội ấy.

Tác phong của ngài, do đó, khiến khá nhiều giới trong Giáo Hội kết án ngài là “duy hiện đại” đối với lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima, thậm chí, dịp kỷ niệm 50 năm biến cố Fatima năm 1967, tuy ngài có đến Fatima và gặp chị Lucia, nhưng đã không tiếp kiến riêng vị nữ tu này, người mà họ cho là muốn gặp riêng ngài để nhấn mạnh tới khía cạnh “Đức Giáo Hoàng cùng các giám mục thế giới dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ”.

Đức Gioan Phaolô II và ba lần dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ

Rồi, năm 1978, lịch sử sang trang, một nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa Cộng Sản được bầu làm giáo hoàng, đó là Thánh Gioan Phaolô II, giữa lúc quê hương Ba Lan còn quằn quại dưới ách thống trị của con rắn đỏ. Điều có ý nghĩa là người nạn nhân này, trong tư cách giáo hoàng, bị mưu sát vào đúng ngày 13 tháng Năm năm 1981 tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. Chính ngài nhìn nhận Đức Mẹ Fatima đã cứu ngài. Nên một năm sau, ngày 13 tháng Năm năm 1982, ngài tới Fatima tạ ơn Đức Mẹ và gắn viên đạn lấy ra từ vết thương ám sát vào triều thiên ngài.

Nhân dịp này, ngài đã dâng toàn thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ:

“Con ở đây, hợp nhất với mọi mục tử của Giáo Hội trong sợi dây nối kết đặc biệt nhờ đó chúng con cấu thành một cơ thể và một hợp đoàn, giống như Chúa Kitô muốn các tông đồ của Người kết hợp với Thánh Phêrô.

“Trong sợi dây hợp nhất này, con xin đọc kinh dâng hiến hôm nay… Ôi Mẹ các cá nhân và dân tộc… Bằng tình yêu của Người Mẹ và Nữ Tỳ, xin Mẹ hãy ôm lấy thế giới loài người chúng con, thế giới mà chúng con phó thác và dâng hiến cho Mẹ… Chúng con xin đặc biệt phó thác và dâng hiến cho Mẹ các cá nhân và dân tộc đặc biệt cần được phó thác và dâng hiến…Xin Mẹ nhận lấy niềm tín thác khiêm cung và hành vi phó thác của chúng con…”

Ngày 16 tháng Mười năm 1983, trong Thánh Lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thống Hối và Hòa Giải, được vây quanh bởi nhiều Hồng Y và giám mục khắp thế giới, Đức Gioan Phaolô II lại lặp lại hành vi dâng hiến trên một lần nữa cũng với công thức như tại Fatima năm 1982.

Rồi ngày 25 tháng Ba năm 1984, sau khi cử hành Thánh Lễ dành cho các gia đình nhân Năm Thánh Cứu Chuộc, với Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima được Đức Giám Mục Leira-Fatima đem từ Fatima tới Rôma đặt ở bàn thờ chính, Đức Gioan Phaolô II, kết hợp với mọi giám mục của thế giới, đã lại dâng hiến mọi cá nhân và dân tộc trên thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ một lần nữa, cũng bằng công thức của năm 1982 tại Fatima.

Hiệu quả dâng hiến

Lịch sử chỉ ghi lại 3 lần Đức Gioan Phaolô II dâng hiến thế giới, các cá nhân và dân tộc cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ như trên, nhưng căn cứ vào bài giảng lễ tại Fatima năm 1982, ta có thể đoán: từ đó trở đi không năm nào Đức Gioan Phaolô II không dâng thế giới, các cá nhân và dân tộc cho Đức Mẹ. Thực vậy, dịp đó, ngài nói: “Lời kêu gọi (dâng hiến) của Đức Mẹ không phải chỉ cho một lần. Lời kêu gọi của ngài phải được thi hành từ thế hệ này qua thế hệ nọ, phù hợp với ‘các dấu chỉ thời đại’ luôn luôn mới mẻ. Ta phải không ngừng trở lại với nó. Nó phải được thi hành trở đi trở lại mãi”.

Chính nhờ thế mà quê hương ngài được giải thoát đầu tiên, ngay lúc ngài còn cai trị Giáo Hội, làm chất xúc tác diệt trừ con rắn đỏ khỏi Nga và Đông Âu cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990. Nước Nga quả đã trở lại và hết gieo rắc các sai lầm của nó.

Đó là nhận định của hầu hết mọi người. Joanna Bogle, một tác giả Công Giáo, người được Đức Bênêđíctô XVI ban tước hiệu Mệnh Phụ Thánh Gregory (ngang hàng Hiệp Sĩ Thánh Gregory), chẳng hạn, đã cho rằng với sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, nước Nga đã được chứng kiến cả một làn sóng vĩ đại trở về với Kitô Giáo.

Bà cho hay: hiện nay (2013), các nhà thờ của Nga được sử dụng một cách rất tích cực và thường chật ních người. Các du khách Tây Phương rất có ấn tượng và cũng khá xấu hổ khi thấy người ta cầu nguyện, đốt nến và tôn kính ảnh tượng với một lòng tôn kính hiển hiện.

Tuy vẫn còn nhiều căng thẳng giữa hai Giáo Hội Chính Thống Nga và Công Giáo, nhưng các nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga là những người đầu tiên lên tiếng tỏ thiện cảm với Đức Bênêđíctô XVI khi ngài quyết định từ nhiệm, tiếp theo đó, đã tới chúc mừng đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô một cách nồng nhiệt.

Tờ Pravda, trước đây là cái loa phóng thanh của chế độ Cộng Sản Vô Thần Xô Viết, nay chỉ trích Hoa Kỳ vi phạm tự do tôn giáo qua đạo luật bảo hiểm phá thai của Obama, cũng như việc nước này sa sút luân lý qua hiện tượng nhìn nhận “hôn nhân” đồng tính.

Austin Ruse, chủ tịch của C-FAM (Center for Family & Human Rights), một viện nghiên cứu đặt trụ sở ở New York và Washington D.C., chuyên về các vấn đề chính sách luật pháp và xã hội quốc tế, cũng có một nhận định tương tự: Chiến Tranh Lạnh, một thứ Thế Chiến III, kết thúc không đổ máu; một chế độ sát nhân từng sát hại hàng triệu người và nô dịch nhiều triệu người khác và vốn mưu toan xiềng xích tinh thần con người đã bị lật nhào một cách lạ lùng.

Còn việc hồi tâm, ăn năn trở lại? Austin Ruse cho hay: “Mùa hè năm rồi, tôi viếng Nga lần đầu tiên. Trong các năm gần đây, tôi được làm việc gần gũi với chính phủ Nga tại Liên Hiệp Quốc. Họ tỏ ra hết sức sinh động trong các vấn đề liên quan tới sự sống và gia đình”.

Austin Ruse được chứng kiến cảnh người dân Nga xếp hàng ngoài đường phố 5 tiếng đồng hồ, dưới mưa, để hôn kính Cây Thánh Giá Đích Thực của Thánh Anrê. Đây là Cây Thánh Giá bị đốt trong Cách Mạng Pháp. Trước khi bị thiêu rụi hoàn toàn, một linh mục đã giựt được Cây Thánh Giá này. Thời giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, nó được hoàn trả cho Giáo Hội Chính Thống. Vì Cây Thánh Giá này rất quan trọng đối với người Nga. Họ tin rằng Thánh Anrê đã tới giảng đạo dọc bờ Biển Đen, tới tận Sông Dnieper để dựng Cây Thánh Giá này tại nơi ngày nay là địa điểm của Nhà Thờ Thánh Anrê ở Kiev.

Điều lý thú là: người đem Cây Thánh Giá trên về Nga là vợ chồng Vladimir Yakunin, người mà chính phủ Obama cho vào danh sách bị cấm làm ăn ở Hoa Kỳ. Ông Ruse coi đây như một hành vi Thiên Chúa uốn thẳng những gì cong queo.

Trường hợp uốn thẳng thứ hai, theo Ông Ruse, là Vladimir Putin! Dưới sự lãnh đạo của ông này, chính phủ Nga đã có lập trường mạnh mẽ đối với các vấn đề sự sống và gia đình. Nga cũng là một trong các quốc gia đi đầu tại Liên Hiệp Quốc trong việc lật ngược ngôn từ phản sự sống, cải tổ các cơ quan theo dõi các hiệp ước phò phá thai, và ngăn chặn bước tiến của phe phò đồng tính.

Dĩ nhiên, đối với người Hoa Kỳ, Putin không bao giờ được nhìn dưới ánh sáng trên. Nhưng theo Ruse, một người Mỹ làm giám mục của Giáo Hội Chính Thống bên ngoài Nga cho ông hay: Putin có một cha giải tội mà ông ta gặp hàng tuần. Chính Tổng Thống George W. Bush, lần đầu tiên gặp Putin, cũng phải lưu ý tới cây thánh giá ông ta đeo ở cổ và không bao giờ lấy ra: cây thánh giá mẹ ông ta tặng ông ta lúc bà bí mật rửa tội cho con trai.

Hai chuyên gia về Nga là Jiri Valenta và Leni Friedman Valenta, viết trên tờ The National Interest, cho rằng đại đa số các giáo phẩm, giáo sĩ và tín hữu Chính Thống Nga thừa nhận tính chân chính trong niềm tin tôn giáo của Putin. Thay vì là “tên siêu hoang tưởng tự đại” như Tây Phương vốn vẽ ra, ông ta, đúng hơn, là một “nhà kỹ trị đầy tham vọng” (ambitious technocrat) thậm chí, một “nhà chuyên quyền Kitô Giáo” (Christian autocrat). Ông ta không hề là một nhà dân chủ như Andrei Sakharov, mà đúng hơn, giống như một Alexander Solzhenitsyn “phản-Bônsêvích, duy quốc gia tôn giáo”.

Theo Ruse, người Công Giáo Nga không coi tính chân chính trong niềm tin của Putin là điều quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất là ông ta để người Nga thực hành đức tin của họ, bảo vệ trẻ chưa sinh, ngăn chặn đồng tính, và bảo vệ cácKitô hữu ngoại quốc.

Trong tương quan giữa Chính Thống Nga và Công Giáo, Ruse nêu Tổng Giám Mục Hilarion Alfeyev: 48 tuổi, đứng đầu văn phòng ngoại vụ của Giáo Hội Chính Thống Nga, tác giả của 600 bài báo và 40 cuốn sách, có bằng tiến sĩ của Đại Học Oxford, với thế giới quan Tây Phương và rất thân thiện với Giáo Hội Công Giáo. Vị giáo phẩm này tham dự lễ mở lại Nhà Thờ Chính Tòa Công Giáo Moscow, tới lui Rôma nhiều lần, từng làm việc với nhiều chủ bút chủ nhiệm Công Giáo, tham dự lễ đăng quang của Đức Phanxicô…

Dĩ nhiên, Ông Ruse không thể tha thứ cho Putin tội chiếm lãnh thổ Ukraine và nhiều tội ác khác và nhiều người cho rằng ông ta lợi dụng tôn giáo phục vụ chính sách bành trướng đế quốc của mình.

Các tranh cãi về hiệu quả

Như thế, người ta có lý khi hoài nghi về việc nước Nga trở lại như lời Đức Mẹ Fatima tiên đoán. Có những người, nhất là phe có biệt danh “duy Fatima” (Fatimist), cho rằng nước Nga chưa trở lại. Chưa trở lại theo nghĩa tái trở lại (reconversion) với Giáo Hội Đích Thực Duy Nhất trước khi Đông Phương ly giáo, như nhận định của Gary Potter viết trên Catholicism.org, một tờ báo điện tử của Dòng Slaves of the Immaculate Heart of Mary của Cha Feeney, người chủ trương “không có ơn cứu rỗi bên ngoài Giáo Hội” và do đó, bị vạ tuyệt thông. Dòng này, không được Tòa Thánh công nhận, theo giáo luật là một hiệp hội tư trên thực tế (de facto private association, giáo luật điều 299 §1).

Tiếc thay, đó cũng là nhận định của linh mục tiến sĩ Joaquim Alonso, văn khố trưởng của Fatima, người từng nói với chị Lucia nhiều lần và từng theo lệnh của Giám Mục Fatima viết bộ sách nhiều cuốn có tính cách phê phán về Fatima, nhưng phần lớn đã không được phép công bố. Linh mục này cho rằng: “Việc Nước Nga ‘trở lại’ không chỉ giới hạn ở việc dân tộc Nga trở lại với Chính Thống Giáo, bác bỏ chủ nghĩa vô thần Macxít của các Xô Viết, mà đúng hơn, có ý nói hoàn toàn, rõ ràng và đơn giản tới việc Nước Nga hoàn toàn trở về với Giáo Hội đích thực duy nhất của Chúa Kitô, tức Giáo Hội Công Giáo”.

Và một lần nữa, họ cho rằng tại Đức Gioan Phaolô II chỉ dâng chung thế giới cho Đức Mẹ chứ không dâng đích danh Nước Nga cho ngài như ngài yêu cầu.

Tại sao Đức Gioan Phaolô II không nêu đích danh nước Nga

Quả tình, trong cả ba lần đọc Kinh Dâng Thế Giới lên Đức Mẹ, Đức Gioan Phaolô II không nêu tên nước Nga. Nhưng trong bài giảng lễ tại Fatima năm 1982, ngài có nhắc đến việc Đức Piô XII đặc biệt dâng “nhân dân Nga” cho Đức Mẹ. Còn trong lời Kinh Dâng Hiến của ngài, ngài không nói tới “nhân dân Nga” mà nói tới “dân tộc mà Mẹ vốn có lòng yêu thương và săn sóc đặc biệt”. Ngài thưa: “Bốn mươi năm trước đây và một lần nữa sau đó mười năm, tôi tớ của Mẹ là Đức Giáo Hoàng Piô XII, vì thấy trước mắt kinh nghiệm đớn đau của gia đình nhân loại, đã phó thác và dâng hiến toàn thể thế giới, nhất là dân tộc mà Mẹ vốn có lòng yêu thương và săn sóc đặc biệt”.

Và để nhất quán, ngài thưa với Đức Mẹ: “một cách đặc biệt, chúng con xin phó thác và dâng hiến cho Mẹ các cá nhân và quốc gia đang rất cần được phó thác và dâng hiến”. Dĩ nhiên, trong đó có Nước Nga.

Thiển nghĩ, Đức Gioan Phaolô II không nêu đích danh nước Nga, có thể là vì việc ấy đáng lẽ là việc Giáo Hội Chính Thống Nga nên làm, một Giáo Hội dù gì cũng là đại diện cho nhân dân Nga. Chỉ dâng một mình nước Nga cho Đức Mẹ chẳng hóa ra Giám Mục Rôma “lạm quyền” đại diện nhân dân Nga hay sao, một điều mà chính Đức Piô XII dường như cũng ý thức được nên ngài đã phải giải thích cho nhân dân Nga lý do tại sao ngài đã làm như vậy: các tác hại của chủ nghĩa cộng sản và đức tin cùng lòng sùng kính Đức Mẹ của nhân dân Nga.

Nhưng “việc can thiệp vào nội bộ Giáo Hội Chính Thống Nga” như hành vi của Đức Piô XII chưa bao giờ được Giáo Hội này chấp nhận. Họ nhìn việc dâng hiến này dưới ánh sáng lịch sử tranh chấp tôn giáo giữa hai Giáo Hội La Tinh và Chính Thống kéo dài cả ngàn năm nay. Họ coi cuộc dâng hiến này như một cuộc xâm phạm của Giáo Hội La Tinh vào lãnh thổ Chính Thống, dù người Công Giáo coi việc này như một vấn đề giữa môn đệ của Chúa Kitô và chủ nghĩa Cộng Sản vô thần. Họ nêu hai lý do chống lại việc dâng hiến nước Nga: 1) Nga đã là một quốc gia theo Kitô Giáo khi xẩy ra các vụ hiện ra ở Fatima, và vốn có một lịch sử sùng kính Đức Mẹ lâu đời; 2) ý niệm dâng hiến chứa đựng điều xem ra là hình thức cải đạo mặc nhiên người Chính Thống Nga qua Đức Tin Công Giáo. Các nhà hộ giáo Chính Thống, vì thế, có khuynh hướng hiểu câu “Nước Nga sẽ trở lại” như muốn nói: người Chính Thống trở lại Công Giáo Rôma và nhìn nhận quyền vô ngộ và quyền tài phán phổ quát tối cao của giáo hoàng.

Trong khi đó, người Công Giáo nhấn mạnh rằng các lần hiện ra ở Fatima diễn ra sau cuộc cách mạng tháng Ba năm 1917 lật đổ Nga Hoàng Nicholas và việc trở về Nga của Lenin ngày 16 tháng Tư. Như thế, nước Nga đang trong cơn lốc cách mạng và đang bị đe dọa trở lại bởi chủ nghĩa Bônsêvích vốn hết sức thù nghịch đối với mọi tôn giáo có tổ chức khi việc cầu nguyện cho Nước Nga được yêu cầu hồi tháng Bẩy. Thành thử, việc dâng hiến có ý nói tới mối đe dọa của chủ nghĩa Cộng Sản vô thần. Và việc trở lại được hiểu là trở về với Kitô Giáo. Chính chị Lucia, năm 1946, trong một cuộc tụ tập của giới trẻ tại Fatima, được một thiếu nữ Nga là Natach Derfelden hỏi về việc trở lại của nước Nga, đã trả lời rằng: nó sẽ diễn ra qua Giáo Hội Chính Thống và “nghi lễ Đông Phương” (xem "Russia Will Be Converted" (PDF). Johnhaffert.org. Retrieved 2016-08-11.; "The Message of Fatima". Vatican.va. Retrieved 2016-08-11).

Người Chính Thống Giáo Nga vẫn không cùng nghĩ như thế. Nên việc Đức Gioan Phaolô II tránh nói trực tiếp tới Nga là điều dễ hiểu. Hơn nữa, vì còn là nạn nhân trực tiếp của Cộng Sản trên chính quê hương mình, dĩ nhiên ngài nghĩ đến mọi quốc gia bị nó thống trị, không riêng gì Nga, nên nhân cơ hội này nhắc đến mọi quốc gia đó, trong đó, hiển nhiên có Nga và Ba Lan.

Còn về việc trở lại với Giáo Hội Đích Thực Duy Nhất là Giáo Hội Công Giáo như nhận định của Cha Alonso, thì phải nói ngay: nhận định này chỉ là một diễn dịch cá nhân. Chính chị Lucia đã nói trái lại như trên đã thấy. Hơn nữa có lần, chị còn cho một vị Hồng Y (Sodano hoặc Bertone) hay rằng chị nhận được thị kiến chứ không nhận được lời giải thích thị kiến. Đức Mẹ chỉ nói “nước Nga sẽ trở lại” chứ không hề nói việc trở lại với Giáo Hội trước cuộc ly giáo 1054.
 
Đức Phanxicô tại Fatima: Maria nào? Tượng thạch cao hay thầy dạy đời sống thiêng liêng
Vũ Văn An
18:47 12/05/2017
Đức Phanxicô đã tới Nhà Nguyện Hiện Ra ở Fatima để cùng đọc kinh Mân côi với tín hữu, một ngày trước khi chính thức khai mạc lễ kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần đầu tiên, ngày 13 tháng 5 năm 1917.

Ngỏ lời với tín hữu, Đức Phanxicô kêu gọi họ xét xem Đức Maria của họ là ai, và nhấn mạnh rằng “Nếu muốn là người Kitô hữu, ta phải là người Maria hữu”.

Ngài nhấn mạnh rằng, không một tạo vật nào được chan hòa ánh sáng của thánh nhan Thiên Chúa như Đức Maria. Ngược lại, “ngài đem lại cho Con của Chúa Cha hằng hữu khuôn mặt nhân bản”.

Trong lúc đọc kinh Mân Côi, ngài nói rằng ta có thể chiêm ngắm Đức Mẹ qua diễn tiến các khoảnh khắc vui, sáng, thương, mừng của đời ngài. “Mỗi khi ta đọc kinh Mân Côi, tại nơi thánh thiêng này hay tại bất cứ nơi nào khác, Tin Mừng đều đã, một lần nữa, đi vào đời sống các cá nhân, gia đình, dân tộc và toàn thể thế giới”.

Sau đây là nguyên văn lời ngài ngỏ cùng tín hữu tại Nhà Nguyện Hiện Ra ở Fatima;

Các người hành hương kính Đức Mẹ và cùng với Đức Mẹ thân mến!

Cám ơn anh chị em đã chào đón tôi và tham gia với tôi trong cuộc hành hương hy vọng và hòa bình này. Ngay lúc này, tôi muốn bảo đảm với tất cả anh chị em đang hợp nhất với tôi, ở đây cũng như ở những nơi khác, rằng anh chị em có một chỗ đặc biệt trong trái tim tôi. Tôi cảm thấy Chúa Giêsu đã trao phó anh chị em cho tôi (xem Ga 21:15-17), và tôi xin ôm hôn tất cả anh chị em và phó thác anh chị em cho Chúa Giêsu, “nhất là những người cần Chúa thương xót hơn” như Đức Mẹ dạy chúng ta cầu nguyện (Lần Hiện Ra Tháng Bẩy, 1917). Xin ngài, là Mẹ yêu thương và đầy chăm sóc những người thiếu thốn, cầu bầu để Chúa ban phước lành cho họ! Xin phước lành của Chúa, nhập thể trong Chúa Giêsu Kitô, xuống trên mỗi người thiếu thốn và bị cướp mất hiện tại, xuống trên mỗi người bị loại trừ và bỏ rơi, bị cướp mất tương lai, xuống trên mỗi trẻ mồ côi và nạn nhân của bất công, bị bác bỏ quá khứ. “Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em! Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh chị em và dủ lòng thương anh chị em! Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em!” (Ds 6:24-26).

Lời chúc phúc trên được nên trọn nơi Trinh Nữ Maria. Không một tạo vật nào được chan hòa ánh sáng của thánh nhan Thiên Chúa như Đức Maria. Ngược lại, ngài đem lại cho Con của Chúa Cha hằng hữu khuôn mặt nhân bản. Nay ta có thể chiêm ngắm Đức Mẹ qua diễn tiến các khoảnh khắc vui, sáng, thương, mừng của đời ngài như ta vốn được thấy khi đọc kinh Mân Côi. Với Chúa Kitô và Đức Mẹ, chúng ta ở trong Thiên Chúa. Quả vậy, “nếu ta muốn là Kitô hữu, ta phải là Maria hữu; tóm lại, ta phải nhìn nhận mối tương quan chủ yếu, sinh tử và có tính quan phòng luôn kết hợp Đức Mẹ với Chúa Giêsu, một mối tương quan khai mở cho ta con đường dẫn tới Người” (Phaolô VI, Diễn Văn tại Đền Thờ Đức Mẹ Bonaria, Cagliari, 24 tháng Tư năm 1970).

Hành hương với Đức Me… Nhưng Đức Mẹ nào? Một thầy dạy đời sống thiêng liêng, người đầu tiên theo Chúa trên “con đường hẹp” của thập giá bằng cách nêu gương cho ta, hay một Đức Bà “không ai với tới” và không thể nào bắt chước được? Một phụ nữ “có phúc vì đã tin” Lời Thiên Chúa, luôn luôn và ở mọi nơi (xem Lc 1:42, 45) hay một “bức tượng thạch cao” mà ta đến xin ơn huệ với thật ít phí tổn? Trinh Nữ Maria của Tin Mừng, được Giáo Hội tôn kính trong kinh nguyện, hay một Maria do ta tạo ra: một người kìm hãm cánh tay của một Thiên Chúa ưa trả thù; một người dịu dàng hơn thẩm phán Giêsu không thương xót; một người thương xót hơn Chiên Con chịu chết vì chúng ta?

Ta đã hết sức bất công đối với ơn thánh Thiên Chúa mỗi khi ta nói rằng tội lỗi bị sự phán xét của Người trừng phạt, mà không trước hết nói, như Tin Mừng dạy ta, rằng chúng được lòng thương xót của Người tha thứ! Lòng thương xót phải được đặt trước sự phán xét và, trong bất cứ trường hợp nào, sự phán xét của Thiên Chúa cũng luôn được đưa ra dưới ánh sáng lòng thương xót của Người. Dĩ nhiên, lòng thương xót của Thiên Chúa không bác bỏ công lý, vì Chúa Giêsu đã tự vác lấy các hậu quả của tội lỗi ta, cùng với hình phạt xứng đáng của nó. Người không chối bỏ tội lỗi, nhưng cứu chuộc nó trên thập giá. Do đó, trong đức tin vốn kết hợp ta vào thập giá Chúa Kitô, ta đã được giải thoát khỏi tội lỗi; ta đã để qua một bên mọi sợ hãi và khiếp đảm, không thích hợp đối với những người được yêu thương (xem 1Ga 4:18). “Mỗi khi nhìn lên Đức Mẹ, ta đều tiến tới chỗ tin một lần nữa vào bản chất cách mạng của tình yêu và sự dịu dàng. Nơi ngài, ta thấy lòng khiêm nhường và sự dịu dàng không phải là các nhân đức của người yếu đuối, mà là của người mạnh mẽ, không cần phải xử tệ với người khác để tự cảm thấy mình quan trọng… Sự tương tác giữa công lý và sự dịu dàng, giữa chiêm niệm và quan tâm tới người khác, là điều làm cho cộng đồng Giáo Hội nhìn lên Đức Mẹ làm mẫu gương truyền bá Tin Mừng” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 288). Với Đức Maria, ước chi mỗi người chúng ta trở thành một dấu chỉ và bí tích của lòng Chúa thương xót, Đấng luôn tha thứ và tha thứ mọi sự.

Tay trong tay với Trinh Nữ Maria, và dưới tầm mắt chăm sóc của ngài, ước chi chúng ta đến để hân hoan ca hát lòng thương xót của Chúa, và reo lên: “Lạy Chúa, linh hồn con ca ngợi Chúa!” Vì lòng thương xót Chúa tỏ cùng mọi đấng thánh và mọi tín hữu, nay Chúa cũng tỏ cùng con. Vì tự cao tự đại trong lòng, con đã sa lạc, chạy theo các tham vọng và quyền lợi riêng của con, mà đâu có nhận được chút vinh quang nào! Lạy Chúa, hy vọng vinh quang duy nhất của con là đây: Mẹ Chúa sẽ ôm con trong cánh tay ngài, che chở con dưới tà áo ngài, và đặt con bên cạnh trái tim Chúa. Amen
 
Thông Báo
Thông báo tuyển sinh ơn gọi Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu
Tu sĩ Phêrô Vũ Bình Quốc, OFM
09:59 12/05/2017
TUYỂN SINH ƠN GỌI DÒNG ANH EM HÈN MỌN VIỆN TU

TUẦN KHÁM PHÁ ƠN GỌI

“Người bảo họ: ‘Đến mà xem’.

Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy”. (Ga 1,39)

Kính thưa Quý Cha, Quý Phụ huynh và các bạn trẻ rất thân mến,

Vì là con cái của Cha Thánh Phanxicô, những người Anh Em Hèn Mọn Viện Tu chúng con luôn xác tín rằng: những ai đến chia sẻ lối sống của chúng con, đều là hồng ân và quà tặng Thiên Chúa gửi trao. Vì thế, chúng con rất hân hoan chào mừng các bạn trẻ từ mọi miền đất nước đến tìm hiểu đời sống mà vị Thánh Nghèo đã vạch ra. Dưới đây là chương trình “Tuần Khám Phá Ơn Gọi Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu Năm 2017”.

1. ĐIỀU KIỆN THAM DỰ

- Các bạn nam có ước muốn tìm hiểu sống đời tu trì

- Đã tốt nghiệp PTTH, tuổi từ 18 đến 25

- Đã tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học: Tuổi không quá 28

- Sức khỏe tâm thể lý tốt

2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

- Thời gian: Từ ngày 10 tháng 7 đến 15 tháng 7 năm 2017

- Địa điểm: Tu Viện Thánh Antôn (Giáo xứ Tam Hà, Giáo hạt Thủ Đức)

7B/1 khu phố Bình Đường 3, phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

3. NỘI DUNG

- Buổi sáng các bạn sẽ được nghe trình bày một số đề tài về đời sống thánh hiến theo linh đạo Anh Em Hèn Mọn Viện Tu trong bối cảnh xã hội hôm nay.

- Buổi chiều, các bạn sẽ cùng chia sẻ, thảo luận, đồng hành để khám phá ơn gọi.

- Buổi tối, các bạn giao lưu, giải trí và hồi tâm.

- Ngày 15/7/2017, các bạn sẽ thi Giáo lý, Anh văn và trắc nghiệm IQ &EQ.

4. THỜI HẠN VÀ THỂ LỆ ĐĂNG KÝ

- Thời hạn đăng ký: Từ nay cho đến hết ngày 13 tháng 6 năm 2017

- Thể lệ đăng ký: Hồ sơ gồm:

Giấy giới thiệu của Cha Chánh xứ nơi bạn cư trú

Giấy chứng nhận sức khỏe

Phiếu đăng ký: Các bạn dán hình và điền vào bản đăng ký (theo mẫu đính kèm), gửi đến:

Tu sĩ Phêrô Vũ Bình Quốc, Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu,

Số 19E Hồ Văn Tắng, ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TPHCM

Mọi chi tiết, xin liên hệ: Tu sĩ Phêrô Vũ Bình Quốc, OFM Conv. đặc trách ơn gọi

(ĐT: 01229 052 056), hoặc email: binhquoc74@yahoo.com
 
Văn Hóa
Một Vòng Hoa Kính Tặng Mẹ Việt Nam
Nguyễn Trung Tây
00:38 12/05/2017
□ Nguyễn Trung Tây
Một Vòng Hoa Kính Tặng Mẹ Việt Nam


Lời dẫn: Trận đại hồng thủy 75 đã đẩy nhiều bà mẹ Việt Nam ra đường phố bán buôn từng củ khoai, mớ rau, mang tiền về nuôi con và nuôi chồng trong trại cải tạo. Cũng trận hồng thủy 75 đã mang nhiều bà mẹ Việt Nam lạc sang những vùng đất mới. Ở đó mẹ Việt Nam lại tiếp tục khổ một đời vì chồng vì con. “Một Vòng Hoa Kính Tặng Mẹ Việt Nam,” đoản văn trích trong truyện ngắn “Quán Rượu Nửa Đêm,” xin được gửi tặng những bà mẹ Việt Nam nhân ngày Mother’s Day 2017.

...Thật là bất ngờ, sau câu nói của ông Ricô, thằng Đình nghiêm nét mặt nhìn thẳng vào mắt người bartender nói rõ từng chữ,

— Tôi không có bố.

Người bartender khựng lại,

— Xin lỗi! Tao nghe không rõ. Mày nói…mày không có bố hay là bố mày…chết rồi?

Thằng Đình nói chậm, rõ từng tiếng,

— Bố tôi còn sống, nhưng người đó không phải là bố tôi.

Người bartender giơ hai tay lên trời, điệu bộ phân bua,

— Tao không hiểu mày muốn nói chi.

Không để ý đến ông Ricô, thằng Đình lơ đãng nhìn vào ly rượu,

— Bố tôi còn sống, nhưng tôi…tôi không nhận người đó là bố.

Ông Ricô nhìn chung quanh, đèn mầu xanh đỏ chiếu hắt hiu lên một vài khuôn mặt còn sót lại trong quán rượu. Nhạc Jazz xa vắng tô đậm thêm nét vắng vẻ của quán vào lúc gần nửa đêm. Kéo ghế tới trước mặt thằng Đình, người pha rượu ngồi xuống. Trong chậm rãi ông hỏi, giọng thân tình,

— Ông bạn nhỏ, chuyện gì xảy ra vậy?

Thằng Đình cầm ly rượu lắc lắc những cục đá, đưa lên miệng. Người bartender khoác tay,

— Để tao pha cho mày một ly mới. Ly này của tao... Tao trả tiền ly này.

Thằng Đình nhìn người bartender đổ rượu ra ly. Một tay gõ nhè nhẹ lên mặt bàn gỗ, một tay nó chống cằm. Người pha rượu nhẹ nhàng đặt ly Brandy Manhattan trước mặt thằng Đình. Cầm ly rượu mới, nó không uống, nhưng lại xoay nhè nhẹ. Cuối cùng nó cầm ly đưa lên miệng uống một hơi,

— Người mà ông gọi là bố tôi vượt biển, bỏ lại mẹ tôi và tôi khi đó đang còn là một bào thai. Ông ta tới trại tỵ nạn, sau đó định cư ở Hoa Kỳ. Trong gần mười năm trời ông không viết thư về cho gia đình ngoại trừ lá thư báo tin đã tới đảo Pulao Bidong. Sau khi sinh ra tôi, mẹ tôi xoay sở làm đủ nghề. Nhưng bà ấy hiền quá, bị hết người này tới người kia gạt gẫm. Cuối cùng gia tài và sản nghiệp nhỏ nhoi của một cặp vợ chồng mới cưới tan theo mây khói. Túng quẫn, mẹ tôi đi ở đợ, làm mướn, sau cùng bế tôi đi…đi…đi ăn xin. Một thời gian đủ dài tôi được nuôi sống bởi những hạt cơm bố thí của thiên hạ. Bà ngoại tôi, một góa phụ từ hồi còn trẻ, một tay nuôi hai cô con gái nên người, không đồng ý cho mẹ tôi lấy người đó. Nhưng mẹ tôi cãi lại lời bà ngoại. Ngày hai người làm đám cưới, bà ngoại nằm ở trong nhà, quyết định không nhận mặt con rể. Sau khi cưới, bố mẹ tôi dọn nhà lên thành phố. Nghe bà con lối xóm kể chuyện gặp con gái bế thằng cháu ngoại đi ăn xin, bà ngoại đón xe lên thành phố ngồi đợi ở chợ nơi mẹ tôi ngày ngày ngửa tay xin tiền của thiên hạ. Mẹ tôi không chịu về làng nhưng chấp nhận để bà ngoại mang thằng cháu đi. Theo lời Dì Hoa, em gái duy nhất của mẹ tôi kể lại, khi đó tôi được hai tuổi, sài đụi, ghẻ lở, xanh lét như những lá trầu không bà tôi hằng ngày mang ra chợ bán. Bồng tôi về, bà ngoại nấu nước tắm với sả và phèn chua chữa bệnh ghẻ cho tôi. Bà nấu cháo pha đường, mua sữa hộp nuôi thằng cháu. Dì Hoa ngày ngày chạy qua cho tôi bú thép. Tôi lớn lên bên vườn trầu không xanh tươi sau nhà. Nhưng, hai năm sau khi tôi được bốn tuổi, bà ngoại qua đời. Dì Hoa mang tôi về nhà nuôi với ba đứa con. Ở với dì được khoảng hai năm, cả nhà dì tôi được đi sang Mỹ theo diện H.O. của chú tôi, dượng Ba. Một người bạn thân của mẹ tôi, bà ta có hai người con đang ở ngoại quốc, mang tôi về nhà. Một năm sau, bà ta bay sang Pháp đoàn tụ với con gái của mình. Cuối cùng người ta bỏ tôi vào Viện Cô Nhi Tình Thương do mấy Sơ Áo Trắng Dòng Thánh Phaolô phụ trách.

Ngày mẹ tôi nhận được giấy bảo lãnh, bà đến Viện Cô Nhi xin lại con mình. Khi đó tôi đã được mười hai tuổi. Nhìn người đàn bà xa lạ, tôi không chịu đi theo. Tôi khóc, tay bám chặt tà áo dòng trắng của Sơ Anna, người nuôi và dạy tôi học trong suốt năm năm trời. Mẹ mang tôi về ở tạm căn nhà bỏ hoang của bà ngoại. Tôi không ngừng tiếng khóc, bỏ ăn mấy ngày, rồi sốt nặng. Khi Sơ Anna đến thăm, tôi ngừng khóc, chạy ra nắm áo Sơ, đòi theo Sơ về lại Viện Cô Nhi. Trước tình cảnh đó, mẹ tôi chịu thua.

Tôi về ở lại với Sơ Anna áo trắng, không chịu đi Mỹ. Cuối cùng Sơ ôm tôi vào lòng, thủ thỉ nói, “Con đi sang đó, học giỏi, đi làm, gửi tiền về cho Sơ nuôi các em như Sơ đã từng nuôi và dạy con học. Con không đi, trong tương lai, Sơ không có tiền, Viện Cô Nhi sẽ phải đóng cửa”.

Nghe lời Sơ, tôi, mười ba tuổi bước chân lên phi cơ đi sang Mỹ. Còn hai ngày nữa, trước khi rời Việt Nam, vào một buổi chiều mẹ tôi tới Cô Nhi Viện, xin phép Sơ Anna dẫn tôi ra thăm mộ ông bà ngoại. Mẹ tôi đốt nhang cho hai ngôi mộ nằm cạnh nhau, rồi ngồi khá lâu trước mộ của bà ngoại. Cuối cùng bà quay sang tôi, gọi, “Đình...” Tôi nhìn mẹ, chờ đợi. “Mẹ…mẹ xin lỗi con”. Tôi ngơ ngác nhìn xuống tấm hình của bà ngoại trên bia mộ. Tôi nhớ lại tôi đã yên lặng, không biết nói gì. Tôi liếc nhìn thấy mắt mẹ đỏ hoe. “Mẹ vừa xin lỗi bà. Bây giờ mẹ xin lỗi con”.

Qua tới Mỹ vào năm lớp Mười Một có một lần tôi đi theo mấy thằng bạn đánh nhau với đám…đám Mễ và Mỹ đen—thằng Đình ngập ngừng, ngước nhìn ông Ricô. Tôi bị một thằng Mễ chém trúng một nhát khá sâu trên bắp tay phải. Ôm chặt lấy vết thương, tôi chạy về nhà. Bữa đó mẹ tôi về nhà sớm. Tôi thoáng thấy bà loay hoay nấu cơm trong bếp. Nhìn thấy tôi bỏ chạy lên phòng với bàn tay phải đẫm máu, bà đi theo tôi lên lầu. Tôi chạy vô phòng, đóng mạnh cánh cửa lại. Bất chợt tôi thấy cả một bầu trời rực sáng với những tia nắng lung linh nhảy múa. Quay cuồng với những đốm sáng, tôi ngã gục xuống sàn nhà, không kịp vặn chốt khóa cửa. Tôi thấy Sơ Anna mặc áo dòng trắng toát bước nhẹ vào phòng, đắp lên trán tôi miếng khăn ướt. Tôi thấy những dòng máu đỏ từ tay phải phun thẳng vào mặt và áo trắng của Sơ. Tôi hét lên, tỉnh cơn ác mộng! Mở mắt ra, tôi thấy mình đang nằm trên giường, tay băng kín. Mẹ tôi đang ngồi bên cạnh. Bà không nói gì, nhưng khẽ mỉm cười, nụ cười bao dung của Sơ Anna vào những lúc gặp tôi bị Mẹ Bề Trên phạt quỳ; nụ cười thánh thiện của Sơ Anna vào những lúc nhìn thấy tôi ngủ gật giật mình tỉnh giấc trong giờ kinh tối với các Sơ; nụ cười thiên đàng của Sơ Anna vào những lúc mang tô cháo nóng bốc mùi hành và tiêu sọ để trên đầu giường khi tôi bị bệnh. Tôi nhìn mẹ, nhìn thật lâu. Cuối cùng lần đầu tiên trong đời, vào năm mười bẩy tuổi, tôi giơ tay ra nắm bàn tay của người đàn bà đã sinh ra tôi, bế tôi đi ăn xin hai năm trời, và tôi mở miệng gọi “Mẹ ơi”...

Vết chém khá sâu khiến tôi bị sốt nặng. Ngày hôm sau mẹ tôi cáo ốm không đi làm. Bà lái xe đến trường xin phép cho tôi nghỉ học một tuần. Về lại nhà, bà mang tôi đi bác sĩ. Ông bác sĩ khâu lại vết chém, cho thuốc trụ sinh uống. Bà muốn nghỉ nguyên một tuần ở nhà với tôi; nhưng tôi nói, “Mẹ đi làm đi. Con thấy khỏe trong người rồi”. Mẹ nheo mắt cười với tôi, lại cái nụ cười bao dung của Sơ Anna! Sáng hôm sau bà đi làm, nhưng cứ khoảng hai tiếng lại gọi điện thoại về nhà. Chiều chiều bà nấu cháo với thịt heo bầm, rắc tiêu sọ và hành thơm cho tôi ăn. Lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn thấy hạt mầm của tình mẫu tử nẩy lộc, đâm chồi trong lòng. Lần đầu tiên trong đời, những hờn giận với người đàn bà sinh ra tôi bắt đầu chịu bốc hơi, từ từ tan biến vào trong thinh không. Lần đầu tiên trong đời, tôi chấp nhận là mình có một người mẹ…

Thằng Đình dừng lại, trầm ngâm với dòng tư tưởng.

— Còn trước đó?

Người pha rượu lên tiếng phá vỡ bầu không khí yên lặng. Cầm tờ giấy napkin lau khóe miệng, thằng Đình nói,

— Tôi nghĩ mình là con mồ côi, không cha không mẹ…

Vo tròn tờ giấy napkin lại, thằng Đình tiếp tục,

— Vào một buổi tối trước khi rời nhà vô đại học, lấy hết can đảm tôi nhắc lại câu chuyện trước nấm mộ của ông bà ngoại. Tôi hỏi tại sao mẹ lại nói với tôi những lời nói đó trước mộ của bà ngoại. Mẹ nhìn tôi, mặt đăm chiêu xa vắng, “Hôm đó mẹ ra mộ chia tay với ông bà ngoại. Mẹ sợ không còn cơ hội về lại quê nhà thăm mồ mả ông bà. Lúc đứng trước mộ của bà ngoại, mẹ…mẹ xin lỗi bà…” Mẹ tôi dừng lại, do dự. Tôi bật miệng hỏi, “Có phải…tại mẹ…mẹ cãi lời bà không”? Mẹ lắc đầu, điệu bộ cương quyết, “Không! Mẹ không xin lỗi bà về chuyện hôn nhân của riêng mình. Cho đến ngày hôm nay, mẹ chưa có một lần hối hận đã lấy bố con. Có thể bố không yêu mẹ như mẹ yêu bố. Nhưng trong tình yêu, mẹ không hối tiếc đã yêu bố con, đã lấy bố con”. Tôi nhìn ánh mắt long lanh của mẹ, yên lặng chờ đợi. “Mẹ xin lỗi bà vì mẹ vắng mặt trong những ngày cuối đời của bà. Mẹ cũng xin lỗi bà vì đã thiếu bổn phận với con…” Mẹ tôi nuốt nước miếng, nói tiếp, “Mẹ nói cho bà ngoại biết tại sao mẹ đã quyết định…đi ăn xin. Mẹ kể cho bà ngoại nghe lại câu chuyện hồi xưa. Mẹ nói cho bà ngoại biết…

Có một thời gian con bế thằng Đình đi làm mướn, làm con sen ở đợ cho người ta. Rồi con gái của mẹ bị người ta làm nhục... Sợi dây thừng đã được treo lên đà ngang của căn nhà, đã buộc vào cổ. Đang chuẩn bị đạp cái ghế dưới chân, thằng con hai tháng nằm trên nôi tỉnh giấc, bật tiếng khóc, khóc liên tục, khóc không ngừng. Tại sao nó khóc? Con không hiểu. Mới khoảng 15 phút trước đó, con đã cho nó những dòng sữa nóng. Con đã nghĩ rằng đây là lần cuối cùng nó được áp chặt khuôn mặt vào ngực của mẹ nó, được cười tung tóe, được đạp chân no nê, được ngây thơ u ơ. Tiếng khóc của nó đã đánh thức cơn mê sảng của con. Và con quyết định bước xuống... Sau khi mẹ mang cháu ngoại của mẹ về làng, con gặp một người đàn bà. Bà ta mang con về nhà giúp việc. Con tưởng gặp được người tốt, nhưng không phải. Người đàn bà này buôn bán, không phải hàng hóa nhưng thân xác phụ nữ. Lại thêm một lần nữa, con bị ép, bị làm nhục. Lần này con hoàn toàn quỵ ngã. Con không đứng dậy nổi nữa. Con buông trôi cuộc đời... Sống trong một hoàn cảnh như vậy, làm sao con dám về làng gặp lại mẹ, gặp em mình và gặp đứa con”?...

Yên lặng chen kẽ những thánh thót lăn dài trên hai gò má của mẹ tôi. Tôi nắm lấy tay mẹ bóp nhè nhẹ...

Tối hôm đó tôi ngủ ngon, một giấc ngủ thanh bình. Trong giấc ngủ tôi nghe được những tiếng hò từ thuở xa xăm khi mẹ bế trên tay, ví dầu, à ơi ru thằng bé cọc còi thiếu sữa, thằng bé gầy gò xanh mướt. Từ đó mẹ thỉnh thoảng hiện ra trong giấc mơ. Mẹ mặc áo trắng như Sơ Anna. Tóc mẹ đen, dài thướt tha. Tay cầm đũa thần, mẹ vẩy lên không trung những ngôi sao bạc lóng lánh. Tôi chạy theo mẹ hét to, “Mẹ ơi”! Tôi cúi xuống nhặt đầy trên hai lòng bàn tay những ngôi sao mẹ ban phát từ trời cao. Những ngôi sao tràn đầy trên hai bàn tay rớt xuống, vướng vào người biến tôi thành một ngôi sao sáng chói trên bầu trời…

Ông Ricô chớp chớp mắt. Hai con mắt của người bartender long lanh phản chiếu ánh đèn mầu của quán rượu. Ông bật miệng,

— Sao mày khổ vậy!

Thằng Đình không phản ứng. Nó im lìm, lơ đãng, trầm ngâm,

— Có những lúc tôi thắc mắc ngày hôm đó nếu không té xỉu, có lẽ bây giờ mình vẫn còn mồ côi mẹ. Bởi bất tỉnh, tôi không kịp khóa lại cánh cửa. Cửa phòng của tôi rộng mở, người đàn bà đó bước vào được trong căn phòng tâm hồn. Bà dìu từng bước dẫn đưa thằng bé mồ côi lên giường. Bà thận trọng băng bó lại vết dao của thể xác và của tinh thần. Bà cẩn thận lau sạch những vết máu đỏ vẫn đang lăn dài trong trái tim và trên thân xác. Bà nhẹ nhàng đắp lên vầng trán nóng sốt miếng khăn ướt lạnh dịu mát những cơn gió nóng của giận và của hờn. Bà vẫn thế, chưa bao giờ mở miệng trách móc tôi một lời, nhưng kiên nhẫn, đợi chờ. Và tôi tỉnh lại. Và bà ta trở thành mẹ của tôi, từ thể xác cho tới tâm hồn...□

□ Nguyễn Trung Tây
Ngày Hiền Mẫu 14/5/2017
(www.nguyentrungtay.webs.com)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Theo Mẹ
Nguyễn Đức Cung
18:37 12/05/2017
THEO MẸ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Nuôi con từ thuở còn non
Đến khi khôn lớn vẫn còn lo âu
Tình Mẹ thăm thẳm biển sâu.
(nđc)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 10/05/2017
VietCatholic Network
07:41 12/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1. ĐTC tiếp kiến chung khách hành hương vào ngày thứ Tư hôm nay.

2. ĐTC khuyên các linh mục và chủng sinh: dù học chuyên môn nào thì cũng cần phải tiến triển trên con đường thánh hiến.

3. Thư ĐTC gửi các Giám Mục Venezuela vì đã chia sẻ cảnh khổ đau của dân chúng.

4. HĐGM Châu Âu phê bình Liên Hiệp Âu Châu hờ hững trong việc bảo vệ tự do tôn giáo.

5. Ông Emmanuel Macron Tân Tổng Thống Pháp Nhiệm Kỳ 2017-2022.

6. Giáo Hội Công Giáo Pháp ủng hộ tân Tổng Thống Macron.

7. HĐGM Hoa Kỳ quyết định cải tổ truyền thông: tập trung vào kỹ thuật số, từ bỏ báo in.

8. Kitô hữu Thống đốc đầu tiên tại Indonesia bị tuyên án 2 năm tù về tội báng bổ Hồi Giáo.

9. HĐGM Nam Hàn ủng hộ việc giảm bớt sử dụng năng lượng hạt nhân

10. Linh mục và giáo dân Giáo hạt Thuận Nghĩa, thuộc Giáo phận Vinh, phản đối chính quyền đấu tố các linh muc.

11. Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ lên tiếng về việc CSVN đàn áp tôn giáo.

12. Giới thiệu Thánh Ca Tháng Hoa Đức Mẹ: Bài Ca Tình Yêu.

Sau đây là phần tin chi tiết:

- ĐTC tiếp kiến chung khách hành hương vào ngày thứ Tư hôm nay.

Trong buổi Tiếp Kiến Chung ngày thứ Tư hôm nay ngày 10-5-2017 với hơn 30 ngàn du khách hành hương, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương Mẹ Maria giữ vững hy vọng trong những nghịch cảnh và đen tối của cuộc đời.

Vào lúc gần 9.30 sáng, khi ĐTC đi xe mui trần tiến vào quảng trường thánh Phêrô và dành 20 phút tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu. Đặc biệt có một nhóm người Việt Nam cầm cờ vàng ba sọc đỏ nồng nhiệt vẫy chào ĐTC khi xe ngài đi qua gần khu vực của họ.

Mở đầu buổi tiếp kiến, mọi người nghe đọc bài Tin mừng theo thánh Gioan đoạn 19, ghi lại lời Chúa Giêsu nói với Mẹ Maria dưới chân Thánh Giá: Thưa bà, này là con bà! và với thánh Gioan: Này là Mẹ con!. Từ lúc đó môn đệ mang Mẹ về nhà mình.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nói về đề tài Mẹ Hy Vọng. Đây là bài thứ 21 trong loạt bài giáo lý về Đức Hy vọng Kitô giáo. Ngài nói: Trong hành trình giáo lý của chúng ta về đức hy vọng Kitô giáo, hôm nay chúng ta nhìn lên Mẹ Maria, Mẹ hy vọng. Mẹ Maria đã trải qua hơn một đêm đen trong hành trình của Mẹ.

Ngay từ khi mới xuất hiện trong lịch sử các Tin Mừng, hình ảnh của Mẹ nổi bật như thể Mẹ là một nhân vật trong một bi kịch. Không phải Mẹ chỉ thưa "xin vâng" đối với lời mời của thiên thần; nhưng Mẹ còn là một phụ nữ, đang ở tuổi thanh xuân, can đảm đáp lại, dù không biết gì về vận mệnh đang chờ đợi Mẹ...

Lời thưa "xin vâng" ấy là bước đầu trong một danh sách dài những vâng phục tháp tùng hành trình của Mẹ. Vì thế Mẹ Maria xuất hiện trong các sách Tin Mừng như một phụ nữ thầm lặng, thường không hiểu tất cả những gì xảy ra quanh mình, nhưng Mẹ suy niệm mỗi lời và mỗi biến cố trong tâm hồn Mẹ… Mẹ là một phụ nữ lắng nghe, đón nhận cuộc sống như được ủy thác cho chúng ta, với những ngày hạnh phúc, nhưng cũng với cả những thảm kịch mà không bao giờ chúng ta muốn gặp. Cho đến đêm tột đỉnh của Mẹ Maria, khi Con của Mẹ bị đóng đinh vào thập giá…

ĐTC nói tiếp: Mẹ Maria “đứng đó”. Này đây một thiếu nữ thành Nazareth, nay tóc đã hoa râm với năm tháng… Mẹ Maria đứng đó, trung thành hiện diện, mỗi lần cần cầm nến sáng trong một nơi u tối và mây mù…

Chúng ta lại thấy Mẹ trong ngày đầu tiên của Giáo Hội, Mẹ là Mẹ hy vọng, giữa cộng đoàn các môn đệ rất mong manh: một người đã chối Chúa, nhiều người khác bỏ chạy, tất cả đều sợ hãi. Trong Giáo Hội đầu tiên được bao phủ trong ánh sáng Phục Sinh, nhưng cả trong những rung động đầu tiên của những bước mà Giáo Hội phải thực hiện trong thế giới.

Vì thế, tất cả chúng ta đều yêu mến Mẹ như người Mẹ. Vì Mẹ dạy chúng ta nhân đức chờ đợi, cả khi tất cả dường như không có ý nghĩa: Mẹ luôn tín thác nơi mầu nhiệm Thiên Chúa, cả khi Chúa dường như lu mờ vì sự ác trong trần thế. Trong những lúc khó khăn, Mẹ Maria, người Mẹ mà Chúa Giêsu ban tặng cho tất cả chúng ta, có thể luôn luôn nâng đỡ những bước đường của chúng ta!

Sau bài huấn dụ, các Linh mục thông dịch viên lần lượt tóm lược trong các sinh ngữ khác nhau cùng với những lời chào thăm và nhắn nhủ của ĐTC bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức,

Tiếng Tây Ban Nha, đặc biệt ngỏ lời với các tín hữu nói tiếng Bồ đào nha, ĐTC nói: "Thứ sáu và thứ bẩy này, nếu Chúa muốn, tôi sẽ đến hành hương tại Fatima để phó thác cho Đức Mẹ vận mệnh trần thế và vĩnh cửu của nhân loại và khẩn cầu phúc lành của Trời Cao trên những nẻo đường của nhân loại…" ĐTC cũng nhắc nhở các bạn trẻ, Ngài nói: "thứ bẩy 13-5 tới đây là kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ Fatima hiện ra với 3 mục đồng. Các bạn trẻ thân mến, hãy học cách vun trồng lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa, qua việc đọc kinh Mân Côi hằng ngày."

- ĐTC khuyên các linh mục và chủng sinh: dù học chuyên môn nào thì cũng cần phải tiến triển trên con đường thánh hiến.

Sáng 8-5-2017, ĐTC đã tiếp kiến ban giám đốc và các Linh mục sinh viên thuộc Giáo Hoàng Học Viện Bồ Đào nha ở Roma gồm 50 người. ĐTC nhắn nhủ các linh mục sinh viên hãy tăng trưởng không biết mệt mỏi trong việc huấn luyện về phương diện Kitô, linh mục, mục vụ và văn hóa. Ngài nói:

“Bất kỳ anh em theo đuổi ngành chuyên môn nào, quan tâm đầu tiên của anh em vẫn phải luôn làm sao để tiến triển trên con đường thánh hiến linh mục, qua kinh nghiệm yêu mến Chúa, một Thiên Chúa gần gũi và trung tín…”

ĐTC cũng đề cao tương quan với Mẹ Maria, tương quan này giúp chúng ta có tương quan tốt đẹp với Giáo Hội: "cả hai đều là Mẹ chúng ta. Cần vun trồng tình con thảo với Đức Mẹ, vì nếu thiếu điều này, thì có một sự mồ côi nào đó trong tâm hồn. Một linh mục quên Đức Mẹ, nhất là trong những lúc khó khăn, thì sẽ như thể là người mồ côi, dù trong thực tế họ không phải như vậy!”

- Thư ĐTC gửi các Giám Mục Venezuela vì đã chia sẻ cảnh khổ đau của dân chúng.

Trong thư đề ngày 5-5-2017 gửi các GM Venezuela, ĐTC xác tín rằng những vấn đề trầm trọng của đất nước này có thể được giải quyết, nếu có ý chí muốn bắc cầu hòa giải. ĐTC cho biết ngài lo lắng theo dõi tình trạng của nhân dân Venezuela đang đứng trước những vấn đề trầm trọng; đồng thời ngài cũng bày tỏ đau buồn sâu xa vì những cuộc đụng độ và bạo lực trong những ngày qua làm cho nhiều người chết và bị thương. ĐTC cũng cám ơn các Gíam mục cùng với các Linh mục, tu sĩ và giáo dân đã chia sẻ tình cảnh đau khổ của dân chúng đang thiếu lương thực và thuốc men, một số còn phải chịu những cuộc tấn công và những hành vi bạo hành.

Hơn 3 năm nay, Venezuela lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và chính trị. Làn sóng phản đối mới đây xảy ra khi ngành tư pháp tại Venezuela toan tính tước quyền của Quốc hội và vụ tổng thống Maduro truyên bố triệu tập một tổ chức để soạn thảo hiến pháp mới. Từ đầu tháng 4 đến nay đã có hơn 35 người chết vì những xáo trộn tại quốc gia này.

Trưa Chúa Nhật ngày 7-5-2017, có một số người Venezuela hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với ĐTC. Họ mang những biểu ngữ và cờ Venezuela, cũng như những thánh giá màu đen âm thầm lưu ý về chế độ của tổng thống Nicolas Maduro và những người đã chết trong những ngày qua vì biểu tình phản đối chế độ của ông.

- HĐGM Châu Âu phê bình Liên Hiệp Âu Châu hờ hững trong việc bảo vệ tự do tôn giáo

Tổng Thư ký HĐGM Châu Âu đã lên tiếng chỉ trích các nhà lãnh đạo chính phủ trong Liên Hiệp Âu Châu vì đã không có hành động cụ thể nhằm bảo vệ tự do tôn giáo. Đức Ông Duarte Nuno da Cunha, người Bồ Đào Nha, là Tổng Thư ký HĐGM Châu Âu từ năm 2008 đến nay nhận xét rằng:

“Khi các quan chức nói về tự do tôn giáo, họ thường nói một cách trừu tượng và có vẻ như sợ hãi hoặc xấu hổ khi nhắc đến các cộng đồng đang thực sự đau khổ, đặc biệt là ở Trung Đông”.

Ngài phàn nàn rằng các nhà lãnh đạo chính phủ đã không gây áp lực chính trị và ngoại giao đối với các quốc gia đàn áp tự do tôn giáo. Ngài nói thêm: “Liên Hiệp Âu Châu nên ngừng thói đạo đức giả bằng cách nói một đàng lại làm một nẻo đằng sau hậu trường.”

- Ông Emmanuel Macron Tân Tổng Thống Pháp Nhiệm Kỳ 2017-2022.

Tổng thống tân cử, Emmanuel Jean-Michel Macron, sinh ngày năm 1977, tại Amiens năm nay 39 tuổi. Cha ông là bác sĩ và là giáo sư thần kinh học và Mẹ là bác sĩ và cố vấn An ninh xã hội. Năm 2007, ông Emmanuel Macron kết hôn với bà Brigitte Trogneux là giáo sư Pháp văn, bà lớn hơn ông 24 tuổi.

Tân Tổng thống Pháp tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh năm 2004, ông trở thành Thanh tra tài chính trước khi trở thành chuyên viên Ngân hàng Rothschild & Cie. Ông gia nhập Ðảng xã hội năm 2006, và trở thành cố vấn kinh tế cho TT François Hollande trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 2012. Sau khi Hollande đắc cử, ông trở thành phó Tổng thư ký Elysée. Năm 2014, rời chức vụ này, ông định lập doanh nghiệp, nhưng vì chính trị, ông quay trở lại với chức Tổng trưởng Kinh tế.

Ông tự cho rằng mình “không tả, không hữu, không trung, mà là giữa”, đến từ tả phái xã hội, nhưng mượn kinh tế từ hữu phái… Trong khoảng thời gian xảy ra các vụ tấn công khủng bố ở Paris, tiếp đến là Nice, Tổng trưởng Macron đã đề nghị Tổng thống Hollande và Thủ tướng Manuel Valls thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, những yêu cầu này đã không được thực hiện trong khi dự thảo luật về chính sách kinh tế của ông cũng không được phê chuẩn. Chính từ đây, ông Macron đã chuyển sang một ngã rẽ khác là khởi xướng phong trào "Tiến bước" vào tháng 4/2016. Chỉ vài tháng sau, ông tuyên bố từ chức Bộ trưởng, đồng thời ra tranh cử Tổng thống Pháp. Ngày 14.05.2017, tân Tổng thống đắc cử sẽ nhận chìa khóa điện Elysée, Tổng thống phủ, từ tay Tổng thống mãn nhiệm.

- Giáo Hội Công Giáo Pháp ủng hộ tân Tổng Thống Macron.

Theo Nhật báo Công Giáo La Croix, trong cuộc bầu tổng thống vừa qua có tới 62% người Công Giáo bỏ phiếu cho ông Macron. Tỷ lệ tham gia của người Công Giáo lên tới 78%.

Trong bài giảng, các vị linh mục đều nhắc nhở tín hữu làm tròn bổn phận công dân. Qua cuộc đầu phiếu vừa qua, các cử tri Công Giáo đã bác bỏ chính sách bài ngoại và bế quan tỏa cảng của bà Marine Le Pen.

- HĐGM Hoa Kỳ quyết định cải tổ truyền thông: tập trung vào kỹ thuật số, từ bỏ báo in.

Công Giáo Hoa Kỳ đã thông báo một kế hoạch tái tổ chức các nỗ lực truyền thông của mình, với trọng tâm mới là các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, theo cùng một khuôn mẫu với việc cải cách truyền thông của Vatican.

Cách tiếp cận mới sẽ nhấn mạnh đến truyền thông kỹ thuật số, các phương tiện truyền thông xã hội và các chương trình truyền hình; trong khi loại bỏ dần việc truyền thông qua các ấn phẩm. Việc tái tổ chức sẽ liên quan đến việc tạo ra mười chức vụ mới trong cơ cấu của HĐGM Hoa Kỳ, trong khi 12 chức vụ hiện nay liên quan đến việc xuất bản các ấn phẩm sẽ bị loại bỏ. Ông James Rogers, giám đốc truyền thông của HĐGM Hoa Kỳ, nói:

“Đây là một vấn đề hội nhập văn hóa. Nếu bạn muốn loan báo Tin Mừng, bạn cần tiếp cận với mọi người nơi họ đang hiện diện.” Ông Rogers cũng nhận xét rằng: cơ quan truyền thông của HĐGM được xây dựng vào lúc báo in là lực lượng chủ yếu trong giới truyền thông. Tình hình đang thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây theo hướng tập trung vào một nền thông tin kỹ thuật số, nơi mà các thông tin có thể được tìm kiếm và chia sẻ tức thì. Những thay đổi này không ảnh hưởng đến Catholic News Service, là thông tấn xã được HĐGM Hoa Kỳ hỗ trợ, nhưng các biên tập viên hoạt động trong một khuôn khổ độc lập.

- Kitô hữu Thống đốc đầu tiên tại Indonesia bị tuyên án 2 năm tù về tội báng bổ Hồi Giáo.

Trong một bản án được nhiều người coi là một cái tát vào mặt công lý và làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết quốc gia, ông Basuki Tjahaja Purnama, thường được gọi là Ahok, là thống đốc theo Kitô Giáo đầu tiên của thủ đô Jakarta, Indonesia, đã bị kết án tội báng bổ Hồi giáo và bị tuyên án 2 năm tù. Ông Ahok bị bắt ngay giữa phiên tòa và bị đưa ngay vào nhà giam.

Trong nỗ lực tái tranh cử hồi đầu năm nay, ông Ahok, một người theo đạo Tin Lành, lập luận rằng nhiều đối thủ của ông đã lạm dụng kinh Qu'ran khi cho rằng những người Hồi giáo phải quyết liệt từ chối sự lãnh đạo của những người không theo Hồi giáo.

Lời bình luận của ông về kinh Qu'ran làm cho các giáo sĩ Hồi giáo cực đoan tức giận, và thúc giục các cuộc biểu tình lớn của công chúng chống lại Thống đốc. Tháng Tư vừa qua, ông đã thất bại trong cuộc tái tranh cử chức thống đốc Jakarta.

Vụ án hình sự chống lại ông Ahok, do các thành phần thánh chiến Hồi giáo gây ra, đã làm chia rẽ Indonesia: một quốc gia tự hào về sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Phán quyết của tòa án làm sâu sắc thêm sự chia rẽ này. Các thẩm phán thực sự đã vượt ra ngoài khuyến nghị của công tố viên, là người đã gợi ý rằng Ahok cùng lắm là bị tù treo.

- HĐGM Nam Hàn ủng hộ việc giảm bớt sử dụng năng lượng hạt nhân.

Trong thông cáo báo chí đưa ra vào đầu tuần này, HĐGM Công Giáo Nam Hàn nói các ngài ủng hộ một kiến nghị kêu gọi quốc gia này từ bỏ việc sử dụng năng lượng hạt nhân.

Năng lượng hạt nhân hiện cung cấp 22% sản lượng điện ở quốc gia Đông Á này.

Đức TGM René Dupont của Andong cho hay: “Có một sự nhất trí chung về vấn đề hạt nhân ở Hàn Quốc. Tất cả các đảng chính trị và tất cả các Giáo Hội đều đồng ý là chúng ta nên giảm với sản xuất điện hạt nhân.”

Các tổ chức Công Giáo bảo vệ môi trường đã đưa ra một kiến nghị liên quan đến việc chống sản xuất điện hạt nhân hôm 10 tháng Tư nhân Chúa Nhật Lễ Lá. Những người đưa ra kiến nghị này đang cố gắng thu thập một triệu chữ ký tại Hàn Quốc.

- Linh mục và giáo dân Giáo hạt Thuận Nghĩa, thuộc Giáo phận Vinh, phản đối chính quyền đấu tố các linh muc.

Vào ngày 8-5-2017, toàn thể 19 linh mục và tất cả giáo dân của Giáo hạt Thuận Nghĩa đã gởi bản Tuyên Bố phản đối chính quyền tỉnh Nghệ An và chính quyền huyện Quỳnh Lưu đã thực hiện nhiều hành động mang tính chất đấu tố 2 linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yên và linh mục Nguyễn Đình Thục, Quản xứ Song Ngọc, với mức độ ngày càng gia tăng và nghiêm trọng.

Cụ thể là thời gian gần đây, Ủy ban nhân dân và cơ quan truyền thông của tỉnh Nghệ An đã phát đi các thông báo vu cáo linh mục Nam và linh mục Thục đã nhận tiền của những tổ chức phản động để kích động và tổ chức giáo dân đi khởi kiện Công ty Formosa. Các phương tiện truyền thông nhà nước cũng đã thực hiện các phóng sự công kích, vu cáo và bôi nhọ 2 vị linh mục này.

Ngoài ra, Ban chấp hành hội cựu chiến binh tỉnh Nghệ An cũng gửi Công văn cáo buộc linh mục Nam “xuyên tạc, bóp méo lịch sử”, “phủ nhận thành quả cách mạng của Đảng, của dân tộc và nhân dân”, v.v…; thậm chí họ còn cáo buộc Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh và Cha Nguyễn Văn Đính, Quản hạt Thuận Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh, đã tiếp tay và chỉ đạo linh mục Đặng Hữu Nam. Liên tiếp trong các ngày qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đặc biệt tại huyện Quỳnh Lưu, đã có rất nhiều cuộc biểu tình và hội nghị phản đối, kết tội linh mục Đặng Hữu Nam do chính quyền gián tiếp tổ chức hay khuyến khích.

Theo bản Tuyên bố, nguyên nhân chính của các hành động trên là do linh mục Đặng Hữu Nam và linh mục Nguyễn Đình Thục đã tận tình hỗ trợ người dân thu thập bằng chứng, soạn thảo đơn khởi kiện và tổ chức đưa nạn nhân đi nộp đơn khởi kiện Công ty Formosa, một doanh nghiệp đã và đang gây ra thảm họa môi trường biển một cách nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung, trong đó có Nghệ An.

Linh mục quản hạt Thuận Nghĩa Antôn Nguyễn Văn Đính đứng tên bản Tuyên Bố này, cùng với chữ ký của tất cả 18 linh mục thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa và Giáo hạt Vàng Mai.

- Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ lên tiếng về việc CSVN đàn áp tôn giáo.

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ gồm đại diện của các tôn giáo: Cao Đài, Chính Thống Giáo, Công Giáo, Phật Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo và Tin Lành. Trong phiên họp của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ vào ngày 08 tháng 5 năm 2017 tại Thánh Đường Little Saigon, Westminster, California, Hội đồng nhận định rằng: Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã và đang tiếp tục thi hành những biện pháp đàn áp tôn giáo một cách tinh vi và thâm độc.

Hội đồng nêu ra một số điểm chính như sau:

1. Tịch thu các cơ sở thờ phượng và các cơ sở xã hội của các Tôn giáo từ năm 1975 đến nay vẫn chưa hoàn trả cho các tôn giáo.

2. Bắt giam, thủ tiêu các hàng lãnh đạo, giáo phẩm, tu sĩ, tín đồ có uy tín, có ảnh hưởng.

3. Hạn chế tối đa các sinh hoạt tôn giáo như thờ tự, lễ nghi, phổ biến tài liệu, sách báo tôn giáo.

4. Hạn chế việc di chuyển, sinh hoạt của các giáo sĩ, tu sĩ.

5. Lũng đoạn hàng ngũ các Giáo Hội bằng cách thành lập các Giáo Hội quốc doanh, Giáo Hội độc lập, hoặc cho người xâm nhập vào các tổ chức Giáo Hội để thu thập tin tức, phá hoại.

6. Cấm đoán, hạn chế việc tuyển bổ, đào tạo tu sĩ. Âm mưu phân hóa giữa các Giáo Hội với nhau.

7. Giải tán, giới hạn việc hội họp sinh hoạt của các hội đoàn tôn giáo.

8. Ngăn cấm, hạn chế việc liên lạc với các giáo quyền ở ngoài nước.

9. Nhục mạ, phỉ báng các tôn giáo bằng các phương tiện truyền thông, sách báo, chiến dịch rỉ tai v.v. để giảm thiểu uy tín của các tôn giáo.

Trước việc đàn áp tôn giáo trắng trợn đó và những hành vi tra tấn dã man của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, chúng tôi kêu gọi TỔNG THỐNG VÀ QUỐC HỘI HOA KỲ, TỔ CHỨC LIÊN HIỆP QUỐC, và QUỐC HỘI LIÊN HIỆP ÂU CHÂU VÀ CÁC QUỐC GIA TỰ DO KHÁC TRÊN THẾ GIỚI, GIÚP:

1. Can thiệp trực tiếp với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, buộc họ phải ngưng tất cả các chính sách và việc đàn áp, kỳ thị tôn giáo.

2. Mở các cuộc điều tra tại chỗ về những vụ vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng đang diễn ra tại Việt Nam.

3. Yêu cầu Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ: Cứu xét việc tái xếp loại Việt Nam vào những “Quốc Gia Đặc Biệt Cần Quan Tâm” vì những vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng gần đây.

4. Áp dụng những biện pháp chế tài mạnh mẽ và hữu hiệu về kinh tế và viện trợ trước những sự vi phạm về quyền tự do tôn giáo của người dân.

Thành Viên Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ đồng ký tên.

Trước khi kết thúc chương trình Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới hôm nay, chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quý vị và anh chị em một bài thánh ca tôn vinh Mẹ Maria của Nhạc sĩ Đỗ Vy Hạ mang tựa đề Bài Ca Tình Yêu. Bài thánh ca này sẽ được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Cẩm Yến. Kính mời quý vị và anh chị em cùng thưởng thức.